SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐỖ THỊ THANH GIANG
TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ
HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT
XỬ
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG VĂN HÙNG
HÀ NỘI -2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa có ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những nội dung trong luận văn
có sử dụng tài liệu tham khảo đều đƣợc trích dẫn nguồn đầy đủ và
chính xác. Trong quá trình thực hiện luận văn đƣợc sự quan tâm
hƣớng dẫn cụ thể, sâu sắc của thầy Hoàng Văn Hùng luận văn đƣợc
hoàn thành theo đúng quy trình, nội dung. Xin trân trọng cám ơn sự
quan tâm hƣớng dẫn tận tình của thầy.
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Thanh Giang
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI TRỐN KHỎI
NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI,
ĐANG BỊ XÉT XỬ............................................................................. 5
1.1. KHÁI NIỆM TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC
TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ.................... 5
1.2. SỰ CẦN THIẾT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUI ĐỊNH TỘI
TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ
DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ TRONG LUẬT HÌNH SỰ.............. 9
1.2.1. Sự cần thiết ........................................................................................... 9
1.2.2. Ý nghĩa................................................................................................10
1.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỘI TRỐN KHỎI
NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI,
ĐANG BỊ XÉT XỬ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ...........13
1.3.1. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang
bị xét xử trƣớc pháp điển hóa.............................................................13
1.3.2. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang
bị xét xử khi pháp điển hóa ................................................................20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................23
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA TỘI TRỐN KHỎI NƠI
GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG
BỊ XÉT XỬ THEO QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 1999..........................................................................................24
2.1. CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM .............................................................24
2.2. KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM .......................................................27
2.3. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM..........................................28
2.4. MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM................................................36
2.5. HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỘI TRỐN KHỎI NƠI
GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢM, ĐANG
BỊ XÉT XỬ.........................................................................................39
2.5.1. Phạm tội thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều 311 Bộ
luật hình sự..........................................................................................39
2.5.2. Phạm tội thuộc các trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều 311 Bộ
luật hình sự..........................................................................................40
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................44
Chƣơng 3: THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN
THIỆN TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN
KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ...........................45
3.1. THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI "TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ
HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ "
TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY (2009 - 2013).......................................45
3.1.1. Thực trạng và diễn biến tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi
đang xét xử, đang dẫn giải..................................................................45
3.1.2. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội trốn khỏi nơi giam, giữ............47
3.1.3. Nhân thân ngƣời phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ............................52
3.2. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ XÉT XỬ TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC
TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ" ................55
3.2.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,
chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ.......................................................55
3.2.3. Các giải pháp cụ thể............................................................................70
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................81
KẾT LUẬN....................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................86
DANH MỤC CÁC BẢNG
Stt Số hiệu bảng Tên bảng Trang
1 Bảng 3.1. Thống kê số liệu số bị cáo và số vụ án phạm tội
trốn khỏi nơi giam, giữ trong 5 năm từ 2009
đến 2013 46
2 Bảng 3.2. Thống kê số vụ án phạm tội xâm phạm hoạt
động tƣ pháp và số vụ án phạm tội trốn khỏi nơi
giam, giữ trong 5 năm từ 2009 đến 2013 47
3 Bảng 3.3. Bảng thống kê số liệu các bị cáo đã bị xét xử về
tội trốn khỏi nơi giam, giữ với số bị cáo phạm
tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp 48
4 Bảng 3.4. Thống kê về tình hình áp dụng hình phạt đối
với bị cáo phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ ở
Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013 50
5 Bảng 3.5. Thống kê số liệu các vụ phạm tội xâm phạm hoạt
động tƣ pháp trong thời gian từ 2009 đến 2013 51
6 Bảng 3.6. Phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo đã xét xử
sơ thẩm (1522/1123 Bị cáo thuộc các đối tƣợng
cần nghiên cứu mang ý nghĩa lớn nhất về mặt
nhân thân) 53
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Stt Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang
1 Biểu đồ 3.1. Số vụ và số bị cáo phạm tội trốn khỏi nơi
giam, giữ đã đƣợc xét xử sơ thẩm ở Việt
Nam giai đoạn 2009 – 2013 46
2 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong các
tội phạm nói chung giai đoạn 2009 - 2013 48
3 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong
các tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp
giai đoạn 2009 - 2013 49
4 Biểu đồ 3.4. Cơ cấu bị cáo trốn khỏi nơi giam, giữ
trong nhóm các bị cáo phạm tội xâm phạm
hoạt động tƣ pháp giai đoạn 2009 - 2013 49
5 Biểu đồ 3.5. Phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo 54
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các cơ quan tƣ pháp
có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lực của nhân dân, nhiệm
vụ của các cơ quan tƣ pháp là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm
chủ của nhân dân, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp
luật khác góp phần đảm bảo an ninh chính trị và an toàn xã hội, tạo môi
trƣờng ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.
Ngay từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến các kỳ đại hội sau này
Đảng ta đều đánh giá cao vai trò của các cơ quan tƣ pháp đã liên tục đƣa ra
các chủ trƣơng để công tác tƣ pháp đáp ứng đƣợc trong tình hình mới nhƣ các
biện pháp về tổ chức, quy định về chức năng, quyền hạn, tăng cƣờng về cơ sở
vật chất, đào tạo, các biện pháp về pháp luật trong đó có biện pháp pháp luật
hình sự là một biện pháp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cho hoạt
động tƣ pháp tránh khỏi sự xâm hại từ phía tội phạm.
Tuy nhiên hoạt động tƣ pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ chức năng,
nhiệm vụ của các cơ quan tƣ pháp chƣa đƣợc hoàn thiện, đội ngũ còn thiếu và
yếu, cơ sở vật chất làm việc của các cơ quan tƣ pháp còn thiếu thốn, lạc hậu.
Những hạn chế trên ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan tƣ
pháp. Với tầm quan trọng nhƣ vậy, việc đảm bảo cho sự hoạt động của các cơ
quan tƣ pháp là một yêu cầu bức thiết.
Từ trƣớc khi có Bộ luật hình sự 1985, các tội xâm phạm hoạt động tƣ
pháp đã đƣợc quy định ở nhiều văn bản khác nhau, đến khi có Bộ luật hình sự
thì loại tội phạm này đã đƣợc quy định thành một chƣơng vừa có tính chất của
tội phạm là xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tƣ pháp mà
còn thể hiện thái độ cƣơng quyết đấu tranh đối với loại tội phạm này.
2
Trong các tội phạm hoạt động tƣ pháp thì tội Trốn khỏi nơi giam, giữ
hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử (sau đây còn gọi tắt là tội
trốn khỏi nơi giam, giữ) chiếm tỷ lệ nhiều nhất và vì vậy gây tác hại lớn
nhất đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tƣ pháp, trật tự an toàn xã
hội, gây mất lòng tin của nhân dân vào pháp luật. Tuy nhiên, những năm
qua chƣa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ toàn diện tội phạm này mặc
dù cả lý luận và thực tiễn đang đặt ra nhiều vấn đề đấu tranh phòng và
chống tội phạm nói trên. Do đó, tôi đã chọn đề tài "Tội trốn khỏi nơi
giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử theo pháp luật
hình sự Việt Nam" để làm luận văn cao học.
2. Tình hình nghiên cứu
Các tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp trong những năm qua ít
đƣợc nghiên cứu sâu, đồng bộ và toàn diện. Cuối thập kỷ 90 các tác giả Phạm
Thanh Bình và Nguyễn Vạn Nguyên đã viết cuốn Trách nhiệm hình sự đối
với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, 1990, Nxb Pháp lý theo hình thức
bình luận Bộ luật hình sự, cũng giống nhƣ giáo trình của các trƣờng Đại học,
nhằm đƣa ra những khái niệm, những cấu thành cơ bản nhất của loại tội phạm
này và sau đó cũng có một số tác giả cũng đã viết về vấn đề này hoặc các
thông tƣ hƣớng dẫn cũng nhằm giải thích một số khái niệm, hƣớng dẫn về
định lƣợng nhằm đáp ứng công tác xét xử. Công trình khoa học tiếp theo là
luận án phó tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Tất Viễn đề cập đến nhóm
"Các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp" trong Bộ luật hình sự không đi sâu
vào nguyên nhân và điều kiện phạm tội dƣới góc độ tội phạm học. Gần đây,
thì có công trình nghiên cứu của tác giả Trần Quân viết về "Tội trốn khỏi nơi
giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử ở Việt nam - Thực
trạng và giải pháp".
Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu chủ yếu về nguyên nhân và điều kiện
3
phạm tội chứ không đi sâu vào các quy định của Bộ luật hình sự do đó tôi
chọn đề tài "Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải,
đang bị xét xử theo pháp luật hình sự Việt Nam" để làm luận văn tốt
nghiệp, nhằm khái quát sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật
nói chung và pháp luật hình sự nói riêng đối với tội trốn khỏi nơi giam, đồng
thời nghiên cứu các quy định của luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội
phạm này. Phân tích và làm rõ thực trạng tội trốn khỏi nơi giam ở Việt Nam
hiện nay và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm trốn khỏi nơi giam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ các quy định của pháp luật hình sự Việt
nam về tội "Trốn khỏi nơi giam, giữ", đánh giá đúng tình hình phạm tội, đƣa
ra các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm này.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn phải thực hiện nhiệm vụ sau:
- Khái quát về mặt lịch sử lập pháp của Việt nam từ trƣớc đến nay về
tội "Trốn khỏi nơi giam, giữ".
- Phân tích cơ sở trách nhiệm hình sự của tội phạm.
- Thực tiễn xét xử tội phạm trong 5 năm trở lại của tội trốn khỏi nơi
giam, giữ.
- Phƣơng hƣớng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xét xử đối với tội
"Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử".
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự
về tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực
tiễn xét xử tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong 5 năm gần đây (2009 - 2013).
4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện trên cơ sở của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, đồng thời sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể khác nhƣ lịch
sử, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Lần đầu tiên với phạm vi của một luận văn cao học nghiên cứu đầy đủ,
toàn diện về tội "Trốn khỏi nơi giam, giữ" trên hai phƣơng diện luật hình sự.
- Khái quát đánh giá đƣợc các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
trong đấu tranh phòng, chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ.
- Nắm đƣợc kết quả thực tiễn xét xử tội phạm này và đề xuất các kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả xét xử.
- Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu, đào tạo, các cơ quan bảo vệ pháp luật có thể dùng để rút kinh nghiệm
trong công tác điều tra, truy tố, xét xử.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận. Luận văn gồm 3 chƣơng.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc
Trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử.
Chương 2: Đặc điểm pháp lý của tội Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc
trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử theo qui định của Bộ luật hình sự
năm 1999.
Chương 3: Thực tiễn xét xử và phƣơng hƣớng hoàn thiện tội Trốn khỏi
nơi giam, giữ hoặc Trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử.
5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ
HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ
1.1. KHÁI NIỆM TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN
KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ
Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét
xử đƣợc qui định trong chƣơng các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp của
BLHS 1999 với mục đích bảo đảm sự đúng đắn trong hoạt động tƣ pháp.
Trong BLHS 1999 có hai nhóm tội phạm: Các tội phạm về chức vụ và các tội
xâm phạm hoạt động tƣ pháp qui định khái niệm về Tội xâm phạm hoạt động
tƣ pháp và khái niệm về các tội phạm chức vụ. Đã có ý kiến cho rằng không
nên qui định khái niệm về các tội này cho phù hợp và tƣơng thích với các
nhóm tội phạm trong phần riêng BLHS. Tuy nhiên, do nội hàm của khái niệm
“công vụ” và khái niệm “tƣ pháp” có những cách hiểu khác nhau nên cần phải
qui định rõ để khẳng định nội dung của khái niệm tránh sự hiểu lầm và giải
thích quá rộng hoặc quá hẹp theo ý chủ quan của ngƣời áp dụng pháp luật.
Mặt khác, nếu không qui định công dân sẽ khó hiểu để áp dụng khi có liên
quan. So với khái niệm về các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp trong Bộ luật
hình sự 1985, thì BLHS 199 có một số điểm đã đƣợc sửa đổi, bổ sung, cụ thể
ở Bộ luật hình sự 1985 nêu “... bảo vệ quyền lợi của Nhà nƣớc, của các tổ
chức xã hội và của công dân” thì BLHS 1999 đƣợc thay bằng cụm từ “... bảo
vệ quyền lợi của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Ở BLHS 1999 khái niệm này rộng hơn, nếu nói tổ chức xã hội thì chƣa bao
hàm hết các tổ chức khác nhƣ tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị... Và khi nói
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân sẽ đầy đủ và chính xác hơn
là “quyền lợi” nhƣ đã nêu trong Bộ luật hình sự năm 1985.
6
Khái niệm về các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp đƣợc quy định ở
Điều 292 Bộ luật hình sự 1999 cho thấy hành vi phạm tội này là các hành vi
nguy hiểm cho xã hội, do những ngƣời có nhiệm vụ tiến hành tố tụng, những
ngƣời tham gia tố tụng hoặc những ngƣời khác thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tƣ pháp (trong một
số trƣờng hợp còn xâm hại đến cả các quyền của công dân cũng nhƣ quyền lợi
của Nhà nƣớc, của tổ chức) thông qua hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức
vụ quyền hạn của ngƣời là cán bộ, nhân viên trong các cơ quan tƣ pháp hoặc
qua hành vi cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan tƣ pháp do những
ngƣời có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức những
ngƣời tham gia tố tụng hoặc những ngƣời khác thực hiện.
Là một tội phạm trong nhóm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp thuộc
nhóm chủ thể không phải là ngƣời có chức vụ quyền hạn trong hoạt động tƣ
pháp nhƣng lại xâm hại đến sự đúng đắn của hoạt động tƣ pháp, Tội trốn
khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử do đó đƣợc
qui định tại Điều 311 Chƣơng XXII BLHS. Theo qui định này thì Tội trốn
khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử có các đặc
điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, tội trốn khỏi nơi giam là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đó
là hành vi gây nên (hoặc có khả năng thực tế) gây nên thiệt hại đáng kể cho
các quan hệ xã hội trong hoạt động tƣ pháp đƣợc pháp luật hình sự bảo vệ.
Đây là đặc điểm thể hiện bản chất xã hội và thuộc tính khách quan của tội
phạm, là căn cứ để phân biệt hành vi là tội phạm với các hành vi vi phạm
pháp luật khác.
Thứ hai, Tội trốn khỏi nơi giam, giữ là hành vi bị luật hình sự cấm (còn
gọi là tính trái pháp luật hình sự của tội phạm). Đây là đặc điểm pháp lý
(hình thức) của các tội phạm đƣợc quy định trong luật hình sự nói chung và
7
tội trốn khỏi nơi giam, giữ nói riêng. Tính trái pháp luật hình sự thể hiện ở
việc Bộ luật hình sự năm 1999 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009) tại Điều
311 đã ngăn cấm việc thực hiện tội phạm này bằng cách đe dọa áp dụng chế
tài hình sự (hình phạt) đối với ngƣời thực hiện hành vi phạm tội là phạt tù có
thời hạn.v.v. Đặc điểm này lại một lần nữa cụ thể hóa Điều 2 Bộ luật hình sự
hiện hành: "Chỉ người nào phạm một tội đã được luật hình sự quy định mới
phải chịu trách nhiệm hình sự" và cụ thể hóa cho một nguyên tắc cơ bản của
luật hình sự đó là nguyên tắc: không có tội phạm, không có hình phạt nếu
không đƣợc luật quy định.
Thứ ba, tội trốn khỏi nơi giam do người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý. Cũng giống nhƣ
các tội phạm khác, chủ thể của tội trốn khỏi nơi giam nhất thiết phải là ngƣời
ở trong trạng thái bình thƣờng (tức là không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh lý
khác làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi), có khả
năng nhận thức đƣợc đầy đủ tính chất thực tế cũng nhƣ tính chất pháp lý của
hành vi do mình thực hiện và điều khiển đƣợc đầy đủ hành vi đó. Đồng thời,
tại thời điểm thực hiện tội phạm, ngƣời này còn phải đạt đến một độ tuổi nhất
định mà luật hình sự quy định phải chịu trách nhiệm hình sự. Cùng với năng
lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì lỗi cũng là
một đặc điểm chủ quan và mang tính bắt buộc đối với mọi cấu thành tội
phạm. Ở tội trốn khỏi nơi giam, giữ lỗi của chủ thể khi thực hiện tội phạm là
lỗi cố ý: ngƣời phạm tội nhận thức rõ hành vi bỏ trốn là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trƣớc đƣợc hậu quả của hành vi do mình gây nên nhƣng vẫn mong
muốn cho hậu quả xảy ra.
Thứ tư, tội phạm này xâm phạm đến hoạt đúng đắn của các cơ quan tư
pháp, đồng thời xâm phạm đến chế độ giam giữ của trại giam và tạm giữ.
Hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ là xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ
8
quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Các hoạt động của các cơ quan tƣ pháp
cụ thể là các quyết định tạm giam, tạm giữ, quyết định thi hành án… cần phải
đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh. Đó chính là pháp luật đƣợc thực thi có hiệu
quả trên thực tế, thể hiện thái độ tôn trọng pháp luật và khả năng cải tạo của
ngƣời phạm tội. Hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ của ngƣời bị tạm giam, bị
giam, ngƣời bị tạm giữ gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan tƣ pháp
trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, làm cho hoạt động
này bị kéo dài về thời gian hoặc vụ án có thể không thực hiện đƣợc ở các giai
đoạn do ngƣời phạm tội bỏ trốn. Hành vi trốn này làm cho tính đúng đắn của
hoạt động tƣ pháp không đƣợc tuân thủ, tức là không thể tiến hành theo luật
định khi có hành vi phạm tội xảy ra. Nhƣ phải tạm đình chỉ khi đang điều tra,
truy tố hoặc không thể thi hành án khi tội phạm đã bỏ trốn, vì thế mục đích
trừng trị và giáo dục đối với kẻ phạm tội không thể thực hiện đƣợc.
Mặc dù Bộ luật hình sự năm 1999 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009)
không đƣa ra định nghĩa pháp lý về Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi
đang bị dẫn giải, đang bị xét xử. Song, xuất phát từ khái niệm tội phạm quy
định tại Điều 8 Bộ luật hình sự: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội,
đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình
sự thực hiện một cánh cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới độc lập, chủ quyền, thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền
văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp
của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài
sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh
vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa". Đồng thời, dựa vào khái
niệm Tội hoạt động tƣ pháp qui định tại Điều 292 và đặc điểm pháp lý của
Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử cho
phép ta đƣa ra khái niệm về tội trốn khỏi nơi giam, giữ nhƣ sau:
9
Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử
là hành vi bỏ trốn của người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị
xét xử thực hiện một cách cố ý xâm hại đến trật tự tư pháp, đến sự hoạt động
đúng đắn của các cơ quan tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
1.2. SỰ CẦN THIẾT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUI ĐỊNH TỘI
TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI,
ĐANG BỊ XÉT XỬ TRONG LUẬT HÌNH SỰ
1.2.1. Sự cần thiết
Trong cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nƣớc, hệ thống các cơ quan tƣ pháp
giữ một vị trí rất quan trọng. Hệ thống tƣ pháp trƣớc hết đƣợc coi là một trong
những yếu tố của hệ thống kiểm tra, kiểm soát xã hội; thứ hai hệ thống cơ
quan tƣ pháp đƣợc coi là một khâu trong cơ cấu thực thi quyền tƣ pháp bảo
đảm việc xét xử và và giải quyết vụ án đúng đắn; và cuối cùng hệ thống tƣ
pháp đƣợc coi là một hệ thống của cả quá trình áp dụng pháp luật từ phía cơ
quan Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, hệ thống cơ quan tƣ pháp có mối liên hệ bên trong
và bên ngoài của nó. Các mối liên hệ bên ngoài nhƣ mối liên hệ giữa hệ thống
tƣ pháp và các quá trình, các yếu tố kinh tế xã hội với các cơ quan tổ chức
trong hệ thống chính trị và mối liên hệ với chính đối tƣợng của nó là vi phạm
pháp luật và tội phạm. Còn các mối liên hệ bên trong của hệ thống này đƣợc
thể hiện giữa các bộ phận hợp thành của hệ thống và sự tƣơng tác giữa các
khâu trong hệ thống tƣ pháp với nhau. Trong hệ thống đó thì Toà án giữ vị trí
trung tâm, các khâu khác giữ vị trí tƣơng đối độc lập với Toà án. Đó là các cơ
quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các cơ quan tổ chức liên quan đến
hoạt động xét xử nhƣ luật sƣ, giám định tƣ pháp, hộ tịch, lý lịch tƣ pháp, công
chứng Nhà nƣớc[45].
Với vị trí quan trọng đặc biệt, hệ thống các cơ quan tƣ pháp nói
chung và Toà án nói riêng là công cụ đắc lực để bảo vệ chế độ XHCN, bảo
10
vệ công lý, giữ gìn trật tự kỷ cƣơng xã hội, bảo vệ quyền lợi của Nhà nƣớc,
tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, điều kiện cần
thiết để bảo đảm việc duy trì công lý nói chung và hoạt động bình thƣờng
của các cơ quan Nhà nƣớc khác là phải đảm bảo cho sự hoạt động của cơ
quan tƣ pháp đƣợc bình thƣờng.
Do đó cần thiết phải đƣợc bảo vệ bằng luật hình sự. Bộ luật hình sự
1985 và Bộ luật mới 1999 đều dành một chƣơng riêng quy định về nhóm tội
này, trong đó có Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải,
đang bị xét xử Theo đó, hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị
dẫn giải, đang bị xét xử xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều
tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án, xâm phạm đến anh ninh, an toàn, trật tự
nơi giam giữ cần phải đƣợc hình sự hóa trong Bộ luật hình sự.
Nhƣ đã nêu, hoạt động của cơ quan tƣ pháp (Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, Toà án) có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động chung của Bộ máy Nhà
nƣớc. Nó không những góp phần bảo đảm cho hoạt động bình thƣờng của
toàn xã hội thông qua việc đấu tranh chống các tội phạm, bảo vệ lợi ích của
Nhà nƣớc và của công dân, mà còn góp phần vào việc đấu tranh phòng ngừa
tội phạm, giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân. Nhƣ vậy đòi hỏi cần phải
có biện pháp bảo vệ hoạt động này.
1.2.2. Ý nghĩa
Việc quy định Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn
giải, đang bị xét xử trong Chƣơng các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp là điều
rất cần thiết và có ý nghĩa sau:
Thứ nhất, việc qui định tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang
bị dân giải, đang bị xét xử trƣớc hết bảo vệ đƣợc lợi ích của Nhà nƣớc, của tổ
chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đề cao tính nghiêm minh và
hiệu lực của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Khi qui định Tội… nhà làm luật
11
hƣớng tới mục đích mọi hành vi phạm tội đều đƣợc phát hiện kịp thời, xử lý
công minh theo đúng pháp luật, thông qua đó bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà
nƣớc, xã hội và công dân. Vì vậy, việc hiện diện của tội… trong BLHS đã
góp phần tích cực vào việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm.
Thứ hai, việc qui định tội tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang
bị dân giải, đang bị xét xử bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn của các cơ
quan tƣ pháp tạo điều kiện cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả. Là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với ngƣời có hành vi trốn khỏi nơi giam giữ. Pháp luật hình sự của Nhà
nƣớc ta quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự “Chỉ ngƣời nào phạm một
tội đã đƣợc Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”
(Điều 2 Bộ luật hình sự) và mọi hành vi phạm tội phải đƣợc phát hiện kịp
thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Việc Bộ luật hình sự
quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự có ý nghĩa chính trị - xã hội cũng nhƣ
pháp lý quan trọng. Hành vi ở đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp
luật, do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý và đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự, tức là hành vi có đầy đủ các dấu
hiệu của cấu thành tội phạm. Quy định đó là một đảm bảo quan trọng cho
nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, loại trừ trách nhiệm hình sự theo nguyên tắc tƣơng tự đã từng
đƣợc áp dụng trong thực tiễn tƣ pháp hình sự nƣớc ta ở thời kỳ nhất định
trƣớc pháp điển hoá lần thứ nhất thông qua Bộ luật hình sự 1985. Lý luận
hình sự xã hội chủ nghĩa và pháp luật hình sự của nƣớc ta đều khẳng định vai
trò số một của hành vi trong việc quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự sau
đó mới đến vai trò của các đặc điểm của nhân thân ngƣời phạm tội. Khi tiếp
nhận hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, có lỗi với tƣ cách
là cơ sở của trách nhiệm hình sự, khoa học luật hình sự xây dựng nên cấu
thành tội phạm mà trong đó nhân thân chỉ phản ánh một số dấu hiệu nhận
12
thức cơ bản là năng lực trách nhiệm hình sự và lứa tuổi, trình độ văn hoá...
Nhƣ vậy cơ sở của trách nhiệm hình sự là hành vi phạm tội xẩy ra trong thực
tế và hành vi đó có đầy đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm đã đƣợc pháp luật
hình sự quy định tức là có sự thống nhất giữa hai yếu tố: Cơ sở thực tế và cơ
sở pháp lý - giữa tội phạm xảy ra và cấu thành tội phạm. Đối với các tội xâm
phạm hoạt động tƣ pháp cơ sở của trách nhiệm hình sự chính là hành vi xâm
phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành
án và đƣợc Bộ luật hình sự quy định tại chƣơng XXII phần các tội phạm.
Giải quyết vấn đề cơ sở của trách nhiệm hình sự tức là trả lời câu hỏi
tại sao một ngƣời phải chịu trách nhiệm hình sự. Để làm sáng tỏ và lý giải cụ
thể cơ sở của trách nhiệm hình sự, về mặt lý luận cần xem xét vấn đề từ cái
góc độ dấu hiệu khách quan và chủ quan của cấu thành tội phạm. Vậy yếu tố
của hành vi xâm phạm hoạt động tƣ pháp đƣợc xác lập trên cơ sở khách quan
và chủ quan nào? Về mặt khách quan đó là những yếu tố liên quan đến hành
vi bên ngoài, hành động đó phải trông thấy đƣợc, nhận thấy đƣợc nhƣ khai
báo gian dối, cản trở thi hành án... Còn về mặt chủ quan đó là hoạt động nội
tâm của con ngƣời.
Từ những tính chất trên có thể xác định ranh giới của hành vi pháp luật
hay không phải là hành vi pháp luật liên quan đến hoạt động tƣ pháp của Nhà
nƣớc. Cũng nhƣ những hành vi pháp luật khác, những hành vi xâm phạm hoạt
động tƣ pháp chỉ bị trừng trị về hình sự khi luật hình sự quy định. Việc xác
định nhƣ vậy sẽ biết đƣợc hành vi nào là tội phạm xâm phạm đến hoạt động
tƣ pháp cần phải trừng trị bằng luật hình sự.
Pháp luật chỉ ghi nhận những hành vi có khả năng biểu hiện ra bên
ngoài, tức là cách cƣ xử có ý thức của con ngƣời ra thế giới khách quan bằng
hành động hoặc không hành động. Tuy hành vi của con ngƣời do hoạt động
nội tại điều khiển nhƣng không phải mọi hoạt động tâm lý bên trong của họ
đều bộc lộ ra bên ngoài, và khi nó không bộc lộ ra bên ngoài thì pháp luật sẽ
13
không tác động đến, những tƣ tƣởng, suy nghĩ của con ngƣời dù nguy hiểm
đến đâu cũng không thể là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi
đƣợc quy định trong luật hình sự đƣợc thể hiện dƣới dạng hành động (là hình
thức xử sự tích cực của con ngƣời): nhƣ kết luận giám định sai sự thật, ra bản
án trái pháp luật... Bên cạnh đó là trƣờng hợp không hành động, không hề
biểu hiện tâm lý ra bên ngoài bằng những hành vi, cử chỉ nhƣng luật hình sự
vẫn quy định là tội phạm nhƣ từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định,
không tố giác tội phạm...
Vì vậy, việc qui định tội tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang
bị dân giải, đang bị xét xử có ý nghĩa là cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với ngƣời có hành vi phạm tội, thông quá đó tính nghiêm minh
của pháp luật đƣợc tôn trọng, các quyền và lộ ích hợp pháp đƣợc bảo đảm.
Thứ ba, việc qui định tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị
dân giải, đang bị xét xử góp phần đề cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần
trách nhiệm của những cán bộ công tác trong các cơ quan tƣ pháp. Đồng thời,
giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao tinh thần tự giác của công dân tham
gia vào công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Cùng với các biện
pháp khác, hỗ trợ cho các biện pháp khác trong công cuộc xây dựng con
ngƣời mới xã hội chủ nghĩa, thiết lập lại kỷ cƣơng xã hội.
1.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỘI TRỐN KHỎI
NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT
XỬ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.3.1. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải,
đang bị xét xử trƣớc pháp điển hóa
2.3.1.1. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong Bộ luật Hồng Đức và Bộ
luật Gia Long
Bộ luật Hồng Đức đƣợc biên soạn và ban hành dƣới triều Lê Thánh
tông niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497) bao gồm 6 quyển, 722 điều, 13
14
chƣơng trong đó một chƣơng quy định chung về tội phạm và hình phạt. Đây
là bộ luật tƣơng đối hoàn chỉnh điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội lúc bấy
giờ gồm cả quan hệ hình sự, tố tụng hình sự cả quan hệ dân sự, hôn nhân và
gia đình. Ngay từ thời kỳ này nhà nƣớc phong kiến Việt Nam đã có sự quan
tâm đối với các loại tội phạm về lĩnh vực tƣ pháp, đặc biệt là trong 722 điều
luật đã có đến 13 điều ở chƣơng 12 (chƣơng Bộ vong) quy định các vấn đề về
tội phạm bỏ trốn.
Trong bộ luật đã quy định rất chặt chẽ về loại tội phạm này, cụ thể là
với một hành vi của ngƣời phạm tội bỏ trốn thì bộ luật còn quy định các chế
tài khác có liên quan nhƣ Điều 651: “Ngƣời coi tù để mất tù thì biếm một tƣ,
cho hạn 100 ngày để bắt lại. Bắt không đƣớc thì bị tội nhẹ hơn tù trốn 2
bực… Quan án không biết hay biết thì bị phạt 30 quan tiền, quan án bực dƣới
bị biếm một tƣ. Nếu biết mà còn dung túng thì thêm một bực tội”[31]. Các
chế tài xử phạt đối với tƣớng lĩnh đi bắt kẻ chạy trốn không hoàn thành nhiệm
vụ Điều 645, quy định trách nhiệm bắt phạm nhân Điều 647, thôn xã chứa
chấp kẻ bỏ trốn Điêu 657, che giấu kẻ bỏ trốn Điều 654, xử phạt kẻ làm lộ tin
đuổi bắt phạm nhân để phạm nhân trốn thoát Điều 648. Điều 652 quy định về
chống lại ngục quan để trốn chạy, Điều 653 quy định những kẻ chạy ra nƣớc
ngoài thì xử tội phản nghịch, tịch biên gia sản, vợ con sung công.
Bộ luật Hồng Đức quy định rất rõ và rất nhiều hành vi bỏ trốn bị xử
phạt và hình phạt cũng rất nghiêm khắc Điều 650 “Những bị tội lƣu, đồ chƣa
đến hạn tha mà bỏ trốn thì đều xử chém. Ngƣời cai quản lơ đễng để tù đồ, lƣu
trốn thì thì xử nhẹ hơn ba bực tội tù trốn đó, quan ti, giám đƣơng bị xử biếm,
phạt. Cố ý thả cho tù trốn thì xử đồng tội với nó. Nếu bắt lại đƣợc thì đƣợc trừ
tội. Tù phạm trốn đến làng xã nào thì quan xã đó phải bắt nộp quan. Nếu dung
túng bao che thì xử tội nhƣ tù trốn đó, nhƣng nhẹ hơn một bực”.[31]
Nhƣ vậy, từ thế kỷ XV nhà nƣớc phong kiến đã rất quan tâm đến việc
15
cai quản tù nhân và nghiêm trị những hành vi xâm phạm đến việc quy định
của nhà nƣớc. Trong Bộ luật Hồng Đức quy định nhiều hành vi liên quan đến
hành vi bỏ trốn của phạm nhân. Những hành vi này đều bị xử lý về hình sự
nhƣ hành vi bỏ trốn của phạm nhân, hành vi bao che ngƣời bỏ trốn, không tố
giác ngƣời bỏ trốn, chứa chấp ngƣời bỏ trốn, hành vi cai tù để phạm nhân bỏ
trốn, hành vi truy bắt ngƣời bỏ trốn không đạt kết quả…
Các hành vi trên đều bị xử lý rất nghiêm khắc, các tù nhân bị lƣu hay
đồ mà bỏ trốn thì đều phải chịu chung một hình phạt nhƣ nhau là chém (tử
hình), các hành vi khác liên quan đến tù nhân bỏ trốn của những ngƣời coi
ngục, quan ty giám, ngƣời che giấu… đều bị coi là có tội và đều bị xử phạt.
Hoàng Việt Luật Lệ (hay còn gọi là Bộ Luật Gia Long) là một trong hai
Bộ luật lớn nhất của các triều đình phong kiến Việt Nam đƣợc ban hành vào
năm Gia Long thứ 12- Tây lịch 1813[30]. Bộ luật đƣợc xây dựng dựa trên sự
đúc kết của luật nhà Thanh (Trung Quốc) và Bộ luật Hồng Đức - gồm có 398
điều chia thành 22 quyển điều chỉnh hầu hét các quan hệ trong xã hội thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau. Các triều đại nhà Nguyễn sau này đều trị vì đất
nƣớc thông qua Bộ luật này.
Trong Bộ luật có các điều quy định về tội phạm bỏ trốn nhƣ: Quy định
các hành vi bỏ trốn của ngƣời là tội phạm, các hành vi liên quan đến tội phạm
bỏ trốn tại các điều:
- Điều 24 Ngƣời phạm tội cùng trốn (Mục về luật lệ)
- Điều 354 Tù trốn khỏi nhà giam và phản đối giam, đang trốn
- Điều 355 Tội lƣu đồ bỏ trốn
- Điều 357 Coi tù nhân không cẩn thận bị xẩy tù
- Điều 358 Biết tình mà chứa giấu tội nhân
- Điều 364 Cho ngƣời tù dao nhọn để họ trốn thoát
Trong Bộ luật Gia Long cũng quy định rất nhiều hành vi liên quan đến
16
việc bỏ trốn kể cả các hành vi bỏ trốn khi bị dẫn giải, khi đang hỏi cung…
Hình phạt cũng rất nghiêm khắc, đối với tù nhân bị lƣu, đồ bỏ trốn ở nơi làm
việc hoặc trong khi dẫn giải thì đều chung hình phạt: Mỗi ngày 50 roi, 30
ngày thêm bực tội. Tuy nhiên so với Điều 650 Bộ luật Hồng Đức thì nhẹ hơn
rất nhiều (hình phạt đối với tội lƣu, đồ mà bỏ trốn là chém). Đối với tù trốn
khỏi nơi giam, giữ, tù phá ngục chạy trốn thì những tù nhân phạm tội roi,
trƣợng, đồ, lƣu đang bị giam, giữ cầm mà trốn thoát nhà giam, giữ và tự mở
xiềng xích vƣợt ngục trốn thì tăng hai bực tội đã phạm. Nếu cùng bỏ trốn thì
mức phạt nặng hơn là phạt trăm trƣợng, lƣu ba ngàn dặm. Các hành vi phá
ngục của chạy trốn thì không phân biệt tội nặng nhẹ đều bị tội chém.
1.3.1.2. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong các bộ luật thời Pháp thuộc
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam đất nƣớc ta bị chia cắt
thành: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ ứng với mỗi vùng miền này thực dân Pháp
ban hành một bộ luật thay thế cho Bộ luật Gia Long đang áp dụng trên cả
nƣớc. Đó là Bộ luật hình An nam năm 1921 ở Bắc Kỳ, Bộ Hoàng Việt hình
luật năm 1933 ở Trung kỳ, Bộ luật Canh Cải năm 1912 ở Nam Kỳ. Các bộ
luật này cũng đều có các quy định về tội trốn khỏi nơi giam, giữ.
Theo Bộ Hoàng Việt hình luật áp dụng tại Trung kỳ thì tội trốn khỏi
nơi giam và hình phạt đƣợc quy định tại chƣơng 15: Tù phạm trốn tránh chức
trách ngƣời canh giữ… bao gồm 11 điều từ Điều 234 đến Điều 244 quy định
các hành vi bỏ trốn đƣợc coi là tội phạm. Nhƣ các quy định về tù nhân phạm
tội đại hình bỏ trốn (Điều 235), hành hung, dùng thủ đoạn, đƣợc giúp sức để
bỏ trốn (Điều 237), trốn khi đã thành án mà đang bị giam hoặc đang bị dẫn
giải (Điều 243), các quy định về hành vi cũng nhƣ các chế tài cũng rất rõ ràng
nhƣ quy định tại Điều 244: “… ngƣời phạm nào đã bị bắt hoặc bị giam mà
toan trốn đi hoặc đã trốn đi, chỉ riêng về việc trốn đi đó mà nghĩ xử nếu ngƣời
phạm ấy mà can cứu hoặc can án thuộc về tội trừng trị: mà toan trốn đi sẽ
17
phải tội phạt giam, giữ từ 1 đến 6 tháng, nếu trốn đi sẽ phải phạt giam từ 6
tháng đến 1 năm, nếu can cứu hoặc can án về tội đại hình mà toan trốn đi sẽ
phải phạt giam từ 2 đế 3 năm, đã trốn đi sẽ phải phạt giam từ 4 năm đến 5
năm. Khi nào trốn đi hoặc toan trốn đi mà có hành hung hoặc dùng cách leo
trèo xoi phá, nếu can cứu hoặc can án về tội trừng trị sẽ phải tội phạt giam từ
4 năm đến 5 năm, nếu can cứu hoặc can án thuộc về tội đại hình sẽ phải tội
khổ sai từ 5 năm đến 10 năm, trừ ra trong khi hành hung, ngƣời đào phạm lại
can một tội đại hình khác, thì sẽ theo tội nặng hơn mà nghĩ xử”. Điều luật quy
định tội phạm là những ngƣời bị bắt, bị giam, tạm giam, mà bỏ trốn và kể cả
trƣờng hợp chuẩn bị trốn cũng bị xử lý theo bộ luật này.
Nhƣ vậy, có thể thấy các triều đại phong kiến (kể cả thời kỳ thực dân
Pháp đô hộ nƣớc ta) đều quy định về tội trốn khỏi nơi giam với hình phạt rất
nghiêm khắc.
1.3.1.3. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ sau năm 1945 trong pháp luật
hình sự Việt Nam trước khi pháp điển hóa luật hình sự lần thứ nhất
Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời với Tuyên ngôn độc lập
ngày 02/9/1945, bộ máy Nhà nƣớc kiểu mới trong đó có các thiết chế tƣ pháp
đã đƣợc thiết lập. Để thực hiện quyền lực tƣ pháp, các cơ quan tƣ pháp đƣợc
thành lập nhằm bảo vệ chính quyền non trẻ, Chính phủ lâm thời Việt Nam
dân chủ cộng hoà đã ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 trong khi Nhà
nƣớc chƣa ban hành đƣợc pháp luật thống nhất trong cả nƣớc thì các
luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên nhƣ cũ,
nếu những luật lệ ấy không trái với chính thể dân chủ cộng hoà và không
phƣơng hại đến nền độc lập của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vì thế tội
trốn khỏi nơi giam, giữ đƣợc quy định trong các Bộ luật cũ vẫn tạm thời đƣợc
áp dụng. Đến ngày 10-7-1959 Toà án nhân dân tối cao ra chỉ thị số 772-
TATC cho các toà án đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của đế quốc và phong
18
kiến (trƣớc đấy Bộ Tƣ pháp cũng đã ra thông tƣ số 19-VHH/HS ngày 30-6-
1955 yêu cầu toà án không nên áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến).
Năm 1954 Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, ở
Miền Bắc Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản về pháp luật trong đó có các
văn bản về hình sự và tố tụng hình sự. Đó là các sắc luật về trừng trị tội phạm,
trong đó có quy định về tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Sắc luật số 02/SLt ngày
18/6/1957 quy định các trƣờng hợp phạm pháp quả tang và các trƣờng hợp
khẩn cấp nhƣ sau:
Điều 1: Kịp thời giữ kẻ phạm pháp đã gây thiệt hại đến an toàn của Nhà
nƣớc, đến trật tự xã hội, đến tài sản của Nhà nƣớc, đến tính mệnh, tài sản của
nhân dân nay quy định những trƣờng hợp sau đây là phạm pháp quả tang mà
công dân nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến Uỷ ban hành chính, Toà án
nhân dân, đồn công an nơi gần nhất:
1. Đang làm việc phạm pháp hoặc sau khi phạm pháp thì
bị phát giác ngay;
2. Đang bị đuổi bắt sau khi phạm pháp;
3. Đang bị giam, giữ mà lẩn trốn;
4. Đang có lệnh truy nã mà lẩn trốn.[36]
Theo Sắc luật này thì hành vi lẩn trốn của ngƣời đang bị giam cũng đã
quy định là phạm pháp hình sự mà bất cứ ai cũng có quyền bắt giữ và giải đến
Uỷ ban hành chính, Toà án nhân dân hoặc đồn công an nơi gần nhất. Chính phủ
cũng quy định tại Nghị định số 301-TTg ngày 10/7/1957 hƣớng dẫn thi hành
sắc luật số 103/Sl/005 ngày 20/5/1957 về bảo đảm quyền tự do thân thể và
quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thƣ tín của nhân dân nhƣ sau:
Điều 22: “Nếu trong khi thi hành việc bắt, tạm giam, giam, tạm giữ,
khám ngƣời, khám nhà ở mà gặp những trƣờng hợp cần thiết sau đây, ngƣời
thi hành nhiệm vụ có thể dùng vũ khí:
19
a) Khi thi hành việc bắt, giữ, giam, khám, mà gặp sức kháng
cự của kẻ phạm pháp, cần bảo vệ tính mạng của mình hoặc của
ngƣời khác đang bị đe dọa nghiêm trọng.
b) Khi cần ngăn chặn những ngƣời phạm tội chính trị hoặc
hành sự quan trọng có hành động trốn tránh pháp luật.
c) Khi ngƣời giam đang vƣợt trại giam hoặc can phạm quan
trọng chạy trốn trong lúc đang bị dẫn giải.[36]
Nghị định này đã quy định các hành vi bỏ trốn trong lúc dẫn giải,
vƣợt trại giam là hành vi nguy hiểm cho xã hội và cần phải trừng trị bằng
pháp luật hình sự.
Theo các văn bản pháp luật trên thì các hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ
hoặc trốn trong khi đang bị dẫn giải đều bị coi là tội phạm. Đến năm 1967 Nhà
nƣớc ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, tại điều 16 có quy
định tội phá trại giam, đánh cƣớp can phạm, tổ chức vƣợt trại giam, trốn tù.
Năm 1975 Miền Nam hoàn toàn giải phóng đất nƣớc. Sắc luật số 03-
SL/76 ngày 15-3-1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời
CMMNVN quy định các tội phạm, hình phạt và Thông tƣ số 03-BTP/TT
hƣớng dẫn thi hành sắc luật quy định các tội phạm và hình phạt. Sau đó đã
đƣợc đƣa vào hệ thống các văn bản áp dụng thống nhất trong cả nƣớc, theo
các văn bản này hành vi trốn trại giam không vì mục đích phản cánh mạng là
vi phạm pháp luật hình sự và phải bị truy cứu trách nhiệm hình cụ thể là
những hành vi sau đây cũng bị coi là tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn
công cộng và sức khoẻ của nhân dân và bị xử phạt theo Điều 9 của sắc luật.
...Trốn trại giam hoặc tổ chức cho kẻ khác trốn trại giam
không vì mục đích phản cánh mạng. Phạm các tội trên nếu vƣợt quá
mức độ hành chính thì bị truy tố và xét xử về hình sự và bị phạt từ 3
tháng đến 5 năm tù. Trƣờng hợp nghiêm trọng thì phạt đến 15 năm
20
tù. Ngoài ra còn có thể phạt tiền đến 1000 đồng và có thể bị tịch thu
1 phần hoặc toàn bộ tài sản. Kẻ phạm tội có tính chuyên nghiệp còn
bị phạt quản chế hoặc cấm lƣu trú ở địa phƣơng từ 1 năm đến 5
năm sau khi mãn hạn tù.[37]
Sắc luật và Thông tƣ hƣớng dẫn quy định hành vi trốn khỏi nơi giam là
tội phạm hình sự nhƣng hành vi này đƣợc coi là tội xâm phạm đến trật tự
công cộng chứ không phải là hành vi xâm phạm đến hoạt động của các cơ
quan tƣ pháp. Hình phạt của loại tội này cũng rất nghiêm khắc có thể bị hình
phạt đến 15 năm tù. Tuy nhiên theo quy định của sắc luật thì các hành vi trốn
khỏi nơi giam có thể bị xử lý về hình sự nhƣng cũng có thể chỉ xử lý về hành
chính hoặc phạt tiền tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm.
Trên thực tế hành vi bỏ trốn khỏi nơi giam đã làm cho các cơ quan tƣ
pháp hết sức khó khăn trong việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Các
hành vi trốn tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật là rất nghiêm trọng nó thể
hiện sự coi thƣờng pháp luật của kẻ phạm tội cũng nhƣ mất đi tính nghiêm
minh của pháp luật.
1.3.2. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải,
đang bị xét xử khi pháp điển hóa
Tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo Bộ luật hình sự năm 1985
Bộ luật hình sự 1985 quy định tội trốn khỏi nơi giam tại Điều 245,
chƣơng X “Các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp”. Bộ luật 1985 coi hành vi
trốn khỏi nơi giam là nguy hiểm cho xã hội đã trực tiếp xâm hại đến tính đúng
đắn hoạt động của các cơ quan tƣ pháp đó là các hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử và thi hành án.
Điều 245. Tội trốn khỏi nơi giam:
1. Ngƣời nào đang bị giam hoặc đang bị dẫn giải mà bỏ trốn
thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
21
2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị
phạt tù từ ba năm đến mƣời năm.
a) Có tổ chức
b) Dùng bạo lực đối với ngƣời canh gác hoặc dẫn giải.[24]
Theo quy định của điều luật này thì khách thể của tội trốn khỏi nơi
giam là sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và các
trại cải tạo ngƣời phạm tội đã bị kết án phạt tù giam. Mặt khách quan của tội
phạm đƣợc thể hiện ở việc ngƣời phạm tội có hành vi bỏ trốn và hành vi bỏ
trốn phải xảy ra trong quá trình can phạm đang bị giam hoặc bị dẫn giải (đang
bị giam, bao gồm cả tạm giam, bị giam, dẫn giải do thực hiện lệnh bắt để tạm
giam, do chuyển trại, dẫn giải ngƣời bị giam, đến phòng xử án hoặc về trại
giam khi toà án đã xét xử xong vụ án). Về mặt chủ quan của tội phạm hành vi
trốn khỏi nơi giam, tội đƣợc thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, chủ thể của tội
phạm là bất kỳ ai có đang có lệnh giam và đang bị giam tại trại giam, đang bị
dẫn giải do thực hiện lệnh bắt để tạm giam hoặc đang bị dẫn giải do chuyển
trại… mà có hành động bỏ trốn đều là phạm tội trốn khỏi nơi giam, ngƣời
đang chấp hành hình phạt tù giam gồm ngƣời đang chấp hành hình phạt tù có
thời hạn và ngƣời đang chấp hành hình phạt tù chung thân. Cũng theo điều
luật này thì những ngƣời bị tạm giữ, ngƣời đang bị tạm giữ hành chính, đang
bị đƣa vào cơ sở giáo dục theo quyết định hành chính thì không phải là chủ
thể của tội trốn khỏi nơi giam. Cùng với việc quy định thành một tội cụ thể
trong Bộ luật hình sự, Nhà nƣớc đã ban hành một số văn bản pháp luật hƣớng
dẫn thi hành Bộ luật này nhƣ Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội
đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định
trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, Thông tƣ liên ngành số
05/TTLN ngày 02/6/1990, quy định về chế độ tạm giam, tạm giữ (ban hành
22
kèm theo Nghị định 149-HĐBT ngày 05/5/1992 của Hội đồng Bộ trƣởng),
Pháp lệnh thi hành án phạt tù đƣợc Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội nƣớc Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá 9) thông qua ngày 08/3/1993, Quy chế
trại giam (ban hành kèm theo Nghị định số 60-CP ngày 16/9/1993...
Qua nghiên cứu pháp luật hình sự quy định về tội trốn khỏi nơi giam,
giữ cho thấy bất kỳ thời kỳ nào Nhà nƣớc cũng đều quy định rất chặt chẽ hành
vi phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Pháp điển hóa lần thứ 2 BLHS năm 1999
các hành vi phạm tội đƣợc quy định chặt chẽ và đã đƣợc bổ sung đầy đủ hơn
so với quy định của BLHS năm 1985 trong chƣơng này đã trình bày đầy đủ
các dấu hiệu pháp lý của tội trốn khỏi nơi giam, giữ, hậu quả của tội phạm
cũng nhƣ các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng cần đƣợc làm rõ để đƣa ra kiến nghị
hoàn thiện pháp luật làm cơ sở pháp lý để đấu tranh với loại tội phạm này.
23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
1. Pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử luôn luôn có
những quy định về các hành vi bỏ trốn khi bị giam, giữ hoặc dẫn giải là tội
phạm vì nó xâm phạm đến hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, pháp
luật bị coi thƣờng và không đƣợc thực thi trên thực tế. Chính vì tính chất
nghiêm trọng của hành vi này nên từ thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc cho đến
khi đất nƣớc ta hoàn toàn độc lập đều có quy định hành vi bỏ trốn đó là tội
phạm, hơn nữa các hành vi còn đƣợc bổ sung nhƣ Bộ luật hình sự năm 1999.
Điều này cho thấy do tính chất nghiêm trọng nó nên Nhà nƣớc luôn thể hiện
thái độ đấu tranh kiên quyết đối với loại tội phạm này.
2. Qua nghiên cứu pháp luật hình sự quy định về tội trốn khỏi nơi giam,
giữ cho thấy bất kỳ thời kỳ nào Nhà nƣớc cũng đều quy định rất chặt chẽ hành
vi phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Pháp điển hóa lần thứ 2 BLHS năm 1999
các hành vi phạm tội đƣợc quy định chặt chẽ và đã đƣợc bổ sung đầy đủ hơn
so với quy định của BLHS năm 1985 trong chƣơng này đã trình bày đầy đủ
các dấu hiệu pháp lý của tội trốn khỏi nơi giam, giữ, hậu quả của tội phạm
cũng nhƣ các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng cần đƣợc làm rõ để đƣa ra kiến nghị
hoàn thiện pháp luật làm cơ sở pháp lý để đấu tranh với loại tội phạm này.
24
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC
TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ THEO QUI
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
Trên cơ sở kế thừa luật hình sự Việt Nam, nhất là BLHS 1985 và luật
hình sự về Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị
xét xử BLHS 1999 đã qui định tội phạm này trong chƣơng các tội xâm phạm
hoạt động tƣ pháp. Điều 311 BLHS năm 1999 quy định nhƣ sau:
1. Ngƣời nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang
bị xét xử mà bỏ trốn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị
phạt tù từ ba năm đến mƣời năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ lực đối với ngƣời canh gác hoặc ngƣời dẫn giải.[25]
Theo quy định này, Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị
dẫn giải, đang bị xét xử có những đặc điểm pháp lý sau:
2.1. CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM
Chủ thể của tội phạm này là cũng là chủ thể đặc biệt, chỉ những ngƣời
đang bị giam, đang bị giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mới có thể trở
thành chủ thể của tội phạm này, nếu họ đến một độ tuổi quy định tại Điều 12
Bộ luật hình sự và không thuộc trƣờng hợp quy định tại Điều 13 Bộ luật hình
sự về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì ngƣời đủ 14 tuổi nhƣng
chƣa đủ 16 tuổi là chủ thể của tội phạm này theo khoản 2 của điều luật; những
ngƣời đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của tội phạm này không phân biệt thuộc
trƣờng hợp quy định tại khoản 1 hay khoản 2 của điều luật.
25
Người đang bị giam là ngƣời đang chấp hành hình phạt tù trong các trại
giam và ngƣời đang bị tạm giam trong các trại tạm giam của Cơ quan điều tra
theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong thực tế không
phải bao giờ ngƣời đang chấp hành hình phạt tù đều ở trong các trại giam mà
có trƣờng hợp ngƣời đang chấp hành hình phạt tù vẫn ở trong trại tạm giam.
Đối với ngƣời đang bị giam hoặc đang bị tam giam, nhƣng đã đƣợc
thay đổi biện pháp tạm giam bằng biện pháp cƣỡng chế khác hoặc đã đƣợc
ngƣời có thẩm quyền ra lệnh tạm đình chỉ thi hành án phạt tù mà sau đó bỏ
trốn thì không phải là chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, nếu họ chƣa đƣợc
ra khỏi trại giam hoặc trại tạm giam vì họ chƣa nhận đƣợc quyết định thay đổi
biện pháp ngăn chặn hoặc quyết định tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù, mà
bỏ trốn thì vẫn là chủ thể của tội phạm này. Nếu họ đã nhận đƣợc quyết định
thay đổi biện pháp ngăn chặn hoặc quyết định tạm đình chỉ thi hành hình phạt
tù, nhƣng vì trại giam hoặc trại tạm giam không trả tự do cho họ mà họ bỏ
trốn thì họ không phải là chủ thể của tội phạm này. Ngƣời có thẩm quyền có
hành vi cố ý không trả tự do cho ngƣời đã có quyết định thay đổi biện pháp
ngăn chặn hoặc quyết định tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù phải bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ ngƣời trái
pháp luật theo Điều 303 Bộ luật hình sự.
Đối với ngƣời đang chấp hành quyết định hành chính trong các cơ sở
giáo dục của Nhà nƣớc mà bỏ trốn thì không phải là chủ thể của tội phạm này,
mà tuỳ trƣờng hợp ngƣời bỏ trốn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không
chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền
về việc đƣa vào cơ sở giáo dục quy định tại Điều 268 Bộ luật hình sự.
Đối với ngƣời đang bị tạm giam hoặc đang bị giam nhƣng đã có quyết
định của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong
các cơ sở chữa bệnh mà bỏ trốn cũng không phải là chủ thể của tội phạm này.
26
Đối với ngƣời đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù
trong các trại giam mà bỏ trốn và bị bắt lại, nhƣng sau đó có quyết định đình
chỉ vụ án vì không phạm tội; quyết định tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù và
sau đó đƣợc Toà án cho hƣởng án treo hoặc áp dụng các hình phạt khác
không phải là hình phạt tù thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
trốn khỏi nơi giam nữa.
Đối với ngƣời bị phạt tử hình mà bỏ trốn và bị bắt lại, về nguyên tắc
hành vi của ngƣời này là hành vi phạm tội trốn khỏi nơi giam, nhƣng nếu hình
phạt tử hình đối với họ không bị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
hoặc Chủ tịch nƣớc đã bác đơn xin ân giảm án tử hình đối với họ thì không
cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự họ về tội trốn khỏi nơi giam nữa.
Người đang bị giữ là ngƣời đã có quyết định tạm giữ theo quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự hoặc ngƣời bị bắt theo lệnh truy nã, bị bắt do phạm tội
quả tang hoặc bị bắt theo lệnh bắt khẩn cấp. Những ngƣời bị giữ theo quyết
định hành chính, nếu bỏ trốn thì không phải là chủ thể của tội phạm này, kể cả
trƣờng hợp sau khi bị bắt lại họ bị áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam theo
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, vì thời điểm họ bỏ trốn họ chƣa bị áp
dụng biện pháp tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Người đang bị dẫn giải là ngƣời đang bị giam, giữ nhƣng đang bị dẫn
giải từ nơi này đến nới khác (từ trại giam, tại tạm giam, nhà tạm giữ đến trại
giam, tại tạm giam, nhà tạm giữ khác hoặc dẫn giải bị can, bị cáo đến phòng
xử án để Toà án xét xử…); ngƣời bị bắt theo lệnh truy nã, bị bắt do phạm tội
quả tang, bị bắt khẩn cấp đang bị dẫn giải về nhà tạm giữ, trại tạm giam.
Người đang bị xét xử là bị cáo bị giam hoặc bị tạm giam nhƣng đang bị
Toà án xét xử tại phòng xử án đã lợi dụng sự thiếu cảnh giác của lực lƣợng
canh giữ đã bỏ trốn khỏi phòng xử án. Đối với bị cáo không bị tạm giam hoặc
bị giam (tại ngoại) đã đến phiên toà nhƣng trong quá trình xét xử họ vắng mặt
không có lý do thì không phải là chủ thể của tội phạm này.
27
Nhƣ vậy, chủ thể của tội phạm này có thể là bị can, bị cáo (nếu có lệnh
tạm giam) và cả các trƣờng hợp không phải là bị can, bị cáo nhƣ các trƣờng
hợp bắt kẻ phạm tội quả tang, truy nã, ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú, ngƣời
có lệnh tạm giữ đang tạm giữ nhƣ đã phân tích ở phần trên. Do đó, chủ thể
của tội phạm này là bị can, bị cáo, ngƣời bị tình nghi.
Những ngƣời đang có lệnh tạm giam có thể là bị can, bị cáo nhƣng
không phải mọi bị can, bị cáo đều bị tạm giam. Vì vậy, nếu bị can, bị cáo thực
hiện hành vi bỏ trốn trong khi không bị tạm giam (không có lệnh tạm giam)
nhƣ bị can trốn trong khi đang tại ngoại để điều tra hoặc ngƣời trƣớc đây bị
tạm giam nhƣng đã thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác (cấm đi khỏi nơi
cƣ trú, bảo lãnh) mà bỏ trốn thì không phạm tội này.
2.2. KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM
Khách thể của tội phạm này cũng tƣơng tự nhƣ khách thể của các tội
phạm quy định tại các Điều 304, 305, 306, 307, 308, 309, 310 Bộ luật hình
sự, khách thể của tội phạm này là xâm hại đến hoạt động đúng đắn chứ không
phải hoạt động bình thƣờng của các cơ quan tƣ pháp, đó là các hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Do đó Bộ luật hình sự năm 1999 quy định
hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ là xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ
quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Các hoạt động của các cơ quan tƣ pháp cụ thể là các quyết định tạm
giam, tạm giữ, quyết định thi hành án cần phải đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh.
Đó chính là pháp luật đƣợc thực thi có hiệu quả trên thực tế, thể hiện thái độ
tôn trọng pháp luật và khả năng cải tạo của ngƣời phạm tội. Hành vi trốn khỏi
nơi giam, giữ của ngƣời bị tạm giam, bị giam, ngƣời bị tạm giữ gây khó khăn
cho hoạt động của các cơ quan tƣ pháp trong quá trình thực hiện chức năng
nhiệm vụ của mình, làm cho hoạt động này bị kéo dài về thời gian hoặc vụ án
28
có thể không thực hiện đƣợc ở các giai đoạn do ngƣời phạm tội bỏ trốn. Hành
vi trốn này làm cho tính đúng đắn của hoạt động tƣ pháp không đƣợc tuân
thủ, tức là không thể tiến hành theo luật định khi có hành vi phạm tội xảy ra.
Nhƣ phải tạm đình chỉ khi đang điều tra, truy tố hoặc không thể thi hành án
khi tội phạm đã bỏ trốn, vì thế mục đích trừng trị và giáo dục đối với kẻ phạm
tội không thể thực hiện đƣợc.
Đối tượng tác động của tội phạm này mà ngƣời phạm tội nhằm vào là
sự giám sát của các lực lƣợng bảo vệ, canh gác, dẫn giải. Ngƣời phạm tội có
thể lợi dụng sự mất cảnh giác của lực lƣợng bảo vệ, canh gác, dẫn giải để bỏ
trốn, nhƣng cũng có thể ngƣời phạm tội dùng những thủ đoạn khác nhƣ: mua
chuộc, khống chế hoặc dùng vũ lực đối với lực lƣợng bảo vệ, cánh gác, dẫn
giải để thực hiện đƣợc mục đích của họ là bỏ trốn.
2.3. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
Thứ nhất, hành vi khách quan
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- Hậu quả do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra, mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi và hậu quả đó.
- Các yếu tố khác nhau nhƣ công cụ, phƣơng tiện, thủ đoạn, phƣơng
pháp, địa điểm, thời gian phạm tội.
Điều 311 Bộ luật hình sự quy định tại khoản 1 “Ngƣời nào đang bị
giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn…”. Theo điều luật
thì hành vi khách quan của tội phạm là hành vi bỏ trốn, một hành động rất
manh động nhằm thoát khỏi sự quản lý của ngƣời có trách nhiệm cụ thể là:
- Hành vi trốn khi đang bị giam (trốn khỏi nơi đang bị tạm giam, đang
chấp hành hình phạt tù).
- Hành vi trốn khi đang bị dẫn giải
- Hành vi trốn khỏi nơi tạm giữ
29
- Hành vi trốn khi đang bị xét xử
* Người phạm tội có hành vi bỏ trốn
Trên thực tế hành vi khách quan của loại tội phạm này đƣợc thể hiện
dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ hành vi của ngƣời đang bị giam, giữ,
đang phải thi hành án phạt tù, đang bị xét xử hoặc đang bị dẫn giải mà bỏ trốn
nhằm thoát khỏi sự quản lý sự quản lý của ngƣời canh gác, dẫn giải.
Các hành vi này đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức và thủ đoạn khác
nhau nhƣ lợi dụng sơ hở của ngƣời canh gác, dẫn giải, lợi dụng những khó
khăn vật chất trong việc giam, giữ không đảm bảo nhƣ trại giam, nhà tạm giữ
xuống cấp, hƣ hỏng chƣa đảm bảo độ chiếu sáng, độ cao của tƣờng rào… chƣa
đáp ứng yêu cầu theo quy định đối với nhà tạm giam, tạm giữ, trại cải tạo.
Hành vi trên còn đƣợc thực hiện cả trong trƣờng hợp tội phạm dùng vũ
lực đối với lực lƣợng canh gác.
Có trƣờng hợp tội phạm còn đƣợc thực hiện qua hình thức khác nhƣ
dùng thủ đoạn lừa đảo, lợi dụng lòng tin, sự kém hiểu biết, thiếu trách nhiệm
của cán bộ chiến sỹ có nhiệm vụ canh gác, dẫn giải để bỏ trốn.
Các hình thức, thủ đoạn khác nhau để thực hiện hành vi này chỉ là yếu
tố đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội trong quyết định hình phạt nhƣ trốn
khỏi nơi giam, giữ mà dùng vũ lực đối với ngƣời canh gác, dẫn giải thì tính
nguy hiểm sẽ cao hơn so với trƣờng hợp bỏ trốn khác và khi xem xét hình
phạt sẽ nghiêm khắc hơn.
* Hành vi bỏ trốn phải xảy ra trong quá trình đang bị giam, giữ hoặc
đang bị dẫn giải, đang bị xét xử
 Trường hợp mà pháp luật hình sự coi là đang bị giam, giữ.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì những trƣờng hợp
đƣợc coi là đang bị giam, giữ là ngƣời có lệnh tạm giam, lệnh tạm giữ và
đang bị giam, giữ tại một trại tạm giam, nhà tạm giữ; đang chấp hành án phạt
tù giam có thời hạn hay tù chung thân tại một trại giam.
30
- Ngƣời đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân
Trong hệ thống hình phạt đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự có
hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân là hình phạt chính mang tính chất
cƣỡng chế nghiêm khắc. Ngƣời bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân bị
cách ly khỏi xã hội và bị cải tạo trong trại giam hoặc trại tạm giam. Nếu
trong thời gian đang thi hành bản án mà ngƣời bị kết án bỏ trốn thì phạm
tội trốn khỏi nơi giam, giữ.
- Ngƣời có lệnh tạm giam và đang bị tạm giam.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội trong
những trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị
can, bị cáo về phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy
định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng ngƣời đó có thể bỏ trốn
hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội (khoản
1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2003).
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong các biện
pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Ngƣời bị áp dụng biện pháp tạm giam, bị
cách ly với xã hội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền của
công dân. Đối tƣợng áp dụng biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo. Những
ngƣời bị tạm giam theo quy định trên mà bỏ trốn khỏi nơi tạm giam sẽ phạm
tội quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự.
Trong thực tiễn, biểu hiện cụ thể của hành vi này rất đa dạng. Tùy
thuộc vào điều kiện khách quan hoặc điều kiện chủ quan của ngƣời phạm tội
nhƣ sơ hở, dùng thủ đoạn để bỏ trốn.
Hành vi bỏ trốn của tội phạm này không chỉ là những hành vi bỏ trốn
khi ngƣời có lệnh tạm giam đang bị giam trong trại tạm giam hay trại cải tạo
mà cả trong các trƣờng hợp đang khác nhƣ bỏ trốn trong khi đang hỏi cung,
31
trong khi đang đƣợc đƣa đi bệnh viện, bỏ trốn trong khi đang thực nghiệm
điều tra, đang lao động ở ngoài trại giam,... Các hành vi cụ thể này đều là
những hành vi khách quan của tội trốn khỏi nơi giam, giữ vì theo quy định của
Điều 311 thì trong quá trình đang lao động, đang đƣa đi bệnh viện, đang hỏi
cung, hay đang thực nghiệm điều tra… thì ngƣời đó vẫn phải chấp hành lệnh
giam hoặc lệnh tạm giam của các cơ quan có thẩm quyền. Đó chỉ là những
tình tiết cụ thể của quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Ngƣời bị tạm giam
chỉ đƣợc tự do khi đã có quyết định huỷ bỏ việc tạm giam của cơ quan có
thẩm quyền nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam đây là các
trƣờng hợp thay đổi biện pháp ngăn chặn khác theo Bộ luật tố tụng hình khác
(cấm đi khỏi nơi cƣ trú, bảo lãnh…). Trong trƣờng hợp không còn lệnh tạm
giam nữa thì hành vi trên sẽ không đƣợc coi hành vi bỏ trốn là hành vi khách
quan của tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Ngƣời bỏ trốn chỉ chịu trách nhiệm hình
sự về tội này khi đã bị bắt giữ hoặc bắt giam (đọc lệnh bắt giữ, tuyên bản án
phạt tù ngƣời phạm tội đang đƣợc tại ngoại). Nếu không có lệnh bắt giữ hoặc
lệnh bắt giam thì dù can phạm có chạy trốn trƣớc khi khởi tố vụ án hay trong
các giai đoạn điều tra, truy tố xét xử cũng không phải chịu trách nhiệm theo
quy định của Điều 311 Bộ luật hình sự năm 1999.
- Ngƣời đang bị tạm giữ trong một nhà tạm giữ có hành vi bỏ trốn.
Đây là điểm mới của Bộ luật hình sự năm 1999 nhằm khắc phục thiếu
sót của Bộ luật hình sự 1985 và hƣớng dẫn của Nghị quyết 04/HĐTP ngày
29/11/1986 hƣớng dẫn xét xử tội trốn khỏi nơi giam theo Điều 245 Bộ luật
hình sự năm 1985. Nghị quyết 04 cho rằng hành vi bỏ trốn khi đang dẫn giải
của ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp phạm tội quả tang thì cấu thành tội trốn
khỏi nơi giam nhƣng không quy định hành vi trốn khi bị tạm giữ trong các
trƣờng hợp khác là tội phạm mặc dù hành vi bỏ trốn trong khi đang bị tạm
giữ là xâm phạm đến hoạt động tƣ pháp, đến tính đúng đắn của hoạt động
32
điều tra, truy tố, xét xử nó nguy hiểm không kém trƣờng hợp bỏ trốn của
ngƣời đang bị dẫn giải. Nhƣ vậy, nếu ngƣời bị bắt và có quyết định tạm giữ
của cơ quan có thẩm quyền mà bỏ trốn thì cấu thành tội phạm quy định tại
Điều 311 Bộ luật hình sự.
 Những trường hợp pháp luật coi một người đang bị dẫn giải có hành
vi bỏ trốn theo Điều 311 Bộ luật hình sự là:
- Đang bị dẫn giải do thực hiện lệnh bắt để tạm giam, tạm giữ:
Bắt ngƣời là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đƣợc áp dụng
đối với bị can, bị cáo và trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang
thì áp dụng cả đối với ngƣời chƣa bị khởi tố nhằm kịp thời ngăn chặn tội
phạm, ngăn ngừa ngƣời phạm tội trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Do đó việc bắt
ngƣời đúng pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh
chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội cũng nhƣ hành
vi trốn tránh pháp luật.
Theo quy định của khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự thì việc bắt
tạm giam đƣợc áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng,
rất nghiêm trọng hoặc phạm một tội mà bộ luật hình sự quy định hình phạt
trên hai năm tù và có căn cứ cho rằng ngƣời đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở
việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Để đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân đƣợc nghi nhận
trong Hiến pháp 1992 tại Điều 71, không ai bị bắt nếu không có quyết
định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát
nhân dân, trừ trƣờng hợp bắt ngƣời phạm tội quả tang quy định tại Điều
64 Bộ luật tố tụng hình sự.
Nhƣ vậy, những bị can, bị cáo theo quy định trên mới bị cơ quan có
thẩm quyền ra lệnh bắt để tạm giam.
33
Khi đang dẫn giải để thực hiện lệnh bắt tạm giam, quyết định tạm giữ
mà có hành vi bỏ trốn sẽ bị trừng trị theo quy định tại Điều 311 Bộ luật hình
sự với hành vi là trốn khi đang bị dẫn giải. Theo quy định mới này của Điều
311 Bộ luật hình sự thì mọi hành vi bỏ trốn khi bị dẫn giải đều bị xử lý về
hình sự. Nghị quyết 04/HĐTP trƣớc đây chỉ quy định ngƣời phạm tội quả
tang đang bị dẫn giải mà bỏ trốn thì bị xử lý về tội trốn khỏi nơi giam, còn
ngƣời có quyết định tạm giữ đang bị dẫn giải mà bỏ trốn thì không phạm tội
này, kể cả trƣờng hợp ngƣời phạm tội quả tang đã đƣợc dẫn giải về nơi tạm
giữ và đã có quyết định tạm giữ.
- Đang bị dẫn giải do chuyển trại giam, trại tạm giam.
Bị can, bị cáo, ngƣời chấp hành án phạt tù trong quá trình bị tạm giam,
hoặc cải tạo (do chấp hình án phạt tù) phải thực hiện theo các quy định về trại
tạm giam hoặc theo quy chế trại giam. Trong quá trình ấy bị can, bị cáo,
ngƣời chấp hành án phạt tù có thể phải chuyển từ trại tạm giam, trại giam này
sang trại tạm giam, trại giam khác do nhu cầu phục vụ cho công tác điều tra
hoặc cải tạo. Khi chuyển trại sẽ có sự dẫn giải bị can, bị cáo do ngƣời có trách
nhiệm thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trong quá trình dẫn giải do chuyển trại tạm giam, trại giam bị can, bị
cáo mà lợi dụng sơ hở bỏ trốn thì phạm tội trốn khi đang bị dẫn giải theo Điều
311 Bộ luật hình sự.
- Đang dẫn giải ngƣời có lệnh giam, tạm giam đến phòng xử án hoặc
giải về trại giam, sau khi Toà án đã xét xử xong vụ án.
Bị can khi có quyết định đƣa vụ án ra xét xử, chậm nhất sau 10 ngày
phiên toà sẽ đƣợc mở để xét xử. Để đảm bảo sự có mặt của bị cáo tại phiên toà
theo Điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự, nếu bị cáo là ngƣời đang bị tạm giam
theo Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự thì phải dẫn giải bị cáo đến nơi xét xử.
Đồng thời khi xét xử xong vụ án, bị cáo phải chấp hành hình phạt tù về hành vi
34
phạm tội của mình thì phải dẫn giải bị cáo về nơi cải tạo. Trƣờng hợp bị cáo
không bị tạm giam, nhƣng bị phạt tù thì toà án có thể quyết định bắt giam ngay
bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể bỏ trốn hoặc tiếp tục gây án (Điều
228 Bộ luật tố tụng hình sự) mà không cần chờ phát sinh hiệu lực của bản án và
nhƣ thế phải dẫn giải bị cáo về trại giam để thi hành án. Nếu đang bị dẫn giải từ
nơi giam giữ đến nơi xét xử hoặc từ nơi xét xử về trại giam, mà bị cáo bỏ trốn
thì phạm tội trốn khi đang bị dẫn giải theo Điều 311 Bộ luật hình sự. Ngoài ra,
BLHS 1999 còn qui định trƣờng hợp đang bị xét xử mà bỏ trốn cũng là hành
v i của cấu thành tội phạm này, đây là điểm mới của Bộ luật hình sự 1999 so
với qui định của BLHS 1985.
Thứ hai, hậu quả nguy hiểm của hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ
Điều 311 BLHS năm 1999 về tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi
đang bị dẫn giải hoặc đang xét xử chỉ miêu tả hành vi phạm tội chứ không
quy định hậu quả gây ra của hành vi phạm tội là yếu tố bắt buộc của cấu
thành tội phạm. Hậu quả ở đây bao gồm hậu quả về vật chất, nhƣng cũng có
thể là phi vật chất, đó là những tác động xấu đến xã hội, ảnh hƣởng đến an
ninh trật tự, làm tăng tội phạm trong xã hội, ảnh hƣởng lớn đến việc đấu
tranh và phòng ngừa tội phạm nói chung. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ là tội
cấu thành hình thức, trong cấu thành tội phạm không đòi hỏi dấu hiệu hậu
quả là dấu hiệu bắt buộc.
Nhƣng hậu quả của tội phạm ở tội này nó thể hiện sự coi thƣờng pháp
luật, thể hiện sự liều lĩnh, tính chống đối pháp luật rất quyết liệt của kẻ phạm tội
nhằm trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Những kẻ bỏ trốn thƣờng gây ra các
vụ phạm tội khác làm ảnh hƣởng đến an toàn xã hội, gây hoang mang trong nhân
dân. Nhƣ vậy hành vi bỏ trốn gây tác động xấu đến xã hội và còn là mầm mống
cho các loại tội phạm khác, do đó việc trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi
đang bị dẫn giải, đang xét xử là những hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
35
Nhƣ trên đã phân tích, đây là loại cấu thành hình thức do vậy thời điểm
hoàn thành của tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang xét
xử đƣợc xác định nhƣ sau:
Đối với tội phạm này thì chỉ cần thực hiện hành vi bỏ trốn trong quá
trình đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử là tội phạm đã
hoàn thành.
Khi can phạm thực hiện hành vi thoát khỏi sự quản lý của ngƣời canh
gác hoặc ngƣời dẫn giải là đã phạm tội theo quy định của Điều 311 BLHS.
Thời điểm hoàn thành tuỳ thuộc vào nơi xảy ra hành vi bỏ trốn và các
tình tiết cụ thể của sự việc xảy ra.
Đối với những trƣờng hợp can phạm thực hiện hành vi bỏ trốn khi đang
bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử thì phải thoát khỏi sự quản lý của ngƣời canh
gác, ngƣời dẫn giải, tội phạm mới đƣợc coi là hoàn thành nhƣ: ngƣời dẫn giải
nhảy ra khỏi phƣơng tiện giao thông, bỏ chạy ẩn náu ở một nơi nào đó…
Thứ ba, hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, công cụ và thủ đoạn phạm tội
Đối với tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang
bị xét xử tội phạm thƣờng sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau nhằm thoát khỏi
sự quản lý của ngƣời canh gác, dẫn giải nhƣ lợi dụng những khó khăn về cơ
sơ vật chất trong việc giam, giữ và dẫn giải ngƣời phạm tội hoặc lợi dụng sơ
hở, lợi dụng lòng tin của ngƣời canh gác, dẫn giải để trốn. Cũng có trƣờng hợp,
ngƣời phạm tội dùng vũ lực đối với ngƣời canh gác, dẫn giải để trốn khỏi nơi
giam, giữ… Xem xét vấn đề này có ý nghĩa trong việc đánh giá tính nguy
hiểm cho xã hội và trong việc định khung hình phạt của tội phạm. Tại khoản 2
Điều 311 BLHS quy định … “có tổ chức… dùng vũ lực đối với ngƣời dẫn
giải hoặc ngƣời canh gác.”
Thứ tư,các dấu hiệu khách quan khác
Đối với tội bỏ trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang
bị xét xử, tuy nhà làm luật không quy định dấu hiệu khách quan nào khác là
36
dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, khi xác định hành vi bỏ
trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang bị xét xử cần nghiên
cứu các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hƣớng dẫn của
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công
an về giam, giữ, dẫn giải và xét xử.
2.4. MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM
Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang xét xử
của can phạm luôn đƣợc thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Trƣờng hợp trốn khỏi nơi giam, giữ, dẫn giải, đang xét xử khi thực
hiện hành vi bỏ trốn can phạm hoàn toàn nhận thức đƣợc hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội. Mặt khác, can phạm hoàn toàn có thể thấy trƣớc
hậu quả xảy ra do hành vi của mình là cản trở đến sự hoạt động của các cơ
quan tƣ pháp, nhƣng vẫn cố tình thực hiện hành vi đó. Do vậy, lỗi của can
phạm ở đây chỉ có thể là lỗi cố ý, hơn nữa khi thực hiện hành vi bỏ trốn về ý
trí can phạm mong muốn thực hiện trót lọt tội phạm và trốn tránh pháp luật,
mong muốn các cơ quan tƣ pháp không thể thực hiện đƣợc công việc của
mình nên lỗi của tội phạm ở đây chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp không thể có
trƣờng hợp cố ý gián tiếp.
Lỗi trong tội này đƣợc thể hiện ở chỗ can phạm đã xử sự trái với lợi ích
xã hội cụ thể là bỏ trốn để các cơ quan tƣ pháp không thực hiện đƣợc nhiệm
vụ của mình, thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật và nhƣ thế xâm hại đến
hoạt động đúng đắn của các cơ quan này. Ngƣời thực hiện hành vi bỏ trốn có
lỗi vì họ chọn cách xử sự này trong khi hoàn toàn có sự lựa chọn cách xử sự
khác, đó là cách xử sự đúng pháp luật. Khi thực hiện hành vi bỏ trốn can
phạm luôn mong muốn đạt đƣợc mục đích của mình đó là trốn thoát.
Các trƣờng hợp bỏ trốn đều là phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, cần phân
biệt trƣờng hợp ngƣời bị giam, giữ hoặc ngƣời đang chấp hành hình phạt tù
37
giam vƣợt khỏi sự quản lý của ngƣời canh gác hoặc dẫn giải do vô ý thì
không phạm tội này.
Trong mặt chủ quan của tội phạm, ngoài việc xác định lỗi của các can
phạm, động cơ mục đích của tội phạm cũng cần nghiên cứu, mặc dù đối với
loại tội phạm này, động cơ không có ý nghĩa quyết định đến cấu thành tội
phạm nhƣng nó có ý nghĩa đến việc xác định tính nguy hiểm cho xã hội của
hành vi. Động cơ phạm tội có thể là ham muốn vật chất, ra ngoài sinh sống
nhƣ những ngƣời khác mà không phải tù tội, tiếp tục phạm tội… và để thực
hiện đƣợc động cơ đó, can phạm tìm cách thoát khỏi sự quản lý.
Ngƣời phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội đều nhằm những mục
đích nhất định. Nhƣng nói đến mục đích của tội phạm chỉ có thể nói đến hành
vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, vì chỉ trong trƣờng hợp này ngƣời phạm tội
mới có sự mong muốn gây ra tội phạm để đạt đƣợc những mục đích nhất
định. Hầu hết các can phạm bỏ trốn đều nhằm mục đích trốn thoát để tránh sự
trừng phạt của pháp luật.
Mục đích trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật của can phạm trong tội
này mặc dù luôn tồn tại nhƣng không phải là điều kiện bắt buộc trong cấu
thành tội phạm vì theo phân loại của khoa học luật hình sự thì tội phạm này
có cấu thành hình thức, tức là chỉ có hành vi phạm tội thể hiện ở mặt khách
quan của tội phạm cũng đã đủ cấu thành tội phạm và đã thấy rõ đƣợc mục
đích phạm tội. Tuy nhiên, xem xét mục đích trốn tránh sự trừng phạt của pháp
luật trong tội phạm này có ý nghĩa rất lớn trong việc phân biệt với hành vi vi
phạm kỷ luật của trại giam. Đó là các trƣờng hợp ngƣời bị giam tự ý bỏ về
nhà để thăm ngƣời thân, mua hàng hoá… sau đó tự giác trở lại trại giam, giữ
thì sẽ không phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ mà chỉ là ý thức chấp hành cải
tạo của phạm nhân.
Thực tiễn cũng cho thấy cần phân biệt hành vi tự ý tạm vắng mặt ở nơi
giam, giữ trong khi dẫn giải không xuất phát từ mục đích trốn tránh pháp luật
38
(là hành vi vi phạm kỷ luật) với những trƣờng hợp bỏ trốn nhằm thoát khỏi sự
trừng phạt của pháp luật sau đó ra tự thú. Việc tự thú của can phạm sau khi
trốn khỏi nơi giam, giữ nhằm mục đích trốn tránh pháp luật sẽ là tình tiết
giảm nhẹ của tội trốn khỏi nơi giam, giữ.
Ngoài ra cũng cần chú ý đến một số trƣờng hợp sau:
- Kẻ phạm tội dùng vũ lực, gây thƣơng tích nặng, tổn hại nặng cho sức
khoẻ của nạn nhân làm cho nạn nhân bị chết, thì ngoài việc phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam, giữ, kẻ phạm tội còn bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của ngƣời khác (điểm g khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự) hoặc tội giết ngƣời
(điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự).
- Trƣờng hợp có đồng bọn bên ngoài dùng vũ lực, tấn công giải thoát
cho ngƣời đang bị giam, giữ, thì tuỳ theo tình tiết cụ thể của vụ án mà giải quyết.
+ Nếu bọn bên ngoài tự ý dùng vũ lực để giải thoát cho kẻ đang bị
giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử nhƣng không có sự tiếp ứng
của kẻ đó, thì chỉ bọn dùng vũ lực tấn công vào ngƣời canh gác hoặc ngƣời
dẫn giải phải chịu trách nhiệm về tội giết ngƣời (điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ
luật hình sự) hoặc tội cố ý gây thƣơng tích (điểm g khoản 1 Điều 104 Bộ luật
hình sự) hoặc tội đánh tháo ngƣời đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải,
đang bị xét xử (Điều 312) hoặc tội chống phá trại giam nếu có mục đích
chống chính quyền nhân dân (Điều 90 BLHS).
+ Nếu chúng có sự bàn bạc, thoả thuận trƣớc về việc phối hợp giữa
ngƣời đang bị giam, giữ với đồng bọn ở bên ngoài xã hội để dùng vũ lực giải
thoát cho nhau, thì chúng phải chịu trách nhiệm về đồng phạm.
Nhƣ vậy, những ngƣời có hành vi giúp sức… (đồng phạm) cho ngƣời
bị giam, giữ, dẫn giải, xét xử bỏ trốn nhằm mục đích trốn tránh pháp luật cũng
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này với vai trò đồng phạm. Tƣơng
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT
Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sựLuận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
PinkHandmade
 
Đề tài: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo luật, HOT
Đề tài: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo luật, HOTĐề tài: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo luật, HOT
Đề tài: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo luật, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quyết định hành chính về đối tượng khiếu nại theo pháp luật
Đề tài: Quyết định hành chính về đối tượng khiếu nại theo pháp luật Đề tài: Quyết định hành chính về đối tượng khiếu nại theo pháp luật
Đề tài: Quyết định hành chính về đối tượng khiếu nại theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAYLuận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật, HOT
Đề tài: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật, HOTĐề tài: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật, HOT
Đề tài: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HAY
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HAYLuận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HAY
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt NamLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOTLuận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAYLuận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh tài sản, HOT
Biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh tài sản, HOTBiện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh tài sản, HOT
Biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh tài sản, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOTLuận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khác
Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khácTình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khác
Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khác
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đThỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thủ tục giải quyết vụ án về tội cố ý gây thương tích, HOT
Đề tài: Thủ tục giải quyết vụ án về tội cố ý gây thương tích, HOTĐề tài: Thủ tục giải quyết vụ án về tội cố ý gây thương tích, HOT
Đề tài: Thủ tục giải quyết vụ án về tội cố ý gây thương tích, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sựLuận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
 
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
 
Đề tài: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo luật, HOT
Đề tài: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo luật, HOTĐề tài: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo luật, HOT
Đề tài: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo luật, HOT
 
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam
 
Đề tài: Quyết định hành chính về đối tượng khiếu nại theo pháp luật
Đề tài: Quyết định hành chính về đối tượng khiếu nại theo pháp luật Đề tài: Quyết định hành chính về đối tượng khiếu nại theo pháp luật
Đề tài: Quyết định hành chính về đối tượng khiếu nại theo pháp luật
 
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAYLuận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
 
Đề tài: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật, HOT
Đề tài: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật, HOTĐề tài: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật, HOT
Đề tài: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật, HOT
 
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HAY
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HAYLuận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HAY
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HAY
 
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt NamLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOT
 
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOTLuận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
 
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAYLuận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
 
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
 
Biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh tài sản, HOT
Biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh tài sản, HOTBiện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh tài sản, HOT
Biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh tài sản, HOT
 
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOTLuận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
 
Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khác
Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khácTình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khác
Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khác
 
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đThỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
 
Đề tài: Thủ tục giải quyết vụ án về tội cố ý gây thương tích, HOT
Đề tài: Thủ tục giải quyết vụ án về tội cố ý gây thương tích, HOTĐề tài: Thủ tục giải quyết vụ án về tội cố ý gây thương tích, HOT
Đề tài: Thủ tục giải quyết vụ án về tội cố ý gây thương tích, HOT
 

Similar to Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT

Luận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAYLuận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư phápLuận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAYĐề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đLuận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự, HAYLuận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...
Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...
Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
luan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hot
luan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hotluan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hot
luan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hot
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hìnhLuận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAYLuận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAYLuận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOTLuận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
hanhha12
 

Similar to Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT (20)

Luận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAYLuận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư phápLuận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
 
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAYĐề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
 
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đLuận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
 
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự, HAYLuận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...
Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...
Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...
 
luan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hot
luan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hotluan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hot
luan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hot
 
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hìnhLuận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
 
Luận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAYLuận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAYLuận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
 
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOTLuận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
 
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
Luận Văn Uy Tín
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
NhNguynTQunh
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCMGiải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
LinhChu679649
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
Nguyntrnhnganh
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
williamminerva131
 
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
Luận Văn Uy Tín
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Nguyntrnhnganh
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
linhlevietdav
 
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
HngNguyn2390
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
phamvanchinhlqd
 

Recently uploaded (20)

kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCMGiải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
 
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
 
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
 

Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc đang bị xét xử theo pháp luật, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ THỊ THANH GIANG TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG VĂN HÙNG HÀ NỘI -2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những nội dung trong luận văn có sử dụng tài liệu tham khảo đều đƣợc trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác. Trong quá trình thực hiện luận văn đƣợc sự quan tâm hƣớng dẫn cụ thể, sâu sắc của thầy Hoàng Văn Hùng luận văn đƣợc hoàn thành theo đúng quy trình, nội dung. Xin trân trọng cám ơn sự quan tâm hƣớng dẫn tận tình của thầy. Tác giả luận văn Đỗ Thị Thanh Giang
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ............................................................................. 5 1.1. KHÁI NIỆM TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ.................... 5 1.2. SỰ CẦN THIẾT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUI ĐỊNH TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ TRONG LUẬT HÌNH SỰ.............. 9 1.2.1. Sự cần thiết ........................................................................................... 9 1.2.2. Ý nghĩa................................................................................................10 1.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ...........13 1.3.1. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử trƣớc pháp điển hóa.............................................................13 1.3.2. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử khi pháp điển hóa ................................................................20 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................23
  • 4. Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ THEO QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999..........................................................................................24 2.1. CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM .............................................................24 2.2. KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM .......................................................27 2.3. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM..........................................28 2.4. MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM................................................36 2.5. HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢM, ĐANG BỊ XÉT XỬ.........................................................................................39 2.5.1. Phạm tội thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều 311 Bộ luật hình sự..........................................................................................39 2.5.2. Phạm tội thuộc các trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều 311 Bộ luật hình sự..........................................................................................40 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................44 Chƣơng 3: THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ...........................45 3.1. THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI "TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ " TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY (2009 - 2013).......................................45 3.1.1. Thực trạng và diễn biến tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang xét xử, đang dẫn giải..................................................................45 3.1.2. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội trốn khỏi nơi giam, giữ............47 3.1.3. Nhân thân ngƣời phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ............................52
  • 5. 3.2. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ" ................55 3.2.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ.......................................................55 3.2.3. Các giải pháp cụ thể............................................................................70 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................81 KẾT LUẬN....................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................86
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1. Thống kê số liệu số bị cáo và số vụ án phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong 5 năm từ 2009 đến 2013 46 2 Bảng 3.2. Thống kê số vụ án phạm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp và số vụ án phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong 5 năm từ 2009 đến 2013 47 3 Bảng 3.3. Bảng thống kê số liệu các bị cáo đã bị xét xử về tội trốn khỏi nơi giam, giữ với số bị cáo phạm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp 48 4 Bảng 3.4. Thống kê về tình hình áp dụng hình phạt đối với bị cáo phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013 50 5 Bảng 3.5. Thống kê số liệu các vụ phạm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp trong thời gian từ 2009 đến 2013 51 6 Bảng 3.6. Phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo đã xét xử sơ thẩm (1522/1123 Bị cáo thuộc các đối tƣợng cần nghiên cứu mang ý nghĩa lớn nhất về mặt nhân thân) 53
  • 7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Stt Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 3.1. Số vụ và số bị cáo phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ đã đƣợc xét xử sơ thẩm ở Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 46 2 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong các tội phạm nói chung giai đoạn 2009 - 2013 48 3 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong các tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp giai đoạn 2009 - 2013 49 4 Biểu đồ 3.4. Cơ cấu bị cáo trốn khỏi nơi giam, giữ trong nhóm các bị cáo phạm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp giai đoạn 2009 - 2013 49 5 Biểu đồ 3.5. Phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo 54
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các cơ quan tƣ pháp có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lực của nhân dân, nhiệm vụ của các cơ quan tƣ pháp là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác góp phần đảm bảo an ninh chính trị và an toàn xã hội, tạo môi trƣờng ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngay từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến các kỳ đại hội sau này Đảng ta đều đánh giá cao vai trò của các cơ quan tƣ pháp đã liên tục đƣa ra các chủ trƣơng để công tác tƣ pháp đáp ứng đƣợc trong tình hình mới nhƣ các biện pháp về tổ chức, quy định về chức năng, quyền hạn, tăng cƣờng về cơ sở vật chất, đào tạo, các biện pháp về pháp luật trong đó có biện pháp pháp luật hình sự là một biện pháp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cho hoạt động tƣ pháp tránh khỏi sự xâm hại từ phía tội phạm. Tuy nhiên hoạt động tƣ pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tƣ pháp chƣa đƣợc hoàn thiện, đội ngũ còn thiếu và yếu, cơ sở vật chất làm việc của các cơ quan tƣ pháp còn thiếu thốn, lạc hậu. Những hạn chế trên ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan tƣ pháp. Với tầm quan trọng nhƣ vậy, việc đảm bảo cho sự hoạt động của các cơ quan tƣ pháp là một yêu cầu bức thiết. Từ trƣớc khi có Bộ luật hình sự 1985, các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp đã đƣợc quy định ở nhiều văn bản khác nhau, đến khi có Bộ luật hình sự thì loại tội phạm này đã đƣợc quy định thành một chƣơng vừa có tính chất của tội phạm là xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tƣ pháp mà còn thể hiện thái độ cƣơng quyết đấu tranh đối với loại tội phạm này.
  • 9. 2 Trong các tội phạm hoạt động tƣ pháp thì tội Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử (sau đây còn gọi tắt là tội trốn khỏi nơi giam, giữ) chiếm tỷ lệ nhiều nhất và vì vậy gây tác hại lớn nhất đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tƣ pháp, trật tự an toàn xã hội, gây mất lòng tin của nhân dân vào pháp luật. Tuy nhiên, những năm qua chƣa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ toàn diện tội phạm này mặc dù cả lý luận và thực tiễn đang đặt ra nhiều vấn đề đấu tranh phòng và chống tội phạm nói trên. Do đó, tôi đã chọn đề tài "Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử theo pháp luật hình sự Việt Nam" để làm luận văn cao học. 2. Tình hình nghiên cứu Các tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp trong những năm qua ít đƣợc nghiên cứu sâu, đồng bộ và toàn diện. Cuối thập kỷ 90 các tác giả Phạm Thanh Bình và Nguyễn Vạn Nguyên đã viết cuốn Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, 1990, Nxb Pháp lý theo hình thức bình luận Bộ luật hình sự, cũng giống nhƣ giáo trình của các trƣờng Đại học, nhằm đƣa ra những khái niệm, những cấu thành cơ bản nhất của loại tội phạm này và sau đó cũng có một số tác giả cũng đã viết về vấn đề này hoặc các thông tƣ hƣớng dẫn cũng nhằm giải thích một số khái niệm, hƣớng dẫn về định lƣợng nhằm đáp ứng công tác xét xử. Công trình khoa học tiếp theo là luận án phó tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Tất Viễn đề cập đến nhóm "Các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp" trong Bộ luật hình sự không đi sâu vào nguyên nhân và điều kiện phạm tội dƣới góc độ tội phạm học. Gần đây, thì có công trình nghiên cứu của tác giả Trần Quân viết về "Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp". Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu chủ yếu về nguyên nhân và điều kiện
  • 10. 3 phạm tội chứ không đi sâu vào các quy định của Bộ luật hình sự do đó tôi chọn đề tài "Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử theo pháp luật hình sự Việt Nam" để làm luận văn tốt nghiệp, nhằm khái quát sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng đối với tội trốn khỏi nơi giam, đồng thời nghiên cứu các quy định của luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội phạm này. Phân tích và làm rõ thực trạng tội trốn khỏi nơi giam ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trốn khỏi nơi giam. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ các quy định của pháp luật hình sự Việt nam về tội "Trốn khỏi nơi giam, giữ", đánh giá đúng tình hình phạm tội, đƣa ra các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm này. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn phải thực hiện nhiệm vụ sau: - Khái quát về mặt lịch sử lập pháp của Việt nam từ trƣớc đến nay về tội "Trốn khỏi nơi giam, giữ". - Phân tích cơ sở trách nhiệm hình sự của tội phạm. - Thực tiễn xét xử tội phạm trong 5 năm trở lại của tội trốn khỏi nơi giam, giữ. - Phƣơng hƣớng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xét xử đối với tội "Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử". 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự về tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực tiễn xét xử tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong 5 năm gần đây (2009 - 2013).
  • 11. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện trên cơ sở của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể khác nhƣ lịch sử, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Lần đầu tiên với phạm vi của một luận văn cao học nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về tội "Trốn khỏi nơi giam, giữ" trên hai phƣơng diện luật hình sự. - Khái quát đánh giá đƣợc các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ. - Nắm đƣợc kết quả thực tiễn xét xử tội phạm này và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xét xử. - Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, đào tạo, các cơ quan bảo vệ pháp luật có thể dùng để rút kinh nghiệm trong công tác điều tra, truy tố, xét xử. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài mở đầu và kết luận. Luận văn gồm 3 chƣơng. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc Trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử. Chương 2: Đặc điểm pháp lý của tội Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử theo qui định của Bộ luật hình sự năm 1999. Chương 3: Thực tiễn xét xử và phƣơng hƣớng hoàn thiện tội Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc Trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử.
  • 12. 5 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ 1.1. KHÁI NIỆM TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử đƣợc qui định trong chƣơng các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp của BLHS 1999 với mục đích bảo đảm sự đúng đắn trong hoạt động tƣ pháp. Trong BLHS 1999 có hai nhóm tội phạm: Các tội phạm về chức vụ và các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp qui định khái niệm về Tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp và khái niệm về các tội phạm chức vụ. Đã có ý kiến cho rằng không nên qui định khái niệm về các tội này cho phù hợp và tƣơng thích với các nhóm tội phạm trong phần riêng BLHS. Tuy nhiên, do nội hàm của khái niệm “công vụ” và khái niệm “tƣ pháp” có những cách hiểu khác nhau nên cần phải qui định rõ để khẳng định nội dung của khái niệm tránh sự hiểu lầm và giải thích quá rộng hoặc quá hẹp theo ý chủ quan của ngƣời áp dụng pháp luật. Mặt khác, nếu không qui định công dân sẽ khó hiểu để áp dụng khi có liên quan. So với khái niệm về các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp trong Bộ luật hình sự 1985, thì BLHS 199 có một số điểm đã đƣợc sửa đổi, bổ sung, cụ thể ở Bộ luật hình sự 1985 nêu “... bảo vệ quyền lợi của Nhà nƣớc, của các tổ chức xã hội và của công dân” thì BLHS 1999 đƣợc thay bằng cụm từ “... bảo vệ quyền lợi của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Ở BLHS 1999 khái niệm này rộng hơn, nếu nói tổ chức xã hội thì chƣa bao hàm hết các tổ chức khác nhƣ tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị... Và khi nói quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân sẽ đầy đủ và chính xác hơn là “quyền lợi” nhƣ đã nêu trong Bộ luật hình sự năm 1985.
  • 13. 6 Khái niệm về các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp đƣợc quy định ở Điều 292 Bộ luật hình sự 1999 cho thấy hành vi phạm tội này là các hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những ngƣời có nhiệm vụ tiến hành tố tụng, những ngƣời tham gia tố tụng hoặc những ngƣời khác thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tƣ pháp (trong một số trƣờng hợp còn xâm hại đến cả các quyền của công dân cũng nhƣ quyền lợi của Nhà nƣớc, của tổ chức) thông qua hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn của ngƣời là cán bộ, nhân viên trong các cơ quan tƣ pháp hoặc qua hành vi cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan tƣ pháp do những ngƣời có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức những ngƣời tham gia tố tụng hoặc những ngƣời khác thực hiện. Là một tội phạm trong nhóm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp thuộc nhóm chủ thể không phải là ngƣời có chức vụ quyền hạn trong hoạt động tƣ pháp nhƣng lại xâm hại đến sự đúng đắn của hoạt động tƣ pháp, Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử do đó đƣợc qui định tại Điều 311 Chƣơng XXII BLHS. Theo qui định này thì Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử có các đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, tội trốn khỏi nơi giam là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đó là hành vi gây nên (hoặc có khả năng thực tế) gây nên thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội trong hoạt động tƣ pháp đƣợc pháp luật hình sự bảo vệ. Đây là đặc điểm thể hiện bản chất xã hội và thuộc tính khách quan của tội phạm, là căn cứ để phân biệt hành vi là tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác. Thứ hai, Tội trốn khỏi nơi giam, giữ là hành vi bị luật hình sự cấm (còn gọi là tính trái pháp luật hình sự của tội phạm). Đây là đặc điểm pháp lý (hình thức) của các tội phạm đƣợc quy định trong luật hình sự nói chung và
  • 14. 7 tội trốn khỏi nơi giam, giữ nói riêng. Tính trái pháp luật hình sự thể hiện ở việc Bộ luật hình sự năm 1999 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009) tại Điều 311 đã ngăn cấm việc thực hiện tội phạm này bằng cách đe dọa áp dụng chế tài hình sự (hình phạt) đối với ngƣời thực hiện hành vi phạm tội là phạt tù có thời hạn.v.v. Đặc điểm này lại một lần nữa cụ thể hóa Điều 2 Bộ luật hình sự hiện hành: "Chỉ người nào phạm một tội đã được luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự" và cụ thể hóa cho một nguyên tắc cơ bản của luật hình sự đó là nguyên tắc: không có tội phạm, không có hình phạt nếu không đƣợc luật quy định. Thứ ba, tội trốn khỏi nơi giam do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý. Cũng giống nhƣ các tội phạm khác, chủ thể của tội trốn khỏi nơi giam nhất thiết phải là ngƣời ở trong trạng thái bình thƣờng (tức là không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh lý khác làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi), có khả năng nhận thức đƣợc đầy đủ tính chất thực tế cũng nhƣ tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện và điều khiển đƣợc đầy đủ hành vi đó. Đồng thời, tại thời điểm thực hiện tội phạm, ngƣời này còn phải đạt đến một độ tuổi nhất định mà luật hình sự quy định phải chịu trách nhiệm hình sự. Cùng với năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì lỗi cũng là một đặc điểm chủ quan và mang tính bắt buộc đối với mọi cấu thành tội phạm. Ở tội trốn khỏi nơi giam, giữ lỗi của chủ thể khi thực hiện tội phạm là lỗi cố ý: ngƣời phạm tội nhận thức rõ hành vi bỏ trốn là nguy hiểm cho xã hội, thấy trƣớc đƣợc hậu quả của hành vi do mình gây nên nhƣng vẫn mong muốn cho hậu quả xảy ra. Thứ tư, tội phạm này xâm phạm đến hoạt đúng đắn của các cơ quan tư pháp, đồng thời xâm phạm đến chế độ giam giữ của trại giam và tạm giữ. Hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ là xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ
  • 15. 8 quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Các hoạt động của các cơ quan tƣ pháp cụ thể là các quyết định tạm giam, tạm giữ, quyết định thi hành án… cần phải đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh. Đó chính là pháp luật đƣợc thực thi có hiệu quả trên thực tế, thể hiện thái độ tôn trọng pháp luật và khả năng cải tạo của ngƣời phạm tội. Hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ của ngƣời bị tạm giam, bị giam, ngƣời bị tạm giữ gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan tƣ pháp trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, làm cho hoạt động này bị kéo dài về thời gian hoặc vụ án có thể không thực hiện đƣợc ở các giai đoạn do ngƣời phạm tội bỏ trốn. Hành vi trốn này làm cho tính đúng đắn của hoạt động tƣ pháp không đƣợc tuân thủ, tức là không thể tiến hành theo luật định khi có hành vi phạm tội xảy ra. Nhƣ phải tạm đình chỉ khi đang điều tra, truy tố hoặc không thể thi hành án khi tội phạm đã bỏ trốn, vì thế mục đích trừng trị và giáo dục đối với kẻ phạm tội không thể thực hiện đƣợc. Mặc dù Bộ luật hình sự năm 1999 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009) không đƣa ra định nghĩa pháp lý về Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử. Song, xuất phát từ khái niệm tội phạm quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cánh cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa". Đồng thời, dựa vào khái niệm Tội hoạt động tƣ pháp qui định tại Điều 292 và đặc điểm pháp lý của Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử cho phép ta đƣa ra khái niệm về tội trốn khỏi nơi giam, giữ nhƣ sau:
  • 16. 9 Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử là hành vi bỏ trốn của người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử thực hiện một cách cố ý xâm hại đến trật tự tư pháp, đến sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. 1.2. SỰ CẦN THIẾT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUI ĐỊNH TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ TRONG LUẬT HÌNH SỰ 1.2.1. Sự cần thiết Trong cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nƣớc, hệ thống các cơ quan tƣ pháp giữ một vị trí rất quan trọng. Hệ thống tƣ pháp trƣớc hết đƣợc coi là một trong những yếu tố của hệ thống kiểm tra, kiểm soát xã hội; thứ hai hệ thống cơ quan tƣ pháp đƣợc coi là một khâu trong cơ cấu thực thi quyền tƣ pháp bảo đảm việc xét xử và và giải quyết vụ án đúng đắn; và cuối cùng hệ thống tƣ pháp đƣợc coi là một hệ thống của cả quá trình áp dụng pháp luật từ phía cơ quan Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, hệ thống cơ quan tƣ pháp có mối liên hệ bên trong và bên ngoài của nó. Các mối liên hệ bên ngoài nhƣ mối liên hệ giữa hệ thống tƣ pháp và các quá trình, các yếu tố kinh tế xã hội với các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị và mối liên hệ với chính đối tƣợng của nó là vi phạm pháp luật và tội phạm. Còn các mối liên hệ bên trong của hệ thống này đƣợc thể hiện giữa các bộ phận hợp thành của hệ thống và sự tƣơng tác giữa các khâu trong hệ thống tƣ pháp với nhau. Trong hệ thống đó thì Toà án giữ vị trí trung tâm, các khâu khác giữ vị trí tƣơng đối độc lập với Toà án. Đó là các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các cơ quan tổ chức liên quan đến hoạt động xét xử nhƣ luật sƣ, giám định tƣ pháp, hộ tịch, lý lịch tƣ pháp, công chứng Nhà nƣớc[45]. Với vị trí quan trọng đặc biệt, hệ thống các cơ quan tƣ pháp nói chung và Toà án nói riêng là công cụ đắc lực để bảo vệ chế độ XHCN, bảo
  • 17. 10 vệ công lý, giữ gìn trật tự kỷ cƣơng xã hội, bảo vệ quyền lợi của Nhà nƣớc, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, điều kiện cần thiết để bảo đảm việc duy trì công lý nói chung và hoạt động bình thƣờng của các cơ quan Nhà nƣớc khác là phải đảm bảo cho sự hoạt động của cơ quan tƣ pháp đƣợc bình thƣờng. Do đó cần thiết phải đƣợc bảo vệ bằng luật hình sự. Bộ luật hình sự 1985 và Bộ luật mới 1999 đều dành một chƣơng riêng quy định về nhóm tội này, trong đó có Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử Theo đó, hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án, xâm phạm đến anh ninh, an toàn, trật tự nơi giam giữ cần phải đƣợc hình sự hóa trong Bộ luật hình sự. Nhƣ đã nêu, hoạt động của cơ quan tƣ pháp (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động chung của Bộ máy Nhà nƣớc. Nó không những góp phần bảo đảm cho hoạt động bình thƣờng của toàn xã hội thông qua việc đấu tranh chống các tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc và của công dân, mà còn góp phần vào việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm, giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân. Nhƣ vậy đòi hỏi cần phải có biện pháp bảo vệ hoạt động này. 1.2.2. Ý nghĩa Việc quy định Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử trong Chƣơng các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp là điều rất cần thiết và có ý nghĩa sau: Thứ nhất, việc qui định tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dân giải, đang bị xét xử trƣớc hết bảo vệ đƣợc lợi ích của Nhà nƣớc, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đề cao tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Khi qui định Tội… nhà làm luật
  • 18. 11 hƣớng tới mục đích mọi hành vi phạm tội đều đƣợc phát hiện kịp thời, xử lý công minh theo đúng pháp luật, thông qua đó bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nƣớc, xã hội và công dân. Vì vậy, việc hiện diện của tội… trong BLHS đã góp phần tích cực vào việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Thứ hai, việc qui định tội tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dân giải, đang bị xét xử bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan tƣ pháp tạo điều kiện cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả. Là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời có hành vi trốn khỏi nơi giam giữ. Pháp luật hình sự của Nhà nƣớc ta quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự “Chỉ ngƣời nào phạm một tội đã đƣợc Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” (Điều 2 Bộ luật hình sự) và mọi hành vi phạm tội phải đƣợc phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Việc Bộ luật hình sự quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự có ý nghĩa chính trị - xã hội cũng nhƣ pháp lý quan trọng. Hành vi ở đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự, tức là hành vi có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Quy định đó là một đảm bảo quan trọng cho nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, loại trừ trách nhiệm hình sự theo nguyên tắc tƣơng tự đã từng đƣợc áp dụng trong thực tiễn tƣ pháp hình sự nƣớc ta ở thời kỳ nhất định trƣớc pháp điển hoá lần thứ nhất thông qua Bộ luật hình sự 1985. Lý luận hình sự xã hội chủ nghĩa và pháp luật hình sự của nƣớc ta đều khẳng định vai trò số một của hành vi trong việc quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự sau đó mới đến vai trò của các đặc điểm của nhân thân ngƣời phạm tội. Khi tiếp nhận hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, có lỗi với tƣ cách là cơ sở của trách nhiệm hình sự, khoa học luật hình sự xây dựng nên cấu thành tội phạm mà trong đó nhân thân chỉ phản ánh một số dấu hiệu nhận
  • 19. 12 thức cơ bản là năng lực trách nhiệm hình sự và lứa tuổi, trình độ văn hoá... Nhƣ vậy cơ sở của trách nhiệm hình sự là hành vi phạm tội xẩy ra trong thực tế và hành vi đó có đầy đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm đã đƣợc pháp luật hình sự quy định tức là có sự thống nhất giữa hai yếu tố: Cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý - giữa tội phạm xảy ra và cấu thành tội phạm. Đối với các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp cơ sở của trách nhiệm hình sự chính là hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án và đƣợc Bộ luật hình sự quy định tại chƣơng XXII phần các tội phạm. Giải quyết vấn đề cơ sở của trách nhiệm hình sự tức là trả lời câu hỏi tại sao một ngƣời phải chịu trách nhiệm hình sự. Để làm sáng tỏ và lý giải cụ thể cơ sở của trách nhiệm hình sự, về mặt lý luận cần xem xét vấn đề từ cái góc độ dấu hiệu khách quan và chủ quan của cấu thành tội phạm. Vậy yếu tố của hành vi xâm phạm hoạt động tƣ pháp đƣợc xác lập trên cơ sở khách quan và chủ quan nào? Về mặt khách quan đó là những yếu tố liên quan đến hành vi bên ngoài, hành động đó phải trông thấy đƣợc, nhận thấy đƣợc nhƣ khai báo gian dối, cản trở thi hành án... Còn về mặt chủ quan đó là hoạt động nội tâm của con ngƣời. Từ những tính chất trên có thể xác định ranh giới của hành vi pháp luật hay không phải là hành vi pháp luật liên quan đến hoạt động tƣ pháp của Nhà nƣớc. Cũng nhƣ những hành vi pháp luật khác, những hành vi xâm phạm hoạt động tƣ pháp chỉ bị trừng trị về hình sự khi luật hình sự quy định. Việc xác định nhƣ vậy sẽ biết đƣợc hành vi nào là tội phạm xâm phạm đến hoạt động tƣ pháp cần phải trừng trị bằng luật hình sự. Pháp luật chỉ ghi nhận những hành vi có khả năng biểu hiện ra bên ngoài, tức là cách cƣ xử có ý thức của con ngƣời ra thế giới khách quan bằng hành động hoặc không hành động. Tuy hành vi của con ngƣời do hoạt động nội tại điều khiển nhƣng không phải mọi hoạt động tâm lý bên trong của họ đều bộc lộ ra bên ngoài, và khi nó không bộc lộ ra bên ngoài thì pháp luật sẽ
  • 20. 13 không tác động đến, những tƣ tƣởng, suy nghĩ của con ngƣời dù nguy hiểm đến đâu cũng không thể là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi đƣợc quy định trong luật hình sự đƣợc thể hiện dƣới dạng hành động (là hình thức xử sự tích cực của con ngƣời): nhƣ kết luận giám định sai sự thật, ra bản án trái pháp luật... Bên cạnh đó là trƣờng hợp không hành động, không hề biểu hiện tâm lý ra bên ngoài bằng những hành vi, cử chỉ nhƣng luật hình sự vẫn quy định là tội phạm nhƣ từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, không tố giác tội phạm... Vì vậy, việc qui định tội tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dân giải, đang bị xét xử có ý nghĩa là cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời có hành vi phạm tội, thông quá đó tính nghiêm minh của pháp luật đƣợc tôn trọng, các quyền và lộ ích hợp pháp đƣợc bảo đảm. Thứ ba, việc qui định tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dân giải, đang bị xét xử góp phần đề cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần trách nhiệm của những cán bộ công tác trong các cơ quan tƣ pháp. Đồng thời, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao tinh thần tự giác của công dân tham gia vào công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Cùng với các biện pháp khác, hỗ trợ cho các biện pháp khác trong công cuộc xây dựng con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa, thiết lập lại kỷ cƣơng xã hội. 1.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.3.1. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử trƣớc pháp điển hóa 2.3.1.1. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long Bộ luật Hồng Đức đƣợc biên soạn và ban hành dƣới triều Lê Thánh tông niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497) bao gồm 6 quyển, 722 điều, 13
  • 21. 14 chƣơng trong đó một chƣơng quy định chung về tội phạm và hình phạt. Đây là bộ luật tƣơng đối hoàn chỉnh điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội lúc bấy giờ gồm cả quan hệ hình sự, tố tụng hình sự cả quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình. Ngay từ thời kỳ này nhà nƣớc phong kiến Việt Nam đã có sự quan tâm đối với các loại tội phạm về lĩnh vực tƣ pháp, đặc biệt là trong 722 điều luật đã có đến 13 điều ở chƣơng 12 (chƣơng Bộ vong) quy định các vấn đề về tội phạm bỏ trốn. Trong bộ luật đã quy định rất chặt chẽ về loại tội phạm này, cụ thể là với một hành vi của ngƣời phạm tội bỏ trốn thì bộ luật còn quy định các chế tài khác có liên quan nhƣ Điều 651: “Ngƣời coi tù để mất tù thì biếm một tƣ, cho hạn 100 ngày để bắt lại. Bắt không đƣớc thì bị tội nhẹ hơn tù trốn 2 bực… Quan án không biết hay biết thì bị phạt 30 quan tiền, quan án bực dƣới bị biếm một tƣ. Nếu biết mà còn dung túng thì thêm một bực tội”[31]. Các chế tài xử phạt đối với tƣớng lĩnh đi bắt kẻ chạy trốn không hoàn thành nhiệm vụ Điều 645, quy định trách nhiệm bắt phạm nhân Điều 647, thôn xã chứa chấp kẻ bỏ trốn Điêu 657, che giấu kẻ bỏ trốn Điều 654, xử phạt kẻ làm lộ tin đuổi bắt phạm nhân để phạm nhân trốn thoát Điều 648. Điều 652 quy định về chống lại ngục quan để trốn chạy, Điều 653 quy định những kẻ chạy ra nƣớc ngoài thì xử tội phản nghịch, tịch biên gia sản, vợ con sung công. Bộ luật Hồng Đức quy định rất rõ và rất nhiều hành vi bỏ trốn bị xử phạt và hình phạt cũng rất nghiêm khắc Điều 650 “Những bị tội lƣu, đồ chƣa đến hạn tha mà bỏ trốn thì đều xử chém. Ngƣời cai quản lơ đễng để tù đồ, lƣu trốn thì thì xử nhẹ hơn ba bực tội tù trốn đó, quan ti, giám đƣơng bị xử biếm, phạt. Cố ý thả cho tù trốn thì xử đồng tội với nó. Nếu bắt lại đƣợc thì đƣợc trừ tội. Tù phạm trốn đến làng xã nào thì quan xã đó phải bắt nộp quan. Nếu dung túng bao che thì xử tội nhƣ tù trốn đó, nhƣng nhẹ hơn một bực”.[31] Nhƣ vậy, từ thế kỷ XV nhà nƣớc phong kiến đã rất quan tâm đến việc
  • 22. 15 cai quản tù nhân và nghiêm trị những hành vi xâm phạm đến việc quy định của nhà nƣớc. Trong Bộ luật Hồng Đức quy định nhiều hành vi liên quan đến hành vi bỏ trốn của phạm nhân. Những hành vi này đều bị xử lý về hình sự nhƣ hành vi bỏ trốn của phạm nhân, hành vi bao che ngƣời bỏ trốn, không tố giác ngƣời bỏ trốn, chứa chấp ngƣời bỏ trốn, hành vi cai tù để phạm nhân bỏ trốn, hành vi truy bắt ngƣời bỏ trốn không đạt kết quả… Các hành vi trên đều bị xử lý rất nghiêm khắc, các tù nhân bị lƣu hay đồ mà bỏ trốn thì đều phải chịu chung một hình phạt nhƣ nhau là chém (tử hình), các hành vi khác liên quan đến tù nhân bỏ trốn của những ngƣời coi ngục, quan ty giám, ngƣời che giấu… đều bị coi là có tội và đều bị xử phạt. Hoàng Việt Luật Lệ (hay còn gọi là Bộ Luật Gia Long) là một trong hai Bộ luật lớn nhất của các triều đình phong kiến Việt Nam đƣợc ban hành vào năm Gia Long thứ 12- Tây lịch 1813[30]. Bộ luật đƣợc xây dựng dựa trên sự đúc kết của luật nhà Thanh (Trung Quốc) và Bộ luật Hồng Đức - gồm có 398 điều chia thành 22 quyển điều chỉnh hầu hét các quan hệ trong xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các triều đại nhà Nguyễn sau này đều trị vì đất nƣớc thông qua Bộ luật này. Trong Bộ luật có các điều quy định về tội phạm bỏ trốn nhƣ: Quy định các hành vi bỏ trốn của ngƣời là tội phạm, các hành vi liên quan đến tội phạm bỏ trốn tại các điều: - Điều 24 Ngƣời phạm tội cùng trốn (Mục về luật lệ) - Điều 354 Tù trốn khỏi nhà giam và phản đối giam, đang trốn - Điều 355 Tội lƣu đồ bỏ trốn - Điều 357 Coi tù nhân không cẩn thận bị xẩy tù - Điều 358 Biết tình mà chứa giấu tội nhân - Điều 364 Cho ngƣời tù dao nhọn để họ trốn thoát Trong Bộ luật Gia Long cũng quy định rất nhiều hành vi liên quan đến
  • 23. 16 việc bỏ trốn kể cả các hành vi bỏ trốn khi bị dẫn giải, khi đang hỏi cung… Hình phạt cũng rất nghiêm khắc, đối với tù nhân bị lƣu, đồ bỏ trốn ở nơi làm việc hoặc trong khi dẫn giải thì đều chung hình phạt: Mỗi ngày 50 roi, 30 ngày thêm bực tội. Tuy nhiên so với Điều 650 Bộ luật Hồng Đức thì nhẹ hơn rất nhiều (hình phạt đối với tội lƣu, đồ mà bỏ trốn là chém). Đối với tù trốn khỏi nơi giam, giữ, tù phá ngục chạy trốn thì những tù nhân phạm tội roi, trƣợng, đồ, lƣu đang bị giam, giữ cầm mà trốn thoát nhà giam, giữ và tự mở xiềng xích vƣợt ngục trốn thì tăng hai bực tội đã phạm. Nếu cùng bỏ trốn thì mức phạt nặng hơn là phạt trăm trƣợng, lƣu ba ngàn dặm. Các hành vi phá ngục của chạy trốn thì không phân biệt tội nặng nhẹ đều bị tội chém. 1.3.1.2. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong các bộ luật thời Pháp thuộc Năm 1858, thực dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam đất nƣớc ta bị chia cắt thành: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ ứng với mỗi vùng miền này thực dân Pháp ban hành một bộ luật thay thế cho Bộ luật Gia Long đang áp dụng trên cả nƣớc. Đó là Bộ luật hình An nam năm 1921 ở Bắc Kỳ, Bộ Hoàng Việt hình luật năm 1933 ở Trung kỳ, Bộ luật Canh Cải năm 1912 ở Nam Kỳ. Các bộ luật này cũng đều có các quy định về tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Theo Bộ Hoàng Việt hình luật áp dụng tại Trung kỳ thì tội trốn khỏi nơi giam và hình phạt đƣợc quy định tại chƣơng 15: Tù phạm trốn tránh chức trách ngƣời canh giữ… bao gồm 11 điều từ Điều 234 đến Điều 244 quy định các hành vi bỏ trốn đƣợc coi là tội phạm. Nhƣ các quy định về tù nhân phạm tội đại hình bỏ trốn (Điều 235), hành hung, dùng thủ đoạn, đƣợc giúp sức để bỏ trốn (Điều 237), trốn khi đã thành án mà đang bị giam hoặc đang bị dẫn giải (Điều 243), các quy định về hành vi cũng nhƣ các chế tài cũng rất rõ ràng nhƣ quy định tại Điều 244: “… ngƣời phạm nào đã bị bắt hoặc bị giam mà toan trốn đi hoặc đã trốn đi, chỉ riêng về việc trốn đi đó mà nghĩ xử nếu ngƣời phạm ấy mà can cứu hoặc can án thuộc về tội trừng trị: mà toan trốn đi sẽ
  • 24. 17 phải tội phạt giam, giữ từ 1 đến 6 tháng, nếu trốn đi sẽ phải phạt giam từ 6 tháng đến 1 năm, nếu can cứu hoặc can án về tội đại hình mà toan trốn đi sẽ phải phạt giam từ 2 đế 3 năm, đã trốn đi sẽ phải phạt giam từ 4 năm đến 5 năm. Khi nào trốn đi hoặc toan trốn đi mà có hành hung hoặc dùng cách leo trèo xoi phá, nếu can cứu hoặc can án về tội trừng trị sẽ phải tội phạt giam từ 4 năm đến 5 năm, nếu can cứu hoặc can án thuộc về tội đại hình sẽ phải tội khổ sai từ 5 năm đến 10 năm, trừ ra trong khi hành hung, ngƣời đào phạm lại can một tội đại hình khác, thì sẽ theo tội nặng hơn mà nghĩ xử”. Điều luật quy định tội phạm là những ngƣời bị bắt, bị giam, tạm giam, mà bỏ trốn và kể cả trƣờng hợp chuẩn bị trốn cũng bị xử lý theo bộ luật này. Nhƣ vậy, có thể thấy các triều đại phong kiến (kể cả thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nƣớc ta) đều quy định về tội trốn khỏi nơi giam với hình phạt rất nghiêm khắc. 1.3.1.3. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ sau năm 1945 trong pháp luật hình sự Việt Nam trước khi pháp điển hóa luật hình sự lần thứ nhất Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời với Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945, bộ máy Nhà nƣớc kiểu mới trong đó có các thiết chế tƣ pháp đã đƣợc thiết lập. Để thực hiện quyền lực tƣ pháp, các cơ quan tƣ pháp đƣợc thành lập nhằm bảo vệ chính quyền non trẻ, Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 trong khi Nhà nƣớc chƣa ban hành đƣợc pháp luật thống nhất trong cả nƣớc thì các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên nhƣ cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với chính thể dân chủ cộng hoà và không phƣơng hại đến nền độc lập của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vì thế tội trốn khỏi nơi giam, giữ đƣợc quy định trong các Bộ luật cũ vẫn tạm thời đƣợc áp dụng. Đến ngày 10-7-1959 Toà án nhân dân tối cao ra chỉ thị số 772- TATC cho các toà án đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của đế quốc và phong
  • 25. 18 kiến (trƣớc đấy Bộ Tƣ pháp cũng đã ra thông tƣ số 19-VHH/HS ngày 30-6- 1955 yêu cầu toà án không nên áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến). Năm 1954 Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, ở Miền Bắc Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản về pháp luật trong đó có các văn bản về hình sự và tố tụng hình sự. Đó là các sắc luật về trừng trị tội phạm, trong đó có quy định về tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Sắc luật số 02/SLt ngày 18/6/1957 quy định các trƣờng hợp phạm pháp quả tang và các trƣờng hợp khẩn cấp nhƣ sau: Điều 1: Kịp thời giữ kẻ phạm pháp đã gây thiệt hại đến an toàn của Nhà nƣớc, đến trật tự xã hội, đến tài sản của Nhà nƣớc, đến tính mệnh, tài sản của nhân dân nay quy định những trƣờng hợp sau đây là phạm pháp quả tang mà công dân nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến Uỷ ban hành chính, Toà án nhân dân, đồn công an nơi gần nhất: 1. Đang làm việc phạm pháp hoặc sau khi phạm pháp thì bị phát giác ngay; 2. Đang bị đuổi bắt sau khi phạm pháp; 3. Đang bị giam, giữ mà lẩn trốn; 4. Đang có lệnh truy nã mà lẩn trốn.[36] Theo Sắc luật này thì hành vi lẩn trốn của ngƣời đang bị giam cũng đã quy định là phạm pháp hình sự mà bất cứ ai cũng có quyền bắt giữ và giải đến Uỷ ban hành chính, Toà án nhân dân hoặc đồn công an nơi gần nhất. Chính phủ cũng quy định tại Nghị định số 301-TTg ngày 10/7/1957 hƣớng dẫn thi hành sắc luật số 103/Sl/005 ngày 20/5/1957 về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thƣ tín của nhân dân nhƣ sau: Điều 22: “Nếu trong khi thi hành việc bắt, tạm giam, giam, tạm giữ, khám ngƣời, khám nhà ở mà gặp những trƣờng hợp cần thiết sau đây, ngƣời thi hành nhiệm vụ có thể dùng vũ khí:
  • 26. 19 a) Khi thi hành việc bắt, giữ, giam, khám, mà gặp sức kháng cự của kẻ phạm pháp, cần bảo vệ tính mạng của mình hoặc của ngƣời khác đang bị đe dọa nghiêm trọng. b) Khi cần ngăn chặn những ngƣời phạm tội chính trị hoặc hành sự quan trọng có hành động trốn tránh pháp luật. c) Khi ngƣời giam đang vƣợt trại giam hoặc can phạm quan trọng chạy trốn trong lúc đang bị dẫn giải.[36] Nghị định này đã quy định các hành vi bỏ trốn trong lúc dẫn giải, vƣợt trại giam là hành vi nguy hiểm cho xã hội và cần phải trừng trị bằng pháp luật hình sự. Theo các văn bản pháp luật trên thì các hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn trong khi đang bị dẫn giải đều bị coi là tội phạm. Đến năm 1967 Nhà nƣớc ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, tại điều 16 có quy định tội phá trại giam, đánh cƣớp can phạm, tổ chức vƣợt trại giam, trốn tù. Năm 1975 Miền Nam hoàn toàn giải phóng đất nƣớc. Sắc luật số 03- SL/76 ngày 15-3-1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời CMMNVN quy định các tội phạm, hình phạt và Thông tƣ số 03-BTP/TT hƣớng dẫn thi hành sắc luật quy định các tội phạm và hình phạt. Sau đó đã đƣợc đƣa vào hệ thống các văn bản áp dụng thống nhất trong cả nƣớc, theo các văn bản này hành vi trốn trại giam không vì mục đích phản cánh mạng là vi phạm pháp luật hình sự và phải bị truy cứu trách nhiệm hình cụ thể là những hành vi sau đây cũng bị coi là tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khoẻ của nhân dân và bị xử phạt theo Điều 9 của sắc luật. ...Trốn trại giam hoặc tổ chức cho kẻ khác trốn trại giam không vì mục đích phản cánh mạng. Phạm các tội trên nếu vƣợt quá mức độ hành chính thì bị truy tố và xét xử về hình sự và bị phạt từ 3 tháng đến 5 năm tù. Trƣờng hợp nghiêm trọng thì phạt đến 15 năm
  • 27. 20 tù. Ngoài ra còn có thể phạt tiền đến 1000 đồng và có thể bị tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản. Kẻ phạm tội có tính chuyên nghiệp còn bị phạt quản chế hoặc cấm lƣu trú ở địa phƣơng từ 1 năm đến 5 năm sau khi mãn hạn tù.[37] Sắc luật và Thông tƣ hƣớng dẫn quy định hành vi trốn khỏi nơi giam là tội phạm hình sự nhƣng hành vi này đƣợc coi là tội xâm phạm đến trật tự công cộng chứ không phải là hành vi xâm phạm đến hoạt động của các cơ quan tƣ pháp. Hình phạt của loại tội này cũng rất nghiêm khắc có thể bị hình phạt đến 15 năm tù. Tuy nhiên theo quy định của sắc luật thì các hành vi trốn khỏi nơi giam có thể bị xử lý về hình sự nhƣng cũng có thể chỉ xử lý về hành chính hoặc phạt tiền tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm. Trên thực tế hành vi bỏ trốn khỏi nơi giam đã làm cho các cơ quan tƣ pháp hết sức khó khăn trong việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Các hành vi trốn tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật là rất nghiêm trọng nó thể hiện sự coi thƣờng pháp luật của kẻ phạm tội cũng nhƣ mất đi tính nghiêm minh của pháp luật. 1.3.2. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử khi pháp điển hóa Tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo Bộ luật hình sự năm 1985 Bộ luật hình sự 1985 quy định tội trốn khỏi nơi giam tại Điều 245, chƣơng X “Các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp”. Bộ luật 1985 coi hành vi trốn khỏi nơi giam là nguy hiểm cho xã hội đã trực tiếp xâm hại đến tính đúng đắn hoạt động của các cơ quan tƣ pháp đó là các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Điều 245. Tội trốn khỏi nơi giam: 1. Ngƣời nào đang bị giam hoặc đang bị dẫn giải mà bỏ trốn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
  • 28. 21 2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mƣời năm. a) Có tổ chức b) Dùng bạo lực đối với ngƣời canh gác hoặc dẫn giải.[24] Theo quy định của điều luật này thì khách thể của tội trốn khỏi nơi giam là sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và các trại cải tạo ngƣời phạm tội đã bị kết án phạt tù giam. Mặt khách quan của tội phạm đƣợc thể hiện ở việc ngƣời phạm tội có hành vi bỏ trốn và hành vi bỏ trốn phải xảy ra trong quá trình can phạm đang bị giam hoặc bị dẫn giải (đang bị giam, bao gồm cả tạm giam, bị giam, dẫn giải do thực hiện lệnh bắt để tạm giam, do chuyển trại, dẫn giải ngƣời bị giam, đến phòng xử án hoặc về trại giam khi toà án đã xét xử xong vụ án). Về mặt chủ quan của tội phạm hành vi trốn khỏi nơi giam, tội đƣợc thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai có đang có lệnh giam và đang bị giam tại trại giam, đang bị dẫn giải do thực hiện lệnh bắt để tạm giam hoặc đang bị dẫn giải do chuyển trại… mà có hành động bỏ trốn đều là phạm tội trốn khỏi nơi giam, ngƣời đang chấp hành hình phạt tù giam gồm ngƣời đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn và ngƣời đang chấp hành hình phạt tù chung thân. Cũng theo điều luật này thì những ngƣời bị tạm giữ, ngƣời đang bị tạm giữ hành chính, đang bị đƣa vào cơ sở giáo dục theo quyết định hành chính thì không phải là chủ thể của tội trốn khỏi nơi giam. Cùng với việc quy định thành một tội cụ thể trong Bộ luật hình sự, Nhà nƣớc đã ban hành một số văn bản pháp luật hƣớng dẫn thi hành Bộ luật này nhƣ Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, Thông tƣ liên ngành số 05/TTLN ngày 02/6/1990, quy định về chế độ tạm giam, tạm giữ (ban hành
  • 29. 22 kèm theo Nghị định 149-HĐBT ngày 05/5/1992 của Hội đồng Bộ trƣởng), Pháp lệnh thi hành án phạt tù đƣợc Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá 9) thông qua ngày 08/3/1993, Quy chế trại giam (ban hành kèm theo Nghị định số 60-CP ngày 16/9/1993... Qua nghiên cứu pháp luật hình sự quy định về tội trốn khỏi nơi giam, giữ cho thấy bất kỳ thời kỳ nào Nhà nƣớc cũng đều quy định rất chặt chẽ hành vi phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Pháp điển hóa lần thứ 2 BLHS năm 1999 các hành vi phạm tội đƣợc quy định chặt chẽ và đã đƣợc bổ sung đầy đủ hơn so với quy định của BLHS năm 1985 trong chƣơng này đã trình bày đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của tội trốn khỏi nơi giam, giữ, hậu quả của tội phạm cũng nhƣ các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng cần đƣợc làm rõ để đƣa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật làm cơ sở pháp lý để đấu tranh với loại tội phạm này.
  • 30. 23 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 1. Pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử luôn luôn có những quy định về các hành vi bỏ trốn khi bị giam, giữ hoặc dẫn giải là tội phạm vì nó xâm phạm đến hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, pháp luật bị coi thƣờng và không đƣợc thực thi trên thực tế. Chính vì tính chất nghiêm trọng của hành vi này nên từ thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc cho đến khi đất nƣớc ta hoàn toàn độc lập đều có quy định hành vi bỏ trốn đó là tội phạm, hơn nữa các hành vi còn đƣợc bổ sung nhƣ Bộ luật hình sự năm 1999. Điều này cho thấy do tính chất nghiêm trọng nó nên Nhà nƣớc luôn thể hiện thái độ đấu tranh kiên quyết đối với loại tội phạm này. 2. Qua nghiên cứu pháp luật hình sự quy định về tội trốn khỏi nơi giam, giữ cho thấy bất kỳ thời kỳ nào Nhà nƣớc cũng đều quy định rất chặt chẽ hành vi phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Pháp điển hóa lần thứ 2 BLHS năm 1999 các hành vi phạm tội đƣợc quy định chặt chẽ và đã đƣợc bổ sung đầy đủ hơn so với quy định của BLHS năm 1985 trong chƣơng này đã trình bày đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của tội trốn khỏi nơi giam, giữ, hậu quả của tội phạm cũng nhƣ các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng cần đƣợc làm rõ để đƣa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật làm cơ sở pháp lý để đấu tranh với loại tội phạm này.
  • 31. 24 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI, ĐANG BỊ XÉT XỬ THEO QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 Trên cơ sở kế thừa luật hình sự Việt Nam, nhất là BLHS 1985 và luật hình sự về Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử BLHS 1999 đã qui định tội phạm này trong chƣơng các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp. Điều 311 BLHS năm 1999 quy định nhƣ sau: 1. Ngƣời nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mƣời năm: a) Có tổ chức; b) Dùng vũ lực đối với ngƣời canh gác hoặc ngƣời dẫn giải.[25] Theo quy định này, Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử có những đặc điểm pháp lý sau: 2.1. CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM Chủ thể của tội phạm này là cũng là chủ thể đặc biệt, chỉ những ngƣời đang bị giam, đang bị giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này, nếu họ đến một độ tuổi quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự và không thuộc trƣờng hợp quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì ngƣời đủ 14 tuổi nhƣng chƣa đủ 16 tuổi là chủ thể của tội phạm này theo khoản 2 của điều luật; những ngƣời đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của tội phạm này không phân biệt thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 1 hay khoản 2 của điều luật.
  • 32. 25 Người đang bị giam là ngƣời đang chấp hành hình phạt tù trong các trại giam và ngƣời đang bị tạm giam trong các trại tạm giam của Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong thực tế không phải bao giờ ngƣời đang chấp hành hình phạt tù đều ở trong các trại giam mà có trƣờng hợp ngƣời đang chấp hành hình phạt tù vẫn ở trong trại tạm giam. Đối với ngƣời đang bị giam hoặc đang bị tam giam, nhƣng đã đƣợc thay đổi biện pháp tạm giam bằng biện pháp cƣỡng chế khác hoặc đã đƣợc ngƣời có thẩm quyền ra lệnh tạm đình chỉ thi hành án phạt tù mà sau đó bỏ trốn thì không phải là chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, nếu họ chƣa đƣợc ra khỏi trại giam hoặc trại tạm giam vì họ chƣa nhận đƣợc quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn hoặc quyết định tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù, mà bỏ trốn thì vẫn là chủ thể của tội phạm này. Nếu họ đã nhận đƣợc quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn hoặc quyết định tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù, nhƣng vì trại giam hoặc trại tạm giam không trả tự do cho họ mà họ bỏ trốn thì họ không phải là chủ thể của tội phạm này. Ngƣời có thẩm quyền có hành vi cố ý không trả tự do cho ngƣời đã có quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn hoặc quyết định tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ ngƣời trái pháp luật theo Điều 303 Bộ luật hình sự. Đối với ngƣời đang chấp hành quyết định hành chính trong các cơ sở giáo dục của Nhà nƣớc mà bỏ trốn thì không phải là chủ thể của tội phạm này, mà tuỳ trƣờng hợp ngƣời bỏ trốn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền về việc đƣa vào cơ sở giáo dục quy định tại Điều 268 Bộ luật hình sự. Đối với ngƣời đang bị tạm giam hoặc đang bị giam nhƣng đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong các cơ sở chữa bệnh mà bỏ trốn cũng không phải là chủ thể của tội phạm này.
  • 33. 26 Đối với ngƣời đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù trong các trại giam mà bỏ trốn và bị bắt lại, nhƣng sau đó có quyết định đình chỉ vụ án vì không phạm tội; quyết định tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù và sau đó đƣợc Toà án cho hƣởng án treo hoặc áp dụng các hình phạt khác không phải là hình phạt tù thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam nữa. Đối với ngƣời bị phạt tử hình mà bỏ trốn và bị bắt lại, về nguyên tắc hành vi của ngƣời này là hành vi phạm tội trốn khỏi nơi giam, nhƣng nếu hình phạt tử hình đối với họ không bị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hoặc Chủ tịch nƣớc đã bác đơn xin ân giảm án tử hình đối với họ thì không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự họ về tội trốn khỏi nơi giam nữa. Người đang bị giữ là ngƣời đã có quyết định tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc ngƣời bị bắt theo lệnh truy nã, bị bắt do phạm tội quả tang hoặc bị bắt theo lệnh bắt khẩn cấp. Những ngƣời bị giữ theo quyết định hành chính, nếu bỏ trốn thì không phải là chủ thể của tội phạm này, kể cả trƣờng hợp sau khi bị bắt lại họ bị áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, vì thời điểm họ bỏ trốn họ chƣa bị áp dụng biện pháp tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Người đang bị dẫn giải là ngƣời đang bị giam, giữ nhƣng đang bị dẫn giải từ nơi này đến nới khác (từ trại giam, tại tạm giam, nhà tạm giữ đến trại giam, tại tạm giam, nhà tạm giữ khác hoặc dẫn giải bị can, bị cáo đến phòng xử án để Toà án xét xử…); ngƣời bị bắt theo lệnh truy nã, bị bắt do phạm tội quả tang, bị bắt khẩn cấp đang bị dẫn giải về nhà tạm giữ, trại tạm giam. Người đang bị xét xử là bị cáo bị giam hoặc bị tạm giam nhƣng đang bị Toà án xét xử tại phòng xử án đã lợi dụng sự thiếu cảnh giác của lực lƣợng canh giữ đã bỏ trốn khỏi phòng xử án. Đối với bị cáo không bị tạm giam hoặc bị giam (tại ngoại) đã đến phiên toà nhƣng trong quá trình xét xử họ vắng mặt không có lý do thì không phải là chủ thể của tội phạm này.
  • 34. 27 Nhƣ vậy, chủ thể của tội phạm này có thể là bị can, bị cáo (nếu có lệnh tạm giam) và cả các trƣờng hợp không phải là bị can, bị cáo nhƣ các trƣờng hợp bắt kẻ phạm tội quả tang, truy nã, ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú, ngƣời có lệnh tạm giữ đang tạm giữ nhƣ đã phân tích ở phần trên. Do đó, chủ thể của tội phạm này là bị can, bị cáo, ngƣời bị tình nghi. Những ngƣời đang có lệnh tạm giam có thể là bị can, bị cáo nhƣng không phải mọi bị can, bị cáo đều bị tạm giam. Vì vậy, nếu bị can, bị cáo thực hiện hành vi bỏ trốn trong khi không bị tạm giam (không có lệnh tạm giam) nhƣ bị can trốn trong khi đang tại ngoại để điều tra hoặc ngƣời trƣớc đây bị tạm giam nhƣng đã thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác (cấm đi khỏi nơi cƣ trú, bảo lãnh) mà bỏ trốn thì không phạm tội này. 2.2. KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM Khách thể của tội phạm này cũng tƣơng tự nhƣ khách thể của các tội phạm quy định tại các Điều 304, 305, 306, 307, 308, 309, 310 Bộ luật hình sự, khách thể của tội phạm này là xâm hại đến hoạt động đúng đắn chứ không phải hoạt động bình thƣờng của các cơ quan tƣ pháp, đó là các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Do đó Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ là xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Các hoạt động của các cơ quan tƣ pháp cụ thể là các quyết định tạm giam, tạm giữ, quyết định thi hành án cần phải đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh. Đó chính là pháp luật đƣợc thực thi có hiệu quả trên thực tế, thể hiện thái độ tôn trọng pháp luật và khả năng cải tạo của ngƣời phạm tội. Hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ của ngƣời bị tạm giam, bị giam, ngƣời bị tạm giữ gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan tƣ pháp trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, làm cho hoạt động này bị kéo dài về thời gian hoặc vụ án
  • 35. 28 có thể không thực hiện đƣợc ở các giai đoạn do ngƣời phạm tội bỏ trốn. Hành vi trốn này làm cho tính đúng đắn của hoạt động tƣ pháp không đƣợc tuân thủ, tức là không thể tiến hành theo luật định khi có hành vi phạm tội xảy ra. Nhƣ phải tạm đình chỉ khi đang điều tra, truy tố hoặc không thể thi hành án khi tội phạm đã bỏ trốn, vì thế mục đích trừng trị và giáo dục đối với kẻ phạm tội không thể thực hiện đƣợc. Đối tượng tác động của tội phạm này mà ngƣời phạm tội nhằm vào là sự giám sát của các lực lƣợng bảo vệ, canh gác, dẫn giải. Ngƣời phạm tội có thể lợi dụng sự mất cảnh giác của lực lƣợng bảo vệ, canh gác, dẫn giải để bỏ trốn, nhƣng cũng có thể ngƣời phạm tội dùng những thủ đoạn khác nhƣ: mua chuộc, khống chế hoặc dùng vũ lực đối với lực lƣợng bảo vệ, cánh gác, dẫn giải để thực hiện đƣợc mục đích của họ là bỏ trốn. 2.3. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM Thứ nhất, hành vi khách quan - Hành vi nguy hiểm cho xã hội. - Hậu quả do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó. - Các yếu tố khác nhau nhƣ công cụ, phƣơng tiện, thủ đoạn, phƣơng pháp, địa điểm, thời gian phạm tội. Điều 311 Bộ luật hình sự quy định tại khoản 1 “Ngƣời nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn…”. Theo điều luật thì hành vi khách quan của tội phạm là hành vi bỏ trốn, một hành động rất manh động nhằm thoát khỏi sự quản lý của ngƣời có trách nhiệm cụ thể là: - Hành vi trốn khi đang bị giam (trốn khỏi nơi đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù). - Hành vi trốn khi đang bị dẫn giải - Hành vi trốn khỏi nơi tạm giữ
  • 36. 29 - Hành vi trốn khi đang bị xét xử * Người phạm tội có hành vi bỏ trốn Trên thực tế hành vi khách quan của loại tội phạm này đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ hành vi của ngƣời đang bị giam, giữ, đang phải thi hành án phạt tù, đang bị xét xử hoặc đang bị dẫn giải mà bỏ trốn nhằm thoát khỏi sự quản lý sự quản lý của ngƣời canh gác, dẫn giải. Các hành vi này đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức và thủ đoạn khác nhau nhƣ lợi dụng sơ hở của ngƣời canh gác, dẫn giải, lợi dụng những khó khăn vật chất trong việc giam, giữ không đảm bảo nhƣ trại giam, nhà tạm giữ xuống cấp, hƣ hỏng chƣa đảm bảo độ chiếu sáng, độ cao của tƣờng rào… chƣa đáp ứng yêu cầu theo quy định đối với nhà tạm giam, tạm giữ, trại cải tạo. Hành vi trên còn đƣợc thực hiện cả trong trƣờng hợp tội phạm dùng vũ lực đối với lực lƣợng canh gác. Có trƣờng hợp tội phạm còn đƣợc thực hiện qua hình thức khác nhƣ dùng thủ đoạn lừa đảo, lợi dụng lòng tin, sự kém hiểu biết, thiếu trách nhiệm của cán bộ chiến sỹ có nhiệm vụ canh gác, dẫn giải để bỏ trốn. Các hình thức, thủ đoạn khác nhau để thực hiện hành vi này chỉ là yếu tố đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội trong quyết định hình phạt nhƣ trốn khỏi nơi giam, giữ mà dùng vũ lực đối với ngƣời canh gác, dẫn giải thì tính nguy hiểm sẽ cao hơn so với trƣờng hợp bỏ trốn khác và khi xem xét hình phạt sẽ nghiêm khắc hơn. * Hành vi bỏ trốn phải xảy ra trong quá trình đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử  Trường hợp mà pháp luật hình sự coi là đang bị giam, giữ. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì những trƣờng hợp đƣợc coi là đang bị giam, giữ là ngƣời có lệnh tạm giam, lệnh tạm giữ và đang bị giam, giữ tại một trại tạm giam, nhà tạm giữ; đang chấp hành án phạt tù giam có thời hạn hay tù chung thân tại một trại giam.
  • 37. 30 - Ngƣời đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân Trong hệ thống hình phạt đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự có hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân là hình phạt chính mang tính chất cƣỡng chế nghiêm khắc. Ngƣời bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân bị cách ly khỏi xã hội và bị cải tạo trong trại giam hoặc trại tạm giam. Nếu trong thời gian đang thi hành bản án mà ngƣời bị kết án bỏ trốn thì phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ. - Ngƣời có lệnh tạm giam và đang bị tạm giam. Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội trong những trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo về phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng ngƣời đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội (khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2003). Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Ngƣời bị áp dụng biện pháp tạm giam, bị cách ly với xã hội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền của công dân. Đối tƣợng áp dụng biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo. Những ngƣời bị tạm giam theo quy định trên mà bỏ trốn khỏi nơi tạm giam sẽ phạm tội quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự. Trong thực tiễn, biểu hiện cụ thể của hành vi này rất đa dạng. Tùy thuộc vào điều kiện khách quan hoặc điều kiện chủ quan của ngƣời phạm tội nhƣ sơ hở, dùng thủ đoạn để bỏ trốn. Hành vi bỏ trốn của tội phạm này không chỉ là những hành vi bỏ trốn khi ngƣời có lệnh tạm giam đang bị giam trong trại tạm giam hay trại cải tạo mà cả trong các trƣờng hợp đang khác nhƣ bỏ trốn trong khi đang hỏi cung,
  • 38. 31 trong khi đang đƣợc đƣa đi bệnh viện, bỏ trốn trong khi đang thực nghiệm điều tra, đang lao động ở ngoài trại giam,... Các hành vi cụ thể này đều là những hành vi khách quan của tội trốn khỏi nơi giam, giữ vì theo quy định của Điều 311 thì trong quá trình đang lao động, đang đƣa đi bệnh viện, đang hỏi cung, hay đang thực nghiệm điều tra… thì ngƣời đó vẫn phải chấp hành lệnh giam hoặc lệnh tạm giam của các cơ quan có thẩm quyền. Đó chỉ là những tình tiết cụ thể của quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Ngƣời bị tạm giam chỉ đƣợc tự do khi đã có quyết định huỷ bỏ việc tạm giam của cơ quan có thẩm quyền nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam đây là các trƣờng hợp thay đổi biện pháp ngăn chặn khác theo Bộ luật tố tụng hình khác (cấm đi khỏi nơi cƣ trú, bảo lãnh…). Trong trƣờng hợp không còn lệnh tạm giam nữa thì hành vi trên sẽ không đƣợc coi hành vi bỏ trốn là hành vi khách quan của tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Ngƣời bỏ trốn chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi đã bị bắt giữ hoặc bắt giam (đọc lệnh bắt giữ, tuyên bản án phạt tù ngƣời phạm tội đang đƣợc tại ngoại). Nếu không có lệnh bắt giữ hoặc lệnh bắt giam thì dù can phạm có chạy trốn trƣớc khi khởi tố vụ án hay trong các giai đoạn điều tra, truy tố xét xử cũng không phải chịu trách nhiệm theo quy định của Điều 311 Bộ luật hình sự năm 1999. - Ngƣời đang bị tạm giữ trong một nhà tạm giữ có hành vi bỏ trốn. Đây là điểm mới của Bộ luật hình sự năm 1999 nhằm khắc phục thiếu sót của Bộ luật hình sự 1985 và hƣớng dẫn của Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 hƣớng dẫn xét xử tội trốn khỏi nơi giam theo Điều 245 Bộ luật hình sự năm 1985. Nghị quyết 04 cho rằng hành vi bỏ trốn khi đang dẫn giải của ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp phạm tội quả tang thì cấu thành tội trốn khỏi nơi giam nhƣng không quy định hành vi trốn khi bị tạm giữ trong các trƣờng hợp khác là tội phạm mặc dù hành vi bỏ trốn trong khi đang bị tạm giữ là xâm phạm đến hoạt động tƣ pháp, đến tính đúng đắn của hoạt động
  • 39. 32 điều tra, truy tố, xét xử nó nguy hiểm không kém trƣờng hợp bỏ trốn của ngƣời đang bị dẫn giải. Nhƣ vậy, nếu ngƣời bị bắt và có quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền mà bỏ trốn thì cấu thành tội phạm quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự.  Những trường hợp pháp luật coi một người đang bị dẫn giải có hành vi bỏ trốn theo Điều 311 Bộ luật hình sự là: - Đang bị dẫn giải do thực hiện lệnh bắt để tạm giam, tạm giữ: Bắt ngƣời là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đƣợc áp dụng đối với bị can, bị cáo và trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với ngƣời chƣa bị khởi tố nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa ngƣời phạm tội trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Do đó việc bắt ngƣời đúng pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội cũng nhƣ hành vi trốn tránh pháp luật. Theo quy định của khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự thì việc bắt tạm giam đƣợc áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm một tội mà bộ luật hình sự quy định hình phạt trên hai năm tù và có căn cứ cho rằng ngƣời đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Để đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân đƣợc nghi nhận trong Hiến pháp 1992 tại Điều 71, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trƣờng hợp bắt ngƣời phạm tội quả tang quy định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự. Nhƣ vậy, những bị can, bị cáo theo quy định trên mới bị cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt để tạm giam.
  • 40. 33 Khi đang dẫn giải để thực hiện lệnh bắt tạm giam, quyết định tạm giữ mà có hành vi bỏ trốn sẽ bị trừng trị theo quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự với hành vi là trốn khi đang bị dẫn giải. Theo quy định mới này của Điều 311 Bộ luật hình sự thì mọi hành vi bỏ trốn khi bị dẫn giải đều bị xử lý về hình sự. Nghị quyết 04/HĐTP trƣớc đây chỉ quy định ngƣời phạm tội quả tang đang bị dẫn giải mà bỏ trốn thì bị xử lý về tội trốn khỏi nơi giam, còn ngƣời có quyết định tạm giữ đang bị dẫn giải mà bỏ trốn thì không phạm tội này, kể cả trƣờng hợp ngƣời phạm tội quả tang đã đƣợc dẫn giải về nơi tạm giữ và đã có quyết định tạm giữ. - Đang bị dẫn giải do chuyển trại giam, trại tạm giam. Bị can, bị cáo, ngƣời chấp hành án phạt tù trong quá trình bị tạm giam, hoặc cải tạo (do chấp hình án phạt tù) phải thực hiện theo các quy định về trại tạm giam hoặc theo quy chế trại giam. Trong quá trình ấy bị can, bị cáo, ngƣời chấp hành án phạt tù có thể phải chuyển từ trại tạm giam, trại giam này sang trại tạm giam, trại giam khác do nhu cầu phục vụ cho công tác điều tra hoặc cải tạo. Khi chuyển trại sẽ có sự dẫn giải bị can, bị cáo do ngƣời có trách nhiệm thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trong quá trình dẫn giải do chuyển trại tạm giam, trại giam bị can, bị cáo mà lợi dụng sơ hở bỏ trốn thì phạm tội trốn khi đang bị dẫn giải theo Điều 311 Bộ luật hình sự. - Đang dẫn giải ngƣời có lệnh giam, tạm giam đến phòng xử án hoặc giải về trại giam, sau khi Toà án đã xét xử xong vụ án. Bị can khi có quyết định đƣa vụ án ra xét xử, chậm nhất sau 10 ngày phiên toà sẽ đƣợc mở để xét xử. Để đảm bảo sự có mặt của bị cáo tại phiên toà theo Điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự, nếu bị cáo là ngƣời đang bị tạm giam theo Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự thì phải dẫn giải bị cáo đến nơi xét xử. Đồng thời khi xét xử xong vụ án, bị cáo phải chấp hành hình phạt tù về hành vi
  • 41. 34 phạm tội của mình thì phải dẫn giải bị cáo về nơi cải tạo. Trƣờng hợp bị cáo không bị tạm giam, nhƣng bị phạt tù thì toà án có thể quyết định bắt giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể bỏ trốn hoặc tiếp tục gây án (Điều 228 Bộ luật tố tụng hình sự) mà không cần chờ phát sinh hiệu lực của bản án và nhƣ thế phải dẫn giải bị cáo về trại giam để thi hành án. Nếu đang bị dẫn giải từ nơi giam giữ đến nơi xét xử hoặc từ nơi xét xử về trại giam, mà bị cáo bỏ trốn thì phạm tội trốn khi đang bị dẫn giải theo Điều 311 Bộ luật hình sự. Ngoài ra, BLHS 1999 còn qui định trƣờng hợp đang bị xét xử mà bỏ trốn cũng là hành v i của cấu thành tội phạm này, đây là điểm mới của Bộ luật hình sự 1999 so với qui định của BLHS 1985. Thứ hai, hậu quả nguy hiểm của hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ Điều 311 BLHS năm 1999 về tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải hoặc đang xét xử chỉ miêu tả hành vi phạm tội chứ không quy định hậu quả gây ra của hành vi phạm tội là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm. Hậu quả ở đây bao gồm hậu quả về vật chất, nhƣng cũng có thể là phi vật chất, đó là những tác động xấu đến xã hội, ảnh hƣởng đến an ninh trật tự, làm tăng tội phạm trong xã hội, ảnh hƣởng lớn đến việc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm nói chung. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ là tội cấu thành hình thức, trong cấu thành tội phạm không đòi hỏi dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc. Nhƣng hậu quả của tội phạm ở tội này nó thể hiện sự coi thƣờng pháp luật, thể hiện sự liều lĩnh, tính chống đối pháp luật rất quyết liệt của kẻ phạm tội nhằm trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Những kẻ bỏ trốn thƣờng gây ra các vụ phạm tội khác làm ảnh hƣởng đến an toàn xã hội, gây hoang mang trong nhân dân. Nhƣ vậy hành vi bỏ trốn gây tác động xấu đến xã hội và còn là mầm mống cho các loại tội phạm khác, do đó việc trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang xét xử là những hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
  • 42. 35 Nhƣ trên đã phân tích, đây là loại cấu thành hình thức do vậy thời điểm hoàn thành của tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang xét xử đƣợc xác định nhƣ sau: Đối với tội phạm này thì chỉ cần thực hiện hành vi bỏ trốn trong quá trình đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử là tội phạm đã hoàn thành. Khi can phạm thực hiện hành vi thoát khỏi sự quản lý của ngƣời canh gác hoặc ngƣời dẫn giải là đã phạm tội theo quy định của Điều 311 BLHS. Thời điểm hoàn thành tuỳ thuộc vào nơi xảy ra hành vi bỏ trốn và các tình tiết cụ thể của sự việc xảy ra. Đối với những trƣờng hợp can phạm thực hiện hành vi bỏ trốn khi đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử thì phải thoát khỏi sự quản lý của ngƣời canh gác, ngƣời dẫn giải, tội phạm mới đƣợc coi là hoàn thành nhƣ: ngƣời dẫn giải nhảy ra khỏi phƣơng tiện giao thông, bỏ chạy ẩn náu ở một nơi nào đó… Thứ ba, hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, công cụ và thủ đoạn phạm tội Đối với tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử tội phạm thƣờng sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau nhằm thoát khỏi sự quản lý của ngƣời canh gác, dẫn giải nhƣ lợi dụng những khó khăn về cơ sơ vật chất trong việc giam, giữ và dẫn giải ngƣời phạm tội hoặc lợi dụng sơ hở, lợi dụng lòng tin của ngƣời canh gác, dẫn giải để trốn. Cũng có trƣờng hợp, ngƣời phạm tội dùng vũ lực đối với ngƣời canh gác, dẫn giải để trốn khỏi nơi giam, giữ… Xem xét vấn đề này có ý nghĩa trong việc đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội và trong việc định khung hình phạt của tội phạm. Tại khoản 2 Điều 311 BLHS quy định … “có tổ chức… dùng vũ lực đối với ngƣời dẫn giải hoặc ngƣời canh gác.” Thứ tư,các dấu hiệu khách quan khác Đối với tội bỏ trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang bị xét xử, tuy nhà làm luật không quy định dấu hiệu khách quan nào khác là
  • 43. 36 dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, khi xác định hành vi bỏ trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang bị xét xử cần nghiên cứu các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hƣớng dẫn của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an về giam, giữ, dẫn giải và xét xử. 2.4. MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang xét xử của can phạm luôn đƣợc thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Trƣờng hợp trốn khỏi nơi giam, giữ, dẫn giải, đang xét xử khi thực hiện hành vi bỏ trốn can phạm hoàn toàn nhận thức đƣợc hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. Mặt khác, can phạm hoàn toàn có thể thấy trƣớc hậu quả xảy ra do hành vi của mình là cản trở đến sự hoạt động của các cơ quan tƣ pháp, nhƣng vẫn cố tình thực hiện hành vi đó. Do vậy, lỗi của can phạm ở đây chỉ có thể là lỗi cố ý, hơn nữa khi thực hiện hành vi bỏ trốn về ý trí can phạm mong muốn thực hiện trót lọt tội phạm và trốn tránh pháp luật, mong muốn các cơ quan tƣ pháp không thể thực hiện đƣợc công việc của mình nên lỗi của tội phạm ở đây chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp không thể có trƣờng hợp cố ý gián tiếp. Lỗi trong tội này đƣợc thể hiện ở chỗ can phạm đã xử sự trái với lợi ích xã hội cụ thể là bỏ trốn để các cơ quan tƣ pháp không thực hiện đƣợc nhiệm vụ của mình, thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật và nhƣ thế xâm hại đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan này. Ngƣời thực hiện hành vi bỏ trốn có lỗi vì họ chọn cách xử sự này trong khi hoàn toàn có sự lựa chọn cách xử sự khác, đó là cách xử sự đúng pháp luật. Khi thực hiện hành vi bỏ trốn can phạm luôn mong muốn đạt đƣợc mục đích của mình đó là trốn thoát. Các trƣờng hợp bỏ trốn đều là phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, cần phân biệt trƣờng hợp ngƣời bị giam, giữ hoặc ngƣời đang chấp hành hình phạt tù
  • 44. 37 giam vƣợt khỏi sự quản lý của ngƣời canh gác hoặc dẫn giải do vô ý thì không phạm tội này. Trong mặt chủ quan của tội phạm, ngoài việc xác định lỗi của các can phạm, động cơ mục đích của tội phạm cũng cần nghiên cứu, mặc dù đối với loại tội phạm này, động cơ không có ý nghĩa quyết định đến cấu thành tội phạm nhƣng nó có ý nghĩa đến việc xác định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Động cơ phạm tội có thể là ham muốn vật chất, ra ngoài sinh sống nhƣ những ngƣời khác mà không phải tù tội, tiếp tục phạm tội… và để thực hiện đƣợc động cơ đó, can phạm tìm cách thoát khỏi sự quản lý. Ngƣời phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội đều nhằm những mục đích nhất định. Nhƣng nói đến mục đích của tội phạm chỉ có thể nói đến hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, vì chỉ trong trƣờng hợp này ngƣời phạm tội mới có sự mong muốn gây ra tội phạm để đạt đƣợc những mục đích nhất định. Hầu hết các can phạm bỏ trốn đều nhằm mục đích trốn thoát để tránh sự trừng phạt của pháp luật. Mục đích trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật của can phạm trong tội này mặc dù luôn tồn tại nhƣng không phải là điều kiện bắt buộc trong cấu thành tội phạm vì theo phân loại của khoa học luật hình sự thì tội phạm này có cấu thành hình thức, tức là chỉ có hành vi phạm tội thể hiện ở mặt khách quan của tội phạm cũng đã đủ cấu thành tội phạm và đã thấy rõ đƣợc mục đích phạm tội. Tuy nhiên, xem xét mục đích trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật trong tội phạm này có ý nghĩa rất lớn trong việc phân biệt với hành vi vi phạm kỷ luật của trại giam. Đó là các trƣờng hợp ngƣời bị giam tự ý bỏ về nhà để thăm ngƣời thân, mua hàng hoá… sau đó tự giác trở lại trại giam, giữ thì sẽ không phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ mà chỉ là ý thức chấp hành cải tạo của phạm nhân. Thực tiễn cũng cho thấy cần phân biệt hành vi tự ý tạm vắng mặt ở nơi giam, giữ trong khi dẫn giải không xuất phát từ mục đích trốn tránh pháp luật
  • 45. 38 (là hành vi vi phạm kỷ luật) với những trƣờng hợp bỏ trốn nhằm thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật sau đó ra tự thú. Việc tự thú của can phạm sau khi trốn khỏi nơi giam, giữ nhằm mục đích trốn tránh pháp luật sẽ là tình tiết giảm nhẹ của tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Ngoài ra cũng cần chú ý đến một số trƣờng hợp sau: - Kẻ phạm tội dùng vũ lực, gây thƣơng tích nặng, tổn hại nặng cho sức khoẻ của nạn nhân làm cho nạn nhân bị chết, thì ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam, giữ, kẻ phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác (điểm g khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự) hoặc tội giết ngƣời (điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự). - Trƣờng hợp có đồng bọn bên ngoài dùng vũ lực, tấn công giải thoát cho ngƣời đang bị giam, giữ, thì tuỳ theo tình tiết cụ thể của vụ án mà giải quyết. + Nếu bọn bên ngoài tự ý dùng vũ lực để giải thoát cho kẻ đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử nhƣng không có sự tiếp ứng của kẻ đó, thì chỉ bọn dùng vũ lực tấn công vào ngƣời canh gác hoặc ngƣời dẫn giải phải chịu trách nhiệm về tội giết ngƣời (điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự) hoặc tội cố ý gây thƣơng tích (điểm g khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự) hoặc tội đánh tháo ngƣời đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử (Điều 312) hoặc tội chống phá trại giam nếu có mục đích chống chính quyền nhân dân (Điều 90 BLHS). + Nếu chúng có sự bàn bạc, thoả thuận trƣớc về việc phối hợp giữa ngƣời đang bị giam, giữ với đồng bọn ở bên ngoài xã hội để dùng vũ lực giải thoát cho nhau, thì chúng phải chịu trách nhiệm về đồng phạm. Nhƣ vậy, những ngƣời có hành vi giúp sức… (đồng phạm) cho ngƣời bị giam, giữ, dẫn giải, xét xử bỏ trốn nhằm mục đích trốn tránh pháp luật cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này với vai trò đồng phạm. Tƣơng