SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
THIỀU THỊ KIM
HO¹T §éNG KIÓM TRA GI¸M S¸T CñA CÊP Uû
TRONG C¥ CHÕ KIÓM SO¸T QUYÒN LùC -
QUA THùC TIÔN HUYÖN §¤NG S¥N, THANH HO¸
Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Thiều Thị Kim
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA
ĐẢNG TRONG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC Ở
VIỆT NAM.......................................................................................... 8
1.1. Sự cần thiết phải có hoạt động kiểm tra giám sát của Đảng
trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở Việt Nam................................. 8
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin................................................ 9
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh ......................................................................12
1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam .........................................18
1.2. Kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực ......26
1.2.1. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong hệ thống chính trị Việt Nam .......26
1.2.2. Kiểm tra giám sát của Đảng...............................................................32
1.2.3. Quan hệ giữa kiểm tra giám sát của Đảng với các cơ chế kiểm
soát quyền lực khác............................................................................38
Chương 2: THỰC TRẠNG, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA GIÁM SÁT CỦA CẤP
ỦY TRONG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC QUA
THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG SƠN, THANH HOÁ........................ 45
2.1. Thực trạng kiểm tra giám sát của cấp uỷ trong cơ chế kiểm
soát quyền lực qua thực tiễn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá....45
2.1.1. Tổ chức và môi trường hoạt động của Huyện uỷ...............................45
2.1.2. Hoạt động kiểm tra giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn, Thanh Hoá.......55
2.1.3. Kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra .................................................72
2.2. Quan điểm chỉ đạo kiểm tra giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn ........78
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát của cấp uỷ
trong cơ chế kiểm soát quyền lực qua thực tiễn huyện Đông
Sơn, Thanh Hoá ................................................................................79
2.3.1. Nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm thực hiện công tác kiểm tra
giám sát cho cấp uỷ, tổ chức đảng, Uỷ ban Kiểm tra, cán bộ,
đảng viên ............................................................................................79
2.3.2. Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Huyện ủy
đối với cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới thực hiện công tác kiểm tra
giám sát ...............................................................................................81
2.3.3. Lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy đổi mới phương thức phối
hợp với các tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác kiểm tra giám
sát và thi hành kỷ luật trong Đảng .....................................................82
2.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của Huyện ủy với phòng
chống tham nhũng..............................................................................83
2.3.5. Thực hiện nghiêm minh thi hành kỷ luật Đảng và giải quyết
khiếu nại kỷ luật Đảng .......................................................................86
2.3.6. Nâng cao chất lượng giám sát công tác cán bộ..................................88
2.3.7. Nâng cao chất lượng cán bộ kiểm tra.................................................90
2.3.8. Phát huy vai trò của nhân dân trong kiểm tra giám sát......................92
KẾT LUẬN....................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................97
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCH: Ban chấp hành
BTV: Ban thường vụ
HĐND: Hội đồng nhân dân
TCCS: Tổ chức cơ sở
UBKT: Ủy ban kiểm tra
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước là hình thức tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực
chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích
trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy sinh
từ bản chất của xã hội. Quyền lực chính trị của nhà nước thuộc về một thiểu
số giai cấp thống trị, được thực hiện bằng một bộ máy với một lớp người
chuyên làm chức năng cưỡng chế và quản lý xã hội theo đường lối của giai
cấp thống trị xã hội.
Quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền,
nhưng nhà nước, thông qua các cán bộ công quyền, không phải là thánh thần
và cũng có thể mắc sai lầm, vì vậy phải kiểm tra, kiểm soát để tránh lạm
quyền. Đã uỷ quyền, trao quyền thì phải kiểm soát, nếu muốn có dân chủ,
công bằng, tự do. Nếu phân công, phối hợp mà không có kiểm soát thì sẽ
không hiệu quả.
Kiểm soát quyền lực nhà nước là một hệ thống những cơ chế được thực
hiện bởi nhà nước và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước
đúng mục đích, hiệu quả. Kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm kiểm soát
phạm vi hoạt động của quyền lực nhà nước; kiểm soát quá trình thông qua và
sửa đổi Hiến pháp; kiểm soát tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước;
kiểm soát những người thực thi quyền lực nhà nước và có thể kiểm soát từ
bên trong và bên ngoài nhà nước.
Trong xã hội dân chủ, kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện từ
cả bên trong và bên ngoài nhà nước. Kiểm soát từ bên trong là sự kiểm soát
do nhà nước thực hiện, kiểm soát từ bên ngoài nhà nước là sự kiểm soát của
xã hôi thông qua các đảng chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, phương tiện
truyền thông và nhân dân.
2
Đối với các nước áp dụng cơ chế tam quyền phân lập, có sự phân chia
rành mạch các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thì kiểm soát quyền lực
nhà nước được thực hiện bằng cơ chế “kiềm chế - đối trọng” giữa ba quyền
trên. Bên cạnh đó, trong hệ thống chính trị đa đảng, sự kiểm soát quyền lực
nhà nước còn được thực hiện bởi các đảng đối lập. Do vậy, kiểm soát quyền
lực nhà nước bằng đảng chính trị ngoài sự kiểm tra, giám sát trong nội bộ
đảng còn có sự giám sát của đảng đối lập đối với đảng cầm quyền trong lãnh
đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Ở Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân
dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; quyền lực nhà
nước là thống nhất trong đó có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền
lực giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Điều đó có nghĩa là, chúng ta không áp dụng cơ chế phân quyền, trong
khi đó, cơ chế kiểm soát trong bộ máy nhà nước vẫn chưa được định hình rõ
nét trên thực tế. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy
nhất cầm quyền, lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối hệ thống chính trị và xã hội. Do
đó, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay từ bên trong nhà
nước và từ bên ngoài xã hội, đặc biệt bằng đảng chính trị đang là vấn đề có
tính cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Như vậy, khi đảng chính trị duy nhất cầm quyền, lãnh đạo toàn diện,
tuyệt đối nhà nước và xã hội thì cơ chế kiểm soát quyền lực, hệ thống kiểm
soát quyền lực,... là do đảng lãnh đạo, xây dựng lên. Để kiểm soát chặt chẽ
quyền lực nhà nước thì phải kiểm soát chặt chẽ quyền lực chính trị của đảng.
Để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ quyền lực chính trị của đảng thì phải làm tốt
công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ đảng. Công tác kiểm tra, giám sát của
3
đảng là kiểm tra chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết, chính sách của
đảng; kiểm tra, giám sát việc cụ thể hoá của nhà nước; kiểm tra, giám sát cán
bộ, đảng viên thực hiện chủ trương, đường lối đó,... Vì vậy, vấn đề cốt lõi để
kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta là cần phải thực hiện có hiệu quả
công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong nội bộ đảng.
Đảng lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội, kiểm tra, giám sát của
Đảng là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Do đó, các cấp uỷ thường
xuyên kiểm tra giám sát Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình thông qua các tổ chức đảng, thông qua cán bộ, đảng viên, thông qua
việc ban hành các chương trình phối hợp kiểm tra, giám sát giữa Ủy ban
Kiểm tra các cấp với các cơ quan thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước, với
các tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước.
Trong quá trình hoạt động, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, kiểm tra, giám sát là những chức năng
lãnh đạo của Đảng, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo.
Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng,
là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm
hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp
hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của
Đảng và pháp luật của Nhà nước. Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng
theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ
chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định
của Đảng.Tuy nhiên, nó chỉ trở thành hiện thực khi được các tổ chức đảng,
đảng viên chấp hành nghiêm chỉnh. Hơn nữa, việc nhìn nhận vai trò kiểm tra
giám sát của Đảng hiện nay cũng đang gây tranh luận và có nhiều ý kiến khác
nhau, cho nên, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn.
4
Trong những năm vừa qua, công tác kiểm tra giám sát của các cấp ủy, tổ
chức đảng trong Đảng bộ huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều
chuyển biến rõ rệt, đạt được những thành tích quan trọng, góp phần tích cực
phục vụ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện đã đề ra. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: vị trí, vai trò
và tầm quan trọng của công tác kiểm tra giám sát chưa được nhận thức đầy đủ,
đúng đắn; nhiều cấp uỷ Đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra công tác giám sát
trong Đảng và giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của Đảng, nhà
nước, cán bộ, đảng viên chưa được quan tâm, chưa đáp ứng yêu cầu công tác
xây dựng Đảng trong tình hình mới; chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra
giám sát chưa cao; sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện
và khắc phục; chưa coi trọng kiểm tra phòng ngừa, phát huy nhân tố tích cực;
một số tổ chức đảng yếu kém; phương thức lãnh đạo và sinh hoạt lúng túng;
nội bộ mất đoàn kết; nguyên tắc tập trung dân chủ còn bị vi phạm; một số Uỷ
ban Kiểm tra, cán bộ làm công tác kiểm tra còn lúng túng, bị động cả về nhận
thức và phương thức tổ chức thực hiện,... Những yếu kém trên là một trong
những nguyên nhân dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, lạm quyền, suy thoái về
chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
hiện nay. Trước thực trạng trên đòi hỏi Huyện uỷ Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá
cần phải nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo và hiệu quả tổ chức thực hiện công
tác kiểm tra, giám sát trong cơ chế kiểm soát quyền lực.
Từ những nhận thức trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm
tra giám sát của Huyện ủy để kiểm soát quyền lực nhà nước ở Đông Sơn hiện
nay là vấn đề thực sự có ý nghĩa. Cho nên, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề:
“Hoạt động kiểm tra giám sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
- qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hoá” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
với mong muốn làm sáng tỏ thêm vấn đề trên, góp phần tổng kết thực tiễn,
5
kinh nghiệm quá trình kiểm tra, giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn, Thanh Hoá
trong cơ chế kiểm soát quyền lực, nhằm tạo cơ sở cho việc hoạch định chủ
trương, giải pháp đảm bảo kiểm soát quyền lực trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, vấn đề kiểm tra, giám sát của Đảng và nâng cao
chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, vấn đề kiểm soát quyền lực
được các cấp uỷ Đảng và nhiều nhà nghiên cứu lý luận quan tâm, trao đổi, đề
cập ở những góc độ khác nhau thông qua các đề tài khoa học cấp nhà nước,
cấp bộ, sách chuyên khảo, bài viết trên các tạp chí nghiên cứu, tham luận tại
các hội thảo khoa học của các nhà lý luận, nhà quản lý.
Thời gian gần đây, các tạp chí nghiên cứu như: Tạp chí Cộng sản,
Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và pháp luật, Luật học, Quản lý nhà nước, Tổ
chức nhà nước... đã đăng nhiều bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lý về
quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước.
Một số luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ ở Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia (cũ), Đại học Quốc gia, Đại học
Luật Hà Nội... cũng đã đề cập đến vấn đề về công tác kiểm tra giám sát của
Đảng, kiểm soát quyền lực nhà nước dưới các gốc độ tiếp cận của luật học,
chính trị học, hành chính học...
Các công trình nghiên cứu trên đã hệ thống, khái quát lại những quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng
ta về công tác kiểm tra giám sát của Đảng, kiểm soát quyền lực nhà nước. Các
nghiên cứu này cũng đã đánh giá thực trạng công tác kiểm soát quyền lực ở
Việt Nam, công tác kiểm tra của Đảng ở một số địa phương, ngành, đồng
thời, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất hệ thống các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát của Đảng, kiểm soát
quyền lực ở Việt Nam.
6
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn
diện về lý luận và thực tiễn vấn đề kiểm tra giám sát của Đảng trong cơ chế
kiểm soát quyền lực ở địa bàn huyện Đông Sơn. Do đó, trên cơ sở kế thừa có
chọn lọc các tài liệu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu vấn đề kiểm tra, giám
sát của Huyện uỷ Đông Sơn trong cơ chế kiểm soát quyền lực trong giai
đoạn hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu lý luận kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát
quyền lực và thực tiễn kiểm tra giám sát của Huyện uỷ, Uỷ ban kiểm tra Huyện
uỷ Đông Sơn từ năm 2010-2013 nhằm làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về
kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực, đồng thời đề
xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám
sát của Huyện uỷ, hiệu quả kiểm soát quyền lực ở Đông Sơn hiện nay.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu, hệ thống những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị
trí, tầm quan trọng của công tác kiểm tra giám sát của Đảng, đặc biệt là công
tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực.
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra từ công
tác kiểm tra giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn.
Phân tích những yêu cầu đối với công tác kiểm tra giám sát của Huyện
uỷ Đông Sơn trong giai đoạn hiện nay và kiến nghị những giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra giám sát của Huyện
uỷ Đông Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động kiểm tra giám sát của
7
Huyện uỷ, trong cơ chế kiểm soát quyền lực qua thực tiễn huyện Đông
Sơn, Thanh Hoá.
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác kiểm tra, giám sát của Huyện
ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện uỷ trong giai đoạn 2010-2013.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền lực Nhà nước, kiểm
soát quyền lực, công tác kiểm tra giám sát của Đảng để giải quyết các vấn đề
mà luận văn đã đề ra.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận
văn còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh, thống kê, đối chiếu, khái quát hoá, điều tra xã hội học....
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Bước đầu làm rõ vai trò, vị trí của công tác kiểm tra giám sát của Đảng
trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở huyện Đông Sơn hiện nay.
Hệ thống hóa được những chủ trương của Huyện uỷ Đông Sơn về việc
thực hiện kiểm tra, giám sát trong cơ chế kiểm soát quyền lực từ năm 2010
đến năm 2013. Từ những thành công và hạn chế tồn tại rút ra kinh nghiệm và
chỉ ra phương hướng để vận dụng cho giai đoạn sau.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chương.
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG
TRONG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC Ở VIỆT NAM
1.1. Sự cần thiết phải có hoạt động kiểm tra giám sát của Đảng
trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở Việt Nam
Xã hội càng phát triển, vai trò của nhà nước càng lớn thì yêu cầu về
kiểm soát quyền lực nhà nước càng cao. Điều đó được giải thích bằng tính
chất phức tạp trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, cấp độ của quyền
lực nhà nước. Chính vì vậy kiểm soát quyền lực nhà nước phải được triển
khai hệ thống. Kiểm soát quyền lực nhà nước là một hệ thống những cơ chế
được thực hiện bởi nhà nước và xã hội, nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực
nhà nước đúng mục đích, hiệu quả. Từ cách tiếp cận hệ thống có thể thấy,
kiểm soát quyền lực nhà nước gồm kiểm soát từ bên trong (nhà nước) và kiểm
soát từ bên ngoài (Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân). Quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân,
nông dân và tầng lớp trí thức. Để giữ vững bản chất hiến định đó thì phải giữ
cho quyền lực nhà nước không đi chệch hướng. Muốn vậy phải có sự lãnh đạo
của Đảng. Mà kiểm tra giám sát là một trong những phương thức lãnh đạo của
Đảng. Kiểm tra giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
có vai trò quan trọng, tất yếu thể hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
Nó được thể hiện rõ nét nhất thông qua công tác kiểm tra giám sát của Đảng.
Trước tiên là kiểm tra giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách của
Đảng; kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong việc thực hiện
nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Công tác kiểm tra của Đảng
là hoạt động của Đảng, được tiến hành đối với tổ chức đảng và đảng viên,
nhằm nắm vững tình hình; nhận xét, đánh giá việc chấp hành các quy định,
9
quyết định của Đảng; xác định sự đúng đắn hay vi phạm của các hành vi có
liên quan đến kỷ cương, kỷ luật của Đảng. Giám sát của Đảng là việc các cấp
uỷ, tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của tổ chức đảng và
đảng viên chịu sự giám sát trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và đạo đức, lối sống theo quy định của
Ban Chấp hành Trung ương.
Công tác kiểm tra giám sát của Đảng nhằm bảo đảm cho chủ trương,
đường lối của Đảng, của các cấp uỷ và chính sách, pháp luật của nhà nước
được chấp hành nghiêm chỉnh. Trong kiểm soát quyền lực nhà nước, quan hệ
giữa kiểm tra, giám sát của Đảng với các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước khác về thực chất là quan hệ lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước thông
qua kiểm tra, giám sát.
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
Trên cơ sở kế thừa thuyết phân chia quyền lực và tổng kết kinh nghiệm
lịch sử đấu tranh giai cấp, khi bàn về mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội
công dân, để nhà nước không bao trùm hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
cũng như lấn lướt tự do của con người, C. Mác cho rằng phải giới hạn quyền
lực nhà nước. “Tự do là ở chỗ biến nhà nước, cơ quan tối cao của xã hội,
thành một cơ quan hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội, và ngay cả ngày nay nữa,
các hình thức nhà nước tự do hay không tự do là tuỳ ở chỗ trong những hình
thức ấy, “sự tự do của nhà nước” bị hạn chế nhiều hay ít” [12, tr.490].
Trong bộ Tư bản, C. Mác đã đề cập đến công tác kiểm tra nói chung.
Kiểm tra là một phương thức hành động để thực hiện mục đích, là một tất yếu
khách quan đối với hoạt động của con người và tổ chức. C.Mác khẳng định:
Vào một thời kỳ ở một nước mà thế lực vua chúa, giai cấp
quý tộc và giai cấp tư sản tranh giành quyền thống trị, mà do đó
quyền thống trị bị phân chia thì học thuyết phân quyền tỏ ra là tư
10
tưởng thống trị, nó được người ta coi là quy luật vĩnh viễn… mối
điều khoản của hiến pháp đều chứa sẵn trong bản thân nó cái phản
đề của bản thân nó, cái thượng viện và hạ viện của nó tự do trong
câu nói chung chung, và xóa bỏ cái tự do trong điều khoản kèm
theo… Hiến pháp đã được soạn thảo ra sao cho nghị viện có thể gạt
bỏ được tổng thống bằng con đường lập hiến, nhưng tổng thống lại
có thể gạt bỏ nghị viện bằng con đường không lập hiến, bằng cách
thủ tiêu luôn cả hiến pháp. Như thế là ở đây, bản thân hiến pháp lại
đi thách thức thủ tiêu mình bằng bạo lực. Chẳng những nó thần
thánh hóa chế độ phân quyền giống như Hiến chương 1830, mà nó
còn mở rộng chế độ phân quyền đến chỗ mâu thuẫn không sao chịu
nổi… Nếu hiến pháp giao cho tổng thống quyền thực tế thì nó lại cố
gắng bảo đảm cho nghị viện quyền tinh thần… [10, tr.236].
Theo C.Mác, để thực hiện kiểm tra, giám sát trong đảng, cần phải thực
hiện các nguyên tắc như:
Bầu cử rộng rãi theo định kỳ. Báo cáo công tác và có thể bị
bãi miễn; chẳng hạn Báo cáo công khai của hội đồng Trung ương,
(bầu lại hàng năm), Báo cáo của từng thành phần để tất cả thảo
luận, khi cần phải có những biện pháp thực tiễn ngay lập tức; Thực
hiện quyền phê bình và bình luận tự do, tranh luận tư tưởng trong
đảng, thực hiện quyết định của đa số nhưng phải bảo đảm quyền lợi
của thiểu số [11, tr.25-26].
V.I. Lênin đã bàn về vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra đối với
toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. Theo quan điểm của Lênin, trong
công tác quản lý cùng với nội dung “chọn người, giao việc” thì “kiểm tra
kiểm soát” là việc vô cùng quan trọng. Cần có kế hoạch và đầu tư thời gian để
tiến hành kiểm tra công việc: "Kiểm tra nhân viên công tác và kiểm tra việc
11
chấp hành thực tế công tác - mấu chốt của toàn bộ công tác, của toàn bộ
chính sách hiện nay là ở đấy, vẫn ở đấy và chỉ có ở đấy" [39, tr.19]. Phải đi từ
công tác kiểm tra để một mặt tác động tới bộ máy nhà nước, coi đây là điểm
xuất phát và khâu trung tâm của phương thức lãnh đạo của đảng đối với cơ
quan nhà nước, mặt khác, thông qua công tác kiểm tra mà xem lại tính đúng
đắn, tính phù hợp của các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của đảng so với thực
tiễn, từ đó có những sửa đổi, bổ sung, phát triển sáng tạo các chủ trương,
đường lối, chỉ thị, nghị quyết của đảng. "Phải nghĩ đến chuyện kiểm tra lại
những chủ trương mà chúng ta tuyên bố hàng giờ, quyết định hàng phút, rồi
từng giây chứng minh tính chất không vững chắc, không kiên định và khó hiểu
của những chủ trương đó" [39, tr.443].
Theo Lênin, những nội dung chủ yếu của kiểm tra, kiểm soát bao gồm:
việc sản xuất và phân phối những sản phẩm chủ yếu nhất; các hoạt động tài
chính và tiền tệ, nhất là hoạt động của ngân hàng, lưu thông tiền tệ, thu nhập,
chi tiêu và nộp thuế của các nhà giàu; việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, pháp luật của Nhà nước; việc thi hành các chức trách và chấp hành
kỷ luật lao động; để phát hiện kịp thời và đấu tranh chống các hiện tượng tiêu
cực. Đây chính là những vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước.
Lênin đã đề xuất thiết lập các cơ quan uỷ ban kiểm tra của Đảng tiến
tới cần phải có vị trí độc lập với cơ quan chấp hành. Cơ quan uỷ ban kiểm tra
phải được các đại hội đảng bầu ra thay cho cách bầu ra từ các ban chấp hành.
Khi họp Ban Chấp hành Trung ương đều phải có uỷ ban kiểm tra tham dự với
tư cách như một thành viên trong các cuộc họp “liên tịch”.
Trong điều kiện đảng cầm quyền, khi nhiều đảng viên thực hiện vai trò
lãnh đạo, quản lý trong bộ máy nhà nước, thì việc kiểm soát các đảng viên đó
thông qua công tác kiểm tra của đảng cũng chính là một hình thức kiểm soát
quyền lực nhà nước. Trong điều kiện đó, V.I.Lê-nin yêu cầu cần phải hợp
12
nhất hai cơ quan kiểm tra của đảng và thanh tra nhà nước làm một. Theo
V.I.Lê-nin, việc hợp nhất hai cơ quan đó để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát
sẽ có hiệu quả hơn. Công tác kiểm tra là vô cùng phức tạp, có nhiều khó khăn,
nhất là sẽ không hiệu quả nếu cán bộ kiểm tra không có phẩm chất đạo đức,
thiếu uy tín. Do vậy, theo V.I.Lê-nin: “... muốn biết cách điều khiển công tác
kiểm tra, thì cần phải có một người có uy tín đứng đầu, nếu không chúng ta sẽ
sa lầy và sẽ chìm ngập trong những mưu toan nhỏ nhặt” [38, tr.146]. Khi
đường lối, chính sách đã được xác định, phương hướng đã được thông qua thì
nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu và sự lãnh đạo phải chuyển
trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc lựa chọn
người và kiểm tra việc thực hiện.
Như vậy, các nhà kinh điển Mác xít, đặc biệt là Lênin đã luôn coi công
tác kiểm tra, kiểm soát, coi đây là công cụ hữu hiệu và là một trong những nội
dung lãnh đạo đối với tổ chức đảng, cơ quan nhà nước.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra giám sát của Đảng
Tính tất yếu của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm
soát đối với hoạt động lãnh đạo của Đảng. Theo Người: “Lãnh đạo đúng
nghĩa là: Phải quyết định vấn đề mọi cách cho đúng... Phải tổ chức sự thi
hành cho đúng... Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng
phải có quần chúng giúp mới được” [29, tr.285].
Để tổ chức thi hành và kiểm soát thực hiện chính xác của các quyết
định của Đảng và Nhà nước thì không thể thiếu được công tác kiểm tra, kiểm
soát của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Khi đã có
chính sách đúng thì sự thành công hoặc thất bại của các chính
13
sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và
do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy
cũng vô ích [27, tr.154].
Cho nên, “Có thể nói rằng, chín phần mười khuyết điểm trong công việc
của chúng ta là vì thiếu kiểm tra, giám sát. Nếu tổ chức giám sát được chu đáo
thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm” [27, tr.154].
Kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng là một tất yếu khách
quan nhằm ngăn chặn khuyết điểm sai lầm, sửa chữa thói hư tật xấu, thải loại
những kẻ thoái hóa biến chất, xây dựng đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng
nhà nước của dân, do dân, vì dân. Bởi vì, như Người luận giải:
Đảng ta là một Đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp
trong xã hội. Vì vậy có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên
quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những
tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào
trong Đảng [29, tr.261].
Vị trí, vai trò của công tác kiểm tra giám sát của Đảng
Kiểm tra, giám sát là một phương thức quan trọng để bảo đảm thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khi Đảng
ta trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội thì công tác
kiểm tra càng có tác dụng, tầm quan trọng đặc biệt. Tại Hội nghị tổng kết công
tác kiểm tra của Đảng, ngày 29/7/1964, Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
Công việc của Đảng và Nhà nước ngày càng nhiều. Muốn
hoàn thành tốt mọi việc, thì toàn thể đảng viên và cán bộ phải chấp
hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của Đảng. Và muốn
như vậy, thì các cấp ủy Đảng phải tăng cường công tác kiểm tra. Vì
kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm
tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với nhà nước, làm gương mẫu tốt
14
cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư
tưởng, về tổ chức [32, tr.300].
Kiểm tra, giám sát là một nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo,
quản lý nhà nước. Người cho rằng, kiểm tra, giám sát giúp công tác lãnh đạo,
công tác quản lý, chỉ đạo không bị sai lệch. Người thường xuyên nhắc nhở,
chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ lãnh đạo các cấp phải coi trọng, quan tâm công tác
thanh tra, kiểm tra. Người nói rằng:
Làm mà không kiểm tra thì không biết kết quả ra sao, không
hiểu sai lệch thế nào để kịp thời sửa chữa. Cũng theo Người, Có
kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát
của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới
sửa chữa và giúp đỡ kịp thời [32, tr.510].
Kiểm tra, giám sát là một biện pháp quan trọng góp phần tích cực
phòng, chống bệnh quan liêu, nạn tham ô, lãng phí và các hành vi vi phạm
pháp luật khác. Người khẳng định:
Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, muốn biết các
nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không, muốn
biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm
soát. Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa
kiểm soát khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi [29, tr.287].
Như vậy, kiểm tra, giám sát không chỉ nhằm phát hiện ra những vi
phạm để xử lý mà còn phát hiện ra những sơ hở của bản thân cơ chế, chính
sách, chỉ ra những khuyết tật của bộ máy và quá trình vận hành bộ máy để sửa
đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn cơ chế, chính sách, đồng thời, biểu dương
những cái tốt, cái tích cực, những yếu tố mới, những nhân tố điển hình cần
nhân rộng phát huy.
15
Phạm vi, nội dung và cách kiểm tra giám sát
Phạm vi, nội dung của công tác kiểm tra giám sát chủ yếu là kiểm tra việc
và kiểm tra người. Việc ở đây chủ yếu bao gồm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước. Người ở đây là cá nhân cán bộ, đảng viên.
Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích, tác dụng của công tác kiểm tra, kiểm soát là:
Giúp cho các cấp uỷ đảng nắm chắc được tình hình lãnh đạo,
chất lượng của các nghị quyết, chỉ thị; tình hình thực hiện như thế nào,
có gì đúng đắn, có gì sai lệch; ai chấp hành tốt, ai chấp hành chưa tốt;
năng lực thực tế của mỗi cán bộ, đảng viên. Theo Người, có giám sát
mới biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu; mới biết rõ các khuyết
điểm của các cơ quan; mới biết rõ tính đúng đắn, khả thi hay chưa phù
hợp với các nghị quyết, chỉ thị [29, tr.287].
Người lý giải có hai cách kiểm tra: kiểm tra từ trên xuống - tức là người
lãnh đạo kiểm tra kết quả những công việc của cán bộ mình. Kiểm tra từ dưới
lên - tức là quần chúng và cán bộ kiểm tra sự sai lầm của người lãnh đạo và
bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó. Người chỉ rõ: “Để thực hiện chữ
Liêm, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống,
từ dưới lên... Vì vậy dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát
cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ “LIÊM” [29, tr.287].
Trong các hình thức, phương pháp kiểm tra, Hồ Chí Minh đặc biệt đề
cao kiểm tra thường xuyên và kiểm tra trực tiếp. Kiểm tra phải được tiến hành
thường xuyên, chứ không phải lúc làm, lúc bỏ, đánh trống bỏ dùi; phải trở
thành công việc thường ngày của các cấp ủy Đảng (nhất là các đồng chí cán
bộ chủ chốt). Khi chưa quyết định thì tha hồ bàn cãi, nhưng khi đã quyết định
rồi thì không được cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là bàn cách thi hành cho được,
cho nhanh, không phải để đề nghị không thực hiện.
Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến công tác kiểm tra, kiểm soát để
16
khắc phục tình trạng lạm dụng quyền lực. Công tác kiểm tra được Người ví
như “ngọn đèn pha” vừa để giúp cho việc lãnh đạo đúng đắn, vừa ngăn chặn
sự lạm dụng quyền lực của các cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước
các cấp. Người chỉ rõ: “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và
lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán
bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời” [29, tr.520].
Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi
quyền lực của các cơ quan nhà nước và khuyến khích nhân dân thực hiện
công việc này. Người viết: “ Chính phủ ta là chính phủ của nhân dân, chỉ có
một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong
đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của
mình là người đầy tớ trung thành tận tuỵ của nhân dân” [30, tr.361 - 362].
Như vậy, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của
V.I. Lênin về công tác kiểm tra, kiểm soát phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn
của đất nước ta và Đảng ta.
1.1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực nhà nước và kiểm soát
quyền lực nhà nước
Theo Hồ Chí Minh, trong nhà nước có nhiều cơ quan quyền lực nhà
nước khác nhau, từ trung ương đến địa phương, nhưng các cơ quan quyền lực
các cấp này chỉ là người thi hành mệnh lệnh, thực hiện ý chí của nhân dân,
nghĩa là mọi quyền lực chính trị trong Nhà nước ta đều là của nhân dân.
Người viết: “Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của chúng ta, tất cả
mọi quyền lực đều là của nhân dân, tức là của các giai cấp công, nông, tiểu
tư sản và tư sản dân tộc” [30, tr.217].
Cơ quan quyền lực được coi là chân chính đều phải do nhân dân tổ
chức, bầu ra theo nguyên tắc đa số. Hồ Chí Minh thường dùng cụm từ “nhân
dân giao cho” để nói đến việc nhân dân uỷ thác quyền lực của mình cho các
17
cơ quan nhà nước các cấp. Quyền lực không chân chính là quyền lực thể hiện
trong các trường hợp quyền lực chân chính đã bị lạm dụng, làm hại nhân dân.
Hồ Chí Minh đã phê phán tình trạng lạm dụng quyền lực của một số người
đứng đầu các cơ quan quyền lực. Người viết:
Dân ghét các ông chủ tịch, các ông uỷ viên vì cái tật ngông
nghênh cậy thế cậy quyền. Những ông này không hiểu nhiệm vụ và
chính sách của Việt Minh, nên khi nắm được chút quyền trong tay
vẫn hay lạm dụng, có được mấy khẩu súng lục trong túi lúc nào
cũng lăm le muốn bắn, đeo chiếc kiếm bên mình lúc nào cũng chực
muốn chặt người ta [28, tr.47].
Để đảm bảo quyền lực của nhà nước luôn thực sự là quyền lực của
nhân dân, Người cho rằng, phải kiên quyết trừng trị những kẻ lạm dụng quyền
lực, lợi dụng việc nhân dân giao quyền cho rồi cậy thế, cậy quyền ức hiếp
nhân dân, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân. Người đã nghiêm khắc xử lý
một số cán bộ lãnh đạo nắm quyền ở các cơ quan nhà nước lạm dụng quyền
lực mà phạm phải những lỗi lầm. Người nhắc nhở:
Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì
phải ra sức sửa chữa. Vậy nên ai không phạm phải lỗi lầm trên này,
thì nên chú ý tránh đi và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm
những lỗi lầm trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa
chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung [28, tr.58].
Để khắc phục tình trạng lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước
Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều biện pháp. Trước hết phải dùng pháp luật của
nhân dân. Người viết: “Phép luật là phép luật của nhân dân, dùng để ngăn
ngừa những hành động có hại cho nhân dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại
đa số nhân dân” [30, tr.453].
Theo Hồ Chí Minh, việc kiểm sát quyền lực không chỉ được thực hiện
bởi các cơ quan thanh tra, kiểm sát, hay các cơ quan quyền lực kiểm soát lẫn
18
nhau, mà điều quan trọng là để chính nhân dân kiểm soát các cơ quan quyền
lực nhà nước. Người nói: “Dân chúng có quyền kiểm soát việc làm để đề
phòng những việc nhũng lạm có thể xảy tới” [28, tr.154].
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực nhà nước và kiểm soát
quyền lực nhà nước đã luận giải cho việc xây dựng một cơ chế kiểm soát
quyền lực, mà quyền lực của nó thuộc về nhân dân.
1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.1.3.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác kiểm tra
giám sát
Vai trò kiểm tra, giám sát của Đảng
Kiểm tra giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là
bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Trong các văn
kiện của Đảng đã xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm tra
giám sát của Đảng. Kiểm tra, giám sát là nội dung, là phương thức thực hiện
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà Nước và đối với toàn xã hội, là một trong
những yếu tố quyết định hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng
cầm quyền. Đảng phải tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công
tác kiểm tra, giám sát.
Trong quá trình hoạt động, Đảng ta đã xác định kiểm tra giám sát là
chức năng lãnh đạo của Đảng, lãnh đạo phải có kiểm tra, giám sát, “Lãnh đạo
mà không có kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo”. “Công tác kiểm tra có
vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng”. Văn
kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh:
Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp ủy, của ủy ban
kiểm tra các cấp [17, tr.146]. Công tác kiểm tra là một bộ phận
quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng đảng, là một khâu quan
trọng của tổ chức thực hiện [14, tr.122], là biện pháp hiệu nghiệm
để khắc phục bệnh quan liêu [16, tr.137].
19
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta là hệ thống các công tác
giám sát, thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan trong hệ thống chính trị
và của nhân dân. Hoạt động thanh tra kiểm tra giám sát của các cơ quan Nhà
nước là phương thức bảo đảm quyền tự do, dân chủ, chống lại mọi hành vi
quan liêu, cửa quyền, hách dịch đối với nhân dân. Hoạt động kiểm tra, giám sát
trực tiếp của dân thông qua việc theo dõi, đánh giá kiểm tra giám sát với tư
cách một người công dân hoặc với tư cách một tổ chức của nhân dân đối với
các cơ quan Nhà nước để xem xét, đánh giá việc thực hiện quyền lực nhà nước
mà mình uỷ quyền cho các cơ quan đó như thế nào, có lạm quyền không.
Kiểm tra giám sát của Đảng là một bộ phận của việc giám sát việc thực
thi quyền lực nhà nước đối với đảng cầm quyền. Báo cáo chính trị Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ:
Lãnh đạo việc đổi mới và tăng cường công tác thanh tra của
Chính phủ và các cơ quan hành pháp; phát huy vai trò giám sát của
Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân, theo đúng chức năng và thẩm quyền của các cơ quan đó.
Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy, của Ủy ban Kiểm tra các
cấp tập trung vào các nội dung chủ yếu: Thực hiện các nghị quyết,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chấp hành nguyên
tắc tập trung dân chủ và qui chế làm việc, củng cố đoàn kết nội bộ,
giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của
cán bộ, đảng viên [17, tr.146].
Những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác kiểm tra,
giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
Tư tưởng chỉ đạo công tác kiểm tra giám sát của Đảng là: “chủ động,
chiến đấu, giáo dục và hiệu quả”. Phải tiến hành thường xuyên, có nề nếp,
không thụ động ngồi chờ vụ việc xảy ra rồi mới xem xét, giải quyết; thường
20
xuyên nắm vững tình hình hoạt động của đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới,
kịp thời biểu dương tiến bộ, ngăn ngừa, khắc phục tiêu cực, nhằm chủ động
phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các khuyết điểm và phát hiện đảng
viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, phải xem xét, xử lý công minh,
chính xác, kịp thời, không để sai lầm. Trong quá trình tiến hành công tác kiểm
tra, giám sát, nhằm làm rõ đúng, sai, ưu, khuyết điểm, nếu có vi phạm thì làm rõ
nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, để bảo vệ cái đúng,
khắc phục cái sai. Mục đích của công tác kiểm tra, giám sát là để “thúc đẩy và
giáo dục đảng viên và cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với nhà
nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân”; ở phương pháp công tác kiểm tra,
giám sát là phát huy tinh thần tự giác của đảng viên và tổ chức đảng kết hợp
với công tác thẩm tra, xác minh. Qua công tác kiểm tra giám sát phải rút ra
được những bài học về tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, về giáo dục, rèn
luyện, quản lý, khen thưởng, kỷ luật đảng viên và tổ chức đảng để nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Trên cơ sở
kết luận chính xác về nội dung kiểm tra, giám sát, nhằm đánh giá được thực
chất tình hình, có biện pháp giáo dục và rút ra được những bài học kinh
nghiệm, giúp cho đối tượng được kiểm tra, giám sát phát huy ưu điểm, khắc
phục được khuyết điểm, vi phạm (nếu có) để phấn đấu tiến bộ.
Nhờ sự vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng trong
những năm qua có sự chuyển biến rõ rệt và đạt được những thành tích quan
trọng, góp phần tích cực phục vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và
công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế. Báo cáo Chính
trị Đại hội IX đã chỉ rõ:
Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám
sát và thi hành kỷ luật đảng, chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát
21
chưa cao; chưa coi trọng kiểm tra, giám sát thực hiện đường lối, chủ
trương, chỉ thị, nghị quyết, thi hành Điều lệ Đảng, kiểm tra, giám sát
phòng ngừa tiêu cực và phát huy nhân tố tích cực. Nhiều khuyết điểm,
sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện. Tình trạng
thiếu trách nhiệm, cơ hội, suy thoái đạo đức, lối sống vẫn diễn ra khá
phổ biến trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Kỷ luật, kỷ cương ở
nhiều tổ chức đảng không nghiêm. Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp
uỷ chưa tốt [19, tr.25].
Những yếu kém trong công tác kiểm tra giám sát cũng là một trong
những nguyên nhân không ngăn chặn và đẩy lùi được tệ quan liêu, tham nhũng,
suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên hiện nay.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội X, trên cơ sở tổng kết công tác kiểm tra,
kỷ luật của Đảng qua 20 năm đổi mới và tổng kết thực hiện Chỉ thị số 19-
CT/TW ngày 29-02-1988 của Bộ Chính trị khóa VIII về Tăng cường công tác
kiểm tra của Đảng, Hội nghị Trung ương 5, khóa X đã ra Nghị quyết về Tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Đây là Nghị quyết chuyên đề có
vị trí, ý nghĩa rất quan trọng đối với sự lãnh đạo của Đảng và công tác xây
dựng Đảng trong tình hình hiện nay.Nghị quyết đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, 5
quan điểm chỉ đạo và các giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng. Trong đó, Nghị quyết nêu 5 quan điểm chỉ đạo, nhấn mạnh những nội
dung mới cần quan tâm trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Nghị
quyết tiếp tục khẳng đinh vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, đồng
thời nhấn mạnh phải:
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và
bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật
22
của Đảng; phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, bảo vệ quan điểm,
đường lối của Đảng, tránh các nguy cơ sai lầm về đường lối, quan
liêu, xa dân của đảng cầm quyền [16, tr.73-74].
Hiện nay, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang trở nên nghiêm trọng, gây mất
lòng tin của nhân dân, ảnh hưởng đến sự sống còn của Đảng, tồn vong của
chế độ. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về Một số vấn đề cấp bách về xây
dựng Đảng hiện nay đã nhận định: Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ
cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết; đấu tranh
với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc. Vai trò giám sát của nhân
dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa được
phát huy, hiệu quả chưa cao. Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây
dựng Đảng trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện tốt 8 nhiệm vụ trong công
tác xây dựng Đảng mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra,
coi đó là những nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài và phải thực hiện thường
xuyên, có hiệu quả, đồng thời tập trung cao độ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt
ba vấn đề cấp bách sau đây:
Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân
đối với Đảng.
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp
trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế.
Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy,
23
chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp
bách nhất, cần tập trung giải quyết nhất trong ba vấn đề cấp bách của công tác
xây dựng Đảng. Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương
4, khóa XI của Đảng nhằm ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công tác kiểm
tra, giám sát của Đảng cần chú trọng hơn nữa vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, công tác kiểm tra, giám sát góp phần thúc đẩy, hoàn thành
nhiệm vụ của người đảng viên.
Thứ hai, công tác kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao tính gương
mẫu, tự giác của cán bộ, đảng viên.
Thứ ba, kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao tinh thần tự phê bình và
phê bình trong Đảng.
Thứ tư, kiểm tra, giám sát góp phần hoàn thiện nhân cách cán bộ, đảng viên.
Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát góp phần rèn luyện đạo đức “cần,
kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, ngăn ngừa và cảnh báo sai phạm.
1.1.3.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền lực Nhà
nước và kiểm soát quyền lực Nhà nước
Văn kiện Đại hội X của Đảng xác định quyền lực nhà nước và cơ chế
vận hành quyền lực nhà nước ta:
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần
xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả
quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc
thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp [17, tr.45].
Tại Đại hội XI của Đảng đã thể hiện sự chuyển biến nhận thức về vai
24
trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước. Đồng thời khẳng định
quyền lực Nhà nước phải được kiểm soát:
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp [19, tr.85].
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Quyền lực nhà
nước là tập trung thống nhất thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể của
quyền lực nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đây chính là giá trị đích
thực và bền vững trong tư tưởng nhân loại về nhà nước pháp quyền.
Để thực thi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân có hiệu quả, quyền
lực nhà nước được tổ chức thành ba bộ phận quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Tuy nhiên, đây không phải ba bộ phận quyền tách rời nhau mà mỗi bộ
phận quyền chỉ đại diện quyền lực nhà nước trong giới hạn chức năng, nhiệm
vụ của mình. Sự phân công này một mặt làm cho không có bất kỳ cơ quan
nhà nước nào đứng trên thâu tóm toàn bộ quyền lực nhà nước, mặt khác
không cho phép việc lấn át chức năng giữa chúng. Quyền lực nhà nước thống
nhất còn đòi hỏi phải có sự phối hợp quyền lực một cách đồng bộ trên cơ sở
quy định của pháp luật.
Sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thông qua nghe
báo cáo, thẩm tra, chất vấn nên rất dễ buông lỏng trong kiểm tra thực tiễn dẫn
đến việc phát hiện sai phạm trong hoạt động của các cơ quan nhà nước là rất
hạn chế. Vì thế, ở Việt Nam những năm qua, hoạt động kiểm soát quyền lực
nhà nước giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lập
25
pháp, hành pháp và tư pháp còn nhiều bất cập. Đảng đánh giá: “…hiệu quả
quản lý của Nhà nước trên một số lĩnh vực yếu, phân cấp mạnh nhưng thiếu
kiểm tra, kiểm soát” [19, tr.172]. Bên cạnh đó, sự kiểm soát quyền lực nhà
nước từ phía nhân dân là rất khó (trước hết là do cơ chế pháp lý, việc tiếp cận
thông tin, trình độ văn hoá chính trị…). Do đó, để thực hiện hiệu quả quyền
lực nhà nước thống nhất thuộc về nhân dân, rất cần thiết phải bổ sung nội
dung “kiểm soát” trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước.
Hiến pháp - Phương thức quan trọng nhất để hạn chế quyền lực
Nhà nước... Hiến pháp có trách nhiệm phải quy định về tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước; hay nói một cách khác đối tượng
điều chỉnh của Luật Hiến pháp là mối quan hệ về tổ chức bộ máy Nhà
nước, làm cho bộ máy đó luôn thuộc về nhân dân...Về nguyên tắc hiến
pháp không thể quy định tất cả việc tổ chức và hoạt động của các cơ
quan trong hệ thống bộ máy nhà nước, mà chỉ tập trung vào các cơ
quan ở trung ương: Lập pháp, hành pháp và tư pháp [20, tr. 56-59].
Kế thừa Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp sửa đổi quy định: "Quyền lực
nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp"[34, Điều 2]. Hiến pháp sửa đổi phản ánh tư duy đổi mới về kiểm soát
quyền lực nhà nước được khẳng định trong Văn kiện của Đại hội XI của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện đồng thời
với nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
quyền lực nhà nước. Điều đó, hàm chứa nội dung mỗi cơ quan trong việc thực
thi quyền lực nhà nước đều phải chịu sự kiểm soát lẫn nhau bằng các quyền
cụ thể do pháp luật quy định, đồng thời mỗi cơ quan đều có trách nhiệm thực
hiện đúng phạm vi quyền lực của mình, không xâm lấn, không lạm quyền.
Như vậy, từ nhận thức về hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng trong
26
cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước, trên cơ sở vận dụng quan niệm của
chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã sáng tạo, bổ
sung và phát triển vào kho tàng lý luận về công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng và kiểm soát quyền lực nhà nước, đồng thời góp phần củng cố tính tất
yếu, tính đúng đắn của nó trong thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo đất nước trong
giai đoạn hiện nay.
1.2. Kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực
1.2.1. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong hệ thống chính trị Việt Nam
Cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam
Hệ thống chính trị Việt Nam về mặt bộ máy bao gồm: Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội,
trong đó Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Điều lệ Đảng quy định: “Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và
đoàn thể chính trị - xã hội bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách,
chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc
thực hiện” [18, tr.62]. Nhà nước thực hiện thể chế hoá đường lối, chủ trương
của đảng thành chính sách, pháp luật của nhà nước và tổ chức thực hiện
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: Quốc hội, Chủ
tịch nước, Chính phủ, hệ thống tư pháp (Toà án và Viện kiểm sát nhân dân) và
chính quyền các địa phương. Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước tập trung vào
Quốc hội (cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất). Các
cơ quan khác như: Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát
nhân dân đều được Quốc Hội cử ra, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo
công tác trước Quốc hội. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Mặc dù quyền lực nhà nước là thống nhất không thể phân chia, nhưng
có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư
27
pháp tạo cho các chủ thể quyền lực thực thi đúng vai trò, vị trí, chức năng của
mình trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số thành viên của Mặt trận là bộ
phận của hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị
- tổ chức liên hiệp tự nguyện của các đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu
biểu của các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo; là tổ chức đại
diện cho ý chí đại đoàn kết và nguyện vọng chân chính của nhân dân; nơi tập
hợp trí tuệ của con người Việt Nam yêu nước, nơi thống nhất hành động giữa
các tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền thực hiện nền dân chủ,
chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; giám sát, bảo
vệ, tham gia xây dựng nhà nước, quản lí xã hội.
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, kiểm soát
quyền lực bắt nguồn từ đặc trưng Nhà nước ta do một Đảng duy nhất lãnh
đạo. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là
một đòi hỏi khách quan. Điều đó dẫn đến việc kiểm soát quyền lực giữa các
chủ thể cấu thành hệ thống chính trị ở nước ta. Đó là:
Kiểm soát của nhân dân, chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước đối
với quyền lực nhà nước.
Kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, giữa quyền lực
nhà nước ở trung ương và quyền lực nhà nước ở địa phương.
Kiểm soát của chủ thể lãnh đạo nhà nước là Đảng cộng sản Việt Nam
đối với Nhà nước.
Như vậy, ở nước ta hiện nay, trong điều kiện nhà nước xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với cơ chế phân công và phối hợp quyền
lực phải nói đến những giới hạn của các bộ phận quyền lực nhà nước. Kiểm
28
soát quyền lực nhà nước trước hết được đặt ra là hệ thống giám sát của Quốc
hội và Hội đồng nhân dân, kiểm tra, thanh tra của Chính phủ, phán quyết của
cơ quan tài phán, kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân, giám sát của Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và kiểm tra của Đảng. Hoạt động
của hệ thống các cơ quan này trên cơ sở quy định của pháp luật đã góp phần
quan trọng trong việc đảm bảo pháp chế, tính kỷ cương, kỷ luật và dân chủ
trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong đó, công tác kiểm tra, giám sát
của Đảng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước với tư cách là một đảng cầm quyền, lãnh đạo hệ thống chính trị.
Hiến pháp năm 2013 thể chế hóa nguyên tắc về tính thống nhất, sự phân
công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước. Trong đó xác định rõ ba bộ
phận của quyền lực nhà nước gồm: Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền
lập hiến, quyền lập pháp, và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành
pháp; Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; Viện kiểm
sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Chính
quyền địa phương là chế định được thay cho các thiết chế HĐND và UBND.
Mặc dù đã có sự phân công rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan
nhà nước nhưng vẫn phải tiến hành kiểm soát để bảo đảm các cơ quan có
thẩm quyền làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng đường lối,
chính sách của Đảng, trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Ngoài sự
phân công trong bộ máy nhà nước còn phải tính đến vấn đề phân cấp quản lý
giữa Trung ương và địa phương sao cho trên không can thiệp sai trái xuống
dưới, dưới không vượt quyền, thực hiện đúng thẩm quyền của mình trong sự
chủ động tối đa. Như vậy, sự phân công, phân cấp, phân quyền đều phải gắn
liền với sự kiểm soát quyền lực. Tức là ở đâu có quyền lực nhà nước ở đó
29
phải có sự kiểm soát, để phòng ngừa sự lạm quyền của các cơ quan nhà nước
và công chức nhà nước ở nước ta.
Trước hết là kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước. Sự kiểm tra, giám sát quyền lực bằng thể chế trong
cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ta được thể hiện qua những nội dung sau:
Giám sát của Quốc hội
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, do nhân dân trực tiếp bầu ra, được nhân dân ủy quyền và
hoạt động phục vụ nhân dân. Quốc hội bầu ra, thành lập Chính phủ và các vị
trí cơ quan quyền lực nhà nước khác nên Quốc hội có quyền giám sát đối với
toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.Theo quy định của Hiến pháp, Quốc
hội có quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước.
Giám sát của Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa
phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà
nước cấp trên. Theo Hiến pháp 2013 thì chức năng giám sát việc tuân theo
Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và thực hiện nghị quyết của Hội đồng
nhân dân là một trong những chức năng quan trọng của Hội đồng nhân dân. Vì
trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, Hội đồng nhân dân là tổ chức chính
quyền địa phương gần gũi nhân dân nhất, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và yêu
cầu của nhân dân, nắm vững đặc điểm của địa phương, do đó có cơ sở quyết
định mọi công việc sát hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương.
Thanh tra nhà nước
Thanh tra là một cơ chế kiểm tra, giám sát được thực hiện bởi cơ quan
hành pháp. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính phủ có những nhiệm vụ và
quyền hạn sau đây: “...5. tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết
30
khiếu nại, tố cáo, phòng chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà
nước” [34, Điều 96].
Thanh tra là cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà
nước do cơ quan quản lý thực hiện đối với chính các cơ quan, tổ chức, cá
nhân được giao quyền quản lý nhằm mục đích góp phần nâng cao hiệu quả
của công tác quản lý.
Giám sát của cơ quan tài phán
Toà án nhân dân là cơ quan tài phán, kiểm soát quyền lực nhà nước
thông qua hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Hoạt động xét xử của
Toà án là một dạng hoạt động đặc biệt, đó là sự kết hợp chức năng kiểm tra,
kiểm sát xã hội về hành vi của công dân, tổ chức và các cơ quan nhà nước đối
với việc thực hiện quyền lực nhà nước để áp dụng pháp luật trong việc giải
quyết các vụ việc cụ thể mà kết quả cuối cùng là ra các văn bản cá biệt dưới
hình thức bản án hay quyết định theo một trình tự, thủ tục nhất định mang tính
bắt buộc đối với các công dân, tổ chức liên quan.
Viện Kiểm sát nhân dân là một bộ phận hợp thành quan trọng của hệ
thống tư pháp, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức
liên minh chính trị... là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân,... giám sát,
phản biện xã hội” [34, Điều 9].
Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội
là việc theo dõi, phát hiện, xem xét; đánh giá kiến nghị nhằm tác động đối với
cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức
nhà nước về việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
31
Giám sát của nhân dân
Theo quy định của Hiến pháp 2013:
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm
chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức [34, Điều 9]. Đảng cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân
dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình [34, Điều 2].
Các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, viên chức phải tôn trọng
Nhân dân, tận tuỵ phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân,
lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách
dịch, cửa quyền [34, Điều 8].
Do vậy, quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước là
quyền giám sát của những người chủ của quyền lực nhà nước. Nguyên tắc tập
trung dân chủ đã tạo điều kiện cho nhân dân có khả năng kiểm soát có hiệu
quả quyền lực nhà nước.
Quyền giám sát của nhân dân đối với nhà nước là quyền của nhân dân
khi xem xét, đánh giá hoạt động với tư cách của các đại biểu dân cử, trực tiếp
tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện quyền khiếu nại - tố cáo
hoặc thông qua hoạt động của tổ chức thanh tra nhân dân do mình bầu ra.
Quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước và cán bộ công chức
nhà nước là một nội dung quan trọng của quyền dân chủ của nhân dân.
Như vậy, các hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
đoàn thể chính trị - xã hội, thanh tra nhân dân và công dân là hoạt động giám
32
sát không mang tính quyền lực nhà nước (còn gọi là giám sát mang tính nhân
dân). Phải kết hợp chặt chẽ giữa giám sát mang tính quyền lực nhà nước
(giám sát công quyền) với giám sát mang tính nhân dân, kết hợp giữa dân chủ
đại diện với dân chủ trực tiếp nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước một cách
hiệu quả, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.
1.2.2. Kiểm tra giám sát của Đảng
1.2.2.1. Tính tất yếu của công tác kiểm tra giám sát của Đảng
Xuất phát từ vai trò tiên phong, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (thông qua tại Đại hội XI) nêu rõ:
“Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng
phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu
sự kiểm tra, giám sát của Đảng” [18, Điều 30]. Đảng lãnh đạo nhà nước và
xã hội, đảng có vai trò, vị trí quan trọng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước. Với tính tổ chức, kỷ luật cao, Đảng có ưu thế thuận lợi trong việc kiểm
soát quyền lực nhà nước thông qua chức năng kiểm tra, giám sát của mình.
Xuất phát từ vị trí của một đảng cầm quyền duy nhất
Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước được cấu
thành bởi cơ chế kiểm soát từ bên trong và cơ chế kiểm soát từ bên ngoài nhà
nước. Trong các chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước thì Đảng Cộng sản
Việt Nam được coi là chủ thể đặc biệt với tư cách là đội tiên phong của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, đồng thời vừa với tư cách là
lực lượng cầm quyền duy nhất, lãnh đạo một cách hợp pháp trong quá trình
thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước.
Tuy nhiên, trong điều kiện một đảng cầm quyền, lãnh đạo duy nhất sẽ
dễ dẫn đến các căn bệnh “độc đoán”, “chuyên quyền”, do thiếu tính cạnh tranh,
phản biện và giám sát có tổ chức từ các đảng đối lập như ở các nước có hệ thống
đa đảng. Do vậy, việc khắc phục những những hạn chế này phụ thuộc rất lớn và
33
khả năng kiểm tra, giám sát của đảng. Hay nói cách khác, trong hệ thống một
đảng cầm quyền duy nhất, vai trò kiểm tra giám sát của đảng cầm quyền đóng
vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước.
Mục đích kiểm tra giám sát của Đảng
Mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát là nhằm nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân
chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương kỷ luật của Đảng; phòng ngừa ngăn chặn
suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, bảo vệ
quan điểm đường lối của Đảng, tránh các nguy cơ sai lầm về đường lối, quan
liêu, xa dân của đảng cầm quyền, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại
hội Đảng. Kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức đảng và đảng viên để
phát huy, phát hiện, làm rõ thiếu sót, khuyết điểm để uốn nắn, khắc phục và xử
lý nghiêm minh khi có vi phạm.
Ý nghĩa kiểm tra giám sát của Đảng
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm
bảo đảm cho chủ trương, đường lối, nghị quyết, quy định, quy chế, kết luận
của Đảng, của các cấp uỷ và chính sách, pháp luật của nhà nước được xác
định đúng, được chấp hành nghiêm chỉnh và có kết quả trong thực tiễn. Các tổ
chức đảng cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng, thường xuyên coi trọng và chủ động tiến hành công tác kiểm tra, giám sát
theo nội dung, đối tượng thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình. Thông qua công
tác kiểm tra, giám sát để phát hiện vấn đề, phản ảnh với tổ chức đảng và cá nhân,
nhằm kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa khuyết điểm, tránh để xảy ra vi phạm.
1.2.2.2. Vị trí, đặc trưng kiểm tra giám sát của Đảng
Vị trí của kiểm tra giám sát của Đảng
Kiểm tra giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Công tác
kiểm tra, giám sát có vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của
34
Đảng. Vì lãnh đạo không chỉ là việc xây dựng đường lối, chính sách, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, việc tổ chức thực hiện và bố trí cán bộ, mà lãnh đạo
còn là kiểm tra, giám sát, không những kiểm tra, giám sát việc thực hiện
đường lối, Cương lĩnh chính trị, chủ trương chính sách, mà kiểm tra ngay bản
thân Cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách đó và kiểm tra, giám sát cả
các tổ chức tiến hành kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm đường lối, chính sách
được xác định đúng, được quán triệt và tổ chức thực hiện thắng lợi trong thực
tiễn. Đó là vấn đề có tính nguyên tắc, vừa là chức năng lãnh đạo, vừa là trách
nhiệm, phương pháp, quy trình lãnh đạo của Đảng.
Kiểm tra giám sát là bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng
Đảng. Sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng bắt nguồn từ sự
đoàn kết, thống nhất về chính trị, tư tưởng, được bảo đảm bằng sự thống nhất vật
chất về tổ chức. Để đạt được điều đó, Đảng phải coi trọng và làm tốt công tác
kiểm tra, giám sát bảo đảm không ngừng nâng cao sức chiến đấu và năng lực
lãnh đạo ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Mặt khác, có tiến hành tốt công tác
kiểm tra, giám sát mới góp phần thiết thực và có hiệu quả vào việc phòng ngừa
và khắc phục những nguy cơ có thể nảy sinh của đảng cầm quyền.
Qua thực tiễn Đảng ta đã kết luận: “ Công tác kiểm tra là một bộ phận
quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng đảng”, “ một khâu quan trọng của
tổ chức thực hiện”, là “ biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu”.
Ở Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền
lực nhà nước thể hiện trong các vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, Đảng kiểm tra,
giám sát các tổ chức đảng và đảng viên đang hoạt động, nắm giữ những vị trí
trong bộ máy nhà nước thông qua sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan lãnh
đạo, cơ quan chức năng của Đảng từ Trung ương đến cơ sở nhằm điều chỉnh
hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên, trước hết là đội ngũ lãnh đạo
hoạt động theo định hướng của Đảng, tuân theo đường lối, mục tiêu của
35
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thứ hai, Đảng kiểm tra, giám sát
việc thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật
và các quy định của Nhà nước.
1.2.2.3. Nội dung và phương pháp kiểm tra giám sát của Đảng
Nội dung kiểm tra:
Cấp ủy, tổ chức đảng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi
lãnh đạo, quản lý, trước hết là tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp và đảng viên là
cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp mình quản lý trong việc chấp hành Cương lĩnh
chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của
cấp ủy cấp trên và cấp mình; kiểm tra việc ra các quyết định và tổ chức thực
hiện các quyết định của cấp mình và cấp dưới; việc chấp hành nguyên tắc tập
trung dân chủ, quy chế làm việc, giữ gìn sự đoàn kết nội bộ, rèn luyện phẩm
chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; việc thực hiện chức trách nhiệm
vụ được giao của người đứng đầu tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các
đoàn thể nhân dân các cấp.
Nội dung giám sát:
Giám sát đối với tổ chức đảng: Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị,
Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp uỷ cấp trên
và cấp mình, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức,
hoạt động của Đảng và việc đảm bảo quyền lợi của đảng viên; việc giữ gìn
đoàn kết nội bộ, quản lý đảng viên, chỉ đạo thực hiện quy định về những điều
cán bộ, đảng viên không được làm và giữ mối liên hệ với quần chúng.
Giám sát đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
Như vậy, cấp uỷ giám sát toàn diện các mặt hoạt động công tác của
đảng bộ đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý
của cấp mình. Tuy nhiên việc giám sát của cấp uỷ cũng cần phải có trọng tâm,
trọng điểm theo yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây
dựng Đảng của đảng bộ trong từng thời gian.
36
Ngoài các nội dung giám sát trên đối với tổ chức đảng, cấp uỷ còn giám
sát việc thực hiện quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra của cấp mình do cấp
uỷ ban hành.
Phương pháp kiểm tra giám sát của Đảng
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là công tác lãnh đạo của Đảng, là
công tác xây dựng Đảng, là sinh hoạt nội bộ Đảng. Do đó, tiến hành kiểm tra,
giám sát phải giữ đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, đúng tính chất
công tác Đảng. Phải nắm vững và thực hiện tốt phương pháp cơ bản của kiểm
tra, giám sát là:
Thứ nhất, dựa vào tổ chức Đảng.
Tổ chức đảng là cơ quan lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng
viên và tổ chức đảng cấp dưới. Có dựa vào tổ chức đảng thì chủ thể kiểm tra,
giám sát mới hiểu rõ đặc điểm tình hình, điều kiện, hoàn cảnh, khó khăn,
thuận lợi, ưu điểm, khuyết điểm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đối
tượng được kiểm tra để có cơ sở xem xét, kết luận một cách chính xác.
Dựa vào tổ chức đảng vừa là phương pháp cơ bản của công tác kiểm
tra, giám sát, vừa là vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng,
nhưng tuỳ tình hình của tổ chức đảng để có thể vận dụng cho phù hợp.
Trường hợp cần thiết, có thể kiện toàn tổ chức trước khi tiến hành kiểm tra.
Thứ hai, phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên.
Tự giác là bản chất của Đảng. Vì vây, tự giác không chỉ là phương tiện
mà chính là mục đích của công tác kiểm tra nói riêng và công tác xây dựng
Đảng nói chung. Do vậy, tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, các tổ chức
đảng cần coi trọng và làm tốt công tác tư tưởng đối với mọi đối tượng được
kiểm tra nhằm phát huy và nâng cao tinh thần tự giác tự phê bình để nhận rõ
ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm và giúp cho tổ chức kiểm tra có cơ sở kết luận
chính xác. Đối với những trường hợp quanh co, giấu giếm sai lầm, khuyết
37
điểm, cần kiên trì động viên, thuyết phục, kết hợp với đấu tranh và công tác
thẩm tra, xác minh để làm rõ đúng sai.
Thứ ba, phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng.
Mọi hoạt động của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên luôn luôn được
quần chúng quan tâm, giám sát. Vì vậy, tiến hành công tác kiểm tra, giám sát
phải coi trọng và phát huy tinh thần trách nhiệm xây dựng Đảng của quần
chúng. Việc lấy ý kiến quần chúng góp ý, phê bình tổ chức đảng và đảng viên
được kiểm tra, phải có tổ chức, có lãnh đạo và tuỳ theo yêu cầu, nội dung, đối
tượng mà xác định phạm vi, phương thức cho phù hợp. Những ý kiến quần
chúng đóng góp đúng phải trân trọng tiếp thu, khuyến khích, cổ vũ; nếu có ý
kiến chưa đúng phải giải thích để quần chúng hiểu rõ, tạo nên sự đoàn kết,
thống nhất giữa tổ chức đảng với quần chúng.
Thứ tư, làm tốt công tác thẩm tra, xác minh.
Yêu cầu cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát là phải đánh giá, kết
luận đúng ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) của tổ chức đảng và đảng
viên được kiểm tra để có quyết định chính xác.
Muốn vậy, ngoài việc dựa vào tổ chức đảng, phát huy tinh thần tự giác
của tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, phát huy trách nhiệm xây dựng
Đảng của quần chúng, phải hết sức coi trọng và làm tốt công tác thẩm tra, xác
minh. Chưa thẩm tra, xác minh thì chưa được kết luận.
Thứ năm, phối hợp công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra,
kiểm toán của Nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra, giám sát của
đoàn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp và các ban, ngành có liên quan.
Như vậy, kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng, bộ
phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, là khâu quan trong của
việc tổ chức thực hiện, là biện pháp hữu hiệu của Đảng nhằm khắc phục tình
trạng tha hóa của quyền lực nhà nước dẫn đến tệ quan liêu, tham ô, tham nhũng,
lộng quyền,... gây mất uy tín của Đảng, hạn chế quyền làm chủ của nhân dân.
38
1.2.3. Quan hệ giữa kiểm tra giám sát của Đảng với các cơ chế kiểm
soát quyền lực khác
Công tác kiểm tra giám sát không chỉ là những chức năng lãnh đạo của
Đảng, là nhiệm vụ của các tổ chức đảng trong đó có Ủy ban Kiểm tra các cấp,
mà còn là chức năng quản lý của nhà nước và chức năng lãnh đạo của các
đoàn thể chính trị - xã hội.
Kiểm tra giám sát trong Đảng là kiểm tra giám sát đối với tổ chức đảng
và đảng viên được tiến hành trong nội bộ Đảng.
Kiểm tra giám sát của nhà nước là kiểm tra, giám sát tổ chức nhà nước
và cán bộ công chức, viên chức thông qua thanh tra, điều tra được pháp luật
quy định, thông qua giám sát của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân các cấp
đối với các cơ quan nhà nước. Đây là kiểm tra giám sát mang tính quyền lực
nhà nước, quyền lực chính trị.
Kiểm tra giám sát của các đoàn thể chính trị - xã hội là kiểm tra giám
sát các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và cán bộ, đoàn viên, hội viên theo quy
định của Điều lệ các đoàn thể chính trị - xã hội. Công tác giám sát của các đoàn
thể chính trị - xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động
của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước. Tính chất
của loại hình giám sát này mang tính nhân dân, ý nghĩa xã hội.
Công tác kiểm tra giám sát trong Đảng, Nhà nước và các đoàn thể
chính trị - xã hội đều là kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân
trong việc chấp hành các quy định, quyết định cụ thể, đều có cùng mục đích là
nhằm bảo đảm cho đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
được thực hiện đầy đủ, thống nhất ở các cơ quan, đơn vị, địa phương; nhằm
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước; góp phần
xây dựng tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội trong
sạch, vững mạnh.
39
Công tác kiểm tra giám sát của Đảng có mối quan hệ mật thiết với các
cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị -
xã hội. Quan hệ giữa kiểm tra, giám sát của Đảng với các cơ chế kiểm soát
quyền lực nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội về thực chất là quan hệ
lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước thông qua kiểm tra, giám sát.
Đảng cộng sản Việt Nam kể từ khi được thành lập là người lãnh đạo và
tổ chức thắng lợi sự nghiệp cách mạng của nước ta. Vì vậy trong mọi giai
đoạn phát triển, đảng luôn được xác định là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh
đạo xã hội.
Hiến pháp 2013, đã khẳng định:
Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân
tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội [34, Điều 4].
Chính vì vậy mà kiểm tra, giám sát của Đảng đối với việc thực hiện
quyền lực nhà nước là tất yếu. Hoạt động kiểm tra của Đảng không chỉ do các
cơ quan kiểm tra đảng thực hiện mà còn do cấp uỷ, Ban cán sự Đảng, đảng
đoàn, đảng uỷ chi bộ thực hiện. Công tác kiểm tra Đảng hướng vào việc đánh
giá việc thực hiện đường lối chính sách của đảng (cụ thể là các nghị quyết của
Đảng) của các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước cũng như đánh giá quản
lý đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt trong bộ máy nhà nước.
Công tác kiểm tra Đảng có mối quan hệ mật thiết với các cơ chế kiểm
tra, giám sát khác của cơ quan nhà nước vì mọi cơ chế kiểm tra giám sát (của
Đảng và nhà nước) đều nhằm mục tiêu chung là bảo đảm thực hiện đường lối
chính sách của Đảng thông qua việc thực hiện những mục tiêu hoạt động cụ
thể của các cơ quan nhà nước
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực

More Related Content

What's hot

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG nataliej4
 

What's hot (17)

Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOTĐề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà Bè
Luận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà BèLuận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà Bè
Luận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà Bè
 
Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành ph...
Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành ph...Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành ph...
Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành ph...
 
Luận văn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Cấp ủy viên cùng cấp
Luận văn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Cấp ủy viên cùng cấp Luận văn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Cấp ủy viên cùng cấp
Luận văn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Cấp ủy viên cùng cấp
 
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình ThuậnĐề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnhLuận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
 
Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát ở Đảng bộ Quận 6 thành phố Hồ...
Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát ở Đảng bộ Quận 6 thành phố Hồ...Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát ở Đảng bộ Quận 6 thành phố Hồ...
Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát ở Đảng bộ Quận 6 thành phố Hồ...
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HOT
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HOTLuận văn: Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HOT
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HOT
 
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOTLuận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
 
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật tại tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật tại tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Theo dõi thi hành pháp luật tại tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật tại tỉnh Tiền Giang, HAY
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG
 
Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia, HAY
Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia, HAYTổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia, HAY
Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia, HAY
 
Hoạt động của Ban Hội đồng nhân dân TP trực thuộc trung ương
Hoạt động của Ban Hội đồng nhân dân TP trực thuộc trung ươngHoạt động của Ban Hội đồng nhân dân TP trực thuộc trung ương
Hoạt động của Ban Hội đồng nhân dân TP trực thuộc trung ương
 
Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAYHoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Hoạt động chất vấn của Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng
Luận văn: Hoạt động chất vấn của Hội đồng nhân dân TP Đà NẵngLuận văn: Hoạt động chất vấn của Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng
Luận văn: Hoạt động chất vấn của Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Giám sát đối với xây dựng nông thôn mới ở Tây Nam bộ
Luận văn: Giám sát đối với xây dựng nông thôn mới ở Tây Nam bộLuận văn: Giám sát đối với xây dựng nông thôn mới ở Tây Nam bộ
Luận văn: Giám sát đối với xây dựng nông thôn mới ở Tây Nam bộ
 
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, tỉnh Phú YênLuận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, tỉnh Phú Yên
 

Similar to Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực

Luận Văn Thạc Sĩ Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Việc Kiểm Soát Quyền Lự...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Việc Kiểm Soát Quyền Lự...Luận Văn Thạc Sĩ Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Việc Kiểm Soát Quyền Lự...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Việc Kiểm Soát Quyền Lự...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdfTai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdfMaiPhuong883623
 
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương qua thực tiễn tỉnh thừa thiê...
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương qua thực tiễn tỉnh thừa thiê...Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương qua thực tiễn tỉnh thừa thiê...
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương qua thực tiễn tỉnh thừa thiê...jackjohn45
 
Tcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnTcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnNinhnd Nguyen
 
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdf
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdfMOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdf
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdfTmNguyn8182
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...phamhieu56
 

Similar to Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Việc Kiểm Soát Quyền Lự...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Việc Kiểm Soát Quyền Lự...Luận Văn Thạc Sĩ Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Việc Kiểm Soát Quyền Lự...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Việc Kiểm Soát Quyền Lự...
 
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdfTai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
 
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOTLuận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
 
Cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội.docxCơ sở lý luận về hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận về giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam đối với hoạt động của...
Cơ sở lý luận về giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam đối với hoạt động của...Cơ sở lý luận về giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam đối với hoạt động của...
Cơ sở lý luận về giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam đối với hoạt động của...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội.docxCơ sở lý luận về hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội.docx
 
Luận Văn Tổ Chức Và Hoạt Động Của Thanh Tra Y Tế Từ Thực Tiễn Thành Phố Hồ C...
Luận Văn Tổ Chức Và Hoạt Động Của Thanh Tra Y Tế Từ Thực Tiễn Thành Phố Hồ C...Luận Văn Tổ Chức Và Hoạt Động Của Thanh Tra Y Tế Từ Thực Tiễn Thành Phố Hồ C...
Luận Văn Tổ Chức Và Hoạt Động Của Thanh Tra Y Tế Từ Thực Tiễn Thành Phố Hồ C...
 
On thi toan
On thi toanOn thi toan
On thi toan
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc giaLuận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia
 
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương tại Huế, HAY
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương tại Huế, HAYCơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương tại Huế, HAY
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương tại Huế, HAY
 
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương qua thực tiễn tỉnh thừa thiê...
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương qua thực tiễn tỉnh thừa thiê...Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương qua thực tiễn tỉnh thừa thiê...
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương qua thực tiễn tỉnh thừa thiê...
 
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOTLuận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
 
Luận văn: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp, HAY
Luận văn: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp, HAYLuận văn: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp, HAY
Luận văn: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp, HAY
 
Giám sát của Quốc hội đối về thực hiện quyền hành pháp ở nước ta
Giám sát của Quốc hội đối về thực hiện quyền hành pháp ở nước taGiám sát của Quốc hội đối về thực hiện quyền hành pháp ở nước ta
Giám sát của Quốc hội đối về thực hiện quyền hành pháp ở nước ta
 
Pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong quyền hành pháp, HAY
Pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong quyền hành pháp, HAYPháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong quyền hành pháp, HAY
Pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong quyền hành pháp, HAY
 
Luận văn: Hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân
Luận văn: Hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dânLuận văn: Hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân
Luận văn: Hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân
 
Đề tài: Hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân, HOT
Đề tài: Hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân, HOTĐề tài: Hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân, HOT
Đề tài: Hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân, HOT
 
Tcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnTcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnn
 
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdf
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdfMOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdf
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.TunQuc54
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxlamhn5635
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfThoNguyn989738
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜInguyendoan3122102508
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)LinhV602347
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxThoNguyn989738
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 

Hoạt động kiểm sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT THIỀU THỊ KIM HO¹T §éNG KIÓM TRA GI¸M S¸T CñA CÊP Uû TRONG C¥ CHÕ KIÓM SO¸T QUYÒN LùC - QUA THùC TIÔN HUYÖN §¤NG S¥N, THANH HO¸ Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Thiều Thị Kim
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG TRONG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC Ở VIỆT NAM.......................................................................................... 8 1.1. Sự cần thiết phải có hoạt động kiểm tra giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở Việt Nam................................. 8 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin................................................ 9 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh ......................................................................12 1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam .........................................18 1.2. Kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực ......26 1.2.1. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong hệ thống chính trị Việt Nam .......26 1.2.2. Kiểm tra giám sát của Đảng...............................................................32 1.2.3. Quan hệ giữa kiểm tra giám sát của Đảng với các cơ chế kiểm soát quyền lực khác............................................................................38 Chương 2: THỰC TRẠNG, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA GIÁM SÁT CỦA CẤP ỦY TRONG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC QUA THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG SƠN, THANH HOÁ........................ 45 2.1. Thực trạng kiểm tra giám sát của cấp uỷ trong cơ chế kiểm soát quyền lực qua thực tiễn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá....45
  • 4. 2.1.1. Tổ chức và môi trường hoạt động của Huyện uỷ...............................45 2.1.2. Hoạt động kiểm tra giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn, Thanh Hoá.......55 2.1.3. Kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra .................................................72 2.2. Quan điểm chỉ đạo kiểm tra giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn ........78 2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát của cấp uỷ trong cơ chế kiểm soát quyền lực qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hoá ................................................................................79 2.3.1. Nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm thực hiện công tác kiểm tra giám sát cho cấp uỷ, tổ chức đảng, Uỷ ban Kiểm tra, cán bộ, đảng viên ............................................................................................79 2.3.2. Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Huyện ủy đối với cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới thực hiện công tác kiểm tra giám sát ...............................................................................................81 2.3.3. Lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy đổi mới phương thức phối hợp với các tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác kiểm tra giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng .....................................................82 2.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của Huyện ủy với phòng chống tham nhũng..............................................................................83 2.3.5. Thực hiện nghiêm minh thi hành kỷ luật Đảng và giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng .......................................................................86 2.3.6. Nâng cao chất lượng giám sát công tác cán bộ..................................88 2.3.7. Nâng cao chất lượng cán bộ kiểm tra.................................................90 2.3.8. Phát huy vai trò của nhân dân trong kiểm tra giám sát......................92 KẾT LUẬN....................................................................................................94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................97
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCH: Ban chấp hành BTV: Ban thường vụ HĐND: Hội đồng nhân dân TCCS: Tổ chức cơ sở UBKT: Ủy ban kiểm tra UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà nước là hình thức tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy sinh từ bản chất của xã hội. Quyền lực chính trị của nhà nước thuộc về một thiểu số giai cấp thống trị, được thực hiện bằng một bộ máy với một lớp người chuyên làm chức năng cưỡng chế và quản lý xã hội theo đường lối của giai cấp thống trị xã hội. Quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền, nhưng nhà nước, thông qua các cán bộ công quyền, không phải là thánh thần và cũng có thể mắc sai lầm, vì vậy phải kiểm tra, kiểm soát để tránh lạm quyền. Đã uỷ quyền, trao quyền thì phải kiểm soát, nếu muốn có dân chủ, công bằng, tự do. Nếu phân công, phối hợp mà không có kiểm soát thì sẽ không hiệu quả. Kiểm soát quyền lực nhà nước là một hệ thống những cơ chế được thực hiện bởi nhà nước và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích, hiệu quả. Kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm kiểm soát phạm vi hoạt động của quyền lực nhà nước; kiểm soát quá trình thông qua và sửa đổi Hiến pháp; kiểm soát tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; kiểm soát những người thực thi quyền lực nhà nước và có thể kiểm soát từ bên trong và bên ngoài nhà nước. Trong xã hội dân chủ, kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện từ cả bên trong và bên ngoài nhà nước. Kiểm soát từ bên trong là sự kiểm soát do nhà nước thực hiện, kiểm soát từ bên ngoài nhà nước là sự kiểm soát của xã hôi thông qua các đảng chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, phương tiện truyền thông và nhân dân.
  • 7. 2 Đối với các nước áp dụng cơ chế tam quyền phân lập, có sự phân chia rành mạch các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thì kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện bằng cơ chế “kiềm chế - đối trọng” giữa ba quyền trên. Bên cạnh đó, trong hệ thống chính trị đa đảng, sự kiểm soát quyền lực nhà nước còn được thực hiện bởi các đảng đối lập. Do vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước bằng đảng chính trị ngoài sự kiểm tra, giám sát trong nội bộ đảng còn có sự giám sát của đảng đối lập đối với đảng cầm quyền trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước. Ở Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; quyền lực nhà nước là thống nhất trong đó có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Điều đó có nghĩa là, chúng ta không áp dụng cơ chế phân quyền, trong khi đó, cơ chế kiểm soát trong bộ máy nhà nước vẫn chưa được định hình rõ nét trên thực tế. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất cầm quyền, lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối hệ thống chính trị và xã hội. Do đó, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay từ bên trong nhà nước và từ bên ngoài xã hội, đặc biệt bằng đảng chính trị đang là vấn đề có tính cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn. Như vậy, khi đảng chính trị duy nhất cầm quyền, lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối nhà nước và xã hội thì cơ chế kiểm soát quyền lực, hệ thống kiểm soát quyền lực,... là do đảng lãnh đạo, xây dựng lên. Để kiểm soát chặt chẽ quyền lực nhà nước thì phải kiểm soát chặt chẽ quyền lực chính trị của đảng. Để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ quyền lực chính trị của đảng thì phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ đảng. Công tác kiểm tra, giám sát của
  • 8. 3 đảng là kiểm tra chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết, chính sách của đảng; kiểm tra, giám sát việc cụ thể hoá của nhà nước; kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên thực hiện chủ trương, đường lối đó,... Vì vậy, vấn đề cốt lõi để kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta là cần phải thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong nội bộ đảng. Đảng lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội, kiểm tra, giám sát của Đảng là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Do đó, các cấp uỷ thường xuyên kiểm tra giám sát Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình thông qua các tổ chức đảng, thông qua cán bộ, đảng viên, thông qua việc ban hành các chương trình phối hợp kiểm tra, giám sát giữa Ủy ban Kiểm tra các cấp với các cơ quan thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước, với các tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước. Trong quá trình hoạt động, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.Tuy nhiên, nó chỉ trở thành hiện thực khi được các tổ chức đảng, đảng viên chấp hành nghiêm chỉnh. Hơn nữa, việc nhìn nhận vai trò kiểm tra giám sát của Đảng hiện nay cũng đang gây tranh luận và có nhiều ý kiến khác nhau, cho nên, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn.
  • 9. 4 Trong những năm vừa qua, công tác kiểm tra giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng trong Đảng bộ huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, đạt được những thành tích quan trọng, góp phần tích cực phục vụ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện đã đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác kiểm tra giám sát chưa được nhận thức đầy đủ, đúng đắn; nhiều cấp uỷ Đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra công tác giám sát trong Đảng và giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của Đảng, nhà nước, cán bộ, đảng viên chưa được quan tâm, chưa đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới; chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát chưa cao; sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện và khắc phục; chưa coi trọng kiểm tra phòng ngừa, phát huy nhân tố tích cực; một số tổ chức đảng yếu kém; phương thức lãnh đạo và sinh hoạt lúng túng; nội bộ mất đoàn kết; nguyên tắc tập trung dân chủ còn bị vi phạm; một số Uỷ ban Kiểm tra, cán bộ làm công tác kiểm tra còn lúng túng, bị động cả về nhận thức và phương thức tổ chức thực hiện,... Những yếu kém trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, lạm quyền, suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay. Trước thực trạng trên đòi hỏi Huyện uỷ Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá cần phải nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo và hiệu quả tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong cơ chế kiểm soát quyền lực. Từ những nhận thức trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát của Huyện ủy để kiểm soát quyền lực nhà nước ở Đông Sơn hiện nay là vấn đề thực sự có ý nghĩa. Cho nên, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề: “Hoạt động kiểm tra giám sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực - qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hoá” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với mong muốn làm sáng tỏ thêm vấn đề trên, góp phần tổng kết thực tiễn,
  • 10. 5 kinh nghiệm quá trình kiểm tra, giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn, Thanh Hoá trong cơ chế kiểm soát quyền lực, nhằm tạo cơ sở cho việc hoạch định chủ trương, giải pháp đảm bảo kiểm soát quyền lực trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, vấn đề kiểm tra, giám sát của Đảng và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, vấn đề kiểm soát quyền lực được các cấp uỷ Đảng và nhiều nhà nghiên cứu lý luận quan tâm, trao đổi, đề cập ở những góc độ khác nhau thông qua các đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, sách chuyên khảo, bài viết trên các tạp chí nghiên cứu, tham luận tại các hội thảo khoa học của các nhà lý luận, nhà quản lý. Thời gian gần đây, các tạp chí nghiên cứu như: Tạp chí Cộng sản, Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và pháp luật, Luật học, Quản lý nhà nước, Tổ chức nhà nước... đã đăng nhiều bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lý về quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước. Một số luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia (cũ), Đại học Quốc gia, Đại học Luật Hà Nội... cũng đã đề cập đến vấn đề về công tác kiểm tra giám sát của Đảng, kiểm soát quyền lực nhà nước dưới các gốc độ tiếp cận của luật học, chính trị học, hành chính học... Các công trình nghiên cứu trên đã hệ thống, khái quát lại những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về công tác kiểm tra giám sát của Đảng, kiểm soát quyền lực nhà nước. Các nghiên cứu này cũng đã đánh giá thực trạng công tác kiểm soát quyền lực ở Việt Nam, công tác kiểm tra của Đảng ở một số địa phương, ngành, đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát của Đảng, kiểm soát quyền lực ở Việt Nam.
  • 11. 6 Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về lý luận và thực tiễn vấn đề kiểm tra giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở địa bàn huyện Đông Sơn. Do đó, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các tài liệu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu vấn đề kiểm tra, giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn trong cơ chế kiểm soát quyền lực trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu lý luận kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực và thực tiễn kiểm tra giám sát của Huyện uỷ, Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ Đông Sơn từ năm 2010-2013 nhằm làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực, đồng thời đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Huyện uỷ, hiệu quả kiểm soát quyền lực ở Đông Sơn hiện nay. 3.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu, hệ thống những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm tra giám sát của Đảng, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra từ công tác kiểm tra giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn. Phân tích những yêu cầu đối với công tác kiểm tra giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn trong giai đoạn hiện nay và kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động kiểm tra giám sát của
  • 12. 7 Huyện uỷ, trong cơ chế kiểm soát quyền lực qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hoá. Luận văn tập trung nghiên cứu công tác kiểm tra, giám sát của Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện uỷ trong giai đoạn 2010-2013. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền lực Nhà nước, kiểm soát quyền lực, công tác kiểm tra giám sát của Đảng để giải quyết các vấn đề mà luận văn đã đề ra. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu, khái quát hoá, điều tra xã hội học.... 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Bước đầu làm rõ vai trò, vị trí của công tác kiểm tra giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở huyện Đông Sơn hiện nay. Hệ thống hóa được những chủ trương của Huyện uỷ Đông Sơn về việc thực hiện kiểm tra, giám sát trong cơ chế kiểm soát quyền lực từ năm 2010 đến năm 2013. Từ những thành công và hạn chế tồn tại rút ra kinh nghiệm và chỉ ra phương hướng để vận dụng cho giai đoạn sau. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương.
  • 13. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG TRONG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC Ở VIỆT NAM 1.1. Sự cần thiết phải có hoạt động kiểm tra giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở Việt Nam Xã hội càng phát triển, vai trò của nhà nước càng lớn thì yêu cầu về kiểm soát quyền lực nhà nước càng cao. Điều đó được giải thích bằng tính chất phức tạp trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, cấp độ của quyền lực nhà nước. Chính vì vậy kiểm soát quyền lực nhà nước phải được triển khai hệ thống. Kiểm soát quyền lực nhà nước là một hệ thống những cơ chế được thực hiện bởi nhà nước và xã hội, nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích, hiệu quả. Từ cách tiếp cận hệ thống có thể thấy, kiểm soát quyền lực nhà nước gồm kiểm soát từ bên trong (nhà nước) và kiểm soát từ bên ngoài (Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân). Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Để giữ vững bản chất hiến định đó thì phải giữ cho quyền lực nhà nước không đi chệch hướng. Muốn vậy phải có sự lãnh đạo của Đảng. Mà kiểm tra giám sát là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng. Kiểm tra giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước có vai trò quan trọng, tất yếu thể hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Nó được thể hiện rõ nét nhất thông qua công tác kiểm tra giám sát của Đảng. Trước tiên là kiểm tra giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong việc thực hiện nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Công tác kiểm tra của Đảng là hoạt động của Đảng, được tiến hành đối với tổ chức đảng và đảng viên, nhằm nắm vững tình hình; nhận xét, đánh giá việc chấp hành các quy định,
  • 14. 9 quyết định của Đảng; xác định sự đúng đắn hay vi phạm của các hành vi có liên quan đến kỷ cương, kỷ luật của Đảng. Giám sát của Đảng là việc các cấp uỷ, tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. Công tác kiểm tra giám sát của Đảng nhằm bảo đảm cho chủ trương, đường lối của Đảng, của các cấp uỷ và chính sách, pháp luật của nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh. Trong kiểm soát quyền lực nhà nước, quan hệ giữa kiểm tra, giám sát của Đảng với các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước khác về thực chất là quan hệ lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước thông qua kiểm tra, giám sát. 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Trên cơ sở kế thừa thuyết phân chia quyền lực và tổng kết kinh nghiệm lịch sử đấu tranh giai cấp, khi bàn về mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội công dân, để nhà nước không bao trùm hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như lấn lướt tự do của con người, C. Mác cho rằng phải giới hạn quyền lực nhà nước. “Tự do là ở chỗ biến nhà nước, cơ quan tối cao của xã hội, thành một cơ quan hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội, và ngay cả ngày nay nữa, các hình thức nhà nước tự do hay không tự do là tuỳ ở chỗ trong những hình thức ấy, “sự tự do của nhà nước” bị hạn chế nhiều hay ít” [12, tr.490]. Trong bộ Tư bản, C. Mác đã đề cập đến công tác kiểm tra nói chung. Kiểm tra là một phương thức hành động để thực hiện mục đích, là một tất yếu khách quan đối với hoạt động của con người và tổ chức. C.Mác khẳng định: Vào một thời kỳ ở một nước mà thế lực vua chúa, giai cấp quý tộc và giai cấp tư sản tranh giành quyền thống trị, mà do đó quyền thống trị bị phân chia thì học thuyết phân quyền tỏ ra là tư
  • 15. 10 tưởng thống trị, nó được người ta coi là quy luật vĩnh viễn… mối điều khoản của hiến pháp đều chứa sẵn trong bản thân nó cái phản đề của bản thân nó, cái thượng viện và hạ viện của nó tự do trong câu nói chung chung, và xóa bỏ cái tự do trong điều khoản kèm theo… Hiến pháp đã được soạn thảo ra sao cho nghị viện có thể gạt bỏ được tổng thống bằng con đường lập hiến, nhưng tổng thống lại có thể gạt bỏ nghị viện bằng con đường không lập hiến, bằng cách thủ tiêu luôn cả hiến pháp. Như thế là ở đây, bản thân hiến pháp lại đi thách thức thủ tiêu mình bằng bạo lực. Chẳng những nó thần thánh hóa chế độ phân quyền giống như Hiến chương 1830, mà nó còn mở rộng chế độ phân quyền đến chỗ mâu thuẫn không sao chịu nổi… Nếu hiến pháp giao cho tổng thống quyền thực tế thì nó lại cố gắng bảo đảm cho nghị viện quyền tinh thần… [10, tr.236]. Theo C.Mác, để thực hiện kiểm tra, giám sát trong đảng, cần phải thực hiện các nguyên tắc như: Bầu cử rộng rãi theo định kỳ. Báo cáo công tác và có thể bị bãi miễn; chẳng hạn Báo cáo công khai của hội đồng Trung ương, (bầu lại hàng năm), Báo cáo của từng thành phần để tất cả thảo luận, khi cần phải có những biện pháp thực tiễn ngay lập tức; Thực hiện quyền phê bình và bình luận tự do, tranh luận tư tưởng trong đảng, thực hiện quyết định của đa số nhưng phải bảo đảm quyền lợi của thiểu số [11, tr.25-26]. V.I. Lênin đã bàn về vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. Theo quan điểm của Lênin, trong công tác quản lý cùng với nội dung “chọn người, giao việc” thì “kiểm tra kiểm soát” là việc vô cùng quan trọng. Cần có kế hoạch và đầu tư thời gian để tiến hành kiểm tra công việc: "Kiểm tra nhân viên công tác và kiểm tra việc
  • 16. 11 chấp hành thực tế công tác - mấu chốt của toàn bộ công tác, của toàn bộ chính sách hiện nay là ở đấy, vẫn ở đấy và chỉ có ở đấy" [39, tr.19]. Phải đi từ công tác kiểm tra để một mặt tác động tới bộ máy nhà nước, coi đây là điểm xuất phát và khâu trung tâm của phương thức lãnh đạo của đảng đối với cơ quan nhà nước, mặt khác, thông qua công tác kiểm tra mà xem lại tính đúng đắn, tính phù hợp của các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của đảng so với thực tiễn, từ đó có những sửa đổi, bổ sung, phát triển sáng tạo các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của đảng. "Phải nghĩ đến chuyện kiểm tra lại những chủ trương mà chúng ta tuyên bố hàng giờ, quyết định hàng phút, rồi từng giây chứng minh tính chất không vững chắc, không kiên định và khó hiểu của những chủ trương đó" [39, tr.443]. Theo Lênin, những nội dung chủ yếu của kiểm tra, kiểm soát bao gồm: việc sản xuất và phân phối những sản phẩm chủ yếu nhất; các hoạt động tài chính và tiền tệ, nhất là hoạt động của ngân hàng, lưu thông tiền tệ, thu nhập, chi tiêu và nộp thuế của các nhà giàu; việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; việc thi hành các chức trách và chấp hành kỷ luật lao động; để phát hiện kịp thời và đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực. Đây chính là những vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước. Lênin đã đề xuất thiết lập các cơ quan uỷ ban kiểm tra của Đảng tiến tới cần phải có vị trí độc lập với cơ quan chấp hành. Cơ quan uỷ ban kiểm tra phải được các đại hội đảng bầu ra thay cho cách bầu ra từ các ban chấp hành. Khi họp Ban Chấp hành Trung ương đều phải có uỷ ban kiểm tra tham dự với tư cách như một thành viên trong các cuộc họp “liên tịch”. Trong điều kiện đảng cầm quyền, khi nhiều đảng viên thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý trong bộ máy nhà nước, thì việc kiểm soát các đảng viên đó thông qua công tác kiểm tra của đảng cũng chính là một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước. Trong điều kiện đó, V.I.Lê-nin yêu cầu cần phải hợp
  • 17. 12 nhất hai cơ quan kiểm tra của đảng và thanh tra nhà nước làm một. Theo V.I.Lê-nin, việc hợp nhất hai cơ quan đó để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát sẽ có hiệu quả hơn. Công tác kiểm tra là vô cùng phức tạp, có nhiều khó khăn, nhất là sẽ không hiệu quả nếu cán bộ kiểm tra không có phẩm chất đạo đức, thiếu uy tín. Do vậy, theo V.I.Lê-nin: “... muốn biết cách điều khiển công tác kiểm tra, thì cần phải có một người có uy tín đứng đầu, nếu không chúng ta sẽ sa lầy và sẽ chìm ngập trong những mưu toan nhỏ nhặt” [38, tr.146]. Khi đường lối, chính sách đã được xác định, phương hướng đã được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu và sự lãnh đạo phải chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc lựa chọn người và kiểm tra việc thực hiện. Như vậy, các nhà kinh điển Mác xít, đặc biệt là Lênin đã luôn coi công tác kiểm tra, kiểm soát, coi đây là công cụ hữu hiệu và là một trong những nội dung lãnh đạo đối với tổ chức đảng, cơ quan nhà nước. 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh 1.1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra giám sát của Đảng Tính tất yếu của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động lãnh đạo của Đảng. Theo Người: “Lãnh đạo đúng nghĩa là: Phải quyết định vấn đề mọi cách cho đúng... Phải tổ chức sự thi hành cho đúng... Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được” [29, tr.285]. Để tổ chức thi hành và kiểm soát thực hiện chính xác của các quyết định của Đảng và Nhà nước thì không thể thiếu được công tác kiểm tra, kiểm soát của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hoặc thất bại của các chính
  • 18. 13 sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích [27, tr.154]. Cho nên, “Có thể nói rằng, chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu kiểm tra, giám sát. Nếu tổ chức giám sát được chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm” [27, tr.154]. Kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng là một tất yếu khách quan nhằm ngăn chặn khuyết điểm sai lầm, sửa chữa thói hư tật xấu, thải loại những kẻ thoái hóa biến chất, xây dựng đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Bởi vì, như Người luận giải: Đảng ta là một Đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng [29, tr.261]. Vị trí, vai trò của công tác kiểm tra giám sát của Đảng Kiểm tra, giám sát là một phương thức quan trọng để bảo đảm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội thì công tác kiểm tra càng có tác dụng, tầm quan trọng đặc biệt. Tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra của Đảng, ngày 29/7/1964, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Công việc của Đảng và Nhà nước ngày càng nhiều. Muốn hoàn thành tốt mọi việc, thì toàn thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của Đảng. Và muốn như vậy, thì các cấp ủy Đảng phải tăng cường công tác kiểm tra. Vì kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với nhà nước, làm gương mẫu tốt
  • 19. 14 cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, về tổ chức [32, tr.300]. Kiểm tra, giám sát là một nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước. Người cho rằng, kiểm tra, giám sát giúp công tác lãnh đạo, công tác quản lý, chỉ đạo không bị sai lệch. Người thường xuyên nhắc nhở, chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ lãnh đạo các cấp phải coi trọng, quan tâm công tác thanh tra, kiểm tra. Người nói rằng: Làm mà không kiểm tra thì không biết kết quả ra sao, không hiểu sai lệch thế nào để kịp thời sửa chữa. Cũng theo Người, Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời [32, tr.510]. Kiểm tra, giám sát là một biện pháp quan trọng góp phần tích cực phòng, chống bệnh quan liêu, nạn tham ô, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Người khẳng định: Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm soát khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi [29, tr.287]. Như vậy, kiểm tra, giám sát không chỉ nhằm phát hiện ra những vi phạm để xử lý mà còn phát hiện ra những sơ hở của bản thân cơ chế, chính sách, chỉ ra những khuyết tật của bộ máy và quá trình vận hành bộ máy để sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn cơ chế, chính sách, đồng thời, biểu dương những cái tốt, cái tích cực, những yếu tố mới, những nhân tố điển hình cần nhân rộng phát huy.
  • 20. 15 Phạm vi, nội dung và cách kiểm tra giám sát Phạm vi, nội dung của công tác kiểm tra giám sát chủ yếu là kiểm tra việc và kiểm tra người. Việc ở đây chủ yếu bao gồm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Người ở đây là cá nhân cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích, tác dụng của công tác kiểm tra, kiểm soát là: Giúp cho các cấp uỷ đảng nắm chắc được tình hình lãnh đạo, chất lượng của các nghị quyết, chỉ thị; tình hình thực hiện như thế nào, có gì đúng đắn, có gì sai lệch; ai chấp hành tốt, ai chấp hành chưa tốt; năng lực thực tế của mỗi cán bộ, đảng viên. Theo Người, có giám sát mới biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu; mới biết rõ các khuyết điểm của các cơ quan; mới biết rõ tính đúng đắn, khả thi hay chưa phù hợp với các nghị quyết, chỉ thị [29, tr.287]. Người lý giải có hai cách kiểm tra: kiểm tra từ trên xuống - tức là người lãnh đạo kiểm tra kết quả những công việc của cán bộ mình. Kiểm tra từ dưới lên - tức là quần chúng và cán bộ kiểm tra sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó. Người chỉ rõ: “Để thực hiện chữ Liêm, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống, từ dưới lên... Vì vậy dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ “LIÊM” [29, tr.287]. Trong các hình thức, phương pháp kiểm tra, Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao kiểm tra thường xuyên và kiểm tra trực tiếp. Kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, chứ không phải lúc làm, lúc bỏ, đánh trống bỏ dùi; phải trở thành công việc thường ngày của các cấp ủy Đảng (nhất là các đồng chí cán bộ chủ chốt). Khi chưa quyết định thì tha hồ bàn cãi, nhưng khi đã quyết định rồi thì không được cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là bàn cách thi hành cho được, cho nhanh, không phải để đề nghị không thực hiện. Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến công tác kiểm tra, kiểm soát để
  • 21. 16 khắc phục tình trạng lạm dụng quyền lực. Công tác kiểm tra được Người ví như “ngọn đèn pha” vừa để giúp cho việc lãnh đạo đúng đắn, vừa ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực của các cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước các cấp. Người chỉ rõ: “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời” [29, tr.520]. Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi quyền lực của các cơ quan nhà nước và khuyến khích nhân dân thực hiện công việc này. Người viết: “ Chính phủ ta là chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành tận tuỵ của nhân dân” [30, tr.361 - 362]. Như vậy, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của V.I. Lênin về công tác kiểm tra, kiểm soát phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của đất nước ta và Đảng ta. 1.1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước Theo Hồ Chí Minh, trong nhà nước có nhiều cơ quan quyền lực nhà nước khác nhau, từ trung ương đến địa phương, nhưng các cơ quan quyền lực các cấp này chỉ là người thi hành mệnh lệnh, thực hiện ý chí của nhân dân, nghĩa là mọi quyền lực chính trị trong Nhà nước ta đều là của nhân dân. Người viết: “Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân, tức là của các giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc” [30, tr.217]. Cơ quan quyền lực được coi là chân chính đều phải do nhân dân tổ chức, bầu ra theo nguyên tắc đa số. Hồ Chí Minh thường dùng cụm từ “nhân dân giao cho” để nói đến việc nhân dân uỷ thác quyền lực của mình cho các
  • 22. 17 cơ quan nhà nước các cấp. Quyền lực không chân chính là quyền lực thể hiện trong các trường hợp quyền lực chân chính đã bị lạm dụng, làm hại nhân dân. Hồ Chí Minh đã phê phán tình trạng lạm dụng quyền lực của một số người đứng đầu các cơ quan quyền lực. Người viết: Dân ghét các ông chủ tịch, các ông uỷ viên vì cái tật ngông nghênh cậy thế cậy quyền. Những ông này không hiểu nhiệm vụ và chính sách của Việt Minh, nên khi nắm được chút quyền trong tay vẫn hay lạm dụng, có được mấy khẩu súng lục trong túi lúc nào cũng lăm le muốn bắn, đeo chiếc kiếm bên mình lúc nào cũng chực muốn chặt người ta [28, tr.47]. Để đảm bảo quyền lực của nhà nước luôn thực sự là quyền lực của nhân dân, Người cho rằng, phải kiên quyết trừng trị những kẻ lạm dụng quyền lực, lợi dụng việc nhân dân giao quyền cho rồi cậy thế, cậy quyền ức hiếp nhân dân, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân. Người đã nghiêm khắc xử lý một số cán bộ lãnh đạo nắm quyền ở các cơ quan nhà nước lạm dụng quyền lực mà phạm phải những lỗi lầm. Người nhắc nhở: Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên ai không phạm phải lỗi lầm trên này, thì nên chú ý tránh đi và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lỗi lầm trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung [28, tr.58]. Để khắc phục tình trạng lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều biện pháp. Trước hết phải dùng pháp luật của nhân dân. Người viết: “Phép luật là phép luật của nhân dân, dùng để ngăn ngừa những hành động có hại cho nhân dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân” [30, tr.453]. Theo Hồ Chí Minh, việc kiểm sát quyền lực không chỉ được thực hiện bởi các cơ quan thanh tra, kiểm sát, hay các cơ quan quyền lực kiểm soát lẫn
  • 23. 18 nhau, mà điều quan trọng là để chính nhân dân kiểm soát các cơ quan quyền lực nhà nước. Người nói: “Dân chúng có quyền kiểm soát việc làm để đề phòng những việc nhũng lạm có thể xảy tới” [28, tr.154]. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước đã luận giải cho việc xây dựng một cơ chế kiểm soát quyền lực, mà quyền lực của nó thuộc về nhân dân. 1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam 1.1.3.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác kiểm tra giám sát Vai trò kiểm tra, giám sát của Đảng Kiểm tra giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Trong các văn kiện của Đảng đã xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm tra giám sát của Đảng. Kiểm tra, giám sát là nội dung, là phương thức thực hiện lãnh đạo của Đảng đối với Nhà Nước và đối với toàn xã hội, là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền. Đảng phải tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát. Trong quá trình hoạt động, Đảng ta đã xác định kiểm tra giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, lãnh đạo phải có kiểm tra, giám sát, “Lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo”. “Công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng”. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp ủy, của ủy ban kiểm tra các cấp [17, tr.146]. Công tác kiểm tra là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng đảng, là một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện [14, tr.122], là biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu [16, tr.137].
  • 24. 19 Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta là hệ thống các công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan trong hệ thống chính trị và của nhân dân. Hoạt động thanh tra kiểm tra giám sát của các cơ quan Nhà nước là phương thức bảo đảm quyền tự do, dân chủ, chống lại mọi hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch đối với nhân dân. Hoạt động kiểm tra, giám sát trực tiếp của dân thông qua việc theo dõi, đánh giá kiểm tra giám sát với tư cách một người công dân hoặc với tư cách một tổ chức của nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước để xem xét, đánh giá việc thực hiện quyền lực nhà nước mà mình uỷ quyền cho các cơ quan đó như thế nào, có lạm quyền không. Kiểm tra giám sát của Đảng là một bộ phận của việc giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước đối với đảng cầm quyền. Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: Lãnh đạo việc đổi mới và tăng cường công tác thanh tra của Chính phủ và các cơ quan hành pháp; phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, theo đúng chức năng và thẩm quyền của các cơ quan đó. Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy, của Ủy ban Kiểm tra các cấp tập trung vào các nội dung chủ yếu: Thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và qui chế làm việc, củng cố đoàn kết nội bộ, giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên [17, tr.146]. Những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước Tư tưởng chỉ đạo công tác kiểm tra giám sát của Đảng là: “chủ động, chiến đấu, giáo dục và hiệu quả”. Phải tiến hành thường xuyên, có nề nếp, không thụ động ngồi chờ vụ việc xảy ra rồi mới xem xét, giải quyết; thường
  • 25. 20 xuyên nắm vững tình hình hoạt động của đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới, kịp thời biểu dương tiến bộ, ngăn ngừa, khắc phục tiêu cực, nhằm chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các khuyết điểm và phát hiện đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, phải xem xét, xử lý công minh, chính xác, kịp thời, không để sai lầm. Trong quá trình tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, nhằm làm rõ đúng, sai, ưu, khuyết điểm, nếu có vi phạm thì làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, để bảo vệ cái đúng, khắc phục cái sai. Mục đích của công tác kiểm tra, giám sát là để “thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân”; ở phương pháp công tác kiểm tra, giám sát là phát huy tinh thần tự giác của đảng viên và tổ chức đảng kết hợp với công tác thẩm tra, xác minh. Qua công tác kiểm tra giám sát phải rút ra được những bài học về tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, về giáo dục, rèn luyện, quản lý, khen thưởng, kỷ luật đảng viên và tổ chức đảng để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Trên cơ sở kết luận chính xác về nội dung kiểm tra, giám sát, nhằm đánh giá được thực chất tình hình, có biện pháp giáo dục và rút ra được những bài học kinh nghiệm, giúp cho đối tượng được kiểm tra, giám sát phát huy ưu điểm, khắc phục được khuyết điểm, vi phạm (nếu có) để phấn đấu tiến bộ. Nhờ sự vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng trong những năm qua có sự chuyển biến rõ rệt và đạt được những thành tích quan trọng, góp phần tích cực phục vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế. Báo cáo Chính trị Đại hội IX đã chỉ rõ: Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát
  • 26. 21 chưa cao; chưa coi trọng kiểm tra, giám sát thực hiện đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, thi hành Điều lệ Đảng, kiểm tra, giám sát phòng ngừa tiêu cực và phát huy nhân tố tích cực. Nhiều khuyết điểm, sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện. Tình trạng thiếu trách nhiệm, cơ hội, suy thoái đạo đức, lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều tổ chức đảng không nghiêm. Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp uỷ chưa tốt [19, tr.25]. Những yếu kém trong công tác kiểm tra giám sát cũng là một trong những nguyên nhân không ngăn chặn và đẩy lùi được tệ quan liêu, tham nhũng, suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay. Thực hiện Nghị quyết Đại hội X, trên cơ sở tổng kết công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng qua 20 năm đổi mới và tổng kết thực hiện Chỉ thị số 19- CT/TW ngày 29-02-1988 của Bộ Chính trị khóa VIII về Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, Hội nghị Trung ương 5, khóa X đã ra Nghị quyết về Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Đây là Nghị quyết chuyên đề có vị trí, ý nghĩa rất quan trọng đối với sự lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay.Nghị quyết đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, 5 quan điểm chỉ đạo và các giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Trong đó, Nghị quyết nêu 5 quan điểm chỉ đạo, nhấn mạnh những nội dung mới cần quan tâm trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Nghị quyết tiếp tục khẳng đinh vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời nhấn mạnh phải: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật
  • 27. 22 của Đảng; phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, tránh các nguy cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa dân của đảng cầm quyền [16, tr.73-74]. Hiện nay, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang trở nên nghiêm trọng, gây mất lòng tin của nhân dân, ảnh hưởng đến sự sống còn của Đảng, tồn vong của chế độ. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay đã nhận định: Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết; đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc. Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao. Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện tốt 8 nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra, coi đó là những nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài và phải thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, đồng thời tập trung cao độ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách sau đây: Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng. Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy,
  • 28. 23 chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất, cần tập trung giải quyết nhất trong ba vấn đề cấp bách của công tác xây dựng Đảng. Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI của Đảng nhằm ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cần chú trọng hơn nữa vào các vấn đề sau: Thứ nhất, công tác kiểm tra, giám sát góp phần thúc đẩy, hoàn thành nhiệm vụ của người đảng viên. Thứ hai, công tác kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao tính gương mẫu, tự giác của cán bộ, đảng viên. Thứ ba, kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình trong Đảng. Thứ tư, kiểm tra, giám sát góp phần hoàn thiện nhân cách cán bộ, đảng viên. Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát góp phần rèn luyện đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, ngăn ngừa và cảnh báo sai phạm. 1.1.3.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền lực Nhà nước và kiểm soát quyền lực Nhà nước Văn kiện Đại hội X của Đảng xác định quyền lực nhà nước và cơ chế vận hành quyền lực nhà nước ta: Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp [17, tr.45]. Tại Đại hội XI của Đảng đã thể hiện sự chuyển biến nhận thức về vai
  • 29. 24 trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước. Đồng thời khẳng định quyền lực Nhà nước phải được kiểm soát: Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp [19, tr.85]. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đây chính là giá trị đích thực và bền vững trong tư tưởng nhân loại về nhà nước pháp quyền. Để thực thi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân có hiệu quả, quyền lực nhà nước được tổ chức thành ba bộ phận quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, đây không phải ba bộ phận quyền tách rời nhau mà mỗi bộ phận quyền chỉ đại diện quyền lực nhà nước trong giới hạn chức năng, nhiệm vụ của mình. Sự phân công này một mặt làm cho không có bất kỳ cơ quan nhà nước nào đứng trên thâu tóm toàn bộ quyền lực nhà nước, mặt khác không cho phép việc lấn át chức năng giữa chúng. Quyền lực nhà nước thống nhất còn đòi hỏi phải có sự phối hợp quyền lực một cách đồng bộ trên cơ sở quy định của pháp luật. Sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thông qua nghe báo cáo, thẩm tra, chất vấn nên rất dễ buông lỏng trong kiểm tra thực tiễn dẫn đến việc phát hiện sai phạm trong hoạt động của các cơ quan nhà nước là rất hạn chế. Vì thế, ở Việt Nam những năm qua, hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lập
  • 30. 25 pháp, hành pháp và tư pháp còn nhiều bất cập. Đảng đánh giá: “…hiệu quả quản lý của Nhà nước trên một số lĩnh vực yếu, phân cấp mạnh nhưng thiếu kiểm tra, kiểm soát” [19, tr.172]. Bên cạnh đó, sự kiểm soát quyền lực nhà nước từ phía nhân dân là rất khó (trước hết là do cơ chế pháp lý, việc tiếp cận thông tin, trình độ văn hoá chính trị…). Do đó, để thực hiện hiệu quả quyền lực nhà nước thống nhất thuộc về nhân dân, rất cần thiết phải bổ sung nội dung “kiểm soát” trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Hiến pháp - Phương thức quan trọng nhất để hạn chế quyền lực Nhà nước... Hiến pháp có trách nhiệm phải quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; hay nói một cách khác đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp là mối quan hệ về tổ chức bộ máy Nhà nước, làm cho bộ máy đó luôn thuộc về nhân dân...Về nguyên tắc hiến pháp không thể quy định tất cả việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước, mà chỉ tập trung vào các cơ quan ở trung ương: Lập pháp, hành pháp và tư pháp [20, tr. 56-59]. Kế thừa Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp sửa đổi quy định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp"[34, Điều 2]. Hiến pháp sửa đổi phản ánh tư duy đổi mới về kiểm soát quyền lực nhà nước được khẳng định trong Văn kiện của Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện đồng thời với nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Điều đó, hàm chứa nội dung mỗi cơ quan trong việc thực thi quyền lực nhà nước đều phải chịu sự kiểm soát lẫn nhau bằng các quyền cụ thể do pháp luật quy định, đồng thời mỗi cơ quan đều có trách nhiệm thực hiện đúng phạm vi quyền lực của mình, không xâm lấn, không lạm quyền. Như vậy, từ nhận thức về hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng trong
  • 31. 26 cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước, trên cơ sở vận dụng quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã sáng tạo, bổ sung và phát triển vào kho tàng lý luận về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và kiểm soát quyền lực nhà nước, đồng thời góp phần củng cố tính tất yếu, tính đúng đắn của nó trong thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo đất nước trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực 1.2.1. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong hệ thống chính trị Việt Nam Cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam Hệ thống chính trị Việt Nam về mặt bộ máy bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều lệ Đảng quy định: “Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện” [18, tr.62]. Nhà nước thực hiện thể chế hoá đường lối, chủ trương của đảng thành chính sách, pháp luật của nhà nước và tổ chức thực hiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, hệ thống tư pháp (Toà án và Viện kiểm sát nhân dân) và chính quyền các địa phương. Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước tập trung vào Quốc hội (cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất). Các cơ quan khác như: Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân đều được Quốc Hội cử ra, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc hội. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Mặc dù quyền lực nhà nước là thống nhất không thể phân chia, nhưng có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư
  • 32. 27 pháp tạo cho các chủ thể quyền lực thực thi đúng vai trò, vị trí, chức năng của mình trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số thành viên của Mặt trận là bộ phận của hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị - tổ chức liên hiệp tự nguyện của các đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo; là tổ chức đại diện cho ý chí đại đoàn kết và nguyện vọng chân chính của nhân dân; nơi tập hợp trí tuệ của con người Việt Nam yêu nước, nơi thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền thực hiện nền dân chủ, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; giám sát, bảo vệ, tham gia xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, kiểm soát quyền lực bắt nguồn từ đặc trưng Nhà nước ta do một Đảng duy nhất lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là một đòi hỏi khách quan. Điều đó dẫn đến việc kiểm soát quyền lực giữa các chủ thể cấu thành hệ thống chính trị ở nước ta. Đó là: Kiểm soát của nhân dân, chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước đối với quyền lực nhà nước. Kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, giữa quyền lực nhà nước ở trung ương và quyền lực nhà nước ở địa phương. Kiểm soát của chủ thể lãnh đạo nhà nước là Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước. Như vậy, ở nước ta hiện nay, trong điều kiện nhà nước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với cơ chế phân công và phối hợp quyền lực phải nói đến những giới hạn của các bộ phận quyền lực nhà nước. Kiểm
  • 33. 28 soát quyền lực nhà nước trước hết được đặt ra là hệ thống giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, kiểm tra, thanh tra của Chính phủ, phán quyết của cơ quan tài phán, kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân, giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và kiểm tra của Đảng. Hoạt động của hệ thống các cơ quan này trên cơ sở quy định của pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo pháp chế, tính kỷ cương, kỷ luật và dân chủ trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong đó, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước với tư cách là một đảng cầm quyền, lãnh đạo hệ thống chính trị. Hiến pháp năm 2013 thể chế hóa nguyên tắc về tính thống nhất, sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước. Trong đó xác định rõ ba bộ phận của quyền lực nhà nước gồm: Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp; Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Chính quyền địa phương là chế định được thay cho các thiết chế HĐND và UBND. Mặc dù đã có sự phân công rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước nhưng vẫn phải tiến hành kiểm soát để bảo đảm các cơ quan có thẩm quyền làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Ngoài sự phân công trong bộ máy nhà nước còn phải tính đến vấn đề phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương sao cho trên không can thiệp sai trái xuống dưới, dưới không vượt quyền, thực hiện đúng thẩm quyền của mình trong sự chủ động tối đa. Như vậy, sự phân công, phân cấp, phân quyền đều phải gắn liền với sự kiểm soát quyền lực. Tức là ở đâu có quyền lực nhà nước ở đó
  • 34. 29 phải có sự kiểm soát, để phòng ngừa sự lạm quyền của các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước ở nước ta. Trước hết là kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Sự kiểm tra, giám sát quyền lực bằng thể chế trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ta được thể hiện qua những nội dung sau: Giám sát của Quốc hội Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do nhân dân trực tiếp bầu ra, được nhân dân ủy quyền và hoạt động phục vụ nhân dân. Quốc hội bầu ra, thành lập Chính phủ và các vị trí cơ quan quyền lực nhà nước khác nên Quốc hội có quyền giám sát đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước. Giám sát của Hội đồng nhân dân Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. Theo Hiến pháp 2013 thì chức năng giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân là một trong những chức năng quan trọng của Hội đồng nhân dân. Vì trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, Hội đồng nhân dân là tổ chức chính quyền địa phương gần gũi nhân dân nhất, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm vững đặc điểm của địa phương, do đó có cơ sở quyết định mọi công việc sát hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương. Thanh tra nhà nước Thanh tra là một cơ chế kiểm tra, giám sát được thực hiện bởi cơ quan hành pháp. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: “...5. tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết
  • 35. 30 khiếu nại, tố cáo, phòng chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước” [34, Điều 96]. Thanh tra là cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước do cơ quan quản lý thực hiện đối với chính các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền quản lý nhằm mục đích góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Giám sát của cơ quan tài phán Toà án nhân dân là cơ quan tài phán, kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Hoạt động xét xử của Toà án là một dạng hoạt động đặc biệt, đó là sự kết hợp chức năng kiểm tra, kiểm sát xã hội về hành vi của công dân, tổ chức và các cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước để áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc cụ thể mà kết quả cuối cùng là ra các văn bản cá biệt dưới hình thức bản án hay quyết định theo một trình tự, thủ tục nhất định mang tính bắt buộc đối với các công dân, tổ chức liên quan. Viện Kiểm sát nhân dân là một bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống tư pháp, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị... là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân,... giám sát, phản biện xã hội” [34, Điều 9]. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội là việc theo dõi, phát hiện, xem xét; đánh giá kiến nghị nhằm tác động đối với cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nước về việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
  • 36. 31 Giám sát của nhân dân Theo quy định của Hiến pháp 2013: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức [34, Điều 9]. Đảng cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình [34, Điều 2]. Các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tuỵ phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền [34, Điều 8]. Do vậy, quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước là quyền giám sát của những người chủ của quyền lực nhà nước. Nguyên tắc tập trung dân chủ đã tạo điều kiện cho nhân dân có khả năng kiểm soát có hiệu quả quyền lực nhà nước. Quyền giám sát của nhân dân đối với nhà nước là quyền của nhân dân khi xem xét, đánh giá hoạt động với tư cách của các đại biểu dân cử, trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện quyền khiếu nại - tố cáo hoặc thông qua hoạt động của tổ chức thanh tra nhân dân do mình bầu ra. Quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước và cán bộ công chức nhà nước là một nội dung quan trọng của quyền dân chủ của nhân dân. Như vậy, các hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, thanh tra nhân dân và công dân là hoạt động giám
  • 37. 32 sát không mang tính quyền lực nhà nước (còn gọi là giám sát mang tính nhân dân). Phải kết hợp chặt chẽ giữa giám sát mang tính quyền lực nhà nước (giám sát công quyền) với giám sát mang tính nhân dân, kết hợp giữa dân chủ đại diện với dân chủ trực tiếp nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước một cách hiệu quả, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. 1.2.2. Kiểm tra giám sát của Đảng 1.2.2.1. Tính tất yếu của công tác kiểm tra giám sát của Đảng Xuất phát từ vai trò tiên phong, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (thông qua tại Đại hội XI) nêu rõ: “Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng” [18, Điều 30]. Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội, đảng có vai trò, vị trí quan trọng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Với tính tổ chức, kỷ luật cao, Đảng có ưu thế thuận lợi trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua chức năng kiểm tra, giám sát của mình. Xuất phát từ vị trí của một đảng cầm quyền duy nhất Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước được cấu thành bởi cơ chế kiểm soát từ bên trong và cơ chế kiểm soát từ bên ngoài nhà nước. Trong các chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước thì Đảng Cộng sản Việt Nam được coi là chủ thể đặc biệt với tư cách là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, đồng thời vừa với tư cách là lực lượng cầm quyền duy nhất, lãnh đạo một cách hợp pháp trong quá trình thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, trong điều kiện một đảng cầm quyền, lãnh đạo duy nhất sẽ dễ dẫn đến các căn bệnh “độc đoán”, “chuyên quyền”, do thiếu tính cạnh tranh, phản biện và giám sát có tổ chức từ các đảng đối lập như ở các nước có hệ thống đa đảng. Do vậy, việc khắc phục những những hạn chế này phụ thuộc rất lớn và
  • 38. 33 khả năng kiểm tra, giám sát của đảng. Hay nói cách khác, trong hệ thống một đảng cầm quyền duy nhất, vai trò kiểm tra giám sát của đảng cầm quyền đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Mục đích kiểm tra giám sát của Đảng Mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương kỷ luật của Đảng; phòng ngừa ngăn chặn suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng, tránh các nguy cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa dân của đảng cầm quyền, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng. Kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức đảng và đảng viên để phát huy, phát hiện, làm rõ thiếu sót, khuyết điểm để uốn nắn, khắc phục và xử lý nghiêm minh khi có vi phạm. Ý nghĩa kiểm tra giám sát của Đảng Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm cho chủ trương, đường lối, nghị quyết, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, của các cấp uỷ và chính sách, pháp luật của nhà nước được xác định đúng, được chấp hành nghiêm chỉnh và có kết quả trong thực tiễn. Các tổ chức đảng cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thường xuyên coi trọng và chủ động tiến hành công tác kiểm tra, giám sát theo nội dung, đối tượng thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện vấn đề, phản ảnh với tổ chức đảng và cá nhân, nhằm kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa khuyết điểm, tránh để xảy ra vi phạm. 1.2.2.2. Vị trí, đặc trưng kiểm tra giám sát của Đảng Vị trí của kiểm tra giám sát của Đảng Kiểm tra giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát có vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của
  • 39. 34 Đảng. Vì lãnh đạo không chỉ là việc xây dựng đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, việc tổ chức thực hiện và bố trí cán bộ, mà lãnh đạo còn là kiểm tra, giám sát, không những kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, Cương lĩnh chính trị, chủ trương chính sách, mà kiểm tra ngay bản thân Cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách đó và kiểm tra, giám sát cả các tổ chức tiến hành kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm đường lối, chính sách được xác định đúng, được quán triệt và tổ chức thực hiện thắng lợi trong thực tiễn. Đó là vấn đề có tính nguyên tắc, vừa là chức năng lãnh đạo, vừa là trách nhiệm, phương pháp, quy trình lãnh đạo của Đảng. Kiểm tra giám sát là bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng bắt nguồn từ sự đoàn kết, thống nhất về chính trị, tư tưởng, được bảo đảm bằng sự thống nhất vật chất về tổ chức. Để đạt được điều đó, Đảng phải coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm không ngừng nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Mặt khác, có tiến hành tốt công tác kiểm tra, giám sát mới góp phần thiết thực và có hiệu quả vào việc phòng ngừa và khắc phục những nguy cơ có thể nảy sinh của đảng cầm quyền. Qua thực tiễn Đảng ta đã kết luận: “ Công tác kiểm tra là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng đảng”, “ một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện”, là “ biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu”. Ở Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước thể hiện trong các vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, Đảng kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên đang hoạt động, nắm giữ những vị trí trong bộ máy nhà nước thông qua sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan lãnh đạo, cơ quan chức năng của Đảng từ Trung ương đến cơ sở nhằm điều chỉnh hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên, trước hết là đội ngũ lãnh đạo hoạt động theo định hướng của Đảng, tuân theo đường lối, mục tiêu của
  • 40. 35 Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thứ hai, Đảng kiểm tra, giám sát việc thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Nhà nước. 1.2.2.3. Nội dung và phương pháp kiểm tra giám sát của Đảng Nội dung kiểm tra: Cấp ủy, tổ chức đảng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý, trước hết là tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp mình quản lý trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của cấp ủy cấp trên và cấp mình; kiểm tra việc ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định của cấp mình và cấp dưới; việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, giữ gìn sự đoàn kết nội bộ, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của người đứng đầu tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp. Nội dung giám sát: Giám sát đối với tổ chức đảng: Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp uỷ cấp trên và cấp mình, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng và việc đảm bảo quyền lợi của đảng viên; việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, quản lý đảng viên, chỉ đạo thực hiện quy định về những điều cán bộ, đảng viên không được làm và giữ mối liên hệ với quần chúng. Giám sát đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Như vậy, cấp uỷ giám sát toàn diện các mặt hoạt động công tác của đảng bộ đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của cấp mình. Tuy nhiên việc giám sát của cấp uỷ cũng cần phải có trọng tâm, trọng điểm theo yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của đảng bộ trong từng thời gian.
  • 41. 36 Ngoài các nội dung giám sát trên đối với tổ chức đảng, cấp uỷ còn giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra của cấp mình do cấp uỷ ban hành. Phương pháp kiểm tra giám sát của Đảng Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là công tác lãnh đạo của Đảng, là công tác xây dựng Đảng, là sinh hoạt nội bộ Đảng. Do đó, tiến hành kiểm tra, giám sát phải giữ đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, đúng tính chất công tác Đảng. Phải nắm vững và thực hiện tốt phương pháp cơ bản của kiểm tra, giám sát là: Thứ nhất, dựa vào tổ chức Đảng. Tổ chức đảng là cơ quan lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới. Có dựa vào tổ chức đảng thì chủ thể kiểm tra, giám sát mới hiểu rõ đặc điểm tình hình, điều kiện, hoàn cảnh, khó khăn, thuận lợi, ưu điểm, khuyết điểm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đối tượng được kiểm tra để có cơ sở xem xét, kết luận một cách chính xác. Dựa vào tổ chức đảng vừa là phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát, vừa là vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng, nhưng tuỳ tình hình của tổ chức đảng để có thể vận dụng cho phù hợp. Trường hợp cần thiết, có thể kiện toàn tổ chức trước khi tiến hành kiểm tra. Thứ hai, phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên. Tự giác là bản chất của Đảng. Vì vây, tự giác không chỉ là phương tiện mà chính là mục đích của công tác kiểm tra nói riêng và công tác xây dựng Đảng nói chung. Do vậy, tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, các tổ chức đảng cần coi trọng và làm tốt công tác tư tưởng đối với mọi đối tượng được kiểm tra nhằm phát huy và nâng cao tinh thần tự giác tự phê bình để nhận rõ ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm và giúp cho tổ chức kiểm tra có cơ sở kết luận chính xác. Đối với những trường hợp quanh co, giấu giếm sai lầm, khuyết
  • 42. 37 điểm, cần kiên trì động viên, thuyết phục, kết hợp với đấu tranh và công tác thẩm tra, xác minh để làm rõ đúng sai. Thứ ba, phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng. Mọi hoạt động của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên luôn luôn được quần chúng quan tâm, giám sát. Vì vậy, tiến hành công tác kiểm tra, giám sát phải coi trọng và phát huy tinh thần trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng. Việc lấy ý kiến quần chúng góp ý, phê bình tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, phải có tổ chức, có lãnh đạo và tuỳ theo yêu cầu, nội dung, đối tượng mà xác định phạm vi, phương thức cho phù hợp. Những ý kiến quần chúng đóng góp đúng phải trân trọng tiếp thu, khuyến khích, cổ vũ; nếu có ý kiến chưa đúng phải giải thích để quần chúng hiểu rõ, tạo nên sự đoàn kết, thống nhất giữa tổ chức đảng với quần chúng. Thứ tư, làm tốt công tác thẩm tra, xác minh. Yêu cầu cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát là phải đánh giá, kết luận đúng ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) của tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra để có quyết định chính xác. Muốn vậy, ngoài việc dựa vào tổ chức đảng, phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng, phải hết sức coi trọng và làm tốt công tác thẩm tra, xác minh. Chưa thẩm tra, xác minh thì chưa được kết luận. Thứ năm, phối hợp công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán của Nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra, giám sát của đoàn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp và các ban, ngành có liên quan. Như vậy, kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng, bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, là khâu quan trong của việc tổ chức thực hiện, là biện pháp hữu hiệu của Đảng nhằm khắc phục tình trạng tha hóa của quyền lực nhà nước dẫn đến tệ quan liêu, tham ô, tham nhũng, lộng quyền,... gây mất uy tín của Đảng, hạn chế quyền làm chủ của nhân dân.
  • 43. 38 1.2.3. Quan hệ giữa kiểm tra giám sát của Đảng với các cơ chế kiểm soát quyền lực khác Công tác kiểm tra giám sát không chỉ là những chức năng lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ của các tổ chức đảng trong đó có Ủy ban Kiểm tra các cấp, mà còn là chức năng quản lý của nhà nước và chức năng lãnh đạo của các đoàn thể chính trị - xã hội. Kiểm tra giám sát trong Đảng là kiểm tra giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên được tiến hành trong nội bộ Đảng. Kiểm tra giám sát của nhà nước là kiểm tra, giám sát tổ chức nhà nước và cán bộ công chức, viên chức thông qua thanh tra, điều tra được pháp luật quy định, thông qua giám sát của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân các cấp đối với các cơ quan nhà nước. Đây là kiểm tra giám sát mang tính quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị. Kiểm tra giám sát của các đoàn thể chính trị - xã hội là kiểm tra giám sát các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và cán bộ, đoàn viên, hội viên theo quy định của Điều lệ các đoàn thể chính trị - xã hội. Công tác giám sát của các đoàn thể chính trị - xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước. Tính chất của loại hình giám sát này mang tính nhân dân, ý nghĩa xã hội. Công tác kiểm tra giám sát trong Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội đều là kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định, quyết định cụ thể, đều có cùng mục đích là nhằm bảo đảm cho đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thực hiện đầy đủ, thống nhất ở các cơ quan, đơn vị, địa phương; nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước; góp phần xây dựng tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh.
  • 44. 39 Công tác kiểm tra giám sát của Đảng có mối quan hệ mật thiết với các cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội. Quan hệ giữa kiểm tra, giám sát của Đảng với các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội về thực chất là quan hệ lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước thông qua kiểm tra, giám sát. Đảng cộng sản Việt Nam kể từ khi được thành lập là người lãnh đạo và tổ chức thắng lợi sự nghiệp cách mạng của nước ta. Vì vậy trong mọi giai đoạn phát triển, đảng luôn được xác định là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội. Hiến pháp 2013, đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội [34, Điều 4]. Chính vì vậy mà kiểm tra, giám sát của Đảng đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước là tất yếu. Hoạt động kiểm tra của Đảng không chỉ do các cơ quan kiểm tra đảng thực hiện mà còn do cấp uỷ, Ban cán sự Đảng, đảng đoàn, đảng uỷ chi bộ thực hiện. Công tác kiểm tra Đảng hướng vào việc đánh giá việc thực hiện đường lối chính sách của đảng (cụ thể là các nghị quyết của Đảng) của các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước cũng như đánh giá quản lý đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Công tác kiểm tra Đảng có mối quan hệ mật thiết với các cơ chế kiểm tra, giám sát khác của cơ quan nhà nước vì mọi cơ chế kiểm tra giám sát (của Đảng và nhà nước) đều nhằm mục tiêu chung là bảo đảm thực hiện đường lối chính sách của Đảng thông qua việc thực hiện những mục tiêu hoạt động cụ thể của các cơ quan nhà nước