SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀM QUANG KIÊN
QUYỀN KHAI THÁC LÂM SẢN THEO LUẬT
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM 2004
TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số : 60.38.01.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN QUANG HUY
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đàm Quang Kiên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN KHAI THÁC LÂM SẢN
CỦA CHỦ RỪNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KHAI THÁC LÂM SẢN
CỦA CHỦ RỪNG………………………………………………………………….5
1.1. Cơ sở lý luận về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng….......………....……..5
1.2. Điều chỉnh pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng……………..…9
Chương 2: THỰC TRẠNG QUYỀN KHAI THÁC LÂM SẢN CỦA CHỦ
RỪNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC KẠN……………………………………..19
2.1. Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm
2004………………………………………………………………………………...19
2.2.Thực trạng quyền khai thác lâm sản của chủ rừng từ thực tiễn tỉnh Bắc
Kạn…………………………………………………………………………..…..…31
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KHAI THÁC LÂM
SẢN………………………………………………………………………………..59
3.1. Định hướng hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền khai thác lâm
sản của chủ rừng……………………………………………………………………59
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền
khai thác lâm sản của chủ rừng………………………….…………………………61
KẾT LUẬN………………………………………………………………………..70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................72
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVR Bảo vệ rừng
BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Hệ thống một số văn bản về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng quan trọng
của Nhà nước…………………………………………………………….………....10
Bảng 2.1. Diện tích các loại đất tỉnh Bắc Kạn năm 2014………………….……….34
Bảng 2.2. Diện tích đất đai và dân số tỉnh Bắc Kạn năm 2014………………….…37
Bảng 2.3. Độ che phủ rừng của tỉnh Bắc Kạn so với các tỉnh Đông Bắc giai đoạn
2011 – 2013 ………………………………………………..……………................44
Bảng 2.4. Hiện trạng đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn………………………...........…45
Bảng 2.5. Số vụ vi phạm và diện tích rừng bị tàn phá, bị cháy tỉnh Bắc Kạn giai
đoạn 2010 – 2013…………………………………………………………………...47
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng đóng vai trò rất quan trọng, vô cùng to lớn trong việc cân bằng hệ sinh
thái và sự đa dạng sinh học, duy trì tính ổn định, màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt,
hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai,
bảo tồn nguồn nước mặt, nước ngầm…Rừng còn là nơi cung cấp những cây gỗ quý,
sản vật thiên nhiên, cây thuốc …có giá trị kinh tế. Dưới tác động của các điều kiện
kinh tế, xã hội, nhu cầu của đất nước về lâm sản, về đất canh tác đã làm cho diện
mạo của rừng thay đổi rất nhiều so với trước đây.
Theo số liệu thống kê hiện tại đến 31/12/2015 (ban hành theo Quyết định số
3158 của Bộ NN&PTNT) thì cả nước có hơn 14 triệu ha rừng, trong đó rừng tự
nhiên là 10 triệu ha (chiếm 74% diện tích đất rừng). Diện tích rừng tự nhiên được
quy hoạch thành 3 loại: Rừng phòng hộ : 4.4 triệu ha, Rừng đặc dụng : 2.1 triệu ha
và Rừng sản xuất : 6.6 triệu ha. Diện tích rừng để tính độ che phủ toàn quốc là 13.5
triệu ha với độ che phủ là 40,84%[16]. Độ che phủ của tán rừng tăng lên theo hàng
năm là những kết quả tương đối khả quan sau những nỗ lực của nước ta trong việc
ban hành các văn bản pháp luật, chính sách, dự án BV&PTR.
Bắc Kạn là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, có thế mạnh về
phát triển kinh tế rừng, theo số liệu năm 2015 độ che phủ rừng của tỉnh Bắc Kạn
đạt 71% cao nhất cả nước[16]. Trong nhiều năm qua công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn đã được quan tâm chú ý, thông qua các chương trình
, dự án đã đạt được những kết quả bước đầu như diện tích rừng sản xuất đều tăng
hàng năm, độ che phủ rừng tăng dần qua các năm từ 35,5% năm 2000 lên 55,18%
năm 2011, 70,6% năm 2013 và 71% năm 2015.
Tuy vậy, từ thực tế cho thấy chất lượng rừng vẫn ngày càng suy giảm do khai
thác rừng quá mức cho phép, khai thác bất hợp pháp, chuyển đổi mục đích sử dụng
rừng và đất rừng, làm nương rẫy… Bên cạnh đó sự tăng trưởng của ngành Lâm
nghiệp thấp và chưa bền vững, lợi nhuận thấp, sức cạnh tranh yếu, tiềm năng tài
2
nguyên rừng chưa được khai thác tổng hợp và hợp lý, nhất là lâm sản ngoài gỗ và
các dịch vụ môi trường. Rừng trồng cũng như rừng tự nhiên năng suất thấp và chất
lượng thấp đặc biệt là gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Nguyên nhân
chủ yếu là hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực khai thác tài
nguyên rừng vẫn còn thiếu đồng bộ, pháp luật chưa đảm bảo được quyền hưởng lợi
từ rừng của những người làm nghề rừng, chưa giúp họ sống được bằng nghề rừng,
làm giàu được từ rừng. hệ quả tất yếu là làm những chủ thể được giao quản lý và
bảo vệ rừng phải tìm cách nhanh chóng khai thác rừng vì lợi ích trước mắt mà gây
những ảnh hưởng nặng nề đến môi trường rừng. Đây là vấn đề cấp bách cần phải
nghiên cứu xây dựng hệ thống pháp luật BV&PTR phù hợp với điều kiện kinh tế xã
hội và nền kinh tế thị trường. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “ Quyền khai thác lâm sản
theo luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 từ thực tiễn tỉnh Bắc Kạn” có ý
nghĩa thiết thực về cả mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua cũng có những đề tài nghiên cứu về lĩnh vực bảo vệ và phát triển
rừng ở nhiều ngành khoa học khác nhau như: lâm nghiệp, kinh tế, môi trường…
Tuy nhiên, nghiên cứu về khía cạnh luật học thì chưa có nhiều, có thể kể đến một số
công trình nghiên cứu như:
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Hải Âu – Trường Đại học Luật Hà
Nội, năm 2001 với tựa đề “Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam, thực
trạng và phương hướng hoàn thiện”.
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thanh Huyền – Khoa Luật- Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2004 với tựa đề “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ
rừng ở Việt Nam hiện nay”.
Ngoài ra còn một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp… có nghiên cứu về pháp
luật BV&PTR ở Việt Nam. Tuy nhiên các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu một số khía cạnh cơ bản của pháp luật bảo vệ rừng hay đánh giá quản lý
nhà nước bằng pháp luật chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu ở góc độ quyền của chủ
rừng. Việc tiếp cận quyền của chủ rừng đặc biệt là đi sâu vào vấn đề khai thác lợi
3
ích từ lâm sản là không nhiều, kể cả lý luận lẫn thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của
các công trình nói trên cũng là nguồn tham khảo hữu ích cho học viên trong quá
trình nghiên cứu, thực hiện đề tài luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng theo Luật BV&PTR năm 2004;
từ đó đề xuất, định hướng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và
đảm bảo thực hiện pháp luật của chủ rừng.
Để thực hiện được các mục đích nói trên, đề tài cần giải quyết được các nhiệm
vụ sau đây:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng
theo Luật BV&PTR.
- Phân tích thực trạng pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng dựa
trên thực tiễn địa phương là tỉnh Bắc Kạn.
- Đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, bảo đảm quyền khai
thác của chủ rừng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
- Các quy định của pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng theo
Luật BV&PTR năm 2004.
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng
Phạm vi: Nghiên cứu các quy định của pháp luật theo Luật bảo vệ và phát triển
rừng năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Phạm vi nghiên cứu về
quyền khai thác lâm sản của chủ rừng từ thực tiễn tỉnh Bắc Kạn, lấy số liệu thực tế
từ năm 2004 – 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Để thực hiện mục đích và các nhiệm vụ đặt ra, luận án được thực hiện dựa trên
phương pháp luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật,
4
đồng thời luận văn vận dụng các tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về đổi
mới tư duy chính trị pháp lý về cải cách hành chính, cải cách tư pháp.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng chủ yếu khi phân tích cơ sở lý
luận và các quy định nội dung của pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ
rừng trong chương 1 và chương 2 của luận văn như: phân tích các khái niệm, đặc
điểm, phân tích các quy định của pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ
rừng. Ngoài ra các phương pháp giải thích, phương pháp so sánh, thống kê được tác
giả dùng nhiều ở chương 2 và chương 3 để làm rõ được thực trạng về quyền khai
thác lâm sản của chủ rừng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Các kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể là những tài liệu tham khảo bổ ích
trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo về pháp luật tài nguyên, luật bảo vệ và phát
triển rừng.
Ý nghĩa thực tiễn: các giải pháp nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham
khảo hữu ích đối với các cơ quan, tổ chức trong quá trình nghiên cứu, nhằm hoàn
thiện các quy định của pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng nói riêng
và Luật BV&PTR nói chung.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng và
pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng
Chương 2: Thực trạng quyền khai thác lâm sản của chủ rừng từ thực tiễn tỉnh
Bắc Kạn
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về quyền khai thác lâm sản.
5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN KHAI THÁC LÂM SẢN
CỦA CHỦ RỪNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KHAI THÁC LÂM SẢN
CỦA CHỦ RỪNG
1.1. Cơ sở lý luận về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng
1.1.1. Khái niệm về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng
a. Khái niệm về rừng
Theo Luật BV&PTR số 29/2004/QH11 ban hành ngày 09/03/2004 định nghĩa:
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật
rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực
vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng
gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất , đất rừng phòng hộ, đất
rừng đặc dụng.
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành các loại sau đây:
1. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu góp phần bảo
vệ môi trường, bao gồm:
a) Rừng phòng hộ đầu nguồn;
b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
c) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
d) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường;
2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn
hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo
vệ di tích lịch sử, văn hóa , danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết
hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Vườn quốc gia;
b) Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh;
c) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;
6
3. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản
ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
b) Rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.
Ngoài ra, rừng còn được phân loại theo một số trường hợp sau: Theo điều kiện
lập địa, gồm: rừng núi đất, rừng núi đá, rừng ngập nước, rừng trên đất cát; theo các
loại cây, gồm rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng cau dừa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa.
b. Khái niệm lâm sản
Theo Luật BV&PTR năm 2004 quy định: Lâm sản là sản phẩm khai thác từ
rừng gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác. Lâm sản gồm gỗ
và lâm sản ngoài gỗ.
Các sản phẩm gỗ cung cấp cho cả ngành công nghiệp, nông nghiệp, công
nghiệp xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và nhu cầu trong mỗi gia đình. Ngày
nay hầu hết các ngành công nghiệp đều dùng đến gỗ vì các tính năng ưu việt mà gỗ
đem lại như dễ gia công, chế biến…Trong quá trình phát triển của xã hội, dưới tác
động của khoa học công nghệ, con người đã sản xuất ra nhiều sản phẩm nhằm thay
thế cho gỗ. Tuy nhiên, nhu cầu về gỗ và các sản phẩm về gỗ vẫn không ngừng gia
tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Ngoài các sản phẩm gỗ, rừng còn cung cấp các loại lâm sản ngoài gỗ như: tre,
nứa, song, mây, các loại đặc sản rừng, động vật rừng, thực vật rừng có giá trị cho
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các động vật từ rừng là những sản phẩm quý
hiếm và có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt là các loại lâm sản ngoài gỗ được coi như
các dược liệu quý hiếm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con
người được săn đón rất nhiều và ngày càng khan hiếm.
Khai thác lâm sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tạo nên
nguồn thu nhập tài chính cho ngân sách nhà nước, góp phần tích lũy cho nền kinh tế
quốc dân. Rừng cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của bộ phận cư dân sống gần rừng.
7
Lâm nghiệp là ngành kinh tế rất đặc thù, không chỉ giữ vai trò phát triển kinh tế
mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Khai thác rừng một cách
hợp lý có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia, phát triển kinh tế sản xuất,
tạo việc làm, sinh kế ổn định cho cộng đồng dân cư sống gần rừng còn có thể khuyến
khích tái tạo rừng, có giá trị phòng hộ, điều hòa khí hậu hạn chế thiện tai lũ lụt, hạn
hạn, chống thoái hóa đất và hoang mạc hóa, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, cung
cấp nguồn nhiên liệu, nguyên liệu góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
c. Khái niệm chủ rừng
Theo Luật BV&PTR năm 2004 đã định nghĩa: Chủ rừng: là tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất
để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất
là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác.[29, Điều 3]
“Quyền” nói chung theo Từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp,
nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và Nhà xuất bản Tư pháp là những việc mà một người
được làm mà không bị ai ngăn cản, hạn chế. Qua những hiểu biết về khái niệm quyền
ta có thể xem xét khái niệm quyền khai thác lâm sản của chủ rừng như sau: Quyền khai
thác lâm sản của chủ rừng là khả năng của mỗi chủ rừng tiến hành các hoạt động thu
lợi từ nguồn tài nguyên thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gắn
liền với rừng của chủ rừng được giao, được thuê theo quy định của pháp luật về bảo vệ
và phát triển rừng, quyền khai thác lâm sản của chủ rừng được Nhà nước ghi nhận
trong pháp luật và được bảo đảm bằng quyền lực Nhà nước.
1.1.2. Khái niệm pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng
Pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là một bộ phận của pháp
luật bảo vệ và phát triển rừng, được hình thành để góp phần bảo vệ và phát triển
rừng nói chung và tạo hành lang pháp lý để chủ rừng thực hiện quyền quản lý, sử
dụng rừng.
Theo quy định tại Điều 59 Luật BV&PTR năm 2004 chủ rừng có 8 quyền cơ
bản sau đây:
8
1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng,
quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
2. Được sử dụng rừng ổn định, lâu dài phủ hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê
rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất.
3. Được sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp kết hợp theo quy chế
quản lý rừng, trừ rừng đặc dụng.
4. Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích được giao,
được thuê; bán thành quả lao động, kết quả đầu tư cho người khác.
5. Được kết hợp nghiên cứu khoa học, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng , du
lịch sinh thái – môi trường theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt.
6. Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển
rừng theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng.
7. Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để
bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng
bảo vệ, cải tạo rừng mang lại.
8. Được nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với rừng được giao,
được thuê.[29, Điều 59]
Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 tại Điều 3, đã đưa ra khái niệm
về quyền sử dụng rừng là quyền chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức từ rừng; được cho thuê quyền sử dụng rừng thông qua hợp đồng theo quy
định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng có nhiều quy định khác nhau về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng, đối với
từng loại chủ rừng khác nhau:
Có thể hiểu pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là tổng hợp các quy
phạm pháp luật của Nhà nước quy định về quyền của chủ rừng trong việc tổ chức tiến
hành khai thác lâm sản trong rừng của chủ rừng được giao, được thuê theo quy định của
Luật bảo vệ và phát triển rừng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
9
1.2. Điều chỉnh pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng
Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, không chỉ có giá trị to lớn đối với
nền kinh tế quốc dân mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
Việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên từ rừng luôn gắn liền với công
tác bảo vệ và phát triển rừng.
Đảng và Nhà nước ta nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của rừng đã đưa ra
rất nhiều chính sách bảo vệ và phát triển rừng nói chung trong đó có các quy định
về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Chủ trương chính sách của Đảng trong việc
giao đất, giao rừng cho các đối tượng chủ rừng được hình thành rất sớm. Ngay từ
năm 1983, Ban Bí thư (khoá V) đã có Chỉ thị 29- CT/TW ngày 12/11/1983 về việc
đẩy mạnh giao đất, giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo phương
thức nông - lâm kết hợp nhằm bảo vệ bằng được diện tích rừng hiện có và phát triển
mạnh vốn rừng, sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc và bãi cát ven biển, phát
huy tốt chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cung cấp của rừng, đáp ứng
nhu cầu ngày càng to lớn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và nâng cao đời
sống của nhân dân, tăng cường an ninh quốc phòng... Từ sau Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI, với đường lối đổi mới của Đảng, ngành lâm nghiệp từ chỗ dựa vào
quốc doanh nay chuyển sang lâm nghiệp xã hội, nhân dân trở thành lực lượng chủ
yếu bảo vệ và phát triển rừng. Chủ thể sử dụng rừng được quy định rất sớm ngay từ
Luật Bảo vệ và phát triển rừng ban hành năm 1991 đã ghi rõ tại Điều 2: Nhà nước
giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân để bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng
ổn định, lâu dài[28]. Như vậy là Luật Bảo vệ và phát triển rừng (năm 1991) đã thể
chế hoá một bước chủ trương giao đất, giao rừng với đối tượng được giao là tổ chức
và cá nhân, sau này trong Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 mở rộng thêm các đối
tượng chủ rừng khác. Tuy nhiên để quy định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ rừng thì
phải đến Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 mới được cụ thể hóa.
Nền kinh tế đất nước cũng chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị
trường nên quá trình chuyển đổi quyền chủ sở hữu rừng cũng được thay đổi theo.
Từ việc chủ trương phát triển sản xuất lâm nghiệp dựa vào các tổ chức quốc doanh
10
là chính thì đã chuyển sang phát triển sản xuất ngành lâm nghiệp dựa trên cơ sở xã
hội hóa ngày càng cao. Nhà nước cùng nhân dân bảo vệ và phát triển rừng. Sự thay
đổi đó đã góp phần mở rộng đối tượng giao rừng, cho thuê rừng
Từ quan điểm, chủ trương của Đảng định hướng công tác bảo vệ và phát triển
rừng sang nhiều mục tiêu trong đó có việc xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu
trong ngành lâm nghiệp. Nhà nước quan tâm hơn đến việc bảo vệ và phát triển
rừng, đã có những chính sách và chương trình mục tiêu đầu tư lớn như chính sách
giao đất giao rừng, Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng....trong đó có
quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ rừng tương ứng với từng loại rừng.
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm và chú trọng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý
bảo vệ rừng được ban hành tương đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện, tạo cơ
sở hành lang pháp lý cho các chủ rừng có thể thực hiện quyền sử dụng rừng của
mình nói chung và quyền khai thác lâm sản nói riêng.
Dưới đây là hệ thống một số văn bản của Nhà nước trong lĩnh vực quản
lý bảo vệ rừng qua từng thời kỳ.
Bảng 1.1. Hệ thống một số văn bản về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng quan
trọng của Nhà nước
Stt Ngày tháng Văn bản
1 21/12/1998
Quyết định số: 245/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp
về rừng và đất lâm nghiệp.
2 25/06/2004
Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 Về xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản.
3 03/12/2004 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
11
4 10/10/2005
Quyết định 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ
trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy định việc
kiểm tra kiểm soát lâm sản.
5 16/01/2006
Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 Quy định
Về phòng cháy và chữa cháy rừng.
6 03/03/2006
Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi
hành Luật BV&PTR
7 03/03/2006
Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 Về thi
hành Luật BV&PTR
8 30/03/2006
Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 Về quản
lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
9 10/08/2006
Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lý
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ
biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy
nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm.
10 14/08/2006
Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý
rừng.
11 16/10/2006
Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 Về tổ
chức và hoạt động của Kiểm lâm
12 08/03/2007
Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-
VKSNDTC-TANDTC, ngày 08/3/2007 hướng dẫn áp
dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm
trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản
12
13 27/03/2007
Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày
27/3/2007 Hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Kiểm lâm ở địa phương
14 30/10/2007
Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 Về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản.
15 14/01/2008
Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của
Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
16 02/04/2008
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
xử lý vi phạm Hành Chính của Ủy Ban Thường Vụ
Quốc Hội số 04/2008/UBTVQH12
17 10/06/2009
Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của
BNN&PTNT Quy định tiêu chí xác định và phân loại
rừng
18 02/11/2009
Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của
Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
19 18/11/2009
Chỉ thị số 3767/CT-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc tăng cường các biện pháp cấp
bách trong công tác BVR và PCCCR.
20 12/07/2010
Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính
phủ quy định về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân
quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực
lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác
giữ gìn an ninh chính trị, trật tự
21 24/09/2010
Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính
phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
13
22 24/12/2010
Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của
Chính phủ Về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng
23 24/06/2011
Quyết định số 34/2011/QĐTTg ngày 24/06/2011 của thủ
tướng chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế
quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số
186/2006/QĐ-TTg.
24 27/09/2011
Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27/9/2011 của thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các
biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng
và chống người thi hành công vụ.
25
11/11/2011
Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định
chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày
24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống
rừng đặc dụng.
26 08/02/2012
Quyết định ban hành một số chính sách tăng cường công
tác bảo vệ rừng
27 05/04/2012
Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính
phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí
phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản,
thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
14
28 26/07/2013
Thông tư liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNN&PTNT
ngày 26/7/2013 Hướng dẫn thực hiện một số điều của
Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách đầu tư rừng đặc dụng giai
đoạn 2011 – 2020
29 28/08/2013
Thông tư của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
số 90/2008/TT-BNN ngày 28/8/2008 hướng dẫn xử lý
tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu.
30 26/7/2013
Thông tư liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNN&PTNT
ngày 26/7/2013 Hướng dẫn thực hiện một số điều của
Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách đầu tư rừng đặc dụng giai
đoạn 2011 – 2020
31 11/11/2013
Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của
Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về
quản lý rừng , phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản.
32 06/05/2014
Nghị định số 18/VBHN-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT
về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
33 27/01/2015
Tổng cục Lâm nghiệp ban hành văn bản số 101/TCLN-
KL ngày 27/01/2015 về tăng cường công tác phòng
cháy, chữa cháyrừng
15
34
29/01/2015
Quyết định Số 29/QĐ-KL-VP ngày 29 tháng 01 năm 2015
Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của
các Phòng, Văn phòng và Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc
Cục Kiểm lâm
35 27/06/2016
Thông tư Số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/06/2016
của Bộ NN&PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-
BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-
BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-
BNNPTNT
36 28/06/2016
Thông tư Số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2016
của Bộ NN&PTNT Quy định về khai thác chính và tận
dụng, tận thu lâm sản.
37 30/06/2016
Thông tư Số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016
của Bộ NN&PTNT Hướng dẫn một số nội dung quản lý
công trình lâm sinh.
38 23/08/2016
Nghị định 119/2016/NĐ-CP ngày 23/08/2016 của Chính
phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển
bền vững ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.
39 19/10/2016
Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ
tướng Chính phủ Quyết định về lực lượng bảo vệ rừng
chuyên trách của chủ rừng.
( Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
16
Trên đây chỉ là những quy định cơ bản, quan trọng nhất còn hệ thống các quy
định pháp luật liên quan đến vấn đề khai thác và sử dụng rừng ở nước ta hiện nay
hết sức đồ sộ quy định rất nhiều vấn đề về bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó,
Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6, Khóa XI
ngày 03/12/2004 với 8 chương, 88 Điều, quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử
dụng rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Đây là văn bản có hiệu lực pháp lý cao
nhất trong lĩnh vực lâm nghiệp, ngoài ra còn có khoảng 100 văn bản dưới luật để
quy định chi tiết các yêu cầu đặt ra quy định áp dụng đối với quản lý rừng tại Việt
Nam. Nội dung các văn bản luật trên cũng đã phần nào làm rõ đảm bảo được yêu
cầu của pháp luật về quyền của chủ rừng, cụ thể:
- Các chính sách trên đảm bảo được tính công khai minh bạch, dân chủ, tạo
điều kiện thuận lợi cho các chủ rừng khi thực hiện các quyền khai thác và sử dụng
rừng của mình. Hệ thống văn bản dưới Luật cũng đã hướng dẫn, quy định khá rõ
ràng minh bạch trình tự, cách thức, hồ sơ cũng như thẩm quyền các cơ quan xử lý
thủ tục hành chính để các chủ rừng thực hiện các quyền của mình.
- Đảm bảo dự đoán trước được các xu thế phát triển của thế giới để kịp thời điều
chỉnh chính sách phù hợp, phát triển bền vững với kinh tế - xã hội – môi trường, quốc
phòng an ninh ; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển
lâm nghiệp, đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
- Đảm bảo gắn liền hoạt động khai thác của chủ rừng với việc bảo vệ và phát
triển rừng theo nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng
với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng, làm giàu rừng với bảo
vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy
mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng
cao giá trị sản phẩm rừng; thực hiện quyền và nghĩa vụ trong công tác phòng cháy,
chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
- Các chính sách đưa ra phần nào đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của
chủ rừng là các tổ chức kinh tế. Định hướng cho các chủ rừng thực hiện bảo vệ và
phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, phát triển, kinh doanh, khai thác lâm
sản và không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ rừng khác.
17
Xã hội ngày càng phát triển nên nhận thức của xã hội, của các tầng lớp nhân
dân và chính quyền các cấp về bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên. Tuy nhiên,
nhận thức về lâm nghiệp của các ngành các cấp chưa đầy đủ và toàn diện, chưa
đánh giá đúng các giá trị môi trường của rừng đem lại cho xã hội, chưa xác định rõ
vị thế lâm nghiệp là một ngành kinh tế hoàn chỉnh từ khâu tạo rừng, khai thác, chế
biến lâm sản và cung cấp các dịch vụ từ rừng. Đặc biệt nhận thức của một bộ phận
cán bộ quản lý nhà nước chưa có chuyển biến về vai trò, vị trí của ngành trong cơ
chế mới, trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn và hội nhập quốc tế; chưa thấy lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật
đặc thù và quan trọng, cần có sự đầu tư thoả đáng về ngân sách và phải có các cơ
chế chính sách riêng. Hệ thống chính sách lâm nghiệp thiếu đồng bộ, chưa phù hợp
với chủ trương xã hội hoá nghề rừng và cơ chế thị trường. Chưa bổ sung kịp thời
những cơ chế chính sách mới đầu tư cho phát triển rừng sản xuất, chế biến gỗ và
lâm sản ngoài gỗ để tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia phát
triển rừng;dẫn đến các chính sách đưa ra cũng chưa đảm bảo được đầy đủ quyền lợi
của chủ rừng.
Sự tăng trưởng liên tục và bền vững của nền kinh tế quốc dân trước hết là
kinh tế nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên,
việc thực hiện xã hội hóa lâm nghiệp chưa có chuyển biến rõ rệt, quản lý rừng và
đất rừng còn nhiều bất cập, tiến độ giao đất, giao rừng chậm; nhiều địa phương
chưa mạnh dạn tổ chức giao rừng tự nhiên và rừng trồng cho dân, đặc biệt giao cho
cộng đồng, hộ gia đình và tư nhân (tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2006 mới giao và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gần 20% diện tích đất lâm nghiệp cho các
hộ gia đình); sự tham gia các hoạt động lâm nghiệp của khu vực ngoài quốc doanh
chưa tương xứng với tiềm năng.
Yếu tố quốc tế cũng tác động mạnh đến quyền và nghĩa vụ của chủ rừng .
Nhờ sự hỗ trợ đáng kể của cộng đồng quốc tế mang đến quyền lợi kinh tế cho chủ
rừng trong công tác bảo vệ, phát triển rừng và xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn
miền núi. Để tham gia hội nhập quốc tế nhà nước mình cũng dần hoàn thiện, điều
chỉnh các quy định, chính sách pháp luật phù hợp với Luật, các công ước quốc tế
trong đó cũng quy định rất rõ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ rừng.
18
Cho đến nay, phát triển lâm nghiệp chủ yếu dựa vào vốn ngân sách nhà nước,
chưa huy động tối đa các nguồn lực của khu vực ngoài quốc doanh và dịch vụ môi
trường. Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp và nghề rừng còn rất thấp so với nhu cầu;
quản lý sử dụng các nguồn lực đầu tư chưa chặt chẽ, dàn trải và hiệu quả chưa cao.
Cơ cấu đầu tư chưa cân đối, đầu tư nhiều cho rừng phòng hộ và đặc dụng, ít chú
trọng đến rừng sản xuất; chưa quan tâm đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm
nghiệp. Vấn đề đảm bảo quyền của chủ rừng nói chung và quyền khai thác lâm sản
của chủ rừng nói riêng còn nhiều bất cập, những ưu đãi về đầu tư và khai thác lâm
sản còn chưa thực sự thiết thực, điều này cũng dẫn đến nhiều chủ rừng không còn
động lực trong việc quản lý và khai thác rừng, nhiều đối tượng chủ rừng chưa thực
sự làm giàu được từ rừng. Bên cạnh đó vì đặc thù rừng là phải bảo vệ vì vậy không
thể chỉ tập trung phát triển kinh tế trồng rừng dẫn đến việc phát triển kinh tế bị hạn
chế nhiều.
Kết luận chương 1
Nhà nước nhận thức được rất sớm vai trò của chủ rừng trong công tác bảo vệ
và phát triển rừng. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật đã công nhận quyền sử dụng, khai thác rừng của chủ rừng.
Tại chương 1, tác giả đã đề cập các nội dung cơ bản về quyền khai thác lâm
sản của chủ rừng. Trình bày một số khái niệm, yêu cầu về quyền và nghĩa vụ của
chủ rừng, đặc biệt là khái niệm về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng. Bên cạnh
đó tại chương này cũng nêu ra cơ sở pháp lý của pháp luật về quyền khai thác lâm
sản của chủ rừng nói riêng và quyền và nghĩa vụ của chủ rừng nói chung, nội dung
này sẽ được làm rõ tại các chương sau. Nội dung các vấn đề lý luận và pháp lý về
quyền khai thác lâm sản của chủ rừng đã được nêu ra và làm rõ là tiền đề giúp cho
quá trình phân tích thực trạng quyền khai thác lâm sản của các chủ rừng theo luật
bảo vệ và phát triển rừng được chính xác và hiệu quả.
19
Chương 2
THỰC TRẠNG QUYỀN KHAI THÁC LÂM SẢN CỦA CHỦ RỪNG
TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC KẠN
2.1. Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng theo Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng năm 2004
2.1.1. Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân
Hiện nay, hộ gia đình, cá nhân là đối tượng đặc biệt được nhà nước ưu tiên,
khuyến khích giao, cho thuê rừng để bảo vệ, quản lý và phát triển rừng. Vì đây là
những chủ thể có lợi ích gắn kết với rừng hơn cả, tại nhiều địa phương khai thác
lâm sản là nguồn sinh kế chính của nhiều hộ gia đình và cá nhân, đặc biệt là các cư
dân sống gần rừng. Vì vậy, nhà nước rất chú trọng tới việc giao rừng, cho thuê rừng
cho các hộ gia đình, cá nhân tại địa phương có rừng. Theo số liệu thống kê, hiện
nay, chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân đang quản lý 22% tổng diện tích rừng và đất
rừng trong cả nước, riêng diện tích rừng và đất rừng sản xuất, hộ gia đình, cá nhân
đang quản lý 1.808.005 ha [16].
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước
giao đất rừng, giao rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, vùng đệm của rừng đặc
dụng) không thu tiền sử dụng đất, sử dụng rừng. Đây là các chính sách ưu đãi của
Nhà nước nhằm khuyến khích những hộ gia đình, cá nhân có khả năng quản lý, bảo
vệ, phát triển kinh doanh rừng. Bên cạnh việc thực hiện các trách nhiệm quản lý
rừng, hộ gia đình, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền
sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; được sử dụng rừng ổn
định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất,
cho thuê đất; được sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp kết hợp theo
quy chế quản lý rừng (trừ rừng đặc dụng). Hộ gia đình , cá nhân được hưởng thành
quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích đất được giao, được thuê; bán thành quả
lao động, kết quả đầu tư cho người khác; được bồi thường thành quả lao động, kết
quả đầu tư khi nhà nước có quyết định thu hồi rừng.
20
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào loại rừng được giao hay được cho thuê hoặc diện
tích rừng được sở hữu hay được sử dụng mà hộ gia đình, cá nhân được hưởng các
quyền khai thác khác nhau.
2.1.1.2. Quyền khai thác lâm sản của hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao
rừng phòng hộ
Ngoài các quyền và lợi ích chung của chủ rừng như đã ghi nhận tại Điều 59
Luật BV&PTR 2004. Họ được quyền chuyển đổi diện tích rừng được giao cho các
hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, đối với cá nhân được để lại thừa kế quyền
sử dụng rừng theo quy định của pháp luật; Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là
hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ được quy định rõ ràng tại
khoản 3 Điều 69 Luật BV&PTR năm 2004 theo đó chủ rừng này được khai thác, sử
dụng rừng, tận thu lâm sản theo quy định như sau:
Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được phép khai thác cây đã chết, cây
sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý
rừng. Được phép khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ mà không làm ảnh hưởng đến
khả năng phòng hộ của rừng, khai thác măng, tre nứa trong rừng phòng hộ theo quy
chế quản lý rừng; không được phép khai thác các loài thực vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ
những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý , hiếm và Danh mục những
loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng, chủ rừng được quyền khai thác các cây
phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy
chế quản lý rừng. Được phép khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác
theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, theo đám rừng. Sau khi
khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ
trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.
Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải được thực hiện theo quy
chế quản lý rừng, thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ NN&PTNT,
bảo đảm duy trì khả năng phòng hộ bền vững của rừng.
21
2.1.1.3. Quyền khai thác lâm sản của hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao
rừng sản xuất.
Nếu rừng được giao là rừng tự nhiên thì chủ rừng muốn khai thác phải có kế
hoạch quản lý, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng theo hướng dẫn của UBND cấp
xã hoặc của cán bộ kiểm lâm và được chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt; được
khai thác gỗ và các thực vật khác trừ các loài động thực vật bị cấm không được khai
thác theo quy định của chính phủ. Việc khai thác rừng phải theo quy chế quản lý
rừng và chấp hành quy phạm, quy trình kỹ thuật BV&PTR, sau khi khai thác phải tổ
chức bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu rừng cho đến kỳ khai thác sau.
Nếu hộ gia đình, cá nhân được giao rừng sản xuất là rừng trồng thì chủ rừng
phải có kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, trồng rừng mới, bảo vệ rừng, kết hợp kinh
doanh lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh
thái, môi trường trong khu rừng phù hợp với quy hoạch theo quy chế quản lý rừng.
Trường hợp chủ rừng tự bỏ vốn gây trồng và chăm sóc rừng thì được quyền tự
quyết định việc khai thác rừng trồng, các sản phẩm được khai thác từ rừng trồng
được tự do lưu thông trên thị trường, riêng các cây gỗ quý khai thác từ rừng trồng
thì khi khai thác chủ rừng phải thực hiện theo quy định của chính phủ.
Vấn đề giao rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước ta đặc
biệt chú trọng và quan tâm trong những năm gần đây. Nhà nước đặt ra mục tiêu
trồng 2 triệu ha rừng sản xuất trong giai đoạn 2007 - 2015 (bình quân mỗi năm
trồng 250 nghìn ha), giải quyết việc làm, tăng thu nhập nhằm ổn định đời sống cho
đồng bào miền núi [37, Điều 2 khoản 1 và 2]. Như vậy, chủ rừng là hộ gia đình, cá
nhân là đối tượng chủ yếu thực hiện mục tiêu này. Hộ gia đình, cá nhân tham gia
trồng rừng sản xuất cũng được nhà nước hỗ trợ kinh phí từ 2 triệu đến 4 triệu đồng
tùy theo loại cây và vùng trồng rừng sản xuất.[37, Điều 5]
2.1.1.4. Quyền khai thác lâm sản hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê
rừng sản xuất
Theo quy định của Luật BV&PTR thì hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho
thuê rừng sản xuất có quyền được hưởng giá trị tăng thêm của rừng do chủ rừng tự
22
đầu tư trong thời gian được thuê theo quy định của pháp luật; được quyền thế chấp,
bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do mình tự đầu tư.
Nếu rừng sản xuất được thuê là rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước thì hộ
gia đình, cá nhân muốn khai thác phải lập hồ sơ khai thác trình cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định. Được quyền khai thác các lâm sản từ rừng
trồng của chủ rừng, trường hợp cây rừng trồng là cây gỗ quý, hiếm thì khai thác
phải thực hiện theo quy định của chính phủ. Ngoài ra, chủ rừng còn được chuyển
nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật; tuy nhiên chỉ
được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ
rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng được xác định tại thời điểm được thuê
theo quy định của pháp luật.
Nếu rừng sản xuất được thuê là rừng tự nhiên thì chủ rừng có quyền khai thác
gỗ và các thực vật khác của rừng sản xuất là rừng tự nhiên, trừ các loài thực vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của pháp luật. Trước khi
tiến hành khai thác hộ gia đình, cá nhân phải có đơn, báo cáo Ủy ban nhân dân xã
để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
phê duyệt.
Việc quy định chủ rừng sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng có toàn quyền
quyết định đối với việc khai thác rừng là chưa hợp lý vì trong thực tế đối với diện
tích rừng trồng lớn nếu chủ rừng khai thác trắng toàn bộ diện tích rừng sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ đất, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Nên
chăng cần có quy phạm hướng dẫn các chủ rừng này về quy trình khai thác, vừa bảo
đảm tối đa lợi ích của họ, vừa bảo vệ được các lợi ích sinh thái. Về quyền sử dụng
rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
rừng, được cho thuê quyền sử dụng rừng thông qua hợp đồng theo quy định của
pháp luật về BV&PTR và pháp luật dân sự [29, Điều 3 khoản 6].
2.1.1.5. Quyền khai thác lâm sản của hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê
đất để trồng rừng phòng hộ
23
Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng phòng hộ thì
được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng; được quyền khai thác
lâm sản theo quy định của pháp luật, cụ thể: được phép khai thác các cây phụ trợ,
chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản
lý rừng; được phép khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo
phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, theo đám rừng. Sau khi khai
thác, chủ rừng có trách nhiệm thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong
vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục bảo vệ, quản lý theo quy định của pháp luật.
Mặc dù , chủ rừng là hộ gia đình , cá nhân được giao rừng , cho thuê rừng đối
với các loại rừng phòng hộ , rừng sản xuất , vùng đệm của rừng đặc dụng nhưng
tổng diện tích rừng do hộ gia đình, cá nhân quản lý và khai thác còn khá khiêm tốn
so với các chủ rừng khác. Pháp luật quy định về loại rừng được giao, được thuê đối
với hộ gia đình, cá nhân là rất phong phú, cả rừng phòng hộ, rừng sản xuất và vùng
đệm rừng đặc dụng nhưng thực tế chủ thể này chủ yếu được giao loại rừng nghèo
kiệt hoặc đất trống đồi núi trọc để trồng rừng còn rừng sản xuất là rừng tự nhiên
thường được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế quản lý và khai thác theo số liệu
thống kê của Bộ NN&PTNT năm 2015 chủ rừng là hộ gia đình quản lý 3.1 triệu ha
rừng trong đó chỉ có 1.3 triệu ha là rừng tự nhiên.[16]
Nguyên nhân trước tiên cần phải kể đến việc thiếu các quy định về quyền
quản lý và khai thác của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân đối với loại rừng được
giao, được thuê trong nhiều năm qua, việc đảm bảo quyền của chủ thể này hiện nay
vẫn còn yếu nên hiệu quả khai thác và quản lý rừng do chủ thể này mang lại vẫn
còn khá khiêm tốn và họ cũng chính là đối tượng vi phạm pháp luật lâm nghiệp
nhiều nhất trong những năm vừa qua. Năm 2010, đối tượng vi phạm pháp luật lâm
nghiệp là hộ gia đình cá nhân là 19.701, năm 2011 là 14.825 và 8 tháng đầu năm
2012 số hộ gia đình, cá nhân vi phạm là 9.886.
Luật BV&PTR xác định trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng đầu tiên thuộc
về chính chủ rừng - người có tài sản hay được giao quản lý tài sản. Tuy nhiên, loại
tài sản này không hề dễ bảo vệ vì rừng có diện tích lớn, không có “cửa” hay “hàng
24
rào” bảo vệ và luôn phải đối mặt với các nguy có xâm hại từ nhiều phía, thậm chí từ
chính ông chủ của mình. Vì vậy, nếu chỉ quy định một cách chung chung như “Chủ
rừng có trách nhiệm bảo vệ rừng của mình; xây dựng và thực hiện phương án, biện
pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn, bắt,
bẫy động vật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại
rừng...” [29, Điều 37] thì khó có thể xác định trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ rừng khi
họ vi phạm. Việc quy định và thực hiện trách nhiệm của chủ rừng đối với việc bảo vệ
tài nguyên rừng trong thực tế là hết sức khó khăn. Nếu chúng ta không đề ra được các
giải pháp phù hợp thì những quy định này chỉ tồn tại trên giấy mà thôi.
2.1.2. Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là các tổ chức sự nghiệp của Nhà
nước
Các chủ rừng này gồm các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng
phòng hộ, các tổ chức nghiên cứu khoa học dạy nghề về lâm nghiệp. Các chủ rừng
này trong quá trình quản lý rừng phải bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền
vững, sử dụng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định
giao rừng và theo quy chế quản lý rừng; tổ chức BV&PTR theo quy hoạch, kế
hoạch, dự án, phương án đã được phê duyệt; định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng
như kiểm kê rừng, thống kê rừng, theo dõi diễn biến khu rừng. Để thuận lợi trong
công tác quản lý rừng, các chủ rừng này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
công nhận quyền sử dụng rừng, được sử dụng rừng ổn định, lâu dài; được hướng
dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước để BV&PTR và được
hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại.
Hiện nay, các Ban quản lý rừng được thành lập có biên chế nhân sự ít,
nhưng quản lý diện tích rừng rộng lớn theo số liệu thống kê đến 31/12/2015 (ban
hành theo Quyết định số 3158 của Bộ NN&PTNT) thì diện tích rừng mà Ban quản
lý rừng là chủ rừng là 4,8 triệu ha (chiếm 34% tổng diện tích đất rừng toàn
quốc)[16]. Vì vậy, để BV&PTR nhà nước cho phép các Ban quản lý rừng này được
khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân tại địa phương.
25
Đối với chủ rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng: trong quá trình quản lý tài
nguyên rừng được khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch BV&PTR cho các hộ gia đình,
cá nhân; được cho các tổ chức kinh tế thuê cảnh quan để kinh doanh du lịch sinh
thái – môi trường theo dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
được tiến hành hoặc hợp tác với tổ chức, nhà khoa học trong việc nghiên cứu khoa
học theo kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; được tổ
chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi quyền hạn của mình;
xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy bảo vệ khu rừng; lập và trình cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lý, BV&PTR và thực hiện phương
án đã được phê duyệt.
Đối với chủ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ: trong quá trình quản lý tài
nguyên rừng được quyền khai thác lâm sản như cây đã chết, cây sâu bệnh ở rừng
phòng hộ rất xung yếu là rừng tự nhiên; được phép khai thác các loại măng, tre,
nứa, các loài lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ
theo quy chế quản lý rừng. Ở rừng phòng hộ là rừng trồng, chủ rừng được quyền
khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn quy định theo
quy chế quản lý rừng; được quyền khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai
thác. Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải được thực hiện chính xác
theo đúng quy chế quản lý rừng, thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật của Bộ
NN&PTNT, đảm bảo duy trì khả năng phòng hộ bền vững của rừng. Trong trường
hợp có diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong khu rừng phòng hộ được giao cho Ban
quản lý khu rừng phòng hộ thì việc khai thác, sử dụng rừng sản xuất phải bảo đảm
duy trì diện tích, trữ lượng, chất lượng của rừng và tuân theo quy chế quản lý rừng.
Việc BV&PTR sản xuất chủ yếu nhằm mục đích phát triển kinh tế nên chủ
rừng quản lý loại rừng này được quyền cho thuê lại rừng theo hợp đồng hoặc giao
khoán dài hạn theo hợp đồng. Vì vậy, quyền sử dụng của các chủ rừng cũng cần
phải được làm rõ và hướng dẫn chi tiết, tránh hiện tượng cho thuê rừng tràn lan,
thậm chí cả rừng phòng hộ mà nhà nước không quản lý được. Theo quy định của Luật
BV&PTR năm 2004 và Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý rừng đặc
26
dụng thì các chủ rừng được phép cho thuê rừng để kinh doanh du lịch sinh thái. Đây là
một hướng phát triển tốt cả về kinh tế và bảo vệ rừng nếu được quản lý và tổ chức thực
thi tốt. Tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể nên trong thực tế việc cho thuê
rừng nói chung và cho thuê rừng đặc dụng để kinh doanh nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái
đang gây ra một số quan ngại từ nhiều phía về chính sách này.
Việc sử dụng chung thuật ngữ “chủ rừng” cho cả hai đối tượng là người có
quyền sở hữu rừng và người không có quyền sở hữu rừng mà chỉ được Nhà nước
giao rừng để sử dụng được xem là chưa chuẩn xác về khía cạnh học thuật. Chưa kể
đến Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ cũng được xác định là
chủ rừng, trong khi pháp luật lại có các quy định rất chặt chẽ về tổ chức bộ máy, về
tiêu chuẩn lãnh đạo của các Ban quản lý rừng, khiến cho không ít người hình dung
các Ban này tồn tại với tư cách là chủ thể quản lý rừng hơn là với tư cách chủ rừng.
2.1.3. Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là các tổ chức kinh tế trong nước
Chủ rừng là tổ chức kinh tế trong nước có thể được nhà nước giao, cho thuê
diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng, rừng phòng hộ
hoặc khu bảo vệ cảnh quan của rừng đặc dụng. Vì vậy, tuỳ thuộc vào loại rừng được
giao, được thuê, thậm chí tuỳ thuộc vào phương thức và nguồn gốc số tiền trả cho
việc giao và thuê rừng mà chủ rừng này có các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Chủ
rừng này được nhà nước giao, cho thuê rừng chủ yếu với mục đích sản xuất kinh
doanh nhưng cũng phải đảm bảo bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững; sử
dụng rừng đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch; được nhà nước công nhận
quyền sử dụng rừng hoặc quyền sở hữu rừng.
Đối với rừng sản xuất là rừng giống được nhà nước giao không thu tiền sử
dụng rừng thì chủ rừng này trong quá trình quản lý rừng có các quyền lợi như sau:
được bán sản phẩm rừng giống, giống cây rừng theo quy chế quản lý rừng; được thế
chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng giống bằng vốn của
mình; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng, quyền sử
dụng rừng; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng
27
sản xuất là rừng tự nhiên, quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng trồng có nguồn gốc
từ ngân sách nhà nước [29, Điều 63].
Đối với rừng sản xuất mà nhà nước giao có thu tiền sử dụng rừng, nhận
chuyển nhượng rừng sản xuất, tuỳ thuộc vào nguồn gốc số tiền đã trả mà chủ rừng
có các quyền lợi như sau: trường hợp tiền sử dụng rừng, tiền chuyển nhượng rừng
đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì chủ rừng được hưởng giá trị tăng
thêm của rừng, có quyền khai thác lâm sản trong rừng sản xuất theo quy định của
pháp luật nhưng phải đảm bảo duy trì diện tích, phát triển trữ lượng, chất lượng của
rừng và tuân thủ theo quy chế quản lý rừng; được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
thuê rừng để kết hợp sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái môi trường, nghiên cứu khoa học theo quy chế quản lý
rừng. Chủ rừng này không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử
dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, chỉ được thế chấp, bảo lãnh,
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá
trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm giao rừng [29, Điều 64, khoản
1]. Trường hợp số tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, ngoài các
quyền trên, chủ rừng được chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng
sản xuất là rừng trồng, được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng
rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng; được phép khai thác lâm sản trong rừng
sản xuất theo quy định. Tuy nhiên, trước khi khai thác, chủ rừng phải có hồ sơ được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt gồm dự án đầu tư, phương án quản lý
bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng; phải có phương án điều chế rừng đã được cơ
quan quản lý nhà nước về BV&PTR phê duyệt [29, Điều 64, khoản 2].
Đối với rừng phòng hộ mà nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế thì chủ
rừng này có quyền khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định của pháp
luật, cụ thể chủ rừng được phép khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ là rừng tự
nhiên được phép khai thác cây chết, cây sâu bệnh, cây đứng ở nơi có mật độ lớn
hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng; được phép khai thác các loại lâm
sản khác ngoài gỗ mà ko ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng. Nếu rừng
28
phòng hộ được giao là rừng trồng chủ rừng này có quyền khai thác các cây phụ trợ,
chặt tỉa thưa khi rừng có mật độ lớn, khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn
khai thác theo quy chế quản lý rừng. Chủ rừng trong trường hợp này không được
phép chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng [29, Điều 65].
Đối với đất trồng rừng được nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế trồng
rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ không bằng vốn ngân sách nhà nước, ngoài các
quyền chung, chủ rừng được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng
rừng, được khai thác lâm sản theo quy định; được chuyển nhượng, cho thuê, tặng
cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật về đất đai; được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, góp
vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng [29, Điều 68, khoản 1].
Đối với đất trồng rừng được nhà nước cho các tổ chức thuê đất để trồng
rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ, chủ rừng được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài
sản trên đất thuê; được chuyển nhượng, tặng cho rừng sản xuất là rừng trồng; thế
chấp, bảo lãnh bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng tại tổ chức tín dụng hoạt
động tại Việt Nam; góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài [29, Điều
68, khoản 2].
Hiện nay nhiều chuyên gia cho rằng đối với các lâm trường, nếu đang quản
lý chủ yếu rừng sản xuất cần tiếp tục đầu tư thâm canh, sử dụng giống mới, gắn với
nhà máy chế biến; nếu quản lý rừng tự nhiên và diện tích đất được quy hoạch trồng
rừng phòng hộ , rừng đặc dụng thì chuyển hẳn sang đơn vị sự nghiệp có thu. Lâm
trường quản lý ít đất lâm nghiệp, nằm xen trong dân thì nên thu hẹp diện tích
chuyển thành doanh nghiệp có thu, làm dịch vụ sản xuất giống, xây dựng mô hình
ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật. Lâm trường không cần giữ lại thì giải thể,
thu hồi đất.
29
2.1.4. Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là Người Việt Nam định cư ở nước
ngoài
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh
rừng tại Việt Nam, theo quy định hiện hành chỉ được nhà nước giao có thu tiền sử
dụng rừng hoặc cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng. Đối với các diện tích rừng
được giao hoặc được thuê chủ rừng này cũng phải bảo toàn vốn rừng và phát triển
bền vững tài nguyên rừng. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào việc được giao rừng có thu tiền
sử dụng rừng hoặc phương thức trả tiền thuê rừng mà chủ rừng này có các quyền lợi
và trách nhiệm khác nhau.
Nếu chủ rừng được nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng hoặc được
thuê rừng trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì quyền và nghĩa vụ tương tự như
hộ gia đình, cá nhân trong nước được giao rừng sản xuất là rừng trồng đó là: được
sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất rừng sản xuất là rừng trồng do chủ
rừng tự đầu tư; được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng
trồng tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam; được chuyển nhượng, tặng cho,
cho thuê lại rừng theo quy định của pháp luật, cá nhân được để lại thừa kế theo quy
định của pháp luật [29, Điều 75, khoản 1].
Nếu chủ rừng này được nhà nước cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền
hàng năm thì được được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất rừng sản xuất
là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư; được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê lại
rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, kinh doanh cảnh
quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường, nghiên cứu khoa học; được thế
chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do mình đầu tư theo
quy định của pháp luật [29, Điều 75, khoản 2].
2.1.5. Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là tổ chức, cá nhân nước ngoài
Chủ rừng là tổ chức, cá nhân nước ngoài khi thực hiện dự án đầu tư vào kinh
doanh trồng rừng chỉ được nhà nước cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng hoặc cho
thuê đất chưa có rừng được quy hoạch để trồng rừng sản xuất.
30
Trường hợp chủ rừng là tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng sản xuất là
rừng trồng thì được khai thác sử dụng rừng nhưng phải đảm bảo duy trì diện tích,
phát triển trữ lượng, chất lượng của rừng và tuân theo quy chế quản lý rừng, phần
diện tích rừng do chủ rừng tự bỏ vốn gây trồng thì được tự quyết định việc khai thác
rừng và các sản phẩm được tự do lưu thông trừ những loài quý hiếm khi khai thác
phải theo quy định của Chính phủ [29, Điều 76].
Nếu chủ rừng này trả tiền thuê đất trồng rừng cho cả thời gian thuê thì được
chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Chủ rừng được
chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại, rừng sản xuất là rừng trồng, góp vốn bằng
giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với các tổ chức, cá nhân khác để phát triển sản
xuất kinh doanh. Cá nhân được để lại thừa kế rừng sản xuất là rừng trồng theo quy
định của pháp luật [29, Điều 78, khoản 1]. Nếu chủ rừng này trả tiền thuê đất hàng
năm để trồng rừng thì chỉ được quyền sở hữu cây trồng vật nuôi, tài sản trên đất
trồng rừng, được khai thác đối với phần diện tích rừng tự bỏ vốn đầu tư; được
chuyển nhượng, tặng cho rừng trồng; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng
sản xuất là rừng trồng [29, Điều 78, khoản 2].
Pháp luật về quyền tài sản của chủ rừng vẫn còn nhiều bất cập. Việc thừa
nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là một điểm tiến bộ của Luật
BV&PTR năm 2004. Luật này giải thích “ Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng
trồng là quyền của chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng,
vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được
giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về BV&PTR và các quy
định khác của pháp luật có liên quan” [29, Điều 3 khoản 5]. Tuy nhiên, các quy
định về quyền sở hữu này chưa rõ ràng đối với các chủ rừng. Nhà nước chỉ thừa
nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đối với các chủ rừng là hộ gia đình,
cá nhân đầu tư trồng rừng trên đất được nhà nước giao, cho thuê đất rừng sản xuất;
đối với tổ chức kinh tế trong nước thì chỉ có những tổ chức nào đầu tư trồng rừng
trên đất được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất rừng sản
31
xuất mà tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; đối với người Việt
Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trồng rừng trên đất rừng sản xuất được nhà nước
giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất rừng sản xuất; đối với tổ chức, cá
nhân nước ngoài đầu tư trồng rừng trên đất được nhà nước cho thuê đất rừng sản
xuất. Vốn đầu tư của nhà nước vào doanh nghiệp thì vốn đó thuộc về doanh nghiệp
- doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số
vốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần quy định “quyền sở hữu rừng sản xuất là
rừng trồng” của doanh nghiệp tuy nhiên vấn đề này không hề được đề cập đến trong
bất kì văn bản pháp luật nào. Việc không thừa nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là
rừng trồng đối với các doanh nghiệp lâm nghiệp có vốn đầu tư nhà nước làm cho
các doanh nghiệp vốn đã rất khó khăn vì thiếu vốn đầu tư lại càng khó khăn hơn
trong việc tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng vì không có tài sản thế chấp.
Những doanh nghiệp này không thể tự chủ nếu nhà nước không trao quyền, trong
khi đó tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước ở nhiều lĩnh vực khác thì lại
được nhà nước trao quyền sử dụng đất và quyền sở hữu đối với các tài sản khác do
nhà nước đầu tư.
2.2. Thực trạng quyền khai thác lâm sản của chủ rừng từ thực tiễn tỉnh Bắc Kạn
2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn
2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Bắc Kạn là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Đông Bắc Việt Nam, có tọa
độ địa lý ở 21
0
30‟ đến 21
0
47‟ vĩ Bắc và 105
0
20‟ đến 106
0
10‟ kinh độ
Đông, tiếp giáp với 4 tỉnh: Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; Phía Đông giáp tỉnh Lạng
Sơn; Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
Tỉnh Bắc Kạn có lợi thế là trung tâm của vùng Đông Bắc, có điều kiện
giao lưu với nhiều tỉnh trong vùng, đặc biệt là các tỉnh biên giới Cao Bằng và
Lạng Sơn, giúp cho việc trao đổi hàng hóa được thuận lợi, trong đó hàng hóa
nông – lâm sản ngày càng có điều kiện tham gia càng sâu vào thị trường nội
địa và quốc tế.
32
Tuy nhiên với vị trí đó, Bắc Kạn gặp khó khăn hơn so với các tỉnh trong vùng, đó là
địa bàn nằm ở vùng sâu, vùng xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng, lại không có
cửa khẩu biên giới nên việc giao lưu buôn bán hạn chế, đặc biệt là thu hút nguồn lực
đầu tư từ bên ngoài gặp khó khăn.
b. Đặc điểm địa hình
Bắc Kạn có địa hình phân dị lớn, đa dạng, phức tạp, chia cắt mạnh do có sự
kiến tạo bởi cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc ở phía Đông Bắc và cánh cung Sông
Gâm ở phía Tây Nam. Do đặc điểm đó đã hình thành nên các tiểu vùng sinh thái
khác nhau.
Địa hình tỉnh Bắc Kạn có độ cao trung bình 500 – 600m so với mặt nước
biển, với sự chia cắt bởi nhiều dạng địa hình: đồi núi đất, núi đá, triền bãi, thung
lũng nằm xen kẽ nhau. Độ cao địa hình có độ chênh lệnh lớn giữa các vùng do địa
hình có sự giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có nơi cao nhất khoảng
1.640m (dãy nam Khiếu Thượng), có nơi thấp nhất là 40m (Quảng Chu - Chợ
Mới). Một đặc điểm nữa là đồi núi ở đây không dốc cao, trung bình từ 26 -30%
(trừ núi đá) là điều kiện thuận lợi cho canh tác cây trồng, vật nuôi.
Có thể khái quát địa hình tỉnh Bắc Kạn theo hệ canh tác nông nghiệp gồm 4
chân đất: chân đất đồi, núi, chân đất bãi, chân đất ruộng, trong đó chân đất đồi núi
là rừng, chân đất đồi là nương rẫy (ngô, lúa nương), chân đất bãi trồng màu và
chân đất ruộng trồng 1-2 vụ lúa nước.
Địa hình tỉnh Bắc Kạn về cơ bản là thuận lợi cho sản xuất nông lâm
nghiệp, có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa
tập trung, đa dạng về sản phẩm, phong phú về tính đặc thù của tiểu vùng sinh
thái. Tuy nhiên với đặc điểm địa hình đó dẫn đến hạn chế về bố trí hệ thống
cây trồng, vật nuôi cũng như tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản.
c. Đặc điểm khí hậu
Bắc Kạn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa
đông lạnh khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm kéo dài từ
33
tháng 4 đến tháng 9. Do điều kiện địa hình đa dạng, phức tạp và vị trí địa lý cho
nên khí hậu ở Bắc Kạn mang tính chất lục địa, chịu ảnh hưởng của địa hình đó.
Nhiệt độ trung bình hàng năm giai đoạn 2008-2012 vào khoảng 22,59
0
C
trung bình năm thấp nhất là 21,8
0
C, năm cao nhất là 23,3
0
C; tháng nóng nhất là
tháng 6 nhiệt độ lên tới trên 300C, tháng lạnh nhất vào khoảng tháng 12 nhiệt
độ xuống thấp vào khoảng 10
0
C, có nơi xuống âm - 1
0
C. Tuy nhiên do địa hình
chia cắt, cùng với chế độ nhiệt như vậy đã hình thành nhiều tiểu vùng sinh thái
khác nhau, mỗi tiểu vùng đó lại thích hợp với mỗi loại cây trồng khác nhau tạo
nên thế mạnh của mỗi tiểu vùng với những sản phẩm đặc trưng.
Nhìn chung khí hậu, thời tiết ở tỉnh Bắc Kạn về cơ bản là thuận lợi cho sản
xuất nông lâm ngư nghiệp, cho phép cây trồng vật nuôi sinh trưởng và phát triển
thuận lợi cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên tác hại của nó đến đời
sống dân cư và cây trồng vật nuôi không ít. Nhận thức được quy luật tự nhiên của
nó, đặc biệt là sự biến đổi khí hậu trong những năm gần đây giúp cho chúng ta bố
trí cây trồng vật nuôi thích hợp cho từng vùng trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả kinh tế
cao và bền vững.
d. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn năm 2013 là: 485.941 ha, trong
đó diện tích đất nông lâm nghiệp là 413.044 ha, chiếm 85% tổng diện tích tự
nhiên, đất phi nông nghiệp là 21.159 ha, chiếm 4,35% và đất chưa sử dụng là:
51.738 ha, chiếm 10,65%. Trong đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp 36.650
ha, chiếm 8,88%, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 375.337 ha, chiếm 90,87%,
đất nuôi trồng thủy sản có 1.043 ha, chiếm 0,25% và đất nông nghiệp khác là 14
ha.[25]
Đất lâm nghiệp có rừng của Bắc Kạn khá lớn, lớn nhất so với các tỉnh
miền núi Trung du phía Bắc. Trong đất lâm nghiệp có rừng, đất rừng sản xuất có
245.836 ha, chiếm 65,5% tổng diện tích, rừng phòng hộ có 107.513 ha, chiếm
28,64% tổng diện tích và rừng đặc dụng 21.988 ha chiếm 5,86%[25]. Đây là thế
34
mạnh và lợi thế của tỉnh Bắc Kạn trong việc phát triển kinh tế rừng trong thời
gian sắp tới.
Bảng 2.1. Diện tích các loại đất tỉnh Bắc Kạn năm 2014
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 485.941 100
I. Đất nông lâm nghiệp 413.044 85,0
1. Đất sản xuất nông nghiệp 36. 650 8,88
1.1. Đất cây hàng năm 31.338 85,51
- Đất trồng lúa 18.563 59,23
- Đất cở dùng chăn nuôi 1.027 3,28
- Đất cây hàng năm khác 11.748 37,49
1.2. Đất cây lâu năm 5.312 14,49
2. Đất lâm nghiệp 375.337 90,87
3. Đất nuôi trồng thủy sản 1.043 0,25
4. Đất nông nghiệp khác 14 0,003
II. Đất phi nông nghiệp 21.159 4,35
III. Đất chưa sử dụng 31.738 10,65
Trong đó:
- Đất mặt bằng chưa sử dụng 3.366 6,50
- Đất đồi núi chưa sử dụng 45.120 87,21
( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2014)
Diện tích đất chưa sử dụng có khả năng đưa vào sử dụng có tới 3.366 ha, chiếm
6,50% đất chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng 45.120 ha, chiếm 87,21% đất
chưa sử dụng[25]. Trong tương lai có thể lựa chọn để cải tạo phần diện tích này đưa
vào sử dụng cho trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.
e. Tài nguyên rừng
35
Là một tỉnh vùng núi cao, núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích lãnh thổ, là môi
trường thuận lợi cho thảm thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển.
Rừng là thế mạnh kinh tế chủ yếu của Bắc Kạn. Nó còn có ý nghĩa lớn về khoa học,
bảo vệ môi trường.
Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu chi phối và ở vị trí giao thoa giữa
các luồng di cư thực vật Hoa Nam – Hymalaya – Malaysia đã làm cho hệ thực vật,
các thảm rừng ở Bắc Kạn nói riêng, vùng Đông Bắc nói chung rất phong phú về
chủng loại. Sơ bộ cho thấy trên địa bàn Bắc Kạn có tới 826 loài thực vật, trong đó
có hơn 300 loài thân gỗ, hàng trăm loài cây thuốc, hơn 50 loài nằm trong sách đỏ.
Bắc Kạn còn có những khu rừng nguyên sinh, một di sản thiên nhiên quý
giá. Đó là vườn Quốc gia Ba Bể với trên 400 loài thực vật và gần 30 loài động
vật. Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ lưu giữ nhiều nguồn gen thực vật quý
hiếm. Trên các đỉnh núi trung bình, núi đá vôi có nhiều loài cây thân cứng,
sinh trưởng chậm, tuổi đến hàng trăm năm như: trai, đinh, nghiến, lát, chò,
thông đỏ..., có những cánh rừng thuần chủng như: vầu, nứa, trúc, mạy thốc...
Với chủ trương, chính sách của nhà nước, biện pháp tích cực của địa
phương, Bắc Kạn trong gần thập niên cuối thế kỷ XX lại đây đã phục sinh rừng
tự nhiên, kết hợp trồng mới, tạo độ che phủ lên hơn 50% vào năm 2000. Điều đó
không những tác dụng chống xói mòn đất bề mặt, mà vành đai rừng phòng hộ đầu
nguồn đã khống chế phần nào lũ lụt, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng cung cấp
nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp giấy, vật tư xây dựng, rừng nguyên
sinh là trung tâm bảo tồn gien thực vật, nơi nghiên cứu khoa học sinh thái.
Toàn tỉnh có 432.387 ha đất lâm nghiệp, chiếm 89% diện tích tự nhiên của
tỉnh, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 378.860 ha (gồm 294.172 ha rừng tự
nhiên và 84.688 ha rừng trồng), độ che phủ đạt 70,8%. Rừng đặc dụng có
29.913,23 ha gồm vườn quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn thiên nhiên là Kim Hỷ,
Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc; Rừng phòng hộ là 92.263,29 ha
thuộc đầu nguồn của hệ thống sông suối; Rừng sản xuất là 310.210,48 ha
phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh. Đối với rừng sản xuất có thể trồng
36
rừng nguyên liệu gắn với chế biến lâm sản. Đối với diện tích rừng đặc dụng kết
hợp bảo tồn nguyên trạng phục vụ nghiên cứu khoa học gắn với phát triển du
lịch sinh thái. Đối với rừng phòng hộ: bảo đảm yêu cầu phòng hộ kết hợp với phát
triển lâm sản ngoài gỗ để có nguồn thu từ rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái.
Rừng của Bắc Kạn có vị trí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông
nghiệp, môi trường sinh thái và đời sống nhân dân. Diện tích rừng sản xuất của
Bắc Kạn chiếm 71,74% so với diện tích đất lâm nghiệp, diện tích rừng phòng
hộ chiếm 21,34% so với diện tích đất lâm nghiệp và diện tích rừng đặc dụng
chiếm khoảng 6,92% so với diện tích đất lâm nghiệp. Bắc Kạn có vị trí địa lý nằm
ở vùng giao lưu giữa 2 khu hệ động, thực vật của vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc.
Tuy rừng núi không cao nhưng rất đa dạng về địa hình, địa chất và dạng sinh
cảnh. Rừng Bắc Kạn có hệ động thực vật phong phú với nhiều nguồn gen quý
hiếm, hiện có khoảng 34 bộ, 110 họ và 336 loài chim, thú, bò sát, lưỡng cư đang
sinh sống, trong đó có 64 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là có
10 loài đặc hữu của Việt Nam. Hiện nay động vật tập trung ở khu vực núi đá Kim
Hỷ (huyện Na Rì), Cao Sơn (huyện Bạch Thông), Bản Thi (huyện Chợ Đồn) và hồ
Ba Bể.
Về thực vật có 148 họ, 537 chi và 826 loài đang sinh sống và phát triển, trong
đó có khoảng 300 loài cho gỗ, trên 300 loài cây thuốc, 52 loài được xếp vào sách
đỏ Việt Nam như các loài đinh, ngũ gia bì gai, trai lý, nghiến, chỗ đãi, trầm
hương, thông thảo, thông tre, cầu điệp… rừng Bắc Kạn là một tài nguyên quý,
phong phú và đa dạng, ngoài khả năng cung cấp gỗ và các loại lâm sản, đây còn
là một trong những trung tâm bảo tồn gien động, thực vật quý hiếm của các tỉnh
vùng Đông Bắc Việt Nam.
2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn
a. Tình hình dân số và lao động tỉnh Bắc Kạn
Theo số liệu thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2014, dân số toàn tỉnh Bắc Kạn là 305.560
người, với 7 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó: dân tộc Tày chiếm 60,4%, dân
tộc Kinh chiếm 19,3%, dân tộc Dao chiếm 9,5% và dân tộc Nùng chiếm 7,4%, dân
37
tộc Sán Cháychiếm 0,5%; các dân tộc khác chiếm 0,6%.
Mật độ dân số bình quân 62,88 người/km
2
, dân số nông thôn chiếm
83,75% và dân số thành thị chiếm 16,25%. Số người trong độ tuổi lao động có
204.664 người, chiếm 66,98% tổng số dân.[25]
Bảng 2.2. Diện tích đất đai và dân số tỉnh Bắc Kạn năm 2014
STT Đơn vị hành chính Diện tích
(km
2
)
Dân số
(nghìnngười)
Mật độ dân số
(người/km
2
)
1 Thị xã Bắc Kạn 136,88 38.943 284,50
2 Huyện Pác Nặm 475,39 31.102 65,42
3 Huyện Ba Bể 684,12 48.329 70,64
4 Huyện Ngân Sơn 645,87 29.478 45,64
5 Huyện Bạch Thông 546,49 31.263 57,21
6 Huyện Chợ Đồn 911,15 49.880 54,74
7 Huyện Chợ Mới 606,51 38.035 62,71
8 Huyện Na Rì 853,00 38.530 45,17
Tổng 4.859,41 305.560 62,88
( Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Bắc Kạn năm 2014)
Số lao động tham gia hoạt động kinh tế thời điểm năm 2014 là 199.056
người, chiếm 97,26% so với số dân trong độ tuổi lao động, chủ yếu là lao động phổ
thông chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp. Lao động ở khu vực nông
thôn chủ yếu là làm ruộng kết hợp với chăn nuôi, làm vườn và dịch vụ ở tại hộ gia
đình. Trình độ lao động của tỉnh Bắc Kạn vào loại thấp so với bình quân chung
của cả nước, lao động qua đào tạo mới chỉ có gần 15,56%.
b. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là một tỉnh mới được tái thành lập từ tháng 01 năm 1997 được tách ra
từ các huyện miền núi khó khăn của tỉnh Thái Nguyên và Cao Bằng, địa hình chia cắt
mạnh, phần lớn diện tích là đồi núi có độ dốc lớn xen lẫn các thung lũng nhỏ và hẹp
đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kinh tế của
tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp, chiếm 52,8% tổng sản phẩm nội
38
địa (GDP) của tỉnh với khoảng 80% tổng số lao động của tỉnh.
Theo đánh giá của Chính phủ Việt Nam, hiện nay Bắc Kạn còn là một trong
6 tỉnh nghèo nhất, hàng năm Chính phủ phải hỗ trợ hơn 90% chi ngân sách cho
địa phương để đảm bảo các hoạt động về giáo dục, y tế, văn hoá xã hội. Kết cấu
về hạ tầng nông thôn nhất là hệ thống đường giao thông còn rất nhiều yếu kém.
Nguồn kinh phí nhiều hạn hẹp cộng với điều kiện địa hình nhiều khó khăn đã
làm cho hệ thống đường giao thông chủ yếu ở cấp thấp chưa đáp ứng được nhu
cầu vận tải hàng hoá và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đây cũng là một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ đói nghèo còn rất cao của tỉnh.
Nhiều xã của tỉnh Bắc Kạn nằm trong diện khó khăn, đã và đang được
hưởng chính sách theo chương trình 135 hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các
xã đặc biệt khó khăn của Chính phủ Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng của tỉnh Bắc Kạn vẫn còn yếu kém, diện tích tự nhiên rộng
cộng với đặc thù địa hình phức tạp của một tỉnh miền núi đã làm cho việc đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốn kém, bị dàn trải, nhu cầu cần đầu tư rất lớn trong khi
nguồn vốn thực tế lại rất hạn hẹp. Theo đánh giá chung, nhiều lĩnh vực kết cấu
hạ tầng của tỉnh Bắc Kạn được xếp vào loại thấp nhất nước như giao thông,
điện, cấp thoát nước, hạ tầng văn hoá xã hội. Mạng lưới đường giao thông cơ
bản đã được xây dựng đến trung tâm các xã nhưng chất lượng còn thấp chủ yếu
là đường đất, cấp phối. Sông suối chỉ đi lại được trong mùa khô.
Trong những năm gần đây mức sống của đại bộ phận dân cư đã được cải thiện
đáng kể, nhưng thu nhập thực tế của các hộ dân còn thấp, chỉ bằng 1/3 so với mức
thu nhập bình quân của Việt Nam. Mức thu nhập bình quân đầu người gần 3 triệu
đồng VN (tương đương 190 USD), với những hộ thuần nông mức thu nhập chỉ đạt
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng VN (Tương đương 45USD đến 64 USD). Hiện
tại mức độ đói nghèo trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất cao, mặc dù trong những năm qua
chương trình xoá đói giảm nghèo đã đạt được kết quả tốt, song tỷ lệ các hộ đói
nghèo vẫn đang ở mức cao nhất nước, số hộ đói nghèo chủ yếu là tập trung ở các xã
miền núi, vùng cao, phân bố chủ yếu vào các dân tộc thiểu số. Theo số liệu điều
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Luận văn: Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, 9đ
Luận văn: Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, 9đLuận văn: Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, 9đ
Luận văn: Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, 9đ
 
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
 
Phòng ngừa tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng
Phòng ngừa tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừngPhòng ngừa tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng
Phòng ngừa tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng
 
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng NamLuận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
 
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOTuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoánLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
 
Luận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Bình
Luận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng BìnhLuận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Bình
Luận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
 
Luận án: Pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề ở ĐB sông Hồng
Luận án: Pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề ở ĐB sông HồngLuận án: Pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề ở ĐB sông Hồng
Luận án: Pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề ở ĐB sông Hồng
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
 
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệpẢnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
 
đánh giá hiệu quả sử dụng đất
đánh giá hiệu quả sử dụng đấtđánh giá hiệu quả sử dụng đất
đánh giá hiệu quả sử dụng đất
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quận Đồ Sơn, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quận Đồ Sơn, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quận Đồ Sơn, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quận Đồ Sơn, HAY
 
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng NgãiLuận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
 
Luận văn: Đăng ký quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Đăng ký quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt NamLuận văn: Đăng ký quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Đăng ký quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam
 
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngPháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
 
Luận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng NamLuận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
 
Luận văn: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật, 9đLuận văn: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại TP Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại TP Vinh, HAYLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại TP Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại TP Vinh, HAY
 

Similar to Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Similar to Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đ
 
hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
 hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
 
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam...
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam...Đề tài: Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam...
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam...
 
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng NamLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
 
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
 
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
 
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
 
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án hủy hoại rừng, HOT
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án hủy hoại rừng, HOTKiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án hủy hoại rừng, HOT
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án hủy hoại rừng, HOT
 
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...
Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...
Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.docQuản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.doc
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, Tỉnh Ko...
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, Tỉnh Ko...Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, Tỉnh Ko...
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, Tỉnh Ko...
 
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa VangLuận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng, 9đ
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng, 9đLuận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng, 9đ
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng, 9đ
 
Tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong Luật Hình sự Việt ...
Tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong Luật Hình sự Việt ...Tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong Luật Hình sự Việt ...
Tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong Luật Hình sự Việt ...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 

Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀM QUANG KIÊN QUYỀN KHAI THÁC LÂM SẢN THEO LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM 2004 TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số : 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN QUANG HUY HÀ NỘI – 2017
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đàm Quang Kiên
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN KHAI THÁC LÂM SẢN CỦA CHỦ RỪNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KHAI THÁC LÂM SẢN CỦA CHỦ RỪNG………………………………………………………………….5 1.1. Cơ sở lý luận về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng….......………....……..5 1.2. Điều chỉnh pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng……………..…9 Chương 2: THỰC TRẠNG QUYỀN KHAI THÁC LÂM SẢN CỦA CHỦ RỪNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC KẠN……………………………………..19 2.1. Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004………………………………………………………………………………...19 2.2.Thực trạng quyền khai thác lâm sản của chủ rừng từ thực tiễn tỉnh Bắc Kạn…………………………………………………………………………..…..…31 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KHAI THÁC LÂM SẢN………………………………………………………………………………..59 3.1. Định hướng hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng……………………………………………………………………59 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng………………………….…………………………61 KẾT LUẬN………………………………………………………………………..70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................72
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVR Bảo vệ rừng BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Hệ thống một số văn bản về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng quan trọng của Nhà nước…………………………………………………………….………....10 Bảng 2.1. Diện tích các loại đất tỉnh Bắc Kạn năm 2014………………….……….34 Bảng 2.2. Diện tích đất đai và dân số tỉnh Bắc Kạn năm 2014………………….…37 Bảng 2.3. Độ che phủ rừng của tỉnh Bắc Kạn so với các tỉnh Đông Bắc giai đoạn 2011 – 2013 ………………………………………………..……………................44 Bảng 2.4. Hiện trạng đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn………………………...........…45 Bảng 2.5. Số vụ vi phạm và diện tích rừng bị tàn phá, bị cháy tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 – 2013…………………………………………………………………...47
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng đóng vai trò rất quan trọng, vô cùng to lớn trong việc cân bằng hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học, duy trì tính ổn định, màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt, nước ngầm…Rừng còn là nơi cung cấp những cây gỗ quý, sản vật thiên nhiên, cây thuốc …có giá trị kinh tế. Dưới tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội, nhu cầu của đất nước về lâm sản, về đất canh tác đã làm cho diện mạo của rừng thay đổi rất nhiều so với trước đây. Theo số liệu thống kê hiện tại đến 31/12/2015 (ban hành theo Quyết định số 3158 của Bộ NN&PTNT) thì cả nước có hơn 14 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 10 triệu ha (chiếm 74% diện tích đất rừng). Diện tích rừng tự nhiên được quy hoạch thành 3 loại: Rừng phòng hộ : 4.4 triệu ha, Rừng đặc dụng : 2.1 triệu ha và Rừng sản xuất : 6.6 triệu ha. Diện tích rừng để tính độ che phủ toàn quốc là 13.5 triệu ha với độ che phủ là 40,84%[16]. Độ che phủ của tán rừng tăng lên theo hàng năm là những kết quả tương đối khả quan sau những nỗ lực của nước ta trong việc ban hành các văn bản pháp luật, chính sách, dự án BV&PTR. Bắc Kạn là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, có thế mạnh về phát triển kinh tế rừng, theo số liệu năm 2015 độ che phủ rừng của tỉnh Bắc Kạn đạt 71% cao nhất cả nước[16]. Trong nhiều năm qua công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn đã được quan tâm chú ý, thông qua các chương trình , dự án đã đạt được những kết quả bước đầu như diện tích rừng sản xuất đều tăng hàng năm, độ che phủ rừng tăng dần qua các năm từ 35,5% năm 2000 lên 55,18% năm 2011, 70,6% năm 2013 và 71% năm 2015. Tuy vậy, từ thực tế cho thấy chất lượng rừng vẫn ngày càng suy giảm do khai thác rừng quá mức cho phép, khai thác bất hợp pháp, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng, làm nương rẫy… Bên cạnh đó sự tăng trưởng của ngành Lâm nghiệp thấp và chưa bền vững, lợi nhuận thấp, sức cạnh tranh yếu, tiềm năng tài
  • 7. 2 nguyên rừng chưa được khai thác tổng hợp và hợp lý, nhất là lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường. Rừng trồng cũng như rừng tự nhiên năng suất thấp và chất lượng thấp đặc biệt là gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực khai thác tài nguyên rừng vẫn còn thiếu đồng bộ, pháp luật chưa đảm bảo được quyền hưởng lợi từ rừng của những người làm nghề rừng, chưa giúp họ sống được bằng nghề rừng, làm giàu được từ rừng. hệ quả tất yếu là làm những chủ thể được giao quản lý và bảo vệ rừng phải tìm cách nhanh chóng khai thác rừng vì lợi ích trước mắt mà gây những ảnh hưởng nặng nề đến môi trường rừng. Đây là vấn đề cấp bách cần phải nghiên cứu xây dựng hệ thống pháp luật BV&PTR phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và nền kinh tế thị trường. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “ Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 từ thực tiễn tỉnh Bắc Kạn” có ý nghĩa thiết thực về cả mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thời gian qua cũng có những đề tài nghiên cứu về lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng ở nhiều ngành khoa học khác nhau như: lâm nghiệp, kinh tế, môi trường… Tuy nhiên, nghiên cứu về khía cạnh luật học thì chưa có nhiều, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: - Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Hải Âu – Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2001 với tựa đề “Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện”. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thanh Huyền – Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004 với tựa đề “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay”. Ngoài ra còn một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp… có nghiên cứu về pháp luật BV&PTR ở Việt Nam. Tuy nhiên các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số khía cạnh cơ bản của pháp luật bảo vệ rừng hay đánh giá quản lý nhà nước bằng pháp luật chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu ở góc độ quyền của chủ rừng. Việc tiếp cận quyền của chủ rừng đặc biệt là đi sâu vào vấn đề khai thác lợi
  • 8. 3 ích từ lâm sản là không nhiều, kể cả lý luận lẫn thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên cũng là nguồn tham khảo hữu ích cho học viên trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng theo Luật BV&PTR năm 2004; từ đó đề xuất, định hướng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật của chủ rừng. Để thực hiện được các mục đích nói trên, đề tài cần giải quyết được các nhiệm vụ sau đây: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng theo Luật BV&PTR. - Phân tích thực trạng pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng dựa trên thực tiễn địa phương là tỉnh Bắc Kạn. - Đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, bảo đảm quyền khai thác của chủ rừng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: - Các quy định của pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng theo Luật BV&PTR năm 2004. - Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng Phạm vi: Nghiên cứu các quy định của pháp luật theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Phạm vi nghiên cứu về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng từ thực tiễn tỉnh Bắc Kạn, lấy số liệu thực tế từ năm 2004 – 2015. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Để thực hiện mục đích và các nhiệm vụ đặt ra, luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật,
  • 9. 4 đồng thời luận văn vận dụng các tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới tư duy chính trị pháp lý về cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng chủ yếu khi phân tích cơ sở lý luận và các quy định nội dung của pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng trong chương 1 và chương 2 của luận văn như: phân tích các khái niệm, đặc điểm, phân tích các quy định của pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng. Ngoài ra các phương pháp giải thích, phương pháp so sánh, thống kê được tác giả dùng nhiều ở chương 2 và chương 3 để làm rõ được thực trạng về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Các kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể là những tài liệu tham khảo bổ ích trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo về pháp luật tài nguyên, luật bảo vệ và phát triển rừng. Ý nghĩa thực tiễn: các giải pháp nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các cơ quan, tổ chức trong quá trình nghiên cứu, nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng nói riêng và Luật BV&PTR nói chung. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng và pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng Chương 2: Thực trạng quyền khai thác lâm sản của chủ rừng từ thực tiễn tỉnh Bắc Kạn Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về quyền khai thác lâm sản.
  • 10. 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN KHAI THÁC LÂM SẢN CỦA CHỦ RỪNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KHAI THÁC LÂM SẢN CỦA CHỦ RỪNG 1.1. Cơ sở lý luận về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng 1.1.1. Khái niệm về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng a. Khái niệm về rừng Theo Luật BV&PTR số 29/2004/QH11 ban hành ngày 09/03/2004 định nghĩa: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất , đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành các loại sau đây: 1. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: a) Rừng phòng hộ đầu nguồn; b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; c) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; d) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường; 2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa , danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: a) Vườn quốc gia; b) Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh; c) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;
  • 11. 6 3. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; b) Rừng sản xuất là rừng trồng; c) Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận. Ngoài ra, rừng còn được phân loại theo một số trường hợp sau: Theo điều kiện lập địa, gồm: rừng núi đất, rừng núi đá, rừng ngập nước, rừng trên đất cát; theo các loại cây, gồm rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng cau dừa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa. b. Khái niệm lâm sản Theo Luật BV&PTR năm 2004 quy định: Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác. Lâm sản gồm gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Các sản phẩm gỗ cung cấp cho cả ngành công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và nhu cầu trong mỗi gia đình. Ngày nay hầu hết các ngành công nghiệp đều dùng đến gỗ vì các tính năng ưu việt mà gỗ đem lại như dễ gia công, chế biến…Trong quá trình phát triển của xã hội, dưới tác động của khoa học công nghệ, con người đã sản xuất ra nhiều sản phẩm nhằm thay thế cho gỗ. Tuy nhiên, nhu cầu về gỗ và các sản phẩm về gỗ vẫn không ngừng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài các sản phẩm gỗ, rừng còn cung cấp các loại lâm sản ngoài gỗ như: tre, nứa, song, mây, các loại đặc sản rừng, động vật rừng, thực vật rừng có giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các động vật từ rừng là những sản phẩm quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt là các loại lâm sản ngoài gỗ được coi như các dược liệu quý hiếm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con người được săn đón rất nhiều và ngày càng khan hiếm. Khai thác lâm sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tạo nên nguồn thu nhập tài chính cho ngân sách nhà nước, góp phần tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Rừng cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của bộ phận cư dân sống gần rừng.
  • 12. 7 Lâm nghiệp là ngành kinh tế rất đặc thù, không chỉ giữ vai trò phát triển kinh tế mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Khai thác rừng một cách hợp lý có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia, phát triển kinh tế sản xuất, tạo việc làm, sinh kế ổn định cho cộng đồng dân cư sống gần rừng còn có thể khuyến khích tái tạo rừng, có giá trị phòng hộ, điều hòa khí hậu hạn chế thiện tai lũ lụt, hạn hạn, chống thoái hóa đất và hoang mạc hóa, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp nguồn nhiên liệu, nguyên liệu góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. c. Khái niệm chủ rừng Theo Luật BV&PTR năm 2004 đã định nghĩa: Chủ rừng: là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác.[29, Điều 3] “Quyền” nói chung theo Từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và Nhà xuất bản Tư pháp là những việc mà một người được làm mà không bị ai ngăn cản, hạn chế. Qua những hiểu biết về khái niệm quyền ta có thể xem xét khái niệm quyền khai thác lâm sản của chủ rừng như sau: Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là khả năng của mỗi chủ rừng tiến hành các hoạt động thu lợi từ nguồn tài nguyên thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gắn liền với rừng của chủ rừng được giao, được thuê theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, quyền khai thác lâm sản của chủ rừng được Nhà nước ghi nhận trong pháp luật và được bảo đảm bằng quyền lực Nhà nước. 1.1.2. Khái niệm pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng Pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là một bộ phận của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, được hình thành để góp phần bảo vệ và phát triển rừng nói chung và tạo hành lang pháp lý để chủ rừng thực hiện quyền quản lý, sử dụng rừng. Theo quy định tại Điều 59 Luật BV&PTR năm 2004 chủ rừng có 8 quyền cơ bản sau đây:
  • 13. 8 1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. 2. Được sử dụng rừng ổn định, lâu dài phủ hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất. 3. Được sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp kết hợp theo quy chế quản lý rừng, trừ rừng đặc dụng. 4. Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích được giao, được thuê; bán thành quả lao động, kết quả đầu tư cho người khác. 5. Được kết hợp nghiên cứu khoa học, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng , du lịch sinh thái – môi trường theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 6. Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng. 7. Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại. 8. Được nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với rừng được giao, được thuê.[29, Điều 59] Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 tại Điều 3, đã đưa ra khái niệm về quyền sử dụng rừng là quyền chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng; được cho thuê quyền sử dụng rừng thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng có nhiều quy định khác nhau về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng, đối với từng loại chủ rừng khác nhau: Có thể hiểu pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là tổng hợp các quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định về quyền của chủ rừng trong việc tổ chức tiến hành khai thác lâm sản trong rừng của chủ rừng được giao, được thuê theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
  • 14. 9 1.2. Điều chỉnh pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, không chỉ có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên từ rừng luôn gắn liền với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Đảng và Nhà nước ta nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của rừng đã đưa ra rất nhiều chính sách bảo vệ và phát triển rừng nói chung trong đó có các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Chủ trương chính sách của Đảng trong việc giao đất, giao rừng cho các đối tượng chủ rừng được hình thành rất sớm. Ngay từ năm 1983, Ban Bí thư (khoá V) đã có Chỉ thị 29- CT/TW ngày 12/11/1983 về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo phương thức nông - lâm kết hợp nhằm bảo vệ bằng được diện tích rừng hiện có và phát triển mạnh vốn rừng, sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc và bãi cát ven biển, phát huy tốt chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cung cấp của rừng, đáp ứng nhu cầu ngày càng to lớn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân, tăng cường an ninh quốc phòng... Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, với đường lối đổi mới của Đảng, ngành lâm nghiệp từ chỗ dựa vào quốc doanh nay chuyển sang lâm nghiệp xã hội, nhân dân trở thành lực lượng chủ yếu bảo vệ và phát triển rừng. Chủ thể sử dụng rừng được quy định rất sớm ngay từ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ban hành năm 1991 đã ghi rõ tại Điều 2: Nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân để bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài[28]. Như vậy là Luật Bảo vệ và phát triển rừng (năm 1991) đã thể chế hoá một bước chủ trương giao đất, giao rừng với đối tượng được giao là tổ chức và cá nhân, sau này trong Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 mở rộng thêm các đối tượng chủ rừng khác. Tuy nhiên để quy định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ rừng thì phải đến Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 mới được cụ thể hóa. Nền kinh tế đất nước cũng chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên quá trình chuyển đổi quyền chủ sở hữu rừng cũng được thay đổi theo. Từ việc chủ trương phát triển sản xuất lâm nghiệp dựa vào các tổ chức quốc doanh
  • 15. 10 là chính thì đã chuyển sang phát triển sản xuất ngành lâm nghiệp dựa trên cơ sở xã hội hóa ngày càng cao. Nhà nước cùng nhân dân bảo vệ và phát triển rừng. Sự thay đổi đó đã góp phần mở rộng đối tượng giao rừng, cho thuê rừng Từ quan điểm, chủ trương của Đảng định hướng công tác bảo vệ và phát triển rừng sang nhiều mục tiêu trong đó có việc xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu trong ngành lâm nghiệp. Nhà nước quan tâm hơn đến việc bảo vệ và phát triển rừng, đã có những chính sách và chương trình mục tiêu đầu tư lớn như chính sách giao đất giao rừng, Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng....trong đó có quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ rừng tương ứng với từng loại rừng. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chú trọng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng được ban hành tương đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở hành lang pháp lý cho các chủ rừng có thể thực hiện quyền sử dụng rừng của mình nói chung và quyền khai thác lâm sản nói riêng. Dưới đây là hệ thống một số văn bản của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng qua từng thời kỳ. Bảng 1.1. Hệ thống một số văn bản về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng quan trọng của Nhà nước Stt Ngày tháng Văn bản 1 21/12/1998 Quyết định số: 245/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. 2 25/06/2004 Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 Về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 3 03/12/2004 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
  • 16. 11 4 10/10/2005 Quyết định 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy định việc kiểm tra kiểm soát lâm sản. 5 16/01/2006 Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 Quy định Về phòng cháy và chữa cháy rừng. 6 03/03/2006 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật BV&PTR 7 03/03/2006 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 Về thi hành Luật BV&PTR 8 30/03/2006 Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 9 10/08/2006 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. 10 14/08/2006 Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng. 11 16/10/2006 Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 Về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm 12 08/03/2007 Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA- VKSNDTC-TANDTC, ngày 08/3/2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
  • 17. 12 13 27/03/2007 Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày 27/3/2007 Hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm lâm ở địa phương 14 30/10/2007 Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 15 14/01/2008 Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. 16 02/04/2008 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm Hành Chính của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 04/2008/UBTVQH12 17 10/06/2009 Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của BNN&PTNT Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng 18 02/11/2009 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản 19 18/11/2009 Chỉ thị số 3767/CT-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác BVR và PCCCR. 20 12/07/2010 Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự 21 24/09/2010 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
  • 18. 13 22 24/12/2010 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ Về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng 23 24/06/2011 Quyết định số 34/2011/QĐTTg ngày 24/06/2011 của thủ tướng chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg. 24 27/09/2011 Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27/9/2011 của thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ. 25 11/11/2011 Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng. 26 08/02/2012 Quyết định ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng 27 05/04/2012 Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
  • 19. 14 28 26/07/2013 Thông tư liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 26/7/2013 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020 29 28/08/2013 Thông tư của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn số 90/2008/TT-BNN ngày 28/8/2008 hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu. 30 26/7/2013 Thông tư liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 26/7/2013 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020 31 11/11/2013 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng , phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 32 06/05/2014 Nghị định số 18/VBHN-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 33 27/01/2015 Tổng cục Lâm nghiệp ban hành văn bản số 101/TCLN- KL ngày 27/01/2015 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháyrừng
  • 20. 15 34 29/01/2015 Quyết định Số 29/QĐ-KL-VP ngày 29 tháng 01 năm 2015 Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các Phòng, Văn phòng và Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm 35 27/06/2016 Thông tư Số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/06/2016 của Bộ NN&PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT- BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT- BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT- BNNPTNT 36 28/06/2016 Thông tư Số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2016 của Bộ NN&PTNT Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản. 37 30/06/2016 Thông tư Số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016 của Bộ NN&PTNT Hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh. 38 23/08/2016 Nghị định 119/2016/NĐ-CP ngày 23/08/2016 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu. 39 19/10/2016 Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng. ( Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
  • 21. 16 Trên đây chỉ là những quy định cơ bản, quan trọng nhất còn hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề khai thác và sử dụng rừng ở nước ta hiện nay hết sức đồ sộ quy định rất nhiều vấn đề về bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6, Khóa XI ngày 03/12/2004 với 8 chương, 88 Điều, quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Đây là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong lĩnh vực lâm nghiệp, ngoài ra còn có khoảng 100 văn bản dưới luật để quy định chi tiết các yêu cầu đặt ra quy định áp dụng đối với quản lý rừng tại Việt Nam. Nội dung các văn bản luật trên cũng đã phần nào làm rõ đảm bảo được yêu cầu của pháp luật về quyền của chủ rừng, cụ thể: - Các chính sách trên đảm bảo được tính công khai minh bạch, dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ rừng khi thực hiện các quyền khai thác và sử dụng rừng của mình. Hệ thống văn bản dưới Luật cũng đã hướng dẫn, quy định khá rõ ràng minh bạch trình tự, cách thức, hồ sơ cũng như thẩm quyền các cơ quan xử lý thủ tục hành chính để các chủ rừng thực hiện các quyền của mình. - Đảm bảo dự đoán trước được các xu thế phát triển của thế giới để kịp thời điều chỉnh chính sách phù hợp, phát triển bền vững với kinh tế - xã hội – môi trường, quốc phòng an ninh ; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp, đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. - Đảm bảo gắn liền hoạt động khai thác của chủ rừng với việc bảo vệ và phát triển rừng theo nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng; thực hiện quyền và nghĩa vụ trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật. - Các chính sách đưa ra phần nào đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng là các tổ chức kinh tế. Định hướng cho các chủ rừng thực hiện bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, phát triển, kinh doanh, khai thác lâm sản và không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ rừng khác.
  • 22. 17 Xã hội ngày càng phát triển nên nhận thức của xã hội, của các tầng lớp nhân dân và chính quyền các cấp về bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên. Tuy nhiên, nhận thức về lâm nghiệp của các ngành các cấp chưa đầy đủ và toàn diện, chưa đánh giá đúng các giá trị môi trường của rừng đem lại cho xã hội, chưa xác định rõ vị thế lâm nghiệp là một ngành kinh tế hoàn chỉnh từ khâu tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản và cung cấp các dịch vụ từ rừng. Đặc biệt nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước chưa có chuyển biến về vai trò, vị trí của ngành trong cơ chế mới, trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế; chưa thấy lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù và quan trọng, cần có sự đầu tư thoả đáng về ngân sách và phải có các cơ chế chính sách riêng. Hệ thống chính sách lâm nghiệp thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với chủ trương xã hội hoá nghề rừng và cơ chế thị trường. Chưa bổ sung kịp thời những cơ chế chính sách mới đầu tư cho phát triển rừng sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ để tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng;dẫn đến các chính sách đưa ra cũng chưa đảm bảo được đầy đủ quyền lợi của chủ rừng. Sự tăng trưởng liên tục và bền vững của nền kinh tế quốc dân trước hết là kinh tế nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện xã hội hóa lâm nghiệp chưa có chuyển biến rõ rệt, quản lý rừng và đất rừng còn nhiều bất cập, tiến độ giao đất, giao rừng chậm; nhiều địa phương chưa mạnh dạn tổ chức giao rừng tự nhiên và rừng trồng cho dân, đặc biệt giao cho cộng đồng, hộ gia đình và tư nhân (tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2006 mới giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gần 20% diện tích đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình); sự tham gia các hoạt động lâm nghiệp của khu vực ngoài quốc doanh chưa tương xứng với tiềm năng. Yếu tố quốc tế cũng tác động mạnh đến quyền và nghĩa vụ của chủ rừng . Nhờ sự hỗ trợ đáng kể của cộng đồng quốc tế mang đến quyền lợi kinh tế cho chủ rừng trong công tác bảo vệ, phát triển rừng và xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn miền núi. Để tham gia hội nhập quốc tế nhà nước mình cũng dần hoàn thiện, điều chỉnh các quy định, chính sách pháp luật phù hợp với Luật, các công ước quốc tế trong đó cũng quy định rất rõ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ rừng.
  • 23. 18 Cho đến nay, phát triển lâm nghiệp chủ yếu dựa vào vốn ngân sách nhà nước, chưa huy động tối đa các nguồn lực của khu vực ngoài quốc doanh và dịch vụ môi trường. Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp và nghề rừng còn rất thấp so với nhu cầu; quản lý sử dụng các nguồn lực đầu tư chưa chặt chẽ, dàn trải và hiệu quả chưa cao. Cơ cấu đầu tư chưa cân đối, đầu tư nhiều cho rừng phòng hộ và đặc dụng, ít chú trọng đến rừng sản xuất; chưa quan tâm đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp. Vấn đề đảm bảo quyền của chủ rừng nói chung và quyền khai thác lâm sản của chủ rừng nói riêng còn nhiều bất cập, những ưu đãi về đầu tư và khai thác lâm sản còn chưa thực sự thiết thực, điều này cũng dẫn đến nhiều chủ rừng không còn động lực trong việc quản lý và khai thác rừng, nhiều đối tượng chủ rừng chưa thực sự làm giàu được từ rừng. Bên cạnh đó vì đặc thù rừng là phải bảo vệ vì vậy không thể chỉ tập trung phát triển kinh tế trồng rừng dẫn đến việc phát triển kinh tế bị hạn chế nhiều. Kết luận chương 1 Nhà nước nhận thức được rất sớm vai trò của chủ rừng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã công nhận quyền sử dụng, khai thác rừng của chủ rừng. Tại chương 1, tác giả đã đề cập các nội dung cơ bản về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng. Trình bày một số khái niệm, yêu cầu về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, đặc biệt là khái niệm về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng. Bên cạnh đó tại chương này cũng nêu ra cơ sở pháp lý của pháp luật về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng nói riêng và quyền và nghĩa vụ của chủ rừng nói chung, nội dung này sẽ được làm rõ tại các chương sau. Nội dung các vấn đề lý luận và pháp lý về quyền khai thác lâm sản của chủ rừng đã được nêu ra và làm rõ là tiền đề giúp cho quá trình phân tích thực trạng quyền khai thác lâm sản của các chủ rừng theo luật bảo vệ và phát triển rừng được chính xác và hiệu quả.
  • 24. 19 Chương 2 THỰC TRẠNG QUYỀN KHAI THÁC LÂM SẢN CỦA CHỦ RỪNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC KẠN 2.1. Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 2.1.1. Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân Hiện nay, hộ gia đình, cá nhân là đối tượng đặc biệt được nhà nước ưu tiên, khuyến khích giao, cho thuê rừng để bảo vệ, quản lý và phát triển rừng. Vì đây là những chủ thể có lợi ích gắn kết với rừng hơn cả, tại nhiều địa phương khai thác lâm sản là nguồn sinh kế chính của nhiều hộ gia đình và cá nhân, đặc biệt là các cư dân sống gần rừng. Vì vậy, nhà nước rất chú trọng tới việc giao rừng, cho thuê rừng cho các hộ gia đình, cá nhân tại địa phương có rừng. Theo số liệu thống kê, hiện nay, chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân đang quản lý 22% tổng diện tích rừng và đất rừng trong cả nước, riêng diện tích rừng và đất rừng sản xuất, hộ gia đình, cá nhân đang quản lý 1.808.005 ha [16]. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất rừng, giao rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, vùng đệm của rừng đặc dụng) không thu tiền sử dụng đất, sử dụng rừng. Đây là các chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm khuyến khích những hộ gia đình, cá nhân có khả năng quản lý, bảo vệ, phát triển kinh doanh rừng. Bên cạnh việc thực hiện các trách nhiệm quản lý rừng, hộ gia đình, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; được sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất; được sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp kết hợp theo quy chế quản lý rừng (trừ rừng đặc dụng). Hộ gia đình , cá nhân được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích đất được giao, được thuê; bán thành quả lao động, kết quả đầu tư cho người khác; được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư khi nhà nước có quyết định thu hồi rừng.
  • 25. 20 Ngoài ra, tuỳ thuộc vào loại rừng được giao hay được cho thuê hoặc diện tích rừng được sở hữu hay được sử dụng mà hộ gia đình, cá nhân được hưởng các quyền khai thác khác nhau. 2.1.1.2. Quyền khai thác lâm sản của hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng phòng hộ Ngoài các quyền và lợi ích chung của chủ rừng như đã ghi nhận tại Điều 59 Luật BV&PTR 2004. Họ được quyền chuyển đổi diện tích rừng được giao cho các hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, đối với cá nhân được để lại thừa kế quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật; Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ được quy định rõ ràng tại khoản 3 Điều 69 Luật BV&PTR năm 2004 theo đó chủ rừng này được khai thác, sử dụng rừng, tận thu lâm sản theo quy định như sau: Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được phép khai thác cây đã chết, cây sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng. Được phép khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng, khai thác măng, tre nứa trong rừng phòng hộ theo quy chế quản lý rừng; không được phép khai thác các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý , hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng, chủ rừng được quyền khai thác các cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng. Được phép khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, theo đám rừng. Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ. Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải được thực hiện theo quy chế quản lý rừng, thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ NN&PTNT, bảo đảm duy trì khả năng phòng hộ bền vững của rừng.
  • 26. 21 2.1.1.3. Quyền khai thác lâm sản của hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng sản xuất. Nếu rừng được giao là rừng tự nhiên thì chủ rừng muốn khai thác phải có kế hoạch quản lý, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng theo hướng dẫn của UBND cấp xã hoặc của cán bộ kiểm lâm và được chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt; được khai thác gỗ và các thực vật khác trừ các loài động thực vật bị cấm không được khai thác theo quy định của chính phủ. Việc khai thác rừng phải theo quy chế quản lý rừng và chấp hành quy phạm, quy trình kỹ thuật BV&PTR, sau khi khai thác phải tổ chức bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu rừng cho đến kỳ khai thác sau. Nếu hộ gia đình, cá nhân được giao rừng sản xuất là rừng trồng thì chủ rừng phải có kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, trồng rừng mới, bảo vệ rừng, kết hợp kinh doanh lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, môi trường trong khu rừng phù hợp với quy hoạch theo quy chế quản lý rừng. Trường hợp chủ rừng tự bỏ vốn gây trồng và chăm sóc rừng thì được quyền tự quyết định việc khai thác rừng trồng, các sản phẩm được khai thác từ rừng trồng được tự do lưu thông trên thị trường, riêng các cây gỗ quý khai thác từ rừng trồng thì khi khai thác chủ rừng phải thực hiện theo quy định của chính phủ. Vấn đề giao rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước ta đặc biệt chú trọng và quan tâm trong những năm gần đây. Nhà nước đặt ra mục tiêu trồng 2 triệu ha rừng sản xuất trong giai đoạn 2007 - 2015 (bình quân mỗi năm trồng 250 nghìn ha), giải quyết việc làm, tăng thu nhập nhằm ổn định đời sống cho đồng bào miền núi [37, Điều 2 khoản 1 và 2]. Như vậy, chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân là đối tượng chủ yếu thực hiện mục tiêu này. Hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng sản xuất cũng được nhà nước hỗ trợ kinh phí từ 2 triệu đến 4 triệu đồng tùy theo loại cây và vùng trồng rừng sản xuất.[37, Điều 5] 2.1.1.4. Quyền khai thác lâm sản hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê rừng sản xuất Theo quy định của Luật BV&PTR thì hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê rừng sản xuất có quyền được hưởng giá trị tăng thêm của rừng do chủ rừng tự
  • 27. 22 đầu tư trong thời gian được thuê theo quy định của pháp luật; được quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do mình tự đầu tư. Nếu rừng sản xuất được thuê là rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước thì hộ gia đình, cá nhân muốn khai thác phải lập hồ sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định. Được quyền khai thác các lâm sản từ rừng trồng của chủ rừng, trường hợp cây rừng trồng là cây gỗ quý, hiếm thì khai thác phải thực hiện theo quy định của chính phủ. Ngoài ra, chủ rừng còn được chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật; tuy nhiên chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng được xác định tại thời điểm được thuê theo quy định của pháp luật. Nếu rừng sản xuất được thuê là rừng tự nhiên thì chủ rừng có quyền khai thác gỗ và các thực vật khác của rừng sản xuất là rừng tự nhiên, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của pháp luật. Trước khi tiến hành khai thác hộ gia đình, cá nhân phải có đơn, báo cáo Ủy ban nhân dân xã để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh phê duyệt. Việc quy định chủ rừng sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng có toàn quyền quyết định đối với việc khai thác rừng là chưa hợp lý vì trong thực tế đối với diện tích rừng trồng lớn nếu chủ rừng khai thác trắng toàn bộ diện tích rừng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ đất, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Nên chăng cần có quy phạm hướng dẫn các chủ rừng này về quy trình khai thác, vừa bảo đảm tối đa lợi ích của họ, vừa bảo vệ được các lợi ích sinh thái. Về quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng, được cho thuê quyền sử dụng rừng thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật về BV&PTR và pháp luật dân sự [29, Điều 3 khoản 6]. 2.1.1.5. Quyền khai thác lâm sản của hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất để trồng rừng phòng hộ
  • 28. 23 Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng phòng hộ thì được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng; được quyền khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật, cụ thể: được phép khai thác các cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng; được phép khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, theo đám rừng. Sau khi khai thác, chủ rừng có trách nhiệm thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục bảo vệ, quản lý theo quy định của pháp luật. Mặc dù , chủ rừng là hộ gia đình , cá nhân được giao rừng , cho thuê rừng đối với các loại rừng phòng hộ , rừng sản xuất , vùng đệm của rừng đặc dụng nhưng tổng diện tích rừng do hộ gia đình, cá nhân quản lý và khai thác còn khá khiêm tốn so với các chủ rừng khác. Pháp luật quy định về loại rừng được giao, được thuê đối với hộ gia đình, cá nhân là rất phong phú, cả rừng phòng hộ, rừng sản xuất và vùng đệm rừng đặc dụng nhưng thực tế chủ thể này chủ yếu được giao loại rừng nghèo kiệt hoặc đất trống đồi núi trọc để trồng rừng còn rừng sản xuất là rừng tự nhiên thường được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế quản lý và khai thác theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT năm 2015 chủ rừng là hộ gia đình quản lý 3.1 triệu ha rừng trong đó chỉ có 1.3 triệu ha là rừng tự nhiên.[16] Nguyên nhân trước tiên cần phải kể đến việc thiếu các quy định về quyền quản lý và khai thác của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân đối với loại rừng được giao, được thuê trong nhiều năm qua, việc đảm bảo quyền của chủ thể này hiện nay vẫn còn yếu nên hiệu quả khai thác và quản lý rừng do chủ thể này mang lại vẫn còn khá khiêm tốn và họ cũng chính là đối tượng vi phạm pháp luật lâm nghiệp nhiều nhất trong những năm vừa qua. Năm 2010, đối tượng vi phạm pháp luật lâm nghiệp là hộ gia đình cá nhân là 19.701, năm 2011 là 14.825 và 8 tháng đầu năm 2012 số hộ gia đình, cá nhân vi phạm là 9.886. Luật BV&PTR xác định trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng đầu tiên thuộc về chính chủ rừng - người có tài sản hay được giao quản lý tài sản. Tuy nhiên, loại tài sản này không hề dễ bảo vệ vì rừng có diện tích lớn, không có “cửa” hay “hàng
  • 29. 24 rào” bảo vệ và luôn phải đối mặt với các nguy có xâm hại từ nhiều phía, thậm chí từ chính ông chủ của mình. Vì vậy, nếu chỉ quy định một cách chung chung như “Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ rừng của mình; xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng...” [29, Điều 37] thì khó có thể xác định trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ rừng khi họ vi phạm. Việc quy định và thực hiện trách nhiệm của chủ rừng đối với việc bảo vệ tài nguyên rừng trong thực tế là hết sức khó khăn. Nếu chúng ta không đề ra được các giải pháp phù hợp thì những quy định này chỉ tồn tại trên giấy mà thôi. 2.1.2. Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là các tổ chức sự nghiệp của Nhà nước Các chủ rừng này gồm các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, các tổ chức nghiên cứu khoa học dạy nghề về lâm nghiệp. Các chủ rừng này trong quá trình quản lý rừng phải bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững, sử dụng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao rừng và theo quy chế quản lý rừng; tổ chức BV&PTR theo quy hoạch, kế hoạch, dự án, phương án đã được phê duyệt; định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng như kiểm kê rừng, thống kê rừng, theo dõi diễn biến khu rừng. Để thuận lợi trong công tác quản lý rừng, các chủ rừng này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, được sử dụng rừng ổn định, lâu dài; được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước để BV&PTR và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại. Hiện nay, các Ban quản lý rừng được thành lập có biên chế nhân sự ít, nhưng quản lý diện tích rừng rộng lớn theo số liệu thống kê đến 31/12/2015 (ban hành theo Quyết định số 3158 của Bộ NN&PTNT) thì diện tích rừng mà Ban quản lý rừng là chủ rừng là 4,8 triệu ha (chiếm 34% tổng diện tích đất rừng toàn quốc)[16]. Vì vậy, để BV&PTR nhà nước cho phép các Ban quản lý rừng này được khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân tại địa phương.
  • 30. 25 Đối với chủ rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng: trong quá trình quản lý tài nguyên rừng được khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch BV&PTR cho các hộ gia đình, cá nhân; được cho các tổ chức kinh tế thuê cảnh quan để kinh doanh du lịch sinh thái – môi trường theo dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; được tiến hành hoặc hợp tác với tổ chức, nhà khoa học trong việc nghiên cứu khoa học theo kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; được tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi quyền hạn của mình; xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy bảo vệ khu rừng; lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lý, BV&PTR và thực hiện phương án đã được phê duyệt. Đối với chủ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ: trong quá trình quản lý tài nguyên rừng được quyền khai thác lâm sản như cây đã chết, cây sâu bệnh ở rừng phòng hộ rất xung yếu là rừng tự nhiên; được phép khai thác các loại măng, tre, nứa, các loài lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ theo quy chế quản lý rừng. Ở rừng phòng hộ là rừng trồng, chủ rừng được quyền khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn quy định theo quy chế quản lý rừng; được quyền khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác. Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải được thực hiện chính xác theo đúng quy chế quản lý rừng, thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật của Bộ NN&PTNT, đảm bảo duy trì khả năng phòng hộ bền vững của rừng. Trong trường hợp có diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong khu rừng phòng hộ được giao cho Ban quản lý khu rừng phòng hộ thì việc khai thác, sử dụng rừng sản xuất phải bảo đảm duy trì diện tích, trữ lượng, chất lượng của rừng và tuân theo quy chế quản lý rừng. Việc BV&PTR sản xuất chủ yếu nhằm mục đích phát triển kinh tế nên chủ rừng quản lý loại rừng này được quyền cho thuê lại rừng theo hợp đồng hoặc giao khoán dài hạn theo hợp đồng. Vì vậy, quyền sử dụng của các chủ rừng cũng cần phải được làm rõ và hướng dẫn chi tiết, tránh hiện tượng cho thuê rừng tràn lan, thậm chí cả rừng phòng hộ mà nhà nước không quản lý được. Theo quy định của Luật BV&PTR năm 2004 và Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý rừng đặc
  • 31. 26 dụng thì các chủ rừng được phép cho thuê rừng để kinh doanh du lịch sinh thái. Đây là một hướng phát triển tốt cả về kinh tế và bảo vệ rừng nếu được quản lý và tổ chức thực thi tốt. Tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể nên trong thực tế việc cho thuê rừng nói chung và cho thuê rừng đặc dụng để kinh doanh nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái đang gây ra một số quan ngại từ nhiều phía về chính sách này. Việc sử dụng chung thuật ngữ “chủ rừng” cho cả hai đối tượng là người có quyền sở hữu rừng và người không có quyền sở hữu rừng mà chỉ được Nhà nước giao rừng để sử dụng được xem là chưa chuẩn xác về khía cạnh học thuật. Chưa kể đến Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ cũng được xác định là chủ rừng, trong khi pháp luật lại có các quy định rất chặt chẽ về tổ chức bộ máy, về tiêu chuẩn lãnh đạo của các Ban quản lý rừng, khiến cho không ít người hình dung các Ban này tồn tại với tư cách là chủ thể quản lý rừng hơn là với tư cách chủ rừng. 2.1.3. Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là các tổ chức kinh tế trong nước Chủ rừng là tổ chức kinh tế trong nước có thể được nhà nước giao, cho thuê diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng, rừng phòng hộ hoặc khu bảo vệ cảnh quan của rừng đặc dụng. Vì vậy, tuỳ thuộc vào loại rừng được giao, được thuê, thậm chí tuỳ thuộc vào phương thức và nguồn gốc số tiền trả cho việc giao và thuê rừng mà chủ rừng này có các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Chủ rừng này được nhà nước giao, cho thuê rừng chủ yếu với mục đích sản xuất kinh doanh nhưng cũng phải đảm bảo bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững; sử dụng rừng đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch; được nhà nước công nhận quyền sử dụng rừng hoặc quyền sở hữu rừng. Đối với rừng sản xuất là rừng giống được nhà nước giao không thu tiền sử dụng rừng thì chủ rừng này trong quá trình quản lý rừng có các quyền lợi như sau: được bán sản phẩm rừng giống, giống cây rừng theo quy chế quản lý rừng; được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng giống bằng vốn của mình; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng, quyền sử dụng rừng; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng
  • 32. 27 sản xuất là rừng tự nhiên, quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng trồng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước [29, Điều 63]. Đối với rừng sản xuất mà nhà nước giao có thu tiền sử dụng rừng, nhận chuyển nhượng rừng sản xuất, tuỳ thuộc vào nguồn gốc số tiền đã trả mà chủ rừng có các quyền lợi như sau: trường hợp tiền sử dụng rừng, tiền chuyển nhượng rừng đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì chủ rừng được hưởng giá trị tăng thêm của rừng, có quyền khai thác lâm sản trong rừng sản xuất theo quy định của pháp luật nhưng phải đảm bảo duy trì diện tích, phát triển trữ lượng, chất lượng của rừng và tuân thủ theo quy chế quản lý rừng; được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng để kết hợp sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường, nghiên cứu khoa học theo quy chế quản lý rừng. Chủ rừng này không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm giao rừng [29, Điều 64, khoản 1]. Trường hợp số tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, ngoài các quyền trên, chủ rừng được chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng; được phép khai thác lâm sản trong rừng sản xuất theo quy định. Tuy nhiên, trước khi khai thác, chủ rừng phải có hồ sơ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt gồm dự án đầu tư, phương án quản lý bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng; phải có phương án điều chế rừng đã được cơ quan quản lý nhà nước về BV&PTR phê duyệt [29, Điều 64, khoản 2]. Đối với rừng phòng hộ mà nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế thì chủ rừng này có quyền khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật, cụ thể chủ rừng được phép khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được phép khai thác cây chết, cây sâu bệnh, cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng; được phép khai thác các loại lâm sản khác ngoài gỗ mà ko ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng. Nếu rừng
  • 33. 28 phòng hộ được giao là rừng trồng chủ rừng này có quyền khai thác các cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng có mật độ lớn, khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo quy chế quản lý rừng. Chủ rừng trong trường hợp này không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng [29, Điều 65]. Đối với đất trồng rừng được nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ không bằng vốn ngân sách nhà nước, ngoài các quyền chung, chủ rừng được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng, được khai thác lâm sản theo quy định; được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng [29, Điều 68, khoản 1]. Đối với đất trồng rừng được nhà nước cho các tổ chức thuê đất để trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ, chủ rừng được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất thuê; được chuyển nhượng, tặng cho rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam; góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài [29, Điều 68, khoản 2]. Hiện nay nhiều chuyên gia cho rằng đối với các lâm trường, nếu đang quản lý chủ yếu rừng sản xuất cần tiếp tục đầu tư thâm canh, sử dụng giống mới, gắn với nhà máy chế biến; nếu quản lý rừng tự nhiên và diện tích đất được quy hoạch trồng rừng phòng hộ , rừng đặc dụng thì chuyển hẳn sang đơn vị sự nghiệp có thu. Lâm trường quản lý ít đất lâm nghiệp, nằm xen trong dân thì nên thu hẹp diện tích chuyển thành doanh nghiệp có thu, làm dịch vụ sản xuất giống, xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật. Lâm trường không cần giữ lại thì giải thể, thu hồi đất.
  • 34. 29 2.1.4. Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh rừng tại Việt Nam, theo quy định hiện hành chỉ được nhà nước giao có thu tiền sử dụng rừng hoặc cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng. Đối với các diện tích rừng được giao hoặc được thuê chủ rừng này cũng phải bảo toàn vốn rừng và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào việc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng hoặc phương thức trả tiền thuê rừng mà chủ rừng này có các quyền lợi và trách nhiệm khác nhau. Nếu chủ rừng được nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng hoặc được thuê rừng trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì quyền và nghĩa vụ tương tự như hộ gia đình, cá nhân trong nước được giao rừng sản xuất là rừng trồng đó là: được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư; được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam; được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại rừng theo quy định của pháp luật, cá nhân được để lại thừa kế theo quy định của pháp luật [29, Điều 75, khoản 1]. Nếu chủ rừng này được nhà nước cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền hàng năm thì được được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư; được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê lại rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường, nghiên cứu khoa học; được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do mình đầu tư theo quy định của pháp luật [29, Điều 75, khoản 2]. 2.1.5. Quyền khai thác lâm sản của chủ rừng là tổ chức, cá nhân nước ngoài Chủ rừng là tổ chức, cá nhân nước ngoài khi thực hiện dự án đầu tư vào kinh doanh trồng rừng chỉ được nhà nước cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng hoặc cho thuê đất chưa có rừng được quy hoạch để trồng rừng sản xuất.
  • 35. 30 Trường hợp chủ rừng là tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng sản xuất là rừng trồng thì được khai thác sử dụng rừng nhưng phải đảm bảo duy trì diện tích, phát triển trữ lượng, chất lượng của rừng và tuân theo quy chế quản lý rừng, phần diện tích rừng do chủ rừng tự bỏ vốn gây trồng thì được tự quyết định việc khai thác rừng và các sản phẩm được tự do lưu thông trừ những loài quý hiếm khi khai thác phải theo quy định của Chính phủ [29, Điều 76]. Nếu chủ rừng này trả tiền thuê đất trồng rừng cho cả thời gian thuê thì được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Chủ rừng được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại, rừng sản xuất là rừng trồng, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với các tổ chức, cá nhân khác để phát triển sản xuất kinh doanh. Cá nhân được để lại thừa kế rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật [29, Điều 78, khoản 1]. Nếu chủ rừng này trả tiền thuê đất hàng năm để trồng rừng thì chỉ được quyền sở hữu cây trồng vật nuôi, tài sản trên đất trồng rừng, được khai thác đối với phần diện tích rừng tự bỏ vốn đầu tư; được chuyển nhượng, tặng cho rừng trồng; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng [29, Điều 78, khoản 2]. Pháp luật về quyền tài sản của chủ rừng vẫn còn nhiều bất cập. Việc thừa nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là một điểm tiến bộ của Luật BV&PTR năm 2004. Luật này giải thích “ Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là quyền của chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về BV&PTR và các quy định khác của pháp luật có liên quan” [29, Điều 3 khoản 5]. Tuy nhiên, các quy định về quyền sở hữu này chưa rõ ràng đối với các chủ rừng. Nhà nước chỉ thừa nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân đầu tư trồng rừng trên đất được nhà nước giao, cho thuê đất rừng sản xuất; đối với tổ chức kinh tế trong nước thì chỉ có những tổ chức nào đầu tư trồng rừng trên đất được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất rừng sản
  • 36. 31 xuất mà tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trồng rừng trên đất rừng sản xuất được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất rừng sản xuất; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư trồng rừng trên đất được nhà nước cho thuê đất rừng sản xuất. Vốn đầu tư của nhà nước vào doanh nghiệp thì vốn đó thuộc về doanh nghiệp - doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần quy định “quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng” của doanh nghiệp tuy nhiên vấn đề này không hề được đề cập đến trong bất kì văn bản pháp luật nào. Việc không thừa nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đối với các doanh nghiệp lâm nghiệp có vốn đầu tư nhà nước làm cho các doanh nghiệp vốn đã rất khó khăn vì thiếu vốn đầu tư lại càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng vì không có tài sản thế chấp. Những doanh nghiệp này không thể tự chủ nếu nhà nước không trao quyền, trong khi đó tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước ở nhiều lĩnh vực khác thì lại được nhà nước trao quyền sử dụng đất và quyền sở hữu đối với các tài sản khác do nhà nước đầu tư. 2.2. Thực trạng quyền khai thác lâm sản của chủ rừng từ thực tiễn tỉnh Bắc Kạn 2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn 2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên a. Vị trí địa lý Bắc Kạn là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Đông Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý ở 21 0 30‟ đến 21 0 47‟ vĩ Bắc và 105 0 20‟ đến 106 0 10‟ kinh độ Đông, tiếp giáp với 4 tỉnh: Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn; Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Tỉnh Bắc Kạn có lợi thế là trung tâm của vùng Đông Bắc, có điều kiện giao lưu với nhiều tỉnh trong vùng, đặc biệt là các tỉnh biên giới Cao Bằng và Lạng Sơn, giúp cho việc trao đổi hàng hóa được thuận lợi, trong đó hàng hóa nông – lâm sản ngày càng có điều kiện tham gia càng sâu vào thị trường nội địa và quốc tế.
  • 37. 32 Tuy nhiên với vị trí đó, Bắc Kạn gặp khó khăn hơn so với các tỉnh trong vùng, đó là địa bàn nằm ở vùng sâu, vùng xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng, lại không có cửa khẩu biên giới nên việc giao lưu buôn bán hạn chế, đặc biệt là thu hút nguồn lực đầu tư từ bên ngoài gặp khó khăn. b. Đặc điểm địa hình Bắc Kạn có địa hình phân dị lớn, đa dạng, phức tạp, chia cắt mạnh do có sự kiến tạo bởi cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc ở phía Đông Bắc và cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam. Do đặc điểm đó đã hình thành nên các tiểu vùng sinh thái khác nhau. Địa hình tỉnh Bắc Kạn có độ cao trung bình 500 – 600m so với mặt nước biển, với sự chia cắt bởi nhiều dạng địa hình: đồi núi đất, núi đá, triền bãi, thung lũng nằm xen kẽ nhau. Độ cao địa hình có độ chênh lệnh lớn giữa các vùng do địa hình có sự giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có nơi cao nhất khoảng 1.640m (dãy nam Khiếu Thượng), có nơi thấp nhất là 40m (Quảng Chu - Chợ Mới). Một đặc điểm nữa là đồi núi ở đây không dốc cao, trung bình từ 26 -30% (trừ núi đá) là điều kiện thuận lợi cho canh tác cây trồng, vật nuôi. Có thể khái quát địa hình tỉnh Bắc Kạn theo hệ canh tác nông nghiệp gồm 4 chân đất: chân đất đồi, núi, chân đất bãi, chân đất ruộng, trong đó chân đất đồi núi là rừng, chân đất đồi là nương rẫy (ngô, lúa nương), chân đất bãi trồng màu và chân đất ruộng trồng 1-2 vụ lúa nước. Địa hình tỉnh Bắc Kạn về cơ bản là thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đa dạng về sản phẩm, phong phú về tính đặc thù của tiểu vùng sinh thái. Tuy nhiên với đặc điểm địa hình đó dẫn đến hạn chế về bố trí hệ thống cây trồng, vật nuôi cũng như tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản. c. Đặc điểm khí hậu Bắc Kạn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm kéo dài từ
  • 38. 33 tháng 4 đến tháng 9. Do điều kiện địa hình đa dạng, phức tạp và vị trí địa lý cho nên khí hậu ở Bắc Kạn mang tính chất lục địa, chịu ảnh hưởng của địa hình đó. Nhiệt độ trung bình hàng năm giai đoạn 2008-2012 vào khoảng 22,59 0 C trung bình năm thấp nhất là 21,8 0 C, năm cao nhất là 23,3 0 C; tháng nóng nhất là tháng 6 nhiệt độ lên tới trên 300C, tháng lạnh nhất vào khoảng tháng 12 nhiệt độ xuống thấp vào khoảng 10 0 C, có nơi xuống âm - 1 0 C. Tuy nhiên do địa hình chia cắt, cùng với chế độ nhiệt như vậy đã hình thành nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau, mỗi tiểu vùng đó lại thích hợp với mỗi loại cây trồng khác nhau tạo nên thế mạnh của mỗi tiểu vùng với những sản phẩm đặc trưng. Nhìn chung khí hậu, thời tiết ở tỉnh Bắc Kạn về cơ bản là thuận lợi cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp, cho phép cây trồng vật nuôi sinh trưởng và phát triển thuận lợi cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên tác hại của nó đến đời sống dân cư và cây trồng vật nuôi không ít. Nhận thức được quy luật tự nhiên của nó, đặc biệt là sự biến đổi khí hậu trong những năm gần đây giúp cho chúng ta bố trí cây trồng vật nuôi thích hợp cho từng vùng trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững. d. Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn năm 2013 là: 485.941 ha, trong đó diện tích đất nông lâm nghiệp là 413.044 ha, chiếm 85% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 21.159 ha, chiếm 4,35% và đất chưa sử dụng là: 51.738 ha, chiếm 10,65%. Trong đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp 36.650 ha, chiếm 8,88%, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 375.337 ha, chiếm 90,87%, đất nuôi trồng thủy sản có 1.043 ha, chiếm 0,25% và đất nông nghiệp khác là 14 ha.[25] Đất lâm nghiệp có rừng của Bắc Kạn khá lớn, lớn nhất so với các tỉnh miền núi Trung du phía Bắc. Trong đất lâm nghiệp có rừng, đất rừng sản xuất có 245.836 ha, chiếm 65,5% tổng diện tích, rừng phòng hộ có 107.513 ha, chiếm 28,64% tổng diện tích và rừng đặc dụng 21.988 ha chiếm 5,86%[25]. Đây là thế
  • 39. 34 mạnh và lợi thế của tỉnh Bắc Kạn trong việc phát triển kinh tế rừng trong thời gian sắp tới. Bảng 2.1. Diện tích các loại đất tỉnh Bắc Kạn năm 2014 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 485.941 100 I. Đất nông lâm nghiệp 413.044 85,0 1. Đất sản xuất nông nghiệp 36. 650 8,88 1.1. Đất cây hàng năm 31.338 85,51 - Đất trồng lúa 18.563 59,23 - Đất cở dùng chăn nuôi 1.027 3,28 - Đất cây hàng năm khác 11.748 37,49 1.2. Đất cây lâu năm 5.312 14,49 2. Đất lâm nghiệp 375.337 90,87 3. Đất nuôi trồng thủy sản 1.043 0,25 4. Đất nông nghiệp khác 14 0,003 II. Đất phi nông nghiệp 21.159 4,35 III. Đất chưa sử dụng 31.738 10,65 Trong đó: - Đất mặt bằng chưa sử dụng 3.366 6,50 - Đất đồi núi chưa sử dụng 45.120 87,21 ( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2014) Diện tích đất chưa sử dụng có khả năng đưa vào sử dụng có tới 3.366 ha, chiếm 6,50% đất chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng 45.120 ha, chiếm 87,21% đất chưa sử dụng[25]. Trong tương lai có thể lựa chọn để cải tạo phần diện tích này đưa vào sử dụng cho trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. e. Tài nguyên rừng
  • 40. 35 Là một tỉnh vùng núi cao, núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích lãnh thổ, là môi trường thuận lợi cho thảm thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển. Rừng là thế mạnh kinh tế chủ yếu của Bắc Kạn. Nó còn có ý nghĩa lớn về khoa học, bảo vệ môi trường. Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu chi phối và ở vị trí giao thoa giữa các luồng di cư thực vật Hoa Nam – Hymalaya – Malaysia đã làm cho hệ thực vật, các thảm rừng ở Bắc Kạn nói riêng, vùng Đông Bắc nói chung rất phong phú về chủng loại. Sơ bộ cho thấy trên địa bàn Bắc Kạn có tới 826 loài thực vật, trong đó có hơn 300 loài thân gỗ, hàng trăm loài cây thuốc, hơn 50 loài nằm trong sách đỏ. Bắc Kạn còn có những khu rừng nguyên sinh, một di sản thiên nhiên quý giá. Đó là vườn Quốc gia Ba Bể với trên 400 loài thực vật và gần 30 loài động vật. Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ lưu giữ nhiều nguồn gen thực vật quý hiếm. Trên các đỉnh núi trung bình, núi đá vôi có nhiều loài cây thân cứng, sinh trưởng chậm, tuổi đến hàng trăm năm như: trai, đinh, nghiến, lát, chò, thông đỏ..., có những cánh rừng thuần chủng như: vầu, nứa, trúc, mạy thốc... Với chủ trương, chính sách của nhà nước, biện pháp tích cực của địa phương, Bắc Kạn trong gần thập niên cuối thế kỷ XX lại đây đã phục sinh rừng tự nhiên, kết hợp trồng mới, tạo độ che phủ lên hơn 50% vào năm 2000. Điều đó không những tác dụng chống xói mòn đất bề mặt, mà vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn đã khống chế phần nào lũ lụt, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp giấy, vật tư xây dựng, rừng nguyên sinh là trung tâm bảo tồn gien thực vật, nơi nghiên cứu khoa học sinh thái. Toàn tỉnh có 432.387 ha đất lâm nghiệp, chiếm 89% diện tích tự nhiên của tỉnh, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 378.860 ha (gồm 294.172 ha rừng tự nhiên và 84.688 ha rừng trồng), độ che phủ đạt 70,8%. Rừng đặc dụng có 29.913,23 ha gồm vườn quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn thiên nhiên là Kim Hỷ, Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc; Rừng phòng hộ là 92.263,29 ha thuộc đầu nguồn của hệ thống sông suối; Rừng sản xuất là 310.210,48 ha phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh. Đối với rừng sản xuất có thể trồng
  • 41. 36 rừng nguyên liệu gắn với chế biến lâm sản. Đối với diện tích rừng đặc dụng kết hợp bảo tồn nguyên trạng phục vụ nghiên cứu khoa học gắn với phát triển du lịch sinh thái. Đối với rừng phòng hộ: bảo đảm yêu cầu phòng hộ kết hợp với phát triển lâm sản ngoài gỗ để có nguồn thu từ rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái. Rừng của Bắc Kạn có vị trí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái và đời sống nhân dân. Diện tích rừng sản xuất của Bắc Kạn chiếm 71,74% so với diện tích đất lâm nghiệp, diện tích rừng phòng hộ chiếm 21,34% so với diện tích đất lâm nghiệp và diện tích rừng đặc dụng chiếm khoảng 6,92% so với diện tích đất lâm nghiệp. Bắc Kạn có vị trí địa lý nằm ở vùng giao lưu giữa 2 khu hệ động, thực vật của vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc. Tuy rừng núi không cao nhưng rất đa dạng về địa hình, địa chất và dạng sinh cảnh. Rừng Bắc Kạn có hệ động thực vật phong phú với nhiều nguồn gen quý hiếm, hiện có khoảng 34 bộ, 110 họ và 336 loài chim, thú, bò sát, lưỡng cư đang sinh sống, trong đó có 64 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là có 10 loài đặc hữu của Việt Nam. Hiện nay động vật tập trung ở khu vực núi đá Kim Hỷ (huyện Na Rì), Cao Sơn (huyện Bạch Thông), Bản Thi (huyện Chợ Đồn) và hồ Ba Bể. Về thực vật có 148 họ, 537 chi và 826 loài đang sinh sống và phát triển, trong đó có khoảng 300 loài cho gỗ, trên 300 loài cây thuốc, 52 loài được xếp vào sách đỏ Việt Nam như các loài đinh, ngũ gia bì gai, trai lý, nghiến, chỗ đãi, trầm hương, thông thảo, thông tre, cầu điệp… rừng Bắc Kạn là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng, ngoài khả năng cung cấp gỗ và các loại lâm sản, đây còn là một trong những trung tâm bảo tồn gien động, thực vật quý hiếm của các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam. 2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn a. Tình hình dân số và lao động tỉnh Bắc Kạn Theo số liệu thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2014, dân số toàn tỉnh Bắc Kạn là 305.560 người, với 7 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó: dân tộc Tày chiếm 60,4%, dân tộc Kinh chiếm 19,3%, dân tộc Dao chiếm 9,5% và dân tộc Nùng chiếm 7,4%, dân
  • 42. 37 tộc Sán Cháychiếm 0,5%; các dân tộc khác chiếm 0,6%. Mật độ dân số bình quân 62,88 người/km 2 , dân số nông thôn chiếm 83,75% và dân số thành thị chiếm 16,25%. Số người trong độ tuổi lao động có 204.664 người, chiếm 66,98% tổng số dân.[25] Bảng 2.2. Diện tích đất đai và dân số tỉnh Bắc Kạn năm 2014 STT Đơn vị hành chính Diện tích (km 2 ) Dân số (nghìnngười) Mật độ dân số (người/km 2 ) 1 Thị xã Bắc Kạn 136,88 38.943 284,50 2 Huyện Pác Nặm 475,39 31.102 65,42 3 Huyện Ba Bể 684,12 48.329 70,64 4 Huyện Ngân Sơn 645,87 29.478 45,64 5 Huyện Bạch Thông 546,49 31.263 57,21 6 Huyện Chợ Đồn 911,15 49.880 54,74 7 Huyện Chợ Mới 606,51 38.035 62,71 8 Huyện Na Rì 853,00 38.530 45,17 Tổng 4.859,41 305.560 62,88 ( Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Bắc Kạn năm 2014) Số lao động tham gia hoạt động kinh tế thời điểm năm 2014 là 199.056 người, chiếm 97,26% so với số dân trong độ tuổi lao động, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp. Lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu là làm ruộng kết hợp với chăn nuôi, làm vườn và dịch vụ ở tại hộ gia đình. Trình độ lao động của tỉnh Bắc Kạn vào loại thấp so với bình quân chung của cả nước, lao động qua đào tạo mới chỉ có gần 15,56%. b. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn là một tỉnh mới được tái thành lập từ tháng 01 năm 1997 được tách ra từ các huyện miền núi khó khăn của tỉnh Thái Nguyên và Cao Bằng, địa hình chia cắt mạnh, phần lớn diện tích là đồi núi có độ dốc lớn xen lẫn các thung lũng nhỏ và hẹp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kinh tế của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp, chiếm 52,8% tổng sản phẩm nội
  • 43. 38 địa (GDP) của tỉnh với khoảng 80% tổng số lao động của tỉnh. Theo đánh giá của Chính phủ Việt Nam, hiện nay Bắc Kạn còn là một trong 6 tỉnh nghèo nhất, hàng năm Chính phủ phải hỗ trợ hơn 90% chi ngân sách cho địa phương để đảm bảo các hoạt động về giáo dục, y tế, văn hoá xã hội. Kết cấu về hạ tầng nông thôn nhất là hệ thống đường giao thông còn rất nhiều yếu kém. Nguồn kinh phí nhiều hạn hẹp cộng với điều kiện địa hình nhiều khó khăn đã làm cho hệ thống đường giao thông chủ yếu ở cấp thấp chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hoá và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ đói nghèo còn rất cao của tỉnh. Nhiều xã của tỉnh Bắc Kạn nằm trong diện khó khăn, đã và đang được hưởng chính sách theo chương trình 135 hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn của Chính phủ Việt Nam. Cơ sở hạ tầng của tỉnh Bắc Kạn vẫn còn yếu kém, diện tích tự nhiên rộng cộng với đặc thù địa hình phức tạp của một tỉnh miền núi đã làm cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốn kém, bị dàn trải, nhu cầu cần đầu tư rất lớn trong khi nguồn vốn thực tế lại rất hạn hẹp. Theo đánh giá chung, nhiều lĩnh vực kết cấu hạ tầng của tỉnh Bắc Kạn được xếp vào loại thấp nhất nước như giao thông, điện, cấp thoát nước, hạ tầng văn hoá xã hội. Mạng lưới đường giao thông cơ bản đã được xây dựng đến trung tâm các xã nhưng chất lượng còn thấp chủ yếu là đường đất, cấp phối. Sông suối chỉ đi lại được trong mùa khô. Trong những năm gần đây mức sống của đại bộ phận dân cư đã được cải thiện đáng kể, nhưng thu nhập thực tế của các hộ dân còn thấp, chỉ bằng 1/3 so với mức thu nhập bình quân của Việt Nam. Mức thu nhập bình quân đầu người gần 3 triệu đồng VN (tương đương 190 USD), với những hộ thuần nông mức thu nhập chỉ đạt 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng VN (Tương đương 45USD đến 64 USD). Hiện tại mức độ đói nghèo trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất cao, mặc dù trong những năm qua chương trình xoá đói giảm nghèo đã đạt được kết quả tốt, song tỷ lệ các hộ đói nghèo vẫn đang ở mức cao nhất nước, số hộ đói nghèo chủ yếu là tập trung ở các xã miền núi, vùng cao, phân bố chủ yếu vào các dân tộc thiểu số. Theo số liệu điều