SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
ĐỀ THI ĐẠI HỌC
Cấu trúc đề thi là tài liệu chính thức của Bộ giúp giáo viên và HS chuẩn bị ôn luyện cho các kỳ
thi sắp tới. Theo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cấu trúc đề thi ĐH, CĐ
2011 không thay đổi so với năm trước. Dưới đây là cấu trúc đề thi môn Sinh học:
Số lượng 50 câu, thời gian 90 phút
Phần Nội dung cơ bản
Số câu
chung
Phần riêng
Chuẩn
Nâng
cao
Di truyền học
Cơ chế di truyền và biến dị 9 2 2
Tính qui luật của hiện tượng di truyền 9 2 2
Di truyền học quần thể 3 0 0
Ứng dụng di truyền học 2 1 1
Di truyền học người 1 1 1
Tổng số 24 6 6
Tiến hóa
Bằng chứng tiến hoá 1 2 0
Cơ chế tiến hoá 5 2
Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái
đất
2 0 0
Tổng số 8 2 2
Sinh thái học
Sinh thái học cá thể 1 0 0
Sinh thái học quần thể 2 1 0
Quần xã sinh vật 2 0 1
Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường 3 1 1
Tổng số 8 2 2
Tổng số câu cả ba phần 40
(80%)
10
(20%)
10
(20%)
Viet Bao (Theo GD&ĐT)
Đề thi tốt nghiệp THPT
Số lượng 40 câu, thời gian: 60 phút.
Phần Nội dung cơ bản Số câu chung
Phần riêng
Chuẩn Nâng cao
Di truyền học
Cơ chế di truyền và biến dị 8 2 2
Tính qui luật của hiện tượng di
truyền
8 0 0
Di truyền học quần thể 2 0 0
Ứng dụng di truyền học 2 1 1
Tổng số 21 3 3
Tiến hóa Bằng chứng tiến hoá 1 0 0
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 1
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
Cơ chế tiến hoá 4 2 2
Sự phát sinh và phát triển sự
sống trên Trái đất
1 0 0
Tổng số 6 2 2
Sinh thái học
Sinh thái học cá thể 1
1
0
Sinh thái học quần thể 1 1
Quần xã sinh vật 2 1 1
Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo
vệ môi trường
1 1 1
Tổng số 5 3 3
Tổng số câu cả ba phần
32
(80%)
8
(20%)
8
(20%)
Đề thi tốt nghiệp THPT- Giáo dục thường xuyên
Phần Nội dung cơ bản Số câu chung
Di truyền học
Cơ chế di truyền và biến dị 9
Tính qui luật của hiện tượng di truyền 9
Di truyền học quần thể 2
Ứng dụng di truyền học 2
Di truyền học người 2
Tổng số 24
Tiến hóa
Bằng chứng tiến hoá 1
Cơ chế tiến hoá 6
Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất 1
Tổng số 8
Sinh thái học
Cá thể và quần thể sinh vật 4
Quần xã sinh vật 2
Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường 2
Tổng số 8
Tổng số câu cả ba phần 40
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 2
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
PHÂN BÀO –NGYÊN PHÂN-GIẢM PHÂN- THỤ TINH
CƠ SỞ VẬT CHẤT DI TRUYỀN
1. Khái niệm về NST
Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào
• Ở sinh vật nhân thực: nhiễm sắc thể là những cấu trúc nằm trong nhân tế bào, có khả
năng nhuộm màu đặc trưng bằng thuốc nhuộm kiềm tính, được cấu tạo từ chất nhiễm sắc
bao gồm chủ yếu là ADN và protein loại histon.
• Ở sinh vật nhân sơ như vi khuẩn: chưa có cấu trúc NST như ở tế bào nhân thực. Mỗi tế
bào chỉ chứa một AND dạng trần, không liên kết với protein, có mạch xoắn kép và dạng
vòng. (Ví dụ. Vi khuẩn E. coli)
• Ở vi rút (thể thực khuẩn - phage): vật chất di truyền chỉ chứa 1 trong 2 loại ADN hoặc
ARN
Dưới kính hiển vi quang học có thể quan sát được sự biến đổi hình thái của NST qua các kỳ
phân bào.
Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu
trúc, được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Thông thường, trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma), hầu như tất cả các nhiễm sắc thể đều
tồn tại thành từng cặp. Mỗi cặp gồm 2 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng, kích thước và cấu trúc
đặc trưng, được gọi là cặp nhiễm sắc thể tương đồng, trong đó, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn
gốc từ mẹ.
Toàn bộ các nhiễm sắc thể nằm trong nhân tế bào hợp thành bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của
loài (2n). Ví dụ, ở người 2n = 46; ở ruồi giấm 2n = 8; ở ngô 2n = 20...
NST có khả năng tự nhân đôi, phân li, tổ hợp ổn định qua các thế hệ.
NST có khả năng bị đột biến làm thay đổi số lượng hoặc cấu trúc, tạo ra những đặc trưng di
truyền mới.
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 3
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
Trong giao tử số lượng NST chỉ = 1/2 trong TB sinh dưỡng . VD : trong tinh trùng người có
1n = 23 NST, Trong trứng người có 1n = 23 NST
Loài Số lượng nhiễm sắc thể (2n) Loài Số lượng nhiễm sắc thể (2n)
Giun đũa 4 Người 46
Ruồi giấm 8 Tinh Tinh 48
Đậu Hà lan 14 Bò 60
Bảng số lượng nhiễm sắc thể (2n) của một số loài sinh vật.
2. Cấu trúc hiển vi của NST
 Ở kì giữa của nguyên phân, mỗi NST có cấu trúc kép gồm 2 cromatit gắn với nhau ở tâm
động.
 Mỗi NST điển hình chứa
• Tâm động: là vi trí liên kết với thoi phân bào giúp NST có thể di chuyển về các cực của tế bào
trong quá trình phân bào
• Vùng đầu mút: nằm ở 2 đầu cùng của NST, có tác dụng bảo vệ NST cũng như làm cho các
NST không dính vào nhau.
• Các trình tự khởi đầu nhân đôi ADN: là những điểm mà tại đó ADN được bắt đầu nhân đôi.
3. Hình thái nhiễm sắc thể
Hình thái nhiễm sắc thể nhìn
rõ nhất ở kỳ giữa của nguyên phân
khi chúng đã xoắn và rút ngắn ở
mức cực đại.
Nhiễm sắc thể có dạng hạt,
que hoặc chữ V, có chiều dài 0,2 –
50µm, đường kính 0,2 – 2µm.
Mỗi nhiễm sắc thể giữ vững
hình thái, cấu trúc đặc thù của nó
liên tục qua nhiều thế hệ tế bào,
nhưng có biến đổi qua các kỳ của
quá trình phân bào.
Hình thái NST qua các kì của nguyên phân
a. kì trung gian ; b. kì đầu; c kì giữa; d. kì sau; e. kì cuối
4. Chức năng của các nhiễm sắc thể
 Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
 Giúp tế bào phân chia vật chất di truyền vào các tế bào trong phân bào.
 Điều hòa hạt động gen thông qua sự cuộn xoắn và tháo xoắn NST.
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 4
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
o Ví dụ: 1 trong 2 NST X của phụ nữ bất hoạt bằng cách xoắn chặt lại hình thành thể
Barr
o (Số thể Barr = Số NST X – 1)
 XX:
 XY:
 XXX:
 XXY:
 XO:
 Không dùng số lượng thể Barr để xác định giới tính
Chỉ ở kỳ trung gian của quá trình phân bào, các nhiễm sắc thể mới tháo xoắn cực đại và ở trạng
thái hoạt tính về di truyền và sinh lý, vì trong kỳ này ADN của chúng mới có thể thực hiện được vai
trò làm khuôn cho sự tự nhân đôi cũng như tổng hợp các phân tử ARN (sự sao mã).
Phaân bieät NST thöôøng vaø NST giôùi tính
NST thöôøng NST giôùi tính
• Gioáng nhau ôû caû 2 giôùi
• Toàn taïi thaønh töøng caëp NST töông
ñoàng trong teá baøo sinh döôõng
• Caùc gen treân NST quy ñònh caùc tính
traïng thöôøng ( gioáng nhau giöõa ñöïc vaø
caùi)
• Khaùc nhau giöõa gioáng ñöïc vaø caùi
• Coù khi laø caëp töông ñoàng. Coù khi laø caëp
khoâng töông ñoàng tuyø theo giôùi vaø tuyø theo
loaøi.
• Caùc gen treân NST giôùi tính quy ñònh giôùi
tính vaø tính traïng lieân keát vôùi giôùi tính.
 Caùc kieåu NST giôùi tính
o ở người, thú, ruồi giấm: cái (XX), đực (XY)
o Gaø, chim, böôùm, caù ,tằm: (caùi) XY, XX (ñöïc)
o Chaâu chaáu, boï xít, reäp : (caùi) XX, XO (ñöïc)
o Boï nhaïy : (caùi) XO, XX (ñöïc)
o Thöïc vaät ñôn tính : - Caây gai : (caùi) XX, XY ñöïc) - Caây daâu : (caùi) XY
CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
I. Chu kì tế bào
1. Khái niệm
Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào. Chu kì tế bào gồm 2 thời kì:
a) Kì trung gian.
b) Phân bào.
2. Đặc điểm chu kì tế bào
Kì trung gian Nguyên phân
Thời gian Dài (Chiếm gần hết thời gian của chu kì) Ngắn
Đặc Gồm 3 pha: Gồm 2 giai đoạn:
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 5
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
điểm
G1: TB tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh
trưởng.
S: NST NHÂN ĐÔI, các NST dính nhau ở tâm
động tạo thành NST kép.
G2: Tổng hợp các chất cho tế bào.
Phân chia nhân gồm 4 kì.
Phân chia tế bào chất.
3. Sự điều hoà chu kì tế bào
TB phân chia khi nhận biết tín hiệu bên trong và bên ngoài TB.
TB được điều khiển đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
II. Quá trình nguyên phân
1. Phân chia nhân
Phân chia nhân gồm 4 kì.
Các kì Đặc điểm Hình
Kì đầu
Xuất hiện thoi phân bào
Màng nhân dần biến mất
Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn
Kì giữa
Các nhiễm sắc thể kép xoắn cực đại và xếp thành 1
hàng trên mặt phẳng xích đạo và dính với thoi
phân bào ở 2 phía của tâm động
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 6
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
Kì sau
Mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động
thành 2 nhiễm sắc thể đơn
Các nhóm NST đơn phân li 2 cực của tế bào.
Kì cuối
NST dãn xoắn
Màng nhân xuất hiện.
2. Phân chia tế bào chất
Phân chia TB chất ở đầu kì cuối.
Ở Tế bào động vật: Màng tế bào thắt dần ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con
Ở tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con
Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con, chứa bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ
III. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân
1. ý nghĩa sinh học
Với sinh vật nhân thực đơn bào: nguyên phân là cơ chế sinh sản, từ 1 tế bào mẹ cho 2 tế bào con
có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu.
Với sinh vật nhân thực đa bào: nguyên phân làm tăng số lượng TB giúp cơ thể sinh trưởng và
phát triển. ngoài ra nguyên phân còn giúp cơ thể tái sinh các mô hay TB bị tổn thương.
2. ý nghĩa thực tiễn
Ứng dụng để giâm, chiết, ghép cành…
Nuôi cấy mô có hiệu quả cao.
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 7
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
CỦNG CỐ
Câu 1. Ở ruồi giầm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Tính số NST, số Cromatit, số tâm động
a/ tại kì giữa của nguyên phân
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
b/ tại kì sau của nguyên phân
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
Câu 2. ở ruồi giấm có bộ NST lưởng bội 2n = 8.
a/ một nhóm tế bào của ruồi giấm mang 80 NST dạng sợi mảnh. Xác định số tế bào của nhóm.
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
b/ nhóm tế bào khác của loài mang 160 NST kép. Nhóm tế bào đang ở kì nào của phân bào? Với số lượng bao
nhiêu? Cho biết diễn biến của các tế bào trong nhóm đều như nhau.
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
c/ nhóm tế bào thứ 3 cũng của loài trên manh 256 NST đơn. Đang phân li về 2 cực của tế bào.
Nhóm tế bào đang ở kì nào của phân bào? Số lượng bằng bao nhiêu
Cho rằng nhóm tế bào này được tạo thành là kết quả nguyên phân từ tế bào A. vậy quá trình nguyên phân từ tế
bào A diễn ra mấy đợt?
Cho biết mọi diễn biến của các nhóm tế bào trên đều diễn ra bình thường trong quá trình nguyên phân
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
Câu 3. Trong nguyên phân, NST được nhìn thấy rõ nhất tại kì nào
A. kì đầu B. kì giữa. C. kì sau. D. Kì cuối.
Câu 4. Bộ NST sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu ở kì giữa của nguyên phân các thoi vô sắc bị phá vỡ ?
A. NST không tự nhân đôi, không phân li về 2 cực tế bào.
B. NST không tự nhân đôi, phân li về 2 cực tế bào.
C. NST tự nhân đôi, không phân kli về 2 cực tế bào. Bộ NST 2n tăng lên 4n.
D. NST tự nhân dôi, phân li về 2 cực tế bào.
Câu 5. Có 1 tế bào sinh dưỡng nguyên phân 3 lần liên tiếp thì số tế bào con là bao nhiêu ?
A. 8. B. 6. C. 20 D. 7
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 8
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
GIẢM PHÂN
I. Giảm phân
Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp và xảy ra ở các cơ quan sinh sản nhưng chỉ có 1 lần
ADN nhân đôi.
Các
kì
Giảm phân I Giảm phân II
Kì
đầu
Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng
cặp tương đồng, có thể xảy ra trao đổi
đoạn NST dẫn đến hoán vị gen
NST kép bắt đầu đóng xoắn
Màng nhân và nhân con tiêu biến, Thoi vô
sắc được hình thành
NST vẫn ở trạng thái n NST kép, Các
NST co xoắn lại.
Kì
giữa NST kép đóng xoắn tối đa và xếp thành 2
hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Thoi vô sắc từ các cực TB chỉ đính vào
một phía của mỗi NST kép tại tâm động.
Các NST kép tập trung thành 1 hàng
trên mặt phẳng xích đạo của tế bào
Thoi vô sắc từ 2 cực TB đính vào một
phía của mỗi NST kép tại tâm động.
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 9
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
Kì
sau
Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương
đồng di chuyển về 2 cực của tế bào trên
thoi vô sắc
Các NST kép tách ra thành NST đơn,
phân li về 2 cực của TB
Kì
cuối
Màng nhân và nhân con xuất hiện, , thoi
vô sắc tiêu biến
Kết quả: Tạo 2 TB con có bộ NST là n
NSTkép
Màng nhân và nhân con xuất hiện,
TBC phân chia.
Kết quả: Tạo 4 tế bào có bộ NST n
đơn
ở ĐV:
Con đực: 4TB đơn bội  4 tinh trùng.
Con cái: 4TB đưn bội  1TB trứng và
3 thể định hướng
ở TV: các TB con nguyên phân 1 số
lần để hình thành hạt phấn và túi
noãn.
II. Ý nghĩa của giảm phân
Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định
của loài qua các thế hệ
Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong giảm phân đã tạo ra nhiều biến dị tổ
hợp giúp giới sinh vật đa dạng, phong phú  là nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá  Sinh sản
hữu tính có ưu thế hơn sinh sản vô tính.
CỦNG CỐ
Câu 1. So sánh 2 quá trình giảm phân và nguyên phân?
– Giống nhau:
+ Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào)
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 10
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
+ Lần phân bào II của giảm phân diễn biến giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở
mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên
thoi phân bào về 2 cực của tế bào ở kì sau.
+ NST đều trải qua các biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô
sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn
+ Sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau.
+ Đều giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong các hình thức sinh
sản (vô tính và hữu tính).
– Khác nhau:
Nguyên phân Giảm phân
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh
dục sơ khai.
Gồm 1 lần phân bào với 1 lần NST tự nhân
đôi.
Có thể xảy ra hiện tượng tiếp hợp nhưng
không trao đổi chéo.
Là quá trình phân bào nguyên nhiễm từ 1 tế
bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n.
Là cơ sở của hình thức sinh vô tính ở sinh
vật.
Nguyên phân giúp duy trì bộ NST qau các
thế hệ tế bào của cơ thể.
Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
Gồm 2 lần phân bào với 1 lần NST tụ nhân
đôi.
Có xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi
chéo.
Là quá trình phân bào giảm nhiễm từ 1 tế bào
mẹ tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n.
Là cơ sở của hình thức sinh sản hữu tính của
sinh vật.
Giảm phân cùng với thụ tinh là phương thức
duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế
hệ.
Trắc nghiệm
Câu 1. Sau giảm phân I, hai tế bào được tạo ra có bộ NST là
A. n NST đơn B. n NST kép C. 2n NST đơn D. 2n NST kép
Câu 1. Sau giảm phân II, từ một tế bào mẹ tạo ra
A. 2 tế bào đơn bội B. 2 tế bào lưỡng bội
C. 4 tế bào đơn bội D. 4 tế bào lưỡng bội
Câu 2. Từ 3 tế bào sinh trứng trải qua quá trình phát sinh giao tử tạo ra mấy tế bào trứng?
A. 3 B. 6 C. 9 D.12
Câu 3. Trong quá trình giảm phân, NST đã nhân đôi mấy lần?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Trong giảm phân, quá trình trao đổi chéo được thực hiện ở kì nào?
A. Kì cuối II B. Kì giữa II C. Kì đầu I D. Kì giữa I
Câu 5. Có 1 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân số tinh trùng tạo thành là:
A. 4 B. 8 C. 12 D. 2
Câu 6. Trong quá trình giảm phân, NST được nhân đôi ở kì nào?
A. Kì trung gian của giảm phân I B. Kì đầu của giảm phân I
C. Kì trung gian của giảm phân II D. Kì đầu của giảm phân II.
Câu 7. Điểm giống nhau gữa nguyên phân và giảm phân là gì?
A. Gồm 2 lần phân bào B. Xảy ra ở tế bào hợp tử
C. Xảy ra ở tế bào sinh dục chín D. Nhiễm sác thể nhân đôi một lần
Câu 8. Điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân là:
A. Giảm phân gồm 2 lần phân bào, nguyên phân gồm 1 lần phân bào.
B. Nguyên phân gồm 2 lần phân bào, giảm phân gồm 1 lần phân bào.
C. Giảm phân NST nhân đôi 1 lần, nguyên phân NST nhân đôi 2 lần.
D. Nguyên phân NST nhân đôi 1 lần, giảm phân NST nhân đôi 2 lần.
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 11
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
Sự trao đổi chéo trong kì đầu của giảm phân I
 CÁCH VIẾT GIAO TỬ KHI QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN BÌNH THƯỜNG VÀ BẤT
THƯỜNG
 Khi 2n giảm phân phát sinh giao tử
Giảm phân không bình thường tạo giao tử dư hoặc thiếu NST
GP I và GP II đều bình thường GP I và GP II đều bất thường
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 12
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
GP I bình thường, GP II bất thường GP I bất thường, GP II bình thường
 Khi XX giảm phân phát sinh giao tử
GP I và GP II đều bình thường GP I và GP II đều bất thường
GP I bình thường, GP II bất thường GP I bất thường, GP II bình thường
 Khi XY giảm phân phát sinh giao tử
GP I và GP II đều bình thường GP I và GP II đều bất thường
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 13
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
GP I bình thường, GP II bất thường GP I bất thường, GP II bình thường
 Khi AaXY giảm phân phát sinh giao tử
Cặp Aa rối loạn GPI, cặp XY rối loạn GPII ở
cặp YY
Cặp Aa rối loạn GPII, cặp XY rối loạn
GPI
Cả 2 cặp đều rối loạn GPI
Cặp Aa rối loạn GPII ở cặp aa, cặp XY
rối loạn GPII ở cặp XX
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 14
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
 CÔNG THỨC TỔNG QUÁT VỀ NGUYÊN PHÂN GIẢM PHÂN- TT
 Phân bào nguyên nhiễm
Các công thức cơ bản: Nếu gọi k là số lần nhân đôi của tế bào
• Số tế bào con được tạo ra: 2k
• Số tế bào con mới được tạo thêm: 2k
-1
• Tổng số NST đơn có trong các tế bào con được tạo ra:2n. 2k
• Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp: 2n. (2k
-1)
• Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường phải cung cấp: 2n. (2k
-2)
• Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra:2n. 2k
• Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm:2n. (2k
-1)
• Tổng số tế bào con hiện diện qua các đợt phân bào: 2k+1
- 1
 Phân bào giảm nhiễm
Các công thức cơ bản:
 Số tế bào con được tạo ra : 4
 Số giao tử n được tạo ra:
 1 tế bào sinh dục đực tạo ra 4 giao tử đực (n)
 1 tế bào sinh dục cái tạo ra 1 giao tử cái (n) và ba thể định hướng (n)
 Số NST đơn mới mà môi trường cung cấp cho GP: 2n.2k
 Số cách sắp xếp có thể có của các NST kép ở kỳ giữa I:
2
2
n
 Số cách phân ly có thể có của các NST kép ở kỳ sau I:
2
2
n
 Số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST:
o Trường hợp không xảy ra trao đổi chéo: 2n
(n là số cặp NST đồng dạng)
o Trường hợp xảy ra trao đổi chéo:
 Trao đổi chéo đơn: 2n
.4m
= 2n+m
(m làsố cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi
chéo đơn, m<n )
 Trao đổi chéo kép :
+ Không đồng thời 2n-m
.6m
= 2n
.3m
(m là sốcặpNSTđồngdạngxảyratraođổichéokép,m<n
)
+ Đồng thời 2n+m
(m là sốcặpNSTđồngdạngxảyratraođổichéokép,m<n)
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 15
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
 Tỷ lệ mỗi loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST
o Trường hợp không xảy ra trao đổi chéo:1/2n
(n là số cặp NST đồng dạng)
o Trường hợp xảy ra trao đổi chéo:
 Trao đổi chéo đơn : 1/2n+m
(m là số cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo đơn, m<n )
 Trao đổi chéo kép : 1/(2n
.3m
) (m là số cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo kép,
m<n )
 Số loại giao tử mang k NST có nguồn gốc từ ông nội hoặc bà nội (ông ngoại hoặc bà ngoại)
!
!( )!
k
n
n
C
k n k
=
−
 Tỷ lệ giao tử của bố (hoặc mẹ) mang k trong số n NST của ông nội hoặc bà nội (ông ngoại hoặc
bà ngoại)
2
k
n
n
C
 Số kiểu hợp tử mang a trong số n NST đời ông nội (hoặc bà) và b trong số nNST đời ngoại của
ông (hoặc bà)
.a b
n n
C C
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TẾ BÀO SINH DỤC- SỰ THỤ TINH:
Giảm phân hình thành tinh trùng và trứng
1. Các giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục
 Giai đoạn 1
 Vị trí: Xảy ra tại vùng sinh sản của ống sinh dục
 Nội dung: Tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân k lần
 Kết quả: 1TBSDSK (2n)  2k
TBSD chín (2n)
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 16
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
 Giai đoạn 2
 Vị trí: Xáy ra tại vùng sinh trưởng của ống sinh dục
 Nội dung: Tế bào sinh dục chín tích lũy chất dinh dưỡng để lớn lên
 Kết quả: 2k
TBSD chín (2n)  2k
TBSDSK chín (2n)
 Giai đoạn 3:
 Vị trí: Xáy ra tại vùng chín của ống sinh dục
 Nội dung: Tế bào sinh dục chín giảm phân
 Kết quả: 2k
TBSD chín (2n)  4 . 2k
Giao tử đực – tinh trùng (n) hoặc 2k
giao tử cái –
trứng (1n) + 3. 2k
thể định hướng (1n)
2. Sự thụ tinh :
Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng (thụ tinh)
 Là quá trình kết hợp 1 giao tử đực (1n) với một giao tử cái (1n) để cho một hợp tử (2n)
3. Các công thức cơ bản:
 Tổng số NST môi trường cung cấp cho cả quá trình phát sinh giao tử lần: 2n.(2k+1
-1)
 Hiệu suất thụ tinh của giao tử :
soágiao töûthuïtinh
Hieäu suaát thuïtinh = 100%
toång soágiao töûtaïo ra
x
 Số kiểu tổ hợp giao tử khác nhau về nguồn gốc NST: 2n
.2n
( Đk không xảy ra trao đổi
chéo)
 Tỷ lệ mỗi kiểu tổ hợp giao tử khác nhau về nguồn gốc NST: 1/22n
( ĐK không xảy ra
TĐC)
 Số kiểu tổ hợp giao tử mang a NST có nguồn gốc từ ông nội và b NST có nguồn gốc từ bà
ngoại: .a
n
C b
n
C
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Dạng 1: Tính số NST, số tế bào con và số giao tử tạo ra sau giảm phân
Bài 1: Vịt nhà có bộ NST 2n = 80, có 25 tế bào sinh dục đực và 50 tế bào sinh dục cái của vịt nhà
giảm phân. Xác định:
a/ Số tinh trùng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
b/ Số trứng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
c/ Số thể định hướng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
Đáp số:
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 17
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
a/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
b/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
c/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Bài 2: Sau một đợt giảm phân của 15 tế bào sinh trứng, người ta nhận thấy đã có tất cả 1755
NST bị tiêu biến cùng với các thể định hướng.
a/ Xác định bộ NST của loại trên và cho biết tên loài.
b/ Cho biết số NST có trong các tinh trùng của loài trên nếu có 4 tế bào dinh tinh giảm phân.
Đáp số:
a/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
b/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Bài 3: Trong số các tinh trùng được hình thành từ 6 tế bào sinh tinh của lợn thấy có 456 NST.
a/ Xác định bộ NST lưỡng bội của lợn
b/ Nếu trong các trứng tạo ra từ một lợn cái có 228 NST thì hãy xác định số tế bào sinh trứng đã
tạo ra các trứng trên.
Đáp số:
a/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
b/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 18
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
Bài 4: ở trâu 2n = 50 NST. Quá trình giảm phân được thực hiện từ 8 tế bào sinh tinh và 14 tế bào
sinh trứng của trâu. Xác định:
a/ Số tinh trùng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
b/ Số trứng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
c/ Số NST bị tiêu biến trong các thể cực.
Đáp số:
a/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
b/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
c/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Dạng 2: Tính số hợp tử được tạo thành qua thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của giao tử
Do một hợp tử được tạo thành từ sự thụ tinh giữa một trứng với một tinh trùng nên:
Số hợp tử = số trứng thụ tinh = số tinh trùng thụ tinh
Bài 5: Trong cơ thể của một chuột đực có 8 tế bào sinh tinh giảm phân. Tất cả tinh trùng tạo ra đều
tham gia vào quá trình thụ tinh và dẫn đến kết quả chuột cái đẻ được 4 chuột con.
a/ Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng
b/ Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% thì đã có bao nhiêu tế bào sinh trứng được huy động cho
quá trình trên?
Đáp số:
a/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
b/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Bài 6: Một thỏ cái có hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và đã sử dụng 12 tế bào sinh trứng phục vụ
cho quá trình thụ tinh. Tham gia vào quá trình này còn có 48 tinh trùng.
a/ Tính số hợp tử tạo thành.
b/ Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng và số tế bào sinh tinh đã sử dụng.
Đáp số:
a/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
b/
.....................................................................................................................................................................
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 19
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
.....................................................................................................................................................................
Bài 7: Một chuột cái sinh được 6 chuột con. Biết tỉ lệ sống của các hợp tử là 75%.
a/ Xác định số hợp tử tạo thành.
Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% và của tinh trùng là 6,25%. Hãy xác định số tế bào sinh
tinh và số tế bào sinh trứng cần cho quá trình trên.
Đáp số:
a/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
b/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Bài 8: ở một loài, giả sử một trứng được thụ tinh cần có 100.000 tinh trùng tham gia. Một cá thể cái đẻ
được 15 con với tỉ lệ sống của các hợp tử là 60%. Xác định:
a/ Số hợp tử được tạo thành.
b/ Số tinh trùng cần thiết cho quá trình thụ tinh.
Đáp số:
a/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
b/
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Bài 9: Với hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và của tinh trùng là 10% Hãy xác định số tế bào sinh
tinh và số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra 12 hợp tử.
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Dạng 3: Xác định số loại giao tử và tỷ lệ mỗi loại giao tử
Bài 10: Một tế bào sinh dục có bọ NST ký hiệu là AaBbDd
a) Nếu đó là tế bào sinh tinh thì thực tế cho bao nhiêu loại tinh trùng ? Viết tổ hợp nhiễm sắc thể
của các loại tinh trùng đó ? Số lượng mỗi loại tinh trùng là bao nhiêu?
b) Nếu đó là tế bào sinh trứng thì trên thực tế cho bao nhiêu loại tế bào trứng ? Bao nhiêu loại thể
định hướng? Viết tổ hợp NST các loại tế bào trứng và thể định hướng đó? Số lượng mỗi loại tế
bào trứng và thể định hướng là bao nhiêu?
c) Nếu trong giảm phân, mỗi NST đều giữ nguyên cấu trúc không đổi thì số lượng loại tinh trùng,
số loại tế bào trứng đạt đến tố đa là bao nhiêu? Để đạt số loại tế bào tinh trùng , số loại tế bào
trứng tối đa đó cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh tinh, bao nhiêu tế bào sinh trứng?
Hướng đẫn giải:
- Số loại tinh trùng:
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 20
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
1 tế bào sinh tinh ký hiệu bộ NST AaBbDd trên thực tế chỉ chỉ cho 2 loại tinh trùng vì ở kỳ giữa I các
NST kép trong một tế bào chỉ có thể sắp xếp theo một trong các cách sau:
Cách 1:
AABBDD
aabbdd
; thu được 2 loại tinh trùng là:
Cách 2:
AABBdd
aabbDD
; thu được 2 loại tinh trùng là:
Cách 3:
AAbbDD
aaBBdd
; thu được 2 loại tinh trùng là:
Cách 4:
AAbbdd
aaBBDD
; thu được 2 loại tinh trùng là:
Số lượng mỗi tinh trùng đều là 2 ; Vì một tế bào sinh tinh khi giảm phân cho 4 tinh trùng.
- Số loại tế bào trứng , số loại thể định hướng:
1 tế bào sinh trứng ký hiệu bộ NST AaBbDd trên thực tế chỉ chỉ cho 1 loại tế bào trứng và 2 loại thể
định hướng vì một tế bào trứng khi giảm phân chỉ cho 1 tế bào trứng và 3 thể định hướng. Mặt khác ở
kỳ giữa I các NST kép trong một tế bào chỉ có thể sắp xếp theo một trong các cách sau:
Cách 1:
AABBDD
aabbdd
Cách 2:
AABBdd
aabbDD
Cách 3:
AAbbDD
aaBBdd
Cách 4:
AAbbdd
aaBBDD
- Tổ hợp NST trong 1 loại tế bào trứng và 2 loại thể định hướng thu được trên thực
tế :
+Với cách sắp xếp 1 thu được 1 loại tế bào trứng là ABD hoặc abd và hai loại thể định hướng là
ABD và abd.
+Với cách sắp xếp 2 thu được 1 loại tế bào trứng là ABd hoặc abD và hai loại thể định hướng là
ABd và abD.
+Với cách sắp xếp 3 thu được 1 loại tế bào trứng là AbD hoặc aBd và hai loại thể định hướng là
AbD và aBd.
+Với cách sắp xếp 4 thu được 1 loại tế bào trứng là Abd hoặc aBD và hai loại thể định hướng là
Abd và aBD.
- Số loại tinh trùng tối đa ( ĐK không trao đổi chéo)
+ Ta có 2n
= 23
= 8 loại
+ Muốn đạt số lọai tinh trùng tối đa nói trên cần tối thiểu 4 tế bào sinh tinh
+ Muốn đạt số loại tế bào trưng tối đa nối trên cần tối thiểu 8 tế bào trứng
 Bài tập NP-GP-TT trong các đề thi TN- CĐ- ĐH
Câu 1. (BT 2011; PT 2008)-Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình
thường, số loại giao tử tối đa có thể được tạo ra từ cơ thể có kiểu gen AaBb là
A. 4. B. 2. C. 8. D. 16.
Câu 9. (BT 2009)- Trong trường hợp các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, cơ thể có kiểu gen
aaBbCcDd khi giảm phân có thể tạo ra tối đa số loại giao tử là
A. 2. B. 8. C. 16. D. 4.
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 21
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
Câu 10. (CĐ 2008)- Xét một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 6 x 109
cặp
nuclêôtit. Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN gồm
Câu 11. (CĐ 20010)- Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và
Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không
phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là
A. 6. B. 4. C. 8. D. 2.
Câu 12. (CĐ 2011): Giả sử trong một tế bào sinh tinh có bộ nhiễm sắc thể dược kí hiểu là 44A + XY. Khi tế bào
này giảm phân gặp các cặp nhiễm sắc thể thường thì phân li bình thường, cặp nhiễm sắc thể giới tính không
phân li trong giản phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình
giảm phân của tế bào trên là :
A. 22A và 22A + XX. B. 22A + XX và 22A + YY.
C. 22A + X và 22A + YY. D. 22A + XY và 22A.
Câu 13. (ĐH 2007) – Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST XA
Xa
. trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở
một số tế bào cặp NST này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể
trên là:
Câu 14. (ĐH 2008)-Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành gi ả m phân
hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li
trong giả m phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có th ể tạo ra các
kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:
A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
C. 2n-2; 2n; 2n+2+1. D. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2.
Câu 15. (ĐH 2008)- Mẹ có kiểu gen A a
X X , bố có kg A
X Y , con gái có kg A a a
X X X . Cho biết quá trình giảm
phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá
trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?
A. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
Câu 16. (ĐH 2010)-Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3
và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá
trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n + 1 – 1 và 2n – 2 – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 + 1.
B. 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1.
C. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 2 – 1.
D. 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 và 2n – 1 – 1.
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 22
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
Câu 17. (ĐH 2010) Trong một tế bào sinh tinh, xét 2 cặp NST được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm
phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường.
Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. Abb và B hoặc ABB và b. B. ABb và A hoặc aBb và a.
C. ABB và abb hoặc AAB và aab. D. ABb và a hoặc aBb và A.
Câu 18. Trong trường hợp tất cả các tế bào bước vào giảm phân 2 đều rối loạn phân li NST, các loại giao tử có
thể được tạo ra từ tế bào mang kiểu gen XA
Xa
là
A. XA
XA
, Xa
Xa
và 0. B. XA
và Xa
. C. XA
XA
và 0. D. Xa
Xa
và 0.
Câu 19. Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li bất thường
ở kì sau. Cá thể trên có thể tạo ra những loại giao tử nào?
A. XY và O. B. X, Y, XY và O.
C. XY, XX, YY và O. D. X, Y, XX, YY, XY và O.
Câu 20. (ĐH 2009) Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình
thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 8. B. 6. C. 4. D. 2.
Câu 21. Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình GP hoàn toàn bình
thường, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể
A. 1 và 16 B. 2 và 6 C. 1 và 8 D. 2 và 8
Câu 22. (ĐH 2010)- Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường
hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là
A. 1x. B. 4x. C. 0,5x. D. 2x.
Câu 23. (CĐ 2009)- Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1 . Một trong
các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất
cả các tế bào con có 336 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
A. 28. B. 14. C. 21. D. 15.
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 23
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
Câu 24. (CĐ 2009)- Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A,a nằm trên
cặp nhiễm sắc thể số 2, cặ p gen B,b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân
nên đã tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của
thể ba được tạo ra từ phép lai trên?
A. AaaBb và AAAbb. B. AAaBb và AaaBb. C. Aaabb và AaaBB. D. AAaBb và AAAbb.
Câu 25. Bộ NST lưỡng bội của 1 loài là 2n = 8. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, vào kỳ đầu của GF1 có
một cặp NST đã xảy ra trao đổi chéo tại một điểm. Hỏi có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau có thể được
tạo ra?
A. 16 B. 32 C. 8 D. 4
Câu 26. (ĐH 2009) Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc hai cặp tương đồng
số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ
lệ loại giao tử không mang NST đột biến trong tổng số giao tử là
A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16.
Câu 27. (CĐ 2011)- Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được
44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là
A. 2n = 24. B. 2n = 42. C. 2n = 22. D. 2n = 46.
Câu 28. (ĐH 2009) ở ngô, bộ NST 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng NST đơn trong một tế bào của thể bốn
đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là
A. 80. B. 20. C. 22. D. 44.
Câu 29. Cho rằng NST vẫn phân li trong giảm phân, thể ba nhiễm AAaBb cho các loại giao tử AB và ab tương
ứng là :
A. 1/6 và 1/12 B. 1/6 và 1/12 C. 1/3 và 1/6 D. 1/4 và 1/8
TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP KHÓ
Câu 1. Hình thái đặc trưng của NST quan sát thấy ở thời điểm:
A. NST duỗi xoắn cực đại. B. NST nhân đôi.
C. NST bắt đầu đóng xoắn. D. NST đóng xoắn cực đại.
Câu 30. Khi quan sát quá trình phân bào ở 1 loài động vật người ta thấy các NST đơn đang phân ly về 2 cực
của tế bào. Các tế bào đó đang ở:
A. Kỳ cuối của ngyên phân. B. Kỳ cuối của giảm phân I.
C. Kỳ sau của giảm phân II. D. Kỳ cuối của giảm phân II.
Câu 31. Trong nguyên phân tính đặc trưng của bộ NST thể hiện rõ nhất ở:
A. Cuối kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì cuối
Câu 32. Trong giảm phân hình thái NST nhìn thấy rõ nhất ở:
1. Kì đầu I. 2. Kì giữa I. 3. Kì sau I. 4. Kì đầu II.
5. Kì giữa II. 6. Kì sau II.
Câu trả lời đúng là:
A. 1, 4. B. 3, 6. C. 2, 5. D. 2, 3.
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 24
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
Câu 33. Hãy tìm ra câu trả lời SAI trong các câu sau đây: trong quá trình phân bào bình thường, NST kép tồn
tại:
A. Kì giữa của nguyên phân. B. Kì sau của nguyên phân.
C. Kì đầu của giảm phân I. D. Kì đầu của giảm phân II.
Câu 34. Sự phân li của các NST kép trong cặp NST tương đồng xảy ra trong kì nào của giảm phân?
A. Kì sau của phân bào I. B. Kì cuối của phân bào I.
C. Kì giữa của lần phân bào II. D. Kì sau của lần phân bào II.
Câu 35. Trong giảm phân hiện tượng trao đổi chéo xảy ra ở:
A. Kì sau I. B. Kì trước II. C. Kì trước I. D. Kì giữa I.
Câu 36. Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST theo chiều dọc là:
A. Sợi nhiễm sắc. B. AND C. Nuclêôxôm. D. Crômatit.
Câu 37. Cơ chế dẫn đến sự hoán vị gen trong giảm phân là:
A. Sự nhân đôi của NST.
B. Sự phân li NST đơn ở dạng kép trong từng cặp tương đồng kép.
C. Sự tiếp hợp NST và sự tập trung NST ở kỳ giữa.
D. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các cromatit ở kì đầu I.
Câu 38. Sự kiện quan trọng nhất của giảm phân để phân biệt với nguyên phân về mặt di truyền học là:
A. Nhân đôi NST. B. Phân li NST.
C. Trao đổi chéo NST. D. kiểu tập trung của NST ở kì giữa của giảm phân I.
Câu 39. Điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân:
1. Xảy ra trong 2 loại tế bào khác nhau.
2. Không có trao đổi chéo và có trao đổi chéo.
3. Sự tập trung các NST ở kì giữa nguyên phân và kì giữa của giảm phân I.
4. Là quá trình ổn định vật chất di truyền ở nguyên phân và giảm vật chất di truyền đi 1/2 ở giảm phân.
5. Sự phân li NST trong nguyên phân và sự phân li NST kì sau I.
Đáp án đúng là:
A. 1, 2,3 B. 1, 3,4,5 C. 1,2, 4, 5. D. 1, 4.
Câu 40. Các cơ chế di truyền xảy ra với một cặp NST thường là:
1. Tự nhân đôi NST trong nguyên phân, giảm phân.2. Phân li NST trong giảm phân.
3. Tổ hợp tự do của NST trong thụ tinh. 4. Liên kết hoặc trao đổi chéo trong giảm phân.
5. Trao đổi chéo bắt buộc ở kì đầu trong phân bào. Câu trả lời đúng là:
A. 1, 2, 3 và 4. B. 1, 3, 4 và 5. C. 1, 2, 3 và 5. D. 1, 2, 4 và 5.
Câu 41. Các sự kiện di truyền của NST trong giảm phân có thể phân biệt với nguyên phân là:
A. Có 2 lần phân bào mà chỉ có một lần phân đôi của NST.
B. Có sự tạo thành 4 tế bào con và có bộ NST giảm đi 1/2.
C. Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các crômatit khác nguồn trong cặp NST tương đồng.
D. cả A,B, C.
Câu 42. ý nghĩa cơ bản nhất về mặt di truyền của nguyên phân xảy ra bình thường trong tế bào 2n là:
A. Sự chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.
B. Sự tăng sinh khối tế bào sôma giúp cơ thể lớn lên.
C. Sự nhân đôi đồng loạt của các cơ quan tử.
D. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
Câu 43. Với Di truyền học sự kiện đáng quan tâm nhất trong quá trình phân bào là:
A. Sự hình thành trung tử và thoi vô sắc.
B. Sự tan rã của màng nhân và hoà lẫn nhân vào bào chất.
C. Sự nhân đôi, sự phân li và tổ hợp của NST.
D. Sự phân đôi các cơ quan tử và sự phân chia nhân.
Câu 44. Trên NST, tâm động có vai trò điều khiển quá trình:
A. Tự nhân đôi của NST. B. Vận động NST trong phân bào.
C. Bắt cặp của các NST tương đồng. D. Hình thành thoi tơ vô sắc.
Câu 45. Vi ảnh của một tế bào đang phân chia từ một tế bào giảm phân rõ 19 nhiễm, mỗi nhiễm gồm 2 cromatit
con. Giai đoạn phân bào đó là
A.Pha cuối II của giảm phân. B.Pha đầu I của giảm phân.
C.Pha sau của nguyên phân. D.Pha đầu II của giảm phân
Câu 46. Trình tự nào sau đây diễn ra trong quá trình nguyên phân ở tế bào động vật và thực vật?
I. Màng nhân bị phá vỡ II. Các NST chuyển động về “xích đạo” của thoi vô sắc
III. Các ống siêu vi gắn vào các tâm động IV. Các NST con chuyển động về các cực của tế bào
Trình tự đúng là
A.I, II, III, IV. B.II, III, I, IV. C.I, III, II, IV. D.IV, III, II, I.
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 25
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
Câu 47. Một nhà sinh hóa đo hàm lượng ADN của các tế bào đang sinh trưởng trong phòng thí nghiệm và thấy
lượng ADN trong tế bào tăng lên gấp đôi:
A. giữa pha đầu và pha sau của nguyên phân B. giữa pha G1 và G2 trong chu kỳ tế bào
C. trong pha M của chu kỳ tế bào D. giữa pha đầu I và pha đầu II của giảm phân
Câu 48. Thể Barr là:
A. Thể Barr là hình ảnh của NST X không hoạt động.
B. Thể Barr là hình ảnh của NST Y không hoạt động.
C. Thể Barr là hình ảnh của NST X hoạt động.
D. Thể Barr là hình ảnh của NST Y hoạt động.
Câu 49. Ở lúa nước 2n = 24, số NST đơn có trong 1 tế bào ở kỳ sau của nguyên phân là:
A. 0 B. 12 C. 24 D. 48
Câu 50. Ở đậu Hà Lan, 2n = 14, số NST đơn có trong 1 tế bào ở kỳ giữa của nguyên phân là:
A. 0 B. 7 C. 14 D. 28
Câu 51. Ở cải bắp 2n = 18, số NST đơn có trong 1 tế bào ở kỳ sau của giảm phân 1 là
A. 36 B. 18 C. 9 D. 0
Câu 52. Từ một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của đợt nguyên
phân tiếp theo là bao nhiêu?
A. 128. C. 256. B. 160. D. 64.
Câu 53. Nếu một tế bào cơ của châu chấu chứa 24 nhiễm sắc thể, thì trứng châu chấu sẽ chứa số nhiễm sắc thể là
A.48 B.6 C.12 D.24
Câu 54. Xét cặp NST giới tính XX, ở một tế bào sinh trứng sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính ở lần phân
bào 1 sẽ tạo thành giao tử mang NST giới tính.
A. X hoặc O B. O C. XX D. XX hoặc O
Câu 55. Xét cặp NST giới tính XX, ở một tế bào sinh trứng sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính ở lần phân
bào 2 sẽ tạo thành giao tử mang NST giới tính.
A. X hoặc O B. O C. XX D. XX hoặc O
Câu 56. Trong trường hợp tất cả các tế bào bước vào giảm phân 2 đều rối loạn phân li NST, các loại giao tử có
thể được tạo ra từ tế bào mang kiểu gen XA
Xa
là
A. XA
XA
, Xa
Xa
và 0. B. XA
và Xa
.
C. XA
XA
và 0. D. Xa
Xa
và 0.
Câu 57. Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li bất thường
ở kì sau. Cá thể trên có thể tạo ra những loại giao tử nào?
A. XY và O. B. X, Y, XY và O.
C. XY, XX, YY và O. D. X, Y, XX, YY, XY và O.
Câu 58.Tế bào lưỡng bội của 1 loài sinh vật mang 1 cặp NST tương đồng trên đó có 2 cặp gen dị hợp, liên kết gen hoàn
toàn, sắp xếp như sau
AB
ab
. Khi giảm phân bình thường có thể hình thành những loại giao tử:
A. AB và ab. B. AB, ab, Ab và aB.
C. A, B, a và b. D. AA, BB, Aa và Bb.
Câu 59. Tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật mang một cặp NST tương đồng trên đó có 2 cặp gen dị hợp, sắp
xếp như sau Ab/aB. Khi giảm phân bình thường có thể hình thành những loại giao tử:
A. AB và ab (liên kết gen hoàn toàn). B. A, B, a, B.
C. Ab, ab, AB, aB (hoán vị gen). D. AA, BB, Aa, BB.
Câu 60. Kiểu gen có thể cho 8 loại giao tử bằng nhau từng đôi một
A.AaBbDd B.
ABD
abd
C.
BD
Aa
bd
D. A, B và C
Câu 61. Xét một tế bào mẹ giao tử ở một loài có các nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể 2n được kí hiệu như
sau: AaBbDdXY. Một đột biến xảy ra trong giảm phân 2 của quá trình giảm phân tạo tử. Giao tử tạo ra sau
đây sẽ là được sinh ra từ đột biến trên:
A. AAbbDdXX B. AABbddYY C. ABBdX D. AabdY
Câu 62. Tế bào xôma ruồi giấm chứa 8 nhiễm sắc thể. Điều này có nghĩa là có thể có số tổ hợp nhiễm sắc thể
khác nhau trong các giao tử của nó là
A.4 B.8 C.16 D.32
Câu 63. Xét 1 tế bào sinh dục cái của 1 loài động vật có kiểu gen là AaBb. Tế bào đó tạo ra số loại trứng là
A. 1 loại. B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại.
Câu 64. Xét 1 tế bào sinh dục đực của 1 loài động vật có kiểu gen là AaBbDd. Tế bào đó tạo ra số loại tinh
trùng là
A. 1 loại. B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại.
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 26
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
Câu 65. Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình GP hoàn toàn bình
thường, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể
A. 1 và 16 B. 2 và 6 C. 1 và 8 D. 2 và 8
Câu 66. Một tế bào sinh tinh trùng của ruồi giấm đực ở trạng thái dị hợp về các gen xác định các tính trạng
thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Tế bào đó giảm phân bình thường thì cho ra số loại tinh trùng là:
A. 1 loại B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại.
Câu 67. Xét 1 cơ thể ruồi giấm đực có kiểu gen là AB/ab. Trong trường hợp giảm phân bình thường thì có thể
cho ra tối đa số loại giao tử là:
A. 1 loại B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại.
Câu 68. Xét 1 cơ thể ruồi giấm cái có kiểu gen là
Ab
aB
. Trong trường hợp giảm phân bình thường thì có thể cho
ra tối đa số loại giao tử là:
A. 1 loại. B. 2 loại. C. 4 loại D. 8 loại.
Câu 69. Một tế bào sinh trứng có kiểu gen
E
FX Y . Khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại trứng?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 8
Câu 70. Kiểu gen của một loài sinh vật là:
E
FX Y . Khi giảm phân tạo thành giao tử, sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu
loại tinh trùng?
A. 4. B. 8. C. 2. D. 10.
Câu 71.Một tế bào sinh trứng có kiểu gen
AD
ad
E
FX Y . Khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại trứng?
A. 1 loại trứng. B. 2 loại trứng. C. 4 loại trứng. D. 8 loại trứng.
Câu 72. Kiểu gen của một loài sinh vật là:
AB
ab
D
MX Y . Khi giảm phân tạo thành giao tử, sẽ tạo ra tối đa bao
nhiêu loại tinh trùng?
A. 4 loại tinh trùng. B. 8 loại tinh trùng. C. 2 loại tinh trùng. D. 10 loại.
Câu 73. Kiểu gen của một loài
AB DE
ab de
, thì tạo tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 4 loại giao tử. B. 10 loại giao tử C. 20 loại giao tử. D. 16 loại.
Câu 74. Trong loài thấy có 2 loại tinh trùng với ký hiệu gen và NST giới tính là AB DE HI X và ab de hi Y. Bộ
NST lưỡng bội của loài là:
A. 2n = 4 B. 2n = 8 C. 2n = 12 D. 2n = 16
Câu 75. Ở một loài, cặp NST giới tính là XX và XY. Một trứng bình thường là AB CD H I XM
. Bộ NST lưỡng
bội (2n) của loài là:
A. 8 B. 10 C. 14 D. 16
Câu 76. Một tế bào sinh dục sơ khai có kiểu gen XY
hi
HI
de
DE
ab
AB
nguyên phân 5 lần liên tiếp rồi giảm phân
bình thường cho các giao tử. Số NST môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nguyên phân và giảm phân
của tế bào sinh dục nói là
A.248 B. 256 C. 504 D.1008
Câu 77. Một tế bào sinh tinh trùng của ong đực (đơn bội) phát sinh giao tử bình thường tạo nên số loại tinh
trùng là:
A. 4. B. 1 C. 2. D. 8.
Câu 78. Quan sát 1 hợp tử của 1 loài động vật đang thực hiện nguyên phân, số tế bào có ở kỳ sau của lần
nguyên phân thứ ba là
A. 2 tế bào. B. 4 tế bào. C. 6 tế bào. D. 8 tế bào.
Câu 79. Bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm 2n = 8. Trong trường hợp không xảy ra trao đổi chéo, số loại giao tử
tối đa được tạo ra do sự tổ hợp các NST khác nhau về nguồn gốc là
A. 4 B. 8 C. 16 D. 32
Câu 80. Bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm 2n = 8. Trong trường hợp không xảy ra trao đổi chéo thì tỉ lệ kiểu
giao tử chứa tất cả các NST có nguồn gốc từ bố là:
A. 1/4 B. 1/8 C. 1/16 D.1/32
Câu 81. Ở ruồi giấm 2n = 8 (NST). Giả sử rằng trong quá trình giảm phân ở ruồi giấm cái có 2 cặp NST mà
mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn, 1 trao đổi chéo kép. Số loại trứng có thể tạo ra là:
A. 16 loại. B. 256 loại. C. 128 loại. D. 64 loại.
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 27
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
Câu 82. Một tế bào sinh dục cái của của 1 loài động vật (2n=24) nguyên phân 5 đợt ở vùng sinh sản rồi
chuyển qua vùng sinh trưởng, và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra trứng. Số lượng NST đơn cần cung cấp bằng:
A. 1512 NST. C. 744 NST. B. 4200 NST. D. 768 NST.
Câu 83. Một tế bào sinh dục cái của của 1 loài động vật (2n=24) nguyên phân 5 đợt ở vùng sinh sản rồi
chuyển qua vùng sinh trưởng, và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra trứng. Số lượng trứng bằng:
A. 32. C. 64. B. 124 D. 16.
Câu 84. Một tế bào sinh dục đực của của 1 loài động vật (2n=24) nguyên phân 3 đợt ở vùng sinh sản rồi
chuyển qua vùng sinh trưởng, và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra tinh trùng. Số lượng tinh trùng bằng:
A. 132. C. 64. B. 32 D. 16.
Câu 85. Một tế bào sinh tinh trùng chứa các gen trên 2 cặp NST có kiểu gen:
BD
Aa
bd
. Thực tế khi giảm phân
bình thường có thể tạo nên số giao tử là
A. 2 loại. B. 4 loại. C. 8 loại. D. 4 hoặc 8 loại.
Câu 86. Kiểu gen của một loài
AB
ab
DE
de
. Khi giảm phân bình thường tạo được số giao tử là:
1. 4 loại; 2. 8 loại; 3. 16 loại; 4. 32 loại; 5. 2 loại. Trường hợp đúng là:
A. 1, 2 và 3. C. 1, 3 và 5. B. 3, 4 và 5. D. 1, 4 và 5.
Câu 87. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, kiểu gen
nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 50%?
A. AAaa. B. Aaaa. C. AAAa. D. aaaa
Câu 88. Cho rằng NST vẫn phân li trong giảm phân, thể ba nhiễm AAaBb cho các loại giao tử AB và ab tương
ứng là :
A. 1/6 và 1/12 B. 1/6 và 1/12 C. 1/3 và 1/6 D. 1/4 và 1/8
Câu 89. Quá trình nguyên phân từ một hợp tử của ruồi giấm đã tạo ra 8 tế bào mới. Số lượng NST đơn ở kì
cuối của đợt nguyên phân tiếp theo là:
A. 64. B. 256. C. 128. D. 512.
Câu 90. Bộ NST lưỡng bội của 1 loài là 2n = 8. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, vào kỳ đầu của giảm
phân 1 có một cặp NST đã xảy ra trao đổi chéo tại một điểm. Hỏi có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau có
thể được tạo ra?
A. 16 B. 32 C. 8 D. 4
Câu 91. Ở ruồi giấm 2n = 8 (NST). Giả sử rằng trong quá trình giảm phân ở ruồi giấm cái có 2 cặp NST mà
mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn, 1 trao đổi chéo kép. Số loại trứng có thể tạo ra là:
A. 16 loại. B. 256 loại. C. 128 loại. D. 64 loại.
Câu 92. Bộ NST của ruồi giấm 2n = 8 NST, các NST trong mỗi cặp tương đồng đều khác nhau về cấu trúc. Nếu
trong quá trình giảm phân có 3 cặp NST tương đồng mà mỗi cặp NST xảy ra trao đổi chéo ở 1 chỗ thì số loại
giao tử được tạo ra là:
A. 210
loại. B. 27
loại. C. 52
loại. D. 25
loại.
Câu 93. Ở ngô 2n = 20 NST, trong quá trình giảm phân có 5 cặp NST tương đồng, mỗi cặp xảy ra trao đổi chéo
1 chỗ thì số loại giao tử được tạo ra là:
A. 210
loại. B. 215
loại. C. 212
loại. D. 213
loại.
Câu 94. Có 1000 tế bào sinh giao tử đực có KG
AB
ab
giảm phân tạo giao tử, trong đó có 100 tế bào khi giảm
phân xảy ra hoán vị gen. Tần số hoán vị gen
A. 5% B. 10% C. 15%. D. 20%
Câu 95.Số nhóm gen liên kết lần lượt của các loài có số lượng bộ NST lưỡng bội sau đây. 1. Củ cải đường 2n = 18; 2.
Ngô 2n = 20; 3. Ruồi giấm đực 2n = 8; 4. Cà độc dược 2n = 24; Đậu hà lan 2n = 14
A. 9, 10, 4, 12,7 B. 9, 10, 5, 12, 7 C. 18, 20, 8, 24, 7 D.18, 10, 5, 12, 7
Câu 96. Xác xuất để 1 người bình thường nhận được 1 NST có nguồn gốc từ bà nội và 22 NST có nguồn gốc từ
ông ngoại của mình.
A. 506/423
B. 529/423
C. 1/423
D. 484/423
Câu 97. Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Đời con
của họ có thể có bao nhiêu % sống sót bị đột biến ở thể ba nhiễm (2n+1)?
A. 25% B. 33,3% C. 66,6% D. 75%
Câu 98. Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Đời con
của họ có thể có bao nhiêu % sống sót?
A. 25% B. 33,3% C. 66,6% D.75%
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 28
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
Câu 99. Một loài thực vật có 2n=16 ở một thể đôt biến xảy ra đột biến cấu trúc NST tại 3 NST thuộc 3 cặp khác
nhau. Khi giảm phân nếu các cặp phân ly bình thường thì trong số các loại giao tử tạo ra giao tử không mang
đột biến chiếm tỷ lệ.
A. 87,5% B. 12,5% C. 75% D.25%
Câu 100. Ở ruồi giấm 2n = 8 NST. Giả sử trong quá trình giảm phân ở ruồi cái có 2 cặp NST mà mỗi cặp xảy
ra 2 trao đổi chéo đơn không cùng 1 lúc. Thì số loại giao tử là bao nhiêu?
HD: ở ruồi giấm có 4 cặp NST
2 cặp giảm phân bình thường cho 22
= 4 giao tử
2 cặp NST mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn ko cùng 1 lúc cho 6.6 = 36 (mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo
đơn ko cùng 1 lúc cho 6 loại giao tử).
Vậy tổng số giao tử tạo ra là: 4.36 = 144
Hoặc áp dụng công thức: tổng số giao tử = 2n
.3m
( trong đó n là số NST đơn bội của loài; m là số cặp xảy
ra trao đổi chéo đơn ko cùng lúc
Câu 101. (T6- 34) Cho bộ NST 2n = 4 ký hiệu AaBb (A, B là NST của bố; a, b là NST của mẹ). Có 200 tế bào
sinh tinh đi vào giảm phân bình thường hình thành giao tử, trong đó:
- 20% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Aa, còn cặp Bb thì
không bắt chéo.
- 30% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Bb, còn cặp Aa thì
không bắt chéo.
- Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể Aa và Bb
Số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST của mẹ không mang gen trao đổi chéo của bố là:
A. 50 B. 75 C. 100 D. 200
HS XEM THÊM
Bài tập 1:
a. Sự biến đổi hình thái NST trong quá trình phân bào có ý nghĩa gì?
b. Hiện tượng bộ NST giảm đi một nửa xảy ra ở thời điểm nào của giảm phân? Giải thích?
c. Tế bào sinh dục gà có 2n = 78. Tế bào này nguyên phân 5 đợt liên tiếp và giảm phân tạo ra các giao
tử. Hãy tính số lượng NST đơn mới môi trường cung cấp cho tế bào trên trong quá trình tạo giao tử và số giao
tử được tạo thành.
Đáp án:
a. NST dãn xoắn dạng sợi mảnh thực hiện chức năng tổng hợp ADN, ARN, prôtêin…
- NST co ngắn, co ngắn cực đại  phân li đều đặn VCDT cho các tế bào con.
b. Lần phân bào thứ nhất của giảm phân, khi các NST sắp xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
vô sắc và các NST kép trong cặp tương đồng phân li về hai cực của tế bào…
c. 78 x (25
– 1) x 4 = 9672 NST đơn.
25
tế bào trứng; 25
x 4 tinh trùng.
Bài tập 2
a. Tại sao các NST co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của
nguyên phân thoi phân bào bị phá huỷ? Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?
b. Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh dục của ruồi giấm mang 128 NST kép. Nhóm tế bào này
đang ở kì nào và có số lượng bao nhiêu? Biết rằng mọi diễn biến trong nhóm tế bào như nhau.
Đáp án:
a.- Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau để việc phân chia được dễ dàng không bị rối do kích
thước của NST.
- Ở kì trước của nguyên phân nếu thoi phân bào bị phá huỷ thì các NST sẽ không di chuyển về các tế bào con và
tạo ra tế bào tứ bội do NST đã nhân đôi.
- Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa:
+ Các NST tương đồng trong giảm phân tiếp hợp với nhau nên có thể xảy ra trao đổi chéo làm tăng biến dị tổ
hợp.
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 29
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
+ Mặt khác do NST tương đồng bắt đôi từng cặp nên sự phân li của các NST làm giảm số lượng NST đi một
nửa (các NST kép tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo là do chúng bắt đôi với nhau)
b.- NST kép có thể ở 1 trong các kì sau: Kì trung gian lần phân bào I sau khi đã nhân đôi, kì đầu I, kì giữa I, kì
sau I, kì cuối I, kì đầu II, kì giữa II
+ Số lượng tế bào ở kì I: 128 : 8 = 16 tế bào
+ Số lượng tế bào ở giảm phân II: 128 : 4 = 32 tế bào
Bài tập 3
a/.Các tế bào 1,2,3 trong hình đang ở kì nào, thuộc kiểu phân bào gì ? ( Cho biết bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của
loài này 2n = 4).
-
b/. Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, mà mỗi nhiễm sắc thể có 400 nuclêôxôm. Mỗi đoạn nối ADN trung bình
có 80 cặp nu. Số đoạn nối ít hơn số nuclêôxôm.
Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo nên các
nuclêôxôm tương đương với bao nhiêu nuclêôxôm? Số lượng prôtêin histon các loại cần phải cung cấp là bao
nhiêu?
Đáp án
a. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân 2.
- Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
- Tế bào 3 đang ở kì sau giảm phân 1.
b/. Tổng số nu có trên cả sợi ADN của 1 NST[400 x 146 x 2] + [ 80 x 2 x (400 – 1)] = 180640 nu.
- Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo nên các
nulêôxôm tương đương với số lượng như sau:
- (22
-1) 400 x 2 = 2400 nuclêôxôm.
- Số lượng prôtêin histon các loại cần cung cấp: (22
– 1) 400 x 2 x 8 = 19200 prôtêin.
Bài tập 4:
Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có khoảng 5,66×108
nuclêôtit. Nếu chiều dài trung bình của nhiễm sắc
thể ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micrômét, thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều
dài kéo thẳng của phân tử ADN?
Cách giải
Ruồi giấm có 8 NST, vậy chiều dài của bộ NST của ruồi giấm là:
Α×=
Α×× 8
8
10622,9
2
4,31066,5
Chiều dài trung bình một phân tử ADN của ruồi giấm là
Α×=
×
= 8
8
102028,1
8
10622,9
NST ruồi giấm ở kì giữa có chiều dài 2 Α×= 4
102mµ
Vậy NST kì giữa đã cuộn chặt với số lần là 6014
102
102028,1
4
8
=
Α×
Α×
= lần
Bài tập 5: Trong tế bào của người , bộ nhiễm sắc thể 2n chứa hàm lượng ADN bằng 6 x 109
cặp nuclêôtit. Hãy
cho biết các tế bào sau đây chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit ?
a. Tế bào ở pha G1.
b. Tế bào ở pha G2.
c. Tế bào nơron.
d. Tinh trùng.
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 30
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
Đáp án; a.Tế bào ở pha G1 : 6 x 109
(cặp nucleotit).
b. Tế bào ở pha G2 : 6 x 109
x 2 (cặp nucleotit) = 12 x 109
(cặp nucleotit)
c. Tế bào nơron : 6 x 109
(cặp nucleotit).
d. Tinh trùng : 3 x 109
(cặp nucleotit)
Bài tập 6:
Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24 NST. Nguyên phân liên tiếp 6 lần. Nhưng khi kết thúc lần phân bào 3;
trong số tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp nhiễm sắc
thể.
a/. Tìm số lượng tế bào con hình thành?
b/. Tính tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường.
c/. Trong các lần phân bào môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương để tạo ra bao nhiêu
nhiễm sắc thể đơn mới?
Đáp án
a/. Kết thúc nguyên phân lần 3 tạo 8 tế bào: 7 tế bào vẫn nguyên phân bình thường, còn 1 tế bào bị rối
loạn.7 tế bào bình thường nguyên phân tiếp 3 lần tạo ra: 7 x 23
= 56 tế bào.
Một tế bào bị rối loạn phân bào lần thứ 4 tạo ra bộ nhiễm sắc thể 4n = 48 nhiễm sắc thể tồn tại trong 1 tế bào. Tế
bào này tiếp tục trải qua lần phân bào 5 và 6 tạo nên 4 tế bào tứ bội. Vậy tổng số tế bào con hình thành: 56 + 4 =
60 tế bào.
b/. Tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường bằng 4/56 = 1/14.
c/. Số lượng NST đơn cần cung cấp: [(23
– 1) x 24] + [(23
– 1) x 24 x 7] + [ (22
– 1) 24 x 2] = 1488 NST.
Bài tập 7: 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung
cấp 2480 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung
cấp thêm 2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu xuất thụ tinh của giao tử là 10 % và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có
hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân.
Hãy xác định:
a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó
b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?
Cách giải
a. Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, ta có:
82
25601022
248010)12(2
=→




=
=−
n
n
n
x
x
(ruồi giấm)
2n.2x
.10 = 2560  x = 5
b. Số tế bào con sinh ra: 320
Số giao tử tham gia thụ tinh: 100
10
128
× = 1280
Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử:
320
1280
= 4 suy ra là con đực
Bài tập 8: Ở 1 loài ong mật, 2n=32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tuỳ điều
kiện về dinh dưỡng, còn trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực.
Một ong chúa đẻ được một số trứng gồm trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh, nhưng chỉ
có 80% số trứng được thụ tinh là nở thành ong thợ, 60% số trứng không được thụ tinh là nở thành ong đực, các
trường hợp còn lại đều không nở và bị tiêu biến. Các trứng nở thành ong thợ và ong đực nói trên chứa tổng số
155136 NST, biết rằng số ong đực con bằng 2% số ong thợ con.
a/ Tìm số ong thợ con và số ong đực con.
b/ Tổng số trứng được ong thợ đẻ ra trong lần nói trên là bao nhiêu?
c/ Nếu số tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng chiếm 1% so với tổng số tinh trùng hình thành thì
tổng số NST trong các tinh trùng và tế bào trứng bị tiêu biến là bao nhiêu?
Cách giải
a/ Gọi x là số ong thợ, y là số ong đực thì y = 0,02x
Ta có 32x + 16 x 0,02x =155136; x = 4800; y = 96
b/ Tổng số trứng đẻ là (4800x100/80) + (96x100/60) = 6160
c/ Tổng số nhiễm sắc thể bị tiêu biến
- Số trứng thụ tinh đẻ ra: 4800 x 100/80 = 6000 trứng
- Số tinh trùng không thụ tinh: (6000 x 100) – 6000 = 594000
- Số trứng không thụ tinh đẻ ra: 96 x 100/60 = 160 trứng
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 31
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
- Số trứng không thụ tinh không nở: 160 – 96 = 64
- Số trứng thụ tinh không nở: 6000 – 4800 = 1200
- Tổng số nhiễm sắc thể bị tiêu biến: (32 x 1200) + 16(64 + 594000) = 9543424 NST
Bài tập 9: Một tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài thực hiện nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường
nội bào cung cấp nguyên liệu hình thành 504 nhiễm sắc thể (NST) đơn mới. Các tế bào con sinh ra từ đợt
nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường tạo 128 tinh trùng chứa NST Y.
a. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai?
b. Xác định bộ NST 2n của loài?
c. Trong quá trình nguyên phân đó có bao nhiêu thoi tơ vô sắc được hình thành?
d. Tính số lượng NST đơn môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình tạo giao tử từ 1 tế bào sinh dục sơ
khai
e. Có bao nhiêu kiểu sắp xếp của các NST kép trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc ở kì giữa 1 phân
bào giảm nhiễm.
GIẢI
Số đợt nguyên phân:
- Số tinh trùng mang NST Y = tinh trùng mang NST X = 128
Tổng số tinh trùng tạo thành: 128 × 2 = 256
Số TB sinh tinh: 64
4
256
=
Số đợt nguyên phân: Gọi K là số đợt nguyên phân
2k
= 64 → k = 6
Bộ NST 2n: (26
-1) × 2n = 504 → 2n = 8
- Số thoi vô sắc hình thành: 26
– 1 = 63
- Số NST môi trường cung cấp cho tế bào sinh dục sơ khai tạo giao tử:
(26-1
+ 1) × 8 = 1016
- Số kiểu sắp xếp là: 8 kiểu sắp xếp.
Bài tập 10: 10 tế bào sinh dục của một cơ thể nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào
cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con đều trải qua vùng sinh trưởng
bước vào vùng chín, giảm phân tạo nên các giao tử, môi trường nội bào đã cung cấp thêm nguyên liệu tạo nên
2560 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử 10% tạo nên 128 hợp tử lưỡng bội bình thường.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài?
b. Xác định giới tính của cơ thể tạo nên các giao tử trên?
c. Các hợp tử được chia thành hai nhóm A và B có số lượng bằng nhau. Mỗi hợp tử trong nhóm A có số
đợt nguyên phân gấp 2 lần số đợt nguyên phân trong nhóm B. Các hợp tử trong mỗi nhóm có số đợt nguyên
phân bằng nhau. Tổng số NST đơn có trong toàn bộ các tế bào con sinh ra từ 2 nhóm bằng 10240 NST đơn lúc
chưa nhân đôi. Tìm số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử trong mỗi nhóm tế bào?
Cách giải
a. Ở vùng chín mỗi tế bào sinh dục có một lần nhân đôi NST ở kì trung gian của lần phân bào I nên số lượng
NST cung cấp bằng số lượng NST có trong tế bào ban đầu trước khi bước vào giảm phân. Suy ra số lượng NST
đơn có trong các tế bào trước khi thực hiện giảm phân là 2560 NST đơn.
- Số lượng NST đơn có trong 10 tế bào sinh dục sơ khai là 2560 – 2480 = 80
- Bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 8
10
80
=
b. Với hiệu suất thụ tinh 10% để tạo ra 128 hợp tử thì số lượng giao tử cần phải có:
1280100
10
128
=× giao tử
- Số lượng tế bào sinh dục con khi chưa bước vào vùng chín được tạo ra từ nhóm tế bào trên:
120
8
2560
= tế bào
Nếu các tế bào này là tế bào sinh trứng thì chỉ tạo được 320 tế bào trứng, không đủ hoàn tất quá trình thụ tinh.
Vậy nhóm tế bào trên là tế bào giới tính đực. Vì tạo được: 12804320 =× tinh trùng.
c. Gọi số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử trong nhóm B là k. Suy ra số lần nguyên phân của hợp tử trong nhóm
A là 2k. Theo giả thiết ta có phương trình:
102408)642642( 2
=××+× kk
= 20
648
10240
22 2
=
×
=+ kk
Đặt k=1, ta có: 2022 2
<+ kk
loại
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 32
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
Đặt k=2, ta có: 2022 2
=+ kk
nghiệm đúng.
Số đợt nguyên phân mỗi hợp tử trong nhóm A là 4 đợt nhóm B là 2 đợt.
Bài tập 11: Tổng số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng của một loài bằng 320. Tổng số NST đơn trong các tinh
trùng tạo ra nhiều hơn các NST trong các trứng là 18240. Các trứng tạo ra đều được thụ tinh. Một trứng thụ tinh
với một tinh trùng tạo ra 1 hợp tử lưỡng bội bình thường. Khi không có trao đổi đoạn và không có đột biến loài
đó tạo nên 219
loại trứng.
a. Nếu các tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng đều được tạo ra từ 1 tế bào sinh dục sơ khai đực và 1 tế
bào sinh dục sơ khai cái thì mỗi loại tế bào đã trải qua mấy đợt nguyên phân.
b. Tìm hiệu suất thụ tinh của tinh trùng?
c. Số lượng NST đơn mới tương đương mà môi trường cung cấp cho mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái để
tạo trứng. là bao nhiêu?
Cách giải
a. Gọi số lượng tế bào sinh tinh trùng là x, gọi số lượng tế bào sinh trứng là y (với điều kiện x, y là số
nguyên dương, thỏa mãn công thức 2k
). Theo giả thiết và theo lí thuyết giảm phân ta có hệ phương trình:



=+×
=+
1824019419
320
yx
yx
ta có



=
=
64
256
y
x
(bộ NST của loài 2n=38, có 219
loại trứng)
Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục đực: 2k
=256 k = 8 đợt
Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái: 2k
= 64  k = 6 đợt
b. Theo giả thiết các tế bào trứng đều được thụ tinh, vậy có 64 hợp tử. Để tạo ra 64 hợp tử phải có 64 tinh
trùng được thụ tinh với trứng trong tổng số tinh trùng được tạo ra.
256 × 4 = 1024. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng %25,6100
1024
64
=×
c. Số lượng NST đơn mới tương đương cung cấp cho tế bào sinh dục cái:
- Ở vùng sinh sản: (64-1) × 38 NST = 2394 NST
- Ở vùng chín: 64 × 38 NST = 2432 NST
Tổng số NST đơn mới tương đương cung cấp cho 1 tế bào sinh dục cái để tạo ra các trứng: = 2349 + 2432 =
4826 NST
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 33
Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong quá trình biên soạn tài liệu này tôi có tham khảo tài liệu của các quý thầy:
 NGUYỄN CAO KHẢI - ĐOÀN ĐÌNH DOANH
 NGÔ HÀ VŨ - ĐINH VĂN TIÊN
Chúc các em học tốt!
GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 34

More Related Content

What's hot

03 marker phân tử và thu nhận chúng sinh thai hoc phan tu - ts tran hoang dung
03 marker phân tử và thu nhận chúng   sinh thai hoc phan tu - ts tran hoang dung03 marker phân tử và thu nhận chúng   sinh thai hoc phan tu - ts tran hoang dung
03 marker phân tử và thu nhận chúng sinh thai hoc phan tu - ts tran hoang dungHoang-Dung Tran
 
Đề Cương Vi Sinh 100 Câu
Đề Cương Vi Sinh 100 CâuĐề Cương Vi Sinh 100 Câu
Đề Cương Vi Sinh 100 CâuVuKirikou
 
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐTài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐĐiều Dưỡng
 
Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)
Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)
Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)Nguyễn Phượng
 
Chuyên đề 1 bài tập đại cương hóa học hữu cơ
Chuyên đề 1 bài tập đại cương hóa học hữu cơChuyên đề 1 bài tập đại cương hóa học hữu cơ
Chuyên đề 1 bài tập đại cương hóa học hữu cơLá Mùa Thu
 
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh TríBài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh TríTài liệu sinh học
 
đề Cương vi sinh
đề Cương vi sinhđề Cương vi sinh
đề Cương vi sinhBui Nhu
 
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y Học
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y HọcBài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y Học
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y HọcVuKirikou
 
Thuc hanh di truyen 2014 ydh
Thuc hanh di truyen 2014   ydhThuc hanh di truyen 2014   ydh
Thuc hanh di truyen 2014 ydhLe Tran Anh
 
công nghệ sinh học động vật
công nghệ sinh học động vậtcông nghệ sinh học động vật
công nghệ sinh học động vậtljmonking
 
Một số loại virus gây bệnh ở động vật
 Một số loại virus gây bệnh ở động vật Một số loại virus gây bệnh ở động vật
Một số loại virus gây bệnh ở động vậtTran Van Hoang
 
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án nataliej4
 
Chuyen de cau truc cua te bao
Chuyen de cau truc cua te baoChuyen de cau truc cua te bao
Chuyen de cau truc cua te baotam8082
 
Tổng hợp toàn bộ các công thức Sinh học 12
Tổng hợp toàn bộ các công thức Sinh học 12Tổng hợp toàn bộ các công thức Sinh học 12
Tổng hợp toàn bộ các công thức Sinh học 12Tài liệu sinh học
 
Bài Giảng Mô Cơ
Bài Giảng Mô Cơ Bài Giảng Mô Cơ
Bài Giảng Mô Cơ nataliej4
 
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to nguy co nhiem au trung giun dua cho tren...
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to nguy co nhiem au trung giun dua cho tren...Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to nguy co nhiem au trung giun dua cho tren...
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to nguy co nhiem au trung giun dua cho tren...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

What's hot (20)

03 marker phân tử và thu nhận chúng sinh thai hoc phan tu - ts tran hoang dung
03 marker phân tử và thu nhận chúng   sinh thai hoc phan tu - ts tran hoang dung03 marker phân tử và thu nhận chúng   sinh thai hoc phan tu - ts tran hoang dung
03 marker phân tử và thu nhận chúng sinh thai hoc phan tu - ts tran hoang dung
 
Đề Cương Vi Sinh 100 Câu
Đề Cương Vi Sinh 100 CâuĐề Cương Vi Sinh 100 Câu
Đề Cương Vi Sinh 100 Câu
 
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐTài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
 
[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat
[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat
[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat
 
Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)
Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)
Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)
 
Chuyên đề 1 bài tập đại cương hóa học hữu cơ
Chuyên đề 1 bài tập đại cương hóa học hữu cơChuyên đề 1 bài tập đại cương hóa học hữu cơ
Chuyên đề 1 bài tập đại cương hóa học hữu cơ
 
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh TríBài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
 
đề Cương vi sinh
đề Cương vi sinhđề Cương vi sinh
đề Cương vi sinh
 
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y Học
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y HọcBài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y Học
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y Học
 
Tách dòng gene
Tách dòng gene Tách dòng gene
Tách dòng gene
 
Thuc hanh di truyen 2014 ydh
Thuc hanh di truyen 2014   ydhThuc hanh di truyen 2014   ydh
Thuc hanh di truyen 2014 ydh
 
công nghệ sinh học động vật
công nghệ sinh học động vậtcông nghệ sinh học động vật
công nghệ sinh học động vật
 
Một số loại virus gây bệnh ở động vật
 Một số loại virus gây bệnh ở động vật Một số loại virus gây bệnh ở động vật
Một số loại virus gây bệnh ở động vật
 
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
 
Chuyen de cau truc cua te bao
Chuyen de cau truc cua te baoChuyen de cau truc cua te bao
Chuyen de cau truc cua te bao
 
Benh hoc da lieu
Benh hoc da lieuBenh hoc da lieu
Benh hoc da lieu
 
Gene, dien di, pcr
Gene, dien di, pcrGene, dien di, pcr
Gene, dien di, pcr
 
Tổng hợp toàn bộ các công thức Sinh học 12
Tổng hợp toàn bộ các công thức Sinh học 12Tổng hợp toàn bộ các công thức Sinh học 12
Tổng hợp toàn bộ các công thức Sinh học 12
 
Bài Giảng Mô Cơ
Bài Giảng Mô Cơ Bài Giảng Mô Cơ
Bài Giảng Mô Cơ
 
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to nguy co nhiem au trung giun dua cho tren...
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to nguy co nhiem au trung giun dua cho tren...Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to nguy co nhiem au trung giun dua cho tren...
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to nguy co nhiem au trung giun dua cho tren...
 

Viewers also liked

7 Dạng toán chinh phục bài tập di truyền môn Sinh học - Megabook.vn
7 Dạng toán chinh phục bài tập di truyền môn Sinh học - Megabook.vn7 Dạng toán chinh phục bài tập di truyền môn Sinh học - Megabook.vn
7 Dạng toán chinh phục bài tập di truyền môn Sinh học - Megabook.vnMegabook
 
Tailieu on hsg sinh9
Tailieu on hsg sinh9Tailieu on hsg sinh9
Tailieu on hsg sinh9Tam Vu Minh
 
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen_cap_do_te_bao_co_loi_giai_ch...
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen_cap_do_te_bao_co_loi_giai_ch...40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen_cap_do_te_bao_co_loi_giai_ch...
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen_cap_do_te_bao_co_loi_giai_ch...onthi360
 
191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12Van-Duyet Le
 
Thực hành sinh lý người và động vật
Thực hành sinh lý người và động vậtThực hành sinh lý người và động vật
Thực hành sinh lý người và động vậtThao Truong
 
GEN - ADN - Nhân Đôi ADN - Phiên Mã - Dịch Mã
GEN - ADN - Nhân Đôi ADN - Phiên Mã - Dịch MãGEN - ADN - Nhân Đôi ADN - Phiên Mã - Dịch Mã
GEN - ADN - Nhân Đôi ADN - Phiên Mã - Dịch MãVan-Duyet Le
 
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Sinh Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Sinh Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vnĐáp Án Siêu Chi Tiết Môn Sinh Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Sinh Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vnMegabook
 
Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương Thịnh NguyễnHuỳnh
 
De thi thu dai hoc mon sinh va dap an so 3
De thi thu dai hoc mon sinh va dap an so 3De thi thu dai hoc mon sinh va dap an so 3
De thi thu dai hoc mon sinh va dap an so 3Văn Hà
 
[Www.giasunhatrang.net]giai chi-tiet-de-sinh-vung-tau-thang-5-lan-2
[Www.giasunhatrang.net]giai chi-tiet-de-sinh-vung-tau-thang-5-lan-2[Www.giasunhatrang.net]giai chi-tiet-de-sinh-vung-tau-thang-5-lan-2
[Www.giasunhatrang.net]giai chi-tiet-de-sinh-vung-tau-thang-5-lan-2GiaSư NhaTrang
 
Đề thi đại học 2015 môn Sinh Học
Đề thi đại học 2015 môn Sinh HọcĐề thi đại học 2015 môn Sinh Học
Đề thi đại học 2015 môn Sinh Họctuituhoc
 
Sinh chuyende2
Sinh chuyende2Sinh chuyende2
Sinh chuyende2onthi360
 
Chukienthuc.com 1000 bai tap trac nghiem hoa hoc cap 3
Chukienthuc.com 1000 bai tap trac nghiem hoa hoc cap 3Chukienthuc.com 1000 bai tap trac nghiem hoa hoc cap 3
Chukienthuc.com 1000 bai tap trac nghiem hoa hoc cap 3Marco Reus Le
 
Tom tat-ly-thuyet-hoa-hoc-on-thi-dai-hoc chukienthuc.com
Tom tat-ly-thuyet-hoa-hoc-on-thi-dai-hoc chukienthuc.comTom tat-ly-thuyet-hoa-hoc-on-thi-dai-hoc chukienthuc.com
Tom tat-ly-thuyet-hoa-hoc-on-thi-dai-hoc chukienthuc.comDép Tổ Ong
 
BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂBÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂHue Nguyen
 
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Sinh học số 1 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Sinh học số 1 - Megabook.vnĐề thi thử và đáp án chi tiết môn Sinh học số 1 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Sinh học số 1 - Megabook.vnMegabook
 
BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂBÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂHue Nguyen
 
Terpen+steroid,cholesterol
Terpen+steroid,cholesterolTerpen+steroid,cholesterol
Terpen+steroid,cholesterolLam Nguyen
 
Bai giảng shpt
Bai giảng shptBai giảng shpt
Bai giảng shptHoa Phuong
 

Viewers also liked (20)

7 Dạng toán chinh phục bài tập di truyền môn Sinh học - Megabook.vn
7 Dạng toán chinh phục bài tập di truyền môn Sinh học - Megabook.vn7 Dạng toán chinh phục bài tập di truyền môn Sinh học - Megabook.vn
7 Dạng toán chinh phục bài tập di truyền môn Sinh học - Megabook.vn
 
Tailieu on hsg sinh9
Tailieu on hsg sinh9Tailieu on hsg sinh9
Tailieu on hsg sinh9
 
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen_cap_do_te_bao_co_loi_giai_ch...
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen_cap_do_te_bao_co_loi_giai_ch...40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen_cap_do_te_bao_co_loi_giai_ch...
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen_cap_do_te_bao_co_loi_giai_ch...
 
191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
 
Thực hành sinh lý người và động vật
Thực hành sinh lý người và động vậtThực hành sinh lý người và động vật
Thực hành sinh lý người và động vật
 
GEN - ADN - Nhân Đôi ADN - Phiên Mã - Dịch Mã
GEN - ADN - Nhân Đôi ADN - Phiên Mã - Dịch MãGEN - ADN - Nhân Đôi ADN - Phiên Mã - Dịch Mã
GEN - ADN - Nhân Đôi ADN - Phiên Mã - Dịch Mã
 
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Sinh Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Sinh Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vnĐáp Án Siêu Chi Tiết Môn Sinh Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Sinh Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
 
Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương
 
Cong thuc
Cong thucCong thuc
Cong thuc
 
De thi thu dai hoc mon sinh va dap an so 3
De thi thu dai hoc mon sinh va dap an so 3De thi thu dai hoc mon sinh va dap an so 3
De thi thu dai hoc mon sinh va dap an so 3
 
[Www.giasunhatrang.net]giai chi-tiet-de-sinh-vung-tau-thang-5-lan-2
[Www.giasunhatrang.net]giai chi-tiet-de-sinh-vung-tau-thang-5-lan-2[Www.giasunhatrang.net]giai chi-tiet-de-sinh-vung-tau-thang-5-lan-2
[Www.giasunhatrang.net]giai chi-tiet-de-sinh-vung-tau-thang-5-lan-2
 
Đề thi đại học 2015 môn Sinh Học
Đề thi đại học 2015 môn Sinh HọcĐề thi đại học 2015 môn Sinh Học
Đề thi đại học 2015 môn Sinh Học
 
Sinh chuyende2
Sinh chuyende2Sinh chuyende2
Sinh chuyende2
 
Chukienthuc.com 1000 bai tap trac nghiem hoa hoc cap 3
Chukienthuc.com 1000 bai tap trac nghiem hoa hoc cap 3Chukienthuc.com 1000 bai tap trac nghiem hoa hoc cap 3
Chukienthuc.com 1000 bai tap trac nghiem hoa hoc cap 3
 
Tom tat-ly-thuyet-hoa-hoc-on-thi-dai-hoc chukienthuc.com
Tom tat-ly-thuyet-hoa-hoc-on-thi-dai-hoc chukienthuc.comTom tat-ly-thuyet-hoa-hoc-on-thi-dai-hoc chukienthuc.com
Tom tat-ly-thuyet-hoa-hoc-on-thi-dai-hoc chukienthuc.com
 
BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂBÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
 
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Sinh học số 1 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Sinh học số 1 - Megabook.vnĐề thi thử và đáp án chi tiết môn Sinh học số 1 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Sinh học số 1 - Megabook.vn
 
BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂBÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
 
Terpen+steroid,cholesterol
Terpen+steroid,cholesterolTerpen+steroid,cholesterol
Terpen+steroid,cholesterol
 
Bai giảng shpt
Bai giảng shptBai giảng shpt
Bai giảng shpt
 

Similar to Chuyen de nguyen phan va giam phan hay on thi dai hoc

Giáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdf
Giáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdfGiáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdf
Giáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdfMan_Ebook
 
Di truyền học động vật - Nguyễn Khánh Quắc;Nguyễn Văn Thiện.pdf
Di truyền học động vật - Nguyễn Khánh Quắc;Nguyễn Văn Thiện.pdfDi truyền học động vật - Nguyễn Khánh Quắc;Nguyễn Văn Thiện.pdf
Di truyền học động vật - Nguyễn Khánh Quắc;Nguyễn Văn Thiện.pdfMan_Ebook
 
Nhân tế bào, chu kỳ tế bào & sự phân bào
Nhân tế bào, chu kỳ tế bào & sự phân bàoNhân tế bào, chu kỳ tế bào & sự phân bào
Nhân tế bào, chu kỳ tế bào & sự phân bàoVuKirikou
 
Đề Cương Sinh v.2.docx
Đề Cương Sinh v.2.docxĐề Cương Sinh v.2.docx
Đề Cương Sinh v.2.docxTranAnh60856
 
[123doc.vn] bai-giang-tai-lieu-chuan-kien-thuc-sinh-hoc-12
[123doc.vn]   bai-giang-tai-lieu-chuan-kien-thuc-sinh-hoc-12[123doc.vn]   bai-giang-tai-lieu-chuan-kien-thuc-sinh-hoc-12
[123doc.vn] bai-giang-tai-lieu-chuan-kien-thuc-sinh-hoc-12Huỳnh Thúc
 
Ôn Tập Sinh Học Kì I
Ôn Tập Sinh Học Kì IÔn Tập Sinh Học Kì I
Ôn Tập Sinh Học Kì IHT MTbegs
 
Bài thực hành sinh
Bài thực hành sinhBài thực hành sinh
Bài thực hành sinhPhan Nghi
 
S12 bai 6 dot bien so luong nhiem sac the
S12 bai 6 dot bien so luong nhiem sac theS12 bai 6 dot bien so luong nhiem sac the
S12 bai 6 dot bien so luong nhiem sac thekienhuyen
 
Ly thuyet chuyen de 2
Ly thuyet chuyen de 2Ly thuyet chuyen de 2
Ly thuyet chuyen de 2onthi360
 
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐC
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐCMàng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐC
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐCVuKirikou
 
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...VuKirikou
 
CHU KÌ TẾ BÀO
CHU KÌ TẾ BÀOCHU KÌ TẾ BÀO
CHU KÌ TẾ BÀODavidon5
 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giao an bai_37_sh12
Giao an bai_37_sh12Giao an bai_37_sh12
Giao an bai_37_sh12Tuong Vy Bui
 
7dangtoanchinhphucditruyensinhhoc
7dangtoanchinhphucditruyensinhhoc 7dangtoanchinhphucditruyensinhhoc
7dangtoanchinhphucditruyensinhhoc Persona Ebra
 
Sinh học bài số 4 Đột biến gen
Sinh học bài số 4 Đột biến genSinh học bài số 4 Đột biến gen
Sinh học bài số 4 Đột biến genDavidjames6789
 

Similar to Chuyen de nguyen phan va giam phan hay on thi dai hoc (20)

Giáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdf
Giáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdfGiáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdf
Giáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdf
 
Di truyền học động vật - Nguyễn Khánh Quắc;Nguyễn Văn Thiện.pdf
Di truyền học động vật - Nguyễn Khánh Quắc;Nguyễn Văn Thiện.pdfDi truyền học động vật - Nguyễn Khánh Quắc;Nguyễn Văn Thiện.pdf
Di truyền học động vật - Nguyễn Khánh Quắc;Nguyễn Văn Thiện.pdf
 
Nhân tế bào, chu kỳ tế bào & sự phân bào
Nhân tế bào, chu kỳ tế bào & sự phân bàoNhân tế bào, chu kỳ tế bào & sự phân bào
Nhân tế bào, chu kỳ tế bào & sự phân bào
 
Đề Cương Sinh v.2.docx
Đề Cương Sinh v.2.docxĐề Cương Sinh v.2.docx
Đề Cương Sinh v.2.docx
 
Sinh học: chương phân bào
Sinh học: chương phân bàoSinh học: chương phân bào
Sinh học: chương phân bào
 
[123doc.vn] bai-giang-tai-lieu-chuan-kien-thuc-sinh-hoc-12
[123doc.vn]   bai-giang-tai-lieu-chuan-kien-thuc-sinh-hoc-12[123doc.vn]   bai-giang-tai-lieu-chuan-kien-thuc-sinh-hoc-12
[123doc.vn] bai-giang-tai-lieu-chuan-kien-thuc-sinh-hoc-12
 
Ôn Tập Sinh Học Kì I
Ôn Tập Sinh Học Kì IÔn Tập Sinh Học Kì I
Ôn Tập Sinh Học Kì I
 
Bài thực hành sinh
Bài thực hành sinhBài thực hành sinh
Bài thực hành sinh
 
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuong
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuongGiao trinh sinh_hoc_dai_cuong
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuong
 
S12 bai 6 dot bien so luong nhiem sac the
S12 bai 6 dot bien so luong nhiem sac theS12 bai 6 dot bien so luong nhiem sac the
S12 bai 6 dot bien so luong nhiem sac the
 
Ly thuyet chuyen de 2
Ly thuyet chuyen de 2Ly thuyet chuyen de 2
Ly thuyet chuyen de 2
 
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐC
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐCMàng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐC
Màng sinh chất, tế bào chất & các bào quan - SHĐC
 
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...
Cấu tạo tế bào của cơ thể - Tế bào, màng sinh chất & các bào quan - Sinh học ...
 
Dai Cuong Vi Sinh
Dai Cuong Vi SinhDai Cuong Vi Sinh
Dai Cuong Vi Sinh
 
CHU KÌ TẾ BÀO
CHU KÌ TẾ BÀOCHU KÌ TẾ BÀO
CHU KÌ TẾ BÀO
 
Nhiem sac the
Nhiem sac theNhiem sac the
Nhiem sac the
 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
 
Giao an bai_37_sh12
Giao an bai_37_sh12Giao an bai_37_sh12
Giao an bai_37_sh12
 
7dangtoanchinhphucditruyensinhhoc
7dangtoanchinhphucditruyensinhhoc 7dangtoanchinhphucditruyensinhhoc
7dangtoanchinhphucditruyensinhhoc
 
Sinh học bài số 4 Đột biến gen
Sinh học bài số 4 Đột biến genSinh học bài số 4 Đột biến gen
Sinh học bài số 4 Đột biến gen
 

Chuyen de nguyen phan va giam phan hay on thi dai hoc

  • 1. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com ĐỀ THI ĐẠI HỌC Cấu trúc đề thi là tài liệu chính thức của Bộ giúp giáo viên và HS chuẩn bị ôn luyện cho các kỳ thi sắp tới. Theo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cấu trúc đề thi ĐH, CĐ 2011 không thay đổi so với năm trước. Dưới đây là cấu trúc đề thi môn Sinh học: Số lượng 50 câu, thời gian 90 phút Phần Nội dung cơ bản Số câu chung Phần riêng Chuẩn Nâng cao Di truyền học Cơ chế di truyền và biến dị 9 2 2 Tính qui luật của hiện tượng di truyền 9 2 2 Di truyền học quần thể 3 0 0 Ứng dụng di truyền học 2 1 1 Di truyền học người 1 1 1 Tổng số 24 6 6 Tiến hóa Bằng chứng tiến hoá 1 2 0 Cơ chế tiến hoá 5 2 Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất 2 0 0 Tổng số 8 2 2 Sinh thái học Sinh thái học cá thể 1 0 0 Sinh thái học quần thể 2 1 0 Quần xã sinh vật 2 0 1 Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường 3 1 1 Tổng số 8 2 2 Tổng số câu cả ba phần 40 (80%) 10 (20%) 10 (20%) Viet Bao (Theo GD&ĐT) Đề thi tốt nghiệp THPT Số lượng 40 câu, thời gian: 60 phút. Phần Nội dung cơ bản Số câu chung Phần riêng Chuẩn Nâng cao Di truyền học Cơ chế di truyền và biến dị 8 2 2 Tính qui luật của hiện tượng di truyền 8 0 0 Di truyền học quần thể 2 0 0 Ứng dụng di truyền học 2 1 1 Tổng số 21 3 3 Tiến hóa Bằng chứng tiến hoá 1 0 0 GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 1
  • 2. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com Cơ chế tiến hoá 4 2 2 Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất 1 0 0 Tổng số 6 2 2 Sinh thái học Sinh thái học cá thể 1 1 0 Sinh thái học quần thể 1 1 Quần xã sinh vật 2 1 1 Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường 1 1 1 Tổng số 5 3 3 Tổng số câu cả ba phần 32 (80%) 8 (20%) 8 (20%) Đề thi tốt nghiệp THPT- Giáo dục thường xuyên Phần Nội dung cơ bản Số câu chung Di truyền học Cơ chế di truyền và biến dị 9 Tính qui luật của hiện tượng di truyền 9 Di truyền học quần thể 2 Ứng dụng di truyền học 2 Di truyền học người 2 Tổng số 24 Tiến hóa Bằng chứng tiến hoá 1 Cơ chế tiến hoá 6 Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất 1 Tổng số 8 Sinh thái học Cá thể và quần thể sinh vật 4 Quần xã sinh vật 2 Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường 2 Tổng số 8 Tổng số câu cả ba phần 40 GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 2
  • 3. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com PHÂN BÀO –NGYÊN PHÂN-GIẢM PHÂN- THỤ TINH CƠ SỞ VẬT CHẤT DI TRUYỀN 1. Khái niệm về NST Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào • Ở sinh vật nhân thực: nhiễm sắc thể là những cấu trúc nằm trong nhân tế bào, có khả năng nhuộm màu đặc trưng bằng thuốc nhuộm kiềm tính, được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là ADN và protein loại histon. • Ở sinh vật nhân sơ như vi khuẩn: chưa có cấu trúc NST như ở tế bào nhân thực. Mỗi tế bào chỉ chứa một AND dạng trần, không liên kết với protein, có mạch xoắn kép và dạng vòng. (Ví dụ. Vi khuẩn E. coli) • Ở vi rút (thể thực khuẩn - phage): vật chất di truyền chỉ chứa 1 trong 2 loại ADN hoặc ARN Dưới kính hiển vi quang học có thể quan sát được sự biến đổi hình thái của NST qua các kỳ phân bào. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc, được duy trì ổn định qua các thế hệ. Thông thường, trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma), hầu như tất cả các nhiễm sắc thể đều tồn tại thành từng cặp. Mỗi cặp gồm 2 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng, kích thước và cấu trúc đặc trưng, được gọi là cặp nhiễm sắc thể tương đồng, trong đó, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Toàn bộ các nhiễm sắc thể nằm trong nhân tế bào hợp thành bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài (2n). Ví dụ, ở người 2n = 46; ở ruồi giấm 2n = 8; ở ngô 2n = 20... NST có khả năng tự nhân đôi, phân li, tổ hợp ổn định qua các thế hệ. NST có khả năng bị đột biến làm thay đổi số lượng hoặc cấu trúc, tạo ra những đặc trưng di truyền mới. GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 3
  • 4. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com Trong giao tử số lượng NST chỉ = 1/2 trong TB sinh dưỡng . VD : trong tinh trùng người có 1n = 23 NST, Trong trứng người có 1n = 23 NST Loài Số lượng nhiễm sắc thể (2n) Loài Số lượng nhiễm sắc thể (2n) Giun đũa 4 Người 46 Ruồi giấm 8 Tinh Tinh 48 Đậu Hà lan 14 Bò 60 Bảng số lượng nhiễm sắc thể (2n) của một số loài sinh vật. 2. Cấu trúc hiển vi của NST  Ở kì giữa của nguyên phân, mỗi NST có cấu trúc kép gồm 2 cromatit gắn với nhau ở tâm động.  Mỗi NST điển hình chứa • Tâm động: là vi trí liên kết với thoi phân bào giúp NST có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào • Vùng đầu mút: nằm ở 2 đầu cùng của NST, có tác dụng bảo vệ NST cũng như làm cho các NST không dính vào nhau. • Các trình tự khởi đầu nhân đôi ADN: là những điểm mà tại đó ADN được bắt đầu nhân đôi. 3. Hình thái nhiễm sắc thể Hình thái nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất ở kỳ giữa của nguyên phân khi chúng đã xoắn và rút ngắn ở mức cực đại. Nhiễm sắc thể có dạng hạt, que hoặc chữ V, có chiều dài 0,2 – 50µm, đường kính 0,2 – 2µm. Mỗi nhiễm sắc thể giữ vững hình thái, cấu trúc đặc thù của nó liên tục qua nhiều thế hệ tế bào, nhưng có biến đổi qua các kỳ của quá trình phân bào. Hình thái NST qua các kì của nguyên phân a. kì trung gian ; b. kì đầu; c kì giữa; d. kì sau; e. kì cuối 4. Chức năng của các nhiễm sắc thể  Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền  Giúp tế bào phân chia vật chất di truyền vào các tế bào trong phân bào.  Điều hòa hạt động gen thông qua sự cuộn xoắn và tháo xoắn NST. GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 4
  • 5. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com o Ví dụ: 1 trong 2 NST X của phụ nữ bất hoạt bằng cách xoắn chặt lại hình thành thể Barr o (Số thể Barr = Số NST X – 1)  XX:  XY:  XXX:  XXY:  XO:  Không dùng số lượng thể Barr để xác định giới tính Chỉ ở kỳ trung gian của quá trình phân bào, các nhiễm sắc thể mới tháo xoắn cực đại và ở trạng thái hoạt tính về di truyền và sinh lý, vì trong kỳ này ADN của chúng mới có thể thực hiện được vai trò làm khuôn cho sự tự nhân đôi cũng như tổng hợp các phân tử ARN (sự sao mã). Phaân bieät NST thöôøng vaø NST giôùi tính NST thöôøng NST giôùi tính • Gioáng nhau ôû caû 2 giôùi • Toàn taïi thaønh töøng caëp NST töông ñoàng trong teá baøo sinh döôõng • Caùc gen treân NST quy ñònh caùc tính traïng thöôøng ( gioáng nhau giöõa ñöïc vaø caùi) • Khaùc nhau giöõa gioáng ñöïc vaø caùi • Coù khi laø caëp töông ñoàng. Coù khi laø caëp khoâng töông ñoàng tuyø theo giôùi vaø tuyø theo loaøi. • Caùc gen treân NST giôùi tính quy ñònh giôùi tính vaø tính traïng lieân keát vôùi giôùi tính.  Caùc kieåu NST giôùi tính o ở người, thú, ruồi giấm: cái (XX), đực (XY) o Gaø, chim, böôùm, caù ,tằm: (caùi) XY, XX (ñöïc) o Chaâu chaáu, boï xít, reäp : (caùi) XX, XO (ñöïc) o Boï nhaïy : (caùi) XO, XX (ñöïc) o Thöïc vaät ñôn tính : - Caây gai : (caùi) XX, XY ñöïc) - Caây daâu : (caùi) XY CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN I. Chu kì tế bào 1. Khái niệm Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào. Chu kì tế bào gồm 2 thời kì: a) Kì trung gian. b) Phân bào. 2. Đặc điểm chu kì tế bào Kì trung gian Nguyên phân Thời gian Dài (Chiếm gần hết thời gian của chu kì) Ngắn Đặc Gồm 3 pha: Gồm 2 giai đoạn: GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 5
  • 6. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com điểm G1: TB tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. S: NST NHÂN ĐÔI, các NST dính nhau ở tâm động tạo thành NST kép. G2: Tổng hợp các chất cho tế bào. Phân chia nhân gồm 4 kì. Phân chia tế bào chất. 3. Sự điều hoà chu kì tế bào TB phân chia khi nhận biết tín hiệu bên trong và bên ngoài TB. TB được điều khiển đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. II. Quá trình nguyên phân 1. Phân chia nhân Phân chia nhân gồm 4 kì. Các kì Đặc điểm Hình Kì đầu Xuất hiện thoi phân bào Màng nhân dần biến mất Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn Kì giữa Các nhiễm sắc thể kép xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo và dính với thoi phân bào ở 2 phía của tâm động GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 6
  • 7. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com Kì sau Mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn Các nhóm NST đơn phân li 2 cực của tế bào. Kì cuối NST dãn xoắn Màng nhân xuất hiện. 2. Phân chia tế bào chất Phân chia TB chất ở đầu kì cuối. Ở Tế bào động vật: Màng tế bào thắt dần ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con Ở tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con, chứa bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ III. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân 1. ý nghĩa sinh học Với sinh vật nhân thực đơn bào: nguyên phân là cơ chế sinh sản, từ 1 tế bào mẹ cho 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu. Với sinh vật nhân thực đa bào: nguyên phân làm tăng số lượng TB giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. ngoài ra nguyên phân còn giúp cơ thể tái sinh các mô hay TB bị tổn thương. 2. ý nghĩa thực tiễn Ứng dụng để giâm, chiết, ghép cành… Nuôi cấy mô có hiệu quả cao. GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 7
  • 8. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com CỦNG CỐ Câu 1. Ở ruồi giầm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Tính số NST, số Cromatit, số tâm động a/ tại kì giữa của nguyên phân ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. b/ tại kì sau của nguyên phân ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. Câu 2. ở ruồi giấm có bộ NST lưởng bội 2n = 8. a/ một nhóm tế bào của ruồi giấm mang 80 NST dạng sợi mảnh. Xác định số tế bào của nhóm. ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. b/ nhóm tế bào khác của loài mang 160 NST kép. Nhóm tế bào đang ở kì nào của phân bào? Với số lượng bao nhiêu? Cho biết diễn biến của các tế bào trong nhóm đều như nhau. ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. c/ nhóm tế bào thứ 3 cũng của loài trên manh 256 NST đơn. Đang phân li về 2 cực của tế bào. Nhóm tế bào đang ở kì nào của phân bào? Số lượng bằng bao nhiêu Cho rằng nhóm tế bào này được tạo thành là kết quả nguyên phân từ tế bào A. vậy quá trình nguyên phân từ tế bào A diễn ra mấy đợt? Cho biết mọi diễn biến của các nhóm tế bào trên đều diễn ra bình thường trong quá trình nguyên phân ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. Câu 3. Trong nguyên phân, NST được nhìn thấy rõ nhất tại kì nào A. kì đầu B. kì giữa. C. kì sau. D. Kì cuối. Câu 4. Bộ NST sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu ở kì giữa của nguyên phân các thoi vô sắc bị phá vỡ ? A. NST không tự nhân đôi, không phân li về 2 cực tế bào. B. NST không tự nhân đôi, phân li về 2 cực tế bào. C. NST tự nhân đôi, không phân kli về 2 cực tế bào. Bộ NST 2n tăng lên 4n. D. NST tự nhân dôi, phân li về 2 cực tế bào. Câu 5. Có 1 tế bào sinh dưỡng nguyên phân 3 lần liên tiếp thì số tế bào con là bao nhiêu ? A. 8. B. 6. C. 20 D. 7 GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 8
  • 9. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com GIẢM PHÂN I. Giảm phân Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp và xảy ra ở các cơ quan sinh sản nhưng chỉ có 1 lần ADN nhân đôi. Các kì Giảm phân I Giảm phân II Kì đầu Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng, có thể xảy ra trao đổi đoạn NST dẫn đến hoán vị gen NST kép bắt đầu đóng xoắn Màng nhân và nhân con tiêu biến, Thoi vô sắc được hình thành NST vẫn ở trạng thái n NST kép, Các NST co xoắn lại. Kì giữa NST kép đóng xoắn tối đa và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Thoi vô sắc từ các cực TB chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép tại tâm động. Các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào Thoi vô sắc từ 2 cực TB đính vào một phía của mỗi NST kép tại tâm động. GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 9
  • 10. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com Kì sau Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển về 2 cực của tế bào trên thoi vô sắc Các NST kép tách ra thành NST đơn, phân li về 2 cực của TB Kì cuối Màng nhân và nhân con xuất hiện, , thoi vô sắc tiêu biến Kết quả: Tạo 2 TB con có bộ NST là n NSTkép Màng nhân và nhân con xuất hiện, TBC phân chia. Kết quả: Tạo 4 tế bào có bộ NST n đơn ở ĐV: Con đực: 4TB đơn bội  4 tinh trùng. Con cái: 4TB đưn bội  1TB trứng và 3 thể định hướng ở TV: các TB con nguyên phân 1 số lần để hình thành hạt phấn và túi noãn. II. Ý nghĩa của giảm phân Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định của loài qua các thế hệ Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong giảm phân đã tạo ra nhiều biến dị tổ hợp giúp giới sinh vật đa dạng, phong phú  là nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá  Sinh sản hữu tính có ưu thế hơn sinh sản vô tính. CỦNG CỐ Câu 1. So sánh 2 quá trình giảm phân và nguyên phân? – Giống nhau: + Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào) GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 10
  • 11. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com + Lần phân bào II của giảm phân diễn biến giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào ở kì sau. + NST đều trải qua các biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn + Sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau. + Đều giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong các hình thức sinh sản (vô tính và hữu tính). – Khác nhau: Nguyên phân Giảm phân Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Gồm 1 lần phân bào với 1 lần NST tự nhân đôi. Có thể xảy ra hiện tượng tiếp hợp nhưng không trao đổi chéo. Là quá trình phân bào nguyên nhiễm từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n. Là cơ sở của hình thức sinh vô tính ở sinh vật. Nguyên phân giúp duy trì bộ NST qau các thế hệ tế bào của cơ thể. Xảy ra ở tế bào sinh dục chín. Gồm 2 lần phân bào với 1 lần NST tụ nhân đôi. Có xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo. Là quá trình phân bào giảm nhiễm từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n. Là cơ sở của hình thức sinh sản hữu tính của sinh vật. Giảm phân cùng với thụ tinh là phương thức duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ. Trắc nghiệm Câu 1. Sau giảm phân I, hai tế bào được tạo ra có bộ NST là A. n NST đơn B. n NST kép C. 2n NST đơn D. 2n NST kép Câu 1. Sau giảm phân II, từ một tế bào mẹ tạo ra A. 2 tế bào đơn bội B. 2 tế bào lưỡng bội C. 4 tế bào đơn bội D. 4 tế bào lưỡng bội Câu 2. Từ 3 tế bào sinh trứng trải qua quá trình phát sinh giao tử tạo ra mấy tế bào trứng? A. 3 B. 6 C. 9 D.12 Câu 3. Trong quá trình giảm phân, NST đã nhân đôi mấy lần? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4. Trong giảm phân, quá trình trao đổi chéo được thực hiện ở kì nào? A. Kì cuối II B. Kì giữa II C. Kì đầu I D. Kì giữa I Câu 5. Có 1 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân số tinh trùng tạo thành là: A. 4 B. 8 C. 12 D. 2 Câu 6. Trong quá trình giảm phân, NST được nhân đôi ở kì nào? A. Kì trung gian của giảm phân I B. Kì đầu của giảm phân I C. Kì trung gian của giảm phân II D. Kì đầu của giảm phân II. Câu 7. Điểm giống nhau gữa nguyên phân và giảm phân là gì? A. Gồm 2 lần phân bào B. Xảy ra ở tế bào hợp tử C. Xảy ra ở tế bào sinh dục chín D. Nhiễm sác thể nhân đôi một lần Câu 8. Điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân là: A. Giảm phân gồm 2 lần phân bào, nguyên phân gồm 1 lần phân bào. B. Nguyên phân gồm 2 lần phân bào, giảm phân gồm 1 lần phân bào. C. Giảm phân NST nhân đôi 1 lần, nguyên phân NST nhân đôi 2 lần. D. Nguyên phân NST nhân đôi 1 lần, giảm phân NST nhân đôi 2 lần. GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 11
  • 12. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com Sự trao đổi chéo trong kì đầu của giảm phân I  CÁCH VIẾT GIAO TỬ KHI QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN BÌNH THƯỜNG VÀ BẤT THƯỜNG  Khi 2n giảm phân phát sinh giao tử Giảm phân không bình thường tạo giao tử dư hoặc thiếu NST GP I và GP II đều bình thường GP I và GP II đều bất thường GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 12
  • 13. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com GP I bình thường, GP II bất thường GP I bất thường, GP II bình thường  Khi XX giảm phân phát sinh giao tử GP I và GP II đều bình thường GP I và GP II đều bất thường GP I bình thường, GP II bất thường GP I bất thường, GP II bình thường  Khi XY giảm phân phát sinh giao tử GP I và GP II đều bình thường GP I và GP II đều bất thường GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 13
  • 14. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com GP I bình thường, GP II bất thường GP I bất thường, GP II bình thường  Khi AaXY giảm phân phát sinh giao tử Cặp Aa rối loạn GPI, cặp XY rối loạn GPII ở cặp YY Cặp Aa rối loạn GPII, cặp XY rối loạn GPI Cả 2 cặp đều rối loạn GPI Cặp Aa rối loạn GPII ở cặp aa, cặp XY rối loạn GPII ở cặp XX GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 14
  • 15. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com  CÔNG THỨC TỔNG QUÁT VỀ NGUYÊN PHÂN GIẢM PHÂN- TT  Phân bào nguyên nhiễm Các công thức cơ bản: Nếu gọi k là số lần nhân đôi của tế bào • Số tế bào con được tạo ra: 2k • Số tế bào con mới được tạo thêm: 2k -1 • Tổng số NST đơn có trong các tế bào con được tạo ra:2n. 2k • Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp: 2n. (2k -1) • Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường phải cung cấp: 2n. (2k -2) • Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra:2n. 2k • Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm:2n. (2k -1) • Tổng số tế bào con hiện diện qua các đợt phân bào: 2k+1 - 1  Phân bào giảm nhiễm Các công thức cơ bản:  Số tế bào con được tạo ra : 4  Số giao tử n được tạo ra:  1 tế bào sinh dục đực tạo ra 4 giao tử đực (n)  1 tế bào sinh dục cái tạo ra 1 giao tử cái (n) và ba thể định hướng (n)  Số NST đơn mới mà môi trường cung cấp cho GP: 2n.2k  Số cách sắp xếp có thể có của các NST kép ở kỳ giữa I: 2 2 n  Số cách phân ly có thể có của các NST kép ở kỳ sau I: 2 2 n  Số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST: o Trường hợp không xảy ra trao đổi chéo: 2n (n là số cặp NST đồng dạng) o Trường hợp xảy ra trao đổi chéo:  Trao đổi chéo đơn: 2n .4m = 2n+m (m làsố cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo đơn, m<n )  Trao đổi chéo kép : + Không đồng thời 2n-m .6m = 2n .3m (m là sốcặpNSTđồngdạngxảyratraođổichéokép,m<n ) + Đồng thời 2n+m (m là sốcặpNSTđồngdạngxảyratraođổichéokép,m<n) GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 15
  • 16. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com  Tỷ lệ mỗi loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST o Trường hợp không xảy ra trao đổi chéo:1/2n (n là số cặp NST đồng dạng) o Trường hợp xảy ra trao đổi chéo:  Trao đổi chéo đơn : 1/2n+m (m là số cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo đơn, m<n )  Trao đổi chéo kép : 1/(2n .3m ) (m là số cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo kép, m<n )  Số loại giao tử mang k NST có nguồn gốc từ ông nội hoặc bà nội (ông ngoại hoặc bà ngoại) ! !( )! k n n C k n k = −  Tỷ lệ giao tử của bố (hoặc mẹ) mang k trong số n NST của ông nội hoặc bà nội (ông ngoại hoặc bà ngoại) 2 k n n C  Số kiểu hợp tử mang a trong số n NST đời ông nội (hoặc bà) và b trong số nNST đời ngoại của ông (hoặc bà) .a b n n C C QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TẾ BÀO SINH DỤC- SỰ THỤ TINH: Giảm phân hình thành tinh trùng và trứng 1. Các giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục  Giai đoạn 1  Vị trí: Xảy ra tại vùng sinh sản của ống sinh dục  Nội dung: Tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân k lần  Kết quả: 1TBSDSK (2n)  2k TBSD chín (2n) GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 16
  • 17. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com  Giai đoạn 2  Vị trí: Xáy ra tại vùng sinh trưởng của ống sinh dục  Nội dung: Tế bào sinh dục chín tích lũy chất dinh dưỡng để lớn lên  Kết quả: 2k TBSD chín (2n)  2k TBSDSK chín (2n)  Giai đoạn 3:  Vị trí: Xáy ra tại vùng chín của ống sinh dục  Nội dung: Tế bào sinh dục chín giảm phân  Kết quả: 2k TBSD chín (2n)  4 . 2k Giao tử đực – tinh trùng (n) hoặc 2k giao tử cái – trứng (1n) + 3. 2k thể định hướng (1n) 2. Sự thụ tinh : Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng (thụ tinh)  Là quá trình kết hợp 1 giao tử đực (1n) với một giao tử cái (1n) để cho một hợp tử (2n) 3. Các công thức cơ bản:  Tổng số NST môi trường cung cấp cho cả quá trình phát sinh giao tử lần: 2n.(2k+1 -1)  Hiệu suất thụ tinh của giao tử : soágiao töûthuïtinh Hieäu suaát thuïtinh = 100% toång soágiao töûtaïo ra x  Số kiểu tổ hợp giao tử khác nhau về nguồn gốc NST: 2n .2n ( Đk không xảy ra trao đổi chéo)  Tỷ lệ mỗi kiểu tổ hợp giao tử khác nhau về nguồn gốc NST: 1/22n ( ĐK không xảy ra TĐC)  Số kiểu tổ hợp giao tử mang a NST có nguồn gốc từ ông nội và b NST có nguồn gốc từ bà ngoại: .a n C b n C BÀI TẬP TỰ LUẬN Dạng 1: Tính số NST, số tế bào con và số giao tử tạo ra sau giảm phân Bài 1: Vịt nhà có bộ NST 2n = 80, có 25 tế bào sinh dục đực và 50 tế bào sinh dục cái của vịt nhà giảm phân. Xác định: a/ Số tinh trùng được tạo ra cùng với số NST của chúng. b/ Số trứng được tạo ra cùng với số NST của chúng. c/ Số thể định hướng được tạo ra cùng với số NST của chúng. Đáp số: GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 17
  • 18. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com a/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... b/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... c/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... Bài 2: Sau một đợt giảm phân của 15 tế bào sinh trứng, người ta nhận thấy đã có tất cả 1755 NST bị tiêu biến cùng với các thể định hướng. a/ Xác định bộ NST của loại trên và cho biết tên loài. b/ Cho biết số NST có trong các tinh trùng của loài trên nếu có 4 tế bào dinh tinh giảm phân. Đáp số: a/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... b/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... Bài 3: Trong số các tinh trùng được hình thành từ 6 tế bào sinh tinh của lợn thấy có 456 NST. a/ Xác định bộ NST lưỡng bội của lợn b/ Nếu trong các trứng tạo ra từ một lợn cái có 228 NST thì hãy xác định số tế bào sinh trứng đã tạo ra các trứng trên. Đáp số: a/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... b/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 18
  • 19. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com Bài 4: ở trâu 2n = 50 NST. Quá trình giảm phân được thực hiện từ 8 tế bào sinh tinh và 14 tế bào sinh trứng của trâu. Xác định: a/ Số tinh trùng được tạo ra cùng với số NST của chúng. b/ Số trứng được tạo ra cùng với số NST của chúng. c/ Số NST bị tiêu biến trong các thể cực. Đáp số: a/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... b/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... c/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... Dạng 2: Tính số hợp tử được tạo thành qua thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của giao tử Do một hợp tử được tạo thành từ sự thụ tinh giữa một trứng với một tinh trùng nên: Số hợp tử = số trứng thụ tinh = số tinh trùng thụ tinh Bài 5: Trong cơ thể của một chuột đực có 8 tế bào sinh tinh giảm phân. Tất cả tinh trùng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh và dẫn đến kết quả chuột cái đẻ được 4 chuột con. a/ Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng b/ Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% thì đã có bao nhiêu tế bào sinh trứng được huy động cho quá trình trên? Đáp số: a/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... b/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... Bài 6: Một thỏ cái có hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và đã sử dụng 12 tế bào sinh trứng phục vụ cho quá trình thụ tinh. Tham gia vào quá trình này còn có 48 tinh trùng. a/ Tính số hợp tử tạo thành. b/ Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng và số tế bào sinh tinh đã sử dụng. Đáp số: a/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... b/ ..................................................................................................................................................................... GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 19
  • 20. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com ..................................................................................................................................................................... Bài 7: Một chuột cái sinh được 6 chuột con. Biết tỉ lệ sống của các hợp tử là 75%. a/ Xác định số hợp tử tạo thành. Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% và của tinh trùng là 6,25%. Hãy xác định số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng cần cho quá trình trên. Đáp số: a/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... b/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... Bài 8: ở một loài, giả sử một trứng được thụ tinh cần có 100.000 tinh trùng tham gia. Một cá thể cái đẻ được 15 con với tỉ lệ sống của các hợp tử là 60%. Xác định: a/ Số hợp tử được tạo thành. b/ Số tinh trùng cần thiết cho quá trình thụ tinh. Đáp số: a/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... b/ ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... Bài 9: Với hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và của tinh trùng là 10% Hãy xác định số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra 12 hợp tử. ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... Dạng 3: Xác định số loại giao tử và tỷ lệ mỗi loại giao tử Bài 10: Một tế bào sinh dục có bọ NST ký hiệu là AaBbDd a) Nếu đó là tế bào sinh tinh thì thực tế cho bao nhiêu loại tinh trùng ? Viết tổ hợp nhiễm sắc thể của các loại tinh trùng đó ? Số lượng mỗi loại tinh trùng là bao nhiêu? b) Nếu đó là tế bào sinh trứng thì trên thực tế cho bao nhiêu loại tế bào trứng ? Bao nhiêu loại thể định hướng? Viết tổ hợp NST các loại tế bào trứng và thể định hướng đó? Số lượng mỗi loại tế bào trứng và thể định hướng là bao nhiêu? c) Nếu trong giảm phân, mỗi NST đều giữ nguyên cấu trúc không đổi thì số lượng loại tinh trùng, số loại tế bào trứng đạt đến tố đa là bao nhiêu? Để đạt số loại tế bào tinh trùng , số loại tế bào trứng tối đa đó cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh tinh, bao nhiêu tế bào sinh trứng? Hướng đẫn giải: - Số loại tinh trùng: GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 20
  • 21. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com 1 tế bào sinh tinh ký hiệu bộ NST AaBbDd trên thực tế chỉ chỉ cho 2 loại tinh trùng vì ở kỳ giữa I các NST kép trong một tế bào chỉ có thể sắp xếp theo một trong các cách sau: Cách 1: AABBDD aabbdd ; thu được 2 loại tinh trùng là: Cách 2: AABBdd aabbDD ; thu được 2 loại tinh trùng là: Cách 3: AAbbDD aaBBdd ; thu được 2 loại tinh trùng là: Cách 4: AAbbdd aaBBDD ; thu được 2 loại tinh trùng là: Số lượng mỗi tinh trùng đều là 2 ; Vì một tế bào sinh tinh khi giảm phân cho 4 tinh trùng. - Số loại tế bào trứng , số loại thể định hướng: 1 tế bào sinh trứng ký hiệu bộ NST AaBbDd trên thực tế chỉ chỉ cho 1 loại tế bào trứng và 2 loại thể định hướng vì một tế bào trứng khi giảm phân chỉ cho 1 tế bào trứng và 3 thể định hướng. Mặt khác ở kỳ giữa I các NST kép trong một tế bào chỉ có thể sắp xếp theo một trong các cách sau: Cách 1: AABBDD aabbdd Cách 2: AABBdd aabbDD Cách 3: AAbbDD aaBBdd Cách 4: AAbbdd aaBBDD - Tổ hợp NST trong 1 loại tế bào trứng và 2 loại thể định hướng thu được trên thực tế : +Với cách sắp xếp 1 thu được 1 loại tế bào trứng là ABD hoặc abd và hai loại thể định hướng là ABD và abd. +Với cách sắp xếp 2 thu được 1 loại tế bào trứng là ABd hoặc abD và hai loại thể định hướng là ABd và abD. +Với cách sắp xếp 3 thu được 1 loại tế bào trứng là AbD hoặc aBd và hai loại thể định hướng là AbD và aBd. +Với cách sắp xếp 4 thu được 1 loại tế bào trứng là Abd hoặc aBD và hai loại thể định hướng là Abd và aBD. - Số loại tinh trùng tối đa ( ĐK không trao đổi chéo) + Ta có 2n = 23 = 8 loại + Muốn đạt số lọai tinh trùng tối đa nói trên cần tối thiểu 4 tế bào sinh tinh + Muốn đạt số loại tế bào trưng tối đa nối trên cần tối thiểu 8 tế bào trứng  Bài tập NP-GP-TT trong các đề thi TN- CĐ- ĐH Câu 1. (BT 2011; PT 2008)-Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, số loại giao tử tối đa có thể được tạo ra từ cơ thể có kiểu gen AaBb là A. 4. B. 2. C. 8. D. 16. Câu 9. (BT 2009)- Trong trường hợp các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, cơ thể có kiểu gen aaBbCcDd khi giảm phân có thể tạo ra tối đa số loại giao tử là A. 2. B. 8. C. 16. D. 4. GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 21
  • 22. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com Câu 10. (CĐ 2008)- Xét một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 6 x 109 cặp nuclêôtit. Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN gồm Câu 11. (CĐ 20010)- Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là A. 6. B. 4. C. 8. D. 2. Câu 12. (CĐ 2011): Giả sử trong một tế bào sinh tinh có bộ nhiễm sắc thể dược kí hiểu là 44A + XY. Khi tế bào này giảm phân gặp các cặp nhiễm sắc thể thường thì phân li bình thường, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giản phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là : A. 22A và 22A + XX. B. 22A + XX và 22A + YY. C. 22A + X và 22A + YY. D. 22A + XY và 22A. Câu 13. (ĐH 2007) – Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST XA Xa . trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp NST này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là: Câu 14. (ĐH 2008)-Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành gi ả m phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giả m phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có th ể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là: A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n. C. 2n-2; 2n; 2n+2+1. D. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. Câu 15. (ĐH 2008)- Mẹ có kiểu gen A a X X , bố có kg A X Y , con gái có kg A a a X X X . Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng? A. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường. B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường. C. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường. D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường. Câu 16. (ĐH 2010)-Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là A. 2n + 1 – 1 và 2n – 2 – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 + 1. B. 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1. C. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 2 – 1. D. 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 và 2n – 1 – 1. GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 22
  • 23. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com Câu 17. (ĐH 2010) Trong một tế bào sinh tinh, xét 2 cặp NST được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. Abb và B hoặc ABB và b. B. ABb và A hoặc aBb và a. C. ABB và abb hoặc AAB và aab. D. ABb và a hoặc aBb và A. Câu 18. Trong trường hợp tất cả các tế bào bước vào giảm phân 2 đều rối loạn phân li NST, các loại giao tử có thể được tạo ra từ tế bào mang kiểu gen XA Xa là A. XA XA , Xa Xa và 0. B. XA và Xa . C. XA XA và 0. D. Xa Xa và 0. Câu 19. Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li bất thường ở kì sau. Cá thể trên có thể tạo ra những loại giao tử nào? A. XY và O. B. X, Y, XY và O. C. XY, XX, YY và O. D. X, Y, XX, YY, XY và O. Câu 20. (ĐH 2009) Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là A. 8. B. 6. C. 4. D. 2. Câu 21. Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình GP hoàn toàn bình thường, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể A. 1 và 16 B. 2 và 6 C. 1 và 8 D. 2 và 8 Câu 22. (ĐH 2010)- Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là A. 1x. B. 4x. C. 0,5x. D. 2x. Câu 23. (CĐ 2009)- Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1 . Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 336 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là A. 28. B. 14. C. 21. D. 15. GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 23
  • 24. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com Câu 24. (CĐ 2009)- Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A,a nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2, cặ p gen B,b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân nên đã tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của thể ba được tạo ra từ phép lai trên? A. AaaBb và AAAbb. B. AAaBb và AaaBb. C. Aaabb và AaaBB. D. AAaBb và AAAbb. Câu 25. Bộ NST lưỡng bội của 1 loài là 2n = 8. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, vào kỳ đầu của GF1 có một cặp NST đã xảy ra trao đổi chéo tại một điểm. Hỏi có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau có thể được tạo ra? A. 16 B. 32 C. 8 D. 4 Câu 26. (ĐH 2009) Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang NST đột biến trong tổng số giao tử là A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16. Câu 27. (CĐ 2011)- Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là A. 2n = 24. B. 2n = 42. C. 2n = 22. D. 2n = 46. Câu 28. (ĐH 2009) ở ngô, bộ NST 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng NST đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là A. 80. B. 20. C. 22. D. 44. Câu 29. Cho rằng NST vẫn phân li trong giảm phân, thể ba nhiễm AAaBb cho các loại giao tử AB và ab tương ứng là : A. 1/6 và 1/12 B. 1/6 và 1/12 C. 1/3 và 1/6 D. 1/4 và 1/8 TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP KHÓ Câu 1. Hình thái đặc trưng của NST quan sát thấy ở thời điểm: A. NST duỗi xoắn cực đại. B. NST nhân đôi. C. NST bắt đầu đóng xoắn. D. NST đóng xoắn cực đại. Câu 30. Khi quan sát quá trình phân bào ở 1 loài động vật người ta thấy các NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào. Các tế bào đó đang ở: A. Kỳ cuối của ngyên phân. B. Kỳ cuối của giảm phân I. C. Kỳ sau của giảm phân II. D. Kỳ cuối của giảm phân II. Câu 31. Trong nguyên phân tính đặc trưng của bộ NST thể hiện rõ nhất ở: A. Cuối kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì cuối Câu 32. Trong giảm phân hình thái NST nhìn thấy rõ nhất ở: 1. Kì đầu I. 2. Kì giữa I. 3. Kì sau I. 4. Kì đầu II. 5. Kì giữa II. 6. Kì sau II. Câu trả lời đúng là: A. 1, 4. B. 3, 6. C. 2, 5. D. 2, 3. GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 24
  • 25. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com Câu 33. Hãy tìm ra câu trả lời SAI trong các câu sau đây: trong quá trình phân bào bình thường, NST kép tồn tại: A. Kì giữa của nguyên phân. B. Kì sau của nguyên phân. C. Kì đầu của giảm phân I. D. Kì đầu của giảm phân II. Câu 34. Sự phân li của các NST kép trong cặp NST tương đồng xảy ra trong kì nào của giảm phân? A. Kì sau của phân bào I. B. Kì cuối của phân bào I. C. Kì giữa của lần phân bào II. D. Kì sau của lần phân bào II. Câu 35. Trong giảm phân hiện tượng trao đổi chéo xảy ra ở: A. Kì sau I. B. Kì trước II. C. Kì trước I. D. Kì giữa I. Câu 36. Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST theo chiều dọc là: A. Sợi nhiễm sắc. B. AND C. Nuclêôxôm. D. Crômatit. Câu 37. Cơ chế dẫn đến sự hoán vị gen trong giảm phân là: A. Sự nhân đôi của NST. B. Sự phân li NST đơn ở dạng kép trong từng cặp tương đồng kép. C. Sự tiếp hợp NST và sự tập trung NST ở kỳ giữa. D. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các cromatit ở kì đầu I. Câu 38. Sự kiện quan trọng nhất của giảm phân để phân biệt với nguyên phân về mặt di truyền học là: A. Nhân đôi NST. B. Phân li NST. C. Trao đổi chéo NST. D. kiểu tập trung của NST ở kì giữa của giảm phân I. Câu 39. Điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân: 1. Xảy ra trong 2 loại tế bào khác nhau. 2. Không có trao đổi chéo và có trao đổi chéo. 3. Sự tập trung các NST ở kì giữa nguyên phân và kì giữa của giảm phân I. 4. Là quá trình ổn định vật chất di truyền ở nguyên phân và giảm vật chất di truyền đi 1/2 ở giảm phân. 5. Sự phân li NST trong nguyên phân và sự phân li NST kì sau I. Đáp án đúng là: A. 1, 2,3 B. 1, 3,4,5 C. 1,2, 4, 5. D. 1, 4. Câu 40. Các cơ chế di truyền xảy ra với một cặp NST thường là: 1. Tự nhân đôi NST trong nguyên phân, giảm phân.2. Phân li NST trong giảm phân. 3. Tổ hợp tự do của NST trong thụ tinh. 4. Liên kết hoặc trao đổi chéo trong giảm phân. 5. Trao đổi chéo bắt buộc ở kì đầu trong phân bào. Câu trả lời đúng là: A. 1, 2, 3 và 4. B. 1, 3, 4 và 5. C. 1, 2, 3 và 5. D. 1, 2, 4 và 5. Câu 41. Các sự kiện di truyền của NST trong giảm phân có thể phân biệt với nguyên phân là: A. Có 2 lần phân bào mà chỉ có một lần phân đôi của NST. B. Có sự tạo thành 4 tế bào con và có bộ NST giảm đi 1/2. C. Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các crômatit khác nguồn trong cặp NST tương đồng. D. cả A,B, C. Câu 42. ý nghĩa cơ bản nhất về mặt di truyền của nguyên phân xảy ra bình thường trong tế bào 2n là: A. Sự chia đều chất nhân cho 2 tế bào con. B. Sự tăng sinh khối tế bào sôma giúp cơ thể lớn lên. C. Sự nhân đôi đồng loạt của các cơ quan tử. D. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con Câu 43. Với Di truyền học sự kiện đáng quan tâm nhất trong quá trình phân bào là: A. Sự hình thành trung tử và thoi vô sắc. B. Sự tan rã của màng nhân và hoà lẫn nhân vào bào chất. C. Sự nhân đôi, sự phân li và tổ hợp của NST. D. Sự phân đôi các cơ quan tử và sự phân chia nhân. Câu 44. Trên NST, tâm động có vai trò điều khiển quá trình: A. Tự nhân đôi của NST. B. Vận động NST trong phân bào. C. Bắt cặp của các NST tương đồng. D. Hình thành thoi tơ vô sắc. Câu 45. Vi ảnh của một tế bào đang phân chia từ một tế bào giảm phân rõ 19 nhiễm, mỗi nhiễm gồm 2 cromatit con. Giai đoạn phân bào đó là A.Pha cuối II của giảm phân. B.Pha đầu I của giảm phân. C.Pha sau của nguyên phân. D.Pha đầu II của giảm phân Câu 46. Trình tự nào sau đây diễn ra trong quá trình nguyên phân ở tế bào động vật và thực vật? I. Màng nhân bị phá vỡ II. Các NST chuyển động về “xích đạo” của thoi vô sắc III. Các ống siêu vi gắn vào các tâm động IV. Các NST con chuyển động về các cực của tế bào Trình tự đúng là A.I, II, III, IV. B.II, III, I, IV. C.I, III, II, IV. D.IV, III, II, I. GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 25
  • 26. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com Câu 47. Một nhà sinh hóa đo hàm lượng ADN của các tế bào đang sinh trưởng trong phòng thí nghiệm và thấy lượng ADN trong tế bào tăng lên gấp đôi: A. giữa pha đầu và pha sau của nguyên phân B. giữa pha G1 và G2 trong chu kỳ tế bào C. trong pha M của chu kỳ tế bào D. giữa pha đầu I và pha đầu II của giảm phân Câu 48. Thể Barr là: A. Thể Barr là hình ảnh của NST X không hoạt động. B. Thể Barr là hình ảnh của NST Y không hoạt động. C. Thể Barr là hình ảnh của NST X hoạt động. D. Thể Barr là hình ảnh của NST Y hoạt động. Câu 49. Ở lúa nước 2n = 24, số NST đơn có trong 1 tế bào ở kỳ sau của nguyên phân là: A. 0 B. 12 C. 24 D. 48 Câu 50. Ở đậu Hà Lan, 2n = 14, số NST đơn có trong 1 tế bào ở kỳ giữa của nguyên phân là: A. 0 B. 7 C. 14 D. 28 Câu 51. Ở cải bắp 2n = 18, số NST đơn có trong 1 tế bào ở kỳ sau của giảm phân 1 là A. 36 B. 18 C. 9 D. 0 Câu 52. Từ một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là bao nhiêu? A. 128. C. 256. B. 160. D. 64. Câu 53. Nếu một tế bào cơ của châu chấu chứa 24 nhiễm sắc thể, thì trứng châu chấu sẽ chứa số nhiễm sắc thể là A.48 B.6 C.12 D.24 Câu 54. Xét cặp NST giới tính XX, ở một tế bào sinh trứng sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính ở lần phân bào 1 sẽ tạo thành giao tử mang NST giới tính. A. X hoặc O B. O C. XX D. XX hoặc O Câu 55. Xét cặp NST giới tính XX, ở một tế bào sinh trứng sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính ở lần phân bào 2 sẽ tạo thành giao tử mang NST giới tính. A. X hoặc O B. O C. XX D. XX hoặc O Câu 56. Trong trường hợp tất cả các tế bào bước vào giảm phân 2 đều rối loạn phân li NST, các loại giao tử có thể được tạo ra từ tế bào mang kiểu gen XA Xa là A. XA XA , Xa Xa và 0. B. XA và Xa . C. XA XA và 0. D. Xa Xa và 0. Câu 57. Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li bất thường ở kì sau. Cá thể trên có thể tạo ra những loại giao tử nào? A. XY và O. B. X, Y, XY và O. C. XY, XX, YY và O. D. X, Y, XX, YY, XY và O. Câu 58.Tế bào lưỡng bội của 1 loài sinh vật mang 1 cặp NST tương đồng trên đó có 2 cặp gen dị hợp, liên kết gen hoàn toàn, sắp xếp như sau AB ab . Khi giảm phân bình thường có thể hình thành những loại giao tử: A. AB và ab. B. AB, ab, Ab và aB. C. A, B, a và b. D. AA, BB, Aa và Bb. Câu 59. Tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật mang một cặp NST tương đồng trên đó có 2 cặp gen dị hợp, sắp xếp như sau Ab/aB. Khi giảm phân bình thường có thể hình thành những loại giao tử: A. AB và ab (liên kết gen hoàn toàn). B. A, B, a, B. C. Ab, ab, AB, aB (hoán vị gen). D. AA, BB, Aa, BB. Câu 60. Kiểu gen có thể cho 8 loại giao tử bằng nhau từng đôi một A.AaBbDd B. ABD abd C. BD Aa bd D. A, B và C Câu 61. Xét một tế bào mẹ giao tử ở một loài có các nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể 2n được kí hiệu như sau: AaBbDdXY. Một đột biến xảy ra trong giảm phân 2 của quá trình giảm phân tạo tử. Giao tử tạo ra sau đây sẽ là được sinh ra từ đột biến trên: A. AAbbDdXX B. AABbddYY C. ABBdX D. AabdY Câu 62. Tế bào xôma ruồi giấm chứa 8 nhiễm sắc thể. Điều này có nghĩa là có thể có số tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử của nó là A.4 B.8 C.16 D.32 Câu 63. Xét 1 tế bào sinh dục cái của 1 loài động vật có kiểu gen là AaBb. Tế bào đó tạo ra số loại trứng là A. 1 loại. B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại. Câu 64. Xét 1 tế bào sinh dục đực của 1 loài động vật có kiểu gen là AaBbDd. Tế bào đó tạo ra số loại tinh trùng là A. 1 loại. B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại. GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 26
  • 27. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com Câu 65. Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình GP hoàn toàn bình thường, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể A. 1 và 16 B. 2 và 6 C. 1 và 8 D. 2 và 8 Câu 66. Một tế bào sinh tinh trùng của ruồi giấm đực ở trạng thái dị hợp về các gen xác định các tính trạng thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Tế bào đó giảm phân bình thường thì cho ra số loại tinh trùng là: A. 1 loại B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại. Câu 67. Xét 1 cơ thể ruồi giấm đực có kiểu gen là AB/ab. Trong trường hợp giảm phân bình thường thì có thể cho ra tối đa số loại giao tử là: A. 1 loại B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại. Câu 68. Xét 1 cơ thể ruồi giấm cái có kiểu gen là Ab aB . Trong trường hợp giảm phân bình thường thì có thể cho ra tối đa số loại giao tử là: A. 1 loại. B. 2 loại. C. 4 loại D. 8 loại. Câu 69. Một tế bào sinh trứng có kiểu gen E FX Y . Khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại trứng? A. 1 B. 2 C. 4 D. 8 Câu 70. Kiểu gen của một loài sinh vật là: E FX Y . Khi giảm phân tạo thành giao tử, sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? A. 4. B. 8. C. 2. D. 10. Câu 71.Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AD ad E FX Y . Khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại trứng? A. 1 loại trứng. B. 2 loại trứng. C. 4 loại trứng. D. 8 loại trứng. Câu 72. Kiểu gen của một loài sinh vật là: AB ab D MX Y . Khi giảm phân tạo thành giao tử, sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? A. 4 loại tinh trùng. B. 8 loại tinh trùng. C. 2 loại tinh trùng. D. 10 loại. Câu 73. Kiểu gen của một loài AB DE ab de , thì tạo tối đa bao nhiêu loại giao tử? A. 4 loại giao tử. B. 10 loại giao tử C. 20 loại giao tử. D. 16 loại. Câu 74. Trong loài thấy có 2 loại tinh trùng với ký hiệu gen và NST giới tính là AB DE HI X và ab de hi Y. Bộ NST lưỡng bội của loài là: A. 2n = 4 B. 2n = 8 C. 2n = 12 D. 2n = 16 Câu 75. Ở một loài, cặp NST giới tính là XX và XY. Một trứng bình thường là AB CD H I XM . Bộ NST lưỡng bội (2n) của loài là: A. 8 B. 10 C. 14 D. 16 Câu 76. Một tế bào sinh dục sơ khai có kiểu gen XY hi HI de DE ab AB nguyên phân 5 lần liên tiếp rồi giảm phân bình thường cho các giao tử. Số NST môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào sinh dục nói là A.248 B. 256 C. 504 D.1008 Câu 77. Một tế bào sinh tinh trùng của ong đực (đơn bội) phát sinh giao tử bình thường tạo nên số loại tinh trùng là: A. 4. B. 1 C. 2. D. 8. Câu 78. Quan sát 1 hợp tử của 1 loài động vật đang thực hiện nguyên phân, số tế bào có ở kỳ sau của lần nguyên phân thứ ba là A. 2 tế bào. B. 4 tế bào. C. 6 tế bào. D. 8 tế bào. Câu 79. Bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm 2n = 8. Trong trường hợp không xảy ra trao đổi chéo, số loại giao tử tối đa được tạo ra do sự tổ hợp các NST khác nhau về nguồn gốc là A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 Câu 80. Bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm 2n = 8. Trong trường hợp không xảy ra trao đổi chéo thì tỉ lệ kiểu giao tử chứa tất cả các NST có nguồn gốc từ bố là: A. 1/4 B. 1/8 C. 1/16 D.1/32 Câu 81. Ở ruồi giấm 2n = 8 (NST). Giả sử rằng trong quá trình giảm phân ở ruồi giấm cái có 2 cặp NST mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn, 1 trao đổi chéo kép. Số loại trứng có thể tạo ra là: A. 16 loại. B. 256 loại. C. 128 loại. D. 64 loại. GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 27
  • 28. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com Câu 82. Một tế bào sinh dục cái của của 1 loài động vật (2n=24) nguyên phân 5 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng, và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra trứng. Số lượng NST đơn cần cung cấp bằng: A. 1512 NST. C. 744 NST. B. 4200 NST. D. 768 NST. Câu 83. Một tế bào sinh dục cái của của 1 loài động vật (2n=24) nguyên phân 5 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng, và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra trứng. Số lượng trứng bằng: A. 32. C. 64. B. 124 D. 16. Câu 84. Một tế bào sinh dục đực của của 1 loài động vật (2n=24) nguyên phân 3 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng, và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra tinh trùng. Số lượng tinh trùng bằng: A. 132. C. 64. B. 32 D. 16. Câu 85. Một tế bào sinh tinh trùng chứa các gen trên 2 cặp NST có kiểu gen: BD Aa bd . Thực tế khi giảm phân bình thường có thể tạo nên số giao tử là A. 2 loại. B. 4 loại. C. 8 loại. D. 4 hoặc 8 loại. Câu 86. Kiểu gen của một loài AB ab DE de . Khi giảm phân bình thường tạo được số giao tử là: 1. 4 loại; 2. 8 loại; 3. 16 loại; 4. 32 loại; 5. 2 loại. Trường hợp đúng là: A. 1, 2 và 3. C. 1, 3 và 5. B. 3, 4 và 5. D. 1, 4 và 5. Câu 87. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, kiểu gen nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 50%? A. AAaa. B. Aaaa. C. AAAa. D. aaaa Câu 88. Cho rằng NST vẫn phân li trong giảm phân, thể ba nhiễm AAaBb cho các loại giao tử AB và ab tương ứng là : A. 1/6 và 1/12 B. 1/6 và 1/12 C. 1/3 và 1/6 D. 1/4 và 1/8 Câu 89. Quá trình nguyên phân từ một hợp tử của ruồi giấm đã tạo ra 8 tế bào mới. Số lượng NST đơn ở kì cuối của đợt nguyên phân tiếp theo là: A. 64. B. 256. C. 128. D. 512. Câu 90. Bộ NST lưỡng bội của 1 loài là 2n = 8. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, vào kỳ đầu của giảm phân 1 có một cặp NST đã xảy ra trao đổi chéo tại một điểm. Hỏi có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau có thể được tạo ra? A. 16 B. 32 C. 8 D. 4 Câu 91. Ở ruồi giấm 2n = 8 (NST). Giả sử rằng trong quá trình giảm phân ở ruồi giấm cái có 2 cặp NST mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn, 1 trao đổi chéo kép. Số loại trứng có thể tạo ra là: A. 16 loại. B. 256 loại. C. 128 loại. D. 64 loại. Câu 92. Bộ NST của ruồi giấm 2n = 8 NST, các NST trong mỗi cặp tương đồng đều khác nhau về cấu trúc. Nếu trong quá trình giảm phân có 3 cặp NST tương đồng mà mỗi cặp NST xảy ra trao đổi chéo ở 1 chỗ thì số loại giao tử được tạo ra là: A. 210 loại. B. 27 loại. C. 52 loại. D. 25 loại. Câu 93. Ở ngô 2n = 20 NST, trong quá trình giảm phân có 5 cặp NST tương đồng, mỗi cặp xảy ra trao đổi chéo 1 chỗ thì số loại giao tử được tạo ra là: A. 210 loại. B. 215 loại. C. 212 loại. D. 213 loại. Câu 94. Có 1000 tế bào sinh giao tử đực có KG AB ab giảm phân tạo giao tử, trong đó có 100 tế bào khi giảm phân xảy ra hoán vị gen. Tần số hoán vị gen A. 5% B. 10% C. 15%. D. 20% Câu 95.Số nhóm gen liên kết lần lượt của các loài có số lượng bộ NST lưỡng bội sau đây. 1. Củ cải đường 2n = 18; 2. Ngô 2n = 20; 3. Ruồi giấm đực 2n = 8; 4. Cà độc dược 2n = 24; Đậu hà lan 2n = 14 A. 9, 10, 4, 12,7 B. 9, 10, 5, 12, 7 C. 18, 20, 8, 24, 7 D.18, 10, 5, 12, 7 Câu 96. Xác xuất để 1 người bình thường nhận được 1 NST có nguồn gốc từ bà nội và 22 NST có nguồn gốc từ ông ngoại của mình. A. 506/423 B. 529/423 C. 1/423 D. 484/423 Câu 97. Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Đời con của họ có thể có bao nhiêu % sống sót bị đột biến ở thể ba nhiễm (2n+1)? A. 25% B. 33,3% C. 66,6% D. 75% Câu 98. Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Đời con của họ có thể có bao nhiêu % sống sót? A. 25% B. 33,3% C. 66,6% D.75% GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 28
  • 29. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com Câu 99. Một loài thực vật có 2n=16 ở một thể đôt biến xảy ra đột biến cấu trúc NST tại 3 NST thuộc 3 cặp khác nhau. Khi giảm phân nếu các cặp phân ly bình thường thì trong số các loại giao tử tạo ra giao tử không mang đột biến chiếm tỷ lệ. A. 87,5% B. 12,5% C. 75% D.25% Câu 100. Ở ruồi giấm 2n = 8 NST. Giả sử trong quá trình giảm phân ở ruồi cái có 2 cặp NST mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn không cùng 1 lúc. Thì số loại giao tử là bao nhiêu? HD: ở ruồi giấm có 4 cặp NST 2 cặp giảm phân bình thường cho 22 = 4 giao tử 2 cặp NST mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn ko cùng 1 lúc cho 6.6 = 36 (mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn ko cùng 1 lúc cho 6 loại giao tử). Vậy tổng số giao tử tạo ra là: 4.36 = 144 Hoặc áp dụng công thức: tổng số giao tử = 2n .3m ( trong đó n là số NST đơn bội của loài; m là số cặp xảy ra trao đổi chéo đơn ko cùng lúc Câu 101. (T6- 34) Cho bộ NST 2n = 4 ký hiệu AaBb (A, B là NST của bố; a, b là NST của mẹ). Có 200 tế bào sinh tinh đi vào giảm phân bình thường hình thành giao tử, trong đó: - 20% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Aa, còn cặp Bb thì không bắt chéo. - 30% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Bb, còn cặp Aa thì không bắt chéo. - Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể Aa và Bb Số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST của mẹ không mang gen trao đổi chéo của bố là: A. 50 B. 75 C. 100 D. 200 HS XEM THÊM Bài tập 1: a. Sự biến đổi hình thái NST trong quá trình phân bào có ý nghĩa gì? b. Hiện tượng bộ NST giảm đi một nửa xảy ra ở thời điểm nào của giảm phân? Giải thích? c. Tế bào sinh dục gà có 2n = 78. Tế bào này nguyên phân 5 đợt liên tiếp và giảm phân tạo ra các giao tử. Hãy tính số lượng NST đơn mới môi trường cung cấp cho tế bào trên trong quá trình tạo giao tử và số giao tử được tạo thành. Đáp án: a. NST dãn xoắn dạng sợi mảnh thực hiện chức năng tổng hợp ADN, ARN, prôtêin… - NST co ngắn, co ngắn cực đại  phân li đều đặn VCDT cho các tế bào con. b. Lần phân bào thứ nhất của giảm phân, khi các NST sắp xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và các NST kép trong cặp tương đồng phân li về hai cực của tế bào… c. 78 x (25 – 1) x 4 = 9672 NST đơn. 25 tế bào trứng; 25 x 4 tinh trùng. Bài tập 2 a. Tại sao các NST co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào bị phá huỷ? Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì? b. Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh dục của ruồi giấm mang 128 NST kép. Nhóm tế bào này đang ở kì nào và có số lượng bao nhiêu? Biết rằng mọi diễn biến trong nhóm tế bào như nhau. Đáp án: a.- Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau để việc phân chia được dễ dàng không bị rối do kích thước của NST. - Ở kì trước của nguyên phân nếu thoi phân bào bị phá huỷ thì các NST sẽ không di chuyển về các tế bào con và tạo ra tế bào tứ bội do NST đã nhân đôi. - Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa: + Các NST tương đồng trong giảm phân tiếp hợp với nhau nên có thể xảy ra trao đổi chéo làm tăng biến dị tổ hợp. GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 29
  • 30. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com + Mặt khác do NST tương đồng bắt đôi từng cặp nên sự phân li của các NST làm giảm số lượng NST đi một nửa (các NST kép tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo là do chúng bắt đôi với nhau) b.- NST kép có thể ở 1 trong các kì sau: Kì trung gian lần phân bào I sau khi đã nhân đôi, kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I, kì đầu II, kì giữa II + Số lượng tế bào ở kì I: 128 : 8 = 16 tế bào + Số lượng tế bào ở giảm phân II: 128 : 4 = 32 tế bào Bài tập 3 a/.Các tế bào 1,2,3 trong hình đang ở kì nào, thuộc kiểu phân bào gì ? ( Cho biết bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này 2n = 4). - b/. Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, mà mỗi nhiễm sắc thể có 400 nuclêôxôm. Mỗi đoạn nối ADN trung bình có 80 cặp nu. Số đoạn nối ít hơn số nuclêôxôm. Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo nên các nuclêôxôm tương đương với bao nhiêu nuclêôxôm? Số lượng prôtêin histon các loại cần phải cung cấp là bao nhiêu? Đáp án a. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân 2. - Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân. - Tế bào 3 đang ở kì sau giảm phân 1. b/. Tổng số nu có trên cả sợi ADN của 1 NST[400 x 146 x 2] + [ 80 x 2 x (400 – 1)] = 180640 nu. - Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo nên các nulêôxôm tương đương với số lượng như sau: - (22 -1) 400 x 2 = 2400 nuclêôxôm. - Số lượng prôtêin histon các loại cần cung cấp: (22 – 1) 400 x 2 x 8 = 19200 prôtêin. Bài tập 4: Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có khoảng 5,66×108 nuclêôtit. Nếu chiều dài trung bình của nhiễm sắc thể ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micrômét, thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN? Cách giải Ruồi giấm có 8 NST, vậy chiều dài của bộ NST của ruồi giấm là: Α×= Α×× 8 8 10622,9 2 4,31066,5 Chiều dài trung bình một phân tử ADN của ruồi giấm là Α×= × = 8 8 102028,1 8 10622,9 NST ruồi giấm ở kì giữa có chiều dài 2 Α×= 4 102mµ Vậy NST kì giữa đã cuộn chặt với số lần là 6014 102 102028,1 4 8 = Α× Α× = lần Bài tập 5: Trong tế bào của người , bộ nhiễm sắc thể 2n chứa hàm lượng ADN bằng 6 x 109 cặp nuclêôtit. Hãy cho biết các tế bào sau đây chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit ? a. Tế bào ở pha G1. b. Tế bào ở pha G2. c. Tế bào nơron. d. Tinh trùng. GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 30
  • 31. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com Đáp án; a.Tế bào ở pha G1 : 6 x 109 (cặp nucleotit). b. Tế bào ở pha G2 : 6 x 109 x 2 (cặp nucleotit) = 12 x 109 (cặp nucleotit) c. Tế bào nơron : 6 x 109 (cặp nucleotit). d. Tinh trùng : 3 x 109 (cặp nucleotit) Bài tập 6: Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24 NST. Nguyên phân liên tiếp 6 lần. Nhưng khi kết thúc lần phân bào 3; trong số tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp nhiễm sắc thể. a/. Tìm số lượng tế bào con hình thành? b/. Tính tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường. c/. Trong các lần phân bào môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương để tạo ra bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn mới? Đáp án a/. Kết thúc nguyên phân lần 3 tạo 8 tế bào: 7 tế bào vẫn nguyên phân bình thường, còn 1 tế bào bị rối loạn.7 tế bào bình thường nguyên phân tiếp 3 lần tạo ra: 7 x 23 = 56 tế bào. Một tế bào bị rối loạn phân bào lần thứ 4 tạo ra bộ nhiễm sắc thể 4n = 48 nhiễm sắc thể tồn tại trong 1 tế bào. Tế bào này tiếp tục trải qua lần phân bào 5 và 6 tạo nên 4 tế bào tứ bội. Vậy tổng số tế bào con hình thành: 56 + 4 = 60 tế bào. b/. Tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường bằng 4/56 = 1/14. c/. Số lượng NST đơn cần cung cấp: [(23 – 1) x 24] + [(23 – 1) x 24 x 7] + [ (22 – 1) 24 x 2] = 1488 NST. Bài tập 7: 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 2480 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu xuất thụ tinh của giao tử là 10 % và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân. Hãy xác định: a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích? Cách giải a. Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, ta có: 82 25601022 248010)12(2 =→     = =− n n n x x (ruồi giấm) 2n.2x .10 = 2560  x = 5 b. Số tế bào con sinh ra: 320 Số giao tử tham gia thụ tinh: 100 10 128 × = 1280 Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử: 320 1280 = 4 suy ra là con đực Bài tập 8: Ở 1 loài ong mật, 2n=32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tuỳ điều kiện về dinh dưỡng, còn trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực. Một ong chúa đẻ được một số trứng gồm trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh, nhưng chỉ có 80% số trứng được thụ tinh là nở thành ong thợ, 60% số trứng không được thụ tinh là nở thành ong đực, các trường hợp còn lại đều không nở và bị tiêu biến. Các trứng nở thành ong thợ và ong đực nói trên chứa tổng số 155136 NST, biết rằng số ong đực con bằng 2% số ong thợ con. a/ Tìm số ong thợ con và số ong đực con. b/ Tổng số trứng được ong thợ đẻ ra trong lần nói trên là bao nhiêu? c/ Nếu số tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng chiếm 1% so với tổng số tinh trùng hình thành thì tổng số NST trong các tinh trùng và tế bào trứng bị tiêu biến là bao nhiêu? Cách giải a/ Gọi x là số ong thợ, y là số ong đực thì y = 0,02x Ta có 32x + 16 x 0,02x =155136; x = 4800; y = 96 b/ Tổng số trứng đẻ là (4800x100/80) + (96x100/60) = 6160 c/ Tổng số nhiễm sắc thể bị tiêu biến - Số trứng thụ tinh đẻ ra: 4800 x 100/80 = 6000 trứng - Số tinh trùng không thụ tinh: (6000 x 100) – 6000 = 594000 - Số trứng không thụ tinh đẻ ra: 96 x 100/60 = 160 trứng GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 31
  • 32. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com - Số trứng không thụ tinh không nở: 160 – 96 = 64 - Số trứng thụ tinh không nở: 6000 – 4800 = 1200 - Tổng số nhiễm sắc thể bị tiêu biến: (32 x 1200) + 16(64 + 594000) = 9543424 NST Bài tập 9: Một tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài thực hiện nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu hình thành 504 nhiễm sắc thể (NST) đơn mới. Các tế bào con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường tạo 128 tinh trùng chứa NST Y. a. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai? b. Xác định bộ NST 2n của loài? c. Trong quá trình nguyên phân đó có bao nhiêu thoi tơ vô sắc được hình thành? d. Tính số lượng NST đơn môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình tạo giao tử từ 1 tế bào sinh dục sơ khai e. Có bao nhiêu kiểu sắp xếp của các NST kép trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc ở kì giữa 1 phân bào giảm nhiễm. GIẢI Số đợt nguyên phân: - Số tinh trùng mang NST Y = tinh trùng mang NST X = 128 Tổng số tinh trùng tạo thành: 128 × 2 = 256 Số TB sinh tinh: 64 4 256 = Số đợt nguyên phân: Gọi K là số đợt nguyên phân 2k = 64 → k = 6 Bộ NST 2n: (26 -1) × 2n = 504 → 2n = 8 - Số thoi vô sắc hình thành: 26 – 1 = 63 - Số NST môi trường cung cấp cho tế bào sinh dục sơ khai tạo giao tử: (26-1 + 1) × 8 = 1016 - Số kiểu sắp xếp là: 8 kiểu sắp xếp. Bài tập 10: 10 tế bào sinh dục của một cơ thể nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con đều trải qua vùng sinh trưởng bước vào vùng chín, giảm phân tạo nên các giao tử, môi trường nội bào đã cung cấp thêm nguyên liệu tạo nên 2560 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử 10% tạo nên 128 hợp tử lưỡng bội bình thường. a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài? b. Xác định giới tính của cơ thể tạo nên các giao tử trên? c. Các hợp tử được chia thành hai nhóm A và B có số lượng bằng nhau. Mỗi hợp tử trong nhóm A có số đợt nguyên phân gấp 2 lần số đợt nguyên phân trong nhóm B. Các hợp tử trong mỗi nhóm có số đợt nguyên phân bằng nhau. Tổng số NST đơn có trong toàn bộ các tế bào con sinh ra từ 2 nhóm bằng 10240 NST đơn lúc chưa nhân đôi. Tìm số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử trong mỗi nhóm tế bào? Cách giải a. Ở vùng chín mỗi tế bào sinh dục có một lần nhân đôi NST ở kì trung gian của lần phân bào I nên số lượng NST cung cấp bằng số lượng NST có trong tế bào ban đầu trước khi bước vào giảm phân. Suy ra số lượng NST đơn có trong các tế bào trước khi thực hiện giảm phân là 2560 NST đơn. - Số lượng NST đơn có trong 10 tế bào sinh dục sơ khai là 2560 – 2480 = 80 - Bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 8 10 80 = b. Với hiệu suất thụ tinh 10% để tạo ra 128 hợp tử thì số lượng giao tử cần phải có: 1280100 10 128 =× giao tử - Số lượng tế bào sinh dục con khi chưa bước vào vùng chín được tạo ra từ nhóm tế bào trên: 120 8 2560 = tế bào Nếu các tế bào này là tế bào sinh trứng thì chỉ tạo được 320 tế bào trứng, không đủ hoàn tất quá trình thụ tinh. Vậy nhóm tế bào trên là tế bào giới tính đực. Vì tạo được: 12804320 =× tinh trùng. c. Gọi số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử trong nhóm B là k. Suy ra số lần nguyên phân của hợp tử trong nhóm A là 2k. Theo giả thiết ta có phương trình: 102408)642642( 2 =××+× kk = 20 648 10240 22 2 = × =+ kk Đặt k=1, ta có: 2022 2 <+ kk loại GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 32
  • 33. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com Đặt k=2, ta có: 2022 2 =+ kk nghiệm đúng. Số đợt nguyên phân mỗi hợp tử trong nhóm A là 4 đợt nhóm B là 2 đợt. Bài tập 11: Tổng số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng của một loài bằng 320. Tổng số NST đơn trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn các NST trong các trứng là 18240. Các trứng tạo ra đều được thụ tinh. Một trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo ra 1 hợp tử lưỡng bội bình thường. Khi không có trao đổi đoạn và không có đột biến loài đó tạo nên 219 loại trứng. a. Nếu các tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng đều được tạo ra từ 1 tế bào sinh dục sơ khai đực và 1 tế bào sinh dục sơ khai cái thì mỗi loại tế bào đã trải qua mấy đợt nguyên phân. b. Tìm hiệu suất thụ tinh của tinh trùng? c. Số lượng NST đơn mới tương đương mà môi trường cung cấp cho mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái để tạo trứng. là bao nhiêu? Cách giải a. Gọi số lượng tế bào sinh tinh trùng là x, gọi số lượng tế bào sinh trứng là y (với điều kiện x, y là số nguyên dương, thỏa mãn công thức 2k ). Theo giả thiết và theo lí thuyết giảm phân ta có hệ phương trình:    =+× =+ 1824019419 320 yx yx ta có    = = 64 256 y x (bộ NST của loài 2n=38, có 219 loại trứng) Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục đực: 2k =256 k = 8 đợt Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái: 2k = 64  k = 6 đợt b. Theo giả thiết các tế bào trứng đều được thụ tinh, vậy có 64 hợp tử. Để tạo ra 64 hợp tử phải có 64 tinh trùng được thụ tinh với trứng trong tổng số tinh trùng được tạo ra. 256 × 4 = 1024. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng %25,6100 1024 64 =× c. Số lượng NST đơn mới tương đương cung cấp cho tế bào sinh dục cái: - Ở vùng sinh sản: (64-1) × 38 NST = 2394 NST - Ở vùng chín: 64 × 38 NST = 2432 NST Tổng số NST đơn mới tương đương cung cấp cho 1 tế bào sinh dục cái để tạo ra các trứng: = 2349 + 2432 = 4826 NST GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 33
  • 34. Trường THPT GIA ĐỊNH tiensinhgd@gmail.com TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong quá trình biên soạn tài liệu này tôi có tham khảo tài liệu của các quý thầy:  NGUYỄN CAO KHẢI - ĐOÀN ĐÌNH DOANH  NGÔ HÀ VŨ - ĐINH VĂN TIÊN Chúc các em học tốt! GV: Đinh Văn Tiên ĐT: 09.77.86.79.97 Trang 34