SlideShare a Scribd company logo
PHẦN 3
PHẦN 3
Mục lục
MỤC LỤC
LỜI NGỎ
CHƯƠNG 6 – BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜI......................................................1
GIỚI THIỆU................................................................................................................................................1
NHỮNG CÂN NHẮC CHÍNH.................................................................................................................3
VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM....................................................................................................24
HÀNH ĐỘNG VÀ KỲ VỌNG .....................................................................................................27
CHƯƠNG 7 – BẢO VỆ SỨC KHỎE ĐỘNG VẬT..........................................................55
GIỚI THIỆU..............................................................................................................................................55
NHỮNG CÂN NHẮC CHÍNH...............................................................................................................56
VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM....................................................................................................64
HÀNH ĐỘNG VÀ KỲ VỌNG .....................................................................................................67
Lời ngỏ
LỜI NGỎ
Kính thưa quý độc giả,
Cúm là bệnh do vi-rút cấp tính đường hô hấp gây ra trên người và động vật, có thể để lại nhiều
biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời. Cúm có khả năng
lây truyền khủng khiếp, được xếp vào một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới khi bùng
phát thành dịch. Lịch sử đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm cướp đi mạng sống của hàng triệu người.
Các đại dịch cúm có thể gây ra các ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế và đời sống an sinh xã hội,
do vậy, việc lập kế hoạch nhằm ứng phó với các đại dịch cúm là một việc làm cần thiết để ngăn
chặn và giảm thiểu các hậu quả gây ra bới các đợt bùng phát.
Bảo vệ sức khỏe con người là mấu chốt của chiến lược ứng phó với đại dịch. Nếu chúng ta không
bảo vệ được sức khỏe con người, chúng ta có khả năng sẽ thất bại trong các mục tiêu thứ cấp là
bảo tồn chức năng xã hội và giảm thiệu hậu quả kinh tế. Trong phần 3 này, quý độc giả sẽ được
cung cấp một bức tranh tổng quan về các hoạt động nhằm tận dụng các nguồn lực và phối hợp
các hành động của các bên liên quan với mục tiêu tối thượng là làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử
vong do đại dịch gây ra.
Song song với đó, nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho các cá thể động vật cũng là một mục tiêu quan
trọng. Chúng ta đều biết rằng những vi-rút cúm gây ra dịch bệnh nghiêm trọng ở động vật, đặc
biệt là gia cầm, chính là những nguồn cơn gây ra một loại vi-rút cúm có thể gây đại dịch ở người.
Ngăn ngừa dịch bệnh xuất hiện trên các quần thể động vật cũng chính là bảo vệ lợi ích của chính
chúng ta, cả về mặt sức khỏe cũng như sự ổn định của các hoạt động kinh tế.
Đội ngũ biên dịch hân hạnh đem đến cho quý độc giả bản dịch của Chiến lược để những người
đứng đầu các tổ chức, cơ quan hay ban ngành đoàn thể có thể điều hướng, phối hợp hành động
và xác định các bên liên quan nhằm tạo ra một cơ chế ứng phó toàn diện và hiệu quả. Vì cơ cấu
tổ chức của mỗi đơn vị sẽ có sự khác nhau, trong khuôn khổ bản dịch lần này, đội ngũ biên tập sẽ
giữ nguyên tên gọi và chức năng của các cơ quan trực thuộc Chính phủ Hoa Kỳ . Các tổ chức hay
các ban ngành có thể sử dụng tài liệu này như một sổ tay hướng dẫn dành cho các quy trình ứng
phó và ngăn chặn đại dịch cúm.
Như lời phát biểu của Tổng thống Mỹ George Bush, rằng tất cả các nhà chức trách cần phải có
một kế hoạch và một tâm thế sẵn sàng đối với đại dịch cúm, đội ngũ biên dịch hi vọng tài liệu này
sẽ góp phần tích cực trong công cuộc ứng phó của mọi người.
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
1
CHƯƠNG 6 – BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Giới thiệu
Bảo vệ sức khỏe con người là mấu chốt của sự chuẩn bị cho đại dịch,các mục tiêu và nền móng của Chiến
lược quốc gia về dịch cúm (Chiến lược) phản ánh điều này.Nếu chúng ta không bảo vệ được sức khỏe con
người,chúng ta có khả năng sẽ thất bại trong các mục tiêu thứ cấp là bảo tồn chức năng xã hội và giảm
thiểu hậu quả kinh tế cũng như xã hội của đại dịch.Do đó, các thành phần của Chiến lược, các yếu tố
của Kế hoạch thực hiện (Kế hoạch) này,và các dự kiến phân bổ nguồn lực cho sự chuẩn bị, giám sát
cũng như các hoạt động ứng phó đều phản ánh nhiệm vụ bao trùm là nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong
do đại dịch gây ra. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần phải tận dụng mọi công cụ của nguồn lực quốc
gia và đảm bảo các hành động của tất cả các bộ phận của chính phủ và xã hội được phối hợp với nhau,
trong khi vẫn duy trì hiến pháp chính phủ, luật pháp và trật tự cũng như các chức năng xã hội cơ bản khác.
Sự xuất hiện của một chủng cúm mới dễ lây truyền trong cộng đồng loài người ở bất cứ nơi nào sẽ đều gây
ra mối đe dọa cho xã hội ở khắp mọi nơi. Cúm không tuân theo các quy tắc ranh giới địa lý hay chính trị.
Khi các đại dịch xuất hiện, chúng quét qua các cộng đồng và quốc gia với vận tốc đáng sợ. Ba đại dịch
của thế kỷ 20 từng bao vây toàn cầu trong vòng vài tháng sau khi chúng xuất hiện trong các quần thể
người.Tỷ lệ tử vong chồng chất và cục bộ của đại dịch có thể gây ra những nỗi kinh hoàng.Ví dụ, đại dịch
năm 1918 đã giết chết nhiều người hơn chỉ trong vòng 6 tháng so với hội chứng suy giảm miễn dịch
(AIDS) đã gây tử vong trong 25 năm qua và hơn cả số người đã chết trong Thế chiến thứ nhất.Chiến
lược chính để bảo vệ sức khỏe con người,do đó, phải ngăn chặn sự xuất hiện của một đại dịch đến từ
các quần thể động vật nếu có thể,hoặc ngăn chặn nhanh chóng sự bùng phát ở con người tại các
nguồn khởi phát, nếu có bùng phát xảy ra.Những nỗ lực của Chính phủ để chuẩn bị và hỗ trợ các
chiến lược phòng ngừa và ngăn chặn sẽ được mô tả trong tài liệu này.
Bảo vệ sức khỏe con người trong bối cảnh xảy ra đại dịch sẽ cần:(1)giám sát trong nước và quốc tế
hiệu quả, và ứng phó kịp thời với dịch cúm ở cả người và động vật;(2) cải thiện xét nghiệm chẩn đoán;
(3) phát triển, sản xuất và phân phối nhanh chóng các biện pháp ứng phó y tế chính thức (ví dụ: vắc - xin);
(4) sử dụng có mục đích và hiệu quả thuốc kháng vi-rút và các nguồn y tế khan hiếm khác để điều trị cho
các cá nhân có triệu chứng;(5) sự ứng dụng hợp lý các biện pháp kiểm soát lây lan cộng đồng; (6) truyền
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
2
thông hiệu quả các chiến lược giảm thiểu rủi ro cho các khu vực tư nhân và các cá nhân;và(7)sự hợp tác
tác đầy đủ của công chúng và các khu vực tư nhân.Một cơ chế ứng phó y tế và sức khỏe cộng đồng
linh hoạt và tháo vát có khả năng cứu sống người bệnh bằng cách trì hoãn sự xuất hiện của dịch bệnh,
giảm tỷ lệ dân số mắc bệnh cúm hoặc nhiễm bệnh nặng,và giảm gánh nặng cho các cơ sở chăm sóc
sức khỏe quan trọng.Để cơ chế ứng phó như vậy xảy ra,các quan chức nhà nước, địa phương phải đảm
bảo rằng tất cả các bên liên quan hiểu được trách nhiệm của mình và được chuẩn bị đầy đủ để thực hiện
vai trò,họ phải ưu tiên sử dụng các nguồn lực khan hiếm, cũng như phải đảm bảo tính liên tục của các
dịch vụ chính phủ, cấp cứu và y tế thiết yếu.
May mắn thay, chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên của sự tiến bộ khoa học và y tế. Ngày nay chúng
ta hiểu rõ về vi-rút cúm và các căn bệnh mà nó gây ra hơn bao giờ hết. Ngành vắc-xin đang có những bước
tiến nhanh chóng và chúng ta đang tìm hiểu thêm về việc sử dụng tá dược và các chiến lược giảm liều khác.
Hai loại thuốc chống vi-rút mới và hiệu quả (oseltamivir và zanamivir) đã được Cục quản lý Thực phẩm
và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt trong 7 năm qua. Chúng ta hiểu nhiều hơn về động lực lây truyền
và dịch tễ học của bệnh cúm so với thời điểm xảy ra đại dịch gần nhất, năm 1968. Chúng ta có hệ thống
giám sát dịch bệnh quốc tế và trong nước tốt hơn và chúng ta đã phát triển một mạng lưới quốc gia của các
phòng thí nghiệm chẩn đoán kết hợp thuốc thử và các giao thức chuẩn hóa. Kể từ ngày 11 tháng 9 năm
2001, chúng ta đã đầu tư đáng kể vào tất cả các khía cạnh cho những hoạt động nhằm chuẩn bị sự sẵn sàng
cho các khẩn cấp y tế công cộng. Nói tóm lại, chúng ta đã được chuẩn bị tốt hơn bao giờ hết để đương đầu
với các thách thức to lớn do đại dịch gây ra.
Nhưng các thách thức sẽ là rất ghê gớm. Chúng ta không hiểu tại sao một số vi-rút cúm lây truyền
một cách hiệu quả và một số thì không.Trong trường hợp xảy ra đại dịch, chúng ta sẽ phải khắc phục
những thiếu hụt nghiêm trọng về năng lực cho những sự gia tăng đột biến trong các cơ sở chăm sóc
sức khỏe.Khả năng sản xuất vắc-xin hiện tại của chúng ta không thể theo kịp với các đại dịch tiềm tàng.
Chúngta thiếucáckho dự trữđầyđủcác loạithuốcchốngvi-rútvàkếhoạchphânphốicác nguồncung.Hầu hết các hệ
thống giám sát không hoạt động trong thời gian thực.Chúng ta không thể định lượng giá trị của các chiến lược
kiểm soát lây nhiễm khác nhau và không biết thời điểm tối ưu để sắp xếp thứ tự những tác nhân sẽ ảnh
hưởng đến toàn bộ cộng đồng.Cuối cùng, và có lẽ là quan trọng nhất, các thành viên của cộng đồng có thể
không đánh giá cao tầm quan trọng của các sự chăm sóc mà họ sẽ cung cấp cho các thành viên bị bệnh trong
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
3
gia đình, các mức độ mà họ có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh,cũng như mức độ mà các hành động
mang tính tập thể của họ sẽ định hình tiến trình của một đại dịch.
Những cân nhắc chính
Các mục tiêu chiến lược chính của Chiến lược là: (1) ngăn chặn, làm chậm hoặc hạn chế sự lây lan
của bệnh; (2) giảm thiểu bệnh tật, đau đớn và tử vong; và (3) duy trì cơ sở hạ tầng và giảm thiểu tác
động lên nền kinh tế và các hoạt động của xã hội. Những mục tiêu này không tuần tự mà sẽ hỗ trợ
lẫn nhau. Mục tiêu của Chiến lược là hoàn thành cả ba mục tiêu, ở bất kỳ mức độ nào có thể, tại mọi
thời điểm trong đại dịch.
Dịch tễ học
Việc lây truyền một tác nhân truyền nhiễm giữa các cá nhân là một sự kiện mang tính cơ hội,xác suất
thay đổi tùy theo tính chất và sự gần gũi của các tiếp xúc. Trung bình, một bệnh dịch xảy ra khi một
người nhiễm bệnh truyền bệnh cho nhiều hơn một người khác (R0, hoặc tỷ lệ phát sinh,> 1).Ngược
lại, và rất quan trọng, sự bùng phát của bệnh truyền nhiễm sẽ giảm dần và cuối cùng chấm dứt khi,theo trung
bình,một cá nhân bị nhiễm bệnh truyền nhiễm cho ít hơn một người khác (tỷ lệ phát sinh <1). Chìa khóa
để ngăn chặn dịch bệnh là đưa tỷ lệ phát sinh xuống dưới 1 và giữ ở mức đó thông qua bất kỳ phương
tiện nào, hoặc kết hợp các phương tiện nếu khả thi. Những phương tiện này có thể bao gồm việc sử
dụng hiệu quả vắc-xin hoặc điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi-rút,việc xác định và cách ly các cá nhân
bị nhiễm bệnh và cách ly những người đã tiếp xúc,cũng như việc thực hiện các biện pháp kiểm soát
nhiễm bệnh và giãn cách xã hội thích hợp.
Vận tốc của dịch bệnh - tốc độ dịch bệnh lan truyền trong cộng đồng —là một chức năng của tỷ lệ
phát sinh cơ bản của một căn bệnh và là khoảng thời gian để các cá nhân bị nhiễm bệnh lây nhiễm sang
cho người khác (thời gian phát sinh hoặc Tg). Cúm là một bệnh có khả năng truyền nhiễm vừa phải
nhưng có thời gian phát sinh rất ngắn. Các ước tính gần đây cho thấy rằng mặc dù tỷ lệ phát sinh của
hầu hết các chủng cúm là dưới 2, thời gian phát sinh có thể chỉ là 2,6 ngày.Các thông số này dự đoán rằng
trong trường hợp không có biện pháp ngăn chặn bệnh,số ca mắc dịch cúm sẽ tăng gấp đôi cứ sau 3 ngày.
Điều quan trọng cần lưu ý là vận tốc của tốc độ phát sinh sẽ quyết định cường độ của các biện pháp
cần thiết để ngăn chặn lây truyền,trong khi các thành phần của thời gian phát sinh — như là thời gian
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
4
của các thời kỳ tiềm ẩn và truyền nhiễm — xác định cách thức và thời điểm các biện pháp này phải được
áp dụng.
Bệnh nhân cúm thường nhiễm bệnh sau khoảng 1 đến 1,5 ngày và trước khi có triệu chứng. Trong
khoảng 2 ngày, hầu hết những người bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh,phổ và mức độ nghiêm
trọng có thể thay đổi đáng kể.Hiểu về lịch sử tự nhiên của bệnh cúm cho phép chúng ta có thể
đánh giá các biện pháp ứng phó tiềm năng và xác định các yếu tố quan trọng cho sự thành công.Dựa trên
sự thật rằng sẽ có 2 ngày tính từ khi nhiễm bệnh cho đến khi phát bệnh trong hầu hết các trường hợp, thế
nên có thể lấyví dụ rằng, một tỷ lệ đáng kể những người nhiễm bệnh sẽ đi du lịch quốc tế đến Hoa Kỳ mà
không có triệu chứng khi lên máy bay và vẫn sẽ khỏe mạnh khi đến nơi, và đương sẽ không bị phát hiện
khi tiến hành sàng lọc ở biên giới.
Tầm quan trọng của các điều kiện ban đầu
Mặc dù chúng ta không thể dự đoán mức độ nghiêm trọng của đại dịch trước khi nó bắt đầu, các phân tích
ban đầu về đặc điểm của vi-rút và dịch tễ học của chúng sẽ cho chúng ta biết nhiều hơn về cách thức mà
đại dịch sẽ diễn ra. Các yếu tố quyết định chính các cơ chế ứng phó y tế công cộng đối với đại dịch sẽ là
mức độ nghiêm trọng của dịch,được xác định bởi khả năng gây ra bệnh tật nghiêm trọng và tử vong,đặc
biệt là ở những nơi có nguy cơ thấp,và sự sẵn có cũng như hiệu quả của vắc-xin và thuốc kháng vi-rút.
Quyết định về việc ưu tiên và phân phối các biện pháp đối phó y tế; nội dung của các chiến dịch truyền
thông rủi ro; áp dụng các biện pháp kiểm soát lây lan trong cộng đồng; và liệu khi nào nên thực hiện các
điều chỉnh trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc tương xứng với các nguồn lực sẵn có sẽ có liên quan
với nhau và tất cả được xác định cơ bản bởi các yếu tố này, sẽ đều phải được nắm rõ khi bắt đầu xảy ra
bùng phát. Đây là những yếu tố kích hoạt quan trọng sẽ điều hướng cho hành động của các cơ quan y tế
công cộng.
Ví dụ, các đại dịch nghiêm trọng là mối đe dọa lớn nhất đối với các cơ sở hạ tầng quan trọng và an ninh
quốc gia. Các đội nhóm nhận được quyền truy cập ưu tiên đến các biện pháp ứng phó y tế trong bối cảnh
xảy ra đại dịch nghiêm trọng sẽ phản ánh các nhu cầu về việc duy trì cơ sở hạ tầng và chức năng bảo mật.
Khi nguồn cung cấp vắc-xin và thuốc kháng vi-rút hạn chế,các mục tiêu hỗ trợ sẽ được thu hẹp hơn và tầm
quan trọng của các biện pháp kiểm soát lây truyền cộng đồng sẽ lớn hơn.Việc cung cấp không đầy đủ các
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
5
biện pháp ứng phó trong bối cảnh đại dịch nghiêm trọng cũng sẽ là một dấu hiệu cho chính quyền nhằm
gia tăng năng lực và chuẩn bị thay đổi tiêu chuẩn chăm sóc bằng cách mở rộng nhân viên,mở rộng
vai trò đã được xác nhận của các nhà cung cấpvà thành lập bệnh xá.Thông điệp công khai cho các chuyên
gia chăm sóc sức khỏe, các bên liên quan và công chúng sẽ nhằm chuẩn bị họ cho đương đầu với một đại
dịch nghiêm trọng cũng như với sự thiếu hụt các biện pháp ứng phó y tế.Không cần thiết phải đợi số
ca nhiễm bệnh tăng theo cấp số nhân.
Mặt khác, việc cung cấp vắc-xin và thuốc kháng vi-rút một cách dồi dào hơn sẽ cho phép chúng ta linh
hoạt trong các chiến lược và mục tiêu sử dụng các biện pháp ứng phó y tế.Bảo tồn cơ sở hạ tầng quan trọng
và các chức năng bảo mật sẽ vẫn rất quan trọng,nhưng cũng cần cân nhắc các nỗ lực nhằm giảm lây
nhiễm trong cộng đồng thông qua việc tiêm chủng sớm cho trẻ hoặc bằng cách cung cấp dự phòng sau
phơi nhiễm cho những người đã tiếp xúc trong gia đình của người bệnh. Dự đoán một đại dịch có thể gây
ra bởi một loại vi-rút có khả năng gây bệnh cao,chính quyền vẫn cần gia tăng năng lực và chuẩn bị thay
đổi tiêu chuẩn chăm sóc bằng cách mở rộng nhân viên,mở rộng vai trò đã được xác nhận của các nhà
cung cấpvà thành lập bệnh xá. Các thông điệp đại chúng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
Trong bối cảnh một đại dịch ít nghiêm trọng hơn, nơi mà các mối quan tâm về cơ sở hạ tầng và an ninh
không đáng kể,những nỗ lực có thể được tập trung vào việc bảo vệ những người có nguy cơ cao mắc bệnh
nặng và tử vong ngay từ đầu,đặc biệt là nếu nguồn cung các biện pháp đối phó y tế không dồi dào.Cơ quan
y tế công cộng có thể đề nghị chăm sóc tại nhà,có hoặc không cần cách ly,cho phần lớn bệnh nhânvà
chi phí cũng như lợi ích của các biện pháp kiểm soát lây lan trong cộng đồng cũng sẽ được tính theo
các cách khác nhau.
Giá trị của các khuôn khổ trong việc ra quyết định sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của đại dịch và việc
cung cấp vắc-xin cũng như thuốc kháng vi-rút sẽ nhằm tạo điều kiện cho một kế hoạch trước đại dịch quyết
đoán và cụ thể, đồng thời cho phép xây dựng trước cácthuật toán ứng phó và sơ đồ cây của các quyết định.
Điều quan trọng là phải định hình trước những dự định này này bằng cách lưu ý rằng các cơ chế kháng vi-
rút có thể phát triển theo thời gian và khả năng gây bệnh của các chủng lưu hành có thể thay đổi khi vi-rút
thích nghi với vật chủ là con người, do đó việc theo dõi liên tục các cơ chế để có thể kháng vi-rútvà
các thay đổi về mặt địa lý hoặc thay đổi trên quy mô toàn cầu về hiệu quả của vắc-xincũng như về mầm
bệnh của vi-rút trong một đại dịch sẽ là điều cần thiết.Chiến lược sử dụng cho vắc-xin và thuốc kháng vi-
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
6
rút hiện đang khan hiếm có thể thay đổi để đáp ứng với những dự định như vậy hoặc do việc cung cấp
các biện pháp đối phó có thể thay đổi theo thời gian.
Duy trì nhận thức tình huống
Giám sát
Mục tiêu của việc giám sát dịch cúm là theo dõi các phân nhóm cúm mới và phát hiện các nhóm gây
bệnh nặng ở người - dấu hiệu để báo trước cho sự xuất hiện của các chủng có khả năng gây đại dịch,
để tạo điều kiện cho những nỗ lực ngăn chặn sớm và quyết liệt. Các chương trình và mục tiêu giám sát
quốc tế được mô tả trong Chương 4 - Nỗ lực quốc tế.Mục tiêu giám sát trong nước bao gồm phát hiện các
trường hợp bệnh đầu tiên ở Hoa Kỳ nếu đại dịch khởi nguồn ở nước ngoài,xác định sự lây lan, làm sáng tỏ
các tác động sức khỏe và các nhóm có nguy cơ cao,đồng thời theo dõi các đặc điểm của vi-rút, bao gồm
các thay đổi về kháng nguyên và di truyền, cũng như các thay đổi nhằm kháng lại các thuốc ngừa vi-rút.
Chính phủ sẽ thu thập dữ liệu giám sát ngoại trú, bệnh viện và các ca tử vong thông qua nhiều hệ thống và
mạng lưới,và trong những năm gần đây đã cải thiện khả năng tổng hợp và phân tích dữ liệu trong thời gian
thực.Thật không may, các hệ thống hiện tại không cung cấp đủ độ sâu cũng như phạm vi để điều hướng
tất cả các yếu tố của cơ chế ứng phó quốc gia,và cần rất nhiều thời gian cũng như các phân tích nhằm
đánh giá hậu quả của các dịch cúm theo mùa và hiệu quả của các vắc-xin hàng năm.Đểkhắcphục nhược
điểmnày, và đểnângcaonhậnthức tìnhhuống, các sở y tế công cộng ở địa phương nên ưu tiên thiết lập hoặc
tăng cường các hệ thống giám sát dịch cúmtrong phạm vi quyền hạn của họ. Để cải thiện khả năng giám
sát quốc gia,Hệ thống tích hợp giám sát sinh học quốc gia (NBIS) đã được thành lập để cung cấp một bức
tranh tổng quan về các hoạt động giám sát sinh học ở tất cả các nguồn nhằm cải thiện khả năng cảnh báo
sớm và tạo điều kiện cho các hoạt động ứng phó quốc gia thông qua việc nhận thức tình huống tốt hơn.
Trong trường hợp xảy ra đại dịch, các quốc gia nên chuẩn bị để tăng xét nghiệm chẩn đoán cúmcũng như
tần suất báo cáo cho Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC).Phát hiện sớm vi-rút đại dịch
ở cấp địa phương yêu cầu việc thu thập và thử nghiệm các mẫu vật thích hợp theo khuyến nghị. Các thử
nghiệm quyết liệt sẽ là cần thiết trong giai đoạn đầu của đại dịch,khi việc phát hiện sự xâm nhập của vi-
rút vào các địa phương hoặc cộng đồng sẽ là mục tiêu chính.
AAAAAAA
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
7
Ứng phó
Duy trì nhận thức tình huống trong một đại dịch sẽ vô cùng khó khăn.Ngoài các hoạt động giám sát
và báo cáo bệnh tật được mô tả ở trên,Chính quyền địa phương cũng sẽ được kêu gọi thu thập,phân tích,
tích hợp và báo cáo thông tin về tình trạng của bệnh viện cũng như hệ thống chăm sóc sức khỏe của họ,
các cơ sở hạ tầng quan trọng và các yêu cầu về nguyên vật liệu,đồng thờihọ sẽ được yêu cầu cung cấp
thông tin đó vào thời điểm mà khả năng của họ có thể bị suy yếu bởi các sự vắng mặt đáng kể của các nhân
công.
Theo dõi tài nguyên của bệnh viện và hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể và nên được thực hiện trong thời
gian thực.Việc xác định các điểm căng thẳng và sự thiếu hụt trọng tâm trong thời gian thực sẽ cho phép
gánh nặng chăm sóc bệnh nhân được phân phối trên các hệ thống chăm sóc sức khỏe một cách hợp lí hơn,
bảo tồn các chức năng cốt lõi mặc cho nhu cầu đang gia tăng một cách đáng kể và thậm chí là rất lớn. Ngoài
ra, việc nhận biết sớm sự gia tăng trong tải trọng hệ thống có thể đóng vai trò nhằm kích hoạt các quan chức y
tế công cộng thực hiện hoặc thúc đẩy các biện pháp phòng ngừa bệnh nghiêm ngặt hơn và để điều chỉnh
việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tương xứng với các nguồn lực sẵn có.
Thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh và kiểm soát lây nhiễm có khả năng gây ra chi phí đáng kể
cho các cộng đồng bị ảnh hưởng.Xác định thời điểm và các ngưỡng tối ưu cho những can thiệp liên quan
với chi phí lớn sẽ trở nên khó khăn trong trường hợp không có dữ liệu định lượng về hiệu quả của chúng
cũng như lợi ích mà chúng sẽ mang lại.Hiểu biết sâu sắc về sinh học và mô hình lây truyền cúm,cũng như
hiệu quả của các chiến lược ngăn ngừa bệnh khác nhau, sẽ phát triển theo thời gian thực và có thể dễ dàng
tiến hành phân tích và mô hình hóa.
Vai trò của các xét nghiệm chẩn đoán nhanh chóng và đáng tin cậy
Trong thời gian tăng cường giám sát cho sự xuất hiện của các chủng cúm mới và ở giai đoạn đầu đại
dịch, khi bệnh khởi phát ở một hoặc một số quốc gia, cả đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học (ví dụ: phơi
nhiễm) đều rất quan trọng trong việc giám sát và phát hiện các trường hợp.Khi đại dịch bắt đầu lan rộng,
xét nghiệm chẩn đoán nhanh có thể được sử dụng rộng rãi để phân biệt cúm A với các bệnh về hô
hấp khác.Một khi bệnh dịch đã lan rộng, các trường hợp sẽ được xác định chủ yếu bằng các phát hiện lâm
sàng. Trong lịch sử, hầu hết bệnh nhân bị cúm đại dịch đều có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
8
cúm mùa, mặc dù trong một số trường hợp các dấu hiệu là nặng hơn và tiến triển rất nhanh.
Các xét nghiệm chẩn đoán nhanh về cúm là các xét nghiệm sàng lọc nhiễm vi-rút cúm sẽ cho kết quả trong
vòng 60 phút,có thể được sử dụng cho các cá nhân hoặc nhóm.Các xét nghiệm chẩn đoán sẽ rất quan trọng
trong giai đoạn đầu của đại dịch,khi việc xác định các trường hợp đầu tiên ở một địa phương là quan trọng,
và chúng cũng có thể trở nên hữu ích kể cả khi khi dịch bệnh thuyên giảm và trở nên ít phổ biến hơn.Tùy
thuộc vào độ nhạy cũng như độ đặc hiệu, những thử nghiệm như vậy cũng có thể tạo điều kiện sàng lọc
khách du lịch tại các cảng nhập cảnh hoặc trước khi lên máy bay.Hiện tại,các xét nghiệm chẩn đoán nhanh
và các giao thức kiểm trakhông phân biệt được giữa các phân nhóm và chủng cúm cụ thể và,bởi vì độ nhạy
và độ đặc hiệu dưới mức tối ưu của chúng,thậm chí không thể phân biệt rõ ràng giữa cúm và các tác nhân
gây bệnh tương tự. Bởi vì các xét nghiệm chẩn đoán có sẵn có độ nhạy, độ đặc hiệu và yêu cầu kỹ thuật
khác nhau,chúng có thể được sử dụng trong các bối cảnh khác nhau và cho các mục đích khác nhau
trong đại dịch.
Các công nghệ mới và các phương pháp tiếp cận mới đang giảm chi phí và cải thiện tính đặc hiệu cũng như độ
nhạy của các xét nghiệm chẩn đoán nhanh đến mức cho phép các xét nghiệm nhằm phân loại các phân
nhóm và chủng cúm để sàng lọc quy mô lớn trong vòng vài năm tới.Nếu các xét nghiệm này có thể được
đóng gói theo các cách để tạo điều kiện cho việc sử dụng chúng trong các môi trường phi lâm sàng, tiềm
năng của chúng trong việc tạo điều kiện cho những nỗ lực ngăn chặn bệnh tật sẽ còn lớn hơn,bằng cách
cho phép sàng lọc khách du lịch một cách hiệu quả hơn (và do đó, áp dụng những khoanh vùng mục
tiêu nhằm hạn chế di chuyển được nhiều hơn) hoặc thậm chí bằng cách xác định bệnh nhân trước cả khi
họ có triệu chứng hoặc có khả năng lây nhiễm. Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu trong lĩnh vực này,
trong nỗ lực nhằm thúc đẩy những tiến bộ.
Tạm thời, các công nghệ chẩn đoán hiện tại phải được sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc
sàng lọc nhanh chóng các cá nhân bị nhiễm đại dịch cúm. Cuối cùng, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS),
Bộ Nông nghiệp (USDA), Bộ Năng lượng (DOE), Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA), Bộ Quốc phòng
(DOD), Cục Điều tra Liên bang (FBI), và Bộ An ninh Nội địa (DHS) tham gia với các phòng thí nghiệm y
tế công cộng của địa phương, thuộc Mạng lưới ứng phó của phòng thí nghiệm (LRN), các phòng thí nghiệm
thành viên đã thông qua tiêu chuẩn chẩn đoán thống nhất, các giao thức và thuốc thử, có thể thực hiện xét
nghiệm xác nhận các phân nhóm và chủng đặc hiệu cho cúm. HHS và các khu vực tư nhân cũng đã phát
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
9
triển các bộ chẩn đoán nhanh với thông lượng cao, sẽ trải qua các thử nghiệm thực địa tiến hành bởi các
nhà khoa học Hoa Kỳ, Đông Nam Á cũng như các quan chức y tế công cộng để xác định các tiện ích và sự
dẻo dai của các sản phẩm này.
Sản xuất biện pháp ứng phó, ưu tiên, phân phối và bảo mật
Cách tối ưu để kiểm soát sự lây lan của đại dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong là sử dụng vắc-
xin. Nói rộng hơn, vắc-xin có thể được chia thành các loại được phát triển nhằm chống lại các chủng vi-rút
cúm ở động vật đã gây ra các ca nhiễm bệnh tách biệt ở người, có thể được coi là “vắc-xin phòng chống
tiền đại dịch”, và những vắc-xin được phát triển nhằm chống lại các chủng đã phát triển khả năng lây truyền
từ người sang người một cách bền vững và hiệu quả (“vắc-xin đại dịch”). Bởi vì sự xuất hiện của vi-rút
trong quần thể người phản ánh những đột biến sinh học của vi-rút gây đại dịch, vắc-xin phòng chống tiền
đại dịch có thể là một canh bạc tốt hoặc không — và có thể cung cấp những sự bảo vệ lớn hơn hoặc ít hơn
nhằm chống lại chủng đại dịch cuối cùng sẽ xuất hiện.
Các vắc-xin cúm khử hoạt tính được FDA cấp phép hiện nay dựa trên các công nghệ đã được phát triển
hơn 30 năm trước. Các nhà khoa học trước tiên chọn ra ba chủng vi-rút mà họ dự kiến sẽ lưu hành ở Hoa
Kỳ trong các mùa tiếp theo. Những chủng này sau đó được điều chỉnh để phát triển trong trứng gà đã thụ
tinh và các nhà sản xuất sẽ tiêm từng chủng vi-rút riêng biệt vào hàng triệu quả trứng mà sau đó sẽ được ủ
để tạo ra vi-rút cúm. Những mẻ trứng lớn này được thu hoạch và các tinh thể vi-rút thu được sẽ được khử
hoạt tính, bị phá vỡ cấu trúc hóa học, và pha trộn vào một sản phẩm vắc-xin duy nhất bao gồm cả ba chủng
vi-rút cúm. Một liều vắc-xin tam trị có chứa 15 ug hemagglutinin cho mỗi thành phần kháng nguyên. Tổng
liều (45 ug) xấp xỉ lượng vi-rút tinh khiết thu được từ dịch nang của một quả trứng. Do đó, các quy trình
sản xuất hiện tại yêu cầu các nhà sản xuất phải có một quả trứng gà đã thụ tinh cho mỗi liều vắc-xin được
sản xuất và sẽ phụ thuộc vào sự sẵn có kịp thời của các giống chủng vắc-xin.
Thuốc kháng vi-rút có thể được sử dụng để điều trị hoặc điều trị dự phòng cho những người đã tiếp xúc
với cúm. Hiện tại chỉ có hai nhóm thuốc — Các chất neuraminidase và adamantanes — đã được chứng
minh có thể có hiệu quả trong việc chống lại vi-rút cúm đang lưu hành. Cả hai nhóm thuốc đều có hiệu quả
cao nhất nếu được sử dụng trong giai đoạn đầu của lây lan, nhưng hiệu quả trong việc điều trị cho bệnh
nhân mắc H5N1 hoặc nhiễm các phân nhóm và chủng khác có khả năng gây đại dịch đòi hỏi phải có các
đánh giá thêm.
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
10
Sản xuất
Chính phủ đã thiết lập hai mục tiêu vắc-xin chính: (1) thiết lập và duy trì các kho dự trữ vắc-xin trước đại
dịch đủ để phòng ngừa cho 20 triệu người chống lại các chủng cúm gây ra mối đe dọa đại dịch; và (2) mở
rộng công suất sản xuất vắc-xin cúm trong nước để sản xuất vắc-xin đại dịch cho toàn bộ người dân trong
nước trong vòng 6 tháng sau khi tuyên bố đại dịch.
Trong khi tiến độ có thể được thực hiện cho mục tiêu đầu tiên với các phương pháp sản xuất dựa trên trứng
hiện nay, các cơ sở sản xuất vắc-xin cúm trong nước hiện tại thiếu năng lực bổ sung đủ để đáp ứng yêu cầu
thứ hai. Hơn nữa, do dân số không có khả năng miễn dịch nền đối với các chủng cúm có khả năng gây đại
dịch, rất có khả năng sẽ cần nhiều kháng nguyên vắc-xin hơn cho mỗi người để tạo ra khả năng miễn dịch.
Lượng kháng nguyên vắc-xin hiện đang được sản xuất phù hợp với các yêu cầu thông thường đối với vắc-
xin cúm theo mùa, không phải là yêu cầu đối với vắc-xin đại dịch khi mà có thể cần nhiều hemagglutinin
hơn trên mỗi người so với vắc-xin theo mùa để tạo ra cơ chế ứng phó miễn dịch hiệu quả. Hơn nữa, trong
trường hợp xảy ra đại dịch, có khả năng vắc-xin cúm số lượng lớn được sản xuất bên ngoài Hoa Kỳ (và
chiếm khoảng 40% nguồn cung trong nước hàng năm) sẽ không có sẵn. Do đó, các biện pháp được Chính
phủ thực hiện trong nhiều năm qua để đảm bảo nguồn cung cấp trứng an toàn và hỗ trợ mở rộng cũng như
đa dạng hóa năng lực sản xuất vắc-xin cúm sẽ cần yêu cầu được tăng cường và tăng tốc đáng kể.
Chính phủ đã áp dụng chiến lược đinh ba để đảm bảo gia tăng năng lực cần thiết cho vắc-xin trước đại dịch
và trong đại dịch.Các sáng kiến hiện tại nằm trong danh mục phát triển, thành lập và mở rộng các cơ sở
sản xuất vắc-xin mới của Hoa Kỳ cũng như việc mua về vắc-xin. Để phù hợp với mục tiêu của chúng ta
là phát triển khả năng sản xuất vắc-xin ứng phó nhanh, chúng ta sẽ hỗ trợ các phát triển tiên tiến của
vắc-xin cúm dựa trên tế bào. Chính phủ cũng sẽ hỗ trợ cải tạo các cơ sở sản xuất hiện có của Hoa Kỳ hiện
đangsản xuất vắc-xin hoặc sinh học dựa trên tế bào được FDA cấp phép cũng như thành lập các cơ sở
sản xuất vắc-xin cúm dựa trên tế bào nội địa mới. Để đáp ứng nhu cầu vắc-xin trước đại dịch mà không làm ảnh
hưởng đến các chiến dịch sản xuấtvắc-xin cúm theo mùa,Chính phủ sẽ tiếp tục thông suốt tới năm 2008 để mua
vắc-xin H5N1 từ các nhà sản xuất vắc-xin cúm được Hoa Kỳ cấp phép. Với những sáng kiến này cộng thêm
các sáng kiến khác, mục tiêu về năng lực vắc-xin đại dịch ở Hoa Kỳ có thể nằm trong tầm tay vào cuối năm
2010.
Những cải tiến trong công nghệ vắc-xin có thể làm giảm bớt một số lo ngại về năng lực vắc-xin.Chiến lược
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
11
giảm liều cho vắc-xin cúm hiện đang trong quá trình đánh giá có thể làm giảm yêu cầu về kháng nguyên
vắc-xin trên mỗi liều và/hoặc cho phép miễn dịch hiệu quả chỉ với một mũi tiêm. Trong tương lai, vắc-xin
cúm phổ rộng có thể bổ sung cho vắc-xin cúm theo mùa và vắc-xin cúm đại dịch nhằm làm rộng hơn tính
đặc hiệu của vi-rút cũng như sự lâu dài của các miễn dịch tăng cường,đặc biệt là ở những cộng đồng dễ bị
tổn thương nhất - trẻ em, người già và các người bệnh mãn tính.
Chính phủ đã thiết lập hai mục tiêu chính để dự trữ thuốc kháng vi-rút hiện có: (1) thiết lập và duy trì
kho dự trữ đủ để điều trị cho 75 triệu người,phân biệt rạch ròi giữa kho dự trữ của Nhà nước và địa phương;
và (2) thiết lập và duy trì kho dự trữ nhà nước gồm 6 triệu khóa điều trị dành riêng cho các nỗ lực ngăn
chặn.Trong một nỗ lực để mở rộng các vũ trang y tế, Chính phủ cũng đang hỗ trợ các dự án nghiên cứu để
tối ưu hóa các chiến lược sử dụng cho các loại thuốc kháng vi-rút hiện có,xác định mục tiêu thuốc mới,và
phát triển các hợp chất nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, nhân lên và trưởng thành của vi-rút.
Ưu tiên
Chính phủ đang phát triển các hướng dẫn để hỗ trợ chính quyền Nhà nước và địa phương cũng như khu
vực tư nhân trong việc xác định các nhóm nên được tiếp cận ưu tiên đối với các biện pháp ứng phó y tế
khan hiếm.Các khuyến nghị ưu tiên sẽ phản ánh các mục tiêu ứng phó với đại dịch nhằm hạn chế tỷ lệ tử
vong và tỷ lệ mắc bệnh nghiêm trọng; duy trì cơ sở hạ tầng quan trọng và chức năng xã hội; làm giảm tác
động kinh tế cũng như duy trì an ninh quốc gia.Hạn chế lây truyền cũng có thể là một mục tiêu.Dự
phòng kháng vi-rút dành cho các thành viên trong gia đình có tiếp xúc với người nhiễm bệnhvà tiêm
phòng cho trẻ emcó thể làm giảm sự lây lan của bệnh trong các cộng đồng bị ảnh hưởng nhưng sẽ cần một
lượng lớn thuốc và vắc-xin.Nếu nguồn cung và tài nguyên y tế công cộng là đủ, các chiến lược này có
thể được theo đuổi trong một số cài đặt nhất định.
Ưu tiên sử dụng vắc-xin và thuốc kháng vi-rút sẽ thay đổi dựa trên mức độ nghiêm trọng của đại dịch cũng
như nguồn cung vắc-xin và thuốc.Trong bối cảnh nguồn cung vắc-xin và thuốc rất hạn chế,thu hẹp nhóm
đối tượng mục tiêu và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ là việc làm được yêu cầu.Vắc xin có thể được dành
riêng cho các nhân viên quan trọng, trong khi thuốc kháng vi-rút sẽ được dành riêng cho những người có
triệu chứng mà nguy cơ cao sẽ trở thành các biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.Với
nguồn cung lớn hơn, có thể khả thi để mở rộng các nhóm ưu tiên và thực hiện các chiến lược để hạn
chế lây truyền bệnh.
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
12
Nhận thấy rằng không có danh sách ưu tiên duy nhất nào phù hợp cho tất cả các kịch bản đại dịch, do vậy
các hướng dẫn sẽ được phát triển cho nhiều trường hợp.
Việc sử dụng vắc-xin trước đại dịch sẽ có mục tiêu nhằm duy trì các chức năng xã hội quan trọng
thông qua việc bảo vệ các nhân viên ở những cơ sở hạ tầng quan trọng và để bảo vệ những người có
nguy cơ cao bị phơi nhiễm và nhiễm bệnh trong đại dịch,chẳng hạn như những người làm nhiệm vụ chăm
sóc sức khỏe hoặc những người ứng phó ở tuyến đầu.Mục tiêu tiêm phòng trước đại dịch có thể bao gồm
tiêm chủng cơ bản,nếu sự phù hợp giữa vắc-xin trước đại dịch và vi-rút đang lưu hành là tương đối
sát, hoặc để bổ sung cho hệ thống miễn dịch nhằm phản ứng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn với liều vắc-xin
đại dịch đầu tiên,khi tìm ra được,nếu sự phù hợp là tối ưu.
Các khuyến nghị được đưa ra bởi Ủy ban Tư vấn về Thực hành Chủng và Ủy ban tư vấn vắc-xin quốc gia
được bao gồm trong Kế hoạch phòng chống dịch cúm của HHS và cung cấp các hướng dẫn ban đầu cho
các đối tác địa phương liên quan đến các nhóm mục tiêu tiềm năng đang được xem xét.
Phân phối
Khi một chủng cúm đại dịch tiềm tàng lây truyền từ người sang người một cách có hiệu quả và được ghi nhận
ở bất cứ đâu trên thế giới,Chính phủ sẽ xây dựng và phân phối các khuyến nghị về các nhóm đối tượng mục
tiêu của thuốc chủng ngừa và thuốc kháng vi-rút.Những khuyến nghị này sẽ phản ánh các dữ liệu thu thập
từ đại dịch và nguồn cung các biện pháp ứng phó y tế sẵn có dựa trên những cân nhắc được nêu ở trên.
Những khuyến nghị này sẽ được gửi tới các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cấp Nhà nước và
chính quyền địa phương.
Một liệu trình điều trị oseltamivir cho người lớn và thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên là 1 viên, uống hai
lần mỗi ngày trong 5 ngày, hoặc 10 viên. Một liệu trình điều trị dự phòng điển hình cho người lớn và thanh
thiếu niên là một viên thuốc uống mỗi ngày một lần trong ít nhất 10 ngày, mặc dù oseltamivir đã được
chứng minh là an toàn và hiệu quả khi dùng đến 6 tuần. Bởi vì điều trị dự phòng cần nhiều thuốc hơn, dẫn
đến việc phải quản lý một nguồn tài nguyên y tế khan hiếm cho những người có thể không bị bệnh và chỉ
để làm giảm rủi ro trong thời gian dùng thuốc, các kế hoạch hiện tại đề xuất việc sử dụng kho dự trữ thuốc
chống vi-rút chỉ để điều trị khi đại dịch diễn ra. Việc sử dụng dự phòng thuốc kháng vi-rút sẽ được dành
riêng cho các nỗ lực ngăn chặn tại thời điểm ban đầu và các trường hợp được lựa chọn khác.
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
13
Do tính chất phân bố cao của đại dịch, sự cấp thiết phải điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi-rút trong
vòng 2 ngày sau khi phơi nhiễm với bệnh hoặc cung cấp liệu pháp cho bệnh nhân bị nhiễm bệnh trong
vòng 2 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đưa ra những thách thức về hậu cần chưa được giải quyết.
Cần phải xây dựng và thực hiện kế hoạch phân phối các biện pháp ứng phó với dịch cúmở mỗi địa
phương và vùng lãnh thổ cũng như các quan hệ đối tác công và tư nhằm hỗ trợ việc phân phối liền mạch,
hiệu quả và kịp thời các biện pháp đối phó này.
An ninh
Có thể hình dung rằng các nhân tố tội phạm có thể cố gắng tận dụng sự khan hiếm đối với các biện pháp
ứng phó y tế và nỗi sợ hãi của công dân về đại dịch bằng cách sản xuất và phân phối vắc-xin và thuốc
chống vi-rút giả. Chính phủ sẽ ráo riết theo dõi các bất kì hoạt động nào nhằm cố gắng sản xuất và phân
phối thuốc giả, cả trong nước và quốc tế, và đảm bảo rằng các luật hiện hành được thực thi mạnh mẽ để
ngăn chặn những hành vi đó, bảo vệ sự toàn vẹn của nguồn cung thuốc và duy trì niềm tin của công chúng.
Giảm khả năng truyền bệnh và tỷ lệ nhiễm bệnh
Mặc dù việc ngăn chặn đại dịch sau khi xảy ra những lây truyền từ người sang người có thể là không thể,
việc áp dụng một cách có hệ thống các biện pháp ngăn chặn bệnh có thể làm giảm đáng kể tốc độ truyền
bệnh cùng với sự giảm đồng thời về cường độ và vận tốc của bất kỳ đại dịch nào. Mục tiêu ngăn chặn dịch
bệnh sau khi đại dịch khởi phát là để trì hoãn sự lây lan của bệnh cũng như sự xuất hiện của dịch bệnh
trong cộng đồng Hoa Kỳ, để giảm tỷ lệ tấn công lâm sàng trong các cộng đồng bị ảnh hưởng, và để phân
bổ số lượng các trường hợp trong một khoảng thời gian dài hơn, nhằm giảm thiểu các gián đoạn kinh tế và
xã hội cũng như giảm thiểu, đến mức có thể, các ca nhập viện và tử vong.
Điều tra về các đợt bùng phát cúm sớm tại địa phương sẽ cung cấp các thông tin lâm sàng và dịch tễ học
hữu ích và hỗ trợ việc mô hình hóa theo thời gian thực các biện pháp ứng phó với đại dịch.
Các chiến lược chính để phòng ngừa đại dịch cúm cũng sẽ giống như các chiến lược đối với bệnh cúm theo
mùa: tiêm phòng; phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc kháng vi-rút; và việc sử dụng các biện pháp kiểm
soát nhiễm bệnh để ngăn ngừa lây truyền. Tuy nhiên, khi một đại dịch bắt đầu, vắc-xin có thể không được
cung cấp rộng rãi và việc cung cấp thuốc kháng vi-rút có thể bị hạn chế. Do đó, khả năng hạn chế lây truyền
và trì hoãn sự lây lan của đại dịch sẽ chủ yếu dựa vào việc áp dụng các biện pháp kiểm soát lây nhiễm thích
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
14
hợp và triệt để trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nơi làm việc, cộng đồng và cho các cá nhân ở nhà. Các
khuyến nghị của CDC về vấn đề này được mô tả trong Phụ lục 4 của Kế hoạch phòng chống dịch cúm của
HHS.
Trong giai đoạn đầu của một đợt bùng phát trong nước, có thể khả thi để thực hiện việc theo dõi các trường
hợp và theo dõi các đầu mối liên lạc của họ, với việc cách ly những người bị cúm đại dịch và tự giác cách
ly đối với những người đã tiếp xúc gần với họ. Dự phòng sau phơi nhiễm nhằm kháng lại vi-rút nhắm vào
các mối liên hệ của các ca bệnh đầu tiên được xác định tại Hoa Kỳ, có thể làm chậm sự lây lan của đại
dịch. Cách ly những người đã tiếp xúc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý các đợt bùng phát
của các dịch bệnh khác, nhưng vai trò của việc làm này trong việc ngăn ngừa cúm vẫn chưa được xác định
đầy đủ.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đại dịch và các tác động dự kiến của nó đối với các hệ thống chăm
sóc sức khỏe và chức năng của các cơ sở hạ tầng quan trọng, cộng đồng có thể khuyến nghị hoặc thực hiện
các biện pháp chung để thúc đẩy việc giãn cách xã hội và sự phân rã của các mạng lưới lây truyền. Như
một quy luật chung, giá trị của các biện pháp đó sẽ là lớn nhất nếu các biện pháp can thiệp được thực hiện
sớm trong quá trình bùng phát cộng đồng và được duy trì cho đến khi có biện pháp đối phó dứt điểm. Trong
trường hợp xảy ra đại dịch, thời điểm mà có thể không thể trì hoãn sự lây lan của bệnh một cách vô thời
hạn, mục tiêu của các biện pháp đó sẽ là giảm tỷ lệ tấn công lâm sàng và để phân bổ số lượng các trường
hợp trong một khoảng thời gian dài hơn, để giảm thiểu các gián đoạn kinh tế và xã hội.
Một số biện pháp giãn cách xã hội, chẳng hạn như các khuyến nghị cách xa 1m giữa các cá nhân hoặc
khuyến nghị cho các doanh nghiệp tiến hành các cuộc họp thông qua điện đàm, sẽ rất bền vững với chi phí
tương đối thấp, trong khi những cách thực hiện khác (ví dụ: việc thực hiện các ngày giới nghiêm) sẽ có các
chi phí đáng kể và chỉ có thể được duy trì trong một khoảng thời gian giới hạn.
Các biện pháp giãn cách xã hội với chi phí thấp hoặc bền vững nên được đưa ra ngay lập tức sau khi các
bùng phát cộng đồng bắt đầu, trong khi các biện pháp tốn kém hơn và không lâu dài nên được dành riêng
cho các tình huống mà nhu cầu ngăn chặn bệnh là rất cấp bách. Các quyết định về cách thức và thời điểm
thực hiện các giãn cách xã hội như vậy sẽ được đưa ra trên cơ sở cộng đồng, với việc Chính phủ cung cấp
các hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn cho các quan chức địa phương.
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
15
Tỷ lệ tấn công lâm sàng đối với cúm theo mùa và đại dịch cúm là cao nhất ở trẻ em. Đóng cửa các trường
học và tiêm chủng cho trẻ em đã chứng minh hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ cúm trong cộng đồng. Các
mô hình hóa góp phần chỉ ra rằng việc đóng cửa trường học là một phương tiện hiệu quả để giảm tỷ lệ
bệnh tấn công chung trong cộng đồng và gợi ý rằng giá trị của sự can thiệp này sẽ là tối đa nếu việc đóng
cửa trường học được tiến hành sớm trong quá trình xảy ra bùng phát trong cộng đồng. Hủy bỏ các cuộc tụ
tập công cộng không cần thiết, hạn chế đi lại đường dài, và thực hiện giãn cách xã hội tại nơi làm việc cũng
có khả năng làm giảm tỷ lệ lây truyền cúm, nhưng hiệu quả ngoài đời thực của những can thiệp này chưa
được định lượng. Các biện pháp được xem xét trong trường học và tại nơi làm việc được mô tả trong
Chương 9.
Những ngày giới nghiêm — một khuyến nghị hoặc ủy thác của chính quyền rằng các cá nhân và gia đình
hãy hạn chế tiếp xúc xã hội bằng cách ở yên trong nhà của họ — sẽ làm giảm tỷ lệ lây truyền trong cộng
đồng và sẽ đủ khả năng bảo vệ cho các hộ gia đình chưa bị nhiễm bệnh. Thời gian và hiệu quả của những
ngày giới nghiêm vẫn chưa được xác định và do đó, giá trị của những hạn chế kiểu này chưa được định
lượng. Để có hiệu quả tối đa và trong phạm vi có thể, các ngày giới nghiêm nên được duy trì trong ít nhất
hai giai đoạn ủ bệnh, như đã được định nghĩa bởi các phân tích dịch tễ học của đại dịch lưu hành. Trong
trường hợp không có biện pháp ứng phó dứt điểm (tức là một loại vắc-xin hiệu quả), các ngày giới nghiêm
sẽ đóng vai trò làm gián đoạn nhưng không thể ngăn chặn việc lây truyền cúm trong cộng đồng. Việc sử
dụng các ngày giới nghiêm trong thời gian đại dịch sẽ có những thay đổi. Chúng có thể được sử dụng để
làm giảm áp lực lên các cơ sở chăm sóc sức khỏe bằng cách tạm thời giảm tỷ lệ lây nhiễm mới trong các
cộng đồng bị ảnh hưởng.
Thời gian tối ưu để thực hiện các hạn chế giới nghiêm chưa được xác định nhưng nên dễ dàng để có thể
thực hiện mô hình hóa. Tác động kinh tế của những ngày giới nghiêm có thể sẽ khá lớn và cần được cân
nhắc với các lợi ích sức khỏe có thể có.
Cách ly địa ly
Cách ly địa lý là sự cô lập, bằng vũ trang nếu cần thiết,của các địa phương đã xuất hiện tình trạng nhiễm
bệnh với các địa phương vẫn chưa bị nhiễm bệnh. Chúng đã được sử dụng một cách không liên tục trong
suốt lịch sử với các nỗ lực ngăn chặn những dịch bệnh nghiêm trọng và phải được phân biệt với việc
cách ly những người đã tiếp xúc,khi mà sự tiếp xúc với một tác nhân truyền nhiễm, không phảitự lây
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
16
nhiễm đã được xác nhân.Cách ly địa lý mang đến kết quả là sự cô lập,trong vùng dịch,của những
người có thể hoặc chưa tiếp xúc với mầm bệnh.Một số quốc gia, đặc biệt là Úc vào mùa thu năm
1918,đã áp đặt một lệnh cách ly mang tính trái chiều,trong một nỗ lực để ngăn chặn dịch bệnh.Giá trị
của những nỗ lực áp đặt các hình thức cách ly địa lý đã được thảo luận một cách chi tiết hơn trong
Chương 5.Tóm lại, ngay cả khi những nỗ lực đó không thành công, trì hoãn sự lây lan của bệnh có thể
cung cấp cho Chính phủ thời gian quý báu để kích hoạt các cơ chế ứng phó trong nước.
Một khi sự lây nhiễm cúm đã xảy ra ở nhiều địa điểm riêng biệt,và rõ ràng là những nỗ lực ngăn chặn đã
thất bại,giá trị của các cách ly địa lý thông thường như là một biện pháp nhằm ngăn chặn bệnh ở bất kỳ địa
phương cụ thể nào sẽ bị hạn chế sâu sắc. Mặc dù việc cách ly địa lý có đóng vai trò trong nỗ lực ngăn chặn
dịch cúm có khả năng gây đại dịch hay không sẽ phụ thuộc vào khu vực và dân số bị ảnh hưởng, phụ thuộc
vào liệu việc thực hiện một cơ chế cách ly địa lý có khả thi hay không, khả năng thành công của các can
thiệp y tế công cộng khác,khả năng của chính quyền để cung cấp cho các nhu cầu của những người bị
cách ly, và trong tất cả các khả năng cân nhắc về địa - chính trị nằm ngoài phạm vi của chương này.Việc
thực hiện các cách ly địa lý thông thường sẽ bắt buộc đặt ra các chi phí cơ hội đáng kể và có thể dẫn đến
sự phân tán các nguồn lực và tài sản quan trọng có thể được sử dụng để có hiệu quả tốt hơn trong việc hỗ
trợ các biện pháp ngăn chặn những căn bệnh ít cấp bách hơn.
Cách ly ở cấp độ gia đình và cá nhân là một can thiệp y tế công cộng hợp pháp, nổi bật trong các ứng phó
về y tế công cộng trong việc chống lại hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Điều quan trọng là phải
nhấn mạnh rằng giá trị của các cách ly cá nhân như là một can thiệp y tế công cộng được xác định bởi yếu
tố sinh học của các tác nhân mà nó được định hướng.Bởi vì việc nhiễm cúm có thể lây truyền từ những
người không bị bệnh,và bởi vì sự phát tán của vi-rút có thể xảy ra trước khi bắt đầu nhiễm bệnh lâm sàng,
cách ly người bệnh hoặc cách ly họ ra khỏi những nơi làm việc sẽ làm giảm nhưng không ngăn chặn việc
lây truyền trong cộng đồng.Vì thời gian phát sinh cúm là ngắn, cách ly cũng như kiểm dịch phải được
thực hiện rất nhanh để có tác động và sẽ không thể hiệu quả bằng đối với một bệnh như SARS hoặc
bệnh đậu mùa mà trong đó thời gian phát sinh dài hơn và sự phát tán của các vi-rút không có triệu
chứng dường như là không đáng kể.Tuy nhiên, giá trị của việc cách ly các bệnh nhân bị cúm đại dịch
và cách ly các liên hệ của họ đang rõ ràng được hỗ trợ bởi những nỗ lực mô hình hóa gần đây.
aaaaaaa
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
17
Mở rộng các năng lực y tế bổ sung
Trong khi một đại dịch có thể làm căng thẳng cả hàng trăm cộng đồng cùng một lúc,mỗi cộng đồng sẽ trải
qua đại dịch như một sự kiện của địa phương mình.Trong hoàn cảnh tốt nhất, khi mà cácbệnh nhân và các
tài nguyên chăm sóc sức khỏe không dễ dàng để có thể phân phối lại; thìtrong một đại dịch, các điều kiện
sẽ làm cho việc chia sẻ tài nguyên và các gánh nặng càng trở nên khó khăn hơn. Lúc đó, Chính phủ sẽ cung
cấp các biện pháp đối phó y tế,tài nguyên và nhân sự, nếu có, nhằmhỗ trợ các cộng đồng đang gặp dịch
cúm,nhưng cộng đồng nên lường trước rằng trong trường hợp có nhiều đợt bùng phát đồng thời,Chính
phủ có thể sẽ không có đủ tài nguyên y tế hoặc nhân sự để tăng cường khả năng của địa phương.Sự
phát triển của các thỏa thuận hỗ trợ y tế và y tế công cộng thông qua Bộ phận hỗ trợ quản lý khẩn cấp
(EMAC) và các cơ chế khác được khuyến khích,nhưng các địa phương nên lường trước rằng tất cả các
nguồn viện trợ bên ngoài có thể bị tổn hại trong đại dịch.
Nhân viên
Trong đại dịch, số người cần chăm sóc y tế dự kiến sẽ tăng đáng kểvà sự quá tải có thể khiến bệnh viện và
các tổ chức chăm sóc sức khỏe khác điều chỉnh các thuật toán chăm sóc lâm sàng để tối ưu hóa việc phân
bổ các nguồn lực khan hiếm. Vì hầu hết các chuyên gia y tế đã bị phân tán về mặt địa lý,chính quyền
địa phương có trách nhiệm chính trong việc xác định, đăng ký,và điều phối các tình nguyện viên y tế và
chăm sóc sức khỏe trong phạm vi quyền hạn của họđể đáp ứng với bất kỳ sự gia tăng nào về nhu cầu chăm
sóc sức khỏe. HHS đã hợp tác với các quốc gia và địa phương thông qua Quân đoàn dự trữ y tế và Hệ
thống khẩn cấp để đăng ký nâng cao các chương trình Chuyên gia sức khỏe tình nguyện (ESAR-
VHP) nhằm phát triển các đội ứng phó khẩn cấp được tài trợ tại địa phươngvà các đăng ký tình nguyện tại
địa phương để tuyển dụng, ủy quyền và huy động nhân viên y tế trong các trường hợp khẩn cấp quy mô
lớn.
Tiêu chuẩn chăm sóc y tế
Nếu một đại dịch làm quá tải khả năng về sức khỏe và y tế của một cộng đồng, sẽ không thể cung cấp mức
độ chăm sóc y tế như mong đợi trong các trường hợp tiền đại dịch. Điều này là không thể tránh khỏi vì các
bệnh viện sẽ bị quá tải trong việc thiết lập các cơ sở chăm sóc bệnh nhân và các khu vực chăm sóc thay thế
để cung cấp thêm các năng lực bổ sung. Trong một số trường hợp, có thể cần phải áp dụng các nguyên tắc
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
18
xử lý trong bệnh viện để quyết định xem những bệnh nhân nào được tiếp cận với các đơn vị chăm sóc đặc
biệt (ICU) và máy thở, và có khả năng vắc-xin, dược phẩm và các phương tiện y tế khác cũng sẽ được phân
phối hạn lượng. Các nhân viên phi lâm sàng và các thành viên gia đình có thể được yêu cầu hỗ trợ các
nhiệm vụ hành chính và môi trường, trong khi các bác sĩ lâm sàng có trình độ có thể được yêu cầu thực
hiện các chức năng không quen thuộc với họ, chẳng hạn như làm nhân viên tại các cơ sở chăm sóc y tế tạm
thời, thăm khám bệnh nhân tại nhà của họ, hoặc cung cấp các tư vấn y tế thông qua các kết nối trực tuyến
hoặc đường dây nóng.
Các thuật ngữ “thay đổi” và “hạ thấp” tiêu chuẩn chăm sóc thường được áp dụng cho các tình huống như
vậy trong các tài liệu của chính phủ và y khoa. Tuy nhiên, tiêu chuẩn pháp lý và đạo đức của việc chăm sóc,
là những gì được mong đợi đối với các hệ thống y tếvà các nhà cung cấpvà sẽ được xác định bởi các tình
huống thực. Các điều kiện liên quan bao gồm sự sẵn có của bệnh viện, ICU hoặc giường chăm sóc đặc biệt;
thiết bị y tế và vật liệu; cũng như các nhân viên được đào tạo và có trình độ để cung cấp chăm sóc. Như
trong tất cả các tình huống liên quan đến việc phân bổ nguồn lực y tế khan hiếm, tiêu chuẩn chăm sóc sẽ
được đáp ứng nếu các nguồn lực được phân phối công bằng và được sử dụng để đạt được lợi ích lớn nhất.
Trong một đại dịch, các giường bệnh và ICU, máy thở và các dịch vụ y tế khác có thể được phân chia.Như
trong các tình huống khác của một nguồn lực y tế khan hiếm,ưu tiên sẽ được trao cho những người có tình
trạng y tế cho thấy rằng họ sẽ nhận được những lợi ích lớn nhất từ các ưu tiên trên. Cách phân chia như
vậy khác với các cách tiếp cận chăm sóc trong đó các nguồn lực được cung cấp trên cơ sở ai đến
trước được phục vụ trước hoặc dành cho các bệnh nhân đang nguy kịch nhất.
Dựa vào những áp lực mà đại dịch sẽ gây ra trên hệ thống y tế công cộng,sẽ rất cần thiết đối với các bệnh
viện, các nhà cung cấp y tế và các cơ quan giám sát để tối đa hóa năng lực bổ sung của bệnh viện,và phân
loại cũng như điều trị bệnh nhân theo cách nhằm giúp mỗi người có cơ hội sống sót và phục hồi tốt nhất
trong giới hạn của các nguồn lực sẵn có.Ngoài ra, công chúng phải được thông báo về thời gian, cách
thức và những nơi để nhận được các chăm sóc y tế.Trong mọi trường hợp, mục tiêu nên là chăm sóc
và phân bổ thiết bị, vật tư và nhân sự khan hiếmtheo cách có thể cứu sống được nhiều người nhất.Do
đó, việc lập kế hoạch nên bao gồm các ngưỡng để thay đổi thuật toán phân chia và mặt khác tối ưu hóa việc
phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Khi những dữ liệu đã được thu thập đủ,những thay đổi trong thuật toán
chăm sóc lâm sàng nên được dựa trên các bằng chứng.
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
19
Trong kế hoạch chuẩn bị cho một bối cảnh xảy ra các thương vong hàng loạt kéo dài, chúng ta phải
nhận ra rằng sẽ có những người có các tình trạng y tế không liên quan sẽ tiếp tục yêu cầu các chăm
sóc khẩn cấp, cấp tính và mãn tính. Điều quan trọng là giữ cho hệ thống chăm sóc sức khỏe hoạt động và
cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất có thể để bảo vệ càng nhiều sinh mạng càng tốt. Lập kế hoạch ứng phó
về sức khỏe và y tế đối với một sự kiện mang tính thương vong hàng loạt cần phải toàn diện, dựa vào cộng
đồng và được phối hợp ở cấp khu vực. Khi thực hiện các điều chỉnh trong việc cung cấp các dịch vụ chăm
sóc khi nguồn lực bị hạn chế,quyền tự chủ cá nhân, quyền riêng tư và nhân phẩm cần được bảo vệ trong
phạm vi có thể và hợp lý theo các trường hợp. Cuối cùng, giao tiếp rõ ràng với công chúng là điều cần thiết
trước, trong và sau một sự kiện có tính thương vong hàng loạt như đại dịch.
Sự sẵn có của các vật tư y tế
Các cơ sở chăm sóc sức khỏe thường duy trì số lượng tồn kho hạn chế của các nguồn cung tại chỗ và phụ
thuộc vào các chương trình nhập khẩu kịp thời. Do đó, việc bổ sung các mặt hàng tồn kho quan trọng sẽ
phụ thuộc vào một chuỗi cung ứng nguyên vẹn từ sản xuất, phân phối đến vận chuyển và tiếp nhận. Trong
một đại dịch sẽ có nhu cầu gia tăng đối với cả các tài nguyên có thể tiêu thụ và các tài nguyên bền vững.
Ví dụ về các nguồn cung cấp quan trọng được liệt kê trong Phụ lục 3 của Kế hoạch phòng chống dịch cúm
của HHS. Cạnh tranh cho các tài nguyên này tại thời điểm nhu cầu gia tăng có thể dẫn đến các tình trạng
thiếu hụt nghiêm trọng.
Các nhà sản xuất và các nhà cung cấp có khả năng báo cáo tình trạng thiếu hàng tồn kho bởi vì các nhu cầu
là rất lớn và xảy ra đồng thời cũng như việc chuỗi cung ứng có thể bị gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch
lên các nhân viên quan trọng.
Các cơ sở y tế nên đặt ra các dự phòng cho những cân nhắc này trong nỗ lực lập kế hoạch của họ và xem
xét việc dự trữ các tài sản y tế quan trọng một cách độc lập hoặc hợp tác với các cơ sở khác để phát triển
một kho dự trữ địa phương hoặc khu vực được duy trì dưới hệ thống hàng tồn kho do nhà cung cấp quản
lý.
Cơ sở vật chất
Các cơ sở chăm sóc sức khỏe sẽ đối mặt với nhu cầu gia tăng đối với các khu vực cách ly, các giường đơn
vị chăm sóc đặc biệt, và máy thở. Những so sánh lịch sử và các dịch cúm theo mùa nghiêm trọng gần đây
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
20
cho thấy rằng các cơ sở chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ sẽ quá tải với các bệnh nhân nhiễm cúm trong đại
dịch. Ngoại suy từ đại dịch 1918, một đại dịch nghiêm trọng có thể dẫn đến các đỉnh điểm trong việc cần
phải có thêm giường bệnh và phòng chăm sóc đặc biệt, vượt qua những gì mà hệ thống chăm sóc sức khỏe
của Hoa Kỳ hiện đang hỗ trợ.
Do nhu cầu cao nhưng nhất thời cho các khu vực chăm sóc lâm sàng, và bởi vì xếp những bệnh nhân bị
cúm đại dịch vào những khu vực điều trị chung là một cách ứng phó có thể chấp nhận được đối với tình
trạng quá tải của bệnh viện, thiết lập bệnh xá trong các kho vũ khí hoặc các cơ sở khác có cơ hội để bổ
sung số lượng các cơ sở chăm sóc sức khỏe hiện có là một cân nhắc hợp lý dành cho những người không
bị bệnh nặng. Các không gian thích hợp có thể được xác định trong giai đoạn tiền đại dịch, vật liệu và vật
tư y tế có thể được dự trữ trong tương lai, và cần có các hành động để bắt đầu dựng lên các bệnh xá trong
giai đoạn đầu của một đợt bùng phát. Chính phủ đã tập hợp một số lượng hạn chế các Trạm y tế trên toàn
quốc (FMS), có khả năng mở rộng, theo mô-đun, 250 giường bệnh có thể triển khai sẽ cần 40,000 mét
vuông không gian kín và một môi trường đủ điều kiện (ví dụ: các khu vực cho xe ra vào, hệ thống nguồn
điện, kiểm soát khí hậu, thông tin liên lạc, hỗ trợ công nghệ thông tin) và được định hình để cung cấp các
chăm sóc y tế cơ bản nhưng cần thiết.
Mối quan tâm về tâm lý xã hội
Trong một đại dịch, các vấn đề tâm lý xã hội có thể đóng góp đáng kể hoặc cản trở hiệu quả của việc ứng
phó. Sự lo lắng của công chúng và các nhận thức chủ quan về rủi ro trong các giai đoạn ban đầu sẽ ảnh
hưởng đến mức độ gia tăng về y tế; việc tuân thủ tổng thể với quy định cách ly, những ngày giới nghiêm,
và các thủ tục kiểm soát khác; cũng như sự tham gia của lực lượng lao động, bao gồm các nhân viên y tế,
trong nỗ lực ứng phó. Trong giai đoạn sau của dịch, các yếu tố tâm lý xã hội khác cũng có thể xuất hiện.
Lấy ví dụ về giai đoạn cúm Tây Ban Nha từ năm 1918-1919, mọi người trải qua những đau khổ đáng kể
do nỗi đau mất người thân và lo lắng về công việc, thức ăn, vận tải, và các cơ sở hạ tầng cơ bản, trong khi
dịch SARS năm 2003 đã dẫn đến sự lo âu về tâm lý cho nhân viên y tế và công chúng vì nỗi sợ cô lập xã
hội, sự kỳ thị đối với các nhóm người được cho là có nguy cơ cao và những lo ngại chung về an toàn và
sức khỏe. Trong khi hầu hết mọi người đều sẽ kiên cường và chỉ cần các hỗ trợ tâm lý tối thiểu để đối phó
với các sự kiện thảm khốc như đại dịch cúm, vẫn bắt buộc phải lập kế hoạch cho các phản ứng về hành vi
sức khỏe để hỗ trợ các dân số bị ảnh hưởng và có thể làm giảm tâm lý lo âu kéo dài. Một kế hoạch như vậy
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
21
nên liên quan đến các nỗ lực tuyển dụng, ủy thác, và huy động những nhân viên chuyên về mảng lạm dụng
các dược chất cũng như sức khỏe tâm thần (như một phần của những nỗ lực về nhân sự đã thảo luận ở
trên), cùng với sự phát triển của các tài liệu về việc tự chăm sóc tâm lý và các chủ đề liên quan, bao gồm
một kế hoạch phổ biến các tài liệu đó.
Dịch vụ y tế khẩn cấp
Dịch vụ y tế khẩn cấp (EMS) cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân quan trọng cũng như dịch vụ về vận
tải và các cá nhân tham gia vào các dịch vụ này sẽ nằm trong số các nhóm ưu tiên cao được xem xét để
tiêm phòng. Tuy nhiên, khi một đại dịch bắt đầu, vắc-xin có thể không có sẵn rộng rãi, và việc cung cấp
thuốc kháng vi-rút có thể bị hạn chế. Bệnh tật và các sự vắng mặt có thể ảnh hưởng xấu đến các dịch vụ
này và chính quyền địa phương cũng như các bệnh viện có thể cần nghiên cứu thêm các phương pháp vận
chuyển bệnh nhân thay thế.
Khả năng vận chuyển EMS sẽ đóng một vai trò quan trọng để đáp ứng yêu cầu hỗ trợ, cung cấp điều trị, và
để phân loại bệnh nhân. Trung tâm cuộc gọi 911 / điểm trả lời an toàn công cộng (PSAP) sẽ trải qua một
sự gia tăng đáng kể trong các cuộc gọi và sẽ xác định cách thức và thời điểm các đơn vị EMS được gửi đi.
Phối hợp và liên lạc giữa hệ thống y tế công cộng, PSAP, EMS và các quan chức bệnh viện sẽ là cần thiết
để đảm bảo chăm sóc bệnh nhân tối ưu khi mà các giường bệnh sẵn có và nguồn lực của bệnh viện đang
gặp những áp lực. Các nhà hoạch định nên xem xét sửa đổi các giao thức gọi và gửi đi các giao thức PSAP
cũng như xây dựng các phác đồ điều trị và phân loại bệnh nhân dành riêng cho đại dịch. Một hệ thống chặt
chẽ trên toàn địa phương hoặc khu vực để theo dõi các cuộc gọi y tế PSAP, các ứng phó và vận chuyển của
EMS cũng như sự sẵn có của các giường bệnh sẽ rất quan trọng để theo dõi và ứng phó với đại dịch.
Những người có giấy phép y tế khẩn cấp mà không tham gia vào việc vận chuyển bệnh nhân cũng vẫn có
khả năng cung cấp các hỗ trợ cho những nhân viên làm việc trong bệnh viện và bệnh xá và có thể, với
những chương trình giáo dục bổ sung, với việc đào tạo và các thẩm quyền pháp lý, mở rộng các phạm vi
hành nghề của họ trong những trường hợp khẩn cấp, ví dụ, quản lý việc tiêm chủng cho công chúng hoặc
các nhân viên hỗ trợ khẩn cấp khác.
Chăm sóc tại nhà
Bởi vì hầu hết những người bị cúm đại dịch sẽ gặp các triệu chứng cúm điển hình, do đó hầu hết những
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
22
người tìm kiếm sự chăm sóc có thể được quản lý một cách thích hợp bởi những người cung cấp các dịch
vụ ngoại trú bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận tại nhà. Quản lý phù hợp các trường hợp cúm ngoại
trú có thể làm giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh nặng và do đó làm giảm nhu cầu chăm sóc bệnh nhân
nội trú. Một hệ thống chăm sóc tại nhà hiệu quả sẽ giảm gánh nặng cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khỏe và bệnh viện và giảm thiểu phơi nhiễm đối với những người không nhiễm bệnh với người bị cúm.
Các trung tâm cuộc gọi điện thoại nên được thiết lập hoặc tăng cường trong các cộng đồng bị ảnh hưởng
để cung cấp lời khuyên về việc ở nhà hay nên tìm kiếm sự chăm sóc. Các nhà cung cấp và tổ chức chăm
sóc sức khỏe tại nhà có thể cung cấp theo dõi cho những người được quản lý tại nhà, giảm khả năng phơi
nhiễm của cộng đồng đối với những người bị bệnh và có thể truyền bệnh.
Quản lý tử vong
Với sự gia tăng có thể dự đoán về số ca tử vong liên quan đến đại dịch cúm, bệnh viện và các cơ sở chăm
sóc sức khỏe nên làm việc với các quan chức y tế của địa phương cũng như các nhà giám định y tế để đánh
giá năng lực hiện tại trong việc làm lạnh thi thể của những người đã tử vong, thảo luận về kế hoạch liên
quan đến tử vong hàng loạt và xác định các khu vực nhà xác tạm thời, và xác định phạm vi và khối lượng
vật tư cần thiết để xử lý sự gia tăng số lượng những người tử vong.
Truyền thông rủi ro
Các quan chức chính phủ và y tế công cộng phải liên lạc rõ ràng và liên tục với công chúng trước và trong
suốt đại dịch. Để duy trì niềm tin của công chúng và tranh thủ sự hỗ trợ của các cá nhân và gia đình trong
các nỗ lực ngăn chặn bệnh tật, các quan chức nhà nước phải cung cấp hướng dẫn rõ ràng và nhất quán về
những gì cá nhân có thể làm để bảo vệ chính mình, cách chăm sóc người nhà tại nhà, khi nào và ở đâu để
tìm kiếm sự chăm sóc y tế, và làm thế nào để bảo vệ người khác và giảm thiểu rủi ro truyền bệnh.
Nhìn chung, các cá nhân sẽ ứng phó với đại dịch và các can thiệp y tế công cộng theo cách mà họ cho là
phù hợp với lợi ích và bản năng tự bảo vệ của họ, và các cơ quan y tế công cộng nên điều chỉnh các chiến
dịch truyền thông rủi ro và các can thiệp phù hợp. Công chúng sẽ phản hồi tích cực với các thông điệp dấy
lên mối quan tâm của họ, làm giảm bớt sự lo lắng và hoang mang, cũng như cung cấp các khuyến khích rõ
ràng cho các hành vi mong muốn. Do đó, thông tin được cung cấp bởi các quan chức y tế công cộng sẽ
phải hữu ích, giải quyết các nhu cầu tức thời, nhưng cũng sẽ giúp các công dân nhận ra và hiểu mức độ mà
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
23
các hành động tập thể của họ sẽ định hình quá trình của một đại dịch.
Cung cấp các thông điệp thường xuyên thông qua một phát ngôn viên có uy tín và chuyên nghiệp là rất cần
thiết. Truyền đạt thông tin lâm sàng đòi hỏi sự chú ý đặc biệt để đảm bảo rằng công chúng có thể hiểu
được. Phân biệt giữa thông điệp chính trị và chuyên môn là điều cần thiết. Các sự cung cấp nên được thực
hiện để truyền thông bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh và cho cả người khuyết tật.
Các mục tiêu quan trọng khác cho các chiến dịch truyền thông bao gồm cung cấp thông tin cho công chúng
về tình trạng của cơ chế ứng phó; cung cấp các hướng dẫn dự đoán và xua tan những kỳ vọng không thực
tế về việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế; cung cấp hướng dẫn về cách có được thông tin về
tình trạng của những người đang mất liên lạc; và cung cấp thông tin liên quan đến các biến chứng cúm, bao
gồm cả những nơi để tìm kiếm sự giúp đỡ nếu mọi người đang gặp khó khăn đáng kể trong việc đối diện
với những mất mát cá nhân hoặc những mối lo ngại về đại dịch.
Quy định / Tài chính / Vấn đề pháp lý
Hơn một phần tư người Mỹ nhận bảo hiểm y tế thông qua Medicare, Medicaid, Chương trình Bảo hiểm
Sức khỏe Trẻ em Tiểu bang (SCHIP), Cục Y tế Cựu chiến binh, TRICARE, hoặc các chương trình khác
của. Đảm bảo quyền truy cập và thanh toán kịp thời cho các dịch vụ có bảo hiểm trong đại dịch sẽ rất quan
trọng để duy trì chức năng của các cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe. Cũng có thể cần phải gia hạn một số
miễn trừ hoặc phát triển các sáng kiến hoặc bảo hiểm dành riêng cho sự cố để tạo điều kiện tiếp cận chăm
sóc. Các hoạt động ứng phó với đại dịch cúm có thể vượt quá nguồn lực ngân sách của các cơ quan chính
phủ, đòi hỏi phải có hành động lập pháp đền bù.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đại dịch, một số yêu cầu có thể được miễn hoặc sửa đổi để tạo
điều kiện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Ví dụ, một số Đạo luật Điều trị Y tế khẩn cấp và
Lao động tích cực (EMTALA), Medicare, Medicaid, SCHIP, và các yêu cầu của Đạo luật về trách nhiệm
giải trình và trách nhiệm bảo hiểm y tế (HIPAA) có thể được miễn trừ sau khi có tuyên bố về tình trạng
khẩn cấp liên quan đến sức khỏe cộng đồng của Bộ trưởng HHS và tuyên bố của Tổng thống về một thảm
họa hoặc một trường hợp khẩn cấp. Quyền để gỡ bỏ hoặc sửa đổi các yêu cầu pháp lý trong đại dịch sẽ
tương ứng với cấp chính quyền ban hành các yêu cầu, cho dù là nhà nước hay địa phương. Các đạo luật và
quy tắc có thể cung cấp sự linh hoạt mà không cần từ bỏ hoặc sửa đổi. Ví dụ, các quy định của HIPAA cho
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
24
phép các đơn vị bảo hiểm có thể tiết lộ thông tin bệnh nhân trong các trường hợp có thể phát sinh trong đại
dịch, bao gồm các tiết lộ: để điều trị; để các cơ quan y tế công cộng phòng chống dịch bệnh và giám sát
sức khỏe cộng đồng, điều tra, và can thiệp; để giảm bớt một mối đe dọa sắp xảy ra đối với sức khỏe và an
toàn; và để liên lạc với các thành viên gia đình, người giám hộ hoặc người chăm sóc. Trong mọi trường
hợp, điều quan trọng là phải làm cho các nhà cung cấp và tổ chức nhận thức được khung pháp lý đã thiết
lập, do đó có thể rõ ràng các cơ quan chức năng và quy định nào có thể hoặc không thể áp dụng trong các
tình huống nhất định. Trước khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, các nhà hoạch định
cấp địa phương nên kiểm tra các luật cấp phép y tế và y tế công cộng hiện hành, về việc quản lý khẩn cấp
giữa các địa phương và thỏa thuận hỗ trợ lẫn nhau, cũng như các thỏa thuận pháp lý và quy định khác để
xác định mức độ mà họ có thể đối mặt với các mối đe dọa mới tiềm ẩn. Miễn trừ sẽ được đưa ra ở bất kỳ
cấp độ nào, có khả năng sẽ được nhắm đến một khu vực bị ảnh hưởng trong một khoảng thời gian tạm thời
và cụ thể. Do đó, trong trường hợp đại dịch đang phát triển, điều quan trọng là phải linh hoạt để mở rộng
hoặc phát triển thêm các miễn trừ khi cần thiết.
Vai trò và trách nhiệm
Mọi người đều chia sẻ trách nhiệm trong việc chuẩn bị, phát hiện và ứng phó với dịch cúm. Những người
nêu trên bao gồm các công dân, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khu vực tư nhân, Cơ quan y
tế nhà nước, địa phương và Chính phủ. Các nhà chức trách địa phương, các khu vực tư nhân và Chính phủ,
tất cả đều có vai trò quan trọng và sẽ phụ thuộc lẫn nhau trong việc chuẩn bị, ứng phó và phục hồi sau đại
dịch. Quản lý hiệu quả các hệ thống ứng phó y tế và y tế công cộng trên toàn quốc trong thời gian đại dịch
sẽ yêu cầu sự phối hợp hành động của tất cả các bộ phận của chính phủ và xã hội.
Các nhà chức trách địa phương chịu trách nhiệm chính trong việc phát hiện và ứng phó với dịch bệnh và
thực hiện các biện pháp để giảm thiểu hậu quả của một vụ bùng phát. Chính phủ sẽ hỗ trợ phát hiện và ứng
phó theo nhiều cách, bao gồm cung cấp nhân viên ứng phó và các chuyên môn, vật tư ứng phó, dịch vụ
tham khảo chẩn đoán và hỗ trợ xét nghiệm, và tài trợ cho các hoạt động ứng phó nhất định. Người ta dự
đoán rằng bản chất thảm khốc của một đại dịch có thể lấn át các khả năng của địa phương. Các cơ quan
Nhà nước sẽ được kêu gọi để cung cấp hỗ trợ bổ sung nhưng ngay cả những tài nguyên đó cũng có thể bị
quá tải ở đỉnh điểm của đại dịch.
aaaaa
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
25
Chính phủ
Chính phủ sẽ sử dụng tất cả các khả năng trong thẩm quyền của mình để hỗ trợ khu vực tư nhân và các cơ
quan y tế công cộng của địa phương trong các hoạt động chuẩn bị và ứng phó. Điều này sẽ tăng sự sẵn sàng
để duy trì các chức năng y tế và y tế công cộng thiết yếu trong một đại dịch và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ
y tế và y tế công cộng theo Kế hoạch đáp ứng quốc gia (NRP). Đồng thời những hỗ trợ này sẽ được chuẩn
bị để tư vấn cho các nhà chức trách địa phương cũng như cộng đồng y tế và y tế công cộng nói chung về
cách triển khai các nguồn lực y tế khan hiếm, sử dụng và phân lập các biện pháp kiểm soát lây lan cộng
đồng, và giải quyết các thách thức y tế do đại dịch cúm gây ra. Chính phủ sẽ thực hiện giám sát và theo dõi
tiến trình của đại dịch ở quy mô quốc gia và quốc tế, hỗ trợ phát triển và sản xuất các biện pháp đối phó y
tế, và tài trợ cho các nghiên cứu về vi-rút cúm có khả năng gây đại dịch. Chính phủ cũng sẽ cung cấp hỗ
trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật cho chính quyền địa phương khi họ phát triển các kế hoạch phòng chống
đại dịch.
Sở Y tế và dịch vụ Dân sinh (HHS): Trách nhiệm chính của HHS là những hành động cần thiết để bảo vệ
sức khỏe của tất cả người Mỹ, bao gồm cả thông tin liên quan đến đại dịch cúm, đi đầu những nỗ lực trong
nước và quốc tế trong việc giám sát và phát hiện dịch cúm, đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu của con
người, thực hiện các biện pháp hạn chế lây lan, và cung cấp các khuyến nghị liên quan đến việc sử dụng,
phân phối và phân bổ các biện pháp đối phó và để cung cấp dịch vụ chăm sóc trong bối cảnh xảy ra thương
vong hàng loạt. HHS sẽ hỗ trợ ngăn chặn nhanh chóng các đợt bùng phát cục bộ trong nước và cung cấp
hướng dẫn cho các cơ quan y tế công cộng của địa phương về việc sử dụng, thời gian và giải trình tự các
biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng. HHS cũng hỗ trợ nghiên cứu y sinh và phát triển vắc-xin
mới cũng như các biện pháp đối phó y tế .
Bộ An ninh Nội địa: Căn cứ theo Chỉ thị của Tổng thống An ninh Nội địa 7 (HSPD-7), DHS phối hợp quản
lý sự cố trong nước và các quy trình ứng phó của nhà nước theo NRP và Hệ thống quản lý sự cố quốc gia
(NIMS). Theo NRP, DHS chịu trách nhiệm điều phối việc bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia,
và trong khuôn khổ Chức năng hỗ trợ khẩn cấp # 8 - Dịch vụ y tế và y tế công cộng (ESF # 8) để triển khai
các vật tư y tế NDMS có sẵn, tài sản thế chấp và thú y.
Bộ quốc phòng (DOD): Trách nhiệm chính của DOD là bảo vệ an ninh quốc gia bằng cách bảo vệ các
quyền lực của nước Mỹ, duy trì hoạt động, và duy trì các nhiệm vụ quân sự quan trọng. Ưu tiên hàng đầu
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
26
của DOD đối với việc bảo vệ sức khỏe con người sẽ đảm bảo đủ khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế
cho lực lượng và người thụ hưởng của Bộ Quốc phòng. Bộ Quốc phòng có thể cung cấp y tế, y tế công
cộng, giao thông vận tải, hậu cần, thông tin liên lạc, và các hỗ trợ khác phù hợp với các cơ quan pháp lý
hiện có và trong phạm vi mà sự chuẩn bị về an ninh quốc gia của DOD không bị xâm phạm.Lý tưởng
nhất là nguồn nhân lực và kỹ thuật của Vệ binh Quốc gia cần được cân bằng giữa việc hỗ trợ cho các nhà
chức trách của các địa phương riêng lẻ và nhu cầu chung về an ninh quốc gia.
Sở Cựu chiến binh (VA): VAcung cấpdịch vụ chămsóc sức khỏe,lợiích tiền tệvà lợiích maitáng chocáccựu chiến
binhQuốcgia.ƯutiênhàngđầucủaVAliênquanđếnbảovệsứckhỏeconngườilàchămsócsứckhỏechocáccựuchiến
binhvàngườithụhưởng.VAcũngcósứ mệnhcungcấpnănglựcytếbổsungđểđiềutrịnhững thương vong phát sinh
từ hoạt động của Bộ Quốc phòng và có thể cung cấp các hỗ trợ khác trong phạm vi mà các nhiệm vụ của
VA nhằm phục vụ các cựu chiến binh không bị xâm phạm.
Sở Lao động (DOL): Trách nhiệm chính của DOL, là những hành động cần thiết để bảo vệ sức khỏe và sự
an toàn của người lao động, bao gồm cả việc truyền đạt thông tin liên quan về đại dịch cúm cho người lao
động và người sử dụng lao động, cũng như các hoạt động liên quan khác.
Các đơn vị địa phương
Các đơn vị địa phương nên có kế hoạch phòng chống đại dịch đáng tin cậy để giải quyết các vấn đề ứng
phó chính và phác thảo các chiến lược để giảm thiểu hậu quả về con người, xã hội và kinh tế của đại dịch.
Họ sẽ mở đầu các yêu cầu vận chuyển và sẽ chịu trách nhiệm chính cho việc phân phối các biện pháp đối
phó y tế được phát hành từ kho dự trữ quốc gia. Các địa phương nên được chuẩn bị để đối mặt với những
thách thức về sự sẵn có của các mặt hàng thiết yếu, các nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe vượt quá khả
năng hiện có, và áp lực đến từ cộng đồng để thực thi các biện pháp kiểm soát lây nhiễm theo những cách
có thể cản trở việc cung cấp dịch vụ và vật tư khẩn cấp cũng như làm trầm trọng thêm hậu quả về kinh tế
của đại dịch. Các địa phương nên làm việc để cải thiện giao tiếp giữa các sở y tế công cộng và cả các đối
tác khu vực tư nhân, chẳng hạn như các cơ sở chăm sóc sức khỏe, các cộng đồng và các cộng đồng đức tin,
và các phòng thí nghiệm lâm sàng có khả năng liên quan đến việc ứng phó với đại dịch. Sở y tế địa phương
nên phối hợp các nỗ lực lập kế hoạch của họ với các cơ sở chăm sóc sức khỏe cấp nhà nước.
aaaaaaaaaaa
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
27
Khu vực tư nhân và các đơn vị cơ sở hạ tầng quan trọng
Khu vực tư nhân sẽ đóng một vai trò không thể thiếu trong sự chuẩn bị trước khi đại dịch bắt đầu và sẽ là
một phần của cơ chế ứng phó quốc gia. Các doanh nghiệp và tập đoàn, đặc biệt là những doanh nghiệp ở
trong các ngành cấu thành các cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia, nên phát triển liên tục các kế hoạch
hoạt động nhằm cung cấp sự bảo vệ sức khỏe cho lực lượng lao động và đảm bảo rằng các chức năng thiết
yếu và các dịch vụ quan trọng vẫn có thể được thực hiện trong bối cảnh có những sự vắng mặt đáng kể.
Các doanh nghiệp và tập đoàn nên được chuẩn bị cho các can thiệp y tế công cộng cũng như các khuyến
nghị có thể làm gia tăng sự vắng mặt. Các thành tố của các khu vực tư nhân liên quan đến việc chăm sóc
sức khỏe cần được chuẩn bị để hỗ trợ các nỗ lực của địa phương, quốc gia và quốc tế trong việc ngăn chặn
hoặc giảm thiểu đại dịch.
Các cá nhân và gia đình
Công dân phải nhận ra và hiểu mức độ mà các hành động cá nhân của họ sẽ chi phối tiến trình của đại dịch.
Thành công hay thất bại của các biện pháp kiểm soát lây lan cuối cùng sẽ phụ thuộc vào hành vi của các
cá nhân,và phản ứng tập thể của 300 triệu người Mỹ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hình dạng của đại dịch và
các hệ quả y tế, xã hội và kinh tế của dịch (xem Ứng phó của cá nhân, gia đình và cộng đồng đối với dịch
cúm giữa các chương 5 và 6).Nhìn chung, các cá nhân sẽ ứng phó với đại dịch và các can thiệp y tế
công cộng theo cách mà họ cho là phù hợp với lợi ích và bản năng tự bảo vệ của họ,và các cơ quan y tế
công cộng nên điều chỉnh các chiến dịch truyền thông rủi ro và có các can thiệp phù hợp.Các cơ quan có
nguy cơ trở nên quá tải sẽ phải dựa vào sự tự giác và ý thức về nghĩa vụ công dân cũng như lòng
nhân đạo của người Mỹ chân chính. Tài năng và kỹ năng của các cá nhân sẽ rất quan trọng trong cơ
chế ứng phó Quốc gia của chúng ta đối với đại dịch.
6. Hành động và kỳ vọng
6.1. Nền móng 1: Chuẩn bị và truyền thông
Sự chuẩn bị và tính minh bạch là những yếu tố quan trọng của Chiến lược và là nền tảng của những nỗ lực
nhằm phát hiện, ngăn chặn, hạn chế, trì hoãn và giảm thiểu đại dịch. Các hoạt động nên được thực hiện
trước đại dịch để đảm bảo sự sẵn sàng và truyền đạt những kỳ vọng và trách nhiệm tới tất cả các cấp
chính quyền và xã hội được mô tả dưới đây.
Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người
28
a. Chuẩn bị cho đại dịch
6.1.1. Tiếp tục làm việc với các quốc gia và địa phương để thiết lập và thực hiện các kế
hoạch ứng phó với đại dịch.
6.1.1.1. Các nhà chức trách cấp quốc gia và địa phương nên xác định và kiểm tra các hành động và ưu
tiên cần thiết để chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, trong vòng 6 tháng. Đo lường hiệu quả: hoàn
thành và truyền thông về các kế hoạch ứng phó với đại dịch cúm quốc gia ở các cấp Quốc gia,
bộ ngành, địa phương; hành động và các ưu tiên được xác định và thử nghiệm.
6.1.1.2. HHS, phối hợp với DHS, sẽ xem xét và phê duyệt các kế hoạch phòng chống cúm của địa phương
để bổ sung và hỗ trợ các chiến lược an ninh nội địa nhằm đảm bảo rằng các khoản tài trợ, đào
tạo, tập trận, kỹ thuật và các hình thức hỗ trợ khác được áp dụng cho một loạt các ưu tiên, khả
năng chung, các khung đo lường hiệu suất, phù hợp với mục tiêu chuẩn bị quốc gia, trong vòng
12 tháng. Đo lường hiệu quả: định nghĩa về các ưu tiên, khả năng và các khung đo lường hiệu
suất; tỷ lệ phần trăm các địa phương có kế hoạch giải quyết các ưu tiên, xác định khả năng và
đáp ứng các điểm chuẩn.
6.1.1.3. DHS, phối hợp với HHS, DOJ, DOT và DOD, sẽ được chuẩn bị để cung cấp huấn luyện về các
yếu tố ứng phó khẩn cấp (ví dụ: quản lý sự cố, xử lý sự cố, bảo mật và thông tin liên lạc) và thực
hiện các hỗ trợ theo yêu cầu của các địa phương cũng như các tổ chức y tế công cộng trong vòng
6 tháng. Đo lường hiệu quả: tỷ lệ phần trăm yêu cầu được đào tạo và hỗ trợ đạt được những con
số như ý.
6.1.2. Xây dựng dựa trên các cơ chế trong nước để phát triển năng lực y tế và thú y
trong hoặc trên phạm vi quyền hạn để phù hợp với các yêu cầu y tế trong khả
năng.
6.1.2.1. Tất cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe nên phát triển và thử nghiệm các kế hoạch nâng cao năng
lực về bệnh truyền nhiễm để giải quyết các thách thức bao gồm: gia tăng nhu cầu về dịch vụ,
thiếu hụt nhân viên, các giao thức cách ly bệnh truyền nhiễm, thiếu hụt nguồn cung và an ninh.
6.1.2.2. HHS, phối hợp với DHS, DOD và VA, sẽ xây dựng chiến lược chung nhằm xác định mục tiêu,
điều kiện và cơ chế triển khai theo tài sản NDMS, Quân đoàn Hoa Kỳ (PHS), Sĩ quan Dịch vụ
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3

More Related Content

Similar to CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3

Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus - Lộ trình mở cửa trở lại | AIE
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus - Lộ trình mở cửa trở lại | AIEỨng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus - Lộ trình mở cửa trở lại | AIE
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus - Lộ trình mở cửa trở lại | AIEPMC WEB
 
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Chien Luoc nganh Thuc Pham Chuc Nang 2013 - 2020 va tam nhin 2030
Chien Luoc nganh Thuc Pham Chuc Nang 2013 - 2020 va tam nhin 2030Chien Luoc nganh Thuc Pham Chuc Nang 2013 - 2020 va tam nhin 2030
Chien Luoc nganh Thuc Pham Chuc Nang 2013 - 2020 va tam nhin 2030Dung Tri
 
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt NamTìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Namluanvantrust
 
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdf
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdfTruyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdf
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdfNuioKila
 
Vi khuan lao
Vi khuan laoVi khuan lao
Vi khuan laoTý Cận
 
Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng - dược phẩm - nhà t...
Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng - dược phẩm - nhà t...Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng - dược phẩm - nhà t...
Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng - dược phẩm - nhà t...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ( tpcn )
Kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ( tpcn )Kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ( tpcn )
Kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ( tpcn )Thuan Kim
 
Phòng Chống Bệnh Không Lây Gánh Năng Bệnh Và Khái Niệm Cơ Bản Sàng Lọc
Phòng Chống Bệnh Không Lây Gánh Năng Bệnh Và Khái Niệm Cơ Bản Sàng Lọc Phòng Chống Bệnh Không Lây Gánh Năng Bệnh Và Khái Niệm Cơ Bản Sàng Lọc
Phòng Chống Bệnh Không Lây Gánh Năng Bệnh Và Khái Niệm Cơ Bản Sàng Lọc nataliej4
 
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huếyoungunoistalented1995
 
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI...
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI...ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI...
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI...nataliej4
 
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
07 chamsocsuckhoebandau cd hadongTS DUOC
 
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt namTiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt namluanvantrust
 
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...PMC WEB
 
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014HA VO THI
 
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾKHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾlamnk
 
Y Te Cong Cong La Gi
Y Te Cong Cong La GiY Te Cong Cong La Gi
Y Te Cong Cong La Giguest6884075
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN CUỐI
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN CUỐICHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN CUỐI
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN CUỐIPMC WEB
 

Similar to CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3 (20)

Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus - Lộ trình mở cửa trở lại | AIE
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus - Lộ trình mở cửa trở lại | AIEỨng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus - Lộ trình mở cửa trở lại | AIE
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus - Lộ trình mở cửa trở lại | AIE
 
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
 
Chien Luoc nganh Thuc Pham Chuc Nang 2013 - 2020 va tam nhin 2030
Chien Luoc nganh Thuc Pham Chuc Nang 2013 - 2020 va tam nhin 2030Chien Luoc nganh Thuc Pham Chuc Nang 2013 - 2020 va tam nhin 2030
Chien Luoc nganh Thuc Pham Chuc Nang 2013 - 2020 va tam nhin 2030
 
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt NamTìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
 
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdf
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdfTruyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdf
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdf
 
Vi khuan lao
Vi khuan laoVi khuan lao
Vi khuan lao
 
Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng - dược phẩm - nhà t...
Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng - dược phẩm - nhà t...Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng - dược phẩm - nhà t...
Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng - dược phẩm - nhà t...
 
Kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ( tpcn )
Kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ( tpcn )Kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ( tpcn )
Kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ( tpcn )
 
Phòng Chống Bệnh Không Lây Gánh Năng Bệnh Và Khái Niệm Cơ Bản Sàng Lọc
Phòng Chống Bệnh Không Lây Gánh Năng Bệnh Và Khái Niệm Cơ Bản Sàng Lọc Phòng Chống Bệnh Không Lây Gánh Năng Bệnh Và Khái Niệm Cơ Bản Sàng Lọc
Phòng Chống Bệnh Không Lây Gánh Năng Bệnh Và Khái Niệm Cơ Bản Sàng Lọc
 
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
 
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI...
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI...ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI...
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI...
 
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
 
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt namTiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
 
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
 
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
 
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾKHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
 
Y Te Cong Cong La Gi
Y Te Cong Cong La GiY Te Cong Cong La Gi
Y Te Cong Cong La Gi
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ.docx
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN CUỐI
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN CUỐICHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN CUỐI
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN CUỐI
 
Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx
Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docxĐề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx
Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx
 

More from PMC WEB

APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2PMC WEB
 
APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14PMC WEB
 
APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine PMC WEB
 
Apartment | No.12
Apartment | No.12Apartment | No.12
Apartment | No.12PMC WEB
 
Life Balance Brochure
Life Balance BrochureLife Balance Brochure
Life Balance BrochurePMC WEB
 
APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11PMC WEB
 
Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1 Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1 PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE MagazinePMC WEB
 
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...PMC WEB
 
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhàAPARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhàPMC WEB
 
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2) APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2) PMC WEB
 
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)PMC WEB
 
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộAZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộPMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE MagazinePMC WEB
 
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...PMC WEB
 

More from PMC WEB (20)

APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15
 
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
 
Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2
 
APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14
 
APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13
 
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
 
Apartment | No.12
Apartment | No.12Apartment | No.12
Apartment | No.12
 
Life Balance Brochure
Life Balance BrochureLife Balance Brochure
Life Balance Brochure
 
APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11
 
Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1 Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1
 
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
 
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
 
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
 
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
 
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhàAPARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
 
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2) APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
 
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
 
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộAZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
 
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
 
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...
 

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3

  • 3. Mục lục MỤC LỤC LỜI NGỎ CHƯƠNG 6 – BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜI......................................................1 GIỚI THIỆU................................................................................................................................................1 NHỮNG CÂN NHẮC CHÍNH.................................................................................................................3 VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM....................................................................................................24 HÀNH ĐỘNG VÀ KỲ VỌNG .....................................................................................................27 CHƯƠNG 7 – BẢO VỆ SỨC KHỎE ĐỘNG VẬT..........................................................55 GIỚI THIỆU..............................................................................................................................................55 NHỮNG CÂN NHẮC CHÍNH...............................................................................................................56 VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM....................................................................................................64 HÀNH ĐỘNG VÀ KỲ VỌNG .....................................................................................................67
  • 4. Lời ngỏ LỜI NGỎ Kính thưa quý độc giả, Cúm là bệnh do vi-rút cấp tính đường hô hấp gây ra trên người và động vật, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời. Cúm có khả năng lây truyền khủng khiếp, được xếp vào một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới khi bùng phát thành dịch. Lịch sử đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm cướp đi mạng sống của hàng triệu người. Các đại dịch cúm có thể gây ra các ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế và đời sống an sinh xã hội, do vậy, việc lập kế hoạch nhằm ứng phó với các đại dịch cúm là một việc làm cần thiết để ngăn chặn và giảm thiểu các hậu quả gây ra bới các đợt bùng phát. Bảo vệ sức khỏe con người là mấu chốt của chiến lược ứng phó với đại dịch. Nếu chúng ta không bảo vệ được sức khỏe con người, chúng ta có khả năng sẽ thất bại trong các mục tiêu thứ cấp là bảo tồn chức năng xã hội và giảm thiệu hậu quả kinh tế. Trong phần 3 này, quý độc giả sẽ được cung cấp một bức tranh tổng quan về các hoạt động nhằm tận dụng các nguồn lực và phối hợp các hành động của các bên liên quan với mục tiêu tối thượng là làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do đại dịch gây ra. Song song với đó, nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho các cá thể động vật cũng là một mục tiêu quan trọng. Chúng ta đều biết rằng những vi-rút cúm gây ra dịch bệnh nghiêm trọng ở động vật, đặc biệt là gia cầm, chính là những nguồn cơn gây ra một loại vi-rút cúm có thể gây đại dịch ở người. Ngăn ngừa dịch bệnh xuất hiện trên các quần thể động vật cũng chính là bảo vệ lợi ích của chính chúng ta, cả về mặt sức khỏe cũng như sự ổn định của các hoạt động kinh tế. Đội ngũ biên dịch hân hạnh đem đến cho quý độc giả bản dịch của Chiến lược để những người đứng đầu các tổ chức, cơ quan hay ban ngành đoàn thể có thể điều hướng, phối hợp hành động và xác định các bên liên quan nhằm tạo ra một cơ chế ứng phó toàn diện và hiệu quả. Vì cơ cấu tổ chức của mỗi đơn vị sẽ có sự khác nhau, trong khuôn khổ bản dịch lần này, đội ngũ biên tập sẽ giữ nguyên tên gọi và chức năng của các cơ quan trực thuộc Chính phủ Hoa Kỳ . Các tổ chức hay các ban ngành có thể sử dụng tài liệu này như một sổ tay hướng dẫn dành cho các quy trình ứng phó và ngăn chặn đại dịch cúm. Như lời phát biểu của Tổng thống Mỹ George Bush, rằng tất cả các nhà chức trách cần phải có một kế hoạch và một tâm thế sẵn sàng đối với đại dịch cúm, đội ngũ biên dịch hi vọng tài liệu này sẽ góp phần tích cực trong công cuộc ứng phó của mọi người.
  • 5. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 1 CHƯƠNG 6 – BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜI Giới thiệu Bảo vệ sức khỏe con người là mấu chốt của sự chuẩn bị cho đại dịch,các mục tiêu và nền móng của Chiến lược quốc gia về dịch cúm (Chiến lược) phản ánh điều này.Nếu chúng ta không bảo vệ được sức khỏe con người,chúng ta có khả năng sẽ thất bại trong các mục tiêu thứ cấp là bảo tồn chức năng xã hội và giảm thiểu hậu quả kinh tế cũng như xã hội của đại dịch.Do đó, các thành phần của Chiến lược, các yếu tố của Kế hoạch thực hiện (Kế hoạch) này,và các dự kiến phân bổ nguồn lực cho sự chuẩn bị, giám sát cũng như các hoạt động ứng phó đều phản ánh nhiệm vụ bao trùm là nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do đại dịch gây ra. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần phải tận dụng mọi công cụ của nguồn lực quốc gia và đảm bảo các hành động của tất cả các bộ phận của chính phủ và xã hội được phối hợp với nhau, trong khi vẫn duy trì hiến pháp chính phủ, luật pháp và trật tự cũng như các chức năng xã hội cơ bản khác. Sự xuất hiện của một chủng cúm mới dễ lây truyền trong cộng đồng loài người ở bất cứ nơi nào sẽ đều gây ra mối đe dọa cho xã hội ở khắp mọi nơi. Cúm không tuân theo các quy tắc ranh giới địa lý hay chính trị. Khi các đại dịch xuất hiện, chúng quét qua các cộng đồng và quốc gia với vận tốc đáng sợ. Ba đại dịch của thế kỷ 20 từng bao vây toàn cầu trong vòng vài tháng sau khi chúng xuất hiện trong các quần thể người.Tỷ lệ tử vong chồng chất và cục bộ của đại dịch có thể gây ra những nỗi kinh hoàng.Ví dụ, đại dịch năm 1918 đã giết chết nhiều người hơn chỉ trong vòng 6 tháng so với hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) đã gây tử vong trong 25 năm qua và hơn cả số người đã chết trong Thế chiến thứ nhất.Chiến lược chính để bảo vệ sức khỏe con người,do đó, phải ngăn chặn sự xuất hiện của một đại dịch đến từ các quần thể động vật nếu có thể,hoặc ngăn chặn nhanh chóng sự bùng phát ở con người tại các nguồn khởi phát, nếu có bùng phát xảy ra.Những nỗ lực của Chính phủ để chuẩn bị và hỗ trợ các chiến lược phòng ngừa và ngăn chặn sẽ được mô tả trong tài liệu này. Bảo vệ sức khỏe con người trong bối cảnh xảy ra đại dịch sẽ cần:(1)giám sát trong nước và quốc tế hiệu quả, và ứng phó kịp thời với dịch cúm ở cả người và động vật;(2) cải thiện xét nghiệm chẩn đoán; (3) phát triển, sản xuất và phân phối nhanh chóng các biện pháp ứng phó y tế chính thức (ví dụ: vắc - xin); (4) sử dụng có mục đích và hiệu quả thuốc kháng vi-rút và các nguồn y tế khan hiếm khác để điều trị cho các cá nhân có triệu chứng;(5) sự ứng dụng hợp lý các biện pháp kiểm soát lây lan cộng đồng; (6) truyền
  • 6. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 2 thông hiệu quả các chiến lược giảm thiểu rủi ro cho các khu vực tư nhân và các cá nhân;và(7)sự hợp tác tác đầy đủ của công chúng và các khu vực tư nhân.Một cơ chế ứng phó y tế và sức khỏe cộng đồng linh hoạt và tháo vát có khả năng cứu sống người bệnh bằng cách trì hoãn sự xuất hiện của dịch bệnh, giảm tỷ lệ dân số mắc bệnh cúm hoặc nhiễm bệnh nặng,và giảm gánh nặng cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe quan trọng.Để cơ chế ứng phó như vậy xảy ra,các quan chức nhà nước, địa phương phải đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan hiểu được trách nhiệm của mình và được chuẩn bị đầy đủ để thực hiện vai trò,họ phải ưu tiên sử dụng các nguồn lực khan hiếm, cũng như phải đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ chính phủ, cấp cứu và y tế thiết yếu. May mắn thay, chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên của sự tiến bộ khoa học và y tế. Ngày nay chúng ta hiểu rõ về vi-rút cúm và các căn bệnh mà nó gây ra hơn bao giờ hết. Ngành vắc-xin đang có những bước tiến nhanh chóng và chúng ta đang tìm hiểu thêm về việc sử dụng tá dược và các chiến lược giảm liều khác. Hai loại thuốc chống vi-rút mới và hiệu quả (oseltamivir và zanamivir) đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt trong 7 năm qua. Chúng ta hiểu nhiều hơn về động lực lây truyền và dịch tễ học của bệnh cúm so với thời điểm xảy ra đại dịch gần nhất, năm 1968. Chúng ta có hệ thống giám sát dịch bệnh quốc tế và trong nước tốt hơn và chúng ta đã phát triển một mạng lưới quốc gia của các phòng thí nghiệm chẩn đoán kết hợp thuốc thử và các giao thức chuẩn hóa. Kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2001, chúng ta đã đầu tư đáng kể vào tất cả các khía cạnh cho những hoạt động nhằm chuẩn bị sự sẵn sàng cho các khẩn cấp y tế công cộng. Nói tóm lại, chúng ta đã được chuẩn bị tốt hơn bao giờ hết để đương đầu với các thách thức to lớn do đại dịch gây ra. Nhưng các thách thức sẽ là rất ghê gớm. Chúng ta không hiểu tại sao một số vi-rút cúm lây truyền một cách hiệu quả và một số thì không.Trong trường hợp xảy ra đại dịch, chúng ta sẽ phải khắc phục những thiếu hụt nghiêm trọng về năng lực cho những sự gia tăng đột biến trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe.Khả năng sản xuất vắc-xin hiện tại của chúng ta không thể theo kịp với các đại dịch tiềm tàng. Chúngta thiếucáckho dự trữđầyđủcác loạithuốcchốngvi-rútvàkếhoạchphânphốicác nguồncung.Hầu hết các hệ thống giám sát không hoạt động trong thời gian thực.Chúng ta không thể định lượng giá trị của các chiến lược kiểm soát lây nhiễm khác nhau và không biết thời điểm tối ưu để sắp xếp thứ tự những tác nhân sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng.Cuối cùng, và có lẽ là quan trọng nhất, các thành viên của cộng đồng có thể không đánh giá cao tầm quan trọng của các sự chăm sóc mà họ sẽ cung cấp cho các thành viên bị bệnh trong
  • 7. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 3 gia đình, các mức độ mà họ có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh,cũng như mức độ mà các hành động mang tính tập thể của họ sẽ định hình tiến trình của một đại dịch. Những cân nhắc chính Các mục tiêu chiến lược chính của Chiến lược là: (1) ngăn chặn, làm chậm hoặc hạn chế sự lây lan của bệnh; (2) giảm thiểu bệnh tật, đau đớn và tử vong; và (3) duy trì cơ sở hạ tầng và giảm thiểu tác động lên nền kinh tế và các hoạt động của xã hội. Những mục tiêu này không tuần tự mà sẽ hỗ trợ lẫn nhau. Mục tiêu của Chiến lược là hoàn thành cả ba mục tiêu, ở bất kỳ mức độ nào có thể, tại mọi thời điểm trong đại dịch. Dịch tễ học Việc lây truyền một tác nhân truyền nhiễm giữa các cá nhân là một sự kiện mang tính cơ hội,xác suất thay đổi tùy theo tính chất và sự gần gũi của các tiếp xúc. Trung bình, một bệnh dịch xảy ra khi một người nhiễm bệnh truyền bệnh cho nhiều hơn một người khác (R0, hoặc tỷ lệ phát sinh,> 1).Ngược lại, và rất quan trọng, sự bùng phát của bệnh truyền nhiễm sẽ giảm dần và cuối cùng chấm dứt khi,theo trung bình,một cá nhân bị nhiễm bệnh truyền nhiễm cho ít hơn một người khác (tỷ lệ phát sinh <1). Chìa khóa để ngăn chặn dịch bệnh là đưa tỷ lệ phát sinh xuống dưới 1 và giữ ở mức đó thông qua bất kỳ phương tiện nào, hoặc kết hợp các phương tiện nếu khả thi. Những phương tiện này có thể bao gồm việc sử dụng hiệu quả vắc-xin hoặc điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi-rút,việc xác định và cách ly các cá nhân bị nhiễm bệnh và cách ly những người đã tiếp xúc,cũng như việc thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm bệnh và giãn cách xã hội thích hợp. Vận tốc của dịch bệnh - tốc độ dịch bệnh lan truyền trong cộng đồng —là một chức năng của tỷ lệ phát sinh cơ bản của một căn bệnh và là khoảng thời gian để các cá nhân bị nhiễm bệnh lây nhiễm sang cho người khác (thời gian phát sinh hoặc Tg). Cúm là một bệnh có khả năng truyền nhiễm vừa phải nhưng có thời gian phát sinh rất ngắn. Các ước tính gần đây cho thấy rằng mặc dù tỷ lệ phát sinh của hầu hết các chủng cúm là dưới 2, thời gian phát sinh có thể chỉ là 2,6 ngày.Các thông số này dự đoán rằng trong trường hợp không có biện pháp ngăn chặn bệnh,số ca mắc dịch cúm sẽ tăng gấp đôi cứ sau 3 ngày. Điều quan trọng cần lưu ý là vận tốc của tốc độ phát sinh sẽ quyết định cường độ của các biện pháp cần thiết để ngăn chặn lây truyền,trong khi các thành phần của thời gian phát sinh — như là thời gian
  • 8. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 4 của các thời kỳ tiềm ẩn và truyền nhiễm — xác định cách thức và thời điểm các biện pháp này phải được áp dụng. Bệnh nhân cúm thường nhiễm bệnh sau khoảng 1 đến 1,5 ngày và trước khi có triệu chứng. Trong khoảng 2 ngày, hầu hết những người bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh,phổ và mức độ nghiêm trọng có thể thay đổi đáng kể.Hiểu về lịch sử tự nhiên của bệnh cúm cho phép chúng ta có thể đánh giá các biện pháp ứng phó tiềm năng và xác định các yếu tố quan trọng cho sự thành công.Dựa trên sự thật rằng sẽ có 2 ngày tính từ khi nhiễm bệnh cho đến khi phát bệnh trong hầu hết các trường hợp, thế nên có thể lấyví dụ rằng, một tỷ lệ đáng kể những người nhiễm bệnh sẽ đi du lịch quốc tế đến Hoa Kỳ mà không có triệu chứng khi lên máy bay và vẫn sẽ khỏe mạnh khi đến nơi, và đương sẽ không bị phát hiện khi tiến hành sàng lọc ở biên giới. Tầm quan trọng của các điều kiện ban đầu Mặc dù chúng ta không thể dự đoán mức độ nghiêm trọng của đại dịch trước khi nó bắt đầu, các phân tích ban đầu về đặc điểm của vi-rút và dịch tễ học của chúng sẽ cho chúng ta biết nhiều hơn về cách thức mà đại dịch sẽ diễn ra. Các yếu tố quyết định chính các cơ chế ứng phó y tế công cộng đối với đại dịch sẽ là mức độ nghiêm trọng của dịch,được xác định bởi khả năng gây ra bệnh tật nghiêm trọng và tử vong,đặc biệt là ở những nơi có nguy cơ thấp,và sự sẵn có cũng như hiệu quả của vắc-xin và thuốc kháng vi-rút. Quyết định về việc ưu tiên và phân phối các biện pháp đối phó y tế; nội dung của các chiến dịch truyền thông rủi ro; áp dụng các biện pháp kiểm soát lây lan trong cộng đồng; và liệu khi nào nên thực hiện các điều chỉnh trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc tương xứng với các nguồn lực sẵn có sẽ có liên quan với nhau và tất cả được xác định cơ bản bởi các yếu tố này, sẽ đều phải được nắm rõ khi bắt đầu xảy ra bùng phát. Đây là những yếu tố kích hoạt quan trọng sẽ điều hướng cho hành động của các cơ quan y tế công cộng. Ví dụ, các đại dịch nghiêm trọng là mối đe dọa lớn nhất đối với các cơ sở hạ tầng quan trọng và an ninh quốc gia. Các đội nhóm nhận được quyền truy cập ưu tiên đến các biện pháp ứng phó y tế trong bối cảnh xảy ra đại dịch nghiêm trọng sẽ phản ánh các nhu cầu về việc duy trì cơ sở hạ tầng và chức năng bảo mật. Khi nguồn cung cấp vắc-xin và thuốc kháng vi-rút hạn chế,các mục tiêu hỗ trợ sẽ được thu hẹp hơn và tầm quan trọng của các biện pháp kiểm soát lây truyền cộng đồng sẽ lớn hơn.Việc cung cấp không đầy đủ các
  • 9. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 5 biện pháp ứng phó trong bối cảnh đại dịch nghiêm trọng cũng sẽ là một dấu hiệu cho chính quyền nhằm gia tăng năng lực và chuẩn bị thay đổi tiêu chuẩn chăm sóc bằng cách mở rộng nhân viên,mở rộng vai trò đã được xác nhận của các nhà cung cấpvà thành lập bệnh xá.Thông điệp công khai cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, các bên liên quan và công chúng sẽ nhằm chuẩn bị họ cho đương đầu với một đại dịch nghiêm trọng cũng như với sự thiếu hụt các biện pháp ứng phó y tế.Không cần thiết phải đợi số ca nhiễm bệnh tăng theo cấp số nhân. Mặt khác, việc cung cấp vắc-xin và thuốc kháng vi-rút một cách dồi dào hơn sẽ cho phép chúng ta linh hoạt trong các chiến lược và mục tiêu sử dụng các biện pháp ứng phó y tế.Bảo tồn cơ sở hạ tầng quan trọng và các chức năng bảo mật sẽ vẫn rất quan trọng,nhưng cũng cần cân nhắc các nỗ lực nhằm giảm lây nhiễm trong cộng đồng thông qua việc tiêm chủng sớm cho trẻ hoặc bằng cách cung cấp dự phòng sau phơi nhiễm cho những người đã tiếp xúc trong gia đình của người bệnh. Dự đoán một đại dịch có thể gây ra bởi một loại vi-rút có khả năng gây bệnh cao,chính quyền vẫn cần gia tăng năng lực và chuẩn bị thay đổi tiêu chuẩn chăm sóc bằng cách mở rộng nhân viên,mở rộng vai trò đã được xác nhận của các nhà cung cấpvà thành lập bệnh xá. Các thông điệp đại chúng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Trong bối cảnh một đại dịch ít nghiêm trọng hơn, nơi mà các mối quan tâm về cơ sở hạ tầng và an ninh không đáng kể,những nỗ lực có thể được tập trung vào việc bảo vệ những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng và tử vong ngay từ đầu,đặc biệt là nếu nguồn cung các biện pháp đối phó y tế không dồi dào.Cơ quan y tế công cộng có thể đề nghị chăm sóc tại nhà,có hoặc không cần cách ly,cho phần lớn bệnh nhânvà chi phí cũng như lợi ích của các biện pháp kiểm soát lây lan trong cộng đồng cũng sẽ được tính theo các cách khác nhau. Giá trị của các khuôn khổ trong việc ra quyết định sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của đại dịch và việc cung cấp vắc-xin cũng như thuốc kháng vi-rút sẽ nhằm tạo điều kiện cho một kế hoạch trước đại dịch quyết đoán và cụ thể, đồng thời cho phép xây dựng trước cácthuật toán ứng phó và sơ đồ cây của các quyết định. Điều quan trọng là phải định hình trước những dự định này này bằng cách lưu ý rằng các cơ chế kháng vi- rút có thể phát triển theo thời gian và khả năng gây bệnh của các chủng lưu hành có thể thay đổi khi vi-rút thích nghi với vật chủ là con người, do đó việc theo dõi liên tục các cơ chế để có thể kháng vi-rútvà các thay đổi về mặt địa lý hoặc thay đổi trên quy mô toàn cầu về hiệu quả của vắc-xincũng như về mầm bệnh của vi-rút trong một đại dịch sẽ là điều cần thiết.Chiến lược sử dụng cho vắc-xin và thuốc kháng vi-
  • 10. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 6 rút hiện đang khan hiếm có thể thay đổi để đáp ứng với những dự định như vậy hoặc do việc cung cấp các biện pháp đối phó có thể thay đổi theo thời gian. Duy trì nhận thức tình huống Giám sát Mục tiêu của việc giám sát dịch cúm là theo dõi các phân nhóm cúm mới và phát hiện các nhóm gây bệnh nặng ở người - dấu hiệu để báo trước cho sự xuất hiện của các chủng có khả năng gây đại dịch, để tạo điều kiện cho những nỗ lực ngăn chặn sớm và quyết liệt. Các chương trình và mục tiêu giám sát quốc tế được mô tả trong Chương 4 - Nỗ lực quốc tế.Mục tiêu giám sát trong nước bao gồm phát hiện các trường hợp bệnh đầu tiên ở Hoa Kỳ nếu đại dịch khởi nguồn ở nước ngoài,xác định sự lây lan, làm sáng tỏ các tác động sức khỏe và các nhóm có nguy cơ cao,đồng thời theo dõi các đặc điểm của vi-rút, bao gồm các thay đổi về kháng nguyên và di truyền, cũng như các thay đổi nhằm kháng lại các thuốc ngừa vi-rút. Chính phủ sẽ thu thập dữ liệu giám sát ngoại trú, bệnh viện và các ca tử vong thông qua nhiều hệ thống và mạng lưới,và trong những năm gần đây đã cải thiện khả năng tổng hợp và phân tích dữ liệu trong thời gian thực.Thật không may, các hệ thống hiện tại không cung cấp đủ độ sâu cũng như phạm vi để điều hướng tất cả các yếu tố của cơ chế ứng phó quốc gia,và cần rất nhiều thời gian cũng như các phân tích nhằm đánh giá hậu quả của các dịch cúm theo mùa và hiệu quả của các vắc-xin hàng năm.Đểkhắcphục nhược điểmnày, và đểnângcaonhậnthức tìnhhuống, các sở y tế công cộng ở địa phương nên ưu tiên thiết lập hoặc tăng cường các hệ thống giám sát dịch cúmtrong phạm vi quyền hạn của họ. Để cải thiện khả năng giám sát quốc gia,Hệ thống tích hợp giám sát sinh học quốc gia (NBIS) đã được thành lập để cung cấp một bức tranh tổng quan về các hoạt động giám sát sinh học ở tất cả các nguồn nhằm cải thiện khả năng cảnh báo sớm và tạo điều kiện cho các hoạt động ứng phó quốc gia thông qua việc nhận thức tình huống tốt hơn. Trong trường hợp xảy ra đại dịch, các quốc gia nên chuẩn bị để tăng xét nghiệm chẩn đoán cúmcũng như tần suất báo cáo cho Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC).Phát hiện sớm vi-rút đại dịch ở cấp địa phương yêu cầu việc thu thập và thử nghiệm các mẫu vật thích hợp theo khuyến nghị. Các thử nghiệm quyết liệt sẽ là cần thiết trong giai đoạn đầu của đại dịch,khi việc phát hiện sự xâm nhập của vi- rút vào các địa phương hoặc cộng đồng sẽ là mục tiêu chính. AAAAAAA
  • 11. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 7 Ứng phó Duy trì nhận thức tình huống trong một đại dịch sẽ vô cùng khó khăn.Ngoài các hoạt động giám sát và báo cáo bệnh tật được mô tả ở trên,Chính quyền địa phương cũng sẽ được kêu gọi thu thập,phân tích, tích hợp và báo cáo thông tin về tình trạng của bệnh viện cũng như hệ thống chăm sóc sức khỏe của họ, các cơ sở hạ tầng quan trọng và các yêu cầu về nguyên vật liệu,đồng thờihọ sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin đó vào thời điểm mà khả năng của họ có thể bị suy yếu bởi các sự vắng mặt đáng kể của các nhân công. Theo dõi tài nguyên của bệnh viện và hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể và nên được thực hiện trong thời gian thực.Việc xác định các điểm căng thẳng và sự thiếu hụt trọng tâm trong thời gian thực sẽ cho phép gánh nặng chăm sóc bệnh nhân được phân phối trên các hệ thống chăm sóc sức khỏe một cách hợp lí hơn, bảo tồn các chức năng cốt lõi mặc cho nhu cầu đang gia tăng một cách đáng kể và thậm chí là rất lớn. Ngoài ra, việc nhận biết sớm sự gia tăng trong tải trọng hệ thống có thể đóng vai trò nhằm kích hoạt các quan chức y tế công cộng thực hiện hoặc thúc đẩy các biện pháp phòng ngừa bệnh nghiêm ngặt hơn và để điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tương xứng với các nguồn lực sẵn có. Thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh và kiểm soát lây nhiễm có khả năng gây ra chi phí đáng kể cho các cộng đồng bị ảnh hưởng.Xác định thời điểm và các ngưỡng tối ưu cho những can thiệp liên quan với chi phí lớn sẽ trở nên khó khăn trong trường hợp không có dữ liệu định lượng về hiệu quả của chúng cũng như lợi ích mà chúng sẽ mang lại.Hiểu biết sâu sắc về sinh học và mô hình lây truyền cúm,cũng như hiệu quả của các chiến lược ngăn ngừa bệnh khác nhau, sẽ phát triển theo thời gian thực và có thể dễ dàng tiến hành phân tích và mô hình hóa. Vai trò của các xét nghiệm chẩn đoán nhanh chóng và đáng tin cậy Trong thời gian tăng cường giám sát cho sự xuất hiện của các chủng cúm mới và ở giai đoạn đầu đại dịch, khi bệnh khởi phát ở một hoặc một số quốc gia, cả đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học (ví dụ: phơi nhiễm) đều rất quan trọng trong việc giám sát và phát hiện các trường hợp.Khi đại dịch bắt đầu lan rộng, xét nghiệm chẩn đoán nhanh có thể được sử dụng rộng rãi để phân biệt cúm A với các bệnh về hô hấp khác.Một khi bệnh dịch đã lan rộng, các trường hợp sẽ được xác định chủ yếu bằng các phát hiện lâm sàng. Trong lịch sử, hầu hết bệnh nhân bị cúm đại dịch đều có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như
  • 12. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 8 cúm mùa, mặc dù trong một số trường hợp các dấu hiệu là nặng hơn và tiến triển rất nhanh. Các xét nghiệm chẩn đoán nhanh về cúm là các xét nghiệm sàng lọc nhiễm vi-rút cúm sẽ cho kết quả trong vòng 60 phút,có thể được sử dụng cho các cá nhân hoặc nhóm.Các xét nghiệm chẩn đoán sẽ rất quan trọng trong giai đoạn đầu của đại dịch,khi việc xác định các trường hợp đầu tiên ở một địa phương là quan trọng, và chúng cũng có thể trở nên hữu ích kể cả khi khi dịch bệnh thuyên giảm và trở nên ít phổ biến hơn.Tùy thuộc vào độ nhạy cũng như độ đặc hiệu, những thử nghiệm như vậy cũng có thể tạo điều kiện sàng lọc khách du lịch tại các cảng nhập cảnh hoặc trước khi lên máy bay.Hiện tại,các xét nghiệm chẩn đoán nhanh và các giao thức kiểm trakhông phân biệt được giữa các phân nhóm và chủng cúm cụ thể và,bởi vì độ nhạy và độ đặc hiệu dưới mức tối ưu của chúng,thậm chí không thể phân biệt rõ ràng giữa cúm và các tác nhân gây bệnh tương tự. Bởi vì các xét nghiệm chẩn đoán có sẵn có độ nhạy, độ đặc hiệu và yêu cầu kỹ thuật khác nhau,chúng có thể được sử dụng trong các bối cảnh khác nhau và cho các mục đích khác nhau trong đại dịch. Các công nghệ mới và các phương pháp tiếp cận mới đang giảm chi phí và cải thiện tính đặc hiệu cũng như độ nhạy của các xét nghiệm chẩn đoán nhanh đến mức cho phép các xét nghiệm nhằm phân loại các phân nhóm và chủng cúm để sàng lọc quy mô lớn trong vòng vài năm tới.Nếu các xét nghiệm này có thể được đóng gói theo các cách để tạo điều kiện cho việc sử dụng chúng trong các môi trường phi lâm sàng, tiềm năng của chúng trong việc tạo điều kiện cho những nỗ lực ngăn chặn bệnh tật sẽ còn lớn hơn,bằng cách cho phép sàng lọc khách du lịch một cách hiệu quả hơn (và do đó, áp dụng những khoanh vùng mục tiêu nhằm hạn chế di chuyển được nhiều hơn) hoặc thậm chí bằng cách xác định bệnh nhân trước cả khi họ có triệu chứng hoặc có khả năng lây nhiễm. Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu trong lĩnh vực này, trong nỗ lực nhằm thúc đẩy những tiến bộ. Tạm thời, các công nghệ chẩn đoán hiện tại phải được sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc sàng lọc nhanh chóng các cá nhân bị nhiễm đại dịch cúm. Cuối cùng, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS), Bộ Nông nghiệp (USDA), Bộ Năng lượng (DOE), Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA), Bộ Quốc phòng (DOD), Cục Điều tra Liên bang (FBI), và Bộ An ninh Nội địa (DHS) tham gia với các phòng thí nghiệm y tế công cộng của địa phương, thuộc Mạng lưới ứng phó của phòng thí nghiệm (LRN), các phòng thí nghiệm thành viên đã thông qua tiêu chuẩn chẩn đoán thống nhất, các giao thức và thuốc thử, có thể thực hiện xét nghiệm xác nhận các phân nhóm và chủng đặc hiệu cho cúm. HHS và các khu vực tư nhân cũng đã phát
  • 13. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 9 triển các bộ chẩn đoán nhanh với thông lượng cao, sẽ trải qua các thử nghiệm thực địa tiến hành bởi các nhà khoa học Hoa Kỳ, Đông Nam Á cũng như các quan chức y tế công cộng để xác định các tiện ích và sự dẻo dai của các sản phẩm này. Sản xuất biện pháp ứng phó, ưu tiên, phân phối và bảo mật Cách tối ưu để kiểm soát sự lây lan của đại dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong là sử dụng vắc- xin. Nói rộng hơn, vắc-xin có thể được chia thành các loại được phát triển nhằm chống lại các chủng vi-rút cúm ở động vật đã gây ra các ca nhiễm bệnh tách biệt ở người, có thể được coi là “vắc-xin phòng chống tiền đại dịch”, và những vắc-xin được phát triển nhằm chống lại các chủng đã phát triển khả năng lây truyền từ người sang người một cách bền vững và hiệu quả (“vắc-xin đại dịch”). Bởi vì sự xuất hiện của vi-rút trong quần thể người phản ánh những đột biến sinh học của vi-rút gây đại dịch, vắc-xin phòng chống tiền đại dịch có thể là một canh bạc tốt hoặc không — và có thể cung cấp những sự bảo vệ lớn hơn hoặc ít hơn nhằm chống lại chủng đại dịch cuối cùng sẽ xuất hiện. Các vắc-xin cúm khử hoạt tính được FDA cấp phép hiện nay dựa trên các công nghệ đã được phát triển hơn 30 năm trước. Các nhà khoa học trước tiên chọn ra ba chủng vi-rút mà họ dự kiến sẽ lưu hành ở Hoa Kỳ trong các mùa tiếp theo. Những chủng này sau đó được điều chỉnh để phát triển trong trứng gà đã thụ tinh và các nhà sản xuất sẽ tiêm từng chủng vi-rút riêng biệt vào hàng triệu quả trứng mà sau đó sẽ được ủ để tạo ra vi-rút cúm. Những mẻ trứng lớn này được thu hoạch và các tinh thể vi-rút thu được sẽ được khử hoạt tính, bị phá vỡ cấu trúc hóa học, và pha trộn vào một sản phẩm vắc-xin duy nhất bao gồm cả ba chủng vi-rút cúm. Một liều vắc-xin tam trị có chứa 15 ug hemagglutinin cho mỗi thành phần kháng nguyên. Tổng liều (45 ug) xấp xỉ lượng vi-rút tinh khiết thu được từ dịch nang của một quả trứng. Do đó, các quy trình sản xuất hiện tại yêu cầu các nhà sản xuất phải có một quả trứng gà đã thụ tinh cho mỗi liều vắc-xin được sản xuất và sẽ phụ thuộc vào sự sẵn có kịp thời của các giống chủng vắc-xin. Thuốc kháng vi-rút có thể được sử dụng để điều trị hoặc điều trị dự phòng cho những người đã tiếp xúc với cúm. Hiện tại chỉ có hai nhóm thuốc — Các chất neuraminidase và adamantanes — đã được chứng minh có thể có hiệu quả trong việc chống lại vi-rút cúm đang lưu hành. Cả hai nhóm thuốc đều có hiệu quả cao nhất nếu được sử dụng trong giai đoạn đầu của lây lan, nhưng hiệu quả trong việc điều trị cho bệnh nhân mắc H5N1 hoặc nhiễm các phân nhóm và chủng khác có khả năng gây đại dịch đòi hỏi phải có các đánh giá thêm.
  • 14. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 10 Sản xuất Chính phủ đã thiết lập hai mục tiêu vắc-xin chính: (1) thiết lập và duy trì các kho dự trữ vắc-xin trước đại dịch đủ để phòng ngừa cho 20 triệu người chống lại các chủng cúm gây ra mối đe dọa đại dịch; và (2) mở rộng công suất sản xuất vắc-xin cúm trong nước để sản xuất vắc-xin đại dịch cho toàn bộ người dân trong nước trong vòng 6 tháng sau khi tuyên bố đại dịch. Trong khi tiến độ có thể được thực hiện cho mục tiêu đầu tiên với các phương pháp sản xuất dựa trên trứng hiện nay, các cơ sở sản xuất vắc-xin cúm trong nước hiện tại thiếu năng lực bổ sung đủ để đáp ứng yêu cầu thứ hai. Hơn nữa, do dân số không có khả năng miễn dịch nền đối với các chủng cúm có khả năng gây đại dịch, rất có khả năng sẽ cần nhiều kháng nguyên vắc-xin hơn cho mỗi người để tạo ra khả năng miễn dịch. Lượng kháng nguyên vắc-xin hiện đang được sản xuất phù hợp với các yêu cầu thông thường đối với vắc- xin cúm theo mùa, không phải là yêu cầu đối với vắc-xin đại dịch khi mà có thể cần nhiều hemagglutinin hơn trên mỗi người so với vắc-xin theo mùa để tạo ra cơ chế ứng phó miễn dịch hiệu quả. Hơn nữa, trong trường hợp xảy ra đại dịch, có khả năng vắc-xin cúm số lượng lớn được sản xuất bên ngoài Hoa Kỳ (và chiếm khoảng 40% nguồn cung trong nước hàng năm) sẽ không có sẵn. Do đó, các biện pháp được Chính phủ thực hiện trong nhiều năm qua để đảm bảo nguồn cung cấp trứng an toàn và hỗ trợ mở rộng cũng như đa dạng hóa năng lực sản xuất vắc-xin cúm sẽ cần yêu cầu được tăng cường và tăng tốc đáng kể. Chính phủ đã áp dụng chiến lược đinh ba để đảm bảo gia tăng năng lực cần thiết cho vắc-xin trước đại dịch và trong đại dịch.Các sáng kiến hiện tại nằm trong danh mục phát triển, thành lập và mở rộng các cơ sở sản xuất vắc-xin mới của Hoa Kỳ cũng như việc mua về vắc-xin. Để phù hợp với mục tiêu của chúng ta là phát triển khả năng sản xuất vắc-xin ứng phó nhanh, chúng ta sẽ hỗ trợ các phát triển tiên tiến của vắc-xin cúm dựa trên tế bào. Chính phủ cũng sẽ hỗ trợ cải tạo các cơ sở sản xuất hiện có của Hoa Kỳ hiện đangsản xuất vắc-xin hoặc sinh học dựa trên tế bào được FDA cấp phép cũng như thành lập các cơ sở sản xuất vắc-xin cúm dựa trên tế bào nội địa mới. Để đáp ứng nhu cầu vắc-xin trước đại dịch mà không làm ảnh hưởng đến các chiến dịch sản xuấtvắc-xin cúm theo mùa,Chính phủ sẽ tiếp tục thông suốt tới năm 2008 để mua vắc-xin H5N1 từ các nhà sản xuất vắc-xin cúm được Hoa Kỳ cấp phép. Với những sáng kiến này cộng thêm các sáng kiến khác, mục tiêu về năng lực vắc-xin đại dịch ở Hoa Kỳ có thể nằm trong tầm tay vào cuối năm 2010. Những cải tiến trong công nghệ vắc-xin có thể làm giảm bớt một số lo ngại về năng lực vắc-xin.Chiến lược
  • 15. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 11 giảm liều cho vắc-xin cúm hiện đang trong quá trình đánh giá có thể làm giảm yêu cầu về kháng nguyên vắc-xin trên mỗi liều và/hoặc cho phép miễn dịch hiệu quả chỉ với một mũi tiêm. Trong tương lai, vắc-xin cúm phổ rộng có thể bổ sung cho vắc-xin cúm theo mùa và vắc-xin cúm đại dịch nhằm làm rộng hơn tính đặc hiệu của vi-rút cũng như sự lâu dài của các miễn dịch tăng cường,đặc biệt là ở những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất - trẻ em, người già và các người bệnh mãn tính. Chính phủ đã thiết lập hai mục tiêu chính để dự trữ thuốc kháng vi-rút hiện có: (1) thiết lập và duy trì kho dự trữ đủ để điều trị cho 75 triệu người,phân biệt rạch ròi giữa kho dự trữ của Nhà nước và địa phương; và (2) thiết lập và duy trì kho dự trữ nhà nước gồm 6 triệu khóa điều trị dành riêng cho các nỗ lực ngăn chặn.Trong một nỗ lực để mở rộng các vũ trang y tế, Chính phủ cũng đang hỗ trợ các dự án nghiên cứu để tối ưu hóa các chiến lược sử dụng cho các loại thuốc kháng vi-rút hiện có,xác định mục tiêu thuốc mới,và phát triển các hợp chất nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, nhân lên và trưởng thành của vi-rút. Ưu tiên Chính phủ đang phát triển các hướng dẫn để hỗ trợ chính quyền Nhà nước và địa phương cũng như khu vực tư nhân trong việc xác định các nhóm nên được tiếp cận ưu tiên đối với các biện pháp ứng phó y tế khan hiếm.Các khuyến nghị ưu tiên sẽ phản ánh các mục tiêu ứng phó với đại dịch nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh nghiêm trọng; duy trì cơ sở hạ tầng quan trọng và chức năng xã hội; làm giảm tác động kinh tế cũng như duy trì an ninh quốc gia.Hạn chế lây truyền cũng có thể là một mục tiêu.Dự phòng kháng vi-rút dành cho các thành viên trong gia đình có tiếp xúc với người nhiễm bệnhvà tiêm phòng cho trẻ emcó thể làm giảm sự lây lan của bệnh trong các cộng đồng bị ảnh hưởng nhưng sẽ cần một lượng lớn thuốc và vắc-xin.Nếu nguồn cung và tài nguyên y tế công cộng là đủ, các chiến lược này có thể được theo đuổi trong một số cài đặt nhất định. Ưu tiên sử dụng vắc-xin và thuốc kháng vi-rút sẽ thay đổi dựa trên mức độ nghiêm trọng của đại dịch cũng như nguồn cung vắc-xin và thuốc.Trong bối cảnh nguồn cung vắc-xin và thuốc rất hạn chế,thu hẹp nhóm đối tượng mục tiêu và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ là việc làm được yêu cầu.Vắc xin có thể được dành riêng cho các nhân viên quan trọng, trong khi thuốc kháng vi-rút sẽ được dành riêng cho những người có triệu chứng mà nguy cơ cao sẽ trở thành các biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.Với nguồn cung lớn hơn, có thể khả thi để mở rộng các nhóm ưu tiên và thực hiện các chiến lược để hạn chế lây truyền bệnh.
  • 16. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 12 Nhận thấy rằng không có danh sách ưu tiên duy nhất nào phù hợp cho tất cả các kịch bản đại dịch, do vậy các hướng dẫn sẽ được phát triển cho nhiều trường hợp. Việc sử dụng vắc-xin trước đại dịch sẽ có mục tiêu nhằm duy trì các chức năng xã hội quan trọng thông qua việc bảo vệ các nhân viên ở những cơ sở hạ tầng quan trọng và để bảo vệ những người có nguy cơ cao bị phơi nhiễm và nhiễm bệnh trong đại dịch,chẳng hạn như những người làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe hoặc những người ứng phó ở tuyến đầu.Mục tiêu tiêm phòng trước đại dịch có thể bao gồm tiêm chủng cơ bản,nếu sự phù hợp giữa vắc-xin trước đại dịch và vi-rút đang lưu hành là tương đối sát, hoặc để bổ sung cho hệ thống miễn dịch nhằm phản ứng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn với liều vắc-xin đại dịch đầu tiên,khi tìm ra được,nếu sự phù hợp là tối ưu. Các khuyến nghị được đưa ra bởi Ủy ban Tư vấn về Thực hành Chủng và Ủy ban tư vấn vắc-xin quốc gia được bao gồm trong Kế hoạch phòng chống dịch cúm của HHS và cung cấp các hướng dẫn ban đầu cho các đối tác địa phương liên quan đến các nhóm mục tiêu tiềm năng đang được xem xét. Phân phối Khi một chủng cúm đại dịch tiềm tàng lây truyền từ người sang người một cách có hiệu quả và được ghi nhận ở bất cứ đâu trên thế giới,Chính phủ sẽ xây dựng và phân phối các khuyến nghị về các nhóm đối tượng mục tiêu của thuốc chủng ngừa và thuốc kháng vi-rút.Những khuyến nghị này sẽ phản ánh các dữ liệu thu thập từ đại dịch và nguồn cung các biện pháp ứng phó y tế sẵn có dựa trên những cân nhắc được nêu ở trên. Những khuyến nghị này sẽ được gửi tới các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cấp Nhà nước và chính quyền địa phương. Một liệu trình điều trị oseltamivir cho người lớn và thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên là 1 viên, uống hai lần mỗi ngày trong 5 ngày, hoặc 10 viên. Một liệu trình điều trị dự phòng điển hình cho người lớn và thanh thiếu niên là một viên thuốc uống mỗi ngày một lần trong ít nhất 10 ngày, mặc dù oseltamivir đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả khi dùng đến 6 tuần. Bởi vì điều trị dự phòng cần nhiều thuốc hơn, dẫn đến việc phải quản lý một nguồn tài nguyên y tế khan hiếm cho những người có thể không bị bệnh và chỉ để làm giảm rủi ro trong thời gian dùng thuốc, các kế hoạch hiện tại đề xuất việc sử dụng kho dự trữ thuốc chống vi-rút chỉ để điều trị khi đại dịch diễn ra. Việc sử dụng dự phòng thuốc kháng vi-rút sẽ được dành riêng cho các nỗ lực ngăn chặn tại thời điểm ban đầu và các trường hợp được lựa chọn khác.
  • 17. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 13 Do tính chất phân bố cao của đại dịch, sự cấp thiết phải điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi-rút trong vòng 2 ngày sau khi phơi nhiễm với bệnh hoặc cung cấp liệu pháp cho bệnh nhân bị nhiễm bệnh trong vòng 2 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đưa ra những thách thức về hậu cần chưa được giải quyết. Cần phải xây dựng và thực hiện kế hoạch phân phối các biện pháp ứng phó với dịch cúmở mỗi địa phương và vùng lãnh thổ cũng như các quan hệ đối tác công và tư nhằm hỗ trợ việc phân phối liền mạch, hiệu quả và kịp thời các biện pháp đối phó này. An ninh Có thể hình dung rằng các nhân tố tội phạm có thể cố gắng tận dụng sự khan hiếm đối với các biện pháp ứng phó y tế và nỗi sợ hãi của công dân về đại dịch bằng cách sản xuất và phân phối vắc-xin và thuốc chống vi-rút giả. Chính phủ sẽ ráo riết theo dõi các bất kì hoạt động nào nhằm cố gắng sản xuất và phân phối thuốc giả, cả trong nước và quốc tế, và đảm bảo rằng các luật hiện hành được thực thi mạnh mẽ để ngăn chặn những hành vi đó, bảo vệ sự toàn vẹn của nguồn cung thuốc và duy trì niềm tin của công chúng. Giảm khả năng truyền bệnh và tỷ lệ nhiễm bệnh Mặc dù việc ngăn chặn đại dịch sau khi xảy ra những lây truyền từ người sang người có thể là không thể, việc áp dụng một cách có hệ thống các biện pháp ngăn chặn bệnh có thể làm giảm đáng kể tốc độ truyền bệnh cùng với sự giảm đồng thời về cường độ và vận tốc của bất kỳ đại dịch nào. Mục tiêu ngăn chặn dịch bệnh sau khi đại dịch khởi phát là để trì hoãn sự lây lan của bệnh cũng như sự xuất hiện của dịch bệnh trong cộng đồng Hoa Kỳ, để giảm tỷ lệ tấn công lâm sàng trong các cộng đồng bị ảnh hưởng, và để phân bổ số lượng các trường hợp trong một khoảng thời gian dài hơn, nhằm giảm thiểu các gián đoạn kinh tế và xã hội cũng như giảm thiểu, đến mức có thể, các ca nhập viện và tử vong. Điều tra về các đợt bùng phát cúm sớm tại địa phương sẽ cung cấp các thông tin lâm sàng và dịch tễ học hữu ích và hỗ trợ việc mô hình hóa theo thời gian thực các biện pháp ứng phó với đại dịch. Các chiến lược chính để phòng ngừa đại dịch cúm cũng sẽ giống như các chiến lược đối với bệnh cúm theo mùa: tiêm phòng; phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc kháng vi-rút; và việc sử dụng các biện pháp kiểm soát nhiễm bệnh để ngăn ngừa lây truyền. Tuy nhiên, khi một đại dịch bắt đầu, vắc-xin có thể không được cung cấp rộng rãi và việc cung cấp thuốc kháng vi-rút có thể bị hạn chế. Do đó, khả năng hạn chế lây truyền và trì hoãn sự lây lan của đại dịch sẽ chủ yếu dựa vào việc áp dụng các biện pháp kiểm soát lây nhiễm thích
  • 18. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 14 hợp và triệt để trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nơi làm việc, cộng đồng và cho các cá nhân ở nhà. Các khuyến nghị của CDC về vấn đề này được mô tả trong Phụ lục 4 của Kế hoạch phòng chống dịch cúm của HHS. Trong giai đoạn đầu của một đợt bùng phát trong nước, có thể khả thi để thực hiện việc theo dõi các trường hợp và theo dõi các đầu mối liên lạc của họ, với việc cách ly những người bị cúm đại dịch và tự giác cách ly đối với những người đã tiếp xúc gần với họ. Dự phòng sau phơi nhiễm nhằm kháng lại vi-rút nhắm vào các mối liên hệ của các ca bệnh đầu tiên được xác định tại Hoa Kỳ, có thể làm chậm sự lây lan của đại dịch. Cách ly những người đã tiếp xúc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý các đợt bùng phát của các dịch bệnh khác, nhưng vai trò của việc làm này trong việc ngăn ngừa cúm vẫn chưa được xác định đầy đủ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đại dịch và các tác động dự kiến của nó đối với các hệ thống chăm sóc sức khỏe và chức năng của các cơ sở hạ tầng quan trọng, cộng đồng có thể khuyến nghị hoặc thực hiện các biện pháp chung để thúc đẩy việc giãn cách xã hội và sự phân rã của các mạng lưới lây truyền. Như một quy luật chung, giá trị của các biện pháp đó sẽ là lớn nhất nếu các biện pháp can thiệp được thực hiện sớm trong quá trình bùng phát cộng đồng và được duy trì cho đến khi có biện pháp đối phó dứt điểm. Trong trường hợp xảy ra đại dịch, thời điểm mà có thể không thể trì hoãn sự lây lan của bệnh một cách vô thời hạn, mục tiêu của các biện pháp đó sẽ là giảm tỷ lệ tấn công lâm sàng và để phân bổ số lượng các trường hợp trong một khoảng thời gian dài hơn, để giảm thiểu các gián đoạn kinh tế và xã hội. Một số biện pháp giãn cách xã hội, chẳng hạn như các khuyến nghị cách xa 1m giữa các cá nhân hoặc khuyến nghị cho các doanh nghiệp tiến hành các cuộc họp thông qua điện đàm, sẽ rất bền vững với chi phí tương đối thấp, trong khi những cách thực hiện khác (ví dụ: việc thực hiện các ngày giới nghiêm) sẽ có các chi phí đáng kể và chỉ có thể được duy trì trong một khoảng thời gian giới hạn. Các biện pháp giãn cách xã hội với chi phí thấp hoặc bền vững nên được đưa ra ngay lập tức sau khi các bùng phát cộng đồng bắt đầu, trong khi các biện pháp tốn kém hơn và không lâu dài nên được dành riêng cho các tình huống mà nhu cầu ngăn chặn bệnh là rất cấp bách. Các quyết định về cách thức và thời điểm thực hiện các giãn cách xã hội như vậy sẽ được đưa ra trên cơ sở cộng đồng, với việc Chính phủ cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn cho các quan chức địa phương.
  • 19. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 15 Tỷ lệ tấn công lâm sàng đối với cúm theo mùa và đại dịch cúm là cao nhất ở trẻ em. Đóng cửa các trường học và tiêm chủng cho trẻ em đã chứng minh hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ cúm trong cộng đồng. Các mô hình hóa góp phần chỉ ra rằng việc đóng cửa trường học là một phương tiện hiệu quả để giảm tỷ lệ bệnh tấn công chung trong cộng đồng và gợi ý rằng giá trị của sự can thiệp này sẽ là tối đa nếu việc đóng cửa trường học được tiến hành sớm trong quá trình xảy ra bùng phát trong cộng đồng. Hủy bỏ các cuộc tụ tập công cộng không cần thiết, hạn chế đi lại đường dài, và thực hiện giãn cách xã hội tại nơi làm việc cũng có khả năng làm giảm tỷ lệ lây truyền cúm, nhưng hiệu quả ngoài đời thực của những can thiệp này chưa được định lượng. Các biện pháp được xem xét trong trường học và tại nơi làm việc được mô tả trong Chương 9. Những ngày giới nghiêm — một khuyến nghị hoặc ủy thác của chính quyền rằng các cá nhân và gia đình hãy hạn chế tiếp xúc xã hội bằng cách ở yên trong nhà của họ — sẽ làm giảm tỷ lệ lây truyền trong cộng đồng và sẽ đủ khả năng bảo vệ cho các hộ gia đình chưa bị nhiễm bệnh. Thời gian và hiệu quả của những ngày giới nghiêm vẫn chưa được xác định và do đó, giá trị của những hạn chế kiểu này chưa được định lượng. Để có hiệu quả tối đa và trong phạm vi có thể, các ngày giới nghiêm nên được duy trì trong ít nhất hai giai đoạn ủ bệnh, như đã được định nghĩa bởi các phân tích dịch tễ học của đại dịch lưu hành. Trong trường hợp không có biện pháp ứng phó dứt điểm (tức là một loại vắc-xin hiệu quả), các ngày giới nghiêm sẽ đóng vai trò làm gián đoạn nhưng không thể ngăn chặn việc lây truyền cúm trong cộng đồng. Việc sử dụng các ngày giới nghiêm trong thời gian đại dịch sẽ có những thay đổi. Chúng có thể được sử dụng để làm giảm áp lực lên các cơ sở chăm sóc sức khỏe bằng cách tạm thời giảm tỷ lệ lây nhiễm mới trong các cộng đồng bị ảnh hưởng. Thời gian tối ưu để thực hiện các hạn chế giới nghiêm chưa được xác định nhưng nên dễ dàng để có thể thực hiện mô hình hóa. Tác động kinh tế của những ngày giới nghiêm có thể sẽ khá lớn và cần được cân nhắc với các lợi ích sức khỏe có thể có. Cách ly địa ly Cách ly địa lý là sự cô lập, bằng vũ trang nếu cần thiết,của các địa phương đã xuất hiện tình trạng nhiễm bệnh với các địa phương vẫn chưa bị nhiễm bệnh. Chúng đã được sử dụng một cách không liên tục trong suốt lịch sử với các nỗ lực ngăn chặn những dịch bệnh nghiêm trọng và phải được phân biệt với việc cách ly những người đã tiếp xúc,khi mà sự tiếp xúc với một tác nhân truyền nhiễm, không phảitự lây
  • 20. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 16 nhiễm đã được xác nhân.Cách ly địa lý mang đến kết quả là sự cô lập,trong vùng dịch,của những người có thể hoặc chưa tiếp xúc với mầm bệnh.Một số quốc gia, đặc biệt là Úc vào mùa thu năm 1918,đã áp đặt một lệnh cách ly mang tính trái chiều,trong một nỗ lực để ngăn chặn dịch bệnh.Giá trị của những nỗ lực áp đặt các hình thức cách ly địa lý đã được thảo luận một cách chi tiết hơn trong Chương 5.Tóm lại, ngay cả khi những nỗ lực đó không thành công, trì hoãn sự lây lan của bệnh có thể cung cấp cho Chính phủ thời gian quý báu để kích hoạt các cơ chế ứng phó trong nước. Một khi sự lây nhiễm cúm đã xảy ra ở nhiều địa điểm riêng biệt,và rõ ràng là những nỗ lực ngăn chặn đã thất bại,giá trị của các cách ly địa lý thông thường như là một biện pháp nhằm ngăn chặn bệnh ở bất kỳ địa phương cụ thể nào sẽ bị hạn chế sâu sắc. Mặc dù việc cách ly địa lý có đóng vai trò trong nỗ lực ngăn chặn dịch cúm có khả năng gây đại dịch hay không sẽ phụ thuộc vào khu vực và dân số bị ảnh hưởng, phụ thuộc vào liệu việc thực hiện một cơ chế cách ly địa lý có khả thi hay không, khả năng thành công của các can thiệp y tế công cộng khác,khả năng của chính quyền để cung cấp cho các nhu cầu của những người bị cách ly, và trong tất cả các khả năng cân nhắc về địa - chính trị nằm ngoài phạm vi của chương này.Việc thực hiện các cách ly địa lý thông thường sẽ bắt buộc đặt ra các chi phí cơ hội đáng kể và có thể dẫn đến sự phân tán các nguồn lực và tài sản quan trọng có thể được sử dụng để có hiệu quả tốt hơn trong việc hỗ trợ các biện pháp ngăn chặn những căn bệnh ít cấp bách hơn. Cách ly ở cấp độ gia đình và cá nhân là một can thiệp y tế công cộng hợp pháp, nổi bật trong các ứng phó về y tế công cộng trong việc chống lại hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng giá trị của các cách ly cá nhân như là một can thiệp y tế công cộng được xác định bởi yếu tố sinh học của các tác nhân mà nó được định hướng.Bởi vì việc nhiễm cúm có thể lây truyền từ những người không bị bệnh,và bởi vì sự phát tán của vi-rút có thể xảy ra trước khi bắt đầu nhiễm bệnh lâm sàng, cách ly người bệnh hoặc cách ly họ ra khỏi những nơi làm việc sẽ làm giảm nhưng không ngăn chặn việc lây truyền trong cộng đồng.Vì thời gian phát sinh cúm là ngắn, cách ly cũng như kiểm dịch phải được thực hiện rất nhanh để có tác động và sẽ không thể hiệu quả bằng đối với một bệnh như SARS hoặc bệnh đậu mùa mà trong đó thời gian phát sinh dài hơn và sự phát tán của các vi-rút không có triệu chứng dường như là không đáng kể.Tuy nhiên, giá trị của việc cách ly các bệnh nhân bị cúm đại dịch và cách ly các liên hệ của họ đang rõ ràng được hỗ trợ bởi những nỗ lực mô hình hóa gần đây. aaaaaaa
  • 21. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 17 Mở rộng các năng lực y tế bổ sung Trong khi một đại dịch có thể làm căng thẳng cả hàng trăm cộng đồng cùng một lúc,mỗi cộng đồng sẽ trải qua đại dịch như một sự kiện của địa phương mình.Trong hoàn cảnh tốt nhất, khi mà cácbệnh nhân và các tài nguyên chăm sóc sức khỏe không dễ dàng để có thể phân phối lại; thìtrong một đại dịch, các điều kiện sẽ làm cho việc chia sẻ tài nguyên và các gánh nặng càng trở nên khó khăn hơn. Lúc đó, Chính phủ sẽ cung cấp các biện pháp đối phó y tế,tài nguyên và nhân sự, nếu có, nhằmhỗ trợ các cộng đồng đang gặp dịch cúm,nhưng cộng đồng nên lường trước rằng trong trường hợp có nhiều đợt bùng phát đồng thời,Chính phủ có thể sẽ không có đủ tài nguyên y tế hoặc nhân sự để tăng cường khả năng của địa phương.Sự phát triển của các thỏa thuận hỗ trợ y tế và y tế công cộng thông qua Bộ phận hỗ trợ quản lý khẩn cấp (EMAC) và các cơ chế khác được khuyến khích,nhưng các địa phương nên lường trước rằng tất cả các nguồn viện trợ bên ngoài có thể bị tổn hại trong đại dịch. Nhân viên Trong đại dịch, số người cần chăm sóc y tế dự kiến sẽ tăng đáng kểvà sự quá tải có thể khiến bệnh viện và các tổ chức chăm sóc sức khỏe khác điều chỉnh các thuật toán chăm sóc lâm sàng để tối ưu hóa việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Vì hầu hết các chuyên gia y tế đã bị phân tán về mặt địa lý,chính quyền địa phương có trách nhiệm chính trong việc xác định, đăng ký,và điều phối các tình nguyện viên y tế và chăm sóc sức khỏe trong phạm vi quyền hạn của họđể đáp ứng với bất kỳ sự gia tăng nào về nhu cầu chăm sóc sức khỏe. HHS đã hợp tác với các quốc gia và địa phương thông qua Quân đoàn dự trữ y tế và Hệ thống khẩn cấp để đăng ký nâng cao các chương trình Chuyên gia sức khỏe tình nguyện (ESAR- VHP) nhằm phát triển các đội ứng phó khẩn cấp được tài trợ tại địa phươngvà các đăng ký tình nguyện tại địa phương để tuyển dụng, ủy quyền và huy động nhân viên y tế trong các trường hợp khẩn cấp quy mô lớn. Tiêu chuẩn chăm sóc y tế Nếu một đại dịch làm quá tải khả năng về sức khỏe và y tế của một cộng đồng, sẽ không thể cung cấp mức độ chăm sóc y tế như mong đợi trong các trường hợp tiền đại dịch. Điều này là không thể tránh khỏi vì các bệnh viện sẽ bị quá tải trong việc thiết lập các cơ sở chăm sóc bệnh nhân và các khu vực chăm sóc thay thế để cung cấp thêm các năng lực bổ sung. Trong một số trường hợp, có thể cần phải áp dụng các nguyên tắc
  • 22. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 18 xử lý trong bệnh viện để quyết định xem những bệnh nhân nào được tiếp cận với các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) và máy thở, và có khả năng vắc-xin, dược phẩm và các phương tiện y tế khác cũng sẽ được phân phối hạn lượng. Các nhân viên phi lâm sàng và các thành viên gia đình có thể được yêu cầu hỗ trợ các nhiệm vụ hành chính và môi trường, trong khi các bác sĩ lâm sàng có trình độ có thể được yêu cầu thực hiện các chức năng không quen thuộc với họ, chẳng hạn như làm nhân viên tại các cơ sở chăm sóc y tế tạm thời, thăm khám bệnh nhân tại nhà của họ, hoặc cung cấp các tư vấn y tế thông qua các kết nối trực tuyến hoặc đường dây nóng. Các thuật ngữ “thay đổi” và “hạ thấp” tiêu chuẩn chăm sóc thường được áp dụng cho các tình huống như vậy trong các tài liệu của chính phủ và y khoa. Tuy nhiên, tiêu chuẩn pháp lý và đạo đức của việc chăm sóc, là những gì được mong đợi đối với các hệ thống y tếvà các nhà cung cấpvà sẽ được xác định bởi các tình huống thực. Các điều kiện liên quan bao gồm sự sẵn có của bệnh viện, ICU hoặc giường chăm sóc đặc biệt; thiết bị y tế và vật liệu; cũng như các nhân viên được đào tạo và có trình độ để cung cấp chăm sóc. Như trong tất cả các tình huống liên quan đến việc phân bổ nguồn lực y tế khan hiếm, tiêu chuẩn chăm sóc sẽ được đáp ứng nếu các nguồn lực được phân phối công bằng và được sử dụng để đạt được lợi ích lớn nhất. Trong một đại dịch, các giường bệnh và ICU, máy thở và các dịch vụ y tế khác có thể được phân chia.Như trong các tình huống khác của một nguồn lực y tế khan hiếm,ưu tiên sẽ được trao cho những người có tình trạng y tế cho thấy rằng họ sẽ nhận được những lợi ích lớn nhất từ các ưu tiên trên. Cách phân chia như vậy khác với các cách tiếp cận chăm sóc trong đó các nguồn lực được cung cấp trên cơ sở ai đến trước được phục vụ trước hoặc dành cho các bệnh nhân đang nguy kịch nhất. Dựa vào những áp lực mà đại dịch sẽ gây ra trên hệ thống y tế công cộng,sẽ rất cần thiết đối với các bệnh viện, các nhà cung cấp y tế và các cơ quan giám sát để tối đa hóa năng lực bổ sung của bệnh viện,và phân loại cũng như điều trị bệnh nhân theo cách nhằm giúp mỗi người có cơ hội sống sót và phục hồi tốt nhất trong giới hạn của các nguồn lực sẵn có.Ngoài ra, công chúng phải được thông báo về thời gian, cách thức và những nơi để nhận được các chăm sóc y tế.Trong mọi trường hợp, mục tiêu nên là chăm sóc và phân bổ thiết bị, vật tư và nhân sự khan hiếmtheo cách có thể cứu sống được nhiều người nhất.Do đó, việc lập kế hoạch nên bao gồm các ngưỡng để thay đổi thuật toán phân chia và mặt khác tối ưu hóa việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Khi những dữ liệu đã được thu thập đủ,những thay đổi trong thuật toán chăm sóc lâm sàng nên được dựa trên các bằng chứng.
  • 23. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 19 Trong kế hoạch chuẩn bị cho một bối cảnh xảy ra các thương vong hàng loạt kéo dài, chúng ta phải nhận ra rằng sẽ có những người có các tình trạng y tế không liên quan sẽ tiếp tục yêu cầu các chăm sóc khẩn cấp, cấp tính và mãn tính. Điều quan trọng là giữ cho hệ thống chăm sóc sức khỏe hoạt động và cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất có thể để bảo vệ càng nhiều sinh mạng càng tốt. Lập kế hoạch ứng phó về sức khỏe và y tế đối với một sự kiện mang tính thương vong hàng loạt cần phải toàn diện, dựa vào cộng đồng và được phối hợp ở cấp khu vực. Khi thực hiện các điều chỉnh trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc khi nguồn lực bị hạn chế,quyền tự chủ cá nhân, quyền riêng tư và nhân phẩm cần được bảo vệ trong phạm vi có thể và hợp lý theo các trường hợp. Cuối cùng, giao tiếp rõ ràng với công chúng là điều cần thiết trước, trong và sau một sự kiện có tính thương vong hàng loạt như đại dịch. Sự sẵn có của các vật tư y tế Các cơ sở chăm sóc sức khỏe thường duy trì số lượng tồn kho hạn chế của các nguồn cung tại chỗ và phụ thuộc vào các chương trình nhập khẩu kịp thời. Do đó, việc bổ sung các mặt hàng tồn kho quan trọng sẽ phụ thuộc vào một chuỗi cung ứng nguyên vẹn từ sản xuất, phân phối đến vận chuyển và tiếp nhận. Trong một đại dịch sẽ có nhu cầu gia tăng đối với cả các tài nguyên có thể tiêu thụ và các tài nguyên bền vững. Ví dụ về các nguồn cung cấp quan trọng được liệt kê trong Phụ lục 3 của Kế hoạch phòng chống dịch cúm của HHS. Cạnh tranh cho các tài nguyên này tại thời điểm nhu cầu gia tăng có thể dẫn đến các tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Các nhà sản xuất và các nhà cung cấp có khả năng báo cáo tình trạng thiếu hàng tồn kho bởi vì các nhu cầu là rất lớn và xảy ra đồng thời cũng như việc chuỗi cung ứng có thể bị gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch lên các nhân viên quan trọng. Các cơ sở y tế nên đặt ra các dự phòng cho những cân nhắc này trong nỗ lực lập kế hoạch của họ và xem xét việc dự trữ các tài sản y tế quan trọng một cách độc lập hoặc hợp tác với các cơ sở khác để phát triển một kho dự trữ địa phương hoặc khu vực được duy trì dưới hệ thống hàng tồn kho do nhà cung cấp quản lý. Cơ sở vật chất Các cơ sở chăm sóc sức khỏe sẽ đối mặt với nhu cầu gia tăng đối với các khu vực cách ly, các giường đơn vị chăm sóc đặc biệt, và máy thở. Những so sánh lịch sử và các dịch cúm theo mùa nghiêm trọng gần đây
  • 24. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 20 cho thấy rằng các cơ sở chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ sẽ quá tải với các bệnh nhân nhiễm cúm trong đại dịch. Ngoại suy từ đại dịch 1918, một đại dịch nghiêm trọng có thể dẫn đến các đỉnh điểm trong việc cần phải có thêm giường bệnh và phòng chăm sóc đặc biệt, vượt qua những gì mà hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ hiện đang hỗ trợ. Do nhu cầu cao nhưng nhất thời cho các khu vực chăm sóc lâm sàng, và bởi vì xếp những bệnh nhân bị cúm đại dịch vào những khu vực điều trị chung là một cách ứng phó có thể chấp nhận được đối với tình trạng quá tải của bệnh viện, thiết lập bệnh xá trong các kho vũ khí hoặc các cơ sở khác có cơ hội để bổ sung số lượng các cơ sở chăm sóc sức khỏe hiện có là một cân nhắc hợp lý dành cho những người không bị bệnh nặng. Các không gian thích hợp có thể được xác định trong giai đoạn tiền đại dịch, vật liệu và vật tư y tế có thể được dự trữ trong tương lai, và cần có các hành động để bắt đầu dựng lên các bệnh xá trong giai đoạn đầu của một đợt bùng phát. Chính phủ đã tập hợp một số lượng hạn chế các Trạm y tế trên toàn quốc (FMS), có khả năng mở rộng, theo mô-đun, 250 giường bệnh có thể triển khai sẽ cần 40,000 mét vuông không gian kín và một môi trường đủ điều kiện (ví dụ: các khu vực cho xe ra vào, hệ thống nguồn điện, kiểm soát khí hậu, thông tin liên lạc, hỗ trợ công nghệ thông tin) và được định hình để cung cấp các chăm sóc y tế cơ bản nhưng cần thiết. Mối quan tâm về tâm lý xã hội Trong một đại dịch, các vấn đề tâm lý xã hội có thể đóng góp đáng kể hoặc cản trở hiệu quả của việc ứng phó. Sự lo lắng của công chúng và các nhận thức chủ quan về rủi ro trong các giai đoạn ban đầu sẽ ảnh hưởng đến mức độ gia tăng về y tế; việc tuân thủ tổng thể với quy định cách ly, những ngày giới nghiêm, và các thủ tục kiểm soát khác; cũng như sự tham gia của lực lượng lao động, bao gồm các nhân viên y tế, trong nỗ lực ứng phó. Trong giai đoạn sau của dịch, các yếu tố tâm lý xã hội khác cũng có thể xuất hiện. Lấy ví dụ về giai đoạn cúm Tây Ban Nha từ năm 1918-1919, mọi người trải qua những đau khổ đáng kể do nỗi đau mất người thân và lo lắng về công việc, thức ăn, vận tải, và các cơ sở hạ tầng cơ bản, trong khi dịch SARS năm 2003 đã dẫn đến sự lo âu về tâm lý cho nhân viên y tế và công chúng vì nỗi sợ cô lập xã hội, sự kỳ thị đối với các nhóm người được cho là có nguy cơ cao và những lo ngại chung về an toàn và sức khỏe. Trong khi hầu hết mọi người đều sẽ kiên cường và chỉ cần các hỗ trợ tâm lý tối thiểu để đối phó với các sự kiện thảm khốc như đại dịch cúm, vẫn bắt buộc phải lập kế hoạch cho các phản ứng về hành vi sức khỏe để hỗ trợ các dân số bị ảnh hưởng và có thể làm giảm tâm lý lo âu kéo dài. Một kế hoạch như vậy
  • 25. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 21 nên liên quan đến các nỗ lực tuyển dụng, ủy thác, và huy động những nhân viên chuyên về mảng lạm dụng các dược chất cũng như sức khỏe tâm thần (như một phần của những nỗ lực về nhân sự đã thảo luận ở trên), cùng với sự phát triển của các tài liệu về việc tự chăm sóc tâm lý và các chủ đề liên quan, bao gồm một kế hoạch phổ biến các tài liệu đó. Dịch vụ y tế khẩn cấp Dịch vụ y tế khẩn cấp (EMS) cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân quan trọng cũng như dịch vụ về vận tải và các cá nhân tham gia vào các dịch vụ này sẽ nằm trong số các nhóm ưu tiên cao được xem xét để tiêm phòng. Tuy nhiên, khi một đại dịch bắt đầu, vắc-xin có thể không có sẵn rộng rãi, và việc cung cấp thuốc kháng vi-rút có thể bị hạn chế. Bệnh tật và các sự vắng mặt có thể ảnh hưởng xấu đến các dịch vụ này và chính quyền địa phương cũng như các bệnh viện có thể cần nghiên cứu thêm các phương pháp vận chuyển bệnh nhân thay thế. Khả năng vận chuyển EMS sẽ đóng một vai trò quan trọng để đáp ứng yêu cầu hỗ trợ, cung cấp điều trị, và để phân loại bệnh nhân. Trung tâm cuộc gọi 911 / điểm trả lời an toàn công cộng (PSAP) sẽ trải qua một sự gia tăng đáng kể trong các cuộc gọi và sẽ xác định cách thức và thời điểm các đơn vị EMS được gửi đi. Phối hợp và liên lạc giữa hệ thống y tế công cộng, PSAP, EMS và các quan chức bệnh viện sẽ là cần thiết để đảm bảo chăm sóc bệnh nhân tối ưu khi mà các giường bệnh sẵn có và nguồn lực của bệnh viện đang gặp những áp lực. Các nhà hoạch định nên xem xét sửa đổi các giao thức gọi và gửi đi các giao thức PSAP cũng như xây dựng các phác đồ điều trị và phân loại bệnh nhân dành riêng cho đại dịch. Một hệ thống chặt chẽ trên toàn địa phương hoặc khu vực để theo dõi các cuộc gọi y tế PSAP, các ứng phó và vận chuyển của EMS cũng như sự sẵn có của các giường bệnh sẽ rất quan trọng để theo dõi và ứng phó với đại dịch. Những người có giấy phép y tế khẩn cấp mà không tham gia vào việc vận chuyển bệnh nhân cũng vẫn có khả năng cung cấp các hỗ trợ cho những nhân viên làm việc trong bệnh viện và bệnh xá và có thể, với những chương trình giáo dục bổ sung, với việc đào tạo và các thẩm quyền pháp lý, mở rộng các phạm vi hành nghề của họ trong những trường hợp khẩn cấp, ví dụ, quản lý việc tiêm chủng cho công chúng hoặc các nhân viên hỗ trợ khẩn cấp khác. Chăm sóc tại nhà Bởi vì hầu hết những người bị cúm đại dịch sẽ gặp các triệu chứng cúm điển hình, do đó hầu hết những
  • 26. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 22 người tìm kiếm sự chăm sóc có thể được quản lý một cách thích hợp bởi những người cung cấp các dịch vụ ngoại trú bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận tại nhà. Quản lý phù hợp các trường hợp cúm ngoại trú có thể làm giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh nặng và do đó làm giảm nhu cầu chăm sóc bệnh nhân nội trú. Một hệ thống chăm sóc tại nhà hiệu quả sẽ giảm gánh nặng cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bệnh viện và giảm thiểu phơi nhiễm đối với những người không nhiễm bệnh với người bị cúm. Các trung tâm cuộc gọi điện thoại nên được thiết lập hoặc tăng cường trong các cộng đồng bị ảnh hưởng để cung cấp lời khuyên về việc ở nhà hay nên tìm kiếm sự chăm sóc. Các nhà cung cấp và tổ chức chăm sóc sức khỏe tại nhà có thể cung cấp theo dõi cho những người được quản lý tại nhà, giảm khả năng phơi nhiễm của cộng đồng đối với những người bị bệnh và có thể truyền bệnh. Quản lý tử vong Với sự gia tăng có thể dự đoán về số ca tử vong liên quan đến đại dịch cúm, bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe nên làm việc với các quan chức y tế của địa phương cũng như các nhà giám định y tế để đánh giá năng lực hiện tại trong việc làm lạnh thi thể của những người đã tử vong, thảo luận về kế hoạch liên quan đến tử vong hàng loạt và xác định các khu vực nhà xác tạm thời, và xác định phạm vi và khối lượng vật tư cần thiết để xử lý sự gia tăng số lượng những người tử vong. Truyền thông rủi ro Các quan chức chính phủ và y tế công cộng phải liên lạc rõ ràng và liên tục với công chúng trước và trong suốt đại dịch. Để duy trì niềm tin của công chúng và tranh thủ sự hỗ trợ của các cá nhân và gia đình trong các nỗ lực ngăn chặn bệnh tật, các quan chức nhà nước phải cung cấp hướng dẫn rõ ràng và nhất quán về những gì cá nhân có thể làm để bảo vệ chính mình, cách chăm sóc người nhà tại nhà, khi nào và ở đâu để tìm kiếm sự chăm sóc y tế, và làm thế nào để bảo vệ người khác và giảm thiểu rủi ro truyền bệnh. Nhìn chung, các cá nhân sẽ ứng phó với đại dịch và các can thiệp y tế công cộng theo cách mà họ cho là phù hợp với lợi ích và bản năng tự bảo vệ của họ, và các cơ quan y tế công cộng nên điều chỉnh các chiến dịch truyền thông rủi ro và các can thiệp phù hợp. Công chúng sẽ phản hồi tích cực với các thông điệp dấy lên mối quan tâm của họ, làm giảm bớt sự lo lắng và hoang mang, cũng như cung cấp các khuyến khích rõ ràng cho các hành vi mong muốn. Do đó, thông tin được cung cấp bởi các quan chức y tế công cộng sẽ phải hữu ích, giải quyết các nhu cầu tức thời, nhưng cũng sẽ giúp các công dân nhận ra và hiểu mức độ mà
  • 27. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 23 các hành động tập thể của họ sẽ định hình quá trình của một đại dịch. Cung cấp các thông điệp thường xuyên thông qua một phát ngôn viên có uy tín và chuyên nghiệp là rất cần thiết. Truyền đạt thông tin lâm sàng đòi hỏi sự chú ý đặc biệt để đảm bảo rằng công chúng có thể hiểu được. Phân biệt giữa thông điệp chính trị và chuyên môn là điều cần thiết. Các sự cung cấp nên được thực hiện để truyền thông bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh và cho cả người khuyết tật. Các mục tiêu quan trọng khác cho các chiến dịch truyền thông bao gồm cung cấp thông tin cho công chúng về tình trạng của cơ chế ứng phó; cung cấp các hướng dẫn dự đoán và xua tan những kỳ vọng không thực tế về việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế; cung cấp hướng dẫn về cách có được thông tin về tình trạng của những người đang mất liên lạc; và cung cấp thông tin liên quan đến các biến chứng cúm, bao gồm cả những nơi để tìm kiếm sự giúp đỡ nếu mọi người đang gặp khó khăn đáng kể trong việc đối diện với những mất mát cá nhân hoặc những mối lo ngại về đại dịch. Quy định / Tài chính / Vấn đề pháp lý Hơn một phần tư người Mỹ nhận bảo hiểm y tế thông qua Medicare, Medicaid, Chương trình Bảo hiểm Sức khỏe Trẻ em Tiểu bang (SCHIP), Cục Y tế Cựu chiến binh, TRICARE, hoặc các chương trình khác của. Đảm bảo quyền truy cập và thanh toán kịp thời cho các dịch vụ có bảo hiểm trong đại dịch sẽ rất quan trọng để duy trì chức năng của các cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe. Cũng có thể cần phải gia hạn một số miễn trừ hoặc phát triển các sáng kiến hoặc bảo hiểm dành riêng cho sự cố để tạo điều kiện tiếp cận chăm sóc. Các hoạt động ứng phó với đại dịch cúm có thể vượt quá nguồn lực ngân sách của các cơ quan chính phủ, đòi hỏi phải có hành động lập pháp đền bù. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đại dịch, một số yêu cầu có thể được miễn hoặc sửa đổi để tạo điều kiện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Ví dụ, một số Đạo luật Điều trị Y tế khẩn cấp và Lao động tích cực (EMTALA), Medicare, Medicaid, SCHIP, và các yêu cầu của Đạo luật về trách nhiệm giải trình và trách nhiệm bảo hiểm y tế (HIPAA) có thể được miễn trừ sau khi có tuyên bố về tình trạng khẩn cấp liên quan đến sức khỏe cộng đồng của Bộ trưởng HHS và tuyên bố của Tổng thống về một thảm họa hoặc một trường hợp khẩn cấp. Quyền để gỡ bỏ hoặc sửa đổi các yêu cầu pháp lý trong đại dịch sẽ tương ứng với cấp chính quyền ban hành các yêu cầu, cho dù là nhà nước hay địa phương. Các đạo luật và quy tắc có thể cung cấp sự linh hoạt mà không cần từ bỏ hoặc sửa đổi. Ví dụ, các quy định của HIPAA cho
  • 28. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 24 phép các đơn vị bảo hiểm có thể tiết lộ thông tin bệnh nhân trong các trường hợp có thể phát sinh trong đại dịch, bao gồm các tiết lộ: để điều trị; để các cơ quan y tế công cộng phòng chống dịch bệnh và giám sát sức khỏe cộng đồng, điều tra, và can thiệp; để giảm bớt một mối đe dọa sắp xảy ra đối với sức khỏe và an toàn; và để liên lạc với các thành viên gia đình, người giám hộ hoặc người chăm sóc. Trong mọi trường hợp, điều quan trọng là phải làm cho các nhà cung cấp và tổ chức nhận thức được khung pháp lý đã thiết lập, do đó có thể rõ ràng các cơ quan chức năng và quy định nào có thể hoặc không thể áp dụng trong các tình huống nhất định. Trước khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, các nhà hoạch định cấp địa phương nên kiểm tra các luật cấp phép y tế và y tế công cộng hiện hành, về việc quản lý khẩn cấp giữa các địa phương và thỏa thuận hỗ trợ lẫn nhau, cũng như các thỏa thuận pháp lý và quy định khác để xác định mức độ mà họ có thể đối mặt với các mối đe dọa mới tiềm ẩn. Miễn trừ sẽ được đưa ra ở bất kỳ cấp độ nào, có khả năng sẽ được nhắm đến một khu vực bị ảnh hưởng trong một khoảng thời gian tạm thời và cụ thể. Do đó, trong trường hợp đại dịch đang phát triển, điều quan trọng là phải linh hoạt để mở rộng hoặc phát triển thêm các miễn trừ khi cần thiết. Vai trò và trách nhiệm Mọi người đều chia sẻ trách nhiệm trong việc chuẩn bị, phát hiện và ứng phó với dịch cúm. Những người nêu trên bao gồm các công dân, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khu vực tư nhân, Cơ quan y tế nhà nước, địa phương và Chính phủ. Các nhà chức trách địa phương, các khu vực tư nhân và Chính phủ, tất cả đều có vai trò quan trọng và sẽ phụ thuộc lẫn nhau trong việc chuẩn bị, ứng phó và phục hồi sau đại dịch. Quản lý hiệu quả các hệ thống ứng phó y tế và y tế công cộng trên toàn quốc trong thời gian đại dịch sẽ yêu cầu sự phối hợp hành động của tất cả các bộ phận của chính phủ và xã hội. Các nhà chức trách địa phương chịu trách nhiệm chính trong việc phát hiện và ứng phó với dịch bệnh và thực hiện các biện pháp để giảm thiểu hậu quả của một vụ bùng phát. Chính phủ sẽ hỗ trợ phát hiện và ứng phó theo nhiều cách, bao gồm cung cấp nhân viên ứng phó và các chuyên môn, vật tư ứng phó, dịch vụ tham khảo chẩn đoán và hỗ trợ xét nghiệm, và tài trợ cho các hoạt động ứng phó nhất định. Người ta dự đoán rằng bản chất thảm khốc của một đại dịch có thể lấn át các khả năng của địa phương. Các cơ quan Nhà nước sẽ được kêu gọi để cung cấp hỗ trợ bổ sung nhưng ngay cả những tài nguyên đó cũng có thể bị quá tải ở đỉnh điểm của đại dịch. aaaaa
  • 29. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 25 Chính phủ Chính phủ sẽ sử dụng tất cả các khả năng trong thẩm quyền của mình để hỗ trợ khu vực tư nhân và các cơ quan y tế công cộng của địa phương trong các hoạt động chuẩn bị và ứng phó. Điều này sẽ tăng sự sẵn sàng để duy trì các chức năng y tế và y tế công cộng thiết yếu trong một đại dịch và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ y tế và y tế công cộng theo Kế hoạch đáp ứng quốc gia (NRP). Đồng thời những hỗ trợ này sẽ được chuẩn bị để tư vấn cho các nhà chức trách địa phương cũng như cộng đồng y tế và y tế công cộng nói chung về cách triển khai các nguồn lực y tế khan hiếm, sử dụng và phân lập các biện pháp kiểm soát lây lan cộng đồng, và giải quyết các thách thức y tế do đại dịch cúm gây ra. Chính phủ sẽ thực hiện giám sát và theo dõi tiến trình của đại dịch ở quy mô quốc gia và quốc tế, hỗ trợ phát triển và sản xuất các biện pháp đối phó y tế, và tài trợ cho các nghiên cứu về vi-rút cúm có khả năng gây đại dịch. Chính phủ cũng sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật cho chính quyền địa phương khi họ phát triển các kế hoạch phòng chống đại dịch. Sở Y tế và dịch vụ Dân sinh (HHS): Trách nhiệm chính của HHS là những hành động cần thiết để bảo vệ sức khỏe của tất cả người Mỹ, bao gồm cả thông tin liên quan đến đại dịch cúm, đi đầu những nỗ lực trong nước và quốc tế trong việc giám sát và phát hiện dịch cúm, đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu của con người, thực hiện các biện pháp hạn chế lây lan, và cung cấp các khuyến nghị liên quan đến việc sử dụng, phân phối và phân bổ các biện pháp đối phó và để cung cấp dịch vụ chăm sóc trong bối cảnh xảy ra thương vong hàng loạt. HHS sẽ hỗ trợ ngăn chặn nhanh chóng các đợt bùng phát cục bộ trong nước và cung cấp hướng dẫn cho các cơ quan y tế công cộng của địa phương về việc sử dụng, thời gian và giải trình tự các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng. HHS cũng hỗ trợ nghiên cứu y sinh và phát triển vắc-xin mới cũng như các biện pháp đối phó y tế . Bộ An ninh Nội địa: Căn cứ theo Chỉ thị của Tổng thống An ninh Nội địa 7 (HSPD-7), DHS phối hợp quản lý sự cố trong nước và các quy trình ứng phó của nhà nước theo NRP và Hệ thống quản lý sự cố quốc gia (NIMS). Theo NRP, DHS chịu trách nhiệm điều phối việc bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia, và trong khuôn khổ Chức năng hỗ trợ khẩn cấp # 8 - Dịch vụ y tế và y tế công cộng (ESF # 8) để triển khai các vật tư y tế NDMS có sẵn, tài sản thế chấp và thú y. Bộ quốc phòng (DOD): Trách nhiệm chính của DOD là bảo vệ an ninh quốc gia bằng cách bảo vệ các quyền lực của nước Mỹ, duy trì hoạt động, và duy trì các nhiệm vụ quân sự quan trọng. Ưu tiên hàng đầu
  • 30. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 26 của DOD đối với việc bảo vệ sức khỏe con người sẽ đảm bảo đủ khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho lực lượng và người thụ hưởng của Bộ Quốc phòng. Bộ Quốc phòng có thể cung cấp y tế, y tế công cộng, giao thông vận tải, hậu cần, thông tin liên lạc, và các hỗ trợ khác phù hợp với các cơ quan pháp lý hiện có và trong phạm vi mà sự chuẩn bị về an ninh quốc gia của DOD không bị xâm phạm.Lý tưởng nhất là nguồn nhân lực và kỹ thuật của Vệ binh Quốc gia cần được cân bằng giữa việc hỗ trợ cho các nhà chức trách của các địa phương riêng lẻ và nhu cầu chung về an ninh quốc gia. Sở Cựu chiến binh (VA): VAcung cấpdịch vụ chămsóc sức khỏe,lợiích tiền tệvà lợiích maitáng chocáccựu chiến binhQuốcgia.ƯutiênhàngđầucủaVAliênquanđếnbảovệsứckhỏeconngườilàchămsócsứckhỏechocáccựuchiến binhvàngườithụhưởng.VAcũngcósứ mệnhcungcấpnănglựcytếbổsungđểđiềutrịnhững thương vong phát sinh từ hoạt động của Bộ Quốc phòng và có thể cung cấp các hỗ trợ khác trong phạm vi mà các nhiệm vụ của VA nhằm phục vụ các cựu chiến binh không bị xâm phạm. Sở Lao động (DOL): Trách nhiệm chính của DOL, là những hành động cần thiết để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người lao động, bao gồm cả việc truyền đạt thông tin liên quan về đại dịch cúm cho người lao động và người sử dụng lao động, cũng như các hoạt động liên quan khác. Các đơn vị địa phương Các đơn vị địa phương nên có kế hoạch phòng chống đại dịch đáng tin cậy để giải quyết các vấn đề ứng phó chính và phác thảo các chiến lược để giảm thiểu hậu quả về con người, xã hội và kinh tế của đại dịch. Họ sẽ mở đầu các yêu cầu vận chuyển và sẽ chịu trách nhiệm chính cho việc phân phối các biện pháp đối phó y tế được phát hành từ kho dự trữ quốc gia. Các địa phương nên được chuẩn bị để đối mặt với những thách thức về sự sẵn có của các mặt hàng thiết yếu, các nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe vượt quá khả năng hiện có, và áp lực đến từ cộng đồng để thực thi các biện pháp kiểm soát lây nhiễm theo những cách có thể cản trở việc cung cấp dịch vụ và vật tư khẩn cấp cũng như làm trầm trọng thêm hậu quả về kinh tế của đại dịch. Các địa phương nên làm việc để cải thiện giao tiếp giữa các sở y tế công cộng và cả các đối tác khu vực tư nhân, chẳng hạn như các cơ sở chăm sóc sức khỏe, các cộng đồng và các cộng đồng đức tin, và các phòng thí nghiệm lâm sàng có khả năng liên quan đến việc ứng phó với đại dịch. Sở y tế địa phương nên phối hợp các nỗ lực lập kế hoạch của họ với các cơ sở chăm sóc sức khỏe cấp nhà nước. aaaaaaaaaaa
  • 31. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 27 Khu vực tư nhân và các đơn vị cơ sở hạ tầng quan trọng Khu vực tư nhân sẽ đóng một vai trò không thể thiếu trong sự chuẩn bị trước khi đại dịch bắt đầu và sẽ là một phần của cơ chế ứng phó quốc gia. Các doanh nghiệp và tập đoàn, đặc biệt là những doanh nghiệp ở trong các ngành cấu thành các cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia, nên phát triển liên tục các kế hoạch hoạt động nhằm cung cấp sự bảo vệ sức khỏe cho lực lượng lao động và đảm bảo rằng các chức năng thiết yếu và các dịch vụ quan trọng vẫn có thể được thực hiện trong bối cảnh có những sự vắng mặt đáng kể. Các doanh nghiệp và tập đoàn nên được chuẩn bị cho các can thiệp y tế công cộng cũng như các khuyến nghị có thể làm gia tăng sự vắng mặt. Các thành tố của các khu vực tư nhân liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cần được chuẩn bị để hỗ trợ các nỗ lực của địa phương, quốc gia và quốc tế trong việc ngăn chặn hoặc giảm thiểu đại dịch. Các cá nhân và gia đình Công dân phải nhận ra và hiểu mức độ mà các hành động cá nhân của họ sẽ chi phối tiến trình của đại dịch. Thành công hay thất bại của các biện pháp kiểm soát lây lan cuối cùng sẽ phụ thuộc vào hành vi của các cá nhân,và phản ứng tập thể của 300 triệu người Mỹ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hình dạng của đại dịch và các hệ quả y tế, xã hội và kinh tế của dịch (xem Ứng phó của cá nhân, gia đình và cộng đồng đối với dịch cúm giữa các chương 5 và 6).Nhìn chung, các cá nhân sẽ ứng phó với đại dịch và các can thiệp y tế công cộng theo cách mà họ cho là phù hợp với lợi ích và bản năng tự bảo vệ của họ,và các cơ quan y tế công cộng nên điều chỉnh các chiến dịch truyền thông rủi ro và có các can thiệp phù hợp.Các cơ quan có nguy cơ trở nên quá tải sẽ phải dựa vào sự tự giác và ý thức về nghĩa vụ công dân cũng như lòng nhân đạo của người Mỹ chân chính. Tài năng và kỹ năng của các cá nhân sẽ rất quan trọng trong cơ chế ứng phó Quốc gia của chúng ta đối với đại dịch. 6. Hành động và kỳ vọng 6.1. Nền móng 1: Chuẩn bị và truyền thông Sự chuẩn bị và tính minh bạch là những yếu tố quan trọng của Chiến lược và là nền tảng của những nỗ lực nhằm phát hiện, ngăn chặn, hạn chế, trì hoãn và giảm thiểu đại dịch. Các hoạt động nên được thực hiện trước đại dịch để đảm bảo sự sẵn sàng và truyền đạt những kỳ vọng và trách nhiệm tới tất cả các cấp chính quyền và xã hội được mô tả dưới đây.
  • 32. Chương 6: Bảo vệ sức khỏe con người 28 a. Chuẩn bị cho đại dịch 6.1.1. Tiếp tục làm việc với các quốc gia và địa phương để thiết lập và thực hiện các kế hoạch ứng phó với đại dịch. 6.1.1.1. Các nhà chức trách cấp quốc gia và địa phương nên xác định và kiểm tra các hành động và ưu tiên cần thiết để chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, trong vòng 6 tháng. Đo lường hiệu quả: hoàn thành và truyền thông về các kế hoạch ứng phó với đại dịch cúm quốc gia ở các cấp Quốc gia, bộ ngành, địa phương; hành động và các ưu tiên được xác định và thử nghiệm. 6.1.1.2. HHS, phối hợp với DHS, sẽ xem xét và phê duyệt các kế hoạch phòng chống cúm của địa phương để bổ sung và hỗ trợ các chiến lược an ninh nội địa nhằm đảm bảo rằng các khoản tài trợ, đào tạo, tập trận, kỹ thuật và các hình thức hỗ trợ khác được áp dụng cho một loạt các ưu tiên, khả năng chung, các khung đo lường hiệu suất, phù hợp với mục tiêu chuẩn bị quốc gia, trong vòng 12 tháng. Đo lường hiệu quả: định nghĩa về các ưu tiên, khả năng và các khung đo lường hiệu suất; tỷ lệ phần trăm các địa phương có kế hoạch giải quyết các ưu tiên, xác định khả năng và đáp ứng các điểm chuẩn. 6.1.1.3. DHS, phối hợp với HHS, DOJ, DOT và DOD, sẽ được chuẩn bị để cung cấp huấn luyện về các yếu tố ứng phó khẩn cấp (ví dụ: quản lý sự cố, xử lý sự cố, bảo mật và thông tin liên lạc) và thực hiện các hỗ trợ theo yêu cầu của các địa phương cũng như các tổ chức y tế công cộng trong vòng 6 tháng. Đo lường hiệu quả: tỷ lệ phần trăm yêu cầu được đào tạo và hỗ trợ đạt được những con số như ý. 6.1.2. Xây dựng dựa trên các cơ chế trong nước để phát triển năng lực y tế và thú y trong hoặc trên phạm vi quyền hạn để phù hợp với các yêu cầu y tế trong khả năng. 6.1.2.1. Tất cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe nên phát triển và thử nghiệm các kế hoạch nâng cao năng lực về bệnh truyền nhiễm để giải quyết các thách thức bao gồm: gia tăng nhu cầu về dịch vụ, thiếu hụt nhân viên, các giao thức cách ly bệnh truyền nhiễm, thiếu hụt nguồn cung và an ninh. 6.1.2.2. HHS, phối hợp với DHS, DOD và VA, sẽ xây dựng chiến lược chung nhằm xác định mục tiêu, điều kiện và cơ chế triển khai theo tài sản NDMS, Quân đoàn Hoa Kỳ (PHS), Sĩ quan Dịch vụ