SlideShare a Scribd company logo
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.15
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
keetsa quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghệp
Lê Thị Sen
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.15
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1............................................................................................... 4
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP.................................................................. 4
1.1 Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính ........................................... 4
1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ............................................. 5
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp ................... 5
1.2.2 Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ................... 7
1.2.2.1 Tài liệu ........................................................................................... 7
1.2.2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ................................. 7
1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp .......................................... 9
1.2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua các báo cáo
tài chính. .................................................................................................... 9
1.2.3.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua các hệ số tài chính đặc trưng 15
1.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh............................................................................ 23
1.3.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh. ....................................................................................... 23
1.3.2. Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 25
1.3.2.1. Chủ động huy động vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ, kịp
thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh............................................... 25
1.3.2.2. Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định....................... 25
1.3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động....................................... 26
1.3.2.4. Tăng cường công tác quản lý chi phí và hạ giá thành...................... 27
1.3.2.5. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận. .............. 28
1.3.2.6. Thường xuyên xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Có
các biện pháp thu hồi nợ, đồng thời có kế hoạch trả nợ đúng hạn làm tăng khả
năng thanh toán, tăng uy tín của doanh nghiệp. .......................................... 28
1.3.2.7. Hoàn thiện và không ngừng nâng cao chất lượng công tác phân tích
TCDN để phục vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh. ..................... 29
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.15
Kết luận chương 1: ................................................................................... 30
CHƯƠNG 2............................................................................................. 31
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN LỰC THANH HÓA... 31
2.1. Khái quát vài nét về tổng công ty điện lực Miền Bắc ........................... 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.................................. 31
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh, đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm của.. 31
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. ................................................. 33
2.1.4. Kết quả kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây...................... 35
Bảng 2.1 tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2012 ....................... 35
2.2. Đánh giá thực trạng tài chính của công ty............................................ 35
2.2.1. Phân tích thực trạng tài chính của công ty......................................... 35
2.2.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua BCĐKT & BCKQKD... 35
2.2.1.1.1. Phân tích tình hình tài chính qua BCĐKT................................... 35
2.2.1.1.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty năm 2012 qua Báo cáo kết
quả kinh doanh......................................................................................... 58
2.2.1.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần xây lắp điện lực
Thanh Hóa năm 2012 qua các hệ số tài chính đặc trưng.............................. 61
2.2.1.2.1 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty năm
2012......................................................................................................... 61
2.2.1.2.2 Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản................ 71
2.2.1.2.3 Các hệ số khả năng hoạt động .................................................... 75
2.2.2.4 Đánh giá khả năng sinh lời............................................................. 80
Bảng 16: các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty ..................... 81
2.3.1. Những thành tích đạt được............................................................... 88
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại ................................................................ 89
CHƯƠNG 3............................................................................................. 91
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VẬT TƯ VÀ
XÂY DỰNG ............................................................................................ 91
3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới......... 91
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.15
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội. .................................................................... 91
3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới...... 92
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công
ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng ................................................. 93
3.2.2 Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý .....Error! Bookmark notdefined.
3.2.3 Quản lý hàng tồn kho ...........................Error! Bookmark notdefined.
3.2.4 Quản trị tài sản lưu động:......................Error! Bookmark notdefined.
3.2.5 Tăng cường biện pháp quản lý các khoản công nợ ....Error! Bookmark
not defined.
3.2.6 Tăng cường quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm ,tăng lợi nhuận
....................................................................Error! Bookmark notdefined.
3.2.7 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động.................................................102
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................104
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, chủ biên PGS.TS Nguyễn
Đình Kiệm – TS Bạch Đức Hiển, nhà xuất bản Tài chính năm 2008
2. Hệ thống câu hỏi và bài tập Tài chính doanh nghiệp, chủ biên TS
Bùi Văn Vần, nhà xuất bản Tài chính năm 2009
3. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp lý thuyết – lý thuyết
và thực hành, chủ biên PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ – TS Nghiêm Thị
Thà, nhà xuất bản Tài chính năm 2009
4. Quản trị Tài chính doanh nghiệp, Chủ biên Nguyễn Hải Sản, NXB
Thông kê năm 2001
5. Nghị định 09/2009/NĐ –CP (Ngày 30/02/2009) “Quy chế quản lý
Tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp khác”, thông tư 55 hướng dẫn NĐ 09
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.15
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TS Tài sản CT Công trình
TSCĐ Tài sản cố định ATLĐ An toàn lao động
KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh VSMT Vệ sinh môi trường
CĐKT Cân đối kế toán NVBH Nhân viên bán hàng
DT Doanh thu DCBH Dụng cụ bán hàng
HĐKD Hoạt động kinh doanh NVQL Nhân viên quản lý
CPBH Chi phí bán hàng SXKD Sản xuất kinh doanh
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp VLXD Vật liệu xây dựng
GVHB Giá vốn hàng bán VLBH Vật liệu bán hàng
DTT Doanh thu thuần CPKH Chi phí khấu hao
TSNH Tài sản ngắn hạn VCĐ Vốn cố định
TSLĐ Tài sản lưu động VKD Vốn kinh doanh
TSDH Tài sản dài hạn LN Lợi nhuận
HTK Hàng tồn kho LNST Lợi nhuận sau thuế
VLĐ Vốn lưu động VKD bq Vốn kinh doanh bình quân
VCSH Vốn chủ sở hữu
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.151
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu hóa, khi mà mức
độ cạnh tranh hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị
trường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt đã buộc tất cả các doanh
nghiệp không những phải vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh mà
còn phải biết phát huy tiềm lực tối đa để đạt được hiệu quả sản xuất kinh
doanh cao nhất. Vì thế các nhà quản trị doanh nghiệp phải luôn nắm rõ được
thực trạng sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệp
mình, từ đó có những chiến lược, kế hoạch phù hợp nhằm cải thiện và nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, doanh nghiệp cần đi
sâu phân tích hoạt động kinh doanh mà đặc biệt là hoạt động tài chính một
cách chi tiết và hiệu quả nhắm nắm rõ được thực trạng cũng như định hướng
tương lai cho sự phát triển của toàn doanh nghiệp.
Trong tình hình thực tế hiện nay, với nền kinh tế có nhiều những diễn
biến phức tạp, đã không có ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề huy
động vốn và sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quảm thậm chí
không bảo toàn được vốn ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp, Đặc biệt hơn nữa, sự phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay
thì vấn đề mình bạch trong tình hình tài chính càng được nhiều đối tượng
quan tâm, do đó đối với mỗi nhà quản lý tài chính doanh nghiệp vấn đề này
càng phải được quan tâm chú ý và đươc nghiên cứu kỹ lưỡng hơn bao giờ hết.
Xuất phát từ ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp, sau gần 3 tháng thực tập tại công ty Cổ phần xây lắp điện lực Thanh
Hóa, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn giảng viên: cô Mai
Khánh Vân và sự chỉ bảo của các cán bộ phòng Tài chính kế toán của công ty,
em đã thực hiện đề tài sau :
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.152
“ Đánhgiá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty Cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa”
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính
của doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu
đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại công ty Cổ phần xây lắp
điện lực Thanh Hóa
3. Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian : Nghiên cứu về tình hình tài chính và biện pháp tài
chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần xây lắp
điện lực Thanh Hóa
 Về thời gian : Từ 21/01/2013 đến6 /5/2013
 Về nguồn số liệu : Các số liệu được lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài
chính các năm 2011 và 2012.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng tài chính và các giải pháp tài chính thực
hiện tại công ty Cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa nhằm những mục đích
sau :
 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và
phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
 Tìm hiểu thực trạng tài chính của công ty, từ đó :
1) Xem xét và đánh tình hình tài chính của công ty trong năm 2012 trên
cơ sở so sánh với năm 2011 thông qua những kết quả đạt được trong 2
năm.
2) Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh tại đơn vị trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.153
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương
pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…đồng thời sử dụng các
bảng biểu để minh họa.
6. Kết cấu đề tài
Tên đề tài :
“ Đánhgiá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa”
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn
gồm có 3 phần :
Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về phân tích tình hình tài chính
của doanh nghiệp.
Chương 2 : Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty Cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại
công ty Cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa.
Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu là do em thực hiện, các số liệu
được sử dụng là hoàn toàn trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn
vị. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức còn hạn chế nên luận văn không tránh
khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
để bài luận văn của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo và phòng Tài chính kế toán công ty
đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày14/04/2012
Sinh viên thực tập
Lê Thị sen
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.154
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬNCHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,
cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh
lời.
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 2
giai đoạn đó là sản xuất và tiêu thụ. Giai đoạn sản xuất là sự kết hợp của các
yếu tố đầu vào bao gồm nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu... và sức lao động
để tạo các sản phẩm. Giai đoạn tiêu thụ là giai đoạn doanh nghiệp đưa sản
phẩm, hàng hóa ra thị trường và đến với người tiêu dùng, đem về lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, để có các yếu tố đầu vào,
doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Và tùy theo loại
hình doanh nghiệp mà có các phương thức huy động vốn khác nhau, từ số vốn
tiền tệ ban đầu đó, doanh nghiệp mua sắm tài sản, trang thiết bị, nguyên vật
liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Sản phẩm của quá trình sản xuất được
tung ra thị trường nhờ quá trình tiêu thụ, đây chính là giai đoạn mà doanh
nghiệp bán sản phẩm và thu tiền từ bán hàng. Doanh thu bán hàng sau khi bù
đắp các chi phí, doanh nghiệp sẽ thu được một khoản lợi nhuận, với số lợi
nhuận đó doanh nghiệp sẽ tiếp tục phân phối một cách hợp lý. Như vậy, quá
trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử
dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong quá
trình đó làm phát sinh và tạo ra sự vận động của dòng tiền vào, dòng tiền ra
gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh
nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.155
Các quan hệ kinh tế bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của
doanh nghiệp dưới hình giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của doanh
nghiệp bao gồm:
 Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà nước
 Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và
tổ chức xã hội khác.
 Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động.
 Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của
doanh nghiệp.
 Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ
trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với các hoạt
động của doanh nghiệp. Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan
hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng
quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình.
1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
a. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp được sử
dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý
đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ
đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài
chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của
chính họ.
b. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính
của doanh nghiệp và mỗi đối tượng lại quan tâm theo mỗi giác độ khác nhau.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.156
Do đó đối với mỗi đối tượng thì phân tích tài chính doanh nghiêp cũng nhằm
các mục tiêu khác nhau. Cụ thể:
- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp:
+ Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong
giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả
năng thanh toán…
+ Hướng các quyết định của ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp
với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ, phân
phối lợi nhuận…
+ Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài
chính.
+ Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ để kiểm tra, kiểm soát
hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp.
- Đối với các nhà đầu tư:
Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư là để đánh giá
doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo
biểu tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh…
- Đối với người cho vay:
Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với người cho vay là xác định khả
năng hoàn trả nợ của khách hàng.
- Đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp:
Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ định hướng việc làm ổn định
của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp tùy theo công việc được phân công, đảm nhiệm.
Do đó, phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng
để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp,
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.157
tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp từng đối tượng lựa chọn và
đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.
1.2.2 Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1 Tài liệu
Về cơ bản nguồn tài liệu cần thiết để thực hiện phân tích là báo cáo tài
chính của doanh nghiệp như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tê, Thuyết minh báo cáo tài chính của
công ty trong các năm. Đây là cơ sở để có thể tính toán các chỉ tiêu tài chính
từ đó đánh giá và nhận xét được tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Ngoài ra cần căn cứ vào các tài liệu thực tế cũng như tài liệu kế hoạch
của công ty để có thể đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch cũng như
phương hướng sản xuất kinh doanh của đơn vị trong năm tiếp theo.
1.2.2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích hay đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp đó là tập hợp
các phương pháp phân tích và đánh giá tình hình đã qua và hiện tại cũng như
dự toán tình hình tài chính trong tương lai giúp cho nhà quản trị đưa ra các
quyết định chính xác, đồng thời giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết
định phù hợp.
Phương pháp phân tích tài chính là các cách thức, kỹ thuật để đánh giá
tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính doanh
nghiệp tương lai. Từ đó giúp cho nhà quản lý đưa ra được các quyết định kinh
tế phù hợp với các nục tiêu mong muốn của họ. Để đáp ứng mục tiêu của
phân tích tài chính người ta thường sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ số
- Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính
1.2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.158
 Nguyên tắc: Đảm bảo điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài
chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn
vị tính toán…)
 Gốc so sánh: Gốc về mặt thời gian hoặc không gian
 Kỳ phân tích: Kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch.
 Giá trị so sánh: Có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
 Nội dung so sánh:
 So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để
thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp.
 So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số kế hoạch để thấy mức độ
phát triển của doanh nghiệp.
 So sánh giữa số liệu doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành,
doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính cảu doanh
nghiệp mình.
 So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so
với tổng thể. So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy
được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một
chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
1.2.2.2.2 Phương pháp hệ số
Hệ số tài chính được tính bằng cách đem so sánh trực tiếp, chia một chỉ
tiêu này với một chỉ tiêu khác để thấy mức độ ảnh hưởng và vai trò của các
yếu tố, chỉ tiêu này đối với chỉ tiêu, yếu tố khác.
Thông thường các hệ số tài chính được phân theo nhóm hệ số đặc
trưng, bao gồm: Nhóm hệ số về khả năng thanh toán, nhóm hệ số về cơ cấu
vốn, nhóm hệ số về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm hệ số về khả năng
sinh lời.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.159
1.2.2.3 Phương pháp phân tích mối quan hệ giữa các hệ số tài chính
(Dupont)
Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp là kết quả tổng
hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp, để
thấy sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức,sử dụng vốn và tổ chức
tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp người ta đã xây dựng hệ
thống các chỉ tiêu để phân tích tác động đó. Dupont là công ty đầu tiên của
Mỹ thiết lập và phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Phương
pháp này có ý nghĩa thực tế rất cao:
Ngoài ra, người ta còn sử dụng phương pháp khác như : Phương pháp
liên hoàn, phương pháp biểu đồ - đồ thị, phương pháp hồi quy tương quan...
Tuy nhiên trong đề tài chỉ tập trung phân tích tình hình tài chính dựa trên
phương pháp so sánh và các phương pháp hệ số.
1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua các báo
cáo tài chính.
Báo cáo tài chính hay báo cáo kế toán định kỳ của doanh nghiệp dùng
để phán ánh các mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế - tài chính của doanh
nghiệp. Báo cáo tài chính hiện nay có 4 loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo
cáo tài chính.
Thông tin trong báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng để ra các quyết
định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hay là các quyết định
đầu tư của chủ doanh nghiệp. Vì thế, phân tích khái quát báo cáo tài chính là
công việc rất quan trọng, làm cơ sở để phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Thông thường chúng ra chủ yếu đi sâu vào phân tích Bảng cân đối kế
toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1510
 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua Bảng
cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát
giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một
thời điểm nhất định. Nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.
Khi phân tích Bảng cân đối kế toán cần đi sâu vào phân tích các vấn đề
sau:
Thứ nhất, xem xét sự hợp lý của cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn và sự
tác động của nó đến quá trình kinh doanh.
Trước hết xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản và tỷ
trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn. Sau đó tiến hành so sánh
giữa cuối kỳ với đầu kỳ về tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số nguồn
vốn để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn.
Thứ hai, phân tích khái quát về tài sản.
Mục đích của phân tích khái quát về tài chính nhằm đánh giá cơ sở vật
chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của
doanh nghiệp. Phân tích sự biến động của các khoản mục tài sản là việc xem
xét sự biến động của tổng tài sản, cũng như từng loại tài sản trong tổng tài sản
thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ và đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương
đối. Từ đó, sẽ giúp người phân tích tìm hiểu được sự thay đổi về giá trị, tỷ
trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ
những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh và
liệu có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược
và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
Thứ ba, phân tích khái quát về nguồn vốn.
Trong phân tích khái quát về nguồn vốn, trước hết ta phải tiến hành
xem xét các danh mục trong phần nguồn vốn của doanh nghiệp hiện có tại
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1511
một thời điểm có thực hay không, nó tài trợ cho tài sản nào, được khai thác
một cách hợp lý hay không. Đánh giá các khoản nợ ngắn hạn mà doanh
nghiệp đang khai thác có phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn trong thanh
toán của doanh nghiệp hay không. Thông qua việc phân tích sự biến động của
các khoản mục nguồn vốn, ta cũng xác định được mức độ độc lập hay phụ
thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp qua việc so sánh tổng nguồn vốn
cũng như từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ
cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối. Tuy nhiên khi xem xét cần chú ý
đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh mà doanh
nghiệp đạt được cũng như những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp phải
đối mặt trong tương lai.
Thứ tư, phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thế hiện sự tương quan
về giá trị tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, thể hiện được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy
động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hiệu
quả hay không. Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hoặc Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản – Nợ ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1512
Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn là điều hợp lý (doanh nghiệp
dùng một phần nợ dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn) vì dấu hiệu này thể
hiện doanh nghiệp giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ
ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời nó cũng thể hiện sự
hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy
nhiên, khi dùng nợ dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn sẽ gây lãng phí chi phí
vay nợ dài hạn.
Nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn (doanh nghiệp sử dụng một
phần nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn). Mặc dù nợ ngắn hạn có
thể có được là do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài
hạn nhưng vì chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán cho nên
dễ dẫn đến vi phạm nguyên tắc tín dụng và đưa đến một hệ quả tài chính xấu
hơn.
Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp
từ vốn chủ sở hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng
đúng mục đích nợ dài hạn và cả vốn chủ sở hữu. Nếu phần thiếu hụt được bù
đắp bởi nợ ngắn hạn thì là điều bất hợp lý.
Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
cần chú trọng đến nguồn vốn lưu động thường xuyên. Nguồn vốn lưu động
thường xuyên trong doanh nghiệp được xác định theo công thức:
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên
=
Tổng nguồn vốn thường
xuyên của doanh nghiệp
+
Giá trị còn lại của TSCĐ
và các TS dài hạn khác
Hoặc có thể được xác định bằng công thức:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất
dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1513
trong hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra
một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, giúp tình trạng tài
chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn.
Như vậy, thông qua phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán, ta có cái
nhìn tổng quan về doanh nghiệp với kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn.
Nhưng để thấy được thực tế trong từng doanh nghiệp đó hoạt động đạt kết quả
như thế nào thì ta phải đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động
kinh doanh và các hoạt động khác. Số liệu trên báo cáo cung cấp những thông
tin tổng hợp về phương thức kinh doanh, về kinh nghiệm quản lý, về việc sử
dụng các tiềm năng của doanh nghiệp, chỉ ra hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp hay đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các
kỳ khác nhau.
Báo cáo KQHĐKD phản ánh mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính
qua công thức:
KQ
HĐKD
( Lãi/Lỗ)
=
Doanh
thu bán
hàng
-
Các
khoản
giảm
trừ DT
-
Trị giá
vốn
hàng
bán
-
Chi phí
bán
hàng
-
Chi phí
QLDN
Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần xem xét các
vấn đề sau:
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1514
Thứ nhất, phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu thu nhập, chi phí,
lợi nhuận.
Xem xét biến động của từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước thông
qua việc sơ sánh cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Mục tiêu cơ bản là tìm
hiểu thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp có thực hay không, được
tạo ra từ những nguồn nào, sự hình thành như vậy có phù hợp với chức năng
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Sự thay đổi của
thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi có phù hợp với đặc
điểm chi phí, hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh hay không.
Thứ hai, tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng
các khoản chi phí để biết được doanhnghiệp tiết kiệm hay lãng phí nguồn
lực.
1. Tỷ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần đạt được trong kỳ
Trị giá vốn hàng bán
Tỷ suất giá vốn hàng bán trên DTT = x 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết tổng doanh thu thuần thu được, doanh nghiệp phải
bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ việc
quản lý chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.
2. Tỷ suất chi phí bán hàng (chi phí QLDN) trên doanh thu thuần.
CPBH(CPQLDN)
Tỷ suất CPBH(CPQLDN) trên DTT = x 100 %
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được một đồng doanh thu thuần, doanh
nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng (chi phí quản lý doanh
nghiệp). Tỷ suất này càng nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí
bán hàng (chi phí QLDN) trong quá trình sản xuất.
3. Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thu thuần
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1515
Lợi nhuận từ HĐKD
Tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD trên DTT = x 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó
cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh.
4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DTT = x 100%
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần phản ánh kết quả cuối
cùng của hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu
thuần sẽ sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Để biết rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp ta đi sâu vào
phân tích các hệ số tài chính đặc trưng và đây chính là căn cứ để hoạch định
những vấn đề tài chính trong những năm tiếp theo.
1.2.3.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua các hệ số tài chính đặc
trưng
1.2.3.2.1 Hệ số về khả năng thanh toán
Các hệ số về khả năng thanh toán cung cấp cho người phân tích về khả
năng thanh toán của doanh nghiệp ở một thời kỳ cũng như đánh giá về chiều
hướng khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua từng thời kỳ. Thông
thường, chúng ta thường khảo sát các hệ số thanh toán sau :
 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hiện thời)
Tài sản ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài
sản ngắn hạn đối với nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết cứ một đồng nợ ngắn
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1516
hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn được đảm bảo. Hệ số nợ này có
giá trị càng cao càng chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp càng lớn. Tuy nhiên nếu quá cao thi điều này là không tốt vì nó phản
ánh doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu của
doanh nghiệp. Và tài sản ngắn hạn dư thừa thường không tạo thêm doanh thu.
Do vậy, nếu doanh nghiệp đầu tư quá dư vốn vào tài sản ngắn hạn, số vốn đó
sẽ không sử dụng có hiệu quả.
Để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt hoặc
xấu thì ngoài việc dựa vào hệ số trên còn phải xem xét các yếu tố sau:
+ Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
+ Cơ cấu tài sản ngắn hạn
+ Hệ số quay vòng các khoản phải thu của khách hàng, hệ số quay
vòng hàng tồn kho, hệ số quay vòng vốn lưu động.
Mặt khác, hệ số này cao chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của
doanh nghiệp như trường hợp vật tư hàng hóa bị ứ đọng nhiều không thể dễ
dàng chuyển hóa thành tiền hoặc doanh nghiệp có sản phẩm dở dang quá lớn.
Vì vậy phải dùng hệ số thanh toán nhanh mới đánh giá chính xác được.
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
TSNH – hàng tồn kho
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản ngắn hạn
và khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Các loại tài
sản lưu động được xếp vào loại chuyển nhanh thành tiền gồm: Tiền, các
khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu khách hàng vì đó
là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt. Hàng tồn kho
và các khoản ứng trước không được xếp vào loại tài sản ngắn hạn có khả năng
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1517
chuyển đổi thành tiền bởi vì người ta cần phải có thời gian bán chúng đi và có
khả năng mất giá trị cao nghĩa là nó có khả năng thanh khoản kém nhất.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắt khe hơn về
khả năng trả nợ ngắn hạn so với hai chỉ tiêu trên, nó giúp nhà cho vay trả lời
câu hỏi rằng: Nếu tất cả các khoản nợ ngắn hạn yêu cầu được thanh toán ngay
tức khắc tại một thời điểm thì với tình hình tài chính hiện tại công ty có thể
đáp ứng được không ?
 Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Tiền+ Tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Đây là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn đối với khả năng chi trả các
khoản nợ ngắn hạn so với hệ số thanh toán ngắn hạn.
 Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay cho biết khả năng đảm bảo chi trả lãi tiền vay
của doanh nghiệp. Đồng thời chỉ tiêu này cũng chỉ ra mức độ rủi ro có thể gặp
phải đối với các chủ nợ.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay =
Số lãi vay phải trả trong kỳ
Hệ số thanh toán lãi vay càng lớn, thông thường lớn hơn 2 thì khả năng
thanh toán lãi vay của doanh nghiệp tích cực hơn và ngược lại hệ số thanh
toán lãi vay càng thấp thì khả năng thanh toán lãi nợ vay của doanh nghiệp
càng thấp.
1.2.3.2.2 Hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
- Hệ số cơ cấu nguồn vốn: Là một hệ số tài chính hết sức quan trọng
đối với nhà quản lý doanh nghiệp, với các chủ nợ cũng như nhà đầu tư.
Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Thông qua hệ số nợ cho thấy mức
độc lập tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải để từ đó có sự điều chỉnh
về chính sách tài chính phù hợp.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1518
Đối với chủ nợ: Qua xem xét hệ số nợ của doanh nghiệp thấy được sự
an toàn của khoản cho vay để đưa ra các quyết định cho vay và thu hồi nợ
Nhà đầu tư: Nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ rủi ro tài chính của
doanh nghiệp để cân nhắc việc đầu tư.
Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ. Và hệ số
này được tính như sau:
Nợ phải trả
Hệ số nợ = = 1- Hệ số vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ cho biết 1 đồng vốn kinh doanh có mấy đồng hình thành từ nợ
vay bên ngoài, tỷ suất tự tài trợ thì ngược lại cho thấy một đồng vốn kinh
doanh có bao nhiêu đồng được đảm bảo từ nguồn hình thành là vốn chủ sở
hữu. Khi hệ số nợ thấp, tỷ suất tỷ tự tài trợ càng cao càng thể hiện khả năng
độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng
nhiều. Tuy vậy, để có kết luận chính xác về sự hợp lý của chính sách tạo lập
vốn của doanh nghiệp cần thiết phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như
đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành nghề cũng như
từng thời kỳ giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp.
Cùng với hệ số nợ, có thể xác định hệ số vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu = = 1- Hệ số nợ
Tổng nguồn vốn
- Hệ số cơ cấu tài sản: Phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của
doanh nghiệp. Tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.
Tỷ suất đầu tư vào tài sản Tài sản ngắn hạn
=
ngắn hạn hay TSLĐ Tổng tài sản
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1519
Tài sản dài hạn
Tỷ suất đầu tư vào TSDH =
Tổng tài sản
Cần căn cứ vào ngành kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể của
doanh nghiệp để đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư các loại tài sản của
doanh nghiệp.
1.2.3.2.3 Các hệ số về khả năng hoạt động
Các hệ số hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lường năng lực quản lý
và sử dụng vốn hiện có của doanh nghiệp. Thông thường, các hệ số hoạt động
sau đây được sử dụng trong việc đánh giá mức độ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
 Số vòng quay hàng tồn kho
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng của
doanh nghiệp và được xác định bằng công thức:
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho =
HTK bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân
chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá
càng tốt vì nó cho thấy với cùng một mức doanh thu như vậy doanh nghiệp
đầu tư cho hàng hóa tồn kho thấp hơn hoặc cùng số vốn kinh doanh như vậy
doanh thu của doanh nghiệp sẽ cao hơn và ngược lại. Tuy nhiên để có nhận
định chính xác hơn cần kết hợp xem xét các yếu tố khác như phương thức bán
hàng, kết cấu hàng tồn kho.
 Kỳ thu tiền trung bình
Là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh độ
dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp từ lúc giao hàng cho đến khi
thu được tiền hàng. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1520
yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Kỳ
thu tiền trung bình được xác định theo công thức sau:
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình =
DT bình quân 1 ngày trong kỳ
Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Vòng quay
các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại.
 Vòng quay vốn lưu động
DT thuần
Vòng quay vốn lưu động =
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ VLĐ quay được mấy vòng, có nghĩa là
cứ đầu tư bình quân 1 đồng vốn vào vốn lưu động sẽ tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu thuần. Nếu chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng vốn lưu
động càng cao vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, vật tư hàng hóa tồn kho thấp.... Do
đó, doanh nghiệp cần xem xét kỹ có thể cân nhắc một mức dự trữ vốn lưu
động ở các khâu thích hợp vừa đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh
vừa tiết kiệm vốn nhằm mang lại hiêu quả cao nhất.
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
DT thuần
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
VCĐ bình quân
Chỉ tiêu này nói lên mỗi đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sản
xuất kinh doanh có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này
càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định có thể phản ánh khái quát được
tình hình sử dụng tài sản cố định nhưng vì doanh thu và vốn cố định đều là
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1521
các chỉ tiêu tổng hợp, mang tính khái quát cao và thường chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố khách quan. Vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu này phải kết hợp với
tình hình cụ thể của doanh nghiệp mới có thể đánh giá một cách chính xác
được.
 Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn
Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ
vốn hiện có của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức:
DT thuần trong kỳ
Vòng quay toàn bộ VKD =
VKD bình quân trong kỳ
Hệ số này chịu ảnh hưởng của đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lược
kinh doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
1.2.3.2.4 Các hệ số về khả năng sinh lời
 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (hệ số lãi ròng)
Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh tế, doanh nghiệp mong
muốn lấy thu bù chi và có lãi, bằng cách so sánh kết quả với doanh thu thuần,
ta sẽ thấy khả năng sinh lời từ hoạt động của doanh nghiệp. Một cách chung
nhất khả năng sinh lời từ hoạt động được tính bằng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh
thu thuần.
Lợi nhuận sau thuế
Khả năng sinh lời =
DT trong kỳ
Phản ánh trong 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện được
trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được khả năng tạo ra lợi nhuận và khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chỉ tiêu thay đổi có thể do chi phí hoặc giá
bán sản phẩm thay đổi. Không phải lúc nào giá trị của nó cao cũng là tốt. Nếu
nó cao do chi phí giảm thì tốt nhưng nếu cao do giá bán tăng lên trong bối
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1522
cảnh thị trường tiêu thụ không thay đổi thì chưa phải là tốt vì có thể giảm tính
cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai.
 Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) trên VKD
LN trước lãi vay và thuế
EBIT/VKD =
VKD bình quân
Phản ánh bình quân 1 đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo
ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh =
VKD bq sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng
sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trả lãi tiền vay
 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh =
VKD bq trong kỳ
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
= X
Doanh thu thuần VKD bình quân
= Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn
 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =
VCSH bình quân
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1523
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được
các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh
nghiệp.
Để có thể thấy rõ hơn nguyên nhân dẫn đến ROE cao hay thấp người
ta có thể sử dụng phân tích Dupont:
LNST DT thuần VKD bình quân
ROE = x x
DT thuần VKD bình quân VCSH bình quân
Qua phân tích trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của
một công ty được giải thích theo ba cách:
+ Sử dụng hiệu quả tài sản hiện có
+ Gia tăng đòn bẩy tài chính (sử dụng nhiều vốn vay có hiệu quả)
+ Tăng tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Như vậy,chúng ta thấy có thể giữa các chỉ tiêu tài chính không độc lập
mà có mối quan hệ với nhau. Phân tích phương trình Dupont cho thấy được
mối quan hệ giữa chúng, sự biến động của chỉ tiêu này tất yếu ảnh hưởng đến
chỉ tiêu liên quan của nó.
1.3. Hiệu quả sảnxuất kinh doanh và các giảipháp tài chính chủ yếu nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.3.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
(tư liệu sản xuất, tiền vốn và lao động) để đạt được mục tiêu kinh doanh cuối
cùng của doanh nghiệp- mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm gia
tăng giá trị doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1524
Trong cơ chế của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự chủ
tự chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh đều phải hướng đến mục tiêu lợi nhuận, để cuối cùng là đem
lại lợi ích cho chủ doanh nghiệp- gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, các
nguồn lực thì ngày càng khan hiếm, môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên
gay gắt, quy luật đào thải khốc liệt… Giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều
rộng đã kết thúc và nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theo chiều sâu. Tất cả
đã buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất
lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động kinh tế… Nói một cách
khái quát, doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Hơn nữa, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội, bởi lẽ doanh nghiệp là
đơn vị kinh tế cơ bản và quan trọng trong xã hội. Nếu doanh nghiệp làm ăn
hiệu quả sẽ cung cấp cho xã hội nhiều sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của dân cư, đồng thời cũng đóng góp một nguồn thu lớn cho ngân
sách, đảm bảo hoạt động cho bộ máy Nhà Nước, tạo điều kiện tăng phúc lợi xã
hội. Ngược lại, nếu doanh nghiệp làm ăn thu lỗ, phá sản thì kéo theo một loạt
những ảnh hưởng nghiêm trọng: các ngân hàng gặp khó khăn trong thu hồi nợ
dẫn đến nhiều khó khăn khác, kinh tế trì trệ, thất nghiệp gia tăng, tệ nạn xã hội
cũng phát sinh nhiều…
Như vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng hàng đầu. Để thực hiện mục
tiêu đó đòi hỏi nhà quản trị phải nắm rõ được thực trạng tài chính của doanh
nghiệp, thông qua phân tích TCDN, từ đó đưa ra các giải pháp tài chính phù
hợp nhất đối với doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1525
1.3.2. Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Hiệu quả kinh doanh là thước đo chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức
quản lý kinh doanh. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bản thân
doanh nghiệp đóng vai trò quyết định. Doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo,
khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi bên trong cũng như
ngoài doanh nghiệp, chủ động tạo ta những điều kiện thuận lợi cho mình, hạn
chế bớt những khó khăn.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử
dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau. Trong phạm vi quản trị TCDN thì
có thể áp dụng các giải pháp tài chính như sau:
1.3.2.1. Chủ động huy động vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ,
kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cần phải xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; thứ hai là tăng tốc độ luân chuyển vốn
lưu động ở khâu sản xuất và khâu lưu thông hàng hóa; thứ ba là thường xuyên
kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng tài sản, kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu
công nợ phải thu, phải trả đồng thời thực hiện phân tích thường xuyên để kịp
thời xử lý tình trạng ứ đọng, thất thoát vốn.Từ đó, tổ chức huy động vốn đầy
đủ, kịp thời và có lợi nhất từ các nguồn: vay tổ chức tài chính tín dụng, tận
dụng tín dụng thương mại nhà cung cấp, thuê tài sản, vốn chủ…
1.3.2.2. Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định doanh nghiệp
sử dụng một số giải pháp sau:
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1526
- Đánh giá, lựa chọn và thực hiện tốt các dự án đầu tư vào TSCĐ. Bởi vì
khi đầu tư vào TSCĐ doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn lớn và chỉ thu
hồi từng phần tuỳ thuộc vào phương pháp trích khấu hao của doanh nghiệp.
Dự án phải mang tính khả thi, cân đối với năng lực sản xuất hiện có của
doanh nghiệp để tránh đầu tư sai lầm gây lãng phí nguồn lực và giảm hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
- Quản lý chặt chẽ và huy động tối đa TSCĐ hiện có vào sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh. Cần lập hồ sơ, mở sổ theo dõi, quản lý đối với từng TSCĐ, nhượng
bán thanh lý đối với TSCĐ không cần dùng, bị hỏng hoặc lạc hậu, phân định
rõ trách nhiệm đối với người sử dụng và người quản lý TSCĐ.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao phù hợp, đảm bảo
thu hồi vốn cố định, quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khấu
hao TSCĐ.
- Thực hiện tốt việc sữa chửa, bảo dưỡng tài sản cồ định, tránh tình trạng
TSCĐ hư hỏng trước khi thu hồi hết khấu hao.
- Chú trọng đổi mới, cải tiến TSCĐ một cách kịp thời, để tăng cường khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Quản trị vốn bằng tiền: xác định mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý,
kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền, xây dựng các nội quy, quy chế
về quản lý các khoản thu chi, phân định rõ trách nhiệm trong việc quản lý tiền
mặt giữa thủ quỹ và nhân viên kế toán tiền mặt.
- Quản trị vốn tồn kho dự trữ: xác định lượng vật tư cần dự trữ trong kỳ
phù hợp, tránh tình trạng ứ đọng hay gián đoạn sản xuất do thiếu vật tư, hàng
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1527
hóa. Lựa chọn mô hình quản lý tồn kho phù hợp, từ nguồn cung cấp vật tư,
hàng hóa đến khâu dự trữ, bảo quản HTK. Thường xuyên theo dõi sự biến
động của thị trường đầu vào, có biện pháp phòng ngừa rủi ro phù hợp: trích
lập quỹ dự phòng giảm giá HTK, mua bảo hiểm hàng hóa…
- Quản lý các khoản phải thu: xây dựng chính sách tín dụng thương mại
hợp lý, phân tích đối tượng mua chịu, những điều kiện thanh toán cụ thể,
thường xuyên theo dõi các khoản nợ phải thu, thực hiện phân loại nợ, có các
hình thức chiết khấu thanh toán khuyến khích khách hàng, giảm giá hàng bán,
trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi phát sinh nhằm bảo
toàn vốn.
1.3.2.4. Tăng cường công tác quản lý chi phí và hạ giá thành.
Để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp
cần tiến hành một số biện pháp sau:
- Cải tiến dây chuyền công nghệ, đầu tư đổi mới thiết bị kỹ thuật, ứng
dụng những thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Xây dựng hệ thống hạn mức chi phí phù hợp với điều kiện cụ thể của
doanh nghiệp và đặc điểm ngành nghề kinh doanh.
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ tổ chức sản xuất,
năng lực quản lý và tay nghề của người lao động, hạn chế tối đa tổn thất do
con người trong quá trình kinh doanh.
- Tích cực nghiên cứu thị trường đầu vào để tìm những nguồn nguyên
liệu rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
- Định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm
phát hiện ra yếu kém trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để
tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1528
1.3.2.5. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Tổ chức tốt việc điều tra nghiên cứu thị trường, sản xuất những thứ mà
thị trường cần, những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng,
đồng thời có chiến lược quảng cáo đa dạng và phù hợp .
- Xây dựng mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, quảng bá sản phẩm, cung cấp
thông tin về sản phẩm cho nhiều đối tượng khách hàng.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng cải thiện về mẫu mã và
chất lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Ổn định thị trường đầu vào, tạo dựng các mối quan hệ với đối tác, tìm
ra nhiều nguồn cung cấp nguyên vật liệu có chất lượng với giá cả phù hợp.
- Đa dạng hoá phương thức thanh toán là một trong các biện pháp góp
phần thúc đẩy tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
- Thực hiện chính sách giá cả linh hoạt, góp phần thu hút khách hàng,
tăng doanh thu.
1.3.2.6. Thường xuyên xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Có các biện pháp thu hồi nợ, đồng thời có kế hoạch trả nợ đúng hạn làm
tăng khả năng thanh toán, tăng uy tín của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý chặt chẽ và luôn quan tâm
đến tình trạng của các khoản phải trả cũng như khoản phải thu. Như vậy mới
có khả năng ứng phó kịp thời và có biện pháp xử lý phù hợp đối với những
khoản phải thu, phải trả đến hạn, quá hạn. Từ đó phần nào kiểm soát được
tình hình, hạn chế được rủi ro. Theo dõi các khoản phải thu giúp doanh
nghiệp nắm bắt được số vốn đang bị chiếm dụng, sẽ đưa ra biện pháp thu hồi
nợ phù hợp để giảm bớt lượng vốn ứ đọng. Thường xuyên giám sát các khoản
phải trả giúp doanh nghiệp có kế hoạch trả nợ hợp lý, để tránh tình trạng nợ
quá hạn gây mất uy tín cho doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1529
1.3.2.7. Hoàn thiện và không ngừng nâng cao chất lượng công tác phân
tích TCDN để phục vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh.
Trên đây là các giải pháp tài chính mà các nhà quản trị doanh nghiệp
thường sử dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tùy theo tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp thông qua phân
tích tài chính, nhà quản lý tài chính cần đưa ra những giải pháp tài chính phù
hợp riêng.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1530
Kết luận chương 1:
Phân tích tài chính không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản trị
doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của tất cả các cá nhân, tổ chức có mối
liên hệ về lợi ích kinh tế với doanh nghiệp ở hiện tại hoặc trong tương lai.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp được phản ánh tổng hợp thông qua các
nhóm chỉ tiêu cơ bản như: Nhóm chỉ số thanh toán: Được sử dụng để đánh giá
khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả của doanh nghiệp khi chúng đến
hạn; Nhóm chỉ tiêu luân chuyển vốn: Cho biết khả năng chuyển đổi tài sản,
vốn thành thu nhập và ngược lại từ thu nhập tạo điều kiện tài chính cho việc
bù đắp chi phí, tạo vốn, tích lũy vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh; Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: Bao gồm những chỉ tiêu
phản ánh mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là như thế nào; Nhóm
chỉ tiêu tăng trưởng: Đây là nhóm chỉ tiêu để đánh giá xem doanh nghiệp
đáng được đầu tư đến đâu.
Hai phương pháp cơ bản được sử dụng trong phân tích tài chính là: Phương
pháp so sánh, được dùng để xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối
cũng như xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính; Phương pháp phân
tích tỷ lệ, là phương pháp dựa trên việc thiết lập tỷ số giữa các chỉ tiêu có mối
quan hệ tài chính với nhau.
Các kĩ thuật cơ bản được sử dụng trong phân tích tài chính bao gồm: Phân
tích dọc để cho biết tỷ trọng từng chỉ tiêu bộ phận trong chỉ tiêu tổng thể;
Phân tích ngang cho biết xu hướng biến động của từng chỉ tiêu; Phân tích hệ
số cho biết mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu; Phân tích độ nhạy cho biết sự thay
đổi tương ứng của các chỉ tiêu khác khi giả thiết về một chỉ tiêu cơ bản thay
đổi; Chiết khấu dòng tiền dùng để xem xét dòng tiền của công ty ở các thời
điểm khác nhau.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1531
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN LỰC THANH HÓA
2.1. Khái quát vài nét về tổng công ty điện lực Miền Bắc
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa
Địa chỉ : Số 232 Đường Trường Thi, phường Trường Thi, Thành phố Thanh
Hoá
Số điện thoại: Tel: 037. 852 329; 037. 852 393, Fax: 037. 853 472.
Tài khoản: 50110000000108 tại ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Hoá
Mã số thuế : 2800225648
Ngày thành lập:
+ Được thành lập theo Quyết định 1114 TC/UBTH ngày 04/6/1976 của
UBND tỉnh Thanh Hoá có tên: Công ty Điện lực Thanh Hoá trực thuộc
UBND tỉnh Thanh Hoá
+ Ngày 07/11/1996 UBND tỉnh Thanh Hoá có Quyết định số 2182 QĐ-
TC/UBND về việc sát nhập Công ty xây lắp điện thuộc Sở Xây dựng vào
Công ty điện lực Thanh Hoá, lấy tên là: Công ty xây lắp Điện lực Thanh Hoá
trực thuộc Sở Công nghiệp Thanh Hoá.
+ Ngày 15 tháng 4 năm 2002 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá có
Quyết định 1087/QĐ-CT về việc cổ phần hoá Công ty xây lắp Điện lực Thanh
Hoá.
+ Ngày 02 tháng 8 năm 2002 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá có
Quyết định 2458/QĐ-CT vê việc phê duyệt Phương án cổ phần hoá Công ty
xây lắp Điện lực Thanh Hoá thành Công ty Cổ phần xây lắp Điện lực Thanh
Hoá.
+ Đăng ký kinh doanh số: 2603000038 được Sở Kế hoạch & Đầu tư
tỉnh Thanh Hoá cấp ngày 28/8/2002.
Vốn điều lệ: 9.000.000.000 VNĐ
Tàikhoản: 501 1000 0000 108 tại Ngân hàng Đầu tư  phát triển Thanh Hoá.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh, đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm
của
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1532
a. Ngành nghề kinh doanh của công ty
- Xây lắp đườngdâyvà TBAđến220 KV, từng phần đường dây 500 KV.
- Sản xuất phụ kiện cơ khí, cấu kiện thép. Tư vấn KSTK điện.
- Sản xuất dây cáp điện trần A, AS, Kinh doanh thiết bị điện nước.
- Sản xuất cột bê tông và các sản phẩm bê tông đúc sẵn.
- Xây dựng công trình, lắp máy thiết bị, giao thông, thuỷ lợi, công trình
dân dụng.
- Quản lý, Kinh doanh điện đến hộ sử dụng
Sản phảm và dịch vụ của Công ty:
Với năng lực hiện tại Côngtyđangsảnxuất các loạisản phẩm và dịch vụ :
- Xâylắp đườngdâyvà TBAđến220 KV, từng phần đường dây 500 KV.
- Sản xuất phụ kiện cơ khí, cấu kiện thép. Tư vấn KSTK điện.
- Sản xuất dây cáp điện trần A, AS, kinh doanh thiết bị điện nước.
- Quản lí, kinh doanh điện đến hộ sử dụng.
b. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Côngty cổ phầnxây lắp điện lực thanh hóa hiện nay việc sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm dược tiến hành theo kế hoạchsản xuất của công ty. Sản phẩm của
côngty là các côngtrình, thiết bị máy móc điện, bê tông thương phẩm….côngty
còn đang thi công hàng nghìn km cáp phục vụ cho các loại máy biến áp, công
trình xây dựng, lắp máy thiết bị, công trình giao thông thủy lợi.
Quy trình: khi nhận được kế hoach, lệnh điều động của công ty giao và
dự toán công trình thì công ty tiến hành cung ứng vật tư đồng thời giao cho
các đơn vị thi công. Khi công trình thi công xong phải lập quyết toán và bản
vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu bàn giao, công trình đưa vào sử dụng.
quyết toán phải đươc bên A chấp nhận thanh toán.
Đối với sản phẩm gia công cơ khí theo đơn đặt hàng của đội sản xuất
hay khách hàng thì công ty nhận nguyên lieu cho sản phẩm gia công,đưa về
kho, xuất kho đưa vào bộ phận sản xuất, gia công sản phẩm,hoàn thiện và đưa
vào nghiệm thu được bên A chấp nhận và thanh toán.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1533
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.
Để đảm bảo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu
quả,công ty đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy tổ chức,quản lý thể hiện qua bảng sau:
* Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp điện lực thanh hóa
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
GIÁM ĐÓC ĐIỀU
HÀNH
BAN KIỂM
SOÁT
PHÓ GIẢM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC KỶ THUẬT
TP.KINH TẾ TP.TÀI VỤ TP.TỔ
CHỨC
TP.KH-KT
Phòng tài
chính – Kế
toán
Phòng
quản trị và
quản lý
nhân sự
Phòng kế
hoạch
Phòng kinh
doanh – kỹ
thuật
Phòng dự
án và quản
lý đầu tư
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1534
Tổ chức bộ máy tài chính kế toán của Công ty
*Tình hình nhân sự
Tổng số cán bộ công nhân viên chức: 292 người
Trong đó: - Đại học, trên đại học: 43 người.
- Cao đẳng, Trung cấp: 56 người.
- CNKT: 193 người.
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
Kế toán tổng hợp
Kế toán hàng tồn kho, tài sản cố định
Kế toán ngân
hàng và thanh
toán với người
mua
Kế toán tiêu thu,
kết quả và báo
cáo thuế
Kế toán tiền mặt
và thanh toán với
người bán
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1535
2.1.4. Kết quả kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây
Nhìn vào bảng trên ta thấy trong 3 năm trở lại đây, quy mô kinh doanh của
công ty ngày càng được mở rộng thể hiện ở chỉ tiêu tổng tài sản tăng lên,
doanh thu thuần cũng tăng qua các năm. Các năm làm ăn đều có lãi. Tuy
nhiên năm 2012 công ty đã không gặt hái được những thành công như mong
đợi. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà chúng ta sẽ bàn đến ở phần
sau.
Bảng 2.1 tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2012
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng giá trị
tài sản 97.699.459.650 113.285.419.824 137.396.297.665
Tài sản ngắn
hạn 66780211578 82.156.732.622 91.334.051.511
Tài sản dài
hạn 30919248072 31.128.687.202 46.062.246.154
Doanh thu
thuần 119.907.024.071 156.737.040.519 210.062.989.845
Lợi nhuận sau
thuế 2.585.841.774 2.763.427.541 3.779.102.733
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa năm
2011,2012 )
2.2. Đánh giá thực trạng tài chính của công ty.
2.2.1. Phân tích thực trạng tài chính của công ty.
2.2.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua BCĐKT &
BCKQKD.
2.2.1.1.1. Phân tích tình hình tài chính qua BCĐKT
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1536
a) Phân tích tình hình sử dụng tài sản trong năm 2012
bảng 2.02: bảng cơ cấu tài sản của công ty cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa
TÀI SẢN
MÃ
SỐ TM Số cuối năm tỷ trọng số đầu năm tỷ trọng
chênh lệch
số tiền tỷ lệ tỷ trọng
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100=110+120+130+140+150
) 100 91.334.051.511 66,47% 82.156.732.622 72,52% 9.177.318.889 11,17% -6,05%
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 110 437.494.327 0,48% 546.867.909 0,67% -109.373.582
-
20,00% -0,19%
1.Tiền 111
V.0
1 437.494.327
100,00
% 546.867.909
100,00
% -109.373.582
-
20,00% 0,00%
2. Các khoản tương đương
tiền 112 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
II. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 120
V.0
2 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
1. Đầu tư ngắn hạn 121 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
2. Dự phòng giảm giá đầu tư
ngắn hạn (*) (2) 129 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn 130 59.351.145.398 64,98% 55.802.420.995 67,92% 3.548.724.403 6,36% -2,94%
1. Phải thu khách hàng 131 50.788.812.978 85,57% 43.106.579.585 77,25% 7.682.233.393 17,82% 8,32%
2. Trả trước cho người bán 132 248.213.418 0,42% 253.278.998 0,45% -5.065.580 -2,00% -0,04%
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 8.288.927.551 13,97% 12.156.674.699 21,79% -3.867.747.148
-
31,82% -7,82%
4. Phải thu theo tiến độ kế
hoạch hợp đồng xây dựng 134 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
5. Các khoản phải thu khác 135
V.0
3 506.057.451 0,85% 766.753.713 1,37% -260.696.262
-
34,00% -0,52%
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1537
6. Dự phòng phải thu ngắn
hạn khó đòi (*) 139 -480.866.000 -0,81% -480866000 -0,86% 0 0,00% 0,05%
IV. Hàng tồn kho 140 29.933.865.973 32,77% 24.146.056.282 29,39% 5.787.809.691 23,97% 3,38%
1. Hàng tồn kho 141
V.0
4 29.933.865.973
100,00
% 24.146.056.282
100,00
% 5.787.809.691 23,97% 0,00%
2. Dự phòng giảm giá hàng
tồn kho (*) 149 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1.611.545.813 1,76% 1.661.387.436 2,02% -49.841.623 -3,00% -0,26%
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 130.935.455 8,12% 80.328.500 4,84% 50.606.955 63,00% 3,29%
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
3. Thuế và các khoản khác
phải thu Nhà nước 154
V.0
5 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
5. Tài sản ngắn hạn khác 158 1.480.610.358 91,88% 1.581.058.936 95,16% -100.448.578 -6,35% -3,29%
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 46.062.246.154 33,53% 31.128.687.202 27,48%
14.933.558.95
2 47,97% 6,05%
I- Các khoản phải thu dài
hạn 210 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
1. Phải thu dài hạn của khách
hàng 211 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị
trực thuộc 212 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
3. Phải thu dài hạn nội bộ 213
V.0
6 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
4. Phải thu dài hạn khác 218
V.0
7 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
5. Dự phòng phải thu dài hạn
khó đòi (*) 219 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
II. Tài sản cố định 220 36.745.494.803 79,77% 24.016.663.270 77,15%
12.728.831.53
3 53,00% 2,62%
1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.0 23.836.254.507 64,87% 16.786.094.723 69,89% 7.050.159.784 42,00% -5,03%
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1538
8
- Nguyên giá 222 32.260.742.485
135,34
% 26.883.952.071
160,16
% 5.376.790.414 20,00%
-
24,82%
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(*) 223 -8.424.487.979 -35,34% -10.097.857.348 -60,16% 1.673.369.369
-
16,57% 24,81%
2. Tài sản cố định thuê tài
chính 224
V.0
9 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
- Nguyên giá 225 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(*) 226 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
3. Tài sản cố định vô hình 227
V.1
0 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
- Nguyên giá 228 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(*) 229 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
4. Chi phí xây dựng cơ bản
dở dang 230
V.1
1 12.909.240.296 35,13% 7.230.568.547 30,11% 5.678.671.749 78,54% 5,03%
III. Bất động sản đầu tư 240
V.1
2 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
- Nguyên giá 241 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(*) 242 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
IV. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 250 9.316.751.351 20,23% 7.112.023.932 22,85% 2.204.727.419 31,00% -2,62%
1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
2. Đầu tư vào công ty liên
kết, liên doanh 252 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
3. Đầu tư dài hạn khác 258
V.1
3 9.316.751.351
100,00
% 7.112.023.932
100,00
% 2.204.727.419 31,00% 0,00%
4. Dự phòng giảm giá đầu tư 259 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1539
tài chính dài hạn (*)
V. Tài sản dài hạn khác 260 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
1. Chi phí trả trước dài hạn 261
V.1
4 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn
lại 262
V.2
1 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
3. Tài sản dài hạn khác 268 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
(270 = 100 + 200) 270
137.396.297.66
5
100,00
%
113.285.419.82
4
100,00
%
24.110.877.84
1 21,28% 0,00%
( Nguồn: báo cáo tài chính của công ty xây lắp điện lực Thanh Hóa năm 2011,2012)
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1540
Công ty cổ phần xây lắp điện lực là một doanh nghiệp xây lắp các
đường dây tải điện, sản xuất các thiết bị cũng như xây dựng các trạm biến
áp,công trình thủy lợi… với quy mô lớn với tổng số vốn kinh doanh 2 năm
gần đây tăng lên tăng từ 113.285.419.824 (VNĐ ) lên 137.396.297.665 VNĐ
tăng lên tương ứng với tỷ lệ 21,28%. Điều này chứng tỏ công ty đã không
ngừng mở rộng quy mô kinh doanh.
Đvt: VNĐ
0
20.000.000.000
40.000.000.000
60.000.000.000
80.000.000.000
100.000.000.000
120.000.000.000
140.000.000.000
Biểu đồ 1: Quy mô tài sản 113.285.419.824 137.396.297.665
Năm 2011 năm 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa năm
2011,2012 )
Hình 2.1: quy mô tài sản
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1541
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa năm
2011,2012 )
Hình 2.2: Cơ cấu tài sản.
Qua bảng phân tích 2.02 cho thấy, tổng tài sản thời điểm cuối năm 2012 là
137.396.297.665 VNĐ, trong đó tài sản ngắn hạn là 91.334.051.511 VNĐ
chiếm 66,47%,tài sản dài hạn là 46.062.246.154 VNĐ , chiếm 33,53%. So với
đầu năm thì tổng tài sản của công ty tăng 24.110.877.841VNĐ, với tỷ lệ tăng
21,28% Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 9.177.318.889 VNĐ và tài sản dài
hạn tăng 14.933.558.952 VNĐ. Điều này cho thấy quy mô vốn của công ty
tăng về cuối kỳ, công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Để
thấy rõ điều này chúng ta đi xem xét cụ thể
 Về cơ cấu và sự biến động tài sản ngắn hạn:
Cả đầu năm và cuối năm thì tài sản ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng lớn,
điều này phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. So
với đầu năm thì cuối năm tài sản ngắn hạn đã tăng 9.177.318.889 VNĐ với tỷ
lệ tăng 11,17%. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do sự tăng lên ở các khoản
mục : Các khoản phải thu , hàng tồn kho, trong khi các khoản mục khác giảm.
Cụ thể:
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1542
Các khoản phải thu cả đầu năm và cuối năm đều chiếm tỷ trọng lớn
trong tài sản ngắn hạn (lớn hơn 60%). So với đầu năm thì cuối năm các khoản
phải thu tăng 3.548.724.403VNĐ, với tỷ lệ tăng 6,36%,và tăng chủ yếu do
khoản phải thu khách hàng tăng với mức tăng lớn, trong khi các khoản phải
thu nội bộ giảm đáng kể và các khoản trả trước cho người bán, phải thu khác
giảm. Phải thu khách hàng ở thời điểm cuối năm chiếm 85,57% trong số các
khoản phải thu và so với đầu năm thì đã tăng 7.682.233.393 VNĐ với tỷ lệ
tăng 17,82%. Việc tăng phải thu khách hàng cho thấy công ty cho khách mua
chịu nhiều hơn, do năm 2011 các khoản phải thu tồn lại, và trong những năm
gần đây ngành xây lắp còn gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh trên thương trường
gay gắt bắt buộc công ty phải có chính sách thu hút khách hàng, năm 2012
công ty nhận xây lắp nhiều công trình điện chưa hoàn thành xong và do đặc
điểm ngành nghề nên việc thanh toán từ khách hàng đang nợ chiếm phần lớn,
bên cạnh đó công ty cũng nên xem xét quản lý thật chặt các khoản phải thu
khách hàng, có chính sách thu hồi nợ tốt tránh trường hợp nợ khó đòi xảy ra.
Phải thu nội bộ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đối, đầu năm chiếm
21,79% và cuối năm chiếm 13,97% trong khoản phải thu, và giảm đáng kể,
giảm đi 3.867.747.148 (VNĐ), với tỷ lệ giảm 31,82%, điều này tốt vì công ty
đã giảm được một khoản bị chiếm dụng trong nội bộ. Khoản trả trước cho
người bán cũng giảm. Trong khi đó đối với một doanh nghiệp xây lắp mà
khoản trả trước cho người bán giảm như vậy chứng tỏ doanh nghiệp đã chiếm
được niềm tin đối với nhà cung cấp, số vốn bị chiếm dụng giảm và vẫn đảm
bảo được quá trình sản xuất xây lắp không bi gián đoạn. Hơn nữa năm 2012
công ty nhận rất nhiều công trình, và đang thi công dở, vì đặc điểm ngành
nghề nên việc thanh toán cho người cung cấp đầu vào sẽ trả được khi công
trình được hoàn thiện từng phần như trong hợp đồng giao kết đã ghi, với tình
hình thị trường hiện nay thì việc giảm được nguồn vốn mà công ty bị chiếm
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1543
dụng sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên, công ty
vẫn nên đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, tránh bị chiếm dụng vốn quá lâu gây ứ
đọng vốn.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tài sản ngắn hạn, so
với đầu năm thì cuối năm hàng tồn kho tăng 5.787.809.691(VNĐ) , với tỷ lệ
tăng 23,97% là Tỷ lệ tăng này khá lớn, chứng tỏ về cuối năm công ty tăng
mức dự trữ tồn kho. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty
là sản xuất các thiết bị điện và xây dựng các công trình điện, xây lắp các
đường dây tải điện, bê tông thương phẩm nhưng lĩnh vực mang lại doanh thu
chủ yếu lại là đầu tư xây dựng cơ bản (hàng năm doanh thu từ lĩnh vực này
chiếm khoảng 70% tổng doanh thu). Trong năm công ty có những công trình
thi công đang dở dang: công trình 110KV nhà máy xi măng Thăng Long,
đường dây 220KV Cẩm Phả- Quảng Ninh, đường dây 110KV nhà máy xi
măng Thái Nguyên, xi măng Thanh Liêm, xi măng Bút Sơn tỉnh Hà
Nam...những công trình này mới đi vào thi công xây dựng, xây lắp chưa hoàn
thành. Do đó, hàng tồn kho của công ty chủ yếu tập trung vào Chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang (các công trình thi công chưa hoàn thành). Số còn lại
tập trung vào giá trị nguyên vật liệu chính phụ và nhiên liệu. Như vậy tồn kho
của công ty là phù hợp với đặc trưng ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên vấn
đề đặt ra đó là công ty cần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, bàn giao
công trình sớm nhằm thu hồi vốn, tránh để vốn ứ đọng làm tăng chi phí sử
dụng vốn.
Tiền và các khoản tương đương tiền lượng tiền mặt chỉ chiếm phần
nhỏ trong toàn bộ tổng tài sản (dưới 1% ) phù hợp với ngành nghề kinh doanh
của công ty, và cuối năm 2012 giảm khá nhanh so với đầu năm, cụ thể do tiền
mặt giảm 109.373.582(VNĐ) , với tỷ lệ giảm 20,00%. Tiền mặt giảm là do
công ty giảm dự trữ vốn bằng tiền để dùng tiền mua sắm vật tư (cát, sạn, xi
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1544
măng, thép…), mua sắm tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm giảm chi phí sử dụng vốn vay. Trong điều kiện lãi suất vay vốn năm
2012 giảm thì việc sử dụng vốn bằng tiền cho mua sắm tài sản, nguyên vật
liệu giảm có thể được đánh giá là hợp lý. Tuy nhiên, vốn bằng tiền giảm
nhanh sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đối với
các khoản nợ đến hạn. Vì vậy yêu cầu đặt ra đó là công ty cần có chính sách
dự trữ tiền hợp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán khi cần thiết.
Ngoài ra tài sản ngắn hạn khác cũng giảm nhưng không đáng kể.
 Về cơ cấu và sự biến động tài sản dài hạn:
Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng tài sản của
công ty,đầu năm tài sản dài hạn là 31.128.687.202(VNĐ ), chiếm tỷ trọng
27,48%, cuối năm tài sản dài hạn là 46.062.246.154(VNĐ ) chiếm tỷ trọng
33,53%, so với đầu năm thì tài sản dài hạn cuối năm tăng lên rất lớn, tăng
lên14.933.558.952(VNĐ ) , với tỷ lệ tương ứng 47,87%. Nguyên nhân chủ
yếu là do tài sản cố định tăn lớn, do đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên
TSDH phần lớn là TSCĐ hữu hình (Nhà cửa vật liệu kiến trúc, máy móc thiết
bị, phương tiện truyền dẫn, thiết bị quản lý) . TSCĐ năm 2011 là
24.016.663.270 (VNĐ ) , chiếm tỷ trọng 77,15%, cuối năm 2012 là
36.745.494.803(VNĐ ),chiếm tỷ trọng 79,77%, tăng 12.728.831.533(VNĐ ),
với tỷ lệ tương ứng là trên 53%. Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản cố định
hữu hình tăng lên, và chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên. Xét đến
TSCĐ hữu hình ta thấy cụ thể đầu năm và cuối năm lần lượt là nguyên giá
26.883.952.071(VNĐ ), giá trị hao mòn (10.097.857.348) VNĐ; nguyên giá
32.260.742.485, giá trị hao mòn (8.424.487.979) VNĐ. Kết hợp với thuyết
minh BCTC ta thấy trong năm 2011 công ty trang bị thêm máy móc thiết bị
và phương tiện vận tải tổng trị giá gần 7 tỷ đồng. Năm 2012 công ty cũng đã
bỏ ra thêm hơn 7 tỷ đồng đầu tư vào máy móc thiết bị, và phương tiện vận tải
làm tăng thêm năng lực sản xuất.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1545
Như vậy, tài sản cố định hữu hình tăng. Chứng tỏ trong năm công ty có đầu tư
thêm tài sản cố định hữu hình vì quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng.
Trong khi đó chi phí xậy dựng cơ bản dở dang cũng tăng lên đáng kể
,tăng lên 5.678.671.749(VNĐ) chiếm tỷ lệ 78,54% , điều này do năm 2012
công ty nhận thêm nhiều công trình xây lắp, khiến hàng tồn kho cũng tăng lên
đáng kể, mặt khác nó cũng khiến cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng
lên. Như vậy, qua phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản của công ty trong
năm 2012 cho thấy tổng tài sản của công ty tăng do cả tài sản ngắn hạn và dài
hạn tăng là, thể hiện ở việc tăng lên của các khoản phải thu và hàng tồn kho,
tài sản cố định hữu hình và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Điều này đang
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng được doanh thu và đảm bảo
được sự chủ động trong nguồn nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, vốn bị chiếm
dụng của công ty là khá lớn và tăng về cuối năm đặt ra yêu cầu đối với việc
thu hồi vốn, tránh gây ứ đọng vốn.
b) Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn năm 2011
NĂM 2011
73%
27%
NPT
VCSH
NĂM 2012
73%
27%
NPT
VCSH
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa năm
2011,2012 )
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1546
Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn
Tương ứng với sự gia tăng của tài sản, tổng nguồn vốn của công ty
cũng tăng lên nhanh chóng. Qua bảng phân tích 2.03 và biểu đồ cơ cấu nguồn
vốn, có thể nhận thấy rằng, cơ cấu nguồn vốn của công ty thiên về sử dụng
nợ, cả đầu năm và cuối năm nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn vốn (chiếm trên 70%) và có xu hướng tăng về cuối năm. Vốn chủ sở
hữu chiếm 26,86% ở thời điểm đầu năm và 26,97% tại thời điểm cuối năm.
Tổng nguồn vốn tại thời điểm cuối năm 2012 là 137.396.297.665 (VNĐ) , so
với đầu năm đã tăng 24.110.877.841 (VNĐ ) , với tỷ lệ tăng là 21,28%.
Nguyên nhân là do cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng Như vậy chính
sách tài trợ của công ty là chính sách sử dụng chủ yếu từ nguồn vốn bên
ngoài, sự chênh lệch lớn giữa nợ phải trả và vốn chủ đưa lại cho doanh nghiệp
đòn bẩy tài chính ở mức cao nhưng đồng thời cũng sẽ mang lại rủi ro về mặt
tài chính, nợ có xu hướng tăng nhanh hơn vốn chủ làm giảm mức độ tự chủ về
mặt tài chính của công ty. Cụ thể như sau:
 Về cơ cấu và sự biến động của nợ phải trả:
0
200.000.000.00
0
Đơn vị: vnđ
Biểu đồ 4: Nợ
phải trả
82.856.309.
099
100.337.681
.332
năm 2011 năm 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa năm
2011,2012 )
Hình 2.4: biểu đồ nợ phải trả
Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1547
Ở cả 2 thời điểm thì nợ phải trả đều chiếm trên 70% trong tổng nguồn
vốn. Điều này phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
là xây lắp nên cần một lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu và được khách hàng
thanh toán theo từng phần của công trình theo hợp đồng ký kết trong thanh
toán, vốn chủ không thể bù đắp được hết. So với đầu năm, cuối năm nợ phải
trả tăng 17.481.372.233( VNĐ) với tỷ lệ tăng 21,10 %. Nguyên nhân chủ yếu
do nợ ngắn hạn tăng trong khi nợ dài hạn tăng nhẹ. Một điều dễ nhận biết
trong cơ cấu nợ đó là nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm tới hơn 98%
ở thời điểm đầu năm và cuối năm.
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực

More Related Content

What's hot

Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cơ khí Z179, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cơ khí Z179, 9đĐề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cơ khí Z179, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cơ khí Z179, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khíĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty mayĐề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông AnhĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đĐề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chấtĐề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đĐề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đKiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đLuận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đĐề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cơ khí Z179, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cơ khí Z179, 9đĐề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cơ khí Z179, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cơ khí Z179, 9đ
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khíĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty mayĐề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông AnhĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đĐề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chấtĐề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đĐề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
 
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đKiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đLuận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
 
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đĐề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đ
 

Similar to Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực

Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng HưngLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủyĐề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh HóaĐề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức GiangĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng VicemĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn HoaĐề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đPhân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóa
Đề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóaĐề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóa
Đề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan ThànhĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực (20)

Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng HưngLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
 
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủyĐề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh HóaĐề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức GiangĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng VicemĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn HoaĐề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đPhân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
 
Đề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóa
Đề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóaĐề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóa
Đề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóa
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan ThànhĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.15 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu keetsa quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghệp Lê Thị Sen
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.15 MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1............................................................................................... 4 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP.................................................................. 4 1.1 Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính ........................................... 4 1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ............................................. 5 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp ................... 5 1.2.2 Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ................... 7 1.2.2.1 Tài liệu ........................................................................................... 7 1.2.2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ................................. 7 1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp .......................................... 9 1.2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính. .................................................................................................... 9 1.2.3.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua các hệ số tài chính đặc trưng 15 1.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh............................................................................ 23 1.3.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. ....................................................................................... 23 1.3.2. Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 25 1.3.2.1. Chủ động huy động vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh............................................... 25 1.3.2.2. Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định....................... 25 1.3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động....................................... 26 1.3.2.4. Tăng cường công tác quản lý chi phí và hạ giá thành...................... 27 1.3.2.5. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận. .............. 28 1.3.2.6. Thường xuyên xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Có các biện pháp thu hồi nợ, đồng thời có kế hoạch trả nợ đúng hạn làm tăng khả năng thanh toán, tăng uy tín của doanh nghiệp. .......................................... 28 1.3.2.7. Hoàn thiện và không ngừng nâng cao chất lượng công tác phân tích TCDN để phục vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh. ..................... 29
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.15 Kết luận chương 1: ................................................................................... 30 CHƯƠNG 2............................................................................................. 31 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN LỰC THANH HÓA... 31 2.1. Khái quát vài nét về tổng công ty điện lực Miền Bắc ........................... 31 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.................................. 31 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh, đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm của.. 31 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. ................................................. 33 2.1.4. Kết quả kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây...................... 35 Bảng 2.1 tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2012 ....................... 35 2.2. Đánh giá thực trạng tài chính của công ty............................................ 35 2.2.1. Phân tích thực trạng tài chính của công ty......................................... 35 2.2.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua BCĐKT & BCKQKD... 35 2.2.1.1.1. Phân tích tình hình tài chính qua BCĐKT................................... 35 2.2.1.1.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty năm 2012 qua Báo cáo kết quả kinh doanh......................................................................................... 58 2.2.1.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa năm 2012 qua các hệ số tài chính đặc trưng.............................. 61 2.2.1.2.1 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty năm 2012......................................................................................................... 61 2.2.1.2.2 Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản................ 71 2.2.1.2.3 Các hệ số khả năng hoạt động .................................................... 75 2.2.2.4 Đánh giá khả năng sinh lời............................................................. 80 Bảng 16: các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty ..................... 81 2.3.1. Những thành tích đạt được............................................................... 88 2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại ................................................................ 89 CHƯƠNG 3............................................................................................. 91 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG ............................................................................................ 91 3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới......... 91
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.15 3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội. .................................................................... 91 3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới...... 92 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng ................................................. 93 3.2.2 Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý .....Error! Bookmark notdefined. 3.2.3 Quản lý hàng tồn kho ...........................Error! Bookmark notdefined. 3.2.4 Quản trị tài sản lưu động:......................Error! Bookmark notdefined. 3.2.5 Tăng cường biện pháp quản lý các khoản công nợ ....Error! Bookmark not defined. 3.2.6 Tăng cường quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm ,tăng lợi nhuận ....................................................................Error! Bookmark notdefined. 3.2.7 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động.................................................102 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................104
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, chủ biên PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm – TS Bạch Đức Hiển, nhà xuất bản Tài chính năm 2008 2. Hệ thống câu hỏi và bài tập Tài chính doanh nghiệp, chủ biên TS Bùi Văn Vần, nhà xuất bản Tài chính năm 2009 3. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp lý thuyết – lý thuyết và thực hành, chủ biên PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ – TS Nghiêm Thị Thà, nhà xuất bản Tài chính năm 2009 4. Quản trị Tài chính doanh nghiệp, Chủ biên Nguyễn Hải Sản, NXB Thông kê năm 2001 5. Nghị định 09/2009/NĐ –CP (Ngày 30/02/2009) “Quy chế quản lý Tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác”, thông tư 55 hướng dẫn NĐ 09
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.15 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TS Tài sản CT Công trình TSCĐ Tài sản cố định ATLĐ An toàn lao động KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh VSMT Vệ sinh môi trường CĐKT Cân đối kế toán NVBH Nhân viên bán hàng DT Doanh thu DCBH Dụng cụ bán hàng HĐKD Hoạt động kinh doanh NVQL Nhân viên quản lý CPBH Chi phí bán hàng SXKD Sản xuất kinh doanh CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp VLXD Vật liệu xây dựng GVHB Giá vốn hàng bán VLBH Vật liệu bán hàng DTT Doanh thu thuần CPKH Chi phí khấu hao TSNH Tài sản ngắn hạn VCĐ Vốn cố định TSLĐ Tài sản lưu động VKD Vốn kinh doanh TSDH Tài sản dài hạn LN Lợi nhuận HTK Hàng tồn kho LNST Lợi nhuận sau thuế VLĐ Vốn lưu động VKD bq Vốn kinh doanh bình quân VCSH Vốn chủ sở hữu
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.151 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu hóa, khi mà mức độ cạnh tranh hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt đã buộc tất cả các doanh nghiệp không những phải vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải biết phát huy tiềm lực tối đa để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Vì thế các nhà quản trị doanh nghiệp phải luôn nắm rõ được thực trạng sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó có những chiến lược, kế hoạch phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, doanh nghiệp cần đi sâu phân tích hoạt động kinh doanh mà đặc biệt là hoạt động tài chính một cách chi tiết và hiệu quả nhắm nắm rõ được thực trạng cũng như định hướng tương lai cho sự phát triển của toàn doanh nghiệp. Trong tình hình thực tế hiện nay, với nền kinh tế có nhiều những diễn biến phức tạp, đã không có ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quảm thậm chí không bảo toàn được vốn ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, Đặc biệt hơn nữa, sự phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay thì vấn đề mình bạch trong tình hình tài chính càng được nhiều đối tượng quan tâm, do đó đối với mỗi nhà quản lý tài chính doanh nghiệp vấn đề này càng phải được quan tâm chú ý và đươc nghiên cứu kỹ lưỡng hơn bao giờ hết. Xuất phát từ ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, sau gần 3 tháng thực tập tại công ty Cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn giảng viên: cô Mai Khánh Vân và sự chỉ bảo của các cán bộ phòng Tài chính kế toán của công ty, em đã thực hiện đề tài sau :
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.152 “ Đánhgiá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa” 2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại công ty Cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa 3. Phạm vi nghiên cứu  Về không gian : Nghiên cứu về tình hình tài chính và biện pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa  Về thời gian : Từ 21/01/2013 đến6 /5/2013  Về nguồn số liệu : Các số liệu được lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính các năm 2011 và 2012. 4. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng tài chính và các giải pháp tài chính thực hiện tại công ty Cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa nhằm những mục đích sau :  Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.  Tìm hiểu thực trạng tài chính của công ty, từ đó : 1) Xem xét và đánh tình hình tài chính của công ty trong năm 2012 trên cơ sở so sánh với năm 2011 thông qua những kết quả đạt được trong 2 năm. 2) Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại đơn vị trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.153 Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…đồng thời sử dụng các bảng biểu để minh họa. 6. Kết cấu đề tài Tên đề tài : “ Đánhgiá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa” Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm có 3 phần : Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chương 2 : Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa. Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa. Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu là do em thực hiện, các số liệu được sử dụng là hoàn toàn trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài luận văn của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo và phòng Tài chính kế toán công ty đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày14/04/2012 Sinh viên thực tập Lê Thị sen
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.154 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬNCHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 2 giai đoạn đó là sản xuất và tiêu thụ. Giai đoạn sản xuất là sự kết hợp của các yếu tố đầu vào bao gồm nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu... và sức lao động để tạo các sản phẩm. Giai đoạn tiêu thụ là giai đoạn doanh nghiệp đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường và đến với người tiêu dùng, đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, để có các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Và tùy theo loại hình doanh nghiệp mà có các phương thức huy động vốn khác nhau, từ số vốn tiền tệ ban đầu đó, doanh nghiệp mua sắm tài sản, trang thiết bị, nguyên vật liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Sản phẩm của quá trình sản xuất được tung ra thị trường nhờ quá trình tiêu thụ, đây chính là giai đoạn mà doanh nghiệp bán sản phẩm và thu tiền từ bán hàng. Doanh thu bán hàng sau khi bù đắp các chi phí, doanh nghiệp sẽ thu được một khoản lợi nhuận, với số lợi nhuận đó doanh nghiệp sẽ tiếp tục phân phối một cách hợp lý. Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình đó làm phát sinh và tạo ra sự vận động của dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.155 Các quan hệ kinh tế bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp dưới hình giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp bao gồm:  Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà nước  Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và tổ chức xã hội khác.  Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động.  Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp.  Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Như vậy, xét về mặt hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp. Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình. 1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp a. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. b. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp và mỗi đối tượng lại quan tâm theo mỗi giác độ khác nhau.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.156 Do đó đối với mỗi đối tượng thì phân tích tài chính doanh nghiêp cũng nhằm các mục tiêu khác nhau. Cụ thể: - Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: + Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán… + Hướng các quyết định của ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận… + Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính. + Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp. - Đối với các nhà đầu tư: Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo biểu tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh… - Đối với người cho vay: Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. - Đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp: Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ định hướng việc làm ổn định của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tùy theo công việc được phân công, đảm nhiệm. Do đó, phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp,
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.157 tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp từng đối tượng lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm. 1.2.2 Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.2.1 Tài liệu Về cơ bản nguồn tài liệu cần thiết để thực hiện phân tích là báo cáo tài chính của doanh nghiệp như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tê, Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty trong các năm. Đây là cơ sở để có thể tính toán các chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá và nhận xét được tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra cần căn cứ vào các tài liệu thực tế cũng như tài liệu kế hoạch của công ty để có thể đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch cũng như phương hướng sản xuất kinh doanh của đơn vị trong năm tiếp theo. 1.2.2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích hay đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp đó là tập hợp các phương pháp phân tích và đánh giá tình hình đã qua và hiện tại cũng như dự toán tình hình tài chính trong tương lai giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyết định chính xác, đồng thời giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định phù hợp. Phương pháp phân tích tài chính là các cách thức, kỹ thuật để đánh giá tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính doanh nghiệp tương lai. Từ đó giúp cho nhà quản lý đưa ra được các quyết định kinh tế phù hợp với các nục tiêu mong muốn của họ. Để đáp ứng mục tiêu của phân tích tài chính người ta thường sử dụng phương pháp sau: - Phương pháp so sánh - Phương pháp hệ số - Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính 1.2.2.2.1 Phương pháp so sánh
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.158  Nguyên tắc: Đảm bảo điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán…)  Gốc so sánh: Gốc về mặt thời gian hoặc không gian  Kỳ phân tích: Kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch.  Giá trị so sánh: Có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.  Nội dung so sánh:  So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp.  So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số kế hoạch để thấy mức độ phát triển của doanh nghiệp.  So sánh giữa số liệu doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành, doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính cảu doanh nghiệp mình.  So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể. So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. 1.2.2.2.2 Phương pháp hệ số Hệ số tài chính được tính bằng cách đem so sánh trực tiếp, chia một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác để thấy mức độ ảnh hưởng và vai trò của các yếu tố, chỉ tiêu này đối với chỉ tiêu, yếu tố khác. Thông thường các hệ số tài chính được phân theo nhóm hệ số đặc trưng, bao gồm: Nhóm hệ số về khả năng thanh toán, nhóm hệ số về cơ cấu vốn, nhóm hệ số về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm hệ số về khả năng sinh lời.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.159 1.2.2.3 Phương pháp phân tích mối quan hệ giữa các hệ số tài chính (Dupont) Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp, để thấy sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức,sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp người ta đã xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để phân tích tác động đó. Dupont là công ty đầu tiên của Mỹ thiết lập và phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Phương pháp này có ý nghĩa thực tế rất cao: Ngoài ra, người ta còn sử dụng phương pháp khác như : Phương pháp liên hoàn, phương pháp biểu đồ - đồ thị, phương pháp hồi quy tương quan... Tuy nhiên trong đề tài chỉ tập trung phân tích tình hình tài chính dựa trên phương pháp so sánh và các phương pháp hệ số. 1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính hay báo cáo kế toán định kỳ của doanh nghiệp dùng để phán ánh các mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính hiện nay có 4 loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Thông tin trong báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng để ra các quyết định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hay là các quyết định đầu tư của chủ doanh nghiệp. Vì thế, phân tích khái quát báo cáo tài chính là công việc rất quan trọng, làm cơ sở để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông thường chúng ra chủ yếu đi sâu vào phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1510  Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. Khi phân tích Bảng cân đối kế toán cần đi sâu vào phân tích các vấn đề sau: Thứ nhất, xem xét sự hợp lý của cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn và sự tác động của nó đến quá trình kinh doanh. Trước hết xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản và tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn. Sau đó tiến hành so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ về tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số nguồn vốn để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn. Thứ hai, phân tích khái quát về tài sản. Mục đích của phân tích khái quát về tài chính nhằm đánh giá cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp. Phân tích sự biến động của các khoản mục tài sản là việc xem xét sự biến động của tổng tài sản, cũng như từng loại tài sản trong tổng tài sản thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ và đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối. Từ đó, sẽ giúp người phân tích tìm hiểu được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh và liệu có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Thứ ba, phân tích khái quát về nguồn vốn. Trong phân tích khái quát về nguồn vốn, trước hết ta phải tiến hành xem xét các danh mục trong phần nguồn vốn của doanh nghiệp hiện có tại
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1511 một thời điểm có thực hay không, nó tài trợ cho tài sản nào, được khai thác một cách hợp lý hay không. Đánh giá các khoản nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang khai thác có phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn trong thanh toán của doanh nghiệp hay không. Thông qua việc phân tích sự biến động của các khoản mục nguồn vốn, ta cũng xác định được mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp qua việc so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối. Tuy nhiên khi xem xét cần chú ý đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được cũng như những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt trong tương lai. Thứ tư, phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thế hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hiệu quả hay không. Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ sau: Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Hoặc Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản – Nợ ngắn hạn
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1512 Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn là điều hợp lý (doanh nghiệp dùng một phần nợ dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn) vì dấu hiệu này thể hiện doanh nghiệp giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời nó cũng thể hiện sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, khi dùng nợ dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn sẽ gây lãng phí chi phí vay nợ dài hạn. Nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn (doanh nghiệp sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn). Mặc dù nợ ngắn hạn có thể có được là do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạn nhưng vì chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán cho nên dễ dẫn đến vi phạm nguyên tắc tín dụng và đưa đến một hệ quả tài chính xấu hơn. Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và cả vốn chủ sở hữu. Nếu phần thiếu hụt được bù đắp bởi nợ ngắn hạn thì là điều bất hợp lý. Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cần chú trọng đến nguồn vốn lưu động thường xuyên. Nguồn vốn lưu động thường xuyên trong doanh nghiệp được xác định theo công thức: Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp + Giá trị còn lại của TSCĐ và các TS dài hạn khác Hoặc có thể được xác định bằng công thức: Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1513 trong hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, giúp tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn. Như vậy, thông qua phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán, ta có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp với kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn. Nhưng để thấy được thực tế trong từng doanh nghiệp đó hoạt động đạt kết quả như thế nào thì ta phải đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Số liệu trên báo cáo cung cấp những thông tin tổng hợp về phương thức kinh doanh, về kinh nghiệm quản lý, về việc sử dụng các tiềm năng của doanh nghiệp, chỉ ra hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau. Báo cáo KQHĐKD phản ánh mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính qua công thức: KQ HĐKD ( Lãi/Lỗ) = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ DT - Trị giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần xem xét các vấn đề sau:
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1514 Thứ nhất, phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu thu nhập, chi phí, lợi nhuận. Xem xét biến động của từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước thông qua việc sơ sánh cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Mục tiêu cơ bản là tìm hiểu thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp có thực hay không, được tạo ra từ những nguồn nào, sự hình thành như vậy có phù hợp với chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Sự thay đổi của thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi có phù hợp với đặc điểm chi phí, hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh hay không. Thứ hai, tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí để biết được doanhnghiệp tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực. 1. Tỷ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần đạt được trong kỳ Trị giá vốn hàng bán Tỷ suất giá vốn hàng bán trên DTT = x 100% Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết tổng doanh thu thuần thu được, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại. 2. Tỷ suất chi phí bán hàng (chi phí QLDN) trên doanh thu thuần. CPBH(CPQLDN) Tỷ suất CPBH(CPQLDN) trên DTT = x 100 % Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh để thu được một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng (chi phí quản lý doanh nghiệp). Tỷ suất này càng nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí bán hàng (chi phí QLDN) trong quá trình sản xuất. 3. Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thu thuần
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1515 Lợi nhuận từ HĐKD Tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD trên DTT = x 100% Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. 4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DTT = x 100% Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Để biết rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp ta đi sâu vào phân tích các hệ số tài chính đặc trưng và đây chính là căn cứ để hoạch định những vấn đề tài chính trong những năm tiếp theo. 1.2.3.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua các hệ số tài chính đặc trưng 1.2.3.2.1 Hệ số về khả năng thanh toán Các hệ số về khả năng thanh toán cung cấp cho người phân tích về khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở một thời kỳ cũng như đánh giá về chiều hướng khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua từng thời kỳ. Thông thường, chúng ta thường khảo sát các hệ số thanh toán sau :  Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hiện thời) Tài sản ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn đối với nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết cứ một đồng nợ ngắn
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1516 hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn được đảm bảo. Hệ số nợ này có giá trị càng cao càng chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên nếu quá cao thi điều này là không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu của doanh nghiệp. Và tài sản ngắn hạn dư thừa thường không tạo thêm doanh thu. Do vậy, nếu doanh nghiệp đầu tư quá dư vốn vào tài sản ngắn hạn, số vốn đó sẽ không sử dụng có hiệu quả. Để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt hoặc xấu thì ngoài việc dựa vào hệ số trên còn phải xem xét các yếu tố sau: + Đặc điểm ngành nghề kinh doanh + Cơ cấu tài sản ngắn hạn + Hệ số quay vòng các khoản phải thu của khách hàng, hệ số quay vòng hàng tồn kho, hệ số quay vòng vốn lưu động. Mặt khác, hệ số này cao chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của doanh nghiệp như trường hợp vật tư hàng hóa bị ứ đọng nhiều không thể dễ dàng chuyển hóa thành tiền hoặc doanh nghiệp có sản phẩm dở dang quá lớn. Vì vậy phải dùng hệ số thanh toán nhanh mới đánh giá chính xác được.  Hệ số khả năng thanh toán nhanh TSNH – hàng tồn kho Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản ngắn hạn và khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Các loại tài sản lưu động được xếp vào loại chuyển nhanh thành tiền gồm: Tiền, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu khách hàng vì đó là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt. Hàng tồn kho và các khoản ứng trước không được xếp vào loại tài sản ngắn hạn có khả năng
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1517 chuyển đổi thành tiền bởi vì người ta cần phải có thời gian bán chúng đi và có khả năng mất giá trị cao nghĩa là nó có khả năng thanh khoản kém nhất. Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng trả nợ ngắn hạn so với hai chỉ tiêu trên, nó giúp nhà cho vay trả lời câu hỏi rằng: Nếu tất cả các khoản nợ ngắn hạn yêu cầu được thanh toán ngay tức khắc tại một thời điểm thì với tình hình tài chính hiện tại công ty có thể đáp ứng được không ?  Hệ số khả năng thanh toán tức thời Tiền+ Tương đương tiền Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạn Đây là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn đối với khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn so với hệ số thanh toán ngắn hạn.  Hệ số thanh toán lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay cho biết khả năng đảm bảo chi trả lãi tiền vay của doanh nghiệp. Đồng thời chỉ tiêu này cũng chỉ ra mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay = Số lãi vay phải trả trong kỳ Hệ số thanh toán lãi vay càng lớn, thông thường lớn hơn 2 thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp tích cực hơn và ngược lại hệ số thanh toán lãi vay càng thấp thì khả năng thanh toán lãi nợ vay của doanh nghiệp càng thấp. 1.2.3.2.2 Hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản - Hệ số cơ cấu nguồn vốn: Là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp, với các chủ nợ cũng như nhà đầu tư. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Thông qua hệ số nợ cho thấy mức độc lập tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải để từ đó có sự điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1518 Đối với chủ nợ: Qua xem xét hệ số nợ của doanh nghiệp thấy được sự an toàn của khoản cho vay để đưa ra các quyết định cho vay và thu hồi nợ Nhà đầu tư: Nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp để cân nhắc việc đầu tư. Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ. Và hệ số này được tính như sau: Nợ phải trả Hệ số nợ = = 1- Hệ số vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hệ số nợ cho biết 1 đồng vốn kinh doanh có mấy đồng hình thành từ nợ vay bên ngoài, tỷ suất tự tài trợ thì ngược lại cho thấy một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng được đảm bảo từ nguồn hình thành là vốn chủ sở hữu. Khi hệ số nợ thấp, tỷ suất tỷ tự tài trợ càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng nhiều. Tuy vậy, để có kết luận chính xác về sự hợp lý của chính sách tạo lập vốn của doanh nghiệp cần thiết phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành nghề cũng như từng thời kỳ giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp. Cùng với hệ số nợ, có thể xác định hệ số vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ sở hữu = = 1- Hệ số nợ Tổng nguồn vốn - Hệ số cơ cấu tài sản: Phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp. Tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác. Tỷ suất đầu tư vào tài sản Tài sản ngắn hạn = ngắn hạn hay TSLĐ Tổng tài sản
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1519 Tài sản dài hạn Tỷ suất đầu tư vào TSDH = Tổng tài sản Cần căn cứ vào ngành kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư các loại tài sản của doanh nghiệp. 1.2.3.2.3 Các hệ số về khả năng hoạt động Các hệ số hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lường năng lực quản lý và sử dụng vốn hiện có của doanh nghiệp. Thông thường, các hệ số hoạt động sau đây được sử dụng trong việc đánh giá mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Số vòng quay hàng tồn kho Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức: Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = HTK bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt vì nó cho thấy với cùng một mức doanh thu như vậy doanh nghiệp đầu tư cho hàng hóa tồn kho thấp hơn hoặc cùng số vốn kinh doanh như vậy doanh thu của doanh nghiệp sẽ cao hơn và ngược lại. Tuy nhiên để có nhận định chính xác hơn cần kết hợp xem xét các yếu tố khác như phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho.  Kỳ thu tiền trung bình Là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp từ lúc giao hàng cho đến khi thu được tiền hàng. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1520 yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền trung bình được xác định theo công thức sau: Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình = DT bình quân 1 ngày trong kỳ Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại.  Vòng quay vốn lưu động DT thuần Vòng quay vốn lưu động = VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ VLĐ quay được mấy vòng, có nghĩa là cứ đầu tư bình quân 1 đồng vốn vào vốn lưu động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nếu chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, vật tư hàng hóa tồn kho thấp.... Do đó, doanh nghiệp cần xem xét kỹ có thể cân nhắc một mức dự trữ vốn lưu động ở các khâu thích hợp vừa đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh vừa tiết kiệm vốn nhằm mang lại hiêu quả cao nhất.  Hiệu suất sử dụng vốn cố định DT thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = VCĐ bình quân Chỉ tiêu này nói lên mỗi đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định có thể phản ánh khái quát được tình hình sử dụng tài sản cố định nhưng vì doanh thu và vốn cố định đều là
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1521 các chỉ tiêu tổng hợp, mang tính khái quát cao và thường chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan. Vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu này phải kết hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp mới có thể đánh giá một cách chính xác được.  Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ vốn hiện có của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức: DT thuần trong kỳ Vòng quay toàn bộ VKD = VKD bình quân trong kỳ Hệ số này chịu ảnh hưởng của đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản của doanh nghiệp. 1.2.3.2.4 Các hệ số về khả năng sinh lời  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (hệ số lãi ròng) Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh tế, doanh nghiệp mong muốn lấy thu bù chi và có lãi, bằng cách so sánh kết quả với doanh thu thuần, ta sẽ thấy khả năng sinh lời từ hoạt động của doanh nghiệp. Một cách chung nhất khả năng sinh lời từ hoạt động được tính bằng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thuần. Lợi nhuận sau thuế Khả năng sinh lời = DT trong kỳ Phản ánh trong 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được khả năng tạo ra lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chỉ tiêu thay đổi có thể do chi phí hoặc giá bán sản phẩm thay đổi. Không phải lúc nào giá trị của nó cao cũng là tốt. Nếu nó cao do chi phí giảm thì tốt nhưng nếu cao do giá bán tăng lên trong bối
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1522 cảnh thị trường tiêu thụ không thay đổi thì chưa phải là tốt vì có thể giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai.  Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) trên VKD LN trước lãi vay và thuế EBIT/VKD = VKD bình quân Phản ánh bình quân 1 đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.  Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = VKD bq sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trả lãi tiền vay  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = VKD bq trong kỳ Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần = X Doanh thu thuần VKD bình quân = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn  Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = VCSH bình quân
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1523 Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Để có thể thấy rõ hơn nguyên nhân dẫn đến ROE cao hay thấp người ta có thể sử dụng phân tích Dupont: LNST DT thuần VKD bình quân ROE = x x DT thuần VKD bình quân VCSH bình quân Qua phân tích trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của một công ty được giải thích theo ba cách: + Sử dụng hiệu quả tài sản hiện có + Gia tăng đòn bẩy tài chính (sử dụng nhiều vốn vay có hiệu quả) + Tăng tỷ suất sinh lời trên doanh thu Như vậy,chúng ta thấy có thể giữa các chỉ tiêu tài chính không độc lập mà có mối quan hệ với nhau. Phân tích phương trình Dupont cho thấy được mối quan hệ giữa chúng, sự biến động của chỉ tiêu này tất yếu ảnh hưởng đến chỉ tiêu liên quan của nó. 1.3. Hiệu quả sảnxuất kinh doanh và các giảipháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.3.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (tư liệu sản xuất, tiền vốn và lao động) để đạt được mục tiêu kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp- mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm gia tăng giá trị doanh nghiệp.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1524 Trong cơ chế của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự chủ tự chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải hướng đến mục tiêu lợi nhuận, để cuối cùng là đem lại lợi ích cho chủ doanh nghiệp- gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nguồn lực thì ngày càng khan hiếm, môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quy luật đào thải khốc liệt… Giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều rộng đã kết thúc và nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theo chiều sâu. Tất cả đã buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động kinh tế… Nói một cách khái quát, doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội, bởi lẽ doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ bản và quan trọng trong xã hội. Nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả sẽ cung cấp cho xã hội nhiều sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư, đồng thời cũng đóng góp một nguồn thu lớn cho ngân sách, đảm bảo hoạt động cho bộ máy Nhà Nước, tạo điều kiện tăng phúc lợi xã hội. Ngược lại, nếu doanh nghiệp làm ăn thu lỗ, phá sản thì kéo theo một loạt những ảnh hưởng nghiêm trọng: các ngân hàng gặp khó khăn trong thu hồi nợ dẫn đến nhiều khó khăn khác, kinh tế trì trệ, thất nghiệp gia tăng, tệ nạn xã hội cũng phát sinh nhiều… Như vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng hàng đầu. Để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi nhà quản trị phải nắm rõ được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, thông qua phân tích TCDN, từ đó đưa ra các giải pháp tài chính phù hợp nhất đối với doanh nghiệp.
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1525 1.3.2. Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là thước đo chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bản thân doanh nghiệp đóng vai trò quyết định. Doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo, khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi bên trong cũng như ngoài doanh nghiệp, chủ động tạo ta những điều kiện thuận lợi cho mình, hạn chế bớt những khó khăn. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau. Trong phạm vi quản trị TCDN thì có thể áp dụng các giải pháp tài chính như sau: 1.3.2.1. Chủ động huy động vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần phải xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; thứ hai là tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở khâu sản xuất và khâu lưu thông hàng hóa; thứ ba là thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng tài sản, kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu công nợ phải thu, phải trả đồng thời thực hiện phân tích thường xuyên để kịp thời xử lý tình trạng ứ đọng, thất thoát vốn.Từ đó, tổ chức huy động vốn đầy đủ, kịp thời và có lợi nhất từ các nguồn: vay tổ chức tài chính tín dụng, tận dụng tín dụng thương mại nhà cung cấp, thuê tài sản, vốn chủ… 1.3.2.2. Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định doanh nghiệp sử dụng một số giải pháp sau:
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1526 - Đánh giá, lựa chọn và thực hiện tốt các dự án đầu tư vào TSCĐ. Bởi vì khi đầu tư vào TSCĐ doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn lớn và chỉ thu hồi từng phần tuỳ thuộc vào phương pháp trích khấu hao của doanh nghiệp. Dự án phải mang tính khả thi, cân đối với năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp để tránh đầu tư sai lầm gây lãng phí nguồn lực và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Quản lý chặt chẽ và huy động tối đa TSCĐ hiện có vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Cần lập hồ sơ, mở sổ theo dõi, quản lý đối với từng TSCĐ, nhượng bán thanh lý đối với TSCĐ không cần dùng, bị hỏng hoặc lạc hậu, phân định rõ trách nhiệm đối với người sử dụng và người quản lý TSCĐ. - Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao phù hợp, đảm bảo thu hồi vốn cố định, quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khấu hao TSCĐ. - Thực hiện tốt việc sữa chửa, bảo dưỡng tài sản cồ định, tránh tình trạng TSCĐ hư hỏng trước khi thu hồi hết khấu hao. - Chú trọng đổi mới, cải tiến TSCĐ một cách kịp thời, để tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Quản trị vốn bằng tiền: xác định mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý, kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền, xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản thu chi, phân định rõ trách nhiệm trong việc quản lý tiền mặt giữa thủ quỹ và nhân viên kế toán tiền mặt. - Quản trị vốn tồn kho dự trữ: xác định lượng vật tư cần dự trữ trong kỳ phù hợp, tránh tình trạng ứ đọng hay gián đoạn sản xuất do thiếu vật tư, hàng
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1527 hóa. Lựa chọn mô hình quản lý tồn kho phù hợp, từ nguồn cung cấp vật tư, hàng hóa đến khâu dự trữ, bảo quản HTK. Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường đầu vào, có biện pháp phòng ngừa rủi ro phù hợp: trích lập quỹ dự phòng giảm giá HTK, mua bảo hiểm hàng hóa… - Quản lý các khoản phải thu: xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý, phân tích đối tượng mua chịu, những điều kiện thanh toán cụ thể, thường xuyên theo dõi các khoản nợ phải thu, thực hiện phân loại nợ, có các hình thức chiết khấu thanh toán khuyến khích khách hàng, giảm giá hàng bán, trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi phát sinh nhằm bảo toàn vốn. 1.3.2.4. Tăng cường công tác quản lý chi phí và hạ giá thành. Để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần tiến hành một số biện pháp sau: - Cải tiến dây chuyền công nghệ, đầu tư đổi mới thiết bị kỹ thuật, ứng dụng những thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Xây dựng hệ thống hạn mức chi phí phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và đặc điểm ngành nghề kinh doanh. - Tổ chức đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, năng lực quản lý và tay nghề của người lao động, hạn chế tối đa tổn thất do con người trong quá trình kinh doanh. - Tích cực nghiên cứu thị trường đầu vào để tìm những nguồn nguyên liệu rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. - Định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm phát hiện ra yếu kém trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời.
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1528 1.3.2.5. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận. - Tổ chức tốt việc điều tra nghiên cứu thị trường, sản xuất những thứ mà thị trường cần, những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời có chiến lược quảng cáo đa dạng và phù hợp . - Xây dựng mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, quảng bá sản phẩm, cung cấp thông tin về sản phẩm cho nhiều đối tượng khách hàng. - Nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng cải thiện về mẫu mã và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. - Ổn định thị trường đầu vào, tạo dựng các mối quan hệ với đối tác, tìm ra nhiều nguồn cung cấp nguyên vật liệu có chất lượng với giá cả phù hợp. - Đa dạng hoá phương thức thanh toán là một trong các biện pháp góp phần thúc đẩy tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. - Thực hiện chính sách giá cả linh hoạt, góp phần thu hút khách hàng, tăng doanh thu. 1.3.2.6. Thường xuyên xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Có các biện pháp thu hồi nợ, đồng thời có kế hoạch trả nợ đúng hạn làm tăng khả năng thanh toán, tăng uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý chặt chẽ và luôn quan tâm đến tình trạng của các khoản phải trả cũng như khoản phải thu. Như vậy mới có khả năng ứng phó kịp thời và có biện pháp xử lý phù hợp đối với những khoản phải thu, phải trả đến hạn, quá hạn. Từ đó phần nào kiểm soát được tình hình, hạn chế được rủi ro. Theo dõi các khoản phải thu giúp doanh nghiệp nắm bắt được số vốn đang bị chiếm dụng, sẽ đưa ra biện pháp thu hồi nợ phù hợp để giảm bớt lượng vốn ứ đọng. Thường xuyên giám sát các khoản phải trả giúp doanh nghiệp có kế hoạch trả nợ hợp lý, để tránh tình trạng nợ quá hạn gây mất uy tín cho doanh nghiệp.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1529 1.3.2.7. Hoàn thiện và không ngừng nâng cao chất lượng công tác phân tích TCDN để phục vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Trên đây là các giải pháp tài chính mà các nhà quản trị doanh nghiệp thường sử dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy theo tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính, nhà quản lý tài chính cần đưa ra những giải pháp tài chính phù hợp riêng.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1530 Kết luận chương 1: Phân tích tài chính không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của tất cả các cá nhân, tổ chức có mối liên hệ về lợi ích kinh tế với doanh nghiệp ở hiện tại hoặc trong tương lai. Tình hình tài chính của doanh nghiệp được phản ánh tổng hợp thông qua các nhóm chỉ tiêu cơ bản như: Nhóm chỉ số thanh toán: Được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả của doanh nghiệp khi chúng đến hạn; Nhóm chỉ tiêu luân chuyển vốn: Cho biết khả năng chuyển đổi tài sản, vốn thành thu nhập và ngược lại từ thu nhập tạo điều kiện tài chính cho việc bù đắp chi phí, tạo vốn, tích lũy vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: Bao gồm những chỉ tiêu phản ánh mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là như thế nào; Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng: Đây là nhóm chỉ tiêu để đánh giá xem doanh nghiệp đáng được đầu tư đến đâu. Hai phương pháp cơ bản được sử dụng trong phân tích tài chính là: Phương pháp so sánh, được dùng để xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối cũng như xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính; Phương pháp phân tích tỷ lệ, là phương pháp dựa trên việc thiết lập tỷ số giữa các chỉ tiêu có mối quan hệ tài chính với nhau. Các kĩ thuật cơ bản được sử dụng trong phân tích tài chính bao gồm: Phân tích dọc để cho biết tỷ trọng từng chỉ tiêu bộ phận trong chỉ tiêu tổng thể; Phân tích ngang cho biết xu hướng biến động của từng chỉ tiêu; Phân tích hệ số cho biết mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu; Phân tích độ nhạy cho biết sự thay đổi tương ứng của các chỉ tiêu khác khi giả thiết về một chỉ tiêu cơ bản thay đổi; Chiết khấu dòng tiền dùng để xem xét dòng tiền của công ty ở các thời điểm khác nhau.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1531 CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN LỰC THANH HÓA 2.1. Khái quát vài nét về tổng công ty điện lực Miền Bắc 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa Địa chỉ : Số 232 Đường Trường Thi, phường Trường Thi, Thành phố Thanh Hoá Số điện thoại: Tel: 037. 852 329; 037. 852 393, Fax: 037. 853 472. Tài khoản: 50110000000108 tại ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Hoá Mã số thuế : 2800225648 Ngày thành lập: + Được thành lập theo Quyết định 1114 TC/UBTH ngày 04/6/1976 của UBND tỉnh Thanh Hoá có tên: Công ty Điện lực Thanh Hoá trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá + Ngày 07/11/1996 UBND tỉnh Thanh Hoá có Quyết định số 2182 QĐ- TC/UBND về việc sát nhập Công ty xây lắp điện thuộc Sở Xây dựng vào Công ty điện lực Thanh Hoá, lấy tên là: Công ty xây lắp Điện lực Thanh Hoá trực thuộc Sở Công nghiệp Thanh Hoá. + Ngày 15 tháng 4 năm 2002 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá có Quyết định 1087/QĐ-CT về việc cổ phần hoá Công ty xây lắp Điện lực Thanh Hoá. + Ngày 02 tháng 8 năm 2002 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá có Quyết định 2458/QĐ-CT vê việc phê duyệt Phương án cổ phần hoá Công ty xây lắp Điện lực Thanh Hoá thành Công ty Cổ phần xây lắp Điện lực Thanh Hoá. + Đăng ký kinh doanh số: 2603000038 được Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp ngày 28/8/2002. Vốn điều lệ: 9.000.000.000 VNĐ Tàikhoản: 501 1000 0000 108 tại Ngân hàng Đầu tư  phát triển Thanh Hoá. 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh, đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm của
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1532 a. Ngành nghề kinh doanh của công ty - Xây lắp đườngdâyvà TBAđến220 KV, từng phần đường dây 500 KV. - Sản xuất phụ kiện cơ khí, cấu kiện thép. Tư vấn KSTK điện. - Sản xuất dây cáp điện trần A, AS, Kinh doanh thiết bị điện nước. - Sản xuất cột bê tông và các sản phẩm bê tông đúc sẵn. - Xây dựng công trình, lắp máy thiết bị, giao thông, thuỷ lợi, công trình dân dụng. - Quản lý, Kinh doanh điện đến hộ sử dụng Sản phảm và dịch vụ của Công ty: Với năng lực hiện tại Côngtyđangsảnxuất các loạisản phẩm và dịch vụ : - Xâylắp đườngdâyvà TBAđến220 KV, từng phần đường dây 500 KV. - Sản xuất phụ kiện cơ khí, cấu kiện thép. Tư vấn KSTK điện. - Sản xuất dây cáp điện trần A, AS, kinh doanh thiết bị điện nước. - Quản lí, kinh doanh điện đến hộ sử dụng. b. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Côngty cổ phầnxây lắp điện lực thanh hóa hiện nay việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dược tiến hành theo kế hoạchsản xuất của công ty. Sản phẩm của côngty là các côngtrình, thiết bị máy móc điện, bê tông thương phẩm….côngty còn đang thi công hàng nghìn km cáp phục vụ cho các loại máy biến áp, công trình xây dựng, lắp máy thiết bị, công trình giao thông thủy lợi. Quy trình: khi nhận được kế hoach, lệnh điều động của công ty giao và dự toán công trình thì công ty tiến hành cung ứng vật tư đồng thời giao cho các đơn vị thi công. Khi công trình thi công xong phải lập quyết toán và bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu bàn giao, công trình đưa vào sử dụng. quyết toán phải đươc bên A chấp nhận thanh toán. Đối với sản phẩm gia công cơ khí theo đơn đặt hàng của đội sản xuất hay khách hàng thì công ty nhận nguyên lieu cho sản phẩm gia công,đưa về kho, xuất kho đưa vào bộ phận sản xuất, gia công sản phẩm,hoàn thiện và đưa vào nghiệm thu được bên A chấp nhận và thanh toán.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1533 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. Để đảm bảo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả,công ty đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy tổ chức,quản lý thể hiện qua bảng sau: * Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp điện lực thanh hóa HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐÓC ĐIỀU HÀNH BAN KIỂM SOÁT PHÓ GIẢM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC KỶ THUẬT TP.KINH TẾ TP.TÀI VỤ TP.TỔ CHỨC TP.KH-KT Phòng tài chính – Kế toán Phòng quản trị và quản lý nhân sự Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh – kỹ thuật Phòng dự án và quản lý đầu tư
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1534 Tổ chức bộ máy tài chính kế toán của Công ty *Tình hình nhân sự Tổng số cán bộ công nhân viên chức: 292 người Trong đó: - Đại học, trên đại học: 43 người. - Cao đẳng, Trung cấp: 56 người. - CNKT: 193 người. KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán hàng tồn kho, tài sản cố định Kế toán ngân hàng và thanh toán với người mua Kế toán tiêu thu, kết quả và báo cáo thuế Kế toán tiền mặt và thanh toán với người bán
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1535 2.1.4. Kết quả kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây Nhìn vào bảng trên ta thấy trong 3 năm trở lại đây, quy mô kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng thể hiện ở chỉ tiêu tổng tài sản tăng lên, doanh thu thuần cũng tăng qua các năm. Các năm làm ăn đều có lãi. Tuy nhiên năm 2012 công ty đã không gặt hái được những thành công như mong đợi. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà chúng ta sẽ bàn đến ở phần sau. Bảng 2.1 tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2012 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng giá trị tài sản 97.699.459.650 113.285.419.824 137.396.297.665 Tài sản ngắn hạn 66780211578 82.156.732.622 91.334.051.511 Tài sản dài hạn 30919248072 31.128.687.202 46.062.246.154 Doanh thu thuần 119.907.024.071 156.737.040.519 210.062.989.845 Lợi nhuận sau thuế 2.585.841.774 2.763.427.541 3.779.102.733 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa năm 2011,2012 ) 2.2. Đánh giá thực trạng tài chính của công ty. 2.2.1. Phân tích thực trạng tài chính của công ty. 2.2.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua BCĐKT & BCKQKD. 2.2.1.1.1. Phân tích tình hình tài chính qua BCĐKT
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1536 a) Phân tích tình hình sử dụng tài sản trong năm 2012 bảng 2.02: bảng cơ cấu tài sản của công ty cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa TÀI SẢN MÃ SỐ TM Số cuối năm tỷ trọng số đầu năm tỷ trọng chênh lệch số tiền tỷ lệ tỷ trọng A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150 ) 100 91.334.051.511 66,47% 82.156.732.622 72,52% 9.177.318.889 11,17% -6,05% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 437.494.327 0,48% 546.867.909 0,67% -109.373.582 - 20,00% -0,19% 1.Tiền 111 V.0 1 437.494.327 100,00 % 546.867.909 100,00 % -109.373.582 - 20,00% 0,00% 2. Các khoản tương đương tiền 112 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.0 2 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 1. Đầu tư ngắn hạn 121 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 59.351.145.398 64,98% 55.802.420.995 67,92% 3.548.724.403 6,36% -2,94% 1. Phải thu khách hàng 131 50.788.812.978 85,57% 43.106.579.585 77,25% 7.682.233.393 17,82% 8,32% 2. Trả trước cho người bán 132 248.213.418 0,42% 253.278.998 0,45% -5.065.580 -2,00% -0,04% 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 8.288.927.551 13,97% 12.156.674.699 21,79% -3.867.747.148 - 31,82% -7,82% 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 5. Các khoản phải thu khác 135 V.0 3 506.057.451 0,85% 766.753.713 1,37% -260.696.262 - 34,00% -0,52%
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1537 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 -480.866.000 -0,81% -480866000 -0,86% 0 0,00% 0,05% IV. Hàng tồn kho 140 29.933.865.973 32,77% 24.146.056.282 29,39% 5.787.809.691 23,97% 3,38% 1. Hàng tồn kho 141 V.0 4 29.933.865.973 100,00 % 24.146.056.282 100,00 % 5.787.809.691 23,97% 0,00% 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1.611.545.813 1,76% 1.661.387.436 2,02% -49.841.623 -3,00% -0,26% 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 130.935.455 8,12% 80.328.500 4,84% 50.606.955 63,00% 3,29% 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 V.0 5 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 1.480.610.358 91,88% 1.581.058.936 95,16% -100.448.578 -6,35% -3,29% B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 46.062.246.154 33,53% 31.128.687.202 27,48% 14.933.558.95 2 47,97% 6,05% I- Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.0 6 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.0 7 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% II. Tài sản cố định 220 36.745.494.803 79,77% 24.016.663.270 77,15% 12.728.831.53 3 53,00% 2,62% 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.0 23.836.254.507 64,87% 16.786.094.723 69,89% 7.050.159.784 42,00% -5,03%
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1538 8 - Nguyên giá 222 32.260.742.485 135,34 % 26.883.952.071 160,16 % 5.376.790.414 20,00% - 24,82% - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 -8.424.487.979 -35,34% -10.097.857.348 -60,16% 1.673.369.369 - 16,57% 24,81% 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.0 9 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% - Nguyên giá 225 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.1 0 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% - Nguyên giá 228 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.1 1 12.909.240.296 35,13% 7.230.568.547 30,11% 5.678.671.749 78,54% 5,03% III. Bất động sản đầu tư 240 V.1 2 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% - Nguyên giá 241 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 9.316.751.351 20,23% 7.112.023.932 22,85% 2.204.727.419 31,00% -2,62% 1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.1 3 9.316.751.351 100,00 % 7.112.023.932 100,00 % 2.204.727.419 31,00% 0,00% 4. Dự phòng giảm giá đầu tư 259 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1539 tài chính dài hạn (*) V. Tài sản dài hạn khác 260 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.1 4 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.2 1 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 3. Tài sản dài hạn khác 268 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 137.396.297.66 5 100,00 % 113.285.419.82 4 100,00 % 24.110.877.84 1 21,28% 0,00% ( Nguồn: báo cáo tài chính của công ty xây lắp điện lực Thanh Hóa năm 2011,2012)
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1540 Công ty cổ phần xây lắp điện lực là một doanh nghiệp xây lắp các đường dây tải điện, sản xuất các thiết bị cũng như xây dựng các trạm biến áp,công trình thủy lợi… với quy mô lớn với tổng số vốn kinh doanh 2 năm gần đây tăng lên tăng từ 113.285.419.824 (VNĐ ) lên 137.396.297.665 VNĐ tăng lên tương ứng với tỷ lệ 21,28%. Điều này chứng tỏ công ty đã không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh. Đvt: VNĐ 0 20.000.000.000 40.000.000.000 60.000.000.000 80.000.000.000 100.000.000.000 120.000.000.000 140.000.000.000 Biểu đồ 1: Quy mô tài sản 113.285.419.824 137.396.297.665 Năm 2011 năm 2012 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa năm 2011,2012 ) Hình 2.1: quy mô tài sản
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1541 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa năm 2011,2012 ) Hình 2.2: Cơ cấu tài sản. Qua bảng phân tích 2.02 cho thấy, tổng tài sản thời điểm cuối năm 2012 là 137.396.297.665 VNĐ, trong đó tài sản ngắn hạn là 91.334.051.511 VNĐ chiếm 66,47%,tài sản dài hạn là 46.062.246.154 VNĐ , chiếm 33,53%. So với đầu năm thì tổng tài sản của công ty tăng 24.110.877.841VNĐ, với tỷ lệ tăng 21,28% Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 9.177.318.889 VNĐ và tài sản dài hạn tăng 14.933.558.952 VNĐ. Điều này cho thấy quy mô vốn của công ty tăng về cuối kỳ, công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Để thấy rõ điều này chúng ta đi xem xét cụ thể  Về cơ cấu và sự biến động tài sản ngắn hạn: Cả đầu năm và cuối năm thì tài sản ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng lớn, điều này phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. So với đầu năm thì cuối năm tài sản ngắn hạn đã tăng 9.177.318.889 VNĐ với tỷ lệ tăng 11,17%. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do sự tăng lên ở các khoản mục : Các khoản phải thu , hàng tồn kho, trong khi các khoản mục khác giảm. Cụ thể:
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1542 Các khoản phải thu cả đầu năm và cuối năm đều chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn (lớn hơn 60%). So với đầu năm thì cuối năm các khoản phải thu tăng 3.548.724.403VNĐ, với tỷ lệ tăng 6,36%,và tăng chủ yếu do khoản phải thu khách hàng tăng với mức tăng lớn, trong khi các khoản phải thu nội bộ giảm đáng kể và các khoản trả trước cho người bán, phải thu khác giảm. Phải thu khách hàng ở thời điểm cuối năm chiếm 85,57% trong số các khoản phải thu và so với đầu năm thì đã tăng 7.682.233.393 VNĐ với tỷ lệ tăng 17,82%. Việc tăng phải thu khách hàng cho thấy công ty cho khách mua chịu nhiều hơn, do năm 2011 các khoản phải thu tồn lại, và trong những năm gần đây ngành xây lắp còn gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh trên thương trường gay gắt bắt buộc công ty phải có chính sách thu hút khách hàng, năm 2012 công ty nhận xây lắp nhiều công trình điện chưa hoàn thành xong và do đặc điểm ngành nghề nên việc thanh toán từ khách hàng đang nợ chiếm phần lớn, bên cạnh đó công ty cũng nên xem xét quản lý thật chặt các khoản phải thu khách hàng, có chính sách thu hồi nợ tốt tránh trường hợp nợ khó đòi xảy ra. Phải thu nội bộ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đối, đầu năm chiếm 21,79% và cuối năm chiếm 13,97% trong khoản phải thu, và giảm đáng kể, giảm đi 3.867.747.148 (VNĐ), với tỷ lệ giảm 31,82%, điều này tốt vì công ty đã giảm được một khoản bị chiếm dụng trong nội bộ. Khoản trả trước cho người bán cũng giảm. Trong khi đó đối với một doanh nghiệp xây lắp mà khoản trả trước cho người bán giảm như vậy chứng tỏ doanh nghiệp đã chiếm được niềm tin đối với nhà cung cấp, số vốn bị chiếm dụng giảm và vẫn đảm bảo được quá trình sản xuất xây lắp không bi gián đoạn. Hơn nữa năm 2012 công ty nhận rất nhiều công trình, và đang thi công dở, vì đặc điểm ngành nghề nên việc thanh toán cho người cung cấp đầu vào sẽ trả được khi công trình được hoàn thiện từng phần như trong hợp đồng giao kết đã ghi, với tình hình thị trường hiện nay thì việc giảm được nguồn vốn mà công ty bị chiếm
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1543 dụng sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên, công ty vẫn nên đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, tránh bị chiếm dụng vốn quá lâu gây ứ đọng vốn. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tài sản ngắn hạn, so với đầu năm thì cuối năm hàng tồn kho tăng 5.787.809.691(VNĐ) , với tỷ lệ tăng 23,97% là Tỷ lệ tăng này khá lớn, chứng tỏ về cuối năm công ty tăng mức dự trữ tồn kho. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là sản xuất các thiết bị điện và xây dựng các công trình điện, xây lắp các đường dây tải điện, bê tông thương phẩm nhưng lĩnh vực mang lại doanh thu chủ yếu lại là đầu tư xây dựng cơ bản (hàng năm doanh thu từ lĩnh vực này chiếm khoảng 70% tổng doanh thu). Trong năm công ty có những công trình thi công đang dở dang: công trình 110KV nhà máy xi măng Thăng Long, đường dây 220KV Cẩm Phả- Quảng Ninh, đường dây 110KV nhà máy xi măng Thái Nguyên, xi măng Thanh Liêm, xi măng Bút Sơn tỉnh Hà Nam...những công trình này mới đi vào thi công xây dựng, xây lắp chưa hoàn thành. Do đó, hàng tồn kho của công ty chủ yếu tập trung vào Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (các công trình thi công chưa hoàn thành). Số còn lại tập trung vào giá trị nguyên vật liệu chính phụ và nhiên liệu. Như vậy tồn kho của công ty là phù hợp với đặc trưng ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên vấn đề đặt ra đó là công ty cần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, bàn giao công trình sớm nhằm thu hồi vốn, tránh để vốn ứ đọng làm tăng chi phí sử dụng vốn. Tiền và các khoản tương đương tiền lượng tiền mặt chỉ chiếm phần nhỏ trong toàn bộ tổng tài sản (dưới 1% ) phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty, và cuối năm 2012 giảm khá nhanh so với đầu năm, cụ thể do tiền mặt giảm 109.373.582(VNĐ) , với tỷ lệ giảm 20,00%. Tiền mặt giảm là do công ty giảm dự trữ vốn bằng tiền để dùng tiền mua sắm vật tư (cát, sạn, xi
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1544 măng, thép…), mua sắm tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giảm chi phí sử dụng vốn vay. Trong điều kiện lãi suất vay vốn năm 2012 giảm thì việc sử dụng vốn bằng tiền cho mua sắm tài sản, nguyên vật liệu giảm có thể được đánh giá là hợp lý. Tuy nhiên, vốn bằng tiền giảm nhanh sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đến hạn. Vì vậy yêu cầu đặt ra đó là công ty cần có chính sách dự trữ tiền hợp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán khi cần thiết. Ngoài ra tài sản ngắn hạn khác cũng giảm nhưng không đáng kể.  Về cơ cấu và sự biến động tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng tài sản của công ty,đầu năm tài sản dài hạn là 31.128.687.202(VNĐ ), chiếm tỷ trọng 27,48%, cuối năm tài sản dài hạn là 46.062.246.154(VNĐ ) chiếm tỷ trọng 33,53%, so với đầu năm thì tài sản dài hạn cuối năm tăng lên rất lớn, tăng lên14.933.558.952(VNĐ ) , với tỷ lệ tương ứng 47,87%. Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản cố định tăn lớn, do đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên TSDH phần lớn là TSCĐ hữu hình (Nhà cửa vật liệu kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện truyền dẫn, thiết bị quản lý) . TSCĐ năm 2011 là 24.016.663.270 (VNĐ ) , chiếm tỷ trọng 77,15%, cuối năm 2012 là 36.745.494.803(VNĐ ),chiếm tỷ trọng 79,77%, tăng 12.728.831.533(VNĐ ), với tỷ lệ tương ứng là trên 53%. Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản cố định hữu hình tăng lên, và chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên. Xét đến TSCĐ hữu hình ta thấy cụ thể đầu năm và cuối năm lần lượt là nguyên giá 26.883.952.071(VNĐ ), giá trị hao mòn (10.097.857.348) VNĐ; nguyên giá 32.260.742.485, giá trị hao mòn (8.424.487.979) VNĐ. Kết hợp với thuyết minh BCTC ta thấy trong năm 2011 công ty trang bị thêm máy móc thiết bị và phương tiện vận tải tổng trị giá gần 7 tỷ đồng. Năm 2012 công ty cũng đã bỏ ra thêm hơn 7 tỷ đồng đầu tư vào máy móc thiết bị, và phương tiện vận tải làm tăng thêm năng lực sản xuất.
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1545 Như vậy, tài sản cố định hữu hình tăng. Chứng tỏ trong năm công ty có đầu tư thêm tài sản cố định hữu hình vì quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng. Trong khi đó chi phí xậy dựng cơ bản dở dang cũng tăng lên đáng kể ,tăng lên 5.678.671.749(VNĐ) chiếm tỷ lệ 78,54% , điều này do năm 2012 công ty nhận thêm nhiều công trình xây lắp, khiến hàng tồn kho cũng tăng lên đáng kể, mặt khác nó cũng khiến cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên. Như vậy, qua phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản của công ty trong năm 2012 cho thấy tổng tài sản của công ty tăng do cả tài sản ngắn hạn và dài hạn tăng là, thể hiện ở việc tăng lên của các khoản phải thu và hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Điều này đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng được doanh thu và đảm bảo được sự chủ động trong nguồn nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, vốn bị chiếm dụng của công ty là khá lớn và tăng về cuối năm đặt ra yêu cầu đối với việc thu hồi vốn, tránh gây ứ đọng vốn. b) Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn năm 2011 NĂM 2011 73% 27% NPT VCSH NĂM 2012 73% 27% NPT VCSH (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa năm 2011,2012 )
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1546 Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn Tương ứng với sự gia tăng của tài sản, tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng lên nhanh chóng. Qua bảng phân tích 2.03 và biểu đồ cơ cấu nguồn vốn, có thể nhận thấy rằng, cơ cấu nguồn vốn của công ty thiên về sử dụng nợ, cả đầu năm và cuối năm nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (chiếm trên 70%) và có xu hướng tăng về cuối năm. Vốn chủ sở hữu chiếm 26,86% ở thời điểm đầu năm và 26,97% tại thời điểm cuối năm. Tổng nguồn vốn tại thời điểm cuối năm 2012 là 137.396.297.665 (VNĐ) , so với đầu năm đã tăng 24.110.877.841 (VNĐ ) , với tỷ lệ tăng là 21,28%. Nguyên nhân là do cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng Như vậy chính sách tài trợ của công ty là chính sách sử dụng chủ yếu từ nguồn vốn bên ngoài, sự chênh lệch lớn giữa nợ phải trả và vốn chủ đưa lại cho doanh nghiệp đòn bẩy tài chính ở mức cao nhưng đồng thời cũng sẽ mang lại rủi ro về mặt tài chính, nợ có xu hướng tăng nhanh hơn vốn chủ làm giảm mức độ tự chủ về mặt tài chính của công ty. Cụ thể như sau:  Về cơ cấu và sự biến động của nợ phải trả: 0 200.000.000.00 0 Đơn vị: vnđ Biểu đồ 4: Nợ phải trả 82.856.309. 099 100.337.681 .332 năm 2011 năm 2012 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây lắp điện lực Thanh Hóa năm 2011,2012 ) Hình 2.4: biểu đồ nợ phải trả
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh viên: Lê Thị Sen Lớp CQ47/11.1547 Ở cả 2 thời điểm thì nợ phải trả đều chiếm trên 70% trong tổng nguồn vốn. Điều này phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là xây lắp nên cần một lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu và được khách hàng thanh toán theo từng phần của công trình theo hợp đồng ký kết trong thanh toán, vốn chủ không thể bù đắp được hết. So với đầu năm, cuối năm nợ phải trả tăng 17.481.372.233( VNĐ) với tỷ lệ tăng 21,10 %. Nguyên nhân chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng trong khi nợ dài hạn tăng nhẹ. Một điều dễ nhận biết trong cơ cấu nợ đó là nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm tới hơn 98% ở thời điểm đầu năm và cuối năm.