SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
----------
PHẠM THANH NGA
CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN RỪNG
Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN RỪNG
Ở VIỆT NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THANH NGA
Khóa: 36 MSSV: 1155010223
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN
TS. PHẠM VĂN VÕ (hỗ trợ)
TP HỒ CHÍ MINH – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan,
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu
tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2015
Tác giả
Phạm Thanh Nga
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT
Bộ NNPTNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Luật BVPTR Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004
RĐD Rừng đặc dụng
RPH Rừng phòng hộ
RSX Rừng sản xuất
UBND Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN
RỪNG Ở VIỆT NAM ...............................................................................................4
1.1 Một số khái niệm ............................................................................................4
1.1.1 Khái niệm rừng và tài nguyên rừng..........................................................4
1.1.2 Khái niệm chủ rừng...................................................................................8
1.2 Cơ sở xác lập chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam
..............................................................................................................................9
1.2.1 Cơ sở lý luận...............................................................................................9
1.2.2 Cơ sở pháp lý............................................................................................11
1.3 Đặc trưng của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt
Nam....................................................................................................................14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUYỀN SỞ HỮU RỪNG Ở VIỆT NAM .........20
2.1 Hình thức sở hữu tư nhân đối với rừng sản xuất là rừng trồng ...............20
2.1.1. Cơ sở xác lập ..........................................................................................20
2.1.2. Phương thức thực hiện quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng
trồng............................................................................................................21
2.1.3. Thực trạng quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng.............24
2.2 Hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng ...................................................26
2.2.1 Cơ sở xác lập ............................................................................................26
2.2.2 Các phương thức điều phối rừng của Nhà nước ...................................27
2.2.3 Thực trạng thực hiện quyền sử dụng rừng ở Việt Nam ........................35
2.3 Hướng hoàn thiện pháp luật về sở hữu rừng ở Việt Nam .........................40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................45
KẾT LUẬN..............................................................................................................46
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với vai trò là một bộ phận quan trọng của tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên
rừng được xem là cái nôi nuôi dưỡng sự sống trên Trái Đất đồng thời là nguồn lực
phát triển kinh tế tài chính vững mạnh, góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh tổng
hợp cho một quốc gia. Tầm ảnh hưởng của tài nguyên rừng không chỉ đối với từng
cộng đồng, từng quốc gia riêng lẻ mà nó còn có ý nghĩa trên phạm vi toàn thế giới.
Để bảo vệ tốt nguồn tài nguyên này, Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng đến
việc xây dựng hệ thống pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm thiết lập hệ thống
các cơ quan quản lý chuyên ngành từ trung ương đến địa phương - một trong những
công cụ hữu hiệu thay mặt Nhà nước thực thi các quy định của pháp luật vào thực tế
quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Và đề thực hiện thống nhất trên toàn quốc một
cơ chế quản lý, từ Hiến pháp 1980 trở đi, Nhà nước ta chỉ công nhận duy nhất một
chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng, đó là chế độ sở hữu toàn dân. Qua một quá
trình phát triển cho đến nay, chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng vẫn
khẳng định được tính tất yếu phù hợp của nó, đương nhiên, về mặt nội hàm phải có
ít nhiều thay đổi để thích ứng với tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội điển hình của
giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Lựa chọn nghiên cứu đề tài chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam,
tác giả mong muốn khẳng định lại một lần nữa về sự cần thiết của chế độ sở hữu
toàn dân đối với tài nguyên rừng với vai trò chủ đạo của hình thức sở hữu Nhà nước
trong khâu quản lý và bảo vệ rừng, cùng với đó là đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật về
sở hữu tài nguyên rừng ở nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế độ sở hữu toàn dân ở Việt Nam nói chung là một vấn đề thu hút được rất
nhiều sự chú ý của các nhà học giả, các nhà khoa học. Tuy nhiên, số lượng đề tài
nghiên cứu chuyên sâu về chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng nói riêng chưa
thực sự đáng chú ý. Qua tìm hiểu, có một số bài viết và công trình có đề cập trực
tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề sở hữu tài nguyên rừng ở Việt Nam đáng quan tâm
như sau:
 Trên các tạp chí khoa học:
 Hoàng Huy Tuấn (2013), "Sự phân quyền và quyền sở hữu trong quản lý tài
nguyên thiên nhiên: Tiếp cận lý thuyết và bối cảnh hóa trong quản lý rừng ở Việt
Nam", Tạp chí Khoa học lâm nghiệp, số 1/2013, tr.2657-2669.
 Vũ Long (2005), "Về quyền sở hữu rừng tự nhiên" đăng trên website của
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
2
 Nguyễn Đại Anh Tuấn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa thiên
Huế (2014), "Xã hội hóa quản lý tài nguyên rừng – bài toán dang dở" đăng trên
website của Trung tâm Con người và Thiên nhiên.
 Báo cáo khoa học:
 Tô Xuân Phúc & Trần Hữu Nghị (2014), Giao đất giao rừng trong bối cảnh
tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội phát triển rừng và cải thiện sinh kế vùng cao,
Huế.
 Luận văn:
 Nguyễn Thị Thu Trang (2012), Phân quyền sở hữu tài sản trong giao rừng
cho cộng đồng ở Tây Nguyên, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế
Tp.Hồ Chí Minh.
 Sách chuyên khảo:
 Nguyễn Thanh Huyền (2013), Pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên
rừng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
Các bài viết, đề tài nghiên cứu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu một phần nội
dung của cơ chế sở hữu tài nguyên rừng ở Việt Nam, chưa khái quát cụ thể chế độ
sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng cũng như cách thức vận hành quyền sở hữu
rừng với hai hình thức sở hữu theo quy định của pháp luật hiện hành. Chính vì vậy,
tác giả đã chọn nghiên cứu làm rõ về chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt
Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam nhằm làm sáng tỏ
bản chất của chế độ sở hữu toàn dân đối với với tài nguyên rừng đồng thời nghiên
cứu nội dung cách thức thực hiện quyền sở hữu rừng ở Việt Nam theo pháp luật về
bảo vệ và phát triển rừng từ đó đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về sở hữu rừng ở
nước ta.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu mà đề tài muốn hướng đến đó chính là chế độ sở
hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam, cụ thể hơn đó là các quy định pháp lý về
chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam với hai hình thức sở
hữu: sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước.
 Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tìm hiểu cơ chế sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam thông qua
việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành như Hiến pháp 2013, Luật
Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Bộ luật dân sự 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)
3
và các văn bản pháp luật của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
các ban ngành liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp…
Bên cạnh đó, để phục vụ cho công tác nghiên cứu, tác giả cũng tham khảo các
văn bản, tài liệu liên quan của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu hoặc tổ chức khác có
công trình nghiên cứu hoặc báo cáo chuyên môn trong lĩnh vực lâm nghiệp về các
hình thức sở hữu rừng, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp phân tích, tổng hợp và
phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp được sử dụng xuyên
suốt đề tài nhằm tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về chế độ sở hữu cũng
như phương thức thực hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam, phân
tích cách thức thực hiện mô hình sở hữu đối với tài nguyên rừng từ đó chỉ ra các ưu
điểm và nhược điểm của pháp luật Việt Nam về quản lý và bảo vệ rừng.
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tác giả thu thập nhiều tài liệu trong và
ngoài nước từ sách tham khảo, mạng điện tử, tạp chí,… để nghiên cứu nhằm đưa ra
các cơ sở lý luận vững chắc, xác thực cho đề tài.
Ngoài ra, tác giả cũng kết hợp với nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu
quả cao cho cho đề tài nghiên cứu như phương pháp so sánh, so sánh giữa quy định
về sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam với mô hình sở hữu tài nguyên rừng
của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm hướng tới
hoàn thiện hơn chế độ sở hữu và phương thức quản lý và bảo vệ hiệu quả nguồn tài
nguyên này ở nước ta. Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch
sử duy vật Mac – Lênin để nghiên cứu cơ sở hình thành cũng như pháp luật về chế
độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam song song với việc kết hợp các
phương pháp nghiên cứu phân tích số liệu thực tế, xây dựng giả thuyết… để rút ra
kết luận nhằm làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Bên cạnh Phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của đề tài được cấu trúc thành hai chương bao gồm:
Chương 1: Khái quát về chế độ sở hữu tài nguyên rừng ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng quyền sở hữu rừng ở Việt Nam.
4
CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TÀI NGUYÊN RỪNG
Ở VIỆT NAM
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm rừng và tài nguyên rừng
1.1.1.1 Khái niệm rừng
Theo tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc ( FAO):
Rừng là một khu vực đất đai có diện tích lớn hơn 0,5 ha với độ che phủ của
tán rừng trên 10%, độ cao trung bình tối thiểu của cây phải đạt 5m, rừng bao
gồm rừng tự nhiên và rừng trồng1
.
Khái niệm này được kết hợp từ các yếu tố như mật độ cây, chiều cao của cây,
cách thức sử dụng đất rừng và chức năng sinh thái để đưa ra một khái niệm về rừng
thiên về liệt kê các đặc trưng của rừng để dễ dàng xác định một diện tích cây cối có
phải là rừng trên thực tế hay không.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (Luật BVPTR)
của Việt Nam thì "Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động
vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ,
tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng
từ 0,1 trở lên.". Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì rừng được xác
định dựa theo ba tiêu chí2
:
(1) Là một hệ sinh thái với thành phần chính là các cây lâu năm thân gỗ, cau
dừa, tre nứa có chiều cao trung bình từ 5m trở lên (trường hợp rừng mới
trồng hoặc rừng ngập mặn ven biển độ cao của cây được quy định thấp
hơn nhưng phải đảm bảo mật độ 1000 cây/ha trở lên), đủ khả năng cung
cấp lâm sản, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
(2) Độ tàn che của tán cây (độ che phủ của tán rừng) là thành phần chính của
rừng phải từ 0,1 trở lên. Độ che phủ của tán rừng được hiểu là mức độ
che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần
mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất
rừng3
.
(3) Diện tích rừng liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên hoặc là dải rừng có
chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên. Với những hệ
sinh thái nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản có cây lâu năm là cây
1
http://www.fao.org/docrep/005/y4171e/y4171e10.htm, truy cập ngày 03/6/2015
2
Điều 3 thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ
NNPTNT) ngày 10/6/2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng (TT 34/2009/TT-BNNPTNT)
3
Khoản 2 Điều 3 Luật BVPTR
5
thân gỗ, tre nứa, cau dừa, khu vực có cây cối nhưng không thuộc một
trong hai trường hợp kể trên không được coi là rừng mà chỉ là cây phân
tán.
Bên cạnh những điểm tương đồng giữa khái niệm rừng của Việt Nam với khái
niệm rừng của FAO về quy định độ che phủ của tán rừng đều phải từ 0.1 (10%) trở
lên, độ cao trung bình của cây rừng hay diện tích tối thiểu một khu rừng phải đạt
được, pháp luật Việt Nam quy định cụ thể hơn về các yếu tố cấu thành rừng (thành
phần thực vật chính trong rừng là gì, mật độ cây bao nhiêu, diện tích đất là đất rừng
phải liền mảnh…) và bao quát hơn khi xác định những diện tích tuy không đảm bảo
điều kiện cơ bản về độ che phủ hay diện tích tối thiểu 0,5 ha nhưng là rừng vì xét
đến sự phát triển của chúng trong tương lai (rừng mới trồng, dải cây rừng), đặc
trưng sinh học của từng loài thực vật (ví dụ như rừng ngập mặn ven biển thường chỉ
có độ cao trung bình 3m). Khái niệm về rừng theo pháp luật Việt Nam không chỉ
đưa ra định nghĩa rõ ràng về rừng mà còn là cơ sở để phân biệt rừng với những diện
tích có thực vật khác, không phải rừng.
Về phân loại rừng, Luật BVPTR căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu để chia
rừng thành 3 loại: rừng phòng hộ (RPH), rừng đặc dụng (RĐD) và rừng sản xuất
(RSX). Đồng thời, kết hợp với nguồn gốc hình thành thì ba loại rừng này có thể là
rừng tự nhiên hoặc rừng trồng. Theo đó4
:
 Rừng phòng hộ: là rừng được xây dựng và phát triển cho mục đích bảo vệ và
điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn đất, hạn chế thiên tai, điều hòa khí
hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường. RPH bao gồm 4 loại là
RPH đầu nguồn; RPH chắn gió, chắn cát bay; RPH chắn sóng, lấn biển; RPH bảo
vệ môi trường.
 Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ
sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ
di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi du lịch, kết hợp
phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. RĐD bao gồm: vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học.
 Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các
lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường. RSX bao gồm RSX là
rừng trồng, RSX là rừng tự nhiên và rừng giống.
Để phục vụ cho công tác điều tra, kiểm kê, thống kê rừng, quy họach bảo vệ và
phát triển rừng, quản lý tài nguyên rừng và xây dựng các chương trình, dự án lâm
nghiệp ngày 10/6/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (Bộ NNPTNT)
4
Điều 4 Luật BVPTR
6
đã ban hành Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và phân
loại rừng (TT 34/2009/TT-BNNPTNT). Theo đó, ngoài tiêu chí mục đích sử dụng,
rừng còn có thể được phân loại căn cứ vào nguồn gốc hình thành, trữ lượng, loài
cây hoặc điều kiện lập địa5
. Theo tiêu chí điều kiện lập địa, rừng ở nước ta bao gồm
rừng núi đất, rừng núi đá, rừng ngập nước, rừng trên đất cát. Theo tiêu chí loài cây
có rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng cau dừa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa. Dựa vào trữ
lượng, phân biệt được đâu là rừng rất giàu, rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo,
rừng chưa có trữ lượng. Nếu căn cứ vào nguồn gốc hình thành, rừng được chia làm
hai loại6
:
 Rừng tự nhiên: là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự
nhiên.
 Rừng trồng: là rừng được hình thành do con người trồng.
Theo số liệu thống kê được công bố gần đây nhất cho thấy7
, tính đến hết năm
2013 Việt Nam có khoảng 13,95 triệu ha rừng. Trong đó, rừng tự nhiên chiếm
khoảng 10,4 triệu ha, còn lại là rừng trồng (3,55 triệu ha). Nếu phân theo chức năng,
khoảng 2,1 triệu ha là diện tích RĐD, khoảng 4,67 triệu ha là RPH và RSX chiếm
diện tích 7,18 triệu ha.Trong tổng số 10,4 triệu ha rừng tự nhiên, RPH và RĐD
chiếm 57,6%, còn lại (42,4%) là RSX. Đến nay, cả nước có khoảng 3,55 triệu ha
rừng trồng, trong đó diện tích rừng trồng là RSX khoảng 2,65 triệu ha (74,65%
trong tổng diện tích rừng trồng); phần còn lại (25,35%) là diện tích rừng trồng là
RPH và RĐD. Trong những năm gần đây, diện tích rừng trồng tăng tương đối
nhanh, với tốc độ khoảng 150.000 – 200.000 ha/năm8
. Điều này là cơ sở để tăng trữ
lượng và chất lượng rừng trong tương lai cho nước ta.
Mặc dù có nhiều tiêu chí để phân chia rừng nhưng khi nghiên cứu về chế độ sở
hữu đối với tài nguyên rừng, chúng ta quan tâm tới các loại rừng được phân loại
căn cứ vào hai tiêu chí, đó là nguồn gốc hình thành và mục đích sử dụng. Bởi lẽ, các
hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của Nhà nước như xác lập các khu
rừng, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng, giao rừng, cho thuê rừng đều dựa
trên kết quả phân loại rừng là RPH, RĐD hay RSX. Nhà nước quyết định giao rừng,
cho thuê rừng cho chủ thể phù hợp cũng căn cứ vào mục đích sử dụng của từng loại
rừng, hơn nữa là cơ sở để xem xét công nhận quyền sử dụng rừng và quyền sở hữu
RSX là rừng trồng. Ngoài ra, phân loại rừng thành RPH, RĐD, RSX sẽ thuận tiện
5
Chương II TT 34/2009/TT-BNNPTNT
6
Điều 5 TT 34/2009/TT-BNNPTNT
7
Quyết định 3322/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 28 tháng 7 năm 2014 công bố
hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013 (QĐ 3322/QĐ-BNN-TCLN)
8
Tô Xuân Phúc & Trần Hữu nghị (2014), Báo cáo giao đất giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành
lâm nghiệp: Cơ hội phát triển rừng và cải thiện sinh kế vùng cao, Huế, tr.12
7
cho việc quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của từng loại chủ rừng đối với mỗi
loại rừng nhất định. Có thể thấy nguồn gốc hình thành và mục đích sử dụng của
từng loại rừng quyết định hình thức sở hữu đối với khu rừng đó có thể là hình thức
sở hữu nào và phương thức thực hiện các quyền sở hữu của chủ sở hữu rừng.
1.1.1.2 Khái niệm tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên hữu hạn có khả năng tái tạo
được bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và những yếu tố tự nhiên có liên quan
đến rừng (cảnh quan rừng, vi sinh vật, thổ nhưỡng…)9
.
Như đã đề cập, tài nguyên rừng được cấu thành từ nhiều thành phần tự nhiên vô
cùng phong phú, đa dạng. Trong đó có hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh
vật, mà đời sống của chúng đều liên quan chặt chẽ với nhau, tạo thành quần xã đa
dạng sinh học. Không giống như không khí, gió hay năng lượng mặt trời là những
nguồn tài nguyên vô hạn, tài nguyên rừng có giới hạn nhất định về trữ lượng, sẽ
giảm dần cùng với hoạt động khai thác, sử dụng của con người. Tuy nhiên, rừng lại
là loại tài nguyên có thể tái tạo, phục hồi, thậm chí nâng cao chất lượng và trữ lượng
thông qua quá trình tái sinh tự nhiên hoặc do con người gây trồng lại nếu như nhận
được sự quản lý và bảo tồn hợp lý.
Như chúng ta đã biết, tài nguyên rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với
cuộc sống con người. Trước hết, hệ sinh thái rừng cung cấp lâm sản (gỗ và lâm sản
ngoài gỗ) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trong xã hội; là
nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các ngành xây dựng cơ
bản; cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho
con người; cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm.... Tài nguyên
rừng, đặc biệt là rừng, góp phần điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái
hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ
gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện, làm sạch không khí, điều
hòa khí hậu. Ngoài ra, rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa
học, đặc biệt là nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm. Như vậy, tài
nguyên rừng có giá trị to lớn với sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia, góp phần cân
bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
So với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có diện
tích rừng lớn, xếp thứ 45 trên 192 quốc gia và vùng lãnh thổ10
. Do đó, tiềm năng
khai thác và phát triển nguồn tài nguyên rừng ở nước ta là rất lớn. Sau các chiến
9
Nguyễn Thanh Huyền (2013), Pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, tr.14
10
Số liệu tính toán sử dụng thông tin từ The World Factbook 2011,
https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html, truy cập ngày 8/7/2015
8
lược phát triển lâm nghiệp qua các giai đoạn, hiện nay độ che phủ rừng đã đạt
40%11
, trữ lượng gỗ - một trong các nguồn tài nguyên rừng quan trọng hàng đầu là
813,3 triệu m3
(rừng tự nhiên chiếm 94%, rừng trồng 6%) và khoảng 8,5 tỷ cây tre,
nứa. Trữ lượng gỗ bình quân của rừng tự nhiên là 76,5 m3
/ha và rừng trồng là 40,6
m3
/ha. Gỗ tập trung chủ yếu ở 3 vùng là Tây Nguyên chiếm 33,8%, Bắc Trung Bộ
23% và Nam Trung Bộ 17,4% tổng trữ lượng12
. Về đa dạng sinh học của rừng, Việt
Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông nam Á giàu về đa dạng
sinh học với hệ thực vật rừng phong phú về chủng loại. Cho đến nay đã thống kê
được 10.484 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài rêu và 600 loài nấm.
Theo dự đoán của các nhà thực vật học số loài thực vật bậc cao có mạch ít nhất sẽ
lên đến 12000 loài, trong đó có khoảng 2300 loài đã được người dân dùng làm
nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh
dầu và nhiều nguyên vật liệu khác. Cũng như thực vật, giới động vật rừng Việt Nam
không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho
vùng Đông Nam Á với 275 loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái,
trong đó hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu có
giá trị thực tiễn cao13
.
1.1.2 Khái niệm chủ rừng
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê
rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử
dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận
chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác14
.
Theo quy định của pháp luật, chủ rừng bao gồm 7 nhóm đối tượng, đó là15
:
 Ban quản lý RPH, Ban quản lý RĐD
 Hộ gia đình, cá nhân trong nước
 Tổ chức kinh tế
 Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam
 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam
 Đơn vị vũ trang nhân dân
 Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về
lâm nghiệp.
11
QĐ 3322/QĐ-BNN-TCLN
12
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chiến lược
phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 (QĐ 18/2007/QĐ-TTg )
13
Phùng Mỹ Trung, "Bạn biết gì về đa dạng sinh học của rừng Việt Nam?",
http://www.vncreatures.net/event06.php, truy cập ngày 8/7/2015
14
Khoản 4 Điều 3 Luật BVPTR
15
Điều 5 Luật BVPTR
9
Có thể thấy Nhà nước khuyến khích các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân
tiếp cận khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên rừng khi quy định các nhóm chủ
rừng bao gồm nhiều thành phần trong xã hội, không hạn chế chủ rừng trong nước
hay nước ngoài và không quy định các cơ quan quản lý Nhà nước là một trong
những đối tượng chủ rừng.
Về nguyên tắc, Nhà nước (đại diện cho toàn dân) sẽ đóng vai trò là chủ sở hữu
tuyệt đối đối với rừng. Bên cạnh đó còn có các đối tượng được Nhà nước công nhận
quyền sở hữu đối với RSX là rừng trồng – chủ sở hữu tương đối đối với rừng. Theo
đó, khái niệm “chủ rừng” quy định tại Điều 3 Luật BVPRT bao gồm cả hai đối
tượng là người có quyền sở hữu tương đối đối với RSX là rừng trồng và người
không có quyền sở hữu rừng mà chỉ được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao
đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
rừng từ chủ rừng khác. Như vậy khái niệm “chủ rừng” và “chủ sở hữu rừng” không
đồng nhất với nhau.
Mỗi loại chủ rừng có những đặc điểm riêng, quyền lợi và nghĩa vụ riêng phụ
thuộc vào loại rừng mà họ được giao hoặc được thuê theo quy định của Luật
BVPTR. Điều kiện để trở thành chủ rừng đối với mỗi loại đối tượng chủ thể cũng
có nhiều điểm không giống nhau nhưng trước hết họ phải thuộc một trong các nhóm
đối tượng được nêu như trên (trừ Ban quản lý RPH, RĐD được thành lập sau khi
giao RPH, RĐD); tiếp theo họ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét,
cấp quyết định giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng căn cứ
trên dự án đầu tư về lâm nghiệp được phê duyệt theo pháp luật về đầu tư (đối với tổ
chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài), khu vực sinh
sống tại địa phương có rừng (thường áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân) hoặc nhu
cầu sử dụng vào mục đích kinh doanh (đối với tổ chức kinh tế), nghiên cứu (đối với
tổ chức nghiên cứu khoa học), lí do an ninh – quốc phòng (đối với đơn vị vũ trang
nhân dân). Khi hoàn thành các thủ tục cần thiết họ sẽ trở thành chủ rừng và được
công nhận quyền sử dụng rừng hoặc quyền sở hữu RSX là rừng trồng.
1.2 Cơ sở xác lập chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam
1.2.1 Cơ sở lý luận
Rừng là tài nguyên quý báu của mỗi quốc gia nói riêng và của thế giới nói
chung, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn, đặc biệt đối
với nền kinh tế. Rừng chứa đựng ít nhất 80% đa dạng sinh học của thế giới, đóng
góp vào đời sống của hơn 1,6 tỷ người. Rừng và các lâm sản từ rừng là một nguồn
tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm chính thức và không chính thức cho
khoảng 50 triệu người. Giá trị sản phẩm rừng được giao dịch trên toàn cầu đạt 270
10
tỷ đôla Mỹ. Trong số đó, rừng của các nước đang phát triển chiếm trên 20%16
. Với
một đất nước nhiều đồi núi như Việt Nam, vai trò của rừng hiện diện không chỉ
trong lĩnh vực kinh tế (ngành lâm nghiệp đóng góp 5,9% vào cơ cấu GDP năm 2013
và có khuynh hướng ngày càng tăng17
) mà còn trong cuộc sống hàng ngày, đời sống
văn hóa, tâm linh. Không giống như tài nguyên khoáng sản, rừng là nguồn tài
nguyên có khả năng tái tạo được đồng thời cũng là đối tượng thường xuyên chịu tác
động tiêu cực từ phía con người. Theo kết quả điều tra của Quỹ Quốc tế Bảo vệ
thiên nhiên (WWF), mỗi năm có khoảng 119,6 triệu ha đến 149 triệu ha rừng trên
toàn thế giới bị tàn phá18
, nếu làm một phép tính nhỏ với 4 tỉ ha rừng toàn cầu hiện
nay thì chỉ trong vòng chưa đầy 40 năm nữa rừng sẽ hoàn toàn bị xóa sổ và kéo theo
đó là hàng loạt các hệ lụy biến đổi khí hậu, ô nhiễm, nghèo đói, dịch bệnh. Hơn
nữa, chúng ta đều biết, tốc độ khôi phục rừng luôn luôn chậm hơn tốc độ suy thoái
rừng, một khi khai thác cạn kiệt nguồn rừng tự nhiên thì cơ hội hồi phục hầu như
không có.
Để quản lý, bảo vệ và phát triển tốt nguồn tài nguyên rừng các quốc gia đặc biệt
quan tâm đến vấn đề sở hữu đối với rừng được thể hiện dưới các văn bản pháp luật
và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai chế độ sở
hữu rừng: công hữu (sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể) và tư hữu (sở hữu tư nhân)
dưới nhiều mô hình sở hữu khác nhau. Mô hình phổ biến nhất là thừa nhận nhiều
hình thức sở hữu ở các quốc gia có diện tích rừng lớn hàng đầu thế giới như Mỹ,
Canada, Bazil, Argentina, Trung Quốc, Australia, Ấn độ, Việt Nam… đều quy định
rừng thuộc sở hữu Nhà nước và tư nhân. Ví dụ, Mỹ có 56,3% diện tích rừng thuộc
sở hữu tư nhân, Thụy Điển chỉ có 20,2% rừng thuộc sở hữu Nhà nước,… Bên cạnh
đó là mô hình chỉ thừa nhận hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng với ý nghĩa là
hình thức sở hữu duy nhất như ở Liên bang Nga, Indonesia, Myanmar, Cộng hòa
Trung Phi19
.
Là một quốc gia nằm trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam công
nhận tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng là nguồn tư liệu sản xuất
thuộc sở hữu chung của toàn xã hội. Chủ nghĩa Mác- xít đã chỉ ra mục tiêu và bản
chất của chủ nghĩa xã hội chính là xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất, ai cũng được hưởng ngang bằng như nhau, cùng với đó là
16
https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/6455/446400PUB0Fore101OFFICIAL
0USE0ONLY1.pdf?sequence=1, truy cập ngày 5/6/2015
17
Đỗ Hương, "GDP ngành lâm nghiệp có thể đạt 6%", http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-
nganh/GDP-nganh-Lam-nghiep-co-the-dat-6/214260.vgp, truy cập ngày 5/6/2015
18
https://www.worldwildlife.org/threats/deforestation, truy cập ngày 6/6/2015.
19
Phụ lục 2 - Thống kê số liệu sở hữu rừng theo hai hình thức của 24 trên 30 quốc gia có diện tích rừng
lớn nhất trên thế giới - Andy White & Alejandra Martin (2002), Who owns the world's forest?- Forest
tenure and public forests in transition, USA, pp.5 (Phụ lục 2)
11
khả năng điều khiển xã hội theo một kế hoạch chung20
. Việt Nam xây dựng chủ
nghĩa xã hội dựa trên sự học tập và vận dụng sáng tạo nền tảng học thuyết của chủ
nghĩa Mác – Lênin, do đó việc xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và chế
độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng là phù hợp về phương diện lý luận. Trải
qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ sở hữu toàn dân
ở nước ta nói chung vẫn khẳng định được xu thế tất yếu của nó trong sự nghiệp
hoàn thiện một nhà nước của dân, do dân, vì dân với một nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đòi hỏi phải
dựa trên nền tảng của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất bao gồm chế độ sở hữu
toàn dân đối với tài nguyên rừng.
Tài nguyên rừng cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, dưới dạng
hữu hình hoặc vô hình, như tài nguyên nước, đất đai, khoáng sản, không khí, các di
tích văn hóa, lịch sử... là sở hữu chung của toàn dân được tạo dựng qua nhiều thế
hệ. Vì vậy, xác lập chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng là khẳng định
quyền của mỗi công dân đối với việc định đoạt, khai thác, sử dụng, phát triển và bảo
vệ tài nguyên rừng theo cơ chế dân chủ; góp phần bảo đảm cho các quan hệ trong
xã hội được vận hành trên nền tảng của quyền sở hữu chung, song dưới những hình
thức sở hữu cụ thể được thể chế hóa bằng luật pháp, chính sách của Nhà nước. Chế
độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng còn tạo điều kiện để các cộng đồng dân
cư tham gia định đoạt, khai thác, sử dụng và hưởng lợi từ rừng, đồng thời bảo đảm
cho mọi người dân giám sát việc quản lý, quy hoạch, khai thác và phát triển tài
nguyên của chính quyền các cấp.
Tóm lại, xuất phát từ tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với các lĩnh vực
đời sống xã hội của mỗi quốc gia; xuất phát từ đặc trưng chính trị, kinh tế của một
đất nước xã hội chủ nghĩa với tôn chỉ mọi của cải đều thuộc về nhân dân, mọi cá
nhân đều có quyền tiếp cận với các tư liệu sản xuất một cách bình đẳng thì chế độ
sở hữu toàn dân là một yêu cầu bắt buộc, tất yếu phát sinh.
1.2.2 Cơ sở pháp lý
Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng được quy định trong đạo luật
tối cao của Nhà nước Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 khẳng định:
Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,
vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư,
20
Đỗ Thế Tùng, "Quan điểm cơ bản của C. Mác về sở hữu và việc vận dụng vào các văn kiện Đại hội
XI của Đảng", http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang-
XI/Noi-dung-co-ban-van-kien/2011/12442/Quan-diem-co-ban-cua-C-Mac-ve-so-huu-va-viec.aspx, truy
cập ngày 5/6/2015.
12
quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý21
.
Tài nguyên rừng được xem là một trong các loại "tài nguyên thiên nhiên khác"
do vậy đương nhiên thuộc sở hữu của toàn thể nhân dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý.
Tìm hiểu lịch sử lập hiến của Việt Nam, có thể dễ dàng nhận thấy, do hoàn cảnh
chiến tranh nên trong Hiến pháp 1946 chế độ về sở hữu chưa có thay đổi gì nhiều so
với thời kỳ Pháp thuộc. Đến Hiến pháp 1959, tuy chưa có quy định về chế độ sở
hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng nhưng so với bản Hiến pháp đầu tiên của nước
ta, Hiến Pháp 1959 đã đặt nền móng công nhận quyền sở hữu các tư liệu sản xuất
của người dân là quy định Hiến định: "Các hầm mỏ, sông ngòi, và những rừng cây,
đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở
hữu của toàn dân.22
". Đây cũng là bản Hiến pháp duy nhất thừa nhận sở hữu tư nhân
– "hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản
dân tộc23
" trong đó có sở hữu tư nhân đối với tài nguyên rừng, mặc dù hình thức tư
hữu này chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với hình thức sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể
vào giai đoạn đó.
Chế độ sở hữu toàn dân đối với tư liệu sản xuất nói chung và tài nguyên rừng
nói riêng chính thức được công nhận từ Hiến pháp 198024
, bản Hiến pháp xác định
bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản, thực hiện
quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Để thực hiện mục tiêu đó, Nhà nước
tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành
phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất, nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai
thành phần: Thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần
kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
21
Điều 53 Hiến pháp 2013
22
Điều 12 Hiến pháp 1959
23
Điều 11 Hiến pháp 1959
24
Điều 19 Hiến pháp 1980: " Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất,
ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương
nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống
đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng;
cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên
cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà
nước - đều thuộc sở hữu toàn dân."
13
Các bản Hiến pháp sau này, Hiến pháp 199225
hay Hiến pháp 2013 là những bản
Hiến pháp khẳng định và củng cố chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng
thì ở Việt Nam.
Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng được cụ thể hóa trong pháp
luật chuyên ngành về quản lý và bảo vệ rừng hiện hành. Luật BVPTR 2004 quy
định Nhà nước thay mặt toàn thể nhân dân thống nhất quản lý và bảo vệ tài nguyên
rừng26
, trên cơ sở đó Nhà nước trao quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản
xuất là rừng trồng cho các chủ rừng thông qua các hoạt động giao rừng, cho thuê
rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng…. Tính chất sở hữu toàn dân đối với tài
nguyên rừng được thể hiện qua hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng.
Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng
được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển
quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng
sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng27
.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng công nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng của tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân28
nhưng các chủ rừng này phải có kế hoạch đầu tư cụ thể
và cam kết thực hiện theo kế hoạch, quy hoạch phát triển rừng của Nhà nước, tuân
theo pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng. Đó cũng chính là một trong những biểu
hiện của chế độ sở hữu toàn dân, Nhà nước không phủ nhận quyền làm chủ tài sản
của từng cá nhân song đối với một loại tài nguyên quan trọng như rừng, về nguyên
tắc quyền sở hữu vẫn phải thuộc về toàn thể nhân dân trong nước, phải để nhân dân
giám sát và quản lý.
Luật BVPTR 1991 trước đó cũng thừa nhận chế độ sở hữu toàn dân với hai hình
thức sở hữu đối với tài nguyên rừng - hình thức sở hữu Nhà nước và hình thức sở
hữu tư nhân2930
, chỉ khác ít nhiều về cách thức quản lý của Nhà nước. Trong Luật
BVPTR 1991 quy định Nhà nước giao rừng, giao đất trồng rừng cho tổ chức, cá
nhân để bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế
hoạch của Nhà nước31
còn trong Luật BVPTR 2004 quy định cụ thể thêm về hình
thức cho thuê rừng, cho thuê đất để trồng rừng.
25
Điều 17 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001):“Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài
nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà
nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa
học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà
nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.”
26
Điều 8 Luật BVPTR
27
Khoản 1 Điều 6 Luật BVPTR
28
Khoản 8 Điều 3 Luật BVPTR
29
Điều 2 Luật BVPTR 1991
30
Điều 3 Luật BVPTR 1991
31
Điều 2 Luật BVPTR 1991
14
Như vậy, cơ sở pháp lý của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở
Việt Nam đã được ghi nhận ngay trong Hiến pháp và luật BVPTR qua các thời kỳ.
Điều này góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc áp dụng quyền sở hữu
toàn dân đối với tài nguyên rừng trên thực tế.
1.3 Đặc trưng của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam
Thứ nhất, quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng được thực hiện thông
qua cơ chế đại diện.
Tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân nhưng chủ sở hữu toàn dân là một khái
niệm trừu tượng, "toàn dân" không thể trực tiếp thực hiện quyền sở hữu của mình
đối với rừng mà phải thực hiện thông qua cơ chế đại diện với chủ thể đại diện
không ai khác ngoài Nhà nước. Theo đó, Nhà nước thay mặt nhân dân thống nhất
quản lý đối với tài nguyên rừng thông qua hệ thống các cơ quan quản lý hành chính
Nhà nước chuyên môn trong lĩnh vực lâm nghiệp được tổ chức chặt chẽ từ trung
ương tới địa phương và xây dựng các quy định pháp lý về bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng. Nhà nước là chủ thể đặt ra chiến lược phát triển rừng cho cả nước, lập
các quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; quyết định giao rừng cho ai, cho
đối tượng nào thuê rừng, thu hồi rừng hay chuyển mục đích sử dụng rừng khi cần
thiết; ngoài ra Nhà nước, cụ thể là Chính phủ sẽ quy định đâu là các loài thực vật
rừng, động vật rừng cần được quản lý và bảo vệ đặc biệt, các chủ thể khác không
được phép xâm hại khi chưa đáp ứng được các điều kiện bắt buộc do Nhà nước đặt
ra.
Một trong những hoạt động quan trọng thể hiện tính đại diện của Nhà nước đó
là hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Bởi lẽ, việc xây
dựng quy hoạch, kế hoạch rừng và đất rừng được xem là nòng cốt, xương sống của
bảo vệ và phát triển rừng, muốn có một nền lâm nghiệp bền vững thì trước hết yêu
cầu lâm phận quốc gia phải ổn định. Hoạt động này được tiến hành trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản sau32
:
Một là, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được xây dựng phù
hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an
ninh; phù hợp với kế hoạch sử dụng đất. Tuy có chế độ pháp lý khác nhau nhưng
rừng là loại tài nguyên gắn liền với đất, tương tự đối với sự phát triển kinh tế, xã
hội, quốc phòng an ninh, về đặc điểm vật chất chúng không giống nhau nhưng đặt
trong tổng thể tạo nên sức mạnh tổng hợp của một quốc gia thì giữa chúng có mối
liên hệ chặt chẽ không thể tách rời. Xây dựng chiến lược hay kế hoạch phát triển
một lĩnh vực nào dó cũng đồng nghĩa với việc chuẩn bị những bước đầu tiên để thay
32
Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Môi trường, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr.257.
15
đổi các lĩnh vực còn lại, do đó, khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng phải đảm bảo một số nội dung cơ bản như: tổng hợp, phân tích tình hình
điều kiện tự nhiên, hiện trạng tài nguyên rừng; đánh giá được tình hình thực hiện
quy hoạch, kế hoạch lần trước; xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và
phát triển các loại rừng; tầm ảnh hưởng đến các chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội hoặc kế hoạch sử dụng đất… các bản quy hoạch này sẽ được cơ quan quản lý
nhà nước về rừng lập và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ngày
09/01/2012, Thủ thướng chính phủ ra Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg phê duyệt kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, bên cạnh nhiệm vụ chính của
Bộ NNPTNT thì các bộ liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ
Tài nguyên và Môi trường đều phải phối hợp thực hiện như hỗ trợ về tài chính, rà
soát lại kế hoạch trong lĩnh vực của mình.... Đây là một ví dụ cụ thể và thiết thực
thể hiện mối quan hệ chiến lược giữa các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước nói
chung cũng như giữa quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng với các lĩnh vực còn lại
nói riêng.
Hai là, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng
của các cấp. Kỳ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là mười (10) năm, kỳ kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng là năm (5) năm và được cụ thể hoá thành kế hoạch hàng
năm33
; pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh, phê
duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước cũng như của cấp
tỉnh, cấp huyện và cấp xã34
. Theo đó, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
mang tính chu kỳ và được thiết kế thành một hệ thống từ trung ương đến địa
phương theo chiều dọc, mỗi địa phương (nơi có rừng) sẽ dựa trên quy hoạch, kế
hoạch chung cho cả nước đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trước đó để xây
dựng cho địa phương mình một kế hoạch, quy hoạch chi tiết và phù hợp trong một
giai đoạn cụ thể để bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn quản lý35
. Bên cạnh đó, để
đáp ứng tính dân chủ, công khai của chế độ sở hữu toàn dân, trong thời hạn không
quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các
quy hoạch, kế hoạch đó phải được công bố công khai theo quy định của pháp luật36
.
Ba là, đảm bảo khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên
rừng, đất rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam
33
Khoản 2 Điều 10 Nghị định 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/3/2006 hướng dẫn thi hành Luật
BVPTR (NĐ 23/2006/NĐ-CP)
34
Điều 11, 12, 13 NĐ 23/2006/NĐ-CP
35
Phụ lục 3: Sơ đồ trình tự , thủ tục phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở Việt
Nam – NĐ 23/2006/NĐ-CP (Phụ lục 3)
36
Điều 14 NĐ 23/2006/NĐ-CP
16
thắng cảnh. Nhà nước đại diện cho nhân dân nắm quyền sở hữu rừng không nhằm
mục đích kinh doanh thu lợi nhuận mà hướng tới bảo vệ và phát triển nguồn tài
nguyên rừng của đất nước; đảm bảo mọi công dân đều có thể tiếp cận rừng một
cách bình đẳng, công bằng nhất – đó cũng chính là biểu hiện của cơ chế đại diện
trong chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng.
Vì là chủ thể đại diện nên Nhà nước tham gia vào quan hệ sở hữu đối với tài
nguyên rừng vừa với tư cách là chủ thể của quyền sở hữu vừa với tư cách là chủ thể
của quyền lực công .Với tư cách là đại diện cho toàn thể nhân dân thực hiện quyền
sở hữu đối với tài nguyên rừng, Nhà nước thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt đối với diện tích rừng thuộc sở hữu nhà nước như một chủ sở hữu bình
thường. Nhưng đặc biệt ở phương thức thực hiện các quyền ấy, Nhà nước không sử
dụng các kênh lưu thông dân sự mà sử dụng chính quyền lực của nhà nước để thực
hiện chúng thông qua các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, các
quyết định hành chính như giao rừng, cho thuê rừng. Sở dĩ có đặc trưng này bởi
trách nhiệm chính của Nhà nước vẫn là quản lý xã hội nói chung, do đặc thù của
nền chính trị, kinh tế của quốc gia Nhà nước phải đứng ra làm chủ thể đặc biệt thực
hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên rừng.
Thứ hai, chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng với hai hình thức sở
hữu: sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước
 Sở hữu tư nhân đối với rừng là việc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu
RSX là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao đất, được thuê
đất để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các
quy định khác của pháp luật có liên quan37
.
Trong các loại rừng, Nhà nước chỉ công nhận quyền sở hữu của tư nhân đối với
một loại rừng duy nhất, đó là RSX là rừng trồng. Hơn nữa, vốn để trồng rừng là vốn
do chủ rừng tự đầu tư. Cũng vì nguyên nhân nguồn gốc vốn mà Nhà nước cho tư
nhân sở hữu RSX là rừng trồng như một loại tài sản thông thường, một đối tượng
kinh doanh do chính họ đầu tư nên đương nhiên họ phải là chủ sở hữu hợp pháp của
diện tích rừng đó. Mặt khác, Nhà nước đang khuyến khích phát triển thương mại và
kinh tế lâm nghiệp từ việc khai thác hợp lý tài nguyên rừng, RĐD, RPH đa phần là
các khu rừng tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái, bảo
vệ môi trường và an ninh lâm nghiệp do đó cần đảm bảo sự quản lý, bảo vệ chặt chẽ
từ phía các cơ quan Nhà nước trong khi RSX là rừng trồng với chức năng vốn có
của mình là để phục vụ phát triển ngành lâm nghiệp đồng thời dễ dàng tái sinh,
phục hồi nếu được khai thác hợp lý mà không gây bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào
37
Khoản 5 Điều 3 Luật BVPTR
17
đến môi trường. Chính vì thế, Nhà nước trao quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho
các đối tượng phù hợp bởi nhắm tới mục đích kinh doanh, làm giàu cho chính bản
thân mình thì không chủ rừng nào có thể lơ là việc chăm sóc tài sản của chính mình
cả.
Quyền sở hữu đối với RSX là rừng trồng chỉ mang tính tương đối. Điều 4 Luật
Đất đai 2013 quy định rõ "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng
đất theo quy định của Luật này.", như vậy đất rừng luôn thuộc sở hữu Nhà nước,
chủ sở hữu RSX là rừng trồng chỉ có thể được công nhận quyền sử dụng đất đối với
diện tích RSX là rừng trồng mà mình đang đứng tên chủ sở hữu. Chủ rừng có quyền
sở hữu đối với cây trồng, vật nuôi thông thường do chính mình bỏ vốn đầu tư còn
các loại động vật - thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc danh mục do Chính phủ ban
hành38
sinh trưởng trong rừng (nếu có), các loài động vật – thực vật hoang dã là do
Nhà nước thống nhất quản lý, việc khai thác các giống loài này trong bất cứ loại
rừng nào đều phải đáp ứng trình tự, thủ tục luật định, có giấy phép do cơ quan có
thẩm quyền cấp để chứng minh nguồn gốc. Hơn nữa, việc lựa chọn giống cây trồng
trên đất RSX là rừng trồng hay kết hợp nuôi thêm vật nuôi khác phải tuân theo quy
hoạch, kế hoạch phát triển nông – lâm nghiệp của cả nước và địa phương nơi có
rừng, theo danh mục các giống cây trồng chủ lực cho RSX theo vùng sinh thái lâm
nghiệp39
hay theo danh mục giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Đây cũng
là cơ sở để xác định đâu là cây trồng, vật nuôi thuộc sở hữu hợp pháp của chủ sở
hữu RSX là rừng trồng.
 Sở hữu nhà nước là hình thức sở hữu mà Nhà nước là người đại diện cho
nhân dân quản lý, nắm giữ tư liệu sản xuất. Theo BLDS 2005, rừng tự nhiên và
rừng trồng có vốn từ ngân sách nhà nước thì thuộc sở hữu nhà nước.40
Điều 6 Luật BVPTR cũng quy định:
Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng
được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển
quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng
sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng.
Như vậy, căn cứ vào mục đích sử dụng để phân loại rừng, các diện tích RĐD,
RPH, RSX là rừng tự nhiên, RSX là rừng trồng nhưng được phát triển bằng vốn
38
Danh mục động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm – Ban hành kèm Nghị định 32/2006/NĐ-CP của
chính phủ ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm (NĐ
32/2006/NĐ-CP)
39
Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 17/11/2014 ban hành danh
mục các loài cây chủ lực cho rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các
vùng sinh thái lâm nghiệp.
40
Điều 200 Bộ luật dân sự
18
Nhà nước hoặc do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu từ các chủ rừng đều thuộc
sở hữu Nhà nước. Ngoài ra, các loài thực vật- động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc
danh mục do Chính phủ ban hành, tài nguyên vi sinh vật, cảnh quan rừng ở bất cứ
khu rừng nào, đất rừng… cũng do Nhà nước thống nhất quản lý. Đây cũng là lí do
giải thích vì sao quyền sở hữu rừng của Nhà nước mang tính chất tuyệt đối.
Việc quy định tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân của Việt Nam có sự tương đồng
với Trung Quốc và Liên Bang Nga. Trung Quốc coi tài nguyên rừng do Nhà nước
thống nhất quản lý41
và Nhà nước Trung Quốc đã thực thi rất thành công pháp luật
lâm nghiệp trong nhiều thập niên vừa qua, diện tích rừng của Trung Quốc đều giữ
đà tăng trưởng trong khi tình hình tài nguyên rừng của thế giới tiếp tục giảm xuống,
Cơ quan môi trường Liên hợp quốc đã xếp Trung Quốc vào danh sách một trong 15
nước có diện tích rừng nhiều nhất thế giới42
. Liên bang Nga là quốc gia có toàn bộ
diện tích rừng đều thuộc sở hữu Nhà nước khi quy định "các thửa rừng trên đất lâm
nghiệp thuộc sở hữu của Liên bang"43
, tuy hiện nay Nga có kế hoạch hướng đến tư
nhân hóa việc khai thác tài nguyên rừng nhưng diện tích đất rừng tư nhân chiếm tỉ
lệ rất nhỏ trong tổng diện tích rừng của Liên bang Nga44
.
Tóm lại, chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng mang những đặc trưng
cơ bản của chế độ sở hữu toàn dân nói chung ở nước ta trước hết ở tính đại diện,
quyền lực công. Bên cạnh đó chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng còn
đặc trưng ở hai hình thức sở hữu đó là hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng và
hình thức sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng.
41
Luật Lâm nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ban hành năm 1984 ( sửa đổi năm 1988) quy
định:" rừng thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, cá nhân được quyền sử dụng đât rừng nhưng phải
đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan nhà nước này cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu rừng hoặc quyền sử dụng rừng." Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thuộc sở hữu
nhà nước và sở hữu tập thể có thể được ký hợp đồng với các tập thể, cá nhân để trồng rừng - Article 3
article 26, Forestry Law of the People's Republic of China,
http://www.china.org.cn/english/environment/207457.htm, truy cập ngày 29/6/2015.
42
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, "Trung Quốc: Kế hoạch phát triển rừng tới năm 2020",
http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=407826&c0_id=30480, truy cập ngày
29/6/2015
43
Article 8 Forest Code of the Russian Federation 2006
44
Nguyễn Thị Thanh Huyền, tlđd (9), tr.121
19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Về nguyên tắc, mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên rừng đều
thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Bên cạnh các cơ sở lý
luận vững chắc khẳng định sự cần thiết, phù hợp, chế độ sở hữu toàn dân đối với tài
nguyên rừng còn được đảm bảo sự tồn tại lâu bền thông qua các quy định hiến định
và các quy phạm pháp luật có liên quan.
Đặc trưng nổi bật của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt
Nam là tính đại diện, Nhà nước thay mặt nhân dân lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng trên cả nước và thông qua các chủ rừng để thực hiện các kế hoạch
đó trên thực tế.
Giới thiệu khái quát hai hình thức sở hữu đối với tài nguyên rừng, bao gồm:
hình thức sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng và hình thức sở hữu Nhà nước
đối với rừng.
20
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG QUYỀN SỞ HỮU RỪNG Ở VIỆT NAM
2.1 Hình thức sở hữu tư nhân đối với rừng sản xuất là rừng trồng
2.1.1 Cơ sở xác lập
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sẽ được Nhà nước công nhận là chủ sở hữu RSX
là rừng trồng nếu như đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
Thứ nhất, vốn bỏ ra để trồng RSX là rừng hoặc tiền đã trả cho việc nhận chuyển
nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền sử dụng
rừng không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Hiểu đơn giản là vốn do tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư – đây có thể là vốn tự có của họ, vốn đi vay từ các tổ
chức tín dụng, vốn liên doanh, liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau mà không
có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Thứ hai, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải đảm bảo có giấy tờ chứng minh theo
quy định của pháp luật về đất đai hoặc pháp luật về đầu tư. Quy định loại giấy tờ
nào tùy thuộc vào từng đối tượng chủ rừng45
.
 Đối với tổ chức kinh tế, ngoài các tổ chức kinh tế trong nước, pháp luật còn
cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam
được sở hữu RSX là rừng trồng khi có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định
đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng RSX theo quy định của pháp
luật về đầu tư.
 Đối với hộ gia đình có nhu cầu sở hữu RSX là rừng trồng sinh sống trên địa
bàn thuộc cấp xã nơi có rừng nếu họ có giấy tờ chứng nhận hợp pháp xác định Nhà
nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng RSX; giấy tờ về
giao RSX là rừng trồng; hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho
hoặc thừa kế đối với RSX là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo
quy định của pháp luật; bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu RSX là rừng trồng đã
có hiệu lực pháp luật thì được cấp Chứng nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng.
 Đối với cá nhân là công dân Việt Nam muốn trở thành chủ sở hữu rừng phải
đáp ứng các điều kiện tương tự như đối với hộ gia đình. Bên cạnh đó, pháp luật
cũng không hạn chế quyền được sở hữu RSX là rừng trồng của người Việt Nam
định cư tại nước ngoài, cá nhân nước ngoài có dự án trồng RSX tại Việt Nam với
những yêu cầu về thủ tục áp dụng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam.
45
Điều 33 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Đất đai
21
Có thể thấy, việc quy định rõ ràng về thủ tục công nhận quyền sở hữu RSX là
rừng trồng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn trồng rừng là một điểm tiến
bộ của Luật BVPRT 2004, đây là cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi hợp
pháp cho các chủ rừng đồng thời là chủ sở hữu rừng.
So với Luật BVPTR 1991 chỉ quy định một cách căn bản "Rừng được gây trồng
trên đất được Nhà nước giao không phải bằng vốn của Nhà nước, thì sản phẩm thực
vật rừng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân bỏ vốn.46
", Luật BVPTR hiện hành đã
có những thay đổi đáng kể cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Từ chỗ chỉ căn cứ vào nguồn gốc vốn để cho phép tư nhân được sở hữu rừng không
phân biệt đó là RPH, RĐD hay RSX thì đến Luật BVPTR hiện hành thông qua việc
phân loại rõ ràng hơn về các loại rừng, đặc biệt là ba loại RSX bao gồm RSX là
rừng tự nhiên, RSX là rừng trồng và RSX là rừng giống đã quy định cụ thể cho
phép các đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư được sở hữu
một loại rừng duy nhất là RSX là rừng trồng, quy định như vậy là hợp lý với mục
tiêu sử dụng của từng loại rừng.
Phạm vi sở hữu của chủ sở hữu rừng cũng được mở rộng không chỉ thực vật
rừng và các sản phẩm từ thực vật rừng mà còn sở hữu đối với vật nuôi, tài sản gắn
liền với đất rừng do chủ chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê đất
để trồng rừng47
. Chủ rừng đầu tư phát triển RSX là rừng trồng trên đất được Nhà
nước giao hay cho thuê để trồng rừng đều được công nhận là chủ sở hữu RSX là
rừng trồng thay vì trước đây chỉ áp dụng với hình thức giao đất để trồng rừng, sự
thay đổi này góp phần thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành
lâm nghiệp khi tạo cho họ cơ hội được sở hữu RSX là rừng trồng ở Việt Nam.
2.1.2 Phương thức thực hiện quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng
Với tư cách là một chủ rừng, chủ sở hữu RSX là rừng trồng có những quyền và
nghĩa vụ chung như những chủ rừng khác được quy định tại Điều 59 và Điều 60
Luật BVPTR. Chủ sở hữu RSX là rừng trồng được hỗ trợ kỹ thuật, vốn để sử dụng
rừng ổn định, lâu dài, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp,
nghiên cứu khoa học, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi
trường theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó,
chủ sở hữu RSX là rừng trồng cần sử dụng rừng đúng theo quy hoạch, kế hoạch đã
được phê duyệt kèm theo các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn vốn rừng
và thực hiện các nghĩa vụ tài chính (nộp thuế, tiền sử dụng đất…) đối với Nhà nước
theo quy định của pháp luật.
46
Điều 3 Luật BVPTR 1991
47
Khoản 5 Điều 3 Luật BVPTR
22
Ngoài các quyền lợi được hưởng như các chủ rừng khác, chủ sở hữu RSX là
rừng trồng được pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng quy định thêm các quyền
của chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Cụ thể48
:
 Chủ sở hữu RSX là rừng trồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa
nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng bằng hình thức ghi trong Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, trong hồ sơ địa chính của địa phương49
. Đây là một trong những
điểm khác biệt quan trọng dùng để phân biệt giữa chủ rừng đồng thời là chủ sở hữu
RSX là rừng trồng với các loại chủ rừng còn lại không được công nhận quyền sở
hữu rừng mà chỉ được thừa nhận quyền sử dụng rừng.
 Khác với các chủ rừng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng chỉ được sở
hữu cây trồng, vật nuôi do chủ rừng đầu tư thêm trong quá trình quản lý rừng, chủ
sở hữu RSX là rừng trồng tự bỏ vốn trồng rừng trên diện tích đất được giao, được
cho thuê hoặc nhận chuyển nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng nên họ được sở
hữu toàn bộ cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng. Hơn nữa, chủ sở hữu
rừng được tự quyết định tuổi khai thác rừng trồng, thủ tục khai thác, tự chủ trong
việc thực hiện tận thu lâm sản, các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng
được tự do lưu thông trên thị trường trong khi các chủ rừng chỉ có quyền sử dụng
rừng phải thông qua các cơ quan có thẩm quyền thay mặt Nhà nước quyết định việc
khai thác, tận thu rừng.
 Về các quyền giao dịch, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu rừng được phép
chuyển nhượng, tặng cho quyền sở hữu RSX là rừng trồng; được thế chấp, bảo lãnh
bằng giá trị RSX là rừng trồng tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam; được
góp vốn bằng giá trị RSX là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong
nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; được hưởng giá trị tăng thêm từ rừng
khi nhận chuyển nhượng RSX là rừng trồng từ tay chủ rừng khác.
Chủ sở hữu rừng còn được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê rừng để
kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan,
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, đầu tư nghiên cứu khoa học theo quy
chế quản lý rừng. Trong trường hợp chủ sở hữu rừng là cá nhân (công dân Việt
Nam sinh sống trong nước hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước
ngoài) thì họ được phép để thừa kế là quyền sở hữu RSX là rừng trồng theo quy
định của pháp luật dân sự. Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư để thực
hiện các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, tạo thành RSX trên đất không có
48
Chương 5 Luật BVPTR
49
Khoản 8 Điều 3 Luật BVPTR
23
rừng được Nhà nước giao, cho thuê thì cũng được công nhận là chủ sở hữu rừng và
có đầy đủ các quyền lợi nêu trên50
.
Trường hợp Nhà nước giao rừng, giao đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần
cho cả thời gian thuê để trồng rừng thì ngoài quyền của chủ sở hữu đối với RSX là
rừng trồng, chủ rừng còn được Nhà nước trao quyền sử dụng đất rừng lâm nghiệp.
Khi đó, chủ sở hữu RSX sẽ đồng thời là người sử dụng đất, được phép chuyển
nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Pháp luật quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu RSX là rừng trồng như sau:
 Khi khác thác rừng trồng chủ sở hữu rừng phải báo trước mười (10) ngày
làm việc cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có rừng biết51
, trong trường hợp
rừng đó là rừng trồng cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy
định của Chính phủ52
. So với rừng trồng thuộc sở hữu tư nhân, quy định về khai
thác RSX là rừng trồng nhưng có vốn từ ngân sách Nhà nước và RSX là rừng tự
nhiên nghiêm ngặt hơn nhiều, chủ RSX là rừng trồng có vốn từ ngân sách Nhà nước
phải lập hồ sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền duyệt nguồn vốn quyết định,
đối với RSX là rừng tự nhiên, tùy vào loại chủ rừng mà có những yêu cầu khác
nhau, ví dụ53
:
 Chủ rừng là tổ chức: phải phải có phương án điều chế rừng (hoặc phương
án quản lý rừng bền vững) và thiết kế khai thác được Sở NNPTNT phê
duyệt.
 Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn: phải có kế
hoạch quản lí, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng có phương án khai
thác rừng do UBND cấp huyện phê duyệt hoặc ủy quyền cho phòng chức
năng của cấp huyện phê duyệt phương án khai thác rừng.
 Sau khi khai thác, chủ sở hữu rừng phải trồng lại rừng vào thời vụ trồng
rừng ngay sau đó hoặc thực hiện biện pháp tái sinh tự nhiên trong quá trình khai
thác54
. Nếu chủ rừng muốn kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trong khu
rừng của mình thì cần đảm bảo sử dụng không quá 40% diện tích đất không có rừng
là đất rừng ngập mặn hoặc không quá 30% diện tích đất không có rừng là đất RSX
không phải là đất ngập mặn để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được
50
Khoản 3 Điều 72 Luật BVPTR
51
Điểm b Khoản 2 Điều 40 Quy chế quản lý rừng được ban hành kèm Quyết định 186/2006/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/8/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng (được sửa đổi, bổ
sung bởi Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/6/2011 (Quy chế quản lý
rừng)
52
Điểm a Khoản 2 Điều 57 Luật BVPTR
53
Điều 39, 40 Quy chế quản lý rừng
54
Điểm a, c Khoản 2 Điều 57 Luật BVPTR
24
trồng xen cây nông nghiệp dưới tán rừng nhưng không làm ảnh hưởng tới mục đích
sử dụng chính của rừng55
. Những loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn
gen động vật rừng quý, hiếm sinh trưởng trong rừng thuộc sở hữu tư nhân được
quản lý, bảo vệ theo quy định của Chính phủ, chủ sở hữu rừng không có quyền sở
hữu đối với những đối tượng này. Mặt khác, khi khai thác các loài loài động vật
rừng hoang dã tuy không nằm trong danh mục động vật rừng quý, hiếm nhưng việc
săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt phải theo quy định của Bộ NNPTNT và phải thực hiện theo
đúng quy định trong giấy phép đã được cấp56
.
Như vậy, chủ sở hữu RSX là rừng trồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
một cách trực tiếp thông qua các hoạt động quản lý, sử dụng, phát triển rừng và các
quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt. Điều này hoàn toàn khác biệt với một chủ sở
hữu rừng khác là Nhà nước, qua việc giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê
đất để trồng rừng để thực hiện quyền sở hữu một cách gián tiếp qua hoạt động cụ
thể của các chủ rừng thông thường.
2.1.3 Thực trạng quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng
Về mặt pháp lý, Nhà nước đã trao quyền sở hữu rừng cho tư nhân, đây là điều
kiện thuận lợi để các chủ rừng tự do khai thác lợi ích và phát triển rừng theo những
kế hoạch riêng. Tuy vậy trên thực tế, việc các cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức sở
hữu RSX là rừng trồng không nhiều khi diện tích RSX là rừng trồng chỉ có khoảng
2,65 triệu ha (chiếm khoảng 19% tổng diện tích rừng), trong đó một diện tích không
nhỏ đã thuộc sở hữu Nhà nước. Mặt khác, nhìn vào cơ cấu chủ rừng phân theo diện
tích quản lý không hề có số liệu thống kê của chủ rừng là cá nhân, chủ rừng là các
tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước) cũng quản lý một diện tích khá
khiêm tốn khoảng 6%57
. Không chỉ ở Việt Nam, mà ở các quốc gia quy định nhiều
hình thức sở hữu rừng cũng phổ biến tình trạng chênh lệch giữa diện tích sở hữu
rừng của Nhà nước và diện tích sở hữu rừng của tư nhân. Ví dụ: tại quốc gia châu
Mỹ Bazil tư nhân chỉ sở hữu 10% diện tích rừng cả nước, con số này là 6,5% tại
Canada. Ngược lại, có những quốc gia đứng đầu thế giới về trữ lượng gỗ như Mỹ
hay Trung Quốc rừng thuộc sở hữu tư nhân khá lớn, trên 50% tổng diện tích rừng58
.
Sau 10 năm thực hiện Luật BVPTR 2004, với nhiều chính sách, kế hoạch
khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư vào RSX trong giai đoạn 2007-201559
, tốc
55
Điều 42 Quy chế quản lý rừng
56
Điều 46 NĐ 23/2006/NĐ-CP
57
Phụ lục 1: Cơ cấu chủ rừng phân theo diện tích quản lý - Quyết định 3322/QĐ-BNN-TCLN của Bộ
trưởng Bộ NNPTNT ngày 28/7/2014 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013 (Phụ lục 1)
58
Phụ lục 2
59
Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/9/2007 quyết định một số chính
sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số
66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/12/2011) (QĐ 147/2007/QĐ-TTg)
25
độ tăng quy mô của RSX do tổ chức kinh tế tư nhân, hộ gia đình, cá nhân quản lý
vẫn tương đối thấp, chỉ tăng 1 triệu ha RSX60
. Trong các loại RSX, Nhà nước chỉ
công nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ
vốn đầu tư do vậy, trên thực tế, rừng thuộc sở hữu tư nhân ở Việt Nam chiếm một
diện tích rất nhỏ.
Năm 2012, UBND tỉnh Quảng Nam lên kế hoạch trồng 16,5 ha cây Sao đen với
ước tính chi phí cụ thể (Việt Nam Đồng) cho một ha rừng như sau61
:
1 Vật tư (cây giống, phân bón, vận chuyển, công cụ) 4.831.000
2 Nhân công 14.381.966
3 Chăm sóc (2013-2017) 24.914.010
Tổng chi phí cho 1 ha 44.126.976
Tổng chi phí cho 16,5 ha 728.095.098
Đây là ví dụ minh họa cho một kế hoạch trồng rừng cụ thể tại một địa phương,
tuy không phải là diện tích RSX thuộc sở hữu tư nhân nhưng căn cứ vào những số
liệu trên có thể suy ra những khó khăn, bất cập mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
phải đối mặt khi có dự án đầu tư vào RSX là rừng trồng. Trước hết, để sở hữu RSX
là rừng trồng, các chủ rừng phải bỏ một số vốn rất lớn để mua vật tư, thuê nhân
công trồng, chăm sóc rừng trên diện tích đất RSX được giao, được cho thuê (trừ
những trường hợp nhận chuyển nhượng RSX là rừng trồng đã có sẵn từ chủ sở hữu
rừng khác thì vốn đầu tư bỏ ra để nhận chuyển nhượng RSX là rừng trồng) – nếu
trồng 16,5 ha Sao đen họ phải bỏ ra gần 730 triệu đồng trong suốt quá trình nuôi
trồng - đây là cản trở lớn nhất đối với các chủ rừng, đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân
khi muốn trở thành chủ sở hữu rừng nhưng thiếu một nguồn vốn ổn định và lâu dài,
gây là tình trạng nhiều chủ rừng đã lao động, sản xuất lâu năm trên diện tích RSX là
rừng trồng song vẫn không được công nhận là chủ sở hữu rừng.
Thời gian sinh trưởng của cây rừng tương đối dài, từ lúc bắt đầu gieo trồng tới
khi đạt được tiêu chuẩn khai thác mất từ 5-10 năm cho các giống cây thông thường,
với Sao đen là 7 năm; ngoài ra chủ rừng phải đảm bảo về diện tích nuôi trồng mới
có thể thu được lợi nhuận từ rừng.
Lượng vốn bỏ ra nhiều, thời gian thu hồi vốn lâu, không thể tính toán chính xác
được hiệu quả đầu tư nếu như không xây dựng được một kế hoạch phù hợp, chưa kể
đến khâu chăm sóc theo từng giai đoạn, đảm bảo kỹ thuật lâm nghiệp, thị trường
60
Xem thêm Quyết định 1970/QĐ/BNN-KL của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 06/7/2006 công bố hiện
trạng rừng toàn quốc năm 2005.
61
Quyết định số 2495/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ngày 31/7/2012 phê duyệt dự
toán trồng 16,5 ha cây Sao đen giai đoạn 2012-2017
26
đầu ra, nguy cơ bị thu hồi rừng phục vụ cho mục đích công cộng…là những nguyên
nhân khiến nhiều hộ gia đình, cá nhân không thể có cơ hội sở hữu RSX là rừng
trồng. Mặt khác, chủ sở hữu RSX là rừng trồng được tự do quyết định phương án
trồng và khai thác rừng nhưng đa phần các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân không
hiểu biết nhiều về kỹ thuật lâm nghiệp khiến cho hiệu quả kinh tế của rừng cũng
như chất lượng rừng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Đối với các tổ chức kinh tế, thường là các công ty lâm nghiệp sẽ dễ dàng tiếp
cận với RSX là rừng trồng hơn so với hộ gia đình, cá nhân. Trên thực tế diện tích
rừng các công ty lâm nghiệp sở hữu cũng chiếm ưu thế hơn cả, song tình trạng các
dự án đầu tư chậm tiến độ, doanh nghiệp hủy dự án do thiếu vốn đầu tư, không
chăm sóc và bảo vệ rừng vẫn còn khá phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên62
, miền
Trung63
nước ta.
Sự không đồng nhất giữa chế độ pháp lý đối với tài nguyên rừng và chế độ pháp
lý đối với đất rừng, đất đai luôn thuộc sở hữu Nhà nước trong khi RSX là rừng
trồng trên đất có thể thuộc sở hữu tư nhân gây khó khăn cho chủ rừng nếu họ thực
hiện các giao dịch dân sự như chuyển nhượng, chuyển đổi, góp vốn… sẽ phát sinh
nhiều trường hợp phức tạp như chủ sở hữu RSX là rừng trồng đồng thời là người sử
dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu rừng của mình cho chủ thể khác
nhưng chỉ có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng, việc giao dịch càng
không đơn giản khi chủ sở hữu RSX là rừng trồng không đồng thời là người có
quyền sử dụng đất.
2.2 Hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng
2.2.1 Cơ sở xác lập
Hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng được xác lập thông qua cơ chế đại diện
của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng. Theo đó, Nhà nước là đại diện
chủ sở hữu cho toàn thể nhân dân thống nhất, quản lý đối với toàn bộ diện tích rừng
tự nhiên, rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận
chuyển quyền sở hữu RSX là rừng trồng từ các chủ rừng.
Hình thức sở hữu Nhà nước đối với các loại rừng kể trên được khẳng định trong
các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật dân sự, Luật BVPTR. Với tư cách một
chủ sở hữu đặc biệt, Nhà nước sẽ thực thi các quyền định đoạt đối với rừng thông
qua các phương thức điều phối rừng như giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho
thuê đất để trồng rừng; từ đó trao quyền sử dụng rừng cho các đối tượng phù hợp.
62
"Bản tin lâm nghiệp", http://tongcuclamnghiep.gov.vn/diem-bao/diem-tin-ngay-25-03-2015-a2396,
truy cập ngày 15/7/2015
63
"Quảng Ngãi: Đất lâm nghiệp bỏ hoang, dân lại thiếu đất sản xuất", http://www.baomoi.com/Quang-
Ngai-Dat-lam-nghiep-bo-hoang-dan-lai-thieu-dat-san-xuat/147/16569027.epi, truy cập ngày 15/7/2015
27
Như vậy, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu một cách gián tiếp, chủ yếu thông
qua các hoạt động của chủ rừng đối với rừng. Nhà nước kiểm tra, giám sát các chủ
rừng bằng hệ thống pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng và hệ thống
các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương.
2.2.2 Các phương thức điều phối rừng của Nhà nước
2.2.2.1 Phương thức giao rừng64
a. Giao rừng không thu tiền sử dụng rừng
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt,
quỹ rừng của từng địa phương và nhu cầu sử dụng rừng của các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân Nhà nước tiến hành giao rừng không thu tiền sử dụng rừng cho các
đối tượng sau:
 Ban quản lý RPH, RĐD: Những khu RPH đầu nguồn tập trung có diện tích
từ 5.000 ha trở lên hoặc có diện tích dưới 5.000 ha nhưng có tầm quan trọng về
chức năng phòng hộ hoặc RPH ven biển quan trọng được giao không thu tiền sử
dụng cho Ban quản lý – là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thành lập theo quy chế quản lý rừng65
. Đối với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, khu rừng bảo vệ cảnh quan (cần thiết có Ban quản lý) sẽ được Nhà nước giao
không thu tiền sử dụng cho Ban quản lý rừng đặc dụng.
 Đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp khi có nhu cầu cũng được UNBD cấp tỉnh
giao RPH hoặc RĐD không thu tiền sử dụng phục vụ cho yêu cầu an ninh – quốc
phòng và nghiên cứu khoa học.
 Tổ chức kinh tế trong nước, hộ gia đình, cá nhân trong nước: UBND cấp
tỉnh quyết định giao RPH hoặc RSX (là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng) cho các tổ
chức kinh tế tại địa phương. Căn cứ vào phương án giao rừng, UBND cấp huyện sẽ
giao RPH, RSX (rừng tự nhiên hoặc rừng trồng) không thu tiền sử dụng rừng cho
các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thuộc cấp xã nơi có rừng trực tiếp
lao động lâm nghiệp66
với hạn mức được giao tối đa không quá 30 ha đối với mỗi
loại rừng67
. Xuất phát từ tầm quan trọng của RĐD là những khu rừng được thành
lập chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia,
nguồn gen sinh vật rừng, do đó Nhà nước chỉ giao cho Ban quản lý hoặc các đơn vị
vũ trang, tổ chức nghiên cứu khoa học do Nhà nước thành lập sử dụng vào những
64
Điều 24 Luật BVPTR
65
Điều 27 Quy chế quản lý rừng
66
Điều 20 NĐ 23/2006/NĐ-CP
67
Điều 22 NĐ 23/2006/NĐ-CP
28
mục đích không mang tính kinh doanh thương mại nhằm hạn chế tối đa sự tác động
của con người làm thay đổi cảnh quan, môi trường rừng.
Khi được giao RPH, các chủ rừng nói trên được phép khai thác lâm sản nhưng
phải đảm bảo nguyên tắc mang tính kết hợp trong khuôn khổ không làm ảnh hưởng
đến chức năng phòng hộ của rừng. Thông thường, các chủ rừng được phép khai thác
cây chết, cây sâu bệnh trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên; được khai thác cây
phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng phòng hộ là rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy
định, khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác; khai thác măng, tre
nứa, các loại lâm sản khác ngoài gỗ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ68
. Tuy Nhà nước
công nhận quyền sử dụng rừng nhưng ngoại trừ trường hợp chủ rừng là hộ gia đình,
cá nhân được chuyển đổi diện tích RPH được giao cho các hộ gia đình, cá nhân trên
cùng địa bàn, cá nhân được để thừa kế quyền sử dụng rừng, còn lại các chủ rừng
không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng rừng.
Đối với RĐD, việc cho phép khai thác lâm sản rất hạn chế, chỉ được thực hiện
với cây gỗ đã chết, gãy đổ, thực vật rừng ngoài gỗ, trừ các loài thực vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ trong khu bảo vệ cảnh
quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên
nhiên . Nhà nước khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực
tập kết hợp kinh doanh cảnh quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường đáp ứng
điều kiện về lập dự án cụ thể kèm theo sự phê duyệt của các cơ quan có thẩm
quyền. Riêng Ban quản lý RĐD, do phải quản lý một diện tích rừng khá lớn, vượt
quá khả năng nhân lực và vật lực nên có thể tiến hành khoán bảo vệ rừng theo kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc các tổ chức kinh tế thuê cảnh quan để kinh
doanh du lịch sinh thái - môi trường theo dự án69
.
Các chủ thể được giao RSX, tùy thuộc vào từng đối tượng chủ rừng và loại RSX
sẽ có những quy định về quyền và nghĩa vụ riêng. Nhưng nhìn chung, các chủ rừng
sẽ được khai thác lâm sản theo những nguyên tắc của từng loại RSX và chỉ được
thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng
tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được giao.
Với diện tích RSX là rừng trồng phát triển bằng vốn Nhà nước, chủ rừng là tổ chức
kinh tế không được tự ý thực hiện các giao dịch nói trên. Hộ gia đình, cá nhân được
giao RSX là rừng trồng không thu tiền sử dụng rừng được chuyển nhượng, tặng
cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị RSX là rừng trồng, được để
thừa kế quyền sử dụng rừng.
68
Điều 47 Luật BVPTR
69
Mục 2 Chương 4 Luật BVPTR
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà NộiLuận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
 
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hônBáo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
 
Luận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật
Luận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luậtLuận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật
Luận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật
 
Đề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOTĐề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luậtLuận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOTLuận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
 
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAYLuận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà NẵngLuận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà Nẵng
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đaiLuận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
 
Luận văn: Pháp luật lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội, HAYLuận văn: Pháp luật lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội, HAY
 
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônGiải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Mô tả công việc của sinh viên thực tập tại tòa án quận, huyện
Mô tả công việc của sinh viên thực tập tại tòa án quận, huyệnMô tả công việc của sinh viên thực tập tại tòa án quận, huyện
Mô tả công việc của sinh viên thực tập tại tòa án quận, huyện
 
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOTLuận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
 

Similar to Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT

Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, Tỉnh Ko...
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, Tỉnh Ko...Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, Tỉnh Ko...
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, Tỉnh Ko...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.docQuản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về đất rừng tại tỉnh Savannakhet – Nước CNDC ND Lào...
Luân Văn Quản lý nhà nước về đất rừng tại tỉnh Savannakhet – Nước CNDC ND Lào...Luân Văn Quản lý nhà nước về đất rừng tại tỉnh Savannakhet – Nước CNDC ND Lào...
Luân Văn Quản lý nhà nước về đất rừng tại tỉnh Savannakhet – Nước CNDC ND Lào...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT (20)

Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...
 
Xử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đ
Xử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đXử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đ
Xử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đ
 
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng NamLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
 
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOTuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam.docQuản Lý Nhà Nƣớc Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, Tỉnh Ko...
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, Tỉnh Ko...Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, Tỉnh Ko...
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, Tỉnh Ko...
 
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAYQuyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo pháp luật về bảo vệ rừng, HAY
 
Giao khoán đất rừng theo pháp luật Việt Nam tại Lạng Sơn, 9đ
Giao khoán đất rừng theo pháp luật Việt Nam tại Lạng Sơn, 9đGiao khoán đất rừng theo pháp luật Việt Nam tại Lạng Sơn, 9đ
Giao khoán đất rừng theo pháp luật Việt Nam tại Lạng Sơn, 9đ
 
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
 
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
 
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.docQuản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.doc
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về đất rừng tại tỉnh Savannakhet – Nước CNDC ND Lào...
Luân Văn Quản lý nhà nước về đất rừng tại tỉnh Savannakhet – Nước CNDC ND Lào...Luân Văn Quản lý nhà nước về đất rừng tại tỉnh Savannakhet – Nước CNDC ND Lào...
Luân Văn Quản lý nhà nước về đất rừng tại tỉnh Savannakhet – Nước CNDC ND Lào...
 
Luân Văn Quản lý rừng thông trên địa bàn Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Quản lý rừng thông trên địa bàn Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi.docLuân Văn Quản lý rừng thông trên địa bàn Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Quản lý rừng thông trên địa bàn Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Đề tài: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng Việt Nam, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI ---------- PHẠM THANH NGA CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VIỆT NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THANH NGA Khóa: 36 MSSV: 1155010223 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN TS. PHẠM VĂN VÕ (hỗ trợ) TP HỒ CHÍ MINH – 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2015 Tác giả Phạm Thanh Nga
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT Bộ NNPTNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Luật BVPTR Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 RĐD Rừng đặc dụng RPH Rừng phòng hộ RSX Rừng sản xuất UBND Ủy ban nhân dân
  • 5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VIỆT NAM ...............................................................................................4 1.1 Một số khái niệm ............................................................................................4 1.1.1 Khái niệm rừng và tài nguyên rừng..........................................................4 1.1.2 Khái niệm chủ rừng...................................................................................8 1.2 Cơ sở xác lập chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam ..............................................................................................................................9 1.2.1 Cơ sở lý luận...............................................................................................9 1.2.2 Cơ sở pháp lý............................................................................................11 1.3 Đặc trưng của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam....................................................................................................................14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................19 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUYỀN SỞ HỮU RỪNG Ở VIỆT NAM .........20 2.1 Hình thức sở hữu tư nhân đối với rừng sản xuất là rừng trồng ...............20 2.1.1. Cơ sở xác lập ..........................................................................................20 2.1.2. Phương thức thực hiện quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng............................................................................................................21 2.1.3. Thực trạng quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng.............24 2.2 Hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng ...................................................26 2.2.1 Cơ sở xác lập ............................................................................................26 2.2.2 Các phương thức điều phối rừng của Nhà nước ...................................27 2.2.3 Thực trạng thực hiện quyền sử dụng rừng ở Việt Nam ........................35 2.3 Hướng hoàn thiện pháp luật về sở hữu rừng ở Việt Nam .........................40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................45 KẾT LUẬN..............................................................................................................46
  • 6. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với vai trò là một bộ phận quan trọng của tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng được xem là cái nôi nuôi dưỡng sự sống trên Trái Đất đồng thời là nguồn lực phát triển kinh tế tài chính vững mạnh, góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh tổng hợp cho một quốc gia. Tầm ảnh hưởng của tài nguyên rừng không chỉ đối với từng cộng đồng, từng quốc gia riêng lẻ mà nó còn có ý nghĩa trên phạm vi toàn thế giới. Để bảo vệ tốt nguồn tài nguyên này, Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng hệ thống pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm thiết lập hệ thống các cơ quan quản lý chuyên ngành từ trung ương đến địa phương - một trong những công cụ hữu hiệu thay mặt Nhà nước thực thi các quy định của pháp luật vào thực tế quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Và đề thực hiện thống nhất trên toàn quốc một cơ chế quản lý, từ Hiến pháp 1980 trở đi, Nhà nước ta chỉ công nhận duy nhất một chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng, đó là chế độ sở hữu toàn dân. Qua một quá trình phát triển cho đến nay, chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng vẫn khẳng định được tính tất yếu phù hợp của nó, đương nhiên, về mặt nội hàm phải có ít nhiều thay đổi để thích ứng với tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội điển hình của giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Lựa chọn nghiên cứu đề tài chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam, tác giả mong muốn khẳng định lại một lần nữa về sự cần thiết của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng với vai trò chủ đạo của hình thức sở hữu Nhà nước trong khâu quản lý và bảo vệ rừng, cùng với đó là đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật về sở hữu tài nguyên rừng ở nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chế độ sở hữu toàn dân ở Việt Nam nói chung là một vấn đề thu hút được rất nhiều sự chú ý của các nhà học giả, các nhà khoa học. Tuy nhiên, số lượng đề tài nghiên cứu chuyên sâu về chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng nói riêng chưa thực sự đáng chú ý. Qua tìm hiểu, có một số bài viết và công trình có đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề sở hữu tài nguyên rừng ở Việt Nam đáng quan tâm như sau:  Trên các tạp chí khoa học:  Hoàng Huy Tuấn (2013), "Sự phân quyền và quyền sở hữu trong quản lý tài nguyên thiên nhiên: Tiếp cận lý thuyết và bối cảnh hóa trong quản lý rừng ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học lâm nghiệp, số 1/2013, tr.2657-2669.  Vũ Long (2005), "Về quyền sở hữu rừng tự nhiên" đăng trên website của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
  • 7. 2  Nguyễn Đại Anh Tuấn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa thiên Huế (2014), "Xã hội hóa quản lý tài nguyên rừng – bài toán dang dở" đăng trên website của Trung tâm Con người và Thiên nhiên.  Báo cáo khoa học:  Tô Xuân Phúc & Trần Hữu Nghị (2014), Giao đất giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội phát triển rừng và cải thiện sinh kế vùng cao, Huế.  Luận văn:  Nguyễn Thị Thu Trang (2012), Phân quyền sở hữu tài sản trong giao rừng cho cộng đồng ở Tây Nguyên, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.  Sách chuyên khảo:  Nguyễn Thanh Huyền (2013), Pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Các bài viết, đề tài nghiên cứu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu một phần nội dung của cơ chế sở hữu tài nguyên rừng ở Việt Nam, chưa khái quát cụ thể chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng cũng như cách thức vận hành quyền sở hữu rừng với hai hình thức sở hữu theo quy định của pháp luật hiện hành. Chính vì vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu làm rõ về chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam nhằm làm sáng tỏ bản chất của chế độ sở hữu toàn dân đối với với tài nguyên rừng đồng thời nghiên cứu nội dung cách thức thực hiện quyền sở hữu rừng ở Việt Nam theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng từ đó đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về sở hữu rừng ở nước ta. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu mà đề tài muốn hướng đến đó chính là chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam, cụ thể hơn đó là các quy định pháp lý về chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam với hai hình thức sở hữu: sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước.  Phạm vi nghiên cứu Tác giả tìm hiểu cơ chế sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành như Hiến pháp 2013, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Bộ luật dân sự 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)
  • 8. 3 và các văn bản pháp luật của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban ngành liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp… Bên cạnh đó, để phục vụ cho công tác nghiên cứu, tác giả cũng tham khảo các văn bản, tài liệu liên quan của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu hoặc tổ chức khác có công trình nghiên cứu hoặc báo cáo chuyên môn trong lĩnh vực lâm nghiệp về các hình thức sở hữu rừng, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam. 5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp nghiên cứu lý thuyết.  Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt đề tài nhằm tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về chế độ sở hữu cũng như phương thức thực hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam, phân tích cách thức thực hiện mô hình sở hữu đối với tài nguyên rừng từ đó chỉ ra các ưu điểm và nhược điểm của pháp luật Việt Nam về quản lý và bảo vệ rừng.  Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tác giả thu thập nhiều tài liệu trong và ngoài nước từ sách tham khảo, mạng điện tử, tạp chí,… để nghiên cứu nhằm đưa ra các cơ sở lý luận vững chắc, xác thực cho đề tài. Ngoài ra, tác giả cũng kết hợp với nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao cho cho đề tài nghiên cứu như phương pháp so sánh, so sánh giữa quy định về sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam với mô hình sở hữu tài nguyên rừng của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm hướng tới hoàn thiện hơn chế độ sở hữu và phương thức quản lý và bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên này ở nước ta. Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử duy vật Mac – Lênin để nghiên cứu cơ sở hình thành cũng như pháp luật về chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam song song với việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu phân tích số liệu thực tế, xây dựng giả thuyết… để rút ra kết luận nhằm làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu. 6. Bố cục tổng quát của khóa luận Bên cạnh Phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được cấu trúc thành hai chương bao gồm: Chương 1: Khái quát về chế độ sở hữu tài nguyên rừng ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng quyền sở hữu rừng ở Việt Nam.
  • 9. 4 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VIỆT NAM 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Khái niệm rừng và tài nguyên rừng 1.1.1.1 Khái niệm rừng Theo tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc ( FAO): Rừng là một khu vực đất đai có diện tích lớn hơn 0,5 ha với độ che phủ của tán rừng trên 10%, độ cao trung bình tối thiểu của cây phải đạt 5m, rừng bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng1 . Khái niệm này được kết hợp từ các yếu tố như mật độ cây, chiều cao của cây, cách thức sử dụng đất rừng và chức năng sinh thái để đưa ra một khái niệm về rừng thiên về liệt kê các đặc trưng của rừng để dễ dàng xác định một diện tích cây cối có phải là rừng trên thực tế hay không. Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (Luật BVPTR) của Việt Nam thì "Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.". Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì rừng được xác định dựa theo ba tiêu chí2 : (1) Là một hệ sinh thái với thành phần chính là các cây lâu năm thân gỗ, cau dừa, tre nứa có chiều cao trung bình từ 5m trở lên (trường hợp rừng mới trồng hoặc rừng ngập mặn ven biển độ cao của cây được quy định thấp hơn nhưng phải đảm bảo mật độ 1000 cây/ha trở lên), đủ khả năng cung cấp lâm sản, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. (2) Độ tàn che của tán cây (độ che phủ của tán rừng) là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên. Độ che phủ của tán rừng được hiểu là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất rừng3 . (3) Diện tích rừng liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên hoặc là dải rừng có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên. Với những hệ sinh thái nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản có cây lâu năm là cây 1 http://www.fao.org/docrep/005/y4171e/y4171e10.htm, truy cập ngày 03/6/2015 2 Điều 3 thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) ngày 10/6/2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng (TT 34/2009/TT-BNNPTNT) 3 Khoản 2 Điều 3 Luật BVPTR
  • 10. 5 thân gỗ, tre nứa, cau dừa, khu vực có cây cối nhưng không thuộc một trong hai trường hợp kể trên không được coi là rừng mà chỉ là cây phân tán. Bên cạnh những điểm tương đồng giữa khái niệm rừng của Việt Nam với khái niệm rừng của FAO về quy định độ che phủ của tán rừng đều phải từ 0.1 (10%) trở lên, độ cao trung bình của cây rừng hay diện tích tối thiểu một khu rừng phải đạt được, pháp luật Việt Nam quy định cụ thể hơn về các yếu tố cấu thành rừng (thành phần thực vật chính trong rừng là gì, mật độ cây bao nhiêu, diện tích đất là đất rừng phải liền mảnh…) và bao quát hơn khi xác định những diện tích tuy không đảm bảo điều kiện cơ bản về độ che phủ hay diện tích tối thiểu 0,5 ha nhưng là rừng vì xét đến sự phát triển của chúng trong tương lai (rừng mới trồng, dải cây rừng), đặc trưng sinh học của từng loài thực vật (ví dụ như rừng ngập mặn ven biển thường chỉ có độ cao trung bình 3m). Khái niệm về rừng theo pháp luật Việt Nam không chỉ đưa ra định nghĩa rõ ràng về rừng mà còn là cơ sở để phân biệt rừng với những diện tích có thực vật khác, không phải rừng. Về phân loại rừng, Luật BVPTR căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu để chia rừng thành 3 loại: rừng phòng hộ (RPH), rừng đặc dụng (RĐD) và rừng sản xuất (RSX). Đồng thời, kết hợp với nguồn gốc hình thành thì ba loại rừng này có thể là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng. Theo đó4 :  Rừng phòng hộ: là rừng được xây dựng và phát triển cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn đất, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường. RPH bao gồm 4 loại là RPH đầu nguồn; RPH chắn gió, chắn cát bay; RPH chắn sóng, lấn biển; RPH bảo vệ môi trường.  Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. RĐD bao gồm: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học.  Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường. RSX bao gồm RSX là rừng trồng, RSX là rừng tự nhiên và rừng giống. Để phục vụ cho công tác điều tra, kiểm kê, thống kê rừng, quy họach bảo vệ và phát triển rừng, quản lý tài nguyên rừng và xây dựng các chương trình, dự án lâm nghiệp ngày 10/6/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (Bộ NNPTNT) 4 Điều 4 Luật BVPTR
  • 11. 6 đã ban hành Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng (TT 34/2009/TT-BNNPTNT). Theo đó, ngoài tiêu chí mục đích sử dụng, rừng còn có thể được phân loại căn cứ vào nguồn gốc hình thành, trữ lượng, loài cây hoặc điều kiện lập địa5 . Theo tiêu chí điều kiện lập địa, rừng ở nước ta bao gồm rừng núi đất, rừng núi đá, rừng ngập nước, rừng trên đất cát. Theo tiêu chí loài cây có rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng cau dừa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa. Dựa vào trữ lượng, phân biệt được đâu là rừng rất giàu, rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng chưa có trữ lượng. Nếu căn cứ vào nguồn gốc hình thành, rừng được chia làm hai loại6 :  Rừng tự nhiên: là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.  Rừng trồng: là rừng được hình thành do con người trồng. Theo số liệu thống kê được công bố gần đây nhất cho thấy7 , tính đến hết năm 2013 Việt Nam có khoảng 13,95 triệu ha rừng. Trong đó, rừng tự nhiên chiếm khoảng 10,4 triệu ha, còn lại là rừng trồng (3,55 triệu ha). Nếu phân theo chức năng, khoảng 2,1 triệu ha là diện tích RĐD, khoảng 4,67 triệu ha là RPH và RSX chiếm diện tích 7,18 triệu ha.Trong tổng số 10,4 triệu ha rừng tự nhiên, RPH và RĐD chiếm 57,6%, còn lại (42,4%) là RSX. Đến nay, cả nước có khoảng 3,55 triệu ha rừng trồng, trong đó diện tích rừng trồng là RSX khoảng 2,65 triệu ha (74,65% trong tổng diện tích rừng trồng); phần còn lại (25,35%) là diện tích rừng trồng là RPH và RĐD. Trong những năm gần đây, diện tích rừng trồng tăng tương đối nhanh, với tốc độ khoảng 150.000 – 200.000 ha/năm8 . Điều này là cơ sở để tăng trữ lượng và chất lượng rừng trong tương lai cho nước ta. Mặc dù có nhiều tiêu chí để phân chia rừng nhưng khi nghiên cứu về chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng, chúng ta quan tâm tới các loại rừng được phân loại căn cứ vào hai tiêu chí, đó là nguồn gốc hình thành và mục đích sử dụng. Bởi lẽ, các hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của Nhà nước như xác lập các khu rừng, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng, giao rừng, cho thuê rừng đều dựa trên kết quả phân loại rừng là RPH, RĐD hay RSX. Nhà nước quyết định giao rừng, cho thuê rừng cho chủ thể phù hợp cũng căn cứ vào mục đích sử dụng của từng loại rừng, hơn nữa là cơ sở để xem xét công nhận quyền sử dụng rừng và quyền sở hữu RSX là rừng trồng. Ngoài ra, phân loại rừng thành RPH, RĐD, RSX sẽ thuận tiện 5 Chương II TT 34/2009/TT-BNNPTNT 6 Điều 5 TT 34/2009/TT-BNNPTNT 7 Quyết định 3322/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 28 tháng 7 năm 2014 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013 (QĐ 3322/QĐ-BNN-TCLN) 8 Tô Xuân Phúc & Trần Hữu nghị (2014), Báo cáo giao đất giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội phát triển rừng và cải thiện sinh kế vùng cao, Huế, tr.12
  • 12. 7 cho việc quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của từng loại chủ rừng đối với mỗi loại rừng nhất định. Có thể thấy nguồn gốc hình thành và mục đích sử dụng của từng loại rừng quyết định hình thức sở hữu đối với khu rừng đó có thể là hình thức sở hữu nào và phương thức thực hiện các quyền sở hữu của chủ sở hữu rừng. 1.1.1.2 Khái niệm tài nguyên rừng Tài nguyên rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên hữu hạn có khả năng tái tạo được bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và những yếu tố tự nhiên có liên quan đến rừng (cảnh quan rừng, vi sinh vật, thổ nhưỡng…)9 . Như đã đề cập, tài nguyên rừng được cấu thành từ nhiều thành phần tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng. Trong đó có hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, mà đời sống của chúng đều liên quan chặt chẽ với nhau, tạo thành quần xã đa dạng sinh học. Không giống như không khí, gió hay năng lượng mặt trời là những nguồn tài nguyên vô hạn, tài nguyên rừng có giới hạn nhất định về trữ lượng, sẽ giảm dần cùng với hoạt động khai thác, sử dụng của con người. Tuy nhiên, rừng lại là loại tài nguyên có thể tái tạo, phục hồi, thậm chí nâng cao chất lượng và trữ lượng thông qua quá trình tái sinh tự nhiên hoặc do con người gây trồng lại nếu như nhận được sự quản lý và bảo tồn hợp lý. Như chúng ta đã biết, tài nguyên rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống con người. Trước hết, hệ sinh thái rừng cung cấp lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trong xã hội; là nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các ngành xây dựng cơ bản; cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người; cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm.... Tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng, góp phần điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện, làm sạch không khí, điều hòa khí hậu. Ngoài ra, rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm. Như vậy, tài nguyên rừng có giá trị to lớn với sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia, góp phần cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. So với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có diện tích rừng lớn, xếp thứ 45 trên 192 quốc gia và vùng lãnh thổ10 . Do đó, tiềm năng khai thác và phát triển nguồn tài nguyên rừng ở nước ta là rất lớn. Sau các chiến 9 Nguyễn Thanh Huyền (2013), Pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr.14 10 Số liệu tính toán sử dụng thông tin từ The World Factbook 2011, https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html, truy cập ngày 8/7/2015
  • 13. 8 lược phát triển lâm nghiệp qua các giai đoạn, hiện nay độ che phủ rừng đã đạt 40%11 , trữ lượng gỗ - một trong các nguồn tài nguyên rừng quan trọng hàng đầu là 813,3 triệu m3 (rừng tự nhiên chiếm 94%, rừng trồng 6%) và khoảng 8,5 tỷ cây tre, nứa. Trữ lượng gỗ bình quân của rừng tự nhiên là 76,5 m3 /ha và rừng trồng là 40,6 m3 /ha. Gỗ tập trung chủ yếu ở 3 vùng là Tây Nguyên chiếm 33,8%, Bắc Trung Bộ 23% và Nam Trung Bộ 17,4% tổng trữ lượng12 . Về đa dạng sinh học của rừng, Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông nam Á giàu về đa dạng sinh học với hệ thực vật rừng phong phú về chủng loại. Cho đến nay đã thống kê được 10.484 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài rêu và 600 loài nấm. Theo dự đoán của các nhà thực vật học số loài thực vật bậc cao có mạch ít nhất sẽ lên đến 12000 loài, trong đó có khoảng 2300 loài đã được người dân dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác. Cũng như thực vật, giới động vật rừng Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á với 275 loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, trong đó hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu có giá trị thực tiễn cao13 . 1.1.2 Khái niệm chủ rừng Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác14 . Theo quy định của pháp luật, chủ rừng bao gồm 7 nhóm đối tượng, đó là15 :  Ban quản lý RPH, Ban quản lý RĐD  Hộ gia đình, cá nhân trong nước  Tổ chức kinh tế  Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam  Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam  Đơn vị vũ trang nhân dân  Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp. 11 QĐ 3322/QĐ-BNN-TCLN 12 Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 (QĐ 18/2007/QĐ-TTg ) 13 Phùng Mỹ Trung, "Bạn biết gì về đa dạng sinh học của rừng Việt Nam?", http://www.vncreatures.net/event06.php, truy cập ngày 8/7/2015 14 Khoản 4 Điều 3 Luật BVPTR 15 Điều 5 Luật BVPTR
  • 14. 9 Có thể thấy Nhà nước khuyến khích các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân tiếp cận khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên rừng khi quy định các nhóm chủ rừng bao gồm nhiều thành phần trong xã hội, không hạn chế chủ rừng trong nước hay nước ngoài và không quy định các cơ quan quản lý Nhà nước là một trong những đối tượng chủ rừng. Về nguyên tắc, Nhà nước (đại diện cho toàn dân) sẽ đóng vai trò là chủ sở hữu tuyệt đối đối với rừng. Bên cạnh đó còn có các đối tượng được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với RSX là rừng trồng – chủ sở hữu tương đối đối với rừng. Theo đó, khái niệm “chủ rừng” quy định tại Điều 3 Luật BVPRT bao gồm cả hai đối tượng là người có quyền sở hữu tương đối đối với RSX là rừng trồng và người không có quyền sở hữu rừng mà chỉ được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng rừng từ chủ rừng khác. Như vậy khái niệm “chủ rừng” và “chủ sở hữu rừng” không đồng nhất với nhau. Mỗi loại chủ rừng có những đặc điểm riêng, quyền lợi và nghĩa vụ riêng phụ thuộc vào loại rừng mà họ được giao hoặc được thuê theo quy định của Luật BVPTR. Điều kiện để trở thành chủ rừng đối với mỗi loại đối tượng chủ thể cũng có nhiều điểm không giống nhau nhưng trước hết họ phải thuộc một trong các nhóm đối tượng được nêu như trên (trừ Ban quản lý RPH, RĐD được thành lập sau khi giao RPH, RĐD); tiếp theo họ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp quyết định giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng căn cứ trên dự án đầu tư về lâm nghiệp được phê duyệt theo pháp luật về đầu tư (đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài), khu vực sinh sống tại địa phương có rừng (thường áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân) hoặc nhu cầu sử dụng vào mục đích kinh doanh (đối với tổ chức kinh tế), nghiên cứu (đối với tổ chức nghiên cứu khoa học), lí do an ninh – quốc phòng (đối với đơn vị vũ trang nhân dân). Khi hoàn thành các thủ tục cần thiết họ sẽ trở thành chủ rừng và được công nhận quyền sử dụng rừng hoặc quyền sở hữu RSX là rừng trồng. 1.2 Cơ sở xác lập chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam 1.2.1 Cơ sở lý luận Rừng là tài nguyên quý báu của mỗi quốc gia nói riêng và của thế giới nói chung, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn, đặc biệt đối với nền kinh tế. Rừng chứa đựng ít nhất 80% đa dạng sinh học của thế giới, đóng góp vào đời sống của hơn 1,6 tỷ người. Rừng và các lâm sản từ rừng là một nguồn tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm chính thức và không chính thức cho khoảng 50 triệu người. Giá trị sản phẩm rừng được giao dịch trên toàn cầu đạt 270
  • 15. 10 tỷ đôla Mỹ. Trong số đó, rừng của các nước đang phát triển chiếm trên 20%16 . Với một đất nước nhiều đồi núi như Việt Nam, vai trò của rừng hiện diện không chỉ trong lĩnh vực kinh tế (ngành lâm nghiệp đóng góp 5,9% vào cơ cấu GDP năm 2013 và có khuynh hướng ngày càng tăng17 ) mà còn trong cuộc sống hàng ngày, đời sống văn hóa, tâm linh. Không giống như tài nguyên khoáng sản, rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo được đồng thời cũng là đối tượng thường xuyên chịu tác động tiêu cực từ phía con người. Theo kết quả điều tra của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), mỗi năm có khoảng 119,6 triệu ha đến 149 triệu ha rừng trên toàn thế giới bị tàn phá18 , nếu làm một phép tính nhỏ với 4 tỉ ha rừng toàn cầu hiện nay thì chỉ trong vòng chưa đầy 40 năm nữa rừng sẽ hoàn toàn bị xóa sổ và kéo theo đó là hàng loạt các hệ lụy biến đổi khí hậu, ô nhiễm, nghèo đói, dịch bệnh. Hơn nữa, chúng ta đều biết, tốc độ khôi phục rừng luôn luôn chậm hơn tốc độ suy thoái rừng, một khi khai thác cạn kiệt nguồn rừng tự nhiên thì cơ hội hồi phục hầu như không có. Để quản lý, bảo vệ và phát triển tốt nguồn tài nguyên rừng các quốc gia đặc biệt quan tâm đến vấn đề sở hữu đối với rừng được thể hiện dưới các văn bản pháp luật và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai chế độ sở hữu rừng: công hữu (sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể) và tư hữu (sở hữu tư nhân) dưới nhiều mô hình sở hữu khác nhau. Mô hình phổ biến nhất là thừa nhận nhiều hình thức sở hữu ở các quốc gia có diện tích rừng lớn hàng đầu thế giới như Mỹ, Canada, Bazil, Argentina, Trung Quốc, Australia, Ấn độ, Việt Nam… đều quy định rừng thuộc sở hữu Nhà nước và tư nhân. Ví dụ, Mỹ có 56,3% diện tích rừng thuộc sở hữu tư nhân, Thụy Điển chỉ có 20,2% rừng thuộc sở hữu Nhà nước,… Bên cạnh đó là mô hình chỉ thừa nhận hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng với ý nghĩa là hình thức sở hữu duy nhất như ở Liên bang Nga, Indonesia, Myanmar, Cộng hòa Trung Phi19 . Là một quốc gia nằm trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam công nhận tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng là nguồn tư liệu sản xuất thuộc sở hữu chung của toàn xã hội. Chủ nghĩa Mác- xít đã chỉ ra mục tiêu và bản chất của chủ nghĩa xã hội chính là xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, ai cũng được hưởng ngang bằng như nhau, cùng với đó là 16 https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/6455/446400PUB0Fore101OFFICIAL 0USE0ONLY1.pdf?sequence=1, truy cập ngày 5/6/2015 17 Đỗ Hương, "GDP ngành lâm nghiệp có thể đạt 6%", http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo- nganh/GDP-nganh-Lam-nghiep-co-the-dat-6/214260.vgp, truy cập ngày 5/6/2015 18 https://www.worldwildlife.org/threats/deforestation, truy cập ngày 6/6/2015. 19 Phụ lục 2 - Thống kê số liệu sở hữu rừng theo hai hình thức của 24 trên 30 quốc gia có diện tích rừng lớn nhất trên thế giới - Andy White & Alejandra Martin (2002), Who owns the world's forest?- Forest tenure and public forests in transition, USA, pp.5 (Phụ lục 2)
  • 16. 11 khả năng điều khiển xã hội theo một kế hoạch chung20 . Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên sự học tập và vận dụng sáng tạo nền tảng học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin, do đó việc xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng là phù hợp về phương diện lý luận. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến giai đoạn hiện nay, chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta nói chung vẫn khẳng định được xu thế tất yếu của nó trong sự nghiệp hoàn thiện một nhà nước của dân, do dân, vì dân với một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đòi hỏi phải dựa trên nền tảng của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất bao gồm chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng. Tài nguyên rừng cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, dưới dạng hữu hình hoặc vô hình, như tài nguyên nước, đất đai, khoáng sản, không khí, các di tích văn hóa, lịch sử... là sở hữu chung của toàn dân được tạo dựng qua nhiều thế hệ. Vì vậy, xác lập chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng là khẳng định quyền của mỗi công dân đối với việc định đoạt, khai thác, sử dụng, phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng theo cơ chế dân chủ; góp phần bảo đảm cho các quan hệ trong xã hội được vận hành trên nền tảng của quyền sở hữu chung, song dưới những hình thức sở hữu cụ thể được thể chế hóa bằng luật pháp, chính sách của Nhà nước. Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng còn tạo điều kiện để các cộng đồng dân cư tham gia định đoạt, khai thác, sử dụng và hưởng lợi từ rừng, đồng thời bảo đảm cho mọi người dân giám sát việc quản lý, quy hoạch, khai thác và phát triển tài nguyên của chính quyền các cấp. Tóm lại, xuất phát từ tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với các lĩnh vực đời sống xã hội của mỗi quốc gia; xuất phát từ đặc trưng chính trị, kinh tế của một đất nước xã hội chủ nghĩa với tôn chỉ mọi của cải đều thuộc về nhân dân, mọi cá nhân đều có quyền tiếp cận với các tư liệu sản xuất một cách bình đẳng thì chế độ sở hữu toàn dân là một yêu cầu bắt buộc, tất yếu phát sinh. 1.2.2 Cơ sở pháp lý Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng được quy định trong đạo luật tối cao của Nhà nước Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, 20 Đỗ Thế Tùng, "Quan điểm cơ bản của C. Mác về sở hữu và việc vận dụng vào các văn kiện Đại hội XI của Đảng", http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang- XI/Noi-dung-co-ban-van-kien/2011/12442/Quan-diem-co-ban-cua-C-Mac-ve-so-huu-va-viec.aspx, truy cập ngày 5/6/2015.
  • 17. 12 quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý21 . Tài nguyên rừng được xem là một trong các loại "tài nguyên thiên nhiên khác" do vậy đương nhiên thuộc sở hữu của toàn thể nhân dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tìm hiểu lịch sử lập hiến của Việt Nam, có thể dễ dàng nhận thấy, do hoàn cảnh chiến tranh nên trong Hiến pháp 1946 chế độ về sở hữu chưa có thay đổi gì nhiều so với thời kỳ Pháp thuộc. Đến Hiến pháp 1959, tuy chưa có quy định về chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng nhưng so với bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, Hiến Pháp 1959 đã đặt nền móng công nhận quyền sở hữu các tư liệu sản xuất của người dân là quy định Hiến định: "Các hầm mỏ, sông ngòi, và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu của toàn dân.22 ". Đây cũng là bản Hiến pháp duy nhất thừa nhận sở hữu tư nhân – "hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc23 " trong đó có sở hữu tư nhân đối với tài nguyên rừng, mặc dù hình thức tư hữu này chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với hình thức sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể vào giai đoạn đó. Chế độ sở hữu toàn dân đối với tư liệu sản xuất nói chung và tài nguyên rừng nói riêng chính thức được công nhận từ Hiến pháp 198024 , bản Hiến pháp xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản, thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Để thực hiện mục tiêu đó, Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: Thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. 21 Điều 53 Hiến pháp 2013 22 Điều 12 Hiến pháp 1959 23 Điều 11 Hiến pháp 1959 24 Điều 19 Hiến pháp 1980: " Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân."
  • 18. 13 Các bản Hiến pháp sau này, Hiến pháp 199225 hay Hiến pháp 2013 là những bản Hiến pháp khẳng định và củng cố chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng thì ở Việt Nam. Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng được cụ thể hóa trong pháp luật chuyên ngành về quản lý và bảo vệ rừng hiện hành. Luật BVPTR 2004 quy định Nhà nước thay mặt toàn thể nhân dân thống nhất quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng26 , trên cơ sở đó Nhà nước trao quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho các chủ rừng thông qua các hoạt động giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng…. Tính chất sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng được thể hiện qua hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng. Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng27 . Bên cạnh đó, Nhà nước cũng công nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân28 nhưng các chủ rừng này phải có kế hoạch đầu tư cụ thể và cam kết thực hiện theo kế hoạch, quy hoạch phát triển rừng của Nhà nước, tuân theo pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng. Đó cũng chính là một trong những biểu hiện của chế độ sở hữu toàn dân, Nhà nước không phủ nhận quyền làm chủ tài sản của từng cá nhân song đối với một loại tài nguyên quan trọng như rừng, về nguyên tắc quyền sở hữu vẫn phải thuộc về toàn thể nhân dân trong nước, phải để nhân dân giám sát và quản lý. Luật BVPTR 1991 trước đó cũng thừa nhận chế độ sở hữu toàn dân với hai hình thức sở hữu đối với tài nguyên rừng - hình thức sở hữu Nhà nước và hình thức sở hữu tư nhân2930 , chỉ khác ít nhiều về cách thức quản lý của Nhà nước. Trong Luật BVPTR 1991 quy định Nhà nước giao rừng, giao đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân để bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước31 còn trong Luật BVPTR 2004 quy định cụ thể thêm về hình thức cho thuê rừng, cho thuê đất để trồng rừng. 25 Điều 17 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001):“Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.” 26 Điều 8 Luật BVPTR 27 Khoản 1 Điều 6 Luật BVPTR 28 Khoản 8 Điều 3 Luật BVPTR 29 Điều 2 Luật BVPTR 1991 30 Điều 3 Luật BVPTR 1991 31 Điều 2 Luật BVPTR 1991
  • 19. 14 Như vậy, cơ sở pháp lý của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam đã được ghi nhận ngay trong Hiến pháp và luật BVPTR qua các thời kỳ. Điều này góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc áp dụng quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng trên thực tế. 1.3 Đặc trưng của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam Thứ nhất, quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng được thực hiện thông qua cơ chế đại diện. Tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân nhưng chủ sở hữu toàn dân là một khái niệm trừu tượng, "toàn dân" không thể trực tiếp thực hiện quyền sở hữu của mình đối với rừng mà phải thực hiện thông qua cơ chế đại diện với chủ thể đại diện không ai khác ngoài Nhà nước. Theo đó, Nhà nước thay mặt nhân dân thống nhất quản lý đối với tài nguyên rừng thông qua hệ thống các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước chuyên môn trong lĩnh vực lâm nghiệp được tổ chức chặt chẽ từ trung ương tới địa phương và xây dựng các quy định pháp lý về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Nhà nước là chủ thể đặt ra chiến lược phát triển rừng cho cả nước, lập các quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; quyết định giao rừng cho ai, cho đối tượng nào thuê rừng, thu hồi rừng hay chuyển mục đích sử dụng rừng khi cần thiết; ngoài ra Nhà nước, cụ thể là Chính phủ sẽ quy định đâu là các loài thực vật rừng, động vật rừng cần được quản lý và bảo vệ đặc biệt, các chủ thể khác không được phép xâm hại khi chưa đáp ứng được các điều kiện bắt buộc do Nhà nước đặt ra. Một trong những hoạt động quan trọng thể hiện tính đại diện của Nhà nước đó là hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Bởi lẽ, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch rừng và đất rừng được xem là nòng cốt, xương sống của bảo vệ và phát triển rừng, muốn có một nền lâm nghiệp bền vững thì trước hết yêu cầu lâm phận quốc gia phải ổn định. Hoạt động này được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau32 : Một là, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được xây dựng phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh; phù hợp với kế hoạch sử dụng đất. Tuy có chế độ pháp lý khác nhau nhưng rừng là loại tài nguyên gắn liền với đất, tương tự đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, về đặc điểm vật chất chúng không giống nhau nhưng đặt trong tổng thể tạo nên sức mạnh tổng hợp của một quốc gia thì giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời. Xây dựng chiến lược hay kế hoạch phát triển một lĩnh vực nào dó cũng đồng nghĩa với việc chuẩn bị những bước đầu tiên để thay 32 Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Môi trường, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr.257.
  • 20. 15 đổi các lĩnh vực còn lại, do đó, khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo một số nội dung cơ bản như: tổng hợp, phân tích tình hình điều kiện tự nhiên, hiện trạng tài nguyên rừng; đánh giá được tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch lần trước; xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại rừng; tầm ảnh hưởng đến các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hoặc kế hoạch sử dụng đất… các bản quy hoạch này sẽ được cơ quan quản lý nhà nước về rừng lập và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ngày 09/01/2012, Thủ thướng chính phủ ra Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, bên cạnh nhiệm vụ chính của Bộ NNPTNT thì các bộ liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đều phải phối hợp thực hiện như hỗ trợ về tài chính, rà soát lại kế hoạch trong lĩnh vực của mình.... Đây là một ví dụ cụ thể và thiết thực thể hiện mối quan hệ chiến lược giữa các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như giữa quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng với các lĩnh vực còn lại nói riêng. Hai là, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng của các cấp. Kỳ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là mười (10) năm, kỳ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là năm (5) năm và được cụ thể hoá thành kế hoạch hàng năm33 ; pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước cũng như của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã34 . Theo đó, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng mang tính chu kỳ và được thiết kế thành một hệ thống từ trung ương đến địa phương theo chiều dọc, mỗi địa phương (nơi có rừng) sẽ dựa trên quy hoạch, kế hoạch chung cho cả nước đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trước đó để xây dựng cho địa phương mình một kế hoạch, quy hoạch chi tiết và phù hợp trong một giai đoạn cụ thể để bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn quản lý35 . Bên cạnh đó, để đáp ứng tính dân chủ, công khai của chế độ sở hữu toàn dân, trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các quy hoạch, kế hoạch đó phải được công bố công khai theo quy định của pháp luật36 . Ba là, đảm bảo khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng, đất rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam 33 Khoản 2 Điều 10 Nghị định 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/3/2006 hướng dẫn thi hành Luật BVPTR (NĐ 23/2006/NĐ-CP) 34 Điều 11, 12, 13 NĐ 23/2006/NĐ-CP 35 Phụ lục 3: Sơ đồ trình tự , thủ tục phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam – NĐ 23/2006/NĐ-CP (Phụ lục 3) 36 Điều 14 NĐ 23/2006/NĐ-CP
  • 21. 16 thắng cảnh. Nhà nước đại diện cho nhân dân nắm quyền sở hữu rừng không nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận mà hướng tới bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng của đất nước; đảm bảo mọi công dân đều có thể tiếp cận rừng một cách bình đẳng, công bằng nhất – đó cũng chính là biểu hiện của cơ chế đại diện trong chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng. Vì là chủ thể đại diện nên Nhà nước tham gia vào quan hệ sở hữu đối với tài nguyên rừng vừa với tư cách là chủ thể của quyền sở hữu vừa với tư cách là chủ thể của quyền lực công .Với tư cách là đại diện cho toàn thể nhân dân thực hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên rừng, Nhà nước thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với diện tích rừng thuộc sở hữu nhà nước như một chủ sở hữu bình thường. Nhưng đặc biệt ở phương thức thực hiện các quyền ấy, Nhà nước không sử dụng các kênh lưu thông dân sự mà sử dụng chính quyền lực của nhà nước để thực hiện chúng thông qua các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, các quyết định hành chính như giao rừng, cho thuê rừng. Sở dĩ có đặc trưng này bởi trách nhiệm chính của Nhà nước vẫn là quản lý xã hội nói chung, do đặc thù của nền chính trị, kinh tế của quốc gia Nhà nước phải đứng ra làm chủ thể đặc biệt thực hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên rừng. Thứ hai, chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng với hai hình thức sở hữu: sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước  Sở hữu tư nhân đối với rừng là việc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu RSX là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao đất, được thuê đất để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan37 . Trong các loại rừng, Nhà nước chỉ công nhận quyền sở hữu của tư nhân đối với một loại rừng duy nhất, đó là RSX là rừng trồng. Hơn nữa, vốn để trồng rừng là vốn do chủ rừng tự đầu tư. Cũng vì nguyên nhân nguồn gốc vốn mà Nhà nước cho tư nhân sở hữu RSX là rừng trồng như một loại tài sản thông thường, một đối tượng kinh doanh do chính họ đầu tư nên đương nhiên họ phải là chủ sở hữu hợp pháp của diện tích rừng đó. Mặt khác, Nhà nước đang khuyến khích phát triển thương mại và kinh tế lâm nghiệp từ việc khai thác hợp lý tài nguyên rừng, RĐD, RPH đa phần là các khu rừng tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và an ninh lâm nghiệp do đó cần đảm bảo sự quản lý, bảo vệ chặt chẽ từ phía các cơ quan Nhà nước trong khi RSX là rừng trồng với chức năng vốn có của mình là để phục vụ phát triển ngành lâm nghiệp đồng thời dễ dàng tái sinh, phục hồi nếu được khai thác hợp lý mà không gây bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào 37 Khoản 5 Điều 3 Luật BVPTR
  • 22. 17 đến môi trường. Chính vì thế, Nhà nước trao quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho các đối tượng phù hợp bởi nhắm tới mục đích kinh doanh, làm giàu cho chính bản thân mình thì không chủ rừng nào có thể lơ là việc chăm sóc tài sản của chính mình cả. Quyền sở hữu đối với RSX là rừng trồng chỉ mang tính tương đối. Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định rõ "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.", như vậy đất rừng luôn thuộc sở hữu Nhà nước, chủ sở hữu RSX là rừng trồng chỉ có thể được công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích RSX là rừng trồng mà mình đang đứng tên chủ sở hữu. Chủ rừng có quyền sở hữu đối với cây trồng, vật nuôi thông thường do chính mình bỏ vốn đầu tư còn các loại động vật - thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc danh mục do Chính phủ ban hành38 sinh trưởng trong rừng (nếu có), các loài động vật – thực vật hoang dã là do Nhà nước thống nhất quản lý, việc khai thác các giống loài này trong bất cứ loại rừng nào đều phải đáp ứng trình tự, thủ tục luật định, có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh nguồn gốc. Hơn nữa, việc lựa chọn giống cây trồng trên đất RSX là rừng trồng hay kết hợp nuôi thêm vật nuôi khác phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch phát triển nông – lâm nghiệp của cả nước và địa phương nơi có rừng, theo danh mục các giống cây trồng chủ lực cho RSX theo vùng sinh thái lâm nghiệp39 hay theo danh mục giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Đây cũng là cơ sở để xác định đâu là cây trồng, vật nuôi thuộc sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu RSX là rừng trồng.  Sở hữu nhà nước là hình thức sở hữu mà Nhà nước là người đại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ tư liệu sản xuất. Theo BLDS 2005, rừng tự nhiên và rừng trồng có vốn từ ngân sách nhà nước thì thuộc sở hữu nhà nước.40 Điều 6 Luật BVPTR cũng quy định: Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng. Như vậy, căn cứ vào mục đích sử dụng để phân loại rừng, các diện tích RĐD, RPH, RSX là rừng tự nhiên, RSX là rừng trồng nhưng được phát triển bằng vốn 38 Danh mục động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm – Ban hành kèm Nghị định 32/2006/NĐ-CP của chính phủ ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm (NĐ 32/2006/NĐ-CP) 39 Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 17/11/2014 ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp. 40 Điều 200 Bộ luật dân sự
  • 23. 18 Nhà nước hoặc do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu từ các chủ rừng đều thuộc sở hữu Nhà nước. Ngoài ra, các loài thực vật- động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục do Chính phủ ban hành, tài nguyên vi sinh vật, cảnh quan rừng ở bất cứ khu rừng nào, đất rừng… cũng do Nhà nước thống nhất quản lý. Đây cũng là lí do giải thích vì sao quyền sở hữu rừng của Nhà nước mang tính chất tuyệt đối. Việc quy định tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân của Việt Nam có sự tương đồng với Trung Quốc và Liên Bang Nga. Trung Quốc coi tài nguyên rừng do Nhà nước thống nhất quản lý41 và Nhà nước Trung Quốc đã thực thi rất thành công pháp luật lâm nghiệp trong nhiều thập niên vừa qua, diện tích rừng của Trung Quốc đều giữ đà tăng trưởng trong khi tình hình tài nguyên rừng của thế giới tiếp tục giảm xuống, Cơ quan môi trường Liên hợp quốc đã xếp Trung Quốc vào danh sách một trong 15 nước có diện tích rừng nhiều nhất thế giới42 . Liên bang Nga là quốc gia có toàn bộ diện tích rừng đều thuộc sở hữu Nhà nước khi quy định "các thửa rừng trên đất lâm nghiệp thuộc sở hữu của Liên bang"43 , tuy hiện nay Nga có kế hoạch hướng đến tư nhân hóa việc khai thác tài nguyên rừng nhưng diện tích đất rừng tư nhân chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích rừng của Liên bang Nga44 . Tóm lại, chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng mang những đặc trưng cơ bản của chế độ sở hữu toàn dân nói chung ở nước ta trước hết ở tính đại diện, quyền lực công. Bên cạnh đó chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng còn đặc trưng ở hai hình thức sở hữu đó là hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng và hình thức sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng. 41 Luật Lâm nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ban hành năm 1984 ( sửa đổi năm 1988) quy định:" rừng thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, cá nhân được quyền sử dụng đât rừng nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan nhà nước này cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu rừng hoặc quyền sử dụng rừng." Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể có thể được ký hợp đồng với các tập thể, cá nhân để trồng rừng - Article 3 article 26, Forestry Law of the People's Republic of China, http://www.china.org.cn/english/environment/207457.htm, truy cập ngày 29/6/2015. 42 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, "Trung Quốc: Kế hoạch phát triển rừng tới năm 2020", http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=407826&c0_id=30480, truy cập ngày 29/6/2015 43 Article 8 Forest Code of the Russian Federation 2006 44 Nguyễn Thị Thanh Huyền, tlđd (9), tr.121
  • 24. 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Về nguyên tắc, mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên rừng đều thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Bên cạnh các cơ sở lý luận vững chắc khẳng định sự cần thiết, phù hợp, chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng còn được đảm bảo sự tồn tại lâu bền thông qua các quy định hiến định và các quy phạm pháp luật có liên quan. Đặc trưng nổi bật của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam là tính đại diện, Nhà nước thay mặt nhân dân lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên cả nước và thông qua các chủ rừng để thực hiện các kế hoạch đó trên thực tế. Giới thiệu khái quát hai hình thức sở hữu đối với tài nguyên rừng, bao gồm: hình thức sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng và hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng.
  • 25. 20 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUYỀN SỞ HỮU RỪNG Ở VIỆT NAM 2.1 Hình thức sở hữu tư nhân đối với rừng sản xuất là rừng trồng 2.1.1 Cơ sở xác lập Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sẽ được Nhà nước công nhận là chủ sở hữu RSX là rừng trồng nếu như đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: Thứ nhất, vốn bỏ ra để trồng RSX là rừng hoặc tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Hiểu đơn giản là vốn do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư – đây có thể là vốn tự có của họ, vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng, vốn liên doanh, liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau mà không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Thứ hai, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải đảm bảo có giấy tờ chứng minh theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc pháp luật về đầu tư. Quy định loại giấy tờ nào tùy thuộc vào từng đối tượng chủ rừng45 .  Đối với tổ chức kinh tế, ngoài các tổ chức kinh tế trong nước, pháp luật còn cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam được sở hữu RSX là rừng trồng khi có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng RSX theo quy định của pháp luật về đầu tư.  Đối với hộ gia đình có nhu cầu sở hữu RSX là rừng trồng sinh sống trên địa bàn thuộc cấp xã nơi có rừng nếu họ có giấy tờ chứng nhận hợp pháp xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng RSX; giấy tờ về giao RSX là rừng trồng; hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với RSX là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu RSX là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật thì được cấp Chứng nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng.  Đối với cá nhân là công dân Việt Nam muốn trở thành chủ sở hữu rừng phải đáp ứng các điều kiện tương tự như đối với hộ gia đình. Bên cạnh đó, pháp luật cũng không hạn chế quyền được sở hữu RSX là rừng trồng của người Việt Nam định cư tại nước ngoài, cá nhân nước ngoài có dự án trồng RSX tại Việt Nam với những yêu cầu về thủ tục áp dụng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 45 Điều 33 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
  • 26. 21 Có thể thấy, việc quy định rõ ràng về thủ tục công nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn trồng rừng là một điểm tiến bộ của Luật BVPRT 2004, đây là cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ rừng đồng thời là chủ sở hữu rừng. So với Luật BVPTR 1991 chỉ quy định một cách căn bản "Rừng được gây trồng trên đất được Nhà nước giao không phải bằng vốn của Nhà nước, thì sản phẩm thực vật rừng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân bỏ vốn.46 ", Luật BVPTR hiện hành đã có những thay đổi đáng kể cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Từ chỗ chỉ căn cứ vào nguồn gốc vốn để cho phép tư nhân được sở hữu rừng không phân biệt đó là RPH, RĐD hay RSX thì đến Luật BVPTR hiện hành thông qua việc phân loại rõ ràng hơn về các loại rừng, đặc biệt là ba loại RSX bao gồm RSX là rừng tự nhiên, RSX là rừng trồng và RSX là rừng giống đã quy định cụ thể cho phép các đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư được sở hữu một loại rừng duy nhất là RSX là rừng trồng, quy định như vậy là hợp lý với mục tiêu sử dụng của từng loại rừng. Phạm vi sở hữu của chủ sở hữu rừng cũng được mở rộng không chỉ thực vật rừng và các sản phẩm từ thực vật rừng mà còn sở hữu đối với vật nuôi, tài sản gắn liền với đất rừng do chủ chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê đất để trồng rừng47 . Chủ rừng đầu tư phát triển RSX là rừng trồng trên đất được Nhà nước giao hay cho thuê để trồng rừng đều được công nhận là chủ sở hữu RSX là rừng trồng thay vì trước đây chỉ áp dụng với hình thức giao đất để trồng rừng, sự thay đổi này góp phần thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành lâm nghiệp khi tạo cho họ cơ hội được sở hữu RSX là rừng trồng ở Việt Nam. 2.1.2 Phương thức thực hiện quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng Với tư cách là một chủ rừng, chủ sở hữu RSX là rừng trồng có những quyền và nghĩa vụ chung như những chủ rừng khác được quy định tại Điều 59 và Điều 60 Luật BVPTR. Chủ sở hữu RSX là rừng trồng được hỗ trợ kỹ thuật, vốn để sử dụng rừng ổn định, lâu dài, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, nghiên cứu khoa học, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, chủ sở hữu RSX là rừng trồng cần sử dụng rừng đúng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt kèm theo các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn vốn rừng và thực hiện các nghĩa vụ tài chính (nộp thuế, tiền sử dụng đất…) đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật. 46 Điều 3 Luật BVPTR 1991 47 Khoản 5 Điều 3 Luật BVPTR
  • 27. 22 Ngoài các quyền lợi được hưởng như các chủ rừng khác, chủ sở hữu RSX là rừng trồng được pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng quy định thêm các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Cụ thể48 :  Chủ sở hữu RSX là rừng trồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng bằng hình thức ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong hồ sơ địa chính của địa phương49 . Đây là một trong những điểm khác biệt quan trọng dùng để phân biệt giữa chủ rừng đồng thời là chủ sở hữu RSX là rừng trồng với các loại chủ rừng còn lại không được công nhận quyền sở hữu rừng mà chỉ được thừa nhận quyền sử dụng rừng.  Khác với các chủ rừng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng chỉ được sở hữu cây trồng, vật nuôi do chủ rừng đầu tư thêm trong quá trình quản lý rừng, chủ sở hữu RSX là rừng trồng tự bỏ vốn trồng rừng trên diện tích đất được giao, được cho thuê hoặc nhận chuyển nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng nên họ được sở hữu toàn bộ cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng. Hơn nữa, chủ sở hữu rừng được tự quyết định tuổi khai thác rừng trồng, thủ tục khai thác, tự chủ trong việc thực hiện tận thu lâm sản, các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường trong khi các chủ rừng chỉ có quyền sử dụng rừng phải thông qua các cơ quan có thẩm quyền thay mặt Nhà nước quyết định việc khai thác, tận thu rừng.  Về các quyền giao dịch, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu rừng được phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sở hữu RSX là rừng trồng; được thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị RSX là rừng trồng tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam; được góp vốn bằng giá trị RSX là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; được hưởng giá trị tăng thêm từ rừng khi nhận chuyển nhượng RSX là rừng trồng từ tay chủ rừng khác. Chủ sở hữu rừng còn được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, đầu tư nghiên cứu khoa học theo quy chế quản lý rừng. Trong trường hợp chủ sở hữu rừng là cá nhân (công dân Việt Nam sinh sống trong nước hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài) thì họ được phép để thừa kế là quyền sở hữu RSX là rừng trồng theo quy định của pháp luật dân sự. Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư để thực hiện các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, tạo thành RSX trên đất không có 48 Chương 5 Luật BVPTR 49 Khoản 8 Điều 3 Luật BVPTR
  • 28. 23 rừng được Nhà nước giao, cho thuê thì cũng được công nhận là chủ sở hữu rừng và có đầy đủ các quyền lợi nêu trên50 . Trường hợp Nhà nước giao rừng, giao đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê để trồng rừng thì ngoài quyền của chủ sở hữu đối với RSX là rừng trồng, chủ rừng còn được Nhà nước trao quyền sử dụng đất rừng lâm nghiệp. Khi đó, chủ sở hữu RSX sẽ đồng thời là người sử dụng đất, được phép chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Pháp luật quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu RSX là rừng trồng như sau:  Khi khác thác rừng trồng chủ sở hữu rừng phải báo trước mười (10) ngày làm việc cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có rừng biết51 , trong trường hợp rừng đó là rừng trồng cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ52 . So với rừng trồng thuộc sở hữu tư nhân, quy định về khai thác RSX là rừng trồng nhưng có vốn từ ngân sách Nhà nước và RSX là rừng tự nhiên nghiêm ngặt hơn nhiều, chủ RSX là rừng trồng có vốn từ ngân sách Nhà nước phải lập hồ sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền duyệt nguồn vốn quyết định, đối với RSX là rừng tự nhiên, tùy vào loại chủ rừng mà có những yêu cầu khác nhau, ví dụ53 :  Chủ rừng là tổ chức: phải phải có phương án điều chế rừng (hoặc phương án quản lý rừng bền vững) và thiết kế khai thác được Sở NNPTNT phê duyệt.  Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn: phải có kế hoạch quản lí, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng có phương án khai thác rừng do UBND cấp huyện phê duyệt hoặc ủy quyền cho phòng chức năng của cấp huyện phê duyệt phương án khai thác rừng.  Sau khi khai thác, chủ sở hữu rừng phải trồng lại rừng vào thời vụ trồng rừng ngay sau đó hoặc thực hiện biện pháp tái sinh tự nhiên trong quá trình khai thác54 . Nếu chủ rừng muốn kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trong khu rừng của mình thì cần đảm bảo sử dụng không quá 40% diện tích đất không có rừng là đất rừng ngập mặn hoặc không quá 30% diện tích đất không có rừng là đất RSX không phải là đất ngập mặn để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được 50 Khoản 3 Điều 72 Luật BVPTR 51 Điểm b Khoản 2 Điều 40 Quy chế quản lý rừng được ban hành kèm Quyết định 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/8/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/6/2011 (Quy chế quản lý rừng) 52 Điểm a Khoản 2 Điều 57 Luật BVPTR 53 Điều 39, 40 Quy chế quản lý rừng 54 Điểm a, c Khoản 2 Điều 57 Luật BVPTR
  • 29. 24 trồng xen cây nông nghiệp dưới tán rừng nhưng không làm ảnh hưởng tới mục đích sử dụng chính của rừng55 . Những loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen động vật rừng quý, hiếm sinh trưởng trong rừng thuộc sở hữu tư nhân được quản lý, bảo vệ theo quy định của Chính phủ, chủ sở hữu rừng không có quyền sở hữu đối với những đối tượng này. Mặt khác, khi khai thác các loài loài động vật rừng hoang dã tuy không nằm trong danh mục động vật rừng quý, hiếm nhưng việc săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt phải theo quy định của Bộ NNPTNT và phải thực hiện theo đúng quy định trong giấy phép đã được cấp56 . Như vậy, chủ sở hữu RSX là rừng trồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách trực tiếp thông qua các hoạt động quản lý, sử dụng, phát triển rừng và các quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt. Điều này hoàn toàn khác biệt với một chủ sở hữu rừng khác là Nhà nước, qua việc giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng để thực hiện quyền sở hữu một cách gián tiếp qua hoạt động cụ thể của các chủ rừng thông thường. 2.1.3 Thực trạng quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng Về mặt pháp lý, Nhà nước đã trao quyền sở hữu rừng cho tư nhân, đây là điều kiện thuận lợi để các chủ rừng tự do khai thác lợi ích và phát triển rừng theo những kế hoạch riêng. Tuy vậy trên thực tế, việc các cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức sở hữu RSX là rừng trồng không nhiều khi diện tích RSX là rừng trồng chỉ có khoảng 2,65 triệu ha (chiếm khoảng 19% tổng diện tích rừng), trong đó một diện tích không nhỏ đã thuộc sở hữu Nhà nước. Mặt khác, nhìn vào cơ cấu chủ rừng phân theo diện tích quản lý không hề có số liệu thống kê của chủ rừng là cá nhân, chủ rừng là các tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước) cũng quản lý một diện tích khá khiêm tốn khoảng 6%57 . Không chỉ ở Việt Nam, mà ở các quốc gia quy định nhiều hình thức sở hữu rừng cũng phổ biến tình trạng chênh lệch giữa diện tích sở hữu rừng của Nhà nước và diện tích sở hữu rừng của tư nhân. Ví dụ: tại quốc gia châu Mỹ Bazil tư nhân chỉ sở hữu 10% diện tích rừng cả nước, con số này là 6,5% tại Canada. Ngược lại, có những quốc gia đứng đầu thế giới về trữ lượng gỗ như Mỹ hay Trung Quốc rừng thuộc sở hữu tư nhân khá lớn, trên 50% tổng diện tích rừng58 . Sau 10 năm thực hiện Luật BVPTR 2004, với nhiều chính sách, kế hoạch khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư vào RSX trong giai đoạn 2007-201559 , tốc 55 Điều 42 Quy chế quản lý rừng 56 Điều 46 NĐ 23/2006/NĐ-CP 57 Phụ lục 1: Cơ cấu chủ rừng phân theo diện tích quản lý - Quyết định 3322/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 28/7/2014 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013 (Phụ lục 1) 58 Phụ lục 2 59 Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/9/2007 quyết định một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/12/2011) (QĐ 147/2007/QĐ-TTg)
  • 30. 25 độ tăng quy mô của RSX do tổ chức kinh tế tư nhân, hộ gia đình, cá nhân quản lý vẫn tương đối thấp, chỉ tăng 1 triệu ha RSX60 . Trong các loại RSX, Nhà nước chỉ công nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư do vậy, trên thực tế, rừng thuộc sở hữu tư nhân ở Việt Nam chiếm một diện tích rất nhỏ. Năm 2012, UBND tỉnh Quảng Nam lên kế hoạch trồng 16,5 ha cây Sao đen với ước tính chi phí cụ thể (Việt Nam Đồng) cho một ha rừng như sau61 : 1 Vật tư (cây giống, phân bón, vận chuyển, công cụ) 4.831.000 2 Nhân công 14.381.966 3 Chăm sóc (2013-2017) 24.914.010 Tổng chi phí cho 1 ha 44.126.976 Tổng chi phí cho 16,5 ha 728.095.098 Đây là ví dụ minh họa cho một kế hoạch trồng rừng cụ thể tại một địa phương, tuy không phải là diện tích RSX thuộc sở hữu tư nhân nhưng căn cứ vào những số liệu trên có thể suy ra những khó khăn, bất cập mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải đối mặt khi có dự án đầu tư vào RSX là rừng trồng. Trước hết, để sở hữu RSX là rừng trồng, các chủ rừng phải bỏ một số vốn rất lớn để mua vật tư, thuê nhân công trồng, chăm sóc rừng trên diện tích đất RSX được giao, được cho thuê (trừ những trường hợp nhận chuyển nhượng RSX là rừng trồng đã có sẵn từ chủ sở hữu rừng khác thì vốn đầu tư bỏ ra để nhận chuyển nhượng RSX là rừng trồng) – nếu trồng 16,5 ha Sao đen họ phải bỏ ra gần 730 triệu đồng trong suốt quá trình nuôi trồng - đây là cản trở lớn nhất đối với các chủ rừng, đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân khi muốn trở thành chủ sở hữu rừng nhưng thiếu một nguồn vốn ổn định và lâu dài, gây là tình trạng nhiều chủ rừng đã lao động, sản xuất lâu năm trên diện tích RSX là rừng trồng song vẫn không được công nhận là chủ sở hữu rừng. Thời gian sinh trưởng của cây rừng tương đối dài, từ lúc bắt đầu gieo trồng tới khi đạt được tiêu chuẩn khai thác mất từ 5-10 năm cho các giống cây thông thường, với Sao đen là 7 năm; ngoài ra chủ rừng phải đảm bảo về diện tích nuôi trồng mới có thể thu được lợi nhuận từ rừng. Lượng vốn bỏ ra nhiều, thời gian thu hồi vốn lâu, không thể tính toán chính xác được hiệu quả đầu tư nếu như không xây dựng được một kế hoạch phù hợp, chưa kể đến khâu chăm sóc theo từng giai đoạn, đảm bảo kỹ thuật lâm nghiệp, thị trường 60 Xem thêm Quyết định 1970/QĐ/BNN-KL của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 06/7/2006 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2005. 61 Quyết định số 2495/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ngày 31/7/2012 phê duyệt dự toán trồng 16,5 ha cây Sao đen giai đoạn 2012-2017
  • 31. 26 đầu ra, nguy cơ bị thu hồi rừng phục vụ cho mục đích công cộng…là những nguyên nhân khiến nhiều hộ gia đình, cá nhân không thể có cơ hội sở hữu RSX là rừng trồng. Mặt khác, chủ sở hữu RSX là rừng trồng được tự do quyết định phương án trồng và khai thác rừng nhưng đa phần các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân không hiểu biết nhiều về kỹ thuật lâm nghiệp khiến cho hiệu quả kinh tế của rừng cũng như chất lượng rừng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Đối với các tổ chức kinh tế, thường là các công ty lâm nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với RSX là rừng trồng hơn so với hộ gia đình, cá nhân. Trên thực tế diện tích rừng các công ty lâm nghiệp sở hữu cũng chiếm ưu thế hơn cả, song tình trạng các dự án đầu tư chậm tiến độ, doanh nghiệp hủy dự án do thiếu vốn đầu tư, không chăm sóc và bảo vệ rừng vẫn còn khá phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên62 , miền Trung63 nước ta. Sự không đồng nhất giữa chế độ pháp lý đối với tài nguyên rừng và chế độ pháp lý đối với đất rừng, đất đai luôn thuộc sở hữu Nhà nước trong khi RSX là rừng trồng trên đất có thể thuộc sở hữu tư nhân gây khó khăn cho chủ rừng nếu họ thực hiện các giao dịch dân sự như chuyển nhượng, chuyển đổi, góp vốn… sẽ phát sinh nhiều trường hợp phức tạp như chủ sở hữu RSX là rừng trồng đồng thời là người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu rừng của mình cho chủ thể khác nhưng chỉ có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng, việc giao dịch càng không đơn giản khi chủ sở hữu RSX là rừng trồng không đồng thời là người có quyền sử dụng đất. 2.2 Hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng 2.2.1 Cơ sở xác lập Hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng được xác lập thông qua cơ chế đại diện của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng. Theo đó, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu cho toàn thể nhân dân thống nhất, quản lý đối với toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu RSX là rừng trồng từ các chủ rừng. Hình thức sở hữu Nhà nước đối với các loại rừng kể trên được khẳng định trong các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật dân sự, Luật BVPTR. Với tư cách một chủ sở hữu đặc biệt, Nhà nước sẽ thực thi các quyền định đoạt đối với rừng thông qua các phương thức điều phối rừng như giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; từ đó trao quyền sử dụng rừng cho các đối tượng phù hợp. 62 "Bản tin lâm nghiệp", http://tongcuclamnghiep.gov.vn/diem-bao/diem-tin-ngay-25-03-2015-a2396, truy cập ngày 15/7/2015 63 "Quảng Ngãi: Đất lâm nghiệp bỏ hoang, dân lại thiếu đất sản xuất", http://www.baomoi.com/Quang- Ngai-Dat-lam-nghiep-bo-hoang-dan-lai-thieu-dat-san-xuat/147/16569027.epi, truy cập ngày 15/7/2015
  • 32. 27 Như vậy, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu một cách gián tiếp, chủ yếu thông qua các hoạt động của chủ rừng đối với rừng. Nhà nước kiểm tra, giám sát các chủ rừng bằng hệ thống pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng và hệ thống các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương. 2.2.2 Các phương thức điều phối rừng của Nhà nước 2.2.2.1 Phương thức giao rừng64 a. Giao rừng không thu tiền sử dụng rừng Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt, quỹ rừng của từng địa phương và nhu cầu sử dụng rừng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Nhà nước tiến hành giao rừng không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau:  Ban quản lý RPH, RĐD: Những khu RPH đầu nguồn tập trung có diện tích từ 5.000 ha trở lên hoặc có diện tích dưới 5.000 ha nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc RPH ven biển quan trọng được giao không thu tiền sử dụng cho Ban quản lý – là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy chế quản lý rừng65 . Đối với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng bảo vệ cảnh quan (cần thiết có Ban quản lý) sẽ được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng cho Ban quản lý rừng đặc dụng.  Đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp khi có nhu cầu cũng được UNBD cấp tỉnh giao RPH hoặc RĐD không thu tiền sử dụng phục vụ cho yêu cầu an ninh – quốc phòng và nghiên cứu khoa học.  Tổ chức kinh tế trong nước, hộ gia đình, cá nhân trong nước: UBND cấp tỉnh quyết định giao RPH hoặc RSX (là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng) cho các tổ chức kinh tế tại địa phương. Căn cứ vào phương án giao rừng, UBND cấp huyện sẽ giao RPH, RSX (rừng tự nhiên hoặc rừng trồng) không thu tiền sử dụng rừng cho các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thuộc cấp xã nơi có rừng trực tiếp lao động lâm nghiệp66 với hạn mức được giao tối đa không quá 30 ha đối với mỗi loại rừng67 . Xuất phát từ tầm quan trọng của RĐD là những khu rừng được thành lập chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, do đó Nhà nước chỉ giao cho Ban quản lý hoặc các đơn vị vũ trang, tổ chức nghiên cứu khoa học do Nhà nước thành lập sử dụng vào những 64 Điều 24 Luật BVPTR 65 Điều 27 Quy chế quản lý rừng 66 Điều 20 NĐ 23/2006/NĐ-CP 67 Điều 22 NĐ 23/2006/NĐ-CP
  • 33. 28 mục đích không mang tính kinh doanh thương mại nhằm hạn chế tối đa sự tác động của con người làm thay đổi cảnh quan, môi trường rừng. Khi được giao RPH, các chủ rừng nói trên được phép khai thác lâm sản nhưng phải đảm bảo nguyên tắc mang tính kết hợp trong khuôn khổ không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng. Thông thường, các chủ rừng được phép khai thác cây chết, cây sâu bệnh trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên; được khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng phòng hộ là rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định, khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác; khai thác măng, tre nứa, các loại lâm sản khác ngoài gỗ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ68 . Tuy Nhà nước công nhận quyền sử dụng rừng nhưng ngoại trừ trường hợp chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được chuyển đổi diện tích RPH được giao cho các hộ gia đình, cá nhân trên cùng địa bàn, cá nhân được để thừa kế quyền sử dụng rừng, còn lại các chủ rừng không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng rừng. Đối với RĐD, việc cho phép khai thác lâm sản rất hạn chế, chỉ được thực hiện với cây gỗ đã chết, gãy đổ, thực vật rừng ngoài gỗ, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên . Nhà nước khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập kết hợp kinh doanh cảnh quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường đáp ứng điều kiện về lập dự án cụ thể kèm theo sự phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền. Riêng Ban quản lý RĐD, do phải quản lý một diện tích rừng khá lớn, vượt quá khả năng nhân lực và vật lực nên có thể tiến hành khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc các tổ chức kinh tế thuê cảnh quan để kinh doanh du lịch sinh thái - môi trường theo dự án69 . Các chủ thể được giao RSX, tùy thuộc vào từng đối tượng chủ rừng và loại RSX sẽ có những quy định về quyền và nghĩa vụ riêng. Nhưng nhìn chung, các chủ rừng sẽ được khai thác lâm sản theo những nguyên tắc của từng loại RSX và chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được giao. Với diện tích RSX là rừng trồng phát triển bằng vốn Nhà nước, chủ rừng là tổ chức kinh tế không được tự ý thực hiện các giao dịch nói trên. Hộ gia đình, cá nhân được giao RSX là rừng trồng không thu tiền sử dụng rừng được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị RSX là rừng trồng, được để thừa kế quyền sử dụng rừng. 68 Điều 47 Luật BVPTR 69 Mục 2 Chương 4 Luật BVPTR