SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
TRUY TÌM TỤC CỔ VÁI LẠY TỔ TIÊN CỦA DÂN TỘC TA
Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn
Nha nghiên cứu Dân tộc học Âm nhạc.
Hiện nay, nhìn vào các lễ hội, đặc biệt như lễ hội cấp nhà nước ở đền Hùng, tục
vái lạy của vị chủ lễ và các vị trong đoàn khi dâng hương là không thống nhất:
người thì lạy 1 lạy, người thì lạy 3 lạy theo Trung Quốc, nhưng cá biệt cũng có
người lạy bốn lạy theo Việt Nam. Nghi thức vái lạy của cấp nhà nước trước bài vị
tiên đế Hùng Vương còn như thế, huống chi khách thập phương có người vái lạy
lia lịa, không biết đâu là đúng, đâu là sai.
Việc vái lạy tổ tiên mới nhìn, cứ tưởng là đơn giản, thực hiện thế nào cũng được,
nhưng không phải vậy. Tục vái lạy Tổ tiên của dân tộc ta là thuộc hệ văn hóa tư
tưởng hằng số chẵn, nó khác tục vái lạy tổ tiên của người Trung Quốc là nằm trong
hệ văn hóa tư tưởng hằng số lẻ.
Điều này, từ khi đất nước ta giành lại được quyền tự chủ, các điều khoản về Lễ
nghi khánh tiết của triều đình và nhà vua bái yết Tiên đế ở Thái miếu, hoặc nhà
vua chủ tế thiên địa ở đàn Xã Tắc, hoặc nghi thức vái lạy ở gia tộc đều được ghi lại
trong các thư tịch.
Song, không thể chỉ đưa ra các chỉ số về tục vái lạy tổ tiên của dân tộc ta khác tục
vái lạy tổ tiên của người Trung Quốc thế là đủ mà, phải tìm ra nguồn gốc của hai
hệ văn hóa tư tưởng ấy thì mới hiểu được một cách thấu đáo về ý nghĩa của tục
này.
Trong thời cổ đại, để xây dựng nền tảng tư tưởng cổ đại của mình, người phương
Bắc, trung tâm là người Hoa Hạ lấy vũ trụ làm đối tượng, đặt ra thuyết ngũ hành,
lấy thiên địa nhân làm điểm xuất phát. Sau đó, tiếp thu thuyết kinh dịch của người
Việt Thường ở phương Nam (1), biểu tượng bằng thanh âm thanh dương biến thiên
thành 64 quẻ, dựa vào đó mà lập nên lâu đài Chu dịch nói về triết học phương
Đông.
Người phương Nam, trung tâm là người Kinh-Giao Chỉ, lấy con người làm đối
tượng đặt ra thuyết sinh học, lấy nguyên khí Nõ Nường làm điểm xuất phát, biểu
tượng bằng quả trứng người mẹ. Quả trứng thụ tinh có hai đường máu, phát triển
theo hai hướng. Dựa vào các hình thái phát triển vòng đời của mỗi hướng đó mà
tạo nên vật hèm Thần Đồng Ngọc Lũ (2) hàm nghĩa biểu tượng ghi lại bản Sử thi
về lịch sử của dân tộc gửi bạn bè gần xa đương thời và tryền lại cho muôn đời hậu
thế.
Như vậy, văn hóa hằng số lẻ 1, 3, 5 là của người Hán - Hoa Hạ ở phương Bắc, còn
văn hóa hằng số chẵn 2, 4, 8 là của người Việt - Giao Chỉ ở phương Nam. Đó là cái
gốc, khởi nguyên bản chất của vấn đề. Từ hai định hướng này đã tạo ra nền văn
hóa tư tưởng của người Việt - Giao Chỉ khác văn hóa tư tưởng của người Hán -
Hoa Hạ.
1. Văn hóa hằng số lẻ của người Hán
Người Hán coi hằng số lẻ là số sinh cho nên, trong diễn trình về văn hóa tư tưởng
của người Hán đều quán triệt hằng số lẻ này.
Hằng số 1: Biểu tượng rồng: 1 con, quay đầu sang bên trái (ảnh 1)
Ảnh 1: Rồng Hán.
Giai đoạn Trung Quốc chiếm phía nam sông Trường Giang, tiếp thu nền văn hóa
của người phương Nam, trung tâm là người Văn Lang Giao Chỉ quê hương của
biểu tượng “đôi rắn quấn nhau nuốt vọi”(3), cho nên giai đoạn này văn hóa biểu
tượng ở phía Nam của Trung Quốc đều quay đầu sang bên phải và một con (ảnh
2).
Hằng số 3 (thiên địa nhân) là hằng số diệu kỳ, may mắn nhất trong đời của người
Trung Quốc. Ai gặp con số 3 thì phú quý, vinh hiển sẽ đến. Vì thế, hằng số 3 được
lấy làm tiêu chí trong việc quy nạp các thiết chế văn hóa tâm linh của vương quyền
và phong tục, tập quán của xã hội. Ở đây chỉ đề cập một số điểm tiêu biểu.
Nghi lễ vái lạy, sách Chu lễ ghi: Đứng trước bài vị thì vái 1 cái và lạy 9 lạy, lễ
xong đứng dậy vái 1 vái rồi lui ra (số 9 lạy này về sau chỉ lạy 3 lạy, còn 1 vái vẫn
giữ nguyên).
Số lạy 3 lạy1 vái này, được thực hiện trong các trường hợp: lạy người quá cố, bề
tôi lạy vua và khi vua băng hà thì hoàng gia và quần thần cũng lạy 3 lạy 1 vái, hoặc
nhà vua vái lạy ở Thái miếu và ở các tư gia vái lạy gia tiên cũng thực hiện như thế.
Trong lễ tân hôn, phu thê thực hiện tiến trình hành lễ: 1 lạy thiên địa, 1 lạy tông
đường, 1 lạy giao bái phu thê.
Cỗ ẩm thực 3 món, cỗ lớn nhất gọi là cỗ Thái lao gồm có 3 món: thịt bò, thịt dê,
thịt lợn. Cỗ Thái lao vua dùng để tế cúng ở Thái miếu, hoặc đãi sứ thần (4).
3 chức quan trong pháp chế nhà Tần: quan thú coi về chính trị, quan úy coi về quân
sự, quan giám coi về hậu cần.
Cố vấn 3 người gọi là tam lão ở trong mỗi làng.
Quân đội có tổ tam chế, 3 người.
3 học trò giỏi của Khổng Tử, đó là Tử Du, Tử Hạ, Nhan Hồi.
3 nước lớn thời cổ, Tề, Sở, Triệu.
Quan coi 3 họ tôn thất của Sở, chức tam lư đại phu.
3 tướng tài đời Hán là Giáng Hầu, Chu Bột, Quách Anh
3 quận đất phong cho đại tướng Hàn Tín của nhà Hán (5).
Hằng số 5 là 5 nguyên tố tạo nên vũ trụ, cho nên có thuyết ngũ hành. Vì thế số 5
được lấy làm tiêu chí để quy nạp các hằng số văn hóa.
5 vị vua làm bá chủ chư hầu đời Xuân Thu, đó là: Tề Hoàn Công, Tấn Văn
Công,Tống Tương Công, Tần Mục Công, Sở Trang Vương.
5 cung hình phạt: khắc vào mặt, xẻo mũi, cắt dương vật, chặt chân và chặt đầu.
5 gia vị chế biến trong ẩm thực. Sự tích Y Doãn mang vạc có hòa ngũ vị đến cho
vua Thang ăn.
5 âm thanh trong âm nhạc, gọi là ngũ cung: cung, thương, dốc, chủy, vũ. Và còn
nhiều nữa không thể dẫn hết.
Tục vận hành vòng tròn trong sinh hoạt folklore là lấy một điểm bên trái hình tròn
làm chuẩn, từ đó đi vòng lên phía trên là theo chiều kim đồng hồ, từ đó đi vòng
xuống phía dưới là theo chiều ngược kim đồng hồ. Do đó, tục vận hành vòng tròn
của người Trung Quốc Hoa Hạ ở phía bắc sông Trường Giang, trong sinh hoạt
folklore thì vận hành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, và khi gọt vỏ trái cây thì
đặt lưỡi dao quay vào, cho nên các hiện vật biểu tượng khi đứng yên, đều quay đầu
sang bên trái. Còn từ phía nam sông Trương Giang trở về nam thì trong sinh hoạt
folklore vận hành vòng tròn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, và khi vọt vỏ trái
cây thì đặt lưỡi dao quay ra, vì thế, các hiện vật biểu tượng khi đứng yên, đều quay
đầu sang bên phải.
2. Văn hóa hằng số chẵn của người Việt
Người Việt coi hằng số lẻ là hằng số chết, nhất là số 3 và số 5. Do đó, người Việt
kiêng số 3 như không đứng chụp ảnh 3 người, hoặc câu ca: chớ đi ngày 7chớ về
ngày 3. Ở đây, phải chăng là ngày 5 chứ không phải ngày 7, nhưng ngày 5 thì
không đạt vần điệu của thơ. Dù vậy, 7 cũng là số lẻ. Còn số 1, số 3 và số 5 như
thắp hương và mâm ngũ quả là cúng Tổ tiên (là người chết), còn bát cơm đôi đũa
bông cúng người mới chết, các hiện vật đều là xếp theo đôi.
Người Việt quan niệm hằng số chẵn là hằng số của sự sống sinh sôi như hai chất
nguyên khí của nam nữ. Quan niệm đó in đậm trong tiềm thức và thể hiện trong
hằng số văn hóa tư tưởng và phong tục tập quán của xã hội. Song ở đây chỉ đi vào
một số điểm mang tính bản chất, từ đó suy ra để nhận biết hằng số chẵn trong bản
sắc văn hóa của người Việt.
Hằng số 2
Đôi Thỏi đá, đôi chữ S và đôi rồng trống mái, quay sang bên phải (ảnh )..
Ảnh 2a ,b. Ảnh 3 a,b hình chữ S. Ảnh 4 a,b Đôi đầu Rồng.trống mái
Hằng số 2 và 4.
Đôi rắn: ông Cụt ông Dài, đồ vật có: vật đực, vật cái.
Trang phục : áo kép (trong trắng ngoài xanh lam), áo tứ thân hai màu, hoặc áo nối
vai (trên trắng dưới nâu).
Vái lạy
Lạy người sống 2 lạy, như quần thần lạy vua. Sách Đại Việt sử ký toàn thư kỷ nhà
Trần, đời vua Trần Thái Tông (1226-1258) trong lễ Minh thệ ở đền thần Đồng Cổ
hàng năm vào ngày 4-4 có đoạn ghi: Tể tướng và trăm quan đến trực trước cửa
thành từ lúc gà gáy, tờ mờ sáng thì tiến vào triều. Vua ngự ở cửa Hữu Lang điện
Đại Minh, trăm quan mặc nhung phục lạy 2 lạy rồi lui ra. Ai nấy đều thành đội ngũ
nghi trượng theo hầu ra cửa Tây thành, đến đền thờ thần núi Đồng Cổ (6), như vậy,
con lạy cha mẹ, ông bà khi còn sống là 2 lạy.
Lạy trước quan tài người quá cố 2 lạy, coi như người còn sống. Sách Việt Nam
phong tục của cụ Phan Kế Bính ghi: Từ lúc ma còn để trong nhà thì con cháu và
khách khứa phúng điếu chỉ lạy 2 lạy nghĩa là coi như người còn sống. Đến lúc hạ
huyệt rồi thì mới lạy 4 lạy, nghĩa là đến đó mới lấy đạo thờ người chết mà thờ (7).
Do đó, nhà vua lạy Tiên đế ở Thái miếu cũng 4 lạy. Đại Việt sử ký toàn thư ghi:
Ngày Mậu Thân là lễ kế thiên thánh tiết. Hôm ấy, buổi sáng vua (Lê Thái Tông
1434-1442) bái yết Thái miếu, làm lễ 4 lạy. Khi về cung Lỗ bộ ty bày nghi trượng
ở Đan Trì... (8).
Vậy nghi lễ vái lạy: lạy cha mẹ mới chết là 2 lạy, trước khi lạy, đứng vái 2 vái rồi
mới lạy 2 lạy (tư thế lạy, người rạp xuống đất), lạy xong thì đứng dậy vái 2 vái rồi
lui ra (giật lùi); khách đến cúng điếu, cũng tiến hành như thế (trưởng nam đứng
cạnh quan tài vái theo 2 vái đáp lễ khách). Còn nghi thức lạy trước bàn Thờ gia
tiên và ở các đền miếu trong lễ hội (các vị trong ban tế) thì vái 2 vái rồi lạy 4 lạy
(tư thế lạy, quỳ rạp xuống đất), lạy xong thì vái 4 vái 2 vái lớn 2 vái nhỏ (vái thì
người đứng khom lưng cúi đầu theo tay). Chúng tôi trộm nghĩ, ngày nay trong lễ
dâng hương ở các đền, lãnh đạo nếu lạy cũng tiến hành lạy 4 lạy như chủ tế. Nếu
đứng dâng hương thì vái 4 vái trước khi dâng hương.
Nghi thức vái lạy này ở vùng Trị - Thiên trong các đình chùa, họ tộc thì vẫn còn
giữ được nếp xưa - trừ các cán bộ thoát ly. Nhân đây, cũng xin nói thêm, ở Quảng
trị (nay vẫn thấy ở làng Bích La Thượng) có một phong tục nữa, đó là trong hô ngữ
giao tiếp từ “phải” của bậc bề trên và từ dạ của bậc bề dưới. Loại hô ngữ đó nay
được dùng trong đối thoại giữa các nhân vật của các bộ phim, để thay cho từ “ừ”
của bậc bề trên và vâng của bậc bề dưới trong hô ngữ của miền Bắc.
Quy nạp hằng số 4 và 8.
Thành Thăng Long bốn mặt mở 4 cửa là: Tường Phù (phía Đông), Quảng Phúc
(phía Tây), Đại Hưng (phía Nam), Diệu Đức (phía Băc),
Bốn cửa ô: Cầu Dền, Đống Mác, Quan Chưởng, Chợ Dừa;
Tứ trấn, Tứ mẫu , Tứ phủ, Tứ linh, Tứ bình, Tứ qúy, Tứ khí, Tứ trụ triều đình, Tứ
bất tử. Bốn vai trong làng: Ông Lý, ông Đồ, ông Trùm, ông Hương; Bốn nơi thờ cúng của
một làng: Đình, đền, chùa, miếu; Bốn cấp học vị : Tú tài, cử nhân, phó bảng, tiến sĩ; Bốn
người hiền tài đời Lý : Từ Đạo Hạnh, Khuông Lộ, Mẫn Giác, Lư Ân; Bốn nghệ nhân đứng
hát Quan họ và hát Xoan. Tiêu chí trong sản xuât ngày nay là: Ruộng, vườn, ao, chuồng,
hoặc: nhà, hiên, sân, vườn .hai và bốn kết hợp. Câu ví xem tướng súc vật : Nhị khoanh, tứ
đốm.
Hằng số 4 vá 8 trong hiện vật biểu tượng.
5a Hoa văn ở Thần Đồng Ngọc Lũ. 5b Gía dựng binh khí đền thờ quan võ
Cỗ tiệc khoản đãi
Theo sách Việt Nam phong tục, cỗ mặn có 2 món (thịt trâu thịt bò); cỗ chay
có 4 đĩa: Một đĩa mía, một đĩa lạc luộc, một đĩa mứt, một đĩa trám; cỗ ngày nay
cũng nói 4 bát 4 đĩa, hai và bốn kết hợp. Câu ví xem tướng súc vật : nhị khoanh, tứ đốm.
Tục vận hành vòng tròn.
Tục vận hành vòng tròn của người Việt là theo hướng chim Lạc bay, ngược chiều
kim đồng hồ, trong Lễ hội hướng vận hành vòng tròn cũng thế. Trong lễ tang
người chết có lễ viếng cũng đi ngược chiều kim đồng hồ. Trên quan tài người chết
có bát cơm quả trứng và đôi đũa bông (còn lễ tang của người Hán không có tục đi
viếng và không có bát cơm quả trứng này).
Người Việt cầm dao gọt vỏ trái cây thì đặt lưỡi dao quay ra, và các hiện vật biểu
tượng khi đứng yên, đều quay đầu sang bên phải. Nếu lấy đó làm tiêu chí thì ngày
nay vẽ huy hiệu chiến sĩ Điện Biên Phủ và huy hiệu Đoàn thanh niên, hoặc dựng
các tượng đài cho quay mặt hướng sang bên trái là khômg đúng với truyền thống
văn hóa của người Việt. Tục vận hành vòng tròn theo chiều ngược kim đồng hồ
của người Việt Giao Chỉ được quán triệt trong toàn bộ nếp sống sinh hoạt của xã
hội. Ngày nay, buổi sáng thể dục đi bộ quanh bờ hồ là theo chiều ngược kim đồng
hồ.
3. Nhận xét
Phần trình bày ở trên cho thấy, văn hóa Hán là hằng số lẻ, văn hóa Việt là hằng số
chẵn. Văn hóa của hằng số lẻ khởi nguyên từ thuyết ngũ hành,văn hóa của hằng số
chẵn bắt nguồn từ thuyết sinh học (10). Từ đó, suy ra hằng số chẵn của thuyết sinh
học là đồng tác giả với hằng số chẵn của thuyết kinh dịch. Sách Kinh Dịch nguyên
thủy của Lê Chí Thiệp đã dẫn nhiều nguồn cứ liệu, trong đó có cứ liệu của những
người phương Tây gọi là nhà Trung Quốc học như cố đạo Wieger, hoặc học giả
Mrcel Granet và A.forke người Đức Marc đã 20 năm nghiên cứu văn hóa Trung
Hoa là đáng tin cậy không thể bác bỏ được. Các ông cho rằng, nền văn hóa của
Trung Hoa là của người Việt Thường (Giao Chỉ). Đến đây sách Văn hóa nõ nường
của chúng tôi dẫn ra thuyết sinh học lại chứng minh thêm một lần nữa. Sự thật vẫn
phải công nhận là sự thật.
Bản sắc văn hóa cổ truyền của dân tộc, chủ yếu được thực hiện ở dòng văn hóa tâm
linh qua nghi lễ cúng tế cùng ngày hội rước xách ở đình chùa ở các làng quê và
được thể hiện trong văn hóa vương quyền ở các cố đô, hoặc việc nhỏ trong mỗi gia
đình là nghi thức cúng bái gia tiên, hoặc lễ tang tiệc cưới.
Nhưng, trên nửa TK XX thời bao cấp, chúng ta bỏ cụm từ văn hóa tâm linh chỉ nói
hiện thực, lại bị chiến tranh kéo dài làm đứt đoạn việc thực hiện nghi lễ văn hóa
tâm linh truyền thống của dân tộc. Đến khi có chủ trương đổi mới thì ý thức khôi
phục lại nền văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần dà được thực hiện. Song vì bỏ
quá lâu và lại mang nặng tính hiện thực, cho nên việc phục hồi văn hóa tâm linh là
việc làm không phải dễ dàng. Văn hóa tâm linh cổ truyền, đó là hèm tục huyền bí,
bí hiểm của các pháp sư, thầy mo, thủ nhang ở các đình chùa theo cha truyền con
nối đảm nhiệm, Song hiện nay, việc đảm nhiệm các trọng trách ấy hầu hết là do
các vị “Cựu chiến binh”, vì thế, chỉ nói riêng việc vái lạy cũng không thực hiện
đúng theo tục của cổ truyền; còn ở gia đình thì việc lớn nhất là lễ nghi cúng bái tổ
tiên và lễ tang, tiệc cưới. Nhưng trong lễ tang chỉ thấy linh đình cỗ bàn mà không
thấy nghi thức tâm linh đối với người quá cố, còn tiệc cưới chỉ thấy quà mừng, tiệc
tùng và loa đài ầm ỹ, mà không thấy ý nghĩa của cỗ tơ hồng.
Ngoài ra, một điểm lớn nhất và hệ trọng nhất, đó là vật hèm Thần Đồng (trống
đồng) Ngọc Lũ sản phẩm văn hóa mang tính biểu tượng quốc gia, quốc huy của
nước Văn Lang, bảo bối, Ấn tín và vật truyền ngôi của thời đại Hùng Vương, cho
nên đã nâng Thần Đồng thành vị thần và lập đền thờ ở Thanh Hóa từ thuở đó, còn
đền thờ ngài ở Hà Nội là mới lập từ đời nhà Lý. Thế mà ngày nay, có những người
coi Thần Đồng Đông Sơn là loại nhạc khí, cho nên đã phát động phong trào biểu
diễn trống đồng, thế chưa đủ họ còn cho vẽ mặt trống đồng lên mặt trống da, để nói
trống đồng trống da đều là trống, điều mà dân gian gọi là lấy râu ông nọ cắm cằm
bà kia.
Tam giáo đông nguyên hay Tứ giáo đồng hành.
Đã có một thời giới học giả của nước ta say sưa trong li rượu Tam giáo đồng
nguyên và tư tưởng vô thần. Họ quên đi hay nói đúng hơn là gạt bỏ, không thương
tiêc gì đến bản sắc của nền văn hóa của dân tộc do Tổ tiên chúng ta dày công tạo
dựng nên. Từ đó họ tạo dựng nền văn hóa hằng số lẻ như lạyTổ tiên 3 lay, hoặc
hát 5 cửa và vẽ biểu tượng thì cho quay đầu hướng sang bên trái như Huy hiệu
Chiến sĩ Điện Biên, Huy hiệu Doàn Thanh Niên; việc kì quái là cho hoa văn Thần
Đồng Ngọc Lũ quay theo chiều kim đồng hồ- tức là cho Tổ tiên và lịch sử của dân
tộc ta đi dật lùi và đưa Thần Đồng Ngọc Lũ ra đánh giã làm vỡ mặt, còn cho vẽ
mặt Thần Đồng Ngọc Lũ lên mặt trống da để đánh; trong lễ tang thì mặc đồ đen
phát băng đen cho người đến viếng, đôi đũa bông trên bát cơm cúng người quá cố
thì làm 3 tầng bông hoặc 5 tầng bông (ảnh6a ) trong khi đó cổ vật trruyeenf thống
chỉ một tầng bông (ánh 6 b). Chúng tôi chỉ điểm qua còn không thể nói hết được.
Bởi lẽ một hệ tư tưởng tam giáo đồng nguyên kết hợp với tư tưởn vô thần và văn
hoa dân gian đã làm mờ đi bản sắc của nền văn hóa tâm linh cổ truyền và dòng văn
hóa vương quyền của dân tộc. Họ có một hệ thống truyền thống điện tín loa đài kết
hợp với bái chí và hội văn nghệ dân gian chủ xuyến.
- Lạy trước quan tài.
Quan tài 6 a.Đôi đũa 3 tầng bông. Đôi đũa bông 6 b 1 tầng bông
Tóm lại, nét bản sắc văn hóa Việt khác văn hóa Hán, đó là bản chất. Nó được bắt
nguồn từ một quan niệm khởi thủy của nhận thức, rồi được truyền nối, sàng lọc, bổ
sung và tích tụ thể hiện trong việc ứng xử của con người đối với thế giới tâm linh
siêu hình và tiên tổ, hoặc ứng xử giữa con người với con người trong mối quan hệ
thứ bậc của xã hội thực tại. Đó là văn hóa cổ truyền. Nó là cái gốc, điểm tựa trong
giao lưu và tiếp biến văn hóa của dân tộc đối với văn hóa ngoại lại hội nhập.
Do đó, chúng ta nên tìm lại truyền thống văn hóa cội nguồn của dân tộc để gìn giữ
và phát huy. Chính từ những cái nhỏ nhặt này mà tạo thành cái lớn về bản sắc văn
hóa của dân tộc.
Nên chăng, Bộ VHTTDL cần có một đề tài nghiên cứu về vấn đề này, để có một
văn bản hướng dẫn về nghi thức nhà nước ở lĩnh vực văn hóa tâm linh vái lạy, thực
hiên thống nhất trong cả nước, tránh cho việc vái lạy không thống nhất hiện nạy.
Bài khảo cứu này của chúng tôi chỉ mới điểm qua, hẳn có điều không đúng ý của
quý bậc cao minh, kính mong được lời chỉ bảo.
_______________
1. Lê Chí Thiệp, Kinh dịch nguyên thủy, Nxb Văn học, 1998, tr.42.
2. Sách Văn hóa nõ nường của chúng tôi, Nxb Khoa học Xã hội, 2008, đề
nghị gọi Hùng Linh thay cho tên đồng cổ (trống đồng) của Trung Quốc, do
tướng Mã Viện ngụy tạo ra trong lần y đưa quân sang Giao Chỉ đàn áp cuộc
khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40-43.
3, 10. Dương Đình Minh Sơn, Văn hóa nõ nường, sđd, tr.204.
4, 5. Sử ký Tư Mã Thiên, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001, tr.99, 645.
6, 8. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, tr.12, 544.
7, 9. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Hà Nội, 1999, tr.36, 248.
Quan tài 6 a.Đôi đũa 3 tầng bông. Đôi đũa bông 6 b 1 tầng bông
Tóm lại, nét bản sắc văn hóa Việt khác văn hóa Hán, đó là bản chất. Nó được bắt
nguồn từ một quan niệm khởi thủy của nhận thức, rồi được truyền nối, sàng lọc, bổ
sung và tích tụ thể hiện trong việc ứng xử của con người đối với thế giới tâm linh
siêu hình và tiên tổ, hoặc ứng xử giữa con người với con người trong mối quan hệ
thứ bậc của xã hội thực tại. Đó là văn hóa cổ truyền. Nó là cái gốc, điểm tựa trong
giao lưu và tiếp biến văn hóa của dân tộc đối với văn hóa ngoại lại hội nhập.
Do đó, chúng ta nên tìm lại truyền thống văn hóa cội nguồn của dân tộc để gìn giữ
và phát huy. Chính từ những cái nhỏ nhặt này mà tạo thành cái lớn về bản sắc văn
hóa của dân tộc.
Nên chăng, Bộ VHTTDL cần có một đề tài nghiên cứu về vấn đề này, để có một
văn bản hướng dẫn về nghi thức nhà nước ở lĩnh vực văn hóa tâm linh vái lạy, thực
hiên thống nhất trong cả nước, tránh cho việc vái lạy không thống nhất hiện nạy.
Bài khảo cứu này của chúng tôi chỉ mới điểm qua, hẳn có điều không đúng ý của
quý bậc cao minh, kính mong được lời chỉ bảo.
_______________
1. Lê Chí Thiệp, Kinh dịch nguyên thủy, Nxb Văn học, 1998, tr.42.
2. Sách Văn hóa nõ nường của chúng tôi, Nxb Khoa học Xã hội, 2008, đề
nghị gọi Hùng Linh thay cho tên đồng cổ (trống đồng) của Trung Quốc, do
tướng Mã Viện ngụy tạo ra trong lần y đưa quân sang Giao Chỉ đàn áp cuộc
khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40-43.
3, 10. Dương Đình Minh Sơn, Văn hóa nõ nường, sđd, tr.204.
4, 5. Sử ký Tư Mã Thiên, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001, tr.99, 645.
6, 8. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, tr.12, 544.
7, 9. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Hà Nội, 1999, tr.36, 248.

More Related Content

Similar to Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt

Hồng nghĩa giac tư y thư tuệ tĩnh
Hồng nghĩa giac tư y thư   tuệ tĩnhHồng nghĩa giac tư y thư   tuệ tĩnh
Hồng nghĩa giac tư y thư tuệ tĩnh
Tu Sắc
 
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kelsi Luist
 
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Thien Nguyen Q.
 
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soan
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soanCao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soan
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soan
Hung Duong
 
Thành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung HoaThành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung Hoa
thaodang312
 

Similar to Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt (20)

Thư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ ĐứcThư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
 
Kinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuKinhdichdaocuanguoiquantu
Kinhdichdaocuanguoiquantu
 
Kinhdich
KinhdichKinhdich
Kinhdich
 
B1. yvtt-hkh 2013
B1.    yvtt-hkh  2013B1.    yvtt-hkh  2013
B1. yvtt-hkh 2013
 
Hồng nghĩa giac tư y thư tuệ tĩnh
Hồng nghĩa giac tư y thư   tuệ tĩnhHồng nghĩa giac tư y thư   tuệ tĩnh
Hồng nghĩa giac tư y thư tuệ tĩnh
 
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
 
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua l...
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua l...Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua l...
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua l...
 
Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua L...
Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua L...Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua L...
Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua L...
 
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
 
Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão TửĐạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
 
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức                Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
 
Daoduckinh
DaoduckinhDaoduckinh
Daoduckinh
 
Lên đồng
Lên đồngLên đồng
Lên đồng
 
Văn hóa
Văn hóaVăn hóa
Văn hóa
 
HNH p1 Nhàn+Ngân.docx
HNH p1 Nhàn+Ngân.docxHNH p1 Nhàn+Ngân.docx
HNH p1 Nhàn+Ngân.docx
 
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soan
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soanCao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soan
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soan
 
Các đạo sư của sự thiền định
Các đạo sư của sự thiền địnhCác đạo sư của sự thiền định
Các đạo sư của sự thiền định
 
Các Đạo Sư Của Sự Thiền Định Và Những Điều Huyền Diệu (Tulku Thondup)
Các Đạo Sư Của Sự Thiền Định Và Những Điều Huyền Diệu (Tulku Thondup)Các Đạo Sư Của Sự Thiền Định Và Những Điều Huyền Diệu (Tulku Thondup)
Các Đạo Sư Của Sự Thiền Định Và Những Điều Huyền Diệu (Tulku Thondup)
 
Thành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung HoaThành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung Hoa
 

More from Pham Long

More from Pham Long (20)

Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt

  • 1. TRUY TÌM TỤC CỔ VÁI LẠY TỔ TIÊN CỦA DÂN TỘC TA Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn Nha nghiên cứu Dân tộc học Âm nhạc. Hiện nay, nhìn vào các lễ hội, đặc biệt như lễ hội cấp nhà nước ở đền Hùng, tục vái lạy của vị chủ lễ và các vị trong đoàn khi dâng hương là không thống nhất: người thì lạy 1 lạy, người thì lạy 3 lạy theo Trung Quốc, nhưng cá biệt cũng có người lạy bốn lạy theo Việt Nam. Nghi thức vái lạy của cấp nhà nước trước bài vị tiên đế Hùng Vương còn như thế, huống chi khách thập phương có người vái lạy lia lịa, không biết đâu là đúng, đâu là sai. Việc vái lạy tổ tiên mới nhìn, cứ tưởng là đơn giản, thực hiện thế nào cũng được, nhưng không phải vậy. Tục vái lạy Tổ tiên của dân tộc ta là thuộc hệ văn hóa tư tưởng hằng số chẵn, nó khác tục vái lạy tổ tiên của người Trung Quốc là nằm trong hệ văn hóa tư tưởng hằng số lẻ. Điều này, từ khi đất nước ta giành lại được quyền tự chủ, các điều khoản về Lễ nghi khánh tiết của triều đình và nhà vua bái yết Tiên đế ở Thái miếu, hoặc nhà vua chủ tế thiên địa ở đàn Xã Tắc, hoặc nghi thức vái lạy ở gia tộc đều được ghi lại trong các thư tịch. Song, không thể chỉ đưa ra các chỉ số về tục vái lạy tổ tiên của dân tộc ta khác tục vái lạy tổ tiên của người Trung Quốc thế là đủ mà, phải tìm ra nguồn gốc của hai hệ văn hóa tư tưởng ấy thì mới hiểu được một cách thấu đáo về ý nghĩa của tục này. Trong thời cổ đại, để xây dựng nền tảng tư tưởng cổ đại của mình, người phương Bắc, trung tâm là người Hoa Hạ lấy vũ trụ làm đối tượng, đặt ra thuyết ngũ hành, lấy thiên địa nhân làm điểm xuất phát. Sau đó, tiếp thu thuyết kinh dịch của người Việt Thường ở phương Nam (1), biểu tượng bằng thanh âm thanh dương biến thiên
  • 2. thành 64 quẻ, dựa vào đó mà lập nên lâu đài Chu dịch nói về triết học phương Đông. Người phương Nam, trung tâm là người Kinh-Giao Chỉ, lấy con người làm đối tượng đặt ra thuyết sinh học, lấy nguyên khí Nõ Nường làm điểm xuất phát, biểu tượng bằng quả trứng người mẹ. Quả trứng thụ tinh có hai đường máu, phát triển theo hai hướng. Dựa vào các hình thái phát triển vòng đời của mỗi hướng đó mà tạo nên vật hèm Thần Đồng Ngọc Lũ (2) hàm nghĩa biểu tượng ghi lại bản Sử thi về lịch sử của dân tộc gửi bạn bè gần xa đương thời và tryền lại cho muôn đời hậu thế. Như vậy, văn hóa hằng số lẻ 1, 3, 5 là của người Hán - Hoa Hạ ở phương Bắc, còn văn hóa hằng số chẵn 2, 4, 8 là của người Việt - Giao Chỉ ở phương Nam. Đó là cái gốc, khởi nguyên bản chất của vấn đề. Từ hai định hướng này đã tạo ra nền văn hóa tư tưởng của người Việt - Giao Chỉ khác văn hóa tư tưởng của người Hán - Hoa Hạ. 1. Văn hóa hằng số lẻ của người Hán Người Hán coi hằng số lẻ là số sinh cho nên, trong diễn trình về văn hóa tư tưởng của người Hán đều quán triệt hằng số lẻ này. Hằng số 1: Biểu tượng rồng: 1 con, quay đầu sang bên trái (ảnh 1) Ảnh 1: Rồng Hán. Giai đoạn Trung Quốc chiếm phía nam sông Trường Giang, tiếp thu nền văn hóa của người phương Nam, trung tâm là người Văn Lang Giao Chỉ quê hương của biểu tượng “đôi rắn quấn nhau nuốt vọi”(3), cho nên giai đoạn này văn hóa biểu tượng ở phía Nam của Trung Quốc đều quay đầu sang bên phải và một con (ảnh 2). Hằng số 3 (thiên địa nhân) là hằng số diệu kỳ, may mắn nhất trong đời của người Trung Quốc. Ai gặp con số 3 thì phú quý, vinh hiển sẽ đến. Vì thế, hằng số 3 được
  • 3. lấy làm tiêu chí trong việc quy nạp các thiết chế văn hóa tâm linh của vương quyền và phong tục, tập quán của xã hội. Ở đây chỉ đề cập một số điểm tiêu biểu. Nghi lễ vái lạy, sách Chu lễ ghi: Đứng trước bài vị thì vái 1 cái và lạy 9 lạy, lễ xong đứng dậy vái 1 vái rồi lui ra (số 9 lạy này về sau chỉ lạy 3 lạy, còn 1 vái vẫn giữ nguyên). Số lạy 3 lạy1 vái này, được thực hiện trong các trường hợp: lạy người quá cố, bề tôi lạy vua và khi vua băng hà thì hoàng gia và quần thần cũng lạy 3 lạy 1 vái, hoặc nhà vua vái lạy ở Thái miếu và ở các tư gia vái lạy gia tiên cũng thực hiện như thế. Trong lễ tân hôn, phu thê thực hiện tiến trình hành lễ: 1 lạy thiên địa, 1 lạy tông đường, 1 lạy giao bái phu thê. Cỗ ẩm thực 3 món, cỗ lớn nhất gọi là cỗ Thái lao gồm có 3 món: thịt bò, thịt dê, thịt lợn. Cỗ Thái lao vua dùng để tế cúng ở Thái miếu, hoặc đãi sứ thần (4). 3 chức quan trong pháp chế nhà Tần: quan thú coi về chính trị, quan úy coi về quân sự, quan giám coi về hậu cần. Cố vấn 3 người gọi là tam lão ở trong mỗi làng. Quân đội có tổ tam chế, 3 người. 3 học trò giỏi của Khổng Tử, đó là Tử Du, Tử Hạ, Nhan Hồi. 3 nước lớn thời cổ, Tề, Sở, Triệu. Quan coi 3 họ tôn thất của Sở, chức tam lư đại phu. 3 tướng tài đời Hán là Giáng Hầu, Chu Bột, Quách Anh 3 quận đất phong cho đại tướng Hàn Tín của nhà Hán (5). Hằng số 5 là 5 nguyên tố tạo nên vũ trụ, cho nên có thuyết ngũ hành. Vì thế số 5 được lấy làm tiêu chí để quy nạp các hằng số văn hóa. 5 vị vua làm bá chủ chư hầu đời Xuân Thu, đó là: Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công,Tống Tương Công, Tần Mục Công, Sở Trang Vương. 5 cung hình phạt: khắc vào mặt, xẻo mũi, cắt dương vật, chặt chân và chặt đầu. 5 gia vị chế biến trong ẩm thực. Sự tích Y Doãn mang vạc có hòa ngũ vị đến cho vua Thang ăn.
  • 4. 5 âm thanh trong âm nhạc, gọi là ngũ cung: cung, thương, dốc, chủy, vũ. Và còn nhiều nữa không thể dẫn hết. Tục vận hành vòng tròn trong sinh hoạt folklore là lấy một điểm bên trái hình tròn làm chuẩn, từ đó đi vòng lên phía trên là theo chiều kim đồng hồ, từ đó đi vòng xuống phía dưới là theo chiều ngược kim đồng hồ. Do đó, tục vận hành vòng tròn của người Trung Quốc Hoa Hạ ở phía bắc sông Trường Giang, trong sinh hoạt folklore thì vận hành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, và khi gọt vỏ trái cây thì đặt lưỡi dao quay vào, cho nên các hiện vật biểu tượng khi đứng yên, đều quay đầu sang bên trái. Còn từ phía nam sông Trương Giang trở về nam thì trong sinh hoạt folklore vận hành vòng tròn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, và khi vọt vỏ trái cây thì đặt lưỡi dao quay ra, vì thế, các hiện vật biểu tượng khi đứng yên, đều quay đầu sang bên phải. 2. Văn hóa hằng số chẵn của người Việt Người Việt coi hằng số lẻ là hằng số chết, nhất là số 3 và số 5. Do đó, người Việt kiêng số 3 như không đứng chụp ảnh 3 người, hoặc câu ca: chớ đi ngày 7chớ về ngày 3. Ở đây, phải chăng là ngày 5 chứ không phải ngày 7, nhưng ngày 5 thì không đạt vần điệu của thơ. Dù vậy, 7 cũng là số lẻ. Còn số 1, số 3 và số 5 như thắp hương và mâm ngũ quả là cúng Tổ tiên (là người chết), còn bát cơm đôi đũa bông cúng người mới chết, các hiện vật đều là xếp theo đôi. Người Việt quan niệm hằng số chẵn là hằng số của sự sống sinh sôi như hai chất nguyên khí của nam nữ. Quan niệm đó in đậm trong tiềm thức và thể hiện trong hằng số văn hóa tư tưởng và phong tục tập quán của xã hội. Song ở đây chỉ đi vào một số điểm mang tính bản chất, từ đó suy ra để nhận biết hằng số chẵn trong bản sắc văn hóa của người Việt. Hằng số 2 Đôi Thỏi đá, đôi chữ S và đôi rồng trống mái, quay sang bên phải (ảnh )..
  • 5. Ảnh 2a ,b. Ảnh 3 a,b hình chữ S. Ảnh 4 a,b Đôi đầu Rồng.trống mái Hằng số 2 và 4. Đôi rắn: ông Cụt ông Dài, đồ vật có: vật đực, vật cái. Trang phục : áo kép (trong trắng ngoài xanh lam), áo tứ thân hai màu, hoặc áo nối vai (trên trắng dưới nâu). Vái lạy Lạy người sống 2 lạy, như quần thần lạy vua. Sách Đại Việt sử ký toàn thư kỷ nhà Trần, đời vua Trần Thái Tông (1226-1258) trong lễ Minh thệ ở đền thần Đồng Cổ hàng năm vào ngày 4-4 có đoạn ghi: Tể tướng và trăm quan đến trực trước cửa thành từ lúc gà gáy, tờ mờ sáng thì tiến vào triều. Vua ngự ở cửa Hữu Lang điện Đại Minh, trăm quan mặc nhung phục lạy 2 lạy rồi lui ra. Ai nấy đều thành đội ngũ nghi trượng theo hầu ra cửa Tây thành, đến đền thờ thần núi Đồng Cổ (6), như vậy, con lạy cha mẹ, ông bà khi còn sống là 2 lạy. Lạy trước quan tài người quá cố 2 lạy, coi như người còn sống. Sách Việt Nam phong tục của cụ Phan Kế Bính ghi: Từ lúc ma còn để trong nhà thì con cháu và khách khứa phúng điếu chỉ lạy 2 lạy nghĩa là coi như người còn sống. Đến lúc hạ huyệt rồi thì mới lạy 4 lạy, nghĩa là đến đó mới lấy đạo thờ người chết mà thờ (7). Do đó, nhà vua lạy Tiên đế ở Thái miếu cũng 4 lạy. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Ngày Mậu Thân là lễ kế thiên thánh tiết. Hôm ấy, buổi sáng vua (Lê Thái Tông 1434-1442) bái yết Thái miếu, làm lễ 4 lạy. Khi về cung Lỗ bộ ty bày nghi trượng ở Đan Trì... (8). Vậy nghi lễ vái lạy: lạy cha mẹ mới chết là 2 lạy, trước khi lạy, đứng vái 2 vái rồi mới lạy 2 lạy (tư thế lạy, người rạp xuống đất), lạy xong thì đứng dậy vái 2 vái rồi lui ra (giật lùi); khách đến cúng điếu, cũng tiến hành như thế (trưởng nam đứng cạnh quan tài vái theo 2 vái đáp lễ khách). Còn nghi thức lạy trước bàn Thờ gia tiên và ở các đền miếu trong lễ hội (các vị trong ban tế) thì vái 2 vái rồi lạy 4 lạy (tư thế lạy, quỳ rạp xuống đất), lạy xong thì vái 4 vái 2 vái lớn 2 vái nhỏ (vái thì người đứng khom lưng cúi đầu theo tay). Chúng tôi trộm nghĩ, ngày nay trong lễ dâng hương ở các đền, lãnh đạo nếu lạy cũng tiến hành lạy 4 lạy như chủ tế. Nếu đứng dâng hương thì vái 4 vái trước khi dâng hương. Nghi thức vái lạy này ở vùng Trị - Thiên trong các đình chùa, họ tộc thì vẫn còn giữ được nếp xưa - trừ các cán bộ thoát ly. Nhân đây, cũng xin nói thêm, ở Quảng
  • 6. trị (nay vẫn thấy ở làng Bích La Thượng) có một phong tục nữa, đó là trong hô ngữ giao tiếp từ “phải” của bậc bề trên và từ dạ của bậc bề dưới. Loại hô ngữ đó nay được dùng trong đối thoại giữa các nhân vật của các bộ phim, để thay cho từ “ừ” của bậc bề trên và vâng của bậc bề dưới trong hô ngữ của miền Bắc. Quy nạp hằng số 4 và 8. Thành Thăng Long bốn mặt mở 4 cửa là: Tường Phù (phía Đông), Quảng Phúc (phía Tây), Đại Hưng (phía Nam), Diệu Đức (phía Băc), Bốn cửa ô: Cầu Dền, Đống Mác, Quan Chưởng, Chợ Dừa; Tứ trấn, Tứ mẫu , Tứ phủ, Tứ linh, Tứ bình, Tứ qúy, Tứ khí, Tứ trụ triều đình, Tứ bất tử. Bốn vai trong làng: Ông Lý, ông Đồ, ông Trùm, ông Hương; Bốn nơi thờ cúng của một làng: Đình, đền, chùa, miếu; Bốn cấp học vị : Tú tài, cử nhân, phó bảng, tiến sĩ; Bốn người hiền tài đời Lý : Từ Đạo Hạnh, Khuông Lộ, Mẫn Giác, Lư Ân; Bốn nghệ nhân đứng hát Quan họ và hát Xoan. Tiêu chí trong sản xuât ngày nay là: Ruộng, vườn, ao, chuồng, hoặc: nhà, hiên, sân, vườn .hai và bốn kết hợp. Câu ví xem tướng súc vật : Nhị khoanh, tứ đốm. Hằng số 4 vá 8 trong hiện vật biểu tượng. 5a Hoa văn ở Thần Đồng Ngọc Lũ. 5b Gía dựng binh khí đền thờ quan võ Cỗ tiệc khoản đãi Theo sách Việt Nam phong tục, cỗ mặn có 2 món (thịt trâu thịt bò); cỗ chay có 4 đĩa: Một đĩa mía, một đĩa lạc luộc, một đĩa mứt, một đĩa trám; cỗ ngày nay cũng nói 4 bát 4 đĩa, hai và bốn kết hợp. Câu ví xem tướng súc vật : nhị khoanh, tứ đốm. Tục vận hành vòng tròn.
  • 7. Tục vận hành vòng tròn của người Việt là theo hướng chim Lạc bay, ngược chiều kim đồng hồ, trong Lễ hội hướng vận hành vòng tròn cũng thế. Trong lễ tang người chết có lễ viếng cũng đi ngược chiều kim đồng hồ. Trên quan tài người chết có bát cơm quả trứng và đôi đũa bông (còn lễ tang của người Hán không có tục đi viếng và không có bát cơm quả trứng này). Người Việt cầm dao gọt vỏ trái cây thì đặt lưỡi dao quay ra, và các hiện vật biểu tượng khi đứng yên, đều quay đầu sang bên phải. Nếu lấy đó làm tiêu chí thì ngày nay vẽ huy hiệu chiến sĩ Điện Biên Phủ và huy hiệu Đoàn thanh niên, hoặc dựng các tượng đài cho quay mặt hướng sang bên trái là khômg đúng với truyền thống văn hóa của người Việt. Tục vận hành vòng tròn theo chiều ngược kim đồng hồ của người Việt Giao Chỉ được quán triệt trong toàn bộ nếp sống sinh hoạt của xã hội. Ngày nay, buổi sáng thể dục đi bộ quanh bờ hồ là theo chiều ngược kim đồng hồ. 3. Nhận xét Phần trình bày ở trên cho thấy, văn hóa Hán là hằng số lẻ, văn hóa Việt là hằng số chẵn. Văn hóa của hằng số lẻ khởi nguyên từ thuyết ngũ hành,văn hóa của hằng số chẵn bắt nguồn từ thuyết sinh học (10). Từ đó, suy ra hằng số chẵn của thuyết sinh học là đồng tác giả với hằng số chẵn của thuyết kinh dịch. Sách Kinh Dịch nguyên thủy của Lê Chí Thiệp đã dẫn nhiều nguồn cứ liệu, trong đó có cứ liệu của những người phương Tây gọi là nhà Trung Quốc học như cố đạo Wieger, hoặc học giả Mrcel Granet và A.forke người Đức Marc đã 20 năm nghiên cứu văn hóa Trung Hoa là đáng tin cậy không thể bác bỏ được. Các ông cho rằng, nền văn hóa của Trung Hoa là của người Việt Thường (Giao Chỉ). Đến đây sách Văn hóa nõ nường của chúng tôi dẫn ra thuyết sinh học lại chứng minh thêm một lần nữa. Sự thật vẫn phải công nhận là sự thật. Bản sắc văn hóa cổ truyền của dân tộc, chủ yếu được thực hiện ở dòng văn hóa tâm linh qua nghi lễ cúng tế cùng ngày hội rước xách ở đình chùa ở các làng quê và được thể hiện trong văn hóa vương quyền ở các cố đô, hoặc việc nhỏ trong mỗi gia đình là nghi thức cúng bái gia tiên, hoặc lễ tang tiệc cưới. Nhưng, trên nửa TK XX thời bao cấp, chúng ta bỏ cụm từ văn hóa tâm linh chỉ nói hiện thực, lại bị chiến tranh kéo dài làm đứt đoạn việc thực hiện nghi lễ văn hóa tâm linh truyền thống của dân tộc. Đến khi có chủ trương đổi mới thì ý thức khôi phục lại nền văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần dà được thực hiện. Song vì bỏ quá lâu và lại mang nặng tính hiện thực, cho nên việc phục hồi văn hóa tâm linh là việc làm không phải dễ dàng. Văn hóa tâm linh cổ truyền, đó là hèm tục huyền bí,
  • 8. bí hiểm của các pháp sư, thầy mo, thủ nhang ở các đình chùa theo cha truyền con nối đảm nhiệm, Song hiện nay, việc đảm nhiệm các trọng trách ấy hầu hết là do các vị “Cựu chiến binh”, vì thế, chỉ nói riêng việc vái lạy cũng không thực hiện đúng theo tục của cổ truyền; còn ở gia đình thì việc lớn nhất là lễ nghi cúng bái tổ tiên và lễ tang, tiệc cưới. Nhưng trong lễ tang chỉ thấy linh đình cỗ bàn mà không thấy nghi thức tâm linh đối với người quá cố, còn tiệc cưới chỉ thấy quà mừng, tiệc tùng và loa đài ầm ỹ, mà không thấy ý nghĩa của cỗ tơ hồng. Ngoài ra, một điểm lớn nhất và hệ trọng nhất, đó là vật hèm Thần Đồng (trống đồng) Ngọc Lũ sản phẩm văn hóa mang tính biểu tượng quốc gia, quốc huy của nước Văn Lang, bảo bối, Ấn tín và vật truyền ngôi của thời đại Hùng Vương, cho nên đã nâng Thần Đồng thành vị thần và lập đền thờ ở Thanh Hóa từ thuở đó, còn đền thờ ngài ở Hà Nội là mới lập từ đời nhà Lý. Thế mà ngày nay, có những người coi Thần Đồng Đông Sơn là loại nhạc khí, cho nên đã phát động phong trào biểu diễn trống đồng, thế chưa đủ họ còn cho vẽ mặt trống đồng lên mặt trống da, để nói trống đồng trống da đều là trống, điều mà dân gian gọi là lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia. Tam giáo đông nguyên hay Tứ giáo đồng hành. Đã có một thời giới học giả của nước ta say sưa trong li rượu Tam giáo đồng nguyên và tư tưởng vô thần. Họ quên đi hay nói đúng hơn là gạt bỏ, không thương tiêc gì đến bản sắc của nền văn hóa của dân tộc do Tổ tiên chúng ta dày công tạo dựng nên. Từ đó họ tạo dựng nền văn hóa hằng số lẻ như lạyTổ tiên 3 lay, hoặc hát 5 cửa và vẽ biểu tượng thì cho quay đầu hướng sang bên trái như Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên, Huy hiệu Doàn Thanh Niên; việc kì quái là cho hoa văn Thần Đồng Ngọc Lũ quay theo chiều kim đồng hồ- tức là cho Tổ tiên và lịch sử của dân tộc ta đi dật lùi và đưa Thần Đồng Ngọc Lũ ra đánh giã làm vỡ mặt, còn cho vẽ mặt Thần Đồng Ngọc Lũ lên mặt trống da để đánh; trong lễ tang thì mặc đồ đen phát băng đen cho người đến viếng, đôi đũa bông trên bát cơm cúng người quá cố thì làm 3 tầng bông hoặc 5 tầng bông (ảnh6a ) trong khi đó cổ vật trruyeenf thống chỉ một tầng bông (ánh 6 b). Chúng tôi chỉ điểm qua còn không thể nói hết được. Bởi lẽ một hệ tư tưởng tam giáo đồng nguyên kết hợp với tư tưởn vô thần và văn hoa dân gian đã làm mờ đi bản sắc của nền văn hóa tâm linh cổ truyền và dòng văn hóa vương quyền của dân tộc. Họ có một hệ thống truyền thống điện tín loa đài kết hợp với bái chí và hội văn nghệ dân gian chủ xuyến. - Lạy trước quan tài.
  • 9. Quan tài 6 a.Đôi đũa 3 tầng bông. Đôi đũa bông 6 b 1 tầng bông Tóm lại, nét bản sắc văn hóa Việt khác văn hóa Hán, đó là bản chất. Nó được bắt nguồn từ một quan niệm khởi thủy của nhận thức, rồi được truyền nối, sàng lọc, bổ sung và tích tụ thể hiện trong việc ứng xử của con người đối với thế giới tâm linh siêu hình và tiên tổ, hoặc ứng xử giữa con người với con người trong mối quan hệ thứ bậc của xã hội thực tại. Đó là văn hóa cổ truyền. Nó là cái gốc, điểm tựa trong giao lưu và tiếp biến văn hóa của dân tộc đối với văn hóa ngoại lại hội nhập. Do đó, chúng ta nên tìm lại truyền thống văn hóa cội nguồn của dân tộc để gìn giữ và phát huy. Chính từ những cái nhỏ nhặt này mà tạo thành cái lớn về bản sắc văn hóa của dân tộc. Nên chăng, Bộ VHTTDL cần có một đề tài nghiên cứu về vấn đề này, để có một văn bản hướng dẫn về nghi thức nhà nước ở lĩnh vực văn hóa tâm linh vái lạy, thực hiên thống nhất trong cả nước, tránh cho việc vái lạy không thống nhất hiện nạy. Bài khảo cứu này của chúng tôi chỉ mới điểm qua, hẳn có điều không đúng ý của quý bậc cao minh, kính mong được lời chỉ bảo. _______________ 1. Lê Chí Thiệp, Kinh dịch nguyên thủy, Nxb Văn học, 1998, tr.42. 2. Sách Văn hóa nõ nường của chúng tôi, Nxb Khoa học Xã hội, 2008, đề nghị gọi Hùng Linh thay cho tên đồng cổ (trống đồng) của Trung Quốc, do tướng Mã Viện ngụy tạo ra trong lần y đưa quân sang Giao Chỉ đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40-43. 3, 10. Dương Đình Minh Sơn, Văn hóa nõ nường, sđd, tr.204. 4, 5. Sử ký Tư Mã Thiên, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001, tr.99, 645. 6, 8. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, tr.12, 544. 7, 9. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Hà Nội, 1999, tr.36, 248.
  • 10. Quan tài 6 a.Đôi đũa 3 tầng bông. Đôi đũa bông 6 b 1 tầng bông Tóm lại, nét bản sắc văn hóa Việt khác văn hóa Hán, đó là bản chất. Nó được bắt nguồn từ một quan niệm khởi thủy của nhận thức, rồi được truyền nối, sàng lọc, bổ sung và tích tụ thể hiện trong việc ứng xử của con người đối với thế giới tâm linh siêu hình và tiên tổ, hoặc ứng xử giữa con người với con người trong mối quan hệ thứ bậc của xã hội thực tại. Đó là văn hóa cổ truyền. Nó là cái gốc, điểm tựa trong giao lưu và tiếp biến văn hóa của dân tộc đối với văn hóa ngoại lại hội nhập. Do đó, chúng ta nên tìm lại truyền thống văn hóa cội nguồn của dân tộc để gìn giữ và phát huy. Chính từ những cái nhỏ nhặt này mà tạo thành cái lớn về bản sắc văn hóa của dân tộc. Nên chăng, Bộ VHTTDL cần có một đề tài nghiên cứu về vấn đề này, để có một văn bản hướng dẫn về nghi thức nhà nước ở lĩnh vực văn hóa tâm linh vái lạy, thực hiên thống nhất trong cả nước, tránh cho việc vái lạy không thống nhất hiện nạy. Bài khảo cứu này của chúng tôi chỉ mới điểm qua, hẳn có điều không đúng ý của quý bậc cao minh, kính mong được lời chỉ bảo. _______________ 1. Lê Chí Thiệp, Kinh dịch nguyên thủy, Nxb Văn học, 1998, tr.42. 2. Sách Văn hóa nõ nường của chúng tôi, Nxb Khoa học Xã hội, 2008, đề nghị gọi Hùng Linh thay cho tên đồng cổ (trống đồng) của Trung Quốc, do tướng Mã Viện ngụy tạo ra trong lần y đưa quân sang Giao Chỉ đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40-43. 3, 10. Dương Đình Minh Sơn, Văn hóa nõ nường, sđd, tr.204. 4, 5. Sử ký Tư Mã Thiên, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001, tr.99, 645. 6, 8. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, tr.12, 544. 7, 9. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Hà Nội, 1999, tr.36, 248.