SlideShare a Scribd company logo
Page Medical Knowledge
Ca lâm sàng nội khoa 2
Bệnh nhân nam 35 tuổi đến phòng khám để khám tổng quát và tầm soát
cholesterol. Bệnh nhân không có tiền sử mắc bệnh nội khoa và không dùng thuốc
thường xuyên. Nghề nghiệp lập trình viên, thường xuyên tập gym, không hút
thuốc lá hay sử dụng ma túy, và uống 2-3 cốc bia vào cuối tuần. Bố bệnh nhân bị
cơn đau tim (heart attack) đầu tiên ở tuổi 42 và qua đời vì biến chứng của bệnh tim
ở tuổi 49. Gần đây, anh trai bệnh nhân được chẩn đoán tăng cholesterol.
Huyết áp 125/74 mm Hg, tần số tim 72 nhịp/phút, cao 69 inch và nặng 165
lb. Khám thực thể không có gì bất thường.
Bệnh nhân được lấy máu để đo nồng độ lipid lúc đói. Kết quả: cholesterol
toàn phần 362 mg / dL, triglyceride 200 mg / dL, lipoprotein tỷ trọng cao (HDL)
36 mg / dL và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) 266 mg / dL.
 Chẩn đoán có khả năng nhất là gì?
 Bạn sẽ làm gì tiếp theo?
 Các biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh nhân không được điều trị?
TRẢ LỜI: Tăng cholesterol máu (Hypercholesterolemia)
Tóm tắt: Bệnh nhân nam 35 tuổi, tiền sử khỏe mạnh đến khám sức khỏe và được
phát hiện là tăng rõ rệt cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, triglyceride; và
giảm cholesterol HDL. Khám thực thể không có gì bất thường. Bệnh nhân không
bị tăng huyết áp và không nghiện thuốc lá, nhưng có tiền sử gia đình về tăng
cholesterol máu (anh trai) và bệnh mạch vành do xơ vữa từ khá sớm (bố).
 Chẩn đoán có khả năng: Tăng cholesterol máu có tính gia đình (Familial
hypercholesterolemia).
 Bước tiếp theo: Tư vấn cho bệnh nhân về việc điều chỉnh lối sống bằng chế
độ ăn ít chất béo và tập luyện, và kê thuốc ức chế β-hydroxy-β-
methylglutaryl-coenzyme A (HMG-CoA) reductase (còn được gọi là
“statin”).
Page Medical Knowledge
 Biến chứng nếu không được điều trị: bệnh mạch máu do xơ vữa động
mạch, bao gồm cả bệnh tim mạch vành.
TIẾP CẬN: Tăng cholesterol máu
ĐỊNH NGHĨA
TĂNG CHOLESTEROL MÁU: Tình trạng dư thừa chất béo hoặc lipid trong
máu, chủ yếu là do tăng cholesterol hoặc triglyceride.
XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH: Lắng đọng các mảng xơ vữa có chứa cholesterol và
lipid ở lớp trong cùng của thành các động mạch kích thước lớn và trung bình.
THUỐC STATIN: Một nhóm thuốc làm giảm cholesterol toàn phần và
cholesterol LDL bằng cách ức chế β-hydroxy-β-methylglutaryl-coenzyme A
(HMG-CoA) reductase, một enzym quan trọng trong quá trình tổng hợp
cholesterol.
PHƯƠNG PHÁP LÂM SÀNG
Bệnh mạch vành do xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu ở cả nam và nữ tại Hoa Kỳ. Do tăng cholesterol máu có liên quan mật thiết
với bệnh tim xơ vữa động mạch, nên hầu hết các cơ quan chức năng đều khuyến
cáo sàng lọc định kỳ cho những người có nguy cơ trung bình tối thiểu 5 năm một
lần. Bằng các xét nghiệm: cholesterol toàn phần, HDL và triglycerid. Cholesterol
LDL có thể được tính bằng công thức: LDL = cholesterol toàn phần - HDL -
(Triglyceride/5).
Nếu có thể, nên định lượng mẫu máu lúc đói, tuy nhiên cholesterol toàn
phần và HDL vẫn đáng tin trong mẫu bất kỳ. Nồng độ triglyceride và LDL được
tính theo công thức bị ảnh hưởng bởi thức ăn và nên được định lượng ở trạng thái
đói.
Page Medical Knowledge
Bảng 2-1 • CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH TIM MẠCH VÀNH
Hút thuốc lá
Tăng huyết áp (huyết áp tăng lúc bệnh nhân đến khám, hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc
hạ huyết áp)
Cholesterol HDL thấp (< 40 mg / dL)
Tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành sớm (nam < 55 tuổi hoặc nữ < 65 tuổi)
Tuổi của bệnh nhân (nam > 45 tuổi, nữ > 55 tuổi)
Đái tháo đường
Nên loại trừ các nguyên nhân thứ phát gây rối loạn lipid bằng khám lâm
sàng hoặc xét nghiệm. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn lipid máu là
suy giáp và đái tháo đường. Các tình trạng khác cần xem xét là bệnh gan tắc
nghẽn, suy thận mạn / hội chứng thận hư và tác dụng phụ của thuốc (progestin,
steroid đồng hóa, corticoid). Bệnh nhân trẻ tuổi có nồng độ cholesterol rất cao và
không có nguyên nhân thứ phát gợi ý đến tăng cholesterol máu có tính gia đình,
một tình trạng gây ra bởi khiếm khuyết hoặc không có thụ thể LDL bề mặt, làm
các tế bào không thể chuyển hóa hạt LDL. Những người đồng hợp tử
(Homozygote) đối với tình trạng này có thể phát triển bệnh xơ vữa động mạch từ
thời thơ ấu và thường cần liệu pháp hạ lipid máu tích cực.
Các nghiên cứu dịch tễ học đã phát hiện ra mối quan hệ giữa nồng độ
cholesterol toàn phần và nguy cơ biến cố tim mạch. Giảm nồng độ cholesterol
huyết thanh giúp làm giảm nguy cơ biến cố mạch vành lớn và tử vong ở bệnh nhân
tăng cholesterol máu không có tiền sử bệnh tim mạch vành (dự phòng cấp 1), cũng
như giảm tỷ lệ tử vong tổng thể (overall mortality) và tỷ lệ tử vong do bệnh mạch
vành ở bệnh nhân đã mắc bệnh tim mạch (dự phòng cấp 2). Trước tiên, tất cả bệnh
nhân cần được giáo dục về liệu pháp thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn ít chất
béo bão hòa (< 7% tổng lượng calo hàng ngày) và ít cholesterol (< 200 mg / ngày),
cũng như tập luyện, có thể giúp giảm cholesterol.
Nhiều thử nghiệm đã chỉ ra rằng liệu pháp statin có hiệu quả trong việc giảm
nguy cơ tim mạch để dự phòng cấp 2, cũng như phòng ngừa cấp 1, trên một phạm
Page Medical Knowledge
vi nồng độ LDL-cholesterol và hồ sơ lipid (cơ bản) nền. Đối với những bệnh nhân
được điều trị bằng statin, nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ giảm khoảng 20% mỗi
khi cholesterol LDL giảm được 39 mg / dL. Hướng dẫn năm 2013 của Trường Đại
học Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo dùng liệu pháp
statin cho các nhóm sau:
1. Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa (nhồi máu cơ tim, cơn đau
thắt ngực, đột quỵ, thiếu máu cục bộ thoáng qua, bệnh động mạch ngoại vi,
thủ thuật mạch vành hoặc thủ thuật tái thông khác).
2. Bệnh nhân đái tháo đường từ 40 đến 75 tuổi.
3. Bệnh nhân có nồng độ LDL cholesterol > 190 mg / dL.
4. Bệnh nhân từ 40 đến 75 tuổi, không có tiền sử bệnh tim mạch hoặc đái tháo
đường, nhưng có nguy cơ biến cố tim mạch trong 10 năm > 7,5%.
Đối với bệnh nhân > 40 tuổi không mắc bệnh tim mạch do xơ vữa lâm sàng,
công thức tính nguy cơ AHA / ACC có sẵn trực tuyến
(http://tools.acc.org/ASCVD- Risk-Estimator/), hoặc dưới dạng một ứng dụng
(app) có thể tải xuống. Các yếu tố nguy cơ chính của xơ vữa động mạch gồm hút
thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol toàn phần và cholesterol-
lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C), giảm cholesterol-lipoprotein tỷ trọng cao
(HDL-C) và cao tuổi.
Khi điều chỉnh lối sống không đủ để đạt được mục tiêu LDL, bệnh nhân cần
được dùng thuốc hạ lipid. Bảng 2-2 liệt kê các tác động lên lipid và các tác dụng
phụ tiềm ẩn của những loại thuốc này. Statin thường được dung nạp rất tốt, nhưng
tác dụng phụ thường gặp nhất là bệnh cơ, có thể biểu hiện bằng ấn đau cơ (muscle
tenderness) kèm tăng nồng độ creatine kinase (CK). Đau cơ mức độ nhẹ (low-
grade myalgias) xảy ra ở dưới 10% bệnh nhân, nhưng bệnh cơ nghiêm trọng được
báo cáo ở 0,5% bệnh nhân dùng statin. Tác dụng phụ ít phổ biến hơn là tăng men
gan, hoặc thậm chí viêm gan nghiêm trọng, đã được báo cáo. Do đó, cần theo dõi
bằng khám lâm sàng hoặc xét nghiệm định kỳ để phát hiện tác dụng phụ. Sau khi
bắt đầu dùng statin, nên kiểm tra cholesterol LDL sau 6 tuần, và cứ sau 6 đến 12
tháng sau đó, để theo dõi việc tuân thủ dùng thuốc.
Page Medical Knowledge
Bảng 2-2 • THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG LIPID MÁU
Nhóm thuốc Tác dụng điều trị Tác dụng phụ Theo dõi
Thuốc ức chế HMG-
CoA reductase (“statin”)
Giảm LDL 25% -60%
Giảm TG 10% -25%
Tăng HDL 5% -10%
Đau cơ, có thể gây độc
cho gan.
Men gan và creatine
kinase
Axit nicotinic (ví dụ:
niacin)
Giảm TG 25% -35%
Giảm LDL 15% -25%
Tăng HDL 15% -30%
Đỏ bừng mặt, nhịp tim
nhanh, không dung nạp
glucose, tăng axit uric
Đỏ bừng mặt có thể
thuyên giảm nhờ aspirin
Resin axit mật
(cholestyramine,
colestipol)
Giảm LDL 20% -30%
Tăng HDL 5%
Táo bón, buồn nôn, rối
loạn tiêu hóa
Gắn với các vitamin tan
trong chất béo, đầy
bụng, táo bón
Dẫn xuất của acid fibric
(gemfibrozil,
fenofibrate)
Giảm TG 25% -40%
Tăng HDL 5% -15%
Sỏi mật, buồn nôn, tăng
men gan,
Khó tiêu, sỏi mật, đau
cơ (thận trọng nếu dùng
với statin)
Thuốc ức chế hấp thu
cholesterol (ezetimibe)
Giảm LDL 15% Tiêu chảy, rối loạn tiêu
hóa
Men gan. Chưa có bằng
chứng cho thấy nguy cơ
bệnh tim mạch.
Viết tắt: TG, triglyceride.
CÂU HỎI
2.1 Bệnh nhân nam 35 tuổi không có tiền sử bệnh tim mạch nên kiểm tra
cholesterol định kỳ bao lâu một lần?
A. 3 tháng một lần
B. 1 năm một lần
C. 5 năm một lần
D. Từ 7 đến 10 năm một lần
2.2 Bệnh nhân nam 48 tuổi đến phòng khám sau khi được sàng lọc ở ngày hội sức
khỏe (health fair) vì được thông báo là nồng độ cholesterol cao. Bệnh nhân mắc
đái tháo đường và được kiểm soát bằng chế độ ăn, chơi tennis, tập thể dục 3-5 lần
mỗi tuần và có thể trạng tốt. Không hút thuốc lá và gia đình không ai mắc bệnh
tim mạch. Hồ sơ lipid: cholesterol toàn phần 212 mg / dL, HDL 35 mg / dL, LDL
138 mg / dL, và triglyceride 175 mg / dL. Bạn sẽ khuyến cáo bệnh nhân điều nào
dưới đây?
Page Medical Knowledge
A. Dùng gemfibrozil.
B. Dùng thuốc ức chế HMG-CoA reductase (statin).
C. Dùng niacin liều thấp và tăng từ từ đến liều 3 g / ngày.
D. Đề nghị bệnh nhân tiếp tục chế độ ăn và tập luyện như hiện tại.
2.3 Bệnh nhân nào sau đây chỉ cần thay đổi lối sống thay vì dùng thuốc hạ lipid
máu?
A. Bệnh nhân nam 60 tuổi tiền sử hút thuốc, đái tháo đường và nhồi máu cơ tim
gần đây: cholesterol 201 mg / dL, HDL 47 mg / dL và LDL 138 mg / dL
B. Bệnh nhân nam 62 tuổi, tiền sử đái tháo đường: cholesterol 210 mg / dL, HDL
27 mg / dL và LDL 146 mg / dL
C. Bệnh nhân nữ 57 tuổi không có triệu chứng: cholesterol 235 mg / dL, HDL 92
mg / dL và LDL 103 mg / dL
D. Bệnh nhân nam 39 tuổi tiền sử hội chứng thận hư: cholesterol 285 mg / dL,
HDL 48 mg / dL, LDL 195 mg / dL
TRẢ LỜI
2.1 C. Người trưởng thành khỏe mạnh được khuyến cáo sàng lọc cholesterol 5 năm
một lần. Nồng độ cholesterol không thay đổi nhanh chóng trong suốt cuộc đời của
một người. Bệnh nhân thay đổi nồng độ cholesterol nhanh chóng cần được xét
nghiệm để tìm nguyên nhân thứ phát.
2.2 B. Mặc dù bệnh nhân tập luyện rất tích cực, nhưng lại bị đái tháo đường. Bệnh
nhân đái tháo đường có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch do xơ vữa, và nên bắt đầu
dùng statin theo hướng dẫn năm 2013 của AHA / ACC.
2.3 C. Bệnh nhân này có HDL rất cao, có tác dụng bảo vệ khỏi xơ vữa động mạch,
và có thể góp phần làm tăng cholesterol toàn phần. Do đó chỉ cần thay đổi lối
sống.
Page Medical Knowledge
Bệnh nhân A có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch trong tương lai cao nhất vì có
tiền sử đái tháo đường, hút thuốc lá và nhồi máu cơ tim gần đây. Bệnh nhân B bị
đái tháo đường, bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, nên bắt đầu dùng thuốc để giảm
LDL và tăng HDL. Bệnh nhân D bị hội chứng thận hư gây tăng lipid máu, có thể
điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển (ACE) để làm giảm protein niệu nhưng
thường phải điều trị bằng thuốc hạ lipid như statin.
Dịch từ CASE FILES_ Internal Medicine

More Related Content

What's hot

TIẾP CẬN TRẺ HÔN MÊ
TIẾP CẬN TRẺ HÔN MÊTIẾP CẬN TRẺ HÔN MÊ
TIẾP CẬN TRẺ HÔN MÊSoM
 
VÀI LƯU Ý ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM
VÀI LƯU Ý ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH Ở TRẺ EMVÀI LƯU Ý ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM
VÀI LƯU Ý ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH Ở TRẺ EMSoM
 
CƠ CHẾ TĂNG TÍNH THẤM THÀNH MẠCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
CƠ CHẾ TĂNG TÍNH THẤM THÀNH MẠCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUECƠ CHẾ TĂNG TÍNH THẤM THÀNH MẠCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
CƠ CHẾ TĂNG TÍNH THẤM THÀNH MẠCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUESoM
 
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Rung Nhĩ 2021
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Rung Nhĩ 2021Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Rung Nhĩ 2021
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Rung Nhĩ 2021TBFTTH
 
CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNGCHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
PHÙ PHỔI CẤP
PHÙ PHỔI CẤPPHÙ PHỔI CẤP
PHÙ PHỔI CẤPSoM
 
Insulin trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi
Insulin trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổiInsulin trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi
Insulin trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổibanbientap
 
Bài giảng về đái tháo đường
Bài giảng về đái tháo đườngBài giảng về đái tháo đường
Bài giảng về đái tháo đườngtrongnghia2692
 
SUY DINH DƯỠNG
SUY DINH DƯỠNGSUY DINH DƯỠNG
SUY DINH DƯỠNGSoM
 
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGPHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGSoM
 
cập nhật xử trí sốc nhiễm khuẩn
cập nhật xử trí sốc nhiễm khuẩncập nhật xử trí sốc nhiễm khuẩn
cập nhật xử trí sốc nhiễm khuẩnSoM
 
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 2.pdf.pdf
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 2.pdf.pdftiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 2.pdf.pdf
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 2.pdf.pdfSoM
 
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPTIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPSoM
 
NUÔI DƯỠNG BỆNH NHÂN NẶNG
NUÔI DƯỠNG BỆNH NHÂN NẶNGNUÔI DƯỠNG BỆNH NHÂN NẶNG
NUÔI DƯỠNG BỆNH NHÂN NẶNGSoM
 
Quản lý cơn hen cấp ở trẻ em (Phần 1)
Quản lý cơn hen cấp ở trẻ em (Phần 1)Quản lý cơn hen cấp ở trẻ em (Phần 1)
Quản lý cơn hen cấp ở trẻ em (Phần 1)Bs. Nhữ Thu Hà
 
Đột quỵ - Đại học Y dược TPHCM
Đột quỵ - Đại học Y dược TPHCMĐột quỵ - Đại học Y dược TPHCM
Đột quỵ - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
Đột quỵ thiếu máu não cục bộ
Đột quỵ thiếu máu não cục bộĐột quỵ thiếu máu não cục bộ
Đột quỵ thiếu máu não cục bộNguyen Rain
 
Bài giảng tiêu chảy và toán bón
Bài giảng tiêu chảy và toán bónBài giảng tiêu chảy và toán bón
Bài giảng tiêu chảy và toán bónjackjohn45
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰCTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰCSoM
 

What's hot (20)

TIẾP CẬN TRẺ HÔN MÊ
TIẾP CẬN TRẺ HÔN MÊTIẾP CẬN TRẺ HÔN MÊ
TIẾP CẬN TRẺ HÔN MÊ
 
VÀI LƯU Ý ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM
VÀI LƯU Ý ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH Ở TRẺ EMVÀI LƯU Ý ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM
VÀI LƯU Ý ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM
 
Bệnh cầu thận
Bệnh cầu thậnBệnh cầu thận
Bệnh cầu thận
 
CƠ CHẾ TĂNG TÍNH THẤM THÀNH MẠCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
CƠ CHẾ TĂNG TÍNH THẤM THÀNH MẠCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUECƠ CHẾ TĂNG TÍNH THẤM THÀNH MẠCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
CƠ CHẾ TĂNG TÍNH THẤM THÀNH MẠCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
 
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Rung Nhĩ 2021
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Rung Nhĩ 2021Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Rung Nhĩ 2021
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Rung Nhĩ 2021
 
CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNGCHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
PHÙ PHỔI CẤP
PHÙ PHỔI CẤPPHÙ PHỔI CẤP
PHÙ PHỔI CẤP
 
Insulin trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi
Insulin trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổiInsulin trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi
Insulin trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi
 
Bài giảng về đái tháo đường
Bài giảng về đái tháo đườngBài giảng về đái tháo đường
Bài giảng về đái tháo đường
 
SUY DINH DƯỠNG
SUY DINH DƯỠNGSUY DINH DƯỠNG
SUY DINH DƯỠNG
 
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGPHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
 
cập nhật xử trí sốc nhiễm khuẩn
cập nhật xử trí sốc nhiễm khuẩncập nhật xử trí sốc nhiễm khuẩn
cập nhật xử trí sốc nhiễm khuẩn
 
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 2.pdf.pdf
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 2.pdf.pdftiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 2.pdf.pdf
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 2.pdf.pdf
 
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPTIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
 
NUÔI DƯỠNG BỆNH NHÂN NẶNG
NUÔI DƯỠNG BỆNH NHÂN NẶNGNUÔI DƯỠNG BỆNH NHÂN NẶNG
NUÔI DƯỠNG BỆNH NHÂN NẶNG
 
Quản lý cơn hen cấp ở trẻ em (Phần 1)
Quản lý cơn hen cấp ở trẻ em (Phần 1)Quản lý cơn hen cấp ở trẻ em (Phần 1)
Quản lý cơn hen cấp ở trẻ em (Phần 1)
 
Đột quỵ - Đại học Y dược TPHCM
Đột quỵ - Đại học Y dược TPHCMĐột quỵ - Đại học Y dược TPHCM
Đột quỵ - Đại học Y dược TPHCM
 
Đột quỵ thiếu máu não cục bộ
Đột quỵ thiếu máu não cục bộĐột quỵ thiếu máu não cục bộ
Đột quỵ thiếu máu não cục bộ
 
Bài giảng tiêu chảy và toán bón
Bài giảng tiêu chảy và toán bónBài giảng tiêu chảy và toán bón
Bài giảng tiêu chảy và toán bón
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰCTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
 

Similar to Ca lâm sàng nội khoa 2.pdf

RỐI LOẠN LIPID MÁU
RỐI LOẠN LIPID MÁURỐI LOẠN LIPID MÁU
RỐI LOẠN LIPID MÁUPHAM HUU THAI
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoelvis322
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caosigne413
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caodominick689
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caomarshall178
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoaugustine339
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caomarielle733
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caojerrell653
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caomaynard645
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caocynthia690
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caorichard843
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caopiedad193
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caomurray397
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máucedrick832
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máudeedee175
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuraul649
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máusherlene116
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuchester630
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máujake297
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máumarcella778
 

Similar to Ca lâm sàng nội khoa 2.pdf (20)

RỐI LOẠN LIPID MÁU
RỐI LOẠN LIPID MÁURỐI LOẠN LIPID MÁU
RỐI LOẠN LIPID MÁU
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
 

More from youngunoistalented1995

Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdfRượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdfyoungunoistalented1995
 
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdfĐiều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdfyoungunoistalented1995
 
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docxỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docxyoungunoistalented1995
 
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...youngunoistalented1995
 
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docxHạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docxyoungunoistalented1995
 
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docxNếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docxyoungunoistalented1995
 
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)youngunoistalented1995
 
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp ánBài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp ányoungunoistalented1995
 
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuTứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuyoungunoistalented1995
 

More from youngunoistalented1995 (20)

Hậu quả của tà dâm.pdf
Hậu quả của tà dâm.pdfHậu quả của tà dâm.pdf
Hậu quả của tà dâm.pdf
 
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdfRượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
 
Song ngữ Portal Hypertension.pdf
Song ngữ Portal Hypertension.pdfSong ngữ Portal Hypertension.pdf
Song ngữ Portal Hypertension.pdf
 
Dược lý heparin.pdf
Dược lý heparin.pdfDược lý heparin.pdf
Dược lý heparin.pdf
 
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdfĐiều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
 
Giải phẫu khớp.pdf
Giải phẫu khớp.pdfGiải phẫu khớp.pdf
Giải phẫu khớp.pdf
 
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docxỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
 
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
 
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docxHạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
 
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docxNếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
 
Máu (song ngữ)
Máu (song ngữ)Máu (song ngữ)
Máu (song ngữ)
 
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
 
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp ánBài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
 
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuTứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
 
Tam giác cảnh
Tam giác cảnhTam giác cảnh
Tam giác cảnh
 
Ống cơ khép
Ống cơ khépỐng cơ khép
Ống cơ khép
 
Halogen là gì
Halogen là gìHalogen là gì
Halogen là gì
 
Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểuThuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu
 
Sinh lý thận phần cuối
Sinh lý thận phần cuốiSinh lý thận phần cuối
Sinh lý thận phần cuối
 
Sinh lý tạo nước tiểu
Sinh lý tạo nước tiểuSinh lý tạo nước tiểu
Sinh lý tạo nước tiểu
 

Recently uploaded

SGK qt cần phải học nhiều để nắm bắt được
SGK qt cần phải học nhiều để nắm bắt đượcSGK qt cần phải học nhiều để nắm bắt được
SGK qt cần phải học nhiều để nắm bắt đượcfdgdfsgsdfgsdf
 
Sgk mới ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.pdf rất hay và cập nhật
Sgk mới ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.pdf rất hay và cập nhậtSgk mới ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.pdf rất hay và cập nhật
Sgk mới ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.pdf rất hay và cập nhậtHongBiThi1
 
SGK sản huế tiền sản giật.pdf quan trọng các bạn ạ
SGK sản huế tiền sản giật.pdf quan trọng các bạn ạSGK sản huế tiền sản giật.pdf quan trọng các bạn ạ
SGK sản huế tiền sản giật.pdf quan trọng các bạn ạfdgdfsgsdfgsdf
 
SGK Gãy thân xương đùi Y4.pdf hay nha các bs
SGK Gãy thân xương đùi Y4.pdf hay nha các bsSGK Gãy thân xương đùi Y4.pdf hay nha các bs
SGK Gãy thân xương đùi Y4.pdf hay nha các bsHongBiThi1
 
NCT_TRAT KHOP HANG-OK.pdf sadfquefhjeaqe
NCT_TRAT KHOP HANG-OK.pdf sadfquefhjeaqeNCT_TRAT KHOP HANG-OK.pdf sadfquefhjeaqe
NCT_TRAT KHOP HANG-OK.pdf sadfquefhjeaqeHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid nucleic.pdf hay các bạn nha
SGK mới chuyển hóa acid nucleic.pdf hay các bạn nhaSGK mới chuyển hóa acid nucleic.pdf hay các bạn nha
SGK mới chuyển hóa acid nucleic.pdf hay các bạn nhaHongBiThi1
 
NCT_gãy thân xưong đui.pdf thầy PNH rất hay
NCT_gãy thân xưong đui.pdf thầy PNH rất hayNCT_gãy thân xưong đui.pdf thầy PNH rất hay
NCT_gãy thân xưong đui.pdf thầy PNH rất hayHongBiThi1
 
NCT_TRAT KHOP KHUYU.pdf cần phải xem nhiều ạ
NCT_TRAT KHOP KHUYU.pdf cần phải xem nhiều ạNCT_TRAT KHOP KHUYU.pdf cần phải xem nhiều ạ
NCT_TRAT KHOP KHUYU.pdf cần phải xem nhiều ạHongBiThi1
 
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...Phngon26
 
SGK Trật khớp khuỷu Y4.pdf hay các bạn ạ
SGK Trật khớp khuỷu Y4.pdf hay các bạn ạSGK Trật khớp khuỷu Y4.pdf hay các bạn ạ
SGK Trật khớp khuỷu Y4.pdf hay các bạn ạHongBiThi1
 
Test THTNN aeghgfthghrghgfgvbsdbvbfcbcvcf
Test THTNN aeghgfthghrghgfgvbsdbvbfcbcvcfTest THTNN aeghgfthghrghgfgvbsdbvbfcbcvcf
Test THTNN aeghgfthghrghgfgvbsdbvbfcbcvcfHongBiThi1
 
SGK cũ rau bong non.pdf hay các bạn bác sĩ ạ
SGK cũ rau bong non.pdf hay các bạn bác sĩ ạSGK cũ rau bong non.pdf hay các bạn bác sĩ ạ
SGK cũ rau bong non.pdf hay các bạn bác sĩ ạHongBiThi1
 
SGK cũ Thai lưu trong tử cung cần phải học
SGK cũ Thai lưu trong tử cung cần phải họcSGK cũ Thai lưu trong tử cung cần phải học
SGK cũ Thai lưu trong tử cung cần phải họcHongBiThi1
 
SGK cũ dọa vỡ tử cung.pdf hay nha các bạn
SGK cũ dọa vỡ tử cung.pdf hay nha các bạnSGK cũ dọa vỡ tử cung.pdf hay nha các bạn
SGK cũ dọa vỡ tử cung.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Trật khớp vai Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Trật khớp vai Y4.pdf hay nha các bạnSGK Trật khớp vai Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Trật khớp vai Y4.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
NCT_gãy 2 xưowng cang chân.pdf hay nha các bạn
NCT_gãy 2 xưowng cang chân.pdf hay nha các bạnNCT_gãy 2 xưowng cang chân.pdf hay nha các bạn
NCT_gãy 2 xưowng cang chân.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
ĐIỀU TRỊ GEU_ Thanh Nguyen.pptx rất hay các bạn ạ
ĐIỀU TRỊ GEU_ Thanh Nguyen.pptx rất hay các bạn ạĐIỀU TRỊ GEU_ Thanh Nguyen.pptx rất hay các bạn ạ
ĐIỀU TRỊ GEU_ Thanh Nguyen.pptx rất hay các bạn ạfdgdfsgsdfgsdf
 
Bài giảng lâm sàng Xuất huyết não Y5.pdf
Bài giảng lâm sàng Xuất huyết não Y5.pdfBài giảng lâm sàng Xuất huyết não Y5.pdf
Bài giảng lâm sàng Xuất huyết não Y5.pdftnguyeny5
 
SGK Gãy hai xương cẳng chân Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Gãy hai xương cẳng chân Y4.pdf rất hay các bạn ạSGK Gãy hai xương cẳng chân Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Gãy hai xương cẳng chân Y4.pdf rất hay các bạn ạHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK qt cần phải học nhiều để nắm bắt được
SGK qt cần phải học nhiều để nắm bắt đượcSGK qt cần phải học nhiều để nắm bắt được
SGK qt cần phải học nhiều để nắm bắt được
 
Sgk mới ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.pdf rất hay và cập nhật
Sgk mới ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.pdf rất hay và cập nhậtSgk mới ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.pdf rất hay và cập nhật
Sgk mới ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.pdf rất hay và cập nhật
 
SGK sản huế tiền sản giật.pdf quan trọng các bạn ạ
SGK sản huế tiền sản giật.pdf quan trọng các bạn ạSGK sản huế tiền sản giật.pdf quan trọng các bạn ạ
SGK sản huế tiền sản giật.pdf quan trọng các bạn ạ
 
SGK Gãy thân xương đùi Y4.pdf hay nha các bs
SGK Gãy thân xương đùi Y4.pdf hay nha các bsSGK Gãy thân xương đùi Y4.pdf hay nha các bs
SGK Gãy thân xương đùi Y4.pdf hay nha các bs
 
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
 
NCT_TRAT KHOP HANG-OK.pdf sadfquefhjeaqe
NCT_TRAT KHOP HANG-OK.pdf sadfquefhjeaqeNCT_TRAT KHOP HANG-OK.pdf sadfquefhjeaqe
NCT_TRAT KHOP HANG-OK.pdf sadfquefhjeaqe
 
SGK mới chuyển hóa acid nucleic.pdf hay các bạn nha
SGK mới chuyển hóa acid nucleic.pdf hay các bạn nhaSGK mới chuyển hóa acid nucleic.pdf hay các bạn nha
SGK mới chuyển hóa acid nucleic.pdf hay các bạn nha
 
NCT_gãy thân xưong đui.pdf thầy PNH rất hay
NCT_gãy thân xưong đui.pdf thầy PNH rất hayNCT_gãy thân xưong đui.pdf thầy PNH rất hay
NCT_gãy thân xưong đui.pdf thầy PNH rất hay
 
NCT_TRAT KHOP KHUYU.pdf cần phải xem nhiều ạ
NCT_TRAT KHOP KHUYU.pdf cần phải xem nhiều ạNCT_TRAT KHOP KHUYU.pdf cần phải xem nhiều ạ
NCT_TRAT KHOP KHUYU.pdf cần phải xem nhiều ạ
 
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
 
SGK Trật khớp khuỷu Y4.pdf hay các bạn ạ
SGK Trật khớp khuỷu Y4.pdf hay các bạn ạSGK Trật khớp khuỷu Y4.pdf hay các bạn ạ
SGK Trật khớp khuỷu Y4.pdf hay các bạn ạ
 
Test THTNN aeghgfthghrghgfgvbsdbvbfcbcvcf
Test THTNN aeghgfthghrghgfgvbsdbvbfcbcvcfTest THTNN aeghgfthghrghgfgvbsdbvbfcbcvcf
Test THTNN aeghgfthghrghgfgvbsdbvbfcbcvcf
 
SGK cũ rau bong non.pdf hay các bạn bác sĩ ạ
SGK cũ rau bong non.pdf hay các bạn bác sĩ ạSGK cũ rau bong non.pdf hay các bạn bác sĩ ạ
SGK cũ rau bong non.pdf hay các bạn bác sĩ ạ
 
SGK cũ Thai lưu trong tử cung cần phải học
SGK cũ Thai lưu trong tử cung cần phải họcSGK cũ Thai lưu trong tử cung cần phải học
SGK cũ Thai lưu trong tử cung cần phải học
 
SGK cũ dọa vỡ tử cung.pdf hay nha các bạn
SGK cũ dọa vỡ tử cung.pdf hay nha các bạnSGK cũ dọa vỡ tử cung.pdf hay nha các bạn
SGK cũ dọa vỡ tử cung.pdf hay nha các bạn
 
SGK Trật khớp vai Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Trật khớp vai Y4.pdf hay nha các bạnSGK Trật khớp vai Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Trật khớp vai Y4.pdf hay nha các bạn
 
NCT_gãy 2 xưowng cang chân.pdf hay nha các bạn
NCT_gãy 2 xưowng cang chân.pdf hay nha các bạnNCT_gãy 2 xưowng cang chân.pdf hay nha các bạn
NCT_gãy 2 xưowng cang chân.pdf hay nha các bạn
 
ĐIỀU TRỊ GEU_ Thanh Nguyen.pptx rất hay các bạn ạ
ĐIỀU TRỊ GEU_ Thanh Nguyen.pptx rất hay các bạn ạĐIỀU TRỊ GEU_ Thanh Nguyen.pptx rất hay các bạn ạ
ĐIỀU TRỊ GEU_ Thanh Nguyen.pptx rất hay các bạn ạ
 
Bài giảng lâm sàng Xuất huyết não Y5.pdf
Bài giảng lâm sàng Xuất huyết não Y5.pdfBài giảng lâm sàng Xuất huyết não Y5.pdf
Bài giảng lâm sàng Xuất huyết não Y5.pdf
 
SGK Gãy hai xương cẳng chân Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Gãy hai xương cẳng chân Y4.pdf rất hay các bạn ạSGK Gãy hai xương cẳng chân Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Gãy hai xương cẳng chân Y4.pdf rất hay các bạn ạ
 

Ca lâm sàng nội khoa 2.pdf

  • 1. Page Medical Knowledge Ca lâm sàng nội khoa 2 Bệnh nhân nam 35 tuổi đến phòng khám để khám tổng quát và tầm soát cholesterol. Bệnh nhân không có tiền sử mắc bệnh nội khoa và không dùng thuốc thường xuyên. Nghề nghiệp lập trình viên, thường xuyên tập gym, không hút thuốc lá hay sử dụng ma túy, và uống 2-3 cốc bia vào cuối tuần. Bố bệnh nhân bị cơn đau tim (heart attack) đầu tiên ở tuổi 42 và qua đời vì biến chứng của bệnh tim ở tuổi 49. Gần đây, anh trai bệnh nhân được chẩn đoán tăng cholesterol. Huyết áp 125/74 mm Hg, tần số tim 72 nhịp/phút, cao 69 inch và nặng 165 lb. Khám thực thể không có gì bất thường. Bệnh nhân được lấy máu để đo nồng độ lipid lúc đói. Kết quả: cholesterol toàn phần 362 mg / dL, triglyceride 200 mg / dL, lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) 36 mg / dL và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) 266 mg / dL.  Chẩn đoán có khả năng nhất là gì?  Bạn sẽ làm gì tiếp theo?  Các biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh nhân không được điều trị? TRẢ LỜI: Tăng cholesterol máu (Hypercholesterolemia) Tóm tắt: Bệnh nhân nam 35 tuổi, tiền sử khỏe mạnh đến khám sức khỏe và được phát hiện là tăng rõ rệt cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, triglyceride; và giảm cholesterol HDL. Khám thực thể không có gì bất thường. Bệnh nhân không bị tăng huyết áp và không nghiện thuốc lá, nhưng có tiền sử gia đình về tăng cholesterol máu (anh trai) và bệnh mạch vành do xơ vữa từ khá sớm (bố).  Chẩn đoán có khả năng: Tăng cholesterol máu có tính gia đình (Familial hypercholesterolemia).  Bước tiếp theo: Tư vấn cho bệnh nhân về việc điều chỉnh lối sống bằng chế độ ăn ít chất béo và tập luyện, và kê thuốc ức chế β-hydroxy-β- methylglutaryl-coenzyme A (HMG-CoA) reductase (còn được gọi là “statin”).
  • 2. Page Medical Knowledge  Biến chứng nếu không được điều trị: bệnh mạch máu do xơ vữa động mạch, bao gồm cả bệnh tim mạch vành. TIẾP CẬN: Tăng cholesterol máu ĐỊNH NGHĨA TĂNG CHOLESTEROL MÁU: Tình trạng dư thừa chất béo hoặc lipid trong máu, chủ yếu là do tăng cholesterol hoặc triglyceride. XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH: Lắng đọng các mảng xơ vữa có chứa cholesterol và lipid ở lớp trong cùng của thành các động mạch kích thước lớn và trung bình. THUỐC STATIN: Một nhóm thuốc làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL bằng cách ức chế β-hydroxy-β-methylglutaryl-coenzyme A (HMG-CoA) reductase, một enzym quan trọng trong quá trình tổng hợp cholesterol. PHƯƠNG PHÁP LÂM SÀNG Bệnh mạch vành do xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ tại Hoa Kỳ. Do tăng cholesterol máu có liên quan mật thiết với bệnh tim xơ vữa động mạch, nên hầu hết các cơ quan chức năng đều khuyến cáo sàng lọc định kỳ cho những người có nguy cơ trung bình tối thiểu 5 năm một lần. Bằng các xét nghiệm: cholesterol toàn phần, HDL và triglycerid. Cholesterol LDL có thể được tính bằng công thức: LDL = cholesterol toàn phần - HDL - (Triglyceride/5). Nếu có thể, nên định lượng mẫu máu lúc đói, tuy nhiên cholesterol toàn phần và HDL vẫn đáng tin trong mẫu bất kỳ. Nồng độ triglyceride và LDL được tính theo công thức bị ảnh hưởng bởi thức ăn và nên được định lượng ở trạng thái đói.
  • 3. Page Medical Knowledge Bảng 2-1 • CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH TIM MẠCH VÀNH Hút thuốc lá Tăng huyết áp (huyết áp tăng lúc bệnh nhân đến khám, hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc hạ huyết áp) Cholesterol HDL thấp (< 40 mg / dL) Tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành sớm (nam < 55 tuổi hoặc nữ < 65 tuổi) Tuổi của bệnh nhân (nam > 45 tuổi, nữ > 55 tuổi) Đái tháo đường Nên loại trừ các nguyên nhân thứ phát gây rối loạn lipid bằng khám lâm sàng hoặc xét nghiệm. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn lipid máu là suy giáp và đái tháo đường. Các tình trạng khác cần xem xét là bệnh gan tắc nghẽn, suy thận mạn / hội chứng thận hư và tác dụng phụ của thuốc (progestin, steroid đồng hóa, corticoid). Bệnh nhân trẻ tuổi có nồng độ cholesterol rất cao và không có nguyên nhân thứ phát gợi ý đến tăng cholesterol máu có tính gia đình, một tình trạng gây ra bởi khiếm khuyết hoặc không có thụ thể LDL bề mặt, làm các tế bào không thể chuyển hóa hạt LDL. Những người đồng hợp tử (Homozygote) đối với tình trạng này có thể phát triển bệnh xơ vữa động mạch từ thời thơ ấu và thường cần liệu pháp hạ lipid máu tích cực. Các nghiên cứu dịch tễ học đã phát hiện ra mối quan hệ giữa nồng độ cholesterol toàn phần và nguy cơ biến cố tim mạch. Giảm nồng độ cholesterol huyết thanh giúp làm giảm nguy cơ biến cố mạch vành lớn và tử vong ở bệnh nhân tăng cholesterol máu không có tiền sử bệnh tim mạch vành (dự phòng cấp 1), cũng như giảm tỷ lệ tử vong tổng thể (overall mortality) và tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành ở bệnh nhân đã mắc bệnh tim mạch (dự phòng cấp 2). Trước tiên, tất cả bệnh nhân cần được giáo dục về liệu pháp thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn ít chất béo bão hòa (< 7% tổng lượng calo hàng ngày) và ít cholesterol (< 200 mg / ngày), cũng như tập luyện, có thể giúp giảm cholesterol. Nhiều thử nghiệm đã chỉ ra rằng liệu pháp statin có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ tim mạch để dự phòng cấp 2, cũng như phòng ngừa cấp 1, trên một phạm
  • 4. Page Medical Knowledge vi nồng độ LDL-cholesterol và hồ sơ lipid (cơ bản) nền. Đối với những bệnh nhân được điều trị bằng statin, nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ giảm khoảng 20% mỗi khi cholesterol LDL giảm được 39 mg / dL. Hướng dẫn năm 2013 của Trường Đại học Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo dùng liệu pháp statin cho các nhóm sau: 1. Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa (nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, đột quỵ, thiếu máu cục bộ thoáng qua, bệnh động mạch ngoại vi, thủ thuật mạch vành hoặc thủ thuật tái thông khác). 2. Bệnh nhân đái tháo đường từ 40 đến 75 tuổi. 3. Bệnh nhân có nồng độ LDL cholesterol > 190 mg / dL. 4. Bệnh nhân từ 40 đến 75 tuổi, không có tiền sử bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường, nhưng có nguy cơ biến cố tim mạch trong 10 năm > 7,5%. Đối với bệnh nhân > 40 tuổi không mắc bệnh tim mạch do xơ vữa lâm sàng, công thức tính nguy cơ AHA / ACC có sẵn trực tuyến (http://tools.acc.org/ASCVD- Risk-Estimator/), hoặc dưới dạng một ứng dụng (app) có thể tải xuống. Các yếu tố nguy cơ chính của xơ vữa động mạch gồm hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol toàn phần và cholesterol- lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C), giảm cholesterol-lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) và cao tuổi. Khi điều chỉnh lối sống không đủ để đạt được mục tiêu LDL, bệnh nhân cần được dùng thuốc hạ lipid. Bảng 2-2 liệt kê các tác động lên lipid và các tác dụng phụ tiềm ẩn của những loại thuốc này. Statin thường được dung nạp rất tốt, nhưng tác dụng phụ thường gặp nhất là bệnh cơ, có thể biểu hiện bằng ấn đau cơ (muscle tenderness) kèm tăng nồng độ creatine kinase (CK). Đau cơ mức độ nhẹ (low- grade myalgias) xảy ra ở dưới 10% bệnh nhân, nhưng bệnh cơ nghiêm trọng được báo cáo ở 0,5% bệnh nhân dùng statin. Tác dụng phụ ít phổ biến hơn là tăng men gan, hoặc thậm chí viêm gan nghiêm trọng, đã được báo cáo. Do đó, cần theo dõi bằng khám lâm sàng hoặc xét nghiệm định kỳ để phát hiện tác dụng phụ. Sau khi bắt đầu dùng statin, nên kiểm tra cholesterol LDL sau 6 tuần, và cứ sau 6 đến 12 tháng sau đó, để theo dõi việc tuân thủ dùng thuốc.
  • 5. Page Medical Knowledge Bảng 2-2 • THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG LIPID MÁU Nhóm thuốc Tác dụng điều trị Tác dụng phụ Theo dõi Thuốc ức chế HMG- CoA reductase (“statin”) Giảm LDL 25% -60% Giảm TG 10% -25% Tăng HDL 5% -10% Đau cơ, có thể gây độc cho gan. Men gan và creatine kinase Axit nicotinic (ví dụ: niacin) Giảm TG 25% -35% Giảm LDL 15% -25% Tăng HDL 15% -30% Đỏ bừng mặt, nhịp tim nhanh, không dung nạp glucose, tăng axit uric Đỏ bừng mặt có thể thuyên giảm nhờ aspirin Resin axit mật (cholestyramine, colestipol) Giảm LDL 20% -30% Tăng HDL 5% Táo bón, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa Gắn với các vitamin tan trong chất béo, đầy bụng, táo bón Dẫn xuất của acid fibric (gemfibrozil, fenofibrate) Giảm TG 25% -40% Tăng HDL 5% -15% Sỏi mật, buồn nôn, tăng men gan, Khó tiêu, sỏi mật, đau cơ (thận trọng nếu dùng với statin) Thuốc ức chế hấp thu cholesterol (ezetimibe) Giảm LDL 15% Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa Men gan. Chưa có bằng chứng cho thấy nguy cơ bệnh tim mạch. Viết tắt: TG, triglyceride. CÂU HỎI 2.1 Bệnh nhân nam 35 tuổi không có tiền sử bệnh tim mạch nên kiểm tra cholesterol định kỳ bao lâu một lần? A. 3 tháng một lần B. 1 năm một lần C. 5 năm một lần D. Từ 7 đến 10 năm một lần 2.2 Bệnh nhân nam 48 tuổi đến phòng khám sau khi được sàng lọc ở ngày hội sức khỏe (health fair) vì được thông báo là nồng độ cholesterol cao. Bệnh nhân mắc đái tháo đường và được kiểm soát bằng chế độ ăn, chơi tennis, tập thể dục 3-5 lần mỗi tuần và có thể trạng tốt. Không hút thuốc lá và gia đình không ai mắc bệnh tim mạch. Hồ sơ lipid: cholesterol toàn phần 212 mg / dL, HDL 35 mg / dL, LDL 138 mg / dL, và triglyceride 175 mg / dL. Bạn sẽ khuyến cáo bệnh nhân điều nào dưới đây?
  • 6. Page Medical Knowledge A. Dùng gemfibrozil. B. Dùng thuốc ức chế HMG-CoA reductase (statin). C. Dùng niacin liều thấp và tăng từ từ đến liều 3 g / ngày. D. Đề nghị bệnh nhân tiếp tục chế độ ăn và tập luyện như hiện tại. 2.3 Bệnh nhân nào sau đây chỉ cần thay đổi lối sống thay vì dùng thuốc hạ lipid máu? A. Bệnh nhân nam 60 tuổi tiền sử hút thuốc, đái tháo đường và nhồi máu cơ tim gần đây: cholesterol 201 mg / dL, HDL 47 mg / dL và LDL 138 mg / dL B. Bệnh nhân nam 62 tuổi, tiền sử đái tháo đường: cholesterol 210 mg / dL, HDL 27 mg / dL và LDL 146 mg / dL C. Bệnh nhân nữ 57 tuổi không có triệu chứng: cholesterol 235 mg / dL, HDL 92 mg / dL và LDL 103 mg / dL D. Bệnh nhân nam 39 tuổi tiền sử hội chứng thận hư: cholesterol 285 mg / dL, HDL 48 mg / dL, LDL 195 mg / dL TRẢ LỜI 2.1 C. Người trưởng thành khỏe mạnh được khuyến cáo sàng lọc cholesterol 5 năm một lần. Nồng độ cholesterol không thay đổi nhanh chóng trong suốt cuộc đời của một người. Bệnh nhân thay đổi nồng độ cholesterol nhanh chóng cần được xét nghiệm để tìm nguyên nhân thứ phát. 2.2 B. Mặc dù bệnh nhân tập luyện rất tích cực, nhưng lại bị đái tháo đường. Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch do xơ vữa, và nên bắt đầu dùng statin theo hướng dẫn năm 2013 của AHA / ACC. 2.3 C. Bệnh nhân này có HDL rất cao, có tác dụng bảo vệ khỏi xơ vữa động mạch, và có thể góp phần làm tăng cholesterol toàn phần. Do đó chỉ cần thay đổi lối sống.
  • 7. Page Medical Knowledge Bệnh nhân A có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch trong tương lai cao nhất vì có tiền sử đái tháo đường, hút thuốc lá và nhồi máu cơ tim gần đây. Bệnh nhân B bị đái tháo đường, bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, nên bắt đầu dùng thuốc để giảm LDL và tăng HDL. Bệnh nhân D bị hội chứng thận hư gây tăng lipid máu, có thể điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển (ACE) để làm giảm protein niệu nhưng thường phải điều trị bằng thuốc hạ lipid như statin. Dịch từ CASE FILES_ Internal Medicine