SlideShare a Scribd company logo
TS.Lê Thị Minh Hằng
1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
Mục tiêu của chương:
Sau khi đọc chương này bạn sẽ có khả năng:
1. Thảo luận mục tiêu của chuỗi cung ứng và giải thích ảnh hưởng của những quyết định
về chuỗi cung ứng đối với sự thành công của tổ chức
2. Nhận diện ba giai đoạn quan trọng trong quyết định về chuỗi cung ứng và giải thích ý
nghĩa của mỗi giai đoạn
3. Mô tả quan điểm chu trình và quan điểm kéo/đẩy trong chuỗi cung ứng
4. Phân loại những thủ tục vĩ mô của chuỗi cung ứng trong tổ chức
Trong chương này, chúng ta sẽ cung cấp một sự thông hiểu về khái niệm chuỗi cung ứng và
những vấn đề cần phải xem xét khi thiết kế, hoạch định hay tác nghiệp một chuỗi cung ứng.
Chúng ta cũng thảo luận về ý nghĩa của những quyết định về chuỗi và hiệu quả của chuỗi đối
với sự thành công của công ty. Chúng ta cũng cung cấp một số ví dụ trong những ngành khác
nhau để có thể mô tả những vấn đề đa dạng về chuỗi cung ứng, cái mà tổ chức cần phải xem
xét tại cấp chiến lược, hoạch định hay tác nghiệp.
I. CHUỖI CUNG ỨNG LÀ GÌ?
Mội chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các bộ phận liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới việc đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng bao gồm không chỉ những nhà sản xuất và cung
cấp, mà nó còn bao gồm những nhà cung ứng vận tải, kho bãi, nhà bán lẻ, thậm chí cả khách
hàng. Với mỗi tổ chức, chẳng hạn như nhà sản xuất chế tạo, chuỗi cung ứng bao gồm mọi
chức năng liên quan với nhau để thu nhận và đáp ứng những đòi hỏi/nhu cầu của khách hàng.
Những chức năng này bao gồm bộ phận phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân
phối, tài chính và dịch vụ khách hàng (có thể có thêm những bộ phận chức năng khác).
Hãy xem xét một khách hàng đi vào cửa hàng Wal-Mart để mua thuốc tẩy. Chuỗi cung ứng
bắt đầu với khách hàng và nhu cầu mua thuốc tẩy của họ. Giai đoạn tiếp theo của chuỗi là cửa
hàng bán lẻ Wal-Mart nơi mà khách hàng viếng thăm. Wal-Mart tồn kho thuốc tẩy trên kệ
hàng. Hàng hóa này được cung ứng từ một kho hàng chứa thành phẩm của Wal-Mart hay
được cung ứng từ một nhà phân phối (bên thứ 3). Hàng hóa của nhà phân phối này được tồn
TS.Lê Thị Minh Hằng
2
kho bởi một nhà sản xuất (ví dụ Proctor & Gamble). Nhà sản xuất P&G nhận nguyên vật liệu
từ một số nhà cung cấp, người có thể lại nhận nguyên vật liệu từ một số nhà cung cấp khác.
Ví dụ, vật liệu bao gói có thể do Tenneco (một nhà cung cấp bao bì) cung cấp, trong khi
Tenneco nhận nguyên vật liệu để sản xuất bao bì từ những nhà cung cấp khác. Chuỗi này
được mô tả trong hình 1.1, với mũi tên biểu thị dòng dịch chuyển vật chất.
Một chuỗi cung ứng là năng động và liên quan tới những dòng thông tin, sản phẩm và vốn
liên tục từ giai đoạn này tới giai đoạn khác. Trong ví dụ của chúng ta, Wal-Mart cung cấp sản
phẩm, giá cả và thông tin cho khách hàng. Khách hàng dịch chuyển vốn vào Wal-Mart. Wal-
Mart dịch chuyển dữ liệu tại điểm bán, đồng thời bổ sung đơn đặt hàng vào hệ thống kho hoặc
nhà phân phối, người sẽ dịch chuyển để đơn hàng vào lại kho của Wal-Mart. Wal-Mart dịch
chuyển vốn cho nhà phân phối sau khi đặt hàng. Nhà phân phối cũng cung cấp thông tin về
định giá và gửi kế hoạch tới cho Wal-Mart. Wal-Mart có thể gửi những bao bì có thể tái chế
lại để thực hiện tái chế. Tương tự, dòng thông tin, nguyên vật liệu và vốn được tiếp tục dịch
chuyển trong chuỗi.
Trong một ví dụ khác, khi khách hàng thực hiện mua hàng online từ Dell, chuỗi cung ứng bao
gồm khách hàng, trang web của Dell, dây chuyền lắp ráp của Dell, nhà cung ứng linh kiện cho
Dell và những nhà cung ứng của nhà cung ứng này. Trang Web cung cấp cho khách hàng
thông tin về giá, chủng loại sản phẩm và sự sẵn sàng của sản phẩm. Khi có một sự lựa chọn,
khách hàng nhập thông tin đặt hàng và tiến hành thanh toán. Sau đó, khách hàng có thể quay
lại trang web để kiểm tra trạng thái đơn hàng. Những giai đoạn sau của chuỗi cung ứng sử
dụng các thông tin đặt hàng để đáp ứng nhu cầu. Tiến trình này liên quan tới dòng thông tin,
sản phẩm và vốn gia tăng.
Những ví dụ này mô tả khách hàng là một phần tích hợp của chuỗi cung ứng. Thực ra, mục
đích chính của bất kì chuỗi cung ứng nào cũng là làm hài lòng khách hàng, và điều đó sẽ đem
lại lợi nhuận cho chính chuỗi cung ứng. Phạm trù chuỗi cung ứng gợi lên hình ảnh về sản
phẩm hay nguồn cung ứng di chuyển từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất, tới nhà phân phối,
người bán lẻ và tới khách hàng. Dĩ nhiên, sản phẩm hay nguồn cung ứng là một phần của
chuỗi, nhưng dòng thông tin và dòng vốn cũng là một phần quan trọng. Phạm trù chuỗi cung
ứng cũng có thể hàm ý rằng mỗi người liên quan tới một giai đoạn của chuỗi. Thực ra, một
nhà sản xuất có thể nhận nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung cấp và sau đó phân phối cho nhiều
nhà phân phối. Do đó, thực sự hầu hết chuỗi cung ứng là một mạng lưới. Người ta cũng có thể
TS.Lê Thị Minh Hằng
3
sử dụng cụm từ mạng lưới cung ứng (network) hay mạng cung ứng (web) để mô tả cấu trúc
của chuỗi cung ứng, như trong hình 1.2.
Một chuỗi cung ứng cũng có thể liên quan tới nhiều giai đoạn. Những giai đoạn của chuỗi
cung ứng bao gồm:
- Khách hàng
- Người bán lẻ
- Người bán sỉ/nhà phân phối
- Nhà sản xuất
- Nhà cung cấp nguyên vật liệu
Mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng được liên kết với nhau thông qua dòng sản phẩm, thông
tin và dòng vốn. Những dòng này thường xuất hiện trong cả hai hướng và có thể được quản trị
bởi một giai đoạn của chuỗi hoặc bởi một người trung gian. Mỗi giai đoạn trong hình 1.2 có
thể không hiện diện trong chuỗi. Một thiết kế thích hợp của chuỗi cung ứng phụ thuộc vào cả
nhu cầu của khách hàng và vai trò của họ trong từng giai đoạn của chuỗi. Trong một số
trường hợp, chẳng hạn như Dell, một nhà sản xuất có thể đáp ứng trực tiếp đơn hàng của
khách hàng. Dell không có nhà bán lẻ, bán sỉ hay nhà phân phối trong chuỗi của họ. Trong
trường hợp khác, chẳng hạn như công ty L.L.Bean, nhà sản xuất không đáp ứng trực tiếp nhu
cầu của khách hàng. Trong trường hợp này, L.L.Bean giữ hàng tồn kho để cung cấp cho
khách hàng. So với chuỗi cung ứng của Dell, chuỗi cung ứng của L.L.Bean có một giai đoạn
phụ nằm giữa khách hàng và nhà cung ứng. Trong trường hợp của những cửa hàng bán lẻ,
chuỗi cung ứng có thể bao gồm nhà bán sỉ hay nhà phân phối, người nằm giữa nhà sản xuất và
cửa hàng bán lẻ.
II. Mục tiêu của một chuỗi cung ứng
Mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tổng thể của chuỗi. Giá trị của một
chuỗi được tạo ra từ sự khác biệt giữa sản phẩm cuối cùng, cái khách hàng nhận được và chi
phí của chuỗi để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đối với hầu hết các chuỗi thương mại, giá trị
liên quan mạnh tới khả năng sinh lợi của chuỗi cung ứng (được coi như giá trị thặng dư của
chuỗi cung ứng), đó là sự khác biệt giữa lợi nhuận được tạo ra từ khách hàng và tổng chi phí
trong chuỗi. Ví dụ, một khách hàng mua một router wireless từ Best Buy với giá 60 USD.
Best Buy và những giai đoạn khác của chuỗi phát sinh các chi phí để lưu giữ thông tin, sản
TS.Lê Thị Minh Hằng
4
xuất các chi tiết, tồn kho, vận tải, dịch chuyển dòng vốn... Sự khác biệt giữa 60 USD, cái mà
khách hàng phải trả và tổng chi phí xuất hiện trong chuỗi để sản xuất và phân phối cái router
đó chính là khả năng sinh lợi hay giá trị thặng dư của chuỗi. Khả năng sinh lợi hay giá trị
thặng dư là tổng lợi nhuận được chia sẻ trong chuỗi cho mọi giai đoạn hay cho cả những trung
gian. Chuỗi cung ứng càng có khả năng sinh lợi cao, là chuỗi cung ứng thành công. Sự thành
công của chuỗi cung ứng nên được đo lường bằng khả năng sinh lợi của chuỗi chứ không phải
bằng lợi nhuận của các cá nhân.
Sau khi định nghĩa sự thành công chuỗi cung ứng trong phạm trù của khả năng sinh lợi, bước
tiếp theo là xem xét nguồn gốc của lợi nhuận và chi phí. Đối với mọi chuỗi cung ứng, chỉ có
duy nhất một nguồn của lợi nhuận, đó là khách hàng. Tại Wal-Mart, một khách hàng mua
chất tẩy rửa là một nguồn duy nhất của dòng ngân quỹ dương của chuỗi. Tất cả những dòng
ngân quỹ khác chỉ đơn giản là dòng ngân quỹ trao đổi xuất hiện trong chuỗi, cái khác nhau tại
mỗi giai đoạn của chuỗi và khác nhau ở mỗi người trong chuỗi. Khi Wal-Mart trả tiền cho nhà
cung ứng, họ phân chia phần tiền mà khách hàng trả cho những nhà cung cấp trong chuỗi.
Mọi dòng thông tin, sản phẩm và vốn tạo ra chi phí trong chuỗi. Vì vậy, việc quản lý thích
hợp các dòng này đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của chuỗi. Việc quản lý hiệu quả
chuỗi cung ứng liên quan tới việc quản lý tài sản của chuỗi và dòng thông tin, sản phẩm, vốn
để tối đa hóa khả năng sinh lợi của chuỗi.
Trong sách này chúng ta sẽ tập trung mạnh vào việc phân tích mọi quyết định trong chuỗi
trong phạm trù ảnh hưởng của nó tới giá trị gia tăng của chuỗi. Những quyết định này và ảnh
hưởng của chúng có thể khác nhau vì nhiều lý do. Ví dụ, xem xét sự khác biệt trong cấu trúc
của chuỗi cửa hàng tạp hóa, cái cung cấp hàng hóa cho khách hàng tại Mỹ và Ấn Độ. Những
nhà phân phối Mỹ đóng vai trò nhỏ hơn những nhà phân phối tại Ấn Độ. Chúng ta có thể cho
rằng sự khác biệt này trong cấu trúc của chuỗi là do ảnh hưởng của nàh phân phối tới giá trị
thặng dư của chuỗi là khác nhau tại hai quốc gia.
Tại Mỹ, việc bán lẻ rất thống nhất, với những chuỗi cung ứng lớn mua hàng hóa từ nhà sản
xuất. Sự thống nhất này cho phép những người bán lẻ có thể có thêm các trung gian phân phối
để giảm chi phí. Ngược lại, tại Ấn Độ, có hàng triệu của hàng bán lẻ nhỏ. Các cửa hàng nhỏ
này bị hạn chế về việc tồn kho, vì vậy họ phải đặt hàng liên tục-khác biệt với việc đặt hàng
khối lượng lớn hàng tuần tại Mỹ. Chỉ có một cách để nhà sản xuất giữ chi phí vận chuẩn thấp
đó là họ phải vận chuyển toàn bộ hàng hóa của mình tới gần thị trường bằng khối lượng lớn,
sau đó tiến hành phân phối nhỏ giọt cho những người bán lẻ. Việc hiện diện những trung gian
TS.Lê Thị Minh Hằng
5
trong chuỗi, người có thể nhận những khối lượng hàng hóa lớn sau đó phân phối nhỏ giọt cho
người bán lẻ, điều này có thể làm giảm chi phí. Tại Ấn Độ, hầu hết nhà phân phối là những
cửa hàng one-stop, họ tồn kho mọi thứ từ dầu ăn, xà phòng cho đến chất tẩy rửa, những thứ
do nhiều nhà sản xuất tạo ra. Bên cạnh sự phù hợp của việc mua bán one-stop, những nhà
phân phối tại Ấn Độ cũng có thể giảm chi phí vận chuyển bằng cách tích hợp các sản phẩm
của nhiều nhà sản xuất khi đặt hàng. Những nhà phân phối tại Ấn Độ cũng thường phân phối
nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau, điều này có thể làm giảm chi phí hơn là việc mỗi nhà
phân phối chỉ phân phối sản phẩm của một nhà sản xuất. Vì vậy, vai trò quan trọng của phân
phối tại Ấn Độ có thể được giải thích bởi sự tăng trưởng giá trị thặng dư trong chuỗi, cái được
tạo ra do có sự hiện diện của các nhà phân phối. Giá trị thặng dư trong chuỗi hàm ý rằng khi
các nhà bán lẻ trở nên vững chắc thì vai trò của nhà phân phối sẽ giảm.
III. Tầm quan trọng của những quyết định về chuỗi cung ứng
Có một sự liên quan mật thiết giữa việc thiết kế và quản trị những dòng dịch chuyển trong
chuỗi (sản phẩm, thông tin và vốn) và sự thành công của chuỗi. Wal-Mart, Dell và Seven-
Eleven Japan là những ví dụ về những công ty đã có được sự thành công nhờ vào việc thiết
kế, hoạch định và tác nghiệp tốt hệ thống cung ứng của họ. Ngược lại, sự thất bại của nhiều
đơn vị kinh doanh điện tử như Webvan có thể là do những yếu kém của họ trong việc thiết kế
và hoạch định mạng lưới phân phối. Tương tự, việc mua lại Snapple của Quaker Oat năm
1994 là một ví dụ về việc yếu kém của công tác thiết kế và quản trị chuỗi cung ứng có thể dẫn
tới sự thất bại. Chúng ta thảo luận những ví dụ này ở phía sau.
Wal-Mart đã trở thành một người đi đầu trong việc sử dụng thiết kế, hoạch định và tác nghiệp
hệ thống phân phối để tạo lập sự thành công. Từ khi bắt đầu, công ty đã đầu tư mạnh vào cơ
sở hạ tầng vận tải và thông tin để hỗ trợ một các hiệu quả các dòng dịch chuyển hàng hóa và
thông tin. Wal-mart thiét kế chuỗi cung ứng của họ với những mạng lưới cửa hàng xung
quanh các trung tâm phân phối để hỗ trợ cho việc cung ứng hàng thường xuyên cho các cửa
hàng bán lẻ, cái làm giảm chi phí. Việc cung ứng hàng thường xuyên cho phép các cửa hàng
thực hiện viêc cung cấp hiệu quả hơn so với đối thủ. Wal-Mart đã dẫn đầu trong việc chia sẻ
thông tin và hợp tác với nhà cung cấp để có thể giảm chi phí và cải tiến khả năng sẵn sàng của
sản phẩm. Kết quả rất ấn tượng. Trong báo cáo tài chính năm 2004 của họ, Wal-Mart đã báo
cáo doanh thu hơn 9 tỷ USD và lợi nhuận ròng khoảng 250 triệu USD. Đó là một kết quả phi
thường đối với một công ty chỉ có sản lượng bán 1 tỷ USD vào năm 1980. Sự tăng trưởng sản
lượng bán hàng năm ước tính 26%.
TS.Lê Thị Minh Hằng
6
Qua một thời gian ngắn, Dell đã trở thành nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất toàn cầu.
Năm 2004, doanh thu của Dell hơn 2.6 tỷ USD với lợi nhuận hơn 41 triệu USD. Công ty đạt
được sự thành công này nhờ một phần lớn vào sự thành công của họ trong cách thức quản lý
dòng sản phẩm, thông tin và vốn trong chuỗi cung ứng.
Dell bỏ qua toàn bộ nhà phân phối, bán lẻ, họ bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Tiếp xúc
trực tiếp với khách hàng và thông hiểu nhu cầu khách hàng cho phép Dell dự báo tốt hơn.
Hơn nữa, để cải thiện sự phù hợp giữa cung cấp và nhu cầu, Dell nỗ lực cho phép khách hàng
lựa chọn các máy tính, cái được lắp ráp từ những chi tiết có sẵn, ngay lập tức thông qua điện
thoại hay internet.
Mặt khác, Dell tập trung vào sản xuất và tồn kho trong một số vị trí và trì hoãn việc lắp ráp
sản phẩm cuối cùng cho tới khi đơn hàng được đặt. Vì vậy, Dell có thể cung cấp nhiều chủng
loại máy tính PC khác nhau trong khi giữ tồn kho ở mức thấp. Năm 2004, Dell giữ tồn kho ít
ít hơn 5 ngày. Ngược lại, đối thủ cạnh tranh thực hiện bán qua người bán lẻ, và giữ tồn kho
nhiều tuần. Nếu Intel tung ra một con chip mới, mức tồn kho nhỏ cho phép Dell có thể sử
dụng con chíp mới trong máy tính của mình nhanh hơn các đối thủ. Nếu giá giảm bất thình
lình, Dell sẽ ít bị thiệt hại so với đối thủ vì lượng tồn kho của họ ít. Đối với một số sản phẩm,
chẳng hạn như màn hình do Sony sản xuất, Dell thực hiện chính sách không tồn kho. Những
công ty vận tải sẽ vận chuyển màn hình với số lượng thích hợp theo lượng đặt hàng của khách
hàng từ nhà máy của Sony tại Mexico tới nhà máy của Dell tại Austin, Texas. Quy trình này
cho phép Dell tích kiệm thời gian và chi phí liên quan tới việc nắm giữ màn hình.
Sự thành công của chuỗi cung ứng của Dell được hỗ trợ bởi một hệ thống trao đổi thông tin
giản đơn. Dell cung cấp dữ liệu cho nhà cung cấp ngay khi nhu cầu xuất hiện. Những nhà
cung cấp có thể thiết lập mức tồn kho tại nhà máy của họ the nhu cầu sản xuất hàng ngày.
Dell đã tạo ra những trang web được chuyên biệt hóa theo khách hàng để những nhà cung cấp
chính của họ có thể xem xét dự báo du cầu và những thông tin khác của khách hàng, điều này
giúp các nhà cung cấp của Dell hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và có thể hoạch định
việc sản xuất phù hợp.
Mức tồn kho thấp của Dell giúp họ bảo đảm rằng phế phẩm không được tạo ra với khối lượng
lớn. Khi một sản phẩm mới được giới thiệu, nhà cung cấp về kĩ thuật có thể được định vị
đúng vào nhà máy. Nếu một khách hàng gặp một vấn đề, việc sản xuất có thể được ngừng lại
TS.Lê Thị Minh Hằng
7
và vị trí sai xót sẽ được xác định ngay lập tức. Vì không tồn kho thành phẩm cuối cùng, nên
những sản phẩm cuối cùng bị lỗi sẽ được giảm thiểu.
Dell cũng quản lý dòng ngân quỹ của hộ một cách rất hiệu quả. Bằng việc quản trị một cách
mật thiết các hoạt động tồn kho, nhận hàng và thanh toán, Dell có thể quản lý hiệu quả vòng
quay vốn lưu động âm 36 ngày trong năm 2004. Mặt khác, Dell thực hiện việc kinh doanh của
mình bằng tiền của người khác.
Rõ ràng, việc thiết kế chuỗi cung ứng của Dell và việc quản lý dòng sản phẩm, thông tin và
ngân sách của nó đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của Dell. Tuy nhiên, trong
một thị trường thay đổi, việc thiết kế chuỗi cung ứng của các tổ chức tạo ra một thách thức
mới cho Dell. Tuy nhiên, Dell có một chuỗi cung ứng rất thích hợp với việc cung ứng hàng
hóa chuyên biệt hóa cao với chi phí thấp, điều này không phải là những phần mềm chuyên
biệt hóa cao vẫn có ý nghĩa đối với máy tính cá nhân và những sản phẩm khác của Dell bán.
Trong tương lai, Dell có thể sẽ suy nghĩ lại việc thiết kế mạng lưới phân phối của mình để duy
trì sự thành công.
Sự thất bại của nhiều đơn vị kinh doanh điện tử như Webvan và Kozmo có thể là do họ không
có khả năng thiết kế một mạng lưới chuỗi cung ứng thích hợp hay không có khả năng quản lý
các dòng dịch chuyển trong chuỗi một cách hiệu quả. Webvan thiết kế một chuỗi cung ứng
với hệ thống kho bãi lớn tại nhiều thành phố lớn ở Mỹ, từ đó, các tiệm tạp hóa sẽ lấy hàng để
giao cho khách hàng tại nhà. chuỗi cung ứng này thiết kế đã không thể cạnh tranh được với hệ
thống siêu thị truyền thống về chi phí. Chuỗi cung ứng truyền thống mang sản phẩm tới một
siêu thị gần khách hàng bằng việc thực hiện vận chuyển khối lượng lớn, điều đó dẫn tới việc
giảm chi phí vận chuyển. Họ hướng tới một hệ thống tồn kho có thể đáp ứng nhanh và vì vậy
khách hàng có thể thực hiện việc chọn lựa tại cửa hàng một cách hiệu quả. Ngược lại,
Webvan có hệ thống tồn kho nhanh hơn các siêu thị, nhưng chi phí vận chuyển để giao hàng
tới tận nhà khách hàng cao hơn và chi phí lao động để nhận đơn hàng cũng tăng. Kết quả là
Webvan đã phải đóng cửa vào năm 2001 sau hai năm thành công từ khi IPO.
Quaker Oats ... là một ví dụ khác về sự thất bại của việc thiết kế và quản trị các dòng dịch
chuyển trong chuỗi đã tạo ra những thất bại về tài chính. Vào tháng 12 năm 1994, Quaker
Oats đã mua Snapple, một nhà sản xuất chai nước khoáng với giá là 1.7 tỷ USD. Gatorade,
một thương hiệu hàng đầu về nước giải khát cho thể thao được coi là sản phẩm nước giải khát
TS.Lê Thị Minh Hằng
8
thành công nhất của Quaker Oats. Gatorade rất mạnh tại miền Nam và Đông Nam nước Mỹ,
trong khi Snapple mạnh tại miền Bắc và West Coast.
Quaker Oats cho rằng động cơ lớn của sự sát nhập này là niềm năng của hai hệ thống phân
phối lớn của Snapple và Gatorade. Tuy nhiên, công ty đã không thể tận dụng được tiềm năng
này. Vấn đề phát sinh từ nguyên nhân của việc biến mất các tiện ích về sản xuất và sự khác
biệt về các loại khách hàng. Gatorade được sản xuất tại nhà máy ở Quaker Oats, trong khi đó
Snapple được sản xuất tại một nhà thầu bên ngoài. Gatorade được bán thông qua hệ thống
siêu thị và cửa hàng tạp hóa, trong khi Snapple được bán tại nhà hàng và những cửa hàng bán
lẻ phụ thuộc. Hai năm sau khi Snapple được mua lại, Quaker Oats không thể nắm bắt được
tiềm năng giữa hai hệ thống phân phối này. Chỉ 28 tháng sau, Quaker Oats bán Snapple cho
Triarc với giá 300 triệu USD, chỉ khoảng 20% giá mua ban đầu. Không thể thực hiện được
tiềm năng khi sát nhập hai hệ thống này lại là lý do cho sự thất bại của Snapple.
KEY POINT Những quyết định về thiết kế, hoạch định và tác nghiệp chuỗi cung ứng
đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của tổ chức.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ phân loại các quyết định trong chuỗi cung ứng dựa vào mức
thường xuyên của các quyết định này và phạm trù thời gian để ra quyết định.
IV. Các giai đoạn ra quyết định trong chuỗi cung ứng
Việc quản trị chuỗi cung ứng thành công đòi hỏi nhiều quyết định liên quan với dòng thông
tin, sản phẩm và vốn. Mỗi quyết định này được làm để tạo giá trị gia tăng cho chuỗi. Những
quyết định này rơi vào ba nhóm hoặc ba giai đoạn, dựa vào sự thường xuyên của mỗi quyết
định và thời gian mà quyết định ảnh hưởng. Vì vậy, mỗi loại quyết định phải xem xét sự
không chắc chắn của phạm vi ra quyết định.
IV.1. Chiến lược hay thiết kế chuỗi cung ứng
Trong suốt giai đoạn này, để hoạch định kế hoạch marketing và định giá cho một sản phẩm,
một công ty phải quyết định cấu trúc hệ thống phân phối trong những năm tiếp theo. Nó quyết
định cấu trúc, các nguồn lực của chuỗi, và tiến trình tác nghiệp tại từng phân khúc trên chuỗi.
Quyết định chiến lược bao gồm việc có outsource hay không, các quyết định về bố trí sản
xuất và năng lực sản xuất, năng lực kho bãi, tiện ích, sản phẩm được sản xuất hay tồn kho tại
các vị trí trong chuỗi, mô hình vận chuyển, các loại hệ thống thông tin cần sử dụng. Một công
TS.Lê Thị Minh Hằng
9
ty phải bảo đảm rằng hệ thống chuỗi cung ứng của họ phải hỗ trợ cho mục tiêu chiến lược của
họ và tăng giá trị gia tăng trong toàn bộ chuỗi. Những quyết định của Cisco xem xét sự lựa
chọn những nguồn cung cấp các chi tiết của họ, hợp đồng với nhà sản xuất để tiến hành sản
xuất và quyết định về định vị và năng lực của kho bãi và mọi quyết định về thiết kế hay chiến
lược của nó. Những quyết định thiết kế chuỗi cung ứng thường là quyết định dài hạn và tốn
nhiều chi phí nếu thay đổi trong ngắn hạn. Do vậy, khi công ty ra các quyết định này, họ phải
tính đến sự không chắc chắn của thị trường trong nhiều năm.
IV.2. Hoạch định chuỗi cung ứng
Để ra quyết định trong suốt giai đoạn này, phạm vi thời gian của quyết định là từ một quý tới
một năm. Vì vậy, cấu trúc chuỗi cung ứng phải được xác định trước trong giai đoạn chiến
lược. Cấu trúc này xác lập những khuôn khổ mà việc hoạch định phải tuân thủ. Mục tiêu của
việc hoạch định là tối đa hoá giá trị của chuỗi cung ứng, những giá trị này có thể được tạo ra
trong khuôn khổ thời gian của kế hoạch chiến lược, cái vượt ra ngoài phạm vi thời gian của
hoạch định. Nhiều công ty bắt đầu giai đoạn hoạch định với một bản báo nhu cầu trong năm
tiếp theo của nhiều thị trường khác nhau. Việc hoạch định bao gồm việc ra các quyết định
xem xét mỗi vị trí sản xuất sẽ cung cấp hàng hóa cho thị trường nào, có sử dụng hợp đồng gia
công trong sản xuất không, chính sách tồn kho là gì, kế hoạch marketing và kế hoạch khuyến
mãi? Những quyết định của Dell liên quan tới việc xác định mỗi vị trí sản xuất sẽ cung ứng
hàng hóa cho những thị trường nào và quyết định về sản lượng sản xuất mục tiêu của mỗi vị
trí sản xuất được coi là những quyết định trong giai đoạn hoạch định. Việc hoạch định thiết
lập những biến số phản ánh sự hoạt động của chuỗi cung ứng trong một khoảng thời gian cụ
thể. Trong giai đoạn hoạch định, công tu phải tính đến sự không chắc chắn của nhu cầu, tỉ lệ
thay đổi và sự cạnh tranh trong khuôn khổ thời gian của quyết định. Trong giai đoạn hoạch
định, khi mà khuôn khổ thời gian ngắn hơn và khả năng dự báo tốt, tổ chức cố gắng tích hợp
sự linh hoạt vào chuỗi và phát triển chúng để tối đa hóa hiệu quả. Kết quả của giai đoạn hoạch
định, những tổ chức xác lập một chính xác tác nghiệp cho những tác nghiệp ngắn hạn.
IV.3. Tác nghiệp trong chuỗi cung ứng
Phạm vi thời gian trong giai đoạn này tính theo tuần hoặc ngày, và trong giai đoạn này, tổ
chức ra các quyết định trong khi xem xét các đơn hàng của từng khách hàng cá nhân. Tại mức
tác nghiệp, cấu trúc chuỗi cung ứng được coi là đã cố định, và những chính sách đã được xác
định trong giai đoạn hoạch định. Mục tiêu của những tác nghiệp trong chuỗi là nắm bắt những
TS.Lê Thị Minh Hằng
10
đơn hàng của khách hàng một cách tốt nhất. Trong suốt giai đoạn này, tổ chức xác định tồn
kho và việc sản xuất cho từng đơn hàng, thiết lập thời gian đặt hàng để đáp ứng các đơn hàng,
phát hành danh sách hàng hóa được lựa chọn tại kho, xác định cách thức giao hàng và vận
chuyển cho từng đơn hàng, thiết lập kế hoạch vận chuyển và giao hàng. Vì những tác nghiệp
được thực thi trong ngắn hạn (theo từng phút, giờ, ngày) cho nên chúng thường là những
thông tin chắc chắn. Trong khuôn khổ những chính sách đã được xác lập trong giai đoạn
hoạch định, mục tiêu của giai đoạn tác nghiệp là giảm sự không chắc chắn và tối đa hóa hiệu
quả.
Việc thiết kế, hoạch định và tác nghiệp một chuỗi cung ứng có ảnh hưởng lớn tới khả năng
sinh lợi và sự thành công của tổ chức. Sự thành công lớn của những tổ chức như Wal-Mart và
Dell bị ảnh hưởng nhiều bởi việc thiết kế, hoạch định và tác nghiệp chuỗi cung ứng một cách
hiệu quả của họ.
Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ phát triển những khái niệm và phương pháp có thể sử
dụng trong từng giai đoạn (thiết kế, hoạch định, tác nghiệp) của chuỗi cung ứng. Chúng ta đặc
biệt tập trung vào giai đoạn thiết kế và hoạch định.
KEY POINT những giai đoạn ra quyết định trong chuỗi có thể được phân loại thành ba
loại: thiết kế, hoạch định hay tác nghiệp. Việc phân loại này phụ thuộc vào khuôn khổ
thời gian mà những loại quyết định này có ảnh hưởng.
V. Những quan điểm về một chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng là tập hợp những tiến trình và dòng dịch chuyển, cái được thiết lập trong
và giữa các giai đoạn của chuỗi và kết hợp với việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có hai
quan điểm khác nhau để xem xét một tiến trình thực thi chuỗi.
1. Quan điểm theo chu trình: những tiến trình trong một chuỗi cung ứng được chia
thành một chuỗi các chu trình, mỗi chu trình được thực hiện trong sự tương tác với hai
giai đoạn khác (một giai đoạn liền trước và một giai đoạn liền sau) của chuỗi cung
ứng.
2. Quan điểm đẩy/kéo: những tiến trình trong chuỗi cung ứng được chia thành hai loại
dưa vào việc chúng được bắt đầu trước hay sau khi khách hàng đặt hàng. Tiến trình
kéo được bắt đầu khi khách hàng đã đặt hàng, trong khi đó tiến trình đẩy được bắt đầu
trước khi khách hàng đặt hàng.
TS.Lê Thị Minh Hằng
11
V.1. Quan điểm chu trình
Theo quan điểm chu trình, các tiến trình trong chuỗi cung ứng được chia thành 4 chu trình,
như trong hình 1.3 sau:
- Chu trình đặt hàng của khách hàng
- Chu trình cung cấp (phân phối)
- Chu trình sản xuất
- Chu trình thu mua
Mỗi chu trình xuất hiện trong sự tương tác với 2 giai đoạn khác của chuỗi. Bốn chu trình sẽ
tại ra 5 giai đoạn trong chuỗi. Không phải mọi chuỗi cung ứng đều có đầy đủ 4 chu trình. Ví
dụ, một chuỗi cung ứng tạp hóa, cái bản lẻ những sản phẩm đã được tồn kho và tiến hành đặt
hàng từ những nhà phân phối. Hệ thống này có vẻ như có đủ 4 chu trình. Ngược lại, Dell bán
hàng trực tiếp cho khách hàng, vì vậy nó đã bỏ qua người bán lẻ và người phân phối.
Mỗi chu trình bao gồm 6 tiểu quy trình, như trong hình 1.4. Mỗi chu trình bắt đầu với việc
phân phối các hoạt động marketing tới khách hàng. Sau đó, người mua sẽ thiết đặt các đơn
hàng và nhận chúng từ những nhà cung cấp. Nhà cung cấp tiến hành cung cấp các đơn hàng
cho khách hàng. Người mua cũng có thể trả lại một số sản phẩm hay các vật liệu có khả năng
tái chế cho nhà cung cấp hay cho một bên thứ ba. Những hoạt động của một chu trình sau đó
sẽ được bắt đầu vào một chu trình khác.
Dựa vào những tương tác trong các vấn đề này, các tiểu quy trình được hình thành như trong
hình 1.4. Khi khách hàng mua hàng trực tuyến tại Amazon, họ là một phần của chu trình đặt
hàng, trong đó khách hàng là người mua và Amazon là người bán. Ngược lại, khi Amazon đặt
sách từ nhà phân phối để thực hiện việc tồn kho của mình, nó là một phần của chu trình cung
ứng-khi đó Amazon được coi là người mua và nhà phân phối là nhà cung cấp.
Với mỗi chu trình, mục tiêu của người mua là được bảo đảm sản phẩm sẵn sàng và việc đặt
hàng tối ưu về mặt kinh tế. Nhà cung cấp thực hiện dự báo đơn hàng của khách hàng và giảm
chi phí để thực hiện đơn hàng. Sau đó, nhà cung cấp làm việc để đáp ứng đơn hàng đúng hạn,
cải thiện hiệu quả và sự chính các của quy trình đáp ứng đơn hàng. Người mua sau đó làm
việc để giảm chi phí của quá trình nhận hàng. Những dòng thu nhận hàng hóa ngược lại cũng
được quản lý để giảm chi phí và đáp ứng các mục tiêu về môi trường.
TS.Lê Thị Minh Hằng
12
Mặc dù mỗi chu trình có cùng các tiểu quy trình giống nhau, nhưng có một vài khác biệt quan
trọng giữa các chu trình. Trong chu trình đặt hàng, nhu cầu là yếu tố bên ngoài của chuỗi và
vì vậy nó không chắc chắn. Trong những chu trình khác, việc thiết lập đơn hàng vẫn là không
chắc chắn nhưng chúng có thể được hoạch định dựa vào chính sách của từng giai đoạn cụ thể
trong chuỗi cung ứng. Ví dụ, trong chu trình thu mua, một nhà cung cấp lốp xe cho một nhà
sản xuất xe hơi có thể dự báo nhu cầu lốp xe chính xác dựa vào kế hoạch sản xuất của nhà
máy. Sự khác biệt thứ hai trong các chu trình liên quan tới quy mô của một đơn hàng. nếu
khách hàng mua từng chiếc xe hơi đơn lẻ, trong khi người buôn đặt hàng nhiều chiếc một lúc
từ nhà sản xuất và nhà sản xuất đặt hàng khối lượng lớn từ người sản xuất lốp. Khi chúng ta
di chuyển từ khách hàng tới nhà cung cấp theo chuỗi thì số lượng đơn hàng giảm và khối
lượng đặt hàng tăng lên. Đo đó, tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin và chính sách tác
nghiệp dọc trong chuỗi tăng lên.
Quan điểm chu trình của chuỗi cung ứng rất hữu dụng khi xem xét các quyết định tác nghiệp
vì nó xác định một cách rõ ràng vai trò của từng thành viên trong chuỗi. Việc mô tả chi tiết
chuỗi cung ứng theo chu trình hỗ trợ mạnh cho việc thiết kế chuỗi cung ứng trong việc xác
định cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ các thủ tục của chuỗi. Ví dụ, quan điểm chu trình là hữu
dụng khi thiết lập hệ thống thông tin để hỗ trợ cho những tác nghiệp trong chuỗi.
KEY POINT Xem xét chuỗi cung ứng theo quan điểm quy trình xác định các thủ tục và
những đối lượng liên quan trong từng thủ tuch. Quan điểm này rất hữu dụng khi xem
xét các quyết định tác nghiệp vì nó xác định một cách chính xác vai trò và trách nhiệm
của từng thành viên trong chuỗi và đầu ra mong muốn của từng quy trình.
V.2. Quan điểm kéo/đẩy của những thủ tục trong chuỗi cung ứng
Mọi thủ tục trong chuỗi cung ứng rơi vào một trong hai loại kéo hoặc đẩy dựa vào thời gian
họ thực hiện các tác nghiệp liên quan tới khách hàng cuối cùng. Với tiến trình kéo, tác nghiệp
được bắt đầu để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Với tiến trình đẩy, tác nghiệp được bắt đầu
trước khi khách hàng đặt hàng, vì vậy, tại thời gian tác nghiệp của các tiến trình kéo, nhu cầu
khách hàng đã được biết chắc chắn, trong khi đó, vào lúc tác nghiệp, các tiến trình đẩy chưa
biết nhu cầu khách hàng, và họ phải tiến hành dự đoán nhu cầu. Tiến trình kéo cũng có thể coi
là tiến trình phản ứng (reactive) vì nó phản ứng lại các đơn hàng của khách hàng. Trong khi
đó tiến trình đẩy là tiến trình suy đoán (speculation) vì nó đáp ứng nhu cầu suy đoán (dự
đoán) hơn là nhu cầu thực. Ranh giới đẩy/kéo trong chuỗi cung ứng chia tiến trình kéo với
TS.Lê Thị Minh Hằng
13
đẩy như trong hình 1.5. Tiến trình đẩy tác nghiệp trong một môi trường không chắc chắn vì
nhu cầu khách hàng không được biết trước. Tiến trình kéo tác nghiệp trong điều kiện đã biết
chắc chắn nhu cầu. Tuy nhiên, chúng ta thường bị thúc ép bởi tồn kho và những quyết định về
năng lực, những cái được thực hiện trong giai đoạn đẩy.
Hãy so sánh hệ thống làm để tồn kho nhu của L.L.Bean và hệ thống sản xuất theo đơn hàng
của Dell để so sánh quan điểm kéo/đẩy và quan điểm chu trình của chuỗi cung ứng.
L.L.Bean tác nghiệp mọi thủ tục theo chu trình đặt hàng của khách hàng sau khi khách hàng
tới đặt hàng. Mọi thủ tục của chu trình đặt hàng, đều là các thủ tục kéo. Đơn hàng được đáp
ứng từ hàng hóa ở trong kho, cái đã được thực thi trước khi khách hàng đặt hàng. Mục tiêu
của chu trình cung ứng là bảo đảm sự sẵn có của sản phẩm khi khách hàng tới. Mọi thủ tục
trong chu trình cung ứng được thực hiện trước khi nhu cầu của khách hàng xuất hiện, và vì
vậy chúng là các thủ tục đẩy. Chu trình sản xuất và thu mua cũng được thực hiện tương tự.
Thực ra, nguyên vật liệu, chẳng hạn như vải được mua từ 6 tới 9 tháng trước khi nhu cầu xuất
hiện. Bản thân nhà sản xuất bắt đầu việc sản xuất từ 3 tới 6 tháng trước khi sản phẩm có mặt
tại điểm bán. Thủ tục trong chuỗi cung ứng của L.L.Bean được chia thành các hệ thống kéo
và đẩy như hình 1.6.
Hệ thống sản xuất theo đoan hàng chẳng hạn như hệ thống sản xuất máy vi tính của Dell là
một tình huống khác. Dell không bán hàng qua hệ thống bán lại hay qua nhà phân phối mà nó
bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Nhu cầu không được đáp ứng bằng sản phẩm được tồn
kho mà được đáp ứng bằng việc sản xuất trực tiếp. Khi một đơn hàng đến, nó sẽ phát lệnh sản
xuất cho bộ phận sản xuất. Vì vậy, chu trình sản xuất là một phần của quy trình đáp ứng đơn
hàng trong chu trình đặt hàng của khách hàng. Chỉ có hai chu trình hiệu quả trong chuỗi cung
ứng của Dell: (1) chu trình đặt hàng của khách hàng và chu trình sản xuất và (2) chu trình thu
mua như trong hình 1.7.
Mọi tiến trình trong chu trình đặt hàng và sản xuất của Dell là những tiến trình kéo vì chúng
được bắt đầu khi đơn hàng của khách hàng tới. Tuy nhiên, Dell không đặt hàng để đáp ứng
các đơn hàng của khách hàng, tồn kho được thiết lập trước khi có nhu cầu của khách hàng.
Mọi tiến trình trong chu trình thu mua của Dell là các tiến trình đẩy vì chúng đáp ứng các nhu
cầu dự báo. Các tiến trình trong chuỗi cung ứng của Dell được phân chia thành tiến trình kéo
và đẩy theo hình 1.7.
TS.Lê Thị Minh Hằng
14
Phương diện đẩy/kéo của chuỗi cung ứng rất hữu dụng khi xem xét các quyết định chiến lược
liên quan tới việc thiết kế chuỗi cung ứng. Mục tiêu của nó là nhận diện ranh giới thích hợp
giữa kéo và đẩy để có thể đáp ứng việc cung ứng và nhu cầu một cách hiệu quả.
Ngành công nghiệp sơn là một ví dụ tuyệt với về việc phân chia ranh giới giữa kéo và đẩy
một cách thích hợp để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nhà sản xuất sơn phải sản xuất
những mầu sắc cơ bản, sau đó pha chế thành các mầu phức hợp và đóng gói. Đến những năm
1980, mọi thủ tục được thực hiện trong những nhà máy lớn và sơn có thể được vận chuyển tới
cửa hàng. Những thủ tục này được coi như là những thủ tục đẩy, chúng được thực hiện theo
một dự báo trước khi nhu cầu của khách hàng xuất hiện. Vì sự không chắc chắn của nhu cầu,
những chuỗi cung cấp sơn gặp khó khăn lớn trong việc cung cấp và đáp ứng nhu cầu. Tới
những năm 1990, chuỗi cung ứng sơn được cấu trúc lại. Việc pha trộn mầu sơn được thực
hiện tại cửa hàng sau khi khách hàng đặt hàng. Nói cách khác, việc pha trộn sơn được chuyển
từ thủ tục đẩy sang thủ tục kéo trong khi đó việc pha chế các mầu cơ bản và đóng gói vẫn
được thực hiện theo các thủ tục đẩy. Kết quả là khách hàng luôn có thể có đúng mầu sắc mà
họ lựa chọn trong khi tổng lượng tồn kho sơn trong chuỗi cung ứng được giảm.
KEY POINT Phương diện kéo/đẩy của chuỗi cung ứng phân loại các thủ tục giựa vào
việc chúng được bắt đầu khi có đơn hàng (kéo) hay chúng được bắt đầu trước khi có
đơn hàng (đẩy). Phương diện này rất hữu dụng khi xem xét các quyết định chiến lược
liên quan tới việc thiết kế chuỗi.
VI. Những thủ tục vĩ mô của chuỗi cung ứng trong một tổ chức
Mọi thủ tục của chuỗi được thảo luận trong hai phương diện và trong toàn bộ sách này chúng
được phân loại vào ba tiến trình vĩ mô như trong hình 1.8.
1. Quản trị quan hệ khách hàng (CRM): là tất cả các thủ tục tập trung vào tương tác giữa
tổ chức và khách hàng của họ.
2. Quản trị chuỗi cung ứng nội bộ (ISCM): là tất cả các thủ tục bên trong của tổ chức
3. Quản trị mối quan hệ với nhà cung ứng (SRM): là tất cả các thủ tục tập trung vào
tương tác giữa tổ chức và nhà cung cấp của họ.
Ba thủ tục vĩ mô quản lý dòng dịch chuyển thông tin, sản phẩm và vốn để tạo ra, nhận và đáp
ứng nhu cầu khách hàng. Thủ tục vĩ mô CRM được thực thi để tạo ra nhu cầu của khách hàng
và hỗ trợ cho việc thiết đặt và theo dõi đơn hàng. Nó bao gồm những thủ tục như marketing,
TS.Lê Thị Minh Hằng
15
định giá, bán hàng, quản trị đơn và và quản trị call center. Tại một nhà phân phối công
nghiệp, chẳng hạn như W.W.Grainger, thủ tục CRM bao gồm việc chuẩn bị catalog và các vật
dụng marketing khác, quản trị trang web, quản trị call center nơi nhận đơn hàng và cung cấp
dịch vụ. Thủ tục vĩ mô ISCM thực hiện việc đáp ứng nhu cầu sao cho chính xác về thời gian
và có chi phí thấp nhất có thể. Thủ tục ISCM bao gồm việc hoạch định sản xuất nội bộ và khả
năng tồn kho, chuẩn bị nhu cầu và kế hoạch cung chấp và đáp ứng các đơn hàng hiện tại. Tại
W.W.Grainger, các thủ tục bao gồm việc hoạch định về định vị, quy mô kho bãi; việc quyết
định sản phẩm nào được lưu trữ tại kho nào, chuẩn bị chính sách tồn khovà vận chuyển, đóng
gói và giao hàng. Thủ tục vĩ mô SRM nắm bắt việc sắp xếp và quản lý các nguồn cung cấp.
Thủ tục SRM bao gồm việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, thương lương, các điều khoản
cung cấp và truyền thông về sản phẩm mới và các đơn hàng tới nhà cung cấp.
Toàn bộ ba thủ tục vĩ mô và các thủ tục con của nó được mô tả trong hình 1.8.
Ba thủ tục vĩ mô này được thực thi để phục vụ cho cùng một khách hàng. Sự tích hợp tốt ba
thủ tục vĩ mô này có ảnh hưởng to lớn đến sự thành công của chuỗi cung ứng. Tầm quan
trọng của việc tích hợp này sẽ được thảo luận trong chương 16 và 17. Cấu trúc tổ chức của
một công ty cũng có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của sự tích hợp này. Trong
nhiều công ty, marketing chịu trách nhiệm về thủ tục vĩ mô CRM, bộ phận sản xuất nắm giữ
thủ tục ISCM và bộ phận mua sắm nắm giữ thủ tục SRM, và có ít sự truyền thông giữa các bộ
phận này. Không phải là hiếm khi mà bộ phận marketing và sản xuất có hai kết quả dự báo
khác nhau. Việc thiếu tích hợp giữa chúng sẽ giết chết khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu
hiệu quả của chuỗi cung ứng, dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng và làm tăng chi phí.
Do đó, công tu phải cấu trúc một cơ cấu tổ chức chuỗi cung ứng tốt, cái phản ánh các thủ tục
vĩ mô và bảo đảm sự truyền thông và liên kết tốt giữa các đối tượng trong một thủ tục và giữa
các thủ tục với nhau.
KEY POINT với một tổ chức, mọi hoạt động của chuỗi cung ứng đều thuộc một trong
ba thủ tục: CRM, ISCM và SRM. Sự tích hợp giữa ba thủ tục vĩ mô này đóng vai trò
quan trọng trong sự thành công của việc quản trị chuỗi cung ứng.
TÓM TẮT MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
1. Thảo luận về mục tiêu của chuỗi cung ứng và giải thích ảnh hưởng của những quyết
định của chuỗi tới sự thành công của tổ chức.
TS.Lê Thị Minh Hằng
16
Mục tiêu của chuỗi cung ứng là tối đa hóa khả năng sinh lợi trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Khả năng sinh lợi của chuỗi là sự khác biệt giữa lợi nhuận sinh ra từ khách hàng và tổng chi
phí phát sinh trong toàn bộ chuỗi. Những quyết định về chuỗi cung ứng có ảnh hưởng lớn tới
sự thành công hay thất bại của mỗi tổ chức vì chúng ảnh hưởng lớn tới cả lợi nhuận và chi
phí. Việc quản lý thành công các dòng sản phẩm, thông tin và vốn trong chuỗi cung cấp sự
sẵn sàng cao cho sản phẩm và điều này làm giảm chi phí.
2. Nhận diện ba giai đoạn chính trong việc ra quyết định về chuỗi cung ứng và giải thích
ý nghĩa của mỗi giai đoạn.
Những quyết định về chuỗi cung ứng có thể được chia thành ba loại : chiến lược (thiết kế),
hoạch định và tác nghiệp, dựa vào khuôn khổ thời gian tác động của quyết định. Những quyết
định chiến lược liên quan tới cấu trúc của chuỗi. Những quyết định này có ảnh hưởng dài hạn
trong nhiều năm. Những quyết định về hoạch định bao phủ khoảng thời gian từ vài tháng tới
một năm và bao gồm các quyết định về nhà máy sản xuất, hợp đồng gia công hay khuyến mãi
trong phạm vi thời gian này. Những quyết định tác nghiệp phát sinh trong phạm vi thời gian
từ vài phút tới vài ngay. Nó bao gồm kế hoạch tiến độ sản xuất và tiến độ đáp ứng các đơn
hàng cụ thể. Các quyết định chiến lược quyết định khuôn khổ cho việc hoạch định và các
quyết định hoạch định quyết định khuôn khổ cho các quyết định tác nghiệp.
3. Mô tả phương diện chu trình và phương diện kéo/đẩy của chuỗi cung ứng.
Phương diện chu trình chia các thủ tục của chuỗi cung ứng thành các chu trình, mỗi chu trình
có quan hệ với 2 giai đoạn khác của chuỗi cung ứng. Mỗi chu trình bắt đầu với một đơn hàng
của một giai đoạn phía trước của chuỗi và kết thúc khi đơn hàng đóa được giao cho nhà cung
cấp ở giai đoạn phía sau. Phương diện kéo/đẩy chia các thủ tục của chuỗi cung ứng dựa vào
mối quan hệ giữa thời điểm tác nghiệp và thời điểm. Thủ tục kéo được thực thi để đáp ứng
các đơn hàng đã đặt, trong khi thủ tục đẩy được thực hiện trước khi có các đơn hàng.
4. Phân loại các thủ tục vĩ mô của một tổ chức
Mọi thủ tục của chuỗi cung ứng được chia thành ba loại thủ tục vĩ mô dựa vào việc xác định
khách hàng và nhà cung cấp nằm ở phần ranh giới hay nằm ở bên ngoài tổ chức. CRM là tiến
trình vĩ mô bao gồm các thủ tục nằm ở ranh giới giữa khách hàng và tổ chức. Thủ tục này
thực hiện việc thúc đẩy, nhận và theo dõi các đơn hàng. ISCM là thủ tục vĩ mô bao gồm mọi
thủ tục bên trong tổ chức, cái được thực thi tại nhà máy để đáp ứng các đơn hàng của khách
TS.Lê Thị Minh Hằng
17
hàng. SRM là thủ tục vĩ mô bao gồm mọi thủ tục của chuỗi cung ứng tại ranh giới giữa tổ
chức và nhà cung cấp, nó thực hiện việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, sau đó tiến hành
mua sản phẩm và dịch vụ từ các nhà cung cấp này.

More Related Content

What's hot

Hệ thống thông tin Walmart - SCM
Hệ thống thông tin Walmart - SCMHệ thống thông tin Walmart - SCM
Hệ thống thông tin Walmart - SCM
CRMVIET
 
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdfĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
NguynN84
 
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkbài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkNang Vang
 
Quản trị kho bãi
Quản trị kho bãiQuản trị kho bãi
Quản trị kho bãi
Mỹ Linh Nguyễn
 
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
Advantage Logistics
 
Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MARTHệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
nataliej4
 
Nhập môn Quản Trị Logistics & Supply Chain
Nhập môn Quản Trị Logistics & Supply ChainNhập môn Quản Trị Logistics & Supply Chain
Nhập môn Quản Trị Logistics & Supply Chain
IESCL
 
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngGiáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
IESCL
 
Bài giảng về logistics
Bài giảng về logisticsBài giảng về logistics
Bài giảng về logistics
Le Nguyen Truong Giang
 
Quan ly kho va hang ton kho ch3
Quan ly kho va hang ton kho ch3Quan ly kho va hang ton kho ch3
Quan ly kho va hang ton kho ch3
Thanh Binh Dinh
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsThanh Uyển
 
Chuoi cung ung wal mart
Chuoi cung ung wal martChuoi cung ung wal mart
Chuoi cung ung wal martLuyến Hoàng
 
Walmart - Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
Walmart - Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)Walmart - Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
Walmart - Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
Lê Hưng
 
Chuoi cung ung wal mart
Chuoi cung ung wal martChuoi cung ung wal mart
Chuoi cung ung wal martLuyến Hoàng
 
200 đề tài luận văn ngành chuỗi cung ứng
200 đề tài luận văn ngành chuỗi cung ứng200 đề tài luận văn ngành chuỗi cung ứng
200 đề tài luận văn ngành chuỗi cung ứng
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
IESCL
 
Khóa luận.
Khóa luận.Khóa luận.
Khóa luận.
thuhuongnt0310
 
Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)
Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)
Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)dao minh
 

What's hot (20)

Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
Hệ thống thông tin Walmart - SCM
Hệ thống thông tin Walmart - SCMHệ thống thông tin Walmart - SCM
Hệ thống thông tin Walmart - SCM
 
Chuong 3
Chuong 3Chuong 3
Chuong 3
 
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdfĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
 
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkbài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
 
Quản trị kho bãi
Quản trị kho bãiQuản trị kho bãi
Quản trị kho bãi
 
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
 
Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MARTHệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
 
Nhập môn Quản Trị Logistics & Supply Chain
Nhập môn Quản Trị Logistics & Supply ChainNhập môn Quản Trị Logistics & Supply Chain
Nhập môn Quản Trị Logistics & Supply Chain
 
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngGiáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
 
Bài giảng về logistics
Bài giảng về logisticsBài giảng về logistics
Bài giảng về logistics
 
Quan ly kho va hang ton kho ch3
Quan ly kho va hang ton kho ch3Quan ly kho va hang ton kho ch3
Quan ly kho va hang ton kho ch3
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
 
Chuoi cung ung wal mart
Chuoi cung ung wal martChuoi cung ung wal mart
Chuoi cung ung wal mart
 
Walmart - Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
Walmart - Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)Walmart - Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
Walmart - Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
 
Chuoi cung ung wal mart
Chuoi cung ung wal martChuoi cung ung wal mart
Chuoi cung ung wal mart
 
200 đề tài luận văn ngành chuỗi cung ứng
200 đề tài luận văn ngành chuỗi cung ứng200 đề tài luận văn ngành chuỗi cung ứng
200 đề tài luận văn ngành chuỗi cung ứng
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
 
Khóa luận.
Khóa luận.Khóa luận.
Khóa luận.
 
Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)
Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)
Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)
 

Similar to Chuong 1

Giao trinh quan tri chuoi cung ung
Giao trinh quan tri chuoi cung ungGiao trinh quan tri chuoi cung ung
Giao trinh quan tri chuoi cung ungLuyến Hoàng
 
Giao trinh-quan-tri-chuoi-cung-ung
Giao trinh-quan-tri-chuoi-cung-ungGiao trinh-quan-tri-chuoi-cung-ung
Giao trinh-quan-tri-chuoi-cung-ungxuanduong92
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainxuanduong92
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chain
a2zmen
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chain
hangiang_ktct
 
Bộ đồ ngủ lông cừu đáng yêu thu đông cho nữ
Bộ đồ ngủ lông cừu đáng yêu thu đông cho nữBộ đồ ngủ lông cừu đáng yêu thu đông cho nữ
Bộ đồ ngủ lông cừu đáng yêu thu đông cho nữ
goodnitesleepwear9
 
Cơ sở lý luận về quản trị kênh phân phối sản phẩm
Cơ sở lý luận về quản trị kênh phân phối sản phẩmCơ sở lý luận về quản trị kênh phân phối sản phẩm
Cơ sở lý luận về quản trị kênh phân phối sản phẩm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kênh phân phối.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kênh phân phối.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kênh phân phối.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kênh phân phối.docx
luanvantrust.com DV viết bài trọn gói: 0917193864
 
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi ...
 Hoàn thiện chiến lược kênh           phân phối sản phẩm túi ... Hoàn thiện chiến lược kênh           phân phối sản phẩm túi ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi ...
Viện Quản Trị Ptdn
 
Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Kênh Phân Phối Trong Doanh Nghiệp
Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Kênh Phân Phối Trong Doanh NghiệpCơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Kênh Phân Phối Trong Doanh Nghiệp
Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Kênh Phân Phối Trong Doanh Nghiệp
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản Trị Phân Phối Và Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Tràng An.doc
Quản Trị Phân Phối Và Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Tràng An.docQuản Trị Phân Phối Và Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Tràng An.doc
Quản Trị Phân Phối Và Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Tràng An.doc
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị kênh phân phối tại công ty Chiếu...
Giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị kênh phân phối tại công ty Chiếu...Giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị kênh phân phối tại công ty Chiếu...
Giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị kênh phân phối tại công ty Chiếu...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍👍 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Cơ sở lý luận về kênh phân phối của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về kênh phân phối của doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về kênh phân phối của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về kênh phân phối của doanh nghiệp.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍👍 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Báo cáo thực tập Quản lý chuỗi cung ứng Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Báo cáo thực tập Quản lý chuỗi cung ứng Trường Đại học Ngoại Thương.docBáo cáo thực tập Quản lý chuỗi cung ứng Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Báo cáo thực tập Quản lý chuỗi cung ứng Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ungGiao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
thúy kiều
 

Similar to Chuong 1 (20)

Giao trinh quan tri chuoi cung ung
Giao trinh quan tri chuoi cung ungGiao trinh quan tri chuoi cung ung
Giao trinh quan tri chuoi cung ung
 
Giao trinh-quan-tri-chuoi-cung-ung
Giao trinh-quan-tri-chuoi-cung-ungGiao trinh-quan-tri-chuoi-cung-ung
Giao trinh-quan-tri-chuoi-cung-ung
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chain
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chain
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chain
 
Bộ đồ ngủ lông cừu đáng yêu thu đông cho nữ
Bộ đồ ngủ lông cừu đáng yêu thu đông cho nữBộ đồ ngủ lông cừu đáng yêu thu đông cho nữ
Bộ đồ ngủ lông cừu đáng yêu thu đông cho nữ
 
Cơ sở lý luận về quản trị kênh phân phối sản phẩm
Cơ sở lý luận về quản trị kênh phân phối sản phẩmCơ sở lý luận về quản trị kênh phân phối sản phẩm
Cơ sở lý luận về quản trị kênh phân phối sản phẩm
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kênh phân phối.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kênh phân phối.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kênh phân phối.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kênh phân phối.docx
 
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
 
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi ...
 Hoàn thiện chiến lược kênh           phân phối sản phẩm túi ... Hoàn thiện chiến lược kênh           phân phối sản phẩm túi ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi ...
 
Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Kênh Phân Phối Trong Doanh Nghiệp
Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Kênh Phân Phối Trong Doanh NghiệpCơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Kênh Phân Phối Trong Doanh Nghiệp
Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Kênh Phân Phối Trong Doanh Nghiệp
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI.docx
 
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
 
Quản Trị Phân Phối Và Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Tràng An.doc
Quản Trị Phân Phối Và Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Tràng An.docQuản Trị Phân Phối Và Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Tràng An.doc
Quản Trị Phân Phối Và Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Tràng An.doc
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
Giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị kênh phân phối tại công ty Chiếu...
Giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị kênh phân phối tại công ty Chiếu...Giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị kênh phân phối tại công ty Chiếu...
Giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị kênh phân phối tại công ty Chiếu...
 
Cơ sở lý luận về kênh phân phối của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về kênh phân phối của doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về kênh phân phối của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về kênh phân phối của doanh nghiệp.docx
 
Báo cáo thực tập Quản lý chuỗi cung ứng Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Báo cáo thực tập Quản lý chuỗi cung ứng Trường Đại học Ngoại Thương.docBáo cáo thực tập Quản lý chuỗi cung ứng Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Báo cáo thực tập Quản lý chuỗi cung ứng Trường Đại học Ngoại Thương.doc
 
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ungGiao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
 

More from hoannguyen

Phan loai chi phi
Phan loai chi phiPhan loai chi phi
Phan loai chi phihoannguyen
 
Bai giang tc& lap da pttc. ppoint ht
Bai giang tc& lap da  pttc. ppoint htBai giang tc& lap da  pttc. ppoint ht
Bai giang tc& lap da pttc. ppoint hthoannguyen
 
Phan tich lam phat
Phan tich lam phatPhan tich lam phat
Phan tich lam phat
hoannguyen
 
De thi trac nghiem kinh te vi mo
De thi trac nghiem kinh te vi moDe thi trac nghiem kinh te vi mo
De thi trac nghiem kinh te vi mohoannguyen
 
Logistics and supply chain management in the hotel industry impa
Logistics and supply chain management in the hotel industry  impaLogistics and supply chain management in the hotel industry  impa
Logistics and supply chain management in the hotel industry impahoannguyen
 
Tongquanluutru
TongquanluutruTongquanluutru
Tongquanluutruhoannguyen
 
Tourism casino resort_dp_2
Tourism casino resort_dp_2Tourism casino resort_dp_2
Tourism casino resort_dp_2hoannguyen
 

More from hoannguyen (14)

Tinh gia
Tinh giaTinh gia
Tinh gia
 
Ra quyet dinh
Ra quyet dinhRa quyet dinh
Ra quyet dinh
 
Phan tich cvp
Phan tich cvpPhan tich cvp
Phan tich cvp
 
Phan loai chi phi
Phan loai chi phiPhan loai chi phi
Phan loai chi phi
 
Dutoan
DutoanDutoan
Dutoan
 
Bai giang tc& lap da pttc. ppoint ht
Bai giang tc& lap da  pttc. ppoint htBai giang tc& lap da  pttc. ppoint ht
Bai giang tc& lap da pttc. ppoint ht
 
Planning
PlanningPlanning
Planning
 
Phan tich lam phat
Phan tich lam phatPhan tich lam phat
Phan tich lam phat
 
Midterm exam
Midterm examMidterm exam
Midterm exam
 
De thi trac nghiem kinh te vi mo
De thi trac nghiem kinh te vi moDe thi trac nghiem kinh te vi mo
De thi trac nghiem kinh te vi mo
 
Logistics and supply chain management in the hotel industry impa
Logistics and supply chain management in the hotel industry  impaLogistics and supply chain management in the hotel industry  impa
Logistics and supply chain management in the hotel industry impa
 
Tongquanluutru
TongquanluutruTongquanluutru
Tongquanluutru
 
Luat golf
Luat golfLuat golf
Luat golf
 
Tourism casino resort_dp_2
Tourism casino resort_dp_2Tourism casino resort_dp_2
Tourism casino resort_dp_2
 

Chuong 1

  • 1. TS.Lê Thị Minh Hằng 1 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG Mục tiêu của chương: Sau khi đọc chương này bạn sẽ có khả năng: 1. Thảo luận mục tiêu của chuỗi cung ứng và giải thích ảnh hưởng của những quyết định về chuỗi cung ứng đối với sự thành công của tổ chức 2. Nhận diện ba giai đoạn quan trọng trong quyết định về chuỗi cung ứng và giải thích ý nghĩa của mỗi giai đoạn 3. Mô tả quan điểm chu trình và quan điểm kéo/đẩy trong chuỗi cung ứng 4. Phân loại những thủ tục vĩ mô của chuỗi cung ứng trong tổ chức Trong chương này, chúng ta sẽ cung cấp một sự thông hiểu về khái niệm chuỗi cung ứng và những vấn đề cần phải xem xét khi thiết kế, hoạch định hay tác nghiệp một chuỗi cung ứng. Chúng ta cũng thảo luận về ý nghĩa của những quyết định về chuỗi và hiệu quả của chuỗi đối với sự thành công của công ty. Chúng ta cũng cung cấp một số ví dụ trong những ngành khác nhau để có thể mô tả những vấn đề đa dạng về chuỗi cung ứng, cái mà tổ chức cần phải xem xét tại cấp chiến lược, hoạch định hay tác nghiệp. I. CHUỖI CUNG ỨNG LÀ GÌ? Mội chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các bộ phận liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng bao gồm không chỉ những nhà sản xuất và cung cấp, mà nó còn bao gồm những nhà cung ứng vận tải, kho bãi, nhà bán lẻ, thậm chí cả khách hàng. Với mỗi tổ chức, chẳng hạn như nhà sản xuất chế tạo, chuỗi cung ứng bao gồm mọi chức năng liên quan với nhau để thu nhận và đáp ứng những đòi hỏi/nhu cầu của khách hàng. Những chức năng này bao gồm bộ phận phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng (có thể có thêm những bộ phận chức năng khác). Hãy xem xét một khách hàng đi vào cửa hàng Wal-Mart để mua thuốc tẩy. Chuỗi cung ứng bắt đầu với khách hàng và nhu cầu mua thuốc tẩy của họ. Giai đoạn tiếp theo của chuỗi là cửa hàng bán lẻ Wal-Mart nơi mà khách hàng viếng thăm. Wal-Mart tồn kho thuốc tẩy trên kệ hàng. Hàng hóa này được cung ứng từ một kho hàng chứa thành phẩm của Wal-Mart hay được cung ứng từ một nhà phân phối (bên thứ 3). Hàng hóa của nhà phân phối này được tồn
  • 2. TS.Lê Thị Minh Hằng 2 kho bởi một nhà sản xuất (ví dụ Proctor & Gamble). Nhà sản xuất P&G nhận nguyên vật liệu từ một số nhà cung cấp, người có thể lại nhận nguyên vật liệu từ một số nhà cung cấp khác. Ví dụ, vật liệu bao gói có thể do Tenneco (một nhà cung cấp bao bì) cung cấp, trong khi Tenneco nhận nguyên vật liệu để sản xuất bao bì từ những nhà cung cấp khác. Chuỗi này được mô tả trong hình 1.1, với mũi tên biểu thị dòng dịch chuyển vật chất. Một chuỗi cung ứng là năng động và liên quan tới những dòng thông tin, sản phẩm và vốn liên tục từ giai đoạn này tới giai đoạn khác. Trong ví dụ của chúng ta, Wal-Mart cung cấp sản phẩm, giá cả và thông tin cho khách hàng. Khách hàng dịch chuyển vốn vào Wal-Mart. Wal- Mart dịch chuyển dữ liệu tại điểm bán, đồng thời bổ sung đơn đặt hàng vào hệ thống kho hoặc nhà phân phối, người sẽ dịch chuyển để đơn hàng vào lại kho của Wal-Mart. Wal-Mart dịch chuyển vốn cho nhà phân phối sau khi đặt hàng. Nhà phân phối cũng cung cấp thông tin về định giá và gửi kế hoạch tới cho Wal-Mart. Wal-Mart có thể gửi những bao bì có thể tái chế lại để thực hiện tái chế. Tương tự, dòng thông tin, nguyên vật liệu và vốn được tiếp tục dịch chuyển trong chuỗi. Trong một ví dụ khác, khi khách hàng thực hiện mua hàng online từ Dell, chuỗi cung ứng bao gồm khách hàng, trang web của Dell, dây chuyền lắp ráp của Dell, nhà cung ứng linh kiện cho Dell và những nhà cung ứng của nhà cung ứng này. Trang Web cung cấp cho khách hàng thông tin về giá, chủng loại sản phẩm và sự sẵn sàng của sản phẩm. Khi có một sự lựa chọn, khách hàng nhập thông tin đặt hàng và tiến hành thanh toán. Sau đó, khách hàng có thể quay lại trang web để kiểm tra trạng thái đơn hàng. Những giai đoạn sau của chuỗi cung ứng sử dụng các thông tin đặt hàng để đáp ứng nhu cầu. Tiến trình này liên quan tới dòng thông tin, sản phẩm và vốn gia tăng. Những ví dụ này mô tả khách hàng là một phần tích hợp của chuỗi cung ứng. Thực ra, mục đích chính của bất kì chuỗi cung ứng nào cũng là làm hài lòng khách hàng, và điều đó sẽ đem lại lợi nhuận cho chính chuỗi cung ứng. Phạm trù chuỗi cung ứng gợi lên hình ảnh về sản phẩm hay nguồn cung ứng di chuyển từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất, tới nhà phân phối, người bán lẻ và tới khách hàng. Dĩ nhiên, sản phẩm hay nguồn cung ứng là một phần của chuỗi, nhưng dòng thông tin và dòng vốn cũng là một phần quan trọng. Phạm trù chuỗi cung ứng cũng có thể hàm ý rằng mỗi người liên quan tới một giai đoạn của chuỗi. Thực ra, một nhà sản xuất có thể nhận nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung cấp và sau đó phân phối cho nhiều nhà phân phối. Do đó, thực sự hầu hết chuỗi cung ứng là một mạng lưới. Người ta cũng có thể
  • 3. TS.Lê Thị Minh Hằng 3 sử dụng cụm từ mạng lưới cung ứng (network) hay mạng cung ứng (web) để mô tả cấu trúc của chuỗi cung ứng, như trong hình 1.2. Một chuỗi cung ứng cũng có thể liên quan tới nhiều giai đoạn. Những giai đoạn của chuỗi cung ứng bao gồm: - Khách hàng - Người bán lẻ - Người bán sỉ/nhà phân phối - Nhà sản xuất - Nhà cung cấp nguyên vật liệu Mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng được liên kết với nhau thông qua dòng sản phẩm, thông tin và dòng vốn. Những dòng này thường xuất hiện trong cả hai hướng và có thể được quản trị bởi một giai đoạn của chuỗi hoặc bởi một người trung gian. Mỗi giai đoạn trong hình 1.2 có thể không hiện diện trong chuỗi. Một thiết kế thích hợp của chuỗi cung ứng phụ thuộc vào cả nhu cầu của khách hàng và vai trò của họ trong từng giai đoạn của chuỗi. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như Dell, một nhà sản xuất có thể đáp ứng trực tiếp đơn hàng của khách hàng. Dell không có nhà bán lẻ, bán sỉ hay nhà phân phối trong chuỗi của họ. Trong trường hợp khác, chẳng hạn như công ty L.L.Bean, nhà sản xuất không đáp ứng trực tiếp nhu cầu của khách hàng. Trong trường hợp này, L.L.Bean giữ hàng tồn kho để cung cấp cho khách hàng. So với chuỗi cung ứng của Dell, chuỗi cung ứng của L.L.Bean có một giai đoạn phụ nằm giữa khách hàng và nhà cung ứng. Trong trường hợp của những cửa hàng bán lẻ, chuỗi cung ứng có thể bao gồm nhà bán sỉ hay nhà phân phối, người nằm giữa nhà sản xuất và cửa hàng bán lẻ. II. Mục tiêu của một chuỗi cung ứng Mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tổng thể của chuỗi. Giá trị của một chuỗi được tạo ra từ sự khác biệt giữa sản phẩm cuối cùng, cái khách hàng nhận được và chi phí của chuỗi để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đối với hầu hết các chuỗi thương mại, giá trị liên quan mạnh tới khả năng sinh lợi của chuỗi cung ứng (được coi như giá trị thặng dư của chuỗi cung ứng), đó là sự khác biệt giữa lợi nhuận được tạo ra từ khách hàng và tổng chi phí trong chuỗi. Ví dụ, một khách hàng mua một router wireless từ Best Buy với giá 60 USD. Best Buy và những giai đoạn khác của chuỗi phát sinh các chi phí để lưu giữ thông tin, sản
  • 4. TS.Lê Thị Minh Hằng 4 xuất các chi tiết, tồn kho, vận tải, dịch chuyển dòng vốn... Sự khác biệt giữa 60 USD, cái mà khách hàng phải trả và tổng chi phí xuất hiện trong chuỗi để sản xuất và phân phối cái router đó chính là khả năng sinh lợi hay giá trị thặng dư của chuỗi. Khả năng sinh lợi hay giá trị thặng dư là tổng lợi nhuận được chia sẻ trong chuỗi cho mọi giai đoạn hay cho cả những trung gian. Chuỗi cung ứng càng có khả năng sinh lợi cao, là chuỗi cung ứng thành công. Sự thành công của chuỗi cung ứng nên được đo lường bằng khả năng sinh lợi của chuỗi chứ không phải bằng lợi nhuận của các cá nhân. Sau khi định nghĩa sự thành công chuỗi cung ứng trong phạm trù của khả năng sinh lợi, bước tiếp theo là xem xét nguồn gốc của lợi nhuận và chi phí. Đối với mọi chuỗi cung ứng, chỉ có duy nhất một nguồn của lợi nhuận, đó là khách hàng. Tại Wal-Mart, một khách hàng mua chất tẩy rửa là một nguồn duy nhất của dòng ngân quỹ dương của chuỗi. Tất cả những dòng ngân quỹ khác chỉ đơn giản là dòng ngân quỹ trao đổi xuất hiện trong chuỗi, cái khác nhau tại mỗi giai đoạn của chuỗi và khác nhau ở mỗi người trong chuỗi. Khi Wal-Mart trả tiền cho nhà cung ứng, họ phân chia phần tiền mà khách hàng trả cho những nhà cung cấp trong chuỗi. Mọi dòng thông tin, sản phẩm và vốn tạo ra chi phí trong chuỗi. Vì vậy, việc quản lý thích hợp các dòng này đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của chuỗi. Việc quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng liên quan tới việc quản lý tài sản của chuỗi và dòng thông tin, sản phẩm, vốn để tối đa hóa khả năng sinh lợi của chuỗi. Trong sách này chúng ta sẽ tập trung mạnh vào việc phân tích mọi quyết định trong chuỗi trong phạm trù ảnh hưởng của nó tới giá trị gia tăng của chuỗi. Những quyết định này và ảnh hưởng của chúng có thể khác nhau vì nhiều lý do. Ví dụ, xem xét sự khác biệt trong cấu trúc của chuỗi cửa hàng tạp hóa, cái cung cấp hàng hóa cho khách hàng tại Mỹ và Ấn Độ. Những nhà phân phối Mỹ đóng vai trò nhỏ hơn những nhà phân phối tại Ấn Độ. Chúng ta có thể cho rằng sự khác biệt này trong cấu trúc của chuỗi là do ảnh hưởng của nàh phân phối tới giá trị thặng dư của chuỗi là khác nhau tại hai quốc gia. Tại Mỹ, việc bán lẻ rất thống nhất, với những chuỗi cung ứng lớn mua hàng hóa từ nhà sản xuất. Sự thống nhất này cho phép những người bán lẻ có thể có thêm các trung gian phân phối để giảm chi phí. Ngược lại, tại Ấn Độ, có hàng triệu của hàng bán lẻ nhỏ. Các cửa hàng nhỏ này bị hạn chế về việc tồn kho, vì vậy họ phải đặt hàng liên tục-khác biệt với việc đặt hàng khối lượng lớn hàng tuần tại Mỹ. Chỉ có một cách để nhà sản xuất giữ chi phí vận chuẩn thấp đó là họ phải vận chuyển toàn bộ hàng hóa của mình tới gần thị trường bằng khối lượng lớn, sau đó tiến hành phân phối nhỏ giọt cho những người bán lẻ. Việc hiện diện những trung gian
  • 5. TS.Lê Thị Minh Hằng 5 trong chuỗi, người có thể nhận những khối lượng hàng hóa lớn sau đó phân phối nhỏ giọt cho người bán lẻ, điều này có thể làm giảm chi phí. Tại Ấn Độ, hầu hết nhà phân phối là những cửa hàng one-stop, họ tồn kho mọi thứ từ dầu ăn, xà phòng cho đến chất tẩy rửa, những thứ do nhiều nhà sản xuất tạo ra. Bên cạnh sự phù hợp của việc mua bán one-stop, những nhà phân phối tại Ấn Độ cũng có thể giảm chi phí vận chuyển bằng cách tích hợp các sản phẩm của nhiều nhà sản xuất khi đặt hàng. Những nhà phân phối tại Ấn Độ cũng thường phân phối nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau, điều này có thể làm giảm chi phí hơn là việc mỗi nhà phân phối chỉ phân phối sản phẩm của một nhà sản xuất. Vì vậy, vai trò quan trọng của phân phối tại Ấn Độ có thể được giải thích bởi sự tăng trưởng giá trị thặng dư trong chuỗi, cái được tạo ra do có sự hiện diện của các nhà phân phối. Giá trị thặng dư trong chuỗi hàm ý rằng khi các nhà bán lẻ trở nên vững chắc thì vai trò của nhà phân phối sẽ giảm. III. Tầm quan trọng của những quyết định về chuỗi cung ứng Có một sự liên quan mật thiết giữa việc thiết kế và quản trị những dòng dịch chuyển trong chuỗi (sản phẩm, thông tin và vốn) và sự thành công của chuỗi. Wal-Mart, Dell và Seven- Eleven Japan là những ví dụ về những công ty đã có được sự thành công nhờ vào việc thiết kế, hoạch định và tác nghiệp tốt hệ thống cung ứng của họ. Ngược lại, sự thất bại của nhiều đơn vị kinh doanh điện tử như Webvan có thể là do những yếu kém của họ trong việc thiết kế và hoạch định mạng lưới phân phối. Tương tự, việc mua lại Snapple của Quaker Oat năm 1994 là một ví dụ về việc yếu kém của công tác thiết kế và quản trị chuỗi cung ứng có thể dẫn tới sự thất bại. Chúng ta thảo luận những ví dụ này ở phía sau. Wal-Mart đã trở thành một người đi đầu trong việc sử dụng thiết kế, hoạch định và tác nghiệp hệ thống phân phối để tạo lập sự thành công. Từ khi bắt đầu, công ty đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng vận tải và thông tin để hỗ trợ một các hiệu quả các dòng dịch chuyển hàng hóa và thông tin. Wal-mart thiét kế chuỗi cung ứng của họ với những mạng lưới cửa hàng xung quanh các trung tâm phân phối để hỗ trợ cho việc cung ứng hàng thường xuyên cho các cửa hàng bán lẻ, cái làm giảm chi phí. Việc cung ứng hàng thường xuyên cho phép các cửa hàng thực hiện viêc cung cấp hiệu quả hơn so với đối thủ. Wal-Mart đã dẫn đầu trong việc chia sẻ thông tin và hợp tác với nhà cung cấp để có thể giảm chi phí và cải tiến khả năng sẵn sàng của sản phẩm. Kết quả rất ấn tượng. Trong báo cáo tài chính năm 2004 của họ, Wal-Mart đã báo cáo doanh thu hơn 9 tỷ USD và lợi nhuận ròng khoảng 250 triệu USD. Đó là một kết quả phi thường đối với một công ty chỉ có sản lượng bán 1 tỷ USD vào năm 1980. Sự tăng trưởng sản lượng bán hàng năm ước tính 26%.
  • 6. TS.Lê Thị Minh Hằng 6 Qua một thời gian ngắn, Dell đã trở thành nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất toàn cầu. Năm 2004, doanh thu của Dell hơn 2.6 tỷ USD với lợi nhuận hơn 41 triệu USD. Công ty đạt được sự thành công này nhờ một phần lớn vào sự thành công của họ trong cách thức quản lý dòng sản phẩm, thông tin và vốn trong chuỗi cung ứng. Dell bỏ qua toàn bộ nhà phân phối, bán lẻ, họ bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và thông hiểu nhu cầu khách hàng cho phép Dell dự báo tốt hơn. Hơn nữa, để cải thiện sự phù hợp giữa cung cấp và nhu cầu, Dell nỗ lực cho phép khách hàng lựa chọn các máy tính, cái được lắp ráp từ những chi tiết có sẵn, ngay lập tức thông qua điện thoại hay internet. Mặt khác, Dell tập trung vào sản xuất và tồn kho trong một số vị trí và trì hoãn việc lắp ráp sản phẩm cuối cùng cho tới khi đơn hàng được đặt. Vì vậy, Dell có thể cung cấp nhiều chủng loại máy tính PC khác nhau trong khi giữ tồn kho ở mức thấp. Năm 2004, Dell giữ tồn kho ít ít hơn 5 ngày. Ngược lại, đối thủ cạnh tranh thực hiện bán qua người bán lẻ, và giữ tồn kho nhiều tuần. Nếu Intel tung ra một con chip mới, mức tồn kho nhỏ cho phép Dell có thể sử dụng con chíp mới trong máy tính của mình nhanh hơn các đối thủ. Nếu giá giảm bất thình lình, Dell sẽ ít bị thiệt hại so với đối thủ vì lượng tồn kho của họ ít. Đối với một số sản phẩm, chẳng hạn như màn hình do Sony sản xuất, Dell thực hiện chính sách không tồn kho. Những công ty vận tải sẽ vận chuyển màn hình với số lượng thích hợp theo lượng đặt hàng của khách hàng từ nhà máy của Sony tại Mexico tới nhà máy của Dell tại Austin, Texas. Quy trình này cho phép Dell tích kiệm thời gian và chi phí liên quan tới việc nắm giữ màn hình. Sự thành công của chuỗi cung ứng của Dell được hỗ trợ bởi một hệ thống trao đổi thông tin giản đơn. Dell cung cấp dữ liệu cho nhà cung cấp ngay khi nhu cầu xuất hiện. Những nhà cung cấp có thể thiết lập mức tồn kho tại nhà máy của họ the nhu cầu sản xuất hàng ngày. Dell đã tạo ra những trang web được chuyên biệt hóa theo khách hàng để những nhà cung cấp chính của họ có thể xem xét dự báo du cầu và những thông tin khác của khách hàng, điều này giúp các nhà cung cấp của Dell hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và có thể hoạch định việc sản xuất phù hợp. Mức tồn kho thấp của Dell giúp họ bảo đảm rằng phế phẩm không được tạo ra với khối lượng lớn. Khi một sản phẩm mới được giới thiệu, nhà cung cấp về kĩ thuật có thể được định vị đúng vào nhà máy. Nếu một khách hàng gặp một vấn đề, việc sản xuất có thể được ngừng lại
  • 7. TS.Lê Thị Minh Hằng 7 và vị trí sai xót sẽ được xác định ngay lập tức. Vì không tồn kho thành phẩm cuối cùng, nên những sản phẩm cuối cùng bị lỗi sẽ được giảm thiểu. Dell cũng quản lý dòng ngân quỹ của hộ một cách rất hiệu quả. Bằng việc quản trị một cách mật thiết các hoạt động tồn kho, nhận hàng và thanh toán, Dell có thể quản lý hiệu quả vòng quay vốn lưu động âm 36 ngày trong năm 2004. Mặt khác, Dell thực hiện việc kinh doanh của mình bằng tiền của người khác. Rõ ràng, việc thiết kế chuỗi cung ứng của Dell và việc quản lý dòng sản phẩm, thông tin và ngân sách của nó đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của Dell. Tuy nhiên, trong một thị trường thay đổi, việc thiết kế chuỗi cung ứng của các tổ chức tạo ra một thách thức mới cho Dell. Tuy nhiên, Dell có một chuỗi cung ứng rất thích hợp với việc cung ứng hàng hóa chuyên biệt hóa cao với chi phí thấp, điều này không phải là những phần mềm chuyên biệt hóa cao vẫn có ý nghĩa đối với máy tính cá nhân và những sản phẩm khác của Dell bán. Trong tương lai, Dell có thể sẽ suy nghĩ lại việc thiết kế mạng lưới phân phối của mình để duy trì sự thành công. Sự thất bại của nhiều đơn vị kinh doanh điện tử như Webvan và Kozmo có thể là do họ không có khả năng thiết kế một mạng lưới chuỗi cung ứng thích hợp hay không có khả năng quản lý các dòng dịch chuyển trong chuỗi một cách hiệu quả. Webvan thiết kế một chuỗi cung ứng với hệ thống kho bãi lớn tại nhiều thành phố lớn ở Mỹ, từ đó, các tiệm tạp hóa sẽ lấy hàng để giao cho khách hàng tại nhà. chuỗi cung ứng này thiết kế đã không thể cạnh tranh được với hệ thống siêu thị truyền thống về chi phí. Chuỗi cung ứng truyền thống mang sản phẩm tới một siêu thị gần khách hàng bằng việc thực hiện vận chuyển khối lượng lớn, điều đó dẫn tới việc giảm chi phí vận chuyển. Họ hướng tới một hệ thống tồn kho có thể đáp ứng nhanh và vì vậy khách hàng có thể thực hiện việc chọn lựa tại cửa hàng một cách hiệu quả. Ngược lại, Webvan có hệ thống tồn kho nhanh hơn các siêu thị, nhưng chi phí vận chuyển để giao hàng tới tận nhà khách hàng cao hơn và chi phí lao động để nhận đơn hàng cũng tăng. Kết quả là Webvan đã phải đóng cửa vào năm 2001 sau hai năm thành công từ khi IPO. Quaker Oats ... là một ví dụ khác về sự thất bại của việc thiết kế và quản trị các dòng dịch chuyển trong chuỗi đã tạo ra những thất bại về tài chính. Vào tháng 12 năm 1994, Quaker Oats đã mua Snapple, một nhà sản xuất chai nước khoáng với giá là 1.7 tỷ USD. Gatorade, một thương hiệu hàng đầu về nước giải khát cho thể thao được coi là sản phẩm nước giải khát
  • 8. TS.Lê Thị Minh Hằng 8 thành công nhất của Quaker Oats. Gatorade rất mạnh tại miền Nam và Đông Nam nước Mỹ, trong khi Snapple mạnh tại miền Bắc và West Coast. Quaker Oats cho rằng động cơ lớn của sự sát nhập này là niềm năng của hai hệ thống phân phối lớn của Snapple và Gatorade. Tuy nhiên, công ty đã không thể tận dụng được tiềm năng này. Vấn đề phát sinh từ nguyên nhân của việc biến mất các tiện ích về sản xuất và sự khác biệt về các loại khách hàng. Gatorade được sản xuất tại nhà máy ở Quaker Oats, trong khi đó Snapple được sản xuất tại một nhà thầu bên ngoài. Gatorade được bán thông qua hệ thống siêu thị và cửa hàng tạp hóa, trong khi Snapple được bán tại nhà hàng và những cửa hàng bán lẻ phụ thuộc. Hai năm sau khi Snapple được mua lại, Quaker Oats không thể nắm bắt được tiềm năng giữa hai hệ thống phân phối này. Chỉ 28 tháng sau, Quaker Oats bán Snapple cho Triarc với giá 300 triệu USD, chỉ khoảng 20% giá mua ban đầu. Không thể thực hiện được tiềm năng khi sát nhập hai hệ thống này lại là lý do cho sự thất bại của Snapple. KEY POINT Những quyết định về thiết kế, hoạch định và tác nghiệp chuỗi cung ứng đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của tổ chức. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ phân loại các quyết định trong chuỗi cung ứng dựa vào mức thường xuyên của các quyết định này và phạm trù thời gian để ra quyết định. IV. Các giai đoạn ra quyết định trong chuỗi cung ứng Việc quản trị chuỗi cung ứng thành công đòi hỏi nhiều quyết định liên quan với dòng thông tin, sản phẩm và vốn. Mỗi quyết định này được làm để tạo giá trị gia tăng cho chuỗi. Những quyết định này rơi vào ba nhóm hoặc ba giai đoạn, dựa vào sự thường xuyên của mỗi quyết định và thời gian mà quyết định ảnh hưởng. Vì vậy, mỗi loại quyết định phải xem xét sự không chắc chắn của phạm vi ra quyết định. IV.1. Chiến lược hay thiết kế chuỗi cung ứng Trong suốt giai đoạn này, để hoạch định kế hoạch marketing và định giá cho một sản phẩm, một công ty phải quyết định cấu trúc hệ thống phân phối trong những năm tiếp theo. Nó quyết định cấu trúc, các nguồn lực của chuỗi, và tiến trình tác nghiệp tại từng phân khúc trên chuỗi. Quyết định chiến lược bao gồm việc có outsource hay không, các quyết định về bố trí sản xuất và năng lực sản xuất, năng lực kho bãi, tiện ích, sản phẩm được sản xuất hay tồn kho tại các vị trí trong chuỗi, mô hình vận chuyển, các loại hệ thống thông tin cần sử dụng. Một công
  • 9. TS.Lê Thị Minh Hằng 9 ty phải bảo đảm rằng hệ thống chuỗi cung ứng của họ phải hỗ trợ cho mục tiêu chiến lược của họ và tăng giá trị gia tăng trong toàn bộ chuỗi. Những quyết định của Cisco xem xét sự lựa chọn những nguồn cung cấp các chi tiết của họ, hợp đồng với nhà sản xuất để tiến hành sản xuất và quyết định về định vị và năng lực của kho bãi và mọi quyết định về thiết kế hay chiến lược của nó. Những quyết định thiết kế chuỗi cung ứng thường là quyết định dài hạn và tốn nhiều chi phí nếu thay đổi trong ngắn hạn. Do vậy, khi công ty ra các quyết định này, họ phải tính đến sự không chắc chắn của thị trường trong nhiều năm. IV.2. Hoạch định chuỗi cung ứng Để ra quyết định trong suốt giai đoạn này, phạm vi thời gian của quyết định là từ một quý tới một năm. Vì vậy, cấu trúc chuỗi cung ứng phải được xác định trước trong giai đoạn chiến lược. Cấu trúc này xác lập những khuôn khổ mà việc hoạch định phải tuân thủ. Mục tiêu của việc hoạch định là tối đa hoá giá trị của chuỗi cung ứng, những giá trị này có thể được tạo ra trong khuôn khổ thời gian của kế hoạch chiến lược, cái vượt ra ngoài phạm vi thời gian của hoạch định. Nhiều công ty bắt đầu giai đoạn hoạch định với một bản báo nhu cầu trong năm tiếp theo của nhiều thị trường khác nhau. Việc hoạch định bao gồm việc ra các quyết định xem xét mỗi vị trí sản xuất sẽ cung cấp hàng hóa cho thị trường nào, có sử dụng hợp đồng gia công trong sản xuất không, chính sách tồn kho là gì, kế hoạch marketing và kế hoạch khuyến mãi? Những quyết định của Dell liên quan tới việc xác định mỗi vị trí sản xuất sẽ cung ứng hàng hóa cho những thị trường nào và quyết định về sản lượng sản xuất mục tiêu của mỗi vị trí sản xuất được coi là những quyết định trong giai đoạn hoạch định. Việc hoạch định thiết lập những biến số phản ánh sự hoạt động của chuỗi cung ứng trong một khoảng thời gian cụ thể. Trong giai đoạn hoạch định, công tu phải tính đến sự không chắc chắn của nhu cầu, tỉ lệ thay đổi và sự cạnh tranh trong khuôn khổ thời gian của quyết định. Trong giai đoạn hoạch định, khi mà khuôn khổ thời gian ngắn hơn và khả năng dự báo tốt, tổ chức cố gắng tích hợp sự linh hoạt vào chuỗi và phát triển chúng để tối đa hóa hiệu quả. Kết quả của giai đoạn hoạch định, những tổ chức xác lập một chính xác tác nghiệp cho những tác nghiệp ngắn hạn. IV.3. Tác nghiệp trong chuỗi cung ứng Phạm vi thời gian trong giai đoạn này tính theo tuần hoặc ngày, và trong giai đoạn này, tổ chức ra các quyết định trong khi xem xét các đơn hàng của từng khách hàng cá nhân. Tại mức tác nghiệp, cấu trúc chuỗi cung ứng được coi là đã cố định, và những chính sách đã được xác định trong giai đoạn hoạch định. Mục tiêu của những tác nghiệp trong chuỗi là nắm bắt những
  • 10. TS.Lê Thị Minh Hằng 10 đơn hàng của khách hàng một cách tốt nhất. Trong suốt giai đoạn này, tổ chức xác định tồn kho và việc sản xuất cho từng đơn hàng, thiết lập thời gian đặt hàng để đáp ứng các đơn hàng, phát hành danh sách hàng hóa được lựa chọn tại kho, xác định cách thức giao hàng và vận chuyển cho từng đơn hàng, thiết lập kế hoạch vận chuyển và giao hàng. Vì những tác nghiệp được thực thi trong ngắn hạn (theo từng phút, giờ, ngày) cho nên chúng thường là những thông tin chắc chắn. Trong khuôn khổ những chính sách đã được xác lập trong giai đoạn hoạch định, mục tiêu của giai đoạn tác nghiệp là giảm sự không chắc chắn và tối đa hóa hiệu quả. Việc thiết kế, hoạch định và tác nghiệp một chuỗi cung ứng có ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh lợi và sự thành công của tổ chức. Sự thành công lớn của những tổ chức như Wal-Mart và Dell bị ảnh hưởng nhiều bởi việc thiết kế, hoạch định và tác nghiệp chuỗi cung ứng một cách hiệu quả của họ. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ phát triển những khái niệm và phương pháp có thể sử dụng trong từng giai đoạn (thiết kế, hoạch định, tác nghiệp) của chuỗi cung ứng. Chúng ta đặc biệt tập trung vào giai đoạn thiết kế và hoạch định. KEY POINT những giai đoạn ra quyết định trong chuỗi có thể được phân loại thành ba loại: thiết kế, hoạch định hay tác nghiệp. Việc phân loại này phụ thuộc vào khuôn khổ thời gian mà những loại quyết định này có ảnh hưởng. V. Những quan điểm về một chuỗi cung ứng Một chuỗi cung ứng là tập hợp những tiến trình và dòng dịch chuyển, cái được thiết lập trong và giữa các giai đoạn của chuỗi và kết hợp với việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có hai quan điểm khác nhau để xem xét một tiến trình thực thi chuỗi. 1. Quan điểm theo chu trình: những tiến trình trong một chuỗi cung ứng được chia thành một chuỗi các chu trình, mỗi chu trình được thực hiện trong sự tương tác với hai giai đoạn khác (một giai đoạn liền trước và một giai đoạn liền sau) của chuỗi cung ứng. 2. Quan điểm đẩy/kéo: những tiến trình trong chuỗi cung ứng được chia thành hai loại dưa vào việc chúng được bắt đầu trước hay sau khi khách hàng đặt hàng. Tiến trình kéo được bắt đầu khi khách hàng đã đặt hàng, trong khi đó tiến trình đẩy được bắt đầu trước khi khách hàng đặt hàng.
  • 11. TS.Lê Thị Minh Hằng 11 V.1. Quan điểm chu trình Theo quan điểm chu trình, các tiến trình trong chuỗi cung ứng được chia thành 4 chu trình, như trong hình 1.3 sau: - Chu trình đặt hàng của khách hàng - Chu trình cung cấp (phân phối) - Chu trình sản xuất - Chu trình thu mua Mỗi chu trình xuất hiện trong sự tương tác với 2 giai đoạn khác của chuỗi. Bốn chu trình sẽ tại ra 5 giai đoạn trong chuỗi. Không phải mọi chuỗi cung ứng đều có đầy đủ 4 chu trình. Ví dụ, một chuỗi cung ứng tạp hóa, cái bản lẻ những sản phẩm đã được tồn kho và tiến hành đặt hàng từ những nhà phân phối. Hệ thống này có vẻ như có đủ 4 chu trình. Ngược lại, Dell bán hàng trực tiếp cho khách hàng, vì vậy nó đã bỏ qua người bán lẻ và người phân phối. Mỗi chu trình bao gồm 6 tiểu quy trình, như trong hình 1.4. Mỗi chu trình bắt đầu với việc phân phối các hoạt động marketing tới khách hàng. Sau đó, người mua sẽ thiết đặt các đơn hàng và nhận chúng từ những nhà cung cấp. Nhà cung cấp tiến hành cung cấp các đơn hàng cho khách hàng. Người mua cũng có thể trả lại một số sản phẩm hay các vật liệu có khả năng tái chế cho nhà cung cấp hay cho một bên thứ ba. Những hoạt động của một chu trình sau đó sẽ được bắt đầu vào một chu trình khác. Dựa vào những tương tác trong các vấn đề này, các tiểu quy trình được hình thành như trong hình 1.4. Khi khách hàng mua hàng trực tuyến tại Amazon, họ là một phần của chu trình đặt hàng, trong đó khách hàng là người mua và Amazon là người bán. Ngược lại, khi Amazon đặt sách từ nhà phân phối để thực hiện việc tồn kho của mình, nó là một phần của chu trình cung ứng-khi đó Amazon được coi là người mua và nhà phân phối là nhà cung cấp. Với mỗi chu trình, mục tiêu của người mua là được bảo đảm sản phẩm sẵn sàng và việc đặt hàng tối ưu về mặt kinh tế. Nhà cung cấp thực hiện dự báo đơn hàng của khách hàng và giảm chi phí để thực hiện đơn hàng. Sau đó, nhà cung cấp làm việc để đáp ứng đơn hàng đúng hạn, cải thiện hiệu quả và sự chính các của quy trình đáp ứng đơn hàng. Người mua sau đó làm việc để giảm chi phí của quá trình nhận hàng. Những dòng thu nhận hàng hóa ngược lại cũng được quản lý để giảm chi phí và đáp ứng các mục tiêu về môi trường.
  • 12. TS.Lê Thị Minh Hằng 12 Mặc dù mỗi chu trình có cùng các tiểu quy trình giống nhau, nhưng có một vài khác biệt quan trọng giữa các chu trình. Trong chu trình đặt hàng, nhu cầu là yếu tố bên ngoài của chuỗi và vì vậy nó không chắc chắn. Trong những chu trình khác, việc thiết lập đơn hàng vẫn là không chắc chắn nhưng chúng có thể được hoạch định dựa vào chính sách của từng giai đoạn cụ thể trong chuỗi cung ứng. Ví dụ, trong chu trình thu mua, một nhà cung cấp lốp xe cho một nhà sản xuất xe hơi có thể dự báo nhu cầu lốp xe chính xác dựa vào kế hoạch sản xuất của nhà máy. Sự khác biệt thứ hai trong các chu trình liên quan tới quy mô của một đơn hàng. nếu khách hàng mua từng chiếc xe hơi đơn lẻ, trong khi người buôn đặt hàng nhiều chiếc một lúc từ nhà sản xuất và nhà sản xuất đặt hàng khối lượng lớn từ người sản xuất lốp. Khi chúng ta di chuyển từ khách hàng tới nhà cung cấp theo chuỗi thì số lượng đơn hàng giảm và khối lượng đặt hàng tăng lên. Đo đó, tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin và chính sách tác nghiệp dọc trong chuỗi tăng lên. Quan điểm chu trình của chuỗi cung ứng rất hữu dụng khi xem xét các quyết định tác nghiệp vì nó xác định một cách rõ ràng vai trò của từng thành viên trong chuỗi. Việc mô tả chi tiết chuỗi cung ứng theo chu trình hỗ trợ mạnh cho việc thiết kế chuỗi cung ứng trong việc xác định cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ các thủ tục của chuỗi. Ví dụ, quan điểm chu trình là hữu dụng khi thiết lập hệ thống thông tin để hỗ trợ cho những tác nghiệp trong chuỗi. KEY POINT Xem xét chuỗi cung ứng theo quan điểm quy trình xác định các thủ tục và những đối lượng liên quan trong từng thủ tuch. Quan điểm này rất hữu dụng khi xem xét các quyết định tác nghiệp vì nó xác định một cách chính xác vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong chuỗi và đầu ra mong muốn của từng quy trình. V.2. Quan điểm kéo/đẩy của những thủ tục trong chuỗi cung ứng Mọi thủ tục trong chuỗi cung ứng rơi vào một trong hai loại kéo hoặc đẩy dựa vào thời gian họ thực hiện các tác nghiệp liên quan tới khách hàng cuối cùng. Với tiến trình kéo, tác nghiệp được bắt đầu để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Với tiến trình đẩy, tác nghiệp được bắt đầu trước khi khách hàng đặt hàng, vì vậy, tại thời gian tác nghiệp của các tiến trình kéo, nhu cầu khách hàng đã được biết chắc chắn, trong khi đó, vào lúc tác nghiệp, các tiến trình đẩy chưa biết nhu cầu khách hàng, và họ phải tiến hành dự đoán nhu cầu. Tiến trình kéo cũng có thể coi là tiến trình phản ứng (reactive) vì nó phản ứng lại các đơn hàng của khách hàng. Trong khi đó tiến trình đẩy là tiến trình suy đoán (speculation) vì nó đáp ứng nhu cầu suy đoán (dự đoán) hơn là nhu cầu thực. Ranh giới đẩy/kéo trong chuỗi cung ứng chia tiến trình kéo với
  • 13. TS.Lê Thị Minh Hằng 13 đẩy như trong hình 1.5. Tiến trình đẩy tác nghiệp trong một môi trường không chắc chắn vì nhu cầu khách hàng không được biết trước. Tiến trình kéo tác nghiệp trong điều kiện đã biết chắc chắn nhu cầu. Tuy nhiên, chúng ta thường bị thúc ép bởi tồn kho và những quyết định về năng lực, những cái được thực hiện trong giai đoạn đẩy. Hãy so sánh hệ thống làm để tồn kho nhu của L.L.Bean và hệ thống sản xuất theo đơn hàng của Dell để so sánh quan điểm kéo/đẩy và quan điểm chu trình của chuỗi cung ứng. L.L.Bean tác nghiệp mọi thủ tục theo chu trình đặt hàng của khách hàng sau khi khách hàng tới đặt hàng. Mọi thủ tục của chu trình đặt hàng, đều là các thủ tục kéo. Đơn hàng được đáp ứng từ hàng hóa ở trong kho, cái đã được thực thi trước khi khách hàng đặt hàng. Mục tiêu của chu trình cung ứng là bảo đảm sự sẵn có của sản phẩm khi khách hàng tới. Mọi thủ tục trong chu trình cung ứng được thực hiện trước khi nhu cầu của khách hàng xuất hiện, và vì vậy chúng là các thủ tục đẩy. Chu trình sản xuất và thu mua cũng được thực hiện tương tự. Thực ra, nguyên vật liệu, chẳng hạn như vải được mua từ 6 tới 9 tháng trước khi nhu cầu xuất hiện. Bản thân nhà sản xuất bắt đầu việc sản xuất từ 3 tới 6 tháng trước khi sản phẩm có mặt tại điểm bán. Thủ tục trong chuỗi cung ứng của L.L.Bean được chia thành các hệ thống kéo và đẩy như hình 1.6. Hệ thống sản xuất theo đoan hàng chẳng hạn như hệ thống sản xuất máy vi tính của Dell là một tình huống khác. Dell không bán hàng qua hệ thống bán lại hay qua nhà phân phối mà nó bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Nhu cầu không được đáp ứng bằng sản phẩm được tồn kho mà được đáp ứng bằng việc sản xuất trực tiếp. Khi một đơn hàng đến, nó sẽ phát lệnh sản xuất cho bộ phận sản xuất. Vì vậy, chu trình sản xuất là một phần của quy trình đáp ứng đơn hàng trong chu trình đặt hàng của khách hàng. Chỉ có hai chu trình hiệu quả trong chuỗi cung ứng của Dell: (1) chu trình đặt hàng của khách hàng và chu trình sản xuất và (2) chu trình thu mua như trong hình 1.7. Mọi tiến trình trong chu trình đặt hàng và sản xuất của Dell là những tiến trình kéo vì chúng được bắt đầu khi đơn hàng của khách hàng tới. Tuy nhiên, Dell không đặt hàng để đáp ứng các đơn hàng của khách hàng, tồn kho được thiết lập trước khi có nhu cầu của khách hàng. Mọi tiến trình trong chu trình thu mua của Dell là các tiến trình đẩy vì chúng đáp ứng các nhu cầu dự báo. Các tiến trình trong chuỗi cung ứng của Dell được phân chia thành tiến trình kéo và đẩy theo hình 1.7.
  • 14. TS.Lê Thị Minh Hằng 14 Phương diện đẩy/kéo của chuỗi cung ứng rất hữu dụng khi xem xét các quyết định chiến lược liên quan tới việc thiết kế chuỗi cung ứng. Mục tiêu của nó là nhận diện ranh giới thích hợp giữa kéo và đẩy để có thể đáp ứng việc cung ứng và nhu cầu một cách hiệu quả. Ngành công nghiệp sơn là một ví dụ tuyệt với về việc phân chia ranh giới giữa kéo và đẩy một cách thích hợp để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nhà sản xuất sơn phải sản xuất những mầu sắc cơ bản, sau đó pha chế thành các mầu phức hợp và đóng gói. Đến những năm 1980, mọi thủ tục được thực hiện trong những nhà máy lớn và sơn có thể được vận chuyển tới cửa hàng. Những thủ tục này được coi như là những thủ tục đẩy, chúng được thực hiện theo một dự báo trước khi nhu cầu của khách hàng xuất hiện. Vì sự không chắc chắn của nhu cầu, những chuỗi cung cấp sơn gặp khó khăn lớn trong việc cung cấp và đáp ứng nhu cầu. Tới những năm 1990, chuỗi cung ứng sơn được cấu trúc lại. Việc pha trộn mầu sơn được thực hiện tại cửa hàng sau khi khách hàng đặt hàng. Nói cách khác, việc pha trộn sơn được chuyển từ thủ tục đẩy sang thủ tục kéo trong khi đó việc pha chế các mầu cơ bản và đóng gói vẫn được thực hiện theo các thủ tục đẩy. Kết quả là khách hàng luôn có thể có đúng mầu sắc mà họ lựa chọn trong khi tổng lượng tồn kho sơn trong chuỗi cung ứng được giảm. KEY POINT Phương diện kéo/đẩy của chuỗi cung ứng phân loại các thủ tục giựa vào việc chúng được bắt đầu khi có đơn hàng (kéo) hay chúng được bắt đầu trước khi có đơn hàng (đẩy). Phương diện này rất hữu dụng khi xem xét các quyết định chiến lược liên quan tới việc thiết kế chuỗi. VI. Những thủ tục vĩ mô của chuỗi cung ứng trong một tổ chức Mọi thủ tục của chuỗi được thảo luận trong hai phương diện và trong toàn bộ sách này chúng được phân loại vào ba tiến trình vĩ mô như trong hình 1.8. 1. Quản trị quan hệ khách hàng (CRM): là tất cả các thủ tục tập trung vào tương tác giữa tổ chức và khách hàng của họ. 2. Quản trị chuỗi cung ứng nội bộ (ISCM): là tất cả các thủ tục bên trong của tổ chức 3. Quản trị mối quan hệ với nhà cung ứng (SRM): là tất cả các thủ tục tập trung vào tương tác giữa tổ chức và nhà cung cấp của họ. Ba thủ tục vĩ mô quản lý dòng dịch chuyển thông tin, sản phẩm và vốn để tạo ra, nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thủ tục vĩ mô CRM được thực thi để tạo ra nhu cầu của khách hàng và hỗ trợ cho việc thiết đặt và theo dõi đơn hàng. Nó bao gồm những thủ tục như marketing,
  • 15. TS.Lê Thị Minh Hằng 15 định giá, bán hàng, quản trị đơn và và quản trị call center. Tại một nhà phân phối công nghiệp, chẳng hạn như W.W.Grainger, thủ tục CRM bao gồm việc chuẩn bị catalog và các vật dụng marketing khác, quản trị trang web, quản trị call center nơi nhận đơn hàng và cung cấp dịch vụ. Thủ tục vĩ mô ISCM thực hiện việc đáp ứng nhu cầu sao cho chính xác về thời gian và có chi phí thấp nhất có thể. Thủ tục ISCM bao gồm việc hoạch định sản xuất nội bộ và khả năng tồn kho, chuẩn bị nhu cầu và kế hoạch cung chấp và đáp ứng các đơn hàng hiện tại. Tại W.W.Grainger, các thủ tục bao gồm việc hoạch định về định vị, quy mô kho bãi; việc quyết định sản phẩm nào được lưu trữ tại kho nào, chuẩn bị chính sách tồn khovà vận chuyển, đóng gói và giao hàng. Thủ tục vĩ mô SRM nắm bắt việc sắp xếp và quản lý các nguồn cung cấp. Thủ tục SRM bao gồm việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, thương lương, các điều khoản cung cấp và truyền thông về sản phẩm mới và các đơn hàng tới nhà cung cấp. Toàn bộ ba thủ tục vĩ mô và các thủ tục con của nó được mô tả trong hình 1.8. Ba thủ tục vĩ mô này được thực thi để phục vụ cho cùng một khách hàng. Sự tích hợp tốt ba thủ tục vĩ mô này có ảnh hưởng to lớn đến sự thành công của chuỗi cung ứng. Tầm quan trọng của việc tích hợp này sẽ được thảo luận trong chương 16 và 17. Cấu trúc tổ chức của một công ty cũng có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của sự tích hợp này. Trong nhiều công ty, marketing chịu trách nhiệm về thủ tục vĩ mô CRM, bộ phận sản xuất nắm giữ thủ tục ISCM và bộ phận mua sắm nắm giữ thủ tục SRM, và có ít sự truyền thông giữa các bộ phận này. Không phải là hiếm khi mà bộ phận marketing và sản xuất có hai kết quả dự báo khác nhau. Việc thiếu tích hợp giữa chúng sẽ giết chết khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu hiệu quả của chuỗi cung ứng, dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng và làm tăng chi phí. Do đó, công tu phải cấu trúc một cơ cấu tổ chức chuỗi cung ứng tốt, cái phản ánh các thủ tục vĩ mô và bảo đảm sự truyền thông và liên kết tốt giữa các đối tượng trong một thủ tục và giữa các thủ tục với nhau. KEY POINT với một tổ chức, mọi hoạt động của chuỗi cung ứng đều thuộc một trong ba thủ tục: CRM, ISCM và SRM. Sự tích hợp giữa ba thủ tục vĩ mô này đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của việc quản trị chuỗi cung ứng. TÓM TẮT MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1. Thảo luận về mục tiêu của chuỗi cung ứng và giải thích ảnh hưởng của những quyết định của chuỗi tới sự thành công của tổ chức.
  • 16. TS.Lê Thị Minh Hằng 16 Mục tiêu của chuỗi cung ứng là tối đa hóa khả năng sinh lợi trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Khả năng sinh lợi của chuỗi là sự khác biệt giữa lợi nhuận sinh ra từ khách hàng và tổng chi phí phát sinh trong toàn bộ chuỗi. Những quyết định về chuỗi cung ứng có ảnh hưởng lớn tới sự thành công hay thất bại của mỗi tổ chức vì chúng ảnh hưởng lớn tới cả lợi nhuận và chi phí. Việc quản lý thành công các dòng sản phẩm, thông tin và vốn trong chuỗi cung cấp sự sẵn sàng cao cho sản phẩm và điều này làm giảm chi phí. 2. Nhận diện ba giai đoạn chính trong việc ra quyết định về chuỗi cung ứng và giải thích ý nghĩa của mỗi giai đoạn. Những quyết định về chuỗi cung ứng có thể được chia thành ba loại : chiến lược (thiết kế), hoạch định và tác nghiệp, dựa vào khuôn khổ thời gian tác động của quyết định. Những quyết định chiến lược liên quan tới cấu trúc của chuỗi. Những quyết định này có ảnh hưởng dài hạn trong nhiều năm. Những quyết định về hoạch định bao phủ khoảng thời gian từ vài tháng tới một năm và bao gồm các quyết định về nhà máy sản xuất, hợp đồng gia công hay khuyến mãi trong phạm vi thời gian này. Những quyết định tác nghiệp phát sinh trong phạm vi thời gian từ vài phút tới vài ngay. Nó bao gồm kế hoạch tiến độ sản xuất và tiến độ đáp ứng các đơn hàng cụ thể. Các quyết định chiến lược quyết định khuôn khổ cho việc hoạch định và các quyết định hoạch định quyết định khuôn khổ cho các quyết định tác nghiệp. 3. Mô tả phương diện chu trình và phương diện kéo/đẩy của chuỗi cung ứng. Phương diện chu trình chia các thủ tục của chuỗi cung ứng thành các chu trình, mỗi chu trình có quan hệ với 2 giai đoạn khác của chuỗi cung ứng. Mỗi chu trình bắt đầu với một đơn hàng của một giai đoạn phía trước của chuỗi và kết thúc khi đơn hàng đóa được giao cho nhà cung cấp ở giai đoạn phía sau. Phương diện kéo/đẩy chia các thủ tục của chuỗi cung ứng dựa vào mối quan hệ giữa thời điểm tác nghiệp và thời điểm. Thủ tục kéo được thực thi để đáp ứng các đơn hàng đã đặt, trong khi thủ tục đẩy được thực hiện trước khi có các đơn hàng. 4. Phân loại các thủ tục vĩ mô của một tổ chức Mọi thủ tục của chuỗi cung ứng được chia thành ba loại thủ tục vĩ mô dựa vào việc xác định khách hàng và nhà cung cấp nằm ở phần ranh giới hay nằm ở bên ngoài tổ chức. CRM là tiến trình vĩ mô bao gồm các thủ tục nằm ở ranh giới giữa khách hàng và tổ chức. Thủ tục này thực hiện việc thúc đẩy, nhận và theo dõi các đơn hàng. ISCM là thủ tục vĩ mô bao gồm mọi thủ tục bên trong tổ chức, cái được thực thi tại nhà máy để đáp ứng các đơn hàng của khách
  • 17. TS.Lê Thị Minh Hằng 17 hàng. SRM là thủ tục vĩ mô bao gồm mọi thủ tục của chuỗi cung ứng tại ranh giới giữa tổ chức và nhà cung cấp, nó thực hiện việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, sau đó tiến hành mua sản phẩm và dịch vụ từ các nhà cung cấp này.