SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA
KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-----------***----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM P&I ĐỐI VỚI CÁC
CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Huyền Trang
Lớp : Anh 6 - KTĐN
Khóa : 45B
Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Trịnh Thị Thu Hƣơng
Hà Nội, tháng 05 năm 2010
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM P&I............................................................. 4
I. Nguồn gốc và lịch sử phát triển Hội P&I.............................................. 4
1. Hội P&I ................................................................................................ 4
2. Nguồn gốc ra đời của Hội bảo hiểm P&I .............................................. 4
3. Cơ cấu tổ chức của Hội bảo hiểm P&I ................................................. 6
4. Sự giúp đỡ của Hội đối với các chủ tàu ............................................... 7
5.Nguyên tắc hoạt động của Hội P&I ...................................................... 8
5.1.Nguyên tắc tương hỗ ....................................................................... 8
5.2.Nguyên tắc gia nhập Hội ................................................................ 8
5.3.Nguyên tắc Hội không cho phép..................................................... 9
5.4. Nguyên tắc hết hạn hiệu lực ......................................................... 10
6. Nhóm quốc tế của các Hội bảo hiểm P&I .......................................... 10
II. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I....................................... 11
1. Khái niệm ........................................................................................... 11
2. Đối tượng bảo hiểm ............................................................................ 12
2.1. Trách nhiệm dân sự gây ra bởi bản thân con tàu ........................... 12
2.2. Trách nhiệm đối với con người .................................................... 12
2.3. Trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở ................................... 13
3. Phí bảo hiểm ..................................................................................... 13
3.1 Phương pháp tính phí đóng trước .................................................. 14
3.1.1Phương pháp tính phí theo tỉ lệ bồi thường .............................. 14
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
3.1.2 Phương pháp tính phí theo mức bồi thường của trọng tải tàu .. 16
3.2. Phương pháp tính phí đóng sau:........................................................................17
3.3. Việc đóng phí và hoàn phí bảo hiểm...............................................................18
4. Phạm vi bảo hiểm.................................................................................................................19
4.1 Trách nhiệm đối với người trên tàu ...................................................................20
4.1.1. Thuyền viên.............................................................................................................20
4.1.2. Hành khách.............................................................................................................20
4.1.3. Người tham gia làm hàng và người thứ ba khác..............................21
4.2. Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm
với tàu khác..............................................................................................................................21
4.3. Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm
với vật thể khác......................................................................................................................21
4.4. Trách nhiệm đối với xác tàu.................................................................................22
4.5 Trách nhiệm về ô nhiễm...........................................................................................22
4.6 Trách nhiệm của chủ tàu đối với hàng hóa chuyên chở. .......................23
4.7. Tiền phạt của tòa án, chính quyền, cảng, hải quan… ............................25
4.8. Các trách nhiệm khác................................................................................................25
CHƢƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM P&I CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM……………. ……27
I. Sự cần thiết của bảo hiểm P&I.....................................................................................27
1. Đối với Công ty vận tải biển..........................................................................................27
2. Đối với các Công ty bảo hiểm......................................................................................28
II. Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm P&I tại thị trƣờng Việt Nam
.................................................................................................................. 29
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
1. Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo hiểm P&I tại Việt Nam................... 29
2. Phương thức tham gia bảo hiểm P&I của đội tàu Việt Nam ............... 31
3. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm .......................................................... 32
3.1 Trách nhiệm đối với bên thứ ba ..................................................... 32
3.2. Trách nhiệm đối với các phương tiện do tàu lai kéo theo. ............. 34
3.3. Trách nhiệm đối với hàng hóa chở trên tàu và/hoặc trên các phương
tiện lai dắt theo .................................................................................... 34
4. Hợp đồng bảo hiểm ............................................................................ 35
4.1. Ký kết hợp đồng ........................................................................... 35
4.2 Trách nhiệm các bên trong bảo hiểm P&I ..................................... 36
4.2.1. Trách nhiệm của người được bảo hiểm ................................. 36
4.2.2. Trách nhiệm của người bảo hiểm ........................................... 37
5. Phí bảo hiểm ...................................................................................... 37
6. Giám định và bồi thường tổn thất ....................................................... 38
6.1 Giám định tổn thất ......................................................................... 38
6.2 Hồ sơ khiếu nại bồi thường ........................................................... 39
6.3. Khấu trừ tiền bồi thường tổn thất.................................................. 40
6.4. Thời hạn thanh toán bồi thường .................................................... 40
III. Tình hình thực hiện bảo hiểm P&I của các Công ty vận tải biển. . 40
1. Công ty vận tải biển – Người được bảo hiểm......................................................40
2. Các công ty bảo hiểm – Người bảo hiểm...............................................................41
3. Thực trạng thị trường bảo hiểm P&I ........................................................................43
4. Sự biến động của phí bảo hiểm P&I.........................................................................48
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
4.1. Mức biến động chung của phí Hội ................................................ 48
4.2 Tình hình phí trên thị trường Việt Nam ......................................... 50
5. Tình hình bồi thường và tổn thất ........................................................ 53
IV. Khó khăn, hạn chế trong hoạt động bảo hiểm P&I đối với các Công
ty vận tải biển .......................................................................................... 56
1. Phí bảo hiểm cao ............................................................................... 56
1.1 Không trực tiếp tham gia Hội P&I quốc tế .................................... 57
1.2. Chất lượng tàu yếu kém................................................................ 57
1.3. Tỷ lệ tàu bị bắt giữ cao ................................................................. 58
1.4. Nhận thức kém của người đi biển dẫn đến tai nạn hàng hải lớn. ... 60
2. Khó khăn trong công tác giám định, bồi thường, khiếu nại................. 63
2.1 Khó khăn do không tham gia trực tiếp Hội P&I ............................ 63
2.2. Hạn chế về nghiệp vụ của người bảo hiểm ................................... 63
3. Khó khăn trong việc huy động các chủ tàu tham gia bảo hiểm P&I .... 64
3.1 Hạn chế trong nghiệp vụ của người bảo hiểm ................................ 64
3.2. Hạn chế trong nhận thức của người được bảo hiểm ...................... 65
4. Một số khó khăn khác ........................................................................ 65
CHƢƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
BẢO HIỂM P&I ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
..................................................................................................................... 67
I. Xu hƣớng phát triển của bảo hiểm P&I trên thị trƣờng Việt Nam .. 67
1. Xu hướng phát triển chung của toàn thị trường bảo hiểm ................... 67
2. Xu thế phát triển của thị trường bảo hiểm P&I ................................... 68
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bảo hiểm P&I đối với
các công ty vận tải biển Việt Nam ...................................................................................69
1. Đối với các chủ tàu và thuyền viên............................................................................69
1. 1.Thực hiện tốt các quy định về chất lượng tàu, an toàn hàng hải.....69
1.2. Nâng cao trình độ nhận thức của chủ tàu về công tác khiếu nại, bồi
thường..........................................................................................................................................70
1.3. Nâng cao trình độ, ý thức của thuyền viên...................................................71
2. Đối với các công ty bảo hiểm .......................................................................................73
2.1. Giải pháp thu hút khách hàng tiềm năng.......................................................73
2.1.1. Nâng cao khả năng của đội ngũ nhân viên tư vấn..........................73
2.1.2. Phát triển các hoạt động marketing.........................................................74
2.2. Giải pháp về phí bảo hiểm..........................................................................................76
2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác giám định, bồi thường,
khiếu nại..........................................................................................................................................78
3. Đối với các cơ quan chức năng.....................................................................................80
3.1. Cơ quan đăng kiểm.........................................................................................................80
3.2. Cục Hàng hải Việt Nam...............................................................................................81
III. Kiến nghị..................................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 1: Thống kê kết quả hoạt động của thị trường bảo hiểm P&I từ năm
2005 đến năm 2009...........................................................................................................................43
Bảng 2: Chi tiết mức tăng chung phí bảo hiểm P&I của các Hội..........................49
Bảng 3: Thống kê tai nạn hàng hải 2004 - 2007..............................................................53
Bảng 4: Thống kê lượng tàu bắt giữ từ năm 2007 – 2009..........................................59
Hình 1: Tổng phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ toàn thị trường 2003 -
2009 ............................................................................................................. 42
Hình 2: Thị phần tham gia bảo hiểm P&I tại các Hội năm 2006 ................... 44
Hình 3: Thị phần tham gia bảo hiểm P&I tại các Hội năm 2008 ................... 45
Hình 4: Thị phần các công ty bảo hiểm P&I Việt Nam theo tấn dung tích .... 46
Hình 5: Thị phần tham gia bảo hiểm P&I tại các Hội năm 2009 ................... 48
Hình 6: Tổng phí bảo hiểm P&I các năm 2003 – 2008 ................................. 50
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng ngày, dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có
nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro đó được gây ra từ
nhiều nguyên nhân như các rủi ro do thiên nhiên gây ra: bão lụt, hạn hán, dịch
bệnh,…Bất kể là do nguyên nhân gì, khi những rủi ro xảy ra thường gây cho
con người những khó khăn trong cuộc sống như tài sản bị phá hoại, sản xuất
bị ngừng trệ, ngoài ra còn có thể gây thương tích, thiệt mạng …và ảnh hưởng
đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung.
Để đối phó với các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau
nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả do rủi ro gây ra và bảo hiểm là
một trong những biện pháp hiệu quả nhất. Bảo hiểm là một biện pháp kinh tế
nhằm đảm bảo bù đắp những tổn thất về tài sản của mỗi đơn vị kinh tế riêng
biệt do những rủi ro, biến cố gây ra bằng cách phân tán rủi ro này cho nhiều
đơn vị kinh tế bị chính rủi ro này đe dọa. Bên cạnh đó, bảo hiểm là chỗ dựa
tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức; giúp họ yên tâm trong cuộc sống, sinh
hoạt, trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi chỉ với một giá khiêm tốn (phí
bảo hiểm) bảo hiểm có thể giúp đỡ các gia đình, các tổ chức khắc phục hậu
quả những rủi ro khôn lường.
Đặc biệt khi nền kinh tế đất nước đang phát triển nhanh, quá trình lưu
thông, buôn bán hàng hóa giữa các nước gia tăng thì nhu cầu bảo hiểm cũng
đòi hỏi phải phát triển tương ứng. Bảo hiểm lúc này đã trở thành bạn đường
theo các nhà quản lý kinh tế, các chủ sản xuất kinh doanh. Với vai trò ngày
càng quan trọng trong đời sống sản xuất kinh doanh của con người nên lĩnh
vực bảo hiểm được quan tâm và phát triển, thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn kinh
doanh. Các tổ chức bảo hiểm lớn mạnh không ngừng cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu. Kinh doanh bảo hiểm đã thực sự phát triển không những về mặt
1
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
quy mô tổ chức mà cả về loại hình bảo hiểm. Một trong những sản phẩm bảo
hiểm phát triển nhanh và mạnh nhất hiện nay là bảo hiểm hàng hải.
Bảo hiểm hàng hải là một loại bảo hiểm bao gồm tất cả các giá trị bảo
hiểm liên quan đến vận tải đường biển. Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển
cao, thiết bị của các đội tàu hiện đại, nhưng rủi ro hàng hải vẫn xảy ra, vẫn
gây thiệt hại lớn cho các chủ tàu, cho nền kinh tế nói chung. Vì thế bảo hiểm
hàng hải thực sự cần thiết đối với các chủ tàu và cũng là thị trường tiềm năng
có thể khai thác của các Công ty bảo hiểm.
Trong quá trình phát triển nóng của thị trường vận tải biển Việt Nam
hiện nay, việc nghiên cứu các loại hình bảo hiểm hàng hải càng có ý nghĩa
hơn. Do đó, em đã chọn đề tài về một loại hình bảo hiểm hàng hải để nghiên
cứu, đó là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I). Đề tài nghiên cứu
của em như sau:
“Hoạt động bảo hiểm P&I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam”
Kết cấu của bài viết được chia như sau:
Lời mở đầu
Chương I: Khái quát về bảo hiểm P&I
Chương II: Thực trạng hoạt động bảo hiểm P&I tại Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bảo hiểm P&I
đối với các công ty vận tải biển Việt Nam
Kết luận
Vì đề tài này là nghiên cứu về bảo hiểm P&I đối với các Công ty vận
tải biển Việt Nam nên mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Tìm hiểu tình hình thực tế khai thác bảo hiểm P&I trên thị trường
Việt Nam
- Rút ra những khó khăn còn tồn tại trong việc tham gia bảo hiểm P&I
đối với các Công ty vận tải biển trong nước cũng như các Công ty bảo hiểm.
2
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Tìm ra những giải pháp cho thị trường bảo hiểm P&I trong thời gian
tới.
Khóa luận tốt nghiệp này hoàn thành được ngoài sự nỗ lực phấn đấu
của bản thân em còn được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn, TS.
Trịnh Thị Thu Hương. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với cô đã
nhiệt tình chỉ bảo cho em trong quá trình làm khoá luận này. Vì thời gian thực
hiện khoá luận có hạn, kiến thức thực tế không có nhiều, nội dung khoá luận
chủ yếu là dựa trên cơ sở lý thuyết nên khó có thể tránh khỏi được những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, ý kiến đóng góp của các thầy cô
để khóa luận này giàu tính thực tiễn hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM P&I
I. Nguồn gốc và lịch sử phát triển Hội P&I
1. Hội P&I
P&I club là Hội bảo hiểm của các chủ tàu, là Hội do các chủ tàu thành
lập để bảo hiểm trách nhiệm của chủ tàu với người thứ 3.
P: Protection nghĩa là sự phục vụ và giúp đỡ của Hội đối với các Hội
viên trong các lĩnh vực như bảo lãnh, giải thoát khỏi bị bắt giữ, giúp đỡ chủ
tàu giải quyết các tranh chấp với người khiếu nại, tổ chức các lớp chuyên đề
về bảo hiểm P&I.
I: Indemnity là sự bồi thường của Hội đối với các rủi ro của tàu được
bảo hiểm.
Club: nghĩa là các Hội viên đóng góp chi phí trên cơ sở tương hỗ để
duy trì hoạt động của Hội và cùng nhau chia sẻ trách nhiệm.
Người thứ 3: là những người ngoài Hội và ngoài các chủ tàu được bảo
hiểm như công nhân xếp dỡ, chính quyền cảng, thuyền viên, chủ hàng…
2. Nguồn gốc ra đời của Hội bảo hiểm P&I
Tổ tiên của các Hội bảo hiểm P&I là các Hội bảo hiểm vỏ tàu. Thời
gian đầu được thành lập để chống lại sự độc quyền của hãng Lloyd’s và một
số Công ty bảo hiểm London cỡ lớn khác mà thông qua sự độc quyền của
mình, các Công ty này đòi phí bảo hiểm rất cao dẫn đến các chủ tàu phải tìm
đến một thị trường bảo hiểm có mức phí bảo hiểm rẻ hơn ở nơi khác. Để đạt
được mức phí bảo hiểm như mong muốn, con đường duy nhất của các chủ tàu
thời đó là tổ chức lại tự bảo hiểm dưới hình thức chia sẻ một cách tương hỗ
những tổn thất mà họ phải chịu đựng trong quá trình quản lý và kinh doanh
khai thác tàu. Đến năm 1810, đã có trên 20 Hội bảo hiểm vỏ tàu tương hỗ
được thành lập, phần lớn được tập trung ở London và ngoài ra có hai Hội ở
Đông Bắc và miền Tây nước Anh.
4
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Năm 1824, Nghị viện Anh xóa bỏ sự độc quyền và vì thế lại một lần
nữa có sự cạnh tranh về bảo hiểm vỏ tàu. Các chủ tàu không còn cần đến các
Hội bảo hiểm vỏ tàu tương hỗ nữa và thị trường bảo hiểm lúc này đã được mở
rộng. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian này và những thập kỷ tiếp sau đó lại
phát sinh một số rủi ro khác không thuộc hoặc chỉ thuộc một phần trách
nhiệm của bảo hiểm vỏ tàu, dẫn đến các chủ tàu buộc phải tự bảo hiểm bằng
cách thành lập các Hội bảo hiểm tương hỗ. Rủi ro thứ nhất là rủi ro đâm va
tàu. Vào khoảng thời gian này đã có một số vụ đâm va tàu xảy ra nhưng trong
điều khoản bảo hiểm vỏ tàu vẫn chưa quy định rõ về trách nhiệm của bảo
hiểm trong việc bồi thường cho chủ tàu khác do hậu quả hai tàu đâm va nhau
và chủ tàu ấy có lỗi. Do vậy, bảo hiểm tàu đã khước từ bồi thường phần trách
nhiệm của chủ tàu đối với chủ tàu khác. Một số chủ tàu đã kiện Công ty bảo
hiểm vỏ tàu nhưng không đạt được kết quả gì. Cho đến năm 1836, tòa án Anh
vẫn bênh vực cho quyền lợi của Công ty bảo hiểm.
Tuy nhiên, do sự đấu tranh của các chủ tàu, các Công ty bảo hiểm vỏ
tàu đã mở rộng phạm vi bảo hiểm đối với rủi ro về đâm va tàu. Nhưng họ chỉ
nhận bảo hiểm 3/4 trách nhiệm của chủ tàu đối với chủ tàu khác trong trường
hợp đâm va tàu. Các nhà bảo hiểm hy vọng rằng để chủ tàu phải gánh 1/4
trách nhiệm đâm va thì họ sẽ thận trọng hơn trong công việc điều hành và
quản lý con tàu. Tuy vậy, 1/4 trách nhiệm đâm va không được bảo hiểm này
lại quá lớn so với khả năng tài chính của các chủ tàu. Do vậy, họ phải tìm nơi
nào đó để mua bảo hiểm. Rủi ro thứ hai là rủi ro thương tật, chết chóc của
người đi biển bao gồm thuyền viên và hành khách đi tàu cũng không được
bảo hiểm. Đến năm 1846, Nghị viện Anh đã thông qua đạo luật về trách
nhiệm của chủ tàu với rủi ro này.
Năm 1855, hai Hội bảo trợ chủ tàu đầu tiên được thành lập nhằm mục
đích bảo hiểm 1/4 trách nhiệm đâm va của chủ tàu và 100% trách nhiệm của
chủ tàu đối với thương tật, chết chóc của người đi biển, không nhằm mục đích
5
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
lợi nhuận. Hội thứ nhất là Hội The Britaina Steamship Insurance Association,
Hội thứ hai là Hội Shipowner’s Protection Association - Hội này chính là tiền
thân của Hội West of England hiện nay chúng ta đang tham gia.
Sang đầu thế kỷ 20, các Hội bảo hiểm P&I đã trở thành một bộ phận
quan trọng của bảo hiểm hàng hải. Trong thời gian đầu, vì nước Anh là nơi
phát sinh ra loại bảo hiểm này, nên Hội bảo hiểm P&I được giành riêng cho
chủ tàu người Anh. Nhưng vì nhu cầu P&I ngày càng tăng và trở thành cấp
thiết cho tất cả các chủ tàu nên những chủ tàu không phải là người Anh cũng
đề nghị được tham gia vào Hội. Hội P&I không còn riêng của người Anh nữa
mà nó trở thành Hội quốc tế của các chủ tàu.
Hiện nay chỉ có 5 nước có các P & I Club là: Anh, Na Uy, Thuỵ Điển,
Mỹ, Nhật. Hội lớn nhất là United Kingdom, bảo hiểm đến 1/4 tổng trọng tải
đội tàu buôn thế giới.(Nguồn: Trần Thúy Hà, Bảo hiểm thân tàu và trách
nhiệm chủ tàu tại Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam)
3. Cơ cấu tổ chức của Hội bảo hiểm P&I
* Hội P&I là một pháp nhân, tương tự như một Công ty TNHH hay là
một tổ hợp có từ 100 đến 200 Hội viên.
* Cơ quan quyền lực cao nhất của Hội là Hội đồng Giám đốc (Board of
Directors), tất cả các vấn đề về thể lệ, chính sách, giải quyết bồi thường cho
các Hội viên đều do Hội đồng Giám đốc quyết định.
* Cơ quan thường thực giải quyết các công việc hàng ngày ở Hội có thể
tổ chức theo một trong hai hình thức:
+ Ban giám đốc: Gồm một Chủ tịch và một Phó chủ tịch do Hội đồng
giám đốc chỉ định, thành viên của Ban giám đốc thường là các chủ tàu lớn.
+ Ban quản lý: Đứng đầu là một Chủ tịch và một số Phó chủ tịch do
Hội đồng giám đốc thuê, gồm các chuyên gia về pháp lý, thương mại theo đó
Ban giám đốc và Ban quản lý chỉ được giải quyết những tranh chấp không
vượt quá 100.000 USD, nếu lớn hơn do Hội đồng giám đốc giải quyết.
6
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Ban Giám đốc hoặc Ban quản lý phải báo cáo tình hình tài chính trước
kỳ họp của Hội đồng Giám đốc được tổ chức hàng năm một hoặc hai lần.
+ Các chi nhánh: thường được thành lập ở một số khu vực có nhiều chủ
tàu lớn để giải quyết tranh chấp và các tổn thất có liên quan đến các Hội viên.
+ Đại diện: thường là người của Hội được đặt tại các nước. Hiện nay,
xu hướng Hội sử dụng đại diện thương mại là chính, chỉ khi nào thật sự cần
thiết, đại diện thương mại mới chỉ định một Luật sư có tiếng đứng ra giúp đỡ
và bảo vệ quyền lợi của chủ tàu và được gọi là Thông tấn viên của Hội.
Thông tấn viên được Hội giao cho sáu nhiệm vụ cơ bản:
- Luôn gặp gỡ các chuyên gia thương mại và pháp lý để tránh hoặc giải
quyết khiếu nại kiện tụng.
- Cung cấp kênh liên lạc giữa các quản trị viên, ban giám đốc của Hội
và chủ tàu, thuyền trưởng, đại lý của chủ tàu.
- Thông báo và cố vấn cho thuyền trưởng, chủ tàu hoặc đại lý của họ về
thủ tục, tập quán, luật lệ và hải quan địa phương để tránh việc tàu bị chậm trễ
và phát sinh tranh chấp khi tàu ở cảng.
- Đề ra các biện pháp cứu người và tài sản trên biển, kết hợp với chủ
tàu để giải quyết sự cố.
- Thông báo đầy đủ cho Hội những thay đổi của luật địa phương ảnh
hưởng đến họat động của chủ tàu và Hội.
- Giám sát công việc của luật sư, giám định viên và chuyên gia địa
phương do Hội thuê, giúp Hội thuê những người này với chi phí hợp lý và
khả năng làm việc có hiệu quả, liêm khiết.
4. Sự giúp đỡ của Hội đối với các chủ tàu
Hội giúp đỡ các chủ tàu giải quyết tranh chấp với Người khiếu nại. Một
trong những sự phục vụ của Hội được các Hội viên đánh giá cao nhất là Hội
cấp giấy bảo lãnh để giải thoát tàu bị bắt giữ bởi Người thứ 3 có khiếu nại
hàng hóa với chủ tàu. Hội có cấp giấy bảo lãnh hay không là do Hội đơn
7
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
phương quyết định và việc đó tùy thuộc vào mối quan hệ giữa Hội và Hội
viên, việc bắt giữ đó xuất phát từ khiếu nại nào? Có liên quan đến trách nhiệm
của Hội hay không?
Một sự phục vụ nữa không kém phần quan trọng, đó là việc cung cấp
thông tin của Hội. Hội thường xuyên gửi cho chủ tàu các văn kiện của các
Công ước quốc tế mới nhất, văn bản sửa đổi luật lệ của các nước liên quan
đến trách nhiệm của chủ tàu, mẫu hợp đồng và vận tải, ...
Hội cũng tiến hành các khóa đào tạo cán bộ nghiệp vụ của các Hội
viên. Nhiều chủ tàu đã cử cán bộ của mình đến để thực tập tại trụ sở của Hội.
Ngoài ra, Hội còn tổ chức các chuyên đề bảo hiểm để bồi dưỡng, nâng cao
trình độ nghiệp vụ của các chủ tàu.
5. Nguyên tắc hoạt động của Hội P&I
5.1.Nguyên tắc tương hỗ
Nhằm cân bằng các khoản thu chi của Hội. Mọi khoản chi tiêu của Hội
như bồi thường tổn thất, chi quản lý, chi giúp đỡ Hội viên đều do các thành
viên đóng góp. Khi một Hội viên bị tổn thất thì tất cả các Hội viên còn lại
phải đóng góp bồi thường cho tổn thất của Hội viên đó. Hoạt động của Hội
không nhằm mục đích kinh doanh, không lỗ, không lãi.
5.2. Nguyên tắc gia nhập Hội
Khi vào Hội, các Hội viên phải tán thành nguyên tắc tương hỗ và tuân
thủ những quy định sau đây:
- Phải viết đơn khi gia nhập Hội theo mẫu đơn chung để Ban quản lý
hoặc Ban giám đốc và Hội xem xét. Đơn bao gồm các nội dung:
+ Tên, địa chỉ chủ tàu
+ Trọng tải
+ Phạm vi hoạt động của tàu
+ Phẩm cấp, trang thiết bị
+ Mục đích sử dụng...
8
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
+ Tàu tham gia Hội P&I là tàu đã được bảo hiểm thân tàu
- Khi đã là Hội viên thì coi như đã ký một hợp đồng bảo hiểm với Hội -
có hiệu lực theo năm tài chính của Hội (từ 12h ngày 20/2 năm trước đến 12h
ngày 20/2 năm sau)
- Hội viên có thể tham gia theo quy tắc của Hội, cũng có thể thêm bớt
cho phù hợp với từng Hội viên.
- Chủ tàu có thể tham gia Hội với tư cách thành viên với bất kỳ số trọng
tải đăng ký nào. Hội có thể từ chối bảo hiểm mà không công bố lý do. Điều
kiện bảo hiểm có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Nếu có thông báo thay đổi, điều
kiện bảo hiểm sẽ đến tay thành viên trước 1 tháng, trong trường hợp sự thay
đổi do sự ban hành luật mới hoặc các lý do khác phải thông báo trước 2 tháng.
5.3. Nguyên tắc Hội không cho phép
Hội không cho phép chủ tàu cầm cố, chuyển nhượng tàu được bảo hiểm nếu
không có sự đồng ý của Hội. Hiệu lực bảo hiểm sẽ chấm dứt trong các trường
hợp sau:
- Khi đem bán tàu thì hiệu lực bảo hiểm chấm dứt vào ngày thông tin
cho Hội biết.
- Tàu mất tích thì bảo hiểm bị đình chỉ vào ngày Hội viên được chính
quyền địa phương công bố mất tích.
- Nếu Hội viên là cá nhân thì ngày đình chỉ bảo hiểm là ngày người đó
chết hoặc ngày toà án ra lệnh quản lý tài sản do bị phá sản hoặc bị mắc nợ.
- Nếu Hội viên là Công ty thì bảo hiểm đình chỉ trong trường hợp Công
ty đó đang giải quyết những vấn đề tồn tại mà buộc phải giải tán.
Hội quyết định đình chỉ bảo hiểm trong các trường hợp sau:
- Khi Hội viên không thanh toán đầy đủ phí bảo hiểm
- Chủ tàu nhượng quyền sở hữu cho người khác, cầm cố hoặc thế nợ
không có bảo lãnh.
- Tàu bị thay đổi cờ tàu, quốc tịch.
9
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Tàu bị tổn thất toàn bộ thực sự, tổn thất toàn bộ ước tính, tổn thất toàn
bộ về thương mại.
Hội viên có quyền ra khỏi Hội nhưng phải thông báo bằng văn bản cho
Hội biết trước ít nhất là 30 ngày.
5.4. Nguyên tắc hết hạn hiệu lực
- Hội viên bị chết, bị phá sản, mất quyền sở hữu Công ty, mất năng lực
kinh doanh
- Tàu bị bán hoặc bị mất tích
- Sau 30 ngày kể từ ngày Hội viên xin ra khỏi Hội
- Sau 7 ngày kể từ ngày tuyên bố huỷ hợp đồng do lỗi của Hội viên.
6. Nhóm quốc tế của các Hội bảo hiểm P&I
Hiện nay, việc cung cấp bảo hiểm P&I trên thế giới được thực hiện
dưới 3 hình thức: Hội trong nhóm Hội quốc tế, các Hội ngoài nhóm Hội quốc
tế và các công ty bảo hiểm thương mại trong đó hoạt động của nhóm Hội
quốc tế là nổi bật nhất và đáng chú ý hơn cả. Điểm đặc trưng cơ bản khác biệt
của nhóm Hội quốc tế so với hai hình thức còn lại đó là hoạt động dựa trên
nguyên tắc tương hỗ.
Hội bảo hiểm P&I tiến hành bảo hiểm không giới hạn vì mục đích phục
vụ kinh doanh cho các chủ tàu là chính nên các rủi ro, trách nhiệm mà Hội
đảm nhận bảo hiểm ngày càng nhiều. Một số vụ tổn thất lớn nảy sinh trong
một thời gian ngắn sẽ dẫn đến tê liệt hoạt động riêng lẻ của từng Hội. Để ổn
định cho hoạt động kinh doanh của các Hội và chủ tàu, một số Hội đã hợp
nhất lại thành lập một nhóm quốc tế mang tên gọi là POOL. Đó là hình thức
góp quỹ chung để bảo hiểm phần tổn thất vượt quá khả năng tài chính của
từng Hội.
Như vậy có thể gọi nhóm quốc tế là Hội của các Hội bảo hiểm P&I.
Mục đích chính của việc thành lập nhóm là mở rộng phạm vi trách nhiệm, dàn
mỏng rủi ro mà các chủ tàu bảo hiểm lẫn cho nhau trong từng Hội riêng rẽ
10
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
của họ. Nghĩa là mỗi tổn thất của một chủ tàu nếu vượt quá khả năng tài chính
của một Hội đã có các chủ tàu khác trong nhóm cùng gánh chịu. Đây là một
hình thức mà các Hội bảo hiểm P&I tái bảo hiểm lẫn cho nhau, mỗi Hội viên
giữ lại trách nhiệm đối với tổn thất tùy theo khả năng tài chính của mình, phần
vượt quá mức giữ lại sẽ do Nhóm gánh chịu. Để được quyền lợi trên mỗi Hội
đều phải đóng góp tài chính để hình thành quỹ của Nhóm.
Hầu hết các Hội bảo hiểm P&I đều tham gia nhóm “London pool”, hiện
nay nhóm gồm 13 Hội sau:
1. United Kingdom 8. Liverpool
2. Standard 9. West of England
3. Britania 10. Gard
4. London Steam Ship 11. Skuld
5. North of England 12. Hội của Thuỵ Điển
6. Sunderland 13. Hội của Nhật Bản
7. Newcastle
II. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I
1. Khái niệm
“Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu là bảo hiểm những thiệt hại
phát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu đối với người thứ ba trong quá trình sở
hữu, kinh doanh, khai thác tàu biển” (Nguồn: GS. TS. Hoàng Văn Châu, Giáo
trình bảo hiểm trong kinh doanh)
Khi nói đến bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu, không chỉ có sản
phẩm bảo hiểm dành cho các chủ tàu hoạt động trên cùng biển quốc tế mà có
cả cho các tàu hoạt động trên vùng nội thủy. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên
cứu của khóa luận này, khi nói đến bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu hay
bảo hiểm P&I được hiểu là bảo hiểm đối với những con tàu chạy tuyến đường
biển quốc tế.
11
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2. Đối tƣợng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm P&I là trách nhiệm dân sự của chủ
tàu đối với người thứ ba.
Trong quá trình kinh doanh khai thác tàu biển, chủ tàu hoặc người quản
lý tàu phải chịu những trách nhiệm về những rủi ro, tổn thất thiệt hai gây ra
cho người khác. Trách nhiệm dân sự đó bao gồm:
2.1. Trách nhiệm dân sự gây ra bởi bản thân con tàu
Trách nhiệm đâm va với tàu và các đối tượng khác: Hậu quả của thiệt
hại đâm va rất lớn như thiệt hại về tài sản, kinh doanh, con người, ô nhiễm
dầu và ô nhiễm môi trường,.. Bảo hiểm thân tàu đã chịu trách nhiệm đâm va
trong phạm vi ¾ số tiền bảo hiểm thân tàu. Như vậy, chủ tàu còn chịu trách
nhiệm về:
- ¼ trách nhiệm đâm va mà bảo hiểm thân tàu chưa bồi thường
- Số tiền trách nhiệm đâm va vượt quá ¾ giá trị bảo hiểm thân tàu (nếu
có)
Trách nhiệm dân sự đối với con tàu bị đắm: Bao gồm các chi phí thắp
sáng, đánh dấu xác tàu bị đắm, chi phí trục vớt, di chuyển xác tàu đắm,…
Trách nhiệm dân sự đối với ô nhiễm dầu, ô nhiễm môi trường do dầu
và hàng hóa chuyên chở trên tàu gây ra trong các vụ tai nạn, tổn thất của tàu
như bị thủng, mắc cạn, chìm đắm, cháy,…
2.2. Trách nhiệm đối với con người
Theo luật định hoặc theo hợp đồng tuyển dụng, chủ tàu phải có trách
nhiệm về các chi phí khám, chữa bệnh do đau ốm, thương tật, tai nạn, mai
táng, hồi hương, cử người thay thế và các khoản trợ cấp liên quan khác cho
các đối tượng như: các sỹ quan, thủy thủ, thuyền viên, hành khách đi trên tàu,
công nhân xếp dỡ hàng hóa trên tàu, công nhân cảng làm việc với tàu.
12
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2.3. Trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở
Trước khi nhận hàng hóa để chuyên chở, chủ tàu cần phải có sự mẫn
cán hợp lý để làm cho tàu có đủ khả năng đi biển, biên chế người làm việc,
trang thiết bị và cung ứng lương thực thực phẩm đầy đủ. Chủ tàu phải hiểu
được những đặc tính cơ bản của hàng hóa mà chuẩn bị cho các hầm hàng, các
buồng đông lạnh và các bộ phận khác của tàu thích ứng tốt cho việc tiếp nhận,
bảo quản hàng hóa và chuyên chở hàng hóa.
Chủ tàu sẽ phải chịu trách nhiệm đối với trường hợp hàng hóa bị mất
mát, tổn thất do chủ tàu không làm tròn trách nhiệm của mình.
3. Phí bảo hiểm (Nguồn: Hồ Thủy Tiên, Bảo hiểm hàng hải)
Mức phí đưa ra tương hỗ giữa Hội và Hội viên được tính dựa trên cơ sở
cân bằng thu chi, không cố định trước mà phụ thuộc vào tình hình phát sinh
các khoản chi bồi thường và chi phí quản lý khác của Hội. Nguồn thu chủ yếu
của Hội là phí bảo hiểm và các khoản lãi đầu tư từ vốn nhàn rỗi của Hội.
Những nguồn thu này nhằm đáp ứng cho các khoản chi phí khác trong năm
như: chi bồi thường tổn thất cho các Hội viên, các khoản chi bồi thường cho
các Hội khác trong nhóm Pool, chi phí tái bảo hiểm cho những tổn thất vượt
quá mức giữ lại của Hội và nhóm, chi phí quản lý hành chính. Ngoài ra, Hội
còn tính đến những chi phí do sự mất giá của đồng tiền.
Do tính chất phức tạp của các rủi ro mà Hội nhận bảo hiểm nên trong
năm nghiệp vụ có những tổn thất phải chờ một vài năm sau mới có sự phán
quyết của Tòa án hoặc trọng tài. Chỉ đến khi đã thanh toán hết những khoản
phải chi trong năm nghiệp vụ thì Hội mới có số liệu để phân bổ phí phải đóng
của các Hội viên năm đó. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, Hội yêu cầu
các Hội viên phải đóng trước một khoản tiền, khoản tiền này gọi là phí đóng
trước. Số phí đóng trước này thường chiếm khoảng 75% đến 80% số phí phải
đóng của Hội viên. Số phí đóng sau sẽ được tính toán cho mỗi Hội viên khi đã
có đủ số liệu về tổng số chi tiêu của Hội trong năm nghiệp vụ.
13
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
3.1 Phương pháp tính phí đóng trước
Phí đóng trước được dựa vào các căn cứ như là:
- Loại tàu, tuổi tàu, phạm vi hoạt động, mức khấu trừ, trình độ nghề
nghiệp của thủy thủ đoàn
- Kết quả thống kê về tình hình tổn thất của chủ tàu trong nhiều năm
trước (thường là 5 năm)
Mức phí đóng trước được tính trên mỗi đơn vị trọng tải (GRT). Có 2
cách tính phí đóng trước như sau:
- Phương pháp tính phí theo tỷ lệ bồi thường
- Phương pháp tính phí theo mức bồi thường của trọng tải tàu.
3.1.1Phương pháp tính phí theo tỉ lệ bồi thường
Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Theo phương pháp
này, Hội tính tỷ lệ bồi thường bình quân của Hội cho mỗi Hội viên trong một
thời gian nhất định (thường là 5 năm) làm cơ sở để tính mức phí thuần hoặc tỷ
lệ phí thuần, mức phí đóng trước sẽ được ấn định sau khi xem xét thêm tỷ lệ
bồi thường của năm thứ 5, chi phí tái bảo hiểm, chi phí bồi thường cho nhóm,
chi phí quản lý và tỷ lệ lạm phát tiền tệ. Dưới đây là các bước để tính phí theo
tỷ lệ bồi thường:
B1: Tính tỷ lệ bồi thường bình quân của Hội trong 5 năm
: số tiền mà Hội đã và sẽ bồi thường cho Hội viên đó năm thứ i
: số phí mà Hội viên đó đã và sẽ nộp cho Hội năm thứ i
i = 1 5 là thứ tự các năm lấy số liệu khảo sát
B2: Tính số phí phải đóng năm thứ 5
14
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
B3: Tính số phí tái bảo hiểm năm nghiệp vụ mà Hội viên đó phải đóng
góp:
với
g: phí tái bảo hiểm trên thị trường tính trên 1 GRT
Q: tổng trọng tải đội tàu của Hội viên đó
: trọng tải đội tàu của Hội viên trong năm i
B4: Tính số phí Hội viên đóng góp cho Hội bồi thường cho các Hội
khác trong nhóm quốc tế:
: tỷ lệ đóng góp tài chính của Hội viên và để bồi thường cho nhóm
Quốc tế
được tính trên cơ sở số phí của năm thứ 5
B5: Chi phí quản lý:
: tỷ lệ định mức chi phí quản lý của Hội (thường dao động từ 10%
đến 15%)
B6: Tính tỷ lệ được phép bồi thường của Hội cho từng Hội viên của
năm nghiệp vụ (năm thứ 6):
B7: Tính tỷ lệ chênh lệch giữa tỷ lệ bồi thường năm nghiệp vụ (T6) với
tỷ lệ bồi thường bình quân ( )
15
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
B8: Tính tỷ lệ mất giá của đồng tiền đóng phí dựa theo số liệu thống kê
trên thị trường tiền tệ và thanh toán quốc tế ( )
B9: Tính số phí bảo hiểm phải đóng cho 1GRT trong năm thứ 5.
B10: Tính phí bảo hiểm đóng trước của Hội viên năm nghiệp vụ (năm
thứ 6):
Phương pháp tính phí theo tỷ lệ bồi thường có ưu điểm là nhanh gọn,
phù hợp với các Hội viên có kết quả kinh doanh không quá xấu. Tuy nhiên,
bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp tính phí này còn bộc lộ một số
nhược điểm là không phản ánh được sự biến động của đội tàu và nhất là
không thể áp dụng được để tính phí cho các Hội viên có kết quả kinh doanh
quá xấu vì khi đó phí được tính theo cách này sẽ rất cao và không mang tính
tương hỗ.
3.1.2 Phương pháp tính phí theo mức bồi thường của trọng tải tàu
Theo phương pháp này, người ta tính mức bồi thường bình quân theo
trọng tải tàu của từng Hội viên. Những tổn thất lớn của Hội viên sẽ được các
Hội khác trong nhóm và các Hội viên khác trong Hội chia sẻ theo tính tương
hỗ. Trong những tổn thất ấy, phần Hội viên phải gánh chịu được coi là tổn
thất làm cơ sở để tính phí cho những năm sau. Sau khi tính mức bồi thường
bình quân theo trọng tải tàu, người ta cộng thêm chi phí tái bảo hiểm, phí
đóng góp bồi thường cho nhóm, chi phí quản lý và phụ phí về làm phát để
tính ra số phí đóng trước trên 1 GRT cho từng Hội viên. Các bước để tính phí
được xác đinh như sau:
B1: Tính mức bồi thường bình quân 5 năm trước cho một tấn trọng tải
tàu
16
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
B2: Tính phí tái bảo hiểm cho một tấn trọng tải tàu theo giá phí tái bảo
hiểm của thị trường quốc tế ( )
B3: Tính phí bồi thường cho nhóm bảo hiểm P&I quốc tế
B4: Tính phí để đảm bảo chi phí quản lý của Hội
B5: Tính phí hỗ trợ chi phí do lạm phát
B6: Tính phí bảo hiểm cho 1 tấn trọng tải
B7: Phí bảo hiểm mà Hội viên đóng cho Hội sẽ là
Như vậy phương pháp tính phí này có thể sử dụng trong trường hợp
Hội viên có những tổn thất lớn mà vẫn mang tính tương hỗ.
3.2. Phương pháp tính phí đóng sau:
Mỗi thành viên tham gia Hội bảo hiểm P and I đều phải đóng trước một
số phí. Thông thường số phí của lần đóng trước này không đủ để trang trải các
khoản chi tiêu của Hội trong năm nghiệp vụ, vì vậy sau khi đã giải quyết xong
những vụ việc phát sinh trong năm nghiệp vụ đó, Hội tiến hành phân bổ phần
phí đóng sau cho mỗi Hội viên. Việc tính toán phân bổ số phí đóng sau được
tiến hành như sau:
17
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
B1: Tính tổng các khoản chi của Hội trong năm nghiệp vụ:
a = Chi bồi thường cho các Hội viên + chi cho các khiếu nại thuộc
nhóm + chi phí tái bảo hiểm + chi phí quản lý hành chính.
B2: Tính tổng các khoản thu trong năm nghiệp vụ bao gồm:
b = Tổng số phí đóng trước của các Hội viên
c = Lãi đầu tư
B3: Tính tỷ lệ phân bổ phí đóng sau cho mỗi Hội viên:
B4: Tính phí đóng sau cho mỗi Hội viên:
: Số phí đóng sau của mỗi Hội viên
: Số phí đóng trước của mỗi Hội viên
3.3. Việc đóng phí và hoàn phí bảo hiểm
- Đối với những tàu, thuyền bảo hiểm với thời hạn từ 6 tháng đến 1
năm, phí bảo hiểm được nộp làm 1 hoặc 2 kỳ theo thỏa thuận.
- Đối với những tàu, thuyền bảo hiểm với thời hạn dưới 6 tháng hoặc
theo chuyến thì phí bảo hiểm được nộp toàn bộ một lần trong vòng 10 ngày
sau khi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Công ty bảo hiểm chỉ hoàn phí với điều kiện chủ tàu đã đóng toàn bộ
phí bảo hiểm cho nguyên thời gian bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo
hiểm và thông báo thu phí kèm theo, và:
+ Trường hợp tàu nằm đậu tại nơi an toàn trong thời gian liên tục 30
ngày trở lên với điều kiện không có thuyền viên trên tàu (ngoại trừ thuyền
viên trên tàu để bảo quản hay bảo vệ tàu) và tàu không chở hàng hóa, đồng
thời chủ tàu gửi thông báo bằng văn bản cho Công ty bảo hiểm 01 tuần trước
khi tàu nằm đậu và được Công ty bảo hiểm đồng ý: Công ty bảo hiểm sẽ hoàn
lại 90% phí bảo hiểm cho thời gian tàu nằm đậu này.
18
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
+ Trường hợp tàu nằm đậu tại nơi an toàn trong thời gian liên tục 30
ngày trở lên kể cả trường hợp có thuyền viên trên tàu nhưng không có hàng
hóa chở trên tàu, đồng thời chủ tàu gửi thông báo bằng văn bản cho Công ty
bảo hiểm 01 tuần trước khi tàu nằm đậu và được Công ty bảo hiểm đồng ý:
Công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại 50% phí bảo hiểm cho thời gian tàu nằm đậu
này.
+ Trường hợp chủ tàu gửi thông báo bằng văn bản cho Công ty bảo
hiểm trước 01 tuần yêu cầu chấm dứt bảo hiểm với lý do chính đáng: Công ty
bảo hiểm sẽ hoàn lại 80% phí bảo hiểm cho khoảng thời gian còn lại không
bảo hiểm.
+ Áp dụng cho khoản (a) và (b) trong phần này: chỉ hoàn lại phí bảo
hiểm khi kết thúc năm bảo hiểm và tàu không bị tổn thất toàn bộ.
4. Phạm vi bảo hiểm
Do hầu hết các Hội bảo hiểm P&I đều tham gia nhóm quốc tế nên các
quy tắc, thể lệ bảo hiểm của các Hội gần giống nhau. Bảo hiểm trách nhiệm
dân sự chủ tàu được chia thành nhiều nhóm (class) khác nhau:
Nhóm 1: Protection & Indemnity and other Risks (Bảo vệ, bồi thường
và các rủi ro khác)
Nhóm 2: Freight, Demurrage and Defense (Cước phí, tiền phạt và tố
tụng)
Nhóm 3: Ship’s officers and/crew strikes (Đình công của sĩ quan và
thủy thủ)
Nhóm 4: Port area strikes (Bãi công tại cảng)
Ngoài những nhóm bảo hiểm này, các Hội có thể bảo hiểm một số rủi
ro mở rộng khác. Trong các nhóm rủi ro kể trên thì các rủi ro thuộc nhóm 1 là
cơ bản nhất và chi phối hầu hết hoạt động của Hội. Phạm vi trách nhiệm của
Hội đối với nhóm rủi ro P&I bao gồm:
19
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
4.1 Trách nhiệm đối với người trên tàu
4.1.1. Thuyền viên
Chủ tàu có trách nhiệm đồi với các thuyền viên như sau:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay bù đắp về thương tích, bệnh tật,
chết chóc cho bất kỳ thuyền viên nào của tàu được bảo hiểm.
- Các chi phí bệnh viện, thuốc men, mai táng hay các chi phí khác
(ngoài tiền lương, chi phí hồi hương, thay thế hoặc thay đổi tuyến đường)
phát sinh từ bệnh tật, thương tích hay chết chóc ấy (chi phí mai táng bao gồm
cả chi phí hồi hương xác chết).
- Chi phí khám sức khỏe cho thuyền viên trước khi tuyển dụng.
- Chi phí hồi hương thuyền viên trong các trường hợp: thuyền viên bị
bệnh tật hoặc thương tật hoặc vợ con hoặc bố mẹ (trong trường hợp thuyền
viên độc thân) của thuyền viên bị bệnh nặng cần sự có mặt của họ; theo nghĩa
vụ pháp định hoặc theo hợp đồng (đã được quản trị viên chấp nhận) phải hồi
hương thuyền viên.
- Chi phí cử người thay thế thuyền viên bị chết, đào nhiệm hay đã hồi
hương bao gồm cả chi phí thuê và gửi đi.
4.1.2. Hành khách
Trách nhiệm của chủ tàu theo luật định hoặc theo hợp đồng chuyên chở
với hành khách bao gồm:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay bù đắp về thương tích, bệnh tật,
chết chóc, chi phí bệnh viên, thuốc men, mai táng phát sinh từ thương tích,
bệnh tật hay chết chóc kể trên
- Phí tổn gửi hành khách tới bến đến hoặc gửi trả lại nơi lên tàu và chi
phí trông coi những hành khách trên bờ.
- Tổn thất, mất mát đối với tài sản của hành khách (trừ vàng bạc, tiền,
đồ trang sức, tranh cổ, chứng khoán các loại)
20
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
4.1.3. Người tham gia làm hàng và người thứ ba khác
- Chủ tàu phải có trách nhiệm hồi hương cho thương tật ốm đau hoặc
chết của bất kỳ người nào được thuê để san xếp hàng trên tàu được bảo hiểm.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho thương tật, ốm đau, chết chóc
và những chi phí thuốc men, viện phí hoặc mai táng phát sinh từ những sự
kiện nói trên của bất kỳ người thứ ba nào.
Những trách nhiệm của chủ tàu đối với người không phải là thuyền
viên chỉ được bồi thường khi nó phát sinh do những hành động sơ suất hoặc
lỗi lầm trên tàu hay liên quan đến tàu được bảo hiểm mà thôi.
4.2. Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm
với tàu khác.
Trong các vụ va chạm giữa tàu được bảo hiểm với tàu khác, chủ tàu
được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại của tàu kia theo lỗi
của họ. Trong bảo hiểm thân tàu, chủ tàu sẽ được bồi thường ¾ trách nhiệm
đâm va. Tuy nhiên, trong những vụ tổn thất lớn, khi mà trách nhiệm đâm va
vượt quá số tiền bảo hiểm thân tàu thì nhà bảo hiểm thân tàu chỉ chịu bồi
thường phần trách nhiệm đâm va cho tới mức bằng số tiền bảo hiểm thân tàu
mà thôi.
Hội P&I sẽ bảo hiểm cho chủ tàu ¼ trách nhiệm đâm va và phần trách
nhiệm đâm va ngoài phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm thân tàu. Trường hợp
tàu được bảo hiểm đâm và với tàu khác cũng thuộc sở hữu toàn bộ hay một
phần của Hội viên (đâm va tàu cùng chủ), chủ tàu vẫn có quyền đòi bồi
thường Hội. Tuy nhiên, nếu hai tàu cùng có lỗi thì tiền bồi thường của Hội
trong trường hợp này sẽ giải quyết trên nguyên tắc trách nhiệm đâm va.
4.3. Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm
với vật thể khác.
Thực tiễn trong hoạt động hàng hải cho thấy, ngoài những vụ đâm va
giữa tàu với tàu, còn rất nhiều những vụ đâm va giữa tàu với vật thể khác như
21
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
cầu cảng, kè cống, cầu trên sông, các công trình nổi hoặc ngầm ở biển… Nếu
sự cố đâm va làm thiệt hại đến những tài sản này thì hầu như chủ tàu hoàn
toàn phải chịu trách nhiệm, vì những tài sản mà đâm va phải là cố định. Trong
những vụ đâm va này, nhà bảo hiểm thân tàu không can thiệp vào việc bồi
thường trách nhiệm cho chủ tàu. Hội đứng ra bảo hiểm cho chủ tàu Hội viên
toàn bộ phần trách nhiệm phát sinh trong các sự cố đâm va này.
4.4. Trách nhiệm đối với xác tàu.
Trường hợp tàu bị mắc cạn coi như tổn thất toàn bộ hoặc bị chìm đắm ở
những nơi xác tàu không được phép nằm lại, thì chủ tàu phải có trách nhiệm
giải quyết xác tàu. Thông thường chính quyền địa phương buộc các chủ tàu
phải di chuyển xác tàu đi nơi khác. Trách nhiệm giải quyết xác tàu có thể là
các chi phí: chi phí thắp sáng, đánh dấu xác tàu bị nạn, chi phí trục vớt, di
chuyển hay phá hủy xác tàu. Nếu cả chủ tàu và người bảo hiểm thân tàu tuyên
bố từ bỏ con tàu thì Hội sẽ bồi thường cho chủ tàu về những chi phí để giải
quyết xác tàu và số tiền bán xác tàu hoặc những vật dụng, trang bị trục vớt
được sẽ làm giảm số tiền bồi thường thực tế của Hội trong những sự cố này.
4.5 Trách nhiệm về ô nhiễm
Rủi ro ô nhiễm được đề cập ở đây chủ yếu là ô nhiễm do việc thải hay
thoát dầu hoặc bất kỳ chất độc hại nào từ tàu được bảo hiểm ra biển hoặc các
vùng nước liên quan. Việc ô nhiễm dầu không chỉ là rủi ro của các chủ tàu
chở dầu mà còn nguy hại với tàu chở hàng hóa hoặc hành khách vì lượng dầu
dự trữ cho những hành trình của con tàu hoạt động này rất lớn. Chính phủ
nhiều nước, ngoài việc tính toán thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra còn áp dụng
những khoản tiền phạt rất nặng đối với việc làm ô nhiễm.Vì vậy trách nhiệm
của chủ tàu đối với rủi ro ô nhiễm dầu thường là rất cao. Trách nhiệm này còn
nặng nề hơn nếu xảy ra ở những nơi du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản
hoặc ở cảng.
22
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Ngày nay, các nước trên thế giới thường áp dụng trách nhiệm pháp lý
về ô nhiễm dầu theo công ước về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại về ô
nhiễm dầu (C.L.C) ký kết năm 1969. Theo công ước này, rủi ro về ô nhiễm
dầu được đặt vào một phạm trù rủi ro đặc biệt quy trách nhiệm một cách
nghiêm ngặt cho các chủ tàu. Công ước này cho phép chủ tàu được giới hạn
trách nhiệm của mình là 160 USD/1 tấn dầu gây ô nhiễm và mức trách nhiệm
tối đa cho một vụ là 16,8 triệu USD. Ngoài ra, các chủ tàu còn có thể tham gia
công ước quy định trách nhiệm ô nhiễm dầu năm 1979 hay hiệp định tự
nguyện của các chủ tàu về ô nhiễm dầu (Tanker Owners’ Voluntary
Agreement Concerning Liability for Oil Pollution – TOVALOP). Nếu tham
gia các công ước và hiệp định này, các chủ tàu dầu của nước thành viên sẽ có
lợi thế giới hạn trách nhiệm nếu ô nhiễm xảy ra ở vùng biển của những nước
đã ký kết hoặc phê chuẩn các công ước, hiệp định này.
Hội P&I bảo hiểm cho các chủ tàu Hội viên rủi ro ô nhiễm và Hội sẽ
chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại và tiền phạt liên quan đến ô
nhiễm bao gồm các chi phí bao vây, ngăn chặn, tẩy rửa ô nhiễm; thiệt hại về
sản xuất kinh doanh thủy, hải sản hoặc du lịch ở những vùng nước bị ô nhiễm;
tiền phạt của chính quyền địa phương. Hội sẽ bồi thường cho rủi ro ô nhiễm
tối đa 1 tỷ USD.
4.6 Trách nhiệm của chủ tàu đối với hàng hóa chuyên chở.
Trong các mẫu vận tải đơn mà chủ tàu sử dụng có quy định những điều
thuộc phạm vi trách nhiệm và những điều miễn trách của chủ tàu. Như vậy,
trách nhiệm của chủ tàu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mẫu vận đơn mà chủ tàu
sử dụng được làm theo quy tắc Hamburg, quy tắc Hague Visby hay đơn thuần
theo quy tắc Hague chưa sửa đổi. Hội bảo hiểm P&I bảo hiểm cho các Hội
viên trách nhiệm của họ đối với hàng hóa phát sinh từ hợp đồng chuyên chở
đã được chi phối bởi quy tắc Hague hay Hague Visby do vậy sẽ không có bồi
23
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
thường từ Hội đối với các trách nhiệm phát sinh theo quy tắc Hamburg trừ khi
quy tắc này bắt buộc phải áp dụng cho hợp đồng chuyên chở hiện hành [15].
Hội sẽ bồi thường cho chủ tàu thành viên những trách nhiệm của họ
phát sinh liên quan đến hàng hóa được chở trên tàu được bảo hiểm bao gồm:
- Trách nhiệm về tổn thất, thiếu hụt, tổn hại hay trách nhiệm khác phát
sinh từ vi phạm của chủ tàu (hay vi phạm của bất kỳ người nào mà chủ tàu
phải chịu trách nhiệm theo luật) trong việc thực hiện nghĩa vụ xếp hàng, san
bằng, giữ gìn, bảo quản, dỡ hàng và giao hàng đúng quy cách hay từ sự kiện
thiếu khả năng đi biển hoặc không thích hợp của chủ tàu được bảo hiểm.
- Phần chi phí phụ trội mà chủ tàu phải gánh chịu khi dỡ hay xử lý hàng
hư hỏng với điều kiện họ không thể đòi bồi thường phần chi phí này từ bất kỳ
bên nào khác. Chi phí phụ trội ở đây được hiểu là chi phí ngoài và vượt quá
chi phí mà chủ tàu phải gánh chịu trong các hoạt động thông thường liên quan
đến hợp đồng chuyên chở.
- Trách nhiệm về tổn thất thiếu hụt, tổn hại hay trách nhiệm khác phát
sinh từ các sự cố xảy ra trong khi hàng hóa được chuyên chở bằng phương
tiện khác không phải là tàu được bảo hiểm hoặc được lưu kho hay di chuyển
ngoài khu vực cảng bốc vác dỡ hàng của tàu được bảo hiểm. Đương nhiên,
Hội chỉ bồi thường nếu những tổn thất và chi phí này phát sinh theo vận tải
đơn chở suốt hoặc chuyển tải mà chủ tàu đóng vai trò là người vận tải chính
cung cấp.
Nhìn chung, khi bảo hiểm cho rủi ro trách nhiệm hàng hóa này của chủ
tàu, các Hội P&I đều có xu hướng giới hạn trách nhiệm của mình, bên cạnh
đó Hội còn quy định những điểm loại trừ bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm
của chủ tàu đối với hàng hóa chuyên chở.
Ngoài việc bồi thường những trách nhiệm của chủ tàu đối với hàng hóa,
Hội còn bồi thường cho chủ tàu phải đóng góp tổn thất chung mà họ không
đòi được chủ hàng do vi phạm hợp đồng chuyên chở.
24
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
4.7. Tiền phạt của tòa án, chính quyền, cảng, hải quan…
Trong quá trình thực hiện khai thác tàu, đại lý, thuyền viên hoặc người
làm thuê cho chủ tàu có thể vi phạm những quy định về an toàn lao động, về
hải quan, môi trường,… do những sai sót hay bất cẩn của họ. Trong trường
hợp như vậy chính quyền cảng, tòa án, hải quan, có thể căn cứ vào mức độ vi
phạm của họ mà đưa ra những khoản tiền phạt. Hội sẽ bồi thường những
khoản tiền phạt này nếu theo luật định chủ tàu là người phải gánh chịu những
khoản tiền phạt xuất phát từ lỗi lầm của đại lý, thuyền viên hoặc người làm
thuê cho chủ tàu. Tuy nhiên không phải bất kỳ khoản tiền phạt nào chủ tàu
cũng thuộc trách nhiệm của Hội.
Thông thường, Hội chỉ bồi thường cho chủ tàu trong những trường hợp
sau:
- Tàu vi phạm luật lệ an toàn lao động
- Tàu giao hàng thừa, thiếu hoặc không tuân theo các luật lệ về khai
báo hàng hóa hay các tài liệu về tàu được bảo hiểm.
- Vi phạm luật lệ hoặc thủ tục nhập cư
- Vi phạm luật lệ hải quan
- Làm ô nhiễm do thoát dầu hoặc các chất độc hại.
4.8. Các trách nhiệm khác
Ngoài những trách nhiệm của chủ tàu thuộc phạm vi bảo hiểm của Hội
ở trên, Hội còn chịu trách nhiệm bồi thường cho Hội viên những tổn thất và
chi phí sau:
- Những phí tổn mà Hội viên phải gánh chịu khi họ hành động theo chỉ
thị của các quản trị viên của Hội.
- Các chi phí phát sinh do thay đổi tuyến đường nhằm chữa trị cho
những người trên tàu hoặc để đưa hành khách lậu, người tị nạn hay nạn nhân
cứu được trên biển lên bờ.
- Tiền lương và bồi thường thất nghiệp khi đắm tàu.
25
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Qua chương này, ta có thể hiểu rõ hơn về Hội bảo hiểm P&I và bảo
hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I. Vậy để biết hoạt động của loại hình bảo
hiểm này đối với các doanh nghiệp vận tải biển trên thị trường Việt Nam như
thế nào, ta sẽ đi vào tìm hiểu trong chương II.
26
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM P&I CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
I. Sự cần thiết của bảo hiểm P&I
1. Đối với Công ty vận tải biển
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu P&I là loại hình bảo hiểm còn
rất mới đối với Việt Nam. Trong thời gian đầu, chỉ có Công ty bảo hiểm Bảo
Việt nhận bảo hiểm loại hình này rồi tái bảo hiểm cho Hội WOE. Sau này, do
nhận thấy sự cần thiết và phát triển của bảo hiểm P&I nên số Công ty bảo
hiểm gốc và các Hội quốc tế tham gia bảo hiểm tại Việt Nam cũng dẫn tăng
lên. Cho tới nay, đã có 11 Công ty bảo hiểm gốc và 4 Hội quốc tế tham gia
vào thị trường này.
Sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng của các Công ty bảo hiểm gốc
trên thị trường Việt Nam chứng minh cho nhu cầu tham gia bảo hiểm P&I của
các hãng tàu ngày càng tăng và càng chứng tỏ vai trò quan trọng của bảo hiểm
P&I đối với Công ty vận tải biển nước ta.
Vai trò quan trọng của bảo hiểm P&I đối với các Công ty vận tải biển
được chứng minh rõ hơn qua những lợi ích của nó mang lại cho chính Công
ty.
Trước hết bảo hiểm P&I mang lại giá trị tinh thần cho các thủy thủ,
thuyền viên đi tàu, giúp cho họ làm việc hiệu quả hơn, nhiệt tình hơn và có
thể mang lại nhiều lợn nhuận cho Công ty vận tải hơn.
Tiếp nữa, như đã nói ở trên khi chỉ tham gia bảo hiểm thân tàu, các
Công ty vận tải vẫn phải gánh chịu ¼ trách nhiệm đâm va, trách nhiệm đối
với thuyền viên, hành khách, và người thứ ba khác, là một phần trách nhiệm
không nhỏ. Và nếu xảy ra tổn thất, con số bồi thường sẽ gây khó khăn cho các
Công ty về mặt tài chính và thậm chí có thể phá sản.
27
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Khi tham gia bảo hiểm P&I, các Công ty vận tải có thể nhận được sự
giúp đỡ của các hãng tàu trong việc hạn chế rủi ro khi đi biển, giảm được
những tổn thất không đáng có. Đặc biệt là với đội tàu của nước ta, còn nhiều
hạn chế trong công tác bảo dưỡng, hạn chế rủi ro do điều kiện về kinh tế và
khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển.
2. Đối với các Công ty bảo hiểm
Sự tăng nhanh về số lượng của các Công ty bảo hiểm không chỉ chứng
minh rằng nhu cầu tham gia của các Công ty vận tải biển tăng cao mà còn
chứng minh đây cũng là thị trường tiềm năng mà các Công ty bảo hiểm muốn
khai thác bởi những lợi ích nó mang lại cho các Công ty bảo hiểm.
Điều đầu tiên khiến bảo hiểm trách nhiệm dân sự có ý nghĩa đối với các
Công ty bảo hiểm đó là làm đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm tại Công ty,
đồng thời cũng thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng hoặc tận dụng
nguồn khách hàng sẵn có từ trước để tăng doanh thu.
Thứ hai, đây là một phân khúc thị trường còn rất mới và có nhiều tiềm
năng khai thác, đặc biệt là tại Việt Nam, một thị trường vận tải biển đang
trong quá trình phát triển còn nhiều yếu kém và cần có nhiều biện pháp khắc
phục tổn thất và bảo hiểm P&I chính là nguồn để các Công ty bảo hiểm
hướng tới.
Lý do thứ ba chính là yếu tố quốc tế của bảo hiểm P&I. Các Công ty
bảo hiểm trong nước khi khai thác loại hình bảo hiểm này có thể nâng cao
quan hệ với các Hội quốc tế, Công ty bảo hiểm quốc tế, qua đó có thể học hỏi
kinh nghiệm để nâng cao hoạt động của mình, đồng thời tạo được nhiều cơ
hội được giúp đỡ từ nước ngoài như liên kết đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ
Công ty, tổ chức Hội thảo mang tính quốc tế để thu hút khách hàng trong và
ngoài nước,… .
28
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
II. Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm P&I tại thị trƣờng Việt Nam
1. Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo hiểm P&I tại Việt Nam
Trong hoạt động bảo hiểm P&I tại Việt Nam, người bảo hiểm và người
được bảo hiểm là công dân Việt Nam do đó trước hết hợp đồng bảo hiểm P&I
giữa các chủ tàu và các công ty bảo hiểm phải chịu sự điều chỉnh của các
nguồn luật Việt Nam.
Một số nguồn luật tại Việt Nam làm cơ sở cho bảo hiểm trách nhiệm
dân sự chủ tàu P&I:
- Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10
- Bộ luật hàng hải Việt Nam
- Nghị định:
+ Nghị định 45/2007/NĐ – CP ngày 27/3/2007 quy định chi tiết thi
hành một số điều luật của luật kinh doanh bảo hiểm.
+ Nghị định 46/2007 NĐ – CP ngày 27/3/2007 quy định chế độ tài
chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
+ Nghị định 118/2003/NĐ – CP ngày 13/10/2003 quy định xử phạt
hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
+ Nghị định 18/2005/NĐ – CP quy định việc thành lập, tổ chức,hoạt
động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
- Thông tư:
+ Thông tư 174/1998/TT – BTC ngày 24/12/1998 hướng dẫn áp dụng
thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh
doanh bảo hiểm.
+ Thông tư 155/2007/TT – BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thực hiện
nghị định 45/2007/NĐ – CP .
+ Thông tư 156/2007/TT – BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thực hiện
nghị định 46/2007/NĐ – CP.
29
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Trong những nguồn luật kể trên, có thể nói những quy định trong Bộ
luật Hàng hải Việt Nam chi phối nhiều nhất tới bảo hiểm trách nhiệm dân sự
chủ tàu bởi có những quy định trực tiếp về trách nhiệm dân sự chủ tàu như:
- Đối với hàng hóa chuyên chở: Chương V, mục 2, điều 75; điều 77;
điều 78; điều 79; điều 80
- Đối với hành khách: Chương VI, điều 126 ; điều 130 ; điều 122
- Đối với xác tàu, tài sản chìm đắm: Chương XII, điều 198 ; điều 200
- Đối với tai nạn đâm va: Chương XIII, điều 208, điều 209
- Đối với đóng góp tổn thất chung: Chương XIV, điều 213, điều 214
- Về giới hạn trách nhiệm dân sự: Chương XV
Ngoài ra, không thể không kể đến các các quy tắc, thỏa thuận của Hiệp
hội bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là bản thỏa thuận hợp tác số 1 trong bảo
hiểm tàu biển được Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ký ban hành và có
hiệu lực vào ngày 24/3/2005 với các nội dung cơ bản như sau (Nguồn:
Vinare, Bản thỏa thuận hợp tác số 1trong bảo hiểm tàu biển)
- Trong trường hợp con tàu đang tham gia bảo hiểm của công ty bảo
hiểm này chuyển sang bảo hiểm của công ty bảo hiểm khác thì chủ tàu phải
thanh toán xong phí bảo hiểm với công ty bảo hiểm trước, tránh nợ đọng dây
dưa khó đòi, đồng thời công ty mới bảo hiểm cho con tàu cần tham khảo thêm
thông tin của công ty bảo hiểm trước về tình trạng rủi ro, tổn thất, thanh toán
phí bảo hiểm của con tàu nhằm đánh giá rủi ro và xác định phí bảo hiểm được
tốt hơn sao cho mức phí mới không thấp hơn mức phí cũ nếu các điều kiện
bảo hiểm tương tự.
- Tuổi tàu tính từ thời điểm đăng ký đóng tàu, không tính lại từ thời
điểm hoán cải con tàu hoặc xác nhận của đăng kiểm về việc tàu được trẻ hoá
bao nhiêu tuổi. Công ty bảo hiểm trước có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp
thời trung thực cho công ty bảo hiểm mới.
30
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Không áp dụng điều khoản “mới thay cũ” đối với máy tàu khi máy
tàu có thời gian khai thác trên 15 năm vì thực tế máy đã hết khấu hao và
chiếm giá trị lớn trong toàn bộ con tàu.
- Đối với tàu trên 20 tuổi các doanh nghiệp bảo hiểm cần làm tốt công
tác đánh giá bảo hiểm và có biện pháp giám sát thường xuyên tình trạng của
con tàu.
- Trong bảo hiểm trách nhiệm của chủ tàu P&I lấy phí của Hội Bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu áp dụng cho đội tàu làm phí sàn tối thiểu
bao gồm cả phí ứng trước, phí đóng thêm và phí tái bảo hiểm. Các doanh
nghiệp bảo hiểm không bảo hiểm P&I cho chủ tàu thấp hơn mức phí sàn trên.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I bảo hiểm cho những con tàu
hoạt động trên lĩnh vực hàng hải quốc tế, hơn nữa, phải thực hiện bảo hiểm
với cả các Hội P&I quốc tế nên bên cạnh những nguồn luật quốc gia, các căn
cứ pháp lý cho hoạt động bảo hiểm này còn có các nguồn luật quốc tế như:
quy định của Hội P&I mà chủ tàu tham gia bảo hiểm Công ước Brusell 1924 ;
Nghị định thư sửa đổi công ước Brussell – Visby Rules 1968 ; Quy tắc
Hamburg 1978, Quy tắc York – Antwerp 2004,…
2. Phƣơng thức tham gia bảo hiểm P&I của đội tàu Việt Nam
Từ năm 1993 trở về trước, các chủ tàu Việt Nam tham gia bảo hiểm
P&I thông qua Bảo Việt. Sau nghị định 100/NĐ – CP năm 1993 của Chính
phủ, một số doanh nghiệp bảo hiểm khác mới được thành lập cũng khai thác
nghiệp vụ bảo hiểm này. Cho đến nay đã có 11 Công ty bảo hiểm tham gia
bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I. Các Công ty bảo hiểm thường bảo
hiểm thân tàu và bảo hiểm luôn trách nhiệm dân sự của chủ tàu và sau đó thay
mặt các chủ tàu tham gia bảo hiểm P&I.
Thông thường, có thể coi các Công ty bảo hiểm là những người bảo
hiểm gốc, sau khi nhận trách nhiệm bảo hiểm cho các chủ tàu thì tiến hành
nhượng tái bảo hiểm cho Hội P&I. Tư cách của các công ty bảo hiểm Việt
31
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Nam khi nhượng tái bảo hiểm cho các Hội là những nhà kinh doanh bảo hiểm,
không phải với tư cách là Hội viên của các Hội P&I quốc tế. Hầu hết các chủ
tàu Việt Nam đều tham gia bảo hiểm P&I với chỉ nhóm rủi ro P&I. Riêng với
rủi ro trách nhiệm đâm va giữa tàu với tàu, các chủ tàu sẽ được công ty bảo
hiểm bồi thường cả 4/4 trách nhiệm đâm va và Hội chỉ bảo hiểm phần trách
nhiệm vượt quá số tiền bảo hiểm thân tàu. Các Công ty bảo hiểm sẽ căn cứ
vào khả năng tài chính của mình để quyết định phần trách nhiệm giữ lại và
phần còn lại sẽ tái bảo hiểm tại một số Hội P&I như Hội Miền tây nước Anh
(WOE), Hội LSSO, Gard và Steamship theo quy tắc của các Hội này.
3. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm (Nguồn: GS. TS. Hoàng Văn Châu, Giáo
trình bảo hiểm trong kinh doanh)
3.1 Trách nhiệm đối với bên thứ ba
a. Chủ tàu phải chịu trách nhiệm do tàu, thuyền được bảo hiểm gây ra
làm:
- Thiệt hại cầu cảng, đê đập, kè, cống, bè mán, giàn đáy, công trình trên
bờ hoặc dưới nước cố định hoặc di động
- Làm bị thương hoặc thiệt hại tính mạng, tài sản của người thứ ba khác
(không phải thuyền viên trên tàu được bảo hiểm)
- Mất mát, hư hỏng hàng hóa, tài sản chuyển chở trên tàu, thuyền được
bảo hiểm (loại trừ hư hỏng, mất mát do những hành vi ăn cắp hoặc thiếu hụt
tự nhiên)
b. Những chi phí thực tế phát sinh từ tai nạn của tàu, thuyền được bảo
hiểm mà chủ tàu, thuyền phải chịu trách nhiệm dân sự theo luật pháp cũng
như quyết định của tòa án gồm:
- Chi phí tẩy rửa ô nhiễm dầu, tiền phạt của chính quyền địa phương và
các khiếu nại về hậu quả do ô nhiễm dầu gây ra;
32
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Chi phí thắp sang, đánh dấu, phá hủy, trục vớt, di chuyển xác tàu,
thuyền được bảo hiểm bị đắm theo yêu cầu của chính quyền địa phương.
Trường hợp trục vớt, di chuyển xác tàu, thuyền, người bảo hiểm chỉ
chịu trách nhiệm khi chủ tàu tuyên bố từ bỏ tàu, thuyền.
- Chi phí cần thiết và hợp lý trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu tổn
thất, trợ giúp cứu nạn;
- Chi phí liên quan đến việc tố tụng, tranh chấp khiếu nại về trách
nhiệm dân sự.
c. Những khoản chi phí mà chủ tàu, thuyền phải chịu trách nhiệm bồi
thường theo luật pháp đối với:
- Thiệt hại về thân thể hoặc các tổn thất vật chất đối với thủy thủ,
thuyền viên trên tàu thuyền được bảo hiểm;
- Lương và các khoản phụ cấp lương thực hoặc trợ cấp của thủy thủ
đoàn trong trường hợp tàu, thuyền được bảo hiểm bị tổn thất toàn tộ theo Bộ
luật lao động.
d. Trách nhiệm đâm va: Bao gồm các chi phí phát sinh từ tai nạn đâm
va giữa tàu, thuyền được bảo hiểm với tàu, thuyền khác mà chủ tàu có trách
nhiệm theo luật pháp phải bồi thường cho người khác về:
- Thiệt hại, hư hỏng trên tàu, thuyền khác hay tài sản trên tàu, thuyền
ấy;
- Chậm trễ hay mất thời gian sử dụng tàu, thuyền khác hay tài sản trên
tàu thuyền ấy;
- Tổn thất chung, cứu nạn hay cứu hộ theo hợp đồng của tàu, thuyền
khác hay tài sản trên tàu, thuyền ấy;
- Tổn thất chung, cứu nạn hay cứu hộ theo hợp đồng của tàu, thuyền
khác hay tài sản trên tàu, thuyền ấy;
- Trục vớt, di chuyển hoặc phá hủy xác tàu, thuyền ấy;
- Thuyền viên trên tàu, thuyền ấy bị chết hoặc bị thương;
33
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Tẩy rửa ô nhiễm do tàu, thuyền ấy gây ra.
3.2. Trách nhiệm đối với các phương tiện do tàu lai kéo theo.
Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất gây ra cho
những phương tiện được lai dắt, trừ những hàng hóa được chuyên chở trên
những phương tiện đó.
3.3. Trách nhiệm đối với hàng hóa chở trên tàu và/hoặc trên các phương
tiện lai dắt theo
Người bảo hiểm sẽ bồi thường cho những trách nhiệm mà chủ tàu phải
bồi thường cho hàng hóa khi mất mát, hư hỏng (trừ trường hợp do ăn cắp hay
hao hụt tự nhiên) do sự cố tai nạn gây ra cho hàng hóa chở trên tàu được bảo
hiểm và/hoặc trên các phương tiện do tàu được bảo hiểm lai, dắt, là hậu quả
trực tiếp của một trong những nguyên nhân sau:
a. Đâm va vào đá, vật thể ngầm cố định hoặc nổi, trôi (trờ bom, mìn,
thủy lôi), cầu phà, đà, công trình đê đập kè, cầu cảng;
b. Cháy nổ ngay trên tàu hay nơi khác gây tổn thất cho tàu được bảo
hiểm;
c. Vứt bỏ tài sản khỏi tàu để cứu tàu và/hoặc cứu người trong trường
hợp nguy hiểm
d. Mất tích;
e. Động đất, sụt lở, núi lửa phun, mưa đá hay sét đánh;
f. Bão tố, sóng thần, gió lốc;
g. Tai nạn xảy ra trong lúc xếp, dỡ, di chuyển hàng hóa, nguyên vật
liệu, hoặc trong khi tàu thuyền đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xưởng. Trong
mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường của người bảo hiểm về
trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba và/hoặc trách nhiệm đối với hàng hóa
trở trên tàu được bảo hiểm cho mỗi vụ khiếu nại, không vượt quá số tiền bảo
hiểm cho từng phần trách nhiệm tương ứng mà chủ tàu tham gia bảo hiểm,
được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
34
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Ngoài ra, chủ tàu và công ty bảo hiểm có thể thỏa thuận với nhau để
công ty bảo hiểm bảo hiểm thêm những trách nhiệm khác mà không có trong
các trách nhiệm được nêu trên.
4. Hợp đồng bảo hiểm
4.1. Ký kết hợp đồng
Các chủ tàu khi muốn tham gia bảo hiểm P&I, đầu tiên phải gửi giấy
yêu cầu bảo hiểm cho người bảo hiểm trước 07 ngày kể từ ngày yêu cầu bảo
hiểm có hiệu lực với nội dung kê khai theo mẫu in sẵn của người bảo hiểm.
Đối với những tàu mới tham gia bảo hiểm lần đầu với Người bảo hiểm, kèm
theo giấy yêu cầu bảo hiểm phải có bản sao các giấy tờ sau:
- Chứng thư quốc tịch hoặc đăng ký tàu.
- Giấy chứng nhận khả năng an toàn đi biển và giấy chứng nhận cấp
hạng tàu của cơ quan đăng kiểm cấp.
- Giấy phép kinh doanh.
- Chứng nhận ISPS1
, ISM Code2
.
- Biên bản kiểm tra tàu khi giao nhận tàu hoặc biên bản kiểm tra từng
phần của Đăng kiểm
- Hợp đồng hoặc những văn bản pháp lý liên quan trách nhiệm mà chủ
tàu đó ký kết với thuyền viên hoặc với người thứ ba.
- Các giấy tờ khác liên quan đến tàu được bảo hiểm theo yêu cầu của
người bảo hiểm.
Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu liên quan nói trên,
người bảo hiểm sẽ xem xét và tiến hành kiểm tra tình trạng thực tế con tàu.
Nếu tàu thực sự đảm bảo an toàn đi biển người bảo hiểm sẽ chấp nhận và cấp
giấy chứng nhận bảo hiểm P&I cho tàu. Ngày ký kết hợp đồng là ngày được
1
ISPS: Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và cảng biển
2
ISM: Bộ luật quản lý quốc tế về khai thác tàu an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm
35
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm đó. Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm dân sự
chủ tàu thường là 1năm (từ 12h trưa ngày 20/2 năm nay đến 20/2 năm sau).
Nếu sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết mà tàu có sự thay đổi,
các chủ tàu phải thông báo ngay cho Công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ
cấp giấy sửa đổi bổ sung về những thay đổi đó và có thể thu thêm phí bảo
hiểm nếu thấy sự thay đổi đó làm tăng thêm rủi ro và trách nhiệm của mình.
Hiệu lực bảo hiểm tự động chấm dứt khi:
- Thay đổi cơ quan Đăng kiểm của tàu, hoặc thay đổi, đình chỉ, gián
đoạn, thu hồi hay mãn hạn cấp của tàu; qui định rằng nếu tàu đang ở ngoài
biển việc kết thúc bảo hiểm sẽ được dời lại cho đến khi tàu về tới cảng kế tiếp
với điều kiện là việc xuất bến và hành trình của tàu bị kéo dài một cách hợp lý
và đã thông báo cho người bảo hiểm trước.
- Có sự thay đổi về chủ quyền hay quốc kỳ, chuyển quyền quản lý mới
hay cho thuê tàu trần
- Tàu bị Nhà nước trưng thu hay trưng dụng.
4.2 Trách nhiệm các bên trong bảo hiểm P&I
4.2.1. Trách nhiệm của người được bảo hiểm
- Người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ bảo quản tốt tàu, thuyền được
bảo hiểm, thực hiện việc kiểm tra và sửa chữa đúng hạn định.
- Người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ thông báo tổn thất khi xảy ra
tai nạn
- Phải kịp thời áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm cứu giúp, bảo vệ
người, phương tiện, tài sản để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, giúp giám định
viên làm tốt nhiệm vụ giám định và giải quyết nhanh chóng hậu quả tai nạn.
- Trong trường hợp tàu, thuyền được bảo hiểm gây ra tổn thất cho
người thứ ba mà có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm
và cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng từ, thông tin cần thiết và các tình tiết
36
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
liên quan đến việc khiếu nại của họ đồng thời phải làm theo sự chỉ dẫn của
người bảo hiểm hoặc đại diện do người bảo hiểm chỉ định.
4.2.2. Trách nhiệm của người bảo hiểm
- Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối
đa tại thời điểm tham gia bảo hiểm.
- Trách nhiệm của người bảo hiểm về không gian và thời gian được
ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
- Người bảo hiểm có quyền từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền đáng
lẽ được bồi thường nếu người được bảo hiểm không thực hiện đầy đủ những
điều quy định trên.
- Người bảo hiểm sẽ không chấp nhận bồi thường toàn bộ hoặc một
phần số tiền mà người được bảo hiểm tự ý giải quyết với người thứ ba khi
chưa có thoả thuận bằng văn bản của người bảo hiểm.
5. Phí bảo hiểm
Hàng năm vào trước ngày 20/2 khoảng 1 tháng, các công ty bảo hiểm
thường thu xếp đàm phán với Hội thông qua môi giới của mình (ví dụ Bảo
Việt sẽ thu xếp đàm phán với Hội WOE thông qua Bankanfix). Trên cơ sở
đàm phán về các điều kiện, nội dung bảo hiểm với Hội, Hội sẽ ấn định mức
thu phí bảo hiểm tính trên 1 GRT cho mỗi loại tàu (tàu chở hàng khô, tàu
đông lạnh, tàu dầu, tàu Container,…)
Mức phí các Công ty bảo hiểm tính cho các chủ tàu được dựa trên mức
phí tham gia với Hội làm cơ sở và được tính theo công thức:
Phí bảo hiểm chủ tàu phải đóng = Phí cơ bản của Hội + Phí trích cho
mức giữ lại của Công ty bảo hiểm + Phí quản lý của Công ty bảo hiểm.
Sau khi đã tính được các khoản phí mà chủ tàu phải đóng trong năm
nghiệp vụ, các Công ty bảo hiểm sẽ ấn định thời điểm nộp phí cho các chủ
tàu. Thông thường phí được đóng là 2 lần trong năm là ngày 20/2 và 20/7
hàng năm.
37
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Đối với những tàu bảo hiểm theo thời hạn dưới 6 tháng hoặc theo bảo
hiểm chuyến, phí bảo hiểm được nộp toàn bộ một lần ngay khi cấp giấy
chứng nhận bảo hiểm.
Trường hợp tàu còn thời hạn bảo hiểm và phí chưa đến kỳ nộp mà tàu
bị tổn thất toàn bộ thì người được bảo hiểm có trách nhiệm nộp toàn bộ số phí
cho người bảo hiểm trong vòng 15 ngày kể từ ngày người được bảo hiểm gửi
thông báo tàu, thuyền bị tổn thất toàn bộ cho người bảo hiểm.
Trường hợp người được hiểm không nộp phí bảo hiểm theo đúng quy
định, ngoài việc chấm dứt hiệu lực bảo hiểm, người được bảo hiểm vẫn phải
nộp số phí cho thời gian đã bảo hiểm đồng thời nộp thêm khoản lãi theo tỷ lệ
suất vay ngân hàng quá hạn của số phí phải thanh toán cho thời gian chậm trả
mặc dù có bị tổn thất hay không.
6. Giám định và bồi thƣờng tổn thất
6.1 Giám định tổn thất
Khi nhận được thông báo về tổn thất và giấy yêu cầu giám định của
người được bảo hiểm hoặc người đại diện cho người được bảo hiểm, người
bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm uỷ quyền sẽ tiến hành giám định tại chỗ
với sự có mặt của thuyền trưởng, những nhân chứng có liên quan và đại diện
chủ tàu để xác định nguyên nhân, mức độ hư hỏng và tổn thất.
Phí giám định do người yêu cầu giám định trả trực tiếp cho người giám
định và được bồi hoàn khi giải quyết bồi thường nếu tổn thất thuộc trách
nhiệm bảo hiểm.
Trong trường hợp hồ sơ khiếu nại không có biên bản giám định của
người bảo hiểm hoặc của người được bảo hiểm uỷ quyền, người bảo hiểm có
quyền từ chối giải quyết bồi thường toàn bộ hoặc một phần số tiền khiếu nại,
trừ khi đã có thoả thuận khác bằng văn bản.
Sau khi có các rủi ro xảy ra, chủ tàu sẽ thông báo với công ty bảo hiểm
về những thông tin tổn thất, tiếp đó công ty bảo hiểm sẽ kiểm tra lại một số
38
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
yếu tố như chủ tàu đã tham gia đăng kí bảo hiểm loại nào, đóng phí hay chưa
và tiến hành các bước giám định và bồi thường tổn thất như sau:
- Giám đinh tổn thất: công ty bảo hiểm thu xếp cử giám định viên đi
xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất nếu rủi ro xảy ra trong nước và thu
xếp với Hội để giám định kịp thời nếu rủi ro xảy ra ở nước ngoài.
- Giải quyết sự cố: người bảo hiểm phối hợp với chủ tàu để giải quyết
một số thủ tục giấy tờ như: kháng nghị hàng hải, báo cáo sự cố của tổn thất,
trích sao đầy đủ các chi tiết (nhật ký boong, máy), tiếp đó tập hợp các chứng
từ liên quan để chứng minh tàu đã áp dụng các biện pháp thích hợp cho
chuyến hành trình và tiến hành xử lý sự cố cũng như những giấy tờ liên quan
đến tàu.
6.2 Hồ sơ khiếu nại bồi thường
Khi yêu cầu đòi bồi thường, người được bảo hiểm phải cung cấp cho
người bảo hiểm đầy đủ các tài liệu sau:
- Thư khiếu nại đòi bồi thường của người được bảo hiểm
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Kháng nghị hàng hải, báo cáo tai nạn hoặc tổn thất có xác nhận của
chính quyền nơi xảy ra tai nạn, hoặc bến đến đầu tiên (nếu xảy ra tai nạn khi
tàu đang trên hành trình)
- Biên bản giám định của người bảo hiểm hoặc người được người bảo
hiểm ủy quyền
- Giấy chứng nhận mất tàu, thuyền của cơ quan có thẩm quyền (trường
hợp tàu, thuyền bị mất tích)
- Biên bản tai nạn do chính quyền địa phương hoặc công an lập (trường
hợp tai nạn liên quan đến người, tàu, thuyền và tài sản của người thứ 3)
- Hóa đơn chứng từ liên quan đến những chi phí đòi bồi thường
- Thư khiếu nại và toàn bộ tài liệu, chứng từ liên quan đến người thứ 3
nếu có.
39
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc
Hoạt động bảo hiểm P  I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc

More Related Content

Similar to Hoạt động bảo hiểm P I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc

Đánh Giá Nhận Thức Của Người Dân Đối Với Tác Động Du Lịch Và Sự Hỗ Trợ Của Họ...
Đánh Giá Nhận Thức Của Người Dân Đối Với Tác Động Du Lịch Và Sự Hỗ Trợ Của Họ...Đánh Giá Nhận Thức Của Người Dân Đối Với Tác Động Du Lịch Và Sự Hỗ Trợ Của Họ...
Đánh Giá Nhận Thức Của Người Dân Đối Với Tác Động Du Lịch Và Sự Hỗ Trợ Của Họ...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Kinh Tế Và Quản Trị Kin...
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Kinh Tế Và Quản Trị Kin...Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Kinh Tế Và Quản Trị Kin...
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Kinh Tế Và Quản Trị Kin...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp.docĐồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp.docsividocz
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Đối Với Viên Chức Giảng Dạy Tại Trườn...
Hoàn Thiện Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Đối Với Viên Chức Giảng Dạy Tại Trườn...Hoàn Thiện Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Đối Với Viên Chức Giảng Dạy Tại Trườn...
Hoàn Thiện Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Đối Với Viên Chức Giảng Dạy Tại Trườn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Xã Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội...
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Xã Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội...Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Xã Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội...
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Xã Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Viên Chức Bệnh Viện Mắt Trung...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Viên Chức Bệnh Viện Mắt Trung...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Viên Chức Bệnh Viện Mắt Trung...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Viên Chức Bệnh Viện Mắt Trung...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Tính Toán Thiết Kế Và Thử Nghiệm Gối Đỡ Giảm Rung Động Dạng Lá Xếp...
Nghiên Cứu Tính Toán Thiết Kế Và Thử Nghiệm Gối Đỡ Giảm Rung Động Dạng Lá Xếp...Nghiên Cứu Tính Toán Thiết Kế Và Thử Nghiệm Gối Đỡ Giảm Rung Động Dạng Lá Xếp...
Nghiên Cứu Tính Toán Thiết Kế Và Thử Nghiệm Gối Đỡ Giảm Rung Động Dạng Lá Xếp...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 

Similar to Hoạt động bảo hiểm P I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc (20)

Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh.doc
Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh.docQuản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh.doc
Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh.doc
 
Đánh Giá Nhận Thức Của Người Dân Đối Với Tác Động Du Lịch Và Sự Hỗ Trợ Của Họ...
Đánh Giá Nhận Thức Của Người Dân Đối Với Tác Động Du Lịch Và Sự Hỗ Trợ Của Họ...Đánh Giá Nhận Thức Của Người Dân Đối Với Tác Động Du Lịch Và Sự Hỗ Trợ Của Họ...
Đánh Giá Nhận Thức Của Người Dân Đối Với Tác Động Du Lịch Và Sự Hỗ Trợ Của Họ...
 
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Kinh Tế Và Quản Trị Kin...
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Kinh Tế Và Quản Trị Kin...Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Kinh Tế Và Quản Trị Kin...
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Kinh Tế Và Quản Trị Kin...
 
Thẩm định báo cáo đtm và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo đtm (1).docx
Thẩm định báo cáo đtm và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo đtm (1).docxThẩm định báo cáo đtm và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo đtm (1).docx
Thẩm định báo cáo đtm và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo đtm (1).docx
 
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docPhát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.doc
 
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docPhát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.doc
 
Nghiên cứu thành phần loài Giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn.doc
Nghiên cứu thành phần loài Giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn.docNghiên cứu thành phần loài Giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn.doc
Nghiên cứu thành phần loài Giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn.doc
 
Quản lý quy hoạch xây dựng Tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình.doc
Quản lý quy hoạch xây dựng Tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình.docQuản lý quy hoạch xây dựng Tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình.doc
Quản lý quy hoạch xây dựng Tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình.doc
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp.docĐồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp.doc
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chuyển động đến vận tốc của ô tô trang bị ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chuyển động đến vận tốc của ô tô trang bị ...Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chuyển động đến vận tốc của ô tô trang bị ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chuyển động đến vận tốc của ô tô trang bị ...
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...
 
Hoàn Thiện Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Đối Với Viên Chức Giảng Dạy Tại Trườn...
Hoàn Thiện Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Đối Với Viên Chức Giảng Dạy Tại Trườn...Hoàn Thiện Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Đối Với Viên Chức Giảng Dạy Tại Trườn...
Hoàn Thiện Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Đối Với Viên Chức Giảng Dạy Tại Trườn...
 
Kiến Trúc Phần Mềm Chịu Tải Cao Dựa Trên Nền Tảng Điện Toán Đám Mây Microsoft...
Kiến Trúc Phần Mềm Chịu Tải Cao Dựa Trên Nền Tảng Điện Toán Đám Mây Microsoft...Kiến Trúc Phần Mềm Chịu Tải Cao Dựa Trên Nền Tảng Điện Toán Đám Mây Microsoft...
Kiến Trúc Phần Mềm Chịu Tải Cao Dựa Trên Nền Tảng Điện Toán Đám Mây Microsoft...
 
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Xã Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội...
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Xã Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội...Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Xã Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội...
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Xã Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội...
 
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần...
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần...Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần...
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Viên Chức Bệnh Viện Mắt Trung...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Viên Chức Bệnh Viện Mắt Trung...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Viên Chức Bệnh Viện Mắt Trung...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Công Chức Viên Chức Bệnh Viện Mắt Trung...
 
Nghiên Cứu Tính Toán Thiết Kế Và Thử Nghiệm Gối Đỡ Giảm Rung Động Dạng Lá Xếp...
Nghiên Cứu Tính Toán Thiết Kế Và Thử Nghiệm Gối Đỡ Giảm Rung Động Dạng Lá Xếp...Nghiên Cứu Tính Toán Thiết Kế Và Thử Nghiệm Gối Đỡ Giảm Rung Động Dạng Lá Xếp...
Nghiên Cứu Tính Toán Thiết Kế Và Thử Nghiệm Gối Đỡ Giảm Rung Động Dạng Lá Xếp...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...
 
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
 
Quản Lý Tài Chính Tại Trƣờng Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.doc
Quản Lý Tài Chính Tại Trƣờng Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.docQuản Lý Tài Chính Tại Trƣờng Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.doc
Quản Lý Tài Chính Tại Trƣờng Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.doc
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Hoạt động bảo hiểm P I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam.doc

  • 1. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -----------***---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM P&I ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Trần Thị Huyền Trang Lớp : Anh 6 - KTĐN Khóa : 45B Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Trịnh Thị Thu Hƣơng Hà Nội, tháng 05 năm 2010
  • 2. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
  • 3. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM P&I............................................................. 4 I. Nguồn gốc và lịch sử phát triển Hội P&I.............................................. 4 1. Hội P&I ................................................................................................ 4 2. Nguồn gốc ra đời của Hội bảo hiểm P&I .............................................. 4 3. Cơ cấu tổ chức của Hội bảo hiểm P&I ................................................. 6 4. Sự giúp đỡ của Hội đối với các chủ tàu ............................................... 7 5.Nguyên tắc hoạt động của Hội P&I ...................................................... 8 5.1.Nguyên tắc tương hỗ ....................................................................... 8 5.2.Nguyên tắc gia nhập Hội ................................................................ 8 5.3.Nguyên tắc Hội không cho phép..................................................... 9 5.4. Nguyên tắc hết hạn hiệu lực ......................................................... 10 6. Nhóm quốc tế của các Hội bảo hiểm P&I .......................................... 10 II. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I....................................... 11 1. Khái niệm ........................................................................................... 11 2. Đối tượng bảo hiểm ............................................................................ 12 2.1. Trách nhiệm dân sự gây ra bởi bản thân con tàu ........................... 12 2.2. Trách nhiệm đối với con người .................................................... 12 2.3. Trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở ................................... 13 3. Phí bảo hiểm ..................................................................................... 13 3.1 Phương pháp tính phí đóng trước .................................................. 14 3.1.1Phương pháp tính phí theo tỉ lệ bồi thường .............................. 14
  • 4. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 3.1.2 Phương pháp tính phí theo mức bồi thường của trọng tải tàu .. 16 3.2. Phương pháp tính phí đóng sau:........................................................................17 3.3. Việc đóng phí và hoàn phí bảo hiểm...............................................................18 4. Phạm vi bảo hiểm.................................................................................................................19 4.1 Trách nhiệm đối với người trên tàu ...................................................................20 4.1.1. Thuyền viên.............................................................................................................20 4.1.2. Hành khách.............................................................................................................20 4.1.3. Người tham gia làm hàng và người thứ ba khác..............................21 4.2. Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm với tàu khác..............................................................................................................................21 4.3. Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm với vật thể khác......................................................................................................................21 4.4. Trách nhiệm đối với xác tàu.................................................................................22 4.5 Trách nhiệm về ô nhiễm...........................................................................................22 4.6 Trách nhiệm của chủ tàu đối với hàng hóa chuyên chở. .......................23 4.7. Tiền phạt của tòa án, chính quyền, cảng, hải quan… ............................25 4.8. Các trách nhiệm khác................................................................................................25 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM P&I CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM……………. ……27 I. Sự cần thiết của bảo hiểm P&I.....................................................................................27 1. Đối với Công ty vận tải biển..........................................................................................27 2. Đối với các Công ty bảo hiểm......................................................................................28 II. Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm P&I tại thị trƣờng Việt Nam .................................................................................................................. 29
  • 5. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 1. Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo hiểm P&I tại Việt Nam................... 29 2. Phương thức tham gia bảo hiểm P&I của đội tàu Việt Nam ............... 31 3. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm .......................................................... 32 3.1 Trách nhiệm đối với bên thứ ba ..................................................... 32 3.2. Trách nhiệm đối với các phương tiện do tàu lai kéo theo. ............. 34 3.3. Trách nhiệm đối với hàng hóa chở trên tàu và/hoặc trên các phương tiện lai dắt theo .................................................................................... 34 4. Hợp đồng bảo hiểm ............................................................................ 35 4.1. Ký kết hợp đồng ........................................................................... 35 4.2 Trách nhiệm các bên trong bảo hiểm P&I ..................................... 36 4.2.1. Trách nhiệm của người được bảo hiểm ................................. 36 4.2.2. Trách nhiệm của người bảo hiểm ........................................... 37 5. Phí bảo hiểm ...................................................................................... 37 6. Giám định và bồi thường tổn thất ....................................................... 38 6.1 Giám định tổn thất ......................................................................... 38 6.2 Hồ sơ khiếu nại bồi thường ........................................................... 39 6.3. Khấu trừ tiền bồi thường tổn thất.................................................. 40 6.4. Thời hạn thanh toán bồi thường .................................................... 40 III. Tình hình thực hiện bảo hiểm P&I của các Công ty vận tải biển. . 40 1. Công ty vận tải biển – Người được bảo hiểm......................................................40 2. Các công ty bảo hiểm – Người bảo hiểm...............................................................41 3. Thực trạng thị trường bảo hiểm P&I ........................................................................43 4. Sự biến động của phí bảo hiểm P&I.........................................................................48
  • 6. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 4.1. Mức biến động chung của phí Hội ................................................ 48 4.2 Tình hình phí trên thị trường Việt Nam ......................................... 50 5. Tình hình bồi thường và tổn thất ........................................................ 53 IV. Khó khăn, hạn chế trong hoạt động bảo hiểm P&I đối với các Công ty vận tải biển .......................................................................................... 56 1. Phí bảo hiểm cao ............................................................................... 56 1.1 Không trực tiếp tham gia Hội P&I quốc tế .................................... 57 1.2. Chất lượng tàu yếu kém................................................................ 57 1.3. Tỷ lệ tàu bị bắt giữ cao ................................................................. 58 1.4. Nhận thức kém của người đi biển dẫn đến tai nạn hàng hải lớn. ... 60 2. Khó khăn trong công tác giám định, bồi thường, khiếu nại................. 63 2.1 Khó khăn do không tham gia trực tiếp Hội P&I ............................ 63 2.2. Hạn chế về nghiệp vụ của người bảo hiểm ................................... 63 3. Khó khăn trong việc huy động các chủ tàu tham gia bảo hiểm P&I .... 64 3.1 Hạn chế trong nghiệp vụ của người bảo hiểm ................................ 64 3.2. Hạn chế trong nhận thức của người được bảo hiểm ...................... 65 4. Một số khó khăn khác ........................................................................ 65 CHƢƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM P&I ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM ..................................................................................................................... 67 I. Xu hƣớng phát triển của bảo hiểm P&I trên thị trƣờng Việt Nam .. 67 1. Xu hướng phát triển chung của toàn thị trường bảo hiểm ................... 67 2. Xu thế phát triển của thị trường bảo hiểm P&I ................................... 68
  • 7. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bảo hiểm P&I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam ...................................................................................69 1. Đối với các chủ tàu và thuyền viên............................................................................69 1. 1.Thực hiện tốt các quy định về chất lượng tàu, an toàn hàng hải.....69 1.2. Nâng cao trình độ nhận thức của chủ tàu về công tác khiếu nại, bồi thường..........................................................................................................................................70 1.3. Nâng cao trình độ, ý thức của thuyền viên...................................................71 2. Đối với các công ty bảo hiểm .......................................................................................73 2.1. Giải pháp thu hút khách hàng tiềm năng.......................................................73 2.1.1. Nâng cao khả năng của đội ngũ nhân viên tư vấn..........................73 2.1.2. Phát triển các hoạt động marketing.........................................................74 2.2. Giải pháp về phí bảo hiểm..........................................................................................76 2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác giám định, bồi thường, khiếu nại..........................................................................................................................................78 3. Đối với các cơ quan chức năng.....................................................................................80 3.1. Cơ quan đăng kiểm.........................................................................................................80 3.2. Cục Hàng hải Việt Nam...............................................................................................81 III. Kiến nghị..................................................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng 1: Thống kê kết quả hoạt động của thị trường bảo hiểm P&I từ năm 2005 đến năm 2009...........................................................................................................................43 Bảng 2: Chi tiết mức tăng chung phí bảo hiểm P&I của các Hội..........................49 Bảng 3: Thống kê tai nạn hàng hải 2004 - 2007..............................................................53 Bảng 4: Thống kê lượng tàu bắt giữ từ năm 2007 – 2009..........................................59 Hình 1: Tổng phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ toàn thị trường 2003 - 2009 ............................................................................................................. 42 Hình 2: Thị phần tham gia bảo hiểm P&I tại các Hội năm 2006 ................... 44 Hình 3: Thị phần tham gia bảo hiểm P&I tại các Hội năm 2008 ................... 45 Hình 4: Thị phần các công ty bảo hiểm P&I Việt Nam theo tấn dung tích .... 46 Hình 5: Thị phần tham gia bảo hiểm P&I tại các Hội năm 2009 ................... 48 Hình 6: Tổng phí bảo hiểm P&I các năm 2003 – 2008 ................................. 50
  • 9. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro đó được gây ra từ nhiều nguyên nhân như các rủi ro do thiên nhiên gây ra: bão lụt, hạn hán, dịch bệnh,…Bất kể là do nguyên nhân gì, khi những rủi ro xảy ra thường gây cho con người những khó khăn trong cuộc sống như tài sản bị phá hoại, sản xuất bị ngừng trệ, ngoài ra còn có thể gây thương tích, thiệt mạng …và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung. Để đối phó với các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả do rủi ro gây ra và bảo hiểm là một trong những biện pháp hiệu quả nhất. Bảo hiểm là một biện pháp kinh tế nhằm đảm bảo bù đắp những tổn thất về tài sản của mỗi đơn vị kinh tế riêng biệt do những rủi ro, biến cố gây ra bằng cách phân tán rủi ro này cho nhiều đơn vị kinh tế bị chính rủi ro này đe dọa. Bên cạnh đó, bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức; giúp họ yên tâm trong cuộc sống, sinh hoạt, trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi chỉ với một giá khiêm tốn (phí bảo hiểm) bảo hiểm có thể giúp đỡ các gia đình, các tổ chức khắc phục hậu quả những rủi ro khôn lường. Đặc biệt khi nền kinh tế đất nước đang phát triển nhanh, quá trình lưu thông, buôn bán hàng hóa giữa các nước gia tăng thì nhu cầu bảo hiểm cũng đòi hỏi phải phát triển tương ứng. Bảo hiểm lúc này đã trở thành bạn đường theo các nhà quản lý kinh tế, các chủ sản xuất kinh doanh. Với vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống sản xuất kinh doanh của con người nên lĩnh vực bảo hiểm được quan tâm và phát triển, thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh. Các tổ chức bảo hiểm lớn mạnh không ngừng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Kinh doanh bảo hiểm đã thực sự phát triển không những về mặt 1
  • 10. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM quy mô tổ chức mà cả về loại hình bảo hiểm. Một trong những sản phẩm bảo hiểm phát triển nhanh và mạnh nhất hiện nay là bảo hiểm hàng hải. Bảo hiểm hàng hải là một loại bảo hiểm bao gồm tất cả các giá trị bảo hiểm liên quan đến vận tải đường biển. Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển cao, thiết bị của các đội tàu hiện đại, nhưng rủi ro hàng hải vẫn xảy ra, vẫn gây thiệt hại lớn cho các chủ tàu, cho nền kinh tế nói chung. Vì thế bảo hiểm hàng hải thực sự cần thiết đối với các chủ tàu và cũng là thị trường tiềm năng có thể khai thác của các Công ty bảo hiểm. Trong quá trình phát triển nóng của thị trường vận tải biển Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu các loại hình bảo hiểm hàng hải càng có ý nghĩa hơn. Do đó, em đã chọn đề tài về một loại hình bảo hiểm hàng hải để nghiên cứu, đó là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I). Đề tài nghiên cứu của em như sau: “Hoạt động bảo hiểm P&I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam” Kết cấu của bài viết được chia như sau: Lời mở đầu Chương I: Khái quát về bảo hiểm P&I Chương II: Thực trạng hoạt động bảo hiểm P&I tại Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bảo hiểm P&I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam Kết luận Vì đề tài này là nghiên cứu về bảo hiểm P&I đối với các Công ty vận tải biển Việt Nam nên mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Tìm hiểu tình hình thực tế khai thác bảo hiểm P&I trên thị trường Việt Nam - Rút ra những khó khăn còn tồn tại trong việc tham gia bảo hiểm P&I đối với các Công ty vận tải biển trong nước cũng như các Công ty bảo hiểm. 2
  • 11. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Tìm ra những giải pháp cho thị trường bảo hiểm P&I trong thời gian tới. Khóa luận tốt nghiệp này hoàn thành được ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân em còn được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn, TS. Trịnh Thị Thu Hương. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với cô đã nhiệt tình chỉ bảo cho em trong quá trình làm khoá luận này. Vì thời gian thực hiện khoá luận có hạn, kiến thức thực tế không có nhiều, nội dung khoá luận chủ yếu là dựa trên cơ sở lý thuyết nên khó có thể tránh khỏi được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, ý kiến đóng góp của các thầy cô để khóa luận này giàu tính thực tiễn hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! 3
  • 12. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM CHƢƠNG I KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM P&I I. Nguồn gốc và lịch sử phát triển Hội P&I 1. Hội P&I P&I club là Hội bảo hiểm của các chủ tàu, là Hội do các chủ tàu thành lập để bảo hiểm trách nhiệm của chủ tàu với người thứ 3. P: Protection nghĩa là sự phục vụ và giúp đỡ của Hội đối với các Hội viên trong các lĩnh vực như bảo lãnh, giải thoát khỏi bị bắt giữ, giúp đỡ chủ tàu giải quyết các tranh chấp với người khiếu nại, tổ chức các lớp chuyên đề về bảo hiểm P&I. I: Indemnity là sự bồi thường của Hội đối với các rủi ro của tàu được bảo hiểm. Club: nghĩa là các Hội viên đóng góp chi phí trên cơ sở tương hỗ để duy trì hoạt động của Hội và cùng nhau chia sẻ trách nhiệm. Người thứ 3: là những người ngoài Hội và ngoài các chủ tàu được bảo hiểm như công nhân xếp dỡ, chính quyền cảng, thuyền viên, chủ hàng… 2. Nguồn gốc ra đời của Hội bảo hiểm P&I Tổ tiên của các Hội bảo hiểm P&I là các Hội bảo hiểm vỏ tàu. Thời gian đầu được thành lập để chống lại sự độc quyền của hãng Lloyd’s và một số Công ty bảo hiểm London cỡ lớn khác mà thông qua sự độc quyền của mình, các Công ty này đòi phí bảo hiểm rất cao dẫn đến các chủ tàu phải tìm đến một thị trường bảo hiểm có mức phí bảo hiểm rẻ hơn ở nơi khác. Để đạt được mức phí bảo hiểm như mong muốn, con đường duy nhất của các chủ tàu thời đó là tổ chức lại tự bảo hiểm dưới hình thức chia sẻ một cách tương hỗ những tổn thất mà họ phải chịu đựng trong quá trình quản lý và kinh doanh khai thác tàu. Đến năm 1810, đã có trên 20 Hội bảo hiểm vỏ tàu tương hỗ được thành lập, phần lớn được tập trung ở London và ngoài ra có hai Hội ở Đông Bắc và miền Tây nước Anh. 4
  • 13. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Năm 1824, Nghị viện Anh xóa bỏ sự độc quyền và vì thế lại một lần nữa có sự cạnh tranh về bảo hiểm vỏ tàu. Các chủ tàu không còn cần đến các Hội bảo hiểm vỏ tàu tương hỗ nữa và thị trường bảo hiểm lúc này đã được mở rộng. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian này và những thập kỷ tiếp sau đó lại phát sinh một số rủi ro khác không thuộc hoặc chỉ thuộc một phần trách nhiệm của bảo hiểm vỏ tàu, dẫn đến các chủ tàu buộc phải tự bảo hiểm bằng cách thành lập các Hội bảo hiểm tương hỗ. Rủi ro thứ nhất là rủi ro đâm va tàu. Vào khoảng thời gian này đã có một số vụ đâm va tàu xảy ra nhưng trong điều khoản bảo hiểm vỏ tàu vẫn chưa quy định rõ về trách nhiệm của bảo hiểm trong việc bồi thường cho chủ tàu khác do hậu quả hai tàu đâm va nhau và chủ tàu ấy có lỗi. Do vậy, bảo hiểm tàu đã khước từ bồi thường phần trách nhiệm của chủ tàu đối với chủ tàu khác. Một số chủ tàu đã kiện Công ty bảo hiểm vỏ tàu nhưng không đạt được kết quả gì. Cho đến năm 1836, tòa án Anh vẫn bênh vực cho quyền lợi của Công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, do sự đấu tranh của các chủ tàu, các Công ty bảo hiểm vỏ tàu đã mở rộng phạm vi bảo hiểm đối với rủi ro về đâm va tàu. Nhưng họ chỉ nhận bảo hiểm 3/4 trách nhiệm của chủ tàu đối với chủ tàu khác trong trường hợp đâm va tàu. Các nhà bảo hiểm hy vọng rằng để chủ tàu phải gánh 1/4 trách nhiệm đâm va thì họ sẽ thận trọng hơn trong công việc điều hành và quản lý con tàu. Tuy vậy, 1/4 trách nhiệm đâm va không được bảo hiểm này lại quá lớn so với khả năng tài chính của các chủ tàu. Do vậy, họ phải tìm nơi nào đó để mua bảo hiểm. Rủi ro thứ hai là rủi ro thương tật, chết chóc của người đi biển bao gồm thuyền viên và hành khách đi tàu cũng không được bảo hiểm. Đến năm 1846, Nghị viện Anh đã thông qua đạo luật về trách nhiệm của chủ tàu với rủi ro này. Năm 1855, hai Hội bảo trợ chủ tàu đầu tiên được thành lập nhằm mục đích bảo hiểm 1/4 trách nhiệm đâm va của chủ tàu và 100% trách nhiệm của chủ tàu đối với thương tật, chết chóc của người đi biển, không nhằm mục đích 5
  • 14. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM lợi nhuận. Hội thứ nhất là Hội The Britaina Steamship Insurance Association, Hội thứ hai là Hội Shipowner’s Protection Association - Hội này chính là tiền thân của Hội West of England hiện nay chúng ta đang tham gia. Sang đầu thế kỷ 20, các Hội bảo hiểm P&I đã trở thành một bộ phận quan trọng của bảo hiểm hàng hải. Trong thời gian đầu, vì nước Anh là nơi phát sinh ra loại bảo hiểm này, nên Hội bảo hiểm P&I được giành riêng cho chủ tàu người Anh. Nhưng vì nhu cầu P&I ngày càng tăng và trở thành cấp thiết cho tất cả các chủ tàu nên những chủ tàu không phải là người Anh cũng đề nghị được tham gia vào Hội. Hội P&I không còn riêng của người Anh nữa mà nó trở thành Hội quốc tế của các chủ tàu. Hiện nay chỉ có 5 nước có các P & I Club là: Anh, Na Uy, Thuỵ Điển, Mỹ, Nhật. Hội lớn nhất là United Kingdom, bảo hiểm đến 1/4 tổng trọng tải đội tàu buôn thế giới.(Nguồn: Trần Thúy Hà, Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu tại Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam) 3. Cơ cấu tổ chức của Hội bảo hiểm P&I * Hội P&I là một pháp nhân, tương tự như một Công ty TNHH hay là một tổ hợp có từ 100 đến 200 Hội viên. * Cơ quan quyền lực cao nhất của Hội là Hội đồng Giám đốc (Board of Directors), tất cả các vấn đề về thể lệ, chính sách, giải quyết bồi thường cho các Hội viên đều do Hội đồng Giám đốc quyết định. * Cơ quan thường thực giải quyết các công việc hàng ngày ở Hội có thể tổ chức theo một trong hai hình thức: + Ban giám đốc: Gồm một Chủ tịch và một Phó chủ tịch do Hội đồng giám đốc chỉ định, thành viên của Ban giám đốc thường là các chủ tàu lớn. + Ban quản lý: Đứng đầu là một Chủ tịch và một số Phó chủ tịch do Hội đồng giám đốc thuê, gồm các chuyên gia về pháp lý, thương mại theo đó Ban giám đốc và Ban quản lý chỉ được giải quyết những tranh chấp không vượt quá 100.000 USD, nếu lớn hơn do Hội đồng giám đốc giải quyết. 6
  • 15. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Ban Giám đốc hoặc Ban quản lý phải báo cáo tình hình tài chính trước kỳ họp của Hội đồng Giám đốc được tổ chức hàng năm một hoặc hai lần. + Các chi nhánh: thường được thành lập ở một số khu vực có nhiều chủ tàu lớn để giải quyết tranh chấp và các tổn thất có liên quan đến các Hội viên. + Đại diện: thường là người của Hội được đặt tại các nước. Hiện nay, xu hướng Hội sử dụng đại diện thương mại là chính, chỉ khi nào thật sự cần thiết, đại diện thương mại mới chỉ định một Luật sư có tiếng đứng ra giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi của chủ tàu và được gọi là Thông tấn viên của Hội. Thông tấn viên được Hội giao cho sáu nhiệm vụ cơ bản: - Luôn gặp gỡ các chuyên gia thương mại và pháp lý để tránh hoặc giải quyết khiếu nại kiện tụng. - Cung cấp kênh liên lạc giữa các quản trị viên, ban giám đốc của Hội và chủ tàu, thuyền trưởng, đại lý của chủ tàu. - Thông báo và cố vấn cho thuyền trưởng, chủ tàu hoặc đại lý của họ về thủ tục, tập quán, luật lệ và hải quan địa phương để tránh việc tàu bị chậm trễ và phát sinh tranh chấp khi tàu ở cảng. - Đề ra các biện pháp cứu người và tài sản trên biển, kết hợp với chủ tàu để giải quyết sự cố. - Thông báo đầy đủ cho Hội những thay đổi của luật địa phương ảnh hưởng đến họat động của chủ tàu và Hội. - Giám sát công việc của luật sư, giám định viên và chuyên gia địa phương do Hội thuê, giúp Hội thuê những người này với chi phí hợp lý và khả năng làm việc có hiệu quả, liêm khiết. 4. Sự giúp đỡ của Hội đối với các chủ tàu Hội giúp đỡ các chủ tàu giải quyết tranh chấp với Người khiếu nại. Một trong những sự phục vụ của Hội được các Hội viên đánh giá cao nhất là Hội cấp giấy bảo lãnh để giải thoát tàu bị bắt giữ bởi Người thứ 3 có khiếu nại hàng hóa với chủ tàu. Hội có cấp giấy bảo lãnh hay không là do Hội đơn 7
  • 16. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM phương quyết định và việc đó tùy thuộc vào mối quan hệ giữa Hội và Hội viên, việc bắt giữ đó xuất phát từ khiếu nại nào? Có liên quan đến trách nhiệm của Hội hay không? Một sự phục vụ nữa không kém phần quan trọng, đó là việc cung cấp thông tin của Hội. Hội thường xuyên gửi cho chủ tàu các văn kiện của các Công ước quốc tế mới nhất, văn bản sửa đổi luật lệ của các nước liên quan đến trách nhiệm của chủ tàu, mẫu hợp đồng và vận tải, ... Hội cũng tiến hành các khóa đào tạo cán bộ nghiệp vụ của các Hội viên. Nhiều chủ tàu đã cử cán bộ của mình đến để thực tập tại trụ sở của Hội. Ngoài ra, Hội còn tổ chức các chuyên đề bảo hiểm để bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của các chủ tàu. 5. Nguyên tắc hoạt động của Hội P&I 5.1.Nguyên tắc tương hỗ Nhằm cân bằng các khoản thu chi của Hội. Mọi khoản chi tiêu của Hội như bồi thường tổn thất, chi quản lý, chi giúp đỡ Hội viên đều do các thành viên đóng góp. Khi một Hội viên bị tổn thất thì tất cả các Hội viên còn lại phải đóng góp bồi thường cho tổn thất của Hội viên đó. Hoạt động của Hội không nhằm mục đích kinh doanh, không lỗ, không lãi. 5.2. Nguyên tắc gia nhập Hội Khi vào Hội, các Hội viên phải tán thành nguyên tắc tương hỗ và tuân thủ những quy định sau đây: - Phải viết đơn khi gia nhập Hội theo mẫu đơn chung để Ban quản lý hoặc Ban giám đốc và Hội xem xét. Đơn bao gồm các nội dung: + Tên, địa chỉ chủ tàu + Trọng tải + Phạm vi hoạt động của tàu + Phẩm cấp, trang thiết bị + Mục đích sử dụng... 8
  • 17. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM + Tàu tham gia Hội P&I là tàu đã được bảo hiểm thân tàu - Khi đã là Hội viên thì coi như đã ký một hợp đồng bảo hiểm với Hội - có hiệu lực theo năm tài chính của Hội (từ 12h ngày 20/2 năm trước đến 12h ngày 20/2 năm sau) - Hội viên có thể tham gia theo quy tắc của Hội, cũng có thể thêm bớt cho phù hợp với từng Hội viên. - Chủ tàu có thể tham gia Hội với tư cách thành viên với bất kỳ số trọng tải đăng ký nào. Hội có thể từ chối bảo hiểm mà không công bố lý do. Điều kiện bảo hiểm có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Nếu có thông báo thay đổi, điều kiện bảo hiểm sẽ đến tay thành viên trước 1 tháng, trong trường hợp sự thay đổi do sự ban hành luật mới hoặc các lý do khác phải thông báo trước 2 tháng. 5.3. Nguyên tắc Hội không cho phép Hội không cho phép chủ tàu cầm cố, chuyển nhượng tàu được bảo hiểm nếu không có sự đồng ý của Hội. Hiệu lực bảo hiểm sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau: - Khi đem bán tàu thì hiệu lực bảo hiểm chấm dứt vào ngày thông tin cho Hội biết. - Tàu mất tích thì bảo hiểm bị đình chỉ vào ngày Hội viên được chính quyền địa phương công bố mất tích. - Nếu Hội viên là cá nhân thì ngày đình chỉ bảo hiểm là ngày người đó chết hoặc ngày toà án ra lệnh quản lý tài sản do bị phá sản hoặc bị mắc nợ. - Nếu Hội viên là Công ty thì bảo hiểm đình chỉ trong trường hợp Công ty đó đang giải quyết những vấn đề tồn tại mà buộc phải giải tán. Hội quyết định đình chỉ bảo hiểm trong các trường hợp sau: - Khi Hội viên không thanh toán đầy đủ phí bảo hiểm - Chủ tàu nhượng quyền sở hữu cho người khác, cầm cố hoặc thế nợ không có bảo lãnh. - Tàu bị thay đổi cờ tàu, quốc tịch. 9
  • 18. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Tàu bị tổn thất toàn bộ thực sự, tổn thất toàn bộ ước tính, tổn thất toàn bộ về thương mại. Hội viên có quyền ra khỏi Hội nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Hội biết trước ít nhất là 30 ngày. 5.4. Nguyên tắc hết hạn hiệu lực - Hội viên bị chết, bị phá sản, mất quyền sở hữu Công ty, mất năng lực kinh doanh - Tàu bị bán hoặc bị mất tích - Sau 30 ngày kể từ ngày Hội viên xin ra khỏi Hội - Sau 7 ngày kể từ ngày tuyên bố huỷ hợp đồng do lỗi của Hội viên. 6. Nhóm quốc tế của các Hội bảo hiểm P&I Hiện nay, việc cung cấp bảo hiểm P&I trên thế giới được thực hiện dưới 3 hình thức: Hội trong nhóm Hội quốc tế, các Hội ngoài nhóm Hội quốc tế và các công ty bảo hiểm thương mại trong đó hoạt động của nhóm Hội quốc tế là nổi bật nhất và đáng chú ý hơn cả. Điểm đặc trưng cơ bản khác biệt của nhóm Hội quốc tế so với hai hình thức còn lại đó là hoạt động dựa trên nguyên tắc tương hỗ. Hội bảo hiểm P&I tiến hành bảo hiểm không giới hạn vì mục đích phục vụ kinh doanh cho các chủ tàu là chính nên các rủi ro, trách nhiệm mà Hội đảm nhận bảo hiểm ngày càng nhiều. Một số vụ tổn thất lớn nảy sinh trong một thời gian ngắn sẽ dẫn đến tê liệt hoạt động riêng lẻ của từng Hội. Để ổn định cho hoạt động kinh doanh của các Hội và chủ tàu, một số Hội đã hợp nhất lại thành lập một nhóm quốc tế mang tên gọi là POOL. Đó là hình thức góp quỹ chung để bảo hiểm phần tổn thất vượt quá khả năng tài chính của từng Hội. Như vậy có thể gọi nhóm quốc tế là Hội của các Hội bảo hiểm P&I. Mục đích chính của việc thành lập nhóm là mở rộng phạm vi trách nhiệm, dàn mỏng rủi ro mà các chủ tàu bảo hiểm lẫn cho nhau trong từng Hội riêng rẽ 10
  • 19. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM của họ. Nghĩa là mỗi tổn thất của một chủ tàu nếu vượt quá khả năng tài chính của một Hội đã có các chủ tàu khác trong nhóm cùng gánh chịu. Đây là một hình thức mà các Hội bảo hiểm P&I tái bảo hiểm lẫn cho nhau, mỗi Hội viên giữ lại trách nhiệm đối với tổn thất tùy theo khả năng tài chính của mình, phần vượt quá mức giữ lại sẽ do Nhóm gánh chịu. Để được quyền lợi trên mỗi Hội đều phải đóng góp tài chính để hình thành quỹ của Nhóm. Hầu hết các Hội bảo hiểm P&I đều tham gia nhóm “London pool”, hiện nay nhóm gồm 13 Hội sau: 1. United Kingdom 8. Liverpool 2. Standard 9. West of England 3. Britania 10. Gard 4. London Steam Ship 11. Skuld 5. North of England 12. Hội của Thuỵ Điển 6. Sunderland 13. Hội của Nhật Bản 7. Newcastle II. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I 1. Khái niệm “Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu là bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu đối với người thứ ba trong quá trình sở hữu, kinh doanh, khai thác tàu biển” (Nguồn: GS. TS. Hoàng Văn Châu, Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh) Khi nói đến bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu, không chỉ có sản phẩm bảo hiểm dành cho các chủ tàu hoạt động trên cùng biển quốc tế mà có cả cho các tàu hoạt động trên vùng nội thủy. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, khi nói đến bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu hay bảo hiểm P&I được hiểu là bảo hiểm đối với những con tàu chạy tuyến đường biển quốc tế. 11
  • 20. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2. Đối tƣợng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm P&I là trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với người thứ ba. Trong quá trình kinh doanh khai thác tàu biển, chủ tàu hoặc người quản lý tàu phải chịu những trách nhiệm về những rủi ro, tổn thất thiệt hai gây ra cho người khác. Trách nhiệm dân sự đó bao gồm: 2.1. Trách nhiệm dân sự gây ra bởi bản thân con tàu Trách nhiệm đâm va với tàu và các đối tượng khác: Hậu quả của thiệt hại đâm va rất lớn như thiệt hại về tài sản, kinh doanh, con người, ô nhiễm dầu và ô nhiễm môi trường,.. Bảo hiểm thân tàu đã chịu trách nhiệm đâm va trong phạm vi ¾ số tiền bảo hiểm thân tàu. Như vậy, chủ tàu còn chịu trách nhiệm về: - ¼ trách nhiệm đâm va mà bảo hiểm thân tàu chưa bồi thường - Số tiền trách nhiệm đâm va vượt quá ¾ giá trị bảo hiểm thân tàu (nếu có) Trách nhiệm dân sự đối với con tàu bị đắm: Bao gồm các chi phí thắp sáng, đánh dấu xác tàu bị đắm, chi phí trục vớt, di chuyển xác tàu đắm,… Trách nhiệm dân sự đối với ô nhiễm dầu, ô nhiễm môi trường do dầu và hàng hóa chuyên chở trên tàu gây ra trong các vụ tai nạn, tổn thất của tàu như bị thủng, mắc cạn, chìm đắm, cháy,… 2.2. Trách nhiệm đối với con người Theo luật định hoặc theo hợp đồng tuyển dụng, chủ tàu phải có trách nhiệm về các chi phí khám, chữa bệnh do đau ốm, thương tật, tai nạn, mai táng, hồi hương, cử người thay thế và các khoản trợ cấp liên quan khác cho các đối tượng như: các sỹ quan, thủy thủ, thuyền viên, hành khách đi trên tàu, công nhân xếp dỡ hàng hóa trên tàu, công nhân cảng làm việc với tàu. 12
  • 21. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2.3. Trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở Trước khi nhận hàng hóa để chuyên chở, chủ tàu cần phải có sự mẫn cán hợp lý để làm cho tàu có đủ khả năng đi biển, biên chế người làm việc, trang thiết bị và cung ứng lương thực thực phẩm đầy đủ. Chủ tàu phải hiểu được những đặc tính cơ bản của hàng hóa mà chuẩn bị cho các hầm hàng, các buồng đông lạnh và các bộ phận khác của tàu thích ứng tốt cho việc tiếp nhận, bảo quản hàng hóa và chuyên chở hàng hóa. Chủ tàu sẽ phải chịu trách nhiệm đối với trường hợp hàng hóa bị mất mát, tổn thất do chủ tàu không làm tròn trách nhiệm của mình. 3. Phí bảo hiểm (Nguồn: Hồ Thủy Tiên, Bảo hiểm hàng hải) Mức phí đưa ra tương hỗ giữa Hội và Hội viên được tính dựa trên cơ sở cân bằng thu chi, không cố định trước mà phụ thuộc vào tình hình phát sinh các khoản chi bồi thường và chi phí quản lý khác của Hội. Nguồn thu chủ yếu của Hội là phí bảo hiểm và các khoản lãi đầu tư từ vốn nhàn rỗi của Hội. Những nguồn thu này nhằm đáp ứng cho các khoản chi phí khác trong năm như: chi bồi thường tổn thất cho các Hội viên, các khoản chi bồi thường cho các Hội khác trong nhóm Pool, chi phí tái bảo hiểm cho những tổn thất vượt quá mức giữ lại của Hội và nhóm, chi phí quản lý hành chính. Ngoài ra, Hội còn tính đến những chi phí do sự mất giá của đồng tiền. Do tính chất phức tạp của các rủi ro mà Hội nhận bảo hiểm nên trong năm nghiệp vụ có những tổn thất phải chờ một vài năm sau mới có sự phán quyết của Tòa án hoặc trọng tài. Chỉ đến khi đã thanh toán hết những khoản phải chi trong năm nghiệp vụ thì Hội mới có số liệu để phân bổ phí phải đóng của các Hội viên năm đó. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, Hội yêu cầu các Hội viên phải đóng trước một khoản tiền, khoản tiền này gọi là phí đóng trước. Số phí đóng trước này thường chiếm khoảng 75% đến 80% số phí phải đóng của Hội viên. Số phí đóng sau sẽ được tính toán cho mỗi Hội viên khi đã có đủ số liệu về tổng số chi tiêu của Hội trong năm nghiệp vụ. 13
  • 22. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 3.1 Phương pháp tính phí đóng trước Phí đóng trước được dựa vào các căn cứ như là: - Loại tàu, tuổi tàu, phạm vi hoạt động, mức khấu trừ, trình độ nghề nghiệp của thủy thủ đoàn - Kết quả thống kê về tình hình tổn thất của chủ tàu trong nhiều năm trước (thường là 5 năm) Mức phí đóng trước được tính trên mỗi đơn vị trọng tải (GRT). Có 2 cách tính phí đóng trước như sau: - Phương pháp tính phí theo tỷ lệ bồi thường - Phương pháp tính phí theo mức bồi thường của trọng tải tàu. 3.1.1Phương pháp tính phí theo tỉ lệ bồi thường Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Theo phương pháp này, Hội tính tỷ lệ bồi thường bình quân của Hội cho mỗi Hội viên trong một thời gian nhất định (thường là 5 năm) làm cơ sở để tính mức phí thuần hoặc tỷ lệ phí thuần, mức phí đóng trước sẽ được ấn định sau khi xem xét thêm tỷ lệ bồi thường của năm thứ 5, chi phí tái bảo hiểm, chi phí bồi thường cho nhóm, chi phí quản lý và tỷ lệ lạm phát tiền tệ. Dưới đây là các bước để tính phí theo tỷ lệ bồi thường: B1: Tính tỷ lệ bồi thường bình quân của Hội trong 5 năm : số tiền mà Hội đã và sẽ bồi thường cho Hội viên đó năm thứ i : số phí mà Hội viên đó đã và sẽ nộp cho Hội năm thứ i i = 1 5 là thứ tự các năm lấy số liệu khảo sát B2: Tính số phí phải đóng năm thứ 5 14
  • 23. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM B3: Tính số phí tái bảo hiểm năm nghiệp vụ mà Hội viên đó phải đóng góp: với g: phí tái bảo hiểm trên thị trường tính trên 1 GRT Q: tổng trọng tải đội tàu của Hội viên đó : trọng tải đội tàu của Hội viên trong năm i B4: Tính số phí Hội viên đóng góp cho Hội bồi thường cho các Hội khác trong nhóm quốc tế: : tỷ lệ đóng góp tài chính của Hội viên và để bồi thường cho nhóm Quốc tế được tính trên cơ sở số phí của năm thứ 5 B5: Chi phí quản lý: : tỷ lệ định mức chi phí quản lý của Hội (thường dao động từ 10% đến 15%) B6: Tính tỷ lệ được phép bồi thường của Hội cho từng Hội viên của năm nghiệp vụ (năm thứ 6): B7: Tính tỷ lệ chênh lệch giữa tỷ lệ bồi thường năm nghiệp vụ (T6) với tỷ lệ bồi thường bình quân ( ) 15
  • 24. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM B8: Tính tỷ lệ mất giá của đồng tiền đóng phí dựa theo số liệu thống kê trên thị trường tiền tệ và thanh toán quốc tế ( ) B9: Tính số phí bảo hiểm phải đóng cho 1GRT trong năm thứ 5. B10: Tính phí bảo hiểm đóng trước của Hội viên năm nghiệp vụ (năm thứ 6): Phương pháp tính phí theo tỷ lệ bồi thường có ưu điểm là nhanh gọn, phù hợp với các Hội viên có kết quả kinh doanh không quá xấu. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp tính phí này còn bộc lộ một số nhược điểm là không phản ánh được sự biến động của đội tàu và nhất là không thể áp dụng được để tính phí cho các Hội viên có kết quả kinh doanh quá xấu vì khi đó phí được tính theo cách này sẽ rất cao và không mang tính tương hỗ. 3.1.2 Phương pháp tính phí theo mức bồi thường của trọng tải tàu Theo phương pháp này, người ta tính mức bồi thường bình quân theo trọng tải tàu của từng Hội viên. Những tổn thất lớn của Hội viên sẽ được các Hội khác trong nhóm và các Hội viên khác trong Hội chia sẻ theo tính tương hỗ. Trong những tổn thất ấy, phần Hội viên phải gánh chịu được coi là tổn thất làm cơ sở để tính phí cho những năm sau. Sau khi tính mức bồi thường bình quân theo trọng tải tàu, người ta cộng thêm chi phí tái bảo hiểm, phí đóng góp bồi thường cho nhóm, chi phí quản lý và phụ phí về làm phát để tính ra số phí đóng trước trên 1 GRT cho từng Hội viên. Các bước để tính phí được xác đinh như sau: B1: Tính mức bồi thường bình quân 5 năm trước cho một tấn trọng tải tàu 16
  • 25. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM B2: Tính phí tái bảo hiểm cho một tấn trọng tải tàu theo giá phí tái bảo hiểm của thị trường quốc tế ( ) B3: Tính phí bồi thường cho nhóm bảo hiểm P&I quốc tế B4: Tính phí để đảm bảo chi phí quản lý của Hội B5: Tính phí hỗ trợ chi phí do lạm phát B6: Tính phí bảo hiểm cho 1 tấn trọng tải B7: Phí bảo hiểm mà Hội viên đóng cho Hội sẽ là Như vậy phương pháp tính phí này có thể sử dụng trong trường hợp Hội viên có những tổn thất lớn mà vẫn mang tính tương hỗ. 3.2. Phương pháp tính phí đóng sau: Mỗi thành viên tham gia Hội bảo hiểm P and I đều phải đóng trước một số phí. Thông thường số phí của lần đóng trước này không đủ để trang trải các khoản chi tiêu của Hội trong năm nghiệp vụ, vì vậy sau khi đã giải quyết xong những vụ việc phát sinh trong năm nghiệp vụ đó, Hội tiến hành phân bổ phần phí đóng sau cho mỗi Hội viên. Việc tính toán phân bổ số phí đóng sau được tiến hành như sau: 17
  • 26. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM B1: Tính tổng các khoản chi của Hội trong năm nghiệp vụ: a = Chi bồi thường cho các Hội viên + chi cho các khiếu nại thuộc nhóm + chi phí tái bảo hiểm + chi phí quản lý hành chính. B2: Tính tổng các khoản thu trong năm nghiệp vụ bao gồm: b = Tổng số phí đóng trước của các Hội viên c = Lãi đầu tư B3: Tính tỷ lệ phân bổ phí đóng sau cho mỗi Hội viên: B4: Tính phí đóng sau cho mỗi Hội viên: : Số phí đóng sau của mỗi Hội viên : Số phí đóng trước của mỗi Hội viên 3.3. Việc đóng phí và hoàn phí bảo hiểm - Đối với những tàu, thuyền bảo hiểm với thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm, phí bảo hiểm được nộp làm 1 hoặc 2 kỳ theo thỏa thuận. - Đối với những tàu, thuyền bảo hiểm với thời hạn dưới 6 tháng hoặc theo chuyến thì phí bảo hiểm được nộp toàn bộ một lần trong vòng 10 ngày sau khi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. - Công ty bảo hiểm chỉ hoàn phí với điều kiện chủ tàu đã đóng toàn bộ phí bảo hiểm cho nguyên thời gian bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm và thông báo thu phí kèm theo, và: + Trường hợp tàu nằm đậu tại nơi an toàn trong thời gian liên tục 30 ngày trở lên với điều kiện không có thuyền viên trên tàu (ngoại trừ thuyền viên trên tàu để bảo quản hay bảo vệ tàu) và tàu không chở hàng hóa, đồng thời chủ tàu gửi thông báo bằng văn bản cho Công ty bảo hiểm 01 tuần trước khi tàu nằm đậu và được Công ty bảo hiểm đồng ý: Công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại 90% phí bảo hiểm cho thời gian tàu nằm đậu này. 18
  • 27. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM + Trường hợp tàu nằm đậu tại nơi an toàn trong thời gian liên tục 30 ngày trở lên kể cả trường hợp có thuyền viên trên tàu nhưng không có hàng hóa chở trên tàu, đồng thời chủ tàu gửi thông báo bằng văn bản cho Công ty bảo hiểm 01 tuần trước khi tàu nằm đậu và được Công ty bảo hiểm đồng ý: Công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại 50% phí bảo hiểm cho thời gian tàu nằm đậu này. + Trường hợp chủ tàu gửi thông báo bằng văn bản cho Công ty bảo hiểm trước 01 tuần yêu cầu chấm dứt bảo hiểm với lý do chính đáng: Công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại 80% phí bảo hiểm cho khoảng thời gian còn lại không bảo hiểm. + Áp dụng cho khoản (a) và (b) trong phần này: chỉ hoàn lại phí bảo hiểm khi kết thúc năm bảo hiểm và tàu không bị tổn thất toàn bộ. 4. Phạm vi bảo hiểm Do hầu hết các Hội bảo hiểm P&I đều tham gia nhóm quốc tế nên các quy tắc, thể lệ bảo hiểm của các Hội gần giống nhau. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu được chia thành nhiều nhóm (class) khác nhau: Nhóm 1: Protection & Indemnity and other Risks (Bảo vệ, bồi thường và các rủi ro khác) Nhóm 2: Freight, Demurrage and Defense (Cước phí, tiền phạt và tố tụng) Nhóm 3: Ship’s officers and/crew strikes (Đình công của sĩ quan và thủy thủ) Nhóm 4: Port area strikes (Bãi công tại cảng) Ngoài những nhóm bảo hiểm này, các Hội có thể bảo hiểm một số rủi ro mở rộng khác. Trong các nhóm rủi ro kể trên thì các rủi ro thuộc nhóm 1 là cơ bản nhất và chi phối hầu hết hoạt động của Hội. Phạm vi trách nhiệm của Hội đối với nhóm rủi ro P&I bao gồm: 19
  • 28. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 4.1 Trách nhiệm đối với người trên tàu 4.1.1. Thuyền viên Chủ tàu có trách nhiệm đồi với các thuyền viên như sau: - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay bù đắp về thương tích, bệnh tật, chết chóc cho bất kỳ thuyền viên nào của tàu được bảo hiểm. - Các chi phí bệnh viện, thuốc men, mai táng hay các chi phí khác (ngoài tiền lương, chi phí hồi hương, thay thế hoặc thay đổi tuyến đường) phát sinh từ bệnh tật, thương tích hay chết chóc ấy (chi phí mai táng bao gồm cả chi phí hồi hương xác chết). - Chi phí khám sức khỏe cho thuyền viên trước khi tuyển dụng. - Chi phí hồi hương thuyền viên trong các trường hợp: thuyền viên bị bệnh tật hoặc thương tật hoặc vợ con hoặc bố mẹ (trong trường hợp thuyền viên độc thân) của thuyền viên bị bệnh nặng cần sự có mặt của họ; theo nghĩa vụ pháp định hoặc theo hợp đồng (đã được quản trị viên chấp nhận) phải hồi hương thuyền viên. - Chi phí cử người thay thế thuyền viên bị chết, đào nhiệm hay đã hồi hương bao gồm cả chi phí thuê và gửi đi. 4.1.2. Hành khách Trách nhiệm của chủ tàu theo luật định hoặc theo hợp đồng chuyên chở với hành khách bao gồm: - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay bù đắp về thương tích, bệnh tật, chết chóc, chi phí bệnh viên, thuốc men, mai táng phát sinh từ thương tích, bệnh tật hay chết chóc kể trên - Phí tổn gửi hành khách tới bến đến hoặc gửi trả lại nơi lên tàu và chi phí trông coi những hành khách trên bờ. - Tổn thất, mất mát đối với tài sản của hành khách (trừ vàng bạc, tiền, đồ trang sức, tranh cổ, chứng khoán các loại) 20
  • 29. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 4.1.3. Người tham gia làm hàng và người thứ ba khác - Chủ tàu phải có trách nhiệm hồi hương cho thương tật ốm đau hoặc chết của bất kỳ người nào được thuê để san xếp hàng trên tàu được bảo hiểm. - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho thương tật, ốm đau, chết chóc và những chi phí thuốc men, viện phí hoặc mai táng phát sinh từ những sự kiện nói trên của bất kỳ người thứ ba nào. Những trách nhiệm của chủ tàu đối với người không phải là thuyền viên chỉ được bồi thường khi nó phát sinh do những hành động sơ suất hoặc lỗi lầm trên tàu hay liên quan đến tàu được bảo hiểm mà thôi. 4.2. Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm với tàu khác. Trong các vụ va chạm giữa tàu được bảo hiểm với tàu khác, chủ tàu được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại của tàu kia theo lỗi của họ. Trong bảo hiểm thân tàu, chủ tàu sẽ được bồi thường ¾ trách nhiệm đâm va. Tuy nhiên, trong những vụ tổn thất lớn, khi mà trách nhiệm đâm va vượt quá số tiền bảo hiểm thân tàu thì nhà bảo hiểm thân tàu chỉ chịu bồi thường phần trách nhiệm đâm va cho tới mức bằng số tiền bảo hiểm thân tàu mà thôi. Hội P&I sẽ bảo hiểm cho chủ tàu ¼ trách nhiệm đâm va và phần trách nhiệm đâm va ngoài phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm thân tàu. Trường hợp tàu được bảo hiểm đâm và với tàu khác cũng thuộc sở hữu toàn bộ hay một phần của Hội viên (đâm va tàu cùng chủ), chủ tàu vẫn có quyền đòi bồi thường Hội. Tuy nhiên, nếu hai tàu cùng có lỗi thì tiền bồi thường của Hội trong trường hợp này sẽ giải quyết trên nguyên tắc trách nhiệm đâm va. 4.3. Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm với vật thể khác. Thực tiễn trong hoạt động hàng hải cho thấy, ngoài những vụ đâm va giữa tàu với tàu, còn rất nhiều những vụ đâm va giữa tàu với vật thể khác như 21
  • 30. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM cầu cảng, kè cống, cầu trên sông, các công trình nổi hoặc ngầm ở biển… Nếu sự cố đâm va làm thiệt hại đến những tài sản này thì hầu như chủ tàu hoàn toàn phải chịu trách nhiệm, vì những tài sản mà đâm va phải là cố định. Trong những vụ đâm va này, nhà bảo hiểm thân tàu không can thiệp vào việc bồi thường trách nhiệm cho chủ tàu. Hội đứng ra bảo hiểm cho chủ tàu Hội viên toàn bộ phần trách nhiệm phát sinh trong các sự cố đâm va này. 4.4. Trách nhiệm đối với xác tàu. Trường hợp tàu bị mắc cạn coi như tổn thất toàn bộ hoặc bị chìm đắm ở những nơi xác tàu không được phép nằm lại, thì chủ tàu phải có trách nhiệm giải quyết xác tàu. Thông thường chính quyền địa phương buộc các chủ tàu phải di chuyển xác tàu đi nơi khác. Trách nhiệm giải quyết xác tàu có thể là các chi phí: chi phí thắp sáng, đánh dấu xác tàu bị nạn, chi phí trục vớt, di chuyển hay phá hủy xác tàu. Nếu cả chủ tàu và người bảo hiểm thân tàu tuyên bố từ bỏ con tàu thì Hội sẽ bồi thường cho chủ tàu về những chi phí để giải quyết xác tàu và số tiền bán xác tàu hoặc những vật dụng, trang bị trục vớt được sẽ làm giảm số tiền bồi thường thực tế của Hội trong những sự cố này. 4.5 Trách nhiệm về ô nhiễm Rủi ro ô nhiễm được đề cập ở đây chủ yếu là ô nhiễm do việc thải hay thoát dầu hoặc bất kỳ chất độc hại nào từ tàu được bảo hiểm ra biển hoặc các vùng nước liên quan. Việc ô nhiễm dầu không chỉ là rủi ro của các chủ tàu chở dầu mà còn nguy hại với tàu chở hàng hóa hoặc hành khách vì lượng dầu dự trữ cho những hành trình của con tàu hoạt động này rất lớn. Chính phủ nhiều nước, ngoài việc tính toán thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra còn áp dụng những khoản tiền phạt rất nặng đối với việc làm ô nhiễm.Vì vậy trách nhiệm của chủ tàu đối với rủi ro ô nhiễm dầu thường là rất cao. Trách nhiệm này còn nặng nề hơn nếu xảy ra ở những nơi du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản hoặc ở cảng. 22
  • 31. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Ngày nay, các nước trên thế giới thường áp dụng trách nhiệm pháp lý về ô nhiễm dầu theo công ước về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại về ô nhiễm dầu (C.L.C) ký kết năm 1969. Theo công ước này, rủi ro về ô nhiễm dầu được đặt vào một phạm trù rủi ro đặc biệt quy trách nhiệm một cách nghiêm ngặt cho các chủ tàu. Công ước này cho phép chủ tàu được giới hạn trách nhiệm của mình là 160 USD/1 tấn dầu gây ô nhiễm và mức trách nhiệm tối đa cho một vụ là 16,8 triệu USD. Ngoài ra, các chủ tàu còn có thể tham gia công ước quy định trách nhiệm ô nhiễm dầu năm 1979 hay hiệp định tự nguyện của các chủ tàu về ô nhiễm dầu (Tanker Owners’ Voluntary Agreement Concerning Liability for Oil Pollution – TOVALOP). Nếu tham gia các công ước và hiệp định này, các chủ tàu dầu của nước thành viên sẽ có lợi thế giới hạn trách nhiệm nếu ô nhiễm xảy ra ở vùng biển của những nước đã ký kết hoặc phê chuẩn các công ước, hiệp định này. Hội P&I bảo hiểm cho các chủ tàu Hội viên rủi ro ô nhiễm và Hội sẽ chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại và tiền phạt liên quan đến ô nhiễm bao gồm các chi phí bao vây, ngăn chặn, tẩy rửa ô nhiễm; thiệt hại về sản xuất kinh doanh thủy, hải sản hoặc du lịch ở những vùng nước bị ô nhiễm; tiền phạt của chính quyền địa phương. Hội sẽ bồi thường cho rủi ro ô nhiễm tối đa 1 tỷ USD. 4.6 Trách nhiệm của chủ tàu đối với hàng hóa chuyên chở. Trong các mẫu vận tải đơn mà chủ tàu sử dụng có quy định những điều thuộc phạm vi trách nhiệm và những điều miễn trách của chủ tàu. Như vậy, trách nhiệm của chủ tàu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mẫu vận đơn mà chủ tàu sử dụng được làm theo quy tắc Hamburg, quy tắc Hague Visby hay đơn thuần theo quy tắc Hague chưa sửa đổi. Hội bảo hiểm P&I bảo hiểm cho các Hội viên trách nhiệm của họ đối với hàng hóa phát sinh từ hợp đồng chuyên chở đã được chi phối bởi quy tắc Hague hay Hague Visby do vậy sẽ không có bồi 23
  • 32. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM thường từ Hội đối với các trách nhiệm phát sinh theo quy tắc Hamburg trừ khi quy tắc này bắt buộc phải áp dụng cho hợp đồng chuyên chở hiện hành [15]. Hội sẽ bồi thường cho chủ tàu thành viên những trách nhiệm của họ phát sinh liên quan đến hàng hóa được chở trên tàu được bảo hiểm bao gồm: - Trách nhiệm về tổn thất, thiếu hụt, tổn hại hay trách nhiệm khác phát sinh từ vi phạm của chủ tàu (hay vi phạm của bất kỳ người nào mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm theo luật) trong việc thực hiện nghĩa vụ xếp hàng, san bằng, giữ gìn, bảo quản, dỡ hàng và giao hàng đúng quy cách hay từ sự kiện thiếu khả năng đi biển hoặc không thích hợp của chủ tàu được bảo hiểm. - Phần chi phí phụ trội mà chủ tàu phải gánh chịu khi dỡ hay xử lý hàng hư hỏng với điều kiện họ không thể đòi bồi thường phần chi phí này từ bất kỳ bên nào khác. Chi phí phụ trội ở đây được hiểu là chi phí ngoài và vượt quá chi phí mà chủ tàu phải gánh chịu trong các hoạt động thông thường liên quan đến hợp đồng chuyên chở. - Trách nhiệm về tổn thất thiếu hụt, tổn hại hay trách nhiệm khác phát sinh từ các sự cố xảy ra trong khi hàng hóa được chuyên chở bằng phương tiện khác không phải là tàu được bảo hiểm hoặc được lưu kho hay di chuyển ngoài khu vực cảng bốc vác dỡ hàng của tàu được bảo hiểm. Đương nhiên, Hội chỉ bồi thường nếu những tổn thất và chi phí này phát sinh theo vận tải đơn chở suốt hoặc chuyển tải mà chủ tàu đóng vai trò là người vận tải chính cung cấp. Nhìn chung, khi bảo hiểm cho rủi ro trách nhiệm hàng hóa này của chủ tàu, các Hội P&I đều có xu hướng giới hạn trách nhiệm của mình, bên cạnh đó Hội còn quy định những điểm loại trừ bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm của chủ tàu đối với hàng hóa chuyên chở. Ngoài việc bồi thường những trách nhiệm của chủ tàu đối với hàng hóa, Hội còn bồi thường cho chủ tàu phải đóng góp tổn thất chung mà họ không đòi được chủ hàng do vi phạm hợp đồng chuyên chở. 24
  • 33. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 4.7. Tiền phạt của tòa án, chính quyền, cảng, hải quan… Trong quá trình thực hiện khai thác tàu, đại lý, thuyền viên hoặc người làm thuê cho chủ tàu có thể vi phạm những quy định về an toàn lao động, về hải quan, môi trường,… do những sai sót hay bất cẩn của họ. Trong trường hợp như vậy chính quyền cảng, tòa án, hải quan, có thể căn cứ vào mức độ vi phạm của họ mà đưa ra những khoản tiền phạt. Hội sẽ bồi thường những khoản tiền phạt này nếu theo luật định chủ tàu là người phải gánh chịu những khoản tiền phạt xuất phát từ lỗi lầm của đại lý, thuyền viên hoặc người làm thuê cho chủ tàu. Tuy nhiên không phải bất kỳ khoản tiền phạt nào chủ tàu cũng thuộc trách nhiệm của Hội. Thông thường, Hội chỉ bồi thường cho chủ tàu trong những trường hợp sau: - Tàu vi phạm luật lệ an toàn lao động - Tàu giao hàng thừa, thiếu hoặc không tuân theo các luật lệ về khai báo hàng hóa hay các tài liệu về tàu được bảo hiểm. - Vi phạm luật lệ hoặc thủ tục nhập cư - Vi phạm luật lệ hải quan - Làm ô nhiễm do thoát dầu hoặc các chất độc hại. 4.8. Các trách nhiệm khác Ngoài những trách nhiệm của chủ tàu thuộc phạm vi bảo hiểm của Hội ở trên, Hội còn chịu trách nhiệm bồi thường cho Hội viên những tổn thất và chi phí sau: - Những phí tổn mà Hội viên phải gánh chịu khi họ hành động theo chỉ thị của các quản trị viên của Hội. - Các chi phí phát sinh do thay đổi tuyến đường nhằm chữa trị cho những người trên tàu hoặc để đưa hành khách lậu, người tị nạn hay nạn nhân cứu được trên biển lên bờ. - Tiền lương và bồi thường thất nghiệp khi đắm tàu. 25
  • 34. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Qua chương này, ta có thể hiểu rõ hơn về Hội bảo hiểm P&I và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I. Vậy để biết hoạt động của loại hình bảo hiểm này đối với các doanh nghiệp vận tải biển trên thị trường Việt Nam như thế nào, ta sẽ đi vào tìm hiểu trong chương II. 26
  • 35. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM CHƢƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM P&I CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM I. Sự cần thiết của bảo hiểm P&I 1. Đối với Công ty vận tải biển Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu P&I là loại hình bảo hiểm còn rất mới đối với Việt Nam. Trong thời gian đầu, chỉ có Công ty bảo hiểm Bảo Việt nhận bảo hiểm loại hình này rồi tái bảo hiểm cho Hội WOE. Sau này, do nhận thấy sự cần thiết và phát triển của bảo hiểm P&I nên số Công ty bảo hiểm gốc và các Hội quốc tế tham gia bảo hiểm tại Việt Nam cũng dẫn tăng lên. Cho tới nay, đã có 11 Công ty bảo hiểm gốc và 4 Hội quốc tế tham gia vào thị trường này. Sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng của các Công ty bảo hiểm gốc trên thị trường Việt Nam chứng minh cho nhu cầu tham gia bảo hiểm P&I của các hãng tàu ngày càng tăng và càng chứng tỏ vai trò quan trọng của bảo hiểm P&I đối với Công ty vận tải biển nước ta. Vai trò quan trọng của bảo hiểm P&I đối với các Công ty vận tải biển được chứng minh rõ hơn qua những lợi ích của nó mang lại cho chính Công ty. Trước hết bảo hiểm P&I mang lại giá trị tinh thần cho các thủy thủ, thuyền viên đi tàu, giúp cho họ làm việc hiệu quả hơn, nhiệt tình hơn và có thể mang lại nhiều lợn nhuận cho Công ty vận tải hơn. Tiếp nữa, như đã nói ở trên khi chỉ tham gia bảo hiểm thân tàu, các Công ty vận tải vẫn phải gánh chịu ¼ trách nhiệm đâm va, trách nhiệm đối với thuyền viên, hành khách, và người thứ ba khác, là một phần trách nhiệm không nhỏ. Và nếu xảy ra tổn thất, con số bồi thường sẽ gây khó khăn cho các Công ty về mặt tài chính và thậm chí có thể phá sản. 27
  • 36. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Khi tham gia bảo hiểm P&I, các Công ty vận tải có thể nhận được sự giúp đỡ của các hãng tàu trong việc hạn chế rủi ro khi đi biển, giảm được những tổn thất không đáng có. Đặc biệt là với đội tàu của nước ta, còn nhiều hạn chế trong công tác bảo dưỡng, hạn chế rủi ro do điều kiện về kinh tế và khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển. 2. Đối với các Công ty bảo hiểm Sự tăng nhanh về số lượng của các Công ty bảo hiểm không chỉ chứng minh rằng nhu cầu tham gia của các Công ty vận tải biển tăng cao mà còn chứng minh đây cũng là thị trường tiềm năng mà các Công ty bảo hiểm muốn khai thác bởi những lợi ích nó mang lại cho các Công ty bảo hiểm. Điều đầu tiên khiến bảo hiểm trách nhiệm dân sự có ý nghĩa đối với các Công ty bảo hiểm đó là làm đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm tại Công ty, đồng thời cũng thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng hoặc tận dụng nguồn khách hàng sẵn có từ trước để tăng doanh thu. Thứ hai, đây là một phân khúc thị trường còn rất mới và có nhiều tiềm năng khai thác, đặc biệt là tại Việt Nam, một thị trường vận tải biển đang trong quá trình phát triển còn nhiều yếu kém và cần có nhiều biện pháp khắc phục tổn thất và bảo hiểm P&I chính là nguồn để các Công ty bảo hiểm hướng tới. Lý do thứ ba chính là yếu tố quốc tế của bảo hiểm P&I. Các Công ty bảo hiểm trong nước khi khai thác loại hình bảo hiểm này có thể nâng cao quan hệ với các Hội quốc tế, Công ty bảo hiểm quốc tế, qua đó có thể học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hoạt động của mình, đồng thời tạo được nhiều cơ hội được giúp đỡ từ nước ngoài như liên kết đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ Công ty, tổ chức Hội thảo mang tính quốc tế để thu hút khách hàng trong và ngoài nước,… . 28
  • 37. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM II. Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm P&I tại thị trƣờng Việt Nam 1. Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo hiểm P&I tại Việt Nam Trong hoạt động bảo hiểm P&I tại Việt Nam, người bảo hiểm và người được bảo hiểm là công dân Việt Nam do đó trước hết hợp đồng bảo hiểm P&I giữa các chủ tàu và các công ty bảo hiểm phải chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật Việt Nam. Một số nguồn luật tại Việt Nam làm cơ sở cho bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I: - Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 - Bộ luật hàng hải Việt Nam - Nghị định: + Nghị định 45/2007/NĐ – CP ngày 27/3/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều luật của luật kinh doanh bảo hiểm. + Nghị định 46/2007 NĐ – CP ngày 27/3/2007 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. + Nghị định 118/2003/NĐ – CP ngày 13/10/2003 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. + Nghị định 18/2005/NĐ – CP quy định việc thành lập, tổ chức,hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ. - Thông tư: + Thông tư 174/1998/TT – BTC ngày 24/12/1998 hướng dẫn áp dụng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. + Thông tư 155/2007/TT – BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thực hiện nghị định 45/2007/NĐ – CP . + Thông tư 156/2007/TT – BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thực hiện nghị định 46/2007/NĐ – CP. 29
  • 38. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Trong những nguồn luật kể trên, có thể nói những quy định trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam chi phối nhiều nhất tới bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu bởi có những quy định trực tiếp về trách nhiệm dân sự chủ tàu như: - Đối với hàng hóa chuyên chở: Chương V, mục 2, điều 75; điều 77; điều 78; điều 79; điều 80 - Đối với hành khách: Chương VI, điều 126 ; điều 130 ; điều 122 - Đối với xác tàu, tài sản chìm đắm: Chương XII, điều 198 ; điều 200 - Đối với tai nạn đâm va: Chương XIII, điều 208, điều 209 - Đối với đóng góp tổn thất chung: Chương XIV, điều 213, điều 214 - Về giới hạn trách nhiệm dân sự: Chương XV Ngoài ra, không thể không kể đến các các quy tắc, thỏa thuận của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là bản thỏa thuận hợp tác số 1 trong bảo hiểm tàu biển được Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ký ban hành và có hiệu lực vào ngày 24/3/2005 với các nội dung cơ bản như sau (Nguồn: Vinare, Bản thỏa thuận hợp tác số 1trong bảo hiểm tàu biển) - Trong trường hợp con tàu đang tham gia bảo hiểm của công ty bảo hiểm này chuyển sang bảo hiểm của công ty bảo hiểm khác thì chủ tàu phải thanh toán xong phí bảo hiểm với công ty bảo hiểm trước, tránh nợ đọng dây dưa khó đòi, đồng thời công ty mới bảo hiểm cho con tàu cần tham khảo thêm thông tin của công ty bảo hiểm trước về tình trạng rủi ro, tổn thất, thanh toán phí bảo hiểm của con tàu nhằm đánh giá rủi ro và xác định phí bảo hiểm được tốt hơn sao cho mức phí mới không thấp hơn mức phí cũ nếu các điều kiện bảo hiểm tương tự. - Tuổi tàu tính từ thời điểm đăng ký đóng tàu, không tính lại từ thời điểm hoán cải con tàu hoặc xác nhận của đăng kiểm về việc tàu được trẻ hoá bao nhiêu tuổi. Công ty bảo hiểm trước có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời trung thực cho công ty bảo hiểm mới. 30
  • 39. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Không áp dụng điều khoản “mới thay cũ” đối với máy tàu khi máy tàu có thời gian khai thác trên 15 năm vì thực tế máy đã hết khấu hao và chiếm giá trị lớn trong toàn bộ con tàu. - Đối với tàu trên 20 tuổi các doanh nghiệp bảo hiểm cần làm tốt công tác đánh giá bảo hiểm và có biện pháp giám sát thường xuyên tình trạng của con tàu. - Trong bảo hiểm trách nhiệm của chủ tàu P&I lấy phí của Hội Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu áp dụng cho đội tàu làm phí sàn tối thiểu bao gồm cả phí ứng trước, phí đóng thêm và phí tái bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm không bảo hiểm P&I cho chủ tàu thấp hơn mức phí sàn trên. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I bảo hiểm cho những con tàu hoạt động trên lĩnh vực hàng hải quốc tế, hơn nữa, phải thực hiện bảo hiểm với cả các Hội P&I quốc tế nên bên cạnh những nguồn luật quốc gia, các căn cứ pháp lý cho hoạt động bảo hiểm này còn có các nguồn luật quốc tế như: quy định của Hội P&I mà chủ tàu tham gia bảo hiểm Công ước Brusell 1924 ; Nghị định thư sửa đổi công ước Brussell – Visby Rules 1968 ; Quy tắc Hamburg 1978, Quy tắc York – Antwerp 2004,… 2. Phƣơng thức tham gia bảo hiểm P&I của đội tàu Việt Nam Từ năm 1993 trở về trước, các chủ tàu Việt Nam tham gia bảo hiểm P&I thông qua Bảo Việt. Sau nghị định 100/NĐ – CP năm 1993 của Chính phủ, một số doanh nghiệp bảo hiểm khác mới được thành lập cũng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này. Cho đến nay đã có 11 Công ty bảo hiểm tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I. Các Công ty bảo hiểm thường bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm luôn trách nhiệm dân sự của chủ tàu và sau đó thay mặt các chủ tàu tham gia bảo hiểm P&I. Thông thường, có thể coi các Công ty bảo hiểm là những người bảo hiểm gốc, sau khi nhận trách nhiệm bảo hiểm cho các chủ tàu thì tiến hành nhượng tái bảo hiểm cho Hội P&I. Tư cách của các công ty bảo hiểm Việt 31
  • 40. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Nam khi nhượng tái bảo hiểm cho các Hội là những nhà kinh doanh bảo hiểm, không phải với tư cách là Hội viên của các Hội P&I quốc tế. Hầu hết các chủ tàu Việt Nam đều tham gia bảo hiểm P&I với chỉ nhóm rủi ro P&I. Riêng với rủi ro trách nhiệm đâm va giữa tàu với tàu, các chủ tàu sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường cả 4/4 trách nhiệm đâm va và Hội chỉ bảo hiểm phần trách nhiệm vượt quá số tiền bảo hiểm thân tàu. Các Công ty bảo hiểm sẽ căn cứ vào khả năng tài chính của mình để quyết định phần trách nhiệm giữ lại và phần còn lại sẽ tái bảo hiểm tại một số Hội P&I như Hội Miền tây nước Anh (WOE), Hội LSSO, Gard và Steamship theo quy tắc của các Hội này. 3. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm (Nguồn: GS. TS. Hoàng Văn Châu, Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh) 3.1 Trách nhiệm đối với bên thứ ba a. Chủ tàu phải chịu trách nhiệm do tàu, thuyền được bảo hiểm gây ra làm: - Thiệt hại cầu cảng, đê đập, kè, cống, bè mán, giàn đáy, công trình trên bờ hoặc dưới nước cố định hoặc di động - Làm bị thương hoặc thiệt hại tính mạng, tài sản của người thứ ba khác (không phải thuyền viên trên tàu được bảo hiểm) - Mất mát, hư hỏng hàng hóa, tài sản chuyển chở trên tàu, thuyền được bảo hiểm (loại trừ hư hỏng, mất mát do những hành vi ăn cắp hoặc thiếu hụt tự nhiên) b. Những chi phí thực tế phát sinh từ tai nạn của tàu, thuyền được bảo hiểm mà chủ tàu, thuyền phải chịu trách nhiệm dân sự theo luật pháp cũng như quyết định của tòa án gồm: - Chi phí tẩy rửa ô nhiễm dầu, tiền phạt của chính quyền địa phương và các khiếu nại về hậu quả do ô nhiễm dầu gây ra; 32
  • 41. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Chi phí thắp sang, đánh dấu, phá hủy, trục vớt, di chuyển xác tàu, thuyền được bảo hiểm bị đắm theo yêu cầu của chính quyền địa phương. Trường hợp trục vớt, di chuyển xác tàu, thuyền, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm khi chủ tàu tuyên bố từ bỏ tàu, thuyền. - Chi phí cần thiết và hợp lý trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất, trợ giúp cứu nạn; - Chi phí liên quan đến việc tố tụng, tranh chấp khiếu nại về trách nhiệm dân sự. c. Những khoản chi phí mà chủ tàu, thuyền phải chịu trách nhiệm bồi thường theo luật pháp đối với: - Thiệt hại về thân thể hoặc các tổn thất vật chất đối với thủy thủ, thuyền viên trên tàu thuyền được bảo hiểm; - Lương và các khoản phụ cấp lương thực hoặc trợ cấp của thủy thủ đoàn trong trường hợp tàu, thuyền được bảo hiểm bị tổn thất toàn tộ theo Bộ luật lao động. d. Trách nhiệm đâm va: Bao gồm các chi phí phát sinh từ tai nạn đâm va giữa tàu, thuyền được bảo hiểm với tàu, thuyền khác mà chủ tàu có trách nhiệm theo luật pháp phải bồi thường cho người khác về: - Thiệt hại, hư hỏng trên tàu, thuyền khác hay tài sản trên tàu, thuyền ấy; - Chậm trễ hay mất thời gian sử dụng tàu, thuyền khác hay tài sản trên tàu thuyền ấy; - Tổn thất chung, cứu nạn hay cứu hộ theo hợp đồng của tàu, thuyền khác hay tài sản trên tàu, thuyền ấy; - Tổn thất chung, cứu nạn hay cứu hộ theo hợp đồng của tàu, thuyền khác hay tài sản trên tàu, thuyền ấy; - Trục vớt, di chuyển hoặc phá hủy xác tàu, thuyền ấy; - Thuyền viên trên tàu, thuyền ấy bị chết hoặc bị thương; 33
  • 42. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Tẩy rửa ô nhiễm do tàu, thuyền ấy gây ra. 3.2. Trách nhiệm đối với các phương tiện do tàu lai kéo theo. Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất gây ra cho những phương tiện được lai dắt, trừ những hàng hóa được chuyên chở trên những phương tiện đó. 3.3. Trách nhiệm đối với hàng hóa chở trên tàu và/hoặc trên các phương tiện lai dắt theo Người bảo hiểm sẽ bồi thường cho những trách nhiệm mà chủ tàu phải bồi thường cho hàng hóa khi mất mát, hư hỏng (trừ trường hợp do ăn cắp hay hao hụt tự nhiên) do sự cố tai nạn gây ra cho hàng hóa chở trên tàu được bảo hiểm và/hoặc trên các phương tiện do tàu được bảo hiểm lai, dắt, là hậu quả trực tiếp của một trong những nguyên nhân sau: a. Đâm va vào đá, vật thể ngầm cố định hoặc nổi, trôi (trờ bom, mìn, thủy lôi), cầu phà, đà, công trình đê đập kè, cầu cảng; b. Cháy nổ ngay trên tàu hay nơi khác gây tổn thất cho tàu được bảo hiểm; c. Vứt bỏ tài sản khỏi tàu để cứu tàu và/hoặc cứu người trong trường hợp nguy hiểm d. Mất tích; e. Động đất, sụt lở, núi lửa phun, mưa đá hay sét đánh; f. Bão tố, sóng thần, gió lốc; g. Tai nạn xảy ra trong lúc xếp, dỡ, di chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, hoặc trong khi tàu thuyền đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xưởng. Trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường của người bảo hiểm về trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba và/hoặc trách nhiệm đối với hàng hóa trở trên tàu được bảo hiểm cho mỗi vụ khiếu nại, không vượt quá số tiền bảo hiểm cho từng phần trách nhiệm tương ứng mà chủ tàu tham gia bảo hiểm, được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. 34
  • 43. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Ngoài ra, chủ tàu và công ty bảo hiểm có thể thỏa thuận với nhau để công ty bảo hiểm bảo hiểm thêm những trách nhiệm khác mà không có trong các trách nhiệm được nêu trên. 4. Hợp đồng bảo hiểm 4.1. Ký kết hợp đồng Các chủ tàu khi muốn tham gia bảo hiểm P&I, đầu tiên phải gửi giấy yêu cầu bảo hiểm cho người bảo hiểm trước 07 ngày kể từ ngày yêu cầu bảo hiểm có hiệu lực với nội dung kê khai theo mẫu in sẵn của người bảo hiểm. Đối với những tàu mới tham gia bảo hiểm lần đầu với Người bảo hiểm, kèm theo giấy yêu cầu bảo hiểm phải có bản sao các giấy tờ sau: - Chứng thư quốc tịch hoặc đăng ký tàu. - Giấy chứng nhận khả năng an toàn đi biển và giấy chứng nhận cấp hạng tàu của cơ quan đăng kiểm cấp. - Giấy phép kinh doanh. - Chứng nhận ISPS1 , ISM Code2 . - Biên bản kiểm tra tàu khi giao nhận tàu hoặc biên bản kiểm tra từng phần của Đăng kiểm - Hợp đồng hoặc những văn bản pháp lý liên quan trách nhiệm mà chủ tàu đó ký kết với thuyền viên hoặc với người thứ ba. - Các giấy tờ khác liên quan đến tàu được bảo hiểm theo yêu cầu của người bảo hiểm. Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu liên quan nói trên, người bảo hiểm sẽ xem xét và tiến hành kiểm tra tình trạng thực tế con tàu. Nếu tàu thực sự đảm bảo an toàn đi biển người bảo hiểm sẽ chấp nhận và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm P&I cho tàu. Ngày ký kết hợp đồng là ngày được 1 ISPS: Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và cảng biển 2 ISM: Bộ luật quản lý quốc tế về khai thác tàu an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm 35
  • 44. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm đó. Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu thường là 1năm (từ 12h trưa ngày 20/2 năm nay đến 20/2 năm sau). Nếu sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết mà tàu có sự thay đổi, các chủ tàu phải thông báo ngay cho Công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ cấp giấy sửa đổi bổ sung về những thay đổi đó và có thể thu thêm phí bảo hiểm nếu thấy sự thay đổi đó làm tăng thêm rủi ro và trách nhiệm của mình. Hiệu lực bảo hiểm tự động chấm dứt khi: - Thay đổi cơ quan Đăng kiểm của tàu, hoặc thay đổi, đình chỉ, gián đoạn, thu hồi hay mãn hạn cấp của tàu; qui định rằng nếu tàu đang ở ngoài biển việc kết thúc bảo hiểm sẽ được dời lại cho đến khi tàu về tới cảng kế tiếp với điều kiện là việc xuất bến và hành trình của tàu bị kéo dài một cách hợp lý và đã thông báo cho người bảo hiểm trước. - Có sự thay đổi về chủ quyền hay quốc kỳ, chuyển quyền quản lý mới hay cho thuê tàu trần - Tàu bị Nhà nước trưng thu hay trưng dụng. 4.2 Trách nhiệm các bên trong bảo hiểm P&I 4.2.1. Trách nhiệm của người được bảo hiểm - Người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ bảo quản tốt tàu, thuyền được bảo hiểm, thực hiện việc kiểm tra và sửa chữa đúng hạn định. - Người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ thông báo tổn thất khi xảy ra tai nạn - Phải kịp thời áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm cứu giúp, bảo vệ người, phương tiện, tài sản để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, giúp giám định viên làm tốt nhiệm vụ giám định và giải quyết nhanh chóng hậu quả tai nạn. - Trong trường hợp tàu, thuyền được bảo hiểm gây ra tổn thất cho người thứ ba mà có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm và cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng từ, thông tin cần thiết và các tình tiết 36
  • 45. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM liên quan đến việc khiếu nại của họ đồng thời phải làm theo sự chỉ dẫn của người bảo hiểm hoặc đại diện do người bảo hiểm chỉ định. 4.2.2. Trách nhiệm của người bảo hiểm - Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối đa tại thời điểm tham gia bảo hiểm. - Trách nhiệm của người bảo hiểm về không gian và thời gian được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm. - Người bảo hiểm có quyền từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền đáng lẽ được bồi thường nếu người được bảo hiểm không thực hiện đầy đủ những điều quy định trên. - Người bảo hiểm sẽ không chấp nhận bồi thường toàn bộ hoặc một phần số tiền mà người được bảo hiểm tự ý giải quyết với người thứ ba khi chưa có thoả thuận bằng văn bản của người bảo hiểm. 5. Phí bảo hiểm Hàng năm vào trước ngày 20/2 khoảng 1 tháng, các công ty bảo hiểm thường thu xếp đàm phán với Hội thông qua môi giới của mình (ví dụ Bảo Việt sẽ thu xếp đàm phán với Hội WOE thông qua Bankanfix). Trên cơ sở đàm phán về các điều kiện, nội dung bảo hiểm với Hội, Hội sẽ ấn định mức thu phí bảo hiểm tính trên 1 GRT cho mỗi loại tàu (tàu chở hàng khô, tàu đông lạnh, tàu dầu, tàu Container,…) Mức phí các Công ty bảo hiểm tính cho các chủ tàu được dựa trên mức phí tham gia với Hội làm cơ sở và được tính theo công thức: Phí bảo hiểm chủ tàu phải đóng = Phí cơ bản của Hội + Phí trích cho mức giữ lại của Công ty bảo hiểm + Phí quản lý của Công ty bảo hiểm. Sau khi đã tính được các khoản phí mà chủ tàu phải đóng trong năm nghiệp vụ, các Công ty bảo hiểm sẽ ấn định thời điểm nộp phí cho các chủ tàu. Thông thường phí được đóng là 2 lần trong năm là ngày 20/2 và 20/7 hàng năm. 37
  • 46. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Đối với những tàu bảo hiểm theo thời hạn dưới 6 tháng hoặc theo bảo hiểm chuyến, phí bảo hiểm được nộp toàn bộ một lần ngay khi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Trường hợp tàu còn thời hạn bảo hiểm và phí chưa đến kỳ nộp mà tàu bị tổn thất toàn bộ thì người được bảo hiểm có trách nhiệm nộp toàn bộ số phí cho người bảo hiểm trong vòng 15 ngày kể từ ngày người được bảo hiểm gửi thông báo tàu, thuyền bị tổn thất toàn bộ cho người bảo hiểm. Trường hợp người được hiểm không nộp phí bảo hiểm theo đúng quy định, ngoài việc chấm dứt hiệu lực bảo hiểm, người được bảo hiểm vẫn phải nộp số phí cho thời gian đã bảo hiểm đồng thời nộp thêm khoản lãi theo tỷ lệ suất vay ngân hàng quá hạn của số phí phải thanh toán cho thời gian chậm trả mặc dù có bị tổn thất hay không. 6. Giám định và bồi thƣờng tổn thất 6.1 Giám định tổn thất Khi nhận được thông báo về tổn thất và giấy yêu cầu giám định của người được bảo hiểm hoặc người đại diện cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm uỷ quyền sẽ tiến hành giám định tại chỗ với sự có mặt của thuyền trưởng, những nhân chứng có liên quan và đại diện chủ tàu để xác định nguyên nhân, mức độ hư hỏng và tổn thất. Phí giám định do người yêu cầu giám định trả trực tiếp cho người giám định và được bồi hoàn khi giải quyết bồi thường nếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Trong trường hợp hồ sơ khiếu nại không có biên bản giám định của người bảo hiểm hoặc của người được bảo hiểm uỷ quyền, người bảo hiểm có quyền từ chối giải quyết bồi thường toàn bộ hoặc một phần số tiền khiếu nại, trừ khi đã có thoả thuận khác bằng văn bản. Sau khi có các rủi ro xảy ra, chủ tàu sẽ thông báo với công ty bảo hiểm về những thông tin tổn thất, tiếp đó công ty bảo hiểm sẽ kiểm tra lại một số 38
  • 47. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM yếu tố như chủ tàu đã tham gia đăng kí bảo hiểm loại nào, đóng phí hay chưa và tiến hành các bước giám định và bồi thường tổn thất như sau: - Giám đinh tổn thất: công ty bảo hiểm thu xếp cử giám định viên đi xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất nếu rủi ro xảy ra trong nước và thu xếp với Hội để giám định kịp thời nếu rủi ro xảy ra ở nước ngoài. - Giải quyết sự cố: người bảo hiểm phối hợp với chủ tàu để giải quyết một số thủ tục giấy tờ như: kháng nghị hàng hải, báo cáo sự cố của tổn thất, trích sao đầy đủ các chi tiết (nhật ký boong, máy), tiếp đó tập hợp các chứng từ liên quan để chứng minh tàu đã áp dụng các biện pháp thích hợp cho chuyến hành trình và tiến hành xử lý sự cố cũng như những giấy tờ liên quan đến tàu. 6.2 Hồ sơ khiếu nại bồi thường Khi yêu cầu đòi bồi thường, người được bảo hiểm phải cung cấp cho người bảo hiểm đầy đủ các tài liệu sau: - Thư khiếu nại đòi bồi thường của người được bảo hiểm - Giấy chứng nhận bảo hiểm - Kháng nghị hàng hải, báo cáo tai nạn hoặc tổn thất có xác nhận của chính quyền nơi xảy ra tai nạn, hoặc bến đến đầu tiên (nếu xảy ra tai nạn khi tàu đang trên hành trình) - Biên bản giám định của người bảo hiểm hoặc người được người bảo hiểm ủy quyền - Giấy chứng nhận mất tàu, thuyền của cơ quan có thẩm quyền (trường hợp tàu, thuyền bị mất tích) - Biên bản tai nạn do chính quyền địa phương hoặc công an lập (trường hợp tai nạn liên quan đến người, tàu, thuyền và tài sản của người thứ 3) - Hóa đơn chứng từ liên quan đến những chi phí đòi bồi thường - Thư khiếu nại và toàn bộ tài liệu, chứng từ liên quan đến người thứ 3 nếu có. 39