SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÙI DANH ĐẠI
CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÙI DANH ĐẠI
CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KHẮC HẢI
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Bùi Danh Đại
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ........................ 8
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỘI XÂM
PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ............. 8
1.1.1. Khái niệm các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ...... 8
1.1.2. Đặc điểm của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ....11
1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ .......................19
1.2.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trƣớc pháp
điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 ............19
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trƣớc khi
pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.........26
1.3. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
ĐƢỜNG BỘ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ
NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI...................................................................32
1.3.1. Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức..........................................32
1.3.2. Bộ luật hình sự Liên bang Nga ..........................................................37
1.3.3. Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa................................42
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ
CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG.........................................................45
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC
TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
ĐƢỜNG BỘ.......................................................................................45
2.1.1. Tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự) ................................................45
2.1.2. Tội cản trở giao thông đƣờng bộ (Điều 203 Bộ luật hình sự)............52
2.1.3. Tội đƣa vào sử dụng các phƣơng tiện giao thông không bảo đảm
an toàn giao thông đƣờng bộ (Điều 204 Bộ luật hình sự)..................54
2.1.4. Tội điều động hoặc giao cho ngƣời không đủ điều kiện điều khiển
các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ (Điều 205 Bộ luật hình sự).........57
2.1.5. Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206 Bộ luật hình sự)...................60
2.1.6. Tội đua xe trái phép (Điều 207 Bộ luật hình sự) ...............................62
2.2. TÌNH HÌNH XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN GIAO
THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG.............64
2.3. MỘT SỐ TỒN TẠI, VƢỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN XÉT
XỬ VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN .......................................71
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
BẢO ĐẢM THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ..........................................................82
3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ.............................................................82
3.1.1. Sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội dẫn đến sự cần thiết
phải sửa đổi bổ sung các quy định các tội phạm xâm phạm trật
tự an toàn giao thông.........................................................................82
3.1.2. Sự cần thiết phải sửa đổi các quy định hiện hành của Luật hình
sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ........85
3.1.3. Những định hƣớng cơ bản sửa đổi, bổ sung các quy định của
Bộ luật hình sự về các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao
thông đƣờng bộ..................................................................................86
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ........................................88
3.2.1. Những đánh giá chung ......................................................................88
3.2.2. Nội dung kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định của Bộ luật
hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
đƣờng bộ.............................................................................................95
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH CÁC QUY
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ...................100
3.3.1. Tăng cƣờng hƣớng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật hình
sự về các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ và hoàn
thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực
giao thông đƣờng bộ.........................................................................101
3.3.2. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,
nâng cao ý thức pháp luật trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ........104
3.3.3. Tổ chức có hệ thống điều khiển hoạt động giao thông đƣờng bộ,
quản lý phƣơng tiện giao thông, đăng ký phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ, cấp giấy phép lái xe .........................................................105
3.3.4. Tăng cƣờng công tác tuần tra, giám sát và xử lý kịp thời mọi vi
phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, xét xử nghiêm minh và kịp
thời các vụ án trong lĩnh vực này.....................................................107
3.3.5. Tăng cƣờng công tác giáo dục pháp luật cho các cán bộ làm
công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật liên quan đến xử
lý các vụ xâm phạm trật tự an toàn giao thông..............................109
KẾT LUẬN..................................................................................................111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................114
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
HĐXX: Hội đồng xét xử
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Tổng số vụ án, tổng số bị cáo đƣa ra xét xử và hình
phạt, nhân thân ngƣời phạm tội về tội vi phạm quy
định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ
trong thời gian 05 năm (2010 - 2014) trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông 65
Bảng 2.2. Tổng số vụ án, tổng số bị cáo đƣa ra xét xử và hình
phạt, nhân thân ngƣời phạm tội về tội điều động hoặc
giao cho ngƣời không đủ điều kiện điều khiển các
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trong thời gian 05
năm (2010 - 2014) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 68
Bảng 2.3. Tổng số vụ án, tổng số bị cáo đƣa ra xét xử và hình
phạt, nhân thân ngƣời phạm tội về tội cản trở giao thông
đƣờng bộ trong thời gian 05 năm (2010 - 2014) trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông 69
Bảng 2.4. Tổng số vụ án, tổng số bị cáo đƣa ra xét xử và hình
phạt, nhân thân ngƣời phạm tội về tội đƣa vào sử
dụng các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ không bảo
đảm an toàn trong thời gian 05 năm (2010 - 2014)
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 70
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển hoạt động giao thông vận tải thì tình hình các tội
xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ và tình hình tai nạn giao thông đƣờng
bộ trong những năm gần đây trên cả nƣớc nói chung và tại địa bàn tỉnh Đắk
Nông nói riêng cũng tăng rất nhanh về cả số lƣợng vụ việc và mức độ nghiêm
trọng đã gây ra những hậu quả lớn về ngƣời và tài sản, làm ảnh hƣởng không
nhỏ đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Trƣớc thực trạng này, Nhà nƣớc, xã hội và các cơ quan chức năng trong
cả nƣớc nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng đã tiến hành nhiều giải pháp
đồng bộ, quyết liệt và liên tục để ngăn chặn và phòng, chống vi phạm và tội
phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đƣờng bộ. Tuy nhiên, một trong
những nguyên nhân phát sinh là sự gia tăng tính chất và mức độ của hành vi
vi phạm nói chung, các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ nói riêng
nhƣ: phóng nhanh, vƣợt ẩu, cẩu thả khi thực hiện các quy định khác về an
toàn trong điều khiển phƣơng tiện nhƣng không có giấy phép hoặc không có
bằng lái theo quy định, trong khi say rƣợu hoặc không chấp hành hiệu lệnh
của ngƣời đang làm nhiệm vụ điều khiển giao thông... gây ra hậu quả nghiêm
trọng về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản cho ngƣời khác. Ngoài ra lý do về
mặt địa lý và địa hình cũng góp phần nào tạo ra thực trạng trên bởi Đắk
Nông là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, Phía Bắc và
Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng,
phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Tây giáp Vƣơng Quốc
Campuchia. Mạng lƣới giao thông của tỉnh Đắk Nông chủ yếu là đƣờng bộ,
với 3 tuyến quốc lộ có tổng chiều dài là 310 km, phần lớn đã đƣợc trải nhựa,
còn 89,5km là đƣờng cấp phối.
2
Trƣớc diễn biến ngày càng phức tạp của tai nạn giao thông đƣờng bộ
hiện nay, các cấp, các ngành đã nghiên cứu, xác định các nguyên nhân dẫn đến
tình trạng tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng, phức tạp. Một trong các
nguyên nhân đƣợc xác định đó là do việc xử lý hành vi vi phạm các quy định
về an toàn giao thông đƣờng bộ gây hậu quả nghiêm trọng chƣa đƣợc xử lý
nghiêm minh triệt để. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan khác nhau, trong đó một trong những nguyên nhân quan trọng là quy định
của pháp luật hình sự chƣa đảm bảo để xử lí triệt để, có hiệu quả và quan điểm
xử lý đối với loại tội phạm này chƣa rõ ràng dẫn đến tỉ lệ truy tố, xét xử các tội
phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ còn thấp.
Vì vậy, để góp phần ngăn chặn, phòng ngừa và giảm bớt vi phạm pháp
luật và các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, bảo đảm an ninh
trật tự, an toàn xã hội, an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân,
việc nghiên cứu và làm sáng tỏ khái niệm và những dấu hiệu pháp lý hình sự
của các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, nghiên cứu so sánh với
Bộ luật hình sự một số nƣớc trên thế giới và đánh giá thực tiễn xét xử các tội
phạm này trong thời gian 05 năm (2010 - 2014) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
để thực hiện mục đích trên có ý nghĩa chính trị - xã hội và lý luận - thực tiễn
quan trọng. Đây cũng là lý do để tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Các tội
xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông)” làm đề tài luận văn
thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Dƣới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua việc nghiên cứu về
các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ ở các mức độ khác nhau, trực
tiếp và gián tiếp đã có một số công trình nghiên cứu đƣợc công bố, đồng thời
thể hiện trên ba bình diện - luận văn, luận án, sách chuyên khảo, tham khảo,
3
bình luận, cũng nhƣ giáo trình dành cho hệ đại học và một số bài viết bình
luận án nhƣ:
* Nhóm thứ nhất (các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ luật học) bao
gồm: 1) Bùi Kiến Quốc, Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội,
Luận án tiến sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2001; 2) Ngô Huy
Ngọc, Những biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao
thông đường bộ tại thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội, 1996; 3) Phan Huy Thái, Điều tra các vụ án vi phạm các quy
định về an toàn giao thông vận tải đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội -
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Cảnh
sát nhân dân, Hà Nội, 1998; 4) Nguyễn Đắc Dũng, Tội vi phạm các quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong luật hình sự Việt Nam (trên
cơ sở thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh), Luận văn thạc sĩ luật học,
2011 và; 5) Nguyễn Ngọc Anh, Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012;
Trần Văn Thảo, Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình
sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bình Phƣớc) Luận
văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013 v.v...
* Nhóm thứ hai (các sách chuyên khảo, tham khảo) bao gồm: 1) ThS.
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự - Phần các tội
phạm, Tập VI - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; 2) ThS. Hoàng Đình Ban, Hoạt động phòng
ngừa tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, 2008; 3) TS. Trần Minh Hƣởng, Các tội xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà
Nội, 2002; 4) TS. Nguyễn Đức Mai, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn
4
công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; v.v...
* Nhóm thứ ba (giáo trình, đề tài, bài viết) bao gồm: 1) GS.TS. Đỗ Ngọc
Quang, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng,
Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), GS.
TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 (tái bản năm
2007); 2) GS. TS. Võ Khánh Vinh, Chương X - Các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(Phần các tội phạm), GS. TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, 2001; 3) GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Chương XXV - Các tội xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật hình
sự Việt Nam (Tập II) do GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, 2010; 4) TS. Phạm Văn Beo, Bài 10 - Các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Luật hình sự Việt Nam (Quyển
2 - Phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010; 5) TS. Cao Thị
Oanh (chủ biên), Chương X - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010; v.v...
Ngoài ra, năm 2004 có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trƣờng (Đại học
Luật Hà Nội) của TS. Trƣơng Quang Vinh (chủ trì): Tội tổ chức đua xe trái
phép, tội đua xe trái phép và đấu tranh phòng, chống các tội này trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Tiếp đến là một số bài viết đi sâu vào tranh luận tội danh
cụ thể, xác định lỗi của tội phạm này nhƣ: 1) ThS. Lê Văn Luật, Xác định lỗi
trong các vụ án tai nạn giao thông, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/2005; 2)
ThS. Huỳnh Quốc Hùng, Một số vấn đề về định tội và định khung tăng nặng
trong các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2007; v.v...
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy một số công
5
trình có phạm vi nghiên cứu rộng, các tội xâm phạm an toàn giao thông
đƣờng bộ chỉ đƣợc đề cập riêng rẽ từng tội bằng bình luận những dấu hiệu
pháp lý hình sự và hình phạt hoặc chỉ xem xét dƣới góc độ tội phạm học -
phòng ngừa cả nhóm tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, trong khi đó, chƣa có công
trình khoa học nào ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học đề cập đến cả nhóm
tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ trên một địa bàn cụ thể là tỉnh
Đắk Nông. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy định của
Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ,
cũng nhƣ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng luôn có ý nghĩa về
lý luận và thực tiễn, đặc biệt phục vụ trực tiếp yêu cầu chính trị - xã hội và
đấu tranh phòng, chống các tội phạm đã nêu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Mục đích của luận văn là nghiên cứu bổ sung góp phần hoàn thiện
quy định của pháp luật mà đặc biệt là Bộ luật hình sự và đƣa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự trong xử lý các tội xâm
phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn tập trung vào những đối tƣợng
nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
+ Khái niệm và những dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội xâm phạm
trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ
+ Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các tội xâm phạm trật
tự an toàn giao thông đƣờng bộ trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ.
+ Nghiên cứu cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm trật tự an toàn
giao thông đƣờng bộ trong Bộ luật hình sự hiện hành.
6
+ Nghiên cứu so sánh với Bộ luật hình sự một số nƣớc trên thế giới về
các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: phân tích, đánh giá thực tiễn xét xử
các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ giai đoạn 2010-2014
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những chủ trƣơng, đƣờng lối, chính
sách hình sự của Đảng, Nhà nƣớc ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm,
cũng nhƣ trong việc bảo vệ an toàn, trật tự xã hội.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của khoa học luật hình
sự nhƣ: phân tích, tổng hợp, so sánh, phân tích quy phạm pháp luật, khảo sát
thực tiễn, điều tra án điển hình... để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình
sự và luận chứng các vấn đề cần nghiên cứu trong luận văn này.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lí luận
Luận văn đƣợc hình thành trên cơ sở khái quát lí luận và đánh giá thực
tiễn áp dụng pháp luật xử lý các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
đƣơng bộ trong thời gian qua, nên kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện
cơ sở pháp lý và làm rõ các nội dung của các tội xâm phạm trật tự an toàn
giao thông đƣơng bộ trong giai đoạn hiện nay. Luận văn là một tài liệu tham
khảo dùng cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy học tập chuyên ngành luật hình
sự trong các cơ sở đào tạo pháp luật.
7
- Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp nêu trong luận văn là một kênh tham khảo hữu ích cho
các cơ quan tiến hành tố tụng, mà đặc biệt là tòa án, áp dụng trong thực tiễn
xử lý các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ.
Bên cạnh đó, luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục
vụ nghiên cứu và học tập môn học Luật hình sự. Một số đề xuất, kiến nghị
của luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập
pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan đến
các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, qua đó góp phần nâng cao
hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội này hiện nay và sắp tới ở địa
bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng và cả nƣớc nói chung.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án đƣợc chia thành 3 chƣơng.
Chương 1: Một số vấn đề chung về các tội xâm phạm trật tự an toàn
giao thông đƣờng bộ.
Chương 2: Thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử
các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên
địa bản tỉnh Đắk Nông.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thi hành
các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội xâm
phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ.
8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
1.1.1. Khái niệm các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
đường bộ
Trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là trạng thái trật tự, an toàn, thông
suốt, thuận lợi trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ theo quy định của pháp
luật đƣợc mọi ngƣời thực hiện nghiêm chỉnh nhằm hạn chế thấp nhất tai nạn
giao thôn đƣờng bộ, gây thiệt hại về ngƣời và tài sản. Về mặt bản chất, thì vi
phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ chính là những hành vi làm cho trật
tự giao thông bị biến dạng, bị phá vỡ, đặt tính mạng, sức khỏe của con ngƣời
và tải sản vào tình trạng bị thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Về hình thức, vi
phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là trái với qui định trong Luật giao
thông đƣờng bộ năm 2008 và các văn bản pháp luật khác về giao thông vận
tải đƣờng bộ. Các hành vi vi phạm này rất đa dạng, bao gồm các hành vi sau:
1) Các hành vi vi phạm qui tắc giao thông đƣờng bộ của ngƣời điều khiển
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ; 2) Các hành vi vi phạm qui định về phƣơng
tiện tham gia giao thông đƣờng bộ; 3) Các hành vi vi phạm qui định về ngƣời
điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông; 4) Các hành vi vi phạm qui định
về vận tải đƣờng bộ; 5) Các hành vi vi phạm khác có liên quan đến giao thông
đƣờng bộ. Những hành vi này xâm phạm đến an toàn công cộng – an toàn về
tính mạng và tài sản của công dân và xã hội tai những khu vực hoạt động,
sinh hoạt đông ngƣời. Sự an toàn này là nhu cầu cần thiết của xã hội và là tiền
đề quan trọng cho việc xây dựng xã hội văn minh [18, tr.196].
9
Ngay từ khi giành đƣợc chính quyền, Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan
tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng bằng
việc ra một số văn bản nhƣ: Điều lệ tạm thời số 329-CP ngày 17/9/1954 của
Thủ tƣớng Chính phủ về việc quản lý các loại vũ khí; Nghị định số 23-CP
ngày 24/02/1973 của Hội đồng Chính phủ về việc tàng trữ và sử dụng vật liệu
nổ... góp phần tạo ra môi trƣờng xã hội lành mạnh, ổn định, bảo đảm nền tảng
vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống của nhân dân. Vì
vậy, hiện nay, để tiếp tục bảo đảm tốt công tác giữ gìn an toàn công cộng, trật
tự công cộng ở nƣớc ta, đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc ta phải không ngừng đầu
tƣ cơ sở, vật chất kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, đáp
ứng đòi hỏi của thực tiễn. Quá trình giữ gìn bảo đảm an toàn công cộng, trật
tự công cộng cũng chính là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản và nhiều
quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.
Vi phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là những hành vi vi
phạm pháp luật, những hành vi vi phạm đó có nhiều loại khác nhau, gây ra
thiệt hại ở những mức độ khác nhau. Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP
ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ và Bộ luật hình sự (BLHS) năm
1999 thì các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ có thể bị
xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Những hành vi vi phạm
trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ cho dù ngƣời thực hiện có lỗi vô ý hay
cố ý, song nếu nó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội đến mức
"đáng kể" thì ngƣời thực hiện hành vi đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về một trong các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ đƣợc quy
định từ Điều 202 đến 207 trong BLHS 1999.
Tuy nhiên, không phải mọi hành vi xâm phạm an toàn công cộng, trật
tự công cộng đều bị xử lý hình sự, việc xử lý phải trên cơ sở giáo dục, thuyết
phục mọi công dân có ý thức chấp hành, nhắc nhở, cảnh cáo, xử lý hành
10
chính, chúng ta chỉ xử lý hình sự đối với những trƣờng hợp hành vi nguy
hiểm cho xã hội ở mức độ đáng kể hay gây hậu quả nghiêm trọng cho xã
hội. Vì vậy, ranh giới xác định vấn đề trách nhiệm hình sự với các trách
nhiệm pháp lý khác (dân sự, hành chính...) đƣợc phân định rõ ràng trên cơ
sở tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hậu quả tác
hại mối quan hệ xã hội bị xâm hại, cũng nhƣ thái độ của ngƣời thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội. Thực tế cho thấy các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng nói chung và các tội xâm phạm trật tự an toàn
giao thông đƣờng bộ đã gây ra những thiệt hại không nhỏ về tài sản và tính
mạng, sức khỏe của công dân, ảnh hƣởng đến trật tự ở những nơi công cộng,
đến hoạt động chung của xã hội.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh:
Nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, đồng thời xử
lý nghiêm các vi phạm pháp luật giao thông. Tăng cƣờng hạ tầng kỹ
thuật, phƣơng tiện giao thông công cộng, năng lực tổ chức giao
thông; thực hiện phƣơng án điều tiết hợp lý cơ cấu và quản lý chất
lƣợng các phƣơng tiện giao thông để giảm tới mức thấp nhất tai nạn
giao thông [19, tr.223-233]; v.v...
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giữ gìn an toàn, trật tự công cộng
trong đời sống xã hội, trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, hệ thống văn
bản pháp luật, Bộ luật hình sự đã quy định Chƣơng "Các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng" để bảo vệ các lợi ích trên, xử lý các hành
vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao, qua đó bảo đảm mọi sinh hoạt, vui
chơi, giải trí, hoạt động công cộng đƣợc an toàn, ổn định và tuân thủ các quy
tắc xã hội và quy tắc của pháp luật. Vì vậy, tôn trọng và bảo vệ "an toàn công
cộng, trật tự công cộng" là “một trong những thƣớc đo, tiêu chí để đánh giá
sự ổn định của xã hội, đánh giá sức mạnh của các cơ quan bảo vệ pháp luật,
11
khả năng quản lý của các cơ quan, tổ chức, đồng thời nó cũng đánh giá đƣợc
ý thức pháp luật, văn minh pháp lý của công dân” [20, tr.439].
Những quan hệ xã hội luật hình sự bảo vệ mà các tội xâm phạm trật tự
an toàn giao thông đƣờng bộ xâm phạm đến, cùng với các khách thể khác, là
một trong những khách thể quan trọng đƣợc Bộ luật hình sự Việt Nam bảo vệ,
tôn trọng và bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến nhóm khách thể này đều bị xử
lý theo các quy định về những tội phạm tƣơng ứng của Bộ luật hình sự.
Do vậy, dƣới góc độ khoa học luật hình sự, theo chúng tôi khái niệm
các tội phạm đang đề cập có thể định nghĩa nhƣ sau:
Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các quy định của Nhà nước
về trật tự an toàn giao thông đường bộ, an toàn công cộng, trật tự công
cộng, gây ra những thiệt hại đáng kể về tính mạng, sức khỏe của con
người, thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của tổ chức, của công dân, và qua
đó xâm phạm đến sự ổn định nơi công cộng và xã hội, được thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
1.1.2. Đặc điểm của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
đường bộ
Theo khái niệm ở trên, mặc dù tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao
thông đƣờng bộ là một nhóm tội phạm cụ thể có sự khác nhau về hành vi, về đối
tƣợng xâm hại, về lỗi... song về cơ bản chúng có cấu thành chung nhƣ sau:
- Về khách thể của tội phạm
Các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trƣớc hết
xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trên lĩnh vực giao thông đƣờng bộ
và đảm bảo trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Tuy nhiên, bên cạnh việc
trực tiếp xâm hại đến các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông
12
đƣờng bộ, tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trong
nhiều trƣờng hợp còn trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con ngƣời;
tài sản của nhà nƣớc, của tổ chức và công dân. Vì vậy, việc quy định các tội
xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trong BLHS
không chỉ nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ nói riêng, an
toàn giao thông, an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung mà còn nhằm
mục đích bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, tài sản của nhà nƣớc, của
các tổ chức và của công dân. Giữ gìn trật tự an toàn công cộng (trong đó có
trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ) là một bộ phận quan trọng của hoạt động
quản lý xã hội, là một trong những chức năng cơ bản của nhà nƣớc Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời cũng là nghĩa vụ của công dân. Để giữ
gìn trật tự an toàn công cộng cần phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các biện
pháp hành chính, kinh tế, thuyết phục, giáo dục và cƣỡng chế trong đó luật
hình sự giữ vai trò hết sức quan trọng. Việc BLHS qui định các tội xâm phạm
quy định về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ tại các Điều 202, 203, 204,
205, 206, 207 trƣớc hết là nhằm bảo vệ trật tự an toàn giao thông, đảm bảo
cho hoạt động giao thông đƣờng bộ diễn ra an toàn, thông suốt, thuận lợi...
phục vụ tốt cho việc xây dựng phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất; xây dựng
phát triển văn hóa; củng cố và tăng cƣờng quốc phòng, an ninh; mở rộng quan
hệ hợp tác đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc... Tuy nhiên, cũng cần phải thấy
rằng, giữ gìn trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ cũng chính là bảo đảm sự an
toàn về tính mạng, sức khỏe không phải chỉ của một ngƣời mà là của tất cả
mọi ngƣời, sự an toàn về tài sản của nhà nƣớc, các tổ chức và công dân nói
chung. Vì vậy có thể khẳng định rằng, khách thể cùng loại của nhóm tội phạm
xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là các quan hệ xã
hội hết sức quan trọng: đó là trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ, tính mạng,
sức khỏe của công dân, tài sản của nhà nƣớc, của tổ chức và sự phát triển của
13
đất nƣớc nói chung. Căn cứ vào khách thể bị xâm hại và các đặc điểm pháp lý
của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ thì khách thể loại
của nhóm tội phạm này xâm phạm đến những quy định về an toàn công cộng.
Những quy định về an toàn công cộng rất đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội bao gồm những quy định, điều lệ, nội quy… (những
quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa) v.v… ở những nơi công cộng trên
các lĩnh vực giao thông đƣờng bộ… những quy định này nhằm đảm bảo an
toàn tài sản của Nhà nƣớc, của tổ chức, an toàn về tính mạng và tài sản của
công dân [21, tr.433].
• Về mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của nhóm tội phạm này là các hành vi vi phạm
các qui định của nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Các hành
vi vi phạm này đƣợc thể hiện cả dƣới dạng hành động phạm tội và không
hành động phạm tội nhƣng chủ yếu là hành động phạm tội. Trong đó một
số tội chỉ có thể thực hiện dƣới dạng hành động phạm tội, nhƣ tội đƣa vào
sử dụng các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ không bảo đảm an toàn, tội
điều động hoặc giao cho ngƣời không đủ điều kiện điều khiển các phƣơng
tiện giao thông đƣờng bộ.
Các dạng vi phạm cụ thể của nhóm tội phạm xâm phạm trật tự an toàn
giao thông đƣờng bộ bao gồm:
+ Vi phạm các qui định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ
là những hành vi vi phạm các qui định nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động
của các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ: chở hàng hóa cồng kềnh, chằng
buộc hàng hóa không đúng qui định, quay xe, rẽ phải, rẽ trái, tránh vƣợt sai
qui định, chạy quá tốc độ...
+ Vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông liên
quan đến kết cấu hạ tầng đƣờng bộ gồm các hành vi cản trở giao thông:
14
đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đƣờng bộ, đặt trái phép
chƣớng ngại vật cản trở giao thông đƣờng bộ. Tháo dỡ, di chuyển trái
phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, các thiết bị trật
tự an toàn giao thông đƣờng bộ...
+ Vi phạm các qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ thể hiện bằng việc đƣa vào sử dụng các phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ không đủ điều kiện an toàn nhƣ hỏng bộ phận chuyển động, hỏng
tay lái, hỏng phanh, hỏng gầm, lốp xe... đã mòn quá quy định, hệ thống đèn
chiếu sáng, đèn báo hãm, đèn báo hiệu các loại không đạt tiêu chuẩn, hệ thống
chuyển hƣớng không có hiệu lực, bánh lốp không đúng kích cỡ, tiêu chuẩn kỹ
thuật và áp lực hơi theo quy định cho từng loại xe.... Cho phép các chủ
phƣơng tiện sử dụng các phƣơng tiện giao thông vận tải đƣờng bộ không đảm
bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết, hành vi này thƣờng là của những ngƣời
có thẩm quyền cho phép các chủ phƣơng tiện sử dụng các phƣơng tiện giao
thông vận tải, nhƣ cán bộ cơ quan đăng kiểm.... Điều động các phƣơng tiện
giao thông vận tải đƣờng bộ không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật tham gia
vào các hoạt động giao thông.
+ Hành vi vi phạm điều kiện của ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao
thông đƣờng bộ. Hành vi đƣợc biểu hiện ở việc điều động hoặc giao cho
ngƣời không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không có đủ điều kiện khác
nhƣ điều kiện về sức khoẻ, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn.v.v... vào điều
khiển phƣơng tiện giao thông hoặc điều động ngƣời say rƣợu hoặc dùng các
chất kích thích khác điều khiển các phƣơng tiện giao thông vận tải đƣờng bộ.
+ Hành vi gây rối trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ bằng phƣơng tiện
giao thông cơ giới thể hiện bằng các hành vi: tổ chức đua xe hoặc đua xe mô
tô, ô tô hoặc các loại xe có gắn động cơ khác (công nông, máy cày, máy
kéo...) trái phép.
15
Về hậu quả tác hại: Hầu hết các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn
giao thông đều có cấu thành vật chất vì vậy, hậu quả tác hại cho xã hội là dấu
hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm. Các tội phạm quy định tại các Điều 202,
Điều 203, Điều 204, Điều 205 điều là gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của ngƣời khác.
Đối với tội đua xe trái phép quy định tại Điều 206 thì hậu quả là gây
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho ngƣời khác. Nếu chƣa gây ra
thiệt hại nhƣng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này, chƣa đƣợc xoá án tích.
Các thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng sức khỏe hoặc tài sản
thiệt hại sức khỏe hoặc tài sản phải có mối quan hệ nhân quả với các hành vi
vi phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Điều này đổi hỏi phải xác định
đƣợc những thiết hại đó có nguyên nhân trực tiếp từ việc vi phạm trật tự, an
toàn giao thông đƣờng bộ.
Đối với tội tổ chức đua xe trái phép quy định tại Điều 207 là tội có cấu
thành hình thức nên chỉ cần có hành vi tổ chức đua xe nhƣ khởi xƣớng việc
đua xe, xúi giục, kích động, lôi kéo, tập hợp các tay đua, tuyển chọn các tay
đua; đƣa ra một số các qui định về tính chất, hình thức đua cũng nhƣ giải
thƣởng; bố trí thời gian, địa điểm tập kết, đƣờng đua; chuẩn bị chƣơng trình,
kế hoạch đua xe cũng nhƣ để đối phó với các cơ quan chức năng.v.v... là tội
phạm hoàn thành mà không cần gây ra hậu quả, tác hại cho xã hội.
• Về mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ
thƣờng đƣợc thực hiện với lỗi vô ý thể hiện dƣới cả hai dạng là vô ý vì quá tự
tin và vô ý vì cẩu thả. Ngƣời phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, tin
rằng hậu quả không xảy ra hoặc xảy ra nhƣng có thể ngăn ngừa đƣợc. Chính
vì do tự tin hoặc do cẩu thả trong khi thực hiện hành vi mà đã để xảy ra hậu
quả nghiêm trọng cho xã hội [22, tr.497].
16
Vô ý vì quá tự tin thể hiện ở chỗ: về lý trí, ngƣời phạm tội nhân thức
đƣợc hành vi của mình vi phạm các quy đinh về trật tự an toàn giao thông
đƣờng bộ, những hành vi đó là nguy hiểm và có thể gây ra hậu quả cho xã
hội. Nhƣng họ tin vào khả năng điều khiển, xử lý của mình và các điều kiện
khách quan khác nên cho rằng hậu quả sẽ không xảy ta. Về ý chí, họ không
mong muốn cho hậu quả xảy ra, cũng không bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Nhƣng kết quả là hậu quả đã xảy ra ngoài ý muốn của họ
Vô ý vì cẩu thả thể hiện ở chỗ, khi thực hiện các hành vi vi phạm trật tự
an toàn giao thông, họ không biết là mình vi phạm do không quan sát, không
chú ý, thực hiện các hành vi không đúng quy tắc an toàn thể hiện sự bất cẩn,
cẩu thả, mặc dù khi tham gia giao thông, khi thực hiện các hành vi liên quan
đến giao thông đƣờng bộ, họ buộc phải biết và phải thực hiện các quy tắc an
toàn giao thông nên đã gây thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng
về sức khỏe, tài sản của ngƣời khác.
Riêng hai tội: Đua xe trái phép và tổ chức đua xe trái phép quy định tại
Điều 206 và Điều 207 đƣợc thực hiện bằng lỗi cố ý mà cụ thể là cố ý trực tiếp
thẻ hiện ở chỗ, những ngƣời thực hiện hành vi tổ chức đua xe hoặc đua xe trái
phép đều nhận thức đƣợc rằng hành vi đua xe không đƣợc cho phép của cơ
quan có thẩm quyền bị pháp luật cấm. Họ biết đƣợc cuộc đua xe do họ tổ
chức hay tham gia không có giấy phép nhƣng họ vẫn mong muốn thực hiện.
Về động cơ phạm tội, đối với tội tổ chức đua xe trái phép, và đua xe
trái phép có nhiều động cơ, mục đích khác nhau nhƣ vụ lợi, lấy số má, danh
tiếng giang hồ, quy tụ băng nhóm... nhƣng không là yếu tố bắt buộc trong cấu
thành tội phạm.
• Về chủ thể tội phạm
Chủ thể của đa số các tội phạm cùng nhóm xâm phạm quy định về trật
tự an toàn giao thông đƣờng bộ phải là ngƣời có đủ năng lực trách nhiệm hình
17
sự và từ đủ 16 tuổi trở lên vì các tội phạm quy định tại các điều 202, 203, 204,
205 đều có mức cao nhất của khung hình phạt ở tất cả các khoản tối đa là 15
năm tù (tức đều là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội
phạm rất nghiêm trọng và đều có lỗi do vô ý). Theo qui định của Luật hình sự
Việt Nam những ngƣời đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Có hai tội phạm của nhóm này cần có chủ thể đặc biệt đó là tội đƣa vào
sử dụng phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ không bảo đảm an toàn (Điều 204)
và tội điều động ngƣời không đủ điều kiện điều khiển phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ (Điều 205). Chủ thể của tội phạm ở đây phải là những ngƣời có
thẩm quyền đƣa vào sử dụng các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ hoặc
ngƣời có thẩm quyền điều động ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ: thủ trƣởng đơn vị vận tải, cán bộ kiểm định kỹ thuật...
Ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi chỉ có thể là chủ thể của tội tổ
chức đua xe trái phép quy định tại Điều 206 khi hành vi của họ có các tình tiết
tăng năng tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 là:
+ Tổ chức đua xe có qui mô lớn: Tập hợp nhiều ngƣời, nhiều phƣơng
tiện tham gia cuộc đua.
+ Tổ chức cá cƣợc: dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để cá cƣợc
đƣợc thua về ngƣời đua xe thắng hoặc thua....
+ Tổ chức việc chống lại ngƣời có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn
giao thông hoặc ngƣời có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép: dùng sức
mạnh vật chất chống lại hoặc đe doạ uy hiếp ngƣời có trách nhiệm nhƣ cảnh sát
giao thông, tự vệ, dân phòng... đập phá phƣơng tiện của ngƣời làm nhiệm vụ.
+ Tổ chức đua xe nơi tập trung đông dân cƣ nhƣ tổ chức đua xe trong
nội thành, nội thị hoặc những nơi đông dân cƣ khác.
18
+ Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phƣơng tiện đua: tháo phanh, còi,
đèn, xi nhan....
+ Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức
khoẻ, tài sản của ngƣời khác: gây chết ngƣời hoặc thƣơng tích, tổn hại cho
sức khoẻ của ngƣời khác từ 11% trở lên hoặc gây thiệt hại lớn về tài sản.
+ Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép: đã bị kết án về tội này
hoặc tội đua xe trái phép, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm.
+ Tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với tội đua xe trái phép quy định tại Điều 207 khi có các tình tiết
tăng năng quy định tại khoản 3 và khoản 4 là tái phạm nguy hiểm hoặc gây
hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Đƣờng lối xử lý và chính sách hình sự của Nhà nƣớc ta thể hiện qua
việc áp dụng hình phạt đối với các tội xâm phạm quy định về trật tự an toàn
giao thông đƣờng bộ nhìn chung đã cho thấy thái độ xử lý kiên quyết kết hợp
với các biện pháp quản lý giáo dục của Nhà nƣớc đối với các hành vi mang
tính nguy hiểm cao hoặc đã gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
BLHS năm 1999 đã qui định các loại hình phạt chính áp dụng đối với
các tội xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ: phạt tiền,
cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân. Hình phạt bổ sung: phạt
tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm một công việc nhất định...)
Phạm vi áp dụng hình phạt tiền với quy định là hình phạt chính đƣợc
mở rộng ở tất cả 4 tội có lỗi vô ý. Mức phạt tiền cao nhất là 50 triệu đồng,
thấp nhất là 5 triệu đồng.
Hình phạt cải tạo không giam giữ đƣợc áp dụng rộng rãi ở tất cả các tội
thuộc nhóm tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ mức cao
19
nhất là 3 năm, mức thấp nhất là 1 năm. Điều này chứng tỏ nhà nƣớc ta đánh
giá nhân thân của loại tội phạm này có mức nguy hiểm tƣơng đối, có thể giáo
dục cải tạo ngay cả khi không cần cách ly xã hội.
Hình phạt tù có thời hạn đƣợc áp dụng ở tất cả các tội nhƣng phổ biến
là ở mức từ 3 tháng đến 20 năm.
Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định cũng đƣợc áp dụng phổ biến (3/6 tội) với mức từ 1-5 năm.
1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN
TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
1.2.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước
pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đập tan chế độ thực
dân phong kiến, đồng thời thiết lập nên Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Để bảo vệ thành quả cách mạnh, ngay sau khi giành đƣợc chính quyền về
tay nhân dân, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều các văn bản pháp luật hình sự
quy định các tội chống chính quyền dân chủ nhân dân nhƣ: tội âm mƣu lật đổ
chính quyền, tội gián điệp, tội bạo loạn, tội hoạt động phỉ... trong Sắc lệnh số
21 ngày 14/2/1946. Tuy nhiên, các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng
bộ nằm trong hệ thống luật hình sự Việt Nam đƣợc quy định muộn hơn nhiều
so với các loại tội khác và chƣa đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật
hình sự trong thời kỳ này. Nhƣ vậy, các tội chống lại chính quyền dân chủ
nhân dân ra đời rất sớm, gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nƣớc Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Trong khi đó, các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng
bộ có lịch sử ra đời muộn hơn và quy phạm pháp luật quy định các tội phạm
này là những quy phạm viện dẫn, nên một số tội trong nhóm các tội này chỉ ra
đời khi có các quy định về an toàn giao thông vận tải - đƣờng bộ tức là khi có
Luật về giao thông đƣờng bộ.
20
Sau ngày miền Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng, Nhà nƣớc ta tiến hành
xây dựng hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật để quản lý xã hội, trong đó
có các văn bản pháp luật bảo đảm an toàn giao thông vận tải đƣờng bộ. Ngày
03/10/1955 [24, tr.73], Luật đi đƣờng bộ mới đƣợc ra đời kèm theo Nghị định
số 348/NĐ của Bộ Giao thông Bƣu điện. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên của
Nhà nƣớc ta về an toàn giao thông vận tải, tạo cơ sở pháp lý cho sự hình
thành các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ. Tiếp theo Nghị định
348/NĐ nói trên, hàng loạt các văn bản pháp lý khác về an toàn giao thông
vận tải đã ra đời nhƣ: Nghị định số 139/NĐ ngày 19/12/1956; Nghị định số
44/NĐ ngày 27/5/1958 của Bộ Giao thông Bƣu điện; Nghị định Liên bộ Giao
thông Bƣu điện - Công an số 09/NĐLB ngày 07/3/1956 ban hành thể lệ tạm
thời về vận tải đƣờng bộ; Nghị định số 10 ngày 11/01/1968 của Hội đồng
Chính phủ ban hành Điều lệ về kỷ luật an toàn giao thông vận tải trong thời
chiến; Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 về tăng cƣờng bảo đảm trật tự an
toàn giao thông vận tải đƣờng bộ và trật tự đô thị và đến nay là Nghị định số
36/CP ngày 10/7/2001 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ và trật
tự an toàn giao thông đô thị. Đáng chú ý là ngày 29/6/2001, Quốc hội đã
thông qua Luật giao thông đƣờng bộ đầu tiên của Việt Nam. Luật này bắt đầu
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2002.
Các văn bản chuyên ngành nói trên đã tạo cơ sở pháp lý cho sự hình
thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự quy định các tội xâm
phạm an toàn giao thông đƣờng bộ. Tuy nhiên, phần lớn các văn bản chỉ tập
trung vào tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông vận tải
(ghép các hành vi xâm phạm đến các lĩnh vực giao thông vào làm một nhóm).
Văn bản pháp luật hình sự đầu tiên của Nhà nƣớc ta điều chỉnh tội vi
phạm quy định về nhóm tội phạm này là Thông tƣ số 442/TTg ngày
19/01/1955 của Thủ tƣớng Chính phủ. Theo đó, Điểm 4 của Thông tƣ nói trên
21
quy định: "Không cẩn thận hay không theo luật đi đường mà làm người khác
bị thương sẽ bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Nếu gây tai nạn làm chết
người thì có thể bị phạt tù đến mười năm" [25, tr.356]. Nhƣ vậy, qua nghiên
cứu Thông tƣ này, thấy rõ những nội dung chủ yếu sau đây:
- Chỉ những vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đƣờng
bộ gây thƣơng tích, gây chết ngƣời mới bị coi là tội phạm và bị xử phạt. Nếu
chỉ gây thiệt hại thuần túy về vật chất không bị coi là tội phạm và không bị xử
lý về hình sự;
- Điều luật này quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng
tiện giao thông đƣờng bộ với hai khung hình phạt khác nhau; khung 1 quy
định - phạt tù từ ba tháng đến ba năm (cấu thành tội phạm cơ bản) đƣợc áp
dụng cho trƣờng hợp chỉ gây thƣơng tích. Còn khung 2 quy định - phạt tù đến
mƣời năm (cấu thành tội phạm tăng nặng) đƣợc áp dụng cho trƣờng hợp gây
chết ngƣời.
Sau hơn một năm thực hiện Thông tƣ 442/TTg, ngày 29/6/1956, theo
đề nghị của Ban Nội chính Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Thông tƣ
số 556/TTg bổ khuyết điểm 4 của Thông tƣ này. Điểm 4 của Thông tƣ 556
quy định: Không cẩn thận hay không theo Luật đi đƣờng mà làm ngƣời khác
bị thƣơng thì sẽ phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Nếu gây tai nạn làm chết
ngƣời thì có thể bị phạt tù đến mƣời năm. Trong trƣờng hợp gây tai nạn lớn
làm chết nhiều ngƣời và gây thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân thì có thể
bị phạt đến tù chung thân hay tử hình [23, tr.73].
Nhƣ vậy, trƣớc ngày giải phóng miền Nam, tội vi phạm quy định về
điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ đều đƣợc điều tra, truy tố, xét xử
theo Thông tƣ 442/TTg và Thông tƣ 556/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Qua
xem xét quy định nói trên có thể rút ra một số nhận xét nhƣ sau:
- Việc quy định tội phạm này trong pháp luật hình sự ở một chừng mực
22
nhất định thời đó còn nhiều hạn chế, thể hiện ở chỗ: trật tự ban hành các loại
văn bản cũng nhƣ nội dung của văn bản không đúng thẩm quyền (Thông tƣ
của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành những nội dung đáng lẽ phải do luật quy
định; Bộ trƣởng ban hành nghị định...); điều luật quy định tội vi phạm quy
định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ còn đơn giản, chƣa thể
hiện sự phân hóa cao trách nhiệm hình sự (chỉ có 2 khung hình phạt và
khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa của các khung hình phạt quá xa
nhau; các tình tiết định khung tăng nặng còn bó hẹp trong giới hạn mức độ
hậu quả, mà không có các loại tình tiết khác nhƣ tình tiết phạm tội trong tình
trạng say rƣợu, gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý
không cứu giúp ngƣời bị nạn... nên không đáp ứng đƣợc tính đa dạng, phức
tạp của hành vi phạm tội).
- Việc ban hành Thông tƣ số 556/TTg ngày 29/6/1955 bổ sung cho
Thông tƣ 442/TTg ngày 29/6/1956 có hạn chế lớn về mặt lập pháp và không có
hiệu quả. Trong Thông tƣ này, các nhà lập pháp đã quá nhấn mạnh tới mặt
khách quan của tội phạm (dấu hiệu hậu quả của tội phạm), mà không chú ý tới
lỗi vô ý của ngƣời phạm tội nên chế tài cho tội này quá nghiêm khắc, không
phù hợp với bản chất của loại tội có lỗi vô ý và với yêu cầu thực tiễn đấu tranh
phòng, chống tội phạm. Ví dụ: Thông tƣ 556/TTg ngày 29/6/1956 quy định gây
chết 01 ngƣời có thể bị phạt tù đến 10 năm (khung 2), gây chết nhiều ngƣời và
gây thiệt hại lớn về tài sản có thể phạt tù chung thân hoặc tử hình (khung 3).
Thực tiễn xét xử từ trƣớc tới nay chƣa có bị cáo nào bị phạt tù chung thân hoặc
tử hình về tội này. Những bị cáo làm chết 1 ngƣời thông thƣờng bị xử tù 3 năm
hoặc nhẹ hơn, chƣa có trƣờng hợp nào xử phạt đến 10 năm. Điều đó chứng tỏ
luật pháp quá xa rời thực tiễn, cần phải đƣợc sửa đổi, bổ sung.
Nhƣ vậy, trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, việc xử lý hành
vi phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng
23
bộ đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn tại Bản sơ kết kinh nghiệm về đƣờng lối xử
lý tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn (Công văn số 949/NCPL ngày
25/11/1968 của Tòa án nhân dân tối cao). Theo Bản sơ kết này, thì tội vi phạm
luật lệ giao thông gây tai nạn xâm phạm nền an toàn giao thông - một bộ phận
của nền trật tự, trị an - vốn thuộc loại tội khinh xuất. Đối với loại tội này, cần
xác định chắc chắn là có hành vi phạm luật lệ giao thông, có hậu quả tác hại cụ
thể do hành vi phạm tội gây nên. Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn
thƣờng xảy ra trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp của ngƣời lái và nói chung
là hoạt động của ngƣời điều khiển phƣơng tiện vận chuyển.
Ngoài ra, đƣờng lối xử lý đối với ngƣời phạm tội vi phạm luật lệ giao
thông gây tai nạn là “trừng trị thích đáng đối với những vi phạm nghiêm
trọng, nghiêm trị đúng mức đối với những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng,
đồng thời kết hợp với thận trọng để xem xét đầy đủ mọi tình tiết một cách
toàn diện”, cụ thể:
- Vi phạm nghiêm trọng về luật lệ giao thông vận tải luôn thể hiện trên
hai mặt: 1) Ngƣời lái xe thiếu tinh thần trách nhiệm không chú ý kiểm tra an
toàn của phƣơng tiện vận chuyển, phóng bừa, vƣợt ẩu, không tuân thủ luật lệ
giao thông vận tải; 2) Tai nạn làm thiệt hại đến tài sản của xã hội hoặc tính
mạng của nhân dân.
Về mức án, nếu không có tình tiết đáng châm chƣớc, thông thƣờng có
thể phạt tới hai năm tù giam, nhƣng cá biệt cũng có vụ có thể xử phạt tới ba
năm tù giam. Châm chƣớc đối với những vi phạm tuy nghiêm trọng nhƣng
xảy ra trong những hoàn cảnh đặc biệt của thời kỳ chiến tranh, nhƣ: đƣờng sá,
cầu, phà xấu vì bị phá hoại, xe chạy ban đêm không đƣợc bật đèn, lái xe mới
đƣợc đào tạo, tay lái non, có ít kinh nghiệm do thời gian phục vụ còn ngắn,
chƣa kịp xử lý nhiều khó khăn, phức tạp đặc biệt, có khi lại bị mệt mỏi vì phải
tăng cƣờng độ lao động do yêu cầu cấp thiết của kế hoạch vận chuyển; địch
24
uy hiếp và bắn phá, ngƣời lái xe mất bình tĩnh, do tinh thần bị căng thẳng mà
gây ra tai nạn; v.v... [8, tr.135]. Về mức hình phạt, trong trƣờng hợp này có
thể áp dụng hình phạt và biện pháp nhẹ nhƣ: cảnh cáo, án treo; trƣờng hợp
thật cần thiết giam giữ, không nên phạt quá một năm tù.
- Phạm tội vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về luật lệ giao thông, vận tải
là những vi phạm thể hiện đầy đủ trên các mặt sau đây:
+ Vi phạm có mức độ khinh xuất cao nhƣ: lái xe biết rõ ràng là phƣơng
tiện vận chuyển không an toàn, có thể dễ gây tai nạn mà không quan tâm sửa
chữa hoặc đề nghị sửa chữa, cứ sử dụng phƣơng tiện một cách tắc trách,
không có biện pháp tối cần thiết phòng ngừa tai nạn; phóng bừa, vƣợt ẩu một
cách quá mức, không tuân thủ luật lệ một cách trắng trợn; có biểu hiện rõ ràng
là ỷ lại vào tình hình thời chiến mà vi phạm luật lệ giao thông, trong trƣờng
hợp không có gì là ảnh hƣởng trực tiếp do địch gây nên.
+ Tai nạn gây nên tác hại lớn, nhƣ: chết nhiều ngƣời, tài sản bị thiệt hại
có giá trị lớn làm trở ngại cho sự thực hiện chủ trƣơng và kế hoạch của Đảng
và Nhà nƣớc; v.v...
+ Nhân thân của bị cáo xấu, hoàn cảnh và điều kiện phạm tội nghiêm
trọng, nhƣ: lái xe có phẩm chất chính trị xấu, sinh hoạt bê tha, đã có tiền án,
tiền sự về vi phạm luật lệ giao thông vận tải, đang lợi dụng nhiệm vụ công tác
để có những hành vi phạm pháp khác (nhƣ thông đồng với gian thƣơng, với
những phần tử xấu chở hàng lậu thuê, đầu cơ, chở hàng thuê lấy tiền tiêu
riêng; v.v...).
Về mức án, nếu không có tình tiết gì đáng châm trƣớc và chƣa xét đến
những hành vi phạm tội khác với ý nghĩa là phạm tội độc lập, có thể áp dụng
mức án đến năm năm tù giam; cá biệt có thể phạt tới bảy năm tù giam.
Mục IV - Đƣờng lối xử lý đối với một số trƣờng hợp cụ thể cũng đã nêu:
1) Việc định tội và việc phân định mức độ trách nhiệm hình sự giữa
ngƣời lái chính với lái phụ hoặc ngƣời nào khác cầm tay lái;
25
2) Vấn đề thu hồi bằng cầm lái (với tính chất là một biện pháp hành
chính, vừa là một hình phạt phụ về hình sự).
Ngoài ra, Thủ tƣớng Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị số 138-TTg
ngày 15/8/1970 về việc cấm dùng xe ôtô vận tải trái phép. Theo đó, các lái xe
ôtô vận tải tuyệt đối không đƣợc mang xe ô tô của Nhà nƣớc đi vận chuyển
trái phép; nếu vi phạm sẽ bị thi hành kỷ luật nặng, phạt tiền, thu bằng lái, truy
tố trƣớc Tòa án. Tuy nhiên, cũng chƣa khẳng định rõ, nếu ở mức độ nặng, thì
bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm gì.
Đến năm 1976, Chính phủ mới ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày
15/3/1976 quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi xâm phạm trật tự
công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân. Tại Điều 9 Sắc luật
này quy định về tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và
sức khỏe của nhân dân nhƣ sau: "Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn
nghiêm trọng với các khung hình phạt tù từ ba tháng đến năm năm, trường
hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến mười lăm năm. Trong mọi trường hợp có
thể bị phạt tiền đến 1000 đồng ngân hàng".
Qua trên cho thấy, trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, các
hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ
chƣa đƣợc quy định là một tội phạm độc lập. Đƣờng lối xử lý hành vi phạm
tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn của
Tòa án nhân dân tối cao tại Bản sơ kết kinh nghiệm về đƣờng lối xét xử tội vi
phạm luật lệ giao thông gây tai nạn. Đến năm 1976, Nhà nƣớc mới ban hành
một văn bản dƣới dạng Sắc luật quy định tội phạm và hình phạt đối với tội vi
phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm trọng. Tội vi phạm luật lệ giao
thông gây tai nạn nghiêm trọng chỉ là một trong số các tội xâm phạm đến trật
tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe nhân dân; đƣợc quy định tại một
điều luật có tên tội danh là tội "xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công
cộng và sức khỏe nhân dân".
26
Nhƣ vậy, mặc dù Nhà nƣớc đã ban hành một số văn bản khác nhau, tuy
nhiên, phần lớn các văn bản chỉ tập trung chủ yếu vào xử lý và hƣớng dẫn về
tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trong
nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng mà Bộ luật hình sự năm 1985 ghi
nhận một cách đầy đủ và có hệ thống sau này.
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến
trước khi pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
Tháng 6 năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nƣớc Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ra đời, đƣợc công bố bởi Lệnh của Chủ tịch nƣớc ngày
09/7/1985 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1986.
Về nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, Bộ luật hình sự
đã quy định cụ thể các tội sau:
- Tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải (Điều 186).
Trong Bộ luật này, tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ chƣa có tên riêng, mà đƣợc quy định chung trong tội vi phạm các
quy định về an toàn giao thông vận tải thuộc bốn lĩnh vực - đƣờng bộ, đƣờng
sắt, đƣờng thủy, đƣờng không. Quy phạm pháp luật quy định tội vi phạm quy
định về an toàn giao thông vận tải của Bộ luật hình sự năm 1985 (Điều 186,
Chƣơng VIII - Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý
hành chính) có nội dung nhƣ sau:
1. Ngƣời nào điều khiển phƣơng tiện giao thông vận tải mà vi phạm các
quy định về an toàn giao thông vận tải đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng
không gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe ngƣời khác hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản, thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:
a) Đi quá tốc độ, chở quá trọng tải, tránh, vƣợt trái phép;
b) Không đi đúng tuyến đƣờng, phần đƣờng, luồn lách, đƣờng bay và
độ cao quy định;
27
c) Vi phạm các quy định khác về an toàn giao thông vận tải.
2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba
năm đến mƣời năm:
a) Điều khiển phƣơng tiện an toàn giao thông vận tải mà không có bằng
lái; trong khi say rƣợu hoặc say do dùng chất kích thích khác;
b) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không
cứu giúp ngƣời bị nạn.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm
đến hai mƣơi năm.
4. Phạm tội trong trƣờng hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng nếu không đƣợc ngăn chặn kịp thời, thì bị xử phạt cải tạo
không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ
đƣợc quy định tại Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 so với nội dung trong
Điều 9 Sắc luật 03-SL/76 đã có một bƣớc tiến bộ rất lớn cả về nội dung và
kỹ thuật lập pháp, cụ thể tên của tội đã đƣợc xác định rõ là "Tội vi phạm các
quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng". Đây là
điều mà các văn bản pháp luật trƣớc đó đều chƣa thể hiện đƣợc. Ngoài ra,
Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 không chỉ nêu tội danh mà đã mô tả các
dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của tội phạm cũng nhƣ quy định các khung hình
phạt tƣơng ứng với các loại trƣờng hợp phạm tội khác nhau, khắc phục đƣợc
hạn chế của Sắc luật 03-SL/76 (chỉ nêu tội danh và hình phạt). Đặc biệt,
đƣờng lối xử lý tội phạm theo Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 cũng có
sự thay đổi so với Sắc luật 03-SL/76, Thông tƣ 442/TTg và Thông tƣ
556/TTg. Về hình phạt tù, Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 đã nâng mức
phạt tù tối đa từ 15 năm lên 20 năm cho phù hợp với các trƣờng hợp đặc biệt
nghiêm trọng của tội này.
28
- Tội cản trở giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 187).
Theo đó, Điều luật này quy định:
1. Ngƣời nào có một trong những hành vi sau đây cản trở giao thông
vận tải gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe ngƣời khác hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm
hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Đào, phá các công trình giao thông, đặt vật chƣớng ngại cản trở giao
thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng không;
b) Di chuyển, phá hủy biển báo hiệu hoặc các thiết bị giao thông;
c) Có hành vi khác cản trở giao thông vận tải.
2. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm.
Tội phạm đƣợc quy định nhằm xử lý các hành vi cản trở giao thông vận
tải gây hậu quả nghiêm trọng nhƣ: đào, phá các công trình giao thông, đặt vật
chƣớng ngại cản trở giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng
không; di chuyển, phá hủy biển báo hiệu hoặc các thiết bị giao thông; v.v...
xâm phạm đến an toàn công cộng, qua đó gây thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe, tài sản của ngƣời khác.
- Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông vận tải không bảo
đảm an toàn hoặc điều động người không có đủ điều kiện điều khiển các
phương tiện giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 188). Theo đó:
1. Ngƣời nào có một trong những hành vi sau đây thì bị phạt cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:
a) Ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình
trạng kỹ thuật của các phƣơng tiện giao thông vận tải mà cho đƣa vào sử dụng
các phƣơng tiện rõ ràng không bảo đảm an toàn gây thiệt hại đến tính mạng,
sức khỏe ngƣời khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản;
29
b) Điều động ngƣời không có bằng lái hoặc không đủ những điều kiện
khác, điều động ngƣời say rƣợu hoặc say do dùng chất kích thích khác điều
khiển các phƣơng tiện giao thông vận tải gây hậu quả nói trên.
2. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm
đến mƣời hai năm.
Tƣơng tự, tội phạm đƣợc quy định nhằm xử lý các hành vi đƣa vào sử
dụng các phƣơng tiện giao thông vận tải không bảo đảm an toàn hoặc điều
động ngƣời không có đủ điều kiện điều khiển các phƣơng tiện giao thông vận
tải gây hậu quả nghiêm trọng, qua đó xâm phạm đến an toàn công cộng, gây
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của ngƣời khác.
Nhƣ vậy, sau hơn 10 năm thực hiện, Bộ luật hình sự năm 1985 nói
chung, cũng nhƣ quy phạm pháp luật quy định về các tội xâm phạm an toàn
giao thông đƣờng bộ nói riêng đã phát huy tác dụng to lớn trong việc đấu
tranh phòng, chống loại tội phạm này. Tuy nhiên, quy định của Bộ luật hình
sự năm 1985 về các tội phạm này cũng bộc lộ một số hạn chế. Chẳng hạn,
trong đó nổi bật là việc quy định cả bốn loại hành vi phạm tội trong bốn lĩnh
vực an toàn giao thông vận tải (đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng
không) có đặc điểm kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn rất khác nhau vào
cùng một điều luật hoặc tƣơng tự, hành vi cản trở giao thông cũng gộp vào
trong cùng một điều luật trong cả bốn lĩnh vực an toàn giao thông vận tải
(đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng không); v.v... Điều này đã hạn
chế nhiều đến việc quy định cụ thể hành vi phạm tội, cũng nhƣ việc phân hóa
trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt đối với ngƣời phạm tội.
Tóm lại, qua bốn lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1985 vào
các năm 1989, 1991, 1992 và 1997, nội dung của các tội xâm phạm an toàn
giao thông đƣờng bộ về cơ bản nội dung không có gì thay đổi so với chính
các tội phạm này, mà chỉ có sự thay đổi về tên tội (đƣợc sửa đổi năm 1991),
30
từ tội vi phạm quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm
trọng thành tội vi phạm quy định về an toàn giao thông vận tải. Việc bỏ cụm
từ "gây hậu quả nghiêm trọng" nhằm cho tên tội phù hợp với tất cả các trƣờng
hợp bị coi là phạm tội này theo nội dung của điều luật (khoản 4 Điều 186 quy
định trƣờng hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
cũng là trƣờng hợp phạm tội này, mặc dù chƣa gây ra hậu quả nguy hiểm cho
xã hội). Ngoài ra, các tội phạm khác vẫn giữ nguyên.
Bên cạnh đó, song song với nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng,
trƣớc khi Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc ban hành, hành vi đua xe trái phép
không đƣợc quy định thành một tội danh riêng để xử lý độc lập. Hành vi này
có những biểu hiện rõ rệt của một tội danh đƣợc Bộ luật hình sự năm 1985
quy định là tội gây rối trật tự công cộng. Vì vậy, quy định của điều luật này
đƣợc sử dụng để xử lý về hình sự hành vi đua xe trái phép. Thời gian sau, tình
trạng đua xe trái phép, đặc biệt là đua xe máy, diễn ra phức tạp, gây mất trật
tự công cộng, vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ đe
dọa tính mạng, sức khỏe của con ngƣời, tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà
nƣớc. Việc xử lý về hình sự của các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án
đối với loại vi phạm pháp luật này còn chƣa thống nhất, dẫn đến hạn chế hiệu
quả của việc ngăn chặn loại vi phạm pháp luật này. Do đó, Bộ Nội vụ, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tƣ
liên tịch số 10/TTLT ngày 31/12/1996 để hƣớng dẫn xử lý hành vi đua xe trái
phép nhƣ sau:
Một là, mọi trƣờng hợp đua xe trái phép có từ 2 xe tham gia trở lên
đều bị coi là hành vi gây rối trật tự công cộng và ngƣời đua xe trái phép
phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, theo
khoản 1 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985. Ngƣời tổ chức cuộc đua xe
trái phép, ngƣời xúi giục ngƣời khác đua xe trái phép thì bị truy cứu trách
31
nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 (tội gây
rối trật tự công cộng).
Hai là, ngƣời đua xe trái phép nếu gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe
của ngƣời khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, mà thiệt hại xảy ra
là do lỗi vô ý, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều
198 Bộ luật hình sự (nếu có hành vi tổ chức, xúi giục thì bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 - tội gây rối trật
tự công cộng) còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 186 Bộ luật hình
sự năm 1985.
Ba là, ngƣời đua xe trái phép nếu gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe
của ngƣời khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, mà thiệt hại xảy
ra là do lỗi cố ý, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 198
Bộ luật hình sự năm 1985 (tội gây rối trật tự công cộng), còn bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo điều tƣơng ứng của Bộ luật hình sự năm 1985 (Điều 101,
Điều 109, Điều 138 hoặc Điều 160).
Bốn là, ngƣời đua xe trái phép vì mục đích đƣợc thua bằng tiền hoặc
hiện vật thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 hoặc
khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự (tội gây rối trật tự công cộng) còn bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 200 Bộ luật hình sự năm 1985.
Năm là, ngƣời đua xe trái phép có hành vi chống lại ngƣời thi hành
công vụ ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ
luật hình sự năm 1985 (tội gây rối trật tự công cộng) còn bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội chống ngƣời thi hành công vụ theo Điều 205 Bộ luật
hình sự năm 1985.
Sáu là, ngƣời đua xe trái phép có hành vi chống lại ngƣời thi hành công
vụ làm cho ngƣời thi hành công vụ bị thƣơng hoặc chết thì ngoài việc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 (tội gây
32
rối trật tự công cộng), căn cứ vào trƣờng hợp cụ thể còn bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo điều tƣơng ứng (Điều 101, Điều 109) của Bộ luật hình sự năm
1985. Đến năm 1999, hành vi đua xe trái phép đã đƣợc tách ra thành một tội
danh độc lập trong Bộ luật hình sự để xử lý về tội đua xe trái phép (Điều 207).
Tóm lại, trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, các nhà làm luật
nƣớc ta mới chỉ quy định trực tiếp nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông
đƣờng bộ tại ba điều luật - tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận
tải (Điều 186), tội cản trở giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng (Điều
187) và tội đƣa vào sử dụng các phƣơng tiện giao thông vận tải không bảo
đảm an toàn hoặc điều động ngƣời không đủ điều kiện điều khiển các phƣơng
tiện giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 188) và xử lý hành vi
đua xe trái phép trong tội gây rối trật tự công cộng (Điều 198). Tuy nhiên, đây
chính là cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý các hành vi xâm phạm đến an toàn
giao thông đƣờng bộ, cũng nhƣ là tiền đề cho việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung
hoàn thiện các tội phạm này trong lần pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự -
Bộ luật hình sự năm 1999 sau này.
1.3. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
ĐƢỜNG BỘ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN
THẾ GIỚI
So sánh với Bộ luật hình sự của một số nƣớc khác quy định về tội vi
phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ để thấy rằng
những điểm giống và khác về cách giải quyết trong luật hình sự các nƣớc.
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tập trung so sánh với Bộ luật hình
sự bốn quốc gia là: Cộng hòa Liên bang Đức, Liên bang Nga và Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa.
1.3.1. Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức
Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức năm 2009. Liên quan đến các
33
tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, Bộ luật hình sự nƣớc này quy định
cụ thể trong Chƣơng 28 - Các tội phạm gây nguy hiểm chung với 25 tội phạm
cụ thể, trong đó có ba tội liên quan đến vấn đề này nhƣ sau:
- Điều 306 về “Gây cháy”;
- Điều 306a về “Gây cháy nghiêm trọng”;
- Điều 306b về “Gây cháy đặc biệt nghiêm trọng”;
- Điều 306c về “Gây cháy với hậu quả chết người”;
- Điều 306d về “Vô ý gây cháy”;
- Điều 306f về “Gây ra một nguy cơ cháy”;
- Điều 307 về “Gây ra một vụ nổ bởi năng lượng hạt nhân”;
- Điều 308 về “Gây ra một vụ nổ bằng chất nổ”;
- Điều 309 về “Lạm dụng tia phóng xạ”;
- Điều 310 về “Chuẩn bị một tội phạm nghiêm trọng gây nổ hoặc một
tội phạm về phóng xạ”;
- Điều 311 về “Làm thoát ra những tia phóng xạ”;
- Điều 312 về “Chế tạo có lỗi một thiết bị kỹ thuật hạt nhân”;
- Điều 313 về “Gây ngập lụt”;
- Điều 314 về “Đầu độc gây nguy hiểm chung”;
- Điều 315 về “Can thiệp nguy hiểm trong giao thông đường sắt, giao
thông đường thủy và giao thông đường không”;
- Điều 315a về “Gây nguy hại cho giao thông đường sắt, giao thông
đường thủy và giao thông đường không”;
- Điều 316a về “Tấn công có tính chất cướp người điều khiển xe cơ giới”.
- Điều 316b về “Gây trở ngại cho các nhà máy công cộng”;
- Điều 316c về “Tấn công giao thông đường không và đường biển”;
- Điều 317 về “Gây trở ngại cho các thiết bị viễn thông”;
- Điều 318 về “Làm hư hỏng các công trình quan trọng”
34
- Điều 319 về “Gây nguy hại trong xây dựng”
- Điều 323a về “Say hoàn toàn”;
- Điều 323b về “Gây nguy hại cho điều trị cai nghiện”;
- Điều 323c về “Không cứu giúp”.
Liên quan trực tiếp đến an toàn giao thông vận tải, có ba điều luật sau đây:
- Điều 315b về “Những can thiệp nguy hiểm trong giao thông đường
bộ” quy định:
(1) Ngƣời nào gây hại cho an toàn giao thông đƣờng bộ qua
việc họ
1. Phá hủy, làm hƣ hỏng hoặc hủy hoại các thiết bị hoặc các
phƣơng tiện giao thông,
2. Tạo ra những cản trở,
3. Thực hiện một sự can thiệp tƣơng tự cũng gây nguy hại
nhƣ vậy, và qua đó gây nguy hại cho thân thể hoặc tính mạng của
một ngƣời khác hoặc cho tài sản có giá trị lớn của ngƣời khác thì bị
xử phạt với hình phạt tự do đến năm năm hoặc với hình phạt tiền.
(2) Phạm tội chƣa đạt cũng bị xử phạt.
(3) Nếu ngƣời thực hiện tội phạm thực hiện theo những điều
kiện của Điều 315 khoản 3 thì hình phạt là hình phạt tự do từ một
năm đến mƣời năm, trong những trƣờng hợp ít nghiêm trọng thì
hình phạt là hình phạt tự do từ sáu tháng đến năm năm.
(4) Ngƣời nào vô ý gây ra sự nguy hiểm trong những trƣờng
hợp của khoản 1 Điều này thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến ba
năm hoặc với hình phạt tiền.
(5) Ngƣời nào vô ý thực hiện và vô ý gây ra sự nguy hiểm
trong những trƣờng hợp của khoản 1 thì bị xử phạt với hình phạt tự
do đến hai năm hoặc với hình phạt tiền.
35
- Điều 315c về “Gây nguy hại cho giao thông đường bộ” quy định:
(1) Ngƣời nào trong giao thông đƣờng bộ
1. mà điều khiển một phƣơng tiện giao thông mặc dù họ
không ở trong tình trạng điều khiển an toàn phƣơng tiện giao thông
a. do sử dụng đồ uống có cồn hoặc các chất gây say khác hoặc
b. do khiếm khuyết về tinh thần hoặc thể xác.
2. trái với quy định giao thông một cách nghiêm trọng và
bất cẩn mà
a. Coi thƣờng quyền đi trƣớc,
b. Vƣợt sai hoặc đi sai trong quá trình vƣợt,
c. Đi sai ở lối qua đƣờng cho ngƣời đi bộ.
d. Đi quá nhanh ở các vị trí khó quan sát, ở các ngã tƣ, ngã ba
hoặc ở nơi đƣờng sắt cắt ngang,
e. không giữ việc đi bên phải của phần đƣờng ở các vị trí khó
quan sát,
f. Quay xe, lùi xe hoặc đi ngƣợc chiều trên đƣờng cao tốc
hoặc đƣờng giành riêng cho xe cơ giới tốc độ cao hoặc bắt đầu thực
hiện điều này,
g. Báo hiệu xe dừng hoặc đỗ không ở nơi có đủ khoảng cách
cần thiết mặc dù điều đó là yêu cầu đối với an toàn của giao thông,
và qua đó gây nguy hại cho thân thể hoặc tính mạng hoặc cho tài
sản có giá trị lớn của ngƣời khác thì bị xử phạt với hình phạt tự do
đến năm năm hoặc với hình phạt tiền.
(2) Trong những trƣờng hợp khoản 1 số 1 thì phạm tội chƣa đạt
bị xử phạt.
(3) Ngƣời nào trong những trƣờng hợp của khoản 1 mà
1. Vô ý gây ra sự nguy hiểm
36
2. Vô ý thực hiện và vô ý gây ra sự nguy hiểm,
Thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến hai năm hoặc với hình
phạt tiền.
- Điều 316 về “Say rượu trong giao thông” quy định:
(1) Ngƣời nào trong giao thông (các điều 315 đến 315d) mà
điều khiển một phƣơng tiện giao thông, mặc dù họ không ở trong
tình trạng điều khiển an toàn phƣơng tiện giao thông này, do sử
dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích khác thì bị xử phạt với
hình phạt tự do đến một năm hoặc với hình phạt tiền nếu hành vi
không bị đe dọa với một hình phạt theo Điều 315a hoặc 315c.
(2) Cũng bị xử phạt theo khoản 1 ngƣời nào vô ý thực hiện
hành vi [7, tr. 498-508, tr.494-500].
Nhƣ vậy, so sánh các quy định của Bộ luật hình sự Liên bang Đức và
Việt Nam về vấn đề đang nghiên cứu cho thấy:
Một là, Bộ luật hình sự Liên bang Đức đã quy định nhóm các tội phạm
này thành một Chƣơng riêng với tên gọi “Các tội phạm gây nguy hại chung”
(Chƣơng 28) với 28 tội phạm (các điều 306 - 336), nhƣng chỉ có ba điều
(315a, 315b và 316) thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng
bộ. Trong khi đó, Bộ luật hình sự Việt Nam quy định với tên gọi là “Các tội
xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng” (Chƣơng XIX) với 53 tội
phạm (các điều 202 - 265) và nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông
đƣờng bộ bao gồm sáu tội phạm (các điều 202 - 207).
Hai là, liên quan đến các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ,
nghiên cứu cho thấy:
- “Những can thiệp nguy hiểm trong giao thông đường bộ” (Điều 315b
Bộ luật hình sự Liên bang Đức) quy định tƣơng ứng nhƣ tội cản trở giao
thông (Điều 203 Bộ luật hình sự Việt Nam) với những hành vi tƣơng ứng, tuy
37
nhiên, tên gọi có sự khác nhau, đồng thời trong Bộ luật hình sự Liên bang
Đức còn quy định cả vấn đề phạm tội chƣa đạt trong cùng một điều luật, còn
Bộ luật hình sự Việt Nam quy định riêng trong Phần chung. Ngoài ra, về hình
phạt đối với tội phạm này theo nƣớc đang so sánh cao nhất là ba năm, còn Bộ
luật hình sự Việt Nam là mƣời năm tù.
- “Gây nguy hại cho giao thông đường bộ” (Điều 315c Bộ luật hình sự
Liên bang Đức) quy định tƣơng ứng nhƣ tội vi phạm quy định về điều khiển
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự Việt Nam). Tuy
nhiên, phạm vi quy định của Liên bang Đức tƣơng đối rộng hơn so với Việt
Nam với những hành vi tƣơng ứng, tuy nhiên, tên gọi có sự khác nhau, đồng
thời trong Bộ luật hình sự Liên bang Đức còn quy định cả vấn đề phạm tội
chƣa đạt trong cùng một điều luật, còn Bộ luật hình sự Việt Nam quy định
riêng trong Phần chung. Ngoài ra, về hình phạt đối với tội phạm này theo Bộ
luật hình sự nƣớc đang so sánh cao nhất là năm năm tù, còn Việt Nam là
mƣời lăm năm tù.
Ba là, một điểm tiến bộ trong Bộ luật hình sự Liên bang Đức có quy
định tại Điều 316 về “Say rượu trong giao thông” là kinh nghiệm lập pháp
quan trọng để các nhà làm luật nƣớc ta tham khảo, phục vụ việc đấu tranh
phòng, chống các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông do sử
dụng rƣợu. Theo đó, ngƣời nào trong giao thông mà điều khiển một phƣơng
tiện giao thông, mặc dù họ không ở trong tình trạng điều khiển an toàn
phƣơng tiện giao thông này, do sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích
khác thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến một năm hoặc với hình phạt tiền
nếu hành vi không bị đe dọa với một hình phạt theo Điều 315a hoặc 315c.
1.3.2. Bộ luật hình sự Liên bang Nga
Bộ luật hình sự Liên bang Nga đƣợc Đuma Quốc gia thông qua ngày
24/5/1996 và đƣợc Tổng thống Liên bang Nga ký Luật số 64 ngày 13/6/1996
38
“Về việc thi hành Bộ luật hình sự của Liên bang Nga”, đồng thời Bộ luật có
hiệu lực từ ngày 01/01/1997. Bộ luật hình sự đã đƣợc sửa đổi, bổ sung nhiều
lần và lần gần đây nhất là bằng Luật Liên bang số 147 ngày 01/7/2010.
Liên quan đến các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ,
các nhà làm luật Liên bang Nga quy định tại Chƣơng 27 - Các tội xâm phạm
an toàn khi vận hành và khai thác giao thông với 8 tội nhƣng có 3 tội phạm có
điểm tƣơng đồng với Việt Nam liên quan đến an toàn giao thông đƣờng bộ
nhƣ sau [6, tr.498-506]:
- Điều 264 về “Vi phạm các quy tắc an toàn giao thông và vận hành
các phương tiện giao thông vận tải” quy định:
1. Ngƣời điều khiển ô tô, tàu điện hoặc các phƣơng tiện giao
thông khác mà vi phạm quy tắc an toàn giao thông hoặc vận hành
các phƣơng tiện giao thông vận tải, do vô ý mà gây thiệt hại rất
nghiêm trọng đến sức khỏe ngƣời khác thì bị phạt hạn chế tự do đến
ba năm, hoặc bị phạt giam từ ba tháng đến sáu tháng, hoặc phạt đến
hai năm có hoặc không kèm theo tƣớc giấy phép lái xe đến ba năm.
2. Những hành vi đƣợc quy định tại khoản 1 của điều luật
này, nếu ngƣời vi phạm trong tình trạng say rƣợu, do vô ý gây thiệt
hại rất nghiêm trọng đến sức khỏe của ngƣời khác thì bị phạt tù đến
ba năm kèm theo và bị tƣớc giấy phép lái xe đến ba năm.
3. Hành vi đƣợc quy định tại khoản 1 của điều luật này, nếu
do vô ý mà làm chết ngƣời thì bị phạt tù đến năm năm kèm theo bị
tƣớc giấy phép lái xe đến ba năm.
4. Những hành vi đƣợc quy định tại khoản 1 của điều luật
này, nếu ngƣời vi phạm trong tình trạng say rƣợu, do vô ý mà làm
chết ngƣời thì bị phạt tù đến bảy năm và tƣớc giấy phép lái xe
đến ba năm.
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT

More Related Content

What's hot

Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đTội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAYLuận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAYĐề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật - Gửi miễn p...
Luận án: Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật - Gửi miễn p...Luận án: Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật - Gửi miễn p...
Luận án: Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện BiênLuận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
 BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777... BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
OnTimeVitThu
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sựLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạmLuận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạtLuận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sựĐề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VI...
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VI...XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VI...
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VI...
hanhha12
 
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOTLuận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh tài sản, HOT
Biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh tài sản, HOTBiện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh tài sản, HOT
Biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh tài sản, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOTLuận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOTĐề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đTội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAYLuận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
 
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAYĐề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận án: Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật - Gửi miễn p...
Luận án: Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật - Gửi miễn p...Luận án: Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật - Gửi miễn p...
Luận án: Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện BiênLuận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
 BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777... BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sựLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạmLuận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
 
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạtLuận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
 
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sựĐề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
 
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VI...
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VI...XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VI...
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VI...
 
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOTLuận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
 
Biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh tài sản, HOT
Biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh tài sản, HOTBiện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh tài sản, HOT
Biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh tài sản, HOT
 
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOTLuận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
 
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
 
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOTĐề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAY
 

Similar to Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT

Các tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự
Các tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sựCác tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự
Các tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên QuangXử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
luanvantrust
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên QuangXử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
luanvantrust
 
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hà Nội
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hà NộiPhổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hà Nội
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, HOTĐề tài: Phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộPhổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh Bình
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh BìnhVi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh Bình
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh Bình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOTLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt NamLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà MauTội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sựLuận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAYLuận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
jackjohn45
 
Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc giaTội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sựLuận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sựLuận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOTLuận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, HAY
Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, HAYBồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, HAY
Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra theo luật
Đề tài: Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra theo luậtĐề tài: Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra theo luật
Đề tài: Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra theo luật
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT (20)

Các tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự
Các tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sựCác tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự
Các tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên QuangXử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên QuangXử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
 
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hà Nội
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hà NộiPhổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hà Nội
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hà Nội
 
Đề tài: Phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, HOTĐề tài: Phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, HOT
 
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...
 
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộPhổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
 
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh Bình
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh BìnhVi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh Bình
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOTLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt NamLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
 
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà MauTội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
 
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sựLuận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
 
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAYLuận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
 
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
 
Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc giaTội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
 
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sựLuận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
 
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sựLuận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
 
Luận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOTLuận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOT
 
Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, HAY
Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, HAYBồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, HAY
Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, HAY
 
Đề tài: Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra theo luật
Đề tài: Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra theo luậtĐề tài: Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra theo luật
Đề tài: Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra theo luật
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúngTừ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
MinhSangPhmHunh
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (19)

CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúngTừ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 

Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI DANH ĐẠI CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI DANH ĐẠI CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KHẮC HẢI HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Bùi Danh Đại
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ........................ 8 1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ............. 8 1.1.1. Khái niệm các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ...... 8 1.1.2. Đặc điểm của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ....11 1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ .......................19 1.2.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trƣớc pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 ............19 1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trƣớc khi pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.........26 1.3. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI...................................................................32 1.3.1. Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức..........................................32 1.3.2. Bộ luật hình sự Liên bang Nga ..........................................................37 1.3.3. Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa................................42
  • 5. Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG.........................................................45 2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ.......................................................................................45 2.1.1. Tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự) ................................................45 2.1.2. Tội cản trở giao thông đƣờng bộ (Điều 203 Bộ luật hình sự)............52 2.1.3. Tội đƣa vào sử dụng các phƣơng tiện giao thông không bảo đảm an toàn giao thông đƣờng bộ (Điều 204 Bộ luật hình sự)..................54 2.1.4. Tội điều động hoặc giao cho ngƣời không đủ điều kiện điều khiển các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ (Điều 205 Bộ luật hình sự).........57 2.1.5. Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206 Bộ luật hình sự)...................60 2.1.6. Tội đua xe trái phép (Điều 207 Bộ luật hình sự) ...............................62 2.2. TÌNH HÌNH XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG.............64 2.3. MỘT SỐ TỒN TẠI, VƢỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN .......................................71 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BẢO ĐẢM THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ..........................................................82 3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ.............................................................82
  • 6. 3.1.1. Sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội dẫn đến sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung các quy định các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông.........................................................................82 3.1.2. Sự cần thiết phải sửa đổi các quy định hiện hành của Luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ........85 3.1.3. Những định hƣớng cơ bản sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ..................................................................................86 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ........................................88 3.2.1. Những đánh giá chung ......................................................................88 3.2.2. Nội dung kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ.............................................................................................95 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ...................100 3.3.1. Tăng cƣờng hƣớng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ và hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ.........................................................................101 3.3.2. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ........104 3.3.3. Tổ chức có hệ thống điều khiển hoạt động giao thông đƣờng bộ, quản lý phƣơng tiện giao thông, đăng ký phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ, cấp giấy phép lái xe .........................................................105
  • 7. 3.3.4. Tăng cƣờng công tác tuần tra, giám sát và xử lý kịp thời mọi vi phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, xét xử nghiêm minh và kịp thời các vụ án trong lĩnh vực này.....................................................107 3.3.5. Tăng cƣờng công tác giáo dục pháp luật cho các cán bộ làm công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật liên quan đến xử lý các vụ xâm phạm trật tự an toàn giao thông..............................109 KẾT LUẬN..................................................................................................111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................114
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự HĐXX: Hội đồng xét xử VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Tổng số vụ án, tổng số bị cáo đƣa ra xét xử và hình phạt, nhân thân ngƣời phạm tội về tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trong thời gian 05 năm (2010 - 2014) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 65 Bảng 2.2. Tổng số vụ án, tổng số bị cáo đƣa ra xét xử và hình phạt, nhân thân ngƣời phạm tội về tội điều động hoặc giao cho ngƣời không đủ điều kiện điều khiển các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trong thời gian 05 năm (2010 - 2014) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 68 Bảng 2.3. Tổng số vụ án, tổng số bị cáo đƣa ra xét xử và hình phạt, nhân thân ngƣời phạm tội về tội cản trở giao thông đƣờng bộ trong thời gian 05 năm (2010 - 2014) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 69 Bảng 2.4. Tổng số vụ án, tổng số bị cáo đƣa ra xét xử và hình phạt, nhân thân ngƣời phạm tội về tội đƣa vào sử dụng các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ không bảo đảm an toàn trong thời gian 05 năm (2010 - 2014) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 70
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển hoạt động giao thông vận tải thì tình hình các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ và tình hình tai nạn giao thông đƣờng bộ trong những năm gần đây trên cả nƣớc nói chung và tại địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng cũng tăng rất nhanh về cả số lƣợng vụ việc và mức độ nghiêm trọng đã gây ra những hậu quả lớn về ngƣời và tài sản, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Trƣớc thực trạng này, Nhà nƣớc, xã hội và các cơ quan chức năng trong cả nƣớc nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng đã tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt và liên tục để ngăn chặn và phòng, chống vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đƣờng bộ. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân phát sinh là sự gia tăng tính chất và mức độ của hành vi vi phạm nói chung, các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ nói riêng nhƣ: phóng nhanh, vƣợt ẩu, cẩu thả khi thực hiện các quy định khác về an toàn trong điều khiển phƣơng tiện nhƣng không có giấy phép hoặc không có bằng lái theo quy định, trong khi say rƣợu hoặc không chấp hành hiệu lệnh của ngƣời đang làm nhiệm vụ điều khiển giao thông... gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản cho ngƣời khác. Ngoài ra lý do về mặt địa lý và địa hình cũng góp phần nào tạo ra thực trạng trên bởi Đắk Nông là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Tây giáp Vƣơng Quốc Campuchia. Mạng lƣới giao thông của tỉnh Đắk Nông chủ yếu là đƣờng bộ, với 3 tuyến quốc lộ có tổng chiều dài là 310 km, phần lớn đã đƣợc trải nhựa, còn 89,5km là đƣờng cấp phối.
  • 11. 2 Trƣớc diễn biến ngày càng phức tạp của tai nạn giao thông đƣờng bộ hiện nay, các cấp, các ngành đã nghiên cứu, xác định các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng, phức tạp. Một trong các nguyên nhân đƣợc xác định đó là do việc xử lý hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đƣờng bộ gây hậu quả nghiêm trọng chƣa đƣợc xử lý nghiêm minh triệt để. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó một trong những nguyên nhân quan trọng là quy định của pháp luật hình sự chƣa đảm bảo để xử lí triệt để, có hiệu quả và quan điểm xử lý đối với loại tội phạm này chƣa rõ ràng dẫn đến tỉ lệ truy tố, xét xử các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ còn thấp. Vì vậy, để góp phần ngăn chặn, phòng ngừa và giảm bớt vi phạm pháp luật và các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ khái niệm và những dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, nghiên cứu so sánh với Bộ luật hình sự một số nƣớc trên thế giới và đánh giá thực tiễn xét xử các tội phạm này trong thời gian 05 năm (2010 - 2014) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông để thực hiện mục đích trên có ý nghĩa chính trị - xã hội và lý luận - thực tiễn quan trọng. Đây cũng là lý do để tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông)” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Dƣới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua việc nghiên cứu về các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ ở các mức độ khác nhau, trực tiếp và gián tiếp đã có một số công trình nghiên cứu đƣợc công bố, đồng thời thể hiện trên ba bình diện - luận văn, luận án, sách chuyên khảo, tham khảo,
  • 12. 3 bình luận, cũng nhƣ giáo trình dành cho hệ đại học và một số bài viết bình luận án nhƣ: * Nhóm thứ nhất (các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ luật học) bao gồm: 1) Bùi Kiến Quốc, Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội, Luận án tiến sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2001; 2) Ngô Huy Ngọc, Những biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 1996; 3) Phan Huy Thái, Điều tra các vụ án vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 1998; 4) Nguyễn Đắc Dũng, Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh), Luận văn thạc sĩ luật học, 2011 và; 5) Nguyễn Ngọc Anh, Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012; Trần Văn Thảo, Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bình Phƣớc) Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013 v.v... * Nhóm thứ hai (các sách chuyên khảo, tham khảo) bao gồm: 1) ThS. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm, Tập VI - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; 2) ThS. Hoàng Đình Ban, Hoạt động phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008; 3) TS. Trần Minh Hƣởng, Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2002; 4) TS. Nguyễn Đức Mai, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn
  • 13. 4 công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; v.v... * Nhóm thứ ba (giáo trình, đề tài, bài viết) bao gồm: 1) GS.TS. Đỗ Ngọc Quang, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), GS. TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 (tái bản năm 2007); 2) GS. TS. Võ Khánh Vinh, Chương X - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), GS. TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; 3) GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Chương XXV - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Tập II) do GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010; 4) TS. Phạm Văn Beo, Bài 10 - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2 - Phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010; 5) TS. Cao Thị Oanh (chủ biên), Chương X - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010; v.v... Ngoài ra, năm 2004 có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trƣờng (Đại học Luật Hà Nội) của TS. Trƣơng Quang Vinh (chủ trì): Tội tổ chức đua xe trái phép, tội đua xe trái phép và đấu tranh phòng, chống các tội này trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tiếp đến là một số bài viết đi sâu vào tranh luận tội danh cụ thể, xác định lỗi của tội phạm này nhƣ: 1) ThS. Lê Văn Luật, Xác định lỗi trong các vụ án tai nạn giao thông, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/2005; 2) ThS. Huỳnh Quốc Hùng, Một số vấn đề về định tội và định khung tăng nặng trong các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2007; v.v... Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy một số công
  • 14. 5 trình có phạm vi nghiên cứu rộng, các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ chỉ đƣợc đề cập riêng rẽ từng tội bằng bình luận những dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt hoặc chỉ xem xét dƣới góc độ tội phạm học - phòng ngừa cả nhóm tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, trong khi đó, chƣa có công trình khoa học nào ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học đề cập đến cả nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ trên một địa bàn cụ thể là tỉnh Đắk Nông. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, cũng nhƣ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng luôn có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, đặc biệt phục vụ trực tiếp yêu cầu chính trị - xã hội và đấu tranh phòng, chống các tội phạm đã nêu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Mục đích của luận văn là nghiên cứu bổ sung góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật mà đặc biệt là Bộ luật hình sự và đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự trong xử lý các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài - Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn tập trung vào những đối tƣợng nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: + Khái niệm và những dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ + Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. + Nghiên cứu cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trong Bộ luật hình sự hiện hành.
  • 15. 6 + Nghiên cứu so sánh với Bộ luật hình sự một số nƣớc trên thế giới về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: phân tích, đánh giá thực tiễn xét xử các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ giai đoạn 2010-2014 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách hình sự của Đảng, Nhà nƣớc ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng nhƣ trong việc bảo vệ an toàn, trật tự xã hội. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự nhƣ: phân tích, tổng hợp, so sánh, phân tích quy phạm pháp luật, khảo sát thực tiễn, điều tra án điển hình... để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề cần nghiên cứu trong luận văn này. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lí luận Luận văn đƣợc hình thành trên cơ sở khái quát lí luận và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣơng bộ trong thời gian qua, nên kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý và làm rõ các nội dung của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣơng bộ trong giai đoạn hiện nay. Luận văn là một tài liệu tham khảo dùng cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy học tập chuyên ngành luật hình sự trong các cơ sở đào tạo pháp luật.
  • 16. 7 - Ý nghĩa thực tiễn Các giải pháp nêu trong luận văn là một kênh tham khảo hữu ích cho các cơ quan tiến hành tố tụng, mà đặc biệt là tòa án, áp dụng trong thực tiễn xử lý các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Bên cạnh đó, luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu và học tập môn học Luật hình sự. Một số đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan đến các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội này hiện nay và sắp tới ở địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng và cả nƣớc nói chung. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án đƣợc chia thành 3 chƣơng. Chương 1: Một số vấn đề chung về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Chương 2: Thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bản tỉnh Đắk Nông. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thi hành các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ.
  • 17. 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 1.1.1. Khái niệm các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ Trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là trạng thái trật tự, an toàn, thông suốt, thuận lợi trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ theo quy định của pháp luật đƣợc mọi ngƣời thực hiện nghiêm chỉnh nhằm hạn chế thấp nhất tai nạn giao thôn đƣờng bộ, gây thiệt hại về ngƣời và tài sản. Về mặt bản chất, thì vi phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ chính là những hành vi làm cho trật tự giao thông bị biến dạng, bị phá vỡ, đặt tính mạng, sức khỏe của con ngƣời và tải sản vào tình trạng bị thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Về hình thức, vi phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là trái với qui định trong Luật giao thông đƣờng bộ năm 2008 và các văn bản pháp luật khác về giao thông vận tải đƣờng bộ. Các hành vi vi phạm này rất đa dạng, bao gồm các hành vi sau: 1) Các hành vi vi phạm qui tắc giao thông đƣờng bộ của ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ; 2) Các hành vi vi phạm qui định về phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ; 3) Các hành vi vi phạm qui định về ngƣời điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông; 4) Các hành vi vi phạm qui định về vận tải đƣờng bộ; 5) Các hành vi vi phạm khác có liên quan đến giao thông đƣờng bộ. Những hành vi này xâm phạm đến an toàn công cộng – an toàn về tính mạng và tài sản của công dân và xã hội tai những khu vực hoạt động, sinh hoạt đông ngƣời. Sự an toàn này là nhu cầu cần thiết của xã hội và là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng xã hội văn minh [18, tr.196].
  • 18. 9 Ngay từ khi giành đƣợc chính quyền, Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng bằng việc ra một số văn bản nhƣ: Điều lệ tạm thời số 329-CP ngày 17/9/1954 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc quản lý các loại vũ khí; Nghị định số 23-CP ngày 24/02/1973 của Hội đồng Chính phủ về việc tàng trữ và sử dụng vật liệu nổ... góp phần tạo ra môi trƣờng xã hội lành mạnh, ổn định, bảo đảm nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống của nhân dân. Vì vậy, hiện nay, để tiếp tục bảo đảm tốt công tác giữ gìn an toàn công cộng, trật tự công cộng ở nƣớc ta, đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc ta phải không ngừng đầu tƣ cơ sở, vật chất kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Quá trình giữ gìn bảo đảm an toàn công cộng, trật tự công cộng cũng chính là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản và nhiều quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là những hành vi vi phạm pháp luật, những hành vi vi phạm đó có nhiều loại khác nhau, gây ra thiệt hại ở những mức độ khác nhau. Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ và Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 thì các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ cho dù ngƣời thực hiện có lỗi vô ý hay cố ý, song nếu nó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội đến mức "đáng kể" thì ngƣời thực hiện hành vi đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ đƣợc quy định từ Điều 202 đến 207 trong BLHS 1999. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng đều bị xử lý hình sự, việc xử lý phải trên cơ sở giáo dục, thuyết phục mọi công dân có ý thức chấp hành, nhắc nhở, cảnh cáo, xử lý hành
  • 19. 10 chính, chúng ta chỉ xử lý hình sự đối với những trƣờng hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ đáng kể hay gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Vì vậy, ranh giới xác định vấn đề trách nhiệm hình sự với các trách nhiệm pháp lý khác (dân sự, hành chính...) đƣợc phân định rõ ràng trên cơ sở tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hậu quả tác hại mối quan hệ xã hội bị xâm hại, cũng nhƣ thái độ của ngƣời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Thực tế cho thấy các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung và các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ đã gây ra những thiệt hại không nhỏ về tài sản và tính mạng, sức khỏe của công dân, ảnh hƣởng đến trật tự ở những nơi công cộng, đến hoạt động chung của xã hội. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh: Nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật giao thông. Tăng cƣờng hạ tầng kỹ thuật, phƣơng tiện giao thông công cộng, năng lực tổ chức giao thông; thực hiện phƣơng án điều tiết hợp lý cơ cấu và quản lý chất lƣợng các phƣơng tiện giao thông để giảm tới mức thấp nhất tai nạn giao thông [19, tr.223-233]; v.v... Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giữ gìn an toàn, trật tự công cộng trong đời sống xã hội, trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, hệ thống văn bản pháp luật, Bộ luật hình sự đã quy định Chƣơng "Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng" để bảo vệ các lợi ích trên, xử lý các hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao, qua đó bảo đảm mọi sinh hoạt, vui chơi, giải trí, hoạt động công cộng đƣợc an toàn, ổn định và tuân thủ các quy tắc xã hội và quy tắc của pháp luật. Vì vậy, tôn trọng và bảo vệ "an toàn công cộng, trật tự công cộng" là “một trong những thƣớc đo, tiêu chí để đánh giá sự ổn định của xã hội, đánh giá sức mạnh của các cơ quan bảo vệ pháp luật,
  • 20. 11 khả năng quản lý của các cơ quan, tổ chức, đồng thời nó cũng đánh giá đƣợc ý thức pháp luật, văn minh pháp lý của công dân” [20, tr.439]. Những quan hệ xã hội luật hình sự bảo vệ mà các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ xâm phạm đến, cùng với các khách thể khác, là một trong những khách thể quan trọng đƣợc Bộ luật hình sự Việt Nam bảo vệ, tôn trọng và bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến nhóm khách thể này đều bị xử lý theo các quy định về những tội phạm tƣơng ứng của Bộ luật hình sự. Do vậy, dƣới góc độ khoa học luật hình sự, theo chúng tôi khái niệm các tội phạm đang đề cập có thể định nghĩa nhƣ sau: Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây ra những thiệt hại đáng kể về tính mạng, sức khỏe của con người, thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của tổ chức, của công dân, và qua đó xâm phạm đến sự ổn định nơi công cộng và xã hội, được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. 1.1.2. Đặc điểm của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ Theo khái niệm ở trên, mặc dù tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là một nhóm tội phạm cụ thể có sự khác nhau về hành vi, về đối tƣợng xâm hại, về lỗi... song về cơ bản chúng có cấu thành chung nhƣ sau: - Về khách thể của tội phạm Các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trƣớc hết xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trên lĩnh vực giao thông đƣờng bộ và đảm bảo trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Tuy nhiên, bên cạnh việc trực tiếp xâm hại đến các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông
  • 21. 12 đƣờng bộ, tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trong nhiều trƣờng hợp còn trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con ngƣời; tài sản của nhà nƣớc, của tổ chức và công dân. Vì vậy, việc quy định các tội xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trong BLHS không chỉ nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ nói riêng, an toàn giao thông, an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung mà còn nhằm mục đích bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, tài sản của nhà nƣớc, của các tổ chức và của công dân. Giữ gìn trật tự an toàn công cộng (trong đó có trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ) là một bộ phận quan trọng của hoạt động quản lý xã hội, là một trong những chức năng cơ bản của nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời cũng là nghĩa vụ của công dân. Để giữ gìn trật tự an toàn công cộng cần phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, thuyết phục, giáo dục và cƣỡng chế trong đó luật hình sự giữ vai trò hết sức quan trọng. Việc BLHS qui định các tội xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ tại các Điều 202, 203, 204, 205, 206, 207 trƣớc hết là nhằm bảo vệ trật tự an toàn giao thông, đảm bảo cho hoạt động giao thông đƣờng bộ diễn ra an toàn, thông suốt, thuận lợi... phục vụ tốt cho việc xây dựng phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất; xây dựng phát triển văn hóa; củng cố và tăng cƣờng quốc phòng, an ninh; mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc... Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ cũng chính là bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe không phải chỉ của một ngƣời mà là của tất cả mọi ngƣời, sự an toàn về tài sản của nhà nƣớc, các tổ chức và công dân nói chung. Vì vậy có thể khẳng định rằng, khách thể cùng loại của nhóm tội phạm xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là các quan hệ xã hội hết sức quan trọng: đó là trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ, tính mạng, sức khỏe của công dân, tài sản của nhà nƣớc, của tổ chức và sự phát triển của
  • 22. 13 đất nƣớc nói chung. Căn cứ vào khách thể bị xâm hại và các đặc điểm pháp lý của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ thì khách thể loại của nhóm tội phạm này xâm phạm đến những quy định về an toàn công cộng. Những quy định về an toàn công cộng rất đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm những quy định, điều lệ, nội quy… (những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa) v.v… ở những nơi công cộng trên các lĩnh vực giao thông đƣờng bộ… những quy định này nhằm đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nƣớc, của tổ chức, an toàn về tính mạng và tài sản của công dân [21, tr.433]. • Về mặt khách quan của tội phạm Hành vi khách quan của nhóm tội phạm này là các hành vi vi phạm các qui định của nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Các hành vi vi phạm này đƣợc thể hiện cả dƣới dạng hành động phạm tội và không hành động phạm tội nhƣng chủ yếu là hành động phạm tội. Trong đó một số tội chỉ có thể thực hiện dƣới dạng hành động phạm tội, nhƣ tội đƣa vào sử dụng các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ không bảo đảm an toàn, tội điều động hoặc giao cho ngƣời không đủ điều kiện điều khiển các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ. Các dạng vi phạm cụ thể của nhóm tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ bao gồm: + Vi phạm các qui định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ là những hành vi vi phạm các qui định nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ: chở hàng hóa cồng kềnh, chằng buộc hàng hóa không đúng qui định, quay xe, rẽ phải, rẽ trái, tránh vƣợt sai qui định, chạy quá tốc độ... + Vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông liên quan đến kết cấu hạ tầng đƣờng bộ gồm các hành vi cản trở giao thông:
  • 23. 14 đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đƣờng bộ, đặt trái phép chƣớng ngại vật cản trở giao thông đƣờng bộ. Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, các thiết bị trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ... + Vi phạm các qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ thể hiện bằng việc đƣa vào sử dụng các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ không đủ điều kiện an toàn nhƣ hỏng bộ phận chuyển động, hỏng tay lái, hỏng phanh, hỏng gầm, lốp xe... đã mòn quá quy định, hệ thống đèn chiếu sáng, đèn báo hãm, đèn báo hiệu các loại không đạt tiêu chuẩn, hệ thống chuyển hƣớng không có hiệu lực, bánh lốp không đúng kích cỡ, tiêu chuẩn kỹ thuật và áp lực hơi theo quy định cho từng loại xe.... Cho phép các chủ phƣơng tiện sử dụng các phƣơng tiện giao thông vận tải đƣờng bộ không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết, hành vi này thƣờng là của những ngƣời có thẩm quyền cho phép các chủ phƣơng tiện sử dụng các phƣơng tiện giao thông vận tải, nhƣ cán bộ cơ quan đăng kiểm.... Điều động các phƣơng tiện giao thông vận tải đƣờng bộ không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật tham gia vào các hoạt động giao thông. + Hành vi vi phạm điều kiện của ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ. Hành vi đƣợc biểu hiện ở việc điều động hoặc giao cho ngƣời không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không có đủ điều kiện khác nhƣ điều kiện về sức khoẻ, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn.v.v... vào điều khiển phƣơng tiện giao thông hoặc điều động ngƣời say rƣợu hoặc dùng các chất kích thích khác điều khiển các phƣơng tiện giao thông vận tải đƣờng bộ. + Hành vi gây rối trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ bằng phƣơng tiện giao thông cơ giới thể hiện bằng các hành vi: tổ chức đua xe hoặc đua xe mô tô, ô tô hoặc các loại xe có gắn động cơ khác (công nông, máy cày, máy kéo...) trái phép.
  • 24. 15 Về hậu quả tác hại: Hầu hết các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đều có cấu thành vật chất vì vậy, hậu quả tác hại cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm. Các tội phạm quy định tại các Điều 202, Điều 203, Điều 204, Điều 205 điều là gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của ngƣời khác. Đối với tội đua xe trái phép quy định tại Điều 206 thì hậu quả là gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho ngƣời khác. Nếu chƣa gây ra thiệt hại nhƣng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chƣa đƣợc xoá án tích. Các thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng sức khỏe hoặc tài sản thiệt hại sức khỏe hoặc tài sản phải có mối quan hệ nhân quả với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Điều này đổi hỏi phải xác định đƣợc những thiết hại đó có nguyên nhân trực tiếp từ việc vi phạm trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ. Đối với tội tổ chức đua xe trái phép quy định tại Điều 207 là tội có cấu thành hình thức nên chỉ cần có hành vi tổ chức đua xe nhƣ khởi xƣớng việc đua xe, xúi giục, kích động, lôi kéo, tập hợp các tay đua, tuyển chọn các tay đua; đƣa ra một số các qui định về tính chất, hình thức đua cũng nhƣ giải thƣởng; bố trí thời gian, địa điểm tập kết, đƣờng đua; chuẩn bị chƣơng trình, kế hoạch đua xe cũng nhƣ để đối phó với các cơ quan chức năng.v.v... là tội phạm hoàn thành mà không cần gây ra hậu quả, tác hại cho xã hội. • Về mặt chủ quan của tội phạm Tội phạm xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ thƣờng đƣợc thực hiện với lỗi vô ý thể hiện dƣới cả hai dạng là vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả. Ngƣời phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, tin rằng hậu quả không xảy ra hoặc xảy ra nhƣng có thể ngăn ngừa đƣợc. Chính vì do tự tin hoặc do cẩu thả trong khi thực hiện hành vi mà đã để xảy ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội [22, tr.497].
  • 25. 16 Vô ý vì quá tự tin thể hiện ở chỗ: về lý trí, ngƣời phạm tội nhân thức đƣợc hành vi của mình vi phạm các quy đinh về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ, những hành vi đó là nguy hiểm và có thể gây ra hậu quả cho xã hội. Nhƣng họ tin vào khả năng điều khiển, xử lý của mình và các điều kiện khách quan khác nên cho rằng hậu quả sẽ không xảy ta. Về ý chí, họ không mong muốn cho hậu quả xảy ra, cũng không bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Nhƣng kết quả là hậu quả đã xảy ra ngoài ý muốn của họ Vô ý vì cẩu thả thể hiện ở chỗ, khi thực hiện các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, họ không biết là mình vi phạm do không quan sát, không chú ý, thực hiện các hành vi không đúng quy tắc an toàn thể hiện sự bất cẩn, cẩu thả, mặc dù khi tham gia giao thông, khi thực hiện các hành vi liên quan đến giao thông đƣờng bộ, họ buộc phải biết và phải thực hiện các quy tắc an toàn giao thông nên đã gây thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của ngƣời khác. Riêng hai tội: Đua xe trái phép và tổ chức đua xe trái phép quy định tại Điều 206 và Điều 207 đƣợc thực hiện bằng lỗi cố ý mà cụ thể là cố ý trực tiếp thẻ hiện ở chỗ, những ngƣời thực hiện hành vi tổ chức đua xe hoặc đua xe trái phép đều nhận thức đƣợc rằng hành vi đua xe không đƣợc cho phép của cơ quan có thẩm quyền bị pháp luật cấm. Họ biết đƣợc cuộc đua xe do họ tổ chức hay tham gia không có giấy phép nhƣng họ vẫn mong muốn thực hiện. Về động cơ phạm tội, đối với tội tổ chức đua xe trái phép, và đua xe trái phép có nhiều động cơ, mục đích khác nhau nhƣ vụ lợi, lấy số má, danh tiếng giang hồ, quy tụ băng nhóm... nhƣng không là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm. • Về chủ thể tội phạm Chủ thể của đa số các tội phạm cùng nhóm xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ phải là ngƣời có đủ năng lực trách nhiệm hình
  • 26. 17 sự và từ đủ 16 tuổi trở lên vì các tội phạm quy định tại các điều 202, 203, 204, 205 đều có mức cao nhất của khung hình phạt ở tất cả các khoản tối đa là 15 năm tù (tức đều là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng và đều có lỗi do vô ý). Theo qui định của Luật hình sự Việt Nam những ngƣời đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Có hai tội phạm của nhóm này cần có chủ thể đặc biệt đó là tội đƣa vào sử dụng phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ không bảo đảm an toàn (Điều 204) và tội điều động ngƣời không đủ điều kiện điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ (Điều 205). Chủ thể của tội phạm ở đây phải là những ngƣời có thẩm quyền đƣa vào sử dụng các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ hoặc ngƣời có thẩm quyền điều động ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ: thủ trƣởng đơn vị vận tải, cán bộ kiểm định kỹ thuật... Ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi chỉ có thể là chủ thể của tội tổ chức đua xe trái phép quy định tại Điều 206 khi hành vi của họ có các tình tiết tăng năng tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 là: + Tổ chức đua xe có qui mô lớn: Tập hợp nhiều ngƣời, nhiều phƣơng tiện tham gia cuộc đua. + Tổ chức cá cƣợc: dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để cá cƣợc đƣợc thua về ngƣời đua xe thắng hoặc thua.... + Tổ chức việc chống lại ngƣời có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc ngƣời có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép: dùng sức mạnh vật chất chống lại hoặc đe doạ uy hiếp ngƣời có trách nhiệm nhƣ cảnh sát giao thông, tự vệ, dân phòng... đập phá phƣơng tiện của ngƣời làm nhiệm vụ. + Tổ chức đua xe nơi tập trung đông dân cƣ nhƣ tổ chức đua xe trong nội thành, nội thị hoặc những nơi đông dân cƣ khác.
  • 27. 18 + Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phƣơng tiện đua: tháo phanh, còi, đèn, xi nhan.... + Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của ngƣời khác: gây chết ngƣời hoặc thƣơng tích, tổn hại cho sức khoẻ của ngƣời khác từ 11% trở lên hoặc gây thiệt hại lớn về tài sản. + Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép: đã bị kết án về tội này hoặc tội đua xe trái phép, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm. + Tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đối với tội đua xe trái phép quy định tại Điều 207 khi có các tình tiết tăng năng quy định tại khoản 3 và khoản 4 là tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đƣờng lối xử lý và chính sách hình sự của Nhà nƣớc ta thể hiện qua việc áp dụng hình phạt đối với các tội xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ nhìn chung đã cho thấy thái độ xử lý kiên quyết kết hợp với các biện pháp quản lý giáo dục của Nhà nƣớc đối với các hành vi mang tính nguy hiểm cao hoặc đã gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. BLHS năm 1999 đã qui định các loại hình phạt chính áp dụng đối với các tội xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân. Hình phạt bổ sung: phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định...) Phạm vi áp dụng hình phạt tiền với quy định là hình phạt chính đƣợc mở rộng ở tất cả 4 tội có lỗi vô ý. Mức phạt tiền cao nhất là 50 triệu đồng, thấp nhất là 5 triệu đồng. Hình phạt cải tạo không giam giữ đƣợc áp dụng rộng rãi ở tất cả các tội thuộc nhóm tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ mức cao
  • 28. 19 nhất là 3 năm, mức thấp nhất là 1 năm. Điều này chứng tỏ nhà nƣớc ta đánh giá nhân thân của loại tội phạm này có mức nguy hiểm tƣơng đối, có thể giáo dục cải tạo ngay cả khi không cần cách ly xã hội. Hình phạt tù có thời hạn đƣợc áp dụng ở tất cả các tội nhƣng phổ biến là ở mức từ 3 tháng đến 20 năm. Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định cũng đƣợc áp dụng phổ biến (3/6 tội) với mức từ 1-5 năm. 1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 1.2.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đập tan chế độ thực dân phong kiến, đồng thời thiết lập nên Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để bảo vệ thành quả cách mạnh, ngay sau khi giành đƣợc chính quyền về tay nhân dân, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều các văn bản pháp luật hình sự quy định các tội chống chính quyền dân chủ nhân dân nhƣ: tội âm mƣu lật đổ chính quyền, tội gián điệp, tội bạo loạn, tội hoạt động phỉ... trong Sắc lệnh số 21 ngày 14/2/1946. Tuy nhiên, các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ nằm trong hệ thống luật hình sự Việt Nam đƣợc quy định muộn hơn nhiều so với các loại tội khác và chƣa đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật hình sự trong thời kỳ này. Nhƣ vậy, các tội chống lại chính quyền dân chủ nhân dân ra đời rất sớm, gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khi đó, các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ có lịch sử ra đời muộn hơn và quy phạm pháp luật quy định các tội phạm này là những quy phạm viện dẫn, nên một số tội trong nhóm các tội này chỉ ra đời khi có các quy định về an toàn giao thông vận tải - đƣờng bộ tức là khi có Luật về giao thông đƣờng bộ.
  • 29. 20 Sau ngày miền Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng, Nhà nƣớc ta tiến hành xây dựng hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật để quản lý xã hội, trong đó có các văn bản pháp luật bảo đảm an toàn giao thông vận tải đƣờng bộ. Ngày 03/10/1955 [24, tr.73], Luật đi đƣờng bộ mới đƣợc ra đời kèm theo Nghị định số 348/NĐ của Bộ Giao thông Bƣu điện. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nƣớc ta về an toàn giao thông vận tải, tạo cơ sở pháp lý cho sự hình thành các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ. Tiếp theo Nghị định 348/NĐ nói trên, hàng loạt các văn bản pháp lý khác về an toàn giao thông vận tải đã ra đời nhƣ: Nghị định số 139/NĐ ngày 19/12/1956; Nghị định số 44/NĐ ngày 27/5/1958 của Bộ Giao thông Bƣu điện; Nghị định Liên bộ Giao thông Bƣu điện - Công an số 09/NĐLB ngày 07/3/1956 ban hành thể lệ tạm thời về vận tải đƣờng bộ; Nghị định số 10 ngày 11/01/1968 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về kỷ luật an toàn giao thông vận tải trong thời chiến; Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 về tăng cƣờng bảo đảm trật tự an toàn giao thông vận tải đƣờng bộ và trật tự đô thị và đến nay là Nghị định số 36/CP ngày 10/7/2001 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Đáng chú ý là ngày 29/6/2001, Quốc hội đã thông qua Luật giao thông đƣờng bộ đầu tiên của Việt Nam. Luật này bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2002. Các văn bản chuyên ngành nói trên đã tạo cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự quy định các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ. Tuy nhiên, phần lớn các văn bản chỉ tập trung vào tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông vận tải (ghép các hành vi xâm phạm đến các lĩnh vực giao thông vào làm một nhóm). Văn bản pháp luật hình sự đầu tiên của Nhà nƣớc ta điều chỉnh tội vi phạm quy định về nhóm tội phạm này là Thông tƣ số 442/TTg ngày 19/01/1955 của Thủ tƣớng Chính phủ. Theo đó, Điểm 4 của Thông tƣ nói trên
  • 30. 21 quy định: "Không cẩn thận hay không theo luật đi đường mà làm người khác bị thương sẽ bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Nếu gây tai nạn làm chết người thì có thể bị phạt tù đến mười năm" [25, tr.356]. Nhƣ vậy, qua nghiên cứu Thông tƣ này, thấy rõ những nội dung chủ yếu sau đây: - Chỉ những vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đƣờng bộ gây thƣơng tích, gây chết ngƣời mới bị coi là tội phạm và bị xử phạt. Nếu chỉ gây thiệt hại thuần túy về vật chất không bị coi là tội phạm và không bị xử lý về hình sự; - Điều luật này quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ với hai khung hình phạt khác nhau; khung 1 quy định - phạt tù từ ba tháng đến ba năm (cấu thành tội phạm cơ bản) đƣợc áp dụng cho trƣờng hợp chỉ gây thƣơng tích. Còn khung 2 quy định - phạt tù đến mƣời năm (cấu thành tội phạm tăng nặng) đƣợc áp dụng cho trƣờng hợp gây chết ngƣời. Sau hơn một năm thực hiện Thông tƣ 442/TTg, ngày 29/6/1956, theo đề nghị của Ban Nội chính Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Thông tƣ số 556/TTg bổ khuyết điểm 4 của Thông tƣ này. Điểm 4 của Thông tƣ 556 quy định: Không cẩn thận hay không theo Luật đi đƣờng mà làm ngƣời khác bị thƣơng thì sẽ phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Nếu gây tai nạn làm chết ngƣời thì có thể bị phạt tù đến mƣời năm. Trong trƣờng hợp gây tai nạn lớn làm chết nhiều ngƣời và gây thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân thì có thể bị phạt đến tù chung thân hay tử hình [23, tr.73]. Nhƣ vậy, trƣớc ngày giải phóng miền Nam, tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ đều đƣợc điều tra, truy tố, xét xử theo Thông tƣ 442/TTg và Thông tƣ 556/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Qua xem xét quy định nói trên có thể rút ra một số nhận xét nhƣ sau: - Việc quy định tội phạm này trong pháp luật hình sự ở một chừng mực
  • 31. 22 nhất định thời đó còn nhiều hạn chế, thể hiện ở chỗ: trật tự ban hành các loại văn bản cũng nhƣ nội dung của văn bản không đúng thẩm quyền (Thông tƣ của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành những nội dung đáng lẽ phải do luật quy định; Bộ trƣởng ban hành nghị định...); điều luật quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ còn đơn giản, chƣa thể hiện sự phân hóa cao trách nhiệm hình sự (chỉ có 2 khung hình phạt và khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa của các khung hình phạt quá xa nhau; các tình tiết định khung tăng nặng còn bó hẹp trong giới hạn mức độ hậu quả, mà không có các loại tình tiết khác nhƣ tình tiết phạm tội trong tình trạng say rƣợu, gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp ngƣời bị nạn... nên không đáp ứng đƣợc tính đa dạng, phức tạp của hành vi phạm tội). - Việc ban hành Thông tƣ số 556/TTg ngày 29/6/1955 bổ sung cho Thông tƣ 442/TTg ngày 29/6/1956 có hạn chế lớn về mặt lập pháp và không có hiệu quả. Trong Thông tƣ này, các nhà lập pháp đã quá nhấn mạnh tới mặt khách quan của tội phạm (dấu hiệu hậu quả của tội phạm), mà không chú ý tới lỗi vô ý của ngƣời phạm tội nên chế tài cho tội này quá nghiêm khắc, không phù hợp với bản chất của loại tội có lỗi vô ý và với yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ví dụ: Thông tƣ 556/TTg ngày 29/6/1956 quy định gây chết 01 ngƣời có thể bị phạt tù đến 10 năm (khung 2), gây chết nhiều ngƣời và gây thiệt hại lớn về tài sản có thể phạt tù chung thân hoặc tử hình (khung 3). Thực tiễn xét xử từ trƣớc tới nay chƣa có bị cáo nào bị phạt tù chung thân hoặc tử hình về tội này. Những bị cáo làm chết 1 ngƣời thông thƣờng bị xử tù 3 năm hoặc nhẹ hơn, chƣa có trƣờng hợp nào xử phạt đến 10 năm. Điều đó chứng tỏ luật pháp quá xa rời thực tiễn, cần phải đƣợc sửa đổi, bổ sung. Nhƣ vậy, trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, việc xử lý hành vi phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng
  • 32. 23 bộ đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn tại Bản sơ kết kinh nghiệm về đƣờng lối xử lý tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn (Công văn số 949/NCPL ngày 25/11/1968 của Tòa án nhân dân tối cao). Theo Bản sơ kết này, thì tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn xâm phạm nền an toàn giao thông - một bộ phận của nền trật tự, trị an - vốn thuộc loại tội khinh xuất. Đối với loại tội này, cần xác định chắc chắn là có hành vi phạm luật lệ giao thông, có hậu quả tác hại cụ thể do hành vi phạm tội gây nên. Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn thƣờng xảy ra trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp của ngƣời lái và nói chung là hoạt động của ngƣời điều khiển phƣơng tiện vận chuyển. Ngoài ra, đƣờng lối xử lý đối với ngƣời phạm tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn là “trừng trị thích đáng đối với những vi phạm nghiêm trọng, nghiêm trị đúng mức đối với những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời kết hợp với thận trọng để xem xét đầy đủ mọi tình tiết một cách toàn diện”, cụ thể: - Vi phạm nghiêm trọng về luật lệ giao thông vận tải luôn thể hiện trên hai mặt: 1) Ngƣời lái xe thiếu tinh thần trách nhiệm không chú ý kiểm tra an toàn của phƣơng tiện vận chuyển, phóng bừa, vƣợt ẩu, không tuân thủ luật lệ giao thông vận tải; 2) Tai nạn làm thiệt hại đến tài sản của xã hội hoặc tính mạng của nhân dân. Về mức án, nếu không có tình tiết đáng châm chƣớc, thông thƣờng có thể phạt tới hai năm tù giam, nhƣng cá biệt cũng có vụ có thể xử phạt tới ba năm tù giam. Châm chƣớc đối với những vi phạm tuy nghiêm trọng nhƣng xảy ra trong những hoàn cảnh đặc biệt của thời kỳ chiến tranh, nhƣ: đƣờng sá, cầu, phà xấu vì bị phá hoại, xe chạy ban đêm không đƣợc bật đèn, lái xe mới đƣợc đào tạo, tay lái non, có ít kinh nghiệm do thời gian phục vụ còn ngắn, chƣa kịp xử lý nhiều khó khăn, phức tạp đặc biệt, có khi lại bị mệt mỏi vì phải tăng cƣờng độ lao động do yêu cầu cấp thiết của kế hoạch vận chuyển; địch
  • 33. 24 uy hiếp và bắn phá, ngƣời lái xe mất bình tĩnh, do tinh thần bị căng thẳng mà gây ra tai nạn; v.v... [8, tr.135]. Về mức hình phạt, trong trƣờng hợp này có thể áp dụng hình phạt và biện pháp nhẹ nhƣ: cảnh cáo, án treo; trƣờng hợp thật cần thiết giam giữ, không nên phạt quá một năm tù. - Phạm tội vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về luật lệ giao thông, vận tải là những vi phạm thể hiện đầy đủ trên các mặt sau đây: + Vi phạm có mức độ khinh xuất cao nhƣ: lái xe biết rõ ràng là phƣơng tiện vận chuyển không an toàn, có thể dễ gây tai nạn mà không quan tâm sửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa, cứ sử dụng phƣơng tiện một cách tắc trách, không có biện pháp tối cần thiết phòng ngừa tai nạn; phóng bừa, vƣợt ẩu một cách quá mức, không tuân thủ luật lệ một cách trắng trợn; có biểu hiện rõ ràng là ỷ lại vào tình hình thời chiến mà vi phạm luật lệ giao thông, trong trƣờng hợp không có gì là ảnh hƣởng trực tiếp do địch gây nên. + Tai nạn gây nên tác hại lớn, nhƣ: chết nhiều ngƣời, tài sản bị thiệt hại có giá trị lớn làm trở ngại cho sự thực hiện chủ trƣơng và kế hoạch của Đảng và Nhà nƣớc; v.v... + Nhân thân của bị cáo xấu, hoàn cảnh và điều kiện phạm tội nghiêm trọng, nhƣ: lái xe có phẩm chất chính trị xấu, sinh hoạt bê tha, đã có tiền án, tiền sự về vi phạm luật lệ giao thông vận tải, đang lợi dụng nhiệm vụ công tác để có những hành vi phạm pháp khác (nhƣ thông đồng với gian thƣơng, với những phần tử xấu chở hàng lậu thuê, đầu cơ, chở hàng thuê lấy tiền tiêu riêng; v.v...). Về mức án, nếu không có tình tiết gì đáng châm trƣớc và chƣa xét đến những hành vi phạm tội khác với ý nghĩa là phạm tội độc lập, có thể áp dụng mức án đến năm năm tù giam; cá biệt có thể phạt tới bảy năm tù giam. Mục IV - Đƣờng lối xử lý đối với một số trƣờng hợp cụ thể cũng đã nêu: 1) Việc định tội và việc phân định mức độ trách nhiệm hình sự giữa ngƣời lái chính với lái phụ hoặc ngƣời nào khác cầm tay lái;
  • 34. 25 2) Vấn đề thu hồi bằng cầm lái (với tính chất là một biện pháp hành chính, vừa là một hình phạt phụ về hình sự). Ngoài ra, Thủ tƣớng Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị số 138-TTg ngày 15/8/1970 về việc cấm dùng xe ôtô vận tải trái phép. Theo đó, các lái xe ôtô vận tải tuyệt đối không đƣợc mang xe ô tô của Nhà nƣớc đi vận chuyển trái phép; nếu vi phạm sẽ bị thi hành kỷ luật nặng, phạt tiền, thu bằng lái, truy tố trƣớc Tòa án. Tuy nhiên, cũng chƣa khẳng định rõ, nếu ở mức độ nặng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm gì. Đến năm 1976, Chính phủ mới ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân. Tại Điều 9 Sắc luật này quy định về tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân nhƣ sau: "Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm trọng với các khung hình phạt tù từ ba tháng đến năm năm, trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến mười lăm năm. Trong mọi trường hợp có thể bị phạt tiền đến 1000 đồng ngân hàng". Qua trên cho thấy, trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, các hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ chƣa đƣợc quy định là một tội phạm độc lập. Đƣờng lối xử lý hành vi phạm tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tại Bản sơ kết kinh nghiệm về đƣờng lối xét xử tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn. Đến năm 1976, Nhà nƣớc mới ban hành một văn bản dƣới dạng Sắc luật quy định tội phạm và hình phạt đối với tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm trọng. Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm trọng chỉ là một trong số các tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe nhân dân; đƣợc quy định tại một điều luật có tên tội danh là tội "xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe nhân dân".
  • 35. 26 Nhƣ vậy, mặc dù Nhà nƣớc đã ban hành một số văn bản khác nhau, tuy nhiên, phần lớn các văn bản chỉ tập trung chủ yếu vào xử lý và hƣớng dẫn về tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ trong nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng mà Bộ luật hình sự năm 1985 ghi nhận một cách đầy đủ và có hệ thống sau này. 1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 Tháng 6 năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, đƣợc công bố bởi Lệnh của Chủ tịch nƣớc ngày 09/7/1985 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1986. Về nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, Bộ luật hình sự đã quy định cụ thể các tội sau: - Tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải (Điều 186). Trong Bộ luật này, tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ chƣa có tên riêng, mà đƣợc quy định chung trong tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải thuộc bốn lĩnh vực - đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng không. Quy phạm pháp luật quy định tội vi phạm quy định về an toàn giao thông vận tải của Bộ luật hình sự năm 1985 (Điều 186, Chƣơng VIII - Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính) có nội dung nhƣ sau: 1. Ngƣời nào điều khiển phƣơng tiện giao thông vận tải mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng không gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe ngƣời khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm: a) Đi quá tốc độ, chở quá trọng tải, tránh, vƣợt trái phép; b) Không đi đúng tuyến đƣờng, phần đƣờng, luồn lách, đƣờng bay và độ cao quy định;
  • 36. 27 c) Vi phạm các quy định khác về an toàn giao thông vận tải. 2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mƣời năm: a) Điều khiển phƣơng tiện an toàn giao thông vận tải mà không có bằng lái; trong khi say rƣợu hoặc say do dùng chất kích thích khác; b) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp ngƣời bị nạn. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến hai mƣơi năm. 4. Phạm tội trong trƣờng hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không đƣợc ngăn chặn kịp thời, thì bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ đƣợc quy định tại Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 so với nội dung trong Điều 9 Sắc luật 03-SL/76 đã có một bƣớc tiến bộ rất lớn cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp, cụ thể tên của tội đã đƣợc xác định rõ là "Tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng". Đây là điều mà các văn bản pháp luật trƣớc đó đều chƣa thể hiện đƣợc. Ngoài ra, Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 không chỉ nêu tội danh mà đã mô tả các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của tội phạm cũng nhƣ quy định các khung hình phạt tƣơng ứng với các loại trƣờng hợp phạm tội khác nhau, khắc phục đƣợc hạn chế của Sắc luật 03-SL/76 (chỉ nêu tội danh và hình phạt). Đặc biệt, đƣờng lối xử lý tội phạm theo Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 cũng có sự thay đổi so với Sắc luật 03-SL/76, Thông tƣ 442/TTg và Thông tƣ 556/TTg. Về hình phạt tù, Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 đã nâng mức phạt tù tối đa từ 15 năm lên 20 năm cho phù hợp với các trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng của tội này.
  • 37. 28 - Tội cản trở giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 187). Theo đó, Điều luật này quy định: 1. Ngƣời nào có một trong những hành vi sau đây cản trở giao thông vận tải gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe ngƣời khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Đào, phá các công trình giao thông, đặt vật chƣớng ngại cản trở giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng không; b) Di chuyển, phá hủy biển báo hiệu hoặc các thiết bị giao thông; c) Có hành vi khác cản trở giao thông vận tải. 2. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Tội phạm đƣợc quy định nhằm xử lý các hành vi cản trở giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng nhƣ: đào, phá các công trình giao thông, đặt vật chƣớng ngại cản trở giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng không; di chuyển, phá hủy biển báo hiệu hoặc các thiết bị giao thông; v.v... xâm phạm đến an toàn công cộng, qua đó gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của ngƣời khác. - Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông vận tải không bảo đảm an toàn hoặc điều động người không có đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 188). Theo đó: 1. Ngƣời nào có một trong những hành vi sau đây thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm: a) Ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phƣơng tiện giao thông vận tải mà cho đƣa vào sử dụng các phƣơng tiện rõ ràng không bảo đảm an toàn gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe ngƣời khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản;
  • 38. 29 b) Điều động ngƣời không có bằng lái hoặc không đủ những điều kiện khác, điều động ngƣời say rƣợu hoặc say do dùng chất kích thích khác điều khiển các phƣơng tiện giao thông vận tải gây hậu quả nói trên. 2. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mƣời hai năm. Tƣơng tự, tội phạm đƣợc quy định nhằm xử lý các hành vi đƣa vào sử dụng các phƣơng tiện giao thông vận tải không bảo đảm an toàn hoặc điều động ngƣời không có đủ điều kiện điều khiển các phƣơng tiện giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng, qua đó xâm phạm đến an toàn công cộng, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của ngƣời khác. Nhƣ vậy, sau hơn 10 năm thực hiện, Bộ luật hình sự năm 1985 nói chung, cũng nhƣ quy phạm pháp luật quy định về các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ nói riêng đã phát huy tác dụng to lớn trong việc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Tuy nhiên, quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về các tội phạm này cũng bộc lộ một số hạn chế. Chẳng hạn, trong đó nổi bật là việc quy định cả bốn loại hành vi phạm tội trong bốn lĩnh vực an toàn giao thông vận tải (đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng không) có đặc điểm kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn rất khác nhau vào cùng một điều luật hoặc tƣơng tự, hành vi cản trở giao thông cũng gộp vào trong cùng một điều luật trong cả bốn lĩnh vực an toàn giao thông vận tải (đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng không); v.v... Điều này đã hạn chế nhiều đến việc quy định cụ thể hành vi phạm tội, cũng nhƣ việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt đối với ngƣời phạm tội. Tóm lại, qua bốn lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1985 vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997, nội dung của các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ về cơ bản nội dung không có gì thay đổi so với chính các tội phạm này, mà chỉ có sự thay đổi về tên tội (đƣợc sửa đổi năm 1991),
  • 39. 30 từ tội vi phạm quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng thành tội vi phạm quy định về an toàn giao thông vận tải. Việc bỏ cụm từ "gây hậu quả nghiêm trọng" nhằm cho tên tội phù hợp với tất cả các trƣờng hợp bị coi là phạm tội này theo nội dung của điều luật (khoản 4 Điều 186 quy định trƣờng hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cũng là trƣờng hợp phạm tội này, mặc dù chƣa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội). Ngoài ra, các tội phạm khác vẫn giữ nguyên. Bên cạnh đó, song song với nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trƣớc khi Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc ban hành, hành vi đua xe trái phép không đƣợc quy định thành một tội danh riêng để xử lý độc lập. Hành vi này có những biểu hiện rõ rệt của một tội danh đƣợc Bộ luật hình sự năm 1985 quy định là tội gây rối trật tự công cộng. Vì vậy, quy định của điều luật này đƣợc sử dụng để xử lý về hình sự hành vi đua xe trái phép. Thời gian sau, tình trạng đua xe trái phép, đặc biệt là đua xe máy, diễn ra phức tạp, gây mất trật tự công cộng, vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ đe dọa tính mạng, sức khỏe của con ngƣời, tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nƣớc. Việc xử lý về hình sự của các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án đối với loại vi phạm pháp luật này còn chƣa thống nhất, dẫn đến hạn chế hiệu quả của việc ngăn chặn loại vi phạm pháp luật này. Do đó, Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tƣ liên tịch số 10/TTLT ngày 31/12/1996 để hƣớng dẫn xử lý hành vi đua xe trái phép nhƣ sau: Một là, mọi trƣờng hợp đua xe trái phép có từ 2 xe tham gia trở lên đều bị coi là hành vi gây rối trật tự công cộng và ngƣời đua xe trái phép phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, theo khoản 1 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985. Ngƣời tổ chức cuộc đua xe trái phép, ngƣời xúi giục ngƣời khác đua xe trái phép thì bị truy cứu trách
  • 40. 31 nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 (tội gây rối trật tự công cộng). Hai là, ngƣời đua xe trái phép nếu gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của ngƣời khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, mà thiệt hại xảy ra là do lỗi vô ý, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 198 Bộ luật hình sự (nếu có hành vi tổ chức, xúi giục thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 - tội gây rối trật tự công cộng) còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985. Ba là, ngƣời đua xe trái phép nếu gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của ngƣời khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, mà thiệt hại xảy ra là do lỗi cố ý, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 (tội gây rối trật tự công cộng), còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều tƣơng ứng của Bộ luật hình sự năm 1985 (Điều 101, Điều 109, Điều 138 hoặc Điều 160). Bốn là, ngƣời đua xe trái phép vì mục đích đƣợc thua bằng tiền hoặc hiện vật thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự (tội gây rối trật tự công cộng) còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 200 Bộ luật hình sự năm 1985. Năm là, ngƣời đua xe trái phép có hành vi chống lại ngƣời thi hành công vụ ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 (tội gây rối trật tự công cộng) còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống ngƣời thi hành công vụ theo Điều 205 Bộ luật hình sự năm 1985. Sáu là, ngƣời đua xe trái phép có hành vi chống lại ngƣời thi hành công vụ làm cho ngƣời thi hành công vụ bị thƣơng hoặc chết thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 (tội gây
  • 41. 32 rối trật tự công cộng), căn cứ vào trƣờng hợp cụ thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều tƣơng ứng (Điều 101, Điều 109) của Bộ luật hình sự năm 1985. Đến năm 1999, hành vi đua xe trái phép đã đƣợc tách ra thành một tội danh độc lập trong Bộ luật hình sự để xử lý về tội đua xe trái phép (Điều 207). Tóm lại, trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, các nhà làm luật nƣớc ta mới chỉ quy định trực tiếp nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ tại ba điều luật - tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải (Điều 186), tội cản trở giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 187) và tội đƣa vào sử dụng các phƣơng tiện giao thông vận tải không bảo đảm an toàn hoặc điều động ngƣời không đủ điều kiện điều khiển các phƣơng tiện giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 188) và xử lý hành vi đua xe trái phép trong tội gây rối trật tự công cộng (Điều 198). Tuy nhiên, đây chính là cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý các hành vi xâm phạm đến an toàn giao thông đƣờng bộ, cũng nhƣ là tiền đề cho việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các tội phạm này trong lần pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự - Bộ luật hình sự năm 1999 sau này. 1.3. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI So sánh với Bộ luật hình sự của một số nƣớc khác quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ để thấy rằng những điểm giống và khác về cách giải quyết trong luật hình sự các nƣớc. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tập trung so sánh với Bộ luật hình sự bốn quốc gia là: Cộng hòa Liên bang Đức, Liên bang Nga và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 1.3.1. Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức năm 2009. Liên quan đến các
  • 42. 33 tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, Bộ luật hình sự nƣớc này quy định cụ thể trong Chƣơng 28 - Các tội phạm gây nguy hiểm chung với 25 tội phạm cụ thể, trong đó có ba tội liên quan đến vấn đề này nhƣ sau: - Điều 306 về “Gây cháy”; - Điều 306a về “Gây cháy nghiêm trọng”; - Điều 306b về “Gây cháy đặc biệt nghiêm trọng”; - Điều 306c về “Gây cháy với hậu quả chết người”; - Điều 306d về “Vô ý gây cháy”; - Điều 306f về “Gây ra một nguy cơ cháy”; - Điều 307 về “Gây ra một vụ nổ bởi năng lượng hạt nhân”; - Điều 308 về “Gây ra một vụ nổ bằng chất nổ”; - Điều 309 về “Lạm dụng tia phóng xạ”; - Điều 310 về “Chuẩn bị một tội phạm nghiêm trọng gây nổ hoặc một tội phạm về phóng xạ”; - Điều 311 về “Làm thoát ra những tia phóng xạ”; - Điều 312 về “Chế tạo có lỗi một thiết bị kỹ thuật hạt nhân”; - Điều 313 về “Gây ngập lụt”; - Điều 314 về “Đầu độc gây nguy hiểm chung”; - Điều 315 về “Can thiệp nguy hiểm trong giao thông đường sắt, giao thông đường thủy và giao thông đường không”; - Điều 315a về “Gây nguy hại cho giao thông đường sắt, giao thông đường thủy và giao thông đường không”; - Điều 316a về “Tấn công có tính chất cướp người điều khiển xe cơ giới”. - Điều 316b về “Gây trở ngại cho các nhà máy công cộng”; - Điều 316c về “Tấn công giao thông đường không và đường biển”; - Điều 317 về “Gây trở ngại cho các thiết bị viễn thông”; - Điều 318 về “Làm hư hỏng các công trình quan trọng”
  • 43. 34 - Điều 319 về “Gây nguy hại trong xây dựng” - Điều 323a về “Say hoàn toàn”; - Điều 323b về “Gây nguy hại cho điều trị cai nghiện”; - Điều 323c về “Không cứu giúp”. Liên quan trực tiếp đến an toàn giao thông vận tải, có ba điều luật sau đây: - Điều 315b về “Những can thiệp nguy hiểm trong giao thông đường bộ” quy định: (1) Ngƣời nào gây hại cho an toàn giao thông đƣờng bộ qua việc họ 1. Phá hủy, làm hƣ hỏng hoặc hủy hoại các thiết bị hoặc các phƣơng tiện giao thông, 2. Tạo ra những cản trở, 3. Thực hiện một sự can thiệp tƣơng tự cũng gây nguy hại nhƣ vậy, và qua đó gây nguy hại cho thân thể hoặc tính mạng của một ngƣời khác hoặc cho tài sản có giá trị lớn của ngƣời khác thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến năm năm hoặc với hình phạt tiền. (2) Phạm tội chƣa đạt cũng bị xử phạt. (3) Nếu ngƣời thực hiện tội phạm thực hiện theo những điều kiện của Điều 315 khoản 3 thì hình phạt là hình phạt tự do từ một năm đến mƣời năm, trong những trƣờng hợp ít nghiêm trọng thì hình phạt là hình phạt tự do từ sáu tháng đến năm năm. (4) Ngƣời nào vô ý gây ra sự nguy hiểm trong những trƣờng hợp của khoản 1 Điều này thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến ba năm hoặc với hình phạt tiền. (5) Ngƣời nào vô ý thực hiện và vô ý gây ra sự nguy hiểm trong những trƣờng hợp của khoản 1 thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến hai năm hoặc với hình phạt tiền.
  • 44. 35 - Điều 315c về “Gây nguy hại cho giao thông đường bộ” quy định: (1) Ngƣời nào trong giao thông đƣờng bộ 1. mà điều khiển một phƣơng tiện giao thông mặc dù họ không ở trong tình trạng điều khiển an toàn phƣơng tiện giao thông a. do sử dụng đồ uống có cồn hoặc các chất gây say khác hoặc b. do khiếm khuyết về tinh thần hoặc thể xác. 2. trái với quy định giao thông một cách nghiêm trọng và bất cẩn mà a. Coi thƣờng quyền đi trƣớc, b. Vƣợt sai hoặc đi sai trong quá trình vƣợt, c. Đi sai ở lối qua đƣờng cho ngƣời đi bộ. d. Đi quá nhanh ở các vị trí khó quan sát, ở các ngã tƣ, ngã ba hoặc ở nơi đƣờng sắt cắt ngang, e. không giữ việc đi bên phải của phần đƣờng ở các vị trí khó quan sát, f. Quay xe, lùi xe hoặc đi ngƣợc chiều trên đƣờng cao tốc hoặc đƣờng giành riêng cho xe cơ giới tốc độ cao hoặc bắt đầu thực hiện điều này, g. Báo hiệu xe dừng hoặc đỗ không ở nơi có đủ khoảng cách cần thiết mặc dù điều đó là yêu cầu đối với an toàn của giao thông, và qua đó gây nguy hại cho thân thể hoặc tính mạng hoặc cho tài sản có giá trị lớn của ngƣời khác thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến năm năm hoặc với hình phạt tiền. (2) Trong những trƣờng hợp khoản 1 số 1 thì phạm tội chƣa đạt bị xử phạt. (3) Ngƣời nào trong những trƣờng hợp của khoản 1 mà 1. Vô ý gây ra sự nguy hiểm
  • 45. 36 2. Vô ý thực hiện và vô ý gây ra sự nguy hiểm, Thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến hai năm hoặc với hình phạt tiền. - Điều 316 về “Say rượu trong giao thông” quy định: (1) Ngƣời nào trong giao thông (các điều 315 đến 315d) mà điều khiển một phƣơng tiện giao thông, mặc dù họ không ở trong tình trạng điều khiển an toàn phƣơng tiện giao thông này, do sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích khác thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến một năm hoặc với hình phạt tiền nếu hành vi không bị đe dọa với một hình phạt theo Điều 315a hoặc 315c. (2) Cũng bị xử phạt theo khoản 1 ngƣời nào vô ý thực hiện hành vi [7, tr. 498-508, tr.494-500]. Nhƣ vậy, so sánh các quy định của Bộ luật hình sự Liên bang Đức và Việt Nam về vấn đề đang nghiên cứu cho thấy: Một là, Bộ luật hình sự Liên bang Đức đã quy định nhóm các tội phạm này thành một Chƣơng riêng với tên gọi “Các tội phạm gây nguy hại chung” (Chƣơng 28) với 28 tội phạm (các điều 306 - 336), nhƣng chỉ có ba điều (315a, 315b và 316) thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ. Trong khi đó, Bộ luật hình sự Việt Nam quy định với tên gọi là “Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng” (Chƣơng XIX) với 53 tội phạm (các điều 202 - 265) và nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ bao gồm sáu tội phạm (các điều 202 - 207). Hai là, liên quan đến các tội xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, nghiên cứu cho thấy: - “Những can thiệp nguy hiểm trong giao thông đường bộ” (Điều 315b Bộ luật hình sự Liên bang Đức) quy định tƣơng ứng nhƣ tội cản trở giao thông (Điều 203 Bộ luật hình sự Việt Nam) với những hành vi tƣơng ứng, tuy
  • 46. 37 nhiên, tên gọi có sự khác nhau, đồng thời trong Bộ luật hình sự Liên bang Đức còn quy định cả vấn đề phạm tội chƣa đạt trong cùng một điều luật, còn Bộ luật hình sự Việt Nam quy định riêng trong Phần chung. Ngoài ra, về hình phạt đối với tội phạm này theo nƣớc đang so sánh cao nhất là ba năm, còn Bộ luật hình sự Việt Nam là mƣời năm tù. - “Gây nguy hại cho giao thông đường bộ” (Điều 315c Bộ luật hình sự Liên bang Đức) quy định tƣơng ứng nhƣ tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự Việt Nam). Tuy nhiên, phạm vi quy định của Liên bang Đức tƣơng đối rộng hơn so với Việt Nam với những hành vi tƣơng ứng, tuy nhiên, tên gọi có sự khác nhau, đồng thời trong Bộ luật hình sự Liên bang Đức còn quy định cả vấn đề phạm tội chƣa đạt trong cùng một điều luật, còn Bộ luật hình sự Việt Nam quy định riêng trong Phần chung. Ngoài ra, về hình phạt đối với tội phạm này theo Bộ luật hình sự nƣớc đang so sánh cao nhất là năm năm tù, còn Việt Nam là mƣời lăm năm tù. Ba là, một điểm tiến bộ trong Bộ luật hình sự Liên bang Đức có quy định tại Điều 316 về “Say rượu trong giao thông” là kinh nghiệm lập pháp quan trọng để các nhà làm luật nƣớc ta tham khảo, phục vụ việc đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông do sử dụng rƣợu. Theo đó, ngƣời nào trong giao thông mà điều khiển một phƣơng tiện giao thông, mặc dù họ không ở trong tình trạng điều khiển an toàn phƣơng tiện giao thông này, do sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích khác thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến một năm hoặc với hình phạt tiền nếu hành vi không bị đe dọa với một hình phạt theo Điều 315a hoặc 315c. 1.3.2. Bộ luật hình sự Liên bang Nga Bộ luật hình sự Liên bang Nga đƣợc Đuma Quốc gia thông qua ngày 24/5/1996 và đƣợc Tổng thống Liên bang Nga ký Luật số 64 ngày 13/6/1996
  • 47. 38 “Về việc thi hành Bộ luật hình sự của Liên bang Nga”, đồng thời Bộ luật có hiệu lực từ ngày 01/01/1997. Bộ luật hình sự đã đƣợc sửa đổi, bổ sung nhiều lần và lần gần đây nhất là bằng Luật Liên bang số 147 ngày 01/7/2010. Liên quan đến các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đƣờng bộ, các nhà làm luật Liên bang Nga quy định tại Chƣơng 27 - Các tội xâm phạm an toàn khi vận hành và khai thác giao thông với 8 tội nhƣng có 3 tội phạm có điểm tƣơng đồng với Việt Nam liên quan đến an toàn giao thông đƣờng bộ nhƣ sau [6, tr.498-506]: - Điều 264 về “Vi phạm các quy tắc an toàn giao thông và vận hành các phương tiện giao thông vận tải” quy định: 1. Ngƣời điều khiển ô tô, tàu điện hoặc các phƣơng tiện giao thông khác mà vi phạm quy tắc an toàn giao thông hoặc vận hành các phƣơng tiện giao thông vận tải, do vô ý mà gây thiệt hại rất nghiêm trọng đến sức khỏe ngƣời khác thì bị phạt hạn chế tự do đến ba năm, hoặc bị phạt giam từ ba tháng đến sáu tháng, hoặc phạt đến hai năm có hoặc không kèm theo tƣớc giấy phép lái xe đến ba năm. 2. Những hành vi đƣợc quy định tại khoản 1 của điều luật này, nếu ngƣời vi phạm trong tình trạng say rƣợu, do vô ý gây thiệt hại rất nghiêm trọng đến sức khỏe của ngƣời khác thì bị phạt tù đến ba năm kèm theo và bị tƣớc giấy phép lái xe đến ba năm. 3. Hành vi đƣợc quy định tại khoản 1 của điều luật này, nếu do vô ý mà làm chết ngƣời thì bị phạt tù đến năm năm kèm theo bị tƣớc giấy phép lái xe đến ba năm. 4. Những hành vi đƣợc quy định tại khoản 1 của điều luật này, nếu ngƣời vi phạm trong tình trạng say rƣợu, do vô ý mà làm chết ngƣời thì bị phạt tù đến bảy năm và tƣớc giấy phép lái xe đến ba năm.