SlideShare a Scribd company logo
1 of 112
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------------------
BÙI THỊ VÒNG
(Pháp danh THÍCH ĐÀM THỦY)
NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM
NHƯ TÂY NHẬT KÍ CỦA THIỀN SƢ THANH CAO
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------------
BÙI THỊ VÒNG
(Pháp danh THÍCH ĐÀM THỦY)
NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM
NHƯ TÂY NHẬT KÍ CỦA THIỀN SƢ THANH CAO
Ngành: HÁN NÔM
Mã số: 8.22.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH HÁN NÔM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ THỊ BÍCH TUYỂN
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Luận văn Thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các
công trình của ai khác.
- Luận văn đã tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu một
cách chân thực, cẩn trọng, có trích dẫn nguồn cụ thể trong luận văn.
Tác giả luận văn
Bùi Thị Vòng
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới TS Đỗ Thị Bích Tuyển, người hướng dẫn
khoa học đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo không chỉ trong giới hạn nghiên
cứu của đề tài luận văn, mà còn trong nhiều vấn đề khoa học khác.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
Học viện Khoa học xã hội, thầy Nghiệp sư cùng chư tôn đức, các thầy cô, bạn
bè đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên khích lệ trong suốt thời gian tôi học
tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong các
Hội đồng đánh giá luận văn, bởi những góp ý của Hội đồng sẽ giúp tác giả
luận văn có những tiến bộ trên con đường học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Bùi Thị Vòng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA THIỀN SƢ
THANH CAO
8
1.1. Giới thiệu về Thiền sư Thanh Cao 8
1.2. Sự nghiệp khắc in kinh sách của Thiền sư 18
Tiểu kết 23
CHƢƠNG 2: KHẢO CỨU TÁC PHẨM NHƯ TÂY NHẬT KÍ 24
2.1. Bối cảnh đi sứ phương Tây triều Nguyễn và các tác phẩm ghi
chép hiện còn
24
2.2. Giới thiệu văn bản Như tây nhật kí 26
2.3. Một số đặc điểm văn tự và thể loại tác phẩm Tây hành nhật kí 42
Tiểu kết 49
CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA VĂN BẢN TÂY
HÀNH NHẬT KÍ
50
3.1. Tác phẩm thể hiện tư tưởng hòa nhập giữa đạo và đời của
Thiền sư Thanh Cao
50
3.2. Tinh thần ngoại giao và ý thức dân tộc khi đi sứ của Thiền sư
Thanh Cao
62
Tiểu kết 80
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thiền sư Thanh Cao (? - 1896) quê ở làng Mạc Xá huyện Nam Sách
tỉnh Hải Dương. Sinh thời ngài trụ trì ở chùa Đồng Nhân và chùa Đại Tráng
tỉnh Bắc Ninh, là người có công lớn trong việc hoằng dương Phật pháp và
xây dựng chùa chiền. Trong quá trình tu tập, Thiền sư vinh hạnh cùng đoàn
sứ thần gồm các quan Kinh lược sứ, quan Tổng đốc... được cử sang Pháp
xem đấu xảo và thực hiện các công việc của sứ đoàn vào năm Đồng Khánh
thứ 2 (1887). Vào thời điểm đó, việc một vị Thiền sư được tham gia vào
công việc nhà nước sang phương Tây dự xem đấu xảo và nhận được sự giao
lưu, đón tiếp nồng hậu của người Pháp là một sự kiện hiếm hoi. Chính vì thế
Thiền sư đã nhận được sự ngưỡng mộ của các bạn hữu và văn sĩ trí thức lúc
bấy giờ. Hành trình đi sứ và sự đưa tiễn quý mến của bạn bè đã được Thiền
sư ghi lại trong tác phẩm Như tây nhật kí 如西日記, trong đó có trước tác
thơ Nôm Tây hành nhật kí 西行日記 do chính Thiền sư biên soạn.Văn bản
tác phẩm đó được Thiền sư và các đệ tử tổ chức khắc in vào năm Thành
Thành thứ 3 (1891) tại cơ sở khắc in chùa Đồng Nhân, nơi ngài trụ trì. Hiện
nay, tại chùa Đồng Nhân tỉnh Bắc Ninh còn lưu giữ được một số hoành phi,
câu đối, của các văn sĩ, quan lại và sơn môn cùng thời và sau này ca ngợi,
tán thán công đức cùng sự việc đi sứ của ngài. Bên cạnh đó, tại chùa Đại
Tráng (chùa Cao) thành phố Bắc Ninh còn lưu giữ được tấm bia trong bảo
tháp của Thiền sư Thanh Cao. Tấm bia do đệ tử của Thiền sư lập, khắc ghi
tiểu sử, sự nghiệp của Thiền sư, cũng là cách tri ân công lao của ông với
vùng đất này và sự nghiệp hoằng dương Phật pháp buổi sinh thời.
Ngoài việc tu tập theo pháp môn trong giới và để lại sự truyền thừa đáng
kính nể, thì tập thơ đi sứ viết bằng chữ Nôm của Thiền sư để lại đến ngày nay
2
là một yếu tố đáng quan tâm trong sự nghiệp của một vị tu sĩ: nhà truyền đạo,
nhà thơ.
Hành trình chặng đường đi sứ được Thiền sư thuật lại bằng thơ Nôm đã
góp phần tìm hiểu về thân thế, hành trạng, quan điểm của một vị Thiền sư
với vấn đề đối ngoại của đất nước, cũng như trách nhiệm của một người tu
hành trong công cuộc hoằng dương Phật pháp, giữ gìn quốc thể.
Hiện nay, những tư liệu cổ ghi chép về Thiền sư còn lại không nhiều.
Chúng tôi lần theo những gợi ý của người đi trước, tra cứu trong kho thư tịch
cổ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, còn thấy được sự tận tâm đóng góp của
Thiền sư trong công việc tập hợp, hiệu chỉnh và khắc in bộ sách Hải thượng
Lãn ông y tông tâm lĩnh và đích thân ông đề lời dẫn cho việc duyên do khắc
in. Qua một số tư liệu thư tịch và hiện vật còn lại, qua tác phẩm Như tây
nhật kí, thân thế và sự nghiệp cũng như sự tán dương của bạn bè đồng hữu,
đệ tử với tài đức và sự tu trì hoằng dương Phật pháp nơi phương tây và trong
nước của ông dần được sáng tỏ.
Từ trước tới nay, chưa có nhiều bài nghiên cứu, giới thiệu về sự nghiệp
và trước tác của Thiền sư. Trong bản luận văn lần này, học viên chọn văn
bản tác phẩm Như tây nhật kí làm đề tài nghiên cứu với hy vọng góp phần
tìm hiểu và làm sáng tỏ thân thế sự nghiệp của Thiền sư Thanh Cao trong
bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX và sự đóng góp với việc nước, việc đạo một
cách trọn vẹn của Thiền sư, qua đó đánh giá giá trị của văn bản tác phẩm
trong kho tàng văn học dân tộc.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Nghiên cứu về Thiền sư Thanh Cao
Việc tìm hiểu, nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Thiền sư
Thanh Cao tính tới thời điểm này có thể nói chưa nhiều. Qua quá trình tìm
hiểu sơ bộ, học viên nhận thấy có một số bài của tác giả Nguyễn Quang Khải
trên Tạp chí Phật học và trên trang wed của tỉnh Bắc Ninh, như Những tư
3
liệu quý tại chùa Đồng Nhân, Báo điện tử Bắc Ninh đăng ngày 26/01/2011.
Trong các bài viết này, tác giả chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu tại thực địa và
phỏng vấn thực địa tại những ngôi chùa mà trước đây Thiền sư Thanh Cao
tu tập, cụ thể: 1/Hệ thống câu đối tại chùa Đồng Nhân: bao gồm những câu
đối tán thán Thiền sư, có niên đại, có đề tên người soạn; 2/Phỏng vấn nhà sư
trụ trì và người cao tuổi tại chùa Đồng Nhân và chùa Đại Tráng thành phố
Bắc Ninh. Những bài viết của tác giả Nguyễn Quang Khải đã ít nhiều muốn
làm sáng tỏ việc Thiền sư sang Pháp xem đấu xảo, nhưng qua cuộc đi đó đã
giảng truyền Phật pháp và xây chùa tại Pháp, qua đó đánh giá về hành trạng
sự nghiệp của Thiền sư. Ngoài ra, trong bài Công đức của một số vị Thiền sư
tiêu biểu đối với việc khắc văn, in kinh sách ở Bắc Ninh thế kỷ XVIII- XIX,
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 3/2016, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang
Khải cũng khẳng định công đức của Thiền sư trong việc tổ chức khắc in kinh
sách khi ngài trụ trì chùa Đại Tráng ở Bắc Ninh vào cuối thế kỷ XIX, cụ thể
là tổ chức quyên góp kinh phí để khắc ván in các bộ kinh điển Phật giáo (bộ
"Diệu pháp liên hoa kinh", "Dược sư", "Lương hoàng thủy sám", các sách
thuốc của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và một số sách thơ
văn.” [13]
Ngoài ra còn một số bài viết giới thiệu khác của ông về Thiền sư Thanh
Cao đăng trên các trang tin khác cũng nằm trong những nội dung đó.
Tác giả Việt Anh, trong bài Chữ Hán - Nôm trong giao lưu văn hóa
Việt - Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Tạp chí Hán Nôm, số 1/2008 có
chi tiết nhắc tới Hòa thượng Thanh Cao khi nhấn mạnh những nỗ lực của
người Việt cuối thế kỷ XIX đã tham gia những chuyến đi sứ sang Pháp để
xúc tiến giao lưu văn hóa với nước Pháp và nhiều quốc gia khác. Tác giả bài
viết cho rằng : Mặc dù triều đình Huế có những động thái chính trị bế quan
tỏa cảng thì nỗ lực của nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam vẫn tự nhiên diễn
ra. Họ, những người có cơ hội đặt chân đến Pháp, có thể là nhà nho học kỳ
4
cựu như Phan Thanh Giản (1796-1887), Phạm Phú Thứ (1820-1881), Ngụy
Khắc Đản (1817- 1878), Nguyễn Trọng Hợp ; có thể là người trẻ nhiều học
thức như Đặng Văn Nhã, Nguyễn Văn Đào ; hoặc là người nơi cửa Phật như
Hòa thượng Thanh Cao; hay là bậc trí thức-người tiên phong của nền văn
hóa mới như Trương Vĩnh Ký [3, tr.55-62]. Đây là những bằng chứng về sự
giao lưu văn hóa Việt - Pháp cũng như Pháp - Việt.
- Tác giả Lê Quốc Việt trong bài viết “Lưỡng Quốc Hòa Thượng - Như
Tây Thượng Nhân”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Giá trị mộc bản Hải Thượng
y tông tâm lĩnh giải pháp bảo tồn và phát huy, Bắc Ninh, 2018 cũng giới
thiệu về Hòa thượng Thanh Cao có công lao trong việc khắc in bộ sách Hải
Thượng y tông tâm lĩnh.
2.2. Nghiên cứu về văn bản tác phẩm Như tây nhật kí
Cho tới nay, học viên trong quá trình sơ bộ khảo sát tư liệu và tìm hiểu
thấy rất ít bài viết nhắc tới tác phẩm này. Sách Di sản Hán Nôm – Thư mục
đề yếu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm giới thiệu, Như tây nhật kí, kí hiệu
AB.541 là tác phẩm viết bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát, tác giả là nhà sư
Thanh Cao.
Ngoài ra tác giả Nguyễn Minh Đăng trong bài Hai văn kiện ngoại giao
viết bằng chữ Nôm, Tạp chí Hán Nôm, số 6/2008, khi giới thiệu về một số
văn kiện ngoại giao bằng chữ Nôm có đề cập đến tác phẩm Như tây nhật
kí如西日記 của Thiền sư Thanh Cao. Tác giả cho rằng thi thoảng mới thấy
được một số bài thơ hoặc bài ca lục bát thuật lại công việc đi sứ của các sứ
giả Việt Nam như Sứ trình tân truyện của Tiến sĩ Nguyễn Tông Khuê, Như
Tây nhật trình của Học giả Trương Vĩnh Ký… Như tây nhật kí của Thiền sư
Thích Thanh Cao là một trong số những trứ tác Nôm hiếm hoi đó, do vậy
đây là một tác phẩm giá trị có thể khai thác về nhiều mặt [7].
Hầu như các bài viết trên chưa khai thác, giới thiệu cụ thể về văn bản
tác phẩm thơ Nôm gắn với thân thế và sự hoằng dương Phật pháp của Thiền
5
sư, nhất là chặng đường đi Pháp tham dự đấu xảo của ngài. Như thế có thể
nhận thấy những nghiên cứu về giá trị của văn bản/tác phẩm Như tây nhật kí
của Thiền sư chưa được đặt ra và nghiên cứu một cách cụ thể và sâu rộng.
Chính vì thế, học viên đã lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu trong bản luận
văn này nhằm làm rõ hơn thân thế, sự nghiệp cũng như quan điểm, tư tưởng
của Thiền sư trong việc hoằng dương và trì tụng Phật pháp trong và ngoài
nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua việc khảo sát văn bản tác phẩm Như Tây nhật kí góp phần tìm hiểu
về hành trạng của Thiền sư Thanh Cao và những đóng góp của Thiền sư với
sự nghiệp phát triển và hoằng dương Phật pháp ở trong và ngoài nước, qua
đó tìm hiểu về nội dung thơ đi sứ viết bằng chữ Nôm của ông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm
vụ sau:
- Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của Thiền sư Thanh Cao qua các nguồn
tư liệu tại địa phương và ghi chép trong thư tịch.
- Mô tả, khảo dị văn bản Như tây nhật kí kí hiệu AB.541 và Tây hành
kí, kí hiệu AB.9 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, qua đó học viên sẽ có nhận
định, đánh giá về văn bản thơ Nôm đi sứ của Thiền sư Thanh Cao.
- Phiên dịch, chú thích Tây hành nhật kí trong văn bản Như tây nhật kí
- Thông qua việc biên dịch đó, chúng tôi nghiên cứu các giá trị về nội
dung văn bản, góp phần giới thiệu tư tưởng nhập thế của Thiền sư với việc
nước và việc đạo, tình yêu quê hương đất nước và con người trên thế giới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
6
Văn bản tác phẩm Như tây nhật kí, kí hiệu AB.541 và đối chiếu với
bản Tây hành ký, kí hiệu AB. 9 hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán
Nôm. Ngoài ra còn kết hợp khảo sát một số tư liệu Hán Nôm tại chùa Đồng
Nhân và chùa Đại Tráng, thành phố Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của
Thiền sư Thanh Cao trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh đó là những vấn
đề chính phản ánh trong văn bản Như tây nhật kí như quan điểm, tư tưởng của
của một vị tu hành trước vấn đề ngoại giao và việc truyền bá đạo Phật trong bối
cảnh đương thời.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn vận dụng những tri thức tổng hợp về Văn bản học, văn hóa
học, tôn giáo học, văn tự học và nghiên cứu liên ngành để triển khai các vấn
đề trong từng chương của luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp văn bản học: Nghiên cứu, khảo sát văn bản, tác phẩm
Như tây nhật kí trong kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nêu lên đặc
điểm văn bản và quá trình lưu truyền văn bản.
- Phương pháp thông diễn học (hay còn gọi là thuyên thích học) cũng
được sử dụng để diễn dịch văn bản Như tây nhật kí cũng như giải thích, giải
nghĩa, giúp chúng ta thấu hiểu văn bản sâu hơn.
- Phương pháp liên ngành nhằm nêu ra những giá trị lịch sử, giá trị văn
hóa, tôn giáo tín ngưỡng, v.v
- Kết hợp điều tra điền dã để thu thập tài liệu và khảo chứng thông tin.
- Các thao tác mô tả, thống kê
7
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
Góp phần tìm hiểu hành trạng của một vị Thiền sư từng nổi tiếng trong
lịch sử trong việc thể hiện ý thức trách nhiệm với vấn đề của đất nước, tư
tưởng gắn kết giữa tôn giáo với đời sống văn văn hóa xã hội và sự phát huy
trong xã hội Việt Nam ngày nay.
6.2. Về mặt thực tiễn
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát văn bản tác phẩm Như tây nhật kí
của Thiền sư Thanh Cao, luận văn nhằm góp phần cung cấp tư liệu để tìm
hiểu về giá trị nội dung của tác phẩm trong việc thực hành phương pháp tu
trì của Phật giáo, ứng biến trong các hoạt động/hoàn cảnh diễn ra trong đời
sống hàng ngày.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phiên âm,
dịch nghĩa, luận văn gồm có 3 chương:
Chƣơng 1: Thân thế và sự nghiệp của Thiền sƣ Thanh Cao
Chƣơng 2: Khảo cứu tác phẩm Như tây nhật kí
Chƣơng 3: Giá trị nội dung của văn bản Tây hành nhật kí
8
Chƣơng 1
THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA THIỀN SƢ THANH CAO
Tư liệu ghi chép về thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Thanh Cao hiện
nay còn lưu giữa được không nhiều và không cụ thể trong thư tịch. Bằng
việc khảo cứu tư liệu tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm và điều tra
thực tế tại chùa Đồng Nhân và chùa Đại Tráng, thành phố Bắc Ninh, chúng
tôi sẽ cố gắng phác họa hành trạng của Thiền sư và sự nghiệp cống hiến với
Phật pháp cùng sự nghiệp khắc in sách và kinh sách của ngài.
1.1. Giới thiệu về Thiền sƣ Thanh Cao
1.1.1. Thân thế của Thiền sư Thanh Cao
Chùa Đồng Nhân có tên chữ là Đồng Nhân tự 同人寺, thuộc thành phố
Bắc Ninh, gồm nhà tam bảo 7 gian nối liền với nhà khách 5 gian, tạo thế
vuông góc với hai ngôi nhà trên là 5 gian nhà tổ. Trong vườn chùa có 5 ngôi
tháp, trước sân nhà tam bảo có tượng Phật bà và một bia đá cổ. Trong chùa
hiện có 5 bức hoành phi và 15 đôi câu đối.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Thạch trong bài viết Đồng Nhân Tự - đại
bản doanh của Tướng Nguyễn Cao, trên tạp chí Xưa và Nay, số 1 - 2006,
ngôi chùa được xây dựng năm 1877 sau khi Pháp tấn công Bắc Ninh lần thứ
nhất (1873), để làm nơi hương khói cho linh hồn các nghĩa binh được siêu
thoát. Năm 1882 nhân việc tướng Nguyễn Cao về trú quân tại chùa, nhà sư
trụ trì chùa là Thích Thanh Cao nhờ tướng Nguyễn Cao viết văn bia [23].
Cũng tại chùa Đại Tráng và chùa Đồng Nhân hiện còn lưu lại được
nhiều hiện vật/văn bản ghi chép về thân thế của Thiền sư Thanh Cao. Trong
quá trình điều tra thực tế tại hai ngôi chùa này, học viên may mắn được tiếp
cận những nguồn tư liệu quý giá, như hệ thống hoành phi câu đối, văn bia,
khoa cúng tổ được viết bằng chữ Hán. Mỗi nguồn tư liệu đều có những giá
trị quý giá riêng, bổ sung vào việc tìm hiểu thân thế của Thiền sư.
9
Thiền sư Thanh Cao người thôn Thanh Lâm, xã Mạc Xá, huyện Nam
Sách tỉnh Hải Dương, thuộc dòng dõi nho phong, chính tín xuất gia, tuổi nhỏ
vào đạo, đắc ấn tín từ Hoà Thượng chùa Vĩnh Nghiêm, minh tâm kiến tính,
làm sáng dòng thiền, làm con cháu kế đăng trụ trì chùa Đại Tráng, noi gương
người xưa sinh ra pháp thân, nuôi lớn tuệ mệnh, lập cao ánh mây lành, làm
tai mắt cho người sau, mưa rào mùa hạ gió ấm mùa đông dậy lời kinh báu
như ngôi sao bắc đẩu trên núi cho đệ tử, từng lời từng chữ như nhả ngọc
phun châu, uy nghi phép tắc đi lại nhẹ nhàng như áng mây, hiện vẻ uy lực
như hổ chúa, ngoài hiện vẻ sáng ngời thanh thoát như dải ngân hán, trong ẩn
tàng đức độ như tượng vương1
.
Theo văn bản Khoa cúng tổ viết bằng chữ Hán hiện lưu giữ tại chùa
Đại Tráng cho biết, Thiền sư là Tỷ khiêu thế danh là Tam Tỉnh, tự Thanh
Cao, pháp danh Sinh Định Thích Không Không Luật sư2
, Thiền sư là con
cháu đời thứ chín của Tào Động Nam truyền3
, tức là con cháu đời thứ chín
của sơ tổ Thủy Nguyệt và thuộc đời thứ 44 phái thiền Tào Động. Theo Việt
Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang, ở Đàng Ngoài, Thiền phái
1
一心奉請,前回後異,夙願今生,托形骸於父母之精,假孕育於陰陽之氣,應以沙門
而得度,即於釋種於投機,海陽標单策神洲地鍾秀氣,莫舍已青林仁里係出儒風,正信出
家,弱冠入道…印永嚴尙之家風,明心見性,續焰傳燈,作大壯後昆之龜,鏡生法身,養慧
命,立群緇耳目之標霏,夏雨沛春,風示諸子斗山之望,言言金玊,字字珍珠,威肅風雲,儀
凜凜象王,外現氣高星漢,德堂堂獅子内藏”-nhất tâm phụng thỉnh, tiền hồi hậu dị, túc
nguyện kim sinh, thác hình hài ư phụ mẫu chi tinh, giả dựng dục ư âm dương chi khí, ứng
dĩ sa môn nhi đắc độ, tức ư thích chủng ư đầu cơ, hải dương tiêu Nam Sách thần châu đại
trủng tú khí, Mặc Xá dĩ Thanh Lâm Nhân Lí hệ xuất nho phong, chính tín xuất gia, nhược
quan nhập đạo… ấn Vĩnh Nghiêm hòa chi gia phong, minh tâm kiến tính, tục diệm truyền
đăng, tác Đại Tráng hậu côn chi qui, cảnh sinh pháp thân, dưỡng tuệ mệnh, lập quần truy
nhĩ mục chi tiêu phi, hạ vũ thị xuân, phong thị chư tử đẩu sơn chi vong, ngôn ngôn kim
ngọc, tử tử chân châu, uy túc phong vân, nghi lẫm lẫm tượng vương, ngoại hiện khí cao
tính hán, đức đường đường sư tử nội tạng”(Trích khoa cúng tổ chùa Đại Tráng)
2
单無青莫塔恩賜和尚磨訶比丘三省字清高法名生定釋空空律師 – Nam vô
Thanh Mặc tháp khoa cúng tổ chùa Đại Tráng ân tứ hòa thượng ma ha tỷ khiêu Tam Tỉnh
tự Thanh Cao pháp danh Sinh Định thích Không Không luật sư.
3
漕峒单傳第九宗- Tào Động Nam truyền đệ cửu tông- khoa cúng tổ chùa Đại Tráng.
10
Tào Động do Thiền sư Thủy Nguyệt đi du học Trung Hoa mang về. Thiền sư
hiệu là Tông Giác, sinh năm 1636, tên là Đăng Giáp, quê làng Thanh Triều,
huyện Hưng Nhân tỉnh Thái Bình. [14, tr.466]
Cũng theo Khoa cúng tổ của các đệ tử viết để cúng Thiền sư Thanh
Cao, ngài có ý chí xuất gia tu học từ thuở nhỏ, tu hành giảng truyền Phật
đạo tại chùa Linh Sơn hơn 30 năm, trên dưới hơn nửa chốn Bắc Giang đều là
đệ tử của Thiền sư4
. Nhị khí: Tài thí pháp thí cả hai đều dung thông, ngụ
theo ý chỉ của Thiền Tào Động “trực chỉ nhân tâm kiến tính thành Phật” tu
hành để mượn phương tiện của Lâm Tế mà hóa độ chúng sinh: thấy đời bệnh
tật điều hòa dược thảo chữa bệnh cho dân, gặp lúc khốn khổ, chuyển gạo mì
giúp người đói khổ, khắc in nội điển, biên khắc y thư, xây dựng chùa cảnh
Đại Tráng để hoằng dương phật pháp5
.
Hiện nay, tại chùa Đại Tráng còn một tấm bia ốp trong bảo tháp do các
môn đệ của ngài soạn khắc, ca ngợi sự nghiệp và công lao của ngài. Qua nội
dung văn bia càng thấy làm rõ thân thế của ngài.
Tháng 2 năm Đinh Sửu (1877) niên hiệu Tự Đức thứ 30, Thiền sư
Thanh Cao cùng quan viên thân hào hương lão trên dưới trong ngoài xã Đại
Tráng đứng ra khởi công, quy tập nghĩa chủng, nghĩa từ và khai sáng chùa
Đồng Nhân. Tháng 11 cùng năm thì hoàn tất chùa Đồng Nhân, chi phí mất
4
清高塔碑記尊師和尚,姓阮字三省,號清高,海東,莫舍.產也以簮嬰之閥翩,然出
家受戒,住錫古武山寺三十有餘年矣.間風搨定處石岸,聽法受經之下,北江諸寺院,半
出其間焉- Thanh Cao tháp bi kí tôn hòa thượng, tính Nguyễn tự tam tỉnh, hiệu Thanh
Cao, Hải Đông, Mạc Xá, sản dã dĩ trâmn cụ chi phiệt biên, nhiên xuất gia thụ giới, trụ
tích cổ Vũ Sơn tự tam thập hữu dư niên hỹ. Nhàn phong tháp định xứ thạch ngạn, thính
pháp thụ kinh chi hạ, Bắc Giang chư tự viện, bán xuất kì gian yên.
5
一心奉請,法財二施,福慧雙修,寓名禅於教之中,達有為於無為之福,病度世調和
樂草,救療沉疴,饑饉辰轉運稻梁濟諸貧乏重刊内典印宋經文輯刻醫書創修寺宇海上
懒翁- nhất tâm phụng thỉnh, pháp tài nhị thí, phúc tuệ song tu, thực danh thiền ư giáo chi
trung, đạt hữu vi ư vô vi chi phúc, bệnh độ thế điều hòa dược thảo, cứu liệu trầm kha, cơ
cẩn thời chuyển vận đạo lương tế chư bận phiếm động hình nội điển ấn tống kinh văn, tập
khắc y thư sáng tu tự vũ hải thượng Lãn ông” (Trích khoa cúng tổ chùa đại tráng)
11
hơn 3000 đồng cả việc trùng tu xây dựng tam bảo, tiền đường, tượng Phật.
Từ đó Thiền sư được mời về kiêm nhiệm trụ trì chùa Đồng Nhân để cầu siêu
độ vong linh nghĩa sĩ và hoằng dương Phật pháp tại đây.6
Như vậy có thể nhận thấy, khi tu tập trụ trì ở chùa Đại Tráng, Thiền sư
đã huy động công đức toàn dân để xây dựng chùa Đồng Nhân, mở đường
khai sáng và giác ngộ đệ tử và phật tử, vừa làm cơ sở để hoằng dương Phật
pháp. Ngay sau thời gian đó, chùa Đồng Nhân đã trở thành cơ sở để Thiền
sư thực hiện các công việc khắc in kinh sách.
Về năm ngài viên tịch, trong Khoa cúng tổ tại chùa Đại Tráng có ghi:
năm Giáp Ngọ hoa mai báo tiểu xuân, tuổi vừa hơn lục giáp, ngày 23 giữa
giờ ngọ đứng bóng mặt trời, cưỡi lưng lừa thẳng lên bốn núi, Thiền sư viên
tịch vào ngày 23 tháng 10 năm Giáp Ngọ niên hiệu Thành Thái thứ 7
(1896)7
. Nhục thân Thiền sư nhập tháp tại khuôn viên lăng mộ tháp chùa Đại
Tráng thành phố Bắc Ninh, gọi tên là Thanh Mạc tháp.
Như vậy, các nguồn tư liệu tại chùa Đồng Nhân và Đại Tráng đã giúp
chúng ta có cái nhìn rõ hơn về thân thế của Thiền sư Thanh Cao.
1.1.2. Sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của Thiền sư Thanh Cao
Thiền sư vốn xuất thân từ dòng dõi nho phong, lại chính tín xuất gia từ
nhỏ, đắc tâm ấn từ Hòa Thượng Vĩnh Nghiêm, là con cháu đời thứ 9 của
Thiền phái Tào Động, làm sáng rạng dòng sơn môn. Tại chùa Đồng Nhân
(Bắc Ninh) còn đôi câu đối treo tại nhà tổ, nội dung nói rõ về thân thế của
ngài như sau:
五百餘戒法傳持心誠樂道
九重上牒刀蠪賜喜溢同人8
Ngũ bách dư giới truyền trì tâm thành lạc đạo,
6
Bia hiện vật hiện ốp trong bảo tháp tại bảo tháp chùa Đồng Nhân
7
Khoa cúng tổ chùa Đại Tráng
8
Tỷ khiêu ni Đàm Nghiêm tặng, câu đối thờ tại nhà tổ chùa Đồng Nhân
12
Cửu trùng thượng điệp đao tứ dương hỷ dật đồng nhân.
Tạm dịch là:
Hơn 500 giới pháp trao truyền dốc lòng thành niềm vui với đạo pháp,
Chín tầng giới đao độ điệp, niềm vui vì được ban ơn cho mọi người khắp
chốn.
Thiền sư truyền trao cho đệ tử tứ chúng theo giới luật với mục đích rốt
ráo là người xuất gia từ thân giáo đến khẩu giáo, biểu hiện từ tứ oai nghi để
hoằng pháp bằng thân giáo của mình. Đó cũng là phương pháp tu trì và
truyền dạy của Thiền sư thuở sinh thời hành đạo.
Niềm vui giải thoát trong con đường chính pháp mà Thiền sư Thanh
Cao đã trao truyền cho đệ tử xuất gia tại gia hơn 30 năm trụ trì lên tòa thuyết
pháp, hơn nửa các chùa Bắc Giang là đệ tử giác ngộ nghe pháp từ Ngài:
“住錫古武山寺三十有餘年矣.間風搨定處石岸,聽法受經之下,北江
諸寺院,半出其間焉”
Tự giác ngộ, bước chân vào cửa thiền môn, Thiền sư luôn ôm giấc
mộng giúp đời thoát khổ, nên dùng trí tuệ và lòng từ bi của mình diễn thuyết
kinh văn độ khắp quần mê không mệt mỏi.
Tuổi trẻ ôm hoài bão nguyện mang tài danh của mình để giúp người
giúp đời, nhưng chợt nhận ra cái vòng danh lợi của thế gian cũng chỉ là ràng
buộc của ba kiếp:
栽器宇住单如西遊兩國荣褒此會
壮爾襟懷超塵出世三生夢覺个關9
Tài khí vũ trụ nam như tây du lưỡng quốc vĩnh bao thử hội;
Tráng nhĩ khâm hoài siêu trần xuất thế tam sinh mộng giác cơ quan.
Tạm dịch là:
9
Mùa đông Thành Thái năm thứ 4 (1892) Chiêu Phủ sứ họ Lê tỉnh Thanh Hóa tặng.
Câu đối tại chùa Đồng Nhân.
13
Tài năng trùm khắp từ nước Nam đến nước Pháp, hai nước đều vinh
danh vào hội ấy;
Lúc tuổi thanh xuân đã ôm lòng siêu trần xuất thế, giấc một tam sinh
chợt mở ra.
Hiểu được lẽ đời từ thuở nhỏ nên Thiền sư tu tập từ thân giáo của mình,
chính thân giáo là một bài Pháp cho chúng đệ để học hành theo. Không những
thế những lời pháp nhũ được truyền trao từ khẩu giáo của Ngài mưa tuôn như
pháp vũ:
覺了色空即修書海上即說法西庭四大雲烟開俗障
曡蒙荣贈若銀錢垂綏若戒刀度牒九天雨露及山門10
Giác liễu sắc không, tức tu thư hải thượng, tức thuyết pháp tây đình, tứ
đại vân yên khai tục chướng,
Điệp mông vinh tặng, nhược ngân tiền thùy tuy, nhược giới đao độ
điệp, cửu thiên vũ lộ cập sơn môn.
Tạm dịch nghĩa:
Hiểu hết được các lẽ sắc không, khi thì soạn sách y thư Hải Thượng,
khi thuyết pháp bên Tây, đi đứng như khói mây liền hiểu ra nghiệp chướng,
Không gì rộng bằng lá điệp, tiền bạc chẳng bằng ai, mà giảng về điệp
độ qua chín nghìn đường mưa gió để đến được sơn môn.
Không những giảng giải về kinh luật luận mà bằng trí tuệ chủng chủng
phương tiện, Thiền sư mang ánh sáng Phật pháp hòa vào đời theo hạnh
nguyện tự giác giác tha. Hạnh nguyện độ sinh của Thiền sư được ca ngợi với
các vị trí khi là Thiền sư lên tòa thuyết pháp, khi thì hiện thị bằng phương
tiện độ đời cứu người thần dược, đạo đời độ cả trong phương tiện đại thừa.
Chính vì thế, Thiền sư được ban tặng nhiều danh hiệu đặc biệt:
升堂說法多年爲禪師爲名儒爲良醫大道蘊藏原自冨
賽會進書双賞有星佩有龍錢有刀牒此辰遭際更奇觀
10
Mùa xuân Thành Thái thứ 4 (1892) Hàn lâm kiểm thảo nhân mục Lê Sĩ Phong
kính tặng
14
Thăng đường thuyết pháp đa niên, vi Thiền sư, vi danh nho, vi lương y,
đại đạo uẩn tàng nguyên tự phú,
Tái hội tiến thư song thưởng, hữu tinh bội, hữu long bài, hữu đao điệp,
thử thời tào tế cánh kỳ quan.
Tạm dịch:
Lên giảng đường thuyết pháp nhiều năm, là Thiền sư, là danh nho, là
lương y, đạo lớn cất đầy, trong lòng tự chứa sẵn;
Dâng thư được phong thưởng hai lần: có Bội tinh, có Long bài, có đao
điệp, ngày đạt được vị trí đó thật là lạ. (Mùa xuân năm Thành Thái thứ 4
(1892), pháp tử Thành Vực xã Dĩnh Kế phủ Lạng Giang chúc mừng).
Không những hoằng dương Phật pháp độ cho nhân sinh thoát khổ,
Thiền sư còn mở rộng tông phong xây dựng Đồng Nhân để cầu siêu độ vong
linh, oan hồn được oan ủi mà siêu thoát: Gom xây nghĩa mộ, lập miếu nghĩa,
cứu đời giúp người, vô vàn công đức thù thắng. Sự việc này còn được ghi rõ
trong khoa cúng tổ do sư đệ tử Thiền sư viết để cúng Ngài:
大承不拘小執,隨機開方便之門,逆行無非順行,身敎而承言敎,所居何
陋,道可行蠻貊之邦,望報者深,吾無愛髮膚之利,巧場賽會西方傳拔卒之能
Nghĩa là: Đại thừa không câu chấp, tùy căn cơ mà khai mở cánh cửa
lớn, đi ngược không bằng không đi thuận, thân giáo chính là ngôn giáo, chỗ
ở sao mà nhỏ hẹp tăm tối, đạo nên lưu hành tới chỗ man di, ân mãi được đáp
sâu, ta chẳng ưa lời da tóc, trường Tây đấu xảo nên truyền cho kẻ tài cán
siêu quần.11
Chi tiết này cũng được ghi rõ trong văn bia trên bảo tháp của ngài.
Thiền sư Thanh Cao đã mở bày phương tiện chuyển bánh xe lớn nơi
phương trời Tây. Tự nhận mình là người khiêm tốn, thấy trách nhiệm của
mình với Phật pháp mà nhận lời đi đấu xảo, ngài đã không quản ngàn dặm
11
Khoa cúng tổ sư chùa Đại Tráng
15
xa xôi cách trở lênh đênh trên biển khơi sang đất người cũng với chí siêu
phàm phương tiện vì Phật sự. Cho nên sau chuyến đi đấu xảo sang Tây 1889
trở về được người đời phong tặng là Thƣợng nhân nhƣ Tây đồng thời được
phong tặng Lƣỡng quốc hòa thƣợng12
cùng ban cho ngân bội và tên tuổi
được biết đến nơi ngoại quốc, làm cho thiền gia lừng lẫy tiếng gia phong,
xứng đáng với tên gọi con cháu chín đời Tào Động. Hiện nay tại chùa Đồng
Nhân thành phố Bắc Ninh còn lưu giữ bức đại tự này.
Trong bản Như tây ký, kí hiệu AB.9 hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu
Hán Nôm, có đôi câu đối:
求經北國當初祖
奉命如西第九孫
Cầu kinh Bắc quốc đương sơ tổ
Phụng mệnh như tây đệ cửu tôn13
Tạm dịch:
Cầu kinh nơi phương Bắc là sơ tổ Thủy Nguyệt;
Nhận mệnh đi Tây là cháu đời thứ chín của phái Tào Động.
Như vậy, qua đôi câu đối này, có thể nhận thấy, sư tổ Thủy Nguyệt là sơ
tổ của phái Tào Động đã sang Trung Quốc học đạo (vào thế kỷ XVII). Đến
12
两國和尙 Lưỡng quốc hòa thượng- Hòa thượng hai nước. Bức hoành phi thờ ở
gian giữa nhà thờ tổ chùa Đồng Nhân
13
求經北國當初祖/奉命如西第九孫 câu đối thờ tại chùa Hòe Nhai, Hà Nội và
được ghi trong Tây hành kí AB.9
16
cuối thế kỷ XIX, sư đệ của ngài là Thiền sư Thanh Cao lại có nhân duyên hải
ngoại, nhưng ở tầm đại sự quốc gia - đi sứ sang Tây.
Theo sách Thiền sư Việt Nam của Hòa thượng Thích Thanh Từ soạn
dịch năm 1995 và sách Tào Động tông Nam truyền tổ sư ngữ lục do Thích
Tiến Đạt dịch năm 2015 có viết về Thiền sư Thủy Nguyệt như sau:
Thiền sư sinh năm Đinh Sửu (1637), quê ở Thanh Triều, huyện Ngự
Thiên, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam, nước An Nam (nay thuộc thôn Thanh
Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), Ngài là con trai của nhà
họ Đặng. Lớn lên, Ngài theo học Nho giáo, đến năm 18 tuổi Sư thi đỗ Cống
cử tứ trường. Năm 20 tuổi, Ngài chán cảnh đời bon chen xô bồ, bọt bèo dâu
bể nên đã đi tu theo các Thiền sư. Ngài bỏ nghiệp Nho, rời bỏ chốn quan
trường tìm đến chùa ở xã Hổ Đội huyện Thụy Anh (nay thuộc thôn Hổ Đội,
xã Thụy Lương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) xin xuất gia học đạo. Sư
ở đây sáu năm học tập các kinh sách nhưng chưa thỏa mãn nên đã xin phép
thầy trụ trì đi du phương tham vấn. Ngài đi rất nhiều nơi, tham vấn các bậc
tôn túc ở trong nước nhưng mà tâm vẫn chưa sáng đạo. Năm 28 tuổi, Ngài
đã quyết chí sang bên Trung Quốc tầm học... [31]
Đến cháu đời thứ 9 của phái Tào Động là Thiền sư Thanh Cao đã mang
ánh sáng phật pháp đến với đất nước phương Tây xa xôi. Thời bấy giờ
không phải ai cũng có đủ trí tuệ và lòng từ bi vì quần sinh rộng lớn mà làm
được điều đó.
進書賽會两承恩禪林韻事
单住西遊雙上選和尚高風14
Tiến thư tái hội lưỡng thừa ân thiền lâm vận sự,
Nam trụ Tây du song thượng tuyển hòa thượng cao phong.
Tạm dịch:
14
Thành Thái năm thứ 4 (1892) Vũ Huy Tế, Bố chính sứ tỉnh Tuyên Quang tặng
17
Dâng thư cảm tạ mở hội đã hai lần hưởng ân lớn, cảnh chùa ban phúc,
Ở Việt Nam sang nước Pháp, hai vua đều tuyển chọn là Hòa Thượng
Cao Phong.
Trong nhà thờ Tổ chùa Đồng Nhân hiện nay treo đôi câu đối ca ngợi
rằng:
交情貓記得三十八年前而今僧新牒拙新陛無非夙定
奇氣蓋多籍幾千萬里外到處海遊西皿遊北其道高禪
Giao tình mưu kí đắc tam thập bát niên tiền nhi kim tăng tân điệp
chuyết tân bệ vô phi túc định;
Kì khí cái đa tịch cơ thiên vạn lí ngoại đáo xứ hải du tây mãnh du Bắc
Kì đạo cao thiền
Hưng lộc tự thiếu khanh Bắc Ninh tỉnh thương tả Nguyễn Văn Nhã
trang phụng. Thành Thái tứ niên đông
Tạm dịch :
Mối tình giao hảo ghi lại lúc ba mươi năm trước và bây giờ vị tăng mới
nhận được giới điệp, sự vụng về mới nhận chức không thể không đủ định
lực;
Khí phách kì lạ bao trùm khắp sách vở, trải qua muôn ngàn dặm ngoài
đến biển khơi, du hóa từ phương Tây đến phương Bắc, ở đâu ngài cũng giữ
được cốt cách thanh cao chốn Thiền môn.
Hưng lộc tự thiếu khanh Thương tá tỉnh Bắc Ninh là Nguyễn Văn Nhã
kính tiến. Mùa đông năm Thành Thái thứ 4 (1892)
Hoằng dương Phật pháp đến nơi đạo pháp còn ít lan tỏa thật là một
công lao siêu phàm trong việc nối tổ truyền tông của tông môn Tào Động.
Qua những lời chúc tụng tiễn tặng của bạn bè trong chuyến đi tham dự đấu
xảo cho chúng ta thấy Thiền sư Thanh Cao là người thông tam tạng để ứng
dụng phương tiện quyền xảo vào đời như thế nào:
18
補陀禪犮之祝賀
靈山雄大壮竒觀
鬪巧西邊達帝關
仰仗慈尊全福力
一過透脫萬重般
Bổ đà thiền bạt chi chúc hạ
Linh sơn hùng đại tráng kì quan
Đấu xảo tây biên đạt đế quan
Ngưỡng trượng từ tôn toàn phúc lực
Nhất quá thấu thoát vạn trùng ban

Tạm dịch:
Lời bạt chúc mừng của chùa Bổ Đà
Chùa Linh Sơn rộng lớn kì quan đẹp
Chuyến đấu xảo bên phương tây như đặt chân đến cổng trời
Ngưỡng trông đức Từ Tôn tròn phúc lực
Một lần đạt đến cảnh giải thoát vạn lần vui.
Nhận mệnh đi Tây là một con đường đi khai mở Phật pháp, đem ánh
sáng Phật pháp đến những nơi chân trời còn chưa bừng tỉnh, để rồi nhà sư
đạt được miền vui của lòng vị tha được cống hiến cho đạo pháp, mang lại an
vui cho nhân loại. Nhiều lần hóa thành hóa hiện để dụ người vào đạo, nhưng
Bảo sở có đến được hay không, có đạt được hay không chỉ có niềm vui đích
thực của người giải thoát mới cảm nhận được.
1.2. Sự nghiệp khắc in kinh sách của Thiền sƣ
Hơn 30 năm trụ trì tại chùa Đại Tráng, Thiền sư Thanh Cao đi thuyết
pháp độ sinh khắp các vùng, khai mở xây dựng hưng long chốn tổ Đồng
Nhân, trên dưới quan lại đến dân thôn đều mến đạo của Ngài. Đồng thời với
việc hoằng dương Phập pháp được vinh danh “Lưỡng quốc Hòa thượng”,
Thiền sư còn tổ chức, kêu gọi quyên góp thành lập tổ in khắc nội điển và
ngoại điển góp phần lưu truyền được các bộ kinh Phật và các bộ sách lưu
truyền đến ngày nay.
Theo một số tư liệu và một số bài báo ghi lại Thiền sư cho khắc in các
bản kinh như: Lương Hoàng sám pháp kinh梁皇懺法經, Diệu Pháp Liên
19
Hoa kinh妙法蓮華經, Dược Sư kinh藥師經…. Cũng theo thông tin điều tra
điền dã của chúng tôi tại chùa Đại Tráng, nhà sư trụ trì cho biết tại chùa tàng
bản khoảng chừng trên 200 bản văn khắc với các kinh: Nhất vạn tam bách
kinh一萬三百經, tứ thiên cửu bách kinh四千九百經, cửu thiên nhất bách
kinh九千一百經, nhất thiên thứ bách kinh 一千次百經, dĩ thượng
以上一萬佛經nhật vạn Phật kinh, Long Hoa tam hội Phật龍華三會佛, nhất
thập phương tăng già cúng kinh一十方僧伽供經… với số lượng ván khắc
các bộ kinh rất lớn.
Việc khắc in đó là công lao tâm huyết của Thiền sư đã kêu gọi người có
của người có công, phát tâm công đức tiến cúng cho việc khắc in này. Đó
cũng thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của các chính quyền và các vị quan lại,
bạn hữu trong việc việc quyên góp tiền của của nhân dân thập phương để in
khắc kinh điển.
Thông qua đó, lại thấy vị thế quan hệ của vị Thiền sư với xã hội, không
những làm an lòng dân, còn có uy tín với các cấp chính quyền và có khả
năng vận động quần chúng đóng góp tiền của để khắc in kinh văn trong
khoảng thời gian dài. Điều này có thể nhận thấy, Thiền sư đã phải thật uyển
chuyển phương tiện giữa đạo và đời để thực hiện những ý nguyện của mình.
Đặc biệt Thiền sư còn có công lao to lớn trong việc khắc in toàn bộ tập
Hải thượng y tâm tông lĩnh 海上懶翁醫宗心領 của Hải Thượng Lãn Ông
Lê Hữu Trác biên soạn. Nhân duyên xuất phát điểm cho việc khắc in tập y
thư lớn này là do Thiền sư có thân bệnh và liên hệ với lời Phật dạy, trong
kinh điển nhà Phật có bộ “kinh dược sư 經藥師” dậy việc nguyên do và cách
chữa bệnh. Thiền sư có nhắc lại trong lời tiểu dẫn: “không thầy không thuốc
bệnh không thuyên giảm, có người mang sách thuốc đến giới thiệu Thiền sư
tự nghiêm cứu để chữa bệnh cho mình, thấy bệnh thuyên giảm...” thấy sách
hay nên Thiền sư cho khắc in. Với tập sách y thư gồm 65 quyển, hiện nay tại
20
bảo tàng Bắc Ninh lưu trữ 1191 đơn vị mộc bản15
. Còn hiện tại Viện Nghiên
cứu Hán Nôm còn lưu giữ được các bản in do chính Thiền sư Thanh Cao
cho tổ chức khắc in và viết lời tựa. Bài lời đề dẫn nói về duyên do khắc in bộ
sách này được in trong tập sách海上懶翁醫宗心領全集, kí hiệu A.90, Viện
Nghiên cứu Hán Nôm. Bài tựa có đoạn dịch nghĩa như sau:
Lãn Ông sinh ra ở đất đó, nghiên cứu kỹ về việc chữa trị, cho nên về
phương diện tuyên ngôn và viết sách, phần đa đều rất thâm ý. Còn lại sự
phân tích về thuỷ- hoả, âm- dương, bàn luận về tính hư- thực bên trong, đều
đúc kết lại từ các nhà, phát lộ chưa từng phát lộ của người xưa. Soi xét thuật
người xưa, rạng rỡ bậc danh y nước Nam, thơ văn đạo nghĩa, dần dà thành
cảnh giới thời thịnh Đường. Chỉ đáng tiếc nhất là, cục thế dâu bể, sách tản
mạn mất nhiều. Nếu không cho khắc ván thì chẳng mấy trở thành quyển thì
què trang quyển thì rách, tai mắt ta nếu có dịp nhòm ngó đến, thì còn có ích
gì nữa. Quãng thời gian đó, tăng tôi định cho khắc in lưu hành rộng rãi
trong nước, nhưng lo sức mình không đủ mà cứ cố làm, thêm nữa chùa bận
bụi, kinh điển khắc in còn chưa xong, nên công việc phải lùi lại mất 10 năm
vậy.16
Bộ sách y thư của Hải Thượng Lãn Ông biên soạn viết bằng tay trong
vòng 30 năm, nhân duyên tìm hiểu của Thiền sư Thanh Cao được một người
cho xem 51 quyển, hàng ngày Thiền sư mở ra xem thấy thâm thúy y thư, tập
sách cứu người, sau sưu tập thêm, mời người hiệu đính, quyên góp tiền kinh
phí, cho khắc in trong vòng gần 10 năm mới xong. Một việc lớn lao như vậy
được Thiền sư dụng công thực hiện mười năm trời mới xong.
15
Nguyễn Thị Trọng, Giám đốc bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo đề tài hội thảo
khoa học giá trị di sản mộc bản Hải Thượng y tông tâm lĩnh giải pháp bảo tồn và phát
huy, Bắc Ninh, 2018.
16
Tham khảo bài dịch của nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, trong Hội thảo sách thuốc
Hải thượng Lãn Ông, do Bảo tàng Bắc Ninh tổ chức năm 2018.
21
Việc làm của Thiền sư được giới thân hào, quan lại ủng hộ không
những về vật chất mà còn giúp sức trong việc sưu tầm những bản cảo còn
sót. Trong lời đề dẫn, có viết rằng:
Năm Tự Đức thứ 30 (năm 1877), thân hào trong vùng nhiều người qua
chùa khuyên tôi khắc ván, tiền cúng ván gỗ thị đã lục tục quyên riêng. Liền
đó mà uỷ thác cho những bậc danh gia, sưu tầm bản cảo còn xót lại, thì
được thêm 4 quyển, soạn ra theo thứ tự đến dần đủ. Đến năm thứ 31 (năm
1878) thì gặp vị Giải Nguyên đất Cách Bi là Nguyễn Đại nhân giữ chức Tán
lý đi quân vụ đến đất Bắc. Nhân rỗi việc công mới đi nhàn du, tìm hỏi những
người hiểu biết chuyện cũ. Nhân bàn đến chuyến đó, Đại nhân cũng rất vui
mừng ái mộ, mới vì chuyện đó mà đích thân soạn bài khuyến văn để giúp
cho rộng tiền chi phí. Tiếp đó thì hội họp thân hào, gom góp tiền hỗ trợ việc
khắc in.
Việc khảo đính biên tập bộ sách Hải thượng y tông tâm lĩnh được Thiền
sư thực hiện từ năm 1879 đến năm 1885 mới hoàn thành. Có thể nói rằng do
nhân duyên lớn Thiền sư mới có duyên khắc bộ y thư lớn này để lại cho đời
sau, mặc dù Hải Thượng Lãn Ông có công viết soạn bộ sách trong vòng 30
năm với ý nguyện không làm lương tướng cũng làm lương y giúp người.
Trong lời đề dẫn cho tập sách khắc in Hải thượng y tông tâm lĩnh, kí
hiệu A.90 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thiền sư bày tỏ tâm huyết của
mình rằng:
“Hiệu đính cho lần khắc đầu này, vẫn còn nhiều chỗ khuyết ngờ. Nếu
như có gì bất cập, cúi xin những bậc cao minh đính chính sớm, để tránh cho
đời sau thì đó là trông đợi sâu xa của tôi trước là để rõ nguyên uỷ và coi là
bài tiểu dẫn, còn nói đó là bài tựa thì thực không dám.
Ngày mồng 1 tháng 4 năm đầu niên hiệu Hàm Nghi (năm 1885).
22
Trụ trì chùa Đồng Nhân, xã Đại Tráng, huyện Võ giàng, phủ Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh là Thích Thanh Cao đứng ra hiệu đính cho khắc ván và cúi
làm bài dẫn. Ván cất ở chùa Đồng Nhân, xã Đại Tráng.
Như vậy công lao lưu truyền bộ sách y thư này của Thiền sư Thanh Cao
đáng để cho người đời sau ghi nhớ và biết ơn, người đời sau nhớ đến tên tuổi
của bậc danh y nước Nam Lê Hữu Trác, đồng thời nhớ đến công lao của
Thiền sư đã có công khắc in lại bộ y thư.
Thiền sư không những hoằng truyền phật pháp trong nước mà còn
mang dáng dấp độ sinh hoằng dương chính pháp trong chuyến đi đấu xảo tại
phương trời Tây nước Pháp vào năm 1889. Trong chuyến đi đó Thiền sư ghi
lại thành tập thơ lục bát bằng chữ Nôm và tập thơ tiễn tặng của các quan lại,
bạn bè gần xa thành tập Tây hành nhật kí. Văn bản được khắc in tại chùa
Đồng Nhân vào năm Thành Thái thứ 3 (năm 1891), hiện nay bản in lưu tại
kho sách thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm với kí hiệu AB.541.
Sự nghiệp của Thiền sư trong việc xây dựng chùa chiền, in kinh sách,
hoằng truyền tư tưởng đạo Phật được các sơn môn đệ tử ca ngợi. Trong văn
bia được đệ tử của Thiền sư ghi khắc tại tháp Thanh Mạc còn khẳng định:
những việc in khắc kinh tạng, xây dựng chùa tháp hay như in khắc y thư...
đã có người khắc đã làm từ xưa, riêng việc văn chương là điều bất hủ để lại
mãi mãi muôn đời17
. Đây là sự nhìn nhận, đánh giá hết sức khách quan về
một vị Thiền sư tài ba của vùng kinh Bắc cuối thế kỷ XIX.
Trong các phần chương 2 và chương 3, học viên sẽ trình bày kỹ hơn
vấn đề này để làm rõ thân thế và sự nghiệp của Thiền sư.
Tiểu kết
17
清高塔碑記:
行狀則重刊經藏諸部,印海上懶翁醫書…乃以逾文之年奉命如西,盃浮萬里誠,有如
堂人云幾人雄猛得寜馨.
23
Thiền sư Thanh Cao họ Nguyễn tên tự Tam Tỉnh, hiệu là Thanh Cao,
người làng Mạc Xá, xứ Hải Đông. Vốn dĩ dòng trâm anh thế phiệt, Thế rồi
ngài phát chí xuất gia thụ giới, rồi cắm trượng tại chùa cổ Vũ Sơn hơn 30
năm. Sinh thời ngài trụ trì chùa Đại Tráng tại Bắc Ninh, rồi cho xây dựng
chùa Đồng Nhân cạnh đó để chiêu hồn nghĩa sĩ tử trận. Ngài là đệ tử đời thứ
9 của phái Tào Động, môn đệ của Sư Tổ Thủy Nguyệt. Các tư liệu Hán Nôm
tại chùa còn ghi dấu ấn xây dựng và mở mang sự nghiệp truyền thừa của
Thiền sư. Trong quá trình tu tập và hoằng dương Phật pháp, Thiền sư còn
tận tâm khuyến khóa và đứng ra khắc in kinh sách và đặc biệt là chiêu tập
công đức khắc in bộ Hải Thượng Lãn ông y tông tâm lĩnh – bộ y thư của
Danh y Lê Hữu Trác và đề tựa cho những bản in này. Đây là sự đóng góp to
lớn của Thiền sư trong việc kết hợp giữa đạo và đời, đóng góp cho sự phát
triển văn hóa dân tộc và truyền lại cho ngày nay. Hành trạng của một vị
Thiền sư trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX xả thân vì đạo, để cứu độ
nhân sinh đã để lại tấm gương không biết mệt mỏi, vẹn tròn cả tài thí và
pháp thí hết mình vì đạo vì đời, lan tỏa cho giới tăng ni ngày nay.
24
Chƣơng 2:
KHẢO CỨU TÁC PHẨM NHƢ TÂY NHẬT KÍ
Trong chương này chúng tôi khảo cứu văn bản tác phẩm Nhƣ tây nhật
kí, kí hiệu AB.541, kết hợp đối chiếu với dị bản Tây hành kí, kí hiệu AB.9
tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Qua việc khảo cứu đó, góp phần làm rõ tình
hình văn bản và hành trình đi sứ từ chùa Đồng Nhân (nơi Thiền sư Thanh
Cao trụ trì) sang thủ đô nước Pháp và từ nước Pháp trở về chùa Đồng Nhân.
2.1. Bối cảnh đi sứ phƣơng Tây triều Nguyễn và các tác phẩm hiện
còn
Dưới triều vua Tự Đức, năm 1863, sau khi triều đình nhà Nguyễn thỏa
hiệp ký hiệp ước Nhâm Tuất (1862) trao 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho
quân Pháp, vua Tự Đức cử một phái đoàn đi sứ của Đại Nam qua Pháp hy
vọng "chuộc" lại 3 tỉnh. Đây cũng là hoạt động ngoại giao đầu tiên của Nhà
nước Việt Nam với một quốc gia ở châu Âu...
Sứ đoàn do Thượng thư Phan Thanh Giản và phó chánh sứ là đại thần
Phạm Phú Thứ. Sứ đoàn khởi hành ngày 21.6.1863 và trở về cảng Thuận An
vào ngày 28.3.1864, trọn một năm và một tuần. Đoàn đi bằng tàu biển
"Européen" theo hải trình Sài Gòn, cảng Singapore- Mã Lai, vượt Ấn Độ
Dương vào biển Hồng Hải, đến Ai Cập. Sứ đoàn phải lên bộ đi tàu hỏa ghé
thủ đô Le Caire, vào thành phố Alexandire để vào Địa Trung Hải. Bằng tàu
biển đi ngang Thổ Nhĩ Kỳ, Iatlia rồi cập cảng Toulon của Pháp ngày
9.9.1863 rồi lên tàu hỏa đến Marseille rồi đến Paris tối ngày 13.9.1863
Các sách như Đại Nam hội điển sự lệ, còn ghi nhận, vào triều Nguyễn,
chuyến đi sứ sang Pháp đầu tiên vào năm 1863, một phái đoàn ngoại giao do
Phan Thanh Giản (1796 - 1867), Phạm Phú Thứ (1820 - 1880), Ngụy Khắc
Đản (1817 - 1878) dẫn đầu sang Pháp và Tây Ban Nha để đàm phán về chủ
25
quyền ba tỉnh Nam kỳ của Việt Nam. Nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1818 -
1898) đã được các vị Chánh, Phó sứ lựa chọn làm phiên dịch chính cho
đoàn. Các con tàu Écho, Européen và Japon đã đưa và đón phái đoàn này
trong một sứ mệnh đầy khó khăn. Trong chuyến đi sứ đó, ba vị sứ giả đã
cùng soạn bản Tây phù nhật kí ghi chép về chuyến. Bên cạnh đó, Phạm Phú
Thứ có soạn riêng tập Giá Viên biệt. Hai bản nhật kí này đều là những ghi
chép có tính chất hành trình, trong đó, các tác giả miêu tả khá chi tiết, tỉ mỉ
các hoạt động của sứ bộ. Riêng Như Tây ký của Ngụy Khắc Đản thì có
những khảo sát nhiều mặt về đất nước Pháp, bao gồm lịch sử hình thành đất
nước, nhà nước, thiết chế xã hội, phong tục tập quán cũng như văn hóa nghệ
thuật của nước Pháp cuối thế kỷ XIX.
Như vậy, những chuyến đi sứ sang phương tây thời kỳ này gắn nhiều
với mục đích chính trị và vận mệnh đất nước. Trên các chặng đường đi sứ,
các nhà ngoại giao xưa đã ghi chép lại nhật kí hành trình bằng những áng thơ
văn dạt dào cảm xúc, mang hơi thở của thi nhân. Hiện nay tại Viện Nghiên
cứu Hán Nôm còn lưu giữ một số tác phẩm đi sứ phương Tây như sau :
- Giá Viên biệt lục 蔗園別錄 kí hiệu VHv.1770, Phạm Phú Thứ (năm
1863)
- Tây phù thi thảo 西浮詩草 kí hiệu A.2304, Phạm Phú Thứ (năm
1863).
- Như Tây ký 如西記 kí hiệu A.764, Ngụy Khắc Đản (năm 1863).
- Kỷ Tỵ niên chính nguyệt nhật phúc tư công văn nhật kí
己巳年正月日覆咨公文日記 kí hiệu A.1083, tác giả là Trương Vĩnh
Ký (năm 1868 và 1869).
- Sứ Tây nhật kí 使西日記 (A. 2910), Vũ Quang Nhạ, Trần Đình
Lượng, Hoàng Trọng Phu (1900).
26
- Âu học hành trình ký 歐學行程記 kí hiệu VHv.1437, Nguyễn Văn
Đào năm 1912.
và Như tây nhật kí如西日記, kí hiệu AB.541, Hòa thượng Thanh Cao
(1888)
Như vậy, Như tây nhật kí là một trong số ít những tác phẩm bằng thơ
Nôm ghi chép về những chuyến đi sứ sang phương Tây, do vậy rất đáng
được nghiên cứu khai thác và giới thiệu.
2.2. Giới thiệu văn bản Như tây nhật kí
2.2.1. Mô tả văn bản Như tây nhật kí, kí hiệu AB.541
Văn bản Như tây nhật kí, kí hiệu AB.541 hiện lưu giữ tại kho sách Viện
Nghiên cứu Hán Nôm. Văn bản được khắc, in trên giấy dó, gồm 54 tờ, khổ
in 26,5x15cm, ngoài trang đầu và trang thứ 2, văn bản chia làm 2 phần: phần
1 là thơ, ca, câu đối do bạn bè soạn tặng bằng chữ Hán với tên Tiễn tặng thi
tập gồm 33 tờ; phần 2 là tập thơ Nôm lục bát và thất ngôn với nhan đề là
Tây hành nhật kí gồm 20 tờ. Để tiện theo dõi, chúng tôi gọi tên đặt trang
theo theo thứ tự từ 1a đến 54b và chia văn bản thành 2 phần cụ thể như sau:
Phần thứ nhất: Tiễn tặng thi tập
Trang 1a do người sưu tầm hiệu đính viết cho tên văn bản thành Như
tây nhật kí phụ tiễn thi nhất bản 如西日記 附餞詩一本 chữ viết tay, chữ
Hán đá thảo.
Trang 2a và 2b là trang viết tay theo lối chữ Hán thảo khó đọc, vài chỗ
bị mất chữ, cuối trang 2a lại có vài dòng chữ Hán khắc in, tên tác giả viết 2
trang 2a và 2b, trang 2b mất phần cuối của 3 dòng đầu, 2 trang này là Điển
toạ Bật Sô giới Thanh Hồ soạn lời tựa cho việc khắc in. Dòng cuối trang 2b
khắc in niên đại vào ngày 22 tháng 11 năm Thành Thái thứ 2 (năm 1890)
Từ trang 3a đến hết trang 34b là tập Tiễn tặng thi tập餞贈詩集 khắc in
bằng chữ Hán bao gồm: câu đối, thơ Ngũ ngôn trường thi, Thất ngôn tứ
27
tuyệt, Thất ngôn bát cú là những lời chúc tụng, ca ngợi, động viên, nhắc
nhở…. của bạn bè, đệ tử tặng Thiền sư Thanh Cao và lời cảm thán của chính
Ngài. Các thể loại thơ, câu đối tiễn tặng được thể hiện ở bảng sau:
TT Thể loại ở phần Tiễn
tặng bằng chữ Hán
Số
lƣợng
Thuộc trang
1 Câu đối 19 đôi thuộc trang 30a, trang 32ab,
trang 33a, trang 34ab
2 Ngũ ngôn trường thiên 1 bài dài 30 câu thuộc trang 13ab
3 Thất ngôn tứ tuyệt 16 bài trang 8a, trang 9a, trang 10a,
trang 15ab, trang 19ab, trang
28a, trang 29ab.
4 Thất ngôn bát cú 77 bài 2a đến trang 7b, trang 9b,
trang 10a, trang 10b, trang 11
ab, trang 12ab, trang 13a,
trang 14ab, trang 15ab, trang
16ab, trang 17ab, trang18ab,
trang 20ab, trang 21b, trang
22ab, trang 23ab, trang 25ab,
trang 26a, trang 27ab, trang
28ab, trang 29b, trang 30ab,
trang 31ab, trang 33b.
Trong 77 bài có một bài thơ ở trang 3b và 4a bày tỏ cảm xúc của chính
Thiền sư Thanh Cao về việc nhận mệnh đi Tây. Nội dung như sau:
江山回首愧慚多
古語曾聞井底蛙
一二惟知渠母子
萬千安識彼娑婆
Hồi đầu thán nhất luật
Giang sơn hồi thủ tàm quý đa
Cổ ngữ tằng khai tỉnh đế oa
Nhất nhị duy tri cừ chu tử
28
Vạn thiên an thức bỉ ba ba
Tạm dịch:
Quay đầu nhìn lại giang sơn nhiều hổ thẹn
Lời xưa từng nghe như ếch ngồi đáy giếng.
Chỉ mới biết một hai loài hoa gọi là mẫu tử
Muôn nghìn sự an nhiên nhận biết ở cõi sa bà.
Trong tập thơ tiễn tặng trang 24b dòng thứ tư chữ thứ 5 xuất hiện chữ
tông18
kiêng huý viết bớt một nét, trang 32a dòng thứ 7 chữ thứ tư xuất hiện
sự kiêng huý trong cặp đối:
昔念法葩經一邑馨香還有主,
今遊富浪國半天西北共知名
Giả niệm pháp ba kinh nhất ấp hinh hương hoàn hữu chủ
Kim du Phú Lãng quốc bán thiên tây bắc cộng tri danh.
Tạm dịch:
Ngày xưa thường niệm kinh pháp ba một vùng hương thơm trùm khắp
cõi
Ngày nay dạo chơi nước Phú Lãng nửa trời Tây, Bắc đều nổi danh.
Trong đôi câu đối này vì kiêng huý chữ Hoa nên Pháp Hoa19
kinh20
法華經viết thành 法葩經 Pháp Ba kinh.
18
Chữ Tông trong chữ Tông Miên là tên vua Thiệu Trị nên định lệ kiêng huý đời
Thiệu Trị trong chữ huý Việt Nam qua các triều đại, Ngô Đức Thọ, nxb Văn hoá trang
141- trang 150 Ngô Đức Thọ (1997), Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại,
Nxb văn hóa, Hà Nội.
19
Chữ Hoa trong tên Hồ Thị Hoa là mẫu thân của vua Thiệu Trị, nên kinh pháp hoa
đọc thành kinh pháp ba Ngô Đức Thọ (1997), Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều
đại, Nxb văn hóa, Hà Nội.
29
Dòng cuối cùng trang 34b là dòng ghi niên đại hoàn thành bản khắc in
tập thơ tiễn tặng vào tháng 3 năm Tân Mão niên hiệu Thành Thái thứ 3 (năm
1891), bản khắc lưu tại chùa Đồng Nhân.
Phần thứ hai: Tập thơ Nôm Tây hành nhật kí từ trang 35a đến trang
54b gồm: Thơ lục bát và thơ thất ngôn, gồm 630 câu thơ, trong đó có 4 bài
thơ thất ngôn gồm 28 dòng, còn lại là thể thơ Nôm lục bát.
TT Thể loại thơ Nôm Số lƣợng
câu/dòng
Trang trong văn bản
1 Thơ Nôm thất ngôn 28 dòng Trang 38b từ câu thơ
119 đến câu thơ 126
2 Thơ Nôm lục bát 637 câu thơ Còn lại
Bốn bài thơ thất ngôn như sau:
Bài thứ nhất: trang 38b từ câu thơ 119 đến câu thơ 126:
勉道� 尼庄礙賒
厨浪嘉質� 於低� 
南無佛底执緣吏
西往僧常勉景戈
𩠘𧡊庵𩄲羅𧡊佛
擬安役渃買安茄
沒𠳒改吏𢚸禅定
兜拱瓢𡗶景些致
Mến đạo lòng này chẳng ngại xa
120. Chùa rằng Gia Chất ở đây mà.
Nam vô Phật để chắp duyên lại
Tây vãng tăng thường mến cảnh qua.
Ngoái thấy am mây là thấy Phật
Nghĩ yên việc nước mới yên nhà.
125. Một lời gửi lại lòng thiền định
Đâu cũng bầu trời cảnh trí ta.
Bài thứ 2: thuộc trang 39a và 39b từ câu thơ 139 đến câu thơ 146:
梞錫𦋦自富潤村
細厨敕賜馭車拵
扁撩𠬠幅鐄印帖
像鐲堆邊色吻群
Gậy tích ra từ Phú Nhuận thôn
140. Tới chùa Sắc Tứ ngựa xe dồn.
Biển cheo một bức vàng in thiếp
Tượng đúc đôi bên sắc vẫn còn.
Mõ rắp chuông cheo thầy đạo mạo
30
楳拉鍾招柴道貌
香𦹳畑創准慈門
𠱋浪𣷭𢌊� � 𣛟碧
定慧𢚸襌吻鉄𣘈
Hương thơm đèn sáng chốn từ môn.
145. Dẫu rằng biển rộng non xanh biếc
Định tuệ lòng thiền vẫn sắt son.
Bài thứ 3: Trang 41a từ câu thơ 205 đến câu thơ 208:
沒瓢世界𥒥
𩈘渃蹎𩄲隻㳥拵
𠳦趣有情徐待佐
𢣧𢚸煩惱渃共𡽫
205. “Một bầu thế giới đá chon von
Mặt nước chân mây chiếc sóng dồn.
Khen thú hữu tình chờ đợi tá
Khây lòng phiền não nước cùng non”
Bài thứ 4: Thuộc trang 42a và trang 42b từ câu thơ 235 đến câu thơ
340:
𪀄坤坤奇𦥃外𣰴
鵜𥒥絲絲傳庄空
別杜帆高空𢜝駭
尋咹波𢌌𣦆溇農
産㖼傷吏類鵝𪄌
唒窖𥋳牢几䋥竜
𩙋沫𦝄清陀産祖
𨇉𢴿招妙𨻫虎功
235. Chim khôn khôn cả đến ngoài lông
Đề đá tơ tơ truyền chẳng không.
Biết đỗ buồm cao không sợ hãi
Tìm ăn bể rộng trải sâu nông.
Sẵn mỏ thương lại loài ngan ngỗng
240. Dẫu khéo coi sao kẻ lưới lồng.
Gió mát trăng thanh đà sẵn tổ
Leo chèo cheo dẻo luống hổ công.
Bốn bài thơ theo thể nhất ngôn là cảm hứng sáng tác của Thiền sư
Thanh Cao trước những địa điểm của đất nước và nước ngoài mà ngài đi qua
trên con đường đi sứ.
Dòng cuối cùng trang 54b là dòng khắc in niên đại và nơi tàng bản:
Hoàng triều Thành Thái tam niên tuế tại Tân Mão tam nguyệt nhật sách
thành. Bản lưu Đồng Nhân tự.
31
Nghĩa là: Khắc in thành sách vào tháng 3 năm Tân Mão (1892) niên
hiệu Thành Thái thứ 3. Bản khắc in lưu tại chùa Đồng Nhân.
2.2.2. Xác định niên đại, tác giả văn bản Như tây nhật kí
Trong tập thơ tiễn tặng gồm các bài thơ thất ngôn bát cú đường luật, thơ
thất ngôn, thơ tứ tuyệt, câu đối, lời tán tụng của bạn bè quan lại, các Thiền
sư, đệ tử xuất gia, tại gia như Tổng đốc Bắc Ninh là Nguyễn Ngọc Ban, đệ
tử Thanh Bỉnh, Chánh tổng xã Bảo Triện, bạn thân chốn sơn môn chùa Bổ
Đà, Thiền sĩ họ Mai… nhất loạt tặng thơ Thiền sư trước khi xuất dương vào
năm Đồng Khánh thứ 3 (năm 1888). Đầu tập thơ tiễn tặng trang 3a có đề:
“同慶二年戊子十一月十一日北寜省武江縣大壯社同人寺住持阮清
高爲有承接 Đồng Khánh nhị niên Mậu Tý thập nhất nguyệt, thập nhất
nhật, Bắc Ninh tỉnh Vũ Giàng huyện Đại Tráng xã, Đồng Nhân tự, trụ trì
Nguyễn Thanh Cao vi hữu thừa tiếp”, Nghĩa là: ngày mười 11 tháng 11 niên
hiệu Đồng Khánh thứ 2 (Mậu Tý năm 1887) Thiền sư Nguyễn Thanh Cao
nhận mệnh tiếp chỉ.
Chi tiết này có thể hiểu là Thiền sư Thanh Cao tiếp chỉ nhận mệnh đi sứ
sang tây dương cùng đoàn sứ bộ tham dự đấu xảo. Chính vì nhân duyên đó,
nên bạn hữu đề thơ tiễn tặng Thiền sư. Tập thơ Nôm Tây hành nhật kí
西行日記, có đề tên tác giả là Hoà Thượng Thanh Cao soạn. (xem ảnh dưới
đây)
32
號𤤰同慶𠄼𠉞
草花𢵋𦬑供𣈜務春
5. Hiệu vua Đồng Khánh năm nay
Thảo hoa đua nở cũng ngày mùa xuân.
Câu thơ thứ 5 trang 35a xác định vào năm Đồng Khánh thứ 2 (năm
1887) nước Việt ta được chính phủ Pháp có thư mời sang Pháp dự đấu xảo
戈厨亭榜安僧
𠄩𨑮𣎃臘岸登洱河
𣜵街准祖師茄
尋𠓨暫住耒𦋦𦖑澄
細經畧領文憑
𦋦呈統使浪僧卒麻.
Qua chùa Đình Bảng 21
an tăng
Hai mươi tháng chạp ngàn đăng Nhĩ Hà22
.
45. Hòe Nhai 23
chốn tổ sư nhà
Tìm vào tạm trú rồi ra nghe trừng
35b.Tới Kinh lược lĩnh văn bằng
Ra trình Thống sứ24
rằng tăng tốt mà.
Câu thơ 44 thuộc trang 36a ghi lại 20 tháng chạp Thiền sư Thanh Cao
tới kinh đô nhận mệnh đi Tây.
芾疑日日重新
𤤰同慶㐌上賓天庭
上元典會清平
號年成泰朝廷買𤼸
Nào ngờ nhật nhật trùng tân
Vua Đồng Khánh 25
đã thượng tân thiên đình.
Thượng nguyên đến hội thanh bình
60.Hiệu năm Thành Thái triều đình mới dâng
Trang 36b ghi lại cuối năm 1888 vua Đồng Khánh băng hà, đầu năm 1889
thượng nguyên vua Thành Thái nên ngôi. Như vậy cuốn nhật kí Tây hành nhật
kí được Thiền sư Thanh Cao bắt đầu soạn vào năm 1887 (niên hiệu Đồng
Khánh thứ 2).
點恓 𣎃沒芾賒 Đếm tay tháng một nào xa
21
Chùa Đình Bảng
22
Nhĩ Hà: sông Hồng
23
Chùa Hoè Nhai
24
Thống sứ thị Lãng Sa quốc quan danh
25
Đồng Khánh tam niên (năm 1888)
33
皮𣈜夢𦒹茶婆吏低 Vừa ngày mồng sáu Trà Bà26
lại đây.
Trang 52b câu thơ 591 và câu thơ 592 xác định ngày mồng 6 tháng 11
về tới Trà Bà
崑崙𡧲𣷭固廊
𦊚𣈜胋細沒岸棱低
Côn Lôn giữa biển có làng
Bốn ngày đêm tới một ngàn rừng đây.
Câu thơ 605 trang 52b xác định ngày 10 tháng 11 về tới Côn Lôn
𠄼𣈜越細𨷯
海防戈塊𡶀濃[]尼
Năm ngày vượt tới cửa sông
Hải Phòng qua khỏi núi Nùng [] nơi.
Câu thơ 615 trang 54a xác định ngày 15 tháng 11 năm 1889 (năm
Thành Thái thứ 1) Thiền sư Thanh Cao về tới chùa Đồng Nhân kết thúc
chuyến xuất dương, đồng thời cuốn nhật kí viết xong từ ngày đó.
Trang 54b cuối trang xác định cuốn Tây hành nhật kí được khắc in vào
tháng 3 năm Tân Mão, năm Thành Thái thứ 3 (năm 1891), bản khắc in lưu tại
chùa Đồng Nhân.
Như vậy có thể xác định rõ niên đại, tác giả trong văn bản Như tây nhật kí
là gồm 2 phần:
1/Tập thơ tiễn tặng của bạn bè sáng tác tặng Thiền sư Thanh Cao vào
năm 1887. Phần này do Điển toạ Bật Sô giới Thanh Hồ soạn lời tựa cho việc
khắc in vào năm Thành Thái thứ 3 (năm 1891);
2/Tập nhật kí bằng thơ Nôm Tây hành nhật kí do Thiền sư Thanh Cao
bắt đầu soạn năm 1887 khi nhận mệnh đi tham dự đấu xảo trong suốt hành
trình đến khi quay trở về vào cuối năm 1889, và được khắc in vào tháng 3
năm Thành Thái thứ 3 (1891), tàng bản tại chùa Đồng Nhân.
Điều đó khẳng định đây là văn bản hoàn chỉnh, xác định rõ tác giả, năm
sáng tác, năm khắc in và nơi khắc in, tàng bản.
26
Nước Trà Bà
34
2.2.3. Khảo dị Tây hành nhật kí trong Như Tây nhật kí kí hiệu
AB.541 với văn bản Tây hành kí, kí hiệu AB.9
Trong quá trình khảo cứu tư liệu để thực hiện luận văn, ngoài tập thơ
Nôm Tây hành nhật kí trong văn bản Như tây nhật kí, học viên còn tìm thấy
văn bản Tây hành kí kí hiệu AB.9 hiện lưu giữ tại kho sách Viện Nghiên cứu
Hán Nôm. Văn bản viết tay bằng bằng chữ Nôm, 28 tờ, gồm 431 câu thơ
Nôm, trong đó có 3 bài thơ thất ngôn gồm 20 câu thơ, còn lại là thơ Nôm
theo thể thơ lục bát. Nội dung của văn bản là tập nhật kí chép về cuộc hành
trình đi sứ tại Pháp tham dự đấu xảo của một vị Thiền sư vào khoảng năm
Thành Thái thứ nhất (1889). Trong tập thơ xuất hiện niên đại đi sứ:
芾𩵿日日重新
𤤰同慶㐌上賓天廷
上元𦥃會清平
尊𤤰成泰朝廷買𤼸
57.Nào ngờ nhật nhật trùng tân
Vua Đồng Khánh đã thượng tân thiên đình
Thượng nguyên đến hội thanh bình
Tôn vua Thành Thái triều đình với dâng.
Tác giả ghi lại sự kiện lịch sử vào cuối năm 1888 (Đồng Khánh thứ 3)
vua Đồng Khánh băng hà, đến đầu năm 1889 triều đình tôn vua Thành Thái
lên ngôi, như vậy dựa vào sự kiện lịch sử này chúng ta có thể xác định tác
giả ghi lại cuốn nhật kí này từ năm 1887 đến khi hoàn thành sứ mệnh đi sứ
tham dự đấu xảo vào năm 1889.
Trong tập Tây hành kí 西行記 tác giả ghi lại một số đặc điểm địa danh
cũng như giáo lí Phật giáo như sau:
出家羅大丈夫
𡧲𠁀將相風流㐌讓
修行𢏿底嘉唐
芾群灼未芾群求名
𦹵花𡽫渃𥢆𨉓
Xuất gia là đại trượng phu
Trong đời tương tướng phong lưu đã nhường
Tu hành vốn để gia đường
20. Nào còn chước vị nào còn cầu danh
Cỏ hoa non nước riêng mình
Bầu trời cảnh Bụt kệ kinh tụng trì
35
瓢𡗶景孛偈經誦持
Tác giả nhắc tới các địa danh là các chùa chiền của tỉnh Bắc Ninh như
chùa Tiêu Sơn27
, chùa Đình Bảng rồi chùa Hòe Nhai chốn tổ tại Hà Nội.
� 矇車馭培𩙻
浪仙浪佛伵柴礼𠫾
細焦山礼祖師
𨆢𠚢沒壙慈俯拧宜
官𤤰官俯頓𠶆
花笺茶鉑礼儀踐𢜠
過亭榜住安僧
𨒒𠄩𣎃腊岸登珥河
槐街准祖師茄
尋𠓨暫住耒𠚢𦖑澄(程)
Đợi mong xe ngựa bụi bay
Rằng tiên rằng Phật tớ thầy cứ đi
Tới Tiêu Sơn lễ tổ sư
40. Lui ra một khoảng từ phủ nghỉ ngơi
Quan vua quan phủ đón mời
Hoa tiên thắm bạc lễ nghi tiễn mừng
Qua chùa Đình Bảng trú an tăng
Hai mươi tháng chạp ngàn đăng Nhĩ Hà.
45. Hoè Nhai chốn tổ sư nhà
Tìm vào tạm trú rồi ra nghe trừng (trình)
Đặc biệt dòng đầu trang 2b tác giả chép lại:
Cúng tổ đối liễm diễn câu:
求經往北當初祖
奉命如西第九孫
續慧命
Cầu kinh vãng bắc đương sơ Tổ
Phụng mệnh như tây đệ cửu tôn. (tục Tuệ mệnh)
Tạm dịch là:
Trong khoa cúng tổ có câu đối viết:
Cầu đạo phương Bắc là sơ tổ,
27
Chùa Tiêu Sơn nằm lưng chừng núi, tên Nôm là chùa Tiêu, tên chữ là Thiên tâm
tự thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu nổi tiếng là danh lam cổ
tự. https://thuvienhoasen.org/a24107/tieu-son-co-tu-chua-tieu-tuong-giang-tu-son-bac-
ninh
36
Nhận mệnh đi Tây là cháu đời thứ 9. (nối dòng Tuệ mệnh)
Căn cứ vào những ghi chép trong bản chép tay AB.9 ghi các địa danh
có chùa sơn môn của Thiền phái Tào Động như Hòe Nhai… tìm về tư liệu
các chùa chúng ta có thể xác định tác giả tập nhật kí hành trình Tây hành
kí西行記 này là tác phẩm của Thiền sư Thanh Cao. Qua câu đối Thiền sư ghi
lại cho chúng ta biết được trong lịch sử Phật Giáo của phái thiền Tào Động ở
tổ đình chùa Hòe Nhai ca ngợi về công trạng to lớn trong việc hoằng dương
Phật pháp của các đời sư tổ Thiền Tào Động, chỉ có Thiền sư sơ tổ là Tổ
Thuỷ Nguyệt sang Trung Quốc cầu đạo trở về, và duy có thêm một vị là
Thiền sư Thanh Cao trụ trì chùa Đại Tráng và chùa Đồng Nhân nhận mệnh
đi Tây tham dự đấu xảo. Hiện tại câu đối trên đang được thờ tại nhà thờ tổ
chùa Hòe Nhai thành phố Hà Nội. Như vậy có thể khẳng định tác giả văn
bản viết tay西行記Tây hành kí, kí hiệu AB.9 là tác phẩm của Thiền sư
Thanh Cao.
*Khảo dị văn bản Như tây nhật kí 如西日記 và Tây hành kí西行記
Như tây nhật kí kí hiệu AB.541 gồm hai phần: Một phần viết bằng chữ
Hán gồm thơ tiễn tặng: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn trường
thiên, các cập câu đối của bạn bè, quan lại, các huynh đệ của Thiền sư chúc
tụng, trong chuyến hành trình sang Pháp dự đấu xảo; Một phần là tập nhật kí
thơ Nôm là cảm hứng ghi lại trên đường đi sứ của Thiền sư Thanh Cao. Toàn
bộ văn bản Như tây nhật kí gồm 54 tờ. Riêng tập 西行日記 Tây hành nhật kí
là tập nhật kí ghi bằng thơ Nôm 20 tờ bao gồm 630 câu thơ.
37
Tập thơ Nôm viết tay Tây hành kí kí hiệu AB.9 là tập văn bản 28 trang
viết theo thể Nôm lục bát và thất ngôn gồm 431 dòng thơ.
Xét về văn bản thì chỉ có một phần trong tập Như tây nhật kí kí hiệu
AB.541 là tập Tây hành nhật kí và văn bản Tây hành kí kí hiệu AB.9 có sự
tương đồng về thể thơ, lời thơ và các địa danh, mốc thời gian trong chuyến
xuất dương mà tác giả đề cập đến trong hai tập văn bản trên. Tuy nhiên 2
văn bản này cũng khác nhau ở một số điểm như sau:
Trong 2 văn bản từ câu thơ thứ nhất đến câu thơ 98 gần như tương
đồng, thứ tự như nhau chỉ khác từ trong từng dòng. Trong tập Tây hành nhật
kí thêm câu:
渃滕羅渃𡥵𡥵
邊齊邊楚𣃱𡈺厙𣋀
青青坦𢌊𡗶髙
羅芾界限羅芾海門
Nước đằng là nước con con
100. Bên Tề bên Sở vuông tròn khó sao.
Thênh thênh đất rộng trời cao
Là nào giới hạn là nào hải môn.
Đến chùa Gia Chất Thiền sư Thanh Cao có nhận được sự cúng dàng trai
tăng và cảm xúc cảnh vật con người nơi đây đã đề thơ tặng ông trụ trì,
nhưng trong bản viết tay Tây hành kí AB.9 chỉ ghi lại sự kiện đó mà không
38
ghi lại bài thơ, còn trong tập Tây hành nhật kí trang 38b ghi lại bài thơ thất
ngôn bát cú tặng ông trụ trì chùa Gia Chất:
勉道𢚸尼庄礙賒
厨浪嘉質於低𦓡
南無佛底执緣吏
西往僧常勉景戈
𩠘𧡊庵𩄲罗𧡊佛
擬安役渃買安茄
沒𠳒𦰦吏𢚸襌定
兜拱瓢𡗶景致些.
Mến đạo lòng này chẳng ngại xa
120. Chùa rằng Gia Chất ở đây mà.
Nam vô Phật để chắp duyên lại
Tây vãng tăng thường mến cảnh qua.
Ngoái thấy am mây là thấy Phật
Nghĩ yên việc nước mới yên nhà.
125. Một lời gửi lại lòng thiền định
Đâu cũng bầu trời cảnh trí ta.
Khi đến A Đền cảm hứng trước cảnh nước non mênh mênh tác giả cảm
hứng sáng tác bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. Trong Tây hành nhật kí ghi:
沒瓢世界𥒥孫𨁼
𩈘渃蹎𩄲隻㳥拵
𠳦趣有情徐待佐
𢣧𢚸煩惱渃共𡽫
“Một bầu thế giới đá chon von
Mặt nước chân mây chiếc sóng dồn.
40b.Khen thú hữu tình chờ đợi tá
Khuây lòng phiền não nước cùng non”
Còn trong Tây hành kí ghi:
溟蒙渃碧買𡗶撐
𧡊𡶀..蘇趣有情
𡴯昂𡧲𡗶髙崒啐
盃𠊚買景𢖵𢞂精
Mênh mông nước biếc mấy trời xanh
Thấy núi… to thú hữu tình
Ngất ngưởng giữa trời cao chót vót
180. Vui người với cảnh nhớ buồn tênh
Lời thơ đều là cảm xúc trước trời biển mênh mông, ý thơ là một cảm
giác buồn nhưng lời thơ khác nhau.
Trong tập Tây hành nhật kí từ câu thơ 301 ghi:
啉𠽍𡄩度眾生 Lầm rầm khấn độ chúng sinh
Thương thuyền khỏi nạn trong kinh ghi lòng
39
商船塊難𥪝經𥱬𢚸
𠄩𣈗細省修農
罗𠄩𨑮沒旬中閉𣇞
Hai ngày tới tỉnh Tu Nông28
Là hai mươi mốt tuần trung bấy giờ.
Trong tập 西行記Tây hành kí từ câu 266 – 270 ghi:
啉𠽍𡄩度眾生
商船五百𥪝經記昂
𠄼除妸 sắp𠫾
修農𣷭意𠚢𣈗𠄩𨑮
Lầm rầm khấn độ chúng sinh
Thương thuyền ngũ bách trong kinh kí hàng
Năm giờ Ả Rập sắp đi
270. Tu Nông bể ấy ra ngày hai mươi
Cả hai văn bản nhắc tới câu thơ mô tả cảm xúc trước sóng gió biển khơi
kêu cứu ngài Quán Âm bồ tát, nhưng trong mỗi văn bản diễn tả bằng lời thơ
khác nhau trong Tây hành nhật kí ghi là: Thương thuyền khỏi nạn trong kinh
ghi lòng còn trong Tây hành kí ghi: Thương thuyền ngũ bách trong kinh kí
hàng. Trong Tây hành nhật kí không xuất hiện địa danh Ả Rập mà trong Tây
hành kí xuất hiện địa danh đó, thời gian tới địa danh Tu Nông của hai văn
hản khác nhau, trong Tây hành nhật khí tới Tu Nông vào ngày 21 còn Tây
hành kí tới vào ngày 20.
Trong tập tây hành nhật kí từ câu thơ 437 có ghi lại:
敎場皮靜霜枚
新安氽笠楼臺於𨕭
朱能功德無邊
唒西天意拱緣道茄
𠊛䀡無數姮河
共𢵋扒隻香花供养
Giáo trường vừa tĩnh sương mai
Tân An29
mấy lớp lâu đài ở trên.
Cho hay công đức vô biên
Dẫu tây thiên ấy cũng duyên đạo nhà.
Người xem vô số hằng hà
440. Cùng đua bắt chiếc hương hoa cúng dàng
Còn trong Tây hành kí từ câu thơ 394 có ghi:
28
Tỉnh Tu Lông
29
Chùa Tân An
40
新安厨撻奉𠄜
眾僧礼拜𦒹除買催
𠊚占𢬧質𨅸𡎢
浪沙固几蹺傕侼𣈙
花𤸸𤼸菓供隊𣈜
眉𩸴官督功尼𡶀滝
Tân An chùa đặt phụng thờ
395. Chúng tăng lễ bái sáu giờ mới thôi
Người xem nên chất đứng ngồi
Lang Sa có kẻ theo thôi bụt rầy
Hoa dâng quả cúng đội ngày
My trê quan đốc công này núi sông
Cả hai văn bản đều nhắc tới địa danh Tân An, mô tả về cảnh chùa và
cảnh dâng hương cúng Phật, còn trong văn bản Tây hành kí 西行記 tác giả
mô tả cảnh trong chùa Tân An, dường như đây là hoạt động nghi thức trong
mô hình chùa đựng lên để tham gia dự đấu xảo: Chúng tăng lễ bái sáu giờ
mới thôi/ người xem nên chất đứng ngồi/ Lãng sa có kẻ theo thôi bụt rầy.
Đây là hoạt động nghi thức tôn giáo duy nhất của Thiền sư cùng phái đoàn
Tăng lữ được nhắc tới trong chuyến tây du tham dự đấu xảo, còn tập thơ
Nôm trong Tây hành kí 西行記nếu là tác giả sửa lại thì khó đoán định được
tác giả cùng phái đoàn đi dự đấu xảo làm nhiệm vụ gì, khiến người đọc có
nhiều thắc mắc bởi tác giả ghi chung chung cảnh trên đường đi, và học viên
cho rằng: dường như bản thơ Nôm kí hiệu AB.541 sửa lại cho khắc in là có ý
của tác giả- Thiền sư, như che dấu đi công trạng của mình.
Kết thúc việc tham dự đấu xảo trong tập AB.9 bằng một việc làm hết
sức ý nghĩa mà văn bản Tây hành nhật kí cũng nhắc tới những câu thơ ghi
lại việc đi sứ của Thiền sư:
𠄩柴日本通言
主官柴記𨑻笺𠚢嘲
𡢐呈四度印鈔
𠄩𤾓𨑮印决芾譯朱
𨑻衛皮沒𣎃𩛂
Hai thầy Nhật bản thông ngôn
Chủ quan thầy kí đem tiên ra chào
Sau trình tứ độ ấn sao
Hai trăm mười ấn quyết nào dịch cho
Đem về vừa một tháng no
41
譯耒吏曰呈圖證明 425. Dịch rồi lại viết trình đồ chứng
minh
Đến câu thơ 431 kết thúc cuốn nhật trình 西行記Tây hành kí:
些俸拮越𦥃𣦍/㐌前几據𠊚包除Ta phụng cất vượt đến ngay/ Đã tiền kẻ cứ
người hay bao giờ. Văn bản Tây hành kí không ghi niên đại ghi chép cuộc
hành trình đi sứ của Thiền sư.
Trang đầu văn bản AB.9 Trang cuối văn bản AB.9
Văn bản Như tây nhật kí còn viết tiếp trên đường về của Thiền sư gặp
bạn bè trao đổi, cập bến Hải Phòng trở về chùa Đồng Nhân, kết thúc cuộc
hành trình ở câu thơ thứ 630. Cuối tập thơ có ghi niên đại khắc in và địa
điểm lưu giữ bản khắc in: vào tháng 3 năm Tân Mão năm Thành Thái thứ 3
(1891) hoàn thành bản thảo thành một tác phẩm thơ Nôm hoàn chỉnh cho
khắc in, bản lưu tại chùa Đồng Nhân, nơi Thiền sư Thanh Cao trụ trì lúc bấy
giờ.
Như vậy tập thơ Nôm Tây hành nhật kí 西行日記 trong tập Như tây
nhật kí 如西日記kí hiệu AB.541 khi khắc in đã đề tên tác giả sáng tác tập
thơ Nôm đi sứ là Hoà Thượng Thanh Cao, niên đại khắc in vào tháng 3 năm
Thành Thái thứ 3 (năm 1891), còn văn bản Tây hành kí 西行記kí hiệu AB.9
không đề tác giả sáng tác, không có niên đại sáng tác.
42
Có thể nhận thấy, văn bản AB.9 có thể được ghi chép lại trước hoặc sau
khi khắc in bản Tây hành nhật kí, kí hiệu AB.541, nhưng đều là tập nhật kí
bằng thơ Nôm của Thiền sư Thanh Cao. Tuy nhiên những chi tiết ghi khác
lại giúp bổ sung được một số chi tiết quan trọng trong hành trình nhật kí đi
sứ. Tuy vậy, nội dung tư tưởng về cơ bản là giống nhau, do vậy, hai bản sẽ
bổ sung thông tin cho nhau, giúp người đọc bổ sung thêm nhận thức về
quãng đường đi sứ của Thiền sư. Tuy vậy, chúng tôi lựa chọn văn bản
AB.541 để tiến hành nghiên cứu những vấn đề đề cập trong luận án.
2.3. Một số đặc điểm văn tự và thể loại tác phẩm Tây hành nhật kí
2.3.1. Đặc điểm chữ Nôm ghi địa danh, nhân danh
Tây hành nhật kí 西行日記 là tác phẩm văn bản thơ Nôm đi sứ, thông
qua tập nhật kí trong văn bản Như tây nhật kí kí hiệu AB.541 chúng ta hệ
thống lại các địa danh, nhân danh được phiên Nôm trong tác phẩm của Thiền
sư theo bảng như sau:
T
T
Câu thơ Chú thích của
tác giả về địa
danh, nhân danh
Phiên âm Hán Việt
1. 39.Tới Tiêu Sơn lễ tổ
sư
慈
山府焦山寺
Từ Sơn phủ Tiêu Sơn
2. 43.Qua chùa Đình
Bảng an tăng
亭榜寺 Đình Bảng tự
3. 45. Hòe Nhai chốn
tổ sư nhà
槐街寺名在住
境坊經畧衙
Hòe Nhai tự danh tại
trụ cảnh phường kinh
lược nha
4. 48.Ra trình Thống
sứ rằng tăng tốt mà.
統使是浪沙官
名
Thống sứ thị Lãng sa
quan danh
5. 50. Là người giầu
có Lãng sa tiếng
đồn.
浪沙國名 Lãng Sa quốc danh
6. 55. Lui ra tới chốn
Đốc Công
督
工是浪沙國官名
Đốc Công thị Lãng
Sa quốc quan danh
43
30
Gia Long chấn tả quân duyệt
7. 58.Vua Đồng
Khánh đã thượng
tân thiên đình.
同慶三年 Đồng Khánh tam
niên
8. 63. Bắc Ninh giới
tử cầu đăng giới
đàn.
北寜省名 Bắc Ninh tỉnh danh
9. Ấn kinh tự chủ
Hưng Yên
興安省名 Hưng Yên tỉnh danh
10. 80. Một ngày đêm
tới Hải Phòng An
Dương
海防省安陽縣 Hải Phòng tỉnh An
Dương huyện
11. 86.Dưới sông đà
dọc lớp sô sóng
trào
浪沙小船名曰
砣獨
lãng Sa tiểu thuyền
danh viết Đà Dọc
12. 90. Gặp quan phó
sứ cựu du thơ mừng
副使官名 Phó sứ quan danh
13.92. Với quan phó hội
Nguyễn Thanh đưa
trà
副會官名姓阮
諱清
Phó hội quan danh
tính Nguyễn huý
Thanh
14. 94.Tới nơi Đà Nẵng
thì qua ngày rằm
陀囊山名 Đà Nẵng sơn danh
15. 104. Kìa chùa Gia
Chất nọ đài yết ma
嘉質寺和尙敕
賜寺羯摩
Gia chất tự hoà
Thượng Sắc Tứ tự
yết ma
16. 110. Thầy già tám
sáu gậy nâng ra
chào.
嘉質寺和尙捌
拾陸歲
Gia chất tự hoà
Thượng bát thập lục
tuế
17. 118.Lại đề thơ kệ
mừng ông trụ trì
僧一名住持 tăng nhất danh trụ trì
18. 130. Yết ma thầy
vắng tiểu thừa năm
ba.
羯摩僧名小乘
是第子脩齋献
佛曰天厨
Yết ma tăng danh
tiểu thừa đệ tử tu trai
hiến Phật viết thiên trù
19. 150. Sau thành
quan tả30
đài cao
phụng thờ
嘉 龍振左軍悅 Gia Long chấn tả quân
duyệt
44
20. 157. Hai mươi ba
tới Cát Bồ
撐吉葡即茶婆
國
Sênh Cát Bồ tức Trà
Bà quốc
21.176.Hết than tầu phải
ghé vô mấy giờ
安業是官名 An nghiệp thị quan
danh
22.177.Thảo nào vẫn gọi
Trà Bà
茶婆國属洪毛 Trà Bà quốc thuộc
Hồng Mao
23.187. Hồng Mao gìn giữ
có công
190. Ngoài ba bốn
bữa Tây Thiên qua
vời
西天即天竺國Tây
Thiên tức Thiên Trúc
quốc
洪毛國名 Hồng Mao quốc danh
24.203.Vừa một đêm tới
a đền
阿殿國名 A đền quốc danh
25.215. Một đêm ô bốc
tới liền
烏卜國名 Ô bốc quốc danh
26.219. Mặc xây biển đỏ
bây giờ qua đây
袙榱海名水極
熱
Mặc xây hải danh
thuỷ cực nhiệt
27.257. Giờ thì ra cửa
biển trong
� 中海名 B
Bể trong hải danh
28.262.Tuy ninh lô cốt
mạch liền hai non.
綏寧盧骨二山
名
Tuy Ninh lô cốt danh
29.270. Khiêm thu Ả
Rập ba năm năm rồi
妸習國名 Ả Rập quốc danh
30.303.Hai ngày tới tỉnh
Tu Nông
修農省名 Tu Nông tỉnh danh
31.337.Hay xe tỉnh mạc
xây xong
莫磋省名 Mạc xây tỉnh danh
32.336.Mấy giờ lại đến
Li Ông tỉnh thành
离翁省名 Li Ông tỉnh danh
33.339. Một ngày đêm
tới Ba Lê
玻璃是京都 Ba Li tỉnh danh
34. 348.Khắp trường
đấu xảo có khi mấy
ngày.
閗巧場在國京 Đấu xảo trường tại
quốc kinh
35.390. Ca nô quốc 歌奴浪沙國王 Ca nô Lãng Sa quốc
45
trưởng bộ hành chơi
qua.
vương
36.407. Lê Căn hoàng
thượng tới liền
梨根國名 lê căn quốc danh
37.436.Tân An mấy lớp
lâu đài ở trên
新安寺名 Tân An tự danh
38.442. Mi quy công ấy
đá vàng nào phai
眉� 人名 My qui nhân danh
39.449. Sài Côn nhà hát
bên tai
柴崑人椅难咱 Sài Côn nhân kỉ nan
thính
40.451.Khí cầu lại mấy
thuyền bay
氣求舟名能髟
天上
Khí cầu chu danh
năng viện thiên
thượng
41.454. Khắp trường
bác lãm nói lên hết
nào.
博覧場即鬦巧
場
Bác lãm trường tức
đấu xảo trường
42.455.Vì mê chùa ấy là
cao
爲迷寺西詳本
有
Vì Mê tự tây tường
bản hữu
43.459. Hai thầy Nhật
Bản thông ngôn
日本國名 Nhật Bản quốc danh
44.468. Mác xây tên gọi
là nơi hữu tình.
莫磋市名 Mác xây thị danh
45.471.Ba bì chợ lại dị
kì
� 皮氏名 Ba bì thị danh
46.478.Lê ông danh giá
cũng làng văn nhân
梨翁人名 Lê Ông nhân danh
47.514. Thanh quan gặp
gỡ từ khi về tầu.
大清國 Đại Thanh quốc
48.515. Vâng trên chỉ
chuẩn khâm sai
行辰再新安寺 Hành thời tái Tân An
tự
49.530. Có tên Tấn cảnh 晋境東岸縣榆 Tấn Cảnh Đông Ngạn
46
Qua khảo sát trên văn bản thơ Nôm Tây hành ký, những tên người, tên
chức quan, tên địa danh trong nước và nước ngoài được ghi bằng chữ Nôm
mượn hình, âm, không mượn nghĩa chữ Hán. Tuy nhiên, căn cứ theo góc độ
tiếp cận vấn đề của học viên và trong khuôn khổ một luận văn Thạc sĩ, học
viên chưa có điều kiện đi sâu vấn đề văn tự Nôm ở đây.
2.3.2 Tập nhật kí bằng thơ Nôm
Thơ đi sứ chữ Nôm được giới thiệu, theo một số nhà nghiên cứu bắt
đầu từ Sứ hoa tùng vịnh của Nguyễn Tông Quai sáng tác khi tới Yên Kinh
vào năm 1763 với những vần thơ đẹp và lối thơ bay bổng trong sáng. Những
tuyển tập thơ đi sứ sang Triều Tiên, Trung Hoa ghi chép bằng chữ Hán hiện
còn được lưu lại tương đối nhiều, được ghi chép trong các bộ Yên hành do
Viện Nghiên cứu Hán Nôm phối hợp với Đại học Phúc Đán (Thượng Hải)
xuất bản. Còn đi sứ và thiết đặt ngoại giao sang các nước phương Tây, nhất
là nước Pháp, sử sách còn ghi bắt đầu từ năm Tự Đức thứ 6 (1863) do Phan
Thanh Giản dẫn đầu đoàn đi sứ sang Pháp thương lượng về vấn đề chính trị
và lãnh thổ của đất nước. Những ghi chép còn lại được thể hiện trong tập
Giá Viên biệt lục viết bằng chữ Hán, hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán
Nôm.
Thơ đi sứ là sự thể hiện dấu ấn của thứ thơ mang “cảm hứng trên
đường” trong cả nội dung và bút pháp, là hiện tượng thú vị trong vận động
thơ ca trung đại[27].
Theo Nguyễn Công Lý khi nghiên cứu về thơ đi sứ có nhận định rằng:
nội dung của thơ đi sứ, các vị sứ thần - nhà thơ thường gởi gắm nỗi niềm
vốn là Cử nhân. 林社 huyện Du Lâm xã
50.562.. Người rằng
phụng cống Hồng
Mao lâu chầy.
洪毛國名 Hồng Mao quốc danh
51.592. Vừa ngày mồng
sáu Trà Bà lại đây.
茶婆國名 Trà Bà quốc danh
47
tâm tư tình cảm của mình trên hành trình đi sứ xa xôi, đầy khó khăn gian
khổ, với trọng trách lớn lao đối với đất nước, nhân dân mà triều đình đã giao
phó. Bên cạnh những bài thơ mang tính xã giao, thù tạc khi xướng hoạ, đối
đáp, đề tặng thì số còn lại đa phần là thơ tả cảnh, vịnh cảnh vừa thể hiện nét
tài hoa tinh tế, bộc lộ cảm hứng dạt dào yêu mến trước thiên nhiên tạo vật,
vừa bộc lộ tâm sự nhớ quê hương, lại vừa phản ánh trách nhiệm đối với đất
nước, thể hiện lòng tự hào dân tộc, văn hoá văn hiến Việt Nam. [15]
Cũng theo tác giả Nguyễn Công Lý, Hoàng Sĩ Khải và Nguyễn Tông
Quai là hai người đầu tiên khai sáng dòng thơ Nôm sứ trình vào giữa thế kỷ
XVII, đầu thế kỷ XVIII; của Đỗ Cận với Kim Lăng ký (chữ Nôm, viết về
cảnh vật ở Nam Kinh); của Lý Văn Phức với Sứ trình tiện lãm khúc bằng
chữ Nôm.[15]
Vào những năm cuối của thế kỷ XIX, Thiền sư Thanh Cao vinh dự
được tham gia trong thành phần đi sứ phương tây tham dự triển lãm (xem
đấu xảo) và ghi chép lại nhật kí quá trình sang nước Pháp bằng thơ Nôm là
một chuyện hiếm trong lịch sử
Tây hành nhật kí có nghĩa là: nhật kí hành trình đi Tây (Pháp). Tác
phẩm có tính chất nhật kí/ký sự này gồm 630 câu thơ Nôm lục bát, thuật lại
cuộc hành đi sứ, qua đó ghi lại tâm tư, cảm xúc, về danh lam thắng tích, sơn
kỳ thủy tú của sứ giả nhà thơ trên dặm dài từ chùa Đồng Nhân đến Paris
nước Pháp. Giữa mạch lục bát, xen vào một số bài thơ Nôm Đường luật.
Toàn bộ tác phẩm Tây hành nhật kí được tác giả ghi lại hành trình và cảm
xúc bằng lối thơ lục bát và lời thơ giản dị:
Đợi mong xe ngựa bụi bay
Rằng tiên rằng Phật tớ thầy cứ đi
Tới Tiêu Sơn lễ tổ sư
40. Lui ra một khoảng từ phù nghỉ ngơi
Quan vua quan phủ đón mời
48
Hoa tiên thắm bạc lễ nghi tiễn mừng
Qua chùa Đình Bảng trú tăng
Hai mươi tháng chạp ngàn đăng Nhĩ Hà.
Ngay cả khi đặt chân tới nước Pháp hoa lệ, lời thơ vừa giản dị vừa bay
bổng trong sáng, thể hiện tinh thần yêu nước nhưng mang tư tưởng nhà Phật:
237. Ngựa xe đi lượn như rồng
Dưới nhà người ở trên thông sử cù.
Một đoàn trên bến ngao du
Phố phường thanh lịch phong lưu quá trừng.
Gái trai già trẻ tưng bừng
Xum vầy theo gọi vui mừng siết bao.
2.2.3. Phác họa con đường đi sứ sang tây:
Qua khảo sát toàn bộ tập thơ Tây hành nhật kí của Thiền sư Thanh Cao,
học viên tạm thời phác họa con đường đi sứ (được ghi lại)
Đƣờng đi sứ của Thiền sƣ Thanh Cao:
Bắc Ninh: từ chùa Đồng Nhân tự - chùa Tiêu Sơn phủ Tiêu Sơn (câu
thơ thứ 39) - chùa Đình Bảng tự (43) - Nhĩ hà (sông Hồng)(44) – tời Hà
Nội: đến chùa Hòe Nhai (45) – tỉnh Hưng Yên – tỉnh Hải Phòng: huyện An
Dương (80) - Đà Nẵng (94)- Sài Côn (Sài Gòn): chùa Gia Chất tự - thôn
Phú Nhuận (139) – chùa Sắc Tứ (140)
Tới nước Trà Bà: Sênh Cát Bồ (157) - Hồng Mao (187) - Tây Thiên
(190)- A Đền (203)- Ô Bốc (215) - Mạc Xay(219)- Tuy Ninh (262)- Ả Rập
(270)- Tu Nông (303) – Li Ông (337)- Ba Li (Paris) (339) -Tân An ( Lãng
Sa (390) - Lê Căn (407)
Con đƣờng đi sứ trở về: Paris: Mác Xây - Paris (câu541)- A Đền
(552)- Thiên Trúc (568)- Thiều Châu Phúc Kiến (600)- Côn Lôn (605) –
Đồng Nai (611) - Gia Định (614)- Hải Phòng (614)- chùa Đồng Nhân (621)
49
Qua sơ đồ phác thảo trên có thể nhận thấy rất rõ con đường đi sứ của
nhà tu hành gắn với các địa điểm Phật giáo: chùa Đồng Nhân, chùa Tiêu
Sơn, chùa Đình Bảng (ở Bắc Ninh), chùa Hòe Nhai ở Hà Nội, chùa Gia
Chất, chùa Sắc Tứ ở Sài Gòn. Thiền sư còn đi qua những nơi thánh tích Phật
giáo như: Tây Thiên, Thiên Trúc, Kiến Phúc…. Mỗi giới, mỗi thành phần đi
sứ đều lựa chọn chốn dừng chân phù hợp với chức phận của riêng mình.
Tiểu kết
Văn bản Như Tây nhật kí gồm 2 phần: Thơ Tiễn tặng và Tây hành nhật
kí – tác phẩm thơ đi sứ bằng thơ Nôm của Thiền sư Thanh Cao, hiện được
lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu AB.541. Đây là tập nhật kí
bằng chữ Nôm gồm 630 câu thơ, ghi lại những nơi địa danh, những nhân vật
Thiền sư đi qua, gặp gỡ trong suốt cuộc hành trình sang Tây xem đấu xảo và
hành trình trở về đến chùa Đồng Nhân - Bắc Ninh, nơi Thiền sư tu tập. Văn
bản được khắc in năm Thành Thái (1892) sau chuyến công du trở về của
Thiền sư Thanh Cao. Ngoài ra tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ
được bản Tây hành kí, kí hiệu AB.9, nội dung giống phần Tây hành nhật kí
trong văn bản Như tây nhật kí kí hiệu AB.541, nhưng với số lượng câu thơ là
430 câu, ghi lại hành trình sang Pháp xem đấu xảo và truyền bá/trao đổi tư
tưởng Phật giáo tại nước Pháp.
Giá trị của văn bản ngoài sự phong phú về thể loại văn học còn giúp
phác họa hành trình đi sứ của nhà tu hành, qua đó hiểu thêm về thân thế và
tư tưởng của ông trong việc truyền giáo và chấn hưng đạo Phật không những
trong nước mà còn mở rộng ở tây dương trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ
XIX.
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao
Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao

More Related Content

What's hot

Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ nataliej4
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...nataliej4
 

What's hot (19)

Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đLuận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
 
Khai thác công trình tưởng niệm nữ tướng Lê Chân tại Hải Phòng
Khai thác công trình tưởng niệm nữ tướng Lê Chân tại Hải PhòngKhai thác công trình tưởng niệm nữ tướng Lê Chân tại Hải Phòng
Khai thác công trình tưởng niệm nữ tướng Lê Chân tại Hải Phòng
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều nhà Nguyễn ở Huế (1802-1945)
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều nhà Nguyễn ở Huế (1802-1945)Luận án: Các đàn miếu đại tự triều nhà Nguyễn ở Huế (1802-1945)
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều nhà Nguyễn ở Huế (1802-1945)
 
Luận văn: Quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân TP Hải Phòng, HAY
Luận văn: Quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân TP Hải Phòng, HAYLuận văn: Quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân TP Hải Phòng, HAY
Luận văn: Quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân TP Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 

Similar to Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao

LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG...
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA  QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO  Ở ĐỒNG BẰNG...LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA  QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO  Ở ĐỒNG BẰNG...
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG...OnTimeVitThu
 
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộHội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thơ Đi Sứ Của Sứ Thần Trung Quốc Đến Việt Nam Từ Thế Kỉ ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thơ Đi Sứ Của Sứ Thần Trung Quốc Đến Việt Nam Từ Thế Kỉ ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thơ Đi Sứ Của Sứ Thần Trung Quốc Đến Việt Nam Từ Thế Kỉ ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thơ Đi Sứ Của Sứ Thần Trung Quốc Đến Việt Nam Từ Thế Kỉ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI SƯU KHẢO Tập I_10325512052019
VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI SƯU KHẢO Tập I_10325512052019VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI SƯU KHẢO Tập I_10325512052019
VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI SƯU KHẢO Tập I_10325512052019hanhha12
 
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdfTho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdfMan_Ebook
 
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdfTỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdfXuandia Nguyen
 
Phat giao Viet Nam
Phat giao Viet NamPhat giao Viet Nam
Phat giao Viet NamThao Marky
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019TiLiu5
 
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019phamhieu56
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam nataliej4
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIXLUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIXOnTimeVitThu
 

Similar to Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao (20)

LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG...
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA  QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO  Ở ĐỒNG BẰNG...LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA  QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO  Ở ĐỒNG BẰNG...
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG...
 
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộHội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thơ Đi Sứ Của Sứ Thần Trung Quốc Đến Việt Nam Từ Thế Kỉ ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thơ Đi Sứ Của Sứ Thần Trung Quốc Đến Việt Nam Từ Thế Kỉ ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thơ Đi Sứ Của Sứ Thần Trung Quốc Đến Việt Nam Từ Thế Kỉ ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thơ Đi Sứ Của Sứ Thần Trung Quốc Đến Việt Nam Từ Thế Kỉ ...
 
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
 
Luận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
Luận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XXLuận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
Luận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
 
VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI SƯU KHẢO Tập I_10325512052019
VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI SƯU KHẢO Tập I_10325512052019VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI SƯU KHẢO Tập I_10325512052019
VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI SƯU KHẢO Tập I_10325512052019
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdfTho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
 
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdfTỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
 
Phat giao Viet Nam
Phat giao Viet NamPhat giao Viet Nam
Phat giao Viet Nam
 
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ânTh s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
 
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIXLUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư Thanh Cao

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------------------- BÙI THỊ VÒNG (Pháp danh THÍCH ĐÀM THỦY) NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM NHƯ TÂY NHẬT KÍ CỦA THIỀN SƢ THANH CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM HÀ NỘI - 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ----------------------------- BÙI THỊ VÒNG (Pháp danh THÍCH ĐÀM THỦY) NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM NHƯ TÂY NHẬT KÍ CỦA THIỀN SƢ THANH CAO Ngành: HÁN NÔM Mã số: 8.22.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH HÁN NÔM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ BÍCH TUYỂN HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: - Luận văn Thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công trình của ai khác. - Luận văn đã tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị. - Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích dẫn nguồn cụ thể trong luận văn. Tác giả luận văn Bùi Thị Vòng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới TS Đỗ Thị Bích Tuyển, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo không chỉ trong giới hạn nghiên cứu của đề tài luận văn, mà còn trong nhiều vấn đề khoa học khác. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Học viện Khoa học xã hội, thầy Nghiệp sư cùng chư tôn đức, các thầy cô, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên khích lệ trong suốt thời gian tôi học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong các Hội đồng đánh giá luận văn, bởi những góp ý của Hội đồng sẽ giúp tác giả luận văn có những tiến bộ trên con đường học tập và nghiên cứu. Tác giả luận văn Bùi Thị Vòng
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA THIỀN SƢ THANH CAO 8 1.1. Giới thiệu về Thiền sư Thanh Cao 8 1.2. Sự nghiệp khắc in kinh sách của Thiền sư 18 Tiểu kết 23 CHƢƠNG 2: KHẢO CỨU TÁC PHẨM NHƯ TÂY NHẬT KÍ 24 2.1. Bối cảnh đi sứ phương Tây triều Nguyễn và các tác phẩm ghi chép hiện còn 24 2.2. Giới thiệu văn bản Như tây nhật kí 26 2.3. Một số đặc điểm văn tự và thể loại tác phẩm Tây hành nhật kí 42 Tiểu kết 49 CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA VĂN BẢN TÂY HÀNH NHẬT KÍ 50 3.1. Tác phẩm thể hiện tư tưởng hòa nhập giữa đạo và đời của Thiền sư Thanh Cao 50 3.2. Tinh thần ngoại giao và ý thức dân tộc khi đi sứ của Thiền sư Thanh Cao 62 Tiểu kết 80 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thiền sư Thanh Cao (? - 1896) quê ở làng Mạc Xá huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Sinh thời ngài trụ trì ở chùa Đồng Nhân và chùa Đại Tráng tỉnh Bắc Ninh, là người có công lớn trong việc hoằng dương Phật pháp và xây dựng chùa chiền. Trong quá trình tu tập, Thiền sư vinh hạnh cùng đoàn sứ thần gồm các quan Kinh lược sứ, quan Tổng đốc... được cử sang Pháp xem đấu xảo và thực hiện các công việc của sứ đoàn vào năm Đồng Khánh thứ 2 (1887). Vào thời điểm đó, việc một vị Thiền sư được tham gia vào công việc nhà nước sang phương Tây dự xem đấu xảo và nhận được sự giao lưu, đón tiếp nồng hậu của người Pháp là một sự kiện hiếm hoi. Chính vì thế Thiền sư đã nhận được sự ngưỡng mộ của các bạn hữu và văn sĩ trí thức lúc bấy giờ. Hành trình đi sứ và sự đưa tiễn quý mến của bạn bè đã được Thiền sư ghi lại trong tác phẩm Như tây nhật kí 如西日記, trong đó có trước tác thơ Nôm Tây hành nhật kí 西行日記 do chính Thiền sư biên soạn.Văn bản tác phẩm đó được Thiền sư và các đệ tử tổ chức khắc in vào năm Thành Thành thứ 3 (1891) tại cơ sở khắc in chùa Đồng Nhân, nơi ngài trụ trì. Hiện nay, tại chùa Đồng Nhân tỉnh Bắc Ninh còn lưu giữ được một số hoành phi, câu đối, của các văn sĩ, quan lại và sơn môn cùng thời và sau này ca ngợi, tán thán công đức cùng sự việc đi sứ của ngài. Bên cạnh đó, tại chùa Đại Tráng (chùa Cao) thành phố Bắc Ninh còn lưu giữ được tấm bia trong bảo tháp của Thiền sư Thanh Cao. Tấm bia do đệ tử của Thiền sư lập, khắc ghi tiểu sử, sự nghiệp của Thiền sư, cũng là cách tri ân công lao của ông với vùng đất này và sự nghiệp hoằng dương Phật pháp buổi sinh thời. Ngoài việc tu tập theo pháp môn trong giới và để lại sự truyền thừa đáng kính nể, thì tập thơ đi sứ viết bằng chữ Nôm của Thiền sư để lại đến ngày nay
  • 7. 2 là một yếu tố đáng quan tâm trong sự nghiệp của một vị tu sĩ: nhà truyền đạo, nhà thơ. Hành trình chặng đường đi sứ được Thiền sư thuật lại bằng thơ Nôm đã góp phần tìm hiểu về thân thế, hành trạng, quan điểm của một vị Thiền sư với vấn đề đối ngoại của đất nước, cũng như trách nhiệm của một người tu hành trong công cuộc hoằng dương Phật pháp, giữ gìn quốc thể. Hiện nay, những tư liệu cổ ghi chép về Thiền sư còn lại không nhiều. Chúng tôi lần theo những gợi ý của người đi trước, tra cứu trong kho thư tịch cổ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, còn thấy được sự tận tâm đóng góp của Thiền sư trong công việc tập hợp, hiệu chỉnh và khắc in bộ sách Hải thượng Lãn ông y tông tâm lĩnh và đích thân ông đề lời dẫn cho việc duyên do khắc in. Qua một số tư liệu thư tịch và hiện vật còn lại, qua tác phẩm Như tây nhật kí, thân thế và sự nghiệp cũng như sự tán dương của bạn bè đồng hữu, đệ tử với tài đức và sự tu trì hoằng dương Phật pháp nơi phương tây và trong nước của ông dần được sáng tỏ. Từ trước tới nay, chưa có nhiều bài nghiên cứu, giới thiệu về sự nghiệp và trước tác của Thiền sư. Trong bản luận văn lần này, học viên chọn văn bản tác phẩm Như tây nhật kí làm đề tài nghiên cứu với hy vọng góp phần tìm hiểu và làm sáng tỏ thân thế sự nghiệp của Thiền sư Thanh Cao trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX và sự đóng góp với việc nước, việc đạo một cách trọn vẹn của Thiền sư, qua đó đánh giá giá trị của văn bản tác phẩm trong kho tàng văn học dân tộc. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Nghiên cứu về Thiền sư Thanh Cao Việc tìm hiểu, nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Thanh Cao tính tới thời điểm này có thể nói chưa nhiều. Qua quá trình tìm hiểu sơ bộ, học viên nhận thấy có một số bài của tác giả Nguyễn Quang Khải trên Tạp chí Phật học và trên trang wed của tỉnh Bắc Ninh, như Những tư
  • 8. 3 liệu quý tại chùa Đồng Nhân, Báo điện tử Bắc Ninh đăng ngày 26/01/2011. Trong các bài viết này, tác giả chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu tại thực địa và phỏng vấn thực địa tại những ngôi chùa mà trước đây Thiền sư Thanh Cao tu tập, cụ thể: 1/Hệ thống câu đối tại chùa Đồng Nhân: bao gồm những câu đối tán thán Thiền sư, có niên đại, có đề tên người soạn; 2/Phỏng vấn nhà sư trụ trì và người cao tuổi tại chùa Đồng Nhân và chùa Đại Tráng thành phố Bắc Ninh. Những bài viết của tác giả Nguyễn Quang Khải đã ít nhiều muốn làm sáng tỏ việc Thiền sư sang Pháp xem đấu xảo, nhưng qua cuộc đi đó đã giảng truyền Phật pháp và xây chùa tại Pháp, qua đó đánh giá về hành trạng sự nghiệp của Thiền sư. Ngoài ra, trong bài Công đức của một số vị Thiền sư tiêu biểu đối với việc khắc văn, in kinh sách ở Bắc Ninh thế kỷ XVIII- XIX, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 3/2016, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Khải cũng khẳng định công đức của Thiền sư trong việc tổ chức khắc in kinh sách khi ngài trụ trì chùa Đại Tráng ở Bắc Ninh vào cuối thế kỷ XIX, cụ thể là tổ chức quyên góp kinh phí để khắc ván in các bộ kinh điển Phật giáo (bộ "Diệu pháp liên hoa kinh", "Dược sư", "Lương hoàng thủy sám", các sách thuốc của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và một số sách thơ văn.” [13] Ngoài ra còn một số bài viết giới thiệu khác của ông về Thiền sư Thanh Cao đăng trên các trang tin khác cũng nằm trong những nội dung đó. Tác giả Việt Anh, trong bài Chữ Hán - Nôm trong giao lưu văn hóa Việt - Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Tạp chí Hán Nôm, số 1/2008 có chi tiết nhắc tới Hòa thượng Thanh Cao khi nhấn mạnh những nỗ lực của người Việt cuối thế kỷ XIX đã tham gia những chuyến đi sứ sang Pháp để xúc tiến giao lưu văn hóa với nước Pháp và nhiều quốc gia khác. Tác giả bài viết cho rằng : Mặc dù triều đình Huế có những động thái chính trị bế quan tỏa cảng thì nỗ lực của nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam vẫn tự nhiên diễn ra. Họ, những người có cơ hội đặt chân đến Pháp, có thể là nhà nho học kỳ
  • 9. 4 cựu như Phan Thanh Giản (1796-1887), Phạm Phú Thứ (1820-1881), Ngụy Khắc Đản (1817- 1878), Nguyễn Trọng Hợp ; có thể là người trẻ nhiều học thức như Đặng Văn Nhã, Nguyễn Văn Đào ; hoặc là người nơi cửa Phật như Hòa thượng Thanh Cao; hay là bậc trí thức-người tiên phong của nền văn hóa mới như Trương Vĩnh Ký [3, tr.55-62]. Đây là những bằng chứng về sự giao lưu văn hóa Việt - Pháp cũng như Pháp - Việt. - Tác giả Lê Quốc Việt trong bài viết “Lưỡng Quốc Hòa Thượng - Như Tây Thượng Nhân”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Giá trị mộc bản Hải Thượng y tông tâm lĩnh giải pháp bảo tồn và phát huy, Bắc Ninh, 2018 cũng giới thiệu về Hòa thượng Thanh Cao có công lao trong việc khắc in bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh. 2.2. Nghiên cứu về văn bản tác phẩm Như tây nhật kí Cho tới nay, học viên trong quá trình sơ bộ khảo sát tư liệu và tìm hiểu thấy rất ít bài viết nhắc tới tác phẩm này. Sách Di sản Hán Nôm – Thư mục đề yếu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm giới thiệu, Như tây nhật kí, kí hiệu AB.541 là tác phẩm viết bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát, tác giả là nhà sư Thanh Cao. Ngoài ra tác giả Nguyễn Minh Đăng trong bài Hai văn kiện ngoại giao viết bằng chữ Nôm, Tạp chí Hán Nôm, số 6/2008, khi giới thiệu về một số văn kiện ngoại giao bằng chữ Nôm có đề cập đến tác phẩm Như tây nhật kí如西日記 của Thiền sư Thanh Cao. Tác giả cho rằng thi thoảng mới thấy được một số bài thơ hoặc bài ca lục bát thuật lại công việc đi sứ của các sứ giả Việt Nam như Sứ trình tân truyện của Tiến sĩ Nguyễn Tông Khuê, Như Tây nhật trình của Học giả Trương Vĩnh Ký… Như tây nhật kí của Thiền sư Thích Thanh Cao là một trong số những trứ tác Nôm hiếm hoi đó, do vậy đây là một tác phẩm giá trị có thể khai thác về nhiều mặt [7]. Hầu như các bài viết trên chưa khai thác, giới thiệu cụ thể về văn bản tác phẩm thơ Nôm gắn với thân thế và sự hoằng dương Phật pháp của Thiền
  • 10. 5 sư, nhất là chặng đường đi Pháp tham dự đấu xảo của ngài. Như thế có thể nhận thấy những nghiên cứu về giá trị của văn bản/tác phẩm Như tây nhật kí của Thiền sư chưa được đặt ra và nghiên cứu một cách cụ thể và sâu rộng. Chính vì thế, học viên đã lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu trong bản luận văn này nhằm làm rõ hơn thân thế, sự nghiệp cũng như quan điểm, tư tưởng của Thiền sư trong việc hoằng dương và trì tụng Phật pháp trong và ngoài nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Qua việc khảo sát văn bản tác phẩm Như Tây nhật kí góp phần tìm hiểu về hành trạng của Thiền sư Thanh Cao và những đóng góp của Thiền sư với sự nghiệp phát triển và hoằng dương Phật pháp ở trong và ngoài nước, qua đó tìm hiểu về nội dung thơ đi sứ viết bằng chữ Nôm của ông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của Thiền sư Thanh Cao qua các nguồn tư liệu tại địa phương và ghi chép trong thư tịch. - Mô tả, khảo dị văn bản Như tây nhật kí kí hiệu AB.541 và Tây hành kí, kí hiệu AB.9 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, qua đó học viên sẽ có nhận định, đánh giá về văn bản thơ Nôm đi sứ của Thiền sư Thanh Cao. - Phiên dịch, chú thích Tây hành nhật kí trong văn bản Như tây nhật kí - Thông qua việc biên dịch đó, chúng tôi nghiên cứu các giá trị về nội dung văn bản, góp phần giới thiệu tư tưởng nhập thế của Thiền sư với việc nước và việc đạo, tình yêu quê hương đất nước và con người trên thế giới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu
  • 11. 6 Văn bản tác phẩm Như tây nhật kí, kí hiệu AB.541 và đối chiếu với bản Tây hành ký, kí hiệu AB. 9 hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ngoài ra còn kết hợp khảo sát một số tư liệu Hán Nôm tại chùa Đồng Nhân và chùa Đại Tráng, thành phố Bắc Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của Thiền sư Thanh Cao trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh đó là những vấn đề chính phản ánh trong văn bản Như tây nhật kí như quan điểm, tư tưởng của của một vị tu hành trước vấn đề ngoại giao và việc truyền bá đạo Phật trong bối cảnh đương thời. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn vận dụng những tri thức tổng hợp về Văn bản học, văn hóa học, tôn giáo học, văn tự học và nghiên cứu liên ngành để triển khai các vấn đề trong từng chương của luận văn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp văn bản học: Nghiên cứu, khảo sát văn bản, tác phẩm Như tây nhật kí trong kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nêu lên đặc điểm văn bản và quá trình lưu truyền văn bản. - Phương pháp thông diễn học (hay còn gọi là thuyên thích học) cũng được sử dụng để diễn dịch văn bản Như tây nhật kí cũng như giải thích, giải nghĩa, giúp chúng ta thấu hiểu văn bản sâu hơn. - Phương pháp liên ngành nhằm nêu ra những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, v.v - Kết hợp điều tra điền dã để thu thập tài liệu và khảo chứng thông tin. - Các thao tác mô tả, thống kê
  • 12. 7 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Về mặt lý luận Góp phần tìm hiểu hành trạng của một vị Thiền sư từng nổi tiếng trong lịch sử trong việc thể hiện ý thức trách nhiệm với vấn đề của đất nước, tư tưởng gắn kết giữa tôn giáo với đời sống văn văn hóa xã hội và sự phát huy trong xã hội Việt Nam ngày nay. 6.2. Về mặt thực tiễn Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát văn bản tác phẩm Như tây nhật kí của Thiền sư Thanh Cao, luận văn nhằm góp phần cung cấp tư liệu để tìm hiểu về giá trị nội dung của tác phẩm trong việc thực hành phương pháp tu trì của Phật giáo, ứng biến trong các hoạt động/hoàn cảnh diễn ra trong đời sống hàng ngày. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phiên âm, dịch nghĩa, luận văn gồm có 3 chương: Chƣơng 1: Thân thế và sự nghiệp của Thiền sƣ Thanh Cao Chƣơng 2: Khảo cứu tác phẩm Như tây nhật kí Chƣơng 3: Giá trị nội dung của văn bản Tây hành nhật kí
  • 13. 8 Chƣơng 1 THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA THIỀN SƢ THANH CAO Tư liệu ghi chép về thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Thanh Cao hiện nay còn lưu giữa được không nhiều và không cụ thể trong thư tịch. Bằng việc khảo cứu tư liệu tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm và điều tra thực tế tại chùa Đồng Nhân và chùa Đại Tráng, thành phố Bắc Ninh, chúng tôi sẽ cố gắng phác họa hành trạng của Thiền sư và sự nghiệp cống hiến với Phật pháp cùng sự nghiệp khắc in sách và kinh sách của ngài. 1.1. Giới thiệu về Thiền sƣ Thanh Cao 1.1.1. Thân thế của Thiền sư Thanh Cao Chùa Đồng Nhân có tên chữ là Đồng Nhân tự 同人寺, thuộc thành phố Bắc Ninh, gồm nhà tam bảo 7 gian nối liền với nhà khách 5 gian, tạo thế vuông góc với hai ngôi nhà trên là 5 gian nhà tổ. Trong vườn chùa có 5 ngôi tháp, trước sân nhà tam bảo có tượng Phật bà và một bia đá cổ. Trong chùa hiện có 5 bức hoành phi và 15 đôi câu đối. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Thạch trong bài viết Đồng Nhân Tự - đại bản doanh của Tướng Nguyễn Cao, trên tạp chí Xưa và Nay, số 1 - 2006, ngôi chùa được xây dựng năm 1877 sau khi Pháp tấn công Bắc Ninh lần thứ nhất (1873), để làm nơi hương khói cho linh hồn các nghĩa binh được siêu thoát. Năm 1882 nhân việc tướng Nguyễn Cao về trú quân tại chùa, nhà sư trụ trì chùa là Thích Thanh Cao nhờ tướng Nguyễn Cao viết văn bia [23]. Cũng tại chùa Đại Tráng và chùa Đồng Nhân hiện còn lưu lại được nhiều hiện vật/văn bản ghi chép về thân thế của Thiền sư Thanh Cao. Trong quá trình điều tra thực tế tại hai ngôi chùa này, học viên may mắn được tiếp cận những nguồn tư liệu quý giá, như hệ thống hoành phi câu đối, văn bia, khoa cúng tổ được viết bằng chữ Hán. Mỗi nguồn tư liệu đều có những giá trị quý giá riêng, bổ sung vào việc tìm hiểu thân thế của Thiền sư.
  • 14. 9 Thiền sư Thanh Cao người thôn Thanh Lâm, xã Mạc Xá, huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, thuộc dòng dõi nho phong, chính tín xuất gia, tuổi nhỏ vào đạo, đắc ấn tín từ Hoà Thượng chùa Vĩnh Nghiêm, minh tâm kiến tính, làm sáng dòng thiền, làm con cháu kế đăng trụ trì chùa Đại Tráng, noi gương người xưa sinh ra pháp thân, nuôi lớn tuệ mệnh, lập cao ánh mây lành, làm tai mắt cho người sau, mưa rào mùa hạ gió ấm mùa đông dậy lời kinh báu như ngôi sao bắc đẩu trên núi cho đệ tử, từng lời từng chữ như nhả ngọc phun châu, uy nghi phép tắc đi lại nhẹ nhàng như áng mây, hiện vẻ uy lực như hổ chúa, ngoài hiện vẻ sáng ngời thanh thoát như dải ngân hán, trong ẩn tàng đức độ như tượng vương1 . Theo văn bản Khoa cúng tổ viết bằng chữ Hán hiện lưu giữ tại chùa Đại Tráng cho biết, Thiền sư là Tỷ khiêu thế danh là Tam Tỉnh, tự Thanh Cao, pháp danh Sinh Định Thích Không Không Luật sư2 , Thiền sư là con cháu đời thứ chín của Tào Động Nam truyền3 , tức là con cháu đời thứ chín của sơ tổ Thủy Nguyệt và thuộc đời thứ 44 phái thiền Tào Động. Theo Việt Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang, ở Đàng Ngoài, Thiền phái 1 一心奉請,前回後異,夙願今生,托形骸於父母之精,假孕育於陰陽之氣,應以沙門 而得度,即於釋種於投機,海陽標单策神洲地鍾秀氣,莫舍已青林仁里係出儒風,正信出 家,弱冠入道…印永嚴尙之家風,明心見性,續焰傳燈,作大壯後昆之龜,鏡生法身,養慧 命,立群緇耳目之標霏,夏雨沛春,風示諸子斗山之望,言言金玊,字字珍珠,威肅風雲,儀 凜凜象王,外現氣高星漢,德堂堂獅子内藏”-nhất tâm phụng thỉnh, tiền hồi hậu dị, túc nguyện kim sinh, thác hình hài ư phụ mẫu chi tinh, giả dựng dục ư âm dương chi khí, ứng dĩ sa môn nhi đắc độ, tức ư thích chủng ư đầu cơ, hải dương tiêu Nam Sách thần châu đại trủng tú khí, Mặc Xá dĩ Thanh Lâm Nhân Lí hệ xuất nho phong, chính tín xuất gia, nhược quan nhập đạo… ấn Vĩnh Nghiêm hòa chi gia phong, minh tâm kiến tính, tục diệm truyền đăng, tác Đại Tráng hậu côn chi qui, cảnh sinh pháp thân, dưỡng tuệ mệnh, lập quần truy nhĩ mục chi tiêu phi, hạ vũ thị xuân, phong thị chư tử đẩu sơn chi vong, ngôn ngôn kim ngọc, tử tử chân châu, uy túc phong vân, nghi lẫm lẫm tượng vương, ngoại hiện khí cao tính hán, đức đường đường sư tử nội tạng”(Trích khoa cúng tổ chùa Đại Tráng) 2 单無青莫塔恩賜和尚磨訶比丘三省字清高法名生定釋空空律師 – Nam vô Thanh Mặc tháp khoa cúng tổ chùa Đại Tráng ân tứ hòa thượng ma ha tỷ khiêu Tam Tỉnh tự Thanh Cao pháp danh Sinh Định thích Không Không luật sư. 3 漕峒单傳第九宗- Tào Động Nam truyền đệ cửu tông- khoa cúng tổ chùa Đại Tráng.
  • 15. 10 Tào Động do Thiền sư Thủy Nguyệt đi du học Trung Hoa mang về. Thiền sư hiệu là Tông Giác, sinh năm 1636, tên là Đăng Giáp, quê làng Thanh Triều, huyện Hưng Nhân tỉnh Thái Bình. [14, tr.466] Cũng theo Khoa cúng tổ của các đệ tử viết để cúng Thiền sư Thanh Cao, ngài có ý chí xuất gia tu học từ thuở nhỏ, tu hành giảng truyền Phật đạo tại chùa Linh Sơn hơn 30 năm, trên dưới hơn nửa chốn Bắc Giang đều là đệ tử của Thiền sư4 . Nhị khí: Tài thí pháp thí cả hai đều dung thông, ngụ theo ý chỉ của Thiền Tào Động “trực chỉ nhân tâm kiến tính thành Phật” tu hành để mượn phương tiện của Lâm Tế mà hóa độ chúng sinh: thấy đời bệnh tật điều hòa dược thảo chữa bệnh cho dân, gặp lúc khốn khổ, chuyển gạo mì giúp người đói khổ, khắc in nội điển, biên khắc y thư, xây dựng chùa cảnh Đại Tráng để hoằng dương phật pháp5 . Hiện nay, tại chùa Đại Tráng còn một tấm bia ốp trong bảo tháp do các môn đệ của ngài soạn khắc, ca ngợi sự nghiệp và công lao của ngài. Qua nội dung văn bia càng thấy làm rõ thân thế của ngài. Tháng 2 năm Đinh Sửu (1877) niên hiệu Tự Đức thứ 30, Thiền sư Thanh Cao cùng quan viên thân hào hương lão trên dưới trong ngoài xã Đại Tráng đứng ra khởi công, quy tập nghĩa chủng, nghĩa từ và khai sáng chùa Đồng Nhân. Tháng 11 cùng năm thì hoàn tất chùa Đồng Nhân, chi phí mất 4 清高塔碑記尊師和尚,姓阮字三省,號清高,海東,莫舍.產也以簮嬰之閥翩,然出 家受戒,住錫古武山寺三十有餘年矣.間風搨定處石岸,聽法受經之下,北江諸寺院,半 出其間焉- Thanh Cao tháp bi kí tôn hòa thượng, tính Nguyễn tự tam tỉnh, hiệu Thanh Cao, Hải Đông, Mạc Xá, sản dã dĩ trâmn cụ chi phiệt biên, nhiên xuất gia thụ giới, trụ tích cổ Vũ Sơn tự tam thập hữu dư niên hỹ. Nhàn phong tháp định xứ thạch ngạn, thính pháp thụ kinh chi hạ, Bắc Giang chư tự viện, bán xuất kì gian yên. 5 一心奉請,法財二施,福慧雙修,寓名禅於教之中,達有為於無為之福,病度世調和 樂草,救療沉疴,饑饉辰轉運稻梁濟諸貧乏重刊内典印宋經文輯刻醫書創修寺宇海上 懒翁- nhất tâm phụng thỉnh, pháp tài nhị thí, phúc tuệ song tu, thực danh thiền ư giáo chi trung, đạt hữu vi ư vô vi chi phúc, bệnh độ thế điều hòa dược thảo, cứu liệu trầm kha, cơ cẩn thời chuyển vận đạo lương tế chư bận phiếm động hình nội điển ấn tống kinh văn, tập khắc y thư sáng tu tự vũ hải thượng Lãn ông” (Trích khoa cúng tổ chùa đại tráng)
  • 16. 11 hơn 3000 đồng cả việc trùng tu xây dựng tam bảo, tiền đường, tượng Phật. Từ đó Thiền sư được mời về kiêm nhiệm trụ trì chùa Đồng Nhân để cầu siêu độ vong linh nghĩa sĩ và hoằng dương Phật pháp tại đây.6 Như vậy có thể nhận thấy, khi tu tập trụ trì ở chùa Đại Tráng, Thiền sư đã huy động công đức toàn dân để xây dựng chùa Đồng Nhân, mở đường khai sáng và giác ngộ đệ tử và phật tử, vừa làm cơ sở để hoằng dương Phật pháp. Ngay sau thời gian đó, chùa Đồng Nhân đã trở thành cơ sở để Thiền sư thực hiện các công việc khắc in kinh sách. Về năm ngài viên tịch, trong Khoa cúng tổ tại chùa Đại Tráng có ghi: năm Giáp Ngọ hoa mai báo tiểu xuân, tuổi vừa hơn lục giáp, ngày 23 giữa giờ ngọ đứng bóng mặt trời, cưỡi lưng lừa thẳng lên bốn núi, Thiền sư viên tịch vào ngày 23 tháng 10 năm Giáp Ngọ niên hiệu Thành Thái thứ 7 (1896)7 . Nhục thân Thiền sư nhập tháp tại khuôn viên lăng mộ tháp chùa Đại Tráng thành phố Bắc Ninh, gọi tên là Thanh Mạc tháp. Như vậy, các nguồn tư liệu tại chùa Đồng Nhân và Đại Tráng đã giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về thân thế của Thiền sư Thanh Cao. 1.1.2. Sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của Thiền sư Thanh Cao Thiền sư vốn xuất thân từ dòng dõi nho phong, lại chính tín xuất gia từ nhỏ, đắc tâm ấn từ Hòa Thượng Vĩnh Nghiêm, là con cháu đời thứ 9 của Thiền phái Tào Động, làm sáng rạng dòng sơn môn. Tại chùa Đồng Nhân (Bắc Ninh) còn đôi câu đối treo tại nhà tổ, nội dung nói rõ về thân thế của ngài như sau: 五百餘戒法傳持心誠樂道 九重上牒刀蠪賜喜溢同人8 Ngũ bách dư giới truyền trì tâm thành lạc đạo, 6 Bia hiện vật hiện ốp trong bảo tháp tại bảo tháp chùa Đồng Nhân 7 Khoa cúng tổ chùa Đại Tráng 8 Tỷ khiêu ni Đàm Nghiêm tặng, câu đối thờ tại nhà tổ chùa Đồng Nhân
  • 17. 12 Cửu trùng thượng điệp đao tứ dương hỷ dật đồng nhân. Tạm dịch là: Hơn 500 giới pháp trao truyền dốc lòng thành niềm vui với đạo pháp, Chín tầng giới đao độ điệp, niềm vui vì được ban ơn cho mọi người khắp chốn. Thiền sư truyền trao cho đệ tử tứ chúng theo giới luật với mục đích rốt ráo là người xuất gia từ thân giáo đến khẩu giáo, biểu hiện từ tứ oai nghi để hoằng pháp bằng thân giáo của mình. Đó cũng là phương pháp tu trì và truyền dạy của Thiền sư thuở sinh thời hành đạo. Niềm vui giải thoát trong con đường chính pháp mà Thiền sư Thanh Cao đã trao truyền cho đệ tử xuất gia tại gia hơn 30 năm trụ trì lên tòa thuyết pháp, hơn nửa các chùa Bắc Giang là đệ tử giác ngộ nghe pháp từ Ngài: “住錫古武山寺三十有餘年矣.間風搨定處石岸,聽法受經之下,北江 諸寺院,半出其間焉” Tự giác ngộ, bước chân vào cửa thiền môn, Thiền sư luôn ôm giấc mộng giúp đời thoát khổ, nên dùng trí tuệ và lòng từ bi của mình diễn thuyết kinh văn độ khắp quần mê không mệt mỏi. Tuổi trẻ ôm hoài bão nguyện mang tài danh của mình để giúp người giúp đời, nhưng chợt nhận ra cái vòng danh lợi của thế gian cũng chỉ là ràng buộc của ba kiếp: 栽器宇住单如西遊兩國荣褒此會 壮爾襟懷超塵出世三生夢覺个關9 Tài khí vũ trụ nam như tây du lưỡng quốc vĩnh bao thử hội; Tráng nhĩ khâm hoài siêu trần xuất thế tam sinh mộng giác cơ quan. Tạm dịch là: 9 Mùa đông Thành Thái năm thứ 4 (1892) Chiêu Phủ sứ họ Lê tỉnh Thanh Hóa tặng. Câu đối tại chùa Đồng Nhân.
  • 18. 13 Tài năng trùm khắp từ nước Nam đến nước Pháp, hai nước đều vinh danh vào hội ấy; Lúc tuổi thanh xuân đã ôm lòng siêu trần xuất thế, giấc một tam sinh chợt mở ra. Hiểu được lẽ đời từ thuở nhỏ nên Thiền sư tu tập từ thân giáo của mình, chính thân giáo là một bài Pháp cho chúng đệ để học hành theo. Không những thế những lời pháp nhũ được truyền trao từ khẩu giáo của Ngài mưa tuôn như pháp vũ: 覺了色空即修書海上即說法西庭四大雲烟開俗障 曡蒙荣贈若銀錢垂綏若戒刀度牒九天雨露及山門10 Giác liễu sắc không, tức tu thư hải thượng, tức thuyết pháp tây đình, tứ đại vân yên khai tục chướng, Điệp mông vinh tặng, nhược ngân tiền thùy tuy, nhược giới đao độ điệp, cửu thiên vũ lộ cập sơn môn. Tạm dịch nghĩa: Hiểu hết được các lẽ sắc không, khi thì soạn sách y thư Hải Thượng, khi thuyết pháp bên Tây, đi đứng như khói mây liền hiểu ra nghiệp chướng, Không gì rộng bằng lá điệp, tiền bạc chẳng bằng ai, mà giảng về điệp độ qua chín nghìn đường mưa gió để đến được sơn môn. Không những giảng giải về kinh luật luận mà bằng trí tuệ chủng chủng phương tiện, Thiền sư mang ánh sáng Phật pháp hòa vào đời theo hạnh nguyện tự giác giác tha. Hạnh nguyện độ sinh của Thiền sư được ca ngợi với các vị trí khi là Thiền sư lên tòa thuyết pháp, khi thì hiện thị bằng phương tiện độ đời cứu người thần dược, đạo đời độ cả trong phương tiện đại thừa. Chính vì thế, Thiền sư được ban tặng nhiều danh hiệu đặc biệt: 升堂說法多年爲禪師爲名儒爲良醫大道蘊藏原自冨 賽會進書双賞有星佩有龍錢有刀牒此辰遭際更奇觀 10 Mùa xuân Thành Thái thứ 4 (1892) Hàn lâm kiểm thảo nhân mục Lê Sĩ Phong kính tặng
  • 19. 14 Thăng đường thuyết pháp đa niên, vi Thiền sư, vi danh nho, vi lương y, đại đạo uẩn tàng nguyên tự phú, Tái hội tiến thư song thưởng, hữu tinh bội, hữu long bài, hữu đao điệp, thử thời tào tế cánh kỳ quan. Tạm dịch: Lên giảng đường thuyết pháp nhiều năm, là Thiền sư, là danh nho, là lương y, đạo lớn cất đầy, trong lòng tự chứa sẵn; Dâng thư được phong thưởng hai lần: có Bội tinh, có Long bài, có đao điệp, ngày đạt được vị trí đó thật là lạ. (Mùa xuân năm Thành Thái thứ 4 (1892), pháp tử Thành Vực xã Dĩnh Kế phủ Lạng Giang chúc mừng). Không những hoằng dương Phật pháp độ cho nhân sinh thoát khổ, Thiền sư còn mở rộng tông phong xây dựng Đồng Nhân để cầu siêu độ vong linh, oan hồn được oan ủi mà siêu thoát: Gom xây nghĩa mộ, lập miếu nghĩa, cứu đời giúp người, vô vàn công đức thù thắng. Sự việc này còn được ghi rõ trong khoa cúng tổ do sư đệ tử Thiền sư viết để cúng Ngài: 大承不拘小執,隨機開方便之門,逆行無非順行,身敎而承言敎,所居何 陋,道可行蠻貊之邦,望報者深,吾無愛髮膚之利,巧場賽會西方傳拔卒之能 Nghĩa là: Đại thừa không câu chấp, tùy căn cơ mà khai mở cánh cửa lớn, đi ngược không bằng không đi thuận, thân giáo chính là ngôn giáo, chỗ ở sao mà nhỏ hẹp tăm tối, đạo nên lưu hành tới chỗ man di, ân mãi được đáp sâu, ta chẳng ưa lời da tóc, trường Tây đấu xảo nên truyền cho kẻ tài cán siêu quần.11 Chi tiết này cũng được ghi rõ trong văn bia trên bảo tháp của ngài. Thiền sư Thanh Cao đã mở bày phương tiện chuyển bánh xe lớn nơi phương trời Tây. Tự nhận mình là người khiêm tốn, thấy trách nhiệm của mình với Phật pháp mà nhận lời đi đấu xảo, ngài đã không quản ngàn dặm 11 Khoa cúng tổ sư chùa Đại Tráng
  • 20. 15 xa xôi cách trở lênh đênh trên biển khơi sang đất người cũng với chí siêu phàm phương tiện vì Phật sự. Cho nên sau chuyến đi đấu xảo sang Tây 1889 trở về được người đời phong tặng là Thƣợng nhân nhƣ Tây đồng thời được phong tặng Lƣỡng quốc hòa thƣợng12 cùng ban cho ngân bội và tên tuổi được biết đến nơi ngoại quốc, làm cho thiền gia lừng lẫy tiếng gia phong, xứng đáng với tên gọi con cháu chín đời Tào Động. Hiện nay tại chùa Đồng Nhân thành phố Bắc Ninh còn lưu giữ bức đại tự này. Trong bản Như tây ký, kí hiệu AB.9 hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, có đôi câu đối: 求經北國當初祖 奉命如西第九孫 Cầu kinh Bắc quốc đương sơ tổ Phụng mệnh như tây đệ cửu tôn13 Tạm dịch: Cầu kinh nơi phương Bắc là sơ tổ Thủy Nguyệt; Nhận mệnh đi Tây là cháu đời thứ chín của phái Tào Động. Như vậy, qua đôi câu đối này, có thể nhận thấy, sư tổ Thủy Nguyệt là sơ tổ của phái Tào Động đã sang Trung Quốc học đạo (vào thế kỷ XVII). Đến 12 两國和尙 Lưỡng quốc hòa thượng- Hòa thượng hai nước. Bức hoành phi thờ ở gian giữa nhà thờ tổ chùa Đồng Nhân 13 求經北國當初祖/奉命如西第九孫 câu đối thờ tại chùa Hòe Nhai, Hà Nội và được ghi trong Tây hành kí AB.9
  • 21. 16 cuối thế kỷ XIX, sư đệ của ngài là Thiền sư Thanh Cao lại có nhân duyên hải ngoại, nhưng ở tầm đại sự quốc gia - đi sứ sang Tây. Theo sách Thiền sư Việt Nam của Hòa thượng Thích Thanh Từ soạn dịch năm 1995 và sách Tào Động tông Nam truyền tổ sư ngữ lục do Thích Tiến Đạt dịch năm 2015 có viết về Thiền sư Thủy Nguyệt như sau: Thiền sư sinh năm Đinh Sửu (1637), quê ở Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam, nước An Nam (nay thuộc thôn Thanh Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), Ngài là con trai của nhà họ Đặng. Lớn lên, Ngài theo học Nho giáo, đến năm 18 tuổi Sư thi đỗ Cống cử tứ trường. Năm 20 tuổi, Ngài chán cảnh đời bon chen xô bồ, bọt bèo dâu bể nên đã đi tu theo các Thiền sư. Ngài bỏ nghiệp Nho, rời bỏ chốn quan trường tìm đến chùa ở xã Hổ Đội huyện Thụy Anh (nay thuộc thôn Hổ Đội, xã Thụy Lương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) xin xuất gia học đạo. Sư ở đây sáu năm học tập các kinh sách nhưng chưa thỏa mãn nên đã xin phép thầy trụ trì đi du phương tham vấn. Ngài đi rất nhiều nơi, tham vấn các bậc tôn túc ở trong nước nhưng mà tâm vẫn chưa sáng đạo. Năm 28 tuổi, Ngài đã quyết chí sang bên Trung Quốc tầm học... [31] Đến cháu đời thứ 9 của phái Tào Động là Thiền sư Thanh Cao đã mang ánh sáng phật pháp đến với đất nước phương Tây xa xôi. Thời bấy giờ không phải ai cũng có đủ trí tuệ và lòng từ bi vì quần sinh rộng lớn mà làm được điều đó. 進書賽會两承恩禪林韻事 单住西遊雙上選和尚高風14 Tiến thư tái hội lưỡng thừa ân thiền lâm vận sự, Nam trụ Tây du song thượng tuyển hòa thượng cao phong. Tạm dịch: 14 Thành Thái năm thứ 4 (1892) Vũ Huy Tế, Bố chính sứ tỉnh Tuyên Quang tặng
  • 22. 17 Dâng thư cảm tạ mở hội đã hai lần hưởng ân lớn, cảnh chùa ban phúc, Ở Việt Nam sang nước Pháp, hai vua đều tuyển chọn là Hòa Thượng Cao Phong. Trong nhà thờ Tổ chùa Đồng Nhân hiện nay treo đôi câu đối ca ngợi rằng: 交情貓記得三十八年前而今僧新牒拙新陛無非夙定 奇氣蓋多籍幾千萬里外到處海遊西皿遊北其道高禪 Giao tình mưu kí đắc tam thập bát niên tiền nhi kim tăng tân điệp chuyết tân bệ vô phi túc định; Kì khí cái đa tịch cơ thiên vạn lí ngoại đáo xứ hải du tây mãnh du Bắc Kì đạo cao thiền Hưng lộc tự thiếu khanh Bắc Ninh tỉnh thương tả Nguyễn Văn Nhã trang phụng. Thành Thái tứ niên đông Tạm dịch : Mối tình giao hảo ghi lại lúc ba mươi năm trước và bây giờ vị tăng mới nhận được giới điệp, sự vụng về mới nhận chức không thể không đủ định lực; Khí phách kì lạ bao trùm khắp sách vở, trải qua muôn ngàn dặm ngoài đến biển khơi, du hóa từ phương Tây đến phương Bắc, ở đâu ngài cũng giữ được cốt cách thanh cao chốn Thiền môn. Hưng lộc tự thiếu khanh Thương tá tỉnh Bắc Ninh là Nguyễn Văn Nhã kính tiến. Mùa đông năm Thành Thái thứ 4 (1892) Hoằng dương Phật pháp đến nơi đạo pháp còn ít lan tỏa thật là một công lao siêu phàm trong việc nối tổ truyền tông của tông môn Tào Động. Qua những lời chúc tụng tiễn tặng của bạn bè trong chuyến đi tham dự đấu xảo cho chúng ta thấy Thiền sư Thanh Cao là người thông tam tạng để ứng dụng phương tiện quyền xảo vào đời như thế nào:
  • 23. 18 補陀禪犮之祝賀 靈山雄大壮竒觀 鬪巧西邊達帝關 仰仗慈尊全福力 一過透脫萬重般 Bổ đà thiền bạt chi chúc hạ Linh sơn hùng đại tráng kì quan Đấu xảo tây biên đạt đế quan Ngưỡng trượng từ tôn toàn phúc lực Nhất quá thấu thoát vạn trùng ban  Tạm dịch: Lời bạt chúc mừng của chùa Bổ Đà Chùa Linh Sơn rộng lớn kì quan đẹp Chuyến đấu xảo bên phương tây như đặt chân đến cổng trời Ngưỡng trông đức Từ Tôn tròn phúc lực Một lần đạt đến cảnh giải thoát vạn lần vui. Nhận mệnh đi Tây là một con đường đi khai mở Phật pháp, đem ánh sáng Phật pháp đến những nơi chân trời còn chưa bừng tỉnh, để rồi nhà sư đạt được miền vui của lòng vị tha được cống hiến cho đạo pháp, mang lại an vui cho nhân loại. Nhiều lần hóa thành hóa hiện để dụ người vào đạo, nhưng Bảo sở có đến được hay không, có đạt được hay không chỉ có niềm vui đích thực của người giải thoát mới cảm nhận được. 1.2. Sự nghiệp khắc in kinh sách của Thiền sƣ Hơn 30 năm trụ trì tại chùa Đại Tráng, Thiền sư Thanh Cao đi thuyết pháp độ sinh khắp các vùng, khai mở xây dựng hưng long chốn tổ Đồng Nhân, trên dưới quan lại đến dân thôn đều mến đạo của Ngài. Đồng thời với việc hoằng dương Phập pháp được vinh danh “Lưỡng quốc Hòa thượng”, Thiền sư còn tổ chức, kêu gọi quyên góp thành lập tổ in khắc nội điển và ngoại điển góp phần lưu truyền được các bộ kinh Phật và các bộ sách lưu truyền đến ngày nay. Theo một số tư liệu và một số bài báo ghi lại Thiền sư cho khắc in các bản kinh như: Lương Hoàng sám pháp kinh梁皇懺法經, Diệu Pháp Liên
  • 24. 19 Hoa kinh妙法蓮華經, Dược Sư kinh藥師經…. Cũng theo thông tin điều tra điền dã của chúng tôi tại chùa Đại Tráng, nhà sư trụ trì cho biết tại chùa tàng bản khoảng chừng trên 200 bản văn khắc với các kinh: Nhất vạn tam bách kinh一萬三百經, tứ thiên cửu bách kinh四千九百經, cửu thiên nhất bách kinh九千一百經, nhất thiên thứ bách kinh 一千次百經, dĩ thượng 以上一萬佛經nhật vạn Phật kinh, Long Hoa tam hội Phật龍華三會佛, nhất thập phương tăng già cúng kinh一十方僧伽供經… với số lượng ván khắc các bộ kinh rất lớn. Việc khắc in đó là công lao tâm huyết của Thiền sư đã kêu gọi người có của người có công, phát tâm công đức tiến cúng cho việc khắc in này. Đó cũng thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của các chính quyền và các vị quan lại, bạn hữu trong việc việc quyên góp tiền của của nhân dân thập phương để in khắc kinh điển. Thông qua đó, lại thấy vị thế quan hệ của vị Thiền sư với xã hội, không những làm an lòng dân, còn có uy tín với các cấp chính quyền và có khả năng vận động quần chúng đóng góp tiền của để khắc in kinh văn trong khoảng thời gian dài. Điều này có thể nhận thấy, Thiền sư đã phải thật uyển chuyển phương tiện giữa đạo và đời để thực hiện những ý nguyện của mình. Đặc biệt Thiền sư còn có công lao to lớn trong việc khắc in toàn bộ tập Hải thượng y tâm tông lĩnh 海上懶翁醫宗心領 của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác biên soạn. Nhân duyên xuất phát điểm cho việc khắc in tập y thư lớn này là do Thiền sư có thân bệnh và liên hệ với lời Phật dạy, trong kinh điển nhà Phật có bộ “kinh dược sư 經藥師” dậy việc nguyên do và cách chữa bệnh. Thiền sư có nhắc lại trong lời tiểu dẫn: “không thầy không thuốc bệnh không thuyên giảm, có người mang sách thuốc đến giới thiệu Thiền sư tự nghiêm cứu để chữa bệnh cho mình, thấy bệnh thuyên giảm...” thấy sách hay nên Thiền sư cho khắc in. Với tập sách y thư gồm 65 quyển, hiện nay tại
  • 25. 20 bảo tàng Bắc Ninh lưu trữ 1191 đơn vị mộc bản15 . Còn hiện tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ được các bản in do chính Thiền sư Thanh Cao cho tổ chức khắc in và viết lời tựa. Bài lời đề dẫn nói về duyên do khắc in bộ sách này được in trong tập sách海上懶翁醫宗心領全集, kí hiệu A.90, Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Bài tựa có đoạn dịch nghĩa như sau: Lãn Ông sinh ra ở đất đó, nghiên cứu kỹ về việc chữa trị, cho nên về phương diện tuyên ngôn và viết sách, phần đa đều rất thâm ý. Còn lại sự phân tích về thuỷ- hoả, âm- dương, bàn luận về tính hư- thực bên trong, đều đúc kết lại từ các nhà, phát lộ chưa từng phát lộ của người xưa. Soi xét thuật người xưa, rạng rỡ bậc danh y nước Nam, thơ văn đạo nghĩa, dần dà thành cảnh giới thời thịnh Đường. Chỉ đáng tiếc nhất là, cục thế dâu bể, sách tản mạn mất nhiều. Nếu không cho khắc ván thì chẳng mấy trở thành quyển thì què trang quyển thì rách, tai mắt ta nếu có dịp nhòm ngó đến, thì còn có ích gì nữa. Quãng thời gian đó, tăng tôi định cho khắc in lưu hành rộng rãi trong nước, nhưng lo sức mình không đủ mà cứ cố làm, thêm nữa chùa bận bụi, kinh điển khắc in còn chưa xong, nên công việc phải lùi lại mất 10 năm vậy.16 Bộ sách y thư của Hải Thượng Lãn Ông biên soạn viết bằng tay trong vòng 30 năm, nhân duyên tìm hiểu của Thiền sư Thanh Cao được một người cho xem 51 quyển, hàng ngày Thiền sư mở ra xem thấy thâm thúy y thư, tập sách cứu người, sau sưu tập thêm, mời người hiệu đính, quyên góp tiền kinh phí, cho khắc in trong vòng gần 10 năm mới xong. Một việc lớn lao như vậy được Thiền sư dụng công thực hiện mười năm trời mới xong. 15 Nguyễn Thị Trọng, Giám đốc bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo đề tài hội thảo khoa học giá trị di sản mộc bản Hải Thượng y tông tâm lĩnh giải pháp bảo tồn và phát huy, Bắc Ninh, 2018. 16 Tham khảo bài dịch của nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, trong Hội thảo sách thuốc Hải thượng Lãn Ông, do Bảo tàng Bắc Ninh tổ chức năm 2018.
  • 26. 21 Việc làm của Thiền sư được giới thân hào, quan lại ủng hộ không những về vật chất mà còn giúp sức trong việc sưu tầm những bản cảo còn sót. Trong lời đề dẫn, có viết rằng: Năm Tự Đức thứ 30 (năm 1877), thân hào trong vùng nhiều người qua chùa khuyên tôi khắc ván, tiền cúng ván gỗ thị đã lục tục quyên riêng. Liền đó mà uỷ thác cho những bậc danh gia, sưu tầm bản cảo còn xót lại, thì được thêm 4 quyển, soạn ra theo thứ tự đến dần đủ. Đến năm thứ 31 (năm 1878) thì gặp vị Giải Nguyên đất Cách Bi là Nguyễn Đại nhân giữ chức Tán lý đi quân vụ đến đất Bắc. Nhân rỗi việc công mới đi nhàn du, tìm hỏi những người hiểu biết chuyện cũ. Nhân bàn đến chuyến đó, Đại nhân cũng rất vui mừng ái mộ, mới vì chuyện đó mà đích thân soạn bài khuyến văn để giúp cho rộng tiền chi phí. Tiếp đó thì hội họp thân hào, gom góp tiền hỗ trợ việc khắc in. Việc khảo đính biên tập bộ sách Hải thượng y tông tâm lĩnh được Thiền sư thực hiện từ năm 1879 đến năm 1885 mới hoàn thành. Có thể nói rằng do nhân duyên lớn Thiền sư mới có duyên khắc bộ y thư lớn này để lại cho đời sau, mặc dù Hải Thượng Lãn Ông có công viết soạn bộ sách trong vòng 30 năm với ý nguyện không làm lương tướng cũng làm lương y giúp người. Trong lời đề dẫn cho tập sách khắc in Hải thượng y tông tâm lĩnh, kí hiệu A.90 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thiền sư bày tỏ tâm huyết của mình rằng: “Hiệu đính cho lần khắc đầu này, vẫn còn nhiều chỗ khuyết ngờ. Nếu như có gì bất cập, cúi xin những bậc cao minh đính chính sớm, để tránh cho đời sau thì đó là trông đợi sâu xa của tôi trước là để rõ nguyên uỷ và coi là bài tiểu dẫn, còn nói đó là bài tựa thì thực không dám. Ngày mồng 1 tháng 4 năm đầu niên hiệu Hàm Nghi (năm 1885).
  • 27. 22 Trụ trì chùa Đồng Nhân, xã Đại Tráng, huyện Võ giàng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là Thích Thanh Cao đứng ra hiệu đính cho khắc ván và cúi làm bài dẫn. Ván cất ở chùa Đồng Nhân, xã Đại Tráng. Như vậy công lao lưu truyền bộ sách y thư này của Thiền sư Thanh Cao đáng để cho người đời sau ghi nhớ và biết ơn, người đời sau nhớ đến tên tuổi của bậc danh y nước Nam Lê Hữu Trác, đồng thời nhớ đến công lao của Thiền sư đã có công khắc in lại bộ y thư. Thiền sư không những hoằng truyền phật pháp trong nước mà còn mang dáng dấp độ sinh hoằng dương chính pháp trong chuyến đi đấu xảo tại phương trời Tây nước Pháp vào năm 1889. Trong chuyến đi đó Thiền sư ghi lại thành tập thơ lục bát bằng chữ Nôm và tập thơ tiễn tặng của các quan lại, bạn bè gần xa thành tập Tây hành nhật kí. Văn bản được khắc in tại chùa Đồng Nhân vào năm Thành Thái thứ 3 (năm 1891), hiện nay bản in lưu tại kho sách thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm với kí hiệu AB.541. Sự nghiệp của Thiền sư trong việc xây dựng chùa chiền, in kinh sách, hoằng truyền tư tưởng đạo Phật được các sơn môn đệ tử ca ngợi. Trong văn bia được đệ tử của Thiền sư ghi khắc tại tháp Thanh Mạc còn khẳng định: những việc in khắc kinh tạng, xây dựng chùa tháp hay như in khắc y thư... đã có người khắc đã làm từ xưa, riêng việc văn chương là điều bất hủ để lại mãi mãi muôn đời17 . Đây là sự nhìn nhận, đánh giá hết sức khách quan về một vị Thiền sư tài ba của vùng kinh Bắc cuối thế kỷ XIX. Trong các phần chương 2 và chương 3, học viên sẽ trình bày kỹ hơn vấn đề này để làm rõ thân thế và sự nghiệp của Thiền sư. Tiểu kết 17 清高塔碑記: 行狀則重刊經藏諸部,印海上懶翁醫書…乃以逾文之年奉命如西,盃浮萬里誠,有如 堂人云幾人雄猛得寜馨.
  • 28. 23 Thiền sư Thanh Cao họ Nguyễn tên tự Tam Tỉnh, hiệu là Thanh Cao, người làng Mạc Xá, xứ Hải Đông. Vốn dĩ dòng trâm anh thế phiệt, Thế rồi ngài phát chí xuất gia thụ giới, rồi cắm trượng tại chùa cổ Vũ Sơn hơn 30 năm. Sinh thời ngài trụ trì chùa Đại Tráng tại Bắc Ninh, rồi cho xây dựng chùa Đồng Nhân cạnh đó để chiêu hồn nghĩa sĩ tử trận. Ngài là đệ tử đời thứ 9 của phái Tào Động, môn đệ của Sư Tổ Thủy Nguyệt. Các tư liệu Hán Nôm tại chùa còn ghi dấu ấn xây dựng và mở mang sự nghiệp truyền thừa của Thiền sư. Trong quá trình tu tập và hoằng dương Phật pháp, Thiền sư còn tận tâm khuyến khóa và đứng ra khắc in kinh sách và đặc biệt là chiêu tập công đức khắc in bộ Hải Thượng Lãn ông y tông tâm lĩnh – bộ y thư của Danh y Lê Hữu Trác và đề tựa cho những bản in này. Đây là sự đóng góp to lớn của Thiền sư trong việc kết hợp giữa đạo và đời, đóng góp cho sự phát triển văn hóa dân tộc và truyền lại cho ngày nay. Hành trạng của một vị Thiền sư trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX xả thân vì đạo, để cứu độ nhân sinh đã để lại tấm gương không biết mệt mỏi, vẹn tròn cả tài thí và pháp thí hết mình vì đạo vì đời, lan tỏa cho giới tăng ni ngày nay.
  • 29. 24 Chƣơng 2: KHẢO CỨU TÁC PHẨM NHƢ TÂY NHẬT KÍ Trong chương này chúng tôi khảo cứu văn bản tác phẩm Nhƣ tây nhật kí, kí hiệu AB.541, kết hợp đối chiếu với dị bản Tây hành kí, kí hiệu AB.9 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Qua việc khảo cứu đó, góp phần làm rõ tình hình văn bản và hành trình đi sứ từ chùa Đồng Nhân (nơi Thiền sư Thanh Cao trụ trì) sang thủ đô nước Pháp và từ nước Pháp trở về chùa Đồng Nhân. 2.1. Bối cảnh đi sứ phƣơng Tây triều Nguyễn và các tác phẩm hiện còn Dưới triều vua Tự Đức, năm 1863, sau khi triều đình nhà Nguyễn thỏa hiệp ký hiệp ước Nhâm Tuất (1862) trao 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho quân Pháp, vua Tự Đức cử một phái đoàn đi sứ của Đại Nam qua Pháp hy vọng "chuộc" lại 3 tỉnh. Đây cũng là hoạt động ngoại giao đầu tiên của Nhà nước Việt Nam với một quốc gia ở châu Âu... Sứ đoàn do Thượng thư Phan Thanh Giản và phó chánh sứ là đại thần Phạm Phú Thứ. Sứ đoàn khởi hành ngày 21.6.1863 và trở về cảng Thuận An vào ngày 28.3.1864, trọn một năm và một tuần. Đoàn đi bằng tàu biển "Européen" theo hải trình Sài Gòn, cảng Singapore- Mã Lai, vượt Ấn Độ Dương vào biển Hồng Hải, đến Ai Cập. Sứ đoàn phải lên bộ đi tàu hỏa ghé thủ đô Le Caire, vào thành phố Alexandire để vào Địa Trung Hải. Bằng tàu biển đi ngang Thổ Nhĩ Kỳ, Iatlia rồi cập cảng Toulon của Pháp ngày 9.9.1863 rồi lên tàu hỏa đến Marseille rồi đến Paris tối ngày 13.9.1863 Các sách như Đại Nam hội điển sự lệ, còn ghi nhận, vào triều Nguyễn, chuyến đi sứ sang Pháp đầu tiên vào năm 1863, một phái đoàn ngoại giao do Phan Thanh Giản (1796 - 1867), Phạm Phú Thứ (1820 - 1880), Ngụy Khắc Đản (1817 - 1878) dẫn đầu sang Pháp và Tây Ban Nha để đàm phán về chủ
  • 30. 25 quyền ba tỉnh Nam kỳ của Việt Nam. Nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1818 - 1898) đã được các vị Chánh, Phó sứ lựa chọn làm phiên dịch chính cho đoàn. Các con tàu Écho, Européen và Japon đã đưa và đón phái đoàn này trong một sứ mệnh đầy khó khăn. Trong chuyến đi sứ đó, ba vị sứ giả đã cùng soạn bản Tây phù nhật kí ghi chép về chuyến. Bên cạnh đó, Phạm Phú Thứ có soạn riêng tập Giá Viên biệt. Hai bản nhật kí này đều là những ghi chép có tính chất hành trình, trong đó, các tác giả miêu tả khá chi tiết, tỉ mỉ các hoạt động của sứ bộ. Riêng Như Tây ký của Ngụy Khắc Đản thì có những khảo sát nhiều mặt về đất nước Pháp, bao gồm lịch sử hình thành đất nước, nhà nước, thiết chế xã hội, phong tục tập quán cũng như văn hóa nghệ thuật của nước Pháp cuối thế kỷ XIX. Như vậy, những chuyến đi sứ sang phương tây thời kỳ này gắn nhiều với mục đích chính trị và vận mệnh đất nước. Trên các chặng đường đi sứ, các nhà ngoại giao xưa đã ghi chép lại nhật kí hành trình bằng những áng thơ văn dạt dào cảm xúc, mang hơi thở của thi nhân. Hiện nay tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ một số tác phẩm đi sứ phương Tây như sau : - Giá Viên biệt lục 蔗園別錄 kí hiệu VHv.1770, Phạm Phú Thứ (năm 1863) - Tây phù thi thảo 西浮詩草 kí hiệu A.2304, Phạm Phú Thứ (năm 1863). - Như Tây ký 如西記 kí hiệu A.764, Ngụy Khắc Đản (năm 1863). - Kỷ Tỵ niên chính nguyệt nhật phúc tư công văn nhật kí 己巳年正月日覆咨公文日記 kí hiệu A.1083, tác giả là Trương Vĩnh Ký (năm 1868 và 1869). - Sứ Tây nhật kí 使西日記 (A. 2910), Vũ Quang Nhạ, Trần Đình Lượng, Hoàng Trọng Phu (1900).
  • 31. 26 - Âu học hành trình ký 歐學行程記 kí hiệu VHv.1437, Nguyễn Văn Đào năm 1912. và Như tây nhật kí如西日記, kí hiệu AB.541, Hòa thượng Thanh Cao (1888) Như vậy, Như tây nhật kí là một trong số ít những tác phẩm bằng thơ Nôm ghi chép về những chuyến đi sứ sang phương Tây, do vậy rất đáng được nghiên cứu khai thác và giới thiệu. 2.2. Giới thiệu văn bản Như tây nhật kí 2.2.1. Mô tả văn bản Như tây nhật kí, kí hiệu AB.541 Văn bản Như tây nhật kí, kí hiệu AB.541 hiện lưu giữ tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Văn bản được khắc, in trên giấy dó, gồm 54 tờ, khổ in 26,5x15cm, ngoài trang đầu và trang thứ 2, văn bản chia làm 2 phần: phần 1 là thơ, ca, câu đối do bạn bè soạn tặng bằng chữ Hán với tên Tiễn tặng thi tập gồm 33 tờ; phần 2 là tập thơ Nôm lục bát và thất ngôn với nhan đề là Tây hành nhật kí gồm 20 tờ. Để tiện theo dõi, chúng tôi gọi tên đặt trang theo theo thứ tự từ 1a đến 54b và chia văn bản thành 2 phần cụ thể như sau: Phần thứ nhất: Tiễn tặng thi tập Trang 1a do người sưu tầm hiệu đính viết cho tên văn bản thành Như tây nhật kí phụ tiễn thi nhất bản 如西日記 附餞詩一本 chữ viết tay, chữ Hán đá thảo. Trang 2a và 2b là trang viết tay theo lối chữ Hán thảo khó đọc, vài chỗ bị mất chữ, cuối trang 2a lại có vài dòng chữ Hán khắc in, tên tác giả viết 2 trang 2a và 2b, trang 2b mất phần cuối của 3 dòng đầu, 2 trang này là Điển toạ Bật Sô giới Thanh Hồ soạn lời tựa cho việc khắc in. Dòng cuối trang 2b khắc in niên đại vào ngày 22 tháng 11 năm Thành Thái thứ 2 (năm 1890) Từ trang 3a đến hết trang 34b là tập Tiễn tặng thi tập餞贈詩集 khắc in bằng chữ Hán bao gồm: câu đối, thơ Ngũ ngôn trường thi, Thất ngôn tứ
  • 32. 27 tuyệt, Thất ngôn bát cú là những lời chúc tụng, ca ngợi, động viên, nhắc nhở…. của bạn bè, đệ tử tặng Thiền sư Thanh Cao và lời cảm thán của chính Ngài. Các thể loại thơ, câu đối tiễn tặng được thể hiện ở bảng sau: TT Thể loại ở phần Tiễn tặng bằng chữ Hán Số lƣợng Thuộc trang 1 Câu đối 19 đôi thuộc trang 30a, trang 32ab, trang 33a, trang 34ab 2 Ngũ ngôn trường thiên 1 bài dài 30 câu thuộc trang 13ab 3 Thất ngôn tứ tuyệt 16 bài trang 8a, trang 9a, trang 10a, trang 15ab, trang 19ab, trang 28a, trang 29ab. 4 Thất ngôn bát cú 77 bài 2a đến trang 7b, trang 9b, trang 10a, trang 10b, trang 11 ab, trang 12ab, trang 13a, trang 14ab, trang 15ab, trang 16ab, trang 17ab, trang18ab, trang 20ab, trang 21b, trang 22ab, trang 23ab, trang 25ab, trang 26a, trang 27ab, trang 28ab, trang 29b, trang 30ab, trang 31ab, trang 33b. Trong 77 bài có một bài thơ ở trang 3b và 4a bày tỏ cảm xúc của chính Thiền sư Thanh Cao về việc nhận mệnh đi Tây. Nội dung như sau: 江山回首愧慚多 古語曾聞井底蛙 一二惟知渠母子 萬千安識彼娑婆 Hồi đầu thán nhất luật Giang sơn hồi thủ tàm quý đa Cổ ngữ tằng khai tỉnh đế oa Nhất nhị duy tri cừ chu tử
  • 33. 28 Vạn thiên an thức bỉ ba ba Tạm dịch: Quay đầu nhìn lại giang sơn nhiều hổ thẹn Lời xưa từng nghe như ếch ngồi đáy giếng. Chỉ mới biết một hai loài hoa gọi là mẫu tử Muôn nghìn sự an nhiên nhận biết ở cõi sa bà. Trong tập thơ tiễn tặng trang 24b dòng thứ tư chữ thứ 5 xuất hiện chữ tông18 kiêng huý viết bớt một nét, trang 32a dòng thứ 7 chữ thứ tư xuất hiện sự kiêng huý trong cặp đối: 昔念法葩經一邑馨香還有主, 今遊富浪國半天西北共知名 Giả niệm pháp ba kinh nhất ấp hinh hương hoàn hữu chủ Kim du Phú Lãng quốc bán thiên tây bắc cộng tri danh. Tạm dịch: Ngày xưa thường niệm kinh pháp ba một vùng hương thơm trùm khắp cõi Ngày nay dạo chơi nước Phú Lãng nửa trời Tây, Bắc đều nổi danh. Trong đôi câu đối này vì kiêng huý chữ Hoa nên Pháp Hoa19 kinh20 法華經viết thành 法葩經 Pháp Ba kinh. 18 Chữ Tông trong chữ Tông Miên là tên vua Thiệu Trị nên định lệ kiêng huý đời Thiệu Trị trong chữ huý Việt Nam qua các triều đại, Ngô Đức Thọ, nxb Văn hoá trang 141- trang 150 Ngô Đức Thọ (1997), Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại, Nxb văn hóa, Hà Nội. 19 Chữ Hoa trong tên Hồ Thị Hoa là mẫu thân của vua Thiệu Trị, nên kinh pháp hoa đọc thành kinh pháp ba Ngô Đức Thọ (1997), Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại, Nxb văn hóa, Hà Nội.
  • 34. 29 Dòng cuối cùng trang 34b là dòng ghi niên đại hoàn thành bản khắc in tập thơ tiễn tặng vào tháng 3 năm Tân Mão niên hiệu Thành Thái thứ 3 (năm 1891), bản khắc lưu tại chùa Đồng Nhân. Phần thứ hai: Tập thơ Nôm Tây hành nhật kí từ trang 35a đến trang 54b gồm: Thơ lục bát và thơ thất ngôn, gồm 630 câu thơ, trong đó có 4 bài thơ thất ngôn gồm 28 dòng, còn lại là thể thơ Nôm lục bát. TT Thể loại thơ Nôm Số lƣợng câu/dòng Trang trong văn bản 1 Thơ Nôm thất ngôn 28 dòng Trang 38b từ câu thơ 119 đến câu thơ 126 2 Thơ Nôm lục bát 637 câu thơ Còn lại Bốn bài thơ thất ngôn như sau: Bài thứ nhất: trang 38b từ câu thơ 119 đến câu thơ 126: 勉道� 尼庄礙賒 厨浪嘉質� 於低�  南無佛底执緣吏 西往僧常勉景戈 𩠘𧡊庵𩄲羅𧡊佛 擬安役渃買安茄 沒𠳒改吏𢚸禅定 兜拱瓢𡗶景些致 Mến đạo lòng này chẳng ngại xa 120. Chùa rằng Gia Chất ở đây mà. Nam vô Phật để chắp duyên lại Tây vãng tăng thường mến cảnh qua. Ngoái thấy am mây là thấy Phật Nghĩ yên việc nước mới yên nhà. 125. Một lời gửi lại lòng thiền định Đâu cũng bầu trời cảnh trí ta. Bài thứ 2: thuộc trang 39a và 39b từ câu thơ 139 đến câu thơ 146: 梞錫𦋦自富潤村 細厨敕賜馭車拵 扁撩𠬠幅鐄印帖 像鐲堆邊色吻群 Gậy tích ra từ Phú Nhuận thôn 140. Tới chùa Sắc Tứ ngựa xe dồn. Biển cheo một bức vàng in thiếp Tượng đúc đôi bên sắc vẫn còn. Mõ rắp chuông cheo thầy đạo mạo
  • 35. 30 楳拉鍾招柴道貌 香𦹳畑創准慈門 𠱋浪𣷭𢌊� � 𣛟碧 定慧𢚸襌吻鉄𣘈 Hương thơm đèn sáng chốn từ môn. 145. Dẫu rằng biển rộng non xanh biếc Định tuệ lòng thiền vẫn sắt son. Bài thứ 3: Trang 41a từ câu thơ 205 đến câu thơ 208: 沒瓢世界𥒥 𩈘渃蹎𩄲隻㳥拵 𠳦趣有情徐待佐 𢣧𢚸煩惱渃共𡽫 205. “Một bầu thế giới đá chon von Mặt nước chân mây chiếc sóng dồn. Khen thú hữu tình chờ đợi tá Khây lòng phiền não nước cùng non” Bài thứ 4: Thuộc trang 42a và trang 42b từ câu thơ 235 đến câu thơ 340: 𪀄坤坤奇𦥃外𣰴 鵜𥒥絲絲傳庄空 別杜帆高空𢜝駭 尋咹波𢌌𣦆溇農 産㖼傷吏類鵝𪄌 唒窖𥋳牢几䋥竜 𩙋沫𦝄清陀産祖 𨇉𢴿招妙𨻫虎功 235. Chim khôn khôn cả đến ngoài lông Đề đá tơ tơ truyền chẳng không. Biết đỗ buồm cao không sợ hãi Tìm ăn bể rộng trải sâu nông. Sẵn mỏ thương lại loài ngan ngỗng 240. Dẫu khéo coi sao kẻ lưới lồng. Gió mát trăng thanh đà sẵn tổ Leo chèo cheo dẻo luống hổ công. Bốn bài thơ theo thể nhất ngôn là cảm hứng sáng tác của Thiền sư Thanh Cao trước những địa điểm của đất nước và nước ngoài mà ngài đi qua trên con đường đi sứ. Dòng cuối cùng trang 54b là dòng khắc in niên đại và nơi tàng bản: Hoàng triều Thành Thái tam niên tuế tại Tân Mão tam nguyệt nhật sách thành. Bản lưu Đồng Nhân tự.
  • 36. 31 Nghĩa là: Khắc in thành sách vào tháng 3 năm Tân Mão (1892) niên hiệu Thành Thái thứ 3. Bản khắc in lưu tại chùa Đồng Nhân. 2.2.2. Xác định niên đại, tác giả văn bản Như tây nhật kí Trong tập thơ tiễn tặng gồm các bài thơ thất ngôn bát cú đường luật, thơ thất ngôn, thơ tứ tuyệt, câu đối, lời tán tụng của bạn bè quan lại, các Thiền sư, đệ tử xuất gia, tại gia như Tổng đốc Bắc Ninh là Nguyễn Ngọc Ban, đệ tử Thanh Bỉnh, Chánh tổng xã Bảo Triện, bạn thân chốn sơn môn chùa Bổ Đà, Thiền sĩ họ Mai… nhất loạt tặng thơ Thiền sư trước khi xuất dương vào năm Đồng Khánh thứ 3 (năm 1888). Đầu tập thơ tiễn tặng trang 3a có đề: “同慶二年戊子十一月十一日北寜省武江縣大壯社同人寺住持阮清 高爲有承接 Đồng Khánh nhị niên Mậu Tý thập nhất nguyệt, thập nhất nhật, Bắc Ninh tỉnh Vũ Giàng huyện Đại Tráng xã, Đồng Nhân tự, trụ trì Nguyễn Thanh Cao vi hữu thừa tiếp”, Nghĩa là: ngày mười 11 tháng 11 niên hiệu Đồng Khánh thứ 2 (Mậu Tý năm 1887) Thiền sư Nguyễn Thanh Cao nhận mệnh tiếp chỉ. Chi tiết này có thể hiểu là Thiền sư Thanh Cao tiếp chỉ nhận mệnh đi sứ sang tây dương cùng đoàn sứ bộ tham dự đấu xảo. Chính vì nhân duyên đó, nên bạn hữu đề thơ tiễn tặng Thiền sư. Tập thơ Nôm Tây hành nhật kí 西行日記, có đề tên tác giả là Hoà Thượng Thanh Cao soạn. (xem ảnh dưới đây)
  • 37. 32 號𤤰同慶𠄼𠉞 草花𢵋𦬑供𣈜務春 5. Hiệu vua Đồng Khánh năm nay Thảo hoa đua nở cũng ngày mùa xuân. Câu thơ thứ 5 trang 35a xác định vào năm Đồng Khánh thứ 2 (năm 1887) nước Việt ta được chính phủ Pháp có thư mời sang Pháp dự đấu xảo 戈厨亭榜安僧 𠄩𨑮𣎃臘岸登洱河 𣜵街准祖師茄 尋𠓨暫住耒𦋦𦖑澄 細經畧領文憑 𦋦呈統使浪僧卒麻. Qua chùa Đình Bảng 21 an tăng Hai mươi tháng chạp ngàn đăng Nhĩ Hà22 . 45. Hòe Nhai 23 chốn tổ sư nhà Tìm vào tạm trú rồi ra nghe trừng 35b.Tới Kinh lược lĩnh văn bằng Ra trình Thống sứ24 rằng tăng tốt mà. Câu thơ 44 thuộc trang 36a ghi lại 20 tháng chạp Thiền sư Thanh Cao tới kinh đô nhận mệnh đi Tây. 芾疑日日重新 𤤰同慶㐌上賓天庭 上元典會清平 號年成泰朝廷買𤼸 Nào ngờ nhật nhật trùng tân Vua Đồng Khánh 25 đã thượng tân thiên đình. Thượng nguyên đến hội thanh bình 60.Hiệu năm Thành Thái triều đình mới dâng Trang 36b ghi lại cuối năm 1888 vua Đồng Khánh băng hà, đầu năm 1889 thượng nguyên vua Thành Thái nên ngôi. Như vậy cuốn nhật kí Tây hành nhật kí được Thiền sư Thanh Cao bắt đầu soạn vào năm 1887 (niên hiệu Đồng Khánh thứ 2). 點恓 𣎃沒芾賒 Đếm tay tháng một nào xa 21 Chùa Đình Bảng 22 Nhĩ Hà: sông Hồng 23 Chùa Hoè Nhai 24 Thống sứ thị Lãng Sa quốc quan danh 25 Đồng Khánh tam niên (năm 1888)
  • 38. 33 皮𣈜夢𦒹茶婆吏低 Vừa ngày mồng sáu Trà Bà26 lại đây. Trang 52b câu thơ 591 và câu thơ 592 xác định ngày mồng 6 tháng 11 về tới Trà Bà 崑崙𡧲𣷭固廊 𦊚𣈜胋細沒岸棱低 Côn Lôn giữa biển có làng Bốn ngày đêm tới một ngàn rừng đây. Câu thơ 605 trang 52b xác định ngày 10 tháng 11 về tới Côn Lôn 𠄼𣈜越細𨷯 海防戈塊𡶀濃[]尼 Năm ngày vượt tới cửa sông Hải Phòng qua khỏi núi Nùng [] nơi. Câu thơ 615 trang 54a xác định ngày 15 tháng 11 năm 1889 (năm Thành Thái thứ 1) Thiền sư Thanh Cao về tới chùa Đồng Nhân kết thúc chuyến xuất dương, đồng thời cuốn nhật kí viết xong từ ngày đó. Trang 54b cuối trang xác định cuốn Tây hành nhật kí được khắc in vào tháng 3 năm Tân Mão, năm Thành Thái thứ 3 (năm 1891), bản khắc in lưu tại chùa Đồng Nhân. Như vậy có thể xác định rõ niên đại, tác giả trong văn bản Như tây nhật kí là gồm 2 phần: 1/Tập thơ tiễn tặng của bạn bè sáng tác tặng Thiền sư Thanh Cao vào năm 1887. Phần này do Điển toạ Bật Sô giới Thanh Hồ soạn lời tựa cho việc khắc in vào năm Thành Thái thứ 3 (năm 1891); 2/Tập nhật kí bằng thơ Nôm Tây hành nhật kí do Thiền sư Thanh Cao bắt đầu soạn năm 1887 khi nhận mệnh đi tham dự đấu xảo trong suốt hành trình đến khi quay trở về vào cuối năm 1889, và được khắc in vào tháng 3 năm Thành Thái thứ 3 (1891), tàng bản tại chùa Đồng Nhân. Điều đó khẳng định đây là văn bản hoàn chỉnh, xác định rõ tác giả, năm sáng tác, năm khắc in và nơi khắc in, tàng bản. 26 Nước Trà Bà
  • 39. 34 2.2.3. Khảo dị Tây hành nhật kí trong Như Tây nhật kí kí hiệu AB.541 với văn bản Tây hành kí, kí hiệu AB.9 Trong quá trình khảo cứu tư liệu để thực hiện luận văn, ngoài tập thơ Nôm Tây hành nhật kí trong văn bản Như tây nhật kí, học viên còn tìm thấy văn bản Tây hành kí kí hiệu AB.9 hiện lưu giữ tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Văn bản viết tay bằng bằng chữ Nôm, 28 tờ, gồm 431 câu thơ Nôm, trong đó có 3 bài thơ thất ngôn gồm 20 câu thơ, còn lại là thơ Nôm theo thể thơ lục bát. Nội dung của văn bản là tập nhật kí chép về cuộc hành trình đi sứ tại Pháp tham dự đấu xảo của một vị Thiền sư vào khoảng năm Thành Thái thứ nhất (1889). Trong tập thơ xuất hiện niên đại đi sứ: 芾𩵿日日重新 𤤰同慶㐌上賓天廷 上元𦥃會清平 尊𤤰成泰朝廷買𤼸 57.Nào ngờ nhật nhật trùng tân Vua Đồng Khánh đã thượng tân thiên đình Thượng nguyên đến hội thanh bình Tôn vua Thành Thái triều đình với dâng. Tác giả ghi lại sự kiện lịch sử vào cuối năm 1888 (Đồng Khánh thứ 3) vua Đồng Khánh băng hà, đến đầu năm 1889 triều đình tôn vua Thành Thái lên ngôi, như vậy dựa vào sự kiện lịch sử này chúng ta có thể xác định tác giả ghi lại cuốn nhật kí này từ năm 1887 đến khi hoàn thành sứ mệnh đi sứ tham dự đấu xảo vào năm 1889. Trong tập Tây hành kí 西行記 tác giả ghi lại một số đặc điểm địa danh cũng như giáo lí Phật giáo như sau: 出家羅大丈夫 𡧲𠁀將相風流㐌讓 修行𢏿底嘉唐 芾群灼未芾群求名 𦹵花𡽫渃𥢆𨉓 Xuất gia là đại trượng phu Trong đời tương tướng phong lưu đã nhường Tu hành vốn để gia đường 20. Nào còn chước vị nào còn cầu danh Cỏ hoa non nước riêng mình Bầu trời cảnh Bụt kệ kinh tụng trì
  • 40. 35 瓢𡗶景孛偈經誦持 Tác giả nhắc tới các địa danh là các chùa chiền của tỉnh Bắc Ninh như chùa Tiêu Sơn27 , chùa Đình Bảng rồi chùa Hòe Nhai chốn tổ tại Hà Nội. � 矇車馭培𩙻 浪仙浪佛伵柴礼𠫾 細焦山礼祖師 𨆢𠚢沒壙慈俯拧宜 官𤤰官俯頓𠶆 花笺茶鉑礼儀踐𢜠 過亭榜住安僧 𨒒𠄩𣎃腊岸登珥河 槐街准祖師茄 尋𠓨暫住耒𠚢𦖑澄(程) Đợi mong xe ngựa bụi bay Rằng tiên rằng Phật tớ thầy cứ đi Tới Tiêu Sơn lễ tổ sư 40. Lui ra một khoảng từ phủ nghỉ ngơi Quan vua quan phủ đón mời Hoa tiên thắm bạc lễ nghi tiễn mừng Qua chùa Đình Bảng trú an tăng Hai mươi tháng chạp ngàn đăng Nhĩ Hà. 45. Hoè Nhai chốn tổ sư nhà Tìm vào tạm trú rồi ra nghe trừng (trình) Đặc biệt dòng đầu trang 2b tác giả chép lại: Cúng tổ đối liễm diễn câu: 求經往北當初祖 奉命如西第九孫 續慧命 Cầu kinh vãng bắc đương sơ Tổ Phụng mệnh như tây đệ cửu tôn. (tục Tuệ mệnh) Tạm dịch là: Trong khoa cúng tổ có câu đối viết: Cầu đạo phương Bắc là sơ tổ, 27 Chùa Tiêu Sơn nằm lưng chừng núi, tên Nôm là chùa Tiêu, tên chữ là Thiên tâm tự thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu nổi tiếng là danh lam cổ tự. https://thuvienhoasen.org/a24107/tieu-son-co-tu-chua-tieu-tuong-giang-tu-son-bac- ninh
  • 41. 36 Nhận mệnh đi Tây là cháu đời thứ 9. (nối dòng Tuệ mệnh) Căn cứ vào những ghi chép trong bản chép tay AB.9 ghi các địa danh có chùa sơn môn của Thiền phái Tào Động như Hòe Nhai… tìm về tư liệu các chùa chúng ta có thể xác định tác giả tập nhật kí hành trình Tây hành kí西行記 này là tác phẩm của Thiền sư Thanh Cao. Qua câu đối Thiền sư ghi lại cho chúng ta biết được trong lịch sử Phật Giáo của phái thiền Tào Động ở tổ đình chùa Hòe Nhai ca ngợi về công trạng to lớn trong việc hoằng dương Phật pháp của các đời sư tổ Thiền Tào Động, chỉ có Thiền sư sơ tổ là Tổ Thuỷ Nguyệt sang Trung Quốc cầu đạo trở về, và duy có thêm một vị là Thiền sư Thanh Cao trụ trì chùa Đại Tráng và chùa Đồng Nhân nhận mệnh đi Tây tham dự đấu xảo. Hiện tại câu đối trên đang được thờ tại nhà thờ tổ chùa Hòe Nhai thành phố Hà Nội. Như vậy có thể khẳng định tác giả văn bản viết tay西行記Tây hành kí, kí hiệu AB.9 là tác phẩm của Thiền sư Thanh Cao. *Khảo dị văn bản Như tây nhật kí 如西日記 và Tây hành kí西行記 Như tây nhật kí kí hiệu AB.541 gồm hai phần: Một phần viết bằng chữ Hán gồm thơ tiễn tặng: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn trường thiên, các cập câu đối của bạn bè, quan lại, các huynh đệ của Thiền sư chúc tụng, trong chuyến hành trình sang Pháp dự đấu xảo; Một phần là tập nhật kí thơ Nôm là cảm hứng ghi lại trên đường đi sứ của Thiền sư Thanh Cao. Toàn bộ văn bản Như tây nhật kí gồm 54 tờ. Riêng tập 西行日記 Tây hành nhật kí là tập nhật kí ghi bằng thơ Nôm 20 tờ bao gồm 630 câu thơ.
  • 42. 37 Tập thơ Nôm viết tay Tây hành kí kí hiệu AB.9 là tập văn bản 28 trang viết theo thể Nôm lục bát và thất ngôn gồm 431 dòng thơ. Xét về văn bản thì chỉ có một phần trong tập Như tây nhật kí kí hiệu AB.541 là tập Tây hành nhật kí và văn bản Tây hành kí kí hiệu AB.9 có sự tương đồng về thể thơ, lời thơ và các địa danh, mốc thời gian trong chuyến xuất dương mà tác giả đề cập đến trong hai tập văn bản trên. Tuy nhiên 2 văn bản này cũng khác nhau ở một số điểm như sau: Trong 2 văn bản từ câu thơ thứ nhất đến câu thơ 98 gần như tương đồng, thứ tự như nhau chỉ khác từ trong từng dòng. Trong tập Tây hành nhật kí thêm câu: 渃滕羅渃𡥵𡥵 邊齊邊楚𣃱𡈺厙𣋀 青青坦𢌊𡗶髙 羅芾界限羅芾海門 Nước đằng là nước con con 100. Bên Tề bên Sở vuông tròn khó sao. Thênh thênh đất rộng trời cao Là nào giới hạn là nào hải môn. Đến chùa Gia Chất Thiền sư Thanh Cao có nhận được sự cúng dàng trai tăng và cảm xúc cảnh vật con người nơi đây đã đề thơ tặng ông trụ trì, nhưng trong bản viết tay Tây hành kí AB.9 chỉ ghi lại sự kiện đó mà không
  • 43. 38 ghi lại bài thơ, còn trong tập Tây hành nhật kí trang 38b ghi lại bài thơ thất ngôn bát cú tặng ông trụ trì chùa Gia Chất: 勉道𢚸尼庄礙賒 厨浪嘉質於低𦓡 南無佛底执緣吏 西往僧常勉景戈 𩠘𧡊庵𩄲罗𧡊佛 擬安役渃買安茄 沒𠳒𦰦吏𢚸襌定 兜拱瓢𡗶景致些. Mến đạo lòng này chẳng ngại xa 120. Chùa rằng Gia Chất ở đây mà. Nam vô Phật để chắp duyên lại Tây vãng tăng thường mến cảnh qua. Ngoái thấy am mây là thấy Phật Nghĩ yên việc nước mới yên nhà. 125. Một lời gửi lại lòng thiền định Đâu cũng bầu trời cảnh trí ta. Khi đến A Đền cảm hứng trước cảnh nước non mênh mênh tác giả cảm hứng sáng tác bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. Trong Tây hành nhật kí ghi: 沒瓢世界𥒥孫𨁼 𩈘渃蹎𩄲隻㳥拵 𠳦趣有情徐待佐 𢣧𢚸煩惱渃共𡽫 “Một bầu thế giới đá chon von Mặt nước chân mây chiếc sóng dồn. 40b.Khen thú hữu tình chờ đợi tá Khuây lòng phiền não nước cùng non” Còn trong Tây hành kí ghi: 溟蒙渃碧買𡗶撐 𧡊𡶀..蘇趣有情 𡴯昂𡧲𡗶髙崒啐 盃𠊚買景𢖵𢞂精 Mênh mông nước biếc mấy trời xanh Thấy núi… to thú hữu tình Ngất ngưởng giữa trời cao chót vót 180. Vui người với cảnh nhớ buồn tênh Lời thơ đều là cảm xúc trước trời biển mênh mông, ý thơ là một cảm giác buồn nhưng lời thơ khác nhau. Trong tập Tây hành nhật kí từ câu thơ 301 ghi: 啉𠽍𡄩度眾生 Lầm rầm khấn độ chúng sinh Thương thuyền khỏi nạn trong kinh ghi lòng
  • 44. 39 商船塊難𥪝經𥱬𢚸 𠄩𣈗細省修農 罗𠄩𨑮沒旬中閉𣇞 Hai ngày tới tỉnh Tu Nông28 Là hai mươi mốt tuần trung bấy giờ. Trong tập 西行記Tây hành kí từ câu 266 – 270 ghi: 啉𠽍𡄩度眾生 商船五百𥪝經記昂 𠄼除妸 sắp𠫾 修農𣷭意𠚢𣈗𠄩𨑮 Lầm rầm khấn độ chúng sinh Thương thuyền ngũ bách trong kinh kí hàng Năm giờ Ả Rập sắp đi 270. Tu Nông bể ấy ra ngày hai mươi Cả hai văn bản nhắc tới câu thơ mô tả cảm xúc trước sóng gió biển khơi kêu cứu ngài Quán Âm bồ tát, nhưng trong mỗi văn bản diễn tả bằng lời thơ khác nhau trong Tây hành nhật kí ghi là: Thương thuyền khỏi nạn trong kinh ghi lòng còn trong Tây hành kí ghi: Thương thuyền ngũ bách trong kinh kí hàng. Trong Tây hành nhật kí không xuất hiện địa danh Ả Rập mà trong Tây hành kí xuất hiện địa danh đó, thời gian tới địa danh Tu Nông của hai văn hản khác nhau, trong Tây hành nhật khí tới Tu Nông vào ngày 21 còn Tây hành kí tới vào ngày 20. Trong tập tây hành nhật kí từ câu thơ 437 có ghi lại: 敎場皮靜霜枚 新安氽笠楼臺於𨕭 朱能功德無邊 唒西天意拱緣道茄 𠊛䀡無數姮河 共𢵋扒隻香花供养 Giáo trường vừa tĩnh sương mai Tân An29 mấy lớp lâu đài ở trên. Cho hay công đức vô biên Dẫu tây thiên ấy cũng duyên đạo nhà. Người xem vô số hằng hà 440. Cùng đua bắt chiếc hương hoa cúng dàng Còn trong Tây hành kí từ câu thơ 394 có ghi: 28 Tỉnh Tu Lông 29 Chùa Tân An
  • 45. 40 新安厨撻奉𠄜 眾僧礼拜𦒹除買催 𠊚占𢬧質𨅸𡎢 浪沙固几蹺傕侼𣈙 花𤸸𤼸菓供隊𣈜 眉𩸴官督功尼𡶀滝 Tân An chùa đặt phụng thờ 395. Chúng tăng lễ bái sáu giờ mới thôi Người xem nên chất đứng ngồi Lang Sa có kẻ theo thôi bụt rầy Hoa dâng quả cúng đội ngày My trê quan đốc công này núi sông Cả hai văn bản đều nhắc tới địa danh Tân An, mô tả về cảnh chùa và cảnh dâng hương cúng Phật, còn trong văn bản Tây hành kí 西行記 tác giả mô tả cảnh trong chùa Tân An, dường như đây là hoạt động nghi thức trong mô hình chùa đựng lên để tham gia dự đấu xảo: Chúng tăng lễ bái sáu giờ mới thôi/ người xem nên chất đứng ngồi/ Lãng sa có kẻ theo thôi bụt rầy. Đây là hoạt động nghi thức tôn giáo duy nhất của Thiền sư cùng phái đoàn Tăng lữ được nhắc tới trong chuyến tây du tham dự đấu xảo, còn tập thơ Nôm trong Tây hành kí 西行記nếu là tác giả sửa lại thì khó đoán định được tác giả cùng phái đoàn đi dự đấu xảo làm nhiệm vụ gì, khiến người đọc có nhiều thắc mắc bởi tác giả ghi chung chung cảnh trên đường đi, và học viên cho rằng: dường như bản thơ Nôm kí hiệu AB.541 sửa lại cho khắc in là có ý của tác giả- Thiền sư, như che dấu đi công trạng của mình. Kết thúc việc tham dự đấu xảo trong tập AB.9 bằng một việc làm hết sức ý nghĩa mà văn bản Tây hành nhật kí cũng nhắc tới những câu thơ ghi lại việc đi sứ của Thiền sư: 𠄩柴日本通言 主官柴記𨑻笺𠚢嘲 𡢐呈四度印鈔 𠄩𤾓𨑮印决芾譯朱 𨑻衛皮沒𣎃𩛂 Hai thầy Nhật bản thông ngôn Chủ quan thầy kí đem tiên ra chào Sau trình tứ độ ấn sao Hai trăm mười ấn quyết nào dịch cho Đem về vừa một tháng no
  • 46. 41 譯耒吏曰呈圖證明 425. Dịch rồi lại viết trình đồ chứng minh Đến câu thơ 431 kết thúc cuốn nhật trình 西行記Tây hành kí: 些俸拮越𦥃𣦍/㐌前几據𠊚包除Ta phụng cất vượt đến ngay/ Đã tiền kẻ cứ người hay bao giờ. Văn bản Tây hành kí không ghi niên đại ghi chép cuộc hành trình đi sứ của Thiền sư. Trang đầu văn bản AB.9 Trang cuối văn bản AB.9 Văn bản Như tây nhật kí còn viết tiếp trên đường về của Thiền sư gặp bạn bè trao đổi, cập bến Hải Phòng trở về chùa Đồng Nhân, kết thúc cuộc hành trình ở câu thơ thứ 630. Cuối tập thơ có ghi niên đại khắc in và địa điểm lưu giữ bản khắc in: vào tháng 3 năm Tân Mão năm Thành Thái thứ 3 (1891) hoàn thành bản thảo thành một tác phẩm thơ Nôm hoàn chỉnh cho khắc in, bản lưu tại chùa Đồng Nhân, nơi Thiền sư Thanh Cao trụ trì lúc bấy giờ. Như vậy tập thơ Nôm Tây hành nhật kí 西行日記 trong tập Như tây nhật kí 如西日記kí hiệu AB.541 khi khắc in đã đề tên tác giả sáng tác tập thơ Nôm đi sứ là Hoà Thượng Thanh Cao, niên đại khắc in vào tháng 3 năm Thành Thái thứ 3 (năm 1891), còn văn bản Tây hành kí 西行記kí hiệu AB.9 không đề tác giả sáng tác, không có niên đại sáng tác.
  • 47. 42 Có thể nhận thấy, văn bản AB.9 có thể được ghi chép lại trước hoặc sau khi khắc in bản Tây hành nhật kí, kí hiệu AB.541, nhưng đều là tập nhật kí bằng thơ Nôm của Thiền sư Thanh Cao. Tuy nhiên những chi tiết ghi khác lại giúp bổ sung được một số chi tiết quan trọng trong hành trình nhật kí đi sứ. Tuy vậy, nội dung tư tưởng về cơ bản là giống nhau, do vậy, hai bản sẽ bổ sung thông tin cho nhau, giúp người đọc bổ sung thêm nhận thức về quãng đường đi sứ của Thiền sư. Tuy vậy, chúng tôi lựa chọn văn bản AB.541 để tiến hành nghiên cứu những vấn đề đề cập trong luận án. 2.3. Một số đặc điểm văn tự và thể loại tác phẩm Tây hành nhật kí 2.3.1. Đặc điểm chữ Nôm ghi địa danh, nhân danh Tây hành nhật kí 西行日記 là tác phẩm văn bản thơ Nôm đi sứ, thông qua tập nhật kí trong văn bản Như tây nhật kí kí hiệu AB.541 chúng ta hệ thống lại các địa danh, nhân danh được phiên Nôm trong tác phẩm của Thiền sư theo bảng như sau: T T Câu thơ Chú thích của tác giả về địa danh, nhân danh Phiên âm Hán Việt 1. 39.Tới Tiêu Sơn lễ tổ sư 慈 山府焦山寺 Từ Sơn phủ Tiêu Sơn 2. 43.Qua chùa Đình Bảng an tăng 亭榜寺 Đình Bảng tự 3. 45. Hòe Nhai chốn tổ sư nhà 槐街寺名在住 境坊經畧衙 Hòe Nhai tự danh tại trụ cảnh phường kinh lược nha 4. 48.Ra trình Thống sứ rằng tăng tốt mà. 統使是浪沙官 名 Thống sứ thị Lãng sa quan danh 5. 50. Là người giầu có Lãng sa tiếng đồn. 浪沙國名 Lãng Sa quốc danh 6. 55. Lui ra tới chốn Đốc Công 督 工是浪沙國官名 Đốc Công thị Lãng Sa quốc quan danh
  • 48. 43 30 Gia Long chấn tả quân duyệt 7. 58.Vua Đồng Khánh đã thượng tân thiên đình. 同慶三年 Đồng Khánh tam niên 8. 63. Bắc Ninh giới tử cầu đăng giới đàn. 北寜省名 Bắc Ninh tỉnh danh 9. Ấn kinh tự chủ Hưng Yên 興安省名 Hưng Yên tỉnh danh 10. 80. Một ngày đêm tới Hải Phòng An Dương 海防省安陽縣 Hải Phòng tỉnh An Dương huyện 11. 86.Dưới sông đà dọc lớp sô sóng trào 浪沙小船名曰 砣獨 lãng Sa tiểu thuyền danh viết Đà Dọc 12. 90. Gặp quan phó sứ cựu du thơ mừng 副使官名 Phó sứ quan danh 13.92. Với quan phó hội Nguyễn Thanh đưa trà 副會官名姓阮 諱清 Phó hội quan danh tính Nguyễn huý Thanh 14. 94.Tới nơi Đà Nẵng thì qua ngày rằm 陀囊山名 Đà Nẵng sơn danh 15. 104. Kìa chùa Gia Chất nọ đài yết ma 嘉質寺和尙敕 賜寺羯摩 Gia chất tự hoà Thượng Sắc Tứ tự yết ma 16. 110. Thầy già tám sáu gậy nâng ra chào. 嘉質寺和尙捌 拾陸歲 Gia chất tự hoà Thượng bát thập lục tuế 17. 118.Lại đề thơ kệ mừng ông trụ trì 僧一名住持 tăng nhất danh trụ trì 18. 130. Yết ma thầy vắng tiểu thừa năm ba. 羯摩僧名小乘 是第子脩齋献 佛曰天厨 Yết ma tăng danh tiểu thừa đệ tử tu trai hiến Phật viết thiên trù 19. 150. Sau thành quan tả30 đài cao phụng thờ 嘉 龍振左軍悅 Gia Long chấn tả quân duyệt
  • 49. 44 20. 157. Hai mươi ba tới Cát Bồ 撐吉葡即茶婆 國 Sênh Cát Bồ tức Trà Bà quốc 21.176.Hết than tầu phải ghé vô mấy giờ 安業是官名 An nghiệp thị quan danh 22.177.Thảo nào vẫn gọi Trà Bà 茶婆國属洪毛 Trà Bà quốc thuộc Hồng Mao 23.187. Hồng Mao gìn giữ có công 190. Ngoài ba bốn bữa Tây Thiên qua vời 西天即天竺國Tây Thiên tức Thiên Trúc quốc 洪毛國名 Hồng Mao quốc danh 24.203.Vừa một đêm tới a đền 阿殿國名 A đền quốc danh 25.215. Một đêm ô bốc tới liền 烏卜國名 Ô bốc quốc danh 26.219. Mặc xây biển đỏ bây giờ qua đây 袙榱海名水極 熱 Mặc xây hải danh thuỷ cực nhiệt 27.257. Giờ thì ra cửa biển trong � 中海名 B Bể trong hải danh 28.262.Tuy ninh lô cốt mạch liền hai non. 綏寧盧骨二山 名 Tuy Ninh lô cốt danh 29.270. Khiêm thu Ả Rập ba năm năm rồi 妸習國名 Ả Rập quốc danh 30.303.Hai ngày tới tỉnh Tu Nông 修農省名 Tu Nông tỉnh danh 31.337.Hay xe tỉnh mạc xây xong 莫磋省名 Mạc xây tỉnh danh 32.336.Mấy giờ lại đến Li Ông tỉnh thành 离翁省名 Li Ông tỉnh danh 33.339. Một ngày đêm tới Ba Lê 玻璃是京都 Ba Li tỉnh danh 34. 348.Khắp trường đấu xảo có khi mấy ngày. 閗巧場在國京 Đấu xảo trường tại quốc kinh 35.390. Ca nô quốc 歌奴浪沙國王 Ca nô Lãng Sa quốc
  • 50. 45 trưởng bộ hành chơi qua. vương 36.407. Lê Căn hoàng thượng tới liền 梨根國名 lê căn quốc danh 37.436.Tân An mấy lớp lâu đài ở trên 新安寺名 Tân An tự danh 38.442. Mi quy công ấy đá vàng nào phai 眉� 人名 My qui nhân danh 39.449. Sài Côn nhà hát bên tai 柴崑人椅难咱 Sài Côn nhân kỉ nan thính 40.451.Khí cầu lại mấy thuyền bay 氣求舟名能髟 天上 Khí cầu chu danh năng viện thiên thượng 41.454. Khắp trường bác lãm nói lên hết nào. 博覧場即鬦巧 場 Bác lãm trường tức đấu xảo trường 42.455.Vì mê chùa ấy là cao 爲迷寺西詳本 有 Vì Mê tự tây tường bản hữu 43.459. Hai thầy Nhật Bản thông ngôn 日本國名 Nhật Bản quốc danh 44.468. Mác xây tên gọi là nơi hữu tình. 莫磋市名 Mác xây thị danh 45.471.Ba bì chợ lại dị kì � 皮氏名 Ba bì thị danh 46.478.Lê ông danh giá cũng làng văn nhân 梨翁人名 Lê Ông nhân danh 47.514. Thanh quan gặp gỡ từ khi về tầu. 大清國 Đại Thanh quốc 48.515. Vâng trên chỉ chuẩn khâm sai 行辰再新安寺 Hành thời tái Tân An tự 49.530. Có tên Tấn cảnh 晋境東岸縣榆 Tấn Cảnh Đông Ngạn
  • 51. 46 Qua khảo sát trên văn bản thơ Nôm Tây hành ký, những tên người, tên chức quan, tên địa danh trong nước và nước ngoài được ghi bằng chữ Nôm mượn hình, âm, không mượn nghĩa chữ Hán. Tuy nhiên, căn cứ theo góc độ tiếp cận vấn đề của học viên và trong khuôn khổ một luận văn Thạc sĩ, học viên chưa có điều kiện đi sâu vấn đề văn tự Nôm ở đây. 2.3.2 Tập nhật kí bằng thơ Nôm Thơ đi sứ chữ Nôm được giới thiệu, theo một số nhà nghiên cứu bắt đầu từ Sứ hoa tùng vịnh của Nguyễn Tông Quai sáng tác khi tới Yên Kinh vào năm 1763 với những vần thơ đẹp và lối thơ bay bổng trong sáng. Những tuyển tập thơ đi sứ sang Triều Tiên, Trung Hoa ghi chép bằng chữ Hán hiện còn được lưu lại tương đối nhiều, được ghi chép trong các bộ Yên hành do Viện Nghiên cứu Hán Nôm phối hợp với Đại học Phúc Đán (Thượng Hải) xuất bản. Còn đi sứ và thiết đặt ngoại giao sang các nước phương Tây, nhất là nước Pháp, sử sách còn ghi bắt đầu từ năm Tự Đức thứ 6 (1863) do Phan Thanh Giản dẫn đầu đoàn đi sứ sang Pháp thương lượng về vấn đề chính trị và lãnh thổ của đất nước. Những ghi chép còn lại được thể hiện trong tập Giá Viên biệt lục viết bằng chữ Hán, hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Thơ đi sứ là sự thể hiện dấu ấn của thứ thơ mang “cảm hứng trên đường” trong cả nội dung và bút pháp, là hiện tượng thú vị trong vận động thơ ca trung đại[27]. Theo Nguyễn Công Lý khi nghiên cứu về thơ đi sứ có nhận định rằng: nội dung của thơ đi sứ, các vị sứ thần - nhà thơ thường gởi gắm nỗi niềm vốn là Cử nhân. 林社 huyện Du Lâm xã 50.562.. Người rằng phụng cống Hồng Mao lâu chầy. 洪毛國名 Hồng Mao quốc danh 51.592. Vừa ngày mồng sáu Trà Bà lại đây. 茶婆國名 Trà Bà quốc danh
  • 52. 47 tâm tư tình cảm của mình trên hành trình đi sứ xa xôi, đầy khó khăn gian khổ, với trọng trách lớn lao đối với đất nước, nhân dân mà triều đình đã giao phó. Bên cạnh những bài thơ mang tính xã giao, thù tạc khi xướng hoạ, đối đáp, đề tặng thì số còn lại đa phần là thơ tả cảnh, vịnh cảnh vừa thể hiện nét tài hoa tinh tế, bộc lộ cảm hứng dạt dào yêu mến trước thiên nhiên tạo vật, vừa bộc lộ tâm sự nhớ quê hương, lại vừa phản ánh trách nhiệm đối với đất nước, thể hiện lòng tự hào dân tộc, văn hoá văn hiến Việt Nam. [15] Cũng theo tác giả Nguyễn Công Lý, Hoàng Sĩ Khải và Nguyễn Tông Quai là hai người đầu tiên khai sáng dòng thơ Nôm sứ trình vào giữa thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII; của Đỗ Cận với Kim Lăng ký (chữ Nôm, viết về cảnh vật ở Nam Kinh); của Lý Văn Phức với Sứ trình tiện lãm khúc bằng chữ Nôm.[15] Vào những năm cuối của thế kỷ XIX, Thiền sư Thanh Cao vinh dự được tham gia trong thành phần đi sứ phương tây tham dự triển lãm (xem đấu xảo) và ghi chép lại nhật kí quá trình sang nước Pháp bằng thơ Nôm là một chuyện hiếm trong lịch sử Tây hành nhật kí có nghĩa là: nhật kí hành trình đi Tây (Pháp). Tác phẩm có tính chất nhật kí/ký sự này gồm 630 câu thơ Nôm lục bát, thuật lại cuộc hành đi sứ, qua đó ghi lại tâm tư, cảm xúc, về danh lam thắng tích, sơn kỳ thủy tú của sứ giả nhà thơ trên dặm dài từ chùa Đồng Nhân đến Paris nước Pháp. Giữa mạch lục bát, xen vào một số bài thơ Nôm Đường luật. Toàn bộ tác phẩm Tây hành nhật kí được tác giả ghi lại hành trình và cảm xúc bằng lối thơ lục bát và lời thơ giản dị: Đợi mong xe ngựa bụi bay Rằng tiên rằng Phật tớ thầy cứ đi Tới Tiêu Sơn lễ tổ sư 40. Lui ra một khoảng từ phù nghỉ ngơi Quan vua quan phủ đón mời
  • 53. 48 Hoa tiên thắm bạc lễ nghi tiễn mừng Qua chùa Đình Bảng trú tăng Hai mươi tháng chạp ngàn đăng Nhĩ Hà. Ngay cả khi đặt chân tới nước Pháp hoa lệ, lời thơ vừa giản dị vừa bay bổng trong sáng, thể hiện tinh thần yêu nước nhưng mang tư tưởng nhà Phật: 237. Ngựa xe đi lượn như rồng Dưới nhà người ở trên thông sử cù. Một đoàn trên bến ngao du Phố phường thanh lịch phong lưu quá trừng. Gái trai già trẻ tưng bừng Xum vầy theo gọi vui mừng siết bao. 2.2.3. Phác họa con đường đi sứ sang tây: Qua khảo sát toàn bộ tập thơ Tây hành nhật kí của Thiền sư Thanh Cao, học viên tạm thời phác họa con đường đi sứ (được ghi lại) Đƣờng đi sứ của Thiền sƣ Thanh Cao: Bắc Ninh: từ chùa Đồng Nhân tự - chùa Tiêu Sơn phủ Tiêu Sơn (câu thơ thứ 39) - chùa Đình Bảng tự (43) - Nhĩ hà (sông Hồng)(44) – tời Hà Nội: đến chùa Hòe Nhai (45) – tỉnh Hưng Yên – tỉnh Hải Phòng: huyện An Dương (80) - Đà Nẵng (94)- Sài Côn (Sài Gòn): chùa Gia Chất tự - thôn Phú Nhuận (139) – chùa Sắc Tứ (140) Tới nước Trà Bà: Sênh Cát Bồ (157) - Hồng Mao (187) - Tây Thiên (190)- A Đền (203)- Ô Bốc (215) - Mạc Xay(219)- Tuy Ninh (262)- Ả Rập (270)- Tu Nông (303) – Li Ông (337)- Ba Li (Paris) (339) -Tân An ( Lãng Sa (390) - Lê Căn (407) Con đƣờng đi sứ trở về: Paris: Mác Xây - Paris (câu541)- A Đền (552)- Thiên Trúc (568)- Thiều Châu Phúc Kiến (600)- Côn Lôn (605) – Đồng Nai (611) - Gia Định (614)- Hải Phòng (614)- chùa Đồng Nhân (621)
  • 54. 49 Qua sơ đồ phác thảo trên có thể nhận thấy rất rõ con đường đi sứ của nhà tu hành gắn với các địa điểm Phật giáo: chùa Đồng Nhân, chùa Tiêu Sơn, chùa Đình Bảng (ở Bắc Ninh), chùa Hòe Nhai ở Hà Nội, chùa Gia Chất, chùa Sắc Tứ ở Sài Gòn. Thiền sư còn đi qua những nơi thánh tích Phật giáo như: Tây Thiên, Thiên Trúc, Kiến Phúc…. Mỗi giới, mỗi thành phần đi sứ đều lựa chọn chốn dừng chân phù hợp với chức phận của riêng mình. Tiểu kết Văn bản Như Tây nhật kí gồm 2 phần: Thơ Tiễn tặng và Tây hành nhật kí – tác phẩm thơ đi sứ bằng thơ Nôm của Thiền sư Thanh Cao, hiện được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu AB.541. Đây là tập nhật kí bằng chữ Nôm gồm 630 câu thơ, ghi lại những nơi địa danh, những nhân vật Thiền sư đi qua, gặp gỡ trong suốt cuộc hành trình sang Tây xem đấu xảo và hành trình trở về đến chùa Đồng Nhân - Bắc Ninh, nơi Thiền sư tu tập. Văn bản được khắc in năm Thành Thái (1892) sau chuyến công du trở về của Thiền sư Thanh Cao. Ngoài ra tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ được bản Tây hành kí, kí hiệu AB.9, nội dung giống phần Tây hành nhật kí trong văn bản Như tây nhật kí kí hiệu AB.541, nhưng với số lượng câu thơ là 430 câu, ghi lại hành trình sang Pháp xem đấu xảo và truyền bá/trao đổi tư tưởng Phật giáo tại nước Pháp. Giá trị của văn bản ngoài sự phong phú về thể loại văn học còn giúp phác họa hành trình đi sứ của nhà tu hành, qua đó hiểu thêm về thân thế và tư tưởng của ông trong việc truyền giáo và chấn hưng đạo Phật không những trong nước mà còn mở rộng ở tây dương trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX.