SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................................3
I. TỔNG QUAN THỰC VẬT ....................................................................................................4
1.2. Đặc điểm nhận dạng..........................................................................................................4
1.1. Phân bố ...............................................................................................................................5
1.3. Ứng dụng của Sì to trong Y học......................................................................................6
II. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI VALERIANA JATAMANSI JONES.........................8
2.1. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Valeriana jatamansi.............8
2.1.1. Các hợp chất Iridoid và dẫn xuất..............................................................................8
2.1.2. Hợp chất lignan........................................................................................................16
2.1.3. Hợp chất Terpenoid..................................................................................................17
2.2. Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây Valeriana jatamansi..............18
KẾT LUẬN .................................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................23
2
MỞ ĐẦU
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, do đó thảm thực vật khá phong phú và đa
dạng. Dân tộc Việt Nam có truyền thống sử dụng các loài thảo mộc làm thuốc chữa bệnh.
Trong những năm gần đây, xu hướng tìm kiếm và nghiên cứu một số hoạt chất trong các
loài thảo mộc có tác dụng chữa bệnh ngày một tăng.
Ngày nay, những hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học được phân lập từ cây
cỏ đã được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp và đặc biệt là dược
học. Chúng được dùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm, dược
phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, thực phẩm chức năng bảo vệ con người. Theo thống kê có
khoảng 60% dược phẩm được sử dụng chữa bệnh hiện nay, hoặc đang thử cận lâm sàng
đều có nguồn gốc từ thiên nhiên
Trong số rất nhiều các loài dược liệu quý đang và đã được nghiên cứu, Valeriana
là một chí lớn, gồm khoảng 200 loài phân bố chủ yếu ở các vùng ôn đới ẩm và cận nhiệt
đợi châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Lào,...),
châu Âu (Đức, Pháp, Áo, Anh, Thụy Sĩ,...) và châu Mỹ. Một số loài thuộc chi này đã
được sử dụng làm thuốc cách đây ít nhất 2000 năm. Chúng được phát hiện và được sử
dụng như một vị thuốc an thần, chống co thắt, chống co giật cơ bắp, hạ sốt. Kể từ thập
niên 60 của thế kỷ 20 trở loại đây đã có 200 công trình nghiên cứu khoa học về chi
Valeriana. Điều này chứng tỏ giá trị về mặt dược học và thương mại của chi này là rất
‘lớn.
Tại Việt Nam, theo các tài liệu, hiện có hai loài phổ biến thuộc chi Valeriana là
Valeriana harfwickii Wall. được gọi là “nữ lang” và Valeriana Jatamansi được gọi là “Sì
to”, cả hai loài này đều được dân gian sử dụng làm thuốc giảm đau, an thần, chống co
thắt. Trong phạm vi nghiên cứu và tìm hiểu của tiểu luận, chúng em xin trình bày về đề
tài : “Tổng quan nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài
Valeriana Jatamansi” để làm rõ hơn về những công trình khoa học đã được nghiên cứu
và thử nghiệm trên loài thực vật này.
3
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Cây Sì to - Valeriana Jatamansi...................................................................................5
Hình 2. Cấu trúc hóa học của hợp chất Valepotriates............................................................21
4
I. TỔNG QUAN THỰC VẬT
1.1. Đặc điểm thực vật
Cây Sì to có tên khoa học là Valeriana Jatamansi Jones., thuộc họ nữ lang
(Valerianaceae), thuộc chi Valeriana, bộ tục đoạn Dipsacales, nhóm cây thuốc.
Sì to là loài thân thảo, sống nhiều năm, cao 20-70 cm. Thân rễ to, gồm nhiều đốt
ngắn, đường kính 0,8-1,5 cm; nhiều rễ chùm, có mùi nồng đặc biệt. Cây thường mọc
thành khóm gồm nhiều nhánh, mỗi nhánh có 3-7 lá, có cuống dài 5-15 cm. Lá ở gốc phát
triển, phiến lá hình tròn dạng tim đến hình tim dạng trứng, nhọn đầu, cỡ 3-9 x 2-8 cm;
mép có răng cưa dạng song, có long ngắn; những lá ở gốc trục hoa có thể xẻ thuỳ lông
chim. Cụm hoa dạng xim, mọc ở ngọn. Lá bắc và lá bắc nhỏ hình dùi dài, sườn ở giữa
nhìn rõ. Hoa tạp tính, màu trắng phớt hồng. Hoa cái nhỏ, dài 1,5 mm; nhị rất nhỏ do tiêu
giảm; vòi nhuỵ thò ra ngoài. Hoa lưỡng tính to hơn, dài 3-4 mm; nhị và vòi nhuỵ dài,
thò ra khỏi ống hoa. Quả bế, dẹt, một mặt có 3 đường gờ, mặt kia có 1, quả có đài tồn
tại biến thành tua như mào lông.
- Sinh học và sinh thái:
Mùa hoa vào tháng 5-6, quả vào tháng 6-8. Nhân giống tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây
con quan sát được vào khoảng tháng 3-5. Cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng. Thường
mọc thành đám gồm nhiều cây, trên đất ẩm ở ven rừng núi đá vôi, gần bờ suối, trong
thung lũng, ở độ cao 1500-1600 m.
5
Hình 1. Cây Sì to - Valeriana Jatamansi Jones.
1.2. Phân bố
Valeriana là một chi khá lớn, gồm khoảng 200 loài phân bố chủ yếu ở các vùng ôn
đới ấm và cận nhiệt đới châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan,
Hàn Quốc, Lào…), châu Âu (Đức, Pháp, Áo, Anh, Thụy Sĩ) cùng một số nơi ở châu Mĩ.
Một số loài thuộc chi này đã được sử dụng làm thuốc từ khoảng 2000 năm trước. Chúng
được phát hiện và sử dụng như một loại thuốc an thần, chống co thắt, chống co giật cơ
bắp và có tác dụng hạ sốt. Các chế phẩm từ Valeriana được đánh giá là thuốc an thần,
gây ngủ an toàn và hiệu quả, không gây nghiện. Chính vì thế, các chế phẩm này đã được
đưa vào dược điển của nhiều quốc gia như Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc…
Ở Việt Nam hiện nay có 2 loài thuộc chi Valeriana, đó là cây Nữ lang, tên khoa
học là Valeriana harfwickii Wall. và cây Sì to, tên khoa học là Valeriana jatamansi
Jones. . Do trữ lượng ít, phân bố hạn hẹp nhưng lại có nhiều tác dụng quý trong y học, hai
loài cây này đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và là đối tượng cần ưu tiên bảo tồn. [1]
. Cây Sì to phân bố khá hẹp, hiện tại ở Việt Nam mới chỉ ghi nhận ở một số khu vực
hạn chế thuộc vùng núi cao phía bắc như Mường Lống ở Nghệ An, khu vực Sa Pa, Bắc
Hà, Bát Xát của tỉnh Lào Cai và Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang.
6
1.3. Ứng dụng của Sì to.
- Y học:
 Rễ của cây được sử dụng để chữa loét, co giật, vàng da, suy tim, ho khan, hen
suyễn, suy nhược tinh dịch, bệnh về da, phong, suy nhược chung và tăng cường giấc ngủ
[2,3].
 Kritikar và Basu đã chứng minh được rễ và thân của cây Sì to có thể điều trị các
bệnh động kinh, cuồng loạn. Ngoài ra, khi kết hợp rễ của cây Sì to với các loại thuốc
khác có thể sử dụng để chữa các vết rắn cắn, bọ cạp chích [4].
 Gốc cây sì to còn được sử dụng như một loại thuốc làm thông ruột, nhuận tràng,
thôi miên và thuốc phòng bệnh tái phát theo định kỳ. Các chiết xuất từ rễ của Valeriana
được sử dụng từ xa xưa để phòng và chữa các loại bệnh khác nhau như thuốc an thần
truyền thống và thuốc chống co thắt [5-6].
- Dược liệu:
Dầu của cây được sử dụng trong nước hoa và thuốc chống côn trùng. Tinh dầu và
chiết xuất của cây được sử dụng trong hương vị, dược phẩm và hương thơm [7,8].
- Ứng dụng dân gian
Cây Sì to trong dân gian là một vị thuốc trị các chứng như:Nhức đầu, đau dạ dày, đau
khớp xương, thuỷ thũng, kinh nguyệt không đều, đòn ngã tổn thương, tim đập nhanh.
 Trong y học cổ truyền phương tây, Valeriana jatamansi được dùng làm một vị thuốc
lợi tiểu, giảm đau và chữa ho, hen. Chỉ từ thế kỷ 18, một thầy thuốc Anh tên là Hill
mới phát hiện tính chất an thần của vị thuốc.
 Trên lâm sàng cũng như trên thực nghiệm đối với súc vật đã chứng minh là
Valeriana jatamansi có tác dụng chống co thắt thuốc ngủ nhẹ và dịu hệ thần kinh
trung ương. Ưu điểm của vị thuốc là rất ít độc hại.
 Trên người, Valeriana jatamansi là một vị thuốc làm giảm hiện lương “lo âu”, “bồn
chồn”, cùng loại với những thuốc reserpin và phenothiazin. Người ta cho rằng toàn vị
7
thuốc có tác dụng hiệp đồng của các chất: tinh dầu riêng ít tác dụng, tác dụng dịu
thần kinh chủ yếu là do các chất valepotriate.
 Theo sự điều tra sưu tầm của Bùi Xuân Chương (Dược học 1974,6,18-19), thì dân
tộc Mèo vùng núi cao lạnh đã biết sử dụng cây sì to chữa đau dạ dày do co thắt và an
thần, động kinh, sốt cuồng, nghĩa là tác dụng dịu thần kinh.
 Cây này được sử dụng làm thuốc chống co thắt, an toàn nhất là gần đây chữa những
trường hợp bồn chồn, lo âu, dưới hình thức thuốc hãm 10% nước cất, hoặc dưới dạng
thuốc bột (ngày uống 1-4g), cồn thuốc (ngày dùng 2-10g cồn 1/5 với cồn 60°), cao
mềm 1-4g.
8
II. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI VALERIANA JATAMANSI JONES.
2.1. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Valeriana jatamansi.
Thành phần hóa học của rễ cây Valeriana jatamansi phụ thuộc rất nhiều vào tuổi
của cây, điều kiện sinh trưởng, kiểu và thời gian chiết xuất. Ngoài các terpenoid và các
alkaloid đã được phân lập từ cây nữ lang cũng có trong cây sì to thì các nghiên cứu về
hóa học của cây sì to cho thấy các chất được phân lập còn thuộc các lớp chất iridoid,
ligan.
2.1.1. Các hợp chất Iridoid và dẫn xuất.
Năm 2009, Sheng Lin và các cộng sự đã phân lập được 13 iridoid acyl hóa mới,
jatamanvaltrates A-M (1-13), cùng với chín loài valepotriates (14-22), được phân lập từ
cây V. Jatamansi. Tất cả các hợp chất phân lập được kiểm tra độc tính chống ung thư
tuyến tủy phổi (A549), ung thư tuyến tiền liệt di căn (PC-3M), ung thư đại tràng (HCT-8)
và tế bào gan (Bel7402) [9].
Tên chất R1 R5 R7 R10 R11
Jatamanvaltrate A (1) Iv OH Ac Abv Iiv
Jatamanvaltrate B (2) Iv OH Ac Iv Iiv
Jatamanvaltrate C (3) Iv OH Ac Ac Iiv
Jatamanvaltrate D (4) Iv OH Ac X Iiv
9
Jatamanvaltrate E (5) Iv OH Ac Me Iiv
Jatamanvaltrate F (6) Iv H Ac Abv Iv
Jatamanvaltrate G (7) Iv H H Ac Iv
Jatamanvaltrate H (8) Iv H Ac H Iv
valeriotetrate A (14) Iv OH Ac Iiv Iiv
valeriotriate B (15) Iv OH H Ac Iiv
didrovaltrate acetoxy hydrin (16) Iv H Ac Ac Iv
Tên chất R1 R7 R10 R11
jatamanvaltrate I (9) Iv Ac X Iv
jatamanvaltrate J (10) Iv H Iv Ac
jatamanvaltrate K (11) Iv Iv H Ac
10-acetoxyvaltrathydrin (17) Iv Iv Ac Ac
10
Tên chất R1 R5 R7 R11
Jatamanvaltrate L (12) Iv OH H Iiv
Jatamanvaltrate M (13) Iv OH Ac Et
IVHD-valtrate (18) Iv OH Ac Iiv
5-hydroxydidrovaltrate (19) Iv OH Ac Iv
didrovaltrate (20) Iv H Ac Iv
Tên chất R1 R7 R11
valtrate (21) Iv Iv Ac
acevaltrate (22) Iv Abv Ac
11
Năm 2010, Sheng Lin và các cộng sự đã phân lập được 13 iridoid mới bao gồm 7
iridolactones, jatamanins A-M (23-35) từ toàn bộ cây V. Jatamansi. Các cấu trúc của các
hợp chất mới được xác định bằng phương pháp quang phổ và tinh thể [10].
Năm 2013, Jing Xu và các cộng sự đã phân lập được 2 iridoid mới: jatamanvaltrates
N (36) và O (37) cùng với 4 hợp chất đã biết rupesin B (38), homobaldrinal (39),
baldrinal (40), và 11-methoxyviburtinal (41) từ rễ của cây V.jatamansi [11].
12
Năm 2013, Yuan-Dan Li và các cộng sự đã phân lập được 3 iridoid mới jatamanins
N, O, P (42-44) từ gốc rễ của cây V. Jatamansi [12].
Năm 2015, Fa-Wo Dong và các cộng sự đã tìm ra ba iridoid mới, jatamanvaltrates
R-S (45,46) và jatamanin Q (47), được phân lập từ rễ của V. Jatamansi [13].
13
Năm 2016, Sheng Lin và các cộng sự đã phân lập được 3 đồng phân valepotriate
mới, jatamanvaltrates Z1 (48), Z2 (49) và Z3 (50), từ cây V. Jatamansi. Cấu trúc của
chúng đã được làm sáng tỏ bằng cách phân tích phổ rộng, đặc biệt là 2D NMR và ESI-
MS / MSn [14].
Năm 2017, Elsevier Ltd và các cộng sự đã phân lập được một glycoside secoiridoid
mới: isopatrinioside (51) [15].
14
Năm 2017, Ying-Hong Liu và các cộng sự đã phân lập được 3 iridoids mới,
valejatanins A – C (52-54), và một iridoid natrual mới (55) được phân lập từ rễ của cây Sì
to [16].
Ba iridoids mới, valejatanins A - C (1 -3) và một iridoid tự nhiên mới (4), cùng với
bốn hợp chất sesquiterpenoids đã được biết đến trước đó(5 -8), chúng được phân lập từ
15
rễ của loài Valeriana jatamansi Jones. . Cấu trúc của chúng đã được làm sáng tỏ bằng
phân tích quang phổ rộng (Ying-Hong Liu, 2017).
16
2.1.2. Hợp chất lignan.
Năm 2010, Sheng Lin và các cộng sự đã phân lập được một hợp chất lignan mới
(+)-9′-isovaleroxylariciresinol (56) từ cây sì to [10].
17
2.1.3. Hợp chất Terpenoid.
 Sesquiterpen và dẫn xuất.
Năm 2015, Fa-Wo Dong và các cộng sự đã phân lập được 3 sesquiterpenoid mới:
Valeriananoids D, E (57,58) và clovane-2β-isovaleroxy-9α-ol (59) từ rễ của cây V.
jatamansi [13].
Năm 2017, Ying-Hong Liu và các cộng sự đã phân lập được 4 sesquiterpenoid (60-
63) từ rễ của cây V. Jatamansi [16].
18
2.2. Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây Valeriana jatamansi.
V. Jatamansi là một loại thảo dược quý được lưu tên trong sách đỏ, nó được các
nước Châu Á sử dụng từ lâu đời nhờ các thành phần đa dạng với hoạt tính sinh học cao.
Chính vì sự quý hiếm của nó nên những năm gần đây, các nhà khoa học tìm hiểu nghiên
cứu để bảo tồn và duy trì loài dược liệu này. Một số nghiên cứu được công bố về hoạt
tính sinh học của cây như hoạt tính giảm đau, an thần nhẹ, các loại tinh dầu chiết xuất từ
rễ và thân rễ sử dụng trong ngành công nghiệp nước hoa và làm thuốc chống côn trùng,..
[17].
Chopra 1956 và Soon 1992 đã phân lập được hợp chất Valepotriates có trong rễ và
thân rễ của cây V. Jatamansi là chất có hiệu lực cao trong quá trình chống lại bệnh phong
(Kour và cộng sự, 1999) [18, 19], và chữa bệnh mất trí nhớ Lewybody (Bagchi và
Hoober, 2011). Sự tổng hợp của protein α-synuclein (hay còn gọi là SNCA) là điểm nổi
bật trong một số bệnh về thoái hóa thần kinh mà phổ biến là chứng mất trí nhớ Body
Lewis. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng hợp chất jatamanin 11 được phân lập
từ cây V.Jatamansi bao gồm một lignan mới (+)-9′-isovaleroxylariciresinol có tương tác
tốt với protein được mã hóa bởi SNCA, từ đó có thể cải thiện bệnh mất trí nhớ Body
Lewis [20].
Jatamanin 11
19
Các báo cáo của Chopra và các cộng sự (1966) đã chỉ ra rằng thân rễ và rễ của loài
Valeriana jatamansi có chứa một loại tinh dầu trong hợp chất valepotriate, chúng có hoạt
tính kháng khuẩn và chống nguyên sinh động vật. Sự phân lập các hợp chất valepotriates
và xác định được các tính chất dược học của nó đã đưa các hợp chất này được sử dụng
rộng rãi như một loại thuốc an thần ở miền Tây nước Đức dưới cái tên thương mãi
“valmane” (Thies, 1966) [21, 22]. Các valmane bao gồm các hỗn hợp độc lập của
valepotriates có chứa valtrate (15%), didrovaltrate (80%) và acevaltrate (5%), các tính
chất dược học của chúng được công bố đầu tiên bởi Von Eickstedt và Rehman (1969)
[23].
Năm 1981, Bounthanh và các cộng sự đã tiến hành thử độc tính của tế bào lên một
số loài valetripoates để sử dụng chúng như một tác nhân chống khối u tiềm năng. Trong
một thí nghiệm in vitro, người ta thử nghiệm trên các tế bào gan nguyên bào đã chỉ ra
rằng, các valtrate và didrovaltrate ngăn chặn sự nhân rộng của các tế bào có độc tính cao
nhưng Baldrinal không có hoạt tính như vậy. Didrovaltrate (20) đã được tìm thấy để làm
giảm kích thước khối u sau 24 giờ đưa vào thử nghiệm [24].
20
21
Hình 2. Cấu trúc hóa học của hợp chất Valepotriates
Năm 2010, Sheng Lin và các cộng sự đã phân lập được 13 iridoid mới bao gồm 7
iridolactones, jatamanins A-M (23-35) và một lignan mới, (+) - 9′-
isovaleroxylariciresinol (56) từ toàn bộ cây V. Jatamansi. Trong đó hợp chất (56) cho
thấy độc tính in vitro trong tế bào đối với các dòng tế bào PC-3M và HCT-8, với giá trị
IC50 tương ứng là 8,1 và 5,3 µM [10].
Năm 2016, Sheng Lin và các cộng sự đã phân lập được 3 đồng phân valepotriate
mới, jatamanvaltrates Z1 (48), Z2 (49) và Z3 (50), từ cây V. Jatamansi. Tất cả các hợp
chất phân lập được cho thấy độc tính trung bình đối với ung thư tuyến tủy phổi (A549),
ung thư tuyến tiền liệt di căn (PC3 M), ung thư đại tràng (HCT-8) và tế bào gan
(Bel7402) với giá trị IC50 2,8–8,3 μM [14].
Năm 2017, Ying-Hong Liu và các cộng sự đã phân lập được 3 iridoids mới,
valejatanins A – C (52-54), và một iridoid natrual mới (55) và 4 sesquiterpenoid (60-63)
được phân lập từ rễ của cây Sì to. Hợp chất (52) cho thấy các hoạt động độc tế bào đáng
chú ý với giá trị IC50 là 22,17, 15,26, 3,53μg / mL tương ứng với ba dòng tế bào ung thư
HT29, K562 và B16. Hợp chất (61) thể hiện các hoạt tính kháng khuẩn đối với
Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa [16].
22
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện tìm hiểu các nghiên cứu khoa học của loài Valeriana
jatamansi trên thế giới và Việt Nam, đã cho thấy rằng loài Valeriana jatamansi là một
trong số những loài thảo mộc của Việt Nam có giá trị lớn về mặt dược học. Các lớp chất
hóa học chính có mặt trong thành phần hóa học của loài là các hợp chất Iridoid và dẫn
xuất, hợp chất lignan và hợp chất Terpenoid. Chúng có các hoạt tính sinh học nổi bật đã
được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng như hoạt tính giảm đau, an thần nhẹ, chống co
thắt, gây độc tế bào, do đó hiện tại các chế phẩm từ loài Valeriana jatamansi đã và đang
được sử dụng như thuốc giảm đau, an thần, chống co thắt, chữa bệnh tim,... Tuy nhiên,
đây là một loài có trữ lượng khá hẹn hẹp do đó chúng ta cần ưu tiên bảo tồn và phát triển
loài này để có thể có nguồn dược liệu quý dồi dào trong tương lai.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Thuần (2009). Nghiên cứu phát triển cây sì to (Valeriana jatamansi
jone) làm thuốc an thần, giảm đau và antistress. Trang 3-4.
2. Yuan-Dan Li, Zhao-Yuan Wu, Hong-Mei Li, Hai-Zhou Li, Rong-Tao Li. Iridoids
from the Roots of Valeriana jatamansi. HelveticaChimica Acta – Vol. 96 (2013).
3. Ying-Hong Liua, Pei-Qian Wua, Qiao-Ling Hua, Yue-Juan Peib, Feng-Ming Qic,
Zhan-Xin Zhang, Dong-Qing Feia. Cytotoxic and antibacterial activities of iridoids and
sesquiterpenoids from Valeriana jatamansi. Fitoterapla 123 (2017) 73-78.
4. You-Xing Zhao, Peng-Cheng Wang, Xin-Hui Ran, Qing-Yun Ma, Ning Li, Yu-
Qing Liub and Jun Zhoub (2011). Two New Iridoids from the Roots of Valeriana
officinalis. Journal of the Chinese Chemical Society, 58, 659-662.
5. ZHOU Ying, FANG Ying, GONG Zhan-Feng, DUAN Xue-Yun, LIU Yan-Wen.
Two New Terpenoids from Valeriana officinalis. Chinese Journal of Natural Medicines
2009, 7(4): 270-273.
6. Rama Sivasubramanian (2005). Effects of of valerian root extracts (Valeriana
officinalis) on acetaminophen glucuronidation. In vitro & in vivo studies,41-49.
7. L. Watson và M.J. Dallwitz (2018). The families of flowering plants:
descriptions, illustrations, identification, and information retrieval.
8. Peng-Cheng Wang, Jiang-Miao Hu, Xin-Hui Ran, Zhong-Quan Chen, He-Zhong
Jiang, Yu-Qing Liu, Jun Zhou, You-Xing Zhao (2009). Iridoids and Sesquiterpenoids
from the Roots of Valeriana officinalis. J. Nat. Prod. 2009, 72, 1682–1685.
9. Duke JA (1985). CRC handbook of medicinal herbs. Boca Raton: CRC Press.
10. Janot MM, Guilhem J, Contz O, Venera G, Cionga E (1979). Contribution to the
study of valerian alkaloids (Valeriana officinalis, L.): actinidine and
naphthyridylmethylketone, a new alkaloid (author's transl). Ann Pharm Fr; 37: 413-20
11. Schumacher, B., S. Scholle, J. Holzl, N. Khudeir, S. Hess and C. E. Muller (2002).
Lignans isolated from valerian: identification and characterization of a new olivil
derivative with partial agonistic activity at A(1) adenosine receptors. J Nat Prod 65(10):
1479-85.
24
12. Sundanda Nandhini, Kasthuri Bai Narayanan, Kaliappan Ilango (2018). Valeriana
officinalis: A rewiew of its traditional uses. Phytochemistry and pharmacology,Asian J
Pharm Clin Res, 37-40.
13. Peng-Cheng Wang, Xin-Hui Ran, Huai-Rong Luo, Qing-Yun Ma, Yu-Qing Liu,
Jun Zhou; You-Xing Zhao (2013). Phenolic compounds from the roots of Valeriana
officinalis var. latifolia. J. Braz. Chem. Soc. vol.24 no.9.
14. Torssell K, Wahlberg K (1967). Isolation, structure and synthesis of alkaloids
from Valeriana officinalis L. Acta Chem Scand; 21: 53-62.
15. Roy Upton Herbalist (1999). Valerian Root Valeriana officinalis. American
Herbal Pharmacopoei (3-6,9-12).
16. Ying-Hong Liua, Pei-Qian Wua, Qiao-Ling Hua, Yue-Juan Peib, Feng-Ming Qic,
Zhan-Xin Zhanga, Dong-Qing Feia. Cytotoxic and antibacterial activities of iridoids and
sesquiterpenoids from Valeriana jatamansi. Fitoterapia 123 (2017) 73-78.
17. Sanchez GM, Re L, Giuliani A, Nuñez-Selles AJ, Davison GP, Leon-Fernandez
OS (2000). Protective effects of Mangifera indica L.extract, mangiferin and selected
antioxydants against TPA-induced biomolecules oxidation and peritoneal macrophage
activation in mice. Pharmacol Res; 42:565–73.
18. Malva JO, Santos S, Macedo T (2004). Neuroprotective properties of Valeriana
officinalis extracts. Neurotox Res; 6:131-40.
19. Müller SF, Klement S (2006). A combination of valerian and lemon balm is
effective in the treatment of restlessness and dyssomnia in children. Phytomedicine
13:383–387.
20. Roy Upton Herbalist (1999). Valerian Root Valeriana officinalis. American
Herbal Pharmacopoei (3-6,9-12).
21. Peng-Cheng Wang, Xin-Hui Rana, Rui Chena, Huai-Rong Luoa, Qing-Yun Mab,
Yu-Qing Liua, Jiang-Miao Hua, Sheng-Zhuo Huanga (2011). Sesquiterpenoids and
Lignans from the Roots of Valeriana officinalis L. Chemistry & Biodiversity, 2-6.
22. Gränicher F, Christen P, Kamalaprija P, Burger U (1995). An iridoiddiester from
Valeriana officinalis var. Sambucifolia hairy roots. Phytochemistry; 38:103-5.
25
23. Becker H, Chavadej S (1988). Valepotriates: production by plant cell cultures.
In: Bajaj YPS (ed) Biotechnology in agriculture and forestry, vol 4. Medicinal and
aromatic plants I. Springer, Berlin Heidelberg New York, pp 294–309.
24. Trần Thu Hương, Phan Minh Giang (2017). Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội.
Giáo trình hóa học các hợp chất thiên nhiên. Trang 40.

More Related Content

What's hot

Tac dung cua cay mat gau voi suc khoe
Tac dung cua cay mat gau voi suc khoeTac dung cua cay mat gau voi suc khoe
Tac dung cua cay mat gau voi suc khoecanets com
 
B2. đại cương về bào chế đông dược gửi
B2. đại cương về bào chế đông dược gửiB2. đại cương về bào chế đông dược gửi
B2. đại cương về bào chế đông dược gửiangTrnHong
 
B3. thuốc thang
B3. thuốc thangB3. thuốc thang
B3. thuốc thangangTrnHong
 
Bài 7. trà thuốc
Bài 7. trà thuốcBài 7. trà thuốc
Bài 7. trà thuốcangTrnHong
 
Bào chế thuốc tán (1)
Bào chế thuốc tán (1)Bào chế thuốc tán (1)
Bào chế thuốc tán (1)angTrnHong
 

What's hot (8)

Tac dung cua cay mat gau voi suc khoe
Tac dung cua cay mat gau voi suc khoeTac dung cua cay mat gau voi suc khoe
Tac dung cua cay mat gau voi suc khoe
 
Bào chế
Bào chếBào chế
Bào chế
 
B2. đại cương về bào chế đông dược gửi
B2. đại cương về bào chế đông dược gửiB2. đại cương về bào chế đông dược gửi
B2. đại cương về bào chế đông dược gửi
 
B3. thuốc thang
B3. thuốc thangB3. thuốc thang
B3. thuốc thang
 
Cồn thuốc
Cồn thuốcCồn thuốc
Cồn thuốc
 
Bài 7. trà thuốc
Bài 7. trà thuốcBài 7. trà thuốc
Bài 7. trà thuốc
 
Bào chế thuốc tán (1)
Bào chế thuốc tán (1)Bào chế thuốc tán (1)
Bào chế thuốc tán (1)
 
Viên nén
Viên nénViên nén
Viên nén
 

Similar to Cay si to

Rau dại Việt Nam xuất khẩu có giá trị như thế nào?
Rau dại Việt Nam xuất khẩu có giá trị như thế nào?Rau dại Việt Nam xuất khẩu có giá trị như thế nào?
Rau dại Việt Nam xuất khẩu có giá trị như thế nào?TKT Cleaning
 
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...nataliej4
 
Vị thuốc từ cây nhàu
Vị thuốc từ cây nhàuVị thuốc từ cây nhàu
Vị thuốc từ cây nhàulekytho
 
Tiểu luận công nghệ sinh học.
Tiểu luận công nghệ sinh học.Tiểu luận công nghệ sinh học.
Tiểu luận công nghệ sinh học.ssuser499fca
 
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia t...
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia t...Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia t...
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia t...Anhbotuong
 
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinh
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinhTai lieu va ky thuat trong cay do sinh
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinhViet Trang
 
Nghien cuu tieu chuan hoa hop chat khang acetylcholinesterase cua mot so loai...
Nghien cuu tieu chuan hoa hop chat khang acetylcholinesterase cua mot so loai...Nghien cuu tieu chuan hoa hop chat khang acetylcholinesterase cua mot so loai...
Nghien cuu tieu chuan hoa hop chat khang acetylcholinesterase cua mot so loai...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Cay chum ngay vi thuoc quy
Cay chum ngay vi thuoc quyCay chum ngay vi thuoc quy
Cay chum ngay vi thuoc quythien my
 
Cayco thuoc+nam09
Cayco thuoc+nam09Cayco thuoc+nam09
Cayco thuoc+nam09Duy Vọng
 
Cô lập và nhận danh các hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sine...
Cô lập và nhận danh các hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sine...Cô lập và nhận danh các hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sine...
Cô lập và nhận danh các hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sine...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Cô lập và nhận danh các hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sine...
Cô lập và nhận danh các hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sine...Cô lập và nhận danh các hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sine...
Cô lập và nhận danh các hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sine...NOT
 
20 cây lô hội và sản phẩm tpcn từ lô hội
20 cây lô hội và sản phẩm tpcn từ lô hội20 cây lô hội và sản phẩm tpcn từ lô hội
20 cây lô hội và sản phẩm tpcn từ lô hộihhtpcn
 
Nhung tac dung than ky cua cu tam that voi suc khoe
Nhung tac dung than ky cua cu tam that voi suc khoeNhung tac dung than ky cua cu tam that voi suc khoe
Nhung tac dung than ky cua cu tam that voi suc khoecanets com
 
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...NguynOanh62
 

Similar to Cay si to (20)

Rau dại Việt Nam xuất khẩu có giá trị như thế nào?
Rau dại Việt Nam xuất khẩu có giá trị như thế nào?Rau dại Việt Nam xuất khẩu có giá trị như thế nào?
Rau dại Việt Nam xuất khẩu có giá trị như thế nào?
 
OPV thuốc.docx
OPV thuốc.docxOPV thuốc.docx
OPV thuốc.docx
 
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...
 
Vị thuốc từ cây nhàu
Vị thuốc từ cây nhàuVị thuốc từ cây nhàu
Vị thuốc từ cây nhàu
 
Tiểu luận công nghệ sinh học.
Tiểu luận công nghệ sinh học.Tiểu luận công nghệ sinh học.
Tiểu luận công nghệ sinh học.
 
Cay thuoc nam
Cay thuoc namCay thuoc nam
Cay thuoc nam
 
Chum ngay
Chum ngayChum ngay
Chum ngay
 
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia t...
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia t...Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia t...
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia t...
 
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinh
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinhTai lieu va ky thuat trong cay do sinh
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinh
 
Nghien cuu tieu chuan hoa hop chat khang acetylcholinesterase cua mot so loai...
Nghien cuu tieu chuan hoa hop chat khang acetylcholinesterase cua mot so loai...Nghien cuu tieu chuan hoa hop chat khang acetylcholinesterase cua mot so loai...
Nghien cuu tieu chuan hoa hop chat khang acetylcholinesterase cua mot so loai...
 
Cay chum ngay vi thuoc quy
Cay chum ngay vi thuoc quyCay chum ngay vi thuoc quy
Cay chum ngay vi thuoc quy
 
Cayco thuoc+nam09
Cayco thuoc+nam09Cayco thuoc+nam09
Cayco thuoc+nam09
 
Đề tài: Hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sinensis, 9đ
Đề tài: Hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sinensis, 9đĐề tài: Hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sinensis, 9đ
Đề tài: Hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sinensis, 9đ
 
Đề tài cô lập và nhận danh hợp chất ethyl acetate, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  cô lập và nhận danh hợp chất ethyl acetate, HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  cô lập và nhận danh hợp chất ethyl acetate, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài cô lập và nhận danh hợp chất ethyl acetate, HAY, ĐIỂM CAO
 
Cô lập và nhận danh các hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sine...
Cô lập và nhận danh các hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sine...Cô lập và nhận danh các hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sine...
Cô lập và nhận danh các hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sine...
 
Cô lập và nhận danh các hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sine...
Cô lập và nhận danh các hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sine...Cô lập và nhận danh các hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sine...
Cô lập và nhận danh các hợp chất từ cao ethyl acetate của địa y roccella sine...
 
20 cây lô hội và sản phẩm tpcn từ lô hội
20 cây lô hội và sản phẩm tpcn từ lô hội20 cây lô hội và sản phẩm tpcn từ lô hội
20 cây lô hội và sản phẩm tpcn từ lô hội
 
Hạt lười ươi bay Quảng Nam
Hạt lười ươi bay Quảng NamHạt lười ươi bay Quảng Nam
Hạt lười ươi bay Quảng Nam
 
Nhung tac dung than ky cua cu tam that voi suc khoe
Nhung tac dung than ky cua cu tam that voi suc khoeNhung tac dung than ky cua cu tam that voi suc khoe
Nhung tac dung than ky cua cu tam that voi suc khoe
 
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
 

More from Linh Nguyen

Ba mia bien tinh hap phu kim loai nang
Ba mia bien tinh hap phu kim loai nangBa mia bien tinh hap phu kim loai nang
Ba mia bien tinh hap phu kim loai nangLinh Nguyen
 
Bai giang cslt hoa hoc
Bai giang cslt hoa hocBai giang cslt hoa hoc
Bai giang cslt hoa hocLinh Nguyen
 
Phuong phap pho_hong_ngoai_p2_8856
Phuong phap pho_hong_ngoai_p2_8856Phuong phap pho_hong_ngoai_p2_8856
Phuong phap pho_hong_ngoai_p2_8856Linh Nguyen
 
Form ung tuyen_-_acecook
Form ung tuyen_-_acecookForm ung tuyen_-_acecook
Form ung tuyen_-_acecookLinh Nguyen
 
Bài tập tiếng anh lớp 8 thí điểm lưu hoằng trí (bản word)
Bài tập tiếng anh lớp 8 thí điểm lưu hoằng trí (bản word)Bài tập tiếng anh lớp 8 thí điểm lưu hoằng trí (bản word)
Bài tập tiếng anh lớp 8 thí điểm lưu hoằng trí (bản word)Linh Nguyen
 
Mo hinh khac biet trong khac biet
Mo hinh khac biet trong khac bietMo hinh khac biet trong khac biet
Mo hinh khac biet trong khac bietLinh Nguyen
 
Chưng cất-hoan-thanh
Chưng cất-hoan-thanhChưng cất-hoan-thanh
Chưng cất-hoan-thanhLinh Nguyen
 
Ky thuat-phan-tich-... ha-duyen-tu
Ky thuat-phan-tich-... ha-duyen-tuKy thuat-phan-tich-... ha-duyen-tu
Ky thuat-phan-tich-... ha-duyen-tuLinh Nguyen
 
Baocaothuctap nha may phan cu chi
Baocaothuctap nha may phan cu chiBaocaothuctap nha may phan cu chi
Baocaothuctap nha may phan cu chiLinh Nguyen
 
4. các quá trìnhthiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm 4 nguyễn bin
4. các quá trìnhthiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm 4  nguyễn bin4. các quá trìnhthiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm 4  nguyễn bin
4. các quá trìnhthiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm 4 nguyễn binLinh Nguyen
 
Tp1 tài liệu-sp-sữa-giáo trình công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa ...
Tp1 tài liệu-sp-sữa-giáo trình công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa ...Tp1 tài liệu-sp-sữa-giáo trình công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa ...
Tp1 tài liệu-sp-sữa-giáo trình công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa ...Linh Nguyen
 
Công nghệ sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai luận văn, đồ án, đề tà...
Công nghệ sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai   luận văn, đồ án, đề tà...Công nghệ sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai   luận văn, đồ án, đề tà...
Công nghệ sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai luận văn, đồ án, đề tà...Linh Nguyen
 
Công nghệ chế biến thực phẩm lê văn việt mẫn
Công nghệ chế biến thực phẩm   lê văn việt mẫn Công nghệ chế biến thực phẩm   lê văn việt mẫn
Công nghệ chế biến thực phẩm lê văn việt mẫn Linh Nguyen
 
Vi sinh vat hoc tp kieu huu anh
Vi sinh vat hoc tp  kieu huu anhVi sinh vat hoc tp  kieu huu anh
Vi sinh vat hoc tp kieu huu anhLinh Nguyen
 
[123doc.vn] quy-trinh-che-tao-va-san-xuat-lop-xe-phan-1-potx
[123doc.vn]   quy-trinh-che-tao-va-san-xuat-lop-xe-phan-1-potx[123doc.vn]   quy-trinh-che-tao-va-san-xuat-lop-xe-phan-1-potx
[123doc.vn] quy-trinh-che-tao-va-san-xuat-lop-xe-phan-1-potxLinh Nguyen
 
Quy trinh cnsx_sua_dac_co_duong_va_sua_chua
Quy trinh cnsx_sua_dac_co_duong_va_sua_chuaQuy trinh cnsx_sua_dac_co_duong_va_sua_chua
Quy trinh cnsx_sua_dac_co_duong_va_sua_chuaLinh Nguyen
 
Bài gi ng chuong 2
Bài gi ng chuong 2Bài gi ng chuong 2
Bài gi ng chuong 2Linh Nguyen
 
Do an dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404
Do an dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404Do an dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404
Do an dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404Linh Nguyen
 

More from Linh Nguyen (20)

Ba mia bien tinh hap phu kim loai nang
Ba mia bien tinh hap phu kim loai nangBa mia bien tinh hap phu kim loai nang
Ba mia bien tinh hap phu kim loai nang
 
Bai giang cslt hoa hoc
Bai giang cslt hoa hocBai giang cslt hoa hoc
Bai giang cslt hoa hoc
 
Phuong phap pho_hong_ngoai_p2_8856
Phuong phap pho_hong_ngoai_p2_8856Phuong phap pho_hong_ngoai_p2_8856
Phuong phap pho_hong_ngoai_p2_8856
 
Form ung tuyen_-_acecook
Form ung tuyen_-_acecookForm ung tuyen_-_acecook
Form ung tuyen_-_acecook
 
đồ án
đồ ánđồ án
đồ án
 
Bài tập tiếng anh lớp 8 thí điểm lưu hoằng trí (bản word)
Bài tập tiếng anh lớp 8 thí điểm lưu hoằng trí (bản word)Bài tập tiếng anh lớp 8 thí điểm lưu hoằng trí (bản word)
Bài tập tiếng anh lớp 8 thí điểm lưu hoằng trí (bản word)
 
Mo hinh khac biet trong khac biet
Mo hinh khac biet trong khac bietMo hinh khac biet trong khac biet
Mo hinh khac biet trong khac biet
 
Chưng cất-hoan-thanh
Chưng cất-hoan-thanhChưng cất-hoan-thanh
Chưng cất-hoan-thanh
 
kho
khokho
kho
 
Ky thuat-phan-tich-... ha-duyen-tu
Ky thuat-phan-tich-... ha-duyen-tuKy thuat-phan-tich-... ha-duyen-tu
Ky thuat-phan-tich-... ha-duyen-tu
 
Baocaothuctap nha may phan cu chi
Baocaothuctap nha may phan cu chiBaocaothuctap nha may phan cu chi
Baocaothuctap nha may phan cu chi
 
4. các quá trìnhthiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm 4 nguyễn bin
4. các quá trìnhthiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm 4  nguyễn bin4. các quá trìnhthiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm 4  nguyễn bin
4. các quá trìnhthiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm 4 nguyễn bin
 
Tp1 tài liệu-sp-sữa-giáo trình công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa ...
Tp1 tài liệu-sp-sữa-giáo trình công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa ...Tp1 tài liệu-sp-sữa-giáo trình công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa ...
Tp1 tài liệu-sp-sữa-giáo trình công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa ...
 
Công nghệ sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai luận văn, đồ án, đề tà...
Công nghệ sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai   luận văn, đồ án, đề tà...Công nghệ sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai   luận văn, đồ án, đề tà...
Công nghệ sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai luận văn, đồ án, đề tà...
 
Công nghệ chế biến thực phẩm lê văn việt mẫn
Công nghệ chế biến thực phẩm   lê văn việt mẫn Công nghệ chế biến thực phẩm   lê văn việt mẫn
Công nghệ chế biến thực phẩm lê văn việt mẫn
 
Vi sinh vat hoc tp kieu huu anh
Vi sinh vat hoc tp  kieu huu anhVi sinh vat hoc tp  kieu huu anh
Vi sinh vat hoc tp kieu huu anh
 
[123doc.vn] quy-trinh-che-tao-va-san-xuat-lop-xe-phan-1-potx
[123doc.vn]   quy-trinh-che-tao-va-san-xuat-lop-xe-phan-1-potx[123doc.vn]   quy-trinh-che-tao-va-san-xuat-lop-xe-phan-1-potx
[123doc.vn] quy-trinh-che-tao-va-san-xuat-lop-xe-phan-1-potx
 
Quy trinh cnsx_sua_dac_co_duong_va_sua_chua
Quy trinh cnsx_sua_dac_co_duong_va_sua_chuaQuy trinh cnsx_sua_dac_co_duong_va_sua_chua
Quy trinh cnsx_sua_dac_co_duong_va_sua_chua
 
Bài gi ng chuong 2
Bài gi ng chuong 2Bài gi ng chuong 2
Bài gi ng chuong 2
 
Do an dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404
Do an dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404Do an dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404
Do an dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404
 

Cay si to

  • 1. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC.....................................................................................................................................1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................2 DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................................3 I. TỔNG QUAN THỰC VẬT ....................................................................................................4 1.2. Đặc điểm nhận dạng..........................................................................................................4 1.1. Phân bố ...............................................................................................................................5 1.3. Ứng dụng của Sì to trong Y học......................................................................................6 II. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI VALERIANA JATAMANSI JONES.........................8 2.1. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Valeriana jatamansi.............8 2.1.1. Các hợp chất Iridoid và dẫn xuất..............................................................................8 2.1.2. Hợp chất lignan........................................................................................................16 2.1.3. Hợp chất Terpenoid..................................................................................................17 2.2. Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây Valeriana jatamansi..............18 KẾT LUẬN .................................................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................23
  • 2. 2 MỞ ĐẦU Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, do đó thảm thực vật khá phong phú và đa dạng. Dân tộc Việt Nam có truyền thống sử dụng các loài thảo mộc làm thuốc chữa bệnh. Trong những năm gần đây, xu hướng tìm kiếm và nghiên cứu một số hoạt chất trong các loài thảo mộc có tác dụng chữa bệnh ngày một tăng. Ngày nay, những hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học được phân lập từ cây cỏ đã được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp và đặc biệt là dược học. Chúng được dùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, thực phẩm chức năng bảo vệ con người. Theo thống kê có khoảng 60% dược phẩm được sử dụng chữa bệnh hiện nay, hoặc đang thử cận lâm sàng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên Trong số rất nhiều các loài dược liệu quý đang và đã được nghiên cứu, Valeriana là một chí lớn, gồm khoảng 200 loài phân bố chủ yếu ở các vùng ôn đới ẩm và cận nhiệt đợi châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Lào,...), châu Âu (Đức, Pháp, Áo, Anh, Thụy Sĩ,...) và châu Mỹ. Một số loài thuộc chi này đã được sử dụng làm thuốc cách đây ít nhất 2000 năm. Chúng được phát hiện và được sử dụng như một vị thuốc an thần, chống co thắt, chống co giật cơ bắp, hạ sốt. Kể từ thập niên 60 của thế kỷ 20 trở loại đây đã có 200 công trình nghiên cứu khoa học về chi Valeriana. Điều này chứng tỏ giá trị về mặt dược học và thương mại của chi này là rất ‘lớn. Tại Việt Nam, theo các tài liệu, hiện có hai loài phổ biến thuộc chi Valeriana là Valeriana harfwickii Wall. được gọi là “nữ lang” và Valeriana Jatamansi được gọi là “Sì to”, cả hai loài này đều được dân gian sử dụng làm thuốc giảm đau, an thần, chống co thắt. Trong phạm vi nghiên cứu và tìm hiểu của tiểu luận, chúng em xin trình bày về đề tài : “Tổng quan nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Valeriana Jatamansi” để làm rõ hơn về những công trình khoa học đã được nghiên cứu và thử nghiệm trên loài thực vật này.
  • 3. 3 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Cây Sì to - Valeriana Jatamansi...................................................................................5 Hình 2. Cấu trúc hóa học của hợp chất Valepotriates............................................................21
  • 4. 4 I. TỔNG QUAN THỰC VẬT 1.1. Đặc điểm thực vật Cây Sì to có tên khoa học là Valeriana Jatamansi Jones., thuộc họ nữ lang (Valerianaceae), thuộc chi Valeriana, bộ tục đoạn Dipsacales, nhóm cây thuốc. Sì to là loài thân thảo, sống nhiều năm, cao 20-70 cm. Thân rễ to, gồm nhiều đốt ngắn, đường kính 0,8-1,5 cm; nhiều rễ chùm, có mùi nồng đặc biệt. Cây thường mọc thành khóm gồm nhiều nhánh, mỗi nhánh có 3-7 lá, có cuống dài 5-15 cm. Lá ở gốc phát triển, phiến lá hình tròn dạng tim đến hình tim dạng trứng, nhọn đầu, cỡ 3-9 x 2-8 cm; mép có răng cưa dạng song, có long ngắn; những lá ở gốc trục hoa có thể xẻ thuỳ lông chim. Cụm hoa dạng xim, mọc ở ngọn. Lá bắc và lá bắc nhỏ hình dùi dài, sườn ở giữa nhìn rõ. Hoa tạp tính, màu trắng phớt hồng. Hoa cái nhỏ, dài 1,5 mm; nhị rất nhỏ do tiêu giảm; vòi nhuỵ thò ra ngoài. Hoa lưỡng tính to hơn, dài 3-4 mm; nhị và vòi nhuỵ dài, thò ra khỏi ống hoa. Quả bế, dẹt, một mặt có 3 đường gờ, mặt kia có 1, quả có đài tồn tại biến thành tua như mào lông. - Sinh học và sinh thái: Mùa hoa vào tháng 5-6, quả vào tháng 6-8. Nhân giống tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây con quan sát được vào khoảng tháng 3-5. Cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng. Thường mọc thành đám gồm nhiều cây, trên đất ẩm ở ven rừng núi đá vôi, gần bờ suối, trong thung lũng, ở độ cao 1500-1600 m.
  • 5. 5 Hình 1. Cây Sì to - Valeriana Jatamansi Jones. 1.2. Phân bố Valeriana là một chi khá lớn, gồm khoảng 200 loài phân bố chủ yếu ở các vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Lào…), châu Âu (Đức, Pháp, Áo, Anh, Thụy Sĩ) cùng một số nơi ở châu Mĩ. Một số loài thuộc chi này đã được sử dụng làm thuốc từ khoảng 2000 năm trước. Chúng được phát hiện và sử dụng như một loại thuốc an thần, chống co thắt, chống co giật cơ bắp và có tác dụng hạ sốt. Các chế phẩm từ Valeriana được đánh giá là thuốc an thần, gây ngủ an toàn và hiệu quả, không gây nghiện. Chính vì thế, các chế phẩm này đã được đưa vào dược điển của nhiều quốc gia như Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc… Ở Việt Nam hiện nay có 2 loài thuộc chi Valeriana, đó là cây Nữ lang, tên khoa học là Valeriana harfwickii Wall. và cây Sì to, tên khoa học là Valeriana jatamansi Jones. . Do trữ lượng ít, phân bố hạn hẹp nhưng lại có nhiều tác dụng quý trong y học, hai loài cây này đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và là đối tượng cần ưu tiên bảo tồn. [1] . Cây Sì to phân bố khá hẹp, hiện tại ở Việt Nam mới chỉ ghi nhận ở một số khu vực hạn chế thuộc vùng núi cao phía bắc như Mường Lống ở Nghệ An, khu vực Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát của tỉnh Lào Cai và Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang.
  • 6. 6 1.3. Ứng dụng của Sì to. - Y học:  Rễ của cây được sử dụng để chữa loét, co giật, vàng da, suy tim, ho khan, hen suyễn, suy nhược tinh dịch, bệnh về da, phong, suy nhược chung và tăng cường giấc ngủ [2,3].  Kritikar và Basu đã chứng minh được rễ và thân của cây Sì to có thể điều trị các bệnh động kinh, cuồng loạn. Ngoài ra, khi kết hợp rễ của cây Sì to với các loại thuốc khác có thể sử dụng để chữa các vết rắn cắn, bọ cạp chích [4].  Gốc cây sì to còn được sử dụng như một loại thuốc làm thông ruột, nhuận tràng, thôi miên và thuốc phòng bệnh tái phát theo định kỳ. Các chiết xuất từ rễ của Valeriana được sử dụng từ xa xưa để phòng và chữa các loại bệnh khác nhau như thuốc an thần truyền thống và thuốc chống co thắt [5-6]. - Dược liệu: Dầu của cây được sử dụng trong nước hoa và thuốc chống côn trùng. Tinh dầu và chiết xuất của cây được sử dụng trong hương vị, dược phẩm và hương thơm [7,8]. - Ứng dụng dân gian Cây Sì to trong dân gian là một vị thuốc trị các chứng như:Nhức đầu, đau dạ dày, đau khớp xương, thuỷ thũng, kinh nguyệt không đều, đòn ngã tổn thương, tim đập nhanh.  Trong y học cổ truyền phương tây, Valeriana jatamansi được dùng làm một vị thuốc lợi tiểu, giảm đau và chữa ho, hen. Chỉ từ thế kỷ 18, một thầy thuốc Anh tên là Hill mới phát hiện tính chất an thần của vị thuốc.  Trên lâm sàng cũng như trên thực nghiệm đối với súc vật đã chứng minh là Valeriana jatamansi có tác dụng chống co thắt thuốc ngủ nhẹ và dịu hệ thần kinh trung ương. Ưu điểm của vị thuốc là rất ít độc hại.  Trên người, Valeriana jatamansi là một vị thuốc làm giảm hiện lương “lo âu”, “bồn chồn”, cùng loại với những thuốc reserpin và phenothiazin. Người ta cho rằng toàn vị
  • 7. 7 thuốc có tác dụng hiệp đồng của các chất: tinh dầu riêng ít tác dụng, tác dụng dịu thần kinh chủ yếu là do các chất valepotriate.  Theo sự điều tra sưu tầm của Bùi Xuân Chương (Dược học 1974,6,18-19), thì dân tộc Mèo vùng núi cao lạnh đã biết sử dụng cây sì to chữa đau dạ dày do co thắt và an thần, động kinh, sốt cuồng, nghĩa là tác dụng dịu thần kinh.  Cây này được sử dụng làm thuốc chống co thắt, an toàn nhất là gần đây chữa những trường hợp bồn chồn, lo âu, dưới hình thức thuốc hãm 10% nước cất, hoặc dưới dạng thuốc bột (ngày uống 1-4g), cồn thuốc (ngày dùng 2-10g cồn 1/5 với cồn 60°), cao mềm 1-4g.
  • 8. 8 II. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI VALERIANA JATAMANSI JONES. 2.1. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Valeriana jatamansi. Thành phần hóa học của rễ cây Valeriana jatamansi phụ thuộc rất nhiều vào tuổi của cây, điều kiện sinh trưởng, kiểu và thời gian chiết xuất. Ngoài các terpenoid và các alkaloid đã được phân lập từ cây nữ lang cũng có trong cây sì to thì các nghiên cứu về hóa học của cây sì to cho thấy các chất được phân lập còn thuộc các lớp chất iridoid, ligan. 2.1.1. Các hợp chất Iridoid và dẫn xuất. Năm 2009, Sheng Lin và các cộng sự đã phân lập được 13 iridoid acyl hóa mới, jatamanvaltrates A-M (1-13), cùng với chín loài valepotriates (14-22), được phân lập từ cây V. Jatamansi. Tất cả các hợp chất phân lập được kiểm tra độc tính chống ung thư tuyến tủy phổi (A549), ung thư tuyến tiền liệt di căn (PC-3M), ung thư đại tràng (HCT-8) và tế bào gan (Bel7402) [9]. Tên chất R1 R5 R7 R10 R11 Jatamanvaltrate A (1) Iv OH Ac Abv Iiv Jatamanvaltrate B (2) Iv OH Ac Iv Iiv Jatamanvaltrate C (3) Iv OH Ac Ac Iiv Jatamanvaltrate D (4) Iv OH Ac X Iiv
  • 9. 9 Jatamanvaltrate E (5) Iv OH Ac Me Iiv Jatamanvaltrate F (6) Iv H Ac Abv Iv Jatamanvaltrate G (7) Iv H H Ac Iv Jatamanvaltrate H (8) Iv H Ac H Iv valeriotetrate A (14) Iv OH Ac Iiv Iiv valeriotriate B (15) Iv OH H Ac Iiv didrovaltrate acetoxy hydrin (16) Iv H Ac Ac Iv Tên chất R1 R7 R10 R11 jatamanvaltrate I (9) Iv Ac X Iv jatamanvaltrate J (10) Iv H Iv Ac jatamanvaltrate K (11) Iv Iv H Ac 10-acetoxyvaltrathydrin (17) Iv Iv Ac Ac
  • 10. 10 Tên chất R1 R5 R7 R11 Jatamanvaltrate L (12) Iv OH H Iiv Jatamanvaltrate M (13) Iv OH Ac Et IVHD-valtrate (18) Iv OH Ac Iiv 5-hydroxydidrovaltrate (19) Iv OH Ac Iv didrovaltrate (20) Iv H Ac Iv Tên chất R1 R7 R11 valtrate (21) Iv Iv Ac acevaltrate (22) Iv Abv Ac
  • 11. 11 Năm 2010, Sheng Lin và các cộng sự đã phân lập được 13 iridoid mới bao gồm 7 iridolactones, jatamanins A-M (23-35) từ toàn bộ cây V. Jatamansi. Các cấu trúc của các hợp chất mới được xác định bằng phương pháp quang phổ và tinh thể [10]. Năm 2013, Jing Xu và các cộng sự đã phân lập được 2 iridoid mới: jatamanvaltrates N (36) và O (37) cùng với 4 hợp chất đã biết rupesin B (38), homobaldrinal (39), baldrinal (40), và 11-methoxyviburtinal (41) từ rễ của cây V.jatamansi [11].
  • 12. 12 Năm 2013, Yuan-Dan Li và các cộng sự đã phân lập được 3 iridoid mới jatamanins N, O, P (42-44) từ gốc rễ của cây V. Jatamansi [12]. Năm 2015, Fa-Wo Dong và các cộng sự đã tìm ra ba iridoid mới, jatamanvaltrates R-S (45,46) và jatamanin Q (47), được phân lập từ rễ của V. Jatamansi [13].
  • 13. 13 Năm 2016, Sheng Lin và các cộng sự đã phân lập được 3 đồng phân valepotriate mới, jatamanvaltrates Z1 (48), Z2 (49) và Z3 (50), từ cây V. Jatamansi. Cấu trúc của chúng đã được làm sáng tỏ bằng cách phân tích phổ rộng, đặc biệt là 2D NMR và ESI- MS / MSn [14]. Năm 2017, Elsevier Ltd và các cộng sự đã phân lập được một glycoside secoiridoid mới: isopatrinioside (51) [15].
  • 14. 14 Năm 2017, Ying-Hong Liu và các cộng sự đã phân lập được 3 iridoids mới, valejatanins A – C (52-54), và một iridoid natrual mới (55) được phân lập từ rễ của cây Sì to [16]. Ba iridoids mới, valejatanins A - C (1 -3) và một iridoid tự nhiên mới (4), cùng với bốn hợp chất sesquiterpenoids đã được biết đến trước đó(5 -8), chúng được phân lập từ
  • 15. 15 rễ của loài Valeriana jatamansi Jones. . Cấu trúc của chúng đã được làm sáng tỏ bằng phân tích quang phổ rộng (Ying-Hong Liu, 2017).
  • 16. 16 2.1.2. Hợp chất lignan. Năm 2010, Sheng Lin và các cộng sự đã phân lập được một hợp chất lignan mới (+)-9′-isovaleroxylariciresinol (56) từ cây sì to [10].
  • 17. 17 2.1.3. Hợp chất Terpenoid.  Sesquiterpen và dẫn xuất. Năm 2015, Fa-Wo Dong và các cộng sự đã phân lập được 3 sesquiterpenoid mới: Valeriananoids D, E (57,58) và clovane-2β-isovaleroxy-9α-ol (59) từ rễ của cây V. jatamansi [13]. Năm 2017, Ying-Hong Liu và các cộng sự đã phân lập được 4 sesquiterpenoid (60- 63) từ rễ của cây V. Jatamansi [16].
  • 18. 18 2.2. Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây Valeriana jatamansi. V. Jatamansi là một loại thảo dược quý được lưu tên trong sách đỏ, nó được các nước Châu Á sử dụng từ lâu đời nhờ các thành phần đa dạng với hoạt tính sinh học cao. Chính vì sự quý hiếm của nó nên những năm gần đây, các nhà khoa học tìm hiểu nghiên cứu để bảo tồn và duy trì loài dược liệu này. Một số nghiên cứu được công bố về hoạt tính sinh học của cây như hoạt tính giảm đau, an thần nhẹ, các loại tinh dầu chiết xuất từ rễ và thân rễ sử dụng trong ngành công nghiệp nước hoa và làm thuốc chống côn trùng,.. [17]. Chopra 1956 và Soon 1992 đã phân lập được hợp chất Valepotriates có trong rễ và thân rễ của cây V. Jatamansi là chất có hiệu lực cao trong quá trình chống lại bệnh phong (Kour và cộng sự, 1999) [18, 19], và chữa bệnh mất trí nhớ Lewybody (Bagchi và Hoober, 2011). Sự tổng hợp của protein α-synuclein (hay còn gọi là SNCA) là điểm nổi bật trong một số bệnh về thoái hóa thần kinh mà phổ biến là chứng mất trí nhớ Body Lewis. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng hợp chất jatamanin 11 được phân lập từ cây V.Jatamansi bao gồm một lignan mới (+)-9′-isovaleroxylariciresinol có tương tác tốt với protein được mã hóa bởi SNCA, từ đó có thể cải thiện bệnh mất trí nhớ Body Lewis [20]. Jatamanin 11
  • 19. 19 Các báo cáo của Chopra và các cộng sự (1966) đã chỉ ra rằng thân rễ và rễ của loài Valeriana jatamansi có chứa một loại tinh dầu trong hợp chất valepotriate, chúng có hoạt tính kháng khuẩn và chống nguyên sinh động vật. Sự phân lập các hợp chất valepotriates và xác định được các tính chất dược học của nó đã đưa các hợp chất này được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc an thần ở miền Tây nước Đức dưới cái tên thương mãi “valmane” (Thies, 1966) [21, 22]. Các valmane bao gồm các hỗn hợp độc lập của valepotriates có chứa valtrate (15%), didrovaltrate (80%) và acevaltrate (5%), các tính chất dược học của chúng được công bố đầu tiên bởi Von Eickstedt và Rehman (1969) [23]. Năm 1981, Bounthanh và các cộng sự đã tiến hành thử độc tính của tế bào lên một số loài valetripoates để sử dụng chúng như một tác nhân chống khối u tiềm năng. Trong một thí nghiệm in vitro, người ta thử nghiệm trên các tế bào gan nguyên bào đã chỉ ra rằng, các valtrate và didrovaltrate ngăn chặn sự nhân rộng của các tế bào có độc tính cao nhưng Baldrinal không có hoạt tính như vậy. Didrovaltrate (20) đã được tìm thấy để làm giảm kích thước khối u sau 24 giờ đưa vào thử nghiệm [24].
  • 20. 20
  • 21. 21 Hình 2. Cấu trúc hóa học của hợp chất Valepotriates Năm 2010, Sheng Lin và các cộng sự đã phân lập được 13 iridoid mới bao gồm 7 iridolactones, jatamanins A-M (23-35) và một lignan mới, (+) - 9′- isovaleroxylariciresinol (56) từ toàn bộ cây V. Jatamansi. Trong đó hợp chất (56) cho thấy độc tính in vitro trong tế bào đối với các dòng tế bào PC-3M và HCT-8, với giá trị IC50 tương ứng là 8,1 và 5,3 µM [10]. Năm 2016, Sheng Lin và các cộng sự đã phân lập được 3 đồng phân valepotriate mới, jatamanvaltrates Z1 (48), Z2 (49) và Z3 (50), từ cây V. Jatamansi. Tất cả các hợp chất phân lập được cho thấy độc tính trung bình đối với ung thư tuyến tủy phổi (A549), ung thư tuyến tiền liệt di căn (PC3 M), ung thư đại tràng (HCT-8) và tế bào gan (Bel7402) với giá trị IC50 2,8–8,3 μM [14]. Năm 2017, Ying-Hong Liu và các cộng sự đã phân lập được 3 iridoids mới, valejatanins A – C (52-54), và một iridoid natrual mới (55) và 4 sesquiterpenoid (60-63) được phân lập từ rễ của cây Sì to. Hợp chất (52) cho thấy các hoạt động độc tế bào đáng chú ý với giá trị IC50 là 22,17, 15,26, 3,53μg / mL tương ứng với ba dòng tế bào ung thư HT29, K562 và B16. Hợp chất (61) thể hiện các hoạt tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa [16].
  • 22. 22 KẾT LUẬN Qua quá trình thực hiện tìm hiểu các nghiên cứu khoa học của loài Valeriana jatamansi trên thế giới và Việt Nam, đã cho thấy rằng loài Valeriana jatamansi là một trong số những loài thảo mộc của Việt Nam có giá trị lớn về mặt dược học. Các lớp chất hóa học chính có mặt trong thành phần hóa học của loài là các hợp chất Iridoid và dẫn xuất, hợp chất lignan và hợp chất Terpenoid. Chúng có các hoạt tính sinh học nổi bật đã được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng như hoạt tính giảm đau, an thần nhẹ, chống co thắt, gây độc tế bào, do đó hiện tại các chế phẩm từ loài Valeriana jatamansi đã và đang được sử dụng như thuốc giảm đau, an thần, chống co thắt, chữa bệnh tim,... Tuy nhiên, đây là một loài có trữ lượng khá hẹn hẹp do đó chúng ta cần ưu tiên bảo tồn và phát triển loài này để có thể có nguồn dược liệu quý dồi dào trong tương lai.
  • 23. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Duy Thuần (2009). Nghiên cứu phát triển cây sì to (Valeriana jatamansi jone) làm thuốc an thần, giảm đau và antistress. Trang 3-4. 2. Yuan-Dan Li, Zhao-Yuan Wu, Hong-Mei Li, Hai-Zhou Li, Rong-Tao Li. Iridoids from the Roots of Valeriana jatamansi. HelveticaChimica Acta – Vol. 96 (2013). 3. Ying-Hong Liua, Pei-Qian Wua, Qiao-Ling Hua, Yue-Juan Peib, Feng-Ming Qic, Zhan-Xin Zhang, Dong-Qing Feia. Cytotoxic and antibacterial activities of iridoids and sesquiterpenoids from Valeriana jatamansi. Fitoterapla 123 (2017) 73-78. 4. You-Xing Zhao, Peng-Cheng Wang, Xin-Hui Ran, Qing-Yun Ma, Ning Li, Yu- Qing Liub and Jun Zhoub (2011). Two New Iridoids from the Roots of Valeriana officinalis. Journal of the Chinese Chemical Society, 58, 659-662. 5. ZHOU Ying, FANG Ying, GONG Zhan-Feng, DUAN Xue-Yun, LIU Yan-Wen. Two New Terpenoids from Valeriana officinalis. Chinese Journal of Natural Medicines 2009, 7(4): 270-273. 6. Rama Sivasubramanian (2005). Effects of of valerian root extracts (Valeriana officinalis) on acetaminophen glucuronidation. In vitro & in vivo studies,41-49. 7. L. Watson và M.J. Dallwitz (2018). The families of flowering plants: descriptions, illustrations, identification, and information retrieval. 8. Peng-Cheng Wang, Jiang-Miao Hu, Xin-Hui Ran, Zhong-Quan Chen, He-Zhong Jiang, Yu-Qing Liu, Jun Zhou, You-Xing Zhao (2009). Iridoids and Sesquiterpenoids from the Roots of Valeriana officinalis. J. Nat. Prod. 2009, 72, 1682–1685. 9. Duke JA (1985). CRC handbook of medicinal herbs. Boca Raton: CRC Press. 10. Janot MM, Guilhem J, Contz O, Venera G, Cionga E (1979). Contribution to the study of valerian alkaloids (Valeriana officinalis, L.): actinidine and naphthyridylmethylketone, a new alkaloid (author's transl). Ann Pharm Fr; 37: 413-20 11. Schumacher, B., S. Scholle, J. Holzl, N. Khudeir, S. Hess and C. E. Muller (2002). Lignans isolated from valerian: identification and characterization of a new olivil derivative with partial agonistic activity at A(1) adenosine receptors. J Nat Prod 65(10): 1479-85.
  • 24. 24 12. Sundanda Nandhini, Kasthuri Bai Narayanan, Kaliappan Ilango (2018). Valeriana officinalis: A rewiew of its traditional uses. Phytochemistry and pharmacology,Asian J Pharm Clin Res, 37-40. 13. Peng-Cheng Wang, Xin-Hui Ran, Huai-Rong Luo, Qing-Yun Ma, Yu-Qing Liu, Jun Zhou; You-Xing Zhao (2013). Phenolic compounds from the roots of Valeriana officinalis var. latifolia. J. Braz. Chem. Soc. vol.24 no.9. 14. Torssell K, Wahlberg K (1967). Isolation, structure and synthesis of alkaloids from Valeriana officinalis L. Acta Chem Scand; 21: 53-62. 15. Roy Upton Herbalist (1999). Valerian Root Valeriana officinalis. American Herbal Pharmacopoei (3-6,9-12). 16. Ying-Hong Liua, Pei-Qian Wua, Qiao-Ling Hua, Yue-Juan Peib, Feng-Ming Qic, Zhan-Xin Zhanga, Dong-Qing Feia. Cytotoxic and antibacterial activities of iridoids and sesquiterpenoids from Valeriana jatamansi. Fitoterapia 123 (2017) 73-78. 17. Sanchez GM, Re L, Giuliani A, Nuñez-Selles AJ, Davison GP, Leon-Fernandez OS (2000). Protective effects of Mangifera indica L.extract, mangiferin and selected antioxydants against TPA-induced biomolecules oxidation and peritoneal macrophage activation in mice. Pharmacol Res; 42:565–73. 18. Malva JO, Santos S, Macedo T (2004). Neuroprotective properties of Valeriana officinalis extracts. Neurotox Res; 6:131-40. 19. Müller SF, Klement S (2006). A combination of valerian and lemon balm is effective in the treatment of restlessness and dyssomnia in children. Phytomedicine 13:383–387. 20. Roy Upton Herbalist (1999). Valerian Root Valeriana officinalis. American Herbal Pharmacopoei (3-6,9-12). 21. Peng-Cheng Wang, Xin-Hui Rana, Rui Chena, Huai-Rong Luoa, Qing-Yun Mab, Yu-Qing Liua, Jiang-Miao Hua, Sheng-Zhuo Huanga (2011). Sesquiterpenoids and Lignans from the Roots of Valeriana officinalis L. Chemistry & Biodiversity, 2-6. 22. Gränicher F, Christen P, Kamalaprija P, Burger U (1995). An iridoiddiester from Valeriana officinalis var. Sambucifolia hairy roots. Phytochemistry; 38:103-5.
  • 25. 25 23. Becker H, Chavadej S (1988). Valepotriates: production by plant cell cultures. In: Bajaj YPS (ed) Biotechnology in agriculture and forestry, vol 4. Medicinal and aromatic plants I. Springer, Berlin Heidelberg New York, pp 294–309. 24. Trần Thu Hương, Phan Minh Giang (2017). Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội. Giáo trình hóa học các hợp chất thiên nhiên. Trang 40.