SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
THAY LỜI TỰA
Cuộc tổng tiến công đại thắng mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến
dịch “Hồ Chí Minh” đã ghi những trang sử vàng trong lịch sử kháng chiến
chống giặc ngoại xâm của cả dân tộc. Đã có hàng triệu thanh niên cả nước tình
nguyện tham gia quân đội, đi hàng đầu trên trận tuyến, đối mặt với kẻ thù không
đội trời chung. Trong số đó có một bộ phận không nhỏ là lớp thanh niên tri
thức.
Họ là những nam nữ thanh niên đã được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ
nghĩa, có kiến thức khoa học kỹ thuật, được rèn luyện và trưởng thành trong
quân đội. Những tháng năm sống và chiến đấu trên mọi miền của Tổ Quốc, họ
đã phải hy sinh cả về vật chất và tinh thần, có những người đã ngã xuống không
trở về. Một hy sinh khác nữa, đó là những mất mát về tình cảm: Tuổi trẻ, tình
bạn, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi.
Cuốn: “Tình yêu người lính” là ghi chép tác giả nguyên là sĩ quan phiên
dịch, phục vụ tại Trung đoàn tên lửa phòng không 278, một trong những trung
đoàn tên lửa đầu tiên của Binh chủng tên lửa Việt Nam anh hùng.
Những mất mát về tình cảm ấy được phản ánh một phần nào trong tác phẩm,
đồng thời tác giả cũng ghi lại những chặng đường hành quân, những miền đất
đã qua, các địa danh, trận địa đã chiến đấu, cùng những suy nghĩ, rung cảm của
người lính trong tình yêu.
Cuốn truyện kể lại hai mối tình: Mối tình thứ nhất là tình yêu giữa người
lính – Chàng trai Hà Nội và cô gái Hà Nội – một nữ sinh cấp 3, sơ tán học tại
Hồng Châu – Thường Tín – Hà Tây. Họ gặp nhau có hai lần, tình yêu đã đến rất
tự nhiên và thơ mộng. Mối tình đã không có kết quả vì hoàn cảnh thời chiến,
người lính phải bất ngờ chuyển quân đúng vào lần hẹn thứ ba, hậu quả dẫn đến
là bị mất liên lạc hoàn toàn.
Mối tình thứ hai là mối tình giữa Chàng trai Hà Nội – Người lính với cô thôn nữ
và sau này trở thành diễn viên đoàn văn công tỉnh Hà Nam. Chiến tranh đã
không “ưu ái” ai. Trong một chuyến đi công tác phục vụ chiến đấu tại chiến
trường phía Nam, người nữ diễn viên đã không trở về với người lính được. Lần
thứ hai người lính bị mất người yêu vì bom đạn chiến trường. Chính tình yêu
lứa đôi sâu sắc của người lính với người mình yêu đã là một động lực, nguồn cổ
vũ lớn lao giúp cho người chiến sĩ vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành
nhiệm vụ.
Tình yêu người lính ở đây cũng chính là tình yêu non sông đất nước: Những
làng quê rợp mát bóng cây, những dòng sông uốn lượn, nước trong xanh, những
miền đồi bạt ngàn, thẳng tắp hàng cây. Nẻo đường chiến tranh đã đưa người
chiến sĩ đi tới những địa danh là những danh lam thắng cảnh của đất nước.
Chính nẻo đường chiến tranh đã tạo cho người chiến sĩ có cơ hội để chiêm
ngưỡng.
Trân trọng giới thiệu với bạn đọc tác phẩm: “ TÌNH YÊU NGƯỜI LÍNH”.
Rất mong bạn đọc góp ý phêbình!
Xin trân trọng cảm ơn!
NGÀY ĐẦU BỠ NGỠ
Những ngày đầu tiên trôi đi phẳng lặng và êm đềm. Bỗng dưng mặt biển
gặp bão táp, những đợt sóng trào dâng lên cuồn cuộn, phá tan đi cái êm đềm
tĩnh mịch của đại dương. Những ngày ấy đã đưa tôi về với hiện thực của cuộc
đời người lính. Tôi tạm xa nơi trú quân, thực sự bắt đầu những ngày tháng chiến
đấu và chiến trường là những cuộc giao chiến trên không.
Đã qua rồi những kỷ niệm đẹp đẽ và một nỗi buồn da diết xâm chiếm lòng
tôi. Cuộc gặp gỡ vô tình với cô gái Nga trên tàu liên vận quốc tế Matxcova –
Bắc Kinh – Hà Nội trên đường về nước, giờ đây chỉ còn là những dư âm của
một mối tình không có cái cầm tay, song lại đầy chất thơ và sâu sắc. Nêlia – Cô
gái 20 tuổi, mẹ người Nga, bố người Anh với đôi mắt xanh biếc như biển
Kaspieen thu nhỏ, dáng đi thon thả, giọng nói nhỏ nhẹ, dịu dàng, thỏ thẻ như
tiếng oanh Vàng đã cuốn hút tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên cho đến suốt cả chặng
đường dài hơn sáu ngàn cây số. Chính vì thế mà những ngày đầu ở đơn vị đóng
quân tại nhà dân, tôi chẳng thiết nghĩ gì đến đề tài sôi động của tuổi trẻ. Ngay cả
các cô gái thủ đô trước kia tôi cho là đẹp cũng chẳng đủ sức hấp dẫn tôi.
Gặp lại Nêlia giờ đây là mộng xảo, xa vời và không thực hiện được. Cùng
với thời gian, dần dần những dấu ấn đẹp ấy không tắt hẳn mà cứ bị phai nhạt đi.
Thế rồi, bắt đầu những thử thách ghê ghớm của chiến trận. Đúng, những điều
mà trước kia với tôi còn xa lạ thì nay đang diễn ra hằng ngày, hàng giờ trước
mắt. Đó là những cuộc hành quân đêm bằng cơ giới, những cuộc tiếp xúc với
các cô thôn nữ, những mất mát, hi sinh của đồng đội và những thử thách ghê
ghớm của bom đạn chiến trường.
(Nga My Thượng – Bình Minh – Thanh Oai – Hà Tây, tháng 8 – 1966)
Tiêu đoàn tên lửa phòng không 093 đóng quân tại xã Hồng Châu huyện Thường
Tín tỉnh Hà Tây.
Trong khi chờ khí tài mới, đơn vị tranh thủ học chính trị, chuẩn bị tốt cho
nhiệm vụ chiến đấu sắp tới.Trong lúc giao thời đó, tôi cũng được rảnh rang đôi
chút.Một ngày nắng đẹp, sau lúc cơm chiều, tôi lang thang cho bớt chống trải.
Tôi thơ thẩn theo những con đường xóm quê nhẵn thín đất phù sa. Từ khi tới
Hồng Châu quả thật hôm nay tôi mới thật sự được chiêm ngưỡng cái làng quê
rợp mát, trải dài bên bờ sông Hồng này. Lững thững trên con đường làng, dẫn
đến đường đá ra huyện lỵ, tôi dừng lại trước khu vườn với hàng rào phi lao cao
vút, bên trong có những luống hoa muôn sắc. Thấp thoáng trong vườn là dáng
dấp của một cô gái. Em đang tưới hoa. Tôi tiến về phía em, tìm cách làm quen:
- Chào em! Anh có cảm giác là đã gặp được đồng hương rồi!
Em bẽn lẽn, mỉm cười để lộ hàm răng đều, trắng muốt.
- Vâng, chào Anh!
Em người Thường Tín làm sao là đồng hương anh được!
- Không! Anh không nhầm. Nhìn em cùng giọng nói em, anh biết em là
người Hà Nội. Lúcnãy, thoáng nhìn xa, ạnh đã có một linh cảm như thế.
Thế là em đã tiếp chuyện tôi. Những người cùng gốc Thủ đô, khi gặp nhau ở
chốn xa lạ thường dễ gần gũi và thân mật. Tôi được biết em tên là Oanh, ở Hà
Nội. Em về đây sơ tán tại nhà người bác ruột ở xóm 4 Hồng Châu. Em học lớp
lớp 10 tại cấp 3 Thường Tín. Thỉnh thoảng, sau khi đi học về, em ra khu vườn
này tưới hoa.
Tôi lấy nước từ mương lên cho em tưới. Chúng tôi vừa làm việc vừa nói
chuyện một cách thoải mái. Chẳng mấy chốc, khóm hoa cuối cùng đã được tưới
xong. Cả vườn hoa đã được làm mát, lung linh trước gió, tỏa ngát mùi hương.
Công việc đã hoàn thành, tôi cùng em trở về trên con đường đã đi lúc trước. Em
đang đi bên tôi, cô gái Hà Nội với đôi mắt bồ câu dịu hiền, mái tóc mượt mà
như dải mây, đang thật sự cuốn hút tôi. Tôi hỏi em:
- Trong các môn em học, em thích môn nào nhất?
- Anh ạ! Em thiên về khoa học xã hội, văn là môn học sở trường của em. Em
là học sinh giỏi văn của khối 10 nhà trường.
- Anh cũng nghĩnhư vậy,vì khi tiếp xúc với em, anh thấy em không những là
nhà thơ mà là một ca sĩ nghiệp dưnữa. Ở em có giọng nóirất truyền cảm. Chắc
là em hát hay lắm nhỉ?
- Em hát không hay nhưng hay hát anh ạ!
- Một hôm nào đó anh sẽ có vinh dự được nghe giọng ca của Quỳnh Oanh
được không? Hôm nay, tình cờ gặp em và lại được trò chuyện với người giỏi
văn thơ, anh tặng em mấy câu:
Trời thu gió mát, em tưới hoa,
Hoa đua sắc thắm, ngát lòng ta.
Tôi nhớ nơi đây, người con gái,
Có nụ cười đẹp như đóa hoa.
- Đúng là xuất khẩu thành thơ! Hay anh là nhà thơ chuyên nghiệp?
- Không, anh là người lính. Hôm nay gặp đồng hương và lại được tưới hoa
cùng em nên anh đã có cảm xúc. Chính em và hoa hôm nay là nguồn cảm xúc,
là nguồn thơ của anh đó.
Em cười e lệ, đôi má lúm đồng tiền thật là duyên dáng. Tôi có cảm giác nụ
cười ấy cũng chính là hoa vì em và hoa, hai khái niệm đó với tôi giờ đây là một.
Câu chuyện giữa chúng tôi đang sôi nổi thì phải chia tay vì đã đến ngõ rẽ vào
nhà em. Tôi nấn ná chẳng muốn đi. Em hẹn tôi sẽ có lần gặp nhau tại Hà Nội để
bàn luận thêm về chuyện văn thơ. Tôi tạm biệt trong lưu luyến. Trở về nhà, tôi
vẫn còn bâng khuâng và muốn gặp lại em ngay. Thú thật là, từ khi về nước đến
nay, tôi ít chú ý đến phái nữ vì những ánh mắt kiều diễm, dễ thương và dễ làm
quen của các cô gái Nga vẫn còn hằn sâu trong tâm trí. Tôi đã thấy rõ và đánh
giá cái đẹp theo cách riêng và cho rằng các cô gái Việt Nam cũng đẹp nhưng so
với họ thì chẳng thấm vào đâu, đặc biệt là tôi rất ghét thói kiêu kỳ ở không ít
các cô gái mình: Hơi có vẻ sắc nước một chút là tỏ ra khinh đời, “Phớt ăng lê”.
Họ chỉ nghĩ rằng vẻ đẹp bên ngoài là trên hết mà thường quên mất một điều là
con người phải đẹp cả tâm hồn, phải giàu kiến thức và vốn sống nữa. Vì thế mà
suốt cả tháng dòng, tôi chẳng để ý đến cô gái nào. Đừng cho rằng tôi kiêu ngạo,
vì tôi thừa hiểu, mình chỉ là một người lính bình thường. Ấy thế mà Quỳnh
Oanh lại chế ngự tâm hồn tôi. Phải chăng, tại đây tôi đã gặp người đẹp như ước
muốn: Em không những có ngoại hình đẹp trời phú cho mà còn đẹp cả trong
tính cách, trong cư xử. Em là cô gái đất Tràng An thanh lịch, đồng thời em cũng
chính là một hồn thơ mênh mông. Em đúng là cô gái tôi tìm và đã tìm thấy.
(Hồng Châu – Thường Tín – Hà Tây, 10-10-1966)
Một niềm vui đến với tôi. Hôm nay tôi được về Hà Nội thăm nhà và sẽ đến
thăm Quỳnh Oanh, cô gái tôi mới quen hôm nào. Ngày thứ Bảy, lại về thủ đô,
tâm trạng tôi thật thoải mái. Tôi lâng lâng như bay bổng. Tôi dậy sớm, thắng bộ
mới nhất và ra bến xe Thường Tín. Từ khi về nước, hôm nay, tôi mới lại về thủ
đô. Tranh thủ từ sáng đến chiều lại trở về đơn vị. Thú vị nhất là được gặp lại
bạn bè, những người đã lâu không có dịp hội ngộ. Tôi định gặp Ngọc Lan,
người trước kia tôi đã định theo đuổi trong tâm trí, song không được đáp lại một
tình. Đắn đo mãi, không biết có nên đến hay không, cuối cùng tôi không gặp
Ngọc Lan nữa. Theo địa chỉ trong lần gặp đầu tiên Quỳnh Oanh đã cho biết, tôi
tới phố Đỗ Hạnh. Thật là rủi ro, khi tìm được số nhà 10 thì em không có ở đó.
Thời chiến là thế đấy. Tìm theo địa chỉ và hỏi thăm để gặp nhau thật là khó
khăn! Đó chỉ là nhà một người họ xa của em. Bà chủ nhà cho biết, hồi năm
ngoái, thỉnh thoảng vào những ngày chủ nhật em có về thăm bà nhưng đã lâu
không thấy đến.
Quay về đơn vị khác lúc chiều tà, khi cuộc sống Hà Nội thời chiến đúng vào
lúc nhộn nhịp nhất. Tôi cứ tiếc một ngày chủ nhật đã qua đi không mỹ mãn chút
nào, bởi lẽ dự định lớn nhất trong ngày là gặp Quỳnh Oanh không thực hiện
được. Tôi chậm rãi cất bước trên đường về trong tâm trạng buồn, khá hẳn với
buổi sớm từ đơn vị ra đi.
Thật không ngờ, từ xa tôi đã nhìn thấy bóng em. Đúng, thật là em rồi. Em
đang đi cùng chiều. Tôi rảo bước cho kịp, em đã nhận ra tôi. Tôi mừng quá. Thế
là sáng nay tôi tìm em mà không thấy, bây giờ tình cờ trên đường về lại gặp
được em. Tôi cùng em đi trên một quãng đường dài: Em về nhà, còn tôi về đơn
vị gần làng nơi em đang sơ tán. Phải chăng trong cái không may lại gặp may?
Hôm ấy hoàng hôn buông xuống dần, chim chóc đưa nhau về tổ. Trong tâm
trạng hưng phấn, tôi sánh đôi cùng em. Chúng tôi qua một khu chợ chiều vắng
ngắt, tiếp đến là con đường nhỏ dẫn về chân đê. Đi được chừng 20 phút, chúng
tôi dừng lại bên gốc cây sồi già xum xuê cành lá. Mặt đường đã gác non tây,
con đường mòn trên đề mờ dần đi. Gió thổi từ phía sông Hồng lại, đem theo hơi
mát của lòng sông. Em bên tôi, mái tóc dài mượt, óng ả tỏa ngát hương thơm bồ
kết, phả vào lòng rôi êm dịu là thường. Tôi mạnh dạn hơn nhiều so với lần gặp
ban đầu. Tôi hỏi em:
- Ở trường em học ngoại ngữ gì?
- Em học tiếng Nga. Tiếng Nga quả là khó, em không có năng khiếu ngoại
ngữ.
Cố gắng lắm và mất rất nhiều thời gian, em cũng chỉ đạt trung bình khá.
- Phảichăng là Quỳnh Oanh chưa nắm chắc được phương pháp học đó thôi.
Em giỏi các môn khoa học xã hội thì ngoại ngữ cũng phải đạt loại khá trở lên.
Anh tình nguyện sẽ là thầy giáo của em về tiếng Nga. Anh sẽ bồi dưỡng cho em
trở thành học sinh giỏi môn này. Anh có cách dạyriêng. Tin rằng Quỳnh Oanh
sẽ đạt được điều đó.
- Em rất mong muốn thế. Nhưng anh làm gìcó nhiều thời gian đề dạy em học.
Hơn nữa, anh có đóng quân ở đây mãi đâu? Bộ đội thời chiến nay đây mai đó
là chuyện thường.
Em nói đúng! Tôi có dự định như vậy, nhưng đối với người lính trong thời
chiến thì không phải những gì mong muốn đều có thể thực hiện được, mặc dù
điều đó là giản đơn đối với những người ngoài quân ngũ. Tôi xác thực như thế
và không bàn cụ thể thêm về điều đó nữa. Chúng tôi lại đi tiếp, tới gẩn trạm
bơm, tôi bảo em ngồi nghỉ một lát cho dỡ mỏi. Áng chiều đã tắt hẳn, màn đêm
trải dài, dài mãi xa tắp với giọng nói trầm nhỏ nhẹ vừa đủ nghe, tôi chuyển dòng
tâm sự sang hướng khác:
- Hôm nay em đượm buồn, khác hẳn với lần gặp trước tại vườn hoa. Phải
chăng là em nhớ nhà?
- Sao anh biết?
- Anh mắt em đã nói lên tất cả. Đó là gương phản chiếu tâm hồn.
- Anh đoán đúng. Em buồn vì sáng nay chia tay với người bạn đi học nước
ngoài ở ga Hàng Cỏ.
Tôi muốn biết rõ người đó là trai hay gái? Nhưng rồi tôi lại dẹp câu hỏi đó
sang một bên. Tôi động viên em:
- Buồn thì hát lên cho quên sầu đau em ạ! Cuộc đời em đầy thơ mộng và
tương lai. Hãy sống vô tư hơn!Tiếng hátsẽ làm em vui lên đấy. Anh hát cho em
nghe nhé! Không hay thì em đừng cười anh đấy!
Nói rồi, tôi lấy giọng và rất tự nhiên hát lên bài ca: “Cây thùy dương” bằng
lời Nga và Việt:
Trời dần buông màu tím,
……
…….
Cất tiếng hát bước chân đi,
Lòng ngập ngừng nhìn ai mà không nói,
Nhìn bầu trời sao lấp lánh,
Biết chăng ta vì cớ sao buồn,
….
….
Tiếng hát du dương, khi trầm, khi bổng trong đêm thanh vắng. Tôi vừa hát
với cả tâm hồn cho nỗi buồn trong em dịu bớt. Lời ca phản ánh đúng tâm trạng
và chính bài ca đã làm em quên đi nỗi vấn vương, đưa em trở về với thuộc tính
hồn nhiên của cô gái học trò 17 tuổi.
- Hay tuyệt! Chưa bao giờ em được nghe bài “Cây thùy dương” bằng tiếng
Nga. Anh chép và dạy em bàinày nhé. Được anh luyện, dạy phát âm tiếng Nga
thì em hát sẽ hay. Khi anh đi rồi, những lúc buồn em hát “Cây thùy dương”
bằng cả hai thứ tiếng Nga và Việt để nhớ anh, người đã hát cho em nghe hôm
nay.
Em đã quá khen. Tôi thấy hơi ngượng. Thựcra, tôi háthay là do hưng phấn
và ngẫu hứng chứ mình có phải là nghệ sĩ gì cho cam! Hôm nay tôi hát có hay
(tự đánh giá) chính là vì có em. Em không nhữnglà nguồn cảm hứng để tôi làm
thơ, mà còn là dàn nhạc vô hình cho tôi trình diễn thành công.
Tôi tiếp tục:
- Anh không những sẽdạy em hátbằng tiếng Nga “Cây thùy dương” mà còn
dạy thêm cho em biết hát bằng cả lời Nga và Việt những bài ca tiêu biểu, trữ
tình khác nữa như: “Chiều ngoạiô Mátxcơva”, “Đỉnh núiLênin”, “CâyLiễu”.
“Cachiusa”.
Đó là những bài hát Nga sở trường của tôi. Tôi lần lượt hát cho em nghe
những bài ca trữ tình ấy. Em say đắm, chăm chú thưởng thức từng giai điệu,
từng lời một. Tôi hát thật sôi nổi và xúc động, tưởng nhớ lại những kỷ niệm ấm
êm của đời sinh viên. Đã lâu lắm tôi mới lại có dịp hát cho người khác nghe.
Thật là sung sướng, người thưởng thức giọng hát tôi lại chính là em – cô gái Hà
Nội hôn nhiên mà tôi đã quen, đã hiểu, đã và đang đắm say ngay từ phút đầu
gặp gỡ. Tôi có lời khuyên với em:
- Quỳnh Oanh này!Bí quyết để hát được thành công là ở chỗ khi hát, hãy hát
với cả tâm hồn và nhập tâm vào bài hát. Thơ văn, hội họa, âm nhạcđều phải có
hồn thì mới hay được. Người trình diễn tác phẩm cũng vậy em ạ! Hátnhiều, hát
với nhiệt tình cháy bỏng ắt là hay, đúng không em? Bây giờ đến lượt Quỳnh
Oanh nhé. Em hãy hát bài nào đó mà em yêu thích.
Thế rồi, với giọng nữ trầm trời phú cho,, em khẽ cất tiếng hát bài “Đêm chia
tay”:
Chỉ còn đêm nay đôi ta sẽ chia tay.
Đường ven lối vắng, sánh bước tay cầm tay,
Chỉ còn đêm nay cất cánh xa nơi này,
Dù có chia tay đừng lãng quên nơi này.
Đúng như nhận xét của tôi trong lần gặp trước, em quả là một nghệ sĩ
nghiệp dư thực thụ. Bài ca được em hát lên đã có sức truyền cảm mạnh mẽ làm
xúc động lòng tôi.
Nội dung bài hát trên tự nhiên làm tôi có một linh cảm là, tôi và em không
có nhiều dịp để gặp nhau. Hôm qua, tôi được biết bộ phận tiền trạm của đơn vị
đã rời khỏi Hồng Châu tìm trận địa và nơi trú quân mới cho tiểu đoàn. Như vậy,
những ngày còn lại tôi ở Hồng Châu không còn mấy. Trong yên lặng miên man,
tôi suy cảm, chẳng để ý gì đến thời gian đã trôi qua. Đến giờ này, tôi sắp phải
tạm biệt em. Chúng tôi lại đi tiếp đến ngã ba đường. Em rẽ phải về xóm, còn tôi
đi thẳng. Phút chia tay sắp đến, tôi tiễn em thêm một đoạn đường, bâng khuâng
và luyến tiếc, vì đây là lần thứ hai tâm sự cùng em. Em như như cũng cảm nhận
được điều đó, ngập ngừng, bịn rịn, bối rối như đã mất một cái gì đó thiêng
lieneg mà không tìm lại được. Chúng tôi đi chầm chậm, mong cho con đường
dài mãi, vô biên. Rồi đã đến lúc phải dừng chân, không đi hơn được nữa. Tôi
nghẹn ngào nói lên lời tạm biệt:
Quỳnh Oanh em! Chúng ta sẽ chia tay tại đây! Chúc em đêm nay ngủ
ngon và mơ thấy những điều đẹp đẽ, kỳ diệu nhất. Mới có hai lần tâm sự
cùng em. Biết nhau mới được hai tuần lễ, thế mà anh cảm thấy như chúng
mình hiểu nhau đã hainăm. Lần trước quen em, anh đã hiểu em rất nhanh.
Chuyện trò cùng em, anh như sống lại tất cả những tháng năm đẹp đẽ ở
trường đại học. Những năm tháng đậy mộng mơ, hoài bão của chàng trai
sinh viên ngoạingữ. Thế rồi, chiến tranh đã lan ra cả phía Bắc của Tổ quốc.
Tuổi trẻ cả nước theo tiếng gọi của Đảng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.
Anh cùng các bạn sinh viên cùng khóa tốt nghiệp tình nguyện vào quân ngũ,
đem kiến thức được trang bị sau bốn năm học, góp công sức mình để công
tác và chiến đấu trọng một binh chủng hiện đại – Tên lửa Phòng khôngcùng
toàn quân và dân quyết tâm đánh bạicuộc chiến tranh leo thang bằngkhông
quân cực kỳ nguy hiểm của đế quốc Mỹ tiến hành trên miền Bắc nước ta.
Em ơi! Nếu không có chiến tranh thì làm gì anh biết Hồng Châu – Thường
Tín và làm sao anh có được cuộc gặp gỡ, vô tình đầy thơ mộng với Quỳnh Oanh
được. Hôm ấy, từ lúc tạm biệt em, ra về rồi anh thấy cứ xốn xang, một niềm vui
khó tả dâng lên trong anh làm anh trằn trọc, thao thức năm canh, không sao
chợp mắt được. Anh nghĩ về em. Thật là số trời run rủi thương người lính đã
cho anh gặp được người đẹp. Người đẹp đã thông cảm, đã hiểu người lính rất
nhanh. Anh hy vọng người đẹp ở hậu phương sẽ giành cho người lính ngoài
chiến trường những gì ưu ái nhất của tuổi trẻ. Anh sẽ duy trì và nhân lên mãi
tình cảm chân thành đẹp đẽ ấy, mang theo mình trên những chặng đường hành
quân, trong cuộc chiến đấu đầygian lao, ác liệt và có thể gã xuống vì bom đạn.
Anh muốn có Quỳnh Oanh bên cạnh để động viên mình, cùng đồng đội hoàn
thành sứ mạng cao cả của tuối trẻ mà cả nước đã vững tin.
Em ơi! Anh muốn tâm sự cùng em nữa. Nhưng thôi, để đến lần gặp ngày mai.
Hẹn em vào ngã ba vào lúc 19 giờ em nhé. Nhớ đừng để anh đợi đấy. Em biết
không? Một phút đợi chờ bằng hàng giờ trôi qua.
Em xúc động đến trào nước mắt. Trong đêm tối tôi cảm nhận chiếc khăn tay
trong tay em đã ướt.
- Anh ơi! Em sẽ đến trước giờ hẹn! Anh Hồng Quang, em không bao giờ
quên đêm nay, một đêm giữa chốn xa lạ, vắng lặng, em đã tâm sự cùng một
người lính mà em không thấye ngạichút nào. Gặp anh mới có hailần, được hai
lần tâm sự cùng anh, em đã học được nhiều điều bổ ích, em đã hiểu được tâm
hồn người lính. Người lính như anh đầy lạ quan và nghị lực. Anh đi nay đây
mai đó nhưng tâm hồn không phảikhôngcó địa chỉ. Người lính chịu nhiều thiệt
thòi, mất mát, phải chịu đựng hy sinh về mặt tinh thần. Vì vậy, tình yêu người
lính là bất diệt, là trong sáng, thủy chung và đầy hy vọng:
Người lính ơi! Từ nay em đã hiểu,
Rất lạc quan và sâu sắc, vô tư.
Đi muôn phương, song tình cảm vô bờ,
Tình yêu ấy là mênh mông, bất diệt.
Em thậtkhông ngờvà tự hào là quen, đã hiểu được người lính như chính
người lính đã hiểu em. Em không những có tình cảm với người lính mà còn
rung động bởi tình cảm chân thành, đầy mến thương của người lính đã giành
cho em.
Tôi như được chắp cánh, em đã động viên tôi, tôi thấy mình cứng rắn
hơn. Tôi cầm hai bàn tay em. Hơi ấm đôi bàn tay em truyền cảm sang tôi. Tôi
đã đắm say em từ phút đầu gặp gỡ và tôi đã yêu em với cả trái tim mình. Tôi cứ
để yên như thế và không muốn kết thúc giây phút chia tay ngắn ngủi này. Đêm
về khuya, sương thấm ướt áo, song chúng tôi chẳng cảm nhận được gì. Tất cả
không gian trầm tịch như cảm thông với hai chúng tôi. Tôi muốn nhích lại gần
em, nhưng lại sợ em hiểu sai ý tôi. Tôi muốn nâng niu giây phút đó và để cho
tình cảm đẹp mãi. Tôi ngây ngất trong suy tưởng và coi đó là những giây phút
hạnh phúc, mà không một đòi hỏi gì hơn nữa. Có phải là tôi đã yêu em đấy
không? Trái tim tôi đã đóng băng sau cuộc gặp gỡ với cô gái Nga mấy tháng
trước đó, nhưng hy vọng cứ nguội đi, dần dần tắt như dao động của con lắc, thì
bây giờ đang ấm dần lên. Tôi thấy yêu đời quá! Tình yêu trong yên lặng, cái yên
lặng bề ngoài nhưng ngõ ngách tâm hồn thì dâng dâng lên cao mãi và hy vọng ở
một mối tình muôn thuở.
Một mối tình giữa người lính mới rời ghế trường Đại học và một có gái
sắp rời mái trường phổ thông, chuẩn bị bước vào đời. Tình yêu ấy thơ mộng
quá. Vẫn em đây, cô gái hai tuần trước tôi mới làm quen, nay đã hiểu và đã yêu
tôi. Tại sao lại nhanh thế nhỉ? Chính vì tôi là một người lính! Em đã giành cho
tôi một tình yêu không phải là thoảng qua, mà là một tình yêu đậm đã bởi chúng
tôi là những người đồng hương và là những người đã và đang cắp sách tới
trường. Tình yêu tuổi học trò thơ mộng của em được chắp cánh và nâng lên bởi
tình yêu người lính bao la và sâu sắc thì còn thứ tình yêu nào đẹp hơn thế nữa.
Em ngước nhìn tôi. Tôi đắm mình trong làn mắt em! Ôi! Đôi mắt đen sâu thẳm
dưới hàng mi, chứa chan tình cảm. Tôi đã thấy mình trong mắt em với bộ quân
phục chỉnh tề, chiếc mũ sĩ quan mềm, giữa có quân hiệu sao vàng năm cánh, tôi
nghe và thấy cả nhịp đập trái tim mình đang rộn rã với tình em. Em đang bên
tôi, em đang lớn lên và tự hào với tình yêu người lính – Chàng trai Hà Nội, đang
đưa em đến chỗ cao ngất của vũ trụ bao la. Tôi áp em về phái mình, em cầm tay
tôi âu yếm:
- Anh ơi, em không quên một đêm trong đời em 17 tuổi. Một đêm em đã
được tâm sự với một người lính trong thời chiến. Em sẽ giành cho anh những
trang nhật ký sôi nổi nhất viết về cuộc gặp không hẹn mà nên giữa chúng ta.
Tôi đã yêu em rồi! Tôi sợ tình yêu người lính sẽ làm em đau khổ vì yêu
người lính là phải đợi chờ mỏi mắt, là ít được gặp mặt, là mối tình qua những
bức thư và có thể là rủi ro, khi gặp lại lần cuối cũng lại là vành khăn tang với
tấm hình.
Ôi! Thật là khủng khiếp. Tôi không dám suy nghĩ hơn nữa và chẳng dám nói
ra. Điều ấy tôi chỉ chôn chặt trong lòng. Tôi không muốn cho em biết, sợ em
không chịu nổi mà lại òa lên khóc. Tôi ngắt dòng suy nghĩ. Hai bàn tay tôi đặt
lên đôi vai nhỏ bé của em. Em nhỏ bé dịu dàng nhưng đầy dũng cảm vì đã dám
yêu một người lính như tôi. Tôi thương em. Thương vì từ nay em phải khổ vì
tôi. Tôi chẳng có gì ngoài chiếc ba lô cùng với chiếc bát sắt theo mình khắp đó
đây. Tôi chỉ có một trái tim nồng hậu, một tình thương mênh mông cho chính
em và lòng nhân ái cho những nỗi khổ đau trên cõi đời này. Người lính ư? Họ
cần gì? Ta chỉ ước nguyện cho tất cả mọi người trên trái đất này được hưởng
hạnh phúc, bình yên. Ta quên đi và hi sinh để cho thiên hạ được thái bình và ta
sẽ trở về trong tiếng kèn chiến thắng. Giây phút hòa bình đầu tiên, ta sẽ tìm gặp
lại người ta hằng yêu dấu. Lúc đó, người còn là của ta nữa không? Ta chẳng có
gì, ta nghèo và khi trở về, điều quý giá nhất là ta còn sức khỏe và sẽ làm lại từ
đầu. Chắc là em tôi không sao hiểu được điều đó vì tôi chẳng dám nói ra. Tình
yêu là những thử thách gay cấn nhất, thử thách trong máu lửa, trong bom đạn có
thể vượt qua được, nhưng nếu không tỉnh táo ta sẽ có thể bị ngã quỵ với những
viên đạn bọc đường, ngã bởi vật chất giàu sang mà chỉ trong chốc lát, ta bị
chóng mặt, không đấu tranh được.
Em khóc, em khóc vì hạnh phúc và bởi chia ly. Ngày mai, hẹn gặp lại em,
nhưng không biết tôi có đến được không? Những dự định của người lính không
phải lúc nào cũng thực hiện được!
Bịn rịn chia tay, tôi và em cứ đứng nhìn nhau thế trong yên lặng. Đã mấy lần
định mỗi người một ngả, song cứ lấn cấn mãi, chẳng rời xa. Em đi tiếp, tôi quay
lại nhìn theo bóng dáng nhỏ bé của em khuất dần trên con đường rủ bóng tre,
ướt trong sương đêm.
Tôi nặng nề nhích bước trong suy nghĩ miên man. Những bước đi chầm
chậm trên con đường cũ, song trong tâm trí vẫn còn đậm nét hình bóng em với
đôi mắt nhòa lệ.
Em là người yêu của tôi! Em sẽ động viên ôi trong những nẻo đường gian khó
của chiến trường mai sau.
(Hồng Châu – Thường Tín – Hà Tây, 25 – 10 – 1966)
Thế là hết, hết tất cả. Hy vọng đã tiêu tan trong mây khói. Không còn
được gặp em nữa rồi! Thật là không may và quá bất ngờ với tôi: Ngay từ khi
vừa đặt chân đến nhà đêm hôm ấy, tôi được lệnh sáng hôm sau phải rời Hồng
Châu. Thế là phải xa em và không được gặp em lần thứ ba. Buổi sáng ra đi mà
lòng nặng trĩu. Ra đi mà chẳng kịp nói lời tiễn biệt và đau khổ hơn là cho đến
bây giờ, tôi vẫn không có địa chỉ em. Trong lần gặp gỡ vừa qua, tôi đã định xin
em địa chỉ, song lại nghĩ: Chẳng nên vội vã làm gì. Việc đó, tôi sẽ thực hiện
trong đêm chia tay với em, trước khi rời Hồng Châu là hay hơn cả. Thật là tuyệt
vọng: Cho đến bây giờ tôi cũng chưa có địa chỉ hòm thư chính thức vì đơn vị tôi
mới từ Liên Xô huấn luyện trở về nước, biên chế chưa hoàn chỉnh, công tác tổ
chức còn đang củng cố, chưa ổn định. Như vậy, tôi và em không liên lạc được
với nhau (không có địa chỉ của nhau để viết thư) là điều không tránh khỏi. Thật
là éo le và đau khổ. Số phận người lính như tôi đây lại rủi ro đến thế hay sao?
Chiến tranh đã đưa tôi đến Hồng Châu để gặp em, hiểu em, mến em và ngây
ngất trong mối tình đẹp đẽ. Hy vọng vừa mới lóe sáng bổng dưng lại vụt tắt
ngay trở thành vô vọng. Tôi phải xa em trong thầm lặng, không bao giờ gặp lại
nhau được nữa.
T ối nay em sẽ đến chỗ hẹn còn tôi thì không sao tới được. Giá như lúc này
tôi còn là sinh viên thì hay biết mấy!!! Tôi sẽ chủ động gặp em để chia tay.
Không thể làm khác được vì tôi là người lính. Đã là người lính thì phải chấp
hành mệnh lệnh!
Tất cả trôi đi, vô tư lự, như các nẻo đường chiến tranh muôn phương và
xa tắp.
Đã 20 giờ! Quá giờ hẹn được một giờ em đã tới từ lâu và đang nóng lòng
đợi tôi. Chính tôi đã nói với em hôm trước: “ Một phút đợi chờ là bằng hàng
giờ trôi qua”. Thế mà đây, tôi đang ở nột nơi hoang vắng, chẳng có ai hàn
huyên, chẳng có công việc gì để làm. Thế mới dở chứ! Tôi đã đến địa điểm
trước sáng và đang chờ đơn vị cùng khí tài mới để lên đường. Tôi muốn có đôi
cánh diệu kỳ để bay đến nơi hẹn em. Giữa tôi và em chỉ là một khoảng trời
không xa mà không sao đến được.
Thế là chấm dứt một mối tình dở dang.
(Viện thí nghiệp Nông nghiệp – Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội)
Từ buổi ra đi đột ngột ngày ấy đến nay, thấm thoát đã gần 30 năm. Hồi
ấy tôi mới ở tuổi 22 thế mà nay tôi đang bước vào tuổi 52 rồi!
Ba mươi năm trôi qua, đời tư có nhiều sự kiện và đất nước có biết bao đổi thay,
thế mà tôi vẫn còn vấn vương mãi với mối tình dang dở ấy.
Mỗi lần nghĩ đến kỷ niệm ở Hồng Châu, tôi như sống lại một thời trai trẻ.
Ngày ấy từ Hồng Châu, tôi ra đi để rồi nỡ hẹn với em là như thế đấy! Cũng
chính từ Hồng Châu ra đi, tôi thực sự bắt đầu những năm tháng sống và chiến
đấu đầy ý nghĩa trong quân ngũ.
Năm 1980, tôi đã có dịp tới Hồng Châu. Tôi cố tìm tin tức Quỳnh Oanh
nhưng không có kết quả. Ông bác không còn ở đó nữa từ 1978, cả gia đình đi
xây dựng kinh tế mới tại tỉnh Sông Bé. Cũng lần ấy, tôi thăm lại mảnh đất trước
kia là vườn hoa, nơi tôi và em đã quen nhau trong lần đầu. Tôi thăm lại ngã ba
đường, điểm hẹn lần gặp thứ ba mà tôi đã không tới được.
Có những sáng chủ nhật rảnh rỗi, tôi thơ thẩn trên đường Đỗ Hạnh, quẩn
quanh bên số nhà 10, mong timg kiếm tin tức về em, mặc dù: “tìm em như thể
tìm chim”. Hy vọng thật là mỏng manh!
Tôi tự nhủ: “Không tìm được em, tôi gặp lại em trông ký ức vậy!”
Tại đây, tôi kết thúc câu chuyện mối tình dang dở này và mong muốn nhắn gửi
các bạn đọc, trong đó có cả Quỳnh Oanh rằng: “ Tôi vẫn đi tìm em”.
Hà Nội, 10 – 02 – 1995.
II. NHẬT KÝ HÀNH QUÂN
Hành quân xa mưa như trút nước. Đoàn quân kéo dài, tiến dần trong đêm
mưa. Mãi đến quá nửa đêm, xe mới đến được chỗ nghỉ. Sau khi cùng tiểu đội
ngụy trang khí tài, mình lăn ra ngủ ngay bên thềm hội trường cho đến tận sáng
bạch. Đây trước là doanh trại của một đơn vị nào đó. Dòng suối trong xanh, uốn
lượn quanh một khu đồi bao la. Thật là tĩnh mịch. Tất cả đã đi hết, chỉ còn lại
những dãy nhà lợp ngói bỏ không. Đây là trạm dừng chân cách thị trấn Xuân
Mai chừng hai cây số.
Đến chiều, đoàn xe lại tiếp tục hành quân. Mình đã quen với những cuộc
hành quân bằng cơ giới như thế này rồi!
Đêm nay, trăng sáng tỏ, gió thổi hây hây. Ngồi trong ca bin, mình cất
tiếng hát những bài ca quen thuộc. Hát và hát nữa đi cho đời thêm đẹp, hát cho
đỡ buồn ngủ.
Xe chạy với tốc độ hành quân, chiếc nọ bám chiếc kia, giữ đều khoảng
cách quy định. Ánh trăng vời vợi, dòng sông Đà đang cuồn cuộn chảy, lấp lánh
ánh bạc. Vừng trăng và dòng sông hòa với nhau tạo nên một bức tranh thủy mạc
tuyệt trần! Bên bờ sông có ai ngồi chơi không đó? Chắc hẳn là có vì bây giờ
cũng chưa muộn, mới có 10 giờ tối. Đoàn xe qua thị trấn, những phố nhỏ hiện
ra dọc theo hai bên đường quốc lộ. Không khí nhộn nhịp hẳn lên bởi những
tiếng ồn ào của các em nhỏ, của các bà, các chị trong buổi chợ sơ tán họp về
đêm.
Thị xã Hòa Bình kia rồi! Vắng lặng và buồn hơn thị trấn lẻ. Ngoài ngoại
vi có vui hơn chút ít. Dưới ánh đèn ô tô, thấp thoáng những mái đầu phi lê,
những bím tóc dài và hình dáng ăn vận quen thuộc của các cô gái Hà Nội.
Trong số đó chắc hẳn có những người vừa mới đi dạo với người yêu về? Kìa!
Một cô gái đứng vẫy tạm biệt người bạn trai ở đằng xa. Thế là hết cảnh đô hộ và
bắt đầu tiến vào dốc. Cái dốc này đã nổi tiếng khắp đó đây: Dốc Cun – Hòa
Bình. Tới tận hôm nay, tôi mới thực sự được biết đến. Nó đã được cải tạo đi
nhiều. Dốc khá dài, leo chừng 30 phút mới hết được. Tiếng động cơ nổ đều đều.
Tới 6 giờ sáng mới đến được chỗ đậu xe. Tất cả tạm nghỉ. Cả đơn vị lọt vào
giữa một khu rừng đầy cỏ lau và bụi rậm, cách biệt hoàn toàn với dân chúng.
Mới có 5 giờ chiều mà trời đã ập tối ngay được, giá lạnh ghê người bên xung
quanh toàn là những dãy núi đá cao ngất. Gần nửa đêm, đoàn xe của tiểu đoàn
mới tới được trận địa dã chiến và bắt đầu triển khai khí tài. Miền rừng núi Hòa
Bình thật là hoang vu, hỏi ra mới biết đây là địa phận thuộc huyện Tân Lạc. Đối
diện với trận địa là công trường khai thác đá chỉ hoạt động vào ban ngày. Mưa
xuống, ướt át và nhớp nháp vì đất rừng cứ bám chặt lấy gót giầy chẳng chịu
buông tha, mấy ngày ở đây phải sống liều tại trận địa, trong các nhà lêu bạt dã
chiến.
Chính tại nơi đây, ngày 30 - 11- 1966, tiểu đoàn tên lửa 093 ra quân trận
đầu. Đơn vị mở máy, vào cấp 1, báo động chiến đấu suốt gần 5 tiếng đồng hồ.
nhưng trận đánh chỉ thực sự diễn ra trong vòng 5 phút. Hai quả tên lửa đã được
phóng lên trời. Một chiếc máy bay F4H đã bị bắn rơi. Từ trên không, những
chiếc máy bay còn lại của địch đã bắn 2 quả tên lửa không đối đất xuống trận
địa tiểu đoàn 093.
Sĩ quan điều khiển nhanh mắt, đã phát hiện tín hiệu trên màn hiện sóng và
kịp thời dùng kỹ thuật điều khiển xe Anten thu phát hất ra xa. Hai quả tên lửa
của địch đã nổ cách xe thu phát khoảng chừng 20 mét. Thật là hú vía.
Buổi chiều, hồi 18 giờ Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam đã đưa tin
chiến thắng: Chiếc máy bay thứ 1300 của không quân Mỹ đã bị bắn rơi trên bầu
trời miền Bắc. Đó chính là chiến công của tiểu đoàn 093 lập được tại địa phận
tỉnh Hòa Bình.
Đêm trăng, trận địa hoàn toàn yên lặng. Ngoài tiếng máy nổ chạy đều
đều, không có một âm thanh nào khác. Ngắm trăng rằm, nhớ Thủ đô. Không
biết Hà Nội nằm ở hướng nào nhỉ? Xa xôi quá rồi!
(Tân Lạc – Hòa Bình, 30 – 11 – 1966)
Rời đất Hòa Bình vào một ngày mưa tầm tã. Hơn một tuần trú chân ở
Bảng Bưng là những ngày chứng kiến khí hậu khắc nghiệt ở vùng này: Thật dễ
nắng và cũng thật dễ mưa. Một buổi chiều trời quang mây tạnh, tôi có dịp dạo
ngắm cảnh phố phường miền núi. Phố dọc theo hai bên đường quốc lộ lèo tèo
vài chiếc lá đơn sơ. Ở đây cuộc sống thật buồn tẻ. Chiều tối xuống rất nhanh và
từ đó hoạt động bên ngòai hầu như nhường cho thể giới côn trùng. Kéo quân về
xuôi, chỉ biết được như vậy, không biết sẽ đến đâu, nhưng cũng đã thấy vui rồi.
Đoàn xe lại vượt đêm mưa, suối ngàn, dốc cao, hành quân với một khí thế hừng
hực. Mãi tận sáng xe tới được thị xã Hà Đông. Cảnh phố phường đông đúc lại
hiện ra và thế là lại được gần nhà. Sau khi đã sơ tán khí tài, ngụy trang xe cộ, tôi
ngủ một giấc dài, chẳng buồn ăn cơm sáng và cơm trưa nữa vì ăn phải đi bộ ba
cây số từ Ba La Bông Đỏ tới Bưu điện Hà Đông.
(Ba La Bông Đỏ - Hà Đông, 7 – 12 – 1966)
Hôm nay tôi tranh thủ về thăm nhà. Đã lâu lắm mới lại nhảy tàu điện về
nhà và vào trường. Tàu điện và xe “Căng Hải” là duy nhất. Xe đạp thì chỉ có
trong mơ đối với một sinh viên. Về nhà chẳng gặp ai, vắng ngắt, bạn bè cũng đã
đi hết. Thủ đô hình như không được vui lắm và nếu có vui chăng nữa thì đó
cũng chỉ là niềm vui vội vã vì là đang lúc cả nước có chiến tranh. Tuy vậy Hà
Nội vẫn đầy sức trẻ. Đó là cái bản lĩnh xưa và nay của con người Hà Nội.
Thủ đô mấy tháng rồi vắng bóng ta, song không phải vì thế mà đượm
buồn. Nỗi buồn chỉ có ở trong người lính mà thôi. Họ vẫn an diện, dạo chơi
từng đôi một. Điều đó thật khó khăn với người lính, mặc dầu cuộc sống vật chất
chẳng thiếu thốn lắm nhưng về mặt tinh thần thì thật hạn chế.
Buổi chiều trở về đơn vị, chỉ chậm một chút nữa là đoàn xe đã chuyển
bánh. Máy đã phát động, song lại có lệnh hoãn hành quân. Chiều hôm sau lại ra
đi theo đường số một. Thị xã về chiều trở lên lạnh. Hành quân trong đêm
trăng, trăng vời vợi sáng. Tôi ngôi trên xe xích mui trần. Tiếng máy nổ đều đều
trong đêm trăng. Đoàn xe đi qua trận địa cũ, không dừng lại. Đi được chừng 10
cây số, đoàn xe bắt buộc phải đi đèn gầm vì sợ phát sáng làm máy bay địch dễ
phát hiện. Từ đây bắt đầu tiến về phương Nam, trên con đường số một đầy máu
lửa. Tiếng xe xích êm êm, rung rung, mặc cho tiếng nổ đều đều, mình ngủ khèo
một giấc dài, khi tỉnh dậy thì đã thấy xe vào trận địa và đang chờ bố trí triển
khai đội hình. Lúc này là 2 giờ sáng. Thật là ngạc nhiên vì có cả một đội quân
các bà mẹ, các chị, các cô dân quân, gánh đá, mang cành lá nguỵ trang cho trận
địa. Hôm trước đó, trời còn mưa và đất đường chưa khô kịp, xe máy cồng kềnh
và quá khổ cày tung cả đất lên. Nhân dân vùng này nhiệt tình quá, cùng với cả
đơn vị thức tới tận sáng để sửa đường cho bộ đội triển khai đội hình. Ở đây là
đất mía, bên dòng sông, những khóm mía mọc xanh um. Xe xích quần nát cả
ruộng mía, nhưng tất cả đều giành cho trận địa, cho chiến thắng.
Đến gần trưa, mình mới tìm được nhà ở. Ở đây thật là bận, chưa có dịp
nào phóng tầm mắt để chiêm ngưỡng cái làng ven sông này, mới chỉ thấy có
dặng nhãn xanh rờn im lìm tỏa bóng bên bờ sông trong xanh. Các cô gái ở đây
cũng có khác. Miền này là vùng đất bãi, nương dâu lại thêm nghề dệt thảm bẹ
ngô nên Vĩnh Trụ là địa danh nổi tiếng trong huyện. Mỗi lần đi ăn cơm, tôi
thường đi qua khu vực đình. Đình cũng là trụ sở hợp tác xã dệt thảm. Các cô gái
vừa đan, vừa dệt lại cười nói luôn luôn. Tôi chưa có dịp nào thảnh thơi để làm
quen với họ được. Nơi đây có dòng sông Châu lượn uốn quanh làng, có bến
thuyền và có cả một nhà máy đường Vĩnh Trụ đông vui, tấp nập.
(Vĩnh Trụ - Đồng Lý – Lý Nhân – Hà Nam, 12 – 12 – 1966)
Bốn tốp máy bay gồm tám chiếc từ hướng biển ngược sôngHồng bay vào
ở độ cao chừng 400m. Chúng bay rất thấp để tránh hỏa lực tầm cao của ta.
Tại tiểu đoàn tên lửa phòng không 093 trung đoàn 278, rộn lên một khí thế
chiến đấu hết sức sôi nổi.
Các sĩ quan, trắc thủ thuộc các đại đội kỹ thuật, đại đội hỏa lực, đại đội
Rađa, thông tin được quán triệt nhiệm vụ trong đợt chỉnh huấn vừa qua; Toàn
tiểu đoàn quyết tâm tiêu diệt máy bay Mỹ từ tốp đầu, bằng những quả đạn đầu.
Cả đêm hôm trước, đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô đã cùng các kỹ thuật viên,
các sĩ quan và trắc thủ Việt Nam trên các xe chỉ huy, xe tính toán, xe thu phát
tiến hành bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra và hiệu chỉnh toàn bộ khí tài máy móc,
bảo đảm luôn luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Đại đội hỏa lực đã bố trí đội hình theo phương thức ác tác chiến trận địa
dã chiến: Hỏa lực được triển khai bằng 4 bệ phóng trên 2 rãnh. Bốn quả tên lửa
lừng lững, uy nghiêm sẵn sàng rời khỏi vị trí xuất phát lao vào máy bay địch.
Trên đại đội ra đa thông tin, khí thế chiến đấu cũng không kém phần sôi động.
Đã mấy ngày nay, ba kíp chiến đấu của đội ra đa nhìn vòng trực chiến 24h/24h
để thông báo, phát hiện kịp thời máy bay địch và cung cấp các thông tin số bay
cho xe chỉ huy thuộc đại đội kỹ thuật.
Trung đội thông tin bảo đảm liên lạc thông suốt (hữu tuyến và vô tuyến)
giữa các bộ phận trong tiểu đoàn, giữ vững liên lạc trong mọi tình huống giữa
tiểu đoàn với trung đoàn bộ và với các đơn vị pháo cao xạ bảo vệ tiểu đoàn
Một trận chiến đấu tốt đã được chuẩn bị. Tất cả đã sẵn sàng. Từ những giờ phút
này trở đi, sức chiến đấu, hiệu quả trận đánh hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan
đầu não, đồng thời là Bộ tham mưu của tiểu đoàn. Đó là kíp chiến đấu trên xe
chỉ huy gồm có: Tiểu đoàn trưởng, sỹ quan điều khiển, ba trắc thủ: góc tà, góc
phương vị và trắc thủ cư ly. Kết quả cuối cùng của trận đánh trên không còn
phụ thuộc vào tính sáng tạo, nghệ thuật chiến đấu, kỹ thuật điêu luyện của
những con người trên xe chỉ huy này.
Tiểu đoàn đã đưa ra kíp chiến đấu xuất sắc nhất để đảm bảo cho trận đánh
giành thắng lợi.
Đồng hồ trên xe đã chỉ 21h47. Trên mạng lưới thông tin nội bộ, giọng nói
quen thuộc của trung tá Trung đoàn trưởng Nguyễn Duệ từ chỉ huy sở trung
đoàn vang lên.
- Tiểu đoàn 093! Tiêu diệt các mục tiêu hướng Đông Bắc, góc phương vị
107 – 114.
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng Trần Lộc, đã nhận được nhiệm vụ, anh không rời
mắt khỏi đường quét của Ra đa nhìn vòng, thỉnh thoảng lại nhìn lên bảng theo
dõi đường bay của chiến sĩ tiêu đồ đã ghi lại. Những nét chì màu xanh, màu đỏ,
màu vàng cong cong, lượn lượn phản ánh các thông số bay của mục tiêu.
Chừng nửa phút yên lặng trôi qua, cả xe chỉ huy hồi hộp đến nín thở. Máy
bay địch đã lọt vào khu vực tiêu diệt. Thời cơ diệt dịch đã đến. Tiểu đoàn
trưởng Trần Lộc hạ lệnh:
- Tiểu đoàn 093 chú ý! Tiêu diệt chiến thứ hai, tốp 02.
Ngay sau đó, thiếu úy sĩ quan điều khiển Nguyễn Phiệt ấn tay quay, lệnh
cho ba trắc thủ:
- Sục sạo, tìm mục tiêu:
Cùng một lúc, cả ba trắn ẩn tay quay, điều khiển nhẹ nhàng và kỹ thuật
cho cánh sóng xe thu phát (thuộc đại đội kỹ thuật) thu được tín hiệu mục tiêu
và lần lượt báo cáo:
- Báo cáo đã bắt được mục tiêu, góc phương vị 106.
- Báo cáo đã bắt được mục tiêu, góc tà 21.
- Báo cáo đã bắt được mục tiêu, cự ly 35750
Sĩ quan điều khiển thông báo lại cho ba trắc thủ:
- Bám sát chính xác mục tiêu! Chú ý khữ nhiễu.
Mục tiêu đã bị bám sát đến từng phần ngàn giây và đang tiến gần vào
vùng sát thương. Giọng nói chắc nịch của tiểu đoàn trưởng vang trong ống
nói:
- Tiêu diệt chiếc thứ 2 – tốp 02.
- Chú ý! Phóng quả thứ nhất
Tên lửa đã được điều khiển.
- Phóng quả thứ hai
Tên lửa đã được điều khiển.
Sĩ quan điều khiển ấn nút phóng 2 lần, lần lượt cả ba trắc thủ báo cáo:
- Tên lửa đã nổ, điểm nổ có góc phương vị 108, góc ả 24, cự ly 22350.
Trên các màn hiện sóng của tiểu đoàn trưởng và sĩ quan điều khiển, một
vệt sáng đang tan dần. Mọi người trên xe chỉ huy đã kết thúc thắng lợi trận
đánh. Sĩ quan điều khiển vui mừng báo cáo:
Mục tiêu đã bị tiêu diệt ở góc phương vị 108, góc tà 24 cự ly 22350.
Cùng thời điểm đó, ngoài trận địa hỏa lực và từ xa quan sát, bằng mắt
thường cũng nhìn thấy một quả tên lửa rời bệ phóng, rồi đến quả thứ hai, tiếp
theo là hai tiềng nổ ầm vang. Hai chùm lửa nối đuôi nhau lao vút lên không
trung. Một đốm lửa từ rơi xuống trong đêm đen. Máy bay địch đã bị hạ. Tiểu
đoàn 093 lập chiến công xuất sắc. Bắn rơi chiếc máy bay A3J với hai quả
đạn. Tên trung tá phi công không kịp nhảy dù, hắn đã bị đền tội đích đáng.
Vì phóng ở tầm thấp nên hai phần đuôi của tên lửa đã rơi vào làng, gây ra
đám cháy làm thiệt hại hai mái nhà dân. Dân quân đã kịp thời ứng cứu, dập
tắt được đám cháy, thiệt hại không đáng kể.
Ngay mờ sáng hôm sau, các cụ già, em nhỏ cùng các bà mẹ phải sơ tán
sang làng bên để đề phòng máy bay địch oanh tạc.
Tuy vậy, khí thế chiến đấu của trận đánh đêm hôm trước đang làm nức
lòng người. Trong lòng thật là vui. Khắp thôn xóm được trang điểm thêm
bởi dáng dấp dịu hiền của các cô gái. Tôi đã đi nhiều nơi, dừng chân ở nhiều
quãng đường, song chỉ có nơi này thật là sạch đẹp. Đường làng tuy còn là đất
nhưng nhẵn thín, không một chút rác rưởi. Cả làng dùng nước giếng khơi
nhiều hơn nước ao tù.
Tối hôm sau, huyện ủy Lý Nhân có tổ chức cuộc gặp mặt giữa đoàn đại
biểu địa phương và đoàn chuyên gia quân sự của trung đoàn mới lập chiến
công hôm trước. Cuộc chiến tiếp xúc gọn nhẹ nhựng thật ấm cúng, thắm
tình quân dân và tình hữu nghị bền chặt Việt – Xô.
Tiếng hát của các cô gái lại cất cao. Tôi để ý đến cô hát hay nhất. Cô có
giọng hát thật lôi cuốn, truyền cảm. Cô đã trình bày bài: “Người Châu Yên
bắn máy bay” và kết thúc bài hát với tràng vỗ tay dài của các khán giả. Hôm
ấy tôi cũng mạnh dạn hát bài “Lòng mẹ” bằng hai thứ tiếng Nga và Việt. Vì
bốc đồng men bia, tôi hát to và cũng đạt, mấy đồng chí chuyên gia gật gù tán
thưởng. Xưa nay, tôi có hát chỗ đông người bao giờ? Tôi để ý đến em hát
hay nhất vừa rồi, song thật không may chút nào, tôi phải dịch suốt cả buổi
cho chuyên gia nghe. Lúc ra về, tôi đi lẫn trong đám các cô gái và làm quen
với họ. Tôi đã gây được sự chú ý của các em, họ đã biết tôi là chủ trì công
tác dịch thuật, là chiếc cầu hữu nghị cho phía Việt Nam và phía Liên Xô hiểu
nhau.
Cuối cùng tôi đã làm quen được với một cô gái. Cô tên là Mai, giống như
tên của một loài hoa trắng, cùng hoa đào thường nở vào mùa xuân. Tôi đi
qua nhà cô, ngập ngừng chưa muốn về, song ở đó đông người nên tôi chẳng
muốn đứng lại. Tôi hẹn cô ngày mai đến chơi. Cô có giọng nói êm êm và
còn trẻ quá, đúng là mới lớn, tuổi hơn 16 chứ mấy. Trước lúc ngủ, tôi cứ
luẩn quẩn mãi ý nghĩ triển miên không đâu và đẹp như một bài thơ Xuân.
Tất nhiên, chuyện đó chẳng ai biết được ngoài tôi ra, ngay cả mấy đồng đội
nằm cạnh tôi cũng đã ngáy khò khò, còn tôi thì thao thức năm canh.
(Vĩnh Trụ - Đồng Lý – Lý Nhân – Hà Nam, 23 – 12 – 1966)
Và thế là đã mấy lần ngồi tiếp chuyện với Mai, cô gái thôn dã nhưng có
tâm hồn bao la và rất chân tình. Ở cô ta, tôi thấy được tình cảm mến thương
mênh mông, một tâm hồn nghệ thuật và những ý nghĩ thơ mộng mà ở các cô
gái Thủ đô cùng lứa tuổi như cô không có được.
Không hiểu mối thiện cảm sâu sắc của tôi đến với cô gái ấy từ lúc nào?
Tôi chỉ biết rằng, mỗi lần thấy bóng Mai, chuyện trò cùng Mai là trong tôi lại
bừng cháy lên những tình cảm sâu sắc, những ý nghĩ tốt đẹp hơn có khi còn
học trong trường đại học.
Phải chăng đó có phải là tình yêu đấy không? Ai mà cắt nghĩa được. Tôi
muốn khai thác ở em cái tình cảm ban đầu em đã có với tôi trong lần gặp thứ
nhất, nhân lên nửa niềm cảm thông và hiểu người lính để trở thành một thứ
tình cảm khác đặc biệt hơn của tuổi trẻ. Tôi đã đến với Mai, cô gái mới lớn,
đang chập chững bước vào đời với cả tấm lòng nhiệt thành của chàng trai thủ
đô mới rời trường đại học, đang mặc áo lính. Tôi sẽ yêu nàng một cách chân
thành, mộc mạc để đáp lại tình yêu chân chất của em – cô gái làng quê sẽ
giành cho tôi.
Đối với em, lần đầu tiên em đã rung động bởi tôi, lần đầu tiên em biết thế
nào là tình yêu.
Còn tôi, tuy tuổi đời hơn em thật, song những quãng đường đã qua của
tôi, kể từ khi còn là một cậu học trò thơ ngây 16 tuổi ở trường cấp 3 cho đến
khi trở thành cậu sinh viên chững chạc trong trường đại học, tôi đã gặp nhiều
cô gái, cũng đã từng theo đuổi những mối tình cho đỡ tủi với đời, nhưng
chưa bao giờ tôi thấy xốn xang như thế này.
Thế mà lần này. Kể cũng hay thật! Không ngờ nẻo đường chinh chiến đã
đưa tôi đến đây, cho tôi được gặp em và ở đây, tôi đã thấy được tình yêu
thực sự. Tình yêu của tôi với em đã được nảy sinh trong chiến tranh.
(Vĩnh Trụ - Đồng Lý – Lý Nhân – Nam Hà, 28 – 12 – 1966)
Hôm nay đơn vị phải chuyển quân và như vậy những ngày tiếp xúc ngắn
ngủi của tôi với Mai chẳng còn nữa. Tôi bàng hoàng cả người khi nhận được
tin này. Tôi tìm mọi cách để chia tay với em lần cuối. Tôi mang tất cả đồ đạc
ra trận địa trước và quay về nơi đã hẹn em.
Dọc theo đường xóm vắng vẻ, chìm dần trong bóng tối, với ánh sáng mờ
nhạt, thỉnh thoảng được chiếu sáng thêm một chút bởi những đàn đom đóm
bay, hình như chúng cũng cảm thấy phút chia ly giữa chúng tôi sắp đến nên
cứ quẩn quanh bay lượn trên đầu. Trong đêm tối, tôi vẫn nhận ra hình dáng
em, em tôi vóc người mảnh dẻ, mái tóc dài óng mượt và tha thướt, cặp mắt u
sầu như lúc nào cũng phảng phất một nỗi buồn xa thắm. Em đang đi bên tôi,
tôi cầm tay em cứ như thế tôi và em chậm bước trên con đường xóm nhỏ dẫn
về phía đình. Tới gần ngã rẽ, chợt thấy những tia sáng ngày càng rõ chiếu về
phía chúng tôi, tôi bảo em bước tiếp, còn tôi đứng lại. Cuối cùng, hóa ra là
một bộ phận thu hồi doanh trại tiến hành chậm nên mãi tới giờ xe mới ra
được. Thế là chẳng sao cả! Trong đình thật vắng lặng và dường như cũng
đượm nét buồn của cảnh ra đi, người ở. Đặt tay lên vai em với giọng nói nhẹ
nhàng, tôi bắt đầu những lời tạm biệt:
- Đêm nay là đêm chia tay với em. Không biết nẻo đường chiến tranh còn
đưa anh tới quê hương em nửa không? Dù trong hoàn cảnh nào chăng nữa,
anh có thể nói với em rằng: Ở đây, ngay tại quê hương em, em đã có một
tình yêu thực sự và chính em là người từ nay về sau anh hằng nghĩ đến.
Mắt long lanh, em ngước nhìn tôi xúc động:
- Ngàymai anh ra đi và Mai của anh cũng sẽ không còn ở quê hương nữa.
Em chúc anh mạnh khỏe, đó là cái cơ bản, lập được chiến công và điều cuối
cùng là anh đừng quên em nhé!
Em nói sao mà đáng yêu thế, tôi chỉ tiếc rằng tình yêu của chúng tôi vừa mới
chớm nở còn non xanh quá.
Em tâm sự với tôi nhiều và nhiều lắm. Chỉ biết rằng, tới đây, em tập trung
học tại đoàn văn công tỉnh Nam Hà mà cách đây không lâu em đã dự thi và đã
trúng tuyển. Tôi rất khách quan về nghề văn nghệ chuyên nghiệp này, và căn
dặn em cố gắng học tập, rèn luyện, đạt được tiêu chuẩn người nghệ sĩ chân
chính. Luôn ghi nhớ, đừng bao giờ quên bản chất tốt đẹp của mình.
Không gian yên tĩnh, bốn bề yên lặng. Trong đêm thanh vắng, chỉ nghe thấy
tiếng gió lao xao trên nhành cây khóm lá. Tôi và em bên nhau. Đêm chia tay,
chuyện trò cùng em có biết bao điều muốn nói, có những điều đó nói nhưng
chưa hết được …
Tôi chợt xem đồng hồ: Đã 20 giờ. Như vậy là đã muộn, tôi phải ra ngay trận
địa. Chúng tôi lại theo con đường cũ ra về. Đến gần ngõ, em bịn rịn không
muốn bước vào…
Trời tối đen như mực, tối đến nỗi đứng cách nhau hai bước cũng không nhìn
thấy nhau. Tôi đứng, hai bàn tay đặt lên đôi vai em, đôi vai gầy guộc của em
phải gánh chịu bao nỗi vất vả gian lao! Cả ngày làm việc ngoài bãi mía, ruộng
dâu, dệt thảm để cùng mẹ nuôi hai đứa em thơ dại đang đi học. Rồi lại còn sinh
hoạt đoàn thể và tham gia dân quân. Em là một đoàn viên gương mẫu trong sản
xuất và là nữ dân quân tích cực trong những lần tham gia chiến đấu. Tôi thương
em quá, thương vì em phải vất vả sớm chiều. Nhưng chính cái vất cả trong lao
động, cộng với bản chất tốt đẹp của cô gái miền quê đã tạo cho em có được suy
nghĩ đúng về cuộc đời và thấy giá trị của chính lao động. Đời lính gian truân
của tôi tuy vất vả hơn về mặt tinh thần song về vật chất cũng không thiếu thốn
lắm. Tôi là lính phiên dịch, hưởng lương chuyên nghiệp, theo chế độ quân dân
quốc phòng. Tôi muốn giúp đỡ em bớt đi khó khăn về kinh tế, nhưng lại sợ em
tự ái không nhận thì ngượng lắm.
Đắn đo mãi, cuối cùng tôi quyết định rút từ túi áo ngực ra số tiền 20 đồng đã
chuẩn bị sẵn, đặt vào tay em:
- Em cầm lấy ít tiền để thêm thức ăn bồi bổ cho mẹ. Hôm qua anh mới lĩnh
lương được 60 đồng, Một phần ba anh để lại cho mình, một phần ba gửi qua
bưu điện cho mẹ anh sáng nay và số tiền này anh dành cho mẹ em.
Đúng như dự đoán của tôi, em không chịu nhận:
- Anh đi xa mới cần đến tiền. Em và gia đình ở lại hậu phương đã có lúa
gạo, rau ngoàivườn. Thiếu thốn nữa thì đã có ngô, khoai. Hơn nữa, mẹ em dạo
này đã đỡ nhiều. Anh biết đấy: “Hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyển lớn cơ
mà”.
Những lời nói sao mà sâu sắc thế! Tôi không phải là một nhà chính trị, song
tôi đã thấu hiểu tấm lòng chân thực của em.
Tôi âu yếm đặt hai bàn tay mình lên hai bàn tay em, cố gắng thuyết phục:
- Anh rất hiểu Mai ạ, em cứ cầm lấy cho anh vui lòng. Trước khi xa quê
hương em, anh muốn có một chút quà nhỏcho mẹ. Mẹ em cũng chính là mẹ của
anh đúng không?”
Em đành chịu nhận, xúc động đến trào lệ. Hai hàng nước mắt lăn trên gò má.
Tôi hiểu đó cũng là những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc, của niềm cảm
thông sâu sắc của em với tôi. Từ nay, tôi đã có hai người mẹ. Hai người mẹ
đôn hậu cùng một người yêu lý tưởng, đồng thời cũng là người vợ tương lai
luôn ở bên tôi, động viên và cổ vũ tôi thì chẳng có khó khăn nào mà không vượt
qua được.
Em ngước nhìn tôi, cặp mắt long lanh, sâu thẳm dưới hàng mi đen cong tự
nhiên. Với giọng nói nhỏ nhẹ, êm ái dịu hiền em hỏi:
- Tại sao anh lại yêu em? Ngày mai xa nhau rồi anh có nhớ em không?
Nhớ thì anh làm gì?
Nhìn thẳng vào mắt em, tôi âu yếm:
- Anh yêu em từ buổi ban đầu đã gặp. Anh yêu em bởi em là một người con
gái đẹp cả vẻ ngoàivà tâm hồn. Xa em, không gặp em, anh sẽ viết những dòng
nhật ký về em, về cuộc gặp gỡ với em và viết về tình yêu của chúng mình. Anh
sẽ ghi nhớ mối tình với em đến tận phút chót cuộc đời. Những hôm sáng trời,
anh ngắm nhìn dảisao ngân hà, ngắmnhìn SaoHôm, Sao Mai. Những hôm có
trăng, sao, em cứ nhìn lên ngôisao Mai thì sẽ thấy anh ở đó. Sao Mai chính là
tấm gương phản chiếu để anh và em nhìn thấy nhau.
Em mỉm cuời, nũng nịu:
- Anh lãng mạn quá. Người lính lãng mạn như anh thì có bao giờ buồn.
Các anh đi muôn phương, khắp đó đây, biết nhiều và hiểu nhiều. Anh đừng cười
em quê mùa nhé! Em chẳng biết gì đâu.
Tôi vén sợi tóc tơ đang lòa xòa trên trán em:
- Không em ạ, anh đang rất tự hào vì có được tình yêu với em. Trước kia,
khi kết thúc trường phổthông bước chân vào đạihọc với tuổi 17, đến nay là 22,
anh đã từng ao ước có được một tình yêu. Anh thường nghĩ tình yêu ban đầu
của mình sẽ có ở nơi đâu? Trong trường hợp nào? Ngay tại chốn đô thành tấp
nập, nơi mình đã trưởng thành chăng? Không, thựcsự đã hoàn toàn khác hẳn.
Chiến tranh, chính chiến tranh đã vẫy gọi anh tình nguyện vào quân ngũ đểbảo
vệ Tổ quốc đang lâm nguy. Chiến tranh đã đưa anh đi khắp các miền của đất
nước và lần này dừng chân tại quê hương em. Quê hương em có dòng sông
trong xanh, êm đềm, uốn lượn, có những con đường nhẵn nhụi, rợp bóng cây,
có những bà mẹ tần tảo đôn hậu đã sinh ra những người con gái đẹp như em”.
Tôi vuốt ve làn tóc mây dài, óng ả. Em áp vào ngực, tôi nghe rõ từng nhịp
đập trái tim. Ngọn lửa tình yêu bùng cháy trong tôi, lan tỏa sang em, xua đi cái
ảm đạm của tiết đông lạnh lẽo. Tôi thấy mình đang bồng bềnh trôi. Tình yêu của
em dành cho tôi đã nâng tôi lên tầm cao của vũ trụ bao la. Tôi thơm làn tóc mây
mượt mà và tha thướt, như muốn thời gian chững lại để cho phút giây chia tay
này không kết thúc. Em khóc, tôi thoáng hiểu em khóc vì thương tôi, em thương
người lính, tình thương của em đã được nhân lên và mang theo một hương vị
đậm đà khác, đó là tình yêu. Tình yêu của em đã giành cho người lính. Em
thương người lính, trong đó có cả người mình đang yêu, ngày mai phải tiếp tục
xông pha trận chiến và không biết có được trở về gặp em không hay vĩnh viễn
nằm lại nơi chiến trường? Tôi thấm nhẹ những giọt nước mắt nóng hổi của em.
Em nhìn tôi âu yếm. Đôi mắt rực sáng và sâu thắm của em từ nay lại đượm
thêm một nét buồn. Tôi thơm nhẹ trên làn mắt, một mùi thơm toát ra từ làn da
mịn màng nỏng hổi, tôi tiếp nhận như một niềm hạnh phúc thiêng liêng. Tôi
dừng lại ở đó và không hơn nữa, vì sợ em không hiểu đúng về tôi. Tôi trân trọng
và tôn thờ những điều thầm kín nhất. Một phút yên lặng trôi qua, tôi cố gắng
động viên em:
- Hãy dũng cảm lên! Đừng khóc nữa đi em! Ngày mai anh đi rồi, hy vọng
sẽ gặp lại em ngay tại đây, tại chốn quê hương thân thiết của em và bây giờ
cũng là quê hương của anh, anh chẳng nghĩ đến ai khác nữa. Đời chinh chiến
còn dàivà còn biết baothử thách, biết bao hy sinh mất mát nhưng từ nay đã có
em bên cạnh, anh chẳng sợ gì. Em đã tiếp cho anh thêm một nghị lực để chiến
thắng những thử thách ác liệt của bom đạn. Em luôn ở bên anh, phù hộ cho
anh, anh sẽ trở về trọn vẹn trong ngày toàn thắng.
Bỗng nhiên, tôi liên tưởng tới cuộc chia tay với Quỳnh Oanh, cô gái hơn hai
tháng trước đó đã quen, đã yêu nhưng mất liên lạc. Người con gái mà tôi đã chỉ
yêu trong có hai lần gặp mặt để rồi đến lần thứ ba tôi đã không tới được và đã
chấm dứt một mối tình khổ đau: Không có địa chỉ của em (Em định ghi cho tôi
trong lần gặp thứ ba đó) và không có địa chỉ của tôi (Lúc đó đơn vị chưa có
hòm thư). Không! Lần này thì không thể được. Quê hương em, địa chỉ em tôi đã
thuộc lòng. Hòm thư của tôi, tôi đã ghi ngay vào trang đầu cuốn sổ tặng em.
Lần này thì không thể mất được! Chỉ biết rằng tôi đang đắm say và ngây ngất
trong mối tình đầu. Tôi thơm hai bàn tay em, hai bàn tay với những ngón tay
thon thả, lòng bàn tay ram ráp mang theo dấu tích của vất vả nắng mưa. Nhè
nhẹ đưa bàn tay em xoa lượt trên má, tôi cảm nhận được người mình yêu là
chân chất. Tự hào em là cô gái chân đất, áo vải quần nâu, nhưng bên trong là cả
một thể giới bao la mà không phải ai cũng chinh phục được. Tôi nghẹn ngào
sung sướng trong giây phút suy cảm đó. Đêm chia tay nào mà chẳng đượm
buồn, nhất là trong mối tình đầu, song đêm chia tay cũng lại vững một niềm tin.
Tin là em sẽ chung tình và đợi chờ. Tôi tin điều đó như tin ở chính mình, như
một niềm tin sắt đá, chúng ta sẽ chiến thắng kẻ thù không đội trời chung, tôi sẽ
trở về vẹn toàn trong ngày vui chiến thắng của cả nước. Đêm về khuya, sương
giá càng nhiều. Với bộ quân phục Tô Châu màu cỏ úa, bên trong duy nhất là
chiếc áo dệt kim Thu Đông, song tôi chẳng thấy rét. Tôi đang được sưởi ấm bởi
ngọn lửa tình yêu nồng nàn, em đã và đang giành cho tôi. Em đang ở bên tôi và
mãi mãi như vậy. Đặt hai bàn tay em áp vào ngực mình, tôi động viên:
- Đừng buồn em nhé! Anh đi rồi lại trở về với quêhương em và gặp lại em,
anh muốn em sẽ trẻ đẹp mãi, muốn cho nụ cười không bao giờ tắt trên làn môi,
không muốn những nếp nhăn vô cớ trên đuôimắt em vì em là cô gái trung hậu,
đảm đang, giỏiviệc nhà, hayviệc nước. Nay maiem cũng ra đi theo con đường
nghệthuật, anh cầu chúc cho em có một sức khỏe dồi dào, trưởng thành trong
nghiệp vụ, lớn lên trong cuộc sống. Hãy giữ trọn niềm tin với người lính!
Một luồng gió lạnh bất ngờ ập đến, ngắt đứt dòng suy tư của tôi, tôi chỉ thấy
em luôn gật đầu, xen lẫn những tiếng “vâng!” “dạ!” triền miên. Phút chia ly
không tránh khỏi. Tôi nắm chắt hai bàn tay em, em cứ để nguyên như thế,
không muốn rời xa. Em vào nhà, còn tôi quay ra ngõ. Thật là may cho tôi, ngoại
cảnh cũng chiều theo lòng người: Đơn vị phải chuyển quân ngay, còn tôi được ở
lại một ngày để cùng các chuyên gia tên lửa đi sau. Tôi lại qua nhà em, nhưng
chỉ đứng ở ngoài, mặc dù biết em vẫn còn thức. Tôi đứng mãi bên hàng rào dâm
bụt, cứ đứng lặng yên như thế như muốn những giờ phút gặp em được lặp lại.
Sáng hôm sau, tôi ở lại nhà em. Mẹ Mai bên bà ngoại, nhà chỉ có ba chị em.
Chẳng có công việc gì, tôi nói chuyện với các em của Mai: Tuyết Thanh và Lâm
Quân. Tôibảo Lâm Quân mang sách ra học, tôi chỉ cho em cách làm bài tập làm
văn, giải mẫu cho em một số bài toán khó. Lâm Quân bằng tuổi cậu em tôi ở
nhà, cũng học lớp bốn. Tới gần trưa, ba chị em mời tôi ăn cơm. Bữa cơm đạm
bạc: Cơm độn khoai, một đĩa rau lang luộc chấm tương và một đĩa tép rang
muối, Lâm Quân mới cất được sáng nay tại ao nhà. Tôi thấy ngon miệng vì đã
lâu không được ăn trong không khí gia đình. Bữa cơm không nặng đũa nhưng
thắm tình quân dân. Tôi cũng thất được sự chắt chiu, dành dụm của những
người nông dân để phần ưu ái cho bộ đội thời chiến. Bộ đội thời chiến không
phải ăn độn, bữa ăn cũng có chất tươi, đủ sức khỏe để chiến đấu. Tôi thấy được
cái nghĩa lớn của hậu phương đã giành cho các chiến sĩ: “Tất cả vì tiền tuyến,
tất cả cho chiến thắng”.
Buổi chiều, tôi và Mai chia tay nhau trên con đường mòn đầu thôn. Tôi
còn nhớ rõ buổi chiều đông hôm ấy. Mới hơn bốn giờ chiều nhưng trời xám
ngắt. Tôi chẳng muốn chia tay chút nào, nhưng không thể làm khác được. Tất cả
nặng trĩu, lưu luyến và vấn vương. Trong giây phút ngập ngừng, em chỉ kịp trao
cho tôi chiếc khăn thêu kỷ niệm do chính em làm nên. Và rồi, em đi theo tiếp
con đường mòn đó. Còn tôi, tôi quay trở lại, đi được vài bước, tôi dừng chân
nhìn theo bóng em tôi nhỏ bé, phớt dần sau dặng nhãn xanh rờn. Phía xa xa, em
đang đứng đó, vẫy về phía tôi. Giữa chúng tôi từ đây là cả một khoảng trời xa
cách. Phải chăng tôi ra đi để tìm “Gió viễn phương”. Không! Tôi đi để tiếp bước
đời chinh chiến trong cuộc chiến đấu bảo về bầu trời Tổ quốc, chiến đấu cho
những người thâm, cho bạn bè và cho chính gia đình mình. Em cũng ra đi vì
cuộc sống. Tuy mới lớn, mới chạp chững bước vào đời, xong cũng lận đận và
chẳng dễ dàng gì cho cam!
Một ngày buồn của tôi, của đời tôi và cùng là một lần chia tay mà trong
tôi rộn lên một mối tình tha thiết, tình yêu thương với một người con gái thôn
quê mình đã yêu và đang yêu lúc nào không hay biết. Từ đây cuộc sống và
chiến đấu còn trải qua nhiều gian truân, vất vả, bây giờ đã có em – Cô gái mà
bấy lâu nay, tôi hằng mơ ước, đã có một tình yêu thực sự, thì những khó khăn
gian khổ trên đường chinh chiến đối với tôi chẳng thấm gì, tôi sẽ vượt qua tất
cả. Em luôn ở bên tôi. Em sẽ đợi chờ và chung tình.
(Vĩnh Trụ - Đồng Lý – Lý Nhân – Nam Hà, mồng 5 tháng 1 năm 1967)
Đêm ấy ra đi, xe hành quân qua hàng rào nhà em. Hình ảnh Vĩnh Trụ
xanh tươi chẳng còn nữa. Tất cả lùi lại đằng sau. Chuyến hành quân này xa quá,
mãi tận chín giờ tối đoàn xe mới đến được thành phố Nam Định. Thành Nam
khói lửa là đây. Tuy chiến tranh nhưng đường phố vẫn còn phảng phất những
anh đèn không sáng lắm, gợi cho tôi những hình ảnh của Thủ đô vào ban đêm.
Đêm hành quân nặng nề, kéo dài và có lẽ chỉ mình tôi cảm thấy thế. Càng đi
lâu, tôi càng chán ngắt vì biết rằng lại càng phải xa em, xa quê hương em nhiều
hơn. Suốt cả ngày và suốt cả chặng đường, cái tên Mai thân thuộc cứ nhắc đi
nhắc lại trong tôi như một bài ca không tắt. Đến khoảng ba giờ sáng, đoàn xe
mới dừng lại, vào trận địa, còn đoàn xe của tôi cùng chuyên gia đi tiếp để đến
địa điểm đóng quân. Xe đi qua những cánh đồng trĩu hạt ven quốc lộ một. Mới
tảng sáng đã thấy cả vùng quê rộn rã mùa thu hoạch. Tiếng đập lúa, xe thóc
nghe thật vui tai.
Mãi tám giờ sáng mới tới được địa điểm tập kết. Đây là một miền đất đồi
đỏ. Chúng tôi đóng quân ngay tại khu rừng Cà phê bạt ngàn của một nông
trường. Từ đây đến chỉ huy trưởng trung đoàn khá xa, chừng vài chục cây số. Vì
vậy, mọi công việc tại đây đều do tôi giải quyết. Trước hết là phải ổn định nơi
ăn chốn ở cho chuyên gia, bố trí hầm hào phòng không, quan hệ với địa
phương…
Công việc bù đầu, không có lúc nào để viết thư cho Mai được. Chắc là
em đang nóng lòng chờ thư. Thế là sau năm ngày từ hôm ấy đến đây, nay mới
được rảnh rang đôi chút, tôi cầm bút viết lá thư đầu tiên cho em vào một đêm
đầu mùa đông. Mùa đông đến sớm, tuy đầu mùa nhưng cái rét cũng rất khắc
nghiệt.
(Hà Trung – Thanh Hóa,10 – 1 – 1967)
“ Hà Trung – Thanh Hóa, 10 tháng 12 năm 1967
Mai xa nhớ của anh!
Anh đang hối hả thả tâm hồn theo dòng mực để viết thư về cho em. Biết
viết gì đâytrong lá thư đầu nàynhỉ? Anh chỉ biết rằng mình đang hướng về quê
hương em, làng Vĩnh Trụ xanh tươi, có dòng sông Châu êm đềm chảy với cả
tình cảm mến thương sâu sắc nhất của anh.
Em ơi! Hôm ấy ra đi lòng nặng trĩu. Xe cứ đi, đi hoài đi mãi, dọc theo
con đường đã ghồ ghề khúc khuỷu từ Lý Nhân, theo đê Hữu Bị đến thành phố
Nam Định rồi lại đi tiếp tới đường số một, theo con đường đất lửa xuôi về
phương Nam. Đến tận gần sáng, anh đã thấy mình đang ở vào một vùng đồi
trung du bạt ngàn. Đâylà địa phận của tỉnh ThanhHóa. Thếlà anh và em đang
ở xa nhau đến 50 cây số theo đường chim bay. Đêm chia tay với em, anh không
thể tưởng tượng được mình sẽ sống thế nào khi vắng bóng em. Giờ đây giữa em
và anh là cả một khoảng trời xa cách, anh mới thấy hết được thế nào là chia ly!
Em ơi!
Đêm qua gặp em trong mơ
Bên song của sổ dáng thẫn thờ
Hôm ấy ra đi lòng man mác,
Để lại tình em muôn ý thơ.
Mai em! Em có nhớ anh không?Riêng anh như đã nói với em trong đêm
chia tay: Xa em, nhớ em, anh sẽ ghi những dòng nhật ký về em, về cuộc gặp gỡ
của chúng ta và về tình yêu giữa anh và em. Lúc này đây, khi đã viết được lên
những dòng chữ gửi cho em thì nỗi buồn ở trong anh đã vơi đi rất nhiều! Em
biết vì sao không? Anh hiểu và tin tưởng rằng: vắng em, xa em chỉ là tạm thời,
chúng ta sẽ hội ngộ, sẽ được gần nhau phải không em? Đó là ước mơ, là niềm
tin, đồng thời cũng là một niềm hạnh phúc lớn lao với anh.
Trong lá thư đầu tiên này anh muốn nóivới em rằng:Anh đã gặp may, số
trời run rủi thương người lính như anh, đã đưa anh tới quê hương em, để rồi
gặp em, quen em, hiểu em và yêu em. Cám ơn em rất nhiều, em đã đem lại cho
anh một mối tình cao đẹp. Anh luôn luôn tự nghĩ mình phải làm gì để đáp lại
tình yêu đó. Em biết hiện nay anh sống và làm việc như thế nào không? Anh kể
cho em nghe nhé: Anh cùng đoàn chuyên gia tên lửa Liên Xô (những người
Nga, Ukraina đã có mặt trong buổi tiếp xúc với huyện ủy Lý Nhân và đoàn thể
địa phương tạiquê hương em mà em đã chứng kiến) phảisống trong doanh trại
dã chiến, nghĩa là sống trong những nhà lều bằng bạttạm thời trên một khu đồi
bạt ngàn những cây cà phê. Đất ở đây quý người lắm em ạ! Buổi sớm sương
muối chưa tan hết, đất màu đỏ quạnh hơi ướt, cứ dính chặt lấy đế giầy chẳng
buông tha. Lạnhlẽo vô cùng vào ban đêm, nhưng ban trưa lại hấp nắng vì vải
bạt hấp thụ cái nóng và cái lạnh rất nhạy. Ban ngày các anh em phiên dịch và
chuyên gia được nghỉ, cơm chiều xong từ 17 giờ là lại lên xe đi ra trận địa cách
đó chừng hai, ba chục cây số. Tới trận địa chiến đấu với các chuyên gia nhân
sự cùng các trắc thủ, sĩ quan Việt Nam điều chỉnh máy móc, kiểm tra khí tài đã
sẵn sàng chiến đấu. Làm việc đến gần sáng thì lại trở về doanh trại dã chiến.
Các anh đã quen thức đêm rồi. Nói chung chẳng quản ngại gì với người lính
thời chiến thì điều đó là quá bình thường. Song điều đáng ngạihơn cả là việc đi
lại trên đường dưới vòng kiểm soát của máybay địch. Máy bay Mỹ rà soát suốt
đêm, chúng sục sạo, pháthiện mục tiêu, thả pháosáng, bắn rốc két, thả bom bi,
bom từ trường. Chúng chẳng khác gì những tên trộm rình mò cước đêm. Anh
lúc nào cũng nghĩđến em và có cảm giác rằng, em luôn ở bên anh. Anh chẳng
sợ vất vả, hy sinh, vì thật ra cái chết cũng không dễ gì! Người ta thường bảo:
con ngườicó số, anh không tin ở điều đó nhưng anh cũng chẳng sợ gì cái chết.
Anh lại nghĩ: Chính những người sợ chết trong chiến đấu thường không làm
chủ được mình và hay không gặp may. Ngược lại, mạnh bạo và dũng khí chính
là điều tương phản với cái chết.
Em ơi! Nếu như số phận hẩm hiu có đến với anh thì anh cũng chẳng tiếc gì vì
đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của một người đoàn viên trong cuộc chiến đấu
chống kẻ thù xâm lược đang gâybiết baođau thương tang tóc trên đất nước ta.
Anh chẳng tiếc gì vì đã có được một tình yêu với em. Tình yêu của em giành cho
người lính như anh, đó là nguồn sức mạnh vô biên, tình yêu ấy là bất diệt. Em
ơi! Anh vẫn khỏe, rất lạc quan và yêu đời.
Em ơi, cuộc đời người lính như anh chẳng sợ gì gian lao vất vả mà anh chỉ sợ
mất hết tình. Anh hiểu là mình không baogiờ rơi vào trường hợp đó phảikhông
em? Vì:
Em là cô gái chân tình mộc mạc,
Ánh mắt em là vì sao sáng.
Soi rạng đường cho bước anh đi,
Gian lao vất vả chẳng hề chi.
Mai em! Trong đời anh, kể từ khi biết suy nghĩ, chưa có bao giờ, chưa có
lần nào, chưa có lá thư nào anh viết sôi nổi và dài như lá thư đầu tiên này cho
em. Phảichăng, tình anh là muôn thuở, là mênh mông, vô bờ nên anh cứ mãi
miết, mải miết, dòng suy cảm cứ tuôn trào, dâng lên mãi không kết thúc.
Anh muốn viết thêm nữa cho em đỡ buồn, cho em đọc thật nhiều, cho lòng bớt
trống trải, cho bớt nỗi nhớnhung.Song, đêm đã về khuya, khuya lắm rồi. Xung
quanh anhchỉ thấyim lặng và quạnh hiu, chỉ có tiếng côn trùng đang rả rích.
Một luồng gió mạnh tạt vào bàn, ngọn đèn dầu le lói như muốn tắt hẳn.
Thôi nhé, tạm biệt em yêu, cuối thư cho anh gửi lời chào từ chiến trường đến
mẹ, chúc mẹ khỏe, các em ngoan, học hành tiến bộ. Chúc em yêu của anh luôn
trẻ, đẹp, hồn nhiên, háthay và đừng buồn em nhé. Anh sẽ viết thư nhiều cho em.
Chờ thư em!
Anh của em
Hồng Quang
Chiều nay tất cả ăn cơm sớm để chuẩn bị cho đợt cơ động mới. Lần này
kéo quân ra chứ không vào sâu phía Nam nữa. Mãi chín giờ mới tới được con
đường rẽ vào nông trường Đồng Giao của đất Ninh Bình. Tới được trận địa thì
trời đã sáng bạch. Triển khai khí tài xong, có lệnh phải dấu khí tài, máy móc,
chuẩn bị cho hành quân đến trận địa khác.
Hôm sau lại ra đi, từ biệt đất cà phê, xứ sở của những cánh đồi bạt ngàn
thẳng tắp.
Đoàn xe hành quân vào trung tâm thị xã Ninh Bình. Gần hai giờ sáng mới
tới nơi, song ngay tại trận địa cũng đã có rất đông đội ngũ các anh chị em dân
quân gánh đất đá, sửa đường giúp đơn vị chiếm lĩnh trận địa. Buồn ngủ quá,
đành vào một ngôi nhà bỏ hoang, trải bạt ra, chẳng để ý gì đến sạch hay bẩn, lăn
ra ngủ, phía dưới lổn nhổn những vôi vữa đã khô và gạch vụn. Sáng hôm sau
phải ra trận địa sớm, cùng chuyên gia điều chỉnh máy móc. Bên ngoài vẫn tấp
nập nhộn nhịp, những tiếng máy chậy êm êm. Vẳng ra là những tiếng hát, tiếng
hò chẳng khác gì tiếng hò dô kéo pháo, một khí thế hừng hực của đoàn quân
chiến thắng.
Hôm nay, nhàn rỗi, tai lại có dịp dạo quanh thị xã Ninh Bình. Thị xã nhỏ
vắng tanh vắng ngắt, có những ngôi nhà đồ sộ nhưng chẳng có một ai, họ đã đi
sơ tán cả rồi. Thị xã nhỏ này đẹp và đất Ninh Bình cũng nổi tiếng về Sông Vân,
Núi Thúy. Sông Vân quả là đẹp thật, lòng sông không rộng, thành vách đứng,
nước trong veo, êm đềm chảy về hướng Đông. Nước chay lắt léo, uốn lượn
quanh một phố chính gần trung tâm thị xã. Chiếc cầu gỗ bắc qua sông nho nhỏ,
hơi cong cong. Trông xa như một chiếc cần câu dài bắc ngang. Dưới cầu là
những mảng, bè gỗ, nứa đang nối đuôi nhau về xuôi. Chiến tranh đã làm cho thị
xã trở lên vắng lặng, ban ngày hầu như không có người qua lại, chỉ có những
đoàn xe nối đuôi nhau ngược xuôi vào Nam ra Bắc. Đó là những đoàn xe quân
sự của hậu phương lớn cho tiền tuyến ở phía trước. Ban đêm, những đội viên
thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước bắt đầu lao vào công việc rất khẩn
trương, họ đi sửa một đoạn đường mới bị phá đêm hôm trước. Chị em vất vả
hơn bộ đội nhiều: đi bộ hơn 10 cây số đến nơi làm việc và đến gần sáng thì lại
trở về. Đáng thương và mến phục nhất vì học là những chị em phụ nữ.
(Thị xã Ninh Bình– 15 – 02 – 1967)
Nắng ấm dần xua tan sương mù giá rét của những sớm mùa đông. Vào
một buổi trưa nắng đẹp, mình có dịp dạo chơi thị xã, lần này đi xa hơn một
chút: Vòng quanh khu công viên tới chùa Non Nước, một danh lam thắng cảnh
của tỉnh và của đất nước. Khu công viên này hơi giống Bạch Thảo Hà Nội. Vết
tích của những lần máy bay Mỹ ném bom vẫn còn kia: Hố bom sâu, đọng nước
chẳng khác gì những chiếc giếng làng. Có lẽ những ngày hòa bình xưa kia, ở
đây thật là vui. Chùa Non Nước đối diện ngay công viên. Đó là một quả núi
dựng đứng , trơ trọi ngay bên dòng sông, trông thật uy nghi, lẫm liệt. Quả là
“Chùa Non Nước gió lộng quanh năm”. Đúng thật! Leo được hết chín mươi
chín bậc thang thì đến đỉnh núi. Trên đỉnh núi không rộng lắm, từ đó nhìn
xuống dòng sông đang chảy siết cũng thấy hơi ghê. Gió lộng từ phía biển thổi
tới tấp, mình lại nhớ đến những ngày tham quan, thăm tượng Ky – Rốp ở Ba –
Ku (Thủ đô Adecbaigian), những năm trước kia. Hồi ấy, gió cũng mạnh như thế
này, nhưng có phần lạnh hơn nhiều. Mình lượm mấy bông hồng đẹp nhất. Ôi!
Những bông hồng đó tư lự khoe sắc, mặc dù bom đạn của cuộc kháng chiến
chống Pháp trước kia và những đợt công kích bằng máy bay của bọn cướp Mỹ
ngày nay cùng không giảm được sức sống mãnh liệt của con người miền Non
Nước. Hoa vẫn thi nhau đua khoe sắc tượng trưng cho cuộc sống không ngừng
vươn lên. Hoa đẹp thật, chỉ hiềm một nỗi là vắng người quá. Có lẽ những bông
hồng hôm nay cũng vui hơn một chút bởi có người chiêm ngưỡng nó. Những
gốc hồng có nhiều cánh hoa rơi, những cánh hoa đã tàn lụi. Hoa ở đó nhưng
chẳng có ai thưởng thức. Hôm nay có anh bộ đội tới thăm, những gốc hồng như
xanh lại và những bông hoa tươi thắm rung rinh theo làn gió. Đúng, chiến tranh
chẳng có ai đến đây thì ta đến vậy. Ta với hoa và hoa với ta thật hữu tình. Ở một
góc kia còn nguyên cả một ụ pháo, có lẽ là trận địa của một khẩu địa nào đã
từng chiến đấu ở nơi đây. Cầu Ninh Bình gẫy gục còn đó, đủ tố cáo hành động
dã man của quân cướp trời Mỹ. Cho mày cứ phá, ta đi cầu phao. Bước tiến của
quân ta vẫn vùn vụy. Non Nước ngày xưa và nay vẫn giữ vững truyền thống
hiên ngang bất khuất, dòng sông Vân kia và Núi Thúy đã từng chứng kiến biết
bao chiến công lừng lấy chống ngoại xân trước kia, trong kháng chiến đã xuất
hiện chiến sĩ Giáp Văn Khương dũng mãnh và ngày nay vẫn núi này, đã thấy
xác máy bay Mỹ chìm nghỉm dưới sông Vân.
Hiên ngang hùng dũng một góc trời
Non Nước chùa kia vẫn đấy thôi
Bon rơi đạn nổ tha hồ phá
Núi Thúy, Sông Vân chẳng chịu lui
Thôi nhé, tạm biệt Núi Thúy với sông Vân, anh bộ đội ngả mũ chào và
cũng không quên ngắt mấy bông hồng đẹp nhất, tươi nhất về kỷ niệm. Nẻo
đường chiến tranh đưa chân anh bộ đội đến nơi danh lam thắng cảnh này. Anh
bộ đội sẽ chờ ngày hòa bình đầu tiên đến thăm nơi đây và lúc đó sẽ mang hoa
đến trồng chứ không phải đi tay không như hôm nay.
Và cũng chính hôm nay, ngày 28 tháng 2 năm 1967 tôi đã nhận được lá
thư đầu tiên của Mai tại Thị xã Ninh Bình.
Vĩnh Trụ, ngày12 – 2 – 1967
Hồng Quang anh thương yêu!
Từ hôm anh ra đi đến nay đã được bảy ngày. Mới có bảy ngày xa anh thôi mà
sao em thấy trống trải quá. Em buồn, nhớ thương người lính, nhớ lại những kỷ
niệm mà từ khi em mới lớn đến nay, chưa bao giờ lại xao xuyến đến thế!
Anh đừng cười em nhé! Em chỉ là một cô gái thôn quêbình thường, không phải
là đẹp và sâu sắc như anh vẫn tưởng tượng. Những lúc gặp em, chuyện trò cũng
em, anh hay ca ngợi em, em lấy làm ngượng lắm. Em không thích thế đâu!
Anh là trai Hà Nội, anh đi nhiều, hiểu biết nhiều, anh nóichuyện nghehấp dẫn,
kể chuyện haythì cô nào mà chẳng thích phảikhông anh?Những lúcbuồn, ngồi
bên cửa sổ nhìn về phía Nam (có lẽ anh đang ởđó) nghĩvề anh, nhớ lại từ buổi
đầu tiên gặp anh trong buổi tối tiếp đoàn chuyên gia Liên Xô. Hôm ấy, nghe
anh dịch ra tiếng Việt và nói lại cho người ngoại quốc hiểu, em thấy anh giỏi
quá và thế là em chú ý đến anh. Khôngngờanh em quen nhau nhưthế anh nhỉ?
Anh ơi, thú thật với anh rằng, trước khi gặp anh cũng có những người khác,
trong đó có một anh ở thành phố Nam Định, công tác tại đoàn văn công tỉnh,
đặt vấn đề với em, em đang phân vân chưa trả lời thì em gặp anh đấy. Ban đầu
khi anh nhận em là “em kết nghĩa” em cứ tưởng là anh nói cho vui thế thôi.
Không ngờanh lạitỏ tình với em nhanh chóng đến thế nhỉ? Có lẽ chính anh là
người lính cho nên em mới trả lời và nhận lời. Nghĩlại mà em thấy ngượng quá
anh ạ! Anh đừng cười em nhé!
Anh ơi! Anh có khỏe không? Hôm ấy anh đi có xa không? Em rất mong
một ngàynàođó, đơn vị anh lại về quê hương em đóng quân thì hay biết mấy.
Em Tuyết Thanhvà Lâm Quân, vẫn nhắcđến anh luôn. Riêng Lâm Quân nó rất
nhớ anh. Nó bảo em rằng anh háthay lắm. Nó thích bài “con cua đá” mà anh
vẫn hát ở nhà em.
Anh ơi! Em báo cho anh một tin quan trọng là em đã nhận được giấy
triệu tập vào học tại Đoàn ca múa Nam Hà mà cách đây hơn một tháng em có
tham gia thi tuyển. Nhưvậy là từ 20 tháng 2 em sẽ tập trung vào học tại Đoàn.
Hiện nay, Đoàn sơ tán ở huyện Thanh Liêm, cách cầu Khuất chừng 10 cây số.
Em sẽ báo cho anh địa chỉ mới trong thư sau. Anh cứ gửi thư về nhà em cũng
được anh ạ, vì thứ bẩy thì học sinh được nghỉ, em sẽ về nhà thường xuyên. Mẹ
em và gia đình vẫn bình thường. Anh ơi! Hôm nay em ra ruộng tỉa lá mía. Thửa
ruộng ngaybên cạnh đường đầu thôn, nơi em và anh đã chia tay nhau, em lại
nhớ đến những ngàyđơn vị anh đóng quân ở thôn em, Những ngày ấy sao mà
vui thế anh nhỉ!Các anh đi rồi, vẫn quê hương em đây mà sao thấy vắng lặng
quá anh ạ!
Anh Hồng Quang! Em sắp phải xa nhà, xa quê hương, em không tưởng
tượng được mình sẽ ra sao ở môi trường mới lạ. Anh ạ! Từ bé đến giờ, em chưa
xa nhà đến vài ngày, mà tới đây, bước vào cuộc sống mới, em phải xa những
người thân:Haiđứa em còn nhỏ dạivà mẹ đang càng ngày một yếu dần vì tuổi
tác. Cứ nghĩvề điều đó, em lại thấy buồn và lo. Thế mới biết thông cảm với các
anh bộ đội trong thời chiến phải chiến đấu và xa nhà đằng đẵng, nay đây mai
đó, chẳng có nơi nào là cố định. Từ chỗ thông cảm rồi lại đến lòng mến phục
với những người chiến sĩ, nhất là các chiến sĩ phòng không, đang ngày đêm
chiến đấu chống trả máybay kẻ cướp Mỹ, bảo vệ bầu trời của Tổ quốc. Những
người bộ đội ở phương xa đó có cả anh của em nữa.
Anh có hay nhận đượcthư của gia đình không? Bố mẹ anh vẫn khỏe chứ? Viết
thư cho em nhé. Em đợi thư anh, mong thư anh từng ngày đấy, anh có biết
không?
Em dừng bút tạm biệt anh.
Em yêu của anh
Tuyết Mai
Đọc thư Mai đến chục lần mà chẳng thấy chán. Càng đọc càng thương em
và thế là tôi lại viết cho em một lá thư nữa. tôi muốn rằng em sẽ không bao giờ
phải buồn, tâm hồn nghệ sĩ của em sẽ không bao giờ bị nguội lạnh, trái lại nó sẽ
được ngọn nửa yêu thương tiếp thêm nghị lực, cứng rắn hơn và phát huy đuợc
khả năng của mình.
Em ơi! Có biết chăng lòng anh lúc này? Anh yêu em, muốn gần em
chuyện trò cùng em nhưng những điều đó bây giờ chỉ còn là ước mơ mà thôi.
Kể từ buổi xa em, anh vẫn đi hoài đi mãi, khoảng không gian và thời gian xa
cách giữa anh và em cứ dài mãi ra. Nguời lính, em biết rồi đấy, dù có gian
chuân vất vả,dù có phảihi sinh, họ cũng chẳng tiếc gì, họ chỉ luôn luôn nghĩ và
sống bằng những kỉ niệm êm đẹp đã qua. Những kỉ niệm đẹp đó và nhất là có
một tình yêu như em với anh thì ước mơ đó sẽ là nguồn động viên mãi mãi cho
đến phút trót của cuộc đời. Anh ghi nhớ và nâng niu, ghi nhận một điều mà
trước khi chia tay, khi xa nhau, em đã nói với anh rằng: Dù cho bão táp mưa
sa, dù cho sóng cả núi ngàn, thậm chí quả đất có thể nứt đôi đi chăng nữa, thì
em vẫn là của anh. Tất cả những cái đó giờ đây với anh chỉ là dĩ vãng muôn
thuở, cái dĩ vãmg bất diệt có tại quê hương em đã là nguồn cảm hứng cho
những bàica và những lời văn không bao giờ kết thúc, nói về mối tình cao đẹp
có một không hai giữa anh và em. Em nhớ rằng hình bóng em không bao giờ
phai nhạt trong tâm trí anh. Thôi em nhé, em hãy đi ngủ đi, chúc em đêm nay
ngủ say đắm, gặp em trong mơ và nhớ giữ gìn sức khỏe đấy. Đừng ốm mà anh
đau buồn.
Còn anh giờ này vẫn đang thức, còn đang làm việc và cũng thức vì em.
Ý Yên – Nam Hà, ngày 28 tháng 2 năm 1967
Em xa nhớ!
Phong thư đầu gửi em đã bay đi và đang trên đường đến tay em, lá thư
thứ hai này được viết mải miết và thiết tha như tình anh mặn mà, nồng thắm,
như tình cảm mến thương, vô bờ bến của người lính đã có được một tình yêu
ngâyngấtvà đắm say của cô gái đồng quê, mộc mạc chân tình đã trao chi anh.
Còn gì sung sướng và hạnh phúc hơn thế nữa trong không khí thời chiến này
phải không em?
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính

More Related Content

What's hot

Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXTrữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả nămGiáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả nămLớp 7 Gia sư
 
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...Cat Love
 
Cấu tạo của chứ Hán trong tiếng Nhật
Cấu tạo của chứ Hán trong tiếng NhậtCấu tạo của chứ Hán trong tiếng Nhật
Cấu tạo của chứ Hán trong tiếng NhậtHọc Lại Từ Đầu
 
Thực hiện ước mơ
Thực hiện ước mơThực hiện ước mơ
Thực hiện ước mơTom Vũ
 
Nguyễn khuyến
Nguyễn khuyếnNguyễn khuyến
Nguyễn khuyếnchi28ht
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
400 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Trong Cuộc Sống
400 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Trong Cuộc Sống400 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Trong Cuộc Sống
400 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Trong Cuộc SốngNgoc Hoang
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Cấu Trúc Của Ngôn Ngữ
Cấu Trúc Của Ngôn NgữCấu Trúc Của Ngôn Ngữ
Cấu Trúc Của Ngôn Ngữbig_daisy
 
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ họcTổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ họcCiel Bleu Translation
 
dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
dan luan ngon ngu - DH Hue.pptdan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
dan luan ngon ngu - DH Hue.pptatcak11
 
汉语笔试题 (đề Thi viết trung văn)
汉语笔试题 (đề Thi viết trung văn)汉语笔试题 (đề Thi viết trung văn)
汉语笔试题 (đề Thi viết trung văn)Học Huỳnh Bá
 
Bai tap uoc luong kiem dinh
Bai tap uoc luong kiem dinhBai tap uoc luong kiem dinh
Bai tap uoc luong kiem dinhtienhamanh
 

What's hot (20)

Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXTrữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
 
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả nămGiáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
 
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
 
Cấu tạo của chứ Hán trong tiếng Nhật
Cấu tạo của chứ Hán trong tiếng NhậtCấu tạo của chứ Hán trong tiếng Nhật
Cấu tạo của chứ Hán trong tiếng Nhật
 
Thực hiện ước mơ
Thực hiện ước mơThực hiện ước mơ
Thực hiện ước mơ
 
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Ngành Ngôn Ngữ Anh
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Ngành Ngôn Ngữ AnhDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Ngành Ngôn Ngữ Anh
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Ngành Ngôn Ngữ Anh
 
Nguyễn khuyến
Nguyễn khuyếnNguyễn khuyến
Nguyễn khuyến
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Contoh cerpen persahabatan
Contoh cerpen persahabatanContoh cerpen persahabatan
Contoh cerpen persahabatan
 
400 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Trong Cuộc Sống
400 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Trong Cuộc Sống400 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Trong Cuộc Sống
400 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Trong Cuộc Sống
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
 
Cấu Trúc Của Ngôn Ngữ
Cấu Trúc Của Ngôn NgữCấu Trúc Của Ngôn Ngữ
Cấu Trúc Của Ngôn Ngữ
 
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ họcTổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
 
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAYLuận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
 
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc GiaoLuận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Bai tap-ngu-phap-co-ban
Bai tap-ngu-phap-co-banBai tap-ngu-phap-co-ban
Bai tap-ngu-phap-co-ban
 
dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
dan luan ngon ngu - DH Hue.pptdan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
 
汉语笔试题 (đề Thi viết trung văn)
汉语笔试题 (đề Thi viết trung văn)汉语笔试题 (đề Thi viết trung văn)
汉语笔试题 (đề Thi viết trung văn)
 
Bai tap uoc luong kiem dinh
Bai tap uoc luong kiem dinhBai tap uoc luong kiem dinh
Bai tap uoc luong kiem dinh
 

Similar to Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính

Trích dẫn 3 bài hành VHN
Trích dẫn 3 bài hành VHNTrích dẫn 3 bài hành VHN
Trích dẫn 3 bài hành VHNVo Hieu Nghia
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loanlechi55
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Cherry Bui
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Cherry Bui
 
Bàn về 3 bài hành VHN
Bàn về 3 bài hành VHNBàn về 3 bài hành VHN
Bàn về 3 bài hành VHNVo Hieu Nghia
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ calechi55
 
Hương vị tình yêu
Hương vị tình yêuHương vị tình yêu
Hương vị tình yêuCherry Bui
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
Nguyen van thac mai mai tuoi 20
Nguyen van thac mai mai tuoi 20Nguyen van thac mai mai tuoi 20
Nguyen van thac mai mai tuoi 20nhatthai1969
 
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!Noilieuhaha
 
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERSTẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERSTin Hà Đăng
 
Cánh hoa pensee
Cánh hoa penseeCánh hoa pensee
Cánh hoa penseetomh
 
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhNgồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhHuyền Trang Nguyễn
 
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016nataliej4
 
Tập thơ: HOÀI NIỆM
Tập thơ:  HOÀI NIỆMTập thơ:  HOÀI NIỆM
Tập thơ: HOÀI NIỆMCherry Bui
 

Similar to Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính (20)

Trích dẫn 3 bài hành VHN
Trích dẫn 3 bài hành VHNTrích dẫn 3 bài hành VHN
Trích dẫn 3 bài hành VHN
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
 
Bang
BangBang
Bang
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)
 
Văn Hữ Thi Tập tập 1
Văn Hữ Thi Tập tập 1Văn Hữ Thi Tập tập 1
Văn Hữ Thi Tập tập 1
 
Bàn về 3 bài hành VHN
Bàn về 3 bài hành VHNBàn về 3 bài hành VHN
Bàn về 3 bài hành VHN
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ ca
 
Hương vị tình yêu
Hương vị tình yêuHương vị tình yêu
Hương vị tình yêu
 
Thư gửi Mẹ
Thư gửi MẹThư gửi Mẹ
Thư gửi Mẹ
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
Nguyen van thac mai mai tuoi 20
Nguyen van thac mai mai tuoi 20Nguyen van thac mai mai tuoi 20
Nguyen van thac mai mai tuoi 20
 
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
 
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERSTẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
 
Cánh hoa pensee
Cánh hoa penseeCánh hoa pensee
Cánh hoa pensee
 
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.docChan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
 
Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2
 
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhNgồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
 
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
 
Tập thơ: HOÀI NIỆM
Tập thơ:  HOÀI NIỆMTập thơ:  HOÀI NIỆM
Tập thơ: HOÀI NIỆM
 

More from Thi đàn Việt Nam (20)

đườNg đời
đườNg đờiđườNg đời
đườNg đời
 
đêM trăng
đêM trăngđêM trăng
đêM trăng
 
Nặng tình
Nặng tìnhNặng tình
Nặng tình
 
Tình nghĩa làng quê
Tình nghĩa làng quêTình nghĩa làng quê
Tình nghĩa làng quê
 
Một thoáng vùng quê
Một thoáng vùng quêMột thoáng vùng quê
Một thoáng vùng quê
 
Về thăm quê nhà
Về thăm quê nhàVề thăm quê nhà
Về thăm quê nhà
 
Thương cha
Thương chaThương cha
Thương cha
 
Lòng mẹ
Lòng mẹLòng mẹ
Lòng mẹ
 
Tình quê
Tình quêTình quê
Tình quê
 
Những lá thư tình thế kỷ 21
Những lá thư tình thế kỷ 21Những lá thư tình thế kỷ 21
Những lá thư tình thế kỷ 21
 
Tình yêu-người-lính
Tình yêu-người-línhTình yêu-người-lính
Tình yêu-người-lính
 
Tát nước gầu đôi
Tát nước gầu đôiTát nước gầu đôi
Tát nước gầu đôi
 
Lời hẹn vườn hoa
Lời hẹn vườn hoaLời hẹn vườn hoa
Lời hẹn vườn hoa
 
Tuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị Tỉnh
Tuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị TỉnhTuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị Tỉnh
Tuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị Tỉnh
 
Gió thổi chiều quê
Gió thổi chiều quêGió thổi chiều quê
Gió thổi chiều quê
 
Gió thổi chiều quê
Gió thổi chiều quêGió thổi chiều quê
Gió thổi chiều quê
 
Hương xuânđất việt.
Hương xuânđất việt.Hương xuânđất việt.
Hương xuânđất việt.
 
Tâm sự thường ngày
Tâm sự thường ngàyTâm sự thường ngày
Tâm sự thường ngày
 
Tập thơ " Cánh cầu bay"
Tập thơ " Cánh cầu bay"Tập thơ " Cánh cầu bay"
Tập thơ " Cánh cầu bay"
 
Bia tho chia se
Bia tho chia seBia tho chia se
Bia tho chia se
 

Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính

  • 1. THAY LỜI TỰA Cuộc tổng tiến công đại thắng mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch “Hồ Chí Minh” đã ghi những trang sử vàng trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của cả dân tộc. Đã có hàng triệu thanh niên cả nước tình nguyện tham gia quân đội, đi hàng đầu trên trận tuyến, đối mặt với kẻ thù không đội trời chung. Trong số đó có một bộ phận không nhỏ là lớp thanh niên tri thức. Họ là những nam nữ thanh niên đã được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, có kiến thức khoa học kỹ thuật, được rèn luyện và trưởng thành trong quân đội. Những tháng năm sống và chiến đấu trên mọi miền của Tổ Quốc, họ đã phải hy sinh cả về vật chất và tinh thần, có những người đã ngã xuống không trở về. Một hy sinh khác nữa, đó là những mất mát về tình cảm: Tuổi trẻ, tình bạn, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi. Cuốn: “Tình yêu người lính” là ghi chép tác giả nguyên là sĩ quan phiên dịch, phục vụ tại Trung đoàn tên lửa phòng không 278, một trong những trung đoàn tên lửa đầu tiên của Binh chủng tên lửa Việt Nam anh hùng. Những mất mát về tình cảm ấy được phản ánh một phần nào trong tác phẩm, đồng thời tác giả cũng ghi lại những chặng đường hành quân, những miền đất
  • 2. đã qua, các địa danh, trận địa đã chiến đấu, cùng những suy nghĩ, rung cảm của người lính trong tình yêu. Cuốn truyện kể lại hai mối tình: Mối tình thứ nhất là tình yêu giữa người lính – Chàng trai Hà Nội và cô gái Hà Nội – một nữ sinh cấp 3, sơ tán học tại Hồng Châu – Thường Tín – Hà Tây. Họ gặp nhau có hai lần, tình yêu đã đến rất tự nhiên và thơ mộng. Mối tình đã không có kết quả vì hoàn cảnh thời chiến, người lính phải bất ngờ chuyển quân đúng vào lần hẹn thứ ba, hậu quả dẫn đến là bị mất liên lạc hoàn toàn. Mối tình thứ hai là mối tình giữa Chàng trai Hà Nội – Người lính với cô thôn nữ và sau này trở thành diễn viên đoàn văn công tỉnh Hà Nam. Chiến tranh đã không “ưu ái” ai. Trong một chuyến đi công tác phục vụ chiến đấu tại chiến trường phía Nam, người nữ diễn viên đã không trở về với người lính được. Lần thứ hai người lính bị mất người yêu vì bom đạn chiến trường. Chính tình yêu lứa đôi sâu sắc của người lính với người mình yêu đã là một động lực, nguồn cổ vũ lớn lao giúp cho người chiến sĩ vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Tình yêu người lính ở đây cũng chính là tình yêu non sông đất nước: Những làng quê rợp mát bóng cây, những dòng sông uốn lượn, nước trong xanh, những miền đồi bạt ngàn, thẳng tắp hàng cây. Nẻo đường chiến tranh đã đưa người chiến sĩ đi tới những địa danh là những danh lam thắng cảnh của đất nước. Chính nẻo đường chiến tranh đã tạo cho người chiến sĩ có cơ hội để chiêm ngưỡng. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc tác phẩm: “ TÌNH YÊU NGƯỜI LÍNH”. Rất mong bạn đọc góp ý phêbình! Xin trân trọng cảm ơn! NGÀY ĐẦU BỠ NGỠ Những ngày đầu tiên trôi đi phẳng lặng và êm đềm. Bỗng dưng mặt biển gặp bão táp, những đợt sóng trào dâng lên cuồn cuộn, phá tan đi cái êm đềm tĩnh mịch của đại dương. Những ngày ấy đã đưa tôi về với hiện thực của cuộc đời người lính. Tôi tạm xa nơi trú quân, thực sự bắt đầu những ngày tháng chiến đấu và chiến trường là những cuộc giao chiến trên không.
  • 3. Đã qua rồi những kỷ niệm đẹp đẽ và một nỗi buồn da diết xâm chiếm lòng tôi. Cuộc gặp gỡ vô tình với cô gái Nga trên tàu liên vận quốc tế Matxcova – Bắc Kinh – Hà Nội trên đường về nước, giờ đây chỉ còn là những dư âm của một mối tình không có cái cầm tay, song lại đầy chất thơ và sâu sắc. Nêlia – Cô gái 20 tuổi, mẹ người Nga, bố người Anh với đôi mắt xanh biếc như biển Kaspieen thu nhỏ, dáng đi thon thả, giọng nói nhỏ nhẹ, dịu dàng, thỏ thẻ như tiếng oanh Vàng đã cuốn hút tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên cho đến suốt cả chặng đường dài hơn sáu ngàn cây số. Chính vì thế mà những ngày đầu ở đơn vị đóng quân tại nhà dân, tôi chẳng thiết nghĩ gì đến đề tài sôi động của tuổi trẻ. Ngay cả các cô gái thủ đô trước kia tôi cho là đẹp cũng chẳng đủ sức hấp dẫn tôi. Gặp lại Nêlia giờ đây là mộng xảo, xa vời và không thực hiện được. Cùng với thời gian, dần dần những dấu ấn đẹp ấy không tắt hẳn mà cứ bị phai nhạt đi. Thế rồi, bắt đầu những thử thách ghê ghớm của chiến trận. Đúng, những điều mà trước kia với tôi còn xa lạ thì nay đang diễn ra hằng ngày, hàng giờ trước mắt. Đó là những cuộc hành quân đêm bằng cơ giới, những cuộc tiếp xúc với các cô thôn nữ, những mất mát, hi sinh của đồng đội và những thử thách ghê ghớm của bom đạn chiến trường. (Nga My Thượng – Bình Minh – Thanh Oai – Hà Tây, tháng 8 – 1966) Tiêu đoàn tên lửa phòng không 093 đóng quân tại xã Hồng Châu huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây. Trong khi chờ khí tài mới, đơn vị tranh thủ học chính trị, chuẩn bị tốt cho nhiệm vụ chiến đấu sắp tới.Trong lúc giao thời đó, tôi cũng được rảnh rang đôi chút.Một ngày nắng đẹp, sau lúc cơm chiều, tôi lang thang cho bớt chống trải. Tôi thơ thẩn theo những con đường xóm quê nhẵn thín đất phù sa. Từ khi tới Hồng Châu quả thật hôm nay tôi mới thật sự được chiêm ngưỡng cái làng quê rợp mát, trải dài bên bờ sông Hồng này. Lững thững trên con đường làng, dẫn đến đường đá ra huyện lỵ, tôi dừng lại trước khu vườn với hàng rào phi lao cao vút, bên trong có những luống hoa muôn sắc. Thấp thoáng trong vườn là dáng dấp của một cô gái. Em đang tưới hoa. Tôi tiến về phía em, tìm cách làm quen: - Chào em! Anh có cảm giác là đã gặp được đồng hương rồi! Em bẽn lẽn, mỉm cười để lộ hàm răng đều, trắng muốt. - Vâng, chào Anh! Em người Thường Tín làm sao là đồng hương anh được!
  • 4. - Không! Anh không nhầm. Nhìn em cùng giọng nói em, anh biết em là người Hà Nội. Lúcnãy, thoáng nhìn xa, ạnh đã có một linh cảm như thế. Thế là em đã tiếp chuyện tôi. Những người cùng gốc Thủ đô, khi gặp nhau ở chốn xa lạ thường dễ gần gũi và thân mật. Tôi được biết em tên là Oanh, ở Hà Nội. Em về đây sơ tán tại nhà người bác ruột ở xóm 4 Hồng Châu. Em học lớp lớp 10 tại cấp 3 Thường Tín. Thỉnh thoảng, sau khi đi học về, em ra khu vườn này tưới hoa. Tôi lấy nước từ mương lên cho em tưới. Chúng tôi vừa làm việc vừa nói chuyện một cách thoải mái. Chẳng mấy chốc, khóm hoa cuối cùng đã được tưới xong. Cả vườn hoa đã được làm mát, lung linh trước gió, tỏa ngát mùi hương. Công việc đã hoàn thành, tôi cùng em trở về trên con đường đã đi lúc trước. Em đang đi bên tôi, cô gái Hà Nội với đôi mắt bồ câu dịu hiền, mái tóc mượt mà như dải mây, đang thật sự cuốn hút tôi. Tôi hỏi em: - Trong các môn em học, em thích môn nào nhất? - Anh ạ! Em thiên về khoa học xã hội, văn là môn học sở trường của em. Em là học sinh giỏi văn của khối 10 nhà trường. - Anh cũng nghĩnhư vậy,vì khi tiếp xúc với em, anh thấy em không những là nhà thơ mà là một ca sĩ nghiệp dưnữa. Ở em có giọng nóirất truyền cảm. Chắc là em hát hay lắm nhỉ? - Em hát không hay nhưng hay hát anh ạ! - Một hôm nào đó anh sẽ có vinh dự được nghe giọng ca của Quỳnh Oanh được không? Hôm nay, tình cờ gặp em và lại được trò chuyện với người giỏi văn thơ, anh tặng em mấy câu: Trời thu gió mát, em tưới hoa, Hoa đua sắc thắm, ngát lòng ta. Tôi nhớ nơi đây, người con gái, Có nụ cười đẹp như đóa hoa. - Đúng là xuất khẩu thành thơ! Hay anh là nhà thơ chuyên nghiệp? - Không, anh là người lính. Hôm nay gặp đồng hương và lại được tưới hoa cùng em nên anh đã có cảm xúc. Chính em và hoa hôm nay là nguồn cảm xúc, là nguồn thơ của anh đó. Em cười e lệ, đôi má lúm đồng tiền thật là duyên dáng. Tôi có cảm giác nụ cười ấy cũng chính là hoa vì em và hoa, hai khái niệm đó với tôi giờ đây là một.
  • 5. Câu chuyện giữa chúng tôi đang sôi nổi thì phải chia tay vì đã đến ngõ rẽ vào nhà em. Tôi nấn ná chẳng muốn đi. Em hẹn tôi sẽ có lần gặp nhau tại Hà Nội để bàn luận thêm về chuyện văn thơ. Tôi tạm biệt trong lưu luyến. Trở về nhà, tôi vẫn còn bâng khuâng và muốn gặp lại em ngay. Thú thật là, từ khi về nước đến nay, tôi ít chú ý đến phái nữ vì những ánh mắt kiều diễm, dễ thương và dễ làm quen của các cô gái Nga vẫn còn hằn sâu trong tâm trí. Tôi đã thấy rõ và đánh giá cái đẹp theo cách riêng và cho rằng các cô gái Việt Nam cũng đẹp nhưng so với họ thì chẳng thấm vào đâu, đặc biệt là tôi rất ghét thói kiêu kỳ ở không ít các cô gái mình: Hơi có vẻ sắc nước một chút là tỏ ra khinh đời, “Phớt ăng lê”. Họ chỉ nghĩ rằng vẻ đẹp bên ngoài là trên hết mà thường quên mất một điều là con người phải đẹp cả tâm hồn, phải giàu kiến thức và vốn sống nữa. Vì thế mà suốt cả tháng dòng, tôi chẳng để ý đến cô gái nào. Đừng cho rằng tôi kiêu ngạo, vì tôi thừa hiểu, mình chỉ là một người lính bình thường. Ấy thế mà Quỳnh Oanh lại chế ngự tâm hồn tôi. Phải chăng, tại đây tôi đã gặp người đẹp như ước muốn: Em không những có ngoại hình đẹp trời phú cho mà còn đẹp cả trong tính cách, trong cư xử. Em là cô gái đất Tràng An thanh lịch, đồng thời em cũng chính là một hồn thơ mênh mông. Em đúng là cô gái tôi tìm và đã tìm thấy. (Hồng Châu – Thường Tín – Hà Tây, 10-10-1966) Một niềm vui đến với tôi. Hôm nay tôi được về Hà Nội thăm nhà và sẽ đến thăm Quỳnh Oanh, cô gái tôi mới quen hôm nào. Ngày thứ Bảy, lại về thủ đô, tâm trạng tôi thật thoải mái. Tôi lâng lâng như bay bổng. Tôi dậy sớm, thắng bộ mới nhất và ra bến xe Thường Tín. Từ khi về nước, hôm nay, tôi mới lại về thủ đô. Tranh thủ từ sáng đến chiều lại trở về đơn vị. Thú vị nhất là được gặp lại bạn bè, những người đã lâu không có dịp hội ngộ. Tôi định gặp Ngọc Lan, người trước kia tôi đã định theo đuổi trong tâm trí, song không được đáp lại một tình. Đắn đo mãi, không biết có nên đến hay không, cuối cùng tôi không gặp Ngọc Lan nữa. Theo địa chỉ trong lần gặp đầu tiên Quỳnh Oanh đã cho biết, tôi tới phố Đỗ Hạnh. Thật là rủi ro, khi tìm được số nhà 10 thì em không có ở đó. Thời chiến là thế đấy. Tìm theo địa chỉ và hỏi thăm để gặp nhau thật là khó khăn! Đó chỉ là nhà một người họ xa của em. Bà chủ nhà cho biết, hồi năm ngoái, thỉnh thoảng vào những ngày chủ nhật em có về thăm bà nhưng đã lâu không thấy đến.
  • 6. Quay về đơn vị khác lúc chiều tà, khi cuộc sống Hà Nội thời chiến đúng vào lúc nhộn nhịp nhất. Tôi cứ tiếc một ngày chủ nhật đã qua đi không mỹ mãn chút nào, bởi lẽ dự định lớn nhất trong ngày là gặp Quỳnh Oanh không thực hiện được. Tôi chậm rãi cất bước trên đường về trong tâm trạng buồn, khá hẳn với buổi sớm từ đơn vị ra đi. Thật không ngờ, từ xa tôi đã nhìn thấy bóng em. Đúng, thật là em rồi. Em đang đi cùng chiều. Tôi rảo bước cho kịp, em đã nhận ra tôi. Tôi mừng quá. Thế là sáng nay tôi tìm em mà không thấy, bây giờ tình cờ trên đường về lại gặp được em. Tôi cùng em đi trên một quãng đường dài: Em về nhà, còn tôi về đơn vị gần làng nơi em đang sơ tán. Phải chăng trong cái không may lại gặp may? Hôm ấy hoàng hôn buông xuống dần, chim chóc đưa nhau về tổ. Trong tâm trạng hưng phấn, tôi sánh đôi cùng em. Chúng tôi qua một khu chợ chiều vắng ngắt, tiếp đến là con đường nhỏ dẫn về chân đê. Đi được chừng 20 phút, chúng tôi dừng lại bên gốc cây sồi già xum xuê cành lá. Mặt đường đã gác non tây, con đường mòn trên đề mờ dần đi. Gió thổi từ phía sông Hồng lại, đem theo hơi mát của lòng sông. Em bên tôi, mái tóc dài mượt, óng ả tỏa ngát hương thơm bồ kết, phả vào lòng rôi êm dịu là thường. Tôi mạnh dạn hơn nhiều so với lần gặp ban đầu. Tôi hỏi em: - Ở trường em học ngoại ngữ gì? - Em học tiếng Nga. Tiếng Nga quả là khó, em không có năng khiếu ngoại ngữ. Cố gắng lắm và mất rất nhiều thời gian, em cũng chỉ đạt trung bình khá. - Phảichăng là Quỳnh Oanh chưa nắm chắc được phương pháp học đó thôi. Em giỏi các môn khoa học xã hội thì ngoại ngữ cũng phải đạt loại khá trở lên. Anh tình nguyện sẽ là thầy giáo của em về tiếng Nga. Anh sẽ bồi dưỡng cho em trở thành học sinh giỏi môn này. Anh có cách dạyriêng. Tin rằng Quỳnh Oanh sẽ đạt được điều đó. - Em rất mong muốn thế. Nhưng anh làm gìcó nhiều thời gian đề dạy em học. Hơn nữa, anh có đóng quân ở đây mãi đâu? Bộ đội thời chiến nay đây mai đó là chuyện thường. Em nói đúng! Tôi có dự định như vậy, nhưng đối với người lính trong thời chiến thì không phải những gì mong muốn đều có thể thực hiện được, mặc dù điều đó là giản đơn đối với những người ngoài quân ngũ. Tôi xác thực như thế
  • 7. và không bàn cụ thể thêm về điều đó nữa. Chúng tôi lại đi tiếp, tới gẩn trạm bơm, tôi bảo em ngồi nghỉ một lát cho dỡ mỏi. Áng chiều đã tắt hẳn, màn đêm trải dài, dài mãi xa tắp với giọng nói trầm nhỏ nhẹ vừa đủ nghe, tôi chuyển dòng tâm sự sang hướng khác: - Hôm nay em đượm buồn, khác hẳn với lần gặp trước tại vườn hoa. Phải chăng là em nhớ nhà? - Sao anh biết? - Anh mắt em đã nói lên tất cả. Đó là gương phản chiếu tâm hồn. - Anh đoán đúng. Em buồn vì sáng nay chia tay với người bạn đi học nước ngoài ở ga Hàng Cỏ. Tôi muốn biết rõ người đó là trai hay gái? Nhưng rồi tôi lại dẹp câu hỏi đó sang một bên. Tôi động viên em: - Buồn thì hát lên cho quên sầu đau em ạ! Cuộc đời em đầy thơ mộng và tương lai. Hãy sống vô tư hơn!Tiếng hátsẽ làm em vui lên đấy. Anh hát cho em nghe nhé! Không hay thì em đừng cười anh đấy! Nói rồi, tôi lấy giọng và rất tự nhiên hát lên bài ca: “Cây thùy dương” bằng lời Nga và Việt: Trời dần buông màu tím, …… ……. Cất tiếng hát bước chân đi, Lòng ngập ngừng nhìn ai mà không nói, Nhìn bầu trời sao lấp lánh, Biết chăng ta vì cớ sao buồn, …. …. Tiếng hát du dương, khi trầm, khi bổng trong đêm thanh vắng. Tôi vừa hát với cả tâm hồn cho nỗi buồn trong em dịu bớt. Lời ca phản ánh đúng tâm trạng và chính bài ca đã làm em quên đi nỗi vấn vương, đưa em trở về với thuộc tính hồn nhiên của cô gái học trò 17 tuổi. - Hay tuyệt! Chưa bao giờ em được nghe bài “Cây thùy dương” bằng tiếng Nga. Anh chép và dạy em bàinày nhé. Được anh luyện, dạy phát âm tiếng Nga thì em hát sẽ hay. Khi anh đi rồi, những lúc buồn em hát “Cây thùy dương”
  • 8. bằng cả hai thứ tiếng Nga và Việt để nhớ anh, người đã hát cho em nghe hôm nay. Em đã quá khen. Tôi thấy hơi ngượng. Thựcra, tôi háthay là do hưng phấn và ngẫu hứng chứ mình có phải là nghệ sĩ gì cho cam! Hôm nay tôi hát có hay (tự đánh giá) chính là vì có em. Em không nhữnglà nguồn cảm hứng để tôi làm thơ, mà còn là dàn nhạc vô hình cho tôi trình diễn thành công. Tôi tiếp tục: - Anh không những sẽdạy em hátbằng tiếng Nga “Cây thùy dương” mà còn dạy thêm cho em biết hát bằng cả lời Nga và Việt những bài ca tiêu biểu, trữ tình khác nữa như: “Chiều ngoạiô Mátxcơva”, “Đỉnh núiLênin”, “CâyLiễu”. “Cachiusa”. Đó là những bài hát Nga sở trường của tôi. Tôi lần lượt hát cho em nghe những bài ca trữ tình ấy. Em say đắm, chăm chú thưởng thức từng giai điệu, từng lời một. Tôi hát thật sôi nổi và xúc động, tưởng nhớ lại những kỷ niệm ấm êm của đời sinh viên. Đã lâu lắm tôi mới lại có dịp hát cho người khác nghe. Thật là sung sướng, người thưởng thức giọng hát tôi lại chính là em – cô gái Hà Nội hôn nhiên mà tôi đã quen, đã hiểu, đã và đang đắm say ngay từ phút đầu gặp gỡ. Tôi có lời khuyên với em: - Quỳnh Oanh này!Bí quyết để hát được thành công là ở chỗ khi hát, hãy hát với cả tâm hồn và nhập tâm vào bài hát. Thơ văn, hội họa, âm nhạcđều phải có hồn thì mới hay được. Người trình diễn tác phẩm cũng vậy em ạ! Hátnhiều, hát với nhiệt tình cháy bỏng ắt là hay, đúng không em? Bây giờ đến lượt Quỳnh Oanh nhé. Em hãy hát bài nào đó mà em yêu thích. Thế rồi, với giọng nữ trầm trời phú cho,, em khẽ cất tiếng hát bài “Đêm chia tay”: Chỉ còn đêm nay đôi ta sẽ chia tay. Đường ven lối vắng, sánh bước tay cầm tay, Chỉ còn đêm nay cất cánh xa nơi này, Dù có chia tay đừng lãng quên nơi này. Đúng như nhận xét của tôi trong lần gặp trước, em quả là một nghệ sĩ nghiệp dư thực thụ. Bài ca được em hát lên đã có sức truyền cảm mạnh mẽ làm xúc động lòng tôi.
  • 9. Nội dung bài hát trên tự nhiên làm tôi có một linh cảm là, tôi và em không có nhiều dịp để gặp nhau. Hôm qua, tôi được biết bộ phận tiền trạm của đơn vị đã rời khỏi Hồng Châu tìm trận địa và nơi trú quân mới cho tiểu đoàn. Như vậy, những ngày còn lại tôi ở Hồng Châu không còn mấy. Trong yên lặng miên man, tôi suy cảm, chẳng để ý gì đến thời gian đã trôi qua. Đến giờ này, tôi sắp phải tạm biệt em. Chúng tôi lại đi tiếp đến ngã ba đường. Em rẽ phải về xóm, còn tôi đi thẳng. Phút chia tay sắp đến, tôi tiễn em thêm một đoạn đường, bâng khuâng và luyến tiếc, vì đây là lần thứ hai tâm sự cùng em. Em như như cũng cảm nhận được điều đó, ngập ngừng, bịn rịn, bối rối như đã mất một cái gì đó thiêng lieneg mà không tìm lại được. Chúng tôi đi chầm chậm, mong cho con đường dài mãi, vô biên. Rồi đã đến lúc phải dừng chân, không đi hơn được nữa. Tôi nghẹn ngào nói lên lời tạm biệt: Quỳnh Oanh em! Chúng ta sẽ chia tay tại đây! Chúc em đêm nay ngủ ngon và mơ thấy những điều đẹp đẽ, kỳ diệu nhất. Mới có hai lần tâm sự cùng em. Biết nhau mới được hai tuần lễ, thế mà anh cảm thấy như chúng mình hiểu nhau đã hainăm. Lần trước quen em, anh đã hiểu em rất nhanh. Chuyện trò cùng em, anh như sống lại tất cả những tháng năm đẹp đẽ ở trường đại học. Những năm tháng đậy mộng mơ, hoài bão của chàng trai sinh viên ngoạingữ. Thế rồi, chiến tranh đã lan ra cả phía Bắc của Tổ quốc. Tuổi trẻ cả nước theo tiếng gọi của Đảng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Anh cùng các bạn sinh viên cùng khóa tốt nghiệp tình nguyện vào quân ngũ, đem kiến thức được trang bị sau bốn năm học, góp công sức mình để công tác và chiến đấu trọng một binh chủng hiện đại – Tên lửa Phòng khôngcùng toàn quân và dân quyết tâm đánh bạicuộc chiến tranh leo thang bằngkhông quân cực kỳ nguy hiểm của đế quốc Mỹ tiến hành trên miền Bắc nước ta. Em ơi! Nếu không có chiến tranh thì làm gì anh biết Hồng Châu – Thường Tín và làm sao anh có được cuộc gặp gỡ, vô tình đầy thơ mộng với Quỳnh Oanh được. Hôm ấy, từ lúc tạm biệt em, ra về rồi anh thấy cứ xốn xang, một niềm vui khó tả dâng lên trong anh làm anh trằn trọc, thao thức năm canh, không sao chợp mắt được. Anh nghĩ về em. Thật là số trời run rủi thương người lính đã cho anh gặp được người đẹp. Người đẹp đã thông cảm, đã hiểu người lính rất nhanh. Anh hy vọng người đẹp ở hậu phương sẽ giành cho người lính ngoài chiến trường những gì ưu ái nhất của tuổi trẻ. Anh sẽ duy trì và nhân lên mãi
  • 10. tình cảm chân thành đẹp đẽ ấy, mang theo mình trên những chặng đường hành quân, trong cuộc chiến đấu đầygian lao, ác liệt và có thể gã xuống vì bom đạn. Anh muốn có Quỳnh Oanh bên cạnh để động viên mình, cùng đồng đội hoàn thành sứ mạng cao cả của tuối trẻ mà cả nước đã vững tin. Em ơi! Anh muốn tâm sự cùng em nữa. Nhưng thôi, để đến lần gặp ngày mai. Hẹn em vào ngã ba vào lúc 19 giờ em nhé. Nhớ đừng để anh đợi đấy. Em biết không? Một phút đợi chờ bằng hàng giờ trôi qua. Em xúc động đến trào nước mắt. Trong đêm tối tôi cảm nhận chiếc khăn tay trong tay em đã ướt. - Anh ơi! Em sẽ đến trước giờ hẹn! Anh Hồng Quang, em không bao giờ quên đêm nay, một đêm giữa chốn xa lạ, vắng lặng, em đã tâm sự cùng một người lính mà em không thấye ngạichút nào. Gặp anh mới có hailần, được hai lần tâm sự cùng anh, em đã học được nhiều điều bổ ích, em đã hiểu được tâm hồn người lính. Người lính như anh đầy lạ quan và nghị lực. Anh đi nay đây mai đó nhưng tâm hồn không phảikhôngcó địa chỉ. Người lính chịu nhiều thiệt thòi, mất mát, phải chịu đựng hy sinh về mặt tinh thần. Vì vậy, tình yêu người lính là bất diệt, là trong sáng, thủy chung và đầy hy vọng: Người lính ơi! Từ nay em đã hiểu, Rất lạc quan và sâu sắc, vô tư. Đi muôn phương, song tình cảm vô bờ, Tình yêu ấy là mênh mông, bất diệt. Em thậtkhông ngờvà tự hào là quen, đã hiểu được người lính như chính người lính đã hiểu em. Em không những có tình cảm với người lính mà còn rung động bởi tình cảm chân thành, đầy mến thương của người lính đã giành cho em. Tôi như được chắp cánh, em đã động viên tôi, tôi thấy mình cứng rắn hơn. Tôi cầm hai bàn tay em. Hơi ấm đôi bàn tay em truyền cảm sang tôi. Tôi đã đắm say em từ phút đầu gặp gỡ và tôi đã yêu em với cả trái tim mình. Tôi cứ để yên như thế và không muốn kết thúc giây phút chia tay ngắn ngủi này. Đêm về khuya, sương thấm ướt áo, song chúng tôi chẳng cảm nhận được gì. Tất cả không gian trầm tịch như cảm thông với hai chúng tôi. Tôi muốn nhích lại gần em, nhưng lại sợ em hiểu sai ý tôi. Tôi muốn nâng niu giây phút đó và để cho tình cảm đẹp mãi. Tôi ngây ngất trong suy tưởng và coi đó là những giây phút
  • 11. hạnh phúc, mà không một đòi hỏi gì hơn nữa. Có phải là tôi đã yêu em đấy không? Trái tim tôi đã đóng băng sau cuộc gặp gỡ với cô gái Nga mấy tháng trước đó, nhưng hy vọng cứ nguội đi, dần dần tắt như dao động của con lắc, thì bây giờ đang ấm dần lên. Tôi thấy yêu đời quá! Tình yêu trong yên lặng, cái yên lặng bề ngoài nhưng ngõ ngách tâm hồn thì dâng dâng lên cao mãi và hy vọng ở một mối tình muôn thuở. Một mối tình giữa người lính mới rời ghế trường Đại học và một có gái sắp rời mái trường phổ thông, chuẩn bị bước vào đời. Tình yêu ấy thơ mộng quá. Vẫn em đây, cô gái hai tuần trước tôi mới làm quen, nay đã hiểu và đã yêu tôi. Tại sao lại nhanh thế nhỉ? Chính vì tôi là một người lính! Em đã giành cho tôi một tình yêu không phải là thoảng qua, mà là một tình yêu đậm đã bởi chúng tôi là những người đồng hương và là những người đã và đang cắp sách tới trường. Tình yêu tuổi học trò thơ mộng của em được chắp cánh và nâng lên bởi tình yêu người lính bao la và sâu sắc thì còn thứ tình yêu nào đẹp hơn thế nữa. Em ngước nhìn tôi. Tôi đắm mình trong làn mắt em! Ôi! Đôi mắt đen sâu thẳm dưới hàng mi, chứa chan tình cảm. Tôi đã thấy mình trong mắt em với bộ quân phục chỉnh tề, chiếc mũ sĩ quan mềm, giữa có quân hiệu sao vàng năm cánh, tôi nghe và thấy cả nhịp đập trái tim mình đang rộn rã với tình em. Em đang bên tôi, em đang lớn lên và tự hào với tình yêu người lính – Chàng trai Hà Nội, đang đưa em đến chỗ cao ngất của vũ trụ bao la. Tôi áp em về phái mình, em cầm tay tôi âu yếm: - Anh ơi, em không quên một đêm trong đời em 17 tuổi. Một đêm em đã được tâm sự với một người lính trong thời chiến. Em sẽ giành cho anh những trang nhật ký sôi nổi nhất viết về cuộc gặp không hẹn mà nên giữa chúng ta. Tôi đã yêu em rồi! Tôi sợ tình yêu người lính sẽ làm em đau khổ vì yêu người lính là phải đợi chờ mỏi mắt, là ít được gặp mặt, là mối tình qua những bức thư và có thể là rủi ro, khi gặp lại lần cuối cũng lại là vành khăn tang với tấm hình. Ôi! Thật là khủng khiếp. Tôi không dám suy nghĩ hơn nữa và chẳng dám nói ra. Điều ấy tôi chỉ chôn chặt trong lòng. Tôi không muốn cho em biết, sợ em không chịu nổi mà lại òa lên khóc. Tôi ngắt dòng suy nghĩ. Hai bàn tay tôi đặt lên đôi vai nhỏ bé của em. Em nhỏ bé dịu dàng nhưng đầy dũng cảm vì đã dám yêu một người lính như tôi. Tôi thương em. Thương vì từ nay em phải khổ vì
  • 12. tôi. Tôi chẳng có gì ngoài chiếc ba lô cùng với chiếc bát sắt theo mình khắp đó đây. Tôi chỉ có một trái tim nồng hậu, một tình thương mênh mông cho chính em và lòng nhân ái cho những nỗi khổ đau trên cõi đời này. Người lính ư? Họ cần gì? Ta chỉ ước nguyện cho tất cả mọi người trên trái đất này được hưởng hạnh phúc, bình yên. Ta quên đi và hi sinh để cho thiên hạ được thái bình và ta sẽ trở về trong tiếng kèn chiến thắng. Giây phút hòa bình đầu tiên, ta sẽ tìm gặp lại người ta hằng yêu dấu. Lúc đó, người còn là của ta nữa không? Ta chẳng có gì, ta nghèo và khi trở về, điều quý giá nhất là ta còn sức khỏe và sẽ làm lại từ đầu. Chắc là em tôi không sao hiểu được điều đó vì tôi chẳng dám nói ra. Tình yêu là những thử thách gay cấn nhất, thử thách trong máu lửa, trong bom đạn có thể vượt qua được, nhưng nếu không tỉnh táo ta sẽ có thể bị ngã quỵ với những viên đạn bọc đường, ngã bởi vật chất giàu sang mà chỉ trong chốc lát, ta bị chóng mặt, không đấu tranh được. Em khóc, em khóc vì hạnh phúc và bởi chia ly. Ngày mai, hẹn gặp lại em, nhưng không biết tôi có đến được không? Những dự định của người lính không phải lúc nào cũng thực hiện được! Bịn rịn chia tay, tôi và em cứ đứng nhìn nhau thế trong yên lặng. Đã mấy lần định mỗi người một ngả, song cứ lấn cấn mãi, chẳng rời xa. Em đi tiếp, tôi quay lại nhìn theo bóng dáng nhỏ bé của em khuất dần trên con đường rủ bóng tre, ướt trong sương đêm. Tôi nặng nề nhích bước trong suy nghĩ miên man. Những bước đi chầm chậm trên con đường cũ, song trong tâm trí vẫn còn đậm nét hình bóng em với đôi mắt nhòa lệ. Em là người yêu của tôi! Em sẽ động viên ôi trong những nẻo đường gian khó của chiến trường mai sau. (Hồng Châu – Thường Tín – Hà Tây, 25 – 10 – 1966) Thế là hết, hết tất cả. Hy vọng đã tiêu tan trong mây khói. Không còn được gặp em nữa rồi! Thật là không may và quá bất ngờ với tôi: Ngay từ khi vừa đặt chân đến nhà đêm hôm ấy, tôi được lệnh sáng hôm sau phải rời Hồng Châu. Thế là phải xa em và không được gặp em lần thứ ba. Buổi sáng ra đi mà lòng nặng trĩu. Ra đi mà chẳng kịp nói lời tiễn biệt và đau khổ hơn là cho đến bây giờ, tôi vẫn không có địa chỉ em. Trong lần gặp gỡ vừa qua, tôi đã định xin em địa chỉ, song lại nghĩ: Chẳng nên vội vã làm gì. Việc đó, tôi sẽ thực hiện
  • 13. trong đêm chia tay với em, trước khi rời Hồng Châu là hay hơn cả. Thật là tuyệt vọng: Cho đến bây giờ tôi cũng chưa có địa chỉ hòm thư chính thức vì đơn vị tôi mới từ Liên Xô huấn luyện trở về nước, biên chế chưa hoàn chỉnh, công tác tổ chức còn đang củng cố, chưa ổn định. Như vậy, tôi và em không liên lạc được với nhau (không có địa chỉ của nhau để viết thư) là điều không tránh khỏi. Thật là éo le và đau khổ. Số phận người lính như tôi đây lại rủi ro đến thế hay sao? Chiến tranh đã đưa tôi đến Hồng Châu để gặp em, hiểu em, mến em và ngây ngất trong mối tình đẹp đẽ. Hy vọng vừa mới lóe sáng bổng dưng lại vụt tắt ngay trở thành vô vọng. Tôi phải xa em trong thầm lặng, không bao giờ gặp lại nhau được nữa. T ối nay em sẽ đến chỗ hẹn còn tôi thì không sao tới được. Giá như lúc này tôi còn là sinh viên thì hay biết mấy!!! Tôi sẽ chủ động gặp em để chia tay. Không thể làm khác được vì tôi là người lính. Đã là người lính thì phải chấp hành mệnh lệnh! Tất cả trôi đi, vô tư lự, như các nẻo đường chiến tranh muôn phương và xa tắp. Đã 20 giờ! Quá giờ hẹn được một giờ em đã tới từ lâu và đang nóng lòng đợi tôi. Chính tôi đã nói với em hôm trước: “ Một phút đợi chờ là bằng hàng giờ trôi qua”. Thế mà đây, tôi đang ở nột nơi hoang vắng, chẳng có ai hàn huyên, chẳng có công việc gì để làm. Thế mới dở chứ! Tôi đã đến địa điểm trước sáng và đang chờ đơn vị cùng khí tài mới để lên đường. Tôi muốn có đôi cánh diệu kỳ để bay đến nơi hẹn em. Giữa tôi và em chỉ là một khoảng trời không xa mà không sao đến được. Thế là chấm dứt một mối tình dở dang. (Viện thí nghiệp Nông nghiệp – Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội) Từ buổi ra đi đột ngột ngày ấy đến nay, thấm thoát đã gần 30 năm. Hồi ấy tôi mới ở tuổi 22 thế mà nay tôi đang bước vào tuổi 52 rồi! Ba mươi năm trôi qua, đời tư có nhiều sự kiện và đất nước có biết bao đổi thay, thế mà tôi vẫn còn vấn vương mãi với mối tình dang dở ấy. Mỗi lần nghĩ đến kỷ niệm ở Hồng Châu, tôi như sống lại một thời trai trẻ. Ngày ấy từ Hồng Châu, tôi ra đi để rồi nỡ hẹn với em là như thế đấy! Cũng chính từ Hồng Châu ra đi, tôi thực sự bắt đầu những năm tháng sống và chiến đấu đầy ý nghĩa trong quân ngũ.
  • 14. Năm 1980, tôi đã có dịp tới Hồng Châu. Tôi cố tìm tin tức Quỳnh Oanh nhưng không có kết quả. Ông bác không còn ở đó nữa từ 1978, cả gia đình đi xây dựng kinh tế mới tại tỉnh Sông Bé. Cũng lần ấy, tôi thăm lại mảnh đất trước kia là vườn hoa, nơi tôi và em đã quen nhau trong lần đầu. Tôi thăm lại ngã ba đường, điểm hẹn lần gặp thứ ba mà tôi đã không tới được. Có những sáng chủ nhật rảnh rỗi, tôi thơ thẩn trên đường Đỗ Hạnh, quẩn quanh bên số nhà 10, mong timg kiếm tin tức về em, mặc dù: “tìm em như thể tìm chim”. Hy vọng thật là mỏng manh! Tôi tự nhủ: “Không tìm được em, tôi gặp lại em trông ký ức vậy!” Tại đây, tôi kết thúc câu chuyện mối tình dang dở này và mong muốn nhắn gửi các bạn đọc, trong đó có cả Quỳnh Oanh rằng: “ Tôi vẫn đi tìm em”. Hà Nội, 10 – 02 – 1995. II. NHẬT KÝ HÀNH QUÂN Hành quân xa mưa như trút nước. Đoàn quân kéo dài, tiến dần trong đêm mưa. Mãi đến quá nửa đêm, xe mới đến được chỗ nghỉ. Sau khi cùng tiểu đội ngụy trang khí tài, mình lăn ra ngủ ngay bên thềm hội trường cho đến tận sáng bạch. Đây trước là doanh trại của một đơn vị nào đó. Dòng suối trong xanh, uốn lượn quanh một khu đồi bao la. Thật là tĩnh mịch. Tất cả đã đi hết, chỉ còn lại những dãy nhà lợp ngói bỏ không. Đây là trạm dừng chân cách thị trấn Xuân Mai chừng hai cây số. Đến chiều, đoàn xe lại tiếp tục hành quân. Mình đã quen với những cuộc hành quân bằng cơ giới như thế này rồi! Đêm nay, trăng sáng tỏ, gió thổi hây hây. Ngồi trong ca bin, mình cất tiếng hát những bài ca quen thuộc. Hát và hát nữa đi cho đời thêm đẹp, hát cho đỡ buồn ngủ. Xe chạy với tốc độ hành quân, chiếc nọ bám chiếc kia, giữ đều khoảng cách quy định. Ánh trăng vời vợi, dòng sông Đà đang cuồn cuộn chảy, lấp lánh ánh bạc. Vừng trăng và dòng sông hòa với nhau tạo nên một bức tranh thủy mạc tuyệt trần! Bên bờ sông có ai ngồi chơi không đó? Chắc hẳn là có vì bây giờ cũng chưa muộn, mới có 10 giờ tối. Đoàn xe qua thị trấn, những phố nhỏ hiện ra dọc theo hai bên đường quốc lộ. Không khí nhộn nhịp hẳn lên bởi những tiếng ồn ào của các em nhỏ, của các bà, các chị trong buổi chợ sơ tán họp về đêm.
  • 15. Thị xã Hòa Bình kia rồi! Vắng lặng và buồn hơn thị trấn lẻ. Ngoài ngoại vi có vui hơn chút ít. Dưới ánh đèn ô tô, thấp thoáng những mái đầu phi lê, những bím tóc dài và hình dáng ăn vận quen thuộc của các cô gái Hà Nội. Trong số đó chắc hẳn có những người vừa mới đi dạo với người yêu về? Kìa! Một cô gái đứng vẫy tạm biệt người bạn trai ở đằng xa. Thế là hết cảnh đô hộ và bắt đầu tiến vào dốc. Cái dốc này đã nổi tiếng khắp đó đây: Dốc Cun – Hòa Bình. Tới tận hôm nay, tôi mới thực sự được biết đến. Nó đã được cải tạo đi nhiều. Dốc khá dài, leo chừng 30 phút mới hết được. Tiếng động cơ nổ đều đều. Tới 6 giờ sáng mới đến được chỗ đậu xe. Tất cả tạm nghỉ. Cả đơn vị lọt vào giữa một khu rừng đầy cỏ lau và bụi rậm, cách biệt hoàn toàn với dân chúng. Mới có 5 giờ chiều mà trời đã ập tối ngay được, giá lạnh ghê người bên xung quanh toàn là những dãy núi đá cao ngất. Gần nửa đêm, đoàn xe của tiểu đoàn mới tới được trận địa dã chiến và bắt đầu triển khai khí tài. Miền rừng núi Hòa Bình thật là hoang vu, hỏi ra mới biết đây là địa phận thuộc huyện Tân Lạc. Đối diện với trận địa là công trường khai thác đá chỉ hoạt động vào ban ngày. Mưa xuống, ướt át và nhớp nháp vì đất rừng cứ bám chặt lấy gót giầy chẳng chịu buông tha, mấy ngày ở đây phải sống liều tại trận địa, trong các nhà lêu bạt dã chiến. Chính tại nơi đây, ngày 30 - 11- 1966, tiểu đoàn tên lửa 093 ra quân trận đầu. Đơn vị mở máy, vào cấp 1, báo động chiến đấu suốt gần 5 tiếng đồng hồ. nhưng trận đánh chỉ thực sự diễn ra trong vòng 5 phút. Hai quả tên lửa đã được phóng lên trời. Một chiếc máy bay F4H đã bị bắn rơi. Từ trên không, những chiếc máy bay còn lại của địch đã bắn 2 quả tên lửa không đối đất xuống trận địa tiểu đoàn 093. Sĩ quan điều khiển nhanh mắt, đã phát hiện tín hiệu trên màn hiện sóng và kịp thời dùng kỹ thuật điều khiển xe Anten thu phát hất ra xa. Hai quả tên lửa của địch đã nổ cách xe thu phát khoảng chừng 20 mét. Thật là hú vía. Buổi chiều, hồi 18 giờ Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam đã đưa tin chiến thắng: Chiếc máy bay thứ 1300 của không quân Mỹ đã bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Đó chính là chiến công của tiểu đoàn 093 lập được tại địa phận tỉnh Hòa Bình.
  • 16. Đêm trăng, trận địa hoàn toàn yên lặng. Ngoài tiếng máy nổ chạy đều đều, không có một âm thanh nào khác. Ngắm trăng rằm, nhớ Thủ đô. Không biết Hà Nội nằm ở hướng nào nhỉ? Xa xôi quá rồi! (Tân Lạc – Hòa Bình, 30 – 11 – 1966) Rời đất Hòa Bình vào một ngày mưa tầm tã. Hơn một tuần trú chân ở Bảng Bưng là những ngày chứng kiến khí hậu khắc nghiệt ở vùng này: Thật dễ nắng và cũng thật dễ mưa. Một buổi chiều trời quang mây tạnh, tôi có dịp dạo ngắm cảnh phố phường miền núi. Phố dọc theo hai bên đường quốc lộ lèo tèo vài chiếc lá đơn sơ. Ở đây cuộc sống thật buồn tẻ. Chiều tối xuống rất nhanh và từ đó hoạt động bên ngòai hầu như nhường cho thể giới côn trùng. Kéo quân về xuôi, chỉ biết được như vậy, không biết sẽ đến đâu, nhưng cũng đã thấy vui rồi. Đoàn xe lại vượt đêm mưa, suối ngàn, dốc cao, hành quân với một khí thế hừng hực. Mãi tận sáng xe tới được thị xã Hà Đông. Cảnh phố phường đông đúc lại hiện ra và thế là lại được gần nhà. Sau khi đã sơ tán khí tài, ngụy trang xe cộ, tôi ngủ một giấc dài, chẳng buồn ăn cơm sáng và cơm trưa nữa vì ăn phải đi bộ ba cây số từ Ba La Bông Đỏ tới Bưu điện Hà Đông. (Ba La Bông Đỏ - Hà Đông, 7 – 12 – 1966) Hôm nay tôi tranh thủ về thăm nhà. Đã lâu lắm mới lại nhảy tàu điện về nhà và vào trường. Tàu điện và xe “Căng Hải” là duy nhất. Xe đạp thì chỉ có trong mơ đối với một sinh viên. Về nhà chẳng gặp ai, vắng ngắt, bạn bè cũng đã đi hết. Thủ đô hình như không được vui lắm và nếu có vui chăng nữa thì đó cũng chỉ là niềm vui vội vã vì là đang lúc cả nước có chiến tranh. Tuy vậy Hà Nội vẫn đầy sức trẻ. Đó là cái bản lĩnh xưa và nay của con người Hà Nội. Thủ đô mấy tháng rồi vắng bóng ta, song không phải vì thế mà đượm buồn. Nỗi buồn chỉ có ở trong người lính mà thôi. Họ vẫn an diện, dạo chơi từng đôi một. Điều đó thật khó khăn với người lính, mặc dầu cuộc sống vật chất chẳng thiếu thốn lắm nhưng về mặt tinh thần thì thật hạn chế. Buổi chiều trở về đơn vị, chỉ chậm một chút nữa là đoàn xe đã chuyển bánh. Máy đã phát động, song lại có lệnh hoãn hành quân. Chiều hôm sau lại ra đi theo đường số một. Thị xã về chiều trở lên lạnh. Hành quân trong đêm trăng, trăng vời vợi sáng. Tôi ngôi trên xe xích mui trần. Tiếng máy nổ đều đều trong đêm trăng. Đoàn xe đi qua trận địa cũ, không dừng lại. Đi được chừng 10 cây số, đoàn xe bắt buộc phải đi đèn gầm vì sợ phát sáng làm máy bay địch dễ
  • 17. phát hiện. Từ đây bắt đầu tiến về phương Nam, trên con đường số một đầy máu lửa. Tiếng xe xích êm êm, rung rung, mặc cho tiếng nổ đều đều, mình ngủ khèo một giấc dài, khi tỉnh dậy thì đã thấy xe vào trận địa và đang chờ bố trí triển khai đội hình. Lúc này là 2 giờ sáng. Thật là ngạc nhiên vì có cả một đội quân các bà mẹ, các chị, các cô dân quân, gánh đá, mang cành lá nguỵ trang cho trận địa. Hôm trước đó, trời còn mưa và đất đường chưa khô kịp, xe máy cồng kềnh và quá khổ cày tung cả đất lên. Nhân dân vùng này nhiệt tình quá, cùng với cả đơn vị thức tới tận sáng để sửa đường cho bộ đội triển khai đội hình. Ở đây là đất mía, bên dòng sông, những khóm mía mọc xanh um. Xe xích quần nát cả ruộng mía, nhưng tất cả đều giành cho trận địa, cho chiến thắng. Đến gần trưa, mình mới tìm được nhà ở. Ở đây thật là bận, chưa có dịp nào phóng tầm mắt để chiêm ngưỡng cái làng ven sông này, mới chỉ thấy có dặng nhãn xanh rờn im lìm tỏa bóng bên bờ sông trong xanh. Các cô gái ở đây cũng có khác. Miền này là vùng đất bãi, nương dâu lại thêm nghề dệt thảm bẹ ngô nên Vĩnh Trụ là địa danh nổi tiếng trong huyện. Mỗi lần đi ăn cơm, tôi thường đi qua khu vực đình. Đình cũng là trụ sở hợp tác xã dệt thảm. Các cô gái vừa đan, vừa dệt lại cười nói luôn luôn. Tôi chưa có dịp nào thảnh thơi để làm quen với họ được. Nơi đây có dòng sông Châu lượn uốn quanh làng, có bến thuyền và có cả một nhà máy đường Vĩnh Trụ đông vui, tấp nập. (Vĩnh Trụ - Đồng Lý – Lý Nhân – Hà Nam, 12 – 12 – 1966) Bốn tốp máy bay gồm tám chiếc từ hướng biển ngược sôngHồng bay vào ở độ cao chừng 400m. Chúng bay rất thấp để tránh hỏa lực tầm cao của ta. Tại tiểu đoàn tên lửa phòng không 093 trung đoàn 278, rộn lên một khí thế chiến đấu hết sức sôi nổi. Các sĩ quan, trắc thủ thuộc các đại đội kỹ thuật, đại đội hỏa lực, đại đội Rađa, thông tin được quán triệt nhiệm vụ trong đợt chỉnh huấn vừa qua; Toàn tiểu đoàn quyết tâm tiêu diệt máy bay Mỹ từ tốp đầu, bằng những quả đạn đầu. Cả đêm hôm trước, đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô đã cùng các kỹ thuật viên, các sĩ quan và trắc thủ Việt Nam trên các xe chỉ huy, xe tính toán, xe thu phát tiến hành bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra và hiệu chỉnh toàn bộ khí tài máy móc, bảo đảm luôn luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.
  • 18. Đại đội hỏa lực đã bố trí đội hình theo phương thức ác tác chiến trận địa dã chiến: Hỏa lực được triển khai bằng 4 bệ phóng trên 2 rãnh. Bốn quả tên lửa lừng lững, uy nghiêm sẵn sàng rời khỏi vị trí xuất phát lao vào máy bay địch. Trên đại đội ra đa thông tin, khí thế chiến đấu cũng không kém phần sôi động. Đã mấy ngày nay, ba kíp chiến đấu của đội ra đa nhìn vòng trực chiến 24h/24h để thông báo, phát hiện kịp thời máy bay địch và cung cấp các thông tin số bay cho xe chỉ huy thuộc đại đội kỹ thuật. Trung đội thông tin bảo đảm liên lạc thông suốt (hữu tuyến và vô tuyến) giữa các bộ phận trong tiểu đoàn, giữ vững liên lạc trong mọi tình huống giữa tiểu đoàn với trung đoàn bộ và với các đơn vị pháo cao xạ bảo vệ tiểu đoàn Một trận chiến đấu tốt đã được chuẩn bị. Tất cả đã sẵn sàng. Từ những giờ phút này trở đi, sức chiến đấu, hiệu quả trận đánh hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan đầu não, đồng thời là Bộ tham mưu của tiểu đoàn. Đó là kíp chiến đấu trên xe chỉ huy gồm có: Tiểu đoàn trưởng, sỹ quan điều khiển, ba trắc thủ: góc tà, góc phương vị và trắc thủ cư ly. Kết quả cuối cùng của trận đánh trên không còn phụ thuộc vào tính sáng tạo, nghệ thuật chiến đấu, kỹ thuật điêu luyện của những con người trên xe chỉ huy này. Tiểu đoàn đã đưa ra kíp chiến đấu xuất sắc nhất để đảm bảo cho trận đánh giành thắng lợi. Đồng hồ trên xe đã chỉ 21h47. Trên mạng lưới thông tin nội bộ, giọng nói quen thuộc của trung tá Trung đoàn trưởng Nguyễn Duệ từ chỉ huy sở trung đoàn vang lên. - Tiểu đoàn 093! Tiêu diệt các mục tiêu hướng Đông Bắc, góc phương vị 107 – 114. Thiếu tá tiểu đoàn trưởng Trần Lộc, đã nhận được nhiệm vụ, anh không rời mắt khỏi đường quét của Ra đa nhìn vòng, thỉnh thoảng lại nhìn lên bảng theo dõi đường bay của chiến sĩ tiêu đồ đã ghi lại. Những nét chì màu xanh, màu đỏ, màu vàng cong cong, lượn lượn phản ánh các thông số bay của mục tiêu. Chừng nửa phút yên lặng trôi qua, cả xe chỉ huy hồi hộp đến nín thở. Máy bay địch đã lọt vào khu vực tiêu diệt. Thời cơ diệt dịch đã đến. Tiểu đoàn trưởng Trần Lộc hạ lệnh: - Tiểu đoàn 093 chú ý! Tiêu diệt chiến thứ hai, tốp 02.
  • 19. Ngay sau đó, thiếu úy sĩ quan điều khiển Nguyễn Phiệt ấn tay quay, lệnh cho ba trắc thủ: - Sục sạo, tìm mục tiêu: Cùng một lúc, cả ba trắn ẩn tay quay, điều khiển nhẹ nhàng và kỹ thuật cho cánh sóng xe thu phát (thuộc đại đội kỹ thuật) thu được tín hiệu mục tiêu và lần lượt báo cáo: - Báo cáo đã bắt được mục tiêu, góc phương vị 106. - Báo cáo đã bắt được mục tiêu, góc tà 21. - Báo cáo đã bắt được mục tiêu, cự ly 35750 Sĩ quan điều khiển thông báo lại cho ba trắc thủ: - Bám sát chính xác mục tiêu! Chú ý khữ nhiễu. Mục tiêu đã bị bám sát đến từng phần ngàn giây và đang tiến gần vào vùng sát thương. Giọng nói chắc nịch của tiểu đoàn trưởng vang trong ống nói: - Tiêu diệt chiếc thứ 2 – tốp 02. - Chú ý! Phóng quả thứ nhất Tên lửa đã được điều khiển. - Phóng quả thứ hai Tên lửa đã được điều khiển. Sĩ quan điều khiển ấn nút phóng 2 lần, lần lượt cả ba trắc thủ báo cáo: - Tên lửa đã nổ, điểm nổ có góc phương vị 108, góc ả 24, cự ly 22350. Trên các màn hiện sóng của tiểu đoàn trưởng và sĩ quan điều khiển, một vệt sáng đang tan dần. Mọi người trên xe chỉ huy đã kết thúc thắng lợi trận đánh. Sĩ quan điều khiển vui mừng báo cáo: Mục tiêu đã bị tiêu diệt ở góc phương vị 108, góc tà 24 cự ly 22350. Cùng thời điểm đó, ngoài trận địa hỏa lực và từ xa quan sát, bằng mắt thường cũng nhìn thấy một quả tên lửa rời bệ phóng, rồi đến quả thứ hai, tiếp theo là hai tiềng nổ ầm vang. Hai chùm lửa nối đuôi nhau lao vút lên không trung. Một đốm lửa từ rơi xuống trong đêm đen. Máy bay địch đã bị hạ. Tiểu đoàn 093 lập chiến công xuất sắc. Bắn rơi chiếc máy bay A3J với hai quả đạn. Tên trung tá phi công không kịp nhảy dù, hắn đã bị đền tội đích đáng.
  • 20. Vì phóng ở tầm thấp nên hai phần đuôi của tên lửa đã rơi vào làng, gây ra đám cháy làm thiệt hại hai mái nhà dân. Dân quân đã kịp thời ứng cứu, dập tắt được đám cháy, thiệt hại không đáng kể. Ngay mờ sáng hôm sau, các cụ già, em nhỏ cùng các bà mẹ phải sơ tán sang làng bên để đề phòng máy bay địch oanh tạc. Tuy vậy, khí thế chiến đấu của trận đánh đêm hôm trước đang làm nức lòng người. Trong lòng thật là vui. Khắp thôn xóm được trang điểm thêm bởi dáng dấp dịu hiền của các cô gái. Tôi đã đi nhiều nơi, dừng chân ở nhiều quãng đường, song chỉ có nơi này thật là sạch đẹp. Đường làng tuy còn là đất nhưng nhẵn thín, không một chút rác rưởi. Cả làng dùng nước giếng khơi nhiều hơn nước ao tù. Tối hôm sau, huyện ủy Lý Nhân có tổ chức cuộc gặp mặt giữa đoàn đại biểu địa phương và đoàn chuyên gia quân sự của trung đoàn mới lập chiến công hôm trước. Cuộc chiến tiếp xúc gọn nhẹ nhựng thật ấm cúng, thắm tình quân dân và tình hữu nghị bền chặt Việt – Xô. Tiếng hát của các cô gái lại cất cao. Tôi để ý đến cô hát hay nhất. Cô có giọng hát thật lôi cuốn, truyền cảm. Cô đã trình bày bài: “Người Châu Yên bắn máy bay” và kết thúc bài hát với tràng vỗ tay dài của các khán giả. Hôm ấy tôi cũng mạnh dạn hát bài “Lòng mẹ” bằng hai thứ tiếng Nga và Việt. Vì bốc đồng men bia, tôi hát to và cũng đạt, mấy đồng chí chuyên gia gật gù tán thưởng. Xưa nay, tôi có hát chỗ đông người bao giờ? Tôi để ý đến em hát hay nhất vừa rồi, song thật không may chút nào, tôi phải dịch suốt cả buổi cho chuyên gia nghe. Lúc ra về, tôi đi lẫn trong đám các cô gái và làm quen với họ. Tôi đã gây được sự chú ý của các em, họ đã biết tôi là chủ trì công tác dịch thuật, là chiếc cầu hữu nghị cho phía Việt Nam và phía Liên Xô hiểu nhau. Cuối cùng tôi đã làm quen được với một cô gái. Cô tên là Mai, giống như tên của một loài hoa trắng, cùng hoa đào thường nở vào mùa xuân. Tôi đi qua nhà cô, ngập ngừng chưa muốn về, song ở đó đông người nên tôi chẳng muốn đứng lại. Tôi hẹn cô ngày mai đến chơi. Cô có giọng nói êm êm và còn trẻ quá, đúng là mới lớn, tuổi hơn 16 chứ mấy. Trước lúc ngủ, tôi cứ luẩn quẩn mãi ý nghĩ triển miên không đâu và đẹp như một bài thơ Xuân.
  • 21. Tất nhiên, chuyện đó chẳng ai biết được ngoài tôi ra, ngay cả mấy đồng đội nằm cạnh tôi cũng đã ngáy khò khò, còn tôi thì thao thức năm canh. (Vĩnh Trụ - Đồng Lý – Lý Nhân – Hà Nam, 23 – 12 – 1966) Và thế là đã mấy lần ngồi tiếp chuyện với Mai, cô gái thôn dã nhưng có tâm hồn bao la và rất chân tình. Ở cô ta, tôi thấy được tình cảm mến thương mênh mông, một tâm hồn nghệ thuật và những ý nghĩ thơ mộng mà ở các cô gái Thủ đô cùng lứa tuổi như cô không có được. Không hiểu mối thiện cảm sâu sắc của tôi đến với cô gái ấy từ lúc nào? Tôi chỉ biết rằng, mỗi lần thấy bóng Mai, chuyện trò cùng Mai là trong tôi lại bừng cháy lên những tình cảm sâu sắc, những ý nghĩ tốt đẹp hơn có khi còn học trong trường đại học. Phải chăng đó có phải là tình yêu đấy không? Ai mà cắt nghĩa được. Tôi muốn khai thác ở em cái tình cảm ban đầu em đã có với tôi trong lần gặp thứ nhất, nhân lên nửa niềm cảm thông và hiểu người lính để trở thành một thứ tình cảm khác đặc biệt hơn của tuổi trẻ. Tôi đã đến với Mai, cô gái mới lớn, đang chập chững bước vào đời với cả tấm lòng nhiệt thành của chàng trai thủ đô mới rời trường đại học, đang mặc áo lính. Tôi sẽ yêu nàng một cách chân thành, mộc mạc để đáp lại tình yêu chân chất của em – cô gái làng quê sẽ giành cho tôi. Đối với em, lần đầu tiên em đã rung động bởi tôi, lần đầu tiên em biết thế nào là tình yêu. Còn tôi, tuy tuổi đời hơn em thật, song những quãng đường đã qua của tôi, kể từ khi còn là một cậu học trò thơ ngây 16 tuổi ở trường cấp 3 cho đến khi trở thành cậu sinh viên chững chạc trong trường đại học, tôi đã gặp nhiều cô gái, cũng đã từng theo đuổi những mối tình cho đỡ tủi với đời, nhưng chưa bao giờ tôi thấy xốn xang như thế này. Thế mà lần này. Kể cũng hay thật! Không ngờ nẻo đường chinh chiến đã đưa tôi đến đây, cho tôi được gặp em và ở đây, tôi đã thấy được tình yêu thực sự. Tình yêu của tôi với em đã được nảy sinh trong chiến tranh. (Vĩnh Trụ - Đồng Lý – Lý Nhân – Nam Hà, 28 – 12 – 1966) Hôm nay đơn vị phải chuyển quân và như vậy những ngày tiếp xúc ngắn ngủi của tôi với Mai chẳng còn nữa. Tôi bàng hoàng cả người khi nhận được
  • 22. tin này. Tôi tìm mọi cách để chia tay với em lần cuối. Tôi mang tất cả đồ đạc ra trận địa trước và quay về nơi đã hẹn em. Dọc theo đường xóm vắng vẻ, chìm dần trong bóng tối, với ánh sáng mờ nhạt, thỉnh thoảng được chiếu sáng thêm một chút bởi những đàn đom đóm bay, hình như chúng cũng cảm thấy phút chia ly giữa chúng tôi sắp đến nên cứ quẩn quanh bay lượn trên đầu. Trong đêm tối, tôi vẫn nhận ra hình dáng em, em tôi vóc người mảnh dẻ, mái tóc dài óng mượt và tha thướt, cặp mắt u sầu như lúc nào cũng phảng phất một nỗi buồn xa thắm. Em đang đi bên tôi, tôi cầm tay em cứ như thế tôi và em chậm bước trên con đường xóm nhỏ dẫn về phía đình. Tới gần ngã rẽ, chợt thấy những tia sáng ngày càng rõ chiếu về phía chúng tôi, tôi bảo em bước tiếp, còn tôi đứng lại. Cuối cùng, hóa ra là một bộ phận thu hồi doanh trại tiến hành chậm nên mãi tới giờ xe mới ra được. Thế là chẳng sao cả! Trong đình thật vắng lặng và dường như cũng đượm nét buồn của cảnh ra đi, người ở. Đặt tay lên vai em với giọng nói nhẹ nhàng, tôi bắt đầu những lời tạm biệt: - Đêm nay là đêm chia tay với em. Không biết nẻo đường chiến tranh còn đưa anh tới quê hương em nửa không? Dù trong hoàn cảnh nào chăng nữa, anh có thể nói với em rằng: Ở đây, ngay tại quê hương em, em đã có một tình yêu thực sự và chính em là người từ nay về sau anh hằng nghĩ đến. Mắt long lanh, em ngước nhìn tôi xúc động: - Ngàymai anh ra đi và Mai của anh cũng sẽ không còn ở quê hương nữa. Em chúc anh mạnh khỏe, đó là cái cơ bản, lập được chiến công và điều cuối cùng là anh đừng quên em nhé! Em nói sao mà đáng yêu thế, tôi chỉ tiếc rằng tình yêu của chúng tôi vừa mới chớm nở còn non xanh quá. Em tâm sự với tôi nhiều và nhiều lắm. Chỉ biết rằng, tới đây, em tập trung học tại đoàn văn công tỉnh Nam Hà mà cách đây không lâu em đã dự thi và đã trúng tuyển. Tôi rất khách quan về nghề văn nghệ chuyên nghiệp này, và căn dặn em cố gắng học tập, rèn luyện, đạt được tiêu chuẩn người nghệ sĩ chân chính. Luôn ghi nhớ, đừng bao giờ quên bản chất tốt đẹp của mình. Không gian yên tĩnh, bốn bề yên lặng. Trong đêm thanh vắng, chỉ nghe thấy tiếng gió lao xao trên nhành cây khóm lá. Tôi và em bên nhau. Đêm chia tay,
  • 23. chuyện trò cùng em có biết bao điều muốn nói, có những điều đó nói nhưng chưa hết được … Tôi chợt xem đồng hồ: Đã 20 giờ. Như vậy là đã muộn, tôi phải ra ngay trận địa. Chúng tôi lại theo con đường cũ ra về. Đến gần ngõ, em bịn rịn không muốn bước vào… Trời tối đen như mực, tối đến nỗi đứng cách nhau hai bước cũng không nhìn thấy nhau. Tôi đứng, hai bàn tay đặt lên đôi vai em, đôi vai gầy guộc của em phải gánh chịu bao nỗi vất vả gian lao! Cả ngày làm việc ngoài bãi mía, ruộng dâu, dệt thảm để cùng mẹ nuôi hai đứa em thơ dại đang đi học. Rồi lại còn sinh hoạt đoàn thể và tham gia dân quân. Em là một đoàn viên gương mẫu trong sản xuất và là nữ dân quân tích cực trong những lần tham gia chiến đấu. Tôi thương em quá, thương vì em phải vất vả sớm chiều. Nhưng chính cái vất cả trong lao động, cộng với bản chất tốt đẹp của cô gái miền quê đã tạo cho em có được suy nghĩ đúng về cuộc đời và thấy giá trị của chính lao động. Đời lính gian truân của tôi tuy vất vả hơn về mặt tinh thần song về vật chất cũng không thiếu thốn lắm. Tôi là lính phiên dịch, hưởng lương chuyên nghiệp, theo chế độ quân dân quốc phòng. Tôi muốn giúp đỡ em bớt đi khó khăn về kinh tế, nhưng lại sợ em tự ái không nhận thì ngượng lắm. Đắn đo mãi, cuối cùng tôi quyết định rút từ túi áo ngực ra số tiền 20 đồng đã chuẩn bị sẵn, đặt vào tay em: - Em cầm lấy ít tiền để thêm thức ăn bồi bổ cho mẹ. Hôm qua anh mới lĩnh lương được 60 đồng, Một phần ba anh để lại cho mình, một phần ba gửi qua bưu điện cho mẹ anh sáng nay và số tiền này anh dành cho mẹ em. Đúng như dự đoán của tôi, em không chịu nhận: - Anh đi xa mới cần đến tiền. Em và gia đình ở lại hậu phương đã có lúa gạo, rau ngoàivườn. Thiếu thốn nữa thì đã có ngô, khoai. Hơn nữa, mẹ em dạo này đã đỡ nhiều. Anh biết đấy: “Hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyển lớn cơ mà”. Những lời nói sao mà sâu sắc thế! Tôi không phải là một nhà chính trị, song tôi đã thấu hiểu tấm lòng chân thực của em. Tôi âu yếm đặt hai bàn tay mình lên hai bàn tay em, cố gắng thuyết phục:
  • 24. - Anh rất hiểu Mai ạ, em cứ cầm lấy cho anh vui lòng. Trước khi xa quê hương em, anh muốn có một chút quà nhỏcho mẹ. Mẹ em cũng chính là mẹ của anh đúng không?” Em đành chịu nhận, xúc động đến trào lệ. Hai hàng nước mắt lăn trên gò má. Tôi hiểu đó cũng là những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc, của niềm cảm thông sâu sắc của em với tôi. Từ nay, tôi đã có hai người mẹ. Hai người mẹ đôn hậu cùng một người yêu lý tưởng, đồng thời cũng là người vợ tương lai luôn ở bên tôi, động viên và cổ vũ tôi thì chẳng có khó khăn nào mà không vượt qua được. Em ngước nhìn tôi, cặp mắt long lanh, sâu thẳm dưới hàng mi đen cong tự nhiên. Với giọng nói nhỏ nhẹ, êm ái dịu hiền em hỏi: - Tại sao anh lại yêu em? Ngày mai xa nhau rồi anh có nhớ em không? Nhớ thì anh làm gì? Nhìn thẳng vào mắt em, tôi âu yếm: - Anh yêu em từ buổi ban đầu đã gặp. Anh yêu em bởi em là một người con gái đẹp cả vẻ ngoàivà tâm hồn. Xa em, không gặp em, anh sẽ viết những dòng nhật ký về em, về cuộc gặp gỡ với em và viết về tình yêu của chúng mình. Anh sẽ ghi nhớ mối tình với em đến tận phút chót cuộc đời. Những hôm sáng trời, anh ngắm nhìn dảisao ngân hà, ngắmnhìn SaoHôm, Sao Mai. Những hôm có trăng, sao, em cứ nhìn lên ngôisao Mai thì sẽ thấy anh ở đó. Sao Mai chính là tấm gương phản chiếu để anh và em nhìn thấy nhau. Em mỉm cuời, nũng nịu: - Anh lãng mạn quá. Người lính lãng mạn như anh thì có bao giờ buồn. Các anh đi muôn phương, khắp đó đây, biết nhiều và hiểu nhiều. Anh đừng cười em quê mùa nhé! Em chẳng biết gì đâu. Tôi vén sợi tóc tơ đang lòa xòa trên trán em: - Không em ạ, anh đang rất tự hào vì có được tình yêu với em. Trước kia, khi kết thúc trường phổthông bước chân vào đạihọc với tuổi 17, đến nay là 22, anh đã từng ao ước có được một tình yêu. Anh thường nghĩ tình yêu ban đầu của mình sẽ có ở nơi đâu? Trong trường hợp nào? Ngay tại chốn đô thành tấp nập, nơi mình đã trưởng thành chăng? Không, thựcsự đã hoàn toàn khác hẳn. Chiến tranh, chính chiến tranh đã vẫy gọi anh tình nguyện vào quân ngũ đểbảo vệ Tổ quốc đang lâm nguy. Chiến tranh đã đưa anh đi khắp các miền của đất
  • 25. nước và lần này dừng chân tại quê hương em. Quê hương em có dòng sông trong xanh, êm đềm, uốn lượn, có những con đường nhẵn nhụi, rợp bóng cây, có những bà mẹ tần tảo đôn hậu đã sinh ra những người con gái đẹp như em”. Tôi vuốt ve làn tóc mây dài, óng ả. Em áp vào ngực, tôi nghe rõ từng nhịp đập trái tim. Ngọn lửa tình yêu bùng cháy trong tôi, lan tỏa sang em, xua đi cái ảm đạm của tiết đông lạnh lẽo. Tôi thấy mình đang bồng bềnh trôi. Tình yêu của em dành cho tôi đã nâng tôi lên tầm cao của vũ trụ bao la. Tôi thơm làn tóc mây mượt mà và tha thướt, như muốn thời gian chững lại để cho phút giây chia tay này không kết thúc. Em khóc, tôi thoáng hiểu em khóc vì thương tôi, em thương người lính, tình thương của em đã được nhân lên và mang theo một hương vị đậm đà khác, đó là tình yêu. Tình yêu của em đã giành cho người lính. Em thương người lính, trong đó có cả người mình đang yêu, ngày mai phải tiếp tục xông pha trận chiến và không biết có được trở về gặp em không hay vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường? Tôi thấm nhẹ những giọt nước mắt nóng hổi của em. Em nhìn tôi âu yếm. Đôi mắt rực sáng và sâu thắm của em từ nay lại đượm thêm một nét buồn. Tôi thơm nhẹ trên làn mắt, một mùi thơm toát ra từ làn da mịn màng nỏng hổi, tôi tiếp nhận như một niềm hạnh phúc thiêng liêng. Tôi dừng lại ở đó và không hơn nữa, vì sợ em không hiểu đúng về tôi. Tôi trân trọng và tôn thờ những điều thầm kín nhất. Một phút yên lặng trôi qua, tôi cố gắng động viên em: - Hãy dũng cảm lên! Đừng khóc nữa đi em! Ngày mai anh đi rồi, hy vọng sẽ gặp lại em ngay tại đây, tại chốn quê hương thân thiết của em và bây giờ cũng là quê hương của anh, anh chẳng nghĩ đến ai khác nữa. Đời chinh chiến còn dàivà còn biết baothử thách, biết bao hy sinh mất mát nhưng từ nay đã có em bên cạnh, anh chẳng sợ gì. Em đã tiếp cho anh thêm một nghị lực để chiến thắng những thử thách ác liệt của bom đạn. Em luôn ở bên anh, phù hộ cho anh, anh sẽ trở về trọn vẹn trong ngày toàn thắng. Bỗng nhiên, tôi liên tưởng tới cuộc chia tay với Quỳnh Oanh, cô gái hơn hai tháng trước đó đã quen, đã yêu nhưng mất liên lạc. Người con gái mà tôi đã chỉ yêu trong có hai lần gặp mặt để rồi đến lần thứ ba tôi đã không tới được và đã chấm dứt một mối tình khổ đau: Không có địa chỉ của em (Em định ghi cho tôi trong lần gặp thứ ba đó) và không có địa chỉ của tôi (Lúc đó đơn vị chưa có hòm thư). Không! Lần này thì không thể được. Quê hương em, địa chỉ em tôi đã
  • 26. thuộc lòng. Hòm thư của tôi, tôi đã ghi ngay vào trang đầu cuốn sổ tặng em. Lần này thì không thể mất được! Chỉ biết rằng tôi đang đắm say và ngây ngất trong mối tình đầu. Tôi thơm hai bàn tay em, hai bàn tay với những ngón tay thon thả, lòng bàn tay ram ráp mang theo dấu tích của vất vả nắng mưa. Nhè nhẹ đưa bàn tay em xoa lượt trên má, tôi cảm nhận được người mình yêu là chân chất. Tự hào em là cô gái chân đất, áo vải quần nâu, nhưng bên trong là cả một thể giới bao la mà không phải ai cũng chinh phục được. Tôi nghẹn ngào sung sướng trong giây phút suy cảm đó. Đêm chia tay nào mà chẳng đượm buồn, nhất là trong mối tình đầu, song đêm chia tay cũng lại vững một niềm tin. Tin là em sẽ chung tình và đợi chờ. Tôi tin điều đó như tin ở chính mình, như một niềm tin sắt đá, chúng ta sẽ chiến thắng kẻ thù không đội trời chung, tôi sẽ trở về vẹn toàn trong ngày vui chiến thắng của cả nước. Đêm về khuya, sương giá càng nhiều. Với bộ quân phục Tô Châu màu cỏ úa, bên trong duy nhất là chiếc áo dệt kim Thu Đông, song tôi chẳng thấy rét. Tôi đang được sưởi ấm bởi ngọn lửa tình yêu nồng nàn, em đã và đang giành cho tôi. Em đang ở bên tôi và mãi mãi như vậy. Đặt hai bàn tay em áp vào ngực mình, tôi động viên: - Đừng buồn em nhé! Anh đi rồi lại trở về với quêhương em và gặp lại em, anh muốn em sẽ trẻ đẹp mãi, muốn cho nụ cười không bao giờ tắt trên làn môi, không muốn những nếp nhăn vô cớ trên đuôimắt em vì em là cô gái trung hậu, đảm đang, giỏiviệc nhà, hayviệc nước. Nay maiem cũng ra đi theo con đường nghệthuật, anh cầu chúc cho em có một sức khỏe dồi dào, trưởng thành trong nghiệp vụ, lớn lên trong cuộc sống. Hãy giữ trọn niềm tin với người lính! Một luồng gió lạnh bất ngờ ập đến, ngắt đứt dòng suy tư của tôi, tôi chỉ thấy em luôn gật đầu, xen lẫn những tiếng “vâng!” “dạ!” triền miên. Phút chia ly không tránh khỏi. Tôi nắm chắt hai bàn tay em, em cứ để nguyên như thế, không muốn rời xa. Em vào nhà, còn tôi quay ra ngõ. Thật là may cho tôi, ngoại cảnh cũng chiều theo lòng người: Đơn vị phải chuyển quân ngay, còn tôi được ở lại một ngày để cùng các chuyên gia tên lửa đi sau. Tôi lại qua nhà em, nhưng chỉ đứng ở ngoài, mặc dù biết em vẫn còn thức. Tôi đứng mãi bên hàng rào dâm bụt, cứ đứng lặng yên như thế như muốn những giờ phút gặp em được lặp lại. Sáng hôm sau, tôi ở lại nhà em. Mẹ Mai bên bà ngoại, nhà chỉ có ba chị em. Chẳng có công việc gì, tôi nói chuyện với các em của Mai: Tuyết Thanh và Lâm Quân. Tôibảo Lâm Quân mang sách ra học, tôi chỉ cho em cách làm bài tập làm
  • 27. văn, giải mẫu cho em một số bài toán khó. Lâm Quân bằng tuổi cậu em tôi ở nhà, cũng học lớp bốn. Tới gần trưa, ba chị em mời tôi ăn cơm. Bữa cơm đạm bạc: Cơm độn khoai, một đĩa rau lang luộc chấm tương và một đĩa tép rang muối, Lâm Quân mới cất được sáng nay tại ao nhà. Tôi thấy ngon miệng vì đã lâu không được ăn trong không khí gia đình. Bữa cơm không nặng đũa nhưng thắm tình quân dân. Tôi cũng thất được sự chắt chiu, dành dụm của những người nông dân để phần ưu ái cho bộ đội thời chiến. Bộ đội thời chiến không phải ăn độn, bữa ăn cũng có chất tươi, đủ sức khỏe để chiến đấu. Tôi thấy được cái nghĩa lớn của hậu phương đã giành cho các chiến sĩ: “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”. Buổi chiều, tôi và Mai chia tay nhau trên con đường mòn đầu thôn. Tôi còn nhớ rõ buổi chiều đông hôm ấy. Mới hơn bốn giờ chiều nhưng trời xám ngắt. Tôi chẳng muốn chia tay chút nào, nhưng không thể làm khác được. Tất cả nặng trĩu, lưu luyến và vấn vương. Trong giây phút ngập ngừng, em chỉ kịp trao cho tôi chiếc khăn thêu kỷ niệm do chính em làm nên. Và rồi, em đi theo tiếp con đường mòn đó. Còn tôi, tôi quay trở lại, đi được vài bước, tôi dừng chân nhìn theo bóng em tôi nhỏ bé, phớt dần sau dặng nhãn xanh rờn. Phía xa xa, em đang đứng đó, vẫy về phía tôi. Giữa chúng tôi từ đây là cả một khoảng trời xa cách. Phải chăng tôi ra đi để tìm “Gió viễn phương”. Không! Tôi đi để tiếp bước đời chinh chiến trong cuộc chiến đấu bảo về bầu trời Tổ quốc, chiến đấu cho những người thâm, cho bạn bè và cho chính gia đình mình. Em cũng ra đi vì cuộc sống. Tuy mới lớn, mới chạp chững bước vào đời, xong cũng lận đận và chẳng dễ dàng gì cho cam! Một ngày buồn của tôi, của đời tôi và cùng là một lần chia tay mà trong tôi rộn lên một mối tình tha thiết, tình yêu thương với một người con gái thôn quê mình đã yêu và đang yêu lúc nào không hay biết. Từ đây cuộc sống và chiến đấu còn trải qua nhiều gian truân, vất vả, bây giờ đã có em – Cô gái mà bấy lâu nay, tôi hằng mơ ước, đã có một tình yêu thực sự, thì những khó khăn gian khổ trên đường chinh chiến đối với tôi chẳng thấm gì, tôi sẽ vượt qua tất cả. Em luôn ở bên tôi. Em sẽ đợi chờ và chung tình. (Vĩnh Trụ - Đồng Lý – Lý Nhân – Nam Hà, mồng 5 tháng 1 năm 1967) Đêm ấy ra đi, xe hành quân qua hàng rào nhà em. Hình ảnh Vĩnh Trụ xanh tươi chẳng còn nữa. Tất cả lùi lại đằng sau. Chuyến hành quân này xa quá,
  • 28. mãi tận chín giờ tối đoàn xe mới đến được thành phố Nam Định. Thành Nam khói lửa là đây. Tuy chiến tranh nhưng đường phố vẫn còn phảng phất những anh đèn không sáng lắm, gợi cho tôi những hình ảnh của Thủ đô vào ban đêm. Đêm hành quân nặng nề, kéo dài và có lẽ chỉ mình tôi cảm thấy thế. Càng đi lâu, tôi càng chán ngắt vì biết rằng lại càng phải xa em, xa quê hương em nhiều hơn. Suốt cả ngày và suốt cả chặng đường, cái tên Mai thân thuộc cứ nhắc đi nhắc lại trong tôi như một bài ca không tắt. Đến khoảng ba giờ sáng, đoàn xe mới dừng lại, vào trận địa, còn đoàn xe của tôi cùng chuyên gia đi tiếp để đến địa điểm đóng quân. Xe đi qua những cánh đồng trĩu hạt ven quốc lộ một. Mới tảng sáng đã thấy cả vùng quê rộn rã mùa thu hoạch. Tiếng đập lúa, xe thóc nghe thật vui tai. Mãi tám giờ sáng mới tới được địa điểm tập kết. Đây là một miền đất đồi đỏ. Chúng tôi đóng quân ngay tại khu rừng Cà phê bạt ngàn của một nông trường. Từ đây đến chỉ huy trưởng trung đoàn khá xa, chừng vài chục cây số. Vì vậy, mọi công việc tại đây đều do tôi giải quyết. Trước hết là phải ổn định nơi ăn chốn ở cho chuyên gia, bố trí hầm hào phòng không, quan hệ với địa phương… Công việc bù đầu, không có lúc nào để viết thư cho Mai được. Chắc là em đang nóng lòng chờ thư. Thế là sau năm ngày từ hôm ấy đến đây, nay mới được rảnh rang đôi chút, tôi cầm bút viết lá thư đầu tiên cho em vào một đêm đầu mùa đông. Mùa đông đến sớm, tuy đầu mùa nhưng cái rét cũng rất khắc nghiệt. (Hà Trung – Thanh Hóa,10 – 1 – 1967) “ Hà Trung – Thanh Hóa, 10 tháng 12 năm 1967 Mai xa nhớ của anh! Anh đang hối hả thả tâm hồn theo dòng mực để viết thư về cho em. Biết viết gì đâytrong lá thư đầu nàynhỉ? Anh chỉ biết rằng mình đang hướng về quê hương em, làng Vĩnh Trụ xanh tươi, có dòng sông Châu êm đềm chảy với cả tình cảm mến thương sâu sắc nhất của anh. Em ơi! Hôm ấy ra đi lòng nặng trĩu. Xe cứ đi, đi hoài đi mãi, dọc theo con đường đã ghồ ghề khúc khuỷu từ Lý Nhân, theo đê Hữu Bị đến thành phố Nam Định rồi lại đi tiếp tới đường số một, theo con đường đất lửa xuôi về phương Nam. Đến tận gần sáng, anh đã thấy mình đang ở vào một vùng đồi
  • 29. trung du bạt ngàn. Đâylà địa phận của tỉnh ThanhHóa. Thếlà anh và em đang ở xa nhau đến 50 cây số theo đường chim bay. Đêm chia tay với em, anh không thể tưởng tượng được mình sẽ sống thế nào khi vắng bóng em. Giờ đây giữa em và anh là cả một khoảng trời xa cách, anh mới thấy hết được thế nào là chia ly! Em ơi! Đêm qua gặp em trong mơ Bên song của sổ dáng thẫn thờ Hôm ấy ra đi lòng man mác, Để lại tình em muôn ý thơ. Mai em! Em có nhớ anh không?Riêng anh như đã nói với em trong đêm chia tay: Xa em, nhớ em, anh sẽ ghi những dòng nhật ký về em, về cuộc gặp gỡ của chúng ta và về tình yêu giữa anh và em. Lúc này đây, khi đã viết được lên những dòng chữ gửi cho em thì nỗi buồn ở trong anh đã vơi đi rất nhiều! Em biết vì sao không? Anh hiểu và tin tưởng rằng: vắng em, xa em chỉ là tạm thời, chúng ta sẽ hội ngộ, sẽ được gần nhau phải không em? Đó là ước mơ, là niềm tin, đồng thời cũng là một niềm hạnh phúc lớn lao với anh. Trong lá thư đầu tiên này anh muốn nóivới em rằng:Anh đã gặp may, số trời run rủi thương người lính như anh, đã đưa anh tới quê hương em, để rồi gặp em, quen em, hiểu em và yêu em. Cám ơn em rất nhiều, em đã đem lại cho anh một mối tình cao đẹp. Anh luôn luôn tự nghĩ mình phải làm gì để đáp lại tình yêu đó. Em biết hiện nay anh sống và làm việc như thế nào không? Anh kể cho em nghe nhé: Anh cùng đoàn chuyên gia tên lửa Liên Xô (những người Nga, Ukraina đã có mặt trong buổi tiếp xúc với huyện ủy Lý Nhân và đoàn thể địa phương tạiquê hương em mà em đã chứng kiến) phảisống trong doanh trại dã chiến, nghĩa là sống trong những nhà lều bằng bạttạm thời trên một khu đồi bạt ngàn những cây cà phê. Đất ở đây quý người lắm em ạ! Buổi sớm sương muối chưa tan hết, đất màu đỏ quạnh hơi ướt, cứ dính chặt lấy đế giầy chẳng buông tha. Lạnhlẽo vô cùng vào ban đêm, nhưng ban trưa lại hấp nắng vì vải bạt hấp thụ cái nóng và cái lạnh rất nhạy. Ban ngày các anh em phiên dịch và chuyên gia được nghỉ, cơm chiều xong từ 17 giờ là lại lên xe đi ra trận địa cách đó chừng hai, ba chục cây số. Tới trận địa chiến đấu với các chuyên gia nhân sự cùng các trắc thủ, sĩ quan Việt Nam điều chỉnh máy móc, kiểm tra khí tài đã sẵn sàng chiến đấu. Làm việc đến gần sáng thì lại trở về doanh trại dã chiến.
  • 30. Các anh đã quen thức đêm rồi. Nói chung chẳng quản ngại gì với người lính thời chiến thì điều đó là quá bình thường. Song điều đáng ngạihơn cả là việc đi lại trên đường dưới vòng kiểm soát của máybay địch. Máy bay Mỹ rà soát suốt đêm, chúng sục sạo, pháthiện mục tiêu, thả pháosáng, bắn rốc két, thả bom bi, bom từ trường. Chúng chẳng khác gì những tên trộm rình mò cước đêm. Anh lúc nào cũng nghĩđến em và có cảm giác rằng, em luôn ở bên anh. Anh chẳng sợ vất vả, hy sinh, vì thật ra cái chết cũng không dễ gì! Người ta thường bảo: con ngườicó số, anh không tin ở điều đó nhưng anh cũng chẳng sợ gì cái chết. Anh lại nghĩ: Chính những người sợ chết trong chiến đấu thường không làm chủ được mình và hay không gặp may. Ngược lại, mạnh bạo và dũng khí chính là điều tương phản với cái chết. Em ơi! Nếu như số phận hẩm hiu có đến với anh thì anh cũng chẳng tiếc gì vì đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của một người đoàn viên trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược đang gâybiết baođau thương tang tóc trên đất nước ta. Anh chẳng tiếc gì vì đã có được một tình yêu với em. Tình yêu của em giành cho người lính như anh, đó là nguồn sức mạnh vô biên, tình yêu ấy là bất diệt. Em ơi! Anh vẫn khỏe, rất lạc quan và yêu đời. Em ơi, cuộc đời người lính như anh chẳng sợ gì gian lao vất vả mà anh chỉ sợ mất hết tình. Anh hiểu là mình không baogiờ rơi vào trường hợp đó phảikhông em? Vì: Em là cô gái chân tình mộc mạc, Ánh mắt em là vì sao sáng. Soi rạng đường cho bước anh đi, Gian lao vất vả chẳng hề chi. Mai em! Trong đời anh, kể từ khi biết suy nghĩ, chưa có bao giờ, chưa có lần nào, chưa có lá thư nào anh viết sôi nổi và dài như lá thư đầu tiên này cho em. Phảichăng, tình anh là muôn thuở, là mênh mông, vô bờ nên anh cứ mãi miết, mải miết, dòng suy cảm cứ tuôn trào, dâng lên mãi không kết thúc. Anh muốn viết thêm nữa cho em đỡ buồn, cho em đọc thật nhiều, cho lòng bớt trống trải, cho bớt nỗi nhớnhung.Song, đêm đã về khuya, khuya lắm rồi. Xung quanh anhchỉ thấyim lặng và quạnh hiu, chỉ có tiếng côn trùng đang rả rích. Một luồng gió mạnh tạt vào bàn, ngọn đèn dầu le lói như muốn tắt hẳn.
  • 31. Thôi nhé, tạm biệt em yêu, cuối thư cho anh gửi lời chào từ chiến trường đến mẹ, chúc mẹ khỏe, các em ngoan, học hành tiến bộ. Chúc em yêu của anh luôn trẻ, đẹp, hồn nhiên, háthay và đừng buồn em nhé. Anh sẽ viết thư nhiều cho em. Chờ thư em! Anh của em Hồng Quang Chiều nay tất cả ăn cơm sớm để chuẩn bị cho đợt cơ động mới. Lần này kéo quân ra chứ không vào sâu phía Nam nữa. Mãi chín giờ mới tới được con đường rẽ vào nông trường Đồng Giao của đất Ninh Bình. Tới được trận địa thì trời đã sáng bạch. Triển khai khí tài xong, có lệnh phải dấu khí tài, máy móc, chuẩn bị cho hành quân đến trận địa khác. Hôm sau lại ra đi, từ biệt đất cà phê, xứ sở của những cánh đồi bạt ngàn thẳng tắp. Đoàn xe hành quân vào trung tâm thị xã Ninh Bình. Gần hai giờ sáng mới tới nơi, song ngay tại trận địa cũng đã có rất đông đội ngũ các anh chị em dân quân gánh đất đá, sửa đường giúp đơn vị chiếm lĩnh trận địa. Buồn ngủ quá, đành vào một ngôi nhà bỏ hoang, trải bạt ra, chẳng để ý gì đến sạch hay bẩn, lăn ra ngủ, phía dưới lổn nhổn những vôi vữa đã khô và gạch vụn. Sáng hôm sau phải ra trận địa sớm, cùng chuyên gia điều chỉnh máy móc. Bên ngoài vẫn tấp nập nhộn nhịp, những tiếng máy chậy êm êm. Vẳng ra là những tiếng hát, tiếng hò chẳng khác gì tiếng hò dô kéo pháo, một khí thế hừng hực của đoàn quân chiến thắng. Hôm nay, nhàn rỗi, tai lại có dịp dạo quanh thị xã Ninh Bình. Thị xã nhỏ vắng tanh vắng ngắt, có những ngôi nhà đồ sộ nhưng chẳng có một ai, họ đã đi sơ tán cả rồi. Thị xã nhỏ này đẹp và đất Ninh Bình cũng nổi tiếng về Sông Vân, Núi Thúy. Sông Vân quả là đẹp thật, lòng sông không rộng, thành vách đứng, nước trong veo, êm đềm chảy về hướng Đông. Nước chay lắt léo, uốn lượn quanh một phố chính gần trung tâm thị xã. Chiếc cầu gỗ bắc qua sông nho nhỏ, hơi cong cong. Trông xa như một chiếc cần câu dài bắc ngang. Dưới cầu là những mảng, bè gỗ, nứa đang nối đuôi nhau về xuôi. Chiến tranh đã làm cho thị xã trở lên vắng lặng, ban ngày hầu như không có người qua lại, chỉ có những đoàn xe nối đuôi nhau ngược xuôi vào Nam ra Bắc. Đó là những đoàn xe quân sự của hậu phương lớn cho tiền tuyến ở phía trước. Ban đêm, những đội viên
  • 32. thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước bắt đầu lao vào công việc rất khẩn trương, họ đi sửa một đoạn đường mới bị phá đêm hôm trước. Chị em vất vả hơn bộ đội nhiều: đi bộ hơn 10 cây số đến nơi làm việc và đến gần sáng thì lại trở về. Đáng thương và mến phục nhất vì học là những chị em phụ nữ. (Thị xã Ninh Bình– 15 – 02 – 1967) Nắng ấm dần xua tan sương mù giá rét của những sớm mùa đông. Vào một buổi trưa nắng đẹp, mình có dịp dạo chơi thị xã, lần này đi xa hơn một chút: Vòng quanh khu công viên tới chùa Non Nước, một danh lam thắng cảnh của tỉnh và của đất nước. Khu công viên này hơi giống Bạch Thảo Hà Nội. Vết tích của những lần máy bay Mỹ ném bom vẫn còn kia: Hố bom sâu, đọng nước chẳng khác gì những chiếc giếng làng. Có lẽ những ngày hòa bình xưa kia, ở đây thật là vui. Chùa Non Nước đối diện ngay công viên. Đó là một quả núi dựng đứng , trơ trọi ngay bên dòng sông, trông thật uy nghi, lẫm liệt. Quả là “Chùa Non Nước gió lộng quanh năm”. Đúng thật! Leo được hết chín mươi chín bậc thang thì đến đỉnh núi. Trên đỉnh núi không rộng lắm, từ đó nhìn xuống dòng sông đang chảy siết cũng thấy hơi ghê. Gió lộng từ phía biển thổi tới tấp, mình lại nhớ đến những ngày tham quan, thăm tượng Ky – Rốp ở Ba – Ku (Thủ đô Adecbaigian), những năm trước kia. Hồi ấy, gió cũng mạnh như thế này, nhưng có phần lạnh hơn nhiều. Mình lượm mấy bông hồng đẹp nhất. Ôi! Những bông hồng đó tư lự khoe sắc, mặc dù bom đạn của cuộc kháng chiến chống Pháp trước kia và những đợt công kích bằng máy bay của bọn cướp Mỹ ngày nay cùng không giảm được sức sống mãnh liệt của con người miền Non Nước. Hoa vẫn thi nhau đua khoe sắc tượng trưng cho cuộc sống không ngừng vươn lên. Hoa đẹp thật, chỉ hiềm một nỗi là vắng người quá. Có lẽ những bông hồng hôm nay cũng vui hơn một chút bởi có người chiêm ngưỡng nó. Những gốc hồng có nhiều cánh hoa rơi, những cánh hoa đã tàn lụi. Hoa ở đó nhưng chẳng có ai thưởng thức. Hôm nay có anh bộ đội tới thăm, những gốc hồng như xanh lại và những bông hoa tươi thắm rung rinh theo làn gió. Đúng, chiến tranh chẳng có ai đến đây thì ta đến vậy. Ta với hoa và hoa với ta thật hữu tình. Ở một góc kia còn nguyên cả một ụ pháo, có lẽ là trận địa của một khẩu địa nào đã từng chiến đấu ở nơi đây. Cầu Ninh Bình gẫy gục còn đó, đủ tố cáo hành động dã man của quân cướp trời Mỹ. Cho mày cứ phá, ta đi cầu phao. Bước tiến của quân ta vẫn vùn vụy. Non Nước ngày xưa và nay vẫn giữ vững truyền thống
  • 33. hiên ngang bất khuất, dòng sông Vân kia và Núi Thúy đã từng chứng kiến biết bao chiến công lừng lấy chống ngoại xân trước kia, trong kháng chiến đã xuất hiện chiến sĩ Giáp Văn Khương dũng mãnh và ngày nay vẫn núi này, đã thấy xác máy bay Mỹ chìm nghỉm dưới sông Vân. Hiên ngang hùng dũng một góc trời Non Nước chùa kia vẫn đấy thôi Bon rơi đạn nổ tha hồ phá Núi Thúy, Sông Vân chẳng chịu lui Thôi nhé, tạm biệt Núi Thúy với sông Vân, anh bộ đội ngả mũ chào và cũng không quên ngắt mấy bông hồng đẹp nhất, tươi nhất về kỷ niệm. Nẻo đường chiến tranh đưa chân anh bộ đội đến nơi danh lam thắng cảnh này. Anh bộ đội sẽ chờ ngày hòa bình đầu tiên đến thăm nơi đây và lúc đó sẽ mang hoa đến trồng chứ không phải đi tay không như hôm nay. Và cũng chính hôm nay, ngày 28 tháng 2 năm 1967 tôi đã nhận được lá thư đầu tiên của Mai tại Thị xã Ninh Bình. Vĩnh Trụ, ngày12 – 2 – 1967 Hồng Quang anh thương yêu! Từ hôm anh ra đi đến nay đã được bảy ngày. Mới có bảy ngày xa anh thôi mà sao em thấy trống trải quá. Em buồn, nhớ thương người lính, nhớ lại những kỷ niệm mà từ khi em mới lớn đến nay, chưa bao giờ lại xao xuyến đến thế! Anh đừng cười em nhé! Em chỉ là một cô gái thôn quêbình thường, không phải là đẹp và sâu sắc như anh vẫn tưởng tượng. Những lúc gặp em, chuyện trò cũng em, anh hay ca ngợi em, em lấy làm ngượng lắm. Em không thích thế đâu! Anh là trai Hà Nội, anh đi nhiều, hiểu biết nhiều, anh nóichuyện nghehấp dẫn, kể chuyện haythì cô nào mà chẳng thích phảikhông anh?Những lúcbuồn, ngồi bên cửa sổ nhìn về phía Nam (có lẽ anh đang ởđó) nghĩvề anh, nhớ lại từ buổi đầu tiên gặp anh trong buổi tối tiếp đoàn chuyên gia Liên Xô. Hôm ấy, nghe anh dịch ra tiếng Việt và nói lại cho người ngoại quốc hiểu, em thấy anh giỏi quá và thế là em chú ý đến anh. Khôngngờanh em quen nhau nhưthế anh nhỉ? Anh ơi, thú thật với anh rằng, trước khi gặp anh cũng có những người khác, trong đó có một anh ở thành phố Nam Định, công tác tại đoàn văn công tỉnh, đặt vấn đề với em, em đang phân vân chưa trả lời thì em gặp anh đấy. Ban đầu khi anh nhận em là “em kết nghĩa” em cứ tưởng là anh nói cho vui thế thôi.
  • 34. Không ngờanh lạitỏ tình với em nhanh chóng đến thế nhỉ? Có lẽ chính anh là người lính cho nên em mới trả lời và nhận lời. Nghĩlại mà em thấy ngượng quá anh ạ! Anh đừng cười em nhé! Anh ơi! Anh có khỏe không? Hôm ấy anh đi có xa không? Em rất mong một ngàynàođó, đơn vị anh lại về quê hương em đóng quân thì hay biết mấy. Em Tuyết Thanhvà Lâm Quân, vẫn nhắcđến anh luôn. Riêng Lâm Quân nó rất nhớ anh. Nó bảo em rằng anh háthay lắm. Nó thích bài “con cua đá” mà anh vẫn hát ở nhà em. Anh ơi! Em báo cho anh một tin quan trọng là em đã nhận được giấy triệu tập vào học tại Đoàn ca múa Nam Hà mà cách đây hơn một tháng em có tham gia thi tuyển. Nhưvậy là từ 20 tháng 2 em sẽ tập trung vào học tại Đoàn. Hiện nay, Đoàn sơ tán ở huyện Thanh Liêm, cách cầu Khuất chừng 10 cây số. Em sẽ báo cho anh địa chỉ mới trong thư sau. Anh cứ gửi thư về nhà em cũng được anh ạ, vì thứ bẩy thì học sinh được nghỉ, em sẽ về nhà thường xuyên. Mẹ em và gia đình vẫn bình thường. Anh ơi! Hôm nay em ra ruộng tỉa lá mía. Thửa ruộng ngaybên cạnh đường đầu thôn, nơi em và anh đã chia tay nhau, em lại nhớ đến những ngàyđơn vị anh đóng quân ở thôn em, Những ngày ấy sao mà vui thế anh nhỉ!Các anh đi rồi, vẫn quê hương em đây mà sao thấy vắng lặng quá anh ạ! Anh Hồng Quang! Em sắp phải xa nhà, xa quê hương, em không tưởng tượng được mình sẽ ra sao ở môi trường mới lạ. Anh ạ! Từ bé đến giờ, em chưa xa nhà đến vài ngày, mà tới đây, bước vào cuộc sống mới, em phải xa những người thân:Haiđứa em còn nhỏ dạivà mẹ đang càng ngày một yếu dần vì tuổi tác. Cứ nghĩvề điều đó, em lại thấy buồn và lo. Thế mới biết thông cảm với các anh bộ đội trong thời chiến phải chiến đấu và xa nhà đằng đẵng, nay đây mai đó, chẳng có nơi nào là cố định. Từ chỗ thông cảm rồi lại đến lòng mến phục với những người chiến sĩ, nhất là các chiến sĩ phòng không, đang ngày đêm chiến đấu chống trả máybay kẻ cướp Mỹ, bảo vệ bầu trời của Tổ quốc. Những người bộ đội ở phương xa đó có cả anh của em nữa. Anh có hay nhận đượcthư của gia đình không? Bố mẹ anh vẫn khỏe chứ? Viết thư cho em nhé. Em đợi thư anh, mong thư anh từng ngày đấy, anh có biết không? Em dừng bút tạm biệt anh.
  • 35. Em yêu của anh Tuyết Mai Đọc thư Mai đến chục lần mà chẳng thấy chán. Càng đọc càng thương em và thế là tôi lại viết cho em một lá thư nữa. tôi muốn rằng em sẽ không bao giờ phải buồn, tâm hồn nghệ sĩ của em sẽ không bao giờ bị nguội lạnh, trái lại nó sẽ được ngọn nửa yêu thương tiếp thêm nghị lực, cứng rắn hơn và phát huy đuợc khả năng của mình. Em ơi! Có biết chăng lòng anh lúc này? Anh yêu em, muốn gần em chuyện trò cùng em nhưng những điều đó bây giờ chỉ còn là ước mơ mà thôi. Kể từ buổi xa em, anh vẫn đi hoài đi mãi, khoảng không gian và thời gian xa cách giữa anh và em cứ dài mãi ra. Nguời lính, em biết rồi đấy, dù có gian chuân vất vả,dù có phảihi sinh, họ cũng chẳng tiếc gì, họ chỉ luôn luôn nghĩ và sống bằng những kỉ niệm êm đẹp đã qua. Những kỉ niệm đẹp đó và nhất là có một tình yêu như em với anh thì ước mơ đó sẽ là nguồn động viên mãi mãi cho đến phút trót của cuộc đời. Anh ghi nhớ và nâng niu, ghi nhận một điều mà trước khi chia tay, khi xa nhau, em đã nói với anh rằng: Dù cho bão táp mưa sa, dù cho sóng cả núi ngàn, thậm chí quả đất có thể nứt đôi đi chăng nữa, thì em vẫn là của anh. Tất cả những cái đó giờ đây với anh chỉ là dĩ vãng muôn thuở, cái dĩ vãmg bất diệt có tại quê hương em đã là nguồn cảm hứng cho những bàica và những lời văn không bao giờ kết thúc, nói về mối tình cao đẹp có một không hai giữa anh và em. Em nhớ rằng hình bóng em không bao giờ phai nhạt trong tâm trí anh. Thôi em nhé, em hãy đi ngủ đi, chúc em đêm nay ngủ say đắm, gặp em trong mơ và nhớ giữ gìn sức khỏe đấy. Đừng ốm mà anh đau buồn. Còn anh giờ này vẫn đang thức, còn đang làm việc và cũng thức vì em. Ý Yên – Nam Hà, ngày 28 tháng 2 năm 1967 Em xa nhớ! Phong thư đầu gửi em đã bay đi và đang trên đường đến tay em, lá thư thứ hai này được viết mải miết và thiết tha như tình anh mặn mà, nồng thắm, như tình cảm mến thương, vô bờ bến của người lính đã có được một tình yêu ngâyngấtvà đắm say của cô gái đồng quê, mộc mạc chân tình đã trao chi anh. Còn gì sung sướng và hạnh phúc hơn thế nữa trong không khí thời chiến này phải không em?