SlideShare a Scribd company logo
1 of 171
Download to read offline
Đời sống thuộc linh
Tác giả: Richard Goswiller
A. Người thuộc linh theo Kinh Thánh.
1. Những nét đặc trưng của đời sống Cơ Đốc.
Sau nhiều năm trong chức vụ mục sư và làm công tác khải đạo trong lãnh
vực tâm linh, tôi thấy đời sống Cơ Đốc có những nét đặc trưng sau đây:
Sau khi thật sự được tái sanh bởi Đức Thánh Linh, những Cơ Đốc nhân rất
phấn khởi với đời sống mới trong Chúa Giê-xu Christ. Họ thiết tha yêu mến
Đấng rất mực khoan dung cứu chuộc họ, và họ không còn ước muốn phạm
tội như trước. Thật vậy, vì chưa cảm thấy khuynh hướng muốn phạm tội
ngay nên họ cho rằng mình sẽ không còn phạm tội nữa và hẳn sẽ có thể
thắng hơn bất cứ cám dỗ nào. Tuy nhiên, theo thời gian, khi đời sống tâm
linh trở thành thực hữu, họ khám phá ra rằng trong thâm tâm họ vẫn có ước
muốn phạm tội. Thực tế họ biết mình đang phạm tội. Tệ hơn nữa, họ còn
thấy tội lỗi tiềm tàng đó mạnh mẽ cách kỳ lạ. Vào thời điểm này họ trở nên
bối rối, có khi bối rối đến độ nghi ngờ cả kinh nghiệm qui đạo của mình. Họ
lo âu, chán nản, và thất vọng khi cố gắng tìm cách giải quyết tình trạng khó
xử của họ.
2. Những cách đáp ứng thông thường đối với vấn đề.
a. Thỏa hiệp với thế gian.
Một số người khi phải đương đầu với tình trạng khó xử này đã quyết định
nhượng bộ với tội lỗi và sự yếu đuối của xác thịt họ. Họ tìm cách biện minh
hay hợp lý hóa thái độ của mình. Họ còn có thể thay đổi cả quan điểm thần
học để cất bỏ nỗi day dứt do ý thức về tội lỗi ấy. Làm như thế, họ không kể
thái độ đó là tội lỗi, thực chất là họ bước theo thế gian làm hại đến những
tiêu chuẩn cao trọng của Đức Chúa Trời.
b. Tình trạng hâm hẩm.
Một số khác đi đến chỗ tự lừa dối mình suy nghĩ rằng tất cả những gì Đức
Chúa Trời đòi hỏi là những biểu lộ mang tính thuộc linh. Vì vậy họ cố gắng
giữ một mức độ 'Cơ Đốc giáo' vừa phải - đi nhà thờ, dâng hiến cho công
việc nhà Chúa và còn có thể hầu việc Chúa trong một số khả năng nào đó,
nhưng chưa bao giờ họ xử lý lối sống của họ một cách đúng đắn để nhận lời
hứa được giải thoát khỏi tội lỗi và sự tầm thường.
c. Chiến đấu liên tục, thất bại và chán nản.
Do nhạy bén với Đức Thánh Linh, một số khác tỏ ra nghiêm túc hơn. Họ
thấy kinh khiếp chính họ. Họ ghê tởm tội lỗi và lối sống của họ. Họ hết lòng
mong ước được giải thoát để Chúa được vinh hiển qua đời sống họ. Họ nỗ
lực đủ cách để nghe ngóng kết quả - nào cầu nguyện, kiêng ăn, nào chiến
đấu, khuyên bảo. Nhưng kết quả dường như luôn luôn là: THẤT BẠI!
d. Sự đầy dẫy Thánh Linh thật và chiến thắng.
Cũng còn những người khác cứ quyết tâm bươn tới và cuối cùng khám phá
được rằng thật ra Đức Chúa Trời đã cung cấp mọi điều cần thiết cho đời
sống tâm linh. Họ tìm được đời sống phong phú mà Chúa định sẵn cho mỗi
một con cái Ngài và họ bắt đầu cuộc sống ở một mức độ mà họ chưa bao giờ
nghĩ rằng khả thể.
3. Con đường đến sự giải cứu và chiến thắng hoàn toàn.
Theo tôi, không có cách nào để bước vào một đời sống thuộc linh thật nếu
chúng ta không hiểu ý nghĩa sự sống thuộc linh hoặc không biết Đức Chúa
Trời đã dự trù những gì cho sự sống thuộc linh này!
"Tiếp theo con đường dẫn đến sự cứu rỗi thì không có đề tài nào quan trọng
đối với tâm trí con người hơn là chương trình thiên thượng để qua đó một
Cơ Đốc nhân có thể sống làm vinh hiển danh Chúa. Sự thiếu hiểu biết và sai
lầm có thể đưa đến thất bại tâm linh cách bi thảm. Cũng giống như trong
việc rao giảng Phúc Âm, nhu cầu rất trọng đại là nói ra cách chính xác về
giáo lý, của Kinh Thánh về sự cứu rỗi khỏi quyền lực của tội lỗi là một nhu
cầu rất lớn" (Lewis Sperry Chafer, Major Bible Themes, p.190
Do đó, tôi đề nghị câu sau đây sẽ làm nền tảng căn bản cho cả bài học này:
Giống như trong sự xưng nghĩa của một tín đồ, sự nên thánh của người ấy
cũng do ân điển của Đức Chúa Trời; căn bản sự nên thánh của người ấy là
do công tác cứu chuộc của Chúa Giê-xu và phương tiện đạt đến sự nên thánh
đó chỉ do đức tin mà thôi!
Vì vậy, mỗi một Cơ Đốc nhân cần hiểu rõ lẽ thật của Phúc Âm để đặt niềm
tin đúng đắn vào Đức Chúa Trời trong vấn đề nên thánh của mình. Có như
vậy, chúng ta mới đạt được chiến thắng.
4. Ba loại người (ICo1Cr 2:6-3:4)
Căn cứ trên khả năng hiểu và tiếp nhận lẽ thật đã được Đức Thánh Linh bày
tỏ, ba loại người này được phân biệt như sau:
a. Người thiên nhiên.
Tình trạng (ICo1Cr 2:11):
Trong người ấy chỉ có linh loài người (c.11). Do đó người ấy dự phần cách
thoải mái những việc của đồng loại mình vì người ấy cũng giống y như vậy.
Họ là người cùng hội cùng thuyền và sinh hoạt cùng một lãnh vực.
Tình trạng của người đó không thể thay đổi được:
Không thể thay đổi trình độ hay lãnh vực hiện đang sống của người thiên
nhiên. Nói cách khác, người ấy không thể tuột xuống mức độ của thú vật
nhưng cũng không thể leo lên mức độ thiên thượng. Người ấy có thể cố gắng
hiểu, để phân biệt hay để tiến bộ ở tầm cao hơn. Nhưng bằng khả năng của
riêng mình sẽ chẳng bao giờ người ấy vượt khỏi mức độ hiện đang sống.
Tình trạng bất năng của người thiên nhiên (ICo1Cr 2:14):
Người ấy không có khả năng thay đổi tình trạng của mình và cũng không thể
hiểu được bất cứ điều gì cao hơn mức độ thiên nhiên của mình. Thật ra
người đó bị Sa-tan thống trị và đang bị Sa-tan làm mù lòng (Eph Ep 2:2,
IICo 2Cr 4:4). Vì vậy đối với người ấy tất cả lẽ thật thiêng liêng là sự rồ dại
và người ấy chối bỏ lẽ thật này.
Kết luận tổng quát:
Con người thiên nhiên có thể có nhiều khả năng tự nhiên, kiến thức rộng, sự
khôn ngoan ở đời, có những khuynh hướng tôn giáo v.v... Nhưng từ lúc sinh
ra cho đến lúc chết đi người ấy cứ sống trong lãnh vực thiên nhiên và không
thể thay đổi tình trạng của mình vì không thể hiểu nổi lẽ thật thiêng liêng.
b. Người xác thịt.
Một số người không chấp nhận quan điểm này. Họ cho là 'Cơ Đốc nhân' và
'xác thịt' không thể đi đôi với nhau. Dù quan điểm này có phần đúng, vì
Kinh Thánh tuyên bố rằng tất cả Cơ Đốc nhân không còn ở trong xác thịt mà
ở trong Thánh Linh nhưng Kinh Thánh dường như cũng chỉ ra là một người
có thể sống trong Thánh Linh nhưng tâm trí cũng vẫn còn thuộc về xác thịt
(xin xem lại ghi chú ở phần đầu).
Tình trạng người xác thịt (ICo1Cr 3:1-4):
Đoạn này nêu những điểm sau đây về tính xác thịt.
Câu 1: Người xác thịt được gọi là 'con đỏ' (còn là em bé), mặc dù không
phải tất cả những con đỏ trong Christ đều là xác thịt.
Câu 2: Những người xác thịt này vẫn còn 'bú bình' - họ cần sữa hay thức ăn
của trẻ con vì họ chưa tiêu hóa nổi thức ăn cứng.
Câu 3,4: Hai câu này dường như nói rằng những người này thật sự là những
Cơ Đốc nhân nhưng họ có tâm trí xác thịt và do đó cư xử theo xác thịt. Vì
vậy, dù là những Cơ Đốc nhân nhưng họ ăn ở như người thiên nhiên mô tả
trong chương 2;.
Minh họa tình trạng người xác thịt:
Dường như Phao-lô muốn nói Cơ Đốc nhân xác thịt là người không lớn lên
đúng mức. Hãy tưởng tượng niềm vui của bạn khi ngắm xem đứa bé sơ sinh
của bạn lớn dần theo từng giai đoạn của tuổi ấu thơ thích hợp với sự phát
triển của nó. Nhưng hãy tưởng tượng nỗi lo sợ của bạn, nếu đứa con tuổi 16
vẫn còn ở trong giai đoạn ấu nhi!
Kết luận tổng quát:
Người xác thịt hơn người thiên nhiên vì có Đức Thánh Linh. Nhưng người
ấy đã không tăng trưởng đúng mức. Người ấy có thể 'ở trong Thánh Linh'
nhưng tâm trí và đời sống bị xác thịt chi phối. Hội thánh đã sai lầm khi chấp
nhận tình trạng này, nhưng Kinh Thánh thì dứt khoát xem điều đó là bất
thường!
c. Người thiêng liêng.
Tình trạng (ICo1Cr 2:9-15):
Đây là loại người thứ ba nói chung, nhưng là loại Cơ Đốc nhân thứ hai nói
riêng.
Câu 12: Người thiêng liêng có thể biết Chúa qua Đức Thánh Linh.
Câu 9: Lẽ thật thiêng liêng không phải tự nhiên mà hiểu được.
Câu 13: Người thiêng liêng không cần dạy dỗ bằng những phương cách tự
nhiên hay sự khôn ngoan của thế gian nhưng được dạy dỗ bởi Đức Thánh
Linh.
Câu 15: Sự sâu nhiệm của người thiêng liêng không bị giới hạn, người ấy có
thể hiểu tất cả mọi điều (kể cả thiên nhiên và thiêng liêng) mặc dù người
thiên nhiên và người xác thịt không thể hiểu được người ấy.
Khác biệt giữa người thiêng liêng và người xác thịt.
Khác biệt chủ yếu: Mặc dù các Cơ Đốc nhân đều 'ở trong Thánh Linh'
nhưng Cơ Đốc nhân thiêng liêng là người đã học được ý nghĩa của việc
'bước đi trong Thánh Linh'
Do đó, đời sống người ấy được Đức Thánh Linh chi phối khi cứ bước theo
Ngài.
Nhấn mạnh chủ yếu: Một người được kể là một Cơ Đốc nhân vì người ấy có
một mối quan hệ đúng đắn với Đấng Christ. - Một Cơ Đốc nhân được kể là
thiêng liêng vì người ấy có mối quan hệ đúng đắn với Đức Thánh Linh.
Kết luận tổng quát:
Bí quyết của sự thiêng liêng Cơ Đốc là bước đi theo Đức Thánh Linh. Cố
gắng để biến một người thiên nhiên hay một Cơ Đốc nhân xác thịt thành một
người Cơ Đốc thiêng liêng còn khó hơn việc làm cho nước chảy ngược lên
đồi! Chẳng đưa đến kết quả gì! Chúng ta thường cố gắng thúc đẩy mọi
người thực hiện những sinh hoạt thuộc linh như đi nhà thờ, cầu nguyện, đọc
Kinh Thánh, dâng 1/10, vâng phục Chúa, làm chứng cho những người hư
mất. Tuy nhiên gần như là vô ích khi thúc giục một người xác thịt làm
những sinh hoạt này còn với người thiêng liêng thì chẳng cần thúc giục để
làm những điều ấy. Nan đề đặt ra là làm thế nào để một người Cơ Đốc trở
thành thiêng liêng. Xét cho cùng đó là việc chỉ có Chúa làm được mà thôi!
d. Tiến trình của phân đoạn Kinh Thánh với ba loại người.
Mặc khải không thể hiểu được bằng những phương cách tự nhiên (c.9,10).
Người thiên nhiên không thể hiểu biết mặc khải, chỉ có Đức Thánh Linh mới
biết mà thôi.
Đức Thánh Linh được ban cho các tín đồ để giúp họ hiểu (c.10).
Người thiên nhiên không thể nhận được lẽ thật thiêng liêng (c.14).
Do tính xác thịt nên Cơ Đốc nhân xác thịt bị ngăn trở không nhận được lẽ
thật thiêng liêng (3:1-4)
Người thiêng liêng có thể nhận được tất cả lẽ thật thiêng liêng (2:15) mà
không bị cản trở chút gì.
B. Ý nghĩa thật của sự được cứu.
1. Sự cứu rỗi không phải:
a. Theo một tôn giáo.
Được cứu không chỉ có nghĩa là tin vào Đức Chúa Trời, hay trên tinh thần
chấp nhận mọi đòi hỏi của Đấng Christ; hoặc chịu báp-tem; gia nhập Hội
thánh hay dự thông công. Một người có thể làm tất cả những điều này cách
hết sức thật lòng mà cũng chẳng bao giờ trở thành Cơ Đốc nhân.
b. Chỉ là 'chấp nhận Christ'.
Sự cứu chuộc không chỉ có nghĩa là 'nắm lấy Giê-xu' hay 'nhận Giê-xu' hay
'mời Giê-xu vào lòng'. Nó còn mang nhiều ý nghĩa khác hơn là 'quyết định
tin theo Giê-xu'. Giống như trên, một người có thể làm tất cả những điều này
một cách hoàn toàn máy móc và cũng chẳng khi nào thật sự trở thành một
Cơ Đốc nhân.
c. Chủ yếu là một kinh nghiệm của cảm xúc hay trí tuệ.
Đức tin Cơ Đốc chắc chắn là một điều hợp lý và chỉ nhờ đó tâm trí của
người mới có thể thỏa mãn. Về một phương diện đức tin này có yếu tố cảm
xúc và ta không nên loại bỏ cảm xúc này ra khỏi đời sống Cơ Đốc. Tuy
nhiên, những kinh nghiệm này không phải là những điều quan trọng duy
nhất và chỉ với những kinh nghiệm như thế, không thể khiến một người trở
thành một Cơ Đốc nhân được.
d. Cố gắng tỏ ra thiêng liêng.
Đừng bao giờ hiểu Cơ Đốc giáo là 'hãy làm những điều này' và 'đừng làm
những điều kia'. Đó là tôn giáo của đời này. Cũng vậy, Cơ Đốc giáo không
phải là 'cố hết sức' hay 'làm hết sức mình' hay 'được tiếng tốt' trước mặt
người khác. Cơ Đốc giáo không phải là một tôn giáo hay là sự thiêng liêng
do con người tạo ra. Những cố gắng tỏ ra thiêng liêng có thể lừa dối người
khác hay lừa dối chính mình, nhưng sẽ chẳng bao giờ được kể là công bình
trước mặt Đức Chúa Trời.
2.Tầm quan trọng của việc suy nghĩ theo Kinh thánh, theo thần học và một
cách thiêng liêng.
a. Thực tế khách quan và chủ quan.
Ngay cả khi đã là Cơ Đốc nhân chúng ta cũng có khuynh hướng nhìn sự vật
theo mối liên hệ của chúng đối với chúng ta (bản chất của nhân bản chủ
nghĩa). Chúng ta quan tâm chủ yếu đến những tình cảm của chúng ta , đến ý
kiến của chúng ta , đến kinh nghiệm của chúng ta và đến thế giới của chúng
ta . Và chúng ta đánh giá chân lý trong tương quan của nó đối với chúng ta.
Tuy nhiên, phải nhớ rằng chân lý là chân lý, dù chúng ta nghĩ gì hay cảm
thấy gì chăng nữa.
b. Lẽ thật theo kinh nghiệm và lẽ thật được bày tỏ.
Ngày nay, trong Hội thánh cũng như ở ngoài đời người ta thường nhấn mạnh
đến khía cạnh kinh nghiệm. Những gì quan trọng nhất là những gì bạn đã
kinh nghiệm và tất cả mọi thứ (kể cả Lời Chúa) đều được giải thích bằng
kinh nghiệm. Tuy nhiên, kinh nghiệm của bạn về một điều gì đó không biến
điều đó thành chân lý. Nói cách khác, mặc dù kinh nghiệm có thể rất thật
nhưng điều đó cũng không biến nó thành sự thật (đây là một điều rõ ràng
nếu chúng ta suy xét đến sự lừa dối đã xảy ra trong cả các tôn giáo đời này
lẫn trong tà giáo 'Cơ Đốc'. Thật vậy, hầu hết những lẽ đạo quí báu nhất trong
Cơ Đốc giáo không hề được các tín đồ thực sự kinh nghiệm. Những lẽ thật
này đã được bày tỏ cho họ là điều chân thật!
c. Sự hiểu biết là cần yếu cho đức tin thật.
Hội thánh ngày nay thường nhấn mạnh đến đức tin. Chúng ta đã trở thành
những Cơ Đốc nhân 'có đức tin vào đức tin của mình'. Đúng ra, trọng tâm
phải được đặt vào 'lẽ thật' do Đức Chúa Trời bày tỏ. Do đó, sự hiểu biết lẽ
thật là yếu tố cần thiết dẫn đến đức tin. Chúng ta được mời gọi để biết lẽ
thật, để xem xét lẽ thật và rồi tin vào lẽ thật. Vì vậy niềm tin đúng đắn và
mọi suy nghĩ về Kinh Thánh phải được đặt căn bản trên sự kiện là biết lẽ
thật của Kinh Thánh!
d. Kết luận tổng quát.
Điều tôi muốn nói rất đơn giản: khi chúng ta cố gắng để trả lời một câu hỏi
như là 'ý nghĩa đích thực của sự cứu rỗi là gì?' - chúng ta không được dựa
trên những phân tích khách quan hay theo kinh nghiệm mà nên tìm biết Đức
Chúa Trời đã thật sự trả lời câu hỏi đó như thế nào!
3. Sự cứu rỗi thật sự chính là:
a. Điều Đức Chúa Trời đã làm từ ngàn xưa.
Sự cứu rỗi có nghĩa là được Đức Chúa Trời chọn lựa:
Sự chọn lựa có thể hiểu là hành động tối cao của Đức Chúa Trời qua đó
Ngài chọn ra một dân sự cho riêng Ngài giữa vòng nhân loại.
Điều này chỉ có nghĩa là từ ngàn xưa, từ trước khi thế gian được dựng nên,
Đức Chúa Trời đã chọn bạn làm đối tượng cho tình yêu của Ngài. Chính vào
lúc đó Ngài đã tỏ lòng yêu thương đối với cá nhân bạn (RoRm 8:29, Eph Ep
1:4).
Sự cứu rỗi là được định sẵn bởi Đức Chúa Trời:
Sự định trước được coi như là hành động tối cao của Đức Chúa Trời qua đó
Ngài dự bị những phương tiện hoàn hảo để làm thành những mục đích hoàn
hảo của Ngài đối với những người mà Ngài đã lựa chọn từ trước.
Nói cách khác, những người mà Đức Chúa Trời đã tỏ lòng yêu thương từ
ngàn xưa, những người mà Đức Chúa Trời đã có một mục đích rõ ràng và
nhất định cho họ, thì Ngài cũng định những phương cách chính xác để hoàn
thành mục đích đó (RoRm 8:28-30, Eph Ep 1:4-6).
b. Điều Đức Chúa Trời đã làm trong không gian và thời gian.
Sự cứu rỗi là sự được kêu gọi có kết quả:
Có thể định nghĩa sự kêu gọi có kết quả là một lời kêu gọi tối cao và rõ ràng
trong lòng tội nhân, qua lời kêu gọi này, họ được mời đến và được ban cho
khả năng tin nhận sứ điệp của Phúc Âm để được cứu.
Có một lời kêu gọi tổng quát ngoại tại của Phúc Âm qua việc rao giảng lời
Chúa và một lời kêu gọi đặc biệt và rõ ràng phía của Đức Thánh Linh. Điều
gì đã khiến cho một tội nhân có thể đáp ứng? Đức Chúa Trời đã ban khả
năng này qua của Đức Thánh Linh (EsIs 55:11, GiGa 5:21, 6:37, RoRm
10:17 v.v.;.)
Sự cứu rỗi là được tái sanh:
Có thể định nghĩa sự tái sanh là công việc kỳ diệu của Đức Chúa Trời qua đó
Ngài khiến tâm linh chết của con người được sống lại bởi được 'sinh từ trên
cao'.
Sự tái sanh còn có thể được định nghĩa là công việc kỳ diệu của Đức Chúa
Trời qua đó sự sống mới được dẫn truyền và đặt vào trong một người, bởi đó
khuynh hướng chủ trị tội nhân đã được thánh hóa và hướng về Đức Chúa
Trời.
Đó chính là cốt lõi của 'sự qui đạo'. Đó chính là điều Chúa Giê-xu nhấn
mạnh khi Ngài tuyên bố mạnh mẽ rằng tội nhân hư mất phải được sanh lại.
Tại sao đây lại là điều cốt lõi? Vì chúng ta không thể thay đổi hay cải tạo
xác thịt. Chúng ta phải là kẻ được dự phần vào bản chất thiên thượng (GiGa
3, GiGa 1:12, 13, Gia Gc 1:18, Tit Tt 3:5, Eph Ep 2:4, 5 v.v...).
Sự cứu rỗi là sự hiệp một với Christ:
Đây là công việc siêu nhiên của Đức Thánh Linh qua đó Ngài kết hợp tội
nhân đã tin vào thân vị của Chúa Giê-xu đến đời đời.
Tín đồ khi đó được xem là 'ở trong Christ' và không còn 'ở trong A-đam' nữa
(RoRm 5:12-21, 6:6). Xin lưu ý sự phân biệt sau đây:
Tái sanh - đó là 'Christ trong bạn'.
Hiệp một - đó là 'bạn trong Christ'.
Chúa Giê-xu nói về chính điều này trong GiGa 14:19, 20 và ở những chỗ
khác. Xin tham khảo những tài liệu khác về vấn đề này.
Sự cứu rỗi là được xưng công bình:
Sự xưng công bình có thể được định nghĩa là lời tuyên bố hợp pháp một
cách vô điều kiện (ân điển) và một cách công bình (sự đền tội) của Đức
Chúa Trời qua đó Ngài tha thứ mọi tội lỗi cho tội nhân và ban sự công nghĩa
cho họ. Việc này chỉ dựa trên sự hy sinh chuộc tội đã được Chúa Giê-xu
Christ hoàn tất.
Đây là lời tuyên bố có giá trị đời đời của Đức Chúa Trời vì dựa trên sự đền
tội của Đấng Christ. Do đó một tín đồ có thể biết chắc được rằng:
Người ấy không có mặc cảm phạm tội - có nghĩa là Đức Chúa Trời đối xử
với bạn như thể bạn chưa bao giờ phạm một lỗi lầm nào trong cả cuộc đời!.
Người ấy là công bình - có nghĩa là Đức Chúa Trời đối xử với bạn như thể
bạn đã tuân giữ luật pháp suốt cả đời bạn!
Vì vậy một tín đồ hưởng sự công bình nhờ đức tin chớ không nhờ việc làm
(RoRm 1:16, 17, 10:4, Phi Pl 3:9, HeDt 7:18, 19 v.v...)
Sự cứu rỗi là được Đức Thánh Linh cư trú và ấn chứng:
Đây là mục đích đặc biệt của Đức Chúa Trời trong việc tuyên bố quyền sở
hữu của Ngài, trong việc gìn giữ, bảo vệ những gì thuộc về Ngài và trong
việc đảm bảo sự chuộc tội đời đời cho mỗi một người đã được tái sanh.
Không phải Đức Thánh Linh làm công việc ấn chứng mà chính Đức Thánh
Linh là ấn chứng. Đây là dấu hiệu xác nhận của Đức Chúa Trời đối với mỗi
một con cái của Ngài. Đây là cách Ngài bảo vệ họ và đây là lời Ngài hứa sẽ
làm trọn công việc của Ngài.
Sự cứu rỗi là được hòa thuận lại, được nhận làm con:
Đây là công việc đặc biệt của Đức Chúa Trời, qua đó Ngài đem tội nhân xa
lạ vào trong mối tương quan phải lẽ với Ngài và hơn thế nữa, tiếp nhận tội
nhân trước đây vốn xa lạ đó làm con nuôi trong chính gia đình Ngài.
Khi tội nhân còn ở trong xác thịt, trong A-đam và đi theo Sa-tan thì người ấy
là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là trước đây tất cả chúng ta
đều xa cách Ngài và ở dưới cơn thạnh nộ thiên thượng của Ngài. Đó chính là
ý nghĩa của sự bị lạc mất và chưa trọn vẹn! Nhưng bây giờ bởi dòng huyết
Chúa Giê-xu chúng ta đã được, đem đến gần và hơn thế nữa, đã nhận vào gia
đình của Đức Chúa Trời.
c. Điều Đức Chúa Trời đang làm trong hiện tại.
Sự cứu rỗi có nghĩa là đang được thánh hóa:
Sự nên thánh có thể được định nghĩa là công việc siêu nhiên mà Đức Thánh
Linh làm bên trong một tín đồ để qua đó người ấy được nên giống như Chúa
Giê-xu Christ.
Tôi nhấn mạnh tại đây cái thực tế của sự nên thánh ở hiện tại. Phải nhớ rằng
sự xưng công bình thật luôn luôn dẫn đến sự nên thánh. Do đó qua tái sanh
đời sống mới đã được trồng vào, giờ đây đang được lớn lên và ảnh hưởng
đến đời sống người tín đồ với mức độ ngày càng gia tăng. Bằng cách này,
mỗi một tín đồ đang được biến đổi đi từ vinh hiển đến vinh hiển để đến kết
quả là được trở nên giống như Ngài!
d. Điều Đức Chúa Trời sẽ làm trong tương lai.
Sự cứu rỗi là được sống lại về thân thể:
Đây là một công việc siêu nhiên của Đức Chúa Trời qua đó Ngài khiến thân
thể người tín đồ từ cõi chết được sống lại đến một đời sống vĩnh cửu trong
sự hiện diện của Ngài.
Kinh Thánh dạy rằng một ngày kia tất cả mọi người từ cõi chết sẽ được sống
lại để hưởng một đời sống hạnh phước khôn tả với Đức Chúa Trời. Do đó,
'sự cứu rỗi vĩ đại' của chúng ta nhất định có bao gồm sự cứu chuộc của thân
thể.
Sự cứu rỗi là được làm vinh hiển:
Sự biến hóa vinh hiển là công việc siêu nhiên của Đức Chúa Trời qua đó
thân thể hay hư nát được sống lại từ cõi chết biến thành không hư nát và
thân thể hay chết được biến thành vĩnh cửu. Kết quả là người tín đồ được
đời đời cất khỏi sự hiện diện của tội lỗi và khả năng phạm tội.
Thân thể hiện nay của chúng ta một ngày kia sẽ được biến hóa thành không
hư nát. Thân thể là 'thân thể của tội lỗi' (RoRm 6:1-23) và vẫn còn bị ảnh
hưởng của bản ngã xác thịt. Hậu quả là xác thịt này tìm cách thống trị đời
sống của người tín đồ. Nhưng một ngày kia chúng ta sẽ thoát khỏi thân thể
này và do đó sẽ thoát khỏi bản ngã xác thịt mãi mãi. Chính vào thời điểm ấy,
người tín đồ được giải thoát khỏi sự hiện diện của tội lỗi và không bao giờ
phải đấu tranh với xác thịt và những cám dỗ phạm tội nữa.
Hãy để ý là mỗi một định nghĩa nêu trên đều bắt đầu với lời tuyên bố: Đó là
công việc của Đức Chúa Trời! Thật vậy, sự cứu rỗi chỉ đến từ Đức Chúa
Trời! Ngợi khen Ngài!
Giáo lý của sự tái sanh
Tại sao cần thiết?
SaSt 3:1, 13, GiGa 8:34, 3:3, 6a, Gie Gr 13:23, RoRm 8:5-8, Eph Ep 2:1-3
Bản chất của sự sanh lại.
Đức Chúa Trời là tác giả của sự tái sanh. GiGa 1:12, 13
Đức Thánh Linh là tác giả chính của sự tái sanh. GiGa 3:5-8
Lời Chúa là công cụ của sự sanh lại. IPhi 1Pr 1:23
Sự tái sanh xảy ra và hoàn tất ngay trong một lúc, không giống như sự nên
thánh vốn là một quá trình liên tục.
Kết quả của sự tái sanh.
Khi được sanh lại. Chúng ta thật sự tiếp nhận sự sống của Christ vào đời
sống chúng ta. IICo 2Cr 13:5, IGi1Ga 5:12, GaGl 2:20, CoCl 1:27
Sự sống chúng ta nhận được là sự sống đời đời. GiGa 5:24, 10:28, RoRm
6:23
Đức Thánh Linh ngự trong người đã tái sanh. RoRm 8:9-11, ICo1Cr 3:16
Người được tái sanh thật sự trở thành một 'tạo vật mới'. RoRm 6:1-14, IICo
2Cr 5:17
Người được sanh lại có khả năng sống một đời sống thánh khiết trước mặt
Chúa. RoRm 6:1-14, 8:1-4
Người được sanh lại có khả năng hiểu những điều thiêng liêng. ICo1Cr 2:6-
16
Người được sanh lại có Chúa làm việc cách cá nhân trong đời sống. Phi Pl
2:13.
Sự hiệp một của tín đồ với Christ
(địa vị 'ở trong Christ'của người tín đồ)
RoRm 8:1, Eph Ep 2:6, CoCl 1:14, Eph Ep 1:4, IICo 2Cr 5:17, CoCl 2:10,
11, 12, RoRm 6:23, Eph Ep 1:3, 6, 2:5, 13, 18, Phi Pl 4:13, ICo1Cr 15:57,
RoRm 8:38, 39, 37, IICo 2Cr 5:21.
C. Công việc của Đức Thánh Linh.
1. Đức Thánh Linh và sự sống thuộc linh.
'Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến vấn đề đầy dẫy Đức
Thánh Linh, nhưng rõ ràng Đức Thánh Linh là món quà vô giá của Đức
Chúa Trời ban cho những người được cứu. Kinh Thánh đánh giá về tầm
quan trọng của tặng phẩm này, cao hơn sự đánh giá của Cơ Đốc nhân rất
nhiều. Sự kiện Đức Thánh Linh ở trong tín đổ, không được bày tỏ trong bất
cứ kinh nghiệm nào; tuy nhiên, sự kiện đó là nền tảng mà tất cả mọi công
việc khác làm cho một con cái của Chúa phải tùy thuộc vào' (trích trong He
That Is Spiritual, Lewis Sperry chafer Zondervon trang 33.
a. Sự sống thuộc linh sản sinh bởi Đức Thánh Linh.
Sự sống thuộc linh không được thực hiện những phương cách tự nhiên. Đó
không phải là điều mà người tín đồ cố đạt đến được. Sự sống thuộc linh là
một phẩm chất của sự sống mà chỉ Đức Chúa Trời mới có thể tạo nên mà
thôi. Đó là công việc của một mình Đức Chúa Trời!
Nhiều người lầm lẫn sự sống thuộc linh với những hoạt động bề ngoài, hay
với một số kinh nghiệm thờ phượng đầy cảm xúc hay ngay cả với những cá
tính riêng biệt (thí dụ: một người có tính tình dịu dàng và thụ động thường
được xem là 'thuộc linh' hơn người khác). Nhưng sự sống thuộc linh là công
việc siêu nhiên của chính Đức Chúa Trời Toàn Năng!
b. Sự sống thuộc linh là bởi năng lực của Đức Thánh Linh.
Trên thực tế, Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta sống một đời sống thiêng liêng
và tiêu chuẩn Ngài định thì hết sức cao. Tuy nhiên, đồng thời Ngài biết
chúng ta không thể nào đạt đến tiêu chuẩn Ngài đã đặt ra. Do đó, sự sống
thuộc linh mà Ngài muốn, không phải đạt được bởi nỗ lực của chúng ta,
cũng không bởi công tác của chúng ta hay sự đấu tranh phấn đấu nào của
chúng ta cả. Sự sống thuộc linh không phải việc chúng ta làm cho Chúa!
Mỗi một tín đồ phải luôn luôn nhớ rằng sự xưng công bình là công việc
Chúa làm cho chúng ta và sự nên thánh là công việc Chúa làm trong chúng
ta.
c. Sự sống thuộc linh là do bởi sự đáp ứng của chúng ta đối với Đức Thánh
Linh.
Vì sự sống thuộc linh là công việc của Chúa, và vì Chúa đã ban cho chúng ta
Thánh Linh của Ngài để hoàn thành việc ấy nên đương nhiên, những tiến bộ
trong đời sống thuộc linh của chúng ta được quyết định do đáp ứng đúng đắn
của chúng ta với Đức Thánh Linh. Nói cách khác, chúng ta cần sẵn sàng cho
Đấng đã đến, để Ngài làm những gì mà chỉ một mình Ngài có thể làm! Do
đó chúng ta phải đi với Ngài; chúng ta không được làm buồn lòng hay dập
tắt Ngài, và chúng ta không được chống cự những phương cách Ngài đã
chọn để làm thành công việc của Ngài. Một lần nữa, trách nhiệm của người
tín đồ chỉ là bước đi trong Thánh Linh!
'Ôi, anh ta đã làm được bao điều to tát, nào cầu nguyện, nghe giảng, nào đọc
sách và thảo luận rất nhiều; thế nhưng anh ta có Đức Thánh Linh hay
không? Qua Kinh Thánh, tôi biết được sự khác biệt lớn lao nhất giữa những
thánh đồ và những tội nhân, đó là những người này thì có Thánh Linh còn
những người kia thì không' (trích trong A Puritan Golden Treasury, Walter
trang 142.
'Công việc của Đức Thánh Linh là hình thành trong người tín đồ một đời
sống có tính thiên thượng. Đời sống này không thể bắt chước được; tuy
nhiên người ta thường cho rằng sự sống thuộc linh có nghĩa là phấn đấu thực
hiện một số luật lệ đặc trưng nào đó hay là sự mô phỏng theo lý tưởng của
thiên đàng. Sự sống thuộc linh không phải do gắng sức đấu tranh mà có
được, mà là điều đã được công bố. Không phải là bắt chước theo lý tưởng ở
thiên đàng mà là sự được dự phần quyền năng thiên thượng, là năng lực duy
nhất có thể thực hiện đời sống lý tưởng đó'. (trích trong He that is Spiritual
của Lewis Sperry Chafer, trang 61.
'Sự sống thuộc linh thật là sự biểu hiện của Đức Thánh Linh trong và qua cá
nhân mà Ngài đầy dẫy. Đó là một sản phẩm thiên thượng của đời sống, hơn
là việc chỉ chấm dứt những điều thuộc về 'thế gian'. Sự sống thuộc linh thật
không bao gồm những điều tiêu cực mà người ta không làm mà là gồm
những điều tích cực mà người ấy làm. Đó không phải là sự đè nén mà là sự
biểu lộ. Đó không phải là việc tự kềm chế bản ngã mà là tuôn đổ Đấng
Christ. Người không được tái sanh sẽ không được cứu cho dù người đó thôi
không phạm tội, người đó không được sanh bởi Đức Chúa Trời. Một Cơ
Đốc nhân sẽ không trở thành thiêng liêng (thuộc linh) nhờ mình không làm
theo thế gian, nhưng do người đó không có được một biểu hiện nào của Đức
Thánh Linh' (trích trong He that is Spiritual của Chafer, trang 60.
2. Nhiệm vụ ba phần của Đức Thánh Linh trong đời sống tín đồ.
a. Đức Thánh Linh 'với' tín đồ.
Đức Thánh Linh là Đấng 'Paraklete' thiên thượng - Đấng đã đến với người
tin Chúa để giúp đỡ. Do đó Ngài là Đấng Trợ giúp thiên thượng; Đấng
Hướng dẫn, Đấng Yên ủi, Đấng giúp chúng ta mang gánh nặng. Bạn có thể
tin cậy rằng Ngài sẽ làm những điều Ngài đã đến để làm, nhưng Ngài cũng
sẽ đòi hỏi bạn làm những gì Chúa muốn bạn làm. Thêm vào đó, Ngài đến để
thi hành nhiệm vụ theo cách thức này mãi mãi, và Ngài sẽ không bao giờ rời
khỏi hoặc bỏ rơi bạn!
b. Đức Thánh Linh 'trong' người tín đồ.
Đức Thánh Linh không chỉ ở bên cạnh mà Ngài còn tái sanh và ban sự sống
thuộc linh cho tội nhân hư mất. Từ đó, Ngài thường xuyên ở trong cuộc đời
của người tín đồ. Thật vậy, đây là lẽ thật thực sự biến một người thành Cơ
Đốc nhân và khiến Cơ Đốc nhân khác với người thế gian. Chính qua sự cư
trú này mà Đức Thánh Linh hoàn tất công tác của Ngài là làm cho người tín
đồ nên thánh và biến đổi người ấy để trở nên giống Christ (đây là sự đầy dẫy
đương đề cập trong Eph Ep 5:18-21). Kết quả và bông trái của Thánh Linh
sản sinh trong đời sống của người tín đồ. (Hê 8 và 10;, Phi Pl 2:13, GaGl
5:22, 23 v.v..).
c. Đức Thánh Linh 'trên' người tín đồ.
Đức Thánh Linh muốn ban năng lực và xức dầu cho mỗi tín đồ để hầu việc
có kết quả. Điều này có thể được nói đến như là 'biểu hiện đặc biệt' của
quyền năng Đức Thánh Linh. Chúng ta thấy điều này trong suốt Cựu ước
(lưu ý đặc biệt đến các quan xét và các tiên tri) trong các sách Phúc Âm () và
xuyên suốt sách Công vụ (trong sách này, điều ấy được nói đến như sự 'đầy
dẫy'. Đây là sự ban quyền năng đặc biệt của Đức Thánh Linh liên hệ đến
việc làm chứng về Đấng Christ của tín đồ; về những ân tứ cũng như chức vụ
đặc biệt của tín đồ (Chúa Giê-xu đã hứa ban quyền phép này và Ngài trông
đợi chức vụ họ được thực hiện bởi quyền phép này Luca 24 và Cong Cv
1:8).
3. Nhiệm vụ của Đức Thánh Linh trong đời sống tín đồ.
a. Đức Thánh Linh khiến người tín đồ nhận biết lẽ thật (GiGa 16:12-15)
Đức Thánh Linh dạy dỗ người tín đồ bằng cách bày tỏ lẽ thật thiêng liêng
cho người ấy. Ngài khiến người tín đồ biết những gì không thể biết được
bằng phương cách tự nhiên. Sự dạy dỗ của Ngài luôn luôn liên quan đến lời
Chúa! Ngài sẽ soi sáng tâm trí, ban khả năng hiểu biết và khiến lẽ thật trở
nên sống động trong lòng người. Ngài dạy dỗ để đem người ấy đến đời sống
trưởng thành và kết quả.Vì Ngài là Giáo sư nên trách nhiệm của chúng ta là
phải luôn luôn tỏ ra là người chịu dạy dỗ.
b. Đức Thánh Linh dắt dẫn người tín đồ (RoRm 8:4)
Đức Thánh Linh đã đến ở bên người tín đồ để giúp đỡ, hướng dẫn và an ủi.
Sẽ không bao giờ có một thời điểm hay một hoàn cảnh nào mà Ngài không
hiện diện. Ngài sẽ đem đến sự an ủi và lời khuyên bảo từ Chúa, qua đó dẫn
chúng ta đến ý chỉ được bày tỏ của Đức Chúa Cha. Tuy nhiên, phải nhớ rằng
sự dẫn dắt này có thể ngược lại những gì mà chúng ta thường tự nhiên chọn
lựa (Xem Mat Mt 4:1). Nhưng những ai được Thánh Linh hướng dẫn cũng là
con cái thật của Đức Chúa Trời, và Ngài sẽ dạy cho họ cách đồng bước đi
với Thánh Linh. Vì Ngài là Đấng hướng dẫn nên trách nhiệm của chúng ta
chỉ là đi theo!
c. Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng của người tín đồ (RoRm 8:16)
Đức Thánh Linh sẽ nói sâu xa trong lòng và lương tâm của người tín đồ
Ngài biến lẽ thật thiêng liêng quí báu trở thành sự thật đối với lòng của
người tin. Ngài làm cho lẽ thật này trở nên sống động, mạnh mẽ và hứng
thú! Ngài đem đến lòng của người tín đồ sự đảm bảo về sự cứu chuộc. Tuy
nhiên, điều này sẽ không xảy ra nếu người ấy còn dung túng tội lỗi, vì khi đó
nhiệm vụ của Đức Thánh Linh sẽ là thuyết phục cáo trách. Biết mình đã
được xưng công bình là một chuyện và biết quyền năng không mô tả nổi của
lẽ thật này lại là một chuyện khác!Vì Ngài làm chứng cho sự cứu chuộc và
sự được nhận làm con của chúng ta nên trách nhiệm của chúng ta là không
bao giờ dập tắt hay làm buồn lòng Ngài.
d. Đức Thánh Linh cầu thay cho người tín đồ (RoRm 8:26, 27)
Đây là đoạn văn thường bị hiểu sai và do đó đã tước đoạt lẽ thật quí báu của
nó đối với người tín đồ. Điều này nói đến lẽ thật không thể mô tả nổi rằng
Đức Thánh Linh đang thật sự cầu nguyện cho người tin ở ngay chính trong
lòng người ấy. Đây là một nhiệm vụ kín nhiệm của Đức Thánh Linh mà
chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được nếu Đức Chúa Trời không bày tỏ lẽ thật
này cho chúng ta. Hãy lưu ý rằng Ngài cầu thay cho chúng ta theo ý chỉ của
Đức Chúa Trời và vì vậy mà Đức Chúa Trời nghe Ngài. Do đó, chúng ta có
một Đấng cầu thay trên thiên đàng (Chúa Giê-xu) và một Đấng cầu thay
trong lòng chúng ta (Đức Thánh Linh).Vì Ngài cầu thay cho chúng ta, chúng
ta cũng có thể trông cậy Ngài giúp chúng ta cầu nguyện trong ý Chúa.
e. Đức Thánh Linh tạo tâm linh của Christ trong người tín đồ (GaGl 5:1-26)
Đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Đức Thánh Linh. Trách
nhiệm của chúng ta không phải là tạo ra bông trái - trái đó được gọi là trái
Thánh Linh. Tâm tính Cơ Đốc không phải là việc làm của chúng ta, cũng
không phải việc làm của chúng ta cộng với việc làm của Ngài, đó là việc làm
của Đức Thánh Linh và việc làm ấy được kết quả vì chúng ta là những cành
nho nối liền với cây nho. Vì Ngài tạo ra bông trái nên trách nhiệm của chúng
ta là hợp tác!
Bông trái và ân tứ của Đức Thánh Linh
GaGl 5:22, 23 ”Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui
mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.
Không có luật pháp nào cấm các sự đó"
Eph Ep 4:7-1 ”Ngài đã lên nơi cao, dẫn muôn vàn kẻ phu tù, và ban các ơn
cho loài người. Ấy chính Ngài đã cho này làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri,
người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư để
cho các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch".
RoRm 12:3-8 ”Vì chúng ta có những sự ban cho khác nhau tùy theo ơn đã
ban cho chúng ta, hãy lấy lòng vui mà làm:
1. Nói tiên tri
2. Làm chức vụ
3. Dạy dỗ
4. Khuyên bảo
5. Bố thí
6. Cai trị
7. Làm sự thương xót
ICo1Cr 12:4-11 ”Vả, có các sự ban cho khác nhau...nhưng Đức Thánh Linh
tỏ ra trong mỗi người cho ai nấy đều được sự ích chung:
1. Lời nói khôn ngoan
2. Lời nói tri thức
3. Đức tin
4. Ơn chữa tật bệnh
5. Làm phép lạ
6. Nói tiên tri
7. Phân biệt các thần
8. Nói nhiều thứ tiếng
9. Ơn thông giải
Mọi điều đó là công việc của đồng một Đức Thánh Linh mà thôi, theo ý
Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người.
D. Biết Chúa cách riêng tư.
Cuốn sách 'Knowing God' (Biết Chúa) xác quyết rằng sự thiếu hiểu biết về
Đức Chúa Trời - thiếu hiểu biết về cả những đường lối của Ngài lẫn cách
thông công với Ngài - là nguồn gốc của phần lớn sự yếu đuối của Hội thánh
ngày nay (trích Knowing God của J.I.Packer trang 6).
'Lỗi lầm của chúng ta là tự soạn thảo những luật lệ của riêng mình trên đất
này cho đời sống Cơ Đốc - sao chúng ta có thể tự phụ thế nhỉ? thay vì lắng
nghe những gì chính Đức Chúa Trời muốn nói với chúng ta, chẳng hạn 'Nếu
các ngươi muốn trở thành một Cơ Đốc nhân thì trước nhất các ngươi phải
lớn lên trong sự hiểu biết về Ta' (trích A Heart for God của Sinclair
Ferguson, trang 15,16
1. Biết Chúa là một thực hữu
a. Vấn đề: trở lực của con người trong việc biết Chúa.
Tự nhiên con người không thể hiểu biết về Đức Chúa Trời. Điều này chủ
yếu do ba lý do sau đây:
1. Đức Chúa Trời là Đấng Vô Hạn, chúng ta chỉ là những tạo vật hữu hạn.
2. Đức Chúa Trời ở trong cõi vĩnh hằng trong khi chúng ta ở trong thế giới
bị giới hạn 'bởi không gian và thời gian'.
3. Đức Chúa Trời tuyệt đối thánh khiết còn chúng ta là những tạo vật đầy tội
lỗi.
Kết quả là, chúng ta không thể hiểu biết Ngài nếu Ngài không muốn tự bày
tỏ chính Ngài cho chúng ta. Và ngay cả khi đó, Ngài cũng phải tự bày tỏ
bằng một cách thức khả dĩ chúng ta hiểu được. Hơn thế nữa, Ngài phải làm
việc trong lòng chúng ta để khiến chúng ta ước ao muốn biết Ngài.
b. Giải pháp: lời hứa thiên thượng về sự bày tỏ riêng tư.
Đức Chúa Trời đã chọn để làm cho tạo vật của Ngài biết Ngài. Ngài đã làm
điều này qua nhiều cách khác nhau.
1. Ngài đã tự bày tỏ cách tổng quát qua sự sáng tạo của Ngài.
2. Ngài đã tự bày tỏ cách đặc biệt qua Kinh Thánh.
3. Ngài đã tự bày tỏ cách đặc biệt nhất là qua Con Ngài.
Ngài cũng đang làm việc trong lòng chúng ta để khiến chúng ta có thể hiểu
được sự bày tỏ của Ngài (Gie Gr 24:7, 31:34, HeDt 1:1-3). Vậy thì, vì Đức
Chúa Trời đã chọn để tự bày tỏ và vì Ngài hành động để khiến chúng ta có tể
hiểu được sự bày tỏ đó nên biết Chúa cách riêng tư là một khả năng có thực!
c. Điều cần làm trước hết: tầm quan trọng của sự nhận biết Chúa.
Vì ta ưa và đẹp lòng sự nhìn biết Đức Chúa Trời (OsHs 6:6).
Người Hê-bơ-rơ đã lập ra một nghi thức thờ phượng mà trọng tâm là việc
dâng của lễ. Nhưng nghi thức dâng của lễ không phải là điều Đức Chúa Trời
muốn, dù chính Ngài đã chỉ định cách thức thờ phượng. Đức Chúa Trời
phán rằng điều Ngài ưa thích nhất là sự nhìn biết Chúa cách riêng tư của mỗi
chúng ta và kết quả mới là sự thờ phượng. Chúng ta rất dễ dàng bị lạc
đường.
Kính sợ Đức Giê-hô-va ấy là khởi đầu sự khôn ngoan (ChCn 9:10)
Biết Chúa cách riêng tư thật sự là khởi điểm, là con đường và mục đích của
sự cứu rỗi của chúng ta. Mọi điều trong đời sống thuộc linh đều liên hệ trực
tiếp đến khái niệm quan trọng này. Chúng ta sẽ đạt được rất ít hay chẳng đạt
được tiến bộ nào trong đời sống Cơ Đốc nếu chúng ta sai lầm ở điểm căn
bản này.
Sự sống đời đời là nhìn biết Cha (GiGa 17:3)
Sự sống đời đời không chỉ đơn giản là một sự sống không bao giờ chấm dứt
(từ bản chất tất cả mọi linh hồn đều vĩnh cửu). Sự sống đời đời là sự sống có
liên quan đến Đức Chúa Trời; đó là sự sống được đầy dẫy Ngài và trong sự
hiện diện của Ngài. Điều này chỉ có thể có được qua sự hiểu biết chính xác
Đức Chúa Trời là ai theo như lẽ thật.
Nhìn biết Đức Chúa Trời là căn bản cho sự thờ phượng Ngài phải lẽ (GiGa
4:24)
Chúng ta không bao giờ 'khép kín' tâm trí mình khi thờ phượng hay chỉ vui
hưởng một cuộc gặp gỡ đầy cảm xúc với Đức Chúa Trời. Chúng ta phải thờ
phượng Chúa theo những lẽ thật Ngài đã bày tỏ về chính Ngài. Chúng ta
không được làm ô danh Chúa bằng một sự thờ phượng 'rỗng tuếch' hay bằng
cách duy trì một khái niệm không xứng đáng với Ngài về chính Ngài.
Sự nhìn biết Chúa là điều cao cả nhất con người có thể đạt được (Gie Gr
9:23-24)
Bạn có muốn đạt được điều gì đó trong đời này không? Bạn có muốn được
một điều gì thật sự có giá trị không? Bạn có khoe hay hãnh diện về một điều
gì không? Nếu có hãy quyết tâm tìm biết Đức Chúa Trời đi. Trong đời này
chúng ta không thể nào theo đuổi, đạt được hay hoàn thành bất cứ một điều
gì cao quý hơn hay có giá trị hơn là sự nhận biết Chúa. Đây phải là mục đích
của chúng ta.
d. Niềm say mê: Sự cố gắng để nhìn biết Chúa.
Nếu đã xác quyết được lẽ thật này thì chúng ta còn chờ đợi gì nữa khi mình
là Cơ Đốc nhân? Tại sao chúng ta không dành ưu tiên cho điều được Đức
Chúa Trời ưa thích nhất. Tại sao chúng ta không chọn để theo đuổi mục đích
mà vì nó chúng ta đã được tạo dựng và cứu chuộc? Chúng ta hãy gắng sức
nhìn biết Chúa, xem đó là mối ưu tiên và tham vọng lớn nhất của đời sống
chúng ta (OsHs 6:3a). Chúng ta chẳng có gì để mất, và chúng ta có thể đạt
được mọi sự đấy!
'Mục đích tối hậu của con người là gì? Mục đích tối hậu của con người là tôn
thờ Đức Chúa Trời và tận hưởng Ngài mãi mãi' (trích trong Westminster
Shorter Catechism)
2. Những kết quả của việc nhìn biết Chúa.
a. Đức tin vào Đức Chúa Trời.
Đức tin tự nó gần như không có nghĩa gì cả - chính đối tượng của đức tin
mới là điều quan trọng! Nhìn biết Đức Chúa Trời cách đúng đắn sẽ giúp
chúng ta đặt niềm tin vào đúng Đấng ấy. Nếu chúng ta đặt đức tin mình vào
một khái niệm không xứng đáng thì sẽ không đưa đến kết quả gì. Vì vậy hãy
nhìn biết Chúa cách đúng đắn rồi đức tin sẽ tự động phát triển.
b. Kính sợ Đức Chúa Trời.
Chỉ có sự hiểu biết chân thật về Đức Chúa Trời mới đem đến trong lòng
chúng ta một sự kính sợ kỉnh kiềng theo đúng Kinh Thánh. Ngày nay có rất
ít hoặc gần như không có sự kính sợ Chúa, có lẽ là do sự nhận biết về Đức
Chúa Trời của chúng ta quá thiếu sót hay quá thiếu chính xác. Sự kính sợ
thật chỉ có được khi ta hiểu biết đúng đắn về chính mình Ngài.
c. Yêu mến Đức Chúa Trời.
Chúng ta sẽ dễ dàng yêu Đấng mà chúng ta đã hiểu biết cách đúng đắn. Tình
yêu này không phải loại cảm xúc thông thường nhưng là một tình yêu trong
lẽ thật và luôn luôn đưa đến sự vâng phục.
d. Thờ phượng Đức Chúa Trời.
Chỉ khi nhận biết Chúa cách chính xác ta mới có một sự thờ phượng đúng
đắn và chỉ có sự thờ phượng ấy mới được Đức Chúa Trời chấp nhận. Tôi
muốn nói đến một sự thờ phượng vừa được dâng lên cho Chúa và vừa được
Chúa vui nhậm. Ngài đang tìm kiếm những người như vậy để thờ phượng
Ngài và không gì khác có thể làm Ngài thỏa lòng dù có thiện chí đến đâu đi
chăng nữa.
3. Những bước dẫn đến sự nhận biết Chúa.
a. Ý thức Đức Chúa Trời là tác giả của mọi hiểu biết về chính Ngài!
Ngài phải khởi xướng, Ngài phải tự bày tỏ và Ngài phải ban trí hiểu. Chúng
ta hoàn toàn tùy thuộc Ngài về vấn đề này.
b. Ý thức sự nhận biết Chúa đòi hỏi trí hiểu thiêng liêng!
Sự nhận biết này không bao giờ đạt được bằng những phương tiện thiên
nhiên, nhưng do sự soi sáng tâm linh, sự phát triển tâm linh và sự khôn
ngoan của Chúa ban.
c. Ý thức rằng muốn tăng trưởng trong sự nhận biết Chúa thì phải chuyên
cần, nhẫn nại và bền bỉ.
Sự nhận biết này không bao giờ có được bằng một phương pháp dễ dàng hay
một công thức nhanh gọn nào đó. Chúng ta bẩm sinh không sốt sắng để nghe
và có rất nhiều trở lực cho sự tăng trưởng trong việc nhận biết Chúa. Chúng
ta phải thật sự mong muốn và theo đuổi điều này.
d. Ý thức rằng sự nhận biết Chúa không bao giờ có thể tách rời khỏi lòng
trung tín và nếp sống thánh khiết cá nhân.
Mục đích sau cùng của sự nhận biết này là thay đổi lối suy nghĩ, thái độ và
cách ăn nết ở của chúng ta. Sự nhận biết Chúa là phương tiện để thực hiện
mục đích cho một đời sống đức tin và thánh khiết. Trong sự nhận biết Chúa
luôn luôn có hàm ý đạo đức. Ngài càng biểu lộ chính Ngài thì Ngài càng đòi
hỏi chúng ta. Nếu chúng ta không đáp ứng cách đúng đắn thì điều này sẽ
ngăn trở mọi sự tăng trưởng sâu xa hơn!
'Chúa yêu dấu ơi, mỗi ngày con xin Chúa ba điều:
Được thấy Ngài càng rõ hơn
Được yêu Ngài càng nhiều hơn
Được theo Ngài càng gần hơn
(Lời cầu nguyện tin kính của Richard of Chichester 1197-1253 trích trong A
heard of God của Sinclair Ferguson trang 11.
Những thuộc tính của Đức Chúa Trời
1. Sự tự hữu của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời không có
nguồn gốc và Ngài tồn tại mà không hề tùy thuộc bất cứ điều gì ngoài Ngài,
Ngài hoàn toàn tự chủ và tự lập.
2. Sự tự chu cấp của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Ngài hoàn toàn tự túc
được và không cần bất cứ điều gì ngoài Ngài, Ngài tự vận hành, tự chủ và tự
thỏa mãn.
3. Sự vĩnh cửu của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời còn đến
mãi mãi, Ngài không có khởi đầu, không có những sự phát triển kế tiếp và
không có chấm dứt. Từ ngày xưa Chúa như thế nào thì bây giờ Ngài cũng
như vậy và cũng sẽ như thế cho đến đời đời.
4. Sự vô hạn của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời hoàn toàn
độc lập với bất kỳ giới hạn nào; Ngài không thể có thêm bất cứ điều gì hay
đạt một điều gì khác hơn những điều Ngài hằng có từ ngàn đời. Đức Chúa
Trời vô hạn và vô lượng trong chính Ngài.
5. Sự toàn năng của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời có thể
làm bất cứ điều gì phù hợp với bản thể trọn vẹn của Ngài; Đức Chúa Trời có
quyền năng để thực hiện và làm trọn ý chỉ của Ngài.
6. Sự toàn tại của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời hiện diện
mọi nơi, trong mọi phần của thế giới Ngài tạo ra, cũng như những gì vượt ra
khỏi thế giới đó, Ngài hiện diện đồng thời toàn vẹn, ở khắp nơi.
7. Sự toàn tri của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời biết tất cả
mọi sự, biết đồng một lúc, tất cả những gì đang xảy ra và tất cả những gì có
thể xảy ra.
8. Sự bất biến của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời hoàn toàn
không thể thay đổi được Đức Chúa Trời như thế nào trong quá khứ thì hiện
giờ Ngài cũng thế và cũng sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai.
9. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời đã thực
sự sử dụng sự khôn ngoan vốn có; Đức Chúa Trời hành động trong sự khôn
ngoan là khả năng sắp đặt một mục đích hoàn hảo, tìm ra những cứu cánh
hoàn hảo và hoàn thành những cứu cánh đó bằng những phương tiện hoàn
hảo.
10. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện trong Đức Chúa Trời
hoàn toàn không có chút bất khiết nào, Ngài hoàn toàn phân rẽ khỏi bất cứ
sự bất khiết nào ở ngoài Ngài và Ngài chống nghịch bất kỳ sự bất khiết và sự
không công bình nào.
11. Sự ngay thẳng của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời sẽ luôn
luôn hành động cách trong sạch và đúng đắn, Ngài sẽ luôn luôn hành động
một cách hoàn toàn xứng hiệp với sự thánh khiết của Ngài.
12. Sự công bình của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời sẽ luôn
luôn bày tỏ sự công bình Ngài cho các tạo vật tinh thần của Ngài dưới hình
thức công lý đạo đức. Sự công bình là công lý và đền trả cách chính xác và
xứng đáng y như Đức Chúa Trời đã định.
13. Cơn giận của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn
bày tỏ sự thạnh nộ của Ngài đối với mọi tội lỗi và những con người phạm tội
đó là sự trừng phạt mọi điều bất khiết so với sự thánh khiết trọn vẹn của
Ngài.
14. Sự thành tín của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời luôn
luôn trước sau như một, rằng Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn thành thật trong
mọi phương diện và không khi nào nói dối; Ngài sẽ luôn luôn thành tín đối
với mọi thành viên trong gia đình theo giao ước của Ngài.
15. Lòng tốt của Đức Chúa Trời - Đó là sự trọn vẹn trong Ngài khiến Ngài
cư xử nhân từ và rộng lượng với tất cả mọi tạo vật của Ngài; Đức Chúa Trời
luôn muốn bày tỏ lòng nhân từ, rộng lượng, thân thiện và đấy thương xót
của Ngài.
16. Tình yêu của Đức Chúa Trời "Tình yêu của Đức Chúa Trời là sự thể hiện
lòng tốt của Ngài đối với từng tội nhân, tự đồng hóa chính Ngài với hạnh
phúc của tội nhân, Ngài đã ban cho họ chính Con Ngài để làm Đấng Cứu
Chuộc họ và đem họ đến sự nhận biết và tận hưởng Ngài trong mối quan hệ
bởi giao ước" (trích từ 'Knowing God' của J.I.Packer)
17. Ân điển của Đức Chúa Trời - Đó là ân huệ không tìm kiếm được,, không
xứng đáng và không cần đền đáp nỗi mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho
những tội nhân - Đó là ân huệ cứu chuộc cao trọng mà Đức Chúa Trời thể
hiện bằng cách ban ơn phước trên những con người mà trong chính họ chẳng
có gì xứng đáng và Ngài không hề đòi hỏi bất cứ sự đền đáp nào...đó là ân
mà Đức Chúa Trời bày tỏ cho những người không có chút công lao nào
nhưng hoàn toàn đáng phải chịu đau khổ và chỉ đáng ở địa ngục (trích trong
'The Attributes of God' của A.W.Pink)
18. Sự tối cao của Đức Chúa Trời - Đức Chúa Trời có uy quyền tuyệt đối và
Ngài có quyền thể hiện uy quyền đó trên các tạo vật của Ngài, những tạo vật
vật chất cũng như phi vật chất. Đức Chúa Trời hành động theo ý Ngài đẹp
lòng, chỉ theo ý Ngài đẹp lòng và luôn luôn theo ý Ngài đẹp lòng.
E. Quyền chủ tể của Chúa Giê-xu Christ.
1. Vấn đề hiện đang bàn cãi trong Hội thánh.
a. Nhận diện vấn đề.
Giê-xu có cần phải là Đấng Chủ Tể để làm Đấng Cứu Thế không?
b. Vấn đề được tranh cãi.
Người ta không thể đánh giá quá cao tầm quan trọng của vấn đề này trong
mối tương quan của nó đối với cả sự cứu rỗi lẫn sự nên thánh. Sứ điệp của
đức tin không thôi và sứ điệp của đức tin cộng với sự phó thác của đời sống
không thể đồng thời là Phúc Âm; do đó một trong hai sứ điệp đó phải là
Phúc Âm giả và phải chịu sự rủa sả của việc xuyên tạc Phúc Âm hay truyền
bá một Phúc Âm khác (GaGl 6:9) và đây là một vấn đề rất quan trọng (trích
trong Balacing the Christian life của Charles trang 170.)
Thế nhưng mặt khác của vấn đề thì cũng không kém phần thách thức. Đây là
quan điểm được những Cơ Đốc nhân nhiệt tình nhưng sai lầm tin nhận. Họ
tin rằng Chúa Giê-xu có thể là Đấng Cứu Thế mà không cần phải là Đấng
Chủ Tể. Họ còn đi xa hơn nữa khi cho là thuyết 'Đấng Cứu Thế đồng thời là
Đấng Chủ Tể' là Phúc âm sai. Chúng tôi những người chống lại điều nói
trên, cho rằng chỉ có một Đấng Cứu Thế, một Chúa Giê-xu Christ và bất cứ
ai tin vào một Đấng Cứu Thế mà không phải là Đấng Chủ Tể, thì không
đang tin vào Đấng Christ thật và không được tái sanh. Chúng ta kêu gọi sự
phó thác cho Christ, Đấng Christ thật và thách thức quan điểm tự cho mình
là Cơ Đốc nhân mà lại không ngó ngàng tới hay làm theo những lời dạy của
Đấng Christ (trích trong Christ's Call ta Discipleship của James Boice trang
10.)
"Tin Lành đang thịnh hành ngày nay đưa ra một niềm hy vọng giả tạo cho
các tội nhân. Tin Lành này hứa với họ rằng họ có thể có sự sống đời đời
trong khi vẫn tiếp tục sống nghịch lại với Đức Chúa Trời. Thật vậy, Tin
Lành này khuyến khích mọi người nhận Giê-xu là Đấng Cứu Thế nhưng
hoãn lại sự vâng theo Ngài như vâng theo một Đấng Chủ Tể. Tin lành này
hứa sự cứu chuộc khỏi địa ngục nhưng không nhất thiết tự do khỏi tội lỗi.
Nó đem đến một sự an toàn giả tạo cho những người miệt mài trong tội lỗi
của xác thịt và bác bỏ con đường của sự thánh khiết. Bằng cách tách rời đức
tin khỏi sự trung tín Tin lành này đã cho người ta có cảm tưởng là sự chấp
nhận về mặt trí tuệ cũng có hiệu lực như sự hết lòng vâng theo lẽ thật. Vì
vậy Tin Lành của Christ đã nhường chỗ cho tin dữ của một chủ nghĩa dễ
dàng và quỷ quyệt, không đưa ra một đòi hỏi đạo đức nào trên đời sống của
những người tin. Đây không phải là sứ điệp mà Chúa Giê-xu đã tạo ra. Tin
Lành mới này đã sản sinh ra một thế hệ những người tự nhận mình là Cơ
Đốc nhân nhưng thái độ cư xử thì thường không khác thái độ chống nghịch
của những người được tái sanh" (trích trong The Gospel according to Jesus)
của John Mac Arther trang 16,17.
Cá nhân tội cảm thấy rằng việc vấn đề này đang được Hội thánh nói ra là
một điều tốt. Từ lâu nay, tôi đã cảm thấy đây thật sự là một vấn đề trong Hội
thánh ngày nay. Bây giờ chúng ta phải chắc chắn rằng tất cả chúng ta quay
trở lại lời Chúa để tìm câu giải đáp chỉ không tìm ở những quan điểm quen
thuộc của 'nhóm' hoặc 'giáo phái' của chúng ta.
c. Vấn đề được nói đến.
Mối tương quan giữa đức tin và sự tái sinh.
Đức tin và sự tái sinh không thể tách rời mà luôn đi cùng nhau. 'Chỉ có một
mình đức tin mới cứu chuộc được nhưng đức tin cứu chuộc đó không bao
giờ ở một mình' Sự tái sinh thường luôn đi kèm với đức tin truyền vào người
tin một sự sống mới và một khuynh hướng mới. Điều này luôn được thể hiện
ra trong việc làm.
Mối tương quan giữa đức tin và sự ăn năn.
Đức tin và sự ăn năn không thể tách rời mà luôn đi cùng nhau. Để có thể đặt
niềm tin nơi Christ tội nhân phải quay lại với Ngài. Để có thể quay lại với
Ngài, tội nhân phải từ bỏ tội lỗi và thế gian. Vậy thì chỉ một mình đức tin
mới cứu được nhưng đức tin đó luôn luôn đi cùng với sự ăn năn thật.
Bản chất của 'đức tin cứu chuộc thật'.
Vậy, đức tin cứu chuộc thật không chỉ là sự chấp nhận về mặt lý trí hay một
kinh nghiệm cảm xúc. Đức tin này bao gồm toàn thể con người (trí tuệ, tình
cảm, ý chí, tấm lòng, cả đời sống). Điều này được nói rất rõ trong RoRm
10:9, 10, đức tin cứu chuộc này là căn bản, gốc rễ vì nó bao gồm sự sanh lại
của toàn thể con người.
Kết luận tổng quát.
Tôi đồng ý với Packer và một số người khác trong quan điểm là toàn thể
cuộc tranh cãi về vấn đề 'Đấng Cứu Thế đồng thời là Đấng Chủ Tể' chính là
vấn đề xác định cách chính xác đức tin cứu rỗi là gì. Chính sự hiểu biết của
chúng ta về đức tin là điều cần nói đến và là điều trọng tâm trong sự hiểu
biết của chúng ta về cách thức để một người thật sự được cứu rỗi. Packer đã
nói về vấn đề một cách vắn tắt như sau: "Để đạt được mục đích này, giống
như những người Sademanians, họ xem đức tin là sự chấp nhận đơn giản đối
với lẽ thật và vai trò cứu chuộc của Giê-xu và do đó những sự giảng dạy của
họ bị phê bình là đề cao đức tin theo một cách làm hủy hoại đức tin. Việc
chấp nhận đơn giản Phúc âm, tách rời khỏi sự phó thác cho Đấng Christ
hằng sống để được biến đổi, theo tiêu chuẩn của Kinh Thánh, thì chưa phải
là đức tin và càng chưa phải là đức tin cứu chuộc và suy luận ra sự chấp
nhận như vậy chỉ đưa đến những sự qui đạo giả. Do đó Phúc Âm đang bị
lâm nguy trong cuộc thảo luận này, mặc dù không phải theo cách của những
người chống đối. "Đấng Cứu Thế đồng thời là Đấng Chủ Tể' suy nghĩ. Vấn
đề đáng nói là bản chất của đức tin (J.I.Packer trong lời tựa của sách The
Gospel Accordinh to Jesus của John Mac Arthur trang 9.
2. Sự nhận biết về Đấng Christ.
a. Giê-xu là Chúa.
Giê-xu không chỉ là một vĩ nhân và Ngài không chỉ là vị cứu tinh vĩ đại.
Giê-xu Christ là Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tội nhân không chỉ đơn giản
'nhận Giê-xu là Đấng Cứu Thế của mình' hay chỉ thêm Giê-xu này vào đời
sống mình. Tội nhân đến với Giê-xu như là đến với Thượng Đế và nhận lấy
Ngài làm Đấng Cứu Chuộc. Tội nhân đến với Giê-xu như là đến với Đấng
đang xét đoán họ về tội lỗi của họ và rồi sau đó ban cho họ món quả của sự
tha thứ.
b. Giê-xu là Đấng Tối Cao.
Giê-xu là Đấng có quyền tối cao trên tất cả những gì Ngài đã tạo ra. Ngài là
Đấng nuôi dưấng và duy trì mọi sự bằng quyền năng tối cao của Ngài, Ngài
là Đấng cho tội nhân sống thêm một phút nữa và là Đấng chọn để ban cho
tội nhân đời sống mới. Một lần nữa, Giê-xu này không chỉ là một con người
và phải được thừa nhận là Thượng Đế nếu chúng ta muốn được Ngài cứu
chuộc.
c. Giê-xu là Đấng Cứu Thế.
Mặc dù Giê-xu là Chúa, là Đấng tối cao, Đấng Toàn năng và Đấng xử đoán
công bình của cả trái đất, Ngài cũng đã trở thành Đấng Cứu Thế bằng cách
nhận lấy án phạt dành cho các tội nhân. Việc Ngài sống lại từ kẻ chết là ấn
chứng của Đức Chúa Cha rằng công tác chết đền tội đã làm trọn và do đó
khiến sự chết của Ngài thành sự đền trả xứng đáng những tội lỗi của dân sự
Ngài.
d. Giê-xu là Đấng Chủ Tể.
Tất cả những điều chúng ta đòi chứng minh đơn giản xác định Quyền Chủ
Tể của Chúa Giê-xu. Đây là vần đề trung tâm của sứ điệp Tin Lành. Vì
quyền chủ tể của Christ là trung tâm con người Ngài và Con người Ngài là
trung tâm của công việc Ngài! Vấn đề Giê-xu có cần là Chúa để làm Đấng
Cứu Chuộc hay không gần như phi lý. Chúng ta không khiến cho Giê-xu
thành Chúa Tể. Giê-xu Christ đã là Chúa Tể rồi! Chúng ta đã thật sai lầm khi
cố phân chia con người của Christ!
3. Những yếu tố cần thiết bao gồm quyền chủ tể của Giê-xu.
a. Đức tin cứu chuộc.
Đức tin không chỉ là một sự chấp nhận của lý trí về những dữ kiện lịch sử
hay lẽ thật về giáo lý. Đức tin là từ toàn thể của một con người và tiếp nhận
lấy toàn thể của con người Đấng Christ (RoRm 10:9-10)
b. Sự ăn năn thật.
Giê-xu đến để gọi các tội nhân chỉ không phải những người công bình ăn
năn. Nếu một tội nhân muốn đến với Giê-xu, vì người đó nhận biết rằng
người đó rất cần đến một Đấng Cứu Thế, thì người ấy phải dứt khoát với tội
lỗi.
c. Sự thuận phục hoàn toàn.
Thuận phục có nghĩa là đặt chúng ta dưới uy quyền của một người khác.
Giê-xu gọi dân sự Ngài đến và theo Ngài, có nghĩa là họ phải thuận phục
đường lối Ngài ngay cả khi họ không nhận thức được hết là điều này sẽ có ý
nghĩa như thế nào trong đời sống họ.
d. Sự vâng lời không điều kiện.
Tội nhân không thể hoàn toàn đi theo Christ mà không hoàn toàn vâng lời ở
vào mức độ hiểu biết đó. Ngay Giê-xu đã nói "Sao các ngươi gọi ta Chúa,
Chúa, mà không làm theo lời ta phán?" (LuLc 6:46).
e. Phó thác hoàn toàn.
Không ai có thể theo Giê-xu mà không hoàn toàn phó thác cho Ngài và sẵn
sàng làm theo ý chỉ của Ngài. Chúng ta chỉ có thể phó thác chính mình cho
điều chúng ta hoàn toàn tin tưởng và cho là đáng giá nhất trong đời sống
chúng ta. Thiếu sư phó thác như vậy bày tỏ một sự tin cậy chưa đầy đủ, còn
một sự phó thác hết mình sẽ bày tỏ một đức tin đầy đủ đưa đến sự cứu rỗi.
"Không thể có một đức tin thật trừ phi có sự nhận biết đối tượng để tin, sự
chấp nhận giá trị của đối tượng này và sự phó thác cho đối tượng thật và
đáng tin cậy này không thể nói rằng chúng ta tin nếu chúng ta thiếu tin cậy
đến nỗi không dám phó thác cho đối tượng đó" (Trích trong Biblical and
Theological Studies của Benjamin Warfield trang 402,403.
CÂU HỎI
1. Xin hãy mô tả chính bạn trong mối liên hệ đến con người thiên nhiên, xác
thịt và thiêng liêng đã được mô tả trong đề cương khóa học. Xin giải thích lý
do khiến bạn hài lòng hoặc không hài lòng về tình trạng hiện tại của mình và
xin nói những điều bạn định làm với tình trạng này.
2. Hãy so sánh quan điểm cứu rỗi mới của Hội thánh ngày nay với quan
điểm trình bày trong lớp học. Những lý do nào đã đưa đến quan điểm mới
này?
3. Xin giải thích tại sao sự hiểu biết đúng đắn về sự cứu rỗi thật sự là gì
trong ý nghĩa trọn vẹn nhất của khái niệm này lại quan trọng đối với bạn?
4. Nếu Đức Thánh Linh quan trọng như vậy đối với nếp sống thuộc linh thì
bạn phải có những biện pháp gì để khiến đời sống bạn thích ứng với Ngài tốt
đẹp hơn?
5. Bạn phải chiến đấu nhiều nhất đối với thuộc tính nào của Đức Chúa Trời?
Xin hãy giải thích lý do tại sao bạn phải chiến đấu một cách đặc biệt với
thuộc tính này và bạn định làm thế nào để thắng hơn sự khó khăn này?
6. Bất kể quan điểm của bạn về vấn đề "Đấng Cứu Thế đồng thời là Đấng
Chủ Tể ra sao, thì hiện bây giờ bạn có thuận phục quyền chủ tể của Đấng
Christ trong đời sống bạn không? Xin hãy giải thích lý do tại sao và rồi nói
thật rõ về những lãnh vực nào trong đời sống của bạn mà cần có sự thuận
phục lớn hơn.
Do tổ tiên
Trong xác thịt hay thân thể của tội lỗi RoRm 8:8
Do sự sanh ra
Trong Thánh LinhRoRm 8:9
Theo xác thịt
Do sự chọn lựa
Theo Thánh Linh GaGl 5:16 hay theo xác thịt
RoRm 8:12, 13
A. Tiến trình: Hiểu rõ sự thánh khiết theo Kinh Thánh.
1. Sự thánh khiết theo Kinh Thánh không phải là:
a. Sinh hoạt thuộc linh:
Có nghĩa là việc sốt sắng đọc Kinh Thánh, cầu nguyện nhiều; dự nhóm 7
ngày một tuần; làm chứng cho bất cứ ai sẵn lòng nghe.
b. Cách nói thánh thiện:
Có nghĩa là những ngôn từ thông thường mà Cơ Đốc nhân chúng ta hay sử
dụng, không phải cứ luôn nói 'ngợi khen Chúa' là khiến cho một người trở
thành thiêng liêng.
c. Theo những mốt nhất thời:
Có nghĩa là những sự thích thú kỳ lạ trong giáo lý đang thịnh hành, đến việc
theo kịp những tin tức mới nhất về những lời tiên tri hay nghe âm nhạc Cơ
Đốc đang được ưa chuộng nhất.
d. Tri thức thuộc linh:
Có nghĩa chỉ biết Kinh Thánh mà thôi; có khả năng trích dẫn 'đoạn mấy, câu
mấy', có nhiều tri thức về thần học.
e. Sự ngoan đạo của cá nhân:
Có nghĩa là việc làm sạch các hành động của chúng ta; chúng ta lìa bỏ
những thói xấu xa như chửi thề, hút thuốc, khiêu vũ, uống rượu, ham muốn
xấu xa, v.v..
f. Sự trọn vẹn vô tội:
Có nghĩa là việc chúng ta trở thành trọn vẹn tuyệt đối; thánh khiết không
phải là đạt đến 'sự trọn vẹn vinh hiển' hay cố gắng để đạt đến một số tiêu
chuẩn về sự công bình của loài người hay của Đức Chúa Trời.
2. Sự thánh khiết theo Kinh Thánh thật sự:
a. Là điều bắt đầu và được giữ vững bởi việc làm của Đức Chúa Trời (GaGl
6:15)
Như bài học này đã bày tỏ rõ ràng sự công bình riêng của chúng ta hay sự
tuân thủ luật pháp không phải điều chính yếu điều quan trọng thật sự là
chúng ta được tái sanh thật bởi Đức Thánh Linh và được dựng nên mới.
b. Là sự tìm kiếm Chúa hết lòng (Mat Mt 6:33)
Trong đoạn này chúng ta được bảo phải tìm kiếm Chúa và sự công bình của
Ngài, nhưng đây chỉ nhằm đáp lại việc Đức Chúa Trời đã tìm và thấy chúng
ta trước.
c. Là lòng yêu mến Chúa trên hết mọi sự và yêu mến người khác như chính
mình (Mat Mt 22:36-40)
Trong đoạn này chúng ta được dặn bảo rõ là phải yêu Chúa bằng cả con
người chúng ta, có nghĩa là tha thiết và mãnh liệt. Rồi chúng ta còn phải yêu
mến người khác như thể là chúng ta yêu mến và kính trọng chúng ta. Tình
yêu người khác này đầu tiên là đối với Cơ Đốc nhân, rồi đến những người
hư mất và rồi đến cả những kẻ thù của chúng ta.
d. Là việc thực hiện sự công bình cá nhân trong mọi lãnh vực (Mat Mt 5:17-
20)
Sự công bình chính là điều Đức Chúa Trời muốn tìm thấy trong đời sống Cơ
Đốc nhân. Thực hiện sự công bình có nghĩa là làm những điều gì phải trong
cái nhìn của Đức Chúa Trời. Sự công bình không phải là hành động cho
chính bạn hay cho lợi ích của người khác nhưng là làm điều gì bạn biết Chúa
muốn bạn làm và điều gì sẽ làm Ngài vui lòng.
e. Là làm theo luật vàng trong mọi quan hệ (Mat Mt 7:12)
Luật vàng là 'Hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì
cũng hãy làm điều đó cho họ'. Đây là một điều tích cực chỉ không phải tiêu
cực. Nói cách khác, đây không phải là 'Bạn không muốn người khác đối xử
với mình thế nào thì cũng đừng đối xử với họ như vậy'. Đây là sự kêu gọi
đến hành động hy sinh từ bỏ bản ngã!
f. Là thực hiện sự từ bỏ chính mình theo Kinh Thánh (Mat Mt 16:24-28LuLc
14:25-35).
Đây không phải là sự tự hủy hoại thân thể của thời Trung cổ cũng không
phải sự tự hành xác để ăn năn hối lối của người Công giáo. Điều này đơn
giản có nghĩa là bạn phải luôn luôn nói 'không' với chính bạn, khi 'cái tôi'
đang đối lập với ý chỉ của Đức Chúa Trời.
g. Là sự bày tỏ bông trái của việc Đức Thánh Linh làm bên trong đời sống
người tín đồ.
Vì vậy sự công bình không phải là những gì cuối cùng đã làm được trong
đời sống người tín đồ. Mà đó là điều do Đức Thánh Linh sản sinh ra. Đời
sống của Cơ Đốc nhân chỉ là phương tiện để bày tỏ công trình sáng tạo của
Đức Chúa Trời (đời sống Cơ Đốc nhân chỉ là 'cái cành' sẽ mang trái).
3. Mô tả một người thánh khiết.
'Hãy để tôi cố gắng chỉ ra sự thánh khiết thực tiễn chân thật là gì, những loại
người nào được Chúa gọi là thánh khiết' (trích trong Holiness, của J.C.Ryle
trang 34; những lời trích sau đây cũng là từ cùng tác phẩm trang 35-39.
a. Sự thánh khiết là thói quen luôn có đồng tâm trí với Đức Chúa Trời, theo
như Kinh Thánh đã mô tả về tâm trí Ngài.
Nói một cách khác, sự thánh khiết là đồng ý với những gì Chúa nói là đúng,
ghét những gì Ngài ghét và yêu những gì Ngài nói Ngài yêu!
b. Người thánh khiết sẽ hết sức tránh xa mỗi một tội lỗi biết được và làm
theo mỗi một điều răn biết được.
Người thánh khiết có sự kính sự sâu xa đối với Đức Chúa Trời đưa đến nỗi
lo sợ không làm vừa ý Ngài hơn là sợ hãi con người hay thế gian!
c. Một người thánh khiết sẽ bươn tới việc trở nên giống như Đức Chúa Giê-
xu Christ chúng ta.
Người này sẽ lấy tấm gương toàn hảo của Giê-xu Christ làm mẫu mực cho
những suy nghĩ, thái độ, lối nói và cách ăn ở hàng ngày của mình.
d. Một người thánh khiết sẽ theo đòi sự nhu mì, nhẫn nại, mềm mại, nhịn
nhục, nhơn từ và sự điều khiển được miệng lưấi.
Điều này hàm ý rằng trái của Thánh Linh sẽ rất hiển nhiên và người thánh
khiết sẽ không đòi hỏi quyền lợi của mình với người khác.
e. Một người thánh khiết sẽ theo đòi sự tiết độ và sự từ bỏ chính mình.
Do đó người này sẽ chịu lao nhọc để làm chết những công việc của thân thể
và những ham muốn của xác thịt cách liên tục và hàng ngày.
f. Một người thánh khiết sẽ theo đòi sự khoan dung và tình yêu thương với
anh em.
Người này sẽ để cho 'luật vàng' điều khiển các cư xử của mình, luôn luôn tỏ
ra tôn trọng và biết nghĩ đến người khác.
g. Một người thánh khiết sẽ theo đòi một tinh thần thương xót và rộng lượng
đối với người khác.
Người này sẽ không chỉ hài lòng với việc không làm hại người khác mà sẽ
cố gắng làm điều lành cho người khác.
h. Người thánh khiết sẽ theo đòi một tấm lòng trong sạch.
Người thánh khiết sẽ kinh hãi mọi sự nhơ bẩn của tấm lòng và tâm trí và
mong muốn có một tấm lòng trong sạch bề trong trước mặt Chúa.
i. Một người thánh khiết sẽ theo đòi sự kính sợ Chúa.
Sự kính sợ này không giống nỗi sợ hãi của một kẻ nô lệ nhưng là sự kính sợ
của một đứa trẻ vô cùng yêu thương và kính trọng cha nó.
j. Một người thánh khiết sẽ theo đòi sự khiêm nhường.
Người này sẽ biết về chính mình như Chúa biết và do đó sẽ có cái nhìn đúng
về mình và điều này sẽ đưa đến sự tôn trọng người khác.
k. Một người thánh khiết sẽ theo đòi sự trung tín trong mọi bổn phận và
quan hệ trong cuộc sống.
Người này sẽ tôn trọng những người ngang hàng với mình, người hôn phối,
người chủ của mình. v.v... Người này cũng sẽ thuận phục mọi quyền lực và
làm theo mọi luật lệ và qui định.
l. Cuối cùng nhưng không phải là kém quan trọng nhất một người thánh
khiết sẽ theo đòi sự ưa thích thiêng liêng.
Người ấy sẽ ham mến những điều ở trên trời, không bao giờ kể sự sống
mình là quí và do đó sẽ đưa đến một cái nhìn đời đời về cuộc sống.
'Đó là nét đại cương về sự thánh khiết mà tôi đánh bạo phác họa ra. Đó là
tính cách mà những người được gọi là 'thánh khiết; theo đời. Đó là những
đặc điểm chính của một người thánh khiết...Tôi chắc chắn rằng điều ao ước
lớn nhất và lời cầu nguyện tha thiết nhất của mọi Cơ Đốc nhân thật là có
được tâm tánh như tôi đã phác họa. Họ nôn nóng bươn đến điều này nếu như
họ chưa đạt được. Họ có thể không đạt đến được nhưng họ luôn luôn nhắm
đến mục đích này. Đó là điều họ cố gắng và dốc sức để được nếu như đó
không phải là điều họ đang có'. (Ryle trang 38,39.
4. Tầm quan trọng của sự thánh khiết.
'Tiếp theo, hãy để tôi cố gắng trình bày một số lý do vì sao sự thánh khiết
thực tiễn lại quan trọng đến thế... Thế thì tại sao sự thánh khiết lại quan
trọng đến thế? Tại sao vị sứ đồ lại nói, 'Vì không nên thánh thì không ai thấy
được Đức Chúa Trời' (trích trong Holiness, của Ryle trang 40, những lối
nhận định tiếp đây là trích từ trang 40-45.
a. Chúng ta phải thánh khiết trước hết vì lời Chúa trong Kinh Thánh đã
truyền lệnh rõ ràng.
Kinh Thánh nói: "Hãy nên thánh vì ta là thánh" (IPhi 1Pr 1:15) và "Nếu sự
công bình các ngươi chẳng trổi hơn sự công bình của các thầy thông giáo và
người dòng Pha-ri-si..." (Mat Mt 5:20).
b. Chúng ta phải thánh khiết vì đây là một mục đích lớn mà Chúa Giê-xu đã
đến trong thế gian.
Giê-xu chịu chết không chỉ để cất bỏ án phạt của tội lỗi mà còn để cắt bỏ
quyền lực của nó mãi mãi. (RoRm 6:2, IICo 2Cr 5:15, Tit Tt 2:1-15).
c. Chúng ta phải thánh khiết vì đây là bằng chứng vững vàng duy nhất của
việc chúng ta có đức tin cứu rỗi Chúa Giê-xu Christ.
Việc lành không loại bỏ tội lỗi cũng không xưng công bình hay cất bỏ được
cơn thạnh nộ thiên thượng. Nhưng việc lành là chứng cớ tốt nhất về việc
Đức Chúa Trời đã thực hiện một công tác cứu chuộc trong đời sống người
tín đồ. (Gia Gc 2:14-26).
d. Chúng ta phải thánh khiết vì đó là điều duy nhất chứng minh là chúng ta
thật lòng yêu Chúa Giê-xu.
Giê-xu nói 'Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn điều răn ta' (GiGa 14:15,
21, 23, 15:14). Nói rằng chúng ta yêu Ngài mà không nghe lời Ngài là điều
nực cười.
e. Chúng ta phải thánh khiết vì đây là bằng cớ vững vàng duy nhất chứng
minh rằng chúng ta là con cái thật của Đưc Chúa Trời.
Con cái thì rất giống cha mẹ; chúng ta phải rất giống Cha chúng ta ở trên trời
nếu chúng ta thật sự thuộc về Ngài.
f. Chúng ta phải thánh khiết vì đây là cách thích hợp nhất để giúp đỡ người
khác.
Chúng ta luôn luôn ảnh hưởng đến những người chung quanh chúng ta. Câu
hỏi được đặt ra là 'Ảnh hưởng của chúng ta như thế nào?' và 'Ảnh hưởng của
chúng ta có phải là ảnh hưởng thánh không?'
g. Chúng ta phải thánh khiết vì rằng sự an vui hiện tại của chúng ta tùy thuộc
vào đó.
Có một sự liên quan rõ ràng giữa tội lỗi và sự đau buồn, giữa sự thánh khiết
và hạnh phúc (sự thỏa lòng trong Chúa). Hãy nhớ: tội lỗi có thể được hạ
nhưng hậu quả nhiều khi cũng rất quyết liệt.
h. Cuối cùng chúng ta phải thánh khiết vì nếu không thánh khiết trên đất
chúng ta sẽ chẳng bao giờ được chuẩn bị để vui hưởng thiên đàng.
Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết, thiên đàng là một nơi thánh và những kẻ
cư ngụ trên đó là những tạo vật thánh. Nếu chúng ta không thánh khiết
chúng ta sẽ không vui hưởng thiên đàng.
Bạn có thánh khiết không? Bạn có thật sự ao ước sự thánh khiết theo Kinh
Thánh không? Bạn có xem sự thánh khiết quan trọng như Kinh Thánh đã nói
không? Ngay hôm nay Bạn phải làm gì để bắt đầu theo dõi sự thánh khiết?
B. Tiến trình: "Biết" ()
1. Câu hỏi quan trọng của sứ đồ (c.1)
a. Thái độ của người ngộ đạo:
Tội lỗi được chấp nhận vì nó chỉ ảnh hưởng đến phần vật chất của một con
người chỉ không đụng đến phần tâm linh.
Quan điểm nhị nguyên này nhấn mạnh sự phân chia giữa phần vật chất và
phần phi vật chất. Phần phi vật chất thì tốt còn phần vật chất thì xấu, do đó
tội lỗi có thể chấp nhận được vì nó chỉ tác động đến khía cạnh vật chất của
con người.
b. Thái độ của người theo thuyết 'antinomian':
Cơ Đốc nhân muốn sống thế nào cũng được vì họ được cứu chỉ bởi ân điển
và qua đức tin mà thôi!
Vì cớ đầu tiên Cơ Đốc nhân chẳng thể làm điều gì để đạt được sự cứu rỗi
của họ và vì cớ họ chẳng có thể làm điều gì để gìn giữ sự cứu rỗi đó được,
nên có thể kết luận rằng Cơ Đốc nhân muốn sống ra sao cũng được.
c. Thái độ hiện đại:
Miệt mài theo đuổi sự công bình riêng và sự thánh khiết là quá thiển cận và
cuồng tín.
Nói cho cùng, cuộc sống không chỉ là 'tôn giáo'. Còn có nhu cầu phát triển
toàn vẹn và nhu cầu hạnh phúc. Do đó phân tích đến cùng thì bạn sống ra
sao cũng không quan trọng. Điều này dẫn đến sự hâm hẩm, một thái độ thờ
ơ và một Hội thánh theo chủ nghĩa khoái lạc.
2. Câu trả lời dứt khoát của vị sứ đồ (c.2).
a. Tính chất của câu trả lời (c.2a):
Tính chất lối trả lời của Phao-lô rất có ý nghĩa. Ông không nói 'không, anh
không nên phạm tội!' hay 'không, hãy cố hết sức để đừng phạm tội!' hay
'đừng phạm tội nữa kẻo Đức Chúa Trời sẽ nổi giận với bạn!' hay 'Tốt hơn
anh đừng phạm tội vì không khéo sẽ hụt mất sự cứu rỗi!'. Trong đầu vị sứ đồ
không có bất cứ ý nào nêu trên.
b. Nền tảng cho câu trả lời (câu 2b)
Câu trả lời của vị sứ đồ là tiếng 'KHÔNG' mạnh mẽ - nhưng nền tảng của nó
rất quan trọng vì ông nói cho chúng ta biết tại sao câu trả lời của ông là
'không'. Ông chỉ đơn giản nói rằng Cơ Đốc nhân thật không thể sống trong
tội lỗi nữa, rằng làm như hoàn toàn không thích hợp. Tại sao? Vì rằng những
gì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta mãi mãi giải thoát chúng ta khỏi
quyền lực của tội lỗi. Mỗi Cơ Đốc nhân đã được hoàn toàn và mãi mãi giải
thoát khỏi quyền lực và sự thống trị cua tội lỗi. Sau đó, ông giải thích cách
Đức Chúa Trời làm để hoàn thành việc này. Ghi chú: Sau đây là tóm tắt nhu
cầu của tội nhân dưới mắt Đức Chúa Trời.
Chúng ta cần được giải thoát khỏi mặc cảm tội lỗi về những gì chúng ta đã
phạm (tội lỗi)
Chúng ta cần được giải thoát khỏi những điều chúng ta đang làm (đang
phạm tội)
Chúng ta cần được giải thoát khỏi địa vị hiện tại của chúng ta (tội nhân)
3. Lời giải thích đầy ý nghĩa của sứ đồ (c.3-10).
Theo sứ đồ Phao-lô có ba điều mà mỗi một Cơ Đốc nhân cần phải biết.
a. Biết điều này: "chịu phép báp-tem vào trong sự chết của Đấng Christ"
(c.3-4)
Tín đồ đã chịu báp-tem vào trong Đấng Christ (ICo1Cr 12:13)
Đức Chúa Trời không chỉ cứu chúng ta khi chúng ta đang ở trong A-đam
hay ở trong thế gian.Đức Chúa Trời giải thoát chúng ta khỏi địa vị của
chúng ta 'trong A-đam'
Và Ngài làm phép báp-tem cho chúng ta vào trong thân vị và thân thể của
Chúa Giê-xu Christ. Do đó chúng ta bước vào vương quốc Đức Chúa Trời
bởi sự chết và sự sanh lại.
Tín đồ đã chịu báp-tem vào trong sự chết của Đấng Christ (c.3)
Phép báp-tem này vào trong Đấng Christ - là sự liên hiệp của chúng ta với
thân vị của Christ - là một sự liên hiệp với Ngài trong sự chết của Ngài! Vì
vậy sự liên hiệp của chúng ta với Đấng Christ hằng sống trước hết là một sự
liên hiệp trong sự chết của Ngài tại đồi Gô-gô-tha. Đức Chúa Trời bao gồm
mỗi một chúng ta, hay đã đồng hóa mỗi một cá nhân chúng ta trong cái chết
của Con Ngài.
Tín đồ bị chôn cùng với Đấng Christ (c.4a)
Điều gì xảy ra khi Chúa Giê-xu bị đóng đinh? Ngài chết! Chúng ta làm gì
với một xác chết? Chúng ta chôn nó! Vậy thì Giê-xu bị đóng đinh, Ngài
chết, và rồi Ngài được chôn. Cũng giống vậy, vì rằng chúng ta đã được liên
hiệp với Ngài trong sự đóng đinh, chúng ta cũng chết và vì rằng chúng ta đã
chết với Ngài chúng ta cũng đã bị chôn với Ngài.
Tín đồ được cùng sống lại với Đấng Christ (c.4b)
Nhưng mồ mả không thể 'giữ nổi' Giê-xu và Ngài đã từ kẻ chết sống lại. Một
lần nữa, cũng giống vậy, vì rằng chúng ta đã được liên hiệp với Ngài trong
sự chết và sự chôn, chúng ta cũng được liên hiệp với Ngài trong sự sống lại.
Do đó chúng ta cũng được kéo đến sự sống vinh hiển đời đời bởi sự liên
hiệp của chúng ta với Giê-xu Christ.
Kết luận tổng quát.
Lẽ thật này trở thành nền tảng cho sự nên thánh của chúng ta và cho tất cả sự
sống thuộc linh thật. Đây là một lẽ thật mà chúng ta không thể biết được nếu
không có sự mặc khải thiên thượng và lẽ thật này phải được mỗi con cái
Chúa hiểu rõ. Tại một chỗ khác, sứ đồ Phao-lô nói:
"Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời
qua nước của Con rất yêu dấu Ngài" (CoCl 1:13).
"Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới, những sự
cũ đã qua đi, này mọi sự đều trở nên mới" (IICo 2Cr 5:17).
Vậy thì sự đổi mới của đời sống không phải là một điều chúng ta đang hi
vọng, đang cầu xin hay đang cố gắng theo đuổi hay đang để cho phát triển từ
từ hay đang chờ đợi Chúa thực hiện cho chúng ta. Đây là một lẽ thật đã xảy
ra và đây là một sự kiện đã được hoàn tất. Do đó, đời sống mới của chúng ta
trong Christ là hoàn toàn, rõ ràng và vĩnh cửu!
b. Biết điều này: "con người cũ đã bị đóng đinh với Christ" (c.6-7)
Thời gian của sự cùng đóng đinh (c.6).
Từ ngữ 'đã bị đóng đinh' (thì bất định của Hi-lạp) chỉ một hành động quá
khứ được hoàn tất đưa đến một lợi ích liên tục ở hiện tại.
Không phải do kinh nghiệm mà người ta hiểu biết được lẽ thật này, mà là do
sự soi sáng thuộc linh. Kinh Thánh nói rõ là chúng ta đã bị đóng đinh với
Christ; rằng chúng ta đã chết khi Giê-xu chết. Do đó chúng ta phải để ý đến
lẽ thật Đức Chúa Trời đã công bố về chúng ta liên quan đến thập tự giá -
đừng bao giờ nhìn vào kinh nghiệm nào đó để xác định hay làm cho lẽ thật
có giá trị.
Ý nghĩa của từ 'con người cũ' (c.6).
Con người cũ không phải chỉ là 'bản chất cũ' nhưng là toàn thể con người
chúng ta 'trong A-đam'.
Đó không phải là bản chất cũ (thật sự có sự nhầm tên) hay bản chất xác thịt
hay xác thịt. Đó là con người chúng ta 'trong A-đam' (chỉ có hoặc 'trong A-
đam' hoặc 'trong Christ'). Do đó con người cũ là thân vị trước đây của tôi,
được sinh ra từ dòng dõi A-đam; con người đã thừa hưởng khuynh hướng tội
lỗi và con người đã chịu khổ vì án phạt của A-đam. Đó là thân vị mà tôi đã
liên hiệp với A-đam, tổ phụ của mình.
Lý do của việc đồng bị đóng đinh (c.6).
'Người cũ' đã bị đóng đinh với Christ hầu cho 'thân thể của tội lỗi' bị trở nên
vô quyền và không còn làm phận sự được nữa (tiêu diệt đi).
Có nhiều từ đồng nghĩa có thể được sử dụng để mô tả lẽ thật của đoạn Kinh
Thánh này. Thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt; nó bị tước đoạt mất quyền lực,
nó bị làm cho không có hiệu quả hay không còn hoạt động được.
Có nhiều cách để minh họa lẽ thật này. Thí dụ: Nếu như tôi có mua một xe
thể thao kiểu mới có thể chạy trên 150 dặm/giờ vì nó có máy mạnh như vậy
nhưng nếu bạn lấy đi chìa khóa xe của tôi, bạn đã khiến nó trở nên bất năng
(vô quyền). Không có gì thay đổi trong chiếc xe hay trong tiềm năng của nó
nhưng khi bạn còn giữ chìa khóa của chiếc xe thì bạn còn khiến nó không
hoạt động được.
Thân thể của tội lỗi bị làm cho vô quyền, mặc dù nó vẫn còn tiềm năng
phạm tội như lúc trước, qua sự chết của 'con người cũ' bị đóng đinh trên thập
tự giá cùng Đấng Christ. Một số người cổ dạy dỗ rằng việc đóng đinh con
người cũ là một quá trình chậm chạp và thống khổ, rằng con người cũ không
sẵn sàng chết nhưng điều đó không đúng với Kinh Thánh. Con người cũ đã
bị đóng đinh trên thập tự giá cùng Đấng Christ và đã bị chôn!
Ý nghĩa của từ 'thân thể của tội lỗi' (c.6)
Thân thể của tội lỗi là thân xác của người tín đồ mà vẫn còn bị xác thịt thống
trị và tác động đến và vẫn còn tồn tại cho đến khi có sự sống lại.
Điều rất quan trọng cần phải biết là thân thể tội lỗi không phải là con người
cũ hay bản chất xác thịt. Đó là thân xác mà chúng ta tiếp tục sống trong và
thân xác này vẫn còn bị sa ngã. Thân thể này chưa được cứu chuộc và chúng
ta chờ đợi sự sống lại hoàn tất điều này. Vì vậy chính 'thân thể của tội lỗi'
này đã phục vụ như một phương tiện qua đó công việc của xác thịt được bày
tỏ ra.
Lý do phải khiến 'thân thể tội lỗi' bị vô quyền (c.6).
Thân thể của tội lỗi bị làm cho vô quyền để chúng ta có thể thực sự sống đời
sống thánh khiết trong khi chờ đợi sự cứu chuộc của thân thể.
Nếu Cơ Đốc giáo chỉ là sự cứu chuộc khỏi án phạt của tội lỗi không hơn
không kém và nếu Đức Chúa Trời không giúp chúng ta thoát khỏi quyền lực
của tội lỗi thì chúng ta sẽ sống phần còn lại của cuộc đời chúng ta trong thân
thể chưa được cứu chuộc và bị thống trị của tội lỗi. Sẽ chẳng có hi vọng ở
một điều gì ngoại trừ việc giải thoát khỏi mặc cảm tội lỗi và viễn ảnh thiên
đàng ở một thời điểm nào trong tương lai. Nhưng Đức Chúa Trời đã khiến
thân thể của tội lỗi bị làm cho vô quyền để cho tội lỗi không còn cai trị trên
chúng ta và chúng ta có thể sống đời sống thánh khiết Ngài mong muốn!
Những người được chia phần lợi ích của lẽ thật này.
Những người được hưởng lợi ích của lẽ thật này là những người đã đồng
chết với Christ; tất cả những người này đã được mãi mãi giải thoát khỏi sự
thống trị của tội lỗi.
Chỉ có những người đã thật sự chết mới được thoát khỏi ách thống trị của tội
lỗi. Vì vậy kết luận hiển nhiên mà mọi người rút ra là họ phải chết cách này
hoặc cách khác. Tuy nhiên, lẽ thật khó tin nổi mà sứ đồ Phao-lô dạy dỗ là
'bạn đã chết với Christ rồi'. Và nếu đó là trường hợp của bạn thì bạn đã được
giải thoát mãi mãi khỏi cái ách thống trị của tội lỗi!
Lưu ý: Những người học Kinh Thánh nghiêm túc cần lưu ý đến những sự
giải thích sai lầm về phân đoạn Kinh Thánh này cũng như về quan điểm nó
đưa ra. Sau đây là những sự giải thích sai lầm đó:
1. Người tín đồ không còn đáp ứng với tội lỗi nữa (điều này thường được
minh họa bởi một xác chết không còn phản ứng nữa).
2. Người tín đồ phải chết đối với tội lỗi trong đời sống của mình (nhưng thì
động từ dùng đây là thì bất định của Hi-lạp chớ không phải ở mệnh lệnh
cách).
3. Người tín đồ đang chết về tội lỗi mỗi ngày (nhưng lần nữa thì động từ
không phải ở hiện tại, diễn tả một hành động tiếp diễn).
4. Người tín đồ không thể phạm tội vì đã từ bỏ tội lỗi (ở đây ít ra thì của
động từ dùng đúng nhưng lại biến thành một điều mà Cơ Đốc nhân làm
(quan điểm của Charles Hodge).
5. Cơ Đốc nhân đã chết về mặc cảm phạm tội (Robert Haldore nêu ra; nhưng
quan điểm này không thích hợp với nội dung chương này vì điều đó được
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh
Doi song thuot linh

More Related Content

What's hot

Chữ hiếu trong cơ đốc giáo
Chữ hiếu trong cơ đốc giáoChữ hiếu trong cơ đốc giáo
Chữ hiếu trong cơ đốc giáoEsther Huynh Bich
 
D4 truyen giang ca nhan
D4 truyen giang ca nhanD4 truyen giang ca nhan
D4 truyen giang ca nhanco_doc_nhan
 
C5 tinh chinh truc cua nguoi lanh dao
C5 tinh chinh truc cua nguoi lanh daoC5 tinh chinh truc cua nguoi lanh dao
C5 tinh chinh truc cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 
Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docco_doc_nhan
 
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)co_doc_nhan
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songco_doc_nhan
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-theco_doc_nhan
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung11201991
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)co_doc_nhan
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hungco_doc_nhan
 

What's hot (13)

Chữ hiếu trong cơ đốc giáo
Chữ hiếu trong cơ đốc giáoChữ hiếu trong cơ đốc giáo
Chữ hiếu trong cơ đốc giáo
 
D4 truyen giang ca nhan
D4 truyen giang ca nhanD4 truyen giang ca nhan
D4 truyen giang ca nhan
 
C5 tinh chinh truc cua nguoi lanh dao
C5 tinh chinh truc cua nguoi lanh daoC5 tinh chinh truc cua nguoi lanh dao
C5 tinh chinh truc cua nguoi lanh dao
 
Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co doc
 
Giup niem tin
Giup niem tinGiup niem tin
Giup niem tin
 
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
 
Su diep cuu uoc
Su diep cuu uocSu diep cuu uoc
Su diep cuu uoc
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-the
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)
 
So 181
So 181So 181
So 181
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hung
 

Viewers also liked

sipNW_su2015_twocents
sipNW_su2015_twocentssipNW_su2015_twocents
sipNW_su2015_twocentsJulia Wayne
 
Discurso del Sr. Ismael Plascencia Nuñez durante la XIII Convención Nacional ...
Discurso del Sr. Ismael Plascencia Nuñez durante la XIII Convención Nacional ...Discurso del Sr. Ismael Plascencia Nuñez durante la XIII Convención Nacional ...
Discurso del Sr. Ismael Plascencia Nuñez durante la XIII Convención Nacional ...Ismael Plascencia Nuñez
 
Certificado y oficio
Certificado y oficioCertificado y oficio
Certificado y oficioJACIERCAS
 
大麥克指數與購買力平價理論
大麥克指數與購買力平價理論大麥克指數與購買力平價理論
大麥克指數與購買力平價理論Ying wei (Joe) Chou
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhco_doc_nhan
 
Easton Jenna Medical Assistant final
Easton Jenna Medical Assistant finalEaston Jenna Medical Assistant final
Easton Jenna Medical Assistant finalJenna Easton
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaco_doc_nhan
 
MLA Format 1
MLA Format 1MLA Format 1
MLA Format 1clynnc
 
Medidas de higiene y seguridad sanitaria en las aves
Medidas de higiene y seguridad sanitaria en las avesMedidas de higiene y seguridad sanitaria en las aves
Medidas de higiene y seguridad sanitaria en las avesLore Gutierrez
 
Daily agri report by epic research limited of 10 february 2017
Daily agri report by epic research limited of 10 february 2017Daily agri report by epic research limited of 10 february 2017
Daily agri report by epic research limited of 10 february 2017Epic Research
 
Hướng dẫn luật chơi board game Castle of burgundy
Hướng dẫn luật chơi board game Castle of burgundyHướng dẫn luật chơi board game Castle of burgundy
Hướng dẫn luật chơi board game Castle of burgundyBoard Game Việt
 
Hướng dẫn luật chơi board game Betrayal at House on the Hill
Hướng dẫn luật chơi board game Betrayal at House on the HillHướng dẫn luật chơi board game Betrayal at House on the Hill
Hướng dẫn luật chơi board game Betrayal at House on the HillBoard Game Việt
 

Viewers also liked (15)

Conferência isabelle cossette
Conferência isabelle cossetteConferência isabelle cossette
Conferência isabelle cossette
 
sipNW_su2015_twocents
sipNW_su2015_twocentssipNW_su2015_twocents
sipNW_su2015_twocents
 
Discurso del Sr. Ismael Plascencia Nuñez durante la XIII Convención Nacional ...
Discurso del Sr. Ismael Plascencia Nuñez durante la XIII Convención Nacional ...Discurso del Sr. Ismael Plascencia Nuñez durante la XIII Convención Nacional ...
Discurso del Sr. Ismael Plascencia Nuñez durante la XIII Convención Nacional ...
 
Certificado y oficio
Certificado y oficioCertificado y oficio
Certificado y oficio
 
B2B 企業英語會話
B2B 企業英語會話 B2B 企業英語會話
B2B 企業英語會話
 
大麥克指數與購買力平價理論
大麥克指數與購買力平價理論大麥克指數與購買力平價理論
大麥克指數與購買力平價理論
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanh
 
Easton Jenna Medical Assistant final
Easton Jenna Medical Assistant finalEaston Jenna Medical Assistant final
Easton Jenna Medical Assistant final
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
ialci law of luxury goods & fashion: what to do when celebrities get it all w...
ialci law of luxury goods & fashion: what to do when celebrities get it all w...ialci law of luxury goods & fashion: what to do when celebrities get it all w...
ialci law of luxury goods & fashion: what to do when celebrities get it all w...
 
MLA Format 1
MLA Format 1MLA Format 1
MLA Format 1
 
Medidas de higiene y seguridad sanitaria en las aves
Medidas de higiene y seguridad sanitaria en las avesMedidas de higiene y seguridad sanitaria en las aves
Medidas de higiene y seguridad sanitaria en las aves
 
Daily agri report by epic research limited of 10 february 2017
Daily agri report by epic research limited of 10 february 2017Daily agri report by epic research limited of 10 february 2017
Daily agri report by epic research limited of 10 february 2017
 
Hướng dẫn luật chơi board game Castle of burgundy
Hướng dẫn luật chơi board game Castle of burgundyHướng dẫn luật chơi board game Castle of burgundy
Hướng dẫn luật chơi board game Castle of burgundy
 
Hướng dẫn luật chơi board game Betrayal at House on the Hill
Hướng dẫn luật chơi board game Betrayal at House on the HillHướng dẫn luật chơi board game Betrayal at House on the Hill
Hướng dẫn luật chơi board game Betrayal at House on the Hill
 

Similar to Doi song thuot linh

Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docLong Do Hoang
 
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho bePhai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho beco_doc_nhan
 
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho bePhai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho beLong Do Hoang
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfMario Chen
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhco_doc_nhan
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songLong Do Hoang
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhco_doc_nhan
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanco_doc_nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanLong Do Hoang
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.nethtpsccbb159
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honco_doc_nhan
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honLong Do Hoang
 
Lời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linhLời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linhNguyen Ha Linh
 

Similar to Doi song thuot linh (20)

Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co doc
 
Giup niem tin
Giup niem tinGiup niem tin
Giup niem tin
 
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho bePhai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
 
Phai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho bePhai chang dct cua basn qua nho be
Phai chang dct cua basn qua nho be
 
Chung dao
Chung daoChung dao
Chung dao
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
 
Vong luan hoi
Vong luan hoiVong luan hoi
Vong luan hoi
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Be banh va chia se okok
Be banh va chia se okokBe banh va chia se okok
Be banh va chia se okok
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Lời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linhLời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linh
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 

Doi song thuot linh

  • 1. Đời sống thuộc linh Tác giả: Richard Goswiller A. Người thuộc linh theo Kinh Thánh. 1. Những nét đặc trưng của đời sống Cơ Đốc. Sau nhiều năm trong chức vụ mục sư và làm công tác khải đạo trong lãnh vực tâm linh, tôi thấy đời sống Cơ Đốc có những nét đặc trưng sau đây: Sau khi thật sự được tái sanh bởi Đức Thánh Linh, những Cơ Đốc nhân rất phấn khởi với đời sống mới trong Chúa Giê-xu Christ. Họ thiết tha yêu mến Đấng rất mực khoan dung cứu chuộc họ, và họ không còn ước muốn phạm tội như trước. Thật vậy, vì chưa cảm thấy khuynh hướng muốn phạm tội ngay nên họ cho rằng mình sẽ không còn phạm tội nữa và hẳn sẽ có thể thắng hơn bất cứ cám dỗ nào. Tuy nhiên, theo thời gian, khi đời sống tâm linh trở thành thực hữu, họ khám phá ra rằng trong thâm tâm họ vẫn có ước muốn phạm tội. Thực tế họ biết mình đang phạm tội. Tệ hơn nữa, họ còn thấy tội lỗi tiềm tàng đó mạnh mẽ cách kỳ lạ. Vào thời điểm này họ trở nên bối rối, có khi bối rối đến độ nghi ngờ cả kinh nghiệm qui đạo của mình. Họ lo âu, chán nản, và thất vọng khi cố gắng tìm cách giải quyết tình trạng khó xử của họ. 2. Những cách đáp ứng thông thường đối với vấn đề. a. Thỏa hiệp với thế gian. Một số người khi phải đương đầu với tình trạng khó xử này đã quyết định nhượng bộ với tội lỗi và sự yếu đuối của xác thịt họ. Họ tìm cách biện minh hay hợp lý hóa thái độ của mình. Họ còn có thể thay đổi cả quan điểm thần học để cất bỏ nỗi day dứt do ý thức về tội lỗi ấy. Làm như thế, họ không kể thái độ đó là tội lỗi, thực chất là họ bước theo thế gian làm hại đến những tiêu chuẩn cao trọng của Đức Chúa Trời. b. Tình trạng hâm hẩm. Một số khác đi đến chỗ tự lừa dối mình suy nghĩ rằng tất cả những gì Đức Chúa Trời đòi hỏi là những biểu lộ mang tính thuộc linh. Vì vậy họ cố gắng giữ một mức độ 'Cơ Đốc giáo' vừa phải - đi nhà thờ, dâng hiến cho công việc nhà Chúa và còn có thể hầu việc Chúa trong một số khả năng nào đó, nhưng chưa bao giờ họ xử lý lối sống của họ một cách đúng đắn để nhận lời hứa được giải thoát khỏi tội lỗi và sự tầm thường. c. Chiến đấu liên tục, thất bại và chán nản. Do nhạy bén với Đức Thánh Linh, một số khác tỏ ra nghiêm túc hơn. Họ thấy kinh khiếp chính họ. Họ ghê tởm tội lỗi và lối sống của họ. Họ hết lòng mong ước được giải thoát để Chúa được vinh hiển qua đời sống họ. Họ nỗ
  • 2. lực đủ cách để nghe ngóng kết quả - nào cầu nguyện, kiêng ăn, nào chiến đấu, khuyên bảo. Nhưng kết quả dường như luôn luôn là: THẤT BẠI! d. Sự đầy dẫy Thánh Linh thật và chiến thắng. Cũng còn những người khác cứ quyết tâm bươn tới và cuối cùng khám phá được rằng thật ra Đức Chúa Trời đã cung cấp mọi điều cần thiết cho đời sống tâm linh. Họ tìm được đời sống phong phú mà Chúa định sẵn cho mỗi một con cái Ngài và họ bắt đầu cuộc sống ở một mức độ mà họ chưa bao giờ nghĩ rằng khả thể. 3. Con đường đến sự giải cứu và chiến thắng hoàn toàn. Theo tôi, không có cách nào để bước vào một đời sống thuộc linh thật nếu chúng ta không hiểu ý nghĩa sự sống thuộc linh hoặc không biết Đức Chúa Trời đã dự trù những gì cho sự sống thuộc linh này! "Tiếp theo con đường dẫn đến sự cứu rỗi thì không có đề tài nào quan trọng đối với tâm trí con người hơn là chương trình thiên thượng để qua đó một Cơ Đốc nhân có thể sống làm vinh hiển danh Chúa. Sự thiếu hiểu biết và sai lầm có thể đưa đến thất bại tâm linh cách bi thảm. Cũng giống như trong việc rao giảng Phúc Âm, nhu cầu rất trọng đại là nói ra cách chính xác về giáo lý, của Kinh Thánh về sự cứu rỗi khỏi quyền lực của tội lỗi là một nhu cầu rất lớn" (Lewis Sperry Chafer, Major Bible Themes, p.190 Do đó, tôi đề nghị câu sau đây sẽ làm nền tảng căn bản cho cả bài học này: Giống như trong sự xưng nghĩa của một tín đồ, sự nên thánh của người ấy cũng do ân điển của Đức Chúa Trời; căn bản sự nên thánh của người ấy là do công tác cứu chuộc của Chúa Giê-xu và phương tiện đạt đến sự nên thánh đó chỉ do đức tin mà thôi! Vì vậy, mỗi một Cơ Đốc nhân cần hiểu rõ lẽ thật của Phúc Âm để đặt niềm tin đúng đắn vào Đức Chúa Trời trong vấn đề nên thánh của mình. Có như vậy, chúng ta mới đạt được chiến thắng. 4. Ba loại người (ICo1Cr 2:6-3:4) Căn cứ trên khả năng hiểu và tiếp nhận lẽ thật đã được Đức Thánh Linh bày tỏ, ba loại người này được phân biệt như sau: a. Người thiên nhiên. Tình trạng (ICo1Cr 2:11): Trong người ấy chỉ có linh loài người (c.11). Do đó người ấy dự phần cách thoải mái những việc của đồng loại mình vì người ấy cũng giống y như vậy. Họ là người cùng hội cùng thuyền và sinh hoạt cùng một lãnh vực. Tình trạng của người đó không thể thay đổi được: Không thể thay đổi trình độ hay lãnh vực hiện đang sống của người thiên nhiên. Nói cách khác, người ấy không thể tuột xuống mức độ của thú vật nhưng cũng không thể leo lên mức độ thiên thượng. Người ấy có thể cố gắng
  • 3. hiểu, để phân biệt hay để tiến bộ ở tầm cao hơn. Nhưng bằng khả năng của riêng mình sẽ chẳng bao giờ người ấy vượt khỏi mức độ hiện đang sống. Tình trạng bất năng của người thiên nhiên (ICo1Cr 2:14): Người ấy không có khả năng thay đổi tình trạng của mình và cũng không thể hiểu được bất cứ điều gì cao hơn mức độ thiên nhiên của mình. Thật ra người đó bị Sa-tan thống trị và đang bị Sa-tan làm mù lòng (Eph Ep 2:2, IICo 2Cr 4:4). Vì vậy đối với người ấy tất cả lẽ thật thiêng liêng là sự rồ dại và người ấy chối bỏ lẽ thật này. Kết luận tổng quát: Con người thiên nhiên có thể có nhiều khả năng tự nhiên, kiến thức rộng, sự khôn ngoan ở đời, có những khuynh hướng tôn giáo v.v... Nhưng từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi người ấy cứ sống trong lãnh vực thiên nhiên và không thể thay đổi tình trạng của mình vì không thể hiểu nổi lẽ thật thiêng liêng. b. Người xác thịt. Một số người không chấp nhận quan điểm này. Họ cho là 'Cơ Đốc nhân' và 'xác thịt' không thể đi đôi với nhau. Dù quan điểm này có phần đúng, vì Kinh Thánh tuyên bố rằng tất cả Cơ Đốc nhân không còn ở trong xác thịt mà ở trong Thánh Linh nhưng Kinh Thánh dường như cũng chỉ ra là một người có thể sống trong Thánh Linh nhưng tâm trí cũng vẫn còn thuộc về xác thịt (xin xem lại ghi chú ở phần đầu). Tình trạng người xác thịt (ICo1Cr 3:1-4): Đoạn này nêu những điểm sau đây về tính xác thịt. Câu 1: Người xác thịt được gọi là 'con đỏ' (còn là em bé), mặc dù không phải tất cả những con đỏ trong Christ đều là xác thịt. Câu 2: Những người xác thịt này vẫn còn 'bú bình' - họ cần sữa hay thức ăn của trẻ con vì họ chưa tiêu hóa nổi thức ăn cứng. Câu 3,4: Hai câu này dường như nói rằng những người này thật sự là những Cơ Đốc nhân nhưng họ có tâm trí xác thịt và do đó cư xử theo xác thịt. Vì vậy, dù là những Cơ Đốc nhân nhưng họ ăn ở như người thiên nhiên mô tả trong chương 2;. Minh họa tình trạng người xác thịt: Dường như Phao-lô muốn nói Cơ Đốc nhân xác thịt là người không lớn lên đúng mức. Hãy tưởng tượng niềm vui của bạn khi ngắm xem đứa bé sơ sinh của bạn lớn dần theo từng giai đoạn của tuổi ấu thơ thích hợp với sự phát triển của nó. Nhưng hãy tưởng tượng nỗi lo sợ của bạn, nếu đứa con tuổi 16 vẫn còn ở trong giai đoạn ấu nhi! Kết luận tổng quát: Người xác thịt hơn người thiên nhiên vì có Đức Thánh Linh. Nhưng người ấy đã không tăng trưởng đúng mức. Người ấy có thể 'ở trong Thánh Linh' nhưng tâm trí và đời sống bị xác thịt chi phối. Hội thánh đã sai lầm khi chấp
  • 4. nhận tình trạng này, nhưng Kinh Thánh thì dứt khoát xem điều đó là bất thường! c. Người thiêng liêng. Tình trạng (ICo1Cr 2:9-15): Đây là loại người thứ ba nói chung, nhưng là loại Cơ Đốc nhân thứ hai nói riêng. Câu 12: Người thiêng liêng có thể biết Chúa qua Đức Thánh Linh. Câu 9: Lẽ thật thiêng liêng không phải tự nhiên mà hiểu được. Câu 13: Người thiêng liêng không cần dạy dỗ bằng những phương cách tự nhiên hay sự khôn ngoan của thế gian nhưng được dạy dỗ bởi Đức Thánh Linh. Câu 15: Sự sâu nhiệm của người thiêng liêng không bị giới hạn, người ấy có thể hiểu tất cả mọi điều (kể cả thiên nhiên và thiêng liêng) mặc dù người thiên nhiên và người xác thịt không thể hiểu được người ấy. Khác biệt giữa người thiêng liêng và người xác thịt. Khác biệt chủ yếu: Mặc dù các Cơ Đốc nhân đều 'ở trong Thánh Linh' nhưng Cơ Đốc nhân thiêng liêng là người đã học được ý nghĩa của việc 'bước đi trong Thánh Linh' Do đó, đời sống người ấy được Đức Thánh Linh chi phối khi cứ bước theo Ngài. Nhấn mạnh chủ yếu: Một người được kể là một Cơ Đốc nhân vì người ấy có một mối quan hệ đúng đắn với Đấng Christ. - Một Cơ Đốc nhân được kể là thiêng liêng vì người ấy có mối quan hệ đúng đắn với Đức Thánh Linh. Kết luận tổng quát: Bí quyết của sự thiêng liêng Cơ Đốc là bước đi theo Đức Thánh Linh. Cố gắng để biến một người thiên nhiên hay một Cơ Đốc nhân xác thịt thành một người Cơ Đốc thiêng liêng còn khó hơn việc làm cho nước chảy ngược lên đồi! Chẳng đưa đến kết quả gì! Chúng ta thường cố gắng thúc đẩy mọi người thực hiện những sinh hoạt thuộc linh như đi nhà thờ, cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, dâng 1/10, vâng phục Chúa, làm chứng cho những người hư mất. Tuy nhiên gần như là vô ích khi thúc giục một người xác thịt làm những sinh hoạt này còn với người thiêng liêng thì chẳng cần thúc giục để làm những điều ấy. Nan đề đặt ra là làm thế nào để một người Cơ Đốc trở thành thiêng liêng. Xét cho cùng đó là việc chỉ có Chúa làm được mà thôi! d. Tiến trình của phân đoạn Kinh Thánh với ba loại người. Mặc khải không thể hiểu được bằng những phương cách tự nhiên (c.9,10). Người thiên nhiên không thể hiểu biết mặc khải, chỉ có Đức Thánh Linh mới biết mà thôi. Đức Thánh Linh được ban cho các tín đồ để giúp họ hiểu (c.10). Người thiên nhiên không thể nhận được lẽ thật thiêng liêng (c.14).
  • 5. Do tính xác thịt nên Cơ Đốc nhân xác thịt bị ngăn trở không nhận được lẽ thật thiêng liêng (3:1-4) Người thiêng liêng có thể nhận được tất cả lẽ thật thiêng liêng (2:15) mà không bị cản trở chút gì. B. Ý nghĩa thật của sự được cứu. 1. Sự cứu rỗi không phải: a. Theo một tôn giáo. Được cứu không chỉ có nghĩa là tin vào Đức Chúa Trời, hay trên tinh thần chấp nhận mọi đòi hỏi của Đấng Christ; hoặc chịu báp-tem; gia nhập Hội thánh hay dự thông công. Một người có thể làm tất cả những điều này cách hết sức thật lòng mà cũng chẳng bao giờ trở thành Cơ Đốc nhân. b. Chỉ là 'chấp nhận Christ'. Sự cứu chuộc không chỉ có nghĩa là 'nắm lấy Giê-xu' hay 'nhận Giê-xu' hay 'mời Giê-xu vào lòng'. Nó còn mang nhiều ý nghĩa khác hơn là 'quyết định tin theo Giê-xu'. Giống như trên, một người có thể làm tất cả những điều này một cách hoàn toàn máy móc và cũng chẳng khi nào thật sự trở thành một Cơ Đốc nhân. c. Chủ yếu là một kinh nghiệm của cảm xúc hay trí tuệ. Đức tin Cơ Đốc chắc chắn là một điều hợp lý và chỉ nhờ đó tâm trí của người mới có thể thỏa mãn. Về một phương diện đức tin này có yếu tố cảm xúc và ta không nên loại bỏ cảm xúc này ra khỏi đời sống Cơ Đốc. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này không phải là những điều quan trọng duy nhất và chỉ với những kinh nghiệm như thế, không thể khiến một người trở thành một Cơ Đốc nhân được. d. Cố gắng tỏ ra thiêng liêng. Đừng bao giờ hiểu Cơ Đốc giáo là 'hãy làm những điều này' và 'đừng làm những điều kia'. Đó là tôn giáo của đời này. Cũng vậy, Cơ Đốc giáo không phải là 'cố hết sức' hay 'làm hết sức mình' hay 'được tiếng tốt' trước mặt người khác. Cơ Đốc giáo không phải là một tôn giáo hay là sự thiêng liêng do con người tạo ra. Những cố gắng tỏ ra thiêng liêng có thể lừa dối người khác hay lừa dối chính mình, nhưng sẽ chẳng bao giờ được kể là công bình trước mặt Đức Chúa Trời. 2.Tầm quan trọng của việc suy nghĩ theo Kinh thánh, theo thần học và một cách thiêng liêng. a. Thực tế khách quan và chủ quan. Ngay cả khi đã là Cơ Đốc nhân chúng ta cũng có khuynh hướng nhìn sự vật theo mối liên hệ của chúng đối với chúng ta (bản chất của nhân bản chủ nghĩa). Chúng ta quan tâm chủ yếu đến những tình cảm của chúng ta , đến ý kiến của chúng ta , đến kinh nghiệm của chúng ta và đến thế giới của chúng
  • 6. ta . Và chúng ta đánh giá chân lý trong tương quan của nó đối với chúng ta. Tuy nhiên, phải nhớ rằng chân lý là chân lý, dù chúng ta nghĩ gì hay cảm thấy gì chăng nữa. b. Lẽ thật theo kinh nghiệm và lẽ thật được bày tỏ. Ngày nay, trong Hội thánh cũng như ở ngoài đời người ta thường nhấn mạnh đến khía cạnh kinh nghiệm. Những gì quan trọng nhất là những gì bạn đã kinh nghiệm và tất cả mọi thứ (kể cả Lời Chúa) đều được giải thích bằng kinh nghiệm. Tuy nhiên, kinh nghiệm của bạn về một điều gì đó không biến điều đó thành chân lý. Nói cách khác, mặc dù kinh nghiệm có thể rất thật nhưng điều đó cũng không biến nó thành sự thật (đây là một điều rõ ràng nếu chúng ta suy xét đến sự lừa dối đã xảy ra trong cả các tôn giáo đời này lẫn trong tà giáo 'Cơ Đốc'. Thật vậy, hầu hết những lẽ đạo quí báu nhất trong Cơ Đốc giáo không hề được các tín đồ thực sự kinh nghiệm. Những lẽ thật này đã được bày tỏ cho họ là điều chân thật! c. Sự hiểu biết là cần yếu cho đức tin thật. Hội thánh ngày nay thường nhấn mạnh đến đức tin. Chúng ta đã trở thành những Cơ Đốc nhân 'có đức tin vào đức tin của mình'. Đúng ra, trọng tâm phải được đặt vào 'lẽ thật' do Đức Chúa Trời bày tỏ. Do đó, sự hiểu biết lẽ thật là yếu tố cần thiết dẫn đến đức tin. Chúng ta được mời gọi để biết lẽ thật, để xem xét lẽ thật và rồi tin vào lẽ thật. Vì vậy niềm tin đúng đắn và mọi suy nghĩ về Kinh Thánh phải được đặt căn bản trên sự kiện là biết lẽ thật của Kinh Thánh! d. Kết luận tổng quát. Điều tôi muốn nói rất đơn giản: khi chúng ta cố gắng để trả lời một câu hỏi như là 'ý nghĩa đích thực của sự cứu rỗi là gì?' - chúng ta không được dựa trên những phân tích khách quan hay theo kinh nghiệm mà nên tìm biết Đức Chúa Trời đã thật sự trả lời câu hỏi đó như thế nào! 3. Sự cứu rỗi thật sự chính là: a. Điều Đức Chúa Trời đã làm từ ngàn xưa. Sự cứu rỗi có nghĩa là được Đức Chúa Trời chọn lựa: Sự chọn lựa có thể hiểu là hành động tối cao của Đức Chúa Trời qua đó Ngài chọn ra một dân sự cho riêng Ngài giữa vòng nhân loại. Điều này chỉ có nghĩa là từ ngàn xưa, từ trước khi thế gian được dựng nên, Đức Chúa Trời đã chọn bạn làm đối tượng cho tình yêu của Ngài. Chính vào lúc đó Ngài đã tỏ lòng yêu thương đối với cá nhân bạn (RoRm 8:29, Eph Ep 1:4). Sự cứu rỗi là được định sẵn bởi Đức Chúa Trời: Sự định trước được coi như là hành động tối cao của Đức Chúa Trời qua đó Ngài dự bị những phương tiện hoàn hảo để làm thành những mục đích hoàn hảo của Ngài đối với những người mà Ngài đã lựa chọn từ trước.
  • 7. Nói cách khác, những người mà Đức Chúa Trời đã tỏ lòng yêu thương từ ngàn xưa, những người mà Đức Chúa Trời đã có một mục đích rõ ràng và nhất định cho họ, thì Ngài cũng định những phương cách chính xác để hoàn thành mục đích đó (RoRm 8:28-30, Eph Ep 1:4-6). b. Điều Đức Chúa Trời đã làm trong không gian và thời gian. Sự cứu rỗi là sự được kêu gọi có kết quả: Có thể định nghĩa sự kêu gọi có kết quả là một lời kêu gọi tối cao và rõ ràng trong lòng tội nhân, qua lời kêu gọi này, họ được mời đến và được ban cho khả năng tin nhận sứ điệp của Phúc Âm để được cứu. Có một lời kêu gọi tổng quát ngoại tại của Phúc Âm qua việc rao giảng lời Chúa và một lời kêu gọi đặc biệt và rõ ràng phía của Đức Thánh Linh. Điều gì đã khiến cho một tội nhân có thể đáp ứng? Đức Chúa Trời đã ban khả năng này qua của Đức Thánh Linh (EsIs 55:11, GiGa 5:21, 6:37, RoRm 10:17 v.v.;.) Sự cứu rỗi là được tái sanh: Có thể định nghĩa sự tái sanh là công việc kỳ diệu của Đức Chúa Trời qua đó Ngài khiến tâm linh chết của con người được sống lại bởi được 'sinh từ trên cao'. Sự tái sanh còn có thể được định nghĩa là công việc kỳ diệu của Đức Chúa Trời qua đó sự sống mới được dẫn truyền và đặt vào trong một người, bởi đó khuynh hướng chủ trị tội nhân đã được thánh hóa và hướng về Đức Chúa Trời. Đó chính là cốt lõi của 'sự qui đạo'. Đó chính là điều Chúa Giê-xu nhấn mạnh khi Ngài tuyên bố mạnh mẽ rằng tội nhân hư mất phải được sanh lại. Tại sao đây lại là điều cốt lõi? Vì chúng ta không thể thay đổi hay cải tạo xác thịt. Chúng ta phải là kẻ được dự phần vào bản chất thiên thượng (GiGa 3, GiGa 1:12, 13, Gia Gc 1:18, Tit Tt 3:5, Eph Ep 2:4, 5 v.v...). Sự cứu rỗi là sự hiệp một với Christ: Đây là công việc siêu nhiên của Đức Thánh Linh qua đó Ngài kết hợp tội nhân đã tin vào thân vị của Chúa Giê-xu đến đời đời. Tín đồ khi đó được xem là 'ở trong Christ' và không còn 'ở trong A-đam' nữa (RoRm 5:12-21, 6:6). Xin lưu ý sự phân biệt sau đây: Tái sanh - đó là 'Christ trong bạn'. Hiệp một - đó là 'bạn trong Christ'. Chúa Giê-xu nói về chính điều này trong GiGa 14:19, 20 và ở những chỗ khác. Xin tham khảo những tài liệu khác về vấn đề này. Sự cứu rỗi là được xưng công bình: Sự xưng công bình có thể được định nghĩa là lời tuyên bố hợp pháp một cách vô điều kiện (ân điển) và một cách công bình (sự đền tội) của Đức Chúa Trời qua đó Ngài tha thứ mọi tội lỗi cho tội nhân và ban sự công nghĩa
  • 8. cho họ. Việc này chỉ dựa trên sự hy sinh chuộc tội đã được Chúa Giê-xu Christ hoàn tất. Đây là lời tuyên bố có giá trị đời đời của Đức Chúa Trời vì dựa trên sự đền tội của Đấng Christ. Do đó một tín đồ có thể biết chắc được rằng: Người ấy không có mặc cảm phạm tội - có nghĩa là Đức Chúa Trời đối xử với bạn như thể bạn chưa bao giờ phạm một lỗi lầm nào trong cả cuộc đời!. Người ấy là công bình - có nghĩa là Đức Chúa Trời đối xử với bạn như thể bạn đã tuân giữ luật pháp suốt cả đời bạn! Vì vậy một tín đồ hưởng sự công bình nhờ đức tin chớ không nhờ việc làm (RoRm 1:16, 17, 10:4, Phi Pl 3:9, HeDt 7:18, 19 v.v...) Sự cứu rỗi là được Đức Thánh Linh cư trú và ấn chứng: Đây là mục đích đặc biệt của Đức Chúa Trời trong việc tuyên bố quyền sở hữu của Ngài, trong việc gìn giữ, bảo vệ những gì thuộc về Ngài và trong việc đảm bảo sự chuộc tội đời đời cho mỗi một người đã được tái sanh. Không phải Đức Thánh Linh làm công việc ấn chứng mà chính Đức Thánh Linh là ấn chứng. Đây là dấu hiệu xác nhận của Đức Chúa Trời đối với mỗi một con cái của Ngài. Đây là cách Ngài bảo vệ họ và đây là lời Ngài hứa sẽ làm trọn công việc của Ngài. Sự cứu rỗi là được hòa thuận lại, được nhận làm con: Đây là công việc đặc biệt của Đức Chúa Trời, qua đó Ngài đem tội nhân xa lạ vào trong mối tương quan phải lẽ với Ngài và hơn thế nữa, tiếp nhận tội nhân trước đây vốn xa lạ đó làm con nuôi trong chính gia đình Ngài. Khi tội nhân còn ở trong xác thịt, trong A-đam và đi theo Sa-tan thì người ấy là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là trước đây tất cả chúng ta đều xa cách Ngài và ở dưới cơn thạnh nộ thiên thượng của Ngài. Đó chính là ý nghĩa của sự bị lạc mất và chưa trọn vẹn! Nhưng bây giờ bởi dòng huyết Chúa Giê-xu chúng ta đã được, đem đến gần và hơn thế nữa, đã nhận vào gia đình của Đức Chúa Trời. c. Điều Đức Chúa Trời đang làm trong hiện tại. Sự cứu rỗi có nghĩa là đang được thánh hóa: Sự nên thánh có thể được định nghĩa là công việc siêu nhiên mà Đức Thánh Linh làm bên trong một tín đồ để qua đó người ấy được nên giống như Chúa Giê-xu Christ. Tôi nhấn mạnh tại đây cái thực tế của sự nên thánh ở hiện tại. Phải nhớ rằng sự xưng công bình thật luôn luôn dẫn đến sự nên thánh. Do đó qua tái sanh đời sống mới đã được trồng vào, giờ đây đang được lớn lên và ảnh hưởng đến đời sống người tín đồ với mức độ ngày càng gia tăng. Bằng cách này, mỗi một tín đồ đang được biến đổi đi từ vinh hiển đến vinh hiển để đến kết quả là được trở nên giống như Ngài! d. Điều Đức Chúa Trời sẽ làm trong tương lai.
  • 9. Sự cứu rỗi là được sống lại về thân thể: Đây là một công việc siêu nhiên của Đức Chúa Trời qua đó Ngài khiến thân thể người tín đồ từ cõi chết được sống lại đến một đời sống vĩnh cửu trong sự hiện diện của Ngài. Kinh Thánh dạy rằng một ngày kia tất cả mọi người từ cõi chết sẽ được sống lại để hưởng một đời sống hạnh phước khôn tả với Đức Chúa Trời. Do đó, 'sự cứu rỗi vĩ đại' của chúng ta nhất định có bao gồm sự cứu chuộc của thân thể. Sự cứu rỗi là được làm vinh hiển: Sự biến hóa vinh hiển là công việc siêu nhiên của Đức Chúa Trời qua đó thân thể hay hư nát được sống lại từ cõi chết biến thành không hư nát và thân thể hay chết được biến thành vĩnh cửu. Kết quả là người tín đồ được đời đời cất khỏi sự hiện diện của tội lỗi và khả năng phạm tội. Thân thể hiện nay của chúng ta một ngày kia sẽ được biến hóa thành không hư nát. Thân thể là 'thân thể của tội lỗi' (RoRm 6:1-23) và vẫn còn bị ảnh hưởng của bản ngã xác thịt. Hậu quả là xác thịt này tìm cách thống trị đời sống của người tín đồ. Nhưng một ngày kia chúng ta sẽ thoát khỏi thân thể này và do đó sẽ thoát khỏi bản ngã xác thịt mãi mãi. Chính vào thời điểm ấy, người tín đồ được giải thoát khỏi sự hiện diện của tội lỗi và không bao giờ phải đấu tranh với xác thịt và những cám dỗ phạm tội nữa. Hãy để ý là mỗi một định nghĩa nêu trên đều bắt đầu với lời tuyên bố: Đó là công việc của Đức Chúa Trời! Thật vậy, sự cứu rỗi chỉ đến từ Đức Chúa Trời! Ngợi khen Ngài! Giáo lý của sự tái sanh Tại sao cần thiết? SaSt 3:1, 13, GiGa 8:34, 3:3, 6a, Gie Gr 13:23, RoRm 8:5-8, Eph Ep 2:1-3 Bản chất của sự sanh lại. Đức Chúa Trời là tác giả của sự tái sanh. GiGa 1:12, 13 Đức Thánh Linh là tác giả chính của sự tái sanh. GiGa 3:5-8 Lời Chúa là công cụ của sự sanh lại. IPhi 1Pr 1:23 Sự tái sanh xảy ra và hoàn tất ngay trong một lúc, không giống như sự nên thánh vốn là một quá trình liên tục. Kết quả của sự tái sanh. Khi được sanh lại. Chúng ta thật sự tiếp nhận sự sống của Christ vào đời sống chúng ta. IICo 2Cr 13:5, IGi1Ga 5:12, GaGl 2:20, CoCl 1:27 Sự sống chúng ta nhận được là sự sống đời đời. GiGa 5:24, 10:28, RoRm 6:23 Đức Thánh Linh ngự trong người đã tái sanh. RoRm 8:9-11, ICo1Cr 3:16 Người được tái sanh thật sự trở thành một 'tạo vật mới'. RoRm 6:1-14, IICo
  • 10. 2Cr 5:17 Người được sanh lại có khả năng sống một đời sống thánh khiết trước mặt Chúa. RoRm 6:1-14, 8:1-4 Người được sanh lại có khả năng hiểu những điều thiêng liêng. ICo1Cr 2:6- 16 Người được sanh lại có Chúa làm việc cách cá nhân trong đời sống. Phi Pl 2:13. Sự hiệp một của tín đồ với Christ (địa vị 'ở trong Christ'của người tín đồ) RoRm 8:1, Eph Ep 2:6, CoCl 1:14, Eph Ep 1:4, IICo 2Cr 5:17, CoCl 2:10, 11, 12, RoRm 6:23, Eph Ep 1:3, 6, 2:5, 13, 18, Phi Pl 4:13, ICo1Cr 15:57, RoRm 8:38, 39, 37, IICo 2Cr 5:21. C. Công việc của Đức Thánh Linh. 1. Đức Thánh Linh và sự sống thuộc linh. 'Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến vấn đề đầy dẫy Đức Thánh Linh, nhưng rõ ràng Đức Thánh Linh là món quà vô giá của Đức Chúa Trời ban cho những người được cứu. Kinh Thánh đánh giá về tầm quan trọng của tặng phẩm này, cao hơn sự đánh giá của Cơ Đốc nhân rất nhiều. Sự kiện Đức Thánh Linh ở trong tín đổ, không được bày tỏ trong bất cứ kinh nghiệm nào; tuy nhiên, sự kiện đó là nền tảng mà tất cả mọi công việc khác làm cho một con cái của Chúa phải tùy thuộc vào' (trích trong He That Is Spiritual, Lewis Sperry chafer Zondervon trang 33. a. Sự sống thuộc linh sản sinh bởi Đức Thánh Linh. Sự sống thuộc linh không được thực hiện những phương cách tự nhiên. Đó không phải là điều mà người tín đồ cố đạt đến được. Sự sống thuộc linh là một phẩm chất của sự sống mà chỉ Đức Chúa Trời mới có thể tạo nên mà thôi. Đó là công việc của một mình Đức Chúa Trời! Nhiều người lầm lẫn sự sống thuộc linh với những hoạt động bề ngoài, hay với một số kinh nghiệm thờ phượng đầy cảm xúc hay ngay cả với những cá tính riêng biệt (thí dụ: một người có tính tình dịu dàng và thụ động thường được xem là 'thuộc linh' hơn người khác). Nhưng sự sống thuộc linh là công việc siêu nhiên của chính Đức Chúa Trời Toàn Năng! b. Sự sống thuộc linh là bởi năng lực của Đức Thánh Linh. Trên thực tế, Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta sống một đời sống thiêng liêng và tiêu chuẩn Ngài định thì hết sức cao. Tuy nhiên, đồng thời Ngài biết chúng ta không thể nào đạt đến tiêu chuẩn Ngài đã đặt ra. Do đó, sự sống thuộc linh mà Ngài muốn, không phải đạt được bởi nỗ lực của chúng ta,
  • 11. cũng không bởi công tác của chúng ta hay sự đấu tranh phấn đấu nào của chúng ta cả. Sự sống thuộc linh không phải việc chúng ta làm cho Chúa! Mỗi một tín đồ phải luôn luôn nhớ rằng sự xưng công bình là công việc Chúa làm cho chúng ta và sự nên thánh là công việc Chúa làm trong chúng ta. c. Sự sống thuộc linh là do bởi sự đáp ứng của chúng ta đối với Đức Thánh Linh. Vì sự sống thuộc linh là công việc của Chúa, và vì Chúa đã ban cho chúng ta Thánh Linh của Ngài để hoàn thành việc ấy nên đương nhiên, những tiến bộ trong đời sống thuộc linh của chúng ta được quyết định do đáp ứng đúng đắn của chúng ta với Đức Thánh Linh. Nói cách khác, chúng ta cần sẵn sàng cho Đấng đã đến, để Ngài làm những gì mà chỉ một mình Ngài có thể làm! Do đó chúng ta phải đi với Ngài; chúng ta không được làm buồn lòng hay dập tắt Ngài, và chúng ta không được chống cự những phương cách Ngài đã chọn để làm thành công việc của Ngài. Một lần nữa, trách nhiệm của người tín đồ chỉ là bước đi trong Thánh Linh! 'Ôi, anh ta đã làm được bao điều to tát, nào cầu nguyện, nghe giảng, nào đọc sách và thảo luận rất nhiều; thế nhưng anh ta có Đức Thánh Linh hay không? Qua Kinh Thánh, tôi biết được sự khác biệt lớn lao nhất giữa những thánh đồ và những tội nhân, đó là những người này thì có Thánh Linh còn những người kia thì không' (trích trong A Puritan Golden Treasury, Walter trang 142. 'Công việc của Đức Thánh Linh là hình thành trong người tín đồ một đời sống có tính thiên thượng. Đời sống này không thể bắt chước được; tuy nhiên người ta thường cho rằng sự sống thuộc linh có nghĩa là phấn đấu thực hiện một số luật lệ đặc trưng nào đó hay là sự mô phỏng theo lý tưởng của thiên đàng. Sự sống thuộc linh không phải do gắng sức đấu tranh mà có được, mà là điều đã được công bố. Không phải là bắt chước theo lý tưởng ở thiên đàng mà là sự được dự phần quyền năng thiên thượng, là năng lực duy nhất có thể thực hiện đời sống lý tưởng đó'. (trích trong He that is Spiritual của Lewis Sperry Chafer, trang 61. 'Sự sống thuộc linh thật là sự biểu hiện của Đức Thánh Linh trong và qua cá nhân mà Ngài đầy dẫy. Đó là một sản phẩm thiên thượng của đời sống, hơn là việc chỉ chấm dứt những điều thuộc về 'thế gian'. Sự sống thuộc linh thật không bao gồm những điều tiêu cực mà người ta không làm mà là gồm những điều tích cực mà người ấy làm. Đó không phải là sự đè nén mà là sự biểu lộ. Đó không phải là việc tự kềm chế bản ngã mà là tuôn đổ Đấng Christ. Người không được tái sanh sẽ không được cứu cho dù người đó thôi
  • 12. không phạm tội, người đó không được sanh bởi Đức Chúa Trời. Một Cơ Đốc nhân sẽ không trở thành thiêng liêng (thuộc linh) nhờ mình không làm theo thế gian, nhưng do người đó không có được một biểu hiện nào của Đức Thánh Linh' (trích trong He that is Spiritual của Chafer, trang 60. 2. Nhiệm vụ ba phần của Đức Thánh Linh trong đời sống tín đồ. a. Đức Thánh Linh 'với' tín đồ. Đức Thánh Linh là Đấng 'Paraklete' thiên thượng - Đấng đã đến với người tin Chúa để giúp đỡ. Do đó Ngài là Đấng Trợ giúp thiên thượng; Đấng Hướng dẫn, Đấng Yên ủi, Đấng giúp chúng ta mang gánh nặng. Bạn có thể tin cậy rằng Ngài sẽ làm những điều Ngài đã đến để làm, nhưng Ngài cũng sẽ đòi hỏi bạn làm những gì Chúa muốn bạn làm. Thêm vào đó, Ngài đến để thi hành nhiệm vụ theo cách thức này mãi mãi, và Ngài sẽ không bao giờ rời khỏi hoặc bỏ rơi bạn! b. Đức Thánh Linh 'trong' người tín đồ. Đức Thánh Linh không chỉ ở bên cạnh mà Ngài còn tái sanh và ban sự sống thuộc linh cho tội nhân hư mất. Từ đó, Ngài thường xuyên ở trong cuộc đời của người tín đồ. Thật vậy, đây là lẽ thật thực sự biến một người thành Cơ Đốc nhân và khiến Cơ Đốc nhân khác với người thế gian. Chính qua sự cư trú này mà Đức Thánh Linh hoàn tất công tác của Ngài là làm cho người tín đồ nên thánh và biến đổi người ấy để trở nên giống Christ (đây là sự đầy dẫy đương đề cập trong Eph Ep 5:18-21). Kết quả và bông trái của Thánh Linh sản sinh trong đời sống của người tín đồ. (Hê 8 và 10;, Phi Pl 2:13, GaGl 5:22, 23 v.v..). c. Đức Thánh Linh 'trên' người tín đồ. Đức Thánh Linh muốn ban năng lực và xức dầu cho mỗi tín đồ để hầu việc có kết quả. Điều này có thể được nói đến như là 'biểu hiện đặc biệt' của quyền năng Đức Thánh Linh. Chúng ta thấy điều này trong suốt Cựu ước (lưu ý đặc biệt đến các quan xét và các tiên tri) trong các sách Phúc Âm () và xuyên suốt sách Công vụ (trong sách này, điều ấy được nói đến như sự 'đầy dẫy'. Đây là sự ban quyền năng đặc biệt của Đức Thánh Linh liên hệ đến việc làm chứng về Đấng Christ của tín đồ; về những ân tứ cũng như chức vụ đặc biệt của tín đồ (Chúa Giê-xu đã hứa ban quyền phép này và Ngài trông đợi chức vụ họ được thực hiện bởi quyền phép này Luca 24 và Cong Cv 1:8). 3. Nhiệm vụ của Đức Thánh Linh trong đời sống tín đồ. a. Đức Thánh Linh khiến người tín đồ nhận biết lẽ thật (GiGa 16:12-15) Đức Thánh Linh dạy dỗ người tín đồ bằng cách bày tỏ lẽ thật thiêng liêng cho người ấy. Ngài khiến người tín đồ biết những gì không thể biết được bằng phương cách tự nhiên. Sự dạy dỗ của Ngài luôn luôn liên quan đến lời
  • 13. Chúa! Ngài sẽ soi sáng tâm trí, ban khả năng hiểu biết và khiến lẽ thật trở nên sống động trong lòng người. Ngài dạy dỗ để đem người ấy đến đời sống trưởng thành và kết quả.Vì Ngài là Giáo sư nên trách nhiệm của chúng ta là phải luôn luôn tỏ ra là người chịu dạy dỗ. b. Đức Thánh Linh dắt dẫn người tín đồ (RoRm 8:4) Đức Thánh Linh đã đến ở bên người tín đồ để giúp đỡ, hướng dẫn và an ủi. Sẽ không bao giờ có một thời điểm hay một hoàn cảnh nào mà Ngài không hiện diện. Ngài sẽ đem đến sự an ủi và lời khuyên bảo từ Chúa, qua đó dẫn chúng ta đến ý chỉ được bày tỏ của Đức Chúa Cha. Tuy nhiên, phải nhớ rằng sự dẫn dắt này có thể ngược lại những gì mà chúng ta thường tự nhiên chọn lựa (Xem Mat Mt 4:1). Nhưng những ai được Thánh Linh hướng dẫn cũng là con cái thật của Đức Chúa Trời, và Ngài sẽ dạy cho họ cách đồng bước đi với Thánh Linh. Vì Ngài là Đấng hướng dẫn nên trách nhiệm của chúng ta chỉ là đi theo! c. Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng của người tín đồ (RoRm 8:16) Đức Thánh Linh sẽ nói sâu xa trong lòng và lương tâm của người tín đồ Ngài biến lẽ thật thiêng liêng quí báu trở thành sự thật đối với lòng của người tin. Ngài làm cho lẽ thật này trở nên sống động, mạnh mẽ và hứng thú! Ngài đem đến lòng của người tín đồ sự đảm bảo về sự cứu chuộc. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra nếu người ấy còn dung túng tội lỗi, vì khi đó nhiệm vụ của Đức Thánh Linh sẽ là thuyết phục cáo trách. Biết mình đã được xưng công bình là một chuyện và biết quyền năng không mô tả nổi của lẽ thật này lại là một chuyện khác!Vì Ngài làm chứng cho sự cứu chuộc và sự được nhận làm con của chúng ta nên trách nhiệm của chúng ta là không bao giờ dập tắt hay làm buồn lòng Ngài. d. Đức Thánh Linh cầu thay cho người tín đồ (RoRm 8:26, 27) Đây là đoạn văn thường bị hiểu sai và do đó đã tước đoạt lẽ thật quí báu của nó đối với người tín đồ. Điều này nói đến lẽ thật không thể mô tả nổi rằng Đức Thánh Linh đang thật sự cầu nguyện cho người tin ở ngay chính trong lòng người ấy. Đây là một nhiệm vụ kín nhiệm của Đức Thánh Linh mà chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được nếu Đức Chúa Trời không bày tỏ lẽ thật này cho chúng ta. Hãy lưu ý rằng Ngài cầu thay cho chúng ta theo ý chỉ của Đức Chúa Trời và vì vậy mà Đức Chúa Trời nghe Ngài. Do đó, chúng ta có một Đấng cầu thay trên thiên đàng (Chúa Giê-xu) và một Đấng cầu thay trong lòng chúng ta (Đức Thánh Linh).Vì Ngài cầu thay cho chúng ta, chúng ta cũng có thể trông cậy Ngài giúp chúng ta cầu nguyện trong ý Chúa. e. Đức Thánh Linh tạo tâm linh của Christ trong người tín đồ (GaGl 5:1-26) Đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Đức Thánh Linh. Trách nhiệm của chúng ta không phải là tạo ra bông trái - trái đó được gọi là trái Thánh Linh. Tâm tính Cơ Đốc không phải là việc làm của chúng ta, cũng
  • 14. không phải việc làm của chúng ta cộng với việc làm của Ngài, đó là việc làm của Đức Thánh Linh và việc làm ấy được kết quả vì chúng ta là những cành nho nối liền với cây nho. Vì Ngài tạo ra bông trái nên trách nhiệm của chúng ta là hợp tác! Bông trái và ân tứ của Đức Thánh Linh GaGl 5:22, 23 ”Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ. Không có luật pháp nào cấm các sự đó" Eph Ep 4:7-1 ”Ngài đã lên nơi cao, dẫn muôn vàn kẻ phu tù, và ban các ơn cho loài người. Ấy chính Ngài đã cho này làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư để cho các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch". RoRm 12:3-8 ”Vì chúng ta có những sự ban cho khác nhau tùy theo ơn đã ban cho chúng ta, hãy lấy lòng vui mà làm: 1. Nói tiên tri 2. Làm chức vụ 3. Dạy dỗ 4. Khuyên bảo 5. Bố thí 6. Cai trị 7. Làm sự thương xót ICo1Cr 12:4-11 ”Vả, có các sự ban cho khác nhau...nhưng Đức Thánh Linh tỏ ra trong mỗi người cho ai nấy đều được sự ích chung: 1. Lời nói khôn ngoan 2. Lời nói tri thức 3. Đức tin 4. Ơn chữa tật bệnh 5. Làm phép lạ 6. Nói tiên tri 7. Phân biệt các thần 8. Nói nhiều thứ tiếng 9. Ơn thông giải Mọi điều đó là công việc của đồng một Đức Thánh Linh mà thôi, theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người. D. Biết Chúa cách riêng tư. Cuốn sách 'Knowing God' (Biết Chúa) xác quyết rằng sự thiếu hiểu biết về Đức Chúa Trời - thiếu hiểu biết về cả những đường lối của Ngài lẫn cách thông công với Ngài - là nguồn gốc của phần lớn sự yếu đuối của Hội thánh
  • 15. ngày nay (trích Knowing God của J.I.Packer trang 6). 'Lỗi lầm của chúng ta là tự soạn thảo những luật lệ của riêng mình trên đất này cho đời sống Cơ Đốc - sao chúng ta có thể tự phụ thế nhỉ? thay vì lắng nghe những gì chính Đức Chúa Trời muốn nói với chúng ta, chẳng hạn 'Nếu các ngươi muốn trở thành một Cơ Đốc nhân thì trước nhất các ngươi phải lớn lên trong sự hiểu biết về Ta' (trích A Heart for God của Sinclair Ferguson, trang 15,16 1. Biết Chúa là một thực hữu a. Vấn đề: trở lực của con người trong việc biết Chúa. Tự nhiên con người không thể hiểu biết về Đức Chúa Trời. Điều này chủ yếu do ba lý do sau đây: 1. Đức Chúa Trời là Đấng Vô Hạn, chúng ta chỉ là những tạo vật hữu hạn. 2. Đức Chúa Trời ở trong cõi vĩnh hằng trong khi chúng ta ở trong thế giới bị giới hạn 'bởi không gian và thời gian'. 3. Đức Chúa Trời tuyệt đối thánh khiết còn chúng ta là những tạo vật đầy tội lỗi. Kết quả là, chúng ta không thể hiểu biết Ngài nếu Ngài không muốn tự bày tỏ chính Ngài cho chúng ta. Và ngay cả khi đó, Ngài cũng phải tự bày tỏ bằng một cách thức khả dĩ chúng ta hiểu được. Hơn thế nữa, Ngài phải làm việc trong lòng chúng ta để khiến chúng ta ước ao muốn biết Ngài. b. Giải pháp: lời hứa thiên thượng về sự bày tỏ riêng tư. Đức Chúa Trời đã chọn để làm cho tạo vật của Ngài biết Ngài. Ngài đã làm điều này qua nhiều cách khác nhau. 1. Ngài đã tự bày tỏ cách tổng quát qua sự sáng tạo của Ngài. 2. Ngài đã tự bày tỏ cách đặc biệt qua Kinh Thánh. 3. Ngài đã tự bày tỏ cách đặc biệt nhất là qua Con Ngài. Ngài cũng đang làm việc trong lòng chúng ta để khiến chúng ta có thể hiểu được sự bày tỏ của Ngài (Gie Gr 24:7, 31:34, HeDt 1:1-3). Vậy thì, vì Đức Chúa Trời đã chọn để tự bày tỏ và vì Ngài hành động để khiến chúng ta có tể hiểu được sự bày tỏ đó nên biết Chúa cách riêng tư là một khả năng có thực! c. Điều cần làm trước hết: tầm quan trọng của sự nhận biết Chúa. Vì ta ưa và đẹp lòng sự nhìn biết Đức Chúa Trời (OsHs 6:6). Người Hê-bơ-rơ đã lập ra một nghi thức thờ phượng mà trọng tâm là việc dâng của lễ. Nhưng nghi thức dâng của lễ không phải là điều Đức Chúa Trời muốn, dù chính Ngài đã chỉ định cách thức thờ phượng. Đức Chúa Trời phán rằng điều Ngài ưa thích nhất là sự nhìn biết Chúa cách riêng tư của mỗi chúng ta và kết quả mới là sự thờ phượng. Chúng ta rất dễ dàng bị lạc đường. Kính sợ Đức Giê-hô-va ấy là khởi đầu sự khôn ngoan (ChCn 9:10) Biết Chúa cách riêng tư thật sự là khởi điểm, là con đường và mục đích của
  • 16. sự cứu rỗi của chúng ta. Mọi điều trong đời sống thuộc linh đều liên hệ trực tiếp đến khái niệm quan trọng này. Chúng ta sẽ đạt được rất ít hay chẳng đạt được tiến bộ nào trong đời sống Cơ Đốc nếu chúng ta sai lầm ở điểm căn bản này. Sự sống đời đời là nhìn biết Cha (GiGa 17:3) Sự sống đời đời không chỉ đơn giản là một sự sống không bao giờ chấm dứt (từ bản chất tất cả mọi linh hồn đều vĩnh cửu). Sự sống đời đời là sự sống có liên quan đến Đức Chúa Trời; đó là sự sống được đầy dẫy Ngài và trong sự hiện diện của Ngài. Điều này chỉ có thể có được qua sự hiểu biết chính xác Đức Chúa Trời là ai theo như lẽ thật. Nhìn biết Đức Chúa Trời là căn bản cho sự thờ phượng Ngài phải lẽ (GiGa 4:24) Chúng ta không bao giờ 'khép kín' tâm trí mình khi thờ phượng hay chỉ vui hưởng một cuộc gặp gỡ đầy cảm xúc với Đức Chúa Trời. Chúng ta phải thờ phượng Chúa theo những lẽ thật Ngài đã bày tỏ về chính Ngài. Chúng ta không được làm ô danh Chúa bằng một sự thờ phượng 'rỗng tuếch' hay bằng cách duy trì một khái niệm không xứng đáng với Ngài về chính Ngài. Sự nhìn biết Chúa là điều cao cả nhất con người có thể đạt được (Gie Gr 9:23-24) Bạn có muốn đạt được điều gì đó trong đời này không? Bạn có muốn được một điều gì thật sự có giá trị không? Bạn có khoe hay hãnh diện về một điều gì không? Nếu có hãy quyết tâm tìm biết Đức Chúa Trời đi. Trong đời này chúng ta không thể nào theo đuổi, đạt được hay hoàn thành bất cứ một điều gì cao quý hơn hay có giá trị hơn là sự nhận biết Chúa. Đây phải là mục đích của chúng ta. d. Niềm say mê: Sự cố gắng để nhìn biết Chúa. Nếu đã xác quyết được lẽ thật này thì chúng ta còn chờ đợi gì nữa khi mình là Cơ Đốc nhân? Tại sao chúng ta không dành ưu tiên cho điều được Đức Chúa Trời ưa thích nhất. Tại sao chúng ta không chọn để theo đuổi mục đích mà vì nó chúng ta đã được tạo dựng và cứu chuộc? Chúng ta hãy gắng sức nhìn biết Chúa, xem đó là mối ưu tiên và tham vọng lớn nhất của đời sống chúng ta (OsHs 6:3a). Chúng ta chẳng có gì để mất, và chúng ta có thể đạt được mọi sự đấy! 'Mục đích tối hậu của con người là gì? Mục đích tối hậu của con người là tôn thờ Đức Chúa Trời và tận hưởng Ngài mãi mãi' (trích trong Westminster Shorter Catechism) 2. Những kết quả của việc nhìn biết Chúa. a. Đức tin vào Đức Chúa Trời. Đức tin tự nó gần như không có nghĩa gì cả - chính đối tượng của đức tin mới là điều quan trọng! Nhìn biết Đức Chúa Trời cách đúng đắn sẽ giúp
  • 17. chúng ta đặt niềm tin vào đúng Đấng ấy. Nếu chúng ta đặt đức tin mình vào một khái niệm không xứng đáng thì sẽ không đưa đến kết quả gì. Vì vậy hãy nhìn biết Chúa cách đúng đắn rồi đức tin sẽ tự động phát triển. b. Kính sợ Đức Chúa Trời. Chỉ có sự hiểu biết chân thật về Đức Chúa Trời mới đem đến trong lòng chúng ta một sự kính sợ kỉnh kiềng theo đúng Kinh Thánh. Ngày nay có rất ít hoặc gần như không có sự kính sợ Chúa, có lẽ là do sự nhận biết về Đức Chúa Trời của chúng ta quá thiếu sót hay quá thiếu chính xác. Sự kính sợ thật chỉ có được khi ta hiểu biết đúng đắn về chính mình Ngài. c. Yêu mến Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ dễ dàng yêu Đấng mà chúng ta đã hiểu biết cách đúng đắn. Tình yêu này không phải loại cảm xúc thông thường nhưng là một tình yêu trong lẽ thật và luôn luôn đưa đến sự vâng phục. d. Thờ phượng Đức Chúa Trời. Chỉ khi nhận biết Chúa cách chính xác ta mới có một sự thờ phượng đúng đắn và chỉ có sự thờ phượng ấy mới được Đức Chúa Trời chấp nhận. Tôi muốn nói đến một sự thờ phượng vừa được dâng lên cho Chúa và vừa được Chúa vui nhậm. Ngài đang tìm kiếm những người như vậy để thờ phượng Ngài và không gì khác có thể làm Ngài thỏa lòng dù có thiện chí đến đâu đi chăng nữa. 3. Những bước dẫn đến sự nhận biết Chúa. a. Ý thức Đức Chúa Trời là tác giả của mọi hiểu biết về chính Ngài! Ngài phải khởi xướng, Ngài phải tự bày tỏ và Ngài phải ban trí hiểu. Chúng ta hoàn toàn tùy thuộc Ngài về vấn đề này. b. Ý thức sự nhận biết Chúa đòi hỏi trí hiểu thiêng liêng! Sự nhận biết này không bao giờ đạt được bằng những phương tiện thiên nhiên, nhưng do sự soi sáng tâm linh, sự phát triển tâm linh và sự khôn ngoan của Chúa ban. c. Ý thức rằng muốn tăng trưởng trong sự nhận biết Chúa thì phải chuyên cần, nhẫn nại và bền bỉ. Sự nhận biết này không bao giờ có được bằng một phương pháp dễ dàng hay một công thức nhanh gọn nào đó. Chúng ta bẩm sinh không sốt sắng để nghe và có rất nhiều trở lực cho sự tăng trưởng trong việc nhận biết Chúa. Chúng ta phải thật sự mong muốn và theo đuổi điều này. d. Ý thức rằng sự nhận biết Chúa không bao giờ có thể tách rời khỏi lòng trung tín và nếp sống thánh khiết cá nhân. Mục đích sau cùng của sự nhận biết này là thay đổi lối suy nghĩ, thái độ và cách ăn nết ở của chúng ta. Sự nhận biết Chúa là phương tiện để thực hiện mục đích cho một đời sống đức tin và thánh khiết. Trong sự nhận biết Chúa luôn luôn có hàm ý đạo đức. Ngài càng biểu lộ chính Ngài thì Ngài càng đòi
  • 18. hỏi chúng ta. Nếu chúng ta không đáp ứng cách đúng đắn thì điều này sẽ ngăn trở mọi sự tăng trưởng sâu xa hơn! 'Chúa yêu dấu ơi, mỗi ngày con xin Chúa ba điều: Được thấy Ngài càng rõ hơn Được yêu Ngài càng nhiều hơn Được theo Ngài càng gần hơn (Lời cầu nguyện tin kính của Richard of Chichester 1197-1253 trích trong A heard of God của Sinclair Ferguson trang 11. Những thuộc tính của Đức Chúa Trời 1. Sự tự hữu của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời không có nguồn gốc và Ngài tồn tại mà không hề tùy thuộc bất cứ điều gì ngoài Ngài, Ngài hoàn toàn tự chủ và tự lập. 2. Sự tự chu cấp của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Ngài hoàn toàn tự túc được và không cần bất cứ điều gì ngoài Ngài, Ngài tự vận hành, tự chủ và tự thỏa mãn. 3. Sự vĩnh cửu của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời còn đến mãi mãi, Ngài không có khởi đầu, không có những sự phát triển kế tiếp và không có chấm dứt. Từ ngày xưa Chúa như thế nào thì bây giờ Ngài cũng như vậy và cũng sẽ như thế cho đến đời đời. 4. Sự vô hạn của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời hoàn toàn độc lập với bất kỳ giới hạn nào; Ngài không thể có thêm bất cứ điều gì hay đạt một điều gì khác hơn những điều Ngài hằng có từ ngàn đời. Đức Chúa Trời vô hạn và vô lượng trong chính Ngài. 5. Sự toàn năng của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời có thể làm bất cứ điều gì phù hợp với bản thể trọn vẹn của Ngài; Đức Chúa Trời có quyền năng để thực hiện và làm trọn ý chỉ của Ngài. 6. Sự toàn tại của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời hiện diện mọi nơi, trong mọi phần của thế giới Ngài tạo ra, cũng như những gì vượt ra khỏi thế giới đó, Ngài hiện diện đồng thời toàn vẹn, ở khắp nơi. 7. Sự toàn tri của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời biết tất cả mọi sự, biết đồng một lúc, tất cả những gì đang xảy ra và tất cả những gì có thể xảy ra. 8. Sự bất biến của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời hoàn toàn không thể thay đổi được Đức Chúa Trời như thế nào trong quá khứ thì hiện giờ Ngài cũng thế và cũng sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai. 9. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời đã thực sự sử dụng sự khôn ngoan vốn có; Đức Chúa Trời hành động trong sự khôn ngoan là khả năng sắp đặt một mục đích hoàn hảo, tìm ra những cứu cánh hoàn hảo và hoàn thành những cứu cánh đó bằng những phương tiện hoàn
  • 19. hảo. 10. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện trong Đức Chúa Trời hoàn toàn không có chút bất khiết nào, Ngài hoàn toàn phân rẽ khỏi bất cứ sự bất khiết nào ở ngoài Ngài và Ngài chống nghịch bất kỳ sự bất khiết và sự không công bình nào. 11. Sự ngay thẳng của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn hành động cách trong sạch và đúng đắn, Ngài sẽ luôn luôn hành động một cách hoàn toàn xứng hiệp với sự thánh khiết của Ngài. 12. Sự công bình của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn bày tỏ sự công bình Ngài cho các tạo vật tinh thần của Ngài dưới hình thức công lý đạo đức. Sự công bình là công lý và đền trả cách chính xác và xứng đáng y như Đức Chúa Trời đã định. 13. Cơn giận của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn bày tỏ sự thạnh nộ của Ngài đối với mọi tội lỗi và những con người phạm tội đó là sự trừng phạt mọi điều bất khiết so với sự thánh khiết trọn vẹn của Ngài. 14. Sự thành tín của Đức Chúa Trời - Đó là sự kiện Đức Chúa Trời luôn luôn trước sau như một, rằng Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn thành thật trong mọi phương diện và không khi nào nói dối; Ngài sẽ luôn luôn thành tín đối với mọi thành viên trong gia đình theo giao ước của Ngài. 15. Lòng tốt của Đức Chúa Trời - Đó là sự trọn vẹn trong Ngài khiến Ngài cư xử nhân từ và rộng lượng với tất cả mọi tạo vật của Ngài; Đức Chúa Trời luôn muốn bày tỏ lòng nhân từ, rộng lượng, thân thiện và đấy thương xót của Ngài. 16. Tình yêu của Đức Chúa Trời "Tình yêu của Đức Chúa Trời là sự thể hiện lòng tốt của Ngài đối với từng tội nhân, tự đồng hóa chính Ngài với hạnh phúc của tội nhân, Ngài đã ban cho họ chính Con Ngài để làm Đấng Cứu Chuộc họ và đem họ đến sự nhận biết và tận hưởng Ngài trong mối quan hệ bởi giao ước" (trích từ 'Knowing God' của J.I.Packer) 17. Ân điển của Đức Chúa Trời - Đó là ân huệ không tìm kiếm được,, không xứng đáng và không cần đền đáp nỗi mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho những tội nhân - Đó là ân huệ cứu chuộc cao trọng mà Đức Chúa Trời thể hiện bằng cách ban ơn phước trên những con người mà trong chính họ chẳng có gì xứng đáng và Ngài không hề đòi hỏi bất cứ sự đền đáp nào...đó là ân mà Đức Chúa Trời bày tỏ cho những người không có chút công lao nào nhưng hoàn toàn đáng phải chịu đau khổ và chỉ đáng ở địa ngục (trích trong 'The Attributes of God' của A.W.Pink) 18. Sự tối cao của Đức Chúa Trời - Đức Chúa Trời có uy quyền tuyệt đối và Ngài có quyền thể hiện uy quyền đó trên các tạo vật của Ngài, những tạo vật
  • 20. vật chất cũng như phi vật chất. Đức Chúa Trời hành động theo ý Ngài đẹp lòng, chỉ theo ý Ngài đẹp lòng và luôn luôn theo ý Ngài đẹp lòng. E. Quyền chủ tể của Chúa Giê-xu Christ. 1. Vấn đề hiện đang bàn cãi trong Hội thánh. a. Nhận diện vấn đề. Giê-xu có cần phải là Đấng Chủ Tể để làm Đấng Cứu Thế không? b. Vấn đề được tranh cãi. Người ta không thể đánh giá quá cao tầm quan trọng của vấn đề này trong mối tương quan của nó đối với cả sự cứu rỗi lẫn sự nên thánh. Sứ điệp của đức tin không thôi và sứ điệp của đức tin cộng với sự phó thác của đời sống không thể đồng thời là Phúc Âm; do đó một trong hai sứ điệp đó phải là Phúc Âm giả và phải chịu sự rủa sả của việc xuyên tạc Phúc Âm hay truyền bá một Phúc Âm khác (GaGl 6:9) và đây là một vấn đề rất quan trọng (trích trong Balacing the Christian life của Charles trang 170.) Thế nhưng mặt khác của vấn đề thì cũng không kém phần thách thức. Đây là quan điểm được những Cơ Đốc nhân nhiệt tình nhưng sai lầm tin nhận. Họ tin rằng Chúa Giê-xu có thể là Đấng Cứu Thế mà không cần phải là Đấng Chủ Tể. Họ còn đi xa hơn nữa khi cho là thuyết 'Đấng Cứu Thế đồng thời là Đấng Chủ Tể' là Phúc âm sai. Chúng tôi những người chống lại điều nói trên, cho rằng chỉ có một Đấng Cứu Thế, một Chúa Giê-xu Christ và bất cứ ai tin vào một Đấng Cứu Thế mà không phải là Đấng Chủ Tể, thì không đang tin vào Đấng Christ thật và không được tái sanh. Chúng ta kêu gọi sự phó thác cho Christ, Đấng Christ thật và thách thức quan điểm tự cho mình là Cơ Đốc nhân mà lại không ngó ngàng tới hay làm theo những lời dạy của Đấng Christ (trích trong Christ's Call ta Discipleship của James Boice trang 10.) "Tin Lành đang thịnh hành ngày nay đưa ra một niềm hy vọng giả tạo cho các tội nhân. Tin Lành này hứa với họ rằng họ có thể có sự sống đời đời trong khi vẫn tiếp tục sống nghịch lại với Đức Chúa Trời. Thật vậy, Tin Lành này khuyến khích mọi người nhận Giê-xu là Đấng Cứu Thế nhưng hoãn lại sự vâng theo Ngài như vâng theo một Đấng Chủ Tể. Tin lành này hứa sự cứu chuộc khỏi địa ngục nhưng không nhất thiết tự do khỏi tội lỗi. Nó đem đến một sự an toàn giả tạo cho những người miệt mài trong tội lỗi của xác thịt và bác bỏ con đường của sự thánh khiết. Bằng cách tách rời đức tin khỏi sự trung tín Tin lành này đã cho người ta có cảm tưởng là sự chấp nhận về mặt trí tuệ cũng có hiệu lực như sự hết lòng vâng theo lẽ thật. Vì vậy Tin Lành của Christ đã nhường chỗ cho tin dữ của một chủ nghĩa dễ
  • 21. dàng và quỷ quyệt, không đưa ra một đòi hỏi đạo đức nào trên đời sống của những người tin. Đây không phải là sứ điệp mà Chúa Giê-xu đã tạo ra. Tin Lành mới này đã sản sinh ra một thế hệ những người tự nhận mình là Cơ Đốc nhân nhưng thái độ cư xử thì thường không khác thái độ chống nghịch của những người được tái sanh" (trích trong The Gospel according to Jesus) của John Mac Arther trang 16,17. Cá nhân tội cảm thấy rằng việc vấn đề này đang được Hội thánh nói ra là một điều tốt. Từ lâu nay, tôi đã cảm thấy đây thật sự là một vấn đề trong Hội thánh ngày nay. Bây giờ chúng ta phải chắc chắn rằng tất cả chúng ta quay trở lại lời Chúa để tìm câu giải đáp chỉ không tìm ở những quan điểm quen thuộc của 'nhóm' hoặc 'giáo phái' của chúng ta. c. Vấn đề được nói đến. Mối tương quan giữa đức tin và sự tái sinh. Đức tin và sự tái sinh không thể tách rời mà luôn đi cùng nhau. 'Chỉ có một mình đức tin mới cứu chuộc được nhưng đức tin cứu chuộc đó không bao giờ ở một mình' Sự tái sinh thường luôn đi kèm với đức tin truyền vào người tin một sự sống mới và một khuynh hướng mới. Điều này luôn được thể hiện ra trong việc làm. Mối tương quan giữa đức tin và sự ăn năn. Đức tin và sự ăn năn không thể tách rời mà luôn đi cùng nhau. Để có thể đặt niềm tin nơi Christ tội nhân phải quay lại với Ngài. Để có thể quay lại với Ngài, tội nhân phải từ bỏ tội lỗi và thế gian. Vậy thì chỉ một mình đức tin mới cứu được nhưng đức tin đó luôn luôn đi cùng với sự ăn năn thật. Bản chất của 'đức tin cứu chuộc thật'. Vậy, đức tin cứu chuộc thật không chỉ là sự chấp nhận về mặt lý trí hay một kinh nghiệm cảm xúc. Đức tin này bao gồm toàn thể con người (trí tuệ, tình cảm, ý chí, tấm lòng, cả đời sống). Điều này được nói rất rõ trong RoRm 10:9, 10, đức tin cứu chuộc này là căn bản, gốc rễ vì nó bao gồm sự sanh lại của toàn thể con người. Kết luận tổng quát. Tôi đồng ý với Packer và một số người khác trong quan điểm là toàn thể cuộc tranh cãi về vấn đề 'Đấng Cứu Thế đồng thời là Đấng Chủ Tể' chính là vấn đề xác định cách chính xác đức tin cứu rỗi là gì. Chính sự hiểu biết của chúng ta về đức tin là điều cần nói đến và là điều trọng tâm trong sự hiểu biết của chúng ta về cách thức để một người thật sự được cứu rỗi. Packer đã nói về vấn đề một cách vắn tắt như sau: "Để đạt được mục đích này, giống như những người Sademanians, họ xem đức tin là sự chấp nhận đơn giản đối với lẽ thật và vai trò cứu chuộc của Giê-xu và do đó những sự giảng dạy của họ bị phê bình là đề cao đức tin theo một cách làm hủy hoại đức tin. Việc
  • 22. chấp nhận đơn giản Phúc âm, tách rời khỏi sự phó thác cho Đấng Christ hằng sống để được biến đổi, theo tiêu chuẩn của Kinh Thánh, thì chưa phải là đức tin và càng chưa phải là đức tin cứu chuộc và suy luận ra sự chấp nhận như vậy chỉ đưa đến những sự qui đạo giả. Do đó Phúc Âm đang bị lâm nguy trong cuộc thảo luận này, mặc dù không phải theo cách của những người chống đối. "Đấng Cứu Thế đồng thời là Đấng Chủ Tể' suy nghĩ. Vấn đề đáng nói là bản chất của đức tin (J.I.Packer trong lời tựa của sách The Gospel Accordinh to Jesus của John Mac Arthur trang 9. 2. Sự nhận biết về Đấng Christ. a. Giê-xu là Chúa. Giê-xu không chỉ là một vĩ nhân và Ngài không chỉ là vị cứu tinh vĩ đại. Giê-xu Christ là Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tội nhân không chỉ đơn giản 'nhận Giê-xu là Đấng Cứu Thế của mình' hay chỉ thêm Giê-xu này vào đời sống mình. Tội nhân đến với Giê-xu như là đến với Thượng Đế và nhận lấy Ngài làm Đấng Cứu Chuộc. Tội nhân đến với Giê-xu như là đến với Đấng đang xét đoán họ về tội lỗi của họ và rồi sau đó ban cho họ món quả của sự tha thứ. b. Giê-xu là Đấng Tối Cao. Giê-xu là Đấng có quyền tối cao trên tất cả những gì Ngài đã tạo ra. Ngài là Đấng nuôi dưấng và duy trì mọi sự bằng quyền năng tối cao của Ngài, Ngài là Đấng cho tội nhân sống thêm một phút nữa và là Đấng chọn để ban cho tội nhân đời sống mới. Một lần nữa, Giê-xu này không chỉ là một con người và phải được thừa nhận là Thượng Đế nếu chúng ta muốn được Ngài cứu chuộc. c. Giê-xu là Đấng Cứu Thế. Mặc dù Giê-xu là Chúa, là Đấng tối cao, Đấng Toàn năng và Đấng xử đoán công bình của cả trái đất, Ngài cũng đã trở thành Đấng Cứu Thế bằng cách nhận lấy án phạt dành cho các tội nhân. Việc Ngài sống lại từ kẻ chết là ấn chứng của Đức Chúa Cha rằng công tác chết đền tội đã làm trọn và do đó khiến sự chết của Ngài thành sự đền trả xứng đáng những tội lỗi của dân sự Ngài. d. Giê-xu là Đấng Chủ Tể. Tất cả những điều chúng ta đòi chứng minh đơn giản xác định Quyền Chủ Tể của Chúa Giê-xu. Đây là vần đề trung tâm của sứ điệp Tin Lành. Vì quyền chủ tể của Christ là trung tâm con người Ngài và Con người Ngài là trung tâm của công việc Ngài! Vấn đề Giê-xu có cần là Chúa để làm Đấng Cứu Chuộc hay không gần như phi lý. Chúng ta không khiến cho Giê-xu thành Chúa Tể. Giê-xu Christ đã là Chúa Tể rồi! Chúng ta đã thật sai lầm khi cố phân chia con người của Christ! 3. Những yếu tố cần thiết bao gồm quyền chủ tể của Giê-xu.
  • 23. a. Đức tin cứu chuộc. Đức tin không chỉ là một sự chấp nhận của lý trí về những dữ kiện lịch sử hay lẽ thật về giáo lý. Đức tin là từ toàn thể của một con người và tiếp nhận lấy toàn thể của con người Đấng Christ (RoRm 10:9-10) b. Sự ăn năn thật. Giê-xu đến để gọi các tội nhân chỉ không phải những người công bình ăn năn. Nếu một tội nhân muốn đến với Giê-xu, vì người đó nhận biết rằng người đó rất cần đến một Đấng Cứu Thế, thì người ấy phải dứt khoát với tội lỗi. c. Sự thuận phục hoàn toàn. Thuận phục có nghĩa là đặt chúng ta dưới uy quyền của một người khác. Giê-xu gọi dân sự Ngài đến và theo Ngài, có nghĩa là họ phải thuận phục đường lối Ngài ngay cả khi họ không nhận thức được hết là điều này sẽ có ý nghĩa như thế nào trong đời sống họ. d. Sự vâng lời không điều kiện. Tội nhân không thể hoàn toàn đi theo Christ mà không hoàn toàn vâng lời ở vào mức độ hiểu biết đó. Ngay Giê-xu đã nói "Sao các ngươi gọi ta Chúa, Chúa, mà không làm theo lời ta phán?" (LuLc 6:46). e. Phó thác hoàn toàn. Không ai có thể theo Giê-xu mà không hoàn toàn phó thác cho Ngài và sẵn sàng làm theo ý chỉ của Ngài. Chúng ta chỉ có thể phó thác chính mình cho điều chúng ta hoàn toàn tin tưởng và cho là đáng giá nhất trong đời sống chúng ta. Thiếu sư phó thác như vậy bày tỏ một sự tin cậy chưa đầy đủ, còn một sự phó thác hết mình sẽ bày tỏ một đức tin đầy đủ đưa đến sự cứu rỗi. "Không thể có một đức tin thật trừ phi có sự nhận biết đối tượng để tin, sự chấp nhận giá trị của đối tượng này và sự phó thác cho đối tượng thật và đáng tin cậy này không thể nói rằng chúng ta tin nếu chúng ta thiếu tin cậy đến nỗi không dám phó thác cho đối tượng đó" (Trích trong Biblical and Theological Studies của Benjamin Warfield trang 402,403. CÂU HỎI 1. Xin hãy mô tả chính bạn trong mối liên hệ đến con người thiên nhiên, xác thịt và thiêng liêng đã được mô tả trong đề cương khóa học. Xin giải thích lý do khiến bạn hài lòng hoặc không hài lòng về tình trạng hiện tại của mình và xin nói những điều bạn định làm với tình trạng này. 2. Hãy so sánh quan điểm cứu rỗi mới của Hội thánh ngày nay với quan điểm trình bày trong lớp học. Những lý do nào đã đưa đến quan điểm mới này? 3. Xin giải thích tại sao sự hiểu biết đúng đắn về sự cứu rỗi thật sự là gì trong ý nghĩa trọn vẹn nhất của khái niệm này lại quan trọng đối với bạn? 4. Nếu Đức Thánh Linh quan trọng như vậy đối với nếp sống thuộc linh thì
  • 24. bạn phải có những biện pháp gì để khiến đời sống bạn thích ứng với Ngài tốt đẹp hơn? 5. Bạn phải chiến đấu nhiều nhất đối với thuộc tính nào của Đức Chúa Trời? Xin hãy giải thích lý do tại sao bạn phải chiến đấu một cách đặc biệt với thuộc tính này và bạn định làm thế nào để thắng hơn sự khó khăn này? 6. Bất kể quan điểm của bạn về vấn đề "Đấng Cứu Thế đồng thời là Đấng Chủ Tể ra sao, thì hiện bây giờ bạn có thuận phục quyền chủ tể của Đấng Christ trong đời sống bạn không? Xin hãy giải thích lý do tại sao và rồi nói thật rõ về những lãnh vực nào trong đời sống của bạn mà cần có sự thuận phục lớn hơn. Do tổ tiên Trong xác thịt hay thân thể của tội lỗi RoRm 8:8 Do sự sanh ra Trong Thánh LinhRoRm 8:9 Theo xác thịt Do sự chọn lựa Theo Thánh Linh GaGl 5:16 hay theo xác thịt RoRm 8:12, 13 A. Tiến trình: Hiểu rõ sự thánh khiết theo Kinh Thánh. 1. Sự thánh khiết theo Kinh Thánh không phải là: a. Sinh hoạt thuộc linh: Có nghĩa là việc sốt sắng đọc Kinh Thánh, cầu nguyện nhiều; dự nhóm 7 ngày một tuần; làm chứng cho bất cứ ai sẵn lòng nghe. b. Cách nói thánh thiện: Có nghĩa là những ngôn từ thông thường mà Cơ Đốc nhân chúng ta hay sử dụng, không phải cứ luôn nói 'ngợi khen Chúa' là khiến cho một người trở thành thiêng liêng. c. Theo những mốt nhất thời: Có nghĩa là những sự thích thú kỳ lạ trong giáo lý đang thịnh hành, đến việc theo kịp những tin tức mới nhất về những lời tiên tri hay nghe âm nhạc Cơ Đốc đang được ưa chuộng nhất. d. Tri thức thuộc linh: Có nghĩa chỉ biết Kinh Thánh mà thôi; có khả năng trích dẫn 'đoạn mấy, câu mấy', có nhiều tri thức về thần học. e. Sự ngoan đạo của cá nhân: Có nghĩa là việc làm sạch các hành động của chúng ta; chúng ta lìa bỏ những thói xấu xa như chửi thề, hút thuốc, khiêu vũ, uống rượu, ham muốn xấu xa, v.v.. f. Sự trọn vẹn vô tội:
  • 25. Có nghĩa là việc chúng ta trở thành trọn vẹn tuyệt đối; thánh khiết không phải là đạt đến 'sự trọn vẹn vinh hiển' hay cố gắng để đạt đến một số tiêu chuẩn về sự công bình của loài người hay của Đức Chúa Trời. 2. Sự thánh khiết theo Kinh Thánh thật sự: a. Là điều bắt đầu và được giữ vững bởi việc làm của Đức Chúa Trời (GaGl 6:15) Như bài học này đã bày tỏ rõ ràng sự công bình riêng của chúng ta hay sự tuân thủ luật pháp không phải điều chính yếu điều quan trọng thật sự là chúng ta được tái sanh thật bởi Đức Thánh Linh và được dựng nên mới. b. Là sự tìm kiếm Chúa hết lòng (Mat Mt 6:33) Trong đoạn này chúng ta được bảo phải tìm kiếm Chúa và sự công bình của Ngài, nhưng đây chỉ nhằm đáp lại việc Đức Chúa Trời đã tìm và thấy chúng ta trước. c. Là lòng yêu mến Chúa trên hết mọi sự và yêu mến người khác như chính mình (Mat Mt 22:36-40) Trong đoạn này chúng ta được dặn bảo rõ là phải yêu Chúa bằng cả con người chúng ta, có nghĩa là tha thiết và mãnh liệt. Rồi chúng ta còn phải yêu mến người khác như thể là chúng ta yêu mến và kính trọng chúng ta. Tình yêu người khác này đầu tiên là đối với Cơ Đốc nhân, rồi đến những người hư mất và rồi đến cả những kẻ thù của chúng ta. d. Là việc thực hiện sự công bình cá nhân trong mọi lãnh vực (Mat Mt 5:17- 20) Sự công bình chính là điều Đức Chúa Trời muốn tìm thấy trong đời sống Cơ Đốc nhân. Thực hiện sự công bình có nghĩa là làm những điều gì phải trong cái nhìn của Đức Chúa Trời. Sự công bình không phải là hành động cho chính bạn hay cho lợi ích của người khác nhưng là làm điều gì bạn biết Chúa muốn bạn làm và điều gì sẽ làm Ngài vui lòng. e. Là làm theo luật vàng trong mọi quan hệ (Mat Mt 7:12) Luật vàng là 'Hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ'. Đây là một điều tích cực chỉ không phải tiêu cực. Nói cách khác, đây không phải là 'Bạn không muốn người khác đối xử với mình thế nào thì cũng đừng đối xử với họ như vậy'. Đây là sự kêu gọi đến hành động hy sinh từ bỏ bản ngã! f. Là thực hiện sự từ bỏ chính mình theo Kinh Thánh (Mat Mt 16:24-28LuLc 14:25-35). Đây không phải là sự tự hủy hoại thân thể của thời Trung cổ cũng không phải sự tự hành xác để ăn năn hối lối của người Công giáo. Điều này đơn giản có nghĩa là bạn phải luôn luôn nói 'không' với chính bạn, khi 'cái tôi' đang đối lập với ý chỉ của Đức Chúa Trời. g. Là sự bày tỏ bông trái của việc Đức Thánh Linh làm bên trong đời sống
  • 26. người tín đồ. Vì vậy sự công bình không phải là những gì cuối cùng đã làm được trong đời sống người tín đồ. Mà đó là điều do Đức Thánh Linh sản sinh ra. Đời sống của Cơ Đốc nhân chỉ là phương tiện để bày tỏ công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời (đời sống Cơ Đốc nhân chỉ là 'cái cành' sẽ mang trái). 3. Mô tả một người thánh khiết. 'Hãy để tôi cố gắng chỉ ra sự thánh khiết thực tiễn chân thật là gì, những loại người nào được Chúa gọi là thánh khiết' (trích trong Holiness, của J.C.Ryle trang 34; những lời trích sau đây cũng là từ cùng tác phẩm trang 35-39. a. Sự thánh khiết là thói quen luôn có đồng tâm trí với Đức Chúa Trời, theo như Kinh Thánh đã mô tả về tâm trí Ngài. Nói một cách khác, sự thánh khiết là đồng ý với những gì Chúa nói là đúng, ghét những gì Ngài ghét và yêu những gì Ngài nói Ngài yêu! b. Người thánh khiết sẽ hết sức tránh xa mỗi một tội lỗi biết được và làm theo mỗi một điều răn biết được. Người thánh khiết có sự kính sự sâu xa đối với Đức Chúa Trời đưa đến nỗi lo sợ không làm vừa ý Ngài hơn là sợ hãi con người hay thế gian! c. Một người thánh khiết sẽ bươn tới việc trở nên giống như Đức Chúa Giê- xu Christ chúng ta. Người này sẽ lấy tấm gương toàn hảo của Giê-xu Christ làm mẫu mực cho những suy nghĩ, thái độ, lối nói và cách ăn ở hàng ngày của mình. d. Một người thánh khiết sẽ theo đòi sự nhu mì, nhẫn nại, mềm mại, nhịn nhục, nhơn từ và sự điều khiển được miệng lưấi. Điều này hàm ý rằng trái của Thánh Linh sẽ rất hiển nhiên và người thánh khiết sẽ không đòi hỏi quyền lợi của mình với người khác. e. Một người thánh khiết sẽ theo đòi sự tiết độ và sự từ bỏ chính mình. Do đó người này sẽ chịu lao nhọc để làm chết những công việc của thân thể và những ham muốn của xác thịt cách liên tục và hàng ngày. f. Một người thánh khiết sẽ theo đòi sự khoan dung và tình yêu thương với anh em. Người này sẽ để cho 'luật vàng' điều khiển các cư xử của mình, luôn luôn tỏ ra tôn trọng và biết nghĩ đến người khác. g. Một người thánh khiết sẽ theo đòi một tinh thần thương xót và rộng lượng đối với người khác. Người này sẽ không chỉ hài lòng với việc không làm hại người khác mà sẽ cố gắng làm điều lành cho người khác. h. Người thánh khiết sẽ theo đòi một tấm lòng trong sạch. Người thánh khiết sẽ kinh hãi mọi sự nhơ bẩn của tấm lòng và tâm trí và mong muốn có một tấm lòng trong sạch bề trong trước mặt Chúa. i. Một người thánh khiết sẽ theo đòi sự kính sợ Chúa.
  • 27. Sự kính sợ này không giống nỗi sợ hãi của một kẻ nô lệ nhưng là sự kính sợ của một đứa trẻ vô cùng yêu thương và kính trọng cha nó. j. Một người thánh khiết sẽ theo đòi sự khiêm nhường. Người này sẽ biết về chính mình như Chúa biết và do đó sẽ có cái nhìn đúng về mình và điều này sẽ đưa đến sự tôn trọng người khác. k. Một người thánh khiết sẽ theo đòi sự trung tín trong mọi bổn phận và quan hệ trong cuộc sống. Người này sẽ tôn trọng những người ngang hàng với mình, người hôn phối, người chủ của mình. v.v... Người này cũng sẽ thuận phục mọi quyền lực và làm theo mọi luật lệ và qui định. l. Cuối cùng nhưng không phải là kém quan trọng nhất một người thánh khiết sẽ theo đòi sự ưa thích thiêng liêng. Người ấy sẽ ham mến những điều ở trên trời, không bao giờ kể sự sống mình là quí và do đó sẽ đưa đến một cái nhìn đời đời về cuộc sống. 'Đó là nét đại cương về sự thánh khiết mà tôi đánh bạo phác họa ra. Đó là tính cách mà những người được gọi là 'thánh khiết; theo đời. Đó là những đặc điểm chính của một người thánh khiết...Tôi chắc chắn rằng điều ao ước lớn nhất và lời cầu nguyện tha thiết nhất của mọi Cơ Đốc nhân thật là có được tâm tánh như tôi đã phác họa. Họ nôn nóng bươn đến điều này nếu như họ chưa đạt được. Họ có thể không đạt đến được nhưng họ luôn luôn nhắm đến mục đích này. Đó là điều họ cố gắng và dốc sức để được nếu như đó không phải là điều họ đang có'. (Ryle trang 38,39. 4. Tầm quan trọng của sự thánh khiết. 'Tiếp theo, hãy để tôi cố gắng trình bày một số lý do vì sao sự thánh khiết thực tiễn lại quan trọng đến thế... Thế thì tại sao sự thánh khiết lại quan trọng đến thế? Tại sao vị sứ đồ lại nói, 'Vì không nên thánh thì không ai thấy được Đức Chúa Trời' (trích trong Holiness, của Ryle trang 40, những lối nhận định tiếp đây là trích từ trang 40-45. a. Chúng ta phải thánh khiết trước hết vì lời Chúa trong Kinh Thánh đã truyền lệnh rõ ràng. Kinh Thánh nói: "Hãy nên thánh vì ta là thánh" (IPhi 1Pr 1:15) và "Nếu sự công bình các ngươi chẳng trổi hơn sự công bình của các thầy thông giáo và người dòng Pha-ri-si..." (Mat Mt 5:20). b. Chúng ta phải thánh khiết vì đây là một mục đích lớn mà Chúa Giê-xu đã đến trong thế gian. Giê-xu chịu chết không chỉ để cất bỏ án phạt của tội lỗi mà còn để cắt bỏ quyền lực của nó mãi mãi. (RoRm 6:2, IICo 2Cr 5:15, Tit Tt 2:1-15). c. Chúng ta phải thánh khiết vì đây là bằng chứng vững vàng duy nhất của việc chúng ta có đức tin cứu rỗi Chúa Giê-xu Christ. Việc lành không loại bỏ tội lỗi cũng không xưng công bình hay cất bỏ được
  • 28. cơn thạnh nộ thiên thượng. Nhưng việc lành là chứng cớ tốt nhất về việc Đức Chúa Trời đã thực hiện một công tác cứu chuộc trong đời sống người tín đồ. (Gia Gc 2:14-26). d. Chúng ta phải thánh khiết vì đó là điều duy nhất chứng minh là chúng ta thật lòng yêu Chúa Giê-xu. Giê-xu nói 'Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn điều răn ta' (GiGa 14:15, 21, 23, 15:14). Nói rằng chúng ta yêu Ngài mà không nghe lời Ngài là điều nực cười. e. Chúng ta phải thánh khiết vì đây là bằng cớ vững vàng duy nhất chứng minh rằng chúng ta là con cái thật của Đưc Chúa Trời. Con cái thì rất giống cha mẹ; chúng ta phải rất giống Cha chúng ta ở trên trời nếu chúng ta thật sự thuộc về Ngài. f. Chúng ta phải thánh khiết vì đây là cách thích hợp nhất để giúp đỡ người khác. Chúng ta luôn luôn ảnh hưởng đến những người chung quanh chúng ta. Câu hỏi được đặt ra là 'Ảnh hưởng của chúng ta như thế nào?' và 'Ảnh hưởng của chúng ta có phải là ảnh hưởng thánh không?' g. Chúng ta phải thánh khiết vì rằng sự an vui hiện tại của chúng ta tùy thuộc vào đó. Có một sự liên quan rõ ràng giữa tội lỗi và sự đau buồn, giữa sự thánh khiết và hạnh phúc (sự thỏa lòng trong Chúa). Hãy nhớ: tội lỗi có thể được hạ nhưng hậu quả nhiều khi cũng rất quyết liệt. h. Cuối cùng chúng ta phải thánh khiết vì nếu không thánh khiết trên đất chúng ta sẽ chẳng bao giờ được chuẩn bị để vui hưởng thiên đàng. Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết, thiên đàng là một nơi thánh và những kẻ cư ngụ trên đó là những tạo vật thánh. Nếu chúng ta không thánh khiết chúng ta sẽ không vui hưởng thiên đàng. Bạn có thánh khiết không? Bạn có thật sự ao ước sự thánh khiết theo Kinh Thánh không? Bạn có xem sự thánh khiết quan trọng như Kinh Thánh đã nói không? Ngay hôm nay Bạn phải làm gì để bắt đầu theo dõi sự thánh khiết? B. Tiến trình: "Biết" () 1. Câu hỏi quan trọng của sứ đồ (c.1) a. Thái độ của người ngộ đạo: Tội lỗi được chấp nhận vì nó chỉ ảnh hưởng đến phần vật chất của một con người chỉ không đụng đến phần tâm linh. Quan điểm nhị nguyên này nhấn mạnh sự phân chia giữa phần vật chất và phần phi vật chất. Phần phi vật chất thì tốt còn phần vật chất thì xấu, do đó tội lỗi có thể chấp nhận được vì nó chỉ tác động đến khía cạnh vật chất của con người.
  • 29. b. Thái độ của người theo thuyết 'antinomian': Cơ Đốc nhân muốn sống thế nào cũng được vì họ được cứu chỉ bởi ân điển và qua đức tin mà thôi! Vì cớ đầu tiên Cơ Đốc nhân chẳng thể làm điều gì để đạt được sự cứu rỗi của họ và vì cớ họ chẳng có thể làm điều gì để gìn giữ sự cứu rỗi đó được, nên có thể kết luận rằng Cơ Đốc nhân muốn sống ra sao cũng được. c. Thái độ hiện đại: Miệt mài theo đuổi sự công bình riêng và sự thánh khiết là quá thiển cận và cuồng tín. Nói cho cùng, cuộc sống không chỉ là 'tôn giáo'. Còn có nhu cầu phát triển toàn vẹn và nhu cầu hạnh phúc. Do đó phân tích đến cùng thì bạn sống ra sao cũng không quan trọng. Điều này dẫn đến sự hâm hẩm, một thái độ thờ ơ và một Hội thánh theo chủ nghĩa khoái lạc. 2. Câu trả lời dứt khoát của vị sứ đồ (c.2). a. Tính chất của câu trả lời (c.2a): Tính chất lối trả lời của Phao-lô rất có ý nghĩa. Ông không nói 'không, anh không nên phạm tội!' hay 'không, hãy cố hết sức để đừng phạm tội!' hay 'đừng phạm tội nữa kẻo Đức Chúa Trời sẽ nổi giận với bạn!' hay 'Tốt hơn anh đừng phạm tội vì không khéo sẽ hụt mất sự cứu rỗi!'. Trong đầu vị sứ đồ không có bất cứ ý nào nêu trên. b. Nền tảng cho câu trả lời (câu 2b) Câu trả lời của vị sứ đồ là tiếng 'KHÔNG' mạnh mẽ - nhưng nền tảng của nó rất quan trọng vì ông nói cho chúng ta biết tại sao câu trả lời của ông là 'không'. Ông chỉ đơn giản nói rằng Cơ Đốc nhân thật không thể sống trong tội lỗi nữa, rằng làm như hoàn toàn không thích hợp. Tại sao? Vì rằng những gì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta mãi mãi giải thoát chúng ta khỏi quyền lực của tội lỗi. Mỗi Cơ Đốc nhân đã được hoàn toàn và mãi mãi giải thoát khỏi quyền lực và sự thống trị cua tội lỗi. Sau đó, ông giải thích cách Đức Chúa Trời làm để hoàn thành việc này. Ghi chú: Sau đây là tóm tắt nhu cầu của tội nhân dưới mắt Đức Chúa Trời. Chúng ta cần được giải thoát khỏi mặc cảm tội lỗi về những gì chúng ta đã phạm (tội lỗi) Chúng ta cần được giải thoát khỏi những điều chúng ta đang làm (đang phạm tội) Chúng ta cần được giải thoát khỏi địa vị hiện tại của chúng ta (tội nhân) 3. Lời giải thích đầy ý nghĩa của sứ đồ (c.3-10). Theo sứ đồ Phao-lô có ba điều mà mỗi một Cơ Đốc nhân cần phải biết. a. Biết điều này: "chịu phép báp-tem vào trong sự chết của Đấng Christ" (c.3-4) Tín đồ đã chịu báp-tem vào trong Đấng Christ (ICo1Cr 12:13)
  • 30. Đức Chúa Trời không chỉ cứu chúng ta khi chúng ta đang ở trong A-đam hay ở trong thế gian.Đức Chúa Trời giải thoát chúng ta khỏi địa vị của chúng ta 'trong A-đam' Và Ngài làm phép báp-tem cho chúng ta vào trong thân vị và thân thể của Chúa Giê-xu Christ. Do đó chúng ta bước vào vương quốc Đức Chúa Trời bởi sự chết và sự sanh lại. Tín đồ đã chịu báp-tem vào trong sự chết của Đấng Christ (c.3) Phép báp-tem này vào trong Đấng Christ - là sự liên hiệp của chúng ta với thân vị của Christ - là một sự liên hiệp với Ngài trong sự chết của Ngài! Vì vậy sự liên hiệp của chúng ta với Đấng Christ hằng sống trước hết là một sự liên hiệp trong sự chết của Ngài tại đồi Gô-gô-tha. Đức Chúa Trời bao gồm mỗi một chúng ta, hay đã đồng hóa mỗi một cá nhân chúng ta trong cái chết của Con Ngài. Tín đồ bị chôn cùng với Đấng Christ (c.4a) Điều gì xảy ra khi Chúa Giê-xu bị đóng đinh? Ngài chết! Chúng ta làm gì với một xác chết? Chúng ta chôn nó! Vậy thì Giê-xu bị đóng đinh, Ngài chết, và rồi Ngài được chôn. Cũng giống vậy, vì rằng chúng ta đã được liên hiệp với Ngài trong sự đóng đinh, chúng ta cũng chết và vì rằng chúng ta đã chết với Ngài chúng ta cũng đã bị chôn với Ngài. Tín đồ được cùng sống lại với Đấng Christ (c.4b) Nhưng mồ mả không thể 'giữ nổi' Giê-xu và Ngài đã từ kẻ chết sống lại. Một lần nữa, cũng giống vậy, vì rằng chúng ta đã được liên hiệp với Ngài trong sự chết và sự chôn, chúng ta cũng được liên hiệp với Ngài trong sự sống lại. Do đó chúng ta cũng được kéo đến sự sống vinh hiển đời đời bởi sự liên hiệp của chúng ta với Giê-xu Christ. Kết luận tổng quát. Lẽ thật này trở thành nền tảng cho sự nên thánh của chúng ta và cho tất cả sự sống thuộc linh thật. Đây là một lẽ thật mà chúng ta không thể biết được nếu không có sự mặc khải thiên thượng và lẽ thật này phải được mỗi con cái Chúa hiểu rõ. Tại một chỗ khác, sứ đồ Phao-lô nói: "Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài" (CoCl 1:13). "Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới, những sự cũ đã qua đi, này mọi sự đều trở nên mới" (IICo 2Cr 5:17). Vậy thì sự đổi mới của đời sống không phải là một điều chúng ta đang hi vọng, đang cầu xin hay đang cố gắng theo đuổi hay đang để cho phát triển từ từ hay đang chờ đợi Chúa thực hiện cho chúng ta. Đây là một lẽ thật đã xảy ra và đây là một sự kiện đã được hoàn tất. Do đó, đời sống mới của chúng ta trong Christ là hoàn toàn, rõ ràng và vĩnh cửu! b. Biết điều này: "con người cũ đã bị đóng đinh với Christ" (c.6-7)
  • 31. Thời gian của sự cùng đóng đinh (c.6). Từ ngữ 'đã bị đóng đinh' (thì bất định của Hi-lạp) chỉ một hành động quá khứ được hoàn tất đưa đến một lợi ích liên tục ở hiện tại. Không phải do kinh nghiệm mà người ta hiểu biết được lẽ thật này, mà là do sự soi sáng thuộc linh. Kinh Thánh nói rõ là chúng ta đã bị đóng đinh với Christ; rằng chúng ta đã chết khi Giê-xu chết. Do đó chúng ta phải để ý đến lẽ thật Đức Chúa Trời đã công bố về chúng ta liên quan đến thập tự giá - đừng bao giờ nhìn vào kinh nghiệm nào đó để xác định hay làm cho lẽ thật có giá trị. Ý nghĩa của từ 'con người cũ' (c.6). Con người cũ không phải chỉ là 'bản chất cũ' nhưng là toàn thể con người chúng ta 'trong A-đam'. Đó không phải là bản chất cũ (thật sự có sự nhầm tên) hay bản chất xác thịt hay xác thịt. Đó là con người chúng ta 'trong A-đam' (chỉ có hoặc 'trong A- đam' hoặc 'trong Christ'). Do đó con người cũ là thân vị trước đây của tôi, được sinh ra từ dòng dõi A-đam; con người đã thừa hưởng khuynh hướng tội lỗi và con người đã chịu khổ vì án phạt của A-đam. Đó là thân vị mà tôi đã liên hiệp với A-đam, tổ phụ của mình. Lý do của việc đồng bị đóng đinh (c.6). 'Người cũ' đã bị đóng đinh với Christ hầu cho 'thân thể của tội lỗi' bị trở nên vô quyền và không còn làm phận sự được nữa (tiêu diệt đi). Có nhiều từ đồng nghĩa có thể được sử dụng để mô tả lẽ thật của đoạn Kinh Thánh này. Thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt; nó bị tước đoạt mất quyền lực, nó bị làm cho không có hiệu quả hay không còn hoạt động được. Có nhiều cách để minh họa lẽ thật này. Thí dụ: Nếu như tôi có mua một xe thể thao kiểu mới có thể chạy trên 150 dặm/giờ vì nó có máy mạnh như vậy nhưng nếu bạn lấy đi chìa khóa xe của tôi, bạn đã khiến nó trở nên bất năng (vô quyền). Không có gì thay đổi trong chiếc xe hay trong tiềm năng của nó nhưng khi bạn còn giữ chìa khóa của chiếc xe thì bạn còn khiến nó không hoạt động được. Thân thể của tội lỗi bị làm cho vô quyền, mặc dù nó vẫn còn tiềm năng phạm tội như lúc trước, qua sự chết của 'con người cũ' bị đóng đinh trên thập tự giá cùng Đấng Christ. Một số người cổ dạy dỗ rằng việc đóng đinh con người cũ là một quá trình chậm chạp và thống khổ, rằng con người cũ không sẵn sàng chết nhưng điều đó không đúng với Kinh Thánh. Con người cũ đã bị đóng đinh trên thập tự giá cùng Đấng Christ và đã bị chôn! Ý nghĩa của từ 'thân thể của tội lỗi' (c.6) Thân thể của tội lỗi là thân xác của người tín đồ mà vẫn còn bị xác thịt thống trị và tác động đến và vẫn còn tồn tại cho đến khi có sự sống lại. Điều rất quan trọng cần phải biết là thân thể tội lỗi không phải là con người
  • 32. cũ hay bản chất xác thịt. Đó là thân xác mà chúng ta tiếp tục sống trong và thân xác này vẫn còn bị sa ngã. Thân thể này chưa được cứu chuộc và chúng ta chờ đợi sự sống lại hoàn tất điều này. Vì vậy chính 'thân thể của tội lỗi' này đã phục vụ như một phương tiện qua đó công việc của xác thịt được bày tỏ ra. Lý do phải khiến 'thân thể tội lỗi' bị vô quyền (c.6). Thân thể của tội lỗi bị làm cho vô quyền để chúng ta có thể thực sự sống đời sống thánh khiết trong khi chờ đợi sự cứu chuộc của thân thể. Nếu Cơ Đốc giáo chỉ là sự cứu chuộc khỏi án phạt của tội lỗi không hơn không kém và nếu Đức Chúa Trời không giúp chúng ta thoát khỏi quyền lực của tội lỗi thì chúng ta sẽ sống phần còn lại của cuộc đời chúng ta trong thân thể chưa được cứu chuộc và bị thống trị của tội lỗi. Sẽ chẳng có hi vọng ở một điều gì ngoại trừ việc giải thoát khỏi mặc cảm tội lỗi và viễn ảnh thiên đàng ở một thời điểm nào trong tương lai. Nhưng Đức Chúa Trời đã khiến thân thể của tội lỗi bị làm cho vô quyền để cho tội lỗi không còn cai trị trên chúng ta và chúng ta có thể sống đời sống thánh khiết Ngài mong muốn! Những người được chia phần lợi ích của lẽ thật này. Những người được hưởng lợi ích của lẽ thật này là những người đã đồng chết với Christ; tất cả những người này đã được mãi mãi giải thoát khỏi sự thống trị của tội lỗi. Chỉ có những người đã thật sự chết mới được thoát khỏi ách thống trị của tội lỗi. Vì vậy kết luận hiển nhiên mà mọi người rút ra là họ phải chết cách này hoặc cách khác. Tuy nhiên, lẽ thật khó tin nổi mà sứ đồ Phao-lô dạy dỗ là 'bạn đã chết với Christ rồi'. Và nếu đó là trường hợp của bạn thì bạn đã được giải thoát mãi mãi khỏi cái ách thống trị của tội lỗi! Lưu ý: Những người học Kinh Thánh nghiêm túc cần lưu ý đến những sự giải thích sai lầm về phân đoạn Kinh Thánh này cũng như về quan điểm nó đưa ra. Sau đây là những sự giải thích sai lầm đó: 1. Người tín đồ không còn đáp ứng với tội lỗi nữa (điều này thường được minh họa bởi một xác chết không còn phản ứng nữa). 2. Người tín đồ phải chết đối với tội lỗi trong đời sống của mình (nhưng thì động từ dùng đây là thì bất định của Hi-lạp chớ không phải ở mệnh lệnh cách). 3. Người tín đồ đang chết về tội lỗi mỗi ngày (nhưng lần nữa thì động từ không phải ở hiện tại, diễn tả một hành động tiếp diễn). 4. Người tín đồ không thể phạm tội vì đã từ bỏ tội lỗi (ở đây ít ra thì của động từ dùng đúng nhưng lại biến thành một điều mà Cơ Đốc nhân làm (quan điểm của Charles Hodge). 5. Cơ Đốc nhân đã chết về mặc cảm phạm tội (Robert Haldore nêu ra; nhưng quan điểm này không thích hợp với nội dung chương này vì điều đó được