SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẶNG THÙY DƢƠNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2022
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẶNG THÙY DƢƠNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Thanh Nhàn
THÁI NGUYÊN - 2022
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã
nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình!
Thái Nguyên, tháng11 năm 2022
Tác giả luận văn
ĐặngThùyDƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa
sau đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trƣờng Đại học kinh tế và Quản trị Kinh
doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Thị Thanh Nhàn
- Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới - Giáo viên trực tiếp hƣớng dẫn đã tận tình giúp
đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, cán bộ nhân viên Công ty cổ phần
xi măng La Hiên đã tạo điều kiện cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến và giúp đỡ tác
giả hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2022
Tác giả luận văn
ĐặngThùyDƣơng
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Kinh doanh: Là phƣơng thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền
kinh tế hàng hóa gồm tổng thể các phƣơng pháp, hình thức và phƣơng tiện mà chủ thể
kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tƣ,
sản xuất, vận tải, thƣơng mại, dịch vụ,...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng các
quyluật khác nhằm đạt đƣợc mục tiêu vốn sinh lời nhiều nhất.
Hiệu quả kinh doanh là đại lƣợng so sánh giữa đầu ra và đầu vào, giữa kết
quả kinh doanh và chi phí kinh doanh đã bỏ ra. Chi phí ở đây đƣợc hiểu là chi phí
lao động xã hội, là sự kết hợp giữa các yếu tố của quá trình sản xuất với một tƣơng
quan hợp lý trong quá trình kinh doanh để tạo ra kết quả. Kết quả có thể là một đại
lƣợng vật chất hoặc mức độ thỏa mãn nhu cầu có phạm vi xác định. Vì vậy, Hiệu
quả kinh doanh là mục tiêu đề ra của quá trình sản xuất kinh doanh, đƣợc đặc trƣng
bằng các chỉ tiêu định lƣợng, thể hiện quan hệ giữa chi phí bỏ ra và kết quả mà
doanh nghiệp đạt đƣợc sau quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn…) để hoạt động
sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả kinh doanh đƣợc mô tả bằng công thức chung nhất nhƣ sau:
H = K/C
Trong đó: H - Hiệu quả
K - Kết quả đạt đƣợc
C - Hao phí các nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó
Nhƣ vậy: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự
phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó thể hiện trình độ khai thác và sử dụng các
nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh, với chi
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất.
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mặc dù, hiệu quả kinh doanh còn có nhiều quan điểm và cách tính khác nhau,
song nhìn chung tất cả các quan điểm về hiệu quả đều gắn liền với kết quả mà doanh
nghiệp thu đƣợc sau một quá trình kinh doanh nhất định và thƣờng đƣợc phản ánh
thông qua chỉ tiêu tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ.
Qua phân tích trên, tác giả có thể đƣa ra khái niệm về hiệu quả nhƣ sau: Hiệu
quả là một phạm trù kinh tế biểu thị mỗi quan hệ giữa kết quả lợi ích thu đƣợc với chi
phí bỏ ra để có kết quả đó. Với khái niệm trên ta có thể rút ra:
+ Hiệu quả là một phạm trù tƣơng đối phản ánh mặt chất lƣợng của quá trình
kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong một thời kỳ và
đƣợc tính bằng tỉ số giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí đã bỏ ra.
+ Kết quả quan trọng nhất, tổng hợp nhất đồng thời phản ánh trực tiếp
nhất hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là chỉ tiêu tổng lợi nhuận.
+ Chí phí ở đây là chi phí sản xuất kinh doanh, là hao phí các nguồn lực cần
thiết để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ nhân lực,
vật lực, tiền vốn…
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lƣợng tổng
hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và
kết quả thu về với mục đích đã đƣợc đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề
cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất nhƣ thế nào? Và
sản xuất cho ai? Do vậy, việc nghiên cứu và xem xét các vấn đề để nâng cao hiệu
quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mối doanh nghiệp trong quá trình kinh
doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi
hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm.
1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phân biệt
rõ hai phạm trù hiệu quả và kết quả:
+ Kết quả: là phạm trù phản ánh cái thu đƣợc sau một quá trình sản xuất kinh
doanh hay một khoảng thời gian sản xuất kinh doanh nào đó. Kết quả là mục tiêu
của doanh nghiệp có thể đƣợc biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị.
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết quả cũng có thể phản ánh mặt chất lƣợng của sản xuất kinh doanh mang tính
định tính nhƣ uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất lƣợng sản phẩm…
+ Hiệu quả: Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất.
Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo đƣợc bằng các đơn vị hiện vật hay
giá trị mà là một phạm trù tƣơng đối (tỉ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực). Nếu
kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phƣơng tiện để
có thể đạt đƣợc các mục tiêu đó.
Nhƣ vậy, bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là phản
ánh mặt chất lƣợng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ sử dụng các
nguồn lực để đạt mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.
1.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Thứ nhất: Đảm bảo ba tiêu chí: lợi nhuận của doanh nghiệp, việc làm cho
ngƣời lao động và nghĩa vụ tài chính với nhà nƣớc.
Thứ hai: Hiệu quả của doanh nghiệp luôn gắn liền với trách nhiệm xã hội.
Thứ ba: Doanh nghiệp tuân thủ trách nhiệm giải trình và tôn trọng pháp luật
hiện hành. “Trách nhiệm giải trình” đƣợc hiểu là trách nhiệm giải thích, chứng
minh, biện minh với các bên liên quan về các vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.1.4. Sự cần thiết phải tính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là tối
đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm
cung cấp cho thị trƣờng và phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định.
Doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiệm các nguồn lực bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để
thu đƣợc nhiều lợi nhuận bấy nhiêu.
Để sử dụng tiết kiệm nguồn lực, doanh nghiệp phải có chiến lƣợc kinh doanh
đúng, phân bổ nguồn lực đúng và thƣờng xuyên điều chỉnh cho phù hợp với các
điều kiện mới của thị trƣờng. Để làm điều đó cần đo lƣờng hiệu quả. Thông qua kết
quả đo lƣờng này mà biết hiệu quả sử dụng từng nguồn lực và các nguồn lực ở mức
độ nào. Từ đó có những chiến lƣợc kinh doanh phù hợp. Nhƣ vậy, việc đánh giá,
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cung cấp các thông tin hiệu quả là tất yếu để phục vụ cho việc ra quyết định kinh
doanh. Vì vậy, nâng cao hiệu hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với các
doanh nghiệp:
- Hiệu quả kinh doanh là thƣớc đo quản trị. Nó cho biết trình độ sản xuất, từ
đó giúp doanh nghiệp tìm ra các biện pháp giảm chi phí nhiều nhất nhƣng đạt hiệu
quả cao nhất.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử
dụng các nguồn lực khan hiếm.
- Trong nền kinh tế thị trƣờng, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
chính là điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
1.1.5. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để hiểu rõ hơn bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cần xem xét phạm
trù hiệu quả trên từng góc độ. Phân loại hiệu quả là việc chia hiệu quả thành các loại
khác nhau phục vụ mục đích nghiên cứu cụ thể. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu
của luận văn có thể phân hiệu quả thành các loại nhƣ sau (Sơ đồ hình 1.1):
1.1.5.1. Căn cứ theo tính chất lợi ích
Bao gồm:
- Hiệu quả kinh tế: là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực (lao động, tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động) để đạt đƣợc mục tiêu đề ra,
phản ánh mặt chất lƣợng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hiệu quả xã hội: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đƣợc
các mục tiêu xã hội nhất định, đó là giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn
xã hội hoặc từng khu vực kinh tế; giảm số ngƣời thất nghiệp; nâng cao trình độ lành
nghề; đảm bảo mức lƣơng tối thiểu, cải thiện đời sống văn hóa - tinh thần cho ngƣời
lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân.
- Hiệu quả an ninh quốc phòng: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực vào
sản xuất kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận nhƣng vẫn đảm bảo an ninh chính trị,
trật tự xã hội.
- Hiệu quả môi trƣờng: Phản ánh việc khai thác và sử dụng các nguồn lực
trong sản xuất kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nhƣng phải xem xét
mức tƣơng quan giữa kết quả đạt đƣợc về kinh tế với việc đảm bảo về vệ sinh, môi
trƣờng và điều kiện làm việc của ngƣời lao động và khu vực dân cƣ.
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.1.5.2. Theo phạm vi tính lợi ích và chi phí
- Hiệu quả trực tiếp: Phản ánh khái quát và cho phép kết luận hiệu quả kinh
doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc của một bộ
phận trong doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định. Đây là hiệu quả phán ánh đầy
đủ nhất mối quan hệ giữa lới ích thu đƣợc và chi phí sử dụng các nguồn lực của
doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định.
- Hiệu quả gián tiếp: Phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động của doanh
nghiệp. Là hiệu quả chỉ đánh giá ở từng lĩnh vực hoạt động (sử dụng vốn, lao
động..) cụ thể của doanh nghiệp. Đây là hiệu quả phán ánh quan hệ giữa lợi ích thu
đƣợc và chi phí sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp xét theo một mặt cụ thể nào
đó của lợi ích hoặc chi phí sử dụng nguồn lực.
1.1.5.3. Theo phạm vi thời gian
- Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn: Là hiệu quả kinh doanh đƣợc xem xét, đánh
giá trong khoảng thời gian ngắn: Tuần, tháng, quý, năm.
- Hiệu quả kinh doanh dài hạn: Là hiệu quả kinh doanh đƣợc xem xét,đánh
giá trong khoảng thời gian dài gắn với các chiến lƣợc, kế hoạch dài hạn hay một dự
án đầu tƣ.
1.1.5.4. Theo quan điểm đánh giá
- Hiệu quả tĩnh: Là hiệu quả trong đó các số liệu tính toán đƣợc xem xét với
quan điểm tĩnh, tức là chúng không chịu ảnh hƣởng bởi sự biến động của nhân tố
thời gian và những nhân tố ảnh hƣởng khác nhƣ lãi suất, giá cả…Hiệu quả tĩnh
thƣờng đƣợc dùng để tính hiệu quả thực tế của doanh nghiệp trong thời gian ngắn.
- Hiệu quả động: Là hiệu quả trong đó số liệu tính toán đƣợc xem xét với
quan điểm động, tức là chúng có thể chịu ảnh hƣởng bởi sự biến động của nhân tố
thời gian và những nhân tố ảnh hƣởng khác. Hiệu quả động thƣờng đƣợc dùng để
tính hiệu quả kinh tế của đầu tƣ theo số liệu của một dự án cho trƣớc.
1.1.5.5. Căn cứ vào nội dung tính toán
Hiệu quả sản xuất kinh doanh đƣợc phân thành:
- Hiệu quả dƣới dạng thuận: Hiệu quả sản xuất kinh doanh đƣợc đo bằng chỉ
tiêu tƣơng đối, biểu hiện quan hệ so sánh giữa chi phí đầu vào với kết quả đầu ra.
Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra đƣợc bao nhiêu đơn
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vị đầu ra.
- Hiệu quả dƣới dạng nghịch: Là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh nhƣng chỉ
tiêu cho biết để có đƣợc một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị chi phí đầu vào.
1.1.5.6. Căn cứ vào phạm vi tính toán
- Hiệu quả toàn phần: Tính chung cho toàn bộ kết quả và toàn bộ chi phí của
từng yếu tố hoặc tính chung cho tổng nguồn lực.
- Hiệu quả đầu tƣ tăng thêm: Chỉ tính cho phần đầu tƣ tăng thêm (mới) và kết
quả tăng thêm của thời kỳ tính toán.
10
10
Hình 1.1: Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hiệu quả
kinh doanh
dài hạn
PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ KINH
DOANH
Theo phạm vi
tính lợi ích và
chi phí
Theo tính
chất lợi ích
Theo phạm
vi thời gian
Theo quan
điểm đánh giá
Theo nội dung
tính toán
Theo phạm
vi tính toán
Hiệu quả kinh tế Hiệu quả
trực tiếp
Hiệu quả kinh
doanh ngắn hạn
Hiệu quả
tĩnh
Hiệu quả dƣới
dạng thuận
Hiệu quả
toàn phần
Hiệu quả xã hội Hiệu quả
gián tiếp
Hiệu quả
tăng thêm
Hiệu quả
động
Hiệu quả dƣới
dạng nghịch
Hiệu quả an
ninh quốc phòng
Hiệu quả
môitrƣờng
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.6.1. Các nhân tố bên trong
- Lực lượng lao động: Trong điều kiện kinh tế hiện nay, mặc dù khoa học -
kỹ thuật - công nghệ đã trở thành lực lƣợng lao động trực tiếp. Việc áp dụng kỹ
thuật sản xuất tiên tiến là điều kiện tiên quyết để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù kỹ thuật sản xuất có hiện đại đến đâu cũng là
do con ngƣời sáng tạo ra, nếu không có lao động sáng tạo của con ngƣời thì không
có những máy móc thiết bị tiên tiến đó. Và dù máy móc thiết bị có hiện đại đến đâu
thì cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng của
ngƣời lao động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh,lực lƣợng lao động của các
doanh nghiệp có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và áp dụng vào quá trình
sản xuất sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lƣợng lao
động trong doanh nghiệp đã tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng cao với hình thức,
mẫu mã, kiểu dáng phong phú, phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của
thị trƣờng. Lực lƣợng lao động đã tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến
trình độ sử dụng các nguồn lực khác của doanh nghiệp (máy móc, nguyên, nhiên vật
liệu…) nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay,
với sự phát triển nhƣ vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát
triển của kinh tế tri thức đòi hỏi lực lƣợng lao động phải rất tinh nhuệ, có trình độ
khoa học kỹ thuật cao từ đó khẳng định vai trò, vị trí của mình trong việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Trong bất kỳ một nền
sản xuất xã hội nào, con ngƣời cũng sử dụng công cụ lao động tác động vào đối
tƣợng lao động để tạo ra các sản phẩm hàng hóa. Quá trình phát triển sản xuất luôn
gắn liền với quá trình phát triển của công cụ lao động. Sự phát triển của công cụ lao
động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng chất lƣợng sản
phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Do đó cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố quan trọng
tạo ra tiềm năng năng suất lao động, chất lƣợng và tặng hiệu quả kinh doanh. Thực
tế đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào có máy móc thiết bị sản xuất hiện đại và làm
chủ đƣợc yếu tố kỹ thuật thì quá trình sản xuất kinh doanh phát triển, mang lại hiệu
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quả cao và ngƣợc lại. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên công
nghệ sản xuất có vai trò quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lƣợng và
hiệu quả. Đồng thời lại dễ bị lạc hậu trong thời gian ngắn, điều đó đòi hỏi các doanh
nghiệp phải luôn tìm giải pháp đầu tƣ đúng đắn và có hiệu quả tạo cơ sở cho việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhân tố quản trị doanh nghiệp: Trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh
luôn biến động nhƣ hiện nay, nhân tố quản trị doanh nghiệp càng đóng vai trò quan
trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thành công và có
hiệu quả kinh doanh cao trong quản trị doanh nghiệp cần chú trọng đến việc xác
định một hƣớng đi và chiến lƣợc phù hợp. Mặt khác với sự cạnh tranh khốc liệt của
kinh tế thị trƣờng hiện nay, muốn tồn tại, muốn phát triển thì doanh nghiệp phải
thắng thế trong cạnh tranh vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị phải luôn tạo ra các lợi thế
mới về số lƣợng, chất lƣợng, giá cả sản phẩm cũng nhƣ tốc độ cung ứng sản phẩm
trên thị trƣờng. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp các nhà quản trị
phải biết khai thác, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất. Kết quả
là hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ
chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị, phụ thuộc vào bộ máy quản trị doanh
nghiệp cũng nhƣ việc thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu ấy.
- Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin: Để thành công trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt, các doanh nghiệp cần có nhiều thông tin chính xác về tình hình thị
trƣờng (Công nghệ, đối thủ cạnh tranh, tình hình cung, cầu, giá cả hàng hóa, nguyên
nhiên vật liệu, chính sách, phong tục tập quán…) Vì vậy thông tin đƣợc coi là
nguồn tài nguyên vô tận trong số các nguồn tài nguyên khác. Nắm bắt đƣợc các
thông tin cần thiết, biết xử lý và sử dụng các thông tin kịp thời là điều kiện quan
trọng để các nhà quản trị xác định phƣơng hƣớng kinh doanh, xây dựng chiến lƣợc
kinh doanh và đƣa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả. Nhu cầu về thông tin
của các doanh nghiệp đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ hệ thống thông tin dƣới nhiều
hình thức khác nhau. Việc tổ chức khoa học hệ thống thông tin vừa đáp ứng đƣợc
nhu cầu thông tin trong sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo giảm chi phí cho quá
trình thu thập, xử lý, lƣu trữ và sử dụng thông tin.
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.1.6.2. Các nhân tố bên ngoài
- Môi trƣờng pháp lý: Gồm luật và các văn bản dƣới luật. Mọi quy định
pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Môi trƣờng pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng
tham gia, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trƣờng pháp
lý lành mạnh là rất quan trọng. Một môi trƣờng pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình,
vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hƣớng không chỉ chủ ý đến kết quả
và hiệu quả riêng mà còn chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội.
Môi trƣờng pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp, điều
chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành
mạnh. Mỗi doanh nghiệp buộc phải chú ý đến phát triển các nhân tố nội lực, ứng
dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học quản trị tiên tiến để tận dụng có hiệu
quả các cơ hội bên ngoài nhằm phát triển kinh doanh. Kinh doanh trong
cơ chế thị trƣờng mở các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nắm chắc luật pháp trong
nƣớc và pháp luật quốc tế, đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định
của pháp luật. Tính nghiêm minh của pháp luật thể hiện trong môi trƣờng kinh
doanh, thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh đến kết quả và hiệu quả kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp. Sẽ chỉ có kết quả và hiệu quả tích cực nếu môi trƣờng
kinh doanh và mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật.
Nếu môi trƣờng kinh doanh không lành mạnh thì nhiều khi kết quả và hiệu
quả kinh doanh không do các yếu tố nội lực từng doanh nghiệp quyết định, dẫn đến
thiệt hại lớn về kinh tế và làm xói mòn đạo đức xã hội.
- Môi trƣờng kinh tế: Là yếu tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp nhƣ các chính sách đầu tƣ, chính sách phát triển kinh
tế, chính sách cơ cấu…Các chính sách vĩ mô này tạo nên sự ƣu tiên hay kìm hãm sự
phát triển của từng ngành, từng vùng cụ thể do đó tác động trực tiếp đến kết quả và
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế đó. Để tạo
ra một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh tế
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
làm tốt các công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tƣ, tạo ra sự
phát triển cân đối, kiểm soát và hạn chế độc quyền, tạo ra môi trƣờng cạnh tranh
lành mạnh, không tạo ra sự đối xử khác biệt giữa các doanh nghiệp và các loại hình
doanh nghiệp. Xử lý tốt các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ tỷ giá hối đoái,
đƣa ra các chính sách kinh tế phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế trong
từng thời kỳ, đảm bảo tính công bằng…là những vấn đề quan trọng,tác động mạnh
mẽ dẫn tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
- Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng: Nhƣ hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,
điện, nƣớc sự phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo…đều là những nhân tố tác
động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó tác động đến
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ có thể phát triển sản
xuất trên cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại và thuận tiện. Bên cạnh đó trình độ dân trí
tác động lớn đến chất lƣợng và lực lƣợng lao động xã hội nên tác động trực tiếp đến
nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Mặt khác chất lƣợng của đội ngũ lao động lại là
nhân tố bên trong ảnh hƣởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.7. Hệ thống các chỉtiêu đánh giá hiệu quả sản xuấtkinh doanh trongdoanh nghiệp
1.1.7.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: Là tỷ số % giữa tổng lợi nhuận
thu đƣợc trong kỳ và tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần: Là tỷ số % giữa tổng lợi nhuận thu
đƣợc trong kỳ với phần vốn cổ phần của công ty.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Đƣợc tính bằng tỷ lệ giữa lợi
nhuận thực hiện so với vốn chủ sở hữu bình quân năm của doanh nghiệp (trong đó
vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn của cổ đông ƣu đãi và vốn cổ phần thƣờng).
1.1.7.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định (VCĐ)
- Hiệu suất vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia
vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả sản phẩm.
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Hệ số huy động vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết để có đƣợc một đơn vị
kết quả sản xuất (sản lƣợng) thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định.
- Sức sinh lời của vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của vốn lưu động:
- Vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết số vốn lƣu động của doanh
nghiệp quay đƣợc bao nhiêu vòng trong kỳ.
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết bình
quân để vốn lƣu động của doanh nghiệp quay đƣợc một vòng.
- Sức sinh lời của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lƣu động
của doanh nghiệp bỏ ra thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hệ số vòng quay hàng tồn kho : Chỉ tiêu này cho biết số lần mà hàng hóa
tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:
- Năng suất lao động: Năng suất lao động là một chỉ tiêu biểu thị mức độ
hiệu quả của quá trình lao động, đƣợc tính bằng tỷ số giữa sản lƣợng bán trong kỳ
với tổng số lao động trong kỳ.
- Mức sinh lời bình quân (LNbq): Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao
động của doanh nghiệp trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.1.7.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả môi trường.
- Nộp ngân sách:
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có
nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nƣớc dƣới hình thức là các loại thuế nhƣ thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế xuất khẩu (với các đơn vị xuất nhập
khẩu), thuế tiêu thụ đặc biệt… Nhà nƣớc sẽ sử dụng những khoản thu này để đầu tƣ
cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các lĩnh vực phi sản xuất, góp phần
phân phối lại thu nhập quốc dân.
- Việc làm:
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải tự tìm tòi để đƣa
ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn
việc làm cho ngƣời lao động.
- Thu nhập:
Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động đòi hỏi các doanh
nghiệp phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của ngƣời lao
động. Xét trên phƣơng diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của ngƣời dân đƣợc
thể hiện qua các chỉ tiêu nhƣ gia tăng thu nhập quốc dân bình quân trên đầu ngƣời,
gia tăng đầu tƣ xã hội, mức tăng trƣởng phúc lợi xã hội…
- Hiệu quả môi trƣờng: Doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh phải thực hiện các giải pháp giảm nhẹ tác động đến môi trƣờng sống nhƣ : ô
nhiễm không khí, ô nhiễm nƣớc mặt và nƣớc ngầm, ô nhiễm tiếng ồn…
1.2. Cơsởthựctiễnvềphƣơngphápđánhgiáhiệuquảkinhdoanhcủadoanhnghiệp
1.2.1. Phươngphápđánhgiáhiệuquảkinhdoanhcủadoanhnghiệpcóvốnnhànước
Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công
khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu và doanh
nghiệp có vốn Nhà. Mục tiêu của Nghị định nhằm đánh giá đúng thực trạng hoạt
động của doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm của doanh
nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng
vốn. Từ đó kịp thời giúp doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, yếu kém trong hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ trong công tác quản lý. Tại điều 15 của Nghị
định đã đƣa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp áp
dụng đối với Công ty cổ phần xi măng La Hiên nhƣ sau:
- Chỉ tiêu 1. Doanh thu và thu nhập khác.
- Chỉ tiêu 2. Lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ
sở hữu.
- Chỉ tiêu 3. Chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật về thuế và các khoản
thu nộp ngân sách khác, về tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, bảo vệ môi trƣờng, về
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lao động, tiền lƣơng, an sinh xã hội, về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực
hiện giám sát tài chính.
Thông tƣ 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 của Bộ tài chính về hƣớng dẫn
thực hiện một số nội dung của Nghị định 61/2013/NĐ-CP.
Trong chƣơng này tác giả đã hệ thống hóa một cách lôgíc cơ sở lý luận
về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và phƣơng pháp đánh giá hiệu quả đối với
doanh nghiệp công nghiệp. Từ đó tác giả đề xuất nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
vận dụng vào Công ty cổ phần xi măng La Hiên.
* Nhóm 1: Sử dụng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp.
Ƣu điểm:
+ Sử dụng các chi tiêu này có thuận lợi là dữ liệu phân tích đầy đủ, chính
xác, cụ thể. Công việc tính toán dễ dàng, đơn giản. Cho phép ta thấy đƣợc tình hình
sử dụng vốn của công ty cổ phần thuộc tập đoàn (vốn kinh doanh, vốn cổ phần, vốn
chủ sở hữu)
Nhƣợc điểm:
+ Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần thuộc
Tập đoàn là so với hiệu quả kinh doanh kì trƣớc đó hoặc so với hiệu quả kinh
doanh ngành. Nhƣng để có đƣợc mức bình quân của ngành thi phải khảo sát tất cả
các công ty trong ngành khi đó khối lƣợng tính toán sẽ phức tạp, khó khăn vì quy
mô của ngành lớn. Hiệu quả kinh doanh mới chỉ đề cập trên một phƣơng diện là sự
sinh lời của mỗi đồng vốn vay hay rộng hơn là hiệu quả tài chính mà chƣa đánh giá
đƣợc khả năng áp dụng kĩ thuật sản xuất xem có tăng năng suất lao động hay giảm
đƣợc tỉ lệ tổn thất hay không.
* Nhóm 2: Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận.
- Sử dụng các chi tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử
dụng VLĐ, hiệu quả sử dụng lao động có thuận lợi là dữ liệu phân tích đầy đủ,
cụ thể. Công việc tính toán dễ dàng, đơn giản. Cho phép ta thấy đƣợc tình hình quản
lí, tổ chức sản xuất, quản lý sử dụng nguồn lực tài chính của công ty cổ phần xi
măng La Hiên. Đặc biệt đánh giá đƣợc tình hình quản lý sử dụng lao động thông
qua chỉ tiêu năng suất lao động, từ đó cho phép so sánh với chỉ tiêu của ngành.
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.2.2. Đặc điểm của công ty cổ phần ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp
- Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn lớn bằng cách phát hành cổ
phiếu mới hay trái phiếu ra thị trƣờng. Đây là điểm khác biệt so với các loại hình
doanh nghiệp khác nhƣ công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh... Tuy
nhiên, việc huy động vốn lại làm tăng chi phí kinh doanh do tăng các loại chi phí
nhƣ chi phí quảng cáo, hoa hồng, bảo lãnh….. Do đó ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh
doanh của Công ty.
- Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đa sở hữu, do đó có khả năng tự
giám sát rất cao trong các hoạt động của công ty. Bất kì chủ sở hữu nào cũng đều
muốn công ty phát triển lành mạnh, ổn định và minh bạch. Nhƣng đi đôi với điều đó
là việc phải chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát hoạt động của các chủ sở hữu hiện tại.
- Công ty cổ phần có sự khác biệt giữa quyền sử dụng tài sản và quyền
sở hữu đối với các tài sản của công ty nên các cổ đông của công ty đƣợc tự do
chuyển nhƣợng cổ phần cho ngƣời khác- tính thanh khoản cao (trừ cổ đông sáng lập
có thể bị hạn chế). Điều này làm cho ngƣời đầu tƣ có thể dễ dàng chuyển dịch đầu
tƣ của mình sang ngƣời khác nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên do có sự tách biệt giữa
quyền sở hữu và quyền quản lý sử dụng vốn và tài sản nên ngƣời điều hành
có thể ra các quyết định không phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của chủ sở
hữu. Vì vậy có thể tạo ra động lực hoặc triệt tiêu động lực thúc đẩy hoạt động
thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Công ty cổ phần khó thay đổi phƣơng hƣớng mục tiêu kinh doanh vì phải
căn cứ vào điều lệ ban đầu của Công ty, phải có quyết định của đại hội cổ đông và
phải xin cấp Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép sửa đổi điều lệ…
- Công ty cổ phần bị đánh thuế tƣơng đối cao vì ngoài khoản thuế mà công
ty thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc, các cổ đông còn phải chịu thuế thu
nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của luật pháp.
- Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính của công ty cổ phần bị hạn chế.
Định kỳ Công ty phải công khai báo cáo với các cổ đông (theo nghị quyết và điều lệ
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
của Đại hội đồng cổ đông) về tình hình hoạt động SXKD và tình hình tài chính của
Công ty. Mặt khác để thu hút nhà đầu tƣ tiềm tàng, công ty cổ phần thƣờng phải tiết
lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh
tranh khai thác làm ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
1.2.3. Một số kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm
xi măng đối với Công ty cổ phần xi măng La Hiên
1.2.3.1. Kinh nghiệm của Công ty cổ phần VICEM Hà Tiên 1 (HT1)
Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (HT1) tiền thân là nhà máy xi măng Hà
Tiên đƣợc thành lập từ năm 1964. Nhà máy xi măng HT1 sau đó đổi thành công ty xi
măng HT1 vào năm 1993 và chính thức hoạt động dƣới hình thức công ty cổ phần từ
tháng 02/2007. HT1 niêm yết trên Hose vào tháng 11/2007 với vốn điều lệ đăng ký là
870 tỷ, hiện nay đã tăng lên là 1.100 tỷ đồng.
Hà Tiên 1 là đơn vị chủ lực của Tổng công ty xi măng Việt Nam và là nhà
sản xuất và phân phối xi măng hàng đầu ở miền Nam. Công ty hiện chiếm khoảng
8% thị phần xi măng cả nƣớc và gần 30% thị phần tại khu vực IV nhƣ TP HCM,
Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà Rịa Vũng Tàu…, một phần khu vực Đồng bằng Sông
Cửu Long và một phần Tây Nguyên. Với dây chuyền hiện đại từ các hãng hàng đầu
thế giới nhƣ Đức, Pháp và quy trình quản lý chất lƣợng chặt chẽ từ khâu đầu vào và
đầu ra, Vicem Hà Tiên luôn tạo ra các sản phẩm tốt nhất cho ngƣời tiêu dùng và luôn
xứng đáng là thƣơng hiệu hàng đầu Việt.
Những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 là:
- Công ty có hệ thống kiểm soát chặt chẽ về chất lƣợng và định mức thực
hiện, giảm hao hụt nguyên vật liệu thấp nhất tại các khâu trung gian nhƣ vận
chuyển, rách bao xi măng.
- Theo dõi và thu thập thông tin của các nhà sản xuất cạnh tranh, phân tích so
sánh mức độ cạnh tranh để đề xuất chính sách bán hàng, chính sách hỗ trợ khách
hàng cụ thể, linh hoạt, đẩy mạnh kênh phân phối trực tiếp.
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Công ty đã xây dựng ma trận chức năng nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản trị và tổ chức nguồn nhân lực của Công ty.
1.2.3.2. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn (BCC)
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn tiền thân là nhà máy xi măng Bỉm Sơn
thành lập năm 1980. Chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần hóa từ tháng
5/2006, hoạt động với vốn điều lệ 956 tỷ đồng. BCC thuộc Tổng công ty xi măng
Việt Nam chuyên sản xuất xi măng Portland hỗn hợp PCB 30, PCB 40 mang
thƣơng hiệu xi măng “con voi” với tổng công suất 4 triệu tấn/ năm. BCC đã khẳng
định đƣợc vị thế của mình trên thị trƣờng phía Bắc. Các nhà máy của Công ty xi
măng Bỉm Sơn luôn biết tận dụng thế mạnh của mình nhƣ vị trí đặt gần các nguồn
cung cấp nguyên vật liệu đầu vào nhƣ: đá vôi, đất sét… giúp BCC kiểm soát đƣợc
chi phí sản xuất. Chi phí điện năng chiếm tỷ trọng lớn cấu thành lên giá thành sản
phẩm. Nhận thức tầm quan trọng đó Công ty cũng đã đầu tƣ xây dựng các trạm phát
điện tận dụng nhiệt khí thải của các lò sản xuất giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.
1.2.4. Bài học kinh nghiệm đối với Công ty cổ phần xi măng La Hiên
Công ty cổ phần xi măng La Hiên tiền thân là nhà máy xi măng La Hiên
thành lập năm 1995- là đơn vị sản xuất xi măng bằng công nghệ lò quay đầu tiên tại
Thái Nguyên. Vị trí hiện nay của Công ty có rất nhiều thuận lợi nhƣ: gần khu cung
cấp nguyên vật liệu nhƣ đá vôi, đất sét, than đốt...Nhƣ vậy, đúc kết những kinh
nghiệm của các Công ty đang dẫn đầu về thị phần sản xuất, tiêu thụ xi măng trên cả
nƣớc đã mang lại cho Công ty Cổ phần xi măng La Hiên nhiều bài học về nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh đó là:
- Tận dụng và khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có (lao động, nguyên vật
liệu đầu vào...) góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức
cạnh tranh trên thị trƣờng.
- Đổi mới công nghệ sản xuất, tận dụng nhiệt khí thải giúp tiết kiệm điện
năng, bảo vệ môi trƣờng.
- Nghiên cứu, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ xi măng.
- Nâng cao vai trò quản trị và tổ chức nguồn nhân lực của Công ty.
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài cần phải giải
quyết ba câu hỏi đặt ra nhƣ sau:
1. Thực trạng sản xuất kinh doanh sản phẩm xi măng tại Công ty cổ phần
xi măng La Hiên trong những năm gần đây nhƣ thế nào?
2. Những nhân tố nào ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty?
3. Định hƣớng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty trong thời gian tới?
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Sử dụng câu hỏi mở, thông qua phƣơng pháp này trực tiếp tiếp cận các đại
lý, cửa hàng bán xi măng, các đối tƣợng có liên quan đến sản xuất xi măng để hiểu
biết đƣợc thực trạng, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất cũng nhƣ
quá trình tiêu thụ xi măng. Từ đó có cái nhìn khách quan để có thể đƣa ra những
giải pháp, những định hƣớng phát triển sản xuất trong tƣơng lai.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ có kinh
nghiệm quản lý trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng.
b. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo
cáo của Công ty, từ các Sở, Ban, Ngành có liên quan và các nguồn tài liệu khác
nhƣ: Sách, báo, tạp chí... có liên quan đến nội dung đề tài.
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
VKD
Những số liệu này đƣợc thu thập chủ yếu ở Cục thống kê, phòng Thống kê,
các Sở, Ban, Ngành liên quan và Công ty cổ phần xi măng La Hiên.
2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
a. Phương pháp thống kê kinh tế
Là phƣơng pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của
các hiện tƣợng. Giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng
đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.
b. Phương pháp nghiên cứu so sánh
So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích để xác
định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Thông qua các số liệu đã
thu thập, tìm ra đƣợc quy luật, bản chất của hiện tƣợng. So sánh số liệu qua các
năm để thấy đƣợc những nguyên nhân, những tồn tại ảnh hƣởng đến hiệu quả
kinh doanh của Công ty đang nghiên cứu. Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế
và hƣớng đi phù hợp cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm xi
măng trong tƣơng lai.
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn làm căn cứ so
sánh (gốc so sánh).
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: Là tỷ số % giữa tổng lợi nhuận thu
đƣợc trong kỳ và tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Công thức: D = LN
* 100% (1.1)
VKD
Trong đó:
DVKD : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
LN : Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong kỳ
VKD : Vốn bình quân kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cho biết hiệu quả của việc sử
dụng một đồng vốn sản xuất. Khi doanh nghiệp bỏ ra một đơn vị vốn kinh doanh thì
sẽ thu đƣợc bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh càng lớn.
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
VCSH
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần: Là tỷ số % giữa tổng lợi nhuận thu
đƣợc trong kỳ với phần vốn cổ phần của Công ty
LN
Công thức: DCP =
V CP
* 100% (1.2)
Trong đó:
DCP : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần.
LN : Lợi nhuận sau thuế.
V CP
: Vốn cổ phần bình quân trong kỳ.
Ý nghĩa: Chỉ số này là thƣớc đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ
ra và tích lũy đƣợc tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ
phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng. Chỉ số này càng
cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công
ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khia tác lợi thế
cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Chỉ số này
càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn với các nhà đâu tƣ hơn.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Là tỷ số % giữa lợi nhuận thực
hiện so với vốn chủ sở hữu bình quân năm của doanh nghiệp.
Công thức: D =
LN
* 100% (1.3)
V
Trong đó:
CSH
DVCSH : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
LN : Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
V CSH : Vốn chủ sở hữu trong kỳ.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cố định:
Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định giúp doanh
nghiệp đánh giá thực trạng quản trị vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, từ đó có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả vốn cố định của doanh
nghiệp. Bao gồm các chỉ tiêu sau:
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Hiệu suất vốn cố định: Là tỷ số giữa doanh thu trong kỳ trên tổng vốn cố
định trong kỳ của doanh nghiệp.
DT
Công thức : Hhs =
Trong đó:
VCĐ
(đồng/đồng) (1.4)
DT: Doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp
VCĐ : Tổng số vốn cố định của doanh nghiệp trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả sản phẩm.
+ Hệ số huy động vốn cố định: Là tỉ số giữa tổng vốn cố định trong kỳ trên
tổng doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp.
Công thức: Hhd =
VCĐ
(đồng/ đồng ) (1.5)
DT
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị kết quả sản xuất (sản lƣợng) thì
cẩn bao nhiêu đồng vốn cố định.
+ Sức sinh lời của vốn cố định: Là tỷ số giữa lợi nhuận trong kỳ trên tổng
vốn cố định trong kỳ của doanh nghiệp.
LN
Công thức: Ssl =
VCĐ
(đồng/ đồng) (1.6)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động:
Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng
để đánh giá chất lƣợng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung của
doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động cho
phép nhà quản lý tài chính doanh nghiệp có cái nhìn chính xác và toàn diện về tình
hình quản lý và sử dụng vốn lƣu động của doanh nghiệp mình. Từ đó có những biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong tƣơng lai. Đánh giá hiệu
quả vốn lƣu động bao gồm các chỉ tiêu sau:
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hv
+ Vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết số vốn lƣu động của doanh
nghiệp quay đƣợc bao nhiêu vòng trong kỳ.
Trong đó:
Công thức: n=
Dt
Vdm
, vòng/kỳ (1.7)
Dt: Doanh thu thuần trong kỳ, đồng.
V dm: Vốn lƣu động định mức sử dụng bình quân trong kỳ, đồng.
+ Kỳ luân chuyển bình quân VLĐ : Là chỉ tiêu phản ánh số ngày để thực hiện
một vòng quay vốn lƣu động. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì trình độ sử dụng vốn
lƣu động càng tốt và ngƣợc lại.
Công thức: K=
N
, ngày/vòng (1.8)
n
Trong đó: N là số ngày của kì nghiên cứu.
+ Sức sinh lời của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn
lƣu động của doanh nghiệp bỏ ra thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận
LN
Công thức: SSL = th
Vdm
, đồng/đồng (1.9)
+ Hệ số vòng quay hàng tồn kho: Là đại lƣợng đƣợc xác định bằng tỷ lệ giữa
giá vốn hàng bán trong kỳ và hàng tồn kho bình quân trong kỳ (ĐVT: lần)
Công thức: (1.10)
Vòng quay
hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
=
Hàng tồn kho bình quân
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:
- Năng suất lao động: Năng suất lao động là một chỉ tiêu biểu thị mức độ
hiệu quả của quá trình lao động, đƣợc tính bằng tỷ số giữa sản lƣợng bán trong kỳ
với tổng số lao động trong kỳ. [10]
Công thức: W = Q
Nds
tấn /người - kỳ (1.11)
Trong đó: Q: Sản lƣợng bán trong kỳ, tấn
N ds : Số lao động bình quân của doanh nghiệp trong kỳ, ngƣời
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ý nghĩa: Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ rệt nhất chất lƣợng sử
dụng lao động. Phân tích năng suất lao động, lấy đó là biện pháp chủ yếu để phát
triển kinh doanh, tăng hiệu quả kinh tế và đảm bảo thu nhập cho ngƣời lao động.
- Mức sinh lời bình quân (LNbq): Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao
động của doanh nghiệp trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
LN
Công thức: LNbq = th
N ds
Triệuđồng/người - kỳ (1.12)
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN
3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần xi măng La Hiên đƣợc thành lập ngày 01 tháng 01 năm
2008 trên cơ sở chuyển đổi hình thức hoạt động từ doanh nghiệp nhà nƣớc (tiền
thân là nhà máy xi măng La Hiên thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1995 theo quyết
định của Bộ năng lƣợng) sang mô hình công ty cổ phần - là thành viên của công ty
than nội địa thuộc tổng công ty than Việt Nam - Nay là Công ty công nghiệp mỏ
Việt Bắc -TKV thuộc Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam. Công ty có
tƣ cách pháp nhân theo luật kể từ ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận kinh doanh số
17003000349 do phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên
cấp với tổng số vốn đầu tƣ ban đầu là 100 tỷ đồng.
Công ty hiện có 02 dây chuyền sản xuất xi măng lò quay có tổng công suất
thiết kế 950.000 tấn/năm, bắt đầu hoạt động từ năm 2005 và 2010. Các dây chuyền
thiết bị nhập đồng bộ từ Trung Quốc.
Công ty cổ phần xi măng La Hiên (thuộc xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên) có tổng diện tích là 162.160 m2
. Trên nền địa hình bằng phẳng, chạy
dọc quốc lộ 1B cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 18 km về phía Bắc. Vị trí
hiện nay của Công ty có rất nhiều thuận lợi nhƣ: gần khu cung cấp nguyên vật liệu
nhƣ đá vôi, đất sét… Đặc biệt giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật
liệu phục vụ cho sản xuất cũng nhƣ vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ.
Từ khi cổ phần hoá, Công ty cổ phần xi măng La Hiên thực hiện chế độ hạch
toán kinh tế độc lập, đƣợc thành lập với chức năng chính là sản xuất xi măng. Căn
cứ vào quyết định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm quản lý của Nhà nƣớc, của Bộ sản phẩm chính của Công
ty cổ phần xi măng La Hiên là xi măng Pooclăng hỗn hợp PCB30 và PCB 40 theo
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TCVN 6260: 1997 dùng cho công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Sản
phẩm của Công ty đƣợc sản xuất theo hệ thống quản lý chất lƣợng đạt tiêu chuẩn
ISO 9001: 2000.
3.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
- Sản xuất xi măng, đá vôi.
- Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Khai thác, chế biến đá, đất sét và các loại khoáng sản
- Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt hệ thốngđiện, hoàn thiện công trìnhxâydựng.
- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
- Kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống.
- Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng.
- Vận tải hành khách và hàng hóa bằng đƣờng bộ.
3.1.3. Phương châm hoạt động của Công ty
“CHẤT LƢỢNG SẢNPHẨM QUYẾTĐỊNH SỰ HƢNG THỊNH
CỦA CÔNG TY”
- Công ty luôn cam kết phấn đấu, tìm hiểu kỹ khách hàng để đảm bảo sản
phẩm và dịch vụ của mình cung ứng ra đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng.
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Luôn tổ chức và giáo dục cho cán bộ và công nhân viên không ngừng nâng
cao năng lực của mình.
- Luôn duy trì hiệu quả hệ thống chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001-2008.
3.1.4. Định hướng phát triển của Công ty
Năm 2022 nền kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên dự
báo thị trƣờng tiêu thụ xi măng trong thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn và thách
thức. Mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới là tiếp tục duy trì sản xuất
ổn định, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cƣờng quản
trị chi phí, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho ngƣời lao động, tăng đóng
góp ngân sách nhà nƣớc. Công ty đã xây dựng chiến lƣợc phát triển trung và dài hạn
nhƣ sau:
+ Lựa chọn lộ trình hợp lý để triển khai đầu tƣ các dự án gia công chế tạo sản
phẩm tận dụng từ các nguồn vật tƣ, nguyên liệu của Công ty.
+ Đầu tƣ theo chiều sâu, nâng cao năng lực và bổ sung các thiết bị phục vụ
sản xuất.
+ Mở rộng và cơ cấu lại thị trƣờng tiêu thụ, khai thác các thị trƣờng tiềm
năng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.2. Tổ chức bộ máy quản lý và lao động của Công ty
3.2.1. Cơ cấu bộ máy và tổ chức
Để điều hành và thực hiện tổ chức sản xuất kinh doanh, Công ty đã xây dựng
mô hình bộ máy quản lý trên cơ sở gọn nhẹ, khoa học, chặt chẽ giúp ban lãnh đạo có
thể nắm bắt thông tin kịp thời và đƣa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý và chính xác.
30
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phòng Tổ chức nhân sự
Phòng Kế toán-Thống kê-Tài chính
Phòng Kinh doanh thị trƣờng
Phòng Kế hoạch - Vật tƣ
Phòng Thanh tra
Phòng Cơ điện
Phân xƣởng Cơ điện
Phân xƣởng Vận tải
Phòng Kỹ thuật an toàn
Phòng Kỹ thuật sản xuất xi măng
Phân xƣởng Lò quay
Phân xƣởng cấp liệu
Phân xƣởng liệu sống
Phân xƣởng Lò nung
Phân xƣởng Thành phẩm
ĐẠI
HỘI
ĐỒNG
CỔ
ĐÔNG
HỘI
ĐỒNG
QUẢN
TRỊ
BAN
KIỂM
SOÁT
GIÁM
ĐỐC
Phó
Giám
đốc
Kỹ
thuật
cơ
điện,
và
Đầu
tƣ
XDCB
Phó
Giám
đốc
Kỹ
thuật
sản
xuất
xi
măng
Phó
Giám
đốc
Khai
thác
mỏ
Phó
Giám
đốc
Hành
chính-
Ytế-
Bảo
vệ
Phó
Giám
đốc
Kinh
doanh
Phßng Hµnh chÝnh
Đội bảo vệ
Trạm y tế
Phòng Kinh doanh thị trƣờng
Bộ phận Bán hàng
Phòng Kỹ thuật mỏ
Phân xƣởng Khai thác đất sét
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có
quyền quyết định quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lƣợc phát triển dài hạn
của Công ty và những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc Luật pháp và Điều
lệ Công ty quy định.
* Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản trị của Công ty, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT.Thay mặt
HĐQT điều hành Công ty là Tổng giám đốc. HĐQT hoạt động tuân thủ theo quy
định của Luật Doanh Nghiệp và điều lệ của Công ty. Hội đồng quản trị của Công ty
gồm 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
* Ban kiểm soát: Là cơ quan đƣợc đại hội đồng cổ đông bầu ra nhằm giám
sát hoạt động của Hội đồng quản trị và sự lãnh đạo của Ban tổng giám đốc, đứng
đầu là trƣởng ban kiểm soát.
* Ban điều hành gồm giám đốc và các phó giám đốc là ngƣời quản lý điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
*Các phòng ban chức năng: Thực hiện các chức năng nhằm đảm bảo cho
việc quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đƣợc
hiệu quả.
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Từ khi cổ phần hoá, Công ty cổ phần xi măng La Hiên thực hiện chế độ hạch
toán kinh tế độc lập, đƣợc thành lập với chức năng chính là sản xuất xi măng. Căn cứ
vào quyết định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm quản lý của Nhà nƣớc.Sản phẩm chính của Công ty cổ phần xi
măng La Hiên là xi măng Pooclăng hỗn hợp PCB30 và PCB 40 theo TCVN 6260:
1997 dùng cho công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Sản phẩm của Công ty
đƣợc sản xuất theo hệ thống quản lý chất lƣợng đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Với chức năng và nhiệm vụ là sản xuất và tiêu thụ xi măng và các sản phẩm
khác từ xi măng. Công ty cổ phần xi măng La Hiên cố gắng tập trung đầu tƣ theo
chiều sâu, đổi mới thiết bị đầu tƣ sản xuất, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề
ngƣời lao động, sáng tạo đa dạng hoá mặt hàng chủng loại. Vì vậy sản phẩm của
Công ty ngày một nâng cao, có uy tín trên thị trƣờng trên cơ sở nắm bắt và đáp ứng
nhu cầu của xã hội một cách tốt nhất.
3.2.3. Kế hoạch phát triển sau cổ phần hóa tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên
Sau khi cổ phần hóa, Công ty cổ phần xi măng La Hiên tiếp tục kế thừa cơ sở
vật chất, lao động, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tiền thân là Nhà máy xi măng La
Hiên để phát triển Công ty cổ phần trên cơ sở những thuân lợi và những yếu tố tích
cực do cổ phần hóa tạo ra, nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát
triển vốn, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho ngƣời lao động.
* Công tác đầu tư xây dựng
Để hoàn thành nhiệm vụ là sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu xi măng
trên thị trƣờng, Công ty cổ phần xi măng La Hiên tiếp tục đầu tƣ xây dựng mở rộng
và hoàn thiện toàn bộ cơ sở vật chất: Nhà điều hành, kho tàng, bến bãi, đƣờng giao
thông nội bộ, mở rộng mỏ khai thác đá vôi, phƣơng tiện bốc xúc, phƣơng tiện vận
tải hiện đại đáp ứng đủ và kịp thời đến tận nơi tiêu thụ xi măng của khách hàng.
* Về vốn kinh doanh:
Tháng 01 năm 2008 Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản Việt nam có
quyết định số 27/ QĐ - HĐQT về việc phê duyệt phƣơng án cổ phần hóa Công ty cổ
phần sẽ thực hiện một số hình thức khác để bổ sung vốn kinh doanh từ các nguồn:
huy động vốn nhàn rỗi từ ngƣời lao động trong Công ty, vay tín dụng, phát hành trái
phiếu chuyển đổi và phát hành thêm cổ phiếu theo điều lệ của Công ty cổ phần.
Tình hình góp vốn của các Cổ đông vào Công ty đến ngày 31/12/2013 nhƣ sau:
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.1. Tình hình góp vốn của Công ty Cổ phần xi măng La Hiên
Nội dung
Số đã góp đến 31/12/2013
Số Cổ phần Số tiền (VNĐ) Tỷ lệ
1. Ngân sách Nhà nƣớc
2. Cổ phần phổ thông
5.138.300
4.861.700
51.383.000.000
48.617.000.000
51,38%
48,62%
Tổng cộng 10.000.000 100.000.000.000 100,00
Nguồn: Điều lệ Công ty Cổ phần xi măng La Hiên
Toàn bộ cổ phiếu của Công ty là cổ phiếu thƣờng.
* Về công tác quản lý và tổ chức kinh doanh:
Trên cơ sở Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần xi măng La Hiên
đƣợc đại hội đồng cổ đông thông qua, tiến hành kiện toàn bộ máy tổ chức của Công
ty theo hƣớng gọn nhẹ gồm: Hội đồng quản trị, Quy chế hoạt động của ban kiểm
soát, ban giám đốc điều hành, các phòng ban chức năng.
Ban hành hệ thống các văn bản quản lý nội bộ để nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp nhƣ: Quy chế hoạt động của hội đồng quản trị, quy chế hoạt
động của ban kiểm soát, quy chế tài chính, quy chế dầu tƣ, quy chế quản lý lao động
và thu nhập ngƣời lao động…
34
33
3.3. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
3.3.1. Tình hình hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2008-2013
Bảng 3.2. Tình hình SXKD Công ty những năm 2008-2013
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Sản lƣợng sản xuất Tấn 451.011,37 550.569,49 612.937,71 741.324,29 723.961,24 640.306,73
2 Sản lƣợng tiêu thụ Tấn 450.944,37 550.515,49 612.919,71 741.299,29 723.945,24 640.296,73
3 Doanh thu Tr. đồng 332.642,98 420.936,63 457.252,19 660.223,21 658.486,78 589.780,53
3.1
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Tr. đồng 332.471,21 420.843,43 454.243,95 658.791,82 646.004,07 584.026,93
3.2 Doanh thu khác Tr. đồng 171,77 93,20 3.008,24 1.431,40 12.482,71 5.753,60
4 Lợi nhuận sau thuế Tr. đồng 22.542,71 16.082,99 1.755,57 14,18 -9.962,96 1.552,93
5 Số ngƣời lao động bình quân ngƣời 971 950 947 901 854 810
6 Tiền lƣơng bình quân Đ/N/ tháng 3.967.200 4.003.309 3.589.446 4.313.373 4.500.508 5.163.869
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi măng La Hiên các năm 2008, 2009, 2010, 2011,2012, 2013)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua bảng số liệu trên tác giả nhận thấy với phƣơng châm hoạt động đặt chất
lƣợng sản phẩm lên hàng đầu. Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng đƣợc mở rộng. Sản lƣợng sản xuất
và tiêu thụ tăng dần qua các năm từ năm 2008-2011.
Năm 2008, Công ty bắt đầu chuyển đổi hình thức từ doanh nghiệp nhà nƣớc
sang hình thức Công ty cổ phần. Mặc dù trong năm giá cả thị trƣờng có sự biến
động mạnh nhƣ giá than, giá nhiên liệu dầu diezen… tăng cao, chịu ảnh hƣởng
khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát cao song nhờ những nỗ lực cố gắng trong
việc tiết kiệm chi phí, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, cải tiến kỹ thuật nên
sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ đạt trên 450.944,21 triệu tấn vƣợt kế hoạch đề ra. Lợi
nhuận sau thuế trên 22 tỷ đồng, chi trả cổ tức năm 2008 đạt 12%/ năm.
Năm 2009, doanh thu và sản lƣợng tiêu thụ đều tăng trƣởng ở mức cao. Sản
lƣợng tiêu thụ đạt 550.515,49 triệu tấn vƣợt kế hoạch đề ra (tăng 99.571,12 triệu
tấn tƣơng ứng tăng 22,1 % so với năm 2008). Tuy nhiên do sự ảnh hƣởng của giá cả
các yếu tố đầu vào làm cho giá vốn bán hàng tăng dẫn đến lợi nhuận trƣớc thuế
giảm nhẹ xuống còn hơn 21 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt: 16.082,99 triệu đồng
(giảm 28.65% so với năm 2008).
Tuy nhiên, sang năm 2010 mặc dù sản lƣợng tiêu thụ tăng cao hơn năm trƣớc
nhƣng vẫn không đạt kế hoạch giao. Mặt khác, dây chuyền lò quay mới đầu tƣ dự
kiến đƣa vào sử dụng từ đầu tháng 4/2010. Tuy nhiên trên thực tế đến tháng 6/2010
dây truyền mới đƣợc bàn giao đƣa vào sử dụng. Bên cạnh đó năm 2010 thị trƣờng
diễn biến phức tạp, sự cạnh tranh gay gắt giữa các thƣơng hiệu xi măng nhƣ: Xi
măng Hoàng Thạch, Nghi Sơn, Hoàng Mai….và trực tiếp trên địa bàn Thái Nguyên
là sự ra đời của Nhà máy xi măng Quang Sơn với hệ thống dây truyền hiện đại giá
bán thấp làm cho thị trƣờng tiêu thụ của Công ty bị thu hẹp. Chênh lệch tỷ giá
USD/VNĐ + lãi suất tín dụng tăng làm cho chi phí tài chính tăng trên 27,43 tỷ đồng
so với năm 2009 là nguyên nhân chính giảm lãi hoạt động của Công ty còn 1.755,57
triệu đồng (giảm 89,1% so với năm 2009).
Năm 2011, Giá cả có nhiều biến động do Nhà nƣớc điều chỉnh giá xăng dầu
tăng gần 50%, giá điện tăng 15%, giá than điều chỉnh tăng 2 lần trên 50% kéo theo sự
tăng giá của tất cả vật tƣ, nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty. Tỷ giá đồng USD/VNĐ tăng làm tăng chi phí tài chính lên thêm
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6,2 tỷ đồng, chi phí cố định nhƣ khấu hao TSCĐ và chi phí lãi vay năm 2011 tăng
trên 45,8 tỷ so với năm 2010. Mặt khác thị trƣờng xi măng cạnh tranh gay gắt do mất
cân đối về cung cầu xi măng làm cho sản lƣợng tiêu thụ năm 2011 đạt 741.299,29
triệu tấn (tăng 20,95%) so với năm 2010 nhƣng vẫn chƣa đạt kế hoạch giao.
Đặc biệt năm 2012 là năm ngành xi măng gặp rất nhiều khó khăn. Do tác động
tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách kiềm chế lạm phát thông qua
siết chặt tiền tệ, giảm mạnh đầu tƣ công và tăng trƣởng tín dụng ở trong nƣớc đã dẫn
đến sự trầm lắng của thị trƣờng bất động sản và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cung xi măng tiếp tục dƣ thừa mạnh do các dự án mới đƣợc hoàn thành, cầu có xu
hƣớng giảm mạnh. Trên thị trƣờng xảy ra cạnh tranh quyết liệt về giá cả làm sản
lƣợng và doanh thu của Công ty giảm sút so với năm 2011. Tỷ giá USD/VNĐ không
ngừng tăng làm cho chi phí tài chính tăng thêm hơn 11 tỷ đồng, chi phí lãi vay tăng
hơn so với 2011 là 24 tỷ đồng - là những nguyên nhân chính làm cho kết quả kinh
doanh của Công ty lỗ trên 9 tỷ đồng.
Năm 2013 vẫn trên đà khủng hoảng kinh tế, lƣợng xi măng dƣ thừa cao Công
ty đã nỗ lực tìm kiếm thêm thị trƣờng mới, tiết giảm chi phí. Lãi suất có điều chỉnh
giảm tuy vẫn còn cao nhƣng Công ty đã vƣợt qua đƣợc giai đoạn khó khăn nhất
định để đạt đƣợc kết quả là lãi hơn 1,5 tỷ đồng làm tiền đề cho những năm tiếp theo.
3.3.2. Tình hình lao động của Công ty
Lực lƣợng lao động phản ánh quy mô của doanh nghiệp. Cơ cấu lao động
phản ánh lĩnh vực hoạt động và đặc điểm công nghệ, mức độ hiện đại hoá sản xuất
của doanh nghiệp. Chất lƣợng lao động đƣợc thể hiện qua kết quả và hiệu quả hoạt
động SXKD. Vì vậy, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn lao động, trong
những năm qua Công ty cổ phần xi măng La Hiên luôn coi trọng việc tuyển dụng,
đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng lao động hợp lý nhằm mục đích đem lại năng suất
lao động cao nhất, tạo điều kiện cho lao động trong Công ty phát huy hết khả năng
của mình để xây dựng Công ty ngày càng phát triển.
Tình hình lao động của Công ty đƣợc thể hiện qua bảng số liệu 3.3 nhƣ sau:
37
36
Bảng 3.3. Tình hình lao động của Công ty tính đến thời điểm 31/12 từ năm 2008 đến năm 2013
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số
lƣợng
Cơ cấu
%
Số
lƣợng
Cơ
cấu
%
Số
lƣợng
Cơ
cấu %
Số
lƣợng
Cơ
cấu
%
Số
lƣợng
Cơ cấu
%
Số
lƣợng
Cơ
cấu
%
I. Phân theo giới tính 951 100 912 100 895 100 849 100 802 100 769 100
1. Nam 691 72,66 682 74,78 678 75,75 667 78,56 622 77,56 598 78
2. Nữ 260 27,34 230 25,22 217 24,25 182 21,44 180 22,44 171 22
II. Phân theo trình độ 951 100 912 100 895 100 849 100 802 100 769 100
1. Đại học, Cao đẳng 174 18,3 182 20,0 185 20,7 189 22,3 193 21,8 175 22
2. Trung cấp 83 8,7 85 9,3 88 9,8 92 10,8 96 11,8 60 8
3. Công nhân bậc 3-7 671 70,6 624 68,4 603 67,4 550 64,8 495 64,1 523 69
4. Lao động phổ thông 23 2,42 21 2,30 19 2,12 18 2,12 18 2,24 11 1
III. Cơ cấu tổ chức lao động 951 100,00 912 100 895 100 849 100 802 100 769 100
1. Cán bộ quản lý 98 10,30 93 10,20 93 10,39 89 10,48 77 9,60 62 8
2. Công nhân kỹ thuật 771 81,07 742 81,36 730 81,56 707 83,27 668 83,29 649 84
3. Lao động phổ thông 82 8,62 77 8,44 72 8,04 53 6,24 57 7,11 58 8
(Nguồn: Phòng Lao động- Tiền lương - Công ty cổ phẩn xi măng La Hiên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.1: Tình hình lao động phân theo trình độ (2008-2013)
Hình 3.2: Tình hình lao động phân theo cơ cấu tổ chức (2008-2013)
Xét theo giới tính: Do đặc thù của Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp,
công việc mang tính chất nặng nhọc nên phù hợp với lao động là nam giới. Điều này thể
hiện rất rõ qua cơ cấu về giới trong Công ty. Trong 6 năm (2008-2013) lực lƣợng lao
động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn (trên 70%) so với lao động nữ.
Xét theo trình độ chuyên môn: Qua bảng trên cho thấy lao động có trình độ
đại học, cao đẳng và trung cấp liên tục tăng qua các năm từ năm 2008 đến năm
2012. Nếu năm 2008 là 257 lao động chiếm 27 % thì năm 2009 tăng lên 10 ngƣời,
tƣơng ứng tăng 3.89 % so với năm 2008. Đến năm 2012, đội ngũ lao động này là
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
289 ngƣời (tăng 8 lao động - tƣơng ứng tăng 2.85 % so với năm 2011. Trong khi đó
lao động công nhân bậc 3-7 và lao động phổ thông lại có xu hƣớng giảm. Điều này
cho thấy công ty đã chú trọng đến việc bồi dƣỡng đào tạo phát triền nguồn nhân lực
cóchất lƣợng.
Tuy nhiên, năm 2013 số lƣợng lao động có trình độ đại học, cao đẳng chỉ còn
175 ngƣời giảm 18 ngƣời (giảm 9,33 % so với năm 2012). Nguyên nhân số lao
động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chuyển sang các Công ty khác.
Xét theo cơ cấu tổ chức lao động: Công ty luôn chú trọng công tác tổ chức
lại bộ máy quản lý nhân sự tinh gọn và hiệu quả. Điều này thể hiện số lao động là
cán bộ quản lý tại các phòng ban, phân xƣởng giảm dần qua các năm. Năm 2008 lao
động quản lý là 98 ngƣời chiếm 10.3 % trong tổng cơ cấu lao động thì năm 2013 là
62 ngƣời (giảm 15 ngƣời - tƣơng ứng giảm 19,48 % so với năm 2012). Công nhân
có trình độ kỹ thuật tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh lại có xu
hƣớng tăng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổ chức lao động của Công ty (chiếm
trên 80%). Số lƣợng công nhân lao động phổ thông và phục vụ không có trình độ
giảm dần và chiếm tỷ trọng thấp.
Tóm lại, qua phân tích ta thấy lao động của Công ty có giảm dần về mặt số
lƣợng qua các năm để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Chất
lƣợng lao động lại không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao cả về chuyên môn lẫn
tay nghề nhằm đáp ứng môi trƣờng kinh doanh ngày càng khó khăn. Tuy nhiên thời
gian tới Công ty cần xem xét lại nguyên nhân của việc một số lƣợng lớn lao động có
trình độ cao xin nghỉ làm tại đơn vị chuyển sang các đơn vị khác.
3.3.3. Cơ cấu sản phẩm và sản lượng tiêu thụ của Công ty (2008-2013)
Sản phẩm chính của Công ty cung cấp trên thị trƣờng chủ yếu là clinker, xi
măng PCB 30, PCB 40. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO: 9001-2008
vào sản xuất giúp cho sản phẩm của Công ty ngày càng chiếm đƣợc lòng tin của
khách hàng. Điều đó chứng minh qua doanh số bán hàng ngày càng tăng và không
ngừng lớn mạnh qua các năm. Sản lƣợng sản phẩm tiêu thụ của Công ty luôn giữ
đƣợc ổn định, giành đƣợc vị thế vững chắc trên thị trƣờng.
40
400.837
483.300
500.334
495.923
423.111
380.892
+/-
+ 82.463
+ 17.035
88,89
87,79
81,63
66,90
58,45
59,49
% (+/-)
25.120
45.078
95.221
234.041
295.454
196.637
+/-
+ 19.958
+ 50.142
+ 138.820
+ 61.414
5,57
8,19
15,54
31,57
40,81
30,71
% (+/-)
79,45
111,23
145,79
26,24
33,45
24.987
22.137
17.365
11.335
5.380
62.768
+/-
2.849
4.773
6.030
5.955
5,54
4,02
2,83
1,53
0,74
9,80
% (+/-)
11,40
21,6
34,7
52,5
450.944
550.515
612.920
741.299
723.945
640.297
+/-
+ 99.571
+ 62.404
+128.380
- 17.354
- 83.649
100
100
100
100
100
100
% (+/-)
2008
2009
2010
2011
2012
2013
So sánh
2009/2008
2010/2009
2011/2010
2012/2011
2013/2012
+
+
-
-
-
20,57
3,52
0,88
14,68
9,98
+
+
+
+
-
-
-
-
-
-
-
-
-
+
+
+
-
-
22
11,34
20,95
2,34
11,55
-
-
-
4.411
72.812
42.219 - 98.817 + 57.388 + 1.066,8
39
Bảng 3.4: Cơ cấu sản phẩm và sản lƣợng tiêu thụ của Công ty (2008-2013)
Sản phẩm tiêu thụ (Tấn/ năm)
Xi măng PCB 30 Xi măng PCB 40 Clinhker
Năm
Tỉ lệ cơ
Tổng
Tỉ lệ cơ cấu Tỉ lệ cơ cấu Tỉ lệ cơ cấu
Sản lƣợng Sản lƣợng Sản lƣợng
cấu SP
cộng
SP % SP % SP % %
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi măng La Hiên từ năm 2008 đến năm 2013)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty (2008-2013)
Qua bảng số liệu ta thấy, sản lƣợng tiêu thụ của Công ty không ngừng
tăng lên qua các năm 2008- 2011.Năm 2008, tổng sản lƣợng tiêu thụ của Công ty
đạt 450.944 triệu tấn, đến năm 2009 tăng lên 550.515 triệu tấn, tăng về số tuyệt
đối là 99.571 triệu tấn (tƣơng đối tăng 22%). Năm 2010 sản lƣợng tiêu thụ tăng
11.34 % so với năm 2009. Năm 2011 sản lƣợng tiêu thụ tăng mạnh 128.380 triệu
tấn (tƣơng ứng tăng 20,95 % so với năm 2010).
Tuy nhiên năm 2012, 2013 Công ty không hoàn thành kế hoạch sản lƣợng
sản xuất và tiêu thụ. Nguyên nhân do nền kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn
đặc biệt là ngành sản xuất xi măng. Nguồn cung xi măng trong nƣớc dƣ thừa
cùng với việc thị trƣờng ngày càng xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh làm
cho sản lƣợng tiêu thụ của Công ty liên tục giảm. Cụ thể năm 2012 sản lƣợng
tiêu thụ giảm 17.354 triệu tấn (tƣơng ứng giảm 2,34 % so với năm 2011). Năm
2013 sản lƣợng tiêu thụ của Công ty giảm mạnh đạt 83.649 triệu tấn (tƣơng ứng
giảm 11,55 % so với năm 2012).
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Về cơ cấu sản phẩm, sản lƣợng tiêu thụ xi măng PCB 30 năm 2009, năm
2010 tăng mạnh. Năm 2009 sản lƣợng tiêu thụ của xi măng PCB 30 tăng 20,57 %
so với năm 2008. Năm 2010 sản lƣợng tiêu thụ tăng 3,52 % so với năm 2009.
Tuy nhiên, sản lƣợng tiêu thụ xi măng PCB 30 lại có xu hƣớng giảm dần từ
năm 2011.
Ngƣợc lại xi măng PCB 40 ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng
hơn. Điều đó thể hiện sản lƣợng tiêu thụ liên tục tăng. Năm 2011 sản lƣợng tăng
mạnh đạt 234.041 triệu tấn (tăng 145,79 % so với năm 2010). Năm 2012 sản
lƣợng tăng 61.414 triệu tấn (tăng 26,24 % so với năm 2012). Năm 2013 sản
lƣợng tiêu thụ giảm do tổng sản lƣợng tiêu thụ của toàn Công ty đều giảm không
đạt kế hoạch đề ra.
Sản phẩm Clinker chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng cơ cấu sản phẩm
của toàn Công ty. Sản lƣợng tiêu thụ liên tục giảm từ năm 2008 đến năm 2012.
Nhƣng sang năm 2013 sản lƣợng tiêu thụ lại tăng vọt đạt 62.768 triệu tấn (tƣơng
ứng tăng 1.066,8 % so với năm 2012). Nguyên nhân là do Công ty mạnh dạn
chuyển hƣớng tiêu thụ Clinker sang thị trƣờng Indonesia và Bangladesh. Bởi đây
là 2 trong số thị trƣờng nhập khẩu lƣợng lớn xi măng và Clinker của Việt Nam,
chiếm trên 12% sản lƣợng xuất khẩu nƣớc ta.
3.3.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2008-2013
Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu ở khu vực phía Bắc bao
gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Nội,
Vĩnh Phúc.... và các đơn vị trong tập đoàn Công ty Than - Khoáng sản Việt Nam.
Thị phần tiêu thụ sản phẩm của Công ty thể hiện qua bảng sau:
43
42
Bảng 3.5. Thị phần tiêu thụ sản phẩm của Công ty (2008-2013)
ĐVT: tấn
STT Tên thị phần
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
SL
tiêu thụ
%
SL
tiêu thụ
%
SL
tiêu thụ
%
SL
tiêu thụ
%
SL
tiêu thụ
%
SL
tiêu thụ
%
1 Thái nguyên 250.225,40 55,56 312.323,10 56,73 342.607,31 55,90 347.128,32 46,83 285.350,09 39,42 291.570,68 45,54
2 Vĩnh Phúc 22.463,15 4,99 34.512,90 6,27 41.496,76 6,77 69.570,02 9,38 113.390,55 15,66 84.131,35 13,14
3 Hà nội 32.219,61 7,15 33.516,21 6,09 34.017,83 5,55 73.505,48 9,92 101.415,58 14,01 29.110,70 4,55
4 Bắc cạn 26.447,21 5,87 35.421,35 6,43 38.128,60 6,22 45.311,08 6,11 32.028,07 4,42 17.732,32 2,77
5 Lạng Sơn 14.986,33 3,33 25.219,60 4,58 27.979,46 4,56 28.952,31 3,91 33.342,07 4,61 30.951,85 4,83
6 Tuyên Quang 36.791,47 8,17 29.226,03 5,31 44.647,90 7,28 39.444,62 5,32 24.942,01 3,45 3.337,00 0,52
7 Bắc Ninh 14.678,21 3,26 9.548,70 1,73 6.871,09 1,12 18.987,80 2,56 18.764,00 2,59 8.348,37 1,30
8 Cao Bằng, Lào Cai 11.652,21 2,59 26.478,35 4,81 31.639,00 5,16 33.702,48 4,55 12.824,00 1,77 21.312,36 3,33
9 Bắc Giang 9.586,98 2,13 6.750,00 1,23 3.000,00 0,49 13.344,95 1,80 31.671,38 4,37 35.847,74 5,60
10 XM bột + Clinker 31.303,82 6,95 37.519,25 6,82 42.531,74 6,94 71.352,23 9,63 70.217,49 9,70 117.954,36 18,42
Tổng cộng 450.354,37 100 550.515,49 100 612.919,69 100 741.299,29 100 723.945,24 100 640.296,73 100
(Nguồn: Phòng Kinh doanh thị trường- Công ty cổ phần xi măng La Hiên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng số liệu cho thấy thị phần tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại các thị
trƣờng nhƣ Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn. Tại thị trƣờng
Thái Nguyên, sản lƣợng tiêu thụ chiếm trên 40%. Năm 2008, sản lƣợng tiêu thụ là
250.225,4 triệu tấn chiếm 55,56 % thị phần tiêu thụ toàn Công ty. Sản lƣợng tiêu
thụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tăng qua các năm từ năm 2008-2011.
Năm 2009 tăng 62.097,7 triệu tấn tƣơng ứng thị phần tăng 1,17 % so với năm 2008.
Năm 2010 tăng 30.284,21 triệu tấn. Năm 2011 tăng 4.521,01 triệu tấn. Tuy nhiên,
năm 2012 sản lƣợng tiêu thụ giảm sút còn 285.350,09 triệu tấn (tƣơng ứng sản
lƣợng tiêu thụ giảm 17,8% ). Nguyên nhân do trên địa bàn có sự xuất hiện của 2 nhà
máy xi măng Quang Sơn và xi măng Quán Triều bắt đầu đi vào hoạt động với dây
chuyền sản xuất đồng bộ hiện đại, sản phẩm đồng loạt tung ra thị trƣờng làm cho thị
phần tiêu thụ của Công ty giảm.
Tƣơng tự, thị trƣờng tại các thành phố Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang sản
lƣợng tiêu thụ qua các năm liên tục tăng. Do đây là những thị trƣờng có vị trí gần, chi
phí vận chuyển thấp, có nhiều thuận lợi cho Công ty trong việc chiếm lĩnh thị trƣờng.
Thị phần tiêu thụ tại thị trƣờng Tuyên Quang chiếm tỷ trọng cao trong các
năm 2008 đến năm 2011 nhƣng lại có xu hƣớng giảm mạnh từ năm 2012. Năm
2013 sản lƣợng tiêu thụ giảm 21.605,01 triệu tấn tƣơng ứng thị phần năm 2013
giảm 84,93 % so với năm 2012. Nguyên nhân do sản phẩm của Công ty ngày càng
chịu sự cạnh tranh gay gắt với thƣơng hiệu xi măng của địa phƣơng.
Đối với các thị trƣờng Cao Bằng, Lào Cai… thị phần tiêu thụ xi măng của
Công ty qua các năm chƣa cao và ổn định. Do đây là những thị trƣờng xa gây khó
khăn trong công tác tiêu thụ, nghiên cứu thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng, chi phí
vận chuyển cao.
3.4. Phân tích hiệu quả SXKD của Công ty giai đoạn 2008-2013
3.4.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty.
3.4.1.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lƣợng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Vì vậy phân tích giá thành sản phẩm
là xác định nguyên nhân và các nhân tố làm ảnh hƣởng đến việc tăng, giảm giá thành
45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sản phẩm so với kế hoạch. Từ đó giúp các nhà quản trị có thể đƣa ra các quyết định
kịp thời, đúng đắn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm.
Thực tế tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên, sản phẩm chính là xi măng bao.
Đây là sản phẩm cuối cùng trải qua nhiều giai đoạn sản xuất. Vì vậy việc tìm hiểu
nguyên nhân dẫn đến sự biến động của từng khoản mục chi phí cấu thành lên giá
thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng nhằm đƣa ra những kết luận chính xác về
trình độ quản lý của Công ty.
Để có thể đánh giá đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới giá thành sản phẩm, tác giả
phân tích các số liệu thể hiện qua bảng biểu sau:
46
STT Chỉ tiêu
Tổng SL sản
xuất (tấn)
Chi phí
(nghìn đồng)
Chi phí nguyên
nhiên liệu
Chi phí động
lực
Chi phí tiền
lƣơng
Trích trƣớc sửa
chữa TSCĐ
Khấu hao
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
I 426.024 528.432 595.573 729.989 718.581 577.539
II Tổng Z Zđv Tổng Z Zđv Tổng Z Zđv Tổng Z Zđv Tổng Z Zđv Tổng Z Zđv
1 122.567.054 287,7 194.970.793 369,0 199.619.326 335 302.868.393 415 327.991.702 456 269.495.705 467
2 33.136.348 77,8 43.085.210 81,5 57.266.194 96 73.022.042 100 83.844.923 117 76.411.311 132
3 26.655.562 62,6 32.260.268 61,0 28.693.744 48 29.931.649 41 31.505.821 44 35.085.113 61
4
354.022 0,8 608.782 1,2 582.651 0,98 475.680 0,65 354.093 0,49 2.290.988 3,97
5 37.399.747 87,8 37.097.545 70,2 31.509.918 53 47.566.941 65 43.682.519 61 39.029.580 68
45
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp chi phí cấu thành lên giá thành sản phẩm xi măng bao (2008-2013)
TSCĐ
6 Chi phí khác 3.020.038 7,1 3.046.147 5,8 3.108.042 5,22 4.364.312 5,98 4.554.632 6,34 3.949.095 6,84
Tổng cộng 223.132.771 524 311.068.744 589 320.779.875 539 458.229.017 628 491.933.691 685 426.261.791 738
(Nguồn: Phòng Kế toán -Thống kê- Tài chính- Công ty cổ phần xi măng La Hiên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua bảng phân tích tác giả nhận thấy tổng chi phí cấu thành lên giá thành sản
phẩm xi măng bao của Công ty tăng dần qua các năm làm cho giá thành đơn vị sản
phẩm cũng tăng theo. Tổng chi phí sản xuất tăng do ảnh hƣởng bởi các nhân tố sau:
Chi phí nguyên, nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản
xuất xi măng. Nguyên vật liệu sản xuất xi măng chủ yếu là đá vôi, đất sét, quặng
sắt…và một số chất phụ gia khác. Do chịu ảnh hƣởng khủng hoảng của nền kinh tế
nên giá cả nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng làm cho tổng chi phí NVL sản xuất
xi măng của Công ty cũng có xu hƣớng tăng từ năm 2008 đến năm 2013 kéo theo
sự tăng lên của chi phí NVL đơn vị cấu thành lên giá thành sản phẩm. Cụ thể năm
2009, giá thành đơn vị của chi phí NVL là 369 nghìn đồng/ tấn, tăng 81 nghìn đồng/
tấn tƣơng ứng tăng 28,1% so với năm 2008. Năm 2010 giá thành đơn vị của chi phí
NVL lại giảm còn 355 nghìn đồng/tấn tƣơng ứng giảm 3,8 % so với năm 2009.
Nguyên nhân là do năm 2010, Công ty đầu tƣ thay thế dây chuyền sản xuất xi măng
lò quay bằng dây chuyền lò đứng hiện đại nhằm nâng cao năng suất và tiết kiệm chi
phí. Mặc dù, Công ty đã tích cực tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu đầu vào có chất
lƣợng cao, giá cả hợp lý. Tuy nhiên chi phí nguyên vật liệu vẫn tăng mạnh từ năm
2011 đến năm 2013. Trong bối cảnh khi giá cả các yếu tố đầu vào liên tục tăng,
Công ty cũng đã tích cực chủ động tháo gỡ những khó khăn trong công tác sản xuất,
nâng sản lƣợng khai thác đá vôi tại mỏ đá Đồng Chuỗng từ 18 nghìn tấn/tháng lên
20 nghìn tấn/tháng giúp Công ty chủ động nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho kế
hoạch sản xuất.
Chi phí động lực chiếm từ 15% -17% tổng chi phí cấu thành lên giá thành đơn
vị của sản phẩm. Việc Nhà nƣớc tăng giá điện đã ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giá điện tăng làm cho giá thành đơn vị sản
phẩm tăng. Cụ thể năm 2008 chí phí động lực là 77,8 nghìn đồng/ tấn xi măng. Năm
2012 chi phí động lực là 117 nghìn đồng/ tấn tăng 39,2 nghìn đồng/ tấn tƣơng ứng
tăng 50.39 % so với năm 2008. Năm 2013, chi phí động lực là 132 nghìn đồng/ tấn
tăng 15 nghìn đồng/tấn xi măng tƣơng ứng tăng 12,8 % so với năm 2012.
Ngoài chi phí nguyên nhiên liệu thì chi phí tiền lƣơng và chi phí khấu hao tài
sản cố định cũng chiếm tỷ trọng khá lớn. Chi phí tiền lƣơng liên tục giảm từ năm
2008-2011, tuy nhiên lại có xu hƣớng tăng từ năm 2012-2013. Mặc dù chi phí tiền
48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lƣơng tăng làm cho giá thành đơn vị tăng nhƣng điều này chứng tỏ Công ty bƣớc
đầu thực hiện tốt công tác đào tạo, nâng cao tay nghề của ngƣời lao động góp phần
tăng năng suất lao động, đời sống của công nhân đƣợc cải thiện.
Công ty áp dụng khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng nhƣng do trong năm phát
sinh các nghiệp vụ thanh lý, nhƣợng bán và mua mới máy móc thiết bị làm cho chi phí
khấuhaoluôn biếnđộngtăng,giảmgâyảnhhƣởngđến giá thành đơnvị sẩnphẩm.
Chi phí khác chủ yếu là chi phí dịch vụ mua ngoài nhƣ tiền nƣớc, điện thoại,
chi phí thuê vận chuyển, bốc xếp, chi phí quảng cáo…Chi phí khác giảm từ năm
2008-2010 do Công ty cũng đã tăng cƣờng công tác khoán quản chi phí sản xuất.
Cụ thể năm 2009 chi phí khác là 5,8 nghìn đồng/tấn xi măng giảm 18,3% so với
năm 2009. Năm 2010 chi phí khác là 5,22 nghìn đồng/tấn tƣơng ứng giảm 10% so
với năm 2009. Từ năm 2011 đến năm 2013, chi phí khác liên tục tăng. Nguyên nhân
do số lƣợng xe tải vận chuyển hàng hóa của Công ty nay đã cũ, có trọng tải thấp
không đáp ứng yêu cầu vận chuyển xi măng đi tiêu thụ. Vì vậy, Công ty phải thuê
phƣơng tiện vận tải bên ngoài đã làm tăng khoản mục chi phí khác.
3.4.1.2.Phân tích các khoản mục chi phí ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty.
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp đến kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là những hao phí lao động xã hội đƣợc biểu
hiện bằng tiền qua các quá trình sản xuất kinh doanh, chi phí của doanh nghiệp là
tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp từ quá trình hình thành tồn
tại và phát triển, từ khâu mua nguyên vật liệu đến khi tiêu thụ sản phẩm. Do đó, sau
mỗi chu kỳ SXKD doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích tình hình biến động
chi phí SXKD, qua đó doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng sử
dụng các khoản chi phí. Mặt khác, việc đánh giá chi phí cũng góp phần quan trọng
trong việc quyết định tái sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, là mục tiêu quan
trọng ảnh hƣởng tới lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt đƣợc, chi phí càng thấp thì lợi
nhuận càng cao. Ngoài những chi phí trực tiếp cấu thành lên giá thành sản phẩm
còn có các chi phí gián tiếp khác nhƣ chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán
hàng, chi phí tài chính...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.

More Related Content

Similar to Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.

Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...mokoboo56
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (31).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (31).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (31).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (31).docNguyễn Công Huy
 

Similar to Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng. (20)

Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
 
Khái niệm và vai trò hiệu quả kinh doanh
Khái niệm và vai trò hiệu quả kinh doanhKhái niệm và vai trò hiệu quả kinh doanh
Khái niệm và vai trò hiệu quả kinh doanh
 
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công TyCơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAY
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAYĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAY
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAY
 
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...
 
Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, 9đ
Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, 9đHiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, 9đ
Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, 9đ
 
QT173.doc
QT173.docQT173.doc
QT173.doc
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty in bao bì nhựa Hoàng Hạc, ...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty in bao bì nhựa Hoàng Hạc, ...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty in bao bì nhựa Hoàng Hạc, ...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty in bao bì nhựa Hoàng Hạc, ...
 
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty.Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty.
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Đề tài: Tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HOT
Đề tài: Tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HOTĐề tài: Tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HOT
Đề tài: Tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HOT
 
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docxCơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
 
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
 
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh.docxCơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cơ khí điện máy Hoàng Hạc....
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cơ khí điện máy Hoàng Hạc....Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cơ khí điện máy Hoàng Hạc....
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cơ khí điện máy Hoàng Hạc....
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty CP Alo, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty CP Alo, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty CP Alo, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty CP Alo, HAY
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (31).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (31).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (31).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (31).doc
 
Đề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải thủy, HAY
Đề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải thủy, HAYĐề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải thủy, HAY
Đề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải thủy, HAY
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.docx
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẶNG THÙY DƢƠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2022
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẶNG THÙY DƢƠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Thanh Nhàn THÁI NGUYÊN - 2022
  • 3. i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình! Thái Nguyên, tháng11 năm 2022 Tác giả luận văn ĐặngThùyDƣơng
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trƣờng Đại học kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Thị Thanh Nhàn - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới - Giáo viên trực tiếp hƣớng dẫn đã tận tình giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, cán bộ nhân viên Công ty cổ phần xi măng La Hiên đã tạo điều kiện cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2022 Tác giả luận văn ĐặngThùyDƣơng
  • 5. ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Kinh doanh: Là phƣơng thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hóa gồm tổng thể các phƣơng pháp, hình thức và phƣơng tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tƣ, sản xuất, vận tải, thƣơng mại, dịch vụ,...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng các quyluật khác nhằm đạt đƣợc mục tiêu vốn sinh lời nhiều nhất. Hiệu quả kinh doanh là đại lƣợng so sánh giữa đầu ra và đầu vào, giữa kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh đã bỏ ra. Chi phí ở đây đƣợc hiểu là chi phí lao động xã hội, là sự kết hợp giữa các yếu tố của quá trình sản xuất với một tƣơng quan hợp lý trong quá trình kinh doanh để tạo ra kết quả. Kết quả có thể là một đại lƣợng vật chất hoặc mức độ thỏa mãn nhu cầu có phạm vi xác định. Vì vậy, Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu đề ra của quá trình sản xuất kinh doanh, đƣợc đặc trƣng bằng các chỉ tiêu định lƣợng, thể hiện quan hệ giữa chi phí bỏ ra và kết quả mà doanh nghiệp đạt đƣợc sau quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn…) để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh đƣợc mô tả bằng công thức chung nhất nhƣ sau: H = K/C Trong đó: H - Hiệu quả K - Kết quả đạt đƣợc C - Hao phí các nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó Nhƣ vậy: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó thể hiện trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh, với chi
  • 6. ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ phí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất.
  • 7. ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Mặc dù, hiệu quả kinh doanh còn có nhiều quan điểm và cách tính khác nhau, song nhìn chung tất cả các quan điểm về hiệu quả đều gắn liền với kết quả mà doanh nghiệp thu đƣợc sau một quá trình kinh doanh nhất định và thƣờng đƣợc phản ánh thông qua chỉ tiêu tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ. Qua phân tích trên, tác giả có thể đƣa ra khái niệm về hiệu quả nhƣ sau: Hiệu quả là một phạm trù kinh tế biểu thị mỗi quan hệ giữa kết quả lợi ích thu đƣợc với chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Với khái niệm trên ta có thể rút ra: + Hiệu quả là một phạm trù tƣơng đối phản ánh mặt chất lƣợng của quá trình kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong một thời kỳ và đƣợc tính bằng tỉ số giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí đã bỏ ra. + Kết quả quan trọng nhất, tổng hợp nhất đồng thời phản ánh trực tiếp nhất hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là chỉ tiêu tổng lợi nhuận. + Chí phí ở đây là chi phí sản xuất kinh doanh, là hao phí các nguồn lực cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ nhân lực, vật lực, tiền vốn… Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã đƣợc đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất nhƣ thế nào? Và sản xuất cho ai? Do vậy, việc nghiên cứu và xem xét các vấn đề để nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mối doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm. 1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phân biệt rõ hai phạm trù hiệu quả và kết quả: + Kết quả: là phạm trù phản ánh cái thu đƣợc sau một quá trình sản xuất kinh doanh hay một khoảng thời gian sản xuất kinh doanh nào đó. Kết quả là mục tiêu của doanh nghiệp có thể đƣợc biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị.
  • 8. ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Kết quả cũng có thể phản ánh mặt chất lƣợng của sản xuất kinh doanh mang tính định tính nhƣ uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất lƣợng sản phẩm… + Hiệu quả: Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo đƣợc bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tƣơng đối (tỉ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực). Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phƣơng tiện để có thể đạt đƣợc các mục tiêu đó. Nhƣ vậy, bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lƣợng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. 1.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: Thứ nhất: Đảm bảo ba tiêu chí: lợi nhuận của doanh nghiệp, việc làm cho ngƣời lao động và nghĩa vụ tài chính với nhà nƣớc. Thứ hai: Hiệu quả của doanh nghiệp luôn gắn liền với trách nhiệm xã hội. Thứ ba: Doanh nghiệp tuân thủ trách nhiệm giải trình và tôn trọng pháp luật hiện hành. “Trách nhiệm giải trình” đƣợc hiểu là trách nhiệm giải thích, chứng minh, biện minh với các bên liên quan về các vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.4. Sự cần thiết phải tính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm cung cấp cho thị trƣờng và phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiệm các nguồn lực bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu đƣợc nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Để sử dụng tiết kiệm nguồn lực, doanh nghiệp phải có chiến lƣợc kinh doanh đúng, phân bổ nguồn lực đúng và thƣờng xuyên điều chỉnh cho phù hợp với các điều kiện mới của thị trƣờng. Để làm điều đó cần đo lƣờng hiệu quả. Thông qua kết quả đo lƣờng này mà biết hiệu quả sử dụng từng nguồn lực và các nguồn lực ở mức độ nào. Từ đó có những chiến lƣợc kinh doanh phù hợp. Nhƣ vậy, việc đánh giá,
  • 9. ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cung cấp các thông tin hiệu quả là tất yếu để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Vì vậy, nâng cao hiệu hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp: - Hiệu quả kinh doanh là thƣớc đo quản trị. Nó cho biết trình độ sản xuất, từ đó giúp doanh nghiệp tìm ra các biện pháp giảm chi phí nhiều nhất nhƣng đạt hiệu quả cao nhất. - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực khan hiếm. - Trong nền kinh tế thị trƣờng, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. 1.1.5. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh Để hiểu rõ hơn bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cần xem xét phạm trù hiệu quả trên từng góc độ. Phân loại hiệu quả là việc chia hiệu quả thành các loại khác nhau phục vụ mục đích nghiên cứu cụ thể. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của luận văn có thể phân hiệu quả thành các loại nhƣ sau (Sơ đồ hình 1.1): 1.1.5.1. Căn cứ theo tính chất lợi ích Bao gồm: - Hiệu quả kinh tế: là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động) để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, phản ánh mặt chất lƣợng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Hiệu quả xã hội: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đƣợc các mục tiêu xã hội nhất định, đó là giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế; giảm số ngƣời thất nghiệp; nâng cao trình độ lành nghề; đảm bảo mức lƣơng tối thiểu, cải thiện đời sống văn hóa - tinh thần cho ngƣời lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân. - Hiệu quả an ninh quốc phòng: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận nhƣng vẫn đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội. - Hiệu quả môi trƣờng: Phản ánh việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nhƣng phải xem xét mức tƣơng quan giữa kết quả đạt đƣợc về kinh tế với việc đảm bảo về vệ sinh, môi trƣờng và điều kiện làm việc của ngƣời lao động và khu vực dân cƣ.
  • 10. ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.1.5.2. Theo phạm vi tính lợi ích và chi phí - Hiệu quả trực tiếp: Phản ánh khái quát và cho phép kết luận hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc của một bộ phận trong doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định. Đây là hiệu quả phán ánh đầy đủ nhất mối quan hệ giữa lới ích thu đƣợc và chi phí sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định. - Hiệu quả gián tiếp: Phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Là hiệu quả chỉ đánh giá ở từng lĩnh vực hoạt động (sử dụng vốn, lao động..) cụ thể của doanh nghiệp. Đây là hiệu quả phán ánh quan hệ giữa lợi ích thu đƣợc và chi phí sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp xét theo một mặt cụ thể nào đó của lợi ích hoặc chi phí sử dụng nguồn lực. 1.1.5.3. Theo phạm vi thời gian - Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn: Là hiệu quả kinh doanh đƣợc xem xét, đánh giá trong khoảng thời gian ngắn: Tuần, tháng, quý, năm. - Hiệu quả kinh doanh dài hạn: Là hiệu quả kinh doanh đƣợc xem xét,đánh giá trong khoảng thời gian dài gắn với các chiến lƣợc, kế hoạch dài hạn hay một dự án đầu tƣ. 1.1.5.4. Theo quan điểm đánh giá - Hiệu quả tĩnh: Là hiệu quả trong đó các số liệu tính toán đƣợc xem xét với quan điểm tĩnh, tức là chúng không chịu ảnh hƣởng bởi sự biến động của nhân tố thời gian và những nhân tố ảnh hƣởng khác nhƣ lãi suất, giá cả…Hiệu quả tĩnh thƣờng đƣợc dùng để tính hiệu quả thực tế của doanh nghiệp trong thời gian ngắn. - Hiệu quả động: Là hiệu quả trong đó số liệu tính toán đƣợc xem xét với quan điểm động, tức là chúng có thể chịu ảnh hƣởng bởi sự biến động của nhân tố thời gian và những nhân tố ảnh hƣởng khác. Hiệu quả động thƣờng đƣợc dùng để tính hiệu quả kinh tế của đầu tƣ theo số liệu của một dự án cho trƣớc. 1.1.5.5. Căn cứ vào nội dung tính toán Hiệu quả sản xuất kinh doanh đƣợc phân thành: - Hiệu quả dƣới dạng thuận: Hiệu quả sản xuất kinh doanh đƣợc đo bằng chỉ tiêu tƣơng đối, biểu hiện quan hệ so sánh giữa chi phí đầu vào với kết quả đầu ra. Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra đƣợc bao nhiêu đơn
  • 11. ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vị đầu ra. - Hiệu quả dƣới dạng nghịch: Là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh nhƣng chỉ tiêu cho biết để có đƣợc một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị chi phí đầu vào. 1.1.5.6. Căn cứ vào phạm vi tính toán - Hiệu quả toàn phần: Tính chung cho toàn bộ kết quả và toàn bộ chi phí của từng yếu tố hoặc tính chung cho tổng nguồn lực. - Hiệu quả đầu tƣ tăng thêm: Chỉ tính cho phần đầu tƣ tăng thêm (mới) và kết quả tăng thêm của thời kỳ tính toán.
  • 12. 10 10 Hình 1.1: Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hiệu quả kinh doanh dài hạn PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ KINH DOANH Theo phạm vi tính lợi ích và chi phí Theo tính chất lợi ích Theo phạm vi thời gian Theo quan điểm đánh giá Theo nội dung tính toán Theo phạm vi tính toán Hiệu quả kinh tế Hiệu quả trực tiếp Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn Hiệu quả tĩnh Hiệu quả dƣới dạng thuận Hiệu quả toàn phần Hiệu quả xã hội Hiệu quả gián tiếp Hiệu quả tăng thêm Hiệu quả động Hiệu quả dƣới dạng nghịch Hiệu quả an ninh quốc phòng Hiệu quả môitrƣờng
  • 13. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.6.1. Các nhân tố bên trong - Lực lượng lao động: Trong điều kiện kinh tế hiện nay, mặc dù khoa học - kỹ thuật - công nghệ đã trở thành lực lƣợng lao động trực tiếp. Việc áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến là điều kiện tiên quyết để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù kỹ thuật sản xuất có hiện đại đến đâu cũng là do con ngƣời sáng tạo ra, nếu không có lao động sáng tạo của con ngƣời thì không có những máy móc thiết bị tiên tiến đó. Và dù máy móc thiết bị có hiện đại đến đâu thì cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng của ngƣời lao động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh,lực lƣợng lao động của các doanh nghiệp có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và áp dụng vào quá trình sản xuất sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lƣợng lao động trong doanh nghiệp đã tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng cao với hình thức, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng. Lực lƣợng lao động đã tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác của doanh nghiệp (máy móc, nguyên, nhiên vật liệu…) nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay, với sự phát triển nhƣ vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển của kinh tế tri thức đòi hỏi lực lƣợng lao động phải rất tinh nhuệ, có trình độ khoa học kỹ thuật cao từ đó khẳng định vai trò, vị trí của mình trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Trong bất kỳ một nền sản xuất xã hội nào, con ngƣời cũng sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tƣợng lao động để tạo ra các sản phẩm hàng hóa. Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của công cụ lao động. Sự phát triển của công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng chất lƣợng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Do đó cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố quan trọng tạo ra tiềm năng năng suất lao động, chất lƣợng và tặng hiệu quả kinh doanh. Thực tế đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào có máy móc thiết bị sản xuất hiện đại và làm chủ đƣợc yếu tố kỹ thuật thì quá trình sản xuất kinh doanh phát triển, mang lại hiệu
  • 14. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ quả cao và ngƣợc lại. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên công nghệ sản xuất có vai trò quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả. Đồng thời lại dễ bị lạc hậu trong thời gian ngắn, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tìm giải pháp đầu tƣ đúng đắn và có hiệu quả tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Nhân tố quản trị doanh nghiệp: Trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh luôn biến động nhƣ hiện nay, nhân tố quản trị doanh nghiệp càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thành công và có hiệu quả kinh doanh cao trong quản trị doanh nghiệp cần chú trọng đến việc xác định một hƣớng đi và chiến lƣợc phù hợp. Mặt khác với sự cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trƣờng hiện nay, muốn tồn tại, muốn phát triển thì doanh nghiệp phải thắng thế trong cạnh tranh vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị phải luôn tạo ra các lợi thế mới về số lƣợng, chất lƣợng, giá cả sản phẩm cũng nhƣ tốc độ cung ứng sản phẩm trên thị trƣờng. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp các nhà quản trị phải biết khai thác, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất. Kết quả là hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị, phụ thuộc vào bộ máy quản trị doanh nghiệp cũng nhƣ việc thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu ấy. - Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin: Để thành công trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp cần có nhiều thông tin chính xác về tình hình thị trƣờng (Công nghệ, đối thủ cạnh tranh, tình hình cung, cầu, giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, chính sách, phong tục tập quán…) Vì vậy thông tin đƣợc coi là nguồn tài nguyên vô tận trong số các nguồn tài nguyên khác. Nắm bắt đƣợc các thông tin cần thiết, biết xử lý và sử dụng các thông tin kịp thời là điều kiện quan trọng để các nhà quản trị xác định phƣơng hƣớng kinh doanh, xây dựng chiến lƣợc kinh doanh và đƣa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả. Nhu cầu về thông tin của các doanh nghiệp đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ hệ thống thông tin dƣới nhiều hình thức khác nhau. Việc tổ chức khoa học hệ thống thông tin vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin trong sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo giảm chi phí cho quá trình thu thập, xử lý, lƣu trữ và sử dụng thông tin.
  • 15. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.1.6.2. Các nhân tố bên ngoài - Môi trƣờng pháp lý: Gồm luật và các văn bản dƣới luật. Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trƣờng pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trƣờng pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Một môi trƣờng pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình, vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hƣớng không chỉ chủ ý đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội. Môi trƣờng pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp, điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh. Mỗi doanh nghiệp buộc phải chú ý đến phát triển các nhân tố nội lực, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học quản trị tiên tiến để tận dụng có hiệu quả các cơ hội bên ngoài nhằm phát triển kinh doanh. Kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng mở các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nắm chắc luật pháp trong nƣớc và pháp luật quốc tế, đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật. Tính nghiêm minh của pháp luật thể hiện trong môi trƣờng kinh doanh, thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sẽ chỉ có kết quả và hiệu quả tích cực nếu môi trƣờng kinh doanh và mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật. Nếu môi trƣờng kinh doanh không lành mạnh thì nhiều khi kết quả và hiệu quả kinh doanh không do các yếu tố nội lực từng doanh nghiệp quyết định, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế và làm xói mòn đạo đức xã hội. - Môi trƣờng kinh tế: Là yếu tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhƣ các chính sách đầu tƣ, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu…Các chính sách vĩ mô này tạo nên sự ƣu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng cụ thể do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế đó. Để tạo ra một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh tế
  • 16. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ làm tốt các công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tƣ, tạo ra sự phát triển cân đối, kiểm soát và hạn chế độc quyền, tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, không tạo ra sự đối xử khác biệt giữa các doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp. Xử lý tốt các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ tỷ giá hối đoái, đƣa ra các chính sách kinh tế phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ, đảm bảo tính công bằng…là những vấn đề quan trọng,tác động mạnh mẽ dẫn tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. - Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng: Nhƣ hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nƣớc sự phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo…đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ có thể phát triển sản xuất trên cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại và thuận tiện. Bên cạnh đó trình độ dân trí tác động lớn đến chất lƣợng và lực lƣợng lao động xã hội nên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Mặt khác chất lƣợng của đội ngũ lao động lại là nhân tố bên trong ảnh hƣởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.7. Hệ thống các chỉtiêu đánh giá hiệu quả sản xuấtkinh doanh trongdoanh nghiệp 1.1.7.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: Là tỷ số % giữa tổng lợi nhuận thu đƣợc trong kỳ và tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần: Là tỷ số % giữa tổng lợi nhuận thu đƣợc trong kỳ với phần vốn cổ phần của công ty. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Đƣợc tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận thực hiện so với vốn chủ sở hữu bình quân năm của doanh nghiệp (trong đó vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn của cổ đông ƣu đãi và vốn cổ phần thƣờng). 1.1.7.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định (VCĐ) - Hiệu suất vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả sản phẩm.
  • 17. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Hệ số huy động vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết để có đƣợc một đơn vị kết quả sản xuất (sản lƣợng) thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định. - Sức sinh lời của vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của vốn lưu động: - Vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết số vốn lƣu động của doanh nghiệp quay đƣợc bao nhiêu vòng trong kỳ. - Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết bình quân để vốn lƣu động của doanh nghiệp quay đƣợc một vòng. - Sức sinh lời của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lƣu động của doanh nghiệp bỏ ra thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Hệ số vòng quay hàng tồn kho : Chỉ tiêu này cho biết số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động: - Năng suất lao động: Năng suất lao động là một chỉ tiêu biểu thị mức độ hiệu quả của quá trình lao động, đƣợc tính bằng tỷ số giữa sản lƣợng bán trong kỳ với tổng số lao động trong kỳ. - Mức sinh lời bình quân (LNbq): Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động của doanh nghiệp trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.1.7.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả môi trường. - Nộp ngân sách: Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nƣớc dƣới hình thức là các loại thuế nhƣ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế xuất khẩu (với các đơn vị xuất nhập khẩu), thuế tiêu thụ đặc biệt… Nhà nƣớc sẽ sử dụng những khoản thu này để đầu tƣ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân. - Việc làm:
  • 18. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải tự tìm tòi để đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động. - Thu nhập: Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của ngƣời lao động. Xét trên phƣơng diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của ngƣời dân đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu nhƣ gia tăng thu nhập quốc dân bình quân trên đầu ngƣời, gia tăng đầu tƣ xã hội, mức tăng trƣởng phúc lợi xã hội… - Hiệu quả môi trƣờng: Doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện các giải pháp giảm nhẹ tác động đến môi trƣờng sống nhƣ : ô nhiễm không khí, ô nhiễm nƣớc mặt và nƣớc ngầm, ô nhiễm tiếng ồn… 1.2. Cơsởthựctiễnvềphƣơngphápđánhgiáhiệuquảkinhdoanhcủadoanhnghiệp 1.2.1. Phươngphápđánhgiáhiệuquảkinhdoanhcủadoanhnghiệpcóvốnnhànước Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà. Mục tiêu của Nghị định nhằm đánh giá đúng thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn. Từ đó kịp thời giúp doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ trong công tác quản lý. Tại điều 15 của Nghị định đã đƣa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp áp dụng đối với Công ty cổ phần xi măng La Hiên nhƣ sau: - Chỉ tiêu 1. Doanh thu và thu nhập khác. - Chỉ tiêu 2. Lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu. - Chỉ tiêu 3. Chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, về tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, bảo vệ môi trƣờng, về
  • 19. 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lao động, tiền lƣơng, an sinh xã hội, về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính. Thông tƣ 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 của Bộ tài chính về hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 61/2013/NĐ-CP. Trong chƣơng này tác giả đã hệ thống hóa một cách lôgíc cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và phƣơng pháp đánh giá hiệu quả đối với doanh nghiệp công nghiệp. Từ đó tác giả đề xuất nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vận dụng vào Công ty cổ phần xi măng La Hiên. * Nhóm 1: Sử dụng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp. Ƣu điểm: + Sử dụng các chi tiêu này có thuận lợi là dữ liệu phân tích đầy đủ, chính xác, cụ thể. Công việc tính toán dễ dàng, đơn giản. Cho phép ta thấy đƣợc tình hình sử dụng vốn của công ty cổ phần thuộc tập đoàn (vốn kinh doanh, vốn cổ phần, vốn chủ sở hữu) Nhƣợc điểm: + Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần thuộc Tập đoàn là so với hiệu quả kinh doanh kì trƣớc đó hoặc so với hiệu quả kinh doanh ngành. Nhƣng để có đƣợc mức bình quân của ngành thi phải khảo sát tất cả các công ty trong ngành khi đó khối lƣợng tính toán sẽ phức tạp, khó khăn vì quy mô của ngành lớn. Hiệu quả kinh doanh mới chỉ đề cập trên một phƣơng diện là sự sinh lời của mỗi đồng vốn vay hay rộng hơn là hiệu quả tài chính mà chƣa đánh giá đƣợc khả năng áp dụng kĩ thuật sản xuất xem có tăng năng suất lao động hay giảm đƣợc tỉ lệ tổn thất hay không. * Nhóm 2: Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận. - Sử dụng các chi tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng VLĐ, hiệu quả sử dụng lao động có thuận lợi là dữ liệu phân tích đầy đủ, cụ thể. Công việc tính toán dễ dàng, đơn giản. Cho phép ta thấy đƣợc tình hình quản lí, tổ chức sản xuất, quản lý sử dụng nguồn lực tài chính của công ty cổ phần xi măng La Hiên. Đặc biệt đánh giá đƣợc tình hình quản lý sử dụng lao động thông qua chỉ tiêu năng suất lao động, từ đó cho phép so sánh với chỉ tiêu của ngành.
  • 20. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.2.2. Đặc điểm của công ty cổ phần ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn lớn bằng cách phát hành cổ phiếu mới hay trái phiếu ra thị trƣờng. Đây là điểm khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác nhƣ công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh... Tuy nhiên, việc huy động vốn lại làm tăng chi phí kinh doanh do tăng các loại chi phí nhƣ chi phí quảng cáo, hoa hồng, bảo lãnh….. Do đó ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đa sở hữu, do đó có khả năng tự giám sát rất cao trong các hoạt động của công ty. Bất kì chủ sở hữu nào cũng đều muốn công ty phát triển lành mạnh, ổn định và minh bạch. Nhƣng đi đôi với điều đó là việc phải chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát hoạt động của các chủ sở hữu hiện tại. - Công ty cổ phần có sự khác biệt giữa quyền sử dụng tài sản và quyền sở hữu đối với các tài sản của công ty nên các cổ đông của công ty đƣợc tự do chuyển nhƣợng cổ phần cho ngƣời khác- tính thanh khoản cao (trừ cổ đông sáng lập có thể bị hạn chế). Điều này làm cho ngƣời đầu tƣ có thể dễ dàng chuyển dịch đầu tƣ của mình sang ngƣời khác nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên do có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý sử dụng vốn và tài sản nên ngƣời điều hành có thể ra các quyết định không phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu. Vì vậy có thể tạo ra động lực hoặc triệt tiêu động lực thúc đẩy hoạt động thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Công ty cổ phần khó thay đổi phƣơng hƣớng mục tiêu kinh doanh vì phải căn cứ vào điều lệ ban đầu của Công ty, phải có quyết định của đại hội cổ đông và phải xin cấp Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép sửa đổi điều lệ… - Công ty cổ phần bị đánh thuế tƣơng đối cao vì ngoài khoản thuế mà công ty thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của luật pháp. - Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính của công ty cổ phần bị hạn chế. Định kỳ Công ty phải công khai báo cáo với các cổ đông (theo nghị quyết và điều lệ
  • 21. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ của Đại hội đồng cổ đông) về tình hình hoạt động SXKD và tình hình tài chính của Công ty. Mặt khác để thu hút nhà đầu tƣ tiềm tàng, công ty cổ phần thƣờng phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác làm ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. 1.2.3. Một số kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm xi măng đối với Công ty cổ phần xi măng La Hiên 1.2.3.1. Kinh nghiệm của Công ty cổ phần VICEM Hà Tiên 1 (HT1) Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (HT1) tiền thân là nhà máy xi măng Hà Tiên đƣợc thành lập từ năm 1964. Nhà máy xi măng HT1 sau đó đổi thành công ty xi măng HT1 vào năm 1993 và chính thức hoạt động dƣới hình thức công ty cổ phần từ tháng 02/2007. HT1 niêm yết trên Hose vào tháng 11/2007 với vốn điều lệ đăng ký là 870 tỷ, hiện nay đã tăng lên là 1.100 tỷ đồng. Hà Tiên 1 là đơn vị chủ lực của Tổng công ty xi măng Việt Nam và là nhà sản xuất và phân phối xi măng hàng đầu ở miền Nam. Công ty hiện chiếm khoảng 8% thị phần xi măng cả nƣớc và gần 30% thị phần tại khu vực IV nhƣ TP HCM, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà Rịa Vũng Tàu…, một phần khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và một phần Tây Nguyên. Với dây chuyền hiện đại từ các hãng hàng đầu thế giới nhƣ Đức, Pháp và quy trình quản lý chất lƣợng chặt chẽ từ khâu đầu vào và đầu ra, Vicem Hà Tiên luôn tạo ra các sản phẩm tốt nhất cho ngƣời tiêu dùng và luôn xứng đáng là thƣơng hiệu hàng đầu Việt. Những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 là: - Công ty có hệ thống kiểm soát chặt chẽ về chất lƣợng và định mức thực hiện, giảm hao hụt nguyên vật liệu thấp nhất tại các khâu trung gian nhƣ vận chuyển, rách bao xi măng. - Theo dõi và thu thập thông tin của các nhà sản xuất cạnh tranh, phân tích so sánh mức độ cạnh tranh để đề xuất chính sách bán hàng, chính sách hỗ trợ khách hàng cụ thể, linh hoạt, đẩy mạnh kênh phân phối trực tiếp.
  • 22. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Công ty đã xây dựng ma trận chức năng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị và tổ chức nguồn nhân lực của Công ty. 1.2.3.2. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn (BCC) Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn tiền thân là nhà máy xi măng Bỉm Sơn thành lập năm 1980. Chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần hóa từ tháng 5/2006, hoạt động với vốn điều lệ 956 tỷ đồng. BCC thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam chuyên sản xuất xi măng Portland hỗn hợp PCB 30, PCB 40 mang thƣơng hiệu xi măng “con voi” với tổng công suất 4 triệu tấn/ năm. BCC đã khẳng định đƣợc vị thế của mình trên thị trƣờng phía Bắc. Các nhà máy của Công ty xi măng Bỉm Sơn luôn biết tận dụng thế mạnh của mình nhƣ vị trí đặt gần các nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào nhƣ: đá vôi, đất sét… giúp BCC kiểm soát đƣợc chi phí sản xuất. Chi phí điện năng chiếm tỷ trọng lớn cấu thành lên giá thành sản phẩm. Nhận thức tầm quan trọng đó Công ty cũng đã đầu tƣ xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt khí thải của các lò sản xuất giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. 1.2.4. Bài học kinh nghiệm đối với Công ty cổ phần xi măng La Hiên Công ty cổ phần xi măng La Hiên tiền thân là nhà máy xi măng La Hiên thành lập năm 1995- là đơn vị sản xuất xi măng bằng công nghệ lò quay đầu tiên tại Thái Nguyên. Vị trí hiện nay của Công ty có rất nhiều thuận lợi nhƣ: gần khu cung cấp nguyên vật liệu nhƣ đá vôi, đất sét, than đốt...Nhƣ vậy, đúc kết những kinh nghiệm của các Công ty đang dẫn đầu về thị phần sản xuất, tiêu thụ xi măng trên cả nƣớc đã mang lại cho Công ty Cổ phần xi măng La Hiên nhiều bài học về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đó là: - Tận dụng và khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có (lao động, nguyên vật liệu đầu vào...) góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. - Đổi mới công nghệ sản xuất, tận dụng nhiệt khí thải giúp tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trƣờng. - Nghiên cứu, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ xi măng. - Nâng cao vai trò quản trị và tổ chức nguồn nhân lực của Công ty.
  • 23. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 2 PHƢƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài cần phải giải quyết ba câu hỏi đặt ra nhƣ sau: 1. Thực trạng sản xuất kinh doanh sản phẩm xi măng tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên trong những năm gần đây nhƣ thế nào? 2. Những nhân tố nào ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty? 3. Định hƣớng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới? 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin a. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp - Sử dụng câu hỏi mở, thông qua phƣơng pháp này trực tiếp tiếp cận các đại lý, cửa hàng bán xi măng, các đối tƣợng có liên quan đến sản xuất xi măng để hiểu biết đƣợc thực trạng, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất cũng nhƣ quá trình tiêu thụ xi măng. Từ đó có cái nhìn khách quan để có thể đƣa ra những giải pháp, những định hƣớng phát triển sản xuất trong tƣơng lai. - Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng. b. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của Công ty, từ các Sở, Ban, Ngành có liên quan và các nguồn tài liệu khác nhƣ: Sách, báo, tạp chí... có liên quan đến nội dung đề tài.
  • 24. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ VKD Những số liệu này đƣợc thu thập chủ yếu ở Cục thống kê, phòng Thống kê, các Sở, Ban, Ngành liên quan và Công ty cổ phần xi măng La Hiên. 2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin a. Phương pháp thống kê kinh tế Là phƣơng pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các hiện tƣợng. Giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu. b. Phương pháp nghiên cứu so sánh So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra đƣợc quy luật, bản chất của hiện tƣợng. So sánh số liệu qua các năm để thấy đƣợc những nguyên nhân, những tồn tại ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty đang nghiên cứu. Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và hƣớng đi phù hợp cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm xi măng trong tƣơng lai. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn làm căn cứ so sánh (gốc so sánh). 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: Là tỷ số % giữa tổng lợi nhuận thu đƣợc trong kỳ và tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Công thức: D = LN * 100% (1.1) VKD Trong đó: DVKD : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh LN : Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong kỳ VKD : Vốn bình quân kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cho biết hiệu quả của việc sử dụng một đồng vốn sản xuất. Khi doanh nghiệp bỏ ra một đơn vị vốn kinh doanh thì sẽ thu đƣợc bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.
  • 25. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ VCSH - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần: Là tỷ số % giữa tổng lợi nhuận thu đƣợc trong kỳ với phần vốn cổ phần của Công ty LN Công thức: DCP = V CP * 100% (1.2) Trong đó: DCP : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần. LN : Lợi nhuận sau thuế. V CP : Vốn cổ phần bình quân trong kỳ. Ý nghĩa: Chỉ số này là thƣớc đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy đƣợc tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng. Chỉ số này càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khia tác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Chỉ số này càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn với các nhà đâu tƣ hơn. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Là tỷ số % giữa lợi nhuận thực hiện so với vốn chủ sở hữu bình quân năm của doanh nghiệp. Công thức: D = LN * 100% (1.3) V Trong đó: CSH DVCSH : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. LN : Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. V CSH : Vốn chủ sở hữu trong kỳ. 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận - Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cố định: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định giúp doanh nghiệp đánh giá thực trạng quản trị vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả vốn cố định của doanh nghiệp. Bao gồm các chỉ tiêu sau:
  • 26. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Hiệu suất vốn cố định: Là tỷ số giữa doanh thu trong kỳ trên tổng vốn cố định trong kỳ của doanh nghiệp. DT Công thức : Hhs = Trong đó: VCĐ (đồng/đồng) (1.4) DT: Doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp VCĐ : Tổng số vốn cố định của doanh nghiệp trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả sản phẩm. + Hệ số huy động vốn cố định: Là tỉ số giữa tổng vốn cố định trong kỳ trên tổng doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp. Công thức: Hhd = VCĐ (đồng/ đồng ) (1.5) DT Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị kết quả sản xuất (sản lƣợng) thì cẩn bao nhiêu đồng vốn cố định. + Sức sinh lời của vốn cố định: Là tỷ số giữa lợi nhuận trong kỳ trên tổng vốn cố định trong kỳ của doanh nghiệp. LN Công thức: Ssl = VCĐ (đồng/ đồng) (1.6) Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động: Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lƣợng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động cho phép nhà quản lý tài chính doanh nghiệp có cái nhìn chính xác và toàn diện về tình hình quản lý và sử dụng vốn lƣu động của doanh nghiệp mình. Từ đó có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong tƣơng lai. Đánh giá hiệu quả vốn lƣu động bao gồm các chỉ tiêu sau:
  • 27. 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hv + Vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết số vốn lƣu động của doanh nghiệp quay đƣợc bao nhiêu vòng trong kỳ. Trong đó: Công thức: n= Dt Vdm , vòng/kỳ (1.7) Dt: Doanh thu thuần trong kỳ, đồng. V dm: Vốn lƣu động định mức sử dụng bình quân trong kỳ, đồng. + Kỳ luân chuyển bình quân VLĐ : Là chỉ tiêu phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lƣu động. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì trình độ sử dụng vốn lƣu động càng tốt và ngƣợc lại. Công thức: K= N , ngày/vòng (1.8) n Trong đó: N là số ngày của kì nghiên cứu. + Sức sinh lời của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lƣu động của doanh nghiệp bỏ ra thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận LN Công thức: SSL = th Vdm , đồng/đồng (1.9) + Hệ số vòng quay hàng tồn kho: Là đại lƣợng đƣợc xác định bằng tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán trong kỳ và hàng tồn kho bình quân trong kỳ (ĐVT: lần) Công thức: (1.10) Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán = Hàng tồn kho bình quân - Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động: - Năng suất lao động: Năng suất lao động là một chỉ tiêu biểu thị mức độ hiệu quả của quá trình lao động, đƣợc tính bằng tỷ số giữa sản lƣợng bán trong kỳ với tổng số lao động trong kỳ. [10] Công thức: W = Q Nds tấn /người - kỳ (1.11) Trong đó: Q: Sản lƣợng bán trong kỳ, tấn N ds : Số lao động bình quân của doanh nghiệp trong kỳ, ngƣời
  • 28. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ý nghĩa: Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ rệt nhất chất lƣợng sử dụng lao động. Phân tích năng suất lao động, lấy đó là biện pháp chủ yếu để phát triển kinh doanh, tăng hiệu quả kinh tế và đảm bảo thu nhập cho ngƣời lao động. - Mức sinh lời bình quân (LNbq): Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động của doanh nghiệp trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. LN Công thức: LNbq = th N ds Triệuđồng/người - kỳ (1.12)
  • 29. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN 3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty cổ phần xi măng La Hiên đƣợc thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2008 trên cơ sở chuyển đổi hình thức hoạt động từ doanh nghiệp nhà nƣớc (tiền thân là nhà máy xi măng La Hiên thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1995 theo quyết định của Bộ năng lƣợng) sang mô hình công ty cổ phần - là thành viên của công ty than nội địa thuộc tổng công ty than Việt Nam - Nay là Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc -TKV thuộc Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam. Công ty có tƣ cách pháp nhân theo luật kể từ ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 17003000349 do phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên cấp với tổng số vốn đầu tƣ ban đầu là 100 tỷ đồng. Công ty hiện có 02 dây chuyền sản xuất xi măng lò quay có tổng công suất thiết kế 950.000 tấn/năm, bắt đầu hoạt động từ năm 2005 và 2010. Các dây chuyền thiết bị nhập đồng bộ từ Trung Quốc. Công ty cổ phần xi măng La Hiên (thuộc xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) có tổng diện tích là 162.160 m2 . Trên nền địa hình bằng phẳng, chạy dọc quốc lộ 1B cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 18 km về phía Bắc. Vị trí hiện nay của Công ty có rất nhiều thuận lợi nhƣ: gần khu cung cấp nguyên vật liệu nhƣ đá vôi, đất sét… Đặc biệt giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất cũng nhƣ vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ. Từ khi cổ phần hoá, Công ty cổ phần xi măng La Hiên thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, đƣợc thành lập với chức năng chính là sản xuất xi măng. Căn cứ vào quyết định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của Nhà nƣớc, của Bộ sản phẩm chính của Công ty cổ phần xi măng La Hiên là xi măng Pooclăng hỗn hợp PCB30 và PCB 40 theo
  • 30. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ TCVN 6260: 1997 dùng cho công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Sản phẩm của Công ty đƣợc sản xuất theo hệ thống quản lý chất lƣợng đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. 3.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty - Sản xuất xi măng, đá vôi. - Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng - Khai thác, chế biến đá, đất sét và các loại khoáng sản - Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt hệ thốngđiện, hoàn thiện công trìnhxâydựng. - Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp - Kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống. - Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng. - Vận tải hành khách và hàng hóa bằng đƣờng bộ. 3.1.3. Phương châm hoạt động của Công ty “CHẤT LƢỢNG SẢNPHẨM QUYẾTĐỊNH SỰ HƢNG THỊNH CỦA CÔNG TY” - Công ty luôn cam kết phấn đấu, tìm hiểu kỹ khách hàng để đảm bảo sản phẩm và dịch vụ của mình cung ứng ra đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng.
  • 31. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Luôn tổ chức và giáo dục cho cán bộ và công nhân viên không ngừng nâng cao năng lực của mình. - Luôn duy trì hiệu quả hệ thống chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2008. 3.1.4. Định hướng phát triển của Công ty Năm 2022 nền kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên dự báo thị trƣờng tiêu thụ xi măng trong thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới là tiếp tục duy trì sản xuất ổn định, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cƣờng quản trị chi phí, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho ngƣời lao động, tăng đóng góp ngân sách nhà nƣớc. Công ty đã xây dựng chiến lƣợc phát triển trung và dài hạn nhƣ sau: + Lựa chọn lộ trình hợp lý để triển khai đầu tƣ các dự án gia công chế tạo sản phẩm tận dụng từ các nguồn vật tƣ, nguyên liệu của Công ty. + Đầu tƣ theo chiều sâu, nâng cao năng lực và bổ sung các thiết bị phục vụ sản xuất. + Mở rộng và cơ cấu lại thị trƣờng tiêu thụ, khai thác các thị trƣờng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3.2. Tổ chức bộ máy quản lý và lao động của Công ty 3.2.1. Cơ cấu bộ máy và tổ chức Để điều hành và thực hiện tổ chức sản xuất kinh doanh, Công ty đã xây dựng mô hình bộ máy quản lý trên cơ sở gọn nhẹ, khoa học, chặt chẽ giúp ban lãnh đạo có thể nắm bắt thông tin kịp thời và đƣa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý và chính xác.
  • 32. 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Phòng Tổ chức nhân sự Phòng Kế toán-Thống kê-Tài chính Phòng Kinh doanh thị trƣờng Phòng Kế hoạch - Vật tƣ Phòng Thanh tra Phòng Cơ điện Phân xƣởng Cơ điện Phân xƣởng Vận tải Phòng Kỹ thuật an toàn Phòng Kỹ thuật sản xuất xi măng Phân xƣởng Lò quay Phân xƣởng cấp liệu Phân xƣởng liệu sống Phân xƣởng Lò nung Phân xƣởng Thành phẩm ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc Kỹ thuật cơ điện, và Đầu tƣ XDCB Phó Giám đốc Kỹ thuật sản xuất xi măng Phó Giám đốc Khai thác mỏ Phó Giám đốc Hành chính- Ytế- Bảo vệ Phó Giám đốc Kinh doanh Phßng Hµnh chÝnh Đội bảo vệ Trạm y tế Phòng Kinh doanh thị trƣờng Bộ phận Bán hàng Phòng Kỹ thuật mỏ Phân xƣởng Khai thác đất sét Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
  • 33. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền quyết định quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lƣợc phát triển dài hạn của Công ty và những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. * Hội đồng quản trị Là cơ quan quản trị của Công ty, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT.Thay mặt HĐQT điều hành Công ty là Tổng giám đốc. HĐQT hoạt động tuân thủ theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và điều lệ của Công ty. Hội đồng quản trị của Công ty gồm 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. * Ban kiểm soát: Là cơ quan đƣợc đại hội đồng cổ đông bầu ra nhằm giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và sự lãnh đạo của Ban tổng giám đốc, đứng đầu là trƣởng ban kiểm soát. * Ban điều hành gồm giám đốc và các phó giám đốc là ngƣời quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. *Các phòng ban chức năng: Thực hiện các chức năng nhằm đảm bảo cho việc quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đƣợc hiệu quả. 3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Từ khi cổ phần hoá, Công ty cổ phần xi măng La Hiên thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, đƣợc thành lập với chức năng chính là sản xuất xi măng. Căn cứ vào quyết định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của Nhà nƣớc.Sản phẩm chính của Công ty cổ phần xi măng La Hiên là xi măng Pooclăng hỗn hợp PCB30 và PCB 40 theo TCVN 6260: 1997 dùng cho công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Sản phẩm của Công ty đƣợc sản xuất theo hệ thống quản lý chất lƣợng đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
  • 34. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Với chức năng và nhiệm vụ là sản xuất và tiêu thụ xi măng và các sản phẩm khác từ xi măng. Công ty cổ phần xi măng La Hiên cố gắng tập trung đầu tƣ theo chiều sâu, đổi mới thiết bị đầu tƣ sản xuất, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề ngƣời lao động, sáng tạo đa dạng hoá mặt hàng chủng loại. Vì vậy sản phẩm của Công ty ngày một nâng cao, có uy tín trên thị trƣờng trên cơ sở nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của xã hội một cách tốt nhất. 3.2.3. Kế hoạch phát triển sau cổ phần hóa tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên Sau khi cổ phần hóa, Công ty cổ phần xi măng La Hiên tiếp tục kế thừa cơ sở vật chất, lao động, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tiền thân là Nhà máy xi măng La Hiên để phát triển Công ty cổ phần trên cơ sở những thuân lợi và những yếu tố tích cực do cổ phần hóa tạo ra, nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho ngƣời lao động. * Công tác đầu tư xây dựng Để hoàn thành nhiệm vụ là sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu xi măng trên thị trƣờng, Công ty cổ phần xi măng La Hiên tiếp tục đầu tƣ xây dựng mở rộng và hoàn thiện toàn bộ cơ sở vật chất: Nhà điều hành, kho tàng, bến bãi, đƣờng giao thông nội bộ, mở rộng mỏ khai thác đá vôi, phƣơng tiện bốc xúc, phƣơng tiện vận tải hiện đại đáp ứng đủ và kịp thời đến tận nơi tiêu thụ xi măng của khách hàng. * Về vốn kinh doanh: Tháng 01 năm 2008 Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản Việt nam có quyết định số 27/ QĐ - HĐQT về việc phê duyệt phƣơng án cổ phần hóa Công ty cổ phần sẽ thực hiện một số hình thức khác để bổ sung vốn kinh doanh từ các nguồn: huy động vốn nhàn rỗi từ ngƣời lao động trong Công ty, vay tín dụng, phát hành trái phiếu chuyển đổi và phát hành thêm cổ phiếu theo điều lệ của Công ty cổ phần. Tình hình góp vốn của các Cổ đông vào Công ty đến ngày 31/12/2013 nhƣ sau:
  • 35. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.1. Tình hình góp vốn của Công ty Cổ phần xi măng La Hiên Nội dung Số đã góp đến 31/12/2013 Số Cổ phần Số tiền (VNĐ) Tỷ lệ 1. Ngân sách Nhà nƣớc 2. Cổ phần phổ thông 5.138.300 4.861.700 51.383.000.000 48.617.000.000 51,38% 48,62% Tổng cộng 10.000.000 100.000.000.000 100,00 Nguồn: Điều lệ Công ty Cổ phần xi măng La Hiên Toàn bộ cổ phiếu của Công ty là cổ phiếu thƣờng. * Về công tác quản lý và tổ chức kinh doanh: Trên cơ sở Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần xi măng La Hiên đƣợc đại hội đồng cổ đông thông qua, tiến hành kiện toàn bộ máy tổ chức của Công ty theo hƣớng gọn nhẹ gồm: Hội đồng quản trị, Quy chế hoạt động của ban kiểm soát, ban giám đốc điều hành, các phòng ban chức năng. Ban hành hệ thống các văn bản quản lý nội bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhƣ: Quy chế hoạt động của hội đồng quản trị, quy chế hoạt động của ban kiểm soát, quy chế tài chính, quy chế dầu tƣ, quy chế quản lý lao động và thu nhập ngƣời lao động…
  • 36. 34 33 3.3. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 3.3.1. Tình hình hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2008-2013 Bảng 3.2. Tình hình SXKD Công ty những năm 2008-2013 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Sản lƣợng sản xuất Tấn 451.011,37 550.569,49 612.937,71 741.324,29 723.961,24 640.306,73 2 Sản lƣợng tiêu thụ Tấn 450.944,37 550.515,49 612.919,71 741.299,29 723.945,24 640.296,73 3 Doanh thu Tr. đồng 332.642,98 420.936,63 457.252,19 660.223,21 658.486,78 589.780,53 3.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tr. đồng 332.471,21 420.843,43 454.243,95 658.791,82 646.004,07 584.026,93 3.2 Doanh thu khác Tr. đồng 171,77 93,20 3.008,24 1.431,40 12.482,71 5.753,60 4 Lợi nhuận sau thuế Tr. đồng 22.542,71 16.082,99 1.755,57 14,18 -9.962,96 1.552,93 5 Số ngƣời lao động bình quân ngƣời 971 950 947 901 854 810 6 Tiền lƣơng bình quân Đ/N/ tháng 3.967.200 4.003.309 3.589.446 4.313.373 4.500.508 5.163.869 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi măng La Hiên các năm 2008, 2009, 2010, 2011,2012, 2013) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  • 37. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Qua bảng số liệu trên tác giả nhận thấy với phƣơng châm hoạt động đặt chất lƣợng sản phẩm lên hàng đầu. Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng đƣợc mở rộng. Sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ tăng dần qua các năm từ năm 2008-2011. Năm 2008, Công ty bắt đầu chuyển đổi hình thức từ doanh nghiệp nhà nƣớc sang hình thức Công ty cổ phần. Mặc dù trong năm giá cả thị trƣờng có sự biến động mạnh nhƣ giá than, giá nhiên liệu dầu diezen… tăng cao, chịu ảnh hƣởng khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát cao song nhờ những nỗ lực cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, cải tiến kỹ thuật nên sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ đạt trên 450.944,21 triệu tấn vƣợt kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế trên 22 tỷ đồng, chi trả cổ tức năm 2008 đạt 12%/ năm. Năm 2009, doanh thu và sản lƣợng tiêu thụ đều tăng trƣởng ở mức cao. Sản lƣợng tiêu thụ đạt 550.515,49 triệu tấn vƣợt kế hoạch đề ra (tăng 99.571,12 triệu tấn tƣơng ứng tăng 22,1 % so với năm 2008). Tuy nhiên do sự ảnh hƣởng của giá cả các yếu tố đầu vào làm cho giá vốn bán hàng tăng dẫn đến lợi nhuận trƣớc thuế giảm nhẹ xuống còn hơn 21 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt: 16.082,99 triệu đồng (giảm 28.65% so với năm 2008). Tuy nhiên, sang năm 2010 mặc dù sản lƣợng tiêu thụ tăng cao hơn năm trƣớc nhƣng vẫn không đạt kế hoạch giao. Mặt khác, dây chuyền lò quay mới đầu tƣ dự kiến đƣa vào sử dụng từ đầu tháng 4/2010. Tuy nhiên trên thực tế đến tháng 6/2010 dây truyền mới đƣợc bàn giao đƣa vào sử dụng. Bên cạnh đó năm 2010 thị trƣờng diễn biến phức tạp, sự cạnh tranh gay gắt giữa các thƣơng hiệu xi măng nhƣ: Xi măng Hoàng Thạch, Nghi Sơn, Hoàng Mai….và trực tiếp trên địa bàn Thái Nguyên là sự ra đời của Nhà máy xi măng Quang Sơn với hệ thống dây truyền hiện đại giá bán thấp làm cho thị trƣờng tiêu thụ của Công ty bị thu hẹp. Chênh lệch tỷ giá USD/VNĐ + lãi suất tín dụng tăng làm cho chi phí tài chính tăng trên 27,43 tỷ đồng so với năm 2009 là nguyên nhân chính giảm lãi hoạt động của Công ty còn 1.755,57 triệu đồng (giảm 89,1% so với năm 2009). Năm 2011, Giá cả có nhiều biến động do Nhà nƣớc điều chỉnh giá xăng dầu tăng gần 50%, giá điện tăng 15%, giá than điều chỉnh tăng 2 lần trên 50% kéo theo sự tăng giá của tất cả vật tƣ, nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tỷ giá đồng USD/VNĐ tăng làm tăng chi phí tài chính lên thêm
  • 38. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6,2 tỷ đồng, chi phí cố định nhƣ khấu hao TSCĐ và chi phí lãi vay năm 2011 tăng trên 45,8 tỷ so với năm 2010. Mặt khác thị trƣờng xi măng cạnh tranh gay gắt do mất cân đối về cung cầu xi măng làm cho sản lƣợng tiêu thụ năm 2011 đạt 741.299,29 triệu tấn (tăng 20,95%) so với năm 2010 nhƣng vẫn chƣa đạt kế hoạch giao. Đặc biệt năm 2012 là năm ngành xi măng gặp rất nhiều khó khăn. Do tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách kiềm chế lạm phát thông qua siết chặt tiền tệ, giảm mạnh đầu tƣ công và tăng trƣởng tín dụng ở trong nƣớc đã dẫn đến sự trầm lắng của thị trƣờng bất động sản và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Cung xi măng tiếp tục dƣ thừa mạnh do các dự án mới đƣợc hoàn thành, cầu có xu hƣớng giảm mạnh. Trên thị trƣờng xảy ra cạnh tranh quyết liệt về giá cả làm sản lƣợng và doanh thu của Công ty giảm sút so với năm 2011. Tỷ giá USD/VNĐ không ngừng tăng làm cho chi phí tài chính tăng thêm hơn 11 tỷ đồng, chi phí lãi vay tăng hơn so với 2011 là 24 tỷ đồng - là những nguyên nhân chính làm cho kết quả kinh doanh của Công ty lỗ trên 9 tỷ đồng. Năm 2013 vẫn trên đà khủng hoảng kinh tế, lƣợng xi măng dƣ thừa cao Công ty đã nỗ lực tìm kiếm thêm thị trƣờng mới, tiết giảm chi phí. Lãi suất có điều chỉnh giảm tuy vẫn còn cao nhƣng Công ty đã vƣợt qua đƣợc giai đoạn khó khăn nhất định để đạt đƣợc kết quả là lãi hơn 1,5 tỷ đồng làm tiền đề cho những năm tiếp theo. 3.3.2. Tình hình lao động của Công ty Lực lƣợng lao động phản ánh quy mô của doanh nghiệp. Cơ cấu lao động phản ánh lĩnh vực hoạt động và đặc điểm công nghệ, mức độ hiện đại hoá sản xuất của doanh nghiệp. Chất lƣợng lao động đƣợc thể hiện qua kết quả và hiệu quả hoạt động SXKD. Vì vậy, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn lao động, trong những năm qua Công ty cổ phần xi măng La Hiên luôn coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng lao động hợp lý nhằm mục đích đem lại năng suất lao động cao nhất, tạo điều kiện cho lao động trong Công ty phát huy hết khả năng của mình để xây dựng Công ty ngày càng phát triển. Tình hình lao động của Công ty đƣợc thể hiện qua bảng số liệu 3.3 nhƣ sau:
  • 39. 37 36 Bảng 3.3. Tình hình lao động của Công ty tính đến thời điểm 31/12 từ năm 2008 đến năm 2013 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lƣợng Cơ cấu % Số lƣợng Cơ cấu % Số lƣợng Cơ cấu % Số lƣợng Cơ cấu % Số lƣợng Cơ cấu % Số lƣợng Cơ cấu % I. Phân theo giới tính 951 100 912 100 895 100 849 100 802 100 769 100 1. Nam 691 72,66 682 74,78 678 75,75 667 78,56 622 77,56 598 78 2. Nữ 260 27,34 230 25,22 217 24,25 182 21,44 180 22,44 171 22 II. Phân theo trình độ 951 100 912 100 895 100 849 100 802 100 769 100 1. Đại học, Cao đẳng 174 18,3 182 20,0 185 20,7 189 22,3 193 21,8 175 22 2. Trung cấp 83 8,7 85 9,3 88 9,8 92 10,8 96 11,8 60 8 3. Công nhân bậc 3-7 671 70,6 624 68,4 603 67,4 550 64,8 495 64,1 523 69 4. Lao động phổ thông 23 2,42 21 2,30 19 2,12 18 2,12 18 2,24 11 1 III. Cơ cấu tổ chức lao động 951 100,00 912 100 895 100 849 100 802 100 769 100 1. Cán bộ quản lý 98 10,30 93 10,20 93 10,39 89 10,48 77 9,60 62 8 2. Công nhân kỹ thuật 771 81,07 742 81,36 730 81,56 707 83,27 668 83,29 649 84 3. Lao động phổ thông 82 8,62 77 8,44 72 8,04 53 6,24 57 7,11 58 8 (Nguồn: Phòng Lao động- Tiền lương - Công ty cổ phẩn xi măng La Hiên) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  • 40. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hình 3.1: Tình hình lao động phân theo trình độ (2008-2013) Hình 3.2: Tình hình lao động phân theo cơ cấu tổ chức (2008-2013) Xét theo giới tính: Do đặc thù của Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, công việc mang tính chất nặng nhọc nên phù hợp với lao động là nam giới. Điều này thể hiện rất rõ qua cơ cấu về giới trong Công ty. Trong 6 năm (2008-2013) lực lƣợng lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn (trên 70%) so với lao động nữ. Xét theo trình độ chuyên môn: Qua bảng trên cho thấy lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp liên tục tăng qua các năm từ năm 2008 đến năm 2012. Nếu năm 2008 là 257 lao động chiếm 27 % thì năm 2009 tăng lên 10 ngƣời, tƣơng ứng tăng 3.89 % so với năm 2008. Đến năm 2012, đội ngũ lao động này là
  • 41. 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 289 ngƣời (tăng 8 lao động - tƣơng ứng tăng 2.85 % so với năm 2011. Trong khi đó lao động công nhân bậc 3-7 và lao động phổ thông lại có xu hƣớng giảm. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng đến việc bồi dƣỡng đào tạo phát triền nguồn nhân lực cóchất lƣợng. Tuy nhiên, năm 2013 số lƣợng lao động có trình độ đại học, cao đẳng chỉ còn 175 ngƣời giảm 18 ngƣời (giảm 9,33 % so với năm 2012). Nguyên nhân số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chuyển sang các Công ty khác. Xét theo cơ cấu tổ chức lao động: Công ty luôn chú trọng công tác tổ chức lại bộ máy quản lý nhân sự tinh gọn và hiệu quả. Điều này thể hiện số lao động là cán bộ quản lý tại các phòng ban, phân xƣởng giảm dần qua các năm. Năm 2008 lao động quản lý là 98 ngƣời chiếm 10.3 % trong tổng cơ cấu lao động thì năm 2013 là 62 ngƣời (giảm 15 ngƣời - tƣơng ứng giảm 19,48 % so với năm 2012). Công nhân có trình độ kỹ thuật tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh lại có xu hƣớng tăng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổ chức lao động của Công ty (chiếm trên 80%). Số lƣợng công nhân lao động phổ thông và phục vụ không có trình độ giảm dần và chiếm tỷ trọng thấp. Tóm lại, qua phân tích ta thấy lao động của Công ty có giảm dần về mặt số lƣợng qua các năm để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Chất lƣợng lao động lại không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao cả về chuyên môn lẫn tay nghề nhằm đáp ứng môi trƣờng kinh doanh ngày càng khó khăn. Tuy nhiên thời gian tới Công ty cần xem xét lại nguyên nhân của việc một số lƣợng lớn lao động có trình độ cao xin nghỉ làm tại đơn vị chuyển sang các đơn vị khác. 3.3.3. Cơ cấu sản phẩm và sản lượng tiêu thụ của Công ty (2008-2013) Sản phẩm chính của Công ty cung cấp trên thị trƣờng chủ yếu là clinker, xi măng PCB 30, PCB 40. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO: 9001-2008 vào sản xuất giúp cho sản phẩm của Công ty ngày càng chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng. Điều đó chứng minh qua doanh số bán hàng ngày càng tăng và không ngừng lớn mạnh qua các năm. Sản lƣợng sản phẩm tiêu thụ của Công ty luôn giữ đƣợc ổn định, giành đƣợc vị thế vững chắc trên thị trƣờng.
  • 42. 40 400.837 483.300 500.334 495.923 423.111 380.892 +/- + 82.463 + 17.035 88,89 87,79 81,63 66,90 58,45 59,49 % (+/-) 25.120 45.078 95.221 234.041 295.454 196.637 +/- + 19.958 + 50.142 + 138.820 + 61.414 5,57 8,19 15,54 31,57 40,81 30,71 % (+/-) 79,45 111,23 145,79 26,24 33,45 24.987 22.137 17.365 11.335 5.380 62.768 +/- 2.849 4.773 6.030 5.955 5,54 4,02 2,83 1,53 0,74 9,80 % (+/-) 11,40 21,6 34,7 52,5 450.944 550.515 612.920 741.299 723.945 640.297 +/- + 99.571 + 62.404 +128.380 - 17.354 - 83.649 100 100 100 100 100 100 % (+/-) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 So sánh 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 2013/2012 + + - - - 20,57 3,52 0,88 14,68 9,98 + + + + - - - - - - - - - + + + - - 22 11,34 20,95 2,34 11,55 - - - 4.411 72.812 42.219 - 98.817 + 57.388 + 1.066,8 39 Bảng 3.4: Cơ cấu sản phẩm và sản lƣợng tiêu thụ của Công ty (2008-2013) Sản phẩm tiêu thụ (Tấn/ năm) Xi măng PCB 30 Xi măng PCB 40 Clinhker Năm Tỉ lệ cơ Tổng Tỉ lệ cơ cấu Tỉ lệ cơ cấu Tỉ lệ cơ cấu Sản lƣợng Sản lƣợng Sản lƣợng cấu SP cộng SP % SP % SP % % Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi măng La Hiên từ năm 2008 đến năm 2013) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  • 43. 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hình 3.3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty (2008-2013) Qua bảng số liệu ta thấy, sản lƣợng tiêu thụ của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm 2008- 2011.Năm 2008, tổng sản lƣợng tiêu thụ của Công ty đạt 450.944 triệu tấn, đến năm 2009 tăng lên 550.515 triệu tấn, tăng về số tuyệt đối là 99.571 triệu tấn (tƣơng đối tăng 22%). Năm 2010 sản lƣợng tiêu thụ tăng 11.34 % so với năm 2009. Năm 2011 sản lƣợng tiêu thụ tăng mạnh 128.380 triệu tấn (tƣơng ứng tăng 20,95 % so với năm 2010). Tuy nhiên năm 2012, 2013 Công ty không hoàn thành kế hoạch sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ. Nguyên nhân do nền kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn đặc biệt là ngành sản xuất xi măng. Nguồn cung xi măng trong nƣớc dƣ thừa cùng với việc thị trƣờng ngày càng xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh làm cho sản lƣợng tiêu thụ của Công ty liên tục giảm. Cụ thể năm 2012 sản lƣợng tiêu thụ giảm 17.354 triệu tấn (tƣơng ứng giảm 2,34 % so với năm 2011). Năm 2013 sản lƣợng tiêu thụ của Công ty giảm mạnh đạt 83.649 triệu tấn (tƣơng ứng giảm 11,55 % so với năm 2012).
  • 44. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Về cơ cấu sản phẩm, sản lƣợng tiêu thụ xi măng PCB 30 năm 2009, năm 2010 tăng mạnh. Năm 2009 sản lƣợng tiêu thụ của xi măng PCB 30 tăng 20,57 % so với năm 2008. Năm 2010 sản lƣợng tiêu thụ tăng 3,52 % so với năm 2009. Tuy nhiên, sản lƣợng tiêu thụ xi măng PCB 30 lại có xu hƣớng giảm dần từ năm 2011. Ngƣợc lại xi măng PCB 40 ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng hơn. Điều đó thể hiện sản lƣợng tiêu thụ liên tục tăng. Năm 2011 sản lƣợng tăng mạnh đạt 234.041 triệu tấn (tăng 145,79 % so với năm 2010). Năm 2012 sản lƣợng tăng 61.414 triệu tấn (tăng 26,24 % so với năm 2012). Năm 2013 sản lƣợng tiêu thụ giảm do tổng sản lƣợng tiêu thụ của toàn Công ty đều giảm không đạt kế hoạch đề ra. Sản phẩm Clinker chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng cơ cấu sản phẩm của toàn Công ty. Sản lƣợng tiêu thụ liên tục giảm từ năm 2008 đến năm 2012. Nhƣng sang năm 2013 sản lƣợng tiêu thụ lại tăng vọt đạt 62.768 triệu tấn (tƣơng ứng tăng 1.066,8 % so với năm 2012). Nguyên nhân là do Công ty mạnh dạn chuyển hƣớng tiêu thụ Clinker sang thị trƣờng Indonesia và Bangladesh. Bởi đây là 2 trong số thị trƣờng nhập khẩu lƣợng lớn xi măng và Clinker của Việt Nam, chiếm trên 12% sản lƣợng xuất khẩu nƣớc ta. 3.3.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2008-2013 Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu ở khu vực phía Bắc bao gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Nội, Vĩnh Phúc.... và các đơn vị trong tập đoàn Công ty Than - Khoáng sản Việt Nam. Thị phần tiêu thụ sản phẩm của Công ty thể hiện qua bảng sau:
  • 45. 43 42 Bảng 3.5. Thị phần tiêu thụ sản phẩm của Công ty (2008-2013) ĐVT: tấn STT Tên thị phần Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SL tiêu thụ % SL tiêu thụ % SL tiêu thụ % SL tiêu thụ % SL tiêu thụ % SL tiêu thụ % 1 Thái nguyên 250.225,40 55,56 312.323,10 56,73 342.607,31 55,90 347.128,32 46,83 285.350,09 39,42 291.570,68 45,54 2 Vĩnh Phúc 22.463,15 4,99 34.512,90 6,27 41.496,76 6,77 69.570,02 9,38 113.390,55 15,66 84.131,35 13,14 3 Hà nội 32.219,61 7,15 33.516,21 6,09 34.017,83 5,55 73.505,48 9,92 101.415,58 14,01 29.110,70 4,55 4 Bắc cạn 26.447,21 5,87 35.421,35 6,43 38.128,60 6,22 45.311,08 6,11 32.028,07 4,42 17.732,32 2,77 5 Lạng Sơn 14.986,33 3,33 25.219,60 4,58 27.979,46 4,56 28.952,31 3,91 33.342,07 4,61 30.951,85 4,83 6 Tuyên Quang 36.791,47 8,17 29.226,03 5,31 44.647,90 7,28 39.444,62 5,32 24.942,01 3,45 3.337,00 0,52 7 Bắc Ninh 14.678,21 3,26 9.548,70 1,73 6.871,09 1,12 18.987,80 2,56 18.764,00 2,59 8.348,37 1,30 8 Cao Bằng, Lào Cai 11.652,21 2,59 26.478,35 4,81 31.639,00 5,16 33.702,48 4,55 12.824,00 1,77 21.312,36 3,33 9 Bắc Giang 9.586,98 2,13 6.750,00 1,23 3.000,00 0,49 13.344,95 1,80 31.671,38 4,37 35.847,74 5,60 10 XM bột + Clinker 31.303,82 6,95 37.519,25 6,82 42.531,74 6,94 71.352,23 9,63 70.217,49 9,70 117.954,36 18,42 Tổng cộng 450.354,37 100 550.515,49 100 612.919,69 100 741.299,29 100 723.945,24 100 640.296,73 100 (Nguồn: Phòng Kinh doanh thị trường- Công ty cổ phần xi măng La Hiên) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  • 46. 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng số liệu cho thấy thị phần tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại các thị trƣờng nhƣ Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn. Tại thị trƣờng Thái Nguyên, sản lƣợng tiêu thụ chiếm trên 40%. Năm 2008, sản lƣợng tiêu thụ là 250.225,4 triệu tấn chiếm 55,56 % thị phần tiêu thụ toàn Công ty. Sản lƣợng tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tăng qua các năm từ năm 2008-2011. Năm 2009 tăng 62.097,7 triệu tấn tƣơng ứng thị phần tăng 1,17 % so với năm 2008. Năm 2010 tăng 30.284,21 triệu tấn. Năm 2011 tăng 4.521,01 triệu tấn. Tuy nhiên, năm 2012 sản lƣợng tiêu thụ giảm sút còn 285.350,09 triệu tấn (tƣơng ứng sản lƣợng tiêu thụ giảm 17,8% ). Nguyên nhân do trên địa bàn có sự xuất hiện của 2 nhà máy xi măng Quang Sơn và xi măng Quán Triều bắt đầu đi vào hoạt động với dây chuyền sản xuất đồng bộ hiện đại, sản phẩm đồng loạt tung ra thị trƣờng làm cho thị phần tiêu thụ của Công ty giảm. Tƣơng tự, thị trƣờng tại các thành phố Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang sản lƣợng tiêu thụ qua các năm liên tục tăng. Do đây là những thị trƣờng có vị trí gần, chi phí vận chuyển thấp, có nhiều thuận lợi cho Công ty trong việc chiếm lĩnh thị trƣờng. Thị phần tiêu thụ tại thị trƣờng Tuyên Quang chiếm tỷ trọng cao trong các năm 2008 đến năm 2011 nhƣng lại có xu hƣớng giảm mạnh từ năm 2012. Năm 2013 sản lƣợng tiêu thụ giảm 21.605,01 triệu tấn tƣơng ứng thị phần năm 2013 giảm 84,93 % so với năm 2012. Nguyên nhân do sản phẩm của Công ty ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt với thƣơng hiệu xi măng của địa phƣơng. Đối với các thị trƣờng Cao Bằng, Lào Cai… thị phần tiêu thụ xi măng của Công ty qua các năm chƣa cao và ổn định. Do đây là những thị trƣờng xa gây khó khăn trong công tác tiêu thụ, nghiên cứu thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng, chi phí vận chuyển cao. 3.4. Phân tích hiệu quả SXKD của Công ty giai đoạn 2008-2013 3.4.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty. 3.4.1.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lƣợng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Vì vậy phân tích giá thành sản phẩm là xác định nguyên nhân và các nhân tố làm ảnh hƣởng đến việc tăng, giảm giá thành
  • 47. 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sản phẩm so với kế hoạch. Từ đó giúp các nhà quản trị có thể đƣa ra các quyết định kịp thời, đúng đắn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Thực tế tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên, sản phẩm chính là xi măng bao. Đây là sản phẩm cuối cùng trải qua nhiều giai đoạn sản xuất. Vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự biến động của từng khoản mục chi phí cấu thành lên giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng nhằm đƣa ra những kết luận chính xác về trình độ quản lý của Công ty. Để có thể đánh giá đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới giá thành sản phẩm, tác giả phân tích các số liệu thể hiện qua bảng biểu sau:
  • 48. 46 STT Chỉ tiêu Tổng SL sản xuất (tấn) Chi phí (nghìn đồng) Chi phí nguyên nhiên liệu Chi phí động lực Chi phí tiền lƣơng Trích trƣớc sửa chữa TSCĐ Khấu hao Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I 426.024 528.432 595.573 729.989 718.581 577.539 II Tổng Z Zđv Tổng Z Zđv Tổng Z Zđv Tổng Z Zđv Tổng Z Zđv Tổng Z Zđv 1 122.567.054 287,7 194.970.793 369,0 199.619.326 335 302.868.393 415 327.991.702 456 269.495.705 467 2 33.136.348 77,8 43.085.210 81,5 57.266.194 96 73.022.042 100 83.844.923 117 76.411.311 132 3 26.655.562 62,6 32.260.268 61,0 28.693.744 48 29.931.649 41 31.505.821 44 35.085.113 61 4 354.022 0,8 608.782 1,2 582.651 0,98 475.680 0,65 354.093 0,49 2.290.988 3,97 5 37.399.747 87,8 37.097.545 70,2 31.509.918 53 47.566.941 65 43.682.519 61 39.029.580 68 45 Bảng 3.6. Bảng tổng hợp chi phí cấu thành lên giá thành sản phẩm xi măng bao (2008-2013) TSCĐ 6 Chi phí khác 3.020.038 7,1 3.046.147 5,8 3.108.042 5,22 4.364.312 5,98 4.554.632 6,34 3.949.095 6,84 Tổng cộng 223.132.771 524 311.068.744 589 320.779.875 539 458.229.017 628 491.933.691 685 426.261.791 738 (Nguồn: Phòng Kế toán -Thống kê- Tài chính- Công ty cổ phần xi măng La Hiên) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  • 49. 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Qua bảng phân tích tác giả nhận thấy tổng chi phí cấu thành lên giá thành sản phẩm xi măng bao của Công ty tăng dần qua các năm làm cho giá thành đơn vị sản phẩm cũng tăng theo. Tổng chi phí sản xuất tăng do ảnh hƣởng bởi các nhân tố sau: Chi phí nguyên, nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất xi măng. Nguyên vật liệu sản xuất xi măng chủ yếu là đá vôi, đất sét, quặng sắt…và một số chất phụ gia khác. Do chịu ảnh hƣởng khủng hoảng của nền kinh tế nên giá cả nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng làm cho tổng chi phí NVL sản xuất xi măng của Công ty cũng có xu hƣớng tăng từ năm 2008 đến năm 2013 kéo theo sự tăng lên của chi phí NVL đơn vị cấu thành lên giá thành sản phẩm. Cụ thể năm 2009, giá thành đơn vị của chi phí NVL là 369 nghìn đồng/ tấn, tăng 81 nghìn đồng/ tấn tƣơng ứng tăng 28,1% so với năm 2008. Năm 2010 giá thành đơn vị của chi phí NVL lại giảm còn 355 nghìn đồng/tấn tƣơng ứng giảm 3,8 % so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2010, Công ty đầu tƣ thay thế dây chuyền sản xuất xi măng lò quay bằng dây chuyền lò đứng hiện đại nhằm nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí. Mặc dù, Công ty đã tích cực tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu đầu vào có chất lƣợng cao, giá cả hợp lý. Tuy nhiên chi phí nguyên vật liệu vẫn tăng mạnh từ năm 2011 đến năm 2013. Trong bối cảnh khi giá cả các yếu tố đầu vào liên tục tăng, Công ty cũng đã tích cực chủ động tháo gỡ những khó khăn trong công tác sản xuất, nâng sản lƣợng khai thác đá vôi tại mỏ đá Đồng Chuỗng từ 18 nghìn tấn/tháng lên 20 nghìn tấn/tháng giúp Công ty chủ động nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho kế hoạch sản xuất. Chi phí động lực chiếm từ 15% -17% tổng chi phí cấu thành lên giá thành đơn vị của sản phẩm. Việc Nhà nƣớc tăng giá điện đã ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giá điện tăng làm cho giá thành đơn vị sản phẩm tăng. Cụ thể năm 2008 chí phí động lực là 77,8 nghìn đồng/ tấn xi măng. Năm 2012 chi phí động lực là 117 nghìn đồng/ tấn tăng 39,2 nghìn đồng/ tấn tƣơng ứng tăng 50.39 % so với năm 2008. Năm 2013, chi phí động lực là 132 nghìn đồng/ tấn tăng 15 nghìn đồng/tấn xi măng tƣơng ứng tăng 12,8 % so với năm 2012. Ngoài chi phí nguyên nhiên liệu thì chi phí tiền lƣơng và chi phí khấu hao tài sản cố định cũng chiếm tỷ trọng khá lớn. Chi phí tiền lƣơng liên tục giảm từ năm 2008-2011, tuy nhiên lại có xu hƣớng tăng từ năm 2012-2013. Mặc dù chi phí tiền
  • 50. 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lƣơng tăng làm cho giá thành đơn vị tăng nhƣng điều này chứng tỏ Công ty bƣớc đầu thực hiện tốt công tác đào tạo, nâng cao tay nghề của ngƣời lao động góp phần tăng năng suất lao động, đời sống của công nhân đƣợc cải thiện. Công ty áp dụng khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng nhƣng do trong năm phát sinh các nghiệp vụ thanh lý, nhƣợng bán và mua mới máy móc thiết bị làm cho chi phí khấuhaoluôn biếnđộngtăng,giảmgâyảnhhƣởngđến giá thành đơnvị sẩnphẩm. Chi phí khác chủ yếu là chi phí dịch vụ mua ngoài nhƣ tiền nƣớc, điện thoại, chi phí thuê vận chuyển, bốc xếp, chi phí quảng cáo…Chi phí khác giảm từ năm 2008-2010 do Công ty cũng đã tăng cƣờng công tác khoán quản chi phí sản xuất. Cụ thể năm 2009 chi phí khác là 5,8 nghìn đồng/tấn xi măng giảm 18,3% so với năm 2009. Năm 2010 chi phí khác là 5,22 nghìn đồng/tấn tƣơng ứng giảm 10% so với năm 2009. Từ năm 2011 đến năm 2013, chi phí khác liên tục tăng. Nguyên nhân do số lƣợng xe tải vận chuyển hàng hóa của Công ty nay đã cũ, có trọng tải thấp không đáp ứng yêu cầu vận chuyển xi măng đi tiêu thụ. Vì vậy, Công ty phải thuê phƣơng tiện vận tải bên ngoài đã làm tăng khoản mục chi phí khác. 3.4.1.2.Phân tích các khoản mục chi phí ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty. Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là những hao phí lao động xã hội đƣợc biểu hiện bằng tiền qua các quá trình sản xuất kinh doanh, chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp từ quá trình hình thành tồn tại và phát triển, từ khâu mua nguyên vật liệu đến khi tiêu thụ sản phẩm. Do đó, sau mỗi chu kỳ SXKD doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích tình hình biến động chi phí SXKD, qua đó doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng sử dụng các khoản chi phí. Mặt khác, việc đánh giá chi phí cũng góp phần quan trọng trong việc quyết định tái sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, là mục tiêu quan trọng ảnh hƣởng tới lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt đƣợc, chi phí càng thấp thì lợi nhuận càng cao. Ngoài những chi phí trực tiếp cấu thành lên giá thành sản phẩm còn có các chi phí gián tiếp khác nhƣ chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính...