SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------- ♦ -------
Nguyễn Thị Hòa
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HÓA
KHOẢN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------- ♦ -------
Nguyễn Thị Hòa
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HÓA
KHOẢN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG
Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2014
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học do chính
tôi thực hiện. Các thông tin và số liệu sử dụng trong luận văn này được trích dẫn
đầy đủ tại danh mục tài liệu tham khảo và hoàn toàn trung thực, chính xác.
Nguyễn Thị Hòa
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô khoa Ngân hàng cùng Thầy Cô các
bộ môn khác của trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã tận tình giảng dạy và trang bị
cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Phạm
Văn Năng, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
và hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô trong nhóm giảng
viên góp ý đề cương và Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ kinh tế đã có những ý kiến
đóng góp quý báu cho đề tài này.
Trong suốt thời gian học tập tại trường và hoàn thành khóa luận này, tôi cũng
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn
tất cả.
Cuối cùng, con xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho con được học tập và luôn bên con trong những lúc khó khăn nhất.
Nguyễn Thị Hòa
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN CHO
VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................................. 4
1.1 Những vấn đề cơ bản về chứng khoán hóa...................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm chứng khoán hóa (Securitisation)................................................................... 4
1.1.2 Đặc điểm của tài sản có thể chứng khoán hóa................................................................. 4
1.1.2.1 Tài sản phải được quy về dòng tiền.................................................................................. 4
1.1.2.2 Tính hợp pháp ............................................................................................................................ 5
1.1.2.3 Tính thanh khoản ...................................................................................................................... 5
1.1.2.4 Tính phân tán rủi ro................................................................................................................. 5
1.1.2.5 Tính độc lập với chủ thể tạo lập tài sản.......................................................................... 5
1.1.2.6 Tính đồng nhất của tài sản ................................................................................................... 5
1.1.3 Lịch sử hình thành chứng khoán hóa................................................................................... 6
1.2 Nội dung của chứng khoán hóa.............................................................................................. 6
1.2.1 Mô hình chứng khoán hóa cơ bản......................................................................................... 7
1.2.2 Quy trình chứng khoán hóa...................................................................................................... 7
1.2.3 Các thành viên tham gia ......................................................................................................... 10
1.2.4 Một số mô hình chứng khoán hóa ở các nước .............................................................. 12
1.2.4.1 Mô hình của Nick Davis (2000)....................................................................................... 12
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
1.2.4.2 Mô hình áp dụng thành công tại Ấn Độ....................................................................... 13
1.2.4.3 Mô hình của Patrick Wood (2007)................................................................................. 14
1.2.5 Các rủi ro phát sinh................................................................................................................... 15
1.2.5.1 Rủi ro thanh toán sớm ......................................................................................................... 15
1.2.5.2 Rủi ro tín dụng ........................................................................................................................ 16
1.2.5.3 Rủi ro chất lượng danh mục giảm.................................................................................. 16
1.2.5.4 Rủi ro liên quan đến CKH các khoản tín dụng tuần hoàn................................... 16
1.2.5.5 Rủi ro hệ thống........................................................................................................................ 17
1.2.6 Các loại sản phẩm chứng khoán hóa................................................................................. 17
1.3 Chứng khoán hóa các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại ................. 18
1.3.1 Các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại được chứng khoán hóa........... 18
1.3.2 Vai trò chứng khoán hóa các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại........ 18
1.3.3 Các sản phẩm chứng khoán hóa các khoản cho vay của NHTM ......................... 19
1.3.4 Cách thức đóng gói trái phiếu CDO và một số phương pháp định giá.............. 21
1.3.4.1 Cách thức đóng gói trái phiếu CDO ............................................................................. 21
1.3.4.2 Mô hình định giá CDO........................................................................................................ 23
1.4 Kinh nghiệm áp dụng CKH trên thế giới...................................................................... 27
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN CHO
VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .............................................. 32
2.1 Tình hình hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam ...................... 32
2.1.1 Tổng quan về hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam................... 32
2.1.2 Hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.............................. 39
2.1.2.1 Danh mục cho vay................................................................................................................. 39
2.1.2.2 Nợ xấu......................................................................................................................................... 40
2.2 Thực trạng ứng dụng CKH các khoản cho vay của NHTM Việt Nam......... 45
2.2.1 Khó khăn ....................................................................................................................................... 45
2.2.2 Thuận lợi........................................................................................................................................ 46
2.3 Những cơ sở cho việc áp dụng chứng khoán hóa tại nước ta ............................. 48
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2.3.1 Các tổ chức liên quan............................................................................................................... 48
2.3.1.1 Chủ thể tạo lập tài sản......................................................................................................... 48
2.3.1.2 Công ty có mục đích đặc biệt............................................................................................ 49
2.3.1.3 Ngân hàng đầu tư .................................................................................................................. 49
2.3.1.4 Các tổ chức hỗ trợ................................................................................................................. 49
2.3.2 Cơ sở pháp lý............................................................................................................................... 52
2.3.2.1 Quy định pháp luật................................................................................................................ 52
2.3.2.2 Chế độ kế toán......................................................................................................................... 54
2.3.2.3 Các quy định về thuế............................................................................................................ 54
2.3.2.4 Thị trường tài chính.............................................................................................................. 54
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC
KHOẢN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 57
3.1 Nội dung của mô hình............................................................................................................... 57
3.1.1 Loại sản phẩm chứng khoán hóa......................................................................................... 57
3.1.2 Các tổ chức tham gia................................................................................................................ 58
3.1.3 Quy trình chứng khoán hóa đề xuất................................................................................... 60
3.2 Những lợi ích và rủi ro khi áp dụng mô hình CKH tại Việt Nam ................... 72
3.2.1 Những lợi ích khi áp dụng mô hình chứng khoán hóa.............................................. 72
3.2.1.1 Đối với các Ngân hàng thương mại............................................................................... 72
3.2.1.2 Đối với Nhà đầu tư................................................................................................................ 74
3.2.1.3 Đối với các định chế tài chính khác .............................................................................. 74
3.2.1.4 Đối với Chính phủ ................................................................................................................. 75
3.2.2 Những rủi ro phát sinh............................................................................................................. 75
3.2.2.1 Rủi ro tài sản............................................................................................................................ 75
3.2.2.2 Rủi ro lãi suất.......................................................................................................................... 75
3.2.2.3 Rủi ro cấu trúc ........................................................................................................................ 75
3.2.2.4 Tính hấp dẫn của chứng khoán hóa chưa cao.......................................................... 76
3.2.2.5 Chi phí định giá cao ............................................................................................................. 76
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
3.3 Một số giải pháp đề xuất để đưa mô hình CKH vào thực tiễn .......................... 76
3.3.1 Giải pháp đối với các Ngân hàng thương mại............................................................... 76
3.3.1.1 Nâng cao chất lượng tài sản chứng khoán hóa........................................................ 76
3.3.1.2 Hệ thống dữ liệu thống kê.................................................................................................. 77
3.3.1.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động tín dụng ......................... 77
3.3.1.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh......................................................................................... 78
3.3.1.5 Các giải pháp khác................................................................................................................ 78
3.3.2 Giải pháp đối với các định chế tài chính khác .............................................................. 78
3.3.3 Giải pháp đối với Chính phủ................................................................................................. 79
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải Gốc Anh ngữ
ABS Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản Asset Backed Securities
ASEAN Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast
Asia Nations
BĐS Bất động sản
CAR Hệ số an toàn vốn Capital Adequacy Ratio
CBO Trái phiếu có trái phiếu làm đảm bảo Collateralised Bond
Obligation
CDO Trái phiếu có nghĩa vụ nợ làm tài sản Collateralised Debt
đảm bảo Obligation
CDS Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng Credit default Swap
CIC Trung tâm thông tin tín dụng Credit Infomation Center
CKH Chứng khoán hóa Securitisation
CLO Trái phiếu có danh mục cho vay Collateralised Obligation
thương mại làm đảm bảo
CTCK Công ty chứng khoán
DPRR Dự phòng rủi ro
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product
HNX Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội Hanoi Stock Exchange
HOSE Sở Giao dịch chứng khoán Thành Hochiminh Stock Exchange
phố Hồ Chí Minh
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund
MBS Chứng khoán có thế chấp BĐS làm Mortgage Backed Securities
đảm bảo
NĐT Nhà đầu tư
NFSC Ủy ban giám sát tài chính nhà nước
NHĐT Ngân hàng đầu tư
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Từ viết tắt Diễn giải Gốc Anh ngữ
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
SPV Công ty có mục đích đặc biệt Special Purpose Vehicle
TCTD Tổ chức tín dụng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TPCP Trái phiếu Chính phủ
TTCK Thị trường chứng khoán
UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước
USD Đô la Mỹ US dollar
VND Đồng Việt Nam VN dong
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh lợi ích đối với chủ thể tạo lập tài sản....................................................... 11
Bảng 1.2 Ví dụ cấu trúc chứng khoán của một CLO............................................................. 22
Bảng 2.1 Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản ngành ngân hàng đến 31/12/2013........... 35
Bảng 2.2 So sánh ngân hàng nước ta với các nước trong khu vực.................................. 36
Bảng 2.3 Tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng năm 2011................................................................... 37
Bảng 2.4 Nợ xấu điều chỉnh năm 2011 ....................................................................................... 42
Bảng 2.5 Các ngành có tỷ lệ nợ xấu lớn trong tổng dư nợ của các TCTD .................. 43
Bảng 2.6 Dự phòng rủi ro/nợ quá hạn và nợ xấu theo báo cáo......................................... 44
Bảng 3.1 Đặc điểm của các khoản vay trong danh mục ...................................................... 64
Bảng 3.2 Phân loại khoản vay theo nhóm.................................................................................. 64
Bảng 3.3 Dòng tiền của danh mục các khoản cho vay ......................................................... 66
Bảng 3.4 Dòng tiền của chứng khoán CDO sẽ phát hành................................................... 67
Bảng 3.5 Cấu trúc của chứng khoán CDO sẽ phát hành...................................................... 67
Bảng 3.6 Mức tăng cường tín dụng cho các gói CDO.......................................................... 68
Bảng 3.7 Tóm tắt thông tin về đợt phát hành chứng khoán CDO ................................... 70
Bảng 3.8 Dòng tiền của SPV qua các năm................................................................................. 72
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Mô hình chứng khoán hóa cơ bản ................................................................................. 7
Hình 1.2 Mô hình của Nick Davis................................................................................................. 12
Hình 1.3 Mô hình áp dụng thành công tại Ấn Độ................................................................... 13
Hình 1.4 Mô hình của Patrick Wood............................................................................................ 14
Hình 1.5 Dòng tiền theo cơ chế thác nước của CDO tiền mặt .......................................... 23
Hình 1.6 Quy mô các thị trường CKH chính ở Châu Á....................................................... 29
Hình 2.1 Tăng trưởng tín dụng và thanh khoản của các ngân hàng................................ 33
Hình 2.2 Cơ cấu tổng tài sản toàn ngành theo báo cáo của các TCTD ......................... 34
Hình 2.3 Cơ cấu nguồn vốn toàn ngành theo báo cáo của các TCTD ........................... 34
Hình 2.4 Lợi nhuận sau thuế của các NHTM ........................................................................... 36
Hình 2.5 Một số tỷ lệ an toàn vốn của các quốc gia trong khu vực................................ 37
Hình 2.6 Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng theo công bố của NHNN............... 41
Hình 3.1 Quy trình chứng khoán hóa đề xuất áp dụng ở nước ta .................................... 61
Hình 3.2 Mô tả quy trình định giá CDO ..................................................................................... 63
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
1
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của
nhiều nước trên thế giới. Hoạt động của ngân hàng luôn phản ánh tình hình phát
triển của nền kinh tế. Trong thời gian qua, các ngân hàng ở nước ta tuy đã đạt nhiều
thành tựu trong hoạt động và đổi mới, nhưng vấn đề xử lý các khoản cho vay có rủi
ro cao hoặc không còn mang tính chiến lược vẫn đang là một cản trở to lớn đối với
hoạt động của hệ thống NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, thị
trường tài chính hiện nay vẫn đang cần nhiều sản phẩm mới để thu hút NĐT. Trong
cơ cấu của thị trường tài chính hiện nay, trái phiếu vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với
cổ phiếu, trong đó phần lớn vẫn là TPCP.
Chứng khoán hóa là một công cụ tài chính rất hiệu quả để các NHTM xử lý những
khoản cho vay không phù hợp trong danh mục tài sản của mình và đã được áp dụng
phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển khác. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính
năm 2008 cũng xuất phát từ nguyên nhân chính là các sản phẩm CKH. Do đó, việc
áp dụng công cụ này vào nước ta cần phải có những nghiên cứu rất cẩn thận nhằm
đem lại hiệu quả tốt và hạn chế các rủi ro tiềm ẩn. Ở nước ta, vấn đề CKH cũng
được đề cập từ nhiều năm qua, nhưng cho đến nay vẫn chưa đi vào thực tiễn.
Do đó, đề tài “Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân
hàng thương mại Việt Nam” trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, đặc biệt trong
bối cảnh hệ thống NHTM đang đứng trước yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động.
2 Ý nghĩa của đề tài
Cùng với nhu cầu thúc đẩy quá trình cải cách hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay
và góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho thị trường tài chính, việc nghiên cứu một
công cụ tài chính phù hợp để đáp ứng nhu cầu trên là rất cần thiết. Nhiều nghiên
cứu trước đây về CKH chủ yếu tập trung vào vấn đề CKH các khoản cho vay thế
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2
chấp BĐS, mà ít nghiên cứu đến các khoản cho vay có rủi ro tín dụng khác. Vì vậy,
việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về CKH, phân tích vai trò mà CKH đem lại, phân tích thực trạng
tại Việt Nam. Qua đó, đánh giá những khó khăn, thuận lợi và những điều kiện của
việc CKH các khoản cho vay của NHTM. Theo đó, đề tài tập trung nghiên cứu
nhằm đạt được các mục đích sau:
 Nghiên cứu tổng quan CKH và quy trình CKH.

 Tìm hiểu thực trạng CKH và xem xét các điều kiện để áp dụng mô hình này.

 Trên cơ sở đề xuất giải pháp ứng dụng CKH dựa trên mô hình giả định, đề
tài sẽ nghiên cứu những lợi ích, rủi ro và những kiến nghị nếu đưa mô hình
vào thực tiễn.
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung mang tính lý luận và thực tiễn về CKH
các tài sản có rủi ro tín dụng (CDO), tức là các tài sản không liên quan đến các
khoản cho vay BĐS. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu những kinh nghiệm thực hiện CKH
của một số nước, từ đó phân tích tính khách quan và sự cần thiết của ứng dụng CKH
các khoản cho vay này vào nước ta để tạo hàng hóa cho TTCK. Đồng thời đưa ra
những đề xuất để áp dụng mô hình CKH vào thực tiễn.
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng, dựa trên mô hình và
dữ liệu do tác giả tự xây dựng, kết hợp với dữ liệu thống kê, phân tích số liệu, mô tả,
đúc kết kinh nghiệm để đưa ra mô hình phù hợp cho nước ta.
Nghiên cứu tình huống bằng cách đưa ra những tình huống giả định để làm rõ nội
dung nghiên cứu.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
3
Nguồn dữ liệu thứ cấp lấy từ các bài nghiên cứu, tạp chí chuyên môn và internet
đáng tin cậy.
Đề tài tham khảo, kế thừa các tài liệu có liên quan về CKH như các bài viết, bài
tham luận…để làm rõ nội dung nghiên cứu.
6 Dự kiến kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: “Tổng quan về Chứng khoán hóa các khoản cho vay của Ngân hàng
thương mại” giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của CKH, các
kỹ thuật cơ bản trong quá trình CKH, lợi ích của CKH, đồng thời đúc kết các kinh
nghiệm thực tiễn của thị trường CKH trên thế giới. Ngoài ra, chương này cũng nêu
lên các tính chất của tài sản dùng để CKH nhằm giúp các NHTM có cơ sở chọn lựa
những khoản cho vay phù hợp.
Chương 2: “Thực trạng Chứng khoán hóa các khoản cho vay của Ngân hàng
thương mại Việt Nam” nêu ra những vấn đề trong thực trạng có ảnh hưởng đến
hoạt động CKH, tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam, từ đó phân tích
những cơ sở đã có và thuận lợi khó khăn khi áp dụng CKH.
Chương 3: “Giải pháp ứng dụng mô hình Chứng khoán hóa các khoản cho vay
tại Ngân hàng thương mại Việt Nam” đưa ra một mô hình giả định, từ đó phân
tích những lợi ích, rủi ro và đề xuất giải pháp để ứng dụng mô hình vào thực tiễn.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
4
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN CHO
VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Những vấn đề cơ bản về chứng khoán hóa
1.1.1 Khái niệm chứng khoán hóa (Securitisation)
Theo định nghĩa của OECD năm 1995: “CKH là việc phát hành các chứng khoán có
tính khả mại được đảm bảo không chỉ bằng khả năng thanh toán của chủ thể phát
hành mà bằng các nguồn thu dự kiến có được từ các tài sản đặc biệt. Chủ thể phát
hành không còn là nhân tố quyết định đến chất lượng của những chứng khoán phát
hành mà chính là khả năng sinh lời của các tài sản dùng làm tài sản đảm bảo mới
quyết định thu nhập và độ an toàn của các chứng khoán phát hành.
Theo định nghĩa của Ủy ban Chứng khoán Mỹ: “CKH là việc tạo ra các chứng
khoán dựa trên các luồng tiền cố định hoặc mang tính chất tuần hoàn của một tập
hợp tách biệt các khoản phải thu hoặc các tài sản tài chính. Chứng khoán này tùy
theo cấu trúc thời hạn của chúng sẽ được chuyển đổi thành tiền trong một khoảng
thời gian xác định kèm theo những quyền lợi khác và quyền đối với tài sản được sử
dụng nhằm đảm bảo việc trả nợ hoặc phân phối định kỳ các khoản phải thu được
cho người sở hữu chứng khoán” (Phạm Vũ Minh Khoa, 2011).
1.1.2 Đặc điểm của tài sản có thể chứng khoán hóa
1.1.2.1 Tài sản phải được quy về dòng tiền
Một yếu tố cơ bản của tài sản dùng để CKH là phải phát sinh một dòng tiền. Giá trị
của mỗi dòng tiền phụ thuộc vào phương thức thanh toán theo thỏa thuận giữa các
bên ban đầu, có thể theo phương thức thanh toán gốc đều, niên kim… Một số tài sản
có phát sinh dòng tiền như thẻ tín dụng cũng có thể CKH. Tuy nhiên, dòng tiền
thanh toán thẻ tín dụng sẽ rất bất thường, do vậy việc tính toán dòng tiền cho chứng
khoán phát hành sẽ phức tạp hơn do phụ thuộc vào nhu cầu cũng như mức thu nhập
của người sử dụng thẻ.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
5
1.1.2.2 Tính hợp pháp
Các loại tài sản có liên quan tới giao dịch CKH phải hợp pháp để đảm bảo cho các
giao dịch chuyển nhượng, có nghĩa tài sản phải được chứng nhận quyền sở hữu hợp
pháp của chủ sở hữu và không có bất cứ sự tranh chấp nào xảy ra khi nhượng bán,
và không nằm trong danh mục hàng cấm của nhà nước.
1.1.2.3 Tính thanh khoản
Những tài sản dùng thế chấp phải có tính thanh khoản tương đối cao trên thị trường.
Đặc tính này nhằm đảm bảo cho các NĐT trong trường hợp người đi vay bị phá sản
thì vẫn có những tài sản đảm bảo thanh toán.
1.1.2.4 Tính phân tán rủi ro
Danh mục tài sản phải có tính phân tán rủi ro, khi hoạt động thanh toán của một
khoản vay gặp khó khăn sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến kết quả thanh toán của
toàn bộ danh mục. Như vậy, toàn bộ danh mục tài sản có thể được coi là một tài sản
có thể dự tính được khả năng thanh toán của nó. Trong trường hợp một số tài sản
trong danh mục hoạt động tốt, triển vọng thanh toán cao có ảnh hưởng tích cực tới
danh mục tài sản cho vay thì sẽ được phân tích theo hướng làm hấp dẫn toàn bộ
danh mục đem CKH.
1.1.2.5 Tính độc lập với chủ thể tạo lập tài sản
Sự tồn tại hay khả năng sinh lời của tài sản hoàn toàn độc lập với sự tồn tại của chủ
thể tạo lập tài sản, thậm chí ngay cả khi chủ thể tạo lập tài sản bị phá sản. Để đảm
bảo điều này quá trình lập hợp đồng phải rõ ràng, chủ thể tạo lập tài sản phải chuyển
nhượng hoàn toàn các giấy tờ pháp lý cho SPV và không được dùng tài sản thế chấp
nhiều lần vào các mục đích khác.
1.1.2.6 Tính đồng nhất của tài sản
Các tài sản trong một danh mục dùng CKH phải có tính tương đồng cao về thời hạn,
phương thức thanh toán, cơ cấu lãi suất… Ví dụ không thể gộp khoản phải thu từ
thẻ tín dụng với khoản phải thu từ vay mua nhà thế chấp vì có sự khác biệt lớn về
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
6
dòng tiền. Đặc tính này rất quan trọng và yêu cầu chủ thể tạo lập tài sản cũng như
SPV phải phân tích, tính toán để tạo ra được một tập hợp tài sản hợp lý mà đủ lớn.
1.1.3 Lịch sử hình thành chứng khoán hóa
Năm 1977, giao dịch CKH lần đầu tiên do ngân hàng Bank of America của Mỹ tiến
hành vào với việc phát hành chứng khoán nợ có định mức tín nhiệm AAA có đảm
bảo bằng các khoản cho vay thế chấp mua nhà (MBS). Tuy nhiên giao dịch này
không thành công do thời điểm đó chỉ có 15 tiểu bang của Mỹ công nhận đây là sản
phẩm đầu tư hợp pháp. Chỉ đến đầu những năm 1980, khi Ginnie Mae và Freddie
Mac tiến hành CKH các khoản vay thế chấp mua nhà của mình thì CKH mới mang
lại thành công. Hai cơ quan này đã sử dụng uy tín và tư cách pháp nhân của mình để
vượt qua các rào cản pháp lý mà các doanh nghiệp bình thường không thể làm được.
CKH bắt đầu phát triển nhanh chóng từ đó và ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp.
Các tài sản dùng để CKH đã vượt ra khỏi các khoản cho vay thế chấp mua nhà và
bao gồm tất cả tài sản tài chính có rủi ro tín dụng (Mạc Quang Huy, 2009).
Ngày nay, CKH đã lan rộng sang các thị trường phát triển khác trở thành phương
thức phát hành chứng khoán rất thông dụng ở Mỹ và Châu Âu. Tại Châu Á, CKH
trở nên phổ biến tại Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia khác.
1.2 Nội dung của chứng khoán hóa
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
7
1.2.1 Mô hình chứng khoán hóa cơ bản
Hình 1.1 Mô hình chứng khoán hóa cơ bản
1.2.2 Quy trình chứng khoán hóa
Theo Cẩm nang Ngân hàng đầu tư của Mạc Quang Huy (2009), thông thường quy
trình CKH gồm các bước sau:
Bước 1: Thành lập công ty có mục đích đặc biệt (SPV)
Thuật ngữ tiếng Anh là “Special Purpose Vehicle – SPV”. Công ty có thể hình
thành dưới dạng một doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hoặc một đơn vị ủy thác
(trust), chỉ mang tính tượng trưng, thường là không có vốn và không có nhân viên.
Mọi hoạt đông của công ty được thuê ngoài từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
chuyên nghiệp. Công ty được lập ra để tách bạch rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động
của chủ thể tạo lập tài sản (originator) với danh mục tài sản cần CKH, giúp NĐT dễ
đánh giá rủi ro đầu tư mua chứng khoán.
SPV chỉ được thực hiện các nghiệp vụ quy định khi thành lập, không được phép đi
vay nợ bên ngoài hay dùng tài sản cho bất cứ việc gì khác, chỉ là đơn vị trung gian,
chuyển giao danh mục và tối ưu hóa bảng cáo bạch của chủ thể tạo lập tài sản.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
8
NHĐT là một định chế tài chính cần thiết cho quá trình CKH, có thể đóng vai trò là
chủ thể tạo lập tài sản hoặc chỉ đi mua danh mục tài sản tài chính về đóng gói, phân
phối rồi CKH hoặc chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn bảo lãnh phát hành. Ngoài ra, các
NHĐT còn bơm vốn cho các công ty cho vay để giải ngân tín dụng. Ngày nay, các
NHĐT có xu hướng tạo lập luôn các tài sản tài chính để CKH nhằm tối đa hóa lợi
nhuận trong toàn bộ chuỗi giá trị.
Bước 2: Bán tài sản tài chính cho SPV
Chủ thể tạo lập tài sản chuyển danh mục tài sản tài chính muốn CKH sang cho SPV
thông qua một hợp đồng bán tài sản, theo phương thức mua đứt, bán đoạn (true sale)
tức là mọi quyền lợi và rủi ro của tài sản hoàn toàn chuyển sang cho công ty. Nhờ
đó, SPV có toàn quyền trên dòng tiền tương lai của tài sản đó, đảm bảo cho chứng
khoán nợ phát hành.
Trong thực tế, nhằm kiểm soát và gắn chặt hơn giữa chủ thể tạo lập tài sản và SPV,
việc bán tài sản thường chừa cho chủ thể tạo lập tài sản một quyền lợi phái sinh liên
quan đến tình hình hoạt động của các tài sản tài chính.
SPV có danh mục tài sản tài chính, và phải trả cho chủ thể tạo lập tài sản một khoản
tiền thu được từ việc phát hành chứng khoán nợ bán cho các NĐT.
Bước 3: Thuê công ty quản lý
Nhiệm vụ của công ty quản lý là thay mặt điều hành SPV. Các đầu việc bao gồm
quản lý danh mục tài sản, thu các khoản gốc và lãi của tài sản từ khách hàng, gửi
thư nhắc nhở, đôn đốc việc thu hồi nợ đúng hạn và thực hiện các thủ tục xiết nợ khi
cần thiết, thanh toán gốc và lãi cho NĐT chứng khoán nợ theo đúng thứ tự ưu tiên.
Chủ thể tạo lập tài sản có thể tiếp tục quản lý điều hành SPV, và được trả phí quản
lý, nên phải tự tổ chức một bộ phận, thậm chí thành lập thêm công ty con để quản lý.
Hợp đồng thuê quản lý giúp chủ thể tạo lập tài sản tăng doanh thu dịch vụ và hiện
thực hóa vai trò trung gian.
Bước 4: Định mức tín nhiệm và tăng cường khả năng tín dụng
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
9
Việc tăng cường khả năng tín dụng (credit enhancement) giúp tăng tính hấp dẫn của
chứng khoán phát hành với các NĐT.
Tại hầu hết các quốc gia, muốn phát hành chứng khoán nợ, SPV phải được định
mức tín nhiệm, do một công ty định mức tín nhiệm được thuê đánh giá mức độ bảo
vệ đối với NĐT, thông qua khía cạnh pháp lý cũng như cấu trúc giao dịch.
Các công ty định mức tín nhiệm hoạt động độc lập, khách quan, tư vấn cho chủ thể
tạo lập tài sản, khi cần thiết phải áp dụng một số biện pháp tăng cường như sau để
được cấp hệ số định mức tín dụng cao hơn.
- Biện pháp cải thiện tín dụng nội bộ: Chủ thể tạo lập tài sản chấp nhận bán tài
sản với giá thấp cho SPV, để có quyền lợi phái sinh liên quan đến hoạt động
của danh mục tài sản sau khi bán (deferred consideration). Đây còn được gọi
là phương pháp tăng tài sản đảm bảo cho trái phiếu phát hành (over-
collateralisation); hoặc tạo lập một tài khoản dự trữ để tăng giá trị tài sản
đảm bảo.
- Biện pháp cải thiện tín dụng ngoại vi: dùng bảo lãnh của NHTM cho việc
thanh toán các chứng khoán nợ phát hành khi đến hạn; hoặc mua bảo hiểm
cho việc thực hiện nghĩa vụ của các trái phiếu phát hành
Bước 5: SPV phát hành trái phiếu có tài sản đảm bảo
SPV phát hành trái phiếu cho các NĐT theo thủ tục thông thường. NĐT trở thành
chủ sở hữu các dòng tiền tương lai của SPV. NĐT căn cứ vào bảng cáo bạch thông
tin để phân tích chất lượng tài sản đảm bảo, nguồn thu nhập tương lai của SPV và
rủi ro tín dụng thông qua định mức tín nhiệm của chứng khoán phát hành. Có thể
nhờ NHĐT bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Bước 6: Quản lý dòng tiền tương lai của SPV và thanh toán gốc và lãi cho các
trái chủ
Khi hoàn tất phát hành chứng khoán nợ, SPV trở thành một “ốc đảo” độc lập với
các tài sản tài chính được CKH, và nguồn vốn đối ứng huy động được qua việc phát
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
10
hành chứng khoán nợ, chỉ có vốn tượng trưng (ví dụ: 1 USD) không có cổ đông mà
chỉ có các trái chủ là các NĐT chứng khoán nợ.
Khi các tài sản được thu hồi dần, số tiền thu hồi sẽ dùng để thanh toán cho các NĐT.
Công ty dịch vụ được thuê để quản lý SPV với nhiệm vụ thu hồi tài sản và thanh
toán chứng khoán nợ. Để quá trình thu hồi vốn và phân chia quyền lợi được minh
bạch cho các NĐT, đơn vị ủy thác có vai trò quan trọng trong việc giám sát quá trình
hoạt động này.
SPV cũng có báo cáo thu nhập và báo cáo cân đối kế toán như các doanh nghiệp
bình thường.
 Báo cáo thu nhập của SPV bao gồm các khoản thu nhập mà tài sản mang lại
như: lãi suất, các khoản phí, tiền cho thuê…

 Các chi phí bao gồm: thanh toán lãi suất cho các chứng khoán nợ, thanh toán
phí quản lý cho công ty dịch vụ và đơn vị được ủy thác. Trong trường hợp
một phần tài sản có khả năng trở thành nợ xấu, SPV sẽ phải lập dự phòng nợ
khó đòi và hạch toán chi phí dự phòng vào báo cáo thu nhập.
Giá trị tài sản được thu hồi dần và thanh toán cho các NĐT, sau một khoảng thời
gian nào đó số tài sản và công nợ sẽ teo dần và cuối cùng bị triệt tiêu. Phần lãi lỗ
cuối cùng của SPV sẽ do các NĐT hưởng hoặc gánh chịu. Lúc đó SPV hoàn thành
xong sứ mệnh và được giải thể.
1.2.3 Các thành viên tham gia
 Mô hình CKH bao gồm sự tham gia của nhiều thành phần, bao gồm:
- Các thành phần trực tiếp: người mắc nợ, chủ thể tạo lập tài sản, SPV, NĐT.
- Các thành phần dịch vụ: tổ chức bảo lãnh phát hành, cơ quan hỗ trợ thanh
khoản, công ty kiểm toán, nhà tư vấn pháp lý, công ty định mức tín nhiệm,
công ty bảo hiểm, công ty dịch vụ thu nợ, công ty quản lý ủy thác.
 Lợi ích của CKH đối với chủ thể tạo lập tài sản:
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
11
Bảng 1.1 So sánh lợi ích đối với chủ thể tạo lập tài sản
Duy trì danh mục tín dụng CKH danh mục tín dụng
Thanh khoản thấp Thanh khoản cao đối với trái phiếu phát
hành
Yêu cầu định giá định kỳ cho mục đích Định giá một lần khi bán cho công ty có
kế toán mục đích đặc biệt. Với cơ cấu minh bạch
có thể được định giá tối ưu.
Tự đánh giá rủi ro Công ty định mức tín nhiệm và người bảo
lãnh có trách nhiệm đánh giá rủi ro.
Chi phí huy động vốn cao Chi phí huy động vốn thấp
Không hưởng phí quản lý Hưởng phí quản lý từ dịch vụ quản lý
danh mục
Tài sản nằm trên bảng cân đối kế toán. Tài sản được thoái bỏ khỏi bảng cân đối
Việc thực hiện các khoản vay khác đòi kế toán. Quay vòng nguồn vốn sử dụng
hỏi nguồn vốn mới cho các khoản vay mới.
Phải duy trì các tài sản không còn Có thể thoái bỏ các tài sản không còn
mang tính chiến lược mang tính chiến lược
Đòn bẩy tài chính cao Hạ thấp đòn bẩy tài chính
Trường hợp chủ thể tạo lập tài sản là Tài sản được thoái bỏ khỏi bảng cân đối
ngân hàng, việc duy trì tài sản trên kế toán, giảm bớt nhu cầu vốn đáp ứng tỷ
bảng cân đối đòi hỏi vốn đáp ứng tỷ lệ lệ an toàn vốn (CAR)
an toàn vốn (CAR)
 Lợi ích đối với NHĐT
CKH là cơ hội thu về các khoản phí tư vấn, bảo lãnh phát hành. NHĐT mua bán các
chứng khoán này trên thị trường thứ cấp vì lợi nhuận. Ngày nay, NHĐT còn đóng
vai trò chủ thể tạo lập tài sản, thu được lợi ích trong toàn bộ chuỗi giá trị của tài sản.
 Lợi ích đối với NĐT
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
12
CKH mang lại nhiều sản phẩm và cơ hội đầu tư mới mà trước đây họ không thể tiếp
cận. Một số NĐT mua chứng khoán nợ vì sinh lời cao trong khi một số khác vì đa
dạng hóa danh mục đầu tư. Trong thực tế, các chứng khoán nợ phát hành có thể
được cấu trúc theo nhiều mức độ rủi ro khác nhau theo định mức tín nhiệm của từng
gói chứng khoán phát hành (tranche).
1.2.4 Một số mô hình chứng khoán hóa ở các nước
Theo Phạm Vũ Minh Khoa (2011), hiện nay có một số mô hình CKH đã áp dụng
thành công trên thế giới như sau:
1.2.4.1 Mô hình của Nick Davis (2000)
Hình 1.2 Mô hình của Nick Davis
Nguồn: Nick Davis (2000), Securitisatinon: A public policy tool?
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
13
1.2.4.2 Mô hình áp dụng thành công tại Ấn Độ
Hình 1.3 Mô hình áp dụng thành công tại Ấn Độ
Nguồn: Yashika Singh, Sachin Khedekar, Dun & Bradstreet, Ashwani Solanki
(2008), Securitisation in India: The story so far and the way forward
Mô hình này về cơ bản giống như mô hình của Nick Davis (2000) nhưng có ba
điểm khác nhau cơ bản:
- Không có cơ quan hỗ trợ thanh khoản.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
14
- Có sự suất hiện của cơ quan xếp hạng tín nhiệm với vai trò xếp hạng cho
chứng khoán để cung cấp thông tin cho nhà đầu tư trước khi phát hành.
- Có sự xuất hiện của cơ quan bảo lãnh phát hành để đảm bảo cho việc phát
hành được chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.
1.2.4.3 Mô hình của Patrick Wood (2007)
Hình 1.4 Mô hình của Patrick Wood
Nguồn: Patrick Wood (2007), Global bankers seek to raid taxpayers over
subrime fiasco
Bước 1: Người vay có được khoản vay từ người cho vay. Cho vay có thể có sự hỗ
trợ của người môi giới cho vay. Nhiều khi người cho vay và người môi giới cho vay
không tiếp tục tương tác với người vay sau khi khoản vay được thực hiện.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
15
Bước 2: người cho vay bán khoản vay cho người phát hành và người vay bắt đầu
chi trả đều đặn hàng tháng cho người trung gian thanh toán.
Bước 3: người phát hành bán chứng khoán cho nhà đầu tư. Người bảo lãnh phát
hành sẽ hỗ trợ việc bán chứng khoán, cơ quan xếp hạng tín nhiệm phân định hạng
cho chứng khoán phát hành và sự tăng cường tín nhiệm có thể tham gia vào quá
trình xếp hạng này.
Bước 4: người làm trung gian thanh toán thu tiền hàng tháng từ người vay, sau đó
chuyển trả cho người phát hành. Người làm trung gian thanh toán và người được ủy
quyền quản lý bất động sản để quản lý nợ quá hạn và quản lý bất động sản theo
những điều khoản được nêu trong hợp đồng.
Với mô hình này, việc CKH có nhiều thành phần tham gia hơn hai mô hình đã giới
thiệu ở phần trước. Trong đó:
- Người vay sau khi bán khoản vay sẽ không còn trực tiếp là người theo dõi
thu tiền người vay mà thay vào đó là một công ty làm trung gian thanh toán
sẽ thực hiện việc thu tiền này và chuyển trả cho SPV.
- Có sự tham gia của người được ủy quyền quản lý các tài sản thế chấp. Họ sẽ
chuyên nghiệp hơn trong việc xử lý tài sản so với ngân hàng.
Trong hai mô hình trước, người vay sẽ thực hiện đồng thời công việc thu nợ và quản
lý tài sản nhưng việc bán đi khoản vay cũng làm cho người vay không còn mặn
nồng thực hiện hai công việc này do rủi ro đã chuyển hết cho SPV. Do đó, SPV phải
thuê các cơ quan chuyên nghiệp thực hiện thu nợ và quản lý tài sản.
1.2.5 Các rủi ro phát sinh
1.2.5.1 Rủi ro thanh toán sớm
Khi lãi suất trên thị trường theo xu hướng giảm, người vay có xu hướng thanh toán
hết nợ cũ và vay mới để giảm chi phí lãi hoặc trả nợ trước hạn, điều này làm cho
luồng tiền không như kế hoạch vì khoản thu này sẽ không thể tái đầu tư để thu được
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
16
lãi suất cao trong giai đoạn lại suất giảm. Rủi ro mà người cho vay gánh chịu trong
trường hợp này gọi là rủi ro thanh toán sớm (Hoàng Thị Thanh Hằng, 2008).
1.2.5.2 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng của việc CKH phát sinh chủ yếu từ tình huống nhà phát hành hoặc
các khoản phải thu đảm bảo cho chứng khoán liên quan mắc kẹt vào tình trạng phá
sản của chính bản thân nhà phát hành hoặc của đối tác chịu trách nhiệm thanh toán
các khoản phải thu đó. Vì vậy, việc phân tích khả năng thanh toán của khách hàng
là một vấn đề thiết yếu đối với các ngân hàng chuẩn bị thực hiện quy trình CKH các
tài sản của mình (Hoàng Thị Thanh Hằng, 2008).
1.2.5.3 Rủi ro chất lượng danh mục giảm
Trên thị trường, chủ thể tạo lập tài sản có xu hướng tìm kiếm những nguồn huy
động vốn mới. Do vậy, đôi khi họ muốn bán đi những tài sản có chất lượng tốt và
làm tăng rủi ro trung bình đối với những tài sản còn lại trong danh mục. Các NĐT
cùng cơ quan xếp hạng luôn yêu cầu tài sản có chất lượng cao và khuyến khích các
tổ chức bán đi những tài sản tốt của mình. Thêm vào đó, trong quá trình CKH với
thời gian tương đối dài, ngân hàng phải chịu áp lực từ phía cổ đông nên thường có
xu hướng giảm nhẹ các tiêu chuẩn cho vay để giữ mức độ tăng trưởng. Và khi đó
nhiều khoản tín dụng mới được chấp nhận không những không làm cho chất lượng
danh mục cao hơn mà lại có xu hướng làm giảm chất lượng danh mục, từ đó ảnh
hưởng tới tiếng tăm của tổ chức (Vũ Diệp Anh, 2002).
1.2.5.4 Rủi ro liên quan đến CKH các khoản tín dụng tuần hoàn
Việc CKH các khoản tín dụng tuần hoàn đặc biệt phức tạp vì nó liên quan tới việc
phát hành một lượng chứng khoán cố định nhưng tài sản đảm bảo cho nó lại luôn
dao động và không có thời gian đáo hạn xác định. Một danh mục phải thu của thẻ
tín dụng dao động hàng ngày khi các tài khoản cá nhân tăng giảm và phương thức
thanh toán cũng hết sức bất thường, lúc nhanh lúc chậm tùy theo sự lựa chọn khách
hàng. Vì thế việc quản lý các luồng tiền vào từ khách hàng cho tới việc chuyển cho
người nắm giữ chứng khoán rất phức tạp, đòi hỏi phải có những công cụ quản lý
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
17
cao cấp, đảm bảo việc chia sẻ rủi ro giữa các bên trong suốt quá trình CKH (Vũ
Diệp Anh, 2002).
1.2.5.5 Rủi ro hệ thống
Khi kết hợp với sản phẩm phái sinh CDS (Credit default Swaps: hợp đồng hoán đổi
rủi ro tín dụng), CKH giúp chuyển giao và phân tán rủi ro một cách hoàn hảo,
nhưng nó cũng biến rủi ro phi hệ thống thành rủi ro hệ thống. Khi một chủ thể nào
trong mắc xích này bị đổ vở sẽ gây ra sự sụp đổ dây chuyền. Khủng hoảng tài chính
Mỹ và toàn cầu hiện nay là một ví dụ không thể chối cải (Huỳnh Đức Trường,
2009).
1.2.6 Các loại sản phẩm chứng khoán hóa
Các sản phẩm CKH có nhiều tên gọi khác nhau phát sinh từ nguồn gốc loại tài sản
dùng để CKH và cách thức phân phối rủi ro cho các gói trái phiếu phát hành. Về cơ
bản có thể phân chia thành hai nhóm, một là sản phẩm CKH truyền thống liên quan
đến các khoản cho vay thế chấp mua nhà gọi là MBS (Mortgage Backed Securities),
hai là nhóm các sản phẩm còn lại không liên quan đến các khoản cho vay thế chấp
mua nhà được gọi là CDO (Collateralised Debt Obligations).
Đặc điểm của CDO là giải quyết rủi ro tín dụng của tài sản CKH. Rủi ro thanh toán
sớm đối với các tài sản dùng trong CDO rất thấp hoặc gần như không có. Gốc tài
sản dùng CKH CDO là các tài sản có rủi ro tín dụng như tín dụng tiêu dùng, cho
vay thẻ tín dụng, phải thu thương mại, cho vay thế chấp BĐS thương mại, trái phiếu
doanh nghiệp và thậm chí trái phiếu CDO. Với các tài sản gốc này, CDO được chia
thành nhiều loại với các tên gọi khác nhau, nhưng bản chất vẫn là một ví dụ như
ABS, CLO, CBO, CRE CDO, CIO…
Các CDO thường chịu thuế như các công cụ nợ, ngoại trừ các lớp thấp nhất của
CDO được coi là vốn cổ phần và chịu các quy định đặc biệt.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
18
Không dừng lại ở các sản phẩm thông thường, ngày nay CDO đã phát triển phức tạp
khi các NHĐT CKH chính CDO. CDO Squared (CDO cấp 2) là CKH các CDO cấp
1. CDO cấp 3 là CKH CDO cấp 1 và CDO cấp 2, đến sản phẩm CDO cấp n.
1.3 Chứng khoán hóa các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại
1.3.1 Các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại được chứng khoán hóa
CKH khoản vay tại NHTM là hình thức mà NHTM đóng vai trò là chủ thể tạo lập
tài sản. Các khoản cho vay có thể dùng để CKH rất đa dạng. Trong khuôn khổ bài
nghiên cứu này chỉ đề cập đến Trái phiếu CKH có các danh mục rủi ro tín dụng làm
tài sản đảm bảo, gọi tắt là CDO.
Tài sản thế chấp cho các CDO tiền mặt bao gồm: Các chứng khoán tài chính cấu
trúc (chứng khoán thế chấp, chứng khoán có tài sản đảm bảo giá trị căn nhà, chứng
khoán thế chấp thương mại). Vay đòn bẩy. Trái phiếu doanh nghiệp. Nợ Tín thác
đầu tư BĐS. Nợ thế chấp BĐS thương mại (bao gồm các khoản vay bán buôn, giấy
tờ B, và nợ bấp bênh). Nợ thị trường mới nổi. Nợ tài chính dự án. Chứng khoán ưu
đãi tín thác
1.3.2 Vai trò chứng khoán hóa các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại
CKH các khoản cho vay của NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc tái cơ cấu
bảng cân đối kế toán của NHTM, tăng cường tỷ lệ an toàn vốn (CAR) bằng cách
thoái bỏ một số danh mục tài sản có rủi ro tín dụng cao. Ngoài ra, CKH còn giúp
giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tăng cường khả năng định mức tín nhiệm, từ đó làm
giảm chi phí huy động vốn.
CKH giúp NHTM khai thác chênh lệch lợi nhuận. Để làm được điều này, NHTM sẽ
tham gia nắm giữ các gói chứng khoán không ưu tiên với hy vọng quản lý tốt danh
mục tài sản để khai thác chênh lệch lợi nhuận. NHTM sẵn sàng áp dụng các biện
pháp tăng cường khả năng tín dụng tối đa nhất cho các gói trái phiếu ưu tiên để
giảm thiểu chi phí lãi vay và chấp nhận phần rủi ro nhất với kỳ vọng lợi nhuận cao
nhất (Mạc Quang Huy, 2009).
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
19
1.3.3 Các sản phẩm chứng khoán hóa các khoản cho vay của NHTM
 Trái phiếu ABS
CKH danh mục phải thu thẻ tín dụng: Do số dư phải thu thẻ tín dụng có tăng
giảm liên tục theo thời gian, CKH phải thu thẻ tín dụng có những đặc thù riêng.
Danh mục thẻ tín dụng của một số lượng khách hàng nhất định được chuyển vào
một quỹ tín thác với nhiệm vụ quản lý danh mục phải thu thẻ tín dụng này. Quỹ tín
thác sẽ đứng ra quản lý việc phát hành các gói trái phiếu ABS theo các mệnh giá và
khối lượng khác nhau để bán cho các NĐT. Quỹ tín thác hoạt động theo dạng mở,
và chủ thể phát hành có thể tăng cường danh sách khách hàng thẻ tín dụng để phát
hành thêm các gói trái phiếu mới. Các biện pháp tăng cường tín dụng cho sản phẩm
này có thể là thiết lập tài khoản dự phòng, hoặc sử dụng phần chênh lệch giữa giá trị
hiện hành của danh mục phải thu tín dụng và giá trị của các trái phiếu phát hành
đóng vai trò như gói “đệm” hấp thụ các rủi ro tín dụng của danh mục tài sản.
CKH danh mục cho vay trả góp mua ô tô: Cho vay trả góp mua ô tô thường được
công ty tài chính kết hợp với các đại ký buôn bán ô tô. Rủi ro tín dụng của một
khoản cho vay trả góp mua ô tô phụ thuộc vào tuổi thọ ô tô, khấu hao, khoản ứng
trước mua xe, thời hạn thanh toán… Các biện pháp tăng cường tín dụng đối với sản
phẩm này có thể là sử dụng tài khoản dự phòng, tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo, chia tách
trái phiếu thành nhiều gói với mức độ ưu tiên thanh toán khác nhau.
 Trái phiếu CLO và CBO
Trái phiếu CBO là CKH các danh mục trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu CLO là
tên gọi CKH các danh mục tín dụng thương mại. Một danh mục tài sản dùng cho
CKH CLO có thể kết hợp các khoản cho vay thương mại và trái phiếu doanh nghiệp,
trong đó cho vay thương mại là tài sản chính. Rủi ro tín dụng đối với CLO cao hơn
CBO tương ứng với mức rủi ro của gốc tài sản. Điểm khác biệt chính giữa trái phiếu
CLO và trái phiếu CBO nằm ở động lực thực hiện CKH. Trái phiếu CLO chủ yếu
làm đẹp và “sạch” bảng cân đối kế toán bằng cách thoái bỏ một số rủi ro tín dụng
còn trái phiếu CBO chủ yếu khai thác chênh lệch giá.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
20
Để hiểu rõ hơn cấu trúc CLO và động lực tiến hành ta cần có sự phân biệt giữa CLO
với các loại chứng khoán khác ở một số đặc điểm.
- Số lượng các khoản nợ được tập hợp vào danh mục cho vay không quá lớn
như trong CKH các khoản cho vay ô tô hoặc thẻ tín dụng, thông thường 1
danh mục được tập hợp bao gồm 100-200 khoản vay.
- Tính đồng nhất của khoản vay hoặc trái phiếu khá cao. Chủ thể tạo lập tài sản
phải cố gắng tập hợp các khoản cho vay sao cho có thể cung cấp cho danh
mục CKH những lợi ích và độ phân tán nhất định.
- Hầu hết cấu trúc CDO là cấu trúc nhiều lớp, những lớp này có độ ưu tiên
khác nhau về dòng tiền, thời gian đáo hạn tùy thuộc vào nhu cầu của NĐT.
Có một số lớp sẽ có mức rủi ro rất thấp do được bên thứ ba bảo lãnh và có
những lớp sẽ chịu hầu hết các rủi ro cho các lớp xếp hạng trên nó.
- Một đặc trưng khác là trong thời kỳ thanh toán có giai đoạn tái đầu tư đối với
những khoản nợ được thanh toán sớm hoặc do bán tài sản.
 CKH tổng hợp (Synthetic Securitization)
Các trái phiếu CDO trình bày ở trên được gọi là trái phiếu CDO tiền mặt (Cash
CDO) hình thành thông qua CKH các danh mục rủi ro tín dụng được bán cho SPV.
Đối với CKH tổng hợp, SPV không mua danh mục rủi ro tín dụng bình thường mà
thông qua công cụ phái sinh, cụ thể là hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS). Các
trái phiếu CDO phát hành thông qua CKH tổng hợp được gọi là CDO tổng hợp
(Synthetic CDO).
Ngân hàng bán rủi ro tín dụng sang cho SPV bằng CDS. Về cơ bản đây là hợp đồng
bảo hiểm rủi ro tín dụng, trong đó, ngân hàng thanh toán định kỳ phí bảo hiểm cho
SPV. Đổi lại, ngân hàng nhận khoản bồi thường khi danh mục tài sản tham chiếu bị
rủi ro tín dụng. Phần bồi thường sẽ tương đương mệnh giá danh mục rủi ro - giá trị
thu hồi của gốc tài sản.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
21
SPV mua rủi ro tín dụng của ngân hàng và chuyển giao sang NĐT bằng cách phát
hành trái phiếu lồng ghép phái sinh rủi ro tín dụng. Chứng khoán nợ này chính là
trái phiếu CDO tổng hợp mà bản chất chính là trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng
(Credit Linked Note- CLN).
Do sử dụng công cụ phái sinh, SPV không cần dùng tiền mặt để mua rủi ro tín dụng,
thay vào đó, sẽ đầu tư tiền thu được từ phát hành trái phiếu CDO tổng hợp và phí
bán bảo hiểm tín dụng vào TPCP (không rủi ro tín dụng).
Với mô hình CKH tổng hợp, chủ thể tạo lập tài sản không cần thoái bỏ danh mục tài
sản của mình mà vẫn đạt được mục tiêu là bán rủi ro tín dụng sang cho NĐT. CKH
tổng hợp có tính ứng dụng cao đối với NHTM hoặc NHĐT muốn giảm bớt rủi ro tín
dụng mà không mất quan hệ với khách hàng trong danh mục tín dụng.
1.3.4 Cách thức đóng gói trái phiếu CDO và một số phương pháp định giá
1.3.4.1 Cách thức đóng gói trái phiếu CDO
SPV phải tập hợp các khoản cho vay từ NHTM chuyển sang, phân loại, đánh giá
chất lượng của các khoản cho vay hết sức chi tiết. Nó cần phải xác định trong đó
bao nhiêu phần trăm là các khoản nợ có lãi suất cố định, lãi suất điều chỉnh. Mỗi
khoản này có những đặc điểm khác nhau về thời gian thanh toán, phương thức thanh
toán và có những thỏa thuận riêng biệt. Sau đó SPV tập hợp những loại tài sản có
tính đồng nhất vào thành các danh mục và phát hành các chứng khoán có thứ hạng
khác nhau ra thị trường.
Sau khi tập hợp tài sản thành một danh mục thì phải chia chứng khoán thành các lớp
theo cơ chế thác nước (waterfall). Theo cơ chế này danh mục tài sản sẽ được chia
thành các lớp nhỏ phù hợp với nhu cầu của NĐT và chất lượng của các loại tài sản
ban đầu. Tuy nhiên đây cũng là một yếu tố rất phức tạp trong việc đánh giá chính
xác mức độ rủi ro của chứng khoán. Thông thường chứng khoán sẽ được chia thành
các lớp có xếp hạng tín dụng từ cao đến thấp, thời gian đáo hạn từ ngắn đến dài hạn.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
22
Chứng khoán có xếp hạng tín dụng cao nhất là lớp ưu tiên (senior class) là chứng
khoán có xếp hạng rất cao, khả năng thanh toán nợ gốc và lãi suất đầy đủ và đúng
hạn như cam kết. Thông thường phần này được chia làm 2-3 loại là AAA, AA và A,
có quyền ưu tiên trong thanh toán lãi suất và gốc so với các chứng khoán loại sau.
Tuy nhiên lớp này thường có mức thu nhập dự tính không cao và thời gian đáo hạn
thấp nhất.
Chứng khoán thứ cấp hay lớp B và C (subordinate class hay junior class) là loại
chứng khoán có xếp hạng tín dụng thấp hơn và sẽ phải chịu sự phân bổ rủi ro từ lớp
ưu tiên chuyển xuống. Trong mỗi kỳ thanh toán, thường loại này cũng phải thanh
toán sau và trường hợp có sự kiện rủi ro tài chính xảy ra, cần thanh lý tài sản thì loại
này cũng nhận sau lớp ưu tiên. Ta thấy lớp thứ cấp sẽ gánh chịu rủi ro rất lớn. Do
vậy để thu hút giới đầu tư, người quản trị SPV có kinh nghiệm sẽ dành một số ưu
tiên cho các lớp sau, ví dụ bằng cách thanh toán lãi suất cho lớp B còn lớp A sẽ
được thanh toán vốn gốc trước.
Chứng khoán không phân loại (Equity) thường chiếm một phần nhỏ của toàn bộ
danh mục CKH. Phần này thường do chủ thể tạo lập tài sản nắm giữ. Phần này có
thể tạo thêm thu nhập cho chủ thể tạo lập tài sản trong trường hợp tình hình chi trả
tốt, ngược lại có thể nó sẽ được dùng để chi trả cho các chứng khoán đã phát hành.
Bảng 1.2 Ví dụ cấu trúc chứng khoán của một CLO
Lớp Giá trị % trên Lãi suất Đáo hạn Tăng cường tín dụng
(triệu USD) tổng (năm) (% trên tổng vốn)
Aaa 45 9,80% LIBOR+47 6 21,20%
Aa 315 68,90% LIBOR+55 9,4 12,50%
Aa2 40 8,80% LIBOR+90 12
Baa2 34 7,40% 9,83% 12 5%
Cổ phiếu 23 5% N/A
Tổng 457 100%
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
23
Hình 1.5 Dòng tiền theo cơ chế thác nước của CDO tiền mặt
(Giesecke & Kim, 2010)
1.3.4.2 Mô hình định giá CDO
Hiện nay có nhiều mô hình để định giá CDO áp dụng cho từng loại sản phẩm CKH
như CDO tiền mặt, CDO tổng hợp, các ABS… Quá trình định giá CDO khá phức
tạp, bao gồm việc đánh giá danh mục tài sản chuẩn bị CKH, thiết lập các lãi suất cho
từng gói nợ và tỷ lệ cổ phiếu… Quá trình định giá cũng cần phải xem xét là liệu
nghiệp vụ này có thể có đủ hoàn vốn cho các người nắm giữ vốn cổ phần hay không.
Do vậy cần phải ước tính hoàn vốn sau rủi ro tín dụng được cung cấp bởi danh mục
đầu tư các chứng khoán nợ và so sánh nó với chi phí tài trợ các giấy tờ có giá của
CDO. Chênh lệch dôi ra phải đủ lớn để các suất sinh lợi IRR tiềm năng được chào
bán đủ hấp dẫn đối với những người nắm giữ vốn cổ phần.
Một số phương pháp định giá cơ bản:
 Định giá CDO tổng hợp:
Mô hình một yếu tố Gaussian copula là cách tiếp cận phổ biến nhất. Đây là mô hình
cơ bản để định giá CDO. Mô hình này tương đối đơn giản, nhưng nó phù hợp để mô
tả được độ nhạy chính và các nhân tố quan trọng của việc định giá CDO. Hình thức
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
24
cơ bản của nó dựa trên một nguyên tắc tương quan của các lần vỡ nợ được giới
thiệu lần đầu tiên bởi Li (2000). Ý tưởng chính đằng sau tất cả các mô hình định giá
CDO nằm trong việc xác định tiền lãi của một gói chứng khoán nhằm đảm bảo giá
trị hiện tại của số tiền thanh toán tiền lãi bằng giá trị hiện tại của số tiền thanh toán
tổn thất, ngụ ý rằng tổng giá trị hiện tại của hợp đồng là số không. Mô hình này có
thể được mở rộng bằng cách sử dụng nhiều yếu tố thay vì một (Hull City và White,
2004) bằng cách giả định khác với bình thường sự phân phối của số lần vỡ nợ
(Gregory và Laurent, 2004) hoặc bằng cách thay đổi các giả định các thông số đầu
vào như tỷ lệ thu hồi hoặc tương quan (Wang và cộng sự., 2006). Lý thuyết chung
của copulas có thể được tìm thấy trong Nelsen (2006), nâng cấp lý thuyết copulas và
chuyển đổi copulas được nghiên cứu bởi Hájek và Mesiar (2008), Klement et al.
(2005) hoặc trong Kybernetika (2008) (Buzková & Teplý, 2012).
 Định giá CDO tiền mặt và ABS:
Các phương pháp định giá CDO tiền mặt và ABS thường có cấu trúc phức tạp,
không chuẩn, không rõ ràng và khó khăn, đòi hỏi nhiều tính toán. Các yếu tố rủi ro
thường bao gồm tỷ lệ lãi suất, chênh lệch lãi, thanh toán sớm, vỡ nợ và các mối
tương quan (Rosen & Sauders, 2009).
Mô hình đơn giản “bond model” và định giá ma trận thường được sử dụng (ví dụ
như dựa trên xếp hạng tín dụng), sử dụng phương pháp NAV/ thị giá của tài sản thế
chấp để định lượng, gồm các bước sau:
B1: giả định dòng tiền theo từng loại của tài sản thế chấp.
B2: trình bày dòng tiền cho từng phần của tài sản thế chấp.
B3: sử dụng các dòng tiền của tài sản thế chấp và dòng tiền theo kiểu thác
nước của CDO để thể hiện dòng tiền của CDO.
B4: NPV – chiết khấu dòng tiền (dùng tỷ lệ chiết khấu thích hợp). Tỷ lệ chiết
khấu có thể tham khảo trên thị trường. Áp dụng tỷ lệ chiết khấu cho tất cả các gói
CDO khác có cùng xếp hạng, loại giao dịch….
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
25
Trong đó: Y = (PP, Def, LGD, …), X = (xếp hạng tín dụng, ngành, vintage), sj:
phí bù đắp rủi ro
Phương pháp này so sánh giá thông qua cách tiếp cận ma trận, thông thường dựa
trên xếp hạng. Khung kiểm tra stress-testing rất hữu ích trong mô hình này (Rosen
& Sauders, 2009).
Sự đơn giản hóa dòng tiền của tài sản thế chấp và các gói chứng khoán có thể được
sử dụng với mô hình stochastic.
Phương pháp định giá tài sản ròng NAV có một số đặc điểm sau (Rosen & Sauders,
2009):
- Giá thị trường của tài sản thế chấp được tính để tạo ra giá trị của danh mục
tài sản thế chấp cơ sở.
- Định giá trực tiếp mỗi tài sản cơ sở.
- Giá thị trường của tài sản thế chấp áp dụng cho cơ cấu vốn CDO để tính toán
chỉ số bù đắp nợ, định giá tài sản ròng cho gói cổ phiếu.
- Không có mô hình trực tiếp của các mối tương quan,
 Phương pháp nhị thức mở rộng của Moody’s để đánh giá danh mục (Vũ
Diệp Anh, 2002)
Phần quan trọng nhất trong khâu xếp hạng tín dụng và quyết định thứ hạng của
chứng khoán phát hành là đánh giá danh mục tài sản chuẩn bị CKH. Phương pháp
nhị thức mở rộng do Moody’s giới thiệu được cho là tiêu chuẩn để đánh giá rủi ro
của CDO. Ý tưởng cơ bản của phương pháp này là mô hình hóa rủi ro của một tập
hợp tài sản có tính đồng nhất và độc lập với nhau. Phương pháp này được trình bày
như sau:
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
26
Thứ nhất, cơ quan xếp hạng tín dụng sẽ đánh giá độ phân tán rủi ro của cả danh mục
tài sản do SPV nắm giữ.
n n
( p
i
F
i
)( q
j
F
j
)
D i 1 j 1
Trong đó:
p
Þ pi qi p j q j Fi Fj
n: số lượng tài sản trong danh mục
Fi: giá trị danh nghĩa của tài sản thứ i trong danh mục
Rõ ràng giá trị của cả danh mục với các tài sản có giá trị rủi ro khác nhau có thể
được thay thế bằng D như là giá trị trung bình của các tài sản F có điều chỉnh theo
rủi ro.
Tỷ lệ hoàn trả E biểu hiện cho mức độ rủi ro của các lớp chứng khoán và nếu chứng
khoán có xếp hạng càng cao thì khả năng hoàn trả cũng rất cao.
D n
E (loss )Pjq L j ( q )
j 0 q 1
Ta có: αq: tỷ lệ hoàn trả theo các phân bố xác suất
ωq: xác suất cho sự kiện α xảy ra
p: biểu hiện cho xác suất vỡ nợ trung bình của cả danh mục
Lj: biểu hiện mất mát do các lớp của CDO tương ứng với sự kiện j xảy ra
Pj: là xác suất của sự kiện trong điều kiện rủi ro vỡ nợ j xảy ra
Pj
D
p j
(1 p)D j
J
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
27
Độ lệch chuẩn của khả năng mất mát
D n 2
(Loss)Pj q E(loss) Lj ( q )
j 0 q 1
(Nguồn: Analysing the risk of structured credit (CDO) tranches: the
modified binomial expansion method)
Độ lệch chuẩn cho phép tổ chức xếp hạng tín dụng thu nhận được những thông tin
quan trọng về mức độ vững mạnh của các lớp chứng khoán có liên quan tới sự thay
đổi của tỷ lệ hoàn trả.
Trên cơ sở những tính toán cơ bản và những tính toán điều chỉnh khác như đánh giá
mức độ biến động của dòng tiền, khả năng tái đầu tư hay những biến động về lãi
suất thu nhập…tổ chức xếp hạng tín dụng sẽ tư vấn cho SPV có thể thay đổi cấu
trúc của chứng khoán hoặc yêu cầu mức tăng cường tín dụng cao hơn nữa để đưa ra
được những lớp chứng khoán phù hợp với điều kiện đánh giá của tổ chức này.
1.4 Kinh nghiệm áp dụng CKH trên thế giới
Kể từ khi cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ nổ ra, thị trường CKH thế giới đối mặt
với nhiều trở ngại, trong đó khó khăn lớn nhất là ngân hàng trung ương rút khoản
cứu trợ và một loạt những điều luật hà khắc hơn được áp dụng. Trên thị trường
CKH thế giới, tỷ trọng của các sản phẩm liên quan đến các khoản cho vay thế chấp
mua nhà dựa trên tài sản thế chấp là BĐS như MBS, CMO… và các sản phẩm CKH
tín dụng tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm thị phần lớn. Cho đến năm
2006, khoảng 2/3 lượng vốn cho vay thế chấp mua nhà và một nửa tín dụng tiêu
dùng của nước Mỹ đã được chuyển hóa bằng kỹ thuật CKH. Nhưng giờ đây các
NĐT đã thoái lui khỏi một vài phân khúc trên thị trường do chất lượng của các
khoản cho vay ngày càng đi xuống và ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Fed đang
rút dần hỗ trợ thanh khoản đối với các giao dịch liên quan đến nợ qua thẻ tín dụng
và vay mua xe. Ngược lại, thị trường nhà đất vẫn gần như hoàn toàn phải dựa vào
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
28
sự trợ giúp từ chính phủ mới có thể phát hành và bảo lãnh cho MBS. Trong những
năm gần đây, không có MBS nhà đất nào bán được mà không cần sự hậu thuẫn đó.
Trong khi thị trường chứng khoán Mỹ đã phát triển thành một thị trường lớn, nhưng
nó vẫn chưa phát triển thành một thị trường lành mạnh. Những người tham gia thị
trường có xu hướng buông lỏng quản lý rủi ro của họ ngay sau khi họ nhìn thấy lợi
nhuận, trong khi chính phủ vốn tin tưởng vào thị trường tự do đã không can thiệp
sớm để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng.
Trên thị trường CKH châu Á, khu vực nhà nước đã có một tiếng nói lớn ngay từ đầu,
cho dù đó là về mặt quy tắc thị trường hay tổ chức phát hành. Điều này có thể cản
trở sự phát triển của thị trường trong dài hạn, một sự cân bằng cuối cùng cần phải
được cân đối giữa bãi bỏ quy định và cạnh tranh không bị cản trở. Tuy nhiên, sau
cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu, có nhiều lý do để giữ lại hệ thống hiện tại, điều
này cho phép chính quyền can thiệp sớm, ít nhất là trong thời gian này.
(Kamiyama,T., 2009)
Chứng khoán ở châu Á được dẫn đầu bởi Nhật Bản và Hàn Quốc, theo sau là các
nước như Ấn Độ, Trung Quốc và Malaysia. Số lượng sản phẩm CKH đã phát hành
do các nước châu Á chính tham gia vào CKH (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và
Trung Quốc) ngày càng tăng và đã lên tới gần 120 tỷ USD vào cuối năm 2006
(Hình 1.3). Tuy nhiên, theo số liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, thị trường
châu Á đối với các sản phẩm được CKH trong năm 2005 chỉ có giá trị bằng thị
trường Mỹ với cùng các sản phẩm như vậy vào năm 1995, trong khi Mỹ đã phát
hành 800 tỷ đô la các sản phẩm như vậy trong năm 2005. Thị trường CKH ở châu Á
không những có quy mô tương đối nhỏ mà còn kém phát triển.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
29
($ 100 tỷ)
Nhật Bản Hàn Quốc Ấn Độ Trung Quốc
Hình 1.6 Quy mô các thị trường CKH chính ở Châu Á
Nguồn: Viện Nghiên cứu thị trường vốn Nomura, CTCK Nomura, Đánh giá và
thông tin đầu tư, ChinaBond và Vinod Kothari, “Thị trường CKH Ấn Độ” (Sekine,
et al., 2008)
Các tài sản cơ bản được sử dụng trong các sản phẩm CKH khác nhau giữa các quốc
gia ở Châu Á. Trong khi các tài sản chính được sử dụng tại Nhật Bản và Malaysia là
những tài sản thế chấp, tài sản chính được sử dụng ở Ấn Độ là các khoản vay tự
động, trong khi tại Hàn Quốc là các khoản vay không hiệu quả, các khoản vay tài
chính dự án, thế chấp và các khoản vay tự động. Và thậm chí cả ở Nhật Bản và
Malaysia, nơi mà tài sản thế chấp là tài sản cơ bản chính thì tình hình hiện nay là
hoàn toàn khác nhau.
Điểm chung cho tất cả các thị trường CKH châu Á là các sản phẩm mà họ cung cấp
chưa phát triển. Điều này làm cho các nước châu Á ít có khả năng sẽ trải qua một
cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn, nhưng nó hạn chế các NĐT có sự tự do lựa
chọn các sản phẩm tài chính phù hợp với khả năng chấp nhận rủi ro của mình.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
30
Một nét đặc trưng khác của thị trường CKH châu Á là sự thiếu vắng các NĐT tinh
vi và chủ thể tạo lập tài sản. Các NĐT châu Á nói chung được xem là có tầm nhìn
ngắn hạn, và các sản phẩm CKH cũng không có ngoại lệ. Một trong những lý do
được đưa ra cho sự thất bại của thị trường MBS ở Ấn Độ là thiếu sự quan tâm của
NĐT trong các sản phẩm dài hạn như vậy. Việc tăng số lượng và nâng cao chất
lượng của các NĐT và chủ thể tạo lập tài sản là một trong những thách thức đối với
sự phát triển của thị trường CKH ở châu Á.
Ngoài ra, nền kinh tế Châu Á cũng có nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, trong đó có
sự thiếu hụt của các công cụ nâng cao tín dụng, cơ quan xếp hạng tín dụng kém phát
triển, và một cơ sở hạ tầng pháp lý trung bình.
Thị trường CKH châu Á đã được thành lập để đối phó với các khoản nợ xấu còn lại
của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á. Mặc dù ban đầu chứng khoán được đảm bảo
bằng tài sản được phát hành vào cuối năm 1990 nhắm vào các NĐT nước ngoài và
bằng ngoại tệ, kể từ khi chuyển giao thế kỷ, hầu hết các sản phẩm CKH (hiện nay
khoảng 80%) được tính bằng đồng nội tệ của họ. Trong khi đó, các quốc gia bị ảnh
hưởng bởi cuộc khủng hoảng cũng đã thiết lập thị trường CKH theo nhu cầu cụ thể
của họ. Trong Phụ lục 1, chúng ta sẽ xem xét sự phát triển CKH ở một số quốc gia
Châu Á.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
31
Kết luận chương 1
CKH là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt
tương lai thu được từ một nhóm tài sản tài chính sẵn có mang các đặc điểm cần thiết.
Trên thế giới, các sản phẩm CKH liên quan đến bất động sản chiếm phần lớn, tuy
nhiên các sản phẩm không liên quan đến bất động sản như CKH thẻ tín dụng, các
khoản phải thu thương mại, các khoản vay đòn bẩy… lại khá phong phú và có xu
hướng phát triển trong thời gian gần đây. Vai trò của CKH đem lại cho NHTM cũng
như NĐT là khá lớn, tuy vậy rủi ro phát sinh cũng rất đáng quan ngại, đặc biệt là rủi
ro tín dụng. CKH các khoản cho vay của NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc
tái cơ cấu bảng cân đối kế toán của NHTM, tăng cường tỷ lệ an toàn vốn CAR.
Ngoài ra, CKH còn giúp giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tăng cường khả năng định
mức tín nhiệm, từ đó làm giảm chi phí huy động vốn. Cho đến nay, CKH rất phổ
biến trên thế giới và đã áp dụng thành công tại nhiều nước Châu Á. Tuy nhiên, quy
trình phát hành chứng khoán tương đối phức tạp liên quan đến nhiều chủ thể tham
gia, việc định giá chứng khoán cũng yêu cầu phải tính toán được các rủi ro và dòng
tiền phát sinh liên quan đến danh mục bao gồm nhiều tài sản tài chính. Vì vậy, việc
áp dụng CKH cần phải được nghiên cứu để phù hợp với tình hình thực tiễn và một
số nền tảng pháp lý nhất định.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
32
Chương 2
THỰC TRẠNG CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN CHO
VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1 Tình hình hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
2.1.1 Tổng quan về hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Trong những năm qua, những đóng góp của hệ thống NHTM vào quá trình đổi mới
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là rất lớn. Đến nay, vốn cho sản xuất kinh doanh
chủ yếu vẫn do các NHTM đáp ứng. Tuy nhiên, sau hơn hai thập kỷ đổi mới và phát
triển khá nhanh, hiện nay với tăng trưởng tín dụng thấp và nợ xấu cao, các NHTM
đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng và thanh khoản của các ngân hàng đã thay đổi
đáng kể trong ba năm qua. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ước tính cả năm 2012 là 7%,
chỉ bằng phân nửa so với chỉ tiêu đưa ra đầu năm là từ 15-17%. Đây cũng là mức
tăng thấp nhất trong nhiều năm qua. Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán cả
năm lại tăng mạnh khoảng 20%, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu đầu năm là khoảng
14%. Tính đến cuối năm 2013, tổng tín dụng nền kinh tế theo số liệu công bố của
NHNN ước đạt 3.418.351 tỷ đồng (tăng khoảng 12,51% so với cuối năm 2012), và
tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đạt 5.755.870 tỷ đồng.
Nguyên nhân của việc tín dụng tăng trưởng thấp là do sức cầu của nền kinh tế yếu,
tồn kho và nợ xấu tăng cao. Trong năm qua, NHNN đã đưa ra nhiều biện pháp
nhằm kích thích tăng trưởng như gần như đưa hoàn toàn BĐS ra khỏi nhóm tín
dụng phi sản xuất - nhóm cần phải hạn chế cho vay; hạ lãi suất, cho phép tổ chức tín
dụng cơ cấu lại nợ cũ cho khách hàng.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
33
Hình 2.1 Tăng trưởng tín dụng và thanh khoản của các ngân hàng
Nguồn: World Bank/NHNN
Về cơ cấu tài sản, ba loại tài sản chính của các TCTD là cho vay các tổ chức kinh tế
và cá nhân chiếm tỷ trọng lớn với 51%, tiếp theo là tiền gửi và cho vay tại các
TCTD khác chiếm 22%, chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư chiếm
12%. So với các nước trong khu vực, tỷ lệ cho vay khách hàng của Việt Nam thuộc
loại thấp nhất trong khu vực, trong khi tỷ lệ này ở Úc là 75%, Singapore 61%, Thái
lan 64% và Trung quốc 50%.
Một vấn đề đáng lo ngại đối với các NHTM ở Việt Nam là “sai lệch kép”. Với tỷ
trọng nguồn vốn huy động không kỳ hạn và ngắn hạn vẫn chiếm khoảng 75%, nguy
cơ sai lệch về cơ cấu thời hạn trong bảng cân đối tài sản của hệ thống NHTM là
tương đối lớn. Sai lệch về cơ cấu đồng tiền tuy có giảm trong vài năm gần đây, song
mức độ vẫn còn khá lớn và lại rất nhạy cảm với biến động tỷ giá, lãi suất. Bên cạnh
đó, tài sản nước ngoài ròng trong hệ thống NHTM cũng phản ảnh rủi ro của khu vực
này. Lượng tài sản nước ngoài ròng trong các NHTM thời gian gần đây là âm chủ
yếu do gia tăng mạnh mẽ trong trách nhiệm nợ nước ngoài của các ngân hàng
(Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển, 2012). Điều này phản ánh rõ sự sai
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
34
lệch cơ cấu đồng tiền khi sử dụng nguồn đi vay từ nước ngoài để tài trợ cho các
khoản tín dụng trong nước.
Hình 2.2 Cơ cấu tổng tài sản toàn ngành theo báo cáo của các TCTD Nguồn:
NFSC
Hình 2.3 Cơ cấu nguồn vốn toàn ngành theo báo cáo của các TCTD
Nguồn: NFSC
Về hoạt động kinh doanh, lợi nhuận năm 2013 của các NHTM nhìn chung giảm so
với năm trước. Chỉ số ROA (lợi nhuận ròng trên tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận
ròng trên vốn chủ sở hữu) của các NHTM thấp hơn nhiều so với cuối năm 2012. Cụ
thể, ROA và ROE của khối NHTM nhà nước chỉ đạt 0,67% và 7,93%, giảm so với
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
35
mức 0,79% và 10,34% của năm 2012. Tương tự, ROA và ROE của khối NHTM cổ
phần cũng chỉ đạt 0,31% và 3,6% (quý III/2012 là 0,49% và 5,1%). Nguyên nhân do
tổng tài sản và vốn điều lệ của hệ thống các NHTM vẫn tăng trưởng khá tốt trong
năm 2013, trong khi đó tốc độ tăng trưởng lợi nhuận không theo kịp do tín dụng
tăng thấp, lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động khiến chênh lệch lãi
suất đầu ra - đầu vào giảm mạnh gây ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng.
Bảng 2.1 Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản ngành ngân hàng đến 31/12/2013
(đơn vị: tỷ đồng, %)
Tỷ lệ Tỷ lệ
Tỷ lệ vốn cấp tín
an ngắn dụng/
toàn hạn cho nguồn
Loại hình Tổng tài Vốn tự vốn vay vốn
TCTD sản có có ROA ROE
tối trung, huy
thiểu dài hạn động
NHTM nhà
nước 2.504.871 166.580 0,67 7,93 10,91 23,06 94,62
NHTM cổ
phần 2.463.445 195.123 0,31 3,6 12,56 19,05 75,2
NH liên
doanh, nước
ngoài 704.908 100.233 0,75 4,64 26,53 -11,5 61,98
Công ty
tài chính,
cho thuê 65.461 2.674 -2,07 -22,21 4,63 -2,96 340,69
Ngân hàng
Hợp tác xã
Việt Nam 17.183 2.316 0,62 3,95 32,84 7,66 109,16
Toàn hệ
thống 5.755.869 466.926 0,49 5,18 13,25 17,4 84,71
Nguồn: NHNN
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
36
Triệu VND
Hình 2.4 Lợi nhuận sau thuế của các NHTM
Nguồn: tổng hợp từ BCTC của các NHTM
 Năng lực cạnh tranh
Bảng 2.2 So sánh ngân hàng nước ta với các nước trong khu vực
Việt Nam Malaysia Indonesia Philippines
Tổng tài sản (tỷ USD) 127,66 386,25 213,98 119,52
Tổng dư nợ tín dụng (tỷ 73,10 208,85 119,42 61,59
USD)
ROE (%) 9,7 18,5 21,94* 6,91
ROA (%) 1,0 1,5 2,08* 0,77
NPLs (%) 3,5 2,2 3,8 4,51
Nguồn: Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ nước ta đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2025, trang 264 (Nguyễn Thị Mùi, 2010)
Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng nước ta chưa cao so với các nước khác
trong khu vực, qui mô của các ngân hàng nước ta còn nhỏ, tổng tài sản ở mức thấp,
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
37
các chỉ số ROA, ROE cuối năm 2009 vẫn ở mức khiêm tốn nếu dựa trên tiêu chí
đánh giá theo thông lệ quốc tế.
Một chỉ tiêu khác là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Tỉ lệ an toàn vốn của các NHTM
vượt mức tối thiểu 9% tuy nhiên vẫn thấp hơn các nước trong khu vực và vốn tự có
chủ yếu chỉ bao gồm vốn cấp 1. Các quốc gia khác trên thế giới, kể cả những nền
kinh tế mới nổi, tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ vốn cấp 1/tổng tài sản có rủi ro có một
khoảng cách nhất định, tức là vốn cấp 2 vẫn thể hiện được vai trò của mình trong
việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn chung. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hai tỷ lệ này gần như
không có khoảng cách (11,62% và 10,98%).
Bảng 2.3 Tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng năm 2011
Nhóm CAR báo cáo CAR đánh giá lại
NHTM Nhà nước 9,06% 5,56%
NHTM cổ phần 12,99% 4,96%
Ngân hàng liên doanh, nước ngoài 24,66% 17,76%
Công ty tài chính, cho thuê tài chính 11,13% -2,47%
Toàn ngành 11,62% 5,35%
Nguồn: NFSC
Hình 2.5 Một số tỷ lệ an toàn vốn của các quốc gia trong khu vực
Nguồn: Fitch Rating – “EM Banking System Datawatch” 11/2011,
Báo cáo của NFSC năm 2012
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
38
Ngoài ra, sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài đã làm tăng sức ép cạnh tranh
trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài không chỉ cạnh tranh với các
ngân hàng trong nước trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mà còn
cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh toán, nhận
tiền gửi ... Mặc dù các ngân hàng nước ta có lợi thế so sánh về mạng lưới, về khách
hàng truyền thống nhờ vai trò lịch sử nhưng kém hơn so về năng lực cạnh tranh với
các ngân hàng nước ngoài về mức độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, về nguồn
nhân lực, về trình độ quản trị hoạt động và vấn đề quản lý rủi ro.
 Vấn đề sở hữu chéo
Nhìn chung, thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam như tỷ lệ
nắm giữ giữa các tổ chức, vai trò của các cổ đông là những vấn đề hết sức phức tạp
bởi quan hệ chồng chéo mang tính lịch sử, biến động cao và hạn chế thông tin. Bên
cạnh các mặt tích cực mang lại thì sở hữu chéo cũng dẫn đến các hệ lụy tác động
trực tiếp đến tính ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng như:
- Nguồn lực và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng không được đánh giá
đúng mức vì nhiều ngân hàng quy mô vốn điều lệ nhỏ lách được quy định
của NĐ141/2006/NĐ về vốn pháp định của ngân hàng. Trong những năm
qua, hàng loạt các NHTM cổ phần đã nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng,
nhưng thực tế quy mô của dòng vốn mới thực sự được bổ sung vào hệ thống
ngân hàng vẫn chưa được làm rõ.
- Làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng vì rất nhiều chỉ số
dựa trên vốn tự có như CAR hay tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản, trong khi đó
vốn tự có của ngân hàng bao gồm cả nguồn vốn ảo do sở hữu chéo. Điều này
dẫn đến sai lệch cả về quản trị ngân hàng cũng như việc giám sát với hệ
thống tài chính.
- Làm gia tăng việc cho vay thiếu kiểm soát.
- Các quy định về giới hạn tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
của NHNN có thể bị làm sai lệch tinh thần bởi sở hữu chéo. Khi khách hàng
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
39
doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng, thay vì xếp khoản vay thành
nợ xấu và trích dự phòng rủi ro theo quy định, ngân hàng A giấu nợ xấu của
mình bằng cách không khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng B (ngân hàng A
có sở hữu) cho vay để đảo nợ.
2.1.2 Hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
2.1.2.1 Danh mục cho vay
Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế: thị trường mục tiêu của các
NHTM, đặc biệt là NHTM cổ phần về cơ bản giống nhau, đều là đa dạng hóa,
không có sự chuyên môn hóa cho vay theo ngành. Mặc dù vậy, hầu hết các ngân
hàng (không phân biệt quy mô lớn nhỏ), đều chỉ cho vay 4 – 5 ngành tương tự như
nhau, dẫn đến tính đa dạng của danh mục cho vay bị giới hạn, cũng có nghĩa là độ
tập trung rủi ro cao. Những ngành mà các NHTM cổ phần tập trung cho vay bao
gồm: thương mại; sản xuất gia công chế biến; dịch vụ cá nhân và cộng đồng; xây
dựng; giao thông vận tải kho bãi (Bùi Diệu Anh, 2012).
Cơ cấu danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu tư: tỷ trọng dư nợ phi sản xuất (cụ
thể là BĐS và chứng khoán) còn khá cao ở hầu hết các NHTM.
Cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn: các ngân hàng vẫn chú trọng cho vay kỳ
hạn ngắn hơn là kỳ hạn dài, tuy xu hướng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng
cho vay trung dài hạn qua các năm nhưng mức giảm rất ít. Tuy nhiên xét trong bối
cảnh thực tế nguồn huy động của các NHTM cổ phần chủ yếu là ngắn hạn, độ ổn
định không cao, thì cơ cấu hiện nay cũng tương đối hợp lý.
Cơ cấu danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng: hầu hết các NHTM cổ
phần chú trọng cho vay đối với cá nhân và các công ty cổ phần, công ty TNHH và
tư nhân. Tỷ trọng vốn cho các loại chủ thể này hầu hết chiếm từ 80 - trên 90% tổng
dư nợ, trong khi tỷ trọng cho vay doanh nghiệp doanh nghiệp sở hữu có xu hướng
giảm dần, thị phần cho vay các doanh nghiệp này chủ yếu thuộc các NHTM nhà
nước và các công ty tài chính.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
40
Tóm lại, danh mục cho vay của các NHTM hiện nay có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tập
trung khá lớn. Những rủi ro này sẽ trở thành tổn thất tài chính nghiêm trọng cho các
ngân hàng một khi nền kinh tế biến chuyển bất lợi. Điều này đã được minh chứng
thông qua kết quả hoạt động thực tế của ngân hàng nước ta trong những năm qua.
2.1.2.2 Nợ xấu
Một trong những rủi ro đe dọa sự ổn định của hệ thống NHTM là nợ xấu. Chưa bao
giờ vấn đề nợ xấu trong hệ thống NHTM lại được quan tâm nhiều như vậy, nhất là
từ năm 2011. Hiện nay, phân loại nợ xấu của Việt Nam được quy định chi tiết tại
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và được sửa đổi theo Thông tư 15/2010/TT-
NHNN. Tuy nhiên, con số từ các nguồn như tổ chức tín dụng, NHNN, tổ chức quốc
tế đưa ra cũng còn nhiều khác biệt. Chẳng hạn như số liệu từ NHNN cho biết, đến
hết tháng 12/2013 tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng là 3,79%. Trên thực tế, tỷ
lệ này vốn có sự chênh lệch giữa con số các NHTM “tự báo cáo” và của cơ quan
thanh tra giám sát, thông thường con số của cơ quan giám sát sẽ cao hơn một vài
điểm phần trăm. Tuy nhiên, một số tổ chức quốc tế bằng những phân tích đáng để
tham khảo đã đánh giá tỷ lệ này phải ở mức hai con số.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã liên tục tăng từ năm 2008 đến nay, nhưng trong
năm 2013 tỷ lệ này có phần suy giảm. Theo số liệu của NHNN, tỷ lệ nợ xấu cuối
năm 2010 là 2.16%, cuối năm 2011 là 3.10%, từ năm 2012 đến nay được thể hiện
trong hình 2.6.
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc

More Related Content

Similar to Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc

Similar to Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc (20)

Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Trong Lĩnh Vực Quảng Cáo Truyền Hình Tại Trung ...
Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Trong Lĩnh Vực Quảng Cáo Truyền Hình Tại Trung ...Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Trong Lĩnh Vực Quảng Cáo Truyền Hình Tại Trung ...
Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Trong Lĩnh Vực Quảng Cáo Truyền Hình Tại Trung ...
 
Luận Văn Áp Dụng Giá Trị Hợp Lý Trong Kế Toán Việt Nam.doc
Luận Văn Áp Dụng Giá Trị Hợp Lý Trong Kế Toán Việt Nam.docLuận Văn Áp Dụng Giá Trị Hợp Lý Trong Kế Toán Việt Nam.doc
Luận Văn Áp Dụng Giá Trị Hợp Lý Trong Kế Toán Việt Nam.doc
 
Ứng Dụng Mạng Nơron Nhân Tạo Dự Báo Số Học Sinh Tuyển Vào Trung Tâm Gdnn – Gd...
Ứng Dụng Mạng Nơron Nhân Tạo Dự Báo Số Học Sinh Tuyển Vào Trung Tâm Gdnn – Gd...Ứng Dụng Mạng Nơron Nhân Tạo Dự Báo Số Học Sinh Tuyển Vào Trung Tâm Gdnn – Gd...
Ứng Dụng Mạng Nơron Nhân Tạo Dự Báo Số Học Sinh Tuyển Vào Trung Tâm Gdnn – Gd...
 
Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ công bố thông tin bắt buộc trên báo...
Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ công bố thông tin bắt buộc trên báo...Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ công bố thông tin bắt buộc trên báo...
Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ công bố thông tin bắt buộc trên báo...
 
Quản lý quy hoạch xây dựng Tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình.doc
Quản lý quy hoạch xây dựng Tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình.docQuản lý quy hoạch xây dựng Tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình.doc
Quản lý quy hoạch xây dựng Tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình.doc
 
Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại...
Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại...Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại...
Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại...
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Sản Xuất...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Sản Xuất...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Sản Xuất...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Sản Xuất...
 
Nghiên cứu về mạng neural convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
Nghiên cứu về mạng neural convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...Nghiên cứu về mạng neural convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
Nghiên cứu về mạng neural convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
 
Phân Tích Thực Trạng Sử Dụng Kháng Sinh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Tứ Kỳ Tỉn...
Phân Tích Thực Trạng Sử Dụng Kháng Sinh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Tứ Kỳ Tỉn...Phân Tích Thực Trạng Sử Dụng Kháng Sinh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Tứ Kỳ Tỉn...
Phân Tích Thực Trạng Sử Dụng Kháng Sinh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Tứ Kỳ Tỉn...
 
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và h...
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và h...Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và h...
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và h...
 
Phát Triển Thương Mại Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang.doc
Phát Triển Thương Mại Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang.docPhát Triển Thương Mại Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang.doc
Phát Triển Thương Mại Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang.doc
 
Nghiên Cứu Công Cụ Hỗ Trợ Đảm Bảo Chính Sách Quyền Truy Cập Trong Một Số Quy ...
Nghiên Cứu Công Cụ Hỗ Trợ Đảm Bảo Chính Sách Quyền Truy Cập Trong Một Số Quy ...Nghiên Cứu Công Cụ Hỗ Trợ Đảm Bảo Chính Sách Quyền Truy Cập Trong Một Số Quy ...
Nghiên Cứu Công Cụ Hỗ Trợ Đảm Bảo Chính Sách Quyền Truy Cập Trong Một Số Quy ...
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps.doc
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps.docPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps.doc
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps.doc
 
Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Lâm Sản Xuất Khẩu Quảng Đôn...
Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Lâm Sản Xuất Khẩu Quảng Đôn...Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Lâm Sản Xuất Khẩu Quảng Đôn...
Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Lâm Sản Xuất Khẩu Quảng Đôn...
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Phục Vụ Quản Trị Doanh Nghiệp Tại ...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Phục Vụ Quản Trị Doanh Nghiệp Tại ...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Phục Vụ Quản Trị Doanh Nghiệp Tại ...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Phục Vụ Quản Trị Doanh Nghiệp Tại ...
 
Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...
Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...
Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Hữu Ng...
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Hữu Ng...Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Hữu Ng...
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Hữu Ng...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcom...
Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcom...Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcom...
Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcom...
 
Phát triển dịch vụ hỗ trợ quản lý chứng chỉ định giá đất Ứng dụng công nghệ c...
Phát triển dịch vụ hỗ trợ quản lý chứng chỉ định giá đất Ứng dụng công nghệ c...Phát triển dịch vụ hỗ trợ quản lý chứng chỉ định giá đất Ứng dụng công nghệ c...
Phát triển dịch vụ hỗ trợ quản lý chứng chỉ định giá đất Ứng dụng công nghệ c...
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 

Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.doc

  • 1. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------- ♦ ------- Nguyễn Thị Hòa ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HÓA KHOẢN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  • 2. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------- ♦ ------- Nguyễn Thị Hòa ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HÓA KHOẢN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2014
  • 3. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học do chính tôi thực hiện. Các thông tin và số liệu sử dụng trong luận văn này được trích dẫn đầy đủ tại danh mục tài liệu tham khảo và hoàn toàn trung thực, chính xác. Nguyễn Thị Hòa
  • 4. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô khoa Ngân hàng cùng Thầy Cô các bộ môn khác của trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã tận tình giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt thời gian học tập vừa qua. Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Phạm Văn Năng, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô trong nhóm giảng viên góp ý đề cương và Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ kinh tế đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài này. Trong suốt thời gian học tập tại trường và hoàn thành khóa luận này, tôi cũng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả. Cuối cùng, con xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con được học tập và luôn bên con trong những lúc khó khăn nhất. Nguyễn Thị Hòa
  • 5. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................................. 4 1.1 Những vấn đề cơ bản về chứng khoán hóa...................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm chứng khoán hóa (Securitisation)................................................................... 4 1.1.2 Đặc điểm của tài sản có thể chứng khoán hóa................................................................. 4 1.1.2.1 Tài sản phải được quy về dòng tiền.................................................................................. 4 1.1.2.2 Tính hợp pháp ............................................................................................................................ 5 1.1.2.3 Tính thanh khoản ...................................................................................................................... 5 1.1.2.4 Tính phân tán rủi ro................................................................................................................. 5 1.1.2.5 Tính độc lập với chủ thể tạo lập tài sản.......................................................................... 5 1.1.2.6 Tính đồng nhất của tài sản ................................................................................................... 5 1.1.3 Lịch sử hình thành chứng khoán hóa................................................................................... 6 1.2 Nội dung của chứng khoán hóa.............................................................................................. 6 1.2.1 Mô hình chứng khoán hóa cơ bản......................................................................................... 7 1.2.2 Quy trình chứng khoán hóa...................................................................................................... 7 1.2.3 Các thành viên tham gia ......................................................................................................... 10 1.2.4 Một số mô hình chứng khoán hóa ở các nước .............................................................. 12 1.2.4.1 Mô hình của Nick Davis (2000)....................................................................................... 12
  • 6. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 1.2.4.2 Mô hình áp dụng thành công tại Ấn Độ....................................................................... 13 1.2.4.3 Mô hình của Patrick Wood (2007)................................................................................. 14 1.2.5 Các rủi ro phát sinh................................................................................................................... 15 1.2.5.1 Rủi ro thanh toán sớm ......................................................................................................... 15 1.2.5.2 Rủi ro tín dụng ........................................................................................................................ 16 1.2.5.3 Rủi ro chất lượng danh mục giảm.................................................................................. 16 1.2.5.4 Rủi ro liên quan đến CKH các khoản tín dụng tuần hoàn................................... 16 1.2.5.5 Rủi ro hệ thống........................................................................................................................ 17 1.2.6 Các loại sản phẩm chứng khoán hóa................................................................................. 17 1.3 Chứng khoán hóa các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại ................. 18 1.3.1 Các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại được chứng khoán hóa........... 18 1.3.2 Vai trò chứng khoán hóa các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại........ 18 1.3.3 Các sản phẩm chứng khoán hóa các khoản cho vay của NHTM ......................... 19 1.3.4 Cách thức đóng gói trái phiếu CDO và một số phương pháp định giá.............. 21 1.3.4.1 Cách thức đóng gói trái phiếu CDO ............................................................................. 21 1.3.4.2 Mô hình định giá CDO........................................................................................................ 23 1.4 Kinh nghiệm áp dụng CKH trên thế giới...................................................................... 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .............................................. 32 2.1 Tình hình hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam ...................... 32 2.1.1 Tổng quan về hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam................... 32 2.1.2 Hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.............................. 39 2.1.2.1 Danh mục cho vay................................................................................................................. 39 2.1.2.2 Nợ xấu......................................................................................................................................... 40 2.2 Thực trạng ứng dụng CKH các khoản cho vay của NHTM Việt Nam......... 45 2.2.1 Khó khăn ....................................................................................................................................... 45 2.2.2 Thuận lợi........................................................................................................................................ 46 2.3 Những cơ sở cho việc áp dụng chứng khoán hóa tại nước ta ............................. 48
  • 7. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2.3.1 Các tổ chức liên quan............................................................................................................... 48 2.3.1.1 Chủ thể tạo lập tài sản......................................................................................................... 48 2.3.1.2 Công ty có mục đích đặc biệt............................................................................................ 49 2.3.1.3 Ngân hàng đầu tư .................................................................................................................. 49 2.3.1.4 Các tổ chức hỗ trợ................................................................................................................. 49 2.3.2 Cơ sở pháp lý............................................................................................................................... 52 2.3.2.1 Quy định pháp luật................................................................................................................ 52 2.3.2.2 Chế độ kế toán......................................................................................................................... 54 2.3.2.3 Các quy định về thuế............................................................................................................ 54 2.3.2.4 Thị trường tài chính.............................................................................................................. 54 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 57 3.1 Nội dung của mô hình............................................................................................................... 57 3.1.1 Loại sản phẩm chứng khoán hóa......................................................................................... 57 3.1.2 Các tổ chức tham gia................................................................................................................ 58 3.1.3 Quy trình chứng khoán hóa đề xuất................................................................................... 60 3.2 Những lợi ích và rủi ro khi áp dụng mô hình CKH tại Việt Nam ................... 72 3.2.1 Những lợi ích khi áp dụng mô hình chứng khoán hóa.............................................. 72 3.2.1.1 Đối với các Ngân hàng thương mại............................................................................... 72 3.2.1.2 Đối với Nhà đầu tư................................................................................................................ 74 3.2.1.3 Đối với các định chế tài chính khác .............................................................................. 74 3.2.1.4 Đối với Chính phủ ................................................................................................................. 75 3.2.2 Những rủi ro phát sinh............................................................................................................. 75 3.2.2.1 Rủi ro tài sản............................................................................................................................ 75 3.2.2.2 Rủi ro lãi suất.......................................................................................................................... 75 3.2.2.3 Rủi ro cấu trúc ........................................................................................................................ 75 3.2.2.4 Tính hấp dẫn của chứng khoán hóa chưa cao.......................................................... 76 3.2.2.5 Chi phí định giá cao ............................................................................................................. 76
  • 8. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 3.3 Một số giải pháp đề xuất để đưa mô hình CKH vào thực tiễn .......................... 76 3.3.1 Giải pháp đối với các Ngân hàng thương mại............................................................... 76 3.3.1.1 Nâng cao chất lượng tài sản chứng khoán hóa........................................................ 76 3.3.1.2 Hệ thống dữ liệu thống kê.................................................................................................. 77 3.3.1.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động tín dụng ......................... 77 3.3.1.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh......................................................................................... 78 3.3.1.5 Các giải pháp khác................................................................................................................ 78 3.3.2 Giải pháp đối với các định chế tài chính khác .............................................................. 78 3.3.3 Giải pháp đối với Chính phủ................................................................................................. 79 KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 9. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải Gốc Anh ngữ ABS Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản Asset Backed Securities ASEAN Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asia Nations BĐS Bất động sản CAR Hệ số an toàn vốn Capital Adequacy Ratio CBO Trái phiếu có trái phiếu làm đảm bảo Collateralised Bond Obligation CDO Trái phiếu có nghĩa vụ nợ làm tài sản Collateralised Debt đảm bảo Obligation CDS Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng Credit default Swap CIC Trung tâm thông tin tín dụng Credit Infomation Center CKH Chứng khoán hóa Securitisation CLO Trái phiếu có danh mục cho vay Collateralised Obligation thương mại làm đảm bảo CTCK Công ty chứng khoán DPRR Dự phòng rủi ro GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product HNX Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội Hanoi Stock Exchange HOSE Sở Giao dịch chứng khoán Thành Hochiminh Stock Exchange phố Hồ Chí Minh IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund MBS Chứng khoán có thế chấp BĐS làm Mortgage Backed Securities đảm bảo NĐT Nhà đầu tư NFSC Ủy ban giám sát tài chính nhà nước NHĐT Ngân hàng đầu tư
  • 10. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Từ viết tắt Diễn giải Gốc Anh ngữ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại SPV Công ty có mục đích đặc biệt Special Purpose Vehicle TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TPCP Trái phiếu Chính phủ TTCK Thị trường chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước USD Đô la Mỹ US dollar VND Đồng Việt Nam VN dong
  • 11. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 So sánh lợi ích đối với chủ thể tạo lập tài sản....................................................... 11 Bảng 1.2 Ví dụ cấu trúc chứng khoán của một CLO............................................................. 22 Bảng 2.1 Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản ngành ngân hàng đến 31/12/2013........... 35 Bảng 2.2 So sánh ngân hàng nước ta với các nước trong khu vực.................................. 36 Bảng 2.3 Tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng năm 2011................................................................... 37 Bảng 2.4 Nợ xấu điều chỉnh năm 2011 ....................................................................................... 42 Bảng 2.5 Các ngành có tỷ lệ nợ xấu lớn trong tổng dư nợ của các TCTD .................. 43 Bảng 2.6 Dự phòng rủi ro/nợ quá hạn và nợ xấu theo báo cáo......................................... 44 Bảng 3.1 Đặc điểm của các khoản vay trong danh mục ...................................................... 64 Bảng 3.2 Phân loại khoản vay theo nhóm.................................................................................. 64 Bảng 3.3 Dòng tiền của danh mục các khoản cho vay ......................................................... 66 Bảng 3.4 Dòng tiền của chứng khoán CDO sẽ phát hành................................................... 67 Bảng 3.5 Cấu trúc của chứng khoán CDO sẽ phát hành...................................................... 67 Bảng 3.6 Mức tăng cường tín dụng cho các gói CDO.......................................................... 68 Bảng 3.7 Tóm tắt thông tin về đợt phát hành chứng khoán CDO ................................... 70 Bảng 3.8 Dòng tiền của SPV qua các năm................................................................................. 72
  • 12. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Mô hình chứng khoán hóa cơ bản ................................................................................. 7 Hình 1.2 Mô hình của Nick Davis................................................................................................. 12 Hình 1.3 Mô hình áp dụng thành công tại Ấn Độ................................................................... 13 Hình 1.4 Mô hình của Patrick Wood............................................................................................ 14 Hình 1.5 Dòng tiền theo cơ chế thác nước của CDO tiền mặt .......................................... 23 Hình 1.6 Quy mô các thị trường CKH chính ở Châu Á....................................................... 29 Hình 2.1 Tăng trưởng tín dụng và thanh khoản của các ngân hàng................................ 33 Hình 2.2 Cơ cấu tổng tài sản toàn ngành theo báo cáo của các TCTD ......................... 34 Hình 2.3 Cơ cấu nguồn vốn toàn ngành theo báo cáo của các TCTD ........................... 34 Hình 2.4 Lợi nhuận sau thuế của các NHTM ........................................................................... 36 Hình 2.5 Một số tỷ lệ an toàn vốn của các quốc gia trong khu vực................................ 37 Hình 2.6 Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng theo công bố của NHNN............... 41 Hình 3.1 Quy trình chứng khoán hóa đề xuất áp dụng ở nước ta .................................... 61 Hình 3.2 Mô tả quy trình định giá CDO ..................................................................................... 63
  • 13. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Hoạt động của ngân hàng luôn phản ánh tình hình phát triển của nền kinh tế. Trong thời gian qua, các ngân hàng ở nước ta tuy đã đạt nhiều thành tựu trong hoạt động và đổi mới, nhưng vấn đề xử lý các khoản cho vay có rủi ro cao hoặc không còn mang tính chiến lược vẫn đang là một cản trở to lớn đối với hoạt động của hệ thống NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, thị trường tài chính hiện nay vẫn đang cần nhiều sản phẩm mới để thu hút NĐT. Trong cơ cấu của thị trường tài chính hiện nay, trái phiếu vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với cổ phiếu, trong đó phần lớn vẫn là TPCP. Chứng khoán hóa là một công cụ tài chính rất hiệu quả để các NHTM xử lý những khoản cho vay không phù hợp trong danh mục tài sản của mình và đã được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển khác. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng xuất phát từ nguyên nhân chính là các sản phẩm CKH. Do đó, việc áp dụng công cụ này vào nước ta cần phải có những nghiên cứu rất cẩn thận nhằm đem lại hiệu quả tốt và hạn chế các rủi ro tiềm ẩn. Ở nước ta, vấn đề CKH cũng được đề cập từ nhiều năm qua, nhưng cho đến nay vẫn chưa đi vào thực tiễn. Do đó, đề tài “Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam” trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống NHTM đang đứng trước yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động. 2 Ý nghĩa của đề tài Cùng với nhu cầu thúc đẩy quá trình cải cách hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay và góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho thị trường tài chính, việc nghiên cứu một công cụ tài chính phù hợp để đáp ứng nhu cầu trên là rất cần thiết. Nhiều nghiên cứu trước đây về CKH chủ yếu tập trung vào vấn đề CKH các khoản cho vay thế
  • 14. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2 chấp BĐS, mà ít nghiên cứu đến các khoản cho vay có rủi ro tín dụng khác. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. 3 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về CKH, phân tích vai trò mà CKH đem lại, phân tích thực trạng tại Việt Nam. Qua đó, đánh giá những khó khăn, thuận lợi và những điều kiện của việc CKH các khoản cho vay của NHTM. Theo đó, đề tài tập trung nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích sau:  Nghiên cứu tổng quan CKH và quy trình CKH.   Tìm hiểu thực trạng CKH và xem xét các điều kiện để áp dụng mô hình này.   Trên cơ sở đề xuất giải pháp ứng dụng CKH dựa trên mô hình giả định, đề tài sẽ nghiên cứu những lợi ích, rủi ro và những kiến nghị nếu đưa mô hình vào thực tiễn. 4 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung mang tính lý luận và thực tiễn về CKH các tài sản có rủi ro tín dụng (CDO), tức là các tài sản không liên quan đến các khoản cho vay BĐS. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu những kinh nghiệm thực hiện CKH của một số nước, từ đó phân tích tính khách quan và sự cần thiết của ứng dụng CKH các khoản cho vay này vào nước ta để tạo hàng hóa cho TTCK. Đồng thời đưa ra những đề xuất để áp dụng mô hình CKH vào thực tiễn. 5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng, dựa trên mô hình và dữ liệu do tác giả tự xây dựng, kết hợp với dữ liệu thống kê, phân tích số liệu, mô tả, đúc kết kinh nghiệm để đưa ra mô hình phù hợp cho nước ta. Nghiên cứu tình huống bằng cách đưa ra những tình huống giả định để làm rõ nội dung nghiên cứu.
  • 15. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 3 Nguồn dữ liệu thứ cấp lấy từ các bài nghiên cứu, tạp chí chuyên môn và internet đáng tin cậy. Đề tài tham khảo, kế thừa các tài liệu có liên quan về CKH như các bài viết, bài tham luận…để làm rõ nội dung nghiên cứu. 6 Dự kiến kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu được trình bày thành 3 chương: Chương 1: “Tổng quan về Chứng khoán hóa các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại” giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của CKH, các kỹ thuật cơ bản trong quá trình CKH, lợi ích của CKH, đồng thời đúc kết các kinh nghiệm thực tiễn của thị trường CKH trên thế giới. Ngoài ra, chương này cũng nêu lên các tính chất của tài sản dùng để CKH nhằm giúp các NHTM có cơ sở chọn lựa những khoản cho vay phù hợp. Chương 2: “Thực trạng Chứng khoán hóa các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam” nêu ra những vấn đề trong thực trạng có ảnh hưởng đến hoạt động CKH, tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam, từ đó phân tích những cơ sở đã có và thuận lợi khó khăn khi áp dụng CKH. Chương 3: “Giải pháp ứng dụng mô hình Chứng khoán hóa các khoản cho vay tại Ngân hàng thương mại Việt Nam” đưa ra một mô hình giả định, từ đó phân tích những lợi ích, rủi ro và đề xuất giải pháp để ứng dụng mô hình vào thực tiễn.
  • 16. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề cơ bản về chứng khoán hóa 1.1.1 Khái niệm chứng khoán hóa (Securitisation) Theo định nghĩa của OECD năm 1995: “CKH là việc phát hành các chứng khoán có tính khả mại được đảm bảo không chỉ bằng khả năng thanh toán của chủ thể phát hành mà bằng các nguồn thu dự kiến có được từ các tài sản đặc biệt. Chủ thể phát hành không còn là nhân tố quyết định đến chất lượng của những chứng khoán phát hành mà chính là khả năng sinh lời của các tài sản dùng làm tài sản đảm bảo mới quyết định thu nhập và độ an toàn của các chứng khoán phát hành. Theo định nghĩa của Ủy ban Chứng khoán Mỹ: “CKH là việc tạo ra các chứng khoán dựa trên các luồng tiền cố định hoặc mang tính chất tuần hoàn của một tập hợp tách biệt các khoản phải thu hoặc các tài sản tài chính. Chứng khoán này tùy theo cấu trúc thời hạn của chúng sẽ được chuyển đổi thành tiền trong một khoảng thời gian xác định kèm theo những quyền lợi khác và quyền đối với tài sản được sử dụng nhằm đảm bảo việc trả nợ hoặc phân phối định kỳ các khoản phải thu được cho người sở hữu chứng khoán” (Phạm Vũ Minh Khoa, 2011). 1.1.2 Đặc điểm của tài sản có thể chứng khoán hóa 1.1.2.1 Tài sản phải được quy về dòng tiền Một yếu tố cơ bản của tài sản dùng để CKH là phải phát sinh một dòng tiền. Giá trị của mỗi dòng tiền phụ thuộc vào phương thức thanh toán theo thỏa thuận giữa các bên ban đầu, có thể theo phương thức thanh toán gốc đều, niên kim… Một số tài sản có phát sinh dòng tiền như thẻ tín dụng cũng có thể CKH. Tuy nhiên, dòng tiền thanh toán thẻ tín dụng sẽ rất bất thường, do vậy việc tính toán dòng tiền cho chứng khoán phát hành sẽ phức tạp hơn do phụ thuộc vào nhu cầu cũng như mức thu nhập của người sử dụng thẻ.
  • 17. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 5 1.1.2.2 Tính hợp pháp Các loại tài sản có liên quan tới giao dịch CKH phải hợp pháp để đảm bảo cho các giao dịch chuyển nhượng, có nghĩa tài sản phải được chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu và không có bất cứ sự tranh chấp nào xảy ra khi nhượng bán, và không nằm trong danh mục hàng cấm của nhà nước. 1.1.2.3 Tính thanh khoản Những tài sản dùng thế chấp phải có tính thanh khoản tương đối cao trên thị trường. Đặc tính này nhằm đảm bảo cho các NĐT trong trường hợp người đi vay bị phá sản thì vẫn có những tài sản đảm bảo thanh toán. 1.1.2.4 Tính phân tán rủi ro Danh mục tài sản phải có tính phân tán rủi ro, khi hoạt động thanh toán của một khoản vay gặp khó khăn sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến kết quả thanh toán của toàn bộ danh mục. Như vậy, toàn bộ danh mục tài sản có thể được coi là một tài sản có thể dự tính được khả năng thanh toán của nó. Trong trường hợp một số tài sản trong danh mục hoạt động tốt, triển vọng thanh toán cao có ảnh hưởng tích cực tới danh mục tài sản cho vay thì sẽ được phân tích theo hướng làm hấp dẫn toàn bộ danh mục đem CKH. 1.1.2.5 Tính độc lập với chủ thể tạo lập tài sản Sự tồn tại hay khả năng sinh lời của tài sản hoàn toàn độc lập với sự tồn tại của chủ thể tạo lập tài sản, thậm chí ngay cả khi chủ thể tạo lập tài sản bị phá sản. Để đảm bảo điều này quá trình lập hợp đồng phải rõ ràng, chủ thể tạo lập tài sản phải chuyển nhượng hoàn toàn các giấy tờ pháp lý cho SPV và không được dùng tài sản thế chấp nhiều lần vào các mục đích khác. 1.1.2.6 Tính đồng nhất của tài sản Các tài sản trong một danh mục dùng CKH phải có tính tương đồng cao về thời hạn, phương thức thanh toán, cơ cấu lãi suất… Ví dụ không thể gộp khoản phải thu từ thẻ tín dụng với khoản phải thu từ vay mua nhà thế chấp vì có sự khác biệt lớn về
  • 18. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 6 dòng tiền. Đặc tính này rất quan trọng và yêu cầu chủ thể tạo lập tài sản cũng như SPV phải phân tích, tính toán để tạo ra được một tập hợp tài sản hợp lý mà đủ lớn. 1.1.3 Lịch sử hình thành chứng khoán hóa Năm 1977, giao dịch CKH lần đầu tiên do ngân hàng Bank of America của Mỹ tiến hành vào với việc phát hành chứng khoán nợ có định mức tín nhiệm AAA có đảm bảo bằng các khoản cho vay thế chấp mua nhà (MBS). Tuy nhiên giao dịch này không thành công do thời điểm đó chỉ có 15 tiểu bang của Mỹ công nhận đây là sản phẩm đầu tư hợp pháp. Chỉ đến đầu những năm 1980, khi Ginnie Mae và Freddie Mac tiến hành CKH các khoản vay thế chấp mua nhà của mình thì CKH mới mang lại thành công. Hai cơ quan này đã sử dụng uy tín và tư cách pháp nhân của mình để vượt qua các rào cản pháp lý mà các doanh nghiệp bình thường không thể làm được. CKH bắt đầu phát triển nhanh chóng từ đó và ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp. Các tài sản dùng để CKH đã vượt ra khỏi các khoản cho vay thế chấp mua nhà và bao gồm tất cả tài sản tài chính có rủi ro tín dụng (Mạc Quang Huy, 2009). Ngày nay, CKH đã lan rộng sang các thị trường phát triển khác trở thành phương thức phát hành chứng khoán rất thông dụng ở Mỹ và Châu Âu. Tại Châu Á, CKH trở nên phổ biến tại Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia khác. 1.2 Nội dung của chứng khoán hóa
  • 19. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 7 1.2.1 Mô hình chứng khoán hóa cơ bản Hình 1.1 Mô hình chứng khoán hóa cơ bản 1.2.2 Quy trình chứng khoán hóa Theo Cẩm nang Ngân hàng đầu tư của Mạc Quang Huy (2009), thông thường quy trình CKH gồm các bước sau: Bước 1: Thành lập công ty có mục đích đặc biệt (SPV) Thuật ngữ tiếng Anh là “Special Purpose Vehicle – SPV”. Công ty có thể hình thành dưới dạng một doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hoặc một đơn vị ủy thác (trust), chỉ mang tính tượng trưng, thường là không có vốn và không có nhân viên. Mọi hoạt đông của công ty được thuê ngoài từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Công ty được lập ra để tách bạch rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động của chủ thể tạo lập tài sản (originator) với danh mục tài sản cần CKH, giúp NĐT dễ đánh giá rủi ro đầu tư mua chứng khoán. SPV chỉ được thực hiện các nghiệp vụ quy định khi thành lập, không được phép đi vay nợ bên ngoài hay dùng tài sản cho bất cứ việc gì khác, chỉ là đơn vị trung gian, chuyển giao danh mục và tối ưu hóa bảng cáo bạch của chủ thể tạo lập tài sản.
  • 20. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 8 NHĐT là một định chế tài chính cần thiết cho quá trình CKH, có thể đóng vai trò là chủ thể tạo lập tài sản hoặc chỉ đi mua danh mục tài sản tài chính về đóng gói, phân phối rồi CKH hoặc chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn bảo lãnh phát hành. Ngoài ra, các NHĐT còn bơm vốn cho các công ty cho vay để giải ngân tín dụng. Ngày nay, các NHĐT có xu hướng tạo lập luôn các tài sản tài chính để CKH nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong toàn bộ chuỗi giá trị. Bước 2: Bán tài sản tài chính cho SPV Chủ thể tạo lập tài sản chuyển danh mục tài sản tài chính muốn CKH sang cho SPV thông qua một hợp đồng bán tài sản, theo phương thức mua đứt, bán đoạn (true sale) tức là mọi quyền lợi và rủi ro của tài sản hoàn toàn chuyển sang cho công ty. Nhờ đó, SPV có toàn quyền trên dòng tiền tương lai của tài sản đó, đảm bảo cho chứng khoán nợ phát hành. Trong thực tế, nhằm kiểm soát và gắn chặt hơn giữa chủ thể tạo lập tài sản và SPV, việc bán tài sản thường chừa cho chủ thể tạo lập tài sản một quyền lợi phái sinh liên quan đến tình hình hoạt động của các tài sản tài chính. SPV có danh mục tài sản tài chính, và phải trả cho chủ thể tạo lập tài sản một khoản tiền thu được từ việc phát hành chứng khoán nợ bán cho các NĐT. Bước 3: Thuê công ty quản lý Nhiệm vụ của công ty quản lý là thay mặt điều hành SPV. Các đầu việc bao gồm quản lý danh mục tài sản, thu các khoản gốc và lãi của tài sản từ khách hàng, gửi thư nhắc nhở, đôn đốc việc thu hồi nợ đúng hạn và thực hiện các thủ tục xiết nợ khi cần thiết, thanh toán gốc và lãi cho NĐT chứng khoán nợ theo đúng thứ tự ưu tiên. Chủ thể tạo lập tài sản có thể tiếp tục quản lý điều hành SPV, và được trả phí quản lý, nên phải tự tổ chức một bộ phận, thậm chí thành lập thêm công ty con để quản lý. Hợp đồng thuê quản lý giúp chủ thể tạo lập tài sản tăng doanh thu dịch vụ và hiện thực hóa vai trò trung gian. Bước 4: Định mức tín nhiệm và tăng cường khả năng tín dụng
  • 21. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 9 Việc tăng cường khả năng tín dụng (credit enhancement) giúp tăng tính hấp dẫn của chứng khoán phát hành với các NĐT. Tại hầu hết các quốc gia, muốn phát hành chứng khoán nợ, SPV phải được định mức tín nhiệm, do một công ty định mức tín nhiệm được thuê đánh giá mức độ bảo vệ đối với NĐT, thông qua khía cạnh pháp lý cũng như cấu trúc giao dịch. Các công ty định mức tín nhiệm hoạt động độc lập, khách quan, tư vấn cho chủ thể tạo lập tài sản, khi cần thiết phải áp dụng một số biện pháp tăng cường như sau để được cấp hệ số định mức tín dụng cao hơn. - Biện pháp cải thiện tín dụng nội bộ: Chủ thể tạo lập tài sản chấp nhận bán tài sản với giá thấp cho SPV, để có quyền lợi phái sinh liên quan đến hoạt động của danh mục tài sản sau khi bán (deferred consideration). Đây còn được gọi là phương pháp tăng tài sản đảm bảo cho trái phiếu phát hành (over- collateralisation); hoặc tạo lập một tài khoản dự trữ để tăng giá trị tài sản đảm bảo. - Biện pháp cải thiện tín dụng ngoại vi: dùng bảo lãnh của NHTM cho việc thanh toán các chứng khoán nợ phát hành khi đến hạn; hoặc mua bảo hiểm cho việc thực hiện nghĩa vụ của các trái phiếu phát hành Bước 5: SPV phát hành trái phiếu có tài sản đảm bảo SPV phát hành trái phiếu cho các NĐT theo thủ tục thông thường. NĐT trở thành chủ sở hữu các dòng tiền tương lai của SPV. NĐT căn cứ vào bảng cáo bạch thông tin để phân tích chất lượng tài sản đảm bảo, nguồn thu nhập tương lai của SPV và rủi ro tín dụng thông qua định mức tín nhiệm của chứng khoán phát hành. Có thể nhờ NHĐT bảo lãnh phát hành chứng khoán. Bước 6: Quản lý dòng tiền tương lai của SPV và thanh toán gốc và lãi cho các trái chủ Khi hoàn tất phát hành chứng khoán nợ, SPV trở thành một “ốc đảo” độc lập với các tài sản tài chính được CKH, và nguồn vốn đối ứng huy động được qua việc phát
  • 22. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 10 hành chứng khoán nợ, chỉ có vốn tượng trưng (ví dụ: 1 USD) không có cổ đông mà chỉ có các trái chủ là các NĐT chứng khoán nợ. Khi các tài sản được thu hồi dần, số tiền thu hồi sẽ dùng để thanh toán cho các NĐT. Công ty dịch vụ được thuê để quản lý SPV với nhiệm vụ thu hồi tài sản và thanh toán chứng khoán nợ. Để quá trình thu hồi vốn và phân chia quyền lợi được minh bạch cho các NĐT, đơn vị ủy thác có vai trò quan trọng trong việc giám sát quá trình hoạt động này. SPV cũng có báo cáo thu nhập và báo cáo cân đối kế toán như các doanh nghiệp bình thường.  Báo cáo thu nhập của SPV bao gồm các khoản thu nhập mà tài sản mang lại như: lãi suất, các khoản phí, tiền cho thuê…   Các chi phí bao gồm: thanh toán lãi suất cho các chứng khoán nợ, thanh toán phí quản lý cho công ty dịch vụ và đơn vị được ủy thác. Trong trường hợp một phần tài sản có khả năng trở thành nợ xấu, SPV sẽ phải lập dự phòng nợ khó đòi và hạch toán chi phí dự phòng vào báo cáo thu nhập. Giá trị tài sản được thu hồi dần và thanh toán cho các NĐT, sau một khoảng thời gian nào đó số tài sản và công nợ sẽ teo dần và cuối cùng bị triệt tiêu. Phần lãi lỗ cuối cùng của SPV sẽ do các NĐT hưởng hoặc gánh chịu. Lúc đó SPV hoàn thành xong sứ mệnh và được giải thể. 1.2.3 Các thành viên tham gia  Mô hình CKH bao gồm sự tham gia của nhiều thành phần, bao gồm: - Các thành phần trực tiếp: người mắc nợ, chủ thể tạo lập tài sản, SPV, NĐT. - Các thành phần dịch vụ: tổ chức bảo lãnh phát hành, cơ quan hỗ trợ thanh khoản, công ty kiểm toán, nhà tư vấn pháp lý, công ty định mức tín nhiệm, công ty bảo hiểm, công ty dịch vụ thu nợ, công ty quản lý ủy thác.  Lợi ích của CKH đối với chủ thể tạo lập tài sản:
  • 23. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 11 Bảng 1.1 So sánh lợi ích đối với chủ thể tạo lập tài sản Duy trì danh mục tín dụng CKH danh mục tín dụng Thanh khoản thấp Thanh khoản cao đối với trái phiếu phát hành Yêu cầu định giá định kỳ cho mục đích Định giá một lần khi bán cho công ty có kế toán mục đích đặc biệt. Với cơ cấu minh bạch có thể được định giá tối ưu. Tự đánh giá rủi ro Công ty định mức tín nhiệm và người bảo lãnh có trách nhiệm đánh giá rủi ro. Chi phí huy động vốn cao Chi phí huy động vốn thấp Không hưởng phí quản lý Hưởng phí quản lý từ dịch vụ quản lý danh mục Tài sản nằm trên bảng cân đối kế toán. Tài sản được thoái bỏ khỏi bảng cân đối Việc thực hiện các khoản vay khác đòi kế toán. Quay vòng nguồn vốn sử dụng hỏi nguồn vốn mới cho các khoản vay mới. Phải duy trì các tài sản không còn Có thể thoái bỏ các tài sản không còn mang tính chiến lược mang tính chiến lược Đòn bẩy tài chính cao Hạ thấp đòn bẩy tài chính Trường hợp chủ thể tạo lập tài sản là Tài sản được thoái bỏ khỏi bảng cân đối ngân hàng, việc duy trì tài sản trên kế toán, giảm bớt nhu cầu vốn đáp ứng tỷ bảng cân đối đòi hỏi vốn đáp ứng tỷ lệ lệ an toàn vốn (CAR) an toàn vốn (CAR)  Lợi ích đối với NHĐT CKH là cơ hội thu về các khoản phí tư vấn, bảo lãnh phát hành. NHĐT mua bán các chứng khoán này trên thị trường thứ cấp vì lợi nhuận. Ngày nay, NHĐT còn đóng vai trò chủ thể tạo lập tài sản, thu được lợi ích trong toàn bộ chuỗi giá trị của tài sản.  Lợi ích đối với NĐT
  • 24. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 12 CKH mang lại nhiều sản phẩm và cơ hội đầu tư mới mà trước đây họ không thể tiếp cận. Một số NĐT mua chứng khoán nợ vì sinh lời cao trong khi một số khác vì đa dạng hóa danh mục đầu tư. Trong thực tế, các chứng khoán nợ phát hành có thể được cấu trúc theo nhiều mức độ rủi ro khác nhau theo định mức tín nhiệm của từng gói chứng khoán phát hành (tranche). 1.2.4 Một số mô hình chứng khoán hóa ở các nước Theo Phạm Vũ Minh Khoa (2011), hiện nay có một số mô hình CKH đã áp dụng thành công trên thế giới như sau: 1.2.4.1 Mô hình của Nick Davis (2000) Hình 1.2 Mô hình của Nick Davis Nguồn: Nick Davis (2000), Securitisatinon: A public policy tool?
  • 25. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 13 1.2.4.2 Mô hình áp dụng thành công tại Ấn Độ Hình 1.3 Mô hình áp dụng thành công tại Ấn Độ Nguồn: Yashika Singh, Sachin Khedekar, Dun & Bradstreet, Ashwani Solanki (2008), Securitisation in India: The story so far and the way forward Mô hình này về cơ bản giống như mô hình của Nick Davis (2000) nhưng có ba điểm khác nhau cơ bản: - Không có cơ quan hỗ trợ thanh khoản.
  • 26. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 14 - Có sự suất hiện của cơ quan xếp hạng tín nhiệm với vai trò xếp hạng cho chứng khoán để cung cấp thông tin cho nhà đầu tư trước khi phát hành. - Có sự xuất hiện của cơ quan bảo lãnh phát hành để đảm bảo cho việc phát hành được chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. 1.2.4.3 Mô hình của Patrick Wood (2007) Hình 1.4 Mô hình của Patrick Wood Nguồn: Patrick Wood (2007), Global bankers seek to raid taxpayers over subrime fiasco Bước 1: Người vay có được khoản vay từ người cho vay. Cho vay có thể có sự hỗ trợ của người môi giới cho vay. Nhiều khi người cho vay và người môi giới cho vay không tiếp tục tương tác với người vay sau khi khoản vay được thực hiện.
  • 27. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 15 Bước 2: người cho vay bán khoản vay cho người phát hành và người vay bắt đầu chi trả đều đặn hàng tháng cho người trung gian thanh toán. Bước 3: người phát hành bán chứng khoán cho nhà đầu tư. Người bảo lãnh phát hành sẽ hỗ trợ việc bán chứng khoán, cơ quan xếp hạng tín nhiệm phân định hạng cho chứng khoán phát hành và sự tăng cường tín nhiệm có thể tham gia vào quá trình xếp hạng này. Bước 4: người làm trung gian thanh toán thu tiền hàng tháng từ người vay, sau đó chuyển trả cho người phát hành. Người làm trung gian thanh toán và người được ủy quyền quản lý bất động sản để quản lý nợ quá hạn và quản lý bất động sản theo những điều khoản được nêu trong hợp đồng. Với mô hình này, việc CKH có nhiều thành phần tham gia hơn hai mô hình đã giới thiệu ở phần trước. Trong đó: - Người vay sau khi bán khoản vay sẽ không còn trực tiếp là người theo dõi thu tiền người vay mà thay vào đó là một công ty làm trung gian thanh toán sẽ thực hiện việc thu tiền này và chuyển trả cho SPV. - Có sự tham gia của người được ủy quyền quản lý các tài sản thế chấp. Họ sẽ chuyên nghiệp hơn trong việc xử lý tài sản so với ngân hàng. Trong hai mô hình trước, người vay sẽ thực hiện đồng thời công việc thu nợ và quản lý tài sản nhưng việc bán đi khoản vay cũng làm cho người vay không còn mặn nồng thực hiện hai công việc này do rủi ro đã chuyển hết cho SPV. Do đó, SPV phải thuê các cơ quan chuyên nghiệp thực hiện thu nợ và quản lý tài sản. 1.2.5 Các rủi ro phát sinh 1.2.5.1 Rủi ro thanh toán sớm Khi lãi suất trên thị trường theo xu hướng giảm, người vay có xu hướng thanh toán hết nợ cũ và vay mới để giảm chi phí lãi hoặc trả nợ trước hạn, điều này làm cho luồng tiền không như kế hoạch vì khoản thu này sẽ không thể tái đầu tư để thu được
  • 28. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 16 lãi suất cao trong giai đoạn lại suất giảm. Rủi ro mà người cho vay gánh chịu trong trường hợp này gọi là rủi ro thanh toán sớm (Hoàng Thị Thanh Hằng, 2008). 1.2.5.2 Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng của việc CKH phát sinh chủ yếu từ tình huống nhà phát hành hoặc các khoản phải thu đảm bảo cho chứng khoán liên quan mắc kẹt vào tình trạng phá sản của chính bản thân nhà phát hành hoặc của đối tác chịu trách nhiệm thanh toán các khoản phải thu đó. Vì vậy, việc phân tích khả năng thanh toán của khách hàng là một vấn đề thiết yếu đối với các ngân hàng chuẩn bị thực hiện quy trình CKH các tài sản của mình (Hoàng Thị Thanh Hằng, 2008). 1.2.5.3 Rủi ro chất lượng danh mục giảm Trên thị trường, chủ thể tạo lập tài sản có xu hướng tìm kiếm những nguồn huy động vốn mới. Do vậy, đôi khi họ muốn bán đi những tài sản có chất lượng tốt và làm tăng rủi ro trung bình đối với những tài sản còn lại trong danh mục. Các NĐT cùng cơ quan xếp hạng luôn yêu cầu tài sản có chất lượng cao và khuyến khích các tổ chức bán đi những tài sản tốt của mình. Thêm vào đó, trong quá trình CKH với thời gian tương đối dài, ngân hàng phải chịu áp lực từ phía cổ đông nên thường có xu hướng giảm nhẹ các tiêu chuẩn cho vay để giữ mức độ tăng trưởng. Và khi đó nhiều khoản tín dụng mới được chấp nhận không những không làm cho chất lượng danh mục cao hơn mà lại có xu hướng làm giảm chất lượng danh mục, từ đó ảnh hưởng tới tiếng tăm của tổ chức (Vũ Diệp Anh, 2002). 1.2.5.4 Rủi ro liên quan đến CKH các khoản tín dụng tuần hoàn Việc CKH các khoản tín dụng tuần hoàn đặc biệt phức tạp vì nó liên quan tới việc phát hành một lượng chứng khoán cố định nhưng tài sản đảm bảo cho nó lại luôn dao động và không có thời gian đáo hạn xác định. Một danh mục phải thu của thẻ tín dụng dao động hàng ngày khi các tài khoản cá nhân tăng giảm và phương thức thanh toán cũng hết sức bất thường, lúc nhanh lúc chậm tùy theo sự lựa chọn khách hàng. Vì thế việc quản lý các luồng tiền vào từ khách hàng cho tới việc chuyển cho người nắm giữ chứng khoán rất phức tạp, đòi hỏi phải có những công cụ quản lý
  • 29. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 17 cao cấp, đảm bảo việc chia sẻ rủi ro giữa các bên trong suốt quá trình CKH (Vũ Diệp Anh, 2002). 1.2.5.5 Rủi ro hệ thống Khi kết hợp với sản phẩm phái sinh CDS (Credit default Swaps: hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng), CKH giúp chuyển giao và phân tán rủi ro một cách hoàn hảo, nhưng nó cũng biến rủi ro phi hệ thống thành rủi ro hệ thống. Khi một chủ thể nào trong mắc xích này bị đổ vở sẽ gây ra sự sụp đổ dây chuyền. Khủng hoảng tài chính Mỹ và toàn cầu hiện nay là một ví dụ không thể chối cải (Huỳnh Đức Trường, 2009). 1.2.6 Các loại sản phẩm chứng khoán hóa Các sản phẩm CKH có nhiều tên gọi khác nhau phát sinh từ nguồn gốc loại tài sản dùng để CKH và cách thức phân phối rủi ro cho các gói trái phiếu phát hành. Về cơ bản có thể phân chia thành hai nhóm, một là sản phẩm CKH truyền thống liên quan đến các khoản cho vay thế chấp mua nhà gọi là MBS (Mortgage Backed Securities), hai là nhóm các sản phẩm còn lại không liên quan đến các khoản cho vay thế chấp mua nhà được gọi là CDO (Collateralised Debt Obligations). Đặc điểm của CDO là giải quyết rủi ro tín dụng của tài sản CKH. Rủi ro thanh toán sớm đối với các tài sản dùng trong CDO rất thấp hoặc gần như không có. Gốc tài sản dùng CKH CDO là các tài sản có rủi ro tín dụng như tín dụng tiêu dùng, cho vay thẻ tín dụng, phải thu thương mại, cho vay thế chấp BĐS thương mại, trái phiếu doanh nghiệp và thậm chí trái phiếu CDO. Với các tài sản gốc này, CDO được chia thành nhiều loại với các tên gọi khác nhau, nhưng bản chất vẫn là một ví dụ như ABS, CLO, CBO, CRE CDO, CIO… Các CDO thường chịu thuế như các công cụ nợ, ngoại trừ các lớp thấp nhất của CDO được coi là vốn cổ phần và chịu các quy định đặc biệt.
  • 30. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 18 Không dừng lại ở các sản phẩm thông thường, ngày nay CDO đã phát triển phức tạp khi các NHĐT CKH chính CDO. CDO Squared (CDO cấp 2) là CKH các CDO cấp 1. CDO cấp 3 là CKH CDO cấp 1 và CDO cấp 2, đến sản phẩm CDO cấp n. 1.3 Chứng khoán hóa các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại 1.3.1 Các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại được chứng khoán hóa CKH khoản vay tại NHTM là hình thức mà NHTM đóng vai trò là chủ thể tạo lập tài sản. Các khoản cho vay có thể dùng để CKH rất đa dạng. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này chỉ đề cập đến Trái phiếu CKH có các danh mục rủi ro tín dụng làm tài sản đảm bảo, gọi tắt là CDO. Tài sản thế chấp cho các CDO tiền mặt bao gồm: Các chứng khoán tài chính cấu trúc (chứng khoán thế chấp, chứng khoán có tài sản đảm bảo giá trị căn nhà, chứng khoán thế chấp thương mại). Vay đòn bẩy. Trái phiếu doanh nghiệp. Nợ Tín thác đầu tư BĐS. Nợ thế chấp BĐS thương mại (bao gồm các khoản vay bán buôn, giấy tờ B, và nợ bấp bênh). Nợ thị trường mới nổi. Nợ tài chính dự án. Chứng khoán ưu đãi tín thác 1.3.2 Vai trò chứng khoán hóa các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại CKH các khoản cho vay của NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc tái cơ cấu bảng cân đối kế toán của NHTM, tăng cường tỷ lệ an toàn vốn (CAR) bằng cách thoái bỏ một số danh mục tài sản có rủi ro tín dụng cao. Ngoài ra, CKH còn giúp giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tăng cường khả năng định mức tín nhiệm, từ đó làm giảm chi phí huy động vốn. CKH giúp NHTM khai thác chênh lệch lợi nhuận. Để làm được điều này, NHTM sẽ tham gia nắm giữ các gói chứng khoán không ưu tiên với hy vọng quản lý tốt danh mục tài sản để khai thác chênh lệch lợi nhuận. NHTM sẵn sàng áp dụng các biện pháp tăng cường khả năng tín dụng tối đa nhất cho các gói trái phiếu ưu tiên để giảm thiểu chi phí lãi vay và chấp nhận phần rủi ro nhất với kỳ vọng lợi nhuận cao nhất (Mạc Quang Huy, 2009).
  • 31. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 19 1.3.3 Các sản phẩm chứng khoán hóa các khoản cho vay của NHTM  Trái phiếu ABS CKH danh mục phải thu thẻ tín dụng: Do số dư phải thu thẻ tín dụng có tăng giảm liên tục theo thời gian, CKH phải thu thẻ tín dụng có những đặc thù riêng. Danh mục thẻ tín dụng của một số lượng khách hàng nhất định được chuyển vào một quỹ tín thác với nhiệm vụ quản lý danh mục phải thu thẻ tín dụng này. Quỹ tín thác sẽ đứng ra quản lý việc phát hành các gói trái phiếu ABS theo các mệnh giá và khối lượng khác nhau để bán cho các NĐT. Quỹ tín thác hoạt động theo dạng mở, và chủ thể phát hành có thể tăng cường danh sách khách hàng thẻ tín dụng để phát hành thêm các gói trái phiếu mới. Các biện pháp tăng cường tín dụng cho sản phẩm này có thể là thiết lập tài khoản dự phòng, hoặc sử dụng phần chênh lệch giữa giá trị hiện hành của danh mục phải thu tín dụng và giá trị của các trái phiếu phát hành đóng vai trò như gói “đệm” hấp thụ các rủi ro tín dụng của danh mục tài sản. CKH danh mục cho vay trả góp mua ô tô: Cho vay trả góp mua ô tô thường được công ty tài chính kết hợp với các đại ký buôn bán ô tô. Rủi ro tín dụng của một khoản cho vay trả góp mua ô tô phụ thuộc vào tuổi thọ ô tô, khấu hao, khoản ứng trước mua xe, thời hạn thanh toán… Các biện pháp tăng cường tín dụng đối với sản phẩm này có thể là sử dụng tài khoản dự phòng, tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo, chia tách trái phiếu thành nhiều gói với mức độ ưu tiên thanh toán khác nhau.  Trái phiếu CLO và CBO Trái phiếu CBO là CKH các danh mục trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu CLO là tên gọi CKH các danh mục tín dụng thương mại. Một danh mục tài sản dùng cho CKH CLO có thể kết hợp các khoản cho vay thương mại và trái phiếu doanh nghiệp, trong đó cho vay thương mại là tài sản chính. Rủi ro tín dụng đối với CLO cao hơn CBO tương ứng với mức rủi ro của gốc tài sản. Điểm khác biệt chính giữa trái phiếu CLO và trái phiếu CBO nằm ở động lực thực hiện CKH. Trái phiếu CLO chủ yếu làm đẹp và “sạch” bảng cân đối kế toán bằng cách thoái bỏ một số rủi ro tín dụng còn trái phiếu CBO chủ yếu khai thác chênh lệch giá.
  • 32. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 20 Để hiểu rõ hơn cấu trúc CLO và động lực tiến hành ta cần có sự phân biệt giữa CLO với các loại chứng khoán khác ở một số đặc điểm. - Số lượng các khoản nợ được tập hợp vào danh mục cho vay không quá lớn như trong CKH các khoản cho vay ô tô hoặc thẻ tín dụng, thông thường 1 danh mục được tập hợp bao gồm 100-200 khoản vay. - Tính đồng nhất của khoản vay hoặc trái phiếu khá cao. Chủ thể tạo lập tài sản phải cố gắng tập hợp các khoản cho vay sao cho có thể cung cấp cho danh mục CKH những lợi ích và độ phân tán nhất định. - Hầu hết cấu trúc CDO là cấu trúc nhiều lớp, những lớp này có độ ưu tiên khác nhau về dòng tiền, thời gian đáo hạn tùy thuộc vào nhu cầu của NĐT. Có một số lớp sẽ có mức rủi ro rất thấp do được bên thứ ba bảo lãnh và có những lớp sẽ chịu hầu hết các rủi ro cho các lớp xếp hạng trên nó. - Một đặc trưng khác là trong thời kỳ thanh toán có giai đoạn tái đầu tư đối với những khoản nợ được thanh toán sớm hoặc do bán tài sản.  CKH tổng hợp (Synthetic Securitization) Các trái phiếu CDO trình bày ở trên được gọi là trái phiếu CDO tiền mặt (Cash CDO) hình thành thông qua CKH các danh mục rủi ro tín dụng được bán cho SPV. Đối với CKH tổng hợp, SPV không mua danh mục rủi ro tín dụng bình thường mà thông qua công cụ phái sinh, cụ thể là hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS). Các trái phiếu CDO phát hành thông qua CKH tổng hợp được gọi là CDO tổng hợp (Synthetic CDO). Ngân hàng bán rủi ro tín dụng sang cho SPV bằng CDS. Về cơ bản đây là hợp đồng bảo hiểm rủi ro tín dụng, trong đó, ngân hàng thanh toán định kỳ phí bảo hiểm cho SPV. Đổi lại, ngân hàng nhận khoản bồi thường khi danh mục tài sản tham chiếu bị rủi ro tín dụng. Phần bồi thường sẽ tương đương mệnh giá danh mục rủi ro - giá trị thu hồi của gốc tài sản.
  • 33. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 21 SPV mua rủi ro tín dụng của ngân hàng và chuyển giao sang NĐT bằng cách phát hành trái phiếu lồng ghép phái sinh rủi ro tín dụng. Chứng khoán nợ này chính là trái phiếu CDO tổng hợp mà bản chất chính là trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng (Credit Linked Note- CLN). Do sử dụng công cụ phái sinh, SPV không cần dùng tiền mặt để mua rủi ro tín dụng, thay vào đó, sẽ đầu tư tiền thu được từ phát hành trái phiếu CDO tổng hợp và phí bán bảo hiểm tín dụng vào TPCP (không rủi ro tín dụng). Với mô hình CKH tổng hợp, chủ thể tạo lập tài sản không cần thoái bỏ danh mục tài sản của mình mà vẫn đạt được mục tiêu là bán rủi ro tín dụng sang cho NĐT. CKH tổng hợp có tính ứng dụng cao đối với NHTM hoặc NHĐT muốn giảm bớt rủi ro tín dụng mà không mất quan hệ với khách hàng trong danh mục tín dụng. 1.3.4 Cách thức đóng gói trái phiếu CDO và một số phương pháp định giá 1.3.4.1 Cách thức đóng gói trái phiếu CDO SPV phải tập hợp các khoản cho vay từ NHTM chuyển sang, phân loại, đánh giá chất lượng của các khoản cho vay hết sức chi tiết. Nó cần phải xác định trong đó bao nhiêu phần trăm là các khoản nợ có lãi suất cố định, lãi suất điều chỉnh. Mỗi khoản này có những đặc điểm khác nhau về thời gian thanh toán, phương thức thanh toán và có những thỏa thuận riêng biệt. Sau đó SPV tập hợp những loại tài sản có tính đồng nhất vào thành các danh mục và phát hành các chứng khoán có thứ hạng khác nhau ra thị trường. Sau khi tập hợp tài sản thành một danh mục thì phải chia chứng khoán thành các lớp theo cơ chế thác nước (waterfall). Theo cơ chế này danh mục tài sản sẽ được chia thành các lớp nhỏ phù hợp với nhu cầu của NĐT và chất lượng của các loại tài sản ban đầu. Tuy nhiên đây cũng là một yếu tố rất phức tạp trong việc đánh giá chính xác mức độ rủi ro của chứng khoán. Thông thường chứng khoán sẽ được chia thành các lớp có xếp hạng tín dụng từ cao đến thấp, thời gian đáo hạn từ ngắn đến dài hạn.
  • 34. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 22 Chứng khoán có xếp hạng tín dụng cao nhất là lớp ưu tiên (senior class) là chứng khoán có xếp hạng rất cao, khả năng thanh toán nợ gốc và lãi suất đầy đủ và đúng hạn như cam kết. Thông thường phần này được chia làm 2-3 loại là AAA, AA và A, có quyền ưu tiên trong thanh toán lãi suất và gốc so với các chứng khoán loại sau. Tuy nhiên lớp này thường có mức thu nhập dự tính không cao và thời gian đáo hạn thấp nhất. Chứng khoán thứ cấp hay lớp B và C (subordinate class hay junior class) là loại chứng khoán có xếp hạng tín dụng thấp hơn và sẽ phải chịu sự phân bổ rủi ro từ lớp ưu tiên chuyển xuống. Trong mỗi kỳ thanh toán, thường loại này cũng phải thanh toán sau và trường hợp có sự kiện rủi ro tài chính xảy ra, cần thanh lý tài sản thì loại này cũng nhận sau lớp ưu tiên. Ta thấy lớp thứ cấp sẽ gánh chịu rủi ro rất lớn. Do vậy để thu hút giới đầu tư, người quản trị SPV có kinh nghiệm sẽ dành một số ưu tiên cho các lớp sau, ví dụ bằng cách thanh toán lãi suất cho lớp B còn lớp A sẽ được thanh toán vốn gốc trước. Chứng khoán không phân loại (Equity) thường chiếm một phần nhỏ của toàn bộ danh mục CKH. Phần này thường do chủ thể tạo lập tài sản nắm giữ. Phần này có thể tạo thêm thu nhập cho chủ thể tạo lập tài sản trong trường hợp tình hình chi trả tốt, ngược lại có thể nó sẽ được dùng để chi trả cho các chứng khoán đã phát hành. Bảng 1.2 Ví dụ cấu trúc chứng khoán của một CLO Lớp Giá trị % trên Lãi suất Đáo hạn Tăng cường tín dụng (triệu USD) tổng (năm) (% trên tổng vốn) Aaa 45 9,80% LIBOR+47 6 21,20% Aa 315 68,90% LIBOR+55 9,4 12,50% Aa2 40 8,80% LIBOR+90 12 Baa2 34 7,40% 9,83% 12 5% Cổ phiếu 23 5% N/A Tổng 457 100%
  • 35. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 23 Hình 1.5 Dòng tiền theo cơ chế thác nước của CDO tiền mặt (Giesecke & Kim, 2010) 1.3.4.2 Mô hình định giá CDO Hiện nay có nhiều mô hình để định giá CDO áp dụng cho từng loại sản phẩm CKH như CDO tiền mặt, CDO tổng hợp, các ABS… Quá trình định giá CDO khá phức tạp, bao gồm việc đánh giá danh mục tài sản chuẩn bị CKH, thiết lập các lãi suất cho từng gói nợ và tỷ lệ cổ phiếu… Quá trình định giá cũng cần phải xem xét là liệu nghiệp vụ này có thể có đủ hoàn vốn cho các người nắm giữ vốn cổ phần hay không. Do vậy cần phải ước tính hoàn vốn sau rủi ro tín dụng được cung cấp bởi danh mục đầu tư các chứng khoán nợ và so sánh nó với chi phí tài trợ các giấy tờ có giá của CDO. Chênh lệch dôi ra phải đủ lớn để các suất sinh lợi IRR tiềm năng được chào bán đủ hấp dẫn đối với những người nắm giữ vốn cổ phần. Một số phương pháp định giá cơ bản:  Định giá CDO tổng hợp: Mô hình một yếu tố Gaussian copula là cách tiếp cận phổ biến nhất. Đây là mô hình cơ bản để định giá CDO. Mô hình này tương đối đơn giản, nhưng nó phù hợp để mô tả được độ nhạy chính và các nhân tố quan trọng của việc định giá CDO. Hình thức
  • 36. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 24 cơ bản của nó dựa trên một nguyên tắc tương quan của các lần vỡ nợ được giới thiệu lần đầu tiên bởi Li (2000). Ý tưởng chính đằng sau tất cả các mô hình định giá CDO nằm trong việc xác định tiền lãi của một gói chứng khoán nhằm đảm bảo giá trị hiện tại của số tiền thanh toán tiền lãi bằng giá trị hiện tại của số tiền thanh toán tổn thất, ngụ ý rằng tổng giá trị hiện tại của hợp đồng là số không. Mô hình này có thể được mở rộng bằng cách sử dụng nhiều yếu tố thay vì một (Hull City và White, 2004) bằng cách giả định khác với bình thường sự phân phối của số lần vỡ nợ (Gregory và Laurent, 2004) hoặc bằng cách thay đổi các giả định các thông số đầu vào như tỷ lệ thu hồi hoặc tương quan (Wang và cộng sự., 2006). Lý thuyết chung của copulas có thể được tìm thấy trong Nelsen (2006), nâng cấp lý thuyết copulas và chuyển đổi copulas được nghiên cứu bởi Hájek và Mesiar (2008), Klement et al. (2005) hoặc trong Kybernetika (2008) (Buzková & Teplý, 2012).  Định giá CDO tiền mặt và ABS: Các phương pháp định giá CDO tiền mặt và ABS thường có cấu trúc phức tạp, không chuẩn, không rõ ràng và khó khăn, đòi hỏi nhiều tính toán. Các yếu tố rủi ro thường bao gồm tỷ lệ lãi suất, chênh lệch lãi, thanh toán sớm, vỡ nợ và các mối tương quan (Rosen & Sauders, 2009). Mô hình đơn giản “bond model” và định giá ma trận thường được sử dụng (ví dụ như dựa trên xếp hạng tín dụng), sử dụng phương pháp NAV/ thị giá của tài sản thế chấp để định lượng, gồm các bước sau: B1: giả định dòng tiền theo từng loại của tài sản thế chấp. B2: trình bày dòng tiền cho từng phần của tài sản thế chấp. B3: sử dụng các dòng tiền của tài sản thế chấp và dòng tiền theo kiểu thác nước của CDO để thể hiện dòng tiền của CDO. B4: NPV – chiết khấu dòng tiền (dùng tỷ lệ chiết khấu thích hợp). Tỷ lệ chiết khấu có thể tham khảo trên thị trường. Áp dụng tỷ lệ chiết khấu cho tất cả các gói CDO khác có cùng xếp hạng, loại giao dịch….
  • 37. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 25 Trong đó: Y = (PP, Def, LGD, …), X = (xếp hạng tín dụng, ngành, vintage), sj: phí bù đắp rủi ro Phương pháp này so sánh giá thông qua cách tiếp cận ma trận, thông thường dựa trên xếp hạng. Khung kiểm tra stress-testing rất hữu ích trong mô hình này (Rosen & Sauders, 2009). Sự đơn giản hóa dòng tiền của tài sản thế chấp và các gói chứng khoán có thể được sử dụng với mô hình stochastic. Phương pháp định giá tài sản ròng NAV có một số đặc điểm sau (Rosen & Sauders, 2009): - Giá thị trường của tài sản thế chấp được tính để tạo ra giá trị của danh mục tài sản thế chấp cơ sở. - Định giá trực tiếp mỗi tài sản cơ sở. - Giá thị trường của tài sản thế chấp áp dụng cho cơ cấu vốn CDO để tính toán chỉ số bù đắp nợ, định giá tài sản ròng cho gói cổ phiếu. - Không có mô hình trực tiếp của các mối tương quan,  Phương pháp nhị thức mở rộng của Moody’s để đánh giá danh mục (Vũ Diệp Anh, 2002) Phần quan trọng nhất trong khâu xếp hạng tín dụng và quyết định thứ hạng của chứng khoán phát hành là đánh giá danh mục tài sản chuẩn bị CKH. Phương pháp nhị thức mở rộng do Moody’s giới thiệu được cho là tiêu chuẩn để đánh giá rủi ro của CDO. Ý tưởng cơ bản của phương pháp này là mô hình hóa rủi ro của một tập hợp tài sản có tính đồng nhất và độc lập với nhau. Phương pháp này được trình bày như sau:
  • 38. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 26 Thứ nhất, cơ quan xếp hạng tín dụng sẽ đánh giá độ phân tán rủi ro của cả danh mục tài sản do SPV nắm giữ. n n ( p i F i )( q j F j ) D i 1 j 1 Trong đó: p Þ pi qi p j q j Fi Fj n: số lượng tài sản trong danh mục Fi: giá trị danh nghĩa của tài sản thứ i trong danh mục Rõ ràng giá trị của cả danh mục với các tài sản có giá trị rủi ro khác nhau có thể được thay thế bằng D như là giá trị trung bình của các tài sản F có điều chỉnh theo rủi ro. Tỷ lệ hoàn trả E biểu hiện cho mức độ rủi ro của các lớp chứng khoán và nếu chứng khoán có xếp hạng càng cao thì khả năng hoàn trả cũng rất cao. D n E (loss )Pjq L j ( q ) j 0 q 1 Ta có: αq: tỷ lệ hoàn trả theo các phân bố xác suất ωq: xác suất cho sự kiện α xảy ra p: biểu hiện cho xác suất vỡ nợ trung bình của cả danh mục Lj: biểu hiện mất mát do các lớp của CDO tương ứng với sự kiện j xảy ra Pj: là xác suất của sự kiện trong điều kiện rủi ro vỡ nợ j xảy ra Pj D p j (1 p)D j J
  • 39. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 27 Độ lệch chuẩn của khả năng mất mát D n 2 (Loss)Pj q E(loss) Lj ( q ) j 0 q 1 (Nguồn: Analysing the risk of structured credit (CDO) tranches: the modified binomial expansion method) Độ lệch chuẩn cho phép tổ chức xếp hạng tín dụng thu nhận được những thông tin quan trọng về mức độ vững mạnh của các lớp chứng khoán có liên quan tới sự thay đổi của tỷ lệ hoàn trả. Trên cơ sở những tính toán cơ bản và những tính toán điều chỉnh khác như đánh giá mức độ biến động của dòng tiền, khả năng tái đầu tư hay những biến động về lãi suất thu nhập…tổ chức xếp hạng tín dụng sẽ tư vấn cho SPV có thể thay đổi cấu trúc của chứng khoán hoặc yêu cầu mức tăng cường tín dụng cao hơn nữa để đưa ra được những lớp chứng khoán phù hợp với điều kiện đánh giá của tổ chức này. 1.4 Kinh nghiệm áp dụng CKH trên thế giới Kể từ khi cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ nổ ra, thị trường CKH thế giới đối mặt với nhiều trở ngại, trong đó khó khăn lớn nhất là ngân hàng trung ương rút khoản cứu trợ và một loạt những điều luật hà khắc hơn được áp dụng. Trên thị trường CKH thế giới, tỷ trọng của các sản phẩm liên quan đến các khoản cho vay thế chấp mua nhà dựa trên tài sản thế chấp là BĐS như MBS, CMO… và các sản phẩm CKH tín dụng tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm thị phần lớn. Cho đến năm 2006, khoảng 2/3 lượng vốn cho vay thế chấp mua nhà và một nửa tín dụng tiêu dùng của nước Mỹ đã được chuyển hóa bằng kỹ thuật CKH. Nhưng giờ đây các NĐT đã thoái lui khỏi một vài phân khúc trên thị trường do chất lượng của các khoản cho vay ngày càng đi xuống và ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Fed đang rút dần hỗ trợ thanh khoản đối với các giao dịch liên quan đến nợ qua thẻ tín dụng và vay mua xe. Ngược lại, thị trường nhà đất vẫn gần như hoàn toàn phải dựa vào
  • 40. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 28 sự trợ giúp từ chính phủ mới có thể phát hành và bảo lãnh cho MBS. Trong những năm gần đây, không có MBS nhà đất nào bán được mà không cần sự hậu thuẫn đó. Trong khi thị trường chứng khoán Mỹ đã phát triển thành một thị trường lớn, nhưng nó vẫn chưa phát triển thành một thị trường lành mạnh. Những người tham gia thị trường có xu hướng buông lỏng quản lý rủi ro của họ ngay sau khi họ nhìn thấy lợi nhuận, trong khi chính phủ vốn tin tưởng vào thị trường tự do đã không can thiệp sớm để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng. Trên thị trường CKH châu Á, khu vực nhà nước đã có một tiếng nói lớn ngay từ đầu, cho dù đó là về mặt quy tắc thị trường hay tổ chức phát hành. Điều này có thể cản trở sự phát triển của thị trường trong dài hạn, một sự cân bằng cuối cùng cần phải được cân đối giữa bãi bỏ quy định và cạnh tranh không bị cản trở. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu, có nhiều lý do để giữ lại hệ thống hiện tại, điều này cho phép chính quyền can thiệp sớm, ít nhất là trong thời gian này. (Kamiyama,T., 2009) Chứng khoán ở châu Á được dẫn đầu bởi Nhật Bản và Hàn Quốc, theo sau là các nước như Ấn Độ, Trung Quốc và Malaysia. Số lượng sản phẩm CKH đã phát hành do các nước châu Á chính tham gia vào CKH (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc) ngày càng tăng và đã lên tới gần 120 tỷ USD vào cuối năm 2006 (Hình 1.3). Tuy nhiên, theo số liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, thị trường châu Á đối với các sản phẩm được CKH trong năm 2005 chỉ có giá trị bằng thị trường Mỹ với cùng các sản phẩm như vậy vào năm 1995, trong khi Mỹ đã phát hành 800 tỷ đô la các sản phẩm như vậy trong năm 2005. Thị trường CKH ở châu Á không những có quy mô tương đối nhỏ mà còn kém phát triển.
  • 41. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 29 ($ 100 tỷ) Nhật Bản Hàn Quốc Ấn Độ Trung Quốc Hình 1.6 Quy mô các thị trường CKH chính ở Châu Á Nguồn: Viện Nghiên cứu thị trường vốn Nomura, CTCK Nomura, Đánh giá và thông tin đầu tư, ChinaBond và Vinod Kothari, “Thị trường CKH Ấn Độ” (Sekine, et al., 2008) Các tài sản cơ bản được sử dụng trong các sản phẩm CKH khác nhau giữa các quốc gia ở Châu Á. Trong khi các tài sản chính được sử dụng tại Nhật Bản và Malaysia là những tài sản thế chấp, tài sản chính được sử dụng ở Ấn Độ là các khoản vay tự động, trong khi tại Hàn Quốc là các khoản vay không hiệu quả, các khoản vay tài chính dự án, thế chấp và các khoản vay tự động. Và thậm chí cả ở Nhật Bản và Malaysia, nơi mà tài sản thế chấp là tài sản cơ bản chính thì tình hình hiện nay là hoàn toàn khác nhau. Điểm chung cho tất cả các thị trường CKH châu Á là các sản phẩm mà họ cung cấp chưa phát triển. Điều này làm cho các nước châu Á ít có khả năng sẽ trải qua một cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn, nhưng nó hạn chế các NĐT có sự tự do lựa chọn các sản phẩm tài chính phù hợp với khả năng chấp nhận rủi ro của mình.
  • 42. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 30 Một nét đặc trưng khác của thị trường CKH châu Á là sự thiếu vắng các NĐT tinh vi và chủ thể tạo lập tài sản. Các NĐT châu Á nói chung được xem là có tầm nhìn ngắn hạn, và các sản phẩm CKH cũng không có ngoại lệ. Một trong những lý do được đưa ra cho sự thất bại của thị trường MBS ở Ấn Độ là thiếu sự quan tâm của NĐT trong các sản phẩm dài hạn như vậy. Việc tăng số lượng và nâng cao chất lượng của các NĐT và chủ thể tạo lập tài sản là một trong những thách thức đối với sự phát triển của thị trường CKH ở châu Á. Ngoài ra, nền kinh tế Châu Á cũng có nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, trong đó có sự thiếu hụt của các công cụ nâng cao tín dụng, cơ quan xếp hạng tín dụng kém phát triển, và một cơ sở hạ tầng pháp lý trung bình. Thị trường CKH châu Á đã được thành lập để đối phó với các khoản nợ xấu còn lại của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á. Mặc dù ban đầu chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản được phát hành vào cuối năm 1990 nhắm vào các NĐT nước ngoài và bằng ngoại tệ, kể từ khi chuyển giao thế kỷ, hầu hết các sản phẩm CKH (hiện nay khoảng 80%) được tính bằng đồng nội tệ của họ. Trong khi đó, các quốc gia bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng cũng đã thiết lập thị trường CKH theo nhu cầu cụ thể của họ. Trong Phụ lục 1, chúng ta sẽ xem xét sự phát triển CKH ở một số quốc gia Châu Á.
  • 43. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 31 Kết luận chương 1 CKH là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai thu được từ một nhóm tài sản tài chính sẵn có mang các đặc điểm cần thiết. Trên thế giới, các sản phẩm CKH liên quan đến bất động sản chiếm phần lớn, tuy nhiên các sản phẩm không liên quan đến bất động sản như CKH thẻ tín dụng, các khoản phải thu thương mại, các khoản vay đòn bẩy… lại khá phong phú và có xu hướng phát triển trong thời gian gần đây. Vai trò của CKH đem lại cho NHTM cũng như NĐT là khá lớn, tuy vậy rủi ro phát sinh cũng rất đáng quan ngại, đặc biệt là rủi ro tín dụng. CKH các khoản cho vay của NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc tái cơ cấu bảng cân đối kế toán của NHTM, tăng cường tỷ lệ an toàn vốn CAR. Ngoài ra, CKH còn giúp giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tăng cường khả năng định mức tín nhiệm, từ đó làm giảm chi phí huy động vốn. Cho đến nay, CKH rất phổ biến trên thế giới và đã áp dụng thành công tại nhiều nước Châu Á. Tuy nhiên, quy trình phát hành chứng khoán tương đối phức tạp liên quan đến nhiều chủ thể tham gia, việc định giá chứng khoán cũng yêu cầu phải tính toán được các rủi ro và dòng tiền phát sinh liên quan đến danh mục bao gồm nhiều tài sản tài chính. Vì vậy, việc áp dụng CKH cần phải được nghiên cứu để phù hợp với tình hình thực tiễn và một số nền tảng pháp lý nhất định.
  • 44. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 32 Chương 2 THỰC TRẠNG CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1 Tình hình hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam 2.1.1 Tổng quan về hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam Trong những năm qua, những đóng góp của hệ thống NHTM vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là rất lớn. Đến nay, vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn do các NHTM đáp ứng. Tuy nhiên, sau hơn hai thập kỷ đổi mới và phát triển khá nhanh, hiện nay với tăng trưởng tín dụng thấp và nợ xấu cao, các NHTM đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng và thanh khoản của các ngân hàng đã thay đổi đáng kể trong ba năm qua. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ước tính cả năm 2012 là 7%, chỉ bằng phân nửa so với chỉ tiêu đưa ra đầu năm là từ 15-17%. Đây cũng là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua. Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán cả năm lại tăng mạnh khoảng 20%, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu đầu năm là khoảng 14%. Tính đến cuối năm 2013, tổng tín dụng nền kinh tế theo số liệu công bố của NHNN ước đạt 3.418.351 tỷ đồng (tăng khoảng 12,51% so với cuối năm 2012), và tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đạt 5.755.870 tỷ đồng. Nguyên nhân của việc tín dụng tăng trưởng thấp là do sức cầu của nền kinh tế yếu, tồn kho và nợ xấu tăng cao. Trong năm qua, NHNN đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm kích thích tăng trưởng như gần như đưa hoàn toàn BĐS ra khỏi nhóm tín dụng phi sản xuất - nhóm cần phải hạn chế cho vay; hạ lãi suất, cho phép tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ cũ cho khách hàng.
  • 45. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 33 Hình 2.1 Tăng trưởng tín dụng và thanh khoản của các ngân hàng Nguồn: World Bank/NHNN Về cơ cấu tài sản, ba loại tài sản chính của các TCTD là cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm tỷ trọng lớn với 51%, tiếp theo là tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác chiếm 22%, chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư chiếm 12%. So với các nước trong khu vực, tỷ lệ cho vay khách hàng của Việt Nam thuộc loại thấp nhất trong khu vực, trong khi tỷ lệ này ở Úc là 75%, Singapore 61%, Thái lan 64% và Trung quốc 50%. Một vấn đề đáng lo ngại đối với các NHTM ở Việt Nam là “sai lệch kép”. Với tỷ trọng nguồn vốn huy động không kỳ hạn và ngắn hạn vẫn chiếm khoảng 75%, nguy cơ sai lệch về cơ cấu thời hạn trong bảng cân đối tài sản của hệ thống NHTM là tương đối lớn. Sai lệch về cơ cấu đồng tiền tuy có giảm trong vài năm gần đây, song mức độ vẫn còn khá lớn và lại rất nhạy cảm với biến động tỷ giá, lãi suất. Bên cạnh đó, tài sản nước ngoài ròng trong hệ thống NHTM cũng phản ảnh rủi ro của khu vực này. Lượng tài sản nước ngoài ròng trong các NHTM thời gian gần đây là âm chủ yếu do gia tăng mạnh mẽ trong trách nhiệm nợ nước ngoài của các ngân hàng (Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển, 2012). Điều này phản ánh rõ sự sai
  • 46. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 34 lệch cơ cấu đồng tiền khi sử dụng nguồn đi vay từ nước ngoài để tài trợ cho các khoản tín dụng trong nước. Hình 2.2 Cơ cấu tổng tài sản toàn ngành theo báo cáo của các TCTD Nguồn: NFSC Hình 2.3 Cơ cấu nguồn vốn toàn ngành theo báo cáo của các TCTD Nguồn: NFSC Về hoạt động kinh doanh, lợi nhuận năm 2013 của các NHTM nhìn chung giảm so với năm trước. Chỉ số ROA (lợi nhuận ròng trên tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) của các NHTM thấp hơn nhiều so với cuối năm 2012. Cụ thể, ROA và ROE của khối NHTM nhà nước chỉ đạt 0,67% và 7,93%, giảm so với
  • 47. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 35 mức 0,79% và 10,34% của năm 2012. Tương tự, ROA và ROE của khối NHTM cổ phần cũng chỉ đạt 0,31% và 3,6% (quý III/2012 là 0,49% và 5,1%). Nguyên nhân do tổng tài sản và vốn điều lệ của hệ thống các NHTM vẫn tăng trưởng khá tốt trong năm 2013, trong khi đó tốc độ tăng trưởng lợi nhuận không theo kịp do tín dụng tăng thấp, lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động khiến chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào giảm mạnh gây ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Bảng 2.1 Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản ngành ngân hàng đến 31/12/2013 (đơn vị: tỷ đồng, %) Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ vốn cấp tín an ngắn dụng/ toàn hạn cho nguồn Loại hình Tổng tài Vốn tự vốn vay vốn TCTD sản có có ROA ROE tối trung, huy thiểu dài hạn động NHTM nhà nước 2.504.871 166.580 0,67 7,93 10,91 23,06 94,62 NHTM cổ phần 2.463.445 195.123 0,31 3,6 12,56 19,05 75,2 NH liên doanh, nước ngoài 704.908 100.233 0,75 4,64 26,53 -11,5 61,98 Công ty tài chính, cho thuê 65.461 2.674 -2,07 -22,21 4,63 -2,96 340,69 Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam 17.183 2.316 0,62 3,95 32,84 7,66 109,16 Toàn hệ thống 5.755.869 466.926 0,49 5,18 13,25 17,4 84,71 Nguồn: NHNN
  • 48. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 36 Triệu VND Hình 2.4 Lợi nhuận sau thuế của các NHTM Nguồn: tổng hợp từ BCTC của các NHTM  Năng lực cạnh tranh Bảng 2.2 So sánh ngân hàng nước ta với các nước trong khu vực Việt Nam Malaysia Indonesia Philippines Tổng tài sản (tỷ USD) 127,66 386,25 213,98 119,52 Tổng dư nợ tín dụng (tỷ 73,10 208,85 119,42 61,59 USD) ROE (%) 9,7 18,5 21,94* 6,91 ROA (%) 1,0 1,5 2,08* 0,77 NPLs (%) 3,5 2,2 3,8 4,51 Nguồn: Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ nước ta đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, trang 264 (Nguyễn Thị Mùi, 2010) Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng nước ta chưa cao so với các nước khác trong khu vực, qui mô của các ngân hàng nước ta còn nhỏ, tổng tài sản ở mức thấp,
  • 49. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 37 các chỉ số ROA, ROE cuối năm 2009 vẫn ở mức khiêm tốn nếu dựa trên tiêu chí đánh giá theo thông lệ quốc tế. Một chỉ tiêu khác là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Tỉ lệ an toàn vốn của các NHTM vượt mức tối thiểu 9% tuy nhiên vẫn thấp hơn các nước trong khu vực và vốn tự có chủ yếu chỉ bao gồm vốn cấp 1. Các quốc gia khác trên thế giới, kể cả những nền kinh tế mới nổi, tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ vốn cấp 1/tổng tài sản có rủi ro có một khoảng cách nhất định, tức là vốn cấp 2 vẫn thể hiện được vai trò của mình trong việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn chung. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hai tỷ lệ này gần như không có khoảng cách (11,62% và 10,98%). Bảng 2.3 Tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng năm 2011 Nhóm CAR báo cáo CAR đánh giá lại NHTM Nhà nước 9,06% 5,56% NHTM cổ phần 12,99% 4,96% Ngân hàng liên doanh, nước ngoài 24,66% 17,76% Công ty tài chính, cho thuê tài chính 11,13% -2,47% Toàn ngành 11,62% 5,35% Nguồn: NFSC Hình 2.5 Một số tỷ lệ an toàn vốn của các quốc gia trong khu vực Nguồn: Fitch Rating – “EM Banking System Datawatch” 11/2011, Báo cáo của NFSC năm 2012
  • 50. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 38 Ngoài ra, sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài đã làm tăng sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mà còn cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh toán, nhận tiền gửi ... Mặc dù các ngân hàng nước ta có lợi thế so sánh về mạng lưới, về khách hàng truyền thống nhờ vai trò lịch sử nhưng kém hơn so về năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài về mức độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, về nguồn nhân lực, về trình độ quản trị hoạt động và vấn đề quản lý rủi ro.  Vấn đề sở hữu chéo Nhìn chung, thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam như tỷ lệ nắm giữ giữa các tổ chức, vai trò của các cổ đông là những vấn đề hết sức phức tạp bởi quan hệ chồng chéo mang tính lịch sử, biến động cao và hạn chế thông tin. Bên cạnh các mặt tích cực mang lại thì sở hữu chéo cũng dẫn đến các hệ lụy tác động trực tiếp đến tính ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng như: - Nguồn lực và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng không được đánh giá đúng mức vì nhiều ngân hàng quy mô vốn điều lệ nhỏ lách được quy định của NĐ141/2006/NĐ về vốn pháp định của ngân hàng. Trong những năm qua, hàng loạt các NHTM cổ phần đã nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, nhưng thực tế quy mô của dòng vốn mới thực sự được bổ sung vào hệ thống ngân hàng vẫn chưa được làm rõ. - Làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng vì rất nhiều chỉ số dựa trên vốn tự có như CAR hay tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản, trong khi đó vốn tự có của ngân hàng bao gồm cả nguồn vốn ảo do sở hữu chéo. Điều này dẫn đến sai lệch cả về quản trị ngân hàng cũng như việc giám sát với hệ thống tài chính. - Làm gia tăng việc cho vay thiếu kiểm soát. - Các quy định về giới hạn tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN có thể bị làm sai lệch tinh thần bởi sở hữu chéo. Khi khách hàng
  • 51. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 39 doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng, thay vì xếp khoản vay thành nợ xấu và trích dự phòng rủi ro theo quy định, ngân hàng A giấu nợ xấu của mình bằng cách không khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng B (ngân hàng A có sở hữu) cho vay để đảo nợ. 2.1.2 Hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam 2.1.2.1 Danh mục cho vay Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế: thị trường mục tiêu của các NHTM, đặc biệt là NHTM cổ phần về cơ bản giống nhau, đều là đa dạng hóa, không có sự chuyên môn hóa cho vay theo ngành. Mặc dù vậy, hầu hết các ngân hàng (không phân biệt quy mô lớn nhỏ), đều chỉ cho vay 4 – 5 ngành tương tự như nhau, dẫn đến tính đa dạng của danh mục cho vay bị giới hạn, cũng có nghĩa là độ tập trung rủi ro cao. Những ngành mà các NHTM cổ phần tập trung cho vay bao gồm: thương mại; sản xuất gia công chế biến; dịch vụ cá nhân và cộng đồng; xây dựng; giao thông vận tải kho bãi (Bùi Diệu Anh, 2012). Cơ cấu danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu tư: tỷ trọng dư nợ phi sản xuất (cụ thể là BĐS và chứng khoán) còn khá cao ở hầu hết các NHTM. Cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn: các ngân hàng vẫn chú trọng cho vay kỳ hạn ngắn hơn là kỳ hạn dài, tuy xu hướng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng cho vay trung dài hạn qua các năm nhưng mức giảm rất ít. Tuy nhiên xét trong bối cảnh thực tế nguồn huy động của các NHTM cổ phần chủ yếu là ngắn hạn, độ ổn định không cao, thì cơ cấu hiện nay cũng tương đối hợp lý. Cơ cấu danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng: hầu hết các NHTM cổ phần chú trọng cho vay đối với cá nhân và các công ty cổ phần, công ty TNHH và tư nhân. Tỷ trọng vốn cho các loại chủ thể này hầu hết chiếm từ 80 - trên 90% tổng dư nợ, trong khi tỷ trọng cho vay doanh nghiệp doanh nghiệp sở hữu có xu hướng giảm dần, thị phần cho vay các doanh nghiệp này chủ yếu thuộc các NHTM nhà nước và các công ty tài chính.
  • 52. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 40 Tóm lại, danh mục cho vay của các NHTM hiện nay có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tập trung khá lớn. Những rủi ro này sẽ trở thành tổn thất tài chính nghiêm trọng cho các ngân hàng một khi nền kinh tế biến chuyển bất lợi. Điều này đã được minh chứng thông qua kết quả hoạt động thực tế của ngân hàng nước ta trong những năm qua. 2.1.2.2 Nợ xấu Một trong những rủi ro đe dọa sự ổn định của hệ thống NHTM là nợ xấu. Chưa bao giờ vấn đề nợ xấu trong hệ thống NHTM lại được quan tâm nhiều như vậy, nhất là từ năm 2011. Hiện nay, phân loại nợ xấu của Việt Nam được quy định chi tiết tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và được sửa đổi theo Thông tư 15/2010/TT- NHNN. Tuy nhiên, con số từ các nguồn như tổ chức tín dụng, NHNN, tổ chức quốc tế đưa ra cũng còn nhiều khác biệt. Chẳng hạn như số liệu từ NHNN cho biết, đến hết tháng 12/2013 tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng là 3,79%. Trên thực tế, tỷ lệ này vốn có sự chênh lệch giữa con số các NHTM “tự báo cáo” và của cơ quan thanh tra giám sát, thông thường con số của cơ quan giám sát sẽ cao hơn một vài điểm phần trăm. Tuy nhiên, một số tổ chức quốc tế bằng những phân tích đáng để tham khảo đã đánh giá tỷ lệ này phải ở mức hai con số. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã liên tục tăng từ năm 2008 đến nay, nhưng trong năm 2013 tỷ lệ này có phần suy giảm. Theo số liệu của NHNN, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2010 là 2.16%, cuối năm 2011 là 3.10%, từ năm 2012 đến nay được thể hiện trong hình 2.6.