SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––
HOÀNG THỊ MINH THU
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
SẢN XUẤT KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––
HOÀNG THỊ MINH THU
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
SẢN XUẤT KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9.62.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. Trần Ngọc Ngoạn
2. PGS. TS. Trần Văn Điền
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả những kết quả nghiên cứu trong công trình này là
trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin
chịu trách nhiệm hoàn toàn. Mọi trích dẫn trong luận án đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Nghiên cứu sinh
Hoàng Thị Minh Thu
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá
nhân và cơ quan nghiên cứu trong nước. Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn
sâu sắc nhất đến GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn, PGS.TS Trần Văn Điền với cương vị là
người hướng dẫn khoa học, đã có nhiều đóng góp trong nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Khoa Sau đại học, Khoa Nông học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo Khoa Nông học, Viện
Khoa học sự sống, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Trung tâm Nghiên cứu
và phát triển cây có củ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Bộ môn Nghiên
cứu khoai tây thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ.
Tôi xin cảm ơn Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên,
Phòng Kinh tế Thành Phố Thái Nguyên, Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương tỉnh
Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi địa bàn tốt để tiến hành các thí nghiệm và thực hiện các
mô hình nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 10/10/2018
Nghiên cứu sinh
Hoàng Thị Minh Thu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. xiii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................3
4. Đóng góp mới của luận án .............................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .....................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...........................................................................................5
1.2. Một số nghiên cứu về yêu cầu ngoại cảnh đối với cây khoai tây ..........................6
1.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ..................................................................................................6
1.2.2. Yêu cầu về ánh sáng.................................................................................................7
1.2.3. Yêu cầu về nước .......................................................................................................8
1.2.4. Yêu cầu về đất đai và dinh dưỡng của khoai tây ..................................................9
1.2.5. Yêu cầu về độ ẩm đất .............................................................................................11
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới và Việt Nam....................12
1.3.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và Việt Nam....................................12
1.3.2. Tình hình tiêu thụ khoai tây trên thế giới và Việt Nam .....................................17
1.3.3. Tình hình sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên ....................................................19
1.4. Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống khoai tây trên thế giới và
Việt Nam............................................................................................................................21
1.4.1. Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống khoai tây trên thế giới .............21
1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống khoai tây tại Việt Nam............................25
1.5. Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây....................................29
iv
1.5.1. Một số nghiên cứu về thời vụ trồng khoai tây ....................................................29
1.5.2. Một số nghiên cứu về mật độ trồng khoai tây.....................................................31
1.5.3. Một số nghiên cứu về biện pháp sử dụng phân bón cho khoai tây...................33
1.5.4. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của đạm đến năng suất và chất lượng
khoai tây..............................................................................................................................36
1.5.5. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của lân đến năng suất và chất lượng
khoai tây..............................................................................................................................38
1.5.6. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của kali đến năng suất và chất lượng
khoai tây..............................................................................................................................39
1.5.7. Một số nghiên cứu biện pháp tưới nước và vun gốc cho khoai tây..................40
1.5.8. Một số nghiên cứu về sâu bệnh hại khoai tây .....................................................43
1.5.9. Một số nghiên cứu về thời gian thu hoạch và bảo quản ....................................46
1.6. Một số kết luận từ phần tổng quan tài liệu .............................................................47
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......49
2.1. Vật liệu nghiên cứu....................................................................................................49
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................49
2.2.1. Khảo sát hiện trạng sản xuất khoai tây và xác định yếu tố hạn chế sản
xuất khoai tây của tỉnh Thái Nguyên ..............................................................................49
2.2.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của 8 giống khoai tây nhập
nội vụ đông tại Thái Nguyên............................................................................................49
2.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống khoai tây KT1 vụ đông
tại Thái Nguyên .................................................................................................................49
2.2.4. Xây dựng mô hình sản xuất khoai tây vụ đông năm 2017 trên đất ruộng
hai vụ tại Thái Nguyên......................................................................................................50
2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................50
2.3.1. Phương pháp khảo sát đánh giá hiện trạng sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên ....50
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng...............................................51
2.3.3. Xây dựng mô hình sản xuất thử khoai tây vụ đông............................................56
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi.................................................58
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................62
v
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................63
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất khoai tây và
tình hình sản xuất khoai tây ở Thái Nguyên ..................................................................63
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên ...............................63
3.1.2. Tình hình sử dụng giống khoai tây và áp dụng các biện pháp kỹ thuật của
nông dân..............................................................................................................................68
3.2. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống
khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 tại Thái Nguyên ............................73
3.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai tây thí
nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 tại Thái Nguyên...................................................73
3.2.2. Khả năng sinh trưởng của một số giống khoai tây thí nghiệm vụ đông
năm 2015 và 2016 tại Thái Nguyên ................................................................................75
3.2.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống khoai tây thí nghiệm........................77
3.2.4. Tình hình sâu bệnh hại chính của một số giống khoai tây thí nghiệm ..........78
3.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống khoai tây
vụ đông 2015 và 2016 tại Thái Nguyên..........................................................................80
3.2.6. Một số chỉ tiêu chất lượng của một số giống khoai tây thí nghiệm.........................85
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh
trưởng phát triển của giống khoai tây KT1..................................................................87
3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển giống khoai
tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên .......................................................87
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến sinh trưởng phát triển của
giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên.................................93
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng phát
triển của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên............. 104
3.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển của giống
khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên ......................................... 114
3.3.5. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến sinh trưởng, phát triển của giống
khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên ......................................... 122
3.3.6. Ảnh hưởng của số lần vun đến sinh trưởng, phát triển của giống khoai
tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên .................................................... 131
vi
3.4. Kết quả xây dựng mô hình khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên ............... 137
3.4.1. Kết quả xây dựng mô hình giống khoai tây KT1 và biện pháp kỹ thuật
mới trên đồng ruộng nông dân tại Thái Nguyên......................................................... 137
3.4.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng khoai tây vụ đông năm 2017 tại
Thái Nguyên................................................................................................................... 139
3.4.3. Ý kiến đánh giá của người dân........................................................................... 140
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................................... 141
I. Kết luận........................................................................................................................ 141
II. Đề nghị ........................................................................................................................ 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 143
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cs : Cộng sự
CT : Công thức
Đ/c : Đối chứng
DTTLCPĐ : Diện tích tán lá che phủ đất
FAO : Food and Agriculture Organization
H : Hữu cơ
HX : Héo xanh
KHKTNNVN : Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam
KL : Khối lượng
MĐ : Mật độ
MS : Mốc sương
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
PK : Phân khoáng
PL : Phú Lương
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
RCBD : Rendomized completed block design
(kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh).
SAS : SAS systemversion8.SAS Inst.,Cary, NC
Sở KH&CN : Sở khoa học và Công nghệ
ST : Sinh trưởng
T : Tưới
TB : Trung bình
TCN : Tiêu chuẩn ngành
TGST : Thời gian sinh trưởng
TPTN : Thành Phố Thái Nguyên
TV : Thời vụ
V : Vun
VR : Virút
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới giai đoạn 2013 - 2017............ 12
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở các châu lục năm 2017 ............................. 13
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Việt Nam giai đoạn
2013 - 2017...................................................................................................... 14
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2017..... 20
Bảng 1.5. Một số giống khoai tây phổ biến tại miền Bắc Việt Nam ......................... 25
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất ruộng năm 2015 tại tỉnh Thái Nguyên.................. 65
Bảng 3.2. Cơ cấu cây trồng vụ đông năm 2015 trên đất ruộng tại tỉnh Thái Nguyên ... 66
Bảng 3.3. Cơ cấu giống khoai tây của nông dân điều tra năm 2015.......................... 68
Bảng 3.4. Mức độ đầu tư cho khoai tây của các hộ nông dân điều tra năm 2015.... 69
Bảng 3.5. Thời vụ trồng và năng suất khoai tây của các hộ nông dân điều tra
năm 2015.......................................................................................................... 70
Bảng 3.6. Mật độ trồng khoai tây của các hộ nông dân điều tra năm 2015 .............. 71
Bảng3.7. Vun gốc khoai tâycủa các hộ nông dân điềutra năm 2015..........................................71
Bảng 3.8. Tình hình sử dụng nước tưới cho khoai tây của các hộ nông dân điều
tra năm 2015.................................................................................................... 72
Bảng 3.9. Các giai đoạn sinh trưởng chính của một giống khoai tây thí nghiệm
vụ đông năm 2015 tại Thái Nguyên ............................................................. 73
Bảng 3.10. Các giai đoạn sinh trưởng chính của một giống khoai tây thí nghiệm
vụ đông năm 2016 tại Thái Nguyên ............................................................. 74
Bảng 3.11. Khả năng sinh trưởng của một giống khoai tây thí nghiệm vụ đông
năm 2015 và 2016........................................................................................... 75
Bảng 3.12. Chiều cao cây và số thân chính/khóm của một số giống khoai tây thí
nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 ............................................................. 76
Bảng 3.13. Một số đặc điểm hình thái của các giống khoai tây thí nghiệm ............. 77
Bảng 3.14. Mức độ nhiễm bệnh mốc sương và héo xanh của các giống khoai
tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 ................................................. 79
Bảng 3.15. Mức độ nhiễm bệnh virút và sâu hại chính của các giống khoai tây
năm 2015 và 2016 tại Thái Nguyên ............................................................. 80
ix
Bảng 3.16. Các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống khoai tây vụ đông
năm 2015 tại Thái Nguyên ............................................................................ 81
Bảng 3.17. Các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống khoai tây vụ đông
năm 2016 tại Thái Nguyên ............................................................................ 82
Bảng 3.18. Năng suất thực thu của một số giống khoai tây vụ đông năm 2015
tại Thái Nguyên............................................................................................... 83
Bảng 3.19. Năng suất thực thu của một số giống khoai tây thí nghiệm vụ đông
năm 2016 tại Thái Nguyên ............................................................................ 84
Bảng 3.20. Kết quả phân tích chất lượng một số giống khoai tây năm 2016 tại
Phú Lương ....................................................................................................... 86
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ mọc của giống khoai tây
KT1 vụ đông 2016 và 2017........................................................................... 87
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng giống khoai tây KT1
vụ đông năm 2016 và 2017 tại Thái Nguyên .............................................. 88
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời vụ đến chiều cao cây và số thân chính/khóm
của giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ............................... 89
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của thời vụ đến mức độ nhiễm bệnh của giống khoai tây
KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ................................................................. 89
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến yếu tố cấu thành năng suất giống
khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 tại Thái Nguyên ................................... 90
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến yếu tố cấu thành năng suất giống
khoai tây KT1 vụ đông năm 2017 tại Thái Nguyên ................................... 91
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất thực thu giống khoai tây
KT1 vụ đông 2016 và 2017........................................................................... 92
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến sinh trưởng của giống
khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ................................................. 93
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến chiều cao cây và số
thân/khóm giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016.................................. 94
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến chiều cao cây và số
thân/khóm giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2017.................................. 96
x
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến tình hình bệnh hại
giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ...................................... 97
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến số củ và khối lượng
củ/khóm giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 ..................................... 98
Bảng 3.33. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến số củ và khối lượng củ
giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2017 ...................................................100
Bảng 3.34. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến tỷ lệ củ thương phẩm
của giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 .............................101
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến năng suất thực thu
giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ....................................102
Bảng 3.36. Hiệu quả kinh tế của các công thức mật độ và phân khoáng đối với
giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017.............................................103
Bảng 3.37. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến tỷ lệ mọc và sinh
trưởng của giống khoai tây KT vụ đông năm 2016 và 2017...................104
Bảng 3.38. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao cây và
số thân/khóm giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016...........................106
Bảng 3.39. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao cây và
số thân/khóm giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2017...........................107
Bảng 3.40. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến tình hình bệnh
hại giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ..............................108
Bảng 3.41. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến số củ và khối
lượng củ/khóm giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016........................109
Bảng 3.42. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến số củ và khối
lượng củ/khóm giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2017........................110
Bảng 3.43. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến tỷ lệ củ thương
phẩm của giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017...................111
Bảng 3.44. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến năng suất thực
thu giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017..............................112
Bảng 3.45. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm vụ đông 2016 và 2017....113
xi
Bảng 3.46. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến tỷ lệ mọc và thời gian sinh
trưởng khoai tây vụ đông năm 2016 và 2017............................................114
Bảng 3.47. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng của giống khoai tây
KT1 vụ đông 2016 và 2017.........................................................................115
Bảng 3.48. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến chiều cao cây và số thân/khóm
của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017......................................116
Bảng 3.49. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến tình hình bệnh hại đối với
giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ....................................117
Bảng 3.50. Ảnh hưởng của liều lượng Kali đến các yếu tố cấu thành năng suất
khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ...............................................119
Bảng 3.51. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến năng suất thực thu giống khoai
tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ..........................................................120
Bảng 3.52. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón kali cho giống khoai tây
KT1 tại Thái Nguyên....................................................................................121
Bảng 3.53. Kết quả phân tích chất lượng khoai tây ở các liều lượng kali...............121
Bảng 3.54. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến sinh trưởng của giống khoai
tây KT1 vụ đông năm 2016........................................................................122
Bảng 3.55. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến sinh trưởng của giống khoai
tây KT1 vụ đông năm 2017........................................................................123
Bảng 3.56. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến chiều cao cây và số thân chính/
khóm khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ....................................124
Bảng 3.57. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến mức độ nhiễm bệnh mốc
sương và héo xanh của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 ....125
Bảng 3.58. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến mức độ nhiễm bệnh virút và
sâu hại giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 .......................126
Bảng 3.59. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến các yếu tố cấu thành năng suất
giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 ...................................................127
Bảng 3.60. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến các yếu tố cấu thành năng suất
giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2017 ...................................................128
xii
Bảng 3.61. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến năng suất thực thu của giống
khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017........................................................129
Bảng 3.62. Ảnh hưởng của số lần vun đến sinh trưởng giống khoai tây KT1 vụ
đông năm 2016 và 2017...............................................................................131
Bảng 3.63. Ảnh hưởng của số lần vun đến chiều cao cây và số thân/khóm của
giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ....................................132
Bảng 3.64. Ảnh hưởng của số lần vun đến mức độ nhiễm bệnh mốc sương và
héo xanh của giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017.............133
Bảng 3.65. Ảnh hưởng của số lần vun đến mức độ nhiễm bệnh virút và bọ trĩ
giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017.............................................133
Bảng 3.66. Ảnh hưởng của số lần vun đến yếu tố cấu thành năng suất giống
khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 ..............................................................134
Bảng 3.67. Ảnh hưởng của số lần vun đến yếu tố cấu thành năng suất giống
khoai tây KT1 vụ đông năm 2017 ..............................................................135
Bảng 3.68. Ảnh hưởng của số lần vun đến năng suất thực thu giống khoai tây
KT1 vụ đông năm 2016 và 2017.................................................................136
Bảng 3.69. Hiệu quả kinh tế của số lần vun đối với giống khoai tây KT1 tại
Thái Nguyên ..................................................................................................137
Bảng 3.70. Khả năng sinh trưởng của giống khoai tây KT1 tại huyện Phú
Lương và Thành Phố Thái Nguyên vụ đông năm 2017...........................138
Bảng 3.71. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống KT1 mô hình tại
Thái Nguyên vụ đông năm 2017.................................................................138
Bảng 3.72. Sơ bộ hạch toán kinh tế mô hình trồng thử khoai tây và ngô vụ đông
năm 2017 tại Thái Nguyên ..........................................................................139
xiii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa tỉnh Thái Nguyên từ
2015 - 2017 .................................................................................................. 63
Biểu đồ 3.2: Năng suất thực thu của một số giống khoai tây vụ đông năm 2015.... 83
Biểu đồ 3.3: Năng suất thực thu của một số giống khoai tây vụ đông năm 2016.... 85
Biểu đồ 3.4: Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến năng suất thực thu giống
khoai tây KT1 vụ đông 2016....................................................................130
Biểu đồ 3.5: Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến năng suất thực thu giống
khoai tây KT1 vụ đông 2017....................................................................130
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây khoai tây (Solanum tuberosum) là cây lương thực của nhiều nước châu
Âu và ở một số nước khoai tây là cây lương thực chủ yếu (Đường Hồng Dật,
2005)[7]. Củ khoai tây chứa 20% lượng chất khô, trong đó có 80 - 85% là tinh bột,
3 - 5% là protein và một số vitamin khác (Nguyễn Văn Thắng và Bùi Thị Mỳ,
1996) [38].
Khoai tây có tiềm năng năng suất khá cao tới 100 - 120 tấn/ha. Tuy nhiên sự
biến động về tiềm năng năng suất giữa các vụ và các vùng là khá lớn (Caldiz et al.,
2001) [65]. Do khoai tây chịu tác động mạnh của những yếu tố từ bên ngoài. Nhiệt
độ thích hợp cho thân lá phát triển là 180C, củ phát triển là 16 - 17oC; ánh sáng ngày
dài thích hợp cho giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, giai đoạn củ hình thành thì cây
lại yêu cầu ánh sáng ngày ngắn. Yêu cầu về ẩm độ cũng thay đổi theo các thời kỳ
sinh trưởng và phát triển, trước khi hình thành củ ẩm độ cần là 60%, thời kỳ hình
thành củ ẩm độ đất phải đạt 80%. Để đạt được năng suất cao, khoai tây còn yêu cầu
lớp đất mặt phải rất tơi xốp, đất thịt nhẹ, đất cát pha thích hợp với cây khoai tây
(Đường Hồng Dật, 2005) [7]. Thời gian sinh trưởng ngắn nhưng khoai tây lại là cây
cho hiệu quả kinh tế cao, 1 ha có thể thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng. Theo Nguyễn
Công Chức (2001) [2]. Khoai tây đóng góp từ 42 - 48% thu nhập từ trồng trọt, 4,5 -
22,5% trong tổng thu nhập của hộ trồng khoai tây.
Ở Việt Nam khoai tây là một trong những cây thực phẩm quan trọng và
đặc biệt là cây hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay việc sản
xuất khoai tây chưa khai thác hết tiềm năng, năng suất cây khoai tây ở Việt
Nam còn rất thấp, đạt 73,74% (năm 2017) so với năng suất trung bình của thế
giới (FAOSTAT, 2019) [140].
Đồng bằng Bắc bộ có một mùa đông lạnh với nhiệt độ trung bình khoảng
16,6 - 25,50C, phù hợp cho cây khoai tây sinh trưởng, phát triển, chủ yếu đất phù sa,
đất cát pha, đất thịt nhẹ lớn, hệ thống thuỷ nông hoàn chỉnh là điều kiện thuận lợi
cho phát triển và mở rộng sản xuất khoai tây. Trong những năm gần đây diện tích
khoai tây cả nước dao động trong khoảng 35.000 ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng
sông Hồng (Đào Huy Chiên, 2002) [1]. Có khả năng thích hợp với nhiều vùng sinh
thái, cho năng suất cao, củ giàu dinh dưỡng nên khoai tây được trồng rất phổ biến.
2
Sản phẩm thu hoạch dễ tiêu thụ và dễ thương mại hoá. Cây khoai tây nếu được đầu
tư thâm canh sẽ có sản lượng cao và lượng hàng hóa lớn, có giá trị xuất khẩu làm
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc thuộc vùng Đông Bắc
nước ta với diện tích đất tự nhiên hơn 3562,82 km2 và dân số khoảng 1,2 triệu
người (Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2017) [4]. Thị trường tiêu thụ khoai tây tại
Thái Nguyên rất lớn do dân số đông, có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, đơn vị quân đội, Công ty Sam Sung đóng trên địa bàn; mặc dù nhu
cầu tiêu thụ khoai tây lớn, song hầu hết sản lượng tiêu thụ khoai tây của tỉnh đều
nhập từ tỉnh ngoài và Trung Quốc, sản lượng khoai tây trong tỉnh còn thấp chưa đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Thời tiết khí hậu vụ đông tại Thái Nguyên rất phù hợp cho sinh trưởng và
phát triển của cây khoai tây, với nhiệt độ bình quân từ 16,6 - 25,50C; lượng mưa từ
0,3 - 322,5 mm; ẩm độ trung bình từ 72 - 75%. Trong những năm gần đây khoai tây
đã được đưa vào cơ cấu cây trồng vụ đông, tỉnh đã có nhiều chính sách để hỗ trợ
phát triển và mở rộng diện tích khoai tây, vì vậy khoai tây đã chiếm một vị trí quan
trọng trong phát triển cây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên, tiềm năng mở rộng diện
khoai tây vụ đông rất lớn. Tuy nhiên diện tích trồng khoai tây của tỉnh đang giảm
dần, nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trên do thiếu nguồn giống chất lượng
người dân trồng khoai tây chủ yếu trồng giống Trung Quốc chất lượng kém, sâu
bệnh nhiều, năng suất thấp chất lượng khoai tây chưa đảm bảo và đặc biệt các biện
pháp kỹ thuật canh tác như; thời vụ, mật độ, phân bón, tưới nước, vun gốc chưa phù
hợp. Do đó để mở rộng diện tích khoai tây vụ đông tại Thái Nguyên cần phải có
nghiên cứu tổng hợp, sâu rộng về kỹ thuật tuyển chọn giống đến các biện pháp kỹ
thuật. Xuất phát từ hạn chế đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu các biện
pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sản xuất khoai tây nhằm xác định các yếu tố hạn chế
năng suất khoai tây tại tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định giống khoai tây có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều
kiện vụ đông tại Thái Nguyên để đưa vào sản xuất.
3
- Xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây phù hợp trong điều kiện
vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó bổ sung và hoàn chỉnh biện pháp kỹ
thuật thâm canh khoai tây ở tỉnh Thái Nguyên góp phần mở rộng diện tích khoai tây
trên đất ruộng hai vụ lúa.
- Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh khoai tây đạt năng suất và hiệu quả
kinh tế cao trên đất hai vụ lúa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giống khoai tây: Lựa chọn giống khoai tây có triển vọng gồm 8 giống
khoai tây nhập nội qua thí nghiệm nghiên cứu giống vụ đông trên đất ruộng 2 vụ tại
tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông gồm mật
độ, thời vụ, phân bón, tưới nước, vun.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thí nghiệm nghiên cứu một số đặc điểm của giống và biện pháp kỹ thuật
sản xuất khoai tây bố trí tại xã Thịnh Đức Thành Phố Thái Nguyên và xã Phấn Mễ
huyện Phú Lương.
- Mô hình sản xuất thử nghiệm tại xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, xã Thịnh
Đức Thành Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
4. Đóng góp mới của luận án
- Đã xác định được giống khoai tây có triển vọng tốt là giống KT1 có thời gian
sinh trưởng trung bình, sinh trưởng phát triển tốt, nhiễm sâu bệnh nhẹ, năng suất
cao (31 - 32 tấn/ha), chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu ăn tươi và chế biến.
- Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp đối với giống khoai
tây KT1 vụ đông tại Thái Nguyên. Thời vụ trồng tốt nhất từ ngày 01/11 - 10/11. Đối
với phân khoáng xác định được lượng phân bón 15 tấn phân chuồng + 180kg N +
180 kg P2O5 + 180 kg K2O/ha, với mật độ trồng 5 khóm/m2 đạt năng suất và hiệu
quả kinh tế cao. Phân kali đã xác định được công thức bón 15 tấn phân chuồng +
150 kg N + 150 kg P2O5 + 180 kg K2O/ha cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhất.
Tưới nước bổ sung 3 lần (15 ngày sau trồng, 45 ngày sau trồng, 75 ngày sau trồng).
Vun luống 2 lần/vụ (15 ngày sau trồng và 45 ngày sau trồng).
4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả thu được từ các thí nghiệm về xác định giống và các biện pháp kỹ
thuật là căn cứ khoa học để bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây
tại tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu có thể dùng tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu
tuyển chọn giống khoai tây.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Tuyển chọn được một số giống khoai tây có triển vọng cho năng suất cao
và chất lượng tốt phục vụ sản xuất vụ đông trên đất ruộng hai vụ lúa.
- Bổ sung luận cứ khoa học để lựa chọn giống khoai tây nhập nội phù hợp và
xây dựng quy trình sản xuất khoai tây trong điều kiện vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Tăng năng suất cây trồng là mục tiêu quan trọng nhất của mọi tiến bộ kỹ
thuật về giống và canh tác. Dân số ngày càng tăng kéo theo nhu cầu lương thực
không ngừng tăng lên, trong khi đất canh tác bị thu hẹp và để ứng phó với biến đổi
khí hậu, chúng ta cần phải thường xuyên chọn tạo giống cây trồng phù hợp với điều
kiện ngoại cảnh luôn thay đổi, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh
tăng năng suất.
Giống có vai trò rất quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng
cây trồng. Năng suất cây trồng có thể tăng lên một cách đáng kể nếu chọn được
giống có tiềm năng năng suất cao và ổn định. Hiện nay các giống khoai tây đang
phổ biến trong sản xuất tại Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng chủ yếu
là nhập nội. Do vậy trước khi đưa vào sản xuất ở một vùng nào đó cần đánh giá khả
năng thích ứng của giống với các điều kiện sinh thái khác nhau, đồng thời áp dụng
các biện pháp kỹ thuật phù hợp.
Khi nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho khoai tây, nhiều tác giả đã kết
luận khoai tây trồng an toàn trong thời tiết vụ đông ở miền Bắc nước ta (từ 15/10
trở đi) và có thể trồng thêm khoai tây vụ xuân. Tuy nhiên, việc xác định thời vụ
trồng khoai tây còn phụ thuộc vào yếu tố đất đai và khí hậu từng vùng (Trương Văn
Hộ, 1992) [15].
Các kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ và khoảng cách trồng, số thân trên
một đơn vị diện tích có ảnh hưởng rất rõ rệt đến năng suất và chất lượng khoai tây.
Khoai tây được trồng bằng phương pháp làm đất tối thiểu, mật độ và khoảng cách
trồng được khuyến cáo như sau: Trồng 2 hàng cách mép luống 30 - 35 cm, hàng
cách hàng 35 - 40 cm; củ cách củ 30 cm, tương đương 5 - 6 vạn củ giống/ha (Trung
tâm Khuyến nông Quốc gia, 2013) [147].
Khoai tây là một trong những loại cây trồng cho năng suất cao, do đó đòi hỏi
nhiều chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Lượng phân bón cho
khoai tây phụ thuộc vào loại đất, độ phì nhiêu của đất, tình trạng luân canh và canh
tác, giống và thời gian sinh trưởng của khoai tây, độ ẩm và mật độ trồng (Smith,
6
1987) [123]. Khi trồng khoai tây giống mới theo hướng thâm canh để có năng suất,
hiệu quả cao nhất thiết phải bón phân. Cần thực hiện tưới rãnh nhẹ để khoai tây
nhanh mọc trong trường hợp đất bị khô. Thực hiện vun xới 2 lần kết hợp bón thúc.
Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho khoai tây, tốt nhất bằng biện pháp tưới rãnh
(Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2015) [148].
Như vậy, để trồng khoai tây đạt hiệu quả kinh tế cao thì mỗi vùng sinh thái
cần nghiên cứu để tìm ra bộ giống tốt và biện pháp canh tác phù hợp.
1.2. Một số nghiên cứu về yêu cầu ngoại cảnh đối với cây khoai tây
1.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và năng
suất củ. Nhiệt độ trong vụ trồng bình quân 16°C - 18°C là thích hợp và cho năng
suất cao nhất. Khi nhiệt độ cao, cây khoai tây bị giảm sự đồng hóa, tăng dị hóa;
nhiệt độ ban đêm cao sẽ làm giảm sản lượng chất khô của cây. Sự phát triển tối ưu
của cây khoai tây khi nhiệt độ ban ngày 20°C, ban đêm 14°C. Nếu nhiệt độ ban
ngày ở mức 21°C - 24°C, ban đêm 10°C hoặc thấp hơn một chút, khoai tây cũng có
năng suất cao. Nhưng khi nhiệt độ bình quân dưới 10°C sẽ làm giảm sự sinh trưởng
của cây, dưới 5°C cây ngừng sinh trưởng.
Cây khoai tây có ba giai đoạn: Giai đoạn phát triển thân lá, giai đoạn hình
thành củ và giai đoạn phình to củ. Mỗi giai đoạn có yêu cầu nhiệt độ khác nhau. Từ
mọc đến phát triển thân lá, cây khoai tây cần nhiệt độ tương đối cao, thay đổi từ
16°C - 24°C, ở giai đoạn này thân lá phát triển đầy đủ thì năng suất củ mới cao.
Giai đoạn hình thành củ cần nhiệt độ thấp hơn. Rashid năm 1974 có nhận xét, củ
khoai tây hình thành nhanh nhất ở nhiệt độ ban ngày 20°C - 21°C và ban đêm 14°C.
Giai đoạn phình củ cần nhiệt độ thấp hơn kết hợp với ngày dài và cường độ ánh
sáng cao (Trương Văn Hộ, 2010) [17].
Nhiệt độ không khí thích hợp nhất cho củ khoai tây phát triển từ 18-190C và
nhiệt độ đất 16- 170C. nếu nhiệt độ từ 200C trở lên quá trình hình thành củ của
khoai tây bắt đầu bị kìm hãm. Nhiệt độ lên cao quá 250C sẽ trở ngại cho quá trình
hình thành và phát triển củ. Trong thời kỳ hình thành củ, nhiệt độ cao kéo dài gây ra
hiện tượng củ không được tích lũy chất khô một cách đầy đủ, dẫn đến năng suất và
chất lượng giống giảm rõ rệt ở các đời sau. (Trương Văn Hộ, 2010) [17].
7
Như vậy, cây khoai tây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao trong
điều kiện nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích hợp cho thân lá phát triển là 18 - 200C, thân
củ phát triển là 18 - 190C. Tuy nhiên, nhiệt độ quá thấp làm cây bị chết rét, còn
nhiệt độ cao thì củ hình thành kém, nhanh thoái hóa và bệnh virút phát triển mạnh.
Để nâng cao năng suất và chất lượng củ khoai tây cần nghiên cứu để có thời vụ
thích hợp với từng vùng.
1.2.2. Yêu cầu về ánh sáng
Khoai tây là cây ưa sáng, năng suất khoai tây phụ thuộc vào khả năng hấp
thu và hiệu quả của việc sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên chất khô của
củ và chỉ số thu hoạch. Cường độ ánh sáng thích hợp cho sự hình thành củ và năng
suất khoai tây là 20.000 - 50.000 lux (Allen and Scott .,1980) [50]. Trong điều kiện
khí hậu giống nhau, không thiếu nước hoặc dinh dưỡng và không xuất hiện sâu
bệnh hại thì sự khác nhau về sinh trưởng, phát triển và năng suất là do khả năng hấp
thu ánh sáng khác nhau giữa các giống (Spitter, 1987; Van der Zaag and Doombos
JH, 1987) [124], [132].
Độ dài ngày ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát triển của cây khoai
tây. Ở điều kiện ngày dài trên 14 giờ chiếu sáng/ngày của mùa xuân và mùa hè ở
các nước ôn đới, thời gian sinh trưởng của cây khoai tây dài tới hơn 4 tháng gần 5
tháng, có thời gian phát triển thân lá dài, sau đó mới đến giai đoạn hình thành củ và
phình to củ. Người ta thấy rằng cây khoai tây trong điều kiện dài ngày có hàm
lượng hoomon gibberellin cao, nên đã làm chậm sự hình thành củ. Do thời gian sinh
trưởng dài nên năng suất khoai tây ở vùng ôn đới khá cao, về tiềm năng nhiều nơi
tới 100 - 120 tấn củ/ha, nhiều nước đạt năng suất bình quân 35 - 40 tấn/ha.
Những nước vùng nhiệt đới trồng khoai tây trong điều kiện ngày ngắn, dưới
12 giờ/ngày nên hình thành củ sớm ngay khi thân lá còn trong giai đoạn đang phát
triển. Vì vậy, thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ trên dưới 3 tháng, nên năng suất củ
thấp, tiềm năng năng suất không cao. Những giống khoai tây ở vùng ôn đới đem
trồng ở Việt Nam sẽ rút ngắn khoảng 30% thời gian trồng ở vùng ôn đới (Trương
Văn Hộ, 2010) [17].
Trong điều kiện ngày dài, cây khoai tây ra hoa, kết quả nhiều hơn ngày
ngắn. Nếu ở nhiệt độ thấp trong điều kiện ngày dài hoặc ngắn, khoai tây đều ra
củ sớm. Về cường độ ánh sáng với khoai tây, ánh sáng có cường độ mạnh sẽ làm
8
cho quá trình quang hợp tăng lên, cây phát triển thuận lợi. Nếu cường độ ánh
sáng yếu, trời nhiều mây âm u kéo dài, cây quang hợp kém, năng suất khoai tây
thấp. Mặt khác cường độ ánh sáng quá cao cũng gây ra tạo củ sớm, ra hoa nhanh
dẫn đến thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ thấp.
1.2.3. Yêu cầu về nước
Nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển của
cây khoai tây, đến năng suất và chất lượng của củ khoai tây. Muốn cây khoai tây có
hiệu suất quang hợp cao, đất phải đủ ẩm để cho bộ rễ hút đủ lượng nước cần thiết và
chất khoáng để điều tiết nhiệt độ của cây. Nếu đất khô hạn, lá khô sẽ bị héo, khí
khổng khép lại, hiệu suất quang hợp của cây sẽ giảm sút. Nếu thiếu nước kéo dài
trầm trọng thì cây sẽ chết. Nếu quá nhiều nước sẽ gây nên yếm khí, trong đất thiếu O2
sẽ làm cho bộ rễ bị chết, đồng thời những khí khổng trên vỏ củ bị trương nước sẽ là
nơi để vi khuẩn và nấm xâm nhập làm thối củ (Trương Văn Hộ, 2010) [17].
Trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển cây khoai tây cần rất nhiều nước.
Theo một số nghiên cứu, một héc ta khoai tây cho năng suất củ từ 19-33 tấn/ha thì
cần từ 2.800 - 2.900 m3 nước. Để tạo ra 100 kg củ khoai tây cần 12 - 15 m3 nước
(Ngô Đức Thiệu và Nguyễn Văn Thắng, 1978) [41].
Nghiên cứu của Deblonde et al., (1999) [70] chỉ rõ, năng suất và yếu tố cấu
thành năng suất bị tác động mạnh bởi tổng lượng nước tưới. Tuy nhiên tác động của
hạn đến cây trồng phụ thuộc vào thời gian, giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của
khô hạn (Jefferies, 1995) [96]. Hạn thường tác động mạnh ở 3 giai đoạn: sinh
trưởng, phình to củ và chín. Thiếu nước ở giai đoạn cuối của thời gian sinh trưởng
sinh dưỡng làm cho khoai tây có năng suất thấp nhất, thiếu nước ở giai đoạn chín
thì củ khoai tây lại to nhất (Fabeiro et al., 2001) [78].
Nghiên cứu của Iqbal et al., (1999) [94] cũng cho kết quả là, hạn xuất hiện
vào giai đoạn chín làm giảm năng suất ít nhất, xuất hiện sớm sẽ ảnh hưởng mạnh
nhất đến năng suất, tiếp theo là giai đoạn hình thành củ. Điều đó được Kashyap et
al., (2003) [99] giải thích rằng, hầu hết các giai đoạn nhạy cảm với sự thiếu nước là
ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng nên thiếu nước ở giai đoạn này ảnh hưởng đến
năng suất mạnh nhất.
9
Như vậy, nước rất cần thiết cho sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất của
cây khoai tây. Thiếu nước ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng ảnh hưởng nhiều nhất
đến năng suất. Vì vậy trong điều kiện ở miền Bắc Việt Nam, vụ đông thường có
lượng mưa thấp và biến động giữa các vùng khá lớn nên cần nghiên cứu chế độ tưới
nước hợp lý cho khoai tây trong từng điều kiện cụ thể.
1.2.4. Yêu cầu về đất đai và dinh dưỡng của khoai tây
Củ khoai tây khi phát triển có khả năng dịch chuyển các phân tử đất yếu hơn
so với nhiều loại rễ củ khác nên đòi hỏi lớp đất mặt, là nơi khoai tây hình thành củ
phải rất tơi xốp. Các loại đất cát pha, đất nhẹ, thậm chí là đất cát là thích hợp với
cây khoai tây. Các loại đất nặng và quá ẩm ướt, cây khoai tây phát triển không tốt
và thường bị bệnh thối ướt gây hại. Trên các loại đất nặng, hàm lượng tinh bột trong
củ giảm, củ cũng nhỏ đi nhiều. Mặt khác khoai tây còn sinh trưởng, phát triển và
cho năng suất giảm dần khi trồng liên tiếp từ vụ này sang vụ khác trong nhiều năm
trên cùng một chân đất (Đường Hồng Dật, 2005) [7].
Đất trồng khoai tây thích hợp là đất phù sa nhẹ, đất cát pha, đất nhẹ tơi xốp
có lượng mùn cao, lớp đất canh tác dày, giữ ẩm tốt, có điều kiện tưới nước và thoát
nước. Nếu trồng trên đất thịt nặng, củ sẽ phát triển không đều, bị méo mó, mã củ
xấu. Khoai tây có thể phát triển được trên đất có độ pH từ 4,8 - 7,1. Do chịu được
chua mặn nên ở Hà Lan đã dùng khoai tây là cây tiên phong trồng trên đất mới lấn
biển có độ chua cao. Tuy nhiên, độ pH lý tưởng với khoai tây là 5,2 - 6,4. Nếu đất
có độ pH kiềm trên 7, khoai tây dễ bị nhiễm bệnh ghẻ củ. Đất có hàm lượng clo cao
sẽ giảm hàm lượng chất khô của củ (Trương Văn Hộ, 2010) [17].
Đất có tầng canh tác dày và tơi xốp khả năng giữ nước và thông khí tốt là
thích hợp nhất với khoai tây và sẽ cho năng suất cao nhất. Đất có pH từ 5 - 7, nhưng
thích hợp nhất là 6 - 6,5.
Đất lý tưởng cho sự phát triển của khoai tây là đất tiêu nước tốt, dễ vỡ vụn.
Đất có hàm lượng sét cao cần được xử lý đặc biệt như luân canh cây trồng thích
hợp, trồng cây che phủ và các hoạt động cày xới đúng cách để duy trì năng suất
trong một thời gian dài. Các loại đất có hữu cơ cao, nếu thoát nước đầy đủ, cũng có
thể sản xuất khoai tây chất lượng cao, đặc biệt cho thị trường ăn tươi. Đất cát, có
chứa ít đất sét hoặc ít chất hữu cơ khi được tưới tiêu và bón phân đúng cách, sẽ cho
năng suất và chất lượng chế biến cao. Mặc dù, khoai tây chịu được đất có tính axít
nhưng sẽ có lợi khi nâng pH đất đến 6,0 - 6,5 giúp gia tăng hấp thụ lượng P và K
10
trong đất, làm tăng hoạt tính của vi sinh vật, tăng sự phân huỷ của chất hữu cơ để
giải phóng N và tăng khả năng trao đổi cation đất (Bohl và Johnson, 2010) [61].
Đất trồng khoai tây có pH nằm trong khoảng 5,5 - 6,8. Ở pH này khoai tây ít
bị bệnh ghẻ hay sần lỗ vỏ. Hàm lượng tinh bột của khoai tây thu được cao nhất khi
trồng trên đất kiềm yếu hoặc trung tính. Tuy nhiên, nghiên cứu khác đã ghi nhận
hàm lượng tinh bột của củ ở pH đất trồng trong phạm vi 5,4 - 6,05 cao hơn cả. Khi
trồng ở đất chua yếu có pH = 5 thì khoai tây chín sớm hơn, điều này làm giảm hàm
lượng chất khô của cây. Để đạt năng suất cao nên duy trì độ ẩm của đất khoảng
65%. Tùy thuộc vào nhiệt độ ngày và giai đoạn phát triển của cây mà lượng nước
tưới được tính toán nhằm duy trì độ ẩm của đất. Tưới sát ngày thu hoạch làm giảm
độ cứng và gia tăng các vấn đề trong lưu trữ (Kader và Rolle, 2004) [97].
Khoai tây có thể trồng được trên các loại đất: đất cát pha, đất thịt nhẹ,
đất phù sa có tầng canh tác dày, nhiều mùn. Để cây khoai tây sinh trưởng tốt, năng
suất cao thì cần bố trí trồng trên các chân đất vàn, vào cao; đất có độ tơi xốp, thuận
tiện trong việc tưới tiêu và thoát nước tốt. Khoai tây đông thường được bố trí trên
chân đất 2 vụ lúa (lúa đông xuân + lúa mùa + khoai tây đông). Cày bừa, làm đất nhỏ
vơ sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước. Lên luống càng cao càng tốt, lên luống
đơn, luống rộng 0,6 - 0,7 m (trồng 1 hàng) hoặc lên luống kép, luống rộng 1,2 - 1,4
m (trồng 2 hàng). Rãnh luống rộng từ 30 - 40 cm, sâu từ 15 - 25 cm (Thái Hà và
Đằng Mai, 2011; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2015) [12], [148].
Khoai tây yêu cầu một lượng dinh dưỡng lớn và đầy đủ các nguyên tố đa
lượng và vi lượng. Trung bình một tấn củ khoai tây (kể cả thân lá tương ứng) lấy đi
từ đất là 5,68 kg N, 1,11 kg P2O5, 8,92 kg K2O. Với năng suất 15 tấn/ha cây khoai
tây đã lấy đi 88 kg N, 17 kg P2O5, 134 kg K2O, 19 kg CaO và 16 kg MgO. Rasco và
Aromin, (1994) [116] cũng kết luận rằng, năng suất khoai tây phụ thuộc nhiều vào
dinh dưỡng đất và khả năng cung cấp của con người. Trong hầu hết các trường hợp
có sự tương quan giữa khối lượng chất khô và nồng độ N, P, K. Tuy nhiên mỗi
nguyên tố dinh dưỡng đều tác động đến sinh trưởng, phát triển và năng suất khoai
tây theo góc độ khác nhau.
Khoai tây là một trong những loại cây trồng cho năng suất cao, do đó đòi hỏi
nhiều chất dinh dưỡng để phục vụ quá trình sinh trưởng và phát triển. Nitơ (N), phốt
pho (P) và kali (K) là những yếu tố quan trọng nhất cần thiết cho việc hình thành
năng suất và sản lượng khoai tây. Ở nhiều khu vực sản xuất khoai tây, lượng phân
11
bón đạm và lân được sử dụng rộng rãi, trong khi kali thường bị bỏ qua (Pervez et
al., 2013) [111].
1.2.5. Yêu cầu về độ ẩm đất
Kết quả nghiên cứu cho thấy các loại đất khác nhau có khả năng giữ nước, giữ
nhiệt, trao đổi dinh dưỡng khác nhau nên có ảnh hưởng khác nhau đến sự sinh trưởng
của khoai tây và qua đó ảnh hưởng đến hàm lượng chất khô, hàm lượng tinh bột trong
củ. Loại đất hấp thụ nước tốt và thoáng khí là cần thiết cho sự phát triển và hình thành
củ (Brandenberger et al., 2012) [ 63].
Độ ẩm đất có ảnh hưởng đến hàm lượng chất khô của khoai tây và chất
lượng chế biến của chúng. Trong những vùng hạn hoặc bán hạn, biện pháp tưới là
không thể thiếu khi trồng khoai tây. Ở những vùng ẩm hơn, ngoài việc lợi dụng
nước trời qua mưa cũng cần phải bổ sung một lượng nước tưới nhất định. Điều kiện đất
đủ độ ẩm sẽ đảm bảo khoai tây có năng suất cao, tốt nhất nên duy trì một độ ẩm đồng
nhất trong đất trong suốt quá trình sinh trưởng của cây khoai tây. Việc tưới quá dư thừa
nước hoặc khoảng cách giữa hai lần tưới quá xa có thể làm giảm năng suất hoặc cây có
sinh trưởng lại hoặc làm nứt củ. Để thu được khoai tây có hàm lượng chất khô cao cần
phải tránh tưới quá muộn vào lúc thu hoạch. Mưa quá nhiều hoặc tưới quá muộn
thường làm giảm năng suất và làm giảm tỷ trọng của củ (Smith, 1987) [123 ].
Khoai tây là một cây rất mẫn cảm với sự thiếu hụt nước trong đất. Ngay cả
khi được tưới, đôi khi khoai tây vẫn bị stress nước, đặc biệt là những ngày nắng và
nóng. Sự thiệt hại do stress nước của khoai tây phụ thuộc vào thời điểm bị thiếu
nước, thời gian và cường độ stress (Costa và MacKerron, 2000) [68].
Tại Nam Phi, thiếu nước xảy ra vào lúc bắt đầu hình thành củ cho đến lúc tạo
củ là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hình thành sinh khối và năng suất
củ. Khi được tươi đầy đủ trong điều kiện này, củ cho năng suất cao nhất. Hiệu suất tưới
nước thay đổi tùy theo phương pháp tưới và thời gian trồng, hiệu quả tưới nước vào vụ
thu cao hơn vụ đông (Steyn et al., 2007) [126].
Đã có nghiên cứu về ảnh hưởng của tưới đến chất lượng chế biến của khoai
tây, nhận thấy ở công thức khoai tây có tưới, khoai tây chưa thành thục vào lúc thu
hoạch. Trong củ có chứa nhiều đường khử dẫn đến màu sắc của chip sau khi rán có
màu đậm hơn. Khi tưới nước cho khoai tây ở các mức độ ẩm đất đạt 25, 50 và 75%
không gây ảnh hưởng đến tỷ trọng của củ, trong khi đó ở độ ẩm cao hơn gây ra sự
giảm sút hàm lượng tinh bột. Điều kiện thời tiết bất thường có thể làm cho khoai tây
12
có củ có hình dạng bất thường hoặc nảy mầm, tạo củ thứ cấp, làm đen thịt củ hoặc
tim rỗng. Lượng mưa ảnh hưởng đến hàm lượng nước và sự nhạy cảm của cây trồng
đến các tổn thương cơ học và thối hỏng. Thời tiết khô hạn, rồi mưa có thể làm phát
sinh vết nứt hoặc sinh trưởng thứ cấp ở khoai tây. Nhiệt độ đất cao, thiếu độ ẩm tạm
thời của đất và thiếu hay dư thừa nitơ gây hàm lượng đường cao và tinh bột thấp ở
phần cuống củ ở khoai tây chế biến làm nâu thịt củ khi chế biến. Do thiếu nước gây
ra những thay đổi trong hoạt động hoặc các enzyme chuyển hóa cacbohidrat
chuyển từ chức năng tổng hợp tinh bột thành chức năng huy động tinh bột
(Thompson et al., 2008) [128].
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và Việt Nam
1.3.1.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Khoai tây được trồng rộng rãi ở 130 nước trên thế giới, từ 71 độ vĩ tuyến Bắc
đến 40 độ vĩ tuyến Nam. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới 5 năm gần đây
được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
giai đoạn 2013 - 2017
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2013 19,29 19,39 374,07
2014 18,88 20,14 380,26
2015 18,91 19,91 376,58
2016 19,08 19,62 374,25
2017 19,30 20,11 388,91
(Nguồn: FAO, 2019) [140]
Số liệu ở bảng 1.1 cho thấy, diện tích khoai tây của thế giới trong những năm
gần đây tăng giảm không đáng kể, từ 19,29 triệu ha (năm 2013), đến 19,30 triệu ha
(năm 2016). Năng suất biến động từ 19,39 - 20,14 tấn/ha, đạt cao nhất năm 2014
(20,14 tấn/ha) và sản lượng khoai tây đạt cao nhất năm 2017 (388,91 triệu tấn).
Do điều kiện sinh thái, mức độ thâm canh và trình độ sản xuất khác nhau nên
năng suất khoai tây chênh lệch rất lớn. Tình hình sản xuất khoai tây ở các châu lục
năm 2016 được thống kê ở bảng 1.2.
13
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở các châu lục năm 2017
Châu lục
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Châu Á 10,21 19,17 195,67
Châu Âu 5,37 22,69 121,76
Châu Mỹ 1,80 24,58 44,17
Châu Phi 1,89 13,22 25,01
Châu Đại dương 0,38 41,08 1,57
(Nguồn: FAO, 2019) [140]
Số liệu ở bảng 1.2 cho thấy năm 2017, châu Á có diện tích khoai tây lớn nhất
thế giới (10,21 triệu ha), gần đây khoai tây ở vùng này có xu hướng phát triển
mạnh. Song năng suất khoai tây của châu Á còn thấp (năm 2017: 19,17 tấn/ha), thấp
hơn năng suất trung bình của thế giới và một số châu lục khác. Tuy nhiên do diện
tích trồng lớn nên sản lượng khoai tây của châu Á cao nhất thế giới (năm 2017 đạt
195,67 triệu tấn), chiếm 50,56% sản lượng khoai tây toàn thế giới. Khoai tây châu
Á được trồng tập trung ở các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn
Quốc, Mông Cổ...
Khoai tây là cây trồng quan trọng trong khẩu phần ăn và là nguồn dinh
dưỡng rất tốt cho nhiều người dân châu Âu. Vì thế khoai tây là cây trồng chính và
được trồng nhiều ở các nước như Ba Lan, Đức, Pháp, Hà Lan…Năm 2017 diện tích
trồng khoai tây của châu Âu là 5,37 triệu ha, chiếm 27,82% diện tích khoai tây toàn
thế giới, nhưng do năng suất cao (22,69 tấn/ha) nên sản lượng khoai tây của châu
Âu đạt cao nhất năm 2017 đạt 121,76 triệu tấn, chiếm 31,31% sản lượng khoai tây
thế giới.
Năm 2017, diện tích trồng khoai tây của châu Mỹ và châu Phi tương đương
nhau (1,80 - 1,85 triệu ha), nhưng năng suất khoai tây châu Mỹ cao (24,58 tấn/ha)
nên sản lượng đạt 44,17 triệu tấn. Trong khi đó năng suất khoai tây của châu Phi rất
thấp (13,22 tấn/ha) nên sản lượng chỉ đạt 24,01 triệu tấn, gần bằng 1/2 sản lượng
của châu Mỹ. Châu Đại dương có diện tích khoai tây thấp nhất (0,38 triệu ha), năng
suất khoai tây châu lục này lớn nhất (41,08 tấn/ha). Song do diện tích ít nên sản
lượng khoai tây của châu lục này thấp nhất thế giới (1,57 triệu tấn).
14
1.3.1.2. Tình hình sản xuất khoai tây của Việt Nam
Trước những năm 70 của thế kỷ XX, diện tích trồng khoai tây ở nước ta chỉ
khoảng 2.000 ha. Sau năm 1970, khoai tây mới được chính thức quan tâm và xem
như là một cây lương thực quan trọng (Trương Văn Hộ, 1992) [15]. Thời điểm Việt
Nam có tổng diện tích trồng khoai lớn nhất là năm 1979 với 104.700 ha, sau đó
giảm dần. Tình hình sản xuất khoai tây của Việt Nam 5 năm gần đây được thể hiện
ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Việt Nam
giai đoạn 2013 - 2017
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
2013 23.077 13,58 313.383
2014 22.823 14,09 321.700
2015 21.767 14,62 318.321
2016 21.173 14,27 302.229
2017 20.480 14,83 303.675
(Nguồn: FAOSTAT, 2019) [140]
Diện tích khoai tây của Việt Nam giảm dần trong 5 năm gần đây, từ
23,077 ha (năm 2013) đến năm 2017 chỉ còn 20,480 ha, giảm 2.597 ha.
Năng suất khoai tây Việt Nam còn thấp, năm 2017 là 14,83 tấn/ha, bằng
73,74% năng suất trung của thế giới và sản lượng đạt 303.675 tấn (FAOSTAT,
2019) [140].
Hiện nay ở nước ta, khoai tây được sản xuất nhiều ở các tỉnh như Thái Bình,
Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, và
Vĩnh Phúc. Khoai tây là cây trồng chủ lực được đưa vào cơ cấu giống cây trồng vụ
đông, các giống khoai tây được nông dân ưa chuộng và trồng phổ biến như: Solara,
Marabel, Diamond và VT2 phục vụ cho ăn tươi; Atlantic và Sinora phục vụ chế biến.
Sau vùng đồng bằng sông Hồng, Lâm Đồng là vùng sản xuất khoai tây quan
trọng thứ 2 của cả nước. Diện tích khoai tây của Lâm Đồng biến động từ 2.500-
15
3.000 ha/năm với năng suất khoai tây trung bình cao hơn 20 - 30% so với năng suất
khoai tây trung bình ở vùng đồng bằng sông Hồng. Các giống khoai tây được sản
xuất chủ yếu là giống Utatlan (07) và PO3 phục vụ ăn tươi; các giống Atlantic,
FL2215, FL2027 và FL2137 phục vụ chế biến (Phạm Xuân Tùng và cs., 2003,
2008) [43], [44].
Diện tích khoai tây vụ đông nước ta có tiềm năng phát triển lớn, mục tiêu
trong 5 năm tới (2018-2023), đưa diện tích ổn định khoảng xung quanh 30.000 ha, 5
năm tiếp theo đạt 35.000 - 40.000 ha; năng suất bình quân 18 - 20 tấn/ha, giá trị thu
nhập là 100 - 120 triệu đồng/ha/vụ (trong 3 tháng) với quan điểm phát triển bền vững
gắn với chế biến, tiêu thụ, sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chuỗi giá trị,
tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân (Cục Trồng trọt, 2017) [6].
Như vậy, diện tích và năng suất bình quân của Việt Nam như hiện nay là
thấp và không ổn định, chưa khai thác được tiềm năng to lớn của khoai tây, cây
khoai tây còn có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào tổng thu nhập sản phẩm nông
nghiệp của nước ta. Nguyên nhân chính của hiện tượng trên là do việc sử dụng
giống đã thoái hóa, chất lượng củ giống thấp làm giảm năng suất, giảm hiệu quả sản
xuất khoai tây. Điều kiện khí hậu ở Việt Nam ít thuận lợi cho khoai tây sinh trưởng,
phát triển: Nhiệt độ cao, ngày ngắn và điều kiện khí hậu không thích hợp nên
khoảng cách giữa năng suất thực tế với tiềm năng năng suất là rất lớn (chỉ bằng
10%) và thời vụ gieo trồng ngắn, chỉ trồng được 1 đến 2 vụ/năm (Caldiz, D. O., et
al., 2001) [65]. Thời vụ gieo trồng ngắn không chỉ trồng được ít vụ mà năng suất
cây trồng cũng không cao (Hunt, 1993) [92]. Do điều kiện khí hậu không thuận lợi
nên thời gian sinh trưởng của các giống khoai tây nhập nội khi trồng ở Việt Nam
thường bị rút ngắn, chỉ khoảng 85 - 115 ngày (Nguyễn Văn Thắng và cs, 1996)
[38]. Thời gian sinh trưởng ngắn là yếu tố bất lợi, hạn chế nhiều đến năng suất và
phẩm chất khoai tây (Trương Văn Hộ và cs, 1990) [14].
1.3.1.4. Sản xuất khoai tây hàng hóa tại Việt Nam
Sản xuất khoai tây hàng hóa tại Việt Nam đang được quan tâm và có điều
kiện để phát triển. Hiện nay Việt Nam có nhiều giống khoai tây năng suất cao, sạch
bệnh vừa phục vụ chế biến và ăn tươi, nhiều mô hình sản xuất khoai tây hàng hóa
được xây dựng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Kết quả nghiên cứu của đề tài “Xây dựng mô hình nhân giống và sản xuất
khoai tây hàng hoá cho hiệu quả kinh tế cao đối với giống Sinora và Marabel” tại
16
huyện Nam Sách và Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương cho năng suất trung bình từ 18,5 - 19,9
tấn/ha (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, 2011) [150].
Tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, vụ đông năm 2018, huyện đẩy mạnh
liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây khoai tây giúp người nông dân duy trì, phát
triển vụ đông bền vững. Việc hình thành mối liên kết “4 nhà” trong chuỗi sản xuất
nông nghiệp, tạo tiền đề cho việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung
và nâng cao hiệu quả của các hình thức sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu cây trồng gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp
hiện đại, bền vững (Báo Nam Định, 2018) [137].
Tại Vĩnh Phúc, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân là mô
hình liên kết sản xuất cây khoai tây theo hướng hàng hóa. Doanh nghiệp đã liên kết
chặt chẽ với người nông dân, hỗ trợ máy móc phục vụ làm đất, tập huấn kỹ thuật
chăm sóc và thu mua toàn bộ sản phẩm. Phương thức liên kết sản xuất giữa doanh
nghiệp và nông dân đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Người nông dân được hỗ trợ
giống, vật tư và từng bước tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa lớn, giúp người nông
dân học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kiến thức sản xuất mới và dần từ bỏ thói quen
sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu. Doanh nghiệp đã xây dựng được vùng
nguyên liệu, ổn định đầu vào của sản xuất, đảm bảo đầu ra cho nông dân (Báo Điện
tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014) [135].
Tại Hà Nội, việc liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân đã thành
công trong việc triển khai mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Mô
hình đã được xây dựng trên diện tích 100 ha tại huyện Sóc Sơn, Mỹ Đức và Ứng
Hòa trên giống khoai tây Marabel. Mô hình đã cho hiệu quả vượt trội, là động lực
cho người dân yên tâm phát triển sản xuất (Báo Kinh tế và Đô thị, 2018) [136].
Tại Thái Nguyên, nhiều đề tài, dự án đã được triển khai nhằm xây dựng mô
hình sản xuất khoai tây theo hướng hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Dự án “Xây dựng
mô hình sản xuất khoai tây theo hướng hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”
được thực hiện từ năm 2009 - 2010. Dự án được tiến hành trên hai giống Sinora và
Eben trong điều kiện vụ đông tại huyện Đại Từ và Định Hóa. Dự án đã xây dựng được
mô hình sản xuất khoai tây theo hướng hàng hóa tạo vùng nguyên liệu phục vụ chế
biến, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, nâng cao được hiệu quả kinh tế của cây khoai tây
trên một đơn vị diện tích (Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên, 2010) [142].
17
Dự án “xây dựng mô hình sản xuất khoai tây hàng hóa trên giống Atlantic và
Marabel tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên” (do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
làm chủ trì) đã được tiến hành từ năm 2010-2011 trên địa bàn 3 huyện Định Hóa,
Phổ Yên và Đại Từ. Đã xây dựng được vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ ăn tươi
và cho chế biến công nghiệp. Thông qua mô hình canh tác về khoai tây cho nông
dân tại các điểm triển khai dự án và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao nhận
thức của người dân về sản xuất khoai tây hàng hóa và thương mại hóa sản phẩm, tạo
điều kiện để nông dân làm quen dần với kinh tế thị trường về sản xuất khoai tây
theo hướng hàng hóa (Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên, 2011) [143].
1.3.2. Tình hình tiêu thụ khoai tây trên thế giới và Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình tiêu thụ khoai tây trên thế giới
Sản lượng khoai tây tươi năm 2016 - 2017 của Trung Quốc đạt ở mức trên
100 triệu tấn, tăng khoảng 3% so với 97 triệu tấn trong năm 2015-2016 do sự mở
rộng diện tích khoai tây và các điều kiện thời tiết bình thường ở các khu vực sản
xuất chính, ở phía Bắc Trung Quốc. Tứ Xuyên, Cam Túc, Quý Châu, Vân Nam và
Nội Mông là những tỉnh sản xuất khoai tây lớn nhất ở Trung Quốc, chiếm khoảng
60% tổng sản lượng khoai tây tươi của Trung Quốc (Global Agricultural
Information Network, 2016) [83].
Tổng sản lượng tinh bột khoai tây của Trung Quốc trong giai đoạn 2016 -
2017 đạt khoảng 600.000 tấn, tăng khoảng 9% so với 550.000 tấn vào năm 2015 -
2016, do sản lượng khoai tây tươi tăng và nhu cầu ngày càng tăng của ngành chế
biến thực phẩm. Sản lượng khoai tây chiên của Trung Quốc tiếp tục xu hướng tăng
trưởng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao thị trường. Trong niên vụ 2016 -2017,
sản lượng khoai tây chiên thái lát và khoai tây chiên của Trung Quốc đạt 430.000 tấn
và 310.000 tấn, tương ứng tăng 9 và 13% so với các năm trước. Sản lượng khoai tây
chiên đông lạnh 2016 - 2017 đạt khoảng 230.000 tấn, tăng 9% so với 210.000 tấn
trong năm 2015 - 2016 (Global Agricultural Information Network, 2016) [83].
Nhập khẩu khoai tây chiên đông lạnh trong năm 2016 - 2017 khoảng
160.000 tấn, tăng 5% so với 152.000 tấn trong năm 2015 - 2016 do nhu cầu trong
nước tăng. Hoa Kỳ tiếp tục thống trị thị trường nhập khẩu khoai tây chiên của
18
Trung Quốc, với thị phần 72% trong 2015 - 2016, tiếp theo là Canada và Bỉ, chiếm
23% tổng lượng nhập khẩu khoai tây chiên đông lạnh của Trung Quốc trong năm
2015, 2016 (Global Agricultural Information Network, 2016) [83].
Từ năm 2010 và năm 2011, hàng năm, xuất khẩu khoai tây tươi của Trung
Quốc đạt ổn định từ 300.000 - 450.000 tấn, trong niên vụ 2015-2016 ước tính đạt
381,424 tấn. Malaysia, Việt Nam và Nga là 3 thị trường xuất khẩu khoai tây tươi của
Trung Quốc chiếm trên 65% tổng sản lượng xuất khẩu khoai tây tươi của Trung Quốc
trong niên vụ 2015 - 2016 (Global Agricultural Information Network, 2016) [83].
Lượng khoai tây chế biến ở Mỹ chiếm 64% tổng lượng khoai tây ở Mỹ trong
thập niên 2000 (so với 35% trong thập niên 1960). Trong thập niên 2000, mỗi năm,
trung bình một người Mỹ tiêu thụ 25 kg khoai tây đông lạnh, 19 kg khoai tây
tươi, 7,7 kg khoai tây chiên và 6,4 kg sản phẩm khoai tây khô. Năm 2016, Hoa
Kỳ tiêu thụ hơn 34 kg khoai tây chế biến mỗi người. Trong khoai tây chế biến, sản
phẩm khoai tây thỏi đông lạnh chiếm 59%, khoai tây chiên lát từ 21%. Theo điều
tra, sản phẩm khoai tây rán và khoai tây chiên tăng rất mạnh trong những năm tới
(USDA, 2017) [130].
Các loại sản phẩm chế biến chủ yếu từ khoai tây của Hoa Kỳ bao gồm khoai tây
chiên lát, các loại sản phẩm khô (như tinh bột, bột khoai tây), khoai tây chiên thỏi đông
lạnh, các loại sản phẩm đông lạnh khác, sản phẩm đóng hộp và một số loại sản phẩm
khác. Trong đó, lượng khoai tây chiên đông lạnh chiếm đa số trên 50% tổng số các
loại sản phẩm chế biến trong cả 3 năm, 2014, 2015 và 2016. Tiếp đến là khoai tây
rán và các loại sản phẩm khô (tinh bột và bột khoai tây) (USDA, 2017) [130].
1.3.2.2. Tình hình chế biến và tiêu thụ khoai tây của Việt Nam
Khoai tây ở Việt Nam hiện được tiêu thụ chủ yếu phục vụ ăn tươi thị trường
nội địa, xuất khẩu lượng nhỏ sang Indonesia. Ngành chế biến khoai tây mới xuất
hiện chưa được 10 năm, nhưng đang phát triển rất mạnh mẽ mở ra hướng đi cho
xuất khẩu khoai tây. Khoai tây chế biến hiện đang được các công ty đầu tư sản xuất
vùng nguyên liệu như PepsiCo, Orion… Tiêu dùng khoai tây đang chuyển từ thị
trường tiêu thụ tươi sang các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng. Sản phẩm chế
biến từ khoai tây đã khá đa dạng như khoai tây chiên lát, khoai tây chiên thỏi và
tinh bột. Sản phẩm khoai tây chiên là và chiên thỏi đã trở nên quen thuộc với người
Việt Nam, với các thương hiệu như Zon Zon, Snack, Bim Bim và Wavy.
19
Hiện nay, mỗi nhà máy có nhu cầu khoảng 180.000 tấn khoai tây nguyên
liệu/năm. Tuy nhiên, sản xuất khoai tây trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30-
40% nhu cầu, phần còn lại là phải nhập khẩu từ rất nhiều nước khác nhau. Tổng nhu
cầu khoai tây dành cho chế biến khoảng 15.000 tấn/năm, nhưng chỉ có 35% trong số
đó là sử dụng nguyên liệu trong nước, các nhà chế biến vẫn phải nhập khẩu khoai
tây/năm từ Anh, Trung Quốc, Hà Lan.
Tỷ trọng thị trường khoai tây chế biến nội địa là: 40% sản phẩm tiêu thụ ở
siêu thị; 20% bán cho các nhà hàng khách sạn; 30% tiêu thụ qua đại lý; 5% bán cho
các trường học; 5% cho người bán rong. Tuy nhiên, tại Việt Nam khoai tây chế biến
vẫn chưa thực sự được coi là món ăn phổ biến, mà thường chỉ dùng để làm quà cho
trẻ em, hoặc vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ hội, Tết... Dạng sản phẩm chủ
yếu được người tiêu dùng ưa chuộng là khoai tây chiên, rất ít người quan tâm tới
các dạng sản phẩm khác, bởi nhiều nguyên nhân: khoai tây chế biến còn rất mới với
hầu hết người tiêu dùng, nhiều người từng sử dụng nhưng không để ý đấy là sản
phẩm của khoai tây.
1.3.3. Tình hình sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên
1.3.3.1. Tình hình sản xuất khoai tây
Khoai tây được trồng phổ biến tại Thành Phố Thái Nguyên, thị xã Sông
Công, các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Định Hóa, Đại Từ, Phổ Yên và Phú Lương.
Những năm gần đây, bà con nông dân đã được tập huấn và chuyển giao các biện
pháp kỹ thuật đồng bộ nhằm xây dựng mô hình sản xuất khoai tây vụ đông hàng
hóa với quy mô lớn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao trên
thị trường, chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng vụ đông, thâm canh tăng vụ trên địa
bàn toàn tỉnh, một số kỹ thuật cơ bản đã được chuyển giao với chủ trương đưa cây
khoai tây thành một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh (Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Thái Nguyên, 2013) [145].
Một số giống khoai tây được trồng phổ biến tại Thái Nguyên như Solara,
Sinora, Atlantic và Marabel là những giống có năng suất cao, khả năng kháng tốt
với một số đối tượng sâu, bệnh hại, phù hợp đưa vào cơ cấu giống trồng trong vụ
đông của tỉnh Thái Nguyên (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên, 2012,
2013) [144], [145].
20
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên
giai đoạn 2014 - 2017
Năm
Toàn tỉnh Thành Phố Thái Nguyên Huyện Phú Lương
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tấn/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tấn/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tấn/ha)
Sản
lượng
(tấn)
2014 500 12,62 6.311 28 15,18 425 45 14,20 639
2015 627 13,01 8.207 51 14,96 763 38 15,11 574
2016 624 13,18 8.225 45 14,89 670 29 14,41 417
2017 511 13,63 6.965 67 15,43 1034 23 15,13 347
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2017) [4]
Số liệu ở bảng 1.4 cho thấy, Tổng diện tích trồng khoai tây của toàn tỉnh
Thái Nguyên đạt 500 ha trong năm 2014, đạt trên 620 ha trong giai đoạn 2015 -
2016 và giảm chỉ còn trên 511 ha trong năm 2017, chiếm khoảng 2 - 3% tổng diện
tích trồng khoai tây của cả nước.
Năng suất khoai tây trung bình của toàn tỉnh dao động xung quanh 13 tấn/ha
thấp hơn so với năng suất khoai tây trung bình của cả nước (>14 tấn/ha). Tổng sản
lượng khoai tây của toàn tỉnh dao động từ trên 6.000 đến trên 8.000 tấn chiếm
khoảng 2% tổng sản lượng khoai tây của cả nước.
Thành Phố Thái Nguyên có tổng diện tích trồng khoai tây đạt 28 ha trong
năm 2014 và có xu hướng tăng trong những năm qua và đạt 67 ha trong năm 2017.
Năng suất khoai tây trung bình đạt từ 14,89 - 15,43 tấn/ha cao hơn năng suất trung
bình của toàn tỉnh. Tổng sản lượng khoai tây của Thành Phố Thái Nguyên đạt 425
tấn trong năm 2014, chiếm 6,7% và tăng lên trên 1.000 tấn trong năm 2017, chiếm
14,8% tổng sản lượng khoai tây của toàn tỉnh.
Huyện Phú Lương có xu hướng giảm diện tích trồng khoai tây trong những
năm gần đây. Năm 2014, toàn huyện có 45 ha trồng khoai tây chiếm 9% tổng diện
tích khoai tây của toàn tỉnh và giảm khoảng 1/2 trong năm 2017. Năng suất khoai
tây trung bình của toàn huyện chỉ đạt 14,20 tấn/ha trong năm 2014 nhưng đã tăng
cao trong những năm qua và đạt 15,13 tấn/ha trong năm 2017. Tổng sản lượng
21
khoai tây của toàn huyện Phú Lương dao động 300 - 639 tấn, chiếm 5,4 - 7,7%
tổng sản lượng khoai tây của toàn tỉnh.
1.3.3.2. Một số thuận lợi khó khăn trong sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên
* Thuận lợi
- Điều kiện khí hậu, đất đai tương đối phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của
cây khoai tây, tiềm năng đất trồng khoai tây vụ đông rất lớn, khả năng phát triển khoai
tây cao (thời gian sinh trưởng ngắn 80-90 ngày) ưa lạnh không bị áp lực thời vụ.
- Thị trường tiêu thụ khoai tây tại Thái Nguyên rất lớn có nhiều công ty,
nhiều trường đại học, người dân đã nhận thức được giá trị của cây khoai tây và có
nhu cầu mở rộng diện tích trồng khoai tây.
- Thái Nguyên đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là đưa
cây màu vụ đông vào sản xuất nên có nhiều chính sách trợ giá giống, xây dựng mô
hình trình diễn, hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai tây cho nông dân.
* Khó khăn
- Người dân chưa biết kỹ thuật trồng khoai tây, bón phân, tưới nước, vun
gốc.. chưa đủ, chưa đúng quy trình kỹ thuật.
- Chưa có bộ giống tốt và thích hợp, người dân chủ yếu trồng giống khoai tây
nhập khẩu thương phẩm từ Trung Quốc dẫn đến tình trạng chất lượng giống rất kém,
giống bị nhiễm sâu bệnh năng suất thấp, thiếu kho lạnh bảo quản khoai làm giống.
- Thiếu mối quan hệ sản xuất - tiêu thụ, giữa doanh nghiệp - nông dân, sản
lượng hầu hết nông dân tự tiêu thụ.
- Trồng chăm sóc khoai tây khó và tốn công hơn một số cây trông vụ đông
khác. Giá khoai tây giống cao, đầu tư trồng 1 ha khoai tây lớn nên nhiều người dân
không có kinh phí đầu tư. Khoai tây nhiều sâu bệnh, chưa có biện pháp phòng trừ.
1.4. Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống khoai tây trên thế giới và
Việt Nam
1.4.1. Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống khoai tây trên thế giới
Tại đảo Luzon, Philippins vào những năm 1980, các nhà khoa học đã tiến
hành chọn tạo được 3 giống B71.240.2, I.1035 và PO3 biểu hiện khả năng kháng
cao với mốc sương và thích nghi với điều kiện sinh thái tại địa phương. Các giống
22
trên được nhóm tác giả dùng như các dòng bố mẹ làm vật liệu lai tạo giống mới
kháng bệnh mốc sương và đã chọn tạo được dòng LBR2-51. Đã chọn lọc giống
khoai tây kháng tuyến trùng khoai tây, phát triển các dòng vô tính có khả năng
kháng bệnh bằng cách sử dụng các chỉ thị phân tử dựa trên PCR để kết hợp gen
Ryadg (kháng với PVY), Gro1 (kháng loài tuyến trùng Globodera rostochiensis) và
Rx1 (kháng virút khoai tây X) hoặc Sen1 (kháng với bệnh mụn cóc khoai tây,
Synchytrium endobioticum) (Moloney et al., 2010) [106].
Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Lithuanian đã lai tạo
thành công các giống khoai tây Venta, VB Rasa, VB Liepa, Goda và VB Aista đều
là những giống năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng cao với loài tuyến
trùng Globodera rostochiensis, và kháng với hầu hết các loại bệnh như virút, ghẻ, lở
cổ rễ và mốc sương. Bằng phương pháp lai hữu tính, nhóm nghiên cứu của Viện
Nghiên cứu và Phát triển Khoai tây và Củ cải đường Rumani đã lai tạo thành công
giống khoai tây Cosiana có tiềm năng năng suất cao, kháng với bệnh mụn đen
(Synchitrium endobioticum), kháng trung bình với bệnh mốc sương và một số bệnh
virút khác nhau như PVY0, PLRV. Đây là giống phù hợp với nhiều mục đích khác
nhau bao gồm sử dụng ăn tươi và chế biến (Hermeziu et al…, 2016) [90].
Trong nhiều năm qua, việc lai tạo giống cây trồng hiệu quả và chính xác có
thể được tăng cường thông qua việc sử dụng kỹ thuật chỉ thị (marker) phân tử để
chọn tạo ra những giống cây trồng ưu việt (Gebhardt; Holme et al; Li et al., 2013)
[81], [91], [103].
Việc áp dụng các chỉ thị phân tử ADN trong quá trình lai tạo giống khoai tây
có thể dự đoán được các gen kiểm soát sự biến đổi tự nhiên của chất lượng củ, sẽ giảm
số lượng các dòng vô tính dùng để đánh giá trong các thí nghiệm đồng ruộng. Việc lập
bản đồ liên kết sử dụng gen chức năng hoạt động trong quá trình trao đổi chất
cacbohydrat làm chỉ thị đã phát hiện gen của các loại enzym invertaga và starch
phosphorylaga có liên quan đến tính trạng chất lượng củ (Barrell et al., 2013) [ 56].
Vào cuối thế kỷ 20, có 11 gen kháng bệnh mốc sương đã được phát hiện trên
loài khoai tây hoang dại Solanum demissumvà được đặt tên từ R1 đến R11. Gen
kháng bệnh mốc sương đầu tiên được lập bản đồ và giải trình tự ở khoai tây là R1
trên nhiễm sắc thể số V. Những gen khác cũng được lập bản đồ trên các vị trí khác
nhau, R2 được xác định trên nhiễm sắc thể IV. Gen R3, R6 và R7 đã được xác định
nằm trên nhiễm sắc thể số XI. Từ cơ sở dữ liệu về chỉ thị phân tử và đặc điểm di truyền
23
của tính kháng bệnh mốc sương khoai tây, nhiều nhà khoa học đã chọn tạo được một
số dòng khoai tây kháng bệnh mốc sương nhờ chỉ thị phân tử (Colton et al. 2006;
Tiwari et al., 2013) [67], [129].
Khoai tây chuyển gen cry3A có khả năng kháng với bọ cánh cứng Colorado
(Leptinotarsa decemlineata). Cây khoai tây biểu hiện độc tố Cry3A đã được
Monsanto công nhận là giống với tên ‘New Leaf’. Giống khoai tây này được bán ở
Mỹ từ năm 1996 đến năm 2000 và cho khả năng phòng trừ cao đối với bọ cánh
cứng Colorado. Ngoài ra, gen Cry3B cũng đã được chứng minh là có hiệu quả đối
với loài bọ cánh cứng này. Một lớp gen có khả năng đặc biệt chống lại sâu hại thuộc
bộ Lepidoptera, chẳng hạn như sâu đục củ khoai tây (Phthorimaea operculella), là
các gen Bt thuộc lớp cry1. Nhiều gen cry như vậy, khi được biểu hiện trong cây
khoai tây, đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc phòng trừ sâu đục củ
khoai tây (Arpaia et al.,2000) [55].
Để xác định QTLs của khoai tây đối với khả năng chịu hạn và khả năng phục
hồi, một bản đồ liên kết tổng hợp giàu chỉ thị SNP đã được sử dụng. Tổng cộng có
23 QTLs đã được phát hiện trong các công thức đối chứng, xử lý và phục hồi giải
thích 10,3 - 22,4% của sự khác biệt đối với mỗi một tính trạng kiểu hình. Trong số
này, có 10 QTLs nằm trên nhiễm sắc thể II; có 3 QTLs liên quan đến các tính trạng
quan trọng về tỉ lệ rễ và chồi được xác định trên các nhóm liên kết 2, 3 và 8. Những
vị trí này đã giải thích 41,1% sự biến thiên của tính trạng này và có thể là mục tiêu
để lai giống có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và năng suất
trên đồng ruộng. Các chỉ thị SNPs xuất phát từ các trình tự EST nằm trong các
QTLs này đã hỗ trợ việc xác định được các gen chủ đích phục vụ nghiên cứu thêm
về cây khoai tây. Đây là nghiên cứu đầu tiên về việc chọn lọc quần thể di truyền về
khả năng chịu hạn của khoai tây (Anithakumari et al., 2011) [53].
* Một số giống khoai tây đang được trồng phổ biến trên thế giới
Giống Qingshu 9 là giống khoai tây có năng suất cao được phát triển đầu tiên
tại Peru những năm 1990, được lai tạo giữa giống CIP No.387521.3 và “Aphrodite”
từ quần thể khoai tây kháng bệnh virút của Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây Quốc
tế (CIP) là giống có năng suất cao và ổn định trong nhiều điều kiện môi trường sinh
thái biến động khác nhau, kháng với virút và có khả năng chịu hạn tốt; có chất
24
lượng cao, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu vàng phù hợp cho sử dụng tươi và sản xuất
khoai tây chiên, chip được trồng chủ yếu ở các vùng trồng khoai tây của Trung
Quốc; cũng như được đưa vào trồng tại một số nước khác như Kenya, Rwanda,
Ethiopia, Tajikista, Uzbekistan và Bangladesh (CGIAR, 2018) [139].
Giống Jizhangshu 8 là giống có thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày, cho
khoảng 6 củ đạt loại tốt/cây, chứa 16,4 mg vitamin C/100 g, thịt tươi, 17% tinh
bột, 2,25% protein. Do ưu điểm chịu hạn tốt và tiềm năng năng suất cao,
Jizhangshu 8 có thể đạt 30 tấn/ha trong điều kiện có mưa với lượng mưa trung
bình năm khoảng 300 - 400 mm và có thể đạt tới 75 tấn/ha trong điều kiện có
tưới (CGIAR, 2018) [139].
Giống Kufri Chipsona-1, K. Chipnosa-2, K. Chipnosa-3 và Kufri Surya chủ
yếu phục vụ ngành công nghiệp sản xuất chip của Ấn Độ. Giống Kufri Chipsona-1
là giống được phát triển đầu tiên nhằm phục vụ sản xuất khoai tây chiên. Giống
Kufri Surya được phát triển với mục đích chịu nhiệt đây là giống có củ dài phù hợp
cho việc sản xuất chip có chứa hàm lượng phenolic cao. Giống Kufri Frysona phù
hợp cho sản xuất khoai tây chiên của Ấn Độ. Kufri Frysona là giống kháng bệnh
sương mai, có thể bảo quản ở điều kiện bình thường trong vòng 8 tuần, có chất
lượng cao, cho sản phẩm chip có vị ngon, màu sắc đẹp (Singh và cs., 2010) [122].
Giống Russet Burbank là giống khoai tây được trồng phổ biến chiếm khoảng
40,9% tổng số diện tích trồng khoai tây của Hoa Kỳ là giống được chọn lọc từ
giống Burkank từ năm 1941 bởi nhà khoa học Lou Sweet; có đặc tính chín muộn,
yêu cầu thời gian sinh trưởng từ 140-150 ngày để cho năng suất và chất lượng tối
đa. Năng suất khá cao dao động từ 28 - 67 tấn/ha; có khả năng thích ứng tốt kháng
cao với bệnh ghẻ khoai tây nhưng nhiễm với bệnh héo Fusarium, Verticillium và
virút Y, Có khả năng bảo quản lâu dài phục vụ trồng trọt và chế biến được trồng
chủ yếu các bang phía Tây Bắc của Hoa Kỳ như Idaho, Washington, Oregon,
Montana và Canada.
Giống Russet Norkotah chiếm khoảng 11,9% tổng diện tích trồng khoai tây
của Hoa Kỳ, là con lai giữa bố mẹ ND9526-4 Russ × ND9687-5 Russ và được công
nhận giống năm 1987 tại Bang North Dakota. Russet Norkotah là giống chín sớm đến
chín trung bình, trồng chủ yếu phục vụ ăn tươi, năng suất trung bình. Đây là giống
không phù hợp cho chế biến nhưng hình dạng và loại củ rất phù hợp với thị trường ăn
tươi là giống phù hợp với nhiều vùng trồng khác nhau của Hoa Kỳ. Russet Norkotah
mẫn cảm với hầu hết các bệnh virút và sương mai, rất mẫn cảm với bệnh héo
Verticillium và nấm Alternaria solani nhưng kháng với bệnh ghẻ khoai tây.
25
Giống Ranger Russet chiếm 9,5% tổng diện tích trồng khoai tây của Hoa Kỳ,
là con lai giữa cặp bố mẹ Butte × A6595-3 và được công nhận giống năm 1991. So
với giống Resset Burbank, Ranger Russet có khả năng kháng cao hơn với bệnh héo
Verticillium, PVX, PVY, xoăn lá và thối khô Fusarium.
Ngoài ra, một số giống khác như Umatilla Russet (chiếm 6,8% tổng diện tích),
Frito-Lay (chiếm 4,6% tổng diện tích) và Norland (chiếm 2,7% tổng diện tích) cũng
đang được trồng phổ biến tại Hoa Kỳ (USDA, 2018) [149].
1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống khoai tây tại Việt Nam
Tại Việt Nam, đã có nhiều ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới trong
chọn tạo giống bằng phương pháp công nghệ sinh học như dung hợp tế bào trần và
chỉ thị phân tử. Chọn giống trong điều kiện áp lực bệnh cao để tạo được các giống
khoai tây theo mục tiêu có đặc tính nông sinh học tốt, năng suất cao, phẩm chất tốt
phù hợp cho ăn tươi, chế biến và kháng/chống chịu với bệnh hại và điều kiện ngoại
cảnh bất lợi.
Từ năm 2002 đến nay, Bộ NN&PTNT đã đầu tư dự án sản xuất giống khoai
tây sạch bệnh. Mỗi năm dự án sản xuất khoảng 1,5 triệu củ giống gốc và cung ứng
cho sản xuất 200 tấn giống nguyên chủng và 2.000 tấn xác nhận, năng suất khoai
tây ngoài sản xuất đạt 18-20 tấn/ha (Cục Trồng trọt, 2017) [5].
Bảng 1.5. Một số giống khoai tây phổ biến tại miền Bắc Việt Nam
Tên giống Nguồn gốc
Diện tích sản xuât
(ha/năm)
Mục đích sử dụng
Solara Đức 500 - 1.000
Ăn tươi, một ít sử
dụng cho chế biến
Sinora Hà Lan 3.000 - 5.000 Ăn tươi là chủ yếu
Giống khác
(Diamant, VT2,
KT1, 12KT3-1......)
Đức, HL, TQ 10.000 - 15.000 Chủ yếu cho ăn tươi
Atlantic Mỹ 3.000 - 4.000
Giống được sử dụng
100% cho chế biến
(Nguồn: Cục Trồng trọt, 2013) [5].
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên

More Related Content

What's hot

[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Thư viện luận văn đại hoc
 
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 22000:2005
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 22000:2005XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 22000:2005
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 22000:2005
SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất tàu hủ non đóng hộp.doc
Nghiên cứu quy trình sản xuất tàu hủ non đóng hộp.docNghiên cứu quy trình sản xuất tàu hủ non đóng hộp.doc
Nghiên cứu quy trình sản xuất tàu hủ non đóng hộp.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề tài: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ thống kê trong ki...
Đề tài: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ thống kê trong ki...Đề tài: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ thống kê trong ki...
Đề tài: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ thống kê trong ki...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đánh giá thành tích nhân viên tại khách sạn Đà Nẵng
Luận văn: Đánh giá thành tích nhân viên tại khách sạn Đà NẵngLuận văn: Đánh giá thành tích nhân viên tại khách sạn Đà Nẵng
Luận văn: Đánh giá thành tích nhân viên tại khách sạn Đà Nẵng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAYLuận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt NamLuận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAYLuận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bàoNghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...
đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...
đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...
NOT
 
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậuLuận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
 
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
 
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 22000:2005
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 22000:2005XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 22000:2005
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 22000:2005
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất tàu hủ non đóng hộp.doc
Nghiên cứu quy trình sản xuất tàu hủ non đóng hộp.docNghiên cứu quy trình sản xuất tàu hủ non đóng hộp.doc
Nghiên cứu quy trình sản xuất tàu hủ non đóng hộp.doc
 
Đề tài: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ thống kê trong ki...
Đề tài: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ thống kê trong ki...Đề tài: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ thống kê trong ki...
Đề tài: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ thống kê trong ki...
 
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
 
C5.dao tao va phat trien
C5.dao tao va phat trienC5.dao tao va phat trien
C5.dao tao va phat trien
 
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
 
Luận văn: Đánh giá thành tích nhân viên tại khách sạn Đà Nẵng
Luận văn: Đánh giá thành tích nhân viên tại khách sạn Đà NẵngLuận văn: Đánh giá thành tích nhân viên tại khách sạn Đà Nẵng
Luận văn: Đánh giá thành tích nhân viên tại khách sạn Đà Nẵng
 
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAYLuận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
 
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt NamLuận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
 
Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 
Luận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAYLuận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAY
 
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bàoNghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
 
đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...
đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...
đáNh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và du lịch tân hùng...
 
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậuLuận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
 
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
 

Similar to Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên

Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú ThọLuận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chèSử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng NamLuận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng NamLuận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung BộBiện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa KhangẢnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAYBiện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanhẢnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái NguyênLuận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống lúa ngắn ngày ở Quảng Bình, HAY
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống lúa ngắn ngày ở Quảng Bình, HAYLuận án: Kỹ thuật canh tác giống lúa ngắn ngày ở Quảng Bình, HAY
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống lúa ngắn ngày ở Quảng Bình, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa...Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa...
jackjohn45
 
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôiLuận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
NuioKila
 

Similar to Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên (20)

Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú ThọLuận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
 
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chèSử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng NamLuận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng NamLuận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
 
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung BộBiện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
 
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
 
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
 
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa KhangẢnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
 
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAYBiện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành, HAY
 
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanhẢnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
 
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái NguyênLuận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
 
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống lúa ngắn ngày ở Quảng Bình, HAY
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống lúa ngắn ngày ở Quảng Bình, HAYLuận án: Kỹ thuật canh tác giống lúa ngắn ngày ở Quảng Bình, HAY
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống lúa ngắn ngày ở Quảng Bình, HAY
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa...Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa...
 
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôiLuận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
 
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
 
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 

Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– HOÀNG THỊ MINH THU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG THÁI NGUYÊN - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– HOÀNG THỊ MINH THU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9.62.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Trần Ngọc Ngoạn 2. PGS. TS. Trần Văn Điền THÁI NGUYÊN - 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả những kết quả nghiên cứu trong công trình này là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Mọi trích dẫn trong luận án đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Minh Thu
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và cơ quan nghiên cứu trong nước. Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn, PGS.TS Trần Văn Điền với cương vị là người hướng dẫn khoa học, đã có nhiều đóng góp trong nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Sau đại học, Khoa Nông học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo Khoa Nông học, Viện Khoa học sự sống, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có củ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Bộ môn Nghiên cứu khoai tây thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ. Tôi xin cảm ơn Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Phòng Kinh tế Thành Phố Thái Nguyên, Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi địa bàn tốt để tiến hành các thí nghiệm và thực hiện các mô hình nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày 10/10/2018 Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Minh Thu
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. xiii MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................3 4. Đóng góp mới của luận án .............................................................................................3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .....................................................................4 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...........................................................................................5 1.2. Một số nghiên cứu về yêu cầu ngoại cảnh đối với cây khoai tây ..........................6 1.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ..................................................................................................6 1.2.2. Yêu cầu về ánh sáng.................................................................................................7 1.2.3. Yêu cầu về nước .......................................................................................................8 1.2.4. Yêu cầu về đất đai và dinh dưỡng của khoai tây ..................................................9 1.2.5. Yêu cầu về độ ẩm đất .............................................................................................11 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới và Việt Nam....................12 1.3.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và Việt Nam....................................12 1.3.2. Tình hình tiêu thụ khoai tây trên thế giới và Việt Nam .....................................17 1.3.3. Tình hình sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên ....................................................19 1.4. Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống khoai tây trên thế giới và Việt Nam............................................................................................................................21 1.4.1. Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống khoai tây trên thế giới .............21 1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống khoai tây tại Việt Nam............................25 1.5. Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây....................................29
  • 6. iv 1.5.1. Một số nghiên cứu về thời vụ trồng khoai tây ....................................................29 1.5.2. Một số nghiên cứu về mật độ trồng khoai tây.....................................................31 1.5.3. Một số nghiên cứu về biện pháp sử dụng phân bón cho khoai tây...................33 1.5.4. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của đạm đến năng suất và chất lượng khoai tây..............................................................................................................................36 1.5.5. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của lân đến năng suất và chất lượng khoai tây..............................................................................................................................38 1.5.6. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của kali đến năng suất và chất lượng khoai tây..............................................................................................................................39 1.5.7. Một số nghiên cứu biện pháp tưới nước và vun gốc cho khoai tây..................40 1.5.8. Một số nghiên cứu về sâu bệnh hại khoai tây .....................................................43 1.5.9. Một số nghiên cứu về thời gian thu hoạch và bảo quản ....................................46 1.6. Một số kết luận từ phần tổng quan tài liệu .............................................................47 Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......49 2.1. Vật liệu nghiên cứu....................................................................................................49 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................49 2.2.1. Khảo sát hiện trạng sản xuất khoai tây và xác định yếu tố hạn chế sản xuất khoai tây của tỉnh Thái Nguyên ..............................................................................49 2.2.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của 8 giống khoai tây nhập nội vụ đông tại Thái Nguyên............................................................................................49 2.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống khoai tây KT1 vụ đông tại Thái Nguyên .................................................................................................................49 2.2.4. Xây dựng mô hình sản xuất khoai tây vụ đông năm 2017 trên đất ruộng hai vụ tại Thái Nguyên......................................................................................................50 2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................50 2.3.1. Phương pháp khảo sát đánh giá hiện trạng sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên ....50 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng...............................................51 2.3.3. Xây dựng mô hình sản xuất thử khoai tây vụ đông............................................56 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi.................................................58 2.5. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................62
  • 7. v Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................63 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất khoai tây và tình hình sản xuất khoai tây ở Thái Nguyên ..................................................................63 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên ...............................63 3.1.2. Tình hình sử dụng giống khoai tây và áp dụng các biện pháp kỹ thuật của nông dân..............................................................................................................................68 3.2. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 tại Thái Nguyên ............................73 3.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 tại Thái Nguyên...................................................73 3.2.2. Khả năng sinh trưởng của một số giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 tại Thái Nguyên ................................................................................75 3.2.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống khoai tây thí nghiệm........................77 3.2.4. Tình hình sâu bệnh hại chính của một số giống khoai tây thí nghiệm ..........78 3.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống khoai tây vụ đông 2015 và 2016 tại Thái Nguyên..........................................................................80 3.2.6. Một số chỉ tiêu chất lượng của một số giống khoai tây thí nghiệm.........................85 3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng phát triển của giống khoai tây KT1..................................................................87 3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên .......................................................87 3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến sinh trưởng phát triển của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên.................................93 3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng phát triển của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên............. 104 3.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên ......................................... 114 3.3.5. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến sinh trưởng, phát triển của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên ......................................... 122 3.3.6. Ảnh hưởng của số lần vun đến sinh trưởng, phát triển của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên .................................................... 131
  • 8. vi 3.4. Kết quả xây dựng mô hình khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên ............... 137 3.4.1. Kết quả xây dựng mô hình giống khoai tây KT1 và biện pháp kỹ thuật mới trên đồng ruộng nông dân tại Thái Nguyên......................................................... 137 3.4.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng khoai tây vụ đông năm 2017 tại Thái Nguyên................................................................................................................... 139 3.4.3. Ý kiến đánh giá của người dân........................................................................... 140 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................................... 141 I. Kết luận........................................................................................................................ 141 II. Đề nghị ........................................................................................................................ 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 143 PHỤ LỤC
  • 9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cs : Cộng sự CT : Công thức Đ/c : Đối chứng DTTLCPĐ : Diện tích tán lá che phủ đất FAO : Food and Agriculture Organization H : Hữu cơ HX : Héo xanh KHKTNNVN : Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam KL : Khối lượng MĐ : Mật độ MS : Mốc sương NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu PK : Phân khoáng PL : Phú Lương QCVN : Quy chuẩn Việt Nam RCBD : Rendomized completed block design (kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh). SAS : SAS systemversion8.SAS Inst.,Cary, NC Sở KH&CN : Sở khoa học và Công nghệ ST : Sinh trưởng T : Tưới TB : Trung bình TCN : Tiêu chuẩn ngành TGST : Thời gian sinh trưởng TPTN : Thành Phố Thái Nguyên TV : Thời vụ V : Vun VR : Virút
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới giai đoạn 2013 - 2017............ 12 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở các châu lục năm 2017 ............................. 13 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017...................................................................................................... 14 Bảng 1.4. Tình hình sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2017..... 20 Bảng 1.5. Một số giống khoai tây phổ biến tại miền Bắc Việt Nam ......................... 25 Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất ruộng năm 2015 tại tỉnh Thái Nguyên.................. 65 Bảng 3.2. Cơ cấu cây trồng vụ đông năm 2015 trên đất ruộng tại tỉnh Thái Nguyên ... 66 Bảng 3.3. Cơ cấu giống khoai tây của nông dân điều tra năm 2015.......................... 68 Bảng 3.4. Mức độ đầu tư cho khoai tây của các hộ nông dân điều tra năm 2015.... 69 Bảng 3.5. Thời vụ trồng và năng suất khoai tây của các hộ nông dân điều tra năm 2015.......................................................................................................... 70 Bảng 3.6. Mật độ trồng khoai tây của các hộ nông dân điều tra năm 2015 .............. 71 Bảng3.7. Vun gốc khoai tâycủa các hộ nông dân điềutra năm 2015..........................................71 Bảng 3.8. Tình hình sử dụng nước tưới cho khoai tây của các hộ nông dân điều tra năm 2015.................................................................................................... 72 Bảng 3.9. Các giai đoạn sinh trưởng chính của một giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 tại Thái Nguyên ............................................................. 73 Bảng 3.10. Các giai đoạn sinh trưởng chính của một giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2016 tại Thái Nguyên ............................................................. 74 Bảng 3.11. Khả năng sinh trưởng của một giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016........................................................................................... 75 Bảng 3.12. Chiều cao cây và số thân chính/khóm của một số giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 ............................................................. 76 Bảng 3.13. Một số đặc điểm hình thái của các giống khoai tây thí nghiệm ............. 77 Bảng 3.14. Mức độ nhiễm bệnh mốc sương và héo xanh của các giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 ................................................. 79 Bảng 3.15. Mức độ nhiễm bệnh virút và sâu hại chính của các giống khoai tây năm 2015 và 2016 tại Thái Nguyên ............................................................. 80
  • 11. ix Bảng 3.16. Các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống khoai tây vụ đông năm 2015 tại Thái Nguyên ............................................................................ 81 Bảng 3.17. Các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống khoai tây vụ đông năm 2016 tại Thái Nguyên ............................................................................ 82 Bảng 3.18. Năng suất thực thu của một số giống khoai tây vụ đông năm 2015 tại Thái Nguyên............................................................................................... 83 Bảng 3.19. Năng suất thực thu của một số giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2016 tại Thái Nguyên ............................................................................ 84 Bảng 3.20. Kết quả phân tích chất lượng một số giống khoai tây năm 2016 tại Phú Lương ....................................................................................................... 86 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ mọc của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017........................................................................... 87 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 tại Thái Nguyên .............................................. 88 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời vụ đến chiều cao cây và số thân chính/khóm của giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ............................... 89 Bảng 3.24. Ảnh hưởng của thời vụ đến mức độ nhiễm bệnh của giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ................................................................. 89 Bảng 3.25. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến yếu tố cấu thành năng suất giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 tại Thái Nguyên ................................... 90 Bảng 3.26. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến yếu tố cấu thành năng suất giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2017 tại Thái Nguyên ................................... 91 Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất thực thu giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017........................................................................... 92 Bảng 3.28. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến sinh trưởng của giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ................................................. 93 Bảng 3.29. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến chiều cao cây và số thân/khóm giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016.................................. 94 Bảng 3.30. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến chiều cao cây và số thân/khóm giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2017.................................. 96
  • 12. x Bảng 3.31. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến tình hình bệnh hại giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ...................................... 97 Bảng 3.32. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến số củ và khối lượng củ/khóm giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 ..................................... 98 Bảng 3.33. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến số củ và khối lượng củ giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2017 ...................................................100 Bảng 3.34. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến tỷ lệ củ thương phẩm của giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 .............................101 Bảng 3.35. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến năng suất thực thu giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ....................................102 Bảng 3.36. Hiệu quả kinh tế của các công thức mật độ và phân khoáng đối với giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017.............................................103 Bảng 3.37. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến tỷ lệ mọc và sinh trưởng của giống khoai tây KT vụ đông năm 2016 và 2017...................104 Bảng 3.38. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao cây và số thân/khóm giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016...........................106 Bảng 3.39. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao cây và số thân/khóm giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2017...........................107 Bảng 3.40. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến tình hình bệnh hại giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ..............................108 Bảng 3.41. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến số củ và khối lượng củ/khóm giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016........................109 Bảng 3.42. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến số củ và khối lượng củ/khóm giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2017........................110 Bảng 3.43. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến tỷ lệ củ thương phẩm của giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017...................111 Bảng 3.44. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến năng suất thực thu giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017..............................112 Bảng 3.45. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm vụ đông 2016 và 2017....113
  • 13. xi Bảng 3.46. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến tỷ lệ mọc và thời gian sinh trưởng khoai tây vụ đông năm 2016 và 2017............................................114 Bảng 3.47. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017.........................................................................115 Bảng 3.48. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến chiều cao cây và số thân/khóm của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017......................................116 Bảng 3.49. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến tình hình bệnh hại đối với giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ....................................117 Bảng 3.50. Ảnh hưởng của liều lượng Kali đến các yếu tố cấu thành năng suất khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ...............................................119 Bảng 3.51. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến năng suất thực thu giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ..........................................................120 Bảng 3.52. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón kali cho giống khoai tây KT1 tại Thái Nguyên....................................................................................121 Bảng 3.53. Kết quả phân tích chất lượng khoai tây ở các liều lượng kali...............121 Bảng 3.54. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến sinh trưởng của giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016........................................................................122 Bảng 3.55. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến sinh trưởng của giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2017........................................................................123 Bảng 3.56. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến chiều cao cây và số thân chính/ khóm khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ....................................124 Bảng 3.57. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến mức độ nhiễm bệnh mốc sương và héo xanh của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 ....125 Bảng 3.58. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến mức độ nhiễm bệnh virút và sâu hại giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 .......................126 Bảng 3.59. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến các yếu tố cấu thành năng suất giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 ...................................................127 Bảng 3.60. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến các yếu tố cấu thành năng suất giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2017 ...................................................128
  • 14. xii Bảng 3.61. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến năng suất thực thu của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017........................................................129 Bảng 3.62. Ảnh hưởng của số lần vun đến sinh trưởng giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017...............................................................................131 Bảng 3.63. Ảnh hưởng của số lần vun đến chiều cao cây và số thân/khóm của giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 ....................................132 Bảng 3.64. Ảnh hưởng của số lần vun đến mức độ nhiễm bệnh mốc sương và héo xanh của giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017.............133 Bảng 3.65. Ảnh hưởng của số lần vun đến mức độ nhiễm bệnh virút và bọ trĩ giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017.............................................133 Bảng 3.66. Ảnh hưởng của số lần vun đến yếu tố cấu thành năng suất giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 ..............................................................134 Bảng 3.67. Ảnh hưởng của số lần vun đến yếu tố cấu thành năng suất giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2017 ..............................................................135 Bảng 3.68. Ảnh hưởng của số lần vun đến năng suất thực thu giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017.................................................................136 Bảng 3.69. Hiệu quả kinh tế của số lần vun đối với giống khoai tây KT1 tại Thái Nguyên ..................................................................................................137 Bảng 3.70. Khả năng sinh trưởng của giống khoai tây KT1 tại huyện Phú Lương và Thành Phố Thái Nguyên vụ đông năm 2017...........................138 Bảng 3.71. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống KT1 mô hình tại Thái Nguyên vụ đông năm 2017.................................................................138 Bảng 3.72. Sơ bộ hạch toán kinh tế mô hình trồng thử khoai tây và ngô vụ đông năm 2017 tại Thái Nguyên ..........................................................................139
  • 15. xiii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa tỉnh Thái Nguyên từ 2015 - 2017 .................................................................................................. 63 Biểu đồ 3.2: Năng suất thực thu của một số giống khoai tây vụ đông năm 2015.... 83 Biểu đồ 3.3: Năng suất thực thu của một số giống khoai tây vụ đông năm 2016.... 85 Biểu đồ 3.4: Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến năng suất thực thu giống khoai tây KT1 vụ đông 2016....................................................................130 Biểu đồ 3.5: Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến năng suất thực thu giống khoai tây KT1 vụ đông 2017....................................................................130
  • 16. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây khoai tây (Solanum tuberosum) là cây lương thực của nhiều nước châu Âu và ở một số nước khoai tây là cây lương thực chủ yếu (Đường Hồng Dật, 2005)[7]. Củ khoai tây chứa 20% lượng chất khô, trong đó có 80 - 85% là tinh bột, 3 - 5% là protein và một số vitamin khác (Nguyễn Văn Thắng và Bùi Thị Mỳ, 1996) [38]. Khoai tây có tiềm năng năng suất khá cao tới 100 - 120 tấn/ha. Tuy nhiên sự biến động về tiềm năng năng suất giữa các vụ và các vùng là khá lớn (Caldiz et al., 2001) [65]. Do khoai tây chịu tác động mạnh của những yếu tố từ bên ngoài. Nhiệt độ thích hợp cho thân lá phát triển là 180C, củ phát triển là 16 - 17oC; ánh sáng ngày dài thích hợp cho giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, giai đoạn củ hình thành thì cây lại yêu cầu ánh sáng ngày ngắn. Yêu cầu về ẩm độ cũng thay đổi theo các thời kỳ sinh trưởng và phát triển, trước khi hình thành củ ẩm độ cần là 60%, thời kỳ hình thành củ ẩm độ đất phải đạt 80%. Để đạt được năng suất cao, khoai tây còn yêu cầu lớp đất mặt phải rất tơi xốp, đất thịt nhẹ, đất cát pha thích hợp với cây khoai tây (Đường Hồng Dật, 2005) [7]. Thời gian sinh trưởng ngắn nhưng khoai tây lại là cây cho hiệu quả kinh tế cao, 1 ha có thể thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng. Theo Nguyễn Công Chức (2001) [2]. Khoai tây đóng góp từ 42 - 48% thu nhập từ trồng trọt, 4,5 - 22,5% trong tổng thu nhập của hộ trồng khoai tây. Ở Việt Nam khoai tây là một trong những cây thực phẩm quan trọng và đặc biệt là cây hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay việc sản xuất khoai tây chưa khai thác hết tiềm năng, năng suất cây khoai tây ở Việt Nam còn rất thấp, đạt 73,74% (năm 2017) so với năng suất trung bình của thế giới (FAOSTAT, 2019) [140]. Đồng bằng Bắc bộ có một mùa đông lạnh với nhiệt độ trung bình khoảng 16,6 - 25,50C, phù hợp cho cây khoai tây sinh trưởng, phát triển, chủ yếu đất phù sa, đất cát pha, đất thịt nhẹ lớn, hệ thống thuỷ nông hoàn chỉnh là điều kiện thuận lợi cho phát triển và mở rộng sản xuất khoai tây. Trong những năm gần đây diện tích khoai tây cả nước dao động trong khoảng 35.000 ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (Đào Huy Chiên, 2002) [1]. Có khả năng thích hợp với nhiều vùng sinh thái, cho năng suất cao, củ giàu dinh dưỡng nên khoai tây được trồng rất phổ biến.
  • 17. 2 Sản phẩm thu hoạch dễ tiêu thụ và dễ thương mại hoá. Cây khoai tây nếu được đầu tư thâm canh sẽ có sản lượng cao và lượng hàng hóa lớn, có giá trị xuất khẩu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc thuộc vùng Đông Bắc nước ta với diện tích đất tự nhiên hơn 3562,82 km2 và dân số khoảng 1,2 triệu người (Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2017) [4]. Thị trường tiêu thụ khoai tây tại Thái Nguyên rất lớn do dân số đông, có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đơn vị quân đội, Công ty Sam Sung đóng trên địa bàn; mặc dù nhu cầu tiêu thụ khoai tây lớn, song hầu hết sản lượng tiêu thụ khoai tây của tỉnh đều nhập từ tỉnh ngoài và Trung Quốc, sản lượng khoai tây trong tỉnh còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Thời tiết khí hậu vụ đông tại Thái Nguyên rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây, với nhiệt độ bình quân từ 16,6 - 25,50C; lượng mưa từ 0,3 - 322,5 mm; ẩm độ trung bình từ 72 - 75%. Trong những năm gần đây khoai tây đã được đưa vào cơ cấu cây trồng vụ đông, tỉnh đã có nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển và mở rộng diện tích khoai tây, vì vậy khoai tây đã chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển cây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên, tiềm năng mở rộng diện khoai tây vụ đông rất lớn. Tuy nhiên diện tích trồng khoai tây của tỉnh đang giảm dần, nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trên do thiếu nguồn giống chất lượng người dân trồng khoai tây chủ yếu trồng giống Trung Quốc chất lượng kém, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp chất lượng khoai tây chưa đảm bảo và đặc biệt các biện pháp kỹ thuật canh tác như; thời vụ, mật độ, phân bón, tưới nước, vun gốc chưa phù hợp. Do đó để mở rộng diện tích khoai tây vụ đông tại Thái Nguyên cần phải có nghiên cứu tổng hợp, sâu rộng về kỹ thuật tuyển chọn giống đến các biện pháp kỹ thuật. Xuất phát từ hạn chế đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sản xuất khoai tây nhằm xác định các yếu tố hạn chế năng suất khoai tây tại tỉnh Thái Nguyên. - Xác định giống khoai tây có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện vụ đông tại Thái Nguyên để đưa vào sản xuất.
  • 18. 3 - Xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây phù hợp trong điều kiện vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó bổ sung và hoàn chỉnh biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai tây ở tỉnh Thái Nguyên góp phần mở rộng diện tích khoai tây trên đất ruộng hai vụ lúa. - Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh khoai tây đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đất hai vụ lúa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Giống khoai tây: Lựa chọn giống khoai tây có triển vọng gồm 8 giống khoai tây nhập nội qua thí nghiệm nghiên cứu giống vụ đông trên đất ruộng 2 vụ tại tỉnh Thái Nguyên. - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông gồm mật độ, thời vụ, phân bón, tưới nước, vun. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thí nghiệm nghiên cứu một số đặc điểm của giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây bố trí tại xã Thịnh Đức Thành Phố Thái Nguyên và xã Phấn Mễ huyện Phú Lương. - Mô hình sản xuất thử nghiệm tại xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, xã Thịnh Đức Thành Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 4. Đóng góp mới của luận án - Đã xác định được giống khoai tây có triển vọng tốt là giống KT1 có thời gian sinh trưởng trung bình, sinh trưởng phát triển tốt, nhiễm sâu bệnh nhẹ, năng suất cao (31 - 32 tấn/ha), chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu ăn tươi và chế biến. - Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp đối với giống khoai tây KT1 vụ đông tại Thái Nguyên. Thời vụ trồng tốt nhất từ ngày 01/11 - 10/11. Đối với phân khoáng xác định được lượng phân bón 15 tấn phân chuồng + 180kg N + 180 kg P2O5 + 180 kg K2O/ha, với mật độ trồng 5 khóm/m2 đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Phân kali đã xác định được công thức bón 15 tấn phân chuồng + 150 kg N + 150 kg P2O5 + 180 kg K2O/ha cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhất. Tưới nước bổ sung 3 lần (15 ngày sau trồng, 45 ngày sau trồng, 75 ngày sau trồng). Vun luống 2 lần/vụ (15 ngày sau trồng và 45 ngày sau trồng).
  • 19. 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Kết quả thu được từ các thí nghiệm về xác định giống và các biện pháp kỹ thuật là căn cứ khoa học để bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây tại tỉnh Thái Nguyên. - Kết quả nghiên cứu có thể dùng tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu tuyển chọn giống khoai tây. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Tuyển chọn được một số giống khoai tây có triển vọng cho năng suất cao và chất lượng tốt phục vụ sản xuất vụ đông trên đất ruộng hai vụ lúa. - Bổ sung luận cứ khoa học để lựa chọn giống khoai tây nhập nội phù hợp và xây dựng quy trình sản xuất khoai tây trong điều kiện vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên.
  • 20. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Tăng năng suất cây trồng là mục tiêu quan trọng nhất của mọi tiến bộ kỹ thuật về giống và canh tác. Dân số ngày càng tăng kéo theo nhu cầu lương thực không ngừng tăng lên, trong khi đất canh tác bị thu hẹp và để ứng phó với biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải thường xuyên chọn tạo giống cây trồng phù hợp với điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất. Giống có vai trò rất quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng. Năng suất cây trồng có thể tăng lên một cách đáng kể nếu chọn được giống có tiềm năng năng suất cao và ổn định. Hiện nay các giống khoai tây đang phổ biến trong sản xuất tại Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng chủ yếu là nhập nội. Do vậy trước khi đưa vào sản xuất ở một vùng nào đó cần đánh giá khả năng thích ứng của giống với các điều kiện sinh thái khác nhau, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp. Khi nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho khoai tây, nhiều tác giả đã kết luận khoai tây trồng an toàn trong thời tiết vụ đông ở miền Bắc nước ta (từ 15/10 trở đi) và có thể trồng thêm khoai tây vụ xuân. Tuy nhiên, việc xác định thời vụ trồng khoai tây còn phụ thuộc vào yếu tố đất đai và khí hậu từng vùng (Trương Văn Hộ, 1992) [15]. Các kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ và khoảng cách trồng, số thân trên một đơn vị diện tích có ảnh hưởng rất rõ rệt đến năng suất và chất lượng khoai tây. Khoai tây được trồng bằng phương pháp làm đất tối thiểu, mật độ và khoảng cách trồng được khuyến cáo như sau: Trồng 2 hàng cách mép luống 30 - 35 cm, hàng cách hàng 35 - 40 cm; củ cách củ 30 cm, tương đương 5 - 6 vạn củ giống/ha (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2013) [147]. Khoai tây là một trong những loại cây trồng cho năng suất cao, do đó đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Lượng phân bón cho khoai tây phụ thuộc vào loại đất, độ phì nhiêu của đất, tình trạng luân canh và canh tác, giống và thời gian sinh trưởng của khoai tây, độ ẩm và mật độ trồng (Smith,
  • 21. 6 1987) [123]. Khi trồng khoai tây giống mới theo hướng thâm canh để có năng suất, hiệu quả cao nhất thiết phải bón phân. Cần thực hiện tưới rãnh nhẹ để khoai tây nhanh mọc trong trường hợp đất bị khô. Thực hiện vun xới 2 lần kết hợp bón thúc. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho khoai tây, tốt nhất bằng biện pháp tưới rãnh (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2015) [148]. Như vậy, để trồng khoai tây đạt hiệu quả kinh tế cao thì mỗi vùng sinh thái cần nghiên cứu để tìm ra bộ giống tốt và biện pháp canh tác phù hợp. 1.2. Một số nghiên cứu về yêu cầu ngoại cảnh đối với cây khoai tây 1.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và năng suất củ. Nhiệt độ trong vụ trồng bình quân 16°C - 18°C là thích hợp và cho năng suất cao nhất. Khi nhiệt độ cao, cây khoai tây bị giảm sự đồng hóa, tăng dị hóa; nhiệt độ ban đêm cao sẽ làm giảm sản lượng chất khô của cây. Sự phát triển tối ưu của cây khoai tây khi nhiệt độ ban ngày 20°C, ban đêm 14°C. Nếu nhiệt độ ban ngày ở mức 21°C - 24°C, ban đêm 10°C hoặc thấp hơn một chút, khoai tây cũng có năng suất cao. Nhưng khi nhiệt độ bình quân dưới 10°C sẽ làm giảm sự sinh trưởng của cây, dưới 5°C cây ngừng sinh trưởng. Cây khoai tây có ba giai đoạn: Giai đoạn phát triển thân lá, giai đoạn hình thành củ và giai đoạn phình to củ. Mỗi giai đoạn có yêu cầu nhiệt độ khác nhau. Từ mọc đến phát triển thân lá, cây khoai tây cần nhiệt độ tương đối cao, thay đổi từ 16°C - 24°C, ở giai đoạn này thân lá phát triển đầy đủ thì năng suất củ mới cao. Giai đoạn hình thành củ cần nhiệt độ thấp hơn. Rashid năm 1974 có nhận xét, củ khoai tây hình thành nhanh nhất ở nhiệt độ ban ngày 20°C - 21°C và ban đêm 14°C. Giai đoạn phình củ cần nhiệt độ thấp hơn kết hợp với ngày dài và cường độ ánh sáng cao (Trương Văn Hộ, 2010) [17]. Nhiệt độ không khí thích hợp nhất cho củ khoai tây phát triển từ 18-190C và nhiệt độ đất 16- 170C. nếu nhiệt độ từ 200C trở lên quá trình hình thành củ của khoai tây bắt đầu bị kìm hãm. Nhiệt độ lên cao quá 250C sẽ trở ngại cho quá trình hình thành và phát triển củ. Trong thời kỳ hình thành củ, nhiệt độ cao kéo dài gây ra hiện tượng củ không được tích lũy chất khô một cách đầy đủ, dẫn đến năng suất và chất lượng giống giảm rõ rệt ở các đời sau. (Trương Văn Hộ, 2010) [17].
  • 22. 7 Như vậy, cây khoai tây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao trong điều kiện nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích hợp cho thân lá phát triển là 18 - 200C, thân củ phát triển là 18 - 190C. Tuy nhiên, nhiệt độ quá thấp làm cây bị chết rét, còn nhiệt độ cao thì củ hình thành kém, nhanh thoái hóa và bệnh virút phát triển mạnh. Để nâng cao năng suất và chất lượng củ khoai tây cần nghiên cứu để có thời vụ thích hợp với từng vùng. 1.2.2. Yêu cầu về ánh sáng Khoai tây là cây ưa sáng, năng suất khoai tây phụ thuộc vào khả năng hấp thu và hiệu quả của việc sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên chất khô của củ và chỉ số thu hoạch. Cường độ ánh sáng thích hợp cho sự hình thành củ và năng suất khoai tây là 20.000 - 50.000 lux (Allen and Scott .,1980) [50]. Trong điều kiện khí hậu giống nhau, không thiếu nước hoặc dinh dưỡng và không xuất hiện sâu bệnh hại thì sự khác nhau về sinh trưởng, phát triển và năng suất là do khả năng hấp thu ánh sáng khác nhau giữa các giống (Spitter, 1987; Van der Zaag and Doombos JH, 1987) [124], [132]. Độ dài ngày ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát triển của cây khoai tây. Ở điều kiện ngày dài trên 14 giờ chiếu sáng/ngày của mùa xuân và mùa hè ở các nước ôn đới, thời gian sinh trưởng của cây khoai tây dài tới hơn 4 tháng gần 5 tháng, có thời gian phát triển thân lá dài, sau đó mới đến giai đoạn hình thành củ và phình to củ. Người ta thấy rằng cây khoai tây trong điều kiện dài ngày có hàm lượng hoomon gibberellin cao, nên đã làm chậm sự hình thành củ. Do thời gian sinh trưởng dài nên năng suất khoai tây ở vùng ôn đới khá cao, về tiềm năng nhiều nơi tới 100 - 120 tấn củ/ha, nhiều nước đạt năng suất bình quân 35 - 40 tấn/ha. Những nước vùng nhiệt đới trồng khoai tây trong điều kiện ngày ngắn, dưới 12 giờ/ngày nên hình thành củ sớm ngay khi thân lá còn trong giai đoạn đang phát triển. Vì vậy, thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ trên dưới 3 tháng, nên năng suất củ thấp, tiềm năng năng suất không cao. Những giống khoai tây ở vùng ôn đới đem trồng ở Việt Nam sẽ rút ngắn khoảng 30% thời gian trồng ở vùng ôn đới (Trương Văn Hộ, 2010) [17]. Trong điều kiện ngày dài, cây khoai tây ra hoa, kết quả nhiều hơn ngày ngắn. Nếu ở nhiệt độ thấp trong điều kiện ngày dài hoặc ngắn, khoai tây đều ra củ sớm. Về cường độ ánh sáng với khoai tây, ánh sáng có cường độ mạnh sẽ làm
  • 23. 8 cho quá trình quang hợp tăng lên, cây phát triển thuận lợi. Nếu cường độ ánh sáng yếu, trời nhiều mây âm u kéo dài, cây quang hợp kém, năng suất khoai tây thấp. Mặt khác cường độ ánh sáng quá cao cũng gây ra tạo củ sớm, ra hoa nhanh dẫn đến thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ thấp. 1.2.3. Yêu cầu về nước Nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển của cây khoai tây, đến năng suất và chất lượng của củ khoai tây. Muốn cây khoai tây có hiệu suất quang hợp cao, đất phải đủ ẩm để cho bộ rễ hút đủ lượng nước cần thiết và chất khoáng để điều tiết nhiệt độ của cây. Nếu đất khô hạn, lá khô sẽ bị héo, khí khổng khép lại, hiệu suất quang hợp của cây sẽ giảm sút. Nếu thiếu nước kéo dài trầm trọng thì cây sẽ chết. Nếu quá nhiều nước sẽ gây nên yếm khí, trong đất thiếu O2 sẽ làm cho bộ rễ bị chết, đồng thời những khí khổng trên vỏ củ bị trương nước sẽ là nơi để vi khuẩn và nấm xâm nhập làm thối củ (Trương Văn Hộ, 2010) [17]. Trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển cây khoai tây cần rất nhiều nước. Theo một số nghiên cứu, một héc ta khoai tây cho năng suất củ từ 19-33 tấn/ha thì cần từ 2.800 - 2.900 m3 nước. Để tạo ra 100 kg củ khoai tây cần 12 - 15 m3 nước (Ngô Đức Thiệu và Nguyễn Văn Thắng, 1978) [41]. Nghiên cứu của Deblonde et al., (1999) [70] chỉ rõ, năng suất và yếu tố cấu thành năng suất bị tác động mạnh bởi tổng lượng nước tưới. Tuy nhiên tác động của hạn đến cây trồng phụ thuộc vào thời gian, giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của khô hạn (Jefferies, 1995) [96]. Hạn thường tác động mạnh ở 3 giai đoạn: sinh trưởng, phình to củ và chín. Thiếu nước ở giai đoạn cuối của thời gian sinh trưởng sinh dưỡng làm cho khoai tây có năng suất thấp nhất, thiếu nước ở giai đoạn chín thì củ khoai tây lại to nhất (Fabeiro et al., 2001) [78]. Nghiên cứu của Iqbal et al., (1999) [94] cũng cho kết quả là, hạn xuất hiện vào giai đoạn chín làm giảm năng suất ít nhất, xuất hiện sớm sẽ ảnh hưởng mạnh nhất đến năng suất, tiếp theo là giai đoạn hình thành củ. Điều đó được Kashyap et al., (2003) [99] giải thích rằng, hầu hết các giai đoạn nhạy cảm với sự thiếu nước là ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng nên thiếu nước ở giai đoạn này ảnh hưởng đến năng suất mạnh nhất.
  • 24. 9 Như vậy, nước rất cần thiết cho sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất của cây khoai tây. Thiếu nước ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất. Vì vậy trong điều kiện ở miền Bắc Việt Nam, vụ đông thường có lượng mưa thấp và biến động giữa các vùng khá lớn nên cần nghiên cứu chế độ tưới nước hợp lý cho khoai tây trong từng điều kiện cụ thể. 1.2.4. Yêu cầu về đất đai và dinh dưỡng của khoai tây Củ khoai tây khi phát triển có khả năng dịch chuyển các phân tử đất yếu hơn so với nhiều loại rễ củ khác nên đòi hỏi lớp đất mặt, là nơi khoai tây hình thành củ phải rất tơi xốp. Các loại đất cát pha, đất nhẹ, thậm chí là đất cát là thích hợp với cây khoai tây. Các loại đất nặng và quá ẩm ướt, cây khoai tây phát triển không tốt và thường bị bệnh thối ướt gây hại. Trên các loại đất nặng, hàm lượng tinh bột trong củ giảm, củ cũng nhỏ đi nhiều. Mặt khác khoai tây còn sinh trưởng, phát triển và cho năng suất giảm dần khi trồng liên tiếp từ vụ này sang vụ khác trong nhiều năm trên cùng một chân đất (Đường Hồng Dật, 2005) [7]. Đất trồng khoai tây thích hợp là đất phù sa nhẹ, đất cát pha, đất nhẹ tơi xốp có lượng mùn cao, lớp đất canh tác dày, giữ ẩm tốt, có điều kiện tưới nước và thoát nước. Nếu trồng trên đất thịt nặng, củ sẽ phát triển không đều, bị méo mó, mã củ xấu. Khoai tây có thể phát triển được trên đất có độ pH từ 4,8 - 7,1. Do chịu được chua mặn nên ở Hà Lan đã dùng khoai tây là cây tiên phong trồng trên đất mới lấn biển có độ chua cao. Tuy nhiên, độ pH lý tưởng với khoai tây là 5,2 - 6,4. Nếu đất có độ pH kiềm trên 7, khoai tây dễ bị nhiễm bệnh ghẻ củ. Đất có hàm lượng clo cao sẽ giảm hàm lượng chất khô của củ (Trương Văn Hộ, 2010) [17]. Đất có tầng canh tác dày và tơi xốp khả năng giữ nước và thông khí tốt là thích hợp nhất với khoai tây và sẽ cho năng suất cao nhất. Đất có pH từ 5 - 7, nhưng thích hợp nhất là 6 - 6,5. Đất lý tưởng cho sự phát triển của khoai tây là đất tiêu nước tốt, dễ vỡ vụn. Đất có hàm lượng sét cao cần được xử lý đặc biệt như luân canh cây trồng thích hợp, trồng cây che phủ và các hoạt động cày xới đúng cách để duy trì năng suất trong một thời gian dài. Các loại đất có hữu cơ cao, nếu thoát nước đầy đủ, cũng có thể sản xuất khoai tây chất lượng cao, đặc biệt cho thị trường ăn tươi. Đất cát, có chứa ít đất sét hoặc ít chất hữu cơ khi được tưới tiêu và bón phân đúng cách, sẽ cho năng suất và chất lượng chế biến cao. Mặc dù, khoai tây chịu được đất có tính axít nhưng sẽ có lợi khi nâng pH đất đến 6,0 - 6,5 giúp gia tăng hấp thụ lượng P và K
  • 25. 10 trong đất, làm tăng hoạt tính của vi sinh vật, tăng sự phân huỷ của chất hữu cơ để giải phóng N và tăng khả năng trao đổi cation đất (Bohl và Johnson, 2010) [61]. Đất trồng khoai tây có pH nằm trong khoảng 5,5 - 6,8. Ở pH này khoai tây ít bị bệnh ghẻ hay sần lỗ vỏ. Hàm lượng tinh bột của khoai tây thu được cao nhất khi trồng trên đất kiềm yếu hoặc trung tính. Tuy nhiên, nghiên cứu khác đã ghi nhận hàm lượng tinh bột của củ ở pH đất trồng trong phạm vi 5,4 - 6,05 cao hơn cả. Khi trồng ở đất chua yếu có pH = 5 thì khoai tây chín sớm hơn, điều này làm giảm hàm lượng chất khô của cây. Để đạt năng suất cao nên duy trì độ ẩm của đất khoảng 65%. Tùy thuộc vào nhiệt độ ngày và giai đoạn phát triển của cây mà lượng nước tưới được tính toán nhằm duy trì độ ẩm của đất. Tưới sát ngày thu hoạch làm giảm độ cứng và gia tăng các vấn đề trong lưu trữ (Kader và Rolle, 2004) [97]. Khoai tây có thể trồng được trên các loại đất: đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa có tầng canh tác dày, nhiều mùn. Để cây khoai tây sinh trưởng tốt, năng suất cao thì cần bố trí trồng trên các chân đất vàn, vào cao; đất có độ tơi xốp, thuận tiện trong việc tưới tiêu và thoát nước tốt. Khoai tây đông thường được bố trí trên chân đất 2 vụ lúa (lúa đông xuân + lúa mùa + khoai tây đông). Cày bừa, làm đất nhỏ vơ sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước. Lên luống càng cao càng tốt, lên luống đơn, luống rộng 0,6 - 0,7 m (trồng 1 hàng) hoặc lên luống kép, luống rộng 1,2 - 1,4 m (trồng 2 hàng). Rãnh luống rộng từ 30 - 40 cm, sâu từ 15 - 25 cm (Thái Hà và Đằng Mai, 2011; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2015) [12], [148]. Khoai tây yêu cầu một lượng dinh dưỡng lớn và đầy đủ các nguyên tố đa lượng và vi lượng. Trung bình một tấn củ khoai tây (kể cả thân lá tương ứng) lấy đi từ đất là 5,68 kg N, 1,11 kg P2O5, 8,92 kg K2O. Với năng suất 15 tấn/ha cây khoai tây đã lấy đi 88 kg N, 17 kg P2O5, 134 kg K2O, 19 kg CaO và 16 kg MgO. Rasco và Aromin, (1994) [116] cũng kết luận rằng, năng suất khoai tây phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng đất và khả năng cung cấp của con người. Trong hầu hết các trường hợp có sự tương quan giữa khối lượng chất khô và nồng độ N, P, K. Tuy nhiên mỗi nguyên tố dinh dưỡng đều tác động đến sinh trưởng, phát triển và năng suất khoai tây theo góc độ khác nhau. Khoai tây là một trong những loại cây trồng cho năng suất cao, do đó đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng để phục vụ quá trình sinh trưởng và phát triển. Nitơ (N), phốt pho (P) và kali (K) là những yếu tố quan trọng nhất cần thiết cho việc hình thành năng suất và sản lượng khoai tây. Ở nhiều khu vực sản xuất khoai tây, lượng phân
  • 26. 11 bón đạm và lân được sử dụng rộng rãi, trong khi kali thường bị bỏ qua (Pervez et al., 2013) [111]. 1.2.5. Yêu cầu về độ ẩm đất Kết quả nghiên cứu cho thấy các loại đất khác nhau có khả năng giữ nước, giữ nhiệt, trao đổi dinh dưỡng khác nhau nên có ảnh hưởng khác nhau đến sự sinh trưởng của khoai tây và qua đó ảnh hưởng đến hàm lượng chất khô, hàm lượng tinh bột trong củ. Loại đất hấp thụ nước tốt và thoáng khí là cần thiết cho sự phát triển và hình thành củ (Brandenberger et al., 2012) [ 63]. Độ ẩm đất có ảnh hưởng đến hàm lượng chất khô của khoai tây và chất lượng chế biến của chúng. Trong những vùng hạn hoặc bán hạn, biện pháp tưới là không thể thiếu khi trồng khoai tây. Ở những vùng ẩm hơn, ngoài việc lợi dụng nước trời qua mưa cũng cần phải bổ sung một lượng nước tưới nhất định. Điều kiện đất đủ độ ẩm sẽ đảm bảo khoai tây có năng suất cao, tốt nhất nên duy trì một độ ẩm đồng nhất trong đất trong suốt quá trình sinh trưởng của cây khoai tây. Việc tưới quá dư thừa nước hoặc khoảng cách giữa hai lần tưới quá xa có thể làm giảm năng suất hoặc cây có sinh trưởng lại hoặc làm nứt củ. Để thu được khoai tây có hàm lượng chất khô cao cần phải tránh tưới quá muộn vào lúc thu hoạch. Mưa quá nhiều hoặc tưới quá muộn thường làm giảm năng suất và làm giảm tỷ trọng của củ (Smith, 1987) [123 ]. Khoai tây là một cây rất mẫn cảm với sự thiếu hụt nước trong đất. Ngay cả khi được tưới, đôi khi khoai tây vẫn bị stress nước, đặc biệt là những ngày nắng và nóng. Sự thiệt hại do stress nước của khoai tây phụ thuộc vào thời điểm bị thiếu nước, thời gian và cường độ stress (Costa và MacKerron, 2000) [68]. Tại Nam Phi, thiếu nước xảy ra vào lúc bắt đầu hình thành củ cho đến lúc tạo củ là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hình thành sinh khối và năng suất củ. Khi được tươi đầy đủ trong điều kiện này, củ cho năng suất cao nhất. Hiệu suất tưới nước thay đổi tùy theo phương pháp tưới và thời gian trồng, hiệu quả tưới nước vào vụ thu cao hơn vụ đông (Steyn et al., 2007) [126]. Đã có nghiên cứu về ảnh hưởng của tưới đến chất lượng chế biến của khoai tây, nhận thấy ở công thức khoai tây có tưới, khoai tây chưa thành thục vào lúc thu hoạch. Trong củ có chứa nhiều đường khử dẫn đến màu sắc của chip sau khi rán có màu đậm hơn. Khi tưới nước cho khoai tây ở các mức độ ẩm đất đạt 25, 50 và 75% không gây ảnh hưởng đến tỷ trọng của củ, trong khi đó ở độ ẩm cao hơn gây ra sự giảm sút hàm lượng tinh bột. Điều kiện thời tiết bất thường có thể làm cho khoai tây
  • 27. 12 có củ có hình dạng bất thường hoặc nảy mầm, tạo củ thứ cấp, làm đen thịt củ hoặc tim rỗng. Lượng mưa ảnh hưởng đến hàm lượng nước và sự nhạy cảm của cây trồng đến các tổn thương cơ học và thối hỏng. Thời tiết khô hạn, rồi mưa có thể làm phát sinh vết nứt hoặc sinh trưởng thứ cấp ở khoai tây. Nhiệt độ đất cao, thiếu độ ẩm tạm thời của đất và thiếu hay dư thừa nitơ gây hàm lượng đường cao và tinh bột thấp ở phần cuống củ ở khoai tây chế biến làm nâu thịt củ khi chế biến. Do thiếu nước gây ra những thay đổi trong hoạt động hoặc các enzyme chuyển hóa cacbohidrat chuyển từ chức năng tổng hợp tinh bột thành chức năng huy động tinh bột (Thompson et al., 2008) [128]. 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và Việt Nam 1.3.1.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới Khoai tây được trồng rộng rãi ở 130 nước trên thế giới, từ 71 độ vĩ tuyến Bắc đến 40 độ vĩ tuyến Nam. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới 5 năm gần đây được trình bày ở bảng 1.1. Bảng 1.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới giai đoạn 2013 - 2017 Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2013 19,29 19,39 374,07 2014 18,88 20,14 380,26 2015 18,91 19,91 376,58 2016 19,08 19,62 374,25 2017 19,30 20,11 388,91 (Nguồn: FAO, 2019) [140] Số liệu ở bảng 1.1 cho thấy, diện tích khoai tây của thế giới trong những năm gần đây tăng giảm không đáng kể, từ 19,29 triệu ha (năm 2013), đến 19,30 triệu ha (năm 2016). Năng suất biến động từ 19,39 - 20,14 tấn/ha, đạt cao nhất năm 2014 (20,14 tấn/ha) và sản lượng khoai tây đạt cao nhất năm 2017 (388,91 triệu tấn). Do điều kiện sinh thái, mức độ thâm canh và trình độ sản xuất khác nhau nên năng suất khoai tây chênh lệch rất lớn. Tình hình sản xuất khoai tây ở các châu lục năm 2016 được thống kê ở bảng 1.2.
  • 28. 13 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở các châu lục năm 2017 Châu lục Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) Châu Á 10,21 19,17 195,67 Châu Âu 5,37 22,69 121,76 Châu Mỹ 1,80 24,58 44,17 Châu Phi 1,89 13,22 25,01 Châu Đại dương 0,38 41,08 1,57 (Nguồn: FAO, 2019) [140] Số liệu ở bảng 1.2 cho thấy năm 2017, châu Á có diện tích khoai tây lớn nhất thế giới (10,21 triệu ha), gần đây khoai tây ở vùng này có xu hướng phát triển mạnh. Song năng suất khoai tây của châu Á còn thấp (năm 2017: 19,17 tấn/ha), thấp hơn năng suất trung bình của thế giới và một số châu lục khác. Tuy nhiên do diện tích trồng lớn nên sản lượng khoai tây của châu Á cao nhất thế giới (năm 2017 đạt 195,67 triệu tấn), chiếm 50,56% sản lượng khoai tây toàn thế giới. Khoai tây châu Á được trồng tập trung ở các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ... Khoai tây là cây trồng quan trọng trong khẩu phần ăn và là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho nhiều người dân châu Âu. Vì thế khoai tây là cây trồng chính và được trồng nhiều ở các nước như Ba Lan, Đức, Pháp, Hà Lan…Năm 2017 diện tích trồng khoai tây của châu Âu là 5,37 triệu ha, chiếm 27,82% diện tích khoai tây toàn thế giới, nhưng do năng suất cao (22,69 tấn/ha) nên sản lượng khoai tây của châu Âu đạt cao nhất năm 2017 đạt 121,76 triệu tấn, chiếm 31,31% sản lượng khoai tây thế giới. Năm 2017, diện tích trồng khoai tây của châu Mỹ và châu Phi tương đương nhau (1,80 - 1,85 triệu ha), nhưng năng suất khoai tây châu Mỹ cao (24,58 tấn/ha) nên sản lượng đạt 44,17 triệu tấn. Trong khi đó năng suất khoai tây của châu Phi rất thấp (13,22 tấn/ha) nên sản lượng chỉ đạt 24,01 triệu tấn, gần bằng 1/2 sản lượng của châu Mỹ. Châu Đại dương có diện tích khoai tây thấp nhất (0,38 triệu ha), năng suất khoai tây châu lục này lớn nhất (41,08 tấn/ha). Song do diện tích ít nên sản lượng khoai tây của châu lục này thấp nhất thế giới (1,57 triệu tấn).
  • 29. 14 1.3.1.2. Tình hình sản xuất khoai tây của Việt Nam Trước những năm 70 của thế kỷ XX, diện tích trồng khoai tây ở nước ta chỉ khoảng 2.000 ha. Sau năm 1970, khoai tây mới được chính thức quan tâm và xem như là một cây lương thực quan trọng (Trương Văn Hộ, 1992) [15]. Thời điểm Việt Nam có tổng diện tích trồng khoai lớn nhất là năm 1979 với 104.700 ha, sau đó giảm dần. Tình hình sản xuất khoai tây của Việt Nam 5 năm gần đây được thể hiện ở bảng 1.3. Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 2013 23.077 13,58 313.383 2014 22.823 14,09 321.700 2015 21.767 14,62 318.321 2016 21.173 14,27 302.229 2017 20.480 14,83 303.675 (Nguồn: FAOSTAT, 2019) [140] Diện tích khoai tây của Việt Nam giảm dần trong 5 năm gần đây, từ 23,077 ha (năm 2013) đến năm 2017 chỉ còn 20,480 ha, giảm 2.597 ha. Năng suất khoai tây Việt Nam còn thấp, năm 2017 là 14,83 tấn/ha, bằng 73,74% năng suất trung của thế giới và sản lượng đạt 303.675 tấn (FAOSTAT, 2019) [140]. Hiện nay ở nước ta, khoai tây được sản xuất nhiều ở các tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, và Vĩnh Phúc. Khoai tây là cây trồng chủ lực được đưa vào cơ cấu giống cây trồng vụ đông, các giống khoai tây được nông dân ưa chuộng và trồng phổ biến như: Solara, Marabel, Diamond và VT2 phục vụ cho ăn tươi; Atlantic và Sinora phục vụ chế biến. Sau vùng đồng bằng sông Hồng, Lâm Đồng là vùng sản xuất khoai tây quan trọng thứ 2 của cả nước. Diện tích khoai tây của Lâm Đồng biến động từ 2.500-
  • 30. 15 3.000 ha/năm với năng suất khoai tây trung bình cao hơn 20 - 30% so với năng suất khoai tây trung bình ở vùng đồng bằng sông Hồng. Các giống khoai tây được sản xuất chủ yếu là giống Utatlan (07) và PO3 phục vụ ăn tươi; các giống Atlantic, FL2215, FL2027 và FL2137 phục vụ chế biến (Phạm Xuân Tùng và cs., 2003, 2008) [43], [44]. Diện tích khoai tây vụ đông nước ta có tiềm năng phát triển lớn, mục tiêu trong 5 năm tới (2018-2023), đưa diện tích ổn định khoảng xung quanh 30.000 ha, 5 năm tiếp theo đạt 35.000 - 40.000 ha; năng suất bình quân 18 - 20 tấn/ha, giá trị thu nhập là 100 - 120 triệu đồng/ha/vụ (trong 3 tháng) với quan điểm phát triển bền vững gắn với chế biến, tiêu thụ, sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chuỗi giá trị, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân (Cục Trồng trọt, 2017) [6]. Như vậy, diện tích và năng suất bình quân của Việt Nam như hiện nay là thấp và không ổn định, chưa khai thác được tiềm năng to lớn của khoai tây, cây khoai tây còn có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào tổng thu nhập sản phẩm nông nghiệp của nước ta. Nguyên nhân chính của hiện tượng trên là do việc sử dụng giống đã thoái hóa, chất lượng củ giống thấp làm giảm năng suất, giảm hiệu quả sản xuất khoai tây. Điều kiện khí hậu ở Việt Nam ít thuận lợi cho khoai tây sinh trưởng, phát triển: Nhiệt độ cao, ngày ngắn và điều kiện khí hậu không thích hợp nên khoảng cách giữa năng suất thực tế với tiềm năng năng suất là rất lớn (chỉ bằng 10%) và thời vụ gieo trồng ngắn, chỉ trồng được 1 đến 2 vụ/năm (Caldiz, D. O., et al., 2001) [65]. Thời vụ gieo trồng ngắn không chỉ trồng được ít vụ mà năng suất cây trồng cũng không cao (Hunt, 1993) [92]. Do điều kiện khí hậu không thuận lợi nên thời gian sinh trưởng của các giống khoai tây nhập nội khi trồng ở Việt Nam thường bị rút ngắn, chỉ khoảng 85 - 115 ngày (Nguyễn Văn Thắng và cs, 1996) [38]. Thời gian sinh trưởng ngắn là yếu tố bất lợi, hạn chế nhiều đến năng suất và phẩm chất khoai tây (Trương Văn Hộ và cs, 1990) [14]. 1.3.1.4. Sản xuất khoai tây hàng hóa tại Việt Nam Sản xuất khoai tây hàng hóa tại Việt Nam đang được quan tâm và có điều kiện để phát triển. Hiện nay Việt Nam có nhiều giống khoai tây năng suất cao, sạch bệnh vừa phục vụ chế biến và ăn tươi, nhiều mô hình sản xuất khoai tây hàng hóa được xây dựng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kết quả nghiên cứu của đề tài “Xây dựng mô hình nhân giống và sản xuất khoai tây hàng hoá cho hiệu quả kinh tế cao đối với giống Sinora và Marabel” tại
  • 31. 16 huyện Nam Sách và Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương cho năng suất trung bình từ 18,5 - 19,9 tấn/ha (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, 2011) [150]. Tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, vụ đông năm 2018, huyện đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây khoai tây giúp người nông dân duy trì, phát triển vụ đông bền vững. Việc hình thành mối liên kết “4 nhà” trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề cho việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và nâng cao hiệu quả của các hình thức sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững (Báo Nam Định, 2018) [137]. Tại Vĩnh Phúc, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân là mô hình liên kết sản xuất cây khoai tây theo hướng hàng hóa. Doanh nghiệp đã liên kết chặt chẽ với người nông dân, hỗ trợ máy móc phục vụ làm đất, tập huấn kỹ thuật chăm sóc và thu mua toàn bộ sản phẩm. Phương thức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Người nông dân được hỗ trợ giống, vật tư và từng bước tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa lớn, giúp người nông dân học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kiến thức sản xuất mới và dần từ bỏ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu. Doanh nghiệp đã xây dựng được vùng nguyên liệu, ổn định đầu vào của sản xuất, đảm bảo đầu ra cho nông dân (Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014) [135]. Tại Hà Nội, việc liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân đã thành công trong việc triển khai mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Mô hình đã được xây dựng trên diện tích 100 ha tại huyện Sóc Sơn, Mỹ Đức và Ứng Hòa trên giống khoai tây Marabel. Mô hình đã cho hiệu quả vượt trội, là động lực cho người dân yên tâm phát triển sản xuất (Báo Kinh tế và Đô thị, 2018) [136]. Tại Thái Nguyên, nhiều đề tài, dự án đã được triển khai nhằm xây dựng mô hình sản xuất khoai tây theo hướng hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất khoai tây theo hướng hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” được thực hiện từ năm 2009 - 2010. Dự án được tiến hành trên hai giống Sinora và Eben trong điều kiện vụ đông tại huyện Đại Từ và Định Hóa. Dự án đã xây dựng được mô hình sản xuất khoai tây theo hướng hàng hóa tạo vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, nâng cao được hiệu quả kinh tế của cây khoai tây trên một đơn vị diện tích (Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên, 2010) [142].
  • 32. 17 Dự án “xây dựng mô hình sản xuất khoai tây hàng hóa trên giống Atlantic và Marabel tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên” (do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm làm chủ trì) đã được tiến hành từ năm 2010-2011 trên địa bàn 3 huyện Định Hóa, Phổ Yên và Đại Từ. Đã xây dựng được vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ ăn tươi và cho chế biến công nghiệp. Thông qua mô hình canh tác về khoai tây cho nông dân tại các điểm triển khai dự án và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất khoai tây hàng hóa và thương mại hóa sản phẩm, tạo điều kiện để nông dân làm quen dần với kinh tế thị trường về sản xuất khoai tây theo hướng hàng hóa (Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên, 2011) [143]. 1.3.2. Tình hình tiêu thụ khoai tây trên thế giới và Việt Nam 1.3.2.1. Tình hình tiêu thụ khoai tây trên thế giới Sản lượng khoai tây tươi năm 2016 - 2017 của Trung Quốc đạt ở mức trên 100 triệu tấn, tăng khoảng 3% so với 97 triệu tấn trong năm 2015-2016 do sự mở rộng diện tích khoai tây và các điều kiện thời tiết bình thường ở các khu vực sản xuất chính, ở phía Bắc Trung Quốc. Tứ Xuyên, Cam Túc, Quý Châu, Vân Nam và Nội Mông là những tỉnh sản xuất khoai tây lớn nhất ở Trung Quốc, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng khoai tây tươi của Trung Quốc (Global Agricultural Information Network, 2016) [83]. Tổng sản lượng tinh bột khoai tây của Trung Quốc trong giai đoạn 2016 - 2017 đạt khoảng 600.000 tấn, tăng khoảng 9% so với 550.000 tấn vào năm 2015 - 2016, do sản lượng khoai tây tươi tăng và nhu cầu ngày càng tăng của ngành chế biến thực phẩm. Sản lượng khoai tây chiên của Trung Quốc tiếp tục xu hướng tăng trưởng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao thị trường. Trong niên vụ 2016 -2017, sản lượng khoai tây chiên thái lát và khoai tây chiên của Trung Quốc đạt 430.000 tấn và 310.000 tấn, tương ứng tăng 9 và 13% so với các năm trước. Sản lượng khoai tây chiên đông lạnh 2016 - 2017 đạt khoảng 230.000 tấn, tăng 9% so với 210.000 tấn trong năm 2015 - 2016 (Global Agricultural Information Network, 2016) [83]. Nhập khẩu khoai tây chiên đông lạnh trong năm 2016 - 2017 khoảng 160.000 tấn, tăng 5% so với 152.000 tấn trong năm 2015 - 2016 do nhu cầu trong nước tăng. Hoa Kỳ tiếp tục thống trị thị trường nhập khẩu khoai tây chiên của
  • 33. 18 Trung Quốc, với thị phần 72% trong 2015 - 2016, tiếp theo là Canada và Bỉ, chiếm 23% tổng lượng nhập khẩu khoai tây chiên đông lạnh của Trung Quốc trong năm 2015, 2016 (Global Agricultural Information Network, 2016) [83]. Từ năm 2010 và năm 2011, hàng năm, xuất khẩu khoai tây tươi của Trung Quốc đạt ổn định từ 300.000 - 450.000 tấn, trong niên vụ 2015-2016 ước tính đạt 381,424 tấn. Malaysia, Việt Nam và Nga là 3 thị trường xuất khẩu khoai tây tươi của Trung Quốc chiếm trên 65% tổng sản lượng xuất khẩu khoai tây tươi của Trung Quốc trong niên vụ 2015 - 2016 (Global Agricultural Information Network, 2016) [83]. Lượng khoai tây chế biến ở Mỹ chiếm 64% tổng lượng khoai tây ở Mỹ trong thập niên 2000 (so với 35% trong thập niên 1960). Trong thập niên 2000, mỗi năm, trung bình một người Mỹ tiêu thụ 25 kg khoai tây đông lạnh, 19 kg khoai tây tươi, 7,7 kg khoai tây chiên và 6,4 kg sản phẩm khoai tây khô. Năm 2016, Hoa Kỳ tiêu thụ hơn 34 kg khoai tây chế biến mỗi người. Trong khoai tây chế biến, sản phẩm khoai tây thỏi đông lạnh chiếm 59%, khoai tây chiên lát từ 21%. Theo điều tra, sản phẩm khoai tây rán và khoai tây chiên tăng rất mạnh trong những năm tới (USDA, 2017) [130]. Các loại sản phẩm chế biến chủ yếu từ khoai tây của Hoa Kỳ bao gồm khoai tây chiên lát, các loại sản phẩm khô (như tinh bột, bột khoai tây), khoai tây chiên thỏi đông lạnh, các loại sản phẩm đông lạnh khác, sản phẩm đóng hộp và một số loại sản phẩm khác. Trong đó, lượng khoai tây chiên đông lạnh chiếm đa số trên 50% tổng số các loại sản phẩm chế biến trong cả 3 năm, 2014, 2015 và 2016. Tiếp đến là khoai tây rán và các loại sản phẩm khô (tinh bột và bột khoai tây) (USDA, 2017) [130]. 1.3.2.2. Tình hình chế biến và tiêu thụ khoai tây của Việt Nam Khoai tây ở Việt Nam hiện được tiêu thụ chủ yếu phục vụ ăn tươi thị trường nội địa, xuất khẩu lượng nhỏ sang Indonesia. Ngành chế biến khoai tây mới xuất hiện chưa được 10 năm, nhưng đang phát triển rất mạnh mẽ mở ra hướng đi cho xuất khẩu khoai tây. Khoai tây chế biến hiện đang được các công ty đầu tư sản xuất vùng nguyên liệu như PepsiCo, Orion… Tiêu dùng khoai tây đang chuyển từ thị trường tiêu thụ tươi sang các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng. Sản phẩm chế biến từ khoai tây đã khá đa dạng như khoai tây chiên lát, khoai tây chiên thỏi và tinh bột. Sản phẩm khoai tây chiên là và chiên thỏi đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam, với các thương hiệu như Zon Zon, Snack, Bim Bim và Wavy.
  • 34. 19 Hiện nay, mỗi nhà máy có nhu cầu khoảng 180.000 tấn khoai tây nguyên liệu/năm. Tuy nhiên, sản xuất khoai tây trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30- 40% nhu cầu, phần còn lại là phải nhập khẩu từ rất nhiều nước khác nhau. Tổng nhu cầu khoai tây dành cho chế biến khoảng 15.000 tấn/năm, nhưng chỉ có 35% trong số đó là sử dụng nguyên liệu trong nước, các nhà chế biến vẫn phải nhập khẩu khoai tây/năm từ Anh, Trung Quốc, Hà Lan. Tỷ trọng thị trường khoai tây chế biến nội địa là: 40% sản phẩm tiêu thụ ở siêu thị; 20% bán cho các nhà hàng khách sạn; 30% tiêu thụ qua đại lý; 5% bán cho các trường học; 5% cho người bán rong. Tuy nhiên, tại Việt Nam khoai tây chế biến vẫn chưa thực sự được coi là món ăn phổ biến, mà thường chỉ dùng để làm quà cho trẻ em, hoặc vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ hội, Tết... Dạng sản phẩm chủ yếu được người tiêu dùng ưa chuộng là khoai tây chiên, rất ít người quan tâm tới các dạng sản phẩm khác, bởi nhiều nguyên nhân: khoai tây chế biến còn rất mới với hầu hết người tiêu dùng, nhiều người từng sử dụng nhưng không để ý đấy là sản phẩm của khoai tây. 1.3.3. Tình hình sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên 1.3.3.1. Tình hình sản xuất khoai tây Khoai tây được trồng phổ biến tại Thành Phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Định Hóa, Đại Từ, Phổ Yên và Phú Lương. Những năm gần đây, bà con nông dân đã được tập huấn và chuyển giao các biện pháp kỹ thuật đồng bộ nhằm xây dựng mô hình sản xuất khoai tây vụ đông hàng hóa với quy mô lớn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng vụ đông, thâm canh tăng vụ trên địa bàn toàn tỉnh, một số kỹ thuật cơ bản đã được chuyển giao với chủ trương đưa cây khoai tây thành một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên, 2013) [145]. Một số giống khoai tây được trồng phổ biến tại Thái Nguyên như Solara, Sinora, Atlantic và Marabel là những giống có năng suất cao, khả năng kháng tốt với một số đối tượng sâu, bệnh hại, phù hợp đưa vào cơ cấu giống trồng trong vụ đông của tỉnh Thái Nguyên (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên, 2012, 2013) [144], [145].
  • 35. 20 Bảng 1.4. Tình hình sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2017 Năm Toàn tỉnh Thành Phố Thái Nguyên Huyện Phú Lương Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 2014 500 12,62 6.311 28 15,18 425 45 14,20 639 2015 627 13,01 8.207 51 14,96 763 38 15,11 574 2016 624 13,18 8.225 45 14,89 670 29 14,41 417 2017 511 13,63 6.965 67 15,43 1034 23 15,13 347 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2017) [4] Số liệu ở bảng 1.4 cho thấy, Tổng diện tích trồng khoai tây của toàn tỉnh Thái Nguyên đạt 500 ha trong năm 2014, đạt trên 620 ha trong giai đoạn 2015 - 2016 và giảm chỉ còn trên 511 ha trong năm 2017, chiếm khoảng 2 - 3% tổng diện tích trồng khoai tây của cả nước. Năng suất khoai tây trung bình của toàn tỉnh dao động xung quanh 13 tấn/ha thấp hơn so với năng suất khoai tây trung bình của cả nước (>14 tấn/ha). Tổng sản lượng khoai tây của toàn tỉnh dao động từ trên 6.000 đến trên 8.000 tấn chiếm khoảng 2% tổng sản lượng khoai tây của cả nước. Thành Phố Thái Nguyên có tổng diện tích trồng khoai tây đạt 28 ha trong năm 2014 và có xu hướng tăng trong những năm qua và đạt 67 ha trong năm 2017. Năng suất khoai tây trung bình đạt từ 14,89 - 15,43 tấn/ha cao hơn năng suất trung bình của toàn tỉnh. Tổng sản lượng khoai tây của Thành Phố Thái Nguyên đạt 425 tấn trong năm 2014, chiếm 6,7% và tăng lên trên 1.000 tấn trong năm 2017, chiếm 14,8% tổng sản lượng khoai tây của toàn tỉnh. Huyện Phú Lương có xu hướng giảm diện tích trồng khoai tây trong những năm gần đây. Năm 2014, toàn huyện có 45 ha trồng khoai tây chiếm 9% tổng diện tích khoai tây của toàn tỉnh và giảm khoảng 1/2 trong năm 2017. Năng suất khoai tây trung bình của toàn huyện chỉ đạt 14,20 tấn/ha trong năm 2014 nhưng đã tăng cao trong những năm qua và đạt 15,13 tấn/ha trong năm 2017. Tổng sản lượng
  • 36. 21 khoai tây của toàn huyện Phú Lương dao động 300 - 639 tấn, chiếm 5,4 - 7,7% tổng sản lượng khoai tây của toàn tỉnh. 1.3.3.2. Một số thuận lợi khó khăn trong sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên * Thuận lợi - Điều kiện khí hậu, đất đai tương đối phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây, tiềm năng đất trồng khoai tây vụ đông rất lớn, khả năng phát triển khoai tây cao (thời gian sinh trưởng ngắn 80-90 ngày) ưa lạnh không bị áp lực thời vụ. - Thị trường tiêu thụ khoai tây tại Thái Nguyên rất lớn có nhiều công ty, nhiều trường đại học, người dân đã nhận thức được giá trị của cây khoai tây và có nhu cầu mở rộng diện tích trồng khoai tây. - Thái Nguyên đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là đưa cây màu vụ đông vào sản xuất nên có nhiều chính sách trợ giá giống, xây dựng mô hình trình diễn, hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai tây cho nông dân. * Khó khăn - Người dân chưa biết kỹ thuật trồng khoai tây, bón phân, tưới nước, vun gốc.. chưa đủ, chưa đúng quy trình kỹ thuật. - Chưa có bộ giống tốt và thích hợp, người dân chủ yếu trồng giống khoai tây nhập khẩu thương phẩm từ Trung Quốc dẫn đến tình trạng chất lượng giống rất kém, giống bị nhiễm sâu bệnh năng suất thấp, thiếu kho lạnh bảo quản khoai làm giống. - Thiếu mối quan hệ sản xuất - tiêu thụ, giữa doanh nghiệp - nông dân, sản lượng hầu hết nông dân tự tiêu thụ. - Trồng chăm sóc khoai tây khó và tốn công hơn một số cây trông vụ đông khác. Giá khoai tây giống cao, đầu tư trồng 1 ha khoai tây lớn nên nhiều người dân không có kinh phí đầu tư. Khoai tây nhiều sâu bệnh, chưa có biện pháp phòng trừ. 1.4. Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống khoai tây trên thế giới và Việt Nam 1.4.1. Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống khoai tây trên thế giới Tại đảo Luzon, Philippins vào những năm 1980, các nhà khoa học đã tiến hành chọn tạo được 3 giống B71.240.2, I.1035 và PO3 biểu hiện khả năng kháng cao với mốc sương và thích nghi với điều kiện sinh thái tại địa phương. Các giống
  • 37. 22 trên được nhóm tác giả dùng như các dòng bố mẹ làm vật liệu lai tạo giống mới kháng bệnh mốc sương và đã chọn tạo được dòng LBR2-51. Đã chọn lọc giống khoai tây kháng tuyến trùng khoai tây, phát triển các dòng vô tính có khả năng kháng bệnh bằng cách sử dụng các chỉ thị phân tử dựa trên PCR để kết hợp gen Ryadg (kháng với PVY), Gro1 (kháng loài tuyến trùng Globodera rostochiensis) và Rx1 (kháng virút khoai tây X) hoặc Sen1 (kháng với bệnh mụn cóc khoai tây, Synchytrium endobioticum) (Moloney et al., 2010) [106]. Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Lithuanian đã lai tạo thành công các giống khoai tây Venta, VB Rasa, VB Liepa, Goda và VB Aista đều là những giống năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng cao với loài tuyến trùng Globodera rostochiensis, và kháng với hầu hết các loại bệnh như virút, ghẻ, lở cổ rễ và mốc sương. Bằng phương pháp lai hữu tính, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Khoai tây và Củ cải đường Rumani đã lai tạo thành công giống khoai tây Cosiana có tiềm năng năng suất cao, kháng với bệnh mụn đen (Synchitrium endobioticum), kháng trung bình với bệnh mốc sương và một số bệnh virút khác nhau như PVY0, PLRV. Đây là giống phù hợp với nhiều mục đích khác nhau bao gồm sử dụng ăn tươi và chế biến (Hermeziu et al…, 2016) [90]. Trong nhiều năm qua, việc lai tạo giống cây trồng hiệu quả và chính xác có thể được tăng cường thông qua việc sử dụng kỹ thuật chỉ thị (marker) phân tử để chọn tạo ra những giống cây trồng ưu việt (Gebhardt; Holme et al; Li et al., 2013) [81], [91], [103]. Việc áp dụng các chỉ thị phân tử ADN trong quá trình lai tạo giống khoai tây có thể dự đoán được các gen kiểm soát sự biến đổi tự nhiên của chất lượng củ, sẽ giảm số lượng các dòng vô tính dùng để đánh giá trong các thí nghiệm đồng ruộng. Việc lập bản đồ liên kết sử dụng gen chức năng hoạt động trong quá trình trao đổi chất cacbohydrat làm chỉ thị đã phát hiện gen của các loại enzym invertaga và starch phosphorylaga có liên quan đến tính trạng chất lượng củ (Barrell et al., 2013) [ 56]. Vào cuối thế kỷ 20, có 11 gen kháng bệnh mốc sương đã được phát hiện trên loài khoai tây hoang dại Solanum demissumvà được đặt tên từ R1 đến R11. Gen kháng bệnh mốc sương đầu tiên được lập bản đồ và giải trình tự ở khoai tây là R1 trên nhiễm sắc thể số V. Những gen khác cũng được lập bản đồ trên các vị trí khác nhau, R2 được xác định trên nhiễm sắc thể IV. Gen R3, R6 và R7 đã được xác định nằm trên nhiễm sắc thể số XI. Từ cơ sở dữ liệu về chỉ thị phân tử và đặc điểm di truyền
  • 38. 23 của tính kháng bệnh mốc sương khoai tây, nhiều nhà khoa học đã chọn tạo được một số dòng khoai tây kháng bệnh mốc sương nhờ chỉ thị phân tử (Colton et al. 2006; Tiwari et al., 2013) [67], [129]. Khoai tây chuyển gen cry3A có khả năng kháng với bọ cánh cứng Colorado (Leptinotarsa decemlineata). Cây khoai tây biểu hiện độc tố Cry3A đã được Monsanto công nhận là giống với tên ‘New Leaf’. Giống khoai tây này được bán ở Mỹ từ năm 1996 đến năm 2000 và cho khả năng phòng trừ cao đối với bọ cánh cứng Colorado. Ngoài ra, gen Cry3B cũng đã được chứng minh là có hiệu quả đối với loài bọ cánh cứng này. Một lớp gen có khả năng đặc biệt chống lại sâu hại thuộc bộ Lepidoptera, chẳng hạn như sâu đục củ khoai tây (Phthorimaea operculella), là các gen Bt thuộc lớp cry1. Nhiều gen cry như vậy, khi được biểu hiện trong cây khoai tây, đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc phòng trừ sâu đục củ khoai tây (Arpaia et al.,2000) [55]. Để xác định QTLs của khoai tây đối với khả năng chịu hạn và khả năng phục hồi, một bản đồ liên kết tổng hợp giàu chỉ thị SNP đã được sử dụng. Tổng cộng có 23 QTLs đã được phát hiện trong các công thức đối chứng, xử lý và phục hồi giải thích 10,3 - 22,4% của sự khác biệt đối với mỗi một tính trạng kiểu hình. Trong số này, có 10 QTLs nằm trên nhiễm sắc thể II; có 3 QTLs liên quan đến các tính trạng quan trọng về tỉ lệ rễ và chồi được xác định trên các nhóm liên kết 2, 3 và 8. Những vị trí này đã giải thích 41,1% sự biến thiên của tính trạng này và có thể là mục tiêu để lai giống có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và năng suất trên đồng ruộng. Các chỉ thị SNPs xuất phát từ các trình tự EST nằm trong các QTLs này đã hỗ trợ việc xác định được các gen chủ đích phục vụ nghiên cứu thêm về cây khoai tây. Đây là nghiên cứu đầu tiên về việc chọn lọc quần thể di truyền về khả năng chịu hạn của khoai tây (Anithakumari et al., 2011) [53]. * Một số giống khoai tây đang được trồng phổ biến trên thế giới Giống Qingshu 9 là giống khoai tây có năng suất cao được phát triển đầu tiên tại Peru những năm 1990, được lai tạo giữa giống CIP No.387521.3 và “Aphrodite” từ quần thể khoai tây kháng bệnh virút của Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây Quốc tế (CIP) là giống có năng suất cao và ổn định trong nhiều điều kiện môi trường sinh thái biến động khác nhau, kháng với virút và có khả năng chịu hạn tốt; có chất
  • 39. 24 lượng cao, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu vàng phù hợp cho sử dụng tươi và sản xuất khoai tây chiên, chip được trồng chủ yếu ở các vùng trồng khoai tây của Trung Quốc; cũng như được đưa vào trồng tại một số nước khác như Kenya, Rwanda, Ethiopia, Tajikista, Uzbekistan và Bangladesh (CGIAR, 2018) [139]. Giống Jizhangshu 8 là giống có thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày, cho khoảng 6 củ đạt loại tốt/cây, chứa 16,4 mg vitamin C/100 g, thịt tươi, 17% tinh bột, 2,25% protein. Do ưu điểm chịu hạn tốt và tiềm năng năng suất cao, Jizhangshu 8 có thể đạt 30 tấn/ha trong điều kiện có mưa với lượng mưa trung bình năm khoảng 300 - 400 mm và có thể đạt tới 75 tấn/ha trong điều kiện có tưới (CGIAR, 2018) [139]. Giống Kufri Chipsona-1, K. Chipnosa-2, K. Chipnosa-3 và Kufri Surya chủ yếu phục vụ ngành công nghiệp sản xuất chip của Ấn Độ. Giống Kufri Chipsona-1 là giống được phát triển đầu tiên nhằm phục vụ sản xuất khoai tây chiên. Giống Kufri Surya được phát triển với mục đích chịu nhiệt đây là giống có củ dài phù hợp cho việc sản xuất chip có chứa hàm lượng phenolic cao. Giống Kufri Frysona phù hợp cho sản xuất khoai tây chiên của Ấn Độ. Kufri Frysona là giống kháng bệnh sương mai, có thể bảo quản ở điều kiện bình thường trong vòng 8 tuần, có chất lượng cao, cho sản phẩm chip có vị ngon, màu sắc đẹp (Singh và cs., 2010) [122]. Giống Russet Burbank là giống khoai tây được trồng phổ biến chiếm khoảng 40,9% tổng số diện tích trồng khoai tây của Hoa Kỳ là giống được chọn lọc từ giống Burkank từ năm 1941 bởi nhà khoa học Lou Sweet; có đặc tính chín muộn, yêu cầu thời gian sinh trưởng từ 140-150 ngày để cho năng suất và chất lượng tối đa. Năng suất khá cao dao động từ 28 - 67 tấn/ha; có khả năng thích ứng tốt kháng cao với bệnh ghẻ khoai tây nhưng nhiễm với bệnh héo Fusarium, Verticillium và virút Y, Có khả năng bảo quản lâu dài phục vụ trồng trọt và chế biến được trồng chủ yếu các bang phía Tây Bắc của Hoa Kỳ như Idaho, Washington, Oregon, Montana và Canada. Giống Russet Norkotah chiếm khoảng 11,9% tổng diện tích trồng khoai tây của Hoa Kỳ, là con lai giữa bố mẹ ND9526-4 Russ × ND9687-5 Russ và được công nhận giống năm 1987 tại Bang North Dakota. Russet Norkotah là giống chín sớm đến chín trung bình, trồng chủ yếu phục vụ ăn tươi, năng suất trung bình. Đây là giống không phù hợp cho chế biến nhưng hình dạng và loại củ rất phù hợp với thị trường ăn tươi là giống phù hợp với nhiều vùng trồng khác nhau của Hoa Kỳ. Russet Norkotah mẫn cảm với hầu hết các bệnh virút và sương mai, rất mẫn cảm với bệnh héo Verticillium và nấm Alternaria solani nhưng kháng với bệnh ghẻ khoai tây.
  • 40. 25 Giống Ranger Russet chiếm 9,5% tổng diện tích trồng khoai tây của Hoa Kỳ, là con lai giữa cặp bố mẹ Butte × A6595-3 và được công nhận giống năm 1991. So với giống Resset Burbank, Ranger Russet có khả năng kháng cao hơn với bệnh héo Verticillium, PVX, PVY, xoăn lá và thối khô Fusarium. Ngoài ra, một số giống khác như Umatilla Russet (chiếm 6,8% tổng diện tích), Frito-Lay (chiếm 4,6% tổng diện tích) và Norland (chiếm 2,7% tổng diện tích) cũng đang được trồng phổ biến tại Hoa Kỳ (USDA, 2018) [149]. 1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống khoai tây tại Việt Nam Tại Việt Nam, đã có nhiều ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới trong chọn tạo giống bằng phương pháp công nghệ sinh học như dung hợp tế bào trần và chỉ thị phân tử. Chọn giống trong điều kiện áp lực bệnh cao để tạo được các giống khoai tây theo mục tiêu có đặc tính nông sinh học tốt, năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp cho ăn tươi, chế biến và kháng/chống chịu với bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Từ năm 2002 đến nay, Bộ NN&PTNT đã đầu tư dự án sản xuất giống khoai tây sạch bệnh. Mỗi năm dự án sản xuất khoảng 1,5 triệu củ giống gốc và cung ứng cho sản xuất 200 tấn giống nguyên chủng và 2.000 tấn xác nhận, năng suất khoai tây ngoài sản xuất đạt 18-20 tấn/ha (Cục Trồng trọt, 2017) [5]. Bảng 1.5. Một số giống khoai tây phổ biến tại miền Bắc Việt Nam Tên giống Nguồn gốc Diện tích sản xuât (ha/năm) Mục đích sử dụng Solara Đức 500 - 1.000 Ăn tươi, một ít sử dụng cho chế biến Sinora Hà Lan 3.000 - 5.000 Ăn tươi là chủ yếu Giống khác (Diamant, VT2, KT1, 12KT3-1......) Đức, HL, TQ 10.000 - 15.000 Chủ yếu cho ăn tươi Atlantic Mỹ 3.000 - 4.000 Giống được sử dụng 100% cho chế biến (Nguồn: Cục Trồng trọt, 2013) [5].