SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
EU TRONG BỐI CẢNH EVFTA
Ngành: Kinh tế quốc tế
TRẦN THỊ MAI TRANG
Hà Nội - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
EU TRONG BỐI CẢNH EVFTA
Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 820314
Họ và tên học viên: Trần Thị Mai Trang
Người hướng dẫn: PGS. TS Từ Thúy Anh
Hà Nội - 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Các số liệu và đánh giá nghiên cứu nêu ra trong bài luận văn này chưa được sử
dụng trong công trình nào và hoàn toàn trung thực.
Những thông tin được trích dẫn trong bài nghiên cứu này đã được ghi nguồn
gốc tại danh mục tham khảo và những sự giúp đỡ để hoàn thành luận văn này đã
được cảm ơn.
Tác giả luận văn
Trần Thị Mai Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn nghiên cứu đề tài “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê
Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh EVFTA” là kết quả của quá trình
tìm hiểu của bản thân và sự động viên, hỗ trợ, hướng dẫn của thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Từ Thúy Anh là người đã luôn tận tình
hướng dẫn, và hỗ trợ trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin cảm ơn những người thân, đơn vị công tác đã tạo điều kiện, giúp đỡ
cho tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn, cũng như đã động viên, hỗ trợ tôi
hoàn thành nghiên cứu.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................... vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.............................................viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI EVFTA.7
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa....................................... 7
1.1.1. Lý thuyết chung về xuất khẩu ................................................................... 7
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê.................................... 7
1.2 Khái quát về EVFTA và một số quy định liên quan đến xuất khẩu cà phê của
Việt Nam sang EU .................................................................................................. 9
1.2.1. Giới thiệu chung về EVFTA ..................................................................... 9
1.2.2. Những quy định liên quan đến xuất nhập khẩu cà phê trong EVFTA.... 11
1.3. Khái quát về thị trường cà phê của EU.......................................................... 16
1.3.1. Quy mô và đặc điểm của thị trường EU.................................................. 16
1.3.2. Tình hình và xu hướng tiêu thụ cà phê của thị trường EU...................... 20
1.3.3. Các nguồn cung ứng cà phê tại thị trường EU ........................................ 28
1.4. Khái quát về tình hình sản xuất cung ứng cà phê của Việt Nam................... 31
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI
EVFTA..................................................................................................................... 37
2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giai đoạn 2017 – 2021...37
2.1.1 Tổng quan xuất khẩu cà phê của Việt Nam.............................................. 37
2.1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giai đoạn 2017 – 2021
40
2.1.3 Các thị trường xuất khẩu sản phẩm cà phê của Việt Nam tại EU............ 44
iv
2.1.4 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường EU
48
2.1.5 Đánh giá về tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU .. 51
2.2 Cơ hội đối với xuất khẩu sản phẩm cà phê Việt Nam sang EU trong bối cảnh
thực thi EVFTA .................................................................................................... 57
2.2.1. Tiếp cận thị trường tiềm năng ................................................................. 57
2.2.2. Tăng cường thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ............................ 58
2.2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam xuất khẩu............. 60
2.3 Thách thức đối với xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi
EVFTA.................................................................................................................. 61
2.3.1. Khả năng sản xuất kinh doanh còn hạn chế ............................................ 61
2.3.2. Những thách thức đến từ việc tuân thủ, thực thi các quy định của thị trường
EU...................................................................................................................... 62
2.3.3. Cạnh tranh gay gắt tại thị trường cà phê của EU .................................... 64
2.3.4. Những khó khăn do đại dịch Covid-19 và biến động kinh tế tại khu vực
EU...................................................................................................................... 65
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƯỢT QUA THÁCH THỨC
NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ SANG EU TRONG
BỐI CẢNH THỰC THI EVFTA............................................................................. 68
3.1. Triển vọng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực thi EVFTA
68
3.1.1 Mục tiêu phát triển ngành cà phê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 ........ 68
3.1.2 Triển vọng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trong thời gian tới....... 70
3.2. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cà phê xuất khẩu Việt Nam
sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA ............................................ 73
3.2.1 Giải pháp vĩ mô ........................................................................................ 73
3.2.2 Giải pháp vi mô ........................................................................................ 79
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... xi
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ hoàn chỉnh Ý nghĩa
EVFTA EU – Viet Nam Free Trade Hiệp định thương mại tự do Việt
Agreement Nam – Liên minh châu Âu
EU European Union Liên minh châu Âu
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
SPS Sanitary and Phitosanitary Biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm
Measure và kiểm dịch động thực vật
TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật đối với thương
mại
MRLs Maximum Residue levels Mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
tối đa
ILO International Labour Tổ chức lao động quốc tế
Organization
ITC International Trade Center Trung tâm thương mại quốc tế
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: So sánh lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan của Hiệp định CPTPP và EVFTA
cho sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu ................................................................ 11
Bảng 2: Tỷ trọng nhập khẩu cà phê của các nước trên thế giới giai đoạn năm 2017 –
2021 ........................................................................................................................... 17
Bảng 3: EU nhập khẩu cà phê giai đoạn 2017 – 2021 .............................................. 24
Bảng 4: Các nhà cung ứng cà phê cho thị trường EU giai đoạn 2017 – 2021 .......... 30
Bảng 5: Tình hình xuất khẩu sản phẩm cà phê của Việt Nam sang các thị trường trên
thế giới giai đoạn 2017 - 2021 .................................................................................. 39
Bảng 6: Cơ cấu các loại hạt cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn
năm 2017 – 2021 ....................................................................................................... 43
Bảng 7: Cơ cấu sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn
năm 2017 – 2021 ....................................................................................................... 43
Bảng 8: Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm cà phê của Việt Nam sang các nước thuộc khu
vực EU giai đoạn năm 2017 – 2021 .......................................................................... 44
Bảng 9: Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang các nước thuộc khu vực EU giai
đoạn năm 2017 – 2021 .............................................................................................. 45
Bảng 10: Tình hình xuất khẩu sản phẩm cà phê Việt Nam sang các nước thuộc khu
vực EU năm 2021 ...................................................................................................... 47
Bảng 11: Thị phần nhập khẩu cà phê tại thị trường Đức .......................................... 49
Bảng 12: Thị phần nhập khẩu cà phê tại thị trường Italia ......................................... 50
Bảng 13: Sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU sau 1 năm
thực thi EVFTA ......................................................................................................... 55
Bảng 14: Tỷ trong xuất khẩu các loại cà phê của Việt Nam sang EU sau 1 năm
EVFTA có hiệu lực ................................................................................................... 56
Bảng 15: Thị phần của cà phê Việt Nam xuất khẩu tại thị trường EU sau 1 năm thực
thi Hiệp định EVFTA ................................................................................................ 57
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tình hình xuất khẩu sản phẩm cà phê vào thị trường EU giai đoạn năm
2017 – 2021 ............................................................................................................... 21
Biểu đồ 2: Tỷ trọng nhập khẩu các sản phẩm cà phê vào thị trường EU trong giai
đoạn năm 2017 – 2021 .............................................................................................. 22
Biểu đồ 3: Cơ cấu nhập khẩu cà phê của các nước tại khu vực EU năm 2021 ......... 23
Biểu đồ 4: Diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2021 ...... 33
Biểu đồ 5: Cơ cấu hạt cà phê Robusta và Arabica của Việt Nam năm 2020 ............ 34
Biểu đồ 6: Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021 .............. 38
Biểu đồ 7: Cơ cấu các thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2021 .......... 38
Biểu đồ 8: Cơ cấu sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam năm 2021 ................. 40
Biểu đồ 9: Lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2017
- 2021......................................................................................................................... 41
Biểu đồ 10: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU trong giai
đoạn 2017 - 2021 ....................................................................................................... 42
Biểu đồ 11: Thị phần cà phê Việt Nam trong nhập khẩu cà phê ngoại khối tại EU giai
đoạn 2017-2021 ......................................................................................................... 48
viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trường EU trong bối cảnh EVFTA”
Tác giả: Trần Thị Mai Trang
Người hướng dẫn: PGS. TS Từ Thúy Anh
1. Lý do chọn đề tài: Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang
khu vực EU. Khi hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực, điều mà các doanh nghiệp tại
Việt Nam cần thực hiện đó là đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực khi kí kết
EVFTA từ đó nắm bắt các thời cơ một cách kịp thời để tăng cường giá trị xuất khẩu cà
phê sang thị trường EU, cũng như nhìn nhận nhanh chóng các thách thức để
có cách ứng phó nhằm duy trì sự phát triển bền vững thị trường.
2. Mục đích nghiên cứu: Từ việc tìm hiểu nội dung các cam kết giữa Việt
Nam và EU trong hiệp định EVFTA, tác giả đưa ra các phân tích đánh giá những cơ
hội cũng như các thách thức mà hiệp định này mang lại đối với khả năng xuất khẩu
cà phê sang khu vực EU của Việt Nam, từ đó đề xuất, kiến nghị đến các doanh
nghiệp và các cơ quan chức năng các giải pháp phù hợp để nâng cao giá trị xuất
khẩu cà phê sang EU trong thời gian tới.
3. Nội dung chính:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 nêu ra các cơ sở lý luận, tạo tiền đề cho những phân tích và đánh giá
tại các chương tiếp theo.
Ở chương 1, tác giả nêu ra những lý thuyết chung về xuất khẩu, chỉ tiêu đánh giá
hoạt động xuất khẩu sử dụng trong nghiên cứu. Tiếp đó, tác giả chỉ ra những nội dung
khái quát về EVFTA. Thứ ba, tác giả nêu ra những quy định liên quan đến xuất khẩu cà
phê trong EVFTA. Đây chính là những cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho các phân tích
sau đó. Thứ tư, tác giả phân tích về thực trạng nhập khẩu và tiêu thụ cà phê tại các quốc
gia EU: quy mô và đặc điểm thị trường EU; tình hình tiêu thụ cà phê của thị trường
EU; các nguồn cung ứng. Và cuối cùng, tác giả phân tích thực trạng sản xuất và cung
ứng cà phê ra thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.
ix
Từ những cơ sở lý luận được tổng hợp trong chương 1, tác giả sẽ tiến hành phân
tích các nội dung chính như sau: Thứ nhất, phân tích tổng quan tình hình xuất khẩu cà
phê của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2021. Thứ hai, phân tích tình hình xuất khẩu cà
phê của Việt Nam sang khu vực EU trong giai đoạn 2017-2021, dựa trên các chỉ tiêu
kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, năng lực
cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam tại khu vực EU. Thứ ba, dựa trên thực trạng
đã phân tích kết hợp với cơ sở ký luận về lĩnh vực nghiên cứu, tác giả đánh giá những
cơ hội và những thách thức của Việt Nam trong xuất khẩu cà phê sang thị trường EU
trước bối cảnh EVFTA được thực thi. Các cơ hội có thể là việc gỡ bỏ hàng rào thuế
quan, mở cửa thương mại,…Trong khi đó các thách thức có thể kể đến bao gồm: các
tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến đảm bảo chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực
phẩm, các quy tắc xuất xứ, áp lực cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ. Các thách thức
khác còn đến từ bối cảnh xã hội là đại dịch Covid-19 toàn cầu.
Sau khi đánh giá những cơ hội và thách thức ở chương 2, tác giả đã đề xuất một
số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh
thực thi EVFTA. Trước tiên, tác giả đã nêu ra những triển vọng cho xuất khẩu cà phê
Việt Nam sang thị trường EU và dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê của thị trường EU
trong giai đoạn sắp tới. Cuối cùng dựa trên các phân tích và đánh giá trước đó tác giả
đưa ra các giải pháp, kiến nghị ở cả cấp vi mô và vĩ mô nền kinh tế để nâng cao giá trị
xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới.
4. Kết quả đạt được
Sau khi tiến hành phân tích, đánh giá về xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong
bối cảnh hiệp định EVFTA vừa được ký kết cách đây không lâu, nghiên cứu đã hệ
thống lại được các thông tin, nội dung chính của hiệp định EFVTA có thể tác động
đến hoạt động xuất khẩu cà phê sang khu vực EU của Việt Nam. Trên cơ sở đó tác
giả đưa ra một số nhìn nhận về cơ hội cũng như thách thức mà Việt Nam phải đối
mặt khi lựa chọn xuất khẩu cà phê sang khu vực EU thời gian tới.
x
Do thời gian nghiên cứu đề tài không nhiều, kiến thức còn nhiều hạn chế và
thông tin, số liệu về ngành hàng cũng như số liệu tại thị trường nghiên cứu là không
đầy đủ và khó tiếp cận, có độ trễ, chưa được cập nhật kịp thời nên luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được các góp ý, đánh giá,
nhận xét khách quan từ Hội đồng để luận văn được hoàn thiện hơn.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cà phê là một thức uống có lịch sự phát triển lâu đời và đã trở thành một loại
đồ uống được người tiêu dùng tại nhiều quốc gia ưa thích sử dụng. Với đất đai và
khí hậu thuận lợi cho canh tác cà phê, cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng cà phê tại
nhiều khu vực đang ngày càng gia tăng trong khi sự sẵn có của mặt hàng này tại đây
không đủ đáp ứng nhu cầu, cà phê đã đang và tiếp tục trở thành mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam, đóng góp giá trị lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), năm 2022 Việt Nam có
khoảng 710.590 ha canh tác cà phê với năng suất đạt 28,2 tạ/ha và sản lượng bình
quân khoảng hơn 1,8 triệu tấn/năm. Cả nước có 20 tỉnh trồng cà phê, trong đó các
tỉnh Tây Nguyên là vùng trồng cà phê chính của Việt Nam. Hiện nay, sản phẩm cà
phê của Việt Nam đã được xuất khẩu đi hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp
thế giới. EU hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ hai của Việt Nam chiếm
khoảng 40% lượng cà phê xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.
EU là một thị trường nhập khẩu cà phê hấp dẫn, chiếm khoảng 30% (năm
2022) lượng tiêu dùng cà phê toàn cầu. Mặc diễn biến phức tạp của dịch Covid -19
đang gây khó khăn cho nền kinh tế, nhưng cà phê vẫn là một trong những mặt hàng
có mức tiêu thụ cao tại EU. Có một thực trạng đáng lo ngại đó là mặc dù Việt Nam
xuất khẩu một lượng lớn cà phê sang EU rất cao, chiếm khoảng 8,5% lượng nhập
khẩu cà phê từ khu vực này nhưng chủ yếu trong đó lại là cà phê thô với giá trị thấp
( chiếm 5-7%). Sản lượng cà phê chế biến và có hàm lượng giả trị cao của Việt Nam
gần như chưa tạo được dấu ấn gì tại khu vực EU. Trong bối cảnh thực thi EVFTA,
cà phê Việt Nam được giảm thuế suất xuống 0%, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu
cà phê trong nước có nhiều cơ hội gia tăng giá trị cho mặt hàng cà phê khi xuất sang
EU trong thời gian tới. Mặt khác, EU cam kết sẽ bảo hộ cho 39 chỉ dẫn địa lý hàng
hóa của Việt Nam khi xuất khẩu vào khu vực này. Cà phê Buôn Ma Thuột là một
chỉ dẫn trong đó. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Việt Nam quảng bá
thương hiệu cà phê Việt Nam đến các quốc gia thuốc khu vực EU.
2
Bên cạnh những tiềm năng, cơ hội đang có, Việt Nam cũng phải đối mặt với
nhiều thách thức khi lựa chọn xuất khẩu cà phê sang khu vực EU. Việc sản xuất cà phê
chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, khiến chất lượng cũng như sản lượng bị ảnh
hưởng không nhỏ. Nhiều công ty sản xuất cà phê trong nước đã chi mạnh tay để mở
rộng quy mô sản xuất cà phê chế biến. Tuy nhiên, cơ cấu giá trị xuất khẩu cà phê sang
các nước EU dù đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Việt Nam
vẫn chủ yếu xuất khẩu cà phê chưa rang, chưa khử caffein. Việc nâng cấp trong chuỗi
giá trị để tạo nhiều giá trị gia tăng hơn là rất cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế việc xây
dựng chiến lược và năng lực để nâng cấp vẫn là một bài toán khó với nhiều doanh
nghiệp, bên cạnh đó có những doanh nghiệp hài lòng với chiến lược xuất khẩu cà phê
nhân như hiện tại. Trong khi đó, EU lại là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản
phẩm với những quy định kỹ thuật vô cùng khắt khe. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều
quốc gia trên thế giới đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU và lợi thế địa lý giúp các
đối thủ cạnh tranh giảm được chi phí vận chuyển đáng kể.
Từ những phân tích nêu trên, em chọn đề tài “Cơ hội và thách thức đối với
xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh EVFTA”.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu về EVFTA và tác động của hiệp định
đối với thương mại Việt Nam, cũng như những tham vấn cho các bên liên quan các
giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung và cà phê của Việt Nam
nói riêng. VCCI (2013) đã nêu những kiến nghị về chính sách của Cộng đồng doanh
nghiệp Việt Nam về triển vọng của EVFTA.
Nguyễn Thị Minh Phương và Vũ Thanh Hương (2016) đã phân tích tác động
của EVFTA đến một số ngành của Việt Nam dựa trên các chỉ số thương mại. Trong
khi đó Đinh Thị Tố Quyên (2018) thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng
xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Đức trong giai đoạn 2007-2017, từ đó đánh giá
điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các kiến nghị nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục
điểm yếu để thúc đẩy sự tăng trưởng của sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê Việt
Nam sang thị trường Đức.
3
Vũ Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Quỳnh Trâm (2018) thực hiện nghiên cứu
nhằm phân tích đánh giá những ảnh hưởng mà hiệp định EVFTA đến xuất khẩu
hàng hóa nông sản của Việt Nam sang khu vực EU. Nghiên cứu đã phân tích thực
trạng và xu hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn
2019 – 2018, đồng thời phân tích những cơ hội và thách thức đến từ EVFTA đối với
xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU.
Hoàng Thị Vân Anh (2019) đã có nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy
xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu trong điều kiện
thực hiện Hiệp định thương mại tự do EVFTA. Nghiên cứu đã đưa ra bức tranh tổng
quan nghiên cứu thị trường hàng nông sản EU đồng thời chỉ ra thị trường hàng nông
sản EU thời gian tới chịu ảnh hưởng từ các yếu tố chủ yếu là triển vọng tăng trưởng
kinh tế, giá năng lượng, xu hướng tăng trưởng dân số và sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng
cũng như một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Khi EVFTA được thực thi, hàng nông sản
Việt Nam có nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường này. Và để khai thác hiệu quả do
FTA mang lại để nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản của nước ta
sang các quốc gia trên thế giới nói chung và khu vực EU nói riêng, Việt Nam cần chú
trọng phối hợp với nhau thực hiện các giải pháp để cải thiện nguồn cung nông sản, tạo
dựng lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng nông sản được
xuất khẩu sang các quốc gia khác theo hướng gia tăng các mặt hàng có giá trị cao, tăng
cường khả năng đáp ứng các quy định của thị trường nhập khẩu EU, đặc biệt là các giải
pháp nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức từ EVFTA.
Lê Hoàng Anh Tuấn (2020) tập trung nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn
trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam dưới tác động của
EVFTA, từ đó xây dựng một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc xuất
khẩu nông sản của Việt Nam sang EU.
Nguyễn Thị Thu Hiền (2021) đã nghiên cứu khát quát tình hình xuất khẩu
nông sản của Việt Nam sang thị trường EU và đề xuất các nhóm chính sách nhằm
thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang EU.
4
Ngoài ra, có một số bài báo, một số luận văn khác nói về cơ hội và thách thức của
EVFTA khi Hiệp định có hiệu lực cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như:
thủy sản, dệt may. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá đầy
đủ về những thuận lời cũng như khó khăn mà cà phê của Việt Nam phải đối mặt khi
muốn chinh phục các thị trường khắt khe và khó tính như EU, đặc biệt trong bối cảnh
EVFTA được thực thi. Vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Cơ hội và thách
thức đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối
cảnh EVFTA”. Nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê
của Việt Nam sang EU thời gian qua và những tác động EVFTA mang lại cho xuất
khẩu cà phê Việt Nam. So với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu sẽ tập trung
vào một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là cà phê cùng với đó các kết
quả nghiên cứu sẽ được đặt trong bối cảnh thực thi EVFTA. Nghiên cứu này sẽ bổ
sung cho khoảng trống nghiên cứu cho lĩnh vực xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA.
3. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục tiêu là phân tích, đánh giá tác động của hiệp
định EVFTA đến hoạt động xuất khẩu cà phề của Việt Nam sang khu vực EU, từ đó
nhận định những cơ hội và thách thức và đưa ra giải pháp để tận dụng thời cơ, đối
phó thách thức nhằm nâng cao sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu cà phê của Việt
Nam sang khu vực EU thời gian tới.
Để thực hiện mục tiêu trên thì nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Hệ thống hóa nội dung của hiệp định EVFTA, phân tích tổng quan về tình
hình tiêu dùng cà phê tại khu vực EU và tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê của
Việt Nam sang khu vực EU.
- Phân tích tác động của EVFTA đến năng lực xuất khẩu cà phê của Việt Nam
sang khu vực EU từ đó nhận định những cơ hội và thách thức mà hiệp định này
mang lại.
5
- Dựa trên những phân tích đánh giá về thực trạng cũng như cơ hội và thách
thức của EVFTA, tác giả kiến nghị một số giải pháp để tận dụng thời cơ, đối phó
với các thách thức nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất khẩu cà phê ở
Việt Nam sang khu vực EU.
4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mặt hàng cà phê
xuất khẩu của Việt Nam. Đề tài sẽ tập trung phân tích các mặt hàng cà phê đã được
xuất khẩu sang khu vực EU bao gồm các mã HS sau: 090111, 090121, 090122,
090112, 090190. Từ đó, tác giả nhận biết các cơ cơ hội, thách thức đối với xuất
khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trong bối cảnh EVFTA có hiệu lực và đề xuất
các giải pháp, khuyến nghị chung.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu xuất khẩu các sản phẩm cà phê Việt Nam sang thị
trường EU. Tên đề tài nghiên cứu này là “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu
cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh EVFTA”, tuy nhiên thực tế
EVFTA đã được ký kết và đi vào quá trình thực thi nên trong bài luận văn này tác
giả sẽ sử dụng bối cảnh thực thi EVFTA thay vì bối cảnh EVFTA.
- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê trong khoảng
thời gian từ năm 2017 – 2021 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2021-2030.
- Về không gian: Trong phạm vi đề tài, tập trung nghiên cứu tình hình tiêu
thụ, thị hiếu sử dụng cà phê tại thị trường các nước EU, đặc biệt là các quốc gia có
lịch sử hình thành văn hóa cà phê lâu đời và nhu cầu tiêu dùng cà phê của người tiêu
dùng lớn như Đức, Ý, Tây Ban Nha, …
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu các tài liệu sơ cấp và thứ cấp giúp tác giả có cái nhìn
tổng quan về đối tượng nghiên cứu bao gồm đặc điểm, bản chất, quy luật vận động.
Quy trình nghiên cứu tài liệu được triển khai theo 4 giai đoạn như sau: thu thập và
phân nhóm, sắp xếp tài liệu; tổng hợp tài liệu; đọc và ghi chép tài liệu; tóm tắt lại tài
6
liệu. Các tài liệu được thu thập để phục vụ cho nghiên cứu này sẽ bao gồm các báo
cáo về tình hình xuất khẩu cà phê tại Việt Nam, EU. Nguồn thu thập tài liệu gồm
hai nguồn chính:
- Internet: Các trang thông tin trực tuyến của các bộ ban ngành như Cục Hải
Quan, Tổng Cục Thống kê,…
- Các công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí, sách chuyên khảo, luận văn thạc
sĩ, luận án tiến sĩ…
Phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê toán thường được sử dụng để theo dõi số liệu tổng thể
hoặc số liệu mẫu của một hiện tượng kinh tế - xã hội, trong thời điểm cụ thể hoặc
qua nhiều giai đoạn khác nhau, nhằm mục đích tìm hiểu xu hướng biến động, sự
thay đổi của hiện tượng thông qua các chỉ tiêu kết quả khác nhau.
Để hoàn thành nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phương
pháp phân tích số liệu để xem xét sự biến động về các chỉ tiêu qua các năm. Cụ thể
là biến động về sản lượng, giá trị và cơ cấu xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang khu
vực EU trong giai đoạn 2017 - 2021 dựa trên các chỉ tiêu cơ bản của tình hình xuất
nhập khẩu bao gồm các nhóm chỉ tiêu: lượng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu, tỷ trọng
xuất nhập khẩu của từng thị trường, tăng trưởng xuất khẩu bình quân qua các năm.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được phân tích theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA
Chương 2: Đánh giá cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam
sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA
Chương 3: Giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực thi EVFTA
7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI
EVFTA
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa
1.1.1. Lý thuyết chung về xuất khẩu
Theo thư viện học liệu mở Việt Nam (VOER): "xuất khẩu là hoạt động đưa
các hàng hoá, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Dưới góc độ kinh doanh,
xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ, một hình thức thâm nhập thị trường
nước ngoài có thể ít rủi ro hơn và chi phí thấp hơn. Dưới góc độ phi kinh doanh như
quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu
chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ qua biên giới quốc gia”.
Xuất khẩu hàng hoá có bốn vai trò cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho việc nhập khẩu phục vụ phát
triển đất nước
- Thứ hai, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
- Thứ ba, xuất khẩu có tác động trực tiếp đến thị trường lao động theo hướng
tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm, giảm thiểu thất nghiệp và cải thiện mức sống
của người dân.
- Cuối cùng xuất khẩu có vai trò quan trọng trong xây dựng, duy trì phát triển
các mối quan hệ bền vững, lâu dài với các quốc gia khác trên thế giới nhằm tăng
cường phát triển kinh tế xã hội.
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê
Để đánh giá được những cơ hội và thách thức mà EVFTA mang lại cho xuất
khẩu cà phê Việt Nam cần đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang
khu vực EU. Có nhiều phương pháp khác nhau có thể áp dụng để phân tích thực
trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU, tuy nhiên trong phạm vi luận văn
này, tác giả đã xây dựng một số chỉ tiêu phổ biến và sẵn có như sau:
8
– Sản lượng xuất khẩu:
Chỉ số này được dùng để thể hiện khối lượng hàng hóa xuất khẩu, từ đó giúp
người nghiên cứu đánh giá năng lực sản xuất, sản lượng xuất khẩu càng lớn thì
năng lực sản xuất càng cao.
Công thức tính: ∆Q = Q1 – Q0
Trong đó:
 ∆Q là sự thay đổi của sản lượng xuất khẩu giữa hai kỳ

 Q1: sản lượng xuất khẩu hàng hóa ở kỳ hiện tại

 Q0: sản lượng xuất khẩu hàng hóa ở kỳ trước

– Kim ngạch xuất khẩu:
Là chỉ số sử dụng trong việc đánh giá giá trị xuất khẩu trong khoảng thời gian
nhất định, thể hiện sự tăng giảm giá trị xuất khẩu theo thời gian. Đây là chỉ số quan
trọng, thường được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu
hàng hóa.
Công thức tính: M = P x Q
Trong đó:
 M: kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu

 P: Giá hàng hóa khi xuất khẩu

 Q: Sản lượng xuất khẩu hàng hóa

– Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu: ∆M = Mt – Mo
Trong đó:
 ∆M: Tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu

 Mt: Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm t

 Mo: Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm gốc

– Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu: g (%) = ∆M/Mo x 100%
9
Trong đó:
 g: Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu

 ∆M: Thay đổi giá trị xuất khẩu giữa 2 kỳ

 Mo: Giá trị xuất khẩu năm gốc

– Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn:
 Trong đó:

 G: Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn

 ∑gt: tổng tốc độ tăng trưởng kim ngạch bình quân trong t năm

 t: số năm trong giai đoạn tính tăng trưởng bình quân.
1.2 Khái quát về EVFTA và một số quy định liên quan đến xuất khẩu cà
phê của Việt Nam sang EU
1.2.1. Giới thiệu chung về EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) bắt đầu được đàm phán
vào tháng 10/2010 với sự tham gia đàm phàn chính là thủ tướng Chính phủ Việt Nam
và chủ tịch Liên minh Châu Âu (EU). Đây là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27
nước thành viên EU được Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại
EU chính thức đàm phán về điều khoản hợp tác vào ngày 26 tháng 6 năm 2012. Sau 14
phiên đàm phán, từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 8 năm 2015, hai bên chính thức hoàn
thành cơ bản việc đàm phán các nội dung ký kết trong hiệp định và bắt đầu kiểm tra, rà
soát tính pháp lý của các nội dung trong hiệp định trước khi đại diện Việt Nam và EU
tiến hành ký kết EVFTA vào ngày 02 tháng 12 năm 2015.
Tháng 6 năm 2017: Việc rà soát các pháp lý liên quan đến hiệp định chính
thức được hoàn thiện.
Tháng 9 năm 2017: Việt Nam tiến hành tách nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế
giải quyết khi phát sinh tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư khỏi EVFTA theo
10
đề nghị từ EU. Theo đó các vấn đề trên sẽ được xây dựng thành một hiệp định riêng.
Như vậy EVFTA ban đầu đã được phân chia thành 2 hiệp định mới.
Ngày 26 tháng 6 năm 2018, EVFTA chính thức được tách thành EVFTA và
một hiệp định bảo hộ đầu tư với tên viết tắt là EVIPA. Hai bên đã tiến hành công bố
kết quả kiểm tra tính pháp lý chính thức đối với cả EVIPA và EVFTA.
Tháng 6/2018: Sau khi tra soát về mặt pháp lý được hoàn tất, các khoản mục
trong hai hiệp định được thống nhất và thông qua, Việt Nam và EU thông qua quyết
định tách hiệp định EVFTA thành 2 hiệp định với nội dung khác nhau.
Ngày 30/6/2019, hiệp định EVFTA chính thức được ký kết trong sự có mặt của
Thủ tường và Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam. Bên phía EU đại diện là Cao ủy
Thương mại EU, Bộ trưởng Kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp.
Ngày 30/3/2020: EVFTA được hội đồng Châu Âu chính thức thông qua
Ngày 08/06/2020: Quốc hội của nước ta phê duyệt hai hiệp định EVFTA và
EVIPA.
Sự ký kết thành công EVFTA đã đánh đấu một hành trình gần 30 năm thiết lập
mối quan hệ hợp tác đa phương giữa Việt Nam và EU. EVFTA thể hiện sự nỗ lực
của Việt Nam trong tiến trình đưa nền kinh tế của Việt Nam tham gia sâu rộng hơn
vào nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế bị suy thoái do dịch bệnh
Covid -19 diễn biến nhanh và quy mô rộng lớn tác động đến nhiều lĩnh vực.
EVFTA được ký kết mở ra một bối cảnh thị trường mở cửa tạo tiền đề thuận lợi
thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực về kinh tế, xã hội,
văn hóa, thương mại đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực EU, giúp mở
rộng hơn nữa cánh cửa cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường rộng lớn
này. Với cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế, tương đương với 99,7% kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang EU cùng với đó cam kết về giá trị thương mại trong hiệp định
sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam. Bên cạnh đó
EVFTA còn tạo cơ hội giúp người dùng tại Việt Nam có thể tiếp cận với nhiều sản
phẩm, dịch vụ tiên tiến, chất lượng cao và tiện ích hơn từ các quốc
11
gia EU xuất khẩu sang Việt Nam như các thực phẩm chăm sóc sức khỏe như thuốc,
dược phẩm, chăm sóc sắc đẹp, máy móc, thiết bị…
Bên cạnh việc tăng cường quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và EU,
EVFTA cũng là môi trường thuận lợi để Việt Nam tạo lập mối quan hệ hợp tác với
các quốc gia thành viên trong khu vực để thiết lập các hiệp định song phương bền
vững giữa các quốc gia để tận dụng tối đa ưu thế của mỗi quốc gia trong phát triển
kinh tế.
1.2.2. Những quy định liên quan đến xuất nhập khẩu cà phê trong EVFTA
1.2.2.1 Các cam kết thuế quan
Các cam kết thuế quan được đánh giá là cam kết quan trọng nhất đối với hoạt
động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Trong EVFTA, đối với sản phẩm cà phê xuất
khẩu của Việt Nam, EU cam kết xóa bỏ ngay thuế quan, cụ thể: Xóa bỏ ngay thuế
quan từ 7,5 – 11,5% xuống 0% cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang,
giảm từ 9 – 12% xuống còn 0% đối với các loại sản phẩm cà phê chế biến.
Bảng 1: So sánh lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan của Hiệp
định CPTPP và EVFTA cho sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu
Cà phê chưa
Các chất thay
Các sản phẩm
Cà phê đã rang thế có chứa cà
rang cà phê chế biến
phê, vỏ cà phê
Nước
Thuế Thuế Thuế Thuế
Thuế suất suất suất suất
Thuế Thuế Thuế
cơ cam kết cam kết cam kết cam kết
cơ sở cơ sở cơ sở
sở cuối cuối cuối cuối
cùng cùng cùng cùng
EU
0% EIF* 7,5% EIF 0% 0%
9 -
EIF
(EVFTA) 11,5%
CPTPP, trong đó:
Australia
Singapore 0% 0% 0% EIF 0% 0% 0% 0%
Canada
12
New
0% 0% 5% EIF 0% 0% 5% EIF
Zealand
Brunei
11¢/
B7**
22¢/k
B7 0% 0% 5% EIF
kg g
Malaysia 0% 0% 0% 0% 0% 0%
5-
EIF
10%
- B6-
8,8 -
B22***
- Hạn
29,8%
Nhật Bản 0% 0% 12% EIF 0% 0% +
ngạch
đối với
10,43
một số
$/kg
chế
phẩm
-
Robusta 36% 36% 42% kể
Mexico 20% : B16 72% sau 5 72% sau 5 140% từ năm
- Khác: năm năm thứ 7
B10
Chi Lê 6% EIF 6% EIF 6% EIF 6% EIF
Peru 17% EIF 17% EIF 9% EIF 0% 0%
Nguồn: Tổng hợp cam kết trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP và EVFTA
*EIF: Thuế suất giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực
**B7:
Lộ trình giảm thuế trong vòng 7 năm
***B6 – B22: lộ trình giảm thuế từ trong vòng 6 đến 22 năm
Hiện nay Việt Nam được hưởng thuế GSP khi xuất khẩu cà phê vào EU. Đây
là chính sách ưu đãi thuế áp dụng cho các quốc gia kém và đang phát triển. Khi Việt
Nam và EU cùng tham gia vào EVFTA, Việt Nam vẫn sẽ hưởng chính sách thuế
GSP song song cùng EVFTA với thời gian kéo dài 2 năm tính từ thời điểm EVFTA
được thực thi. Tức là đến hết ngày 31/07/2022 việc hưởng song song hai ưu đãi thuế
sẽ chấm dứt và từ 01/08/2022 trở đi các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu cà
phê sang EU sẽ hưởng ưu đãi thuế theo các điều lệ trong EVFTA.
13
1.2.2.2 Cam kết về quy tắc xuất xứ
Cam kết về quy tắc xuất xứ liên quan đến sản phẩm cà phê trong EVFTA được
quy định như sau:
 Sản phẩm cà phê phải có xuất xứ thuần túy, nói cách khác là cà phê phải
được trồng tại Việt Nam thì mới được hưởng các ưu đãi thuế quan trong EVFTA.

 Đối với các chế phẩm từ cà phê: cần đảm bảo cà phê có nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng, trọng lượng đường phải đạt theo quy định (nhỏ hơn 40% trọng lượng sản
phẩm).
1.2.2.3 Các cam kết về Chứng nhận xuất xứ đối với hàng xuất khẩu của
Việt Nam sang EU
Theo EVFTA, các mặt hàng khi muốn được xuất khẩu sang EU đều cần có giấy
chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hoặc có cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Mặt hàng cà phê
cũng không ngoại lệ. Giấy chứng nhận xuất xứ là một loại giấy tờ quen thuộc đối với
các doanh nghiệp xuất khẩu. Nó được cung cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền. Trong
khi đó cơ chế tự chứng nhận xuất xứ còn khá mới và chưa được áp dụng ở Việt Nam.
Trong các FTA, hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Việt Nam đều phải xin
chứng nhận xuất xứ tại các đơn vị hành chính của Bộ Công Thương. Ngoài ra có một
số mặt hàng đặc biệt thì sẽ tuân theo cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo tiêu chuẩn của
khu vực ASEAN. Hiện tại tại Việt Nam, các hàng hóa muốn xuất khẩu vẫn thực hiện
chứng nhận xuất xứ theo hình thức xin giấy chứng minh nguồn gốc theo cách thức
truyền thống tuy nhiên trong thời gian tới Việt Nam sẽ nghiên cứu triển khai thêm hình
thức tự chứng nhận xuất xứ và thông báo cho EU khi áp dụng.
Ngoài giấy chứng nhận xuất xứ theo phương thức truyền thống, trong EVFTA,
các doanh nghiệp khi có hoạt động xuất khẩu hàng hóa có thể tự chứng nhận xuất
xứ. Tuy nhiên hình thức này tại Việt Nam còn gần như chưa được áp dụng do chưa
có cơ chế, chính sách quy định rõ ràng. Việt Nam đặt mục tiêu sẽ sớm ban hành quy
định liên quan đến hình thức chứng nhận xuất xứ này và đưa vào sử dụng khi đã
thông báo cho EU.
14
Trước đây hàng hóa muốn được xuất khẩu sang khu vực EU phải có giấy
chứng nhận truy xuất nguồn gốc do cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện tuy
nhiên hiện nay EVFTA đã cho phép quốc gia xuất khẩu được tự chứng nhận xuất
xứ. Mặc dù vậy cơ chế này hoàn toàn chưa được áp dụng tại Việt Nam do chưa có
quy định cụ thể rõ ràng. Theo dự kiến, thời gian tới Việt Nam sẽ tiến hành áp dụng
hình thức truy xuất nguồn gốc này và sẽ thông báo cho phía EU trước khi thực hiện.
1.2.2.4 Cam kết về hàng rào thương mại kỹ thuật (TBT)
Trong thương mại quốc tế, hàng rào thương mại kỹ thuật là các tiêu chuẩn,
quy định về kỹ thuật mà quốc gia nhập khẩu đặt ra đối với quốc gia xuất khẩu nhằm
đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người dùng. Nếu các quốc gia xuất
khẩu không đáp ứng TBT thì sản phẩm sẽ không được xuất sang các quốc gia có
quy định này.
Trong EVFTA, quy định về gán nhãn và đánh dấu trên các mặt hàng xuất khẩu
là các quy định được đánh giá có khả năng ảnh hưởng đến cà phê xuất khẩu của
Việt Nam.
Quy định về Đánh dấu và Ghi nhãn hàng hóa trong EVFTA
Trong EVFTA thì các quốc gia trong khu vực EU có thể tự do ban hành các
quy định về đánh dấu và ghi nhãn trên hàng hóa song phải đảm bảo quy định đó
không trở thành rào cản đối với thương mại quốc tế. EVFTA có một số cam kết về
đánh dấu và ghi nhãn chính như sau:
Thứ nhất, cần có các thông tin bắt buộc hữu ích với người tiêu dùng như mục
đích sản xuất, đơn vị sản xuất, thương hiệu, loại hàng, thời gian sản xuất, quy cách
đóng gói, hình thức bán hàng, các lưu ý về sử dụng và các thông tin khác như địa
chỉ của nhà bán hàng.
Thứ hai, ngoài các thông tin theo yêu cầu của bên phía nhà nhập khẩu, nhà
xuất khẩu có thể thêm vào một số thông tin khác trên nhãn chẳng hạn như dịch thuật
nhãn sang các ngôn ngữ khác ngoài ngôn ngữ đã được yêu cầu, thêm các thuật ngữ,
biểu tượng hoặc hình ảnh được quốc tế chấp thuận...
15
Thứ ba, trong các trường hợp hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo
yêu cầu của quốc gia nhập khẩu thì việc xin phê duyệt nhãn dán hoặc ghi dấu sẽ
không bắt buộc.
Các quốc gia nhập khẩu có thể yêu cầu bổ sung nhãn mác tại một địa điểm
trên lãnh thổ nước nhập khẩu, song nhãn cũ vẫn có thể được giữ lại.
Có thể sử dụng nhãn mác, đánh dấu không cố định, có thể tách, bóc ra khỏi
hàng hóa.
1.2.2.5 Cam kết bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hóa thể hiện bằng: từ ngữ,
dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh để chỉ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một địa
phương mà hàng hóa được sản xuất ra từ đó và là một đối tượng được bảo hộ sở
hữu trí tuệ (SHTT). Có 169 chỉ dẫn địa lý của EU và 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam
được quy định trong phụ lục 12-A, chương 12. Theo đó các quốc gia tham gia vào
hiệp định cần thực hiện bảo hộ cho các chỉ dẫn đã nêu cụ thể ở trên mà không cần
trải qua các quy trình thẩm định như bình thường. Hiện nay cà phê Buôn Mê Thuột
của Việt Nam đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo EVFTA.
1.2.2.6 Cam kết về hợp tác và phát triển bền vững
Ngoài các điều khoản cam kết về mặt hàng cà phê, EVFTA còn có các nội
dung liên quan đến các cam kết về hợp tác cùng phát triển theo hướng bền vững.
Nội dung này được nêu ra trong chương 15 và 16 của EVFTA. Cụ thể, cả EU và
Việt Nam đều cam kết phát triển bền vững bằng các hành động chính bao gồm: phát
triển kinh tế, xã hội song vẫn phải đảm bảo không tác động xấu đến môi trường
sống. Trong đó các quốc gia tham gia vào hiệp định cần tăng cường hợp tác trên
nhiều phương diện khác nhau, từ trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ chuyển
giao công nghệ… Một số hoạt động như hội thảo, chuyên đề, đào tạo, nghiên cứu,
hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cũng có thể được xem xét là các hình thức
giúp trao đổi thông tin, kinh nghiệm và hợp tác về chính sách giữa hai bên.
16
1.2.2.7. Cam kết về lao động
Ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi đến
tay người tiêu dùng, sự an toàn và tính vệ sinh an toàn thực phẩm, khu vực EU còn
đề cao các yếu tố về mặt con người. Theo đó việc sử dụng nguồn nhân lực trong
chuỗi cung ứng cà phê để xuất khẩu phải đảm bảo các chuẩn mức về lao động theo
thông lệ quốc tế chẳng hạn như nguyên tắc của ILO về quyền cơ bản của con người
tại nơi làm việc. Các sản phẩm được sản xuất không đảm bảo tiêu chí này cũng sẽ bị
từ chối nhập khẩu vào EU.
1.3. Khái quát về thị trường cà phê của EU
1.3.1. Quy mô và đặc điểm của thị trường EU
1.3.1.1 Quy mô thị trường EU
Liên minh châu Âu (EU) là một hệ thống thể chế xuyên quốc gia và liên chính
phủ với sự thống nhất về thị trường chung, đồng tiền chung và chính sách thương
mại chung. Sau khi Vương quốc Anh rời khỏi EU, EU hiện có 27 nước thành viên,
với dân số ước tính khoảng 446,8 triệu người, diện tích 4.422.773 km2 (Eurostat,
2022). Đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân EU khiến
dân số tại khu vực này giảm đi đáng kể. GDP khu vực EU đạt 15,5 nghìn tỷ USD
chiếm khoảng 18% GDP toàn cầu, xếp thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Những con số
này đã đưa EU trở thành thị trường tiềm năng nhất về diện tích và dân số trong các
tổ chức khu vực trên thế giới. EU cũng là khu vực được đánh giá có khả năng cạnh
tranh mạnh mẽ với các khối và nước lớn như Mỹ, NAFTA, Đông Á đồng thời củng
cố vị trí của EU trong WTO, IMF, OECD.
Theo thống kế của ITC, giai đoạn 2017-2021, trên toàn thế giới nhập khẩu trung
bình 30,9 tỷ USD cà phê một năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân 0,1%/năm. Trong
đó, khu vực dẫn đầu về tiêu thụ cà phê trên toàn cầu là EU. Giá trị nhập khẩu cà phê
vào thị trường EU năm 2021 chiếm 47,9% tổng giá trị nhập khẩu cà phê trên toàn thế
giới, bình quân mỗi năm tăng 0,4% trong giai đoạn 2017 - 2021.
17
Bảng 2: Tỷ trọng nhập khẩu cà phê của các nước trên thế giới giai đoạn năm
2017 – 2021
Đơn vị tính: % theo trị giá
Tăng trưởng bình
Thị
Tỷ trọng nhập khẩu quân giai đoạn
2017-2021(%)
trường
Năm Năm Năm Năm Năm
2017 2018 2019 2020 2021
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 0,1
EU 47,1 46,3 47,9 46,7 47,9 0,4
Mỹ 19,3 19,3 18,2 19,2 18,5 -1,2
Nhật Bản 4,8 4,4 4,0 4,1 3,8 -6,1
Canada 4,0 3,9 3,8 3,9 3,9 -0,7
Anh 3,4 3,2 3,4 3,5 3,3 -0,9
Thụy Sĩ 2,3 2,3 2,4 2,5 2,8 4,7
Hàn Quốc 1,9 2,0 2,0 2,2 2,4 5,6
Nga 1,7 2,0 1,9 2,1 2,1 4,8
Australia 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 0
Algeria 1,0 1,0 0,7 0,7 0,4 -29,5
Trung
1,7 1,6 1,0 0,9 1,0 -16,8
Quốc
Malaysia 0,7 0,8 0,8 0,9 0,8 2,8
Na Uy 0,6 0,6 0,5 0,5 0,6 -0,8
Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC
1.3.1.2 Đặc điểm thị trường EU
- Về tập quán ứng xử: Người tiêu dùng tại EU có thị hiếu và thói quen thưởng
thức cà phê rất đa dạng. Mặc dù là một khối song mỗi quốc gia lại có thói quen tiêu
dùng các loại cà phê với huơng vị khác nhau. Thị trường EU chỉ thống nhất về mặt
quy định tiêu chuẩn kỹ thuật còn trên thực tế mỗi quốc gia thành viên lại có văn hóa
18
rất khác nhau do đó yêu cầu và sở thích đối với sản phẩm cà phê họ sử dụng. Vì
vậy, để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vào từng thị trường của khu vực EU,
doanh nghiệp xuất khẩu cần phân tích và chọn lọc thông tin đáng tin cậy để đưa ra
đánh giá và phân khúc thị trường. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể hình thành được
kế hoạch sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu phù hợp với từng thị trường.
- Về phân khúc tiêu dùng: Theo tổ chức cà phê thế giới (ICO), dựa trên thu
nhập và khả năng thanh toán của người tiêu dùng, thị trường EU về cơ bản có 3 nhóm
người tiêu dùng khác nhau như sau:
 Nhóm 1: Nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao, 20% dân số EU thuộc
nhóm này. Đây là nhóm tiêu dùng hàng có chất lượng tốt nhất và giá cả đắt nhất
hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo;
 Nhóm 2: Nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình. Phần lớn người
dân EU thuộc nhóm này với tỷ lệ 68% dân số. Nhóm này tiêu dùng các sản phẩm có
chất lượng kém hơn một chút so với nhóm 1 và giá thành cũng rẻ hơn;

 Nhóm 3: Nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp. Có khoảng 10% dân số
EU thuộc nhóm này. Đây là nhóm người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm có chất
lượng và giá cả đều thấp hơn so với hàng của nhóm 2.
- Về phân khúc mặt hàng: Ứng với ba nhóm phân khúc tiêu dùng, cà phê tại
khu vực EU cũng được chia ra làm 3 phân khúc mặt hàng:
 Cà phê bình dân: là loại cà phê chất lượng không cao có pha trộn tỷ trọng
lớn Robusta. Cà phê túi và cà phê hiện nay tại Việt Nam chủ yếu là cà phê bình dân
với mức giá phù hợp với những người tiêu dùng có thu nhập trung bình thấp. Các
sản phẩm cà phê thuộc nhóm này thường được phân phối qua hệ thống siêu thị và
các quán café bình dân.

 Cà phê tầm trung: có chất lượng ở mức trung bình, cũng có sự pha trộn xong tỷ
lệ Arabica sẽ cao hơn so với cà phê bình dân. Loại cà phê này hợp với nhu cầu của
đại đa số người tiêu dùng do đó giúp các doanh nghiệp thương mại và mở rộng thị
trường tốt. Cà phê tầm trung cũng thường được phân phối qua các kênh như siêu thị
19
và ngành dịch vụ ăn uống. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê cao
cấp cũng có cung cấp thêm cà phê tầm trung để mở rộng thị trường.
 Cà phê cao cấp: tỷ trọng lớn là cà phê Arabica đã qua làm sạch và chế biến
đó có chất lượng cao. Những sản phẩm cà phê thường mang theo các câu chuyện
đặc biệt và có xuất xứ mang đặc trưng riêng biệt. Cà phê cao cấp hiện nay chỉ chiếm
tỷ trọng nhỏ nhưng lại đang trở thành xu hướng tiêu dùng trong tương lai.
- Về chính sách thương mại: Hiện nay, EU đang sử dụng chế độ quản lý hàng
hóa nhập khẩu dựa trên nguyên tắc của WTO, do EU là thành viên của tổ chức này.
Khu vực EU hiện nay không còn chú trọng việc quản lý hàng hóa nhập khẩu bằng hạn
ngạch hàng hóa nữa, thay vào đó EU gia tăng việc sử dụng những biện pháp thuế
quan và phi thuế quan. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh
tế lớn khác trên thế giới và có xu hướng giảm thông qua những hiệp định song phương
và đa phương ký kết với các đối tác nhưng các chính sách phi thuế quan của EU lại
được tăng cường sử dụng và yêu cầu ngày càng cao, tạo ra các hàng rào kỹ thuật. Hàng
rào kỹ thuật hiện được khu vực EU yêu cầu là quy chế nhập khẩu chung. Các tiêu
chuẩn kỹ thuật nhằm bảo vệ người tiêu dùng bao gồm: chất lượng, an toàn, bảo vệ môi
trường và lao động. Những tiêu chuẩn này đều được nêu ra trong EVFTA.
- Về quy định tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm: Quy định
về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của EU hiện nay được đánh
giá thuộc loại khắt khe nhất thế giới. Để bảo vệ người tiêu dùng nội khối, EU đặt ra các
tiêu chuẩn rất cao về chất lượng hàng hàng hóa dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu
nông lâm, thủy sản do đây là các hàng hóa được tiêu thụ trực tiếp và sẽ tác động làm
hại đến sức khỏe người dùng nếu không đảm bảo chất lượng, vệ sinh. Chất bảo quản và
thuộc bảo vệ thực phẩm, những sản phẩm không được sản xuất theo quy trình đạt
chuẩn sẽ không được thâm nhập vào EU. Sản phẩm nhập khẩu nào vào bất cứ quốc gia
nào trong khu vực EU mà không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sẽ ngay lập tức bị đưa
cảnh báo lên hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm (RASFF) của khu vực để các quốc
gia khác có thông tin. Tại cảnh báo đăng trên trang RASFF, EU sẽ nêu cụ thể cả những
biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu hoặc bổ sung điều kiện nhập
20
khẩu với từng trường hợp vi phạm cụ thể. Khi hàng hóa bị cảnh báo tại một quốc
gia thuộc EU thì rất dễ bị cảnh báo tại các quốc gia thành viên khác của EU.
1.3.2. Tình hình và xu hướng tiêu thụ cà phê của thị trường EU
1.3.2.1 Tình hình tiêu thụ cà phê của thị trường EU
EU được xem như một thị trường tiêu thụ cà phê tiềm năng với mức tiêu thụ cà
phê bình quân đầu người dẫn đầu trên toàn thế giới với khoảng 5kg/người/năm. Theo
đánh giá của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid-
19, nhu cầu cà phê của khu vực này có giảm song trong dài hạn thì nhu cầu này không
bị ảnh hưởng. Hay nói cách khác trong ngắn hạn thị trường cà phê sẽ bị ảnh hưởng tiêu
cực bởi dịch bệnh. ICO cũng đưa ra dự báo về triển vọng phát triển thị trường cà phê ở
EU giai đoạn 2020-2025 sẽ tăng với mức trung bình đạt 5,5%/ năm. Trong đó cà phê
chế biến và cà phê đặc sản sẽ ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), hàng năm EU
nhập khẩu một lượng cà phê rất lớn, bình quân tốc độ tăng trưởng đạt tốc độ
3,7%/năm, giá trị nhập khẩu trung bình đạt 15,7 tỷ USD/năm trong giai đoạn năm
2017 – 2021. Năm 2021, bất chấp những tiêu cực do dịch bệnh Covid-19 gây ra đến
kinh tế và đời sống, khu vực EU vẫn nhập khẩu một lượng lớn cà phê với kim ngạch
đạt 17,36 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2020. Nguyên nhân do lo ngại nguồn
cung bị đứt gãy trong dịch bệnh nên các quốc gia thuộc khu vực EU nhập nhiều cà
phê để dự trữ. Đây là mức nhập khẩu cà phê cao nhất của EU kể từ năm 2011.
21
Biểu đồ 1: Tình hình xuất khẩu sản phẩm cà phê vào thị trường EU giai đoạn
năm 2017 – 2021
(Đơn vị tính: Tỷ USD)
25.0
15.8 17.4
20.0 15.5 14.7 15.3
15.0
10.0
5.0
-
Năm 2017Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020Năm 2021
Nguồn: ITC
Theo ITC, khu vực EU chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng cà phê thô chưa qua
rang xay hay khử caffeine (HS: 090111) với tỷ trọng 50,4%. Việt Nam là nhà cung
cấp chủng loại cà phê chưa rang, chưa khử caffeine ngoài khối lớn thứ hai cho thị
trường EU, chỉ sau Brazil. Năm 2021, tỷ trọng cà phê thô EU nhập khẩu từ Việt
Nam là 12,2% tổng giá trị nhập khẩu cà phê. Song xu hướng đang giảm trong cả
giai đoạn 2017-2021 với tốc độ giảm bình quân 2,3%/ năm.
Chủng loại cà phê được nhập khẩu nhiều thứ hai vào khu vực EU trong năm
2021 là khẩu cà phê rang chưa khử caffeine (HS: 090121), chiếm 45,5% tổng tỷ
trọng nhập khẩu cà phê của EU, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,5%/năm trong
giai đoạn 2017-2021.
Cà phê rang xay, đã khử caffeine (HS: 090122) là chủng loại cà phê nhập khẩu
cao thứ ba vào thị trường EU, tuy nhiên chỉ chiếm 2,8% giá trị cà phê nhập khẩu
vào khu vực này trong năm 2021 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong
giai đoạn 2017-2021.
Ngoài ra, thị trường EU còn nhập khẩu cà phê đã khử caffeine (HS: 090112)
và vỏ cà phê (HS: 090190) nhưng tỷ trọng nhập khẩu thấp thấp và tốc độ tăng
trưởng bình quân chỉ đạt 0,2%/năm trong giai đoạn 2017 – 2021.
22
Biểu đồ 2: Tỷ trọng nhập khẩu các sản phẩm cà phê vào thị trường EU trong
giai đoạn năm 2017 – 2021
Đơn vị tính: % theo trị giá
Tăng trưởng bình
Tỷ trọng nhập khẩu quân giai đoạn 2017-
Chủng
2021 (%)
loại
Năm Năm Năm Năm Năm
2017 2018 2019 2020 2021
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 0,3
'090111 55,3 54,9 52,5 51,3 50,4 -2,3
'090121 40,5 40,4 43,2 44,6 45,5 3
'090122 2,7 3,1 2,8 2,7 2,8 1,3
'090112 1,0 1,1 1,0 1,0 1,0 0,2
'090190 0,4 0,4 0,4 0,4 0,3 -6,3
Nguồn: Tính toán từ số liệu ITC
1.3.2.2 Xu hướng tiêu thụ cà phê của thị trường EU
Người tiêu dùng EU phần lớn tiêu dùng sản phẩm cà phê trong các hoạt động
giải trí, gặp gỡ bạn bè hay công việc tại các quán cà phê. Tại khu vực EU, dòng cà
phê được ưa chuộng nhất là chủng loại Arabica với các sản phẩm thuộc phân khúc
cà phê tầm trung. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến nguồn cung cà phê
Arabica giảm và giá thành chủng loại cà phê này tăng so với thu nhập của người dân
EU. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng cà phê Robusta tại khu vực EU, đây vốn
là nguyên liệu chính cho các sản phẩm cà phê hòa tan.
Thời gian gần đây, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cà phê ở phân khúc cà phê cao
cấp cũng có xu hướng tăng. Những sản phẩm cà phê này có chất lượng cao, được
chế biến phù hợp với phân khúc khách hàng cao cấp, thường có nguồn gốc đặc biệt
từ một vùng nguyên liệu có thương hiệu hoặc có các chứng chỉ về bền vững.
23
Khi sự cạnh tranh tại thị trường bán lẻ cà phê EU ngày càng khốc liệt, các nhà
bán lẻ cà phê cần tìm ra hướng đi mới để phát triển và mở rộng thị trường. Do đó
ngày nay cách trình bày và sự đa dạng, sáng tạo trong phương pháp phối trộn, pha
chế ngày càng được đề cao. Bên cạnh đó cà phê cũng đã trở thành một phần nguyên
liệu đầu vào của nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, bột dinh dưỡng do hương vị
đặc biệt mà nó mang lại. Điều này đã tạo ra cơ hội mở rộng và phát triển cà phê cho
khu vực EU.
Đức, Pháp, Ý là ba nước thành viên EU nhập khẩu cà phê nhiều nhất tại khu vực
EU, với tỷ trọng nhập khẩu cà phê lần lượt là 24%, 19,6% và 10,2% trong năm 2021.
Đức là quốc gia về sản lượng cà phê nhập khẩu dẫn đầu trong khu vực. Đức có ngành
công nghiệp cà phê rang xay phát triển lâu đời và đã hình thành lên quy mô hoạt động
lớn, có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của cả thị trường nội địa và thị trường
ngoại khối. Đức là quốc gia có mức tiêu dùng cà phê thuộc top các quốc gia cao nhất
tại Châu Âu với trung bình đạt xấp xỉ 6,5 kg/ năm. Thậm chí mức tiêu thụ này còn cao
hơn so với mức tiêu thụ trung bình của khu vực EU (5,2kg/ năm).
Biểu đồ 3: Cơ cấu nhập khẩu cà phê của các nước tại khu vực EU năm 2021
(Đơn vị tính: % tính trị giá)
Các nước khác Đức
22,6% 24%
Bỉ
04%
Ba Lan
04%
Pháp
Tây Ban Nha
20%
07%
Hà Lan
Italia
08%
10%
Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC
Trong giai đoạn năm 2017 – 2021, tăng trưởng bình quân nhập khẩu cà phê của
EU tăng 0,3%/năm. Mặc dù Đức là vẫn là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất châu Âu
trong giai đoạn 2017 – 2021, tuy nhiên tăng trưởng bình quân giai đoạn này của Đức
24
lại giảm -1,1%/năm. Tại thị trường Pháp, trị giá nhập khẩu cà phê bình quân đạt
2,66 tỷ USD/năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 3,8%/năm trong giai đoạn 2017
- 2021. Italia là nước nhập khẩu cà phê đứng thứ ba trong khu vực EU với trị giá
nhập khẩu cà phê bình quân đạt 1,69 tỷ USD/năm. Tuy nhiên trong giai đoạn 2017-
2021, Italia đang có xu hướng giảm nhập khẩu cà phê từ các quốc gia khác, mức
giảm bình quân là 3,3%/ năm.
Bảng 3: EU nhập khẩu cà phê giai đoạn 2017 – 2021
Tỷ trọng nhập khẩu (% theo trị giá) Tăng trưởng
Thị trường
bình quân giai
Năm Năm Năm Năm Năm
đoạn 2017-2021
2017 2018 2019 2020 2021
(%)
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 0,3
Đức 25,7 25,3 23,1 22,7 24,0 -1,6
Pháp 16,8 18,2 18,9 19,2 19,6 3,8
Italia 11,9 11,9 11,6 11,4 10,2 -3,7
Hà Lan 7,3 8,2 8,6 8,1 8,1 2,8
Tây Ban Nha 7,1 7,1 6,8 6,7 6,9 - 0,7
Bỉ 3,3 3,3 4,0 4,2 4,3 7,1
CH Séc 2,6 1,8 1,8 2,0 1,8 -7,4
Thụy Điển 3,3 3,3 2,8 2,8 2,9 -2,9
Ba Lan 3,1 3,4 3,9 4,1 4,4 9,2
Áo 3,0 2,9 2,9 3,0 2,9 -0,8
Phần Lan 2,0 2,0 1,8 2,0 1,8 -2,2
Slovakia 1,5 1,0 1,2 1,1 0,9 -10
Bồ Đào Nha 1,7 1,7 1,9 1,8 1,7 0,2
Hy Lạp 2,0 1,2 1,6 1,7 1,6 2,3
Rumani 1,6 1,5 1,6 1,7 1,8 1,4
Đan Mạch 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2 0
Luxembourg 0,9 0,9 1,0 0,9 0,8 -2,5
25
Tỷ trọng nhập khẩu (% theo trị giá) Tăng trưởng
Thị trường
bình quân giai
Năm Năm Năm Năm Năm
đoạn 2017-2021
2017 2018 2019 2020 2021
(%)
Bungari 0,8 0,9 0,9 0,8 0,9 3,5
Lithuania 0,8 0,8 0,8 0,9 0,9 3,1
Hungary 0,8 0,9 0,9 0,8 0,7 -2,8
Ai Len 0,6 0,6 0,7 0,8 0,7 4,6
Croatia 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0
Slovenia 0,4 0,4 0,6 0,5 0,5 8,3
Latvia 0,4 0,4 0,4 0,4 0,5 6,3
Estonia 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0
Síp 0,1 0,1 0,2 0,2 0,1 12,5
Malta 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0
Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC
Đặc trưng tiêu thụ cà phê tại một số thị trường thành viên EU
Thị trường Đức
Đức là thị trường đứng đầu khu vực EU về nhập khẩu cà phê. Cà phê từ các
quốc gia xuất khẩu qua Đức thường đi qua các cảng Hamburg, Bremen và
Bremerhaven. Đức có mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cao hơn mức trung
bình chung của toàn bộ khu vực với khoảng 6,5 kg/năm. Hiện nay, phân khúc cà
phê đặc sản đang dần phát triển ở Đức, tạo tiền đề vững chắc cho những doanh
nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cà phê chất lượng cao giới thiệu sản phẩm
cà phê đặc sản đến người tiêu dùng.
Thị trường Pháp
Cà phê cũng là đồ uống phổ biến hàng ngày đối với người Pháp. Người tiêu dùng
cà phê tại thị trường Pháp thuộc độ tuổi từ 18 – 64 tuổi. Theo tổ chức cà phê thế giới
(ICO), trong một năm, mỗi người Pháp trung bình dành hơn 230 giờ và uống 599
26
tách cà phê. Cà phê được người dân Pháp xem như là một phần không thể thiếu của
những người có lối sống năng động, sáng tạo. Các thành phố tại Pháp có thói quen
tiêu dùng sản phẩm cà phê phát triển mạnh như Paris, Marseille, Toulouse…
Pháp cũng nằm trong danh sách những quốc gia có giá trị nhập khẩu cà phê
lớn tại khu vực EU. Trong nhiều thập kỷ qua, cà phê đã trở thành một phần văn hóa
ẩm thực của người dân tại quốc gia này. Cà phê là một thức uống ưa thích của người
dân Pháp và họ có thể sử dụng cà phê bất cứ khi nào có nhu cầu.
Thị trường Italia
Italia là nước nhập khẩu cà phê lớn thứ ba tại khu vực EU với sản phẩm nhập
khẩu chủ yếu là cà phê nhân. Tuy nhiên Italia không chỉ nhập khẩu cà phê nhân sau
đó chế biến để phục vụ người tiêu dùng trong nước mà còn là xuất khẩu nhiều sản
phẩm cà phê chế biến cho các quốc gia khác thuộc khu vực Châu Âu.
Đối với cà phê nhân, Italia là thị trường có sản lượng cà phê nhập khẩu lớn thứ
hai trong khu vực EU, chỉ sau Đức. Khác với các nước thành viên khác thuộc khu vực
EU, Italia nhập khẩu chủ yếu là cà phê thuộc chủng Robusta với mục đích chế phiến
Espresso. Cà phê nhân được nhập khẩu vào Italia chủ yếu qua hai cảng là Trieste và
Genoa. Sau khi nhập khẩu cà phê nhân, Italia sẽ biến những hạt cà phê thô này thành
thành phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu qua các quốc gia khác trên thế
giới, song chủ yếu là Châu Âu. Italia là nước sở hữu ngành rang xay cà phê có lịch sử
phát triển lâu đời và có tiếng vang trên toàn cầu. Một số thương hiệu cà phê rang xay
có tiếng tại quốc gia này có thể kể đến như Lavazza, Segafredo và Illy. Theo thống kê,
98% lượng cà phê nhân nhập khẩu vào Italia được chế biến nhờ ngành công nghiệp
rang xay quy mô lớn của nước này và chỉ 2% lượng cà phê nhân nhập khẩu được tái
xuất khẩu. Hàng năm, Italia xuất khẩu một lượng lớn các loại cà phê phối trộn tới các
thị trường tiêu thụ cà phê trên khắp khu vực châu Âu và châu Mỹ.
Thị trường các nước Bắc Âu
Các nước Bắc Âu thuộc khu vực EU bao gồm: Đan Mạch, Phần Lan, Ai Len và
Thụy Điển. Đây là những nước có lượng tiêu thụ cà phê tính theo đầu người nhiều nhất
thế giới. Trong đó, Phần Lan là nước có lượng tiêu thụ cà phê theo đầu người
27
cao nhất thế giới, tiếp theo đó là Ai Len, Đan Mạch và Thụy Điển với mức tiêu thụ
lần lượt là 9,9 kg, 9 kg, 8,7 kg và 8,2 kg/người/năm.
Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê Thụy Điển, trung bình mỗi ngày một người
dân Thụy Điển trung bình sẽ uống 3 - 4 tách cà phê. Các thức uống phối trộn có sử
dụng hạt cà phê Robusta như espresso và cappuccino ngày càng được người dân Thụy
Điển tiêu thụ nhiều hơn. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu hạt cà phê Robusta tại thị trường
này cũng tăng lên nhanh chóng dù hạt cà phê Arabica vẫn được ưa chuộng và sử dụng
chủ yếu. Hình thức kinh doanh chuỗi cà phê tại Thụy Điển thời gian gần đây cũng đang
tăng lên và một số nhà kinh doanh rang xay nhỏ cũng bắt đầu đi vào hoạt động khiến
lượng tiêu thụ cà phê espresso tăng đáng kể. Stockholm và Gothenburg là hai thành phố
kinh doanh cà phê sôi động và đa dạng nhất tại Thụy Điển.
Thị trường Hà Lan
Hà Lan là thị trường nhập khẩu lớn thứ tư tại khu vực EU. Mặc dù Hà Lan chỉ
là một thị trường cà phê quy mô trung bình nhưng mức tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2017 – 2021 của thị trường này khá khả quan đưa Hà Lan trở thành một quốc
gia có tiềm năng lớn và quan trọng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm cà
phê tại khu vực EU. Năm 2020, mỗi ngày trung bình mỗi người Hà Lan sẽ uống
khoảng 4 cốc cà phê và lượng tiêu thụ cà phê tính theo đầu người đạt mức 8,3
kg/người/năm, ngang với lượng tiêu thụ của người dân Thụy Điển. Thức uống được
ưa chuộng nhất tại Hà Lan là cà phê đen, chiếm khoảng 32% thị phần. Bên cạnh đó,
cà phê espresso pha máy cũng được bán tại hầu hết các cửa hàng kinh doanh dịch
vụ ăn uống cũng như tại các hộ gia đình, mang lại cơ hội xúc tiến xuất khẩu hạt cà
phê Robusta vào thị trường Hà Lan. Theo đánh giá của Tổ chức cà phê thế giới
(ICO), lượng tiêu thụ cà phê rang tại Hà Lan sẽ tăng trưởng khả quan với tốc độ
trung bình là 3,8%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025. Đây chính là cơ hội lớn cho
những nhà xuất khẩu cà phê nhân chất lượng cao mở rộng thị trường kinh doanh tại
Hà Lan. Là một cường quốc phát triển bậc nhất khu vực EU, người dân Hà Lan rất
chú trọng đến việc áp dụng các phương thức sản xuất và thương mại bền vững. Để
có thể xuất khẩu cà phê vào thị trường Hà Lan, hàng hóa cần có đầy đủ các loại giấy
chứng nhận theo yêu cầu.
28
Đại dịch Covid-19 ít ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ cà phê của người Hà Lan,
tuy nhiên lại tác động khiến hành vi tiêu dùng cà phê của người tiêu dùng tại thị
trường này thay đổi đáng kể. Theo khảo sát của Eurostat, năm 2021, 30% người tiêu
dùng Hà Lan đã ít uống cà phê ngoài quán hơn, nâng tỷ trọng người mua cà phê từ
siêu thị tại Hà Lan lên đến 90%.
1.3.3. Các nguồn cung ứng cà phê tại thị trường EU
EU từ lâu đã được biết đến như trung tâm tập trung số lượng lớn các thương hiệu
rang xay cà phê nổi tiếng của thế giới. Các nhà rang xay cà phê này sử dụng nguồn cà
phê thô nhập khẩu từ nhiều quốc gia có chất lượng cà phê tốt như Brazil, Thụy Sỹ, Việt
Nam,… để chế biến ra thành phẩm để đáp ứng nhu cầu tại quốc gia mình và xuất khẩu
sản phẩm cà phê chế biến sang các quốc gia khác trên toàn thế giới.
Nhập khẩu từ nội khối
Trong giai đoạn năm 2017 – 2021, giá trị nhập khẩu bình quân cà phê từ các
nước nằm trong khu vực EU với nhau đạt 5,6 tỷ USD/năm. Giai đoạn này tỷ trọng
nhập khẩu cà phê trong nội khối có tăng trưởng so với giai đoạn trước. Cụ thể năm
2017 tỷ trọng nhập khẩu nội khối là 36,3% đến năm 2021 đã tăng lên 41,1%. Tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 – 2021 là 3,3%/năm. Sang đến năm 2021, kim
ngạch nhập khẩu cà phê từ các quốc gia trong khu vực EU tăng 6,5% so với năm
năm 2020, lên mức 6,1 tỷ USD.
Đức vừa là quốc gia có sản lượng tiêu thụ cà phê cao nhất, vừa là nhà cung cấp
nội khối lớn nhất khu vực EU. Tỷ trong nhập khẩu cà phê từ Đức của khối EU liên
tục tăng trong giai đoạn 2017 – 2021 tăng bình quân 2%/năm. Năm 2021, EU nhập
khẩu 1,7 tỷ USD cà phê từ thị trường Đức, tương ứng chiếm 11,6% giá trị cà phê
được nhập khẩu vào khu vực, tăng 7,3% so với năm 2020.
Italia là nước cung ứng nội khối lớn thứ hai cho thị trường EU, chỉ sau Đức.
Tốc độ tăng trưởng bình quân nhập khẩu cà phê từ Italia của EU trong giai đoạn
năm 2017 – 2021 đạt 2,5%/năm. Năm 2021, nhập khẩu cà phê từ Italia chiếm 6,8%
tổng nhập khẩu cà phê của khu vực EU với trị giá nhập khẩu đạt 999,1 triệu USD,
tăng 1% so với năm 2020.
29
Từ năm 2018 Pháp đã vượt qua Bỉ để trở thành nhà cung cà phê lớn thứ ba
trong khu vực nội khối với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 – 2021 ấn
tượng, đạt 11,3%/năm. Năm 2021, trị giá nhập khẩu cà phê từ Pháp của khu vực EU
đạt 647,8 triệu USD, tăng 7,4% so với năm 2020 và chiếm tỷ trọng 6,4% tổng nhập
khẩu cà phê của khu vực EU.
Nhập khẩu từ ngoại khối
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cà phê của EU từ các thị trường bên ngoài
đạt khoảng 8,65 tỷ đồng, so với năm 2020 đã tăng 1,6%. Tuy nhiên đến giai đoạn
2017-2021, kim ngạch nhập khẩu cà phê của EU từ bên ngoài có xu hướng giảm
nhẹ với mưc giảm bình quân đạt 2%/ năm. Theo đó tỷ trọng nhập khẩu cà phê từ thị
trường ngoại khối của EU liên tục giảm trong giai đoạn 2017 -2021, từ mức 63,8%
năm 2017 xuống 58,9% năm 2021.
Các nước ngoại khối cung ứng cà phê nhiều nhất vào thị trường EU năm 2021
là Brazil, Thụy Sỹ và Việt Nam với tỷ trọng lần lượt là: 16,3%, 12,9% và 6,2%.
Brazil vẫn là quốc gia có thị phần lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu cà phê của
EU với giá trị là 2,09 tỷ USD vào năm 2021. Con số này so với năm 2020 đã có sự
tăng trưởng khoảng 2%. Đáng chú ý, trong giai đoạn 2017 – 2021, Thụy Sỹ là nhà
cung ứng cà phê ngoại khối lớn thứ hai tại EU với tỷ trọng nhập khẩu liên tục tăng
từ 11,2% năm 2017 lên 12,9% năm 2021. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn
2017 – 2021 của Thụy Sỹ đạt 3,6%/năm. Năm 2021, trị giá xuất khẩu cà phê của
Thụy Sỹ vào khu vực EU đạt 1,899 tỷ USD, tăng 5,8% so với năm 2020. Trái ngược
với Thụy Sỹ, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 – 2021 giảm 1,4%/năm.
30
Bảng 4: Các nhà cung ứng cà phê cho thị trường EU giai đoạn 2017 – 2021
Tỷ trọng nhập khẩu (% theo trị giá) Tăng trưởng
Thị trường
bình quân giai
Năm Năm Năm Năm Năm
đoạn 2017-2021
2017 2018 2019 2020 2021
(%)
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 0,3
Nội khối 36,2 38,9 39,5 40,8 41,1 3,3
Đức 10,7 11,0 11,2 11,2 11,6 2
Italia 6,2 6,1 6,7 7,0 6,8 2,5
Pháp 4,2 5,0 5,6 5,6 6,4 11,3
Bỉ 4,8 4,1 4,1 4,2 4,4 -1,8
Ba Lan 2,1 1,7 1,9 1,9 1,8 -3,1
Hà Lan 2,8 3,6 4,1 4,0 4,0 10
Tây Ban Nha 1,3 1,3 1,3 1,4 1,4 1,9
Thụy Điển 0,6 0,7 0,7 0,7 0,6 0,6
CH Séc 1,0 0,4 0,6 0,5 0,7 3,3
Áo 0,4 0,4 0,4 0,4 0,3 -6,3
Slovakia 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0
Bungari 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0
Bồ Đào Nha 0,3 0,3 0,3 0,4 0,4 8,3
Luxembourg 0,3 0,2 0,3 0,3 0,3 4,2
Estonia 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0
Đan Mạch 0,2 0,2 0,1 0,2 0,3 25
Lithuania 0,2 0,2 0,2 0,2 0,3 12,5
Latvia 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0
Phần Lan 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0
Hy Lạp 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0
Hungary 0,1 0,1 0,2 0,1 0,1 12,5
Slovenia 0,2 0,2 0,2 0,3 0,3 12,5
Ngoại khối 63,8 61,1 60,5 59,2 58,9 -2
31
Tỷ trọng nhập khẩu (% theo trị giá) Tăng trưởng
Thị trường
bình quân giai
Năm Năm Năm Năm Năm
đoạn 2017-2021
2017 2018 2019 2020 2021
(%)
Braxin 15,3 14,3 14,5 14,4 16,3 1,8
Thụy Sĩ 11,2 11,9 12,1 12,6 12,9 3,6
Việt Nam 9,7 9,4 8,2 7,5 6.2 -10,4
Honduras 3,9 4,3 4,0 3,9 4,1 1,5
Côlômbia 3,9 3,9 3,4 3,6 3,6 -1,7
Pêru 2,6 2,3 2,3 2,4 2,1 -2,1
Ấn Độ 2,1 2,4 2,3 2,0 1,6 -11,1
Ethiopia 2,0 1,8 1,8 1,7 1,7 -3,9
Indonesia 1,4 1,8 1,0 1,1 1,0 -3,7
Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC
1.4. Khái quát về tình hình sản xuất cung ứng cà phê của Việt Nam
Ngành cà phê được coi là ngành hàng truyền thống của Việt Nam. Những năm
1990, khi kỹ thuật và kinh nghiệm trồng cà phê chưa phát triển, mỗi năm Việt Nam
chỉ sản xuất được dưới 2 triệu bao cà phê mỗi năm. Trải qua hơn 20 năm, hiện nay
sản lượng cà phê của Việt Nam đã vượt qua 25 triệu bao mỗi năm, đưa Việt Nam
vào danh sách những quốc gia có sản lượng cà phê xuất khẩu hàng đầu trên thế giới.
Việt Nam luôn nằm trong danh sách những quốc gia sản xuất cà phê quy mô
lớn và năng suất cao trên thế giới. Hơn 10 năm qua, bằng cách thay đổi phương thức
canh tác theo hướng thâm canh và bền vững, áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt
động trồng và chăm sóc cây cà phê, sản lượng và năng suất cà phê của Việt Nam đã
tăng lên đáng kể. Ngành cà phê cũng ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của
mình trong nền kinh tế khi đóng góp trên 1% vào GDP và tạo ra việc làm và mang
lại mức thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình trên cả nước, góp phần không nhỏ
vào việc phát triển kinh tế xã hội.
32
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, thời gian qua Việt Nam không chỉ sản xuất cà
phê để phục vụ nhu cầu cho người tiêu dùng trong nước mà Việt Nam còn khẳng
định vị thế của mình khi luôn nằm trong danh sách các quốc gia xuất khẩu cà phê
hàng đầu trên thế giới với giá trị xuất khẩu thường xuyên đạt khoảng 3 tỷ USD/năm.
Hiện nay cà phê của Việt Nam đã ghi dấu ấn riêng tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh
thổ khác nhau trên toàn thế giới. Trong đó khu vực EU là nơi có giá trị nhập khẩu cà
phê lớn nhất. Trong một thập kỷ qua, sản lượng và giá trị cà phê xuất khẩu của Việt
Nam ngày càng gia tăng. Cà phê cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam bên cạnh nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản khác như gạo, hải
sản…, đóng góp giá trị không nhỏ trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Không
những vậy Việt Nam còn là một quốc gia có năng suất cà phê dẫn đầu trên thế giới
trong nhiều năm qua. Trong đó năng suất cà phê Robusta và Arabica của Việt Nam
lần lượt có trung bình đạt ở mức 2,6 tấn/ha và 1,4 tấn/ha.
Cùng với thay đổi phương thức canh tác cà phê theo hướng thâm canh và bền
vững, Việt Nam cũng đang dần chuyển mình sang hướng canh tác và sản xuất cà
phê bền vững có chứng nhận của các tổ chức quốc tế. Hướng đi này giúp chất lượng
sản phẩm cà phê được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường thế
giới. Tính đến nay, Việt Nam là nước có diện tích cà phê được chứng nhận bền
vững lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Braxin và Colombia. Theo Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (2021), trong năm 2021 có 694 nghìn ha đất trồng cà phê tại
Việt Nam, so với năm 2020 đã giảm 1,6 nghìn ha. Mặc dù diện tích canh tác giảm
nhẹ song sản lượng cà phê nhân có xu hướng tăng lên mức 1,83 triệu tấn, so với
2020 đã tăng khoảng 3,46%.
33
Biểu đồ 4: Diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2021
800
700
600
500
400
300
200
100
-
2,000
1,800
1,600
1,400
1,200
1,000
800
600
400
200
-
Nghìn
tấn
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Sản lượng (nghìn tấn) Diện tích (nghìn ha)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Vùng trồng cà phê chính của Việt Nam là các vùng Tây Nguyên, Đông Nam
bộ, Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Trong
đó, vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước là các tỉnh vùng Tây Nguyên, với
diện tích canh tác khoảng 577 nghìn ha, chiếm 89% diện tích canh tác cà phê trên cả
nước. Cà phê là cây trồng quan trọng của người dân khu vực Tây Nguyên khi đóng
góp khoảng 30% GDP của khu vực này. Các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên bao
gồm: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng là các tỉnh có sản lượng và diện
tích trồng lớn nhất.
Hiện nay Robusta đang là chủng loại cà phê được Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu
nhất trong những năm qua. Hạt cà phê Robusta chiếm tỷ trọng chính cả về diện tích và
sản lượng, giữ vai trò chủ đạo trong kinh doanh, sản xuất sản phẩm xuất khẩu; được
trồng tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên. Cà phê Robusta phát triển tốt trong
điều kiện nhiệt độ từ 24 - 26˚C và lượng mưa trên 2000 mm trong vòng 9 tới
10 tháng. Đây là loại cà phê phổ biến nhất, chiếm 93% tổng diện tích trồng cà phê
của Việt Nam
Cà phê Arabica là loại cà phê được tiêu dùng chính tại thị trường EU, tuy nhiên
chủng loại cà phê này lại chỉ chiếm tỷ trong nhỏ cả về diện tích và sản lượng sản xuất
tại Việt Nam với khoảng 7% diện tích trồng cà phê và khoảng 4% sản lượng cà phê
34
của Việt Nam. Cà phê Arabica thường được trồng phổ biến ở các vùng núi xa xôi
với độ cao trên 1000 m, cần nhiệt độ trung bình hàng năm ổn định ở mức 20 ˚C và
lượng mưa phân bổ tốt từ 1600 – 2000 mm. Hạt cà phê Arabica được trông chủ yếu
ở miền núi phía Bắc như Sơn La và một số vùng của tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là
nơi tập trung các nhà máy sản xuất chế biến theo phương pháp ướt. Việc mở rộng
sản xuất hạt cà phê Arabica là vấn đề khá khó khăn do cơ sở hạ tầng ở những vùng
này còn rất hạn chế và chưa có chính sách hỗ trợ cải thiện hệ thống kho bãi, vận
chuyển và chế biến.
Biểu đồ 5: Cơ cấu hạt cà phê Robusta và Arabica của Việt Nam năm 2020
Cơ cấu Robusta/ Arabica
tính theo diện tích
7%
93%
Robusta (cà phê vối)
Arabica (cà phê chè)
Cơ cấu Robusta/ Arabica
tính theo sản lượng
4%
96%
Robusta (cà phê vối) Arabica (cà phê chè)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Hiện nay, các cơ quan của Nhà nước cũng đã tăng cường phối hợp với các doanh
nghiệp, các địa phương để hình thành nên các vùng nguyên liệu cà phê bền vững với
quy mô lớn và có quy trình chất lượng đảm bảo theo chuẩn quy định của quốc tế. Theo
đó các vùng nguyên liệu cà phê cần được canh tác theo hướng có chứng nhận bền vững
do các tổ chức quốc tế quy định. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đã bắt
đầu phát triển liên kết chuỗi bằng việc liên kết với người nông dân hay hợp tác xã sản
xuất cà phê bền vững, đã đạt các chứng nhận quốc tế như: 4C1, Rainforest/UTZ2. Đặc
biệt, Việt Nam cũng đã có một đại diện sản xuất các mặt hàng
1
Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê (Common Code for coffee community)
2
Chứng nhận liên minh rừng mưa: https://www.rainforest-alliance.org/
35
cà phê hữu cơ3 được công nhận chất lượng bởi các đơn vị đánh giá, kiểm định uy tín
của Nhật Bản, châu Mỹ và châu Âu, đó là Công ty TNHH Vĩnh Hiệp. Tuy hoạt động
sản xuất cà phê bền vững đang dần phát triển tại Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều hạn
chế và việc phát triển liên kết chuỗi giữa doanh nghiệp kinh doanh sản xuất sản phẩm
cà phê và người nông dân vẫn chưa thực sự gắn kết, cần phải cải thiện hơn nữa.
Phân khúc cà phê chế biến cũng ngày càng được Việt Nam chú trọng đầu tư
phát triển theo hướng tăng chế biến sâu. Bước đầu Việt Nam đã cải tiến và áp dụng
KHCN vào quá trình sản xuất một số sản phẩm cà phê chế biến và từng bước
nghiên cứu và phát triển đa dạng hóa các sản phẩm chế biến sâu từ cà phê, xây dựng
và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, hoàn thiện thiết kế và chế tạo máy sấy
phun trong dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan chất lượng cao, năng suất đạt
250kg/giờ. Tốc độ phát triển chế biến cà phê trong thời gian qua của Việt Nam
tương đối cao song vẫn chưa đạt công suất tối đa. Theo đó công suất thiết kế là
132/494,4 tấn sản phẩm/ năm song thực tế chỉ đạt khoảng 94.374,2 tấn sản phẩm/
năm. Tuy nhiên mức công suất này vẫn đảm bảo vượt kế hoạch đề ra đạt 30.000 tấn
vào năm 2020. Từ đây có thể thấy khả năng chế biến cà phê thành các sản phẩm
chất lượng cao của các nhà máy Việt Nam đã được tăng cường hơn so với trước
đây, tuy nhiên tại nhiều doanh nghiệp, công suất nhà máy vẫn chưa đạt đến mức tối
đa. Trong đó công suất chế biến cà phê nhân và cà phê bột mới chỉ đạt 1/2 công suất
thiết kế. Bên cạnh đó, phân khúc cà phê chế biến và thị trường xuất khẩu cà phê chế
biến vẫn đang chủ yếu tập trung ở nhóm các doanh nghiệp FDI. Hai đại diện trong
phân khúc cà phê chế biến của Việt Nam là cà phê bột Trung Nguyên và cà phê hòa
tan Vinacafe đang dần phát triển và định vị được thương hiệu của mình trong tâm trí
người tiêu dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Đến nay, Việt Nam đã có:
- Doanh nghiệp chế biến cà phê nhân: 97 doanh nghiệp với tổng công suất
thiết kế 1,503 triệu tấn/năm.
3
Là loại cà phê được trồng với một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp, phủ đất bằng nguyên liệu hữu cơ,
điều tiết cây bóng mát và phòng trừ dịch bệnh theo hướng sinh học
36
- Doanh nghiệp chế biến cà phê rang xay: 160 doanh nghiệp với tổng công
suất thiết kế đạt 51.700 tấn sản phẩm/năm.
- Doanh nghiệp chế biến cà phê hòa tan: doanh nghiệp với tổng công suất thiết
kế đạt 36.500 tấn sản phẩm/năm.
- Doanh nghiệp chế biến cà phê phối trộn: 11 doanh nghiệp với tổng công suất
thiết kế đạt 139.900 tấn sản phẩm/năm.
Hiện nay cà phê chế biến của Việt Nam còn khá hạn chế về mặt chủng loại
chủ yếu vẫn nằm ở các mặt hàng cà phê phin, hòa tan,.. với nhiều chủng loại và mẫu
mã khác nhau. Tại Việt Nam có 2 nhóm doanh nghiệp tham gia vào sản xuất cà phê
bao gồm nhóm các doanh nghiệp chịu trách nhiệm chế biến cà phê ướt và đánh
bóng cà phê. Các doanh nghiệp thuộc nhóm này đòi hỏi có hệ thống máy móc, công
nghê hiện đại, tân tiến thì mới có thể hoạt động. Nhóm còn lại là các doanh nghiệp
chế biến cà phê bột và cà phê hòa tan. Nhóm này chiếm tỷ trọng thấp, chỉ dưới 10%
trong tổng sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam.
37
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH
THỰC THI EVFTA
2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giai đoạn 2017 –
2021
2.1.1 Tổng quan xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Trong những năm qua cà phê luôn nằm trong danh sách những mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
nông sản của Việt Nam, sánh vai cùng các sản phẩm giá trị cao như gỗ, thủy sản,
gạo…. Nhiều năm qua, Việt Nam liên tiếp đạt sản lượng xuất khẩu đứng thứ hai thế
giới, chỉ sau Braxin. Sản lượng xuất khẩu cà phê trung bình của Việt Nam đạt
khoảng 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm, trị giá xuất khẩu khoảng 2,6 – 2,8 tỷ USD/năm.
Trong giai đoạn năm 2017-2021, bình quân mỗi năm giá trị xuất khẩu cà phê
của nước ta tăng 0,5%/ năm. Năm 2021 do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh khiến
cho sản lượng xuất khẩu cà phê giảm song do nguồn cung đứt gẫy nên giá cà phê
thới giới có xu hướng gia tăng mạnh mẽ đã giúp kim ngạch xuất khẩu cà phê của
Việt Nam được duy trì ổn định. Theo GSO (2021), xuất khẩu cà phê của Việt Nam
trong năm đạt 1,565 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD, giảm 2,7% về lượng nhưng
xét về giá trị lại tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2020 nguyên nhân do giá cà phê
tăng trong năm 2021.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, sản lượng xuất khẩu cà phê Việt
Nam trong năm 2021 đạt 1,56 triệu tấn, tương ứng với kim ngạch xuất khẩu là 3,07
tỷ USD, tăng 12,1% so với năm 2020. Tăng trưởng bình quân xuất khẩu cà phê theo
trị giá của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021 giảm 2,5%/năm.
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu, HAY200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
 
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docxThực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
 
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài GònQuy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
 
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường MỹLuận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
 
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệpQuản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
 
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
 
Tiểu luận quản trị kinh doanh chiến lược toàn cầu của Nestle
Tiểu luận quản trị kinh doanh chiến lược toàn cầu của Nestle Tiểu luận quản trị kinh doanh chiến lược toàn cầu của Nestle
Tiểu luận quản trị kinh doanh chiến lược toàn cầu của Nestle
 
Đề tài tốt nghiệp: Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Nông sản hạt điều tại công ty
Đề tài tốt nghiệp: Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Nông sản hạt điều tại công tyĐề tài tốt nghiệp: Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Nông sản hạt điều tại công ty
Đề tài tốt nghiệp: Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Nông sản hạt điều tại công ty
 
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt NamYếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
 
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TN
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TNKinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TN
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TN
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn ĐộLuận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
 
Bài mẫu tiểu luận về pháp luật kinh doanh, HAY
Bài mẫu tiểu luận về pháp luật kinh doanh, HAYBài mẫu tiểu luận về pháp luật kinh doanh, HAY
Bài mẫu tiểu luận về pháp luật kinh doanh, HAY
 
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
 
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBCGiáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
 
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAYĐề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Similar to cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA

Similar to cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA (20)

PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN...
PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN...PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN...
PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN...
 
QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...
QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...
QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...
 
Phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của việt nam sang thị trường EU.doc
Phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của việt nam sang thị trường EU.docPhát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của việt nam sang thị trường EU.doc
Phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của việt nam sang thị trường EU.doc
 
QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆ...
QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆ...QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆ...
QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆ...
 
Ảnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
Ảnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt NamẢnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
Ảnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
 
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG N...
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG N...CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG N...
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG N...
 
Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...
Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...
Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
 
Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Sang Thị Trường Eu Của Công Ty Đồng Giao
Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Sang Thị Trường Eu Của Công Ty Đồng GiaoĐẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Sang Thị Trường Eu Của Công Ty Đồng Giao
Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Sang Thị Trường Eu Của Công Ty Đồng Giao
 
XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPXUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
Tailieu.vncty.com 5315 9188
Tailieu.vncty.com   5315 9188Tailieu.vncty.com   5315 9188
Tailieu.vncty.com 5315 9188
 
luan van giai phap ho tro xuat khau gao cua db song cuu long, hay
luan van giai phap ho tro xuat khau gao cua db song cuu long, hayluan van giai phap ho tro xuat khau gao cua db song cuu long, hay
luan van giai phap ho tro xuat khau gao cua db song cuu long, hay
 
Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Sang Thị Trường Eu Của Công Ty Đồng Giao.docx
Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Sang Thị Trường Eu Của Công Ty Đồng Giao.docxĐẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Sang Thị Trường Eu Của Công Ty Đồng Giao.docx
Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Sang Thị Trường Eu Của Công Ty Đồng Giao.docx
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tếLuận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
 
Đề tài: Chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế tại Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế tại Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế tại Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tếLuận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tếLuận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tếLuận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
 
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAMCÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
 
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
 
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
 
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranhGợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
 
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu trong bối cảnh EVFTA

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH EVFTA Ngành: Kinh tế quốc tế TRẦN THỊ MAI TRANG Hà Nội - 2023
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH EVFTA Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 820314 Họ và tên học viên: Trần Thị Mai Trang Người hướng dẫn: PGS. TS Từ Thúy Anh Hà Nội - 2023
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Các số liệu và đánh giá nghiên cứu nêu ra trong bài luận văn này chưa được sử dụng trong công trình nào và hoàn toàn trung thực. Những thông tin được trích dẫn trong bài nghiên cứu này đã được ghi nguồn gốc tại danh mục tham khảo và những sự giúp đỡ để hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn. Tác giả luận văn Trần Thị Mai Trang
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn nghiên cứu đề tài “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh EVFTA” là kết quả của quá trình tìm hiểu của bản thân và sự động viên, hỗ trợ, hướng dẫn của thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Từ Thúy Anh là người đã luôn tận tình hướng dẫn, và hỗ trợ trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn những người thân, đơn vị công tác đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn, cũng như đã động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành nghiên cứu.
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... v DANH MỤC BẢNG................................................................................................. vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................... vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.............................................viii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI EVFTA.7 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa....................................... 7 1.1.1. Lý thuyết chung về xuất khẩu ................................................................... 7 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê.................................... 7 1.2 Khái quát về EVFTA và một số quy định liên quan đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU .................................................................................................. 9 1.2.1. Giới thiệu chung về EVFTA ..................................................................... 9 1.2.2. Những quy định liên quan đến xuất nhập khẩu cà phê trong EVFTA.... 11 1.3. Khái quát về thị trường cà phê của EU.......................................................... 16 1.3.1. Quy mô và đặc điểm của thị trường EU.................................................. 16 1.3.2. Tình hình và xu hướng tiêu thụ cà phê của thị trường EU...................... 20 1.3.3. Các nguồn cung ứng cà phê tại thị trường EU ........................................ 28 1.4. Khái quát về tình hình sản xuất cung ứng cà phê của Việt Nam................... 31 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI EVFTA..................................................................................................................... 37 2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giai đoạn 2017 – 2021...37 2.1.1 Tổng quan xuất khẩu cà phê của Việt Nam.............................................. 37 2.1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giai đoạn 2017 – 2021 40 2.1.3 Các thị trường xuất khẩu sản phẩm cà phê của Việt Nam tại EU............ 44
  • 6. iv 2.1.4 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường EU 48 2.1.5 Đánh giá về tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU .. 51 2.2 Cơ hội đối với xuất khẩu sản phẩm cà phê Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực thi EVFTA .................................................................................................... 57 2.2.1. Tiếp cận thị trường tiềm năng ................................................................. 57 2.2.2. Tăng cường thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ............................ 58 2.2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam xuất khẩu............. 60 2.3 Thách thức đối với xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA.................................................................................................................. 61 2.3.1. Khả năng sản xuất kinh doanh còn hạn chế ............................................ 61 2.3.2. Những thách thức đến từ việc tuân thủ, thực thi các quy định của thị trường EU...................................................................................................................... 62 2.3.3. Cạnh tranh gay gắt tại thị trường cà phê của EU .................................... 64 2.3.4. Những khó khăn do đại dịch Covid-19 và biến động kinh tế tại khu vực EU...................................................................................................................... 65 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƯỢT QUA THÁCH THỨC NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ SANG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI EVFTA............................................................................. 68 3.1. Triển vọng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực thi EVFTA 68 3.1.1 Mục tiêu phát triển ngành cà phê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 ........ 68 3.1.2 Triển vọng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trong thời gian tới....... 70 3.2. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cà phê xuất khẩu Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA ............................................ 73 3.2.1 Giải pháp vĩ mô ........................................................................................ 73 3.2.2 Giải pháp vi mô ........................................................................................ 79 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... xi
  • 7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ hoàn chỉnh Ý nghĩa EVFTA EU – Viet Nam Free Trade Hiệp định thương mại tự do Việt Agreement Nam – Liên minh châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do SPS Sanitary and Phitosanitary Biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm Measure và kiểm dịch động thực vật TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại MRLs Maximum Residue levels Mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa ILO International Labour Tổ chức lao động quốc tế Organization ITC International Trade Center Trung tâm thương mại quốc tế
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1: So sánh lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan của Hiệp định CPTPP và EVFTA cho sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu ................................................................ 11 Bảng 2: Tỷ trọng nhập khẩu cà phê của các nước trên thế giới giai đoạn năm 2017 – 2021 ........................................................................................................................... 17 Bảng 3: EU nhập khẩu cà phê giai đoạn 2017 – 2021 .............................................. 24 Bảng 4: Các nhà cung ứng cà phê cho thị trường EU giai đoạn 2017 – 2021 .......... 30 Bảng 5: Tình hình xuất khẩu sản phẩm cà phê của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới giai đoạn 2017 - 2021 .................................................................................. 39 Bảng 6: Cơ cấu các loại hạt cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn năm 2017 – 2021 ....................................................................................................... 43 Bảng 7: Cơ cấu sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn năm 2017 – 2021 ....................................................................................................... 43 Bảng 8: Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm cà phê của Việt Nam sang các nước thuộc khu vực EU giai đoạn năm 2017 – 2021 .......................................................................... 44 Bảng 9: Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang các nước thuộc khu vực EU giai đoạn năm 2017 – 2021 .............................................................................................. 45 Bảng 10: Tình hình xuất khẩu sản phẩm cà phê Việt Nam sang các nước thuộc khu vực EU năm 2021 ...................................................................................................... 47 Bảng 11: Thị phần nhập khẩu cà phê tại thị trường Đức .......................................... 49 Bảng 12: Thị phần nhập khẩu cà phê tại thị trường Italia ......................................... 50 Bảng 13: Sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU sau 1 năm thực thi EVFTA ......................................................................................................... 55 Bảng 14: Tỷ trong xuất khẩu các loại cà phê của Việt Nam sang EU sau 1 năm EVFTA có hiệu lực ................................................................................................... 56 Bảng 15: Thị phần của cà phê Việt Nam xuất khẩu tại thị trường EU sau 1 năm thực thi Hiệp định EVFTA ................................................................................................ 57
  • 9. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tình hình xuất khẩu sản phẩm cà phê vào thị trường EU giai đoạn năm 2017 – 2021 ............................................................................................................... 21 Biểu đồ 2: Tỷ trọng nhập khẩu các sản phẩm cà phê vào thị trường EU trong giai đoạn năm 2017 – 2021 .............................................................................................. 22 Biểu đồ 3: Cơ cấu nhập khẩu cà phê của các nước tại khu vực EU năm 2021 ......... 23 Biểu đồ 4: Diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2021 ...... 33 Biểu đồ 5: Cơ cấu hạt cà phê Robusta và Arabica của Việt Nam năm 2020 ............ 34 Biểu đồ 6: Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021 .............. 38 Biểu đồ 7: Cơ cấu các thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2021 .......... 38 Biểu đồ 8: Cơ cấu sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam năm 2021 ................. 40 Biểu đồ 9: Lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2017 - 2021......................................................................................................................... 41 Biểu đồ 10: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2017 - 2021 ....................................................................................................... 42 Biểu đồ 11: Thị phần cà phê Việt Nam trong nhập khẩu cà phê ngoại khối tại EU giai đoạn 2017-2021 ......................................................................................................... 48
  • 10. viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh EVFTA” Tác giả: Trần Thị Mai Trang Người hướng dẫn: PGS. TS Từ Thúy Anh 1. Lý do chọn đề tài: Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang khu vực EU. Khi hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực, điều mà các doanh nghiệp tại Việt Nam cần thực hiện đó là đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực khi kí kết EVFTA từ đó nắm bắt các thời cơ một cách kịp thời để tăng cường giá trị xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, cũng như nhìn nhận nhanh chóng các thách thức để có cách ứng phó nhằm duy trì sự phát triển bền vững thị trường. 2. Mục đích nghiên cứu: Từ việc tìm hiểu nội dung các cam kết giữa Việt Nam và EU trong hiệp định EVFTA, tác giả đưa ra các phân tích đánh giá những cơ hội cũng như các thách thức mà hiệp định này mang lại đối với khả năng xuất khẩu cà phê sang khu vực EU của Việt Nam, từ đó đề xuất, kiến nghị đến các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng các giải pháp phù hợp để nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê sang EU trong thời gian tới. 3. Nội dung chính: Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1 nêu ra các cơ sở lý luận, tạo tiền đề cho những phân tích và đánh giá tại các chương tiếp theo. Ở chương 1, tác giả nêu ra những lý thuyết chung về xuất khẩu, chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu sử dụng trong nghiên cứu. Tiếp đó, tác giả chỉ ra những nội dung khái quát về EVFTA. Thứ ba, tác giả nêu ra những quy định liên quan đến xuất khẩu cà phê trong EVFTA. Đây chính là những cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho các phân tích sau đó. Thứ tư, tác giả phân tích về thực trạng nhập khẩu và tiêu thụ cà phê tại các quốc gia EU: quy mô và đặc điểm thị trường EU; tình hình tiêu thụ cà phê của thị trường EU; các nguồn cung ứng. Và cuối cùng, tác giả phân tích thực trạng sản xuất và cung ứng cà phê ra thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.
  • 11. ix Từ những cơ sở lý luận được tổng hợp trong chương 1, tác giả sẽ tiến hành phân tích các nội dung chính như sau: Thứ nhất, phân tích tổng quan tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2021. Thứ hai, phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực EU trong giai đoạn 2017-2021, dựa trên các chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam tại khu vực EU. Thứ ba, dựa trên thực trạng đã phân tích kết hợp với cơ sở ký luận về lĩnh vực nghiên cứu, tác giả đánh giá những cơ hội và những thách thức của Việt Nam trong xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trước bối cảnh EVFTA được thực thi. Các cơ hội có thể là việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan, mở cửa thương mại,…Trong khi đó các thách thức có thể kể đến bao gồm: các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến đảm bảo chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy tắc xuất xứ, áp lực cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ. Các thách thức khác còn đến từ bối cảnh xã hội là đại dịch Covid-19 toàn cầu. Sau khi đánh giá những cơ hội và thách thức ở chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA. Trước tiên, tác giả đã nêu ra những triển vọng cho xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU và dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê của thị trường EU trong giai đoạn sắp tới. Cuối cùng dựa trên các phân tích và đánh giá trước đó tác giả đưa ra các giải pháp, kiến nghị ở cả cấp vi mô và vĩ mô nền kinh tế để nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới. 4. Kết quả đạt được Sau khi tiến hành phân tích, đánh giá về xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong bối cảnh hiệp định EVFTA vừa được ký kết cách đây không lâu, nghiên cứu đã hệ thống lại được các thông tin, nội dung chính của hiệp định EFVTA có thể tác động đến hoạt động xuất khẩu cà phê sang khu vực EU của Việt Nam. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số nhìn nhận về cơ hội cũng như thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi lựa chọn xuất khẩu cà phê sang khu vực EU thời gian tới.
  • 12. x Do thời gian nghiên cứu đề tài không nhiều, kiến thức còn nhiều hạn chế và thông tin, số liệu về ngành hàng cũng như số liệu tại thị trường nghiên cứu là không đầy đủ và khó tiếp cận, có độ trễ, chưa được cập nhật kịp thời nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được các góp ý, đánh giá, nhận xét khách quan từ Hội đồng để luận văn được hoàn thiện hơn.
  • 13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cà phê là một thức uống có lịch sự phát triển lâu đời và đã trở thành một loại đồ uống được người tiêu dùng tại nhiều quốc gia ưa thích sử dụng. Với đất đai và khí hậu thuận lợi cho canh tác cà phê, cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng cà phê tại nhiều khu vực đang ngày càng gia tăng trong khi sự sẵn có của mặt hàng này tại đây không đủ đáp ứng nhu cầu, cà phê đã đang và tiếp tục trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp giá trị lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), năm 2022 Việt Nam có khoảng 710.590 ha canh tác cà phê với năng suất đạt 28,2 tạ/ha và sản lượng bình quân khoảng hơn 1,8 triệu tấn/năm. Cả nước có 20 tỉnh trồng cà phê, trong đó các tỉnh Tây Nguyên là vùng trồng cà phê chính của Việt Nam. Hiện nay, sản phẩm cà phê của Việt Nam đã được xuất khẩu đi hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. EU hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ hai của Việt Nam chiếm khoảng 40% lượng cà phê xuất khẩu hàng năm của Việt Nam. EU là một thị trường nhập khẩu cà phê hấp dẫn, chiếm khoảng 30% (năm 2022) lượng tiêu dùng cà phê toàn cầu. Mặc diễn biến phức tạp của dịch Covid -19 đang gây khó khăn cho nền kinh tế, nhưng cà phê vẫn là một trong những mặt hàng có mức tiêu thụ cao tại EU. Có một thực trạng đáng lo ngại đó là mặc dù Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn cà phê sang EU rất cao, chiếm khoảng 8,5% lượng nhập khẩu cà phê từ khu vực này nhưng chủ yếu trong đó lại là cà phê thô với giá trị thấp ( chiếm 5-7%). Sản lượng cà phê chế biến và có hàm lượng giả trị cao của Việt Nam gần như chưa tạo được dấu ấn gì tại khu vực EU. Trong bối cảnh thực thi EVFTA, cà phê Việt Nam được giảm thuế suất xuống 0%, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước có nhiều cơ hội gia tăng giá trị cho mặt hàng cà phê khi xuất sang EU trong thời gian tới. Mặt khác, EU cam kết sẽ bảo hộ cho 39 chỉ dẫn địa lý hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu vào khu vực này. Cà phê Buôn Ma Thuột là một chỉ dẫn trong đó. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Việt Nam quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam đến các quốc gia thuốc khu vực EU.
  • 14. 2 Bên cạnh những tiềm năng, cơ hội đang có, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi lựa chọn xuất khẩu cà phê sang khu vực EU. Việc sản xuất cà phê chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, khiến chất lượng cũng như sản lượng bị ảnh hưởng không nhỏ. Nhiều công ty sản xuất cà phê trong nước đã chi mạnh tay để mở rộng quy mô sản xuất cà phê chế biến. Tuy nhiên, cơ cấu giá trị xuất khẩu cà phê sang các nước EU dù đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu cà phê chưa rang, chưa khử caffein. Việc nâng cấp trong chuỗi giá trị để tạo nhiều giá trị gia tăng hơn là rất cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế việc xây dựng chiến lược và năng lực để nâng cấp vẫn là một bài toán khó với nhiều doanh nghiệp, bên cạnh đó có những doanh nghiệp hài lòng với chiến lược xuất khẩu cà phê nhân như hiện tại. Trong khi đó, EU lại là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm với những quy định kỹ thuật vô cùng khắt khe. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU và lợi thế địa lý giúp các đối thủ cạnh tranh giảm được chi phí vận chuyển đáng kể. Từ những phân tích nêu trên, em chọn đề tài “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh EVFTA”. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu về EVFTA và tác động của hiệp định đối với thương mại Việt Nam, cũng như những tham vấn cho các bên liên quan các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung và cà phê của Việt Nam nói riêng. VCCI (2013) đã nêu những kiến nghị về chính sách của Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về triển vọng của EVFTA. Nguyễn Thị Minh Phương và Vũ Thanh Hương (2016) đã phân tích tác động của EVFTA đến một số ngành của Việt Nam dựa trên các chỉ số thương mại. Trong khi đó Đinh Thị Tố Quyên (2018) thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Đức trong giai đoạn 2007-2017, từ đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các kiến nghị nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để thúc đẩy sự tăng trưởng của sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Đức.
  • 15. 3 Vũ Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Quỳnh Trâm (2018) thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích đánh giá những ảnh hưởng mà hiệp định EVFTA đến xuất khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam sang khu vực EU. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng và xu hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2019 – 2018, đồng thời phân tích những cơ hội và thách thức đến từ EVFTA đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU. Hoàng Thị Vân Anh (2019) đã có nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu trong điều kiện thực hiện Hiệp định thương mại tự do EVFTA. Nghiên cứu đã đưa ra bức tranh tổng quan nghiên cứu thị trường hàng nông sản EU đồng thời chỉ ra thị trường hàng nông sản EU thời gian tới chịu ảnh hưởng từ các yếu tố chủ yếu là triển vọng tăng trưởng kinh tế, giá năng lượng, xu hướng tăng trưởng dân số và sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng cũng như một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Khi EVFTA được thực thi, hàng nông sản Việt Nam có nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường này. Và để khai thác hiệu quả do FTA mang lại để nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản của nước ta sang các quốc gia trên thế giới nói chung và khu vực EU nói riêng, Việt Nam cần chú trọng phối hợp với nhau thực hiện các giải pháp để cải thiện nguồn cung nông sản, tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng nông sản được xuất khẩu sang các quốc gia khác theo hướng gia tăng các mặt hàng có giá trị cao, tăng cường khả năng đáp ứng các quy định của thị trường nhập khẩu EU, đặc biệt là các giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức từ EVFTA. Lê Hoàng Anh Tuấn (2020) tập trung nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam dưới tác động của EVFTA, từ đó xây dựng một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU. Nguyễn Thị Thu Hiền (2021) đã nghiên cứu khát quát tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU và đề xuất các nhóm chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang EU.
  • 16. 4 Ngoài ra, có một số bài báo, một số luận văn khác nói về cơ hội và thách thức của EVFTA khi Hiệp định có hiệu lực cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: thủy sản, dệt may. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về những thuận lời cũng như khó khăn mà cà phê của Việt Nam phải đối mặt khi muốn chinh phục các thị trường khắt khe và khó tính như EU, đặc biệt trong bối cảnh EVFTA được thực thi. Vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh EVFTA”. Nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU thời gian qua và những tác động EVFTA mang lại cho xuất khẩu cà phê Việt Nam. So với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu sẽ tập trung vào một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là cà phê cùng với đó các kết quả nghiên cứu sẽ được đặt trong bối cảnh thực thi EVFTA. Nghiên cứu này sẽ bổ sung cho khoảng trống nghiên cứu cho lĩnh vực xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA. 3. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu Đề tài được thực hiện với mục tiêu là phân tích, đánh giá tác động của hiệp định EVFTA đến hoạt động xuất khẩu cà phề của Việt Nam sang khu vực EU, từ đó nhận định những cơ hội và thách thức và đưa ra giải pháp để tận dụng thời cơ, đối phó thách thức nhằm nâng cao sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực EU thời gian tới. Để thực hiện mục tiêu trên thì nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: - Hệ thống hóa nội dung của hiệp định EVFTA, phân tích tổng quan về tình hình tiêu dùng cà phê tại khu vực EU và tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực EU. - Phân tích tác động của EVFTA đến năng lực xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực EU từ đó nhận định những cơ hội và thách thức mà hiệp định này mang lại.
  • 17. 5 - Dựa trên những phân tích đánh giá về thực trạng cũng như cơ hội và thách thức của EVFTA, tác giả kiến nghị một số giải pháp để tận dụng thời cơ, đối phó với các thách thức nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất khẩu cà phê ở Việt Nam sang khu vực EU. 4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Đề tài sẽ tập trung phân tích các mặt hàng cà phê đã được xuất khẩu sang khu vực EU bao gồm các mã HS sau: 090111, 090121, 090122, 090112, 090190. Từ đó, tác giả nhận biết các cơ cơ hội, thách thức đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trong bối cảnh EVFTA có hiệu lực và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị chung. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu xuất khẩu các sản phẩm cà phê Việt Nam sang thị trường EU. Tên đề tài nghiên cứu này là “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh EVFTA”, tuy nhiên thực tế EVFTA đã được ký kết và đi vào quá trình thực thi nên trong bài luận văn này tác giả sẽ sử dụng bối cảnh thực thi EVFTA thay vì bối cảnh EVFTA. - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê trong khoảng thời gian từ năm 2017 – 2021 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2021-2030. - Về không gian: Trong phạm vi đề tài, tập trung nghiên cứu tình hình tiêu thụ, thị hiếu sử dụng cà phê tại thị trường các nước EU, đặc biệt là các quốc gia có lịch sử hình thành văn hóa cà phê lâu đời và nhu cầu tiêu dùng cà phê của người tiêu dùng lớn như Đức, Ý, Tây Ban Nha, … 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp nghiên cứu các tài liệu sơ cấp và thứ cấp giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về đối tượng nghiên cứu bao gồm đặc điểm, bản chất, quy luật vận động. Quy trình nghiên cứu tài liệu được triển khai theo 4 giai đoạn như sau: thu thập và phân nhóm, sắp xếp tài liệu; tổng hợp tài liệu; đọc và ghi chép tài liệu; tóm tắt lại tài
  • 18. 6 liệu. Các tài liệu được thu thập để phục vụ cho nghiên cứu này sẽ bao gồm các báo cáo về tình hình xuất khẩu cà phê tại Việt Nam, EU. Nguồn thu thập tài liệu gồm hai nguồn chính: - Internet: Các trang thông tin trực tuyến của các bộ ban ngành như Cục Hải Quan, Tổng Cục Thống kê,… - Các công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí, sách chuyên khảo, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ… Phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu Phương pháp thống kê toán thường được sử dụng để theo dõi số liệu tổng thể hoặc số liệu mẫu của một hiện tượng kinh tế - xã hội, trong thời điểm cụ thể hoặc qua nhiều giai đoạn khác nhau, nhằm mục đích tìm hiểu xu hướng biến động, sự thay đổi của hiện tượng thông qua các chỉ tiêu kết quả khác nhau. Để hoàn thành nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích số liệu để xem xét sự biến động về các chỉ tiêu qua các năm. Cụ thể là biến động về sản lượng, giá trị và cơ cấu xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang khu vực EU trong giai đoạn 2017 - 2021 dựa trên các chỉ tiêu cơ bản của tình hình xuất nhập khẩu bao gồm các nhóm chỉ tiêu: lượng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu, tỷ trọng xuất nhập khẩu của từng thị trường, tăng trưởng xuất khẩu bình quân qua các năm. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn được phân tích theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA Chương 2: Đánh giá cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA Chương 3: Giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực thi EVFTA
  • 19. 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI EVFTA 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa 1.1.1. Lý thuyết chung về xuất khẩu Theo thư viện học liệu mở Việt Nam (VOER): "xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Dưới góc độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ, một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài có thể ít rủi ro hơn và chi phí thấp hơn. Dưới góc độ phi kinh doanh như quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ qua biên giới quốc gia”. Xuất khẩu hàng hoá có bốn vai trò cơ bản sau đây: - Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho việc nhập khẩu phục vụ phát triển đất nước - Thứ hai, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. - Thứ ba, xuất khẩu có tác động trực tiếp đến thị trường lao động theo hướng tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm, giảm thiểu thất nghiệp và cải thiện mức sống của người dân. - Cuối cùng xuất khẩu có vai trò quan trọng trong xây dựng, duy trì phát triển các mối quan hệ bền vững, lâu dài với các quốc gia khác trên thế giới nhằm tăng cường phát triển kinh tế xã hội. 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê Để đánh giá được những cơ hội và thách thức mà EVFTA mang lại cho xuất khẩu cà phê Việt Nam cần đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực EU. Có nhiều phương pháp khác nhau có thể áp dụng để phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU, tuy nhiên trong phạm vi luận văn này, tác giả đã xây dựng một số chỉ tiêu phổ biến và sẵn có như sau:
  • 20. 8 – Sản lượng xuất khẩu: Chỉ số này được dùng để thể hiện khối lượng hàng hóa xuất khẩu, từ đó giúp người nghiên cứu đánh giá năng lực sản xuất, sản lượng xuất khẩu càng lớn thì năng lực sản xuất càng cao. Công thức tính: ∆Q = Q1 – Q0 Trong đó:  ∆Q là sự thay đổi của sản lượng xuất khẩu giữa hai kỳ   Q1: sản lượng xuất khẩu hàng hóa ở kỳ hiện tại   Q0: sản lượng xuất khẩu hàng hóa ở kỳ trước  – Kim ngạch xuất khẩu: Là chỉ số sử dụng trong việc đánh giá giá trị xuất khẩu trong khoảng thời gian nhất định, thể hiện sự tăng giảm giá trị xuất khẩu theo thời gian. Đây là chỉ số quan trọng, thường được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Công thức tính: M = P x Q Trong đó:  M: kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu   P: Giá hàng hóa khi xuất khẩu   Q: Sản lượng xuất khẩu hàng hóa  – Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu: ∆M = Mt – Mo Trong đó:  ∆M: Tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu   Mt: Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm t   Mo: Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm gốc  – Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu: g (%) = ∆M/Mo x 100%
  • 21. 9 Trong đó:  g: Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu   ∆M: Thay đổi giá trị xuất khẩu giữa 2 kỳ   Mo: Giá trị xuất khẩu năm gốc  – Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn:  Trong đó:   G: Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn   ∑gt: tổng tốc độ tăng trưởng kim ngạch bình quân trong t năm   t: số năm trong giai đoạn tính tăng trưởng bình quân. 1.2 Khái quát về EVFTA và một số quy định liên quan đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU 1.2.1. Giới thiệu chung về EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) bắt đầu được đàm phán vào tháng 10/2010 với sự tham gia đàm phàn chính là thủ tướng Chính phủ Việt Nam và chủ tịch Liên minh Châu Âu (EU). Đây là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU được Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU chính thức đàm phán về điều khoản hợp tác vào ngày 26 tháng 6 năm 2012. Sau 14 phiên đàm phán, từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 8 năm 2015, hai bên chính thức hoàn thành cơ bản việc đàm phán các nội dung ký kết trong hiệp định và bắt đầu kiểm tra, rà soát tính pháp lý của các nội dung trong hiệp định trước khi đại diện Việt Nam và EU tiến hành ký kết EVFTA vào ngày 02 tháng 12 năm 2015. Tháng 6 năm 2017: Việc rà soát các pháp lý liên quan đến hiệp định chính thức được hoàn thiện. Tháng 9 năm 2017: Việt Nam tiến hành tách nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết khi phát sinh tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư khỏi EVFTA theo
  • 22. 10 đề nghị từ EU. Theo đó các vấn đề trên sẽ được xây dựng thành một hiệp định riêng. Như vậy EVFTA ban đầu đã được phân chia thành 2 hiệp định mới. Ngày 26 tháng 6 năm 2018, EVFTA chính thức được tách thành EVFTA và một hiệp định bảo hộ đầu tư với tên viết tắt là EVIPA. Hai bên đã tiến hành công bố kết quả kiểm tra tính pháp lý chính thức đối với cả EVIPA và EVFTA. Tháng 6/2018: Sau khi tra soát về mặt pháp lý được hoàn tất, các khoản mục trong hai hiệp định được thống nhất và thông qua, Việt Nam và EU thông qua quyết định tách hiệp định EVFTA thành 2 hiệp định với nội dung khác nhau. Ngày 30/6/2019, hiệp định EVFTA chính thức được ký kết trong sự có mặt của Thủ tường và Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam. Bên phía EU đại diện là Cao ủy Thương mại EU, Bộ trưởng Kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp. Ngày 30/3/2020: EVFTA được hội đồng Châu Âu chính thức thông qua Ngày 08/06/2020: Quốc hội của nước ta phê duyệt hai hiệp định EVFTA và EVIPA. Sự ký kết thành công EVFTA đã đánh đấu một hành trình gần 30 năm thiết lập mối quan hệ hợp tác đa phương giữa Việt Nam và EU. EVFTA thể hiện sự nỗ lực của Việt Nam trong tiến trình đưa nền kinh tế của Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế bị suy thoái do dịch bệnh Covid -19 diễn biến nhanh và quy mô rộng lớn tác động đến nhiều lĩnh vực. EVFTA được ký kết mở ra một bối cảnh thị trường mở cửa tạo tiền đề thuận lợi thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực về kinh tế, xã hội, văn hóa, thương mại đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực EU, giúp mở rộng hơn nữa cánh cửa cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường rộng lớn này. Với cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế, tương đương với 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU cùng với đó cam kết về giá trị thương mại trong hiệp định sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam. Bên cạnh đó EVFTA còn tạo cơ hội giúp người dùng tại Việt Nam có thể tiếp cận với nhiều sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, chất lượng cao và tiện ích hơn từ các quốc
  • 23. 11 gia EU xuất khẩu sang Việt Nam như các thực phẩm chăm sóc sức khỏe như thuốc, dược phẩm, chăm sóc sắc đẹp, máy móc, thiết bị… Bên cạnh việc tăng cường quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và EU, EVFTA cũng là môi trường thuận lợi để Việt Nam tạo lập mối quan hệ hợp tác với các quốc gia thành viên trong khu vực để thiết lập các hiệp định song phương bền vững giữa các quốc gia để tận dụng tối đa ưu thế của mỗi quốc gia trong phát triển kinh tế. 1.2.2. Những quy định liên quan đến xuất nhập khẩu cà phê trong EVFTA 1.2.2.1 Các cam kết thuế quan Các cam kết thuế quan được đánh giá là cam kết quan trọng nhất đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Trong EVFTA, đối với sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam, EU cam kết xóa bỏ ngay thuế quan, cụ thể: Xóa bỏ ngay thuế quan từ 7,5 – 11,5% xuống 0% cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang, giảm từ 9 – 12% xuống còn 0% đối với các loại sản phẩm cà phê chế biến. Bảng 1: So sánh lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan của Hiệp định CPTPP và EVFTA cho sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu Cà phê chưa Các chất thay Các sản phẩm Cà phê đã rang thế có chứa cà rang cà phê chế biến phê, vỏ cà phê Nước Thuế Thuế Thuế Thuế Thuế suất suất suất suất Thuế Thuế Thuế cơ cam kết cam kết cam kết cam kết cơ sở cơ sở cơ sở sở cuối cuối cuối cuối cùng cùng cùng cùng EU 0% EIF* 7,5% EIF 0% 0% 9 - EIF (EVFTA) 11,5% CPTPP, trong đó: Australia Singapore 0% 0% 0% EIF 0% 0% 0% 0% Canada
  • 24. 12 New 0% 0% 5% EIF 0% 0% 5% EIF Zealand Brunei 11¢/ B7** 22¢/k B7 0% 0% 5% EIF kg g Malaysia 0% 0% 0% 0% 0% 0% 5- EIF 10% - B6- 8,8 - B22*** - Hạn 29,8% Nhật Bản 0% 0% 12% EIF 0% 0% + ngạch đối với 10,43 một số $/kg chế phẩm - Robusta 36% 36% 42% kể Mexico 20% : B16 72% sau 5 72% sau 5 140% từ năm - Khác: năm năm thứ 7 B10 Chi Lê 6% EIF 6% EIF 6% EIF 6% EIF Peru 17% EIF 17% EIF 9% EIF 0% 0% Nguồn: Tổng hợp cam kết trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP và EVFTA *EIF: Thuế suất giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực **B7: Lộ trình giảm thuế trong vòng 7 năm ***B6 – B22: lộ trình giảm thuế từ trong vòng 6 đến 22 năm Hiện nay Việt Nam được hưởng thuế GSP khi xuất khẩu cà phê vào EU. Đây là chính sách ưu đãi thuế áp dụng cho các quốc gia kém và đang phát triển. Khi Việt Nam và EU cùng tham gia vào EVFTA, Việt Nam vẫn sẽ hưởng chính sách thuế GSP song song cùng EVFTA với thời gian kéo dài 2 năm tính từ thời điểm EVFTA được thực thi. Tức là đến hết ngày 31/07/2022 việc hưởng song song hai ưu đãi thuế sẽ chấm dứt và từ 01/08/2022 trở đi các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu cà phê sang EU sẽ hưởng ưu đãi thuế theo các điều lệ trong EVFTA.
  • 25. 13 1.2.2.2 Cam kết về quy tắc xuất xứ Cam kết về quy tắc xuất xứ liên quan đến sản phẩm cà phê trong EVFTA được quy định như sau:  Sản phẩm cà phê phải có xuất xứ thuần túy, nói cách khác là cà phê phải được trồng tại Việt Nam thì mới được hưởng các ưu đãi thuế quan trong EVFTA.   Đối với các chế phẩm từ cà phê: cần đảm bảo cà phê có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trọng lượng đường phải đạt theo quy định (nhỏ hơn 40% trọng lượng sản phẩm). 1.2.2.3 Các cam kết về Chứng nhận xuất xứ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU Theo EVFTA, các mặt hàng khi muốn được xuất khẩu sang EU đều cần có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hoặc có cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Mặt hàng cà phê cũng không ngoại lệ. Giấy chứng nhận xuất xứ là một loại giấy tờ quen thuộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Nó được cung cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền. Trong khi đó cơ chế tự chứng nhận xuất xứ còn khá mới và chưa được áp dụng ở Việt Nam. Trong các FTA, hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Việt Nam đều phải xin chứng nhận xuất xứ tại các đơn vị hành chính của Bộ Công Thương. Ngoài ra có một số mặt hàng đặc biệt thì sẽ tuân theo cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo tiêu chuẩn của khu vực ASEAN. Hiện tại tại Việt Nam, các hàng hóa muốn xuất khẩu vẫn thực hiện chứng nhận xuất xứ theo hình thức xin giấy chứng minh nguồn gốc theo cách thức truyền thống tuy nhiên trong thời gian tới Việt Nam sẽ nghiên cứu triển khai thêm hình thức tự chứng nhận xuất xứ và thông báo cho EU khi áp dụng. Ngoài giấy chứng nhận xuất xứ theo phương thức truyền thống, trong EVFTA, các doanh nghiệp khi có hoạt động xuất khẩu hàng hóa có thể tự chứng nhận xuất xứ. Tuy nhiên hình thức này tại Việt Nam còn gần như chưa được áp dụng do chưa có cơ chế, chính sách quy định rõ ràng. Việt Nam đặt mục tiêu sẽ sớm ban hành quy định liên quan đến hình thức chứng nhận xuất xứ này và đưa vào sử dụng khi đã thông báo cho EU.
  • 26. 14 Trước đây hàng hóa muốn được xuất khẩu sang khu vực EU phải có giấy chứng nhận truy xuất nguồn gốc do cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện tuy nhiên hiện nay EVFTA đã cho phép quốc gia xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ. Mặc dù vậy cơ chế này hoàn toàn chưa được áp dụng tại Việt Nam do chưa có quy định cụ thể rõ ràng. Theo dự kiến, thời gian tới Việt Nam sẽ tiến hành áp dụng hình thức truy xuất nguồn gốc này và sẽ thông báo cho phía EU trước khi thực hiện. 1.2.2.4 Cam kết về hàng rào thương mại kỹ thuật (TBT) Trong thương mại quốc tế, hàng rào thương mại kỹ thuật là các tiêu chuẩn, quy định về kỹ thuật mà quốc gia nhập khẩu đặt ra đối với quốc gia xuất khẩu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người dùng. Nếu các quốc gia xuất khẩu không đáp ứng TBT thì sản phẩm sẽ không được xuất sang các quốc gia có quy định này. Trong EVFTA, quy định về gán nhãn và đánh dấu trên các mặt hàng xuất khẩu là các quy định được đánh giá có khả năng ảnh hưởng đến cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Quy định về Đánh dấu và Ghi nhãn hàng hóa trong EVFTA Trong EVFTA thì các quốc gia trong khu vực EU có thể tự do ban hành các quy định về đánh dấu và ghi nhãn trên hàng hóa song phải đảm bảo quy định đó không trở thành rào cản đối với thương mại quốc tế. EVFTA có một số cam kết về đánh dấu và ghi nhãn chính như sau: Thứ nhất, cần có các thông tin bắt buộc hữu ích với người tiêu dùng như mục đích sản xuất, đơn vị sản xuất, thương hiệu, loại hàng, thời gian sản xuất, quy cách đóng gói, hình thức bán hàng, các lưu ý về sử dụng và các thông tin khác như địa chỉ của nhà bán hàng. Thứ hai, ngoài các thông tin theo yêu cầu của bên phía nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu có thể thêm vào một số thông tin khác trên nhãn chẳng hạn như dịch thuật nhãn sang các ngôn ngữ khác ngoài ngôn ngữ đã được yêu cầu, thêm các thuật ngữ, biểu tượng hoặc hình ảnh được quốc tế chấp thuận...
  • 27. 15 Thứ ba, trong các trường hợp hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của quốc gia nhập khẩu thì việc xin phê duyệt nhãn dán hoặc ghi dấu sẽ không bắt buộc. Các quốc gia nhập khẩu có thể yêu cầu bổ sung nhãn mác tại một địa điểm trên lãnh thổ nước nhập khẩu, song nhãn cũ vẫn có thể được giữ lại. Có thể sử dụng nhãn mác, đánh dấu không cố định, có thể tách, bóc ra khỏi hàng hóa. 1.2.2.5 Cam kết bảo hộ chỉ dẫn địa lý Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hóa thể hiện bằng: từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh để chỉ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một địa phương mà hàng hóa được sản xuất ra từ đó và là một đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT). Có 169 chỉ dẫn địa lý của EU và 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được quy định trong phụ lục 12-A, chương 12. Theo đó các quốc gia tham gia vào hiệp định cần thực hiện bảo hộ cho các chỉ dẫn đã nêu cụ thể ở trên mà không cần trải qua các quy trình thẩm định như bình thường. Hiện nay cà phê Buôn Mê Thuột của Việt Nam đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo EVFTA. 1.2.2.6 Cam kết về hợp tác và phát triển bền vững Ngoài các điều khoản cam kết về mặt hàng cà phê, EVFTA còn có các nội dung liên quan đến các cam kết về hợp tác cùng phát triển theo hướng bền vững. Nội dung này được nêu ra trong chương 15 và 16 của EVFTA. Cụ thể, cả EU và Việt Nam đều cam kết phát triển bền vững bằng các hành động chính bao gồm: phát triển kinh tế, xã hội song vẫn phải đảm bảo không tác động xấu đến môi trường sống. Trong đó các quốc gia tham gia vào hiệp định cần tăng cường hợp tác trên nhiều phương diện khác nhau, từ trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ… Một số hoạt động như hội thảo, chuyên đề, đào tạo, nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cũng có thể được xem xét là các hình thức giúp trao đổi thông tin, kinh nghiệm và hợp tác về chính sách giữa hai bên.
  • 28. 16 1.2.2.7. Cam kết về lao động Ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng, sự an toàn và tính vệ sinh an toàn thực phẩm, khu vực EU còn đề cao các yếu tố về mặt con người. Theo đó việc sử dụng nguồn nhân lực trong chuỗi cung ứng cà phê để xuất khẩu phải đảm bảo các chuẩn mức về lao động theo thông lệ quốc tế chẳng hạn như nguyên tắc của ILO về quyền cơ bản của con người tại nơi làm việc. Các sản phẩm được sản xuất không đảm bảo tiêu chí này cũng sẽ bị từ chối nhập khẩu vào EU. 1.3. Khái quát về thị trường cà phê của EU 1.3.1. Quy mô và đặc điểm của thị trường EU 1.3.1.1 Quy mô thị trường EU Liên minh châu Âu (EU) là một hệ thống thể chế xuyên quốc gia và liên chính phủ với sự thống nhất về thị trường chung, đồng tiền chung và chính sách thương mại chung. Sau khi Vương quốc Anh rời khỏi EU, EU hiện có 27 nước thành viên, với dân số ước tính khoảng 446,8 triệu người, diện tích 4.422.773 km2 (Eurostat, 2022). Đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân EU khiến dân số tại khu vực này giảm đi đáng kể. GDP khu vực EU đạt 15,5 nghìn tỷ USD chiếm khoảng 18% GDP toàn cầu, xếp thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Những con số này đã đưa EU trở thành thị trường tiềm năng nhất về diện tích và dân số trong các tổ chức khu vực trên thế giới. EU cũng là khu vực được đánh giá có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với các khối và nước lớn như Mỹ, NAFTA, Đông Á đồng thời củng cố vị trí của EU trong WTO, IMF, OECD. Theo thống kế của ITC, giai đoạn 2017-2021, trên toàn thế giới nhập khẩu trung bình 30,9 tỷ USD cà phê một năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân 0,1%/năm. Trong đó, khu vực dẫn đầu về tiêu thụ cà phê trên toàn cầu là EU. Giá trị nhập khẩu cà phê vào thị trường EU năm 2021 chiếm 47,9% tổng giá trị nhập khẩu cà phê trên toàn thế giới, bình quân mỗi năm tăng 0,4% trong giai đoạn 2017 - 2021.
  • 29. 17 Bảng 2: Tỷ trọng nhập khẩu cà phê của các nước trên thế giới giai đoạn năm 2017 – 2021 Đơn vị tính: % theo trị giá Tăng trưởng bình Thị Tỷ trọng nhập khẩu quân giai đoạn 2017-2021(%) trường Năm Năm Năm Năm Năm 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 0,1 EU 47,1 46,3 47,9 46,7 47,9 0,4 Mỹ 19,3 19,3 18,2 19,2 18,5 -1,2 Nhật Bản 4,8 4,4 4,0 4,1 3,8 -6,1 Canada 4,0 3,9 3,8 3,9 3,9 -0,7 Anh 3,4 3,2 3,4 3,5 3,3 -0,9 Thụy Sĩ 2,3 2,3 2,4 2,5 2,8 4,7 Hàn Quốc 1,9 2,0 2,0 2,2 2,4 5,6 Nga 1,7 2,0 1,9 2,1 2,1 4,8 Australia 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 0 Algeria 1,0 1,0 0,7 0,7 0,4 -29,5 Trung 1,7 1,6 1,0 0,9 1,0 -16,8 Quốc Malaysia 0,7 0,8 0,8 0,9 0,8 2,8 Na Uy 0,6 0,6 0,5 0,5 0,6 -0,8 Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC 1.3.1.2 Đặc điểm thị trường EU - Về tập quán ứng xử: Người tiêu dùng tại EU có thị hiếu và thói quen thưởng thức cà phê rất đa dạng. Mặc dù là một khối song mỗi quốc gia lại có thói quen tiêu dùng các loại cà phê với huơng vị khác nhau. Thị trường EU chỉ thống nhất về mặt quy định tiêu chuẩn kỹ thuật còn trên thực tế mỗi quốc gia thành viên lại có văn hóa
  • 30. 18 rất khác nhau do đó yêu cầu và sở thích đối với sản phẩm cà phê họ sử dụng. Vì vậy, để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vào từng thị trường của khu vực EU, doanh nghiệp xuất khẩu cần phân tích và chọn lọc thông tin đáng tin cậy để đưa ra đánh giá và phân khúc thị trường. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể hình thành được kế hoạch sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu phù hợp với từng thị trường. - Về phân khúc tiêu dùng: Theo tổ chức cà phê thế giới (ICO), dựa trên thu nhập và khả năng thanh toán của người tiêu dùng, thị trường EU về cơ bản có 3 nhóm người tiêu dùng khác nhau như sau:  Nhóm 1: Nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao, 20% dân số EU thuộc nhóm này. Đây là nhóm tiêu dùng hàng có chất lượng tốt nhất và giá cả đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo;  Nhóm 2: Nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình. Phần lớn người dân EU thuộc nhóm này với tỷ lệ 68% dân số. Nhóm này tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng kém hơn một chút so với nhóm 1 và giá thành cũng rẻ hơn;   Nhóm 3: Nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp. Có khoảng 10% dân số EU thuộc nhóm này. Đây là nhóm người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm có chất lượng và giá cả đều thấp hơn so với hàng của nhóm 2. - Về phân khúc mặt hàng: Ứng với ba nhóm phân khúc tiêu dùng, cà phê tại khu vực EU cũng được chia ra làm 3 phân khúc mặt hàng:  Cà phê bình dân: là loại cà phê chất lượng không cao có pha trộn tỷ trọng lớn Robusta. Cà phê túi và cà phê hiện nay tại Việt Nam chủ yếu là cà phê bình dân với mức giá phù hợp với những người tiêu dùng có thu nhập trung bình thấp. Các sản phẩm cà phê thuộc nhóm này thường được phân phối qua hệ thống siêu thị và các quán café bình dân.   Cà phê tầm trung: có chất lượng ở mức trung bình, cũng có sự pha trộn xong tỷ lệ Arabica sẽ cao hơn so với cà phê bình dân. Loại cà phê này hợp với nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng do đó giúp các doanh nghiệp thương mại và mở rộng thị trường tốt. Cà phê tầm trung cũng thường được phân phối qua các kênh như siêu thị
  • 31. 19 và ngành dịch vụ ăn uống. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê cao cấp cũng có cung cấp thêm cà phê tầm trung để mở rộng thị trường.  Cà phê cao cấp: tỷ trọng lớn là cà phê Arabica đã qua làm sạch và chế biến đó có chất lượng cao. Những sản phẩm cà phê thường mang theo các câu chuyện đặc biệt và có xuất xứ mang đặc trưng riêng biệt. Cà phê cao cấp hiện nay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại đang trở thành xu hướng tiêu dùng trong tương lai. - Về chính sách thương mại: Hiện nay, EU đang sử dụng chế độ quản lý hàng hóa nhập khẩu dựa trên nguyên tắc của WTO, do EU là thành viên của tổ chức này. Khu vực EU hiện nay không còn chú trọng việc quản lý hàng hóa nhập khẩu bằng hạn ngạch hàng hóa nữa, thay vào đó EU gia tăng việc sử dụng những biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn khác trên thế giới và có xu hướng giảm thông qua những hiệp định song phương và đa phương ký kết với các đối tác nhưng các chính sách phi thuế quan của EU lại được tăng cường sử dụng và yêu cầu ngày càng cao, tạo ra các hàng rào kỹ thuật. Hàng rào kỹ thuật hiện được khu vực EU yêu cầu là quy chế nhập khẩu chung. Các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm bảo vệ người tiêu dùng bao gồm: chất lượng, an toàn, bảo vệ môi trường và lao động. Những tiêu chuẩn này đều được nêu ra trong EVFTA. - Về quy định tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm: Quy định về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của EU hiện nay được đánh giá thuộc loại khắt khe nhất thế giới. Để bảo vệ người tiêu dùng nội khối, EU đặt ra các tiêu chuẩn rất cao về chất lượng hàng hàng hóa dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu nông lâm, thủy sản do đây là các hàng hóa được tiêu thụ trực tiếp và sẽ tác động làm hại đến sức khỏe người dùng nếu không đảm bảo chất lượng, vệ sinh. Chất bảo quản và thuộc bảo vệ thực phẩm, những sản phẩm không được sản xuất theo quy trình đạt chuẩn sẽ không được thâm nhập vào EU. Sản phẩm nhập khẩu nào vào bất cứ quốc gia nào trong khu vực EU mà không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sẽ ngay lập tức bị đưa cảnh báo lên hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm (RASFF) của khu vực để các quốc gia khác có thông tin. Tại cảnh báo đăng trên trang RASFF, EU sẽ nêu cụ thể cả những biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu hoặc bổ sung điều kiện nhập
  • 32. 20 khẩu với từng trường hợp vi phạm cụ thể. Khi hàng hóa bị cảnh báo tại một quốc gia thuộc EU thì rất dễ bị cảnh báo tại các quốc gia thành viên khác của EU. 1.3.2. Tình hình và xu hướng tiêu thụ cà phê của thị trường EU 1.3.2.1 Tình hình tiêu thụ cà phê của thị trường EU EU được xem như một thị trường tiêu thụ cà phê tiềm năng với mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người dẫn đầu trên toàn thế giới với khoảng 5kg/người/năm. Theo đánh giá của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19, nhu cầu cà phê của khu vực này có giảm song trong dài hạn thì nhu cầu này không bị ảnh hưởng. Hay nói cách khác trong ngắn hạn thị trường cà phê sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh. ICO cũng đưa ra dự báo về triển vọng phát triển thị trường cà phê ở EU giai đoạn 2020-2025 sẽ tăng với mức trung bình đạt 5,5%/ năm. Trong đó cà phê chế biến và cà phê đặc sản sẽ ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), hàng năm EU nhập khẩu một lượng cà phê rất lớn, bình quân tốc độ tăng trưởng đạt tốc độ 3,7%/năm, giá trị nhập khẩu trung bình đạt 15,7 tỷ USD/năm trong giai đoạn năm 2017 – 2021. Năm 2021, bất chấp những tiêu cực do dịch bệnh Covid-19 gây ra đến kinh tế và đời sống, khu vực EU vẫn nhập khẩu một lượng lớn cà phê với kim ngạch đạt 17,36 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2020. Nguyên nhân do lo ngại nguồn cung bị đứt gãy trong dịch bệnh nên các quốc gia thuộc khu vực EU nhập nhiều cà phê để dự trữ. Đây là mức nhập khẩu cà phê cao nhất của EU kể từ năm 2011.
  • 33. 21 Biểu đồ 1: Tình hình xuất khẩu sản phẩm cà phê vào thị trường EU giai đoạn năm 2017 – 2021 (Đơn vị tính: Tỷ USD) 25.0 15.8 17.4 20.0 15.5 14.7 15.3 15.0 10.0 5.0 - Năm 2017Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020Năm 2021 Nguồn: ITC Theo ITC, khu vực EU chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng cà phê thô chưa qua rang xay hay khử caffeine (HS: 090111) với tỷ trọng 50,4%. Việt Nam là nhà cung cấp chủng loại cà phê chưa rang, chưa khử caffeine ngoài khối lớn thứ hai cho thị trường EU, chỉ sau Brazil. Năm 2021, tỷ trọng cà phê thô EU nhập khẩu từ Việt Nam là 12,2% tổng giá trị nhập khẩu cà phê. Song xu hướng đang giảm trong cả giai đoạn 2017-2021 với tốc độ giảm bình quân 2,3%/ năm. Chủng loại cà phê được nhập khẩu nhiều thứ hai vào khu vực EU trong năm 2021 là khẩu cà phê rang chưa khử caffeine (HS: 090121), chiếm 45,5% tổng tỷ trọng nhập khẩu cà phê của EU, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,5%/năm trong giai đoạn 2017-2021. Cà phê rang xay, đã khử caffeine (HS: 090122) là chủng loại cà phê nhập khẩu cao thứ ba vào thị trường EU, tuy nhiên chỉ chiếm 2,8% giá trị cà phê nhập khẩu vào khu vực này trong năm 2021 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn 2017-2021. Ngoài ra, thị trường EU còn nhập khẩu cà phê đã khử caffeine (HS: 090112) và vỏ cà phê (HS: 090190) nhưng tỷ trọng nhập khẩu thấp thấp và tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 0,2%/năm trong giai đoạn 2017 – 2021.
  • 34. 22 Biểu đồ 2: Tỷ trọng nhập khẩu các sản phẩm cà phê vào thị trường EU trong giai đoạn năm 2017 – 2021 Đơn vị tính: % theo trị giá Tăng trưởng bình Tỷ trọng nhập khẩu quân giai đoạn 2017- Chủng 2021 (%) loại Năm Năm Năm Năm Năm 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 0,3 '090111 55,3 54,9 52,5 51,3 50,4 -2,3 '090121 40,5 40,4 43,2 44,6 45,5 3 '090122 2,7 3,1 2,8 2,7 2,8 1,3 '090112 1,0 1,1 1,0 1,0 1,0 0,2 '090190 0,4 0,4 0,4 0,4 0,3 -6,3 Nguồn: Tính toán từ số liệu ITC 1.3.2.2 Xu hướng tiêu thụ cà phê của thị trường EU Người tiêu dùng EU phần lớn tiêu dùng sản phẩm cà phê trong các hoạt động giải trí, gặp gỡ bạn bè hay công việc tại các quán cà phê. Tại khu vực EU, dòng cà phê được ưa chuộng nhất là chủng loại Arabica với các sản phẩm thuộc phân khúc cà phê tầm trung. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến nguồn cung cà phê Arabica giảm và giá thành chủng loại cà phê này tăng so với thu nhập của người dân EU. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng cà phê Robusta tại khu vực EU, đây vốn là nguyên liệu chính cho các sản phẩm cà phê hòa tan. Thời gian gần đây, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cà phê ở phân khúc cà phê cao cấp cũng có xu hướng tăng. Những sản phẩm cà phê này có chất lượng cao, được chế biến phù hợp với phân khúc khách hàng cao cấp, thường có nguồn gốc đặc biệt từ một vùng nguyên liệu có thương hiệu hoặc có các chứng chỉ về bền vững.
  • 35. 23 Khi sự cạnh tranh tại thị trường bán lẻ cà phê EU ngày càng khốc liệt, các nhà bán lẻ cà phê cần tìm ra hướng đi mới để phát triển và mở rộng thị trường. Do đó ngày nay cách trình bày và sự đa dạng, sáng tạo trong phương pháp phối trộn, pha chế ngày càng được đề cao. Bên cạnh đó cà phê cũng đã trở thành một phần nguyên liệu đầu vào của nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, bột dinh dưỡng do hương vị đặc biệt mà nó mang lại. Điều này đã tạo ra cơ hội mở rộng và phát triển cà phê cho khu vực EU. Đức, Pháp, Ý là ba nước thành viên EU nhập khẩu cà phê nhiều nhất tại khu vực EU, với tỷ trọng nhập khẩu cà phê lần lượt là 24%, 19,6% và 10,2% trong năm 2021. Đức là quốc gia về sản lượng cà phê nhập khẩu dẫn đầu trong khu vực. Đức có ngành công nghiệp cà phê rang xay phát triển lâu đời và đã hình thành lên quy mô hoạt động lớn, có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của cả thị trường nội địa và thị trường ngoại khối. Đức là quốc gia có mức tiêu dùng cà phê thuộc top các quốc gia cao nhất tại Châu Âu với trung bình đạt xấp xỉ 6,5 kg/ năm. Thậm chí mức tiêu thụ này còn cao hơn so với mức tiêu thụ trung bình của khu vực EU (5,2kg/ năm). Biểu đồ 3: Cơ cấu nhập khẩu cà phê của các nước tại khu vực EU năm 2021 (Đơn vị tính: % tính trị giá) Các nước khác Đức 22,6% 24% Bỉ 04% Ba Lan 04% Pháp Tây Ban Nha 20% 07% Hà Lan Italia 08% 10% Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC Trong giai đoạn năm 2017 – 2021, tăng trưởng bình quân nhập khẩu cà phê của EU tăng 0,3%/năm. Mặc dù Đức là vẫn là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất châu Âu trong giai đoạn 2017 – 2021, tuy nhiên tăng trưởng bình quân giai đoạn này của Đức
  • 36. 24 lại giảm -1,1%/năm. Tại thị trường Pháp, trị giá nhập khẩu cà phê bình quân đạt 2,66 tỷ USD/năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 3,8%/năm trong giai đoạn 2017 - 2021. Italia là nước nhập khẩu cà phê đứng thứ ba trong khu vực EU với trị giá nhập khẩu cà phê bình quân đạt 1,69 tỷ USD/năm. Tuy nhiên trong giai đoạn 2017- 2021, Italia đang có xu hướng giảm nhập khẩu cà phê từ các quốc gia khác, mức giảm bình quân là 3,3%/ năm. Bảng 3: EU nhập khẩu cà phê giai đoạn 2017 – 2021 Tỷ trọng nhập khẩu (% theo trị giá) Tăng trưởng Thị trường bình quân giai Năm Năm Năm Năm Năm đoạn 2017-2021 2017 2018 2019 2020 2021 (%) Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 0,3 Đức 25,7 25,3 23,1 22,7 24,0 -1,6 Pháp 16,8 18,2 18,9 19,2 19,6 3,8 Italia 11,9 11,9 11,6 11,4 10,2 -3,7 Hà Lan 7,3 8,2 8,6 8,1 8,1 2,8 Tây Ban Nha 7,1 7,1 6,8 6,7 6,9 - 0,7 Bỉ 3,3 3,3 4,0 4,2 4,3 7,1 CH Séc 2,6 1,8 1,8 2,0 1,8 -7,4 Thụy Điển 3,3 3,3 2,8 2,8 2,9 -2,9 Ba Lan 3,1 3,4 3,9 4,1 4,4 9,2 Áo 3,0 2,9 2,9 3,0 2,9 -0,8 Phần Lan 2,0 2,0 1,8 2,0 1,8 -2,2 Slovakia 1,5 1,0 1,2 1,1 0,9 -10 Bồ Đào Nha 1,7 1,7 1,9 1,8 1,7 0,2 Hy Lạp 2,0 1,2 1,6 1,7 1,6 2,3 Rumani 1,6 1,5 1,6 1,7 1,8 1,4 Đan Mạch 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2 0 Luxembourg 0,9 0,9 1,0 0,9 0,8 -2,5
  • 37. 25 Tỷ trọng nhập khẩu (% theo trị giá) Tăng trưởng Thị trường bình quân giai Năm Năm Năm Năm Năm đoạn 2017-2021 2017 2018 2019 2020 2021 (%) Bungari 0,8 0,9 0,9 0,8 0,9 3,5 Lithuania 0,8 0,8 0,8 0,9 0,9 3,1 Hungary 0,8 0,9 0,9 0,8 0,7 -2,8 Ai Len 0,6 0,6 0,7 0,8 0,7 4,6 Croatia 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0 Slovenia 0,4 0,4 0,6 0,5 0,5 8,3 Latvia 0,4 0,4 0,4 0,4 0,5 6,3 Estonia 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0 Síp 0,1 0,1 0,2 0,2 0,1 12,5 Malta 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0 Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC Đặc trưng tiêu thụ cà phê tại một số thị trường thành viên EU Thị trường Đức Đức là thị trường đứng đầu khu vực EU về nhập khẩu cà phê. Cà phê từ các quốc gia xuất khẩu qua Đức thường đi qua các cảng Hamburg, Bremen và Bremerhaven. Đức có mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cao hơn mức trung bình chung của toàn bộ khu vực với khoảng 6,5 kg/năm. Hiện nay, phân khúc cà phê đặc sản đang dần phát triển ở Đức, tạo tiền đề vững chắc cho những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cà phê chất lượng cao giới thiệu sản phẩm cà phê đặc sản đến người tiêu dùng. Thị trường Pháp Cà phê cũng là đồ uống phổ biến hàng ngày đối với người Pháp. Người tiêu dùng cà phê tại thị trường Pháp thuộc độ tuổi từ 18 – 64 tuổi. Theo tổ chức cà phê thế giới (ICO), trong một năm, mỗi người Pháp trung bình dành hơn 230 giờ và uống 599
  • 38. 26 tách cà phê. Cà phê được người dân Pháp xem như là một phần không thể thiếu của những người có lối sống năng động, sáng tạo. Các thành phố tại Pháp có thói quen tiêu dùng sản phẩm cà phê phát triển mạnh như Paris, Marseille, Toulouse… Pháp cũng nằm trong danh sách những quốc gia có giá trị nhập khẩu cà phê lớn tại khu vực EU. Trong nhiều thập kỷ qua, cà phê đã trở thành một phần văn hóa ẩm thực của người dân tại quốc gia này. Cà phê là một thức uống ưa thích của người dân Pháp và họ có thể sử dụng cà phê bất cứ khi nào có nhu cầu. Thị trường Italia Italia là nước nhập khẩu cà phê lớn thứ ba tại khu vực EU với sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là cà phê nhân. Tuy nhiên Italia không chỉ nhập khẩu cà phê nhân sau đó chế biến để phục vụ người tiêu dùng trong nước mà còn là xuất khẩu nhiều sản phẩm cà phê chế biến cho các quốc gia khác thuộc khu vực Châu Âu. Đối với cà phê nhân, Italia là thị trường có sản lượng cà phê nhập khẩu lớn thứ hai trong khu vực EU, chỉ sau Đức. Khác với các nước thành viên khác thuộc khu vực EU, Italia nhập khẩu chủ yếu là cà phê thuộc chủng Robusta với mục đích chế phiến Espresso. Cà phê nhân được nhập khẩu vào Italia chủ yếu qua hai cảng là Trieste và Genoa. Sau khi nhập khẩu cà phê nhân, Italia sẽ biến những hạt cà phê thô này thành thành phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu qua các quốc gia khác trên thế giới, song chủ yếu là Châu Âu. Italia là nước sở hữu ngành rang xay cà phê có lịch sử phát triển lâu đời và có tiếng vang trên toàn cầu. Một số thương hiệu cà phê rang xay có tiếng tại quốc gia này có thể kể đến như Lavazza, Segafredo và Illy. Theo thống kê, 98% lượng cà phê nhân nhập khẩu vào Italia được chế biến nhờ ngành công nghiệp rang xay quy mô lớn của nước này và chỉ 2% lượng cà phê nhân nhập khẩu được tái xuất khẩu. Hàng năm, Italia xuất khẩu một lượng lớn các loại cà phê phối trộn tới các thị trường tiêu thụ cà phê trên khắp khu vực châu Âu và châu Mỹ. Thị trường các nước Bắc Âu Các nước Bắc Âu thuộc khu vực EU bao gồm: Đan Mạch, Phần Lan, Ai Len và Thụy Điển. Đây là những nước có lượng tiêu thụ cà phê tính theo đầu người nhiều nhất thế giới. Trong đó, Phần Lan là nước có lượng tiêu thụ cà phê theo đầu người
  • 39. 27 cao nhất thế giới, tiếp theo đó là Ai Len, Đan Mạch và Thụy Điển với mức tiêu thụ lần lượt là 9,9 kg, 9 kg, 8,7 kg và 8,2 kg/người/năm. Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê Thụy Điển, trung bình mỗi ngày một người dân Thụy Điển trung bình sẽ uống 3 - 4 tách cà phê. Các thức uống phối trộn có sử dụng hạt cà phê Robusta như espresso và cappuccino ngày càng được người dân Thụy Điển tiêu thụ nhiều hơn. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu hạt cà phê Robusta tại thị trường này cũng tăng lên nhanh chóng dù hạt cà phê Arabica vẫn được ưa chuộng và sử dụng chủ yếu. Hình thức kinh doanh chuỗi cà phê tại Thụy Điển thời gian gần đây cũng đang tăng lên và một số nhà kinh doanh rang xay nhỏ cũng bắt đầu đi vào hoạt động khiến lượng tiêu thụ cà phê espresso tăng đáng kể. Stockholm và Gothenburg là hai thành phố kinh doanh cà phê sôi động và đa dạng nhất tại Thụy Điển. Thị trường Hà Lan Hà Lan là thị trường nhập khẩu lớn thứ tư tại khu vực EU. Mặc dù Hà Lan chỉ là một thị trường cà phê quy mô trung bình nhưng mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 – 2021 của thị trường này khá khả quan đưa Hà Lan trở thành một quốc gia có tiềm năng lớn và quan trọng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê tại khu vực EU. Năm 2020, mỗi ngày trung bình mỗi người Hà Lan sẽ uống khoảng 4 cốc cà phê và lượng tiêu thụ cà phê tính theo đầu người đạt mức 8,3 kg/người/năm, ngang với lượng tiêu thụ của người dân Thụy Điển. Thức uống được ưa chuộng nhất tại Hà Lan là cà phê đen, chiếm khoảng 32% thị phần. Bên cạnh đó, cà phê espresso pha máy cũng được bán tại hầu hết các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng như tại các hộ gia đình, mang lại cơ hội xúc tiến xuất khẩu hạt cà phê Robusta vào thị trường Hà Lan. Theo đánh giá của Tổ chức cà phê thế giới (ICO), lượng tiêu thụ cà phê rang tại Hà Lan sẽ tăng trưởng khả quan với tốc độ trung bình là 3,8%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025. Đây chính là cơ hội lớn cho những nhà xuất khẩu cà phê nhân chất lượng cao mở rộng thị trường kinh doanh tại Hà Lan. Là một cường quốc phát triển bậc nhất khu vực EU, người dân Hà Lan rất chú trọng đến việc áp dụng các phương thức sản xuất và thương mại bền vững. Để có thể xuất khẩu cà phê vào thị trường Hà Lan, hàng hóa cần có đầy đủ các loại giấy chứng nhận theo yêu cầu.
  • 40. 28 Đại dịch Covid-19 ít ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ cà phê của người Hà Lan, tuy nhiên lại tác động khiến hành vi tiêu dùng cà phê của người tiêu dùng tại thị trường này thay đổi đáng kể. Theo khảo sát của Eurostat, năm 2021, 30% người tiêu dùng Hà Lan đã ít uống cà phê ngoài quán hơn, nâng tỷ trọng người mua cà phê từ siêu thị tại Hà Lan lên đến 90%. 1.3.3. Các nguồn cung ứng cà phê tại thị trường EU EU từ lâu đã được biết đến như trung tâm tập trung số lượng lớn các thương hiệu rang xay cà phê nổi tiếng của thế giới. Các nhà rang xay cà phê này sử dụng nguồn cà phê thô nhập khẩu từ nhiều quốc gia có chất lượng cà phê tốt như Brazil, Thụy Sỹ, Việt Nam,… để chế biến ra thành phẩm để đáp ứng nhu cầu tại quốc gia mình và xuất khẩu sản phẩm cà phê chế biến sang các quốc gia khác trên toàn thế giới. Nhập khẩu từ nội khối Trong giai đoạn năm 2017 – 2021, giá trị nhập khẩu bình quân cà phê từ các nước nằm trong khu vực EU với nhau đạt 5,6 tỷ USD/năm. Giai đoạn này tỷ trọng nhập khẩu cà phê trong nội khối có tăng trưởng so với giai đoạn trước. Cụ thể năm 2017 tỷ trọng nhập khẩu nội khối là 36,3% đến năm 2021 đã tăng lên 41,1%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 – 2021 là 3,3%/năm. Sang đến năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cà phê từ các quốc gia trong khu vực EU tăng 6,5% so với năm năm 2020, lên mức 6,1 tỷ USD. Đức vừa là quốc gia có sản lượng tiêu thụ cà phê cao nhất, vừa là nhà cung cấp nội khối lớn nhất khu vực EU. Tỷ trong nhập khẩu cà phê từ Đức của khối EU liên tục tăng trong giai đoạn 2017 – 2021 tăng bình quân 2%/năm. Năm 2021, EU nhập khẩu 1,7 tỷ USD cà phê từ thị trường Đức, tương ứng chiếm 11,6% giá trị cà phê được nhập khẩu vào khu vực, tăng 7,3% so với năm 2020. Italia là nước cung ứng nội khối lớn thứ hai cho thị trường EU, chỉ sau Đức. Tốc độ tăng trưởng bình quân nhập khẩu cà phê từ Italia của EU trong giai đoạn năm 2017 – 2021 đạt 2,5%/năm. Năm 2021, nhập khẩu cà phê từ Italia chiếm 6,8% tổng nhập khẩu cà phê của khu vực EU với trị giá nhập khẩu đạt 999,1 triệu USD, tăng 1% so với năm 2020.
  • 41. 29 Từ năm 2018 Pháp đã vượt qua Bỉ để trở thành nhà cung cà phê lớn thứ ba trong khu vực nội khối với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 – 2021 ấn tượng, đạt 11,3%/năm. Năm 2021, trị giá nhập khẩu cà phê từ Pháp của khu vực EU đạt 647,8 triệu USD, tăng 7,4% so với năm 2020 và chiếm tỷ trọng 6,4% tổng nhập khẩu cà phê của khu vực EU. Nhập khẩu từ ngoại khối Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cà phê của EU từ các thị trường bên ngoài đạt khoảng 8,65 tỷ đồng, so với năm 2020 đã tăng 1,6%. Tuy nhiên đến giai đoạn 2017-2021, kim ngạch nhập khẩu cà phê của EU từ bên ngoài có xu hướng giảm nhẹ với mưc giảm bình quân đạt 2%/ năm. Theo đó tỷ trọng nhập khẩu cà phê từ thị trường ngoại khối của EU liên tục giảm trong giai đoạn 2017 -2021, từ mức 63,8% năm 2017 xuống 58,9% năm 2021. Các nước ngoại khối cung ứng cà phê nhiều nhất vào thị trường EU năm 2021 là Brazil, Thụy Sỹ và Việt Nam với tỷ trọng lần lượt là: 16,3%, 12,9% và 6,2%. Brazil vẫn là quốc gia có thị phần lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu cà phê của EU với giá trị là 2,09 tỷ USD vào năm 2021. Con số này so với năm 2020 đã có sự tăng trưởng khoảng 2%. Đáng chú ý, trong giai đoạn 2017 – 2021, Thụy Sỹ là nhà cung ứng cà phê ngoại khối lớn thứ hai tại EU với tỷ trọng nhập khẩu liên tục tăng từ 11,2% năm 2017 lên 12,9% năm 2021. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 – 2021 của Thụy Sỹ đạt 3,6%/năm. Năm 2021, trị giá xuất khẩu cà phê của Thụy Sỹ vào khu vực EU đạt 1,899 tỷ USD, tăng 5,8% so với năm 2020. Trái ngược với Thụy Sỹ, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 – 2021 giảm 1,4%/năm.
  • 42. 30 Bảng 4: Các nhà cung ứng cà phê cho thị trường EU giai đoạn 2017 – 2021 Tỷ trọng nhập khẩu (% theo trị giá) Tăng trưởng Thị trường bình quân giai Năm Năm Năm Năm Năm đoạn 2017-2021 2017 2018 2019 2020 2021 (%) Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 0,3 Nội khối 36,2 38,9 39,5 40,8 41,1 3,3 Đức 10,7 11,0 11,2 11,2 11,6 2 Italia 6,2 6,1 6,7 7,0 6,8 2,5 Pháp 4,2 5,0 5,6 5,6 6,4 11,3 Bỉ 4,8 4,1 4,1 4,2 4,4 -1,8 Ba Lan 2,1 1,7 1,9 1,9 1,8 -3,1 Hà Lan 2,8 3,6 4,1 4,0 4,0 10 Tây Ban Nha 1,3 1,3 1,3 1,4 1,4 1,9 Thụy Điển 0,6 0,7 0,7 0,7 0,6 0,6 CH Séc 1,0 0,4 0,6 0,5 0,7 3,3 Áo 0,4 0,4 0,4 0,4 0,3 -6,3 Slovakia 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0 Bungari 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0 Bồ Đào Nha 0,3 0,3 0,3 0,4 0,4 8,3 Luxembourg 0,3 0,2 0,3 0,3 0,3 4,2 Estonia 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0 Đan Mạch 0,2 0,2 0,1 0,2 0,3 25 Lithuania 0,2 0,2 0,2 0,2 0,3 12,5 Latvia 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0 Phần Lan 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0 Hy Lạp 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0 Hungary 0,1 0,1 0,2 0,1 0,1 12,5 Slovenia 0,2 0,2 0,2 0,3 0,3 12,5 Ngoại khối 63,8 61,1 60,5 59,2 58,9 -2
  • 43. 31 Tỷ trọng nhập khẩu (% theo trị giá) Tăng trưởng Thị trường bình quân giai Năm Năm Năm Năm Năm đoạn 2017-2021 2017 2018 2019 2020 2021 (%) Braxin 15,3 14,3 14,5 14,4 16,3 1,8 Thụy Sĩ 11,2 11,9 12,1 12,6 12,9 3,6 Việt Nam 9,7 9,4 8,2 7,5 6.2 -10,4 Honduras 3,9 4,3 4,0 3,9 4,1 1,5 Côlômbia 3,9 3,9 3,4 3,6 3,6 -1,7 Pêru 2,6 2,3 2,3 2,4 2,1 -2,1 Ấn Độ 2,1 2,4 2,3 2,0 1,6 -11,1 Ethiopia 2,0 1,8 1,8 1,7 1,7 -3,9 Indonesia 1,4 1,8 1,0 1,1 1,0 -3,7 Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC 1.4. Khái quát về tình hình sản xuất cung ứng cà phê của Việt Nam Ngành cà phê được coi là ngành hàng truyền thống của Việt Nam. Những năm 1990, khi kỹ thuật và kinh nghiệm trồng cà phê chưa phát triển, mỗi năm Việt Nam chỉ sản xuất được dưới 2 triệu bao cà phê mỗi năm. Trải qua hơn 20 năm, hiện nay sản lượng cà phê của Việt Nam đã vượt qua 25 triệu bao mỗi năm, đưa Việt Nam vào danh sách những quốc gia có sản lượng cà phê xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. Việt Nam luôn nằm trong danh sách những quốc gia sản xuất cà phê quy mô lớn và năng suất cao trên thế giới. Hơn 10 năm qua, bằng cách thay đổi phương thức canh tác theo hướng thâm canh và bền vững, áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động trồng và chăm sóc cây cà phê, sản lượng và năng suất cà phê của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Ngành cà phê cũng ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế khi đóng góp trên 1% vào GDP và tạo ra việc làm và mang lại mức thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình trên cả nước, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế xã hội.
  • 44. 32 Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, thời gian qua Việt Nam không chỉ sản xuất cà phê để phục vụ nhu cầu cho người tiêu dùng trong nước mà Việt Nam còn khẳng định vị thế của mình khi luôn nằm trong danh sách các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới với giá trị xuất khẩu thường xuyên đạt khoảng 3 tỷ USD/năm. Hiện nay cà phê của Việt Nam đã ghi dấu ấn riêng tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên toàn thế giới. Trong đó khu vực EU là nơi có giá trị nhập khẩu cà phê lớn nhất. Trong một thập kỷ qua, sản lượng và giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng. Cà phê cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bên cạnh nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản khác như gạo, hải sản…, đóng góp giá trị không nhỏ trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Không những vậy Việt Nam còn là một quốc gia có năng suất cà phê dẫn đầu trên thế giới trong nhiều năm qua. Trong đó năng suất cà phê Robusta và Arabica của Việt Nam lần lượt có trung bình đạt ở mức 2,6 tấn/ha và 1,4 tấn/ha. Cùng với thay đổi phương thức canh tác cà phê theo hướng thâm canh và bền vững, Việt Nam cũng đang dần chuyển mình sang hướng canh tác và sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận của các tổ chức quốc tế. Hướng đi này giúp chất lượng sản phẩm cà phê được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường thế giới. Tính đến nay, Việt Nam là nước có diện tích cà phê được chứng nhận bền vững lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Braxin và Colombia. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2021), trong năm 2021 có 694 nghìn ha đất trồng cà phê tại Việt Nam, so với năm 2020 đã giảm 1,6 nghìn ha. Mặc dù diện tích canh tác giảm nhẹ song sản lượng cà phê nhân có xu hướng tăng lên mức 1,83 triệu tấn, so với 2020 đã tăng khoảng 3,46%.
  • 45. 33 Biểu đồ 4: Diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2021 800 700 600 500 400 300 200 100 - 2,000 1,800 1,600 1,400 1,200 1,000 800 600 400 200 - Nghìn tấn 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Sản lượng (nghìn tấn) Diện tích (nghìn ha) Nguồn: Tổng cục Thống kê Vùng trồng cà phê chính của Việt Nam là các vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Trong đó, vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước là các tỉnh vùng Tây Nguyên, với diện tích canh tác khoảng 577 nghìn ha, chiếm 89% diện tích canh tác cà phê trên cả nước. Cà phê là cây trồng quan trọng của người dân khu vực Tây Nguyên khi đóng góp khoảng 30% GDP của khu vực này. Các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên bao gồm: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng là các tỉnh có sản lượng và diện tích trồng lớn nhất. Hiện nay Robusta đang là chủng loại cà phê được Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nhất trong những năm qua. Hạt cà phê Robusta chiếm tỷ trọng chính cả về diện tích và sản lượng, giữ vai trò chủ đạo trong kinh doanh, sản xuất sản phẩm xuất khẩu; được trồng tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên. Cà phê Robusta phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 24 - 26˚C và lượng mưa trên 2000 mm trong vòng 9 tới 10 tháng. Đây là loại cà phê phổ biến nhất, chiếm 93% tổng diện tích trồng cà phê của Việt Nam Cà phê Arabica là loại cà phê được tiêu dùng chính tại thị trường EU, tuy nhiên chủng loại cà phê này lại chỉ chiếm tỷ trong nhỏ cả về diện tích và sản lượng sản xuất tại Việt Nam với khoảng 7% diện tích trồng cà phê và khoảng 4% sản lượng cà phê
  • 46. 34 của Việt Nam. Cà phê Arabica thường được trồng phổ biến ở các vùng núi xa xôi với độ cao trên 1000 m, cần nhiệt độ trung bình hàng năm ổn định ở mức 20 ˚C và lượng mưa phân bổ tốt từ 1600 – 2000 mm. Hạt cà phê Arabica được trông chủ yếu ở miền núi phía Bắc như Sơn La và một số vùng của tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là nơi tập trung các nhà máy sản xuất chế biến theo phương pháp ướt. Việc mở rộng sản xuất hạt cà phê Arabica là vấn đề khá khó khăn do cơ sở hạ tầng ở những vùng này còn rất hạn chế và chưa có chính sách hỗ trợ cải thiện hệ thống kho bãi, vận chuyển và chế biến. Biểu đồ 5: Cơ cấu hạt cà phê Robusta và Arabica của Việt Nam năm 2020 Cơ cấu Robusta/ Arabica tính theo diện tích 7% 93% Robusta (cà phê vối) Arabica (cà phê chè) Cơ cấu Robusta/ Arabica tính theo sản lượng 4% 96% Robusta (cà phê vối) Arabica (cà phê chè) Nguồn: Tổng cục Thống kê Hiện nay, các cơ quan của Nhà nước cũng đã tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, các địa phương để hình thành nên các vùng nguyên liệu cà phê bền vững với quy mô lớn và có quy trình chất lượng đảm bảo theo chuẩn quy định của quốc tế. Theo đó các vùng nguyên liệu cà phê cần được canh tác theo hướng có chứng nhận bền vững do các tổ chức quốc tế quy định. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đã bắt đầu phát triển liên kết chuỗi bằng việc liên kết với người nông dân hay hợp tác xã sản xuất cà phê bền vững, đã đạt các chứng nhận quốc tế như: 4C1, Rainforest/UTZ2. Đặc biệt, Việt Nam cũng đã có một đại diện sản xuất các mặt hàng 1 Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê (Common Code for coffee community) 2 Chứng nhận liên minh rừng mưa: https://www.rainforest-alliance.org/
  • 47. 35 cà phê hữu cơ3 được công nhận chất lượng bởi các đơn vị đánh giá, kiểm định uy tín của Nhật Bản, châu Mỹ và châu Âu, đó là Công ty TNHH Vĩnh Hiệp. Tuy hoạt động sản xuất cà phê bền vững đang dần phát triển tại Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và việc phát triển liên kết chuỗi giữa doanh nghiệp kinh doanh sản xuất sản phẩm cà phê và người nông dân vẫn chưa thực sự gắn kết, cần phải cải thiện hơn nữa. Phân khúc cà phê chế biến cũng ngày càng được Việt Nam chú trọng đầu tư phát triển theo hướng tăng chế biến sâu. Bước đầu Việt Nam đã cải tiến và áp dụng KHCN vào quá trình sản xuất một số sản phẩm cà phê chế biến và từng bước nghiên cứu và phát triển đa dạng hóa các sản phẩm chế biến sâu từ cà phê, xây dựng và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, hoàn thiện thiết kế và chế tạo máy sấy phun trong dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan chất lượng cao, năng suất đạt 250kg/giờ. Tốc độ phát triển chế biến cà phê trong thời gian qua của Việt Nam tương đối cao song vẫn chưa đạt công suất tối đa. Theo đó công suất thiết kế là 132/494,4 tấn sản phẩm/ năm song thực tế chỉ đạt khoảng 94.374,2 tấn sản phẩm/ năm. Tuy nhiên mức công suất này vẫn đảm bảo vượt kế hoạch đề ra đạt 30.000 tấn vào năm 2020. Từ đây có thể thấy khả năng chế biến cà phê thành các sản phẩm chất lượng cao của các nhà máy Việt Nam đã được tăng cường hơn so với trước đây, tuy nhiên tại nhiều doanh nghiệp, công suất nhà máy vẫn chưa đạt đến mức tối đa. Trong đó công suất chế biến cà phê nhân và cà phê bột mới chỉ đạt 1/2 công suất thiết kế. Bên cạnh đó, phân khúc cà phê chế biến và thị trường xuất khẩu cà phê chế biến vẫn đang chủ yếu tập trung ở nhóm các doanh nghiệp FDI. Hai đại diện trong phân khúc cà phê chế biến của Việt Nam là cà phê bột Trung Nguyên và cà phê hòa tan Vinacafe đang dần phát triển và định vị được thương hiệu của mình trong tâm trí người tiêu dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đến nay, Việt Nam đã có: - Doanh nghiệp chế biến cà phê nhân: 97 doanh nghiệp với tổng công suất thiết kế 1,503 triệu tấn/năm. 3 Là loại cà phê được trồng với một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp, phủ đất bằng nguyên liệu hữu cơ, điều tiết cây bóng mát và phòng trừ dịch bệnh theo hướng sinh học
  • 48. 36 - Doanh nghiệp chế biến cà phê rang xay: 160 doanh nghiệp với tổng công suất thiết kế đạt 51.700 tấn sản phẩm/năm. - Doanh nghiệp chế biến cà phê hòa tan: doanh nghiệp với tổng công suất thiết kế đạt 36.500 tấn sản phẩm/năm. - Doanh nghiệp chế biến cà phê phối trộn: 11 doanh nghiệp với tổng công suất thiết kế đạt 139.900 tấn sản phẩm/năm. Hiện nay cà phê chế biến của Việt Nam còn khá hạn chế về mặt chủng loại chủ yếu vẫn nằm ở các mặt hàng cà phê phin, hòa tan,.. với nhiều chủng loại và mẫu mã khác nhau. Tại Việt Nam có 2 nhóm doanh nghiệp tham gia vào sản xuất cà phê bao gồm nhóm các doanh nghiệp chịu trách nhiệm chế biến cà phê ướt và đánh bóng cà phê. Các doanh nghiệp thuộc nhóm này đòi hỏi có hệ thống máy móc, công nghê hiện đại, tân tiến thì mới có thể hoạt động. Nhóm còn lại là các doanh nghiệp chế biến cà phê bột và cà phê hòa tan. Nhóm này chiếm tỷ trọng thấp, chỉ dưới 10% trong tổng sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam.
  • 49. 37 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI EVFTA 2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giai đoạn 2017 – 2021 2.1.1 Tổng quan xuất khẩu cà phê của Việt Nam Trong những năm qua cà phê luôn nằm trong danh sách những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam, sánh vai cùng các sản phẩm giá trị cao như gỗ, thủy sản, gạo…. Nhiều năm qua, Việt Nam liên tiếp đạt sản lượng xuất khẩu đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Braxin. Sản lượng xuất khẩu cà phê trung bình của Việt Nam đạt khoảng 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm, trị giá xuất khẩu khoảng 2,6 – 2,8 tỷ USD/năm. Trong giai đoạn năm 2017-2021, bình quân mỗi năm giá trị xuất khẩu cà phê của nước ta tăng 0,5%/ năm. Năm 2021 do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh khiến cho sản lượng xuất khẩu cà phê giảm song do nguồn cung đứt gẫy nên giá cà phê thới giới có xu hướng gia tăng mạnh mẽ đã giúp kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam được duy trì ổn định. Theo GSO (2021), xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm đạt 1,565 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD, giảm 2,7% về lượng nhưng xét về giá trị lại tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2020 nguyên nhân do giá cà phê tăng trong năm 2021. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2021 đạt 1,56 triệu tấn, tương ứng với kim ngạch xuất khẩu là 3,07 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm 2020. Tăng trưởng bình quân xuất khẩu cà phê theo trị giá của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021 giảm 2,5%/năm.