SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
Download to read offline
DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC
CENTER FOR RESEARCH CONSERVATION AND DEVELOPMENT OF NATIONAL CULTURE
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
TÒA SOẠN – TRỊ SỰ                                                                             MỤC LỤC:
52 Hương Viên – Quận Hai bà Trưng – Hà Nội
ĐT&Fax: 04.39764693                          VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
Email: vanhienvietnam@yahoo.com              4. Những kỳ quan xanh
     vanhienvietnam1@gmail.com               6. Những sứ giả bằng hình và tiếng
Website: vanhien.vn                          8. Những di hại trong việc phổ biến dân ca quan họ xa
                                             rời nguồn cội
CHỦ NHIỆM                                    10. “Chiếc khăn Piêu” trẻ mãi
                                             11. Nguyễn Văn Ngộ - Người kết nối thế giới
GS Hoàng Chương
                                             13. Tam Giang mới lạ với lễ hội sóng nước
TỔNG BIÊN TẬP
                                             XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG
Nguyễn Thế Khoa                              14. Lễ chùa đầu năm: lễ hội thiêng liêng hay trò bát nháo
                                             16. Thác loạn bên
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP THƯỜNG TRỰC                18. Nữ phu gạch
Trần Đức Trung                               20. Nhọc nhằn tuổi thơ
                                             22. Vợ lính nhà giàn DK1
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP                            24. Những mảnh đời bất hạnh của nữ phạm nhân bán
TS Nguyễn Minh San                           con người để nuôi con
                                             26. Người chồng nhẫn tâm giết vợ
TRƯỞNG BAN TRỊ SỰ
Nguyễn Hoàng Mai                             SỨC KHỎE
                                             28 Bệnh khớp
                                             29. Ngò gai
TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP CHUYÊN ĐỀ
Nguyễn Hữu Thi
                                             ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC
                                             36. Mỏi mòn 2 đời đòi đất.
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP                            38. Ông “kẹ” ép dân
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, GS Vũ         40. Khi ông trưởng ấp làm “ vua”
Khiêu, GS NSND Trần Bảng, GSTS Trần Văn
Khê, GS Trường Lưu, GSVS Hồ Sĩ Vịnh, NB      CÂU CHUYỆN TÒA ÁN
Phạm Đức Lượng, GSTS Thái Kim Lan, NSND.     42. Xét xử vụ thảm nạn làm 25 người thương vong
TS Phạm Thị Thành, NSND Đặng Nhật Minh,
TS Đoàn Thị Tình, GSTS Nguyễn Thuyết
                                             MỖI KỲ MỘT NHÂN VẬT
Phong, NVK Nguyễn Thế Kỷ                     46. NSND Kim Cương: Cần một mối tình để sống

TÒA SOẠN TẠI TP.HCM VÀ PHÍA NAM              THẾ GIỚI ĐÓ ĐÂY
76 Giải Phóng, P4, Q.Tân Bình, TP.HCM        49. Giáo hội Công giáo có Giáo Hoàng mới
Fax:        08394 485 712
Điện thoại: 08394 485 713

PHÓ ĐẠI DIỆN PHÍA NAM KIÊM THƯ KÝ
Trần Văn Thiện                                DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC
                                              CENTER FOR RESEARCH CONSERVATION AND DEVELOPMENT OF NATIONAL CULTURE




BIÊN TẬP VIÊN
Hoàng Minh

THIẾT KẾ
Linh Hoàng

GIÁ: 17.700 Đồng.                                                                                                     Chùa Trấn Quốc - Hà Nội
                                                                                                                            Văn hoá & xã hội - 3
VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

         Khó có thể nói khác khi ta đi dưới những đường phố rợp bóng
      cổ thụ giữa thủ đô Hà Nội, cố đô Huế hay thành phố mang tên
      Bác, đứng trước cây dã hương Tiên Lục, cây đa 7 rễ Hòa Bình,
      cây thị Triều Đông, cây si Văn Phát, rặng duối Đường Lâm, gốc
      me nhà Nguyễn Huệ, cây đa Tân Trào, cây ngô đồng sau điện
      Thái Hòa, cây lộc vừng Hồ Gươm, cây đa Hàng Trống trong sân
      tòa soạn báo Nhân Dân... Các cây cổ thụ đó thực sự là những kỳ
      quan xanh mà tạo hóa đã ban tặng cho đất nước “xanh đồng,
      xanh sông, xanh rừng, xanh biển” này…




    Những kỳ quan	
      Cây đa biểu tượng cho sự trường tồn
      và sức sống dẻo dai của làng quê
      truyền thống Việt Nam



          Không phải ngẫu nhiên mà          mát và hương thơm cho cuộc          của cây cối được ưu tiên tôn
      cây dã hương Tiên Lục ở Bắc           sống.                               trọng và chăm chút nhất. Thật
      Giang đã đi vào từ điển bách             Cây dã hương đúng là một         đúng với danh thơm của mình,
      khoa nổi tiếng thế giới Larousse.     “danh mộc”, một thứ kỳ quan         Tiên Lục là đất lành của các loại
      Từ điển này đã in ảnh cây dã          xanh, không chỉ của Việt Nam        cây cối. Chắc chắn không phải
      hương Tiên Lục với chú thích          mà còn của thế giới, niềm tự        ngẫu nhiên mà nhiều xóm của
      là cây dã thứ hai thế giới sau        hào chính đáng của người dân        Tiên Lục mang tên cây: xóm
      một cây dã khác ở châu Phi.           Tiên Lục, mảnh đất đã tạo nên       Cây Bàng, xóm Cây Dã, xóm
      Dã hương là loại cây đặc biệt         sự trường tồn kỳ diệu của nó.       cây Thông và các ngôi đình ở
      quý hiếm, có gốc nguyên sinh          Nhưng Tiên Lục không chỉ có         đó cũng mang tên cây: đình Cây
      nguyên thủy, tưởng đã tuyệt           cây dã hương. Theo người xưa,       Bàng, đình Cây Dã…Theo các
      chủng sau một trận đại hồng thủy      Tiên Lục có nghĩa là chốn ngự       bô lão ở đây, cây bàng ở đình
      ngàn năm trước. Nhưng hàng            của sáu nàng tiên. Nhưng theo       Cây Bàng, cây thông ở xóm Cây
      ngàn năm nay, loài cây có dòng        đúng tự dạng của của chữ Tiên       Thông có lẽ cũng cùng tuổi với
      họ long não cổ đại ấy vẫn lặng        Lục khắc trên bia đá dựng ở đình    cây dã, cũng lực lưỡng và xuân
      lẽ sống trên đất sỏi đồi son Tiên     làng từ thời Hậu Lê thì Tiên có     sắc kỳ lạ qua mười thế kỷ như cây
      Lục, bất chấp thời gian, thiên tai,   nghĩa là đầu tiên, còn Lục là màu   dã. Tuy vậy, chúng không nức
      địch họa, trẻ trung và tươi tốt lạ    xanh của cây lá. Như vậy, Tiên      tiếng bốn bể năm châu như cây
      thường, vẫn hàng ngày tỏa bóng        Lục có nghĩa là nơi màu xanh        dã đơn giản vì chúng là thông và

    4 - Pháp luật
bàng, có nghĩa không phải là loài
cây hiếm hoi như “lão trượng”
dã hương láng giềng.
    Phải nói trên đất nước ta,
những loại cây quen thuộc như
cây bàng, cây thông và những
cây đa, đề, xanh, si, xà cừ, gạo,
me, sấu… có tuổi thọ trăm năm,
ngàn năm không hiếm. Tôi
không biết Bộ nông nghiệp hay
Tổng cục thống kê đã có con số
tổng hợp của cả nước hay chưa
nhưng chỉ riêng hai địa phương
ở đồng bằng Bắc Bộ là Hà Tây
và Thái Bình vừa cho điều tra và      Cây dã hương ở xã Tiên Lục ngàn năm tuổi.
thống kê sơ bộ để bảo vệ các cây
cổ thụ từ trăm tuổi trở lên thì mỗi   thiên nhiên chính là người sáng        đất nước, với sự nghiệp của các
nơi đã cho con số hàng nghìn.         tạo vĩ đại và huyền bí nhất.           bậc thánh thần, anh hùng dựng
Các vùng đất cổ khác như Bắc              Những tấm ảnh của cuộc             làng, giữ nước, với cả lối sống
Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,           triển lãm quyến rũ khiến tôi tìm       và cách yêu thương rất đẹp của
Phú Thọ, Nam Định, Nghệ An,           về làng quê ở các huyện Phú            người dân sau lũy tre làng. Cây
Hà Tĩnh, cố đô Huế… có lẽ con         Xuyên, Thường Tín dọc sông             me hơn 300 tuổi tại nhà Nguyễn
số cũng không ít. Đặc biệt, con       Nhuệ, sông Đáy để tận mắt              Huệ tại Bảo tàng Quang Trung,
số ấy ở thủ đô Hà Nội ngàn năm        những tuyệt tác của thiên nhiên        Bình Định có thể kể cho chúng
văn hiến của chúng ta, nơi ra         đó: cây đa 3 rễ Bình Đà, Thanh         ta về sự phát tích của những
ngõ là gặp cổ thụ, chắc chắn còn      Oai, cây đa 7 rễ Hòa Bình, cây đa      người anh hùng áo vải Tây Sơn
hơn rất nhiều lần. Cái hết sức        hoa gạo Chương Dương, cây đa           còn rặng duối nghìn tuổi Đường
quý hiếm ở đây chính là ở cái sự      Giời ơi, Phúc Tiến, cây gạo đền        Lâm là một bằng chứng sống về
không hiếm ấy: cổ thụ trên đất        Bộ Đầu, cây thị nghìn tuổi chùa        tài thuần voi giúp nước đại phá
nước bốn nghìn năm của chúng          Triều Đông, cây si khổng lồ đình       quân Nam Hán của Ngô Quyền.
ta nhiều quá và đẹp quá!              Văn Phát… Tại nơi tọa lạc các              Cổ thụ Việt Nam không chỉ
    Mùa thu năm 2006, Hà Tây          kỳ quan xanh này, tôi càng hiểu        là biểu hiện rực rỡ của sức sống
cũ có tổ chức một triển lãm ảnh       các “cụ” cổ thụ không chỉ rất đẹp      và vẻ đẹp kỳ diệu, bất khuất của
về các cây cổ thụ của quê hương       mà còn rất thiêng. Nếu ở Tiên          thiên nhiên non nước Việt Nam
mình và làm người xem ngỡ             Lục, tôi từng nghe truyền tụng         mà còn mang đậm dấu ấn nền
ngàng vì sự hấp dẫn bất ngờ của       mỗi khi cây dã hương gẫy cành          văn hiến nghìn năm của dân
nó. Chỉ riêng một loại cây tưởng      là điềm báo một sự biến của cuộc       tộc bởi nó đã gắn bó sâu xa với
đã quá quen thuộc với mỗi người       đời ví như đang có giặc thì giặc       truyền thống Việt, lịch sử Việt,
Việt Nam ta: cây đa của giếng         tan, đang loạn ly thì thanh bình,      tâm linh Việt. Nó không chỉ là
nước, sân đình; cây đa của chú        thì người dân Hòa Bình, Thường         các kỳ quan thiên nhiên mà còn
Cuội và chị Hằng cũng đã hiện         Tín kể rằng cây đa 7 rễ đã dựng        là các kỳ quan văn hóa, một nền
ra trước ta với những dáng vẻ, bố     lên cả một bức tường thành che         văn hóa luôn xanh tươi, xuân
cục lạ và đẹp đến mức khó tin.        chở xóm làng, nó đã từng hứng          sắc, khi từ các cội già vững chãi
Mà đâu chỉ có cây đa, còn cây         chịu không biết bao nhiêu đạn          luôn bừng nở những chồi non,
thị, cây gạo, cây trồi, cây si…       bắn tới từ một đồn Pháp, thân          lộc biếc mỗi độ xuân về…
Hầu như tất cả, không chỉ đáng        cành lỗ chỗ vết đạn giặc mà                Thật tự hào khi ta có thể
chiêm ngưỡng như bằng chứng           vẫn sừng sững tươi xanh. Đặc           nói: đất nước ta là đất nước của
sống của sự trường sinh kỳ diệu       biệt mỗi “cụ” cổ thụ đều để lại        những cổ thụ, của những kỳ
mà còn như một tuyệt tác nghệ         trong dân gian bao sự tích, bao        quan xanh.
thuật. Ta chợt nhớ một nhận xét       huyền thoại sâu xa về tình đời,
của nhà văn Nga được người Việt       lẽ đời, gắn bó mật thiết với sự
Nam yêu mến K.Pauxtopxki:             tồn tại và phát triển của làng quê,                 NGUYỄN THẾ KHOA

                                                                                          Văn hoá & xã hội - 5
VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT



                              NHỮNG SỨ GIẢ
                          bằng hình và tiếng
          10 năm sau chiến tranh Mỹ          oai năm 1987. Tôi được Trung            đối khi xem xong phim cũng
      - Việt một bộ phim VN lần đầu          tâm Đông – Tây ở Honolulu               không có phản ứng gì gay gắt.
      tiên được công chiếu trên đất          mời sang trước để chuẩn bị cho          Chỉ có một khán giả cao niên
      Mỹ, đó là phim “Bao giờ cho đến        chương trình trên (dịch lời thoại,      từng ở Hà Nội phê bình trong
      tháng 10” (1985) và tại liên hoan      viết bài giới thiệu, tiếp xúc với       phim kiểu vấn tóc của một vài
      phim Ha-oai năm đó bộ phim đã          báo chí v.v.. ). Đoàn điện ảnh          nhân vật nữ chưa đúng. Kết thúc
      được tặng Giải Đặc biệt của Ban        VN gồm Thứ trưởng Bộ Văn hóa            buổi chiếu phim và giao lưu với
      Giám khảo. Trong bối cảnh lệnh         Đình Quang, Đạo diễn Bùi Đình           khán giả một nữ phóng viên trẻ
      cấm vận của Chính phủ Mỹ đối           Hạc đã gặp gỡ và trao đổi với           đài VOA xin phỏng vấn, trước
      với VN rất ngặt nghèo thì sự việc      các nhà làm phim Hollywood về           khi phỏng vấn tôi hỏi cô: Cảm
      trên có ý nghĩa thật đặc biệt. Có      đề tài chiến tranh VN. Quả thật         tưởng của cô khi xem xong bộ
      thể nói điện ảnh đã đi tiên phong      không có gì nhanh chóng và hữu          phim như thế nào? Cô nói thích
      trong việc xóa bỏ cấm vận mà           hiệu bằng phim ảnh để giúp con          vì có nhiều phân cảnh cảm động
      mãi hơn 20 năm sau mới thành           người xóa bỏ những định kiến,           và đồng ý đưa vào bài phỏng
      hiện thực. Tiếp theo bộ phim này       xích lại gần nhau. Chuyến đi            vấn.
      là một bộ phim của Hà Nội đươc         đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm             Phim vừa mới xuất xưởng,
      chính thức chiếu tại Honolulu          đẹp. Đó là lần trường Đại học           thì Liên hoan phim Toronto
      cũng gây ngạc nhiên cho người          UCLA (Los Angeles – Hoa kỳ)             (Canada) cũng mời tham dự
      Mỹ và cộng đồng người Việt             mời chiếu bộ phim Hà Nội –              chương trình Toàn cảnh điện
      sinh sống tại đây. Bộ phim đã lấy      Mùa đông năm 1946. Trước buổi           ảnh Châu Á. Nhà báo nữ Joan
      đi không ít nước mắt của người         công chiếu Ban tổ chức thông            Dupont người từng cộng tác với
      xem vì những hình ảnh đầy cảm          báo trong bộ phim có hình ảnh           tôi trong các LHP QT cũng đã
      động với tính nhân bản cao.            Chủ tịch Hồ Chí Minh vì thế một         viết một bài báo dài với tựa đề
          Sau đó 2 năm, một chương           số người Việt Nam đã biểu tình          “Ngoại giao con thoi cho phim
      trình VN gồm 12 phim truyện            phản đối trước rạp chiếu phim           VN” (Shuttle Diplomacy for
      và một phim tài liệu về Chiến          khiến chúng tôi rất bất ngờ.            Vietnam Films ) đăng trên tờ
      dịch Điện Biên Phủ được giới           Nhưng rồi buổi chiếu đã diễn ra         International Herald Tribune ra
      thiệu trong khuôn khổ LHP Ha-          êm đẹp , những người từng phản          ngày 24.9.1997.
                                                                                         Cách đây 10 năm tôi nhận
                                                                                     được lá thư của một Việt Kiều
                                                                                     sinh sống tại Paris. Trong thư
                                                                                     chị viết: “Một buổi sáng trên
                                                                                     đường đi làm, tôi nhìn thấy một
                                                                                     tấm áp phíc treo trước rạp chiếu
                                                                                     bóng trên Place d’ Italie. Trên
                                                                                     áp phíc là hình một cô gái VN
                                                                                     (nhân vật chính trong bộ phim
                                                                                     Mùa ổi) đang được chiếu tại
                                                                                     Paris hệ thống các rạp của Hãng
                                                                                     Gaumont. Tự nhiên trong lòng
                                                                                     trào dâng nỗi hân hoan khó tả.
          Bộ phim “Bao giờ cho đến tháng 10” của ĐD Đặng Nhật Minh là một trong 18   Bấy lâu nay ra đường chỉ thấy
      bộ phim châu Á xuất sắc mọi thời đại                                           toàn những áp phíc phim Pháp,
    6 - Pháp luật
Châu Âu, Mỹ, thi thoảng có vài                                            cơ quan nào giao phó. Gần đây
áp phíc quảng cáo Châu Á… thì                                             ngành ngoại giao có đề ra khái
hôm nay lại thấy phim VN. Một                                             niệm ngoại giao văn hóa. Có
sự kiện hy hữu”. Và hơn 10 năm                                            hẳn một hội thảo về ngoại giao
nay chuyện này cũng dường như                                             văn hóa.Tôi không được mời
là hi hữu tại các rạp chiếu phim                                          tham dự cuộc hội thảo trên nên
ở Pháp.                                                                   không biết trong hội thảo đó có
    Nhân dịp kỷ niệm 35 năm                                               ai nhắc đến một công cụ rất hữu
(2010) ngày thống nhất đất nước                                           hiệu trong ngoại giao văn hóa là
thay vì mở tiệc chiêu đãi, Đại sứ                                         phim ảnh không? Thực ra khái
VN tại Hungary lúc đó là ông                                              niệm ngoại giao văn hóa đã có
Nguyễn Quốc Dũng đã chiêu                                                 từ lâu. Cách đây ba mươi năm
đãi các quan chức nước bạn và                                             Ba Lan đã lấy văn hóa làm nền
đoàn ngoại giao Budapest bằng       về nghị lực nơi đất khách quê         tảng cho ngoại giao.Còn nước
bộ phim Đừng đốt với sự có mặt      người, những tấm lòng nhân ái         ta trong một thời gian dài luôn
của đạo diễn phim và hai nhạc       của con người nơi họ sinh sống.       lấy chính trị làm nền tảng của
sỹ người Hung chịu trách nhiệm.     Tôi tự hỏi tại sao các đạo diễn trẻ   ngọai giao, và kết hợp với sức
Buổi chiếu đã mang lại kết quả      Việt kiều ở Los Angeles không         mạnh quân sự làm điểm tựa cho
thật bất ngờ. Các khách mời đều     quan tâm tới những chuyện ngay        công tác ngoại giao. Nay trong
hồ hởi bắt tay cảm ơn ông Đại       trong gia đình họ, quá khứ của        xu thế hội nhập đề cao văn hóa
sứ và chúc mừng những người         cha anh họ? Nếu họ nhận thức          trong công tác ngoại giao là một
làm phim. Sau này gặp lại tôi,      được điều đó thì trong một ngày       chủ trương rất hợp thời. Cái để
ông Đại sứ cho biết từ buổi chiếu   không xa chúng ta sẽ có được          con người khác mầu da chủng
phim hôm đó Bộ ngoại giao họ        bức tranh toàn diện hơn về con        tộc xích gần lại với nhau không
nể tôi hẳn. Rồi ông kết luận: thế   người VN ở cả hai bên trong           có gì khác hơn là những giá trị
mới biết sức mạnh của văn hóa!      những thập kỷ đầy biến động           văn hóa. Chiến tranh rồi sẽ qua
    Một lần khác, tại trường Đại    vừa qua.                              đi, những thể chế chính trị rồi có
học Nam California (Mỹ) trong           Nếu quan niệm ngoại giao là       thể thay đổi, cái còn lại mãi mãi
phần giao lưu với đạo diễn sau      làm cho người khác hiểu mình,         là nền tảng và giá trị văn hóa của
buổi chiếu phim Đừng đốt, một       có thiện cảm với mình, thì những      mỗi quốc gia.
nữ Việt kiều đã hỏi tôi: Trong      bộ phim VN trong hơn 30 năm
phim Đừng đốt ông đã đề cập         qua đã làm được điều đó. Chúng
                                    như những sứ giả thầm lặng, tự                ĐẠO DIỄN :
đến người của hai phía: phía
                                                                                 ĐẶNG NHẬT MINH
người của Miền Bắc VN và phía       nhận lấy cho mình cái sứ mệnh
người Mỹ, còn một phía nữa sao      ngọai giao mà không có tổ chức
ông không đề cập đến ? Tôi hiểu
đó là phía những người sinh sống
và làm việc tại Miền Nam VN
trước năm 1975. Tôi đã trả lời:
Tôi không có nhiều thực tế để
đề cập một cách chính xác về số
phận của những con người phía
này. Tôi nghĩ đó là trách nhiệm
của các đạo diễn Việt Kiều lớn
lên, được học hành và sinh sống
tại Hoa Kỳ. Chính họ phải có
trách nhiệm nói lên số phận của
lớp người như cha anh họ, những
bi kịch, những thử thách mà cha
anh họ đã gặp phải và dũng cảm
vượt qua, những tấm gương

                                                                                       Văn hoá & xã hội - 7
VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

        Hát quan họ ở Bắc Ninh - Di
        sản văn hóa phi vật thể cần
        được bảo tồn và phút huy




      Những di hại trong việc phổ biến
      dân ca quan họ xa rời nguồn cội
          Không thể phủ nhận dân ca       nước cũng như bạn bè thế giới       tác khúc châu Âu, bỏ qua các thủ
      quan họ là thể loại dân ca truyền   được giới thiệu, được biết đến      pháp tác khúc độc đáo của quan
      thống hiện đang được biết đến       và tiếp nhận nồng nhiệt với tên     họ truyền thống mà họ ngỡ là đã
      nhiều nhất trong cuộc sống          gọi dân ca quan họ qua các kênh     lỗi thời, lạc hậu.
      đương đại ở nước ta hiện nay và     truyền bá trên lại không đẹp như        Điều tất nhiên là các ca khúc
      cũng là thể loại dân ca Việt Nam    vốn có của nó.                      được “cải biên nâng cao” theo
      được bạn bè quốc tế biết đến            Có thể khẳng định rằng hầu      những nguyên tắc phi quan họ
      nhiều nhất. Từ các đoàn nghệ        hết chúng chỉ là những phiên bản    này đã được trình diễn quảng
      thuật ca nhạc chuyên nghiệp đến     lai tạp, pha trộn, biến dạng, có    bá rộng rãi bằng các hình thức
      hội diễn nghệ thuật quần chúng      khi rất nghiêm trọng, của dân ca    diễn xướng quan họ cổ truyền
      trên mọi miền đất nước đều          quan họ. Thực chất đây là một       độc đáo là hát đôi cùng giới hát
      không thể thiếu những tiết mục      thứ ca khúc trình diễn mới đã       đối khác giới và hát không nhạc
      dân ca quan họ. Trên các phương     được các nhạc sĩ chuyên nghiệp      đệm mà bằng các hình thức đơn
      tiện truyền thông đại chúng, dân    lấy âm hình giai điệu và ca từ      ca hoặc song ca nam nữ theo
      ca quan họ cũng thường xuyên        một số bài quan họ truyền thống     lối trình diễn và cách hát cộng
      xuất hiện và được yêu thích. Ở      “cải biên nâng cao” theo những      minh rung giọng của thanh nhạc
      chương trình giáo dục âm nhạc       tiêu chuẩn được coi là “khoa học,   phương Tây mà không hề quan
      phổ thông, trong số lượng ít ỏi     hiện đại” của âm nhạc học bình      tâm đến phương pháp thanh
      các bài dân ca được truyền dạy,     quân thế giới với các quan niệm     nhạc độc đáo, tinh tế của quan
      quan họ cũng chính thức có mặt      về âm chủ, âm ổn định, các điệu     họ truyền thống với các luyến
      hai bài “Lý cây đa” và “Trống       thức trưởng thứ cố định, các kết    láy đặc trưng và lối ngân nẩy
      cơm” .                              cấu vuông vức cân phương, các       hạt tuyệt vời. Từ người nhạc sĩ
          Tuy vậy, thật đáng tiếc là      lối tổ chức cao trào âm nhạc và     chuyên nghiệp cho đến các ca sĩ,
      những gì mà công chúng cả           kết thúc đóng của phương pháp       đơn vị nghệ thuật theo phương
    8 - Pháp luật
pháp bình quân luật châu Âu trong
“cải biên nâng cao” đã đưa cái gọi
là dân ca quan họ của mình rời xa
cái gốc, đến mức khó có thể nhận
ra gốc gác nguồn cội của nó.
    Thực ra, việc chuyển thể dân ca
quan họ từ ca khúc truyền thống
sang hình thức tân nhạc bình quân
luật, từ một hình thức ca khúc sinh
hoạt giao lưu tâm tình sang hình
thức ca khúc trình diễn, để dễ dàng
phổ biến truyền bá những tinh hoa
của giai điệu và ca từ quan họ là
một việc làm cần thiết trong một
hoàn cảnh lịch sử nhất định và có
tác dụng không thể phủ nhận.
    Nhưng việc làm trên trong thực    nhạc học thế giới mà không         công nhận các hình thức quan
tế hơn 4 thập kỷ qua đã gây nên       biết rằng còn có chuẩn của một     họ mà họ cho là quan họ đoàn,
những di hại hết sức nguy hiểm:       hệ thống âm nhạc học khác của      quan họ đài này gia nhập vào
    Thứ nhất, do không được giới      châu Á và Việt Nam. Nhà nghiên     đại gia đình làn điệu quan họ
thiệu đầy đủ, cặn kẽ, những bài       cứu Mịch Quang và các GSTS         lúc nào cũng rộng mở rõ ràng
quan họ được chuyển thể, được         Trần Văn Khê, Nguyễn Thuyết        không hề là các phản ứng cực
“dịch” sang một thứ ngôn ngữ âm       Phong đã từng chỉ trích mạnh       đoan, hẹp hòi, mà có cơ sở khoa
nhạc khác và trình bày với một        mẽ cái khái niệm “nâng cao”        học âm nhạc sâu sắc. Trong số
hình thức ca hát khác, những bài      mà các ông cho là đầy lố bịch      những người bị coi là “mù” tân
quan họ lơ lớ quan họ này lại được    và quá hài hước này. Theo các      nhạc nhưng lại rất nhuần nhuyễn
đông đảo công chúng, thậm chí         ông, âm nhạc học phương Đông       âm nhạc của bộ môn sân khấu
cả các nhà hoạt động văn hóa, cả      và phương Tây là hai hệ thống      truyền thống, đã nhanh chóng
giới nghệ sĩ chuyên nghiệp trong      khác nhau với những cái chuẩn      gia nhập vào kho tàng làn điệu
và ngoài nước coi như những           khác nhau và vẻ đẹp khác nhau,     truyền thống, trong khi rất nhiều
bản quan họ gốc. Chính vì thế họ      không thể lấy cái chuẩn phương     sáng tác mới của các nhạc sĩ tân
không quan tâm tìm hiểu về làn        Tây để nâng cao các tác phẩm       nhạc cự phách chỉ được coi như
điệu quan họ thuần khiết, độc đáo,    của âm nhạc phương Đông và         những khách lạ tình cờ đến nhầm
trọn vẹn, tuyệt đẹp và đang có        ngược lại. Hơn nữa, một thể loại   nhà. Trong dân ca quan họ cũng
nguy cơ thất truyền trong các làng    âm nhạc đã đạt đến đỉnh cao như    vậy, việc hàng loạt bài hát mới
quê Kinh Bắc.                         dân ca quan họ thì tự nó đã là     do các cụ Tư La, Nguyễn Đức
    Thứ hai, việc chuyển thể, dịch,   một sản phẩm toàn bích, không      Sôi sáng tác đã gia nhập ngọt xớt
cải biên, phóng tác, tân nhạc hóa     ai có thể cải biên nâng cao hơn    kho tàng quan họ cổ truyền trong
dân ca quan họ được chính những       được. Việc tân nhạc hóa dân ca     khi các loại quan họ “cải biên
người trong cuộc, các tác giả và      quan họ chỉ có thể được coi là     nâng cao”của nhiều nhạc sĩ tài
những người sử dụng chúng, mặc        một hoạt động chuyển thể, dịch     danh dù đã được lưu truyền rộng
nhiên coi việc làm của mình như       quan họ sang một thứ ngôn ngữ      rãi và được công luận ca tụng
một hoạt động “cải biên, nâng         âm nhạc khác và một hình thức      hết lời vẫn bị giới quan họ cổ
cao” quan họ truyền thống với         biểu diễn khác để phổ biến đại     truyền coi như những kẻ ngoại
quan điểm “bỏ thô lấy tinh” theo      trà. Nhiều cái “thô” mà các nhạc   đạo. Đây không phải là vấn đề
những tiêu chuẩn “khoa học hiện       sĩ này đã bỏ theo quan niệm châu   tài năng mà là một vấn đề có tính
đại” của âm nhạc học thế giới.        Âu có khi lại là những vàng ngọc   chất hệ thống, hay đúng hơn, có
Đây là sự ngộ nhận rất ấu trĩ của     thực sự của âm nhạc phương         tính chất huyết thống, trên lĩnh
một bộ phận nhạc sĩ chỉ có nền        Đông và Việt Nam.                  vực âm nhạc.
tảng kiến thức hệ thống âm nhạc           Với trực giác quan họ tinh
học bình quân luật châu Âu và         tường, việc nghệ nhân của nhiều    		                NHẬT ÁNH
coi đó là chuẩn duy nhất của âm       thế hệ quan họ cổ truyền không
                                                                                      Văn hoá & xã hội - 9
VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT



                         “Chiếc khăn Piêu”
                         				      trẻ mãi
                                                                                       Ở “tuổi đời” 55, ca khúc
                                                                                       “Chiếc khăn Piêu” của
                                                                                       nhạc sĩ Doãn Nho mới
                                                                                       bộc lộ “sức trẻ” khi được
                                                                                       ca sĩ Tùng Dương chọn
                                                                                       làm món quà gửi tới công
                                                                                       chúng yêu âm nhạc toàn
                                                                                       quốc để rồi giành giải
                                                                                       thưởng Bài hát của năm
                                                                                       2012, tiếp đến là giải
                                                                                       thưởng bài hát của tháng
                                                                                       1.2013.

      Nhạc sĩ Doãn Nho (đội mũ) cùng tác giả bài viết và TS Vũ Thế Long tại buổi gặp
      mặt mừng xuân 2013 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức ngày 4.2.2013


          Như chúng ta cũng biết,             “trẻ hóa đứa con tinh thần thuộc         kết đưa lên thành đoạn mở và
      trong sự xô bồ của đời sống             tuổi “lão” của mình”, nhạc sĩ            được hát chậm đi, kéo dài các
      âm nhạc hiện nay, các ca khúc           tâm sự.                                  nốt ngân, mở ra một không
      hướng vào giới trẻ xuất hiện                Đúng như nhận xét của nhạc           gian âm nhạc mênh mông. Khi
      ngày càng nhiều, rồi sau đó cũng        sĩ Doãn Nho, “Chiếc khăn piêu”           vào phần phát triển (nguyên là
      nhanh chóng trôi vào dĩ vãng.           được làm mới, có sức chinh phục          phần mở đầu) với tiết tấu dồn
      Và việc Tùng Dương chọn ca              mới là nhờ ca sĩ Tùng Dương              dập, giai điệu tươi vui, tạo sức
      khúc “Chiếc khăn Piêu” - ra             cùng nhạc sĩ phối khí Nguyên Lê          hút lạ lùng cho bài hát. Như vậy,
      đời cách nay hơn nửa thế kỷ lại         đã có rất nhiều sáng tạo. Một ca         “Chiếc khăn Piêu” đã thay đổi
      giành được sự ủng hộ nhiệt tình         khúc dựa vào chất liệu dân ca Xá         một cách tự nhiên, từ một đoạn
      nhất của khán giả, quả là điều          (Khơ Mú) Tây Bắc, có cấu trúc            đơn thành hai đoạn đơn và phần
      bất ngờ. Bản thân nhạc sĩ Doãn          tương đối đơn giản nhưng chặt            tái hiện hoàn chỉnh. Hơn nữa
      Nho cũng có cảm giác như vậy:           chẽ, đã khẳng định giá trị của           chính sự thay đổi về nhịp điệu,
      “Trong suốt quá trình chọn, dàn         mình suốt 55 năm qua, tưởng              tiết tấu, lối phối khí theo phong
      dựng ca khúc và biểu diễn, Tùng         khó thay đổi được, vậy mà qua            cách phương Tây đã tạo nên sức
      Dương không trao đổi gì với             sự sáng tạo của Tùng Dương và            hút mới nhưng vẫn giữ được cái
      tôi cả. Chỉ đến khi nghe tin tác        Nguyên Lê, ca khúc đã mang               “thần” của tác phẩm.
      phẩm “Chiếc khăn Piêu” đoạt             một cấu trúc mới mẻ, trẻ trung.              Ca khúc “Chiếc khăn Piêu”
      giải, tôi mới bất ngờ khi Tùng          Điều này thể hiện rất rõ khi 2           được làm mới và nhận được sự
      Dương đã có nhiều sáng tạo khi          người đã mạnh dạn “cắt” đoạn             hưởng ứng là bước đệm giúp

    10 - Pháp luật
Tùng Dương thoải mái trổ tài
trong không gian âm nhạc rộng
hơn, phong phú hơn so với bản
                                      Nguyễn Văn Ngộ:
gốc. Những chỗ hát ở nốt cao,
kéo dài, Tùng Dương thể hiện
kỹ thuật thanh nhạc vững vàng
của mình. Câu hát “A chị ơi tới
                                    “Người kết nối thế giới”
đây nhận lấy chiếc khăn đẹp         Ai đã một lần đến Bưu điện Trung tâm Sài Gòn thì sẽ bắt gặp
này/Thôi này đừng tìm trong         hình ảnh một ông lão mái tóc bạc trắng, lưng còng, dáng người
rừng, lạc trong rừng, nát hoa       nhỏ nhắn, nhanh nhẹn ngồi ở góc bưu điện; hằng ngày vẫn thầm
rừng khăn piêu đây”, các nghệ sĩ    lặng làm công việc viết thư thuê. Bởi ông tâm niệm: “Hạnh phúc
đi trước thường hát xuống một       là khi mình làm một việc gì đó có ích và đem lại hạnh phúc cho
quãng 8 để tạo ra sự tương phản,    người khác”.
thì Tùng Dương vẫn hát ở độ cao
tương ứng với các câu khác, tạo
ra sự thanh thoát, cũng là cách
làm mới ca khúc. Những chỗ hát
với tiết tấu nhanh, Tùng Dương
không để cho nhịp điệu cuốn
hút khiến mình hát một cách dễ
dãi, mà vẫn sử dụng kỹ thuật
vuốt nốt, nhấn nhá kiểu phương
Đông, có gì đó rất ma mị, dẫn
dụ khán giả đi sâu vào thế giới
nội tâm mà nhạc sĩ muốn thể
hiện. Khi trả lời phỏng vấn Tùng
Dương đã tự đánh giá: “Cảm xúc
chung là trẻ, không khí âm nhạc
hiện đại phù hợp với cảm nhận
của nhiều người nghe hiện nay.
Đoạn cuối của ca khúc có lẽ là      Ông Nguyễn Văn Ngộ
sự khác biệt dễ nhận biết nhất
“Tiếng tôi vang rừng núi/ Nhưng          Viết thư vì niềm vui và đam   được nhận danh hiệu “Người
không ai trả lời”, với NSƯT         mê                                 viết thư thuê lâu năm nhất Việt
Kiều Hưng hoặc anh Trọng Tấn           Ông là Dương Văn Ngộ, sinh      Nam” do Trung tâm sách Kỷ
thì miên man, dí dỏm. Nhưng         ngày 3/3/1930 (người Hoa) ông      lục Việt Nam công nhận và là
với Tùng Dương thì thênh thang,     sống ở Việt Nam từ lúc 2 tuổi.     “Người viết thư thuê chuyên
rộng lớn, một chút luyến tiếc,      Ông là cựu học sinh trường         nghiệp nhất trong lịch sử ngành
nhớ nhung…”.                        Petrus Ký, lấy bằng trung học      Bưu điện Việt Nam”.
    Sự thành công của “Chiếc        Pháp từ năm 22 tuổi và gia nhập       Ông làm công việc viết thư
khăn Piêu’ cho thấy những tác       đội ngũ nhân viên Bưu điện Sài     này không chỉ vì sinh kế mà còn
phẩm văn học nghệ thuật mang        Gòn (Bưu điện Trung tâm TP         vì niềm vui, vì đam mê. Kể từ
được hồn dân tộc thì không bao      HCM). Ông nói tiếng Anh, tiếng     khi ông bén duyên với công việc
giờ cũ. Trong kho tàng âm nhạc      Pháp khá thành thạo nhờ học        viết thư thuê, nhiều câu chuyện
Việt Nam, còn rất nhiều tác         trong trường phổ thông và tự       buồn vui trong nghề nghiệp cũng
phẩm có giá trị và nếu có cách      học. Sau 43 năm công tác chính     bắt đầu.
biểu hiện mới, sẽ có sức sống       thức trong ngành Bưu Chính            Ông chia sẻ, kỉ niệm mà ông
mới, chinh phục được khán giả       Viễn Thông, năm 1990 ông về        nhớ nhất là khi ông tiếp xúc với
thời nay, không kể đó là khán giả   hưu được ban lãnh đạo bưu điện     một nhà báo người Đức tên là
già hay trẻ.                        sắp xếp một chỗ ngồi trong bưu     Fiona Ehlers, nữ nhà báo này
                                    điện để ông làm công việc viết     đã đến gặp ông và viết một bài
                VIỆT LONG           thư của mình. Năm 2007 Ông         phóng sự dài nói về cuộc đời và
                                                                                  Văn hoá & xã hội - 11
VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

                                                                                  thư rất tình cảm”.
                                                                                      Đặc biệt, hằng ngày có rất
                                                                                  nhiều du khách nước ngoài đến
                                                                                  tham quan bưu điện, tỏ ra thích
                                                                                  thú với công việc của ông. Nhiều
                                                                                  người biết đến ông qua một số
                                                                                  bài báo được đăng tải trên thế
                                                                                  giới (như tờ báo DER SPIEGEL
                                                                                  của Đức). Vì thế, nhiều du
                                                                                  khách muốn đến bưu điện trung
                                                                                  tâm Sài Gòn để nhìn thấy ông,
                                                                                  chứng kiến và quan sát công
                                                                                  việc của ông. Với họ, công việc
                                                                                  của ông Ngộ cũng là một phần
                                                                                  nét độc đáo và hấp dẫn riêng
                                                                                  của bưu điện trung tâm Sài Gòn
                                                                                  này. Ngoài công việc viết thư ra
                                                                                  ông Ngộ còn là một thông dịch
                                                                                  viên tiếp Pháp, tiếng Anh cho
                                                                                  nhân viên bưu điện trong những
      Ông Ngộ đang chia sẻ với du khách về công việc viết thư của mình            trường hợp phức tạp. Nhân viên
                                                                                  bưu điện Hà Hồng Phượng cho
      công việc của ông, cô nhà báo           chính nét chữ bay bổng, tinh tế     biết: “Ông Ngộ là người rất vui
      này gọi ông là “Người kết nối           của mình chứ ông không bao          vẻ, nhiệt tình, nói thông thạo 2
      thế giới”. Tuy cô đã trở về Đức         giờ đánh máy chữ hay vi tính vì     ngôn ngữ, tiếng Anh và tiếng
      nhưng hàng tháng cô vẫn thường          ông bảo, viết bằng máy con chữ      Pháp. Mỗi lần tôi hoặc các nhân
      xuyên gửi thư thăm hỏi sức khỏe         đó nó “hổng có hồn, nó hổng có      viên gặp khó khăn trong giao
      và động viên ông.                       chân thật”.                         tiếp đặc biệt là tiếng Pháp thì đều
          Ông Ngộ năm nay đã bước                                                 nhờ đến ông giúp”.
      sang tuổi 82 nhưng trí óc vẫn              Người viết thư tình thế kỉ           Không chỉ có công việc mà
      còn rất minh mẫn. Ngày nào ông             Khách hàng của ông đủ mọi        ông luôn tự hào và rất hạnh phúc
      cũng đạp xe, từ nhà ở quận Bình         lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã     về gia đình nhỏ của mình, ông có
      Thạnh sang bưu điện Trung tâm           hội, một khách hàng thân thiết      sáu người con. Nhưng có tới bốn
      TPHCM (Quận 1) để viết thư              của ông là bà Nguyễn Thị Xuân       giáo viên (hai con gái, một con
      thuê. Công việc của ông bắt đầu         Hồng cho biết, mỗi lần đến bưu      dâu, một cháu nội đều dạy tiếng
      từ 7 giờ sáng và kết thúc vào 4         điện gửi thư cho con trai ở Mĩ,     Anh). “Nhà tôi không giàu về
      giờ chiều. Nơi làm việc của ông         bà đều nhờ ông Ngộ viết giúp vì     tiền về bạc nhưng tôi sung sướng
      treo cái biển nhỏ màu xanh “Nơi         ông viết rõ ràng, chính xác.        nhất là tất cả đều làm nghề lương
      chỉ dẫn và viết giúp”, bàn làm             Ông Ngộ không chỉ đơn            thiện”- ông chia sẻ.
      việc của ông rất đơn giản với           thuần làm công việc viết thư             Đặc biệt năm nay cũng kỉ
      giấy, bút, từ điển Anh-Pháp-Việt,       mà ông còn dịch thư cho nhiều       niệm 20 năm ông làm nghề viết
      kính lúp cùng nhiều sách địa lý,        cô gái lấy chồng, có người yêu      thư thuê. Cầu mong cho ông thật
      bản đồ của Việt Nam và thế giới.        ở nước ngoài. Bởi thế khách         nhiều sức khỏe, để tiếp tục là
      Khi viết bất kể lá thư nào, cho         hàng nữ giới của ông thường gọi     “Người kết nối thế giới”. Bởi tôi
      ai, ông đều chọn ngôn từ rất cẩn        ông Ngộ là “Người viết thư tình     tin rằng dù xã hội có phát triển
      thận, trình bày rõ ràng, chính          thế kỉ”. Bạn Nguyễn Thị Hồng        hiện đại đến đâu thì những bức
      xác và đúng theo văn phong của          Thảo vui vẻ tâm sự: “Thảo quen      thư trên giấy vẫn sẽ có một chỗ
      từng loại thư. Là người viết thư,       một người Pháp nhưng lại không      đứng riêng trong cuộc sống của
      ông hiểu từ ngữ quan trọng tới          biết tiếng Pháp, nên mỗi lần viết   mỗi người.
      mức nào, ông nói chỉ cần “sai           thư hay dịch thư mình đều nhờ                            DUY TUẤN
      một ly là đi một dặm”. Đặc biệt         đến bác Ngộ giúp, tuy lớn tuổi
      ông chỉ viết thư bằng tay, bằng         nhưng bác rất hiểu tâm lí và viết
    12 - Pháp luật
TAM GIANG MỚI LẠ VỚI LỄ HỘI SÓNG NƯỚC
     Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” được bắt đầu bằng lễ tế Bà Tơ. Chuyện rằng, trong
một trận thủy chiến trên phá Tam Giang khoảng chừng 400 năm trước, chúa Tiên - Nguyễn
Hoàng đã phải một phen bôn tẩu. Bị quân địch truy đuổi, thì chúa được người đàn bà họ
Trần giúp đỡ và thoát hiểm. Cảm kích chúa đã trọng thưởng bằng một hình thức rất lạ kỳ.
Đó là, trước sự chứng kiến của đông đảo chúa - tôi, người ta cho thả bã mía từ sông Bồ,
phía trước làng Bác Vọng. Bã mía trôi theo dòng nước chảy, rồi dạt vào bờ và đó được xác
định là nơi xa nhất trong giang phận, được quyền canh tác và khai phá của làng Bác Vọng…
    Phải đến “Sóng nước Tam Giang”, những giá trị văn hoá - lịch sử cũng như tâm linh
mới được đánh thức và phát lộ. Bên cạnh huyền thoại về người đàn bà họ Trần thông qua
lễ tế với những nghi thức đậm nét văn hoá dân gian của vùng cư dân sông nước, cũng trong
“Sóng nước Tam Giang” lần đầu tiên tổ chức diễn xướng hát bả trạo, một loại hình văn hóa
phi vật thể được người dân nơi đây gìn giữ hàng trăm năm nay và được xem là một cách
nhìn mới, cách tiếp cận và khai thác rất đặc biệt những giá trị lớn lao của con phá lớn nhất
Đông Nam Á.
    Vào dịp đầu thu mới đây, tôi lại có chuyến dạo chơi trên phá Tam Giang. Khởi hành từ
một bến đò nhỏ ở thôn Mai Dương, chúng tôi lênh đênh trên phá, đi qua nhiều tên đất, tên
làng đã đi vào ký ức một thời khó quên, như Thủy Lập, Hà Lạc, Cồn Tộc... Buổi sáng khi
hoàng hôn bắt đầu và ánh mặt trời ló rạng, phá Tam Giang đẹp đến mê hồn. Những con đò
ngược xuôi tạo nên thanh âm quen thuộc và những đợt sóng trào dễ thương như giỡn đùa và
trêu ngươi cùng lữ khách. Rồi hình ảnh những dân chài lực lưỡng như sừng sững trên nền
hình sông nước bao la. Đã có bao nhiêu khuôn hình, tấm ảnh để đời của nhiều nghệ sĩ đoạt
những giải thưởng lớn, tạo được sự xúc động mạnh mẽ trong tâm hồn bao người lấy ý tưởng
từ cảnh tượng ngư dân tung chài trên phá kia.
    Như sự sẻ chia, để thêm bao người cùng tận hưởng cảnh đẹp “trời cho”, mới đây ngành
du lịch đã có ý tưởng hình thành nên tour “Một ngày trên phá Tam Giang”, khám phá sinh
thái vùng biển Quảng Công, Quảng Ngạn và phá Tam Giang. Một trong những điểm nhấn
đặc biệt là vào buổi chiều tà, khách du lịch được lên thuyền ra phá Tam Giang để cùng
thưởng thức cảnh tượng đánh bắt thủy sản, như giở một trộ nò sáo, thưởng thức cảnh thả
lưới bằng xuồng nhỏ với những âm thanh đuổi cá nghe rất lạ và đặc biệt ngắm nhìn cảnh
quăng lưới lúc ánh chiều tà và khi hoàng hôn buông xuống... 
    Buổi tối cùng với đoàn người đông vui đổ về bến đò Cồn Tộc dự đêm khai hội “Sóng
nước Tam Giang”, tôi như chợt nhận ra thêm một điều mới lạ về sự hội tụ và sức hấp dẫn
đặc biệt của một lễ hội văn hóa du lịch trên vùng sóng nước mênh mông này. Đó là lúc
mà vẻ đẹp, sự hấp dẫn và bí huyền của Tam Giang được dồn nén và có dịp phô bày trọn
vẹn bởi sự sắp đặt tài hoa của con người. Khách đến với Tam Giang sẽ được thưởng thức
những món ăn đặc sản vùng sông nước ngân vang ngày nào trong câu hát của mẹ... Nó
như một lời mời ý vị, làm hăm hở bao bước chân ai khao khát được tận hưởng, khám phá
và trải nghiệm với những cảm xúc lạ về Tam Giang sóng nước…

   									                                                                PHAN HỮU




   Phá Tam Giang
                                                                                   Văn hoá & xã hội - 13
XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG


       Lễ chùa đầu năm:
       LỄ HỘI LINH THIÊNG HAY                                                 trò bát
                                                                              nháo?
         Ai lên chùa cũng đều có cái tâm, nhưng lạm dụng
      cái tâm một cách “thái quá” lại là nguyên nhân
      phát sinh ra những hệ quả thiếu văn hóa. Chính
      điều này làm đã mất đi vẻ tôn nghiêm vốn có ở chốn
      linh thiêng và cũng là cơ hội để người dân diễn trò
      “bát nháo”.

          Chùa Hương Tích tọa lạc trên   ơ với lời mời nhiệt tình của các   chặng đường dài vì vậy mà mấy
      núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Thiên      quán nước hai bên đường. Chị       nhà hàng xung quanh khoảng
      Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà        Nguyễn Thị Tâm du khách đến        sân rộng trước chùa là điểm
      Tĩnh, nơi đây được mệnh danh       từ Nghệ An lắc đầu ngán ngẩm:      chọn lý tưởng. Nói là nhà hàng
      là “Hoan Châu đệ nhất danh         “Dù đã đề phòng việc chặt chém     nhưng không khác gì cái chòi
      lam” với những đền điện linh       của chủ quán, tôi hỏi giá trước,   được đóng bằng những cọc gỗ,
      thiêng và phong cảnh sơn thủy      một hũ sữa chua có giá 10 ngàn     phía trên lợp bằng mái tôn, phía
      hữu tình. Những ngày đầu năm,      đồng, nhưng khi uống xong, tôi     dưới là từng mảnh chiếu khoảng
      trung bình mỗi ngày có khoảng      lại phải trả một cái giá gấp đôi   1m được trải khắp sàn thay cho
      hàng ngàn du khách hành hương      so với mức giá đã định sẵn là 20   những bộ bàn ghế. Không ít tốp
      về đây làm lễ cầu an. Đây chính    ngàn đồng vì tính luôn tiền…       người dừng chân vào nơi đây, họ
      là thời điểm thích hợp mà các      ghế ngồi”.                         nghĩ vào không ăn uống, chỉ ngồi
      tiểu thương làm giàu bằng cách         Điều đặc biệt ở đây chính      một lát cho đỡ mệt thì chắc chỉ
      chặt chém du khách.                là đỉnh núi, nơi tập trung nhiều   mất vài chục ngàn nhưng không
          Như chúng ta đã biết, để lên   du khách nhất cũng là nơi chặt     đơn giản như họ nghĩ. Anh Phạm
      đến tận nơi linh thiêng của ngôi   chém nặng nhất. Những ai chưa      Văn Ba, quê ở Thanh Hóa phải
      chùa thắp hương, du khách phải     gặp tình trạng như trên đều        ngán ngẩm khi rút 240.000 để
      rất vất vả vì địa hình của ngôi    muốn tìm cho mình chỗ ngồi
      chùa khá rộng và hiểm trở. Mặc     thích hợp để lấy lại sức sau một
      dù các du khách rất mệt mỏi và
      phải nghỉ chân nhiều lần để leo
      lên đỉnh núi, nhưng họ lại thờ




     14 - Pháp luật
                                                                  Đường lên chùa tràn ngập rác và đã bốc mùi hôi thối.
chi trả cho chiếc chiếu nhỏ chỉ sau
10 phút.”
    Đó cũng là trường hợp của rất
nhiều gia đình, đoàn thể, cá nhân du
khách để rồi họ đều lắc đầu tự hỏi:
Không biết đây là nơi di tích, linh
thiêng hay cai chợ”. Ước tính, mỗi
ngày đón tiếp ít nhất 10 lượt khách,
mỗi lượt khoảng 10 người thì thu
nhập bình quân mà tiểu thương nơi
đây thu được 1.500.000 đồng. Chưa
dừng lại ở đó, du khách đến nơi đây
còn quen thuộc với cảnh chặt chém,     Giấy tiền vàng mã được đốt và rơi vãi khắp nơi
bất cứ thứ gì cũng tiền, những đồng
tiền vô tội vạ. Mặt hàng được bày      góp tiền công đức cho nhà chùa           Những người hành nghề trên chùa
bán nhiều nhất và được người dân       là do cái tâm của từng người. Ở          chủ yếu là những người lớn tuổi,
ưu chuộng nhất là những cành tài       chốn tâm linh mà còn quy định            những người phụ nữ tay bồng, tay
lộc, có màu vàng, cành nhỏ nhất        tiền bạc chẳng khác nào chặt             dắt một vài đứa trẻ con. Cứ cách
có khoảng 7 đến 10 lá. Người dân       chém nhau giữa chợ thế này thử           một quãng du khách lại gặp một
dâng hương quan niệm, mua cành         hỏi còn đâu gọi là linh thiêng”.         người, họ ngồi dật dờ dưới những
tài lộc ở chùa rồi dâng lên chùa để    Đó không phải là ý kiến riêng            tán cây, bên cạnh các quán nước…
xin lộc của đức phật. Sau khi thắp     của anh Tuân mà còn rất nhiều            Khuôn mặt mang đầy vẻ vừa tội
hương cúng bái, họ sẽ đưa về nhà       người đến đây. Thiết nghĩ, việc          nghiệp, vừa van nài. Du khách
cắm lên bàn thờ thì tài lộc sẽ theo    quy định đóng góp tiền công đức          bắt gặp cứ lần lượt như thế mà rút
về. Cũng vì quan niệm ấy mà mặt        ở chốn linh thiêng chẳng khác            hầu bao ra cho tiền. Cũng không
hàng này mặc dù được thét giá đắt      gì một cuộc trao đổi. Người dân          ít người cho gói bánh, trái cây
gấp 2, gấp 3 lần ngoài chợ mà vẫn      phải bỏ ra trên 200.000 đồng             với suy nghĩ chia sẽ chút lộc cho
thu hút người mua.                     chỉ để mua một cái tên. Không            người nghèo khó, và xem đó như
    Chặt chém bằng nhiều cách,         ít người đứng chờ cả buổi rồi            việc làm thiện tâm khi lên chùa.
từ chỗ ngồi, hàng hóa đến cả tiền      cuối cùng cũng phải rút trong ví             Thiết nghĩ, đền chùa là nơi tôn
công đức. Tại mỗi nơi thờ phụng        số tiền không như chủ định dẫn           nghiêm, linh thiêng. Người dân đi
đều được đặt song song với một         đến hiến tiền công đức mà lòng           lễ chùa dâng hương cũng chỉ để
hòm công đức, và số tiền công đức      dân không được thoải mái, vừa            thành tâm cầu nguyện những gì
mà người dân quên góp được người       khó chịu, bức xúc, khác hẳn với          tốt đẹp nhất cho cuộc sống. Vậy
trong chùa ghi lại họ tên, quê quán    thói đời.                                mà cái giá thành tâm mà nhiều
đầy đủ và được lưu giữ lại chùa. Tại       Không chỉ vậy, quang cảnh nơi        người phải trả cho một cuộc viếng
chùa Hương Tích cũng vậy, người        tôn nghiêm ngập tràn rác thải và         thăm lên đến hàng triệu đồng chỉ
dân đứng chờ hàng tiếng đồng           mùi hôi thối đã phần nào làm giảm        vì cách chặt chém vô tội vạ của
hồ để được ghi cho mình cái tên        đi hình ảnh linh thiêng nơi cửa          các tiểu thương, những người
trong danh sách góp tiền công đức.     phật. Cảnh tượng đầu tiên phải           phục vụ trong chùa. Làm mất đi
Nhưng điều đáng nói, số tiền quên      kể đến là bãi rác nằm ngang lối đi       vẻ đẹp truyền thống tâm linh, sự
góp nơi đây không phải do người        sát đỉnh chùa, mà cách đó chỉ vài        tôn nghiêm, linh thiêng nơi cửa
dân tùy tâm , bỏ bao nhiêu cũng        bước chân thì hàng trăm du khách         phật. Để trả lại nét văn minh trong
được mà được quy định rõ ràng.         vừa thắp hương khấn phật lại             những khu di tích theo đúng nghĩa,
Người dân phải bỏ từ 200.000 đồng      vừa nhăn nhó khi phải ngửi mùi           đó là trách nhiệm và tinh thần tự
lên, dưới số tiền quy định thì không   khó chịu từ bãi rác đó. Có những         giác của các cấp ban ngành cũng
được ghi vào danh sách đóng góp.       du khách nhìn thấy thì phàn nàn          như người dân.
    Anh Nguyễn Anh Tuân, quê ở         nhưng cũng không ít người lại tiện
Hưng Dũng, Nghệ An sau khi đã          tay, vứt thêm nhiều chất thải lên.
cố sức chen vào đám đông để được           Đó là chưa kể đến suốt chặng
quên góp tiền công đức thì lại bỏ      đường dài, hàng chục cái bang                          NGUYỄN SỸ HẢI
cuộc giữa chừng vì bất mãn: “Quên      ngồi la liệt dọc hai bên đường đi.
                                                                                            Văn hoá & xã hội - 15
XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG



          Thác loạn bên
                         …quan tài
          Trong quan niệm văn hóa
          Nam bộ, người đã chết sẽ
         được giải thoát để về đoàn
          tụ với ông bà. Thân nhân
       và bạn bè phải vui thì người
       chết mới yên tâm về thế giới
           bên kia, còn khóc lóc tiếc
          thương sẽ khiến người ra
        đi không yên lòng. Bởi vậy,
         trong đám tang ở Nam bộ,
        buổi sáng là thời gian thăm
         viếng, chia buồn, sự thành
            kính với người đã khuất
        còn buổi tối lại là thời điểm
         “vàng” dành cho các “cô”
         pêđê ca hát, nhảy múa, ăn
                              uống...
                                          Múa lửa điệu múa “hot” luôn được các “cô” biểu diễn.


          Càng về đêm, càng sôi động      nửa bờ mông và chiếc áo chỉ            hợp với nhiều thể loại hài, kịch,
          Để tận mắt chứng kiến pêđê      che phần ngực, bắt đầu chương          cải lương, tân cổ giao duyên,
      “Quậy tưng bừng” đến cỡ nào         trình bằng phần “chào mừng”            nhạc vàng, nhạc chế và cả nhảy
      trong đám ma, đầu tuần qua,         khách đến chia buồn cùng gia           hip hop. Nếu tang chủ hoặc quý
      tôi theo chân nhóm pêđê Thanh       đình tang quyến. Các “cô” mở           vị nào muốn tham gia “góp vui”
      Thúy (Quận 4) “mua vui” tại         đầu chương trình “mua vui”,            hãy tự tin lên. Trong chương
      một đám tang trên đường Trần        đưa tiễn… thâu đêm bằng ca             trình ngày hôm nay, vì lý do kỹ
      Nhân Tôn (Quận 5). Chúng            khúc “Ba nén hương trầm” quen          thuật, rất tiếc không có sự hiện
      tôi ghi nhận được, 11h khi lớp      thuộc, như là một lời chia ly, đau     diện của nhóm Mắt Ngọc, nhưng
      người già đi viếng về hết chỉ còn   buồn khi mất đi người thân yêu,        bù lại, quý vị sẽ phải nể tài ca hát
      lại trẻ em, thanh niên, và hơn      đã khiến những người trong tang        của nhóm “Mắt chó” và “Mắt
      chục “cô” pêđê cùng với dàn         gia phải rơi nước mắt bởi ca từ        mèo”, hay “Con người có tóc có
      nhạc ở lại. Sân khấu biểu diễn      quá da diết. Thế nhưng nỗi buồn        lông, bài hát qua sông xin được
      ca nhạc được dựng lên chỉ tạm       chỉ mới hiện diện, chưa kịp đọng       phép bắt đầu”. Rồi đưa tay chỉ
      bợ là mái hiên nhà với diện tích    lại thì những tiếng nhạc xập           về phía hai cô pê-đê đang bước
      chưa đầy 3m nhưng có nhiều “cô      xình, mở với công suất không           lên sân khấu…
      ca sĩ” chen chúc múa hát quay       thể lớn hơn, với những lời ca...           Trái ngược với những đau
      cuồng, chỉ cách quan tài chừng      “thảm họa” đã bắt đầu nổi lên.         buồn là tràng pháo tay, hò reo
      2 đến 3 mét.                            “Chị” MC vui tính đến thô          của mọi người ngồi đặc kín rạp.
          Kim đồng hồ chỉ đúng 0h,        thiển giới thiệu: “Để tiếp nối         “Cô” MC cũng góp vui với một
      MC với chiếc váy đen lấp lửng       chương trình show ca nhạc tổng         bài nhạc chế, không thể tục tĩu

     16 - Pháp luật
hơn: “Hôm qua, em lên núi hái                                                  theo. Dù nghèo khó cỡ nào, khi
chè, gặp thằng phải gió nó đè em                                               người thân mất đi họ cũng cố
ra, nó đè em chẳng chịu la, em                                                 kéo được một nhóm pêđê về nhà
đè lại nó, nó la quá trời”, “Đừng                                              mình”.
ôm em trong tay, khi bố em chưa                                                    Nhiều người còn cho biết,
ngủ say; hoặc “Quần là quần                                                    không chỉ trong đám ma mà sinh
nhiều khi không cần khóa. Quần                                                 nhật, lễ mừng thọ, gia chủ cũng
là quần nhiều lúc khóa cũng như                                                mời pêđê về diễn cho “vui nhà
không” (!).                                                                    vui cửa”. Tuy nhiên, đó chỉ là
    Càng về đêm, sân khấu đám                                                  bề nổi của các đoàn tạp kỹ pêđê,
ma càng thu hút được nhiều                                                     đằng sau hoạt động này lại là
khách. Không khí càng sôi động                                                 hiện tượng tìm khách để mua
hơn. Đỉnh điểm của đêm đưa tiễn,                                               bán dâm, kiếm nhiều tiền hơn.
“mua vui” là phần biểu diễn thời                                                   Sau một hồi tiếp xúc và nói
trang của các “cô” pêđê. Càng về                                               chuyện cởi mở với Phương
khuya thì trang phục biểu diễn                                                 Thanh (thành viên của nhóm
càng ngắn lại và con hẻm chính                                                 pêđê Thanh Thúy) tâm sự: “Đến
được chọn làm phòng thay đồ.        “Cô ca sĩ” đang trình diễn trong đám       với đám ma chủ yếu là hát cho
                                    tang trước sự cổ vũ nhiệt tình của nhiều
Theo đó hàng chục cô mặc áo         khán giả.
                                                                               thỏa mãn niềm đam mê nghệ
váy ngắn cũn cỡn để lộ cả vòng                                                 thuật, còn chủ yếu là tìm khách.
một vốn được phẫu thuật, bơm                                                   Có nhiều ông thấy mình “hay
căng đến đẩy đà…lượn qua,           chấm dứt, không thì diễn cho               hay, lạ lạ” nên khi có chút hơi
lượn lại uống éo trước mặt mọi      đến 4,5 giờ sáng mới thôi. Bác             rượu là rủ đi để tìm cảm giác
người. MC còn đọc oang oang         Minh Cường (Quận 5) bức xúc:               lạ”. Cô gái này chia sẻ thêm với
số đo của 3 vòng từng cô trông      “Như là một cái lệ, cứ đám ma là           giọng đầy hào hứng: “Nếu gặp
khá “chuyên nghiệp”.                có pêđê và những trò trình diễn            khách giàu thì bọn em còn có
    Mặc dù MC thường xuyên          suy thoái, nhảm nhí vẫn liên tục           thêm tiền bo nữa. Như cách đây
yêu cầu “Cấm sờ vào hiện vật”,      diễn ra. đây được xem là một               hai đêm, em được một người đàn
thế nhưng chốc chốc đám thanh       kiểu chia buồn “vô đạo đức”!”.             ông bo thêm năm trăm nghìn”.
niên choai choai lạ chồm lên            Cô Thanh Bình (Quận 12) cho                Cô tâm sự tiếp, để có một
sờ… rồi cười ầm ĩ. Đến cả màn       biết, trước đây làm gì có chuyện           thân hình như thế này cô ta phải
bo cũng nóng bỏng hơn hẳn lúc       đám ma vui như đám cưới; chỉ               mất gần 4000 đô la qua Thái
đầu, những đồng tiền polymer        cần đến nhà hiếu mà nói, cười              Lan phẫu thuật để giống phụ nữ.
lúc này được nhét thẳng vào         lớn là đã bị tang gia nhắc khéo            Mỗi đêm đi hát đám ma cộng cả
những bộ ngực của các cô. Nhiều     rồi, cho rằng thiếu sự tôn trọng           tiền bo, chưa kể chi phí luôn chỉ
khán giả quá kích không những       với người đã khuất. Vậy mà thời            được trên 300.000 đồng, Nếu chỉ
nhét tiền vào mà còn sờ mó, véo     nay, đám ma đã trở thành điểm              hát xin tiền bo thì lấy gì mà sống.
những nơi nhạy cảm. Mỗi khi         hẹn lý tưởng để pêđê tụ tập quậy           Thấy đám sinh viên nam ngồi
như vậy, các “nàng ca sĩ ” lại      phá, thể hiện tài năng, khiến              gần đó hỏi hoài, Phương Thanh
càng khiêu khích: “Cái anh này      loạn cả xóm, mất ăn mất ngủ;               sốt ruột nói: “Đi không cha!
nhẹ nhẹ thôi, đau em, ghét anh      biết rằng, nghĩa tử là nghĩa tận           Sinh viên hả? Giảm 20%”…
ghê à!”. Nhiều trẻ em ngồi xem,     nên chúng tôi cũng thông cảm,                  Một vài năm trở lại đây, xã
thấy người lớn cười cũng cười       nhưng nhiều gia đình lại tiếp tay          hội có cái nhìn thoáng hơn về
sặc sụa. Thật không thể diễn tả     cho pêđê quậy cả tuần, không               giới tính thứ ba và người ta đã
hết được sự lố bịch…                thể chấp nhận được.”.                      công nhận tồn tại trong xã hội.
                                        Chú Hà Minh nhận định:                 Nhưng thật khó hình dung được
   Dù nghèo, nhưng cũng cố          “Đây được xem là một vấn nạn,              những biến tướng trong hoạt
mướn pêđê!                          ngày càng có xu hướng phát triển           động xã hội của một số thành
   Chương trình “mua vui” cho       rộng, nó như một trào lưu, nhà             phần này.
tang lễ kết thúc khi mọi người      này thấy nhà kia thuê pêđê về
không còn bo tiền nữa thì mới       hát cho đám ma cũng bắt chước                         NGỌC MINH

                                                                                           Văn hoá & xã hội - 17
XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG
       Hơn nhiều năm qua, bên dòng Sa Đéc thuộc
    xã An Hiệp huyện Châu Thành, Đồng Tháp                                          Chị Lê Thị Lý chuyển gạch
                                                                                    vào lò chuẩn bị mẻ gạch mới
    người ta đã quá quen với hình ảnh hàng chục
    lò gạch suốt ngày khói tỏa mịt mù. Nhưng, ẩn
    sau những chiếc lò gạch luôn ngùn ngụt lửa,
    toả nhiệt nóng đến rát mặt người đó là biết bao
    câu chuyện về cuộc đời, số phận của người phụ
    nữ hàng ngày làm công việc phu gạch đầy nặng
    nhọc tưởng chừng chỉ dành cho đấng nam nhi…




                            NỮ PHU GẠCH
         Nhọc nhằn…                       Bình liên tục bốc và xếp những     cực. Đôi tay chai sần sùi chính
         Gần 12 giờ trưa ngày đầu         viên gạch vừa được nhào nặn        là minh chứng của một người có
      năm chúng tôi ghé thăm lò gạch      từ đất sét lên xe để chuyển vào    thâm niên gần hai chục năm “bốc
      của ông Võ Châu Thiện (xã An        trong lò chuẩn bị cho đợt nung     lò”. Chị bắt đầu công việc từ 8
      Hiệp). Mặc cho cái nắng gắt cuối    mới. Tay áo xám xịt bùn đất,       giờ sáng đến 4 giờ chiều và chỉ
      năm ở miền Tây như thiêu như        quệt vội giọt mồ hôi nhễ nhại      được mươi phút nghỉ ngơi trong
      đốt, cùng hơi nóng hầm hập xộc      trên gương mặt cháy sạm vì         lúc ăn trưa. Chị Lý ngậm ngùi:
      thẳng lên từ chiếc lò gạch cũ qua   nắng gắt chị kể: “Đời phu gạch     “Có một lần suýt chút nữa thì tôi
      bao thế hệ đang có hơn hai chục     vất vả lắm chú ơi. Những người     đi đứt cánh tay phải. Hôm đó khi
      phụ nữ hối hả chở gạch và bốc       lớn tuổi như chúng tôi thì biết    đang đưa gạch vào lò thì không
      xếp cho kịp nung mẻ gạch mới.       làm việc gì để kiếm sống nữa.      may bàn tay tôi bị vướng vào
      Với họ, ngày nào cũng thế, công     Làm ở đây có khó nhọc nhưng        dây chuyền tải. Do máy chuyền
      việc làm gạch cứ quần quật từ       vì không có trình độ thì có công   gạch quá nhanh nên ngón tay
      sáng cho tới khi ông mặt trời lặn   việc để nuôi gia đình là may mắn   cái bị máy cuốn vào chảy bê bết
      xuống dòng sông Sa Đéc.             rồi…”.                             máu. Rất may là chị làm cùng
         Trên chiếc xe kéo cũ kĩ, chị        Nói về công việc, chị Lý        thấy vậy nhanh tay ngắt điện kịp
      Lê Thị Lý (46 tuổi) ngụ xã Tân      không sao nhớ hết những cơ         thời, nếu không cả cánh tay của

     18 - Pháp luật
tôi cuốn vào gạch rồi”. Đấy chỉ     xây dựng khiến nhiều chị em            nên nhiều khi thấy chị em làm
là một trong nhiều “kỷ niệm hãi     phải vay mượn để trang trải cuộc       mình cũng xót. Nếu như trước
hùng” trong thời gian dài làm       sống. Không những vậy, nhiều           đây, một miệng lò có thể đốt
phu gạch. Rồi những lần gạch        chủ lò gạch do làm ăn bết bát,         được 6 -7lần/năm thì bây giờ chỉ
vỡ rơi trúng người làm chảy         phá sản thì cả trăm lao động bị        đốt được 1-2 lần, có nhiều cơ sở
máu, đau ê ẩm người nhiều ngày      mất việc theo…                         trong xã phải ngừng hoạt động.
thì xảy ra như cơm bữa và không        Còn chị Trần Thị Loan (42           Thực tế, các lò gạch ở “đại bản
chỉ riêng với chị Lý. Mặc dù        tuổi) buồn rầu kể: “Năm nay do         doanh lò gạch An Hiệp” cũng
công việc rất vất vả, nặng nhọc     gạch bán không chạy nên từ đầu         chỉ hoạt động cầm chừng khi giá
là thế nhưng hàng chục phụ nữ       năm đến giờ cuộc sống của chị          đất sét, trấu … đều tăng lên so
như chị Lý mỗi ngày chỉ kiếm        em chúng tôi khó khăn quá. Có          với trước thì giá gạch vẫn không
được 80.000 đồng. Số tiền ít ỏi
đó chị Lý và nhiều chị khác ở
đây như chị Hạnh, chị Quỳnh,
chị Thắm… cũng đã nuôi được
các con ăn học tử tế.
    Chị Nguyễn Thị Vân (41
tuổi) làm việc ở lò gạch hơn
10 năm nay chia sẻ: “Nói thiệt,
chẳng ai muốn làm công việc
vừa nặng nhọc, vừa độc hại như
vậy nhưng vì cuộc sống nên phải
chấp nhận thôi. Mấy năm trước
ở quanh vùng này có nhiều công
ty, xí nghiệp mọc lên nhưng họ
chỉ tuyển những người trẻ, còn
lớn tuổi như tụi tui thì không
                                    Đời nữ phu gạch không chỉ vất vả mà còn đầy nguy hiểm
bao giờ có cửa...”. Theo chị Vân,
các lò gạch ở đây đã cải tiến hơn
trước rất nhiều nhưng không khí
vẫn ô nhiễm, nhất là lúc nung       nhiều bữa ông chủ cho nghỉ việc        tăng mà thậm chí còn giảm do
gạch. Nếu không muốn thất           mấy ngày liền thành thử mất thu        không bán được dẫn đến sự khó
nghiệp thì chúng tôi phải chấp      nhập. Như bao nữ phu gạch khác         khăn của các lò gạch là điều dễ
nhận sống chung với nó vì thế       ở đây, những ngày được nghỉ            hiểu.
hầu hết chị em làm ở đây đều bị     “bất đắc dĩ” chị Loan lại tất tả đi        Chiều tàn, rời “đại bản doanh
bệnh về đường hô hấp…               làm mướn để kiếm tiền trang trải       lò gạch An Hiệp”, chúng tôi chạy
                                    tiền ăn học cho con cái. Trước         xe chầm chậm bên dòng Sa Đéc
    Bấp bênh                        đây, cơ sở sản xuất gạch nơi chị       hiền hoà khi những người phụ
    Tại lò gạch của ông Đặng        Loan làm việc có tới hơn ba chục       nữ vẫn đang mải miết với công
Xuân Tuấn (xã An Hiệp), chúng       nhân công thì nay chỉ còn có 12        việc của mình. Với họ, ngày Tết
tôi gặp chị Trần Tuyết Mai khi      người.                                 cũng chẳng khác ngày thường là
đang tranh thủ giải lao, tâm sự         Ông Võ Châu Thiện, chủ             bao khi gần như toàn bộ số tiền
“đời nữ phu gạch” giọng chị buồn    lò gạch Tân Tiến cho biết: “So         họ kiếm được đều trang trải cho
buồn: “Công việc vừa nặng nhọc      với những năm trước thì năm            cuộc sống và lo cho con em đi
và tiền công không bao nhiêu        nay lượng gạch bán ra tại các          học những mong thoát khỏi phận
nhưng “đời phu gạch” cũng như       lò gạch ở đây chỉ bằng một nửa,        phu gạch…
bao nghề khác vẫn phải đối mặt      thậm chí ít hơn… Nguyên nhân
với sự bấp bênh, đào thải... Do     do kinh tế khó khăn, người dân                          NGUYÊN NGỌC
hầu hết thu nhập trông chờ vào      lo chạy ăn đã đủ mệt thì lấy đâu
nghề làm gạch nên vào mùa mưa       tiền xây dựng… Nghề làm gạch
gạch bán chậm vì người dân ít       đòi hỏi chịu khó, lại nặng nhọc

                                                                                        Văn hoá & xã hội - 19
XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG

      Mỗi cảnh đời là một số phận, mỗi đứa trẻ ở vùng biển Mũi                   mà”; em vui vẻ tâm sự tiếp: “Ở
      Né (Phan Thiết) là một câu chuyện về sự mất mát và đói khổ;                đây chúng em lanh (nhanh) như
      “mấy đứa hắn tội lắm, gia đình đứa nào cũng nghèo nên rất                  sóc anh ơi, chứ hiền lành là họ
      siêng năng, hiền lành. Đối với các em, chỉ cần kiếm được                   lấy hết, khi thấy chủ là liền nấp
      tiền phụ giúp gia đình đã là một niềm vui lớn rầu”.                        dưới ghế; nếu thấy khách nào
                                                                                 nhìn sang sang giống Việt kiều,
                                                                                 hay những vị khách nước ngoài
                                                                                 là chúng em sẵn sàng xin tiền
                                                                                 thêm, chứ nhặt ve chai được ít
                                                                                 tiền lắm!”.
                                                                                     Trái ngược với vẻ vui tươi,
                                                                                 lanh lợi của cô bé Thủy là sự
                                                                                 trầm tư của cậu bé Tèo (12 tuổi),
                                                                                 trong suốt buổi trò chuyện cậu
                                                                                 bé chỉ im lặng, thỉnh thoảng
                                                                                 chăm chú nhìn các bạn nói cười.
                                                                                 Dường như nụ cười đã tắt trên
                                                                                 khuôn mặt già dặn của em. Khi
                                                                                 được hỏi về ba mẹ, đôi mắt em
                                                                                 cụp xuống rồi vội vàng quay đi
                                                                                 hướng khác. Ba em mất ở biển
                                                                                 trong cơn bão năm 2008, mẹ
                                                                                 cũng lấy chồng mới ở Bến Tre,
                                                                                 em cùng người chị gái (15 tuổi)
                                                                                 sống với nội, nhưng nội em hay
                                                                                 đau ốm lắm, chúng em phải tự
      Các em đang hướng dẫn khách du lịch trượt cát




          Nhọc nhằn mưu sinh từ               túi ni lông đựng đầy vỏ bia, vỏ    kiếm sống và bỏ học giữa chừng.
      biển 	                                  nước ngọt… Dường như với các       Giờ đây, cuộc sống của hai chị
          Với các em ở vùng biển              em, niềm vui chưa bao giờ trọn     em này chỉ đơn giản là những
      Mũi Né, ngày làm việc bắt đầu           vẹn như thế. Không dấu nổi sự      giờ lang thang trên bãi biển để
      khi bình mình vừa ló rạng và            phấn khởi, em Khang (9 tuổi)       nhặt nhạnh những vỏ chai, buổi
      kết thúc vào lúc ánh nắng cuối          có thâm niên lặt ve chai 4 năm ở   chiều cùng với tấm carton ra đồi
      ngày thoi thóp dần rồi tắt lịm.         vùng biển này khoe với tôi chục    cát để cho du khách thuê.
      Mỗi ngày như mọi ngày cứ                lon bia và bốn lon nước ngọt mới       Còn bé Bi (9 tuổi), cậu bé
      4h30 phút, mỗi đứa trẻ một túi          nhặt được: “Như vậy là nhiều       trai da đen lánh, nhưng em nói
      ni lông, thay phiên nhau đến các        lắm rầu anh ơi! Sáng mai em sẽ     chuyện rất khôn ngoan ngậm
      quán giải khát, cà phê ven biển,        đi bán, lấy tiền đưa mẹ mua thức   ngùi chia sẻ mơ ước của mình:
      hoặc các bãi tắm Thùy Dương,            ăn”. Bé Thủy (8 tuổi) hồn nhiên    “Em chẳng có mơ ước nào hơn
      các khu resort…để nhặt những            cho biết, không phải ai cũng sẵn   chỉ mong cho gia đình em đừng
      vỏ bia, chai nước ngọt, nước            sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi   nghèo khổ, ba cũng đừng uống
      suối mà khách tắm biển để lại.          cho chúng em “tác nghiệp” đâu      rượu nữa, vì mỗi lần say xỉn là ba
      Thành quả của những giờ đồng            anh, nhiều chủ quán thấy chúng     mẹ em lại cãi nhau, đánh nhau”.
      hồ rảo khắp bãi biển, lang thang        em là xua đuổi như “tà ma”, số     Đặc biệt, ước mơ lớn nhất của
      từ quán này đến quá kia là một          còn lại cũng không mấy “mặn        em là được cấp sách đến trường
     20 - Pháp luật
như các bạn cùng trang lứa khác để
biết đọc, biết viết, biết làm toán…
Ước mơ quá đỗi bình dị đó khiến
tôi chạnh lòng; chính gánh nặng
áo cơm đã trói buộc khát vọng đến
trường của nhiều trẻ em nơi đây.
    Chị Thu Thắm, bán hàng rong lâu
năm ở bãi biển này cho biết: “Thấy
tội mấy đứa trẻ này lắm, không
cha, không mẹ hoặc hoàn cảnh gia
đình quá khó khăn vì thế các em
phải sớm bươn chải với cuộc sống; Ngoài ra, các em còn là những “nhiếp ảnh gia” cho du khách 
không được đến trường. Nhưng
chúng rất khôn lanh và thông minh, “trúng mánh” hoặc gặp khách được 6 năm rồi đó”. Than ngồi
dù không được đến trường học ngày sang thì “bo” lên được vài trăm kế bên nhưng em vẫn không nói,
nào nhưng mấy đứa nó nói và giao ngàn; được bao nhiêu chúng em em chỉ khẽ cười như xác nhận lời
tiếp tiếng Anh bồi xiềng lắm chú!”. đều đưa hết cho mẹ.                   của Tí. Tôi hỏi Than vậy em có
                                        Còn cậu bé Tin (11 tuổi) ngồi ước mơ gì không? Cậu bé chậm
    Nhọc nhằn mưu sinh đến cát       gần đó hồn nhiên đố tôi. Anh rãi thổ lộ, em chỉ mong sao gia
    2 giờ chiều, khi nắng đang biết không, ở đây tụi em sợ nhất đình em được thoát nghèo, và lớn
“cháy” trên những Đồi cát, những là gì? Tôi chưa kịp trả lời thì cậu lên một tí nữa để theo cha đi biển
đứa trẻ chân trần cùng tấm ván trượt bé đã nhanh nhảu đưa ra đáp đánh cá, nhưng biển bây giờ khó
carton lại cùng nhau ra Đồi cát để án: “Ở đây, tụi em sợ nhất là bị bắt cá lắm, ba em mấy bữa nay đi
mưu sinh. Từng đợt gió biển thổi mấy chú trật tự đuổi đi, nhưng biển về toàn lỗ dầu”.
lồng lộng vào, như muốn hất tung em nhỏ mà chạy lanh lắm anh à,               Anh Minh Thành bảo vệ khu
cả cái ván trượt bằng nhựa dẻo trên nên cũng chạy thoát; bắt tụi em Đồi Cát Mũi Né cho biết, đa phần
tay, khiến chúng rung lên phần phật là thu tấm ván trượt ngay ”. Em đều là những đứa trẻ địa phương
không ngừng; nhưng những đứa cũng cho biết thêm, vào những nhà cách bãi biển khoảng 2km con
trẻ nhỏ vẫn xăm xăm tiến về phía ngày đầu tuần Đồi Cát hiếm hoi nhà nghèo, bỏ học giữa chừng …
trước, dưới cái nắng như thiêu như người. Không có khách, ngồi                18h30 phút, tôi chia tay các
đốt giữa trưa hè.                    trên cát chúng em chỉ biết chờ em và tự hỏi mình: Cuộc sống cứ
    Khi thấy tôi cùng đám bạn đến đợi, rồi “ước chi cả năm đều là tiếp diễn như vậy thì tương lai của
Đồi cát tham quan, biết là khách, mùa hè”, vì mùa hè, lượng khách những đứa trẻ ở Đồi Cát - Mũi Né
các em nhanh thoăn thoắt cầm theo đến Đồi Cát- Mũi Né du lịch khá rồi sẽ ra sao, không ai biết, như
những chiếc ván trượt chạy lại, cậu đông, nên các em cũng dễ dàng cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo.
nhóc trạc chín, mười tuổi hấp tấp “làm ăn”.                               Trong ánh mắt của các em khi
chen vội lên mời khách với những        Tôi cố gắng thân thiện tiếp hướng về những người bạn cùng
ngôn từ mang đậm chất địa phương: cận những cậu bé khác để hiểu trang lứa đang chơi đùa với bố
“Cô chú trượt cát hông? Con cho rõ hơn về hoàn cảnh của các em, mẹ trên Đồi cát, hay trên bãi biển
thuê ván trượt nè, thuê giùm con đi ngồi nói chuyên với tôi là cậu bé dường như có một nỗi buồn len
cho rầu; thuê ai cũng vậy thâu, chỉ tên Tí, năm nay đã 13 tuổi mà lỏi xa xăm; những ánh mắt thèm
20 ngàn thôi con dẫn cô chú chơi dáng vóc nhỏ bé như mới lên thuồng ao ước, những ánh mắt
thoải mái luôn”; tầm hơn chục đứa sáu, quần áo của chúng dường chứa chan hy vọng, nhưng những
khác, đứa nào đứa nấy da đen nhẻm như bết dính lại vì đã quyện lẫn ánh mắt đó dường như không còn
chạy theo kèo nèo để giành khách. mồ hôi, những giọt mồ hôi mặn nét thơ ngây nữa vì cuộc sống
Cu Bin người có thâm niên cho biết chát của biển. Tôi hỏi Tí: “Em mưu sinh, và buồn thay vẫn tiếp
tình hình, ở đây chúng em hay chí nhỏ nhất ở đây à, câu bé chỉ tay diễn từ năm này qua năm khác,
chóe giành khách với nhau lắm, ra xa, hướng về phía cậu bé mặc từ thế hệ này qua thế hệ khác, và
nhưng xong rồi thì thôi, sau đó lại áo xanh: “Thằng đó tên Đen, nó chưa thấy điểm dừng.
cùng phụ nhau, chơi đùa với nhau. mới 7 tuổi thôi à, thằng to nhất
Ở đây chúng em thu nhập 1 ngày chỉ ở đây là Than kế bên anh nè, nó                            MINH NHỰT
được 4,5 chục ngàn thôi, ngày nào năm nay 14 mà đã làm nghề này
                                                                                    Văn hoá & xã hội - 21
XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG




                                                                                              DK1
       Chị Vũ Thị Huấn
       trong giờ dạy trẻ.




      Vợ lính nhà giàn
         Những người vợ lính Trường Sa và Nhà giàn DK1 được
      mệnh danh là “những người can đảm”, bởi một năm có 365
      ngày thì 300 ngày xa chồng đằng đẵng. Cuộc sống bộn bề
      bao nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền” và thay chồng gánh vác việc
      nhà, song các chị thực sự là điểm tựa vững chắc để chồng
      yên tâm bám biển, canh giữ đảo nơi tuyến đầu Tổ quốc.


           Chị Vũ Thị Huấn, vợ Thiếu tá   những đứa trẻ vẫn chưa chịu rời     cháu như con của mình. Ông xã
      Phan Thế Hưng, nguyên Chính              chị. Có trẻ chờ cha mẹ tới đón,     tôi đi nhà giàn DK1 biền biệt cả
      trị viên Nhà giàn DK1, được biết      có trẻ không chịu về vì muốn mẹ     năm mới về phép, tôi hiểu hoàn
      đến như tấm gương mẫu mực              Huấn đút cơm, cũng có trẻ cha         cảnh của vợ lính biển khó khăn
      trong nghề dạy trẻ. Những đứa         mẹ nhờ mẹ Huấn cho ăn cơm             đủ bề. Tôi dạy học không chỉ vì
      trẻ lứa tuổi mẫu giáo được chị       chiều, vì tăng ca không về kịp.       yêu nghề, mà mong muốn làm
      nuôi dạy đều là con đồng đội          Thấy chúng tôi ngạc nhiên vì           điều gì có ích giúp đỡ các gia
      của chồng. “20 năm anh Hưng              các bé cứ xúm xít quanh chị, chị     đình quân nhân DK1. Làm nghề
      làm nhiệm vụ trên biển xa, hơn         Huấn chia sẻ: “Các cháu đều là      “gõ đầu trẻ” nhiều nhọc nhằn,
      phân nửa thời gian ấy tôi nuôi          con bộ đội DK1 cả đấy. Cha đi         nhưng cũng không thiếu niềm
      con một mình. Với tôi, dạy học        biển xa, mẹ làm công nhân, tăng        vui. Mỗi khi nghe tiếng trẻ bi bô
      là niềm vui khi anh ấy xa nhà” -       ca liên tục.                             gọi mẹ Huấn, tôi rất xúc động” -
      chị Huấn chia sẻ.                           “Tại sao tất cả các cháu đều    chị Huấn tâm sự.
                                                 gọi chị là mẹ Huấn?” - chúng tôi          Công việc “gõ đầu trẻ” của
          Mẹ Huấn tận tụy                    hỏi. “Tôi cũng chẳng biết nữa.        chị Huấn bắt đầu từ 5 giờ đến
          Tôi đến nhà chị Vũ Thị Huấn      Từ khi cha mẹ các cháu gửi tôi       19 giờ mỗi ngày. Khi nhiều nhà
      ở khu tập thể A, Lữ đoàn 171,         và “khoán” cả cho tôi việc bảo       xung quanh vẫn còn yên giấc,
      Vùng 2 Hải quân vào một chiều          mẫu, thì các cháu gọi tôi là mẹ.   chị đã dậy đi chợ mua tôm, thịt,
      cuối tuần. Đã hơn 18 giờ mà           Bản thân tôi cũng luôn coi các         rau... mang về chuẩn bị bữa trưa

     22 - Pháp luật
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội

More Related Content

Viewers also liked

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnDiến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Văn hiến Việt Nam
Văn hiến Việt NamVăn hiến Việt Nam
Văn hiến Việt Namlongvanhien
 

Viewers also liked (8)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnDiến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Văn hiến Việt Nam
Văn hiến Việt NamVăn hiến Việt Nam
Văn hiến Việt Nam
 

Similar to Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội

Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclKelsi Luist
 
HNH p1 Nhàn+Ngân.docx
HNH p1 Nhàn+Ngân.docxHNH p1 Nhàn+Ngân.docx
HNH p1 Nhàn+Ngân.docxDngNgn12
 
Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải
Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải
Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải nataliej4
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpMinhHuL2
 
Lien quan den tin nguong
Lien quan den tin nguongLien quan den tin nguong
Lien quan den tin nguongNam Ninh Hà
 
Sống tận cùng với đất
Sống tận cùng với đấtSống tận cùng với đất
Sống tận cùng với đấtlongvanhien
 
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namBài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namDung Le
 
Nha ca-intro
Nha ca-introNha ca-intro
Nha ca-introconotos
 
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hộiChuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hộilongvanhien
 
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoalongvanhien
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnPham Long
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngPham Van Tam
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đếHội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đếnataliej4
 

Similar to Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội (20)

Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
 
HNH p1 Nhàn+Ngân.docx
HNH p1 Nhàn+Ngân.docxHNH p1 Nhàn+Ngân.docx
HNH p1 Nhàn+Ngân.docx
 
Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải
Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải
Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
Lien quan den tin nguong
Lien quan den tin nguongLien quan den tin nguong
Lien quan den tin nguong
 
Sống tận cùng với đất
Sống tận cùng với đấtSống tận cùng với đất
Sống tận cùng với đất
 
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namBài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
 
Nha ca-intro
Nha ca-introNha ca-intro
Nha ca-intro
 
Le hong nhuan
Le hong nhuanLe hong nhuan
Le hong nhuan
 
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hộiChuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
 
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
 
Thuyet trinh DT 01
Thuyet trinh DT 01Thuyet trinh DT 01
Thuyet trinh DT 01
 
Nop
NopNop
Nop
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
 
Tho t2 2012
Tho t2 2012Tho t2 2012
Tho t2 2012
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đếHội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
 

More from longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 

More from longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 

Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội

  • 1. DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC CENTER FOR RESEARCH CONSERVATION AND DEVELOPMENT OF NATIONAL CULTURE
  • 3. TÒA SOẠN – TRỊ SỰ MỤC LỤC: 52 Hương Viên – Quận Hai bà Trưng – Hà Nội ĐT&Fax: 04.39764693 VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT Email: vanhienvietnam@yahoo.com 4. Những kỳ quan xanh vanhienvietnam1@gmail.com 6. Những sứ giả bằng hình và tiếng Website: vanhien.vn 8. Những di hại trong việc phổ biến dân ca quan họ xa rời nguồn cội CHỦ NHIỆM 10. “Chiếc khăn Piêu” trẻ mãi 11. Nguyễn Văn Ngộ - Người kết nối thế giới GS Hoàng Chương 13. Tam Giang mới lạ với lễ hội sóng nước TỔNG BIÊN TẬP XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG Nguyễn Thế Khoa 14. Lễ chùa đầu năm: lễ hội thiêng liêng hay trò bát nháo 16. Thác loạn bên PHÓ TỔNG BIÊN TẬP THƯỜNG TRỰC 18. Nữ phu gạch Trần Đức Trung 20. Nhọc nhằn tuổi thơ 22. Vợ lính nhà giàn DK1 PHÓ TỔNG BIÊN TẬP 24. Những mảnh đời bất hạnh của nữ phạm nhân bán TS Nguyễn Minh San con người để nuôi con 26. Người chồng nhẫn tâm giết vợ TRƯỞNG BAN TRỊ SỰ Nguyễn Hoàng Mai SỨC KHỎE 28 Bệnh khớp 29. Ngò gai TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP CHUYÊN ĐỀ Nguyễn Hữu Thi ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC 36. Mỏi mòn 2 đời đòi đất. HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP 38. Ông “kẹ” ép dân Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, GS Vũ 40. Khi ông trưởng ấp làm “ vua” Khiêu, GS NSND Trần Bảng, GSTS Trần Văn Khê, GS Trường Lưu, GSVS Hồ Sĩ Vịnh, NB CÂU CHUYỆN TÒA ÁN Phạm Đức Lượng, GSTS Thái Kim Lan, NSND. 42. Xét xử vụ thảm nạn làm 25 người thương vong TS Phạm Thị Thành, NSND Đặng Nhật Minh, TS Đoàn Thị Tình, GSTS Nguyễn Thuyết MỖI KỲ MỘT NHÂN VẬT Phong, NVK Nguyễn Thế Kỷ 46. NSND Kim Cương: Cần một mối tình để sống TÒA SOẠN TẠI TP.HCM VÀ PHÍA NAM THẾ GIỚI ĐÓ ĐÂY 76 Giải Phóng, P4, Q.Tân Bình, TP.HCM 49. Giáo hội Công giáo có Giáo Hoàng mới Fax: 08394 485 712 Điện thoại: 08394 485 713 PHÓ ĐẠI DIỆN PHÍA NAM KIÊM THƯ KÝ Trần Văn Thiện DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC CENTER FOR RESEARCH CONSERVATION AND DEVELOPMENT OF NATIONAL CULTURE BIÊN TẬP VIÊN Hoàng Minh THIẾT KẾ Linh Hoàng GIÁ: 17.700 Đồng. Chùa Trấn Quốc - Hà Nội Văn hoá & xã hội - 3
  • 4. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT Khó có thể nói khác khi ta đi dưới những đường phố rợp bóng cổ thụ giữa thủ đô Hà Nội, cố đô Huế hay thành phố mang tên Bác, đứng trước cây dã hương Tiên Lục, cây đa 7 rễ Hòa Bình, cây thị Triều Đông, cây si Văn Phát, rặng duối Đường Lâm, gốc me nhà Nguyễn Huệ, cây đa Tân Trào, cây ngô đồng sau điện Thái Hòa, cây lộc vừng Hồ Gươm, cây đa Hàng Trống trong sân tòa soạn báo Nhân Dân... Các cây cổ thụ đó thực sự là những kỳ quan xanh mà tạo hóa đã ban tặng cho đất nước “xanh đồng, xanh sông, xanh rừng, xanh biển” này… Những kỳ quan Cây đa biểu tượng cho sự trường tồn và sức sống dẻo dai của làng quê truyền thống Việt Nam Không phải ngẫu nhiên mà mát và hương thơm cho cuộc của cây cối được ưu tiên tôn cây dã hương Tiên Lục ở Bắc sống. trọng và chăm chút nhất. Thật Giang đã đi vào từ điển bách Cây dã hương đúng là một đúng với danh thơm của mình, khoa nổi tiếng thế giới Larousse. “danh mộc”, một thứ kỳ quan Tiên Lục là đất lành của các loại Từ điển này đã in ảnh cây dã xanh, không chỉ của Việt Nam cây cối. Chắc chắn không phải hương Tiên Lục với chú thích mà còn của thế giới, niềm tự ngẫu nhiên mà nhiều xóm của là cây dã thứ hai thế giới sau hào chính đáng của người dân Tiên Lục mang tên cây: xóm một cây dã khác ở châu Phi. Tiên Lục, mảnh đất đã tạo nên Cây Bàng, xóm Cây Dã, xóm Dã hương là loại cây đặc biệt sự trường tồn kỳ diệu của nó. cây Thông và các ngôi đình ở quý hiếm, có gốc nguyên sinh Nhưng Tiên Lục không chỉ có đó cũng mang tên cây: đình Cây nguyên thủy, tưởng đã tuyệt cây dã hương. Theo người xưa, Bàng, đình Cây Dã…Theo các chủng sau một trận đại hồng thủy Tiên Lục có nghĩa là chốn ngự bô lão ở đây, cây bàng ở đình ngàn năm trước. Nhưng hàng của sáu nàng tiên. Nhưng theo Cây Bàng, cây thông ở xóm Cây ngàn năm nay, loài cây có dòng đúng tự dạng của của chữ Tiên Thông có lẽ cũng cùng tuổi với họ long não cổ đại ấy vẫn lặng Lục khắc trên bia đá dựng ở đình cây dã, cũng lực lưỡng và xuân lẽ sống trên đất sỏi đồi son Tiên làng từ thời Hậu Lê thì Tiên có sắc kỳ lạ qua mười thế kỷ như cây Lục, bất chấp thời gian, thiên tai, nghĩa là đầu tiên, còn Lục là màu dã. Tuy vậy, chúng không nức địch họa, trẻ trung và tươi tốt lạ xanh của cây lá. Như vậy, Tiên tiếng bốn bể năm châu như cây thường, vẫn hàng ngày tỏa bóng Lục có nghĩa là nơi màu xanh dã đơn giản vì chúng là thông và 4 - Pháp luật
  • 5. bàng, có nghĩa không phải là loài cây hiếm hoi như “lão trượng” dã hương láng giềng. Phải nói trên đất nước ta, những loại cây quen thuộc như cây bàng, cây thông và những cây đa, đề, xanh, si, xà cừ, gạo, me, sấu… có tuổi thọ trăm năm, ngàn năm không hiếm. Tôi không biết Bộ nông nghiệp hay Tổng cục thống kê đã có con số tổng hợp của cả nước hay chưa nhưng chỉ riêng hai địa phương ở đồng bằng Bắc Bộ là Hà Tây và Thái Bình vừa cho điều tra và Cây dã hương ở xã Tiên Lục ngàn năm tuổi. thống kê sơ bộ để bảo vệ các cây cổ thụ từ trăm tuổi trở lên thì mỗi thiên nhiên chính là người sáng đất nước, với sự nghiệp của các nơi đã cho con số hàng nghìn. tạo vĩ đại và huyền bí nhất. bậc thánh thần, anh hùng dựng Các vùng đất cổ khác như Bắc Những tấm ảnh của cuộc làng, giữ nước, với cả lối sống Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, triển lãm quyến rũ khiến tôi tìm và cách yêu thương rất đẹp của Phú Thọ, Nam Định, Nghệ An, về làng quê ở các huyện Phú người dân sau lũy tre làng. Cây Hà Tĩnh, cố đô Huế… có lẽ con Xuyên, Thường Tín dọc sông me hơn 300 tuổi tại nhà Nguyễn số cũng không ít. Đặc biệt, con Nhuệ, sông Đáy để tận mắt Huệ tại Bảo tàng Quang Trung, số ấy ở thủ đô Hà Nội ngàn năm những tuyệt tác của thiên nhiên Bình Định có thể kể cho chúng văn hiến của chúng ta, nơi ra đó: cây đa 3 rễ Bình Đà, Thanh ta về sự phát tích của những ngõ là gặp cổ thụ, chắc chắn còn Oai, cây đa 7 rễ Hòa Bình, cây đa người anh hùng áo vải Tây Sơn hơn rất nhiều lần. Cái hết sức hoa gạo Chương Dương, cây đa còn rặng duối nghìn tuổi Đường quý hiếm ở đây chính là ở cái sự Giời ơi, Phúc Tiến, cây gạo đền Lâm là một bằng chứng sống về không hiếm ấy: cổ thụ trên đất Bộ Đầu, cây thị nghìn tuổi chùa tài thuần voi giúp nước đại phá nước bốn nghìn năm của chúng Triều Đông, cây si khổng lồ đình quân Nam Hán của Ngô Quyền. ta nhiều quá và đẹp quá! Văn Phát… Tại nơi tọa lạc các Cổ thụ Việt Nam không chỉ Mùa thu năm 2006, Hà Tây kỳ quan xanh này, tôi càng hiểu là biểu hiện rực rỡ của sức sống cũ có tổ chức một triển lãm ảnh các “cụ” cổ thụ không chỉ rất đẹp và vẻ đẹp kỳ diệu, bất khuất của về các cây cổ thụ của quê hương mà còn rất thiêng. Nếu ở Tiên thiên nhiên non nước Việt Nam mình và làm người xem ngỡ Lục, tôi từng nghe truyền tụng mà còn mang đậm dấu ấn nền ngàng vì sự hấp dẫn bất ngờ của mỗi khi cây dã hương gẫy cành văn hiến nghìn năm của dân nó. Chỉ riêng một loại cây tưởng là điềm báo một sự biến của cuộc tộc bởi nó đã gắn bó sâu xa với đã quá quen thuộc với mỗi người đời ví như đang có giặc thì giặc truyền thống Việt, lịch sử Việt, Việt Nam ta: cây đa của giếng tan, đang loạn ly thì thanh bình, tâm linh Việt. Nó không chỉ là nước, sân đình; cây đa của chú thì người dân Hòa Bình, Thường các kỳ quan thiên nhiên mà còn Cuội và chị Hằng cũng đã hiện Tín kể rằng cây đa 7 rễ đã dựng là các kỳ quan văn hóa, một nền ra trước ta với những dáng vẻ, bố lên cả một bức tường thành che văn hóa luôn xanh tươi, xuân cục lạ và đẹp đến mức khó tin. chở xóm làng, nó đã từng hứng sắc, khi từ các cội già vững chãi Mà đâu chỉ có cây đa, còn cây chịu không biết bao nhiêu đạn luôn bừng nở những chồi non, thị, cây gạo, cây trồi, cây si… bắn tới từ một đồn Pháp, thân lộc biếc mỗi độ xuân về… Hầu như tất cả, không chỉ đáng cành lỗ chỗ vết đạn giặc mà Thật tự hào khi ta có thể chiêm ngưỡng như bằng chứng vẫn sừng sững tươi xanh. Đặc nói: đất nước ta là đất nước của sống của sự trường sinh kỳ diệu biệt mỗi “cụ” cổ thụ đều để lại những cổ thụ, của những kỳ mà còn như một tuyệt tác nghệ trong dân gian bao sự tích, bao quan xanh. thuật. Ta chợt nhớ một nhận xét huyền thoại sâu xa về tình đời, của nhà văn Nga được người Việt lẽ đời, gắn bó mật thiết với sự Nam yêu mến K.Pauxtopxki: tồn tại và phát triển của làng quê, NGUYỄN THẾ KHOA Văn hoá & xã hội - 5
  • 6. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT NHỮNG SỨ GIẢ bằng hình và tiếng 10 năm sau chiến tranh Mỹ oai năm 1987. Tôi được Trung đối khi xem xong phim cũng - Việt một bộ phim VN lần đầu tâm Đông – Tây ở Honolulu không có phản ứng gì gay gắt. tiên được công chiếu trên đất mời sang trước để chuẩn bị cho Chỉ có một khán giả cao niên Mỹ, đó là phim “Bao giờ cho đến chương trình trên (dịch lời thoại, từng ở Hà Nội phê bình trong tháng 10” (1985) và tại liên hoan viết bài giới thiệu, tiếp xúc với phim kiểu vấn tóc của một vài phim Ha-oai năm đó bộ phim đã báo chí v.v.. ). Đoàn điện ảnh nhân vật nữ chưa đúng. Kết thúc được tặng Giải Đặc biệt của Ban VN gồm Thứ trưởng Bộ Văn hóa buổi chiếu phim và giao lưu với Giám khảo. Trong bối cảnh lệnh Đình Quang, Đạo diễn Bùi Đình khán giả một nữ phóng viên trẻ cấm vận của Chính phủ Mỹ đối Hạc đã gặp gỡ và trao đổi với đài VOA xin phỏng vấn, trước với VN rất ngặt nghèo thì sự việc các nhà làm phim Hollywood về khi phỏng vấn tôi hỏi cô: Cảm trên có ý nghĩa thật đặc biệt. Có đề tài chiến tranh VN. Quả thật tưởng của cô khi xem xong bộ thể nói điện ảnh đã đi tiên phong không có gì nhanh chóng và hữu phim như thế nào? Cô nói thích trong việc xóa bỏ cấm vận mà hiệu bằng phim ảnh để giúp con vì có nhiều phân cảnh cảm động mãi hơn 20 năm sau mới thành người xóa bỏ những định kiến, và đồng ý đưa vào bài phỏng hiện thực. Tiếp theo bộ phim này xích lại gần nhau. Chuyến đi vấn. là một bộ phim của Hà Nội đươc đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm Phim vừa mới xuất xưởng, chính thức chiếu tại Honolulu đẹp. Đó là lần trường Đại học thì Liên hoan phim Toronto cũng gây ngạc nhiên cho người UCLA (Los Angeles – Hoa kỳ) (Canada) cũng mời tham dự Mỹ và cộng đồng người Việt mời chiếu bộ phim Hà Nội – chương trình Toàn cảnh điện sinh sống tại đây. Bộ phim đã lấy Mùa đông năm 1946. Trước buổi ảnh Châu Á. Nhà báo nữ Joan đi không ít nước mắt của người công chiếu Ban tổ chức thông Dupont người từng cộng tác với xem vì những hình ảnh đầy cảm báo trong bộ phim có hình ảnh tôi trong các LHP QT cũng đã động với tính nhân bản cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh vì thế một viết một bài báo dài với tựa đề Sau đó 2 năm, một chương số người Việt Nam đã biểu tình “Ngoại giao con thoi cho phim trình VN gồm 12 phim truyện phản đối trước rạp chiếu phim VN” (Shuttle Diplomacy for và một phim tài liệu về Chiến khiến chúng tôi rất bất ngờ. Vietnam Films ) đăng trên tờ dịch Điện Biên Phủ được giới Nhưng rồi buổi chiếu đã diễn ra International Herald Tribune ra thiệu trong khuôn khổ LHP Ha- êm đẹp , những người từng phản ngày 24.9.1997. Cách đây 10 năm tôi nhận được lá thư của một Việt Kiều sinh sống tại Paris. Trong thư chị viết: “Một buổi sáng trên đường đi làm, tôi nhìn thấy một tấm áp phíc treo trước rạp chiếu bóng trên Place d’ Italie. Trên áp phíc là hình một cô gái VN (nhân vật chính trong bộ phim Mùa ổi) đang được chiếu tại Paris hệ thống các rạp của Hãng Gaumont. Tự nhiên trong lòng trào dâng nỗi hân hoan khó tả. Bộ phim “Bao giờ cho đến tháng 10” của ĐD Đặng Nhật Minh là một trong 18 Bấy lâu nay ra đường chỉ thấy bộ phim châu Á xuất sắc mọi thời đại toàn những áp phíc phim Pháp, 6 - Pháp luật
  • 7. Châu Âu, Mỹ, thi thoảng có vài cơ quan nào giao phó. Gần đây áp phíc quảng cáo Châu Á… thì ngành ngoại giao có đề ra khái hôm nay lại thấy phim VN. Một niệm ngoại giao văn hóa. Có sự kiện hy hữu”. Và hơn 10 năm hẳn một hội thảo về ngoại giao nay chuyện này cũng dường như văn hóa.Tôi không được mời là hi hữu tại các rạp chiếu phim tham dự cuộc hội thảo trên nên ở Pháp. không biết trong hội thảo đó có Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ai nhắc đến một công cụ rất hữu (2010) ngày thống nhất đất nước hiệu trong ngoại giao văn hóa là thay vì mở tiệc chiêu đãi, Đại sứ phim ảnh không? Thực ra khái VN tại Hungary lúc đó là ông niệm ngoại giao văn hóa đã có Nguyễn Quốc Dũng đã chiêu từ lâu. Cách đây ba mươi năm đãi các quan chức nước bạn và Ba Lan đã lấy văn hóa làm nền đoàn ngoại giao Budapest bằng về nghị lực nơi đất khách quê tảng cho ngoại giao.Còn nước bộ phim Đừng đốt với sự có mặt người, những tấm lòng nhân ái ta trong một thời gian dài luôn của đạo diễn phim và hai nhạc của con người nơi họ sinh sống. lấy chính trị làm nền tảng của sỹ người Hung chịu trách nhiệm. Tôi tự hỏi tại sao các đạo diễn trẻ ngọai giao, và kết hợp với sức Buổi chiếu đã mang lại kết quả Việt kiều ở Los Angeles không mạnh quân sự làm điểm tựa cho thật bất ngờ. Các khách mời đều quan tâm tới những chuyện ngay công tác ngoại giao. Nay trong hồ hởi bắt tay cảm ơn ông Đại trong gia đình họ, quá khứ của xu thế hội nhập đề cao văn hóa sứ và chúc mừng những người cha anh họ? Nếu họ nhận thức trong công tác ngoại giao là một làm phim. Sau này gặp lại tôi, được điều đó thì trong một ngày chủ trương rất hợp thời. Cái để ông Đại sứ cho biết từ buổi chiếu không xa chúng ta sẽ có được con người khác mầu da chủng phim hôm đó Bộ ngoại giao họ bức tranh toàn diện hơn về con tộc xích gần lại với nhau không nể tôi hẳn. Rồi ông kết luận: thế người VN ở cả hai bên trong có gì khác hơn là những giá trị mới biết sức mạnh của văn hóa! những thập kỷ đầy biến động văn hóa. Chiến tranh rồi sẽ qua Một lần khác, tại trường Đại vừa qua. đi, những thể chế chính trị rồi có học Nam California (Mỹ) trong Nếu quan niệm ngoại giao là thể thay đổi, cái còn lại mãi mãi phần giao lưu với đạo diễn sau làm cho người khác hiểu mình, là nền tảng và giá trị văn hóa của buổi chiếu phim Đừng đốt, một có thiện cảm với mình, thì những mỗi quốc gia. nữ Việt kiều đã hỏi tôi: Trong bộ phim VN trong hơn 30 năm phim Đừng đốt ông đã đề cập qua đã làm được điều đó. Chúng như những sứ giả thầm lặng, tự ĐẠO DIỄN : đến người của hai phía: phía ĐẶNG NHẬT MINH người của Miền Bắc VN và phía nhận lấy cho mình cái sứ mệnh người Mỹ, còn một phía nữa sao ngọai giao mà không có tổ chức ông không đề cập đến ? Tôi hiểu đó là phía những người sinh sống và làm việc tại Miền Nam VN trước năm 1975. Tôi đã trả lời: Tôi không có nhiều thực tế để đề cập một cách chính xác về số phận của những con người phía này. Tôi nghĩ đó là trách nhiệm của các đạo diễn Việt Kiều lớn lên, được học hành và sinh sống tại Hoa Kỳ. Chính họ phải có trách nhiệm nói lên số phận của lớp người như cha anh họ, những bi kịch, những thử thách mà cha anh họ đã gặp phải và dũng cảm vượt qua, những tấm gương Văn hoá & xã hội - 7
  • 8. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT Hát quan họ ở Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn và phút huy Những di hại trong việc phổ biến dân ca quan họ xa rời nguồn cội Không thể phủ nhận dân ca nước cũng như bạn bè thế giới tác khúc châu Âu, bỏ qua các thủ quan họ là thể loại dân ca truyền được giới thiệu, được biết đến pháp tác khúc độc đáo của quan thống hiện đang được biết đến và tiếp nhận nồng nhiệt với tên họ truyền thống mà họ ngỡ là đã nhiều nhất trong cuộc sống gọi dân ca quan họ qua các kênh lỗi thời, lạc hậu. đương đại ở nước ta hiện nay và truyền bá trên lại không đẹp như Điều tất nhiên là các ca khúc cũng là thể loại dân ca Việt Nam vốn có của nó. được “cải biên nâng cao” theo được bạn bè quốc tế biết đến Có thể khẳng định rằng hầu những nguyên tắc phi quan họ nhiều nhất. Từ các đoàn nghệ hết chúng chỉ là những phiên bản này đã được trình diễn quảng thuật ca nhạc chuyên nghiệp đến lai tạp, pha trộn, biến dạng, có bá rộng rãi bằng các hình thức hội diễn nghệ thuật quần chúng khi rất nghiêm trọng, của dân ca diễn xướng quan họ cổ truyền trên mọi miền đất nước đều quan họ. Thực chất đây là một độc đáo là hát đôi cùng giới hát không thể thiếu những tiết mục thứ ca khúc trình diễn mới đã đối khác giới và hát không nhạc dân ca quan họ. Trên các phương được các nhạc sĩ chuyên nghiệp đệm mà bằng các hình thức đơn tiện truyền thông đại chúng, dân lấy âm hình giai điệu và ca từ ca hoặc song ca nam nữ theo ca quan họ cũng thường xuyên một số bài quan họ truyền thống lối trình diễn và cách hát cộng xuất hiện và được yêu thích. Ở “cải biên nâng cao” theo những minh rung giọng của thanh nhạc chương trình giáo dục âm nhạc tiêu chuẩn được coi là “khoa học, phương Tây mà không hề quan phổ thông, trong số lượng ít ỏi hiện đại” của âm nhạc học bình tâm đến phương pháp thanh các bài dân ca được truyền dạy, quân thế giới với các quan niệm nhạc độc đáo, tinh tế của quan quan họ cũng chính thức có mặt về âm chủ, âm ổn định, các điệu họ truyền thống với các luyến hai bài “Lý cây đa” và “Trống thức trưởng thứ cố định, các kết láy đặc trưng và lối ngân nẩy cơm” . cấu vuông vức cân phương, các hạt tuyệt vời. Từ người nhạc sĩ Tuy vậy, thật đáng tiếc là lối tổ chức cao trào âm nhạc và chuyên nghiệp cho đến các ca sĩ, những gì mà công chúng cả kết thúc đóng của phương pháp đơn vị nghệ thuật theo phương 8 - Pháp luật
  • 9. pháp bình quân luật châu Âu trong “cải biên nâng cao” đã đưa cái gọi là dân ca quan họ của mình rời xa cái gốc, đến mức khó có thể nhận ra gốc gác nguồn cội của nó. Thực ra, việc chuyển thể dân ca quan họ từ ca khúc truyền thống sang hình thức tân nhạc bình quân luật, từ một hình thức ca khúc sinh hoạt giao lưu tâm tình sang hình thức ca khúc trình diễn, để dễ dàng phổ biến truyền bá những tinh hoa của giai điệu và ca từ quan họ là một việc làm cần thiết trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định và có tác dụng không thể phủ nhận. Nhưng việc làm trên trong thực nhạc học thế giới mà không công nhận các hình thức quan tế hơn 4 thập kỷ qua đã gây nên biết rằng còn có chuẩn của một họ mà họ cho là quan họ đoàn, những di hại hết sức nguy hiểm: hệ thống âm nhạc học khác của quan họ đài này gia nhập vào Thứ nhất, do không được giới châu Á và Việt Nam. Nhà nghiên đại gia đình làn điệu quan họ thiệu đầy đủ, cặn kẽ, những bài cứu Mịch Quang và các GSTS lúc nào cũng rộng mở rõ ràng quan họ được chuyển thể, được Trần Văn Khê, Nguyễn Thuyết không hề là các phản ứng cực “dịch” sang một thứ ngôn ngữ âm Phong đã từng chỉ trích mạnh đoan, hẹp hòi, mà có cơ sở khoa nhạc khác và trình bày với một mẽ cái khái niệm “nâng cao” học âm nhạc sâu sắc. Trong số hình thức ca hát khác, những bài mà các ông cho là đầy lố bịch những người bị coi là “mù” tân quan họ lơ lớ quan họ này lại được và quá hài hước này. Theo các nhạc nhưng lại rất nhuần nhuyễn đông đảo công chúng, thậm chí ông, âm nhạc học phương Đông âm nhạc của bộ môn sân khấu cả các nhà hoạt động văn hóa, cả và phương Tây là hai hệ thống truyền thống, đã nhanh chóng giới nghệ sĩ chuyên nghiệp trong khác nhau với những cái chuẩn gia nhập vào kho tàng làn điệu và ngoài nước coi như những khác nhau và vẻ đẹp khác nhau, truyền thống, trong khi rất nhiều bản quan họ gốc. Chính vì thế họ không thể lấy cái chuẩn phương sáng tác mới của các nhạc sĩ tân không quan tâm tìm hiểu về làn Tây để nâng cao các tác phẩm nhạc cự phách chỉ được coi như điệu quan họ thuần khiết, độc đáo, của âm nhạc phương Đông và những khách lạ tình cờ đến nhầm trọn vẹn, tuyệt đẹp và đang có ngược lại. Hơn nữa, một thể loại nhà. Trong dân ca quan họ cũng nguy cơ thất truyền trong các làng âm nhạc đã đạt đến đỉnh cao như vậy, việc hàng loạt bài hát mới quê Kinh Bắc. dân ca quan họ thì tự nó đã là do các cụ Tư La, Nguyễn Đức Thứ hai, việc chuyển thể, dịch, một sản phẩm toàn bích, không Sôi sáng tác đã gia nhập ngọt xớt cải biên, phóng tác, tân nhạc hóa ai có thể cải biên nâng cao hơn kho tàng quan họ cổ truyền trong dân ca quan họ được chính những được. Việc tân nhạc hóa dân ca khi các loại quan họ “cải biên người trong cuộc, các tác giả và quan họ chỉ có thể được coi là nâng cao”của nhiều nhạc sĩ tài những người sử dụng chúng, mặc một hoạt động chuyển thể, dịch danh dù đã được lưu truyền rộng nhiên coi việc làm của mình như quan họ sang một thứ ngôn ngữ rãi và được công luận ca tụng một hoạt động “cải biên, nâng âm nhạc khác và một hình thức hết lời vẫn bị giới quan họ cổ cao” quan họ truyền thống với biểu diễn khác để phổ biến đại truyền coi như những kẻ ngoại quan điểm “bỏ thô lấy tinh” theo trà. Nhiều cái “thô” mà các nhạc đạo. Đây không phải là vấn đề những tiêu chuẩn “khoa học hiện sĩ này đã bỏ theo quan niệm châu tài năng mà là một vấn đề có tính đại” của âm nhạc học thế giới. Âu có khi lại là những vàng ngọc chất hệ thống, hay đúng hơn, có Đây là sự ngộ nhận rất ấu trĩ của thực sự của âm nhạc phương tính chất huyết thống, trên lĩnh một bộ phận nhạc sĩ chỉ có nền Đông và Việt Nam. vực âm nhạc. tảng kiến thức hệ thống âm nhạc Với trực giác quan họ tinh học bình quân luật châu Âu và tường, việc nghệ nhân của nhiều NHẬT ÁNH coi đó là chuẩn duy nhất của âm thế hệ quan họ cổ truyền không Văn hoá & xã hội - 9
  • 10. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT “Chiếc khăn Piêu” trẻ mãi Ở “tuổi đời” 55, ca khúc “Chiếc khăn Piêu” của nhạc sĩ Doãn Nho mới bộc lộ “sức trẻ” khi được ca sĩ Tùng Dương chọn làm món quà gửi tới công chúng yêu âm nhạc toàn quốc để rồi giành giải thưởng Bài hát của năm 2012, tiếp đến là giải thưởng bài hát của tháng 1.2013. Nhạc sĩ Doãn Nho (đội mũ) cùng tác giả bài viết và TS Vũ Thế Long tại buổi gặp mặt mừng xuân 2013 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức ngày 4.2.2013 Như chúng ta cũng biết, “trẻ hóa đứa con tinh thần thuộc kết đưa lên thành đoạn mở và trong sự xô bồ của đời sống tuổi “lão” của mình”, nhạc sĩ được hát chậm đi, kéo dài các âm nhạc hiện nay, các ca khúc tâm sự. nốt ngân, mở ra một không hướng vào giới trẻ xuất hiện Đúng như nhận xét của nhạc gian âm nhạc mênh mông. Khi ngày càng nhiều, rồi sau đó cũng sĩ Doãn Nho, “Chiếc khăn piêu” vào phần phát triển (nguyên là nhanh chóng trôi vào dĩ vãng. được làm mới, có sức chinh phục phần mở đầu) với tiết tấu dồn Và việc Tùng Dương chọn ca mới là nhờ ca sĩ Tùng Dương dập, giai điệu tươi vui, tạo sức khúc “Chiếc khăn Piêu” - ra cùng nhạc sĩ phối khí Nguyên Lê hút lạ lùng cho bài hát. Như vậy, đời cách nay hơn nửa thế kỷ lại đã có rất nhiều sáng tạo. Một ca “Chiếc khăn Piêu” đã thay đổi giành được sự ủng hộ nhiệt tình khúc dựa vào chất liệu dân ca Xá một cách tự nhiên, từ một đoạn nhất của khán giả, quả là điều (Khơ Mú) Tây Bắc, có cấu trúc đơn thành hai đoạn đơn và phần bất ngờ. Bản thân nhạc sĩ Doãn tương đối đơn giản nhưng chặt tái hiện hoàn chỉnh. Hơn nữa Nho cũng có cảm giác như vậy: chẽ, đã khẳng định giá trị của chính sự thay đổi về nhịp điệu, “Trong suốt quá trình chọn, dàn mình suốt 55 năm qua, tưởng tiết tấu, lối phối khí theo phong dựng ca khúc và biểu diễn, Tùng khó thay đổi được, vậy mà qua cách phương Tây đã tạo nên sức Dương không trao đổi gì với sự sáng tạo của Tùng Dương và hút mới nhưng vẫn giữ được cái tôi cả. Chỉ đến khi nghe tin tác Nguyên Lê, ca khúc đã mang “thần” của tác phẩm. phẩm “Chiếc khăn Piêu” đoạt một cấu trúc mới mẻ, trẻ trung. Ca khúc “Chiếc khăn Piêu” giải, tôi mới bất ngờ khi Tùng Điều này thể hiện rất rõ khi 2 được làm mới và nhận được sự Dương đã có nhiều sáng tạo khi người đã mạnh dạn “cắt” đoạn hưởng ứng là bước đệm giúp 10 - Pháp luật
  • 11. Tùng Dương thoải mái trổ tài trong không gian âm nhạc rộng hơn, phong phú hơn so với bản Nguyễn Văn Ngộ: gốc. Những chỗ hát ở nốt cao, kéo dài, Tùng Dương thể hiện kỹ thuật thanh nhạc vững vàng của mình. Câu hát “A chị ơi tới “Người kết nối thế giới” đây nhận lấy chiếc khăn đẹp Ai đã một lần đến Bưu điện Trung tâm Sài Gòn thì sẽ bắt gặp này/Thôi này đừng tìm trong hình ảnh một ông lão mái tóc bạc trắng, lưng còng, dáng người rừng, lạc trong rừng, nát hoa nhỏ nhắn, nhanh nhẹn ngồi ở góc bưu điện; hằng ngày vẫn thầm rừng khăn piêu đây”, các nghệ sĩ lặng làm công việc viết thư thuê. Bởi ông tâm niệm: “Hạnh phúc đi trước thường hát xuống một là khi mình làm một việc gì đó có ích và đem lại hạnh phúc cho quãng 8 để tạo ra sự tương phản, người khác”. thì Tùng Dương vẫn hát ở độ cao tương ứng với các câu khác, tạo ra sự thanh thoát, cũng là cách làm mới ca khúc. Những chỗ hát với tiết tấu nhanh, Tùng Dương không để cho nhịp điệu cuốn hút khiến mình hát một cách dễ dãi, mà vẫn sử dụng kỹ thuật vuốt nốt, nhấn nhá kiểu phương Đông, có gì đó rất ma mị, dẫn dụ khán giả đi sâu vào thế giới nội tâm mà nhạc sĩ muốn thể hiện. Khi trả lời phỏng vấn Tùng Dương đã tự đánh giá: “Cảm xúc chung là trẻ, không khí âm nhạc hiện đại phù hợp với cảm nhận của nhiều người nghe hiện nay. Đoạn cuối của ca khúc có lẽ là Ông Nguyễn Văn Ngộ sự khác biệt dễ nhận biết nhất “Tiếng tôi vang rừng núi/ Nhưng Viết thư vì niềm vui và đam được nhận danh hiệu “Người không ai trả lời”, với NSƯT mê viết thư thuê lâu năm nhất Việt Kiều Hưng hoặc anh Trọng Tấn Ông là Dương Văn Ngộ, sinh Nam” do Trung tâm sách Kỷ thì miên man, dí dỏm. Nhưng ngày 3/3/1930 (người Hoa) ông lục Việt Nam công nhận và là với Tùng Dương thì thênh thang, sống ở Việt Nam từ lúc 2 tuổi. “Người viết thư thuê chuyên rộng lớn, một chút luyến tiếc, Ông là cựu học sinh trường nghiệp nhất trong lịch sử ngành nhớ nhung…”. Petrus Ký, lấy bằng trung học Bưu điện Việt Nam”. Sự thành công của “Chiếc Pháp từ năm 22 tuổi và gia nhập Ông làm công việc viết thư khăn Piêu’ cho thấy những tác đội ngũ nhân viên Bưu điện Sài này không chỉ vì sinh kế mà còn phẩm văn học nghệ thuật mang Gòn (Bưu điện Trung tâm TP vì niềm vui, vì đam mê. Kể từ được hồn dân tộc thì không bao HCM). Ông nói tiếng Anh, tiếng khi ông bén duyên với công việc giờ cũ. Trong kho tàng âm nhạc Pháp khá thành thạo nhờ học viết thư thuê, nhiều câu chuyện Việt Nam, còn rất nhiều tác trong trường phổ thông và tự buồn vui trong nghề nghiệp cũng phẩm có giá trị và nếu có cách học. Sau 43 năm công tác chính bắt đầu. biểu hiện mới, sẽ có sức sống thức trong ngành Bưu Chính Ông chia sẻ, kỉ niệm mà ông mới, chinh phục được khán giả Viễn Thông, năm 1990 ông về nhớ nhất là khi ông tiếp xúc với thời nay, không kể đó là khán giả hưu được ban lãnh đạo bưu điện một nhà báo người Đức tên là già hay trẻ. sắp xếp một chỗ ngồi trong bưu Fiona Ehlers, nữ nhà báo này điện để ông làm công việc viết đã đến gặp ông và viết một bài VIỆT LONG thư của mình. Năm 2007 Ông phóng sự dài nói về cuộc đời và Văn hoá & xã hội - 11
  • 12. VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT thư rất tình cảm”. Đặc biệt, hằng ngày có rất nhiều du khách nước ngoài đến tham quan bưu điện, tỏ ra thích thú với công việc của ông. Nhiều người biết đến ông qua một số bài báo được đăng tải trên thế giới (như tờ báo DER SPIEGEL của Đức). Vì thế, nhiều du khách muốn đến bưu điện trung tâm Sài Gòn để nhìn thấy ông, chứng kiến và quan sát công việc của ông. Với họ, công việc của ông Ngộ cũng là một phần nét độc đáo và hấp dẫn riêng của bưu điện trung tâm Sài Gòn này. Ngoài công việc viết thư ra ông Ngộ còn là một thông dịch viên tiếp Pháp, tiếng Anh cho nhân viên bưu điện trong những Ông Ngộ đang chia sẻ với du khách về công việc viết thư của mình trường hợp phức tạp. Nhân viên bưu điện Hà Hồng Phượng cho công việc của ông, cô nhà báo chính nét chữ bay bổng, tinh tế biết: “Ông Ngộ là người rất vui này gọi ông là “Người kết nối của mình chứ ông không bao vẻ, nhiệt tình, nói thông thạo 2 thế giới”. Tuy cô đã trở về Đức giờ đánh máy chữ hay vi tính vì ngôn ngữ, tiếng Anh và tiếng nhưng hàng tháng cô vẫn thường ông bảo, viết bằng máy con chữ Pháp. Mỗi lần tôi hoặc các nhân xuyên gửi thư thăm hỏi sức khỏe đó nó “hổng có hồn, nó hổng có viên gặp khó khăn trong giao và động viên ông. chân thật”. tiếp đặc biệt là tiếng Pháp thì đều Ông Ngộ năm nay đã bước nhờ đến ông giúp”. sang tuổi 82 nhưng trí óc vẫn Người viết thư tình thế kỉ Không chỉ có công việc mà còn rất minh mẫn. Ngày nào ông Khách hàng của ông đủ mọi ông luôn tự hào và rất hạnh phúc cũng đạp xe, từ nhà ở quận Bình lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã về gia đình nhỏ của mình, ông có Thạnh sang bưu điện Trung tâm hội, một khách hàng thân thiết sáu người con. Nhưng có tới bốn TPHCM (Quận 1) để viết thư của ông là bà Nguyễn Thị Xuân giáo viên (hai con gái, một con thuê. Công việc của ông bắt đầu Hồng cho biết, mỗi lần đến bưu dâu, một cháu nội đều dạy tiếng từ 7 giờ sáng và kết thúc vào 4 điện gửi thư cho con trai ở Mĩ, Anh). “Nhà tôi không giàu về giờ chiều. Nơi làm việc của ông bà đều nhờ ông Ngộ viết giúp vì tiền về bạc nhưng tôi sung sướng treo cái biển nhỏ màu xanh “Nơi ông viết rõ ràng, chính xác. nhất là tất cả đều làm nghề lương chỉ dẫn và viết giúp”, bàn làm Ông Ngộ không chỉ đơn thiện”- ông chia sẻ. việc của ông rất đơn giản với thuần làm công việc viết thư Đặc biệt năm nay cũng kỉ giấy, bút, từ điển Anh-Pháp-Việt, mà ông còn dịch thư cho nhiều niệm 20 năm ông làm nghề viết kính lúp cùng nhiều sách địa lý, cô gái lấy chồng, có người yêu thư thuê. Cầu mong cho ông thật bản đồ của Việt Nam và thế giới. ở nước ngoài. Bởi thế khách nhiều sức khỏe, để tiếp tục là Khi viết bất kể lá thư nào, cho hàng nữ giới của ông thường gọi “Người kết nối thế giới”. Bởi tôi ai, ông đều chọn ngôn từ rất cẩn ông Ngộ là “Người viết thư tình tin rằng dù xã hội có phát triển thận, trình bày rõ ràng, chính thế kỉ”. Bạn Nguyễn Thị Hồng hiện đại đến đâu thì những bức xác và đúng theo văn phong của Thảo vui vẻ tâm sự: “Thảo quen thư trên giấy vẫn sẽ có một chỗ từng loại thư. Là người viết thư, một người Pháp nhưng lại không đứng riêng trong cuộc sống của ông hiểu từ ngữ quan trọng tới biết tiếng Pháp, nên mỗi lần viết mỗi người. mức nào, ông nói chỉ cần “sai thư hay dịch thư mình đều nhờ DUY TUẤN một ly là đi một dặm”. Đặc biệt đến bác Ngộ giúp, tuy lớn tuổi ông chỉ viết thư bằng tay, bằng nhưng bác rất hiểu tâm lí và viết 12 - Pháp luật
  • 13. TAM GIANG MỚI LẠ VỚI LỄ HỘI SÓNG NƯỚC Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” được bắt đầu bằng lễ tế Bà Tơ. Chuyện rằng, trong một trận thủy chiến trên phá Tam Giang khoảng chừng 400 năm trước, chúa Tiên - Nguyễn Hoàng đã phải một phen bôn tẩu. Bị quân địch truy đuổi, thì chúa được người đàn bà họ Trần giúp đỡ và thoát hiểm. Cảm kích chúa đã trọng thưởng bằng một hình thức rất lạ kỳ. Đó là, trước sự chứng kiến của đông đảo chúa - tôi, người ta cho thả bã mía từ sông Bồ, phía trước làng Bác Vọng. Bã mía trôi theo dòng nước chảy, rồi dạt vào bờ và đó được xác định là nơi xa nhất trong giang phận, được quyền canh tác và khai phá của làng Bác Vọng… Phải đến “Sóng nước Tam Giang”, những giá trị văn hoá - lịch sử cũng như tâm linh mới được đánh thức và phát lộ. Bên cạnh huyền thoại về người đàn bà họ Trần thông qua lễ tế với những nghi thức đậm nét văn hoá dân gian của vùng cư dân sông nước, cũng trong “Sóng nước Tam Giang” lần đầu tiên tổ chức diễn xướng hát bả trạo, một loại hình văn hóa phi vật thể được người dân nơi đây gìn giữ hàng trăm năm nay và được xem là một cách nhìn mới, cách tiếp cận và khai thác rất đặc biệt những giá trị lớn lao của con phá lớn nhất Đông Nam Á. Vào dịp đầu thu mới đây, tôi lại có chuyến dạo chơi trên phá Tam Giang. Khởi hành từ một bến đò nhỏ ở thôn Mai Dương, chúng tôi lênh đênh trên phá, đi qua nhiều tên đất, tên làng đã đi vào ký ức một thời khó quên, như Thủy Lập, Hà Lạc, Cồn Tộc... Buổi sáng khi hoàng hôn bắt đầu và ánh mặt trời ló rạng, phá Tam Giang đẹp đến mê hồn. Những con đò ngược xuôi tạo nên thanh âm quen thuộc và những đợt sóng trào dễ thương như giỡn đùa và trêu ngươi cùng lữ khách. Rồi hình ảnh những dân chài lực lưỡng như sừng sững trên nền hình sông nước bao la. Đã có bao nhiêu khuôn hình, tấm ảnh để đời của nhiều nghệ sĩ đoạt những giải thưởng lớn, tạo được sự xúc động mạnh mẽ trong tâm hồn bao người lấy ý tưởng từ cảnh tượng ngư dân tung chài trên phá kia. Như sự sẻ chia, để thêm bao người cùng tận hưởng cảnh đẹp “trời cho”, mới đây ngành du lịch đã có ý tưởng hình thành nên tour “Một ngày trên phá Tam Giang”, khám phá sinh thái vùng biển Quảng Công, Quảng Ngạn và phá Tam Giang. Một trong những điểm nhấn đặc biệt là vào buổi chiều tà, khách du lịch được lên thuyền ra phá Tam Giang để cùng thưởng thức cảnh tượng đánh bắt thủy sản, như giở một trộ nò sáo, thưởng thức cảnh thả lưới bằng xuồng nhỏ với những âm thanh đuổi cá nghe rất lạ và đặc biệt ngắm nhìn cảnh quăng lưới lúc ánh chiều tà và khi hoàng hôn buông xuống...  Buổi tối cùng với đoàn người đông vui đổ về bến đò Cồn Tộc dự đêm khai hội “Sóng nước Tam Giang”, tôi như chợt nhận ra thêm một điều mới lạ về sự hội tụ và sức hấp dẫn đặc biệt của một lễ hội văn hóa du lịch trên vùng sóng nước mênh mông này. Đó là lúc mà vẻ đẹp, sự hấp dẫn và bí huyền của Tam Giang được dồn nén và có dịp phô bày trọn vẹn bởi sự sắp đặt tài hoa của con người. Khách đến với Tam Giang sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản vùng sông nước ngân vang ngày nào trong câu hát của mẹ... Nó như một lời mời ý vị, làm hăm hở bao bước chân ai khao khát được tận hưởng, khám phá và trải nghiệm với những cảm xúc lạ về Tam Giang sóng nước… PHAN HỮU Phá Tam Giang Văn hoá & xã hội - 13
  • 14. XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG Lễ chùa đầu năm: LỄ HỘI LINH THIÊNG HAY trò bát nháo? Ai lên chùa cũng đều có cái tâm, nhưng lạm dụng cái tâm một cách “thái quá” lại là nguyên nhân phát sinh ra những hệ quả thiếu văn hóa. Chính điều này làm đã mất đi vẻ tôn nghiêm vốn có ở chốn linh thiêng và cũng là cơ hội để người dân diễn trò “bát nháo”. Chùa Hương Tích tọa lạc trên ơ với lời mời nhiệt tình của các chặng đường dài vì vậy mà mấy núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Thiên quán nước hai bên đường. Chị nhà hàng xung quanh khoảng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Nguyễn Thị Tâm du khách đến sân rộng trước chùa là điểm Tĩnh, nơi đây được mệnh danh từ Nghệ An lắc đầu ngán ngẩm: chọn lý tưởng. Nói là nhà hàng là “Hoan Châu đệ nhất danh “Dù đã đề phòng việc chặt chém nhưng không khác gì cái chòi lam” với những đền điện linh của chủ quán, tôi hỏi giá trước, được đóng bằng những cọc gỗ, thiêng và phong cảnh sơn thủy một hũ sữa chua có giá 10 ngàn phía trên lợp bằng mái tôn, phía hữu tình. Những ngày đầu năm, đồng, nhưng khi uống xong, tôi dưới là từng mảnh chiếu khoảng trung bình mỗi ngày có khoảng lại phải trả một cái giá gấp đôi 1m được trải khắp sàn thay cho hàng ngàn du khách hành hương so với mức giá đã định sẵn là 20 những bộ bàn ghế. Không ít tốp về đây làm lễ cầu an. Đây chính ngàn đồng vì tính luôn tiền… người dừng chân vào nơi đây, họ là thời điểm thích hợp mà các ghế ngồi”. nghĩ vào không ăn uống, chỉ ngồi tiểu thương làm giàu bằng cách Điều đặc biệt ở đây chính một lát cho đỡ mệt thì chắc chỉ chặt chém du khách. là đỉnh núi, nơi tập trung nhiều mất vài chục ngàn nhưng không Như chúng ta đã biết, để lên du khách nhất cũng là nơi chặt đơn giản như họ nghĩ. Anh Phạm đến tận nơi linh thiêng của ngôi chém nặng nhất. Những ai chưa Văn Ba, quê ở Thanh Hóa phải chùa thắp hương, du khách phải gặp tình trạng như trên đều ngán ngẩm khi rút 240.000 để rất vất vả vì địa hình của ngôi muốn tìm cho mình chỗ ngồi chùa khá rộng và hiểm trở. Mặc thích hợp để lấy lại sức sau một dù các du khách rất mệt mỏi và phải nghỉ chân nhiều lần để leo lên đỉnh núi, nhưng họ lại thờ 14 - Pháp luật Đường lên chùa tràn ngập rác và đã bốc mùi hôi thối.
  • 15. chi trả cho chiếc chiếu nhỏ chỉ sau 10 phút.” Đó cũng là trường hợp của rất nhiều gia đình, đoàn thể, cá nhân du khách để rồi họ đều lắc đầu tự hỏi: Không biết đây là nơi di tích, linh thiêng hay cai chợ”. Ước tính, mỗi ngày đón tiếp ít nhất 10 lượt khách, mỗi lượt khoảng 10 người thì thu nhập bình quân mà tiểu thương nơi đây thu được 1.500.000 đồng. Chưa dừng lại ở đó, du khách đến nơi đây còn quen thuộc với cảnh chặt chém, Giấy tiền vàng mã được đốt và rơi vãi khắp nơi bất cứ thứ gì cũng tiền, những đồng tiền vô tội vạ. Mặt hàng được bày góp tiền công đức cho nhà chùa Những người hành nghề trên chùa bán nhiều nhất và được người dân là do cái tâm của từng người. Ở chủ yếu là những người lớn tuổi, ưu chuộng nhất là những cành tài chốn tâm linh mà còn quy định những người phụ nữ tay bồng, tay lộc, có màu vàng, cành nhỏ nhất tiền bạc chẳng khác nào chặt dắt một vài đứa trẻ con. Cứ cách có khoảng 7 đến 10 lá. Người dân chém nhau giữa chợ thế này thử một quãng du khách lại gặp một dâng hương quan niệm, mua cành hỏi còn đâu gọi là linh thiêng”. người, họ ngồi dật dờ dưới những tài lộc ở chùa rồi dâng lên chùa để Đó không phải là ý kiến riêng tán cây, bên cạnh các quán nước… xin lộc của đức phật. Sau khi thắp của anh Tuân mà còn rất nhiều Khuôn mặt mang đầy vẻ vừa tội hương cúng bái, họ sẽ đưa về nhà người đến đây. Thiết nghĩ, việc nghiệp, vừa van nài. Du khách cắm lên bàn thờ thì tài lộc sẽ theo quy định đóng góp tiền công đức bắt gặp cứ lần lượt như thế mà rút về. Cũng vì quan niệm ấy mà mặt ở chốn linh thiêng chẳng khác hầu bao ra cho tiền. Cũng không hàng này mặc dù được thét giá đắt gì một cuộc trao đổi. Người dân ít người cho gói bánh, trái cây gấp 2, gấp 3 lần ngoài chợ mà vẫn phải bỏ ra trên 200.000 đồng với suy nghĩ chia sẽ chút lộc cho thu hút người mua. chỉ để mua một cái tên. Không người nghèo khó, và xem đó như Chặt chém bằng nhiều cách, ít người đứng chờ cả buổi rồi việc làm thiện tâm khi lên chùa. từ chỗ ngồi, hàng hóa đến cả tiền cuối cùng cũng phải rút trong ví Thiết nghĩ, đền chùa là nơi tôn công đức. Tại mỗi nơi thờ phụng số tiền không như chủ định dẫn nghiêm, linh thiêng. Người dân đi đều được đặt song song với một đến hiến tiền công đức mà lòng lễ chùa dâng hương cũng chỉ để hòm công đức, và số tiền công đức dân không được thoải mái, vừa thành tâm cầu nguyện những gì mà người dân quên góp được người khó chịu, bức xúc, khác hẳn với tốt đẹp nhất cho cuộc sống. Vậy trong chùa ghi lại họ tên, quê quán thói đời. mà cái giá thành tâm mà nhiều đầy đủ và được lưu giữ lại chùa. Tại Không chỉ vậy, quang cảnh nơi người phải trả cho một cuộc viếng chùa Hương Tích cũng vậy, người tôn nghiêm ngập tràn rác thải và thăm lên đến hàng triệu đồng chỉ dân đứng chờ hàng tiếng đồng mùi hôi thối đã phần nào làm giảm vì cách chặt chém vô tội vạ của hồ để được ghi cho mình cái tên đi hình ảnh linh thiêng nơi cửa các tiểu thương, những người trong danh sách góp tiền công đức. phật. Cảnh tượng đầu tiên phải phục vụ trong chùa. Làm mất đi Nhưng điều đáng nói, số tiền quên kể đến là bãi rác nằm ngang lối đi vẻ đẹp truyền thống tâm linh, sự góp nơi đây không phải do người sát đỉnh chùa, mà cách đó chỉ vài tôn nghiêm, linh thiêng nơi cửa dân tùy tâm , bỏ bao nhiêu cũng bước chân thì hàng trăm du khách phật. Để trả lại nét văn minh trong được mà được quy định rõ ràng. vừa thắp hương khấn phật lại những khu di tích theo đúng nghĩa, Người dân phải bỏ từ 200.000 đồng vừa nhăn nhó khi phải ngửi mùi đó là trách nhiệm và tinh thần tự lên, dưới số tiền quy định thì không khó chịu từ bãi rác đó. Có những giác của các cấp ban ngành cũng được ghi vào danh sách đóng góp. du khách nhìn thấy thì phàn nàn như người dân. Anh Nguyễn Anh Tuân, quê ở nhưng cũng không ít người lại tiện Hưng Dũng, Nghệ An sau khi đã tay, vứt thêm nhiều chất thải lên. cố sức chen vào đám đông để được Đó là chưa kể đến suốt chặng quên góp tiền công đức thì lại bỏ đường dài, hàng chục cái bang NGUYỄN SỸ HẢI cuộc giữa chừng vì bất mãn: “Quên ngồi la liệt dọc hai bên đường đi. Văn hoá & xã hội - 15
  • 16. XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG Thác loạn bên …quan tài Trong quan niệm văn hóa Nam bộ, người đã chết sẽ được giải thoát để về đoàn tụ với ông bà. Thân nhân và bạn bè phải vui thì người chết mới yên tâm về thế giới bên kia, còn khóc lóc tiếc thương sẽ khiến người ra đi không yên lòng. Bởi vậy, trong đám tang ở Nam bộ, buổi sáng là thời gian thăm viếng, chia buồn, sự thành kính với người đã khuất còn buổi tối lại là thời điểm “vàng” dành cho các “cô” pêđê ca hát, nhảy múa, ăn uống... Múa lửa điệu múa “hot” luôn được các “cô” biểu diễn. Càng về đêm, càng sôi động nửa bờ mông và chiếc áo chỉ hợp với nhiều thể loại hài, kịch, Để tận mắt chứng kiến pêđê che phần ngực, bắt đầu chương cải lương, tân cổ giao duyên, “Quậy tưng bừng” đến cỡ nào trình bằng phần “chào mừng” nhạc vàng, nhạc chế và cả nhảy trong đám ma, đầu tuần qua, khách đến chia buồn cùng gia hip hop. Nếu tang chủ hoặc quý tôi theo chân nhóm pêđê Thanh đình tang quyến. Các “cô” mở vị nào muốn tham gia “góp vui” Thúy (Quận 4) “mua vui” tại đầu chương trình “mua vui”, hãy tự tin lên. Trong chương một đám tang trên đường Trần đưa tiễn… thâu đêm bằng ca trình ngày hôm nay, vì lý do kỹ Nhân Tôn (Quận 5). Chúng khúc “Ba nén hương trầm” quen thuật, rất tiếc không có sự hiện tôi ghi nhận được, 11h khi lớp thuộc, như là một lời chia ly, đau diện của nhóm Mắt Ngọc, nhưng người già đi viếng về hết chỉ còn buồn khi mất đi người thân yêu, bù lại, quý vị sẽ phải nể tài ca hát lại trẻ em, thanh niên, và hơn đã khiến những người trong tang của nhóm “Mắt chó” và “Mắt chục “cô” pêđê cùng với dàn gia phải rơi nước mắt bởi ca từ mèo”, hay “Con người có tóc có nhạc ở lại. Sân khấu biểu diễn quá da diết. Thế nhưng nỗi buồn lông, bài hát qua sông xin được ca nhạc được dựng lên chỉ tạm chỉ mới hiện diện, chưa kịp đọng phép bắt đầu”. Rồi đưa tay chỉ bợ là mái hiên nhà với diện tích lại thì những tiếng nhạc xập về phía hai cô pê-đê đang bước chưa đầy 3m nhưng có nhiều “cô xình, mở với công suất không lên sân khấu… ca sĩ” chen chúc múa hát quay thể lớn hơn, với những lời ca... Trái ngược với những đau cuồng, chỉ cách quan tài chừng “thảm họa” đã bắt đầu nổi lên. buồn là tràng pháo tay, hò reo 2 đến 3 mét. “Chị” MC vui tính đến thô của mọi người ngồi đặc kín rạp. Kim đồng hồ chỉ đúng 0h, thiển giới thiệu: “Để tiếp nối “Cô” MC cũng góp vui với một MC với chiếc váy đen lấp lửng chương trình show ca nhạc tổng bài nhạc chế, không thể tục tĩu 16 - Pháp luật
  • 17. hơn: “Hôm qua, em lên núi hái theo. Dù nghèo khó cỡ nào, khi chè, gặp thằng phải gió nó đè em người thân mất đi họ cũng cố ra, nó đè em chẳng chịu la, em kéo được một nhóm pêđê về nhà đè lại nó, nó la quá trời”, “Đừng mình”. ôm em trong tay, khi bố em chưa Nhiều người còn cho biết, ngủ say; hoặc “Quần là quần không chỉ trong đám ma mà sinh nhiều khi không cần khóa. Quần nhật, lễ mừng thọ, gia chủ cũng là quần nhiều lúc khóa cũng như mời pêđê về diễn cho “vui nhà không” (!). vui cửa”. Tuy nhiên, đó chỉ là Càng về đêm, sân khấu đám bề nổi của các đoàn tạp kỹ pêđê, ma càng thu hút được nhiều đằng sau hoạt động này lại là khách. Không khí càng sôi động hiện tượng tìm khách để mua hơn. Đỉnh điểm của đêm đưa tiễn, bán dâm, kiếm nhiều tiền hơn. “mua vui” là phần biểu diễn thời Sau một hồi tiếp xúc và nói trang của các “cô” pêđê. Càng về chuyện cởi mở với Phương khuya thì trang phục biểu diễn Thanh (thành viên của nhóm càng ngắn lại và con hẻm chính pêđê Thanh Thúy) tâm sự: “Đến được chọn làm phòng thay đồ. “Cô ca sĩ” đang trình diễn trong đám với đám ma chủ yếu là hát cho tang trước sự cổ vũ nhiệt tình của nhiều Theo đó hàng chục cô mặc áo khán giả. thỏa mãn niềm đam mê nghệ váy ngắn cũn cỡn để lộ cả vòng thuật, còn chủ yếu là tìm khách. một vốn được phẫu thuật, bơm Có nhiều ông thấy mình “hay căng đến đẩy đà…lượn qua, chấm dứt, không thì diễn cho hay, lạ lạ” nên khi có chút hơi lượn lại uống éo trước mặt mọi đến 4,5 giờ sáng mới thôi. Bác rượu là rủ đi để tìm cảm giác người. MC còn đọc oang oang Minh Cường (Quận 5) bức xúc: lạ”. Cô gái này chia sẻ thêm với số đo của 3 vòng từng cô trông “Như là một cái lệ, cứ đám ma là giọng đầy hào hứng: “Nếu gặp khá “chuyên nghiệp”. có pêđê và những trò trình diễn khách giàu thì bọn em còn có Mặc dù MC thường xuyên suy thoái, nhảm nhí vẫn liên tục thêm tiền bo nữa. Như cách đây yêu cầu “Cấm sờ vào hiện vật”, diễn ra. đây được xem là một hai đêm, em được một người đàn thế nhưng chốc chốc đám thanh kiểu chia buồn “vô đạo đức”!”. ông bo thêm năm trăm nghìn”. niên choai choai lạ chồm lên Cô Thanh Bình (Quận 12) cho Cô tâm sự tiếp, để có một sờ… rồi cười ầm ĩ. Đến cả màn biết, trước đây làm gì có chuyện thân hình như thế này cô ta phải bo cũng nóng bỏng hơn hẳn lúc đám ma vui như đám cưới; chỉ mất gần 4000 đô la qua Thái đầu, những đồng tiền polymer cần đến nhà hiếu mà nói, cười Lan phẫu thuật để giống phụ nữ. lúc này được nhét thẳng vào lớn là đã bị tang gia nhắc khéo Mỗi đêm đi hát đám ma cộng cả những bộ ngực của các cô. Nhiều rồi, cho rằng thiếu sự tôn trọng tiền bo, chưa kể chi phí luôn chỉ khán giả quá kích không những với người đã khuất. Vậy mà thời được trên 300.000 đồng, Nếu chỉ nhét tiền vào mà còn sờ mó, véo nay, đám ma đã trở thành điểm hát xin tiền bo thì lấy gì mà sống. những nơi nhạy cảm. Mỗi khi hẹn lý tưởng để pêđê tụ tập quậy Thấy đám sinh viên nam ngồi như vậy, các “nàng ca sĩ ” lại phá, thể hiện tài năng, khiến gần đó hỏi hoài, Phương Thanh càng khiêu khích: “Cái anh này loạn cả xóm, mất ăn mất ngủ; sốt ruột nói: “Đi không cha! nhẹ nhẹ thôi, đau em, ghét anh biết rằng, nghĩa tử là nghĩa tận Sinh viên hả? Giảm 20%”… ghê à!”. Nhiều trẻ em ngồi xem, nên chúng tôi cũng thông cảm, Một vài năm trở lại đây, xã thấy người lớn cười cũng cười nhưng nhiều gia đình lại tiếp tay hội có cái nhìn thoáng hơn về sặc sụa. Thật không thể diễn tả cho pêđê quậy cả tuần, không giới tính thứ ba và người ta đã hết được sự lố bịch… thể chấp nhận được.”. công nhận tồn tại trong xã hội. Chú Hà Minh nhận định: Nhưng thật khó hình dung được Dù nghèo, nhưng cũng cố “Đây được xem là một vấn nạn, những biến tướng trong hoạt mướn pêđê! ngày càng có xu hướng phát triển động xã hội của một số thành Chương trình “mua vui” cho rộng, nó như một trào lưu, nhà phần này. tang lễ kết thúc khi mọi người này thấy nhà kia thuê pêđê về không còn bo tiền nữa thì mới hát cho đám ma cũng bắt chước NGỌC MINH Văn hoá & xã hội - 17
  • 18. XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG Hơn nhiều năm qua, bên dòng Sa Đéc thuộc xã An Hiệp huyện Châu Thành, Đồng Tháp Chị Lê Thị Lý chuyển gạch vào lò chuẩn bị mẻ gạch mới người ta đã quá quen với hình ảnh hàng chục lò gạch suốt ngày khói tỏa mịt mù. Nhưng, ẩn sau những chiếc lò gạch luôn ngùn ngụt lửa, toả nhiệt nóng đến rát mặt người đó là biết bao câu chuyện về cuộc đời, số phận của người phụ nữ hàng ngày làm công việc phu gạch đầy nặng nhọc tưởng chừng chỉ dành cho đấng nam nhi… NỮ PHU GẠCH Nhọc nhằn… Bình liên tục bốc và xếp những cực. Đôi tay chai sần sùi chính Gần 12 giờ trưa ngày đầu viên gạch vừa được nhào nặn là minh chứng của một người có năm chúng tôi ghé thăm lò gạch từ đất sét lên xe để chuyển vào thâm niên gần hai chục năm “bốc của ông Võ Châu Thiện (xã An trong lò chuẩn bị cho đợt nung lò”. Chị bắt đầu công việc từ 8 Hiệp). Mặc cho cái nắng gắt cuối mới. Tay áo xám xịt bùn đất, giờ sáng đến 4 giờ chiều và chỉ năm ở miền Tây như thiêu như quệt vội giọt mồ hôi nhễ nhại được mươi phút nghỉ ngơi trong đốt, cùng hơi nóng hầm hập xộc trên gương mặt cháy sạm vì lúc ăn trưa. Chị Lý ngậm ngùi: thẳng lên từ chiếc lò gạch cũ qua nắng gắt chị kể: “Đời phu gạch “Có một lần suýt chút nữa thì tôi bao thế hệ đang có hơn hai chục vất vả lắm chú ơi. Những người đi đứt cánh tay phải. Hôm đó khi phụ nữ hối hả chở gạch và bốc lớn tuổi như chúng tôi thì biết đang đưa gạch vào lò thì không xếp cho kịp nung mẻ gạch mới. làm việc gì để kiếm sống nữa. may bàn tay tôi bị vướng vào Với họ, ngày nào cũng thế, công Làm ở đây có khó nhọc nhưng dây chuyền tải. Do máy chuyền việc làm gạch cứ quần quật từ vì không có trình độ thì có công gạch quá nhanh nên ngón tay sáng cho tới khi ông mặt trời lặn việc để nuôi gia đình là may mắn cái bị máy cuốn vào chảy bê bết xuống dòng sông Sa Đéc. rồi…”. máu. Rất may là chị làm cùng Trên chiếc xe kéo cũ kĩ, chị Nói về công việc, chị Lý thấy vậy nhanh tay ngắt điện kịp Lê Thị Lý (46 tuổi) ngụ xã Tân không sao nhớ hết những cơ thời, nếu không cả cánh tay của 18 - Pháp luật
  • 19. tôi cuốn vào gạch rồi”. Đấy chỉ xây dựng khiến nhiều chị em nên nhiều khi thấy chị em làm là một trong nhiều “kỷ niệm hãi phải vay mượn để trang trải cuộc mình cũng xót. Nếu như trước hùng” trong thời gian dài làm sống. Không những vậy, nhiều đây, một miệng lò có thể đốt phu gạch. Rồi những lần gạch chủ lò gạch do làm ăn bết bát, được 6 -7lần/năm thì bây giờ chỉ vỡ rơi trúng người làm chảy phá sản thì cả trăm lao động bị đốt được 1-2 lần, có nhiều cơ sở máu, đau ê ẩm người nhiều ngày mất việc theo… trong xã phải ngừng hoạt động. thì xảy ra như cơm bữa và không Còn chị Trần Thị Loan (42 Thực tế, các lò gạch ở “đại bản chỉ riêng với chị Lý. Mặc dù tuổi) buồn rầu kể: “Năm nay do doanh lò gạch An Hiệp” cũng công việc rất vất vả, nặng nhọc gạch bán không chạy nên từ đầu chỉ hoạt động cầm chừng khi giá là thế nhưng hàng chục phụ nữ năm đến giờ cuộc sống của chị đất sét, trấu … đều tăng lên so như chị Lý mỗi ngày chỉ kiếm em chúng tôi khó khăn quá. Có với trước thì giá gạch vẫn không được 80.000 đồng. Số tiền ít ỏi đó chị Lý và nhiều chị khác ở đây như chị Hạnh, chị Quỳnh, chị Thắm… cũng đã nuôi được các con ăn học tử tế. Chị Nguyễn Thị Vân (41 tuổi) làm việc ở lò gạch hơn 10 năm nay chia sẻ: “Nói thiệt, chẳng ai muốn làm công việc vừa nặng nhọc, vừa độc hại như vậy nhưng vì cuộc sống nên phải chấp nhận thôi. Mấy năm trước ở quanh vùng này có nhiều công ty, xí nghiệp mọc lên nhưng họ chỉ tuyển những người trẻ, còn lớn tuổi như tụi tui thì không Đời nữ phu gạch không chỉ vất vả mà còn đầy nguy hiểm bao giờ có cửa...”. Theo chị Vân, các lò gạch ở đây đã cải tiến hơn trước rất nhiều nhưng không khí vẫn ô nhiễm, nhất là lúc nung nhiều bữa ông chủ cho nghỉ việc tăng mà thậm chí còn giảm do gạch. Nếu không muốn thất mấy ngày liền thành thử mất thu không bán được dẫn đến sự khó nghiệp thì chúng tôi phải chấp nhập. Như bao nữ phu gạch khác khăn của các lò gạch là điều dễ nhận sống chung với nó vì thế ở đây, những ngày được nghỉ hiểu. hầu hết chị em làm ở đây đều bị “bất đắc dĩ” chị Loan lại tất tả đi Chiều tàn, rời “đại bản doanh bệnh về đường hô hấp… làm mướn để kiếm tiền trang trải lò gạch An Hiệp”, chúng tôi chạy tiền ăn học cho con cái. Trước xe chầm chậm bên dòng Sa Đéc Bấp bênh đây, cơ sở sản xuất gạch nơi chị hiền hoà khi những người phụ Tại lò gạch của ông Đặng Loan làm việc có tới hơn ba chục nữ vẫn đang mải miết với công Xuân Tuấn (xã An Hiệp), chúng nhân công thì nay chỉ còn có 12 việc của mình. Với họ, ngày Tết tôi gặp chị Trần Tuyết Mai khi người. cũng chẳng khác ngày thường là đang tranh thủ giải lao, tâm sự Ông Võ Châu Thiện, chủ bao khi gần như toàn bộ số tiền “đời nữ phu gạch” giọng chị buồn lò gạch Tân Tiến cho biết: “So họ kiếm được đều trang trải cho buồn: “Công việc vừa nặng nhọc với những năm trước thì năm cuộc sống và lo cho con em đi và tiền công không bao nhiêu nay lượng gạch bán ra tại các học những mong thoát khỏi phận nhưng “đời phu gạch” cũng như lò gạch ở đây chỉ bằng một nửa, phu gạch… bao nghề khác vẫn phải đối mặt thậm chí ít hơn… Nguyên nhân với sự bấp bênh, đào thải... Do do kinh tế khó khăn, người dân NGUYÊN NGỌC hầu hết thu nhập trông chờ vào lo chạy ăn đã đủ mệt thì lấy đâu nghề làm gạch nên vào mùa mưa tiền xây dựng… Nghề làm gạch gạch bán chậm vì người dân ít đòi hỏi chịu khó, lại nặng nhọc Văn hoá & xã hội - 19
  • 20. XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG Mỗi cảnh đời là một số phận, mỗi đứa trẻ ở vùng biển Mũi mà”; em vui vẻ tâm sự tiếp: “Ở Né (Phan Thiết) là một câu chuyện về sự mất mát và đói khổ; đây chúng em lanh (nhanh) như “mấy đứa hắn tội lắm, gia đình đứa nào cũng nghèo nên rất sóc anh ơi, chứ hiền lành là họ siêng năng, hiền lành. Đối với các em, chỉ cần kiếm được lấy hết, khi thấy chủ là liền nấp tiền phụ giúp gia đình đã là một niềm vui lớn rầu”. dưới ghế; nếu thấy khách nào nhìn sang sang giống Việt kiều, hay những vị khách nước ngoài là chúng em sẵn sàng xin tiền thêm, chứ nhặt ve chai được ít tiền lắm!”. Trái ngược với vẻ vui tươi, lanh lợi của cô bé Thủy là sự trầm tư của cậu bé Tèo (12 tuổi), trong suốt buổi trò chuyện cậu bé chỉ im lặng, thỉnh thoảng chăm chú nhìn các bạn nói cười. Dường như nụ cười đã tắt trên khuôn mặt già dặn của em. Khi được hỏi về ba mẹ, đôi mắt em cụp xuống rồi vội vàng quay đi hướng khác. Ba em mất ở biển trong cơn bão năm 2008, mẹ cũng lấy chồng mới ở Bến Tre, em cùng người chị gái (15 tuổi) sống với nội, nhưng nội em hay đau ốm lắm, chúng em phải tự Các em đang hướng dẫn khách du lịch trượt cát Nhọc nhằn mưu sinh từ túi ni lông đựng đầy vỏ bia, vỏ kiếm sống và bỏ học giữa chừng. biển nước ngọt… Dường như với các Giờ đây, cuộc sống của hai chị Với các em ở vùng biển em, niềm vui chưa bao giờ trọn em này chỉ đơn giản là những Mũi Né, ngày làm việc bắt đầu vẹn như thế. Không dấu nổi sự giờ lang thang trên bãi biển để khi bình mình vừa ló rạng và phấn khởi, em Khang (9 tuổi) nhặt nhạnh những vỏ chai, buổi kết thúc vào lúc ánh nắng cuối có thâm niên lặt ve chai 4 năm ở chiều cùng với tấm carton ra đồi ngày thoi thóp dần rồi tắt lịm. vùng biển này khoe với tôi chục cát để cho du khách thuê. Mỗi ngày như mọi ngày cứ lon bia và bốn lon nước ngọt mới Còn bé Bi (9 tuổi), cậu bé 4h30 phút, mỗi đứa trẻ một túi nhặt được: “Như vậy là nhiều trai da đen lánh, nhưng em nói ni lông, thay phiên nhau đến các lắm rầu anh ơi! Sáng mai em sẽ chuyện rất khôn ngoan ngậm quán giải khát, cà phê ven biển, đi bán, lấy tiền đưa mẹ mua thức ngùi chia sẻ mơ ước của mình: hoặc các bãi tắm Thùy Dương, ăn”. Bé Thủy (8 tuổi) hồn nhiên “Em chẳng có mơ ước nào hơn các khu resort…để nhặt những cho biết, không phải ai cũng sẵn chỉ mong cho gia đình em đừng vỏ bia, chai nước ngọt, nước sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nghèo khổ, ba cũng đừng uống suối mà khách tắm biển để lại. cho chúng em “tác nghiệp” đâu rượu nữa, vì mỗi lần say xỉn là ba Thành quả của những giờ đồng anh, nhiều chủ quán thấy chúng mẹ em lại cãi nhau, đánh nhau”. hồ rảo khắp bãi biển, lang thang em là xua đuổi như “tà ma”, số Đặc biệt, ước mơ lớn nhất của từ quán này đến quá kia là một còn lại cũng không mấy “mặn em là được cấp sách đến trường 20 - Pháp luật
  • 21. như các bạn cùng trang lứa khác để biết đọc, biết viết, biết làm toán… Ước mơ quá đỗi bình dị đó khiến tôi chạnh lòng; chính gánh nặng áo cơm đã trói buộc khát vọng đến trường của nhiều trẻ em nơi đây. Chị Thu Thắm, bán hàng rong lâu năm ở bãi biển này cho biết: “Thấy tội mấy đứa trẻ này lắm, không cha, không mẹ hoặc hoàn cảnh gia đình quá khó khăn vì thế các em phải sớm bươn chải với cuộc sống; Ngoài ra, các em còn là những “nhiếp ảnh gia” cho du khách  không được đến trường. Nhưng chúng rất khôn lanh và thông minh, “trúng mánh” hoặc gặp khách được 6 năm rồi đó”. Than ngồi dù không được đến trường học ngày sang thì “bo” lên được vài trăm kế bên nhưng em vẫn không nói, nào nhưng mấy đứa nó nói và giao ngàn; được bao nhiêu chúng em em chỉ khẽ cười như xác nhận lời tiếp tiếng Anh bồi xiềng lắm chú!”. đều đưa hết cho mẹ. của Tí. Tôi hỏi Than vậy em có Còn cậu bé Tin (11 tuổi) ngồi ước mơ gì không? Cậu bé chậm Nhọc nhằn mưu sinh đến cát gần đó hồn nhiên đố tôi. Anh rãi thổ lộ, em chỉ mong sao gia 2 giờ chiều, khi nắng đang biết không, ở đây tụi em sợ nhất đình em được thoát nghèo, và lớn “cháy” trên những Đồi cát, những là gì? Tôi chưa kịp trả lời thì cậu lên một tí nữa để theo cha đi biển đứa trẻ chân trần cùng tấm ván trượt bé đã nhanh nhảu đưa ra đáp đánh cá, nhưng biển bây giờ khó carton lại cùng nhau ra Đồi cát để án: “Ở đây, tụi em sợ nhất là bị bắt cá lắm, ba em mấy bữa nay đi mưu sinh. Từng đợt gió biển thổi mấy chú trật tự đuổi đi, nhưng biển về toàn lỗ dầu”. lồng lộng vào, như muốn hất tung em nhỏ mà chạy lanh lắm anh à, Anh Minh Thành bảo vệ khu cả cái ván trượt bằng nhựa dẻo trên nên cũng chạy thoát; bắt tụi em Đồi Cát Mũi Né cho biết, đa phần tay, khiến chúng rung lên phần phật là thu tấm ván trượt ngay ”. Em đều là những đứa trẻ địa phương không ngừng; nhưng những đứa cũng cho biết thêm, vào những nhà cách bãi biển khoảng 2km con trẻ nhỏ vẫn xăm xăm tiến về phía ngày đầu tuần Đồi Cát hiếm hoi nhà nghèo, bỏ học giữa chừng … trước, dưới cái nắng như thiêu như người. Không có khách, ngồi 18h30 phút, tôi chia tay các đốt giữa trưa hè. trên cát chúng em chỉ biết chờ em và tự hỏi mình: Cuộc sống cứ Khi thấy tôi cùng đám bạn đến đợi, rồi “ước chi cả năm đều là tiếp diễn như vậy thì tương lai của Đồi cát tham quan, biết là khách, mùa hè”, vì mùa hè, lượng khách những đứa trẻ ở Đồi Cát - Mũi Né các em nhanh thoăn thoắt cầm theo đến Đồi Cát- Mũi Né du lịch khá rồi sẽ ra sao, không ai biết, như những chiếc ván trượt chạy lại, cậu đông, nên các em cũng dễ dàng cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo. nhóc trạc chín, mười tuổi hấp tấp “làm ăn”. Trong ánh mắt của các em khi chen vội lên mời khách với những Tôi cố gắng thân thiện tiếp hướng về những người bạn cùng ngôn từ mang đậm chất địa phương: cận những cậu bé khác để hiểu trang lứa đang chơi đùa với bố “Cô chú trượt cát hông? Con cho rõ hơn về hoàn cảnh của các em, mẹ trên Đồi cát, hay trên bãi biển thuê ván trượt nè, thuê giùm con đi ngồi nói chuyên với tôi là cậu bé dường như có một nỗi buồn len cho rầu; thuê ai cũng vậy thâu, chỉ tên Tí, năm nay đã 13 tuổi mà lỏi xa xăm; những ánh mắt thèm 20 ngàn thôi con dẫn cô chú chơi dáng vóc nhỏ bé như mới lên thuồng ao ước, những ánh mắt thoải mái luôn”; tầm hơn chục đứa sáu, quần áo của chúng dường chứa chan hy vọng, nhưng những khác, đứa nào đứa nấy da đen nhẻm như bết dính lại vì đã quyện lẫn ánh mắt đó dường như không còn chạy theo kèo nèo để giành khách. mồ hôi, những giọt mồ hôi mặn nét thơ ngây nữa vì cuộc sống Cu Bin người có thâm niên cho biết chát của biển. Tôi hỏi Tí: “Em mưu sinh, và buồn thay vẫn tiếp tình hình, ở đây chúng em hay chí nhỏ nhất ở đây à, câu bé chỉ tay diễn từ năm này qua năm khác, chóe giành khách với nhau lắm, ra xa, hướng về phía cậu bé mặc từ thế hệ này qua thế hệ khác, và nhưng xong rồi thì thôi, sau đó lại áo xanh: “Thằng đó tên Đen, nó chưa thấy điểm dừng. cùng phụ nhau, chơi đùa với nhau. mới 7 tuổi thôi à, thằng to nhất Ở đây chúng em thu nhập 1 ngày chỉ ở đây là Than kế bên anh nè, nó MINH NHỰT được 4,5 chục ngàn thôi, ngày nào năm nay 14 mà đã làm nghề này Văn hoá & xã hội - 21
  • 22. XÃ HỘI & ĐỜI SỐNG DK1 Chị Vũ Thị Huấn trong giờ dạy trẻ. Vợ lính nhà giàn Những người vợ lính Trường Sa và Nhà giàn DK1 được mệnh danh là “những người can đảm”, bởi một năm có 365 ngày thì 300 ngày xa chồng đằng đẵng. Cuộc sống bộn bề bao nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền” và thay chồng gánh vác việc nhà, song các chị thực sự là điểm tựa vững chắc để chồng yên tâm bám biển, canh giữ đảo nơi tuyến đầu Tổ quốc. Chị Vũ Thị Huấn, vợ Thiếu tá những đứa trẻ vẫn chưa chịu rời cháu như con của mình. Ông xã Phan Thế Hưng, nguyên Chính chị. Có trẻ chờ cha mẹ tới đón, tôi đi nhà giàn DK1 biền biệt cả trị viên Nhà giàn DK1, được biết có trẻ không chịu về vì muốn mẹ năm mới về phép, tôi hiểu hoàn đến như tấm gương mẫu mực Huấn đút cơm, cũng có trẻ cha cảnh của vợ lính biển khó khăn trong nghề dạy trẻ. Những đứa mẹ nhờ mẹ Huấn cho ăn cơm đủ bề. Tôi dạy học không chỉ vì trẻ lứa tuổi mẫu giáo được chị chiều, vì tăng ca không về kịp. yêu nghề, mà mong muốn làm nuôi dạy đều là con đồng đội Thấy chúng tôi ngạc nhiên vì điều gì có ích giúp đỡ các gia của chồng. “20 năm anh Hưng các bé cứ xúm xít quanh chị, chị đình quân nhân DK1. Làm nghề làm nhiệm vụ trên biển xa, hơn Huấn chia sẻ: “Các cháu đều là “gõ đầu trẻ” nhiều nhọc nhằn, phân nửa thời gian ấy tôi nuôi con bộ đội DK1 cả đấy. Cha đi nhưng cũng không thiếu niềm con một mình. Với tôi, dạy học biển xa, mẹ làm công nhân, tăng vui. Mỗi khi nghe tiếng trẻ bi bô là niềm vui khi anh ấy xa nhà” - ca liên tục. gọi mẹ Huấn, tôi rất xúc động” - chị Huấn chia sẻ. “Tại sao tất cả các cháu đều chị Huấn tâm sự. gọi chị là mẹ Huấn?” - chúng tôi Công việc “gõ đầu trẻ” của Mẹ Huấn tận tụy hỏi. “Tôi cũng chẳng biết nữa. chị Huấn bắt đầu từ 5 giờ đến Tôi đến nhà chị Vũ Thị Huấn Từ khi cha mẹ các cháu gửi tôi 19 giờ mỗi ngày. Khi nhiều nhà ở khu tập thể A, Lữ đoàn 171, và “khoán” cả cho tôi việc bảo xung quanh vẫn còn yên giấc, Vùng 2 Hải quân vào một chiều mẫu, thì các cháu gọi tôi là mẹ. chị đã dậy đi chợ mua tôm, thịt, cuối tuần. Đã hơn 18 giờ mà Bản thân tôi cũng luôn coi các rau... mang về chuẩn bị bữa trưa 22 - Pháp luật