SlideShare a Scribd company logo
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
1
LỜI NÓI ĐẦU.
Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay, mỗi một Ngân hàng đều
phải tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trong
các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng có rất nhiều nhưng sản phẩm tín dụng là
một trong những sản phẩm quan trọng của các ngân hàng Việt Nam hiện nay vì
nó mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng( chiếm tới 70% doanh thu hoạt động
của ngân hàng). Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi ngân hàng phải chú trọng đến
chất lượng công tác thẩm định khi cho vay vì công tác thẩm định cho vay rất
quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng, đến kết quả kinh
doanh của ngân hàng. Do đó để hạn chế rủi ro trong cho vay, đảm bảo thu hồi
gốc lãi tiền vay đầy đủ, đúng hạn đòi hỏi công tác thẩm định cho vay ban đầu
phải rất chặt chẽ, tuân thủ theo đúng chế độ, quy trình, quy chế , thể lệ cho vay
.Do đó để hạn chế rủi ro từ phía khách hàng và cũng giảm bớt rủi ro đến vốn
mà Ngân hàng đã cấp tín dụng, thì không gì khác hơn là phải tập trung làm kỹ
từ khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra giám sát trong khi cho vay và
kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay đúng mục đích, kịp thời phát hiện
khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kinh doanh không có hiệu quả để có
biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo thu hồi gốc lãi và hạn chế đến mức thấp nhất
rủi ro.
Chính vì nhận thức đó mà em tập trung học hỏi, nghiên cứu về nâng cao
chất lượng thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT
Ninh Bình và lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án đầu tư
tại chi nhánh NHCT Ninh Bình ” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề gồm 3 chương cơ bản :
Chương I : Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng
Chương II : Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT
Ninh Bình
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
2
Chương III : Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án
đầu tư tại chi nhánh NHCT Ninh Bình
Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như tài liệu sử dụng
nên nội dung chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp bổ ích của các thầy cô giáo và các cán bộ Ngân hàng để
đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
CHƯƠNG I:DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
1.1. Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
3
1.1.1 . Đầu tư
a. Khái niệm đầu tư.
Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực tài
chính, lao động , tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực
tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất
kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ của
ngành, cơ quan quản lý và xã hội nói riêng.Hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư
trực tiếp và gián tiếp.
Hoạt động đầu tư gián tiếp là hoạt động bỏ vốn trong đó người đầu tư
không trực tiếp tham gia điều hành quản trị vốn đầu tư đã bỏ ra.
Hoạt động đầu tư trực tiếp là hoạt động trong đó người bỏ vốn trực tiếp
tham gia điều hành quản trị vốn đầu tư đã bỏ ra. Nó chia ra thành 2 loại đầu tư
chuyển dịch và đầu tư phát triển. Trong đó:
- Nâng cấp các hoạt động đó vì mục tiêu phát triển thực chất. Nó tạo ra của
cải vật chất cho nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm Đầu tư chuyển dịch
là hoạt động đầu tư mà chủ đầu tư bỏ tiền để mua lại một số lượng đủ lớn cổ
phiếu của một doanh nghiệp nhằm tham gia nắm quyền điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Đầu tư phát triển là hoạt động bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị tài sản, tạo ra
những năng lực sảnxuất , phục vụmớibao gồm:xây dựng các công trình mới, các
hoạt động dịch vụ mới, cải tạo mở rộng cải thiện đời sống người lao động.
Có thể nói đầu tư phát triển đó là một quá trình có thời gian kéo dài trong
nhiều năm với số lượng các nguồn lực được huy động cho từng công cuộc đầu
tư khá lớn và vốn nằm đọng trong suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư(viết tắt
là DAĐT). Các thành quả của loại đầu tư này cần được sử dụng trong nhiều
năm, đủ để các lợi ích thu được tương ứng và lớn hơn những nguồn lực đã bỏ
ra. Chỉ có như vậy thì công cuộc đầu tư mới được coi là có hiệu quả.
b. Đặc trưng của đầu tư
Để làm rõ hơn nội dung của khái niệm hoạt động đầu tư, chúng ta đi sâu
phân tích các đặc trưng cơ bản của hoạt động này:
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
4
- Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường và
trước hết là quyết định tài chính.
Vốn được hiểu như là các nguồn lực sinh lợi. Dưới các hình thức khác
nhau nhưng vốn có thể xác định dưới hình thức tiền tệ. Vì vậy, các quyết định
đầu tư thường được xem xét trên phương diện tài chính (khả năng sinh lời, tổn
phí, có khả năng thu hồi được hay không…). Trên thực tế, các quyết định đầu tư
cân nhắc bởi sự hạn chế của ngân sách nhà nước, địa phương, cá nhân và được
xem xét từ các khía cạnh tài chính nói trên. Nhiều dự án có khả thi ở các
phương diện khác (kinh tế – xã hội) nhưng không khả thi về phương diện tài
chính vì thế cũng không thể thực hiện được trên thực tế.
- Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài.
Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt động chi tiêu tài chính khác,
đầu tư luôn là hoạt động có tính chất lâu dài. Do đó, mọi sự trù liệu đều là dự
tính và chịu một xác suất biến đổi nhất định do nhiều nhân tố biến đổi tác động.
Chính điều này là một trong những vấn đề then chốt phải tính đến trong nội
dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án.
- Hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động luôn cần có sự cân nhắc
giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai.
Đầu tư về một phương diện nào đó là sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh
đổi lấy lợi ích trong tương lai. Vì vậy, luôn có sự so sánh cân nhắc giữa hai loại
lợi ích này và nhà đầu tư chỉ chấp nhận trong điều kiện lợi ích thu được trong
tương lai lớn hơn lợi ích hiện này họ phải hy sinh - đó là chi phí cơ hội của nhà
đầu tư.
- Hoạt động đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro.
Các đặc trưng nói trên đã cho ta thấy đầu tư là một hoạt động chứa đựng
nhiều rủi ro do chịu xác suất nhất định của yếu tố kinh tế – chính trị – xã hội –
tài nguyên thiên nhiên…Bản chất của sự đánh đổi lợi ích và lại thực hiện trong
một thời gian dài không cho phép nhà đầu tư lường hết những thay đổi có thể
xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư so với dự tính. Tuy nhiên, nhận thức rõ
điều này nên nhà đầu tư cũng có những cách thức, biện pháp để ngăn ngừa hay
hạn chế để khả năng rủi ro là ít nhất.
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
5
Những đặc trưng nói trên cũng đặt ra cho người phân tích, đánh giá dự án
chẳng những quan tâm về mặt nội dung xem xét mà còn tìm các phương pháp,
cách thức đo lường, đánh giá để có những kết luận giúp cho việc lựa chọn và ra
quyết định đầu tư một cách có căn cứ.
c. Vai trò của đầu tư.
Từ sau Đại hội Đảng lần VI, với chủ trương chuyển đổi cơ chế kinh tế từ
tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã
có những tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ tăng trưởng cao và tương đối ổn định, tỉ lệ lạm
phát dừng lại ở mức thấp, đặt biệt kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng…cùng
với sự chuyển mình của đất nước cũng như việc thực hiện đa dạng, đa phương
hoá các phương thức sản xuất kinh doanh đã làm cho chúng ta hoà nhập hơn,
thân thiện hơn với bạn bè quốc tế. Theo đó, tư duy về kinh tế của mỗi người dân
đều thay đổi. Chính vì vậy mà người ta đã biết đến đầu tư như là một yếu tố
quan trọng cần thiết. Hay nói khác đi, đầu tư cũng giống như một chiếc chìa
khoá để chiến thắng trong cạnh tranh sinh tồn.
Tăng trưởng và phát triển bền vững là phương hướng, mục tiêu phấn đấu
của mọi quốc gia. Để đạt được điều đó cần quan tâm giải quyết các nhân tố ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn và công nghệ.
Thông qua hoạt động đầu tư, các yếu tố đó sẽ được khai thác, huy động và phát
huy một cách tối đa để từ đó tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực mới cho sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đối với nền kinh tế, đầu tư có tác động rất lớn đến tổng cung và tổng cầu.
Do đầu tư tác động không hoàn toàn phù hợp về mặt thời gian đối với nhịp độ
phát triển nên mỗi sự thay đổi tăng hoặc giảm của đầu tư đều cùng lúc vừa là
yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế.
Với những nước có tỉ lệ đầu tư lớn thì tốc độ tăng trưởng cao. Ngược lại
khi tỉ lệ đầu tư càng thấp thì tốc độ tăng trưởng và mức độ tích luỹ càng thấp.
Trong nền kinh tế quốc dân, để tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý thì vấn đề đầu
tiên có tính chất then chốt là phải thực hiện đầu tư và phân bổ vốn một cách hợp
lý. Có như vậy mới tạo ra được sự dịch chuyển về cơ cấu do mỗi ngành, mỗi
thành phần kinh tế đều có thế lực và tiềm năng riêng. Ngoài ra, kinh nghiệm của
các nơi trên thế giới cho thấy con đường tất yếu để có thể phát triển nhanh là
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
6
tăng cường đầu tư vào phát triển khu công nghiệp thương mại du lịch và dịch
vụ.
Đối với một doanh nghiệp thì đầu tư cũng đóng vai trò quyết định đến sự
tồn vong và phát triển. Trong nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp được coi là
các tế bào chủ yếu nhất cho sự phát triển chung. Để thành lập nên một doanh
nghiệp thì điều đầu tiên là phải có vốn đầu tư. Nó là một trong những yếu tố
thiết yếu để có thể tạo dựng nên nền móng cơ sở vật chất ban đầu cho doanh
nghiệp. Ngay cả sau khi doanh nghiệp đã được thành lập thì việc phát triển hay
lụi tàn đến mức nào đó cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư.
1.1.2. Dự án đầu tư.
a. Khái niệm dự án đầu tư (DAĐT)
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì “DAĐT là một tập
hợp các hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phương pháp trên
cơ sở các nguồn lực nhất định”.
Ở Việt Nam, khái niệm DAĐT được trình bày trong nghị định 52/1999
NĐ-CP về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản: “ DAĐT là tập hợp các
đề xuất có liên quan tới việc bỏ vốn để tạo vốn, mở rộng hoặc cải tạo những cơ
sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải
tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thơì gian
nhất định”.
 Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi
tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được
những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương
lai.
 Về mặt nội dung: DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quan với
nhau nhằm đạt được những mục đíchđã đề ra thông qua nguồn lực đã xác
định như vấn đề thị trường, sản phẩm, công nghệ, kinh tế , tài chính…
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
7
Vậy, DAĐT phải nhằm việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu
được đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể. Đầu vào là lao động, nguyên
vật liệu, đất đai, tiền vốn… Đầu ra là các sản phẩm dịch vụ hoặc là sự giảm bớt
đầu vào. Sử dụng đầu vào được hiểu là sử dụng các giải pháp kỹ thuật công
nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các luật lệ…
Dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì DAĐT cũng gồm những thành phần
chính sau:
+ Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án, sẽ
mang lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho chủ đầu tư nói riêng.
+ Các kết quả: Đó là những kết quả có định lượng được tạo ra từ các hoạt
động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu
của dự án.
+ Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong
dự án để tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch biểu và trách nhiệm của
các bộ phận sẽ được tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
+ Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu thiếu
các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người. Giá trị hoặc chi phí của các
nguồn lực này chính là vốn đầu tư cho các dự án.
+ Thời gian: Độ dài thực hiện DAĐT cần được cố định.
DAĐT được xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giai đoạn.
Các giai đoạn này vừa có mối quan hệ gắn bó vừa độc lập tương đối với nhau
tạo thành chu trình của dự án. Chu trình của dự án được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết
quả. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết định sự thành công hay thất bại
ở giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư.
Đối với chủ đầu tư và nhà tài trợ, việc xem xét đánh giá các giai đoạn của
chu trình dự án là rất quan trọng. Nhưng đứng ở các góc độ khác nhau, mỗi
người có mối quan tâm và xem xét các giai đoạn và chu trình cũng khác nhau.
Chủ đầu tư phải nắm vững ba giai đoạn, thực hiện đúng trình tự. Đó là điều kiện
để đảm bảo đầu tư đúng cơ hội và có hiệu quả.
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
8
b. Vai trò của DAĐT.
Vai trò của DAĐT được thể hiện cụ thể ở những điểm chính sau:
- Đối với chủ đầu tư: dự án là căn cứ quan trọng để quyết định sự bỏ vốn
đầu tư. DAĐT được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ trên cơ sở nghiên cứu
đầy đủ về các mặt tài chính, thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý. Do đó, chủ
đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc bỏ vốn ra để thực hiện dự án vì có khả năng
mang lại lợi nhuận và ít rủi ro. Mặt khác, vốn đầu tư của một dự án thường rất
lớn, chính vì vậy ngoài phần vốn tự có các nhà đầu tư còn cần đến phần vốn vay
ngân hàng. Dự án là một phương tiện rất quan trọng giúp chủ đầu tư thuyết phục
ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng xem xét tài trợ cho vay vốn. DAĐT cũng
là cơ sở để chủ đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra
quá trình thực hiện đầu tư. Quá trình này là những kế hoạch mua sắm máy móc
thiết bị, kế hoạch thi công, xây lắp, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, dự
án còn là căn cứ để đánh giá và điều chỉnh kịp thời những tồn đọng vướng mắc
trong quá trình thực hiện đầu tư, khai thác công trình.
- Đối với Nhà nước: DAĐT là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước xem xét,
phê duyệt cấp vốn và cấp giấy phép đầu tư. Vốn ngân sách Nhà nước sử dụng
để đầu tư phát triển theo kế hoạch thông qua các dự án các công trình, kết cấu
hạ tầng kinh tế – xã hội, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, cac DAĐT
quan trọng của quốc gia trong từng thời kỳ. Dự án sẽ được phê duyệt, cấp giấy
phép đầu tư khi mục tiêu của dự án phù hợp với đường lối, chính sách phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước, khi hoạt động của dự án không gây ảnh hưỏng đến
môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội. Dự án được phê duyệt thì các
bên liên q uan đến dự án phải tuân theo nội dung, yêu cầu của dự án. Nếu nảy
sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên liên quan thì dự án là một trong những
cơ sở pháp lý để giải quyết.
- Đốivới nhà tàitrợ:Khi tiếp nhận dự án xin tài trợ vốn của chủ đầu tư thì họ
sẽxem xét các nộidungcụthể củadựán đặc biệtvề mặt kinh tế tàichính, để đi đến
quyếtđịnh có đầutưhay không. Dựán chỉ đượcđầutưvốnnếucó tính khả thi theo
quanđiểm củanhà tài trợ. Ngược lạikhi chấp nhậnđầutư thì dự án là cơ sở để các
tổ chức nàylập kế hoạchcấpvốn hoặc cho vay theo mức độ hoàn thành kế hoạch
đầu tư đồng thời lập kế hoạch thu hồi vốn.
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
9
1.2. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư
1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa thẩm định dự án đầu tư
Đối với mỗi DAĐT, từ khi lập xong đến khi thực hiện phải được thẩm định
qua nhiều cấp: Nhà nước, nhà đầu tư, nhà đồng tài trợ… Đứng dưới mỗi giác
độ, có những định nghĩa khác nhau về thẩm định. Nhưng hiểu một cách chung
nhất thì:
“Thẩm định DAĐT là việc tổ chức xem xét một cách khách quan và
toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành, khai thác
và tính sinh lợi của công cuộc đầu tư”
Cụ thể theo cáchphânchia các giai đoạncủa chu trình DAĐT, ta thấy ở cuối
Bước 1 có khâu “Thẩmđịnh và ra quyết định đầu tư”. Đây là bước mà chủ đầu tư
phải trình hồ sơ nghiên cứu khả thi lên các cơ quan có thẩm quyền để xem xét
quyết định và cấp giấy phép đầu tư và cấp vốn cho hoạt động đầu tư.
Dưới góc độ là người cho vay vốn, các Ngân hàng thương mại (viết tắt là
NHTM) khi nhận được bản luận chứng kinh tế kỹ thuật sẽ tiến hành thẩm định
theo các chỉ tiêu và ra quyết định là có cho vay hay không cho vay. Sau đó là đi
đến “đàm phán và ký kết hợp đồng”. Như vậy có thể hiểu thẩm định DAĐT
trong Ngân hàng là thẩm định trước đầu tư hay thẩm định tín dụng. Nó được
đánh giá là công tác quan trọng nhất.
1.2.2. Phương pháp thẩm định dự án tài chính
1.2.2.1. Các bước thực hiện thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Bước1: Thu thập số liệu thông tin về đơn vị vay vốn và về các khía cạnh
liên quan đến dự án đầu tư:
- Đơn vị sẽ lập hồ sơ vay vốn rồi nộp cùng hồ sơ pháp lý của mình, của
dự án, và các báo cáo tài chính…
- Ngân hàng sẽ tra cứu thu thập các thông tin pháp lý báo cáo của cơ quan
ngành báo chí về doanh nghiệp, thông tin do trung tâm nghiên cứu doanh
nghiệp cung cấp.
Bước2: Xử lý và đánh giá thông tin.
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
10
Như xem xét tính chính xác của thông tin, tính toán các chỉ tiêu, so sánh
chỉ tiêu, hỏi ý kiến chuyên gia tư vấn về những lĩnh vực cán bộ NHTM chưa
rõ…để có kết quả thẩm định tối ưu.
Bước3: Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng cho ý kiến của mình rồi trình
bày giám đốc, phó giám đốc NHTM có cho vay hay không? Nếu có thì các điều
khoản như thế nào?
1.2.2.2. Cácphương pháp sửdụng khi thẩm định dự án đầu tư.
Để đánh giá hiệu qủa tài chính dự án đầu tư về lí thuyết cũng như thực tế,
người ta thường phải sử dụng các phương pháp (hay các chỉ tiêu sau đây).
* Giá trị hiện tại ròng (NPV:Net Present Value)
Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị
hiện tại các nguồn thu nhập ròng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu
tư.
Công thức tính:
NPV = Co + PV
Trong đó:
NPV là giá trị hiện tại ròng
Co là vốn đầu tư ban đầu vào dự án, Co mang dấu âm (do là khoản đầu tư)
PV là giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính mà dự án mang lại trong
thời gian hữu ích của nó. PV được tính
C1 C2 C3 Ct
PV = + + + . . . . . +
(1 +r) (1+r)2 (1+r)3 (1+r)t
Ct là các luồng tiền dự tính dự án mang lại ở các năm t
r là tỷ lệ chiết khấu phù hợp của dự án
Ý nghĩa của NPV chính là đo lường phần giá trị tăng thêm dự tính mà dự
án đem lại cho nhà đầu tư với mức độ rủi ro cụ thể của dự án… Việc xác minh
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
11
chính xác tỷ lệ chiết khấu của mỗi dự án đầu tư là khó khăn. người ta có thể lấy
bằng với lãi suất đầu vào, đầu ra thị trên trường… Nhưng thông thường là chi
phí bình quân của vốn. Tuỳ từng trường hợp, người ta còn xem về biến động lãi
suất trên thị trường, và khả năng giới hạn về vốn của chủ đầu tư khi thực hiện
dự án…
Sử dụng chỉ tiêu NPV để đánh giá dự án đầu tư theo nguyên tắc:
Nếu các dự án đầu tư thì tuỳ thuộc theo quy mô nguồn vốn, các dự án có
NPV≥0 đều được chọn (Sở dĩ dự án NPV=0 vẫn có thể chọn vì khi đó có nghĩa
là các luồng tiêu thụ của dự án vừa đủ để hoàn vốn đầu tư và cung cấp một tỷ lệ
lãi suât yêu cầu cho khoản vốn đó). Ngược lại NPV< 0  bác bỏ dự án
Nếu các dự án loại trừ nhau thì dự án nào có NPV≥ 0 và lớn nhất thì được
chọn.
Sử dụng phương pháp NPV để đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư có ưu
nhược điểm sau:
Ưu điểm:
Phương này tính toán dựa trên cơ sở dòng tiền có chiết khấu (tức là hiện
tại hoá dòng tiền) là hợp lý vì tiền có giá trị theo thời gian.
Lựa chọn dự án theo chỉ tiêu NPV là thích hợp vì nó cho phép chọn dự án
nào có làm tối đa hoá sự giàu có của chủ đầu tư.
Phương pháp này ngầm giả định rằng tỷ lệ lãi suất mà tại các luồng có
tiền có thể được tái đầu tư là chi phí sử dụng vốn, nó là giả định thích hợp nhất.
Nhược điểm:
Phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ chiết khấu r được lựa chọn. Cụ thể: r càng nhỏ
NPV càng lớn và ngược lại. Trong khi đó, việc xác định đúng r là rất khó
khăn.
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
12
Chỉ phản ánh được quy mô sinh lời (số tương đối: hiệu quả của một đồng
vốn bỏ ra là bao nhiêu).
Với các dự án có thời gian khác nhau, dùng NPV để lựa chọn dự án là
không có ý nghĩa. Muốn so sánh được, phải giả định rằng dự án có thời gian
ngắn hơn sẽ được đầu tư bổ sung với số liệu lặp lại như cũ để sao cho các dự án
có thời gian bằng nhau. Thời kỳ phân tích dự án là bội số chung nhỏ nhất của
các thời gian dự án. Đây là việc tính toán phức tạp mất thời gian.
* Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR: Internal Rate of Return)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của một dự án.
Về mặt kỹ thuật tính toán, IRR của một dự án đầu tư là tỷ lệ chiết khấu mà tại
đó NPV=0, tức là thu nhập ròng hiện tại đúng bằng giá trị hiện tại của vốn đầu
tư. đối với dự án đầu tư có thời gian là T năm, ta có công thức:
C1 C2 CT
NPV = C0 + + +…. + = 0
(1 +IRR) (1+IRR)2 (1+IRR)T
Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR: IRR đối với dự án chính là tỉ lệ sinh lời càn
thiết của dự án. IRR được coi bằng mức lãi suất tiền vay cao nhất mà nhà đầu tư
có thể chấp nhận mà không bị thua thiệt nếu toàn bộ số tiền đầu tư cho dự án
đều là vốn vay (cả gốc và lãi cộng dồn) được trả bằng nguồn tiền thu được từ dự
án mỗi khi chúng phát sinh.
Người ta sử dụng hai cách:
Tính trực tiếp: Đầu tiên chọn 1 lãi suất chiết khấu bất kì, tính NPV. Nếu
NPV>0, tiếp tục nâng mức lãi suất chiết khấu và ngược lại. Lặp lại cách làm
trên cho tới khi NPV= 0 hoặc gần bằng 0, khi đó mức lãi suất này bằng IRR của
dự án đầu tư.
Phương pháp nội suy tuyến tính: thường được sử dụng. Đầu tiên chọn 2
mức lãi suất chiết khấu sao cho: Với r1  có NPV1> 0
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
13
Với r2 có NPV2< 0
Áp dụng công thức:
Chênh lệch giữa r1 và r2 không quá 0.05 thì nội suy IRR mới tương đối
đúng.
Sử dụng IRR để đánh giá, lựa chọn dự án sau :
Trước hết lựa chọn một mức lãi suất chiết khấu làm IRRĐM (IRR định
mức thông thường đó chính là chi phí cơ hội)
So sánh nếu IRR ≥ IRRĐM thì dự án khả thi thi về tài chính, tức là: nếu là
các dự án đầu tư là độc lập tuỳ theo quy mô nguồn vốn, các dự án có IRR ≥
IRRĐM được chấp nhận.
Nếu các dự án đầu tư loại trừ nhau: chọn dự án có IRR ≥ 0 và lớn nhất.
Ưu điểm: của phương pháp IRR chú trọng xem xét tính thời gian của
tiền. Sự thừa nhận giá trị thời gian của tiền làm cho kĩ thuật xác định hiệu quả
vốn đầu tư ưu điểm hơn các phương pháp khác.
Phản ánh hiệu quả sinh lời của một đồng vốn (tính tỉ lệ %) nên có thể sử
dụng so sánh chi phí sử dụng vốn. IRR cho biết mức lãi suất tiền vay tối đa mà
dự án có thể chịu được. Giải quyết được vấn đề lựa chọn các dự án khác nhau.
Nhược điểm: Không đề cập đến độ lớn, quy mô của dự án, sử dụng IRR
để lựa chọn dự án loại trừ có quy mô, thời gian khác nhau nhiều khi sai lầm.
Với dự án có những khoản đầu tư thay thế lớn, dòng tiền đổi dấu liên tục dẫn tới
hiện tượng IRR đa trị, và như vậy việc áp dụng IRR không còn chính xác.
NPVNPV
rrNPV
rIRR
21
211
1
)(



Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
14
Phương pháp IRR ngầm định rằng thu nhập ròng của dự án được tái đầu
tư tại tỉ lệ lãi suất IRR nghĩa là không giả định đúng tỉ lệ tái đầu tư.
Ngoài ra còn tính theo phương pháp tỉ lệ hoàn vốn nội bộ điều chỉnh
(MIRR) MIRR là tỉ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của chi phí đầu tư
bằng giá trị hiện tại của tổng giá trị tương lai của các luồng tiền ròng thu từ dự
án với giả định luồng tiền này được tái đầu tư tại tỉ lệ lãi suất bằng chi phí vốn.
Đây cũng chính là điểm ưu việt của phương pháp MIRR so với phương pháp
IRR.
Về mặt toán học, phương pháp tính NPVvà IRR luôn cùng đưa đến quyết
định chấp thuận hay bác bỏ dự án đói với những dự án độc lập. Tuy nhiên có thể
có hai kết luận trái ngược cho những dự án loại trừ. Trong trường hợp có sự
xung đột giữa hai phương pháp, việc lựa chọn dự án đầu tư theo phương pháp
NPVcần được coi trọng hơn bởi những phân tích đã chỉ ra rằng: phương pháp
NPV ưu việt hơn phương pháp IRR.
* Thời gian hoàn vốn: (P.P:Payback Peried)
Thời gian hoàn vốn của một dự án là độ dài thời gian để thu hồi đủ vốn
đầu tư ban đầu.
Có hai cách tính chỉ tiêu này: thời gian hoàn vốn không chiết khấu
(không tính đến giá trị thời gian của tiền) và thời gian hoàn vốn có chiết khấu
(quy tất cả các khoản thu nhập chi phí hiện tại theo tỷ suất chiết khấu lựa chọn).
Công thức tương tự nhau
Việc tính toán có thể được thực hiện trên cơ sở lập bảng:
Công thức tính thời gian hoàn vốn cung cấp một thông tin quan trọng
Thời gian hoàn vốn =
Số năm trước năm
các luồng tiền
của DA đáp ứng
được chi phí
+
=+
Số năm ngay trước
năm các
Luồng tiền thu
được trong năm
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
15
rằng vốn của công ty bị trói buộc vào mỗi dự án là bao nhiêu thời gian. Thông
thường nhà quản trị có thể đặt ra khoảng thời gian hoàn vốn tối đa và sẽ bác bỏ
dự án đầu tư có thời gian hoàn vốn lâu hơn.
Sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn để đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư
theo nguyên tắc: Dự án có thời gian hoàn vốn càng nhỏ càng tốt, chọn dự án có
thời gian hoàn vốn nhỏ nhất trong các dự án loại trừ nhau.
Ưu điểm: của phương pháp này:
Đơn giản, dễ áp dụng và được sử dụng như một công cụ sàng lọc. Nếu có
một dự án nào đó không đáp ứng được kỳ hoàn vốn trong thời gian đã định thì
việc tiếp tục nghiên cứu dự án là không cần thiết. Vì luồng tiền mong đợi trong
một tương lai xa được xem như rủi ro hơn một luồng tiền trong một tương gần
thời gian thu hồi vốn được sử dụng như một thước đo để đánh giá mức độ rủi ro
của dự án.
Việc thấy rõ được thời gian thu hồi vốn cho phép đề xuất những giải pháp
để rút ngắn thời hạn đó.
Hạn chế: Tuy nhiên phương pháp thời gian hoàn vốn có một số hạn chế
mà có thể dẫn tới những quyết định đó là: thời gian hoàn vốn không chiết khấu
không tính tới những sai biệt về thời điểm xuất hiện luồng tiền, tức là yếu tố giá
trị thời gian của tiền tệ không được đề cập. Phần thu nhập sau thời điểm hoàn
vốn bị bỏ qua hoàn toàn, như vậy không đánh giá được hiệu quả tài chính của cả
đời dự án. Yếu tố rủi ro đối với luồng tiền tương lai của dự án không được xem
xét và đánh giá. Xếp hạng các dự án không phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận của chủ sở hữu.
* Phương pháp tỷ số lợi ích / chi phí (Benefit-Cost Ratio: BCR)
Phản ánh khả năng sinh lời của dự án trên mỗi đơn vị tiền tệ vốn đầu tư
(quy về thời điểm hiện tại).







n
i
i
i
n
i
i
i
r
C
r
B
BCR
0
0
)1(
)1(
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
16
Bi: Luồng tiền dự kiến năm i
Ci: Chi phí năm i
Nguyên tắc đánh giá: nếu có dự án có BCR  1. Suy ra được chấp nhận
(khả thi về mặt tài chính).
BCR là chỉ tiêu chuẩn để xếp hạng các dự án theo nguyên tắc dành vị trí
cao hơn cho dự án có BCR cao hơn.
Ưu điểm: nó cho biết lợi ích thu được trên một đồng bỏ ra, từ đó giúp
chủ đầu tư lựa chọn, cân nhắc các phương án có hiệu quả.
Nhược điểm: là một chỉ tiêu tương đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa
chọn các dự án loại trừ nhau, vì thông thường các dự án có BCR lớn thì có NPV
nhỏ và ngược lại.
* Phương pháp điểm hoà vốn:
Điểm hoà vốn là điểm tại đó mức doanh thu vừa đủ trang trải mọi phí tổn
(không lỗ, không lãi).
Điểm hoà vốn có thể được thể hiện bằng mức sản lượng hoặc doanh thu:
Sản lượng hoà vốn: Qhv
VP
FC
QHV 

Trong đó: FC: là tổng chi phí
P : giá bán đơn vị sản phẩm
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
17
V : chi phí biến đổi một sản phẩm (P-V. lãi gộp một đơn vị
sản phẩm) Doanh thu hoà vốn
Trường hợp sản xuất một loại sản phẩm
Nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau thì tính thêm trọng số của
từng loại sản phẩm.



n
i
i
i
i
HV
w
P
VR
FC
1
)1(
Thông thường người ta chọn một năm đặc trưng để tính. Dự án có điểm
hoà vốn càng nhỏ càng tốt.
Khả năng thu lợi nhuận càng cao  Khả năng thua lỗ càng nhỏ (hay
vùng an toàn cao).
Sau khi có điểm hoà vốn, có thể xác định thêm chỉ tiêu mức hoạt động
hoà vốn. Tính:
Doanh thu hoà vốn
Mức hoạt động hoà vốn = x 100%
Doanh thu lý thuyết
Doanh thu lí thuyết là doanh thu tính theo công suất thiiết kế. Mức hoạt
động vốn cho thấy khả năng phát triển của dự án.
Điểm hoà vốn chỉ xét riêng cho từng dự án cụ thể vì thực tế dự án thuộc
các ngành khác nhau, có cơ cấu vốn đầu tư khác nhau.
P
V
FC
VP
FC
PPQR HVHV




1
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
18
Nếu cùng một dự án mà có nhiều phương án khác nhau thì có thể nên ưu
tiên cho những phương án có điểm hoà vốn nhỏ hơn.
Ưu điểm: của phân tích điểm hoà vốn
Đưa ra những chỉ tiêu về mức độ hoat động tối thiểu cần thiết để doanh
nghiệp có lợi nhuận.
Nó cho biết sản lượng hoà vốn là bao nhiêu, do đó lầm chủ đầu tư tìm
cách đạt đến điểm hoà vốn trong thời gian ngắn nhất.
Hạn chế: Điểm hoà vốn không cho biết quy mô lãi ròng của cả đời dự án
cũng như hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra.
Mặt khác, việc phân tích trở nên phức tạp và tính chính xác không cao
khi có đầu tư bổ sung thay thế.
Một yếu tố không kém phần quạn trọng cần được xem xét là.
* Độ nhạy của dự án:
Môi trường xung quanh thường xuyên tác động tới dự án đầu tư trên
nhiều mặt cấp độ khác nhau. Do vậy khi xem xét dự án ngoài cách xem xét dự
án qua các chỉ tiêu ở trạng thaí tĩnh, cần phải đặt dự án đầu tư ở trạng thái động
trong xu thế biến động của các yếu tố bên ngoài.
Để có một cách đánh giá khách quan toàn diện hơn về dự án, thông
thường để xem xét độ nhạy người ta thường tính toán thay đổi các chỉ tiêu NPV,
IRR khi có sự biến đổi của một số nhân tố:
+Giá bán sản phẩm.
+ Giá đầu vào thay đổi.
+Vốn đầu tư.
+Tỷ giá lên xuống.
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
19
Trên thực tế khi tính độ nhạy cảm của dự án, người ta cho các biến số
thay đổi 1% so với phương án lựa chọn ban đầu và tính NPV và IRR thay bao
nhiêu %.
Ý nghĩa của việc phân tích độ nhạy của dự án là giúp cho ngân hàng có
thể khoanh được hành lang cho sự đầu tư của doanh nghiệp.
Ngoài các nội dung trên, thẩm định dự án còn tiến hành thêm phân tích
tài chính dự án đầu tư trong đó thường sử dụng các phương pháp phân tích sau.
Phân tích diễn biến nguồn vốn sử dụng.
Phân tích luồng tiền mặt.
Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian.
Kết hợp giữa đánh giá hiệu quả tài chính với phân tích tài chính dự án
trong thẩm định tài chính dự án đầu tư sẽ cho Ngân hàng một kết qủa chính xác
hơn, toàn diện hơn và bao quát hơn được toàn bộ dự án vừa xem xét trên từng
góc độ cấp khác nhau.
Như vậy mỗi chỉ tiêu được sử dụng trong đánh giá hiệu quả tài chính dự
án đầu tư có những ưu nhược điểm nhất dịnh. Tuy nhiên mức độ không như
nhau. Mỗi chỉ tiêu thẩm định dư án sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn chấp
nhận dự án nhất định (có thể do nội tại chỉ tiêu mang lại hoặc tiêu chuẩn qua so
sánh chỉ tiêu khác). Kết quả thẩm định thông qua những chỉ tiêu sau khi so sánh
với giá trị tiêu chuẩn sẽ nói lên ý nghĩa của từng mặt vấn đề. Như vậy qua việc
thẩm định bằng một hệ nhiều chỉ tiêu, kết luận chung, cuối cùng về dự án đầu tư
phải là kết luận mang tính tổng hợp, khái quát, thậm chí phải nhờ vào sự cho
điểm có phân biệt tầm quan trọng khác nhau của chỉ tiêu đánh giá. Mặt khác,
kết luận chung đôikhi cũngcần tínhlinh hoạt, tuỳ vào từng điều kiện cụ thể và sự
ưu tiên khía cạnh nào đó của dự án.
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
20
Song mặt quan trọng nhất ở đây, là phải dự kiến và xác định chính xác
luồng tiền ra vào bởi các phương pháp trên đều dựa trên cơ sở các dòng lợi ích,
chi phí của dự án.
Thuế thu nhập cũng ảnh hưởng đến các dự án không giống nhau nên số
liệu về các dòng tiền liên quan đến mỗi dự án đưa và để tính toán, đánh giá dự
án phải là số liệu sau thuế. Không đưa chi phí trả lãi vay vào dòng tiền mặt của
dự án vì khi chiết khấu ta đã tính đến giá trị theo thời gian của tiền, nếu đưa vào
nghĩa là đưa chi phí vay tiền mà không tính tới lợi ích vay vốn mang lại. Bên
cạnh đó cần chú ý rằng, thu nhập ròng hàng năm của dự án bao gồm lợi nhuận
sau thúe và khấu hao tài sản cố định vào năm cuối dự án có thêm vốn lưu động
ròng thu hồi và giá trị thanh lí tài sản cố định. Khi thẩm định Ngân hàng phải
kiểm tra tính hợp lí của phương pháp khấu hao do chủ đầu tư đưa ra vì khấu
hao là một khoản thu trong nội bộ dự án để bù đắp những chi phí đã bỏ ra trước
kia.
Xử lí vấn đề lạm phát trong phân tích tài chính dự án: Lạm phát tác động
tới tình hình tài chính của dự án theo nhiều mối quan hệ và theo những hướng
khác nhau. Lạm phát là thay đổi các biến số tài chính trong bản báo cáo tài
chính và đó tác động đến tính toán các chỉ tiêu thẩm định. Tuy nhiên việc phân
tích dự án trong điều kiện có lạm phát dự tính vẫn theo nguyên tắc cơ bản như
trường hợp không có rủi ro lạm phát, có thể dùng dòng tiền danh nghĩa hoặc
dòng tiền theo sức mua nhưng phải được thực hiện một cách nhất quán (nghĩa là
sử dụng tương ứng với tỉ suất chiết khấu danh nghĩa và tỉ suất chiết khấu thực).
Trong thực tế, thường giá cả các yếu tố đầu vào, ra trong thời gian hoạt động
của dự án được điều chỉnh theo một diễn tiến mà người thẩm định giả định cho
các thời kì tương lai, phần nào nêu lên chiều hướng thay đổi tương đối của giá
trong tương lai cũng như dự đoán được tác động của lạm phát. Một yếu tố
không kém phần quan trọng mà ta cần phải nói tới đó là độ nhạy của dự án.
1.3. Nội dung công tác thẩm định DAĐT tại các NHTM
 Xem xét sơ bộ theo các nội dung chính của dự án:
- Mục tiêu của dự án
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
21
- Sự cần thiết đầu tư dự án
- Quy mô đầu tư: Công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm
và dịch vụ đầu ra của các dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm.
- Quy mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư theo các tiêu chí
khác nhau(lắp đặt, thiết bị và các chi phí khác…)
 Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của
các dự án.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của các dự án đóng vai trò rất
quan trọng quyết định việc thành bại của một dự án. Vì vậy việc thẩm định dự
án cần được xem xét đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các
nội dung chính cần xem xét đánh giá là:
- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án:
+ Định dạng sản phẩm của dự án.
+ Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, tình hình
sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định.
+ Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản
phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị
trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm của dự án trong đó lưu ý liên hệ
với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm của dự án có thể bị thay thế
bởi sản phẩm khác có cùng công dụng.
-Đánh giá về cung sản phẩm:
+ Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại
của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được
bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu, việc nhập khẩu là do sản xuất
trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh
tranh hơn.
+ Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác,
đối tượng khác cũng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự
án.
+ Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu
trong những năm tới.
+ Dự đoán ảnh hưởng của chính sách thuế xuất – nhập khẩu đến thị trường
sản phẩm của dự án.
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
22
+ Đưa ra một số liệu dự kiến về tổng cung hoặc tốc độ tăng trưởng về tổng
cung sản phẩm, dịch vụ.
-Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án:
Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu của thị trường, cán bộ thẩm
định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án như sau:
+ Thị trường nội địa: cần xem xét đánh giá về hình thức, mẫu mã , giá cả,
chất lượng sản phẩm xem có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ.
+ Thị trường nước ngoài: cần xem xét đánh giá về tiêu chuẩn để xuất khẩu,
quy cách chất lượng, mẫu mã, thị trường xuất khẩu dự kiến, sản phẩm cùng loại
của Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả…
-Phương pháp tiêu thụ và mạng lưới phân phối:
Cần xem xét đánh giá trên các mặt: sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu
thụ theo phương thức nào, cần có hệ thống phân phối không. Mạng lưới phân
phối sản phẩm của dự án đã được thiết lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm
của thị trường hay không, phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự
kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phân tích tính
toán hiệu quả của các dự án.
-Đánh giá về dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án:
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh
tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về
khả năng tiêu thụ được sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các
chỉ tiêu chính thức như sản lượng sản xuất tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi của cơ
cấu, sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm, diễn biến giá bán sản phẩm
dịch vụ đầu ra hàng năm.
 Thẩm định về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu
vào của một dự án.
Trên cơ sở hồ sơ dự án(báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên,
giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu…) và đặc
tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá đáp ứng đến khả năng cung
cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:
-Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm.
-Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: do một hay nhiều nhà cung cấp,
quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm.
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
23
-Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu đầu vào nếu có.
-Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tỉ giá trong
trường hợp phải nhập khẩu.
Tất cả những phân tích đánh giá trên đều nhằm kết luận được hai vấn đề
chính sau đây:
+ Có chủ động được nguyên nhiên vật liệu đầu vào hay không tức tính ổn
định lâu dài của nguồn nguyên vật liệu.
+ Những thuận lợi khó khăn đi kèm với việc đó có thể chủ động được
nguyên nhiên vật liệu đầu vào.
 Thẩm định về phương diện kỹ thuật
Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật là việc kiểm tra phân tích các yếu
tố kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của dự án để đảm bảo tính khả thi về mặt thi
công và xây dựng dự án cũng như việc vận hành dự án theo đúng các mục tiêu
đã dự kiến. Đối với ngân hàng, việc phân tích kỹ thuật lại là một vấn đề khó
nhất vì nó đề cập đến rất nhiều chỉ tiêu và quan trọng hơn cả là nó quyết định
đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy mà cán bộ tín dụng cần đặc biệt quan
tâm đến việc thẩm định dự án trên phương diện kỹ thuật, về việc thẩm định dự
án này dựa trên các nội dung chính sau đây:
-Địa điểm xây dựng:
+ Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về giao thông hay không, có gần
nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ hay không, có
nằm trong quy hoạch hay không.
+ Cơ sở vật chất, hạ tầng liên quan đến địa điểm đầu tư thế nào, đánh giá so
sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
+ Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh
hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm.
-Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:
+ Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường.
+ Quy cách phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào.
+ Yêu cầu kỹ thuật tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao hay không.
+ Công suất dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài
chính và trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không.
 Công nghệ thiết bị:
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
24
- Quy trình công nghệ có tiên tiến hiện đại, ở mức độ nào của thế giới.
- Công nghệ này có phù hợp với trình độ hiện nay của Việt Nam hay
không, lý do lựa chọn công nghệ này.
- Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo
cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.
- Xem xét đánh giá về số lượng công suất quy hoạch chủng loại, danh mục,
máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
- Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì
thiết bị này có đáp ứng được hay không.
- Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không.
- Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có
chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không.
Khi đánh giá về mặt công nghệ thiết bị ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh
nghiệm đã tích luỹ của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên
môn để việc thẩm định được chính xác và cụ thể hơn.
- Quy mô và giải pháp xây dựng:
+ Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay
không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không.
+ Tổng dự toán, dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần
đầu tư mà chưa được tích luỹ hay không, có hạng mục nào cần thiết hoặc chưa
cần thiết phải đầu tư hay không.
+ Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù
hợp với thực tế hay không.
+ Vấn đề hạ tầng cơ sở: Giao thông, điện, cấp thoát nước…
- Môi trường:
+ Xem xét đánh giá các giải pháp về môi trường của dự án có đầy đủ, phù
hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trong từng trường hợp yêu
cầu phải có hay chưa.
Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện
hành về việc lập dự án và duyệt trình báo cáo đánh giá tác động môi trường.
 Thẩm định về phương diện tổ chức và quản lý thực hiện dự án
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
25
- Xem xét năng lực uy tín của các nhà đầu tư, thi công cung cấp thiết bị,
công nghệ.
- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành chủ yếu của các nhà đầu
tư, đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận điều
hành công nghệ, thiết bị mới của dự án.
- Khả năng ứng xử của khách hàng khi thị trường dự kiến biến mất.
- Đánh giá về nguồn lực của dự án cần đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ
thuật, kế hoạch đào tạo, khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.
 Thẩm định về mặt tài chính của dự án.
Thẩm định tài chính DAĐT, đối với NHTM, ngoài mục tiêu đánh giá hiệu
quả của dự án còn nhằm đảm bảo sự an toàn cho các nguồn vốn mà ngân hàng
tài trợ cho dự án. Đó là việc phân tích, xem xét, đánh giá về mặt tài chính của
DAĐT bao gồm một loạt các phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính và các
chỉ tiêu phân tích DAĐT. Qua đó đi đến kết luận có đầu tư cho dự án hay
không.
Trong công tác thẩm định tài chính DAĐT, giá trị thời gian của tiền là một
trong những nguyên tắc cơ bản của việc tính toán các chỉ tiêu, việc thẩm định
chi phí và lợi ích của dự án phải được quy về thời điểm gốc để tiện cho việc so
sánh. Thẩm định tài chính DAĐT ở các NHTM thường được tiến hành với các
nội dung sau:
 Thẩm định về tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện,
vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu dẫn đến việc
không cân đối được nguồn ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ
của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu
quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.
Tổng vốn đầu tư của dự án là tập hợp toàn bộ các khoản chi phí hợp lý góp
phần hình thành nên dự án và đảm bảo cho dự án sẵn sàng đi vào hoạt động.
Vốn đầu tư gồm: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn đầu tư và dự phòng:
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
26
-Vốn cố định nhằm tạo ra năng lực mới tăng thêm để đạt mục tiêu DA. Bao
gồm:
+Vốn chuẩn bị đầu tư: gồm các chi phí điều tra, khảo sát, lập, thẩm định
DAĐT.
+Vốn chuẩn bị xây dựng: chi phí ban đầu về đất đai(tiền đền bù, giải phóng
mặt bằng, chuyển quyền sử dụng đất…). Chi phí khảo sát, lập và thẩm định
thiết kế, tổng dự toán. Chi phí đấu thầu hoàn tất các thủ tục đầu tư. Chi phí xây
dựng đường điện, nước, lán trại thi công.
+ Vốn thực hiện đầu tư: Chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo các hạng mục
công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị. Chi phí mua sắm thiết bị, vận chuyển, bảo
quản. Chi phí quản lý giám sát thực hiện đầu tư. Chi phí sản xuất thử và nghiệm
thu bàn giao. Chi phí huy động vốn, các khoản lãi vay vốn đầu tư và các chi phí
khác trong thời gian thực hiện đầu tư.
-Vốn lưu động là khoản vốn đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên sau khi kết
thúc giai đoạn thực hiện đầu tư. Bao gồm:
+Vốn sản xuất: Chi phí nguyên , nhiên vật liệu, điện, nước, phụ tùng thay
thế.
+ Vốn lưu động: Thành phần tồn kho, sản phẩm dở dang, hàng hoá bán
chịu, vốn bằng tiền.
-Vốn dự phòng: là tổng mức vốn đầu tư dự tính của dự án cần được xem xét
theo từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư.
Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét đánh giá tổng hợp vốn đầu
tư của dự án được tính toán hợp lý chưa, đã tính toán đủ các khoản cần thiết hay
chưa, cần xem xét yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối
lưọng dự phòng, việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án sử dụng ngoại tệ…
Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu
động cần thiêt ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở
thẩm định các giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát lại
từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của
từng loại nguồn vốn từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư, để
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
27
đánh giá khả năng tham gia nguồn vốn của chủ sở hữu. Chi phí của từng loại
nguồn vốn có điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu
cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh
giá tính khả thi của nguồn vốn thực hiện dự án.
Thẩm định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận hàng năm của dự án.
Đây là vấn đề quan trọng mà chủ đầu tư và cả ngân hàng đều quan tâm vì
nó là nhân tố phản ánh được dự án lỗ hay lãi. Việc xác định chi phí sản xuất,
doanh thu, lợi nhuận phải tính riêng cho từng năm hoạt động của cả đời dự án.
-Việc xác định chi phí sản xuất hàng năm gồm: Chi phí về nguyên vật liệu,
nhiên liệu, năng lượng các bán thành phẩm và dịch vụ mua ngoài, chi tiền nước
cho sản xuất, lương và bảo hiểm xã hội…và các khoản khác.
-Doanh thu hàng năm của dự án gồm: Doanh thu từ sản phẩm chính, sản
phẩm phụ, tiền thu từ việc cung cấp dịch vụ cho bên ngoài; các khoản tiền thu
khác.
 Thẩm định về khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Xuất phát từ quan điểm của tín dụng là bên vay vốn (chủ đầu tư) phải hoàn
trả ngân hàng đầy đủ và đúng năm số vốn gốc và lãi vay để NHTM có thể trả lại
cho bên được huy động vốn hoặc cho vay đối với các dự án khác. Trong quá
trình thẩm định DAĐT, NHTM đặt biệt quan tâm đến khả năng hoàn trả của chủ
đầu tư khi đến kỳ hạn trả nợ. Khả năng trả nợ của một doanh nghiệp chủ đầu tư
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Dự án xin vay là DAĐT mới hay DAĐT chiều
sâu, nguồn trả nợ chủ yếu trông đợi vào khả năng sản xuất kinh doanh của dự án
hay có những nguồn bổ sung nào khác.
Hiện nay, các NHTM đang xác định mức trả nợ từng lần theo công thức:
Tổng số nợ gốc phải trả
Số kỳ trả nợ dự kiến =
Số gốc trả mỗi kỳ
Tổng số nợ gốc phải trả
Số kỳ trả nợ dự kiến =
Lợi nhuận ròng + KHCB tài sản + Các nguồn khác
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
28
dành trả nợ CĐ từ vốn vay
Từ công thức trên, nếu sau khi đã dự kiến số kỳ trả nợ và biết tổng số nợ
gốc phải trả mỗi kỳ, NHTM có thể so sánh cân đối các nguồn thu từ dự án như
lợi nhuận vòng, khấu hao cơ bản cho TSCĐ và các nguồn khác xem khả năng
trả nợ có đảm bảo không.
 Thẩm định hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà
nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động đầu tư nhất
thiết phải đước xem xét về mặt hiệu quả kinh tế – xã hội. Trong thực tế đánh giá
hiệu quả kinh tế – xã hội là một vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp. Nhưng có
thể thẩm định về phương diện này theo một số khía cạnh như : hiệu quả giá trị
gia tăng; khả năng tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động; mức đóng
góp cho Ngân sách; góp phần phát triển các ngành khác; phát triển khu nguyên
vật liệu; góp phần phát triển kinh tế địa phương; tăng cường kết cấu hạ tầng
từng địa phương; phát triển các dịch vụ thương mại, du lịch địa phương.
 Thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay:
Với bất kỳ một khoản vay nào thì Ngân hàng cũng cần có vật bảo đảm.
Mục đích cho vay của Ngân hàng không phải để lấy vật bảo đảm. Tuy nhiên cán
bộ tín dụng phải xem xét kĩ đánh giá chính xác vật đảm bảo để phòng trường
hợp không thu được nợ. Việc đánh giá bao gồm:
+ Hình thức bảo đảm tiền vay: Thế chấp, cầm cố, hay bảo lãnh…
+ Các điều kiện đảm bảo tiền vay theo quy chế hiện hành như: tính hợp lý
và hợp pháp của tài sản, uy tín của người bảo lãnh…
+ Xác định các khoản bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn nghĩa
vụ trả nợ.
+ Các điều kiện khác như: tuổi thọ, tính hiện đại, chuyên môn hoá và có
thể bán được trên thị trường không.
 Phân tích về đề xuất những biện pháp giảm thiểu rủi ro:
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
29
Việc tính toán khả năng tài chính của dự án như đã giới thiệu ở trên chỉ
đúng trong trường hợp dự án không bị ảnh hưởng bởi một loạt các rủi ro có thể
xảy ra. Vì vậy việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xảy ra là rất
quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũng như
chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu.
 Phân loại rủi ro:
Rủi ro có thể do khách quan hoặc chủ quan: do cơ chế chính sách; xây
dung, hoàn tất; thị trường, thu nhập, thanh toán; cung cấp; kĩ thuật và vận hành;
môi trường và xã hội; kinh tế vĩ mô…
 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro:
Tuỳ Mỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm thiểu, những biện
pháp này có thể do chủ đầu tư phải thực hiện- đối với những vấn đề thuộc phạm
vi điều chỉnh, trách nhiệm của chủ đầu tư; hoặc do Ngân hàng phối hợp với chủ
đầu tư cùng thực hiện- đối với những vấn đề mà Ngân hàng có thể trực tiếp thực
hiện hoặc có thể yêu cầu theo những dự án cụ thể với những đặc điểm khác
nhau mà cán bộ thẩm định cần tập trung phân tích đánh giá và đưa ra các điều
kiện đi kèm với việc cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn
vay, từ đó Ngân hàng có thể xem xét khả năng tham gia cho vay để đầu tư dự
án. Sau đây là một số biện pháp cơ bản có thể áp dụng để giảm thiểu rủi roc ho
từng loại rủi ro nêu trên.
-Rủi ro do cơ chế chính sách: Rủi ro này được xem là gồm tất cả những
bất ổn tài chính và chính sách của nơi xây dung dự án, bao gồm: các sắc thuế
mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hoá hay các luật, nghị quyết,
nghị định và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự án. Loại rủi ro
này có thể giảm thiểu bằng cách: Khi thẩm định dự án, cán bộ thẩm định phải
xem xét mức độ tuân thủ của dự án(thể hiện trong hồ sơ dự án) để đảm bảo chấp
hành nghiêm ngặt các luật và quy định hiện hành có liên quan tới dự án; chủ
đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng quy định về vấn đề này; những bảo
lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới
dự án…
- Rủi ro xây dung hoàn tất: Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không
phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Loại rủi ro này nằm ngoài
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
30
khả năng điều chỉnh và kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu
bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp như: Lựa chọn nhà
thầu xây dung có uy tín, sức mạnh tài chính, kinh nghiệm; thực hiện nghiêm
túcviệc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng công trình; giám sát
chặt chẽ trong quá trình xây dung; hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng
về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán; quy định rõ vấn đề
đền bù trong trường hợp chậm tiến độ; hợp đồng giá cố định hoặc chìa khoá
trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ các bên…
- Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán: Bao gồm thị trường không
chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do
sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí
của dự án. Loại rủi ro này giảm thiểu bằng cách: Nghiên cứu thị trường, đánh
giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận; dự kiến cung cầu thận trọng; phân
tích về khả năng thanh toán, thiện ý hành vi của người tiêu dùng cuối cùng; tăng
sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp: phân
tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí
sản xuất…, xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả
năng về tài chính; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của chính phủ…
- Rủi ro về cung cấp: dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu
với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền
ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ. Loại này có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách:
trong quá trình xem xét dự án, cán bộ thẩm định phải nghiên cứu, đánh giá
trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ
dự án, đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu
quả tài chính của dự án; nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật
tư; linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu đưa vào…
- Rủi ro về kĩ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dự án
không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban
đầu. Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một
số biện pháp sau: Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng; bộ phận vận hành
phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm; có thể kí hợp đồng vận hành và bảo trì
với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng; bảo hiểm các sự
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
31
kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh; kiểm soát ngân
sách và kế hoạch vận hành; quyền thay thế người vận hành do không thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ…
- Rủi ro về môi trường- xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối
với môi trường và người dân xung quanh. Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể
giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau: Báo cáo đánh giá tác
động môi trường phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp
thuận bằng văn bản; nên có sự tham gia của các bên liên quan( cơ quan quản lý
môi trường, chính quyền địa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án; tuân thủ
các quy định về môi trường…
- Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh
tế vĩ mô, bao gồm tỉ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất… Loại rủi ro này có thể
giảm thiểu bằng cách: phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản; sử dụng các
công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm; bảo vệ trong các hợp đồng;
đảm bảo của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối…
 Tổng hợp và đưa ra kết quả thẩm định, lập tờ trình thẩm định.
Sau khi đã thẩm định đầy đủ các nội dung đã nêu trên, cán bộ thẩm định
lập tờ trình cho lãnh đạo Ngân hàng theo mẫu quy định đồng thời đưa ra ý kiến
đề nghị của mình là cho vay hay không. Lãnh đạo Ngân hàng sẽ ra quyết định
cuối cùng về việc cho vay hay từ chối cho vay.
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DAĐT
TẠI CHINH NHÁNH NHCT NINH BÌNH
2.1. Tổng quan về chi nhánh NHCT
2.1.1. Giới thiệu khái quát về NHCT Ninh Bình
Được thành lập theo quyết định cố 411/QĐ- NHCT, ngày 1/12/1994 cuả
tổng giám đốc NHCT VN, NHCT Ninh Bình là một chi nhánh thuộc hệ thống
NHCT VN, hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng ngân hàng, phục vụ nhiệm
vụ phát trển kinh tế xã hội cuả Đảng, Nhà nước và địa phương .Chi nhánh
NHCT Ninh Bình chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày
21/1/1995. Traỉ qua chặng đường 10 năm, qua quá trình xây dựng và trưởng
thành, NHCT Ninh Bình đã có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó
khăn thử thách,vượt qua mọi khó khăn thử thách trong bước phát triển vững
chắc góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cuả tỉnh
,đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn dịch vụ thanh toán ,sự tiện ích NH cho khách
hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trụ sở chính NHCPCT chi nhánh Ninh Bình : đặt tại đường Trần Hưng
Đạo – phường Vân Giang ,TP Ninh Bình.
Đến 31/12/2011, tổng số cán bộ tại Chi nhánh là 95, trong đó Ban giám
đốc 3 đồng chí. Mạng lưới hoạt động của chi nhánh gồm hội sở chính và 3
Phòng giao dịch loại I.
Các phòng, tổ gồm: 8 phòng thuộc chi nhỏnh, cụ thể:
1. Phòng Khách hàng: 21 cán bộ
2. Phòng Kế toán - Giao dịch: 20 cán bộ
3. Phòng TT-KQ: 11 cán bộ
4. Phòng TC - HC: 8 cán bộ
5. PGD Ninh Thành: 11 cán bộ
6. PGD Gia Viễn: 10 cán bộ
7. PGD Yên Khánh: 7 cán bộ
8. Phòng QLRR & DV: 4 cán bộ
Nhiệm vụ ,quyền hạn cuả các phòng ban trong chi nhánh NHCT Ninh
Bình.
Tổ chức bộ máy chi nhánh gồm:
- Giám đốc ,các phó giám đốc.
- Các phòng nghiệp vụ,gồm:
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
33
Phòng kinh doanh.
+ Phòng kế toán –tài chính.
+ Phòng tiền tệ kho quỹ.
+ Phòng kiểm tra nội bộ.
+ Phòng tổ chức hành chính.
+ Phòng nguồn vốn.
+ Phòng Giao dịch.
- Chi nhánh cấp II(chi nhánh trực thuộc).
A1/Nhiệm vụ quyền hạn cuả Giám đốc chi nhánh:
Giám đốc NHCT là người đại diện và chiụ trách nhiệm trước tổng giám
đốc ,trước pháp luật trong việc đIũu hành toàn bộ hoạt động cua chi nhánh
NHCT Ninh Bình trên đIạ bàn tỉnh Ninh Bình có nhiệm vụ và quyền hạn như
sau:
- Quản lý và quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy và cán bộ cuả chi nhánh
theo sự phân công, uỷ quyền cuả Tổng giám đốc NHCT VN .
- Quyết định phương hướng, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tàI chính và và các
kế hoạch khác cuả chi nhánh .
-Tổ chức chỉ đạo,điều hành thực hiện các mặt nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ tín
dụng, thanh toán, dịch vụ NH và các hoạt động khác cuả chi nhánh và các đơn
vị trực thuộc ,thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nhiệm vụ cuả chi nhánh theo
quy định cuả tổng giám đốcNHCT VN .
- Quyết định việc phân chia ,phân phối và sử dụng quỹ khen thưởng ,phúc lợi và
quỹ lương dự phòng cuả chi nhánh.
-Tổ chức kiểm tra cán bộ dươí quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ, việc chấp
hành các chủ trương, chính sách cuả Đản, pháp luật cuả Nhà nước, cuả ngành
và cuả NHCT VN.
A2/Nhiệm vụ, quyền hạn cuả phó giám đốc chi nhánh:
Giúp việc cho giám đốc, chỉ đạo ,đìêu hành một số mặt công tác do giám
đốc phân công và uỷ quyền giảI quyết, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước giám
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
34
đốc, trước pháp luật về những nhiệm vụ được giao và các công việc đã giaỉ
quyết.
- Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các mặt công tác
cuả chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
A3/Chức năng nhiệm vụ cuả phòng kinh doanh.
Phòng kinh doanh là phòng nghiệp vụ cuả chi nhánh, có trách nhiệm sử
dụng các nguồn vốn huy động nguồn vốn nhận đìêu hoà cuả NHCT VN để cấp
tín dụng cho khách hàng bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,
bảo lãnh NH và các nghiệp vụ. Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ sau:
- Chủ động tiếp thị, thu hút khách hàng đẻ thực hiện nghiệp vụ cho vay, chiết
khấu, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ kinh daonh tín dụng khác.
- Lập và trình ban giám đốc phê duyệt kế hoạch cân đối vốn kinh doanh quý
,năm .
- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại .
- Thực hiện chế độ báo cáo các mặt hoạt động kinh doanh theo quy định lập hồ
sơ doanh nghiệp ,sổ tích luỹ số liệu về hoạt động kinh doanh cuả chi nhánh.
- Phối kết hợp với các phfng nghiệp vụ có liên quan trong việc xử lý nợ miễn
giảm lãi ,xử lí các rủi ro..
A4/Chức năng nhiệm vụ cuả phòng kế toán – taì chính.
Phòng kế toán taì chính là phòng nghiệp vụ cuả chi nhánh, có trách nhiệm
tổ chức thực hiện công tác kế toán hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời các
nghiệp vụ phát sinh, giúp giám đốc kiểm tra kiểm tra kiểm
soát các hoạt động cuả chi nhánh .
Phòng Kế toán taì chính có các nhiệm vụ sau:
- Ghi chép đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, cung cấp thông
tin phục vụ cho công tác chỉ đạo đìêu hành .
- Lập và trình giám đốc phê duyệt kế hoạch tài chính quý năm .
- Thực hiện việc thu lãi tiền vay tiền gửi , các khoản chi tiêu nội bộ.
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
35
-Thực hiện các dịch vụ NH và các nghiệp vụ có liên quan đến máy rút tiền tự
động .
-Hướng dẫn kiểm tra chế độ kế toán đối với chi nhánh cấp II, phòng giao dịch,
kiến nghị việc bổ sung sưả đổicác quy định chủ trương chính sách chế độ về kế
toán, chi tiêu nội bộ, thực hiện tự kiểm tra kiểm soát đối với các hoạt động cuả
phòng.
-Thực hiện công tác địên toán
-Thực hiện chế độ báo cáo kế toán ,thống kê ,lưu trữ bảo quản chưng từ dữ liệu
kế toán (bằng đĩa file và điã từ )
-Phối hợp các phòng nghiệp vụ thực hiện công tác kho quỹ ,xử lí nợ trích lạp và
xử lí rủi ro …
-Trực tiếp thực hiện việc chi trả kiều hối, thu đổi séc du lịch, mua bán ngoại tệ,
mở L/C xuất khẩu, L/C nhập khẩu bằng vốn tự có kí quỹ đủ 100% giá trị L/C,
các L/C nhập khẩu bằng vốn tự có kí quỹ <100% giá trị L/C , thanh toán bằng
vốn vay NHCT Ninh Bình nhưng đã được phòng kinh doanh thẩm định, duyệt
cho vay và các nghiệp vụ thanh toán quốc tế khác.
A5/Chức năng nhiệm vụ cuả phòng tiền tệ-kho quỹ
Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ cuả chi nhánh có trách nhiệm
thực hiện công tác giao nhận, bảo quản vận chuyển tiền mặt, taì sản quý ,giấy tờ
có giá giưã chi nhánh với NHNN, giữa chi nhánh với khách hàng và trong nội
bộ chi nhánh, đảm bảo an toàn tuyệt đối taì sản trong lĩnh vực kho quỹ
Phòng tiền tệ kho quỹ có những nhiệm vụ sau:
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng trong việc kiểm đếm,đóng gói giao nhận
tiền mặt taì sản quý ,giấy tờ có giá …
- Chịu trách nhiệm chính trong việc htực hiện vận chuyển tiền mặt,
giấy tờ có giá, taì sản quý theo theo lệnh cuả giám đốc chi nhánh, đảm bảo an
toàn tuyệt đối kho quỹ.
-Thực hiện quản lí tiền mặt, giấy tờ có giá, taì sản quý trong quá trình giao dịch
và bảo đảm an toàn kho tiền.
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
36
A6/Chức năng nhiệm vụ cuả phòng kiểm tra nội bộ .
Phòng kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ thuộc bộ máy kiểm tra kiểm
toán và xét khiếu tố NHCT VN, có trách nhiệm giúp giám đốc chi nhánh kiểm
tra kiểm toán, giám sát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ trong
hoạt động kinh doanh tham mưu cho giám đốc chỉ đạo giaỉ quyết khiếu nại tố
cáo, giúp giám đốc đánh giá chính xác kết quả sản xuất kinh doanh, thực trạng
taì chính và đìêu hành thông suốt, an toàn hiệu quả, đúng pháp luật hoạt động
cuả chi nhánh .
Phòng kiểm tra nội bộ có những nhiệm vụ sau đây :
- Thực hiện giám sát, kiểm tra kiểm toán tại chi nhánh. Báo cáo kết quả kiểm
tra kiểm toán và kiến nghị với giám đốc chi nhánh, tổng giám đốc bổ sung, sưả
đổi các quy định, chế độ nghiệp vụ chưa phù hợp và xử lí cá nhân, tổ chức có
sai phạm được phát hiện trong kiểm tra kiểm toán.
-Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo của tổ chức và
- Làm đầu mối khi có đoàn kiểm tra, kiểm toán hoặc khi có đoàn thanh tra đến
làm việc tại đơn vị .
A7/Chức năng nhiệm vụ cuả phòng tổ chức –hành chính
Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về tổ
chức bộ máy kinh doanh, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển cuả chi
nhánh. Thực hiện công tác hành chính quản trị văn phòng, phục vụ tốt cho hoạt
động cuả chi nhánh và các phòng trực thuộc chi nhánh .
Phòng Tổ chức hành chính có những nhiệm vụ sau :
-Tham mưu đề xuất việc sắp xếp bố trí, quy hoạch và đào tạo cán bộ với
giám đốc chi nhánh .
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện việc quản lí lao động và tiền
lương
- Thực hiện xây dựng cơ bản, giám sát kỹ thuật thi công các công trình kĩ thuật
nhỏ, sưả chưã bảo dưỡng taì sản, trực tiếp thực hiện việc mua sắm taì sản cố
định, công cụ lao động theo quyết định đựơc duyệt.
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
37
- Quản lí theo dõi vào sổ các giấy tờ, công văn và con dấu.
-Thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, áp taỉ vận chuyển hàng đặc biệt.
- Thực hiện công tác lễ tân ,khánh tiết cuả chi nhánh .
A8/Chức năng nhiệm vụ cuả phòng nguồn vốn .
Phòng nguồn vốn là phòng nghiệp vụ cuả chi nhánh ,có trách nhiệm tổ
chức thực hiện công tác nguồn vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi phát hành
giấy tờ có giá, vay vốn giưã các tổ chức tín dụng, vay vốn cuả NHNN và NHCT
VN, nhằm khai thác tối đa mọi nguồn trong và ngoàI địa bàn để phục vụ cho
hoạt động kinh doanh cuả chi nhánh
Phòng nguồn vốn có các nhiệm vụ sau:
- Chủ động tiếp thị với khách hàng để thực hiện nghiệp vụ huy động vốn .
-Tham mưu cho ban giám đốc quyết định mức lãI suất phù hợp trong từng thời
kỳ,việc đìêu hành vốn, đảm bảo tiết kiệm vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh
A9/Tổ chức bộ máy của chi nhánh NHCTcấp II, gồm:
1. Giám đốc, các phó Giám Đốc.
2. Các phòng và tổ nhiệm vụ gồm:
- Phòng kinh doanh
- Phòng kế toán
- Tổ ngân quỹ
- Tổ hành chính
- Quỹ tích kiệm (Trực thuộc phòng kế toán).
Tuy theo tình hình thực tế và khả năng hoạt động kinh doanh, Giám đốc
chi nhánh cấp II trình NHCT tỉnh xem xét thành lập hoặc đề nghị NHCT Việt
Nam cho thành lập các phòng nghiệp vụ. Quỹ tích kiệm thuộc chí nhánh.
Điều hành của chi nhanh NHCT cấp II là Giám đốc, giúp viêc Giám đốc
là các Phó Giám đốc.
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
38
Mỗi phòng nghiệp vụ, do trưởng phòng điều hành và có một hoặc hai phó
trưởng phòng giúp việc; mỗi tổ nghiệp vụ do tổ trưởng điều hành và có một tổ
phó giúp việc.
Giám đốc NHCT cấp II, căn cứ quy chế này và các quy định hiện hành,
ban hành quy chế điều hành, phân công nhiệm và chế độ làm việc, trong đó quy
định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng và tổ nghiệp vụ trực thuộc chi
nhánh.
Việc thực hiện chế độ kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của NHCT tỉnh:
- Chi nhánh NHCT cấp II chịu sự kiểm tra của phòng kiểm tra nội bộ NHCT
tỉnh theo chương trinh, kế hoạch hoặc chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc NHCT
tỉnh về tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ, chế độ thể lệ, các quy định về
quản lý kinh doanh, quản trị điều hành của chi nhánh và việc chấp hành các quy
định của pháp luật.
- Chấp hành các hướng dẫn nghiệp vụ và chịu sự kiểm tra chuyên đề của các
phòng nghiệp vụ NHCT tỉnh, theo đề cương kiểm tra được Giám đốc NHCT
tỉnh duyệt.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của chi nhánh NHCT
Ninh Bình nhưng năm gần đây .
a) Tình hình huy động vốn.
-Huy động vốn
Nguồn vốn huy động đến 31/12/2011 đạt 2.988 tỷ đồng, chiếm 22,8%
tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn (31/12/2010: 18,8%), tăng
976 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 49% so với 31/12/2010 (31/12/2010 : 2.012 tỷ đồng), đạt
90,5% kế hoạch TW giao (Kế hoạch TW giao 3.300 tỷ đồng). Huy động bình
quân/người: 32,34 tỷ đồng/người.
b) Công tác sử dụng vốn
-Cho vay
Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2011 là 3,893,411 Triệu đồng, hoàn
thành 102% kế hoạch giao và tăng trưởng 29.52% so với 31/12/2010.
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
39
Dư nợ cho vay bình quân đầu người đạt 40,983 Triệu đồng/người, trong khi
bình quân của khu vực là 20,587 Triệu đồng/người và mức bình quân của 149
chi nhánh là 20,847 Triệu đồng/người.
Về định kỳ hạn trả lãi:
Tỷ trọng dư nợ định kỳ hạn trả lãi trên 1 tháng của chi nhánh là 8.70%
trong khi bình quân của khu vực là 20.44% và bình quân của 149 CN là 24.02%
.
Lãi dự thu luỹ kế đến 31/12/2011 là 17,734 Triệu đồng thấp hơn mức lãi
thực thu 187,908 Triệu đồng trong tháng.
-Chất lượng tín dụng
Tính đến thời điểm 31/12/2011:
+Nợ nhóm 2 của CN là 1,838 Triệu đồng ( tăng 818 Triệu so với 31/12/2010)
và chiếm tỷ trọng 0.05% trên tổng dư nợ, trong khi tỷ trọng của KV4 là 0.84%
và tỷ trọng của 149 CN là 2.03%.
+Nợ xấu của CN là 49 Triệu đồng ( giảm 797 Triệu đồng so với 31/12/20010)
và chiếm tỷ trọng 0.00% trên tổng dư nợ trong khi tỷ trọng của KV4 là 1.32%
và tỷ trọng của 149 CN là 0.76% .
+Chi dự phòng rủi ro lũy kế đến nay của chi nhánh là 67,552 Triệu đồng.
-Các mặt hoạt động khác
+Thu dịch vụ lũy kế 12 tháng đạt 8,523Triệu đồng chiếm 0.91% tổng thu luỹ kế
của chi nhánh và hoàn thành 39% kế hoạch năm 2011.
+Tỷ lệ thu phí dịch vụ trên đầu người đạt 90Triệu đồng/người, trong khi bình
quân của KV4 là 99 Triệu đồng/người và bình quân của 149 CN là 117Triệu
đồng/người.
+Thu xử lý rủi ro luỹ kế 12 tháng đạt 436Triệu đồng chiếm 0.05% tổng thu
nhập luỹ kế của chi nhánh và hoàn thành 97% kế hoạch năm 2011.
-Hiệu quả hoạt động
+Lợi nhuận lũy kế đến 31/12/2011 của chi nhánh đạt 55,559 Triệu đồng và hoàn
thành 52% kế hoạch được giao năm 2011.
+Lợi nhuận bình quân đầu người của chi nhánh đạt 585 Triệu đồng/người cao
hơn mức bình quân của KV4 (493Triệu đồng/người) và thấp hơn mức bình
quân của 149 chi nhánh (673Triệu đồng/người).
+Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt 6% thấp hơn tỷ suất
lợi nhuận của KV4 (7.56%) và thấp hơn tỷ suất lợi nhuận của 149CN (9.52%).
Các chỉ tiêu phấn đấu chủ yếu đến năm 2010 :
-Phát triển kinh doanh: Tốc độ tăng taì sản nợ, taì sản có bình quân 15%/năm (
giai đoạn 2005-2006 tăng 20%/năm ),dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm 70% tài
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
40
sản có, dư nợ cho vay trung dài hạn 40% tổng dư nợ , tỷ trọng thu phí dịch vụ
trong thu nhập đạt từ 25-30%.
-Lành mạnh và nâng cao năng lực tài chính:Phấn đấu đến năm 2010 có được
các thông số đánh giá an toàn theo quy định cuả tổ chức tín dụng như :
+Nợ quá hạn - nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ đầu tư.
+Tỷ lệ an toàn tối thiểu (hệ số Cook) đạt từ 8% trở lên.
-Lợi nhận sau thuế :
+Lợi nhuận/vốn tự có(ROE) là: 13-15%.
+Lợi nhuận /tổng tàI sản có (ROA) là :1%.
2.2. Thực trạng nội dung và pp thẩm địnhDAĐT tại NHCT Ninh Bình
2.2.1. Quy trình thẩm định DAĐT tại chi nhánh NHCT Ninh Bình
Khi có một dự án xin vay vốn Ngân hàng các cán bộ NHCT thực hiện
theo quy trinh tác nghiệm về tín dụng gồm 3 bước sau:
+ Bước 1: Kiểm tra tính hợp lý đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý.
a/ Hồ sơ pháp lý với khách hàng vay vốn lần đầu hoặc có thay đổi.
- Quyết định thành lập.
- Đăng ký kinh doanh.
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động.
- Quy chế tổ chức
- Nghị quyết của HĐQT hoặc HĐTV về việc giao quyền cho Giám đốc
ký kết các tài liệu về vay vốn , thế chấp, cầm cố.
- Giấy phép hoặc hạn ngạch XNK
b/ Hồ sơ kinh tế.
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả SXKD
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
41
- Thuyết minh báo cáo lưu chuyển tiền tệ
c/ Hồ sơ vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn
- Dự án đề nghị vay vốn
- Hợp đồng kinh tế liên quan đến khoản vay
d/ Hồ sơ đảm bảo tiền vay
- Giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các giấy tờ có liên quan
+ Bước 2: Thẩm định khách hàng
- Thẩm định yếu tố phi tài chính : Khả năng quản lý , kinh doanh theo
ngành nghề quản lý, kinh nghiệm kinh doanh , vị thế của doanh nghiệp, uy tín
của doanh nghiệp trên thị trường.
- Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng: Tình hình SXKD có ổn
định và hiệu quả không , có khả năng bảo toàn và tăng vốn tự có không, có đủ
vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo quy định của NHCT hay không, tài sản
có tính thanh khoản ra sao, hàng hoà vật tư tồn kho , tình hình luân chuyển công
nợ , có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn…
+ Bước 3: Thẩm định DAĐT
- Cơ sở pháp lý của dự án: Luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án và
quyết định phê duyệt của các cấp có thẩm quyền theo quy chế đầu tư. Giấy phép
đầu tư thuộc dự án , giấy phép xây dựng , giấy phép sử dụng tài nguyên , hợp
đồng bảo hiểm , chứng nhận bảo hiểm. Phê duyệt tổng dự toán dự án của cấp có
thẩm quyền, hợp đồng mua bán những thiết bị trong nước, hợp đồng nhập khẩu
thiết bị, hợp đồng giao thâu xây lắp…
- Thẩm định phương diện thị trường: Khả năng cung cấp đầu vào, khả
năng tiêu thụ sản phẩm…
- Thẩm định phương diện kỹ thuật nhân lực hạ tầng
- Thẩm định phương diện tổ chức sản xuất và quản lý
Chuyên đề tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp:
CQ46/11.03
42
- Thẩm định phương diện kinh tế – tài chính:thời hạn thu hồi vốn đầu tư,
tỷ suất sinh lời của dự án, điểm hoà vốn của dự án, NPV, IRR, độ nhạy của dự
án
- Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay của dự án
Như vậy có thể thấy công tác thẩm định tại chi nhánh đã được củng cố và
đạt được những kết quả nhất định. Giờ đây , chi nhánh đã chủ động tìm kiếm
những dự án có hiệu quả để cho vay, chủ động tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu đầu tư
của doanh nghiệpm từ đó tư vấn cho khách hàng phương hướng đầu tư có hiệu
quả căn cứ vào định hướng , kế hoạch của nhà nước và kế hoạch cho vay của
Ngân hàng.
2.2.2. Minh hoạ công tác thẩm định dự án đầu tưtại NHCT Ninh Bình
 Dự án đầu tư của Công ty Cổ phần đầu tư & phát triển Xuân Thành
I. Giới thiệu khách hàng:
1. Tênđơn vị: Công ty Cổ phần đầu tư & phát triển Xuân Thành.
2. Địa chỉ: Số nhà 8- đường 1- phố 9- Phường Đông Thành - TPNB - tỉnh
Ninh Bình.
3. Điện thoại số:0303888388.
4.Ngườiđại diện theo pháp luật của công ty:
bà Nguyễn Thị Vui - CMND:164095706 làm tổng Giám đốc.
5. Nghành nghề kinh doanh chính:
+ Vận tải hành khách bằng tắc xi.
+ Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
+Bán buôn ôtô và xe có động cơ khác.
+ Khai thác đá và khai thác mỏ khác. Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng
+ Xây dựng côngtrình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, khoan
phụt gia cố đê điều.
+ Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng.
+ Vận tải hàng hoá đường thuỷ, đường bộ nội địa ...
…………
- Vôn điều lệ đăng ký: 388.800.000.000 đồng.
- Danh sáchcổ đông sáng lập:
+ Nguyễn Đức Thụy – CMND:164065803 – chủ tịch hội đồng quản trị.
+ Nguyễn Thị Vui - CMND:164095706 – Tổng Giám đốc.
+ Ngô Quyết Tiến – CMND: 164360015 – kế toán trưởng.
+ Bùi xuân Thức – CMND: 171615842- thành viên.
+ Nguyễn Chí Kiên – CMND: 164444552- thành viên.
6. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển: Cty Cổ phần đầu tư & phát
triển Xuân Thành là công ty cổ phần có 5 thành viên, đăng ký kinh doanh mã
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương

More Related Content

What's hot

Luận văn: Hiệu quả quản lý đầu tư công tại TP HCM-Vấn đề và giải pháp
Luận văn: Hiệu quả quản lý đầu tư công tại TP HCM-Vấn đề và giải phápLuận văn: Hiệu quả quản lý đầu tư công tại TP HCM-Vấn đề và giải pháp
Luận văn: Hiệu quả quản lý đầu tư công tại TP HCM-Vấn đề và giải pháp
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting
Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgetingThẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting
Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting
Chuc Cao
 
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầngđề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
Hoatigôn Khócvôlệ
 
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hayĐề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình lập dự án đầu tư
Giáo trình lập dự án đầu tưGiáo trình lập dự án đầu tư
Giáo trình lập dự án đầu tưbookboomingslide
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần VINCOM
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần VINCOM Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần VINCOM
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần VINCOM
nataliej4
 
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
lananhfriendly
 
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
nataliej4
 
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà NẵngThu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chínhPhân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính
tranphucloc
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà NộiĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-an
phuonglien1392
 
Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch kinh doanh Công ty Bất động sản ...
Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch kinh doanh Công ty Bất động sản ...Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch kinh doanh Công ty Bất động sản ...
Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch kinh doanh Công ty Bất động sản ...
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Chuong 4 nguon von ĐH KTQD
Chuong 4 nguon von   ĐH KTQDChuong 4 nguon von   ĐH KTQD
Chuong 4 nguon von ĐH KTQDDung Nguyen
 

What's hot (20)

Luận văn: Hiệu quả quản lý đầu tư công tại TP HCM-Vấn đề và giải pháp
Luận văn: Hiệu quả quản lý đầu tư công tại TP HCM-Vấn đề và giải phápLuận văn: Hiệu quả quản lý đầu tư công tại TP HCM-Vấn đề và giải pháp
Luận văn: Hiệu quả quản lý đầu tư công tại TP HCM-Vấn đề và giải pháp
 
Giao trinh qtda
Giao trinh qtdaGiao trinh qtda
Giao trinh qtda
 
Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting
Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgetingThẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting
Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting
 
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầngđề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
 
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hayĐề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
 
Giáo trình lập dự án đầu tư
Giáo trình lập dự án đầu tưGiáo trình lập dự án đầu tư
Giáo trình lập dự án đầu tư
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần VINCOM
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần VINCOM Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần VINCOM
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần VINCOM
 
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
 
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
Đầu Tư Trực Tiếp Của Việt Nam Sang Khu Vực Asean - Thực Trạng Và Giải Pháp
 
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà NẵngThu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
 
Phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chínhPhân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
 
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà NộiĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
 
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-an
 
Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch kinh doanh Công ty Bất động sản ...
Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch kinh doanh Công ty Bất động sản ...Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch kinh doanh Công ty Bất động sản ...
Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch kinh doanh Công ty Bất động sản ...
 
Chuong 4 nguon von ĐH KTQD
Chuong 4 nguon von   ĐH KTQDChuong 4 nguon von   ĐH KTQD
Chuong 4 nguon von ĐH KTQD
 

Similar to Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương

Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
CleverCFO Education
 
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đChất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Dương Hà
 
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bảnGiải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đĐề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
hong Tham
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
NOT
 
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...
Thu Vien Luan Van
 
Quan tri tai chinh
Quan tri tai chinhQuan tri tai chinh
Quan tri tai chinh
Share Tài Liệu Đại Học
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương (20)

Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Qtdadt
QtdadtQtdadt
Qtdadt
 
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đChất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bảnGiải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
 
QT103.doc
QT103.docQT103.doc
QT103.doc
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đĐề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
 
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.docnoi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...
 
Quan tri tai chinh
Quan tri tai chinhQuan tri tai chinh
Quan tri tai chinh
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 

Recently uploaded (18)

insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 

Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương

  • 1. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 1 LỜI NÓI ĐẦU. Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay, mỗi một Ngân hàng đều phải tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trong các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng có rất nhiều nhưng sản phẩm tín dụng là một trong những sản phẩm quan trọng của các ngân hàng Việt Nam hiện nay vì nó mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng( chiếm tới 70% doanh thu hoạt động của ngân hàng). Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi ngân hàng phải chú trọng đến chất lượng công tác thẩm định khi cho vay vì công tác thẩm định cho vay rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng, đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do đó để hạn chế rủi ro trong cho vay, đảm bảo thu hồi gốc lãi tiền vay đầy đủ, đúng hạn đòi hỏi công tác thẩm định cho vay ban đầu phải rất chặt chẽ, tuân thủ theo đúng chế độ, quy trình, quy chế , thể lệ cho vay .Do đó để hạn chế rủi ro từ phía khách hàng và cũng giảm bớt rủi ro đến vốn mà Ngân hàng đã cấp tín dụng, thì không gì khác hơn là phải tập trung làm kỹ từ khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra giám sát trong khi cho vay và kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay đúng mục đích, kịp thời phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kinh doanh không có hiệu quả để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo thu hồi gốc lãi và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro. Chính vì nhận thức đó mà em tập trung học hỏi, nghiên cứu về nâng cao chất lượng thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ninh Bình và lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Ninh Bình ” làm chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề gồm 3 chương cơ bản : Chương I : Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng Chương II : Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Ninh Bình
  • 2. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 2 Chương III : Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Ninh Bình Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như tài liệu sử dụng nên nội dung chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ ích của các thầy cô giáo và các cán bộ Ngân hàng để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! CHƯƠNG I:DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 1.1. Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư
  • 3. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 3 1.1.1 . Đầu tư a. Khái niệm đầu tư. Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực tài chính, lao động , tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngành, cơ quan quản lý và xã hội nói riêng.Hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Hoạt động đầu tư gián tiếp là hoạt động bỏ vốn trong đó người đầu tư không trực tiếp tham gia điều hành quản trị vốn đầu tư đã bỏ ra. Hoạt động đầu tư trực tiếp là hoạt động trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia điều hành quản trị vốn đầu tư đã bỏ ra. Nó chia ra thành 2 loại đầu tư chuyển dịch và đầu tư phát triển. Trong đó: - Nâng cấp các hoạt động đó vì mục tiêu phát triển thực chất. Nó tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm Đầu tư chuyển dịch là hoạt động đầu tư mà chủ đầu tư bỏ tiền để mua lại một số lượng đủ lớn cổ phiếu của một doanh nghiệp nhằm tham gia nắm quyền điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. - Đầu tư phát triển là hoạt động bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị tài sản, tạo ra những năng lực sảnxuất , phục vụmớibao gồm:xây dựng các công trình mới, các hoạt động dịch vụ mới, cải tạo mở rộng cải thiện đời sống người lao động. Có thể nói đầu tư phát triển đó là một quá trình có thời gian kéo dài trong nhiều năm với số lượng các nguồn lực được huy động cho từng công cuộc đầu tư khá lớn và vốn nằm đọng trong suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư(viết tắt là DAĐT). Các thành quả của loại đầu tư này cần được sử dụng trong nhiều năm, đủ để các lợi ích thu được tương ứng và lớn hơn những nguồn lực đã bỏ ra. Chỉ có như vậy thì công cuộc đầu tư mới được coi là có hiệu quả. b. Đặc trưng của đầu tư Để làm rõ hơn nội dung của khái niệm hoạt động đầu tư, chúng ta đi sâu phân tích các đặc trưng cơ bản của hoạt động này:
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 4 - Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường và trước hết là quyết định tài chính. Vốn được hiểu như là các nguồn lực sinh lợi. Dưới các hình thức khác nhau nhưng vốn có thể xác định dưới hình thức tiền tệ. Vì vậy, các quyết định đầu tư thường được xem xét trên phương diện tài chính (khả năng sinh lời, tổn phí, có khả năng thu hồi được hay không…). Trên thực tế, các quyết định đầu tư cân nhắc bởi sự hạn chế của ngân sách nhà nước, địa phương, cá nhân và được xem xét từ các khía cạnh tài chính nói trên. Nhiều dự án có khả thi ở các phương diện khác (kinh tế – xã hội) nhưng không khả thi về phương diện tài chính vì thế cũng không thể thực hiện được trên thực tế. - Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài. Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt động chi tiêu tài chính khác, đầu tư luôn là hoạt động có tính chất lâu dài. Do đó, mọi sự trù liệu đều là dự tính và chịu một xác suất biến đổi nhất định do nhiều nhân tố biến đổi tác động. Chính điều này là một trong những vấn đề then chốt phải tính đến trong nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án. - Hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động luôn cần có sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai. Đầu tư về một phương diện nào đó là sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh đổi lấy lợi ích trong tương lai. Vì vậy, luôn có sự so sánh cân nhắc giữa hai loại lợi ích này và nhà đầu tư chỉ chấp nhận trong điều kiện lợi ích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện này họ phải hy sinh - đó là chi phí cơ hội của nhà đầu tư. - Hoạt động đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro. Các đặc trưng nói trên đã cho ta thấy đầu tư là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro do chịu xác suất nhất định của yếu tố kinh tế – chính trị – xã hội – tài nguyên thiên nhiên…Bản chất của sự đánh đổi lợi ích và lại thực hiện trong một thời gian dài không cho phép nhà đầu tư lường hết những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư so với dự tính. Tuy nhiên, nhận thức rõ điều này nên nhà đầu tư cũng có những cách thức, biện pháp để ngăn ngừa hay hạn chế để khả năng rủi ro là ít nhất.
  • 5. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 5 Những đặc trưng nói trên cũng đặt ra cho người phân tích, đánh giá dự án chẳng những quan tâm về mặt nội dung xem xét mà còn tìm các phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá để có những kết luận giúp cho việc lựa chọn và ra quyết định đầu tư một cách có căn cứ. c. Vai trò của đầu tư. Từ sau Đại hội Đảng lần VI, với chủ trương chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ tăng trưởng cao và tương đối ổn định, tỉ lệ lạm phát dừng lại ở mức thấp, đặt biệt kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng…cùng với sự chuyển mình của đất nước cũng như việc thực hiện đa dạng, đa phương hoá các phương thức sản xuất kinh doanh đã làm cho chúng ta hoà nhập hơn, thân thiện hơn với bạn bè quốc tế. Theo đó, tư duy về kinh tế của mỗi người dân đều thay đổi. Chính vì vậy mà người ta đã biết đến đầu tư như là một yếu tố quan trọng cần thiết. Hay nói khác đi, đầu tư cũng giống như một chiếc chìa khoá để chiến thắng trong cạnh tranh sinh tồn. Tăng trưởng và phát triển bền vững là phương hướng, mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia. Để đạt được điều đó cần quan tâm giải quyết các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn và công nghệ. Thông qua hoạt động đầu tư, các yếu tố đó sẽ được khai thác, huy động và phát huy một cách tối đa để từ đó tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực mới cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đối với nền kinh tế, đầu tư có tác động rất lớn đến tổng cung và tổng cầu. Do đầu tư tác động không hoàn toàn phù hợp về mặt thời gian đối với nhịp độ phát triển nên mỗi sự thay đổi tăng hoặc giảm của đầu tư đều cùng lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế. Với những nước có tỉ lệ đầu tư lớn thì tốc độ tăng trưởng cao. Ngược lại khi tỉ lệ đầu tư càng thấp thì tốc độ tăng trưởng và mức độ tích luỹ càng thấp. Trong nền kinh tế quốc dân, để tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý thì vấn đề đầu tiên có tính chất then chốt là phải thực hiện đầu tư và phân bổ vốn một cách hợp lý. Có như vậy mới tạo ra được sự dịch chuyển về cơ cấu do mỗi ngành, mỗi thành phần kinh tế đều có thế lực và tiềm năng riêng. Ngoài ra, kinh nghiệm của các nơi trên thế giới cho thấy con đường tất yếu để có thể phát triển nhanh là
  • 6. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 6 tăng cường đầu tư vào phát triển khu công nghiệp thương mại du lịch và dịch vụ. Đối với một doanh nghiệp thì đầu tư cũng đóng vai trò quyết định đến sự tồn vong và phát triển. Trong nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp được coi là các tế bào chủ yếu nhất cho sự phát triển chung. Để thành lập nên một doanh nghiệp thì điều đầu tiên là phải có vốn đầu tư. Nó là một trong những yếu tố thiết yếu để có thể tạo dựng nên nền móng cơ sở vật chất ban đầu cho doanh nghiệp. Ngay cả sau khi doanh nghiệp đã được thành lập thì việc phát triển hay lụi tàn đến mức nào đó cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư. 1.1.2. Dự án đầu tư. a. Khái niệm dự án đầu tư (DAĐT) Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì “DAĐT là một tập hợp các hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phương pháp trên cơ sở các nguồn lực nhất định”. Ở Việt Nam, khái niệm DAĐT được trình bày trong nghị định 52/1999 NĐ-CP về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản: “ DAĐT là tập hợp các đề xuất có liên quan tới việc bỏ vốn để tạo vốn, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thơì gian nhất định”.  Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.  Về mặt nội dung: DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau nhằm đạt được những mục đíchđã đề ra thông qua nguồn lực đã xác định như vấn đề thị trường, sản phẩm, công nghệ, kinh tế , tài chính…
  • 7. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 7 Vậy, DAĐT phải nhằm việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể. Đầu vào là lao động, nguyên vật liệu, đất đai, tiền vốn… Đầu ra là các sản phẩm dịch vụ hoặc là sự giảm bớt đầu vào. Sử dụng đầu vào được hiểu là sử dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các luật lệ… Dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì DAĐT cũng gồm những thành phần chính sau: + Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án, sẽ mang lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho chủ đầu tư nói riêng. + Các kết quả: Đó là những kết quả có định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án. + Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch biểu và trách nhiệm của các bộ phận sẽ được tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. + Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu thiếu các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cho các dự án. + Thời gian: Độ dài thực hiện DAĐT cần được cố định. DAĐT được xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Các giai đoạn này vừa có mối quan hệ gắn bó vừa độc lập tương đối với nhau tạo thành chu trình của dự án. Chu trình của dự án được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết quả. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết định sự thành công hay thất bại ở giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Đối với chủ đầu tư và nhà tài trợ, việc xem xét đánh giá các giai đoạn của chu trình dự án là rất quan trọng. Nhưng đứng ở các góc độ khác nhau, mỗi người có mối quan tâm và xem xét các giai đoạn và chu trình cũng khác nhau. Chủ đầu tư phải nắm vững ba giai đoạn, thực hiện đúng trình tự. Đó là điều kiện để đảm bảo đầu tư đúng cơ hội và có hiệu quả.
  • 8. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 8 b. Vai trò của DAĐT. Vai trò của DAĐT được thể hiện cụ thể ở những điểm chính sau: - Đối với chủ đầu tư: dự án là căn cứ quan trọng để quyết định sự bỏ vốn đầu tư. DAĐT được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ về các mặt tài chính, thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý. Do đó, chủ đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc bỏ vốn ra để thực hiện dự án vì có khả năng mang lại lợi nhuận và ít rủi ro. Mặt khác, vốn đầu tư của một dự án thường rất lớn, chính vì vậy ngoài phần vốn tự có các nhà đầu tư còn cần đến phần vốn vay ngân hàng. Dự án là một phương tiện rất quan trọng giúp chủ đầu tư thuyết phục ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng xem xét tài trợ cho vay vốn. DAĐT cũng là cơ sở để chủ đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư. Quá trình này là những kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị, kế hoạch thi công, xây lắp, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, dự án còn là căn cứ để đánh giá và điều chỉnh kịp thời những tồn đọng vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư, khai thác công trình. - Đối với Nhà nước: DAĐT là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt cấp vốn và cấp giấy phép đầu tư. Vốn ngân sách Nhà nước sử dụng để đầu tư phát triển theo kế hoạch thông qua các dự án các công trình, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, cac DAĐT quan trọng của quốc gia trong từng thời kỳ. Dự án sẽ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư khi mục tiêu của dự án phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, khi hoạt động của dự án không gây ảnh hưỏng đến môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội. Dự án được phê duyệt thì các bên liên q uan đến dự án phải tuân theo nội dung, yêu cầu của dự án. Nếu nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên liên quan thì dự án là một trong những cơ sở pháp lý để giải quyết. - Đốivới nhà tàitrợ:Khi tiếp nhận dự án xin tài trợ vốn của chủ đầu tư thì họ sẽxem xét các nộidungcụthể củadựán đặc biệtvề mặt kinh tế tàichính, để đi đến quyếtđịnh có đầutưhay không. Dựán chỉ đượcđầutưvốnnếucó tính khả thi theo quanđiểm củanhà tài trợ. Ngược lạikhi chấp nhậnđầutư thì dự án là cơ sở để các tổ chức nàylập kế hoạchcấpvốn hoặc cho vay theo mức độ hoàn thành kế hoạch đầu tư đồng thời lập kế hoạch thu hồi vốn.
  • 9. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 9 1.2. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư 1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa thẩm định dự án đầu tư Đối với mỗi DAĐT, từ khi lập xong đến khi thực hiện phải được thẩm định qua nhiều cấp: Nhà nước, nhà đầu tư, nhà đồng tài trợ… Đứng dưới mỗi giác độ, có những định nghĩa khác nhau về thẩm định. Nhưng hiểu một cách chung nhất thì: “Thẩm định DAĐT là việc tổ chức xem xét một cách khách quan và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành, khai thác và tính sinh lợi của công cuộc đầu tư” Cụ thể theo cáchphânchia các giai đoạncủa chu trình DAĐT, ta thấy ở cuối Bước 1 có khâu “Thẩmđịnh và ra quyết định đầu tư”. Đây là bước mà chủ đầu tư phải trình hồ sơ nghiên cứu khả thi lên các cơ quan có thẩm quyền để xem xét quyết định và cấp giấy phép đầu tư và cấp vốn cho hoạt động đầu tư. Dưới góc độ là người cho vay vốn, các Ngân hàng thương mại (viết tắt là NHTM) khi nhận được bản luận chứng kinh tế kỹ thuật sẽ tiến hành thẩm định theo các chỉ tiêu và ra quyết định là có cho vay hay không cho vay. Sau đó là đi đến “đàm phán và ký kết hợp đồng”. Như vậy có thể hiểu thẩm định DAĐT trong Ngân hàng là thẩm định trước đầu tư hay thẩm định tín dụng. Nó được đánh giá là công tác quan trọng nhất. 1.2.2. Phương pháp thẩm định dự án tài chính 1.2.2.1. Các bước thực hiện thẩm định tài chính dự án đầu tư. Bước1: Thu thập số liệu thông tin về đơn vị vay vốn và về các khía cạnh liên quan đến dự án đầu tư: - Đơn vị sẽ lập hồ sơ vay vốn rồi nộp cùng hồ sơ pháp lý của mình, của dự án, và các báo cáo tài chính… - Ngân hàng sẽ tra cứu thu thập các thông tin pháp lý báo cáo của cơ quan ngành báo chí về doanh nghiệp, thông tin do trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp cung cấp. Bước2: Xử lý và đánh giá thông tin.
  • 10. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 10 Như xem xét tính chính xác của thông tin, tính toán các chỉ tiêu, so sánh chỉ tiêu, hỏi ý kiến chuyên gia tư vấn về những lĩnh vực cán bộ NHTM chưa rõ…để có kết quả thẩm định tối ưu. Bước3: Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng cho ý kiến của mình rồi trình bày giám đốc, phó giám đốc NHTM có cho vay hay không? Nếu có thì các điều khoản như thế nào? 1.2.2.2. Cácphương pháp sửdụng khi thẩm định dự án đầu tư. Để đánh giá hiệu qủa tài chính dự án đầu tư về lí thuyết cũng như thực tế, người ta thường phải sử dụng các phương pháp (hay các chỉ tiêu sau đây). * Giá trị hiện tại ròng (NPV:Net Present Value) Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại các nguồn thu nhập ròng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Công thức tính: NPV = Co + PV Trong đó: NPV là giá trị hiện tại ròng Co là vốn đầu tư ban đầu vào dự án, Co mang dấu âm (do là khoản đầu tư) PV là giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính mà dự án mang lại trong thời gian hữu ích của nó. PV được tính C1 C2 C3 Ct PV = + + + . . . . . + (1 +r) (1+r)2 (1+r)3 (1+r)t Ct là các luồng tiền dự tính dự án mang lại ở các năm t r là tỷ lệ chiết khấu phù hợp của dự án Ý nghĩa của NPV chính là đo lường phần giá trị tăng thêm dự tính mà dự án đem lại cho nhà đầu tư với mức độ rủi ro cụ thể của dự án… Việc xác minh
  • 11. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 11 chính xác tỷ lệ chiết khấu của mỗi dự án đầu tư là khó khăn. người ta có thể lấy bằng với lãi suất đầu vào, đầu ra thị trên trường… Nhưng thông thường là chi phí bình quân của vốn. Tuỳ từng trường hợp, người ta còn xem về biến động lãi suất trên thị trường, và khả năng giới hạn về vốn của chủ đầu tư khi thực hiện dự án… Sử dụng chỉ tiêu NPV để đánh giá dự án đầu tư theo nguyên tắc: Nếu các dự án đầu tư thì tuỳ thuộc theo quy mô nguồn vốn, các dự án có NPV≥0 đều được chọn (Sở dĩ dự án NPV=0 vẫn có thể chọn vì khi đó có nghĩa là các luồng tiêu thụ của dự án vừa đủ để hoàn vốn đầu tư và cung cấp một tỷ lệ lãi suât yêu cầu cho khoản vốn đó). Ngược lại NPV< 0  bác bỏ dự án Nếu các dự án loại trừ nhau thì dự án nào có NPV≥ 0 và lớn nhất thì được chọn. Sử dụng phương pháp NPV để đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư có ưu nhược điểm sau: Ưu điểm: Phương này tính toán dựa trên cơ sở dòng tiền có chiết khấu (tức là hiện tại hoá dòng tiền) là hợp lý vì tiền có giá trị theo thời gian. Lựa chọn dự án theo chỉ tiêu NPV là thích hợp vì nó cho phép chọn dự án nào có làm tối đa hoá sự giàu có của chủ đầu tư. Phương pháp này ngầm giả định rằng tỷ lệ lãi suất mà tại các luồng có tiền có thể được tái đầu tư là chi phí sử dụng vốn, nó là giả định thích hợp nhất. Nhược điểm: Phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ chiết khấu r được lựa chọn. Cụ thể: r càng nhỏ NPV càng lớn và ngược lại. Trong khi đó, việc xác định đúng r là rất khó khăn.
  • 12. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 12 Chỉ phản ánh được quy mô sinh lời (số tương đối: hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra là bao nhiêu). Với các dự án có thời gian khác nhau, dùng NPV để lựa chọn dự án là không có ý nghĩa. Muốn so sánh được, phải giả định rằng dự án có thời gian ngắn hơn sẽ được đầu tư bổ sung với số liệu lặp lại như cũ để sao cho các dự án có thời gian bằng nhau. Thời kỳ phân tích dự án là bội số chung nhỏ nhất của các thời gian dự án. Đây là việc tính toán phức tạp mất thời gian. * Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR: Internal Rate of Return) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của một dự án. Về mặt kỹ thuật tính toán, IRR của một dự án đầu tư là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV=0, tức là thu nhập ròng hiện tại đúng bằng giá trị hiện tại của vốn đầu tư. đối với dự án đầu tư có thời gian là T năm, ta có công thức: C1 C2 CT NPV = C0 + + +…. + = 0 (1 +IRR) (1+IRR)2 (1+IRR)T Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR: IRR đối với dự án chính là tỉ lệ sinh lời càn thiết của dự án. IRR được coi bằng mức lãi suất tiền vay cao nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận mà không bị thua thiệt nếu toàn bộ số tiền đầu tư cho dự án đều là vốn vay (cả gốc và lãi cộng dồn) được trả bằng nguồn tiền thu được từ dự án mỗi khi chúng phát sinh. Người ta sử dụng hai cách: Tính trực tiếp: Đầu tiên chọn 1 lãi suất chiết khấu bất kì, tính NPV. Nếu NPV>0, tiếp tục nâng mức lãi suất chiết khấu và ngược lại. Lặp lại cách làm trên cho tới khi NPV= 0 hoặc gần bằng 0, khi đó mức lãi suất này bằng IRR của dự án đầu tư. Phương pháp nội suy tuyến tính: thường được sử dụng. Đầu tiên chọn 2 mức lãi suất chiết khấu sao cho: Với r1  có NPV1> 0
  • 13. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 13 Với r2 có NPV2< 0 Áp dụng công thức: Chênh lệch giữa r1 và r2 không quá 0.05 thì nội suy IRR mới tương đối đúng. Sử dụng IRR để đánh giá, lựa chọn dự án sau : Trước hết lựa chọn một mức lãi suất chiết khấu làm IRRĐM (IRR định mức thông thường đó chính là chi phí cơ hội) So sánh nếu IRR ≥ IRRĐM thì dự án khả thi thi về tài chính, tức là: nếu là các dự án đầu tư là độc lập tuỳ theo quy mô nguồn vốn, các dự án có IRR ≥ IRRĐM được chấp nhận. Nếu các dự án đầu tư loại trừ nhau: chọn dự án có IRR ≥ 0 và lớn nhất. Ưu điểm: của phương pháp IRR chú trọng xem xét tính thời gian của tiền. Sự thừa nhận giá trị thời gian của tiền làm cho kĩ thuật xác định hiệu quả vốn đầu tư ưu điểm hơn các phương pháp khác. Phản ánh hiệu quả sinh lời của một đồng vốn (tính tỉ lệ %) nên có thể sử dụng so sánh chi phí sử dụng vốn. IRR cho biết mức lãi suất tiền vay tối đa mà dự án có thể chịu được. Giải quyết được vấn đề lựa chọn các dự án khác nhau. Nhược điểm: Không đề cập đến độ lớn, quy mô của dự án, sử dụng IRR để lựa chọn dự án loại trừ có quy mô, thời gian khác nhau nhiều khi sai lầm. Với dự án có những khoản đầu tư thay thế lớn, dòng tiền đổi dấu liên tục dẫn tới hiện tượng IRR đa trị, và như vậy việc áp dụng IRR không còn chính xác. NPVNPV rrNPV rIRR 21 211 1 )(   
  • 14. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 14 Phương pháp IRR ngầm định rằng thu nhập ròng của dự án được tái đầu tư tại tỉ lệ lãi suất IRR nghĩa là không giả định đúng tỉ lệ tái đầu tư. Ngoài ra còn tính theo phương pháp tỉ lệ hoàn vốn nội bộ điều chỉnh (MIRR) MIRR là tỉ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của chi phí đầu tư bằng giá trị hiện tại của tổng giá trị tương lai của các luồng tiền ròng thu từ dự án với giả định luồng tiền này được tái đầu tư tại tỉ lệ lãi suất bằng chi phí vốn. Đây cũng chính là điểm ưu việt của phương pháp MIRR so với phương pháp IRR. Về mặt toán học, phương pháp tính NPVvà IRR luôn cùng đưa đến quyết định chấp thuận hay bác bỏ dự án đói với những dự án độc lập. Tuy nhiên có thể có hai kết luận trái ngược cho những dự án loại trừ. Trong trường hợp có sự xung đột giữa hai phương pháp, việc lựa chọn dự án đầu tư theo phương pháp NPVcần được coi trọng hơn bởi những phân tích đã chỉ ra rằng: phương pháp NPV ưu việt hơn phương pháp IRR. * Thời gian hoàn vốn: (P.P:Payback Peried) Thời gian hoàn vốn của một dự án là độ dài thời gian để thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu. Có hai cách tính chỉ tiêu này: thời gian hoàn vốn không chiết khấu (không tính đến giá trị thời gian của tiền) và thời gian hoàn vốn có chiết khấu (quy tất cả các khoản thu nhập chi phí hiện tại theo tỷ suất chiết khấu lựa chọn). Công thức tương tự nhau Việc tính toán có thể được thực hiện trên cơ sở lập bảng: Công thức tính thời gian hoàn vốn cung cấp một thông tin quan trọng Thời gian hoàn vốn = Số năm trước năm các luồng tiền của DA đáp ứng được chi phí + =+ Số năm ngay trước năm các Luồng tiền thu được trong năm
  • 15. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 15 rằng vốn của công ty bị trói buộc vào mỗi dự án là bao nhiêu thời gian. Thông thường nhà quản trị có thể đặt ra khoảng thời gian hoàn vốn tối đa và sẽ bác bỏ dự án đầu tư có thời gian hoàn vốn lâu hơn. Sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn để đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư theo nguyên tắc: Dự án có thời gian hoàn vốn càng nhỏ càng tốt, chọn dự án có thời gian hoàn vốn nhỏ nhất trong các dự án loại trừ nhau. Ưu điểm: của phương pháp này: Đơn giản, dễ áp dụng và được sử dụng như một công cụ sàng lọc. Nếu có một dự án nào đó không đáp ứng được kỳ hoàn vốn trong thời gian đã định thì việc tiếp tục nghiên cứu dự án là không cần thiết. Vì luồng tiền mong đợi trong một tương lai xa được xem như rủi ro hơn một luồng tiền trong một tương gần thời gian thu hồi vốn được sử dụng như một thước đo để đánh giá mức độ rủi ro của dự án. Việc thấy rõ được thời gian thu hồi vốn cho phép đề xuất những giải pháp để rút ngắn thời hạn đó. Hạn chế: Tuy nhiên phương pháp thời gian hoàn vốn có một số hạn chế mà có thể dẫn tới những quyết định đó là: thời gian hoàn vốn không chiết khấu không tính tới những sai biệt về thời điểm xuất hiện luồng tiền, tức là yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ không được đề cập. Phần thu nhập sau thời điểm hoàn vốn bị bỏ qua hoàn toàn, như vậy không đánh giá được hiệu quả tài chính của cả đời dự án. Yếu tố rủi ro đối với luồng tiền tương lai của dự án không được xem xét và đánh giá. Xếp hạng các dự án không phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu. * Phương pháp tỷ số lợi ích / chi phí (Benefit-Cost Ratio: BCR) Phản ánh khả năng sinh lời của dự án trên mỗi đơn vị tiền tệ vốn đầu tư (quy về thời điểm hiện tại).        n i i i n i i i r C r B BCR 0 0 )1( )1(
  • 16. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 16 Bi: Luồng tiền dự kiến năm i Ci: Chi phí năm i Nguyên tắc đánh giá: nếu có dự án có BCR  1. Suy ra được chấp nhận (khả thi về mặt tài chính). BCR là chỉ tiêu chuẩn để xếp hạng các dự án theo nguyên tắc dành vị trí cao hơn cho dự án có BCR cao hơn. Ưu điểm: nó cho biết lợi ích thu được trên một đồng bỏ ra, từ đó giúp chủ đầu tư lựa chọn, cân nhắc các phương án có hiệu quả. Nhược điểm: là một chỉ tiêu tương đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các dự án loại trừ nhau, vì thông thường các dự án có BCR lớn thì có NPV nhỏ và ngược lại. * Phương pháp điểm hoà vốn: Điểm hoà vốn là điểm tại đó mức doanh thu vừa đủ trang trải mọi phí tổn (không lỗ, không lãi). Điểm hoà vốn có thể được thể hiện bằng mức sản lượng hoặc doanh thu: Sản lượng hoà vốn: Qhv VP FC QHV   Trong đó: FC: là tổng chi phí P : giá bán đơn vị sản phẩm
  • 17. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 17 V : chi phí biến đổi một sản phẩm (P-V. lãi gộp một đơn vị sản phẩm) Doanh thu hoà vốn Trường hợp sản xuất một loại sản phẩm Nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau thì tính thêm trọng số của từng loại sản phẩm.    n i i i i HV w P VR FC 1 )1( Thông thường người ta chọn một năm đặc trưng để tính. Dự án có điểm hoà vốn càng nhỏ càng tốt. Khả năng thu lợi nhuận càng cao  Khả năng thua lỗ càng nhỏ (hay vùng an toàn cao). Sau khi có điểm hoà vốn, có thể xác định thêm chỉ tiêu mức hoạt động hoà vốn. Tính: Doanh thu hoà vốn Mức hoạt động hoà vốn = x 100% Doanh thu lý thuyết Doanh thu lí thuyết là doanh thu tính theo công suất thiiết kế. Mức hoạt động vốn cho thấy khả năng phát triển của dự án. Điểm hoà vốn chỉ xét riêng cho từng dự án cụ thể vì thực tế dự án thuộc các ngành khác nhau, có cơ cấu vốn đầu tư khác nhau. P V FC VP FC PPQR HVHV     1
  • 18. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 18 Nếu cùng một dự án mà có nhiều phương án khác nhau thì có thể nên ưu tiên cho những phương án có điểm hoà vốn nhỏ hơn. Ưu điểm: của phân tích điểm hoà vốn Đưa ra những chỉ tiêu về mức độ hoat động tối thiểu cần thiết để doanh nghiệp có lợi nhuận. Nó cho biết sản lượng hoà vốn là bao nhiêu, do đó lầm chủ đầu tư tìm cách đạt đến điểm hoà vốn trong thời gian ngắn nhất. Hạn chế: Điểm hoà vốn không cho biết quy mô lãi ròng của cả đời dự án cũng như hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. Mặt khác, việc phân tích trở nên phức tạp và tính chính xác không cao khi có đầu tư bổ sung thay thế. Một yếu tố không kém phần quạn trọng cần được xem xét là. * Độ nhạy của dự án: Môi trường xung quanh thường xuyên tác động tới dự án đầu tư trên nhiều mặt cấp độ khác nhau. Do vậy khi xem xét dự án ngoài cách xem xét dự án qua các chỉ tiêu ở trạng thaí tĩnh, cần phải đặt dự án đầu tư ở trạng thái động trong xu thế biến động của các yếu tố bên ngoài. Để có một cách đánh giá khách quan toàn diện hơn về dự án, thông thường để xem xét độ nhạy người ta thường tính toán thay đổi các chỉ tiêu NPV, IRR khi có sự biến đổi của một số nhân tố: +Giá bán sản phẩm. + Giá đầu vào thay đổi. +Vốn đầu tư. +Tỷ giá lên xuống.
  • 19. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 19 Trên thực tế khi tính độ nhạy cảm của dự án, người ta cho các biến số thay đổi 1% so với phương án lựa chọn ban đầu và tính NPV và IRR thay bao nhiêu %. Ý nghĩa của việc phân tích độ nhạy của dự án là giúp cho ngân hàng có thể khoanh được hành lang cho sự đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài các nội dung trên, thẩm định dự án còn tiến hành thêm phân tích tài chính dự án đầu tư trong đó thường sử dụng các phương pháp phân tích sau. Phân tích diễn biến nguồn vốn sử dụng. Phân tích luồng tiền mặt. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian. Kết hợp giữa đánh giá hiệu quả tài chính với phân tích tài chính dự án trong thẩm định tài chính dự án đầu tư sẽ cho Ngân hàng một kết qủa chính xác hơn, toàn diện hơn và bao quát hơn được toàn bộ dự án vừa xem xét trên từng góc độ cấp khác nhau. Như vậy mỗi chỉ tiêu được sử dụng trong đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư có những ưu nhược điểm nhất dịnh. Tuy nhiên mức độ không như nhau. Mỗi chỉ tiêu thẩm định dư án sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn chấp nhận dự án nhất định (có thể do nội tại chỉ tiêu mang lại hoặc tiêu chuẩn qua so sánh chỉ tiêu khác). Kết quả thẩm định thông qua những chỉ tiêu sau khi so sánh với giá trị tiêu chuẩn sẽ nói lên ý nghĩa của từng mặt vấn đề. Như vậy qua việc thẩm định bằng một hệ nhiều chỉ tiêu, kết luận chung, cuối cùng về dự án đầu tư phải là kết luận mang tính tổng hợp, khái quát, thậm chí phải nhờ vào sự cho điểm có phân biệt tầm quan trọng khác nhau của chỉ tiêu đánh giá. Mặt khác, kết luận chung đôikhi cũngcần tínhlinh hoạt, tuỳ vào từng điều kiện cụ thể và sự ưu tiên khía cạnh nào đó của dự án.
  • 20. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 20 Song mặt quan trọng nhất ở đây, là phải dự kiến và xác định chính xác luồng tiền ra vào bởi các phương pháp trên đều dựa trên cơ sở các dòng lợi ích, chi phí của dự án. Thuế thu nhập cũng ảnh hưởng đến các dự án không giống nhau nên số liệu về các dòng tiền liên quan đến mỗi dự án đưa và để tính toán, đánh giá dự án phải là số liệu sau thuế. Không đưa chi phí trả lãi vay vào dòng tiền mặt của dự án vì khi chiết khấu ta đã tính đến giá trị theo thời gian của tiền, nếu đưa vào nghĩa là đưa chi phí vay tiền mà không tính tới lợi ích vay vốn mang lại. Bên cạnh đó cần chú ý rằng, thu nhập ròng hàng năm của dự án bao gồm lợi nhuận sau thúe và khấu hao tài sản cố định vào năm cuối dự án có thêm vốn lưu động ròng thu hồi và giá trị thanh lí tài sản cố định. Khi thẩm định Ngân hàng phải kiểm tra tính hợp lí của phương pháp khấu hao do chủ đầu tư đưa ra vì khấu hao là một khoản thu trong nội bộ dự án để bù đắp những chi phí đã bỏ ra trước kia. Xử lí vấn đề lạm phát trong phân tích tài chính dự án: Lạm phát tác động tới tình hình tài chính của dự án theo nhiều mối quan hệ và theo những hướng khác nhau. Lạm phát là thay đổi các biến số tài chính trong bản báo cáo tài chính và đó tác động đến tính toán các chỉ tiêu thẩm định. Tuy nhiên việc phân tích dự án trong điều kiện có lạm phát dự tính vẫn theo nguyên tắc cơ bản như trường hợp không có rủi ro lạm phát, có thể dùng dòng tiền danh nghĩa hoặc dòng tiền theo sức mua nhưng phải được thực hiện một cách nhất quán (nghĩa là sử dụng tương ứng với tỉ suất chiết khấu danh nghĩa và tỉ suất chiết khấu thực). Trong thực tế, thường giá cả các yếu tố đầu vào, ra trong thời gian hoạt động của dự án được điều chỉnh theo một diễn tiến mà người thẩm định giả định cho các thời kì tương lai, phần nào nêu lên chiều hướng thay đổi tương đối của giá trong tương lai cũng như dự đoán được tác động của lạm phát. Một yếu tố không kém phần quan trọng mà ta cần phải nói tới đó là độ nhạy của dự án. 1.3. Nội dung công tác thẩm định DAĐT tại các NHTM  Xem xét sơ bộ theo các nội dung chính của dự án: - Mục tiêu của dự án
  • 21. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 21 - Sự cần thiết đầu tư dự án - Quy mô đầu tư: Công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của các dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm. - Quy mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư theo các tiêu chí khác nhau(lắp đặt, thiết bị và các chi phí khác…)  Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của các dự án. Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của các dự án đóng vai trò rất quan trọng quyết định việc thành bại của một dự án. Vì vậy việc thẩm định dự án cần được xem xét đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung chính cần xem xét đánh giá là: - Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án: + Định dạng sản phẩm của dự án. + Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định. + Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm của dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm của dự án có thể bị thay thế bởi sản phẩm khác có cùng công dụng. -Đánh giá về cung sản phẩm: + Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu, việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn. + Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cũng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án. + Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong những năm tới. + Dự đoán ảnh hưởng của chính sách thuế xuất – nhập khẩu đến thị trường sản phẩm của dự án.
  • 22. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 22 + Đưa ra một số liệu dự kiến về tổng cung hoặc tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ. -Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án: Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu của thị trường, cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án như sau: + Thị trường nội địa: cần xem xét đánh giá về hình thức, mẫu mã , giá cả, chất lượng sản phẩm xem có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ. + Thị trường nước ngoài: cần xem xét đánh giá về tiêu chuẩn để xuất khẩu, quy cách chất lượng, mẫu mã, thị trường xuất khẩu dự kiến, sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả… -Phương pháp tiêu thụ và mạng lưới phân phối: Cần xem xét đánh giá trên các mặt: sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, cần có hệ thống phân phối không. Mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án đã được thiết lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không, phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phân tích tính toán hiệu quả của các dự án. -Đánh giá về dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án: Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ được sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính thức như sản lượng sản xuất tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi của cơ cấu, sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm, diễn biến giá bán sản phẩm dịch vụ đầu ra hàng năm.  Thẩm định về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của một dự án. Trên cơ sở hồ sơ dự án(báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu…) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá đáp ứng đến khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án: -Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm. -Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: do một hay nhiều nhà cung cấp, quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm.
  • 23. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 23 -Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu đầu vào nếu có. -Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tỉ giá trong trường hợp phải nhập khẩu. Tất cả những phân tích đánh giá trên đều nhằm kết luận được hai vấn đề chính sau đây: + Có chủ động được nguyên nhiên vật liệu đầu vào hay không tức tính ổn định lâu dài của nguồn nguyên vật liệu. + Những thuận lợi khó khăn đi kèm với việc đó có thể chủ động được nguyên nhiên vật liệu đầu vào.  Thẩm định về phương diện kỹ thuật Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật là việc kiểm tra phân tích các yếu tố kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của dự án để đảm bảo tính khả thi về mặt thi công và xây dựng dự án cũng như việc vận hành dự án theo đúng các mục tiêu đã dự kiến. Đối với ngân hàng, việc phân tích kỹ thuật lại là một vấn đề khó nhất vì nó đề cập đến rất nhiều chỉ tiêu và quan trọng hơn cả là nó quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy mà cán bộ tín dụng cần đặc biệt quan tâm đến việc thẩm định dự án trên phương diện kỹ thuật, về việc thẩm định dự án này dựa trên các nội dung chính sau đây: -Địa điểm xây dựng: + Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về giao thông hay không, có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không. + Cơ sở vật chất, hạ tầng liên quan đến địa điểm đầu tư thế nào, đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác. + Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm. -Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án: + Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường. + Quy cách phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào. + Yêu cầu kỹ thuật tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao hay không. + Công suất dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính và trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không.  Công nghệ thiết bị:
  • 24. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 24 - Quy trình công nghệ có tiên tiến hiện đại, ở mức độ nào của thế giới. - Công nghệ này có phù hợp với trình độ hiện nay của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này. - Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không. - Xem xét đánh giá về số lượng công suất quy hoạch chủng loại, danh mục, máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất. - Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không. - Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không. - Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không. Khi đánh giá về mặt công nghệ thiết bị ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn để việc thẩm định được chính xác và cụ thể hơn. - Quy mô và giải pháp xây dựng: + Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không. + Tổng dự toán, dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được tích luỹ hay không, có hạng mục nào cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không. + Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không. + Vấn đề hạ tầng cơ sở: Giao thông, điện, cấp thoát nước… - Môi trường: + Xem xét đánh giá các giải pháp về môi trường của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trong từng trường hợp yêu cầu phải có hay chưa. Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc lập dự án và duyệt trình báo cáo đánh giá tác động môi trường.  Thẩm định về phương diện tổ chức và quản lý thực hiện dự án
  • 25. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 25 - Xem xét năng lực uy tín của các nhà đầu tư, thi công cung cấp thiết bị, công nghệ. - Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành chủ yếu của các nhà đầu tư, đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án. - Khả năng ứng xử của khách hàng khi thị trường dự kiến biến mất. - Đánh giá về nguồn lực của dự án cần đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo, khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.  Thẩm định về mặt tài chính của dự án. Thẩm định tài chính DAĐT, đối với NHTM, ngoài mục tiêu đánh giá hiệu quả của dự án còn nhằm đảm bảo sự an toàn cho các nguồn vốn mà ngân hàng tài trợ cho dự án. Đó là việc phân tích, xem xét, đánh giá về mặt tài chính của DAĐT bao gồm một loạt các phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính và các chỉ tiêu phân tích DAĐT. Qua đó đi đến kết luận có đầu tư cho dự án hay không. Trong công tác thẩm định tài chính DAĐT, giá trị thời gian của tiền là một trong những nguyên tắc cơ bản của việc tính toán các chỉ tiêu, việc thẩm định chi phí và lợi ích của dự án phải được quy về thời điểm gốc để tiện cho việc so sánh. Thẩm định tài chính DAĐT ở các NHTM thường được tiến hành với các nội dung sau:  Thẩm định về tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư. Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu dẫn đến việc không cân đối được nguồn ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Tổng vốn đầu tư của dự án là tập hợp toàn bộ các khoản chi phí hợp lý góp phần hình thành nên dự án và đảm bảo cho dự án sẵn sàng đi vào hoạt động. Vốn đầu tư gồm: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn đầu tư và dự phòng:
  • 26. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 26 -Vốn cố định nhằm tạo ra năng lực mới tăng thêm để đạt mục tiêu DA. Bao gồm: +Vốn chuẩn bị đầu tư: gồm các chi phí điều tra, khảo sát, lập, thẩm định DAĐT. +Vốn chuẩn bị xây dựng: chi phí ban đầu về đất đai(tiền đền bù, giải phóng mặt bằng, chuyển quyền sử dụng đất…). Chi phí khảo sát, lập và thẩm định thiết kế, tổng dự toán. Chi phí đấu thầu hoàn tất các thủ tục đầu tư. Chi phí xây dựng đường điện, nước, lán trại thi công. + Vốn thực hiện đầu tư: Chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo các hạng mục công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị. Chi phí mua sắm thiết bị, vận chuyển, bảo quản. Chi phí quản lý giám sát thực hiện đầu tư. Chi phí sản xuất thử và nghiệm thu bàn giao. Chi phí huy động vốn, các khoản lãi vay vốn đầu tư và các chi phí khác trong thời gian thực hiện đầu tư. -Vốn lưu động là khoản vốn đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện đầu tư. Bao gồm: +Vốn sản xuất: Chi phí nguyên , nhiên vật liệu, điện, nước, phụ tùng thay thế. + Vốn lưu động: Thành phần tồn kho, sản phẩm dở dang, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền. -Vốn dự phòng: là tổng mức vốn đầu tư dự tính của dự án cần được xem xét theo từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư. Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét đánh giá tổng hợp vốn đầu tư của dự án được tính toán hợp lý chưa, đã tính toán đủ các khoản cần thiết hay chưa, cần xem xét yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lưọng dự phòng, việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án sử dụng ngoại tệ… Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiêt ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định các giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này. Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư, để
  • 27. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 27 đánh giá khả năng tham gia nguồn vốn của chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn có điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của nguồn vốn thực hiện dự án. Thẩm định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận hàng năm của dự án. Đây là vấn đề quan trọng mà chủ đầu tư và cả ngân hàng đều quan tâm vì nó là nhân tố phản ánh được dự án lỗ hay lãi. Việc xác định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận phải tính riêng cho từng năm hoạt động của cả đời dự án. -Việc xác định chi phí sản xuất hàng năm gồm: Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng các bán thành phẩm và dịch vụ mua ngoài, chi tiền nước cho sản xuất, lương và bảo hiểm xã hội…và các khoản khác. -Doanh thu hàng năm của dự án gồm: Doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, tiền thu từ việc cung cấp dịch vụ cho bên ngoài; các khoản tiền thu khác.  Thẩm định về khả năng trả nợ cho ngân hàng. Xuất phát từ quan điểm của tín dụng là bên vay vốn (chủ đầu tư) phải hoàn trả ngân hàng đầy đủ và đúng năm số vốn gốc và lãi vay để NHTM có thể trả lại cho bên được huy động vốn hoặc cho vay đối với các dự án khác. Trong quá trình thẩm định DAĐT, NHTM đặt biệt quan tâm đến khả năng hoàn trả của chủ đầu tư khi đến kỳ hạn trả nợ. Khả năng trả nợ của một doanh nghiệp chủ đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Dự án xin vay là DAĐT mới hay DAĐT chiều sâu, nguồn trả nợ chủ yếu trông đợi vào khả năng sản xuất kinh doanh của dự án hay có những nguồn bổ sung nào khác. Hiện nay, các NHTM đang xác định mức trả nợ từng lần theo công thức: Tổng số nợ gốc phải trả Số kỳ trả nợ dự kiến = Số gốc trả mỗi kỳ Tổng số nợ gốc phải trả Số kỳ trả nợ dự kiến = Lợi nhuận ròng + KHCB tài sản + Các nguồn khác
  • 28. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 28 dành trả nợ CĐ từ vốn vay Từ công thức trên, nếu sau khi đã dự kiến số kỳ trả nợ và biết tổng số nợ gốc phải trả mỗi kỳ, NHTM có thể so sánh cân đối các nguồn thu từ dự án như lợi nhuận vòng, khấu hao cơ bản cho TSCĐ và các nguồn khác xem khả năng trả nợ có đảm bảo không.  Thẩm định hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động đầu tư nhất thiết phải đước xem xét về mặt hiệu quả kinh tế – xã hội. Trong thực tế đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội là một vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp. Nhưng có thể thẩm định về phương diện này theo một số khía cạnh như : hiệu quả giá trị gia tăng; khả năng tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động; mức đóng góp cho Ngân sách; góp phần phát triển các ngành khác; phát triển khu nguyên vật liệu; góp phần phát triển kinh tế địa phương; tăng cường kết cấu hạ tầng từng địa phương; phát triển các dịch vụ thương mại, du lịch địa phương.  Thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay: Với bất kỳ một khoản vay nào thì Ngân hàng cũng cần có vật bảo đảm. Mục đích cho vay của Ngân hàng không phải để lấy vật bảo đảm. Tuy nhiên cán bộ tín dụng phải xem xét kĩ đánh giá chính xác vật đảm bảo để phòng trường hợp không thu được nợ. Việc đánh giá bao gồm: + Hình thức bảo đảm tiền vay: Thế chấp, cầm cố, hay bảo lãnh… + Các điều kiện đảm bảo tiền vay theo quy chế hiện hành như: tính hợp lý và hợp pháp của tài sản, uy tín của người bảo lãnh… + Xác định các khoản bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ trả nợ. + Các điều kiện khác như: tuổi thọ, tính hiện đại, chuyên môn hoá và có thể bán được trên thị trường không.  Phân tích về đề xuất những biện pháp giảm thiểu rủi ro:
  • 29. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 29 Việc tính toán khả năng tài chính của dự án như đã giới thiệu ở trên chỉ đúng trong trường hợp dự án không bị ảnh hưởng bởi một loạt các rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xảy ra là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu.  Phân loại rủi ro: Rủi ro có thể do khách quan hoặc chủ quan: do cơ chế chính sách; xây dung, hoàn tất; thị trường, thu nhập, thanh toán; cung cấp; kĩ thuật và vận hành; môi trường và xã hội; kinh tế vĩ mô…  Các biện pháp giảm thiểu rủi ro: Tuỳ Mỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm thiểu, những biện pháp này có thể do chủ đầu tư phải thực hiện- đối với những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm của chủ đầu tư; hoặc do Ngân hàng phối hợp với chủ đầu tư cùng thực hiện- đối với những vấn đề mà Ngân hàng có thể trực tiếp thực hiện hoặc có thể yêu cầu theo những dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà cán bộ thẩm định cần tập trung phân tích đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay, từ đó Ngân hàng có thể xem xét khả năng tham gia cho vay để đầu tư dự án. Sau đây là một số biện pháp cơ bản có thể áp dụng để giảm thiểu rủi roc ho từng loại rủi ro nêu trên. -Rủi ro do cơ chế chính sách: Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của nơi xây dung dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hoá hay các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự án. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: Khi thẩm định dự án, cán bộ thẩm định phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án(thể hiện trong hồ sơ dự án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và quy định hiện hành có liên quan tới dự án; chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng quy định về vấn đề này; những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án… - Rủi ro xây dung hoàn tất: Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Loại rủi ro này nằm ngoài
  • 30. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 30 khả năng điều chỉnh và kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp như: Lựa chọn nhà thầu xây dung có uy tín, sức mạnh tài chính, kinh nghiệm; thực hiện nghiêm túcviệc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng công trình; giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dung; hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán; quy định rõ vấn đề đền bù trong trường hợp chậm tiến độ; hợp đồng giá cố định hoặc chìa khoá trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ các bên… - Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán: Bao gồm thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí của dự án. Loại rủi ro này giảm thiểu bằng cách: Nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận; dự kiến cung cầu thận trọng; phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý hành vi của người tiêu dùng cuối cùng; tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp: phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất…, xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài chính; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của chính phủ… - Rủi ro về cung cấp: dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ. Loại này có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách: trong quá trình xem xét dự án, cán bộ thẩm định phải nghiên cứu, đánh giá trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án, đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án; nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư; linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu đưa vào… - Rủi ro về kĩ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu. Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau: Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng; bộ phận vận hành phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm; có thể kí hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng; bảo hiểm các sự
  • 31. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 31 kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh; kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành; quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ… - Rủi ro về môi trường- xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh. Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau: Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản; nên có sự tham gia của các bên liên quan( cơ quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án; tuân thủ các quy định về môi trường… - Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỉ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất… Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản; sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm; bảo vệ trong các hợp đồng; đảm bảo của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối…  Tổng hợp và đưa ra kết quả thẩm định, lập tờ trình thẩm định. Sau khi đã thẩm định đầy đủ các nội dung đã nêu trên, cán bộ thẩm định lập tờ trình cho lãnh đạo Ngân hàng theo mẫu quy định đồng thời đưa ra ý kiến đề nghị của mình là cho vay hay không. Lãnh đạo Ngân hàng sẽ ra quyết định cuối cùng về việc cho vay hay từ chối cho vay.
  • 32. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 32 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DAĐT TẠI CHINH NHÁNH NHCT NINH BÌNH 2.1. Tổng quan về chi nhánh NHCT 2.1.1. Giới thiệu khái quát về NHCT Ninh Bình Được thành lập theo quyết định cố 411/QĐ- NHCT, ngày 1/12/1994 cuả tổng giám đốc NHCT VN, NHCT Ninh Bình là một chi nhánh thuộc hệ thống NHCT VN, hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng ngân hàng, phục vụ nhiệm vụ phát trển kinh tế xã hội cuả Đảng, Nhà nước và địa phương .Chi nhánh NHCT Ninh Bình chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 21/1/1995. Traỉ qua chặng đường 10 năm, qua quá trình xây dựng và trưởng thành, NHCT Ninh Bình đã có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn thử thách,vượt qua mọi khó khăn thử thách trong bước phát triển vững chắc góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cuả tỉnh ,đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn dịch vụ thanh toán ,sự tiện ích NH cho khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trụ sở chính NHCPCT chi nhánh Ninh Bình : đặt tại đường Trần Hưng Đạo – phường Vân Giang ,TP Ninh Bình. Đến 31/12/2011, tổng số cán bộ tại Chi nhánh là 95, trong đó Ban giám đốc 3 đồng chí. Mạng lưới hoạt động của chi nhánh gồm hội sở chính và 3 Phòng giao dịch loại I. Các phòng, tổ gồm: 8 phòng thuộc chi nhỏnh, cụ thể: 1. Phòng Khách hàng: 21 cán bộ 2. Phòng Kế toán - Giao dịch: 20 cán bộ 3. Phòng TT-KQ: 11 cán bộ 4. Phòng TC - HC: 8 cán bộ 5. PGD Ninh Thành: 11 cán bộ 6. PGD Gia Viễn: 10 cán bộ 7. PGD Yên Khánh: 7 cán bộ 8. Phòng QLRR & DV: 4 cán bộ Nhiệm vụ ,quyền hạn cuả các phòng ban trong chi nhánh NHCT Ninh Bình. Tổ chức bộ máy chi nhánh gồm: - Giám đốc ,các phó giám đốc. - Các phòng nghiệp vụ,gồm:
  • 33. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 33 Phòng kinh doanh. + Phòng kế toán –tài chính. + Phòng tiền tệ kho quỹ. + Phòng kiểm tra nội bộ. + Phòng tổ chức hành chính. + Phòng nguồn vốn. + Phòng Giao dịch. - Chi nhánh cấp II(chi nhánh trực thuộc). A1/Nhiệm vụ quyền hạn cuả Giám đốc chi nhánh: Giám đốc NHCT là người đại diện và chiụ trách nhiệm trước tổng giám đốc ,trước pháp luật trong việc đIũu hành toàn bộ hoạt động cua chi nhánh NHCT Ninh Bình trên đIạ bàn tỉnh Ninh Bình có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: - Quản lý và quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy và cán bộ cuả chi nhánh theo sự phân công, uỷ quyền cuả Tổng giám đốc NHCT VN . - Quyết định phương hướng, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tàI chính và và các kế hoạch khác cuả chi nhánh . -Tổ chức chỉ đạo,điều hành thực hiện các mặt nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ tín dụng, thanh toán, dịch vụ NH và các hoạt động khác cuả chi nhánh và các đơn vị trực thuộc ,thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nhiệm vụ cuả chi nhánh theo quy định cuả tổng giám đốcNHCT VN . - Quyết định việc phân chia ,phân phối và sử dụng quỹ khen thưởng ,phúc lợi và quỹ lương dự phòng cuả chi nhánh. -Tổ chức kiểm tra cán bộ dươí quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ, việc chấp hành các chủ trương, chính sách cuả Đản, pháp luật cuả Nhà nước, cuả ngành và cuả NHCT VN. A2/Nhiệm vụ, quyền hạn cuả phó giám đốc chi nhánh: Giúp việc cho giám đốc, chỉ đạo ,đìêu hành một số mặt công tác do giám đốc phân công và uỷ quyền giảI quyết, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước giám
  • 34. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 34 đốc, trước pháp luật về những nhiệm vụ được giao và các công việc đã giaỉ quyết. - Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các mặt công tác cuả chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ. A3/Chức năng nhiệm vụ cuả phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh là phòng nghiệp vụ cuả chi nhánh, có trách nhiệm sử dụng các nguồn vốn huy động nguồn vốn nhận đìêu hoà cuả NHCT VN để cấp tín dụng cho khách hàng bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ. Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ sau: - Chủ động tiếp thị, thu hút khách hàng đẻ thực hiện nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ kinh daonh tín dụng khác. - Lập và trình ban giám đốc phê duyệt kế hoạch cân đối vốn kinh doanh quý ,năm . - Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại . - Thực hiện chế độ báo cáo các mặt hoạt động kinh doanh theo quy định lập hồ sơ doanh nghiệp ,sổ tích luỹ số liệu về hoạt động kinh doanh cuả chi nhánh. - Phối kết hợp với các phfng nghiệp vụ có liên quan trong việc xử lý nợ miễn giảm lãi ,xử lí các rủi ro.. A4/Chức năng nhiệm vụ cuả phòng kế toán – taì chính. Phòng kế toán taì chính là phòng nghiệp vụ cuả chi nhánh, có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, giúp giám đốc kiểm tra kiểm tra kiểm soát các hoạt động cuả chi nhánh . Phòng Kế toán taì chính có các nhiệm vụ sau: - Ghi chép đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo đìêu hành . - Lập và trình giám đốc phê duyệt kế hoạch tài chính quý năm . - Thực hiện việc thu lãi tiền vay tiền gửi , các khoản chi tiêu nội bộ.
  • 35. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 35 -Thực hiện các dịch vụ NH và các nghiệp vụ có liên quan đến máy rút tiền tự động . -Hướng dẫn kiểm tra chế độ kế toán đối với chi nhánh cấp II, phòng giao dịch, kiến nghị việc bổ sung sưả đổicác quy định chủ trương chính sách chế độ về kế toán, chi tiêu nội bộ, thực hiện tự kiểm tra kiểm soát đối với các hoạt động cuả phòng. -Thực hiện công tác địên toán -Thực hiện chế độ báo cáo kế toán ,thống kê ,lưu trữ bảo quản chưng từ dữ liệu kế toán (bằng đĩa file và điã từ ) -Phối hợp các phòng nghiệp vụ thực hiện công tác kho quỹ ,xử lí nợ trích lạp và xử lí rủi ro … -Trực tiếp thực hiện việc chi trả kiều hối, thu đổi séc du lịch, mua bán ngoại tệ, mở L/C xuất khẩu, L/C nhập khẩu bằng vốn tự có kí quỹ đủ 100% giá trị L/C, các L/C nhập khẩu bằng vốn tự có kí quỹ <100% giá trị L/C , thanh toán bằng vốn vay NHCT Ninh Bình nhưng đã được phòng kinh doanh thẩm định, duyệt cho vay và các nghiệp vụ thanh toán quốc tế khác. A5/Chức năng nhiệm vụ cuả phòng tiền tệ-kho quỹ Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ cuả chi nhánh có trách nhiệm thực hiện công tác giao nhận, bảo quản vận chuyển tiền mặt, taì sản quý ,giấy tờ có giá giưã chi nhánh với NHNN, giữa chi nhánh với khách hàng và trong nội bộ chi nhánh, đảm bảo an toàn tuyệt đối taì sản trong lĩnh vực kho quỹ Phòng tiền tệ kho quỹ có những nhiệm vụ sau: - Trực tiếp giao dịch với khách hàng trong việc kiểm đếm,đóng gói giao nhận tiền mặt taì sản quý ,giấy tờ có giá … - Chịu trách nhiệm chính trong việc htực hiện vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, taì sản quý theo theo lệnh cuả giám đốc chi nhánh, đảm bảo an toàn tuyệt đối kho quỹ. -Thực hiện quản lí tiền mặt, giấy tờ có giá, taì sản quý trong quá trình giao dịch và bảo đảm an toàn kho tiền.
  • 36. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 36 A6/Chức năng nhiệm vụ cuả phòng kiểm tra nội bộ . Phòng kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ thuộc bộ máy kiểm tra kiểm toán và xét khiếu tố NHCT VN, có trách nhiệm giúp giám đốc chi nhánh kiểm tra kiểm toán, giám sát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ trong hoạt động kinh doanh tham mưu cho giám đốc chỉ đạo giaỉ quyết khiếu nại tố cáo, giúp giám đốc đánh giá chính xác kết quả sản xuất kinh doanh, thực trạng taì chính và đìêu hành thông suốt, an toàn hiệu quả, đúng pháp luật hoạt động cuả chi nhánh . Phòng kiểm tra nội bộ có những nhiệm vụ sau đây : - Thực hiện giám sát, kiểm tra kiểm toán tại chi nhánh. Báo cáo kết quả kiểm tra kiểm toán và kiến nghị với giám đốc chi nhánh, tổng giám đốc bổ sung, sưả đổi các quy định, chế độ nghiệp vụ chưa phù hợp và xử lí cá nhân, tổ chức có sai phạm được phát hiện trong kiểm tra kiểm toán. -Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo của tổ chức và - Làm đầu mối khi có đoàn kiểm tra, kiểm toán hoặc khi có đoàn thanh tra đến làm việc tại đơn vị . A7/Chức năng nhiệm vụ cuả phòng tổ chức –hành chính Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy kinh doanh, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển cuả chi nhánh. Thực hiện công tác hành chính quản trị văn phòng, phục vụ tốt cho hoạt động cuả chi nhánh và các phòng trực thuộc chi nhánh . Phòng Tổ chức hành chính có những nhiệm vụ sau : -Tham mưu đề xuất việc sắp xếp bố trí, quy hoạch và đào tạo cán bộ với giám đốc chi nhánh . - Phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện việc quản lí lao động và tiền lương - Thực hiện xây dựng cơ bản, giám sát kỹ thuật thi công các công trình kĩ thuật nhỏ, sưả chưã bảo dưỡng taì sản, trực tiếp thực hiện việc mua sắm taì sản cố định, công cụ lao động theo quyết định đựơc duyệt.
  • 37. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 37 - Quản lí theo dõi vào sổ các giấy tờ, công văn và con dấu. -Thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, áp taỉ vận chuyển hàng đặc biệt. - Thực hiện công tác lễ tân ,khánh tiết cuả chi nhánh . A8/Chức năng nhiệm vụ cuả phòng nguồn vốn . Phòng nguồn vốn là phòng nghiệp vụ cuả chi nhánh ,có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác nguồn vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giưã các tổ chức tín dụng, vay vốn cuả NHNN và NHCT VN, nhằm khai thác tối đa mọi nguồn trong và ngoàI địa bàn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh cuả chi nhánh Phòng nguồn vốn có các nhiệm vụ sau: - Chủ động tiếp thị với khách hàng để thực hiện nghiệp vụ huy động vốn . -Tham mưu cho ban giám đốc quyết định mức lãI suất phù hợp trong từng thời kỳ,việc đìêu hành vốn, đảm bảo tiết kiệm vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh A9/Tổ chức bộ máy của chi nhánh NHCTcấp II, gồm: 1. Giám đốc, các phó Giám Đốc. 2. Các phòng và tổ nhiệm vụ gồm: - Phòng kinh doanh - Phòng kế toán - Tổ ngân quỹ - Tổ hành chính - Quỹ tích kiệm (Trực thuộc phòng kế toán). Tuy theo tình hình thực tế và khả năng hoạt động kinh doanh, Giám đốc chi nhánh cấp II trình NHCT tỉnh xem xét thành lập hoặc đề nghị NHCT Việt Nam cho thành lập các phòng nghiệp vụ. Quỹ tích kiệm thuộc chí nhánh. Điều hành của chi nhanh NHCT cấp II là Giám đốc, giúp viêc Giám đốc là các Phó Giám đốc.
  • 38. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 38 Mỗi phòng nghiệp vụ, do trưởng phòng điều hành và có một hoặc hai phó trưởng phòng giúp việc; mỗi tổ nghiệp vụ do tổ trưởng điều hành và có một tổ phó giúp việc. Giám đốc NHCT cấp II, căn cứ quy chế này và các quy định hiện hành, ban hành quy chế điều hành, phân công nhiệm và chế độ làm việc, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng và tổ nghiệp vụ trực thuộc chi nhánh. Việc thực hiện chế độ kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của NHCT tỉnh: - Chi nhánh NHCT cấp II chịu sự kiểm tra của phòng kiểm tra nội bộ NHCT tỉnh theo chương trinh, kế hoạch hoặc chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc NHCT tỉnh về tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ, chế độ thể lệ, các quy định về quản lý kinh doanh, quản trị điều hành của chi nhánh và việc chấp hành các quy định của pháp luật. - Chấp hành các hướng dẫn nghiệp vụ và chịu sự kiểm tra chuyên đề của các phòng nghiệp vụ NHCT tỉnh, theo đề cương kiểm tra được Giám đốc NHCT tỉnh duyệt. 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của chi nhánh NHCT Ninh Bình nhưng năm gần đây . a) Tình hình huy động vốn. -Huy động vốn Nguồn vốn huy động đến 31/12/2011 đạt 2.988 tỷ đồng, chiếm 22,8% tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn (31/12/2010: 18,8%), tăng 976 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 49% so với 31/12/2010 (31/12/2010 : 2.012 tỷ đồng), đạt 90,5% kế hoạch TW giao (Kế hoạch TW giao 3.300 tỷ đồng). Huy động bình quân/người: 32,34 tỷ đồng/người. b) Công tác sử dụng vốn -Cho vay Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2011 là 3,893,411 Triệu đồng, hoàn thành 102% kế hoạch giao và tăng trưởng 29.52% so với 31/12/2010.
  • 39. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 39 Dư nợ cho vay bình quân đầu người đạt 40,983 Triệu đồng/người, trong khi bình quân của khu vực là 20,587 Triệu đồng/người và mức bình quân của 149 chi nhánh là 20,847 Triệu đồng/người. Về định kỳ hạn trả lãi: Tỷ trọng dư nợ định kỳ hạn trả lãi trên 1 tháng của chi nhánh là 8.70% trong khi bình quân của khu vực là 20.44% và bình quân của 149 CN là 24.02% . Lãi dự thu luỹ kế đến 31/12/2011 là 17,734 Triệu đồng thấp hơn mức lãi thực thu 187,908 Triệu đồng trong tháng. -Chất lượng tín dụng Tính đến thời điểm 31/12/2011: +Nợ nhóm 2 của CN là 1,838 Triệu đồng ( tăng 818 Triệu so với 31/12/2010) và chiếm tỷ trọng 0.05% trên tổng dư nợ, trong khi tỷ trọng của KV4 là 0.84% và tỷ trọng của 149 CN là 2.03%. +Nợ xấu của CN là 49 Triệu đồng ( giảm 797 Triệu đồng so với 31/12/20010) và chiếm tỷ trọng 0.00% trên tổng dư nợ trong khi tỷ trọng của KV4 là 1.32% và tỷ trọng của 149 CN là 0.76% . +Chi dự phòng rủi ro lũy kế đến nay của chi nhánh là 67,552 Triệu đồng. -Các mặt hoạt động khác +Thu dịch vụ lũy kế 12 tháng đạt 8,523Triệu đồng chiếm 0.91% tổng thu luỹ kế của chi nhánh và hoàn thành 39% kế hoạch năm 2011. +Tỷ lệ thu phí dịch vụ trên đầu người đạt 90Triệu đồng/người, trong khi bình quân của KV4 là 99 Triệu đồng/người và bình quân của 149 CN là 117Triệu đồng/người. +Thu xử lý rủi ro luỹ kế 12 tháng đạt 436Triệu đồng chiếm 0.05% tổng thu nhập luỹ kế của chi nhánh và hoàn thành 97% kế hoạch năm 2011. -Hiệu quả hoạt động +Lợi nhuận lũy kế đến 31/12/2011 của chi nhánh đạt 55,559 Triệu đồng và hoàn thành 52% kế hoạch được giao năm 2011. +Lợi nhuận bình quân đầu người của chi nhánh đạt 585 Triệu đồng/người cao hơn mức bình quân của KV4 (493Triệu đồng/người) và thấp hơn mức bình quân của 149 chi nhánh (673Triệu đồng/người). +Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt 6% thấp hơn tỷ suất lợi nhuận của KV4 (7.56%) và thấp hơn tỷ suất lợi nhuận của 149CN (9.52%). Các chỉ tiêu phấn đấu chủ yếu đến năm 2010 : -Phát triển kinh doanh: Tốc độ tăng taì sản nợ, taì sản có bình quân 15%/năm ( giai đoạn 2005-2006 tăng 20%/năm ),dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm 70% tài
  • 40. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 40 sản có, dư nợ cho vay trung dài hạn 40% tổng dư nợ , tỷ trọng thu phí dịch vụ trong thu nhập đạt từ 25-30%. -Lành mạnh và nâng cao năng lực tài chính:Phấn đấu đến năm 2010 có được các thông số đánh giá an toàn theo quy định cuả tổ chức tín dụng như : +Nợ quá hạn - nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ đầu tư. +Tỷ lệ an toàn tối thiểu (hệ số Cook) đạt từ 8% trở lên. -Lợi nhận sau thuế : +Lợi nhuận/vốn tự có(ROE) là: 13-15%. +Lợi nhuận /tổng tàI sản có (ROA) là :1%. 2.2. Thực trạng nội dung và pp thẩm địnhDAĐT tại NHCT Ninh Bình 2.2.1. Quy trình thẩm định DAĐT tại chi nhánh NHCT Ninh Bình Khi có một dự án xin vay vốn Ngân hàng các cán bộ NHCT thực hiện theo quy trinh tác nghiệm về tín dụng gồm 3 bước sau: + Bước 1: Kiểm tra tính hợp lý đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý. a/ Hồ sơ pháp lý với khách hàng vay vốn lần đầu hoặc có thay đổi. - Quyết định thành lập. - Đăng ký kinh doanh. - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng. - Điều lệ tổ chức và hoạt động. - Quy chế tổ chức - Nghị quyết của HĐQT hoặc HĐTV về việc giao quyền cho Giám đốc ký kết các tài liệu về vay vốn , thế chấp, cầm cố. - Giấy phép hoặc hạn ngạch XNK b/ Hồ sơ kinh tế. - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả SXKD - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • 41. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 41 - Thuyết minh báo cáo lưu chuyển tiền tệ c/ Hồ sơ vay vốn - Giấy đề nghị vay vốn - Dự án đề nghị vay vốn - Hợp đồng kinh tế liên quan đến khoản vay d/ Hồ sơ đảm bảo tiền vay - Giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các giấy tờ có liên quan + Bước 2: Thẩm định khách hàng - Thẩm định yếu tố phi tài chính : Khả năng quản lý , kinh doanh theo ngành nghề quản lý, kinh nghiệm kinh doanh , vị thế của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. - Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng: Tình hình SXKD có ổn định và hiệu quả không , có khả năng bảo toàn và tăng vốn tự có không, có đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo quy định của NHCT hay không, tài sản có tính thanh khoản ra sao, hàng hoà vật tư tồn kho , tình hình luân chuyển công nợ , có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn… + Bước 3: Thẩm định DAĐT - Cơ sở pháp lý của dự án: Luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án và quyết định phê duyệt của các cấp có thẩm quyền theo quy chế đầu tư. Giấy phép đầu tư thuộc dự án , giấy phép xây dựng , giấy phép sử dụng tài nguyên , hợp đồng bảo hiểm , chứng nhận bảo hiểm. Phê duyệt tổng dự toán dự án của cấp có thẩm quyền, hợp đồng mua bán những thiết bị trong nước, hợp đồng nhập khẩu thiết bị, hợp đồng giao thâu xây lắp… - Thẩm định phương diện thị trường: Khả năng cung cấp đầu vào, khả năng tiêu thụ sản phẩm… - Thẩm định phương diện kỹ thuật nhân lực hạ tầng - Thẩm định phương diện tổ chức sản xuất và quản lý
  • 42. Chuyên đề tốt nghiệp. SV: Nguyễn Thế Hùng Lớp: CQ46/11.03 42 - Thẩm định phương diện kinh tế – tài chính:thời hạn thu hồi vốn đầu tư, tỷ suất sinh lời của dự án, điểm hoà vốn của dự án, NPV, IRR, độ nhạy của dự án - Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay của dự án Như vậy có thể thấy công tác thẩm định tại chi nhánh đã được củng cố và đạt được những kết quả nhất định. Giờ đây , chi nhánh đã chủ động tìm kiếm những dự án có hiệu quả để cho vay, chủ động tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu đầu tư của doanh nghiệpm từ đó tư vấn cho khách hàng phương hướng đầu tư có hiệu quả căn cứ vào định hướng , kế hoạch của nhà nước và kế hoạch cho vay của Ngân hàng. 2.2.2. Minh hoạ công tác thẩm định dự án đầu tưtại NHCT Ninh Bình  Dự án đầu tư của Công ty Cổ phần đầu tư & phát triển Xuân Thành I. Giới thiệu khách hàng: 1. Tênđơn vị: Công ty Cổ phần đầu tư & phát triển Xuân Thành. 2. Địa chỉ: Số nhà 8- đường 1- phố 9- Phường Đông Thành - TPNB - tỉnh Ninh Bình. 3. Điện thoại số:0303888388. 4.Ngườiđại diện theo pháp luật của công ty: bà Nguyễn Thị Vui - CMND:164095706 làm tổng Giám đốc. 5. Nghành nghề kinh doanh chính: + Vận tải hành khách bằng tắc xi. + Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. +Bán buôn ôtô và xe có động cơ khác. + Khai thác đá và khai thác mỏ khác. Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng + Xây dựng côngtrình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, khoan phụt gia cố đê điều. + Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng. + Vận tải hàng hoá đường thuỷ, đường bộ nội địa ... ………… - Vôn điều lệ đăng ký: 388.800.000.000 đồng. - Danh sáchcổ đông sáng lập: + Nguyễn Đức Thụy – CMND:164065803 – chủ tịch hội đồng quản trị. + Nguyễn Thị Vui - CMND:164095706 – Tổng Giám đốc. + Ngô Quyết Tiến – CMND: 164360015 – kế toán trưởng. + Bùi xuân Thức – CMND: 171615842- thành viên. + Nguyễn Chí Kiên – CMND: 164444552- thành viên. 6. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển: Cty Cổ phần đầu tư & phát triển Xuân Thành là công ty cổ phần có 5 thành viên, đăng ký kinh doanh mã