SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
PHAN SEL
QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG TRANG TRÍ NỘI THẤT
THÀNH ĐÔ
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 60340102
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
PHAN SEL
QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG TRANG TRÍ NỘI THẤT
THÀNH ĐÔ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG
TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2018
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TIẾN SĨ TRƯƠNG QUANG DŨNG
(Ghi rõ họ, tên, họchàm, họcvị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 26 tháng 01 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch
2 TS. Nguyễn Quyết Thắng Phản biện 1
3 TS. Võ Tấn Phong Phản biện 2
4 TS. Mai Thanh Loan Ủy viên
5 TS. Hoàng Trung Kiên Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 08 tháng 8 năm 2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Phan Sel Giới tính: Nam
Ngày, 11 tháng 11, năm sinh 1985: Nơi sinh: Vũng Liêm -VL
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH MSHV:16418200064
I- Tên đề tài: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất Thành Đô
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho,
tầm quan trọng và vai trò của công tác quản trị hàng tồn kho.
Thứ hai, phân tích thực trạng quản trị hàng tồn kho của Công ty CP XD
Trang Trí Nội thất Thành Đô trong thời gian qua. Từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét
về những ưu điểm và những hạn chế cần khắc phục, cải tiến.
Thứ ba, đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn
kho tại Công ty CP XD Trang trí Nội thất Thành Đô.
III- Ngày giao nhiệm vụ:
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Trương Quang Dũng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
TS. Trương Quang Dũng PGS. TS. NguyễnPhú Tụ
i
CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Phan Sel
ii
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành Luận văn, trước tiên Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Quản
Trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh cùng tất cả các Thầy
giáo, Cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn: TS.Trương Quang
Dũng đã quan tâm giúp đỡ, dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn Tôi hoàn thành
Luận văn một cách tốt nhất trong suốt thời gian vừa qua.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo, Quý Anh/chị thuộc các Phòng ban
Công ty CP XD Trang Trí Nội Thất Thành Đô đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho Tôi trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận thực tế, thu thập số liệu để
hoàn thành Luận văn này.
Tuy đã cố gắng trong thời gian thực hiện Luận văn, nhưng với điều kiện thời
gian có hạn nên Luận văn sẽ còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý
của các Thầy giáo, Cô giáo để Tôi có điều kiện bổ sung các kiến thức còn thiếu và
nâng cao hơn công tác thực tế sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
iii
TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu về công tác Quản trị hàng tồn kho của Công ty CP XD
Trang Trí Nội Thất Thành Đô, kết cấu luận văn gồm các phần sau:
Những nội dung chính được tác giả trình bày thông qua 3 chương, đó là: Cơ
sở lý luận về Quản trị hàng tồn kho trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong
chương này tác giả trình bày các khái niệm về quản trị và quản trị hàng tồn kho
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá, nhận
định chung về tình hình thị trường nhựa của Việt Nam hiện nay, cũng như những
thách thức và thuận lợi của ngành nhựa trong nền kinh tế hội nhập.
Từ cơ sở lý luận áp dụng đánh giá thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Công
ty CP XD Trang Trí Nội Thất Thành Đô ở chương 2. Điểm chính của chương này,
tác giả đã đánh giá thực trạng của Công ty ở 3 nội dung chính: Một là công tác
hoạch định hàng tồn kho tại công ty, hai là thực trạng công tác tổ chức quản trị hàng
tồn kho, ba là công tác kiểm soát hàng tồn kho.
Đồng thời, tác giả cũng đã khảo sát 23 nhà phân phối để lấy ý kiến, đánh giá
một cách khách quan về công tác quản trị hàng tồn kho hiện tại của Công ty, để từ
đó đưa ra các nhận định, nhận xét về công tác quản trị hàng tồn kho.
Từ việc khảo sát, đánh giá thực trạng quản trị hàng tồn tại công ty, tác giả đã
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho với 3 nhóm giải
pháp chính: Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách hàng tồn kho, nhóm giải pháp
liên quan đến tổ chức thực hiện các chính sách hàng tồn kho và nhóm giải pháp liên
quan đến kiểm soát hàng tồn kho. Song song đó, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị
lên cơ quan nhà nước, cũng như với Ban lãnh đạo Công ty Thành Đô một số ý kiến
để hoàn thiện tốt hơn công tác quản trị tồn kho tai Công ty Thành Đô. Và tất cả nội
dung này được tác giả thể hiện rõ trong nội dung chương 3.
Phần cuối cùng là kết luận về công tác quả trị hàng tồn kho của Công ty
Thành Đô và các phụ lục đính kèm bao gồm tài liệu tham khảo và kết quả khảo sát.
iv
ABSTRACT
Research thesis on the inventory management of Chengdu Interior
Decoration Construction Thanh Do, thesis structure consists of the following parts:
The main contents are presented by the authors through three chapters,
namely: Theory of Managing Inventory in Production and Business Activities, in
this chapter, the author presents concepts of management and management.
Inventory in the production and business activities of enterprises, and general
assessment of the current plastic market in Vietnam, as well as the challenges and
advantages of the plastics industry in the economy. integration.
From the basis of the application of assessment of the status of inventory
management at Chengdu Furniture Decoration Thanh Do in chapter 2. The main
point of this chapter, the author has evaluated the current status of the company in 3
internal Majority: One is the inventory planning at the company, the other is the
status of inventory management organization, the third is the inventory control.
At the same time, the author also surveyed 23 distributors for comments,
objectively assessing the current inventory management of the Company, in order to
make comments, comments on inventory management.
From the survey and assessment of the current state of corporate governance,
the author has developed solutions to improve the efficiency of inventory
management with three main groups of solutions: Policy-related solutions
inventory, group solutions related to the organization of implementation of
inventory policies and group solutions related to inventory control. At the same
time, the author also made recommendations to state agencies, as well as the
leadership of the Chengdu Company some ideas to better improve the inventory
management at Chengdu. And all this content is clearly illustrated in chapter 3.
The final section concludes Chengdu's inventory valuation work and its
attached appendices, including references and survey results.
v
MỤC LỤC
CAM ĐOAN..........................................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ..................................................................................................................... ii
TÓM TẮT............................................................................................................................iii
ABSTRACT........................................................................................................................ iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ...............................................................................................x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH................................... xi
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................2
5. Kết cấu của đề tài ............................................................................................................3
Chương 1 ..............................................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO.................................................4
1.1. Quản trị .....................................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm quản trị ...........................................................................................4
1.1.2. Chức năng quản trị...........................................................................................5
1.2. Khái niệm, phân loại và tầm quan trọng của hàng tồn kho ................................7
1.2.1. Khái niệm hàng tồn kho ..................................................................................7
1.2.3. Lý do của việc lưu trữ hàng tồn kho ..............................................................8
1.2.4. Lợi ích và chi phí việc lưu trữ hàng tồn kho.................................................9
1.3. Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh........................ 10
1.3.1. Khái niệm quản trị hàng tồn kho................................................................. 10
1.3.2. Vai trò ý nghĩa của công tác quản trị hàng tồn kho .................................. 10
1.3.3. Mục đích quản trị hàng tồn kho................................................................... 11
1.3.4. Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh................ 12
vi
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tồn kho ............................................... 13
1.4. Các mô hình quản trị hàng tồn kho, các chỉ tiêu phản ánh quản trị hàng tồn
kho.................................................................................................................................. 13
1.4.1. Các mô hình quản trị hàng tồn kho............................................................. 13
1.4.1.1. Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản EQQ ( economic ordering
quanlity)................................................................................................................. 13
1.4.1.2. Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất ( PQQ – production order
quanlity)................................................................................................................. 15
1.4.1.3. Mô hình khấu trừ theo số lượng ( QDM – Quantily Discount Model)
16
1.5. Các chỉ tiêu phản ánh quản trị hàng tồn kho ..................................................... 17
1.5.1.Chu kỳ vận động của tiền mặt ...................................................................... 17
1.5.2. Các chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho............................... 19
1.5.3.Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của hàng tồn kho.......................................... 20
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu................................................... 20
Tóm tắt chương 1.............................................................................................................. 22
Chương 2 ........................................................................................................................... 23
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CP XD TRANG
TRÍ NỘI THẤT THÀNH ĐÔ......................................................................................... 23
2.1. Tổng quan về Công ty CP XD Trang trí nội thất Thành Đô ........................... 23
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................. 23
2.1.2. Sơ đồ tổ chức ................................................................................................. 24
2.1.3. Văn hóa doanh nghiệp .................................................................................. 24
2.1.4. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi......................................................... 24
2.2. Một số kết quả hoạt động của Công ty Thành Đô trong thời gian 2014 - 2016
25
2.2.1. Tình hình tài sản – vốn................................................................................. 25
2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty .................................................. 28
2.3. Nguyên tắc ghi nhận và phân loại hàng tồn kho của Công ty Thành Đô ...... 29
vii
2.3.1. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho công ty Thành Đô............................. 29
2.3.2. Phân loại hàng tồn kho công ty Thành Đô................................................. 29
2.3.3. Những yếu tố tác động đến quản lý hàng tồn kho tại Công ty Thành Đô ..
31
2.4. Phân tích thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Công ty Thành Đô................. 34
2.4.1. Thực trạng hoạch định hàng tồn kho Công ty Thành Đô......................... 35
2.4.2. Thực trạng tổ chức công tác quản trị hàng tồn kho .................................. 39
2.4.2.1. Công tác triển khai chính sách bán hàng............................................. 39
2.4.2.2. Công tác lập kế hoạch, triển khai và giám sát sản xuất..................... 40
2.4.2.3. Công tác đặt mã sản phẩm và tính giá thành nhập kho..................... 43
2.4.2.4. Công tác chất xếp hàng hóa khi nhập kho .......................................... 48
2.4.2.5. Công tác xuất kho giao hàng ................................................................ 50
2.4.2.6. Công tác triển khai xử lý hàng tồn kho chậm luân chuyển............... 54
2.5. Quá trình kiểm soát hàng tồn kho tại công ty Thành Đô................................. 55
2.5.1. Kiểm soát chính sách bán hàng tại công ty Thành Đô ............................. 55
2.5.2. Kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra....................... 55
2.5.3. Kiểm soát chi phí, giá thành sản phẩm sản xuất, nhập kho ..................... 56
2.5.4. Kiểm soát công tác giao hàng ...................................................................... 57
2.5.5. Kiểm soát hàng tồnkho theo phương pháp thực hiệnkiểm kê tồnkho . 58
2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hàng tồn kho .......................... 59
2.7. Kết quả khảo sát về quản trị hàng tồn kho của Công ty Thành Đô................ 61
2.8. Nhận xét chung về côngtác quản trị hàng tồn kho của Công ty Thành Đô .. 65
2.8.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 65
2.8.2. Những mặt còn hạn chế................................................................................ 66
Tóm tắt chương 2.............................................................................................................. 69
Chương 3 ........................................................................................................................... 70
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CP XD TRANG TRÍ NỘI THẤT THÀNH ĐÔ............................... 70
viii
3.1. Quan điểm và định hướng, chiến lược Công ty CP XD Trang trí Nội thất
Thành Đô....................................................................................................................... 70
3.1.1. Quan điểm phát triểncủa Công ty CP XD Trang trí Nội thất Thành Đô70
3.1.2. Định hướng, chiến lược của Công ty.......................................................... 70
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty CP
XD Trang trí Nội thất Thành Đô ................................................................................ 71
3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách hàng tồn kho.......................... 71
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện các chính sách hàng tồn
kho của Công ty Thành Đô..................................................................................... 74
3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến kiểm soát hàng tồn kho ........................... 80
3.3. Kiến nghị................................................................................................................ 84
3.3.1. Với cơ quan nhà nước................................................................................... 84
3.3.2. Với Ban Tổng Giám đốc Công ty CP XD Trang trí nội thất Thành Đô . 85
Tóm tắt chương 3.............................................................................................................. 86
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 88
PHỤ LỤC ......................................................................................................................
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Công ty CP XD TTNT
Thành Đô
AEC
TPP
JIT
FIFO
EOQ
TNHH
MTV
NĐTC
NVL
CPNVL
CPSX
KHSX
HĐQT
TGĐ
NPP
KHSX
: Công ty Cổ phần Xây dựng Trang Trí Nội Thất
Thành Đô
: ASEAN Economic Community
: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement
: Just in time
: First – in, first - out
: Mô hình sản lượng kinh tế cơ bản
:Trách nhiệm hữu hạn
: Một thành viên
: Niên độ tài chính
: Nguyên vật liệu
: Chi phí nguyên vật liệu
: Chi phí sản xuất
: Kế hoạch sản xuất
: Hội đồng Quản trị
: Tổng giám đốc
: Nhà phân phối
: Kế hoạch sản xuất
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Công ty Thành Đô từ 2014 – 2016.. 25
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2014 – 2015 - 2016
của Công ty Thành Đô .............................................................................................. 26
Bảng 2.3: Kế hoạch sản xuất giàn giáo, gạch lót nền, gạch ốp tường 2014-2015-
2016 .................................................................................................. ......................... 35
Bảng 2.4: Chính sách bán hàng – Khách hàng nhà phân phối .................................. 36
Bảng 2.5: Chính sách bán hàng – Khách hàng công trình ........................................ 37
Bảng 2.6: Quy định chỉ tiêu tồn kho ......................................................................... 38
Bảng 2.7: Bảng kế hoạch giao các đơn vị ................................................................. 39
Bảng 2.8: Quy ước đặt mã sản phẩm Giàn giáo ...................................................... 45
Bảng 2.9: Quy ước đặt mã sản phẩm gạch lát nền ................................................... 45
Bảng 2.10: Biểu mẫu nhập kho hàng ngày ............................................................... 47
Bảng 2.11: Quy định chất xếp hàng hóa khi nhập kho ............................................. 49
Bảng 2.12: Quy định điểm trừ thi đua ....................................................................... 50
Bảng 2.13: Bảng câu hỏi khảo sát mức độ đánh giá của NPP .................................. 62
Bảng 2.14: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát NPP về công tác quản trị hàng tồn kho
của Công ty Thành Đô .............................................................................................. 63
Bảng 3.1. Kế hoạch sản xuất bán hàng chi tiết tháng ............................................... 71
Bảng 3.2: Các bước triển khai phần mềm ERP ........................................................ 75
Bảng 3.3: Bảng dự toán chi phí đầu tư hệ thống camara giám sát ............................ 78
Bảng 3.4: Bảng dự toán chi phí đầu tư hệ thống âm thanh loa phát ......................... 79
Bảng 3.5: Xây dựng các bước thực hiện nhập hàng thừa trở lại kho (đề xuất) ........ 83
xi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Thành Đô.................................................................. 24
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh số của công ty từ năm 2006 đến năm 2016 .................. 28
Sơ đồ 2.1: Phân loại hàng tồn kho tại công ty Thành Đô............................................ 30
Sơ đồ 2.2: Lưu đồ triển khai sản xuất............................................................................. 41
Sơ đồ 2.3: Quy trình giao hàng........................................................................................ 51
Sơ đồ 2.4: Quy trình kiểm tra NVL đầu vào ................................................................. 56
Sơ đồ 2.5: Quy trình hàng tồn kho của công ty ............................................................ 59
Sơ đồ 3.1: Sờ đồ bố trí kho (đề xuất) ............................................................................. 76
Sơ đồ 3.2: Giải pháp quy trình quản lý hàng tồn kho (đề xuất).................................. 81
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng, đặc biệt khi Cộng đồng kinh tế
ASEAN đi vào hoạt động từ năm 2015 và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương được các nước thành viên thông qua sẽ có tác động trực
tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp một cách toàn diện. Để tồn tại và phát triển
trong xu hướng tự do hóa thương mại như hiện nay thì các doanh nghiệp phải không
ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, trong đó có hoạt động quản lý hàng tồn kho.
Quản lý hàng tồn kho là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý
doanh nghiệp phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp quản lý vào thực tiễn
hoạt động của doanh nghiệp mình. Đồng thời, để đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh diễn ra thông suốt thì đòi hỏi một lượng hàng tồn kho tối ưu, một mặt
tồn kho được xem như là “miếng đệm an toàn” giữa cung ứng và sản xuất, mặt khác
phải đảm bảo chi phí cho việc tồn kho là thống nhất.
Thường thì giá trị hàng tồn kho chiếm khoảng 40% tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp. Do đó nhà quản trị phải kiểm soát lượng tồn kho ở mức phù hợp
thông qua việc xem xét lượng tồn kho có hợp lý với doanh thu không và liệu doanh
số bán hàng có sụt giảm nếu không có đủ lượng tồn kho hợp lý không? Vì tồn kho
với số lượng quá nhỏ hay quá lớn đều không đạt hiệu quả tối ưu. Tồn kho cao sẽ
làm tăng chi phí đầu tư, nhưng nó lại biểu hiện sự sẵn sàng cho sản xuất hoặc đáp
ứng nhu cầu khách hàng. Tồn kho thấp sẽ làm giảm chi phí đầu tư nhưng sẽ tốn kém
trong việc đặt hàng, kế hoạch sản xuất, bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận.
Vậy tồn kho bao nhiêu là hợp lý? Đây luôn là một vấn đề đối với doanh
nghiệp. Làm thế nào để xác định mức tồn kho tối ưu với chi phí tồn kho thấp nhất?
Trong thời gian qua, mặc dù Công ty đã cố gắng nhằm thực hiện tồn kho tối
ưu nhưng vì làm theo kiểu tự phát nên thực tế còn nhiều vấn đề tranh luận trong nội
bộ Công ty về quản trị hàng tồn kho sao cho có hiệu quả cao, vì thế Tôi chọn đề tài
“Quản trị hàng tồn kho tại Công ty CP XD Trang Trí nội Thất Thành Đô” để
2
nghiên cứu. Qua đề tài này, Tôi sẽ có cơ hội áp dụng các lý thuyết đã học vào điều
kiện kinh doanh thực tế của Công ty, để rút ra những kiến thức cần thiết trong quản
trị tồn kho đem vận dụng vào thực tiễn một cách tốt nhất.
2. Mục tiêunghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu chính:
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị kho vật liệu
xây dựng của Công ty cổ phần xây dựng trang trí nội thất Thành Đô
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị kho hàng
+ Phân tích thực trạng hoạt động quản trị kho hàng của Công ty cổ phần xây
dựng trang trí nội thất Thành Đô nhằm xác định những thành tựu cũng như các mặt
còn yếu kém và nguyên nhân của chúng.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị kho hàng của
Công ty cổ phần xây dựng trang trí nội thất Thành Đô.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản trị kho hàng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian tại: Công ty cổ phần xây dựng trang trí nội thất Thành Đô
+ Về thời gian: từ năm 2013 đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng, trong đó phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu. Các
phương pháp cụ thể được sử dụng để thu thập, phân tích dữ liệu, đánh gía gồm
phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, đối chiếu, khái quát và tổng hợp.
Nguồn dữ liệu sử dụng bao gồm:
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông qua khảo sát một số khách hàng đã
và đang sử dụng dịch vụ kho của Công ty cổ phần xây dựng trang trí nội thất Thành
Đô
3
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ những báo cáo tổng kết năm của Công
ty cổ phần xây dựng trang trí nội thất Thành Đô từ năm 2013 đến 2015 và từ các
phòng ban trong Công ty cổ phần xây dựng trang trí nội thất Thành Đô .Ngoài ra
còn sử dụng một số số liệu từ niên giám thống kê.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài có kết cấu
gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị kho
Chương 2: Thực trạng quản trị kho tại Công ty CP XD Trang trí nội thất
Thành Đô
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị kho tại Công ty CP XD
Trang trí nội thất Thành Đô
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
1.1. Quản trị
1.1.1. Khái niệm quản trị
Thuật ngữ quản trị có nghĩa là một phương thức hoạt động hướng tới mục
tiêu được hoàn thành với hiệu quả cao. Phương thức này bao gồm những chức năng
hay hoạt động cơ bản mà nhà quản trị sử dụng, đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển
và kiểm soát.
Hiện nay, đang có khá nhiều khái niệm quản trị được sử dụng. Sau đây là
một số khái niệm thông dụng
Theo Mary Parke Follett (1918): “Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích
thông qua người khác”.
Theo Jame Stoner và Stephen Robbins (2010): “Quản trị là tiến trình hoạch
định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ
chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề
ra”.
Theo Robert Kreitner (1998): “Quản trị là tiến trình làm việc với con người
và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong môi trường luôn
thay đổi. Trọng tâm của quá trình này là sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn”.
Những định nghĩa về quản trị nêu trên mặc dù được diễn đạt khác nhau, với
các góc độ tiếp cận riêng song có thể thấy chúng có những điểm chung sau:
- Quản trị là một hoạt động cần thiết khách quan khi con người cùng làm
việc với nhau.
- Quản trị là hoạt động hướng về mục tiêu (có hướng đích).
- Quản trị là sử dụng có hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu.
- Con người đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị.
Hoạt động quản trị chịu sự tác động của môi trường biến động không
ngừng.
5
Từ các điểm chung này ta có thể khái quát quản trị là sự cần thiết phải thiết
kế một bộ máy quản lý hữu hiệu để có thể điều hành, phối hợp hoạt động của toàn
bộ tổ chức hướng tới mục tiêu đã đề ra. Nhà quản trị đạt được mục tiêu của tổ chức
bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không chỉ tự
mình hoàn thành công việc.
1.1.2. Chức năng quản trị
Theo James Stoner và Stephen Robbins (2010) chức năng quản trị bao gồm 4
chức năng chính sau:
Hoạch định: là chức năng quản trị có mục đích xác lập một mô hình (tham
chiếu) cho tương lai nhờ đó mà ta nhận ra những cơ hội và rủi ro, căn cứ vào đó
phải làm những việc ngay bây giờ để khai thác cơ hội và né tránh rủi ro. Hoạch định
liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, đến những mục tiêu cần đạt được và
phương thức đạt những mục tiêu đó. Nếu không lập kế hoạch thận trọng và đúng
đắn thì dễ dẫn đến thất bại trong quản trị. Có rất nhiều công ty không hoạt động
được hay chỉ huy động được một phần công suất chỉ vì không hoạch định hay hoạch
định tồi. Hoạch định cũng có nghĩa là nghĩ cách sử dụng nhân tài, vật lực để khai
thác cơ hội, thời cơ và ngăn chặn hữu hiệu những rủi ro, bất trắc của môi trường.
Hoạch định là quá trình ấn định những mục tiêu, xây dựng và chọn lựa những
biện pháp tốt nhất để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đó. Tất cả những nhà
quản trị từ cấp cao đến cấp thấp đều làm công việc hoạch định. Hoạch định không
những vạch ra con đường để đi tới mục tiêu mà còn chỉ ra giải pháp để giảm thiểu
các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của một tổ chức.
Tổ chức: Là chức năng quản trị có mục đích phân công nhiệm vụ, tạo dựng
một cơ cấu, thiết lập thẩm quyền và phân phối ngân sách cần thiết để thực hiện kế
hoạch. Nó sẽ xác định xem ai sẽ hoàn thành nhiệm vụ nào, ở đâu và khi nào thì
xong. Công việc tổ chức thực hiện đúng đắn sẽ tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi
thúc đẩy hoạt động đạt mục tiêu, tổ chức kém thì công ty sẽ thất bại cho dù hoạch
định tốt.
6
Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản trị liên quan đến hoạt
động thành lập ra các bộ phận trong tổ chức bao gồm các khâu và các cấp, tức là
quan hệ hàng ngang và hàng dọc để đảm nhận những hoạt động cần thiết, xác lập
các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó.
Điều khiển: Là chức năng quản trị nhằm gây ảnh hưởng, thúc đẩy, hướng
dẫn nguồn nhân lực thực hiện mục tiêu của tổ chức. Chức năng điều khiển liên quan
đến hoạt động thúc đẩy quan hệ cá nhân và nhóm trong mối quan hệ quản trị nhằm
xây dựng một bản sắc văn hóa cho tổ chức. Cuối cùng là quá trình thông tin và
truyền thông trong tổ chức. Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa tổ chức đến thành
công dù kế hoạch và tổ chức chưa thật tốt, nhưng sẽ chắc chắn thất bại nếu lãnh đạo
kém.
Chức năng điều khiển trong quản trị được xác định là quá trình tác động đến
con người, hướng dẫn, thúc đẩy họ sẵn sàng, nhiệt tình thực hiện những nhiệm vụ
được giao.
Kiểm soát: Kiểm soát là chức năng quản trị thúc đẩy thành tích của doanh
nghiệp hướng về hoàn thành mục tiêu. Kiểm soát là để lường trước rủi ro, đánh giá
hoạt động và đo lường kết quả hoạt động … tìm ra các nguyên nhân gây ra sai lệch
và tìm các giải pháp điều chỉnh thích hợp. Chính kiểm soát là chức năng khép kín
một chu kỳ quản trị, mở ra một chu kỳ quản trị mới tạo ra sự liên tục cho quá trình
quản trị và nó là chức năng giúp nhà quản trị biết khi nào phải điều chỉnh hoạt động,
khi nào cần phải có hoạch định mới.
Kiểm soát là công việc của bất kỳ một cấp bậc quản trị nào từ vị Chủ tịch
Hội đồng Quản trị, Giám đốc cho đến một đốc công hay một tổ trưởng. Tuy nhiên
trong thực tiễn, khái niệm này vẫn được tìm hiểu theo nhiều cách khác nhau, sau
đây là một khái niệm thông dụng về chức năng kiểm soát: Kiểm soát là quá trình đo,
lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và
nguyên nhân sự sai lệnh trên cơ sở đó đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm
khắc phục sự sai lệch hoặc nguy cơ sự sai lệch, đảm bảo tổ chức đạt được những
mục tiêu của nó. (Phan Thị Minh Châu, 2011)
7
1.2. Khái niệm, phân loại và tầm quan trọng của hàng tồn kho
1.2.1. Khái niệm hàng tồn kho
- Tài sản được giữ để bán trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, hàng hóa đang đi trên
đường, hàng gửi đi gia công chế biến, hàng gửi bán
- Hàng hóa thành phẩm: thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi bán
- Sản phẩm dở dang: sản phẩm chưa hoàn thành hoặc sản phẩm hoàn thành
nhưng chưa làm thủ rục nhập kho
- Chi phí dịch vụ dở dang
- Tóm lại, tồn kho là bất cứ nguồn nhàn rỗi nào được giữ để sử dụng trong
tương lai. Bất kỳ lúc nào mà ở đầu vào hay đầu ra của một doanh nghiệp có các
nguồn không sử dụng ngay khi nó sẵn sàng, tồn kho sẽ xuất hiện.
- Tùy từng loại hình doanh nghiệp, các dạng hàng tồn kho sẽ khác nhau và
nội dung hoạch định, kiểm soát hàng tồn kho cũng khác nhau.
- Đối với doanh nghiệp làm công tác dịch vụ, sản phẩm của họ là vô hình
như dịch vụ của các công ty tư vấn, các công ty giải trí… thì hàng tồn kho chủ yếu
là các dụng cụ, phụ tùng và phương tiện, vật chất – kỹ thuật dùng vào hoạt động của
họ
- Đối với lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp mua hàng để bán kiếm lời hàng
tồn kho chủ yếu của họ là hàng mua về và hàng chuẩn bị đến tay người tiêu dùng.
Trong lĩnh vực này doanh nghiệp hầu như không có dự trữ là bán thành phẩm trên
dây chuyền như trong doanh nghiệp sản xuất
- Đối với lĩnh vực sản xuất chế tạo, sản phẩm của họ phái trải qua một quá
trình chế biến lâu dài để biến đầu vào là nguyên liệu thành phẩm làm ra cuối cùng.
Vì thế hàng tồn kho bao gồm hầu hết các loại, từ nguyên vật liệu đến bán thành
phẩm trên dây chuyền và bán thành phẩm cuối cùng trước khi đến tay người tiêu
dùng. ( theo trang web http://vi.wikipedia.org/wiki/ - trang bách khoa toàn thư mở).
1.2.2. Phân loại hàng tồn kho
8
Hàng tồn kho tồn tại trong các công ty sản xuất có thể được phân ra thành ba
loại:
- Nguyên liệuthô: là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất
trong tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
- Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng
vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành
phẩm.
- Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản xuất.
Ba loại hàng tồn kho nêu trên được duy trì sẽ khác nhau từ công ty này đến
công ty khác tùy thuộc vào tính chất khác nhau của từng doanh nghiệp.
Một số công ty cũng duy trì loại thứ tư của hàng tồn kho, được gọi là nguồn
vật tư, chẳng hạn như đồ dùng văn phòng, vật liệu làm sạch máy, dầu, nhiên liệu,
bóng đèn và những thứ tương tự. Những loại hàng này đều cần thiết cho quá trình
sản xuất.
1.2.3. Lý do của việc lưu trữ hàng tồn kho
Tại sao các công ty lại giữ hàng tồn kho trong khi chi phí lưu trữ khá đắt?
Có ba lý do chính của việc giữ hàng tồn kho:
- Giao dịch: Doanh nghiệp sẽ duy trì hàng tồn kho để tránh tắc nghẽn trong
quá trình sản suất và bán hàng. Bằng việc duy trì hàng tồn kho, các doanh nghiệp
đảm bảo được việc sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu thô. Mặt khác,
việc bán hàng cũng không bị ảnh hưởng do không có sẵn hàng hóa thành phẩm.
- Dự phòng: Việc giữ lại hàng tồn kho với mục đích này là một tấm đệm cho
những tình huống kinh doanh xấu nằm ngoài dự đoán. Sẽ có những bức phá bất ngờ
về nhu cầu thành phẩm vào một thời điểm nào đó. Tương tự, cũng sẽ có những sự
sụt giảm không lường trước trong cung ứng nguyên liệu ở một vài thời điểm. Ở cả
hai trường hợp này, một doanh nghiệp khôn ngoan sẽ chắc chắn muốn có vài tấm
đệm để đương đầu với những thay đổi khôn lường.
9
- Đầu cơ: Doanh nghiệp giữ hàng tồn kho để có được những lợi thế khi giá
cả biến động. Giả sử nếu giá nguyên liệu thô tăng, doanh nghiệp sẽ muốn giữ nhiều
hàng tồn kho so với yêu cầu với giá thấp hơn.
1.2.4. Lợi íchvà chi phí việc lưu trữ hàng tồn kho
Lưu trữ hàng tồn kho đem lại những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp.
Những lợi thế quan trọng nhưng không hạn chế có thể kể đến như:
- Tránh các khoản lỗ trong kinh doanh: Bằng việc lưu trữ hàng tồn kho,
một công ty có thể tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ khi không có sẵn nguồn cung
tại một thời điểm nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Giảm chi phí đặt hàng: Các chi phí đặt hàng gồm chi phí liên quan đến
đơn đặt hàng cá nhân như đánh máy, phê duyệt, gửi thư,… có thể được giảm rất
nhiều nếu công ty đặt những đơn hàng lớn hơn là vài đơn hàng nhỏ lẻ.
- Đạt được hiệu quả sản xuất: Việc lưu trữ đủ số lượng hàng tồn kho cũng
đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả. Nói cách khác, nguồn cung ứng đủ
hàng tồn kho sẽ ngăn ngừa sự thiếu hụt nguyên liệu ở những thời điểm nhất định mà
có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, việc lưu trữ hàng tồn kho không phải lúc nào cũng tốt. Có thể nói
rằng việc thu mua tràn lan chứa đựng nhiều rủi ro và việc gặp phải những rủi ro
không lường trước được sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.Việc lưu trữ hàng tồn
kho quá nhiều, không có kế hoạch, sẽ chiếm những khoản chi phí nhất định. Do
vậy, rất cần thiết cho việc một công ty lập kế hoạch cụ thể về lưu trữ hàng tồn kho.
Chi phí lưu trữ hàng tồn kho được phân ra làm hai loại:
- Chi phí nguyên liệu: bao gồm các khoản phí liên quan đến đến việc đặt
hàng để thu mua nguyên liệu, các thành phần, tiền lương cho nhân viên quản trị
hành chính, chí phí thuê mặt bằng, cước phí, chuyển phát, hóa đơn, văn phòng
phẩm, v.v. Càng nhiều đơn hàng thì càng nhiều các chi phí liên quan và ngược lại.
- Chi phí thực hiện: bao gồm các khoản phí liên quan đến việc lưu trữ hoặc
vận chuyển hàng tồn kho cũng như chi phí bảo hiểm rủi ro trọn gói, chi phí thuê mặt
bằng, tiền lương cho nhân công, sự lãng phí, lỗi thời, sự hao mòn, mất trộm… Nó
10
cũng bao gồm các khoản phí cơ hội. Điều này có nghĩa: khoản tiền dành cho hàng
tồn kho nếu được đầu tư vào nơi khác trong kinh doanh, thì nó sẽ thu lại được một
khoản nhất định. Do đó mà sự mất mát của việc thu lại cũng có thể được xem như
một chi phí cơ hội.
Những điểm trên nhằm nhấn mạnh cho tầm quan trọng của việc quản lý hàng
tồn kho, để quyết định số lượng hàng tồn kho tối ưu nhất cho công ty, doanh nghiệp
theo chu kì (Theo Logistics Viet Nam).
1.3. Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
1.3.1. Khái niệm quản trị hàng tồn kho
- Quản trị hàng tồn kho là việc thực hiện các chức năng quản lý để lập kế
hoạch, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển, kiểm soát và cấp phát vật tư nhằm sử dụng tốt
nhất các nguồn lực phục vụ cho khách hàng, đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp (
theo trang web http://vi.wikipedia.org/wiki/ - trang bách khoa toàn thư mở)
- Quản trị hàng tồn kho là hoạt động kiểm soát sự luân chuyển hàng tồn kho
thông qua chuỗi giá trị từ việc xử lý trong sản xuất và phân phối ( theo trang web
www.saga.vn – trang thông tin tài chính)
1.3.2. Vai trò ý nghĩa của công tác quản trị hàng tồn kho
- Vai trò :
+ Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại vật tư có tác động
mạnh mẽ đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
+ Đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được tiến hành kiên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch
+ Thúc đẩy quá trình luân chuyển nhanh vật tư, sử dụng vốn hợp lý, có hiều
quả và tiết kiệm chi phí
+ Kiểm tra tình hình thực hiện cung cấp vật tư, đối chiếu với tình hình sản
xuất, kinh doanh và tình hình kho tàng để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua có
biện pháp khắc phục kịp thời
+ Đảm báo có đủ hàng hóa thành phẩm để cung ứng ra thị trường
- Ý nghĩa :
11
+ Công tác quản trị hàng tồn kho có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá
trình hoạt đồng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Muốn cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh được tiến hành đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo
cho nó các loại vật tư, năng lượng đủ về số lượng, kịp về thời gian. Đúng về quy
cách phẩm chất, chất lượng. Đó là một vấn đề bắt buộc mà nếu thiếu thì không thể
có quá trình sản xuất sản phẩm được
+ Doanh nghiệp sản xuất cần phải có vật tư, năng lượng mới có thể tồn tại
được. Vì vậy đảm báo nguồn vật tư năng lượng cho sản xuất là một tất yếu khách
quan, mộ điều kiện chung của mọi nền sản xuất xã hội
+ Doanh nghiệp thương mại cần phải có hàng hóa thì mới tồn tại được, chính
vì vậy cần phải đảm bảo có đủ hàng hóa để cung ứng cho thị trường và xã hội.
1.3.3. Mục đích quản trị hàng tồn kho
Các doanh nghiệp quản trị hàng tồn kho nhằm vào 2 mục đích chính
- Làm đủ lượng hàng tồn kho sẵn có: mục đích chính là đảm bảo hàng tồn
kho sẵn có theo yêu cầu trong mọi thời điểm. Vì sự thiếu hụt và dư thừa hàng tồn
kho đều chứng tỏ cho sự tốn kém trong tổ chức điều hành. Trường hợp thiếu hụt
hàng tồn kho thì dây chuyền sản xuất sẽ bị gián đoạn. Hậu quả là việc sản xuất giảm
đi hoặc không thể sản xuất. Kết quả là việc kinh doanh giảm sút dẫn đến giảm
doanh thu, giảm lợi nhuận và tệ hơn là thua lỗ. Mặt khác, sự dư thừa hàng tồn kho
cũng có nghĩa làm kéo dài thời gian sản xuất và phân phối luồng hàng hóa. Điều
này có nghĩa là khoản tiền đầu tư vào hàng tồn kho nếu được đầu tư vào nơi khác
trong kinh doanh, thì nó sẽ thu lại được một khoản nhất định. Không chỉ vậy, nó
cũng sẽ làm giảm các chi phí thực hiện và làm tăng lợi nhuận.
- Giảm thiểu chi phí và đầu tư cho hàng tồn kho: liên quan gần nhất đến
mục đích trên đó là làm giảm cả chi phí lẫn khối lượng đầu tư vào hàng tồn kho.
Điều này đạt được chủ yếu bằng cách đảm báo khối lượng cần thiết hàng tồn kho
trong tổ chức ở mọi thời điểm.
Điều này có lợi cho tổ chức theo hai cách. Một là khoản tiền không bị chặn
khi hàng tồn kho chưa được sử dụng tới và có thể được sử dụng để đầu tư vào
12
những nơi khác để kiếm lời. Hai là nó sẽ làm giảm các chi phi thực hiện, đồng thời
sẽ làm tăng lợi nhuận.
1.3.4. Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
- Hoạch định hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạch định hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua
việc ban hành các chính sách hàng tồn kho cụ thể thông qua các Nghị quyết của Đại
hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, chủ trương, chính sách
của Chủ tịch HĐQT và Ban Tổng giám đốc làm cơ sở hoạch định xây dựng các
chính sách bán hàng, các chính sách về hàng tồn kho (tuổi hàng tồn kho, chính sách
bán hàng, chính sách bán hàng tồn kho lâu năm, hoạch định vòng quay hàng tồn kho
theo từng thời điểm (theo mùa vụ), các chính sách thưởng/phạt về hàng tồn kho).
Quy định chính sách và quy trình nhập xuất hàng hóa để đảm bảo tối ưu
trong quá trình lưu kho, giao hàng.
- Tổ chức thực hiện chính sách hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh
Đây là quá trình áp dụng chính sách hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh vào thực tế. Quá trình thực hiện quản lý hàng tồn kho bắt đầu từ thời
điểm đặt hàng nguyên vật liệu, tiếp nhận đơn hàng và sản xuất thành phẩm, nhập
kho, xuất kho, bán hàng trong đó bao gồm các công tác triển khai sản xuất hàng tồn
kho; thực hiện đặt mã thành phẩm, thực hiện nhập kho và lưu kho; thực hiện chất
xếp và quản lý kho trên cơ sở sơ đồ nhà xưởng; thực hiện xuất kho và giao nhận;
thực hiện giao hàng hóa thành phẩm; đánh giá hàng tồn kho định kỳ hàng tháng;
tính toán thưởng phạt hàng tồn kho định kỳ; tăng cường xử lý hàng tồn kho lâu năm
và triển khai kiểm kê định kỳ.
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chính sách hàng tồn kho đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh
Kiểm soát quá trình triển khai thực hiện các chính sách được hoạch định về
hàng tồn kho, trên cơ sở kết quả kiểm soát để tiếp tục phát huy những điểm phù hợp
13
và hoạch định lại những điểm chưa phù hợp để đảm báo công tác quản trị hàng tồn
kho được hiệu quả và thông suất.
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tồn kho
+ Đối với tồn kho nguyên vật liệu, vật tư thường phụ thuộc vào:
- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh
nghiệp
- Khả năng sẵn sàng cung ứng nguyên vật liệu
- Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyên
vật liệu với doanh nghiệp.
- Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp
- Giá cả của các loại nguyên vật liệu.
+ Đối với tồn kho bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các yếu tố ảnh hưởng
bao gồm :
- Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản
phẩm
- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm
- Trình độ tổ chức quá trình sản xuất doanh nghiệp.
+ Đối với tồn kho sản phẩm, thành phẩm thường chịu ảnh hưởng của các
yếu tố:
- Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp.
1.4. Các mô hình quản trị hàng tồn kho, các chỉ tiêuphản ánh quản trị hàng
tồn kho
1.4.1. Các mô hình quản trị hàng tồn kho
1.4.1.1. Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản EQQ ( economic ordering quanlity)
- Mô hình kiểm soát dự trữ cơ bản EQQ được đề xuất và ứng dụng từ năm
1915, cho đến nay nó vẫn được hầu hết các doanh ngiệp sử dụng. Kỹ thuật kiểm
14
soát theo mô hình này rất dễ áp dụng, nhưng khi sử dụng nó người ta phải dựa vào
những giả thiết quan trọng, đó là:
+ Nhu cầu phải biết trước và nhu cầu không đổi.
+ Phải biết trước thời gian kể từ khi đặt hàng cho tới khi nhận được hàng và
thời gian đó không đổi.
+ Lượng hàng của mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng và
được thực hiện ở một thời điểm đã định trước.
+ Chỉ có duy nhất 2 loại chi phí là chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng
+ Sự thiếu hụt trong kho hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn đặt hàng được
thực hiện đúng thời gian.
Q*
dự trữ trung bình
Q*/2
thời gian
O A B C
Biểuđồ 1.1: Mô hìnhhàng tồn kho EQQ
Trong đó:
Q* - Sản lượng của một đơn hàng (lượng hàng dự trữ tối đa)
O – Dự trữ tối thiểu
Q*/2 – Lượng dự trữ trung bình
OA = AB = BC là khoảng cách kể từ khi nhận hàng đến khi sử dụng hết hàng
của một đợt đặt hàng dự trữ.
Với mô hình này, lượng dự trữ sẽ giảm theo một tỉ lệ không đổi vì nhu cầu k
hông thay đổi theo thời gian.
a) Xác định thông số cơ bản của mô hình EQQ
- Lượng đặt hàng tối ưu:
15
+ Mục tiêu của các mô hình dự trữ đều nhằm tối thiểu hoá tổng chi phí
dự trữ
+Khi nghiên cứu về chi phí hàng tồn kho ta đã có phương trình
TIC = H
Q
2 + S Q
D

Min (1)
+ Xét phương trình (1), ta lấy vi phân TIC theo Q. Từ đó ta có thể tính được
lượng hàng cung ứng mỗi lần tối ưu Q* như sau
Q* =
2DS
H
+ Như vậy, lượng dự trữ tối ưu hay lượng đơn hàng tối ưu Q* sẽ là 1 lượng
xác định sao cho tại đó tổn chi phí TIC là nhỏ nhất. Q* tối ưu tại điểm có chi phí đặt
hàng và chi phí tồn trữ ( chi phí cơ hội ) bằng nhau.
1.4.1.2. Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất ( PQQ – production order
quanlity)
- Trong mô hình EQQ, chúng ta đã giả định toàn bộ lượng hàng của một đơn
hàng được nhận ngay trong một chuyến hàng. Tuy nhiên có những trường hợp
doanh nghiệp nhận hàng dần dần trong một thời gian nhất định. Trong trường hợp
như thế chúng ta phải tìm kiếm một mô hình đắt hàng khác với EQQ.
- Một biến thể của mô hình EQQ cơ bản là mô hình lượng đặt hàng theo lô
sản xuất (PQQ). Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất được áp dụng trong
trường hợp lượng hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích lũy dần cho
đến khi lượng đặt hàng được tập kết hết. Mô hình này cũng được áp dụng trong
trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh nghiệp tự sản xuất lấy
vật liệu để dùng. Trong những trường hợp này cần phái quan tâm đến lúc sản xuất
hàng ngày của nhà sản xuất hoặc mức cung ứng của nhà cung ứng.
- Trong mô hình POQ, cơ bản giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt duy
nhất là hàng được đưa đến nhiều chuyến. Bằng phương pháp giống như EQQ có thể
tính được lượng hàng tối ưu Q*
- Nếu ta gọi:
16
p: Mức cung ứng ( hay mức sản xuất ) hàng ngày
d: Nhu cầu sử dụng hàng ngày
t: thời gian cung ứng
- Ta có :
Mức tồn kho tối
=
đa
- Tức là: Q m ax = p.t
Tổng lượng hàng
được cung ứng ( sản
xuất) trong thời gian t
=
Tổng lượng hàng
được sử dụng
trong thời gian t
- Mặt khác: Q = p.t
t =
Q
P
- Thay vào công thức tính mức tính tồn kho tối đa, ta có:
Q max = p (
Q
p ) – d (
Q
p ) = Q ( 1 -
d
p )
- Hàm tổng chi phí trong trường hợp này được viết lại:
TC = Q
D
S +
Q
2 H (1 -
d
p )
- như vậy, quy mô đơn hàng tối ưu:
Q* =
2SD
H(1 d )
p
1.4.1.3. Mô hình khấu trừ theo số lượng ( QDM – Quantily Discount Model)
- Để tăng doanh số bán hàng nhiều công ty thường đưa ra chính sách giảm
giá khi người mua mua với số lượng lớn. Chính sách bán hàng như vậy được gọi là
bán hàng khấu trừ theo số lượng mua. Nếu chúng ta mua với số lượng lớn sẽ được
hưởng giá thấp. Những lượng dự trữ sẽ tăng lên và do đó chi phí lưu kho sẽ tăng.
Xét về mức chi phí đặt hàng thì lượng đặt hàng sẽ tăng lên, sẽ dẫn đến chi phí đặt
hàng giảm đi. Mục tiêu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí về hàng dự
trữ hàng năm là bé nhất. trường hợp này ta áp dụng mô hình khấu trừ theo số lượng
DMQ. Tổng chi phí về hàng tồn kho được tính như sau:
17
TC= Q
D
S+
Q
2H+P.D
Trong đó: chi phí mua hàng = P.D
- Để xác định lượng hàng tối ưu (Q*) trong một đơn hàng, ta tiến hành 4
bước sau:
+ Bước 1: xác định các mức sản lượng đặt hàng tối ưu theo các mức đơn giá
khác nhau, theo công thức:
Q* =2SD
IP
Trong đó: I – tỷ lệ % chi phí tồn kho tính theo giá mua một đơn vị hàng
P – giá mua 1 đơn vị hàng
Chi phí lưu kho H giờ đây là I.P ( vì giá cả của hàng hóa là một biến số trong
tổng chi phí lưu kho)
+ Bước 2: điều chỉnh các mức sản lượng lên mức sản lượng được hưởng giá
khấu trừ
+ Bước 3 : tính tổng chi phí của hàng tồn kho cho các mức sản lượng đã diều
chỉnh theo công thức
TC= Q
D
S+
Q
2I.P+P.D
+ Bước 4: chọn Q* nào có tổng chi phí của hàng tồn kho thấp nhất đã được
xác định ở bước 3. Q* được chọn chính là sản phẩm tối ưu của đơn hàng ( quy mô
đơn hàng tối ưu) với TC min
1.5. Các chỉ tiêuphản ánh quản trị hàng tồn kho
1.5.1. Chu kỳ vận động của tiền mặt
- Chu kỳ vận động của tiền mặt vừa là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quá
trình quản lý tài sản lưu động vừa là căn cứ để phân loại tài sản lưu động. Hàng tồn
kho là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động vì thế ta cũng có thể dựa vào chỉ
tiêu này để đánh giá phần nào thực tiễn hoạt động quản lý hàng tồn kho tại doanh
nghiệp.
18
- Chu kỳ vận động của tiền mặt được hiểu là dộ sài thời gian từ khi thanh
toán khoản mục nguyên vật liệu đến khi thu được tiền từ những khoản phải thu do
việc bán sản phẩm cuối cùng
Chu kỳ vận
động của
tiền mặt
=
Thời gian vận
Động của
nguyên +
Vật liệu
Thời gian thu
Hồi khoản
phải -
thu
Thời gian
chậm
Trả khoản phải
thu
- Nếu ở đây chỉ bàn đến thời gian vận động của nguyên vật liệu ảnh hưởng
thế nào đến chu kỳ vận động của tiền mặt ta thấy rằng nếu thời gian vận động của
nguyên vật liệu càng giảm ( thông qua sản xuất và bán hàng nhanh hơn), chu kỳ vận
động của tiền mặt cũng được rút ngắn
- Thời gian vận động của nguyên vật liệu là độ dài thời gian trung bình để
chuyển nguyên vật liệu đó thành sản phẩm cuối cùng và thời gian bán những sản
phẩm đó
Thời gian vận động
của nguyên vật liệu =
Hàng tồn kho
Mức bán mỗi ngày
- Giả thiết rằng một công ty xe máy có mức tồn kho trung bình là 2 triệu đơn
vị, mức bán hàng trong năm là 10 triệu đơn vị thì thời gian vận động của nguyên vật
liệu sẽ là :
2.000.000
= 72 ngày
10.000.000/ 360

Như vậy công ty này cần trung bình 72 ngày để chuyển nguyên vật liệu
thành sản phẩm cuối cùng và bán nó

- Mục tiêu của các doanh nghiệp là rút ngắn chu kỳ hoạt động của tiền mặt
càng nhiều càng tốt và không có hại cho sản xuất. Nếu doanh nghiệp duy trì chu kỳ
vận động tiền mặt càng dài, có nghĩa là nhu cầu tài trợ từ bên ngoài sẽ càng lớn.
19
Nguồn tài trợ nào cũng phát sinh chi phí làm giảm lợi nhuận hoạt động sản xuất –
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5.2. Các chỉ tiêuvề tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho
- Đây là nhóm chỉ tiêu khá quan trọng phân tích tài chính để đánh giá hoạt
động sản xuất – kinh doanh của một doanh nghiệp cũng như hiệu hoạt động quản lý
hàng tồn kho tại doanh nghiệp đó
- Vòng quay dự trữ :
Vòng quay dự trữ =
Doanh thu trong năm
Giá trị hàng tồn kho bình quân
- Vòng quay dự trữ có thể được dùng để so sánh hiệu quả hoạt động giữa các
năm, kỳ tài chính của doanh nghiệp hoặc dùng để so sánh hoạt động của doanh
nghiệp với tỷ số trung bình của ngành
- Các doanh nghiệp luôn mong muốn tăng số vòng quay dự trữ . Tỷ số này có
thể giúp các nhà phân tích nhận định về hiệu quả về quản lý hàng tồn kho ở doanh
nghiệp đã tốt chưa, có sự bất hợp lý nào không
Thời gian 1 vòng
luân chuyển hàng tồn
kho =
360
Vòng quay dự trữ
Tỷ số này cho biết để hàng tồnkho luân chuyển được 1 vòng cần bao nhiêu
ngày
Hệ số đảm nhiệm
Hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình
quân
Doanh thu thuần
Hệ số này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu
hàng tồn kho.
20
1.5.3.Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của hàng tồn kho
Khả năng sinh lời của
hàng tồn kho
=
Lợi nhuận trước thuế/sau thuế
Hàng tồn kho bình quân
- Chỉ tiêu này cho biết một đồng hàng tồn kho sẽ tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế hay sau thuế.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu
- Nhân tố môi trương kinh doanh bên ngoài
Môi trường vĩ mô
+ Đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế thì sự không ổn
định của tỷ giá hồi đoái là một rủi ro lớn trong công tác quản trị hàng tồn kho vì nó
tác động đến giá cả hàng hóa khi tiến hành xuất nhập khẩu. Sự thay đổi đột ngột của
tỷ giá và sự trở ngại trong công tác dự báo chính xác tỷ giá là những khó khăn then
chốt
+ Sự thay đổi về tỷ giá làm các chi phí giao dịch gia tăng khi khoảng không
gian mua bán trong các thị trường ngoại hối được mở rộng
Môi trường ngành
+ Sự gián đoạn về nguồn cung ứng là một trong những khó khăn thường gặp
khi sản phẩm mua về mang tính chât thời vụ hoặc nhập khẩu rừ nước ngoài. Tuy
nhiên sự gián đoạn nguồn cung ứng còn có thể xảy ra khi hoạt động mua hàng của
doanh nghiệp không được thực hiện
+ Khách hàng cũng là một nhân tố rất quan trọng, nó quyết định về mức độ
kinh doanh của doanh nghiệp và tất nhiên đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến
hàng tồn kho của công ty.
+ Trong quá trình kinh doanh thì vốn vẫn là một vấn đề rất quan trọng ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh. Do đó người cho vay cũng là một nhân tố
ảnh hưởng đến quá trình quản trị hàng tồn kho
+ Trong thời buổi kinh tế năng động như hiện nay thì sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp là một yếu tố tất yếu. Do đó đối thủ cạnh tranh cũng là một nhân tố
21
quan trọng ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của công ty và tất nhiên nó cũng tác
động đến vấn đề quản trị hàng tồn kho
- Nhân tố môi trường bên trong
+ Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố: chiến lược tiêu thụ, nguồn lực tài chính
của công ty, trình độ của đội ngũ cán bộ kinh doanh, vị trí địa lý, danh tiếng của
doanh nghiệp, mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh, đặc tính của
sản phẩm
+ Do đó, các nhân tố trên có ảnh rất lớn đến lượng sản phẩm hàng hóa tồn
kho của doanh nghiệp
+ Nếu khả năng xâm nhập và mở rộng thì trường lớn hay khả năng dự báo
chính xác nhu cầu sử dụng hàng hóa trong kỳ, vì thế lượng sản phẩm hàng hóa tồn
kho cũng phải đảm bảo kịp thời cho hoạt động tiêu thụ trên thị trường
+ Còn nếu khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường thấp thì phải xác định
mức tồn kho hợp lý, tránh tình trạng để hàng hóa ứ đọng do không khai thác được
nhu cầu thị trường.
22
Tóm tắt chương 1
Chương 1 trình bày một số khái niệm về quản trị và trình bày các chức năng
của cơ bản của quản trị: hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra. Nội dung quan
trọng nhất của chương này là trình bày về hàng tồn kho, những khái niệm, phân loại
hàng tồn kho, tầm quan trọng của hàng tồn kho, lợi ích và chi phí của việc lưu trữ
hàng tồn kho, vai trò và ý nghĩa của quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh... để trên cơ sở đó làm rõ vai trò của hàng tồn kho trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Làm cơ sở để phân tích thực trạng quản trị hàng tồn kho ở
chương 2.
23
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CP XD
TRANG TRÍ NỘI THẤT THÀNH ĐÔ
2.1. Tổng quan về Công ty CP XD Trang trí nội thất Thành Đô
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty CP XD TTNT Thành Đô ( Thành Đô) được sáng lập vào năm 2002
bởi ông Phạm Quốc Trí CT HĐQT – TGĐ Công Ty, với các chuyên gia quản lý và
kỹ thuật tại các tập đoàn đa quốc gia. Mục tiêu hàng đầu của Công ty là cung cấp
các sản phẩm dịch vụ chuyên nghiệp và hiệu qủa nhất trong lĩnh vực: thiết kế, xây
dựng dân dụng, công nghiệp & trang trí nội thất.
Với phương châm “Uy Tín – Trí Tuệ Là Tồn Tại”, ngày 06/06/2013 Thành
Đô được tổ chức Trung Tâm chứng nhận sự phù hợp Quacert – JAS – ANZ, chứng
nhận sự phù hợp theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008.
Đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật của Thành Đô với hơn 200 người,
trong đó có hai phần ba tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học, được đào tạo
bài bản cùng với sự chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn sản xuất và thi công
hàng đầu trên thế giới. Chúng tôi luôn đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công cao
nhất trong mọi công trình.
Hệ thống sản phẩm xây dựng và trang trí nội thất Thành Đô đã đáp ứng thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng quốc tế và trong nước.
24
2.1.2. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Thành
Đô 2.1.3. Văn hóa doanh nghiệp
Công ty Thành Đô sản xuất và kinh doanh dựa trên văn hóa 10 chữ T đó là
trung thực, trung thành, tận tụy, trí tuệ, thân thiện.
2.1.4. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giátrị cốt lõi
- Tầm nhìn: Trở thành một trong những công ty hàng đầu Việt Nam và Thế
Giới trong lĩnh đầu tư kinh doanh bất động sản, dịch vụ du lịch, tài chính, thiết kế,
xây dựng dân dụng, công nghiệp, phân phối các sản phẩm vật liệu trang trí nội thất
cao cấp & xuất khẩu các mặt hàng gỗ trang trí nội ngoại thất .
- Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm chất lượng và dịch vụ thương mại tốt nhất,
đem đến sự hài lòng khách hàng, tạo lợi ích cho nhà đầu tư, cổ đông. Không ngừng
nâng cao mức sống cho nhân viên đem lại giá trị lợi ích cho các cổ đông, đóng góp
tích cực cho cộng đồng, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Giátrị cốt lõi:
25
+ Định hướng khách hàng là nền tảng hoạt động.
+ Sản phẩm hoàn mỹ.
+ Dịch vụ hoàn hảo.
+ Chuyên nghiệp - Sáng tạo - Hiệu quả.
+ Đoàn kết và tạo môi trường làm việc thân thiện.
- Triết lý kinh doanh:
+ Uy tín tạo nên niềm tin, sự tin cậy.
+ Trí tuệ tạo nên một sản phẩm hoàn mỹ.
Với triết lý kinh doanh “Uy tín - trí tuệ là tồn tại”, Thành Đô muốn khẳng
định sự uy tín của mình dành cho khách hàng và luôn cam kết mang đến cho khách
hàng sự hoàn mỹ trong từng sản phẩm, từng công trình của mình.
2.2. Một số kết quả hoạt động của Công ty Thành Đô trong thời gian 2014 -
2016
2.2.1. Tình hình tài sản – vốn
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Công ty Thành Đô từ 2014 – 2016
Đơn vị: VNĐ, %
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
TÀI SẢN Số tiền Số tiền Số tiền
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 40,415,233,587 47,697,479,363 54,275,511,565
1. Tiền và các khoản tương
1,536,792,058 2,125,397,024 2,242,574,376
đương tiền
2. Các khoản phải thu ngắn
23,312,023,883 22,366,017,526 124.142,7
hạn
3. Hàng tồn kho 15,430,998,567 23,147,761,198 35,645,222,194
4. Tài sản ngắn hạn khác 135,419,079 58,303,615 102,569,177
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 56,148,006,370 54,541,407,644 61,327,635,613
5. Tài sản cố định 55,631,555,242 52,675,063,029 60,125,144,465
6. Tài sản dài hạn khác 516,451,128 1,866,344,615 1,202,491,148
TỔNG TÀI SẢN 96,563,239,957 102,238,887,007 115,603,147,178
NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ 52,738,392,465 56,531,441,278 67,627,547,354
1. Nợ ngắn hạn 52,638,392,465 56,431,441,278 67,527,547,354
2. Nợ dài hạn 100,000,000 100,000,000 100,000,000
VỐN CHỦ SỞ HỮU 43,824,847,492 45,707,445,729 47,975,599,824
TỔNG NGUỒN VỐN 96,563,239,957 102,238,887,007 115,603,147,178
(Nguồn: Bản phát hành Báo cáo tài chính đã được kiểmtoán của Công ty Thành Đô)
26
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2014 – 2015 -
2016 của Công ty Thành Đô
Đơn vị tính: VNĐ
Năm
Stt Chỉ tiêu
2014 2015 2016
1 Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 72,807,297,189 76,192,285,633 95,280,894,312
2 Các khoản giảm trừ
doanh thu 110,127,204 486,883,058 112,490,216
3 Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 72,697,169,985 75,705,402,575 95,158,404,096
4 Giá vốn hàng bán
63,923,510,679 66,203,325,034 81,914,624,552
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 8,773,659,306 9,502,077,541 13,243,779
6 Doanh thu hoạt động tài
chính 718,078,635 542,751,019 515,526,900
7 Chi phí tài chính
286,304,229 642,899,034 701,621,888
8 Chi phí bán hàng
- 2,925,870 -
9 Chi phí quản lý doanh
nghiệp 6,676,441,532 8,055,979,313 10,344,498,408
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh 2,528,992,180 1,343,024,343 2,713,186,148
27
11 Thu nhập khác
1,112,353,742 1,691,295,023 1,615,769,973
12 Chi phí khác
904,141,178 862,717,622 1,749,887,167
13 Lợi nhuận khác
208,212,564 828,577,401 (134,117,194)
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước
2,737,204,744 2,171,601,744 2,579,068,954
thuế
15 Chi phí thuế thu nhập doanh
87,819,789 289,003,507 310,914,859
nghiệp hiện hành
16 Chi phí thuế thu nhập doanh
-
nghiệp hoãn lại
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập
2,649,384,955 1,882,598,237 2,268,154,095
doanh nghiệp
(Nguồn: Bản phát hành Báo cáo tài chính đã được kiểmtoán của Công ty Thành Đô)
Nhận xét :
Từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kế t quả hoạt động kinh doanh của
công ty qua 3 năm 2014 – 2015 - 2016 ta có thể thấy :
- Công ty đang trên đà phát triển, doanh thu của công ty tăng dần qua các
năm, năm 2015 tăng khoảng 3.38 tỷ đồng tương đương 4.65% so với năm 2014,
năm 2016 so với năm 2015 tăng khoảng 19 tỷ đồng tương đương 25.05%.. Điều này
cho thấy công tác sản xuất cũng như bán hàng của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
- Trị giá hàng tồn kho so với tài sản lưu động của công ty tăng dần qua các
năm: năm 2014 hàng tồn kho chiếm 38.2% giá trị tài sản lưu động, năm 2015 chiếm
48,5% và năm 2016 chiếm đến 65,7%. Điều này cho thấy hiện nay công ty có lượng
hàng tồn trữ quá nhiều, làm phát sinh nhiều chi phí và rủi ro.
- Tuy nhiên, mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty
qua 3 năm lại có những biến động sau: năm 2015 giảm 28.94% so với năm 2014 và
mặc dù đến năm 2016, lợi nhuận sau thế của công ty tăng 20.48% so với năm 2015
nhưng vẫn thấp hơn 14.4% so với năm 2014 cho thấy lợi nhuận sau thuế của công ty
có xu hướng giảm, theo 2 bảng số liệu, điều này có thể được giải thích là do các
nguyên nhân sau :
28
+ Các loại chi phí của công ty có sự gia tăng đáng kể như chi phí quản lý
doanh nghiệp… điển hình là chi phí tài chính của công ty, cụ thể là năm 2015 tăng
đến 124.5% so với năm 2014 trong khi đó doanh thu chỉ tăng 4.65%. Đến năm 2016
chi phí tài chính lại tăng 9.1% so với năm 2015 và tăng 145% so với năm 2014.
+ Ngoài ra, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có sự gia tăng, năm
2014 chiếm 3.2% tổng lợi nhuận kế toán trước thuế nhưng đến năm 2016 thì lại
chiếm đến 12% tổng lợi nhuận kế toán trước thuế.
+ Các khoản giảm trừ doanh thu do giảm giá hàng bán tăng cao trong năm
2015, cụ thể là năm 2015 tăng đến 342% so với năm 2014.
2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
4,500,000
4,000,000
3,500,000
3,000,000
2,500,000
2,000,000
1,500,000
1,000,000
500,000
-
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Doanh số - 179,902.3 833,077 2,069,379 2,133,472 1,703,197 3,431,632 3,849,144 3,484,614 3,598,8504,537,185
( Nguồn: Báo cáo doanh thu của phòng kế toán)
Biểuđồ 2.1: Biểuđồ doanh số của công ty từ năm 2006 đến năm 2016
Từ biểu đồ cho thấy :
- Doanh số bán hàng của công ty hầu hết tăng dần qua các năm.
- Tính đến 2016 doanh số của Công ty tăng hơn 20 lần so với năm 2005 Cho
thấy công ty có sự tăng trưởng và phát triển, doanh số bán ra ngày càng tăng, thị
trường ngày càng được mở rộng.
29
2.3. Nguyên tắc ghi nhận và phân loại hàng tồn kho của Công ty Thành Đô
2.3.1. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho công ty Thành Đô
- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực
hiện được thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến, chí phí chạy
thử và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa
điểm và trạng thái hiện tại. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số
chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện
được của chúng.
- Giá trị hàng tồn kho được xác định theo nhóm hàng trên cơ sở phù hợp với
quy định, đặc điểm kinh doanh của công ty.
- Giá trị sản phẩm dở dang: là các khoản chi phí thực tế đã phát dinh nhưng
chưa hoàn thành sản phẩm đang trong giai đoạn hoàn thiện để bán.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp đánh giá đích
danh.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kiểm kê định kỳ.
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Thực tế theo nguyên
trạng máy.
2.3.2. Phân loại hàng tồn kho công ty Thành Đô
Hàng tồn kho chủ yếu của công ty Thành Đô là các loại giàn giáo, gạch lát
nền, gạch ốp tường, vật liệu xây dựng, nội thất trang trí .v.v… Việc phân loại hàng
tồn kho gắn với các khâu của quá trình sản xuất là phù hợp hơn cả vì nó gắn với quá
trình quản lý với từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo quá trình
quản lý chặt chẽ và có hiệu quả
30
Nguyên vật liệu
Hàng tồn kho
Trị giá hàng hóa Trị giá hàng hóa
Mua vào bán ra
Chi phí NCTT
Chi phí SX chung
Quá trình sản xuất
Sản Giá
phẩm thành SP
Dở dang
Giá vốn hàng
bán
Thành
phẩm
Sơ đồ 2.1: Phân loại hàng tồn kho tại công ty Thành Đô
- Hàng mua đang đi đường: điều này được xác định theo điều khoản cam kết
hợp đồng giữa 2 bên mua và bán cụ thể là công ty Thành Đô với các đối tác bán
hàng và nhà cung ứng.
+ Nếu hàng được vận chuyển theo FOB thì quyền kiểm soát chuyển giao cho
công ty Thành Đô, còn khi người bán chuyển hàng cho người vận tải là người đại
diện cho công ty Thành Đô. Như vậy hàng vận chuyển theo FOB đi sẽ thuộc hàng
tồn kho của Thành Đô ngay sau khi hàng được bên bán chuyển cho người vận tải,
hàng tồn kho này là hàng đi ngang đường khi kết thúc kỳ kế toán của Thành Đô.
Nếu bỏ qua việc ghi nhận này sẽ đến sai lệch trong hàng tồn kho, trong khoản phải
trả trên bảng cân đối kế toán đồng thời sẽ thiếu nghiệp vụ mua hàng và giá trị hàng
tồn kho cuối kỳ trên báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Nếu hàng vận chuyển theo FOB đến thì quyền kiểm soát chưa chuyển giao
đến tận khi Thành Đô nhận được hàng góa từ người vận chuyển chung, nghĩa là
hàng vận chuyển theo FOB điểm đến vẫn thuộc quyền sở hữu và thuộc hàng tồn
kho của bên bán cho đến khi Thành Đô nhận được hàng.
31
+ Nguyên vật liệu: máy móc, thiết bị., phần mềm, vật liệu xây dựng, nội thất
trang trí…
+ Công cụ, dụng cụ: khuôn mẫu máy, dụng cụ kiểm tra, sửa chữa, bảo hành,
bảo hộ, bảo vệ và thiết bị tăng tính an toàn v.v …
+ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
+ Hàng gửi đi bán: là sản phẩm hàng hóa đã hoàn thiện của công ty Thành
Đô được chuyển gửi phân phối đến các đại lý, các nhà phân phối, trung tâm giới
thiệu sản phẩm.
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Đây là nhóm hành động đưa ra những
chỉ tiêu, lên kế hoạch dự phòng để giảm bớt giá một số hàng hóa lưu trong kho của
công ty. Công ty sẽ lên kế hoạch tính toán chi phí cũng như những điều kiện để đi
đến kế hoạch giảm giá hàng tồn kho khi cần thiết.
2.3.3. Những yếu tố tác động đến quản lý hàng tồn kho tại Công ty Thành Đô
- Mua hàng: khi có nhu cầu mua vật liệu thì các bộ phận mua hàng sẽ lập
phiếu đề nghị mua hàng cho ban Giám Đốc Công ty Thành Đô. Sau khi phiếu đề
nghị mua hàng được phê chuẩn thì bộ phận cung ứng sẽ lập đơn hàng và gửi cho
nhà cung cấp đã lựa chọn. Phiếu yêu cầu mua hàng do bộ phận có trách nhiệm lập.
Phiếu được lập theo kế hoạch sản xuất hoặc lập đột xuất.
- Đơn đặt hàng: căn cứ vào phiếu đề nghị mua hàng đã được phê chuẩn của
Giám Đốc (hoặc người phụ trách) để gửi cho nhà cung cấp. Mẫu đơn đặt hàng được
thiết kế sẵn có đầy đủ các cột cần thiết nhằm hạn chế tối đa các sai sót.
- Nhận hàng: Khi bên nhà cung cấp giao hàng bộ phận nhận hàng của Thành
Đô sẽ dựa trên đơn đặt hàng để kiểm tra về mẫu mã, số lượng, chủng loại, quy cách,
phẩm chất và thời gian gia hàng, cuối cùng trưởng phòng vật tư Thành Đô phải lập
biên bản kiểm nhận hàng. Bộ phận nhận hàng độc lập với bộ phận kho và bộ phận
kế toán.
- Lưu kho: hàng đặt được chuyển tới kho và hàng sẽ được chuyên gia của
Thành Đô kiểm tra về chất lượng, số lượng và sau đó bộ phận kho phải thông báo
cho phòng kế toán về số lượng hàng nhận và cho nhập kho.
32
- Xuất kho vật tư hàng hóa: Tại Thành Đô có 2 lý do cơ bản để xuất kho là
xuất cho nội bộ và xuất bán.
+ Xuất vật tư, hàng hóa cho nội bộ : Khi có hợp đồng sản xuất mới hoặc theo
kế hoạch sản xuất hoặc có nhu cầu vật tư trong nội bộ thì bộ phận sản xuất lắp ráp
sẽ lập phiếu xin lĩnh vật tư hay linh phụ kiện, bộ phận vật tư lập phiếu xuất kho.
+ Phiếu xin lĩnh vật tư: do bộ phận sản xuất căn cứ vào nhu cầu sản xuất,
người phụ trách bộ phận đó lập phiếu xin lĩnh vật tư trong đó phải ghi rõ loại vật tư,
số mã, chủng loại, quy cách, phẩm chất, số lượng và thời gian giao vật tư.
+ Xuất đi để bán: căn cứ vào đơn đặt mua bộ phận tiêu thụ lập hóa đơn bán
hàng và lập phiếu xuất kho, ngoài ra bộ phận vận chuyển phải lập chứng từ vận
chuyển.
- Hóa đơn bán hàng: được bộ phận tiêu thụ lập thành nhiều liên ở cuống và
giao cho khách hàng, giao cho bộ phận kế toán để thanh toán và ghi sổ.
- Phiếu xuất kho: được bộ phận vật tư hoặc bộ phận bán hàng tại Thành Đô
lập thành nhiều liên để lưu cuống, xuất kho và ghi sổ kế toán. Phiếu xuất ghi rõ các
nội dung như loại vật tư, hàng hóa, chủng loại, quy cách, phẩm chất, số lượng và
ngày tháng.
- Chứng từ vận chuyển: Do bộ phận vận chuyển lập hoặc công ty cung cấp
dịch vụ vận chuyển lập. Đây là tài liệu minh chứng cho việc hàng đã được xuất kho
giao cho khách, chứng từ vận chuyển được đính kèm với phiếu xuất kho hoặc hóa
đơn bán hàng làm minh chứng cho nghiệp vụ bán hàng tại Thành Đô.
- Sản xuất: Kế hoạch và lịch trình sản xuất tại công ty Thành Đô được xây
dựng dựa vào các ước toán về nhu cầu đối với sản phẩm của công ty cũng như dựa
vào tình hình thực tế hàng tồn kho hiện có.
- Trách nhiệm với hàng hóa trong giai đoạn sản xuất: thuộc về những
người giám sát sản xuất, nguyên vật liệu được chuyển tới phân xưởng cho tới khi
các sản phẩm được hoàn thành và được chuyển vào kho sản phẩm thì người giám sát
sản xuất được phân công theo dõi phải có trách nhiệm kiểm soát và nắm chắc tất cả
tình hình trong quá trình sản xuất. Các chứng từ sổ sách được sử dụng chủ yếu để
33
ghi chép và theo dõi gồm các phiếu yêu cầu sử dụng, phiếu xuất kho, bảng chấm
công, các bảng kê, bảng phân bổ và hệ thống sổ sách kế toán chi phí.
- Lưu kho thành phẩm: Đây là chức năng nhằm bảo quản và quản lý tài sản
của Thành Đô khi vật tư hàng hóa thành phẩm được nhập kho. Công việc này bộ
phận an ninh cũng như thủ kho phải tổ chức canh phòng bảo vệ tránh mất mát, tránh
bị lạm dụng tài sản. Khi nhập kho hay xuất kho các bên phải có đầy đủ các giấy tờ
hợp lệ thủ kho mới được nhập, xuất kho. Mặt khác thủ kho là người chịu trách
nhiệm về tài sản mình trông coi và phải ghi chép để theo dõi về số lượng vật tư,
hàng hóa thành phẩm nhập – xuất – tồn kho.
- Xuất thành phẩm đi tiêu thụ: xuất thành phẩm chỉ được thực hiện khi đã
nhận được sự phê chuẩn, thường là đơn đặt mua hàng của khách hàng. Khi xuất kho
thành phẩm phải lập phiếu xuất kho, bộ phận vận chuyển phải lập phiếu vận
chuyển. Phiếu vận chuyển hàng được lập thành 3 liên, liên thứ nhất được lập tại
phòng tiếp cận để làm chứng từ minh chứng về việc vận chuyển, liên thứ hai được
gửi tới phòng tiêu thụ và liên thứ ba sẽ được đính kèm bên ngoài bao kiện của hàng
hóa trong quá trình vận chuyển.
- Chứng từ sổ sách có liên quan đến chu trình hàng tồn kho: Chứng từ
kiểm toán là nguồn tư liệu sẵn có cung cấp cho kiểm toán viên. Chứng từ kiểm toán
có thể là các tài liệu kế toán hoặc cũng có thể là tài liệu khác. Trong chu trình hàng
tồn kho các loại chứng từ kiểm toán thường bao gồm:
+ Hệ thống sổ kế toán chi tiết
+ Sự ảnh hưởng của phương pháp kế toán hàng tồn kho
+ Hệ thống kế toán chi phí và tính giá trị thành phẩm
+ Hệ thống các báo cáo và sổ sách liên quan tới chi phí tính giá thành sản
phẩm bao gồm các báo cáo sản xuất, báo cáo sản phẩm hỏng kể cả báo cáo thiệt hại
do ngừng sản xuất
+ Hệ thống sổ sách kế toán chi phí: Sổ cái, bảng phân bổ, báo cáo tổng hợp,
nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
* Ứng dụng nhân lực và công nghệ trong quản lý kho hàng:
34
- Nhân lực hay nói cách khác là nhiệm vụ của một người thủ kho: hàng được
chuyển tới kho và hàng sẽ được kiểm tra về chất lượng, số lượng và sau đó cho
nhập kho. Mỗi khi nhập đủ kho thủ kho phải lập phiếu nhập kho và sau đó bộ phận
kho phải thông báo cho phòng kế toán về số lượng hàng nhận và cho nhập kho.
- Xuất nhập hàng hóa đúng số lượng, chủng loại
+ Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng hàng hóa trong kho
+ Định kỳ kiểm kê kho, đối chiếu số lượng hàng hóa trong kho
+ Báo cáo tình trạng kho cho trưởng phong kho vận
- Kiểm soát tồn kho: Hàng tồn kho được bảo quản cất trữ ở nhiều nơi khác
nhau, nhiều đối tượng quản lý khác nhau có đặc điểm bảo quản khác nhau điều này
dẫn tới kiểm soát đối với hàng tồn kho gặp nhiều khó khan.
- Chu trình vận động của hàng tồn kho bắt đầu từ nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ sản phẩm dở dang, rồi đến thành phẩm hàng hóa. Sự vận động của hàng tồn
kho do ảnh hưởng tới nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính như chi phí nguyên
vật liệu, chi phí sản xuất chung, giá vốn hàng bán, chi phí sản phẩm dở dang, dự
phòng giảm giá hàng tồn kho… Là những chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất kinh
doanh, định hướng phát triển của Thành Đô. Khi thực hiện kiểm toán thì chu trình
hàng tồn kho luôn là một chu trình kiểm toán quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài
chính của công ty Thành Đô.
* Tác động của quyết định mức tồn kho đến lợi nhuận của công ty
- Hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán vì vậy ảnh hưởng
trực tiếp tới lợi nhuận trong năm của công ty Thành Đô.
- Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản lưu động bao
gồm nhiều chủng loại và quá trình quản lý rất phức tạp.
- Hàng tồn kho được đánh giá thông qua số lượng, chất lượng.
2.4. Phân tích thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Công ty Thành Đô
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho tại Công ty Thành Đô
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể được
thực hiện thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
35
Giá hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua hàng, chi phí chế biến và các chi phí
có liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng
tahi1 hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn
kho trong kỳ sản xuất khinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành
sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính
cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
+ Phương pháp tính gía trị hàng tồn kho của công ty: Hàng tồn kho được tính
theo phương pháp bình quân gia quyền
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
2.4.1. Thực trạng hoạch định hàng tồn kho Công ty Thành Đô
Hằng năm, căn cứ vào Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về việc thông qua
kế hoạch sản xuất kinh doanh, Công ty sẽ được giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh
doanh cụ thể cho từng mặt hàng, nhóm hàng.
Bảng 2.3: Kế hoạch sản xuất giàn giáo, gạch lót nền, gạch ốp tường 2014-
2015-2016
Thực hiện sản xuất Kế hoạch sản xuất 2015
Tăng/Giảm
2014 - 2016 - 2016
Stt Hạng mục Tổng
BQ tháng
Tổng
BQ tháng Tuyệt đối
Tương
cộng cộng đối
(1) (2)=(1)/12 (3) (4)=(3)/12 (5)=(3)-(1) (6)=(5)/(1)
I Giàn giáo 256.188 21.349 357.793 29.816 101.605 40%
1 Phú Mỹ 169.388 14.116 205.1055 17.096 35.767 21%
2 Bình Dương 41.980 3.498 55.637 4.636 13.656 33%
3 Bình Phước 28.619 2.385 52.890 4.408 24.271 85%
4 Hồ Chí Minh 16.200 1.350 44.111 3.676 27.911 172%
II Vật tư điện nước 21.211 1.768 32.343 2.695 11.131 52%
1 Phú Mỹ 21.211 1.768 27.405 2.284 6.194 29%
2 Bình Dương - - 4.938 411 4.938 0%
III Gạch lót nền 326 27 820 68 494 152%
IV Gạch ốp tường - - 3.620 302 3.620
Tổng cộng 277.725 23.144 394.576 32.881 116.851 42%
(Nguồn: Công ty Thành Đô)
Tuy nhiên, việc giao chỉ tiêu kế hoạch cả năm mà không phân theo từng
Quý/tháng chi tiết, gây khó khăn trong việc hoạch định bán hàng theo từng thời
điểm, vụ mùa.
36
Trước những dự báo về thị trường ngành xây dựng trong năm 2016, Công ty
đã xây dựng và ban hành các chính sách kinh doanh linh hoạt để đẩy mạnh sản
lượng bán hàng áp dụng cho bộ phận kinh doanh theo từng đối tượng khách hàng cụ
thể như:
- Khách hàng bản lẻ: là khách hàng đến chi nhánh hoặc địa điểm kinh
doanh của Công ty Thành Đô mua giàn giáo, gạch lót nền, gạch ốp tường, vật tư
điện nước về sử dụng cuối cùng.
Giá bán cho khách hàng bán lẻ theo bảng giá công bố mới nhất tại từng thời
điểm với tỷ lệ chiết khấu tối đa là 20% và phải thanh toán 100% trước khi Công ty
giao hàng hoặc trước khi khách hàng vào kho nhận hàng.
- Nhà phân phối: là khách hàng mua giàn giáo và nguyên vật liệu xây dựng
về thương mại có ký hợp đồng nhà phân phối với Công ty và phải thỏa điều kiện: có
tiềm lực tốt về tài chính, thanh toán tiền hàng đúng theo chính sách; cam kết doanh
số tiêu thụ (doanh số sau khi đã trừ chiết khấu và hàng trả lại trong tháng) không
nhỏ hơn 500 triệu đồng/tháng.
Giá bán giàn giáo theo bảng giá công bố mới nhất tại từng thời điểm với tỷ lệ
chiết khấu từ 32% đến 35% và phải thanh toán 100% trước khi Công ty giao hàng
hoặc trước khi khách hàng vào kho nhận hàng.
Bảng 2.4: Chính sách bán hàng – Khách hàng nhà phân phối
Tổng doanh số mua hàng
Tỷ lệ chiết khấu %
STT Doanh số mua Thanh toán Ghi
lũy kế tháng
hàng lũy kế tháng ngay chú
1 Dưới 200 triệu 30% 2%
2 Từ 200 triệu – dưới 500 triệu 31,5% 2%
3 Từ 500 triệu – dưới 1 tỷ 32% 2%
4 Từ 1 tỷ– dưới 2 tỷ 32,5% 2%
5 Từ 2 tỷ trở lên 33% 2%
(Nguồn: Phòng kế toán bán hàng)
37
- Khách công trình: là khách mua giàn giáo và nguyên vật liệu xây dựng về
sử dụng trực tiếp cho các công trình xây dựng nhà cao tầng, công trình ngầm hóa
điện lực, viễn thông, công trình dự án trọng điểm, công trình bơm cát, ...
Giá bán giàn giáo và nguyên vật liệu xây dựng theo bảng giá công bố mới
nhất tại từng thời điểm với tỷ lệ chiết khấu từ 31,5% đến 34% và phải thanh toán
100% trước khi Công ty giao hàng hoặc trước khi khách hàng vào kho nhận hàng.
Bảng 2.5: Chính sách bán hàng – Khách hàng công trình
Tổng doanh số mua Tỷ lệ chiết khấu %
STT
hàng lũy kế tháng Doanh số mua Thanh toán Ghi
hàng lũy kế tháng ngay chú
1 Dưới 200 triệu 29,5% 2%
2 Từ 200 triệu – dưới 500 30,5% 2%
3 Từ 500 triệu – dưới 1 tỷ 31% 2%
4 Từ 1 tỷ– dưới 2 tỷ 31,5% 2%
5 Từ 2 tỷ trở lên 32% 2%
(Nguồn: Phòng kế toán bán hàng)
Việc hoạch định chính sách bán hàng giàn giáo và nguyên vật liệu xây dựng
hiện tại còn một số hạn chế sau:
- Giá công bố thấp hơn các đối đối thủ cùng lĩnh vực 10%, nhưng tỷ lệ chiết
khấu lại bằng các đối thủ, chưa xứng tầm với thương hiệu và chất lượng của Thành
Đô, cũng như chưa tạo sức hút về lợi nhuận cho các đại lý, phân phối của các đối
thủ khi lựa chọn chuyển sang dùng hàng Công ty Thành Đô.
- Khách hàng gặp khó khăn khi nguồn tiền chưa sẵn có để thanh toán bằng
tiền mặt hoặc chuyển khoản trước khi nhận hàng, hoặc việc chuyển khoản thanh
toán gặp trục trặc hệ thống đường truyền không kiểm tra được số dư tài khoản
khách hàng thanh toán.
- Một số NPP ký hợp đồng phân phối hàng hóa với doanh số cam kết không
dưới 500 triệu/tháng nhưng việc thực hiện doanh số gián đoạn, không liên tục
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất
Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất

More Related Content

What's hot

Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Lâm Xung
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
 
Đề tài tốt nghiệp quản trị kinh doanh về quản trị bán hàng hay nhất
Đề tài tốt nghiệp quản trị kinh doanh về quản trị bán hàng hay nhấtĐề tài tốt nghiệp quản trị kinh doanh về quản trị bán hàng hay nhất
Đề tài tốt nghiệp quản trị kinh doanh về quản trị bán hàng hay nhất
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho tại Công ty vật liệu
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho tại Công ty vật liệuĐề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho tại Công ty vật liệu
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho tại Công ty vật liệu
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty trang trí nội thất
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty trang trí nội thấtĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty trang trí nội thất
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty trang trí nội thất
 
Báo cáo thực tập sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập sản xuất kinh doanhBáo cáo thực tập sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập sản xuất kinh doanh
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
 
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Kinh Doanh tại Công ty TNHH Deuck Woo Việt Nam
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Kinh Doanh tại Công ty TNHH Deuck Woo Việt NamBáo Cáo Thực Tập Quản Trị Kinh Doanh tại Công ty TNHH Deuck Woo Việt Nam
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Kinh Doanh tại Công ty TNHH Deuck Woo Việt Nam
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
 
Đề tài hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự, RẤT HAY
Đề tài hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự, RẤT HAYĐề tài hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự, RẤT HAY
Đề tài hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự, RẤT HAY
 
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên Á
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên ÁĐề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên Á
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên Á
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông ÁĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
 
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
 
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
 
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy Tùng
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy TùngĐề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy Tùng
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy Tùng
 

Similar to Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất

Similar to Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị hàng tồn kho tại công ty trang trí nội thất
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị hàng tồn kho tại công ty trang trí nội thấtLuận Văn Thạc Sĩ Quản trị hàng tồn kho tại công ty trang trí nội thất
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị hàng tồn kho tại công ty trang trí nội thất
 
Luận Văn Quản Trị Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Trang Trí Nội Th...
Luận Văn Quản Trị Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Trang Trí Nội Th...Luận Văn Quản Trị Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Trang Trí Nội Th...
Luận Văn Quản Trị Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Trang Trí Nội Th...
 
Báo cáo thực tập Quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Báo cáo thực tập Quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng điểm cao - sdt/ ZALO 0...Báo cáo thực tập Quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Báo cáo thực tập Quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng điểm cao - sdt/ ZALO 0...
 
Đề tài: Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng VietinbankĐề tài: Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Vietinbank
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Công Thương V...
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Công Thương V...Luận văn: Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Công Thương V...
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Công Thương V...
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại Công ty K.H.V, HAY
Luận văn: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại Công ty K.H.V, HAYLuận văn: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại Công ty K.H.V, HAY
Luận văn: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại Công ty K.H.V, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Bê tông và Xây dựng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Bê tông và Xây dựngĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Bê tông và Xây dựng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Bê tông và Xây dựng
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bê tông xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bê tông xây dựng, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bê tông xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bê tông xây dựng, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
 
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực công ty cổ phần dầu nhớt và hóa chất
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực công ty cổ phần dầu nhớt và hóa chấtLuận văn: Quản trị nguồn nhân lực công ty cổ phần dầu nhớt và hóa chất
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực công ty cổ phần dầu nhớt và hóa chất
 
Đề tài: Biện pháp nhằm quản lý hàng hóa tốt hơn tại Công ty vận tải
Đề tài: Biện pháp nhằm quản lý hàng hóa tốt hơn tại Công ty vận tảiĐề tài: Biện pháp nhằm quản lý hàng hóa tốt hơn tại Công ty vận tải
Đề tài: Biện pháp nhằm quản lý hàng hóa tốt hơn tại Công ty vận tải
 
Đề tài: Biện pháp quản lý hàng hóa tốt hơn tại Công ty Thanh Biên
Đề tài: Biện pháp quản lý hàng hóa tốt hơn tại Công ty Thanh BiênĐề tài: Biện pháp quản lý hàng hóa tốt hơn tại Công ty Thanh Biên
Đề tài: Biện pháp quản lý hàng hóa tốt hơn tại Công ty Thanh Biên
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
 
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
 
Đề tài công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
Đề tài  công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOTĐề tài  công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
Đề tài công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
 
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đLuận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại công ty thương mại xây dựng
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại công ty thương mại xây dựngĐề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại công ty thương mại xây dựng
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại công ty thương mại xây dựng
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Luận văn: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- PHAN SEL QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TRANG TRÍ NỘI THẤT THÀNH ĐÔ Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 60340102
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- PHAN SEL QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TRANG TRÍ NỘI THẤT THÀNH ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2018
  • 3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TIẾN SĨ TRƯƠNG QUANG DŨNG (Ghi rõ họ, tên, họchàm, họcvị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 26 tháng 01 năm 2018 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch 2 TS. Nguyễn Quyết Thắng Phản biện 1 3 TS. Võ Tấn Phong Phản biện 2 4 TS. Mai Thanh Loan Ủy viên 5 TS. Hoàng Trung Kiên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ
  • 4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 08 tháng 8 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Phan Sel Giới tính: Nam Ngày, 11 tháng 11, năm sinh 1985: Nơi sinh: Vũng Liêm -VL Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH MSHV:16418200064 I- Tên đề tài: Quản trị hàng tồn kho tại công ty CP XD Trang trí nội thất Thành Đô II- Nhiệm vụ và nội dung: Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho, tầm quan trọng và vai trò của công tác quản trị hàng tồn kho. Thứ hai, phân tích thực trạng quản trị hàng tồn kho của Công ty CP XD Trang Trí Nội thất Thành Đô trong thời gian qua. Từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét về những ưu điểm và những hạn chế cần khắc phục, cải tiến. Thứ ba, đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty CP XD Trang trí Nội thất Thành Đô. III- Ngày giao nhiệm vụ: IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Trương Quang Dũng CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) TS. Trương Quang Dũng PGS. TS. NguyễnPhú Tụ
  • 5. i CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Phan Sel
  • 6. ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành Luận văn, trước tiên Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Quản Trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh cùng tất cả các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn: TS.Trương Quang Dũng đã quan tâm giúp đỡ, dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn Tôi hoàn thành Luận văn một cách tốt nhất trong suốt thời gian vừa qua. Tôi xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo, Quý Anh/chị thuộc các Phòng ban Công ty CP XD Trang Trí Nội Thất Thành Đô đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận thực tế, thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn này. Tuy đã cố gắng trong thời gian thực hiện Luận văn, nhưng với điều kiện thời gian có hạn nên Luận văn sẽ còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy giáo, Cô giáo để Tôi có điều kiện bổ sung các kiến thức còn thiếu và nâng cao hơn công tác thực tế sau này. Xin chân thành cảm ơn!
  • 7. iii TÓM TẮT Luận văn nghiên cứu về công tác Quản trị hàng tồn kho của Công ty CP XD Trang Trí Nội Thất Thành Đô, kết cấu luận văn gồm các phần sau: Những nội dung chính được tác giả trình bày thông qua 3 chương, đó là: Cơ sở lý luận về Quản trị hàng tồn kho trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong chương này tác giả trình bày các khái niệm về quản trị và quản trị hàng tồn kho trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá, nhận định chung về tình hình thị trường nhựa của Việt Nam hiện nay, cũng như những thách thức và thuận lợi của ngành nhựa trong nền kinh tế hội nhập. Từ cơ sở lý luận áp dụng đánh giá thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Công ty CP XD Trang Trí Nội Thất Thành Đô ở chương 2. Điểm chính của chương này, tác giả đã đánh giá thực trạng của Công ty ở 3 nội dung chính: Một là công tác hoạch định hàng tồn kho tại công ty, hai là thực trạng công tác tổ chức quản trị hàng tồn kho, ba là công tác kiểm soát hàng tồn kho. Đồng thời, tác giả cũng đã khảo sát 23 nhà phân phối để lấy ý kiến, đánh giá một cách khách quan về công tác quản trị hàng tồn kho hiện tại của Công ty, để từ đó đưa ra các nhận định, nhận xét về công tác quản trị hàng tồn kho. Từ việc khảo sát, đánh giá thực trạng quản trị hàng tồn tại công ty, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho với 3 nhóm giải pháp chính: Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách hàng tồn kho, nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện các chính sách hàng tồn kho và nhóm giải pháp liên quan đến kiểm soát hàng tồn kho. Song song đó, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị lên cơ quan nhà nước, cũng như với Ban lãnh đạo Công ty Thành Đô một số ý kiến để hoàn thiện tốt hơn công tác quản trị tồn kho tai Công ty Thành Đô. Và tất cả nội dung này được tác giả thể hiện rõ trong nội dung chương 3. Phần cuối cùng là kết luận về công tác quả trị hàng tồn kho của Công ty Thành Đô và các phụ lục đính kèm bao gồm tài liệu tham khảo và kết quả khảo sát.
  • 8. iv ABSTRACT Research thesis on the inventory management of Chengdu Interior Decoration Construction Thanh Do, thesis structure consists of the following parts: The main contents are presented by the authors through three chapters, namely: Theory of Managing Inventory in Production and Business Activities, in this chapter, the author presents concepts of management and management. Inventory in the production and business activities of enterprises, and general assessment of the current plastic market in Vietnam, as well as the challenges and advantages of the plastics industry in the economy. integration. From the basis of the application of assessment of the status of inventory management at Chengdu Furniture Decoration Thanh Do in chapter 2. The main point of this chapter, the author has evaluated the current status of the company in 3 internal Majority: One is the inventory planning at the company, the other is the status of inventory management organization, the third is the inventory control. At the same time, the author also surveyed 23 distributors for comments, objectively assessing the current inventory management of the Company, in order to make comments, comments on inventory management. From the survey and assessment of the current state of corporate governance, the author has developed solutions to improve the efficiency of inventory management with three main groups of solutions: Policy-related solutions inventory, group solutions related to the organization of implementation of inventory policies and group solutions related to inventory control. At the same time, the author also made recommendations to state agencies, as well as the leadership of the Chengdu Company some ideas to better improve the inventory management at Chengdu. And all this content is clearly illustrated in chapter 3. The final section concludes Chengdu's inventory valuation work and its attached appendices, including references and survey results.
  • 9. v MỤC LỤC CAM ĐOAN..........................................................................................................................i LỜI CÁM ƠN ..................................................................................................................... ii TÓM TẮT............................................................................................................................iii ABSTRACT........................................................................................................................ iv MỤC LỤC ............................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. ix DANH MỤC CÁC BẢNG ...............................................................................................x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH................................... xi MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................2 5. Kết cấu của đề tài ............................................................................................................3 Chương 1 ..............................................................................................................................4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO.................................................4 1.1. Quản trị .....................................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm quản trị ...........................................................................................4 1.1.2. Chức năng quản trị...........................................................................................5 1.2. Khái niệm, phân loại và tầm quan trọng của hàng tồn kho ................................7 1.2.1. Khái niệm hàng tồn kho ..................................................................................7 1.2.3. Lý do của việc lưu trữ hàng tồn kho ..............................................................8 1.2.4. Lợi ích và chi phí việc lưu trữ hàng tồn kho.................................................9 1.3. Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh........................ 10 1.3.1. Khái niệm quản trị hàng tồn kho................................................................. 10 1.3.2. Vai trò ý nghĩa của công tác quản trị hàng tồn kho .................................. 10 1.3.3. Mục đích quản trị hàng tồn kho................................................................... 11 1.3.4. Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh................ 12
  • 10. vi 1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tồn kho ............................................... 13 1.4. Các mô hình quản trị hàng tồn kho, các chỉ tiêu phản ánh quản trị hàng tồn kho.................................................................................................................................. 13 1.4.1. Các mô hình quản trị hàng tồn kho............................................................. 13 1.4.1.1. Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản EQQ ( economic ordering quanlity)................................................................................................................. 13 1.4.1.2. Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất ( PQQ – production order quanlity)................................................................................................................. 15 1.4.1.3. Mô hình khấu trừ theo số lượng ( QDM – Quantily Discount Model) 16 1.5. Các chỉ tiêu phản ánh quản trị hàng tồn kho ..................................................... 17 1.5.1.Chu kỳ vận động của tiền mặt ...................................................................... 17 1.5.2. Các chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho............................... 19 1.5.3.Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của hàng tồn kho.......................................... 20 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu................................................... 20 Tóm tắt chương 1.............................................................................................................. 22 Chương 2 ........................................................................................................................... 23 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CP XD TRANG TRÍ NỘI THẤT THÀNH ĐÔ......................................................................................... 23 2.1. Tổng quan về Công ty CP XD Trang trí nội thất Thành Đô ........................... 23 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................. 23 2.1.2. Sơ đồ tổ chức ................................................................................................. 24 2.1.3. Văn hóa doanh nghiệp .................................................................................. 24 2.1.4. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi......................................................... 24 2.2. Một số kết quả hoạt động của Công ty Thành Đô trong thời gian 2014 - 2016 25 2.2.1. Tình hình tài sản – vốn................................................................................. 25 2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty .................................................. 28 2.3. Nguyên tắc ghi nhận và phân loại hàng tồn kho của Công ty Thành Đô ...... 29
  • 11. vii 2.3.1. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho công ty Thành Đô............................. 29 2.3.2. Phân loại hàng tồn kho công ty Thành Đô................................................. 29 2.3.3. Những yếu tố tác động đến quản lý hàng tồn kho tại Công ty Thành Đô .. 31 2.4. Phân tích thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Công ty Thành Đô................. 34 2.4.1. Thực trạng hoạch định hàng tồn kho Công ty Thành Đô......................... 35 2.4.2. Thực trạng tổ chức công tác quản trị hàng tồn kho .................................. 39 2.4.2.1. Công tác triển khai chính sách bán hàng............................................. 39 2.4.2.2. Công tác lập kế hoạch, triển khai và giám sát sản xuất..................... 40 2.4.2.3. Công tác đặt mã sản phẩm và tính giá thành nhập kho..................... 43 2.4.2.4. Công tác chất xếp hàng hóa khi nhập kho .......................................... 48 2.4.2.5. Công tác xuất kho giao hàng ................................................................ 50 2.4.2.6. Công tác triển khai xử lý hàng tồn kho chậm luân chuyển............... 54 2.5. Quá trình kiểm soát hàng tồn kho tại công ty Thành Đô................................. 55 2.5.1. Kiểm soát chính sách bán hàng tại công ty Thành Đô ............................. 55 2.5.2. Kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra....................... 55 2.5.3. Kiểm soát chi phí, giá thành sản phẩm sản xuất, nhập kho ..................... 56 2.5.4. Kiểm soát công tác giao hàng ...................................................................... 57 2.5.5. Kiểm soát hàng tồnkho theo phương pháp thực hiệnkiểm kê tồnkho . 58 2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hàng tồn kho .......................... 59 2.7. Kết quả khảo sát về quản trị hàng tồn kho của Công ty Thành Đô................ 61 2.8. Nhận xét chung về côngtác quản trị hàng tồn kho của Công ty Thành Đô .. 65 2.8.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 65 2.8.2. Những mặt còn hạn chế................................................................................ 66 Tóm tắt chương 2.............................................................................................................. 69 Chương 3 ........................................................................................................................... 70 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP XD TRANG TRÍ NỘI THẤT THÀNH ĐÔ............................... 70
  • 12. viii 3.1. Quan điểm và định hướng, chiến lược Công ty CP XD Trang trí Nội thất Thành Đô....................................................................................................................... 70 3.1.1. Quan điểm phát triểncủa Công ty CP XD Trang trí Nội thất Thành Đô70 3.1.2. Định hướng, chiến lược của Công ty.......................................................... 70 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty CP XD Trang trí Nội thất Thành Đô ................................................................................ 71 3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách hàng tồn kho.......................... 71 3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện các chính sách hàng tồn kho của Công ty Thành Đô..................................................................................... 74 3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến kiểm soát hàng tồn kho ........................... 80 3.3. Kiến nghị................................................................................................................ 84 3.3.1. Với cơ quan nhà nước................................................................................... 84 3.3.2. Với Ban Tổng Giám đốc Công ty CP XD Trang trí nội thất Thành Đô . 85 Tóm tắt chương 3.............................................................................................................. 86 KẾT LUẬN........................................................................................................................ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 88 PHỤ LỤC ......................................................................................................................
  • 13. ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Công ty CP XD TTNT Thành Đô AEC TPP JIT FIFO EOQ TNHH MTV NĐTC NVL CPNVL CPSX KHSX HĐQT TGĐ NPP KHSX : Công ty Cổ phần Xây dựng Trang Trí Nội Thất Thành Đô : ASEAN Economic Community : Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement : Just in time : First – in, first - out : Mô hình sản lượng kinh tế cơ bản :Trách nhiệm hữu hạn : Một thành viên : Niên độ tài chính : Nguyên vật liệu : Chi phí nguyên vật liệu : Chi phí sản xuất : Kế hoạch sản xuất : Hội đồng Quản trị : Tổng giám đốc : Nhà phân phối : Kế hoạch sản xuất
  • 14. x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Công ty Thành Đô từ 2014 – 2016.. 25 Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2014 – 2015 - 2016 của Công ty Thành Đô .............................................................................................. 26 Bảng 2.3: Kế hoạch sản xuất giàn giáo, gạch lót nền, gạch ốp tường 2014-2015- 2016 .................................................................................................. ......................... 35 Bảng 2.4: Chính sách bán hàng – Khách hàng nhà phân phối .................................. 36 Bảng 2.5: Chính sách bán hàng – Khách hàng công trình ........................................ 37 Bảng 2.6: Quy định chỉ tiêu tồn kho ......................................................................... 38 Bảng 2.7: Bảng kế hoạch giao các đơn vị ................................................................. 39 Bảng 2.8: Quy ước đặt mã sản phẩm Giàn giáo ...................................................... 45 Bảng 2.9: Quy ước đặt mã sản phẩm gạch lát nền ................................................... 45 Bảng 2.10: Biểu mẫu nhập kho hàng ngày ............................................................... 47 Bảng 2.11: Quy định chất xếp hàng hóa khi nhập kho ............................................. 49 Bảng 2.12: Quy định điểm trừ thi đua ....................................................................... 50 Bảng 2.13: Bảng câu hỏi khảo sát mức độ đánh giá của NPP .................................. 62 Bảng 2.14: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát NPP về công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty Thành Đô .............................................................................................. 63 Bảng 3.1. Kế hoạch sản xuất bán hàng chi tiết tháng ............................................... 71 Bảng 3.2: Các bước triển khai phần mềm ERP ........................................................ 75 Bảng 3.3: Bảng dự toán chi phí đầu tư hệ thống camara giám sát ............................ 78 Bảng 3.4: Bảng dự toán chi phí đầu tư hệ thống âm thanh loa phát ......................... 79 Bảng 3.5: Xây dựng các bước thực hiện nhập hàng thừa trở lại kho (đề xuất) ........ 83
  • 15. xi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Thành Đô.................................................................. 24 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh số của công ty từ năm 2006 đến năm 2016 .................. 28 Sơ đồ 2.1: Phân loại hàng tồn kho tại công ty Thành Đô............................................ 30 Sơ đồ 2.2: Lưu đồ triển khai sản xuất............................................................................. 41 Sơ đồ 2.3: Quy trình giao hàng........................................................................................ 51 Sơ đồ 2.4: Quy trình kiểm tra NVL đầu vào ................................................................. 56 Sơ đồ 2.5: Quy trình hàng tồn kho của công ty ............................................................ 59 Sơ đồ 3.1: Sờ đồ bố trí kho (đề xuất) ............................................................................. 76 Sơ đồ 3.2: Giải pháp quy trình quản lý hàng tồn kho (đề xuất).................................. 81
  • 16. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng, đặc biệt khi Cộng đồng kinh tế ASEAN đi vào hoạt động từ năm 2015 và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương được các nước thành viên thông qua sẽ có tác động trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp một cách toàn diện. Để tồn tại và phát triển trong xu hướng tự do hóa thương mại như hiện nay thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có hoạt động quản lý hàng tồn kho. Quản lý hàng tồn kho là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp quản lý vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp mình. Đồng thời, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thông suốt thì đòi hỏi một lượng hàng tồn kho tối ưu, một mặt tồn kho được xem như là “miếng đệm an toàn” giữa cung ứng và sản xuất, mặt khác phải đảm bảo chi phí cho việc tồn kho là thống nhất. Thường thì giá trị hàng tồn kho chiếm khoảng 40% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Do đó nhà quản trị phải kiểm soát lượng tồn kho ở mức phù hợp thông qua việc xem xét lượng tồn kho có hợp lý với doanh thu không và liệu doanh số bán hàng có sụt giảm nếu không có đủ lượng tồn kho hợp lý không? Vì tồn kho với số lượng quá nhỏ hay quá lớn đều không đạt hiệu quả tối ưu. Tồn kho cao sẽ làm tăng chi phí đầu tư, nhưng nó lại biểu hiện sự sẵn sàng cho sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tồn kho thấp sẽ làm giảm chi phí đầu tư nhưng sẽ tốn kém trong việc đặt hàng, kế hoạch sản xuất, bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận. Vậy tồn kho bao nhiêu là hợp lý? Đây luôn là một vấn đề đối với doanh nghiệp. Làm thế nào để xác định mức tồn kho tối ưu với chi phí tồn kho thấp nhất? Trong thời gian qua, mặc dù Công ty đã cố gắng nhằm thực hiện tồn kho tối ưu nhưng vì làm theo kiểu tự phát nên thực tế còn nhiều vấn đề tranh luận trong nội bộ Công ty về quản trị hàng tồn kho sao cho có hiệu quả cao, vì thế Tôi chọn đề tài “Quản trị hàng tồn kho tại Công ty CP XD Trang Trí nội Thất Thành Đô” để
  • 17. 2 nghiên cứu. Qua đề tài này, Tôi sẽ có cơ hội áp dụng các lý thuyết đã học vào điều kiện kinh doanh thực tế của Công ty, để rút ra những kiến thức cần thiết trong quản trị tồn kho đem vận dụng vào thực tiễn một cách tốt nhất. 2. Mục tiêunghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu chính: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị kho vật liệu xây dựng của Công ty cổ phần xây dựng trang trí nội thất Thành Đô - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị kho hàng + Phân tích thực trạng hoạt động quản trị kho hàng của Công ty cổ phần xây dựng trang trí nội thất Thành Đô nhằm xác định những thành tựu cũng như các mặt còn yếu kém và nguyên nhân của chúng. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị kho hàng của Công ty cổ phần xây dựng trang trí nội thất Thành Đô. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản trị kho hàng. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian tại: Công ty cổ phần xây dựng trang trí nội thất Thành Đô + Về thời gian: từ năm 2013 đến năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu. Các phương pháp cụ thể được sử dụng để thu thập, phân tích dữ liệu, đánh gía gồm phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, đối chiếu, khái quát và tổng hợp. Nguồn dữ liệu sử dụng bao gồm: - Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông qua khảo sát một số khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ kho của Công ty cổ phần xây dựng trang trí nội thất Thành Đô
  • 18. 3 - Nguồn dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ những báo cáo tổng kết năm của Công ty cổ phần xây dựng trang trí nội thất Thành Đô từ năm 2013 đến 2015 và từ các phòng ban trong Công ty cổ phần xây dựng trang trí nội thất Thành Đô .Ngoài ra còn sử dụng một số số liệu từ niên giám thống kê. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài có kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị kho Chương 2: Thực trạng quản trị kho tại Công ty CP XD Trang trí nội thất Thành Đô Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị kho tại Công ty CP XD Trang trí nội thất Thành Đô
  • 19. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO 1.1. Quản trị 1.1.1. Khái niệm quản trị Thuật ngữ quản trị có nghĩa là một phương thức hoạt động hướng tới mục tiêu được hoàn thành với hiệu quả cao. Phương thức này bao gồm những chức năng hay hoạt động cơ bản mà nhà quản trị sử dụng, đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát. Hiện nay, đang có khá nhiều khái niệm quản trị được sử dụng. Sau đây là một số khái niệm thông dụng Theo Mary Parke Follett (1918): “Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”. Theo Jame Stoner và Stephen Robbins (2010): “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra”. Theo Robert Kreitner (1998): “Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong môi trường luôn thay đổi. Trọng tâm của quá trình này là sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn”. Những định nghĩa về quản trị nêu trên mặc dù được diễn đạt khác nhau, với các góc độ tiếp cận riêng song có thể thấy chúng có những điểm chung sau: - Quản trị là một hoạt động cần thiết khách quan khi con người cùng làm việc với nhau. - Quản trị là hoạt động hướng về mục tiêu (có hướng đích). - Quản trị là sử dụng có hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu. - Con người đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị. Hoạt động quản trị chịu sự tác động của môi trường biến động không ngừng.
  • 20. 5 Từ các điểm chung này ta có thể khái quát quản trị là sự cần thiết phải thiết kế một bộ máy quản lý hữu hiệu để có thể điều hành, phối hợp hoạt động của toàn bộ tổ chức hướng tới mục tiêu đã đề ra. Nhà quản trị đạt được mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không chỉ tự mình hoàn thành công việc. 1.1.2. Chức năng quản trị Theo James Stoner và Stephen Robbins (2010) chức năng quản trị bao gồm 4 chức năng chính sau: Hoạch định: là chức năng quản trị có mục đích xác lập một mô hình (tham chiếu) cho tương lai nhờ đó mà ta nhận ra những cơ hội và rủi ro, căn cứ vào đó phải làm những việc ngay bây giờ để khai thác cơ hội và né tránh rủi ro. Hoạch định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, đến những mục tiêu cần đạt được và phương thức đạt những mục tiêu đó. Nếu không lập kế hoạch thận trọng và đúng đắn thì dễ dẫn đến thất bại trong quản trị. Có rất nhiều công ty không hoạt động được hay chỉ huy động được một phần công suất chỉ vì không hoạch định hay hoạch định tồi. Hoạch định cũng có nghĩa là nghĩ cách sử dụng nhân tài, vật lực để khai thác cơ hội, thời cơ và ngăn chặn hữu hiệu những rủi ro, bất trắc của môi trường. Hoạch định là quá trình ấn định những mục tiêu, xây dựng và chọn lựa những biện pháp tốt nhất để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đó. Tất cả những nhà quản trị từ cấp cao đến cấp thấp đều làm công việc hoạch định. Hoạch định không những vạch ra con đường để đi tới mục tiêu mà còn chỉ ra giải pháp để giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của một tổ chức. Tổ chức: Là chức năng quản trị có mục đích phân công nhiệm vụ, tạo dựng một cơ cấu, thiết lập thẩm quyền và phân phối ngân sách cần thiết để thực hiện kế hoạch. Nó sẽ xác định xem ai sẽ hoàn thành nhiệm vụ nào, ở đâu và khi nào thì xong. Công việc tổ chức thực hiện đúng đắn sẽ tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi thúc đẩy hoạt động đạt mục tiêu, tổ chức kém thì công ty sẽ thất bại cho dù hoạch định tốt.
  • 21. 6 Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản trị liên quan đến hoạt động thành lập ra các bộ phận trong tổ chức bao gồm các khâu và các cấp, tức là quan hệ hàng ngang và hàng dọc để đảm nhận những hoạt động cần thiết, xác lập các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó. Điều khiển: Là chức năng quản trị nhằm gây ảnh hưởng, thúc đẩy, hướng dẫn nguồn nhân lực thực hiện mục tiêu của tổ chức. Chức năng điều khiển liên quan đến hoạt động thúc đẩy quan hệ cá nhân và nhóm trong mối quan hệ quản trị nhằm xây dựng một bản sắc văn hóa cho tổ chức. Cuối cùng là quá trình thông tin và truyền thông trong tổ chức. Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa tổ chức đến thành công dù kế hoạch và tổ chức chưa thật tốt, nhưng sẽ chắc chắn thất bại nếu lãnh đạo kém. Chức năng điều khiển trong quản trị được xác định là quá trình tác động đến con người, hướng dẫn, thúc đẩy họ sẵn sàng, nhiệt tình thực hiện những nhiệm vụ được giao. Kiểm soát: Kiểm soát là chức năng quản trị thúc đẩy thành tích của doanh nghiệp hướng về hoàn thành mục tiêu. Kiểm soát là để lường trước rủi ro, đánh giá hoạt động và đo lường kết quả hoạt động … tìm ra các nguyên nhân gây ra sai lệch và tìm các giải pháp điều chỉnh thích hợp. Chính kiểm soát là chức năng khép kín một chu kỳ quản trị, mở ra một chu kỳ quản trị mới tạo ra sự liên tục cho quá trình quản trị và nó là chức năng giúp nhà quản trị biết khi nào phải điều chỉnh hoạt động, khi nào cần phải có hoạch định mới. Kiểm soát là công việc của bất kỳ một cấp bậc quản trị nào từ vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc cho đến một đốc công hay một tổ trưởng. Tuy nhiên trong thực tiễn, khái niệm này vẫn được tìm hiểu theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một khái niệm thông dụng về chức năng kiểm soát: Kiểm soát là quá trình đo, lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệnh trên cơ sở đó đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm khắc phục sự sai lệch hoặc nguy cơ sự sai lệch, đảm bảo tổ chức đạt được những mục tiêu của nó. (Phan Thị Minh Châu, 2011)
  • 22. 7 1.2. Khái niệm, phân loại và tầm quan trọng của hàng tồn kho 1.2.1. Khái niệm hàng tồn kho - Tài sản được giữ để bán trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, hàng hóa đang đi trên đường, hàng gửi đi gia công chế biến, hàng gửi bán - Hàng hóa thành phẩm: thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi bán - Sản phẩm dở dang: sản phẩm chưa hoàn thành hoặc sản phẩm hoàn thành nhưng chưa làm thủ rục nhập kho - Chi phí dịch vụ dở dang - Tóm lại, tồn kho là bất cứ nguồn nhàn rỗi nào được giữ để sử dụng trong tương lai. Bất kỳ lúc nào mà ở đầu vào hay đầu ra của một doanh nghiệp có các nguồn không sử dụng ngay khi nó sẵn sàng, tồn kho sẽ xuất hiện. - Tùy từng loại hình doanh nghiệp, các dạng hàng tồn kho sẽ khác nhau và nội dung hoạch định, kiểm soát hàng tồn kho cũng khác nhau. - Đối với doanh nghiệp làm công tác dịch vụ, sản phẩm của họ là vô hình như dịch vụ của các công ty tư vấn, các công ty giải trí… thì hàng tồn kho chủ yếu là các dụng cụ, phụ tùng và phương tiện, vật chất – kỹ thuật dùng vào hoạt động của họ - Đối với lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp mua hàng để bán kiếm lời hàng tồn kho chủ yếu của họ là hàng mua về và hàng chuẩn bị đến tay người tiêu dùng. Trong lĩnh vực này doanh nghiệp hầu như không có dự trữ là bán thành phẩm trên dây chuyền như trong doanh nghiệp sản xuất - Đối với lĩnh vực sản xuất chế tạo, sản phẩm của họ phái trải qua một quá trình chế biến lâu dài để biến đầu vào là nguyên liệu thành phẩm làm ra cuối cùng. Vì thế hàng tồn kho bao gồm hầu hết các loại, từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm trên dây chuyền và bán thành phẩm cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng. ( theo trang web http://vi.wikipedia.org/wiki/ - trang bách khoa toàn thư mở). 1.2.2. Phân loại hàng tồn kho
  • 23. 8 Hàng tồn kho tồn tại trong các công ty sản xuất có thể được phân ra thành ba loại: - Nguyên liệuthô: là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất trong tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về. - Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm. - Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản xuất. Ba loại hàng tồn kho nêu trên được duy trì sẽ khác nhau từ công ty này đến công ty khác tùy thuộc vào tính chất khác nhau của từng doanh nghiệp. Một số công ty cũng duy trì loại thứ tư của hàng tồn kho, được gọi là nguồn vật tư, chẳng hạn như đồ dùng văn phòng, vật liệu làm sạch máy, dầu, nhiên liệu, bóng đèn và những thứ tương tự. Những loại hàng này đều cần thiết cho quá trình sản xuất. 1.2.3. Lý do của việc lưu trữ hàng tồn kho Tại sao các công ty lại giữ hàng tồn kho trong khi chi phí lưu trữ khá đắt? Có ba lý do chính của việc giữ hàng tồn kho: - Giao dịch: Doanh nghiệp sẽ duy trì hàng tồn kho để tránh tắc nghẽn trong quá trình sản suất và bán hàng. Bằng việc duy trì hàng tồn kho, các doanh nghiệp đảm bảo được việc sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu thô. Mặt khác, việc bán hàng cũng không bị ảnh hưởng do không có sẵn hàng hóa thành phẩm. - Dự phòng: Việc giữ lại hàng tồn kho với mục đích này là một tấm đệm cho những tình huống kinh doanh xấu nằm ngoài dự đoán. Sẽ có những bức phá bất ngờ về nhu cầu thành phẩm vào một thời điểm nào đó. Tương tự, cũng sẽ có những sự sụt giảm không lường trước trong cung ứng nguyên liệu ở một vài thời điểm. Ở cả hai trường hợp này, một doanh nghiệp khôn ngoan sẽ chắc chắn muốn có vài tấm đệm để đương đầu với những thay đổi khôn lường.
  • 24. 9 - Đầu cơ: Doanh nghiệp giữ hàng tồn kho để có được những lợi thế khi giá cả biến động. Giả sử nếu giá nguyên liệu thô tăng, doanh nghiệp sẽ muốn giữ nhiều hàng tồn kho so với yêu cầu với giá thấp hơn. 1.2.4. Lợi íchvà chi phí việc lưu trữ hàng tồn kho Lưu trữ hàng tồn kho đem lại những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp. Những lợi thế quan trọng nhưng không hạn chế có thể kể đến như: - Tránh các khoản lỗ trong kinh doanh: Bằng việc lưu trữ hàng tồn kho, một công ty có thể tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ khi không có sẵn nguồn cung tại một thời điểm nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Giảm chi phí đặt hàng: Các chi phí đặt hàng gồm chi phí liên quan đến đơn đặt hàng cá nhân như đánh máy, phê duyệt, gửi thư,… có thể được giảm rất nhiều nếu công ty đặt những đơn hàng lớn hơn là vài đơn hàng nhỏ lẻ. - Đạt được hiệu quả sản xuất: Việc lưu trữ đủ số lượng hàng tồn kho cũng đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả. Nói cách khác, nguồn cung ứng đủ hàng tồn kho sẽ ngăn ngừa sự thiếu hụt nguyên liệu ở những thời điểm nhất định mà có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc lưu trữ hàng tồn kho không phải lúc nào cũng tốt. Có thể nói rằng việc thu mua tràn lan chứa đựng nhiều rủi ro và việc gặp phải những rủi ro không lường trước được sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.Việc lưu trữ hàng tồn kho quá nhiều, không có kế hoạch, sẽ chiếm những khoản chi phí nhất định. Do vậy, rất cần thiết cho việc một công ty lập kế hoạch cụ thể về lưu trữ hàng tồn kho. Chi phí lưu trữ hàng tồn kho được phân ra làm hai loại: - Chi phí nguyên liệu: bao gồm các khoản phí liên quan đến đến việc đặt hàng để thu mua nguyên liệu, các thành phần, tiền lương cho nhân viên quản trị hành chính, chí phí thuê mặt bằng, cước phí, chuyển phát, hóa đơn, văn phòng phẩm, v.v. Càng nhiều đơn hàng thì càng nhiều các chi phí liên quan và ngược lại. - Chi phí thực hiện: bao gồm các khoản phí liên quan đến việc lưu trữ hoặc vận chuyển hàng tồn kho cũng như chi phí bảo hiểm rủi ro trọn gói, chi phí thuê mặt bằng, tiền lương cho nhân công, sự lãng phí, lỗi thời, sự hao mòn, mất trộm… Nó
  • 25. 10 cũng bao gồm các khoản phí cơ hội. Điều này có nghĩa: khoản tiền dành cho hàng tồn kho nếu được đầu tư vào nơi khác trong kinh doanh, thì nó sẽ thu lại được một khoản nhất định. Do đó mà sự mất mát của việc thu lại cũng có thể được xem như một chi phí cơ hội. Những điểm trên nhằm nhấn mạnh cho tầm quan trọng của việc quản lý hàng tồn kho, để quyết định số lượng hàng tồn kho tối ưu nhất cho công ty, doanh nghiệp theo chu kì (Theo Logistics Viet Nam). 1.3. Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 1.3.1. Khái niệm quản trị hàng tồn kho - Quản trị hàng tồn kho là việc thực hiện các chức năng quản lý để lập kế hoạch, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển, kiểm soát và cấp phát vật tư nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lực phục vụ cho khách hàng, đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp ( theo trang web http://vi.wikipedia.org/wiki/ - trang bách khoa toàn thư mở) - Quản trị hàng tồn kho là hoạt động kiểm soát sự luân chuyển hàng tồn kho thông qua chuỗi giá trị từ việc xử lý trong sản xuất và phân phối ( theo trang web www.saga.vn – trang thông tin tài chính) 1.3.2. Vai trò ý nghĩa của công tác quản trị hàng tồn kho - Vai trò : + Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại vật tư có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp + Đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành kiên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch + Thúc đẩy quá trình luân chuyển nhanh vật tư, sử dụng vốn hợp lý, có hiều quả và tiết kiệm chi phí + Kiểm tra tình hình thực hiện cung cấp vật tư, đối chiếu với tình hình sản xuất, kinh doanh và tình hình kho tàng để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua có biện pháp khắc phục kịp thời + Đảm báo có đủ hàng hóa thành phẩm để cung ứng ra thị trường - Ý nghĩa :
  • 26. 11 + Công tác quản trị hàng tồn kho có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hoạt đồng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Muốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo cho nó các loại vật tư, năng lượng đủ về số lượng, kịp về thời gian. Đúng về quy cách phẩm chất, chất lượng. Đó là một vấn đề bắt buộc mà nếu thiếu thì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm được + Doanh nghiệp sản xuất cần phải có vật tư, năng lượng mới có thể tồn tại được. Vì vậy đảm báo nguồn vật tư năng lượng cho sản xuất là một tất yếu khách quan, mộ điều kiện chung của mọi nền sản xuất xã hội + Doanh nghiệp thương mại cần phải có hàng hóa thì mới tồn tại được, chính vì vậy cần phải đảm bảo có đủ hàng hóa để cung ứng cho thị trường và xã hội. 1.3.3. Mục đích quản trị hàng tồn kho Các doanh nghiệp quản trị hàng tồn kho nhằm vào 2 mục đích chính - Làm đủ lượng hàng tồn kho sẵn có: mục đích chính là đảm bảo hàng tồn kho sẵn có theo yêu cầu trong mọi thời điểm. Vì sự thiếu hụt và dư thừa hàng tồn kho đều chứng tỏ cho sự tốn kém trong tổ chức điều hành. Trường hợp thiếu hụt hàng tồn kho thì dây chuyền sản xuất sẽ bị gián đoạn. Hậu quả là việc sản xuất giảm đi hoặc không thể sản xuất. Kết quả là việc kinh doanh giảm sút dẫn đến giảm doanh thu, giảm lợi nhuận và tệ hơn là thua lỗ. Mặt khác, sự dư thừa hàng tồn kho cũng có nghĩa làm kéo dài thời gian sản xuất và phân phối luồng hàng hóa. Điều này có nghĩa là khoản tiền đầu tư vào hàng tồn kho nếu được đầu tư vào nơi khác trong kinh doanh, thì nó sẽ thu lại được một khoản nhất định. Không chỉ vậy, nó cũng sẽ làm giảm các chi phí thực hiện và làm tăng lợi nhuận. - Giảm thiểu chi phí và đầu tư cho hàng tồn kho: liên quan gần nhất đến mục đích trên đó là làm giảm cả chi phí lẫn khối lượng đầu tư vào hàng tồn kho. Điều này đạt được chủ yếu bằng cách đảm báo khối lượng cần thiết hàng tồn kho trong tổ chức ở mọi thời điểm. Điều này có lợi cho tổ chức theo hai cách. Một là khoản tiền không bị chặn khi hàng tồn kho chưa được sử dụng tới và có thể được sử dụng để đầu tư vào
  • 27. 12 những nơi khác để kiếm lời. Hai là nó sẽ làm giảm các chi phi thực hiện, đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận. 1.3.4. Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh - Hoạch định hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạch định hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc ban hành các chính sách hàng tồn kho cụ thể thông qua các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, chủ trương, chính sách của Chủ tịch HĐQT và Ban Tổng giám đốc làm cơ sở hoạch định xây dựng các chính sách bán hàng, các chính sách về hàng tồn kho (tuổi hàng tồn kho, chính sách bán hàng, chính sách bán hàng tồn kho lâu năm, hoạch định vòng quay hàng tồn kho theo từng thời điểm (theo mùa vụ), các chính sách thưởng/phạt về hàng tồn kho). Quy định chính sách và quy trình nhập xuất hàng hóa để đảm bảo tối ưu trong quá trình lưu kho, giao hàng. - Tổ chức thực hiện chính sách hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là quá trình áp dụng chính sách hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh vào thực tế. Quá trình thực hiện quản lý hàng tồn kho bắt đầu từ thời điểm đặt hàng nguyên vật liệu, tiếp nhận đơn hàng và sản xuất thành phẩm, nhập kho, xuất kho, bán hàng trong đó bao gồm các công tác triển khai sản xuất hàng tồn kho; thực hiện đặt mã thành phẩm, thực hiện nhập kho và lưu kho; thực hiện chất xếp và quản lý kho trên cơ sở sơ đồ nhà xưởng; thực hiện xuất kho và giao nhận; thực hiện giao hàng hóa thành phẩm; đánh giá hàng tồn kho định kỳ hàng tháng; tính toán thưởng phạt hàng tồn kho định kỳ; tăng cường xử lý hàng tồn kho lâu năm và triển khai kiểm kê định kỳ. - Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chính sách hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Kiểm soát quá trình triển khai thực hiện các chính sách được hoạch định về hàng tồn kho, trên cơ sở kết quả kiểm soát để tiếp tục phát huy những điểm phù hợp
  • 28. 13 và hoạch định lại những điểm chưa phù hợp để đảm báo công tác quản trị hàng tồn kho được hiệu quả và thông suất. 1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tồn kho + Đối với tồn kho nguyên vật liệu, vật tư thường phụ thuộc vào: - Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp - Khả năng sẵn sàng cung ứng nguyên vật liệu - Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyên vật liệu với doanh nghiệp. - Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp - Giá cả của các loại nguyên vật liệu. + Đối với tồn kho bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các yếu tố ảnh hưởng bao gồm : - Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm - Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm - Trình độ tổ chức quá trình sản xuất doanh nghiệp. + Đối với tồn kho sản phẩm, thành phẩm thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố: - Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm - Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 1.4. Các mô hình quản trị hàng tồn kho, các chỉ tiêuphản ánh quản trị hàng tồn kho 1.4.1. Các mô hình quản trị hàng tồn kho 1.4.1.1. Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản EQQ ( economic ordering quanlity) - Mô hình kiểm soát dự trữ cơ bản EQQ được đề xuất và ứng dụng từ năm 1915, cho đến nay nó vẫn được hầu hết các doanh ngiệp sử dụng. Kỹ thuật kiểm
  • 29. 14 soát theo mô hình này rất dễ áp dụng, nhưng khi sử dụng nó người ta phải dựa vào những giả thiết quan trọng, đó là: + Nhu cầu phải biết trước và nhu cầu không đổi. + Phải biết trước thời gian kể từ khi đặt hàng cho tới khi nhận được hàng và thời gian đó không đổi. + Lượng hàng của mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng và được thực hiện ở một thời điểm đã định trước. + Chỉ có duy nhất 2 loại chi phí là chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng + Sự thiếu hụt trong kho hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn đặt hàng được thực hiện đúng thời gian. Q* dự trữ trung bình Q*/2 thời gian O A B C Biểuđồ 1.1: Mô hìnhhàng tồn kho EQQ Trong đó: Q* - Sản lượng của một đơn hàng (lượng hàng dự trữ tối đa) O – Dự trữ tối thiểu Q*/2 – Lượng dự trữ trung bình OA = AB = BC là khoảng cách kể từ khi nhận hàng đến khi sử dụng hết hàng của một đợt đặt hàng dự trữ. Với mô hình này, lượng dự trữ sẽ giảm theo một tỉ lệ không đổi vì nhu cầu k hông thay đổi theo thời gian. a) Xác định thông số cơ bản của mô hình EQQ - Lượng đặt hàng tối ưu:
  • 30. 15 + Mục tiêu của các mô hình dự trữ đều nhằm tối thiểu hoá tổng chi phí dự trữ +Khi nghiên cứu về chi phí hàng tồn kho ta đã có phương trình TIC = H Q 2 + S Q D  Min (1) + Xét phương trình (1), ta lấy vi phân TIC theo Q. Từ đó ta có thể tính được lượng hàng cung ứng mỗi lần tối ưu Q* như sau Q* = 2DS H + Như vậy, lượng dự trữ tối ưu hay lượng đơn hàng tối ưu Q* sẽ là 1 lượng xác định sao cho tại đó tổn chi phí TIC là nhỏ nhất. Q* tối ưu tại điểm có chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ ( chi phí cơ hội ) bằng nhau. 1.4.1.2. Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất ( PQQ – production order quanlity) - Trong mô hình EQQ, chúng ta đã giả định toàn bộ lượng hàng của một đơn hàng được nhận ngay trong một chuyến hàng. Tuy nhiên có những trường hợp doanh nghiệp nhận hàng dần dần trong một thời gian nhất định. Trong trường hợp như thế chúng ta phải tìm kiếm một mô hình đắt hàng khác với EQQ. - Một biến thể của mô hình EQQ cơ bản là mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (PQQ). Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất được áp dụng trong trường hợp lượng hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích lũy dần cho đến khi lượng đặt hàng được tập kết hết. Mô hình này cũng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh nghiệp tự sản xuất lấy vật liệu để dùng. Trong những trường hợp này cần phái quan tâm đến lúc sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất hoặc mức cung ứng của nhà cung ứng. - Trong mô hình POQ, cơ bản giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt duy nhất là hàng được đưa đến nhiều chuyến. Bằng phương pháp giống như EQQ có thể tính được lượng hàng tối ưu Q* - Nếu ta gọi:
  • 31. 16 p: Mức cung ứng ( hay mức sản xuất ) hàng ngày d: Nhu cầu sử dụng hàng ngày t: thời gian cung ứng - Ta có : Mức tồn kho tối = đa - Tức là: Q m ax = p.t Tổng lượng hàng được cung ứng ( sản xuất) trong thời gian t = Tổng lượng hàng được sử dụng trong thời gian t - Mặt khác: Q = p.t t = Q P - Thay vào công thức tính mức tính tồn kho tối đa, ta có: Q max = p ( Q p ) – d ( Q p ) = Q ( 1 - d p ) - Hàm tổng chi phí trong trường hợp này được viết lại: TC = Q D S + Q 2 H (1 - d p ) - như vậy, quy mô đơn hàng tối ưu: Q* = 2SD H(1 d ) p 1.4.1.3. Mô hình khấu trừ theo số lượng ( QDM – Quantily Discount Model) - Để tăng doanh số bán hàng nhiều công ty thường đưa ra chính sách giảm giá khi người mua mua với số lượng lớn. Chính sách bán hàng như vậy được gọi là bán hàng khấu trừ theo số lượng mua. Nếu chúng ta mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp. Những lượng dự trữ sẽ tăng lên và do đó chi phí lưu kho sẽ tăng. Xét về mức chi phí đặt hàng thì lượng đặt hàng sẽ tăng lên, sẽ dẫn đến chi phí đặt hàng giảm đi. Mục tiêu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí về hàng dự trữ hàng năm là bé nhất. trường hợp này ta áp dụng mô hình khấu trừ theo số lượng DMQ. Tổng chi phí về hàng tồn kho được tính như sau:
  • 32. 17 TC= Q D S+ Q 2H+P.D Trong đó: chi phí mua hàng = P.D - Để xác định lượng hàng tối ưu (Q*) trong một đơn hàng, ta tiến hành 4 bước sau: + Bước 1: xác định các mức sản lượng đặt hàng tối ưu theo các mức đơn giá khác nhau, theo công thức: Q* =2SD IP Trong đó: I – tỷ lệ % chi phí tồn kho tính theo giá mua một đơn vị hàng P – giá mua 1 đơn vị hàng Chi phí lưu kho H giờ đây là I.P ( vì giá cả của hàng hóa là một biến số trong tổng chi phí lưu kho) + Bước 2: điều chỉnh các mức sản lượng lên mức sản lượng được hưởng giá khấu trừ + Bước 3 : tính tổng chi phí của hàng tồn kho cho các mức sản lượng đã diều chỉnh theo công thức TC= Q D S+ Q 2I.P+P.D + Bước 4: chọn Q* nào có tổng chi phí của hàng tồn kho thấp nhất đã được xác định ở bước 3. Q* được chọn chính là sản phẩm tối ưu của đơn hàng ( quy mô đơn hàng tối ưu) với TC min 1.5. Các chỉ tiêuphản ánh quản trị hàng tồn kho 1.5.1. Chu kỳ vận động của tiền mặt - Chu kỳ vận động của tiền mặt vừa là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý tài sản lưu động vừa là căn cứ để phân loại tài sản lưu động. Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động vì thế ta cũng có thể dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá phần nào thực tiễn hoạt động quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp.
  • 33. 18 - Chu kỳ vận động của tiền mặt được hiểu là dộ sài thời gian từ khi thanh toán khoản mục nguyên vật liệu đến khi thu được tiền từ những khoản phải thu do việc bán sản phẩm cuối cùng Chu kỳ vận động của tiền mặt = Thời gian vận Động của nguyên + Vật liệu Thời gian thu Hồi khoản phải - thu Thời gian chậm Trả khoản phải thu - Nếu ở đây chỉ bàn đến thời gian vận động của nguyên vật liệu ảnh hưởng thế nào đến chu kỳ vận động của tiền mặt ta thấy rằng nếu thời gian vận động của nguyên vật liệu càng giảm ( thông qua sản xuất và bán hàng nhanh hơn), chu kỳ vận động của tiền mặt cũng được rút ngắn - Thời gian vận động của nguyên vật liệu là độ dài thời gian trung bình để chuyển nguyên vật liệu đó thành sản phẩm cuối cùng và thời gian bán những sản phẩm đó Thời gian vận động của nguyên vật liệu = Hàng tồn kho Mức bán mỗi ngày - Giả thiết rằng một công ty xe máy có mức tồn kho trung bình là 2 triệu đơn vị, mức bán hàng trong năm là 10 triệu đơn vị thì thời gian vận động của nguyên vật liệu sẽ là : 2.000.000 = 72 ngày 10.000.000/ 360  Như vậy công ty này cần trung bình 72 ngày để chuyển nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng và bán nó  - Mục tiêu của các doanh nghiệp là rút ngắn chu kỳ hoạt động của tiền mặt càng nhiều càng tốt và không có hại cho sản xuất. Nếu doanh nghiệp duy trì chu kỳ vận động tiền mặt càng dài, có nghĩa là nhu cầu tài trợ từ bên ngoài sẽ càng lớn.
  • 34. 19 Nguồn tài trợ nào cũng phát sinh chi phí làm giảm lợi nhuận hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. 1.5.2. Các chỉ tiêuvề tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho - Đây là nhóm chỉ tiêu khá quan trọng phân tích tài chính để đánh giá hoạt động sản xuất – kinh doanh của một doanh nghiệp cũng như hiệu hoạt động quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp đó - Vòng quay dự trữ : Vòng quay dự trữ = Doanh thu trong năm Giá trị hàng tồn kho bình quân - Vòng quay dự trữ có thể được dùng để so sánh hiệu quả hoạt động giữa các năm, kỳ tài chính của doanh nghiệp hoặc dùng để so sánh hoạt động của doanh nghiệp với tỷ số trung bình của ngành - Các doanh nghiệp luôn mong muốn tăng số vòng quay dự trữ . Tỷ số này có thể giúp các nhà phân tích nhận định về hiệu quả về quản lý hàng tồn kho ở doanh nghiệp đã tốt chưa, có sự bất hợp lý nào không Thời gian 1 vòng luân chuyển hàng tồn kho = 360 Vòng quay dự trữ Tỷ số này cho biết để hàng tồnkho luân chuyển được 1 vòng cần bao nhiêu ngày Hệ số đảm nhiệm Hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Doanh thu thuần Hệ số này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu hàng tồn kho.
  • 35. 20 1.5.3.Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của hàng tồn kho Khả năng sinh lời của hàng tồn kho = Lợi nhuận trước thuế/sau thuế Hàng tồn kho bình quân - Chỉ tiêu này cho biết một đồng hàng tồn kho sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hay sau thuế. 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu - Nhân tố môi trương kinh doanh bên ngoài Môi trường vĩ mô + Đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế thì sự không ổn định của tỷ giá hồi đoái là một rủi ro lớn trong công tác quản trị hàng tồn kho vì nó tác động đến giá cả hàng hóa khi tiến hành xuất nhập khẩu. Sự thay đổi đột ngột của tỷ giá và sự trở ngại trong công tác dự báo chính xác tỷ giá là những khó khăn then chốt + Sự thay đổi về tỷ giá làm các chi phí giao dịch gia tăng khi khoảng không gian mua bán trong các thị trường ngoại hối được mở rộng Môi trường ngành + Sự gián đoạn về nguồn cung ứng là một trong những khó khăn thường gặp khi sản phẩm mua về mang tính chât thời vụ hoặc nhập khẩu rừ nước ngoài. Tuy nhiên sự gián đoạn nguồn cung ứng còn có thể xảy ra khi hoạt động mua hàng của doanh nghiệp không được thực hiện + Khách hàng cũng là một nhân tố rất quan trọng, nó quyết định về mức độ kinh doanh của doanh nghiệp và tất nhiên đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hàng tồn kho của công ty. + Trong quá trình kinh doanh thì vốn vẫn là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh. Do đó người cho vay cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị hàng tồn kho + Trong thời buổi kinh tế năng động như hiện nay thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là một yếu tố tất yếu. Do đó đối thủ cạnh tranh cũng là một nhân tố
  • 36. 21 quan trọng ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của công ty và tất nhiên nó cũng tác động đến vấn đề quản trị hàng tồn kho - Nhân tố môi trường bên trong + Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố: chiến lược tiêu thụ, nguồn lực tài chính của công ty, trình độ của đội ngũ cán bộ kinh doanh, vị trí địa lý, danh tiếng của doanh nghiệp, mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh, đặc tính của sản phẩm + Do đó, các nhân tố trên có ảnh rất lớn đến lượng sản phẩm hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp + Nếu khả năng xâm nhập và mở rộng thì trường lớn hay khả năng dự báo chính xác nhu cầu sử dụng hàng hóa trong kỳ, vì thế lượng sản phẩm hàng hóa tồn kho cũng phải đảm bảo kịp thời cho hoạt động tiêu thụ trên thị trường + Còn nếu khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường thấp thì phải xác định mức tồn kho hợp lý, tránh tình trạng để hàng hóa ứ đọng do không khai thác được nhu cầu thị trường.
  • 37. 22 Tóm tắt chương 1 Chương 1 trình bày một số khái niệm về quản trị và trình bày các chức năng của cơ bản của quản trị: hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra. Nội dung quan trọng nhất của chương này là trình bày về hàng tồn kho, những khái niệm, phân loại hàng tồn kho, tầm quan trọng của hàng tồn kho, lợi ích và chi phí của việc lưu trữ hàng tồn kho, vai trò và ý nghĩa của quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh... để trên cơ sở đó làm rõ vai trò của hàng tồn kho trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Làm cơ sở để phân tích thực trạng quản trị hàng tồn kho ở chương 2.
  • 38. 23 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CP XD TRANG TRÍ NỘI THẤT THÀNH ĐÔ 2.1. Tổng quan về Công ty CP XD Trang trí nội thất Thành Đô 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty CP XD TTNT Thành Đô ( Thành Đô) được sáng lập vào năm 2002 bởi ông Phạm Quốc Trí CT HĐQT – TGĐ Công Ty, với các chuyên gia quản lý và kỹ thuật tại các tập đoàn đa quốc gia. Mục tiêu hàng đầu của Công ty là cung cấp các sản phẩm dịch vụ chuyên nghiệp và hiệu qủa nhất trong lĩnh vực: thiết kế, xây dựng dân dụng, công nghiệp & trang trí nội thất. Với phương châm “Uy Tín – Trí Tuệ Là Tồn Tại”, ngày 06/06/2013 Thành Đô được tổ chức Trung Tâm chứng nhận sự phù hợp Quacert – JAS – ANZ, chứng nhận sự phù hợp theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008. Đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật của Thành Đô với hơn 200 người, trong đó có hai phần ba tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học, được đào tạo bài bản cùng với sự chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn sản xuất và thi công hàng đầu trên thế giới. Chúng tôi luôn đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công cao nhất trong mọi công trình. Hệ thống sản phẩm xây dựng và trang trí nội thất Thành Đô đã đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng quốc tế và trong nước.
  • 39. 24 2.1.2. Sơ đồ tổ chức Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Thành Đô 2.1.3. Văn hóa doanh nghiệp Công ty Thành Đô sản xuất và kinh doanh dựa trên văn hóa 10 chữ T đó là trung thực, trung thành, tận tụy, trí tuệ, thân thiện. 2.1.4. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giátrị cốt lõi - Tầm nhìn: Trở thành một trong những công ty hàng đầu Việt Nam và Thế Giới trong lĩnh đầu tư kinh doanh bất động sản, dịch vụ du lịch, tài chính, thiết kế, xây dựng dân dụng, công nghiệp, phân phối các sản phẩm vật liệu trang trí nội thất cao cấp & xuất khẩu các mặt hàng gỗ trang trí nội ngoại thất . - Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm chất lượng và dịch vụ thương mại tốt nhất, đem đến sự hài lòng khách hàng, tạo lợi ích cho nhà đầu tư, cổ đông. Không ngừng nâng cao mức sống cho nhân viên đem lại giá trị lợi ích cho các cổ đông, đóng góp tích cực cho cộng đồng, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Giátrị cốt lõi:
  • 40. 25 + Định hướng khách hàng là nền tảng hoạt động. + Sản phẩm hoàn mỹ. + Dịch vụ hoàn hảo. + Chuyên nghiệp - Sáng tạo - Hiệu quả. + Đoàn kết và tạo môi trường làm việc thân thiện. - Triết lý kinh doanh: + Uy tín tạo nên niềm tin, sự tin cậy. + Trí tuệ tạo nên một sản phẩm hoàn mỹ. Với triết lý kinh doanh “Uy tín - trí tuệ là tồn tại”, Thành Đô muốn khẳng định sự uy tín của mình dành cho khách hàng và luôn cam kết mang đến cho khách hàng sự hoàn mỹ trong từng sản phẩm, từng công trình của mình. 2.2. Một số kết quả hoạt động của Công ty Thành Đô trong thời gian 2014 - 2016 2.2.1. Tình hình tài sản – vốn Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Công ty Thành Đô từ 2014 – 2016 Đơn vị: VNĐ, % Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TÀI SẢN Số tiền Số tiền Số tiền A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 40,415,233,587 47,697,479,363 54,275,511,565 1. Tiền và các khoản tương 1,536,792,058 2,125,397,024 2,242,574,376 đương tiền 2. Các khoản phải thu ngắn 23,312,023,883 22,366,017,526 124.142,7 hạn 3. Hàng tồn kho 15,430,998,567 23,147,761,198 35,645,222,194 4. Tài sản ngắn hạn khác 135,419,079 58,303,615 102,569,177 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 56,148,006,370 54,541,407,644 61,327,635,613 5. Tài sản cố định 55,631,555,242 52,675,063,029 60,125,144,465 6. Tài sản dài hạn khác 516,451,128 1,866,344,615 1,202,491,148 TỔNG TÀI SẢN 96,563,239,957 102,238,887,007 115,603,147,178 NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 52,738,392,465 56,531,441,278 67,627,547,354 1. Nợ ngắn hạn 52,638,392,465 56,431,441,278 67,527,547,354 2. Nợ dài hạn 100,000,000 100,000,000 100,000,000 VỐN CHỦ SỞ HỮU 43,824,847,492 45,707,445,729 47,975,599,824 TỔNG NGUỒN VỐN 96,563,239,957 102,238,887,007 115,603,147,178 (Nguồn: Bản phát hành Báo cáo tài chính đã được kiểmtoán của Công ty Thành Đô)
  • 41. 26 Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2014 – 2015 - 2016 của Công ty Thành Đô Đơn vị tính: VNĐ Năm Stt Chỉ tiêu 2014 2015 2016 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 72,807,297,189 76,192,285,633 95,280,894,312 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 110,127,204 486,883,058 112,490,216 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 72,697,169,985 75,705,402,575 95,158,404,096 4 Giá vốn hàng bán 63,923,510,679 66,203,325,034 81,914,624,552 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8,773,659,306 9,502,077,541 13,243,779 6 Doanh thu hoạt động tài chính 718,078,635 542,751,019 515,526,900 7 Chi phí tài chính 286,304,229 642,899,034 701,621,888 8 Chi phí bán hàng - 2,925,870 - 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,676,441,532 8,055,979,313 10,344,498,408 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,528,992,180 1,343,024,343 2,713,186,148
  • 42. 27 11 Thu nhập khác 1,112,353,742 1,691,295,023 1,615,769,973 12 Chi phí khác 904,141,178 862,717,622 1,749,887,167 13 Lợi nhuận khác 208,212,564 828,577,401 (134,117,194) 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước 2,737,204,744 2,171,601,744 2,579,068,954 thuế 15 Chi phí thuế thu nhập doanh 87,819,789 289,003,507 310,914,859 nghiệp hiện hành 16 Chi phí thuế thu nhập doanh - nghiệp hoãn lại 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập 2,649,384,955 1,882,598,237 2,268,154,095 doanh nghiệp (Nguồn: Bản phát hành Báo cáo tài chính đã được kiểmtoán của Công ty Thành Đô) Nhận xét : Từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kế t quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2014 – 2015 - 2016 ta có thể thấy : - Công ty đang trên đà phát triển, doanh thu của công ty tăng dần qua các năm, năm 2015 tăng khoảng 3.38 tỷ đồng tương đương 4.65% so với năm 2014, năm 2016 so với năm 2015 tăng khoảng 19 tỷ đồng tương đương 25.05%.. Điều này cho thấy công tác sản xuất cũng như bán hàng của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. - Trị giá hàng tồn kho so với tài sản lưu động của công ty tăng dần qua các năm: năm 2014 hàng tồn kho chiếm 38.2% giá trị tài sản lưu động, năm 2015 chiếm 48,5% và năm 2016 chiếm đến 65,7%. Điều này cho thấy hiện nay công ty có lượng hàng tồn trữ quá nhiều, làm phát sinh nhiều chi phí và rủi ro. - Tuy nhiên, mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty qua 3 năm lại có những biến động sau: năm 2015 giảm 28.94% so với năm 2014 và mặc dù đến năm 2016, lợi nhuận sau thế của công ty tăng 20.48% so với năm 2015 nhưng vẫn thấp hơn 14.4% so với năm 2014 cho thấy lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hướng giảm, theo 2 bảng số liệu, điều này có thể được giải thích là do các nguyên nhân sau :
  • 43. 28 + Các loại chi phí của công ty có sự gia tăng đáng kể như chi phí quản lý doanh nghiệp… điển hình là chi phí tài chính của công ty, cụ thể là năm 2015 tăng đến 124.5% so với năm 2014 trong khi đó doanh thu chỉ tăng 4.65%. Đến năm 2016 chi phí tài chính lại tăng 9.1% so với năm 2015 và tăng 145% so với năm 2014. + Ngoài ra, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có sự gia tăng, năm 2014 chiếm 3.2% tổng lợi nhuận kế toán trước thuế nhưng đến năm 2016 thì lại chiếm đến 12% tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. + Các khoản giảm trừ doanh thu do giảm giá hàng bán tăng cao trong năm 2015, cụ thể là năm 2015 tăng đến 342% so với năm 2014. 2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty 4,500,000 4,000,000 3,500,000 3,000,000 2,500,000 2,000,000 1,500,000 1,000,000 500,000 - 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Doanh số - 179,902.3 833,077 2,069,379 2,133,472 1,703,197 3,431,632 3,849,144 3,484,614 3,598,8504,537,185 ( Nguồn: Báo cáo doanh thu của phòng kế toán) Biểuđồ 2.1: Biểuđồ doanh số của công ty từ năm 2006 đến năm 2016 Từ biểu đồ cho thấy : - Doanh số bán hàng của công ty hầu hết tăng dần qua các năm. - Tính đến 2016 doanh số của Công ty tăng hơn 20 lần so với năm 2005 Cho thấy công ty có sự tăng trưởng và phát triển, doanh số bán ra ngày càng tăng, thị trường ngày càng được mở rộng.
  • 44. 29 2.3. Nguyên tắc ghi nhận và phân loại hàng tồn kho của Công ty Thành Đô 2.3.1. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho công ty Thành Đô - Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được - Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến, chí phí chạy thử và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. - Giá trị hàng tồn kho được xác định theo nhóm hàng trên cơ sở phù hợp với quy định, đặc điểm kinh doanh của công ty. - Giá trị sản phẩm dở dang: là các khoản chi phí thực tế đã phát dinh nhưng chưa hoàn thành sản phẩm đang trong giai đoạn hoàn thiện để bán. - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp đánh giá đích danh. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kiểm kê định kỳ. - Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Thực tế theo nguyên trạng máy. 2.3.2. Phân loại hàng tồn kho công ty Thành Đô Hàng tồn kho chủ yếu của công ty Thành Đô là các loại giàn giáo, gạch lát nền, gạch ốp tường, vật liệu xây dựng, nội thất trang trí .v.v… Việc phân loại hàng tồn kho gắn với các khâu của quá trình sản xuất là phù hợp hơn cả vì nó gắn với quá trình quản lý với từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo quá trình quản lý chặt chẽ và có hiệu quả
  • 45. 30 Nguyên vật liệu Hàng tồn kho Trị giá hàng hóa Trị giá hàng hóa Mua vào bán ra Chi phí NCTT Chi phí SX chung Quá trình sản xuất Sản Giá phẩm thành SP Dở dang Giá vốn hàng bán Thành phẩm Sơ đồ 2.1: Phân loại hàng tồn kho tại công ty Thành Đô - Hàng mua đang đi đường: điều này được xác định theo điều khoản cam kết hợp đồng giữa 2 bên mua và bán cụ thể là công ty Thành Đô với các đối tác bán hàng và nhà cung ứng. + Nếu hàng được vận chuyển theo FOB thì quyền kiểm soát chuyển giao cho công ty Thành Đô, còn khi người bán chuyển hàng cho người vận tải là người đại diện cho công ty Thành Đô. Như vậy hàng vận chuyển theo FOB đi sẽ thuộc hàng tồn kho của Thành Đô ngay sau khi hàng được bên bán chuyển cho người vận tải, hàng tồn kho này là hàng đi ngang đường khi kết thúc kỳ kế toán của Thành Đô. Nếu bỏ qua việc ghi nhận này sẽ đến sai lệch trong hàng tồn kho, trong khoản phải trả trên bảng cân đối kế toán đồng thời sẽ thiếu nghiệp vụ mua hàng và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên báo cáo kết quả kinh doanh. + Nếu hàng vận chuyển theo FOB đến thì quyền kiểm soát chưa chuyển giao đến tận khi Thành Đô nhận được hàng góa từ người vận chuyển chung, nghĩa là hàng vận chuyển theo FOB điểm đến vẫn thuộc quyền sở hữu và thuộc hàng tồn kho của bên bán cho đến khi Thành Đô nhận được hàng.
  • 46. 31 + Nguyên vật liệu: máy móc, thiết bị., phần mềm, vật liệu xây dựng, nội thất trang trí… + Công cụ, dụng cụ: khuôn mẫu máy, dụng cụ kiểm tra, sửa chữa, bảo hành, bảo hộ, bảo vệ và thiết bị tăng tính an toàn v.v … + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. + Hàng gửi đi bán: là sản phẩm hàng hóa đã hoàn thiện của công ty Thành Đô được chuyển gửi phân phối đến các đại lý, các nhà phân phối, trung tâm giới thiệu sản phẩm. + Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Đây là nhóm hành động đưa ra những chỉ tiêu, lên kế hoạch dự phòng để giảm bớt giá một số hàng hóa lưu trong kho của công ty. Công ty sẽ lên kế hoạch tính toán chi phí cũng như những điều kiện để đi đến kế hoạch giảm giá hàng tồn kho khi cần thiết. 2.3.3. Những yếu tố tác động đến quản lý hàng tồn kho tại Công ty Thành Đô - Mua hàng: khi có nhu cầu mua vật liệu thì các bộ phận mua hàng sẽ lập phiếu đề nghị mua hàng cho ban Giám Đốc Công ty Thành Đô. Sau khi phiếu đề nghị mua hàng được phê chuẩn thì bộ phận cung ứng sẽ lập đơn hàng và gửi cho nhà cung cấp đã lựa chọn. Phiếu yêu cầu mua hàng do bộ phận có trách nhiệm lập. Phiếu được lập theo kế hoạch sản xuất hoặc lập đột xuất. - Đơn đặt hàng: căn cứ vào phiếu đề nghị mua hàng đã được phê chuẩn của Giám Đốc (hoặc người phụ trách) để gửi cho nhà cung cấp. Mẫu đơn đặt hàng được thiết kế sẵn có đầy đủ các cột cần thiết nhằm hạn chế tối đa các sai sót. - Nhận hàng: Khi bên nhà cung cấp giao hàng bộ phận nhận hàng của Thành Đô sẽ dựa trên đơn đặt hàng để kiểm tra về mẫu mã, số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất và thời gian gia hàng, cuối cùng trưởng phòng vật tư Thành Đô phải lập biên bản kiểm nhận hàng. Bộ phận nhận hàng độc lập với bộ phận kho và bộ phận kế toán. - Lưu kho: hàng đặt được chuyển tới kho và hàng sẽ được chuyên gia của Thành Đô kiểm tra về chất lượng, số lượng và sau đó bộ phận kho phải thông báo cho phòng kế toán về số lượng hàng nhận và cho nhập kho.
  • 47. 32 - Xuất kho vật tư hàng hóa: Tại Thành Đô có 2 lý do cơ bản để xuất kho là xuất cho nội bộ và xuất bán. + Xuất vật tư, hàng hóa cho nội bộ : Khi có hợp đồng sản xuất mới hoặc theo kế hoạch sản xuất hoặc có nhu cầu vật tư trong nội bộ thì bộ phận sản xuất lắp ráp sẽ lập phiếu xin lĩnh vật tư hay linh phụ kiện, bộ phận vật tư lập phiếu xuất kho. + Phiếu xin lĩnh vật tư: do bộ phận sản xuất căn cứ vào nhu cầu sản xuất, người phụ trách bộ phận đó lập phiếu xin lĩnh vật tư trong đó phải ghi rõ loại vật tư, số mã, chủng loại, quy cách, phẩm chất, số lượng và thời gian giao vật tư. + Xuất đi để bán: căn cứ vào đơn đặt mua bộ phận tiêu thụ lập hóa đơn bán hàng và lập phiếu xuất kho, ngoài ra bộ phận vận chuyển phải lập chứng từ vận chuyển. - Hóa đơn bán hàng: được bộ phận tiêu thụ lập thành nhiều liên ở cuống và giao cho khách hàng, giao cho bộ phận kế toán để thanh toán và ghi sổ. - Phiếu xuất kho: được bộ phận vật tư hoặc bộ phận bán hàng tại Thành Đô lập thành nhiều liên để lưu cuống, xuất kho và ghi sổ kế toán. Phiếu xuất ghi rõ các nội dung như loại vật tư, hàng hóa, chủng loại, quy cách, phẩm chất, số lượng và ngày tháng. - Chứng từ vận chuyển: Do bộ phận vận chuyển lập hoặc công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển lập. Đây là tài liệu minh chứng cho việc hàng đã được xuất kho giao cho khách, chứng từ vận chuyển được đính kèm với phiếu xuất kho hoặc hóa đơn bán hàng làm minh chứng cho nghiệp vụ bán hàng tại Thành Đô. - Sản xuất: Kế hoạch và lịch trình sản xuất tại công ty Thành Đô được xây dựng dựa vào các ước toán về nhu cầu đối với sản phẩm của công ty cũng như dựa vào tình hình thực tế hàng tồn kho hiện có. - Trách nhiệm với hàng hóa trong giai đoạn sản xuất: thuộc về những người giám sát sản xuất, nguyên vật liệu được chuyển tới phân xưởng cho tới khi các sản phẩm được hoàn thành và được chuyển vào kho sản phẩm thì người giám sát sản xuất được phân công theo dõi phải có trách nhiệm kiểm soát và nắm chắc tất cả tình hình trong quá trình sản xuất. Các chứng từ sổ sách được sử dụng chủ yếu để
  • 48. 33 ghi chép và theo dõi gồm các phiếu yêu cầu sử dụng, phiếu xuất kho, bảng chấm công, các bảng kê, bảng phân bổ và hệ thống sổ sách kế toán chi phí. - Lưu kho thành phẩm: Đây là chức năng nhằm bảo quản và quản lý tài sản của Thành Đô khi vật tư hàng hóa thành phẩm được nhập kho. Công việc này bộ phận an ninh cũng như thủ kho phải tổ chức canh phòng bảo vệ tránh mất mát, tránh bị lạm dụng tài sản. Khi nhập kho hay xuất kho các bên phải có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thủ kho mới được nhập, xuất kho. Mặt khác thủ kho là người chịu trách nhiệm về tài sản mình trông coi và phải ghi chép để theo dõi về số lượng vật tư, hàng hóa thành phẩm nhập – xuất – tồn kho. - Xuất thành phẩm đi tiêu thụ: xuất thành phẩm chỉ được thực hiện khi đã nhận được sự phê chuẩn, thường là đơn đặt mua hàng của khách hàng. Khi xuất kho thành phẩm phải lập phiếu xuất kho, bộ phận vận chuyển phải lập phiếu vận chuyển. Phiếu vận chuyển hàng được lập thành 3 liên, liên thứ nhất được lập tại phòng tiếp cận để làm chứng từ minh chứng về việc vận chuyển, liên thứ hai được gửi tới phòng tiêu thụ và liên thứ ba sẽ được đính kèm bên ngoài bao kiện của hàng hóa trong quá trình vận chuyển. - Chứng từ sổ sách có liên quan đến chu trình hàng tồn kho: Chứng từ kiểm toán là nguồn tư liệu sẵn có cung cấp cho kiểm toán viên. Chứng từ kiểm toán có thể là các tài liệu kế toán hoặc cũng có thể là tài liệu khác. Trong chu trình hàng tồn kho các loại chứng từ kiểm toán thường bao gồm: + Hệ thống sổ kế toán chi tiết + Sự ảnh hưởng của phương pháp kế toán hàng tồn kho + Hệ thống kế toán chi phí và tính giá trị thành phẩm + Hệ thống các báo cáo và sổ sách liên quan tới chi phí tính giá thành sản phẩm bao gồm các báo cáo sản xuất, báo cáo sản phẩm hỏng kể cả báo cáo thiệt hại do ngừng sản xuất + Hệ thống sổ sách kế toán chi phí: Sổ cái, bảng phân bổ, báo cáo tổng hợp, nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. * Ứng dụng nhân lực và công nghệ trong quản lý kho hàng:
  • 49. 34 - Nhân lực hay nói cách khác là nhiệm vụ của một người thủ kho: hàng được chuyển tới kho và hàng sẽ được kiểm tra về chất lượng, số lượng và sau đó cho nhập kho. Mỗi khi nhập đủ kho thủ kho phải lập phiếu nhập kho và sau đó bộ phận kho phải thông báo cho phòng kế toán về số lượng hàng nhận và cho nhập kho. - Xuất nhập hàng hóa đúng số lượng, chủng loại + Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng hàng hóa trong kho + Định kỳ kiểm kê kho, đối chiếu số lượng hàng hóa trong kho + Báo cáo tình trạng kho cho trưởng phong kho vận - Kiểm soát tồn kho: Hàng tồn kho được bảo quản cất trữ ở nhiều nơi khác nhau, nhiều đối tượng quản lý khác nhau có đặc điểm bảo quản khác nhau điều này dẫn tới kiểm soát đối với hàng tồn kho gặp nhiều khó khan. - Chu trình vận động của hàng tồn kho bắt đầu từ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sản phẩm dở dang, rồi đến thành phẩm hàng hóa. Sự vận động của hàng tồn kho do ảnh hưởng tới nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính như chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung, giá vốn hàng bán, chi phí sản phẩm dở dang, dự phòng giảm giá hàng tồn kho… Là những chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển của Thành Đô. Khi thực hiện kiểm toán thì chu trình hàng tồn kho luôn là một chu trình kiểm toán quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty Thành Đô. * Tác động của quyết định mức tồn kho đến lợi nhuận của công ty - Hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán vì vậy ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong năm của công ty Thành Đô. - Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản lưu động bao gồm nhiều chủng loại và quá trình quản lý rất phức tạp. - Hàng tồn kho được đánh giá thông qua số lượng, chất lượng. 2.4. Phân tích thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Công ty Thành Đô + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho tại Công ty Thành Đô Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể được thực hiện thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
  • 50. 35 Giá hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua hàng, chi phí chế biến và các chi phí có liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng tahi1 hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất khinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. + Phương pháp tính gía trị hàng tồn kho của công ty: Hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. 2.4.1. Thực trạng hoạch định hàng tồn kho Công ty Thành Đô Hằng năm, căn cứ vào Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về việc thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh, Công ty sẽ được giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể cho từng mặt hàng, nhóm hàng. Bảng 2.3: Kế hoạch sản xuất giàn giáo, gạch lót nền, gạch ốp tường 2014- 2015-2016 Thực hiện sản xuất Kế hoạch sản xuất 2015 Tăng/Giảm 2014 - 2016 - 2016 Stt Hạng mục Tổng BQ tháng Tổng BQ tháng Tuyệt đối Tương cộng cộng đối (1) (2)=(1)/12 (3) (4)=(3)/12 (5)=(3)-(1) (6)=(5)/(1) I Giàn giáo 256.188 21.349 357.793 29.816 101.605 40% 1 Phú Mỹ 169.388 14.116 205.1055 17.096 35.767 21% 2 Bình Dương 41.980 3.498 55.637 4.636 13.656 33% 3 Bình Phước 28.619 2.385 52.890 4.408 24.271 85% 4 Hồ Chí Minh 16.200 1.350 44.111 3.676 27.911 172% II Vật tư điện nước 21.211 1.768 32.343 2.695 11.131 52% 1 Phú Mỹ 21.211 1.768 27.405 2.284 6.194 29% 2 Bình Dương - - 4.938 411 4.938 0% III Gạch lót nền 326 27 820 68 494 152% IV Gạch ốp tường - - 3.620 302 3.620 Tổng cộng 277.725 23.144 394.576 32.881 116.851 42% (Nguồn: Công ty Thành Đô) Tuy nhiên, việc giao chỉ tiêu kế hoạch cả năm mà không phân theo từng Quý/tháng chi tiết, gây khó khăn trong việc hoạch định bán hàng theo từng thời điểm, vụ mùa.
  • 51. 36 Trước những dự báo về thị trường ngành xây dựng trong năm 2016, Công ty đã xây dựng và ban hành các chính sách kinh doanh linh hoạt để đẩy mạnh sản lượng bán hàng áp dụng cho bộ phận kinh doanh theo từng đối tượng khách hàng cụ thể như: - Khách hàng bản lẻ: là khách hàng đến chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh của Công ty Thành Đô mua giàn giáo, gạch lót nền, gạch ốp tường, vật tư điện nước về sử dụng cuối cùng. Giá bán cho khách hàng bán lẻ theo bảng giá công bố mới nhất tại từng thời điểm với tỷ lệ chiết khấu tối đa là 20% và phải thanh toán 100% trước khi Công ty giao hàng hoặc trước khi khách hàng vào kho nhận hàng. - Nhà phân phối: là khách hàng mua giàn giáo và nguyên vật liệu xây dựng về thương mại có ký hợp đồng nhà phân phối với Công ty và phải thỏa điều kiện: có tiềm lực tốt về tài chính, thanh toán tiền hàng đúng theo chính sách; cam kết doanh số tiêu thụ (doanh số sau khi đã trừ chiết khấu và hàng trả lại trong tháng) không nhỏ hơn 500 triệu đồng/tháng. Giá bán giàn giáo theo bảng giá công bố mới nhất tại từng thời điểm với tỷ lệ chiết khấu từ 32% đến 35% và phải thanh toán 100% trước khi Công ty giao hàng hoặc trước khi khách hàng vào kho nhận hàng. Bảng 2.4: Chính sách bán hàng – Khách hàng nhà phân phối Tổng doanh số mua hàng Tỷ lệ chiết khấu % STT Doanh số mua Thanh toán Ghi lũy kế tháng hàng lũy kế tháng ngay chú 1 Dưới 200 triệu 30% 2% 2 Từ 200 triệu – dưới 500 triệu 31,5% 2% 3 Từ 500 triệu – dưới 1 tỷ 32% 2% 4 Từ 1 tỷ– dưới 2 tỷ 32,5% 2% 5 Từ 2 tỷ trở lên 33% 2% (Nguồn: Phòng kế toán bán hàng)
  • 52. 37 - Khách công trình: là khách mua giàn giáo và nguyên vật liệu xây dựng về sử dụng trực tiếp cho các công trình xây dựng nhà cao tầng, công trình ngầm hóa điện lực, viễn thông, công trình dự án trọng điểm, công trình bơm cát, ... Giá bán giàn giáo và nguyên vật liệu xây dựng theo bảng giá công bố mới nhất tại từng thời điểm với tỷ lệ chiết khấu từ 31,5% đến 34% và phải thanh toán 100% trước khi Công ty giao hàng hoặc trước khi khách hàng vào kho nhận hàng. Bảng 2.5: Chính sách bán hàng – Khách hàng công trình Tổng doanh số mua Tỷ lệ chiết khấu % STT hàng lũy kế tháng Doanh số mua Thanh toán Ghi hàng lũy kế tháng ngay chú 1 Dưới 200 triệu 29,5% 2% 2 Từ 200 triệu – dưới 500 30,5% 2% 3 Từ 500 triệu – dưới 1 tỷ 31% 2% 4 Từ 1 tỷ– dưới 2 tỷ 31,5% 2% 5 Từ 2 tỷ trở lên 32% 2% (Nguồn: Phòng kế toán bán hàng) Việc hoạch định chính sách bán hàng giàn giáo và nguyên vật liệu xây dựng hiện tại còn một số hạn chế sau: - Giá công bố thấp hơn các đối đối thủ cùng lĩnh vực 10%, nhưng tỷ lệ chiết khấu lại bằng các đối thủ, chưa xứng tầm với thương hiệu và chất lượng của Thành Đô, cũng như chưa tạo sức hút về lợi nhuận cho các đại lý, phân phối của các đối thủ khi lựa chọn chuyển sang dùng hàng Công ty Thành Đô. - Khách hàng gặp khó khăn khi nguồn tiền chưa sẵn có để thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trước khi nhận hàng, hoặc việc chuyển khoản thanh toán gặp trục trặc hệ thống đường truyền không kiểm tra được số dư tài khoản khách hàng thanh toán. - Một số NPP ký hợp đồng phân phối hàng hóa với doanh số cam kết không dưới 500 triệu/tháng nhưng việc thực hiện doanh số gián đoạn, không liên tục