SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
ĐÔI NÉT VỀ ĐÔNG DƯỢC VÀ THUỐC OPC
1. Khái niệm và phân loại
Thuốc Đông y là thuốc từ Dược liệu được bào chế theo lý luận và phương pháp y học cổ truyền
các nước phương Đông
Qua quá trình tìm hiểu các dược liệu làm thuốc, người ta tìm cách phân loại nhằm tạo tính quy
luật để có thể dự đoán được tác dụng của dược liệu. Trước kia sự phân loại thông qua kinh
nghiệm sử dụng, ngày nay phân loại theo nhóm hoạt chất sinh học. Dưới đây là một số cách
phân loại dược liệu :
a/ Theo âm dương ngũ hành (Yin-yang and Five phase): chia làm âm dược (Yin herbs) và
dương dược (Yang herbs). Các vị âm dược thường có vị mặn, đắng, chua, có tính lương hoặc
hàn, có công năng giải biểu nhiệt (exterior-releasing), thanh nhiệt (heat-clearing), bổ âm (yin-
tonifying), phần lớn mang tính ức chế. Hầu hết các vị thuốc dùng trong sản phẩm Viên thanh
nhiệt giải độc Cabovis đều là âm dược: ngưu hoàng, thạch cao, đại hoàng, hoàng cầm… dùng
cho các trường hợp do nóng trong người gây nên như: viêm họng, sưng đau chân răng, lở loét
miệng, mụn nhọt, táo bón, …
Các vị dương dược ngược lại thường có vị cay, ngọt, có tính ôn nhiệt, thường dùng để điều trị
bệnh thuộc chứng hàn. Ví dụ trong viên mũi - xoang Rhinassin chứa Thương nhĩ tử, Bạch chỉ,
Tân di hoa đều có vị cay tính ôn; Hoàn bát vị bổ thận dương có Quế nhục, phụ tử đều vị cay
tính nhiệt…đều là các dương dược phổ biến.
b/ Theo bát pháp (eight methods): chia theo tác dụng thuốc, gồm 8 loại: hãn, thanh, ôn, tiêu,
thổ, hạ, hòa, bổ.
c/ Theo dược lý(tác dụng và độc tính): chia làm 3 loại thượng phẩm, trung phẩm và hạ phẩm.
Cách phân loại này đã hơn 2000 năm trước (khoảng năm 200 TCN), gắn liền với bộ sách “Thần
Nông Bản Thảo” (Shennong’s Classicof Materia Medica). Trong đó đã tổng kết ghi chép tính
vị và chủ trị của 365 loại dược liệu, hệ thống hóa làm 3 loại là Thượng, Trung và Hạ phẩm (top,
medium and low grade drug). “Thần Nông Bản Thảo” tuy là một trong những bộ sách cổ nhất
của Đông dược nhưng nhiều vị thuốc trong sách vẫn còn giữ được giá trị ứng dụng cao như Linh
chi, Nhân sâm, Câu kỷ, Phục linh, Đại táo, Ngưu hoàng,Hoàng liên, Đương qui... đến nay vẫn
được sử dụng rất phổ biến. Chính vì sự kiểm chứng về tác dụng qua hàng ngàn năm lịch sử nên
hiệu quả và tính an toàn của thuốc Đông y nói chung hiện nay ngày càng được đánh giá cao.
d/ Theo tính vị: được làm rõ trong phần 2 - Tính năng của thuốc Đông y.
e/ Theo tác dụng điều trị: Là cách phân loại phổ biến nhất hiện nay.
Danh mục thuốc thiết yếu Đông y và thuốc từ dược liệu của Bộ y tế của Việt Nam cũng phân
chia theo nhóm điều trị, trong các nhóm lại liệt kê một số chế phẩm điển hình, như chế phẩm
Kim tiền thảo, Diệp hạ châu (Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thuỷ), Linh
chi, Tam thất (Nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về Huyết), Ích mẫu (Nhóm thuốc điều kinh,
an thai), Trinh nữ hoàng cung, Tô mộc, Tỏi – Nghệ (Nhóm thuốcnhuận tràng, tả hạ, thu liễm,
tiêu thực, bình vị, kiện tì), Cao sao vàng, Cồn xoa bóp, Dầu gió (Nhóm thuốc dùng ngoài)…
f/ Theo nhóm hoạt chất: Phân loại cây thuốc ngày nay của bộ môn Dược liệu học
(pharmacognosy) dựa vào các thiết bị phân tích thành phần hóa học hiện đại, nên có thể phân
chia cây thuốc theo các nhóm hoạt chất chính (các hoạt chất có cấu trúc hóa học tương tự nhau
xếp vào một nhóm). Ví dụ cấu trúc các alkaloid đa số có nguyên tử Nitơ có tính bazơ, còn cấu
trúc các glycoside thì bao gồm 2 phần là phần đường và phần aglycone…
Bảng sau giới thiệu mối liên quan giữa một số hoạt chất chính và dược liệu chứa nó đang được
sử dụng tại OPC:
Một số thuốc trên thị trường chỉ gồm hoạt chất dược liệu (như viên nén Berberin 100mg) hoặc
có những thuốc phối hợp cả hoạt chất phân lập từ dược liệu với các dược liệu khác ( như phối
hợp berberin với Mộc hương, Ngô thù du và Bạch thược trong sản phẩm Inberco; phối hợp
cineol và Húng chanh, Núc nác trong chế phẩm ho Astex …). Sự phối hợp độc đáo giữa các
hoạt chất phân lập từ dược liệu và các vị thuốc YHCT là sự kết hợp Đông y và Tây y để có được
những chế phẩm hiệu quả cao và an toàn trong điều trị.
g/ Theo nguồn gốc địa lý
Theo thông tư 40/2013/TT-BYT thì thuốc Y học cổ truyền có 2 nguồn gốc : Bắc và Nam. Thông
thường thuốc Nam được hiểu là vị thuốc được trồng trong nước và Thuốc Bắc là những thuốc
có nguồn gốc từ phía Bắc như Trung Quốc, tuy nhiên có những vị thuốc được trồng cả ở Việt
Nam và Trung Quốc, hoặc những vị thuốc di thực từ Trung Quốc vào Việt Nam, hoặc có những
vị thuốc trồng ở Việt Nam xuất sang Trung Quốc sau đó lại nhập vào Việt Nam…
Lịch sử nghiên cứu thuốc Bắc lâu đời nhất là tại Trung Quốc với tác phẩm hơn 2000 năm tuổi
“Thần Nông Bản Thảo” và theo dòng lịch sử đã có nhiều tác phẩm “Bản thảo” ra đời như “Bản
thảo Cương mục” (Compendium of Materia Medica) của Lý Thời Trân, “Bản Thảo Cương Mục
Thập di” (Supplement to the Compendium of Materia Medica) của Triệu Học Mẫn...đều là các
công trình nghiên cứu dược liệu có quy mô và bổ sung cho nhau.
Thuốc Nam của chúng ta đã có từ rất lâu đời, gắn với tác phẩm “Nam dược thần hiệu” của danh
y Tuệ Tĩnh. Tác phẩm của Tuệ Tĩnh Thiền Sư - ông tổ ngành dược Việt Nam, luôn thể hiện rõ
quan điểm "Nam dược trị Nam nhân". Từ bao đời nay, giới khoa học và nhân dân Việt Nam đều
công nhận Ông có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ,
phù hợp với thực tế nước ta.
Hiện nay tuy các sách dược liệu ngoại văn khá phong phú, nhưng Việt Nam cũng có những tác
phẩm tâm huyết có giá trị cao về thuốc Nam như Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ
Tất Lợi), Cây thuốc Việt nam và những bài thuốc thường dùng (Nguyễn Viết Thân), Từ điển
cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Dược lý trị liệu của thuốc Nam (Bùi Chí Hiếu) …. và một
trong những công trình lớn nhất gần đây là Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện
Dược liệu) tổng hợp 920 cây thuốc và 80 động vật thường dùng.
2. Tính năng của thuốc Đông y
Theo quan điểm Đông dược, một dược liệu có mối liên quan giữa tính năng ( khí vị, quy kinh,
khuynh hướng thăng giáng phù trầm) và tác dụng điều trị cơ bản của nó.
- Tứ khí (four qi) và ngũ vị (five flavours):
+ Tứ khí: bao gồm hàn, nhiệt, ôn, lương chỉ mức độ lạnh và nóng khác nhau của vị thuốc. Các
vị thuốc hàn (thạch cao, hoàng cầm, đại hoàng…) thường chữa bệnh thuộc về nhiệt, và ngược
lại các vị thuốc có tính nhiệt (Quế nhục, phụ tử, kinh giới…) có thể chữa các bệnh thuộc hàn. Ở
mức độ hàn lương và ôn nhiệt còn có tính bình, gồm cây thuốc có các tác dụng như hạ thấp, lợi
khí, lợi tiểu, long đờm…chẳng hạn như Kim tiền thảo có tính bình, có tác dụng lợi tiểu, có thể
tống sỏi ra khỏi niệu quản.
Về thành phần hóa học, các vị thuốc tính lạnh và mát ( hàn lương ) thường chứa glycosid,
alkaloid, chất đắng; trong đó các vị thuốc tính nóng và ấm (nhiệt ôn) thường chứa tinh dầu,
đường…Nhiều thuốc OPC đã vận dụng lý luận của tứ khí đem lại hiệu quả điều trị cao: viên
thanh nhiệt giải độcCabovis (nhiều vị thuốc tính hàn), viên xoang mũi Rhinassin (nhiều vị thuốc
tính ôn), Bát vị Bổ thận dương (quế, phụ tử có tính nhiệt).
+ Ngũ vị: mỗi dược liệu được đặc trưng bởi một hay nhiều vị do cảm giác của lưỡi đem lại, có
5 vị chính: chua, cay, đắng, mặn, ngọt. Ngoài ra còn có 2 vị phụ là vị nhạt và chát.
+ Quy kinh (meridian entry): là sự quy nạp hoạt chất (khí vị tinh hoa) của vị thuốc đó vào
tạng (viscus), phủ (bowel), kinh lạc (Meridian and collateral) nhất định. Cơ sở của sự quy kinh
dựa trên lý luận Ngũ hành (Five Phase Theory), tạng tượng (Visceral manifestation
theory), kinh lạc (Meridian and collateral Theory); dựa vào đặc tính vốn có của thuốc và dựa
vào phân tích hiệu quả của thuốc. Trong đó theo lý luận ngũ hành, thuốc có màu vàng, vị ngọt
như Mật ong, Cam thảo, Hoàng kỳ… quy vào hành Thổ nên khi bào chế dược liệu có thể làm
thay đổi tính vị quy kinh của thuốc, ví dụ đơn giản : thuốc có màu đen, vị mặn thường quy vào
hành Thủy ( thận, bàng quang) nên Đỗ trọng, Hương phụ, Trạch tả thường tẩm thêm muối, Hà
thủ ô đỏ được tẩm với nước đậu đen để tăng khả năng nhập kinh thận. Đó cũng là lý do dùng
lâu dài sản phẩm Extracap chứa hàm lượng cao Hà thủ ô đỏ sẽ mạnh tạng thận, giảm được rụng
tóc, tóc bạc sớm và chứng suy nhược cơ thể.
+ Khuynh hướng thăng giáng phù trầm của vị thuốc (upbearing, downbearing, floatingand
sinking): là 4 khuynh hướng tác dụng của thuốc: hướng lên thượng tiêu (thăng), xuống hạ tiêu
(giáng), hướng ra ngoài (phù) hay hướng vào trong (trầm). Các vị thuốc chủ giáng thường có
tính chất hạ khí, giáng khí, bình suyễn có thể điều trị các bệnh có xu hướng lên thượng tiêu (hen
suyễn, khó thở, ho đờm…), nên các vị Tỳ bà diệp, Cát cánh, Tiền hồ, Tang bạch bì trong bài
thuốc ho người lớn hay ho trẻ em OPC với tính chủ giáng mạnh, chữa các chứng ho gió, ho cảm,
ho có đàm…
- Giải thích tính năng của thuốc Đông dược theo Dịch học (I Ching):
Có lẽ bạn sẽ thắc mắc tại sao người xưa lại phát hiện ra tính năng của các thảo dược? Chẳng hạn
tại sao quan sát thấy chiết xuất của 1 lạng nhân sâm là đủ để giết chết một con voi, nhưng người
ta vẫn tin Nhân sâm là vị thuốc cực quý?.
Có lẽ lời giải đáp nằm ở sự quan sát, suy luận khá sắc sảo của người xưa về đặc tính của cây cỏ
xung quanh, và lý luận Dịch học thời bấy giờ. Theo lý giải của Dịch học, Nhân sâm trồng nơi
rừng sâu, chỗ ẩm ướt, bởi Âm Thủy sinh ra; lúc sinh ra thân có 3 nhánh, có 5 lá chét, mà 3 và 5
là số Dương. Nói cách khác, Nhân sâm sinh từ Âm, mà trưởng thành Dương, giống như khí
trong cơ thể là Dương, được sinh ra từ Thận là Âm. Vì vậy Nhân sâm được gọi là thánh dược
để bổ khí sinh tân.
Dịch học trong Đông y (hay Y dịch) của người xưa đã lý giải được rất nhiều bí ẩn của cơ thể
người, sự hình thành bào thai, nguồn gốc dược tính của thực vật, vùng thổ nhưỡng nuôi trồng
cây thuốc…mà sau này khoa học hiện đại mới khám phá ra được. Có thể nói Dịch học giống
như một món ăn tinh thần “lạ miệng” tăng thêm cái cảm giác vừa “khó nhai” vừa thích thú khi
chúng ta đào sâu tìm tòi môn Đông dược đầy mầu nhiệm này.
3. Phương thuốc Y học cổ truyền ( bài thuốc YHCT )
Các phương thuốc trong Y học cổ truyền thường có nhiều vị thuốc phối hợp như Thập toàn Đại
bổ (10 vị), Minh mạng hoàn (18 vị)…nhưng cũng có nhiều phương thuốc chỉ dùng độc vị cũng
mang lại hiệu quả điều trị cao như Kim tiền thảo, Linh chi, Tam thất, Nhân sâm, Bạch quả, Diệp
hạ châu, Hà thủ ô đỏ.
Căn cứ theo tính năng, các vị của một bài thuốc được đóng vai trò Quân, Thần, Tá, Sứ khác
nhau. Cách gọi tên này là do xuất phát từ quy ước và vị trí ngôi thứ thời phong kiến, ý nghĩa chỉ
đơn giản như sau:
 Quân (Sovereign): vị thuốc có tác dụng chính trong phương, chữa triệu chứng chính.
 Thần (Minister): vị thuốc có tác dụng hỗ trợ chữa triệu chứng chính hay những khía
cạnh liên quan đến bệnh.
 Tá (Assistant): vị thuốc chữa triệu chứng khác của bệnh, thường chia nhóm rất đa dạng.
 Sứ (Courier): dẫn thuốc vào kinh, hoặc chữa triệu chứng phụ hay hòa hoãn tác dụng.
Bảng sau phân tích bài thuốc từ chế phẩm Lục vị Bổ thận âm của OPC, một phương thang quan
trọng trong Đông y với sự cân bằng công năng của 6 vị thuốc ( tam bổ tam tả, bổ trợ cho nhau),
với lý luận “trong bổ có tả và trong tả có bổ” trên 3 tạng can, tỳ và thận:
4. Sứ mệnh nghiên cứu thuốc Đông dược tại OPC
Đông dược và Dược liệu học có vai trò rất quan trọng, cung cấp những kiến thức nền tảng để
các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ sở chế biến thuốc tham khảo và xây dựng các nghiên
cứu chuyên sâu, với mục tiêu cuối cùng là “cung cấp sản phẩm chất lượng cao,hiệu quả, an
toàn, mang tính đột phá, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng động”. Đó cũng
chính là sứ mệnh cao quý của ngành Đông dược nói chung và của các đơn vị sản xuất dược
phẩm nói riêng như OPC cần phải luôn hướng tới.
Để hoàn thành sứ mệnh cao quí này cần có một chiến lược lâu dài, cần sự chuyên môn hóa sâu
từ nuôi trồng, cung ứng nguyên liệu đến phân phối sản phẩm tới tay người dùng.
Đông dược là một bộ môn khoa học kỹ thuật có tính hệ thống và phát triển ở trình độ cao. Đặc
điểm này thể hiện rõ nét ở 3 công đoạn sau, cũng là những công đoạn then chốt nhất để hình
thành nên 1 sản phẩm chất lượng:
+ Công đoạn nghiên cứu bào chế - sản xuất: tương tự như khi chúng ta xem cuộc thi “Vua
đầu bếp” trên truyền hình, thí sinh thường tung ra nhiều kỹ thuật phối hợp, điều vị các món ăn
theo kinh nghiệm, Bào chế đông dược cũng như một nghệ thuật chế biến dược liệu, nghiên cứu
phối trộn các dược liệu, chất chiết xuất của dược liệu với chất không hoạt tính ( tá dược ) trên
các thiết bị máy móc thích hợp để cho ra sản phẩm hiệu quả, an toàn với dạng bào chế tiện dụng
(xem hình).
Hình bên minh họa một phần của hệ thống sản xuất viên hoàn (pills) tự động với 3 giai đoạn
chính: (1) Trộn thành hỗn hợp dẻo – (2) Tạo viên – (3) Sấy vi sóng. Quá trình sản xuất được
kiểm soát chặt chẽ theo quy định GMP và ISO 9001-2000.
+ Công đoạn kiểm soát – kiểm tra chất lượng: xây dựng và thẩm định một bộ tiêu chuẩn gồm
nhiều chỉ tiêu chất lượng (cảm quan, vi phẫu, độ ẩm, định tính, định lượng, vi sinh…) nhằm
kiểm soát trong quá trình sản xuất và đảm bảo được độ ổn định của thuốc trong quá trình lưu
hành. Từ các trang thiết bị thông thường đến máy móc phân tích chuyên dùng hiện đại có độ
chính xác và độ đặc hiệu cao ( như máy quang phổ, sắc ký lỏng, sắc ký khí …) những thếit bị
này công cụ cần thiết cho các công ty Đông dược hoặc các viện nghiên cứu kiểm tra chất lượng
thuốc.
+ Công đoạn thử độc tính - tác dụng thuốc: ngoại trừ các bài thuốc kinh điển được Cục Quản
lý Dược của Bộ y tế chấp thuận, nhiều chế phẩm cần xây dựng các mô hình thử trên động vật
(thử độc tính và tác dụng dược lý) và trên người (còn gọi là thử lâm sàng), nhằm đảm bảo tính
an toàn và hiệu trong quả điều trị. Đây cũng là một trong những yêu cầu cao đối với “thuốc”,
đòi hỏi nhiều thời gian và kinh phí để thực hiện, ví dụ về nghiên cứu lâm sàng đã được thực
hiện là sản phẩm Viên phong thấp Fengshi – OPC. Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy Viên
Phong Thấp Fengshi-OPC có tác dụng giảm đau, tê, chống viêm, dãn cơ, giảm giới hạn vận
động khớp trên bệnh nhân thấp ngoài khớp, đau thấp nhiều cơ; Ngoài ra, Fengshi– OPC không
có tác dụng phụ gây hại, không độc khi dùng ở liều điều trị.
Nhà triết học Các Mác có câu nói nổi tiếng: "Một bước hànhđộngthực tế quantrọnghơn cương
lĩnh". Không thể phản bác là lý luận Đông dược ra đời từ trước công nguyên và tồn tại đến tận
hôm nay chính là do sự kiểm chứng thực tiễn khắt khe của quần chúng và giới khoa học trải
rộng trong không gian và thời gian. Đông Dược ngày nay ngày càng hoàn thiện hơn về phương
pháp luận được các ngành khoa học hiện đại phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng, dần dần làm rõ
những vấn đề phức tạp, khó hiểu mà người xưa viết ra. Và cũng không thể phủ nhận là Đông
Dược ngày nay ngày càng mở rộng phạm vi ứng dụng điều trị, ngày càng được ưa chuộng trong
dự phòng và chăm sóc sức khỏe lâu dài của nhân dân./.
Bảng tổng hợp 1 số dạng thuốc tại OPC và ví dụ về chế phẩm:
Cồn thuốc dạng xịt
Cồn xoa bóp OPC
Dầu xoa
Dầu dân tộc
Cao xoa
Cao sao vàng
Gel thuốc
Picado
Thuốc mỡ
Trancumin- OPC
Siro thuốc
Thuốc ho Astex
Cao lỏng
Cao ích mẫu
Rượu thuốc
Linh chi đại bổ
Trà túi lọc
Trà túi lọc Ruton
Viên nén bao phim
Viên đại tràng Inberco
Viên nang cứng
Linh chi sâm
Viên nang mềm
Viên dưỡng não OP.Can
Viên hoàn cứng
Đởm kim hoàn
Viên hoàn mềm
Minh mạng hoàn
OPV thuốc.docx

More Related Content

Similar to OPV thuốc.docx

Bài 6 tiêu khát
Bài 6 tiêu khátBài 6 tiêu khát
Bài 6 tiêu khátangTrnHong
 
Dai cuong thuoc đông y
Dai cuong thuoc đông yDai cuong thuoc đông y
Dai cuong thuoc đông yHa Bui Dinh
 
BÀI 3 - LỊCH SỬ NGÀNH Y DƯỢC VÀ ĐẠO ĐỨC HÀNH.pptx
BÀI 3 - LỊCH SỬ NGÀNH Y DƯỢC VÀ ĐẠO ĐỨC HÀNH.pptxBÀI 3 - LỊCH SỬ NGÀNH Y DƯỢC VÀ ĐẠO ĐỨC HÀNH.pptx
BÀI 3 - LỊCH SỬ NGÀNH Y DƯỢC VÀ ĐẠO ĐỨC HÀNH.pptxCtLThnh
 
Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alz...
Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alz...Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alz...
Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alz...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dược Học Cổ Truyền
Dược Học Cổ TruyềnDược Học Cổ Truyền
Dược Học Cổ Truyền1691994
 
Phuong thuoc bo
Phuong thuoc boPhuong thuoc bo
Phuong thuoc boanhchetdi
 
BaiGiang duoc lieu- Thuoc co truyen-YDHCT-2011.ppt
BaiGiang duoc lieu- Thuoc co truyen-YDHCT-2011.pptBaiGiang duoc lieu- Thuoc co truyen-YDHCT-2011.ppt
BaiGiang duoc lieu- Thuoc co truyen-YDHCT-2011.pptNhuQuy3
 
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...jackjohn45
 
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNHHỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNHNguynTm118
 
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNHBÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNHSoM
 
đôNg trùng hạ thảo cordyceps sinensis
đôNg trùng hạ thảo cordyceps sinensisđôNg trùng hạ thảo cordyceps sinensis
đôNg trùng hạ thảo cordyceps sinensisSeo Alqueda
 
Bài 20 chứng tý 2
Bài 20 chứng tý 2Bài 20 chứng tý 2
Bài 20 chứng tý 2angTrnHong
 
Bài 20 chứng tý
Bài 20 chứng týBài 20 chứng tý
Bài 20 chứng týangTrnHong
 
BAN THAO VAN DAP.pdf
BAN THAO VAN DAP.pdfBAN THAO VAN DAP.pdf
BAN THAO VAN DAP.pdfssuserca116d
 
Hồng nghĩa giac tư y thư tuệ tĩnh
Hồng nghĩa giac tư y thư   tuệ tĩnhHồng nghĩa giac tư y thư   tuệ tĩnh
Hồng nghĩa giac tư y thư tuệ tĩnhTu Sắc
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordNhân Quả Luân Hồi
 

Similar to OPV thuốc.docx (20)

Bài 6 tiêu khát
Bài 6 tiêu khátBài 6 tiêu khát
Bài 6 tiêu khát
 
Dai cuong thuoc đông y
Dai cuong thuoc đông yDai cuong thuoc đông y
Dai cuong thuoc đông y
 
Cay thuoc nam
Cay thuoc namCay thuoc nam
Cay thuoc nam
 
BÀI 3 - LỊCH SỬ NGÀNH Y DƯỢC VÀ ĐẠO ĐỨC HÀNH.pptx
BÀI 3 - LỊCH SỬ NGÀNH Y DƯỢC VÀ ĐẠO ĐỨC HÀNH.pptxBÀI 3 - LỊCH SỬ NGÀNH Y DƯỢC VÀ ĐẠO ĐỨC HÀNH.pptx
BÀI 3 - LỊCH SỬ NGÀNH Y DƯỢC VÀ ĐẠO ĐỨC HÀNH.pptx
 
Thuochanhkhi
ThuochanhkhiThuochanhkhi
Thuochanhkhi
 
Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alz...
Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alz...Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alz...
Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alz...
 
Dược Học Cổ Truyền
Dược Học Cổ TruyềnDược Học Cổ Truyền
Dược Học Cổ Truyền
 
Phuong thuoc bo
Phuong thuoc boPhuong thuoc bo
Phuong thuoc bo
 
BaiGiang duoc lieu- Thuoc co truyen-YDHCT-2011.ppt
BaiGiang duoc lieu- Thuoc co truyen-YDHCT-2011.pptBaiGiang duoc lieu- Thuoc co truyen-YDHCT-2011.ppt
BaiGiang duoc lieu- Thuoc co truyen-YDHCT-2011.ppt
 
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
 
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNHHỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
 
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNHBÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
 
đôNg trùng hạ thảo cordyceps sinensis
đôNg trùng hạ thảo cordyceps sinensisđôNg trùng hạ thảo cordyceps sinensis
đôNg trùng hạ thảo cordyceps sinensis
 
Bài 20 chứng tý 2
Bài 20 chứng tý 2Bài 20 chứng tý 2
Bài 20 chứng tý 2
 
Bài 20 chứng tý
Bài 20 chứng týBài 20 chứng tý
Bài 20 chứng tý
 
BAN THAO VAN DAP.pdf
BAN THAO VAN DAP.pdfBAN THAO VAN DAP.pdf
BAN THAO VAN DAP.pdf
 
Hồng nghĩa giac tư y thư tuệ tĩnh
Hồng nghĩa giac tư y thư   tuệ tĩnhHồng nghĩa giac tư y thư   tuệ tĩnh
Hồng nghĩa giac tư y thư tuệ tĩnh
 
Thành phần hóa học của dược liệu của đồng bào Pako và Bru
Thành phần hóa học của dược liệu của đồng bào Pako và BruThành phần hóa học của dược liệu của đồng bào Pako và Bru
Thành phần hóa học của dược liệu của đồng bào Pako và Bru
 
Cay si to
Cay si toCay si to
Cay si to
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 

More from Nguyen Hoang

KitoHuu_PhatTu.docx
KitoHuu_PhatTu.docxKitoHuu_PhatTu.docx
KitoHuu_PhatTu.docxNguyen Hoang
 
Example of theoretical framework.docx
Example of theoretical framework.docxExample of theoretical framework.docx
Example of theoretical framework.docxNguyen Hoang
 
Thiền quán theo phương pháp Mật Tông.docx
Thiền quán theo phương pháp Mật Tông.docxThiền quán theo phương pháp Mật Tông.docx
Thiền quán theo phương pháp Mật Tông.docxNguyen Hoang
 
Giới thiệu Kim cang thừa.docx
Giới thiệu Kim cang thừa.docxGiới thiệu Kim cang thừa.docx
Giới thiệu Kim cang thừa.docxNguyen Hoang
 
Common Dedication of Merit Prayer.docx
Common Dedication of Merit Prayer.docxCommon Dedication of Merit Prayer.docx
Common Dedication of Merit Prayer.docxNguyen Hoang
 
Ngũ uẩn bài học về diệt khổ.docx
Ngũ uẩn bài học về diệt khổ.docxNgũ uẩn bài học về diệt khổ.docx
Ngũ uẩn bài học về diệt khổ.docxNguyen Hoang
 
chulen công thức.docx
chulen công thức.docxchulen công thức.docx
chulen công thức.docxNguyen Hoang
 
Tóm tắt đông dược.docx
Tóm tắt đông dược.docxTóm tắt đông dược.docx
Tóm tắt đông dược.docxNguyen Hoang
 
Các Phương pháp dạy học.docx
Các Phương pháp dạy học.docxCác Phương pháp dạy học.docx
Các Phương pháp dạy học.docxNguyen Hoang
 
Đồ biểu học phật.docx
Đồ biểu học phật.docxĐồ biểu học phật.docx
Đồ biểu học phật.docxNguyen Hoang
 
Phân tích bài thuốc.docx
Phân tích bài thuốc.docxPhân tích bài thuốc.docx
Phân tích bài thuốc.docxNguyen Hoang
 
Môn PP NC 10.docx
Môn PP NC 10.docxMôn PP NC 10.docx
Môn PP NC 10.docxNguyen Hoang
 
Hình vẽ mô tả 12 nhân duyên.docx
Hình vẽ mô tả 12 nhân duyên.docxHình vẽ mô tả 12 nhân duyên.docx
Hình vẽ mô tả 12 nhân duyên.docxNguyen Hoang
 
Intro to r_vietnamese
Intro to r_vietnameseIntro to r_vietnamese
Intro to r_vietnameseNguyen Hoang
 

More from Nguyen Hoang (15)

KitoHuu_PhatTu.docx
KitoHuu_PhatTu.docxKitoHuu_PhatTu.docx
KitoHuu_PhatTu.docx
 
Example of theoretical framework.docx
Example of theoretical framework.docxExample of theoretical framework.docx
Example of theoretical framework.docx
 
Thiền quán theo phương pháp Mật Tông.docx
Thiền quán theo phương pháp Mật Tông.docxThiền quán theo phương pháp Mật Tông.docx
Thiền quán theo phương pháp Mật Tông.docx
 
Giới thiệu Kim cang thừa.docx
Giới thiệu Kim cang thừa.docxGiới thiệu Kim cang thừa.docx
Giới thiệu Kim cang thừa.docx
 
lLDHTT.docx
lLDHTT.docxlLDHTT.docx
lLDHTT.docx
 
Common Dedication of Merit Prayer.docx
Common Dedication of Merit Prayer.docxCommon Dedication of Merit Prayer.docx
Common Dedication of Merit Prayer.docx
 
Ngũ uẩn bài học về diệt khổ.docx
Ngũ uẩn bài học về diệt khổ.docxNgũ uẩn bài học về diệt khổ.docx
Ngũ uẩn bài học về diệt khổ.docx
 
chulen công thức.docx
chulen công thức.docxchulen công thức.docx
chulen công thức.docx
 
Tóm tắt đông dược.docx
Tóm tắt đông dược.docxTóm tắt đông dược.docx
Tóm tắt đông dược.docx
 
Các Phương pháp dạy học.docx
Các Phương pháp dạy học.docxCác Phương pháp dạy học.docx
Các Phương pháp dạy học.docx
 
Đồ biểu học phật.docx
Đồ biểu học phật.docxĐồ biểu học phật.docx
Đồ biểu học phật.docx
 
Phân tích bài thuốc.docx
Phân tích bài thuốc.docxPhân tích bài thuốc.docx
Phân tích bài thuốc.docx
 
Môn PP NC 10.docx
Môn PP NC 10.docxMôn PP NC 10.docx
Môn PP NC 10.docx
 
Hình vẽ mô tả 12 nhân duyên.docx
Hình vẽ mô tả 12 nhân duyên.docxHình vẽ mô tả 12 nhân duyên.docx
Hình vẽ mô tả 12 nhân duyên.docx
 
Intro to r_vietnamese
Intro to r_vietnameseIntro to r_vietnamese
Intro to r_vietnamese
 

Recently uploaded

SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfHongBiThi1
 
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broSGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broHongBiThi1
 
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydkPhongNguyn363945
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hayHongBiThi1
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsHongBiThi1
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaHongBiThi1
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfHongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
 
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broSGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
 
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
 

OPV thuốc.docx

  • 1. ĐÔI NÉT VỀ ĐÔNG DƯỢC VÀ THUỐC OPC 1. Khái niệm và phân loại Thuốc Đông y là thuốc từ Dược liệu được bào chế theo lý luận và phương pháp y học cổ truyền các nước phương Đông Qua quá trình tìm hiểu các dược liệu làm thuốc, người ta tìm cách phân loại nhằm tạo tính quy luật để có thể dự đoán được tác dụng của dược liệu. Trước kia sự phân loại thông qua kinh nghiệm sử dụng, ngày nay phân loại theo nhóm hoạt chất sinh học. Dưới đây là một số cách phân loại dược liệu : a/ Theo âm dương ngũ hành (Yin-yang and Five phase): chia làm âm dược (Yin herbs) và dương dược (Yang herbs). Các vị âm dược thường có vị mặn, đắng, chua, có tính lương hoặc hàn, có công năng giải biểu nhiệt (exterior-releasing), thanh nhiệt (heat-clearing), bổ âm (yin- tonifying), phần lớn mang tính ức chế. Hầu hết các vị thuốc dùng trong sản phẩm Viên thanh nhiệt giải độc Cabovis đều là âm dược: ngưu hoàng, thạch cao, đại hoàng, hoàng cầm… dùng cho các trường hợp do nóng trong người gây nên như: viêm họng, sưng đau chân răng, lở loét miệng, mụn nhọt, táo bón, … Các vị dương dược ngược lại thường có vị cay, ngọt, có tính ôn nhiệt, thường dùng để điều trị bệnh thuộc chứng hàn. Ví dụ trong viên mũi - xoang Rhinassin chứa Thương nhĩ tử, Bạch chỉ, Tân di hoa đều có vị cay tính ôn; Hoàn bát vị bổ thận dương có Quế nhục, phụ tử đều vị cay tính nhiệt…đều là các dương dược phổ biến. b/ Theo bát pháp (eight methods): chia theo tác dụng thuốc, gồm 8 loại: hãn, thanh, ôn, tiêu, thổ, hạ, hòa, bổ.
  • 2. c/ Theo dược lý(tác dụng và độc tính): chia làm 3 loại thượng phẩm, trung phẩm và hạ phẩm. Cách phân loại này đã hơn 2000 năm trước (khoảng năm 200 TCN), gắn liền với bộ sách “Thần Nông Bản Thảo” (Shennong’s Classicof Materia Medica). Trong đó đã tổng kết ghi chép tính vị và chủ trị của 365 loại dược liệu, hệ thống hóa làm 3 loại là Thượng, Trung và Hạ phẩm (top, medium and low grade drug). “Thần Nông Bản Thảo” tuy là một trong những bộ sách cổ nhất của Đông dược nhưng nhiều vị thuốc trong sách vẫn còn giữ được giá trị ứng dụng cao như Linh chi, Nhân sâm, Câu kỷ, Phục linh, Đại táo, Ngưu hoàng,Hoàng liên, Đương qui... đến nay vẫn được sử dụng rất phổ biến. Chính vì sự kiểm chứng về tác dụng qua hàng ngàn năm lịch sử nên hiệu quả và tính an toàn của thuốc Đông y nói chung hiện nay ngày càng được đánh giá cao. d/ Theo tính vị: được làm rõ trong phần 2 - Tính năng của thuốc Đông y. e/ Theo tác dụng điều trị: Là cách phân loại phổ biến nhất hiện nay. Danh mục thuốc thiết yếu Đông y và thuốc từ dược liệu của Bộ y tế của Việt Nam cũng phân chia theo nhóm điều trị, trong các nhóm lại liệt kê một số chế phẩm điển hình, như chế phẩm Kim tiền thảo, Diệp hạ châu (Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thuỷ), Linh chi, Tam thất (Nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về Huyết), Ích mẫu (Nhóm thuốc điều kinh, an thai), Trinh nữ hoàng cung, Tô mộc, Tỏi – Nghệ (Nhóm thuốcnhuận tràng, tả hạ, thu liễm, tiêu thực, bình vị, kiện tì), Cao sao vàng, Cồn xoa bóp, Dầu gió (Nhóm thuốc dùng ngoài)… f/ Theo nhóm hoạt chất: Phân loại cây thuốc ngày nay của bộ môn Dược liệu học (pharmacognosy) dựa vào các thiết bị phân tích thành phần hóa học hiện đại, nên có thể phân chia cây thuốc theo các nhóm hoạt chất chính (các hoạt chất có cấu trúc hóa học tương tự nhau xếp vào một nhóm). Ví dụ cấu trúc các alkaloid đa số có nguyên tử Nitơ có tính bazơ, còn cấu trúc các glycoside thì bao gồm 2 phần là phần đường và phần aglycone… Bảng sau giới thiệu mối liên quan giữa một số hoạt chất chính và dược liệu chứa nó đang được sử dụng tại OPC:
  • 3. Một số thuốc trên thị trường chỉ gồm hoạt chất dược liệu (như viên nén Berberin 100mg) hoặc có những thuốc phối hợp cả hoạt chất phân lập từ dược liệu với các dược liệu khác ( như phối hợp berberin với Mộc hương, Ngô thù du và Bạch thược trong sản phẩm Inberco; phối hợp cineol và Húng chanh, Núc nác trong chế phẩm ho Astex …). Sự phối hợp độc đáo giữa các hoạt chất phân lập từ dược liệu và các vị thuốc YHCT là sự kết hợp Đông y và Tây y để có được những chế phẩm hiệu quả cao và an toàn trong điều trị. g/ Theo nguồn gốc địa lý Theo thông tư 40/2013/TT-BYT thì thuốc Y học cổ truyền có 2 nguồn gốc : Bắc và Nam. Thông thường thuốc Nam được hiểu là vị thuốc được trồng trong nước và Thuốc Bắc là những thuốc có nguồn gốc từ phía Bắc như Trung Quốc, tuy nhiên có những vị thuốc được trồng cả ở Việt Nam và Trung Quốc, hoặc những vị thuốc di thực từ Trung Quốc vào Việt Nam, hoặc có những vị thuốc trồng ở Việt Nam xuất sang Trung Quốc sau đó lại nhập vào Việt Nam… Lịch sử nghiên cứu thuốc Bắc lâu đời nhất là tại Trung Quốc với tác phẩm hơn 2000 năm tuổi “Thần Nông Bản Thảo” và theo dòng lịch sử đã có nhiều tác phẩm “Bản thảo” ra đời như “Bản thảo Cương mục” (Compendium of Materia Medica) của Lý Thời Trân, “Bản Thảo Cương Mục
  • 4. Thập di” (Supplement to the Compendium of Materia Medica) của Triệu Học Mẫn...đều là các công trình nghiên cứu dược liệu có quy mô và bổ sung cho nhau. Thuốc Nam của chúng ta đã có từ rất lâu đời, gắn với tác phẩm “Nam dược thần hiệu” của danh y Tuệ Tĩnh. Tác phẩm của Tuệ Tĩnh Thiền Sư - ông tổ ngành dược Việt Nam, luôn thể hiện rõ quan điểm "Nam dược trị Nam nhân". Từ bao đời nay, giới khoa học và nhân dân Việt Nam đều công nhận Ông có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, phù hợp với thực tế nước ta. Hiện nay tuy các sách dược liệu ngoại văn khá phong phú, nhưng Việt Nam cũng có những tác phẩm tâm huyết có giá trị cao về thuốc Nam như Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi), Cây thuốc Việt nam và những bài thuốc thường dùng (Nguyễn Viết Thân), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Dược lý trị liệu của thuốc Nam (Bùi Chí Hiếu) …. và một trong những công trình lớn nhất gần đây là Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện Dược liệu) tổng hợp 920 cây thuốc và 80 động vật thường dùng. 2. Tính năng của thuốc Đông y Theo quan điểm Đông dược, một dược liệu có mối liên quan giữa tính năng ( khí vị, quy kinh, khuynh hướng thăng giáng phù trầm) và tác dụng điều trị cơ bản của nó. - Tứ khí (four qi) và ngũ vị (five flavours): + Tứ khí: bao gồm hàn, nhiệt, ôn, lương chỉ mức độ lạnh và nóng khác nhau của vị thuốc. Các vị thuốc hàn (thạch cao, hoàng cầm, đại hoàng…) thường chữa bệnh thuộc về nhiệt, và ngược lại các vị thuốc có tính nhiệt (Quế nhục, phụ tử, kinh giới…) có thể chữa các bệnh thuộc hàn. Ở mức độ hàn lương và ôn nhiệt còn có tính bình, gồm cây thuốc có các tác dụng như hạ thấp, lợi khí, lợi tiểu, long đờm…chẳng hạn như Kim tiền thảo có tính bình, có tác dụng lợi tiểu, có thể tống sỏi ra khỏi niệu quản. Về thành phần hóa học, các vị thuốc tính lạnh và mát ( hàn lương ) thường chứa glycosid, alkaloid, chất đắng; trong đó các vị thuốc tính nóng và ấm (nhiệt ôn) thường chứa tinh dầu, đường…Nhiều thuốc OPC đã vận dụng lý luận của tứ khí đem lại hiệu quả điều trị cao: viên thanh nhiệt giải độcCabovis (nhiều vị thuốc tính hàn), viên xoang mũi Rhinassin (nhiều vị thuốc tính ôn), Bát vị Bổ thận dương (quế, phụ tử có tính nhiệt). + Ngũ vị: mỗi dược liệu được đặc trưng bởi một hay nhiều vị do cảm giác của lưỡi đem lại, có 5 vị chính: chua, cay, đắng, mặn, ngọt. Ngoài ra còn có 2 vị phụ là vị nhạt và chát.
  • 5. + Quy kinh (meridian entry): là sự quy nạp hoạt chất (khí vị tinh hoa) của vị thuốc đó vào tạng (viscus), phủ (bowel), kinh lạc (Meridian and collateral) nhất định. Cơ sở của sự quy kinh dựa trên lý luận Ngũ hành (Five Phase Theory), tạng tượng (Visceral manifestation theory), kinh lạc (Meridian and collateral Theory); dựa vào đặc tính vốn có của thuốc và dựa vào phân tích hiệu quả của thuốc. Trong đó theo lý luận ngũ hành, thuốc có màu vàng, vị ngọt như Mật ong, Cam thảo, Hoàng kỳ… quy vào hành Thổ nên khi bào chế dược liệu có thể làm thay đổi tính vị quy kinh của thuốc, ví dụ đơn giản : thuốc có màu đen, vị mặn thường quy vào hành Thủy ( thận, bàng quang) nên Đỗ trọng, Hương phụ, Trạch tả thường tẩm thêm muối, Hà thủ ô đỏ được tẩm với nước đậu đen để tăng khả năng nhập kinh thận. Đó cũng là lý do dùng lâu dài sản phẩm Extracap chứa hàm lượng cao Hà thủ ô đỏ sẽ mạnh tạng thận, giảm được rụng tóc, tóc bạc sớm và chứng suy nhược cơ thể. + Khuynh hướng thăng giáng phù trầm của vị thuốc (upbearing, downbearing, floatingand sinking): là 4 khuynh hướng tác dụng của thuốc: hướng lên thượng tiêu (thăng), xuống hạ tiêu (giáng), hướng ra ngoài (phù) hay hướng vào trong (trầm). Các vị thuốc chủ giáng thường có tính chất hạ khí, giáng khí, bình suyễn có thể điều trị các bệnh có xu hướng lên thượng tiêu (hen suyễn, khó thở, ho đờm…), nên các vị Tỳ bà diệp, Cát cánh, Tiền hồ, Tang bạch bì trong bài thuốc ho người lớn hay ho trẻ em OPC với tính chủ giáng mạnh, chữa các chứng ho gió, ho cảm, ho có đàm… - Giải thích tính năng của thuốc Đông dược theo Dịch học (I Ching): Có lẽ bạn sẽ thắc mắc tại sao người xưa lại phát hiện ra tính năng của các thảo dược? Chẳng hạn tại sao quan sát thấy chiết xuất của 1 lạng nhân sâm là đủ để giết chết một con voi, nhưng người ta vẫn tin Nhân sâm là vị thuốc cực quý?. Có lẽ lời giải đáp nằm ở sự quan sát, suy luận khá sắc sảo của người xưa về đặc tính của cây cỏ xung quanh, và lý luận Dịch học thời bấy giờ. Theo lý giải của Dịch học, Nhân sâm trồng nơi rừng sâu, chỗ ẩm ướt, bởi Âm Thủy sinh ra; lúc sinh ra thân có 3 nhánh, có 5 lá chét, mà 3 và 5 là số Dương. Nói cách khác, Nhân sâm sinh từ Âm, mà trưởng thành Dương, giống như khí trong cơ thể là Dương, được sinh ra từ Thận là Âm. Vì vậy Nhân sâm được gọi là thánh dược để bổ khí sinh tân.
  • 6. Dịch học trong Đông y (hay Y dịch) của người xưa đã lý giải được rất nhiều bí ẩn của cơ thể người, sự hình thành bào thai, nguồn gốc dược tính của thực vật, vùng thổ nhưỡng nuôi trồng cây thuốc…mà sau này khoa học hiện đại mới khám phá ra được. Có thể nói Dịch học giống như một món ăn tinh thần “lạ miệng” tăng thêm cái cảm giác vừa “khó nhai” vừa thích thú khi chúng ta đào sâu tìm tòi môn Đông dược đầy mầu nhiệm này. 3. Phương thuốc Y học cổ truyền ( bài thuốc YHCT ) Các phương thuốc trong Y học cổ truyền thường có nhiều vị thuốc phối hợp như Thập toàn Đại bổ (10 vị), Minh mạng hoàn (18 vị)…nhưng cũng có nhiều phương thuốc chỉ dùng độc vị cũng mang lại hiệu quả điều trị cao như Kim tiền thảo, Linh chi, Tam thất, Nhân sâm, Bạch quả, Diệp hạ châu, Hà thủ ô đỏ. Căn cứ theo tính năng, các vị của một bài thuốc được đóng vai trò Quân, Thần, Tá, Sứ khác nhau. Cách gọi tên này là do xuất phát từ quy ước và vị trí ngôi thứ thời phong kiến, ý nghĩa chỉ đơn giản như sau:  Quân (Sovereign): vị thuốc có tác dụng chính trong phương, chữa triệu chứng chính.  Thần (Minister): vị thuốc có tác dụng hỗ trợ chữa triệu chứng chính hay những khía cạnh liên quan đến bệnh.  Tá (Assistant): vị thuốc chữa triệu chứng khác của bệnh, thường chia nhóm rất đa dạng.  Sứ (Courier): dẫn thuốc vào kinh, hoặc chữa triệu chứng phụ hay hòa hoãn tác dụng. Bảng sau phân tích bài thuốc từ chế phẩm Lục vị Bổ thận âm của OPC, một phương thang quan trọng trong Đông y với sự cân bằng công năng của 6 vị thuốc ( tam bổ tam tả, bổ trợ cho nhau), với lý luận “trong bổ có tả và trong tả có bổ” trên 3 tạng can, tỳ và thận: 4. Sứ mệnh nghiên cứu thuốc Đông dược tại OPC Đông dược và Dược liệu học có vai trò rất quan trọng, cung cấp những kiến thức nền tảng để các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ sở chế biến thuốc tham khảo và xây dựng các nghiên cứu chuyên sâu, với mục tiêu cuối cùng là “cung cấp sản phẩm chất lượng cao,hiệu quả, an toàn, mang tính đột phá, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng động”. Đó cũng chính là sứ mệnh cao quý của ngành Đông dược nói chung và của các đơn vị sản xuất dược phẩm nói riêng như OPC cần phải luôn hướng tới. Để hoàn thành sứ mệnh cao quí này cần có một chiến lược lâu dài, cần sự chuyên môn hóa sâu từ nuôi trồng, cung ứng nguyên liệu đến phân phối sản phẩm tới tay người dùng.
  • 7. Đông dược là một bộ môn khoa học kỹ thuật có tính hệ thống và phát triển ở trình độ cao. Đặc điểm này thể hiện rõ nét ở 3 công đoạn sau, cũng là những công đoạn then chốt nhất để hình thành nên 1 sản phẩm chất lượng: + Công đoạn nghiên cứu bào chế - sản xuất: tương tự như khi chúng ta xem cuộc thi “Vua đầu bếp” trên truyền hình, thí sinh thường tung ra nhiều kỹ thuật phối hợp, điều vị các món ăn theo kinh nghiệm, Bào chế đông dược cũng như một nghệ thuật chế biến dược liệu, nghiên cứu phối trộn các dược liệu, chất chiết xuất của dược liệu với chất không hoạt tính ( tá dược ) trên các thiết bị máy móc thích hợp để cho ra sản phẩm hiệu quả, an toàn với dạng bào chế tiện dụng (xem hình). Hình bên minh họa một phần của hệ thống sản xuất viên hoàn (pills) tự động với 3 giai đoạn chính: (1) Trộn thành hỗn hợp dẻo – (2) Tạo viên – (3) Sấy vi sóng. Quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ theo quy định GMP và ISO 9001-2000. + Công đoạn kiểm soát – kiểm tra chất lượng: xây dựng và thẩm định một bộ tiêu chuẩn gồm nhiều chỉ tiêu chất lượng (cảm quan, vi phẫu, độ ẩm, định tính, định lượng, vi sinh…) nhằm kiểm soát trong quá trình sản xuất và đảm bảo được độ ổn định của thuốc trong quá trình lưu hành. Từ các trang thiết bị thông thường đến máy móc phân tích chuyên dùng hiện đại có độ chính xác và độ đặc hiệu cao ( như máy quang phổ, sắc ký lỏng, sắc ký khí …) những thếit bị này công cụ cần thiết cho các công ty Đông dược hoặc các viện nghiên cứu kiểm tra chất lượng thuốc. + Công đoạn thử độc tính - tác dụng thuốc: ngoại trừ các bài thuốc kinh điển được Cục Quản lý Dược của Bộ y tế chấp thuận, nhiều chế phẩm cần xây dựng các mô hình thử trên động vật (thử độc tính và tác dụng dược lý) và trên người (còn gọi là thử lâm sàng), nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu trong quả điều trị. Đây cũng là một trong những yêu cầu cao đối với “thuốc”, đòi hỏi nhiều thời gian và kinh phí để thực hiện, ví dụ về nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện là sản phẩm Viên phong thấp Fengshi – OPC. Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy Viên Phong Thấp Fengshi-OPC có tác dụng giảm đau, tê, chống viêm, dãn cơ, giảm giới hạn vận động khớp trên bệnh nhân thấp ngoài khớp, đau thấp nhiều cơ; Ngoài ra, Fengshi– OPC không có tác dụng phụ gây hại, không độc khi dùng ở liều điều trị. Nhà triết học Các Mác có câu nói nổi tiếng: "Một bước hànhđộngthực tế quantrọnghơn cương lĩnh". Không thể phản bác là lý luận Đông dược ra đời từ trước công nguyên và tồn tại đến tận hôm nay chính là do sự kiểm chứng thực tiễn khắt khe của quần chúng và giới khoa học trải rộng trong không gian và thời gian. Đông Dược ngày nay ngày càng hoàn thiện hơn về phương pháp luận được các ngành khoa học hiện đại phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng, dần dần làm rõ những vấn đề phức tạp, khó hiểu mà người xưa viết ra. Và cũng không thể phủ nhận là Đông Dược ngày nay ngày càng mở rộng phạm vi ứng dụng điều trị, ngày càng được ưa chuộng trong dự phòng và chăm sóc sức khỏe lâu dài của nhân dân./. Bảng tổng hợp 1 số dạng thuốc tại OPC và ví dụ về chế phẩm:
  • 8. Cồn thuốc dạng xịt Cồn xoa bóp OPC Dầu xoa Dầu dân tộc Cao xoa Cao sao vàng Gel thuốc Picado Thuốc mỡ Trancumin- OPC Siro thuốc Thuốc ho Astex Cao lỏng Cao ích mẫu Rượu thuốc Linh chi đại bổ Trà túi lọc Trà túi lọc Ruton Viên nén bao phim Viên đại tràng Inberco Viên nang cứng Linh chi sâm
  • 9. Viên nang mềm Viên dưỡng não OP.Can Viên hoàn cứng Đởm kim hoàn Viên hoàn mềm Minh mạng hoàn