SlideShare a Scribd company logo
1 of 113
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 1 MSSV: 107403110
KẾ TOÁN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH B&H
MÃ TÀI LIỆU: 80625
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 2 MSSV: 107403110
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong môi trường kinh tế hiện nay, khi mà các quan hệ hàng hóa tiền tệ ngày
càng mở rộng và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ sản xuất ra các hàng
hóa, dịch vụ đúng chất lượng tốt mà còn phải tiêu thụ được những sản phẩm dịch vụ đó
một cách nhanh nhất để thu hồi vốn sớm, tạo vòng quay cảu vốn nhanh nhất để kích
thích bản thân các doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì vậy, vấn đề mà doanh nghiệp luôn
lo lắng là: “ Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay ko? Doanh thu có trang trải được
toàn bộ chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận?”. Thật vậy, xét
về mặt tổng thể các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không những chịu tác động của
quy luật giá trị mà còn chịu tác động của quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh, khi
sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận có nghĩa là giá trị của sản phẩm
được thực hiện, lúc này doanh nghiệp sẽ thu về một khoản tiền, khoản tiền này được
gọi là doanh thu. Nếu doanh thu đạt được có thể bù đắp toàn bộ chi phí bất biến và khả
biến bỏ ra , thì phần còn lại sau khi bù đắp được gọi là lợi nhuận. Bất cứ doanh nghiệp
nào khi kinh doanh cũng mong muốn lợi nhuận đạt được là tối đa, để có lợi nhuận thì
doanh nghiệp phải có mức doanh thu hợp lý, phần lớn trong các doanh nghiệp thương
mại thì doanh thu đạt được là chủ yếu là do quá trình tiêu thụ hàng hóa sản phẩm. Do
đó việc thực hiện hệ thống kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh sẽ đóng
vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả của doanh nghiệp. Mọi hoạt động, mọi
nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp đều được hạch toán để đi đến công việc cuối
cùng là xác định kết quả kinh doanh. Thật vậy, để thấy được tầm quan trọng của hệ
thống kế toán nói chung và bộ phận kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh
nói riêng trong việc xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài “
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H”.
Nội dung chính gồm 3 phần:
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 3 MSSV: 107403110
Chương I: Cơ sở lý luận chung về kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp thương mại.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh
trong Công ty TNHH B & H.
Chương III: Nhận xét và kiến nghị.
Kết luận.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
Như chúng ta đã đề cập bên trên: Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh
doanh là một công việc rất quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Mọi
hoạt động, mọi nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp đều được hạch toán để đi đến
công việc cuối cùng là xác định kết quả kinh doanh. Vì vậy, qua việc nghiên cứu đề tài
này giúp chúng ta nắm rõ hơn về thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, đánh giá được
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét việc thực hiện hệ
thống kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng ở doanh
nghiệp như thế nào, việc hạch toán trên thực tế có khác gì so với sách vở hay những gì
đã học ở trường hay không? Qua đó chúng ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm thực tiễn
về việc hạch toán cũng như những ưu khuyết điểm của hệ thống kế toán hàng hóa và
xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, để đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn
thiện hơn bộ máy kế toán ở công ty.
3.Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập số liệu tại công ty TNHH B&H. Sau đó phân tích các số liệu ghi chép
trên sổ sách của công ty.
Học hỏi một số anh chị làm công tác kế toán tại công ty.
Tham khảo một số sách chuyên ngành kế toán và một số văn bản quy định chế độ
tài chính hiện hành tại công ty đang sử dụng.
4.Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Công ty TNHH B&H
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 4 MSSV: 107403110
Về thời gian: Đề tài thực hiện từ ngày 11/7/2011 đến 20/9/2011
Số liệu được phân tích là số liệu Quý I / 2011.
Công ty thương mại nhập khẩu hàng hóa, cung cấp các trang thiết bị bảo hộ trong
nước, áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Đây là lần đầu tiên em thực hiện đề tài này, thời gian và kiến thức cũng còn nhiều
hạn chế (kiến thức lý thuyết là chủ yếu) nên đề tài này không thể tránh khỏi sai sót,
kính mong Quý Thầy Cô thêm lời đóng góp để đề tài báo cáo của em được hoàn thiện.
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 5 MSSV: 107403110
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN HÀNG HÓA VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Những vấn đề chung:
1.1.1 Hoạt động kinh doanh thương mại :
1.1.1.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh thương mại:
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hoá trên thị
trường buôn bán hàng hoá của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc gia với nhau. Thực
hiện chức năng nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Đối tượng kinh doanh của ngành thương mại
là hàng hóa – đó là những sản phẩm được doanh nghiệp thương mại mua về để bán ra nhằm đáp
ứng yêu cầu sản xuất tiêu dùng và xuất khẩu.
Hàng hoá trong kinh doanh thương mại thường được phân theo các ngành hàng như:
- Hàng vật tư thiết bị
- Hàng công nghệ phẩm tiêu dùng
- Hàng lương thực - thực phẩm
- Ngoài ra các loại bất động sản được dự trữ cho mục đích bán cũng được xem là một
loại hàng hóa – hàng hóa bất động sản.
1.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại:
Tổng hợp các hoạt động thuộc quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa
trong doanh nghiệp thương mại được gọi là lưu chuyển hàng hóa. Trong điều kiện kinh
doanh hiện nay, các doanh nghiệp thương mại cần tính toán dự đoán khả năng kinh
doanh để quyết định lượng hàng hóa mua vào và để đảm bảo mức dự trữ hàng hóa hợp
lý, tránh để số lượng hàng tồn kho quá lớn, kéo dài vòng luân chuyển của hàng hóa. Xu
hướng chung là giảm lượng hàng hóa dự trữ, đảm bảo tiết kiệm chi phí, tránh qua nhiều
khâu trung gian trong quá trình mua bán hàng hóa.
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 6 MSSV: 107403110
Trong doanh nghiệp thương mại, vốn hàng hóa là vốn chủ yếu nhất và nghiệp vụ
kinh doanh hàng hóa là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên và chiếm một khối lượng
công việc rất lớn. Quản lý hàng hóa là nội dung quản lý quan trọng hàng đầu. vì vậy
việc tổ chức tốt công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp.
1.1.2 Tổ chức kế toán hàng hóa:
1.1.2.1 Khái niệm lưu chuyển hàng hóa
Lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại là tổng hợp các hoạt động
mua bán dự trữ hàng hoá. Hay nói cách khác, lưu chuyển hàng hoá là quá trình đưa
hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng thông qua quan hệ trao đổi hàng
tiền.
1.1.2.2 Nhiệm vụ lưu chuyển hàng hóa
Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời về tình hình lưu chuyển của hàng hóa ở
doanh nghiệp về mặt giá trị và hiện vật. Tính toán, phản ánh đúng đắn trị giá vốn hàng
nhập kho, xuất kho và trị giá vốn hàng hóa tiêu thụ.
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thưc hiện các chỉ tiêu kế hoạch về quá trình
mua hàng bán hàng. Xác định đúng đắn kết quả kinh doanh hàng hóa. Đồng thời chấp
hành đúng các thể chế về chứng từ sổ sách nhập kho, xuất kho, bán hàng hóa và tính
thuế. Cung cấp thông tin tổng hợp và thông tin chi tiết cần thiết về hàng hóa kịp thời
phục vụ cho quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo dõi chặt chẽ tình hình tồn kho hàng hóa, giảm giá hàng hóa. Tổ chức kiểm
kê hàng hóa theo đúng quy định, báo cáo kịp thời hàng tồn kho.
1.1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh :
1.1.3.1 Khái niệm:
Hoạt động sản xuất kinh doanh: là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh
phụ.
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 7 MSSV: 107403110
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số lãi hoặc lỗ do các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp mang lại trong một kì kế toán. Cuối mỗi kỳ, kế toán xác định
kết quả kinh doanh trong kỳ từ việc tổng hợp kết quả kinh doanh của hoạt động SXKD
thông thường và kết quả kinh doanh của hoạt động khác.
Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là số chênh lệch giữa doanh thu
thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu thuần hoạt động tài chính so với
chi phí kinh doanh bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp.
Hoạt động khác là những hoạt động diễn ra không thường xuyên, không dự tính
trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện. Các hoạt động khác như: thanh
lý nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt do thanh lý hợp đồng kinh tế, thu được khản nợ
khó đòi đã xóa sổ ,… Kết quả hoạt động kinh doanh khác là kết quả chênh lệch giữa
thu nhập thuần khác và chi phí khác.
1.1.3.2 Ý nghĩa:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Lợi nhuận
thuần từ
HĐ
kinh doanh
Doanh thu
thuần về
bán hàng
và cung
cấp DV
Doanh
thu
tài
chính
Giá vốn
hàng
bán
Chi
phí
tài
chính
Chi
Phí
bán
hàng
Chi
phí
QLD
N
+
= - + + +
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập hoạt động khác – CP khác
Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận kế toán trước thuế - Chi phí Thuế TNDN
Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN = Lợi nhuận thuần từ HĐKD + Lợi nhuận khác
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 8 MSSV: 107403110
1.2 Kế toán hàng hóa
1.2.1 Kế toán quá trình mua hàng:
1.2.1.1 Khái niệm nghiệp vụ mua hàng:
Chức năng chủ yếu của doanh nghiệp thương mại là tổ chức lưu thông hàng hoá,
đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua mua bán. Trong đó, mua
hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá, là quan hệ trao đổi giữa
người mua và người bán về trị giá hàng hoá thông qua quan hệ thanh toán tiền hàng, là
quá trình vốn doanh nghiệp chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá -
Doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hoá nhưng mất quyền sở hữu về tiền
hoặc có trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà cung cấp.
Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động mua hàng bao gồm: mua
hàng trong nước (hay mua hàng nội địa) và mua hàng nhập khẩu (mua hàng của các
quốc gia khác).
1.2.1.2 Các phương thức mua hàng:
(1) Mua hàng trong nước:
Mua hàng trực tiếp:
Theo phương thức này, doanh nghiệp cử nhân viên của mình trực tiếp đến mua
hàng bên bán và trực tiếp nhận hàng chuyển về doanh nghiệp bằng phương tiện tự có
hoặc thuê ngoài. Sau khi nhận bên hàng và kí tên vào Hóa đơn của bên bán, hàng hóa
đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Mọi tổn thất xãy ra (nếu có) trong quá trình đưa hàng hóa về doanh nghiệp, doanh
nghiệp tự chịu trách nhiệm.
Chứng từ sử dụng trong trường hợp này gồm: Hóa đơn bán hàng ( trường hợp
mua hàng hóa do đơn vị bán không thuộc diện chịu thuế GTGT) hoặc hóa đơn kiêm
phiếu xuất kho, hoặc hóa đơn GTGT, các chứng từ này do bên bán lập.
Mua hàng theo phương thức chuyển hàng :
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 9 MSSV: 107403110
Doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng với bên bán, bên bán sẽ căn cứ vào hợp đồng sẽ
chuyển hàng đến giao cho doanh nghiệp theo địa điểm đã quy định trước trong hợp
đồng bằng phương tiện tự có hoặc thuê ngoài. Chi phí vận chuyển phải trả tùy thuộc
vào điều kiện quy định trong hợp đồng. Khi chuyển hàng đi thì hàng hóa vẫn thuộc
quyền sở hữu của bên bán, hàng mua chỉ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khi
doanh nghiệp nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.
Chứng từ mua hàng trong trường hợp này gồm: Hóa đơn bán hàng ( trường hợp
mua hàng hóa do đơn vị bán không thuộc diện chịu thuế GTGT) ) hoặc hóa đơn kiêm
phiếu xuất kho, hoặc hóa đơn GTGT, các chứng từ này do bên bán lập và gửi cho
doanh nghiệp.
Trường hợp mua hàng trên thị trường tự do ( hàng nông, lâm, thủy, hải sản,…)
người bán không có hóa đơn, doanh nghiệp phải lập phiếu kê mua hàng và để làm căn
cứ lập phiếu nhập kho và làm thủ tục thanh toán.
Hàng hóa mua về có thể được làm thủ tục kiểm nhận nhập kho hoặc chuyển bán
thẳng. Nếu hàng hóa được nhập kho thì thủ kho và bộ phận mua hàng phải kiểm nhận
hàng hóa theo đúng thủ tục về kiểm nhận hàng hóa.
Chứng từ về nghiệp vụ kiểm nhận hàng hóa nhập kho là Phiếu nhập kho do bộ
phận mua hàng lập và thủ kho sẽ ghi số lượng nhập vào phiếu. sau khi nhập kho xong
thủ kho cùng người nhập ký vào phiếu. Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên , thủ kho
giữ liên 2 để ghi thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán ghi sổ kế toán và liên 1
lưu ở nơi lập phiếu.
Trường hợp kiểm hàng có phát sinh thừa, thiếu hàng hóa so với hóa đơn thì phải
lập Biên bản kiểm nhận hàng để phản ánh số hàng hóa thứa, thiếu, làm cơ sở truy ra
nguyên nhân và xử lý.
(2) Nhập khẩu hàng hóa:
Doanh nghiệp có thể thực hiện nhập khẩu trực tiếp nếu có điều kiện về chuyên
môn, tài chính, nhân sự hoặc có thể ủy thác nhập khẩu.
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 10 MSSV: 107403110
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa:
- Ký hợp đồng kinh tế;
- Mở tín dụng thư ( L/C);
Nếu hợp đồng quy định trả tiền bằng L/C thì người nhập khẩu phải căn cứ vào
các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu tiến hành lập “ Giấy xin mở tín dụng khoản
nhập khẩu” gửi đến một ngân hàng có chức năng thanh toán quốc tế tại Việt Nam, thời
gian mở L/C nếu hợp đồng không quy định thì phụ thuộc vào thời hạn giao hàng. Khi
nộp đơn mở L/C, cần kèm theo bản sao hợp đồng gửi cùng ủy nhiệm chi: 1 ủy nhiệm
chi trả thủ tục phí cho ngân hàng, 1 ủy nhiệm chi về việc mở L/C. trường hợp đơn vị
không có số dư ở tài khoản ngoại tệ thì phải làm hợp đồng tín dụng xin vay ngoại tệ để
ký quỹ mở L/C.
- Thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm;
- Giao nhận hàng hóa nhập khẩu;
- Kiểm tra hàng nhập khẩu;
- Làm thủ tục khai báo hải quan; đóng thuế nhập khẩu;
- Thanh toán cho nhà cung cấp.
Trường hợp nhập khẩu ủy thác cần làm các thủ tục sau:
- Ký hợp đồng ủy thác;
- Cùng với bên nhận ủy thác làm thủ tục nhập khẩu;
- Chịu các chi phí bốc dỡ, lưu kho, kiểm nghiệm, giám định.
- Đóng thuế nhập khẩu;
- Nhận hàng khi có thông báo của bên ủy thác nhập;
- Trả hoa hồng cho đơn vị nhận ủy thác;
- Cùng với bên nhận ủy thác tiến hàng khiếu nại ( nếu có).
1.2.1.3 Phạm vi và thời điểm xác định giá mua hàng hóa:
Phạm vi của chỉ tiêu hàng mua
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 11 MSSV: 107403110
Trong các doanh nghiệp thương mại nói chung, hàng hoá được coi là hàng mua
khi thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau:
- Phải thông qua một phương thức mua - bán - thanh toán tiền hàng nhất định.
- Doanh nghiệp đã nắm được quyền sở hữu về hàng và mất quyền sở hữu về tiền
hay một loại hàng hoá khác.
- Hàng mua vào nhằm mục đích để bán hoặc qua gia công, chế biến để bán.
Ngoài ra, các trường hợp ngoại lệ sau cũng được coi là hàng mua:
- Hàng mua về vừa để bán, vừa để tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp mà chưa
phân biệt rõ giữa các mục đích th. vẫn coi là hàng mua.
- Hàng hoá hao hụt trong quá trình mua theo hợp đồng bên mua chịu.
Còn những trường hợp sau đây không được coi là hàng mua:
- Hàng nhận biếu tặng
- Hàng mẫu nhận được
- Hàng dôi thừa tự nhiên
- Hàng mua về dùng trong nội bộ hoặc dùng cho xây dựng cơ bản
- Hàng nhập từ khâu gia công, sản xuất phụ thuộc
- Hàng nhận bán hộ, bảo quản hộ
Cụ thể, đối với những doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất - nhập khẩu,
những hàng hoá sau được xác định là hàng nhập khẩu:
- Hàng mua của nước ngoài dùng để phát triển kinh tế và thoả mãn nhu cầu
tiêu dùng trong nước theo hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Hàng đưa vào Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm, sau đó nước ta mua lại
và thanh toán bằng ngoại tệ.
- Hàng tại các khu chế xuất (phần chia thu nhập của bên đối tác không mang
về nước) bán tại thị trường Việt Nam, thu ngoại tệ.
Những hàng hoá sau đây không được xác định là hàng nhập khẩu:
- Hàng tạm xuất, nay nhập về
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 12 MSSV: 107403110
- Hàng viện trợ nhận đạo
- Hàng đưa qua nước thứ ba (quá cảnh)
Thời điểm ghi chép hàng mua
Thời điểm chung để xác định và ghi nhận việc mua hàng đã hoàn thành: là thời
điểm doanh nghiệp nhận được quyền sở hữu về hàng hoá và mất quyền sở hữu về tiền
tệ (đã thanh toán tiền cho nhà cung cấp hoặc chấp nhận thanh toán).
Thời điểm cụ thể: Tuỳ thuộc vào từng phương thức mua hàng mà thời điểm xác
định hàng mua có khác nhau. Cụ thể:
Đối với những doanh nghiệp thương mại nội địa:
- Nếu mua hàng theo phương thức mua trực tiếp, thời điểm xác định hàng mua là
khi đã hoàn thành thủ tục chứng từ giao nhận hàng, doanh nghiệp đã thanh toán tiền
hay chấp nhận thanh toán cho người bán.
- Nếu mua hàng theo phương thức chuyển hàng, thời điểm xác định hàng mua là
khi doanh nghiệp đã nhận được hàng (do bên bán chuyển đến), đã thanh toán tiền hoặc
chấp nhận thanh toán với người bán.
Đối với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất - nhập khẩu: Thời điểm
mua hàng còn phụ thuộc vào thời điểm giao hàng và chuyên chở. Chẳng hạn, nếu nhập
khẩu theo điều kiện CIF:
- Vận chuyển bằng đường biển: Thời điểm ghi (xác định) hàng nhập khẩu tính từ
ngày hải quan cảng ký vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu.
- Vận chuyển bằng đường hàng không: Thời điểm ghi (xác định) hàng nhập khẩu
tính từ ngày hàng hoá được chuyển đến sân bay đầu tiên của nước ta theo xác nhận của
hải quan sân bay.
Việc xác định đúng phạm vi và thời điểm xác định hàng mua có ý nghĩa rất lớn
đối với doanh nghiệp, nó đảm bảo cho việc ghi chép chỉ tiêu hàng mua một cách đầy
đủ, kịp thời, chính xác, giúp cho lãnh đạo có cơ sở để chỉ đạo nghiệp vụ mua hàng;
đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hoá đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, giám sát
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 13 MSSV: 107403110
chặt chẽ hàng mua đang đi đường, tránh những tổn thất về hàng hoá trong quá trình
vận chuyển.
1.2.1.4 Phương pháp xác định giá mua hàng hóa:
Theo quy định, khi phản ánh trên các sổ sách kế toán, hàng hoá được phản ánh
theo giá thực tế nhằm bảo đảm nguyên tắc giá phí.
Giá thực tế của hàng hoá mua vào được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- Giá mua của hàng hoá là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người bán theo
hợp đồng hay hoá đơn. Tuỳ thuộc vào phương thức tính thuế giá trị gia tăng doanh
nghiệp đang áp dụng, giá mua hàng hoá được quy định khác nhau. Cụ thể:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ,
giá mua của hàng hoá là giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng đầu vào.
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
trên giá trị gia tăng và đối với những hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị
gia tăng thì giá mua của hàng hoá bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Riêng đối với hoạt động nhập khẩu, do đồng tiền sử dụng trong thanh toán với
nhà cung cấp (nhà xuất khẩu) là đồng ngoại tệ nên khi ghi sổ phải quy đổi ra đồng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo tỷ giá mua Ngân hàng công bố tại thời điểm phát
sinh nghiệp vụ.Và thuế GTGT của hàng nhập khẩu được tính theo công thức sau:
Giá thực tế
của hàng
hóa mua
ngoài
=
Giá mua
của hàng
hóa
Các khoản
thuế
không
hoàn lại
Giảm giá hàng
mua
Chiết khấu TM
Hoa hồng
+
CP phát
sinh trong
quá trình
mua hàng
-
+
Thuế
GTGT
hàng Nhập
Khẩu
=
Giá
Nhập
Khẩu
hàng hóa
trừ CK
Thuế Nhập
khẩu phải
nộp
Thuế TTĐB phải
nộp x
Thuế suất
thuế
GTGT
hàng nhập
khẩu
+
+
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 14 MSSV: 107403110
- Các khoản thuế không được hoàn lại ở đây bao gồm: thuế nhập khẩu và thuế
tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) của hàng mua. Cụ thể:
- Căn cứ vào số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải
quan, trị giá tính thuế và thuế suất từng mặt hàng để xác định số thuế nhập khẩu phải
nộp theo công thức sau:
Trong đó, trị giá tính thuế nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập
đầu tiên. Và tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị
giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tài thời điểm tính thuế.
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
thì trị giá của hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả số thuế tiêu thụ đặc biệt được tính theo
công thức sau:
Riêng đối với bia hộp nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB được trừ giá trị vỏ hộp theo
mức ấn định 3.800 đồng/1lít bia hộp.
- Khoản giảm giá hàng mua là số tiền mà người bán giảm trừ cho người mua do
hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu....
- Khoản chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết
cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn.
Giá tính
thuế
Nhập
Khẩu
Thuế
Nhập
Khẩu phải
nộp
=
Số lượng từng
mặt hàng thực
tế nhập khẩu
ghi trong Tờ
khai HQ
Trị giá tính thuế
trên từng sản
phẩm
x
Thuế suất
của từng
mặt hàng
x
Thuế suất
thuế
TTĐB
Thuế
TTĐB
hàng Nhập
Khẩu
Thuế
Nhập
Khẩu phải
nộp
x
= +
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 15 MSSV: 107403110
- Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc
xếp hàng hoá, chi phí bảo hiểm, chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí hao hụt tự nhiên trong
khâu mua.... Đối với hàng hoá nhập khẩu, chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng
còn bao gồm: các khoản lệ phí thanh toán, lệ phí chuyển ngân, lệ phí sửa đổi L/C (nếu
thanh toán bằng thư tín dụng) hay hoa hồng trả cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu (đối
với hàng nhập khẩu uỷ thác).
Ngoài ra, trong trường hợp hàng mua vào trước khi bán ra cần phải sơ chế, phơi
đảo, phân loại, chọn lọc, đóng gói... thì toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình đó
cũng được hạch toán vào giá thực tế của hàng mua.
Như vậy, về thực chất, giá thực tế của hàng mua chỉ bao gồm 2 bộ phận: giá mua
hàng hoá và chi phí thu mua hàng hoá.
- Giá mua hàng hoá: Gồm giá mua phải trả theo hoá đơn hay hợp đồng (có hoặc
không có thuế giá trị gia tăng đầu vào) cộng (+) với số thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt cùng các khoản chi phí hoàn thiện, sơ chế... trừ (-) khoản giảm giá hàng mua
và chiết khấu thương mại được hưởng.
- Chi phí thu mua hàng hoá: Gồm các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc
thu mua hàng hoá như: vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức, công tác phí của
bộ phận thu mua....
1.2.1.5 Các phương thức thu tiền hàng:
Các phương thức thanh toán tiền mua hàng trong nước
Thông thường, việc thanh toán tiền mua hàng trong nước được thực hiện theo hai
phương thức:
- Phương thức thanh toán trực tiếp: Sau khi nhận được hàng mua, doanh
nghiệp thương mại thanh toán ngay tiền cho người bán, có thể bằng tiền mặt, bằng tiền
cán bộ tạm ứng, bằng chuyển khoản, có thể thanh toán bằng hàng (hàng đổi hàng)...
- Phương thức thanh toán chậm trả: Doanh nghiệp đã nhận hàng nhưng chưa
thanh toán tiền cho người bán. Việc thanh toán chậm trả có thể thực hiện theo điều kiện
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 16 MSSV: 107403110
tín dụng ưu đãii theo thoả thuận. Chẳng hạn, điều kiện "1/10, n/20" có nghĩa là trong
10 ngày đầu kể từ ngày chấp nhận nợ, nếu người mua thanh toán công nợ sẽ được
hưởng chiết khấu thanh toán là 1%. Từ ngày thứ 11 đến hết ngày thứ 20, người mua
phải thanh toán toàn bộ công nợ là "n". Nếu hết 20 ngày mà người mua chưa thanh
toán nợ thì họ sẽ phải chịu lãi suất tín dụng.
Các phương thức thanh toán tiền mua hàng nhập khẩu
Trong nhập khẩu hàng hoá, người ta thường dùng một trong các phương thức
thanh toán quốc tế sau để thanh toán tiền hàng:
- Phương thức chuyển tiền (Remittance): Phương thức chuyển tiền là phương thức
mà trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số
tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng
phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
- Phương thức ghi sổ (Open account): Phương thức ghi sổ là một phương thức
thanh toán mà trong đó người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ ) để ghi nợ
người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ
(tháng, quý, nửa năm) người mua trả tiền cho người bán.
- Phương thức nhờ thu (Collection of payment): Phương thức nhờ thu là một
phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số
tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra. Trong phương thức thanh
toán nhờ thu bao gồm: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
+ Nhờ thu phiếu trơn (clean collection) là phương thức trong đó người bán uỷ
thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn
chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng.
+ Nhờ thu kèm chứng từ ( documentary collection) là phương thức trong đó
người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối
phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là nếu người
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 17 MSSV: 107403110
mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi
hàng cho người mua để nhận hàng.
- Phương thức tín dụng chứng từ (documentary credit): Phương thức tín dụng
chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng)
theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất
định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận
hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho
ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín
dụng.
1.2.1.6 Tài khoản sử dụng:
(1) TK 151- Hàng mua đang đi đường: TK này dùng để phản ánh giá trị của các
loại hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa
về nhập kho của doanh nghiệp, còn đang trên đường vận chuyển, đang ở bến cảng hoặc
đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận, nhập kho.
(2) TK 156 – Hàng hóa: TK này có các TK cấp 2 như sau:
TK 1561 – Giá mua hàng hóa:
Bên nợ:
- Trị giá hàng mua vào nhập kho theo giá hóa đơn.
- Thuế nhập khẩu phải nộp.
- Trị giá hàng hóa giao gia công chế biến nhập lại kho.
- Trị giá hàng hóa thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên có:
- Trị giá mua hàng hóa thực tế xuất kho.
- Khoản giảm giá được hưởng.
- Trị giá hàng hóa thiếu phát hiện khi kiểm kê.
Số dư bên Nợ: Trị giá mua hàng hóa tồn kho cuối kỳ.
TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hóa:
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 18 MSSV: 107403110
Chi phí thu mua hàng hóa chỉ bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá
trình thu mua hàng hóa như: bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi, chi phí
vận chuyển bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua đến kho doanh nghiệp, các
khoản hao hụt tự nhiên( trong định mức) phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa.
TK 1567 – Hàng hóa BĐS:
Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hóa BĐS mà các
doanh nghiệp không chuyên kinh doanh BĐS. Hàng hóa BĐS bao gồm: Quyền sử
dụng đất, nhà hoặc nhà và quyền sử dụng đất, cơ sở hạ tầng để bán trong kỳ hoạt động
kinh doanh thông thường; BĐS đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt
đầu triển khai cho mục đích bán.
1.2.1.7 Chứng từ sử dụng:
Mua hàng trong nước:
- Hóa đơn GTGT: Khi doanh nghiệp mua hàng của đơn vị tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ sẽ được người bán giao liên 2 HĐ GTGT.
- Hóa đơn bán hàng: trường hợp doanh nghiệp mua hàng của đơn vị tính thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT, doanh nghiệp được
bên bán cung cấp hóa đơn bán hàng.
- Hóa đơn thu mua hàng nông lâm thủy sản: khi doanh nghiệp mua hàng trên thị
trường tự do hoặc mua trực tiếp tại các hộ sản xuất, cán bộ thu mua cần lập hóa đơn
này. Trên hóa đơn ghi rõ tên, địa chỉ doanh nghiệp mua, tên, địa chỉ, chứng minh nhân
dân người bán, số lượng hàng hóa thu mua.
- Phiếu nhập kho: Phản ánh số lượng hàng hóa thực nhập kho của đơn vị.
- Biên bản kiểm nhận hàng hóa: Biên bản này thường được lập trong trường hợp
số lượng hàng hóa thực nhận và số lượng hàng hóa trên hóa đơn có sự chênh lệch nhau.
- Các chứng từ thanh toán: Phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu thanh toán tạm ứng,
phản ánh việc thanh toán tiền hàng.
Bộ hồ sơ chứng từ về nhập khẩu hàng hóa gồm:
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 19 MSSV: 107403110
- Hóa đơn (Invoice),
- Phiếu đóng gói ( Packing list);
- Tờ kê chi tiết ( Speciffication);
- Vận đơn đường biển B/L;
- Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm;
- Các chứng từ có liên quan khác.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán quá trình mua hàng trong nước:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán quá trình mua hàng nhập khẩu:
156
Mua hàng trong nước
133
Thuế VAT
111,112,
331
Giá thanh toán hàng nhập khẩu theo HĐ
nhập khẩu
3333
Thuế nhập khẩu phải nộp
331,112
Chi phí nhập khẩu
111,112
333(12)
156
133(12)
Thuế GTGT hàng nhập
khẩu
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 20 MSSV: 107403110
1.2.2 Kế toán quá trình bán hàng:
1.2.1.1 Khái niệm nghiệp vụ bán hàng:
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp thương mại, là quá trình người bán chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho
người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền ở người mua.
Như vậy, thông qua nghiệp vụ bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá
được thực hiện; vốn của doanh nghiệp thương mại được chuyển từ hình thái hiện vật
(hàng hoá) sang hình thái giá trị (tiền tệ), doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra, bù đắp
được chi phí và có nguồn tích luỹ để mở rộng kinh doanh.
Và cũng như đối với hoạt động mua hàng, hoạt động bán hàng trong doanh
nghiệp thương mại cũng bao gồm: bán hàng trong nước (hay bán hàng nội địa) và bán
hàng xuất khẩu (bán hàng cho các quốc gia khác).
1.2.2.2 Các phương thức tiêu thụ hàng hóa:
Việc bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại nội địa có thể thực hiện theo
hai phương thức: bán buôn và bán lẻ, được chi tiết dưới nhiều hình thức khác nhau
(trực tiếp, chuyển hàng...).
Bán buôn hàng hoá là hình thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh
nghiệp sản xuất.... Đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh
vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy, giá trị và giá trị sử dụng của
hàng hoá chưa được thực hiện. Hàng bán buôn thường được bán theo lô hàng hoặc bán
với số lượng lớn. Giá bán biến động tuỳ thuộc vào số lượng hàng bán và phương thức
thanh toán. Trong bán buôn thường bao gồm hai phương thức:
- Phương thức bán buôn hàng hoá qua kho: Bán buôn hàng hoá qua kho là
phương thức bán
buôn hàng hoá mà trong đó, hàng bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh
nghiệp. Bán buôn hàng hoá qua kho có thể thực hiện dưới hai hình thức:
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 21 MSSV: 107403110
+ Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình
thức này, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại để nhận hàng.
Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau
khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được
xác định là tiêu thụ.
+ Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức
này, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp
thương mại xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuế ngoài,
chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong
hợp đồng. Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương
mại. Chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì
số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ, người bán mất quyền sở hữu về số hàng
đã giao. Chi phí vận chuyển do doanh nghiệp thương mại chịu hay bên mua chịu là do
sự thoả thuận từ trước giưa hai bên. Nếu doanh nghiệp thương mại chịu chi phí vận
chuyển, sẽ được ghi vào chi phí bán hàng. Nếu bên mua chịu chi phí vận chuyển, sẽ
phải thu tiền của bên mua.
- Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: Theo phương thức này,
doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, không đưa về nhập kho
mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình
thức:
+ Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp
(còn gọi là hình thức giao tay ba): Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau
khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán. Sau khi đại
diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ,
hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ.
+ Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Theo
hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 22 MSSV: 107403110
phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua
ở địa điểm đã được thoả thuận. Hàng hoá chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Khi nhận được tiền của bên mua thanh
toán hoặc giấy báo của bên mua đ. nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng
hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ.
Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các
tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ.
Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông
và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện.
Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc bán với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. Bán
lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau:
- Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Bán lẻ thu tiền tập trung là hình thức bán
hàng mà trong đó tách rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng
cho người mua. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của
khách, viết hoá đơn hoặc tích kê cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do
nhân viên bán hàng giao. Hết ca (hoặc hết ngày) bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ
vào hoá đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác
định số lượng hàng đã bán trong ngày, trong ca và lập báo cáo bán hàng. Nhân viên thu
tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ.
- Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng
trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách. Hết ca, hết ngày bán hàng, nhân
viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. Đồng thời, kiểm kê hàng hoá
tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán
hàng.
- Hình thức bán lẻ tự phục vụ (tự chọn): Theo hình thức này, khách hàng tự
chọn lấy hàng hoá, mang đến để tính tiền và thanh toán tiền hàng. Nhân viên thu tiền
kiểm hàng, tính tiền, lập hoá đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng. Nhân viên bán
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 23 MSSV: 107403110
hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng và bảo quản hàng hoá ở quầy (kệ) do mình
phụ trách. Hình thức này được áp dụng phổ biến ở các siêu thị.
- Hình thức bán trả góp: Theo hình thức này, người mua được trả tiền mua hàng
thành nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại, ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường
còn thu thêm ở người mua một khoản lý do trả chậm. Đối với hình thức này, về thực
chất, người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Tuy
nhiên,về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua, hàng hoá bán trả góp được coi là
tiêu thụ, bên bán ghi nhận doanh thu.
- Hình thức bán hàng tự động: Bán hàng tự động là hình thức bán lẻ hàng hoá
mà trong đó, các doanh nghiệp thương mại sử dụng các máy bán hàng tự động chuyên
dùng cho một hoặc một vài loại hàng hoá nào đó đặt ở các nơi công cộng. Khách hàng
sau khi bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua.
- Hình thức gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hoá: Gửi đại lý bán hay ký gửi hàng
hoá là hình thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở
đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý, ký gửi sẽ trực
tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý. Số hàng chyển
giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại
cho đến khi doanh nghiệp thương mại được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hay
chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán được, doanh nghiệp mới mất
quyền sở hữu về số hàng này.
1.2.1.3 Phạm vi và thời điểm xác định hàng bán:
Phạm vi xác định hàng bán
Theo quy định hiện hành, hàng hoá được coi là hàng bán trong doanh nghiệp
thương mại phải thoả mãn các điều kiên sau:
- Hàng hoá phải thông qua quá trình mua, bán và thanh toán theo một phương
thức thanh toán nhất định.
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 24 MSSV: 107403110
- Hàng hoá phải được chuyển quyền sở hữu từ doanh nghiệp thương mại (bên
bán) sang bên mua và doanh nghiệp thương mại đã thu được tiền hay một loại hàng
hoá khác hoặc được người mua chấp nhận nợ.
- Hàng hoá bán ra phải thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh
nghiệp mua vào hoặc gia công, chế biến hay nhận vốn góp, nhận cấp phát, tặng
thưởng...
Ngoài ra, các trường hợp sau cũng được coi là hàng bán:
- Hàng hoá xuất để đổi lấy hàng hoá khác, còn được gọi là hàng đối lưu hay
hàng đổi hàng.
- Hàng hoá xuất để trả lương, tiền thưởng cho công nhân viên, thanh toán thu
nhập cho các bên tham gia liên doanh.
- Hàng hoá xuát làm quà biếu tặng, quảng cáo, chào hàng...
- Hàng hoá xuất dùng cho công tác quản lý của doanh nghiệp.
- Hàng hoá hao hụt, tổn thất trong khâu bán, theo hợp đồng bên mua chịu.
Trong đó, cụ thể đối với những doanh nghiệp thương mại có kinh doanh xuất-
nhập khẩu hàng hoá thì hàng hoá chỉ được coi là xuất khẩu trong các trường hợp sau:
- Hàng xuất bán cho các thương nhân nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết.
- Hàng gửi đi triển lãm sau đó bán thu bằng ngoại tệ.
- Hàng bán cho du khách nước ngoài, cho Việt kiều, thu bằng ngoại tệ.
- Các dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán
bằng ngoại tệ.
- Hàng viện trợ cho nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định do Nhà
nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Thời điểm xác định hàng bán
Thời điểm chung để xác định hàng hoá đã hoàn thành việc bán và ghi nhận doanh
thu bán hàng trong các doanh nghiệp thươg mại là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 25 MSSV: 107403110
hàng hoá, tức là khi doanh nghiệp mất quyền sở hữu về hàng hoá và nắm quyền sở hữu
về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền ở người mua.
Thời điểm cụ thể: Tuỳ thuộc vào từng phương thức bán hàng mà thời điểm xác định
hàng bán có khác nhau.
- Đối với các doanh nghiệp thương mại nội địa:
hàng trực tiếp, thời điểm xác định hàng bán và ghi nhận doanh thu bán hàng là thời
điểm đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ.
hàng, thời điểm xác định hàng bán và ghi nhận doanh thu bán hàng là thời điểm thu
được tiền của bên mua hoặc bên mua xác nhận đã nhận được hàng và chấp nhận thanh
toán.
bán hàng là thời điểm nhận được báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng.
nhận doanh thu bán hàng là thời điểm nhận được tiền của bên nhận đại lý, ký gửi hoặc
được chấp nhận thanh toán.
- Đối với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất - nhập khẩu: Do đặc
điểm của hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu nên hàng hoá được xác định là hàng
xuất khẩu khi hàng hoá đã được trao cho bên mua, đã hoàn thành các thủ tục Hải quan.
Tuy nhiên, tuỳ theo phương thức giao nhận hàng hoá, thời điểm xác định hàng xuất
khẩu có khác nhau.
ngay từ thời điểm thuyền trưởng ký vào vận đơn, hải quan đã ký xác nhận mọi thủ tục
hải quan để rời cảng.
+ Nếu hàng vận chuyển bằng đường sắt, hàng được coi là xuất khẩu tính từ
ngày hàng được giao tại ga cửa khẩu theo xác nhận của hải quan cửa khẩu.
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 26 MSSV: 107403110
ận chuyển bằng đường hàng không, hàng xuất khẩu
được xác nhận từ khi cơ trưởng máy bay ký vào vận đơn và hải quan sân bay ký xác
nhận hoàn thành các thủ tục hải quan.
hoàn thành thủ tục bán hàng thu ngoại tệ.
1.2.2.4 Các phương pháp tính giá xuất kho:
Khi xuất bán hàng hóa, trị giá hàng hóa đã bán gọi là giá vốn (cost of good sold),
và được xác định theo công thức sau đây.
(1) Giá vốn hàng xuất kho = Giá nhập kho thực tế (+) Các khoản thuế không
hoàn lại (+) Chi phí mua hàng phân bổ tương ứng.
(2) Giá vốn hàng bán trong kỳ = Giá vốn hàng xuất kho (+) Chi phí bán
hàng được phân bổ (+) chi phí quản lý được phân bổ.
(3) Giá vốn hàng xuất kho có thể được xác định dựa trên giá mua theo một
trong các phương pháp:
- Bình quân liên hoàn (sau mỗi lần nhập) hoặc cố định ( toàn kỳ): Theo
phương pháp này tính giá trị thực tế của hàng tồn kho theo từng mặt hàng như sau:
Giá trị thực tế của hàng xuất kho = SL hàng hóa xuất kho x Đơn giá bình quân
- Nhập trước, xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này vật tư hàng hoá
nhập trước được xuất bán hết mới dùng đến lần nhập sau. Do đó giá hàng hoá xuất kho
được tính hết theo giá nhập kho lần trước, xong mới tính đến giá lần nhập sau.
- Nhập sau xuất trước ( LIFO): Theo phương pháp này, trị giá hàng hoá mua
vào sau cũng được tính cho trị giá vốn của hàng hoá,phưong pháp này dựa trên quan
điểm một doanh nghiệp kinh doanh liên tục cần phải có những hàng hoá thay thế hàng
Giá mua hàng
tốn đầu kỳ
Giá mua hàng
nhập trong kỳ
+
Đơn giá bình quân =
Số lương hàng
tồn đầu kỳ
Số lượng hàng nhập
trong kỳ
+
-
Các khoản
giảm giá
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 27 MSSV: 107403110
hoá đã bán.Chính sự bán ra đã tạo ra sự thay thế hàng hoá bán.Do vậy chi phí của lần
mua hàng gần nhất tương đối sát so với giá vốn của hàng hoá đã thay thế.
- Thực tế đích danh: Theo phương pháp này,hàng hoá nhập kho theo giá nào
thì xuất theo giá đó.Vì vậy, khi dùng phương pháp này cần thiết phải biết rõ giá trị
hàng hoá vật tư khi nhập kho để khi tính giá hàng hoá xuất kho cũng được sử dụng
theo giá đó. Đối với chi phí mua hàng; Do chi phí mua hàng có liên quan đến khối
lượng hàng hoá trong kỳ nên cần phải tính toán,phân bổ chi phí mua hàng cho hàng
còn lại và hàng bán ra trong kỳ theo tiêu thức phân bổ để xác định chính xác kết quả tài
chính cuối kỳ.Công thức phân bổ chi phí như sau:
Trong đó:
GV hàng bán ra trong kỳ = Giá mua hàng hóa + CP mua hàng phân bổ cho hàng bán
ra trong kỳ
Trong trường hợp doanh nghiệp ghi chép kế toán chi tiết hàng hóa theo giá hạch
toán, cuối tháng khi tính được trị giá mua thực tế của hàng hóa nhập kho, kế toán mới
tính trị giá thực tế của hàng xuất kho theo công thức điều chỉnh sau:
Giá vốn hàng hóa xuất kho = Giá hạch toán xuất kho x hệ số giá.
Đối với doanh nghiệp thương mại nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì
giá nhập kho bao gồm cả thuế GTGT nộp ở khâu mua.
1.2.2.5 Các phương thức thu tiền hàng:
Việc thu tiền bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại có thể thực hiện bằng
nhiều phương thức khác nhau.
Đối với hoạt động bán hàng nội địa (bán hàng trong nước), có thể thu tiền bán
hàng theo hai phương thức:
CP mua hàng
phân bổ HTK
ĐK
CP mua hàng
PS trong kỳ
+
Chi phí mua hàng
phân bổ cho hàng =
bán ra trong kỳ Tổng tiêu thức phân bổ của hàng
bán ra và hàng tồn kho trong kỳ
x
Tiêu thức
phân bổ của
hàng bán ra
trong kỳ
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 28 MSSV: 107403110
- Thu trực tiếp ngay bằng tiền mặt, séc, các loại tín phiếu hoặc bằng chuyển khoản
qua ngân hàng.
- Thu tiền chậm (trong trường hợp bán chịu): Theo phương thức này, khi bên bán
giao hàng cho người mua thì người mua không phải trả tiền ngay mà có thể trả tiền sau
một thời hạn theo thoả thuận, gồm: trả một lần hoặc trả thành nhiều lần (trường hợp
bán hàng trả góp).
1.2.2.6 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 511“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ”
Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”
Tài khoản 531 “Hàng bán trả lại”
Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”
Tài khoản 157 “ Hàng gửi bán”
Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
1.2.2.7 Chứng từ sử dụng:
Tùy theo phương thức, hình thức bán hàng mà kế toán nghiệp vụ bán hàng sử dụng
các chứng từ sau:
- Hóa đơn GTGT: đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ.
- Hóa đơn bán hàng: đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp hoặc kinh doanh những mặt hàng không chịu thuế GTGT).
- Phiếu xuât kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Bản kê bán lẻ hàng hóa.
- Hóa đơn cước phí vận chuyển.
- Hóa dơn thuê kho, bãi, thuê bốc dỡ hàng hóa trong quá trình bán hàng.
- Hợp đồng kinh tế với khách hàng.
- Các chứng từ phản ánh thanh toán: Phiếu thu chi, giấy báo nợ, có của ngân hàng.
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 29 MSSV: 107403110
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán quá trình bán hàng theo phương thức bán buôn
(1a) : Xuất kho hàng hóa tiêu thụ trực tiếp
(1b): Ghi nhận doanh thu bán hàng
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán quá trình bán hàng theo phương thức bán lẻ
(1a) : Trị giá vốn hàng đã tiêu thụ
(1b): Căn cứ báo cáo ghi nhận doanh thu bán hàng
1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.3.1 Kế toán doanh thu :
1.3.1.1 Khái niệm:
Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền sẽ thu được từ các hoạt động giao như bán
sản phẩm hàng hoá cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm
ngoài giá bán (nếu có).
3331
(1b)
511
(1a)
156
3331
632
111,112,131
(1b
)
(1a)
511
156 632
111,112
1388
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 30 MSSV: 107403110
1.3.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu:
Chỉ ghi nhận doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, khi thoả mãn đồng thời 5 điều
kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ra và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
sản phẩm, hàng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng
hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
1.3.1.3 Nguyên tắc hạch toán:
Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi viết hoá
đơn bán hàng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT,các khoản phụ thu,thuế GTGT
phải nộp và tổng giá thanh toán. Doanh thu bán hàng được phản ánh theo số tiền bán
hàng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu được
phản ánh trên tổng giá thanh toán.
Đối với hàng hoá thuôc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ,thuế xuất nhập khẩu thì
doanh thu tính trên tổng giá mua bán.
Doanh thu bán hàng (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi chi tiết theo từng
loại sản phẩm nhằm xác định chính xác, đầy đủ kết quả kinh doanh của từng mặt hàng
khác nhau. Trong đó doanh thu nội bộ là doanh thu của những sản phẩm hàng hoá cung
cấp lẫn nhau giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng môt hệ thống tổ chức (cùng tổng
công ty ít nhất là 3 cấp: Tổng công ty-Công ty-Xí nghiệp) như : Giá trị các loại sản
phẩm, hàng hóa được dùng để trả lương cho cán bộ công nhân viên ,giá trị các sản
phẩm đem biếu, tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp.
1.3.1.4 Tài khoản sử dụng:
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 31 MSSV: 107403110
TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Bên nợ:
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phương pháp trực
tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ.
- Khoản giảm giá hàng bán
- Trị giá hàng bị trả lại.
- Các khoản chiết khấu thương mại
- Kết chuyển doanh thu bán hàng sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Bên có:
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh
nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
TK 511 không có số dư cuối kỳ.
TK 511 có các TK cấp 2:
- Tài khoản 5111: “ Doanh thu bán hàng hóa”
- Tài khoản 5112: “ Doanh thu bán sản phẩm”
- Tài khoản 5113: “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”
- Tài khoản 5114: “ Doanh thu trợ cấp trợ giá”.
- Tài khoản 5117: “ Doanh thu cungkinh doanh bất động sản đầu tư”
- Tài khoản 5118: “ Doanh thu khác”.
TK 512 “Doanh thu nội bộ”
Tài khoản này phản ánh doanh thu của số sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ
trong nội bộ doanh nghiệp hoạch toán ngành. Ngoài ra, tài khoản này còn sử dụng để
theo dõi một số nội dung được coi là tiêu thụ khác như sử dụng sản phẩm hàng hóa để
biếu, tặng quảng cáo, chào hàng…. Hoặc để trả lương cho người lao động bằng sản
phẩm, hàng hoá.
Nội dung TK 512 tương tự như tài khoản 511và được chi tiết thành 3 TK cấp hai:
- Tài khoản 5121 “Doanh thu bán hàng”
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 32 MSSV: 107403110
- Tài khoản 5122 “Doanh thu bán thành phẩm”
- Tài khoản 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”.
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán doanh thu
1.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
1.3.2.1 Chiết khấu thương mại:
Khái niệm:
Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh
toán cho người mua hàng đã mua hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận
về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua,
bán hàng.
Nguyên tắc ghi nhận:
Chỉ hạch toán tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng
đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã
quy định.
Trường hợp người mua hàng nhiều đợt mới được số lượng hàng mua được hưởng
chiết khấu thương mại, thì khoản chiết khấu này được ghi giảm trừ vào giá bán trên
“hóa đơn GTGT” hoặc “HĐ bán hàng” lần cuối cùng. Trường hợp khách hàng không
511
DT nhận trước
338(3387
)
Phân bổ DT TK
111, 112, 131
33311
Doanh thu từng kỳ
Thuế GTGT
512
Hàng KM phục vụ kinh doanh
Hàng sử dụng nội bộ
641,642, 627,21111
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 33 MSSV: 107403110
tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu lớn hơn số tiền ghi trên hóa đơn lần cuối
cùng thì doanh nghiệp phải chi tiền chiết khấu thương mại trả cho người mua.
Cuối kỳ hạch toán, khoản chiết khấu thương mại này được kết chuyển vào TK
511 để xác định doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ thực tế
thực hiện trong kỳ.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp
đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua đã mua hàng của
doanh nghiệp với số lượng lớn theo thỏa thuận về chiếc khấu thương mại đã ghi trong
hợp đồng kinh tế mua bán.
Bên nợ: Chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ;
Bên có: Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ
sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
TK này có 3 TK cấp 2:
TK 5211 “Chiết khấu hàng hóa”
TK 5212 “Chiết khấu thành phẩm”
TK 5213 “Chiết khấu dịch vụ”
1.3.2.2 Hàng bán trả lại:
Khái niệm:
Hàng bán trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ
nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm một số điều khoản đã cam kết trong hợp đồng
kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại, hàng bị mất. Khi doanh
nghiệp nhận giá trị hàng bị trả lại cần đồng thời ghi giảm tương ứng trị giá vốn hàng
bán trong kỳ.
Nguyên tắc ghi nhận:
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 34 MSSV: 107403110
Chỉ hạch toán vào tài khoản 531 trị giá số hàng hóa xác định là tiêu thụ bị trả lại
tính theo đúng giá bán ghi trên hóa đơn và số lượng hàng trả lại.
Theo phương pháp thuế khấu trừ thì doanh thu là giá bán chưa thuế, nếu là
phương pháp trực tiếp hoặc đối tượng không chịu thuế thì doanh thu là tổng giá trị
thanh toán của số hang bị trả lại.
Các chi phí khác phát sinh liên quan đến việc hàng bán trả lại này ( nếu có),
doanh nghiệp chỉ được phản ánh vào TK 641 – Chi phí bán hàng.
Cuối kỳ hạch toán, khoản hàng bán bị trả lại này được kết chuyển vào TK 511 để
xác định doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ thực tế thực hiện
trong kỳ.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 531 “Hàng bán trả lại”: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu
của số hàng đã được xác định là tiêu thụ nhưng vì lý do về chất lượng, mẫu mã, quy
cách, mà người mua từ chối thanh toán và trả lại cho doanh nghiệp.
Bên nợ:phản ánh doanh thu số hàng hóa đã xác định tiêu thụ bị khách hàng trả lại.
Bên có: cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản 511 xác định doanh thu thuần.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
1.3.2.3 Giảm giá hàng bán:
Khái niệm:
Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng được người bán chấp nhận
trên giá đã thỏa thuận vì lý do hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách theo quy
định trong hợp đồng hoặc hàng hóa bị lạc hậu thị hiếu.
Nguyên tắc ghi nhận:
Chỉ hạch toán vào TK 532 các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài
hóa đơn, tức là sau khi phát hành hóa đơn.
Không hạch toán vào tài khoản này số giảm giá cho phép đã ghi trên hóa đơn và
đã được trừ vào tổng giá trị hàng bán ghi trên hóa đơn .
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 35 MSSV: 107403110
Cuối kỳ hạch toán khản giảm giá hàng bán này được kết chuyển sang TK 511 để
xác định giá trị doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thực tế
thực hiện trong kỳ hạch toán.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh
khoản người bán giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách
hoặc quá thời hạn ghi trên hợp đồng hoặc hàng hóa bị lạc hậu thị hiếu.
Bên nợ: phản ánh các khoản giảm giá hàng bán.
Bên có: cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 511 xác định doanh thu thuần.
Tài khản này không có số dư cuối kỳ.:
Sơ đồ 1.6 Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán:
1.3.3.1 Khái niệm:
Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của sản phẩm (hoặc bao gồm cả chi phí
mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương
mại), là giá thành thực tế dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các
khoản khác được tính vào giá vốn để xác KQKD trong kỳ.
Giá vốn hàng bán thường bao gồm:
TK 111,113,131
Ghi nhận các khoản Đ/C giảm
TK 521, 531,532
TK 511
TK 333
K/C sang TK doanh thu
Điều chỉnh giảm thuế GTGT
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 36 MSSV: 107403110
- Giá xuất bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, có tính đến các
trường hợp hàng bị trả lại.
- Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí
sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà
phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
- Các khoản khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường
do trách nhiệm cá nhân gây ra.
- Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào
nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành.
- Chênh lệch số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản
đã lập dự phòng năm trước.
- Các khoản liên quan đến BĐS đầu tư đem cho thuê, bán, thanh lý và giá trị còn
lại của BĐS đem bán, thanh lý.
1.3.3.2 Nguyên tắc hạch toán:
Ghi nhận GVHB khi xuất các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoàn thành được xác
định là đã bán trong kỳ.
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì
kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế
biến cho một đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất
chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa
tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung
cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
Hạch toán khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối
năm.
Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ đã được xác định là đã bán
trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911.
1.3.3.3 Tài khoản sử dụng:
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 37 MSSV: 107403110
Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán”.
Bên nợ: Ghi nhận giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ; Bên có: Khoản điều chỉnh
giảm chi phí về giá vốn.Cuối kỳ kết chuyển chi phí về giá vốn.
Sơ đồ 1.7 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
TK 911
TK 156
HH bán bị trả
lại NK
Cuối kỳ KC
GVHB
TK 159
Hoàn nhập dự
phòng
TK 632
111,112,331
TK 156
TK 154
TK 157
138 (1381)
2147,…
159
621,622,627
Trị giá hàng xuất bán trong kỳ
Trị giá hàng gửi đi đã bán TK
CP thực hiện dịch vụ trong kỳ
Trị giá mua của hàng bán thẳng
Hao hụt, mất mát hàng tồn kho
CP liên quan kinh doanh BĐS đầu tư
Dự phòng giảm giá HTK
CP vượt định mức tính vào GV
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 38 MSSV: 107403110
1.3.4 Kế toán chi phí bán hàng:
1.3.4.1 Khái niệm:
Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và
cung cấp dịch vụ. Bao gồm:
Chi phí về nhân viên bán hàng (lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản trích
bảo hiểm và kinh phí công đoàn trích trên tiền lương của nhân viên bán hàng, nhân
viên đóng gói vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hóa hoặc phục vụ cung cấp dịch
vụ).
Chi phí vật liệu, bao bì đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa trong
quá trình tiêu thụ và để sửa chữa, bảo quản tài sản cố định sử dụng trong bán hàng hoặc
cung cấp dịch vụ.
Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ bán hàng (dụng cụ đo lường, phương tiện tính
toán, phương tiện làm việc…)
Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho hoạt động bán hàng (nhà kho, cửa
hàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển bốc đỡ, phương tiện đo lường, kiểm nghiệm
chất lượng,…)
Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa ( không bao gồm sản phẩm xây lắp)
Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ bán hàng (thuê ngoài sữa chửa tài sản cố định
phục vụ bán hàng, thuê kho bãi, thuê bốc dỡ, vận chuyển hàng đi bán, hoa hồng trả đại
lý hoặc bên nhận ủy thác xuất,…)
Chi phí khác bằng tiền để phục vụ bán hàng (chi trực tiếp bằng tiền ngoài các khoản
trên. Ví dụ chi quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí hội nghị khách hàng,…)
1.3.4.2 Nguyên tắc hạch toán:
Việc ghi nhận chi phí phải áp dụng nguyên tắc phù hợp với doanh thu để đảm bảo
xác định kết quả kinh doanh hợp lý.
Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ này sẽ được tính hết vào chi phí kỳ này. Kế
toán ghi ngay một lần vào chi phí bán hàng trong một kỳ kế toán.
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 39 MSSV: 107403110
Đối với chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ nhưng sẽ tính vào nhiều kỳ chi phí sau,
và có thể kéo dài qua kỳ kế toán các năm sau, kế toán ghi nhận toàn bộ vào tài khoản
chi phí trả trước rồi phân bổ dần vào chi phí bán hàng của mỗi kỳ kế toán sau.
Đối với chi phí chưa phát sinh nhưng sẽ tính trước vào chi phí kỳ này, kế toán ghi
nhận trước theo số dự toán từng kỳ để hình thành khoản phải trả, khoản dự phòng. Đến
khi khoản chi phí này thực tế phát sinh sẽ dùng khoản phải, dự phòng này để chi. Hoạt
động này thực hiện theo nguyên tắc thận trọng không làm biến động chi phí thực tế
một cách đột xuất,nhưng phải đảm bảo nguyên tắc chi phí phù hợp với doanh thu.
1.3.4.3 Tài khoản sử dụng:
TK 641 – Chi phí bàn hàng. Tài khoản này có thể mở các tài khoản cấp 2 theo dõi từng
nội dung chi phí.
- 6411 “Chi phí nhân viên”
- 6412 “Chi phí vật liệu, bao bì”
- 6413 “Chi phí dụng cụ, đồ dùng”
- 6414 “Chi phí khấu hao TSCĐ”
- 6415 “Chi phí bảo hành”
- 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
- 6418 “chi phí bằng tiền khác”
Bên nợ: Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ.
Bên có: Các khoản giảm trừ chi phí. Cuối kỳ kết chuyển chi phí.
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 40 MSSV: 107403110
Sơ đồ 1.8 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
1.3.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
1.3.5.1 Khái niệm:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí phát sinh trong quá trình điều hành và
quản lý doanh nghiệp. Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp gồm:
Chi phí nhân viên quản lý và điều hành doanh nghiệp (tiền lương, phụ cấp, các
khoản trích bảo hiểm và kinh phí công đoàn trên tiền lương của Ban giàm đốc và nhân
viên quản lý ở phòng ban quản lý doanh nghiệp.
Chi phí vật liệu dùng cho công tác quản lý (văn phòng phẩm, vật liệu bảo dưỡng
sửa chữa tài sản cố định dùng trong quản lý…)
Chi phí về đồ dùng văn phòng dùng trong quản lý (tủ hồ sơ, bàn ghế,…)
TK 911
Cuối kỳ kết
chuyển CPBH
TK 159
Hoàn nhập DP
CP bảo hành
153,142,242
214
334,338 TK 641
152
Chi phí về NV bán hàng
Chi phí vật liệu bao bì
Chi phí công cụ dụng cụ
Khấu hao TSCĐ
352
DP phải trả về chi phí bảo hành
111,112
CP khác bằng tiền
331
CP về dịch vụ mua ngoài
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 41 MSSV: 107403110
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong quản lý ( nhà, văn phòng, phương tiện vận
chuyển, thiết bị dùng trong vận chuyển, thiết bị dùng trong văn phòng…)
Thuế, phí, lệ phí phát sinh trong hoạt động quản lý (thuế môn bai2m tiền thuê đất,
phí giao thông,…)
Chi phí dự phòng khoản phải thu, phải trả liên quan đến hoạt động quản lý.
Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ quản lý (điện, nước, điện thoại, fax, mua tài
liệu, thuê TSCĐ,…)
Chi phí khác bằng tiền phục vụ quản lý ( tiếp khách, công tác phí,…)
1.3.5.2 Nguyên tắc hạch toán:
Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ này sẽ được tính hết vào chi phí kỳ
này. Kế toán ghi ngay một lần vào chi phí bán hàng trong một kỳ kế toán.
Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ nhưng sẽ tính vào nhiều kỳ
chi phí sau, và có thể kéo dài qua kỳ kế toán các năm sau, kế toán ghi nhận toàn bộ
vào tài khoản chi phí trả trước rồi phân bổ dần vào chi phí bán hàng của mỗi kỳ kế
toán sau.
Đối với chi phí chưa phát sinh nhưng sẽ tính trước vào chi phí kỳ này, kế toán ghi
nhận trước theo số dự toán từng kỳ để hình thành khoản phải trả, khoản dự phòng. Đến
khi khoản chi phí này thực tế phát sinh sẽ dùng khoản phải, dự phòng này để chi. Hoạt
động này thực hiện theo nguyên tắc thận trọng không làm biến động chi phí thực tế
một cách đột xuất,nhưng phải đảm bảo nguyên tắc chi phí phù hợp với doanh thu.
1.3.5.3 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, TK này có 8 TK cấp 2.
- 6421 “Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp”
- 6422 “Chi phí vật liệu, bao bì”
- 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng”
- 6424 “Chi phí khấu hao TSCĐ”
- 6425 “Chi phí thuế, phí và lệ phí”
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 42 MSSV: 107403110
- 6426 “Chi phí dự phòng”
- 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
- 6428 “chi phí bằng tiền khác”.
Sơ đồ 1.9 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642
Chi phí về NV bán hàng
Chi phí vật liệu bao bì
Khấu hao TSCĐ
Thuế môn bài,nhà đất,phí, lệ phí
Dự phòng phải trả về chi phí
Quản Lý
Dự phòng trợ cấp mất việc làm
Chi phí công cụ dụng cụ
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Chi phí về dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền
334,338
214
152
333
352
351
153,142,242
139
331
111,112,…
TK 352
Hoàn nhập dự
phòng phải trả
TK 139
Hoàn nhập DP
Nợ phải thu
TK 911
Cuối kỳ KC CP
QLDN
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 43 MSSV: 107403110
1.3.6 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính:
1.3.6.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính:
1.3.6.1.1 Khái niệm:
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
-Các khoản tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi
đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán, được hưởng do mua hàng hóa, dịch
vụ, lãi cho thuê tài chính,….
-Thu nhập từ cho thuê: cho thuê tài sản, bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại,
bản quyền tác giả, phần mềm vi tính…
-Cổ tức lợi nhuận được chia;
-Thu nhập về hoạt động đầu tư: mua, bán chứng khoán, góp vốn,…
-Thu nhập về hoạt động đầu tư khác;…
-Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ;
-Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn.
1.3.6.1.2 Nguyên tắc hạch toán:
Doanh thu hoạt động tài chính được phản ánh trên Tài khoản 515 bao gồm các
khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và các hoạt
động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh
thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền.
Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán chứng khoán, doanh thu được
ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc, số lãi về trái phiếu, tín phiếu
hoặc cổ phiếu.
Đối với khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu được ghi nhận
là số chênh lệch lãi giữa giá ngoại tệ bán ra và giá ngoại tệ mua vào.
Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì
chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mới được
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 44 MSSV: 107403110
ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản
lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá gốc
khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó.
Đối với khoản thu nhập từ nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty
liên doanh, công ty liên kết, doanh thu được ghi nhận vào TK 515 là số chênh lệch giữa
giá bán lớn hơn giá gốc.
1.3.6.1.3 Tài khoản sử dụng:
TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
Bên có: Ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
Bên nợ: kết chuyển doanh thu tài chính vào tài khoản 911 để tính kết quả kinh
doanh trong kỳ.
Sơ đồ 1.10 Sơ đồ hạch toán doanh thu tài chính
1.3.6.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính:
1.3.6.2.1 Khái niệm:
Chi phí tài chính là chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính và các
nghiệp vụ tài chính, bao gồm:
- Chi phí lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính . Ví dụ: chi phí giao dịch bán
chứng khoán hoặc lỗ khi bán chứng khoán, lỗ do góp vốn không thể thu hồi được,…
- Chi phí đi vay (lãi tiền vay không đủ điều kiện vốn hóa và chi phí phát sinh liên
quan đến khoản vay, ví dụ chi phí phát hành trái phiếu để vay vốn…)
- Chi phì liên quan đến vốn góp. Ví dụ chi để ký hợp đồng góp vốn, chi phí vận
chuyển tài sản đi góp vốn…
111,112,221,222,223
,…
Các khoản thu nhập TC
911
KC thu nhập
TC
515
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 45 MSSV: 107403110
- Chi phí bán chứng khoán. Ví dụ chi trả phí giao dịch bán chứng khoán, chi phí
thông tin liên quan bán chứng khoán…
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (khoản dự phòng tính vào chi phí trong
kỳ)
- Lỗ bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá.
Chiết khấu thanh toán chấp nhận cho người mua.
1.3.6.2.2 Nguyên tắc hạch toán:
Tài khoản 635 phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí.
Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào chi phí tài chính.
Khi phát sinh chi phí có giá trị lớn, phải phân bổ dần.
Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu có chiết khấu hoặc phụ trội để huy
động vốn vay dùng vào hoạt động SXKD, định kỳ tính chi phí lãi vay vào chi phí
SXKD trong kỳ.
Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá đầu tư ngắn hạn, đầu
tư dài hạn của các loại chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn hiện có, tính
toán khoản phải lập dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
1.3.6.2.3 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 635 - Chi phí tài chính
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 46 MSSV: 107403110
Sơ đồ 1.11 Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính
1.3.7 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác:
1.3.7.1 Kế toán thu nhập khác:
1.3.7.1.1 Khái niệm:
Thu nhập khác là những khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên,
ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm:
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn
liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;
129,229
Hoàn nhập dự
phòng
3433
Phân bổ phụ trội
trái phiếu
121,222,…
131,331
111,112 TK 635
131
Trả tiền vay,lãi thuê TC
CK TT cho người mua
Lỗ do đầu tư tài chính
Lỗ do CLTG thực hiện
129, 229
DP giảm giá đầu tư CK
3432
Phân bổ CK TP phát hành
111,112
CP bán CK/liên quan góp vốn
Kết chuyển
CP tài chính
911
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 47 MSSV: 107403110
- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ;
- Các khoản thuế được NSNN hoàn lại;
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản
phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (Nếu có);
- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng
cho doanh nghiệp;
- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
1.3.7.1.2 Nguyên tắc hạch toán:
Các khoản thu nhập khác khi ghi nhận vào sổ kế toán đều phải thể hiện bằng một
chứng từ thích hợp, được kết toán trưởng và thủ trưởng đơn vị xét duyệt.
Việc ghi nhận phải kịp thời, đầy đủ, chi tiết , đồng thời phải phù hợp với các
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
1.3.7.1.3 Tài khoản sử dụng:
TK 711 “Thu nhập khác”.
Bên có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Bên nợ: Kết chuyển toàn bộ các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào TK
911 để xác định kết quả kinh doanh.
Sơ đồ 1.12 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
Kết chuyển
TN khác
911
331,3388
111,112
152,156,2
11
Thu nhập từ nhượng bán TSCĐ
DN được biếu tặng hàng hóa, TSCĐ
TK 711
Các khoản phải trả không xác định được chủ
nợ
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 48 MSSV: 107403110
1.3.7.2 Kế toán chi khác:
1.3.7.2.1 Khái niệm:
CP khác là những khoản CP phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng
biệt với hoạt động thông thường của các DN, gồm:
- CP thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý.
- CP thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng
bán.
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
- Các khoản CP khác,…
1.3.7.2.2 Nguyên tắc hạch toán:
Các khoản chi phí khác khi ghi nhận vào sổ kế toán đều phải thể hiện bằng một
chứng từ thích hợp, được kết toán trưởng và thủ trưởng đơn vị xét duyệt.
Việc ghi nhận phải kịp thời, đầy đủ, chi tiết , đồng thời phải phù hợp với các
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
1.3.7.2.3 Tài khoản sử dụng:
TK 811 “Chi phí khác”.
Bên nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ.
Bên có: Kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào TK
911 để xác định kết quả kinh doanh.
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 49 MSSV: 107403110
Sơ đồ 1.13 Sơ đồ hạch toán chi phí khác
1.3.8 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
1.3.8.1 Khái niệm:
Đây là loại thuế được tính trên cơ sở thu nhập của các tổ chức cá nhân sản xuất
kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
1.3.8.2 Nguyên tắc hạch toán:
Thu nhập chịu thuế được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa doanh thu để tính
thu nhập và các khoản chi phí hợp lệ, hợp pháp.
Doanh thu tính thu nhập chịu thuế bao gồm toàn bộ tiền bán hàng hóa, dịch vụ,
các khoản trợ giá, phụ thu, các khoản biếu tặng, viện trợ…. Các khoản doanh thu tính
thuế ở từng loại hình kinh doanh đặc thù (cho vay, gia công hàng hóa cho thuê tài sản,
bán hàng trả góp…) được quy định cụ thể trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các chi phí hợp lệ hợp pháp được sử dụng để khấu trừ tính thu nhập chịu thuế
bao gồm các khoản như: khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho
3388
334
111,112 TK 811
141
Các khoản chi bằng tiền
Chi bằng tạm ứng
Các khoản phải trả
Cấn trừ nợ
152, 153
Giá vốn vật tư chuyển nhượng
211,213
GV TSCĐ T lý chuyển nhượng
Kết chuyển
CP khác
911
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 50 MSSV: 107403110
SXKD, tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho người lao động, các chi phí về dịch vụ
mua ngoài, các khoản thuế phí và lệ phí theo quy định, các khoản chi về bảo hộ lao
động, chi trả lãi vay ngân hàng…
Không tính thuế trùng 2 lần đối với khoản doanh thu, thu nhập. không được tính
trừ các chi phí không chứng từ hợp pháp, có chứng từ nhưng không hợp lệ, đồng thời
lưu ý một số chi phí bị khống chế tỷ lệ % khi tính trừ vào thu nhập chịu thuế, mặc dù
các chi phí này đề có đầy đủ chứng từ theo luật thuế quy định.
Mức thuế TNDN được xác định theo công thức sau:
Mức thuế TNDN phải nộp = Tổng thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN
1.3.8.3 Tài khoản sử dụng:
TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành : Được dùng để ghi nhận khoản chi
phí thuế TNDN năm tài chính hiện hàng mà doanh nghiệp đã nộp hoặc phải nộp.
Bên nợ:
- Số thuế TNDN tạm nộp trong kỳ
- Số thuế TNDN nộp thêm khi quyết toán thuế cuối năm
- Cuối năm kết chuyển số điều chỉnh thuế đã tạm nộp thừa.
Bên có:
- Kết chuyển chi phí thuế xác định KQKD.
- Cuối năm điều chỉnh thuế đã tạm nộp thừa trong năm.
TK 8211 không có số dư cuối kỳ.
1.3.8.4 Phương pháp hạch toán:
Định kỳ vào cuối mỗi quý, kế toán xác định số thuế TNDN tạm nộp để ghi
nhận vào chi phí thuế TNDN hiện hành của quý đó, chuyển khoản vào ngân hàng để
thanh toán cho cơ quan thuế.
Đến cuối năm tài chính, doanh nghiệp lập Báo cáo quyết toán thuế TNDN trên
cơ sở tính toán và xác định số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm. Số liệu quyết
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 51 MSSV: 107403110
toán này là căn cứ để ghi nhận vào mục Chi phí thuế TNDN hiện hành trong báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó.
Trong trường hợp số thuế TNDN tạm nộp trong năm lớn hơn Số thuế thực tế
phải nộp theo quyết toán, phần chênh lệch được ghi giảm thuế TNDN hiện hành và ghi
giảm trừ số thuế TNDN phải nộp, điều chỉnh tăng thu nhập của chi phí thuế TNDN.
Ngược lại số thuế TNDN tạm nộp trong năm nhỏ hơn Số thuế thực tế phải nộp theo
quyết toán thì kế toán phải ghi nhận thêm số thuế TNDN phải nộp, ghi tăng chi phí
thuế TNDN hiện hành.
Trường hợp phát hiện các sai sót làm tăng giảm các khoản thuế TNDN phải
nộp ở các năm trước, có thể chuyển các khoản này vào số phải nộp của năm hiện hành
nếu sai sót đó là không trọng yếu.
Sơ đồ 1.12 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
1.3.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh:
1.3.9.1 Khái niệm:
Hàng quý, DN
tạm tính số thuế
TNDN phải nộp
TK 8211
TK 111,112
TK 3334 TK 911
KC T.TNDN hiện
hành tính KQKD
TK 711
Nộp Thuế
TNDN
Số miễn
giảm T.
TNDN
Cuối năm ĐC số T.TNDN đã tạm nộp thừa làm
giảm thuế phải nộp(Số T>TNDN theo quyết
toán < Số T.TNDN đã tạm nộp trong kỳ
Cuối năm kết chuyển CP T.TNDN tạm
nộp thừa tính KQKD
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 52 MSSV: 107403110
Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là số chênh lệch giữa DT thuần về
bán hàng và doanh thu thuần hoạt động tài chính so với chi phí kinh doanh bao gồm:
GVHB, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó:
Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa thu nhập thuần của hoạt động
khác so với chi phí khác
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
1.3.9.2 Nguyên tắc hạch toán:
Thời điểm xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào chu kỳ kế
toán của từng loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong từng ngành nghề.
Thông thường các doanh nghiệp sẽ tính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vào
cuối mỗi tháng hoặc cuối quý, cuối năm.
Việc xác định kết quả kinh doanh doanh nghiệp phải tôn trọng các nguyên tắc
kế toán nhất là nguyên tắc nhất quán và phù hợp.
Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh
thu thuần và thu nhập thuần.
Thực hiện các bút toán điều chỉnh trước khi khóa sổ kế toán tính kết quả hoạt động
kinh doanh.
Thực hiện các bút toán khóa sổ cuối kỳ tính kết quả kinh doanh.
1.3.9.3 Tài khoản sử dụng:
TK 911 - xác định kết quả kinh doanh
=
Lơi
nhuận
thuần từ
hoạt
động
SXKD
Doanh
thu BH
thuần
và cung
cấp
dịch vụ
Doanh
thu tài
chính
Giá
vốn
hàng
bán
Chi
phí
bán
hàng
Chi
phí tài
chính
+ - + +
Chi
phí
QL
DN
+
=
KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 53 MSSV: 107403110
Sơ đồ 1.13 Sơ đồ hạch toán tổng hợp
TK 632
KCGiá vốn hàng bán
515
KC DT Tài Chính
711
KC Thu Nhập Khác
TK 641
KC Chi phí bán hàng
TK 421
KC LN sau thuế
KC Lỗ
TK 911
TK 511
521,531,532
KC Giảm trừ DT
KC Doanh thu thuần
TK 642
KC Chi phí QLDN
TK 635
KC Chi phí tài chính
TK 811
KC Chi phí khác
TK 821
KC CP Thuế TNDN
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H
Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H

More Related Content

What's hot

Kế toán vu ngoc-thau_2666
Kế toán   vu ngoc-thau_2666Kế toán   vu ngoc-thau_2666
Kế toán vu ngoc-thau_2666phuongthuy90
 
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toánBáo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toánChâu Sa Mạn
 
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhhuent042
 
Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại ...
Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh  tại ...Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh  tại ...
Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại ...Dương Hà
 
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...Xuan Le
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngbáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngNhân Bống
 
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh  Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Lớp kế toán trưởng
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh một t...
Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh một t...Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh một t...
Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh một t...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...NOT
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...OnTimeVitThu
 

What's hot (20)

Kế toán vu ngoc-thau_2666
Kế toán   vu ngoc-thau_2666Kế toán   vu ngoc-thau_2666
Kế toán vu ngoc-thau_2666
 
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
 
Luận văn: Kế toán bán hàng tại Công ty may Trường Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán bán hàng  tại Công ty may Trường Sơn, HAYLuận văn: Kế toán bán hàng  tại Công ty may Trường Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán bán hàng tại Công ty may Trường Sơn, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty thương Mại CPN Việt Nam, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty thương Mại CPN Việt Nam, 9đĐề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty thương Mại CPN Việt Nam, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty thương Mại CPN Việt Nam, 9đ
 
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toánBáo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
 
Luận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAYLuận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
 
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại ...
Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh  tại ...Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh  tại ...
Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại ...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Bê tông xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Bê tông xây dựng, HAYĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Bê tông xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Bê tông xây dựng, HAY
 
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
 
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngbáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
 
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
 
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh  Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
 
Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh một t...
Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh một t...Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh một t...
Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh một t...
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...
 
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
 

Similar to Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H

1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...Đức Khôi Phạm
 
Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty TN...
Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty TN...Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty TN...
Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty TN...Luận Văn 1800
 
ĐỀ TÀI : Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở c...
ĐỀ TÀI : Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở c...ĐỀ TÀI : Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở c...
ĐỀ TÀI : Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở c...Luận Văn 1800
 
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mạ...
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mạ...Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mạ...
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mạ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng luanvantrust
 
Kế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo Minh
Kế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo MinhKế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo Minh
Kế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo MinhLuận Văn 1800
 
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ketoanbanhang hà thịnh
Ketoanbanhang hà thịnhKetoanbanhang hà thịnh
Ketoanbanhang hà thịnhHoa Hoa
 
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H (20)

1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
 
Tt1
Tt1Tt1
Tt1
 
Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty TN...
Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty TN...Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty TN...
Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty TN...
 
ĐỀ TÀI : Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở c...
ĐỀ TÀI : Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở c...ĐỀ TÀI : Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở c...
ĐỀ TÀI : Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở c...
 
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mạ...
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mạ...Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mạ...
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mạ...
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
 
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng
 
Kế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo Minh
Kế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo MinhKế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo Minh
Kế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo Minh
 
Kế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo Minh
Kế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo MinhKế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo Minh
Kế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo Minh
 
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty đầu tư Long Biên
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty đầu tư Long BiênĐề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty đầu tư Long Biên
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty đầu tư Long Biên
 
1368136
13681361368136
1368136
 
Bán hàng và xác định kết quả của Công ty thương mại đầu tư, 9đ
Bán hàng và xác định kết quả của Công ty thương mại đầu tư, 9đ Bán hàng và xác định kết quả của Công ty thương mại đầu tư, 9đ
Bán hàng và xác định kết quả của Công ty thương mại đầu tư, 9đ
 
Công tác Kế toán bán hàng tại công ty Công nghiệp Thái Dương, 9đ
Công tác Kế toán bán hàng tại công ty Công nghiệp Thái Dương, 9đCông tác Kế toán bán hàng tại công ty Công nghiệp Thái Dương, 9đ
Công tác Kế toán bán hàng tại công ty Công nghiệp Thái Dương, 9đ
 
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...
 
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
 
Ketoanbanhang hà thịnh
Ketoanbanhang hà thịnhKetoanbanhang hà thịnh
Ketoanbanhang hà thịnh
 
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
 
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại Công ty Thương Mại, 9đ
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại Công ty Thương Mại, 9đĐề tài: Công tác kế toán bán hàng tại Công ty Thương Mại, 9đ
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại Công ty Thương Mại, 9đ
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công tyKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
 
Tuyen10kt1c
Tuyen10kt1cTuyen10kt1c
Tuyen10kt1c
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 

Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H

  • 1. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 1 MSSV: 107403110 KẾ TOÁN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH B&H MÃ TÀI LIỆU: 80625 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
  • 2. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 2 MSSV: 107403110 LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trong môi trường kinh tế hiện nay, khi mà các quan hệ hàng hóa tiền tệ ngày càng mở rộng và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ đúng chất lượng tốt mà còn phải tiêu thụ được những sản phẩm dịch vụ đó một cách nhanh nhất để thu hồi vốn sớm, tạo vòng quay cảu vốn nhanh nhất để kích thích bản thân các doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì vậy, vấn đề mà doanh nghiệp luôn lo lắng là: “ Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay ko? Doanh thu có trang trải được toàn bộ chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận?”. Thật vậy, xét về mặt tổng thể các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không những chịu tác động của quy luật giá trị mà còn chịu tác động của quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh, khi sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận có nghĩa là giá trị của sản phẩm được thực hiện, lúc này doanh nghiệp sẽ thu về một khoản tiền, khoản tiền này được gọi là doanh thu. Nếu doanh thu đạt được có thể bù đắp toàn bộ chi phí bất biến và khả biến bỏ ra , thì phần còn lại sau khi bù đắp được gọi là lợi nhuận. Bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng mong muốn lợi nhuận đạt được là tối đa, để có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải có mức doanh thu hợp lý, phần lớn trong các doanh nghiệp thương mại thì doanh thu đạt được là chủ yếu là do quá trình tiêu thụ hàng hóa sản phẩm. Do đó việc thực hiện hệ thống kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả của doanh nghiệp. Mọi hoạt động, mọi nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp đều được hạch toán để đi đến công việc cuối cùng là xác định kết quả kinh doanh. Thật vậy, để thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và bộ phận kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh nói riêng trong việc xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài “ Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH B&H”. Nội dung chính gồm 3 phần:
  • 3. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 3 MSSV: 107403110 Chương I: Cơ sở lý luận chung về kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. Chương II: Thực trạng công tác kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh trong Công ty TNHH B & H. Chương III: Nhận xét và kiến nghị. Kết luận. 2.Mục tiêu nghiên cứu: Như chúng ta đã đề cập bên trên: Kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh là một công việc rất quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Mọi hoạt động, mọi nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp đều được hạch toán để đi đến công việc cuối cùng là xác định kết quả kinh doanh. Vì vậy, qua việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta nắm rõ hơn về thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét việc thực hiện hệ thống kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng ở doanh nghiệp như thế nào, việc hạch toán trên thực tế có khác gì so với sách vở hay những gì đã học ở trường hay không? Qua đó chúng ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm thực tiễn về việc hạch toán cũng như những ưu khuyết điểm của hệ thống kế toán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, để đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn bộ máy kế toán ở công ty. 3.Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu tại công ty TNHH B&H. Sau đó phân tích các số liệu ghi chép trên sổ sách của công ty. Học hỏi một số anh chị làm công tác kế toán tại công ty. Tham khảo một số sách chuyên ngành kế toán và một số văn bản quy định chế độ tài chính hiện hành tại công ty đang sử dụng. 4.Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Công ty TNHH B&H
  • 4. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 4 MSSV: 107403110 Về thời gian: Đề tài thực hiện từ ngày 11/7/2011 đến 20/9/2011 Số liệu được phân tích là số liệu Quý I / 2011. Công ty thương mại nhập khẩu hàng hóa, cung cấp các trang thiết bị bảo hộ trong nước, áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Đây là lần đầu tiên em thực hiện đề tài này, thời gian và kiến thức cũng còn nhiều hạn chế (kiến thức lý thuyết là chủ yếu) nên đề tài này không thể tránh khỏi sai sót, kính mong Quý Thầy Cô thêm lời đóng góp để đề tài báo cáo của em được hoàn thiện.
  • 5. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 5 MSSV: 107403110 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề chung: 1.1.1 Hoạt động kinh doanh thương mại : 1.1.1.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh thương mại: Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hoá trên thị trường buôn bán hàng hoá của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc gia với nhau. Thực hiện chức năng nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Đối tượng kinh doanh của ngành thương mại là hàng hóa – đó là những sản phẩm được doanh nghiệp thương mại mua về để bán ra nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất tiêu dùng và xuất khẩu. Hàng hoá trong kinh doanh thương mại thường được phân theo các ngành hàng như: - Hàng vật tư thiết bị - Hàng công nghệ phẩm tiêu dùng - Hàng lương thực - thực phẩm - Ngoài ra các loại bất động sản được dự trữ cho mục đích bán cũng được xem là một loại hàng hóa – hàng hóa bất động sản. 1.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại: Tổng hợp các hoạt động thuộc quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại được gọi là lưu chuyển hàng hóa. Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp thương mại cần tính toán dự đoán khả năng kinh doanh để quyết định lượng hàng hóa mua vào và để đảm bảo mức dự trữ hàng hóa hợp lý, tránh để số lượng hàng tồn kho quá lớn, kéo dài vòng luân chuyển của hàng hóa. Xu hướng chung là giảm lượng hàng hóa dự trữ, đảm bảo tiết kiệm chi phí, tránh qua nhiều khâu trung gian trong quá trình mua bán hàng hóa.
  • 6. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 6 MSSV: 107403110 Trong doanh nghiệp thương mại, vốn hàng hóa là vốn chủ yếu nhất và nghiệp vụ kinh doanh hàng hóa là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên và chiếm một khối lượng công việc rất lớn. Quản lý hàng hóa là nội dung quản lý quan trọng hàng đầu. vì vậy việc tổ chức tốt công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp. 1.1.2 Tổ chức kế toán hàng hóa: 1.1.2.1 Khái niệm lưu chuyển hàng hóa Lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại là tổng hợp các hoạt động mua bán dự trữ hàng hoá. Hay nói cách khác, lưu chuyển hàng hoá là quá trình đưa hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng thông qua quan hệ trao đổi hàng tiền. 1.1.2.2 Nhiệm vụ lưu chuyển hàng hóa Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời về tình hình lưu chuyển của hàng hóa ở doanh nghiệp về mặt giá trị và hiện vật. Tính toán, phản ánh đúng đắn trị giá vốn hàng nhập kho, xuất kho và trị giá vốn hàng hóa tiêu thụ. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thưc hiện các chỉ tiêu kế hoạch về quá trình mua hàng bán hàng. Xác định đúng đắn kết quả kinh doanh hàng hóa. Đồng thời chấp hành đúng các thể chế về chứng từ sổ sách nhập kho, xuất kho, bán hàng hóa và tính thuế. Cung cấp thông tin tổng hợp và thông tin chi tiết cần thiết về hàng hóa kịp thời phục vụ cho quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo dõi chặt chẽ tình hình tồn kho hàng hóa, giảm giá hàng hóa. Tổ chức kiểm kê hàng hóa theo đúng quy định, báo cáo kịp thời hàng tồn kho. 1.1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh : 1.1.3.1 Khái niệm: Hoạt động sản xuất kinh doanh: là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh phụ.
  • 7. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 7 MSSV: 107403110 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số lãi hoặc lỗ do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại trong một kì kế toán. Cuối mỗi kỳ, kế toán xác định kết quả kinh doanh trong kỳ từ việc tổng hợp kết quả kinh doanh của hoạt động SXKD thông thường và kết quả kinh doanh của hoạt động khác. Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu thuần hoạt động tài chính so với chi phí kinh doanh bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Hoạt động khác là những hoạt động diễn ra không thường xuyên, không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện. Các hoạt động khác như: thanh lý nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt do thanh lý hợp đồng kinh tế, thu được khản nợ khó đòi đã xóa sổ ,… Kết quả hoạt động kinh doanh khác là kết quả chênh lệch giữa thu nhập thuần khác và chi phí khác. 1.1.3.2 Ý nghĩa: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Lợi nhuận thuần từ HĐ kinh doanh Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV Doanh thu tài chính Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính Chi Phí bán hàng Chi phí QLD N + = - + + + Kết quả hoạt động khác = Thu nhập hoạt động khác – CP khác Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận kế toán trước thuế - Chi phí Thuế TNDN Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN = Lợi nhuận thuần từ HĐKD + Lợi nhuận khác
  • 8. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 8 MSSV: 107403110 1.2 Kế toán hàng hóa 1.2.1 Kế toán quá trình mua hàng: 1.2.1.1 Khái niệm nghiệp vụ mua hàng: Chức năng chủ yếu của doanh nghiệp thương mại là tổ chức lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua mua bán. Trong đó, mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá, là quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán về trị giá hàng hoá thông qua quan hệ thanh toán tiền hàng, là quá trình vốn doanh nghiệp chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá - Doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hoá nhưng mất quyền sở hữu về tiền hoặc có trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động mua hàng bao gồm: mua hàng trong nước (hay mua hàng nội địa) và mua hàng nhập khẩu (mua hàng của các quốc gia khác). 1.2.1.2 Các phương thức mua hàng: (1) Mua hàng trong nước: Mua hàng trực tiếp: Theo phương thức này, doanh nghiệp cử nhân viên của mình trực tiếp đến mua hàng bên bán và trực tiếp nhận hàng chuyển về doanh nghiệp bằng phương tiện tự có hoặc thuê ngoài. Sau khi nhận bên hàng và kí tên vào Hóa đơn của bên bán, hàng hóa đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Mọi tổn thất xãy ra (nếu có) trong quá trình đưa hàng hóa về doanh nghiệp, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm. Chứng từ sử dụng trong trường hợp này gồm: Hóa đơn bán hàng ( trường hợp mua hàng hóa do đơn vị bán không thuộc diện chịu thuế GTGT) hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, hoặc hóa đơn GTGT, các chứng từ này do bên bán lập. Mua hàng theo phương thức chuyển hàng :
  • 9. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 9 MSSV: 107403110 Doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng với bên bán, bên bán sẽ căn cứ vào hợp đồng sẽ chuyển hàng đến giao cho doanh nghiệp theo địa điểm đã quy định trước trong hợp đồng bằng phương tiện tự có hoặc thuê ngoài. Chi phí vận chuyển phải trả tùy thuộc vào điều kiện quy định trong hợp đồng. Khi chuyển hàng đi thì hàng hóa vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, hàng mua chỉ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận được hàng và chấp nhận thanh toán. Chứng từ mua hàng trong trường hợp này gồm: Hóa đơn bán hàng ( trường hợp mua hàng hóa do đơn vị bán không thuộc diện chịu thuế GTGT) ) hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, hoặc hóa đơn GTGT, các chứng từ này do bên bán lập và gửi cho doanh nghiệp. Trường hợp mua hàng trên thị trường tự do ( hàng nông, lâm, thủy, hải sản,…) người bán không có hóa đơn, doanh nghiệp phải lập phiếu kê mua hàng và để làm căn cứ lập phiếu nhập kho và làm thủ tục thanh toán. Hàng hóa mua về có thể được làm thủ tục kiểm nhận nhập kho hoặc chuyển bán thẳng. Nếu hàng hóa được nhập kho thì thủ kho và bộ phận mua hàng phải kiểm nhận hàng hóa theo đúng thủ tục về kiểm nhận hàng hóa. Chứng từ về nghiệp vụ kiểm nhận hàng hóa nhập kho là Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng lập và thủ kho sẽ ghi số lượng nhập vào phiếu. sau khi nhập kho xong thủ kho cùng người nhập ký vào phiếu. Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên , thủ kho giữ liên 2 để ghi thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu. Trường hợp kiểm hàng có phát sinh thừa, thiếu hàng hóa so với hóa đơn thì phải lập Biên bản kiểm nhận hàng để phản ánh số hàng hóa thứa, thiếu, làm cơ sở truy ra nguyên nhân và xử lý. (2) Nhập khẩu hàng hóa: Doanh nghiệp có thể thực hiện nhập khẩu trực tiếp nếu có điều kiện về chuyên môn, tài chính, nhân sự hoặc có thể ủy thác nhập khẩu.
  • 10. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 10 MSSV: 107403110 Thủ tục nhập khẩu hàng hóa: - Ký hợp đồng kinh tế; - Mở tín dụng thư ( L/C); Nếu hợp đồng quy định trả tiền bằng L/C thì người nhập khẩu phải căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu tiến hành lập “ Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu” gửi đến một ngân hàng có chức năng thanh toán quốc tế tại Việt Nam, thời gian mở L/C nếu hợp đồng không quy định thì phụ thuộc vào thời hạn giao hàng. Khi nộp đơn mở L/C, cần kèm theo bản sao hợp đồng gửi cùng ủy nhiệm chi: 1 ủy nhiệm chi trả thủ tục phí cho ngân hàng, 1 ủy nhiệm chi về việc mở L/C. trường hợp đơn vị không có số dư ở tài khoản ngoại tệ thì phải làm hợp đồng tín dụng xin vay ngoại tệ để ký quỹ mở L/C. - Thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm; - Giao nhận hàng hóa nhập khẩu; - Kiểm tra hàng nhập khẩu; - Làm thủ tục khai báo hải quan; đóng thuế nhập khẩu; - Thanh toán cho nhà cung cấp. Trường hợp nhập khẩu ủy thác cần làm các thủ tục sau: - Ký hợp đồng ủy thác; - Cùng với bên nhận ủy thác làm thủ tục nhập khẩu; - Chịu các chi phí bốc dỡ, lưu kho, kiểm nghiệm, giám định. - Đóng thuế nhập khẩu; - Nhận hàng khi có thông báo của bên ủy thác nhập; - Trả hoa hồng cho đơn vị nhận ủy thác; - Cùng với bên nhận ủy thác tiến hàng khiếu nại ( nếu có). 1.2.1.3 Phạm vi và thời điểm xác định giá mua hàng hóa: Phạm vi của chỉ tiêu hàng mua
  • 11. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 11 MSSV: 107403110 Trong các doanh nghiệp thương mại nói chung, hàng hoá được coi là hàng mua khi thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau: - Phải thông qua một phương thức mua - bán - thanh toán tiền hàng nhất định. - Doanh nghiệp đã nắm được quyền sở hữu về hàng và mất quyền sở hữu về tiền hay một loại hàng hoá khác. - Hàng mua vào nhằm mục đích để bán hoặc qua gia công, chế biến để bán. Ngoài ra, các trường hợp ngoại lệ sau cũng được coi là hàng mua: - Hàng mua về vừa để bán, vừa để tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp mà chưa phân biệt rõ giữa các mục đích th. vẫn coi là hàng mua. - Hàng hoá hao hụt trong quá trình mua theo hợp đồng bên mua chịu. Còn những trường hợp sau đây không được coi là hàng mua: - Hàng nhận biếu tặng - Hàng mẫu nhận được - Hàng dôi thừa tự nhiên - Hàng mua về dùng trong nội bộ hoặc dùng cho xây dựng cơ bản - Hàng nhập từ khâu gia công, sản xuất phụ thuộc - Hàng nhận bán hộ, bảo quản hộ Cụ thể, đối với những doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất - nhập khẩu, những hàng hoá sau được xác định là hàng nhập khẩu: - Hàng mua của nước ngoài dùng để phát triển kinh tế và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước theo hợp đồng mua bán ngoại thương. - Hàng đưa vào Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm, sau đó nước ta mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng tại các khu chế xuất (phần chia thu nhập của bên đối tác không mang về nước) bán tại thị trường Việt Nam, thu ngoại tệ. Những hàng hoá sau đây không được xác định là hàng nhập khẩu: - Hàng tạm xuất, nay nhập về
  • 12. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 12 MSSV: 107403110 - Hàng viện trợ nhận đạo - Hàng đưa qua nước thứ ba (quá cảnh) Thời điểm ghi chép hàng mua Thời điểm chung để xác định và ghi nhận việc mua hàng đã hoàn thành: là thời điểm doanh nghiệp nhận được quyền sở hữu về hàng hoá và mất quyền sở hữu về tiền tệ (đã thanh toán tiền cho nhà cung cấp hoặc chấp nhận thanh toán). Thời điểm cụ thể: Tuỳ thuộc vào từng phương thức mua hàng mà thời điểm xác định hàng mua có khác nhau. Cụ thể: Đối với những doanh nghiệp thương mại nội địa: - Nếu mua hàng theo phương thức mua trực tiếp, thời điểm xác định hàng mua là khi đã hoàn thành thủ tục chứng từ giao nhận hàng, doanh nghiệp đã thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán cho người bán. - Nếu mua hàng theo phương thức chuyển hàng, thời điểm xác định hàng mua là khi doanh nghiệp đã nhận được hàng (do bên bán chuyển đến), đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán với người bán. Đối với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất - nhập khẩu: Thời điểm mua hàng còn phụ thuộc vào thời điểm giao hàng và chuyên chở. Chẳng hạn, nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF: - Vận chuyển bằng đường biển: Thời điểm ghi (xác định) hàng nhập khẩu tính từ ngày hải quan cảng ký vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu. - Vận chuyển bằng đường hàng không: Thời điểm ghi (xác định) hàng nhập khẩu tính từ ngày hàng hoá được chuyển đến sân bay đầu tiên của nước ta theo xác nhận của hải quan sân bay. Việc xác định đúng phạm vi và thời điểm xác định hàng mua có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, nó đảm bảo cho việc ghi chép chỉ tiêu hàng mua một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác, giúp cho lãnh đạo có cơ sở để chỉ đạo nghiệp vụ mua hàng; đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hoá đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, giám sát
  • 13. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 13 MSSV: 107403110 chặt chẽ hàng mua đang đi đường, tránh những tổn thất về hàng hoá trong quá trình vận chuyển. 1.2.1.4 Phương pháp xác định giá mua hàng hóa: Theo quy định, khi phản ánh trên các sổ sách kế toán, hàng hoá được phản ánh theo giá thực tế nhằm bảo đảm nguyên tắc giá phí. Giá thực tế của hàng hoá mua vào được xác định theo công thức sau: Trong đó: - Giá mua của hàng hoá là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người bán theo hợp đồng hay hoá đơn. Tuỳ thuộc vào phương thức tính thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp đang áp dụng, giá mua hàng hoá được quy định khác nhau. Cụ thể: + Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, giá mua của hàng hoá là giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng đầu vào. + Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng và đối với những hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì giá mua của hàng hoá bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu vào. Riêng đối với hoạt động nhập khẩu, do đồng tiền sử dụng trong thanh toán với nhà cung cấp (nhà xuất khẩu) là đồng ngoại tệ nên khi ghi sổ phải quy đổi ra đồng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo tỷ giá mua Ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.Và thuế GTGT của hàng nhập khẩu được tính theo công thức sau: Giá thực tế của hàng hóa mua ngoài = Giá mua của hàng hóa Các khoản thuế không hoàn lại Giảm giá hàng mua Chiết khấu TM Hoa hồng + CP phát sinh trong quá trình mua hàng - + Thuế GTGT hàng Nhập Khẩu = Giá Nhập Khẩu hàng hóa trừ CK Thuế Nhập khẩu phải nộp Thuế TTĐB phải nộp x Thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu + +
  • 14. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 14 MSSV: 107403110 - Các khoản thuế không được hoàn lại ở đây bao gồm: thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) của hàng mua. Cụ thể: - Căn cứ vào số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan, trị giá tính thuế và thuế suất từng mặt hàng để xác định số thuế nhập khẩu phải nộp theo công thức sau: Trong đó, trị giá tính thuế nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Và tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tài thời điểm tính thuế. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì trị giá của hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả số thuế tiêu thụ đặc biệt được tính theo công thức sau: Riêng đối với bia hộp nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB được trừ giá trị vỏ hộp theo mức ấn định 3.800 đồng/1lít bia hộp. - Khoản giảm giá hàng mua là số tiền mà người bán giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.... - Khoản chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Giá tính thuế Nhập Khẩu Thuế Nhập Khẩu phải nộp = Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong Tờ khai HQ Trị giá tính thuế trên từng sản phẩm x Thuế suất của từng mặt hàng x Thuế suất thuế TTĐB Thuế TTĐB hàng Nhập Khẩu Thuế Nhập Khẩu phải nộp x = +
  • 15. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 15 MSSV: 107403110 - Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo hiểm, chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí hao hụt tự nhiên trong khâu mua.... Đối với hàng hoá nhập khẩu, chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng còn bao gồm: các khoản lệ phí thanh toán, lệ phí chuyển ngân, lệ phí sửa đổi L/C (nếu thanh toán bằng thư tín dụng) hay hoa hồng trả cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu uỷ thác). Ngoài ra, trong trường hợp hàng mua vào trước khi bán ra cần phải sơ chế, phơi đảo, phân loại, chọn lọc, đóng gói... thì toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình đó cũng được hạch toán vào giá thực tế của hàng mua. Như vậy, về thực chất, giá thực tế của hàng mua chỉ bao gồm 2 bộ phận: giá mua hàng hoá và chi phí thu mua hàng hoá. - Giá mua hàng hoá: Gồm giá mua phải trả theo hoá đơn hay hợp đồng (có hoặc không có thuế giá trị gia tăng đầu vào) cộng (+) với số thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cùng các khoản chi phí hoàn thiện, sơ chế... trừ (-) khoản giảm giá hàng mua và chiết khấu thương mại được hưởng. - Chi phí thu mua hàng hoá: Gồm các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc thu mua hàng hoá như: vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức, công tác phí của bộ phận thu mua.... 1.2.1.5 Các phương thức thu tiền hàng: Các phương thức thanh toán tiền mua hàng trong nước Thông thường, việc thanh toán tiền mua hàng trong nước được thực hiện theo hai phương thức: - Phương thức thanh toán trực tiếp: Sau khi nhận được hàng mua, doanh nghiệp thương mại thanh toán ngay tiền cho người bán, có thể bằng tiền mặt, bằng tiền cán bộ tạm ứng, bằng chuyển khoản, có thể thanh toán bằng hàng (hàng đổi hàng)... - Phương thức thanh toán chậm trả: Doanh nghiệp đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền cho người bán. Việc thanh toán chậm trả có thể thực hiện theo điều kiện
  • 16. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 16 MSSV: 107403110 tín dụng ưu đãii theo thoả thuận. Chẳng hạn, điều kiện "1/10, n/20" có nghĩa là trong 10 ngày đầu kể từ ngày chấp nhận nợ, nếu người mua thanh toán công nợ sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán là 1%. Từ ngày thứ 11 đến hết ngày thứ 20, người mua phải thanh toán toàn bộ công nợ là "n". Nếu hết 20 ngày mà người mua chưa thanh toán nợ thì họ sẽ phải chịu lãi suất tín dụng. Các phương thức thanh toán tiền mua hàng nhập khẩu Trong nhập khẩu hàng hoá, người ta thường dùng một trong các phương thức thanh toán quốc tế sau để thanh toán tiền hàng: - Phương thức chuyển tiền (Remittance): Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. - Phương thức ghi sổ (Open account): Phương thức ghi sổ là một phương thức thanh toán mà trong đó người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ (tháng, quý, nửa năm) người mua trả tiền cho người bán. - Phương thức nhờ thu (Collection of payment): Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra. Trong phương thức thanh toán nhờ thu bao gồm: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. + Nhờ thu phiếu trơn (clean collection) là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng. + Nhờ thu kèm chứng từ ( documentary collection) là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là nếu người
  • 17. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 17 MSSV: 107403110 mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng. - Phương thức tín dụng chứng từ (documentary credit): Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. 1.2.1.6 Tài khoản sử dụng: (1) TK 151- Hàng mua đang đi đường: TK này dùng để phản ánh giá trị của các loại hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho của doanh nghiệp, còn đang trên đường vận chuyển, đang ở bến cảng hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận, nhập kho. (2) TK 156 – Hàng hóa: TK này có các TK cấp 2 như sau: TK 1561 – Giá mua hàng hóa: Bên nợ: - Trị giá hàng mua vào nhập kho theo giá hóa đơn. - Thuế nhập khẩu phải nộp. - Trị giá hàng hóa giao gia công chế biến nhập lại kho. - Trị giá hàng hóa thừa phát hiện khi kiểm kê. Bên có: - Trị giá mua hàng hóa thực tế xuất kho. - Khoản giảm giá được hưởng. - Trị giá hàng hóa thiếu phát hiện khi kiểm kê. Số dư bên Nợ: Trị giá mua hàng hóa tồn kho cuối kỳ. TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hóa:
  • 18. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 18 MSSV: 107403110 Chi phí thu mua hàng hóa chỉ bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua đến kho doanh nghiệp, các khoản hao hụt tự nhiên( trong định mức) phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa. TK 1567 – Hàng hóa BĐS: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hóa BĐS mà các doanh nghiệp không chuyên kinh doanh BĐS. Hàng hóa BĐS bao gồm: Quyền sử dụng đất, nhà hoặc nhà và quyền sử dụng đất, cơ sở hạ tầng để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường; BĐS đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho mục đích bán. 1.2.1.7 Chứng từ sử dụng: Mua hàng trong nước: - Hóa đơn GTGT: Khi doanh nghiệp mua hàng của đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sẽ được người bán giao liên 2 HĐ GTGT. - Hóa đơn bán hàng: trường hợp doanh nghiệp mua hàng của đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT, doanh nghiệp được bên bán cung cấp hóa đơn bán hàng. - Hóa đơn thu mua hàng nông lâm thủy sản: khi doanh nghiệp mua hàng trên thị trường tự do hoặc mua trực tiếp tại các hộ sản xuất, cán bộ thu mua cần lập hóa đơn này. Trên hóa đơn ghi rõ tên, địa chỉ doanh nghiệp mua, tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân người bán, số lượng hàng hóa thu mua. - Phiếu nhập kho: Phản ánh số lượng hàng hóa thực nhập kho của đơn vị. - Biên bản kiểm nhận hàng hóa: Biên bản này thường được lập trong trường hợp số lượng hàng hóa thực nhận và số lượng hàng hóa trên hóa đơn có sự chênh lệch nhau. - Các chứng từ thanh toán: Phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu thanh toán tạm ứng, phản ánh việc thanh toán tiền hàng. Bộ hồ sơ chứng từ về nhập khẩu hàng hóa gồm:
  • 19. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 19 MSSV: 107403110 - Hóa đơn (Invoice), - Phiếu đóng gói ( Packing list); - Tờ kê chi tiết ( Speciffication); - Vận đơn đường biển B/L; - Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm; - Các chứng từ có liên quan khác. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán quá trình mua hàng trong nước: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán quá trình mua hàng nhập khẩu: 156 Mua hàng trong nước 133 Thuế VAT 111,112, 331 Giá thanh toán hàng nhập khẩu theo HĐ nhập khẩu 3333 Thuế nhập khẩu phải nộp 331,112 Chi phí nhập khẩu 111,112 333(12) 156 133(12) Thuế GTGT hàng nhập khẩu
  • 20. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 20 MSSV: 107403110 1.2.2 Kế toán quá trình bán hàng: 1.2.1.1 Khái niệm nghiệp vụ bán hàng: Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, là quá trình người bán chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền ở người mua. Như vậy, thông qua nghiệp vụ bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện; vốn của doanh nghiệp thương mại được chuyển từ hình thái hiện vật (hàng hoá) sang hình thái giá trị (tiền tệ), doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra, bù đắp được chi phí và có nguồn tích luỹ để mở rộng kinh doanh. Và cũng như đối với hoạt động mua hàng, hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp thương mại cũng bao gồm: bán hàng trong nước (hay bán hàng nội địa) và bán hàng xuất khẩu (bán hàng cho các quốc gia khác). 1.2.2.2 Các phương thức tiêu thụ hàng hóa: Việc bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại nội địa có thể thực hiện theo hai phương thức: bán buôn và bán lẻ, được chi tiết dưới nhiều hình thức khác nhau (trực tiếp, chuyển hàng...). Bán buôn hàng hoá là hình thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất.... Đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện. Hàng bán buôn thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn. Giá bán biến động tuỳ thuộc vào số lượng hàng bán và phương thức thanh toán. Trong bán buôn thường bao gồm hai phương thức: - Phương thức bán buôn hàng hoá qua kho: Bán buôn hàng hoá qua kho là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó, hàng bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Bán buôn hàng hoá qua kho có thể thực hiện dưới hai hình thức:
  • 21. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 21 MSSV: 107403110 + Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại để nhận hàng. Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ. + Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuế ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong hợp đồng. Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ, người bán mất quyền sở hữu về số hàng đã giao. Chi phí vận chuyển do doanh nghiệp thương mại chịu hay bên mua chịu là do sự thoả thuận từ trước giưa hai bên. Nếu doanh nghiệp thương mại chịu chi phí vận chuyển, sẽ được ghi vào chi phí bán hàng. Nếu bên mua chịu chi phí vận chuyển, sẽ phải thu tiền của bên mua. - Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: Theo phương thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức: + Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (còn gọi là hình thức giao tay ba): Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán. Sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ. + Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng
  • 22. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 22 MSSV: 107403110 phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận. Hàng hoá chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đ. nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ. Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc bán với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. Bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau: - Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Bán lẻ thu tiền tập trung là hình thức bán hàng mà trong đó tách rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hoá đơn hoặc tích kê cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao. Hết ca (hoặc hết ngày) bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hoá đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày, trong ca và lập báo cáo bán hàng. Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ. - Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách. Hết ca, hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. Đồng thời, kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng. - Hình thức bán lẻ tự phục vụ (tự chọn): Theo hình thức này, khách hàng tự chọn lấy hàng hoá, mang đến để tính tiền và thanh toán tiền hàng. Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập hoá đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng. Nhân viên bán
  • 23. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 23 MSSV: 107403110 hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng và bảo quản hàng hoá ở quầy (kệ) do mình phụ trách. Hình thức này được áp dụng phổ biến ở các siêu thị. - Hình thức bán trả góp: Theo hình thức này, người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại, ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêm ở người mua một khoản lý do trả chậm. Đối với hình thức này, về thực chất, người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Tuy nhiên,về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua, hàng hoá bán trả góp được coi là tiêu thụ, bên bán ghi nhận doanh thu. - Hình thức bán hàng tự động: Bán hàng tự động là hình thức bán lẻ hàng hoá mà trong đó, các doanh nghiệp thương mại sử dụng các máy bán hàng tự động chuyên dùng cho một hoặc một vài loại hàng hoá nào đó đặt ở các nơi công cộng. Khách hàng sau khi bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua. - Hình thức gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hoá: Gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hoá là hình thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý. Số hàng chyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại cho đến khi doanh nghiệp thương mại được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán được, doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về số hàng này. 1.2.1.3 Phạm vi và thời điểm xác định hàng bán: Phạm vi xác định hàng bán Theo quy định hiện hành, hàng hoá được coi là hàng bán trong doanh nghiệp thương mại phải thoả mãn các điều kiên sau: - Hàng hoá phải thông qua quá trình mua, bán và thanh toán theo một phương thức thanh toán nhất định.
  • 24. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 24 MSSV: 107403110 - Hàng hoá phải được chuyển quyền sở hữu từ doanh nghiệp thương mại (bên bán) sang bên mua và doanh nghiệp thương mại đã thu được tiền hay một loại hàng hoá khác hoặc được người mua chấp nhận nợ. - Hàng hoá bán ra phải thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệp mua vào hoặc gia công, chế biến hay nhận vốn góp, nhận cấp phát, tặng thưởng... Ngoài ra, các trường hợp sau cũng được coi là hàng bán: - Hàng hoá xuất để đổi lấy hàng hoá khác, còn được gọi là hàng đối lưu hay hàng đổi hàng. - Hàng hoá xuất để trả lương, tiền thưởng cho công nhân viên, thanh toán thu nhập cho các bên tham gia liên doanh. - Hàng hoá xuát làm quà biếu tặng, quảng cáo, chào hàng... - Hàng hoá xuất dùng cho công tác quản lý của doanh nghiệp. - Hàng hoá hao hụt, tổn thất trong khâu bán, theo hợp đồng bên mua chịu. Trong đó, cụ thể đối với những doanh nghiệp thương mại có kinh doanh xuất- nhập khẩu hàng hoá thì hàng hoá chỉ được coi là xuất khẩu trong các trường hợp sau: - Hàng xuất bán cho các thương nhân nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết. - Hàng gửi đi triển lãm sau đó bán thu bằng ngoại tệ. - Hàng bán cho du khách nước ngoài, cho Việt kiều, thu bằng ngoại tệ. - Các dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng viện trợ cho nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định do Nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thời điểm xác định hàng bán Thời điểm chung để xác định hàng hoá đã hoàn thành việc bán và ghi nhận doanh thu bán hàng trong các doanh nghiệp thươg mại là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu
  • 25. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 25 MSSV: 107403110 hàng hoá, tức là khi doanh nghiệp mất quyền sở hữu về hàng hoá và nắm quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền ở người mua. Thời điểm cụ thể: Tuỳ thuộc vào từng phương thức bán hàng mà thời điểm xác định hàng bán có khác nhau. - Đối với các doanh nghiệp thương mại nội địa: hàng trực tiếp, thời điểm xác định hàng bán và ghi nhận doanh thu bán hàng là thời điểm đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ. hàng, thời điểm xác định hàng bán và ghi nhận doanh thu bán hàng là thời điểm thu được tiền của bên mua hoặc bên mua xác nhận đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán. bán hàng là thời điểm nhận được báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng. nhận doanh thu bán hàng là thời điểm nhận được tiền của bên nhận đại lý, ký gửi hoặc được chấp nhận thanh toán. - Đối với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất - nhập khẩu: Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu nên hàng hoá được xác định là hàng xuất khẩu khi hàng hoá đã được trao cho bên mua, đã hoàn thành các thủ tục Hải quan. Tuy nhiên, tuỳ theo phương thức giao nhận hàng hoá, thời điểm xác định hàng xuất khẩu có khác nhau. ngay từ thời điểm thuyền trưởng ký vào vận đơn, hải quan đã ký xác nhận mọi thủ tục hải quan để rời cảng. + Nếu hàng vận chuyển bằng đường sắt, hàng được coi là xuất khẩu tính từ ngày hàng được giao tại ga cửa khẩu theo xác nhận của hải quan cửa khẩu.
  • 26. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 26 MSSV: 107403110 ận chuyển bằng đường hàng không, hàng xuất khẩu được xác nhận từ khi cơ trưởng máy bay ký vào vận đơn và hải quan sân bay ký xác nhận hoàn thành các thủ tục hải quan. hoàn thành thủ tục bán hàng thu ngoại tệ. 1.2.2.4 Các phương pháp tính giá xuất kho: Khi xuất bán hàng hóa, trị giá hàng hóa đã bán gọi là giá vốn (cost of good sold), và được xác định theo công thức sau đây. (1) Giá vốn hàng xuất kho = Giá nhập kho thực tế (+) Các khoản thuế không hoàn lại (+) Chi phí mua hàng phân bổ tương ứng. (2) Giá vốn hàng bán trong kỳ = Giá vốn hàng xuất kho (+) Chi phí bán hàng được phân bổ (+) chi phí quản lý được phân bổ. (3) Giá vốn hàng xuất kho có thể được xác định dựa trên giá mua theo một trong các phương pháp: - Bình quân liên hoàn (sau mỗi lần nhập) hoặc cố định ( toàn kỳ): Theo phương pháp này tính giá trị thực tế của hàng tồn kho theo từng mặt hàng như sau: Giá trị thực tế của hàng xuất kho = SL hàng hóa xuất kho x Đơn giá bình quân - Nhập trước, xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này vật tư hàng hoá nhập trước được xuất bán hết mới dùng đến lần nhập sau. Do đó giá hàng hoá xuất kho được tính hết theo giá nhập kho lần trước, xong mới tính đến giá lần nhập sau. - Nhập sau xuất trước ( LIFO): Theo phương pháp này, trị giá hàng hoá mua vào sau cũng được tính cho trị giá vốn của hàng hoá,phưong pháp này dựa trên quan điểm một doanh nghiệp kinh doanh liên tục cần phải có những hàng hoá thay thế hàng Giá mua hàng tốn đầu kỳ Giá mua hàng nhập trong kỳ + Đơn giá bình quân = Số lương hàng tồn đầu kỳ Số lượng hàng nhập trong kỳ + - Các khoản giảm giá
  • 27. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 27 MSSV: 107403110 hoá đã bán.Chính sự bán ra đã tạo ra sự thay thế hàng hoá bán.Do vậy chi phí của lần mua hàng gần nhất tương đối sát so với giá vốn của hàng hoá đã thay thế. - Thực tế đích danh: Theo phương pháp này,hàng hoá nhập kho theo giá nào thì xuất theo giá đó.Vì vậy, khi dùng phương pháp này cần thiết phải biết rõ giá trị hàng hoá vật tư khi nhập kho để khi tính giá hàng hoá xuất kho cũng được sử dụng theo giá đó. Đối với chi phí mua hàng; Do chi phí mua hàng có liên quan đến khối lượng hàng hoá trong kỳ nên cần phải tính toán,phân bổ chi phí mua hàng cho hàng còn lại và hàng bán ra trong kỳ theo tiêu thức phân bổ để xác định chính xác kết quả tài chính cuối kỳ.Công thức phân bổ chi phí như sau: Trong đó: GV hàng bán ra trong kỳ = Giá mua hàng hóa + CP mua hàng phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ Trong trường hợp doanh nghiệp ghi chép kế toán chi tiết hàng hóa theo giá hạch toán, cuối tháng khi tính được trị giá mua thực tế của hàng hóa nhập kho, kế toán mới tính trị giá thực tế của hàng xuất kho theo công thức điều chỉnh sau: Giá vốn hàng hóa xuất kho = Giá hạch toán xuất kho x hệ số giá. Đối với doanh nghiệp thương mại nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá nhập kho bao gồm cả thuế GTGT nộp ở khâu mua. 1.2.2.5 Các phương thức thu tiền hàng: Việc thu tiền bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại có thể thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau. Đối với hoạt động bán hàng nội địa (bán hàng trong nước), có thể thu tiền bán hàng theo hai phương thức: CP mua hàng phân bổ HTK ĐK CP mua hàng PS trong kỳ + Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng = bán ra trong kỳ Tổng tiêu thức phân bổ của hàng bán ra và hàng tồn kho trong kỳ x Tiêu thức phân bổ của hàng bán ra trong kỳ
  • 28. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 28 MSSV: 107403110 - Thu trực tiếp ngay bằng tiền mặt, séc, các loại tín phiếu hoặc bằng chuyển khoản qua ngân hàng. - Thu tiền chậm (trong trường hợp bán chịu): Theo phương thức này, khi bên bán giao hàng cho người mua thì người mua không phải trả tiền ngay mà có thể trả tiền sau một thời hạn theo thoả thuận, gồm: trả một lần hoặc trả thành nhiều lần (trường hợp bán hàng trả góp). 1.2.2.6 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 511“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ” Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại” Tài khoản 531 “Hàng bán trả lại” Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán” Tài khoản 157 “ Hàng gửi bán” Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” 1.2.2.7 Chứng từ sử dụng: Tùy theo phương thức, hình thức bán hàng mà kế toán nghiệp vụ bán hàng sử dụng các chứng từ sau: - Hóa đơn GTGT: đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Hóa đơn bán hàng: đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc kinh doanh những mặt hàng không chịu thuế GTGT). - Phiếu xuât kho kiêm vận chuyển nội bộ. - Bản kê bán lẻ hàng hóa. - Hóa đơn cước phí vận chuyển. - Hóa dơn thuê kho, bãi, thuê bốc dỡ hàng hóa trong quá trình bán hàng. - Hợp đồng kinh tế với khách hàng. - Các chứng từ phản ánh thanh toán: Phiếu thu chi, giấy báo nợ, có của ngân hàng.
  • 29. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 29 MSSV: 107403110 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán quá trình bán hàng theo phương thức bán buôn (1a) : Xuất kho hàng hóa tiêu thụ trực tiếp (1b): Ghi nhận doanh thu bán hàng Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán quá trình bán hàng theo phương thức bán lẻ (1a) : Trị giá vốn hàng đã tiêu thụ (1b): Căn cứ báo cáo ghi nhận doanh thu bán hàng 1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 1.3.1 Kế toán doanh thu : 1.3.1.1 Khái niệm: Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền sẽ thu được từ các hoạt động giao như bán sản phẩm hàng hoá cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). 3331 (1b) 511 (1a) 156 3331 632 111,112,131 (1b ) (1a) 511 156 632 111,112 1388
  • 30. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 30 MSSV: 107403110 1.3.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu: Chỉ ghi nhận doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, khi thoả mãn đồng thời 5 điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ra và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua; - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá; - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. 1.3.1.3 Nguyên tắc hạch toán: Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi viết hoá đơn bán hàng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT,các khoản phụ thu,thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán. Doanh thu bán hàng được phản ánh theo số tiền bán hàng chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu được phản ánh trên tổng giá thanh toán. Đối với hàng hoá thuôc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ,thuế xuất nhập khẩu thì doanh thu tính trên tổng giá mua bán. Doanh thu bán hàng (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi chi tiết theo từng loại sản phẩm nhằm xác định chính xác, đầy đủ kết quả kinh doanh của từng mặt hàng khác nhau. Trong đó doanh thu nội bộ là doanh thu của những sản phẩm hàng hoá cung cấp lẫn nhau giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng môt hệ thống tổ chức (cùng tổng công ty ít nhất là 3 cấp: Tổng công ty-Công ty-Xí nghiệp) như : Giá trị các loại sản phẩm, hàng hóa được dùng để trả lương cho cán bộ công nhân viên ,giá trị các sản phẩm đem biếu, tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp. 1.3.1.4 Tài khoản sử dụng:
  • 31. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 31 MSSV: 107403110 TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Bên nợ: - Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ. - Khoản giảm giá hàng bán - Trị giá hàng bị trả lại. - Các khoản chiết khấu thương mại - Kết chuyển doanh thu bán hàng sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Bên có: - Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán. TK 511 không có số dư cuối kỳ. TK 511 có các TK cấp 2: - Tài khoản 5111: “ Doanh thu bán hàng hóa” - Tài khoản 5112: “ Doanh thu bán sản phẩm” - Tài khoản 5113: “ Doanh thu cung cấp dịch vụ” - Tài khoản 5114: “ Doanh thu trợ cấp trợ giá”. - Tài khoản 5117: “ Doanh thu cungkinh doanh bất động sản đầu tư” - Tài khoản 5118: “ Doanh thu khác”. TK 512 “Doanh thu nội bộ” Tài khoản này phản ánh doanh thu của số sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp hoạch toán ngành. Ngoài ra, tài khoản này còn sử dụng để theo dõi một số nội dung được coi là tiêu thụ khác như sử dụng sản phẩm hàng hóa để biếu, tặng quảng cáo, chào hàng…. Hoặc để trả lương cho người lao động bằng sản phẩm, hàng hoá. Nội dung TK 512 tương tự như tài khoản 511và được chi tiết thành 3 TK cấp hai: - Tài khoản 5121 “Doanh thu bán hàng”
  • 32. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 32 MSSV: 107403110 - Tài khoản 5122 “Doanh thu bán thành phẩm” - Tài khoản 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”. Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán doanh thu 1.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: 1.3.2.1 Chiết khấu thương mại: Khái niệm: Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng đã mua hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua, bán hàng. Nguyên tắc ghi nhận: Chỉ hạch toán tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định. Trường hợp người mua hàng nhiều đợt mới được số lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thương mại, thì khoản chiết khấu này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “hóa đơn GTGT” hoặc “HĐ bán hàng” lần cuối cùng. Trường hợp khách hàng không 511 DT nhận trước 338(3387 ) Phân bổ DT TK 111, 112, 131 33311 Doanh thu từng kỳ Thuế GTGT 512 Hàng KM phục vụ kinh doanh Hàng sử dụng nội bộ 641,642, 627,21111
  • 33. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 33 MSSV: 107403110 tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu lớn hơn số tiền ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì doanh nghiệp phải chi tiền chiết khấu thương mại trả cho người mua. Cuối kỳ hạch toán, khoản chiết khấu thương mại này được kết chuyển vào TK 511 để xác định doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại” Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua đã mua hàng của doanh nghiệp với số lượng lớn theo thỏa thuận về chiếc khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán. Bên nợ: Chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ; Bên có: Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. TK này có 3 TK cấp 2: TK 5211 “Chiết khấu hàng hóa” TK 5212 “Chiết khấu thành phẩm” TK 5213 “Chiết khấu dịch vụ” 1.3.2.2 Hàng bán trả lại: Khái niệm: Hàng bán trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm một số điều khoản đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại, hàng bị mất. Khi doanh nghiệp nhận giá trị hàng bị trả lại cần đồng thời ghi giảm tương ứng trị giá vốn hàng bán trong kỳ. Nguyên tắc ghi nhận:
  • 34. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 34 MSSV: 107403110 Chỉ hạch toán vào tài khoản 531 trị giá số hàng hóa xác định là tiêu thụ bị trả lại tính theo đúng giá bán ghi trên hóa đơn và số lượng hàng trả lại. Theo phương pháp thuế khấu trừ thì doanh thu là giá bán chưa thuế, nếu là phương pháp trực tiếp hoặc đối tượng không chịu thuế thì doanh thu là tổng giá trị thanh toán của số hang bị trả lại. Các chi phí khác phát sinh liên quan đến việc hàng bán trả lại này ( nếu có), doanh nghiệp chỉ được phản ánh vào TK 641 – Chi phí bán hàng. Cuối kỳ hạch toán, khoản hàng bán bị trả lại này được kết chuyển vào TK 511 để xác định doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 531 “Hàng bán trả lại”: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số hàng đã được xác định là tiêu thụ nhưng vì lý do về chất lượng, mẫu mã, quy cách, mà người mua từ chối thanh toán và trả lại cho doanh nghiệp. Bên nợ:phản ánh doanh thu số hàng hóa đã xác định tiêu thụ bị khách hàng trả lại. Bên có: cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản 511 xác định doanh thu thuần. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 1.3.2.3 Giảm giá hàng bán: Khái niệm: Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng được người bán chấp nhận trên giá đã thỏa thuận vì lý do hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng hoặc hàng hóa bị lạc hậu thị hiếu. Nguyên tắc ghi nhận: Chỉ hạch toán vào TK 532 các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hóa đơn, tức là sau khi phát hành hóa đơn. Không hạch toán vào tài khoản này số giảm giá cho phép đã ghi trên hóa đơn và đã được trừ vào tổng giá trị hàng bán ghi trên hóa đơn .
  • 35. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 35 MSSV: 107403110 Cuối kỳ hạch toán khản giảm giá hàng bán này được kết chuyển sang TK 511 để xác định giá trị doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ hạch toán. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh khoản người bán giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc quá thời hạn ghi trên hợp đồng hoặc hàng hóa bị lạc hậu thị hiếu. Bên nợ: phản ánh các khoản giảm giá hàng bán. Bên có: cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 511 xác định doanh thu thuần. Tài khản này không có số dư cuối kỳ.: Sơ đồ 1.6 Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán: 1.3.3.1 Khái niệm: Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của sản phẩm (hoặc bao gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại), là giá thành thực tế dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác KQKD trong kỳ. Giá vốn hàng bán thường bao gồm: TK 111,113,131 Ghi nhận các khoản Đ/C giảm TK 521, 531,532 TK 511 TK 333 K/C sang TK doanh thu Điều chỉnh giảm thuế GTGT
  • 36. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 36 MSSV: 107403110 - Giá xuất bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, có tính đến các trường hợp hàng bị trả lại. - Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. - Các khoản khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. - Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành. - Chênh lệch số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước. - Các khoản liên quan đến BĐS đầu tư đem cho thuê, bán, thanh lý và giá trị còn lại của BĐS đem bán, thanh lý. 1.3.3.2 Nguyên tắc hạch toán: Ghi nhận GVHB khi xuất các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho một đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Hạch toán khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm. Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911. 1.3.3.3 Tài khoản sử dụng:
  • 37. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 37 MSSV: 107403110 Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán”. Bên nợ: Ghi nhận giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ; Bên có: Khoản điều chỉnh giảm chi phí về giá vốn.Cuối kỳ kết chuyển chi phí về giá vốn. Sơ đồ 1.7 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán TK 911 TK 156 HH bán bị trả lại NK Cuối kỳ KC GVHB TK 159 Hoàn nhập dự phòng TK 632 111,112,331 TK 156 TK 154 TK 157 138 (1381) 2147,… 159 621,622,627 Trị giá hàng xuất bán trong kỳ Trị giá hàng gửi đi đã bán TK CP thực hiện dịch vụ trong kỳ Trị giá mua của hàng bán thẳng Hao hụt, mất mát hàng tồn kho CP liên quan kinh doanh BĐS đầu tư Dự phòng giảm giá HTK CP vượt định mức tính vào GV
  • 38. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 38 MSSV: 107403110 1.3.4 Kế toán chi phí bán hàng: 1.3.4.1 Khái niệm: Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Bao gồm: Chi phí về nhân viên bán hàng (lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản trích bảo hiểm và kinh phí công đoàn trích trên tiền lương của nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hóa hoặc phục vụ cung cấp dịch vụ). Chi phí vật liệu, bao bì đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa trong quá trình tiêu thụ và để sửa chữa, bảo quản tài sản cố định sử dụng trong bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ bán hàng (dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc…) Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho hoạt động bán hàng (nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển bốc đỡ, phương tiện đo lường, kiểm nghiệm chất lượng,…) Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa ( không bao gồm sản phẩm xây lắp) Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ bán hàng (thuê ngoài sữa chửa tài sản cố định phục vụ bán hàng, thuê kho bãi, thuê bốc dỡ, vận chuyển hàng đi bán, hoa hồng trả đại lý hoặc bên nhận ủy thác xuất,…) Chi phí khác bằng tiền để phục vụ bán hàng (chi trực tiếp bằng tiền ngoài các khoản trên. Ví dụ chi quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí hội nghị khách hàng,…) 1.3.4.2 Nguyên tắc hạch toán: Việc ghi nhận chi phí phải áp dụng nguyên tắc phù hợp với doanh thu để đảm bảo xác định kết quả kinh doanh hợp lý. Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ này sẽ được tính hết vào chi phí kỳ này. Kế toán ghi ngay một lần vào chi phí bán hàng trong một kỳ kế toán.
  • 39. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 39 MSSV: 107403110 Đối với chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ nhưng sẽ tính vào nhiều kỳ chi phí sau, và có thể kéo dài qua kỳ kế toán các năm sau, kế toán ghi nhận toàn bộ vào tài khoản chi phí trả trước rồi phân bổ dần vào chi phí bán hàng của mỗi kỳ kế toán sau. Đối với chi phí chưa phát sinh nhưng sẽ tính trước vào chi phí kỳ này, kế toán ghi nhận trước theo số dự toán từng kỳ để hình thành khoản phải trả, khoản dự phòng. Đến khi khoản chi phí này thực tế phát sinh sẽ dùng khoản phải, dự phòng này để chi. Hoạt động này thực hiện theo nguyên tắc thận trọng không làm biến động chi phí thực tế một cách đột xuất,nhưng phải đảm bảo nguyên tắc chi phí phù hợp với doanh thu. 1.3.4.3 Tài khoản sử dụng: TK 641 – Chi phí bàn hàng. Tài khoản này có thể mở các tài khoản cấp 2 theo dõi từng nội dung chi phí. - 6411 “Chi phí nhân viên” - 6412 “Chi phí vật liệu, bao bì” - 6413 “Chi phí dụng cụ, đồ dùng” - 6414 “Chi phí khấu hao TSCĐ” - 6415 “Chi phí bảo hành” - 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” - 6418 “chi phí bằng tiền khác” Bên nợ: Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ. Bên có: Các khoản giảm trừ chi phí. Cuối kỳ kết chuyển chi phí.
  • 40. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 40 MSSV: 107403110 Sơ đồ 1.8 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 1.3.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 1.3.5.1 Khái niệm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí phát sinh trong quá trình điều hành và quản lý doanh nghiệp. Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: Chi phí nhân viên quản lý và điều hành doanh nghiệp (tiền lương, phụ cấp, các khoản trích bảo hiểm và kinh phí công đoàn trên tiền lương của Ban giàm đốc và nhân viên quản lý ở phòng ban quản lý doanh nghiệp. Chi phí vật liệu dùng cho công tác quản lý (văn phòng phẩm, vật liệu bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định dùng trong quản lý…) Chi phí về đồ dùng văn phòng dùng trong quản lý (tủ hồ sơ, bàn ghế,…) TK 911 Cuối kỳ kết chuyển CPBH TK 159 Hoàn nhập DP CP bảo hành 153,142,242 214 334,338 TK 641 152 Chi phí về NV bán hàng Chi phí vật liệu bao bì Chi phí công cụ dụng cụ Khấu hao TSCĐ 352 DP phải trả về chi phí bảo hành 111,112 CP khác bằng tiền 331 CP về dịch vụ mua ngoài
  • 41. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 41 MSSV: 107403110 Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong quản lý ( nhà, văn phòng, phương tiện vận chuyển, thiết bị dùng trong vận chuyển, thiết bị dùng trong văn phòng…) Thuế, phí, lệ phí phát sinh trong hoạt động quản lý (thuế môn bai2m tiền thuê đất, phí giao thông,…) Chi phí dự phòng khoản phải thu, phải trả liên quan đến hoạt động quản lý. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ quản lý (điện, nước, điện thoại, fax, mua tài liệu, thuê TSCĐ,…) Chi phí khác bằng tiền phục vụ quản lý ( tiếp khách, công tác phí,…) 1.3.5.2 Nguyên tắc hạch toán: Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ này sẽ được tính hết vào chi phí kỳ này. Kế toán ghi ngay một lần vào chi phí bán hàng trong một kỳ kế toán. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ nhưng sẽ tính vào nhiều kỳ chi phí sau, và có thể kéo dài qua kỳ kế toán các năm sau, kế toán ghi nhận toàn bộ vào tài khoản chi phí trả trước rồi phân bổ dần vào chi phí bán hàng của mỗi kỳ kế toán sau. Đối với chi phí chưa phát sinh nhưng sẽ tính trước vào chi phí kỳ này, kế toán ghi nhận trước theo số dự toán từng kỳ để hình thành khoản phải trả, khoản dự phòng. Đến khi khoản chi phí này thực tế phát sinh sẽ dùng khoản phải, dự phòng này để chi. Hoạt động này thực hiện theo nguyên tắc thận trọng không làm biến động chi phí thực tế một cách đột xuất,nhưng phải đảm bảo nguyên tắc chi phí phù hợp với doanh thu. 1.3.5.3 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, TK này có 8 TK cấp 2. - 6421 “Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp” - 6422 “Chi phí vật liệu, bao bì” - 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng” - 6424 “Chi phí khấu hao TSCĐ” - 6425 “Chi phí thuế, phí và lệ phí”
  • 42. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 42 MSSV: 107403110 - 6426 “Chi phí dự phòng” - 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” - 6428 “chi phí bằng tiền khác”. Sơ đồ 1.9 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp TK 642 Chi phí về NV bán hàng Chi phí vật liệu bao bì Khấu hao TSCĐ Thuế môn bài,nhà đất,phí, lệ phí Dự phòng phải trả về chi phí Quản Lý Dự phòng trợ cấp mất việc làm Chi phí công cụ dụng cụ Dự phòng nợ phải thu khó đòi Chi phí về dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền 334,338 214 152 333 352 351 153,142,242 139 331 111,112,… TK 352 Hoàn nhập dự phòng phải trả TK 139 Hoàn nhập DP Nợ phải thu TK 911 Cuối kỳ KC CP QLDN
  • 43. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 43 MSSV: 107403110 1.3.6 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính: 1.3.6.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: 1.3.6.1.1 Khái niệm: Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: -Các khoản tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán, được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ, lãi cho thuê tài chính,…. -Thu nhập từ cho thuê: cho thuê tài sản, bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính… -Cổ tức lợi nhuận được chia; -Thu nhập về hoạt động đầu tư: mua, bán chứng khoán, góp vốn,… -Thu nhập về hoạt động đầu tư khác;… -Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; -Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn. 1.3.6.1.2 Nguyên tắc hạch toán: Doanh thu hoạt động tài chính được phản ánh trên Tài khoản 515 bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền. Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán chứng khoán, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu. Đối với khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá ngoại tệ bán ra và giá ngoại tệ mua vào. Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mới được
  • 44. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 44 MSSV: 107403110 ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá gốc khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó. Đối với khoản thu nhập từ nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, doanh thu được ghi nhận vào TK 515 là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc. 1.3.6.1.3 Tài khoản sử dụng: TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. Bên có: Ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. Bên nợ: kết chuyển doanh thu tài chính vào tài khoản 911 để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. Sơ đồ 1.10 Sơ đồ hạch toán doanh thu tài chính 1.3.6.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính: 1.3.6.2.1 Khái niệm: Chi phí tài chính là chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ tài chính, bao gồm: - Chi phí lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính . Ví dụ: chi phí giao dịch bán chứng khoán hoặc lỗ khi bán chứng khoán, lỗ do góp vốn không thể thu hồi được,… - Chi phí đi vay (lãi tiền vay không đủ điều kiện vốn hóa và chi phí phát sinh liên quan đến khoản vay, ví dụ chi phí phát hành trái phiếu để vay vốn…) - Chi phì liên quan đến vốn góp. Ví dụ chi để ký hợp đồng góp vốn, chi phí vận chuyển tài sản đi góp vốn… 111,112,221,222,223 ,… Các khoản thu nhập TC 911 KC thu nhập TC 515
  • 45. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 45 MSSV: 107403110 - Chi phí bán chứng khoán. Ví dụ chi trả phí giao dịch bán chứng khoán, chi phí thông tin liên quan bán chứng khoán… - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (khoản dự phòng tính vào chi phí trong kỳ) - Lỗ bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá. Chiết khấu thanh toán chấp nhận cho người mua. 1.3.6.2.2 Nguyên tắc hạch toán: Tài khoản 635 phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào chi phí tài chính. Khi phát sinh chi phí có giá trị lớn, phải phân bổ dần. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu có chiết khấu hoặc phụ trội để huy động vốn vay dùng vào hoạt động SXKD, định kỳ tính chi phí lãi vay vào chi phí SXKD trong kỳ. Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn của các loại chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn hiện có, tính toán khoản phải lập dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn. 1.3.6.2.3 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 635 - Chi phí tài chính
  • 46. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 46 MSSV: 107403110 Sơ đồ 1.11 Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính 1.3.7 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác: 1.3.7.1 Kế toán thu nhập khác: 1.3.7.1.1 Khái niệm: Thu nhập khác là những khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; - Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản; 129,229 Hoàn nhập dự phòng 3433 Phân bổ phụ trội trái phiếu 121,222,… 131,331 111,112 TK 635 131 Trả tiền vay,lãi thuê TC CK TT cho người mua Lỗ do đầu tư tài chính Lỗ do CLTG thực hiện 129, 229 DP giảm giá đầu tư CK 3432 Phân bổ CK TP phát hành 111,112 CP bán CK/liên quan góp vốn Kết chuyển CP tài chính 911
  • 47. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 47 MSSV: 107403110 - Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ; - Các khoản thuế được NSNN hoàn lại; - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; - Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (Nếu có); - Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; - Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. 1.3.7.1.2 Nguyên tắc hạch toán: Các khoản thu nhập khác khi ghi nhận vào sổ kế toán đều phải thể hiện bằng một chứng từ thích hợp, được kết toán trưởng và thủ trưởng đơn vị xét duyệt. Việc ghi nhận phải kịp thời, đầy đủ, chi tiết , đồng thời phải phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 1.3.7.1.3 Tài khoản sử dụng: TK 711 “Thu nhập khác”. Bên có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Bên nợ: Kết chuyển toàn bộ các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Sơ đồ 1.12 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác Kết chuyển TN khác 911 331,3388 111,112 152,156,2 11 Thu nhập từ nhượng bán TSCĐ DN được biếu tặng hàng hóa, TSCĐ TK 711 Các khoản phải trả không xác định được chủ nợ
  • 48. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 48 MSSV: 107403110 1.3.7.2 Kế toán chi khác: 1.3.7.2.1 Khái niệm: CP khác là những khoản CP phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các DN, gồm: - CP thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý. - CP thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán. - Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. Bị phạt thuế, truy nộp thuế. - Các khoản CP khác,… 1.3.7.2.2 Nguyên tắc hạch toán: Các khoản chi phí khác khi ghi nhận vào sổ kế toán đều phải thể hiện bằng một chứng từ thích hợp, được kết toán trưởng và thủ trưởng đơn vị xét duyệt. Việc ghi nhận phải kịp thời, đầy đủ, chi tiết , đồng thời phải phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 1.3.7.2.3 Tài khoản sử dụng: TK 811 “Chi phí khác”. Bên nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ. Bên có: Kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
  • 49. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 49 MSSV: 107403110 Sơ đồ 1.13 Sơ đồ hạch toán chi phí khác 1.3.8 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: 1.3.8.1 Khái niệm: Đây là loại thuế được tính trên cơ sở thu nhập của các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ. 1.3.8.2 Nguyên tắc hạch toán: Thu nhập chịu thuế được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa doanh thu để tính thu nhập và các khoản chi phí hợp lệ, hợp pháp. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế bao gồm toàn bộ tiền bán hàng hóa, dịch vụ, các khoản trợ giá, phụ thu, các khoản biếu tặng, viện trợ…. Các khoản doanh thu tính thuế ở từng loại hình kinh doanh đặc thù (cho vay, gia công hàng hóa cho thuê tài sản, bán hàng trả góp…) được quy định cụ thể trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Các chi phí hợp lệ hợp pháp được sử dụng để khấu trừ tính thu nhập chịu thuế bao gồm các khoản như: khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho 3388 334 111,112 TK 811 141 Các khoản chi bằng tiền Chi bằng tạm ứng Các khoản phải trả Cấn trừ nợ 152, 153 Giá vốn vật tư chuyển nhượng 211,213 GV TSCĐ T lý chuyển nhượng Kết chuyển CP khác 911
  • 50. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 50 MSSV: 107403110 SXKD, tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho người lao động, các chi phí về dịch vụ mua ngoài, các khoản thuế phí và lệ phí theo quy định, các khoản chi về bảo hộ lao động, chi trả lãi vay ngân hàng… Không tính thuế trùng 2 lần đối với khoản doanh thu, thu nhập. không được tính trừ các chi phí không chứng từ hợp pháp, có chứng từ nhưng không hợp lệ, đồng thời lưu ý một số chi phí bị khống chế tỷ lệ % khi tính trừ vào thu nhập chịu thuế, mặc dù các chi phí này đề có đầy đủ chứng từ theo luật thuế quy định. Mức thuế TNDN được xác định theo công thức sau: Mức thuế TNDN phải nộp = Tổng thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN 1.3.8.3 Tài khoản sử dụng: TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành : Được dùng để ghi nhận khoản chi phí thuế TNDN năm tài chính hiện hàng mà doanh nghiệp đã nộp hoặc phải nộp. Bên nợ: - Số thuế TNDN tạm nộp trong kỳ - Số thuế TNDN nộp thêm khi quyết toán thuế cuối năm - Cuối năm kết chuyển số điều chỉnh thuế đã tạm nộp thừa. Bên có: - Kết chuyển chi phí thuế xác định KQKD. - Cuối năm điều chỉnh thuế đã tạm nộp thừa trong năm. TK 8211 không có số dư cuối kỳ. 1.3.8.4 Phương pháp hạch toán: Định kỳ vào cuối mỗi quý, kế toán xác định số thuế TNDN tạm nộp để ghi nhận vào chi phí thuế TNDN hiện hành của quý đó, chuyển khoản vào ngân hàng để thanh toán cho cơ quan thuế. Đến cuối năm tài chính, doanh nghiệp lập Báo cáo quyết toán thuế TNDN trên cơ sở tính toán và xác định số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm. Số liệu quyết
  • 51. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 51 MSSV: 107403110 toán này là căn cứ để ghi nhận vào mục Chi phí thuế TNDN hiện hành trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó. Trong trường hợp số thuế TNDN tạm nộp trong năm lớn hơn Số thuế thực tế phải nộp theo quyết toán, phần chênh lệch được ghi giảm thuế TNDN hiện hành và ghi giảm trừ số thuế TNDN phải nộp, điều chỉnh tăng thu nhập của chi phí thuế TNDN. Ngược lại số thuế TNDN tạm nộp trong năm nhỏ hơn Số thuế thực tế phải nộp theo quyết toán thì kế toán phải ghi nhận thêm số thuế TNDN phải nộp, ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành. Trường hợp phát hiện các sai sót làm tăng giảm các khoản thuế TNDN phải nộp ở các năm trước, có thể chuyển các khoản này vào số phải nộp của năm hiện hành nếu sai sót đó là không trọng yếu. Sơ đồ 1.12 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.3.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh: 1.3.9.1 Khái niệm: Hàng quý, DN tạm tính số thuế TNDN phải nộp TK 8211 TK 111,112 TK 3334 TK 911 KC T.TNDN hiện hành tính KQKD TK 711 Nộp Thuế TNDN Số miễn giảm T. TNDN Cuối năm ĐC số T.TNDN đã tạm nộp thừa làm giảm thuế phải nộp(Số T>TNDN theo quyết toán < Số T.TNDN đã tạm nộp trong kỳ Cuối năm kết chuyển CP T.TNDN tạm nộp thừa tính KQKD
  • 52. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 52 MSSV: 107403110 Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là số chênh lệch giữa DT thuần về bán hàng và doanh thu thuần hoạt động tài chính so với chi phí kinh doanh bao gồm: GVHB, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó: Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa thu nhập thuần của hoạt động khác so với chi phí khác Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác 1.3.9.2 Nguyên tắc hạch toán: Thời điểm xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào chu kỳ kế toán của từng loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong từng ngành nghề. Thông thường các doanh nghiệp sẽ tính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vào cuối mỗi tháng hoặc cuối quý, cuối năm. Việc xác định kết quả kinh doanh doanh nghiệp phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán nhất là nguyên tắc nhất quán và phù hợp. Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần. Thực hiện các bút toán điều chỉnh trước khi khóa sổ kế toán tính kết quả hoạt động kinh doanh. Thực hiện các bút toán khóa sổ cuối kỳ tính kết quả kinh doanh. 1.3.9.3 Tài khoản sử dụng: TK 911 - xác định kết quả kinh doanh = Lơi nhuận thuần từ hoạt động SXKD Doanh thu BH thuần và cung cấp dịch vụ Doanh thu tài chính Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí tài chính + - + + Chi phí QL DN + =
  • 53. KẾ TOÁN HÀNG HÓA & XÁC ĐỊNH KQKD CỦA CT TNHH B&H GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Tứ Ly SVTH: Lê Thị Ngọc Lan 53 MSSV: 107403110 Sơ đồ 1.13 Sơ đồ hạch toán tổng hợp TK 632 KCGiá vốn hàng bán 515 KC DT Tài Chính 711 KC Thu Nhập Khác TK 641 KC Chi phí bán hàng TK 421 KC LN sau thuế KC Lỗ TK 911 TK 511 521,531,532 KC Giảm trừ DT KC Doanh thu thuần TK 642 KC Chi phí QLDN TK 635 KC Chi phí tài chính TK 811 KC Chi phí khác TK 821 KC CP Thuế TNDN