SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
BÀI 13: KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. KHÁI NIỆM VĂN BẢN
Văn bản là phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ (hay ký hiệu)
nhất định. Tùy theo lĩnh vực hoạt động quản lý đối với các mặt đời sống xã hội mà văn
bản được sản sinh ra với các nội dung và hình thức khác nhau.
Văn bản của NHCSXH là phương tiện cần thiết để triển khai các mặt hoạt
động; công bố các chủ trương, chính sách, giải quyết các công việc cụ thể và giao dịch
hàng ngày, là một trong những phương tiện quan trọng trong quá trình lãnh đạo, chỉ
đạo công tác.
II. CÁC LOẠI VĂN BẢN THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
1. Các văn bản có tính pháp quy
a. Nghị quyết: Là một hình thức văn bản dùng để ghi lại một cách chính xác
những kết luận và quyết định của hội nghị tập thể, được thông qua tại cuộc họp về
đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể. Nghị quyết là loại
văn bản có tính lãnh đạo, chỉ đạo, khi viết không chia thành các điều khoản.
b. Quyết định: Là một hình thức văn bản để các cơ quan nhà nước và các nhà
chức trách thực hiện thẩm quyền của mình trong việc quy định các vấn đề chế độ,
chính sách, về tổ chức bộ máy, về nhân sự và các công việc khác (văn bản hành chính
cá biệt).
Quyết định có tính lãnh đạo, chỉ đạo như nghị quyết nhưng thể hiện thành các điều
khoản cụ thể và được dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định về chủ trương,
chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của tổ chức; ban hành chế
độ, điều lệ, quy chế... kèm theo.
c. Quy định: Là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ
cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định.
d. Quy chế: Là văn bản xác định các nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế
độ và lề lối làm việc của một tổ chức.
e. Thể lệ: Là văn bản quy định về chế độ, quyền hạn, nghĩa vụ, phương thức tổ
chức của một bộ phận trong tổ chức thường được ban hành độc lập hoặc kèm theo sau
một quyết định sau khi đã được thỏa thuận, thống nhất.
2. Các văn bản hành chính thông thường
a. Khái niệm và phân loại văn bản hành chính thông thường
- Khái niệm: Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính
chất thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để
giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình giao dịch, trao đổi, ghi chép công
việc của cơ quan.
- Phân loại: Văn bản hành chính thông thường gồm:
+ Văn bản không có tên loại: công văn (công văn hướng dẫn, công văn giải
thích, công văn đôn đốc nhắc nhở, công văn đề nghị yêu cầu, công văn giao dịch, công
văn phúc đáp,...)
+ Văn bản có tên loại: Thông báo, báo cáo, kế hoạch, quyết định, tờ trình, biên
bản, hợp đồng, công điện, các loại giấy, các loại phiếu,...
1
b. Một số loại văn bản hành chính thông thường
- Thông báo: Là văn bản để thông tin về hoạt động, thông tin nhanh các quyết
định cho đối tượng quản lý của mình biết thi hành và những thông tin về những tin tức
khác mà người có liên quan cần biết.
- Báo cáo: Là loại văn bản thuật lại, kể lại, đánh giá sự việc hoặc phản ánh toàn
bộ hoạt động và những kiến nghị của mình hoặc tường trình về một vấn đề, một công
việc cụ thể nào đó, từ đó đề ra phương hướng, biện pháp giải quyết vấn đề nêu ra.
- Kế hoạch: Là văn bản dùng để xác định mục đích yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm
vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân
sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.
- Tờ trình: Là văn bản đề xuất với cấp trên một vấn đề mới, xin cấp trên phê
duyệt về chủ trương, phương án công tác, đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản,...
để cấp trên xem xét, quyết định.
- Đề án: Là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp, giải
quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Công văn: Là loại văn bản không có tên loại được dùng để thông tin trong
hoạt động giao dịch, trao đổi công tác hàng ngày trong các cơ quan như giao dịch,
nhắc nhở, trả lời, đề nghị, mời họp, hướng dẫn thực hiện văn bản cấp trên, xin ý kiến,
thăm hỏi, cảm ơn, phúc đáp,…
- Biên bản: Là loại văn bản hành chính ghi lại diễn biến sự việc đang xảy ra
hoặc mới xảy ra do những người chứng kiến ghi lại.
Biên bản hội nghị là loại văn bản hành chính ghi lại, chép lại, phản ánh lại
những ý kiến thảo luận tại hội nghị, những kết luận, quyết định của hội nghị. Biên bản
hội nghị là cơ sở làm các văn bản hành chính như nghị quyết, quyết định, chỉ thị, công
văn hoặc thông báo. Biên bản hội nghị còn là cơ sở để kiểm tra việc thực hiện các
quyết định tại hội nghị.
3. Các loại giấy tờ hành chính
Giấy tờ hành chính là loại giấy tờ mang một nội dung và có một giá trị nhất
định. Ví dụ: giấy đề nghị vay vốn kiêm khế ước nhận nợ, Giấy gia hạn nợ, Giấy lĩnh
tiền mặt, giấy biên nhận, giấy chứng nhận, giấy ủy quyền...
III. PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN THƯỜNG DÙNG
1. Những yêu cầu chung khi soạn thảo văn bản
Trong quá trình soạn thảo văn bản, người soạn thảo cần đảm bảo thực hiện các
yêu cầu chung sau đây:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước
- Văn bản ban hành phải đúng thẩm quyền, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và phạm vi hoạt động của cơ quan.
- Nắm vững nội dung cần soạn thảo, phương thức giải quyết và công việc đưa
ra phải rõ ràng, phù hợp.
- Văn bản phải được trình bày đúng các yêu cầu về mặt thể thức theo quy định
của Nhà nước.
- Người soạn thảo văn bản cần nắm vững nghiệp vụ và kỹ thuật soạn thảo văn
bản dựa trên kiến thức cơ bản về quản lý hành chính Nhà nước và pháp luật.
2
2. Quy định chung về kết cấu nội dung một văn bản
Về nội dung: văn bản thường có 3 phần: (1) Dẫn dắt vấn đề; (2) Giải quyết vấn
đề; (3) Kết luận vấn đề.
a. Cách viết phần dẫn dắt vấn đề: Phần này phải nêu rõ lý do tại sao viết văn
bản hay cơ sở nào để viết văn bản: có thể giới thiệu tổng quát nội dung vấn đề đưa ra
làm rõ mục đích, yêu cầu của vấn đề nêu ra. Ví dụ: "… để chuẩn bị cho tổng kết 10
năm hoạt động của NHCSXH, Chi nhánh hướng dẫn các Phòng giao dịch báo cáo tổng
kết theo các nội dung sau…"
b. Cách viết phần giải quyết vấn đề: Tùy theo từng loại chủ đề văn bản mà lựa
chọn cách viết, nhưng cần phải: (i) Xin ý kiến lãnh đạo cơ quan về hướng giải quyết;
(ii) Sắp xếp ý nào cần viết trước, ý nào cần viết sau để làm nổi bật được chủ đề cần
giải quyết. Phải sử dụng văn phong phù hợp với từng thể loại văn bản, có lập luận chặt
chẽ cho các quan điểm đưa ra theo nguyên tắc:
- Văn bản đề xuất thì phải nêu rõ lý do xác đáng, lời văn chặt chẽ, cầu thị.
- Văn bản tiếp thu ý kiến phê bình, dù đúng hay sai cũng phải mềm dẻo, khiêm
tốn, nếu cần thanh minh phải có dẫn chứng bằng sự kiện thật khách quan, có sự đề
nghị xác minh kiểm tra qua chủ thể khác.
- Văn bản từ chối thì phải dùng từ ngữ lịch sự và có sự động viên, an ủi.
- Văn bản có tính đôn đốc thì phải dùng lời lẽ nghiêm khắc, nêu lý do kích thích
sự nhiệt tình, có thể nêu khả năng xảy ra những hậu quả nếu công việc không hoàn
thành kịp thời.
- Văn bản có tính thăm hỏi thì trong ngôn ngữ phải thể hiện sự quan tâm chân
tình, không chiếu lệ, sáo rỗng.
- Văn bản có tính thông báo hay đề nghị, phải cụ thể, rõ ràng.
c. Cách viết phần kết thúc vấn đề: Phần này cần viết ngắn gọn, chủ yếu nhấn
mạnh chủ đề và xác định trách nhiệm thực hiện các yêu cầu (nếu có) và lưu ý: Viết lời
chào chân thành, lịch sự trước khi kết thúc (có thể là một lời cám ơn nếu có nhu cầu
nhờ họ việc gì).
3. Phương pháp soạn thảo cụ thể một số văn bản thông thường
a. Soạn thảo báo cáo hoạt động
- Những yêu cầu khi soạn thảo báo cáo: Đảm bảo trung thực, chính xác, đầy
đủ. Nội dung báo cáo phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm. Báo cáo phải kịp thời.
- Các loại báo cáo: Báo cáo tháng, quý, 6 tháng, 1 năm, 1 giai đoạn, 1 nhiệm
kỳ…;Báo cáo bất thường, đột xuất; Báo cáo chuyên đề; Báo cáo hội nghị.
- Phương pháp viết một bản báo cáo
+ Công tác chuẩn bị:
(i) Xác định mục đích, yêu cầu của từng loại báo cáo (báo cáo sơ kết, tổng
kết,...).
(ii) Xây dựng đề cương khái quát (như một khung sườn) để thu thập tài liệu,
sắp xếp, phân tích, tổng hợp. Đề cương thường có 3 phần sau:
Phần 1: Nêu thực trạng tình hình hoặc mô tả sự việc, hiện tượng xảy ra.
3
Phần 2: Phân tích nguyên nhân, điều kiện của sự việc, hiện tượng, đánh giá tình
hình, xác định những công việc cần tiếp tục giải quyết.
Phần 3: Nêu phương hướng nhiệm vụ, biện pháp chính để tiếp tục giải quyết,
cách tổ chức thực hiện.
Thu thập thông tin, tư liệu để đưa vào báo cáo. Chọn lọc tài liệu, tổng hợp sự
kiện và số liệu phục vụ các yêu cầu trọng tâm của báo cáo. Đánh giá tình hình qua tài
liệu, số liệu một cách khái quát. Dự kiến đề xuất kiến nghị với cấp trên.
+ Xây dựng dàn ý chi tiết:
(i) Mở đầu: Nêu những điểm chính về nhiệm vụ, chức năng của tổ chức mình,
về chủ trương công tác do cấp trên hướng dẫn hoặc việc thực hiện kế hoạch công tác
của đơn vị mình. Đồng thời, nêu những điều kiện, hoàn cảnh có ảnh hưởng lớn đến
việc thực hiện chủ trương công tác nêu trên.
(ii) Nội dung chính: Kiểm điểm những việc đã làm, những việc chưa hoàn
thành. Những ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện. Xác định nguyên nhân chủ
quan, khách quan. Đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm.
(iii) Kết luận báo cáo: Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Các giải
pháp chính để khắc phục các khuyết, nhược điểm. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
Những kiến nghị với cấp trên.
+ Viết dự thảo báo cáo:
Báo cáo nên viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt phổ cập, nêu các sự kiện, nhận định,
đánh giá, có thể dùng các số liệu để minh họa, trình bày theo lối biểu mẫu, theo sơ đồ
và các bản đối chiếu nếu xét thấy dễ hiểu và ngắn gọn. Không vận dụng lối hành văn
cầu kỳ. Những báo cáo chuyên đề có thể dùng bảng phụ lục để tổng hợp các số liệu
liên quan đến nội dung báo cáo, có thể lập bảng thống kê các biểu mẫu so sánh, các tài
liệu tham khảo...
+ Đối với báo cáo quan trọng: Cần tổ chức cuộc họp hoặc hội nghị để lấy ý kiến
đóng góp bổ sung, sửa đổi bản dự thảo báo cáo cho thống nhất và khách quan hơn (ví
dụ: báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động của NHCSXH, báo cáo tổng kết năm...)
+ Trình lãnh đạo duyệt: Đối với báo cáo gửi lên cấp trên, báo cáo trong hội
nghị, báo cáo chuyên đề, phải có sự xét duyệt của lãnh đạo trước khi gửi đi, nhằm
thống nhất với các quyết định quản lý và các thông tin khác mà người lãnh đạo chủ
chốt đã cung cấp cho cấp trên hoặc hội nghị.
b. Soạn thảo công văn
- Những yêu cầu khi soạn thảo công văn:
+ Mỗi công văn chỉ chứa đựng một chủ đề, nêu rõ ràng và thống nhất sự vụ để
tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, giải quyết. Viết ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng, ý tưởng
sát với chủ đề.
+ Công văn là tiếng nói chung của cơ quan chứ không phải của riêng cá nhân
nào, dù là thủ trưởng. Vì vậy, nội dung chỉ nói đến công vụ, ngôn ngữ chuẩn xác,
nghiêm túc, có sức thuyết phục cao, không dùng ngôn ngữ mang màu sắc cá nhân,
hoặc trao đổi những việc mang tính riêng trong công văn.
- Xây dựng bố cục một công văn: Công văn thường có các yếu tố sau: (1) địa
danh và thời gian gửi công văn; (2) tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công
4
văn; (3) chủ thể nhận công văn; (4) số và ký hiệu công văn; (5) trích yếu nội dung
công văn; (6) chữ ký, đóng dấu (7) nơi nhận.
c. Soạn thảo tờ trình
- Những yêu cầu khi soạn thảo tờ trình: Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật
được các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt. Nêu các nội dung đề nghị phê
chuẩn phải rõ ràng, cụ thể. Các ý kiến phải hợp lý, dự đoán, phân tích được những
phản ứng có thể xảy ra xoay quanh đề nghị mới. Phân tích các khả năng và trình bày
khái quát các phương án phát triển thế mạnh, khắc phục những khó khăn.
- Xây dựng bố cục tờ trình: gồm 3 phần:
Phần 1: Nêu lý do đưa ra nội dung trình duyệt.
Phần 2: Nội dung các vấn đề cần đề xuất (trong đó có trình các phương án,
phân tích và chứng minh các phương án khả thi).
Phần 3: Đề xuất, kiến nghị cấp trên (hỗ trợ, bảo đảm các điều kiện vật chất,
tinh thần). Yêu cầu phê chuẩn. Chẳng hạn, đề nghị lựa chọn một trong các phương án
để cấp trên phê duyệt, các phương án xếp theo thứ tự, khi hoàn cảnh thay đổi có thể
chuyển phương án từ chính thức sang dự phòng.
Trong phần nêu lý do, căn cứ, dùng hành văn để thể hiện được nhu cầu khách
quan do hoàn cảnh thực tế đòi hỏi.
(i) Phần đề xuất: Dùng ngôn ngữ và cách hành văn có sức thuyết phục cao,
nhưng rất cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận cứ phải lựa
chọn điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh để đảm bảo sự
kiện và số liệu chính xác. Nêu rõ các thuận lợi, khó khăn trong việc thực thi các phương
án, tránh nhận xét chủ quan, thiên vị, phiến diện...
(ii) Các kiến nghị: Phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, lý lẽ phải
chặt chẽ, nội dung kiến nghị phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin cho cấp phê
duyệt. Tờ trình phải đính kèm các phụ lục để minh hoạ thêm cho các phương án được
đề xuất, kiến nghị trong tờ trình.
d. Soạn thảo thông báo
- Xây dựng bố cục thông báo: Bản thông báo cần có các yếu tố: (1) địa danh,
ngày, tháng, năm ra thông báo; (2) tên cơ quan thông báo; (3) số, ký hiệu công văn; (4)
tên văn bản (thông báo) và trích yếu nội dung thành các mục, các điều cho dễ nhớ.
- Trong thông báo: Đề cập ngay vào nội dung cần thông tin và không cần nêu
lý do, căn cứ, hoặc nêu tình hình chung như các văn bản khác. Loại thông báo cần giới
thiệu các chủ trương, chính sách, thì phải nêu rõ tên, số và ngày tháng ban hành văn
bản đó, trước khi nêu những nội dung khái quát.
Trong thông báo, dùng cách hành văn phải rõ ràng, dễ hiểu và mang tính đại
chúng cao, cần viết rất ngắn gọn, đủ thông tin, không bắt buộc phải lập luận hay biểu
lộ tình cảm như trong các công văn, phần kết thúc chỉ cần tóm tắt lại mục đích và đối
tượng cần được thông báo. Ngoài ra, phần kết thúc không yêu cầu lời lẽ xã giao như
công văn hoặc xác định trách nhiệm thi hành như văn bản pháp quy.
Phần đại diện ký thông báo: Không bắt buộc phải là thủ trưởng cơ quan, mà là
những người giúp việc có trách nhiệm về các lĩnh vực được phân công hay được uỷ
quyền ký và trực tiếp thông báo dưới danh nghĩa thừa lệnh thủ trưởng cơ quan.
e. Soạn thảo biên bản
5
- Yêu cầu của một biên bản: Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể. Ghi chép trung
thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan. Nội dung phải có trọng tâm, trọng điểm. Thủ
tục chặt chẽ, thông tin có độ tin cậy cao (nếu có tang vật, chứng cứ, các phụ lục diễn
giải gửi kèm biên bản). Đòi hỏi trách nhiệm cao ở người lập và những người có trách
nhiệm ký chứng thực biên bản. Thông tin muốn chính xác, có độ tin cậy cao phải được
đọc lại cho mọi người có mặt cùng nghe, sửa chữa lại cho khách quan, đúng đắn và tự
giác (không được cưỡng bức) ký vào biên bản để cùng chịu trách nhiệm.
- Cách xây dựng bố cục: Trong biên bản phải có các yếu tố như sau: (1) Quốc
hiệu và tiêu ngữ; (2) Tên biên bản và trích yếu nội dung; (3) Ngày, tháng, năm, giờ
(ghi rất cụ thể thời gian lập biên bản); (4) Thành phần tham dự (kiểm tra, xác nhận sự
kiện thực tế, dự họp hội,...(5) Diễn biến sự kiện thực tế (phần nội dung); (6) Phần kết
thúc (ghi thời gian và lý do); (7) Thủ tục ký xác nhận.
- Phương pháp ghi chép biên bản: Các sự kiện thực tế có tầm quan trọng xảy ra
như: Đại hội, việc xác nhận một sự kiện pháp lý, việc kiểm tra hành chính, khám xét,
khám nghiệm, ghi lời khai báo, lời tố cáo khiếu nại, biên bản bàn giao công tác, bàn
giao tài sản,v.v... thì phải ghi đầy đủ, chính xác và chi tiết mọi nội dung và tình tiết
nhưng phải chú ý vào các vấn đề trọng tâm của sự kiện. Nếu là lời nói trong cuộc họp,
hội nghị quan trọng, lời cung, lời khai... phải ghi nguyên văn, đầy đủ và yêu cầu người
nghe lại và xác nhận từng trang.
Trong các sự kiện thông thường khác như biên bản cuộc họp định kỳ, họp thảo
luận nhiều phương án, biện pháp để lựa chọn, họp tổng kết, bình xét v.v... có thể áp
dụng loại biên bản tổng hợp, tức là chỉ cần ghi những nội dung quan trọng một cách
đầy đủ, nguyên văn, còn những nội dung thông thường khác có thể ghi tóm tắt những
ý chính, nhưng luôn luôn phải quán triệt nguyên tắc trung thực, không suy diễn chủ
quan.
Phần kết thúc biên bản: Phải ghi thời gian chấm dứt sự kiện thực tế như: Bàn
giao xong, hội nghị kết thúc, kiểm tra, khám nghiệm... kết thúc lúc mấy giờ... ngày...
biên bản đã đọc lại cho mọi người cùng nghe (có bổ sung sửa chữa nếu có yêu cầu) và
xác nhận là biên bản phản ánh đúng sự việc và cùng ký xác nhận. Trong biên bản cần
hết sức lưu ý việc ký xác nhận (phải có tối thiểu hai người ký) thì các thông tin trong
biên bản mới có độ tin cậy cao. Thông thường, trong các cuộc họp, hội nghị, biên bản
phải có thư ký và chủ tọa ký xác nhận. Tuy nhiên có một số biên bản quan trọng theo
quy định của NHCSXH cần phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên dự họp (ví dụ:
biên bản họp xét nâng bậc lương, ngạch lương của NHCSXH; biên bản họp hội đồng
thi đua; biên bản xác nhận mức độ thiệt hại về vốn và tài sản để làm căn cứ xử lý nợ bị
rủi ro...).
g. Soạn thảo nghị quyết
- Yêu cầu: Căn cứ vào biên bản của cuộc họp, hội nghị để ra nghị quyết, chú ý
vào các kết luận đã được biểu quyết thông qua. Đây là phần nội dung chính của các
quyết định mà nghị quyết thông qua. Sau khi dự thảo xong, phải trình cho hội nghị góp
ý kiến và thông qua ngay tại hội nghị hoặc chờ thông qua ở hội nghị kế tiếp.
- Cách trình bày: Nghị quyết không phải chia ra thành các điều khoản, mà chia
thành các phần I, II, III hoặc 1,2,3.
- Cách xây dựng bố cục:
Phần 1:Căn cứ để ra nghị quyết: mục đích làm cho người đọc, người thực hiện
nhận thức được vì sao phải ban hành nghị quyết.
6
Phần 2: Nội dung nghị quyết: Mục đích giúp cho người nghiên cứu thực hiện
nắm được những quyết định của bản nghị quyết là những vấn đề gì? Yêu cầu người ta
phải giải quyết phải thực hiện cái gì? Phương hướng phương châm, bước đi. Cách
trình bày theo tính chất của vấn đề, nếu là vấn đề lớn, phức tạp thì có thể viết thành
từng mục, mỗi mục có 01 tiêu đề riêng. Nếu là vấn đề không phức tạp thì có thể đi
thẳng vào vấn đề.
Phần 3: Biện pháp thực hiện những nội dung nghị quyết đã đề ra: Mục đích
giúp cho người thực hiện nắm được những biện pháp chính nhằm làm cho nghị quyết
thực hiện có hiệu quả, yêu cầu nêu biện pháp cần cụ thể, phải quy định những nhiệm
vụ trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị.
- Soạn thảo Nghị quyết Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH
Nghị quyết của Ban đại diện HĐQT NHCSXH là văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của
Ban đại diện, ghi lại các quyết định được thông qua tại kỳ họp Ban đại diện về chủ
trương, đường lối, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể. Nghị quyết được trích
từ Biên bản họp Ban đại diện
- Bố cục bản Nghị quyết gồm: (1) Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự
cuộc họp; (2) Các nội dung đã được thống nhất tại cuộc họp; (3) Tổ chức thực hiện
Nghị quyết; (4) Nơi nhận và lưu Nghị quyết.
IV. HƯỚNG DẪN VỀ THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN
BẢN TRONG HỆ THỐNG NHCSXH
Thực hiện theo văn bản 1375/NHCS-VP ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Tổng
giám đốc NHCSXH. Kỹ thuật trình bày văn bản quy định tại văn bản này bao gồm khổ
giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức,
phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được áp dụng đối với văn
bản soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy; không áp dụng đối với văn bản được in
thành sách, in trên báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác của NHCSXH. Hướng dẫn cụ
thể tại Phụ lục I, II , III, IV và V văn bản này.
Một số nội dung chính về thể thức văn bản cần lưu ý:
a. Phông chữ (font) trình bày văn bản
Phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng Việt
của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
b. Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản và vị trí trình bày
- Khổ giấy: Văn bản được trình bày trên khổ giấy khổ A4.
- Kiểu trình bày: Văn bản được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4
(định hướng bản in theo chiều dài).
Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành
các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy
(định hướng bản in theo chiều rộng).
- Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4)
+ Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm;
+ Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm;
+ Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm;
+ Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm.
7
V. MỘT SỐ LỖI CẦN TRÁNH KHI SOẠN THẢO VĂN BẢN
1. Các dấu ngắt câu như chấm (.); phẩy (,); hai chấm (:); chấm phảy (;); chấm
than (!); hỏi chấm (?) phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách
sau đó vẫn còn nội dung.
2. Các dấu mở ngoặc đơn và mở kép đều phải được hiểu là ký tự đầu từ, do đó
ký tự tiếp theo phải viết sát vào bên phải của các dấu này. Tương tự, các dấu đóng
ngoặc đơn, kép phải hiểu là ký tự cuối từ và được viết sát vào bên phải của ký tự cuối
cùng của từ bên trái.
8

More Related Content

What's hot

Bài giảng kỹ năng giao tiếp
Bài giảng kỹ năng giao tiếpBài giảng kỹ năng giao tiếp
Bài giảng kỹ năng giao tiếpNhư Thi Lê
 
Kỹ năng soạn thảo văn bản và lưu
Kỹ năng soạn thảo văn bản và lưuKỹ năng soạn thảo văn bản và lưu
Kỹ năng soạn thảo văn bản và lưuTuan Nguyen
 
Giao trinh quan tri doanh nghiep
Giao trinh quan tri doanh nghiepGiao trinh quan tri doanh nghiep
Giao trinh quan tri doanh nghiepNhu Thanh Dinh
 
Nhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngNhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngBee Bee
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịHan Nguyen
 
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkThực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkYenPhuong16
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưCleverCFO Education
 
Kỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bảnKỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bảnLe Ngoc Quang
 
200 Bài Tập Tình Huống Và Thuật Quản Lý, Kinh Doanh
200 Bài Tập Tình Huống Và Thuật Quản Lý, Kinh Doanh 200 Bài Tập Tình Huống Và Thuật Quản Lý, Kinh Doanh
200 Bài Tập Tình Huống Và Thuật Quản Lý, Kinh Doanh nataliej4
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựctú Tinhtế
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCSophie Lê
 
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sựCâu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sựHọc Huỳnh Bá
 
Bài tập thương mại
Bài tập thương mại Bài tập thương mại
Bài tập thương mại Bee Bee
 
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠIPHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠIDong Nguyen
 
Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc
Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc
Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc nataliej4
 
Bài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcBài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcMrCoc
 

What's hot (20)

Bài giảng kỹ năng giao tiếp
Bài giảng kỹ năng giao tiếpBài giảng kỹ năng giao tiếp
Bài giảng kỹ năng giao tiếp
 
Kỹ năng soạn thảo văn bản và lưu
Kỹ năng soạn thảo văn bản và lưuKỹ năng soạn thảo văn bản và lưu
Kỹ năng soạn thảo văn bản và lưu
 
Luận văn: Bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo Luật doanh nghiệp
Luận văn: Bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo Luật doanh nghiệpLuận văn: Bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo Luật doanh nghiệp
Luận văn: Bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo Luật doanh nghiệp
 
Giao trinh quan tri doanh nghiep
Giao trinh quan tri doanh nghiepGiao trinh quan tri doanh nghiep
Giao trinh quan tri doanh nghiep
 
Nhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngNhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao động
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
 
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOTLuận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
 
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkThực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị họcBài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
 
Kỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bảnKỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bản
 
200 Bài Tập Tình Huống Và Thuật Quản Lý, Kinh Doanh
200 Bài Tập Tình Huống Và Thuật Quản Lý, Kinh Doanh 200 Bài Tập Tình Huống Và Thuật Quản Lý, Kinh Doanh
200 Bài Tập Tình Huống Và Thuật Quản Lý, Kinh Doanh
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
 
Bài tập môn giao tiếp
Bài tập môn giao tiếpBài tập môn giao tiếp
Bài tập môn giao tiếp
 
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sựCâu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
 
Bài tập thương mại
Bài tập thương mại Bài tập thương mại
Bài tập thương mại
 
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠIPHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
 
Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc
Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc
Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc
 
Bài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcBài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lực
 

Viewers also liked

Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)
Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)
Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)Học Huỳnh Bá
 
Bài tiểu luận môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt - Học viện công nghệ bưu...
Bài tiểu luận môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt - Học viện công nghệ bưu...Bài tiểu luận môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt - Học viện công nghệ bưu...
Bài tiểu luận môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt - Học viện công nghệ bưu...Huyen Pham
 
Tạo Lập Văn Bản - Bài Tiểu luận
Tạo Lập Văn Bản -  Bài Tiểu luậnTạo Lập Văn Bản -  Bài Tiểu luận
Tạo Lập Văn Bản - Bài Tiểu luậnlaptrinhvacxin
 
Kĩ năng tạo lập văn bản
Kĩ năng tạo lập văn bản Kĩ năng tạo lập văn bản
Kĩ năng tạo lập văn bản Ran Akako
 
Hai mau to trinh
Hai mau to trinhHai mau to trinh
Hai mau to trinhvuhanguyen
 
Khái quát chung về văn bản
Khái quát chung về văn bảnKhái quát chung về văn bản
Khái quát chung về văn bảnHọc Huỳnh Bá
 
Kỹ thuật soạn thảo văn bản theo quy định mới
Kỹ thuật soạn thảo văn bản theo quy định mớiKỹ thuật soạn thảo văn bản theo quy định mới
Kỹ thuật soạn thảo văn bản theo quy định mớiHọc Huỳnh Bá
 
10 Bí quyết tạo nội dung lan truyền cực mạnh
10 Bí quyết tạo nội dung lan truyền cực mạnh10 Bí quyết tạo nội dung lan truyền cực mạnh
10 Bí quyết tạo nội dung lan truyền cực mạnhSteve Nguyen
 
Quy tắc soạn thảo công văn
Quy tắc soạn thảo công vănQuy tắc soạn thảo công văn
Quy tắc soạn thảo công vănLe Ngoc Quang
 
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.comNhững bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
TEDx Manchester: AI & The Future of Work
TEDx Manchester: AI & The Future of WorkTEDx Manchester: AI & The Future of Work
TEDx Manchester: AI & The Future of WorkVolker Hirsch
 

Viewers also liked (14)

Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)
Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)
Mẫu quyết định (kỹ thuật soạn thảo văn bản)
 
Bài tiểu luận môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt - Học viện công nghệ bưu...
Bài tiểu luận môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt - Học viện công nghệ bưu...Bài tiểu luận môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt - Học viện công nghệ bưu...
Bài tiểu luận môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt - Học viện công nghệ bưu...
 
Tạo Lập Văn Bản - Bài Tiểu luận
Tạo Lập Văn Bản -  Bài Tiểu luậnTạo Lập Văn Bản -  Bài Tiểu luận
Tạo Lập Văn Bản - Bài Tiểu luận
 
Kĩ năng tạo lập văn bản
Kĩ năng tạo lập văn bản Kĩ năng tạo lập văn bản
Kĩ năng tạo lập văn bản
 
Hai mau to trinh
Hai mau to trinhHai mau to trinh
Hai mau to trinh
 
Khái quát chung về văn bản
Khái quát chung về văn bảnKhái quát chung về văn bản
Khái quát chung về văn bản
 
Kỹ thuật soạn thảo văn bản theo quy định mới
Kỹ thuật soạn thảo văn bản theo quy định mớiKỹ thuật soạn thảo văn bản theo quy định mới
Kỹ thuật soạn thảo văn bản theo quy định mới
 
Công văn 425
Công văn 425Công văn 425
Công văn 425
 
To trinh dhdcd kls 2014
To trinh dhdcd kls 2014To trinh dhdcd kls 2014
To trinh dhdcd kls 2014
 
10 Bí quyết tạo nội dung lan truyền cực mạnh
10 Bí quyết tạo nội dung lan truyền cực mạnh10 Bí quyết tạo nội dung lan truyền cực mạnh
10 Bí quyết tạo nội dung lan truyền cực mạnh
 
Quy tắc soạn thảo công văn
Quy tắc soạn thảo công vănQuy tắc soạn thảo công văn
Quy tắc soạn thảo công văn
 
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.comNhững bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
 
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
 
TEDx Manchester: AI & The Future of Work
TEDx Manchester: AI & The Future of WorkTEDx Manchester: AI & The Future of Work
TEDx Manchester: AI & The Future of Work
 

Similar to Bài 13.-kỹ-năng-soạn-thảo-văn-bản-ok

ky nang soan thao van ban cua doan tncs ho chi minh tại 123doc.vn
ky nang soan thao van ban cua doan tncs ho chi minh   tại 123doc.vnky nang soan thao van ban cua doan tncs ho chi minh   tại 123doc.vn
ky nang soan thao van ban cua doan tncs ho chi minh tại 123doc.vnLinh Linpine
 
Phuong phap viet mot bao cao
Phuong phap viet mot bao caoPhuong phap viet mot bao cao
Phuong phap viet mot bao caoHuu Nguyen
 
[Soan Thao VB] Phuong phap viet_bao_cao_thong_bao_6103
[Soan Thao VB] Phuong phap viet_bao_cao_thong_bao_6103[Soan Thao VB] Phuong phap viet_bao_cao_thong_bao_6103
[Soan Thao VB] Phuong phap viet_bao_cao_thong_bao_6103Linh Linpine
 
Kythuatsoanthaovanban
KythuatsoanthaovanbanKythuatsoanthaovanban
Kythuatsoanthaovanbannguyebn
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác lập hồ sơ hiện hành và quản lý hồ sơ lưu t...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác lập hồ sơ hiện hành và quản lý hồ sơ lưu t...Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác lập hồ sơ hiện hành và quản lý hồ sơ lưu t...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác lập hồ sơ hiện hành và quản lý hồ sơ lưu t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Cách viết tiểu luận tình huống quản lý nhà nước
Cách viết tiểu luận tình huống quản lý nhà nước Cách viết tiểu luận tình huống quản lý nhà nước
Cách viết tiểu luận tình huống quản lý nhà nước Luanvantot.com 0934.573.149
 
Chuyên đề Văn bản quản lý hành chính nhà nước
Chuyên đề Văn bản quản lý hành chính nhà nước Chuyên đề Văn bản quản lý hành chính nhà nước
Chuyên đề Văn bản quản lý hành chính nhà nước nataliej4
 
NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG VÀ NGHỀ THƯ KÝ
NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG VÀ NGHỀ THƯ KÝ NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG VÀ NGHỀ THƯ KÝ
NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG VÀ NGHỀ THƯ KÝ nataliej4
 
Kỹ năng soạn thảo văn bản (1).pdf
Kỹ năng soạn thảo văn bản (1).pdfKỹ năng soạn thảo văn bản (1).pdf
Kỹ năng soạn thảo văn bản (1).pdfQuyenTran341931
 
KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.pdf
KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.pdfKỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.pdf
KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.pdfHanaTiti
 
Nguyễn Viết Tân.doc
Nguyễn Viết Tân.docNguyễn Viết Tân.doc
Nguyễn Viết Tân.docNguynVitTn4
 
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.ppt
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.pptChương 1_SOAN THAO VAN BAN.ppt
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.pptdaohaanh040405
 
Chuyên đề 13 Kỹ năng lập kế hoạch (CVC).ppt
Chuyên đề 13 Kỹ năng lập kế hoạch (CVC).pptChuyên đề 13 Kỹ năng lập kế hoạch (CVC).ppt
Chuyên đề 13 Kỹ năng lập kế hoạch (CVC).pptTuyenDang32
 
Cách viết biên bản
Cách viết biên bảnCách viết biên bản
Cách viết biên bảnnguoitinhmenyeu
 

Similar to Bài 13.-kỹ-năng-soạn-thảo-văn-bản-ok (20)

ky nang soan thao van ban cua doan tncs ho chi minh tại 123doc.vn
ky nang soan thao van ban cua doan tncs ho chi minh   tại 123doc.vnky nang soan thao van ban cua doan tncs ho chi minh   tại 123doc.vn
ky nang soan thao van ban cua doan tncs ho chi minh tại 123doc.vn
 
Phuong phap viet mot bao cao
Phuong phap viet mot bao caoPhuong phap viet mot bao cao
Phuong phap viet mot bao cao
 
[Soan Thao VB] Phuong phap viet_bao_cao_thong_bao_6103
[Soan Thao VB] Phuong phap viet_bao_cao_thong_bao_6103[Soan Thao VB] Phuong phap viet_bao_cao_thong_bao_6103
[Soan Thao VB] Phuong phap viet_bao_cao_thong_bao_6103
 
Kythuatsoanthaovanban
KythuatsoanthaovanbanKythuatsoanthaovanban
Kythuatsoanthaovanban
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác lập hồ sơ hiện hành và quản lý hồ sơ lưu t...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác lập hồ sơ hiện hành và quản lý hồ sơ lưu t...Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác lập hồ sơ hiện hành và quản lý hồ sơ lưu t...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác lập hồ sơ hiện hành và quản lý hồ sơ lưu t...
 
Cách viết tiểu luận tình huống quản lý nhà nước
Cách viết tiểu luận tình huống quản lý nhà nước Cách viết tiểu luận tình huống quản lý nhà nước
Cách viết tiểu luận tình huống quản lý nhà nước
 
Chuyên đề Văn bản quản lý hành chính nhà nước
Chuyên đề Văn bản quản lý hành chính nhà nước Chuyên đề Văn bản quản lý hành chính nhà nước
Chuyên đề Văn bản quản lý hành chính nhà nước
 
Cơ sở lý luận và pháp lý về hiệu quả công tác quản lý văn bản.docx
Cơ sở lý luận và pháp lý về hiệu quả công tác quản lý văn bản.docxCơ sở lý luận và pháp lý về hiệu quả công tác quản lý văn bản.docx
Cơ sở lý luận và pháp lý về hiệu quả công tác quản lý văn bản.docx
 
Chương iii. qlvan ban
Chương iii. qlvan banChương iii. qlvan ban
Chương iii. qlvan ban
 
Cơ sở lý luận về công tác soạn thảo và ban hành văn bản.docx
Cơ sở lý luận về công tác soạn thảo và ban hành văn bản.docxCơ sở lý luận về công tác soạn thảo và ban hành văn bản.docx
Cơ sở lý luận về công tác soạn thảo và ban hành văn bản.docx
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác Văn thư - Lưu trữ tại văn phòng trường ĐHBK Hà Nội
Đề tài: Hoàn thiện công tác Văn thư - Lưu trữ tại văn phòng trường ĐHBK Hà NộiĐề tài: Hoàn thiện công tác Văn thư - Lưu trữ tại văn phòng trường ĐHBK Hà Nội
Đề tài: Hoàn thiện công tác Văn thư - Lưu trữ tại văn phòng trường ĐHBK Hà Nội
 
Văn bản hành chính là gì? Các loại văn bản hành chính
Văn bản hành chính là gì? Các loại văn bản hành chínhVăn bản hành chính là gì? Các loại văn bản hành chính
Văn bản hành chính là gì? Các loại văn bản hành chính
 
NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG VÀ NGHỀ THƯ KÝ
NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG VÀ NGHỀ THƯ KÝ NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG VÀ NGHỀ THƯ KÝ
NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG VÀ NGHỀ THƯ KÝ
 
Kỹ năng soạn thảo văn bản (1).pdf
Kỹ năng soạn thảo văn bản (1).pdfKỹ năng soạn thảo văn bản (1).pdf
Kỹ năng soạn thảo văn bản (1).pdf
 
KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.pdf
KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.pdfKỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.pdf
KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.pdf
 
Nguyễn Viết Tân.doc
Nguyễn Viết Tân.docNguyễn Viết Tân.doc
Nguyễn Viết Tân.doc
 
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.ppt
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.pptChương 1_SOAN THAO VAN BAN.ppt
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.ppt
 
Chuyên đề 13 Kỹ năng lập kế hoạch (CVC).ppt
Chuyên đề 13 Kỹ năng lập kế hoạch (CVC).pptChuyên đề 13 Kỹ năng lập kế hoạch (CVC).ppt
Chuyên đề 13 Kỹ năng lập kế hoạch (CVC).ppt
 
Cách viết biên bản
Cách viết biên bảnCách viết biên bản
Cách viết biên bản
 

More from Linh Linpine

Bai giang tom_tat_lap_trinh_web
Bai giang tom_tat_lap_trinh_webBai giang tom_tat_lap_trinh_web
Bai giang tom_tat_lap_trinh_webLinh Linpine
 
Bai giang tom_tat_lap_trinh_web
Bai giang tom_tat_lap_trinh_webBai giang tom_tat_lap_trinh_web
Bai giang tom_tat_lap_trinh_webLinh Linpine
 
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamCong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamLinh Linpine
 
Ki nang mem cho sv
Ki nang mem cho svKi nang mem cho sv
Ki nang mem cho svLinh Linpine
 
15 dieu cho 15 phut thuyet trinh
15 dieu cho 15 phut thuyet trinh15 dieu cho 15 phut thuyet trinh
15 dieu cho 15 phut thuyet trinhLinh Linpine
 
Lap ke hoach kinh doanh de muc
Lap ke hoach kinh doanh de mucLap ke hoach kinh doanh de muc
Lap ke hoach kinh doanh de mucLinh Linpine
 
PTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan lyPTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan lyLinh Linpine
 
Mau van ban cua hui 2012
Mau van ban cua hui 2012Mau van ban cua hui 2012
Mau van ban cua hui 2012Linh Linpine
 
De cuong ky_nang_su_dung_tieng_viet_110720
De cuong ky_nang_su_dung_tieng_viet_110720De cuong ky_nang_su_dung_tieng_viet_110720
De cuong ky_nang_su_dung_tieng_viet_110720Linh Linpine
 
Dhsp da nang cach trinh_bay_vb_2010
Dhsp da nang cach trinh_bay_vb_2010Dhsp da nang cach trinh_bay_vb_2010
Dhsp da nang cach trinh_bay_vb_2010Linh Linpine
 
Form ky nang soan thao van ban
Form ky nang soan thao van banForm ky nang soan thao van ban
Form ky nang soan thao van banLinh Linpine
 
[Soan thao VB] Ptit d11 cn3_ktra giua ky
[Soan thao VB] Ptit d11 cn3_ktra giua ky[Soan thao VB] Ptit d11 cn3_ktra giua ky
[Soan thao VB] Ptit d11 cn3_ktra giua kyLinh Linpine
 
Bctk ct doan nam hoc
Bctk ct doan nam hocBctk ct doan nam hoc
Bctk ct doan nam hocLinh Linpine
 
Bc cong tac doan thang 9
Bc cong tac doan thang 9 Bc cong tac doan thang 9
Bc cong tac doan thang 9 Linh Linpine
 
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014Linh Linpine
 
Bao cao tong ket nam 2013
Bao cao tong ket nam 2013Bao cao tong ket nam 2013
Bao cao tong ket nam 2013Linh Linpine
 
[Soan Thao VB] Thuyet trinh stvb_516
[Soan Thao VB] Thuyet trinh stvb_516[Soan Thao VB] Thuyet trinh stvb_516
[Soan Thao VB] Thuyet trinh stvb_516Linh Linpine
 
Soan thao tb_bt nhom
Soan thao tb_bt nhomSoan thao tb_bt nhom
Soan thao tb_bt nhomLinh Linpine
 

More from Linh Linpine (20)

Bai giang tom_tat_lap_trinh_web
Bai giang tom_tat_lap_trinh_webBai giang tom_tat_lap_trinh_web
Bai giang tom_tat_lap_trinh_web
 
Bai giang tom_tat_lap_trinh_web
Bai giang tom_tat_lap_trinh_webBai giang tom_tat_lap_trinh_web
Bai giang tom_tat_lap_trinh_web
 
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamCong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
 
QTCN_de cuong
QTCN_de cuongQTCN_de cuong
QTCN_de cuong
 
Ki nang mem cho sv
Ki nang mem cho svKi nang mem cho sv
Ki nang mem cho sv
 
15 dieu cho 15 phut thuyet trinh
15 dieu cho 15 phut thuyet trinh15 dieu cho 15 phut thuyet trinh
15 dieu cho 15 phut thuyet trinh
 
Lap ke hoach kinh doanh de muc
Lap ke hoach kinh doanh de mucLap ke hoach kinh doanh de muc
Lap ke hoach kinh doanh de muc
 
PTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan lyPTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan ly
 
TMDT_Alibaba
TMDT_AlibabaTMDT_Alibaba
TMDT_Alibaba
 
Mau van ban cua hui 2012
Mau van ban cua hui 2012Mau van ban cua hui 2012
Mau van ban cua hui 2012
 
De cuong ky_nang_su_dung_tieng_viet_110720
De cuong ky_nang_su_dung_tieng_viet_110720De cuong ky_nang_su_dung_tieng_viet_110720
De cuong ky_nang_su_dung_tieng_viet_110720
 
Dhsp da nang cach trinh_bay_vb_2010
Dhsp da nang cach trinh_bay_vb_2010Dhsp da nang cach trinh_bay_vb_2010
Dhsp da nang cach trinh_bay_vb_2010
 
Form ky nang soan thao van ban
Form ky nang soan thao van banForm ky nang soan thao van ban
Form ky nang soan thao van ban
 
[Soan thao VB] Ptit d11 cn3_ktra giua ky
[Soan thao VB] Ptit d11 cn3_ktra giua ky[Soan thao VB] Ptit d11 cn3_ktra giua ky
[Soan thao VB] Ptit d11 cn3_ktra giua ky
 
Bctk ct doan nam hoc
Bctk ct doan nam hocBctk ct doan nam hoc
Bctk ct doan nam hoc
 
Bc cong tac doan thang 9
Bc cong tac doan thang 9 Bc cong tac doan thang 9
Bc cong tac doan thang 9
 
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
 
Bao cao tong ket nam 2013
Bao cao tong ket nam 2013Bao cao tong ket nam 2013
Bao cao tong ket nam 2013
 
[Soan Thao VB] Thuyet trinh stvb_516
[Soan Thao VB] Thuyet trinh stvb_516[Soan Thao VB] Thuyet trinh stvb_516
[Soan Thao VB] Thuyet trinh stvb_516
 
Soan thao tb_bt nhom
Soan thao tb_bt nhomSoan thao tb_bt nhom
Soan thao tb_bt nhom
 

Bài 13.-kỹ-năng-soạn-thảo-văn-bản-ok

  • 1. BÀI 13: KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN I. KHÁI NIỆM VĂN BẢN Văn bản là phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định. Tùy theo lĩnh vực hoạt động quản lý đối với các mặt đời sống xã hội mà văn bản được sản sinh ra với các nội dung và hình thức khác nhau. Văn bản của NHCSXH là phương tiện cần thiết để triển khai các mặt hoạt động; công bố các chủ trương, chính sách, giải quyết các công việc cụ thể và giao dịch hàng ngày, là một trong những phương tiện quan trọng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác. II. CÁC LOẠI VĂN BẢN THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG 1. Các văn bản có tính pháp quy a. Nghị quyết: Là một hình thức văn bản dùng để ghi lại một cách chính xác những kết luận và quyết định của hội nghị tập thể, được thông qua tại cuộc họp về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể. Nghị quyết là loại văn bản có tính lãnh đạo, chỉ đạo, khi viết không chia thành các điều khoản. b. Quyết định: Là một hình thức văn bản để các cơ quan nhà nước và các nhà chức trách thực hiện thẩm quyền của mình trong việc quy định các vấn đề chế độ, chính sách, về tổ chức bộ máy, về nhân sự và các công việc khác (văn bản hành chính cá biệt). Quyết định có tính lãnh đạo, chỉ đạo như nghị quyết nhưng thể hiện thành các điều khoản cụ thể và được dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của tổ chức; ban hành chế độ, điều lệ, quy chế... kèm theo. c. Quy định: Là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định. d. Quy chế: Là văn bản xác định các nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của một tổ chức. e. Thể lệ: Là văn bản quy định về chế độ, quyền hạn, nghĩa vụ, phương thức tổ chức của một bộ phận trong tổ chức thường được ban hành độc lập hoặc kèm theo sau một quyết định sau khi đã được thỏa thuận, thống nhất. 2. Các văn bản hành chính thông thường a. Khái niệm và phân loại văn bản hành chính thông thường - Khái niệm: Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính chất thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc của cơ quan. - Phân loại: Văn bản hành chính thông thường gồm: + Văn bản không có tên loại: công văn (công văn hướng dẫn, công văn giải thích, công văn đôn đốc nhắc nhở, công văn đề nghị yêu cầu, công văn giao dịch, công văn phúc đáp,...) + Văn bản có tên loại: Thông báo, báo cáo, kế hoạch, quyết định, tờ trình, biên bản, hợp đồng, công điện, các loại giấy, các loại phiếu,... 1
  • 2. b. Một số loại văn bản hành chính thông thường - Thông báo: Là văn bản để thông tin về hoạt động, thông tin nhanh các quyết định cho đối tượng quản lý của mình biết thi hành và những thông tin về những tin tức khác mà người có liên quan cần biết. - Báo cáo: Là loại văn bản thuật lại, kể lại, đánh giá sự việc hoặc phản ánh toàn bộ hoạt động và những kiến nghị của mình hoặc tường trình về một vấn đề, một công việc cụ thể nào đó, từ đó đề ra phương hướng, biện pháp giải quyết vấn đề nêu ra. - Kế hoạch: Là văn bản dùng để xác định mục đích yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó. - Tờ trình: Là văn bản đề xuất với cấp trên một vấn đề mới, xin cấp trên phê duyệt về chủ trương, phương án công tác, đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản,... để cấp trên xem xét, quyết định. - Đề án: Là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp, giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Công văn: Là loại văn bản không có tên loại được dùng để thông tin trong hoạt động giao dịch, trao đổi công tác hàng ngày trong các cơ quan như giao dịch, nhắc nhở, trả lời, đề nghị, mời họp, hướng dẫn thực hiện văn bản cấp trên, xin ý kiến, thăm hỏi, cảm ơn, phúc đáp,… - Biên bản: Là loại văn bản hành chính ghi lại diễn biến sự việc đang xảy ra hoặc mới xảy ra do những người chứng kiến ghi lại. Biên bản hội nghị là loại văn bản hành chính ghi lại, chép lại, phản ánh lại những ý kiến thảo luận tại hội nghị, những kết luận, quyết định của hội nghị. Biên bản hội nghị là cơ sở làm các văn bản hành chính như nghị quyết, quyết định, chỉ thị, công văn hoặc thông báo. Biên bản hội nghị còn là cơ sở để kiểm tra việc thực hiện các quyết định tại hội nghị. 3. Các loại giấy tờ hành chính Giấy tờ hành chính là loại giấy tờ mang một nội dung và có một giá trị nhất định. Ví dụ: giấy đề nghị vay vốn kiêm khế ước nhận nợ, Giấy gia hạn nợ, Giấy lĩnh tiền mặt, giấy biên nhận, giấy chứng nhận, giấy ủy quyền... III. PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN THƯỜNG DÙNG 1. Những yêu cầu chung khi soạn thảo văn bản Trong quá trình soạn thảo văn bản, người soạn thảo cần đảm bảo thực hiện các yêu cầu chung sau đây: - Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước - Văn bản ban hành phải đúng thẩm quyền, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của cơ quan. - Nắm vững nội dung cần soạn thảo, phương thức giải quyết và công việc đưa ra phải rõ ràng, phù hợp. - Văn bản phải được trình bày đúng các yêu cầu về mặt thể thức theo quy định của Nhà nước. - Người soạn thảo văn bản cần nắm vững nghiệp vụ và kỹ thuật soạn thảo văn bản dựa trên kiến thức cơ bản về quản lý hành chính Nhà nước và pháp luật. 2
  • 3. 2. Quy định chung về kết cấu nội dung một văn bản Về nội dung: văn bản thường có 3 phần: (1) Dẫn dắt vấn đề; (2) Giải quyết vấn đề; (3) Kết luận vấn đề. a. Cách viết phần dẫn dắt vấn đề: Phần này phải nêu rõ lý do tại sao viết văn bản hay cơ sở nào để viết văn bản: có thể giới thiệu tổng quát nội dung vấn đề đưa ra làm rõ mục đích, yêu cầu của vấn đề nêu ra. Ví dụ: "… để chuẩn bị cho tổng kết 10 năm hoạt động của NHCSXH, Chi nhánh hướng dẫn các Phòng giao dịch báo cáo tổng kết theo các nội dung sau…" b. Cách viết phần giải quyết vấn đề: Tùy theo từng loại chủ đề văn bản mà lựa chọn cách viết, nhưng cần phải: (i) Xin ý kiến lãnh đạo cơ quan về hướng giải quyết; (ii) Sắp xếp ý nào cần viết trước, ý nào cần viết sau để làm nổi bật được chủ đề cần giải quyết. Phải sử dụng văn phong phù hợp với từng thể loại văn bản, có lập luận chặt chẽ cho các quan điểm đưa ra theo nguyên tắc: - Văn bản đề xuất thì phải nêu rõ lý do xác đáng, lời văn chặt chẽ, cầu thị. - Văn bản tiếp thu ý kiến phê bình, dù đúng hay sai cũng phải mềm dẻo, khiêm tốn, nếu cần thanh minh phải có dẫn chứng bằng sự kiện thật khách quan, có sự đề nghị xác minh kiểm tra qua chủ thể khác. - Văn bản từ chối thì phải dùng từ ngữ lịch sự và có sự động viên, an ủi. - Văn bản có tính đôn đốc thì phải dùng lời lẽ nghiêm khắc, nêu lý do kích thích sự nhiệt tình, có thể nêu khả năng xảy ra những hậu quả nếu công việc không hoàn thành kịp thời. - Văn bản có tính thăm hỏi thì trong ngôn ngữ phải thể hiện sự quan tâm chân tình, không chiếu lệ, sáo rỗng. - Văn bản có tính thông báo hay đề nghị, phải cụ thể, rõ ràng. c. Cách viết phần kết thúc vấn đề: Phần này cần viết ngắn gọn, chủ yếu nhấn mạnh chủ đề và xác định trách nhiệm thực hiện các yêu cầu (nếu có) và lưu ý: Viết lời chào chân thành, lịch sự trước khi kết thúc (có thể là một lời cám ơn nếu có nhu cầu nhờ họ việc gì). 3. Phương pháp soạn thảo cụ thể một số văn bản thông thường a. Soạn thảo báo cáo hoạt động - Những yêu cầu khi soạn thảo báo cáo: Đảm bảo trung thực, chính xác, đầy đủ. Nội dung báo cáo phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm. Báo cáo phải kịp thời. - Các loại báo cáo: Báo cáo tháng, quý, 6 tháng, 1 năm, 1 giai đoạn, 1 nhiệm kỳ…;Báo cáo bất thường, đột xuất; Báo cáo chuyên đề; Báo cáo hội nghị. - Phương pháp viết một bản báo cáo + Công tác chuẩn bị: (i) Xác định mục đích, yêu cầu của từng loại báo cáo (báo cáo sơ kết, tổng kết,...). (ii) Xây dựng đề cương khái quát (như một khung sườn) để thu thập tài liệu, sắp xếp, phân tích, tổng hợp. Đề cương thường có 3 phần sau: Phần 1: Nêu thực trạng tình hình hoặc mô tả sự việc, hiện tượng xảy ra. 3
  • 4. Phần 2: Phân tích nguyên nhân, điều kiện của sự việc, hiện tượng, đánh giá tình hình, xác định những công việc cần tiếp tục giải quyết. Phần 3: Nêu phương hướng nhiệm vụ, biện pháp chính để tiếp tục giải quyết, cách tổ chức thực hiện. Thu thập thông tin, tư liệu để đưa vào báo cáo. Chọn lọc tài liệu, tổng hợp sự kiện và số liệu phục vụ các yêu cầu trọng tâm của báo cáo. Đánh giá tình hình qua tài liệu, số liệu một cách khái quát. Dự kiến đề xuất kiến nghị với cấp trên. + Xây dựng dàn ý chi tiết: (i) Mở đầu: Nêu những điểm chính về nhiệm vụ, chức năng của tổ chức mình, về chủ trương công tác do cấp trên hướng dẫn hoặc việc thực hiện kế hoạch công tác của đơn vị mình. Đồng thời, nêu những điều kiện, hoàn cảnh có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chủ trương công tác nêu trên. (ii) Nội dung chính: Kiểm điểm những việc đã làm, những việc chưa hoàn thành. Những ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện. Xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan. Đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm. (iii) Kết luận báo cáo: Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Các giải pháp chính để khắc phục các khuyết, nhược điểm. Các biện pháp tổ chức thực hiện. Những kiến nghị với cấp trên. + Viết dự thảo báo cáo: Báo cáo nên viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt phổ cập, nêu các sự kiện, nhận định, đánh giá, có thể dùng các số liệu để minh họa, trình bày theo lối biểu mẫu, theo sơ đồ và các bản đối chiếu nếu xét thấy dễ hiểu và ngắn gọn. Không vận dụng lối hành văn cầu kỳ. Những báo cáo chuyên đề có thể dùng bảng phụ lục để tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung báo cáo, có thể lập bảng thống kê các biểu mẫu so sánh, các tài liệu tham khảo... + Đối với báo cáo quan trọng: Cần tổ chức cuộc họp hoặc hội nghị để lấy ý kiến đóng góp bổ sung, sửa đổi bản dự thảo báo cáo cho thống nhất và khách quan hơn (ví dụ: báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động của NHCSXH, báo cáo tổng kết năm...) + Trình lãnh đạo duyệt: Đối với báo cáo gửi lên cấp trên, báo cáo trong hội nghị, báo cáo chuyên đề, phải có sự xét duyệt của lãnh đạo trước khi gửi đi, nhằm thống nhất với các quyết định quản lý và các thông tin khác mà người lãnh đạo chủ chốt đã cung cấp cho cấp trên hoặc hội nghị. b. Soạn thảo công văn - Những yêu cầu khi soạn thảo công văn: + Mỗi công văn chỉ chứa đựng một chủ đề, nêu rõ ràng và thống nhất sự vụ để tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, giải quyết. Viết ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng, ý tưởng sát với chủ đề. + Công văn là tiếng nói chung của cơ quan chứ không phải của riêng cá nhân nào, dù là thủ trưởng. Vì vậy, nội dung chỉ nói đến công vụ, ngôn ngữ chuẩn xác, nghiêm túc, có sức thuyết phục cao, không dùng ngôn ngữ mang màu sắc cá nhân, hoặc trao đổi những việc mang tính riêng trong công văn. - Xây dựng bố cục một công văn: Công văn thường có các yếu tố sau: (1) địa danh và thời gian gửi công văn; (2) tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công 4
  • 5. văn; (3) chủ thể nhận công văn; (4) số và ký hiệu công văn; (5) trích yếu nội dung công văn; (6) chữ ký, đóng dấu (7) nơi nhận. c. Soạn thảo tờ trình - Những yêu cầu khi soạn thảo tờ trình: Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt. Nêu các nội dung đề nghị phê chuẩn phải rõ ràng, cụ thể. Các ý kiến phải hợp lý, dự đoán, phân tích được những phản ứng có thể xảy ra xoay quanh đề nghị mới. Phân tích các khả năng và trình bày khái quát các phương án phát triển thế mạnh, khắc phục những khó khăn. - Xây dựng bố cục tờ trình: gồm 3 phần: Phần 1: Nêu lý do đưa ra nội dung trình duyệt. Phần 2: Nội dung các vấn đề cần đề xuất (trong đó có trình các phương án, phân tích và chứng minh các phương án khả thi). Phần 3: Đề xuất, kiến nghị cấp trên (hỗ trợ, bảo đảm các điều kiện vật chất, tinh thần). Yêu cầu phê chuẩn. Chẳng hạn, đề nghị lựa chọn một trong các phương án để cấp trên phê duyệt, các phương án xếp theo thứ tự, khi hoàn cảnh thay đổi có thể chuyển phương án từ chính thức sang dự phòng. Trong phần nêu lý do, căn cứ, dùng hành văn để thể hiện được nhu cầu khách quan do hoàn cảnh thực tế đòi hỏi. (i) Phần đề xuất: Dùng ngôn ngữ và cách hành văn có sức thuyết phục cao, nhưng rất cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận cứ phải lựa chọn điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh để đảm bảo sự kiện và số liệu chính xác. Nêu rõ các thuận lợi, khó khăn trong việc thực thi các phương án, tránh nhận xét chủ quan, thiên vị, phiến diện... (ii) Các kiến nghị: Phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, lý lẽ phải chặt chẽ, nội dung kiến nghị phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin cho cấp phê duyệt. Tờ trình phải đính kèm các phụ lục để minh hoạ thêm cho các phương án được đề xuất, kiến nghị trong tờ trình. d. Soạn thảo thông báo - Xây dựng bố cục thông báo: Bản thông báo cần có các yếu tố: (1) địa danh, ngày, tháng, năm ra thông báo; (2) tên cơ quan thông báo; (3) số, ký hiệu công văn; (4) tên văn bản (thông báo) và trích yếu nội dung thành các mục, các điều cho dễ nhớ. - Trong thông báo: Đề cập ngay vào nội dung cần thông tin và không cần nêu lý do, căn cứ, hoặc nêu tình hình chung như các văn bản khác. Loại thông báo cần giới thiệu các chủ trương, chính sách, thì phải nêu rõ tên, số và ngày tháng ban hành văn bản đó, trước khi nêu những nội dung khái quát. Trong thông báo, dùng cách hành văn phải rõ ràng, dễ hiểu và mang tính đại chúng cao, cần viết rất ngắn gọn, đủ thông tin, không bắt buộc phải lập luận hay biểu lộ tình cảm như trong các công văn, phần kết thúc chỉ cần tóm tắt lại mục đích và đối tượng cần được thông báo. Ngoài ra, phần kết thúc không yêu cầu lời lẽ xã giao như công văn hoặc xác định trách nhiệm thi hành như văn bản pháp quy. Phần đại diện ký thông báo: Không bắt buộc phải là thủ trưởng cơ quan, mà là những người giúp việc có trách nhiệm về các lĩnh vực được phân công hay được uỷ quyền ký và trực tiếp thông báo dưới danh nghĩa thừa lệnh thủ trưởng cơ quan. e. Soạn thảo biên bản 5
  • 6. - Yêu cầu của một biên bản: Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể. Ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan. Nội dung phải có trọng tâm, trọng điểm. Thủ tục chặt chẽ, thông tin có độ tin cậy cao (nếu có tang vật, chứng cứ, các phụ lục diễn giải gửi kèm biên bản). Đòi hỏi trách nhiệm cao ở người lập và những người có trách nhiệm ký chứng thực biên bản. Thông tin muốn chính xác, có độ tin cậy cao phải được đọc lại cho mọi người có mặt cùng nghe, sửa chữa lại cho khách quan, đúng đắn và tự giác (không được cưỡng bức) ký vào biên bản để cùng chịu trách nhiệm. - Cách xây dựng bố cục: Trong biên bản phải có các yếu tố như sau: (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ; (2) Tên biên bản và trích yếu nội dung; (3) Ngày, tháng, năm, giờ (ghi rất cụ thể thời gian lập biên bản); (4) Thành phần tham dự (kiểm tra, xác nhận sự kiện thực tế, dự họp hội,...(5) Diễn biến sự kiện thực tế (phần nội dung); (6) Phần kết thúc (ghi thời gian và lý do); (7) Thủ tục ký xác nhận. - Phương pháp ghi chép biên bản: Các sự kiện thực tế có tầm quan trọng xảy ra như: Đại hội, việc xác nhận một sự kiện pháp lý, việc kiểm tra hành chính, khám xét, khám nghiệm, ghi lời khai báo, lời tố cáo khiếu nại, biên bản bàn giao công tác, bàn giao tài sản,v.v... thì phải ghi đầy đủ, chính xác và chi tiết mọi nội dung và tình tiết nhưng phải chú ý vào các vấn đề trọng tâm của sự kiện. Nếu là lời nói trong cuộc họp, hội nghị quan trọng, lời cung, lời khai... phải ghi nguyên văn, đầy đủ và yêu cầu người nghe lại và xác nhận từng trang. Trong các sự kiện thông thường khác như biên bản cuộc họp định kỳ, họp thảo luận nhiều phương án, biện pháp để lựa chọn, họp tổng kết, bình xét v.v... có thể áp dụng loại biên bản tổng hợp, tức là chỉ cần ghi những nội dung quan trọng một cách đầy đủ, nguyên văn, còn những nội dung thông thường khác có thể ghi tóm tắt những ý chính, nhưng luôn luôn phải quán triệt nguyên tắc trung thực, không suy diễn chủ quan. Phần kết thúc biên bản: Phải ghi thời gian chấm dứt sự kiện thực tế như: Bàn giao xong, hội nghị kết thúc, kiểm tra, khám nghiệm... kết thúc lúc mấy giờ... ngày... biên bản đã đọc lại cho mọi người cùng nghe (có bổ sung sửa chữa nếu có yêu cầu) và xác nhận là biên bản phản ánh đúng sự việc và cùng ký xác nhận. Trong biên bản cần hết sức lưu ý việc ký xác nhận (phải có tối thiểu hai người ký) thì các thông tin trong biên bản mới có độ tin cậy cao. Thông thường, trong các cuộc họp, hội nghị, biên bản phải có thư ký và chủ tọa ký xác nhận. Tuy nhiên có một số biên bản quan trọng theo quy định của NHCSXH cần phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên dự họp (ví dụ: biên bản họp xét nâng bậc lương, ngạch lương của NHCSXH; biên bản họp hội đồng thi đua; biên bản xác nhận mức độ thiệt hại về vốn và tài sản để làm căn cứ xử lý nợ bị rủi ro...). g. Soạn thảo nghị quyết - Yêu cầu: Căn cứ vào biên bản của cuộc họp, hội nghị để ra nghị quyết, chú ý vào các kết luận đã được biểu quyết thông qua. Đây là phần nội dung chính của các quyết định mà nghị quyết thông qua. Sau khi dự thảo xong, phải trình cho hội nghị góp ý kiến và thông qua ngay tại hội nghị hoặc chờ thông qua ở hội nghị kế tiếp. - Cách trình bày: Nghị quyết không phải chia ra thành các điều khoản, mà chia thành các phần I, II, III hoặc 1,2,3. - Cách xây dựng bố cục: Phần 1:Căn cứ để ra nghị quyết: mục đích làm cho người đọc, người thực hiện nhận thức được vì sao phải ban hành nghị quyết. 6
  • 7. Phần 2: Nội dung nghị quyết: Mục đích giúp cho người nghiên cứu thực hiện nắm được những quyết định của bản nghị quyết là những vấn đề gì? Yêu cầu người ta phải giải quyết phải thực hiện cái gì? Phương hướng phương châm, bước đi. Cách trình bày theo tính chất của vấn đề, nếu là vấn đề lớn, phức tạp thì có thể viết thành từng mục, mỗi mục có 01 tiêu đề riêng. Nếu là vấn đề không phức tạp thì có thể đi thẳng vào vấn đề. Phần 3: Biện pháp thực hiện những nội dung nghị quyết đã đề ra: Mục đích giúp cho người thực hiện nắm được những biện pháp chính nhằm làm cho nghị quyết thực hiện có hiệu quả, yêu cầu nêu biện pháp cần cụ thể, phải quy định những nhiệm vụ trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị. - Soạn thảo Nghị quyết Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH Nghị quyết của Ban đại diện HĐQT NHCSXH là văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Ban đại diện, ghi lại các quyết định được thông qua tại kỳ họp Ban đại diện về chủ trương, đường lối, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể. Nghị quyết được trích từ Biên bản họp Ban đại diện - Bố cục bản Nghị quyết gồm: (1) Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự cuộc họp; (2) Các nội dung đã được thống nhất tại cuộc họp; (3) Tổ chức thực hiện Nghị quyết; (4) Nơi nhận và lưu Nghị quyết. IV. HƯỚNG DẪN VỀ THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN TRONG HỆ THỐNG NHCSXH Thực hiện theo văn bản 1375/NHCS-VP ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Tổng giám đốc NHCSXH. Kỹ thuật trình bày văn bản quy định tại văn bản này bao gồm khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được áp dụng đối với văn bản soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy; không áp dụng đối với văn bản được in thành sách, in trên báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác của NHCSXH. Hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục I, II , III, IV và V văn bản này. Một số nội dung chính về thể thức văn bản cần lưu ý: a. Phông chữ (font) trình bày văn bản Phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. b. Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản và vị trí trình bày - Khổ giấy: Văn bản được trình bày trên khổ giấy khổ A4. - Kiểu trình bày: Văn bản được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài). Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng). - Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4) + Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm; + Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm; + Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm; + Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm. 7
  • 8. V. MỘT SỐ LỖI CẦN TRÁNH KHI SOẠN THẢO VĂN BẢN 1. Các dấu ngắt câu như chấm (.); phẩy (,); hai chấm (:); chấm phảy (;); chấm than (!); hỏi chấm (?) phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách sau đó vẫn còn nội dung. 2. Các dấu mở ngoặc đơn và mở kép đều phải được hiểu là ký tự đầu từ, do đó ký tự tiếp theo phải viết sát vào bên phải của các dấu này. Tương tự, các dấu đóng ngoặc đơn, kép phải hiểu là ký tự cuối từ và được viết sát vào bên phải của ký tự cuối cùng của từ bên trái. 8