SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo :
0917.193.864
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHÙNG THỊ LANH
QUAN ĐIỂM CỦA KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01
Đà Nẵng - Năm 2019
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN TẤN HÙNG
Phản biện 1 TS. Trịnh Sơn Hoan
Phản biện 2 TS Nguyễn Văn Quế
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Lý luận chính trị họp tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngoài triết học Mác-Lênin, triết học Phương Tây hiện đại
cũng có nhiều thành quả và đóng góp nhất định. Nhiều trường phái
và trào lưu triết học Phương Tây hiện đại đã có ảnh hưởng rất sâu
rộng đến nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam trong thời kỳ trước
đổi mới, việc nghiên cứu về triết học Phương Tây hiện đại chỉ là
công việc của các viện nghiên cứu, chưa được phổ biến trong sinh
viên, học viên. Công cuộc đổi mới đất nước được Đảng ta khởi
xướng từ năm 1986 là một cuộc đổi mới toàn diện, cả trong lĩnh vực
chính trị - tư tưởng. Nghị quyết của Bộ Chính trị khóa VII, ngày 28
tháng 3 năm 1992 đã chỉ ra: “Trong nhiều năm qua, nội dung đào tạo
đội ngũ cán bộ lý luận hầu như chỉ bó hẹp trong các bộ môn khoa
học Mác - Lênin, chưa coi trọng việc nghiên cứu các trào lưu khác và
tiếp nhận những thành tựu khoa học của thế giới”. Nghị quyết của
Bộ chính trị ngày 9 tháng 10 năm 2014 về công tác lý luận và định
hướng nghiên cứu đến năm 2030” tổng kết, đánh giá và đề ra phương
hướng: “Đối với những trào lưu tư tưởng, học thuyết, lý thuyết mới,
tiếp tục mở rộng và đi sâu nghiên cứu trên quan điểm khách quan,
biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ”.
Một trong những khuynh hướng triết học Phương Tây có ảnh
hưởng lớn đến trên thế giới, một ý kiến phản biện quan trọng đối với
lý luận của triết học Mác về chủ nghĩa xã hội đó là triết lý về xã hội
mở và sự phê phán chủ nghĩa lịch sử của nhà triết học Anh gốc Áo
Karl Popper.
Một trong những quan niệm độc đáo của ông là quan niệm về
xã hội mở. Karl Popper chủ trương xây dựng một xã hội tự do, do
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
2
mọi người sáng tạo một cách tự do, không phụ thuộc vào tính tất yếu
và quy luật lịch sử. Quan niệm “xã hội mở” lần đầu tiên được Henri
Bergson đưa ra năm 1932 nhưng phải chờ đến mười năm sau đến
năm 1943, khi Karl Popper cho xuất bản cuốn “Xã hội mở và những
kẻ thù của nó” thì thuật ngữ này mới trở nên phổ biến.
Công cuộc đổi mới ở nước ta gắn liền với việc từ bỏ những
quan niệm và quy định cứng nhắc, giáo điều, phát huy tính tự do
sáng tạo của mọi cá nhân và thành phần kinh tế; mở cửa, hội nhập để
tiếp thu tất cả những thành quả của văn minh nhân loại. Do đó, việc
nghiên cứu triết lý về xã hội mở của Karl Popper sẽ giúp giải đáp và
bổ sung nhiều vấn đề quan trọng vào lý luận xây dựng xã hội mới ở
nước ta hiện nay.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Quan điểm của Karl Popper về xã hội
mở” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của Karl Popper về xã hội
mở, tìm ra những giá trị và hạn chế của nó.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm
vụ sau đây:
- Làm rõ hoàn cảnh lịch sử và tiền đề lý luận hình thành quan
điểm của Karl Popper về xã hội mở.
- Phân tích những nội dung cơ bản trong quan điểm của Karl
Popper về xã hội mở.
- Chỉ ra những giá trị và hạn chế trong quan điểm của Karl
Popper về xã hội mở, qua đó kế thừa những yếu tố hợp lý để bổ sung
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
3
chủ nghĩa Mác, vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta; đồng
thời phê phán những biểu hiện cực đoan, phiến diện của Karl Popper
để bảo vệ những giá trị trong chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm của
Karl Popper về xã hội mở.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong một số tác phẩm
như: “Xã hội mở và kẻ thù của nó”, “Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch
sử” và một số tác phẩm khác của K. Popper để rút ra những đặc trưng cơ
bản của xã hội mở theo quan điểm của ông; xem xét một số tác phẩm
của những nhà nghiên cứu về K. popper, so sánh với quan điểm duy vật
lịch sử của C. Mác để thấy được những giá trị và hạn chế trong quan
điểm của K. Popper; đồng thời cũng thấy được những giá trị đúng đắn
của chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác.
4. Cở sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học
Mác – Lênin.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác
nhau. Nhưng chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống nhất giữa phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn
dịch, logic và lịch sử, đối chiếu, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát
hóa…
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
4
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận
Việc nghiên cứu quan điểm của Karl Popper về xã hội mở
giúp chúng ta nhận thức được một cách toàn diện và đúng đắn quan
điểm này, qua đó rút ra được những giá trị và hạn chế của nó. Những
kết quả nghiên cứu có giá trị lý luận là bổ sung, làm phong phú thêm
và phát triển triết học Mác – Lênin; đồng thời đập lại những luận
điệu sai lầm là quá đề cao quan niệm về xã hội mở của K. Popper đi
đến phủ nhận những giá trị của chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết
học Mác – Lênin.
- Ý nghĩa thực tiễn
Những nội dung nghiên cứu quan điểm của Karl Popper về xã
hội mở có giá trị tham khảo cho việc đổi mới và phát triển lý luận về
chủ nghĩa xã hội; có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy về
triết học Phương Tây hiện diện.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn
có nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành quan điểm của Karl Popper về xã
hội mở
Chương 2: Những quan điểm cơ bản của Karl Popper về xã
hội mở
Chương 3: Những giá trị và hạn chế trong quan điểm của Karl
Popper về xã hội mở
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
5
CHƢƠNG 1
ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM
CỦA KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ
1.1. BỐI CẢNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI HÌNH
THÀNH QUAN ĐIỂM CỦA KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ
1.1.1. Tình hình kinh tế
Vào cuối năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX trong thế
giới tư bản đã diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế. Nguyên nhân chính
của cuộc khủng hoảng này là do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận
nên quá trình sản xuất tăng nhanh trong một thời gian dài dẫn đến sự
dư thừa hàng hóa, trong khi đó nhu cầu thị trường lại không nhiều,
sức mua giảm sút vì nhân dân quá nghèo khổ dẫn đến cung cao hơn
cầu, hàng hóa ngày càng trở nên dư thừa dẫn đến sự suy thoái trong
nền sản xuất. Cuộc khủng hoảng diễn khắp ở các nước tư bản và ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống ở các nước châu Âu.
Karl Popper đã thuật lại qua “Tự tiểu sử” của mình rằng:
“Việc trông thấy cảnh nghèo đói xơ xác ở Viên là một trong những
vấn đề chính đã làm tôi xúc động ngay từ khi còn là một đứa trẻ -
đến nỗi nó hầu như là mãi mãi nằm sâu trong đầu óc của tôi… đàn
ông, đàn bà, trẻ con sống trong cảnh đói, rét và tuyệt vọng. Là trẻ
con như chúng tôi không thể làm gì hơn là xin một vài đồng xu đề
cho người nghèo”.
1.1.2. Tình hình chính trị - xã hội
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cuộc chiến tranh bao trùm
khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường
quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến, sự tàn phá và ảnh hưởng
của nó về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. Mục
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
6
đích của cuộc đại chiến này là nhằm phân chia lại thị trường và thuộc
địa của các nước đế quốc.
Trong thời gian này, ở Viên thủ đô nước Áo nổi lên phong trào
xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Áo phát động phong trào đấu tranh
cách mạng. Đây là thời kỳ “Viên đỏ”. K. Popper đã tham gia Hội
sinh viên xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sau sự kiện đã xảy ra vào năm
1919 K. Popper từ bỏ chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản và
chuyển sang lập trường chủ nghĩa tự do.
Trước sự trỗi dậy của Đức Quốc xã và nguy cơ nước Áo bị
Hitler sát nhập và nước Đức phát xít, năm 1937, K. Popper cùng vợ
lánh nạn sang New Zealand và sau Thế chiến I ông di cư sang nước
Anh và giảng dạy ở Trường Kinh tế và chính trị London.
1.2. TIỀN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN DẪN
ĐẾN SỰ RA ĐỜI QUAN ĐIỂM VỀ XÃ HỘI MỞ CỦA KARL
POPPER
1.2.1. Tiền đề về lý luận
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống đọc
sách, Cha của ông có một tủ sách rất lớn trong đó có nhiều chủng
loại bao gồm cả sách về triết học và chính trị - xã hội.
Ngoài ra Karl Popper còn chịu ảnh hưởng của nhiều tư tưởng
khác nhau:
- Ảnh hưởng chủ nghĩa thực chứng lôgic nhóm Viên
- Karl Popper tham dự các cuộc thảo luận của nhóm Viên dưới
sự chủ trì của Moritz Schlick, nhưng ông phải là hội viên chính thức
của nhóm này và do việc Karl Popper phê phán các luận điểm cơ bản
của chủ nghĩa thực chứng lôgic nên về sau ông không còn được mời
tham dự nữa. Karl Popper kế thừa quan điểm của các nhà thực
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
7
chứng lôgic về vai trò của quan sát, thực nghiệm trong sự phát triển
của khoa học, nhưng ông phản bác quan điểm của Ludwig
Wittgenstein và các nhà thực chứng lôgic lấy quan sát (kinh nghiệm)
làm cơ sở của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý. Ông đề cao vai
trò của quan sát và thực nghiệm nhưng chỉ để bác bỏ (chứng sai) mà
không phải để chứng minh. Ông đưa ra “nguyên tắc khả phủ chứng”
(nguyên tắc chỉ có thể chứng sai) đối lập với “nguyên tắc khả thực
chứng” (nguyên tắc có thể chứng minh là chân thực) làm một nguyên
tắc của nhận thức và làm tiêu chuẩn cho sự phân ranh giữa khoa học
với phi khoa học. Nguyên tắc này được mở rộng thành nguyên tắc
“Làm thử và loại bỏ sai lầm” (gọi tắt là „thử - sai) được ông áp dụng
trong nhận thức và xã hội xã hội mở.
- Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác
- Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đầu tiên được ảnh hưởng bởi một
người bạn thân của Karl Popper tên là rndt. rndt nói về những ý
tưởng xã hội chủ nghĩa, nhưng, Popper nói, “Tôi cảm thấy không có
điều gì quan trọng hơn là chấm dứt nghèo đói”. Từ lúc còn là thanh
niên, Karl Popper đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tiếp thu
chủ nghĩa Mác, năm 1919, ông tham gia hoạt động trong Hội Sinh
viên xã hội chủ nghĩa ở Viên và trở thành một người cộng sản.
Popper đã đọc những tác phẩm của C. Mác. Tuy nhiên, sau khi
chứng kiến cảnh những người đồng chí của mình bị cảnh sát Viên sát
hại một cách dã man trong một cuộc biểu tình tay không, Karl
Popper nhận thức rằng phương pháp đấu tranh bạo lực của những
người cộng sản là sai lầm, từ đó ông từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và phê
phán lý luận về xã hội của chủ nghĩa Mác, coi đó là biểu hiện của
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
8
“chủ nghĩa lịch sử” tất yếu dẫn đến xã hội đóng và kìm hãm xã hội
mở.
- Ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do
Chủ nghĩa tự do là một trào lưu triết học chính trị xuất hiện
trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài phong kiến và gắn liền với
sự phát triển của của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XVIII. Chủ nghĩa tự do
cổ điển đề cao vai trò của tự do cá nhân. Vào những năm 30 của thế
kỷ XX, một hình thức mới của chủ nghĩa tự do ra đời là “chủ nghĩa
tự do mới” (new liberalism). Nguyên nhân sự thay đổi trong chủ
nghĩa tự do là do tình hình nghèo đói của nhân dân trong những năm
30-40 buộc các nhà tự do chủ nghĩa phải thay đổi lập trường từ chủ
trương tự do hoàn toàn của cá nhân và giảm thiểu vai trò của nhà
nước thành việc ủng hộ sự can thiệp của nhà nước để giải quyết thất
nghiệp và tình trạng nghèo đó của xã hội. Do vậy, hình thức này
được gọi là “chủ nghĩa tự do xã hội” với lý thuyết can thiệp kinh tế
của John Maynard Keynes.
Từ những năm 70 lại xuất hiện một khuynh hướng khác của
chủ nghĩa tự do mà đại biểu xuất sắc là Hayek. Karl Popper tham gia
nhiều cuộc hội thảo do Hayek tổ chức. Tuy có chịu ảnh hưởng tư
tưởng tự do của Hayek, nhưng K. Popper không hoàn toàn ủng hộ
hình thức cực đoan trong chủ nghĩa tự do của Hayek. Trái lại, K.
Popper ủng hộ “chủ nghĩa tự do xã hội”, trong đó thừa nhận vai trò
can thiệp của nhà nước để hạn chế tình trạng nghèo đói, xóa bỏ bất
công, tiêu cực.
1.2.2. Tiền đề về khoa học tự nhiên:
- Ảnh hưởng của thuyết bất định
Theo nguyên lý này, chúng ta không thể xác định được một
cách chính xác cả vị trí lẫn vận tốc (hay xung lượng) của một hạt
electron vào cùng một lúc. Nguyên lý “không biết chắc” trong vật lý
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
9
lượng tử được lấy làm cơ sở khoa học cho “thuyết bất định” hay “vô
định luận” trong khoa học và sau đó được mở rộng trong phạm vi
triết học, đối lập với “thuyết tất định” hay “quyết định luận”.
Karl Popper chịu ảnh hưởng sâu nặng của thuyết bất định và
ông là một người ủng hộ thuyết này một cách tích cực.
- Ảnh hưởng của thuyết tiến hóa
K. Popper kế thừa thuyết tiến hóa của Darwin, nhưng ông cải
biến nó theo nguyên tắc “làm thử và loại bỏ sai lầm”. Ông áp dụng
nguyên tắc này trong nghiên cứu sự tiến hóa của sinh vật, thậm chí
trong sự tiến hóa của tri thức nhân loại. Tư tưởng về sự tiến hóa của
xã hội cùng với nguyên tắc “làm thử và loại bỏ sai lầm” cũng được
ông áp dụng trong tác phẩm: “Xã hội mở và những kẻ thù của nó” để
nghiên cứu sự phát triển xã hội và phương pháp cải biến xã hội.
- Ảnh hưởng của thuyết tương đối của Albert Einstein
Karl Popper đã tiếp xúc với lý luận khoa học của Albert
Einstein và đã bị khuất phục bởi chính những lý luận đó. Theo K.
Popper, Einstein chưa bao giờ coi lý luận của mình là một giáo điều,
tuyệt đối. Ông nhấn mạnh cần phải tiếp thu và kiểm nghiệm thực
tiễn. Theo K. Popper, chỉ có học thuyết của Eíntein là khoa học thực
sự.
1.3. VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC CỦA
KARL POPPER
1.3.1. Về cuộc đời của Karl Popper
Karl Raimund Popper sinh ngày 28 tháng 6 năm 1902 tại
Viên, nước Áo trong một gia đình giàu có gốc Do Thái, nhưng cha
mẹ ông đã chuyển đổi sang đạo Tin lành. Ông xuất thân từ một gia
đình có truyền thống đọc sách và âm nhạc. Cha của Karl Popper là
ông Simon Carl Seigmund (1856-1932), là một luật sư giỏi và là
người tích cực tham gia các hoạt động xã hội và từ thiện. Mẹ của
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
10
Karl Popper là bà Jenny Schiff (1864-1938), xuất thân từ một gia
đình có truyền thống âm nhạc.
Karl Popper đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Ông
tiếp thu chủ nghĩa Mác và trở thành một người mácxít. Tuy nhiên, do
hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, đỉnh điểm là sự kiện
xảy ra vào năm 1919, cuộc biểu tình này do Đảng Cộng sản lãnh đạo
và họ đã bị sát hại một cách thê thảm. Và kể từ đây ông đã quyết
định thay đổi lập trường chính trị của mình.
Năm 1928 ông đã hoàn thành luận án tiến sĩ triết học. Năm
1937 Karl Popper đến New Zealand và giảng dạy triết học tại Đại
học Canterbury. Năm 1949 ông đã trở thành một giáo sư lôgic và
khoa học về phương pháp tại Trường Kinh tế London. Năm 1958,
Karl Popper đã trở thành một thành viên của Học viện Anh và là Chủ
tịch Hội Aristotle. Năm 1979, ông ngừng giảng dạy nhưng vẫn tiếp
tục viết sách. Ông mất vào ngày 17 tháng 9 năm 1994 tại London.
1.3.2. Một số tác phẩm tiêu biểu của Karl Popper
Hai tác phẩm tiêu biểu cho quan điểm chính trị - xã hội của
Karl Popper là:
1. “The Poverty of Historicism” (Sự nghèo nàn của chủ nghĩa
lịch sử) viết từ năm 1936-1957 (Sách được Chu Đình Lan dịch, Nxb
Tri thức)
2. “The Open Society and Its Enemies” (Xã hội mở và kẻ thù
của nó) (Sách đã được Nguyễn Quang A dịch, công bố trên mạng).
Ngoài các tác phẩm về xã hội, Karl Popper còn có một số tác
phẩm thể hiện quan điểm triết học về khoa học của mình:
1. “Lôgic của khám phá khoa học”.
2. “Phỏng định và bác bỏ”.
3. “Tri thức khách quan, một cách tiếp cận từ góc độ tiến
hóa”.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
11
CHƢƠNG 2
NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KARL POPPER VỀ XÃ
HỘI MỞ
2.1. KHÁI NIỆM VỀ XÃ HỘI MỞ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN CỦA NÓ
2.1.1. Khái niệm xã hội mở
“Xã hội mở” là khái niệm không phải đến Karl Popper mới có
mà nó đã được hình thành từ trước, trải qua quá trình phát triển, khái
niệm xã hội mở được khái quát bởi những quan niệm khác nhau.
2.1.2. Quá trình phát triển khái niệm xã hội mở
Khái niệm xã hội mở (Open Society), được Henri Bergson
dùng đầu tiên trong tác phẩm Les Deux Sources de la morale et de la
religion (Hai nguồn gốc của đạo đức và tôn giáo) [48] xuất bản năm
1932. Henri Bergson cho rằng: “Xã hội mở là một xã hội theo
nguyên tắc bao trùm toàn bộ nhân loại.
Cho đến năm 1943, khái niệm xã hội mở mới được phát triển
rộng rãi bởi công trình triết học của Karl Popper trong tác phẩm
“The Open Society and Its Enemies” (Xã hôi mở và kẻ thù của nó).
Popper cho rằng, không thể đạt tới chân lý cuối cùng, lý tưởng về
một xã hội hoàn hảo cũng không thể thực hiện, vì thế, nhân loại phải
chấp nhận ưu tiên thứ hai, đó là mô hình xã hội không hoàn hảo
nhưng nó có khả năng cải tạo khôn cùng, mà ông gọi là "xã hội mở",
được đánh dấu bằng thái độ phê phán của ông đối với truyền thống.
Sau này, khái niệm xã hội mở được George Soros phát triển
trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
12
2.1. QUAN ĐIỂM CỦA KARL POPPER VỀ NHỮNG ĐẶC
TRƢNG CỦA XÃ HỘI MỞ
2.1.1. Quá trình phát triển từ xã hội đóng đến xã hội mở
K. Popper cho rằng xã hội đóng là xã hội đã được định trước
với những quy định, ràng buộc cứng nhắc của tập tục, truyền thống,
tín ngưỡng tôn giáo. Trong xã hội đóng, cá nhân không có tự do
sáng tạo, mà chỉ là con tốt trên bàn cờ, mọi hoạt động của họ đều
theo một đường mòn có sẵn hoặc bị quy định bởi nhà nước, tôn giáo.
Theo ông, đó là xã hội bộ lạc, xã hội phong kiến và những xã hội
được xây dựng theo một lý luận đã vạch sẵn.
Theo K. Popper, bước chuyển từ xã hội đóng lên xã hội mở
diễn ra khi con người đã nhận thức được rằng các thiết chế xã hội
không phải do thần thánh dựng nên, mà do con người tạo ra, và việc
cải biến chúng xuất phát từ mục đích và lợi ích của con người. Tuy
nhiên, K. Popper không nêu ra được những yếu tố kinh tế làm phá vỡ
xã hội đóng và hình thành xã hội mở.
2.1.2. Một số đặc trƣng cơ bản của xã hội mở
- Xã hội mở là xã hội do những cá nhân con người xây dựng
nên một cách tự do và sáng tạo.
Theo Karl Popper, xã hội mở là xã hội không bị ràng buộc hay
bị quy định bởi bất cứ một điều cấm kỵ, một mô hình đã được dựng
sẵn, hay tính tất yếu, quy luật đã được nhận thức.
Tuy nhiên, K. Popper không nghiên cứu cơ sở kinh tế của xã
hội đóng, điều kiện kinh tế của bước chuyển từ xã hội đóng sang xã
hội mở, mà ông chỉ tập trung tấn công “kẻ thù của xã hội mở” là
“chủ nghĩa lịch sử”. Do vậy, để hiểu rõ quan niệm của K. Popper về
xã hội mở, chúng ta cần làm rõ quan niệm của ông về chủ nghĩa lịch
sử và lý do vì sao nó là “kẻ thù” của xã hội mở.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
13
Chủ nghĩa lịch sử là khái niệm được Karl Popper dùng để chỉ
một khuynh hướng chung của nhiều tác giả, nhiều trường phái. Nó
cho rằng có thể nhận thức được quy luật vận động của xã hội, nhờ đó
con người có thể dự báo được tiến trình của xã hội tương lai. Trên cơ
sở đó, nó cho rằng con người có thể cải biến toàn bộ xã hội cũ, xây
dựng một xã hội hoàn toàn mới theo mô hình đã xây dựng và trên cơ
sở tính tất yếu và quy luật đã nhận thức được.
Từ việc bác bỏ khả năng nhận thức quy luật, Karl Popper đi
đến bác bỏ khả năng tiên đoán lịch sử của chủ nghĩa lịch sử. Karl
Popper đã chỉ ra các yếu tố làm cản trở sự phát triển của “xã hội
mở”, đó là những tiên đoán và tiên tri về lịch sử. Trong tác phẩm
“Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử” ông đã dùng lập luận logic
gồm năm điểm để bác bỏ khả năng nhận thức quy luật, từ đó bác bỏ
khả năng dự báo tương lai của chủ nghĩa lịch sử. Theo K. Popper, vì
con người không nhận thức được quy luật nên vì thế việc xây dựng
xã hội mới không phụ thuộc vào bất cứ tính tất yếu hay quy luật nào
cả. Ông nói: “Tương lai phụ thuộc vào chúng ta, và chúng ta không
phụ thuộc vào tính tất yếu lịch sử nào”.
- Xã hội mở là xã hội dân chủ.
Karl Popper chỉ ra những hạn chế trong quan niệm truyền
thống rất mơ hồ về dân chủ, như cho rằng dân chủ là chính quyền
của số đông, dân chủ là `chính quyền của nhân dân, v.v., ông đưa ra
một quan niệm mới về dân chủ. Ông nói: “Tôi hiểu dân chủ không là
một cái gì đó không xác định, giống như „quyền lực của nhân dân‟
hay là „quyền lực của đa số‟, mà là hệ thống các thiết chế, hệ thống
cho phép thực hiện sự giám sát xã hội đối với những người cầm
quyền và bãi miễn họ theo ý muốn của những người không cầm
quyền, cho phép những người này đạt tới cải cách mà không cần sử
dụng bạo lực, thậm chí là trái với ý muốn của người cầm quyền”.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
14
- Xã hội mở được xây dựng theo một “công nghệ xã hội” nhất
định. K. Popper định nghĩa: Công nghệ xã hội: “Là việc lập kế
hoạch và xây dựng các thiết chế nhằm mục đích kiềm chế, điều tiết
hay tăng tốc độ phát triển xã hội trong tương lai”.
Karl Popper đã nêu ra hai phương pháp hay hai cách tiếp cận
đối với các vấn đề xã hội: “cách tiếp cận từng phần” (xem xét,
nghiên cứu từng bộ phận, hết bộ phận này đến bộ phận khác) và
“cách tiếp cận toàn phần” (hay còn gọi là cách tiếp cận chỉnh thể),
tức nắm bắt xã hội một cách toàn vẹn.
2.1.3. Quan điểm của Karl Popper về phƣơng pháp xây
dựng xã hội mở
Từ việc nêu ra đặc trưng của xã hội mở, phân tích và phê phán
phương pháp cải biến toàn phần, Karl Popper đã đi đến xác định phương
pháp xây dựng xã hội mở đó chính là áp dụng phương pháp cải biến xã
hội từng phần. Karl Popper còn vạch ra những ưu điểm của phương
pháp cải biến xã hội từng phần trong quá trình xây dựng xã hội mở.
Theo ông, phương pháp cải biến xã hội từng phần là phương
pháp tương đối đơn giản, có tính khả thi. Trong khi đó, phương pháp
cải biến xã hội toàn phần là phương pháp phức tạp và không có tính
khả thi. Phương pháp cải biến từng phần “nếu chúng sai thì thiệt hại
không phải lớn lắm và một sự điều chỉnh lại không phải khó lắm.
Chúng ít rủi ro hơn, và chính lý do này chúng ít gây tranh cãi hơn.
Bằng sử dụng phương pháp từng phần, theo ông, chúng ta “có thể
dùng lí trí thay cho dùng nhiệt tình và bạo lực”, có khả năng đạt
được một thỏa hiệp hợp lí và vì thế “đạt được sự cải thiện bằng các
phương pháp dân chủ”.
Phương pháp cải biến từng phần dễ nhận được sự đón nhận
của đại đa số nhân dân. Nó thoát ra khỏi sự tập trung quyền lực dẫn
đến chế độ độc tài của phương pháp cải biến toàn phần, nó chống lại
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
15
việc cai trị chính quyền bằng cách áp dụng biện pháp cai trị bạo lực.
Và ông cho rằng, đây là phương pháp đặc biệt nhằm để phát hiện và
đấu tranh chống lại những tai họa lớn nhất và khẩn cấp nhất của xã
hội chứ không phải dùng để phát hiện và đấu tranh cho một xã hội
tươi đẹp vào chung cuộc. Đây chính là phương pháp mà trong đó
cuộc chiến chống lại cái ác, chống lại những hình thức bất công hay
bóc lột cụ thể chống lại nổi thống khổ của con người như nghèo đói,
thất nghiệp. Và chính phương pháp này, việc thành công hay thất bại
dễ dàng đánh giá hơn.
2.3. NHỮNG ĐÁNH GIÁ BƢỚC ĐẦU VỀ QUAN ĐIỂM XÃ
HỘI MỞ CỦA KARL POPPER
2.3.1. Quan điểm ủng hộ quan điểm của Karl Popper về xã hội
mở
Người ủng hộ quan điểm của Karl Popper về xã hội mở phải
kể đến George Soros. Với việc ông cho xuất bản cuốn sách “Xã hội
mở cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu” được xuất bản năm 2000.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển quan điểm về xã hội mở của Karl
Popper, Soros đã xây dựng quan niệm về xã hội mở của mình trên cả
hai phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
Nếu như Karl Popper coi lý luận về xã hội của chủ nghĩa Mác
là chủ nghĩa lịch sử và đại diện cho xã hội đóng thì Soros coi thuyết
thị trường chính thống như một mối đe dọa lớn cho xã hội mở ngày
nay. “Tôi coi thuyết thị trường chính thống như một mối đe dọa lớn
hơn cho xã hội mở ngày nay so với chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa
cộng sản và thậm chí chủ nghĩa xã hội đã mất tín nhiệm, nhưng
thuyết thị trường chính thống đang lên” [44, 118].
2.3.2. Quan điểm chống lại quan điểm của Karl Popper về
xã hội mở
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
16
Các tư tưởng chống lại Karl Popper trong quan niệm về xã hội
mở phải nói đến tư tưởng của Maurice CornForth. Trong tác phẩm
“Triết học mở và xã hội mở”, chứa đựng sự đối lập sâu sắc về quan
điểm giữa Popper và Cornforth.
M. Cornforth đã đưa ra những luận điểm khác nhau để chống
lại sự đã kích của Popper. M. Cornforth phê phán quan niệm của K.
Popper xem triết học của Mác là triết học “đóng” . Phép biện chứng
là biểu hiện của chủ nghĩa lịch sử, coi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản là “xã hội đóng”. Theo M. Cornforth, chủ nghĩa Mác là một
học thuyết sáng tạo, luôn phát triển, mở để tiếp thu những thành tựu
mới của thực tiễn xã hội và khoa học, luôn làm phong phú các luận
điểm lí luận của mình nhờ các kết luận rút ra từ đó. Chính chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản là một chế độ xã hội “mở” theo nghĩa
tính dân chủ đích thực với khả năng của nó luôn được hoàn thiện và
tiến bộ vô hạn.
Cornforth trả lời cho sự buộc tội của Popper về phép biện chứng
là có thể tiên đoán tất cả mọi thứ. CornForth giải thích rõ rằng: “các
nguyên lý và các quy luật chung của triết học không bao giờ tiên đoán
một cái gì cụ thể cả, chúng không tham gia vào việc thi đua tiên đoán
một cách bình đẳng với các lý luận khoa học cụ thể và nói về các đặc
trưng của mọi đối tượng và quá trình hiện tồn hay có thể có. Song chúng
không nói bất kỳ điều gì tùy ý về chúng. Phép biện chứng và chủ nghĩa
duy vật là cơ sở logic cho tiên đoán khoa học, và với tư cách mối liên hệ
qua lại giữa các phạm trù triết học, các quy luật của chúng, mặc dù cũng
có nghĩa là các tiên đoán, song có thể nói “ở một bậc cao hơn” so với
tiên đoán trong khoa học cụ thể”.
Cuối cùng, Maurice Cornforth phê phán quan điểm công nghệ
xã hội của Karl Popper, công nghệ xã hội từng phần, mà ở đây
Cornforth gọi là công nghệ xã hội tiên tiến.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
17
CHƢƠNG 3
NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG QUAN ĐIỂM CỦA
KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ
Trong quan điểm về xã hội mở của Karl Popper, ông đã có
những đóng góp và hạn chế nhất định:
3.1. NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG QUAN ĐIỂM CỦA KARL
POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ
3.1.1. Karl Popper đã đề cao tinh thần phê phán trong
nghiên cứu các lý thuyết xã hội.
Karl Popper đặt ra thuật ngữ “chủ nghĩa duy lý phê phán” để
chỉ lập trường nhận thức luận của mình và được ông áp dụng trong
nghiên cứu các vấn đề chính trị - xã hội. Theo ông, có một phương
pháp có thể được coi là „một phương pháp của triết học và đồng thời
là phương pháp của mọi khoa học” là “hãy nêu vấn đề một cách rõ
ràng và xem xét những giải pháp khác nhau được đưa ra cho nó một
cách có phê phán”. Ông nói: “Tôi đã gạch dưới những từ „tranh
luận bằng lý tính‟ và „một cách có phê phán‟ nhằm để nhấn mạnh
rằng tôi đánh đồng giữa thái độ lý tính với thái độ phê phán”. Theo
K. Popper, thái độ phê phán không chỉ áp dụng đối với tư tưởng, lý
luận của người khác, mà còn đối với lý luận, tư tưởng của chính
mình, của học thuyết mà từ trước đến nay mình vẫn cho là đúng đắn.
Phương pháp tư duy phê phán thật ra cũng là một phương
pháp quan trọng của triết học Mác – Lênin. Mác và Ăngghen đã sáng
lập ra hệ thống triết học của mình trên cơ sở phê phán Hêghen và các
trường phái khác. Lênin đã từng căn dặn rằng chúng tôi không nên
xem triết học Mác như là cái gì đã xong xuôi, hoàn chỉnh, bất khả
xâm phạm. Do vậy, trong điều kiện hiện nay chúng ta cần áp dụng
triệt để phương pháp này trong nhận thức và cải biến xã hội.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
18
3.1.2. Karl Popper đã đƣa ra một số ý tƣởng quan trọng
về những đặc trƣng và con đƣờng xây dựng xã hội mở.
Nhờ ở việc nghiên cứu, phê phán chế độ toàn trị và cơ chế kế
hoạch hóa tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, K.
Popper đã đưa ra được một số nguyên nhân tư tưởng và cơ chế của
xã hội đóng và những rào cản của xã hội mở. K. Popper cũng chỉ ra
được mấy đặc trưng của xã hội mở, trong đó đặc trưng quan trọng
nhất là hoạt động tự do sáng tạo của mọi cá nhân.
Tuy nhiên, Karl Popper không đề cập đến cơ sở kinh tế và
nguyên nhân kinh tế của xã hội mở và xã hội đóng. Đồng thời trong
tư tưởng về xã hội mở, K. Popper đưa ra nhiều nhận xét chủ quan và
tư tưởng cực đoan. Do đó, những đóng góp của K. Popper cũng chỉ
là một số ý tưởng về xã hội đóng và xã hội mở, chúng ta cần phải
nắm vững chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác mới có thể kế thừa
được những yếu tố hợp lý, loại bỏ được những yếu tố cực đoan của
K. Popper.
Đường lối đổi mới ở nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng từ 1986 có được chính nhờ ở tinh thần phê phán, dám
nhìn thẳng vào sự thật. Nghiên cứu kỹ các văn kiện Đại hội VI của
Đảng và các văn kiện khác về sau, chúng ta thấy rằng Đảng ta đã
mạnh dạn phê phán và từ bỏ kế hoạch hóa tập trung với chế độ quan
liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đây là một đóng góp lớn vào việc phát triển xã hội mở ở nước
ta. Những thành quả có được sau gần 30 năm đổi mới phần lớn là
nhờ Đảng ta đã phát huy được tinh thần sáng tạo của mọi cá nhân,
mọi thành phần kinh tế.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
19
3.1.3. Karl Popper đề cao tự do và sáng tạo của mọi cá
nhân trong xây dựng xã hội mở.
Thông qua việc xây dựng xã hội mở, ông cho rằng xã hội mở
là xã hội do mọi người sáng tạo một cách tự do và con người là chủ
số phận của mình.
Con người, chỉ khi được tự do thì mới có thể phát huy được
hết năng lực của mình, họ dám nghĩ dám làm thì mới có thể tạo ra
những giá trị cho xã hội.
3.1.4. Karl Popper đã ủng hộ những biện pháp cần thiết
của nhà nƣớc trong đấu tranh chống áp bức, bất công xã hội.
Là một người theo chủ nghĩa tự do xã hội, Karl Popper không
ủng hộ hình thức chủ nghĩa tự do cực đoan của Hayek, hay chủ nghĩa
tự do ở Mỹ, là một thứ chủ nghĩa tự do đòi hỏi “tự do cá nhân tối đa
và chính phủ tối thiểu”. Trái lại, Karl Popper ủng hộ những biện
pháp tích cực của nhà nước trong việc đấu tranh chống áp bức, bất
công, thực hiện công bằng xã hội, ủng hộ, giúp đỡ người nghèo khổ,
thất nghiệp.
3.1.5. Karl Popper đã chỉ ra những hạn chế trong cách tiếp
cận toàn phần và làm rõ vai trò của cách tiếp cận và phƣơng
pháp từng phần trong nhận thức và cải biến xã hội.
Karl Popper chỉ rõ hạn chế của cách tiếp cận toàn phần và đã
đưa ra phương pháp cải biến từng phần đối với việc nghiên cứu và
cải biến xã hội.
Tuy đây là đóng góp của Karl Popper, nhưng không thể bác bỏ
được phương pháp toàn phần trong nghiên cứu xã hội, vì trên thực tế
phương pháp này đã có chỗ đứng nhất định.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
20
3.1.6. Karl Popper đề xuất phƣơng pháp “thử - sai” trong
cải biến xã hội.
Karl Popper đề xuất phương pháp “làm thử và loại bỏ sai
lầm” (trial and error elimination), gọi tắt là “thử - sai”. Nguyên tắc
này đã có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
3.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG QUAN ĐIỂM CỦA KARL
POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ
3.2.1. Karl Popper chỉ thấy vai trò của ý thức, hệ tƣ
tƣởng, không thấy vai trò của yếu tố kinh tế của xã hội đóng và
xã hội mở.
Xã hội mở hay xã hội đóng đều có cơ sở kinh tế của nó. Xã hội đóng
tồn tại lâu dài trong thời kỳ bộ lạc, phong kiến là do nền sản xuất lạc hậu
tồn tại lâu dài, chứ không phải hoàn toàn chỉ do tâm lý, tư tưởng. Xã hội mở
chỉ có thể tồn tại trong cơ chế thị trường. Karl Popper đã sai lầm khi quy
chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa lịch sử và quyết định luận kinh tế. Việc Karl
Popper phát hiện nguyên nhân kìm hãm xã hội mở là “chủ nghĩa lịch sử”
chỉ là một đóng góp, không phải là một cách nhìn toàn diện về mọi mặt,
trong đó có mặt kinh tế là quan trọng nhất.Tuy nhiên, đóng góp của ông
cũng có vai trò rất quan trọng để bổ sung chủ nghĩa Mác.
3.2.2. Karl Popper đã tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân
trong xây dựng xã hội mở và không đề cập một cách thỏa đáng
vai trò của cộng đồng xã hội.
Công lao của Karl Popper là thấy được vai trò của cá nhân
trong xây dựng xã hội mở. Tuy nhiên, ông đã tuyệt đối hóa vai trò
của cá nhân và phủ nhận vai trò của cộng đồng. Thực ra, cá nhân và
cộng đồng có mối quan hệ với nhau. Cá nhân không thể tồn tại và
phát triển nếu không có một cộng đồng tốt đẹp.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
21
3.2.3. Karl Popper phủ nhận tƣ tƣởng biện chứng nên đã
rơi vào cách tiếp cận siêu hình đối với nhiều vấn đề xã hội.
Karl Popper đã phủ nhận Phép biện chứng, một thành tựu lớn
của tư duy nhân loại.
Vì phủ nhận phép biện chứng nên trong quan điểm về xã hội
mở, Karl Popper không giải quyết được một cách đúng đắn các mối
quan hệ biện chứng như: giữa tính tất nhiên và tính ngẫu nhiên trong
sự phát triển xã hội; mối quan hệ giữa tuân theo quy luật khách quan
và vai trò tự do sáng tạo của con người; mối quan hệ giữa cách tiếp
cận toàn diện và từng phần v.v..
3.2.4. Karl Popper phủ nhận cách tiếp cận chỉnh thể, phủ
nhận việc cải biến xã hội một cách toàn diện.
Trong việc đề xuất biện pháp xây dựng xã hội mở, Karl
Popper đưa ra phương pháp cải biến xã hội từng phần, đối lập với
phương pháp cải biến toàn phần.
Thực ra, trong cuộc sống luôn tồn tại song song đồng thời hai
cách tiếp cận toàn diện và từng phần, chúng không đối lập với nhau.
Chúng ta không thể hiểu được từng bộ phận nếu không nắm được
chỉnh thể. Ngược lại việc hiểu biết cái bộ phận sẽ giúp chúng ta hiểu
biết cái chỉnh thể một cách đầy đủ hơn.
3.2.5. Karl Popper phủ nhận hoàn toàn quy luật khách
quan trong nhận thức và xây dựng xã hội.
Một trong những nhân tố mà Karl Popper phê phán đó chính
là việc chủ nghĩa lịch sử cho rằng xã hội vận động theo những quy
luật có thể nhận thức được, và như vậy ông đã phủ nhận những thành
tựu của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Karl Popper phủ nhận những
thành tựu của chủ nghĩa duy vật lịch sử về vai trò quyết định của lực
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
22
lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất, nhất là của tồn tại xã hội đối
với ý thức xã hội, phủ nhận mọi khả năng của con người có thể dự
báo về tương lai.
Karl Popper cho rằng quy luật và xu thế là hai vấn đề khác
nhau. Sự thật là có một số xu thế không có tính tất yếu, Karl Popper
đã quy chủ nghĩa lịch sử về việc đồng nhất giữa xu thế với quy luật
và ông đi đến phủ nhận luôn cả tính tất yếu và quy luật khách quan
trong xã hội.
3.2.6. Karl Popper phủ nhận khả năng và vai trò tiên đoán
dài hạn trong xây dựng xã hội mở.
Trong tác phẩm “Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử” Karl
Popper cho rằng “Một tiên đoán cũng là một biến cố xã hội, và do đó
nó có thể tương tác với những biến cố xã hội khác, trong đó có biến
cố đã được tiên đoán. Điều đó có thể (như ta thường thấy) khiến sự
kiện xảy ra sớm hơn; nhưng cũng dễ thấy rằng nó có thể ảnh hưởng
theo chiều ngược lại, lời tiên đoán về một sự kiện mang tính đe dọa
có thể dẫn đến thái độ phòng ngừa (dó đó, với sự cẩn trọng hay bất
cẩn khi đưa ra lời tiên đoán, nhà khoa học xã hội dường như có thể
gây ra biến cố hay dập tắt biến cố)” [41, 39].
3.2.7. Karl Popper không tin rằng một cuộc cách mạng xã
hội sẽ mang lại công bằng và tốt đẹp.
Tận mắt chứng kiến tính vô nhân đạo của tư bản chủ nghĩa
nhưng ông không tin rằng, tất cả sẽ đạt được khi tiến hành cách
mạng xã hội.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
23
KẾT LUẬN
Karl Popper là một nhà triết học có thái độ nghiêm túc trong
nghiên cứu và có nhiều đóng góp có giá trị cho kho tàng tư tưởng
triết học nhân loại. Những tư tưởng triết học của ông được trình bày
một cách cụ thể và rõ ràng bằng những lập luận lôgich hẳn hoi. Cho
nên việc nghiên chúng rất bổ ích cho sự phát triển tư duy của chúng
ta.
Karl Popper đã có những nghiên cứu và đóng góp ở nhiều
mảng khác nhau. Với việc đặt tên cho lập trường nhận thức luận của
mình là “chủ nghĩa duy lý phê phán”, Karl Popper đã cho chúng ta
thấy được vai trò quan trọng của tư duy phê phán mà cho đến nay nó
vẫn còn nguyên giá trị và tác dụng. Là người đứng trên lập trường tự
do xã hội, Karl Popper ủng hộ những biện pháp tích cực cần thiết của
nhà nước trong cải biến xã hội từng phần, trong đấu tranh khắc phục
những khuyết tật của xã hội.
Đóng góp quan trọng nhất của Karl Popper đó chính là việc
ông đưa ra những quan niệm về xã hội mở và phương pháp xây dựng
xã hội mở. Ông đề cao tự do của cá nhân và sự vận dụng năng lực
sáng tạo của mọi cá nhân trong quá trình xây dựng và phát triên xã
hội mở. Ông đưa ra một số tư tưởng mới về chế độ dân chủ. Ông phê
phán chủ nghĩa lịch sử như là kẻ thù chính của xã hội mở. Ông chỉ ra
những hạn chế của phương pháp tiếp cận xã hội toàn phần (chỉnh
thể) và thay vào đó, ông đề xuất phương pháp cải biến từng phần. Đó
chính là một số đóng góp có ý nghĩa của ông.
Tuy nhiên, triết lý về xã hội mở của Karl Popper cũng có
nhiều hạn chế, cực đoan; nhưng nhiều người đã nhầm lẫn coi triết lý
về xã mở của Karl Popper là hoàn toàn đúng đắn và triết lý của C.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
24
Mác về xã hội là hoàn toàn sai lầm. Thật ra, triết lý về xã hội mở của
K. Popper chỉ là một số ý tưởng không toàn diện. Ông không thấy
yếu tố kinh tế của xã hội đóng và xã hội mở, mà ông chỉ tập trung
phê phán những biểu hiện về tâm lý và tư tưởng. Thật ra nếu không
có sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp, kinh tế thị trường và
những thành tựu của công nghệ thông tin thì không thể có xã hội mở
như hiện nay. K. Popper hoàn toàn quy phép biện chứng và triết học
Mác về xã hội là “chủ nghĩa lịch sử” với một nghĩa rất tiêu cực. K.
Popper cho rằng triết học Mác đã nhầm lẫn giữa xu thế và quy luật
và ông khẳng định rằng trong xã hội chỉ có xu thế mà không có quy
luật. Ông đối lập giữa hai cách tiếp cận: toàn phần (chỉnh thể) và
từng phần và tuyệt đối hóa phương pháp cải biến xã hội từng phần.
Tóm lại, nghiên cứu triết lý về xã hội mở của K. Popper,
chúng ta cần làm rõ hai mặt – đóng góp và hạn chế; phải thừa nhận
một cách khách quan những đóng góp có giá trị của ông để bổ sung,
phát triển chủ nghĩa Mác và hoàn thiện đường lối đổi mới ở nước ta.
Đồng thời chúng ta cần chỉ ra những hạn chế cực đoan trong tư
tưởng của K. Popper để thấy rằng triết lý của K. Popper về xã hội mở
chỉ là những đóng góp về một số ý tưởng, do đó, triết lý vè xã hội
mở của K. Popper không thể có tham vọng thay thế hoàn toàn chủ
nghĩa duy vật là của C. Mác. Nó chỉ có vai trò bổ sung một số yếu tố
cho chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác mà thôi. Việc nghiên cứu
về xã hội mở cần được xem là công việc quan trọng và cần được tiếp
tục phát triển hơn nữa.

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học Quan điểm của Karl Popper về xã hội mở.doc

Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.docTư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luân Văn Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVI...
Luân Văn Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVI...Luân Văn Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVI...
Luân Văn Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVI...sividocz
 
Luân Văn Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVI...
Luân Văn Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVI...Luân Văn Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVI...
Luân Văn Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVI...sividocz
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxNgcHuyn676269
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxNgcHuyn676269
 
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.docKhanhNguyn38918
 
GIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdfGIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdfngThch4
 
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp nataliej4
 
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdfGIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdfNgnNK
 
Luận Văn Vận dụng tư tưởng nhà nước vì dân thời kỳ Khai sáng vào việc xây dựn...
Luận Văn Vận dụng tư tưởng nhà nước vì dân thời kỳ Khai sáng vào việc xây dựn...Luận Văn Vận dụng tư tưởng nhà nước vì dân thời kỳ Khai sáng vào việc xây dựn...
Luận Văn Vận dụng tư tưởng nhà nước vì dân thời kỳ Khai sáng vào việc xây dựn...sividocz
 
Giáo dục tư tưởng độc lập tự chủ trong qúa trình hội nhập quốc tế cho sinh vi...
Giáo dục tư tưởng độc lập tự chủ trong qúa trình hội nhập quốc tế cho sinh vi...Giáo dục tư tưởng độc lập tự chủ trong qúa trình hội nhập quốc tế cho sinh vi...
Giáo dục tư tưởng độc lập tự chủ trong qúa trình hội nhập quốc tế cho sinh vi...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...
Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...
Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận văn Tư tưởng biện chứng của Hêghen trong tác phẩm Khoa học Loogic.doc
Luận văn Tư tưởng biện chứng của Hêghen trong tác phẩm  Khoa học Loogic.docLuận văn Tư tưởng biện chứng của Hêghen trong tác phẩm  Khoa học Loogic.doc
Luận văn Tư tưởng biện chứng của Hêghen trong tác phẩm Khoa học Loogic.docsividocz
 
Quan điểm của V.I.LêNin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện...
Quan điểm của V.I.LêNin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện...Quan điểm của V.I.LêNin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện...
Quan điểm của V.I.LêNin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...
Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...
Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...sividocz
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học Quan điểm của Karl Popper về xã hội mở.doc (20)

Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.docTư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
 
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.docTiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
 
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự doQuan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
 
Chủ nghĩa hiện sinh của JEAN PAUL SARTRE và ảnh hưởng của nó ở miền nam Việt ...
Chủ nghĩa hiện sinh của JEAN PAUL SARTRE và ảnh hưởng của nó ở miền nam Việt ...Chủ nghĩa hiện sinh của JEAN PAUL SARTRE và ảnh hưởng của nó ở miền nam Việt ...
Chủ nghĩa hiện sinh của JEAN PAUL SARTRE và ảnh hưởng của nó ở miền nam Việt ...
 
Luân Văn Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVI...
Luân Văn Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVI...Luân Văn Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVI...
Luân Văn Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVI...
 
Luân Văn Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVI...
Luân Văn Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVI...Luân Văn Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVI...
Luân Văn Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVI...
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
 
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
 
GIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdfGIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdf
 
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXHLuận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
 
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
 
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdfGIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
 
Luận Văn Vận dụng tư tưởng nhà nước vì dân thời kỳ Khai sáng vào việc xây dựn...
Luận Văn Vận dụng tư tưởng nhà nước vì dân thời kỳ Khai sáng vào việc xây dựn...Luận Văn Vận dụng tư tưởng nhà nước vì dân thời kỳ Khai sáng vào việc xây dựn...
Luận Văn Vận dụng tư tưởng nhà nước vì dân thời kỳ Khai sáng vào việc xây dựn...
 
Giáo dục tư tưởng độc lập tự chủ trong qúa trình hội nhập quốc tế cho sinh vi...
Giáo dục tư tưởng độc lập tự chủ trong qúa trình hội nhập quốc tế cho sinh vi...Giáo dục tư tưởng độc lập tự chủ trong qúa trình hội nhập quốc tế cho sinh vi...
Giáo dục tư tưởng độc lập tự chủ trong qúa trình hội nhập quốc tế cho sinh vi...
 
Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...
Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...
Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...
 
Luận văn Tư tưởng biện chứng của Hêghen trong tác phẩm Khoa học Loogic.doc
Luận văn Tư tưởng biện chứng của Hêghen trong tác phẩm  Khoa học Loogic.docLuận văn Tư tưởng biện chứng của Hêghen trong tác phẩm  Khoa học Loogic.doc
Luận văn Tư tưởng biện chứng của Hêghen trong tác phẩm Khoa học Loogic.doc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Đại Chúng Hóa Kinh Điển Nho Gia 10 Năm Đầu Th...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Đại Chúng Hóa Kinh Điển Nho Gia 10 Năm Đầu Th...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Đại Chúng Hóa Kinh Điển Nho Gia 10 Năm Đầu Th...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Đại Chúng Hóa Kinh Điển Nho Gia 10 Năm Đầu Th...
 
Quan điểm của V.I.LêNin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện...
Quan điểm của V.I.LêNin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện...Quan điểm của V.I.LêNin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện...
Quan điểm của V.I.LêNin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện...
 
Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...
Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...
Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...
 

More from dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149

Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..docLuận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.docQuản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.docPhát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.docTạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

More from dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149 (20)

Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
 
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..docLuận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
 
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
 
Hoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Tnhh Domex Quảng Nam.doc
Hoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Tnhh Domex Quảng Nam.docHoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Tnhh Domex Quảng Nam.doc
Hoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Tnhh Domex Quảng Nam.doc
 
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
 
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
 
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.docQuản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận Văn Phát triến nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triến nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam.docLuận Văn Phát triến nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triến nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam.doc
 
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
 
Phát triển dịch vụ E-Mobifhone banking tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi n...
Phát triển dịch vụ E-Mobifhone banking tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi n...Phát triển dịch vụ E-Mobifhone banking tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi n...
Phát triển dịch vụ E-Mobifhone banking tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi n...
 
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.docPhát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
 
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
 
LUận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Kon Tum.doc
LUận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Kon Tum.docLUận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Kon Tum.doc
LUận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Kon Tum.doc
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
 
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.docTạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
 
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.docPhát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docPhát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3.doc
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3.docHoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3.doc
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3.doc
 
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.doc
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học Quan điểm của Karl Popper về xã hội mở.doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHÙNG THỊ LANH QUAN ĐIỂM CỦA KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.03.01 Đà Nẵng - Năm 2019
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN TẤN HÙNG Phản biện 1 TS. Trịnh Sơn Hoan Phản biện 2 TS Nguyễn Văn Quế Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Lý luận chính trị họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngoài triết học Mác-Lênin, triết học Phương Tây hiện đại cũng có nhiều thành quả và đóng góp nhất định. Nhiều trường phái và trào lưu triết học Phương Tây hiện đại đã có ảnh hưởng rất sâu rộng đến nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam trong thời kỳ trước đổi mới, việc nghiên cứu về triết học Phương Tây hiện đại chỉ là công việc của các viện nghiên cứu, chưa được phổ biến trong sinh viên, học viên. Công cuộc đổi mới đất nước được Đảng ta khởi xướng từ năm 1986 là một cuộc đổi mới toàn diện, cả trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng. Nghị quyết của Bộ Chính trị khóa VII, ngày 28 tháng 3 năm 1992 đã chỉ ra: “Trong nhiều năm qua, nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận hầu như chỉ bó hẹp trong các bộ môn khoa học Mác - Lênin, chưa coi trọng việc nghiên cứu các trào lưu khác và tiếp nhận những thành tựu khoa học của thế giới”. Nghị quyết của Bộ chính trị ngày 9 tháng 10 năm 2014 về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” tổng kết, đánh giá và đề ra phương hướng: “Đối với những trào lưu tư tưởng, học thuyết, lý thuyết mới, tiếp tục mở rộng và đi sâu nghiên cứu trên quan điểm khách quan, biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ”. Một trong những khuynh hướng triết học Phương Tây có ảnh hưởng lớn đến trên thế giới, một ý kiến phản biện quan trọng đối với lý luận của triết học Mác về chủ nghĩa xã hội đó là triết lý về xã hội mở và sự phê phán chủ nghĩa lịch sử của nhà triết học Anh gốc Áo Karl Popper. Một trong những quan niệm độc đáo của ông là quan niệm về xã hội mở. Karl Popper chủ trương xây dựng một xã hội tự do, do
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 2 mọi người sáng tạo một cách tự do, không phụ thuộc vào tính tất yếu và quy luật lịch sử. Quan niệm “xã hội mở” lần đầu tiên được Henri Bergson đưa ra năm 1932 nhưng phải chờ đến mười năm sau đến năm 1943, khi Karl Popper cho xuất bản cuốn “Xã hội mở và những kẻ thù của nó” thì thuật ngữ này mới trở nên phổ biến. Công cuộc đổi mới ở nước ta gắn liền với việc từ bỏ những quan niệm và quy định cứng nhắc, giáo điều, phát huy tính tự do sáng tạo của mọi cá nhân và thành phần kinh tế; mở cửa, hội nhập để tiếp thu tất cả những thành quả của văn minh nhân loại. Do đó, việc nghiên cứu triết lý về xã hội mở của Karl Popper sẽ giúp giải đáp và bổ sung nhiều vấn đề quan trọng vào lý luận xây dựng xã hội mới ở nước ta hiện nay. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Quan điểm của Karl Popper về xã hội mở” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của Karl Popper về xã hội mở, tìm ra những giá trị và hạn chế của nó. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ hoàn cảnh lịch sử và tiền đề lý luận hình thành quan điểm của Karl Popper về xã hội mở. - Phân tích những nội dung cơ bản trong quan điểm của Karl Popper về xã hội mở. - Chỉ ra những giá trị và hạn chế trong quan điểm của Karl Popper về xã hội mở, qua đó kế thừa những yếu tố hợp lý để bổ sung
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 3 chủ nghĩa Mác, vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta; đồng thời phê phán những biểu hiện cực đoan, phiến diện của Karl Popper để bảo vệ những giá trị trong chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm của Karl Popper về xã hội mở. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong một số tác phẩm như: “Xã hội mở và kẻ thù của nó”, “Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử” và một số tác phẩm khác của K. Popper để rút ra những đặc trưng cơ bản của xã hội mở theo quan điểm của ông; xem xét một số tác phẩm của những nhà nghiên cứu về K. popper, so sánh với quan điểm duy vật lịch sử của C. Mác để thấy được những giá trị và hạn chế trong quan điểm của K. Popper; đồng thời cũng thấy được những giá trị đúng đắn của chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác. 4. Cở sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Nhưng chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống nhất giữa phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, logic và lịch sử, đối chiếu, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa…
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 4 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận Việc nghiên cứu quan điểm của Karl Popper về xã hội mở giúp chúng ta nhận thức được một cách toàn diện và đúng đắn quan điểm này, qua đó rút ra được những giá trị và hạn chế của nó. Những kết quả nghiên cứu có giá trị lý luận là bổ sung, làm phong phú thêm và phát triển triết học Mác – Lênin; đồng thời đập lại những luận điệu sai lầm là quá đề cao quan niệm về xã hội mở của K. Popper đi đến phủ nhận những giá trị của chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin. - Ý nghĩa thực tiễn Những nội dung nghiên cứu quan điểm của Karl Popper về xã hội mở có giá trị tham khảo cho việc đổi mới và phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội; có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy về triết học Phương Tây hiện diện. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có nội dung chính gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở hình thành quan điểm của Karl Popper về xã hội mở Chương 2: Những quan điểm cơ bản của Karl Popper về xã hội mở Chương 3: Những giá trị và hạn chế trong quan điểm của Karl Popper về xã hội mở
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 5 CHƢƠNG 1 ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM CỦA KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ 1.1. BỐI CẢNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM CỦA KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ 1.1.1. Tình hình kinh tế Vào cuối năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX trong thế giới tư bản đã diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế. Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng này là do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận nên quá trình sản xuất tăng nhanh trong một thời gian dài dẫn đến sự dư thừa hàng hóa, trong khi đó nhu cầu thị trường lại không nhiều, sức mua giảm sút vì nhân dân quá nghèo khổ dẫn đến cung cao hơn cầu, hàng hóa ngày càng trở nên dư thừa dẫn đến sự suy thoái trong nền sản xuất. Cuộc khủng hoảng diễn khắp ở các nước tư bản và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống ở các nước châu Âu. Karl Popper đã thuật lại qua “Tự tiểu sử” của mình rằng: “Việc trông thấy cảnh nghèo đói xơ xác ở Viên là một trong những vấn đề chính đã làm tôi xúc động ngay từ khi còn là một đứa trẻ - đến nỗi nó hầu như là mãi mãi nằm sâu trong đầu óc của tôi… đàn ông, đàn bà, trẻ con sống trong cảnh đói, rét và tuyệt vọng. Là trẻ con như chúng tôi không thể làm gì hơn là xin một vài đồng xu đề cho người nghèo”. 1.1.2. Tình hình chính trị - xã hội Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cuộc chiến tranh bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến, sự tàn phá và ảnh hưởng của nó về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. Mục
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 6 đích của cuộc đại chiến này là nhằm phân chia lại thị trường và thuộc địa của các nước đế quốc. Trong thời gian này, ở Viên thủ đô nước Áo nổi lên phong trào xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Áo phát động phong trào đấu tranh cách mạng. Đây là thời kỳ “Viên đỏ”. K. Popper đã tham gia Hội sinh viên xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sau sự kiện đã xảy ra vào năm 1919 K. Popper từ bỏ chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản và chuyển sang lập trường chủ nghĩa tự do. Trước sự trỗi dậy của Đức Quốc xã và nguy cơ nước Áo bị Hitler sát nhập và nước Đức phát xít, năm 1937, K. Popper cùng vợ lánh nạn sang New Zealand và sau Thế chiến I ông di cư sang nước Anh và giảng dạy ở Trường Kinh tế và chính trị London. 1.2. TIỀN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN DẪN ĐẾN SỰ RA ĐỜI QUAN ĐIỂM VỀ XÃ HỘI MỞ CỦA KARL POPPER 1.2.1. Tiền đề về lý luận Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống đọc sách, Cha của ông có một tủ sách rất lớn trong đó có nhiều chủng loại bao gồm cả sách về triết học và chính trị - xã hội. Ngoài ra Karl Popper còn chịu ảnh hưởng của nhiều tư tưởng khác nhau: - Ảnh hưởng chủ nghĩa thực chứng lôgic nhóm Viên - Karl Popper tham dự các cuộc thảo luận của nhóm Viên dưới sự chủ trì của Moritz Schlick, nhưng ông phải là hội viên chính thức của nhóm này và do việc Karl Popper phê phán các luận điểm cơ bản của chủ nghĩa thực chứng lôgic nên về sau ông không còn được mời tham dự nữa. Karl Popper kế thừa quan điểm của các nhà thực
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 7 chứng lôgic về vai trò của quan sát, thực nghiệm trong sự phát triển của khoa học, nhưng ông phản bác quan điểm của Ludwig Wittgenstein và các nhà thực chứng lôgic lấy quan sát (kinh nghiệm) làm cơ sở của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý. Ông đề cao vai trò của quan sát và thực nghiệm nhưng chỉ để bác bỏ (chứng sai) mà không phải để chứng minh. Ông đưa ra “nguyên tắc khả phủ chứng” (nguyên tắc chỉ có thể chứng sai) đối lập với “nguyên tắc khả thực chứng” (nguyên tắc có thể chứng minh là chân thực) làm một nguyên tắc của nhận thức và làm tiêu chuẩn cho sự phân ranh giữa khoa học với phi khoa học. Nguyên tắc này được mở rộng thành nguyên tắc “Làm thử và loại bỏ sai lầm” (gọi tắt là „thử - sai) được ông áp dụng trong nhận thức và xã hội xã hội mở. - Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đầu tiên được ảnh hưởng bởi một người bạn thân của Karl Popper tên là rndt. rndt nói về những ý tưởng xã hội chủ nghĩa, nhưng, Popper nói, “Tôi cảm thấy không có điều gì quan trọng hơn là chấm dứt nghèo đói”. Từ lúc còn là thanh niên, Karl Popper đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tiếp thu chủ nghĩa Mác, năm 1919, ông tham gia hoạt động trong Hội Sinh viên xã hội chủ nghĩa ở Viên và trở thành một người cộng sản. Popper đã đọc những tác phẩm của C. Mác. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến cảnh những người đồng chí của mình bị cảnh sát Viên sát hại một cách dã man trong một cuộc biểu tình tay không, Karl Popper nhận thức rằng phương pháp đấu tranh bạo lực của những người cộng sản là sai lầm, từ đó ông từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và phê phán lý luận về xã hội của chủ nghĩa Mác, coi đó là biểu hiện của
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 8 “chủ nghĩa lịch sử” tất yếu dẫn đến xã hội đóng và kìm hãm xã hội mở. - Ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do Chủ nghĩa tự do là một trào lưu triết học chính trị xuất hiện trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài phong kiến và gắn liền với sự phát triển của của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XVIII. Chủ nghĩa tự do cổ điển đề cao vai trò của tự do cá nhân. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, một hình thức mới của chủ nghĩa tự do ra đời là “chủ nghĩa tự do mới” (new liberalism). Nguyên nhân sự thay đổi trong chủ nghĩa tự do là do tình hình nghèo đói của nhân dân trong những năm 30-40 buộc các nhà tự do chủ nghĩa phải thay đổi lập trường từ chủ trương tự do hoàn toàn của cá nhân và giảm thiểu vai trò của nhà nước thành việc ủng hộ sự can thiệp của nhà nước để giải quyết thất nghiệp và tình trạng nghèo đó của xã hội. Do vậy, hình thức này được gọi là “chủ nghĩa tự do xã hội” với lý thuyết can thiệp kinh tế của John Maynard Keynes. Từ những năm 70 lại xuất hiện một khuynh hướng khác của chủ nghĩa tự do mà đại biểu xuất sắc là Hayek. Karl Popper tham gia nhiều cuộc hội thảo do Hayek tổ chức. Tuy có chịu ảnh hưởng tư tưởng tự do của Hayek, nhưng K. Popper không hoàn toàn ủng hộ hình thức cực đoan trong chủ nghĩa tự do của Hayek. Trái lại, K. Popper ủng hộ “chủ nghĩa tự do xã hội”, trong đó thừa nhận vai trò can thiệp của nhà nước để hạn chế tình trạng nghèo đói, xóa bỏ bất công, tiêu cực. 1.2.2. Tiền đề về khoa học tự nhiên: - Ảnh hưởng của thuyết bất định Theo nguyên lý này, chúng ta không thể xác định được một cách chính xác cả vị trí lẫn vận tốc (hay xung lượng) của một hạt electron vào cùng một lúc. Nguyên lý “không biết chắc” trong vật lý
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 9 lượng tử được lấy làm cơ sở khoa học cho “thuyết bất định” hay “vô định luận” trong khoa học và sau đó được mở rộng trong phạm vi triết học, đối lập với “thuyết tất định” hay “quyết định luận”. Karl Popper chịu ảnh hưởng sâu nặng của thuyết bất định và ông là một người ủng hộ thuyết này một cách tích cực. - Ảnh hưởng của thuyết tiến hóa K. Popper kế thừa thuyết tiến hóa của Darwin, nhưng ông cải biến nó theo nguyên tắc “làm thử và loại bỏ sai lầm”. Ông áp dụng nguyên tắc này trong nghiên cứu sự tiến hóa của sinh vật, thậm chí trong sự tiến hóa của tri thức nhân loại. Tư tưởng về sự tiến hóa của xã hội cùng với nguyên tắc “làm thử và loại bỏ sai lầm” cũng được ông áp dụng trong tác phẩm: “Xã hội mở và những kẻ thù của nó” để nghiên cứu sự phát triển xã hội và phương pháp cải biến xã hội. - Ảnh hưởng của thuyết tương đối của Albert Einstein Karl Popper đã tiếp xúc với lý luận khoa học của Albert Einstein và đã bị khuất phục bởi chính những lý luận đó. Theo K. Popper, Einstein chưa bao giờ coi lý luận của mình là một giáo điều, tuyệt đối. Ông nhấn mạnh cần phải tiếp thu và kiểm nghiệm thực tiễn. Theo K. Popper, chỉ có học thuyết của Eíntein là khoa học thực sự. 1.3. VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC CỦA KARL POPPER 1.3.1. Về cuộc đời của Karl Popper Karl Raimund Popper sinh ngày 28 tháng 6 năm 1902 tại Viên, nước Áo trong một gia đình giàu có gốc Do Thái, nhưng cha mẹ ông đã chuyển đổi sang đạo Tin lành. Ông xuất thân từ một gia đình có truyền thống đọc sách và âm nhạc. Cha của Karl Popper là ông Simon Carl Seigmund (1856-1932), là một luật sư giỏi và là người tích cực tham gia các hoạt động xã hội và từ thiện. Mẹ của
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 10 Karl Popper là bà Jenny Schiff (1864-1938), xuất thân từ một gia đình có truyền thống âm nhạc. Karl Popper đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Ông tiếp thu chủ nghĩa Mác và trở thành một người mácxít. Tuy nhiên, do hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, đỉnh điểm là sự kiện xảy ra vào năm 1919, cuộc biểu tình này do Đảng Cộng sản lãnh đạo và họ đã bị sát hại một cách thê thảm. Và kể từ đây ông đã quyết định thay đổi lập trường chính trị của mình. Năm 1928 ông đã hoàn thành luận án tiến sĩ triết học. Năm 1937 Karl Popper đến New Zealand và giảng dạy triết học tại Đại học Canterbury. Năm 1949 ông đã trở thành một giáo sư lôgic và khoa học về phương pháp tại Trường Kinh tế London. Năm 1958, Karl Popper đã trở thành một thành viên của Học viện Anh và là Chủ tịch Hội Aristotle. Năm 1979, ông ngừng giảng dạy nhưng vẫn tiếp tục viết sách. Ông mất vào ngày 17 tháng 9 năm 1994 tại London. 1.3.2. Một số tác phẩm tiêu biểu của Karl Popper Hai tác phẩm tiêu biểu cho quan điểm chính trị - xã hội của Karl Popper là: 1. “The Poverty of Historicism” (Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử) viết từ năm 1936-1957 (Sách được Chu Đình Lan dịch, Nxb Tri thức) 2. “The Open Society and Its Enemies” (Xã hội mở và kẻ thù của nó) (Sách đã được Nguyễn Quang A dịch, công bố trên mạng). Ngoài các tác phẩm về xã hội, Karl Popper còn có một số tác phẩm thể hiện quan điểm triết học về khoa học của mình: 1. “Lôgic của khám phá khoa học”. 2. “Phỏng định và bác bỏ”. 3. “Tri thức khách quan, một cách tiếp cận từ góc độ tiến hóa”.
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 11 CHƢƠNG 2 NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ 2.1. KHÁI NIỆM VỀ XÃ HỘI MỞ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NÓ 2.1.1. Khái niệm xã hội mở “Xã hội mở” là khái niệm không phải đến Karl Popper mới có mà nó đã được hình thành từ trước, trải qua quá trình phát triển, khái niệm xã hội mở được khái quát bởi những quan niệm khác nhau. 2.1.2. Quá trình phát triển khái niệm xã hội mở Khái niệm xã hội mở (Open Society), được Henri Bergson dùng đầu tiên trong tác phẩm Les Deux Sources de la morale et de la religion (Hai nguồn gốc của đạo đức và tôn giáo) [48] xuất bản năm 1932. Henri Bergson cho rằng: “Xã hội mở là một xã hội theo nguyên tắc bao trùm toàn bộ nhân loại. Cho đến năm 1943, khái niệm xã hội mở mới được phát triển rộng rãi bởi công trình triết học của Karl Popper trong tác phẩm “The Open Society and Its Enemies” (Xã hôi mở và kẻ thù của nó). Popper cho rằng, không thể đạt tới chân lý cuối cùng, lý tưởng về một xã hội hoàn hảo cũng không thể thực hiện, vì thế, nhân loại phải chấp nhận ưu tiên thứ hai, đó là mô hình xã hội không hoàn hảo nhưng nó có khả năng cải tạo khôn cùng, mà ông gọi là "xã hội mở", được đánh dấu bằng thái độ phê phán của ông đối với truyền thống. Sau này, khái niệm xã hội mở được George Soros phát triển trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 12 2.1. QUAN ĐIỂM CỦA KARL POPPER VỀ NHỮNG ĐẶC TRƢNG CỦA XÃ HỘI MỞ 2.1.1. Quá trình phát triển từ xã hội đóng đến xã hội mở K. Popper cho rằng xã hội đóng là xã hội đã được định trước với những quy định, ràng buộc cứng nhắc của tập tục, truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo. Trong xã hội đóng, cá nhân không có tự do sáng tạo, mà chỉ là con tốt trên bàn cờ, mọi hoạt động của họ đều theo một đường mòn có sẵn hoặc bị quy định bởi nhà nước, tôn giáo. Theo ông, đó là xã hội bộ lạc, xã hội phong kiến và những xã hội được xây dựng theo một lý luận đã vạch sẵn. Theo K. Popper, bước chuyển từ xã hội đóng lên xã hội mở diễn ra khi con người đã nhận thức được rằng các thiết chế xã hội không phải do thần thánh dựng nên, mà do con người tạo ra, và việc cải biến chúng xuất phát từ mục đích và lợi ích của con người. Tuy nhiên, K. Popper không nêu ra được những yếu tố kinh tế làm phá vỡ xã hội đóng và hình thành xã hội mở. 2.1.2. Một số đặc trƣng cơ bản của xã hội mở - Xã hội mở là xã hội do những cá nhân con người xây dựng nên một cách tự do và sáng tạo. Theo Karl Popper, xã hội mở là xã hội không bị ràng buộc hay bị quy định bởi bất cứ một điều cấm kỵ, một mô hình đã được dựng sẵn, hay tính tất yếu, quy luật đã được nhận thức. Tuy nhiên, K. Popper không nghiên cứu cơ sở kinh tế của xã hội đóng, điều kiện kinh tế của bước chuyển từ xã hội đóng sang xã hội mở, mà ông chỉ tập trung tấn công “kẻ thù của xã hội mở” là “chủ nghĩa lịch sử”. Do vậy, để hiểu rõ quan niệm của K. Popper về xã hội mở, chúng ta cần làm rõ quan niệm của ông về chủ nghĩa lịch sử và lý do vì sao nó là “kẻ thù” của xã hội mở.
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 13 Chủ nghĩa lịch sử là khái niệm được Karl Popper dùng để chỉ một khuynh hướng chung của nhiều tác giả, nhiều trường phái. Nó cho rằng có thể nhận thức được quy luật vận động của xã hội, nhờ đó con người có thể dự báo được tiến trình của xã hội tương lai. Trên cơ sở đó, nó cho rằng con người có thể cải biến toàn bộ xã hội cũ, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới theo mô hình đã xây dựng và trên cơ sở tính tất yếu và quy luật đã nhận thức được. Từ việc bác bỏ khả năng nhận thức quy luật, Karl Popper đi đến bác bỏ khả năng tiên đoán lịch sử của chủ nghĩa lịch sử. Karl Popper đã chỉ ra các yếu tố làm cản trở sự phát triển của “xã hội mở”, đó là những tiên đoán và tiên tri về lịch sử. Trong tác phẩm “Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử” ông đã dùng lập luận logic gồm năm điểm để bác bỏ khả năng nhận thức quy luật, từ đó bác bỏ khả năng dự báo tương lai của chủ nghĩa lịch sử. Theo K. Popper, vì con người không nhận thức được quy luật nên vì thế việc xây dựng xã hội mới không phụ thuộc vào bất cứ tính tất yếu hay quy luật nào cả. Ông nói: “Tương lai phụ thuộc vào chúng ta, và chúng ta không phụ thuộc vào tính tất yếu lịch sử nào”. - Xã hội mở là xã hội dân chủ. Karl Popper chỉ ra những hạn chế trong quan niệm truyền thống rất mơ hồ về dân chủ, như cho rằng dân chủ là chính quyền của số đông, dân chủ là `chính quyền của nhân dân, v.v., ông đưa ra một quan niệm mới về dân chủ. Ông nói: “Tôi hiểu dân chủ không là một cái gì đó không xác định, giống như „quyền lực của nhân dân‟ hay là „quyền lực của đa số‟, mà là hệ thống các thiết chế, hệ thống cho phép thực hiện sự giám sát xã hội đối với những người cầm quyền và bãi miễn họ theo ý muốn của những người không cầm quyền, cho phép những người này đạt tới cải cách mà không cần sử dụng bạo lực, thậm chí là trái với ý muốn của người cầm quyền”.
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 14 - Xã hội mở được xây dựng theo một “công nghệ xã hội” nhất định. K. Popper định nghĩa: Công nghệ xã hội: “Là việc lập kế hoạch và xây dựng các thiết chế nhằm mục đích kiềm chế, điều tiết hay tăng tốc độ phát triển xã hội trong tương lai”. Karl Popper đã nêu ra hai phương pháp hay hai cách tiếp cận đối với các vấn đề xã hội: “cách tiếp cận từng phần” (xem xét, nghiên cứu từng bộ phận, hết bộ phận này đến bộ phận khác) và “cách tiếp cận toàn phần” (hay còn gọi là cách tiếp cận chỉnh thể), tức nắm bắt xã hội một cách toàn vẹn. 2.1.3. Quan điểm của Karl Popper về phƣơng pháp xây dựng xã hội mở Từ việc nêu ra đặc trưng của xã hội mở, phân tích và phê phán phương pháp cải biến toàn phần, Karl Popper đã đi đến xác định phương pháp xây dựng xã hội mở đó chính là áp dụng phương pháp cải biến xã hội từng phần. Karl Popper còn vạch ra những ưu điểm của phương pháp cải biến xã hội từng phần trong quá trình xây dựng xã hội mở. Theo ông, phương pháp cải biến xã hội từng phần là phương pháp tương đối đơn giản, có tính khả thi. Trong khi đó, phương pháp cải biến xã hội toàn phần là phương pháp phức tạp và không có tính khả thi. Phương pháp cải biến từng phần “nếu chúng sai thì thiệt hại không phải lớn lắm và một sự điều chỉnh lại không phải khó lắm. Chúng ít rủi ro hơn, và chính lý do này chúng ít gây tranh cãi hơn. Bằng sử dụng phương pháp từng phần, theo ông, chúng ta “có thể dùng lí trí thay cho dùng nhiệt tình và bạo lực”, có khả năng đạt được một thỏa hiệp hợp lí và vì thế “đạt được sự cải thiện bằng các phương pháp dân chủ”. Phương pháp cải biến từng phần dễ nhận được sự đón nhận của đại đa số nhân dân. Nó thoát ra khỏi sự tập trung quyền lực dẫn đến chế độ độc tài của phương pháp cải biến toàn phần, nó chống lại
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 15 việc cai trị chính quyền bằng cách áp dụng biện pháp cai trị bạo lực. Và ông cho rằng, đây là phương pháp đặc biệt nhằm để phát hiện và đấu tranh chống lại những tai họa lớn nhất và khẩn cấp nhất của xã hội chứ không phải dùng để phát hiện và đấu tranh cho một xã hội tươi đẹp vào chung cuộc. Đây chính là phương pháp mà trong đó cuộc chiến chống lại cái ác, chống lại những hình thức bất công hay bóc lột cụ thể chống lại nổi thống khổ của con người như nghèo đói, thất nghiệp. Và chính phương pháp này, việc thành công hay thất bại dễ dàng đánh giá hơn. 2.3. NHỮNG ĐÁNH GIÁ BƢỚC ĐẦU VỀ QUAN ĐIỂM XÃ HỘI MỞ CỦA KARL POPPER 2.3.1. Quan điểm ủng hộ quan điểm của Karl Popper về xã hội mở Người ủng hộ quan điểm của Karl Popper về xã hội mở phải kể đến George Soros. Với việc ông cho xuất bản cuốn sách “Xã hội mở cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu” được xuất bản năm 2000. Trên cơ sở kế thừa và phát triển quan điểm về xã hội mở của Karl Popper, Soros đã xây dựng quan niệm về xã hội mở của mình trên cả hai phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Nếu như Karl Popper coi lý luận về xã hội của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa lịch sử và đại diện cho xã hội đóng thì Soros coi thuyết thị trường chính thống như một mối đe dọa lớn cho xã hội mở ngày nay. “Tôi coi thuyết thị trường chính thống như một mối đe dọa lớn hơn cho xã hội mở ngày nay so với chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản và thậm chí chủ nghĩa xã hội đã mất tín nhiệm, nhưng thuyết thị trường chính thống đang lên” [44, 118]. 2.3.2. Quan điểm chống lại quan điểm của Karl Popper về xã hội mở
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 16 Các tư tưởng chống lại Karl Popper trong quan niệm về xã hội mở phải nói đến tư tưởng của Maurice CornForth. Trong tác phẩm “Triết học mở và xã hội mở”, chứa đựng sự đối lập sâu sắc về quan điểm giữa Popper và Cornforth. M. Cornforth đã đưa ra những luận điểm khác nhau để chống lại sự đã kích của Popper. M. Cornforth phê phán quan niệm của K. Popper xem triết học của Mác là triết học “đóng” . Phép biện chứng là biểu hiện của chủ nghĩa lịch sử, coi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là “xã hội đóng”. Theo M. Cornforth, chủ nghĩa Mác là một học thuyết sáng tạo, luôn phát triển, mở để tiếp thu những thành tựu mới của thực tiễn xã hội và khoa học, luôn làm phong phú các luận điểm lí luận của mình nhờ các kết luận rút ra từ đó. Chính chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là một chế độ xã hội “mở” theo nghĩa tính dân chủ đích thực với khả năng của nó luôn được hoàn thiện và tiến bộ vô hạn. Cornforth trả lời cho sự buộc tội của Popper về phép biện chứng là có thể tiên đoán tất cả mọi thứ. CornForth giải thích rõ rằng: “các nguyên lý và các quy luật chung của triết học không bao giờ tiên đoán một cái gì cụ thể cả, chúng không tham gia vào việc thi đua tiên đoán một cách bình đẳng với các lý luận khoa học cụ thể và nói về các đặc trưng của mọi đối tượng và quá trình hiện tồn hay có thể có. Song chúng không nói bất kỳ điều gì tùy ý về chúng. Phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật là cơ sở logic cho tiên đoán khoa học, và với tư cách mối liên hệ qua lại giữa các phạm trù triết học, các quy luật của chúng, mặc dù cũng có nghĩa là các tiên đoán, song có thể nói “ở một bậc cao hơn” so với tiên đoán trong khoa học cụ thể”. Cuối cùng, Maurice Cornforth phê phán quan điểm công nghệ xã hội của Karl Popper, công nghệ xã hội từng phần, mà ở đây Cornforth gọi là công nghệ xã hội tiên tiến.
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 17 CHƢƠNG 3 NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG QUAN ĐIỂM CỦA KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ Trong quan điểm về xã hội mở của Karl Popper, ông đã có những đóng góp và hạn chế nhất định: 3.1. NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG QUAN ĐIỂM CỦA KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ 3.1.1. Karl Popper đã đề cao tinh thần phê phán trong nghiên cứu các lý thuyết xã hội. Karl Popper đặt ra thuật ngữ “chủ nghĩa duy lý phê phán” để chỉ lập trường nhận thức luận của mình và được ông áp dụng trong nghiên cứu các vấn đề chính trị - xã hội. Theo ông, có một phương pháp có thể được coi là „một phương pháp của triết học và đồng thời là phương pháp của mọi khoa học” là “hãy nêu vấn đề một cách rõ ràng và xem xét những giải pháp khác nhau được đưa ra cho nó một cách có phê phán”. Ông nói: “Tôi đã gạch dưới những từ „tranh luận bằng lý tính‟ và „một cách có phê phán‟ nhằm để nhấn mạnh rằng tôi đánh đồng giữa thái độ lý tính với thái độ phê phán”. Theo K. Popper, thái độ phê phán không chỉ áp dụng đối với tư tưởng, lý luận của người khác, mà còn đối với lý luận, tư tưởng của chính mình, của học thuyết mà từ trước đến nay mình vẫn cho là đúng đắn. Phương pháp tư duy phê phán thật ra cũng là một phương pháp quan trọng của triết học Mác – Lênin. Mác và Ăngghen đã sáng lập ra hệ thống triết học của mình trên cơ sở phê phán Hêghen và các trường phái khác. Lênin đã từng căn dặn rằng chúng tôi không nên xem triết học Mác như là cái gì đã xong xuôi, hoàn chỉnh, bất khả xâm phạm. Do vậy, trong điều kiện hiện nay chúng ta cần áp dụng triệt để phương pháp này trong nhận thức và cải biến xã hội.
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 18 3.1.2. Karl Popper đã đƣa ra một số ý tƣởng quan trọng về những đặc trƣng và con đƣờng xây dựng xã hội mở. Nhờ ở việc nghiên cứu, phê phán chế độ toàn trị và cơ chế kế hoạch hóa tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, K. Popper đã đưa ra được một số nguyên nhân tư tưởng và cơ chế của xã hội đóng và những rào cản của xã hội mở. K. Popper cũng chỉ ra được mấy đặc trưng của xã hội mở, trong đó đặc trưng quan trọng nhất là hoạt động tự do sáng tạo của mọi cá nhân. Tuy nhiên, Karl Popper không đề cập đến cơ sở kinh tế và nguyên nhân kinh tế của xã hội mở và xã hội đóng. Đồng thời trong tư tưởng về xã hội mở, K. Popper đưa ra nhiều nhận xét chủ quan và tư tưởng cực đoan. Do đó, những đóng góp của K. Popper cũng chỉ là một số ý tưởng về xã hội đóng và xã hội mở, chúng ta cần phải nắm vững chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác mới có thể kế thừa được những yếu tố hợp lý, loại bỏ được những yếu tố cực đoan của K. Popper. Đường lối đổi mới ở nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ 1986 có được chính nhờ ở tinh thần phê phán, dám nhìn thẳng vào sự thật. Nghiên cứu kỹ các văn kiện Đại hội VI của Đảng và các văn kiện khác về sau, chúng ta thấy rằng Đảng ta đã mạnh dạn phê phán và từ bỏ kế hoạch hóa tập trung với chế độ quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một đóng góp lớn vào việc phát triển xã hội mở ở nước ta. Những thành quả có được sau gần 30 năm đổi mới phần lớn là nhờ Đảng ta đã phát huy được tinh thần sáng tạo của mọi cá nhân, mọi thành phần kinh tế.
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 19 3.1.3. Karl Popper đề cao tự do và sáng tạo của mọi cá nhân trong xây dựng xã hội mở. Thông qua việc xây dựng xã hội mở, ông cho rằng xã hội mở là xã hội do mọi người sáng tạo một cách tự do và con người là chủ số phận của mình. Con người, chỉ khi được tự do thì mới có thể phát huy được hết năng lực của mình, họ dám nghĩ dám làm thì mới có thể tạo ra những giá trị cho xã hội. 3.1.4. Karl Popper đã ủng hộ những biện pháp cần thiết của nhà nƣớc trong đấu tranh chống áp bức, bất công xã hội. Là một người theo chủ nghĩa tự do xã hội, Karl Popper không ủng hộ hình thức chủ nghĩa tự do cực đoan của Hayek, hay chủ nghĩa tự do ở Mỹ, là một thứ chủ nghĩa tự do đòi hỏi “tự do cá nhân tối đa và chính phủ tối thiểu”. Trái lại, Karl Popper ủng hộ những biện pháp tích cực của nhà nước trong việc đấu tranh chống áp bức, bất công, thực hiện công bằng xã hội, ủng hộ, giúp đỡ người nghèo khổ, thất nghiệp. 3.1.5. Karl Popper đã chỉ ra những hạn chế trong cách tiếp cận toàn phần và làm rõ vai trò của cách tiếp cận và phƣơng pháp từng phần trong nhận thức và cải biến xã hội. Karl Popper chỉ rõ hạn chế của cách tiếp cận toàn phần và đã đưa ra phương pháp cải biến từng phần đối với việc nghiên cứu và cải biến xã hội. Tuy đây là đóng góp của Karl Popper, nhưng không thể bác bỏ được phương pháp toàn phần trong nghiên cứu xã hội, vì trên thực tế phương pháp này đã có chỗ đứng nhất định.
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 20 3.1.6. Karl Popper đề xuất phƣơng pháp “thử - sai” trong cải biến xã hội. Karl Popper đề xuất phương pháp “làm thử và loại bỏ sai lầm” (trial and error elimination), gọi tắt là “thử - sai”. Nguyên tắc này đã có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. 3.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG QUAN ĐIỂM CỦA KARL POPPER VỀ XÃ HỘI MỞ 3.2.1. Karl Popper chỉ thấy vai trò của ý thức, hệ tƣ tƣởng, không thấy vai trò của yếu tố kinh tế của xã hội đóng và xã hội mở. Xã hội mở hay xã hội đóng đều có cơ sở kinh tế của nó. Xã hội đóng tồn tại lâu dài trong thời kỳ bộ lạc, phong kiến là do nền sản xuất lạc hậu tồn tại lâu dài, chứ không phải hoàn toàn chỉ do tâm lý, tư tưởng. Xã hội mở chỉ có thể tồn tại trong cơ chế thị trường. Karl Popper đã sai lầm khi quy chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa lịch sử và quyết định luận kinh tế. Việc Karl Popper phát hiện nguyên nhân kìm hãm xã hội mở là “chủ nghĩa lịch sử” chỉ là một đóng góp, không phải là một cách nhìn toàn diện về mọi mặt, trong đó có mặt kinh tế là quan trọng nhất.Tuy nhiên, đóng góp của ông cũng có vai trò rất quan trọng để bổ sung chủ nghĩa Mác. 3.2.2. Karl Popper đã tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân trong xây dựng xã hội mở và không đề cập một cách thỏa đáng vai trò của cộng đồng xã hội. Công lao của Karl Popper là thấy được vai trò của cá nhân trong xây dựng xã hội mở. Tuy nhiên, ông đã tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân và phủ nhận vai trò của cộng đồng. Thực ra, cá nhân và cộng đồng có mối quan hệ với nhau. Cá nhân không thể tồn tại và phát triển nếu không có một cộng đồng tốt đẹp.
  • 23. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 21 3.2.3. Karl Popper phủ nhận tƣ tƣởng biện chứng nên đã rơi vào cách tiếp cận siêu hình đối với nhiều vấn đề xã hội. Karl Popper đã phủ nhận Phép biện chứng, một thành tựu lớn của tư duy nhân loại. Vì phủ nhận phép biện chứng nên trong quan điểm về xã hội mở, Karl Popper không giải quyết được một cách đúng đắn các mối quan hệ biện chứng như: giữa tính tất nhiên và tính ngẫu nhiên trong sự phát triển xã hội; mối quan hệ giữa tuân theo quy luật khách quan và vai trò tự do sáng tạo của con người; mối quan hệ giữa cách tiếp cận toàn diện và từng phần v.v.. 3.2.4. Karl Popper phủ nhận cách tiếp cận chỉnh thể, phủ nhận việc cải biến xã hội một cách toàn diện. Trong việc đề xuất biện pháp xây dựng xã hội mở, Karl Popper đưa ra phương pháp cải biến xã hội từng phần, đối lập với phương pháp cải biến toàn phần. Thực ra, trong cuộc sống luôn tồn tại song song đồng thời hai cách tiếp cận toàn diện và từng phần, chúng không đối lập với nhau. Chúng ta không thể hiểu được từng bộ phận nếu không nắm được chỉnh thể. Ngược lại việc hiểu biết cái bộ phận sẽ giúp chúng ta hiểu biết cái chỉnh thể một cách đầy đủ hơn. 3.2.5. Karl Popper phủ nhận hoàn toàn quy luật khách quan trong nhận thức và xây dựng xã hội. Một trong những nhân tố mà Karl Popper phê phán đó chính là việc chủ nghĩa lịch sử cho rằng xã hội vận động theo những quy luật có thể nhận thức được, và như vậy ông đã phủ nhận những thành tựu của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Karl Popper phủ nhận những thành tựu của chủ nghĩa duy vật lịch sử về vai trò quyết định của lực
  • 24. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 22 lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất, nhất là của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, phủ nhận mọi khả năng của con người có thể dự báo về tương lai. Karl Popper cho rằng quy luật và xu thế là hai vấn đề khác nhau. Sự thật là có một số xu thế không có tính tất yếu, Karl Popper đã quy chủ nghĩa lịch sử về việc đồng nhất giữa xu thế với quy luật và ông đi đến phủ nhận luôn cả tính tất yếu và quy luật khách quan trong xã hội. 3.2.6. Karl Popper phủ nhận khả năng và vai trò tiên đoán dài hạn trong xây dựng xã hội mở. Trong tác phẩm “Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử” Karl Popper cho rằng “Một tiên đoán cũng là một biến cố xã hội, và do đó nó có thể tương tác với những biến cố xã hội khác, trong đó có biến cố đã được tiên đoán. Điều đó có thể (như ta thường thấy) khiến sự kiện xảy ra sớm hơn; nhưng cũng dễ thấy rằng nó có thể ảnh hưởng theo chiều ngược lại, lời tiên đoán về một sự kiện mang tính đe dọa có thể dẫn đến thái độ phòng ngừa (dó đó, với sự cẩn trọng hay bất cẩn khi đưa ra lời tiên đoán, nhà khoa học xã hội dường như có thể gây ra biến cố hay dập tắt biến cố)” [41, 39]. 3.2.7. Karl Popper không tin rằng một cuộc cách mạng xã hội sẽ mang lại công bằng và tốt đẹp. Tận mắt chứng kiến tính vô nhân đạo của tư bản chủ nghĩa nhưng ông không tin rằng, tất cả sẽ đạt được khi tiến hành cách mạng xã hội.
  • 25. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 23 KẾT LUẬN Karl Popper là một nhà triết học có thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu và có nhiều đóng góp có giá trị cho kho tàng tư tưởng triết học nhân loại. Những tư tưởng triết học của ông được trình bày một cách cụ thể và rõ ràng bằng những lập luận lôgich hẳn hoi. Cho nên việc nghiên chúng rất bổ ích cho sự phát triển tư duy của chúng ta. Karl Popper đã có những nghiên cứu và đóng góp ở nhiều mảng khác nhau. Với việc đặt tên cho lập trường nhận thức luận của mình là “chủ nghĩa duy lý phê phán”, Karl Popper đã cho chúng ta thấy được vai trò quan trọng của tư duy phê phán mà cho đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị và tác dụng. Là người đứng trên lập trường tự do xã hội, Karl Popper ủng hộ những biện pháp tích cực cần thiết của nhà nước trong cải biến xã hội từng phần, trong đấu tranh khắc phục những khuyết tật của xã hội. Đóng góp quan trọng nhất của Karl Popper đó chính là việc ông đưa ra những quan niệm về xã hội mở và phương pháp xây dựng xã hội mở. Ông đề cao tự do của cá nhân và sự vận dụng năng lực sáng tạo của mọi cá nhân trong quá trình xây dựng và phát triên xã hội mở. Ông đưa ra một số tư tưởng mới về chế độ dân chủ. Ông phê phán chủ nghĩa lịch sử như là kẻ thù chính của xã hội mở. Ông chỉ ra những hạn chế của phương pháp tiếp cận xã hội toàn phần (chỉnh thể) và thay vào đó, ông đề xuất phương pháp cải biến từng phần. Đó chính là một số đóng góp có ý nghĩa của ông. Tuy nhiên, triết lý về xã hội mở của Karl Popper cũng có nhiều hạn chế, cực đoan; nhưng nhiều người đã nhầm lẫn coi triết lý về xã mở của Karl Popper là hoàn toàn đúng đắn và triết lý của C.
  • 26. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 24 Mác về xã hội là hoàn toàn sai lầm. Thật ra, triết lý về xã hội mở của K. Popper chỉ là một số ý tưởng không toàn diện. Ông không thấy yếu tố kinh tế của xã hội đóng và xã hội mở, mà ông chỉ tập trung phê phán những biểu hiện về tâm lý và tư tưởng. Thật ra nếu không có sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp, kinh tế thị trường và những thành tựu của công nghệ thông tin thì không thể có xã hội mở như hiện nay. K. Popper hoàn toàn quy phép biện chứng và triết học Mác về xã hội là “chủ nghĩa lịch sử” với một nghĩa rất tiêu cực. K. Popper cho rằng triết học Mác đã nhầm lẫn giữa xu thế và quy luật và ông khẳng định rằng trong xã hội chỉ có xu thế mà không có quy luật. Ông đối lập giữa hai cách tiếp cận: toàn phần (chỉnh thể) và từng phần và tuyệt đối hóa phương pháp cải biến xã hội từng phần. Tóm lại, nghiên cứu triết lý về xã hội mở của K. Popper, chúng ta cần làm rõ hai mặt – đóng góp và hạn chế; phải thừa nhận một cách khách quan những đóng góp có giá trị của ông để bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác và hoàn thiện đường lối đổi mới ở nước ta. Đồng thời chúng ta cần chỉ ra những hạn chế cực đoan trong tư tưởng của K. Popper để thấy rằng triết lý của K. Popper về xã hội mở chỉ là những đóng góp về một số ý tưởng, do đó, triết lý vè xã hội mở của K. Popper không thể có tham vọng thay thế hoàn toàn chủ nghĩa duy vật là của C. Mác. Nó chỉ có vai trò bổ sung một số yếu tố cho chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác mà thôi. Việc nghiên cứu về xã hội mở cần được xem là công việc quan trọng và cần được tiếp tục phát triển hơn nữa.