SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
Download to read offline
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lễ hội là một hệ thống biểu tượng nhằm hiện thực hóa thế giới ý niệm
về đời sống tâm linh bằng những nghi thức những hoạt động để con người
giao tiếp với thần linh. Các lễ hội dân gian của mỗi dân tộc là nơi lưu giữ các
giá trị truyền thống tốt đẹp cùng với những sinh hoạt văn hoá, đó là sự ôn lại
những giá trị truyền thống của quê hương đất nước, hướng người ta tìm về với
cội nguồn dân tộc và đưa con người ta trở về với Chân - Thiện - Mỹ. Trong
các lễ hội dân gian bao giờ cũng là sự kết hợp giữa phần lễ và phần hội, cả hai
phần lễ và hội được thống nhất trong tâm thức của con người thông qua mối
quan hệ giữa con người và thần thánh tạo thành một chất men hưng phấn gắn
kết con người thành một cộng đồng gắn bó của lễ hội.
Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên nét đặc trưng của lễ
hội đó là hội làng. Hội làng với các làng quê Việt Nam là một điểm mạnh bởi
ở hội làng mang tính cộng đồng sâu sắc, đó là đỉnh cao của sự hòa hợp, đoàn
kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của làng xã. Hội làng thường
được tổ chức thật vui, thật đầm ấm tình làng nghĩa xóm, điều đó thể hiện qua
những khâu chuẩn bị cho đến khi nuối tiếc lúc tan hội. Có xem hội làng mới
cảm nhận hết ý nghĩa và lòng tự hào dân tộc với một truyền thống vàng
son. Trong các sinh hoạt hội, mọi người tham gia trình diễn, sáng tác, thưởng
thức và hưởng thụ sau những ngày lao động vất vả, không kể sang hèn. Vì thế
có thể cho rằng, hội làng đã tạo nên niềm cộng cảm sâu sắc giữa các thành
viên trong cộng đồng, là sự nhất quán trong việc trao truyền các giá trị vǎn
hóa giữa các thế hệ.
Cửa Nhượng được biết tới là một cửa biển lớn của Hà Tĩnh với nhiều
hải sản quý và nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Đời sống văn hóa của cư dân
1
Cẩm Nhượng rất phong phú, đa dạng với nhiều lễ hội dân gian. Ở đây, văn
hóa truyền thống và bản sắc văn hóa riêng của cư dân vùng biển được hòa
quyện và kết tinh thành nét riêng của cư dân vùng Cửa Nhượng - Hà Tĩnh…
Xuất phát từ điều kiện địa lý tự nhiên, thường xuyên phải đối diện với sóng to
gió lớn, bão tố, trong tư tưởng của người dân Cửa Nhượng ngoài việc cố gắng
vượt lên trên mọi khó khăn, thách thức khắc nghiệt của tự nhiên, họ còn phải
tìm cho mình một niềm tin, sức mạnh trong cõi tâm linh, làm nguồn an ủi với
hy vọng cầu mong cho mỗi chuyến tàu ra khơi vào lộng được bình an vô sự.
Cũng từ tâm lý đó mà từ xa xưa nhân dân Cửa Nhượng đã cùng nhau tổ chức
lễ hội Cầu Ngư, một lễ hội cổ truyền đã tồn tại trong nhiều năm qua, trải qua
bao biến cố thăng trầm nó vẫn mang trong mình một sức sống mãnh liệt, bền
bỉ mang giá trị cao cả, là nguồn cổ vũ lớn lao trong tiềm thức của cư dân miền
biển và mang một màu sắc rất riêng của người làng chài ở Cửa Nhượng.
Ngày nay, dưới tác động của một nền kinh tế theo cơ chế thị trường và
sự phát triển của khoa học kĩ thuật, cùng với sức hấp dẫn của các hoạt động
nhằm mang lại lợi ích kinh tế nhiều khi đã làm mất đi những giá trị truyền
thống tốt đẹp mà bao thế hệ tiền nhân đã chắt chiu, hun đúc lên. Vì vậy, với
nhu cầu thưởng thức văn hóa và cả những nhu cầu của đời sống tâm linh đã
dẫn tới xu hướng khôi phục lại các phong tục tập quán, các lễ hội dân gian
truyền thống nhằm gìn giữ và phát huy vốn văn hóa dân gian ở các vùng
miền, Tổ quốc. Cư dân vùng Cửa Nhượng cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Song cùng với nó, các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng, mê tín dị đoan lại tái
diễn có ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt cuộc sống của người dân. Việc tìm
hiểu về các giá trị của lễ hội cầu Ngư và loại trừ các yếu tố tiêu cực làm biến
dạng các giá trị nhân văn của lễ hội nhằm đưa ra những định hướng đúng cho
sự phát triển văn hóa lành mạnh, phong phú đa dạng là điều rất cần thiết. Vì
vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Lễ hội cầu ngư vùng Cửa Nhượng (xã
2
Cẩm Nhượng - huyện Cẩm Xuyên - tỉnh Hà Tĩnh)” nhằm đưa ra những cơ sở
khoa học để nhận thức đúng đắn về lễ hội đặc biệt về lễ hội cầu Ngư của cư
dân vùng Cửa Nhượng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong các thư tịch cổ, đã có các công trình nghiên cứu về Hà Tĩnh
được nhắc tới khái quát trong các bộ như "Lịch triều hiến chương loại chí
"của Phan Huy Chú, "Đại Việt sử kí toàn thư" của Ngô Sĩ Liên, "Lịch sử Việt
Nam" do Nguyễn Khánh Toàn chủ biên. Tất cả các công trình này giới thiệu
về Hà Tĩnh sơ lược ở một số khía cạnh như lịch sử, địa lý.
Trong các tài liệu như “Đại Nam nhất thống chí” (Quốc sử quán triều
Nguyễn), “An Tĩnh cổ lục” (H. Lơ Brotong) đều nhắc tới trấn Cửa Sót, trấn
Cửa Hội, Cửa Nhượng nhưng chỉ với vai trò như một tiền đồn quân sự quan
trọng ở phía Nam của Đại Việt xưa.
Một số công trình nghiên cứu đề cập tới cảnh quan, lễ hội, phong tục,
tín ngưỡng của cư dân các vùng cửa biển Hà Tĩnh như: “Lễ hội dân gian ở
Hà Tĩnh” (Thái Kim Đỉnh chủ biên), “Đền Miếu Việt Nam” (Vũ Ngọc
Khánh)… có đề cập tới lễ hội cầu Ngư của vùng nhưng chỉ mang tính chất
khái quát, thống kê lễ hội trong tỉnh.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu một cách khái quát
về sự ra đời của làng xã và một số nét cơ bản của đời sống văn hóa của cư
dân Cửa Nhượng - Hà Tĩnh như: “Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh”
(Nguyễn Đổng Chi), “Lịch sử Đảng bộ Xã Cẩm Nhượng” (Ban chấp hành
Đảng bộ xã Cẩm Nhượng), “Địa chí Cẩm Nhượng” (Đảng ủy và ủy ban
nhân dân xã Cẩm Nhượng)…
3
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các lễ hội dân gian của cư dân vùng Cửa
Nhượng và đặc biệt là lễ hội cầu Ngư chỉ được nhắc tới chung chung, chưa có
cái nhìn toàn thể và sâu sắc về lễ hội này.
Sau đó là hàng loạt những nghiên cứu của các tác giả Trương Minh
Hằng có bài viết “Văn hóa biển làng chài Nhượng Bạn” và tác giả chỉ giới
thiệu một cách khái quát về làng chài Nhượng Bạn, Võ Quang Trọng trong
các bài viết về “Văn hóa dân gian làng ven biển”,“Làng Nhượng Bạn” có
giới thiệu về các lễ hội dân gian nhưng mang tính chấm phá không đi sâu vào
nghiên cứu một cách cụ thể về từng lễ hội của cư dân nơi đây, Phạm Thanh
Tịnh trong luận án "Văn hóa dân gian người Bồ Lô ven biển Hà Tĩnh" tác giả
cũng tiến hành nghiên cứu ở hai cửa biển lớn của Hà Tĩnh là Cửa Sót và Cửa
Nhượng nhưng cũng chỉ khái quát về đời sống, phong tục tập quán, điều kiện
tự nhiên và xã hội của cư dân ở Nhượng Bạn, luận án có đề cập tới lễ hội cầu
Ngư nhưng chỉ là một phần nhỏ trong nghiên cứu về lễ hội dân gian của
người Bồ Lô, luận án cũng chỉ miêu tả về cách thức diễn ra như thế nào của lễ
hội. Ngoài những công trình trên, các tạp chí Trung ương và địa phương,
trong các kỉ yếu khoa học, cũng có nhiều bài viết đề cập tới đời sống tín
ngưỡng của cư dân ven biển miền Trung như: "Sinh hoạt của cư dân miền
ven biển Nghệ Tĩnh trước cách mạng qua tục ngữ, dân ca "(Ninh Viết Giao),
"Tục thờ cúng cá Voi - một biểu hiện đặc thù của văn hóa biển miền Trung"
(Nguyễn Phước Bảo Đàn) trong đó cũng có giới thiệu vài nét về tục thờ cúng
cá Voi của cư dân vùng Cửa Nhượng trong so sánh với các vùng ven biển
khác... Đây là những tài liệu rất quan trọng giúp cho chúng tôi trong việc
nghiên cứu lễ hội cầu Ngư của cư dân vùng Cửa Nhượng - Hà Tĩnh.
Trên đây là sơ lược quá trình nghiên cứu về đời sống và văn hóa của
cư dân Hà Tĩnh nói chung và cư dân vùng Cửa Nhượng nói riêng. Tuy nhiên,
các công trình nghiên cứu về những lễ hội cụ thể đặc sắc của cư dân vùng
4
Cửa Nhượng đặc biệt là lễ hội cầu Ngư còn rất ít, và nếu có chỉ được nhắc tới
một cách khái quát, chung chung. Do vậy, việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu về
các lễ hội cầu Ngư của cư dân vùng Cửa Nhượng - Hà Tĩnh sẽ góp phần gìn
giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, nghiên cứu lễ hội cầu Ngư truyền thống và sự biến đổi của lễ
hội trong đời sống văn hóa ngày nay của xã Cẩm Nhượng - Cẩm Xuyên - Hà
Tĩnh. Tìm hiểu giá trị và đề xuất những giải pháp góp phần bảo tồn và phát
triển lễ hội lành mạnh, bền vững trong thời đại ngày nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, miêu tả lễ hội cầu Ngư truyền thống và sự biến đổi của lễ hội
cầu Ngư trong đời sống văn hóa ngày nay nhằm tìm ra các khía cạnh văn
hóa ,tín ngưỡng, lối sống độc đáo và đặc sắc của cư dân vùng Cửa Nhượng.
Thu thập những cứ liệu khoa học nghiên cứu về lễ hội trên cơ sở đó
nhận thức được những giá trị, ý nghĩa đích thực của lễ hội, đưa ra những giải
pháp góp phần phát triển lễ hội lành mạnh,an sinh chống mê tín dị đoan.
Trên cơ sở nghiên cứu lễ hội cầu ngư của cư dân vùng Cẩm Nhượng -
Hà Tĩnh, luận văn góp thêm tiếng nói vào công cuộc nghiên cứu, phục hồi,
gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng
Đây là đề tài nghiên cứu về lễ hội cầu Ngư của cư dân vùng Cửa
Nhượng - Hà Tĩnh, nên đối tượng của đề tài tập trung vào lễ hội cầu Ngư của
cư dân vùng Cửa Nhượng - Hà Tĩnh.
5
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ở vùng Cửa Nhượng (xã
Cẩm Nhượng - huyện Cẩm Xuyên - tỉnh Hà Tĩnh ).
Về thời gian: Được tính cả hiện tại và quá khứ (qua hồi cố).
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện đề tài, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau:
Luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và
phát huy vốn văn hóa dân tộc để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
Phương pháp cụ thể:
Phương pháp nghiên cứu điều tra dân tộc học, xã hội học, phương
pháp điền dã thực địa, phỏng vấn, cảm nhận và thu thập tư liệu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm nghiên cứu ý nghĩa trong
các hoạt động của đối tượng được nghiên cứu.
Phương pháp liên ngành: Văn hóa học, sử học, xã hội học…
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài kiệu tham khảo, phụ lục luận văn gồm
3 chương với bố cục như sau:
Chương 1: Không gian văn hóa của lễ hội cầu Ngư vùng Cửa
Nhượng - Hà Tĩnh
Chương 2: Lễ hội cầu Ngư truyền thống
Chương 3: Lễ hội cầu Ngư trong đời sống văn hóa ngày nay và các giải
pháp phát triển
6
Chương 1
KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI CẦU NGƯ
VÙNG CỬA NHƯỢNG
1.1. Sơ lược về Cửa Nhượng
1.1.1. Địa danh Cửa Nhượng
Dọc theo chiều dài đất nước với hơn 3 nghìn cây số biển Việt Nam có
rất nhiều vùng biển đẹp kì diệu với những thắng cảnh đẹp, biển rộng trời xanh
mà tạo hóa ban tặng. Và vùng biển Cửa Nhượng thực là một địa chỉ khó quên.
Ở đây mang một vẻ đẹp rất nguyên sơ được kết hợp bởi mặt biển bao la lấp
lánh ánh vàng cùng núi non xanh thẳm hùng vĩ, bởi tiếng sóng vỗ ầm ầm vào
vách đá... Biển ở đây "giản dị" như chính con người của miền đất này vậy.
Không những thế Cửa Nhượng còn là vùng danh thắng non nước hữu tình làm
say lòng người "Nhất kinh kì, nhì Nhượng Bạn", là nơi ẩn chứa một bề dày
lịch sử cũng như một kho tàng văn hóa dân gian rất phong phú và mang
những nét rất độc đáo.
Nhượng Bạn (Cửa Nhượng) "bờ đất được nhường" - một làng nhỏ của
dân chài lưới tựa mé đất Kỳ La, là bờ cát chạy đến dọc từ núi Thiên Cầm đến
mũi Gò cửa biển. Diện tích ước chừng 2km2
nằm trên vĩ tuyến 18,15'40'' độ vĩ
Bắc và 106,7'30'' độ kinh Đông. Xã Nhượng Bạn (từ năm 1956 lại nay là Cẩm
Nhượng), tương truyền thành lập vào thế kỉ XVII.. Theo nhiều người biết sở
dĩ vùng Cửa Nhượng còn có tên là Nhượng Bạn (bờ đất được nhường) là gắn
liền với công ơn của bà Hoàng Càn. "Chuyện bà Càn" đã gợi lại hình ảnh của
làng Nhượng thời xưa "Vào cuối đời Trần (?) ở làng Nhượng Bạn có người
con gái họ Hoàng tên là Càn, đẹp người tốt nết, lại có giọng hát hay, được tiến
vào hầu trong cung và được nhà vua sủng ái. Bấy giờ, làng Nhượng rất hẹp,
dân nghèo, lực hèn, thế kém, bị người làng trên chèn ép lấn gần hết địa phận
7
mà đành chịu. Cuối cùng, dân làng nghĩ chỉ còn cách cử người ra kinh kì nhờ
bà Càn giúp đỡ. Bà Càn không dựa vào uy thế của mình mà chỉ bày mẹo cho.
Theo lời bà, người ta làm một tấm bia đá khắc nguồn gốc, cận cõi của làng,
ngầm chôn vào địa giới cũ. Ít lâu sau, dân phát đơn kiện kêu lên quan trên. Có
chứng cớ rõ ràng dân làng Nhượng giành lại được phần đất đã bị lấn chiếm.
Sau khi bà Càn mất, dân làng nhớ công ơn bèn lập bàn thờ bà..."
Cửa Nhượng ngày càng đông đúc, trở thành xã Nhượng Bạn, thuộc
tổng Lạc Xuyên, huyện Kỳ La nay là xã Cẩm Nhượng huyện Cẩm Xuyên là
một vị trí "Trên Đàn trời thánh thót, dưới Đầu Voi đứng chầu" (vè).
1.1.2. Dân cư và cơ cấu tổ chức
1.1.2.1. Dân cư
Theo dẫn liệu điều tra dân số gần đây, thì dân cư hiện sinh sống trên
vùng đất Cửa Nhượng (Cẩm Nhượng) hết thảy thuộc sắc tộc Kinh, mà thuật
ngữ khoa học còn gọi là người Việt - một dân tộc có nguồn gốc bản địa và lâu
đời sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, hiện chiếm 70 triệu phân bố khắp tất cả
các tỉnh thành nước ta.
Cộng đồng dân cư Việt sinh sống trên đất Cẩm Nhượng trong lịch sử
có sự hòa đồng giữa người Việt là chủ đạo với ít sắc tộc khác. Một dẫn liệu
khác mách cho chúng ta hay một điều độc đáo ở dân cư Cẩm Nhượng rằng
trong cộng đồng người Việt nơi đây, có một nhóm người đó là nhóm người
Bồ Lô, sống thành các vạn chài trên các cửa sông, họ là dân thủy cư chỉ sống
được trên mặt nước. Cuộc sống của họ "theo đuôi con cá" và "ăn sóng nói
gió", họ không có đất trên bờ mà cả gia đình sống tập trung trên thuyền.
Tính đến nay dân số ở Cẩm Nhượng đã lên tới 10410 người. Tỷ lệ tăng
dân số 10,2 %. Mật độ dân số là 3880 người/ km2
.
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức
8
4130804
Trước cách mạng tháng Tám dân cư ở Cẩm Nhượng có khoảng 2.300
đến 2.600 người. Việc quản lý làng xã trong thời kỳ này là bộ máy hành chính
gồm có lý trưởng, phó lý trưởng và hương ngữ. Bộ máy này còn gọi là Hội
đồng kì mục
Sau cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền của nhà nước thực
dân phong kiến như Hội đồng kỳ mục, các tổ chức xã hội của nó bị giải thể.
Đối với các xóm được đặt tên mới và nhân dân cử các chức danh như xóm
trưởng, xóm phó để điều hành công việc chung. Các tổ chức xã hội như thanh
niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, phụ lão cứu quốc... được thành lập.
1.1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế của Cửa Nhượng
1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Cách đây hơn nửa thế kỉ, địa hình xã Cẩm Nhượng khác xa hiện nay
nhiều. Từ Thiên Cầm nhìn về cửa lạch Cẩm Nhượng tựa con hạc khổng lồ trải
cánh mà cồn Gò được coi là mỏ Hạc. Bờ biển phía Đông, bãi trú phía Nam
được viền xanh bằng các loại cây chắn gió, chắn sóng xanh rờn dịu dàng,
duyên dáng. Địa hình và địa mạo Cẩm Nhượng nay đã khác xa nhất là phần
đất gần cửa lạch còn lại tựa như gót chân đầy vết sẹo khi bồi khi lở mất vẻ
duyên dáng, quyến rũ và mộng ảo.
Tuy nhiên, tạo hóa vẫn còn hết sức ưu đãi với Cẩm Nhượng, Cẩm
Nhượng vẫn đẹp bởi sông nước quanh co trời biển bao la, núi non ôm ấp luôn
có sức cuốn hút với du khách bạn bè lui tới quanh năm.
Núi Thiên Cầm (còn gọi là núi Cùm, núi Gùm) gắn liền với Cẩm
Nhượng với nhiều dấu tích thăng trầm của chiến sự một thời. Núi không cao
lắm (108m), chỉ mấy triền núi gắn kết đẹp và gọn, chân núi chuồi xuống biển
bằng các giàn đá, các lớp chồng lên nhau như bàn tay của tạo hóa sắp xếp.
Núi Tượng Lĩnh (còn gọi là Tượng Sơn, núi Voi) là một ưu đãi mà thiên
9
nhiên ban tặng cho Cẩm Nhượng. Nhìn về Tượng Lĩnh, các triền núi tựa đàn
voi khổng lồ đang dần dà thư thả bước dần xuống biển.
Cách bờ biển gần 4 hải lý, hòn Én như cái bao trầu của người khổng lồ
ném lại trên đường đi. Gần bờ hơn là: "Đảo Bơơc lô nhô sóng bủa dài" được
xem là bức bình phong chắn gió, sóng biển để cho thuyền bè neo đậu khi gặp
bão tố. Tất cả tạo nên một quanh cảnh rất hùng vĩ.
Cẩm Nhượng có hệ thống sông Lạc Giang được hợp lưu bởi hai con
sông là sông Hội và sông Rác. Người ta ví sông như cô gái có duyên nhưng
rất "đỏng đảnh" và hay chuyển hướng thậm chí trong ngày. Vì vậy, tàu thuyền
ra vào luôn đòi hỏi phải là người am thủy thạo luồng.
Nói tới tự nhiên Cẩm Nhượng, chúng ta không thể không nhắc tới biển.
Biển Cẩm Nhượng vừa là cửa lạch vừa là bãi ngang từ bãi biển trở ra có cồn
rạn đá ngầm. Bờ biển Cẩm Nhượng là vùng đất bào mòn của biển, nhìn chung
thoai thoải. Đất ở bờ biển Cẩm Nhượng, từ cửa lạch đổ ra các hướng với
những hố lồi lõm không ổn định và pha chất bùn lẫn đất cát..
Biển Cẩm Nhượng, cứ 5 hay 6 tiếng nước biển đã thay đổi, 15 ngày
thì con nước sinh một lần. Riêng tháng 2 và tháng 8 trong tháng có 3 con
nước sinh nên đòi hỏi ngư dân đánh bắt phải phán đoán kỹ càng để đánh cá.
Đất đai Cẩm Nhượng phần nhiều là đất cát, đất mặn. Diện tích đất tự
nhiên hiện có là 277,13 ha, trong đó có 13 ha đất nghĩa trang, còn lại là đất ở
và xây dựng các công trình công cộng. Cẩm Nhượng giáp biển gần sông nên
được xem là vùng tiểu khí hậu của vùng nam Cẩm Xuyên khác hẳn các vùng
khác của Hà Tĩnh
1.1.3.2. Điều kiện kinh tế
Là một xã thuộc địa hình ven biển, được thiên nhiên ưu đãi cho một
nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú cho nên từ gần ngàn năm nay cư
10
dân ở đây sinh sống chủ yếu với ngành nghề đánh bắt cá. Nghề cá ở Cẩm
Nhượng không những đem lại nguồn thu chính cho cư dân nơi đây mà còn
nảy sinh và nuôi dưỡng những nghề thủ công khác như nghề chế biến hải sản,
nghề làm nước mắm… không những thế còn tạo ra những điều kiện cần thiết
cho các dịch vụ thương nghiệp, buôn bán phát triển
1.2. Yếu tố văn hóa vùng Cửa Nhượng
Từ bao đời nay con người hội tụ trên vùng đất Cẩm Nhượng - Cẩm
Xuyên - Hà Tĩnh này, cùng làm ăn, tranh đấu sản xuất ra của cải vật chất đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt, đồng thời du nhập sáng tạo ra văn hóa nhằm thỏa mãn
đời sống tinh thần. Trong kho tàng văn hóa ấy song song với văn hóa bác học
và trước cả văn hóa bác học là nguồn văn hóa dân gian hết sức dồi dào và
mang đậm sắc thái riêng. Nguồn "văn hóa mẹ, văn hóa gốc" ấy liên tục phát
triển, ngày càng giàu có với "vốn tự tạo" và "vốn du nhập" được giữ gìn và
lưu truyền qua cửa miệng, thường xuyên được trau chuốt thêm, bổ sung thêm,
"nhân bản" nhiều thêm. Đến nay, dẫu phần lớn đã rơi rụng, mất mát nhưng
nguồn vốn ấy vẫn khá phong phú và đặc sắc bao gồm những tri thức dân gian,
nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán và các hoạt động văn hóa khác trong
dân gian.
1.2.1. Tri thức dân gian
1.2.1.1. Tri thức dân gian về thời tiết, thiên văn
Thời tiết, thiên văn là yếu tố rất được cư dân ở Cửa Nhượng quan tâm
bởi ngành sản xuất chính của cư dân nơi đây là nghề biển, yếu tố thời tiết,
thiên văn có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh tồn của họ vì vậy những dự báo
được nhân dân đúc kết thành ngạn ngữ hò vè dễ nhớ, dễ thuộc lan truyền từ
đời này sang đời khác .
1.2.1.2. Tri thức dân gian về phương thức đánh bắt cá
11
4130804
Để có thể đánh bắt được nhiều cá ngư dân nơi đây đã có những phương
thức đánh bắt rất hay được truyền từ đời này qua đời khác. Trước hết phải tạo
nơi ngụ cư cho cá bằng cách dựng lên các rạo giữa biển để cá tập trung lại
một chỗ giúp việc đánh bắt dễ dàng hơn.
Ngoài ra để có thể đánh bắt hải sản người ta còn dựa vào rất nhiều kinh
nghiệm do quan sát và đúc rút ra như vùng nào có nhiều con mực mất đầu nổi
lên thì người ta không đánh lưới ở đó vì ở dưới sâu có con cá He (cá Heo) đã
đẩy cá đi hết. Khi gặp dòng nước nhiều rong tảo, có màu sắc rất độc thì phải
tránh. Người ta cũng nhìn vào màu nước để tính độ nông sâu của nước: Xanh
lơ (gần bờ), xanh đậm vừa (Độ xa 30 - 40m), xanh đậm tím (Độ sâu trên 50 m
xa bờ) hay như mùa chim yến về thì biển động nên đi biển không tốt…
1.2.1.3. Tri thức dân gian về y dược, triết lý và kinh nghiệm ứng xử
Ngày xưa khi mà y học chưa phát triển, các cụ thường chữa bệnh bằng
các vị thuốc Nam hái từ rừng núi hay những vị thuốc có sẵn trong vườn nhà
và đúc kết thành những ca từ.
Dân làng Nhượng rất giàu truyền thống nên cũng rất coi trong đạo lý
làm người, cách ứng xử giữa người với người và họ đã đúc kết lại truyền cho
con cháu.
1.2.2. Kinh nghiệm, phong tục tập quán trong lao động biển
Người dân Cẩm Nhượng sinh sống bằng nhiều nghề nhưng chiếm tỉ
trọng lớn nhất trong cơ cấu nghề nghiệp của họ vẫn là nghề biển. Nghề
nghiệp gì cũng đòi hỏi người lao động tính cần cù, sức khỏe và kinh nghiệm.
Đặc biệt là những người dân chài thì yêu cầu với người lao động càng cao
hơn đặc biệt là lòng dũng cảm và kinh nghiệm bởi dù bắt con tôm, con tép ở
gần bờ cũng phải ngâm mình xuống nước, phải lội trên bùn lầy. Còn khi đánh
bắt ở ngoài khơi xa nước sâu, sóng gió cá dữ lại còn phải chống chọi với bão
tố bất kì. Có thể nói nghề biển là một trong những nghề có điều kiện lao động
12
- Tải bản FULL (FILE WORD 30 trang): https://bit.ly/350CtXl
- Dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
khắc nghiệt bị phụ thuộc phần lớn vào sự may rủi của thời tiết. Chính sự
nghiệt ngã của biển cả càng làm cho những người vạn chài nơi đây rất tin vào
các yếu tố tâm linh. Vì vậy, những kinh nghiệm, những phong tục tập quán là
một trong những yếu tố quan trong tạo nên yếu tố tâm lý vững vàng cho họ
mỗi lần ra khơi. Vì thế họ có những tục lệ kiêng kị rất kĩ càng và xem đó như
là những điều linh thiêng làm cho họ an tâm, vững dạ hơn bởi "Có thờ có
thiêng, có kiêng có lành".
1.2.3. Tôn giáo - tín ngưỡng
1.2.3.1. Tôn giáo
- Phật giáo
Phật giáo trước hết và chủ yếu là một triết lý nhân sinh về thân phận
con người, nỗi đau khổ của kiếp người và những cố gắng đi tìm để giải thoát
khỏi nỗi thống khổ. Trong tâm thức và trái tim người bình dân Việt, giữa bể
khổ trầm luân, ít ra còn có một đức Phật, một Ông Bụt, hay một Bồ Tát Quân
Âm từ bi hỉ xả giúp đỡ và an ủi chúng sinh, để con người còn có một lý do
tồn tại và đứng vững trong cuộc sống. Vì vậy, sức lan tỏa của Phật giáo ngay
từ những ngày đầu vào Việt Nam đã rất rộng và được người dân đón nhận
một cách tự nhiên. Cẩm Nhượng cũng không nằm ngoài cái tự nhiên đó với
gian thờ chính là chùa làng (Chùa Yên Lạc).
- Thiên Chúa giáo
Người dân Nhượng Bạn theo đạo Thiên Chúa chiếm tỷ lệ khá ít so với
tổng số dân trong làng. Số giáo dân là 1299 người so với 10410 dân. Họ có
một nhà thờ ở xóm Vạn Lợi (cũng là nhà thờ xứ). Quan thầy là Thánh Phêrô.
Đây là một nhà thờ với dáng vẻ đồ sộ, hiện đại, có thể coi nhà thờ giáo xứ
Nhượng Bạn vào loại to đẹp trong tỉnh.
13
1.2.3.2. Tín ngưỡng
- Tục thờ tổ tiên
Cúng Tổ tiên không chỉ là phong tục mà là Đạo Việt. Đạo trước hết là
đạo lý, con cháu phải ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà cha mẹ, phải tôn
kính, phụng dưỡng khi các vị đang sống, phải hương khói, thờ phụng khi các
vị quy tiên. Đó là đạo Hiếu.
- Thờ những người có công xây dựng xóm làng
Cũng như thờ phụng tổ tiên, thờ những người có công xây dựng, phát
triển xóm làng là một mỹ tục của cư dân Cẩm Nhượng, biểu hiện lòng tôn
kính và biết ơn của người sau với những người đi trước đã có công tài bồi gây
dựng cho mình.Ở Cẩm Nhượng thờ cúng 8 vị danh thần - Thành hoàng làng
và đều tập trung tại đền Cả do các nơi thờ phụng xưa kia bị chiến tranh, lũ lụt
tàn phá.
- Thờ Cá voi (Cá Ông)
Việc thờ cúng thần Cá Voi, đã trở thành phong tục tín ngưỡng của
ngư dân vùng biển nơi đây. Họ đã lập miếu thờ Cá) và tổ chức ngày
giỗ cho các "vị" rất trang trọng, tôn nghiêm. Miếu được xây dựng ở
một địa thế rất đẹp ngay gần biển và mặt quay ra hướng biển .Trong
khuôn viên Miếu còn có cả một nghĩa địa cá Ông rất rộng (110 mộ)
và được cư dân thờ cúng rất cẩn thận. Nghĩa địa là nơi lưu giữ Ngọc
cốt của Ngài khác với các vùng biển khác Ngọc cốt của Ngài thường
được lưu giữ ở trong hậu tẩm của Miếu thờ. Việc hình thành một
nghĩa địa cá Voi rộng và quy mô như vậy là điều đặc biệt của vùng
biển nơi đây.
14
- Tải bản FULL (FILE WORD 30 trang): https://bit.ly/350CtXl
- Dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
1.3. Nguồn gốc lễ hội cầu Ngư
Lễ hội cầu Ngư là một loại hình lễ hội dân gian gắn liền với cuộc sống
của ngư dân miền ven biển duyên hải miền Trung và Nam Bộ. Lễ hội là một
trong những sinh hoạt văn hóa mang đậm yếu tố tâm linh của ngư dân các
vùng cửa biển. Có thể nói nguồn gốc sâu xa của lễ hội cầu Ngư chính là tín
ngưỡng thờ cá Ông (cá Voi).
Cá Voi đã trở thành một vị phúc thần trong đời sống tâm linh của cư
dân ven biển, gắn với sự ấm no hưng thịnh của làng vạn chài. Những lúc cá
Voi bị mắc cạn, ngư dân tìm mọi cách đưa "ông" về với biển. Khi ông "lụy"
người dân tổ chức tang lễ, chôn cất tử tế như con cái làm đám cho cha mẹ.
Người nào thấy trước hay vớt được ông lụy phải đứng ra chịu tang và người
ấy được coi là con ông Nam Hải nên phải mặc đại tang, đội nùn rơm, thắt
lưng dây chuối phải đứng cạnh bàn thờ để vái đáp lễ những người đến viếng.
Cá Voi với người vốn gắn bó, nên khi cá sống được tôn kính, cá chết
hiển linh thành Thánh, được ngư dân tôn làm thượng đẳng thần, xây lăng tẩm
thờ cúng. Hàng năm, người dân vùng biển vẫn duy trì tục thờ cá Ông dưới
hình thức tổ chức lễ hội nhằm cầu ba ý nguyện lớn: quốc thái dân an, đi biển
bình an, cá đổ đầy khoang - tức là lễ hội cầu Ngư. Thông qua lễ cầu Ngư, ngư
dân muốn bày tỏ niềm kính tín, chiêm tượng thần linh, đồng thời gửi gắm ước
nguyện thiêng liêng là cầu mùa bội thu và cầu an cho vạn chài, cầu cho mưa
thuận gió hòa, trời yên biển lặng để ngư dân có một vụ mùa cá tôm đầy
khoang, người người khỏe mạnh, nhà nhà sung túc.
15
4130804

More Related Content

What's hot

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tếTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tếHoa PN Thaycacac
 
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)Thảo Nguyễn
 
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...nataliej4
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niênGiáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.Mark Pham
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIHuynh ICT
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclKelsi Luist
 
triết lý âm dương trong đời sống người Việt
triết lý âm dương trong đời sống người Việttriết lý âm dương trong đời sống người Việt
triết lý âm dương trong đời sống người Việtyenlyly
 
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật Thao An
 

What's hot (20)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tếTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
 
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAYLuận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
 
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
 
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn LaLuận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
 
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
 
CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1
 
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
 
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niênGiáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
 
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều LýĐề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
 
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
 
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAYĐề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
 
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam ĐịnhĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
 
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
 
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú ThọLuận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
 
triết lý âm dương trong đời sống người Việt
triết lý âm dương trong đời sống người Việttriết lý âm dương trong đời sống người Việt
triết lý âm dương trong đời sống người Việt
 
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật
 

Similar to Đề Tài Lễ Hội Cầu Ngư Vùng Cửa Nhượng (Xã Cẩm Nhượng - Huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh Hà Tĩnh

Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênLuận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămThanh Hải
 
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamKho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamPham Long
 

Similar to Đề Tài Lễ Hội Cầu Ngư Vùng Cửa Nhượng (Xã Cẩm Nhượng - Huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh Hà Tĩnh (20)

Đề tài: Quản lí lễ hội đình làng Ngọc Tân tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lí lễ hội đình làng Ngọc Tân tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đĐề tài: Quản lí lễ hội đình làng Ngọc Tân tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lí lễ hội đình làng Ngọc Tân tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
 
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênLuận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
 
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đLuận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
 
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
 
Luận án: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng quan họ Viêm Xá, HAY
Luận án: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng quan họ Viêm Xá, HAYLuận án: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng quan họ Viêm Xá, HAY
Luận án: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng quan họ Viêm Xá, HAY
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
 
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
 
Đề tài: Quản lý di tích lễ hội đình Giang Võng TP Hạ Long, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lễ hội đình Giang Võng TP Hạ Long, HOT, 9đĐề tài: Quản lý di tích lễ hội đình Giang Võng TP Hạ Long, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lễ hội đình Giang Võng TP Hạ Long, HOT, 9đ
 
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAYLuận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
 
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam TânLễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
 
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đLễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamKho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
 
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đĐề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông
 
Đề tại: Quản lý lễ hội Đua Voi tại huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk, HOT
Đề tại: Quản lý lễ hội Đua Voi tại huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk, HOTĐề tại: Quản lý lễ hội Đua Voi tại huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk, HOT
Đề tại: Quản lý lễ hội Đua Voi tại huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk, HOT
 
Luận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAY
Luận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAYLuận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAY
Luận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAY
 
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải PhòngĐề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 

Đề Tài Lễ Hội Cầu Ngư Vùng Cửa Nhượng (Xã Cẩm Nhượng - Huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh Hà Tĩnh

  • 1. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Lễ hội là một hệ thống biểu tượng nhằm hiện thực hóa thế giới ý niệm về đời sống tâm linh bằng những nghi thức những hoạt động để con người giao tiếp với thần linh. Các lễ hội dân gian của mỗi dân tộc là nơi lưu giữ các giá trị truyền thống tốt đẹp cùng với những sinh hoạt văn hoá, đó là sự ôn lại những giá trị truyền thống của quê hương đất nước, hướng người ta tìm về với cội nguồn dân tộc và đưa con người ta trở về với Chân - Thiện - Mỹ. Trong các lễ hội dân gian bao giờ cũng là sự kết hợp giữa phần lễ và phần hội, cả hai phần lễ và hội được thống nhất trong tâm thức của con người thông qua mối quan hệ giữa con người và thần thánh tạo thành một chất men hưng phấn gắn kết con người thành một cộng đồng gắn bó của lễ hội. Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên nét đặc trưng của lễ hội đó là hội làng. Hội làng với các làng quê Việt Nam là một điểm mạnh bởi ở hội làng mang tính cộng đồng sâu sắc, đó là đỉnh cao của sự hòa hợp, đoàn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của làng xã. Hội làng thường được tổ chức thật vui, thật đầm ấm tình làng nghĩa xóm, điều đó thể hiện qua những khâu chuẩn bị cho đến khi nuối tiếc lúc tan hội. Có xem hội làng mới cảm nhận hết ý nghĩa và lòng tự hào dân tộc với một truyền thống vàng son. Trong các sinh hoạt hội, mọi người tham gia trình diễn, sáng tác, thưởng thức và hưởng thụ sau những ngày lao động vất vả, không kể sang hèn. Vì thế có thể cho rằng, hội làng đã tạo nên niềm cộng cảm sâu sắc giữa các thành viên trong cộng đồng, là sự nhất quán trong việc trao truyền các giá trị vǎn hóa giữa các thế hệ. Cửa Nhượng được biết tới là một cửa biển lớn của Hà Tĩnh với nhiều hải sản quý và nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Đời sống văn hóa của cư dân 1
  • 2. Cẩm Nhượng rất phong phú, đa dạng với nhiều lễ hội dân gian. Ở đây, văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa riêng của cư dân vùng biển được hòa quyện và kết tinh thành nét riêng của cư dân vùng Cửa Nhượng - Hà Tĩnh… Xuất phát từ điều kiện địa lý tự nhiên, thường xuyên phải đối diện với sóng to gió lớn, bão tố, trong tư tưởng của người dân Cửa Nhượng ngoài việc cố gắng vượt lên trên mọi khó khăn, thách thức khắc nghiệt của tự nhiên, họ còn phải tìm cho mình một niềm tin, sức mạnh trong cõi tâm linh, làm nguồn an ủi với hy vọng cầu mong cho mỗi chuyến tàu ra khơi vào lộng được bình an vô sự. Cũng từ tâm lý đó mà từ xa xưa nhân dân Cửa Nhượng đã cùng nhau tổ chức lễ hội Cầu Ngư, một lễ hội cổ truyền đã tồn tại trong nhiều năm qua, trải qua bao biến cố thăng trầm nó vẫn mang trong mình một sức sống mãnh liệt, bền bỉ mang giá trị cao cả, là nguồn cổ vũ lớn lao trong tiềm thức của cư dân miền biển và mang một màu sắc rất riêng của người làng chài ở Cửa Nhượng. Ngày nay, dưới tác động của một nền kinh tế theo cơ chế thị trường và sự phát triển của khoa học kĩ thuật, cùng với sức hấp dẫn của các hoạt động nhằm mang lại lợi ích kinh tế nhiều khi đã làm mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp mà bao thế hệ tiền nhân đã chắt chiu, hun đúc lên. Vì vậy, với nhu cầu thưởng thức văn hóa và cả những nhu cầu của đời sống tâm linh đã dẫn tới xu hướng khôi phục lại các phong tục tập quán, các lễ hội dân gian truyền thống nhằm gìn giữ và phát huy vốn văn hóa dân gian ở các vùng miền, Tổ quốc. Cư dân vùng Cửa Nhượng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Song cùng với nó, các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng, mê tín dị đoan lại tái diễn có ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt cuộc sống của người dân. Việc tìm hiểu về các giá trị của lễ hội cầu Ngư và loại trừ các yếu tố tiêu cực làm biến dạng các giá trị nhân văn của lễ hội nhằm đưa ra những định hướng đúng cho sự phát triển văn hóa lành mạnh, phong phú đa dạng là điều rất cần thiết. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Lễ hội cầu ngư vùng Cửa Nhượng (xã 2
  • 3. Cẩm Nhượng - huyện Cẩm Xuyên - tỉnh Hà Tĩnh)” nhằm đưa ra những cơ sở khoa học để nhận thức đúng đắn về lễ hội đặc biệt về lễ hội cầu Ngư của cư dân vùng Cửa Nhượng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong các thư tịch cổ, đã có các công trình nghiên cứu về Hà Tĩnh được nhắc tới khái quát trong các bộ như "Lịch triều hiến chương loại chí "của Phan Huy Chú, "Đại Việt sử kí toàn thư" của Ngô Sĩ Liên, "Lịch sử Việt Nam" do Nguyễn Khánh Toàn chủ biên. Tất cả các công trình này giới thiệu về Hà Tĩnh sơ lược ở một số khía cạnh như lịch sử, địa lý. Trong các tài liệu như “Đại Nam nhất thống chí” (Quốc sử quán triều Nguyễn), “An Tĩnh cổ lục” (H. Lơ Brotong) đều nhắc tới trấn Cửa Sót, trấn Cửa Hội, Cửa Nhượng nhưng chỉ với vai trò như một tiền đồn quân sự quan trọng ở phía Nam của Đại Việt xưa. Một số công trình nghiên cứu đề cập tới cảnh quan, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng của cư dân các vùng cửa biển Hà Tĩnh như: “Lễ hội dân gian ở Hà Tĩnh” (Thái Kim Đỉnh chủ biên), “Đền Miếu Việt Nam” (Vũ Ngọc Khánh)… có đề cập tới lễ hội cầu Ngư của vùng nhưng chỉ mang tính chất khái quát, thống kê lễ hội trong tỉnh. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu một cách khái quát về sự ra đời của làng xã và một số nét cơ bản của đời sống văn hóa của cư dân Cửa Nhượng - Hà Tĩnh như: “Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh” (Nguyễn Đổng Chi), “Lịch sử Đảng bộ Xã Cẩm Nhượng” (Ban chấp hành Đảng bộ xã Cẩm Nhượng), “Địa chí Cẩm Nhượng” (Đảng ủy và ủy ban nhân dân xã Cẩm Nhượng)… 3
  • 4. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các lễ hội dân gian của cư dân vùng Cửa Nhượng và đặc biệt là lễ hội cầu Ngư chỉ được nhắc tới chung chung, chưa có cái nhìn toàn thể và sâu sắc về lễ hội này. Sau đó là hàng loạt những nghiên cứu của các tác giả Trương Minh Hằng có bài viết “Văn hóa biển làng chài Nhượng Bạn” và tác giả chỉ giới thiệu một cách khái quát về làng chài Nhượng Bạn, Võ Quang Trọng trong các bài viết về “Văn hóa dân gian làng ven biển”,“Làng Nhượng Bạn” có giới thiệu về các lễ hội dân gian nhưng mang tính chấm phá không đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể về từng lễ hội của cư dân nơi đây, Phạm Thanh Tịnh trong luận án "Văn hóa dân gian người Bồ Lô ven biển Hà Tĩnh" tác giả cũng tiến hành nghiên cứu ở hai cửa biển lớn của Hà Tĩnh là Cửa Sót và Cửa Nhượng nhưng cũng chỉ khái quát về đời sống, phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên và xã hội của cư dân ở Nhượng Bạn, luận án có đề cập tới lễ hội cầu Ngư nhưng chỉ là một phần nhỏ trong nghiên cứu về lễ hội dân gian của người Bồ Lô, luận án cũng chỉ miêu tả về cách thức diễn ra như thế nào của lễ hội. Ngoài những công trình trên, các tạp chí Trung ương và địa phương, trong các kỉ yếu khoa học, cũng có nhiều bài viết đề cập tới đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển miền Trung như: "Sinh hoạt của cư dân miền ven biển Nghệ Tĩnh trước cách mạng qua tục ngữ, dân ca "(Ninh Viết Giao), "Tục thờ cúng cá Voi - một biểu hiện đặc thù của văn hóa biển miền Trung" (Nguyễn Phước Bảo Đàn) trong đó cũng có giới thiệu vài nét về tục thờ cúng cá Voi của cư dân vùng Cửa Nhượng trong so sánh với các vùng ven biển khác... Đây là những tài liệu rất quan trọng giúp cho chúng tôi trong việc nghiên cứu lễ hội cầu Ngư của cư dân vùng Cửa Nhượng - Hà Tĩnh. Trên đây là sơ lược quá trình nghiên cứu về đời sống và văn hóa của cư dân Hà Tĩnh nói chung và cư dân vùng Cửa Nhượng nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về những lễ hội cụ thể đặc sắc của cư dân vùng 4
  • 5. Cửa Nhượng đặc biệt là lễ hội cầu Ngư còn rất ít, và nếu có chỉ được nhắc tới một cách khái quát, chung chung. Do vậy, việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu về các lễ hội cầu Ngư của cư dân vùng Cửa Nhượng - Hà Tĩnh sẽ góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát, nghiên cứu lễ hội cầu Ngư truyền thống và sự biến đổi của lễ hội trong đời sống văn hóa ngày nay của xã Cẩm Nhượng - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh. Tìm hiểu giá trị và đề xuất những giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển lễ hội lành mạnh, bền vững trong thời đại ngày nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích, miêu tả lễ hội cầu Ngư truyền thống và sự biến đổi của lễ hội cầu Ngư trong đời sống văn hóa ngày nay nhằm tìm ra các khía cạnh văn hóa ,tín ngưỡng, lối sống độc đáo và đặc sắc của cư dân vùng Cửa Nhượng. Thu thập những cứ liệu khoa học nghiên cứu về lễ hội trên cơ sở đó nhận thức được những giá trị, ý nghĩa đích thực của lễ hội, đưa ra những giải pháp góp phần phát triển lễ hội lành mạnh,an sinh chống mê tín dị đoan. Trên cơ sở nghiên cứu lễ hội cầu ngư của cư dân vùng Cẩm Nhượng - Hà Tĩnh, luận văn góp thêm tiếng nói vào công cuộc nghiên cứu, phục hồi, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng Đây là đề tài nghiên cứu về lễ hội cầu Ngư của cư dân vùng Cửa Nhượng - Hà Tĩnh, nên đối tượng của đề tài tập trung vào lễ hội cầu Ngư của cư dân vùng Cửa Nhượng - Hà Tĩnh. 5
  • 6. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ở vùng Cửa Nhượng (xã Cẩm Nhượng - huyện Cẩm Xuyên - tỉnh Hà Tĩnh ). Về thời gian: Được tính cả hiện tại và quá khứ (qua hồi cố). 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Để thực hiện đề tài, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phương pháp cụ thể: Phương pháp nghiên cứu điều tra dân tộc học, xã hội học, phương pháp điền dã thực địa, phỏng vấn, cảm nhận và thu thập tư liệu. Phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm nghiên cứu ý nghĩa trong các hoạt động của đối tượng được nghiên cứu. Phương pháp liên ngành: Văn hóa học, sử học, xã hội học… 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài kiệu tham khảo, phụ lục luận văn gồm 3 chương với bố cục như sau: Chương 1: Không gian văn hóa của lễ hội cầu Ngư vùng Cửa Nhượng - Hà Tĩnh Chương 2: Lễ hội cầu Ngư truyền thống Chương 3: Lễ hội cầu Ngư trong đời sống văn hóa ngày nay và các giải pháp phát triển 6
  • 7. Chương 1 KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI CẦU NGƯ VÙNG CỬA NHƯỢNG 1.1. Sơ lược về Cửa Nhượng 1.1.1. Địa danh Cửa Nhượng Dọc theo chiều dài đất nước với hơn 3 nghìn cây số biển Việt Nam có rất nhiều vùng biển đẹp kì diệu với những thắng cảnh đẹp, biển rộng trời xanh mà tạo hóa ban tặng. Và vùng biển Cửa Nhượng thực là một địa chỉ khó quên. Ở đây mang một vẻ đẹp rất nguyên sơ được kết hợp bởi mặt biển bao la lấp lánh ánh vàng cùng núi non xanh thẳm hùng vĩ, bởi tiếng sóng vỗ ầm ầm vào vách đá... Biển ở đây "giản dị" như chính con người của miền đất này vậy. Không những thế Cửa Nhượng còn là vùng danh thắng non nước hữu tình làm say lòng người "Nhất kinh kì, nhì Nhượng Bạn", là nơi ẩn chứa một bề dày lịch sử cũng như một kho tàng văn hóa dân gian rất phong phú và mang những nét rất độc đáo. Nhượng Bạn (Cửa Nhượng) "bờ đất được nhường" - một làng nhỏ của dân chài lưới tựa mé đất Kỳ La, là bờ cát chạy đến dọc từ núi Thiên Cầm đến mũi Gò cửa biển. Diện tích ước chừng 2km2 nằm trên vĩ tuyến 18,15'40'' độ vĩ Bắc và 106,7'30'' độ kinh Đông. Xã Nhượng Bạn (từ năm 1956 lại nay là Cẩm Nhượng), tương truyền thành lập vào thế kỉ XVII.. Theo nhiều người biết sở dĩ vùng Cửa Nhượng còn có tên là Nhượng Bạn (bờ đất được nhường) là gắn liền với công ơn của bà Hoàng Càn. "Chuyện bà Càn" đã gợi lại hình ảnh của làng Nhượng thời xưa "Vào cuối đời Trần (?) ở làng Nhượng Bạn có người con gái họ Hoàng tên là Càn, đẹp người tốt nết, lại có giọng hát hay, được tiến vào hầu trong cung và được nhà vua sủng ái. Bấy giờ, làng Nhượng rất hẹp, dân nghèo, lực hèn, thế kém, bị người làng trên chèn ép lấn gần hết địa phận 7
  • 8. mà đành chịu. Cuối cùng, dân làng nghĩ chỉ còn cách cử người ra kinh kì nhờ bà Càn giúp đỡ. Bà Càn không dựa vào uy thế của mình mà chỉ bày mẹo cho. Theo lời bà, người ta làm một tấm bia đá khắc nguồn gốc, cận cõi của làng, ngầm chôn vào địa giới cũ. Ít lâu sau, dân phát đơn kiện kêu lên quan trên. Có chứng cớ rõ ràng dân làng Nhượng giành lại được phần đất đã bị lấn chiếm. Sau khi bà Càn mất, dân làng nhớ công ơn bèn lập bàn thờ bà..." Cửa Nhượng ngày càng đông đúc, trở thành xã Nhượng Bạn, thuộc tổng Lạc Xuyên, huyện Kỳ La nay là xã Cẩm Nhượng huyện Cẩm Xuyên là một vị trí "Trên Đàn trời thánh thót, dưới Đầu Voi đứng chầu" (vè). 1.1.2. Dân cư và cơ cấu tổ chức 1.1.2.1. Dân cư Theo dẫn liệu điều tra dân số gần đây, thì dân cư hiện sinh sống trên vùng đất Cửa Nhượng (Cẩm Nhượng) hết thảy thuộc sắc tộc Kinh, mà thuật ngữ khoa học còn gọi là người Việt - một dân tộc có nguồn gốc bản địa và lâu đời sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, hiện chiếm 70 triệu phân bố khắp tất cả các tỉnh thành nước ta. Cộng đồng dân cư Việt sinh sống trên đất Cẩm Nhượng trong lịch sử có sự hòa đồng giữa người Việt là chủ đạo với ít sắc tộc khác. Một dẫn liệu khác mách cho chúng ta hay một điều độc đáo ở dân cư Cẩm Nhượng rằng trong cộng đồng người Việt nơi đây, có một nhóm người đó là nhóm người Bồ Lô, sống thành các vạn chài trên các cửa sông, họ là dân thủy cư chỉ sống được trên mặt nước. Cuộc sống của họ "theo đuôi con cá" và "ăn sóng nói gió", họ không có đất trên bờ mà cả gia đình sống tập trung trên thuyền. Tính đến nay dân số ở Cẩm Nhượng đã lên tới 10410 người. Tỷ lệ tăng dân số 10,2 %. Mật độ dân số là 3880 người/ km2 . 1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức 8 4130804
  • 9. Trước cách mạng tháng Tám dân cư ở Cẩm Nhượng có khoảng 2.300 đến 2.600 người. Việc quản lý làng xã trong thời kỳ này là bộ máy hành chính gồm có lý trưởng, phó lý trưởng và hương ngữ. Bộ máy này còn gọi là Hội đồng kì mục Sau cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền của nhà nước thực dân phong kiến như Hội đồng kỳ mục, các tổ chức xã hội của nó bị giải thể. Đối với các xóm được đặt tên mới và nhân dân cử các chức danh như xóm trưởng, xóm phó để điều hành công việc chung. Các tổ chức xã hội như thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, phụ lão cứu quốc... được thành lập. 1.1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế của Cửa Nhượng 1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên Cách đây hơn nửa thế kỉ, địa hình xã Cẩm Nhượng khác xa hiện nay nhiều. Từ Thiên Cầm nhìn về cửa lạch Cẩm Nhượng tựa con hạc khổng lồ trải cánh mà cồn Gò được coi là mỏ Hạc. Bờ biển phía Đông, bãi trú phía Nam được viền xanh bằng các loại cây chắn gió, chắn sóng xanh rờn dịu dàng, duyên dáng. Địa hình và địa mạo Cẩm Nhượng nay đã khác xa nhất là phần đất gần cửa lạch còn lại tựa như gót chân đầy vết sẹo khi bồi khi lở mất vẻ duyên dáng, quyến rũ và mộng ảo. Tuy nhiên, tạo hóa vẫn còn hết sức ưu đãi với Cẩm Nhượng, Cẩm Nhượng vẫn đẹp bởi sông nước quanh co trời biển bao la, núi non ôm ấp luôn có sức cuốn hút với du khách bạn bè lui tới quanh năm. Núi Thiên Cầm (còn gọi là núi Cùm, núi Gùm) gắn liền với Cẩm Nhượng với nhiều dấu tích thăng trầm của chiến sự một thời. Núi không cao lắm (108m), chỉ mấy triền núi gắn kết đẹp và gọn, chân núi chuồi xuống biển bằng các giàn đá, các lớp chồng lên nhau như bàn tay của tạo hóa sắp xếp. Núi Tượng Lĩnh (còn gọi là Tượng Sơn, núi Voi) là một ưu đãi mà thiên 9
  • 10. nhiên ban tặng cho Cẩm Nhượng. Nhìn về Tượng Lĩnh, các triền núi tựa đàn voi khổng lồ đang dần dà thư thả bước dần xuống biển. Cách bờ biển gần 4 hải lý, hòn Én như cái bao trầu của người khổng lồ ném lại trên đường đi. Gần bờ hơn là: "Đảo Bơơc lô nhô sóng bủa dài" được xem là bức bình phong chắn gió, sóng biển để cho thuyền bè neo đậu khi gặp bão tố. Tất cả tạo nên một quanh cảnh rất hùng vĩ. Cẩm Nhượng có hệ thống sông Lạc Giang được hợp lưu bởi hai con sông là sông Hội và sông Rác. Người ta ví sông như cô gái có duyên nhưng rất "đỏng đảnh" và hay chuyển hướng thậm chí trong ngày. Vì vậy, tàu thuyền ra vào luôn đòi hỏi phải là người am thủy thạo luồng. Nói tới tự nhiên Cẩm Nhượng, chúng ta không thể không nhắc tới biển. Biển Cẩm Nhượng vừa là cửa lạch vừa là bãi ngang từ bãi biển trở ra có cồn rạn đá ngầm. Bờ biển Cẩm Nhượng là vùng đất bào mòn của biển, nhìn chung thoai thoải. Đất ở bờ biển Cẩm Nhượng, từ cửa lạch đổ ra các hướng với những hố lồi lõm không ổn định và pha chất bùn lẫn đất cát.. Biển Cẩm Nhượng, cứ 5 hay 6 tiếng nước biển đã thay đổi, 15 ngày thì con nước sinh một lần. Riêng tháng 2 và tháng 8 trong tháng có 3 con nước sinh nên đòi hỏi ngư dân đánh bắt phải phán đoán kỹ càng để đánh cá. Đất đai Cẩm Nhượng phần nhiều là đất cát, đất mặn. Diện tích đất tự nhiên hiện có là 277,13 ha, trong đó có 13 ha đất nghĩa trang, còn lại là đất ở và xây dựng các công trình công cộng. Cẩm Nhượng giáp biển gần sông nên được xem là vùng tiểu khí hậu của vùng nam Cẩm Xuyên khác hẳn các vùng khác của Hà Tĩnh 1.1.3.2. Điều kiện kinh tế Là một xã thuộc địa hình ven biển, được thiên nhiên ưu đãi cho một nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú cho nên từ gần ngàn năm nay cư 10
  • 11. dân ở đây sinh sống chủ yếu với ngành nghề đánh bắt cá. Nghề cá ở Cẩm Nhượng không những đem lại nguồn thu chính cho cư dân nơi đây mà còn nảy sinh và nuôi dưỡng những nghề thủ công khác như nghề chế biến hải sản, nghề làm nước mắm… không những thế còn tạo ra những điều kiện cần thiết cho các dịch vụ thương nghiệp, buôn bán phát triển 1.2. Yếu tố văn hóa vùng Cửa Nhượng Từ bao đời nay con người hội tụ trên vùng đất Cẩm Nhượng - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh này, cùng làm ăn, tranh đấu sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đồng thời du nhập sáng tạo ra văn hóa nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần. Trong kho tàng văn hóa ấy song song với văn hóa bác học và trước cả văn hóa bác học là nguồn văn hóa dân gian hết sức dồi dào và mang đậm sắc thái riêng. Nguồn "văn hóa mẹ, văn hóa gốc" ấy liên tục phát triển, ngày càng giàu có với "vốn tự tạo" và "vốn du nhập" được giữ gìn và lưu truyền qua cửa miệng, thường xuyên được trau chuốt thêm, bổ sung thêm, "nhân bản" nhiều thêm. Đến nay, dẫu phần lớn đã rơi rụng, mất mát nhưng nguồn vốn ấy vẫn khá phong phú và đặc sắc bao gồm những tri thức dân gian, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán và các hoạt động văn hóa khác trong dân gian. 1.2.1. Tri thức dân gian 1.2.1.1. Tri thức dân gian về thời tiết, thiên văn Thời tiết, thiên văn là yếu tố rất được cư dân ở Cửa Nhượng quan tâm bởi ngành sản xuất chính của cư dân nơi đây là nghề biển, yếu tố thời tiết, thiên văn có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh tồn của họ vì vậy những dự báo được nhân dân đúc kết thành ngạn ngữ hò vè dễ nhớ, dễ thuộc lan truyền từ đời này sang đời khác . 1.2.1.2. Tri thức dân gian về phương thức đánh bắt cá 11 4130804
  • 12. Để có thể đánh bắt được nhiều cá ngư dân nơi đây đã có những phương thức đánh bắt rất hay được truyền từ đời này qua đời khác. Trước hết phải tạo nơi ngụ cư cho cá bằng cách dựng lên các rạo giữa biển để cá tập trung lại một chỗ giúp việc đánh bắt dễ dàng hơn. Ngoài ra để có thể đánh bắt hải sản người ta còn dựa vào rất nhiều kinh nghiệm do quan sát và đúc rút ra như vùng nào có nhiều con mực mất đầu nổi lên thì người ta không đánh lưới ở đó vì ở dưới sâu có con cá He (cá Heo) đã đẩy cá đi hết. Khi gặp dòng nước nhiều rong tảo, có màu sắc rất độc thì phải tránh. Người ta cũng nhìn vào màu nước để tính độ nông sâu của nước: Xanh lơ (gần bờ), xanh đậm vừa (Độ xa 30 - 40m), xanh đậm tím (Độ sâu trên 50 m xa bờ) hay như mùa chim yến về thì biển động nên đi biển không tốt… 1.2.1.3. Tri thức dân gian về y dược, triết lý và kinh nghiệm ứng xử Ngày xưa khi mà y học chưa phát triển, các cụ thường chữa bệnh bằng các vị thuốc Nam hái từ rừng núi hay những vị thuốc có sẵn trong vườn nhà và đúc kết thành những ca từ. Dân làng Nhượng rất giàu truyền thống nên cũng rất coi trong đạo lý làm người, cách ứng xử giữa người với người và họ đã đúc kết lại truyền cho con cháu. 1.2.2. Kinh nghiệm, phong tục tập quán trong lao động biển Người dân Cẩm Nhượng sinh sống bằng nhiều nghề nhưng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu nghề nghiệp của họ vẫn là nghề biển. Nghề nghiệp gì cũng đòi hỏi người lao động tính cần cù, sức khỏe và kinh nghiệm. Đặc biệt là những người dân chài thì yêu cầu với người lao động càng cao hơn đặc biệt là lòng dũng cảm và kinh nghiệm bởi dù bắt con tôm, con tép ở gần bờ cũng phải ngâm mình xuống nước, phải lội trên bùn lầy. Còn khi đánh bắt ở ngoài khơi xa nước sâu, sóng gió cá dữ lại còn phải chống chọi với bão tố bất kì. Có thể nói nghề biển là một trong những nghề có điều kiện lao động 12 - Tải bản FULL (FILE WORD 30 trang): https://bit.ly/350CtXl - Dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
  • 13. khắc nghiệt bị phụ thuộc phần lớn vào sự may rủi của thời tiết. Chính sự nghiệt ngã của biển cả càng làm cho những người vạn chài nơi đây rất tin vào các yếu tố tâm linh. Vì vậy, những kinh nghiệm, những phong tục tập quán là một trong những yếu tố quan trong tạo nên yếu tố tâm lý vững vàng cho họ mỗi lần ra khơi. Vì thế họ có những tục lệ kiêng kị rất kĩ càng và xem đó như là những điều linh thiêng làm cho họ an tâm, vững dạ hơn bởi "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành". 1.2.3. Tôn giáo - tín ngưỡng 1.2.3.1. Tôn giáo - Phật giáo Phật giáo trước hết và chủ yếu là một triết lý nhân sinh về thân phận con người, nỗi đau khổ của kiếp người và những cố gắng đi tìm để giải thoát khỏi nỗi thống khổ. Trong tâm thức và trái tim người bình dân Việt, giữa bể khổ trầm luân, ít ra còn có một đức Phật, một Ông Bụt, hay một Bồ Tát Quân Âm từ bi hỉ xả giúp đỡ và an ủi chúng sinh, để con người còn có một lý do tồn tại và đứng vững trong cuộc sống. Vì vậy, sức lan tỏa của Phật giáo ngay từ những ngày đầu vào Việt Nam đã rất rộng và được người dân đón nhận một cách tự nhiên. Cẩm Nhượng cũng không nằm ngoài cái tự nhiên đó với gian thờ chính là chùa làng (Chùa Yên Lạc). - Thiên Chúa giáo Người dân Nhượng Bạn theo đạo Thiên Chúa chiếm tỷ lệ khá ít so với tổng số dân trong làng. Số giáo dân là 1299 người so với 10410 dân. Họ có một nhà thờ ở xóm Vạn Lợi (cũng là nhà thờ xứ). Quan thầy là Thánh Phêrô. Đây là một nhà thờ với dáng vẻ đồ sộ, hiện đại, có thể coi nhà thờ giáo xứ Nhượng Bạn vào loại to đẹp trong tỉnh. 13
  • 14. 1.2.3.2. Tín ngưỡng - Tục thờ tổ tiên Cúng Tổ tiên không chỉ là phong tục mà là Đạo Việt. Đạo trước hết là đạo lý, con cháu phải ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà cha mẹ, phải tôn kính, phụng dưỡng khi các vị đang sống, phải hương khói, thờ phụng khi các vị quy tiên. Đó là đạo Hiếu. - Thờ những người có công xây dựng xóm làng Cũng như thờ phụng tổ tiên, thờ những người có công xây dựng, phát triển xóm làng là một mỹ tục của cư dân Cẩm Nhượng, biểu hiện lòng tôn kính và biết ơn của người sau với những người đi trước đã có công tài bồi gây dựng cho mình.Ở Cẩm Nhượng thờ cúng 8 vị danh thần - Thành hoàng làng và đều tập trung tại đền Cả do các nơi thờ phụng xưa kia bị chiến tranh, lũ lụt tàn phá. - Thờ Cá voi (Cá Ông) Việc thờ cúng thần Cá Voi, đã trở thành phong tục tín ngưỡng của ngư dân vùng biển nơi đây. Họ đã lập miếu thờ Cá) và tổ chức ngày giỗ cho các "vị" rất trang trọng, tôn nghiêm. Miếu được xây dựng ở một địa thế rất đẹp ngay gần biển và mặt quay ra hướng biển .Trong khuôn viên Miếu còn có cả một nghĩa địa cá Ông rất rộng (110 mộ) và được cư dân thờ cúng rất cẩn thận. Nghĩa địa là nơi lưu giữ Ngọc cốt của Ngài khác với các vùng biển khác Ngọc cốt của Ngài thường được lưu giữ ở trong hậu tẩm của Miếu thờ. Việc hình thành một nghĩa địa cá Voi rộng và quy mô như vậy là điều đặc biệt của vùng biển nơi đây. 14 - Tải bản FULL (FILE WORD 30 trang): https://bit.ly/350CtXl - Dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
  • 15. 1.3. Nguồn gốc lễ hội cầu Ngư Lễ hội cầu Ngư là một loại hình lễ hội dân gian gắn liền với cuộc sống của ngư dân miền ven biển duyên hải miền Trung và Nam Bộ. Lễ hội là một trong những sinh hoạt văn hóa mang đậm yếu tố tâm linh của ngư dân các vùng cửa biển. Có thể nói nguồn gốc sâu xa của lễ hội cầu Ngư chính là tín ngưỡng thờ cá Ông (cá Voi). Cá Voi đã trở thành một vị phúc thần trong đời sống tâm linh của cư dân ven biển, gắn với sự ấm no hưng thịnh của làng vạn chài. Những lúc cá Voi bị mắc cạn, ngư dân tìm mọi cách đưa "ông" về với biển. Khi ông "lụy" người dân tổ chức tang lễ, chôn cất tử tế như con cái làm đám cho cha mẹ. Người nào thấy trước hay vớt được ông lụy phải đứng ra chịu tang và người ấy được coi là con ông Nam Hải nên phải mặc đại tang, đội nùn rơm, thắt lưng dây chuối phải đứng cạnh bàn thờ để vái đáp lễ những người đến viếng. Cá Voi với người vốn gắn bó, nên khi cá sống được tôn kính, cá chết hiển linh thành Thánh, được ngư dân tôn làm thượng đẳng thần, xây lăng tẩm thờ cúng. Hàng năm, người dân vùng biển vẫn duy trì tục thờ cá Ông dưới hình thức tổ chức lễ hội nhằm cầu ba ý nguyện lớn: quốc thái dân an, đi biển bình an, cá đổ đầy khoang - tức là lễ hội cầu Ngư. Thông qua lễ cầu Ngư, ngư dân muốn bày tỏ niềm kính tín, chiêm tượng thần linh, đồng thời gửi gắm ước nguyện thiêng liêng là cầu mùa bội thu và cầu an cho vạn chài, cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng để ngư dân có một vụ mùa cá tôm đầy khoang, người người khỏe mạnh, nhà nhà sung túc. 15 4130804