SlideShare a Scribd company logo
MỤC LỤC
Mở Đầu : Lý do chọn đề tài
Chương I: Những Lý Luận Chung Về Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
1.1 Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng
1.1.1 Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng
1.1.2 Đặc điểm cơ bản về quản lý chuỗi cung ứng
1.1.3 Các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng
1.1.4 Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng
1.2 Tổng quan về quản lý hệ thống chuỗi cung ứng ở Việt Nam
Chương II : Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
2.1 Giới thiệu sơ lược về CO.OP MART
2.1.1 Tổng quan về hệ thống siêu thị Co.op Mart
2.1.2 Tình hình hoạt động của hệ thống siêu thị Co.op Mart
2.2 Hệ Thống Quản trị chuỗi cung ứng của CO.OP MART
2.2.1 Hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ
2.2.2 Quản trị nguồn hàng, nguồn cung
2.2.3 Quản trị kho bãi
2.2.4 Quản trị tồn kho
2.2.5 Hệ thống phân phối của Co.opMart
Chương III : Đánh giá hệ thống chuỗi siêu thị CO.OP MART
Chương IV : Tổng kết
Mở Đầu
Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình hội nhập, yếu tố cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đi tìm
cho mình những giải pháp giúp sử dụng và kết hợp các nguồn lực một cách tối
ưu nhất nhằm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà các doanh
nghiệp cần đến dịch vụ logistics, logistics có tầm quan trọng quyết định đến tính
cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Hiện nay Việt
Nam đã là thành viên của WTO. Những bất cập trong hoạt động logistics đang
trở thành bức xúc lớn, nếu chúng ta không nhanh tháo gỡ để làm tốt dịch vụ này
thì sức cạnh tranh của quốc gia, sức cạnh tranh của DN và hàng hóa Việt Nam
sẽ bị hạn chế rất nhiều. Hơn nữa tính chất, quy mô hoạt động dịch vụ logistics
cũng rất rộng, nó bao gồm: hoạt động vận tải biển, một công đoạn của cảng sếp
dỡ hàng hóa và kho bãi, việc phân phối thông qua các đại lý, tổng đại lý bán
buôn, bán lẻ,…Nó là cả một quá trình tổng hợp của tất cả các khâu từ sản xuất
cho đến tay người tiêu dùng…. Tuy nhiên chúng ta mới dừng lại ở khâu dịch vụ
nội địa, chứ chưa vươn được ra các nước khu vực và trên thế giới. Hay chúng ta
mới “giải quyết” được một vài công đoạn trong cả chuỗi dịch vụ Logistics khép
kín…Nước ta đã có trên một nghìn Doanh nghiệp đăng ký làm logistics, nhưng
chỉ có khoảng 800 DN thực sự có tham gia hoạt động, trong đó DN Nhà nước
chiếm khoảng 20%, Công ty TNHH, DN cổ phần chiếm 70%, còn 10% là các gia
đình, tư nhân làm nhỏ lẻ, tham gia làm từng phần, từng công đoạn. Đặc biệt,
chuỗi cung ứng trong hệ thống logistics đang được các doanh nghiệp Việt Nam
áp dụng và thực hiện ngày một tốt hơn. Có thể nói, thị trường bán lẻ Việt Nam
khá sôi động và hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia họat động. Vừa qua, Ngân
hàng Thế Giới công bố chỉ số phát triển bán lẻ tòan cầu của Việt Nam trong năm
2007 đạt 74/100 điểm, đứng thứ 4 trên Thế giới (chỉ sau Ấn Độ, Nga, Trung
Quốc). Với thị trường bán lẻ trị giá 37 tỷ USD mỗi năm, dự kiến tăng trưởng sức
mua trong nước luôn đạt lớn hơn 20%. Điều đáng nói là chỉ số niềm tin của
người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục, đạt 118 điểm và đứng thứ 5
trên thế giới trong khi chỉ số này trên toàn cầu đang giảm. Đó chính là vì người
tiêu dùng Việt Nam ngày càng được hưởng nhiều hơn sự tiện dụng của hệ thống
bán lẻ. Từ đó thói quen mua sắm thay đổi cũng như xu hướng tiêu dùng của họ
cũng thay đổi và trở thành những khách hàng ngày càng khó tình. Điều này đòi
hỏi chuỗi cung ứng trong việc bán lẻ phải ngày càng củng cố và hoàn thiện hơn
để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của người tiêu dùng. Saigon Co-op nói
chung và Co.op Mart nói riêng được biết đến là doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu
trong nước có mức doanh thu tương đối cao, chiếm vị trí số một trong số các
nhà cung cấp hàng hóa tại Việt Nam và lọt vào top 500 nhà bán lẻ lớn trong khu
vực. Tuy nhiên, so với năm trước thì Saigon Coop ở hạng 330, năm nay đã tụt
37 bậc. Nguyên nhân của sự tụt giảm này do một phần là sự phát triển của các
nhà bán lẻ quốc tế nhưng cũng cần xem xét lại chuỗi cung ứng trong việc bán lẻ
của hệ thống Saigon Coop hiện tại thế nào và cần cải thiện ra sao để chuỗi cung
ứng ngày một hoàn thiện hơn và doanh thu ngày một cao hơn. Đó chính là lý do
nhóm chúng tôi chọn đề tài “HỆ THỐNG CHUỖI CUNG ỨNG CO.OP MART” để
tìm hiểu rõ hơn về quy trình cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam
trong quá trình hội nhập.
Chương I: Những Lý Luận Chung Về Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
1.1 Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng
Thực hiện quản lý chuỗi cung ứng được hướng dẫn thông qua một số khái
niệm căn bản mà các khái niệm này không thay đổi nhiều qua hàng thế kỷ.
Cách đây hàng trăm năm, Napoleon, một bậc thầy về chiến lược và rất tài
năng, đã nhấn mạnh rằng “ Chiến tranh dựa trên cái bao tử”. Napoleon hiểu
rất rõ tầm quan trọng về những gì mà ngày nay chúng ta gọi là một chuỗi
cung ứng hiệu quả. Nếu những chiến binh bị đói thì đoàn quân không thể
hành quân đánh trận được. Hơn thế, cũng có một câu nói khác cho rằng
“những nhà không chuyên luôn nói về chiến lược; các nhà chuyên nghiệp
luôn nói về hậu cần”.
1.1.1 Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián
tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ
bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà
kho, nhà bán lẻ và khách hàng. Chuỗi cung ứng là sự kết hợp của nhiều
công ty liên quan trong thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị
trường. Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp sản xuất, tồn kho, địa điểm và
vận tải giữa các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đạt được
kết quả tốt nhất đáp ứng tính hiệu quả và tính kịp thời trong thị trường phục
vụ. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng đầu vào và
giảm đồng thời hàng tồn kho và chi phí vận hành”. Mỗi chuỗi cung ứng có
nhu cầu thị trường riêng và những thử thách trong các hoạt động; nhưng
nhìn chung cũng có những vấn đề giống nhau trong một số tr ường hợp.
Các công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cần phải quyết định riêng lẻ và
hướng hoạt động của họ theo 5 lĩnh vực sau:
 Sản xuất
 Tồn kho
 Địa điểm
 Vận tải
 Thông tin
Tất cả các quyết định này sẽ xác định năng lực và tính hiệu quả chuỗi cung
ứng c ủa một công ty. Tính hiệu quả của chuỗi cung ứng tạo ra tính hiệu quả
trong hoạt động và khả năng cạnh tranh của công ty.
1.1.2 Đặc điểm cơ bản về quản lý chuỗi cung ứng
 Cấu trúc chuỗi cung ứng
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà
cung cấp và khách hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng
tham gia cơ bản đ ể tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản. Những chuỗi cung
ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống:
+ Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp
cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng.
+ Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối
cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng.
+ Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty
khác trong chuỗi cung ứng.
Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công
nghệ thông tin. Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công
ty thực hiện nh ững ch ức năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản
xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay
khách hàng là tổ chức Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác
nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết. Thiết lập chuỗi cung ứng
phù hợp với chiến lược kinh doanh. Có 3 bước để chuỗi cung ứng phù hợp
với chiến lược kinh doanh của công ty bạn:
ϖ Bước 1: Hiểu thị trường mà công ty bạn phục vụ Chúng ta bắt đầu từ các
câu hỏi về khách hàng của công ty: loại khách hàng phục v ụ? loại khách
hàng bán sản phẩm? loại chuỗi cung ứng của công ty?
ϖ Bước 2: Xác định năng lực cạnh tranh cốt lõi của công ty
Bước tiếp theo chính là xác định vai trò của công ty trong chuỗi cung ứng:
1 - Công ty là đối tượng tham gia nào trong chuỗi cung ứng: nhà sản xuất,
nhà phân phối, nhà bán lẻ hay nhà cung cấp dịch vụ?
2 - Công ty có thể làm gì để trở thành một bộ phận của chuỗi cung ứng?
3 - Khả năng cạnh tranh cốt lõi của công ty là gì?
4 - Công ty muốn tạo lợi nhuận bằng cách nào?
ϖ Bước 3: Phát triển khả năng cần thiết trong chuỗi cung ứng Khi xác định
loại thị trường mà công ty đang phục vụ, vai trò của công ty trong chuỗi cung
ứng thì bước sau cùng là thực hiện việc phát triển năng lực cần thiết đ ể đáp
ứng vai trò này. Mỗi trục điều khiển có thể được triển khai, tập trung vào tính
kịp thời hay hiệu quả trên cơ sở yêu cầu kinh doanh.
+ Sản xuất – tác nhân thúc đẩy này có thể đáp ứng nhanh qua việc xây
dựng nhà máy với công suất thừa, sử dụng kỹ thuật sản xuất linh hoạt nhằm
tạo ra đủ loại sản phẩm. Để đáp ứng tính kịp thời, công ty thực hiện việc sản
xuất tại các nhà máy nhỏ đặt gần khách hàng chính để rút ngắn thời gian
giao hàng. Để đáp ứng tính hiệu quả, công ty cũng có thể sản xuất ở các
nhà máy lớn tập trung đ ể đạt tính kinh tế nhờ qui mô hay tối ưu hóa sản
xuất một số sản phẩm.
+ Tồn kho – Tính đáp ứng nhanh có thể đạt được thông qua việc tồn trữ
sản phẩm ở mức cao với đủ chủng loại. Tính đáp ứng kịp thời có thể đạt
được bằng cách tồn trữ sản phẩm nhiều nơi gần với khách hàng, sẵn sàng
cung ứng ngay khi cần. Quản lý tồn kho hiệu quả đòi hỏi giảm mức tồn kho
cho tất cả các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm không bán được thường
xuyên. Ngoài ra, có thể đạt được tính kinh tế nhờ qui mô và tiết kiệm chi phí
bằng cách tồn trữ sản phẩm ở những địa điểm trung tâm.
+ Địa điểm –Tính kịp thời có thể đạt được thông qua việc mở nhiều địa điểm
gần nơi khách hàng.
Ví dụ: Co-opmart sử dụng địa điểm để đáp ứng nhanh cho khách hàng
thông qua việc mở cửa hàng ở nơi có nhiều khách hàng. Tính hiệu quả có
thể đạt được bằng việc hoạt động ở một số địa điểm, tập trung vào các hoạt
động ở những địa điểm phổ biến.
+ Vận tải – Tính đáp ứng nhanh có thể đạt được thông qua phương thức
vận chuyển nhanh và linh hoạt. Nhiều công ty bán hàng qua catalogs hay
qua Internet có mức đáp ứng rất cao qua chuyển giao hàng trong vòng 24
giờ: Fed.Ex và UPS là 2 công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh. Tính
hiệu quả có thể đạt được bằng cách vận chuyển sản phẩm với lô lớn hơn và
thực hiện ít thường xuyên hơn. Sử dụng hình thức vận chuyển như tàu, xe
lửa, và đường dẫn rất hiệu quả.
+ Thông tin – Sức mạnh của tác nhân thúc đẩy này phát triển mạnh vì kỹ
thuật thu nhận và chia sẻ thông tin ngày càng phổ biến, dễ sử dụng và rẻ
hơn. Thông tin là một sản phẩm rất hữu ích vì nó thể được ứng dụng trực
tiếp để nâng cao khả năng thực thi của 4 tác nhân thúc đẩy khác của chuỗi
cung ứng. Khả năng đáp ứng ở mức cao có thể đạt được khi công ty thu
thập, chia sẻ chính xác và kịp thời những dữ liệu từ các hoạt động của 4 tác
nhân thúc đẩy kia. Chuỗi cung ứng phục vụ trong thị trường điện tử là đáp
ứng nhanh nhất trên thế giới.
1.1.3 Các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng
Những hoạt động kinh doanh hình thành nên một chuỗi cung ứng có thể
được nhóm thành 4 khoản mục chính:
 Lập kế hoạch
 Tìm nguồn cung ứng
 Sản xuất
 Phân phối
1.1.4 Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của các
doanh nghiệp sản xuất, từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn
hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần…
đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung ứng, các kênh trung gian, nhà
cung cấp dịch vụ và khách hàng. Nói chung, quản lý chuỗi cung ứng gồm
quản lý cung và cầu trong toàn hệ thống của các doanh nghiệp. Nhờ quản lý
chuỗi cung ứng hiệu quả, những tập đoàn tầm cỡ thế giới như Dell và Wal-
Mart đạt được từ 4% - 6% lợi nhuận cao hơn so với đối thủ, một lợi thế cạnh
tranh không nhỏ tí nào. Rõ ràng yếu tố cơ bản để các doanh nghiệp cạnh
tranh thành công ngày nay là sở hữu được một chuỗi cung ứng trội hơn hẳn
các đối thủ. Nói cách khác quản tr ị chuỗi cung ứng không còn là một chức
năng thông thường của các công ty mà đã trở thành một b ộ phận chiến
lược của công ty. 1.2 Tổng quan về quản lý hệ thống chuỗi cung ứng trên
thế giới.
1.2 Tổng quan về quản lý hệ thống chuỗi cung ứng ở Việt Nam
Nhìn vào hệ thống chuỗi cung ứng của Việt Nam ta thấy Quản trị chuỗi cung
ứng là một phạm trù khá mới mẻ tại Việt Nam, cho dù từng công đoạn của
việc ấy đã diễn ra bấy lâu nay Rõ ràng phải có bước đột phá khác biệt giữa
cái chúng ta đã làm và cái chúng ta sẽ làm. Đây là việc nhiều doanh nghiệp
Việt Nam vẫn chưa nắm rõ và điều này có thể dẫn đến những những quyết
định sai lầm, những chiến lược sai lầm của nhà quản trị Những khó khăn mà
hệ thống chuối cung ứng của chúng gặp phải
• Không nhận ra những sai lầm của mình
• Các phòng ban trong một doanh nghiệp không có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, làm việc theo kiểu đèn nhà ai nhà ấy rạng
• Khi đổi mới các doanh nghiệp thường chú trọng đến sản phẩm hơn là
quy trình
• Sự trì trệ
• Chiến lược kinh doanh
• Sự chung chung đại khái
• Rào cản phòng ban chức năng.
• Đánh cược với rủi ro
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam thuê ngoài nhưng không quan tâm nhiều đến
chất lượng, an ninh và an toàn sản phẩm mà chỉ quan tâm đến giá cả. Hạ
tầng cơ sở của Việt Nam chưa đáp ứng kịp nhu cầu vận chuyển, thường xảy
ra tắc nghẽn làm tốn chi phí vận chuyển .Năng lực logistics của Việt Nam
nằm ở đâu trên bản đồ thế giới ? VN là một trong số 10 quốc gia (cùng với
Trung Quốc, Bangladesh, Congo, Ấn Độ, Philippine, Madagascar, Nam Phi,
Thái lan, Uganda) có chỉ số logistics ấn tượng nhất trong năm vừa qua. Đây
cũng là lần thứ 2 liên tiếp VN giữ vững vị trí 53, thậm chí LPI của nước ta
còn cao hơn cả một số quốc gia có mức thu nhập trung bình (như Indonesia,
Tunisia, Honduras…)
VN thuộc Top 10 nước có hệ thống chuỗi cung ứng ấn tượng trong năm
2010. Trong khu vực ASEAN, khoảng cách giữa VN với các quốc gia tương
đồng cũng không quá xa.Thống kê một số chỉ tiêu của Việt Nam với các
nước khác trong khu vực. Kết quả đánh giá về chỉ số LPI của VN qua hai kỳ
báo cáo như sau:
Nhìn chung quản trị chuỗi cung ứng ở Việt Nam còn non yếu, còn gặp nhiều
khó khăn về tập quán sinh hoạt , về cở sở hạ tầng, về tấm nhìn hạn chế...tất
cả cần phải có sự tư duy tích cực và đổi mới là biện pháp cấp bách hiện nay.
Nhưng chúng ta cũng đã có những thành công nhất định, có tầm nhìn khả
quan trong tương lại, có vị thế cạch tranh tốt, đây chính là bước đạp cho nền
kinh tế Việt Nam vượn ra thế giới...
Chương II : Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
2.1 Giới thiệu sơ lược về CO.OP MART
2.1.1 Tổng quan về hệ thống siêu thị Co.op Mart
 Lịch sử hình thành
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và
sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý
từ các đối tác nước ngoài.
Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty
nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình.
Là một trong số ít đơn vị có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp của thành
phố, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao,
góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op trên thị trường trong và
ngoài nước.
Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời Siêu thị đầu tiên của Hệ thống Co.opMart
là Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các
phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại
hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển
của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon
Co.op.
Cho đến nay, hệ thống Co.opMart đã là chuỗi siêu thị bán lẻ trực thuộc
Saigon Co.op, bao gồm 40 siêu thị tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam và
Nam Trung Bộ. Các siêu thị Co.opMart có đặc điểm chung là thân thiện,
gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhiều
dịch vụ tăng thêm. Với phương châm “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải
chăng, phục vụ ân cần”, Co.opMart đã được ngày càng nhiều khách hàng
chọn lựa để đến mua sắm và thư giãn cùng gia đình mỗi ngày. Thực
phẩm tươi sống tươi ngon, thực phẩm công nghệ đa dạng, đồ dùng
phong phú với nhiều mẫu mã mới, hàng may mặc thời trang, chất lượng,
giá phải chăng, cùng với dịch vụ khách hàng phong phú, tiện lợi và sự
thân thiện của nhân viên Co.opMart là lý do Co.opMart trở thành “Nơi mua
sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”.
Saigon Co.op đã tự đề ra và thực hiện nghiêm túc ba chính sách về chất
lượng như sau
 Hệ thống Co.opMart - Nơi mua sắm đáng tin cậy - Bạn của mọi nhà
 Hàng hóa phong phú và chất lượng
 Giá cả phải chăng
 Phục vụ ân cần
 Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng
Saigon Co.op luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có
chứng chỉ ISO-9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương,
tối thiểu là nhà sản xuất có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu
dùng bình chọn.
Saigon Co.op là mái nhà thân yêu của toàn thể cán bộ nhân viên. Mọi
hoạt động của Saigon Co.op luôn hướng đến cộng đồng xã hội.
 Hệ thống Co.op Mart
1. Co.opMart Cống Quỳnh, Q.1 - Tp. HCM
2. Co.opMart Hậu Giang, Q.6 - Tp. HCM
3. Co.opMart Đầm Sen, Q.11 - Tp. HCM 5
4. Co.opMart Nguyễn Đình Chiểu, Q.3 - Tp. HCM
5. Co.opMart Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh - Tp. HCM
6. Co.opMart Phú Lâm, Q.6 - Tp. HCM
7. Co.opMart Thắng Lợi, Q. Tân Phú - Tp. HCM
8. Co.opMart Nguyễn Kiệm - Q. Phú Nhuận - Tp. HCM
9. Co.opMart Quy Nhơn - Tp.Qui Nhơn - Bình Định
10. Co.opMart Xa Lộ Hà Nội, Q.9 - Tp. HCM
11. Co.opMart Cần Thơ, Q.Ninh Kiều - TP.Cần Thơ
12. Co.opMart Mỹ Tho, TP Mỹ Tho - Tiền Giang
13. Co.opMart BMC, Q.Tân Phú - Tp. HCM
14. Co.opMart An Đông, Q.5, TPHCM
15. Co.opMart Phú Mỹ Hưng, Q.7 – TPHCM
16. Co.opMart Lý Thường Kiệt, Q.10 – TPHCM
17. Co.opMart Vĩnh Long, Tx.Vĩnh Long
18. Co.opMart Pleiku, Tp. Pleiku – Gia lai
19. Co.opMart Long Xuyên, TP. Long Xuyên - An Giang
20. Co.opMart Phan Thiết, Tp.Phan Thiết - Bình Thuận
21. Co.opMart Biên Hoà, Tp.Biên Hoà - Đồng Nai
22. Co.opMart Vị Thanh, Tx.Vị Thanh - Hậu Giang
23. Co.opMart Tam Kỳ, Tx.Tam Kỳ - Quảng Nam
24. Co.opMart Tuy Hoà, Tp.Tuy Hoà - Phú Yên
25. Co.opMart Nhiêu Lộc, Q.3 – TPHCM
26. Co.opMart Bình Tân, Q.Bình Tân - Tp.HCM
27. Co.opMart Vũng Tàu, TP.Vũng Tàu
28. Co.opMart Hùng Vương, Q.5 - TP.HCM
29. Co.opMart Huế, P.Phú Hòa, Tp Huế
30. Co.opMart Bến Tre, Tx.Bến Tre - Bến Tre
31. Co.opMart Buôn Ma Thuột, TP.Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắclắk
32. Co.opMart Tuy Lý Vương, Q.8 - Tp.HCM
33. Co.opMart Nguyễn Ảnh Thủ, Q.12 - Tp.HCM
34. Co.opMart Suối Tiên, Q.9 - Tp.HCM
35. Co.opMart Đồng Xoài, TX.Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước
36. Co.opMart Bà Rịa, TX.Bà Rịa - tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 6
37. Co.opMart Thanh Hà, TP.Phan Rang – Tháp Chàm - tỉnh Ninh Thuận
38. Co.opMart Kiên Giang, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
39. Co.opMart Tân An, TP Tân An, Tỉnh Long An
40. Co.opMart BMC Hà Tĩnh, TP. Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh 41. Co.opMart
Rạch Miễu, TP. HCM Thành tựu
 Những cột mốc quan trọng
• Siêu thị đầu tiên ra đời vào năm 1996, tại số 189C Cống Quỳnh, quận 1,
TP.HCM
• Năm 1998, Đại hội thành viên lần thứ nhất của Saigon Co.op định hướng
xây dựng chuỗi siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của Saigon
Co.op
• Năm 2002, Co.opmart Cần Thơ, siêu thị tỉnh đầu tiên ra đời. Tiếp theo
nhiều siêu thị Co.opmart được ra đời tại các tỉnh, thành phố ở khu vực
miền Nam và miền Trung
• Năm 2010, Co.opmart Sài Gòn tại thủ đô Hà Nội khai trương, là siêu thị
phía Bắc đầu tiên trong hệ thống, nâng tổng số siêu thị lên 50 trên cả
nước
• Năm 2012, hệ thống siêu thị Co.opmart thay đổi bộ nhận diện
• Năm 2013, khai trương Đại siêu thị Co.opXtraplus tại Thủ Đức, TPHCM.
• Năm 2014, khai trương TTTM SenseCity.
• Năm 2015, khai trương Đại siêu thị Co.opXtra Tân Phong tọa lạc tại Tầng
2 & 3 - Trung tâm thương mại SC VivoCity (Số 1058 Đại Lộ Nguyễn Văn
Linh, phường Tân Phong, Q.7, Tp.HCM)
• Tính đến 09/2015, hệ thống Co.opmart có 77 siêu thị bao gồm 30
Co.opmart ở TPHCM và 47 Co.opmart tại các tỉnh/thành cả nước.
 Những thành quả đạt được
Hệ thống siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của Liên Hiệp HTX Thương
mại Tp.HCM (Saigon Co.op), đơn vị đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý
trong và ngoài nước
• Danh hiệu "Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới" (năm 2000)
• Huân chương Độc lập hạng III (2009), Huân chương Độc lập hạng II
(2014)
• Thương hiệu dịch vụ được hài lòng nhất (2007 - 2013)
• Thương hiệu Việt được yêu thích nhất
• Doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc nhất (2007 - 2010)
• Cúp tự hào thương hiệu Việt (2010 - 2011)
• Giải vàng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam (2004 - 2010 & 2013 - 2014)
• Giải thưởng chất lượng Châu Âu (2007)
• Top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (2007)
• Giải vàng thượng đỉnh chất lượng quốc tế (2008)
• Top 500 Nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương (2004 - 2014)
• Dịch vụ khách hàng xuất sắc 2013 FAPRA (9/2013 - Liên đoàn các hiệp
hội bán lẻ Châu Á - Thái Bình Dương (FAPRA) trao tặng)
• Doanh nghiệp TPHCM tiêu biểu 2013 (14/10/2013 - Hiệp hội DN TPHCM)
• Top 10 thương hiệu được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam trong năm
2013 (Google)
• Thương hiệu vàng - Thương hiệu Việt được yêu thích nhất (5/1/2014 -
Báo SGGP)
• Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2013 (17/1/2014 - Công ty CP
Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo
VietNamNet công bố)
• Giải "Best of the Best - Top 10 nhà bán lẻ xuất sắc tiêu biểu nhất Châu Á
- Thái Bình Dương năm 2014" do Tạp chí Retail Asia trao tặng.
• Top 10 Sản phẩm thương hiệu Việt tiêu biểu xuất sắc năm 2014.
• Top 200 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương 2015.
Theo Tạp chí Bán lẻ châu Á (Retail Asia Publishing) và Tập đoàn Nghiên cứu Thị
trường Euromonitor, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op)
hiện là doanh nghiệp xếp hạng số 1 trong 10 nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Tính đến thời điểm này, mạng lưới Co.op mart đạt con số 81 siêu thị
Mục tiêu của chuỗi này là đến năm 2019 sẽ đạt 300 điểm bán lẻ trên toàn quốc
với tổng doanh thu tăng từ mức 26.000 tỉ đồng (năm 2015) lên 44.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, với sự đổ bộ ồ ạt của các đại gia bán lẻ nước ngoài thì mức độ cạnh
tranh mà Co.op Mart đang và sẽ đối mặt trong thời gian tới là cực kỳ gay gắt.
2.1.2 Tình hình hoạt động của hệ thống siêu thị Co.op Mart
Bắt đầu hoạt động kinh doanh với số vốn khiêm tốn, bộ máy tổ chức cồng
kềnh, nhân sự hoạt động từ cơ chế cũ, kinh nghiệm thương trường ít ỏi,…
Saigon Co.op đi từ khởi điềm rất thấp. Qua hơn 20 năm hoạt động, Saigon
Co.op đã vươn lên thành một tổ chức kinh doanh thương mại có uy tính không
chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh mà cỏn được nhiều địa phương tin tưởng và tạo
điều kiện để phát triển mạng lưới thương mại dịch vụ.
Trong giai đoạn 1992 – 1997, thời kì Saigon Co.op bắt đầu xây dựng
chuỗi siêu thị Co.opMart, lợi nhuận thu từ hoạt động bán lẻ chỉ chiếm 16% trên
tổng doanh thu của Saigon Co.op.
Đến giai đoạn 1998 – 2003 doanh thu từ hoạt động bán lẻ đả chiếm tới
82% tổng doanh thu của Saigon Co.op. Điều này chứng tỏ hệ thống siêu thị
Co.opmart đã có những bước tiến dài trên con đường kinh doanh phục vụ và đã
trở thành một chuỗi siêu thị mạnh.
Năm 2009, Saigon Co.op đã đạt tổng doanh thu trên 8.600 tỷ đồng, nộp
ngân sách Nhà nước 277 tỷ đồng. 42 hệ thống siêu thị Co.opMart và các cửa
hàng CoopFood đã tham gia bình ổn tốt giá cả thị trường và đưa ra nhiều sáng
kiến cải tiến trong kinh doanh và trong cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam” có kết quả cao. Từ những hiệu quả kinh doanh đạt trên,
Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon C.oop) vừa tổ chức
Hội nghị thi đua, phấn đấu đạt tổng doanh thu 11.500 tỷ đồng trong năm 2010.
7
Trong kế họach năm nay, Saigon C.oop sẽ phát triển thêm 10 siêu thị
CoopMart tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc và giữ vững
vị trí Nhà bán lẻ hàng đầu của Việt Nam. Trong năm 2010, Saigon Coop sẽ tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện các phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phát huy và nhân rộng phong
trào sáng kiến, cải tiến công trình; triển khai mạnh mẽ và sâu rộng cuộc vận
động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bằng việc nâng tỷ lệ hàng
sản xuất tại Việt Nam đưa vào kinh doanh trong siêu thị.
2.2 Hệ Thống Quản trị chuỗi cung ứng của CO.OP MART
2.2.1 Hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ
a. Hệ thống tính tiền
Ở Co.opMart và hầu hết tất cả các hệ thống siêu thị, quầy tính tiền được bố
trí ngay lối vào các khu mua sắm hàng tiêu dùng, và tùy theo chiều rộng, lượng
khách trung bình mà siêu thị có số lượng máy tính tiền nhiều hay ít, trung bình
khoảng 7-8 cụm thu ngân. Mỗi cụm có 2 máy với 2 nhân viên thu ngân. Điều này
giúp tăng tối đa số khách hàng tính tiền 1 lần, nhằm làm giảm thời gian chờ đợi
tính tiền của khách hàng. Mỗi máy sẽ có 1 nhân viên, khi đông khách có thể có
thêm 1 nhân viên nữa giúp đóng gói và giao hàng hóa cho khách hàng được
nhanh hơn. Tùy vào số lượng hàng nhiều hay ít, thời gian tính tiền sẽ khác nhau.
Theo quan sát thì trung bình 1 món hàng khi đưa qua máy tính mất khoảng 2-3
giây, thời gian cho 1 món hàng vào túi khoảng 2 giây nữa. Vậy nếu một người
mua 10 món hàng, thời gian trung bình từ lúc họ đem hàng đến quầy tính tiền
đến lúc họ nhận được hàng mất khoảng gần 1 phút, không kể thời gian họ chờ
đợi khi trước họ là 1 hoặc nhiều người khác. Nếu lượng hàng mua nhiều và vào
những ngày nghỉ, ngày lễ, thời gian chờ đợi của 1 lượt khách sẽ tăng lên.
Đối với khách hàng không tiện chở nhiều hàng hóa, hoặc ngại chờ lâu ở
quầy tính tiền có thể nhờ đến dịch vụ giao hàng của siêu thị. Trong khu vực nội
thành, hóa đơn mua hàng trên 200.000 VND, khách hàng có thể thoải mái về
nhà, chờ nhân viên siêu thị mang hàng đến. Tùy vào vị trí ở xa hay gần siêu thị,
thời gian vận chuyển cũng sẽ khác nhau. Nếu chỉ trong bán kính 1 - 2km, thông
thường sẽ mất 15 - 20 phút. Khi khách hàng yêu cầu giao hàng ở nơi tương đối
xa khỏi siêu thị thì thời gian chờ đợi của họ sẽ tăng lên, chưa kể vào những giờ
cao điểm, ở những đoạn đường hay có kẹt xe thì việc khách hàng chờ lâu hơn
bình thường là điều không tránh khỏi.
Hệ thống siêu thị Co.opMart ngay từ
ngày đầu hoạt động (1996) dùng phần
mềm FoxPro for DOS chạy trên hệ điều
hành Netware, với tiêu chí đầu tiên là
phải quét (scan) mã hàng nhanh và tốc
độ in hóa đơn cho khách hàng cũng phải
nhanh không kém.
Năm 1999, bộ phận vi tính của Liên hiệp
hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí
Minh (Saigon Co.op) đưa ra áp dụng một phần mềm quản lý mới được xây dựng
bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access, áp dụng cho hầu hết các siêu thị trong hệ
thống. Ngày nay, do nhu cầu quản lý đòi hỏi phần mềm phải có khả năng bảo
mật cao, truy xuất từ xa, hỗ trợ ra quyết định... phù hợp với tốc độ phát triển kinh
doanh của hệ thống siêu thị Co.opMart, Saigon Co.op đã bỏ ra gần 1,5 triệu USD
để đặt mua hệ thống điện toán hiện đại từ hai tập đoàn chuyên cung cấp phần
mềm nước ngoài, nhằm hiện đại hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh của hệ thống
Co.opMart.
Đây là hệ thống điện toán có các hệ phân tích thông minh, được thiết kế phù
hợp với mô hình hoạt động của siêu thị. Hệ thống có thể kiểm tra, tính toán thị
phần của từng mặt hàng trong siêu thị để chia diện tích trưng bày cho phù hợp,
đồng thời giúp các siêu thị kết nối trực tiếp với nhà cung cấp hàng. Nhà cung cấp
chỉ cần ngồi tại văn phòng cũng biết được lượng hàng của mình tại siêu thị thiếu,
đủ ra sao..., khắc phục nhược điểm của phần mềm quản lý trước là dựa vào số
liệu báo cáo của từng siêu thị gửi về; do vậy không kiểm soát được toàn bộ hàng
hóa, không chủ động về tài chính nên chậm ra quyết định kinh doanh.
Hệ thống siêu thị Co-opMart (TP.HCM), ngay từ ngày đầu hoạt động (năm 1996)
đã sử dụng phần mềm FoxPro for DOS chạy trên hệ điều hành Netware, với tiêu
chí đầu tiên là tốc độ quét (scan) mã hàng và in hóa đơn phải nhanh. Nhưng do
chỉ sử dụng một số phần mềm ứng dụng thông thường nên việc quản lý thông tin
về hoạt động kinh doanh của Co-opMart vẫn chưa đạt hiệu quả tối ưu.
Năm 1999, bộ phận vi tính của Liên Saigon Co-op áp dụng một phần mềm quản
lý mới, xây dựng bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access, áp dụng cho hầu hết
các siêu thị trong hệ thống. Saigon Co-op đã mua một chương trình này từ một
công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong việc viết các chương trình liên quan đến
hàng hóa vật tư. Chương trình này chạy rất tốt và nhanh mặc dù nó có một giao
diện khá xấu và bất tiện. Để khắc phục nhược điểm trên, bộ phận vi tính của
Saigon Co-op đã viết những module tiện ích bổ sung cho chương trình chính và
chúng có thể đảm nhiệm phần lớn công việc xử lý của hệ thống. Sau đó, bắt tay
vào việc thiết kế một chương trình hoàn toàn mới có tính hệ thống rất cao mà
vẫn bảo đảm tính dễ sử dụng và dễ bảo trì. Hiện nay, do công tác quản lý đòi hỏi
phần mềm phải có khả năng bảo mật cao, truy xuất từ xa, hỗ trợ ra quyết định...
phù hợp với tốc độ phát triển kinh doanh của hệ thống siêu thị Co-opMart, cuối
Hình Hệ thống tính tiền tại Co.op Mart
Tải bản FULL (File WORD 30 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
năm 2005 Saigon Co.op đã đầu tư gần 1,5 triệu đô la Mỹ để đặt mua hệ thống
điện toán hiện đại ERP từ hai tập đoàn chuyên cung cấp phần mềm của nước
ngoài, nhằm hiện đại hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh của hệ thống Co-
opMart.
Từ đầu năm 2006, Saigon Co-op đã đưa vào sử dụng hệ thống điện toán ERP
(kết nối với các nhà cung cấp kiểm soát tồn kho, đặt hàng và bổ sung hàng tự
động), sẵn sàng cung ứng hàng hóa theo đơn đặt hàng trong vòng 24 giờ, bảo
đảm chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Sài Gòn Coop còn áp dụng
tiêu chuẩn ISO - HACCP nhằm kiểm soát chất lượng đầu vào và đầu ra của
hàng hóa.
ERP là gì? ERP - Hệ quản trị doanh nghiệp tích hợp (Enterprise resources
Planning) là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ ứng
dụng quản lí sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất, có thể tự động hoá
các quy trình quản lý. Mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ quản trị nguồn nhân
lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ
đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với các đối tác, với khách hàng
đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất.
Chẳng hạn module CRM (quản lý quan hệ khách hàng) hay phần mềm kế toán
trước đây là những phần mềm riêng biệt nay cũng được tích hợp vào hệ thống
ERP. ERP hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất vì tất cả các
hoạt động của doanh nghiệp sẽ được tự động hóa gần như toàn bộ từ việc mua
nguyên vật liệu, quản lý dây chuyền sản suất, quản lý kho, bán hàng...đặc biệt là
những doanh nghiệp đang quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Trên thế giới,
hiện có rất nhiều doanh nghiệp lớn triển khai và sử dụng trọn bộ giải pháp ERP
cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh trên hai lĩnh vực: Sản xuất chế tạo,
kinh doanh dịch vụ. Qua thực tế đã được kiểm nghiệm, ERP được đánh giá cao
trong việc giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả và là lĩnh vực
có nhiều tiềm năng phát triển và đầu tư. Việc triển khai thành công ERP sẽ tiết
kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu dài.
Cấu trúc của hệ thống ERP? Gồm 5 phần chính:
Quản lý giao dịch khách hàng (CRM - Customer Relationship
Management): cung cấp các tính năng và công cụ phục vụ cho tiếp thị, bán
hàng, dịch vụ, hỗ trợ tìm kiếm, thu hút và giữ khách. Kinh doanh thông minh
(Business Intelligence): cung cấp thông tin đặc thù về kinh doanh ở mọi lĩnh vực
của công ty - từ tiếp thị và bán hàng, vận hành của hệ thống mạng đến các chiến
lược và kế hoạch về tài chính.
Quản lý dây chuyền cung cấp (Supply Chain Management): tích hợp hệ
thống cung cấp mở rộng và phát triển một môi trường kinh doanh thương mại
điện tử thực sự. Chương trình cho phép doanh nghiệp cộng tác trực tiếp với
khách hàng, nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua và bán, chia sẻ thông tin.
Thương trường (Marketplace): cung cấp một hạ tầng cộng tác tạo nên môi
trường kinh doanh ảo, giúp mở rộng khả năng hiểu biết về thị trường cũng như
sự liên kết chặt chẽ giữa các quy trình kinh doanh với nhau.
Tải bản FULL (File WORD 30 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Nơi làm việc (Workplace): là một cổng ra của công ty cho phép truy xuất thông
tin, ứng dụng, dịch vụ bên trong cũng như ngoài công ty bất kỳ lúc nào. Mọi nhân
viên, khách hàng, nhà phân phối, đầu tư, các đối tác môi giới trung gian... đều có
thể sử dụng cổng vào này với chế độ bảo mật và phân quyền theo chức năng.
Những ưu điểm vượt trội của phần mềm ERP so với các phần mềm thông
thường: Tính tích hợp là ưu điểm lớn nhất của phần mềm ERP so với các phần
mềm thông thường khác. Thay vì phải dùng nhiều phần mềm quản lý khác nhau
cho các bộ phận các phòng ban thì nay tất cả các bộ phận, phòng ban sẽ tác
nghiệp trên một phần mềm duy nhất. Xét về chức năng thì một phần mềm ERP
có đầy đủ các chức năng của các phần mềm riêng biệt,
ERP = phần mềm kế toán + phần mềm hỗ trợ bán hàng + phần mềm quản lý
nhân lực….
Không những thế các modules có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như các bộ
phận trong cơ thể chúng ta vậy. Và một điểm vượt trội khác của phần mềm ERP
so với các mềm thông thường là ERP quản lý toàn bộ hoạt động của doanh
nghiệp theo quy trình mà những phần mềm thông thường khác không làm được.
Một quy trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm nhiều bước, mỗi bước thực
hiện một chức năng nào đó, thông tin đầu vào của bước này là thông tin đầu ra
của bước trước và thông tin đầu ra của bước này cũng là thông tin đầu vào của
bước kế tiếp... Một điều dễ nhận ra là một quy trình hoạt động của doanh nghiệp
thường liên quan đến nhiều phòng ban và phần mềm ERP thực hiện tốt trong
việc phối hợp hoạt động của các phòng ban trong doanh nghiệp trong khi các
phần mềm quản lý rời rạc thường chỉ phục vụ cho một phòng ban cụ thể và
không có khả năng phối hợp hay hỗ trợ các phòng ban hay bộ phận khác. Ứng
dụng ERP doanh nghiệp được lợi gì? Doanh nghiệp được quản lý bằng phần
mềm ERP linh hoạt và hiện đại. Mọi công việc quản lý của nhân viên được hỗ trợ
và tối ưu hóa. Tất cả các nhân viên đều được phần mềm hỗ trợ thông tin cần
thiết đúng với vị trí và trách nhiệm mình trong khi tác nghiệp. Ban lãnh đạo
doanh nghiệp sẽ được phần mềm ERP cung cấp các thông tin chính xác một
cách nhanh chóng và thông qua đó họ có thể biết được mọi tình hình của doanh
nghiệp thông qua đó họ có thể đưa ra được những quyết định chính xác và đúng
đắn. Như vậy, mọi nguồn lực của doanh nghiệp được tối ưu hóa các nhà lãnh
đạo sẽ không còn phải chịu cảnh mập mờ thiếu thốn về thông tin, mọi báo cáo
thống kê có thể có được bất cứ lúc nào…. Cũng như trước đây, các doanh
nghiệp đầu tiên trong việc áp dụng phần mềm kế toán đều là các doanh nghiệp
thành công. Rồi đây, ERP cũng sẽ trở nên phổ biến như việc áp dụng phần mềm
kế toán bây giờ, các doanh nghiệp chậm chân hơn rất có thể sẽ phải trả giá cho
sự chậm trễ của mình.
Ngoài việc trang bị các công cụ thông tin thông dụng như điện thoại và fax, Coop
mart đã thiết kế hệ thống trao đổi thông tin cục bộ intranet (Intranet intermediary
emailing system) . Đây là hình thức trao đổi thông tin thông qua kết nối trung
gian, được quản lý bởi các máy chủ và các máy trạm, nhờ đó việc trao đổi thông
tin trong nội bộ các phòng ban hiệu quả hơn. Hiện nay Coop.mart đang xúc tiến
việc áp dụng hệ thống trao đổi thông tin giữa các siêu thị trong hệ thống
Coop.mart dưới dạng telex. Đây là một hệ thống thông tin hữu hiệu với nhiều
3556784

More Related Content

What's hot

Chương 4 qtkpp
Chương 4   qtkppChương 4   qtkpp
Chương 4 qtkpp
Tống Bảo Hoàng
 
Phân phối sản phẩm
Phân phối sản phẩmPhân phối sản phẩm
Phân phối sản phẩmnganfuong411
 
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bảnChuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bảnKhanh Duy Kd
 
Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam
Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam
Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam
luanvantrust
 
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTELPHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
Visla Team
 
Đề tài: Phân tích chiến lược bán hàng trực tuyến Lazada
Đề tài: Phân tích chiến lược bán hàng trực tuyến LazadaĐề tài: Phân tích chiến lược bán hàng trực tuyến Lazada
Đề tài: Phân tích chiến lược bán hàng trực tuyến Lazada
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
希夢 坂井
 
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắmPhân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Giang Coffee
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Võ Thùy Linh
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
IESCL
 
bài giảng quản trị chuỗi cung ứng SCM chương 1
bài giảng quản trị chuỗi cung ứng SCM chương 1bài giảng quản trị chuỗi cung ứng SCM chương 1
bài giảng quản trị chuỗi cung ứng SCM chương 1
Già Hay Trẻ
 
Cấu trúc kênh phân phối ô tô Vinfast
Cấu trúc kênh phân phối ô tô VinfastCấu trúc kênh phân phối ô tô Vinfast
Cấu trúc kênh phân phối ô tô Vinfast
HuengMar
 
Thành viên trong kênh phân phối của Vinfast
Thành viên trong kênh phân phối của VinfastThành viên trong kênh phân phối của Vinfast
Thành viên trong kênh phân phối của Vinfast
HuengMar
 
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chương 7 Chính sách phân phối
Chương 7 Chính sách phân phốiChương 7 Chính sách phân phối
Chương 7 Chính sách phân phối
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAYLuận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũChương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Le Nguyen Truong Giang
 
Đề tài: Quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm nước giải khát
Đề tài: Quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm nước giải khátĐề tài: Quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm nước giải khát
Đề tài: Quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm nước giải khát
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYĐề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi ...
 Hoàn thiện chiến lược kênh           phân phối sản phẩm túi ... Hoàn thiện chiến lược kênh           phân phối sản phẩm túi ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi ...
Viện Quản Trị Ptdn
 

What's hot (20)

Chương 4 qtkpp
Chương 4   qtkppChương 4   qtkpp
Chương 4 qtkpp
 
Phân phối sản phẩm
Phân phối sản phẩmPhân phối sản phẩm
Phân phối sản phẩm
 
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bảnChuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
 
Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam
Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam
Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam
 
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTELPHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
 
Đề tài: Phân tích chiến lược bán hàng trực tuyến Lazada
Đề tài: Phân tích chiến lược bán hàng trực tuyến LazadaĐề tài: Phân tích chiến lược bán hàng trực tuyến Lazada
Đề tài: Phân tích chiến lược bán hàng trực tuyến Lazada
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
 
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắmPhân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
 
bài giảng quản trị chuỗi cung ứng SCM chương 1
bài giảng quản trị chuỗi cung ứng SCM chương 1bài giảng quản trị chuỗi cung ứng SCM chương 1
bài giảng quản trị chuỗi cung ứng SCM chương 1
 
Cấu trúc kênh phân phối ô tô Vinfast
Cấu trúc kênh phân phối ô tô VinfastCấu trúc kênh phân phối ô tô Vinfast
Cấu trúc kênh phân phối ô tô Vinfast
 
Thành viên trong kênh phân phối của Vinfast
Thành viên trong kênh phân phối của VinfastThành viên trong kênh phân phối của Vinfast
Thành viên trong kênh phân phối của Vinfast
 
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
 
Chương 7 Chính sách phân phối
Chương 7 Chính sách phân phốiChương 7 Chính sách phân phối
Chương 7 Chính sách phân phối
 
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAYLuận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
 
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũChương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
 
Đề tài: Quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm nước giải khát
Đề tài: Quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm nước giải khátĐề tài: Quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm nước giải khát
Đề tài: Quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm nước giải khát
 
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYĐề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
 
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi ...
 Hoàn thiện chiến lược kênh           phân phối sản phẩm túi ... Hoàn thiện chiến lược kênh           phân phối sản phẩm túi ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi ...
 

Similar to Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART

bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkbài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkNang Vang
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLuyến Hoàng
 
Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của người dân Hà Nội và giải pháp marketing cho...
Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của người dân Hà Nội và giải pháp marketing cho...Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của người dân Hà Nội và giải pháp marketing cho...
Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của người dân Hà Nội và giải pháp marketing cho...
luanvantrust
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainxuanduong92
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chain
a2zmen
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chain
hangiang_ktct
 
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ungGiao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
thúy kiều
 
Ban tin logistics thang 05 2016
Ban tin logistics thang 05 2016Ban tin logistics thang 05 2016
Ban tin logistics thang 05 2016
Thông Quan Logistics
 
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngGiáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
IESCL
 
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tập nhóm
Bài tập nhómBài tập nhóm
Bài tập nhóm
Tien Linh Vu
 
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt NamQuản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giai phap nang_cao_chuoi_cung_ung
Giai phap nang_cao_chuoi_cung_ungGiai phap nang_cao_chuoi_cung_ung
Giai phap nang_cao_chuoi_cung_ung
Pham Mai Anh
 
Giao trinh quan tri chuoi cung ung
Giao trinh quan tri chuoi cung ungGiao trinh quan tri chuoi cung ung
Giao trinh quan tri chuoi cung ungLuyến Hoàng
 
Giao trinh-quan-tri-chuoi-cung-ung
Giao trinh-quan-tri-chuoi-cung-ungGiao trinh-quan-tri-chuoi-cung-ung
Giao trinh-quan-tri-chuoi-cung-ungxuanduong92
 
Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Dịch Vụ
Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Dịch VụMột Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Dịch Vụ
Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Dịch Vụ
Nhận Viết Thuê Đề Tài Vietkhoaluan.com / Zalo : 0917.193.864
 
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại Công ty TMDV Trí Linh.doc
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại Công ty TMDV Trí Linh.docHoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại Công ty TMDV Trí Linh.doc
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại Công ty TMDV Trí Linh.doc
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 

Similar to Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART (20)

bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkbài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chain
 
Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của người dân Hà Nội và giải pháp marketing cho...
Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của người dân Hà Nội và giải pháp marketing cho...Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của người dân Hà Nội và giải pháp marketing cho...
Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của người dân Hà Nội và giải pháp marketing cho...
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chain
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chain
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chain
 
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ungGiao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
 
Ban tin logistics thang 05 2016
Ban tin logistics thang 05 2016Ban tin logistics thang 05 2016
Ban tin logistics thang 05 2016
 
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngGiáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
 
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
 
Bài tập nhóm
Bài tập nhómBài tập nhóm
Bài tập nhóm
 
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt NamQuản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam
 
Giai phap nang_cao_chuoi_cung_ung
Giai phap nang_cao_chuoi_cung_ungGiai phap nang_cao_chuoi_cung_ung
Giai phap nang_cao_chuoi_cung_ung
 
Giao trinh quan tri chuoi cung ung
Giao trinh quan tri chuoi cung ungGiao trinh quan tri chuoi cung ung
Giao trinh quan tri chuoi cung ung
 
Giao trinh-quan-tri-chuoi-cung-ung
Giao trinh-quan-tri-chuoi-cung-ungGiao trinh-quan-tri-chuoi-cung-ung
Giao trinh-quan-tri-chuoi-cung-ung
 
Fmcg
FmcgFmcg
Fmcg
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Dịch Vụ
Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Dịch VụMột Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Dịch Vụ
Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Dịch Vụ
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại Công ty TMDV Trí Linh.doc
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại Công ty TMDV Trí Linh.docHoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại Công ty TMDV Trí Linh.doc
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại Công ty TMDV Trí Linh.doc
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 

Recently uploaded (18)

100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 

Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART

  • 1. MỤC LỤC Mở Đầu : Lý do chọn đề tài Chương I: Những Lý Luận Chung Về Quản Lý Chuỗi Cung Ứng 1.1 Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng 1.1.1 Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng 1.1.2 Đặc điểm cơ bản về quản lý chuỗi cung ứng 1.1.3 Các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng 1.1.4 Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng 1.2 Tổng quan về quản lý hệ thống chuỗi cung ứng ở Việt Nam Chương II : Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART 2.1 Giới thiệu sơ lược về CO.OP MART 2.1.1 Tổng quan về hệ thống siêu thị Co.op Mart 2.1.2 Tình hình hoạt động của hệ thống siêu thị Co.op Mart 2.2 Hệ Thống Quản trị chuỗi cung ứng của CO.OP MART 2.2.1 Hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ 2.2.2 Quản trị nguồn hàng, nguồn cung 2.2.3 Quản trị kho bãi 2.2.4 Quản trị tồn kho 2.2.5 Hệ thống phân phối của Co.opMart Chương III : Đánh giá hệ thống chuỗi siêu thị CO.OP MART Chương IV : Tổng kết Mở Đầu Lý do chọn đề tài Trong tiến trình hội nhập, yếu tố cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đi tìm cho mình những giải pháp giúp sử dụng và kết hợp các nguồn lực một cách tối ưu nhất nhằm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần đến dịch vụ logistics, logistics có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO. Những bất cập trong hoạt động logistics đang trở thành bức xúc lớn, nếu chúng ta không nhanh tháo gỡ để làm tốt dịch vụ này thì sức cạnh tranh của quốc gia, sức cạnh tranh của DN và hàng hóa Việt Nam sẽ bị hạn chế rất nhiều. Hơn nữa tính chất, quy mô hoạt động dịch vụ logistics cũng rất rộng, nó bao gồm: hoạt động vận tải biển, một công đoạn của cảng sếp
  • 2. dỡ hàng hóa và kho bãi, việc phân phối thông qua các đại lý, tổng đại lý bán buôn, bán lẻ,…Nó là cả một quá trình tổng hợp của tất cả các khâu từ sản xuất cho đến tay người tiêu dùng…. Tuy nhiên chúng ta mới dừng lại ở khâu dịch vụ nội địa, chứ chưa vươn được ra các nước khu vực và trên thế giới. Hay chúng ta mới “giải quyết” được một vài công đoạn trong cả chuỗi dịch vụ Logistics khép kín…Nước ta đã có trên một nghìn Doanh nghiệp đăng ký làm logistics, nhưng chỉ có khoảng 800 DN thực sự có tham gia hoạt động, trong đó DN Nhà nước chiếm khoảng 20%, Công ty TNHH, DN cổ phần chiếm 70%, còn 10% là các gia đình, tư nhân làm nhỏ lẻ, tham gia làm từng phần, từng công đoạn. Đặc biệt, chuỗi cung ứng trong hệ thống logistics đang được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng và thực hiện ngày một tốt hơn. Có thể nói, thị trường bán lẻ Việt Nam khá sôi động và hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia họat động. Vừa qua, Ngân hàng Thế Giới công bố chỉ số phát triển bán lẻ tòan cầu của Việt Nam trong năm 2007 đạt 74/100 điểm, đứng thứ 4 trên Thế giới (chỉ sau Ấn Độ, Nga, Trung Quốc). Với thị trường bán lẻ trị giá 37 tỷ USD mỗi năm, dự kiến tăng trưởng sức mua trong nước luôn đạt lớn hơn 20%. Điều đáng nói là chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục, đạt 118 điểm và đứng thứ 5 trên thế giới trong khi chỉ số này trên toàn cầu đang giảm. Đó chính là vì người tiêu dùng Việt Nam ngày càng được hưởng nhiều hơn sự tiện dụng của hệ thống bán lẻ. Từ đó thói quen mua sắm thay đổi cũng như xu hướng tiêu dùng của họ cũng thay đổi và trở thành những khách hàng ngày càng khó tình. Điều này đòi hỏi chuỗi cung ứng trong việc bán lẻ phải ngày càng củng cố và hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của người tiêu dùng. Saigon Co-op nói chung và Co.op Mart nói riêng được biết đến là doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu trong nước có mức doanh thu tương đối cao, chiếm vị trí số một trong số các nhà cung cấp hàng hóa tại Việt Nam và lọt vào top 500 nhà bán lẻ lớn trong khu vực. Tuy nhiên, so với năm trước thì Saigon Coop ở hạng 330, năm nay đã tụt 37 bậc. Nguyên nhân của sự tụt giảm này do một phần là sự phát triển của các nhà bán lẻ quốc tế nhưng cũng cần xem xét lại chuỗi cung ứng trong việc bán lẻ của hệ thống Saigon Coop hiện tại thế nào và cần cải thiện ra sao để chuỗi cung ứng ngày một hoàn thiện hơn và doanh thu ngày một cao hơn. Đó chính là lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài “HỆ THỐNG CHUỖI CUNG ỨNG CO.OP MART” để tìm hiểu rõ hơn về quy trình cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập. Chương I: Những Lý Luận Chung Về Quản Lý Chuỗi Cung Ứng 1.1 Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng Thực hiện quản lý chuỗi cung ứng được hướng dẫn thông qua một số khái niệm căn bản mà các khái niệm này không thay đổi nhiều qua hàng thế kỷ. Cách đây hàng trăm năm, Napoleon, một bậc thầy về chiến lược và rất tài năng, đã nhấn mạnh rằng “ Chiến tranh dựa trên cái bao tử”. Napoleon hiểu rất rõ tầm quan trọng về những gì mà ngày nay chúng ta gọi là một chuỗi cung ứng hiệu quả. Nếu những chiến binh bị đói thì đoàn quân không thể hành quân đánh trận được. Hơn thế, cũng có một câu nói khác cho rằng “những nhà không chuyên luôn nói về chiến lược; các nhà chuyên nghiệp luôn nói về hậu cần”.
  • 3. 1.1.1 Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng. Chuỗi cung ứng là sự kết hợp của nhiều công ty liên quan trong thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị trường. Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải giữa các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đạt được kết quả tốt nhất đáp ứng tính hiệu quả và tính kịp thời trong thị trường phục vụ. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng đầu vào và giảm đồng thời hàng tồn kho và chi phí vận hành”. Mỗi chuỗi cung ứng có nhu cầu thị trường riêng và những thử thách trong các hoạt động; nhưng nhìn chung cũng có những vấn đề giống nhau trong một số tr ường hợp. Các công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cần phải quyết định riêng lẻ và hướng hoạt động của họ theo 5 lĩnh vực sau:  Sản xuất  Tồn kho  Địa điểm  Vận tải  Thông tin Tất cả các quyết định này sẽ xác định năng lực và tính hiệu quả chuỗi cung ứng c ủa một công ty. Tính hiệu quả của chuỗi cung ứng tạo ra tính hiệu quả trong hoạt động và khả năng cạnh tranh của công ty. 1.1.2 Đặc điểm cơ bản về quản lý chuỗi cung ứng  Cấu trúc chuỗi cung ứng Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản đ ể tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản. Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống: + Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng. + Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng. + Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin. Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện nh ững ch ức năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết. Thiết lập chuỗi cung ứng
  • 4. phù hợp với chiến lược kinh doanh. Có 3 bước để chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty bạn: ϖ Bước 1: Hiểu thị trường mà công ty bạn phục vụ Chúng ta bắt đầu từ các câu hỏi về khách hàng của công ty: loại khách hàng phục v ụ? loại khách hàng bán sản phẩm? loại chuỗi cung ứng của công ty? ϖ Bước 2: Xác định năng lực cạnh tranh cốt lõi của công ty Bước tiếp theo chính là xác định vai trò của công ty trong chuỗi cung ứng: 1 - Công ty là đối tượng tham gia nào trong chuỗi cung ứng: nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay nhà cung cấp dịch vụ? 2 - Công ty có thể làm gì để trở thành một bộ phận của chuỗi cung ứng? 3 - Khả năng cạnh tranh cốt lõi của công ty là gì? 4 - Công ty muốn tạo lợi nhuận bằng cách nào? ϖ Bước 3: Phát triển khả năng cần thiết trong chuỗi cung ứng Khi xác định loại thị trường mà công ty đang phục vụ, vai trò của công ty trong chuỗi cung ứng thì bước sau cùng là thực hiện việc phát triển năng lực cần thiết đ ể đáp ứng vai trò này. Mỗi trục điều khiển có thể được triển khai, tập trung vào tính kịp thời hay hiệu quả trên cơ sở yêu cầu kinh doanh. + Sản xuất – tác nhân thúc đẩy này có thể đáp ứng nhanh qua việc xây dựng nhà máy với công suất thừa, sử dụng kỹ thuật sản xuất linh hoạt nhằm tạo ra đủ loại sản phẩm. Để đáp ứng tính kịp thời, công ty thực hiện việc sản xuất tại các nhà máy nhỏ đặt gần khách hàng chính để rút ngắn thời gian giao hàng. Để đáp ứng tính hiệu quả, công ty cũng có thể sản xuất ở các nhà máy lớn tập trung đ ể đạt tính kinh tế nhờ qui mô hay tối ưu hóa sản xuất một số sản phẩm. + Tồn kho – Tính đáp ứng nhanh có thể đạt được thông qua việc tồn trữ sản phẩm ở mức cao với đủ chủng loại. Tính đáp ứng kịp thời có thể đạt được bằng cách tồn trữ sản phẩm nhiều nơi gần với khách hàng, sẵn sàng cung ứng ngay khi cần. Quản lý tồn kho hiệu quả đòi hỏi giảm mức tồn kho cho tất cả các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm không bán được thường xuyên. Ngoài ra, có thể đạt được tính kinh tế nhờ qui mô và tiết kiệm chi phí bằng cách tồn trữ sản phẩm ở những địa điểm trung tâm. + Địa điểm –Tính kịp thời có thể đạt được thông qua việc mở nhiều địa điểm gần nơi khách hàng. Ví dụ: Co-opmart sử dụng địa điểm để đáp ứng nhanh cho khách hàng thông qua việc mở cửa hàng ở nơi có nhiều khách hàng. Tính hiệu quả có thể đạt được bằng việc hoạt động ở một số địa điểm, tập trung vào các hoạt động ở những địa điểm phổ biến. + Vận tải – Tính đáp ứng nhanh có thể đạt được thông qua phương thức vận chuyển nhanh và linh hoạt. Nhiều công ty bán hàng qua catalogs hay qua Internet có mức đáp ứng rất cao qua chuyển giao hàng trong vòng 24
  • 5. giờ: Fed.Ex và UPS là 2 công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh. Tính hiệu quả có thể đạt được bằng cách vận chuyển sản phẩm với lô lớn hơn và thực hiện ít thường xuyên hơn. Sử dụng hình thức vận chuyển như tàu, xe lửa, và đường dẫn rất hiệu quả. + Thông tin – Sức mạnh của tác nhân thúc đẩy này phát triển mạnh vì kỹ thuật thu nhận và chia sẻ thông tin ngày càng phổ biến, dễ sử dụng và rẻ hơn. Thông tin là một sản phẩm rất hữu ích vì nó thể được ứng dụng trực tiếp để nâng cao khả năng thực thi của 4 tác nhân thúc đẩy khác của chuỗi cung ứng. Khả năng đáp ứng ở mức cao có thể đạt được khi công ty thu thập, chia sẻ chính xác và kịp thời những dữ liệu từ các hoạt động của 4 tác nhân thúc đẩy kia. Chuỗi cung ứng phục vụ trong thị trường điện tử là đáp ứng nhanh nhất trên thế giới. 1.1.3 Các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng Những hoạt động kinh doanh hình thành nên một chuỗi cung ứng có thể được nhóm thành 4 khoản mục chính:  Lập kế hoạch  Tìm nguồn cung ứng  Sản xuất  Phân phối 1.1.4 Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng Quản lý chuỗi cung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần… đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Nói chung, quản lý chuỗi cung ứng gồm quản lý cung và cầu trong toàn hệ thống của các doanh nghiệp. Nhờ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, những tập đoàn tầm cỡ thế giới như Dell và Wal- Mart đạt được từ 4% - 6% lợi nhuận cao hơn so với đối thủ, một lợi thế cạnh tranh không nhỏ tí nào. Rõ ràng yếu tố cơ bản để các doanh nghiệp cạnh tranh thành công ngày nay là sở hữu được một chuỗi cung ứng trội hơn hẳn các đối thủ. Nói cách khác quản tr ị chuỗi cung ứng không còn là một chức năng thông thường của các công ty mà đã trở thành một b ộ phận chiến lược của công ty. 1.2 Tổng quan về quản lý hệ thống chuỗi cung ứng trên thế giới. 1.2 Tổng quan về quản lý hệ thống chuỗi cung ứng ở Việt Nam Nhìn vào hệ thống chuỗi cung ứng của Việt Nam ta thấy Quản trị chuỗi cung ứng là một phạm trù khá mới mẻ tại Việt Nam, cho dù từng công đoạn của việc ấy đã diễn ra bấy lâu nay Rõ ràng phải có bước đột phá khác biệt giữa cái chúng ta đã làm và cái chúng ta sẽ làm. Đây là việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm rõ và điều này có thể dẫn đến những những quyết
  • 6. định sai lầm, những chiến lược sai lầm của nhà quản trị Những khó khăn mà hệ thống chuối cung ứng của chúng gặp phải • Không nhận ra những sai lầm của mình • Các phòng ban trong một doanh nghiệp không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, làm việc theo kiểu đèn nhà ai nhà ấy rạng • Khi đổi mới các doanh nghiệp thường chú trọng đến sản phẩm hơn là quy trình • Sự trì trệ • Chiến lược kinh doanh • Sự chung chung đại khái • Rào cản phòng ban chức năng. • Đánh cược với rủi ro Nhiều doanh nghiệp Việt Nam thuê ngoài nhưng không quan tâm nhiều đến chất lượng, an ninh và an toàn sản phẩm mà chỉ quan tâm đến giá cả. Hạ tầng cơ sở của Việt Nam chưa đáp ứng kịp nhu cầu vận chuyển, thường xảy ra tắc nghẽn làm tốn chi phí vận chuyển .Năng lực logistics của Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ thế giới ? VN là một trong số 10 quốc gia (cùng với Trung Quốc, Bangladesh, Congo, Ấn Độ, Philippine, Madagascar, Nam Phi, Thái lan, Uganda) có chỉ số logistics ấn tượng nhất trong năm vừa qua. Đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp VN giữ vững vị trí 53, thậm chí LPI của nước ta còn cao hơn cả một số quốc gia có mức thu nhập trung bình (như Indonesia, Tunisia, Honduras…) VN thuộc Top 10 nước có hệ thống chuỗi cung ứng ấn tượng trong năm 2010. Trong khu vực ASEAN, khoảng cách giữa VN với các quốc gia tương đồng cũng không quá xa.Thống kê một số chỉ tiêu của Việt Nam với các nước khác trong khu vực. Kết quả đánh giá về chỉ số LPI của VN qua hai kỳ báo cáo như sau: Nhìn chung quản trị chuỗi cung ứng ở Việt Nam còn non yếu, còn gặp nhiều khó khăn về tập quán sinh hoạt , về cở sở hạ tầng, về tấm nhìn hạn chế...tất cả cần phải có sự tư duy tích cực và đổi mới là biện pháp cấp bách hiện nay. Nhưng chúng ta cũng đã có những thành công nhất định, có tầm nhìn khả quan trong tương lại, có vị thế cạch tranh tốt, đây chính là bước đạp cho nền kinh tế Việt Nam vượn ra thế giới... Chương II : Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART 2.1 Giới thiệu sơ lược về CO.OP MART 2.1.1 Tổng quan về hệ thống siêu thị Co.op Mart  Lịch sử hình thành
  • 7. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp của thành phố, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước. Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời Siêu thị đầu tiên của Hệ thống Co.opMart là Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op. Cho đến nay, hệ thống Co.opMart đã là chuỗi siêu thị bán lẻ trực thuộc Saigon Co.op, bao gồm 40 siêu thị tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ. Các siêu thị Co.opMart có đặc điểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tăng thêm. Với phương châm “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần”, Co.opMart đã được ngày càng nhiều khách hàng chọn lựa để đến mua sắm và thư giãn cùng gia đình mỗi ngày. Thực phẩm tươi sống tươi ngon, thực phẩm công nghệ đa dạng, đồ dùng phong phú với nhiều mẫu mã mới, hàng may mặc thời trang, chất lượng, giá phải chăng, cùng với dịch vụ khách hàng phong phú, tiện lợi và sự thân thiện của nhân viên Co.opMart là lý do Co.opMart trở thành “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”. Saigon Co.op đã tự đề ra và thực hiện nghiêm túc ba chính sách về chất lượng như sau  Hệ thống Co.opMart - Nơi mua sắm đáng tin cậy - Bạn của mọi nhà  Hàng hóa phong phú và chất lượng  Giá cả phải chăng  Phục vụ ân cần  Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng
  • 8. Saigon Co.op luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO-9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. Saigon Co.op là mái nhà thân yêu của toàn thể cán bộ nhân viên. Mọi hoạt động của Saigon Co.op luôn hướng đến cộng đồng xã hội.  Hệ thống Co.op Mart 1. Co.opMart Cống Quỳnh, Q.1 - Tp. HCM 2. Co.opMart Hậu Giang, Q.6 - Tp. HCM 3. Co.opMart Đầm Sen, Q.11 - Tp. HCM 5 4. Co.opMart Nguyễn Đình Chiểu, Q.3 - Tp. HCM 5. Co.opMart Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh - Tp. HCM 6. Co.opMart Phú Lâm, Q.6 - Tp. HCM 7. Co.opMart Thắng Lợi, Q. Tân Phú - Tp. HCM 8. Co.opMart Nguyễn Kiệm - Q. Phú Nhuận - Tp. HCM 9. Co.opMart Quy Nhơn - Tp.Qui Nhơn - Bình Định 10. Co.opMart Xa Lộ Hà Nội, Q.9 - Tp. HCM 11. Co.opMart Cần Thơ, Q.Ninh Kiều - TP.Cần Thơ 12. Co.opMart Mỹ Tho, TP Mỹ Tho - Tiền Giang 13. Co.opMart BMC, Q.Tân Phú - Tp. HCM 14. Co.opMart An Đông, Q.5, TPHCM 15. Co.opMart Phú Mỹ Hưng, Q.7 – TPHCM 16. Co.opMart Lý Thường Kiệt, Q.10 – TPHCM 17. Co.opMart Vĩnh Long, Tx.Vĩnh Long 18. Co.opMart Pleiku, Tp. Pleiku – Gia lai 19. Co.opMart Long Xuyên, TP. Long Xuyên - An Giang 20. Co.opMart Phan Thiết, Tp.Phan Thiết - Bình Thuận 21. Co.opMart Biên Hoà, Tp.Biên Hoà - Đồng Nai
  • 9. 22. Co.opMart Vị Thanh, Tx.Vị Thanh - Hậu Giang 23. Co.opMart Tam Kỳ, Tx.Tam Kỳ - Quảng Nam 24. Co.opMart Tuy Hoà, Tp.Tuy Hoà - Phú Yên 25. Co.opMart Nhiêu Lộc, Q.3 – TPHCM 26. Co.opMart Bình Tân, Q.Bình Tân - Tp.HCM 27. Co.opMart Vũng Tàu, TP.Vũng Tàu 28. Co.opMart Hùng Vương, Q.5 - TP.HCM 29. Co.opMart Huế, P.Phú Hòa, Tp Huế 30. Co.opMart Bến Tre, Tx.Bến Tre - Bến Tre 31. Co.opMart Buôn Ma Thuột, TP.Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắclắk 32. Co.opMart Tuy Lý Vương, Q.8 - Tp.HCM 33. Co.opMart Nguyễn Ảnh Thủ, Q.12 - Tp.HCM 34. Co.opMart Suối Tiên, Q.9 - Tp.HCM 35. Co.opMart Đồng Xoài, TX.Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước 36. Co.opMart Bà Rịa, TX.Bà Rịa - tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 6 37. Co.opMart Thanh Hà, TP.Phan Rang – Tháp Chàm - tỉnh Ninh Thuận 38. Co.opMart Kiên Giang, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang 39. Co.opMart Tân An, TP Tân An, Tỉnh Long An 40. Co.opMart BMC Hà Tĩnh, TP. Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh 41. Co.opMart Rạch Miễu, TP. HCM Thành tựu  Những cột mốc quan trọng • Siêu thị đầu tiên ra đời vào năm 1996, tại số 189C Cống Quỳnh, quận 1, TP.HCM • Năm 1998, Đại hội thành viên lần thứ nhất của Saigon Co.op định hướng xây dựng chuỗi siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của Saigon Co.op • Năm 2002, Co.opmart Cần Thơ, siêu thị tỉnh đầu tiên ra đời. Tiếp theo nhiều siêu thị Co.opmart được ra đời tại các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Nam và miền Trung • Năm 2010, Co.opmart Sài Gòn tại thủ đô Hà Nội khai trương, là siêu thị
  • 10. phía Bắc đầu tiên trong hệ thống, nâng tổng số siêu thị lên 50 trên cả nước • Năm 2012, hệ thống siêu thị Co.opmart thay đổi bộ nhận diện • Năm 2013, khai trương Đại siêu thị Co.opXtraplus tại Thủ Đức, TPHCM. • Năm 2014, khai trương TTTM SenseCity. • Năm 2015, khai trương Đại siêu thị Co.opXtra Tân Phong tọa lạc tại Tầng 2 & 3 - Trung tâm thương mại SC VivoCity (Số 1058 Đại Lộ Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, Q.7, Tp.HCM) • Tính đến 09/2015, hệ thống Co.opmart có 77 siêu thị bao gồm 30 Co.opmart ở TPHCM và 47 Co.opmart tại các tỉnh/thành cả nước.  Những thành quả đạt được Hệ thống siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của Liên Hiệp HTX Thương mại Tp.HCM (Saigon Co.op), đơn vị đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý trong và ngoài nước • Danh hiệu "Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới" (năm 2000) • Huân chương Độc lập hạng III (2009), Huân chương Độc lập hạng II (2014) • Thương hiệu dịch vụ được hài lòng nhất (2007 - 2013) • Thương hiệu Việt được yêu thích nhất • Doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc nhất (2007 - 2010) • Cúp tự hào thương hiệu Việt (2010 - 2011) • Giải vàng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam (2004 - 2010 & 2013 - 2014) • Giải thưởng chất lượng Châu Âu (2007) • Top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (2007) • Giải vàng thượng đỉnh chất lượng quốc tế (2008) • Top 500 Nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương (2004 - 2014)
  • 11. • Dịch vụ khách hàng xuất sắc 2013 FAPRA (9/2013 - Liên đoàn các hiệp hội bán lẻ Châu Á - Thái Bình Dương (FAPRA) trao tặng) • Doanh nghiệp TPHCM tiêu biểu 2013 (14/10/2013 - Hiệp hội DN TPHCM) • Top 10 thương hiệu được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam trong năm 2013 (Google) • Thương hiệu vàng - Thương hiệu Việt được yêu thích nhất (5/1/2014 - Báo SGGP) • Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2013 (17/1/2014 - Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo VietNamNet công bố) • Giải "Best of the Best - Top 10 nhà bán lẻ xuất sắc tiêu biểu nhất Châu Á - Thái Bình Dương năm 2014" do Tạp chí Retail Asia trao tặng. • Top 10 Sản phẩm thương hiệu Việt tiêu biểu xuất sắc năm 2014. • Top 200 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương 2015. Theo Tạp chí Bán lẻ châu Á (Retail Asia Publishing) và Tập đoàn Nghiên cứu Thị trường Euromonitor, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) hiện là doanh nghiệp xếp hạng số 1 trong 10 nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Tính đến thời điểm này, mạng lưới Co.op mart đạt con số 81 siêu thị Mục tiêu của chuỗi này là đến năm 2019 sẽ đạt 300 điểm bán lẻ trên toàn quốc với tổng doanh thu tăng từ mức 26.000 tỉ đồng (năm 2015) lên 44.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, với sự đổ bộ ồ ạt của các đại gia bán lẻ nước ngoài thì mức độ cạnh tranh mà Co.op Mart đang và sẽ đối mặt trong thời gian tới là cực kỳ gay gắt. 2.1.2 Tình hình hoạt động của hệ thống siêu thị Co.op Mart Bắt đầu hoạt động kinh doanh với số vốn khiêm tốn, bộ máy tổ chức cồng kềnh, nhân sự hoạt động từ cơ chế cũ, kinh nghiệm thương trường ít ỏi,… Saigon Co.op đi từ khởi điềm rất thấp. Qua hơn 20 năm hoạt động, Saigon Co.op đã vươn lên thành một tổ chức kinh doanh thương mại có uy tính không chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh mà cỏn được nhiều địa phương tin tưởng và tạo điều kiện để phát triển mạng lưới thương mại dịch vụ. Trong giai đoạn 1992 – 1997, thời kì Saigon Co.op bắt đầu xây dựng chuỗi siêu thị Co.opMart, lợi nhuận thu từ hoạt động bán lẻ chỉ chiếm 16% trên tổng doanh thu của Saigon Co.op. Đến giai đoạn 1998 – 2003 doanh thu từ hoạt động bán lẻ đả chiếm tới 82% tổng doanh thu của Saigon Co.op. Điều này chứng tỏ hệ thống siêu thị
  • 12. Co.opmart đã có những bước tiến dài trên con đường kinh doanh phục vụ và đã trở thành một chuỗi siêu thị mạnh. Năm 2009, Saigon Co.op đã đạt tổng doanh thu trên 8.600 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 277 tỷ đồng. 42 hệ thống siêu thị Co.opMart và các cửa hàng CoopFood đã tham gia bình ổn tốt giá cả thị trường và đưa ra nhiều sáng kiến cải tiến trong kinh doanh và trong cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có kết quả cao. Từ những hiệu quả kinh doanh đạt trên, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon C.oop) vừa tổ chức Hội nghị thi đua, phấn đấu đạt tổng doanh thu 11.500 tỷ đồng trong năm 2010. 7 Trong kế họach năm nay, Saigon C.oop sẽ phát triển thêm 10 siêu thị CoopMart tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc và giữ vững vị trí Nhà bán lẻ hàng đầu của Việt Nam. Trong năm 2010, Saigon Coop sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phát huy và nhân rộng phong trào sáng kiến, cải tiến công trình; triển khai mạnh mẽ và sâu rộng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bằng việc nâng tỷ lệ hàng sản xuất tại Việt Nam đưa vào kinh doanh trong siêu thị. 2.2 Hệ Thống Quản trị chuỗi cung ứng của CO.OP MART 2.2.1 Hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ a. Hệ thống tính tiền Ở Co.opMart và hầu hết tất cả các hệ thống siêu thị, quầy tính tiền được bố trí ngay lối vào các khu mua sắm hàng tiêu dùng, và tùy theo chiều rộng, lượng khách trung bình mà siêu thị có số lượng máy tính tiền nhiều hay ít, trung bình khoảng 7-8 cụm thu ngân. Mỗi cụm có 2 máy với 2 nhân viên thu ngân. Điều này giúp tăng tối đa số khách hàng tính tiền 1 lần, nhằm làm giảm thời gian chờ đợi tính tiền của khách hàng. Mỗi máy sẽ có 1 nhân viên, khi đông khách có thể có thêm 1 nhân viên nữa giúp đóng gói và giao hàng hóa cho khách hàng được nhanh hơn. Tùy vào số lượng hàng nhiều hay ít, thời gian tính tiền sẽ khác nhau. Theo quan sát thì trung bình 1 món hàng khi đưa qua máy tính mất khoảng 2-3 giây, thời gian cho 1 món hàng vào túi khoảng 2 giây nữa. Vậy nếu một người mua 10 món hàng, thời gian trung bình từ lúc họ đem hàng đến quầy tính tiền đến lúc họ nhận được hàng mất khoảng gần 1 phút, không kể thời gian họ chờ đợi khi trước họ là 1 hoặc nhiều người khác. Nếu lượng hàng mua nhiều và vào những ngày nghỉ, ngày lễ, thời gian chờ đợi của 1 lượt khách sẽ tăng lên. Đối với khách hàng không tiện chở nhiều hàng hóa, hoặc ngại chờ lâu ở quầy tính tiền có thể nhờ đến dịch vụ giao hàng của siêu thị. Trong khu vực nội thành, hóa đơn mua hàng trên 200.000 VND, khách hàng có thể thoải mái về nhà, chờ nhân viên siêu thị mang hàng đến. Tùy vào vị trí ở xa hay gần siêu thị, thời gian vận chuyển cũng sẽ khác nhau. Nếu chỉ trong bán kính 1 - 2km, thông thường sẽ mất 15 - 20 phút. Khi khách hàng yêu cầu giao hàng ở nơi tương đối xa khỏi siêu thị thì thời gian chờ đợi của họ sẽ tăng lên, chưa kể vào những giờ
  • 13. cao điểm, ở những đoạn đường hay có kẹt xe thì việc khách hàng chờ lâu hơn bình thường là điều không tránh khỏi. Hệ thống siêu thị Co.opMart ngay từ ngày đầu hoạt động (1996) dùng phần mềm FoxPro for DOS chạy trên hệ điều hành Netware, với tiêu chí đầu tiên là phải quét (scan) mã hàng nhanh và tốc độ in hóa đơn cho khách hàng cũng phải nhanh không kém. Năm 1999, bộ phận vi tính của Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đưa ra áp dụng một phần mềm quản lý mới được xây dựng bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access, áp dụng cho hầu hết các siêu thị trong hệ thống. Ngày nay, do nhu cầu quản lý đòi hỏi phần mềm phải có khả năng bảo mật cao, truy xuất từ xa, hỗ trợ ra quyết định... phù hợp với tốc độ phát triển kinh doanh của hệ thống siêu thị Co.opMart, Saigon Co.op đã bỏ ra gần 1,5 triệu USD để đặt mua hệ thống điện toán hiện đại từ hai tập đoàn chuyên cung cấp phần mềm nước ngoài, nhằm hiện đại hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh của hệ thống Co.opMart. Đây là hệ thống điện toán có các hệ phân tích thông minh, được thiết kế phù hợp với mô hình hoạt động của siêu thị. Hệ thống có thể kiểm tra, tính toán thị phần của từng mặt hàng trong siêu thị để chia diện tích trưng bày cho phù hợp, đồng thời giúp các siêu thị kết nối trực tiếp với nhà cung cấp hàng. Nhà cung cấp chỉ cần ngồi tại văn phòng cũng biết được lượng hàng của mình tại siêu thị thiếu, đủ ra sao..., khắc phục nhược điểm của phần mềm quản lý trước là dựa vào số liệu báo cáo của từng siêu thị gửi về; do vậy không kiểm soát được toàn bộ hàng hóa, không chủ động về tài chính nên chậm ra quyết định kinh doanh. Hệ thống siêu thị Co-opMart (TP.HCM), ngay từ ngày đầu hoạt động (năm 1996) đã sử dụng phần mềm FoxPro for DOS chạy trên hệ điều hành Netware, với tiêu chí đầu tiên là tốc độ quét (scan) mã hàng và in hóa đơn phải nhanh. Nhưng do chỉ sử dụng một số phần mềm ứng dụng thông thường nên việc quản lý thông tin về hoạt động kinh doanh của Co-opMart vẫn chưa đạt hiệu quả tối ưu. Năm 1999, bộ phận vi tính của Liên Saigon Co-op áp dụng một phần mềm quản lý mới, xây dựng bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access, áp dụng cho hầu hết các siêu thị trong hệ thống. Saigon Co-op đã mua một chương trình này từ một công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong việc viết các chương trình liên quan đến hàng hóa vật tư. Chương trình này chạy rất tốt và nhanh mặc dù nó có một giao diện khá xấu và bất tiện. Để khắc phục nhược điểm trên, bộ phận vi tính của Saigon Co-op đã viết những module tiện ích bổ sung cho chương trình chính và chúng có thể đảm nhiệm phần lớn công việc xử lý của hệ thống. Sau đó, bắt tay vào việc thiết kế một chương trình hoàn toàn mới có tính hệ thống rất cao mà vẫn bảo đảm tính dễ sử dụng và dễ bảo trì. Hiện nay, do công tác quản lý đòi hỏi phần mềm phải có khả năng bảo mật cao, truy xuất từ xa, hỗ trợ ra quyết định... phù hợp với tốc độ phát triển kinh doanh của hệ thống siêu thị Co-opMart, cuối Hình Hệ thống tính tiền tại Co.op Mart Tải bản FULL (File WORD 30 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 14. năm 2005 Saigon Co.op đã đầu tư gần 1,5 triệu đô la Mỹ để đặt mua hệ thống điện toán hiện đại ERP từ hai tập đoàn chuyên cung cấp phần mềm của nước ngoài, nhằm hiện đại hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh của hệ thống Co- opMart. Từ đầu năm 2006, Saigon Co-op đã đưa vào sử dụng hệ thống điện toán ERP (kết nối với các nhà cung cấp kiểm soát tồn kho, đặt hàng và bổ sung hàng tự động), sẵn sàng cung ứng hàng hóa theo đơn đặt hàng trong vòng 24 giờ, bảo đảm chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Sài Gòn Coop còn áp dụng tiêu chuẩn ISO - HACCP nhằm kiểm soát chất lượng đầu vào và đầu ra của hàng hóa. ERP là gì? ERP - Hệ quản trị doanh nghiệp tích hợp (Enterprise resources Planning) là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lí sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất, có thể tự động hoá các quy trình quản lý. Mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với các đối tác, với khách hàng đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất. Chẳng hạn module CRM (quản lý quan hệ khách hàng) hay phần mềm kế toán trước đây là những phần mềm riêng biệt nay cũng được tích hợp vào hệ thống ERP. ERP hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất vì tất cả các hoạt động của doanh nghiệp sẽ được tự động hóa gần như toàn bộ từ việc mua nguyên vật liệu, quản lý dây chuyền sản suất, quản lý kho, bán hàng...đặc biệt là những doanh nghiệp đang quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Trên thế giới, hiện có rất nhiều doanh nghiệp lớn triển khai và sử dụng trọn bộ giải pháp ERP cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh trên hai lĩnh vực: Sản xuất chế tạo, kinh doanh dịch vụ. Qua thực tế đã được kiểm nghiệm, ERP được đánh giá cao trong việc giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả và là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển và đầu tư. Việc triển khai thành công ERP sẽ tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu dài. Cấu trúc của hệ thống ERP? Gồm 5 phần chính: Quản lý giao dịch khách hàng (CRM - Customer Relationship Management): cung cấp các tính năng và công cụ phục vụ cho tiếp thị, bán hàng, dịch vụ, hỗ trợ tìm kiếm, thu hút và giữ khách. Kinh doanh thông minh (Business Intelligence): cung cấp thông tin đặc thù về kinh doanh ở mọi lĩnh vực của công ty - từ tiếp thị và bán hàng, vận hành của hệ thống mạng đến các chiến lược và kế hoạch về tài chính. Quản lý dây chuyền cung cấp (Supply Chain Management): tích hợp hệ thống cung cấp mở rộng và phát triển một môi trường kinh doanh thương mại điện tử thực sự. Chương trình cho phép doanh nghiệp cộng tác trực tiếp với khách hàng, nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua và bán, chia sẻ thông tin. Thương trường (Marketplace): cung cấp một hạ tầng cộng tác tạo nên môi trường kinh doanh ảo, giúp mở rộng khả năng hiểu biết về thị trường cũng như sự liên kết chặt chẽ giữa các quy trình kinh doanh với nhau. Tải bản FULL (File WORD 30 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 15. Nơi làm việc (Workplace): là một cổng ra của công ty cho phép truy xuất thông tin, ứng dụng, dịch vụ bên trong cũng như ngoài công ty bất kỳ lúc nào. Mọi nhân viên, khách hàng, nhà phân phối, đầu tư, các đối tác môi giới trung gian... đều có thể sử dụng cổng vào này với chế độ bảo mật và phân quyền theo chức năng. Những ưu điểm vượt trội của phần mềm ERP so với các phần mềm thông thường: Tính tích hợp là ưu điểm lớn nhất của phần mềm ERP so với các phần mềm thông thường khác. Thay vì phải dùng nhiều phần mềm quản lý khác nhau cho các bộ phận các phòng ban thì nay tất cả các bộ phận, phòng ban sẽ tác nghiệp trên một phần mềm duy nhất. Xét về chức năng thì một phần mềm ERP có đầy đủ các chức năng của các phần mềm riêng biệt, ERP = phần mềm kế toán + phần mềm hỗ trợ bán hàng + phần mềm quản lý nhân lực…. Không những thế các modules có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như các bộ phận trong cơ thể chúng ta vậy. Và một điểm vượt trội khác của phần mềm ERP so với các mềm thông thường là ERP quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp theo quy trình mà những phần mềm thông thường khác không làm được. Một quy trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm nhiều bước, mỗi bước thực hiện một chức năng nào đó, thông tin đầu vào của bước này là thông tin đầu ra của bước trước và thông tin đầu ra của bước này cũng là thông tin đầu vào của bước kế tiếp... Một điều dễ nhận ra là một quy trình hoạt động của doanh nghiệp thường liên quan đến nhiều phòng ban và phần mềm ERP thực hiện tốt trong việc phối hợp hoạt động của các phòng ban trong doanh nghiệp trong khi các phần mềm quản lý rời rạc thường chỉ phục vụ cho một phòng ban cụ thể và không có khả năng phối hợp hay hỗ trợ các phòng ban hay bộ phận khác. Ứng dụng ERP doanh nghiệp được lợi gì? Doanh nghiệp được quản lý bằng phần mềm ERP linh hoạt và hiện đại. Mọi công việc quản lý của nhân viên được hỗ trợ và tối ưu hóa. Tất cả các nhân viên đều được phần mềm hỗ trợ thông tin cần thiết đúng với vị trí và trách nhiệm mình trong khi tác nghiệp. Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ được phần mềm ERP cung cấp các thông tin chính xác một cách nhanh chóng và thông qua đó họ có thể biết được mọi tình hình của doanh nghiệp thông qua đó họ có thể đưa ra được những quyết định chính xác và đúng đắn. Như vậy, mọi nguồn lực của doanh nghiệp được tối ưu hóa các nhà lãnh đạo sẽ không còn phải chịu cảnh mập mờ thiếu thốn về thông tin, mọi báo cáo thống kê có thể có được bất cứ lúc nào…. Cũng như trước đây, các doanh nghiệp đầu tiên trong việc áp dụng phần mềm kế toán đều là các doanh nghiệp thành công. Rồi đây, ERP cũng sẽ trở nên phổ biến như việc áp dụng phần mềm kế toán bây giờ, các doanh nghiệp chậm chân hơn rất có thể sẽ phải trả giá cho sự chậm trễ của mình. Ngoài việc trang bị các công cụ thông tin thông dụng như điện thoại và fax, Coop mart đã thiết kế hệ thống trao đổi thông tin cục bộ intranet (Intranet intermediary emailing system) . Đây là hình thức trao đổi thông tin thông qua kết nối trung gian, được quản lý bởi các máy chủ và các máy trạm, nhờ đó việc trao đổi thông tin trong nội bộ các phòng ban hiệu quả hơn. Hiện nay Coop.mart đang xúc tiến việc áp dụng hệ thống trao đổi thông tin giữa các siêu thị trong hệ thống Coop.mart dưới dạng telex. Đây là một hệ thống thông tin hữu hiệu với nhiều 3556784