SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THANH PHƢƠNG
ÁN TREO VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI
1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THANH PHƢƠNG
ÁN TREO VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số :60380104
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Phƣợng
HÀ NỘI
2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÁN TREO 6
1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý, những đặc điểm cơ bản của án treo 6
1.1.2. Bản chất pháp lý của án treo 9
1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của án treo 10
1.1.4. Phân biệt án treo với hình phạt cải tạo không giam giữ 11
1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự 14
Việt Nam về án treo
1.2.1. Giai đoạn từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến trước 14
khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
1.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 17
1.3. Án treo trong luật hình sự của một số nước trên thế giới 20
1.3.1. Pháp luật Liên bang Nga 20
1.3.2. Pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 22
1.3.3. Pháp luật Nhật Bản 24
1.3.4. Pháp luật nước Cộng hòa Liên bang Đức 26
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ 31
ÁN TREO VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN TREO TẠI
ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
2.1. Quy định của bộ luật hình sự hiện hành về án treo 31
4
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.1.1 Căn cứ để người bị phạt tù được hưởng án treo 32
2.1.2. Thời gian, điều kiện thử thách của án treo, hậu quả và trách 44
nhiệm pháp lý của việc vi phạm điều kiện thử thách
2.2. Thực tiễn áp dụng án treo tại địa bàn tỉnh Hải Dương 53
2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc áp dụng án treo 53
2.2.2. Những hạn chế trong việc áp dụng án treo 56
2.2.3. Các nguyên nhân cơ bản 68
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ ÁN TREO VÀ 72
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
ÁN TREO
3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng 72
cao hiệu quả áp dụng án treo
3.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về án treo 75
3.3. Những giải pháp khác 78
3.3.1 Nâng cao ý thức trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng 78
3.3.2. Tăng cường công tác hướng dẫn và giải thích pháp luật; công 83
tác kiểm tra giám sát của cấp trên và của Hội đồng nhân dân
các cấp
3.3.3. Tăng cường sự phối kết hợp hoạt động của các cơ quan có 84
trách nhiệm trong việc thi hành án treo và giám sát giáo dục
đối với người được hưởng án treo
3.3.4. Tăng cường các biện pháp giám sát đối với người được 86
hưởng án treo
3.3.5. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân về án treo 87
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
bảng
2.1 Tình hình áp dụng án treo của Tòa án nhân dân tỉnh Hải 54
Dương từ năm 2007 đến năm 2013
2.2 Tình hình áp dụng án treo của các Tòa án nhân dân cấp 55
huyện của tỉnh Hải Dương từ năm 2007 đến năm 2013
6
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu nhằm
đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Các tội phạm rất phong phú và đa dạng, khác
nhau về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội. Để đấu tranh có hiệu quả
với các tội phạm, đảm bảo được các nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự,
cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội, Bộ luật hình sự quy định một hệ
thống hình phạt rất phong phú, đa dạng và có tính phân hóa cao để áp dụng
đối với từng tội phạm, từng người phạm tội.
Mục đích của việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội là giáo
dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các
quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới, có nghĩa
là hoàn trả cho xã hội con người đã trở nên vô hại, không còn nguy cơ tái
phạm. Tuy nhiên, để đạt được mục đích đó, ngoài việc áp dụng hình phạt -
biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất - trong một số trường hợp nhất định sẽ
có hiệu quả cao hơn nếu áp dụng biện pháp khác, không cần bắt người phạm
tội phải chấp hành hình phạt. Một biện pháp được áp dụng nhiều trong thực
tiễn là án treo.
Phạt tù cho hưởng án treo là một chế định pháp lý độc lập, thể hiện
quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc áp dụng pháp luật hình sự là
nghiêm minh nhưng nhân đạo, nghiêm trị nhưng khoan hồng, tính ưu việt của
chế định án treo chính là ở sự kết hợp đó.
Tuy nhiên thực tiễn vận dụng án treo tại Hải Dương trong thời gian
qua bên cạnh những mặt tích cực là chủ yếu, còn làm bộc lộ những hạn chế
nhất định trong cả pháp luật thực định và trong quá trình áp dụng các quy định
đó. Chẳng hạn như việc vận dụng các quy định về điều kiện cho hưởng
7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
án treo hiện nay ở một số địa phương còn không chuẩn xác đó là cho hưởng
án treo cả những đối tượng đã có tiền án, tiền sự hoặc ngược lại những người
có nhân thân tốt nhất thời phạm tội đáng được xử treo nhưng lại xử giam, có
nơi có lúc còn xử quá nhẹ dưới mức 3 năm tù để rồi cho bị cáo được hưởng án
treo. Việc thi hành, giám sát, giáo dục đối với người được hưởng án treo trên
địa bàn tỉnh Hải Dương ở nhiều xã, phường, thị trấn còn chưa chặt chẽ, thậm
chí có nơi không thực hiện việc quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng
án treo. Việc phối hợp giữa Tòa án với cơ quan thực hiện việc giám sát, giáo
dục và gia đình người được hưởng án treo còn lỏng lẻo, mang tính hình thức
dẫn tới việc quản lý, giám sát, giáo dục chưa hiệu quả do vậy vẫn còn trường
hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách.
Từ những phân tích trên đây thì việc nghiên cứu một cách sâu rộng và
toàn diện về chế định án treo cũng như thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải
Dương là cần thiết góp phần hoàn thiện hơn các quy định về án treo và các
giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng án treo trên thực tế. Với ý nghĩa đó,
chúng tôi chọn và nghiên cứu "Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh
Hải Dương" để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Án treo là một chế định đặc biệt của pháp luật hình sự và việc áp dụng
chế định này có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện chính sách nhân đạo của
Nhà nước đối với người phạm tội. Vì vậy đề tài cũng đã được rất nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ và mức độ khác nhau.
Ở cấp độ giáo trình, có: Giáo trình Luật hình sự của Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học
Luật Hà Nội... Trong các giáo trình Luật hình sự này chế định án treo mới chỉ
cập nhật ở mức độ cơ bản.
Ở cấp độ bình luận khoa học, phân tích chuyên sâu, có: "Tội phạm
học, luật hình sự và tố tụng hình sự’’, của Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
luật, "Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam" (sách chuyên khảo của tập thể
nghiên cứu khoa học của Bộ Tư pháp do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn
hành năm 1995, "Chế định án tích và mô hình lý luận của nó" của GS.TSKH
Lê Cảm; luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hữu Nhuận với đề tài: "Án treo
trong luật hình sự Việt Nam" và một số cuốn sách chuyên khảo như "Án treo
trong luật hình sự Việt Nam" của tác giả Phạm Thị Học, Trường Đại học Luật
Hà Nội xuất bản năm 1996, "Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam"
của tác giả Lê Văn Luật do Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2007... Trong
các cuốn bình luận khoa học Bộ luật hình sự và cuốn sách chuyên khảo nêu
trên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở đề cập một cách tổng thể hoặc từng khía
cạnh nào đó của chế định án treo.
Ngoài các công trình nghiên cứu nêu trên, còn có một số bài viết đăng
trên các tạp chí như: "Nhân thân người phạm tội và việc áp dụng biện pháp án
treo", của Vũ Thế Đoàn, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/1990; "Điều
kiện thử thách của án treo và hậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện thử
thách của án treo theo luật hình sự Việt Nam", của Phạm Thị Học, đăng trên
Tạp chí Luật học, số 2 năm 1999; "Án treo và thực tiễn áp dụng", của Đỗ Văn
Chỉnh, đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 7/2007 và các số 12, 13,
14/2013.
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
và thực tiễn về án treo trong luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên ở góc độ nghiên
cứu những lý luận cao của án treo trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp
dụng tại Hải Dương thì chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích tổng quát của luận văn là làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận của
án treo trong luật hình sự Việt Nam, xây dựng và đề xuất một số kiến nghị và
giải pháp hoàn thiện chế định án treo trong Bộ luật hình sự và giải pháp nâng
cao hiệu quả án treo trong thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Hải Dương.
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Quá trình nghiên cứu của luận văn là tiếp cận tổng thể đi từ cái chung
đến cái cụ thể, từ lý luận đến đánh giá thực tiễn để từ đó để tìm ra những
nguyên nhân tồn tại, thông qua đó đề ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện
chế định này.
Nhiệm vụ của luận văn là làm rõ khái niệm, tính chất, mục đích, ý
nghĩa của chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, tập trung nhất vào chế
định hiện hành, đối chiếu, so sánh với luật pháp của một số nước trên thế giới,
đánh giá thông qua thực tiễn áp dụng tại địa phương.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài tác giả mong muốn đưa ra một số
giải pháp nhằm sửa đổi bổ sung những quy định cụ thể trong việc áp dụng chế
định đặc biệt này nhằm phát huy tác dụng triệt để nhất của chế định án treo
trong luật hình sự Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này tác giả lấy học thuyết Mác - Lênin về vấn
đề về Nhà nước và pháp luật làm nền tảng và là kim chỉ nam cho mọi vấn đề
cần nghiên cứu. Ngoài ra tác giả còn lấy tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan
điểm của Đảng, Nhà nước, các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn việc áp
dụng pháp luật, các văn bản tổng kết thực tiễn và kiểm tra, kiểm sát công tác
xét xử hình sự của các Tòa án, Viện kiểm sát trên địa bàn tỉnh Hải Dương, các
tài liệu pháp lý trong và ngoài nước có liên quan. Dựa trên phương pháp
nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
nhằm tạo điều kiện cho tác giả có sự nhận thức đúng đắn sự tồn tại và quy luật
phát triển của xã hội loài người, quá trình nhận thức, tư duy, các quy luật tự
nhiên của xã hội loài người… cũng như những vấn đề về nhà nước và pháp
luật để từ đó có một tư duy đúng đắn, lôgic trong quá trình lập luận và giải
quyết vấn đề.
Phương pháp nghiên cứu luận văn là phương pháp lịch sử, phân tích
tổng hợp, logic điều tra xã hội học và nghiên cứu so sánh.
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn
Đây là một công trình khoa học dưới hình thức là một luận văn thạc sĩ
luật học về án treo trong luật hình sự Việt Nam. Đề tài được nghiên cứu một
cách sâu sắc và toàn diện nội dung chế định án treo trong luật hình sự Việt
Nam cùng những vấn đề liên quan, từ đó nâng cao nhận thức về án treo, tạo
tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Đồng thời định hướng cho
việc áp dụng án treo được chính xác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng án treo
nói chung và ở tỉnh Hải Dương nói riêng, từ đó góp phần vào cuộc đấu tranh
phòng chống tội phạm.
Luận văn bảo vệ thành công sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn,
có thể làm tư liệu tham khảo có giá trị trong việc xây dựng pháp luật hình sự,
góp phần khắc phục những khiếm khuyết trong thực tiễn áp dụng và thi hành
hình phạt tù cho hưởng án treo nhằm nâng cao hiệu quả của chế định này.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về án treo.
Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về án treo và thực
tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hình sự về án treo và những giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng án treo.
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ ÁN TREO VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN TREO TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
2.1. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ ÁN TREO
Tại Điều 60 của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:
1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân
của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không
cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo
và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
2. Trong thời gian thử thách Tòa án giao người được hưởng án
treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa
phương nơi người đó thường trú để giám sát giáo dục. Gia đình người
bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức chính quyền địa
phương trong việc giám sát giáo dục người đó.
3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ
sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định được quy định tại Điều 30 và Điều 36 của
Bộ luật này.
4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần
hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ
quan tổ chức có trách nhiệm giám sát giáo dục, Tòa án có thể rút
ngắn thời gian thử thách.
5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong
thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình
phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới
theo quy định tại Điều 51 Bộ luật này [21, tr. 72].
37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo tại Nghị
quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 đã đưa ra khái niệm về án treo:
"Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án
áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân
thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần buộc
phải chấp hành hình phạt tù" [37].
2.1.1 Căn cứ để ngƣời bị phạt tù đƣợc hƣởng án treo
Điều kiện cho người bị kết án được hưởng chế định án treo mà trước
đây được quy định tại Điều 44 Bộ luật hình sự năm 1985 thì nay được quy
định tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật hình sự hiện hành: "1. Khi xử phạt tù không
quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm
nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho
hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm" [21].
Như vậy các điều kiện mà Tòa án bắt buộc phải xem xét khi cho người
bị kết án được hưởng án treo, đó là mức phạt tù (bị xử phạt không quá ba
năm), điều kiện về nhân thân của người phạm tội, điều kiện về các tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và điều kiện không cần bắt người bị kết án chấp
hành hình phạt tù.
Tại Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 quy định:
Chỉ xem xét cho người bị phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều
kiện sau đây:
Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm
trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều
8 của Bộ luật hình sự;
Theo quy định này phạm vi được áp dụng đối với chế định án treo đã
thu hẹp lại, người bị kết án không quá 3 năm tù chỉ được hưởng án treo khi
phạm "tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng". Khi bị xét
xử trong cùng một lần về nhiều tội thì không cho hưởng án treo.
38
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Như vậy căn cứ vào mức hình phạt tù là một trong những căn cứ đầu
tiên để xem xét cho người bị kết án được hưởng chế định án treo, đòi hỏi
Thẩm phán cũng các Hội thẩm nhân dân phải tuyệt đối tuân theo những quy
định của pháp luật đó chính là các nguyên tắc, những căn cứ pháp luật khi
quyết định hình phạt. Trong quá trình xét xử phải thực sự công tâm, phải xuất
phát từ yêu cầu đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, phải có lương tâm và trách
nhiệm nghề nghiệp có bản lĩnh vững vàng kiên quyết đấu tranh với những
hành vi phạm tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao, song cũng phải biết
đánh giá đúng đối với những người nhất thời phạm tội, biết ăn năn hối cải mà
tạo cơ hội cho họ được sửa chữa cải tạo ngoài xã hội, đó chính là yêu cầu của
những người làm công tác xét xử trong giai đoạn hiện nay.
Căn cứ về nhân thân người phạm tội
Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Bộ luật hình sự thì việc áp
dụng chế định án treo phải xem xét khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ
vào nhân thân của người phạm tội.
Cũng theo quy định tại Điều 63 của Bộ luật tố tụng hình sự thì Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải có trách nhiệm chứng minh một
trong 4 vấn đề của vụ án hình sự đó là: ... 3. Những tình tiết tăng nặng, tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về
nhân thân của bị can, bị cáo [22].
Như vậy cả trên lĩnh vực luật nội dung và luật hình thức thì vấn đề nhân
thân người phạm tội đều được pháp luật đề cập một cách rõ ràng, đầy đủ. Trong
khoa học luật hình sự xuất hiện nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân thân
người phạm tội như "Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là
tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc
giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ" [39, tr. 97] hay:
Nhân thân người phạm tội tức là người có lỗi trong việc thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội
39
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phạm được hiểu là tổng thể tất cả các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa
về mặt xã hội, trong sự kết hợp với các điều kiện và hoàn cảnh bên
ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó [50, tr. 126].
Hoặc:
Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm về mặt
pháp lý hình sự, xã hội - nhân khẩu học, xã hội - sinh học và đạo
đức - tâm lý học của người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, mà các
đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng để giải quyết vấn đề trách
nhiệm hình sự của người đó một cách công minh, có căn cứ và đúng
pháp luật đồng thời đấu tranh chống tình trạng phạm tội [2, tr. 6].
Như vậy có thể thấy nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc
điểm khác nhau của một con người cụ thể với tư cách là chủ thể của tội phạm
mà những đặc điểm này có ảnh hưởng nhất định đến hành vi phạm tội và khả
năng giáo dục, cải tạo người phạm tội. Việc xem xét vấn đề nhân thân đó
chính là thể hiện sự nhân đạo, sự khoan hồng và sự công bằng của Nhà nước
đối với những người phạm tội, thông qua đó việc áp dụng hình phạt cũng như
các chế định đối với người phạm tội mới có tác dụng và hiệu quả trong việc
giáo dục người phạm tội.
Theo văn bản hướng dẫn mới nhất của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013
hướng dẫn cụ thể hơn:
Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn
tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều
mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử
lý kỷ luật.
Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng;
40
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Theo như hướng dẫn nêu trên thì khi đánh giá, xem xét nhân thân một
người phạm tội để quyết định về mặt hình phạt và xem xét có cho họ được
hưởng chế định án treo hay không trên cơ sở họ có nhân thân tốt, có đầy đủ
những điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã
hội, luôn chấp hành đúng chính sách pháp luật; nghĩa là trước khi phạm tội
họ là công dân tốt, chấp hành nghiêm đường lối chính sách pháp luật của
Đảng, Nhà nước, không vi phạm pháp luật, không bị xử lý kỷ luật, không phải
là đối tượng nghiện chất ma túy, không thuộc đối tượng hình sự, ổ nhóm tội
phạm cần phải quan tâm theo dõi…
Thứ hai: Họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân, điều kiện
này đối với người phạm tội được hiểu luật pháp nhà nước ta đã quy định các
quyền và nghĩa vụ của công dân trong hiến pháp và pháp luật, ví dụ: Người từ
đủ 18 tuổi trở lên phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng họ không thực hiện
mà trốn tránh; hoặc người kinh doanh buôn bán phải có nghĩa vụ đóng thuế
đối với Nhà nước nhưng họ không thực hiện trong khi đó họ cũng chưa bị xử
lý bằng hình thức gì; không chấp hành nộp các loại phí theo quy định của địa
phương… Tất cả những hành vi đó đều có thể được hiểu là vi phạm điều kiện
về nghĩa vụ công dân, nếu như họ vi phạm thì họ không được hưởng án treo.
Thứ ba: Họ phải là người chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý hành chính,
xử lý kỷ luật nghĩa là bản thân họ từ trước tới ngày họ phạm tội họ chưa hề bị
kết án hoặc bị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt
hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật.
Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích,
được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính,
xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành
chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật
thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không
41
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp
này phải hết sức chặt chẽ. Chỉ có thể xem xét cho hưởng án treo khi thuộc
một trong các trường hợp sau:
b1) Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù về tội do
cố ý (kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều
bản án) mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần
này đã quá 2 năm;
b2) Người bị kết án đến 3 năm tù về tội do cố ý mà thời gian
được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;
b3) Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải
tạo không giam giữ mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày
phạm tội lần này đã quá 1 năm;
b4) Người bị kết án về các tội do vô ý mà đã được xóa án tích;
b5) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần
trở lên mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;
b6) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và
có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà
thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính,
chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến
ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;
b7) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà thời
gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính
đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;
b8) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ
luật từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi
phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần
này đã quá 18 tháng;
42
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
b9) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ
luật về hành vi có cùng tính chất với hành vi phạm tội lần này mà
thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị
xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;
b10) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ
luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính,
chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 6 tháng;
b11) Người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo
dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử
lý hành chính [37].
Như vậy đối với người phạm tội đã bị Tòa án kết án về một tội nào đó
nhưng đã được xóa án tích theo quy định của pháp luật, hoặc họ đã bị các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính, bị xử lý kỷ luật nhưng sau khi được
xóa án tích hoặc đã hết thời hiệu xử lý đến ngày phạm tội lần này là một thời gian
cụ thể đối với từng loại đã liệt kê trên đây thì mới xem xét cho hưởng án treo.
Thứ tư: về vấn đề nhân thân là họ phải có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng để
nhằm quản lý, giáo dục họ khi Tòa án giao họ cho cơ quan, tổ chức nơi người
đó làm việc hoặc giao họ cho chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để
quản lý giáo dục theo đúng quy định của pháp luật.
Tóm lại khi xem xét đánh giá về vấn đề nhân thân người phạm tội Hội
đồng xét xử phải xem xét một cách khách quan, toàn diện và hết sức cẩn
trọng, công tâm phải đặt trong một bối cảnh cụ thể và dựa trên đường lối
chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, có như vậy mới đưa ra một phán
quyết hợp tình, hợp lý và chính xác cao.
Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật
Tại Điều 60 Bộ luật hình sự quy định về chế định án treo thì điều kiện
cho người bị kết án được hưởng chế định án treo như sau:
43
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người
phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành
hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ
một năm đến năm năm.
Tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện Điều 60 Bộ luật hình
sự về án treo trong đó có quy định về các tình tiết giảm nhẹ như sau:
Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có
đủ các điều kiện sau đây:
a. ...
d. Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định
tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ
quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ
quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự [37].
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những yếu tố làm thay
đổi mức độ của hành vi phạm tội theo hướng ít nghiêm trọng hơn. Các tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong một vụ án cụ thể và đối với người
phạm tội cụ thể chỉ làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong vụ án
đó và cũng chỉ làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong phạm vi
một cấu thành chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm ấy [18, tr. 236].
Các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999.
Tại Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn chi tiết về các tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 46 quy định các tình tiết sau đây
được coi là tình tiết giảm nhẹ khác:
44
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người
có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng
một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng
lực lượng vũ trang, người mẹ Việt nam anh hùng, nghệ sĩ nhân dân,
nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân
dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy
định của Nhà nước;
- Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ,
chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sĩ;
- Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc
trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;
- Người bị hại cũng có lỗi;
- Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;
- Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;
- Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin
giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về
mặt sức khỏe của người bị hại, gây thiệt hại về mặt tài sản;
- Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột
xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu;
- Ngoài ra khi xét xử, tùy từng trường hợp cụ thể và hoàn
cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác
là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án [32, tr. 21].
Như vậy theo các quy định của Bộ luật hình sự cũng như các hướng
dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì những tình tiết giảm
nhẹ được quy định mở hơn, có tính chất tùy nghi hơn phụ thuộc vào trường
hợp cụ thể của người phạm tội để có thể xem xét cho rằng đó là tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự, song theo tác giả thì việc cho phép tùy nghi trong
45
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trường hợp này cũng cần phải hết sức chặt chẽ tránh sự lạm dụng, tùy tiện
theo tư tưởng chủ quan của Hội đồng xét xử.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những yếu tố làm thay
đổi mức độ của hành vi phạm tội theo hướng nghiêm trọng hơn, được quy
định tại Điều 48 Bộ luật hình sự. Những tình tiết được quy định từ điểm a đến
điểm o khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự mới được coi là tình tiết tăng nặng,
khi xét xử không được phép tùy tiện coi các tình tiết khác là tình tiết tăng
nặng làm xấu đi tình trạng của bị cáo.
Một vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết
tăng nặng đó là tất cả các tình tiết này đã là tình tiết định khung hay định tội
thì không được áp dụng làm tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự nữa.
Trên cơ sở các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định việc
có cho phép người bị kết án được hưởng chế định án treo hay không phải đảm
bảo nguyên tắc là không có tình tiết tăng nặng và có ít nhất từ hai tình tiết giảm
nhẹ trở lên, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản
1 Điều 46 của Bộ luật hình sự. Khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cũng cần chú ý
đến những tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định
tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ nữa.
Trong trường hợp người bị kết án vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có
tình tiết tăng nặng thì tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013
hướng dẫn trong trường hợp nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có
ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự.
Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự quy định về chế định án
treo thì điều kiện cho người bị kết án được hưởng chế định án treo ghi:
..., nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án
cho hưởng án treo ...
46
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại
Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 khi hướng dẫn thực hiện
Điều 60 Bộ luật hình sự về án treo đối với vấn đề này có ghi:
Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ
các điều kiện sau đây:
a. ...
đ. Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành
hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng,
chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng [37].
Trên cơ sở đánh giá người phạm tội trên tất cả các mặt như mức phạt
tù, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự sau khi đã thỏa mãn những điều kiện trên, nếu xét thấy không bắt họ
đi chấp hành hình phạt tù mà vẫn thỏa mãn:
- Người phạm tội "có khả năng tự cải tạo", thể hiện về chính bản thân
người phạm tội nói lên điều đó như xem xét trên tổng thể vấn đề về nhân thân
người phạm tội họ trước đây vốn là người tốt bản thân họ chưa hề có tiền án,
tiền sự, đây là lần đầu phạm tội, song vì một lý do nào đó (có thể như bị kích
động mạnh về mặt tinh thần, do không hiểu biết về pháp luật, do bị rủ rê lôi
kéo, do cơ hội…) mà họ trở thành người phạm tội nay phải ra trước Tòa để
chịu sự trừng phạt của pháp luật, bản thân họ lúc này thực sự biết ăn năn hối
cải, thành khẩn khai báo về những việc mình đã làm. Trong những trường hợp
nêu trên có thể nhận định được rằng người phạm tội lúc này thực sự có khả
năng cải tạo chúng ta có thể áp dụng Điều 60 để cho họ được hưởng án treo.
- Khi cho người bị kết án tù được hưởng chế định án treo mà "không
gây ảnh hưởng xấu cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là
các tội tham nhũng". Việc hiểu và vận dụng vấn đề này ở đây là hết sức nhạy
cảm đòi hỏi phải có một cái nhìn toàn diện về tình hình trật tự trị an trên địa
bàn nơi người phạm tội đã gây ra. Có thể tội phạm mà họ thực hiện đã qua
47
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thời gian dài, không để lại dư luận xấu trong xã hội, không ảnh hưởng lớn đến
thuần phong mỹ tục của dân tộc, không gây mâu thuẫn căng thẳng giữa họ đối
với một cộng đồng dân cư hay người bị hại, loại tội phạm mà họ gây ra không
phải đang là vấn đề bức xúc tại địa phương, không phải trong các đợt cao
điểm đấu tranh phòng chống tội phạm được phát động... thì Hội đồng xét xử
có thể quyết định cho họ được hưởng chế định án treo.
Về điều kiện này là một điều kiện phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm
tình hình tội phạm ở mỗi địa phương, phụ thuộc vào ý thức chủ quan của
những người có quyền đưa ra phán quyết nếu không thực sự công tâm khách
quan đánh giá đúng bản chất từng vụ việc đặt trong một bối cảnh cụ thể của
một con người, địa phương cụ thể thì sẽ không hợp lý, chính vì vậy dễ nảy
sinh việc áp dụng pháp luật không thống nhất ở từng vụ án, từng địa phương
khác nhau do đó tính thống nhất của pháp chế bị vi phạm. Hiện nay, tình hình
tội phạm về tham nhũng tăng mạnh về số lượng cũng như mức độ nghiêm
trọng và đang trở thành quốc nạn. Công tác phòng, chống tham nhũng luôn
được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành. Như vậy, việc cho các bị cáo phạm tội
về tham nhũng hưởng án treo rõ ràng chưa đáp ứng được điều kiện "không
gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm". Do đó tại
Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP cũng quy định rõ "không được xử phạt tù
nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư luận xã hội lên án, đặc
biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng".
Nghị quyết còn quy định rõ các trường hợp không cho hưởng án treo
như sau:
a) Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy
định tại khoản 2 Điều 3 của Bộ luật hình sự bao gồm: người chủ mưu,
cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm
48
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội
dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý
gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
b) Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;
c) Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra
xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ
án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;
d) Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử,
Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã [37].
Khi xem xét, quyết định cho người bị kết án phạt tù được hưởng án
treo, Nghị quyết quy định rõ cần lưu ý những vấn đề sau đây:
a) Đối với trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giữ, tạm giam thì
chỉ cho hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam ngắn hơn thời hạn
phạt tù;
b) Những trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu
có đủ điều kiện để áp dụng Điều 47 của Bộ luật hình sự thì cũng phải xử trong
khung hình phạt liền kề là đã thể hiện chính sách khoan hồng đối với họ;
không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư
luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lực
cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống
tham nhũng nói riêng;
c) Những trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng, nếu Viện
kiểm sát không truy tố cũng phải áp dụng để xét xử đúng quy định của pháp
luật; nếu còn có các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại
Điều 48 của Bộ luật hình sự cũng phải được áp dụng đầy đủ; không được vì
muốn cho hưởng án treo mà không áp dụng đầy đủ các tình tiết định khung
tăng nặng và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 của
Bộ luật hình sự;
49
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
d) Khi quyết định hình phạt phải tuân thủ nguyên tắc xử lý quy định
tại Điều 3 của Bộ luật hình sự kết hợp với các căn cứ quyết định hình phạt
quy định tại Điều 45 của Bộ luật hình sự; không được cho rằng án treo là một
loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù để tăng hình phạt lên cao hơn các trường
hợp khác không có căn cứ và cho hưởng án treo; không được tùy tiện giảm
mức hình phạt tù không có căn cứ để đủ điều kiện về mức hình phạt tù quy
định tại Điều 60 của Bộ luật hình sự và cho hưởng án treo [37].
2.1.2. Thời gian, điều kiện thử thách của án treo, hậu quả và trách
nhiệm pháp lý của việc vi phạm điều kiện thử thách
Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành trong quy định của Điều
60 Bộ luật hình sự về thời gian thử thách án treo hoàn toàn không có gì thay đổi so
với Bộ luật hình sự năm 1985 vẫn được quy định từ 1 năm đến 5 năm.
"Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người
phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành
hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ
một năm đến năm năm" [21].
Điểu 3 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 hướng dẫn
"Khi cho người bị xử phạt tù hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử
thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 1 năm và không
được quá 5 năm" [37].
Công văn số 27/TANDTC- KHXX ngày 17.02.2014 của Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn về việc ấn định thời gian thử thách đối với người bị xử
phạt tù được hưởng án treo quy định: "Đối với trường hợp người bị xử phạt tù
được hưởng án treo mà trước đó đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian họ bị
tạm giữ, tạm giam không được trừ vào thời gian thử thách" [38].
Tại Điều 6 của Nghị quyết này quy định thời điểm bắt đầu tính thời
gian thử thách:
50
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án đầu tiên
cho hưởng án treo; cụ thể như sau:
1. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời
gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.
2. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp
phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử
thách là ngày tuyên án sơ thẩm.
3. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án
cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử
thách là ngày tuyên án phúc thẩm.
4. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp
phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Tòa án cấp giám đốc thẩm hủy
bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho
hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
5. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng
án treo, nhưng bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm bị hủy để điều tra lại và sau
đó xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp
phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án
sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần sau theo hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3
và 4 Điều này.
Theo như quy định này thì khi quyết định cho người bị kết án tù được
hưởng chế định án treo thì Tòa án phải chú ý đến những vấn đề sau:
- Trong mọi trường hợp thì thời gian thử thách không được dưới 1
năm và cũng không được vượt quá 5 năm.
- Thời gian thử thách được tính gấp đôi so với hình phạt tù đã tuyên.
51
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Việc ấn định thời gian thử thách trong mỗi bản án phải đảm bảo
nguyên tắc có lợi nhất cho bị án và theo như đã hướng dẫn cụ thể tại Nghị
quyết 01/2013/NQ-HĐTP.
Điều kiện thử thách của án treo:
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện vì vậy
những quy định của pháp luật về lĩnh vực này là hết sức chặt chẽ. Điều kiện
thử thách của án treo quy định những nghĩa vụ pháp lý mà đòi hỏi người bị
kết án phải tuân theo. Việc áp đặt điều kiện thử thách đối với người bị kết án
không chỉ nhằm cải tạo, giáo dục họ mà còn có tác dụng răn đe người phạm
tội nếu không chấp hành tốt đường lối chính sách pháp luật của nhà nước, tiếp
tục phạm tội thì họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý hết sức nặng nề.
Mặt khác không phải tất cả những nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy
định đối với người bị kết án khi mà họ vi phạm thì bị luật hình sự coi là vi phạm
điều kiện trong thời gian thử thách của án treo. Việc vi phạm điều kiện theo pháp
luật hình sự quy định sẽ bị xử lý hoàn toàn khác với việc vi phạm điều kiện cũng
trong thời gian thử thách đối với pháp luật hành chính, dân sự v.v...
Theo pháp luật hình sự quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự: "... 5.
Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách,
thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng
hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 Bộ luật này" [21].
Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 cũng quy định tại
Điều 6 Tổng hợp hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm
tội mới trong thời gian thử thách: Trường hợp người được hưởng án treo mà
phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định hình phạt đối với
tội phạm đó và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại
Điều 50 và Điều 51 của Bộ luật hình sự; nếu họ đã bị tạm giam, tạm giữ thì
thời gian họ đã bị tạm giam, tạm giữ về tội phạm bị đưa ra xét xử lần này
52
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cũng như thời gian tạm giam, tạm giữ về tội phạm đã bị xét xử ở bản án trước
được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Như vậy theo pháp luật hình sự thì chỉ trong những trường hợp người
được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án sẽ
quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và sẽ được tổng
hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định về tổng hợp hình phạt tại
Điều 51 của Bộ luật hình sự.
Do đó, nếu người được hưởng án treo phạm tội trong thời gian thử
thách thì trong mọi trường hợp bản án trước phải buộc họ phải chấp hành để
cùng tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định chung về tổng hợp
hình phạt. Vấn đề phạm tội mới ở đây có thể được hiểu là phạm tội đang trong
thời gian thử thách tức là sau khi đã thực hiện hành vi phạm tội trước đó đã bị
phát hiện và bị xử phạt tù cho hưởng án treo mà nay lại tiếp tục phạm tội mới.
Còn đối với trường hợp người phạm tội đang trong thời gian thử thách mà bị
đưa ra xét xử về một tội mới, tội phạm này phạm phải trước khi bản án treo có
hiệu lực thi hành thì không coi đó là tội mới mà vấn đề đó được xem xét trong
quá trình tổng hợp hình phạt theo quy định của pháp luật. Trường hợp này
được Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn cụ thể tại Điều 7 như sau:
Trường hợp một người đang được hưởng án treo mà sau đó lại phát hiện trước
khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác, thì Tòa án xét xử,
quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và không cho hưởng án treo một lần
nữa. Người phạm tội đồng thời phải chấp hành hai bản án. Việc thi hành án
trong trường hợp này do các cơ quan được giao trách nhiệm thi hành án hình
sự phối hợp thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Luật thi hành án hình sự.
Ví dụ: Ngày 15-12-2011, Bùi Văn B phạm tội đánh bạc. Ngày 20-3-
2012, Bùi Văn B bị Tòa án nhân dân thành phố V xử phạt 6 tháng tù về tội
đánh bạc, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 1 năm. Sau khi bị
kết án về tội đánh bạc và bản án có hiệu lực pháp luật, Cơ quan cảnh sát điều
53
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tra lại phát hiện trước đó, ngày 10-10-2011, Bùi Văn B còn phạm tội trộm cắp
tài sản và bị truy tố ra Tòa án huyện M. Đối với trường hợp này, khi xét xử
Tòa án huyện M không cho Bùi Văn B hưởng án treo một lần nữa. Nếu bản
án của Tòa án huyện M không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực pháp
luật thì Bùi Văn B phải chấp hành đồng thời hai bản án (bản án của Tòa án
nhân dân thành phố V và bản án của Tòa án nhân dân huyện M).
Việc giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức, chính
quyền địa phương nơi người đó cư trú để theo dõi quản lý, giáo dục
Điều 60 Bộ luật hình sự quy định:
1. ...
2. Trong thời gian thử thách Tòa án giao người được hưởng án
treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa
phương nơi người đó thường trú để giám sát giáo dục. Gia đình người
bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức chính quyền địa
phương trong việc giám sát giáo dục người đó [21].
Mặc dù chế định án treo đã có từ những năm 1946 nhưng thực chất
vấn đề giao người bị kết án cho cơ quan, tổ chức nơi người đó thường trú
quản lý giám sát chưa thực sự được quan tâm và gần như bị buông lỏng, chính
vì vậy sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời và để chấn chỉnh công tác này
đi vào nề nếp đến năm 2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2000/NĐ-
CP quy định chi tiết việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nay được
Luật Thi hành án hình sự năm 2011 quy định như sau:
- Việc người bị kết án phải được Tòa án ra quyết định giao người bị
kết án cho đơn vị quân đội hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú của người
bị kết án và phải chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn
vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo và gia
đình người đó.
54
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội giám sát giáo dục
có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết bảo đảm hiệu quả thi hành
hình phạt tù cho hưởng án treo và phối hợp với các cơ quan tổ chức hữu quan
trong việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.
- Gia đình người được hưởng án treo có trách nhiệm giáo dục giúp đỡ
người đó sửa chữa lỗi lầm không vi phạm pháp luật và phạm tội mới; phối
hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội giáo dục trong việc
giám sát giáo dục người đó.
- Các cơ quan hữu quan và cộng đồng dân cư nơi người đó được
hưởng án treo có trách nhiệm với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội tổ
chức giám sát, giáo dục trong việc giáo dục, giúp đỡ người đó trong thời gian
thử thách.
Tại Điều 5 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 thì giao
người được hưởng án treo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội giám
sát, giáo dục trong thời gian thử thách, cụ thể như sau:
1. Khi cho người bị xử phạt tù được hưởng án treo, Tòa án phải ghi rõ
trong bản án việc giao người được hưởng án treo cho Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người
được hưởng án treo để giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách.
2. Khi giao người được hưởng án treo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
người đó cư trú để giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách, Tòa án phải
ghi rõ tên Ủy ban nhân dân cấp xã; tên huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tên
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao giám sát, giáo dục người
được hưởng án treo, đồng thời ghi rõ trong trường hợp người được hưởng án
treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của
Luật thi hành án hình sự.
3. Khi giao người được hưởng án treo cho đơn vị quân đội để giám sát
và giáo dục trong thời gian thử thách, Tòa án phải ghi rõ tên và địa chỉ đầy đủ
55
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
của đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo,
đồng thời ghi rõ trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi làm việc
thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật thi hành án hình sự.
Hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo
Thông thường việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với người bị phạt tù
cho hưởng chế định án treo là cần thiết, nó mang nhiều ý nghĩa như đó cũng
chính là một hình thức cưỡng chế mà Nhà nước áp dụng thể hiện sự nghiêm
minh của pháp luật và thể hiện tính răn đe đồng thời phòng ngừa tội phạm.
Theo như quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "...
Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được
quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này" [21].
Về cơ bản hình phạt bổ sung áp dụng đối với người bị kết án tù cho
hưởng án treo của Bộ luật hình sự năm 1999 hầu như không có gì thay đổi so
Luật hình sự năm 1985 đã ban hành, nhưng những quy định cụ thể trong hình
thức áp dụng hình phạt tiền theo quy định tại Điều 30 và thời hạn áp dụng đối
với hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề có sự khác
nhau như: trong hình phạt tiền thì mức phạt thấp nhất không dưới một triệu
đồng, trước đây không quy định cụ thể là mức bao nhiêu và trong hình phạt
cấm đảm nhiệm chức vụ từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong
hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trước đây có quy
định từ hai đến năm năm.
Xem xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo:
Tại khoản 4 Điều 60 Bộ luật hình sự có quy định: "Người được hưởng
án treo đã chấp hành xong một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến
bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục,
Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách" [21].
56
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Việc rút ngắn thời gian thử thách theo như quy định tại khoản 4 Điều
60 của Bộ luật hình sự năm 1999 và được hướng dẫn tại Thông tư số
08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14.8.2012: người được
hưởng án treo được rút ngắn thời gian thử thách khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của
án treo;
b) Có nhiều tiến bộ, được thể hiện bằng việc trong thời gian
thử thách thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của người được hưởng
án treo; chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội
quy, quy chế nơi làm việc; tích cực lao động, học tập và sửa chữa
lỗi lầm; thực hiện đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ khác theo
quyết định của bản án;
c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao
giám sát giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời
gian thử thách bằng văn bản [1].
Mức rút ngắn thời gian thử thách: Người được hưởng án treo một năm
chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ một tháng đến một năm.
Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần,
nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời
gian thử thách Tòa án đã tuyên.
Vấn đề tổng hợp hình phạt khi người được hưởng án treo phạm tội
mới trong thời gian thử thách
Khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự quy định: Đối với người được hưởng
án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc
phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản
án mới theo quy định tại Điều 51 Bộ luật này.
Như vậy, khi người được hưởng án treo mà vi phạm điều kiện về thời
gian thử thách thì trách nhiệm pháp lý sẽ được đặt ra như sau:
57
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian
thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án
trước. Điều này có nghĩa bản án tù cho hưởng án treo sẽ được đem ra thi
hành, tức hình phạt tù sẽ được thực hiện không kể hình phạt đối với tội mới
sau này là hình phạt gì.
Khi người bị kết án phạm tội mới thì đặt ra vấn đề tổng hợp với hình
phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự.
Theo như quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự:
1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một
bản án mà lại bị xét xử về tội trước khi có bản án này, thì Tòa án
quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử sau đó quyết định
hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ
vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại
phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng
hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định
hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này [21].
Theo như tinh thần chung của Điều 50 Bộ luật hình sự thì trường hợp
hình phạt mới tuyên là hình phạt tù thì chỉ việc cộng lại và bắt người phạm tội
phải chấp hành chung. Đối với hình phạt mới đã tuyên là cải tạo không giam
giữ thì được quy đổi cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được quy đổi thành 1
ngày tù để rồi cộng lại với hình phạt tù trước đây. Còn tổng hợp với trường
hợp án chung thân thì hình phạt chung là chung thân, tử hình thì là tử hình.
Đối với hình phạt tiền, hình phạt trục xuất là không tổng hợp.
- Theo như quy định của pháp luật thì chỉ duy nhất có hai loại hình
phạt là không đặt ra vấn đề tổng hợp hình phạt đó là hình phạt tiền và hình
phạt trục xuất.
58
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Đối với các loại hình phạt khác thì tại Điều 50 của Bộ luật hình sự đã
quy định rất cụ thể cách quy đổi như thế nào đối với từng loại hình phạt.
2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN TREO TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc trong việc áp dụng án treo
Việc xây dựng và hoàn thiện về chế định án treo trong luật hình sự
Nhà nước ta là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và chính xác, nó phù hợp
với nguyện vọng của quần chúng nhân dân, phù hợp với các thông lệ quốc tế
trên con đường phát triển, hội nhập. Thực tiễn áp dụng án treo trong thời gian
vừa qua cho thấy đã thu được những kết quả tốt mang một ý nghĩa hết sức to
lớn, chúng ta đã thể hiện được tính nghiêm khắc trong pháp luật hình sự Nhà
nước ta là kiên quyết trừng trị kẻ phạm tội song cũng phần nào thể hiện tính
nhân đạo của pháp luật Nhà nước trong việc khoan hồng đối với những người
lần đầu lầm lỡ, biết ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả do tội phạm mà mình
đã gây ra. Như vậy về ý nghĩa, mục đích của hình phạt đã đạt được là chúng
ta lấy giáo dục làm chính mà hoàn toàn không phải nhất thiết bắt họ phải cách
ly khỏi đời sống xã hội.
Tuy nhiên không phải ở đâu, không phải mọi nơi mọi chỗ đều hiểu và
vận dụng một cách chuẩn xác những quy định về chế định án treo, chính từ đó
đã có rất nhiều những sai sót trong quá trình vận dụng việc áp dụng chế định
án treo này.
Ngay từ khi chế định án treo được ban hành từ năm 1946 đến nay Tòa
án nhân dân tối cao đã có rất nhiều những hướng dẫn trong việc thực hiện về
chế định án treo, điều đó phần nào cũng thể hiện sự lúng túng của các cơ quan
có thẩm quyền trong việc xây dựng và hướng dẫn áp dụng pháp luật, mặt khác
về phía dư luận xã hội cũng còn nhiều phản ánh trong việc thực hiện chế định
án treo.
Qua khảo sát thực tiễn xét xử của các Tòa án ở tỉnh Hải Dương từ năm
2007 đến năm 2013 cho thấy việc áp dụng quy định về án treo đã phát huy được
59
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hiệu quả cao trong công tác cải tạo, giáo dục người phạm tội nói riêng và góp
phần vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung. Việc xét cho người
phạm tội hưởng án treo của các Tòa án trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đảm
bảo tương đối chính xác, điều đó thể hiện trên thực tế là số lượng người người
tái phạm tội trong thời gian thử thách rất ít và số lượng người tái phạm tội khi
chưa được xóa án tích của bản án cho hưởng án treo cũng không đáng kể.
Nghiên cứu các bản án sơ thẩm cho hưởng án treo của Tòa án tỉnh và
các Tòa án cấp huyện ở tỉnh Hải Dương từ năm 2007 đến năm 2013 cho thấy
đa số các bản án cho hưởng án treo là thỏa đáng, là kết quả của việc áp dụng
đúng các quy định về điều kiện cho hưởng án treo, trước tiên là điều kiện về
mức phạt tù (không quá ba năm) đối với người bị kết án được hưởng án treo.
Điều đó được phản ánh trước tiên ở các số liệu thống kê sau đây về số người
được hưởng án treo trong quá trình xét xử sơ thẩm của các Tòa án từ năm
2007 đến năm 2013.
Bảng 2.1: Tình hình áp dụng án treo của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương
từ năm 2007 đến năm 2013
Năm
Tổng số bị cáo Số bị cáo đƣợc
Tỷ lệ (%)
bị phạt tù hƣởng án treo
2007 146 47 32
2008 134 21 16
2009 61 11 18
2010 58 23 40
2011 69 28 41
2012 102 21 21
2013 75 7 9
Trung bình 92 22 25
Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương.
Bảng 2.1 cho thấy: Trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh
Hải Dương các năm từ 2007 đến 2013 trung bình mỗi năm có 92 người bị
60
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phạt tù, trong đó 22 người được hưởng án treo chiếm tỷ lệ 25%. Năm 2007 là
năm có số người bị phạt tù lớn nhất (146 người), số người được hưởng án treo
cao nhất (47 người). Năm 2011 là năm có tỷ lệ người bị phạt tù hưởng án treo
lớn nhất (41%). Các năm từ 2010 đến 2013 số người được hưởng án treo
giảm. Năm 2013 là năm có tỷ lệ số người được hưởng án treo thấp nhất (9%).
Bảng 2.2: Tình hình áp dụng án treo của các Tòa án nhân dân cấp huyện
của tỉnh Hải Dương từ năm 2007 đến năm 2013
Năm
Tổng số bị cáo Số bị cáo đƣợc
Tỷ lệ (%)
bị phạt tù hƣởng án treo
2007 522 195 37
2008 593 324 55
2009 655 226 35
2010 819 250 31
2011 876 279 35
2012 868 361 42
2013 863 418 48
Trung bình 742 293 40
Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương.
Bảng 2.2 cho thấy: Trong thực tế của Tòa án nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã của tỉnh Hải Dương các năm 2007 đến năm 2013 trung bình
mỗi năm có 742 người bị phạt tù, trong đó 293 người được hưởng án treo
chiếm tỷ lệ 40%. Năm 2011 là năm có số người bị phạt tù lớn nhất (876
người). Năm 2008 là năm có tỷ lệ người bị phạt tù hưởng án treo lớn nhất
(55%). Các năm từ 2010 đến 2011 số người được hưởng án treo giảm. Năm
2010 là năm có tỷ lệ số người được hưởng án treo thấp nhất (31%). Tỷ lệ
người được hưởng án treo trong số người bị phạt tù đã có xu hướng tăng dần
trong các năm từ năm 2011 đến năm 2013.
So sánh các số liệu của bảng 2.1 và 2.2 cho thấy trong các năm từ năm
2007 đến năm 2013 tỷ lệ trung bình số bị cáo được hưởng án treo trong tổng
số bị xử phạt tù ở Tòa án cấp huyện (40%) cao hơn ở cấp tỉnh (25%).
61
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.2.2. Những hạn chế trong việc áp dụng án treo
Thực tiễn áp dụng án treo ở tỉnh Hải Dương cũng cho thấy người bị
phạt tù không quá ba năm được hưởng án treo phần nhiều là những người
phạm tội "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ", "Trộm cắp tài sản", "Đánh bạc", "Cố ý gây thương tích". Mặc dù đã có
hướng dẫn lưu ý các Tòa án tránh mắc phải sai lầm là vì có ý định trước sẽ
cho người bị kết án được hưởng án treo nên đáng lẽ phải xử trên 03 năm tù thì
lại xử phạt không quá 03 năm tù nhưng vẫn có trường hợp Tòa án đã xử quá
nhẹ để cho người phạm tội hưởng án treo. Ví dụ vụ án: Bị cáo Phạm Văn V
không có giấy phép lái xe. Vào khoảng 15h
10' ngày 03.01.2010 bị cáo Phạm
Văn V điều khiển xe ôtô 30N-1062 đi trên đường quốc lộ 5A theo hướng Hải
Phòng. Khi đi đến Km36+550 thuộc địa phận xã Cẩm Điền, huyện Cẩm
Giàng, tỉnh Hải Dương do không làm chủ tay lái, đi với tốc độ cao, xe ôtô đã
lao vào đường dành cho xe thô sơ đâm vào anh Lương Văn M đang điều
khiển xe máy đi ngược chiều trên đoạn đường này, làm anh M bị ngã văng về
phía sau xe ôtô nằm tại đường số 2 giáp giải phân cách giữa, đầu xe ôtô tiếp
tục đẩy xe máy đi 182,3m trên mặt đường rồi mới dừng lại.
Do xe máy mắc vào phần đầu xe ôtô nên V điều khiển xe lùi lại hai
lần để giật xe ra khỏi đầu và đánh lái sang phải bỏ chạy về hướng Hải Phòng.
Hậu quả anh M bị chết vào hồi 15h
20' cùng ngày, xe máy của anh M bị hư
hỏng thiệt hại trị giá 3.200.000đ [24].
Bị cáo Phạm Văn V nhận thức được rằng điều khiển xe ôtô không có
giấy phép lái xe, đi với tốc độ cao, không làm chủ được tay lái, đi không đúng
phần đường, trước khi điều khiển xe ôtô lại uống rượu là vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhưng bị cáo vẫn thực hiện.
Chứng tỏ bị cáo thể hiện ý thức coi thường pháp luật, không tôn trọng quy
định về an toàn giao thông. Trong vụ án này, V bị truy tố khoản 2 mức khởi
điểm của hình phạt là 3 năm. Với tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của V,
62
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
mức hình phạt mà V phải chịu là hơn 3 năm nhưng vì muốn cho V hưởng án
treo nên Hội đồng xét xử tuyên mức án phạt tù đối với V là 3 năm. Mặc dù bị
cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, p khoản 1, 2 Điều
46 Bộ luật hình sự nhưng hiện nay tình hình tai nạn giao thông đường bộ xảy
ra nhiều và có diễn biến phức tạp, để đấu tranh và đẩy lùi loại vi phạm này,
Hội đồng xét xử xét chiếu cố cho bị cáo hưởng án treo đã không tương xứng
với hành vi phạm tội gây ra và không có tác dụng giáo dục riêng và phòng
ngừa chung có hiệu quả.
Về điều kiện nhân thân người phạm tội để xem xét cho hưởng án treo,
thực tiễn áp dụng ở tỉnh Hải Dương cho thấy nhìn chung khi quyết định cho
hưởng án treo Tòa án đã áp dụng đúng quy định về điều kiện nhân thân cũng
như hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Đại đa số
người phạm tội được xét cho hưởng án treo đều là những người chưa có tiền
án, tiền sự, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, có nhân thân tương đối tốt.
Tuy nhiên có trường hợp bị cáo có nhân thân xấu, có tiền sự nhưng Tòa án
vẫn cho hưởng án treo.
Ví dụ vụ án Phạm Đức M cùng đồng bọn xét xử về tội Tổ chức đánh
bạc và Đánh bạc, theo bản án số 30 ngày 26/6/2012 của Tòa án huyện CG, với
tổng số tiền các bị cáo sử dụng vào việc Đánh bạc 110.800.000đ [26].
Trong vụ án này, các bị cáo Vũ Văn C, Trần Thanh T, Trần Hoàng D
là các bị cáo đều có vai trò tích cực, số tiền đánh bạc nhiều. Riêng bị cáo Trần
Thanh T có một tiền sự về hành vi gây thương bị xử lý hành chính tháng
6/2011, nhưng cấp sơ thẩm nhận xét đến thời điểm xét xử bị cáo được xóa
tiền sự để cho T và C, D được hưởng án treo là chưa nghiêm, không đúng quy
định của pháp luật.
Vụ án Nguyễn Văn T, sinh năm 1977, Nguyễn Văn N, sinh năm 1972
(năm 2000 bị xử phạt 11 năm tù về tội lưu hành tiền giả đặc xá ngày
30.8.2006), Nguyễn Văn Q, sinh năm 1984 (năm 2008 Chủ tịch Ủy ban nhân
63
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
dân huyện KT đưa vào trung tâm chữa bệnh). Sáng ngày 01.01.2012, các bị
cáo T, N, Q cùng các bị cáo khác đã thực hiện hành vi đánh bạc bằng hình
thức xóc đĩa. Tổng số tiền các bị cáo sử dụng đánh bạc 6.357.000 đồng (trong
đó thu tại chiếu bạc 2.915.000 đồng, thu của bị cáo Tuyển 708.000 đồng còn
lại là của các bị cáo khác) [25].
Bản án sơ thẩm áp dụng khoản 1 Điều 248; Điều 20, Điều 53, điểm h
(đối với T), p khoản 1, 2 Điều 46 (đối với T), Q; khoản 1, 2 Điều 60 Bộ luật
hình sự. Xử phạt Nguyễn Văn N 06 tháng tù, Nguyễn Văn T 04 tháng tù đều
cho hưởng án treo.
Bị cáo T có nhân thân xấu Tòa án cho bị cáo hưởng án treo là không đúng.
Về các tình tiết giảm nhẹ là một trong những điều kiện để Tòa án xem
xét cho người bị phạt tù hưởng án treo. Các tình tiết giảm nhẹ được xem là
điều kiện để cho người bị kết án được hưởng án treo phải thuộc các nhóm: các
tình tiết giảm nhẹ quy định trong Bộ luật hình sự, các tình tiết giảm nhẹ được
ghi nhận trong các văn bản hướng dẫn xét xử và các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự được Tòa án xác định cụ thể đối với người phạm tội. NQ
01/2007 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn một
số tình tiết giảm nhẹ khác ngoài tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 46
Bộ luật hình sự. Nhưng đến nay trong quá trình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ
này cũng chưa được chính xác và thống nhất tại các Tòa án.
Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy các tình tiết giảm nhẹ quy định
trong Bộ luật hình sự hay được Tòa án sử dụng nhất khi xem xét cho người bị
phạt tù cho hưởng án treo là "Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm
trọng", "người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải", "phạm tội
nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn" và "người phạm tội tự
nguyện sửa chữa bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả".
Tuy Điều 46 Bộ luật hình sự quy định về các tình tiết giảm nhẹ một
cách cụ thể nhưng trên thực tế áp dụng quy định về các tình tiết này để làm
64
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
căn cứ cho hưởng án treo cũng vẫn còn những vướng mắc, nhiều ý kiến và
cách áp dụng khác nhau. Một trong những nguyên nhân là do một số tình tiết
giảm nhẹ luật không quy định cụ thể và không có văn bản hướng dẫn. Nguyên
nhân khác là do nhiều trường hợp người áp dụng án treo đã hiểu không đúng
về các tình tiết giảm nhẹ nên xác định sai hoặc tùy tiện coi các tình tiết không
có ý nghĩa giảm nhẹ là tình tiết giảm nhẹ cho hưởng án treo.
Về quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự "Người phạm tội
đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm". Nhiều vụ tai nạn giao thông
sau khi gây tai nạn người phạm tội đã đưa nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu, khi
xét xử có Thẩm phán cho rằng như vậy là người phạm tội đã góp phần ngăn
chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm nên đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ này.
Cũng có Thẩm phán cho rằng việc đưa một người tai nạn vào bệnh viện là trách
nhiệm của bất cứ người nào, nhất là người gây tai nạn phải đưa nạn nhân đi cấp
cứu là trách nhiệm đương nhiên nên không thể coi là tình tiết giảm nhẹ. Cũng có
ý kiến cho rằng chỉ được áp dụng tình tiết này nếu hành động của người phạm tội
thực sự có tác dụng ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm. Ví dụ vụ
án Trương Văn D phạm tội "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ". Trong vụ án này, D không có giấy phép lái xe, đi lấn
đường gây tai nạn cho ông Bằng. Sau khi xảy ra tai nạn, D đã đưa ông Bằng cấp
cứu nhưng ông Bằng đã chết trên đường đi đến bệnh viện. Tòa án đã áp dụng
điểm a khoản 1 Điều 46 làm một trong những tình tiết giảm nhẹ để cho D hưởng
án treo. Theo quan điểm của chúng tôi, tuy việc gây tai nạn lỗi hoàn toàn thuộc
về D, hành động đưa nạn nhân đi cấp cứu là trách nhiệm đương nhiên của D
nhưng nếu hành động đó có tác dụng nạn nhân được cấp cứu kịp thời thì D được
hưởng tình tiết giảm nhẹ này. Trong trường hợp nạn nhân đã chết trên đường đến
bệnh viện nên D không được hưởng tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự.
"Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục
hậu quả" cũng là tình tiết được sử dụng nhiều trên thực tế nhưng vẫn còn
65
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhiều tranh luận về việc xác định tình tiết này cũng như mức độ của việc sửa
chữa, bồi thường đến đâu thì mới được áp dụng. Trên thực tế có nhiều vụ
trước khi xét xử gia đình bị cáo có bồi thường cho người bị hại không đáng kể
so với thiệt hại xảy ra nhưng gia đình người bị hại không nhận nhưng bản án
sơ thẩm vẫn áp dụng điểm b khoản 1 Điều 46 để cho bị cáo hưởng án treo. Ví
dụ vụ án Nguyễn Minh T dùng dao phay và gạch ba banh vỡ đánh vào đầu,
vùng mạn sườn, tay trái anh Du gây thương tích cho anh Du với tỷ lệ thương
tật 30% tạm thời. Sau khi gây thương tích, T đã bồi thường cho anh Du 01
triệu đồng nhưng anh Du không nhận. T đã đem số tiền đó nộp tại cơ quan
công an. Tòa án đã phạt T 30 tháng tù và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ là
điểm b, p khoản 1 Điều 46 làm căn cứ cho T hưởng án treo là chưa nghiêm,
không tương xứng tính chất hành vi bị cáo thực hiện.
Qua thực tiễn áp dụng tình tiết giảm nhẹ này đa số các ý kiến cho
rằng việc sửa chữa, bồi thường đó phải khắc phục được hoàn toàn hoặc hầu
hết hậu quả thiệt hại do tội phạm gây ra.
Về tình tiết "phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải
do mình tự gây ra" câu hỏi được đặt ra trên thực tế đòi hỏi người áp dụng phải
trả lời là hoàn cảnh như thế nào được coi là đặc biệt khó khăn? Có bản án coi
hoàn cảnh gia đình bị cáo nghèo, đông còn là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
dẫn bị cáo vào con đường trộm cắp, trong khi những gia đình khác sống
quanh gia đình bị cáo cũng có hoàn cảnh tương tự. Việc áp dụng tình tiết giảm
nhẹ trong trường hợp này là không có tính thuyết phục, không đúng.
Về tình tiết "phạm tội mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không
lớn", luật không quy định giới hạn nào để Tòa án xác định là phạm tội gây
thiệt hại không lớn. Do vậy, có trường hợp áp dụng tình tiết này chưa đúng và
không thống nhất giữa các Tòa. Hiện nay có Tòa án áp dụng tình tiết này cho
bị cáo khi giá trị tài sản chiếm đoạt hoặc tỷ lệ thương tật của người bị hại
(trong vụ án gây thương tích) dưới định lượng quy định của khoản 1 điều luật
66
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tương ứng (bị truy tố do nhân thân có tiền án, tiền sự, gây hậu quả nghiêm
trọng khác hoặc do có tình tiết khác mà không phải là định lượng cấu thành
cơ bản của tội phạm về giá trị chiếm đoạt, tỷ lệ thương tật) hoặc giá trị tài sản
chiếm đoạt, thiệt hại khác có định lượng ở khoản 1 nhưng bị truy tố, xét xử ở
khoản 2,3 của điều luật tương ứng (theo tình tiết định khung khác, không phải
về giá trị tài sản hay tỷ lệ thương tật).
Về tình tiết "phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng" đòi
hỏi phải có hai điều kiện là phạm tội lần đầu và phạm tội thuộc trường hợp ít
nghiêm trọng. Trên thực tế phạm tội lần đầu thường được hiểu là chưa có tiền án
còn phạm tội thuộc trường ít nghiêm trọng thường được hiểu là phạm tội ít
nghiêm trọng. Tuy nhiên có vụ án áp dụng không chính xác tình tiết này như vụ
Nguyễn Đức L bị xử về tội "môi giới mại dâm". Khoảng 21 giờ 00 phút ngày
14.8.2012, tại quán cà phê Quỳnh Anh, ở thôn Q, xã T, huyện G, tỉnh Hải
Dương, Nguyễn Đức L đã có hành vi dẫn dắt cho chị Ma Thị L bán dâm cho
Phạm Văn A với giá 250.000đ
/lượt cả tiền phòng và L đã nhận của Phạm Văn A
tiền mua dâm là 250.000đồng. Đến 21 giờ 55 phút cùng ngày 14.8.2012, khi Ma
Thị L đang bán dâm cho khách thì bị cơ quan CSĐT Công an huyện G phát hiện,
thu giữ vật chứng. Hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Đức L đã đủ yếu tố cấu
thành tội: "Môi giới mại dâm". Hội đồng xét xử áp dụng điểm h khoản 1 Điều 46
cho bị cáo hưởng án treo là không thỏa đáng [27].
Về tình tiết "người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải"
được áp dụng phổ biến trong các bản án cho người phạm tội hưởng án treo.
Việc thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải của người phạm tội rất có ý nghĩa
khi xem xét cho người phạm tội hưởng án treo vì nó thể hiện khả năng cải tạo,
giáo dục người phạm tội ngay trong môi trường xã hội mà không cần thiết
phải cách ly người phạm tội. Tuy nhiên, trên thực tế đôi khi Tòa án cũng lạm
dụng việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ này, đó là nhiều trường hợp trong quá
trình điều tra, truy tố và xét hỏi tại phiên tòa người phạm tội luôn quanh co
67
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chối tội, khi hội đồng xét xử đưa ra đầy đủ những chứng cứ chứng minh tội
phạm, bị cáo biết không thể chối cãi nên mới nhận tội và cố tỏ ra thành khẩn
và ăn năn. Hội đồng xét xử lại áp dụng tình tiết giảm nhẹ này cho bị cáo. Theo
chúng tôi, trong trường hợp này việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ "người phạm
tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải" là không xác đáng vì hành động của
bị cáo mang tính đối phó, không thể hiện khả năng tự cải tạo của bị cáo.
Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn trước đây không quy định
nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ đồng thời có nhiều tình tiết
tăng nặng thì có thể được Tòa án xem xét cho hưởng án treo hay không. Tại
thời điểm xét xử thì theo Nghị quyết 01/2007 của Hội đồng thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao quy định: Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình
tiết tăng nặng thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai
tình tiết trở lên. Nhưng trên thực tế có Tòa không áp dụng đúng quy định này.
Đó là vụ Nguyễn Văn B, sinh năm 1968; Phạm Đăng T, sinh năm
1974, Vũ Văn C, sinh năm 1983 cùng đồng bọn, đều chưa có tiền án, tiền sự.
Trong thời gian từ tháng 4.2011 đến tháng 12.2011, Bạo cùng T, C và đồng
bọn thực hiện hành vi thay bộ số có hằng số 1.750 vòng/kwh và 450
vòng/kwh vào các công tơ điện do điện lực các huyện TM, BG, GL quản lý,
làm sai tỷ số truyền, dẫn đến chỉ số tiêu thụ điện năng hiển thị bộ số công tơ
giảm đi nhằm chiếm đoạt điện năng. Tổng sản lượng B chiếm đoạt là 15.171
trị giá 22.433.420 đồng.
Phạm Đăng T chiếm đoạt 4.925kwh trị giá 6.170.533 đồng và giúp
sức cho B, S chiếm đoạt 1.731 kwh trị giá 2.169.000 đồng; giúp sức cho B,
Th chiếm đoạt 149kwh trị giá 208.883 đồng. Tổng trị giá tài sản bị cáo chiếm
đoạt là 8.548.604 đồng.
Vũ Văn C chiếm đoạt 1.565kwh trị giá 1.960.311 đồng và giúp sức
cho T, B chiếm đoạt 4.925 kwh trị giá 6.170.533 đồng. Tổng trị giá tài sản bị
cáo chiếm đoạt là 8.130.844 đồng.
68
Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc
Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc
Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc
Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc
Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc
Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc
Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc
Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc
Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc
Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc
Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc
Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc
Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc
Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc
Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc
Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc

Similar to Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc (20)

Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
Luận văn: Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạnLuận văn: Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
Luận văn: Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
 
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
 
Luận văn: Giảm thời hạn về chấp hành hình phạt tù, HOT, HAY
Luận văn: Giảm thời hạn về chấp hành hình phạt tù, HOT, HAYLuận văn: Giảm thời hạn về chấp hành hình phạt tù, HOT, HAY
Luận văn: Giảm thời hạn về chấp hành hình phạt tù, HOT, HAY
 
Luận văn: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, HOT
Luận văn: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, HOTLuận văn: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, HOT
Luận văn: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, HOT
 
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Vấn đề về chế định án tích trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Vấn đề về chế định án tích trong luật hình sự, HAYLuận văn: Vấn đề về chế định án tích trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Vấn đề về chế định án tích trong luật hình sự, HAY
 
Đề tài: Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự
Đề tài: Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sựĐề tài: Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự
Đề tài: Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự
 
Luận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà NẵngLuận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà Nẵng
 
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt NamHình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
 
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đLuận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự việt nam
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự việt namLuận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự việt nam
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự việt nam
 
Luận văn: Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAYLuận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 

Luận văn thạc sĩ Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THANH PHƢƠNG ÁN TREO VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI 1
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THANH PHƢƠNG ÁN TREO VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số :60380104 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Phƣợng HÀ NỘI 2
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÁN TREO 6 1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý, những đặc điểm cơ bản của án treo 6 1.1.2. Bản chất pháp lý của án treo 9 1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của án treo 10 1.1.4. Phân biệt án treo với hình phạt cải tạo không giam giữ 11 1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự 14 Việt Nam về án treo 1.2.1. Giai đoạn từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến trước 14 khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 1.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 17 1.3. Án treo trong luật hình sự của một số nước trên thế giới 20 1.3.1. Pháp luật Liên bang Nga 20 1.3.2. Pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 22 1.3.3. Pháp luật Nhật Bản 24 1.3.4. Pháp luật nước Cộng hòa Liên bang Đức 26 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ 31 ÁN TREO VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN TREO TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG 2.1. Quy định của bộ luật hình sự hiện hành về án treo 31 4
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.1.1 Căn cứ để người bị phạt tù được hưởng án treo 32 2.1.2. Thời gian, điều kiện thử thách của án treo, hậu quả và trách 44 nhiệm pháp lý của việc vi phạm điều kiện thử thách 2.2. Thực tiễn áp dụng án treo tại địa bàn tỉnh Hải Dương 53 2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc áp dụng án treo 53 2.2.2. Những hạn chế trong việc áp dụng án treo 56 2.2.3. Các nguyên nhân cơ bản 68 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ ÁN TREO VÀ 72 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ÁN TREO 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng 72 cao hiệu quả áp dụng án treo 3.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về án treo 75 3.3. Những giải pháp khác 78 3.3.1 Nâng cao ý thức trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng 78 3.3.2. Tăng cường công tác hướng dẫn và giải thích pháp luật; công 83 tác kiểm tra giám sát của cấp trên và của Hội đồng nhân dân các cấp 3.3.3. Tăng cường sự phối kết hợp hoạt động của các cơ quan có 84 trách nhiệm trong việc thi hành án treo và giám sát giáo dục đối với người được hưởng án treo 3.3.4. Tăng cường các biện pháp giám sát đối với người được 86 hưởng án treo 3.3.5. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân về án treo 87 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 5
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Tình hình áp dụng án treo của Tòa án nhân dân tỉnh Hải 54 Dương từ năm 2007 đến năm 2013 2.2 Tình hình áp dụng án treo của các Tòa án nhân dân cấp 55 huyện của tỉnh Hải Dương từ năm 2007 đến năm 2013 6
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu nhằm đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Các tội phạm rất phong phú và đa dạng, khác nhau về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội. Để đấu tranh có hiệu quả với các tội phạm, đảm bảo được các nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội, Bộ luật hình sự quy định một hệ thống hình phạt rất phong phú, đa dạng và có tính phân hóa cao để áp dụng đối với từng tội phạm, từng người phạm tội. Mục đích của việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội là giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới, có nghĩa là hoàn trả cho xã hội con người đã trở nên vô hại, không còn nguy cơ tái phạm. Tuy nhiên, để đạt được mục đích đó, ngoài việc áp dụng hình phạt - biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất - trong một số trường hợp nhất định sẽ có hiệu quả cao hơn nếu áp dụng biện pháp khác, không cần bắt người phạm tội phải chấp hành hình phạt. Một biện pháp được áp dụng nhiều trong thực tiễn là án treo. Phạt tù cho hưởng án treo là một chế định pháp lý độc lập, thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc áp dụng pháp luật hình sự là nghiêm minh nhưng nhân đạo, nghiêm trị nhưng khoan hồng, tính ưu việt của chế định án treo chính là ở sự kết hợp đó. Tuy nhiên thực tiễn vận dụng án treo tại Hải Dương trong thời gian qua bên cạnh những mặt tích cực là chủ yếu, còn làm bộc lộ những hạn chế nhất định trong cả pháp luật thực định và trong quá trình áp dụng các quy định đó. Chẳng hạn như việc vận dụng các quy định về điều kiện cho hưởng 7
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 án treo hiện nay ở một số địa phương còn không chuẩn xác đó là cho hưởng án treo cả những đối tượng đã có tiền án, tiền sự hoặc ngược lại những người có nhân thân tốt nhất thời phạm tội đáng được xử treo nhưng lại xử giam, có nơi có lúc còn xử quá nhẹ dưới mức 3 năm tù để rồi cho bị cáo được hưởng án treo. Việc thi hành, giám sát, giáo dục đối với người được hưởng án treo trên địa bàn tỉnh Hải Dương ở nhiều xã, phường, thị trấn còn chưa chặt chẽ, thậm chí có nơi không thực hiện việc quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Việc phối hợp giữa Tòa án với cơ quan thực hiện việc giám sát, giáo dục và gia đình người được hưởng án treo còn lỏng lẻo, mang tính hình thức dẫn tới việc quản lý, giám sát, giáo dục chưa hiệu quả do vậy vẫn còn trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách. Từ những phân tích trên đây thì việc nghiên cứu một cách sâu rộng và toàn diện về chế định án treo cũng như thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương là cần thiết góp phần hoàn thiện hơn các quy định về án treo và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng án treo trên thực tế. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn và nghiên cứu "Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương" để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Án treo là một chế định đặc biệt của pháp luật hình sự và việc áp dụng chế định này có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội. Vì vậy đề tài cũng đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ và mức độ khác nhau. Ở cấp độ giáo trình, có: Giáo trình Luật hình sự của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội... Trong các giáo trình Luật hình sự này chế định án treo mới chỉ cập nhật ở mức độ cơ bản. Ở cấp độ bình luận khoa học, phân tích chuyên sâu, có: "Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự’’, của Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp 8
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 luật, "Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam" (sách chuyên khảo của tập thể nghiên cứu khoa học của Bộ Tư pháp do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1995, "Chế định án tích và mô hình lý luận của nó" của GS.TSKH Lê Cảm; luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hữu Nhuận với đề tài: "Án treo trong luật hình sự Việt Nam" và một số cuốn sách chuyên khảo như "Án treo trong luật hình sự Việt Nam" của tác giả Phạm Thị Học, Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản năm 1996, "Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam" của tác giả Lê Văn Luật do Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2007... Trong các cuốn bình luận khoa học Bộ luật hình sự và cuốn sách chuyên khảo nêu trên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở đề cập một cách tổng thể hoặc từng khía cạnh nào đó của chế định án treo. Ngoài các công trình nghiên cứu nêu trên, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí như: "Nhân thân người phạm tội và việc áp dụng biện pháp án treo", của Vũ Thế Đoàn, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/1990; "Điều kiện thử thách của án treo và hậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện thử thách của án treo theo luật hình sự Việt Nam", của Phạm Thị Học, đăng trên Tạp chí Luật học, số 2 năm 1999; "Án treo và thực tiễn áp dụng", của Đỗ Văn Chỉnh, đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 7/2007 và các số 12, 13, 14/2013. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về án treo trong luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên ở góc độ nghiên cứu những lý luận cao của án treo trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Hải Dương thì chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích tổng quát của luận văn là làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận của án treo trong luật hình sự Việt Nam, xây dựng và đề xuất một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện chế định án treo trong Bộ luật hình sự và giải pháp nâng cao hiệu quả án treo trong thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Hải Dương. 9
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Quá trình nghiên cứu của luận văn là tiếp cận tổng thể đi từ cái chung đến cái cụ thể, từ lý luận đến đánh giá thực tiễn để từ đó để tìm ra những nguyên nhân tồn tại, thông qua đó đề ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện chế định này. Nhiệm vụ của luận văn là làm rõ khái niệm, tính chất, mục đích, ý nghĩa của chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, tập trung nhất vào chế định hiện hành, đối chiếu, so sánh với luật pháp của một số nước trên thế giới, đánh giá thông qua thực tiễn áp dụng tại địa phương. Thông qua việc nghiên cứu đề tài tác giả mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm sửa đổi bổ sung những quy định cụ thể trong việc áp dụng chế định đặc biệt này nhằm phát huy tác dụng triệt để nhất của chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này tác giả lấy học thuyết Mác - Lênin về vấn đề về Nhà nước và pháp luật làm nền tảng và là kim chỉ nam cho mọi vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài ra tác giả còn lấy tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, Nhà nước, các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn việc áp dụng pháp luật, các văn bản tổng kết thực tiễn và kiểm tra, kiểm sát công tác xét xử hình sự của các Tòa án, Viện kiểm sát trên địa bàn tỉnh Hải Dương, các tài liệu pháp lý trong và ngoài nước có liên quan. Dựa trên phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nhằm tạo điều kiện cho tác giả có sự nhận thức đúng đắn sự tồn tại và quy luật phát triển của xã hội loài người, quá trình nhận thức, tư duy, các quy luật tự nhiên của xã hội loài người… cũng như những vấn đề về nhà nước và pháp luật để từ đó có một tư duy đúng đắn, lôgic trong quá trình lập luận và giải quyết vấn đề. Phương pháp nghiên cứu luận văn là phương pháp lịch sử, phân tích tổng hợp, logic điều tra xã hội học và nghiên cứu so sánh. 10
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn Đây là một công trình khoa học dưới hình thức là một luận văn thạc sĩ luật học về án treo trong luật hình sự Việt Nam. Đề tài được nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện nội dung chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam cùng những vấn đề liên quan, từ đó nâng cao nhận thức về án treo, tạo tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Đồng thời định hướng cho việc áp dụng án treo được chính xác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng án treo nói chung và ở tỉnh Hải Dương nói riêng, từ đó góp phần vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Luận văn bảo vệ thành công sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, có thể làm tư liệu tham khảo có giá trị trong việc xây dựng pháp luật hình sự, góp phần khắc phục những khiếm khuyết trong thực tiễn áp dụng và thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nhằm nâng cao hiệu quả của chế định này. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về án treo. Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hình sự về án treo và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng án treo. 11
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ ÁN TREO VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN TREO TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG 2.1. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ ÁN TREO Tại Điều 60 của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: 1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm. 2. Trong thời gian thử thách Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức chính quyền địa phương trong việc giám sát giáo dục người đó. 3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này. 4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan tổ chức có trách nhiệm giám sát giáo dục, Tòa án có thể rút ngắn thời gian thử thách. 5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 Bộ luật này [21, tr. 72]. 37
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo tại Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 đã đưa ra khái niệm về án treo: "Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần buộc phải chấp hành hình phạt tù" [37]. 2.1.1 Căn cứ để ngƣời bị phạt tù đƣợc hƣởng án treo Điều kiện cho người bị kết án được hưởng chế định án treo mà trước đây được quy định tại Điều 44 Bộ luật hình sự năm 1985 thì nay được quy định tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật hình sự hiện hành: "1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm" [21]. Như vậy các điều kiện mà Tòa án bắt buộc phải xem xét khi cho người bị kết án được hưởng án treo, đó là mức phạt tù (bị xử phạt không quá ba năm), điều kiện về nhân thân của người phạm tội, điều kiện về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và điều kiện không cần bắt người bị kết án chấp hành hình phạt tù. Tại Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 quy định: Chỉ xem xét cho người bị phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây: Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự; Theo quy định này phạm vi được áp dụng đối với chế định án treo đã thu hẹp lại, người bị kết án không quá 3 năm tù chỉ được hưởng án treo khi phạm "tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng". Khi bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội thì không cho hưởng án treo. 38
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Như vậy căn cứ vào mức hình phạt tù là một trong những căn cứ đầu tiên để xem xét cho người bị kết án được hưởng chế định án treo, đòi hỏi Thẩm phán cũng các Hội thẩm nhân dân phải tuyệt đối tuân theo những quy định của pháp luật đó chính là các nguyên tắc, những căn cứ pháp luật khi quyết định hình phạt. Trong quá trình xét xử phải thực sự công tâm, phải xuất phát từ yêu cầu đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, phải có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp có bản lĩnh vững vàng kiên quyết đấu tranh với những hành vi phạm tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao, song cũng phải biết đánh giá đúng đối với những người nhất thời phạm tội, biết ăn năn hối cải mà tạo cơ hội cho họ được sửa chữa cải tạo ngoài xã hội, đó chính là yêu cầu của những người làm công tác xét xử trong giai đoạn hiện nay. Căn cứ về nhân thân người phạm tội Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Bộ luật hình sự thì việc áp dụng chế định án treo phải xem xét khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội. Cũng theo quy định tại Điều 63 của Bộ luật tố tụng hình sự thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải có trách nhiệm chứng minh một trong 4 vấn đề của vụ án hình sự đó là: ... 3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo [22]. Như vậy cả trên lĩnh vực luật nội dung và luật hình thức thì vấn đề nhân thân người phạm tội đều được pháp luật đề cập một cách rõ ràng, đầy đủ. Trong khoa học luật hình sự xuất hiện nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân thân người phạm tội như "Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ" [39, tr. 97] hay: Nhân thân người phạm tội tức là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội 39
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phạm được hiểu là tổng thể tất cả các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó [50, tr. 126]. Hoặc: Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm về mặt pháp lý hình sự, xã hội - nhân khẩu học, xã hội - sinh học và đạo đức - tâm lý học của người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, mà các đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của người đó một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật đồng thời đấu tranh chống tình trạng phạm tội [2, tr. 6]. Như vậy có thể thấy nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm khác nhau của một con người cụ thể với tư cách là chủ thể của tội phạm mà những đặc điểm này có ảnh hưởng nhất định đến hành vi phạm tội và khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội. Việc xem xét vấn đề nhân thân đó chính là thể hiện sự nhân đạo, sự khoan hồng và sự công bằng của Nhà nước đối với những người phạm tội, thông qua đó việc áp dụng hình phạt cũng như các chế định đối với người phạm tội mới có tác dụng và hiệu quả trong việc giáo dục người phạm tội. Theo văn bản hướng dẫn mới nhất của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 hướng dẫn cụ thể hơn: Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật. Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng; 40
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Theo như hướng dẫn nêu trên thì khi đánh giá, xem xét nhân thân một người phạm tội để quyết định về mặt hình phạt và xem xét có cho họ được hưởng chế định án treo hay không trên cơ sở họ có nhân thân tốt, có đầy đủ những điều kiện sau đây: Thứ nhất: Ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, luôn chấp hành đúng chính sách pháp luật; nghĩa là trước khi phạm tội họ là công dân tốt, chấp hành nghiêm đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, không vi phạm pháp luật, không bị xử lý kỷ luật, không phải là đối tượng nghiện chất ma túy, không thuộc đối tượng hình sự, ổ nhóm tội phạm cần phải quan tâm theo dõi… Thứ hai: Họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân, điều kiện này đối với người phạm tội được hiểu luật pháp nhà nước ta đã quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân trong hiến pháp và pháp luật, ví dụ: Người từ đủ 18 tuổi trở lên phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng họ không thực hiện mà trốn tránh; hoặc người kinh doanh buôn bán phải có nghĩa vụ đóng thuế đối với Nhà nước nhưng họ không thực hiện trong khi đó họ cũng chưa bị xử lý bằng hình thức gì; không chấp hành nộp các loại phí theo quy định của địa phương… Tất cả những hành vi đó đều có thể được hiểu là vi phạm điều kiện về nghĩa vụ công dân, nếu như họ vi phạm thì họ không được hưởng án treo. Thứ ba: Họ phải là người chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nghĩa là bản thân họ từ trước tới ngày họ phạm tội họ chưa hề bị kết án hoặc bị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật. Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không 41
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp này phải hết sức chặt chẽ. Chỉ có thể xem xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp sau: b1) Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù về tội do cố ý (kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án) mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm; b2) Người bị kết án đến 3 năm tù về tội do cố ý mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm; b3) Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm; b4) Người bị kết án về các tội do vô ý mà đã được xóa án tích; b5) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm; b6) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm; b7) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng; b8) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng; 42
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 b9) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi có cùng tính chất với hành vi phạm tội lần này mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm; b10) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 6 tháng; b11) Người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính [37]. Như vậy đối với người phạm tội đã bị Tòa án kết án về một tội nào đó nhưng đã được xóa án tích theo quy định của pháp luật, hoặc họ đã bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính, bị xử lý kỷ luật nhưng sau khi được xóa án tích hoặc đã hết thời hiệu xử lý đến ngày phạm tội lần này là một thời gian cụ thể đối với từng loại đã liệt kê trên đây thì mới xem xét cho hưởng án treo. Thứ tư: về vấn đề nhân thân là họ phải có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng để nhằm quản lý, giáo dục họ khi Tòa án giao họ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc giao họ cho chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để quản lý giáo dục theo đúng quy định của pháp luật. Tóm lại khi xem xét đánh giá về vấn đề nhân thân người phạm tội Hội đồng xét xử phải xem xét một cách khách quan, toàn diện và hết sức cẩn trọng, công tâm phải đặt trong một bối cảnh cụ thể và dựa trên đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, có như vậy mới đưa ra một phán quyết hợp tình, hợp lý và chính xác cao. Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật Tại Điều 60 Bộ luật hình sự quy định về chế định án treo thì điều kiện cho người bị kết án được hưởng chế định án treo như sau: 43
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm. Tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện Điều 60 Bộ luật hình sự về án treo trong đó có quy định về các tình tiết giảm nhẹ như sau: Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây: a. ... d. Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự [37]. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những yếu tố làm thay đổi mức độ của hành vi phạm tội theo hướng ít nghiêm trọng hơn. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong một vụ án cụ thể và đối với người phạm tội cụ thể chỉ làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong vụ án đó và cũng chỉ làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong phạm vi một cấu thành chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm ấy [18, tr. 236]. Các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999. Tại Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn chi tiết về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 46 quy định các tình tiết sau đây được coi là tình tiết giảm nhẹ khác: 44
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt nam anh hùng, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước; - Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sĩ; - Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên; - Người bị hại cũng có lỗi; - Thiệt hại do lỗi của người thứ ba; - Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo; - Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về mặt sức khỏe của người bị hại, gây thiệt hại về mặt tài sản; - Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu; - Ngoài ra khi xét xử, tùy từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án [32, tr. 21]. Như vậy theo các quy định của Bộ luật hình sự cũng như các hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì những tình tiết giảm nhẹ được quy định mở hơn, có tính chất tùy nghi hơn phụ thuộc vào trường hợp cụ thể của người phạm tội để có thể xem xét cho rằng đó là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, song theo tác giả thì việc cho phép tùy nghi trong 45
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trường hợp này cũng cần phải hết sức chặt chẽ tránh sự lạm dụng, tùy tiện theo tư tưởng chủ quan của Hội đồng xét xử. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những yếu tố làm thay đổi mức độ của hành vi phạm tội theo hướng nghiêm trọng hơn, được quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự. Những tình tiết được quy định từ điểm a đến điểm o khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự mới được coi là tình tiết tăng nặng, khi xét xử không được phép tùy tiện coi các tình tiết khác là tình tiết tăng nặng làm xấu đi tình trạng của bị cáo. Một vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng đó là tất cả các tình tiết này đã là tình tiết định khung hay định tội thì không được áp dụng làm tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nữa. Trên cơ sở các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định việc có cho phép người bị kết án được hưởng chế định án treo hay không phải đảm bảo nguyên tắc là không có tình tiết tăng nặng và có ít nhất từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự. Khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cũng cần chú ý đến những tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ nữa. Trong trường hợp người bị kết án vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng thì tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 hướng dẫn trong trường hợp nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự quy định về chế định án treo thì điều kiện cho người bị kết án được hưởng chế định án treo ghi: ..., nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo ... 46
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 khi hướng dẫn thực hiện Điều 60 Bộ luật hình sự về án treo đối với vấn đề này có ghi: Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây: a. ... đ. Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng [37]. Trên cơ sở đánh giá người phạm tội trên tất cả các mặt như mức phạt tù, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sau khi đã thỏa mãn những điều kiện trên, nếu xét thấy không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù mà vẫn thỏa mãn: - Người phạm tội "có khả năng tự cải tạo", thể hiện về chính bản thân người phạm tội nói lên điều đó như xem xét trên tổng thể vấn đề về nhân thân người phạm tội họ trước đây vốn là người tốt bản thân họ chưa hề có tiền án, tiền sự, đây là lần đầu phạm tội, song vì một lý do nào đó (có thể như bị kích động mạnh về mặt tinh thần, do không hiểu biết về pháp luật, do bị rủ rê lôi kéo, do cơ hội…) mà họ trở thành người phạm tội nay phải ra trước Tòa để chịu sự trừng phạt của pháp luật, bản thân họ lúc này thực sự biết ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo về những việc mình đã làm. Trong những trường hợp nêu trên có thể nhận định được rằng người phạm tội lúc này thực sự có khả năng cải tạo chúng ta có thể áp dụng Điều 60 để cho họ được hưởng án treo. - Khi cho người bị kết án tù được hưởng chế định án treo mà "không gây ảnh hưởng xấu cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội tham nhũng". Việc hiểu và vận dụng vấn đề này ở đây là hết sức nhạy cảm đòi hỏi phải có một cái nhìn toàn diện về tình hình trật tự trị an trên địa bàn nơi người phạm tội đã gây ra. Có thể tội phạm mà họ thực hiện đã qua 47
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thời gian dài, không để lại dư luận xấu trong xã hội, không ảnh hưởng lớn đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, không gây mâu thuẫn căng thẳng giữa họ đối với một cộng đồng dân cư hay người bị hại, loại tội phạm mà họ gây ra không phải đang là vấn đề bức xúc tại địa phương, không phải trong các đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm được phát động... thì Hội đồng xét xử có thể quyết định cho họ được hưởng chế định án treo. Về điều kiện này là một điều kiện phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm tình hình tội phạm ở mỗi địa phương, phụ thuộc vào ý thức chủ quan của những người có quyền đưa ra phán quyết nếu không thực sự công tâm khách quan đánh giá đúng bản chất từng vụ việc đặt trong một bối cảnh cụ thể của một con người, địa phương cụ thể thì sẽ không hợp lý, chính vì vậy dễ nảy sinh việc áp dụng pháp luật không thống nhất ở từng vụ án, từng địa phương khác nhau do đó tính thống nhất của pháp chế bị vi phạm. Hiện nay, tình hình tội phạm về tham nhũng tăng mạnh về số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng và đang trở thành quốc nạn. Công tác phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành. Như vậy, việc cho các bị cáo phạm tội về tham nhũng hưởng án treo rõ ràng chưa đáp ứng được điều kiện "không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm". Do đó tại Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP cũng quy định rõ "không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng". Nghị quyết còn quy định rõ các trường hợp không cho hưởng án treo như sau: a) Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại khoản 2 Điều 3 của Bộ luật hình sự bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm 48
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; b) Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội; c) Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác; d) Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã [37]. Khi xem xét, quyết định cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, Nghị quyết quy định rõ cần lưu ý những vấn đề sau đây: a) Đối với trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giữ, tạm giam thì chỉ cho hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù; b) Những trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu có đủ điều kiện để áp dụng Điều 47 của Bộ luật hình sự thì cũng phải xử trong khung hình phạt liền kề là đã thể hiện chính sách khoan hồng đối với họ; không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng; c) Những trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng, nếu Viện kiểm sát không truy tố cũng phải áp dụng để xét xử đúng quy định của pháp luật; nếu còn có các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự cũng phải được áp dụng đầy đủ; không được vì muốn cho hưởng án treo mà không áp dụng đầy đủ các tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự; 49
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 d) Khi quyết định hình phạt phải tuân thủ nguyên tắc xử lý quy định tại Điều 3 của Bộ luật hình sự kết hợp với các căn cứ quyết định hình phạt quy định tại Điều 45 của Bộ luật hình sự; không được cho rằng án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù để tăng hình phạt lên cao hơn các trường hợp khác không có căn cứ và cho hưởng án treo; không được tùy tiện giảm mức hình phạt tù không có căn cứ để đủ điều kiện về mức hình phạt tù quy định tại Điều 60 của Bộ luật hình sự và cho hưởng án treo [37]. 2.1.2. Thời gian, điều kiện thử thách của án treo, hậu quả và trách nhiệm pháp lý của việc vi phạm điều kiện thử thách Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành trong quy định của Điều 60 Bộ luật hình sự về thời gian thử thách án treo hoàn toàn không có gì thay đổi so với Bộ luật hình sự năm 1985 vẫn được quy định từ 1 năm đến 5 năm. "Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm" [21]. Điểu 3 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 hướng dẫn "Khi cho người bị xử phạt tù hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 1 năm và không được quá 5 năm" [37]. Công văn số 27/TANDTC- KHXX ngày 17.02.2014 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc ấn định thời gian thử thách đối với người bị xử phạt tù được hưởng án treo quy định: "Đối với trường hợp người bị xử phạt tù được hưởng án treo mà trước đó đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian họ bị tạm giữ, tạm giam không được trừ vào thời gian thử thách" [38]. Tại Điều 6 của Nghị quyết này quy định thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách: 50
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án đầu tiên cho hưởng án treo; cụ thể như sau: 1. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm. 2. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm. 3. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm. 4. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Tòa án cấp giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. 5. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm bị hủy để điều tra lại và sau đó xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần sau theo hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Theo như quy định này thì khi quyết định cho người bị kết án tù được hưởng chế định án treo thì Tòa án phải chú ý đến những vấn đề sau: - Trong mọi trường hợp thì thời gian thử thách không được dưới 1 năm và cũng không được vượt quá 5 năm. - Thời gian thử thách được tính gấp đôi so với hình phạt tù đã tuyên. 51
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Việc ấn định thời gian thử thách trong mỗi bản án phải đảm bảo nguyên tắc có lợi nhất cho bị án và theo như đã hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP. Điều kiện thử thách của án treo: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện vì vậy những quy định của pháp luật về lĩnh vực này là hết sức chặt chẽ. Điều kiện thử thách của án treo quy định những nghĩa vụ pháp lý mà đòi hỏi người bị kết án phải tuân theo. Việc áp đặt điều kiện thử thách đối với người bị kết án không chỉ nhằm cải tạo, giáo dục họ mà còn có tác dụng răn đe người phạm tội nếu không chấp hành tốt đường lối chính sách pháp luật của nhà nước, tiếp tục phạm tội thì họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý hết sức nặng nề. Mặt khác không phải tất cả những nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định đối với người bị kết án khi mà họ vi phạm thì bị luật hình sự coi là vi phạm điều kiện trong thời gian thử thách của án treo. Việc vi phạm điều kiện theo pháp luật hình sự quy định sẽ bị xử lý hoàn toàn khác với việc vi phạm điều kiện cũng trong thời gian thử thách đối với pháp luật hành chính, dân sự v.v... Theo pháp luật hình sự quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự: "... 5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 Bộ luật này" [21]. Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 cũng quy định tại Điều 6 Tổng hợp hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách: Trường hợp người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Bộ luật hình sự; nếu họ đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian họ đã bị tạm giam, tạm giữ về tội phạm bị đưa ra xét xử lần này 52
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cũng như thời gian tạm giam, tạm giữ về tội phạm đã bị xét xử ở bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Như vậy theo pháp luật hình sự thì chỉ trong những trường hợp người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án sẽ quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và sẽ được tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định về tổng hợp hình phạt tại Điều 51 của Bộ luật hình sự. Do đó, nếu người được hưởng án treo phạm tội trong thời gian thử thách thì trong mọi trường hợp bản án trước phải buộc họ phải chấp hành để cùng tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định chung về tổng hợp hình phạt. Vấn đề phạm tội mới ở đây có thể được hiểu là phạm tội đang trong thời gian thử thách tức là sau khi đã thực hiện hành vi phạm tội trước đó đã bị phát hiện và bị xử phạt tù cho hưởng án treo mà nay lại tiếp tục phạm tội mới. Còn đối với trường hợp người phạm tội đang trong thời gian thử thách mà bị đưa ra xét xử về một tội mới, tội phạm này phạm phải trước khi bản án treo có hiệu lực thi hành thì không coi đó là tội mới mà vấn đề đó được xem xét trong quá trình tổng hợp hình phạt theo quy định của pháp luật. Trường hợp này được Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn cụ thể tại Điều 7 như sau: Trường hợp một người đang được hưởng án treo mà sau đó lại phát hiện trước khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác, thì Tòa án xét xử, quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và không cho hưởng án treo một lần nữa. Người phạm tội đồng thời phải chấp hành hai bản án. Việc thi hành án trong trường hợp này do các cơ quan được giao trách nhiệm thi hành án hình sự phối hợp thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Luật thi hành án hình sự. Ví dụ: Ngày 15-12-2011, Bùi Văn B phạm tội đánh bạc. Ngày 20-3- 2012, Bùi Văn B bị Tòa án nhân dân thành phố V xử phạt 6 tháng tù về tội đánh bạc, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 1 năm. Sau khi bị kết án về tội đánh bạc và bản án có hiệu lực pháp luật, Cơ quan cảnh sát điều 53
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tra lại phát hiện trước đó, ngày 10-10-2011, Bùi Văn B còn phạm tội trộm cắp tài sản và bị truy tố ra Tòa án huyện M. Đối với trường hợp này, khi xét xử Tòa án huyện M không cho Bùi Văn B hưởng án treo một lần nữa. Nếu bản án của Tòa án huyện M không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực pháp luật thì Bùi Văn B phải chấp hành đồng thời hai bản án (bản án của Tòa án nhân dân thành phố V và bản án của Tòa án nhân dân huyện M). Việc giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để theo dõi quản lý, giáo dục Điều 60 Bộ luật hình sự quy định: 1. ... 2. Trong thời gian thử thách Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức chính quyền địa phương trong việc giám sát giáo dục người đó [21]. Mặc dù chế định án treo đã có từ những năm 1946 nhưng thực chất vấn đề giao người bị kết án cho cơ quan, tổ chức nơi người đó thường trú quản lý giám sát chưa thực sự được quan tâm và gần như bị buông lỏng, chính vì vậy sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời và để chấn chỉnh công tác này đi vào nề nếp đến năm 2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2000/NĐ- CP quy định chi tiết việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nay được Luật Thi hành án hình sự năm 2011 quy định như sau: - Việc người bị kết án phải được Tòa án ra quyết định giao người bị kết án cho đơn vị quân đội hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú của người bị kết án và phải chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo và gia đình người đó. 54
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội giám sát giáo dục có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết bảo đảm hiệu quả thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và phối hợp với các cơ quan tổ chức hữu quan trong việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. - Gia đình người được hưởng án treo có trách nhiệm giáo dục giúp đỡ người đó sửa chữa lỗi lầm không vi phạm pháp luật và phạm tội mới; phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội giáo dục trong việc giám sát giáo dục người đó. - Các cơ quan hữu quan và cộng đồng dân cư nơi người đó được hưởng án treo có trách nhiệm với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội tổ chức giám sát, giáo dục trong việc giáo dục, giúp đỡ người đó trong thời gian thử thách. Tại Điều 5 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 thì giao người được hưởng án treo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách, cụ thể như sau: 1. Khi cho người bị xử phạt tù được hưởng án treo, Tòa án phải ghi rõ trong bản án việc giao người được hưởng án treo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo để giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách. 2. Khi giao người được hưởng án treo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách, Tòa án phải ghi rõ tên Ủy ban nhân dân cấp xã; tên huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, đồng thời ghi rõ trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật thi hành án hình sự. 3. Khi giao người được hưởng án treo cho đơn vị quân đội để giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách, Tòa án phải ghi rõ tên và địa chỉ đầy đủ 55
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 của đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, đồng thời ghi rõ trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi làm việc thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật thi hành án hình sự. Hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo Thông thường việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với người bị phạt tù cho hưởng chế định án treo là cần thiết, nó mang nhiều ý nghĩa như đó cũng chính là một hình thức cưỡng chế mà Nhà nước áp dụng thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và thể hiện tính răn đe đồng thời phòng ngừa tội phạm. Theo như quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "... Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này" [21]. Về cơ bản hình phạt bổ sung áp dụng đối với người bị kết án tù cho hưởng án treo của Bộ luật hình sự năm 1999 hầu như không có gì thay đổi so Luật hình sự năm 1985 đã ban hành, nhưng những quy định cụ thể trong hình thức áp dụng hình phạt tiền theo quy định tại Điều 30 và thời hạn áp dụng đối với hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề có sự khác nhau như: trong hình phạt tiền thì mức phạt thấp nhất không dưới một triệu đồng, trước đây không quy định cụ thể là mức bao nhiêu và trong hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trước đây có quy định từ hai đến năm năm. Xem xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo: Tại khoản 4 Điều 60 Bộ luật hình sự có quy định: "Người được hưởng án treo đã chấp hành xong một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách" [21]. 56
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Việc rút ngắn thời gian thử thách theo như quy định tại khoản 4 Điều 60 của Bộ luật hình sự năm 1999 và được hướng dẫn tại Thông tư số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14.8.2012: người được hưởng án treo được rút ngắn thời gian thử thách khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo; b) Có nhiều tiến bộ, được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của người được hưởng án treo; chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế nơi làm việc; tích cực lao động, học tập và sửa chữa lỗi lầm; thực hiện đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ khác theo quyết định của bản án; c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản [1]. Mức rút ngắn thời gian thử thách: Người được hưởng án treo một năm chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ một tháng đến một năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên. Vấn đề tổng hợp hình phạt khi người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách Khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự quy định: Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 Bộ luật này. Như vậy, khi người được hưởng án treo mà vi phạm điều kiện về thời gian thử thách thì trách nhiệm pháp lý sẽ được đặt ra như sau: 57
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước. Điều này có nghĩa bản án tù cho hưởng án treo sẽ được đem ra thi hành, tức hình phạt tù sẽ được thực hiện không kể hình phạt đối với tội mới sau này là hình phạt gì. Khi người bị kết án phạm tội mới thì đặt ra vấn đề tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự. Theo như quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự: 1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này. Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung. 2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này [21]. Theo như tinh thần chung của Điều 50 Bộ luật hình sự thì trường hợp hình phạt mới tuyên là hình phạt tù thì chỉ việc cộng lại và bắt người phạm tội phải chấp hành chung. Đối với hình phạt mới đã tuyên là cải tạo không giam giữ thì được quy đổi cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được quy đổi thành 1 ngày tù để rồi cộng lại với hình phạt tù trước đây. Còn tổng hợp với trường hợp án chung thân thì hình phạt chung là chung thân, tử hình thì là tử hình. Đối với hình phạt tiền, hình phạt trục xuất là không tổng hợp. - Theo như quy định của pháp luật thì chỉ duy nhất có hai loại hình phạt là không đặt ra vấn đề tổng hợp hình phạt đó là hình phạt tiền và hình phạt trục xuất. 58
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Đối với các loại hình phạt khác thì tại Điều 50 của Bộ luật hình sự đã quy định rất cụ thể cách quy đổi như thế nào đối với từng loại hình phạt. 2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN TREO TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG 2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc trong việc áp dụng án treo Việc xây dựng và hoàn thiện về chế định án treo trong luật hình sự Nhà nước ta là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và chính xác, nó phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân, phù hợp với các thông lệ quốc tế trên con đường phát triển, hội nhập. Thực tiễn áp dụng án treo trong thời gian vừa qua cho thấy đã thu được những kết quả tốt mang một ý nghĩa hết sức to lớn, chúng ta đã thể hiện được tính nghiêm khắc trong pháp luật hình sự Nhà nước ta là kiên quyết trừng trị kẻ phạm tội song cũng phần nào thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Nhà nước trong việc khoan hồng đối với những người lần đầu lầm lỡ, biết ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả do tội phạm mà mình đã gây ra. Như vậy về ý nghĩa, mục đích của hình phạt đã đạt được là chúng ta lấy giáo dục làm chính mà hoàn toàn không phải nhất thiết bắt họ phải cách ly khỏi đời sống xã hội. Tuy nhiên không phải ở đâu, không phải mọi nơi mọi chỗ đều hiểu và vận dụng một cách chuẩn xác những quy định về chế định án treo, chính từ đó đã có rất nhiều những sai sót trong quá trình vận dụng việc áp dụng chế định án treo này. Ngay từ khi chế định án treo được ban hành từ năm 1946 đến nay Tòa án nhân dân tối cao đã có rất nhiều những hướng dẫn trong việc thực hiện về chế định án treo, điều đó phần nào cũng thể hiện sự lúng túng của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng và hướng dẫn áp dụng pháp luật, mặt khác về phía dư luận xã hội cũng còn nhiều phản ánh trong việc thực hiện chế định án treo. Qua khảo sát thực tiễn xét xử của các Tòa án ở tỉnh Hải Dương từ năm 2007 đến năm 2013 cho thấy việc áp dụng quy định về án treo đã phát huy được 59
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hiệu quả cao trong công tác cải tạo, giáo dục người phạm tội nói riêng và góp phần vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung. Việc xét cho người phạm tội hưởng án treo của các Tòa án trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đảm bảo tương đối chính xác, điều đó thể hiện trên thực tế là số lượng người người tái phạm tội trong thời gian thử thách rất ít và số lượng người tái phạm tội khi chưa được xóa án tích của bản án cho hưởng án treo cũng không đáng kể. Nghiên cứu các bản án sơ thẩm cho hưởng án treo của Tòa án tỉnh và các Tòa án cấp huyện ở tỉnh Hải Dương từ năm 2007 đến năm 2013 cho thấy đa số các bản án cho hưởng án treo là thỏa đáng, là kết quả của việc áp dụng đúng các quy định về điều kiện cho hưởng án treo, trước tiên là điều kiện về mức phạt tù (không quá ba năm) đối với người bị kết án được hưởng án treo. Điều đó được phản ánh trước tiên ở các số liệu thống kê sau đây về số người được hưởng án treo trong quá trình xét xử sơ thẩm của các Tòa án từ năm 2007 đến năm 2013. Bảng 2.1: Tình hình áp dụng án treo của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương từ năm 2007 đến năm 2013 Năm Tổng số bị cáo Số bị cáo đƣợc Tỷ lệ (%) bị phạt tù hƣởng án treo 2007 146 47 32 2008 134 21 16 2009 61 11 18 2010 58 23 40 2011 69 28 41 2012 102 21 21 2013 75 7 9 Trung bình 92 22 25 Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương. Bảng 2.1 cho thấy: Trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương các năm từ 2007 đến 2013 trung bình mỗi năm có 92 người bị 60
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phạt tù, trong đó 22 người được hưởng án treo chiếm tỷ lệ 25%. Năm 2007 là năm có số người bị phạt tù lớn nhất (146 người), số người được hưởng án treo cao nhất (47 người). Năm 2011 là năm có tỷ lệ người bị phạt tù hưởng án treo lớn nhất (41%). Các năm từ 2010 đến 2013 số người được hưởng án treo giảm. Năm 2013 là năm có tỷ lệ số người được hưởng án treo thấp nhất (9%). Bảng 2.2: Tình hình áp dụng án treo của các Tòa án nhân dân cấp huyện của tỉnh Hải Dương từ năm 2007 đến năm 2013 Năm Tổng số bị cáo Số bị cáo đƣợc Tỷ lệ (%) bị phạt tù hƣởng án treo 2007 522 195 37 2008 593 324 55 2009 655 226 35 2010 819 250 31 2011 876 279 35 2012 868 361 42 2013 863 418 48 Trung bình 742 293 40 Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương. Bảng 2.2 cho thấy: Trong thực tế của Tòa án nhân dân các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Hải Dương các năm 2007 đến năm 2013 trung bình mỗi năm có 742 người bị phạt tù, trong đó 293 người được hưởng án treo chiếm tỷ lệ 40%. Năm 2011 là năm có số người bị phạt tù lớn nhất (876 người). Năm 2008 là năm có tỷ lệ người bị phạt tù hưởng án treo lớn nhất (55%). Các năm từ 2010 đến 2011 số người được hưởng án treo giảm. Năm 2010 là năm có tỷ lệ số người được hưởng án treo thấp nhất (31%). Tỷ lệ người được hưởng án treo trong số người bị phạt tù đã có xu hướng tăng dần trong các năm từ năm 2011 đến năm 2013. So sánh các số liệu của bảng 2.1 và 2.2 cho thấy trong các năm từ năm 2007 đến năm 2013 tỷ lệ trung bình số bị cáo được hưởng án treo trong tổng số bị xử phạt tù ở Tòa án cấp huyện (40%) cao hơn ở cấp tỉnh (25%). 61
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.2.2. Những hạn chế trong việc áp dụng án treo Thực tiễn áp dụng án treo ở tỉnh Hải Dương cũng cho thấy người bị phạt tù không quá ba năm được hưởng án treo phần nhiều là những người phạm tội "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ", "Trộm cắp tài sản", "Đánh bạc", "Cố ý gây thương tích". Mặc dù đã có hướng dẫn lưu ý các Tòa án tránh mắc phải sai lầm là vì có ý định trước sẽ cho người bị kết án được hưởng án treo nên đáng lẽ phải xử trên 03 năm tù thì lại xử phạt không quá 03 năm tù nhưng vẫn có trường hợp Tòa án đã xử quá nhẹ để cho người phạm tội hưởng án treo. Ví dụ vụ án: Bị cáo Phạm Văn V không có giấy phép lái xe. Vào khoảng 15h 10' ngày 03.01.2010 bị cáo Phạm Văn V điều khiển xe ôtô 30N-1062 đi trên đường quốc lộ 5A theo hướng Hải Phòng. Khi đi đến Km36+550 thuộc địa phận xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương do không làm chủ tay lái, đi với tốc độ cao, xe ôtô đã lao vào đường dành cho xe thô sơ đâm vào anh Lương Văn M đang điều khiển xe máy đi ngược chiều trên đoạn đường này, làm anh M bị ngã văng về phía sau xe ôtô nằm tại đường số 2 giáp giải phân cách giữa, đầu xe ôtô tiếp tục đẩy xe máy đi 182,3m trên mặt đường rồi mới dừng lại. Do xe máy mắc vào phần đầu xe ôtô nên V điều khiển xe lùi lại hai lần để giật xe ra khỏi đầu và đánh lái sang phải bỏ chạy về hướng Hải Phòng. Hậu quả anh M bị chết vào hồi 15h 20' cùng ngày, xe máy của anh M bị hư hỏng thiệt hại trị giá 3.200.000đ [24]. Bị cáo Phạm Văn V nhận thức được rằng điều khiển xe ôtô không có giấy phép lái xe, đi với tốc độ cao, không làm chủ được tay lái, đi không đúng phần đường, trước khi điều khiển xe ôtô lại uống rượu là vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhưng bị cáo vẫn thực hiện. Chứng tỏ bị cáo thể hiện ý thức coi thường pháp luật, không tôn trọng quy định về an toàn giao thông. Trong vụ án này, V bị truy tố khoản 2 mức khởi điểm của hình phạt là 3 năm. Với tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của V, 62
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 mức hình phạt mà V phải chịu là hơn 3 năm nhưng vì muốn cho V hưởng án treo nên Hội đồng xét xử tuyên mức án phạt tù đối với V là 3 năm. Mặc dù bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, p khoản 1, 2 Điều 46 Bộ luật hình sự nhưng hiện nay tình hình tai nạn giao thông đường bộ xảy ra nhiều và có diễn biến phức tạp, để đấu tranh và đẩy lùi loại vi phạm này, Hội đồng xét xử xét chiếu cố cho bị cáo hưởng án treo đã không tương xứng với hành vi phạm tội gây ra và không có tác dụng giáo dục riêng và phòng ngừa chung có hiệu quả. Về điều kiện nhân thân người phạm tội để xem xét cho hưởng án treo, thực tiễn áp dụng ở tỉnh Hải Dương cho thấy nhìn chung khi quyết định cho hưởng án treo Tòa án đã áp dụng đúng quy định về điều kiện nhân thân cũng như hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Đại đa số người phạm tội được xét cho hưởng án treo đều là những người chưa có tiền án, tiền sự, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, có nhân thân tương đối tốt. Tuy nhiên có trường hợp bị cáo có nhân thân xấu, có tiền sự nhưng Tòa án vẫn cho hưởng án treo. Ví dụ vụ án Phạm Đức M cùng đồng bọn xét xử về tội Tổ chức đánh bạc và Đánh bạc, theo bản án số 30 ngày 26/6/2012 của Tòa án huyện CG, với tổng số tiền các bị cáo sử dụng vào việc Đánh bạc 110.800.000đ [26]. Trong vụ án này, các bị cáo Vũ Văn C, Trần Thanh T, Trần Hoàng D là các bị cáo đều có vai trò tích cực, số tiền đánh bạc nhiều. Riêng bị cáo Trần Thanh T có một tiền sự về hành vi gây thương bị xử lý hành chính tháng 6/2011, nhưng cấp sơ thẩm nhận xét đến thời điểm xét xử bị cáo được xóa tiền sự để cho T và C, D được hưởng án treo là chưa nghiêm, không đúng quy định của pháp luật. Vụ án Nguyễn Văn T, sinh năm 1977, Nguyễn Văn N, sinh năm 1972 (năm 2000 bị xử phạt 11 năm tù về tội lưu hành tiền giả đặc xá ngày 30.8.2006), Nguyễn Văn Q, sinh năm 1984 (năm 2008 Chủ tịch Ủy ban nhân 63
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 dân huyện KT đưa vào trung tâm chữa bệnh). Sáng ngày 01.01.2012, các bị cáo T, N, Q cùng các bị cáo khác đã thực hiện hành vi đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa. Tổng số tiền các bị cáo sử dụng đánh bạc 6.357.000 đồng (trong đó thu tại chiếu bạc 2.915.000 đồng, thu của bị cáo Tuyển 708.000 đồng còn lại là của các bị cáo khác) [25]. Bản án sơ thẩm áp dụng khoản 1 Điều 248; Điều 20, Điều 53, điểm h (đối với T), p khoản 1, 2 Điều 46 (đối với T), Q; khoản 1, 2 Điều 60 Bộ luật hình sự. Xử phạt Nguyễn Văn N 06 tháng tù, Nguyễn Văn T 04 tháng tù đều cho hưởng án treo. Bị cáo T có nhân thân xấu Tòa án cho bị cáo hưởng án treo là không đúng. Về các tình tiết giảm nhẹ là một trong những điều kiện để Tòa án xem xét cho người bị phạt tù hưởng án treo. Các tình tiết giảm nhẹ được xem là điều kiện để cho người bị kết án được hưởng án treo phải thuộc các nhóm: các tình tiết giảm nhẹ quy định trong Bộ luật hình sự, các tình tiết giảm nhẹ được ghi nhận trong các văn bản hướng dẫn xét xử và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được Tòa án xác định cụ thể đối với người phạm tội. NQ 01/2007 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn một số tình tiết giảm nhẹ khác ngoài tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Nhưng đến nay trong quá trình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ này cũng chưa được chính xác và thống nhất tại các Tòa án. Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy các tình tiết giảm nhẹ quy định trong Bộ luật hình sự hay được Tòa án sử dụng nhất khi xem xét cho người bị phạt tù cho hưởng án treo là "Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng", "người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải", "phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn" và "người phạm tội tự nguyện sửa chữa bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả". Tuy Điều 46 Bộ luật hình sự quy định về các tình tiết giảm nhẹ một cách cụ thể nhưng trên thực tế áp dụng quy định về các tình tiết này để làm 64
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 căn cứ cho hưởng án treo cũng vẫn còn những vướng mắc, nhiều ý kiến và cách áp dụng khác nhau. Một trong những nguyên nhân là do một số tình tiết giảm nhẹ luật không quy định cụ thể và không có văn bản hướng dẫn. Nguyên nhân khác là do nhiều trường hợp người áp dụng án treo đã hiểu không đúng về các tình tiết giảm nhẹ nên xác định sai hoặc tùy tiện coi các tình tiết không có ý nghĩa giảm nhẹ là tình tiết giảm nhẹ cho hưởng án treo. Về quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự "Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm". Nhiều vụ tai nạn giao thông sau khi gây tai nạn người phạm tội đã đưa nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu, khi xét xử có Thẩm phán cho rằng như vậy là người phạm tội đã góp phần ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm nên đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ này. Cũng có Thẩm phán cho rằng việc đưa một người tai nạn vào bệnh viện là trách nhiệm của bất cứ người nào, nhất là người gây tai nạn phải đưa nạn nhân đi cấp cứu là trách nhiệm đương nhiên nên không thể coi là tình tiết giảm nhẹ. Cũng có ý kiến cho rằng chỉ được áp dụng tình tiết này nếu hành động của người phạm tội thực sự có tác dụng ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm. Ví dụ vụ án Trương Văn D phạm tội "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Trong vụ án này, D không có giấy phép lái xe, đi lấn đường gây tai nạn cho ông Bằng. Sau khi xảy ra tai nạn, D đã đưa ông Bằng cấp cứu nhưng ông Bằng đã chết trên đường đi đến bệnh viện. Tòa án đã áp dụng điểm a khoản 1 Điều 46 làm một trong những tình tiết giảm nhẹ để cho D hưởng án treo. Theo quan điểm của chúng tôi, tuy việc gây tai nạn lỗi hoàn toàn thuộc về D, hành động đưa nạn nhân đi cấp cứu là trách nhiệm đương nhiên của D nhưng nếu hành động đó có tác dụng nạn nhân được cấp cứu kịp thời thì D được hưởng tình tiết giảm nhẹ này. Trong trường hợp nạn nhân đã chết trên đường đến bệnh viện nên D không được hưởng tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. "Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả" cũng là tình tiết được sử dụng nhiều trên thực tế nhưng vẫn còn 65
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhiều tranh luận về việc xác định tình tiết này cũng như mức độ của việc sửa chữa, bồi thường đến đâu thì mới được áp dụng. Trên thực tế có nhiều vụ trước khi xét xử gia đình bị cáo có bồi thường cho người bị hại không đáng kể so với thiệt hại xảy ra nhưng gia đình người bị hại không nhận nhưng bản án sơ thẩm vẫn áp dụng điểm b khoản 1 Điều 46 để cho bị cáo hưởng án treo. Ví dụ vụ án Nguyễn Minh T dùng dao phay và gạch ba banh vỡ đánh vào đầu, vùng mạn sườn, tay trái anh Du gây thương tích cho anh Du với tỷ lệ thương tật 30% tạm thời. Sau khi gây thương tích, T đã bồi thường cho anh Du 01 triệu đồng nhưng anh Du không nhận. T đã đem số tiền đó nộp tại cơ quan công an. Tòa án đã phạt T 30 tháng tù và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ là điểm b, p khoản 1 Điều 46 làm căn cứ cho T hưởng án treo là chưa nghiêm, không tương xứng tính chất hành vi bị cáo thực hiện. Qua thực tiễn áp dụng tình tiết giảm nhẹ này đa số các ý kiến cho rằng việc sửa chữa, bồi thường đó phải khắc phục được hoàn toàn hoặc hầu hết hậu quả thiệt hại do tội phạm gây ra. Về tình tiết "phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra" câu hỏi được đặt ra trên thực tế đòi hỏi người áp dụng phải trả lời là hoàn cảnh như thế nào được coi là đặc biệt khó khăn? Có bản án coi hoàn cảnh gia đình bị cáo nghèo, đông còn là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dẫn bị cáo vào con đường trộm cắp, trong khi những gia đình khác sống quanh gia đình bị cáo cũng có hoàn cảnh tương tự. Việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp này là không có tính thuyết phục, không đúng. Về tình tiết "phạm tội mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn", luật không quy định giới hạn nào để Tòa án xác định là phạm tội gây thiệt hại không lớn. Do vậy, có trường hợp áp dụng tình tiết này chưa đúng và không thống nhất giữa các Tòa. Hiện nay có Tòa án áp dụng tình tiết này cho bị cáo khi giá trị tài sản chiếm đoạt hoặc tỷ lệ thương tật của người bị hại (trong vụ án gây thương tích) dưới định lượng quy định của khoản 1 điều luật 66
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tương ứng (bị truy tố do nhân thân có tiền án, tiền sự, gây hậu quả nghiêm trọng khác hoặc do có tình tiết khác mà không phải là định lượng cấu thành cơ bản của tội phạm về giá trị chiếm đoạt, tỷ lệ thương tật) hoặc giá trị tài sản chiếm đoạt, thiệt hại khác có định lượng ở khoản 1 nhưng bị truy tố, xét xử ở khoản 2,3 của điều luật tương ứng (theo tình tiết định khung khác, không phải về giá trị tài sản hay tỷ lệ thương tật). Về tình tiết "phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng" đòi hỏi phải có hai điều kiện là phạm tội lần đầu và phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Trên thực tế phạm tội lần đầu thường được hiểu là chưa có tiền án còn phạm tội thuộc trường ít nghiêm trọng thường được hiểu là phạm tội ít nghiêm trọng. Tuy nhiên có vụ án áp dụng không chính xác tình tiết này như vụ Nguyễn Đức L bị xử về tội "môi giới mại dâm". Khoảng 21 giờ 00 phút ngày 14.8.2012, tại quán cà phê Quỳnh Anh, ở thôn Q, xã T, huyện G, tỉnh Hải Dương, Nguyễn Đức L đã có hành vi dẫn dắt cho chị Ma Thị L bán dâm cho Phạm Văn A với giá 250.000đ /lượt cả tiền phòng và L đã nhận của Phạm Văn A tiền mua dâm là 250.000đồng. Đến 21 giờ 55 phút cùng ngày 14.8.2012, khi Ma Thị L đang bán dâm cho khách thì bị cơ quan CSĐT Công an huyện G phát hiện, thu giữ vật chứng. Hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Đức L đã đủ yếu tố cấu thành tội: "Môi giới mại dâm". Hội đồng xét xử áp dụng điểm h khoản 1 Điều 46 cho bị cáo hưởng án treo là không thỏa đáng [27]. Về tình tiết "người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải" được áp dụng phổ biến trong các bản án cho người phạm tội hưởng án treo. Việc thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải của người phạm tội rất có ý nghĩa khi xem xét cho người phạm tội hưởng án treo vì nó thể hiện khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội ngay trong môi trường xã hội mà không cần thiết phải cách ly người phạm tội. Tuy nhiên, trên thực tế đôi khi Tòa án cũng lạm dụng việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ này, đó là nhiều trường hợp trong quá trình điều tra, truy tố và xét hỏi tại phiên tòa người phạm tội luôn quanh co 67
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chối tội, khi hội đồng xét xử đưa ra đầy đủ những chứng cứ chứng minh tội phạm, bị cáo biết không thể chối cãi nên mới nhận tội và cố tỏ ra thành khẩn và ăn năn. Hội đồng xét xử lại áp dụng tình tiết giảm nhẹ này cho bị cáo. Theo chúng tôi, trong trường hợp này việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ "người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải" là không xác đáng vì hành động của bị cáo mang tính đối phó, không thể hiện khả năng tự cải tạo của bị cáo. Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn trước đây không quy định nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ đồng thời có nhiều tình tiết tăng nặng thì có thể được Tòa án xem xét cho hưởng án treo hay không. Tại thời điểm xét xử thì theo Nghị quyết 01/2007 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao quy định: Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên. Nhưng trên thực tế có Tòa không áp dụng đúng quy định này. Đó là vụ Nguyễn Văn B, sinh năm 1968; Phạm Đăng T, sinh năm 1974, Vũ Văn C, sinh năm 1983 cùng đồng bọn, đều chưa có tiền án, tiền sự. Trong thời gian từ tháng 4.2011 đến tháng 12.2011, Bạo cùng T, C và đồng bọn thực hiện hành vi thay bộ số có hằng số 1.750 vòng/kwh và 450 vòng/kwh vào các công tơ điện do điện lực các huyện TM, BG, GL quản lý, làm sai tỷ số truyền, dẫn đến chỉ số tiêu thụ điện năng hiển thị bộ số công tơ giảm đi nhằm chiếm đoạt điện năng. Tổng sản lượng B chiếm đoạt là 15.171 trị giá 22.433.420 đồng. Phạm Đăng T chiếm đoạt 4.925kwh trị giá 6.170.533 đồng và giúp sức cho B, S chiếm đoạt 1.731 kwh trị giá 2.169.000 đồng; giúp sức cho B, Th chiếm đoạt 149kwh trị giá 208.883 đồng. Tổng trị giá tài sản bị cáo chiếm đoạt là 8.548.604 đồng. Vũ Văn C chiếm đoạt 1.565kwh trị giá 1.960.311 đồng và giúp sức cho T, B chiếm đoạt 4.925 kwh trị giá 6.170.533 đồng. Tổng trị giá tài sản bị cáo chiếm đoạt là 8.130.844 đồng. 68