SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ KIM EM
GUỐC MỘC
NÉT BẢN SẮC VIỆT
TRONG HỘI HỌA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình
Mã số: 60 21 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS HUỲNH QUỐC THẮNG
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Quản Lý Khoa Sau Đại
Học, các cán bộ thư viện và quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo cũng
như giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học cao học tại trường Đại học Mỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng đã hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kim Em
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Mỹ thuật với đề tài Guốc mộc nét bản
sắc Việt trong hội họa Việt Nam là công trình nghiên cứu khoa học của tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng .
Các dữ liệu, thông tin, hình ảnh minh họa nêu trong luận văn là trung
thực, khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kim Em
1
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài .................................................................. 8
6. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................ 8
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 9
Chương 1: Tổng quan về guốc mộc và về bản sắc Việt ......................... 10
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài ........................................................ 10
1.2 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của guốc mộc ................. 11
1.3 Bản sắc Việt thông qua đôi guốc mộc như một tác phẩm mỹ thuật trong
đời sống văn hóa nghệ thuật dân tộc ..................................................... 16
Tiểu kết ......................................................................................................... 28
Chương 2: Hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt qua các tác
phẩm hội họa hiện đại tiêu biểu của Việt Nam ....................................... 29
2.1 Các tác phẩm giai đoạn 1925 – 1975 ..................................................... 29
2.2 Các tác phẩm giai đoạn 1975 đến nay .................................................... 42
Tiểu kết ......................................................................................................... 54
Chương 3: Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình
tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt ................................................. 55
3.1 Từ nguồn cảm hứng mỹ thuật đến tác phẩm hội họa ............................. 55
3.2 Định hướng nghiên cứu tác phẩm .......................................................... 59
3.3 Các tác phẩm thể nghiệm và tốt nghiệp ................................................. 64
Tiểu kết ......................................................................................................... 70
KẾT LUẬN .................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73
PHỤ LỤC...................................................................................................... 81
2
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Bt. MTVN Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
2. ĐHKHXH & NV : Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
3. H : Hình
4. MTĐD : Mỹ thuật Đông Dương
5. Nxb: Nhà xuất bản
6. TLTK : Tài liệu tham khảo
7. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
8. Tr : Trang
3
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khi nói đến “Guốc mộc” là ta nghĩ ngay đến nét đẹp mộc mạc giản dị
của dân tộc, hồn xưa nét Việt của quê nhà. Nếu hình ảnh chiếc nón lá, tà áo
dài là biểu tượng quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người dân Việt,
thì hình ảnh đôi guốc mộc cũng là một bộ phận không thể tách rời khỏi bức
tranh tổng thể này. Bởi từ xưa đến nay, trong tâm khảm của mỗi người con
dân Việt, từ thành thị đến nông thôn, dù giàu sang hay nghèo khó đều chứa
đựng những ký ức, những hình ảnh đẹp về thời thơ ấu của mình. Bởi lẽ văn
hóa nghệ thuật là giá trị tinh thần không thể thiếu trong mỗi người con Việt
Nam. Riêng tôi, hình ảnh về đôi guốc mộc và âm thanh của tiếng guốc gõ nhẹ
đều đặn trên các con đường đã tạo cho tôi một cảm giác bình yên thân thuộc
trong tâm hồn với một cảm giác lạ thường! Hay mỗi khi nghe người ca sĩ cất
lên tiếng hát:
Về đây nghe em, về đây nghe em.
Về đây mặc áo the, đi guốc mộc…[84].
của nhạc sĩ Trần Quang Lộc, nó như mang sắc thái tình người, tình quê hương
hay cái duyên mộc mạc giản dị mà chẳng kém phần tinh tế.
Cùng với hình ảnh giản dị, thân quen và gần gũi trong chính cuộc sống
của con người Việt; đôi guốc mộc còn được các họa sĩ thể hiện trong tranh
bằng những đường nét, hình khối, màu sắc sinh động; với cả tâm hồn dân tộc
– bằng cảm nhận thẩm mỹ riêng của mình – để xây dựng nên những hình
tượng nghệ thuật. Mỗi hình tượng đều là điển hình hóa của cái đẹp trong cuộc
sống và thiên nhiên. Cái đẹp đó mang cả sắc thái tình yêu quê hương, tình yêu
dân tộc của chính con người Việt. Ngay cả trong văn học, thơ ca, nhạc họa,
hình tượng đôi guốc luôn là nguồn cảm hứng sáng tác cho các nghệ sĩ. Cũng
4
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chính vì lẽ đó mà hình ảnh đôi guốc mộc đã đi sâu vào trong tâm trí của mỗi
người dân Việt chúng ta, cho dù chúng ta đi đâu xa hay ở bất kì nơi nào. Cũng
bởi lẽ, đôi guốc giản đơn, mộc mạc này đã gắn liền với sinh hoạt hằng ngày
trong đời sống người dân Việt kéo dài suốt hàng ngàn năm qua trong suốt
hành trình văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Qua những hình tượng trong các tác phẩm nghệ thuật, người xem
không chỉ cảm nhận được cái hay, cái đẹp, nét văn hóa cần được gìn giữ mà
hơn nữa, trong bối cảnh thời kỳ hội nhập ngày nay thì những giá trị truyền
thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc cần có ý thức như là những gì quan
trọng mà người thưởng thức nghệ thuật đang cần. Tác giả chọn đề tài “Guốc
mộc nét bản sắc Việt trong hội họa Việt Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu, tôn
vinh tầm quan trọng của bản sắc văn hóa trong hội họa Việt Nam (nói riêng)
và trong nghệ thuật tạo hình (nói chung). Chính là vì lý lẽ ấy, đồng thời bằng
sự khiêm tốn và chân thành nhất, hy vọng rằng luận văn sẽ góp phần giúp
chúng ta hiểu sâu sắc hơn những giá trị nghệ thuật truyền thống của cha ông
và thông qua đó trải nghiệm bằng chính những tác phẩm của bản thân tác giả
luận văn trong việc xây dựng hình tượng guốc mộc với nét bản sắc Việt.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Hình tượng nghiên cứu của đôi guốc mộc là nguồn cảm hứng sáng tạo
của người nghệ sĩ, đó là đề tài tạo nên những tác phẩm trong lịch sử hình
thành và phát triển của hội họa hiện đại Việt Nam. Hình tượng này được các
nghệ sĩ trân trọng và nâng niu từ chính cái đẹp mà cha ông tạo nên và đưa lên
tầm cao đó là vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà ông cha ta đã gọi.
Bên cạnh các tác phẩm hội họa thì có các công trình nghiên cứu, lý
luận, phê bình cũng phản ánh rõ nét về hình tượng đôi guốc mộc. Tuy nhiên,
các công trình sách và các công trình nghiên cứu thường chỉ viết về làng nghề
làm guốc, cách tạo hình về đôi guốc mộc. Nói chung có rất ít bài viết toàn
5
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
diện về hình ảnh đôi guốc mộc trong hội họa mà nó chỉ mang tính học thuật
và tổng quan. Điểm qua các công trình sách, bài viết, nghiên cứu có một số tài
liệu lên quan trực tiếp đến luận văn.
Các nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề văn hóa và lịch sử của luận
văn:
Đề tài Bản sắc dân tộc trong hội họa miền Nam giai đoạn 1954 – 1975
là luận án tiến sĩ của Mã Thanh Cao năm 2015. Đây là luận án nghiên cứu tác
phẩm mang nét bản sắc dân tộc trong hội họa miền Nam. Tài liệu tạo góc nhìn
và cách tiếp cận sâu hơn về bản sắc Việt trong hội họa Việt Nam.
Sách Làng nghề Bình Dương của Nguyễn Hiếu Học xuất bản năm
2008, là quyển sách tổng hợp các làng nghề truyền thống Bình Dương, điểm
qua một số nét đặc trưng, cơ bản và tinh túy của làng nghề các địa phương từ
xưa đến nay. Đây là tài liệu giúp cho tác giả có hướng nghiên cứu và có cái
nhìn tổng quát về hình tượng đôi guốc mộc.
Sách Con người, môi trường và văn hóa của Nguyễn Xuân Kính năm
2003, là công trình bàn về văn hóa Việt Nam và về diễn biến con người, môi
trường, bản sắc văn hóa dân tộc, lễ hội, tập tục, … đặc biệt là về hình ảnh đôi
guốc mộc cùng nghề làm guốc. Đây là tài liệu có thể giúp chúng ta có cái nhìn
bao quát về xuất xứ và nguồn gốc đôi guốc mộc có từ xa xưa, cả trong văn
học và lịch sử.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên được xuất bản năm 1972.
Trong quyển sách này người con gái họ Triệu (tức Triệu Thị Trinh, Mậu Thìn
năm 248 sau công nguyên) mặc áo sắc vàng đi guốc gỗ là một gợi mở việc
nghiên cứu về nguồn gốc của đôi guốc mộc.
Sách Mỹ thuật ứng dụng trên con đường tìm về bản sắc Việt của Huỳnh
Quốc Thắng, xuất bản năm 2015 là quyển sách cho ta biết một số vấn đề nhận
thức và thực tiễn về mỹ thuật ứng dụng với bản sắc văn hóa dân tộc.
6
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm xuất bản
năm 1997 là quyển sách cho ta thấy một cái nhìn hệ thống, toàn diện về cấu
trúc văn hóa khác nhau của Việt Nam: văn hóa nhận thức; văn hóa tổ chức
cộng đồng; văn hóa về cách ứng xử của người Việt với môi trường. Từ đó,
giúp người đọc có thể hiểu sâu hơn về cấu trúc chức năng của những nét bản
sắc văn hóa khác nhau của Việt Nam.
Sách Văn minh vật chất của người Việt của Phan Cẩm Thượng xuất bản
năm 2011. Quyển sách cho ta thấy cách con người khi va chạm với tự nhiên
và làm ra công cụ để tồn tại, từ tồn tại vật chất cho đến tồn tại tinh thần và
cũng chính vì lẽ đó mà hình thành, phát triển các mối liên hệ với nhau giữa
con người với thiên nhiên.
Sách Xóm nghề và nghề thủ công truyền thống Nam Bộ của Phan Thị
Yến Tuyết xuất bản năm 2002. Sách nói về làng nghề thủ công tại Nam Bộ
mang sắc thái văn hóa đặc trưng, hình thành và phát triển theo điều kiện địa lí
môi sinh và sự thăng trầm của làng nghề theo thời buổi kinh tế, chính trị, xã
hội hiện nay. Quyển sách này góp phần nghiên cứu sâu hơn về làng nghề làm
guốc truyền thống ở xã Thuận An, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Một số bài báo nói về bản sắc văn hóa dân tộc trong nghệ thuật cũng rất
đáng quan tâm liên quan chủ đề của đề tài:
Kim Bạch (1997), “Tìm tòi khám phá khẳng định bản sắc nghệ thuật”,
Tạp chí Mỹ thuật Thời nay - Tạp chí Hội Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Mỹ thuật,
số 14(5 - 1997), tr.18-19.
Quốc Bảo (2004), “Bản sắc dân tộc”, Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật, 3
tháng một kỳ - số 1 (9) tháng 4/2004, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội –
Viện Mỹ thuật, tr.8-12.
7
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nguyễn Văn Chung (2004), “Bản sắc dân tộc trong nghệ thuật”, Tạp
chí Nghiên cứu Mỹ thuật, số 2 (10) tháng 7/2004, Trường Đại học Mỹ thuật
Hà Nội - Viện Mỹ thuật, tr.3-6.
Chu Quang Trứ (1986), “Qua Mỹ thuật thử tìm hiểu về bản sắc văn hóa
dân tộc”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 2, tr.46-51.
Những bài báo trên có thể giúp chúng ta có cái nhìn rõ rệt hơn về bản
sắc dân tộc từ góc nhìn văn hóa nghệ thuật và gồm cả nghệ thuật tạo hình Việt
Nam.
Nhìn chung những công trình nghiên cứu, bài viết như đã nêu trên ít
nhiều đều có liên quan đến đề tài nhưng chưa đi sâu vào giá trị thẩm mỹ của
hình tượng guốc mộc trong hội họa Việt Nam, đây là những cơ sở tham khảo
quan trọng cho đề tài luận văn của tác giả.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của luận văn là phân tích những tác phẩm để làm rõ nét bản
sắc Việt, khơi nguồn dân tộc trong hội họa hiện đại Việt Nam thông qua hình
tượng đôi guốc mộc được thể hiện trong đời sống xưa và nay. Đặc biệt, nét
bản sắc đó có vị trí rất đặc biệt trong văn hóa nghệ thuật (gồm cả mỹ thuật) và
nó là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ sáng tác.
Với đề tài này, qua phân tích, tổng hợp những kiến thức và thông tin
liên quan, khẳng định những giá trị tinh thần, những tác động của những giá
trị đó về nét bản sắc Việt thông qua hình tượng đôi guốc mộc trong xã hội
hiện nay. Từ đó có thể vận dụng vào quá trình sáng tác và phục vụ cho công
tác nghiên cứu giảng dạy và học tập về mỹ thuật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nét bản sắc Việt thông qua hình
tượng đôi guốc trong hội họa hiện đại Việt Nam thể hiện qua cả nội dung và
hình thức trong các tác phẩm hội họa.
8
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những tác phẩm hội họa hiện đại
Việt Nam chủ yếu từ năm 1925 đến nay. Do một số nguyên nhân nên trong
luận văn này, tác giả chỉ phân tích một số tác phẩm tiêu biểu liên quan đến
hình tượng đôi guốc để làm rõ nét bản sắc Việt.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích Mỹ thuật học là
chính. Từ những kiến thức liên quan đến ngôn ngữ tạo hình trong việc xây
dựng hình tượng, tác giả đi sâu vào phân tích, nhận định nét bản sắc trong các
tác phẩm hội họa Việt Nam thông qua đôi guốc mộc. Bên cạnh đó, luận văn
còn sử dụng các phương pháp liên ngành Mỹ thuật học (trực tiếp là Mỹ thuật
tạo hình) với các kiến thức Lịch sử, Dân tộc học, Văn hóa học… để tìm hiểu
chuyên sâu hơn về nét bản sắc Việt qua đôi guốc mộc và các vấn đề liên quan
đến đề tài.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và tổng
hợp các tài liệu nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, lịch sử mỹ thuật trên các tạp
chí, các trang mạng được phổ biến rộng rãi, kết hợp chụp ảnh và khảo sát điền
dã tại Bình Dương để đưa ra những kết luận khoa học.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần nghiên cứu sâu hơn về nghệ
thuật truyền thống, về hồn xưa nét Việt của dân tộc hiện diện trong từng đôi
guốc mộc trong đời sống. Đó cũng là những hình tượng được thể hiện trong
các tác phẩm hội họa và là nét đẹp không thể thiếu trong đời sống văn hóa.
Luận văn còn đi sâu, nghiên cứu tác phẩm như một thực thể sống, góp phần
định hướng phương pháp sáng tạo cái đẹp để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, tình
cảm, tư tưởng của cuộc sống con người và thiên nhiên.
Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua đề tài này, luận văn cũng góp phần tạo
điều kiện cho các ngành nghề truyền thống được lưu truyền, bảo tồn và gìn
9
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giữ bản sắc Việt trong thời đại hiện nay. Kết quả nghiên cứu cũng có thể vận
dụng trong công việc giảng dạy và sáng tác hội họa.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu (7 trang), kết luận (2 trang) và có ba
chương:
Chương 1: Tổng quan về guốc mộc và về bản sắc Việt (19 trang)
Chương 2: Hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt qua các tác
phẩm hội họa hiện đại tiêu biểu của Việt Nam (26 trang)
Chương 3: Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình
tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc việt (16 trang)
Luận văn có 85 danh mục tài liệu tham khảo (trong đó có 25 trang
mạng). Luận văn có 4 hình ảnh minh họa cho hình tượng guốc xưa – nay và
hình ảnh guốc mộc tác giả đi điền dã tại Bình Dương; 29 hình ảnh minh họa
tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam từ thế hệ họa sĩ lão thành đến thế hệ họa sĩ
trẻ. Ngoài ra, luận văn còn có 5 hình ảnh minh họa tác phẩm thể nghiệm và 2
tác phẩm tốt nghiệp của tác giả luận văn.
10
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ GUỐC MỘC VÀ VỀ BẢN SẮC VIỆT
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Bản sắc
“Bản” là cái cá thể, là cơ bản, bản chất, là cái “gốc”; “sắc” là màu
sắc, sắc thái, tính chất. Bản sắc chính là những gì đặc trưng nhất, căn bản nhất
của một sự vật, hiện tượng. Nó chính là cơ sở để phân biệt sự vật hiện tượng
đó với những sự vật hiện tượng khác, cùng loại và khác loại.
Bản sắc còn có ý nghĩa khác là tính chất đặc biệt vốn có, tạo thành
phẩm chất riêng “Tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính”.
Bản sắc không chỉ là cái khác biệt để “nhận dạng văn hóa” mà còn là
cái khác biệt chứa đựng giá trị và làm nên giá trị riêng biệt.
Theo nhà nghiên cứu Graumann, “bản sắc” chủ yếu có ba điều: nhận
ra người khác, tự nhận diện chính mình và phân biệt mình với người khác.
Từ những nhận định trên có thể đưa ra nhiều lời giải thích khác nhau về
bản sắc. Nhưng dựa vào thực tế và nghiên cứu, tác giả rút ra một số điểm từ
nội dung khái niệm:
Bản sắc không tự nhiên có mà phải trải qua quá trình hình thành và phát
triển, đúc kết được từ kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ,
gắn bó máu thịt với con người. “Những bản sắc ấy đã hình thành và được cha
ông nâng niu gìn giữ, đã sống với dân tộc trong suốt quá trình dựng nước và
giữ nước đã trở thành nếp sống văn hóa Việt Nam” [35, tr.8].
“Bản sắc” luôn đi kèm với “dân tộc”, hoặc những danh từ mang tính
tập thể. Bản sắc có thể nói là những giá trị, đặc điểm văn hoá chung và đặc
trưng của một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia được xây dựng và đã tồn
11
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tại qua nhiều thế kỷ. Nó đóng vai trò quan trọng và cốt lõi trong việc duy trì
sự gắn kết của cộng đồng đó qua thời gian.
1.1.2 Guốc mộc
Trong suốt chặng đường lịch sử, ông cha ta ngày xưa rất hay, ngay cả
trong cách đặt tên cho vật dụng hết sức quen thuộc mà mình mang mỗi ngày:
từ “mộc” trong “guốc mộc” bản thân nó đã mang nhiều ý nghĩa.
“Guốc” là được ví như là móng để bảo vệ phần mềm khỏi bị tác động
bên ngoài, là đồ dùng đi ở chân, có đế và quai ngang. “Mộc” là gỗ, là vật liệu
gỗ đơn thuần, không trang trí cầu kỳ, “mộc” còn thể hiện sự mộc mạc bình dị,
chân chất phản ánh chính phẩm chất tốt đẹp của người thôn quê. Từ “mộc”
còn thể hiện sự thân thuộc gắn bó của vật dụng này với đời sống của người
lao động.
Guốc mộc là đôi guốc làm bằng gỗ đơn thuần, vẻ đẹp của nó lấy từ vân
gỗ của chính thân cây tạo nên vẻ đẹp mộc mạc cho đôi guốc.
Guốc mộc còn là vật dụng gắn bó mật thiết trong đời sống sinh hoạt của
người Việt. Cũng như chiếc nón lá, tà áo dài; đôi guốc mộc tuy nhỏ bé đơn sơ
nhưng đã in dấu suốt hàng ngàn năm lịch sử trong hành trang văn hóa dân tộc,
tạo nên vẻ đẹp mộc mạc, bình dị mà chẳng kém phần duyên dáng của người
phụ nữ Việt.
1.2 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của guốc mộc
1.2.1 Guốc trong lịch sử Việt Nam
Theo tư liệu lịch sử, đôi guốc xưa kia xuất hiện rất sớm ở Việt Nam.
Do điều kiện khí hậu nóng ẩm, cùng với thói quen trồng lúa nước của người
Việt nên người Việt thường để chân trần. Nói chung người Việt xưa kia ít
dùng guốc, nhưng theo sách:
12
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Giao Châu Ký do Lê Hân Kì người đời Tấn (Trung Quốc) biên soạn
nhưng sách này đã tàn khuyết. Sách Cách Trí Kính Nguyên do Trần
Nguyên Long biên tập in vào năm Ất Mão (1735) niên hiệu Ung Chính
(đời Thanh, Trung Quốc) đã dẫn việc Giao Châu Ký ghi về việc Bà
Triệu nước ta (thế kỉ III sau công nguyên) đi guốc như sau: “Triệu Ẩu
… không lấy chồng, khi đi núi chân thường mang một đôi guốc gọi là
kim đề kịch” [18, tr.166].
Còn Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê
cũng dẫn sách Giao Châu ký nói về việc bà Triệu “thường mặc áo ngắn sắc
vàng, đi guốc gỗ, ngồi đầu voi đánh nhau, sau chết làm thần” [19].
Khâm định Việt sử thông giám cương mục do Quốc sử quán triều
Nguyễn biên soạn, viết về việc bà Triệu đi guốc như sau: “Bà Triệu Ẩu
(theo sách Thái Bình Hoàn Vũ Ký của Nhạc Sử nhà Tống) trong miền
núi quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu…, không lấy chồng, tụ
họp đồ đảng đánh cướp các quận huyện thường mặc áo vải mộc màu
vàng, đi guốc, cưỡi đầu voi, xông ra trận đánh. Sau khi chết, thành
thần. Nay có đền thờ ở xã Phú Điền, huyện Mĩ Hóa, tỉnh Thanh Hóa”
[18, tr.167].
Guốc mộc có từ thời rất xa xưa, ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, đôi guốc
đều mang một bản sắc đặc trưng riêng. Ở Bắc Âu Hà Lan, ngoài cối xay gió
và hoa tu líp, người ta còn nghĩ đến đôi guốc gỗ rất độc đáo. Đôi guốc của Hà
Lan xuất hiện vào khoảng những năm 1230 đến 1280. Riêng ở Nhật Bản,
guốc gỗ Geta bắt đầu xuất hiện và trở nên phổ biến ở thành phố Edo (tức là
thủ đô Tokyo bây giờ) từ thế kỷ XVIII. Thật khó có thể hình dung, người xưa
đã sáng tạo ra vật thể văn hóa giản dị mộc mạc này. Chính những thứ bình dị
và đơn giản đó đã tạo nên bản sắc văn hóa và trở thành di sản.
13
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.2 Quan niệm về đôi guốc mộc trong dân gian
Không rõ đôi guốc có từ khi nào và do ai làm ra đầu tiên, nhưng với
người Việt xưa kia thường đi chân trần khi ra đồng, thậm chí trước khi lên
giường cũng không cần rửa chân mà chỉ xoa hai chân lại với nhau gọi là ba
xoa hai đập, hoặc chùi vào cây chổi rơm, tất nhiên chỉ là cách thức đàn ông
con nhà nông (do thói quen). Nhưng vào các dịp lễ hội, đình đám họ thường
có những đôi guốc nhất định. Đôi dép cổ xưa nhất người ta dùng cỏ bện thành
đôi dép vừa chân (người Trung Hoa gọi là Thảo hài). Ở nông thôn, người ta
có thể lấy mo cao cắt làm dép xỏ quai. Nhìn chung, đôi guốc đi trong nhà chủ
yếu do người dân quê tự đẽo lấy, guốc có mũi uốn cong cong bảo vệ ngón
chân, quai tết bằng sợi mây và những vật liệu khác chứ không phải bằng quai
da đóng ngang như guốc kiểu hiện đại (H1.1). Quai guốc có thể là một sợi
dây vải se lại rất mềm và êm cho khỏi đau chân.
Guốc gỗ quai bện bằng dây được dùng phổ biến, nó càng thích hợp hơn
trong khí hậu nóng ẩm. Đôi guốc xưa được đẽo khá cầu kỳ, tốt nhất
bằng gỗ bồ đề thì sẽ hút được mồ hôi chân, nó cong như cái thuyền có
hai đế cao [47 tr.382] (H1.2).
Có thể nói, đôi guốc Việt Nam xưa kia rất đơn giản nhưng khácầu kỳ.
Guốc nam xưa thường dùng là guốc “Xuồng tam bản” không có đế, to bè như
chiếc xuồng, quai guốc làm bằng nhựa trong, vật liệu làm guốc bằng các loại
cây nhẹ, xốp như cây vông, cây gòn… Còn các cô, các chị thì mang “Guốc
kiểu”, đế cao, quai guốc có in bông hoa, thân guốc sơn bóng với vân gỗ thật
đẹp: lòng mứt, sơn sáp, xoan, đào, bồ đề… thường vật liệu được dùng làm
guốc là những cây sẵn có trong vườn. Người xưa thường có câu nói dí dỏm:
Guốc bảy đời quai, trai hai đời vợ. Vì đôi guốc xưa mang đến khi mòn đế và
phải thay nhiều lần quai mới hư. Thật vậy, đôi guốc ấy mang cả hành trang
lịch sử cùng với hình ảnh áo the – áo dài, khăn xếp, nón lá – nón quai thao,
14
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đôi guốc mộc đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong lòng của mỗi người dân
Việt.
1.2.3 Một số làng nghề làm guốc Việt Nam và kiểu mẫu
Đôi guốc mộc, một vật dụng quen thuộc trong cuộc sống – sự ra đời
của nghề làm guốc, được gìn giữ và lưu truyền cho tới nay thì phải kể đến
làng nghề làm guốc Bình Nhâm, tỉnh Bình Dương. Nói đến Bình Dương thì ta
nghĩ ngay đến khu công nghiệp lớn hiện đại, nhưng ít có ai biết rằng, đất cũ
Bình Dương cũng là vùng đất lưu giữ rất nhiều ngành nghề truyền thống. Sau
những lớp cư dân đầu tiên an cư lạc nghiệp, từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế
kỷ XIX, lần lượt hình thành các làng nghề với hình thức cha truyền con nối.
Người Bình Dương xưa nổi tiếng khéo tay, có đầu óc thẩm mỹ, nổi danh khắp
Nam Kỳ lục tỉnh. Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức
có ghi chép rằng: Quan Trấn Biên, dân nhiều người khéo tay, giỏi nghề. Họ
chuyên làm các loại đồ trang sức, đồ quí hiếm, chạm khắc ngà voi, sừng tê
giác, vẽ trên thân gỗ, cưa xẻ, làm đồ gốm... làm kế sinh nhai.
Cùng với nghề điêu khắc, mộc gia dụng; Bình Dương còn có nghề làm
guốc mộc ở Phú Văn, xã Phú Thọ (nay thuộc phường Phú Thọ), tại thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Không chỉ vang lên tiếng đục, tiếng gõ chạm
trổ của nghề điêu khắc trên gỗ mà từ lâu lắm cũng đã vang lên những tiếng
cưa, tiếng xẻ của nghề làm guốc. Với những người dân sinh sống lâu đời ở
vùng đất Bình Dương, thì nghề làm guốc mộc không chỉ là niềm tự hào mà nó
còn là nét văn hóa thể hiện sự độc đáo, tài hoa của người dân nơi đây. Nghề
làm guốc này, từng làm nên tên tuổi một vùng đất Phú Thọ với nghề làm guốc
gia truyền có hàng trăm năm. Theo tài liệu thống kê địa chí Thủ Dầu Một
(năm 1901) thì tại xóm làm guốc Phú Văn có trên 80 hộ gia đình sống bằng
nghề làm guốc từ cha truyền con nối. Cũng chính vì lẽ đó mà có con đường
15
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
mang tên Xóm Guốc năm 1999 được ghi vào hệ thống tên đường của thành
phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Cũng do nhu cầu sinh hoạt và làm đẹp của con người đã sản sinh ra
nghề làm guốc này. Tuy lúc đầu có liên quan đến nghề mộc cổ truyền nhưng
khi hình thành nghề làm guốc thì hoàn toàn độc lập và mang một sắc thái
riêng. Từ một vật dụng phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống đã trở thành một
sản phẩm hàng hóa. Đôi guốc mộc đã đi một bước dài trong lịch sử kéo theo
sự ra đời của nghề làm guốc nổi tiếng với làng nghề Bình Nhâm (Thuận An,
Bình Dương), làng Đơ Đồng tức Yên Xá (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), Kẻ
Giày (Liên Trung, Đan Phượng, Hà Nội) làng Yên Xá còn được mệnh danh là
kinh đô guốc thế kỷ trước và là nơi cung cấp một lượng hàng lớn cho khắp
vùng Hà Đông và Hà Nội. Ở Đà Nẵng xưa (làng Nam Ô, phường Hòa Hiệp
Nam) cũng có một làng nghề guốc mộc phát triển rực rỡ ở thành phố Đà Nẵng
vào khoảng trước những năm 80. Làng guốc mộc Xuân Dương xuất hiện vào
thời Pháp thuộc và được xem là một trong những bước tiến của tiểu thủ công
nghiệp Đà Nẵng. Đến nay nghề làm guốc không còn hưng thịnh và gần như
mai một do thị trường cạnh tranh và xu hướng thị hiếu thẩm mỹ không phù
hợp với thời đại. Nghề làm guốc chỉ còn một vài nơi nhỏ lẻ ở Bình Dương và
TP.HCM. Chủ yếu là làm guốc thô, còn chạm khắc hoặc cẩn xà cừ thì đến gia
đình tư nhân chuyên về khảm.
Guốc xưa được làm bằng tre và rất đơn giản, quai được tết bằng dây
mây hoặc vải (H1.3). Guốc từ những năm 30 đến 60 đã được cải tiến với năm
hoặc sáu kiểu dáng: Guốc cao gót, guốc bệt (guốc dép), guốc kiểu, guốc hài
(guốc được bao bọc ở đầu mũi) (H1.4), guốc bản (guốc bản vuông dành cho
nam giới),... Ngày nay, guốc mộc được kết hợp với nhiều chất liệu khác nhau
đã vượt qua khuôn khổ “mộc” cùng với sự xuất hiện về kiểu dáng và chất
liệu. Có trên trăm loại kiểu guốc, quai thì đủ loại, từ loại đơn đến quai kép
16
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hoặc xỏ ngón, đủ hình dạng, màu sắc và chất liệu, từ nhựa, simili đến nhung,
vải, ni lông, thêu và đính cườm, cẩn đá, chạm bạc, da lộn, da thật, giả da,
cũng có thể là quai mặt đá, thêu hoa, đính cườm (H1.5)… Hoa văn trang trí
trên quai guốc luôn nổi bật và nét chạm khắc trên thân guốc làm rõ nét bản
sắc đặc trưng của con người Việt Nam (H1.6). Việc đóng quai cũng là cả một
nghệ thuật, phải ướm cho vừa chân mới bắt đầu đóng bằng những chiếc đinh
có mũ. Guốc đã đi gần đến với xăng đan và giày khi có thêm quai hậu. Dáng
guốc đa dạng có trên trăm loại với mũi vuông, nhọn, tù và mũi bầu… đế thì
đủ hình đủ dạng, đặc hay rỗng, eo hay thóp, chạm trỗ hay phù điêu nhưng
thường là gót rời, từ thấp đến cao tạo cho đôi guốc có nhiều hình dáng đa
dạng và phong phú. Với quy trình sản xuất guốc được thiết kế với độ dốc để
đảm bảo độ cong mặt guốc phù hợp với phần lõm của lòng bàn chân để không
làm tổn hại đến cột sống. Dẫu thay đổi chất liệu thế nào thì sự tồn tại bền bỉ,
sự biến đổi của đôi guốc vẫn trường tồn và được thể hiện qua văn hóa dùng
guốc của nhiều thế hệ Việt.
Đôi guốc bé nhỏ nhưng là sự hội tụ tinh hoa của các làng nghề mộc,
sơn mài, điêu khắc, tơ lụa, đính hạt, thêu tay… làm đôi bàn chân quý bà, quý
cô thêm lung linh, được nâng niu hơn theo sự biến đổi linh hoạt của guốc.
Nghề guốc ngày nay tuy không còn hưng thịnh, nhưng giờ đây đến với làng
guốc, người ta vẫn còn nghe những âm thanh quen thuộc của tiếng cưa xẻ gỗ,
tiếng bào, tiếng đóng đinh bởi lòng yêu nghề của những người thợ làm guốc
không mai một. Tiếng guốc ấy như là mạch sống, là ký ức của nhiều thế hệ.
Tiếng guốc gỗ làm cho tình cảm con người gắn bó với quê hương hơn và nó
cũng là nét văn hóa rất riêng cho dân tộc Việt Nam.
1.3 Bản sắc Việt thông qua đôi guốc mộc như một tác phẩm mỹ thuật
trong đời sống văn hóa nghệ thuật dân tộc
17
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.3.1 Guốc qua các loại hình nghệ thuật Việt Nam
Ít ai biết rằng, trước khi có các loại giày dép, người Việt xưa đã dùng
gốc tre để làm guốc. Đó là đôi guốc mộc đầu tiên người Việt được sử dụng.
Theo nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần: “Gốc tre khi mà đã được phơi khô thì
nó nhẹ, rất bền, chịu được ẩm ướt, vì thế người ta dùng đôi guốc tre đẽo để
làm guốc” [79]. Đôi guốc tre lúc đầu có mũi cong lên, nó có tác dụng bảo vệ
các ngón chân rất tốt, nhất là khi ta đi ở vùng trung du, nơi có nhiều đá sỏi.
Nhưng về sau người ta thấy rằng, làm guốc tre không dễ, nên các nghệ nhân
chuyển sang vật liệu khác làm guốc là gỗ. Gỗ dùng làm guốc cũng hết sức đa
dạng, phải là loại gỗ nhẹ, vân đẹp, có độ bền hơn và ít thấm nước.
Guốc mộc có cấu tạo rất đơn giản, bất cứ ai, dù hoàn cảnh nào đều có
thể lựa cho mình một đôi guốc phù hợp, tiếng lộc cộc khắp làng trên xóm
dưới. Tiếng guốc lộc cộc của những cụ già, tiếng guốc khua nhịp nhàng đĩnh
đạc của những ông đồ xưa và tiếng thả bước lách cách thẹn thùng của các cô,
các chị vang xa như tiếng nhạc, hay tiếng loẹt xoẹt, rộn ràng đuổi nhau của
đám trẻ nhỏ... và tất cả dường như tạo nên hơi thở thân quen của cuộc sống
làng quê tự bao đời. Cũng là guốc với những lời ví von đáng yêu đầy ẩn ý.
Song song hai chiếc thuyền tình
Đầu rồng đuôi phụng đinh đóng hai hàng
Một chiếc em chở năm chàng
Hai chiếc em chở mười chàng ra đi
Trách người quân tử lỗi nghì
Ăn trên ngồi trốc chẳng nghĩ gì đến em!
(Đố là cái gì?) (Lỗi nghì tức là quên điều nghĩa)[25].
Câu đố theo thể thơ lục bát biến thể là đố về đôi guốc của người xưa
nghe thanh tao và ý nghĩa. Không chỉ thể hiện bằng lời mà trong cả văn hóa
dùng guốc, sự gắn bó mật thiết của nó trong sinh hoạt và đời sống, nó len lỏi
18
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đi vào trong cả văn thơ, hội họa, nó dường như mang một sức mạnh tiềm ẩn
của người nghệ nhân tạo nên bản sắc Việt mộc mạc bình dị đến lạ thường.
Đôi guốc mộc xưa thường phát ra âm thanh của gỗ, nhưng sao ta vẫn cảm
nhận thấy bước chân của người xưa rất nhẹ nhàng. Sự nhẹ nhàng tinh tế ấy có
được là do bước chân khoan thai, ý tứ của người con gái. Điều này làm ta
nghĩ ngay đến tuồng cải lương Nghêu, Sò, Ốc, Hến cách đây khoảng hơn 30
năm. Cũng bởi cảm mến cái dáng mặc áo dài, mang guốc yểu điệu của Thị
Hến hay tiếng guốc lộp cộp vui tai của nhân vật Trùm Sò. Ta cũng thường bắt
gặp ở đâu đó trong phim truyện Việt Nam, có một vài ông già Nam Bộ còn
mang guốc vông và tóc búi sau đầu với bộ trang phục bà ba đen đúng chất
Nam Bộ, hay anh học trò nam trường công ở tỉnh Bến Tre mặc bộ bà ba trắng,
chân đi guốc vào những năm 1940.
Guốc mộc là thế, đôi guốc xưa thông dụng đến mức đàn ông, đàn bà,
người già, trẻ nhỏ đều mang guốc. Đôi guốc duyên dáng làm đẹp đôi chân
thiếu nữ, đôi guốc cũng gần gũi với cả các trai tráng thanh niên trong dịp hội
hè, hòa hợp với nét duyên của cô gái Bắc trong bộ áo dài tứ thân, chiếc khăn
mỏ quạ, chiếc quần đáy nem. Hay sự kết hợp hài hòa với chiếc áo dài kín đáo
sang trọng của những cô gái Huế với chiếc nón bài thơ, chiếc áo bà ba dân dã
của các cô gái miền Đông Nam Bộ. Đôi guốc mộc thô sơ kết hợp với bất kỳ
trang phục nào cũng đều góp phần tôn vinh vẻ đẹp tổng thể và làm tăng thêm
vẻ duyên dáng đến thu hút lòng người.
Guốc còn được đua nhau khoe sắc, trong không khí Tết cổ truyền tràn
ngập khắp nơi với những hình ảnh thiếu nữ khoe vẻ đẹp dịu dàng, nền nã
trong chiếc áo dài lụa, chân đi guốc mộc và khoe sắc với mai, đào quất của
những ngày Tết Việt. Trong dân gian có câu rằng: Có đói khổ cũng ba ngày
Tết nói lên cái ý chí làm đẹp cho một mùa Xuân. Còn trong bài thơ Xuân của
Trần Tế Xương thì “họa” lên bức tranh:
19
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chí cha chí chát khua giày dép
Đen thủi đen thui cũng lượt là [59].
Trong những bức tranh ngày Tết ấy ta có nghe âm thanh vang dội của
tiếng guốc gỗ. Tiếng guốc dường như đua nhau hòa ca cùng với mùa Xuân.
Hiện nay, ở bảo tàng lịch sử TP.HCM vẫn còn lưu giữ đôi guốc mộc được
khảm trai có niên đại hàng trăm năm, khoảng thế kỷ XIX cuối thời nhà
Nguyễn. Guốc xưa cũng đã được trang trí rất cầu kỳ, sơn son, thếp vàng chủ
yếu dùng trong giới quý tộc, quan lại, các bậc quyền quý xưa.
Guốc mộc Việt đã lên ngôi cùng với áo dài, nón lá. Guốc mộc Việt từ
cổ chí kim đã tạo nên vẻ đẹp rất Việt của phái đẹp – cái đẹp của sự dịu dàng,
duyên dáng, nét duyên thầm không chỉ đọng lại trong ánh mắt, mà cả ở sự
cảm nhận. Với những người yêu nghề làm guốc thì văn hóa sử dụng guốc
cũng mang đầy ý nghĩa, tính nhân văn, nó hàm chứa cung cách sống, cách
ứng xử chuẩn mực của con người. Nói khác hơn, guốc là cái gắn bó với đời
sống của mỗi người Việt, gắn bó với văn hóa Việt Nam và đồng thời nó cũng
phản ánh tính nhận thức sâu sắc hơn về bản sắc của người Việt.
Cùng với việc sản xuất là văn hóa dùng guốc, niềm kiêu hãnh của guốc
đã in dấu trong các loại hình nghệ thuật, âm nhạc và thơ ca, trong ký ức đẹp
của tuổi thơ và quê hương của biết bao thế hệ người Việt. Trong văn học dân
gian, truyền thuyết về Chín Chúa Tranh Ngôi có nhắc đến sự tích đôi guốc, nó
được truyền tụng từ nhiều đời ở vùng đất Cao Bằng.
Thuở ấy, vùng Cao Bằng thuộc bộ Vũ Định, nước Văn Lang. Bộ này
rộng bao la, chia làm chín vùng, mỗi vùng có một Po (chúa) cai quản.
Mỗi Po lại có một biệt tài và không Po nào chịu phục Po nào, vậy nên
các Po họp nhau lại để thi tài. Có Po khoe tài cấy lúa, có Po khoe tài
ghép thuyền, Po này khoe có tài trong một ngày đêm mài một chiếc
lưỡi cày thành chiếc kim khâu, Po khác lại khoe tài bắn cung, lại có Po
20
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khoe đẽo đá thành đôi guốc khổng lồ. Cuộc đua tài diễn ra trong một
ngày đêm mà chẳng Po nào làm xong được việc của mình. Po khoe có
tài đẽo đá tuy đã đẽo xong đôi guốc đá…, nhưng chưa kịp làm quai,
đành bỏ. Ngày nay đôi guốc đá đó vẫn còn nguyên vẹn ở làng Bản
Thảnh, (xã Bế Triều, Hòa An, Cao Bằng) [18, tr.165].
Hình ảnh đôi guốc đã có mặt từ rất lâu trong dân gian, xuất hiện cả trong thơ
ca, guốc mộc luôn là đề tài phong phú cho các thi sĩ. Hình ảnh mà chúng ta
thường bắt gặp, thậm chí có thể là một học trò như Lưu Hà miêu tả trong
“Nhịp gõ buồn tênh”
Em xếp guốc
Làm ghế ngồi học bài một xó
….
Em thỉnh thoảng quay lưng tìm gió
Phố hè trơ đứt guốc
Gót cuồng mê… [81].
Guốc gỗ vốn được coi là một tác phẩm nghệ thuật dành cho phái đẹp
Sài Gòn của những ngày thanh bình như tô điểm cho vẻ đẹp sinh động của
Hòn Ngọc Viễn Đông, đó cũng chính là những người con gái mặc áo dài đi
guốc Đa Kao của những năm 70. Guốc là thế, với nét bình dị, sự quê mùa của
nó trong những sinh hoạt xưa đầy ấp tình người. Trong phần phổ nhạc của
nhạc sĩ Song Ngọc, với bài “Hà Nội ngày tháng cũ” cũng nói về đôi guốc:
Hà Nội ngày tháng cũ
Có dáng em tôi áo trắng nghiêng nghiêng đường chiều
Tiếng guốc lưa thưa lao xao khua trên vỉa hè … [85].
Tiếng guốc lưa thưa lao xao khua trên vỉa hè dường như làm tăng thêm
phần sôi động, xôn xao hồn ai khi nghe tiếng guốc. Như là một ký ức quá khứ
21
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ùa về trong lòng người xa quê. Tiếng guốc còn được nhắc trong bài “Chuyện
chiếc guốc” Bùi Chí Vinh về cảm xúc khi nghe nhịp guốc:
Guốc không phải của anh
Guốc là của con gái
Một hôm em mang tới
Làm xôn xao thềm nhà…[58].
Cảm xúc của một người khi nghe tiếng guốc vang làm cho xôn xao nao
lòng khôn tả, một cảm xúc thật dịu êm, một hoài niệm trong ký ức luôn hiện
về.
Nước ta với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên guốc là vật dụng rất cần
thiết trong đời sống hằng ngày. Thế kỷ XIX, phụ nữ đội nón quai thao, áo tứ
thân, đi guốc thuyền (đó là kiểu guốc quai ngang rất đơn giản dùng cho mùa
hè) rất thoáng, êm và chống thấm mồ hôi nơi chân. Thơ xưa cũng có câu nói
về mỹ nhân mang guốc:
Hưởng điệp lang, hưởng điệp lang
Guốc gỗ bồ lanh lảnh chuông vàng… [68].
Tiếng kêu leng keng của mỹ nhân và các cung nữ đi guốc cho nên gọi là
hưởng điệp. Hay tiếng guốc qua cảm nhận của anh lính Pháp thập niên 1930
về “Cái đẹp của đôi guốc gỗ”. Anh lính Pháp tên là Jean Tardieu mô tả
trong tác phẩm “Thư Hà Nội”, dịch giả Đặng Thị Hạnh chuyển ngữ:
Tôi nghĩ rằng tiếng guốc này chắc là một kiểu làm đỏm dáng cố tình
của dân chúng. Chỉ cần năm hay sáu khách bộ hành mang guốc cùng đi
trên một vỉa hè, là cả phố bắt đầu vang lên như hát. Trong mỗi đôi
guốc, tất nhiên từng chiếc lại có tiếng vang riêng không có gì thú vị
bằng nhìn thấy một thiếu nữ lao động người Việt xinh xắn, đoan trang,
đi rất thẳng để giữ cho chiếc nón mênh mông của mình không bị chòng
22
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chành, bước đi đều đều và mềm mại, cô lần lượt gõ trên nền đất nốt rê
thăng và nốt son (sol) giáng của mình… [68].
Đôi guốc xuất hiện ngay cả trong thể loại câu đố:
Hai nàng son phấn rện rằn
Mỗi nàng cõng tới năm thằng đàn ông
Ra đường trò chuyện lông bông
Về nhà nẫu bỏ nằm không một mình [25].
(Đố là cái gì?)
Với tác giả, đôi guốc mang đầy kỷ niệm sâu sắc, cho tới bây giờ mỗi
khi chợt nghe tiếng guốc lòng bâng khuâng đến xao động lạ thường, tôi yêu
tiếng kêu lốc cốc, lộp cộp bình dị của nó. Guốc là thế và nó cũng như một
triết lí, nó ẩn giấu một ý gì đó sâu xa bên trong nên khi tỏ ra rằng, mình đã
biết rõ điều gì nơi ai đó như một câu nói từ cửa miệng:
“Đi guốc trong bụng” [14].
Điều này cho thấy, đôi guốc đã khẳng định một vị trí quan trọng trong sáng
tác văn học, thơ ca và đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng. Điều đó xuất
phát từ nghệ thuật truyền thống và trở thành nguồn cội gắn liền với tình yêu
quê hương, yêu dân tộc, giúp cho con người có cuộc sống tươi đẹp hơn.
1.3.2 Guốc mộc – nét bản sắc Việt trong mỹ thuật
Khi nói đến ngôn ngữ nghệ thuật thì người ta dựa trên những đặc trưng
ngôn ngữ và khả năng cảm thụ. Nghệ thuật thị giác là một trong những khả
năng cảm thụ của họ khi thưởng thức tác phẩm qua kênh thị giác. Nghệ thuật
chú trọng vào cái đẹp, hơn là tính năng, bao gồm hội họa, kiến trúc, điêu
khắc, âm nhạc, thơ ca… Các yếu tố thị giác đóng vai trò hết sức quan trọng
trong nghệ thuật, chúng có mối liên hệ tác động và hỗ trợ nhằm tạo hiệu quả
cho tác phẩm nghệ thuật. Trong các tác phẩm mỹ thuật nói chung và hội họa
nói riêng đều mang một giá trị thẩm mỹ, một bản sắc văn hóa là điều không
23
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thể phủ nhận được, nó thể hiện cụ thể nhất, sinh động nhất trong phong cách
nghệ thuật của từng họa sĩ. Bản sắc dân tộc không chỉ biểu hiện ở bề ngoài
mà còn ẩn sâu bên trong, là cái hồn của một nền văn hóa, là sức mạnh nội tại
của dân tộc. Bản sắc dân tộc biểu lộ trong tất cả các lãnh vực, qua nhiều lối
sống sinh hoạt trong đó có đạo lý, ngôn ngữ, gia đình, dân làng, văn hóa nghệ
thuật và văn hóa ẩm thực... và là hạt nhân của toàn bộ tinh hoa dân tộc.
Nghệ thuật còn là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, là sự phản
ánh thế giới khách quan, tự nhiên và các quan hệ đa dạng của đời sống. Sự
sáng tạo nghệ thuật tạo nên các giá trị nghệ thuật có sức mạnh tác động vào tư
tưởng, tình cảm của mỗi cá thể. Nghệ thuật hội họa cũng như khoa học, triết
học đều phản ánh hiện thực khách quan. Mỗi hình tượng trong tác phẩm là
sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và sáng tạo hiện thực cuộc
sống. Nói đến hình tượng guốc mộc trong nghệ thuật, người ta thường nghĩ
tới những chi tiết biểu hiện tính truyền thống và nét bản sắc trong mỗi con
người. Hình ảnh đôi guốc hiện hữu trong tất cả các loại hình nghệ thuật, nó
như là một tác phẩm mỹ thuật trong đời sống và còn được khai thác nhiều
trong nghệ thuật thị giác hội họa, điêu khắc bởi vẻ đẹp mộc mạc của hình
tượng này đã đi vào tâm thức của người Việt cũng như mang đến nhiều cảm
xúc cho người nghệ sĩ. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đôi guốc có
nhiều biến hóa và trở thành tác phẩm mỹ thuật dưới bàn tay tài hoa của nghệ
nhân và một tác phẩm đẹp dưới nét cọ của người họa sĩ. Guốc mộc còn được
xem là biểu tượng tôn vinh vẻ đẹp và tăng thêm phần duyên dáng cho thiếu
nữ trước năm 1975.
Hình tượng đôi guốc mộc là một hình tượng nghệ thuật, một tác phẩm
mỹ thuật trong đời sống văn hóa nghệ thuật dân tộc. Cách tạo dáng cũng là
một nghệ thuật. Guốc xưa có 4 loại: Guốc cá mòi: Loại guốc này có kiểu
dáng như hộp cá mòi, phần mũi và gót guốc bằng nhau, cong đều, bề ngang
24
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
guốc rộng, thẳng suông hay còn được gọi là guốc xuồng. Guốc dép: Loại
guốc này thấp như dép, phần giữa của guốc được đẽo có eo, phù hợp với bàn
chân nhỏ nhắn của phụ nữ. Guốc cao gót: Loại guốc này được tạo dáng rất
công phu vì phải đẽo gọt sao cho nhỏ, thanh nhưng chắc chắn, nhất là không
được mất cân bằng so với tổng thể của đôi guốc. Guốc này rất thịnh hành vào
những năm 60 với gót cao, nhỏ, dáng thanh mảnh, phù hợp với trang phục áo
dài của nữ sinh, nữ công chức, nữ nghệ sĩ. Guốc thường: có gót to liền thân,
dáng vững chãi, chắc chắn, được giới phụ nữ bình dân ưa chuộng. Thân guốc
mộc mạc hơn với chiếc quai bằng các chất liệu dân gian đơn giản: mây hoặc
vải thô sẳn có vắt từ bên này qua bên kia, đế cao khoảng 2 – 4 phân. Để làm
ra đôi guốc phải mất nhiều công đoạn, từ khâu cưa gỗ, cho vào máy xẻ, mài
thô và sau đó định hình guốc…, chiếc guốc tưởng chừng như thô ráp nhưng
qua bàn tay người thợ trở nên bóng bẩy lạ thường. Loại gỗ dùng làm guốc
phải ít nhất năm sáu năm, trải qua các khâu ngâm phơi sấy cho chống “chảy
màu” mạch gỗ. Những đôi guốc mộc lại có một nét đẹp riêng bởi lớp phủ
mỏng manh trên thân guốc giúp phô bày vẻ đẹp của các thớ gỗ, vân gỗ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hội nhập văn hóa là một điều tất
yếu. Và dĩ nhiên, trong công việc giữ gìn truyền thống thì nghề guốc cũng cần
có sự sáng tạo cho riêng mình nhưng vẫn giữ được bản sắc Việt. Chủ cơ sở
Hùng Thái cho biết: Muốn đưa đôi guốc mộc đến đâu thì phải nghiên cứu sở
thích và văn hóa của họ tại quốc gia đó. Guốc Việt được bạn bè thế giới yêu
thích vì nó rất thân thiện với môi trường, mang một vẻ đẹp thời trang của đôi
guốc gỗ. Những bức tranh sơn mài khảm trai thu nhỏ trên đôi guốc tái hiện
những hình ảnh nông thôn, nhà sàn, chùa Một Cột và các danh lam thắng
cảnh hòa hợp tuyệt đối và khéo léo, điểm thêm nét đẹp dịu dàng đằm thắm
của chiếc áo dài mà ngay cả những cô gái Nhật cũng yêu thích. Đôi guốc với
những hình ảnh Geisa xinh đẹp bên cạnh đóa hoa anh đào, những Samurai
25
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hùng dũng yêu thích đôi guốc mộc ba quai, đế bằng với đường nét góc cạnh
vuông vức thể hiện tinh thần thượng võ ngay thẳng khẳng khái. Ngày nay,
guốc có nhiều loại: guốc mộc, guốc sơn và guốc kiểu cũng được kết hợp với
các nghề truyền thống khác: sơn mài, chạm trổ… làm nên đôi guốc mang
dáng vẻ mỹ thuật trông rất hấp dẫn và mang đậm nét Việt.
Guốc mộc giản dị là vậy mà vẫn chinh phục bao trái tim phái đẹp. Đôi
guốc mộc qua bàn tay tài hoa của người thợ trở thành những bức tranh, những
tác phẩm nghệ thuật thực thụ với các hoa văn lập thể, những hình ảnh trừu
tượng bí ẩn kết hợp một cách kỳ lạ với váy đầm cầu kỳ, rực rỡ. Và tài năng
của người nghệ nhân càng có trị thăng hoa khi tác phẩm nghệ thuật gần gũi ấy
có thể chuyển tải cả những nét đặc sắc của nhiều nền văn hóa khác nhau, thể
hiện gu thẩm mỹ như chính chủ nhân mang đôi guốc đó.
Guốc còn được gần gũi trong chính tình yêu của những người thích sưu
tầm, khám phá nét cổ kính, hoa văn, họa tiết trên guốc mộc từ xưa. Đôi guốc
Kiều (H1.7) có in hình Kim Trọng, Thúy Vân, Thúy Kiều và Thúc Sinh với
đường nét sinh động đang được trưng bày ở Đan Viện Thiên An, thành phố
Huế. Bởi yêu nét bình dị và sự quê mùa của nó, yêu tiếng guốc như là nguồn
mạch sống mang ký ức của bao thế hệ, nó làm cho tình cảm con người trở nên
gắn bó với quê hương.
Trong hội họa, hình tượng đôi guốc mộc được thể hiện trong nhiều tác
phẩm và luôn song hành cùng hội họa. Các tác phẩm được thể hiện qua nhiều
chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa cùng đường nét, hình khối, bố cục khác nhau
và được sáng tác qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Mỗi tác giả của mỗi thời
kỳ đều thể hiện hình tượng guốc mộc mang đậm nét bản sắc văn hóa cả nội
dung và hình thức. Hình tượng đôi guốc mộc như dấu ấn tình cảm đặc biệt và
là nguồn cảm hứng bất tận cho hội họa. Guốc mộc là hình tượng thể hiện tính
truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, làm đẹp cho cuộc sống và mang giá trị
26
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thẩm mỹ cao. Hình tượng đôi guốc mộc trong các tác phẩm: Tắm mưa rơi
(H1.8), Nữ sinh áo trắng (H1.9), Hong nắng mới (H1.10), Ngày Xuân đánh
đu (H1.11), Cô Đào say (H1.12) của Nguyễn Thị Thanh Trí; Hai thiếu nữ
dưới trời mưa (H1.13) của Sỹ Ngọc ; Thiếu nữ và hoa sen (H1.14) của
Nguyễn Hoài Hương… được tác giả bộc lộ bằng đường nét, mảng khối, thể
hiện được giá trị tinh thần của tác phẩm đó là nét đẹp của hình tượng mang
nét bản sắc Việt. Các tác phẩm được xây dựng với vẻ đẹp trong cuộc sống
giản dị như: hình ảnh nữ sinh tắm mưa, đôi trai gái tìm thấy nhau trong những
ngày hội Xuân và còn nhiều hình ảnh quen thuộc khác. Nét bản sắc Việt là
chủ đề mang dấu ấn sâu đậm trong tâm thức của con người từ buổi sơ khai
cho đến hiện đại. Do đó hình tượng guốc mộc xuất hiện trong nhiều tác phẩm
hội họa với nội dung hết sức sâu sắc và đậm tính nhân văn truyền thống.
Hình tượng guốc có rất nhiều vị trí sắp đặt trong hội họa và được thể
hiện ở nhiều khía cạnh: cân bằng tranh, tô điểm thêm phần duyên dáng cho
đôi chân thiếu nữ,…tùy theo ý đồ của họa sĩ khi thể hiện tác phẩm đó. Vẻ đẹp
của nó đã đưa vào nghệ thuật thị giác ngày càng tinh tế và sâu sắc. Hiện nay,
chúng ta đang sống trong thời hiện đại, nghệ thuật thị giác nó lan tỏa ra mọi
mặt của cuộc sống, tác động trực tiếp vào thị hiếu thẩm mỹ của người thưởng
thức tác phẩm. Nghệ thuật thị giác chính là loại hình đem đến cho công chúng
sự cảm nhận khi thưởng thức nghệ thuật. Con người thời đại văn minh cần
nghệ thuật như một chất dinh dưỡng, nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ và cảm thụ
ngày càng cao, luôn mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế, nghệ thuật
thị giác có khả năng thể hiện và miêu tả cái đẹp sinh động của cuộc sống mà
hình tượng đôi guốc mộc là một trong những đề tài giúp cho con người nhận
biết và rung động một cách tinh tế về bản sắc và truyền thống văn hóa Việt
Nam. Nghệ thuật của mỗi dân tộc, mỗi thời đại là dựa trên nền tảng truyền
thống, bản sắc văn hóa luôn tồn tại và gắn liền trong tâm thức của mỗi con
27
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
người. Nếu màu sắc, đường nét, hình khối là yếu tố quan trọng trong hội họa
thì hình thể là điểm chính tạo nên một tác phẩm. Hình tượng guốc mộc với
nghệ thuật thị giác tạo nên những nét riêng, trên từng cảm xúc và nhận định
thẩm mỹ riêng của từng họa sĩ để đưa đến một tác phẩm đẹp mang đậm nét
bản sắc. Ngày nay cùng với áo dài – nón lá, guốc mộc Việt từ cổ đến kim đã
tạo nên vẻ đẹp rất Việt, rất riêng của phái đẹp. Cái đẹp của sự dịu dàng duyên
dáng, cái đẹp của nét duyên thầm không chỉ đọng lại trong ánh mắt mà cả ở
sự cảm nhận tinh tế trong mỗi con người Việt.
28
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tiểu kết
Trong văn hóa Việt Nam, hình tượng guốc mộc có một vị trí quan trọng
trong cuộc sống của người Việt. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm, mưa nhiều nên ông cha ta xưa đã khéo léo sử dụng gỗ cho phù hợp với
điều kiện tự nhiên. Hướng đến sự hoàn thiện đã trở thành một nét văn hóa
truyền thống xã hội mang giá trị lịch sử, giá trị văn hóa cao.
Xuất phát từ nhu cầu thẩm mỹ, hướng đến chân – thiện – mỹ và làm
cho cuộc sống tươi đẹp. Hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp giản dị và tinh tế
thực sự đi vào cuộc sống hàng ngày của người dân Việt. Không chỉ đơn thuần
là kết hợp với bộ áo dài truyền thống mà nó còn được biến tấu thành những
đôi guốc thời trang rất trẻ trung và hiện đại. Guốc mộc dễ dàng phối kết với
các loại thời trang khác, rất đẹp và tương đồng. Những chiếc áo dài là biểu
tượng của đất nước Việt Nam, nhưng sẽ không hoàn hảo nếu thiếu đôi guốc
gỗ được thể hiện qua nhiều tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, nghệ thuật cùng với
sự phát triển của con người ngày một hoàn thiện, văn minh và hàm chứa đầy
đủ chức năng của một nền văn hóa.
Tiếng lốc cốc khoan thai của đôi guốc mộc trên nền đất như một thanh
âm quen thuộc, không chỉ là thanh âm vang vọng của thời xưa mà nó còn là
hoài niệm của biết bao thế hệ. Để rồi một mai bất chợt nhận ra, giữa những
thanh âm ồn ào náo nhiệt nơi xứ người, ta chợt ấm lòng khi nghe tiếng lốc cốc
tiếng guốc xưa. Nhận ra nơi âm thanh ấy, gợi lên sự nhớ nhung da diết trong
ta, chợt nhận ra đôi guốc mộc giản dị bên tà áo dài đẹp đến nao lòng. Và cũng
từ đó nhận ra một tình yêu quê hương vẫn ở trong ta như máu thịt bấy lâu nay,
như để tự hào hơn bản sắc duyên quê. Bằng tình yêu bao la, niềm tự hào nét
duyên thầm của đôi guốc mộc để cùng sẻ chia những bạn bè phương xa yêu
nét mộc mạc của văn hóa Việt.
29
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 2
HÌNH TƯỢNG ĐÔI GUỐC MỘC VỚI NÉT BẢN SẮC VIỆT QUA
CÁC TÁC PHẨM HỘI HỌA HIỆN ĐẠI TIÊU BIỂU CỦA VIỆT NAM
2.1 Các tác phẩm giai đoạn 1925 – 1975
Những tác phẩm hội họa tiêu biểu về hình tượng đôi guốc mộc của các
họa sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XIX đã phản ánh bản sắc văn hóa, tính thẩm mỹ
của dân tộc về những hình ảnh giản đơn nhưng không kém phần quan trọng
trong đời sống. Nó chứa đựng tình cảm và sự gìn giữ chân giá trị truyền thống
văn hóa của con người Việt. Đó là những tác phẩm có vị trí quan trọng trong
mỹ thuật và cũng là những tác phẩm mang lại niềm vinh dự, niềm tự hào
trong lòng công chúng khi nhớ đến một thời văn hóa dùng guốc.
Cùng với văn hóa dùng guốc mà hình tượng đôi guốc mộc đi vào trong
đời sống hằng ngày của người dân cũng chính là đi vào trong tâm thức của
người họa sĩ. Mỗi tác phẩm đều mang một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp đó đã được
nhiều họa sĩ thể hiện và khám phá qua nhiều chất liệu khác nhau. Mỗi chất
liệu, mỗi cách tạo hình khác nhau đều mang đến cho người xem từng cung
bậc khác nhau nhưng đều được thể hiện hết sức cô đọng và súc tích với tính
dân tộc đậm nét trong mỗi tác phẩm. Tính dân tộc đã tạo nên bản sắc, đồng
thời cũng tạo nên hình tượng chính trong các tác phẩm mà tác giả đề cập đến
dưới đây.
Trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Lê Văn Đệ được nhắc đến như một
họa sĩ bậc thầy hội họa, một trong số ít họa sĩ Việt Nam sớm nổi tiếng ở nước
ngoài. Ông là người rất am tường văn hóa phương Đông lẫn văn hóa phương
Tây, nhưng trong cuộc sống đời thường, ông là người rất dung dị, nên trong
tranh ông nghiêng về phong cách dân dã, yêu thích cái đẹp nông thôn với gam
màu tươi sáng, chất liệu lụa theo xu hướng Tân Cổ Điển, kết hợp với mỹ cảm
30
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phương Đông thanh thoát, ưu nhã. Khác với tranh của Nguyễn Phan Chánh
mộc mạc, giản đơn với gam màu trầm của đất, tuy cùng chất liệu nhưng nội
dung và phong cách thể hiện rất khác nhau.
Nghệ thuật họa sĩ Lê Văn Đệ (1906 – 1966) định hình từ những năm
30, với ông, sự êm ấm của gia đình là biểu trượng cho niềm hạnh phúc được
thể hiện trong tác phẩm Trong gia đình (H2.1), tác phẩm sáng tác năm 1933
với chất liệu lụa. Hình ảnh gia đình được ông khắc họa với gam màu trầm ấm,
tươi mới, một gia đình miền Bắc Việt Nam trong khung cảnh quây quần bên
nhau. Tác phẩm này triển lãm tại Milan (Ý) và được Bộ Trưởng Thương Mại
Pháp Lamoureux mua về để treo tại Viện Bảo Tàng Luxembourg. Đi sâu bên
trong tác phẩm, hình ảnh người phụ nữ, người nam trong bộ trang phục truyền
thống đang ngồi trên bộ ván trước nhà, một bối cảnh gia đình trí thức thời
xưa. Bên ngoài là hình ảnh người mẹ ôm con nằm võng, thấp thoáng dưới
tranh là hình tượng đôi guốc mộc đã được tác giả khắc họa ngay ngắn, khuôn
phép, ý tứ trong không gian xưa. Hình tượng đôi guốc mộc chỉ là một vật
tĩnh, nhưng khi qua bàn tay người nghệ sĩ nó dường như trở nên sinh động và
uyển chuyển trong từng nét vẽ. Trong tranh nếu thiếu đi đôi guốc cũng như
thiếu đi sự hài hòa trong tổng thể của bức tranh. Nét óng ả trong tranh được
ông thể hiện bằng sự mềm mại trong từng thớ lụa, bố cục mạch lạc, quý phái,
dễ tạo nên cảm giác ấm áp lòng người thưởng ngoạn.
Trong tác phẩm Nắng hè, cũng là hình ảnh người thiếu nữ nằm võng
ôm con nhưng hình tượng đôi guốc được đặt lệch nhau, tạo cảm giác tự do,
nhàn hạ không đi vào khuôn phép như trong tác phẩm Trong gia đình. Hình
tượng đó như một điểm nhấn về tính dân tộc, nét bản sắc và tính cách con
người mỗi vùng miền. Tác phẩm Nắng hè (H2.2) được sáng tác năm 1961 tại
Hà Nội với chất liệu lụa mà người xem thấy nhiều qua phiên bản, nó là những
tác phẩm tiêu biểu của nền hội họa Việt Nam hiện đại. Ở tác phẩm này, tác
31
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giả thể hiện với chất liệu lụa, ông đã diễn tả ánh nắng hè ở miền Bắc, không
giống cái nắng chói chang ở miền Nam. Trong khung cảnh buổi trưa hè oi ả,
cảnh vật im lìm, không ngọn gió lay động. Người ta như cảm thấy tiếng võng
đu đưa kẽo kẹt nhịp nhàng, hài hòa với tiếng mẹ dịu dàng ru con. Phía dưới
tranh là hình tượng đôi guốc gỗ mà người dân Việt thường sử dụng trong
những ngày hè, phù hợp với khí hậu ở miền Bắc. Nhìn vào tranh, ta cảm nhận
được cái tươi mát, bình dị gợi mở nhiều cảm xúc. Với nét bút trau chuốt, tỉ
mỉ, tách bạch từng chi tiết nhưng hòa trong một tổng thể mờ ảo, êm đềm công
phu cho thấy một kỹ thuật tả điêu luyện tài tình, chín chắn trong cách vẽ.
Tranh ông luôn truyền tải cho người xem một cảm giác tươi mát, hài hòa và
cao cả. Ông đã kết hợp xây dựng hình tượng đôi guốc cùng với nhân vật, làm
cho cuộc sống nghệ thuật thêm sinh động, phong phú và đa dạng hơn qua bản
chất nghệ thuật dân tộc kết hợp với thế giới hiện đại. Đây là một trong những
bức tranh lụa nổi tiếng nhất vào những năm cuối đời của ông.
Cũng là hình tượng đôi guốc mộc nhưng với họa sĩ Mai Trung Thứ có
cách diễn tả khác. Hình tượng guốc mộc được tác giả khắc họa là đôi guốc
sơn đen và cao gót. Tác phẩm Thiếu phụ (H2.3) được sáng tác năm 1930 với
chất liệu sơn dầu. Thời kỳ này, hình tượng đôi guốc rất thịnh hành vào những
năm 30 với phong trào “guốc Phi Mã”, là loại guốc cao nhằm tôn lên dáng dịu
dàng cho thiếu nữ Hà Thành. Người thiếu phụ trong tranh với dáng ngồi đẹp,
đôi mắt u hoài như ngấn lệ. Ấn tượng của Mai Trung Thứ về những người
con gái Hà Nội xưa được ông thể hiện bằng tài năng bậc thầy đã đưa ông vào
vị trí những họa sĩ cận đại tên tuổi của hội họa Việt Nam. Nhân vật được thể
hiện bằng các đường nét tỉa tót, gợi tả ý nhị, màu sắc gọn ghẽ, không chuyển
tiếp đột ngột, ứ tràn khỏi đường viền hình họa. Thật vậy, Mai Trung Thứ đã
lược bỏ mọi chi tiết để dành đường nét để diễn tả, như đắm chìm miêu tả
32
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thiếu nữ thanh tân Hà Nội những năm 30 trong tà áo dài duyên dáng bên cạnh
đôi guốc thân quen, nét duyên thầm của thiếu nữ Việt.
Họa sĩ Mai Trung Thứ (1906 – 1980) hay còn gọi là Mai Thứ, là một
trong những họa sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường Cao đẳng MTĐD
(1925 –1930). Có thể nói, họa sĩ Mai Trung Thứ là một họa sĩ mộng mơ, ông
để lại một tài sản tinh thần vô giá với những bức tranh nhẹ như gió thoảng,
lãng tử và yêu đời cho nền nghệ thuật tạo hình cận hiện đại Việt Nam cùng
với các họa sĩ Lê Phổ, Lê Văn Đệ, Nguyễn Phan Chánh… Ông là họa sĩ Việt
Nam đầu tiên bộc lộ tình cảm của mình trên những tác phẩm mang khuynh
hướng lãng mạn với bút pháp hiện đại. Tên tuổi ông gắn liền với mảng đề tài
yêu thích: phụ nữ, trẻ em và cuộc sống hàng ngày với cái nhìn mang đầy màu
sắc dân gian và bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Ông thường đặt hình tượng của mình vào mảnh lụa với những hòa sắc
lung linh huyền ảo, hình tượng người thiếu nữ trong tranh ông luôn gợi lên
một nét đẹp ẻo lả, duyên dáng, thùy mị với hình dáng mảnh mai, thon thả, yêu
kiều trong tà áo dài cùng với hình ảnh đôi guốc mộc. Tác phẩm Hai thiếu nữ
(H2.4) thể hiện vẻ đẹp của các cô gái tân thời áo dài thướt ta yêu kiều nền nã
với hình tượng đôi guốc mộc, nét cọ của ông mang vẻ đẹp kín đáo, thanh lịch
và tao nhã. Tác phẩm được sáng tác năm 1942 cũng trên chất liệu lụa, người
thiếu nữ được diễn tả trong tà áo dài xưa cùng đôi guốc mộc tôn lên sự duyên
dáng dịu dàng khi di chuyển trên bước đường thôn quê. Tác phẩm được tác
giả miêu tả mang đậm phong cách Á Đông. Thời kỳ này không biết có phải
ông vẽ những người con gái Huế hay không? Nhưng với người con gái Huế
thời kỳ này, đôi guốc được dùng với hai màu đen và nâu, phía lòng bàn chân
là một hình tam giác màu nhạt hơn. Chỉ những người khá giả mới đi guốc
sơn. Một số nơi như Huế, Hà Nội… gọi guốc là dỏn nên đã có thành ngữ
“Chân giày chân dỏn” chỉ sự giàu có, sang diện. Trong tranh có hai thiếu nữ,
33
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
một đi giày dạng như mũi hài, nhưng không đế, một đi trên đôi guốc mộc.
Đối với người xưa, điều cấm kỵ khi mang guốc là kéo lê trên đường. Nhưng
với cách di chuyển của thiếu nữ trên đôi guốc, ta cảm giác như nhẹ nhàng,
thanh thoát không gây tiếng động mà còn tạo dáng đi uyển chuyển, khoan
thai. Người phụ nữ trong tà áo dài, chân đi hài cùng chiếc nón bài thơ trông
vô cùng duyên dáng và sinh động. Toàn cảnh bức tranh toát lên phong cách
nhẹ nhàng, màu sắc tươi mới, người trong dáng vẻ rất mềm mại, quyền quý
đạt tình ý diễn tả.
Đối với người nghệ sĩ, mỗi cử chỉ, hành động, ánh mắt trong cuộc sống
đều mang những nét đẹp riêng, người nghệ sĩ thể hiện bằng đường nét sinh
động, gợi tả trong tác phẩm Đôi bờ (H2.5) được sáng tác năm 1943 trên chất
liệu lụa. Hình ảnh cô gái Huế e lệ lấy tay che nón, đôi mắt nhung dịu dàng
đen láy đang thể hiện động tác thả chân vào đôi guốc, bóng dáng người thiếu
nữ yêu kiều mảnh dẻ rất Việt Nam. Ông như bắt được cử chỉ người thiếu nữ
đứng giữa đôi bờ, vẻ dịu dàng, e lệ với tay xoắn đôi tà áo cho khỏi ướt trong
tư thế rửa chân. Bằng những đường nét hoa mỹ, ước lệ với bảng màu nguyên
sắc êm dịu, xanh dương, sắc dòng nước xanh thẫm, hình thể trong tranh ông
toát lên sự đầy đặn, trong sáng. Hình ảnh này được bắt gặp ngay cả trong kho
tàng văn học:
Nước trong ai chẳng muốn rửa chân.
Hoa thơm ai chẳng tới gần gốc cây [34].
Chủ đề trong tranh ông phần lớn là về cảnh sinh hoạt, cảnh nông thôn
và đặc biệt là về thiếu nữ. Ông như dành trọn tình cảm của mình cho một vẻ
đẹp mộng mơ. Điều này làm cho thế giới trong tranh ông đầy chất thơ sâu
lắng, bí ẩn, nhẹ nhàng và tươi mát, người phụ nữ trong tranh ông thật giản dị
và thanh thoát. Họa sĩ đã dành trọn quãng đời bình yên để thỏa sức sáng tạo
chân dung người thiếu nữ qua những nét vẽ. Những nét vẽ không cầu kỳ,
34
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
không khoa trương da thịt mà lại từ tốn, ẩn náu trong đó một tâm hồn thanh
đạm, lãng mạn, mong manh như đồ sứ dễ vỡ trong tà áo dài duyên dáng bên
đôi guốc mộc truyền thống. Hay cũng có thể do sự cách biệt quê hương đã
làm cho cảm xúc trong ông thêm đằm thắm về hình ảnh con người và đất
nước Việt Nam thêm sắc nét. Cũng bởi lẽ vì lý do này, đã làm cho tác phẩm
của ông có một chất gì đó riêng biệt độc đáo và cũng chính vì thế mà tranh
của ông trở thành nét văn hóa, một bằng chứng sống cho nền nghệ thuật Việt
Nam.
Những tác phẩm của ông góp phần quan trọng, tạo nên sự phong phú
về màu sắc cho tranh lụa Việt Nam. Tất cả được thể hiện bằng những đường
nét, những bảng màu ấn tượng; góp phần tôn lên sự tinh tế của cuộc sống
thường nhật với những góc nhìn mang đậm màu sắc văn hóa Á Đông. Nhìn
chung, những tác phẩm mỹ thuật trên chất liệu lụa thời kỳ 1925 – 1954 đã kết
hợp cảnh quan phương Đông và cái nhìn khoa học hiện đại phương Tây trong
việc xây dựng nhân vật, xử lí không gian và ánh sáng. Tất cả những điều này
đã tạo nên phong cách mới cho nền nghệ thuật tranh lụa phương Đông nói
chung và tranh lụa Việt Nam nói riêng.
Hội họa Việt Nam đầu thế kỷ XX chứa đựng vẻ đẹp nghệ thuật Ấn
tượng. Một vẻ đẹp mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc. Sự kết hợp ý vị
này đã khiến tranh của các họa sĩ Việt Nam ngày càng nổi bật, thu hút người
thưởng tranh lẫn trong và ngoài nước. Nghệ thuật biểu hiện tình ý sống tự
nhiên của con người. Sự hồn nhiên trong nghệ thuật cùng với niềm vui, nỗi
buồn, hạnh phúc chân thật mang lại cái mới và sự hòa đồng, giúp người sáng
tạo và người cảm thụ xích lại gần nhau hơn. Hầu như các nhà tâm lý nghệ
thuật đều cho rằng cảm thụ nghệ thuật cũng là hình thái khác của sáng tạo
nghệ thuật. Nghệ thuật là sự phản ảnh của cuộc sống thông qua người họa sĩ.
Cái đẹp trong nghệ thuật là sản phẩm đặc biệt do người nghệ sĩ sáng tạo ra.
35
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nó mang tính chất phổ quát, sống động và cô đặc. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là
thước đo tinh thần của người nghệ sĩ. Nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp sao cho phù
hợp với quan niệm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ của mình. Nghệ thuật sáng tạo
là điển hình hóa các hiện tượng của cái đẹp, của đời sống xã hội khi được đưa
vào tác phẩm. Trải qua sự lựa chọn, qua bàn tay và sự sáng tạo, sự chọn lọc
và lăng kính tâm hồn của người nghệ sĩ; mà cái đẹp trở nên đẹp hơn, quả thật
như câu nói: Cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp của mọi cái đẹp. Cái đẹp đó
thể hiện qua hình tượng trong nghệ thuật, biểu hiện rõ nét những cảm xúc của
người nghệ sĩ. Hình tượng đó được thể hiện trong tác phẩm Thiếu nữ ngắm
tranh Tố nữ của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906 – 1954) là một trong những họa sĩ nổi tiếng
của nền hội họa Việt Nam. Cũng như các tác giả khác, họa sĩ cũng ít nhiều
sáng tác về đề tài thiếu nữ. Tác phẩm Thiếu nữ ngắm tranh Tố nữ (H2.6) sáng
tác năm 1938 được thể hiện trên chất liệu lụa. Người thiếu nữ trong tranh với
chiếc áo dài màu đỏ thắm, chân đi đôi guốc mộc với dáng đứng như làm
duyên đang thưởng ngoạn bức tranh Tố nữ treo trên tường. Người thiếu nữ
trong tranh của ông có vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết và giàu nữ tính. Hình
tượng đôi guốc mộc như tôn thêm sự duyên dáng, kín đáo và tế nhị; lịch sự và
quí phái trong từng cử chỉ. Với phụ nữ, đôi guốc gỗ là một vật dụng không
thể thiếu giúp tạo nên vẻ đẹp thanh tao, dịu dàng. Đặc biệt với các thiếu nữ
khi mang đôi guốc mộc, những thớ gỗ màu vàng sậm không chỉ làm nổi bật
gót chân son mà còn giúp các quý cô tôn tạo thêm chiều cao, nét mặn mà với
vóc dáng thanh mảnh, khiến cho đôi chân trông có vẻ dài hơn và bước đi nhẹ
nhàng uyển chuyển.
Mỗi tác phẩm nghệ thuật là cách nhìn, cách đánh giá của người nghệ sĩ
về cuộc sống, là sự khao khát sáng tạo cuộc sống, là tiếng nói tâm tình, là lẽ
ưu tư trước cuộc sống. Tác phẩm còn gợi cho người xem những mỹ cảm về
36
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tuổi thanh xuân, vẻ đẹp của Tố nữ và thiếu nữ ngắm tranh. Họa sĩ đã tôn vinh
vẻ đẹp ấy bằng những đường nét uyển nhã, mỹ lệ. Tác phẩm đó mang giá trị
thẩm mỹ và tinh thần dân tộc cao, thể hiện tính dân gian trong tranh Tố nữ,
hình tượng đôi guốc được khắc họa bên tà áo dài cách tân mang một vẻ đẹp
truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa một cách sâu sắc. Chủ đề thiếu nữ luôn
là suối nguồn cảm hứng vô tận cho các họa sĩ Việt Nam. Sự nhận thức và sự
biểu hiện tư tưởng tình cảm trước hiện thực cuộc sống là phẩm chất của nghệ
thuật được thể hiện qua người nghệ sĩ. Tác phẩm nghệ thuật là cả thế giới chủ
quan của người nghệ sĩ: tâm lí, tình cảm, tư tưởng, ước mơ, lí tưởng, tài năng,
cá tính... Người thiếu nữ với tà áo dài duyên dáng luôn song hành cùng hình
tượng guốc mộc đã in đậm trong các tác phẩm hội họa Việt Nam. Điển hình
trong tác phẩm Mùa đông đang đến của họa sĩ Trần Văn Cẩn.
Trong không khí cảnh sum vầy của gia đình, với họa sĩ Trần Văn Cẩn
(1910 – 1994) thể hiện theo góc độ khác. Tác phẩm Mùa đông đang đến
(H2.7) được thể hiện năm 1960 với chất liệu sơn mài, là tác phẩm khắc họa
thế giới nội tâm bình dị, chứa chan tình cảm của người phụ nữ, trong niềm vui
gia đình đoàn viên, sum vầy. Tác phẩm Mùa đông đang đến gợi một ngày thu
vàng rực rỡ, có cái đẹp bâng khuâng lộng lẫy của thiên nhiên, của con người
và sự vật. Hình tượng đôi guốc trong tranh đem đến cho người xem như một
điểm nhấn đi cùng với tà áo dài duyên dáng mang nét văn hóa truyền thống.
Đôi guốc nằm dưới chân thiếu phụ hiền thục đang ngồi đan áo, thanh thản,
hạnh phúc bên con trẻ trong sự chờ đợi, hi vọng. Hay nó được mang một cách
hờ hững trong dáng vẻ phụ nữ trao nhau điều gì đó. Đâu đây có một làn gió
thu se lạnh thoảng qua mái tóc, cành cây và tà áo dài bồng bềnh theo gió.
Bằng một bảng màu cơ bản: son, vàng, trắng vỏ trứng; họa sĩ đã tạo ra
phối sắc ấm áp, gam màu vàng đỏ gợi lên không khí mùa thu. Vẻ đẹp lộng lẫy
lung linh của sơn mài cũng như sức diễn đạt kỳ diệu của chất liệu được phát
37
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
huy cao độ. Một tình cảm lưu luyến, bền chặt, đoàn tụ như niềm mơ ước hòa
bình. Hình ảnh chim bồ câu như ẩn dụ về niềm vui hòa bình, hạnh phúc ở tầm
khái quát. Tác phẩm tạo cho ta cảm giác ấm cúng của không khí đoàn tụ gia
đình hơn là cái se lạnh của mùa đông, mà trong đó, ta thấy một tinh thần dân
tộc, một bản sắc quê hương trong chất sơn, con người với trang phục truyền
thống cùng hình tượng đôi guốc mộc (tuy là vật dụng nhỏ trong cuộc sống
nhưng nó như chứa đựng một tâm hồn, cùng hòa quyện vào cuộc sống).
Có thể nói Nguyễn Khang (1911 – 1989) là một họa sĩ tài năng và
chuyên tâm sáng tác bằng chất liệu sơn mài, bắt nguồn từ sự gắn bó với tình
yêu nghệ thuật dân tộc. Từ năm 1932, khi còn là một sinh viên năm thứ hai
của Trường Cao đẳng MTĐD, ông đã bỏ nhiều công sức tìm tòi, khám phá
cùng với nhiều họa sĩ khác cùng thời như Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí,
Phạm Hậu…. đã thành công trong việc mở hướng cho ngành sơn mài cổ
truyền.
Những sáng tác của ông luôn mang nhiều tính trang trí cũng như kỹ
thuật ưu việt của sơn mài truyền thống; bằng các yếu tố trang trí, cách điệu
những mẫu hình ước lệ; ông đã áp dụng chúng vào các chủ đề mới phong phú
của cuộc sống để phản ánh hiện thực như kể một câu chuyện mới bằng văn
phong cổ tích trong tranh ông. Nghệ thuật sơn mài của Nguyễn Khang có nét
riêng biệt về phong cách và kỹ thuật. Cái tinh chất được chắt lọc từ cách nhìn
cô đọng khái quát của nghệ thuật truyền thống trong mỗi tác phẩm như những
bài ca ngọt ngào, nồng đậm hương sắc thôn dã, thanh bình và sự vươn lên
dũng mãnh của con người trong cuộc sống mới.
Là bức tranh sơn mài xuất sắc, có vẻ đẹp tinh tế và sâu sắc, diễn tả
được nội tâm, tình cảm nhân vật, có chủ đề, có nội dung cuộc sống biểu đạt
những ý tưởng tốt đẹp của họa sĩ về đất nước và kháng chiến - tác phẩm Hòa
Bình Hữu Nghị (H2.8) được sáng tác năm 1958 - là một tác phẩm tuyệt đẹp.
38
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Một trong những bức tranh sơn mài tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Với ông; biểu trưng Hòa Bình Hữu
Nghị là ước mơ của dân tộc, là vẻ đẹp muôn đời, muôn thuở; là hiện thực của
thành quả cách mạng mà chúng ta giành được. Tác phẩm được thể hiện như là
một cách kể chuyện mới trên các kiểu thức mỹ nghệ cũ, hay một sự cố gắng
chuyển tải chủ đề, nội dung mới của cách mạng. Với cái nhìn lạc quan vào
ngôn ngữ trang trí mỹ nghệ truyền thống, đậm phong cách phương Đông; đã
định hình trong sáng tác của ông trước năm 1945. Điều đặc biệt trong tác
phẩm này, hình tượng người phụ nữ trong bộ áo dài truyền thống, chân đi
guốc mộc - một đặc trưng tiêu biểu cho thiếu nữ Việt Nam với vẻ đẹp đằm
thắm, hài hòa trong nét tạo dáng - được thể hiện với tính chất trang trí trong
không gian ước lệ đã làm cho chủ đề Hòa Bình Hữu Nghị thêm sâu sắc, sinh
động, phong phú mang vẻ đẹp riêng. Hình ảnh thiếu nữ trong tà áo dài duyên
dáng bên biểu tượng hòa bình làm bừng lên nhịp điệu rộn ràng, tươi vui của
đất nước. Và hình tượng đôi guốc mộc song hành cùng nhịp bước thiếu nữ,
giao hòa cùng thiên nhiên trong không khí ngập tràn hạnh phúc đã giúp họa sĩ
Nguyễn Khang tạo được một vẻ đẹp cho đời, cho dân tộc và cho tổ quốc.
Cùng với niềm hân hoan đó thì hình ảnh người công nhân trong tranh
họa sĩ Nguyễn Tiến Chung cũng góp phần không nhỏ trong công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước - điển hình qua tác phẩm Hợp tác xã Tây Hồ.
Trong lao động sản xuất, hình tượng đôi guốc xuất hiện trong mọi hoàn cảnh
phù hợp với mọi lứa tuổi; tác phẩm Hợp tác xã Tây Hồ (H2.9) được sáng tác
trong những năm kháng chiến chống Pháp năm 1964 được thể hiện với chất
liệu sơn dầu. Tác giả đã khắc họa hình tượng đôi guốc cùng với hình ảnh
người nông dân lao động cần cù trong công cuộc phấn đấu xây dựng đất
nước. Hình tượng đôi guốc được đẽo liền khối bằng loại gỗ nhẹ, giản đơn
không họa tiết nhưng lại là một sản phẩm lao động đầy ý nghĩa trong cuộc
39
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sống của người Việt. Hình ảnh đôi guốc đi liền với người lao động trong tư
thế nhịp nhàng theo những guồng quay; mỗi người mỗi việc, năng động uyển
chuyển; bởi họ là những con người bình dị, chất phác nhưng rất đáng trân
trọng. Người nông dân như gốc rễ của dân tộc, những đóng góp của họ cho
đất nước là vô cùng to lớn.
Trong tranh; ông sử dụng nét vẽ mềm mại, nhịp nhàng uyển chuyển, tự
do không gò ép, màu sắc xanh trong tranh nhẹ nhàng, tươi sáng và đó mới
chính là phong cách nghệ thuật của ông. Nghệ thuật của ông là mặt hồ trong
trẻo soi bóng làng quê Việt Nam, ngợi ca người nông dân chất phác cần cù
yêu lao động và hòa bình, là những niềm vui sống mãnh liệt giành tặng cho
tương lai. Họa sĩ Nguyễn Tiến Chung (1914 – 1976) còn được gọi là họa sĩ
của hồn quê Việt Nam. Tranh ông thường sáng tác về mảng đề tài phong cảnh
nông thôn, người nông dân, thiếu nữ, bộ đội, công nhân Việt Nam - mang
phong cách bản sắc Á Đông sâu đậm. Những bức tranh phong cảnh làng quê
của ông thể hiện người nông dân lao động, tập thể hồn hậu (hợp tác xã lao
động) vui tươi, những rặng dừa, đồng lúa nguyên vẹn, con trâu, con gà chăm
chỉ, những gương mặt tươi tắn, niềm tin yêu với những ước vọng thanh bình
như đi ra từ trong bản thể. Không gian trong tranh ông bao giờ cũng trong
lành, tinh khiết, mát mẻ tinh khôi. Họa sĩ thường nói: “Phải đứng trên mảnh
đất của cha ông, nắm bắt được tâm hồn dân tộc. Đó chính là bệ phóng vững
chắc để chúng ta bay cao, bay xa trong sáng tạo nghệ thuật” [53]. Điều đó
cho thấy được, tính dân tộc và nét bản sắc của một nền văn hóa đi trong từng
hơi thở của mỗi con người Việt. Một số tác phẩm của ông có ảnh hưởng lớn
trong giới mỹ thuật Việt Nam thời kỳ trước năm 1975. Ông mất năm 1976 do
bệnh hiểm nghèo. Ông sống 62 năm trong cuộc đời không bình yên; tuy có
những năm tháng vui tươi hạnh phúc, những gian khổ thiếu thốn trong chiến
40
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tranh nhưng niềm vui sáng tạo như ngọn lửa không bao giờ tắt trong trái tim
đam mê, nhân hậu.
Sáng tạo nghệ thuật trong hội họa là vô cùng vô tận: niềm vui, niềm
hạnh phúc thường nhật hay ngay cả niềm vui trong những ngày Xuân cũng
được miêu tả một cách chân thật. Cũng là hình tượng đôi guốc, cũng đua nhau
khoe sắc cùng với bước đi của các cô thiếu nữ. Tác phẩm Thiếu nữ ngày Xuân
(H2.10) được sáng tác năm 1945 bằng chất liệu sơn dầu được thể hiện với sự
sáng tạo dồi dào và phong phú. Ngày Xuân của họa sĩ Nguyễn Sáng (1923–
1988) như rạng rỡ sắc tinh khôi của thiếu nữ tuổi căng tràn, quyến rũ; tựa
nhựa Xuân đang bừng bừng sức sống. Ẩn trong những chiếc áo dài ươm màu
quý phái dạo chơi trong ngày Xuân với đôi guốc mộc là những khoảnh khắc
vấn vương tới ngỡ ngàng. Với bút pháp điêu luyện và màu sắc tươi tắn; hình
tượng đôi guốc mộc trong tranh như tô điểm thêm nét trẻ trung, xinh tươi của
ngày Xuân, rộn ràng trẩy hội cùng các cô thiếu nữ. Người thiếu nữ khi ra
đường trong thời kỳ này đều mặc trang phục áo dài với đôi guốc gỗ là chính,
một vật dụng giúp cho việc di chuyển của người phụ nữ thêm phần duyên
dáng và thời trang, nó còn tôn lên nét duyên đằm thắm cho thiếu nữ.
Họa sĩ Nguyễn Sáng đã tạo ra nhiều tác phẩm mang chủ đề tư tưởng xã
hội và thời đại rõ nét, bao giờ cũng toát lên cái nhìn trung thực, trìu mến với
niềm tự hào của người nghệ sĩ với tình yêu mang đậm tính nhân văn sâu sắc.
Ông quan niệm rằng “Tôi không đi vào nghệ thuật hàn lâm, phong kiến. Tôi
chỉ đi vào nghệ thuật dân tộc – dân gian – hiện đại. Tôi sống rất hiện đại,
chính xác. Tôi thích đi vào tổng quát tổng thể, chứ không đi vào chi tiết vụn
vặt” [27]. Ngôn ngữ hội họa của ông có tầm khái quát cao; tiếp thu nhuần
nhuyễn nghệ thuật truyền thống kết hợp với thành tựu nghệ thuật hiện đại thế
giới, góp phần vào việc cách tân của hội họa hiện đại Việt Nam. Nghệ thuật
ông gắn liền với sự thăng trầm và phát triển của lịch sử nghệ thuật dân tộc.
41
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tên tuổi của ông cùng với tác phẩm sống mãi trong lịch sử nghệ thuật tạo
hình Việt Nam. Chúng ta tự hào về ông, người nghệ sĩ tài hoa đã cống hiến cả
cuộc đời mình cho sự nghiệp mỹ thuật cách mạng và hiện đại.
Người nghệ sĩ là tấm gương tiêu biểu cho sự sáng tạo. Nghệ thuật tồn
tại là nhờ vào sự hiểu biết, vốn văn hóa truyền thống, giá trị thẩm mỹ của một
dân tộc. Một tác phẩm nghệ thuật không thể thiếu giá trị thẩm mỹ. Với trí tuệ
được tích lũy, tinh thần hy sinh vì nghệ thuật là điều đáng trân trọng. Cũng
như không thể thiếu tính tinh thần dân tộc, nét bản sắc trong sáng tác hội họa
vì các điều đó biểu hiện sự thành công trong nghệ thuật. Nói như Arixtốt “văn
học nghệ thuật chân chính có khả năng thanh lọc tâm hồn con người” [41],
nói cách khác “cái đẹp là cái sống”, là cội nguồn sâu thẳm của dân tộc.
Việt Nam đã trải qua những bước biến thiên của lịch sử. Nghệ thuật
qua việc phản ảnh, tôn vinh những cái đẹp, những đề tài nông thôn Việt Nam,
đời sống của nhân dân lao động đã cuốn hút vào trong tranh và nó còn là
nguồn cảm hứng cho các họa sĩ. Mỗi một tư thế, hoạt động của người nông
dân trong sản xuất, mỗi dáng con trâu con bò kéo cày, những thửa ruộng phủ
đầy mạ non giống những tấm thảm nhung xanh, những bóng tre phản chiếu
ánh mặt trời, những ngôi đình mái cong,… cảnh vật, thiên nhiên, con người,
mỗi vẻ đẹp khác nhau đều là những đề tài vô tận, các họa sĩ đã tôn vinh bằng
những đường nét uyển nhã, mỹ lệ, tất cả được ghi lại dấu ấn trong hội họa.
Qua các tác phẩm được xây dựng từ những họa sĩ thế kỷ trước vẫn giữ được
phong cách Việt Nam, cuộc sống thực tế chỉ có thể khẳng định một cách đúng
đắn cho những con người nhận thức được tính dân tộc của nghệ thuật; tiếp thu
có sáng tạo những giá trị tinh thần, những tinh hoa nghệ thuật của nhân loại,
cho một bản sắc Việt Nam.
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx

More Related Content

Similar to Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx

Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNuioKila
 
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docLuận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docsividocz
 

Similar to Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAYLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận văn: Giá trị thẩm mĩ của tranh dân gian làng Trống, HOT, 9đ
Luận văn: Giá trị thẩm mĩ của tranh dân gian làng Trống, HOT, 9đLuận văn: Giá trị thẩm mĩ của tranh dân gian làng Trống, HOT, 9đ
Luận văn: Giá trị thẩm mĩ của tranh dân gian làng Trống, HOT, 9đ
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh
Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu ThỉnhHình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh
Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
 
Màu Sắc Văn Hóa Trong Tiểu Thuyết Ma Văn Kháng Thời Kì Đổi Mới.doc
Màu Sắc Văn Hóa Trong Tiểu Thuyết Ma Văn Kháng Thời Kì Đổi Mới.docMàu Sắc Văn Hóa Trong Tiểu Thuyết Ma Văn Kháng Thời Kì Đổi Mới.doc
Màu Sắc Văn Hóa Trong Tiểu Thuyết Ma Văn Kháng Thời Kì Đổi Mới.doc
 
Luận văn ngành mỹ thuật trường đại học Nghệ Thuật Trung Ương, 9 ĐIỂM
Luận văn ngành mỹ thuật trường đại học Nghệ Thuật Trung Ương, 9 ĐIỂMLuận văn ngành mỹ thuật trường đại học Nghệ Thuật Trung Ương, 9 ĐIỂM
Luận văn ngành mỹ thuật trường đại học Nghệ Thuật Trung Ương, 9 ĐIỂM
 
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.docMàu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới.doc
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docLuận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
 

More from 💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from 💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
 
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docxCơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docxCơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.docCơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
 
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docxCơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
 
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docxCơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
 
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.docLUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
 
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
 
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.docNăng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
 
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docxCHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
 
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.docQuản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
 
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
 
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
 
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
 
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
 
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.docChế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
 
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.docHoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
 
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.docGiải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ KIM EM GUỐC MỘC NÉT BẢN SẮC VIỆT TRONG HỘI HỌA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình Mã số: 60 21 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HUỲNH QUỐC THẮNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Quản Lý Khoa Sau Đại Học, các cán bộ thư viện và quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo cũng như giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học cao học tại trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng đã hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Em
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Mỹ thuật với đề tài Guốc mộc nét bản sắc Việt trong hội họa Việt Nam là công trình nghiên cứu khoa học của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng . Các dữ liệu, thông tin, hình ảnh minh họa nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Em
  • 4. 1 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 3 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài .................................................................. 8 6. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................ 8 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 9 Chương 1: Tổng quan về guốc mộc và về bản sắc Việt ......................... 10 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài ........................................................ 10 1.2 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của guốc mộc ................. 11 1.3 Bản sắc Việt thông qua đôi guốc mộc như một tác phẩm mỹ thuật trong đời sống văn hóa nghệ thuật dân tộc ..................................................... 16 Tiểu kết ......................................................................................................... 28 Chương 2: Hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt qua các tác phẩm hội họa hiện đại tiêu biểu của Việt Nam ....................................... 29 2.1 Các tác phẩm giai đoạn 1925 – 1975 ..................................................... 29 2.2 Các tác phẩm giai đoạn 1975 đến nay .................................................... 42 Tiểu kết ......................................................................................................... 54 Chương 3: Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt ................................................. 55 3.1 Từ nguồn cảm hứng mỹ thuật đến tác phẩm hội họa ............................. 55 3.2 Định hướng nghiên cứu tác phẩm .......................................................... 59 3.3 Các tác phẩm thể nghiệm và tốt nghiệp ................................................. 64 Tiểu kết ......................................................................................................... 70 KẾT LUẬN .................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73 PHỤ LỤC...................................................................................................... 81
  • 5. 2 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Bt. MTVN Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 2. ĐHKHXH & NV : Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 3. H : Hình 4. MTĐD : Mỹ thuật Đông Dương 5. Nxb: Nhà xuất bản 6. TLTK : Tài liệu tham khảo 7. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 8. Tr : Trang
  • 6. 3 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khi nói đến “Guốc mộc” là ta nghĩ ngay đến nét đẹp mộc mạc giản dị của dân tộc, hồn xưa nét Việt của quê nhà. Nếu hình ảnh chiếc nón lá, tà áo dài là biểu tượng quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người dân Việt, thì hình ảnh đôi guốc mộc cũng là một bộ phận không thể tách rời khỏi bức tranh tổng thể này. Bởi từ xưa đến nay, trong tâm khảm của mỗi người con dân Việt, từ thành thị đến nông thôn, dù giàu sang hay nghèo khó đều chứa đựng những ký ức, những hình ảnh đẹp về thời thơ ấu của mình. Bởi lẽ văn hóa nghệ thuật là giá trị tinh thần không thể thiếu trong mỗi người con Việt Nam. Riêng tôi, hình ảnh về đôi guốc mộc và âm thanh của tiếng guốc gõ nhẹ đều đặn trên các con đường đã tạo cho tôi một cảm giác bình yên thân thuộc trong tâm hồn với một cảm giác lạ thường! Hay mỗi khi nghe người ca sĩ cất lên tiếng hát: Về đây nghe em, về đây nghe em. Về đây mặc áo the, đi guốc mộc…[84]. của nhạc sĩ Trần Quang Lộc, nó như mang sắc thái tình người, tình quê hương hay cái duyên mộc mạc giản dị mà chẳng kém phần tinh tế. Cùng với hình ảnh giản dị, thân quen và gần gũi trong chính cuộc sống của con người Việt; đôi guốc mộc còn được các họa sĩ thể hiện trong tranh bằng những đường nét, hình khối, màu sắc sinh động; với cả tâm hồn dân tộc – bằng cảm nhận thẩm mỹ riêng của mình – để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật. Mỗi hình tượng đều là điển hình hóa của cái đẹp trong cuộc sống và thiên nhiên. Cái đẹp đó mang cả sắc thái tình yêu quê hương, tình yêu dân tộc của chính con người Việt. Ngay cả trong văn học, thơ ca, nhạc họa, hình tượng đôi guốc luôn là nguồn cảm hứng sáng tác cho các nghệ sĩ. Cũng
  • 7. 4 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chính vì lẽ đó mà hình ảnh đôi guốc mộc đã đi sâu vào trong tâm trí của mỗi người dân Việt chúng ta, cho dù chúng ta đi đâu xa hay ở bất kì nơi nào. Cũng bởi lẽ, đôi guốc giản đơn, mộc mạc này đã gắn liền với sinh hoạt hằng ngày trong đời sống người dân Việt kéo dài suốt hàng ngàn năm qua trong suốt hành trình văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Qua những hình tượng trong các tác phẩm nghệ thuật, người xem không chỉ cảm nhận được cái hay, cái đẹp, nét văn hóa cần được gìn giữ mà hơn nữa, trong bối cảnh thời kỳ hội nhập ngày nay thì những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc cần có ý thức như là những gì quan trọng mà người thưởng thức nghệ thuật đang cần. Tác giả chọn đề tài “Guốc mộc nét bản sắc Việt trong hội họa Việt Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu, tôn vinh tầm quan trọng của bản sắc văn hóa trong hội họa Việt Nam (nói riêng) và trong nghệ thuật tạo hình (nói chung). Chính là vì lý lẽ ấy, đồng thời bằng sự khiêm tốn và chân thành nhất, hy vọng rằng luận văn sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn những giá trị nghệ thuật truyền thống của cha ông và thông qua đó trải nghiệm bằng chính những tác phẩm của bản thân tác giả luận văn trong việc xây dựng hình tượng guốc mộc với nét bản sắc Việt. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Hình tượng nghiên cứu của đôi guốc mộc là nguồn cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ, đó là đề tài tạo nên những tác phẩm trong lịch sử hình thành và phát triển của hội họa hiện đại Việt Nam. Hình tượng này được các nghệ sĩ trân trọng và nâng niu từ chính cái đẹp mà cha ông tạo nên và đưa lên tầm cao đó là vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà ông cha ta đã gọi. Bên cạnh các tác phẩm hội họa thì có các công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình cũng phản ánh rõ nét về hình tượng đôi guốc mộc. Tuy nhiên, các công trình sách và các công trình nghiên cứu thường chỉ viết về làng nghề làm guốc, cách tạo hình về đôi guốc mộc. Nói chung có rất ít bài viết toàn
  • 8. 5 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 diện về hình ảnh đôi guốc mộc trong hội họa mà nó chỉ mang tính học thuật và tổng quan. Điểm qua các công trình sách, bài viết, nghiên cứu có một số tài liệu lên quan trực tiếp đến luận văn. Các nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề văn hóa và lịch sử của luận văn: Đề tài Bản sắc dân tộc trong hội họa miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 là luận án tiến sĩ của Mã Thanh Cao năm 2015. Đây là luận án nghiên cứu tác phẩm mang nét bản sắc dân tộc trong hội họa miền Nam. Tài liệu tạo góc nhìn và cách tiếp cận sâu hơn về bản sắc Việt trong hội họa Việt Nam. Sách Làng nghề Bình Dương của Nguyễn Hiếu Học xuất bản năm 2008, là quyển sách tổng hợp các làng nghề truyền thống Bình Dương, điểm qua một số nét đặc trưng, cơ bản và tinh túy của làng nghề các địa phương từ xưa đến nay. Đây là tài liệu giúp cho tác giả có hướng nghiên cứu và có cái nhìn tổng quát về hình tượng đôi guốc mộc. Sách Con người, môi trường và văn hóa của Nguyễn Xuân Kính năm 2003, là công trình bàn về văn hóa Việt Nam và về diễn biến con người, môi trường, bản sắc văn hóa dân tộc, lễ hội, tập tục, … đặc biệt là về hình ảnh đôi guốc mộc cùng nghề làm guốc. Đây là tài liệu có thể giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về xuất xứ và nguồn gốc đôi guốc mộc có từ xa xưa, cả trong văn học và lịch sử. Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên được xuất bản năm 1972. Trong quyển sách này người con gái họ Triệu (tức Triệu Thị Trinh, Mậu Thìn năm 248 sau công nguyên) mặc áo sắc vàng đi guốc gỗ là một gợi mở việc nghiên cứu về nguồn gốc của đôi guốc mộc. Sách Mỹ thuật ứng dụng trên con đường tìm về bản sắc Việt của Huỳnh Quốc Thắng, xuất bản năm 2015 là quyển sách cho ta biết một số vấn đề nhận thức và thực tiễn về mỹ thuật ứng dụng với bản sắc văn hóa dân tộc.
  • 9. 6 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm xuất bản năm 1997 là quyển sách cho ta thấy một cái nhìn hệ thống, toàn diện về cấu trúc văn hóa khác nhau của Việt Nam: văn hóa nhận thức; văn hóa tổ chức cộng đồng; văn hóa về cách ứng xử của người Việt với môi trường. Từ đó, giúp người đọc có thể hiểu sâu hơn về cấu trúc chức năng của những nét bản sắc văn hóa khác nhau của Việt Nam. Sách Văn minh vật chất của người Việt của Phan Cẩm Thượng xuất bản năm 2011. Quyển sách cho ta thấy cách con người khi va chạm với tự nhiên và làm ra công cụ để tồn tại, từ tồn tại vật chất cho đến tồn tại tinh thần và cũng chính vì lẽ đó mà hình thành, phát triển các mối liên hệ với nhau giữa con người với thiên nhiên. Sách Xóm nghề và nghề thủ công truyền thống Nam Bộ của Phan Thị Yến Tuyết xuất bản năm 2002. Sách nói về làng nghề thủ công tại Nam Bộ mang sắc thái văn hóa đặc trưng, hình thành và phát triển theo điều kiện địa lí môi sinh và sự thăng trầm của làng nghề theo thời buổi kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay. Quyển sách này góp phần nghiên cứu sâu hơn về làng nghề làm guốc truyền thống ở xã Thuận An, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Một số bài báo nói về bản sắc văn hóa dân tộc trong nghệ thuật cũng rất đáng quan tâm liên quan chủ đề của đề tài: Kim Bạch (1997), “Tìm tòi khám phá khẳng định bản sắc nghệ thuật”, Tạp chí Mỹ thuật Thời nay - Tạp chí Hội Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, số 14(5 - 1997), tr.18-19. Quốc Bảo (2004), “Bản sắc dân tộc”, Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật, 3 tháng một kỳ - số 1 (9) tháng 4/2004, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội – Viện Mỹ thuật, tr.8-12.
  • 10. 7 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nguyễn Văn Chung (2004), “Bản sắc dân tộc trong nghệ thuật”, Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật, số 2 (10) tháng 7/2004, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật, tr.3-6. Chu Quang Trứ (1986), “Qua Mỹ thuật thử tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 2, tr.46-51. Những bài báo trên có thể giúp chúng ta có cái nhìn rõ rệt hơn về bản sắc dân tộc từ góc nhìn văn hóa nghệ thuật và gồm cả nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Nhìn chung những công trình nghiên cứu, bài viết như đã nêu trên ít nhiều đều có liên quan đến đề tài nhưng chưa đi sâu vào giá trị thẩm mỹ của hình tượng guốc mộc trong hội họa Việt Nam, đây là những cơ sở tham khảo quan trọng cho đề tài luận văn của tác giả. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích của luận văn là phân tích những tác phẩm để làm rõ nét bản sắc Việt, khơi nguồn dân tộc trong hội họa hiện đại Việt Nam thông qua hình tượng đôi guốc mộc được thể hiện trong đời sống xưa và nay. Đặc biệt, nét bản sắc đó có vị trí rất đặc biệt trong văn hóa nghệ thuật (gồm cả mỹ thuật) và nó là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ sáng tác. Với đề tài này, qua phân tích, tổng hợp những kiến thức và thông tin liên quan, khẳng định những giá trị tinh thần, những tác động của những giá trị đó về nét bản sắc Việt thông qua hình tượng đôi guốc mộc trong xã hội hiện nay. Từ đó có thể vận dụng vào quá trình sáng tác và phục vụ cho công tác nghiên cứu giảng dạy và học tập về mỹ thuật. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nét bản sắc Việt thông qua hình tượng đôi guốc trong hội họa hiện đại Việt Nam thể hiện qua cả nội dung và hình thức trong các tác phẩm hội họa.
  • 11. 8 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam chủ yếu từ năm 1925 đến nay. Do một số nguyên nhân nên trong luận văn này, tác giả chỉ phân tích một số tác phẩm tiêu biểu liên quan đến hình tượng đôi guốc để làm rõ nét bản sắc Việt. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích Mỹ thuật học là chính. Từ những kiến thức liên quan đến ngôn ngữ tạo hình trong việc xây dựng hình tượng, tác giả đi sâu vào phân tích, nhận định nét bản sắc trong các tác phẩm hội họa Việt Nam thông qua đôi guốc mộc. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp liên ngành Mỹ thuật học (trực tiếp là Mỹ thuật tạo hình) với các kiến thức Lịch sử, Dân tộc học, Văn hóa học… để tìm hiểu chuyên sâu hơn về nét bản sắc Việt qua đôi guốc mộc và các vấn đề liên quan đến đề tài. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, lịch sử mỹ thuật trên các tạp chí, các trang mạng được phổ biến rộng rãi, kết hợp chụp ảnh và khảo sát điền dã tại Bình Dương để đưa ra những kết luận khoa học. 6. Những đóng góp mới của luận văn Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần nghiên cứu sâu hơn về nghệ thuật truyền thống, về hồn xưa nét Việt của dân tộc hiện diện trong từng đôi guốc mộc trong đời sống. Đó cũng là những hình tượng được thể hiện trong các tác phẩm hội họa và là nét đẹp không thể thiếu trong đời sống văn hóa. Luận văn còn đi sâu, nghiên cứu tác phẩm như một thực thể sống, góp phần định hướng phương pháp sáng tạo cái đẹp để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, tình cảm, tư tưởng của cuộc sống con người và thiên nhiên. Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua đề tài này, luận văn cũng góp phần tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống được lưu truyền, bảo tồn và gìn
  • 12. 9 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giữ bản sắc Việt trong thời đại hiện nay. Kết quả nghiên cứu cũng có thể vận dụng trong công việc giảng dạy và sáng tác hội họa. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm phần mở đầu (7 trang), kết luận (2 trang) và có ba chương: Chương 1: Tổng quan về guốc mộc và về bản sắc Việt (19 trang) Chương 2: Hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc Việt qua các tác phẩm hội họa hiện đại tiêu biểu của Việt Nam (26 trang) Chương 3: Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc với nét bản sắc việt (16 trang) Luận văn có 85 danh mục tài liệu tham khảo (trong đó có 25 trang mạng). Luận văn có 4 hình ảnh minh họa cho hình tượng guốc xưa – nay và hình ảnh guốc mộc tác giả đi điền dã tại Bình Dương; 29 hình ảnh minh họa tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam từ thế hệ họa sĩ lão thành đến thế hệ họa sĩ trẻ. Ngoài ra, luận văn còn có 5 hình ảnh minh họa tác phẩm thể nghiệm và 2 tác phẩm tốt nghiệp của tác giả luận văn.
  • 13. 10 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ GUỐC MỘC VÀ VỀ BẢN SẮC VIỆT 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1 Bản sắc “Bản” là cái cá thể, là cơ bản, bản chất, là cái “gốc”; “sắc” là màu sắc, sắc thái, tính chất. Bản sắc chính là những gì đặc trưng nhất, căn bản nhất của một sự vật, hiện tượng. Nó chính là cơ sở để phân biệt sự vật hiện tượng đó với những sự vật hiện tượng khác, cùng loại và khác loại. Bản sắc còn có ý nghĩa khác là tính chất đặc biệt vốn có, tạo thành phẩm chất riêng “Tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính”. Bản sắc không chỉ là cái khác biệt để “nhận dạng văn hóa” mà còn là cái khác biệt chứa đựng giá trị và làm nên giá trị riêng biệt. Theo nhà nghiên cứu Graumann, “bản sắc” chủ yếu có ba điều: nhận ra người khác, tự nhận diện chính mình và phân biệt mình với người khác. Từ những nhận định trên có thể đưa ra nhiều lời giải thích khác nhau về bản sắc. Nhưng dựa vào thực tế và nghiên cứu, tác giả rút ra một số điểm từ nội dung khái niệm: Bản sắc không tự nhiên có mà phải trải qua quá trình hình thành và phát triển, đúc kết được từ kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịt với con người. “Những bản sắc ấy đã hình thành và được cha ông nâng niu gìn giữ, đã sống với dân tộc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước đã trở thành nếp sống văn hóa Việt Nam” [35, tr.8]. “Bản sắc” luôn đi kèm với “dân tộc”, hoặc những danh từ mang tính tập thể. Bản sắc có thể nói là những giá trị, đặc điểm văn hoá chung và đặc trưng của một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia được xây dựng và đã tồn
  • 14. 11 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tại qua nhiều thế kỷ. Nó đóng vai trò quan trọng và cốt lõi trong việc duy trì sự gắn kết của cộng đồng đó qua thời gian. 1.1.2 Guốc mộc Trong suốt chặng đường lịch sử, ông cha ta ngày xưa rất hay, ngay cả trong cách đặt tên cho vật dụng hết sức quen thuộc mà mình mang mỗi ngày: từ “mộc” trong “guốc mộc” bản thân nó đã mang nhiều ý nghĩa. “Guốc” là được ví như là móng để bảo vệ phần mềm khỏi bị tác động bên ngoài, là đồ dùng đi ở chân, có đế và quai ngang. “Mộc” là gỗ, là vật liệu gỗ đơn thuần, không trang trí cầu kỳ, “mộc” còn thể hiện sự mộc mạc bình dị, chân chất phản ánh chính phẩm chất tốt đẹp của người thôn quê. Từ “mộc” còn thể hiện sự thân thuộc gắn bó của vật dụng này với đời sống của người lao động. Guốc mộc là đôi guốc làm bằng gỗ đơn thuần, vẻ đẹp của nó lấy từ vân gỗ của chính thân cây tạo nên vẻ đẹp mộc mạc cho đôi guốc. Guốc mộc còn là vật dụng gắn bó mật thiết trong đời sống sinh hoạt của người Việt. Cũng như chiếc nón lá, tà áo dài; đôi guốc mộc tuy nhỏ bé đơn sơ nhưng đã in dấu suốt hàng ngàn năm lịch sử trong hành trang văn hóa dân tộc, tạo nên vẻ đẹp mộc mạc, bình dị mà chẳng kém phần duyên dáng của người phụ nữ Việt. 1.2 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của guốc mộc 1.2.1 Guốc trong lịch sử Việt Nam Theo tư liệu lịch sử, đôi guốc xưa kia xuất hiện rất sớm ở Việt Nam. Do điều kiện khí hậu nóng ẩm, cùng với thói quen trồng lúa nước của người Việt nên người Việt thường để chân trần. Nói chung người Việt xưa kia ít dùng guốc, nhưng theo sách:
  • 15. 12 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Giao Châu Ký do Lê Hân Kì người đời Tấn (Trung Quốc) biên soạn nhưng sách này đã tàn khuyết. Sách Cách Trí Kính Nguyên do Trần Nguyên Long biên tập in vào năm Ất Mão (1735) niên hiệu Ung Chính (đời Thanh, Trung Quốc) đã dẫn việc Giao Châu Ký ghi về việc Bà Triệu nước ta (thế kỉ III sau công nguyên) đi guốc như sau: “Triệu Ẩu … không lấy chồng, khi đi núi chân thường mang một đôi guốc gọi là kim đề kịch” [18, tr.166]. Còn Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê cũng dẫn sách Giao Châu ký nói về việc bà Triệu “thường mặc áo ngắn sắc vàng, đi guốc gỗ, ngồi đầu voi đánh nhau, sau chết làm thần” [19]. Khâm định Việt sử thông giám cương mục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, viết về việc bà Triệu đi guốc như sau: “Bà Triệu Ẩu (theo sách Thái Bình Hoàn Vũ Ký của Nhạc Sử nhà Tống) trong miền núi quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu…, không lấy chồng, tụ họp đồ đảng đánh cướp các quận huyện thường mặc áo vải mộc màu vàng, đi guốc, cưỡi đầu voi, xông ra trận đánh. Sau khi chết, thành thần. Nay có đền thờ ở xã Phú Điền, huyện Mĩ Hóa, tỉnh Thanh Hóa” [18, tr.167]. Guốc mộc có từ thời rất xa xưa, ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, đôi guốc đều mang một bản sắc đặc trưng riêng. Ở Bắc Âu Hà Lan, ngoài cối xay gió và hoa tu líp, người ta còn nghĩ đến đôi guốc gỗ rất độc đáo. Đôi guốc của Hà Lan xuất hiện vào khoảng những năm 1230 đến 1280. Riêng ở Nhật Bản, guốc gỗ Geta bắt đầu xuất hiện và trở nên phổ biến ở thành phố Edo (tức là thủ đô Tokyo bây giờ) từ thế kỷ XVIII. Thật khó có thể hình dung, người xưa đã sáng tạo ra vật thể văn hóa giản dị mộc mạc này. Chính những thứ bình dị và đơn giản đó đã tạo nên bản sắc văn hóa và trở thành di sản.
  • 16. 13 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.2 Quan niệm về đôi guốc mộc trong dân gian Không rõ đôi guốc có từ khi nào và do ai làm ra đầu tiên, nhưng với người Việt xưa kia thường đi chân trần khi ra đồng, thậm chí trước khi lên giường cũng không cần rửa chân mà chỉ xoa hai chân lại với nhau gọi là ba xoa hai đập, hoặc chùi vào cây chổi rơm, tất nhiên chỉ là cách thức đàn ông con nhà nông (do thói quen). Nhưng vào các dịp lễ hội, đình đám họ thường có những đôi guốc nhất định. Đôi dép cổ xưa nhất người ta dùng cỏ bện thành đôi dép vừa chân (người Trung Hoa gọi là Thảo hài). Ở nông thôn, người ta có thể lấy mo cao cắt làm dép xỏ quai. Nhìn chung, đôi guốc đi trong nhà chủ yếu do người dân quê tự đẽo lấy, guốc có mũi uốn cong cong bảo vệ ngón chân, quai tết bằng sợi mây và những vật liệu khác chứ không phải bằng quai da đóng ngang như guốc kiểu hiện đại (H1.1). Quai guốc có thể là một sợi dây vải se lại rất mềm và êm cho khỏi đau chân. Guốc gỗ quai bện bằng dây được dùng phổ biến, nó càng thích hợp hơn trong khí hậu nóng ẩm. Đôi guốc xưa được đẽo khá cầu kỳ, tốt nhất bằng gỗ bồ đề thì sẽ hút được mồ hôi chân, nó cong như cái thuyền có hai đế cao [47 tr.382] (H1.2). Có thể nói, đôi guốc Việt Nam xưa kia rất đơn giản nhưng khácầu kỳ. Guốc nam xưa thường dùng là guốc “Xuồng tam bản” không có đế, to bè như chiếc xuồng, quai guốc làm bằng nhựa trong, vật liệu làm guốc bằng các loại cây nhẹ, xốp như cây vông, cây gòn… Còn các cô, các chị thì mang “Guốc kiểu”, đế cao, quai guốc có in bông hoa, thân guốc sơn bóng với vân gỗ thật đẹp: lòng mứt, sơn sáp, xoan, đào, bồ đề… thường vật liệu được dùng làm guốc là những cây sẵn có trong vườn. Người xưa thường có câu nói dí dỏm: Guốc bảy đời quai, trai hai đời vợ. Vì đôi guốc xưa mang đến khi mòn đế và phải thay nhiều lần quai mới hư. Thật vậy, đôi guốc ấy mang cả hành trang lịch sử cùng với hình ảnh áo the – áo dài, khăn xếp, nón lá – nón quai thao,
  • 17. 14 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đôi guốc mộc đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong lòng của mỗi người dân Việt. 1.2.3 Một số làng nghề làm guốc Việt Nam và kiểu mẫu Đôi guốc mộc, một vật dụng quen thuộc trong cuộc sống – sự ra đời của nghề làm guốc, được gìn giữ và lưu truyền cho tới nay thì phải kể đến làng nghề làm guốc Bình Nhâm, tỉnh Bình Dương. Nói đến Bình Dương thì ta nghĩ ngay đến khu công nghiệp lớn hiện đại, nhưng ít có ai biết rằng, đất cũ Bình Dương cũng là vùng đất lưu giữ rất nhiều ngành nghề truyền thống. Sau những lớp cư dân đầu tiên an cư lạc nghiệp, từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, lần lượt hình thành các làng nghề với hình thức cha truyền con nối. Người Bình Dương xưa nổi tiếng khéo tay, có đầu óc thẩm mỹ, nổi danh khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có ghi chép rằng: Quan Trấn Biên, dân nhiều người khéo tay, giỏi nghề. Họ chuyên làm các loại đồ trang sức, đồ quí hiếm, chạm khắc ngà voi, sừng tê giác, vẽ trên thân gỗ, cưa xẻ, làm đồ gốm... làm kế sinh nhai. Cùng với nghề điêu khắc, mộc gia dụng; Bình Dương còn có nghề làm guốc mộc ở Phú Văn, xã Phú Thọ (nay thuộc phường Phú Thọ), tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Không chỉ vang lên tiếng đục, tiếng gõ chạm trổ của nghề điêu khắc trên gỗ mà từ lâu lắm cũng đã vang lên những tiếng cưa, tiếng xẻ của nghề làm guốc. Với những người dân sinh sống lâu đời ở vùng đất Bình Dương, thì nghề làm guốc mộc không chỉ là niềm tự hào mà nó còn là nét văn hóa thể hiện sự độc đáo, tài hoa của người dân nơi đây. Nghề làm guốc này, từng làm nên tên tuổi một vùng đất Phú Thọ với nghề làm guốc gia truyền có hàng trăm năm. Theo tài liệu thống kê địa chí Thủ Dầu Một (năm 1901) thì tại xóm làm guốc Phú Văn có trên 80 hộ gia đình sống bằng nghề làm guốc từ cha truyền con nối. Cũng chính vì lẽ đó mà có con đường
  • 18. 15 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 mang tên Xóm Guốc năm 1999 được ghi vào hệ thống tên đường của thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Cũng do nhu cầu sinh hoạt và làm đẹp của con người đã sản sinh ra nghề làm guốc này. Tuy lúc đầu có liên quan đến nghề mộc cổ truyền nhưng khi hình thành nghề làm guốc thì hoàn toàn độc lập và mang một sắc thái riêng. Từ một vật dụng phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống đã trở thành một sản phẩm hàng hóa. Đôi guốc mộc đã đi một bước dài trong lịch sử kéo theo sự ra đời của nghề làm guốc nổi tiếng với làng nghề Bình Nhâm (Thuận An, Bình Dương), làng Đơ Đồng tức Yên Xá (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), Kẻ Giày (Liên Trung, Đan Phượng, Hà Nội) làng Yên Xá còn được mệnh danh là kinh đô guốc thế kỷ trước và là nơi cung cấp một lượng hàng lớn cho khắp vùng Hà Đông và Hà Nội. Ở Đà Nẵng xưa (làng Nam Ô, phường Hòa Hiệp Nam) cũng có một làng nghề guốc mộc phát triển rực rỡ ở thành phố Đà Nẵng vào khoảng trước những năm 80. Làng guốc mộc Xuân Dương xuất hiện vào thời Pháp thuộc và được xem là một trong những bước tiến của tiểu thủ công nghiệp Đà Nẵng. Đến nay nghề làm guốc không còn hưng thịnh và gần như mai một do thị trường cạnh tranh và xu hướng thị hiếu thẩm mỹ không phù hợp với thời đại. Nghề làm guốc chỉ còn một vài nơi nhỏ lẻ ở Bình Dương và TP.HCM. Chủ yếu là làm guốc thô, còn chạm khắc hoặc cẩn xà cừ thì đến gia đình tư nhân chuyên về khảm. Guốc xưa được làm bằng tre và rất đơn giản, quai được tết bằng dây mây hoặc vải (H1.3). Guốc từ những năm 30 đến 60 đã được cải tiến với năm hoặc sáu kiểu dáng: Guốc cao gót, guốc bệt (guốc dép), guốc kiểu, guốc hài (guốc được bao bọc ở đầu mũi) (H1.4), guốc bản (guốc bản vuông dành cho nam giới),... Ngày nay, guốc mộc được kết hợp với nhiều chất liệu khác nhau đã vượt qua khuôn khổ “mộc” cùng với sự xuất hiện về kiểu dáng và chất liệu. Có trên trăm loại kiểu guốc, quai thì đủ loại, từ loại đơn đến quai kép
  • 19. 16 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hoặc xỏ ngón, đủ hình dạng, màu sắc và chất liệu, từ nhựa, simili đến nhung, vải, ni lông, thêu và đính cườm, cẩn đá, chạm bạc, da lộn, da thật, giả da, cũng có thể là quai mặt đá, thêu hoa, đính cườm (H1.5)… Hoa văn trang trí trên quai guốc luôn nổi bật và nét chạm khắc trên thân guốc làm rõ nét bản sắc đặc trưng của con người Việt Nam (H1.6). Việc đóng quai cũng là cả một nghệ thuật, phải ướm cho vừa chân mới bắt đầu đóng bằng những chiếc đinh có mũ. Guốc đã đi gần đến với xăng đan và giày khi có thêm quai hậu. Dáng guốc đa dạng có trên trăm loại với mũi vuông, nhọn, tù và mũi bầu… đế thì đủ hình đủ dạng, đặc hay rỗng, eo hay thóp, chạm trỗ hay phù điêu nhưng thường là gót rời, từ thấp đến cao tạo cho đôi guốc có nhiều hình dáng đa dạng và phong phú. Với quy trình sản xuất guốc được thiết kế với độ dốc để đảm bảo độ cong mặt guốc phù hợp với phần lõm của lòng bàn chân để không làm tổn hại đến cột sống. Dẫu thay đổi chất liệu thế nào thì sự tồn tại bền bỉ, sự biến đổi của đôi guốc vẫn trường tồn và được thể hiện qua văn hóa dùng guốc của nhiều thế hệ Việt. Đôi guốc bé nhỏ nhưng là sự hội tụ tinh hoa của các làng nghề mộc, sơn mài, điêu khắc, tơ lụa, đính hạt, thêu tay… làm đôi bàn chân quý bà, quý cô thêm lung linh, được nâng niu hơn theo sự biến đổi linh hoạt của guốc. Nghề guốc ngày nay tuy không còn hưng thịnh, nhưng giờ đây đến với làng guốc, người ta vẫn còn nghe những âm thanh quen thuộc của tiếng cưa xẻ gỗ, tiếng bào, tiếng đóng đinh bởi lòng yêu nghề của những người thợ làm guốc không mai một. Tiếng guốc ấy như là mạch sống, là ký ức của nhiều thế hệ. Tiếng guốc gỗ làm cho tình cảm con người gắn bó với quê hương hơn và nó cũng là nét văn hóa rất riêng cho dân tộc Việt Nam. 1.3 Bản sắc Việt thông qua đôi guốc mộc như một tác phẩm mỹ thuật trong đời sống văn hóa nghệ thuật dân tộc
  • 20. 17 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.3.1 Guốc qua các loại hình nghệ thuật Việt Nam Ít ai biết rằng, trước khi có các loại giày dép, người Việt xưa đã dùng gốc tre để làm guốc. Đó là đôi guốc mộc đầu tiên người Việt được sử dụng. Theo nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần: “Gốc tre khi mà đã được phơi khô thì nó nhẹ, rất bền, chịu được ẩm ướt, vì thế người ta dùng đôi guốc tre đẽo để làm guốc” [79]. Đôi guốc tre lúc đầu có mũi cong lên, nó có tác dụng bảo vệ các ngón chân rất tốt, nhất là khi ta đi ở vùng trung du, nơi có nhiều đá sỏi. Nhưng về sau người ta thấy rằng, làm guốc tre không dễ, nên các nghệ nhân chuyển sang vật liệu khác làm guốc là gỗ. Gỗ dùng làm guốc cũng hết sức đa dạng, phải là loại gỗ nhẹ, vân đẹp, có độ bền hơn và ít thấm nước. Guốc mộc có cấu tạo rất đơn giản, bất cứ ai, dù hoàn cảnh nào đều có thể lựa cho mình một đôi guốc phù hợp, tiếng lộc cộc khắp làng trên xóm dưới. Tiếng guốc lộc cộc của những cụ già, tiếng guốc khua nhịp nhàng đĩnh đạc của những ông đồ xưa và tiếng thả bước lách cách thẹn thùng của các cô, các chị vang xa như tiếng nhạc, hay tiếng loẹt xoẹt, rộn ràng đuổi nhau của đám trẻ nhỏ... và tất cả dường như tạo nên hơi thở thân quen của cuộc sống làng quê tự bao đời. Cũng là guốc với những lời ví von đáng yêu đầy ẩn ý. Song song hai chiếc thuyền tình Đầu rồng đuôi phụng đinh đóng hai hàng Một chiếc em chở năm chàng Hai chiếc em chở mười chàng ra đi Trách người quân tử lỗi nghì Ăn trên ngồi trốc chẳng nghĩ gì đến em! (Đố là cái gì?) (Lỗi nghì tức là quên điều nghĩa)[25]. Câu đố theo thể thơ lục bát biến thể là đố về đôi guốc của người xưa nghe thanh tao và ý nghĩa. Không chỉ thể hiện bằng lời mà trong cả văn hóa dùng guốc, sự gắn bó mật thiết của nó trong sinh hoạt và đời sống, nó len lỏi
  • 21. 18 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đi vào trong cả văn thơ, hội họa, nó dường như mang một sức mạnh tiềm ẩn của người nghệ nhân tạo nên bản sắc Việt mộc mạc bình dị đến lạ thường. Đôi guốc mộc xưa thường phát ra âm thanh của gỗ, nhưng sao ta vẫn cảm nhận thấy bước chân của người xưa rất nhẹ nhàng. Sự nhẹ nhàng tinh tế ấy có được là do bước chân khoan thai, ý tứ của người con gái. Điều này làm ta nghĩ ngay đến tuồng cải lương Nghêu, Sò, Ốc, Hến cách đây khoảng hơn 30 năm. Cũng bởi cảm mến cái dáng mặc áo dài, mang guốc yểu điệu của Thị Hến hay tiếng guốc lộp cộp vui tai của nhân vật Trùm Sò. Ta cũng thường bắt gặp ở đâu đó trong phim truyện Việt Nam, có một vài ông già Nam Bộ còn mang guốc vông và tóc búi sau đầu với bộ trang phục bà ba đen đúng chất Nam Bộ, hay anh học trò nam trường công ở tỉnh Bến Tre mặc bộ bà ba trắng, chân đi guốc vào những năm 1940. Guốc mộc là thế, đôi guốc xưa thông dụng đến mức đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ đều mang guốc. Đôi guốc duyên dáng làm đẹp đôi chân thiếu nữ, đôi guốc cũng gần gũi với cả các trai tráng thanh niên trong dịp hội hè, hòa hợp với nét duyên của cô gái Bắc trong bộ áo dài tứ thân, chiếc khăn mỏ quạ, chiếc quần đáy nem. Hay sự kết hợp hài hòa với chiếc áo dài kín đáo sang trọng của những cô gái Huế với chiếc nón bài thơ, chiếc áo bà ba dân dã của các cô gái miền Đông Nam Bộ. Đôi guốc mộc thô sơ kết hợp với bất kỳ trang phục nào cũng đều góp phần tôn vinh vẻ đẹp tổng thể và làm tăng thêm vẻ duyên dáng đến thu hút lòng người. Guốc còn được đua nhau khoe sắc, trong không khí Tết cổ truyền tràn ngập khắp nơi với những hình ảnh thiếu nữ khoe vẻ đẹp dịu dàng, nền nã trong chiếc áo dài lụa, chân đi guốc mộc và khoe sắc với mai, đào quất của những ngày Tết Việt. Trong dân gian có câu rằng: Có đói khổ cũng ba ngày Tết nói lên cái ý chí làm đẹp cho một mùa Xuân. Còn trong bài thơ Xuân của Trần Tế Xương thì “họa” lên bức tranh:
  • 22. 19 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chí cha chí chát khua giày dép Đen thủi đen thui cũng lượt là [59]. Trong những bức tranh ngày Tết ấy ta có nghe âm thanh vang dội của tiếng guốc gỗ. Tiếng guốc dường như đua nhau hòa ca cùng với mùa Xuân. Hiện nay, ở bảo tàng lịch sử TP.HCM vẫn còn lưu giữ đôi guốc mộc được khảm trai có niên đại hàng trăm năm, khoảng thế kỷ XIX cuối thời nhà Nguyễn. Guốc xưa cũng đã được trang trí rất cầu kỳ, sơn son, thếp vàng chủ yếu dùng trong giới quý tộc, quan lại, các bậc quyền quý xưa. Guốc mộc Việt đã lên ngôi cùng với áo dài, nón lá. Guốc mộc Việt từ cổ chí kim đã tạo nên vẻ đẹp rất Việt của phái đẹp – cái đẹp của sự dịu dàng, duyên dáng, nét duyên thầm không chỉ đọng lại trong ánh mắt, mà cả ở sự cảm nhận. Với những người yêu nghề làm guốc thì văn hóa sử dụng guốc cũng mang đầy ý nghĩa, tính nhân văn, nó hàm chứa cung cách sống, cách ứng xử chuẩn mực của con người. Nói khác hơn, guốc là cái gắn bó với đời sống của mỗi người Việt, gắn bó với văn hóa Việt Nam và đồng thời nó cũng phản ánh tính nhận thức sâu sắc hơn về bản sắc của người Việt. Cùng với việc sản xuất là văn hóa dùng guốc, niềm kiêu hãnh của guốc đã in dấu trong các loại hình nghệ thuật, âm nhạc và thơ ca, trong ký ức đẹp của tuổi thơ và quê hương của biết bao thế hệ người Việt. Trong văn học dân gian, truyền thuyết về Chín Chúa Tranh Ngôi có nhắc đến sự tích đôi guốc, nó được truyền tụng từ nhiều đời ở vùng đất Cao Bằng. Thuở ấy, vùng Cao Bằng thuộc bộ Vũ Định, nước Văn Lang. Bộ này rộng bao la, chia làm chín vùng, mỗi vùng có một Po (chúa) cai quản. Mỗi Po lại có một biệt tài và không Po nào chịu phục Po nào, vậy nên các Po họp nhau lại để thi tài. Có Po khoe tài cấy lúa, có Po khoe tài ghép thuyền, Po này khoe có tài trong một ngày đêm mài một chiếc lưỡi cày thành chiếc kim khâu, Po khác lại khoe tài bắn cung, lại có Po
  • 23. 20 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khoe đẽo đá thành đôi guốc khổng lồ. Cuộc đua tài diễn ra trong một ngày đêm mà chẳng Po nào làm xong được việc của mình. Po khoe có tài đẽo đá tuy đã đẽo xong đôi guốc đá…, nhưng chưa kịp làm quai, đành bỏ. Ngày nay đôi guốc đá đó vẫn còn nguyên vẹn ở làng Bản Thảnh, (xã Bế Triều, Hòa An, Cao Bằng) [18, tr.165]. Hình ảnh đôi guốc đã có mặt từ rất lâu trong dân gian, xuất hiện cả trong thơ ca, guốc mộc luôn là đề tài phong phú cho các thi sĩ. Hình ảnh mà chúng ta thường bắt gặp, thậm chí có thể là một học trò như Lưu Hà miêu tả trong “Nhịp gõ buồn tênh” Em xếp guốc Làm ghế ngồi học bài một xó …. Em thỉnh thoảng quay lưng tìm gió Phố hè trơ đứt guốc Gót cuồng mê… [81]. Guốc gỗ vốn được coi là một tác phẩm nghệ thuật dành cho phái đẹp Sài Gòn của những ngày thanh bình như tô điểm cho vẻ đẹp sinh động của Hòn Ngọc Viễn Đông, đó cũng chính là những người con gái mặc áo dài đi guốc Đa Kao của những năm 70. Guốc là thế, với nét bình dị, sự quê mùa của nó trong những sinh hoạt xưa đầy ấp tình người. Trong phần phổ nhạc của nhạc sĩ Song Ngọc, với bài “Hà Nội ngày tháng cũ” cũng nói về đôi guốc: Hà Nội ngày tháng cũ Có dáng em tôi áo trắng nghiêng nghiêng đường chiều Tiếng guốc lưa thưa lao xao khua trên vỉa hè … [85]. Tiếng guốc lưa thưa lao xao khua trên vỉa hè dường như làm tăng thêm phần sôi động, xôn xao hồn ai khi nghe tiếng guốc. Như là một ký ức quá khứ
  • 24. 21 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ùa về trong lòng người xa quê. Tiếng guốc còn được nhắc trong bài “Chuyện chiếc guốc” Bùi Chí Vinh về cảm xúc khi nghe nhịp guốc: Guốc không phải của anh Guốc là của con gái Một hôm em mang tới Làm xôn xao thềm nhà…[58]. Cảm xúc của một người khi nghe tiếng guốc vang làm cho xôn xao nao lòng khôn tả, một cảm xúc thật dịu êm, một hoài niệm trong ký ức luôn hiện về. Nước ta với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên guốc là vật dụng rất cần thiết trong đời sống hằng ngày. Thế kỷ XIX, phụ nữ đội nón quai thao, áo tứ thân, đi guốc thuyền (đó là kiểu guốc quai ngang rất đơn giản dùng cho mùa hè) rất thoáng, êm và chống thấm mồ hôi nơi chân. Thơ xưa cũng có câu nói về mỹ nhân mang guốc: Hưởng điệp lang, hưởng điệp lang Guốc gỗ bồ lanh lảnh chuông vàng… [68]. Tiếng kêu leng keng của mỹ nhân và các cung nữ đi guốc cho nên gọi là hưởng điệp. Hay tiếng guốc qua cảm nhận của anh lính Pháp thập niên 1930 về “Cái đẹp của đôi guốc gỗ”. Anh lính Pháp tên là Jean Tardieu mô tả trong tác phẩm “Thư Hà Nội”, dịch giả Đặng Thị Hạnh chuyển ngữ: Tôi nghĩ rằng tiếng guốc này chắc là một kiểu làm đỏm dáng cố tình của dân chúng. Chỉ cần năm hay sáu khách bộ hành mang guốc cùng đi trên một vỉa hè, là cả phố bắt đầu vang lên như hát. Trong mỗi đôi guốc, tất nhiên từng chiếc lại có tiếng vang riêng không có gì thú vị bằng nhìn thấy một thiếu nữ lao động người Việt xinh xắn, đoan trang, đi rất thẳng để giữ cho chiếc nón mênh mông của mình không bị chòng
  • 25. 22 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chành, bước đi đều đều và mềm mại, cô lần lượt gõ trên nền đất nốt rê thăng và nốt son (sol) giáng của mình… [68]. Đôi guốc xuất hiện ngay cả trong thể loại câu đố: Hai nàng son phấn rện rằn Mỗi nàng cõng tới năm thằng đàn ông Ra đường trò chuyện lông bông Về nhà nẫu bỏ nằm không một mình [25]. (Đố là cái gì?) Với tác giả, đôi guốc mang đầy kỷ niệm sâu sắc, cho tới bây giờ mỗi khi chợt nghe tiếng guốc lòng bâng khuâng đến xao động lạ thường, tôi yêu tiếng kêu lốc cốc, lộp cộp bình dị của nó. Guốc là thế và nó cũng như một triết lí, nó ẩn giấu một ý gì đó sâu xa bên trong nên khi tỏ ra rằng, mình đã biết rõ điều gì nơi ai đó như một câu nói từ cửa miệng: “Đi guốc trong bụng” [14]. Điều này cho thấy, đôi guốc đã khẳng định một vị trí quan trọng trong sáng tác văn học, thơ ca và đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng. Điều đó xuất phát từ nghệ thuật truyền thống và trở thành nguồn cội gắn liền với tình yêu quê hương, yêu dân tộc, giúp cho con người có cuộc sống tươi đẹp hơn. 1.3.2 Guốc mộc – nét bản sắc Việt trong mỹ thuật Khi nói đến ngôn ngữ nghệ thuật thì người ta dựa trên những đặc trưng ngôn ngữ và khả năng cảm thụ. Nghệ thuật thị giác là một trong những khả năng cảm thụ của họ khi thưởng thức tác phẩm qua kênh thị giác. Nghệ thuật chú trọng vào cái đẹp, hơn là tính năng, bao gồm hội họa, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, thơ ca… Các yếu tố thị giác đóng vai trò hết sức quan trọng trong nghệ thuật, chúng có mối liên hệ tác động và hỗ trợ nhằm tạo hiệu quả cho tác phẩm nghệ thuật. Trong các tác phẩm mỹ thuật nói chung và hội họa nói riêng đều mang một giá trị thẩm mỹ, một bản sắc văn hóa là điều không
  • 26. 23 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thể phủ nhận được, nó thể hiện cụ thể nhất, sinh động nhất trong phong cách nghệ thuật của từng họa sĩ. Bản sắc dân tộc không chỉ biểu hiện ở bề ngoài mà còn ẩn sâu bên trong, là cái hồn của một nền văn hóa, là sức mạnh nội tại của dân tộc. Bản sắc dân tộc biểu lộ trong tất cả các lãnh vực, qua nhiều lối sống sinh hoạt trong đó có đạo lý, ngôn ngữ, gia đình, dân làng, văn hóa nghệ thuật và văn hóa ẩm thực... và là hạt nhân của toàn bộ tinh hoa dân tộc. Nghệ thuật còn là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, là sự phản ánh thế giới khách quan, tự nhiên và các quan hệ đa dạng của đời sống. Sự sáng tạo nghệ thuật tạo nên các giá trị nghệ thuật có sức mạnh tác động vào tư tưởng, tình cảm của mỗi cá thể. Nghệ thuật hội họa cũng như khoa học, triết học đều phản ánh hiện thực khách quan. Mỗi hình tượng trong tác phẩm là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và sáng tạo hiện thực cuộc sống. Nói đến hình tượng guốc mộc trong nghệ thuật, người ta thường nghĩ tới những chi tiết biểu hiện tính truyền thống và nét bản sắc trong mỗi con người. Hình ảnh đôi guốc hiện hữu trong tất cả các loại hình nghệ thuật, nó như là một tác phẩm mỹ thuật trong đời sống và còn được khai thác nhiều trong nghệ thuật thị giác hội họa, điêu khắc bởi vẻ đẹp mộc mạc của hình tượng này đã đi vào tâm thức của người Việt cũng như mang đến nhiều cảm xúc cho người nghệ sĩ. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đôi guốc có nhiều biến hóa và trở thành tác phẩm mỹ thuật dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân và một tác phẩm đẹp dưới nét cọ của người họa sĩ. Guốc mộc còn được xem là biểu tượng tôn vinh vẻ đẹp và tăng thêm phần duyên dáng cho thiếu nữ trước năm 1975. Hình tượng đôi guốc mộc là một hình tượng nghệ thuật, một tác phẩm mỹ thuật trong đời sống văn hóa nghệ thuật dân tộc. Cách tạo dáng cũng là một nghệ thuật. Guốc xưa có 4 loại: Guốc cá mòi: Loại guốc này có kiểu dáng như hộp cá mòi, phần mũi và gót guốc bằng nhau, cong đều, bề ngang
  • 27. 24 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 guốc rộng, thẳng suông hay còn được gọi là guốc xuồng. Guốc dép: Loại guốc này thấp như dép, phần giữa của guốc được đẽo có eo, phù hợp với bàn chân nhỏ nhắn của phụ nữ. Guốc cao gót: Loại guốc này được tạo dáng rất công phu vì phải đẽo gọt sao cho nhỏ, thanh nhưng chắc chắn, nhất là không được mất cân bằng so với tổng thể của đôi guốc. Guốc này rất thịnh hành vào những năm 60 với gót cao, nhỏ, dáng thanh mảnh, phù hợp với trang phục áo dài của nữ sinh, nữ công chức, nữ nghệ sĩ. Guốc thường: có gót to liền thân, dáng vững chãi, chắc chắn, được giới phụ nữ bình dân ưa chuộng. Thân guốc mộc mạc hơn với chiếc quai bằng các chất liệu dân gian đơn giản: mây hoặc vải thô sẳn có vắt từ bên này qua bên kia, đế cao khoảng 2 – 4 phân. Để làm ra đôi guốc phải mất nhiều công đoạn, từ khâu cưa gỗ, cho vào máy xẻ, mài thô và sau đó định hình guốc…, chiếc guốc tưởng chừng như thô ráp nhưng qua bàn tay người thợ trở nên bóng bẩy lạ thường. Loại gỗ dùng làm guốc phải ít nhất năm sáu năm, trải qua các khâu ngâm phơi sấy cho chống “chảy màu” mạch gỗ. Những đôi guốc mộc lại có một nét đẹp riêng bởi lớp phủ mỏng manh trên thân guốc giúp phô bày vẻ đẹp của các thớ gỗ, vân gỗ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hội nhập văn hóa là một điều tất yếu. Và dĩ nhiên, trong công việc giữ gìn truyền thống thì nghề guốc cũng cần có sự sáng tạo cho riêng mình nhưng vẫn giữ được bản sắc Việt. Chủ cơ sở Hùng Thái cho biết: Muốn đưa đôi guốc mộc đến đâu thì phải nghiên cứu sở thích và văn hóa của họ tại quốc gia đó. Guốc Việt được bạn bè thế giới yêu thích vì nó rất thân thiện với môi trường, mang một vẻ đẹp thời trang của đôi guốc gỗ. Những bức tranh sơn mài khảm trai thu nhỏ trên đôi guốc tái hiện những hình ảnh nông thôn, nhà sàn, chùa Một Cột và các danh lam thắng cảnh hòa hợp tuyệt đối và khéo léo, điểm thêm nét đẹp dịu dàng đằm thắm của chiếc áo dài mà ngay cả những cô gái Nhật cũng yêu thích. Đôi guốc với những hình ảnh Geisa xinh đẹp bên cạnh đóa hoa anh đào, những Samurai
  • 28. 25 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hùng dũng yêu thích đôi guốc mộc ba quai, đế bằng với đường nét góc cạnh vuông vức thể hiện tinh thần thượng võ ngay thẳng khẳng khái. Ngày nay, guốc có nhiều loại: guốc mộc, guốc sơn và guốc kiểu cũng được kết hợp với các nghề truyền thống khác: sơn mài, chạm trổ… làm nên đôi guốc mang dáng vẻ mỹ thuật trông rất hấp dẫn và mang đậm nét Việt. Guốc mộc giản dị là vậy mà vẫn chinh phục bao trái tim phái đẹp. Đôi guốc mộc qua bàn tay tài hoa của người thợ trở thành những bức tranh, những tác phẩm nghệ thuật thực thụ với các hoa văn lập thể, những hình ảnh trừu tượng bí ẩn kết hợp một cách kỳ lạ với váy đầm cầu kỳ, rực rỡ. Và tài năng của người nghệ nhân càng có trị thăng hoa khi tác phẩm nghệ thuật gần gũi ấy có thể chuyển tải cả những nét đặc sắc của nhiều nền văn hóa khác nhau, thể hiện gu thẩm mỹ như chính chủ nhân mang đôi guốc đó. Guốc còn được gần gũi trong chính tình yêu của những người thích sưu tầm, khám phá nét cổ kính, hoa văn, họa tiết trên guốc mộc từ xưa. Đôi guốc Kiều (H1.7) có in hình Kim Trọng, Thúy Vân, Thúy Kiều và Thúc Sinh với đường nét sinh động đang được trưng bày ở Đan Viện Thiên An, thành phố Huế. Bởi yêu nét bình dị và sự quê mùa của nó, yêu tiếng guốc như là nguồn mạch sống mang ký ức của bao thế hệ, nó làm cho tình cảm con người trở nên gắn bó với quê hương. Trong hội họa, hình tượng đôi guốc mộc được thể hiện trong nhiều tác phẩm và luôn song hành cùng hội họa. Các tác phẩm được thể hiện qua nhiều chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa cùng đường nét, hình khối, bố cục khác nhau và được sáng tác qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Mỗi tác giả của mỗi thời kỳ đều thể hiện hình tượng guốc mộc mang đậm nét bản sắc văn hóa cả nội dung và hình thức. Hình tượng đôi guốc mộc như dấu ấn tình cảm đặc biệt và là nguồn cảm hứng bất tận cho hội họa. Guốc mộc là hình tượng thể hiện tính truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, làm đẹp cho cuộc sống và mang giá trị
  • 29. 26 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thẩm mỹ cao. Hình tượng đôi guốc mộc trong các tác phẩm: Tắm mưa rơi (H1.8), Nữ sinh áo trắng (H1.9), Hong nắng mới (H1.10), Ngày Xuân đánh đu (H1.11), Cô Đào say (H1.12) của Nguyễn Thị Thanh Trí; Hai thiếu nữ dưới trời mưa (H1.13) của Sỹ Ngọc ; Thiếu nữ và hoa sen (H1.14) của Nguyễn Hoài Hương… được tác giả bộc lộ bằng đường nét, mảng khối, thể hiện được giá trị tinh thần của tác phẩm đó là nét đẹp của hình tượng mang nét bản sắc Việt. Các tác phẩm được xây dựng với vẻ đẹp trong cuộc sống giản dị như: hình ảnh nữ sinh tắm mưa, đôi trai gái tìm thấy nhau trong những ngày hội Xuân và còn nhiều hình ảnh quen thuộc khác. Nét bản sắc Việt là chủ đề mang dấu ấn sâu đậm trong tâm thức của con người từ buổi sơ khai cho đến hiện đại. Do đó hình tượng guốc mộc xuất hiện trong nhiều tác phẩm hội họa với nội dung hết sức sâu sắc và đậm tính nhân văn truyền thống. Hình tượng guốc có rất nhiều vị trí sắp đặt trong hội họa và được thể hiện ở nhiều khía cạnh: cân bằng tranh, tô điểm thêm phần duyên dáng cho đôi chân thiếu nữ,…tùy theo ý đồ của họa sĩ khi thể hiện tác phẩm đó. Vẻ đẹp của nó đã đưa vào nghệ thuật thị giác ngày càng tinh tế và sâu sắc. Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời hiện đại, nghệ thuật thị giác nó lan tỏa ra mọi mặt của cuộc sống, tác động trực tiếp vào thị hiếu thẩm mỹ của người thưởng thức tác phẩm. Nghệ thuật thị giác chính là loại hình đem đến cho công chúng sự cảm nhận khi thưởng thức nghệ thuật. Con người thời đại văn minh cần nghệ thuật như một chất dinh dưỡng, nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ và cảm thụ ngày càng cao, luôn mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế, nghệ thuật thị giác có khả năng thể hiện và miêu tả cái đẹp sinh động của cuộc sống mà hình tượng đôi guốc mộc là một trong những đề tài giúp cho con người nhận biết và rung động một cách tinh tế về bản sắc và truyền thống văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật của mỗi dân tộc, mỗi thời đại là dựa trên nền tảng truyền thống, bản sắc văn hóa luôn tồn tại và gắn liền trong tâm thức của mỗi con
  • 30. 27 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 người. Nếu màu sắc, đường nét, hình khối là yếu tố quan trọng trong hội họa thì hình thể là điểm chính tạo nên một tác phẩm. Hình tượng guốc mộc với nghệ thuật thị giác tạo nên những nét riêng, trên từng cảm xúc và nhận định thẩm mỹ riêng của từng họa sĩ để đưa đến một tác phẩm đẹp mang đậm nét bản sắc. Ngày nay cùng với áo dài – nón lá, guốc mộc Việt từ cổ đến kim đã tạo nên vẻ đẹp rất Việt, rất riêng của phái đẹp. Cái đẹp của sự dịu dàng duyên dáng, cái đẹp của nét duyên thầm không chỉ đọng lại trong ánh mắt mà cả ở sự cảm nhận tinh tế trong mỗi con người Việt.
  • 31. 28 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tiểu kết Trong văn hóa Việt Nam, hình tượng guốc mộc có một vị trí quan trọng trong cuộc sống của người Việt. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều nên ông cha ta xưa đã khéo léo sử dụng gỗ cho phù hợp với điều kiện tự nhiên. Hướng đến sự hoàn thiện đã trở thành một nét văn hóa truyền thống xã hội mang giá trị lịch sử, giá trị văn hóa cao. Xuất phát từ nhu cầu thẩm mỹ, hướng đến chân – thiện – mỹ và làm cho cuộc sống tươi đẹp. Hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp giản dị và tinh tế thực sự đi vào cuộc sống hàng ngày của người dân Việt. Không chỉ đơn thuần là kết hợp với bộ áo dài truyền thống mà nó còn được biến tấu thành những đôi guốc thời trang rất trẻ trung và hiện đại. Guốc mộc dễ dàng phối kết với các loại thời trang khác, rất đẹp và tương đồng. Những chiếc áo dài là biểu tượng của đất nước Việt Nam, nhưng sẽ không hoàn hảo nếu thiếu đôi guốc gỗ được thể hiện qua nhiều tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, nghệ thuật cùng với sự phát triển của con người ngày một hoàn thiện, văn minh và hàm chứa đầy đủ chức năng của một nền văn hóa. Tiếng lốc cốc khoan thai của đôi guốc mộc trên nền đất như một thanh âm quen thuộc, không chỉ là thanh âm vang vọng của thời xưa mà nó còn là hoài niệm của biết bao thế hệ. Để rồi một mai bất chợt nhận ra, giữa những thanh âm ồn ào náo nhiệt nơi xứ người, ta chợt ấm lòng khi nghe tiếng lốc cốc tiếng guốc xưa. Nhận ra nơi âm thanh ấy, gợi lên sự nhớ nhung da diết trong ta, chợt nhận ra đôi guốc mộc giản dị bên tà áo dài đẹp đến nao lòng. Và cũng từ đó nhận ra một tình yêu quê hương vẫn ở trong ta như máu thịt bấy lâu nay, như để tự hào hơn bản sắc duyên quê. Bằng tình yêu bao la, niềm tự hào nét duyên thầm của đôi guốc mộc để cùng sẻ chia những bạn bè phương xa yêu nét mộc mạc của văn hóa Việt.
  • 32. 29 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 2 HÌNH TƯỢNG ĐÔI GUỐC MỘC VỚI NÉT BẢN SẮC VIỆT QUA CÁC TÁC PHẨM HỘI HỌA HIỆN ĐẠI TIÊU BIỂU CỦA VIỆT NAM 2.1 Các tác phẩm giai đoạn 1925 – 1975 Những tác phẩm hội họa tiêu biểu về hình tượng đôi guốc mộc của các họa sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XIX đã phản ánh bản sắc văn hóa, tính thẩm mỹ của dân tộc về những hình ảnh giản đơn nhưng không kém phần quan trọng trong đời sống. Nó chứa đựng tình cảm và sự gìn giữ chân giá trị truyền thống văn hóa của con người Việt. Đó là những tác phẩm có vị trí quan trọng trong mỹ thuật và cũng là những tác phẩm mang lại niềm vinh dự, niềm tự hào trong lòng công chúng khi nhớ đến một thời văn hóa dùng guốc. Cùng với văn hóa dùng guốc mà hình tượng đôi guốc mộc đi vào trong đời sống hằng ngày của người dân cũng chính là đi vào trong tâm thức của người họa sĩ. Mỗi tác phẩm đều mang một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp đó đã được nhiều họa sĩ thể hiện và khám phá qua nhiều chất liệu khác nhau. Mỗi chất liệu, mỗi cách tạo hình khác nhau đều mang đến cho người xem từng cung bậc khác nhau nhưng đều được thể hiện hết sức cô đọng và súc tích với tính dân tộc đậm nét trong mỗi tác phẩm. Tính dân tộc đã tạo nên bản sắc, đồng thời cũng tạo nên hình tượng chính trong các tác phẩm mà tác giả đề cập đến dưới đây. Trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Lê Văn Đệ được nhắc đến như một họa sĩ bậc thầy hội họa, một trong số ít họa sĩ Việt Nam sớm nổi tiếng ở nước ngoài. Ông là người rất am tường văn hóa phương Đông lẫn văn hóa phương Tây, nhưng trong cuộc sống đời thường, ông là người rất dung dị, nên trong tranh ông nghiêng về phong cách dân dã, yêu thích cái đẹp nông thôn với gam màu tươi sáng, chất liệu lụa theo xu hướng Tân Cổ Điển, kết hợp với mỹ cảm
  • 33. 30 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phương Đông thanh thoát, ưu nhã. Khác với tranh của Nguyễn Phan Chánh mộc mạc, giản đơn với gam màu trầm của đất, tuy cùng chất liệu nhưng nội dung và phong cách thể hiện rất khác nhau. Nghệ thuật họa sĩ Lê Văn Đệ (1906 – 1966) định hình từ những năm 30, với ông, sự êm ấm của gia đình là biểu trượng cho niềm hạnh phúc được thể hiện trong tác phẩm Trong gia đình (H2.1), tác phẩm sáng tác năm 1933 với chất liệu lụa. Hình ảnh gia đình được ông khắc họa với gam màu trầm ấm, tươi mới, một gia đình miền Bắc Việt Nam trong khung cảnh quây quần bên nhau. Tác phẩm này triển lãm tại Milan (Ý) và được Bộ Trưởng Thương Mại Pháp Lamoureux mua về để treo tại Viện Bảo Tàng Luxembourg. Đi sâu bên trong tác phẩm, hình ảnh người phụ nữ, người nam trong bộ trang phục truyền thống đang ngồi trên bộ ván trước nhà, một bối cảnh gia đình trí thức thời xưa. Bên ngoài là hình ảnh người mẹ ôm con nằm võng, thấp thoáng dưới tranh là hình tượng đôi guốc mộc đã được tác giả khắc họa ngay ngắn, khuôn phép, ý tứ trong không gian xưa. Hình tượng đôi guốc mộc chỉ là một vật tĩnh, nhưng khi qua bàn tay người nghệ sĩ nó dường như trở nên sinh động và uyển chuyển trong từng nét vẽ. Trong tranh nếu thiếu đi đôi guốc cũng như thiếu đi sự hài hòa trong tổng thể của bức tranh. Nét óng ả trong tranh được ông thể hiện bằng sự mềm mại trong từng thớ lụa, bố cục mạch lạc, quý phái, dễ tạo nên cảm giác ấm áp lòng người thưởng ngoạn. Trong tác phẩm Nắng hè, cũng là hình ảnh người thiếu nữ nằm võng ôm con nhưng hình tượng đôi guốc được đặt lệch nhau, tạo cảm giác tự do, nhàn hạ không đi vào khuôn phép như trong tác phẩm Trong gia đình. Hình tượng đó như một điểm nhấn về tính dân tộc, nét bản sắc và tính cách con người mỗi vùng miền. Tác phẩm Nắng hè (H2.2) được sáng tác năm 1961 tại Hà Nội với chất liệu lụa mà người xem thấy nhiều qua phiên bản, nó là những tác phẩm tiêu biểu của nền hội họa Việt Nam hiện đại. Ở tác phẩm này, tác
  • 34. 31 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giả thể hiện với chất liệu lụa, ông đã diễn tả ánh nắng hè ở miền Bắc, không giống cái nắng chói chang ở miền Nam. Trong khung cảnh buổi trưa hè oi ả, cảnh vật im lìm, không ngọn gió lay động. Người ta như cảm thấy tiếng võng đu đưa kẽo kẹt nhịp nhàng, hài hòa với tiếng mẹ dịu dàng ru con. Phía dưới tranh là hình tượng đôi guốc gỗ mà người dân Việt thường sử dụng trong những ngày hè, phù hợp với khí hậu ở miền Bắc. Nhìn vào tranh, ta cảm nhận được cái tươi mát, bình dị gợi mở nhiều cảm xúc. Với nét bút trau chuốt, tỉ mỉ, tách bạch từng chi tiết nhưng hòa trong một tổng thể mờ ảo, êm đềm công phu cho thấy một kỹ thuật tả điêu luyện tài tình, chín chắn trong cách vẽ. Tranh ông luôn truyền tải cho người xem một cảm giác tươi mát, hài hòa và cao cả. Ông đã kết hợp xây dựng hình tượng đôi guốc cùng với nhân vật, làm cho cuộc sống nghệ thuật thêm sinh động, phong phú và đa dạng hơn qua bản chất nghệ thuật dân tộc kết hợp với thế giới hiện đại. Đây là một trong những bức tranh lụa nổi tiếng nhất vào những năm cuối đời của ông. Cũng là hình tượng đôi guốc mộc nhưng với họa sĩ Mai Trung Thứ có cách diễn tả khác. Hình tượng guốc mộc được tác giả khắc họa là đôi guốc sơn đen và cao gót. Tác phẩm Thiếu phụ (H2.3) được sáng tác năm 1930 với chất liệu sơn dầu. Thời kỳ này, hình tượng đôi guốc rất thịnh hành vào những năm 30 với phong trào “guốc Phi Mã”, là loại guốc cao nhằm tôn lên dáng dịu dàng cho thiếu nữ Hà Thành. Người thiếu phụ trong tranh với dáng ngồi đẹp, đôi mắt u hoài như ngấn lệ. Ấn tượng của Mai Trung Thứ về những người con gái Hà Nội xưa được ông thể hiện bằng tài năng bậc thầy đã đưa ông vào vị trí những họa sĩ cận đại tên tuổi của hội họa Việt Nam. Nhân vật được thể hiện bằng các đường nét tỉa tót, gợi tả ý nhị, màu sắc gọn ghẽ, không chuyển tiếp đột ngột, ứ tràn khỏi đường viền hình họa. Thật vậy, Mai Trung Thứ đã lược bỏ mọi chi tiết để dành đường nét để diễn tả, như đắm chìm miêu tả
  • 35. 32 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thiếu nữ thanh tân Hà Nội những năm 30 trong tà áo dài duyên dáng bên cạnh đôi guốc thân quen, nét duyên thầm của thiếu nữ Việt. Họa sĩ Mai Trung Thứ (1906 – 1980) hay còn gọi là Mai Thứ, là một trong những họa sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường Cao đẳng MTĐD (1925 –1930). Có thể nói, họa sĩ Mai Trung Thứ là một họa sĩ mộng mơ, ông để lại một tài sản tinh thần vô giá với những bức tranh nhẹ như gió thoảng, lãng tử và yêu đời cho nền nghệ thuật tạo hình cận hiện đại Việt Nam cùng với các họa sĩ Lê Phổ, Lê Văn Đệ, Nguyễn Phan Chánh… Ông là họa sĩ Việt Nam đầu tiên bộc lộ tình cảm của mình trên những tác phẩm mang khuynh hướng lãng mạn với bút pháp hiện đại. Tên tuổi ông gắn liền với mảng đề tài yêu thích: phụ nữ, trẻ em và cuộc sống hàng ngày với cái nhìn mang đầy màu sắc dân gian và bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam. Ông thường đặt hình tượng của mình vào mảnh lụa với những hòa sắc lung linh huyền ảo, hình tượng người thiếu nữ trong tranh ông luôn gợi lên một nét đẹp ẻo lả, duyên dáng, thùy mị với hình dáng mảnh mai, thon thả, yêu kiều trong tà áo dài cùng với hình ảnh đôi guốc mộc. Tác phẩm Hai thiếu nữ (H2.4) thể hiện vẻ đẹp của các cô gái tân thời áo dài thướt ta yêu kiều nền nã với hình tượng đôi guốc mộc, nét cọ của ông mang vẻ đẹp kín đáo, thanh lịch và tao nhã. Tác phẩm được sáng tác năm 1942 cũng trên chất liệu lụa, người thiếu nữ được diễn tả trong tà áo dài xưa cùng đôi guốc mộc tôn lên sự duyên dáng dịu dàng khi di chuyển trên bước đường thôn quê. Tác phẩm được tác giả miêu tả mang đậm phong cách Á Đông. Thời kỳ này không biết có phải ông vẽ những người con gái Huế hay không? Nhưng với người con gái Huế thời kỳ này, đôi guốc được dùng với hai màu đen và nâu, phía lòng bàn chân là một hình tam giác màu nhạt hơn. Chỉ những người khá giả mới đi guốc sơn. Một số nơi như Huế, Hà Nội… gọi guốc là dỏn nên đã có thành ngữ “Chân giày chân dỏn” chỉ sự giàu có, sang diện. Trong tranh có hai thiếu nữ,
  • 36. 33 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 một đi giày dạng như mũi hài, nhưng không đế, một đi trên đôi guốc mộc. Đối với người xưa, điều cấm kỵ khi mang guốc là kéo lê trên đường. Nhưng với cách di chuyển của thiếu nữ trên đôi guốc, ta cảm giác như nhẹ nhàng, thanh thoát không gây tiếng động mà còn tạo dáng đi uyển chuyển, khoan thai. Người phụ nữ trong tà áo dài, chân đi hài cùng chiếc nón bài thơ trông vô cùng duyên dáng và sinh động. Toàn cảnh bức tranh toát lên phong cách nhẹ nhàng, màu sắc tươi mới, người trong dáng vẻ rất mềm mại, quyền quý đạt tình ý diễn tả. Đối với người nghệ sĩ, mỗi cử chỉ, hành động, ánh mắt trong cuộc sống đều mang những nét đẹp riêng, người nghệ sĩ thể hiện bằng đường nét sinh động, gợi tả trong tác phẩm Đôi bờ (H2.5) được sáng tác năm 1943 trên chất liệu lụa. Hình ảnh cô gái Huế e lệ lấy tay che nón, đôi mắt nhung dịu dàng đen láy đang thể hiện động tác thả chân vào đôi guốc, bóng dáng người thiếu nữ yêu kiều mảnh dẻ rất Việt Nam. Ông như bắt được cử chỉ người thiếu nữ đứng giữa đôi bờ, vẻ dịu dàng, e lệ với tay xoắn đôi tà áo cho khỏi ướt trong tư thế rửa chân. Bằng những đường nét hoa mỹ, ước lệ với bảng màu nguyên sắc êm dịu, xanh dương, sắc dòng nước xanh thẫm, hình thể trong tranh ông toát lên sự đầy đặn, trong sáng. Hình ảnh này được bắt gặp ngay cả trong kho tàng văn học: Nước trong ai chẳng muốn rửa chân. Hoa thơm ai chẳng tới gần gốc cây [34]. Chủ đề trong tranh ông phần lớn là về cảnh sinh hoạt, cảnh nông thôn và đặc biệt là về thiếu nữ. Ông như dành trọn tình cảm của mình cho một vẻ đẹp mộng mơ. Điều này làm cho thế giới trong tranh ông đầy chất thơ sâu lắng, bí ẩn, nhẹ nhàng và tươi mát, người phụ nữ trong tranh ông thật giản dị và thanh thoát. Họa sĩ đã dành trọn quãng đời bình yên để thỏa sức sáng tạo chân dung người thiếu nữ qua những nét vẽ. Những nét vẽ không cầu kỳ,
  • 37. 34 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 không khoa trương da thịt mà lại từ tốn, ẩn náu trong đó một tâm hồn thanh đạm, lãng mạn, mong manh như đồ sứ dễ vỡ trong tà áo dài duyên dáng bên đôi guốc mộc truyền thống. Hay cũng có thể do sự cách biệt quê hương đã làm cho cảm xúc trong ông thêm đằm thắm về hình ảnh con người và đất nước Việt Nam thêm sắc nét. Cũng bởi lẽ vì lý do này, đã làm cho tác phẩm của ông có một chất gì đó riêng biệt độc đáo và cũng chính vì thế mà tranh của ông trở thành nét văn hóa, một bằng chứng sống cho nền nghệ thuật Việt Nam. Những tác phẩm của ông góp phần quan trọng, tạo nên sự phong phú về màu sắc cho tranh lụa Việt Nam. Tất cả được thể hiện bằng những đường nét, những bảng màu ấn tượng; góp phần tôn lên sự tinh tế của cuộc sống thường nhật với những góc nhìn mang đậm màu sắc văn hóa Á Đông. Nhìn chung, những tác phẩm mỹ thuật trên chất liệu lụa thời kỳ 1925 – 1954 đã kết hợp cảnh quan phương Đông và cái nhìn khoa học hiện đại phương Tây trong việc xây dựng nhân vật, xử lí không gian và ánh sáng. Tất cả những điều này đã tạo nên phong cách mới cho nền nghệ thuật tranh lụa phương Đông nói chung và tranh lụa Việt Nam nói riêng. Hội họa Việt Nam đầu thế kỷ XX chứa đựng vẻ đẹp nghệ thuật Ấn tượng. Một vẻ đẹp mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc. Sự kết hợp ý vị này đã khiến tranh của các họa sĩ Việt Nam ngày càng nổi bật, thu hút người thưởng tranh lẫn trong và ngoài nước. Nghệ thuật biểu hiện tình ý sống tự nhiên của con người. Sự hồn nhiên trong nghệ thuật cùng với niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc chân thật mang lại cái mới và sự hòa đồng, giúp người sáng tạo và người cảm thụ xích lại gần nhau hơn. Hầu như các nhà tâm lý nghệ thuật đều cho rằng cảm thụ nghệ thuật cũng là hình thái khác của sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật là sự phản ảnh của cuộc sống thông qua người họa sĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật là sản phẩm đặc biệt do người nghệ sĩ sáng tạo ra.
  • 38. 35 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nó mang tính chất phổ quát, sống động và cô đặc. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là thước đo tinh thần của người nghệ sĩ. Nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp sao cho phù hợp với quan niệm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ của mình. Nghệ thuật sáng tạo là điển hình hóa các hiện tượng của cái đẹp, của đời sống xã hội khi được đưa vào tác phẩm. Trải qua sự lựa chọn, qua bàn tay và sự sáng tạo, sự chọn lọc và lăng kính tâm hồn của người nghệ sĩ; mà cái đẹp trở nên đẹp hơn, quả thật như câu nói: Cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp của mọi cái đẹp. Cái đẹp đó thể hiện qua hình tượng trong nghệ thuật, biểu hiện rõ nét những cảm xúc của người nghệ sĩ. Hình tượng đó được thể hiện trong tác phẩm Thiếu nữ ngắm tranh Tố nữ của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906 – 1954) là một trong những họa sĩ nổi tiếng của nền hội họa Việt Nam. Cũng như các tác giả khác, họa sĩ cũng ít nhiều sáng tác về đề tài thiếu nữ. Tác phẩm Thiếu nữ ngắm tranh Tố nữ (H2.6) sáng tác năm 1938 được thể hiện trên chất liệu lụa. Người thiếu nữ trong tranh với chiếc áo dài màu đỏ thắm, chân đi đôi guốc mộc với dáng đứng như làm duyên đang thưởng ngoạn bức tranh Tố nữ treo trên tường. Người thiếu nữ trong tranh của ông có vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết và giàu nữ tính. Hình tượng đôi guốc mộc như tôn thêm sự duyên dáng, kín đáo và tế nhị; lịch sự và quí phái trong từng cử chỉ. Với phụ nữ, đôi guốc gỗ là một vật dụng không thể thiếu giúp tạo nên vẻ đẹp thanh tao, dịu dàng. Đặc biệt với các thiếu nữ khi mang đôi guốc mộc, những thớ gỗ màu vàng sậm không chỉ làm nổi bật gót chân son mà còn giúp các quý cô tôn tạo thêm chiều cao, nét mặn mà với vóc dáng thanh mảnh, khiến cho đôi chân trông có vẻ dài hơn và bước đi nhẹ nhàng uyển chuyển. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là cách nhìn, cách đánh giá của người nghệ sĩ về cuộc sống, là sự khao khát sáng tạo cuộc sống, là tiếng nói tâm tình, là lẽ ưu tư trước cuộc sống. Tác phẩm còn gợi cho người xem những mỹ cảm về
  • 39. 36 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tuổi thanh xuân, vẻ đẹp của Tố nữ và thiếu nữ ngắm tranh. Họa sĩ đã tôn vinh vẻ đẹp ấy bằng những đường nét uyển nhã, mỹ lệ. Tác phẩm đó mang giá trị thẩm mỹ và tinh thần dân tộc cao, thể hiện tính dân gian trong tranh Tố nữ, hình tượng đôi guốc được khắc họa bên tà áo dài cách tân mang một vẻ đẹp truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa một cách sâu sắc. Chủ đề thiếu nữ luôn là suối nguồn cảm hứng vô tận cho các họa sĩ Việt Nam. Sự nhận thức và sự biểu hiện tư tưởng tình cảm trước hiện thực cuộc sống là phẩm chất của nghệ thuật được thể hiện qua người nghệ sĩ. Tác phẩm nghệ thuật là cả thế giới chủ quan của người nghệ sĩ: tâm lí, tình cảm, tư tưởng, ước mơ, lí tưởng, tài năng, cá tính... Người thiếu nữ với tà áo dài duyên dáng luôn song hành cùng hình tượng guốc mộc đã in đậm trong các tác phẩm hội họa Việt Nam. Điển hình trong tác phẩm Mùa đông đang đến của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Trong không khí cảnh sum vầy của gia đình, với họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 – 1994) thể hiện theo góc độ khác. Tác phẩm Mùa đông đang đến (H2.7) được thể hiện năm 1960 với chất liệu sơn mài, là tác phẩm khắc họa thế giới nội tâm bình dị, chứa chan tình cảm của người phụ nữ, trong niềm vui gia đình đoàn viên, sum vầy. Tác phẩm Mùa đông đang đến gợi một ngày thu vàng rực rỡ, có cái đẹp bâng khuâng lộng lẫy của thiên nhiên, của con người và sự vật. Hình tượng đôi guốc trong tranh đem đến cho người xem như một điểm nhấn đi cùng với tà áo dài duyên dáng mang nét văn hóa truyền thống. Đôi guốc nằm dưới chân thiếu phụ hiền thục đang ngồi đan áo, thanh thản, hạnh phúc bên con trẻ trong sự chờ đợi, hi vọng. Hay nó được mang một cách hờ hững trong dáng vẻ phụ nữ trao nhau điều gì đó. Đâu đây có một làn gió thu se lạnh thoảng qua mái tóc, cành cây và tà áo dài bồng bềnh theo gió. Bằng một bảng màu cơ bản: son, vàng, trắng vỏ trứng; họa sĩ đã tạo ra phối sắc ấm áp, gam màu vàng đỏ gợi lên không khí mùa thu. Vẻ đẹp lộng lẫy lung linh của sơn mài cũng như sức diễn đạt kỳ diệu của chất liệu được phát
  • 40. 37 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 huy cao độ. Một tình cảm lưu luyến, bền chặt, đoàn tụ như niềm mơ ước hòa bình. Hình ảnh chim bồ câu như ẩn dụ về niềm vui hòa bình, hạnh phúc ở tầm khái quát. Tác phẩm tạo cho ta cảm giác ấm cúng của không khí đoàn tụ gia đình hơn là cái se lạnh của mùa đông, mà trong đó, ta thấy một tinh thần dân tộc, một bản sắc quê hương trong chất sơn, con người với trang phục truyền thống cùng hình tượng đôi guốc mộc (tuy là vật dụng nhỏ trong cuộc sống nhưng nó như chứa đựng một tâm hồn, cùng hòa quyện vào cuộc sống). Có thể nói Nguyễn Khang (1911 – 1989) là một họa sĩ tài năng và chuyên tâm sáng tác bằng chất liệu sơn mài, bắt nguồn từ sự gắn bó với tình yêu nghệ thuật dân tộc. Từ năm 1932, khi còn là một sinh viên năm thứ hai của Trường Cao đẳng MTĐD, ông đã bỏ nhiều công sức tìm tòi, khám phá cùng với nhiều họa sĩ khác cùng thời như Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu…. đã thành công trong việc mở hướng cho ngành sơn mài cổ truyền. Những sáng tác của ông luôn mang nhiều tính trang trí cũng như kỹ thuật ưu việt của sơn mài truyền thống; bằng các yếu tố trang trí, cách điệu những mẫu hình ước lệ; ông đã áp dụng chúng vào các chủ đề mới phong phú của cuộc sống để phản ánh hiện thực như kể một câu chuyện mới bằng văn phong cổ tích trong tranh ông. Nghệ thuật sơn mài của Nguyễn Khang có nét riêng biệt về phong cách và kỹ thuật. Cái tinh chất được chắt lọc từ cách nhìn cô đọng khái quát của nghệ thuật truyền thống trong mỗi tác phẩm như những bài ca ngọt ngào, nồng đậm hương sắc thôn dã, thanh bình và sự vươn lên dũng mãnh của con người trong cuộc sống mới. Là bức tranh sơn mài xuất sắc, có vẻ đẹp tinh tế và sâu sắc, diễn tả được nội tâm, tình cảm nhân vật, có chủ đề, có nội dung cuộc sống biểu đạt những ý tưởng tốt đẹp của họa sĩ về đất nước và kháng chiến - tác phẩm Hòa Bình Hữu Nghị (H2.8) được sáng tác năm 1958 - là một tác phẩm tuyệt đẹp.
  • 41. 38 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Một trong những bức tranh sơn mài tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Với ông; biểu trưng Hòa Bình Hữu Nghị là ước mơ của dân tộc, là vẻ đẹp muôn đời, muôn thuở; là hiện thực của thành quả cách mạng mà chúng ta giành được. Tác phẩm được thể hiện như là một cách kể chuyện mới trên các kiểu thức mỹ nghệ cũ, hay một sự cố gắng chuyển tải chủ đề, nội dung mới của cách mạng. Với cái nhìn lạc quan vào ngôn ngữ trang trí mỹ nghệ truyền thống, đậm phong cách phương Đông; đã định hình trong sáng tác của ông trước năm 1945. Điều đặc biệt trong tác phẩm này, hình tượng người phụ nữ trong bộ áo dài truyền thống, chân đi guốc mộc - một đặc trưng tiêu biểu cho thiếu nữ Việt Nam với vẻ đẹp đằm thắm, hài hòa trong nét tạo dáng - được thể hiện với tính chất trang trí trong không gian ước lệ đã làm cho chủ đề Hòa Bình Hữu Nghị thêm sâu sắc, sinh động, phong phú mang vẻ đẹp riêng. Hình ảnh thiếu nữ trong tà áo dài duyên dáng bên biểu tượng hòa bình làm bừng lên nhịp điệu rộn ràng, tươi vui của đất nước. Và hình tượng đôi guốc mộc song hành cùng nhịp bước thiếu nữ, giao hòa cùng thiên nhiên trong không khí ngập tràn hạnh phúc đã giúp họa sĩ Nguyễn Khang tạo được một vẻ đẹp cho đời, cho dân tộc và cho tổ quốc. Cùng với niềm hân hoan đó thì hình ảnh người công nhân trong tranh họa sĩ Nguyễn Tiến Chung cũng góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước - điển hình qua tác phẩm Hợp tác xã Tây Hồ. Trong lao động sản xuất, hình tượng đôi guốc xuất hiện trong mọi hoàn cảnh phù hợp với mọi lứa tuổi; tác phẩm Hợp tác xã Tây Hồ (H2.9) được sáng tác trong những năm kháng chiến chống Pháp năm 1964 được thể hiện với chất liệu sơn dầu. Tác giả đã khắc họa hình tượng đôi guốc cùng với hình ảnh người nông dân lao động cần cù trong công cuộc phấn đấu xây dựng đất nước. Hình tượng đôi guốc được đẽo liền khối bằng loại gỗ nhẹ, giản đơn không họa tiết nhưng lại là một sản phẩm lao động đầy ý nghĩa trong cuộc
  • 42. 39 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sống của người Việt. Hình ảnh đôi guốc đi liền với người lao động trong tư thế nhịp nhàng theo những guồng quay; mỗi người mỗi việc, năng động uyển chuyển; bởi họ là những con người bình dị, chất phác nhưng rất đáng trân trọng. Người nông dân như gốc rễ của dân tộc, những đóng góp của họ cho đất nước là vô cùng to lớn. Trong tranh; ông sử dụng nét vẽ mềm mại, nhịp nhàng uyển chuyển, tự do không gò ép, màu sắc xanh trong tranh nhẹ nhàng, tươi sáng và đó mới chính là phong cách nghệ thuật của ông. Nghệ thuật của ông là mặt hồ trong trẻo soi bóng làng quê Việt Nam, ngợi ca người nông dân chất phác cần cù yêu lao động và hòa bình, là những niềm vui sống mãnh liệt giành tặng cho tương lai. Họa sĩ Nguyễn Tiến Chung (1914 – 1976) còn được gọi là họa sĩ của hồn quê Việt Nam. Tranh ông thường sáng tác về mảng đề tài phong cảnh nông thôn, người nông dân, thiếu nữ, bộ đội, công nhân Việt Nam - mang phong cách bản sắc Á Đông sâu đậm. Những bức tranh phong cảnh làng quê của ông thể hiện người nông dân lao động, tập thể hồn hậu (hợp tác xã lao động) vui tươi, những rặng dừa, đồng lúa nguyên vẹn, con trâu, con gà chăm chỉ, những gương mặt tươi tắn, niềm tin yêu với những ước vọng thanh bình như đi ra từ trong bản thể. Không gian trong tranh ông bao giờ cũng trong lành, tinh khiết, mát mẻ tinh khôi. Họa sĩ thường nói: “Phải đứng trên mảnh đất của cha ông, nắm bắt được tâm hồn dân tộc. Đó chính là bệ phóng vững chắc để chúng ta bay cao, bay xa trong sáng tạo nghệ thuật” [53]. Điều đó cho thấy được, tính dân tộc và nét bản sắc của một nền văn hóa đi trong từng hơi thở của mỗi con người Việt. Một số tác phẩm của ông có ảnh hưởng lớn trong giới mỹ thuật Việt Nam thời kỳ trước năm 1975. Ông mất năm 1976 do bệnh hiểm nghèo. Ông sống 62 năm trong cuộc đời không bình yên; tuy có những năm tháng vui tươi hạnh phúc, những gian khổ thiếu thốn trong chiến
  • 43. 40 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tranh nhưng niềm vui sáng tạo như ngọn lửa không bao giờ tắt trong trái tim đam mê, nhân hậu. Sáng tạo nghệ thuật trong hội họa là vô cùng vô tận: niềm vui, niềm hạnh phúc thường nhật hay ngay cả niềm vui trong những ngày Xuân cũng được miêu tả một cách chân thật. Cũng là hình tượng đôi guốc, cũng đua nhau khoe sắc cùng với bước đi của các cô thiếu nữ. Tác phẩm Thiếu nữ ngày Xuân (H2.10) được sáng tác năm 1945 bằng chất liệu sơn dầu được thể hiện với sự sáng tạo dồi dào và phong phú. Ngày Xuân của họa sĩ Nguyễn Sáng (1923– 1988) như rạng rỡ sắc tinh khôi của thiếu nữ tuổi căng tràn, quyến rũ; tựa nhựa Xuân đang bừng bừng sức sống. Ẩn trong những chiếc áo dài ươm màu quý phái dạo chơi trong ngày Xuân với đôi guốc mộc là những khoảnh khắc vấn vương tới ngỡ ngàng. Với bút pháp điêu luyện và màu sắc tươi tắn; hình tượng đôi guốc mộc trong tranh như tô điểm thêm nét trẻ trung, xinh tươi của ngày Xuân, rộn ràng trẩy hội cùng các cô thiếu nữ. Người thiếu nữ khi ra đường trong thời kỳ này đều mặc trang phục áo dài với đôi guốc gỗ là chính, một vật dụng giúp cho việc di chuyển của người phụ nữ thêm phần duyên dáng và thời trang, nó còn tôn lên nét duyên đằm thắm cho thiếu nữ. Họa sĩ Nguyễn Sáng đã tạo ra nhiều tác phẩm mang chủ đề tư tưởng xã hội và thời đại rõ nét, bao giờ cũng toát lên cái nhìn trung thực, trìu mến với niềm tự hào của người nghệ sĩ với tình yêu mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Ông quan niệm rằng “Tôi không đi vào nghệ thuật hàn lâm, phong kiến. Tôi chỉ đi vào nghệ thuật dân tộc – dân gian – hiện đại. Tôi sống rất hiện đại, chính xác. Tôi thích đi vào tổng quát tổng thể, chứ không đi vào chi tiết vụn vặt” [27]. Ngôn ngữ hội họa của ông có tầm khái quát cao; tiếp thu nhuần nhuyễn nghệ thuật truyền thống kết hợp với thành tựu nghệ thuật hiện đại thế giới, góp phần vào việc cách tân của hội họa hiện đại Việt Nam. Nghệ thuật ông gắn liền với sự thăng trầm và phát triển của lịch sử nghệ thuật dân tộc.
  • 44. 41 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tên tuổi của ông cùng với tác phẩm sống mãi trong lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Chúng ta tự hào về ông, người nghệ sĩ tài hoa đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp mỹ thuật cách mạng và hiện đại. Người nghệ sĩ là tấm gương tiêu biểu cho sự sáng tạo. Nghệ thuật tồn tại là nhờ vào sự hiểu biết, vốn văn hóa truyền thống, giá trị thẩm mỹ của một dân tộc. Một tác phẩm nghệ thuật không thể thiếu giá trị thẩm mỹ. Với trí tuệ được tích lũy, tinh thần hy sinh vì nghệ thuật là điều đáng trân trọng. Cũng như không thể thiếu tính tinh thần dân tộc, nét bản sắc trong sáng tác hội họa vì các điều đó biểu hiện sự thành công trong nghệ thuật. Nói như Arixtốt “văn học nghệ thuật chân chính có khả năng thanh lọc tâm hồn con người” [41], nói cách khác “cái đẹp là cái sống”, là cội nguồn sâu thẳm của dân tộc. Việt Nam đã trải qua những bước biến thiên của lịch sử. Nghệ thuật qua việc phản ảnh, tôn vinh những cái đẹp, những đề tài nông thôn Việt Nam, đời sống của nhân dân lao động đã cuốn hút vào trong tranh và nó còn là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ. Mỗi một tư thế, hoạt động của người nông dân trong sản xuất, mỗi dáng con trâu con bò kéo cày, những thửa ruộng phủ đầy mạ non giống những tấm thảm nhung xanh, những bóng tre phản chiếu ánh mặt trời, những ngôi đình mái cong,… cảnh vật, thiên nhiên, con người, mỗi vẻ đẹp khác nhau đều là những đề tài vô tận, các họa sĩ đã tôn vinh bằng những đường nét uyển nhã, mỹ lệ, tất cả được ghi lại dấu ấn trong hội họa. Qua các tác phẩm được xây dựng từ những họa sĩ thế kỷ trước vẫn giữ được phong cách Việt Nam, cuộc sống thực tế chỉ có thể khẳng định một cách đúng đắn cho những con người nhận thức được tính dân tộc của nghệ thuật; tiếp thu có sáng tạo những giá trị tinh thần, những tinh hoa nghệ thuật của nhân loại, cho một bản sắc Việt Nam.