SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
Download to read offline
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ ........................................................................................................ 6
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................... 6
1.1.1. THUYẾT TỰ DO THƯƠNG MẠI....................................................... 6
1.1.1.1. LÝ THUYẾT “BÀN TAY VÔ HÌNH” CỦA ADAM SMITH.... 6
1.1.1.2. LÝ THUYẾT “BÀN TAY HỮU HÌNH” CỦA JONH
MAYNARD KEYNES ..................................................................................... 8
1.1.1.3. LÝ THUYẾT “KINH TẾ HỖN HỢP” CỦA SAMUELSON ...... 9
1.1.2. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH TRONG THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ........................................................................................................11
1.1.2.1. CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG..............................................11
1.1.2.2. THUYẾT “LỢI ÍCH TUYỆT ĐỐI”CỦA ADAM SMITH (1723
– 1790).............................................................................................................12
1.1.2.3. TƯ TƯỞNG CỦA RICARDO (1772-1823) VỀ LỢI ÍCH SO
SÁNH..............................................................................................................12
1.1.2.4. ĐỊNH LÝ HECKSCHER - OHLIN...........................................13
1.1.3. LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN
CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN.....................................15
1.1.4. QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG QUỐC VỀ NGOẠI THƯƠNG
TRONG THỜI KỲ CẢI CÁCH VÀ MỞ CỬA............................18
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN..............................................................................19
1.2.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI THÚC ĐẨY QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC...........................19
1.2.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ...........................................................................19
1.2.1.2. KHÍ HẬU ....................................................................................20
1.2.1.3. TÀI NGUYÊN BIỂN..................................................................21
1
1.2.1.4. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN.................................................21
1.2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM - TRUNG QUỐC............................................................................ 22
1.2.2.1. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ......22
1.2.2.2. CHÍNH SÁCH MỞ CỬA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM............................................................................................24
1.2.2.3. CHÍNH SÁCH MỞ CỬA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CỦA TRUNG QUỐC .....................................................................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM –
TRUNG QUỐC .............................................................................................30
2.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG
HÓA GIỮA HAI NƯỚC. .............................................................................30
2.1.1. GIAI ĐOẠN TỪ 1991 - 1995: THỜI KỲ KHỞI ĐỘNG .............30
2.1.2. GIAI ĐOẠN TỪ 1996 – 2000: THỜI KỲ PHÁT TRIỂN ỔN
ĐỊNH .........................................................................................33
2.1.3. GIAI ĐOẠN TỪ 2001 ĐẾN NAY: THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ PHÁT
TRIỂN MẠNH MẼ.............................................................................37
2.2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA
HAI NƯỚC ....................................................................................................40
2.2.1. KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA .....................40
2.2.2. CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU.............................42
2.2.3. CHỦ THỂ THAM GIA XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA .......50
2.2.4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN..............................................52
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
HÀNG HÓA GIỮA HAI NƯỚC .........................................................52
2.3.1. NHỮNG THÀNH TỰU..............................................................53
2.3.2. NHỮNG HẠN CHẾ ...................................................................56
2.2.3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG HẠN CHẾ.....................60
2
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ HƯƠNG MẠI
HÀNG HÓA VIỆT NAM – TRUNG QUỐC..............................................65
3.1. BỐI CẢNH MỚI TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM –
TRUNG QUỐC .............................................................................................65
3.1.1. TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM ĐỀU LÀ THÀNH VIÊN CỦA
WTO ..........................................................................................65
3.1.2. TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM ĐỀU THAM GIA VÀO HỢP
TÁC KHU VỰC.........................................................................66
3.1.3. VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC THAM GIA HỢP TÁC KINH TẾ
VÙNG........................................................................................68
3.2. MỘT SỐ ĐIỀU CHỈNH VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH CỦA HAI
NƯỚC SAU KHI HAI NƯỚC GIA NHẬP WTO693.2.1. VỀ PHÍA
TRUNG QUỐC .....................................................................................69
3.2.2. VỀ PHÍA VIỆT NAM ................................................................71
3.3. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG
QUỐC.............................................................................................................73
3.3.1. NHỮNG NHÂN TỐ THUẬN LỢI THÚC ĐẨY QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI GIỮA HAI NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI...73
3.3.2. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG
QUỐC TRONG NHỮNG NĂM TỚI.................................................75
3.4. NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
HÀNG HÓA VIỆT NAM-TRUNG QUỐC ................................................79
3.4.1. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CHO
PHÙ HỢP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ, TẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ
CHO VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA HAI
NƯỚC .................................................................................................79
3.4.2. NÂNG CAO VAI TRÒ LÃNH ĐẠO ĐỊA PHƯƠNG CỦA HAI
NƯỚC........................................................................................81
3
3.4.3. NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA GIỮA VIỆT
NAM VỚI TRUNG QUỐC. ...............................................................82
3.4.4. THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH HỢP TÁC XÂY DỰNG “HAI HÀNH
LANG VÀ MỘT VÀNH ĐAI KINH TẾ”. ........................................86
3.4.5. TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI
TẠI CÁC CỬA KHẨU VÀ TRÊN TOÀN TUYẾN BIÊN GIỚI PHÍA
BẮC.....................................................................................................88
3.4.6. TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỢ BIÊN GIỚI VÀ
QUẢN LÝ VIỆC MUA BÁN, TRAO ĐỔI HÀNG HOÁ TẠI CÁC
CHỢ BIÊN GIỚI.................................................................................89
3.4.7. HOÀN THIỆN THỦ TỤC THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG Ở
KHU VỰC BIÊN GIỚI...............................................................90
3.4.8. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU VÀ
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI ........................................................................90
KẾT LUẬN....................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................94
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACFTA Khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AFTA Khu mậu dịch tự do Đông Nam Á
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương
ASEM Diễn đàn hợp tác Á- Âu
ADB Ngân hàng phát triển châu Á
C/O Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
EHP Chương trình thu hoạch sớm
FTAs Khu vực thương mại tự do
GMS Hợp tác tiểu vùng sông Mê kông mở rộng
L/C Thư tín dụng
RTAs Các thoả thuận thương mại khu vực
XNK Xuất nhập khẩu
VAT Thuế giá trị gia tăng
WTO Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
B¶ng 2.1: Kim ng¹ch xuÊt nhËp khÈu hµng hãa ViÖt Nam - Trung Quèc
thêi kú 1991-2007.....................................................................................................41
B¶ng 2.2: Mét sè mÆt hµng xuÊt khÈu chñ yÕu cña ViÖt Nam sang Trung
Quèc giai ®o¹n 1991-1995 .....................................................................................44
B¶ng 2.3 : Mét sè mÆt hµng xuÊt khÈu chñ yÕu cña ViÖt Nam sang Trung
Quèc giai ®o¹n 1996-2000 .....................................................................................45
B¶ng 2.4 : Mét sè mÆt hµng xuÊt khÈu chñ yÕu cña ViÖt Nam sang Trung
Quèc giai ®o¹n 2001-2007 .....................................................................................47
B¶ng 2.5: Mét sè mÆt hµng nhËp khÈu chñ yÕu cña ViÖt Nam tõ Trung
Quèc giai ®o¹n 1996-2000 .....................................................................................48
B¶ng 2.6: Mét sè mÆt hµng nhËp khÈu chñ yÕu cña ViÖt Nam tõ Trung
Quèc giai ®o¹n 2001 - 2007...................................................................................49
B¶ng 3.1: Dù b¸o kim ng¹ch xuÊt nhËp khÈu gi÷a hai n-íc giai ®o¹n 2007 - 201576
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hoá
(11/1991) đến nay, nhiều văn bản, hiệp định đã được ký kết giữa hai nước
như: Hiệp định thương mại (1991); Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật (1992);
Hiệp định về việc thành lập UỶ ban hợp tác kinh tế thương mại (1994); Hiệp
định mua bán hàng hoá tại vùng biên giới.v.v...đã tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy
quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển và đạt được một số thành tựu
quan trọng. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước ngày càng tăng. Năm
1991, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc đạt 37,7 triệu USD,
đến năm 2007 đạt 15.559 triệu USD, gấp 413 lần so năm 1991. Với nhịp độ
tăng kim ngạch xuất nhập khẩu nhanh chóng, Trung Quốc đang trở thành bạn
hàng lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với quá trình đẩy mạnh hợp tác song phương, việc tham gia vào
kinh tế toàn cầu và khu vực đã mở ra cho Việt nam và Trung Quốc nhiều cơ
hội, cụ thể là hệ thống pháp luật và chính sách thương mại ngày càng minh
bạch, thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng rào thuế quan đang dần được
dỡ bỏ giữa hai nước, hàng hoá trao đổi giữa hai nước ngày càng tăng về số
lượng và chất lượng, hệ thống cơ sở hạ tầng cũng đang được hai nước quan
tâm phát triển...Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế cũng đưa lại những
thách thức lớn trong quan hệ thương mại giữa hai nước, đó là cạnh tranh hàng
hoá của Việt nam với hàng hoá của các nước trong khu vực và hàng hoá của
Trung Quốc ngày càng diễn ra gay gắt. Chất lượng sản phẩm yêu cầu ngày
càng cao hơn...Bên cạnh đó, quan hệ thương mại giữa hai nước cũng còn
nhiều vấn đề phải tiếp tục giải quyết như: Thâm hụt thương mại của Việt Nam
với Trung Quốc quá lớn, khối lượng hàng hoá trao đổi chưa tương xứng với
tiềm năng vốn có của hai nước, tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại tại
khu vực biên giới có dấu hiệu gia tăng, ô nhiễm môi trường ở khu vực cửa
2
khẩu biên giới đang trở thành hiện tượng phổ biến, các doanh nghiệp Việt
Nam còn thụ động trong kinh doanh, chạy theo lợi ích ngắn hạn, dễ bị phụ
thuộc vào phía Trung Quốc, thương mại dịch vụ còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước…
Nhìn chung, quan hệ thương mại Việt Nam -Trung Quốc những năm qua
đã có sự phát triển vượt bậc và có vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ
hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới,
quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc còn phải được tiếp tục phát triển
lên tầm cao mới đáp ứng đòi hỏi của sự hợp tác toàn diện đã được lãnh đạo
hai nước thoả thuận, đồng thời đáp ứng yêu cầu của tiến trình Việt Nam hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Đề tài “Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc” được lựa chọn
nghiên cứu góp phần đáp ứng yêu cầu trình bày ở trên, nhằm tìm ra các giải
pháp chủ yếu làm cho quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc không
ngừng mở rộng và phát triển bền vững trong những năm tới.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
* Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Ở nước ngoài, đã có một số tài liệu nghiên cứu về các vấn đề có liên
quan đến quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc, cụ thể: Nhóm chuyên
gia về hợp tác kinh tế ASEAN-Trung Quốc (2001) đã nghiên cứu “tác động
của việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc đến lợi ích
thương mại của các nước tham gia” dựa trên mô hình phân tích thương mại
toàn cầu với giả định thuế suất giảm xuống bằng 0. Toh Mun Heng and
Vasudevan Gayathri (2004) đã nghiên cứu về “Tác động của tự do hoá
thương mại khu vực đối với các nền kinh tế mới nổi: trường hợp Việt Nam”
đăng tải trên Tạp chí ASEAN Economic Bulletin.
* Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở trong nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Trung Quốc và Việt
3
Nam dưới nhiều góc độ khác nhau như: Buôn bán qua biên giới Việt nam -
Trung quốc. Lịch sử -Hiện trạng - Triển vọng. TS. Nguyễn Minh Hằng -
Viện Nghiên cứu Trung Quốc; Một số vấn đề về phát triển thương mại quốc
tế vùng biên giới phía Bắc của TS. Nguyễn Công Hoàn - Trung tâm Khoa học
xã hội và nhân văn quốc gia; Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa
những lợi ích thương mại từ chương trình thu hoạch sớm trong khu vực mậu
dịch tự do ASEAN- Trung Quốc của Ths. Trịnh Thị Thanh Thuỷ-Viện Nghiên
cứu Thương mại; Đổi mới quản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu
trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc của TS. Lương Đăng
Ninh-Viện Nghiên cứu Thương mại; Tác động của việc Trung Quốc gia nhập
WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam của Ths. Đỗ Kim Chi-Viện
Nghiên cứu Thương mại.
Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào đánh giá một cách tổng quát
quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ 1991 đến nay, đồng thời đưa ra
các giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong
những năm tới, nhất là trong bối cảnh mới Việt Nam và Trung Quốc đều là
thành viên của WTO, ACFTA, GMS...
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển quan hệ thương mại hai nước.
- Đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ
1991 đến nay và đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động thương mại hàng hóa giữa hai nước.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận cơ bản về thương mại quốc tế để làm rõ cơ sở khoa
học phát triển quan hệ thương mai hai nước.
- Nghiên cứu bối cảnh mới trong nước và quốc tế tác động tới quan hệ
thương mại hai nước.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa Việt
4
Nam-Trung Quốc.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hóa
Việt Nam-Trung Quốc.
- Đưa ra triển vọng phát triển quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam-
Trung Quốc trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc dưới góc độ
kinh tế chính trị.
- Nghiên cứu các giải pháp khắc phục những tồn tại trong quan hệ
thương mại giữa hai nước hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một trong bốn lĩnh vực
chính chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại là thương mại hàng hoá (xuất
nhập khẩu hàng hoá). Các lĩnh vực khác như: Thương mại dịch vụ, đầu tư, sở
hữu trí tuệ chỉ đề cập đến dưới góc độ có liên quan và hỗ trợ cho hoạt động
thương mại hàng hoá.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại hàng
hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1991 đến nay và triển vọng của nó.
- Về không gian: Hoạt động XNK hàng hoá giữa các doanh nghiệp
Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu:
* Chọn cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Đứng từ góc độ Việt Nam đánh
giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc qua từng giai
đoạn lịch sử chịu ảnh hưởng của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội...trên
quốc tế và mỗi nước.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Đề tài sử dụng các phương pháp cơ bản được áp dụng trong nghiên cứu
kinh tế là phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng.
- Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn ở Trung Quốc.
5
- Sử dụng phương pháp thống kê.
- Kết hợp mô hình phân tích, so sánh và dự báo kinh tế.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
* Đóng góp mới trong khoa học: Đề tài chỉ ra những lợi ích mà các nước
thu được khi tham gia vào thương mại quốc tế, những ưu thế nổi trội của quan
hệ hợp tác khu vực hiện nay, là cơ sở cho việc tăng cường quan hệ thương
mại Việt Nam-Trung Quốc hiện nay và trong thời gian tới.
* Đóng góp mới trong thực tiễn: Trên cơ sở phân tích quan hệ thương
mại Việt Nam - Trung Quốc hiện nay. Đề tài đưa ra một số vấn đề gợi mở cho
Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước.
7. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thương mại quốc tế
Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc từ
1991 đến nay
Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-
Trung Quốc
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Thuyết tự do thương mại
Ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, thuyết Tự do thương mại phát
triển thịnh hành vào thế kỷ XIX trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất tại Tây Âu và Bắc Mỹ. Đây là thời kỳ chủ nghĩa tư bản bắt đầu
bành trướng kinh tế ra bên ngoài, tăng cường khai thác thuộc địa và trao đổi
thương mại giữa các nước tư bản với nhau. Vào cuối thế kỷ XVIII, nhờ cuộc
cách mạng công nghiệp và kết quả tích lũy tư bản ở giai đoạn trước qua chính
sách Trọng thương, nước Anh đã xây dựng được một nền công nghiệp có khả
năng cạnh tranh cao hơn so với hai đối thủ chính là Pháp và Phổ. Thị trường
Anh và các nước thuộc địa không đủ sức tiêu thụ hàng hóa của Anh đang trên
đà cất cánh và cũng không đáp ứng được nhu cầu về nguyên, nhiên liệu và
lương thực cần thiết, do đó Anh phải ra sức tìm kiếm thị trường mới. Sự ra
đời của thuyết Tự do thương mại đã hỗ trợ cho việc mở rộng thị trường quốc
tế của Anh. Bắt đầu từ Anh, chủ nghĩa Tự do thương mại dần dần lan sang
các nước Tây Âu như Hà Lan, Pháp, Đức. Tuy nhiên, mức độ áp dụng những
quan điểm này ở các nước, ở các thời kỳ lịch sử có khác nhau và đưa lại các
kết quả cũng khác nhau. Trong đó có học thuyết của Adam Smith với lý
thuyết về “Bàn tay vô hình”; học thuyết của Keynes với lý thuyết “Bàn tay
hữu hình” và học thuyết của trường phái chính hiện đại “Kinh tế hỗn hợp” của
Samuelson.
1.1.1.1. Lý thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith
Lý thuyết về “Bàn tay vô hình” của Adam Smith có ảnh hưởng rất sâu
rộng và khá bền vững đến đời sống lý luận và chính sách kinh tế ở nhiều nước
trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây vào cuối thế kỷ XVII đến đầu
những năm 30 của thế kỷ XX. Smith đưa ra lý thuyết này trong tác phẩm lớn
7
nhất của mình “Nguồn gốc của cải của các dân tộc hay gọi là sự giàu có của
các dân tộc”, công bố đầu tiên vào năm 1776.
Với tư tưởng tự do kinh tế, Adam Smith cho rằng, xã hội là sự liên minh
những quan hệ trao đổi. Chỉ có trao đổi và thông qua việc thực hiện những
quan hệ trao đổi thì nhu cầu của con người mới được thỏa mãn. “Hãy đưa cho
tôi cái mà tôi cần, tôi sẽ đưa cho anh cái mà anh cần”[21, tr.38]. Khi tiến hành
trao đổi sản phẩm lao động của nhau cho nhau thì con người bị chi phối bởi
lợi ích cá nhân của mình. Mỗi người chỉ biết tư lợi và chạy theo tư lợi. Nhưng
khi chạy theo tư lợi thì con người tham gia vào hoạt động kinh tế còn chịu sự
tác động của “bàn tay vô hình”. Với sự tác động này, con người tham gia vào
hoạt động kinh tế vừa chạy theo tư lợi lại vừa đồng thời thực hiện một nhiệm
vụ không nằm trong dự kiến đó là đáp ứng lợi ích chung của xã hội. [21,
tr.39]
Theo A. Smith, “Bàn tay vô hình” đó là sự hoạt động của các quy luật
kinh tế khách quan hay là một “trật tự tự nhiên”. Để có sự hoạt động của trật
tự tự nhiên này thì cần phải có sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa
và trao đổi hàng hóa. Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế,
tự do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do mậu dịch. Trên cơ sở đó hình
thành mối quan hệ giữa người với người là phụ thuộc vào nhau. Trong xã hội
với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, người ta luôn luôn có
quan hệ kinh tế với nhau.
A. Smith đề cao vai trò của “bàn tay vô hình” và cho rằng, hoạt động
sản xuất và lưu thông hàng hóa được phát triển theo sự điều tiết của bàn tay
vô hình. Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế mà chỉ có thể thực hiện
những chức năng kinh tế khi mà chức năng đó vượt quá khả năng của các
đơn vị kinh doanh đơn lẻ. Ví dụ: xây dựng các công trình lớn, làm đường,
thủy lợi...Còn trong điều kiện bình thường, nhiệm vụ của nhà nước là duy
trì trật tự trị an, bảo vệ tổ quốc...để tạo ra một sự ổn định, để các tư nhân
hoạt động kinh tế.
8
1.1.1.2. Lý thuyết “Bàn tay hữu hình” của Jonh Maynard Keynes
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản lâm vào khủng
hoảng kinh tế nghiêm trọng, thất nghiệp diễn ra thường xuyên. Điển hình là
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 hay còn gọi khủng hoảng thừa.
Để giúp cho hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa lấy lại trạng thái cân bằng, đi
ra khỏi tình trạng khủng hoảng, suy thoái và tiếp tục phát triển. Học thuyết
kinh tế “Chủ nghĩa tư bản được điều tiết” xuất hiện. Người sáng lập ra nó là
Jonh Maynard Keynes, nhà kinh tế người Anh, ông sinh năm 1884 và mất
năm 1946.
Khi nghiên cứu về tự do thương mại, Keynes cho rằng, nếu một nước
dựa vào lí luận truyền thống mà tiến hành tự do thương mại, thì có thể giành
được lợi ích trong việc thực hiện sản xuất chuyên môn hóa các ngành tương
đối ưu thế, nhưng nếu bỏ mất hoặc thu hẹp sản xuất các ngành tương đối ưu
thế, thì sẽ dẫn đến vấn đề thất nghiệp ngày càng trầm trọng. Ông còn cho
rằng, gia tăng xuất siêu là biện pháp trực tiếp duy nhất mà chính phủ có thể
gia tăng đầu tư nước ngoài. Đồng thời, nếu xuất siêu kim loại quý sẽ chảy về
trong nước, đó là biện pháp gián tiếp duy nhất để chính phủ có thể giảm lãi
suất trong nước, tăng thêm động cơ đầu tư trong nước. Mở rộng xuất khẩu tức
là gia tăng nhu cầu của nước ngoài đối với trong nước, có tác dụng “rót vào”
giống như tăng thêm đầu tư và sẽ thúc đẩy tổng thu nhập quốc dân tăng lên
gấp bội thông qua hiệu ứng thừa số đầu tư. Việc mở rộng nhập khẩu có nghĩa
là gia tăng dùng hàng nhập ngoại, điều đó có tác dụng “chảy ra”, giống như
tăng thêm để dành, làm yếu đi tác dụng của thừa số đầu tư, làm giảm thu nhập
quốc dân. Dựa vào lí do trên, Keynes ra sức tán thành xuất siêu, phản đối
nhập siêu. Ông chủ trương mở rộng xuất khẩu bằng mọi cách, đồng thời nhờ
sự giúp đỡ của việc bảo vệ thuế quan và khuyến khích “mua hàng của Anh”
để hạn chế nhập siêu [16, tr.1338 -1339]. Keynes cho rằng, để đảm bảo sự cân
bằng của nền kinh tế thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự phát mà phải
bằng sự can thiệp của nhà nước, từ đó Keynes đã đưa ra lý thuyết về bàn tay
9
hữu hình. Theo thuyết đó, thông qua những hỗ trợ của nhà nước như là những
biện pháp để duy trì cầu đầu tư, thông qua hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ từ ngân sách
nhà nước, thông qua hệ thống các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống thu
mua của nhà nước... để tạo ra sự ổn định về môi trường kinh doanh, ổn định
thị trường, ổn định về lợi nhuận cho các công ty.
Lý thuyết của Keynes đã được nhiều nước áp dụng, đặc biệt từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Nhưng đến đầu những
năm 70, nền kinh tế phương Tây liên tục xuất hiện tình trạng lạm phát,
nguyên nhân chính là do chính phủ các nước phương Tây đã quá chú trọng,
đề cao vai trò của nhà nước trong nền kinh tế.
1.1.1.3. Lý thuyết “Kinh tế hỗn hợp” của Samuelson
Samuelson là nhà kinh tế Mỹ, năm 1948, ông đã cho xuất bản bộ giáo
trình Kinh tế học. Trong bộ giáo trình này, Samuelson đã đề cập đến lý thuyết
“Kinh tế hỗn hợp”. Nếu các nhà kinh tế học phái cổ điển và cổ điển mới say
sưa với “bàn tay vô hình” và “thăng bằng tổng quát”, trường phải Keynes và
Keynes mới say sưa với “bàn tay hữu hình”, thì Samuelson chủ trương phát
triển kinh tế phải dựa vào cả “hai bàn tay” là cơ chế thị trường và nhà nước.
Khi bàn về cơ chế thị trường, Samuelson cho rằng, cơ chế thị trường là
hình thức tổ chức kinh tế, trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh
doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm: Sản
xuất cái gì? Sản xuất thế nào? Và sản xuất cho ai [21, tr.166].
Cơ chế thị trường mang nặng yếu tố tự phát, nhưng không phải là một sự
hỗn độn, mà là trật tự kinh tế có tính quy luật. Trật tự này có nhiệm vụ kết nối
các kết giao kinh tế của hàng triệu cá nhân với nhau. Để thực hiện được
nhiệm vụ này, ông cho đó là sức mạnh của thị trường.
Thị trường là một quá trình mà trong đó người mua và người bán một
thứ hàng hóa tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và sản lượng hàng
hóa.
Thông qua sự vận động của giá cả trên thị trường mà các nhà kinh doanh
10
tự định hướng cho mình trong việc giải quyết các vấn đề sản xuất cái gì? như
thế nào? cho ai? Người tiêu dùng cũng thông qua sự vận động của giá cả mà
đưa ra những quyết định lựa chọn.
Theo quan điểm của Samuelson, nền kinh tế vận động theo cơ chế thị
trường sẽ cho nó đạt được những thành tựu to lớn về tăng trưởng và phát
triển, thỏa mãn nhu cầu. Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng có những khuyết
tật, đó là khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, phân hóa giàu nghèo, độc quyền
trong kinh doanh, sử dụng tài nguyên một cách bừa bãi...
Khi nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường,
Samuelson cho rằng, nhà nước nên tập trung vào 4 chức năng sau: (1) Thiết
lập khuôn khổ pháp luật, yêu cầu cả Chính phủ, doanh nghiệp, người tiêu
dùng phải tuân theo. (2) Sửa chữa những thất bại của thị trường, đó là bảo vệ
cạnh tranh và chống độc quyền. Hạn chế và ngăn ngừa những ảnh hưởng bên
ngoài dẫn đến tính không hiệu quả của hoạt động kinh tế thị trường. Sản xuất
và kinh doanh hàng hóa công cộng. Đánh thuế thu nhập cá nhân và thu nhập
doanh nghiệp. (3) Ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách Chính phủ phải ban hành
những chính sách kinh tế thích ứng với từng giai đoạn của chu kì thông qua
những quyền lực về tài chính, tiền tệ của nhà nước. (4) Đảm bảo sự công bằng
xã hội thông qua các khoản hỗ trợ của nhà nước, thông qua các quỹ bảo hiểm,
phúc lợi. Theo Samuelson, việc đưa ra những chính sách và phương án lựa
chọn của nhà nước không phải lúc nào cũng đúng. Vì vậy, vai trò của nhà
nước trong nền kinh tế thị trường cũng có những giới hạn.
Để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường và khắc
phục những giới hạn trong vai trò của nhà nước, theo Samuelson phải kết
hợp cả cơ chế thị trường và vai trò nhà nước trong điều hành nền kinh tế
hiện đại, hình thành nên một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó có cả cơ chế thị
trường và nhà nước.
Mô hình “Kinh tế hỗn hợp” đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống lý
11
luận và đời sống kinh tế của hầu hết các nước TBCN. Ảnh hưởng của lý
thuyết này cho đến nay còn được lan rộng đến các nhóm nước đang phát triển
trong quá trình điều chỉnh mô hình phát triển sang quĩ đạo kinh tế thị trường.
1.1.2. Lý thuyết về lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế
1.1.2.1. Chủ nghĩa Trọng thương
Chủ nghĩa Trọng thương là trường phái kinh tế lớn đầu tiên của lịch sử
nhân loại, nó ra đời ở giữa thế kỷ XV, khi đó phương thức sản xuất phong
kiến tan rã, phương thức sản xuất TBCN ra đời. Tư tưởng chính của chủ
nghĩa Trọng thương là:
- Một quốc gia muốn phát triển kinh tế thịnh vượng phải gia tăng khối
lượng tiền tệ. Theo họ, tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản của của cải, hàng hóa chỉ
là phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ [21, tr.15]
- Muốn gia tăng khối lượng tiền tệ phải phát triển ngoại thương và trong
hoạt động ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu, tăng xuất khẩu,
hạn chế nhập khẩu.
- Theo chủ nghĩa Trọng thương, lợi nhuận đạt được trong buôn bán là kết
quả của trao đổi không ngang giá và lường gạt. Trong trao đổi phải có một
bên thua và một bên được và trong thương mại quốc tế thì “dân tộc này làm
giàu bằng cách hi sinh lợi ích của dân tộc kia” [21, tr.16]
Những người theo học thuyết Trọng thương kêu gọi nhà nước phải can
thiệp sâu vào hoạt động kinh tế như: Lập hàng rào thuế quan để bảo hộ mậu
dịch; miễn thuế nhập khẩu cho các loại nguyên liệu phục vụ cho sản xuất;
cấm xuất khẩu tài nguyên thô (sắt, thép, sợi, lông cừu…), nâng đỡ hoạt động
xuất khẩu như thực hiện tài trợ xuất khẩu, duy trì quota và đánh thuế suất
nhập khẩu cao đối với nhập khẩu hàng tiêu dùng để duy trì hiện tượng xuất
siêu trong hoạt động thương mại quốc tế.
Có thể nói, chủ nghĩa Trọng thương là những học thuyết kinh tế đầu tiên
mở đường cho việc nghiên cứu hiện tượng và lợi ích của thương mại quốc tế.
12
1.1.2.2. Thuyết “lợi ích tuyệt đối”của Adam Smith (1723 – 1790)
Trong tác phẩm “Sự giàu có của các dân tộc”, năm 1776, A. Smith đã
đưa ra thuyết “lợi ích tuyệt đối”. Học thuyết này đã lấy sự khác biệt tuyệt đối
của giá thành sản xuất các nước là cơ sở tiến hành phân công chuyên môn hóa
quốc tế, đồng thời thông qua mậu dịch tự do để thu được lợi ích kinh tế.
Adam Smith cho rằng: một nước phải sản xuất những sản phẩm sở trường
nhất của nước mình, tức là những sản phẩm mà giá thành sản xuất tuyệt đối
rẻ, rồi dùng những sản phẩm này trao đổi với các nước khác, đem về những
sản phẩm không phải sở trường sản xuất của mình nhất, tức là những sản
phẩm mà giá thành sản xuất cao. Kiểu phân công quốc tế này sẽ làm hai nước
tiết kiệm được nhiều lao động, nâng cao hiệu suất bố trí sắp xếp tài nguyên
sản xuất, từ đó thu được một số lượng hàng hóa nhiều hơn là trong điều kiện
đóng cửa giữ mình, tức là thu được lợi ích tuyệt đối của mậu dịch [16,
tr.1318].
Như vậy, thuyết “lợi ích tuyệt đối” của Adam Smith lấy thuyết giá trị lao
động làm cơ sở, có quan điểm khác với chủ nghĩa trọng thương về mậu dịch
quốc tế chỉ có thể làm một bên nào đó có được lợi ích mậu dịch. Tuy nhiên,
hạn chế của thuyết này chưa giải thích được hiện tượng: Một nước có mọi lợi
thế hơn hẳn các nước khác hoặc những nước không có lợi thế tuyệt đối nào cả
thì chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế là ở đâu? Thương mại quốc tế
có xảy ra ở những nước này không và xảy ra như thế nào [14, tr.10].
1.1.2.3. Tư tưởng của Ricardo (1772-1823) về lợi ích so sánh
David Ricardo là nhà kinh tế duy vật người Anh gốc Do Thái, năm 1817
Ricardo cho xuất bản tác phẩm với nhan đề “Những nguyên lý kinh tế chính
trị và thuế”, trong đó ông đưa ra quan điểm mậu dịch quốc tế trên cơ sở thuyết
lợi ích tuyệt đối của Adam Smith, dựa theo sự khác biệt tương đối của giá
thành sản xuất mà thực hiện phân công chuyên môn hóa quốc tế. Ricardo cho
rằng: nếu trình độ sức sản xuất của hai nước không bằng nhau thì giá thành
lao động của bất kì loại sản phẩm nào mà nước A sản xuất đều thấp hơn nước
13
B, nước A ở vào ưu thế tuyệt đối, còn nước B ở vào thế kém tuyệt đối, giữa
hai nước vẫn còn tồn tại khả năng phân công quốc tế và buôn bán cùng có lợi.
Vì khoảng cách về năng suất lao động của hai nước không phải bằng nhau
trong bất cứ hàng hóa nào. Nước A ở vào ưu thế tuyệt đối không nhất thiết
phải sản xuất tất cả mọi hàng hóa, mà chỉ phải sản xuất hàng hóa có ưu thế
lớn nhất. Trái lại, nước B ở vào thế kém tuyệt đối cũng không nhất thiết phải
ngừng sản xuất tất cả những hàng hóa này, mà chỉ phải ngừng sản xuất những
hàng hoá kém thế nhất. Như vậy, hai nước A và B mỗi nước tự sản xuất hàng
hóa mà giá thành so sánh tương đối có lợi, thông qua mậu dịch quốc tế, trao
đổi với nhau, hai nước đều tiết kiệm được lao động và cùng có lợi.
Thuyết “lợi ích so sánh” của Ricardo là sự phát triển và bổ sung lí luận
mậu dịch quốc tế của Adam Smith. Với thuyết lợi ích so sánh, Ricardo chủ
yếu dựa vào lý luận giá trị lao động, với giả định lao động là yếu tố đầu vào
duy nhất để sản xuất ra sản phẩm. Nhưng trong thực tế, để sản xuất ra sản
phẩm ngoài yếu tố lao động còn có các yếu tố khác như: vốn, kỹ thuật, đất đai
.v.v... Do vậy, lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo chưa giải quyết
được một cách rõ ràng nguồn gốc của thương mại quốc tế trong nền kinh tế
hiện đại.
1.1.2.4. Định lý Heckscher - Ohlin
Định lý Heckscher – Ohlin là do nhà kinh tế học Thuỵ Điển E.Heckscher
(1897-1952) và B.Ohlin (1899 – 1979) nêu ra đầu tiên, định lý này còn gọi là
lí luận nguồn tài nguyên sẵn có hoặc thuyết yếu tố có sẵn. Lí luận này lấy sự
khác biệt quốc tế của yếu tố sản xuất có sẵn để giải thích nguyên nhân phân
công quốc tế và bố cục mậu dịch quốc tế. Để giải thích vấn đề khác biệt của
giá thành so sánh giữa hai nước trong học thuyết của Ricardo, Heckscher chỉ
ra rằng: nếu cả hai nước đều có yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động) và
lượng phân bổ giống nhau, trình độ kỹ thuật của các ngành sản xuất như nhau,
khi không xem xét đến giá thành vận chuyển, thì mậu dịch quốc tế sẽ vừa
không mang lại lợi ích cho một nước nào trong đó, vừa không mang lại tổn
14
thất cho một nước nào khác. Vì vậy, điều kiện tiền đề của việc tồn tại khác
nhau về giá thành so sánh và dẫn đến mậu dịch quốc tế là: 1) Hai nước tồn tại
số lượng và lượng phân bổ yếu tố sản xuất khác nhau. 2) Tỉ lệ yếu tố sản xuất
mà hai nước sử dụng để sản xuất cùng một loại hàng hóa cũng không giống
nhau. Ohlin kế thừa truyền thống phân tích cân bằng thông thường của trường
phái Thụy Điển, tiếp thu luận điển của Heckscher và đã nghiên cứu một cách
sáng tạo trong “Mậu dịch khu vực và quốc tế” (1993), trình bày rõ tài nguyên
sẵn có của các nước khác nhau tức tình hình cung cấp yếu tố sản xuất khác
nhau là nguyên nhân cơ bản sản sinh mậu dịch quốc tế. Do lí luận mậu dịch
quốc tế của ông kế thừa của Heckscher nên được giới mậu dịch quốc tế gọi là
“định lý Heckscher và Ohlin” [16. tr.1322].
Định lý Heckcher-Ohlin cho rằng: sự phát triển của mậu dịch quốc tế lấy
sự khác nhau về sự sẵn có tương đối của yếu tố sản xuất các nước làm cơ sở,
một nước có loại yếu tố sản xuất tương đối dồi dào nào đó, trong trường hợp
nhu cầu giả định không thay đổi, giá cả của yếu tố này tất nhiên là tương đối
rẻ, nước đó sẽ có thể sản xuất những sản phẩm đòi hỏi sử dụng một số lượng
lớn yếu tố giá rẻ loại này, từ đó có ưu thế giá thành so sánh về mặt sản xuất
sản phẩm đó. Vì vậy, một nước phải xuất khẩu những sản phẩm trong sản
xuất tập trung sử dụng những yếu tố sản xuất tương đối phong phú của mình,
nhập khẩu những sản phẩm trong sản xuất tập trung sử dụng những yếu tố sản
xuất tương đối khan hiếm thiếu của mình. Các nước dựa vào yếu tố sản xuất
phong phú và hiếm thiếu để tiến hành phân công quốc tế, làm cho yếu tố sản
xuất được sử dụng hữu hiệu nhất.
Định lý Heckscher – Ohlin là một trong những lí luận cơ sở quan trọng
nhất trong lý luận mậu dịch quốc tế hiện đại, nó là cơ sở khoa học để mỗi
quốc gia lựa chọn và xác định các sản phẩm xuất khẩu phù hợp dựa trên cơ sở
phân tích các lợi thế so sánh về nguồn lực sản xuất, từ đó tích cực tham gia
vào phân công lao động và hợp tác quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và toàn thế giới.
15
1.1.3. Lý thuyết thương mại quốc tế trong điều kiện các quốc gia đang
phát triển
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế thế giới chia thành 2
nhóm nước: Thứ nhất là nhóm các nước phát triển, đây là những nước đã
hoàn thành cách mạng công nghiệp, chuyển từ một nước nông nghiệp truyền
thống sang một nước công nghiệp hiện đại; Thứ hai là nhóm các nước đang
phát triển, đây là các nước mới giành được độc lập, còn lạc hậu về kinh tế- xã
hội, các nước này đều đang nỗ lực công nghiệp hóa để thoát ra khỏi tình trạng
nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế.
Việc lựa chọn và thực hiện lý thuyết thương mại, mô hình kinh tế và
chiến lược phát triển kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình phát
triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các nước đang phát triển
là một tập hợp các quốc gia không thuần nhất về khuynh hướng phát triển
kinh tế, chính trị, xã hội, có trình độ phát triển kinh tế rất khác nhau, vì vậy
việc áp dụng lý thuyết thương mại và mô hình kinh tế vào các nước đang phát
triển là hết sức phức tạp và thật sự là một thách thức lớn đối với các chính
phủ. Bởi vì:
Thứ nhất, một số quan điểm trong lý thuyết thương mại quốc tế của
trường phái Cổ điển và Tân cổ điển chưa phù hợp với các hoạt động ngoại
thương đã và đang được thực hiện bởi nhiều quốc gia đang phát triển.
Thứ hai, ở các nước đang phát triển, cơ cấu cứng nhắc và sự không hoàn
hảo của thị trường khiến cho cơ chế giá cả được đưa ra trong lý thuyết Tân cổ
điển không thể phát huy tác dụng đúng như mô hình lý thuyết của nó.
Thứ ba, nhiều nhà kinh tế cho rằng, tự do thương mại không phải lúc nào
cũng làm tăng phúc lợi kinh tế, trái lại trong một số hoàn cảnh có thể tạo ra
tình trạng bần cùng hóa. Từ đó các nhà kinh tế đề nghị nên có sự can thiệp
nhất định của nhà nước [29, tr.19].
Thứ tư, những người theo chủ nghĩa cấp tiến hay còn là các nhà mác –
xít mới (như Baran, 1957; Leys, 1975; Cardoso và Faletto, 1979; Do santot,
16
1973) cho rằng buôn bán giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển
đã được sử dụng như một công cụ để chuyển giá trị thặng dư từ các nước
đang phát triển sang các nước phát triển. Trong lịch sử, các nước đang phát
triển đã xuất khẩu nhiều nguyên, nhiên, vật liệu thô sang các nước phát triển,
đồng thời nhập khẩu các sản phẩm chế tạo. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình
trạng phụ thuộc của các nước thuộc địa vào các nước chính quốc. Những
người theo chủ nghĩa cấp tiến như Colman, Nixon (1986) và Palma (1978)
chứng minh rằng: Tình trạng phụ thuộc này đã làm chậm tốc độ tăng trưởng
kinh tế ở các nước đang phát triển.
Để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế, các nước đang
phát triển đã trải qua một trong những chiến lược phát triển kinh tế sau:
- Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, nội dung của chiến
lược này là sử dụng thuế và các hạn ngạch nhập khẩu nhằm bảo hộ các ngành
công nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Với
chiến lược này, trong hai thập niên 50 và 60, nhiều nước đã khai thác, phát
huy được tiềm năng, thế mạnh về lao động, tài nguyên để phát triển mạnh mẽ
sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu. Nhờ vậy đã đạt được tốc độ cao về
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đến cuối những năm 1960, chiến
lược này nảy sinh một số bất cập như: hệ thống quản lý quan liêu, tham
nhũng, tình trạng sản xuất kém hiệu quả, lạm phát và thâm hụt ngày càng tăng
trong cán cân thanh toán, việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ đã khiến
nhiều quốc gia hoàn toàn không có khả năng đối mặt với sự cạnh tranh trên
thế giới.
- Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế: Thực chất đây là chiến
lược công nghiệp hóa hướng ngoại nhưng ở trình độ thấp. Trước những năm
50, chiến lược này đã mang lại sự tăng trưởng cho một số quốc gia phát triển
như Mỹ, Canada, Cộng hòa Liên bang Đức nhờ có lợi thế so sánh về xuất
khẩu lương thực, thực phẩm và một số khoáng sản thô khác. Cũng với chiến
lược này, một số nước như Côlômbia, Mêhicô, Malaysia, Philippin...đã có
những bước phát triển trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, nhờ có lợi thế so
17
sánh về một số sản phẩm xuất khẩu như cao su, cà phê, dầu dừa, dầu cọ,
quặng kim loại...Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược này đã gặp phải những
trở ngại như: Hiệu quả kinh tế không cao, thường bị thua thiệt do giá cả thấp,
gây hậu quả xấu về môi trường sinh thái.
- Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu: Trước những hạn chế
của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu vào cuối những năm
1960, các nhà kinh tế học Tân cổ điển đã nhắc lại đề nghị của họ về chính
sách tự do hóa thương mại. Trên thực tế, các nước công nghiệp mới như
Braxin, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan...đã theo đuổi chiến
lược phát triển hướng ngoại. Mục đích của chiến lược này là khuyến khích
việc sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hóa các nước đang phát triển có lợi
thế so sánh. Vì lao động dư thừa trong hầu hết các nước đang phát triển, nên
chiến lược khuyến khích xuất khẩu có khả năng tạo thêm số lượng lớn các sản
phẩm công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, chiến lược này cũng có
những hạn chế: Thứ nhất, các nước đang phát triển khó đẩy mạnh việc xuất
khẩu các sản phẩm thô sang các nước phát triển, bởi sự phát triển mạnh mẽ
của các vật liệu thay thế các sản phẩm tự nhiên và việc sử dụng nhiều biện
pháp nhằm hạn chế nông sản nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Thứ hai,
tiến trình mở rộng xuất khẩu các sản phẩm chế tạo tuy đạt được một số thành
công, nhưng cũng gặp nhiều trở ngại do các nước phát triển chủ yếu sử dụng
hàng rào phi thuế quan để hạn chế các sản phẩm chế tạo nhập khẩu từ các
nước đang phát triển. Thứ ba, chính sách khuyến khích xuất khẩu chưa tỏ ra
thuyết phục.
- Chiến lược phát triển hỗn hợp: là sự kết hợp hai hay ba loại chiến lược
nói trên. Mặc dù cho đến nay chưa có sự tổng kết đầy đủ về những nước đã áp
dụng chiến lược này, song tấm gương của Nhật Bản và một số quốc gia như
Hàn Quốc, Đài Loan...đã thành công lớn trong việc phát triển kinh tế nhờ kết
hợp cả hai chiến lược hướng nội, hướng ngoại, trong đó ưu tiên phát triển mạnh
hướng ngoại. Một số quốc gia có dân số đông, diện tích lãnh thổ lớn như Ấn
Độ, Inđônêxia, Trung Quốc...điển hình là Trung Quốc từ những năm 1980 trở
18
lại đây cũng đã gặt hái được nhiều thành công nhờ việc thực hiện chiến lược
phát triển hỗn hợp. Chiến lược này đang trong xu thế phát triển đầy hứa hẹn,
hiện đang được thế giới (đặc biệt là các nước đang phát triển) quan tâm.
1.1.4. Quan điểm của Trung Quốc về ngoại thương trong thời kỳ cải cách
và mở cửa
Cho đến nay, Trung Quốc đã có một nền kinh tế phát triển mạnh. Để có
được thành công này, Trung Quốc đã tiến hành thực hiện chính sách cải cách,
mở cửa nền kinh tế, đồng thời loại bỏ những tư duy kinh tế cũ, đưa ra hàng
loạt các ý tưởng mới, trong đó những quan điểm mới về ngoại thương đã
đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế của Trung Quốc những năm
qua. Cụ thể:
- Xóa bỏ tư tưởng tự cấp tự túc trong nền kinh tế kế hoạch tập trung và
tư tưởng cho rằng ngoại thương chỉ là phương tiện điều tiết tình trạng thừa
thiếu của nền kinh tế, đồng thời khẳng định lợi ích của nền kinh tế khi tham
gia phân công lao động và cạnh tranh quốc tế.
- Thừa nhận lý thuyết về lợi thế so sánh trong buôn bán quốc tế, đồng
thời khẳng định rằng: để mở rộng xuất khẩu, Trung Quốc cần tận dụng đầy đủ
các lợi thế của mình, đặc biệt là lợi thế về lao động rẻ.
- Khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa ngoại thương và tăng trưởng
kinh tế, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện cơ cấu hàng
xuất khẩu.
- Khẳng định việc quản lý xuất nhập khẩu theo nguyên tắc kế hoạch tập
trung đã ngăn cản sự phát triển ngoại thương. Vì vậy, cần phi tập trung hóa
việc quản lý ngoại thương.
- Khẳng định hệ thống giá cả và tỉ giá hối đoái cần phải hợp lý, cụ thể
giá cả hàng hóa về cơ bản do cung cầu thị trường quyết định, đồng thời chấm
dứt các chính sách phân biệt đối xử với hàng xuất khẩu.
- Khẳng định nền kinh tế thị trường phải hướng tới 3 điều có lợi: (1) Có
lợi cho sự phát triển của sức sản xuất XHCN; (2) Có lợi cho việc tăng cường
19
sức mạnh tổng hợp của nhà nước XHCN; (3) Có lợi cho việc nâng cao mức
sống của nhân dân. Đây được coi là lý thuyết 3 có lợi [11, tr.84].
- Phát triển kinh tế nhiều loại sở hữu, coi kinh tế công hữu là chủ thể,
kinh tế nhiều loại sở hữu cùng phát triển.
- Mở rộng phạm vi và qui mô của thị trường, trong đó khuyến khích phát
triển tối đa thị trường hàng hóa tiêu dùng, tạo điều kiện phát triển các yếu tố
sản xuất khác như: thị trường đất đai, lao động, vốn, công nghệ...
- Khẳng định tư tưởng lấy thị trường làm phương hướng, xây dựng một
hệ thống thị trường thống nhất, mở cửa, cạnh tranh và có trật tự.
- Vai trò và cách thức quản lý kinh tế của Nhà nước đã có sự thay đổi
căn bản. Đặc biệt trong việc điều tiết vĩ mô, Chính phủ Trung Quốc đã thay
đổi hẳn về mặt phương thức, trong đó họ lấy thị trường làm căn cứ, làm cơ sở.
Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc về cơ bản chỉ tập trung vào những vấn đề
then chốt sau: 1) Đảm bảo sự cân bằng tổng lượng kinh tế. 2) Khống chế và
kiểm soát lạm phát. 3) Thúc đẩy tối ưu hóa cơ cấu kinh tế ở bình diện lớn. 4)
Thực hiện tăng trưởng kinh tế ổn định. 5) Bảo đảm điều hòa giữa sự phát triển
kinh tế và các vấn đề xã hội.
Trung Quốc đã có một cuộc giải phóng tư tưởng mạnh mẽ và một loạt
quan điểm mới của Trung Quốc về vai trò của ngoại thương đối với phát triển
kinh tế. Những quan điểm trên tuy chưa đủ hình thành nên một hệ thống lý
thuyết rõ ràng về ngoại thương, nhưng đã góp phần quan trọng vào việc hình
thành các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Trung Quốc về phát
triển ngoại thương.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Những điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam –
Trung Quốc
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới dài khoảng 1353 km
[19, tr. 234], bao gồm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam tiếp giáp với hai
20
tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc. Đặc biệt, Việt Nam có vị trí địa lý
quan trọng ở Đông Nam Á, nằm ở điểm trung gian nối Trung Quốc với
ASEAN trên các tuyến đường xuyên á, hành lang Đông – Tây, cũng như
trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng. Việt Nam là cửa ngõ
để Trung Quốc vào ASEAN, là cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN trong
khu mậu dịch tự do ACFTA. Miền Tây Nam Trung Quốc qua Việt Nam để
đến một số nước ASEAN gần hơn nhiều so với đi trong lục địa Trung Quốc.
Vân Nam và Quảng Tây lại là cửa ngõ thương mại chính giữa Trung Quốc và
Việt Nam, giữa Trung Quốc với ASEAN thông qua Việt Nam. Đây thực sự là
thế mạnh của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Với vị trí
địa lý nêu trên, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển việc mua bán, trao đổi hàng hóa và phát triển các hoạt động hợp tác về kinh tế
– xã hội khác.
Việt Nam với bờ biển dài 3.260 km, có nhiều đảo và quần đảo, lại nằm
trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng nên rất thuận lợi cho việc xây
dựng các hải cảng lớn, mở rộng giao lưu buôn bán với các nước trong khu
vực và trên thế giới [24, tr.24]. Đây chính là điểm thu hút sự quan tâm của
Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh miền Nam Trung Quốc. Hàng hoá các tỉnh
miền Nam Trung Quốc có thể quá cảnh qua miền Bắc Việt Nam để xuất khẩu
– nhập khẩu với các nước khác trên thế giới. Chính vì vậy, hiện nay hai nước
Việt Nam và Trung Quốc đang chủ trương tiến hành xây dựng Hành lang kinh
tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Hành lang
kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Vành
đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Đây cũng là lợi thế của hai nước trong việc phát
triển quan hệ thương mại với các nước trên thế giới, đặc biệt phát triển quan
hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước với nhau.
1.2.1.2. Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới ẩm nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa
châu Á. Sự đa dạng của địa hình, với nhiều vùng tiểu khí hậu, cho phép Việt
21
Nam đa dạng hóa cây trồng và các nông sản nhiệt đới như : cây công nghiệp
(cao su), cây nông nghiệp (cây ăn quả, ngũ cốc các loại, chè, cà phê, hồ tiêu,
hạt điều...). Đây là những mặt hàng có nhu cầu nhập khẩu lớn ở thị trường
Trung Quốc. Ngoài ra, một số loại quả của Việt Nam (Xoài, nhãn, thanh long,
vải...) rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng.
Khí hậu của Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, miền Trung có khí hậu
ôn đới, miền Nam có khí hậu tiểu nhiệt đới. Khí hậu trên đã tạo điều kiện
thuận lợi cho Trung Quốc phát triển các loại cây trồng như: cây ăn quả, rau,
củ...Hàng năm Trung Quốc đã thu hoạch được một khối lượng quả lớn,
khoảng 62 triệu tấn/năm, các loại quả chủ yếu là táo, bưởi, chuối, nho... Ngoài
ra, Trung Quốc còn đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu rau tươi, các mặt hàng
chủ yếu là nấm, hành, tỏi, củ cải và một số loại rau tươi, quýt, táo, hạnh đào
nhân, hạt dẻ...[30, tr. 49]. Hiện nay, những mặt hàng rau, củ, quả của Trung
Quốc được xuất khẩu vào thị trường Việt Nam với khối lượng lớn, giá rẻ và
có mặt ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Việc trao đổi hoa quả ôn đới và
hoa quả nhiệt đới giữa hai nước đang thể hiện sự bổ sung, hỗ trợ các mặt hàng
khan hiếm trong nước cho nhau.
1.2.1.3. Tài nguyên biển
Với nhiều sông ngòi và bờ biển dài,Việt Nam rất có tiềm năng phát triển
nuôi trồng và khai thác thủy sản. Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở nhiều
nước trên thế giới. Trung Quốc cũng là một trong những thị trường xuất khẩu
thủy sản truyền thống của Việt Nam. Miền Tây và Tây Nam Trung Quốc là
khu vực miền núi, biên giới của Trung Quốc nên họ có nhu cầu về hàng thủy
sản rất lớn. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu một khối lượng đáng kể hàng thủy
sản tươi và khô sang khu vực thị trường này.
1.2.1.4. Tài nguyên khoáng sản
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và dồi dào.
Mỏ than Hòn Gai là mỏ than gầy nổi tiếng của thế giới, ngoài ra các tỉnh biên
giới còn có nguồn tài nguyên phong phú như quặng sắt, nhôm, mangan
22
v.v...đây là những mặt hàng có nhu cầu lớn ở thị trường Trung Quốc. Hàng
năm, Trung Quốc đã nhập khẩu một khối lượng lớn nguyên nhiên liệu thô từ
Việt Nam. Phía Việt Nam có nguồn nguyên nhiên liệu, nhưng công nghệ khai
thác và luyện kim lại kém phát triển, nên chủ yếu xuất khẩu nguyên nhiên liệu
thô. Trong khi đó, Trung Quốc lại phát triển mạnh ngành công nghiệp này.
Việc hợp tác trong khai thác, tuyển quặng và luyện kim sẽ mang lại hiệu quả
kinh tế và lợi ích cho cả hai bên.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc
1.2.2.1. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
* Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế:
Trong những năm gần đây, xu hướng tự do hóa thương mại đa phương
trong khuôn khổ WTO được coi là nhiệm vụ chính trong tiến trình toàn cầu hóa
kinh tế – thương mại quốc tế, xu hướng này đã diễn ra theo chiều hướng sau:
Thứ nhất, phạm vi của tiến trình tự do hóa thương mại đa phương ngày
càng được mở rộng, không còn dừng ở các vấn đề mang tính chất thương mại
thuần tuý.
Thứ hai, nội dung của quá trình tự do hóa thương mại ngày càng được
phát triển theo bề sâu, các cam kết quốc tế ngày càng tác động sâu đến chính
sách trong nước.
Thứ ba, trào lưu các nước đang phát triển muốn liên kết, khẳng định
tiếng nói của mình được thể hiện ngày càng rõ rệt.
Thứ tư, vị trí của Trung Quốc vừa có lợi cho các nước đang phát triển vừa
làm gia tăng cạnh tranh giữa các nước trong thu hút vốn đầu tư, thương mại, đặc
biệt là các nước trong khu vực có vị trí và cơ cấu sản xuất gần với Trung Quốc.
Thứ năm, việc xuất hiện “tiêu chuẩn kép” giữa các nước thành viên
WTO và các nước trong quá trình đàm phán gia nhập tổ chức này, làm cho
các nước xin gia nhập thường phải thực hiện các yêu cầu và các chuẩn mực áp
dụng ở mức cao hơn và cao hơn nhiều so với các nước đã là thành viên WTO.
23
Thứ sáu, việc mở rộng phạm vi và tăng độ sâu của tiến trình đa phương
cũng như vai trò ngày càng tăng của các nước đang phát triển làm cho tiến
trình trong đàm phán thương mại đa phương có dấu hiệu giảm tốc độ, góp
phần làm gia tăng xu hướng đẩy mạnh quá trình tự do hóa thương mại theo
khu vực hoặc theo con đường song phương.
Nhận thức được cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế toàn
cầu, Việt Nam và Trung Quốc đều nỗ lực cải cách, mở cửa, từng bước hoàn
thiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra
sự phát triển ngoạn mục: dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong
nhiều năm, đạt được những thành tựu tuyệt vời trong tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế và khu vực. Sự kiện này đã đưa lại những điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước.
* Xu hướng khu vực hóa kinh tế
Quá trình tự do hóa thông qua các Hiệp định mậu dịch tự do và quá trình
nhất thể hóa về kinh tế đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Biểu hiện của xu
hướng này là sự hình thành các Khu vực thương mại tự do (FTAs) và các thỏa
thuận thương mại khu vực (RTAs) gia tăng nhanh chóng: FTAs và RTAs có
mức độ ưu đãi và tự do hóa thương mại cao hơn quy chế tối huệ quốc (MFN)
kéo theo những thay đổi lớn trong cục diện thương mại giữa các nước trong
khu vực và trên thế giới. Hiện nay, làn sóng tự do hóa thương mại diễn ra sôi
động ở khu vực Đông Á. Chẳng hạn như: Khu vực thương mại tự do
ASEAN/AFTA, Khu vực ASEAN +3, Trung Quốc ký Hiệp định khung về
khu vực thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA); Ấn Độ ký hiệp
định khung về hợp tác kinh tế toàn diện với ASEAN và Nhật Bản ký thỏa
thuận khung về đối tác kinh tế toàn diện với ASEAN (5)...Đặc biệt, so với
thập kỷ 90, xu hướng khu vực hóa gần đây đã có nhiều khác biệt, cụ thể là:
- Trào lưu của các Hiệp định mậu dịch tự do song phương giữa các nước
có hoặc không cùng một khu vực địa lý. Ví dụ: ACFTA, VN – USBTA
- Nội dung của các Hiệp định mậu dịch tự do gần đây hết sức khác biệt
24
về phạm vi, mức độ cam kết, không theo chuẩn mực thống nhất, thường thể
hiện cam kết tự do hóa mạnh về phạm vi và mức độ tự do hóa, thể hiện mong
muốn thực dụng, có lợi nhất cho lợi ích quốc gia của các nước tham gia.
- Việc ký kết các Hiệp định mậu dịch tự do thường tập trung vào một
khu vực địa lý, do một số nước khởi xướng, gây hiệu ứng Đô-mi-nô.
Trào lưu trên về bản chất xuất phát từ các lợi ích kinh tế nhưng cũng có
mầu sắc chính trị rõ ràng.
Việt Nam và Trung Quốc nằm trong khu vực châu Á, đây là khu vực
được các nước trên thế giới đánh giá là năng động nhất. Do vậy, hai bên đã
không ngừng vun đắp quan hệ láng giềng thân thiện, tích cực tham gia liên
kết khu vực (APEC, ASEM, ACFTA) và liên kết vùng (GMS) nhằm đẩy
nhanh tiến trình tự do hóa thương mại, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế
theo nhiều hình thức, nhiều cấp độ, tạo điều kiện cho hai nước phát huy lợi
thế so sánh, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phù hợp với quốc tế hóa.
1.2.2.2. Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng việc mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế
đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, Đảng
và Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh hội
nhập kinh tế quốc tế trên tất cả các cấp độ đơn phương, song phương và đa
phương. Thực hiện chủ trương đó, Việt Nam đã quan hệ buôn bán với nhiều
nước và tham gia tích cực vào nền kinh tế thế giới, ngày 28/7/1995 Việt Nam
là thành viên chính thức của ASEAN; ngày 1/1/1996, Việt Nam tham gia vào
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); Tham gia Diễn đàn Hợp tác Á -
Âu (ASEM/1996); Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC/1998); Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc
(ACFTA/2002), ngày 28/11/1999 tại Manila (Philippines) các nhà lãnh đạo
10 nước ASEAN và 3 nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã thông qua
tuyên bố chung về hợp tác Đông Á (ASEAN+3); Ký Hiệp định thương mại
song phương với Hoa Kỳ (BTA)…Bên cạnh đó, Việt Nam đã nỗ lực hoàn
25
thiện thể chế, chính sách nhằm hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị
trường, kiên trì đàm phán trên cả 2 kênh song phương (mở cửa thị trường) và
đa phương (thực hiện các hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới). Ngày
11/1/2007, Việt Nam chính thức được kết nạp vào tổ chức thương mại thế
giới. Đây là những bước đi quan trọng để khẳng định vị trí của Việt Nam trên
thị trường thế giới.
Trong 20 năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã mang lại
nhiều lợi ích kinh tế, xã hội to lớn. Hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho nước
ta khai thác tốt hơn lợi thế so sánh, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường,
nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Hội nhập cũng góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, giải
quyết công ăn việc làm, đảm bảo ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc
phòng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể nói rằng
đường lối mở cửa hội nhập của Đảng ta trong 20 năm qua là đúng đắn, phù
hợp với xu thế hiện nay.
Trong chính sách mở cửa nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan
tâm đến các mối quan hệ song phương, đặc biệt là quan hệ hợp tác với các
cường quốc kinh tế, các nước láng giềng và các nước có những nét tương
đồng về kinh tế, chính trị xã hội. Trung Quốc là một trong những đối tác
chiến lược của Việt Nam, việc mở cửa buôn bán, trao đổi hàng hóa với Trung
Quốc, một nước có nền kinh tế phát triển hơn hẳn so với Việt Nam cả về qui
mô và trình độ, đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của
Việt Nam.
Đặc biệt, trong chính sách phát triển kinh tế các vùng núi phía Bắc của
Việt Nam thời kỳ 2001-2010, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra giải pháp đẩy
mạnh giao lưu kinh tế với Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Thông qua chính sách mở cửa nền kinh tế, những hàng hóa mà Việt Nam cần
xuất khẩu như nguyên liệu, nhiên liệu, nông sản…là những thứ mà Trung
Quốc cần nhập, những thứ mà Việt Nam cần nhập khẩu như trang thiết bị loại
26
trung bình, hàng tiêu dùng…thì Trung Quốc thừa khả năng cung cấp. Thực
tiễn cho thấy, việc giao lưu kinh tế qua biên giới phía Bắc được khai thông và
phát triển đã tạo điều kiện cho các địa phương trong vùng khai thác được thế
mạnh và tiềm năng của mình, bước đầu hình thành được cơ cấu kinh tế hợp lý
hơn, liên kết được với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, dần dần tạo nên những
khu kinh tế vùng biên có thế và lực để cạnh tranh trên thị trường. Nó không
những thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân các tỉnh biên giới phía
Bắc, mà còn có tác dụng tích cực đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của cả nước.
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế khu vực, Việt Nam đã có thêm điều
kiện để mở rộng quan hệ kinh tế song phương và đa phương với Trung Quốc.
Cụ thể, ngày 4/11/2002, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã ký kết
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, tiến tới hình thành khu mậu
dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Đây là cơ hội cho Việt Nam mở
rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế của
Việt Nam (nông, thủy sản) sang thị trường Trung Quốc.
Hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) với sự tham gia của 6 quốc
gia, đó là Myanma, Lào, Thái Lan, Cămpuchia, Việt Nam và hai tỉnh của
Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây. Hợp tác GMS được thể hiện trên
nhiều phương diện: kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường…Tham gia vào
GMS, Việt Nam đã phần nào cải thiện được vấn đề xóa đói giảm nghèo, đảm
bảo môi trường ổn định, bền vững. Với hợp tác GMS, Việt Nam có thêm cơ
hội mở rộng buôn bán hàng hóa với Trung Quốc.
Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương cùng Trung Quốc xây
dựng “Hai hành lang và một vành đai kinh tế”. Với chủ trương này, Việt Nam
có thể tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có và điều kiện tự
nhiên thuận lợi để phát triển một số ngành nghề. Việc xây dựng “Hai hành
lang và một vành đai kinh tế” cũng rất có ý nghĩa đối với việc phát triển quan
hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, qua đó cơ sở hạ tầng cửa khẩu
27
và hệ thống giao thông trên tuyến hành lang và vành đai kinh tế được cải
thiện, tạo sự thuận lợi cho việc lưu chuyển hàng hóa giữa hai nước, tăng
cường hợp tác đầu tư giữa hai nước…đây cũng là điều kiện để đưa quan hệ
thương mại giữa hai nước lên tầm cao mới.
1.2.2.3. Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc
Trung Quốc là đất nước có diện tích đất đai lớn nhất khu vực Đông Á và
thứ 4 trên thế giới (trên 9 triệu m2), là quốc gia có dân số lớn nhất thế giới
(1,4 tỉ người). Trung Quốc được coi là một trong những cái nôi của nền văn
minh nhân loại, những di sản văn hóa phong phú, sâu sắc.
Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách mở cửa từ cuối năm 1978 và đã
thu được những thành tựu to lớn. Từ năm 1979 đến năm 2006, GDP bình
quân hàng năm của nước này luôn đạt mức cao nhất thế giới (9,4%/năm).
Năm 2006, GDP của Trung Quốc đạt 2.688 tỷ USD, tăng trưởng 10,7% so với
năm trước, chiếm khoảng 6% GDP thế giới, Trung Quốc trở thành cường
quốc kinh tế lớn thứ tư trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Đức và Nhật Bản [19, tr
364].
Trong chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế đối ngoại
là lĩnh vực phát triển rất năng động và hiệu quả của Trung Quốc. Năm 1978,
kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc chỉ đạt 20,6 tỷ USD [18, tr.66],
năm 2001 đạt 510 tỷ USD, tăng 24,75 lần so với năm 1978, năm 2005 đạt
1.422 tỷ USD, tăng gấp 2,78 lần so với năm 2001 [30, tr.45], năm 2006 là
1.761 tỷ USD, tăng 23,76% so với năm 2005 và tăng gấp 3,45 lần so với năm
20011
. Với chính sách mở cửa, Trung Quốc thực hiện chiến lược đa dạng hóa
thị trường, nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc quá sâu vào thị trường các nước
phát triển và tránh hạn chế, rủi ro nhất định. Đặc biệt, Trung Quốc rất quan
tâm đến thị trường các nước láng giềng, đặc biệt là thị trường các nước Đông
Nam Á, với dân số 604,9 triệu dân, GDP đạt khoảng 735 tỷ USD với tổng
1
Nghiên cứu Trung Quốc sô 1(71) - 2007
28
kim ngạch thương mại là 720 tỷ USD [18, tr.135], đây được coi là thị trường
tiềm năng của Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam được Trung Quốc coi là một
nước có vị trí quan trọng trong chiến lược mở rộng quan hệ giữa Trung Quốc
với các nước Đông Nam Á. Trung Quốc nhận thấy Việt Nam có một thị
trường đầy tiềm năng, với dung lượng hơn 80 triệu người, có điều kiện rất
thuận lợi để phát triển thương mại. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản, nguồn
dầu mỏ…của Việt Nam cũng rất hấp dẫn đối với Trung Quốc. Bởi lẽ, nền
kinh tế khổng lồ Trung Quốc luôn khát nguyên liệu và năng lượng.
Trong chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc, để rút ngắn khoảng
cách giàu nghèo giữa miền Tây và miền Đông, chính phủ Trung Quốc thi
hành chính sách “Đại khai phá miền Tây” với hàng loạt chủ trương, chính
sách, tập trung nguồn vốn, nhân lực xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên phát triển
vùng biên giới Tây Nam Trung Quốc. Với chiến lược này đã mang lại những
cơ hội hợp tác thương mại với Việt Nam về đường sắt, cảng biển, điện lực,
khoáng sản cho Trung Quốc. Phía Việt Nam đã xuất khẩu được một số mặt
hàng nông sản phẩm, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng sang Trung Quốc. Kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa 2 tỉnh miền Tây Trung Quốc (Vân Nam,
Quảng Tây) với Việt Nam ngày càng tăng, năm 1996 đạt 166,21 triệu USD,
năm 2000 đạt 378,03 triệu USD; năm 2001 đạt 447,26 triệu USD, tăng
18,24%; năm 2002 đạt 716,07 triệu USD, tăng 89,40%; năm 2003 đạt 945,55
triệu USD, tăng 150%; năm 2004 đạt 1117,99 triệu USD, tăng 195,74%2
so
với năm trước đó.
Gần đây nhất, ngày 20/7/2006, Trung Quốc đã đưa ra Chiến lược một
trục hai cánh với 3 nội dung chính sau: Một là, hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng
với Quảng Tây; Hai là, hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông với Vân Nam; Ba
là, thực hiện trục hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore dài 3.900 km qua
nhiều nước Đông Nam Á [19, tr. 102]. Với chiến lược này sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho Trung Quốc tăng cường hợp tác trao đổi hàng hóa qua các cảng
2
Tổng hợp từ Báo cáo của Sở Thương mại và Du lịch 6 tỉnh biên giới phía Bắc gửi Bộ Công thương.
29
biển với các nước ASEAN (trong đó có Việt Nam), khai thác tài nguyên trên
biển, phát triển những ngành công nghiệp nặng, hóa dầu, vì đây là khu vực có
tiềm năng dầu khí, khí đốt tương đối nhiều. Trung Quốc muốn xây dựng
những nhà máy lọc dầu lớn, khai thác dầu khí tại đây hoặc có thể mua của
Việt Nam rồi phục vụ thị trường miền Tây Trung Quốc và thị trường Việt
Nam. Nó hình thành rõ nét hơn mô hình hợp tác Việt Nam cung cấp nguyên
liệu khoáng sản cho Trung Quốc, và Trung Quốc xuất sang Việt Nam những
mặt hàng qua chế biến.
Tóm lại, những cơ sở lý luận và thực tiễn trên cho chúng ta thấy quan hệ
thương mại giữa hai nước từ khi bình thường hóa đến nay, không phải một
sớm một chiều mà có được những thành công. Quan hệ đó được xây dựng
trên cơ sở lý luận khoa học. Nó thể hiện rõ những luận điểm của Chính phủ
hai nước cùng với sự tiếp thu lý luận của các trường phái kinh tế trong việc lý
giải vấn đề thương mại quốc tế. Đây là nhân tố quan trọng giúp cho hai nước
xây dựng và phát triển quan hệ thương mại với nhau.
Quan hệ thương mại giữa hai nước diễn ra trong một hoàn cảnh quốc tế
thuận lợi, song cũng đầy thử thách khắc nghiệt khi mà cả Việt Nam và Trung
Quốc đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
thị trường, hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Quan hệ này còn ra đời như một
tất yếu, nó không những đáp ứng được quá trình mở cửa nền kinh tế của mỗi
nước, còn phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, việc phát triển
quan hệ thương mại giữa hai nước đã góp phần quan trọng trong việc phát
triển kinh tế của mỗi nước.
30
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
2.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA
HAI NƯỚC.
2.1.1. Giai đoạn từ 1991 - 1995: Thời kỳ khởi động
Năm 1990, quan hệ chính trị giữa hai nước đã có sự thay đổi. Đặc biệt,
sau khi đoàn đại biểu hai nước Việt Nam và Trung Quốc có cuộc gặp mặt tại
Thành Đô Tứ Xuyên Trung Quốc, với tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới
tương lai” hai bên đã nhất trí khôi phục lại quan hệ bình thường giữa hai
nước.
Ngày 5/11/1991, nhận lời mời của Chủ tịch nước Trung Quốc Giang
Trạch Dân và thủ tướng Lý Bằng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương
Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn
Kiệt đã dẫn đoàn đại biểu sang thăm Trung Quốc. Trong chuyến thăm này,
hai bên đã đưa ra tuyên bố chung, chính thức đánh dấu bình thường hóa quan
hệ giữa hai nước.
Kể từ đó, hàng năm lãnh đạo cấp cao hai nước đều có những cuộc thăm
lẫn nhau. Trong những cuộc thăm hỏi như vậy, nhiều văn bản, hiệp định liên
quan đến thương mại được ký kết giữa hai nước. Hiệp định thương mại giữa
hai nước và Hiệp định tạm thời giải quyết công việc vùng biên giới được ký
kết ngày 5/11/1991 tại Bắc Kinh; Hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật được
hai nước ký kết vào tháng 12/1992 tại Hà Nội; Hiệp định về thanh toán và
hợp tác giữa ngân hàng nhà nước Việt Nam và ngân hàng nhân dân Trung
Hoa ký kết ngày 26/5/1993 tại Bắc Kinh; Hiệp định về thành lập Ủy ban hợp
tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc ký kết ngày 19/11/1994; Hiệp
định về đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu; Hiệp định về vận tải
đường bộ... Các hiệp định này cùng có mục đích chung là đẩy mạnh quan hệ
kinh tế thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng
31
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Những hiệp định ký sau thường bổ
sung và hoàn thiện hơn cho các hiệp định ký trước đó.
Ngoài ra, trong hoạt động thương mại hai bên cam kết dành cho nhau ưu
đãi tối huệ quốc đối với việc đánh thuế hải quan hàng nhập khẩu và hàng xuất
khẩu, giải quyết các thủ tục quy chế về quản lý hải quan...Những nỗ lực trên
của Chính phủ hai nước đã tạo cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) hai
nước có điều kiện thuận lợi trao đổi hàng hóa với nhau.
Trong giai đoạn này, quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước đã có
những bước khởi sắc. Về phía Trung Quốc, do tiến hành cải cách, mở cửa nền
kinh tế từ năm 1978, nên Trung Quốc đã có được những thành tựu to lớn về
kinh tế và đang chuyển mạnh sang mô hình kinh tế thị trường. Vì vậy, khi tiến
hành giao thương với Việt Nam (1991), Trung Quốc đã có ưu thế rõ rệt trong
việc sản xuất hàng tiêu dùng. Trong khi đó, Việt Nam vừa thoát ra khỏi khủng
hoảng kinh tế, lạm phát phi mã. Nền kinh tế đang phục hồi, nhu cầu về vốn,
kỹ thuật và đặc biệt thiếu hàng tiêu dùng trầm trọng. Hơn nữa, Việt Nam còn
phải đối mặt với chính sách bao vây cấm vận của Mỹ, nên việc mở rộng quan
hệ thương mại hàng hóa với Trung Quốc là bước đi phù hợp trong chính sách
phát triển kinh tế của Việt Nam. Mở rộng quan hệ thương mại hàng hóa với
Trung Quốc, trước hết, Việt Nam đã đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu
dùng trong nước và nhập khẩu được một số máy móc, thiết bị phục vụ cho
sản xuất trong nước, cải thiện đáng kể đời sống của cư dân sinh sống tại biên
giới. Đồng thời, thông qua việc mở rộng buôn bán với Trung Quốc, Việt Nam
đã xuất khẩu được một số mặt hàng chưa có đầu ra, do thị trường truyền
thống (Liên Xô và Đông Âu cũ) sụp đổ. Tuy nhiên, giai đoạn này, trao đổi
hàng hoá giữa hai nước mới chỉ đáp ứng nhu cầu cần thiết của cư dân vùng
biên, hàng hóa trao đổi giữa hai nước chủ yếu là hàng tiêu dùng, số lượng
hàng hóa trao đổi giữa hai nước không lớn, chất lượng hàng hóa không cao,
số doanh nghiệp tham gia trao đổi hàng hóa giữa hai nước không nhiều, chủ
yếu là cư dân sống ở khu vực biên giới và một số doanh nghiệp XNK trực
32
thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc. Trao đổi hàng hóa giữa hai nước chủ yếu
theo buôn bán tiểu ngạch, chiếm 80% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
của hai nước [15]. Đặc biệt, thời kỳ này, nhiều sản phẩm quý hiếm của Việt
Nam đã theo đường buôn lậu sang Trung Quốc, gây thiệt hại cho phía Việt
Nam. Ngược lại, cũng nhiều hàng hóa giá rẻ, chất lượng thấp, phẩm chất kém
đã đưa vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch và theo đường buôn lậu, đã gây
thiệt hại cho người tiêu dùng và cho các nhà sản xuất trong nước.
Cũng trong giai đoạn này, ngày 7/7/1995 Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với
Việt Nam. Ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức trở thành hội viên của
ASEAN, từng bước tham gia khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Đây là cơ
hội tốt cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước
ngoài, tăng khả năng cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu, giúp cho nền kinh tế
Việt Nam có sự chuyển hướng mạnh sang nền kinh tế thị trường, xây dựng hệ
thống pháp lý tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ (Luật doanh nghiệp, Luật
thương mại, Luật bảo hiểm...) tạo hành lang pháp lý cho kinh tế thị trường
phát triển [35, tr.103]. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc. Việt Nam với vị trí liền kề,
nằm ở trung điểm nối thị trường Trung Quốc với các nước ASEAN, Việt
Nam được coi là cánh cửa để Trung Quốc thâm nhập vào thị trường ASEAN,
là thị trường của các nước đang phát triển, nhu cầu về nhập khẩu hàng hóa là
rất lớn. Hơn nữa, đây là thị trường của các nước có ưu thế sản xuất và xuất
khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Đó là những mặt hàng mà Trung
Quốc đang có nhu cầu nhập khẩu để phục vụ cho tiêu dùng trong nước, đặc
biệt là cho các cơ sở chế biến hàng nông sản xuất khẩu. Đồng thời, thông qua
cầu nối giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, Việt Nam và Trung Quốc
còn phát triển thêm nhiều loại hình kinh doanh khác như: tạm nhập tái xuất,
chuyển khẩu, quá cảnh…Hoạt động theo những phương thức này có hiệu quả
đối với cả các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc. Năm 1993 Bộ Thương
mại Việt Nam đã ban hành quy chế 1064 TM/PC ngày 18/8/1994 về kinh
33
doanh theo hình thức chuyển khẩu và quy chế tạm nhập để tái xuất, quyết
định số 80/TM/XNK ngày 25/6/1994 về hàng hóa của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Hai quy chế này đã tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo các phương thức này đi vào nề
nếp. Tổng kim ngạch tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu năm 1995 đạt 500
triệu USD, trong đó 6 tỉnh biên giới đạt 200 triệu USD3
. Vì vậy, việc phát
triển quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã được Chính phủ hai
nước quan tâm sâu sắc, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển
kinh tế của mỗi nước. Bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác song phương, Chính
phủ hai nước cũng chú trọng đến hợp tác đa phương. Ngày 11/7/1995 Trung
Quốc được ghi nhận là quan sát viên của WTO và từ đầu năm 1995 Chính
phủ Việt Nam cũng đã nộp đơn gia nhập WTO. Những sự kiện trên đã mở ra
một không gian rộng lớn cho việc phát triển quan hệ thương mại và hợp tác
kinh tế giữa hai nước.
2.1.2. Giai đoạn từ 1996 – 2000: Thời kỳ phát triển ổn định
Giai đoạn này, quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển tương đối ổn
định. Việc ban hành và ký kết các văn bản, nghị định và Hiệp định liên quan
đến phát triển thương mại hàng hóa giữa hai nước vẫn được Chính phủ hai
nước quan tâm, tạo ra một không gian thông thoáng, thuận lợi cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, cư dân dọc biên giới hai nước trao đổi và mua bán
hàng hóa với nhau.
Về phía Việt Nam, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập
kinh tế quốc tế, Chính phủ Việt Nam cho phép Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào
Cai, Cao Bằng được áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực kinh tế
cửa khẩu (Quyết định số 675/QĐ-TTg ngày 18/6/96; Quyết định số 748/QĐ-
TTg ngày 11/9/1997; Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 26/5/1998; Quyết
định số 771/QĐ-TTg ngày 9/9/1998). Những chính sách này nhằm đưa các
hoạt động mậu dịch biên giới đi vào nề nếp, tạo sức hấp dẫn các thương nhân
3
Tổng hợp và phân tích số liệu theo báo cáo của Sở Thương mại – Du lịch 6 tỉnh phía Bắc năm 1995
34
Trung Quốc sang buôn bán tại Việt Nam, phát huy lợi thế so sánh và tạo động
lực để phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh vùng biên.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng ban hành Nghị định
57/1998/NĐ- CP ngày 31/7/1998 về việc qui định chi tiết thi hành Luật
thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán
hàng hóa với nước ngoài. Trong đó đề cập đến việc mở rộng quyền kinh
doanh, cho phép mọi thành phần kinh tế trong nước được tham gia xuất nhập
khẩu trực tiếp. Ngoài ra, Chính phủ cũng sửa đổi Luật khuyến khích đầu tư
trong nước theo hướng dành ưu đãi cao nhất cho sản xuất hàng xuất khẩu,
thành lập quỹ thưởng xuất khẩu, miễn thu thuế nhập khẩu đối với hàng tạm
nhập tái xuất, bãi bỏ thuế xuất khẩu tiểu ngạch, đơn giản hóa thủ tục gia công,
áp dụng thuế VAT... tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho việc xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam. Những chính sách ưu đãi trên đã khuyến khích một số
ngành sản xuất trong nước phát triển, đó là nhóm mặt hàng thủ công mỹ nghệ
(mây tre, gốm sứ, đồ gỗ...); nhóm mặt hàng công nghiệp chế biến (điện tử,
dệt may, da giày...). Hai nhóm hàng này đang có xu hướng gia tăng tại thị
trường Trung Quốc, góp phần làm thay đổi dần cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam sang Trung Quốc, giảm nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu, tăng
nhóm hàng công nghiệp chế biến.
Về phía Trung Quốc, để chiếm lĩnh thị trường các nước có chung đường
biên giới trên bộ bằng hàng hóa giá rẻ và thu hút các loại nguyên nhiên liệu
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trung Quốc đã ban
hành chính sách ưu đãi biên mậu giảm 50% thuế nhập khẩu và 50% thuế
VAT, hoàn thuế VAT cho hàng hóa xuất khẩu biên mậu ngay cả đối với các
lô hàng thanh toán bằng đồng nhân dân tệ (chỉ có các doanh nghiệp đăng ký
hoạt động kinh doanh tại huyện biên giới mới được hưởng ưu đãi này). Đồng
thời thành lập hệ thống các cơ quan quản lý biên mậu từ Trung ương đến địa
phương và phân cấp mạnh quản lý cho địa phương. Tùy từng thời điểm cụ
thể, các địa phương có thể áp dụng các ưu đãi khác nhau đối với các cửa khẩu
35
khác nhau. Những chính sách này đã giúp cho Trung Quốc rất thành công
trong việc phát triển quan hệ thương mại với các nước có chung đường biên
giới, luôn ở thế chủ động trong quan hệ trao đổi hàng hóa với các nước.
Ngoài ra, ngày 19/10/1998, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước
CHND Trung Hoa đã ký Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới.
Trong hiệp định này, hai bên đã ký kết đồng ý tích cực áp dụng các biện pháp
tăng cường quản lý chất lượng hàng hóa mua bán ở vùng biên giới để đảm
bảo lợi ích của người tiêu dùng, bảo hộ sản xuất, chống hàng giả, hàng kém
chất lượng, đồng thời giao quyền cho các tổ chức giám định hàng hóa của mỗi
bên tiến hành giám định chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trong mua bán ở
vùng biên giới và cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn
quy định trong hợp đồng mua bán của hai bên.
Đặc biệt, sau chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc ngày
25/2/1999 của Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu, trên cơ sở
tuân thủ các nguyên tắc được xác định trong các bản thông báo chung năm
1991,1992, 1994 và 1995, hai bên đã ra Tuyên bố chung thỏa thuận xây dựng
quan hệ Việt Nam – Trung Quốc lên tầm cao mới theo phương châm “Láng
giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và
theo tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”4
. Với
phương châm và tinh thần trên đã tạo khuôn khổ hợp tác mới thuận lợi, lâu
dài giữa hai nước.
Ngày 30/12/1999, nhân dịp thủ tướng Chu Dung Cơ sang thăm Việt
Nam, Hiệp định về biên giới trên bộ đã được ký kết, đây là vấn đề được nhân
dân hai nước và dư luận quốc tế rất quan tâm. Với hiệp định này, một số cửa
khẩu, cặp đường mòn và chợ biên giới đã được mở để phục vụ cho hoạt động
giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa giữa hai nước.
Thực tiễn cho thấy, các cửa khẩu cùng với các đường mòn và chợ biên
4
Bản thông báo chung Việt – Trung tháng 2/1999
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672

More Related Content

What's hot

Chiến lược marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tỉnh Khá...
Chiến lược marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tỉnh Khá...Chiến lược marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tỉnh Khá...
Chiến lược marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tỉnh Khá...luanvantrust
 
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa KỳChiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳluanvantrust
 
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...nataliej4
 
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
“Giải pháp đẩy mạnh  xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...“Giải pháp đẩy mạnh  xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...Cerberus Kero
 
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...luanvantrust
 

What's hot (20)

Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
 
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAYLuận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
 
Chiến lược marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tỉnh Khá...
Chiến lược marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tỉnh Khá...Chiến lược marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tỉnh Khá...
Chiến lược marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tỉnh Khá...
 
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa KỳChiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng NaiLuận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
 
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
 
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAYĐề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
 
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luậtLuận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn ĐộLuận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
 
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAYBáo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
 
TRẮC NGHIỆM PHÂN LOẠI HÀNG HÓA-HS
TRẮC NGHIỆM PHÂN LOẠI HÀNG HÓA-HSTRẮC NGHIỆM PHÂN LOẠI HÀNG HÓA-HS
TRẮC NGHIỆM PHÂN LOẠI HÀNG HÓA-HS
 
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
“Giải pháp đẩy mạnh  xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...“Giải pháp đẩy mạnh  xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
 
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAYBài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
 

Similar to Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672

Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...nataliej4
 
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...VitHnginh
 
Qtkdqttiuluanthamkhao
QtkdqttiuluanthamkhaoQtkdqttiuluanthamkhao
QtkdqttiuluanthamkhaoNguyen Nhung
 
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...vietlod.com
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYNguyenQuang195
 
Giao trinh luat hanh chinh 1
Giao trinh luat hanh chinh 1Giao trinh luat hanh chinh 1
Giao trinh luat hanh chinh 1liemphungthanh
 
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
bai-giang-MSK_Dai-hoc.docx
bai-giang-MSK_Dai-hoc.docxbai-giang-MSK_Dai-hoc.docx
bai-giang-MSK_Dai-hoc.docxHongnhNguynL1
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Mô Hình Tập Đoàn Ở Một Số Nước Đông Á Và Bài ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Mô Hình Tập Đoàn Ở Một Số Nước Đông Á Và Bài ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Mô Hình Tập Đoàn Ở Một Số Nước Đông Á Và Bài ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Mô Hình Tập Đoàn Ở Một Số Nước Đông Á Và Bài ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giáo trình: quản lý chất lượng sản phẩm
Giáo trình: quản lý chất lượng sản phẩmGiáo trình: quản lý chất lượng sản phẩm
Giáo trình: quản lý chất lượng sản phẩmLe Nguyen Truong Giang
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...jackjohn45
 

Similar to Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672 (20)

Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
 
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
 
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
Luận Văn Hiệu Ứng Kỳ Nghỉ, Thời Tiết, Lịch Âm Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Thị Tr...
 
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
 
Đề tài: Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Đề tài: Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt NamĐề tài: Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Đề tài: Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
 
Qtkdqttiuluanthamkhao
QtkdqttiuluanthamkhaoQtkdqttiuluanthamkhao
Qtkdqttiuluanthamkhao
 
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
 
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
 
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
 
Giao trinh luat hanh chinh 1
Giao trinh luat hanh chinh 1Giao trinh luat hanh chinh 1
Giao trinh luat hanh chinh 1
 
Giao trinh ly thuyet do hoa
Giao trinh ly thuyet do hoaGiao trinh ly thuyet do hoa
Giao trinh ly thuyet do hoa
 
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
 
bai-giang-MSK_Dai-hoc.docx
bai-giang-MSK_Dai-hoc.docxbai-giang-MSK_Dai-hoc.docx
bai-giang-MSK_Dai-hoc.docx
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Mô Hình Tập Đoàn Ở Một Số Nước Đông Á Và Bài ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Mô Hình Tập Đoàn Ở Một Số Nước Đông Á Và Bài ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Mô Hình Tập Đoàn Ở Một Số Nước Đông Á Và Bài ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Mô Hình Tập Đoàn Ở Một Số Nước Đông Á Và Bài ...
 
Giáo trình: quản lý chất lượng sản phẩm
Giáo trình: quản lý chất lượng sản phẩmGiáo trình: quản lý chất lượng sản phẩm
Giáo trình: quản lý chất lượng sản phẩm
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (19)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672

  • 1. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ........................................................................................................ 6 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................... 6 1.1.1. THUYẾT TỰ DO THƯƠNG MẠI....................................................... 6 1.1.1.1. LÝ THUYẾT “BÀN TAY VÔ HÌNH” CỦA ADAM SMITH.... 6 1.1.1.2. LÝ THUYẾT “BÀN TAY HỮU HÌNH” CỦA JONH MAYNARD KEYNES ..................................................................................... 8 1.1.1.3. LÝ THUYẾT “KINH TẾ HỖN HỢP” CỦA SAMUELSON ...... 9 1.1.2. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ........................................................................................................11 1.1.2.1. CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG..............................................11 1.1.2.2. THUYẾT “LỢI ÍCH TUYỆT ĐỐI”CỦA ADAM SMITH (1723 – 1790).............................................................................................................12 1.1.2.3. TƯ TƯỞNG CỦA RICARDO (1772-1823) VỀ LỢI ÍCH SO SÁNH..............................................................................................................12 1.1.2.4. ĐỊNH LÝ HECKSCHER - OHLIN...........................................13 1.1.3. LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN.....................................15 1.1.4. QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG QUỐC VỀ NGOẠI THƯƠNG TRONG THỜI KỲ CẢI CÁCH VÀ MỞ CỬA............................18 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN..............................................................................19 1.2.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC...........................19 1.2.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ...........................................................................19 1.2.1.2. KHÍ HẬU ....................................................................................20 1.2.1.3. TÀI NGUYÊN BIỂN..................................................................21
  • 2. 1 1.2.1.4. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN.................................................21 1.2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC............................................................................ 22 1.2.2.1. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ......22 1.2.2.2. CHÍNH SÁCH MỞ CỬA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM............................................................................................24 1.2.2.3. CHÍNH SÁCH MỞ CỬA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA TRUNG QUỐC .....................................................................................27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC .............................................................................................30 2.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA HAI NƯỚC. .............................................................................30 2.1.1. GIAI ĐOẠN TỪ 1991 - 1995: THỜI KỲ KHỞI ĐỘNG .............30 2.1.2. GIAI ĐOẠN TỪ 1996 – 2000: THỜI KỲ PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH .........................................................................................33 2.1.3. GIAI ĐOẠN TỪ 2001 ĐẾN NAY: THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ.............................................................................37 2.2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA HAI NƯỚC ....................................................................................................40 2.2.1. KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA .....................40 2.2.2. CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU.............................42 2.2.3. CHỦ THỂ THAM GIA XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA .......50 2.2.4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN..............................................52 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA HAI NƯỚC .........................................................52 2.3.1. NHỮNG THÀNH TỰU..............................................................53 2.3.2. NHỮNG HẠN CHẾ ...................................................................56 2.2.3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG HẠN CHẾ.....................60
  • 3. 2 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ HƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM – TRUNG QUỐC..............................................65 3.1. BỐI CẢNH MỚI TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC .............................................................................................65 3.1.1. TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM ĐỀU LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO ..........................................................................................65 3.1.2. TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM ĐỀU THAM GIA VÀO HỢP TÁC KHU VỰC.........................................................................66 3.1.3. VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC THAM GIA HỢP TÁC KINH TẾ VÙNG........................................................................................68 3.2. MỘT SỐ ĐIỀU CHỈNH VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH CỦA HAI NƯỚC SAU KHI HAI NƯỚC GIA NHẬP WTO693.2.1. VỀ PHÍA TRUNG QUỐC .....................................................................................69 3.2.2. VỀ PHÍA VIỆT NAM ................................................................71 3.3. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC.............................................................................................................73 3.3.1. NHỮNG NHÂN TỐ THUẬN LỢI THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA HAI NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI...73 3.3.2. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM TỚI.................................................75 3.4. NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM-TRUNG QUỐC ................................................79 3.4.1. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CHO PHÙ HỢP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ, TẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA HAI NƯỚC .................................................................................................79 3.4.2. NÂNG CAO VAI TRÒ LÃNH ĐẠO ĐỊA PHƯƠNG CỦA HAI NƯỚC........................................................................................81
  • 4. 3 3.4.3. NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC. ...............................................................82 3.4.4. THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH HỢP TÁC XÂY DỰNG “HAI HÀNH LANG VÀ MỘT VÀNH ĐAI KINH TẾ”. ........................................86 3.4.5. TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI TẠI CÁC CỬA KHẨU VÀ TRÊN TOÀN TUYẾN BIÊN GIỚI PHÍA BẮC.....................................................................................................88 3.4.6. TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỢ BIÊN GIỚI VÀ QUẢN LÝ VIỆC MUA BÁN, TRAO ĐỔI HÀNG HOÁ TẠI CÁC CHỢ BIÊN GIỚI.................................................................................89 3.4.7. HOÀN THIỆN THỦ TỤC THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI...............................................................90 3.4.8. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI ........................................................................90 KẾT LUẬN....................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................94
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACFTA Khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFTA Khu mậu dịch tự do Đông Nam Á APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương ASEM Diễn đàn hợp tác Á- Âu ADB Ngân hàng phát triển châu Á C/O Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá EHP Chương trình thu hoạch sớm FTAs Khu vực thương mại tự do GMS Hợp tác tiểu vùng sông Mê kông mở rộng L/C Thư tín dụng RTAs Các thoả thuận thương mại khu vực XNK Xuất nhập khẩu VAT Thuế giá trị gia tăng WTO Tổ chức thương mại thế giới
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG B¶ng 2.1: Kim ng¹ch xuÊt nhËp khÈu hµng hãa ViÖt Nam - Trung Quèc thêi kú 1991-2007.....................................................................................................41 B¶ng 2.2: Mét sè mÆt hµng xuÊt khÈu chñ yÕu cña ViÖt Nam sang Trung Quèc giai ®o¹n 1991-1995 .....................................................................................44 B¶ng 2.3 : Mét sè mÆt hµng xuÊt khÈu chñ yÕu cña ViÖt Nam sang Trung Quèc giai ®o¹n 1996-2000 .....................................................................................45 B¶ng 2.4 : Mét sè mÆt hµng xuÊt khÈu chñ yÕu cña ViÖt Nam sang Trung Quèc giai ®o¹n 2001-2007 .....................................................................................47 B¶ng 2.5: Mét sè mÆt hµng nhËp khÈu chñ yÕu cña ViÖt Nam tõ Trung Quèc giai ®o¹n 1996-2000 .....................................................................................48 B¶ng 2.6: Mét sè mÆt hµng nhËp khÈu chñ yÕu cña ViÖt Nam tõ Trung Quèc giai ®o¹n 2001 - 2007...................................................................................49 B¶ng 3.1: Dù b¸o kim ng¹ch xuÊt nhËp khÈu gi÷a hai n-íc giai ®o¹n 2007 - 201576
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hoá (11/1991) đến nay, nhiều văn bản, hiệp định đã được ký kết giữa hai nước như: Hiệp định thương mại (1991); Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật (1992); Hiệp định về việc thành lập UỶ ban hợp tác kinh tế thương mại (1994); Hiệp định mua bán hàng hoá tại vùng biên giới.v.v...đã tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển và đạt được một số thành tựu quan trọng. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước ngày càng tăng. Năm 1991, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc đạt 37,7 triệu USD, đến năm 2007 đạt 15.559 triệu USD, gấp 413 lần so năm 1991. Với nhịp độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu nhanh chóng, Trung Quốc đang trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cùng với quá trình đẩy mạnh hợp tác song phương, việc tham gia vào kinh tế toàn cầu và khu vực đã mở ra cho Việt nam và Trung Quốc nhiều cơ hội, cụ thể là hệ thống pháp luật và chính sách thương mại ngày càng minh bạch, thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng rào thuế quan đang dần được dỡ bỏ giữa hai nước, hàng hoá trao đổi giữa hai nước ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, hệ thống cơ sở hạ tầng cũng đang được hai nước quan tâm phát triển...Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế cũng đưa lại những thách thức lớn trong quan hệ thương mại giữa hai nước, đó là cạnh tranh hàng hoá của Việt nam với hàng hoá của các nước trong khu vực và hàng hoá của Trung Quốc ngày càng diễn ra gay gắt. Chất lượng sản phẩm yêu cầu ngày càng cao hơn...Bên cạnh đó, quan hệ thương mại giữa hai nước cũng còn nhiều vấn đề phải tiếp tục giải quyết như: Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc quá lớn, khối lượng hàng hoá trao đổi chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của hai nước, tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại tại khu vực biên giới có dấu hiệu gia tăng, ô nhiễm môi trường ở khu vực cửa
  • 8. 2 khẩu biên giới đang trở thành hiện tượng phổ biến, các doanh nghiệp Việt Nam còn thụ động trong kinh doanh, chạy theo lợi ích ngắn hạn, dễ bị phụ thuộc vào phía Trung Quốc, thương mại dịch vụ còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước… Nhìn chung, quan hệ thương mại Việt Nam -Trung Quốc những năm qua đã có sự phát triển vượt bậc và có vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc còn phải được tiếp tục phát triển lên tầm cao mới đáp ứng đòi hỏi của sự hợp tác toàn diện đã được lãnh đạo hai nước thoả thuận, đồng thời đáp ứng yêu cầu của tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Đề tài “Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc” được lựa chọn nghiên cứu góp phần đáp ứng yêu cầu trình bày ở trên, nhằm tìm ra các giải pháp chủ yếu làm cho quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc không ngừng mở rộng và phát triển bền vững trong những năm tới. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài * Tình hình nghiên cứu ngoài nước Ở nước ngoài, đã có một số tài liệu nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc, cụ thể: Nhóm chuyên gia về hợp tác kinh tế ASEAN-Trung Quốc (2001) đã nghiên cứu “tác động của việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc đến lợi ích thương mại của các nước tham gia” dựa trên mô hình phân tích thương mại toàn cầu với giả định thuế suất giảm xuống bằng 0. Toh Mun Heng and Vasudevan Gayathri (2004) đã nghiên cứu về “Tác động của tự do hoá thương mại khu vực đối với các nền kinh tế mới nổi: trường hợp Việt Nam” đăng tải trên Tạp chí ASEAN Economic Bulletin. * Tình hình nghiên cứu trong nước Ở trong nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Trung Quốc và Việt
  • 9. 3 Nam dưới nhiều góc độ khác nhau như: Buôn bán qua biên giới Việt nam - Trung quốc. Lịch sử -Hiện trạng - Triển vọng. TS. Nguyễn Minh Hằng - Viện Nghiên cứu Trung Quốc; Một số vấn đề về phát triển thương mại quốc tế vùng biên giới phía Bắc của TS. Nguyễn Công Hoàn - Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia; Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ chương trình thu hoạch sớm trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc của Ths. Trịnh Thị Thanh Thuỷ-Viện Nghiên cứu Thương mại; Đổi mới quản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc của TS. Lương Đăng Ninh-Viện Nghiên cứu Thương mại; Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam của Ths. Đỗ Kim Chi-Viện Nghiên cứu Thương mại. Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào đánh giá một cách tổng quát quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ 1991 đến nay, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong những năm tới, nhất là trong bối cảnh mới Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của WTO, ACFTA, GMS... 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển quan hệ thương mại hai nước. - Đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ 1991 đến nay và đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại hàng hóa giữa hai nước. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận cơ bản về thương mại quốc tế để làm rõ cơ sở khoa học phát triển quan hệ thương mai hai nước. - Nghiên cứu bối cảnh mới trong nước và quốc tế tác động tới quan hệ thương mại hai nước. - Khảo sát và đánh giá thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa Việt
  • 10. 4 Nam-Trung Quốc. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam-Trung Quốc. - Đưa ra triển vọng phát triển quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam- Trung Quốc trong những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu - Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc dưới góc độ kinh tế chính trị. - Nghiên cứu các giải pháp khắc phục những tồn tại trong quan hệ thương mại giữa hai nước hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một trong bốn lĩnh vực chính chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại là thương mại hàng hoá (xuất nhập khẩu hàng hoá). Các lĩnh vực khác như: Thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ chỉ đề cập đến dưới góc độ có liên quan và hỗ trợ cho hoạt động thương mại hàng hoá. - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1991 đến nay và triển vọng của nó. - Về không gian: Hoạt động XNK hàng hoá giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc. 5. Phương pháp nghiên cứu: * Chọn cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Đứng từ góc độ Việt Nam đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc qua từng giai đoạn lịch sử chịu ảnh hưởng của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội...trên quốc tế và mỗi nước. * Phương pháp nghiên cứu: - Đề tài sử dụng các phương pháp cơ bản được áp dụng trong nghiên cứu kinh tế là phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. - Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn ở Trung Quốc.
  • 11. 5 - Sử dụng phương pháp thống kê. - Kết hợp mô hình phân tích, so sánh và dự báo kinh tế. 6. Những đóng góp mới của luận văn: * Đóng góp mới trong khoa học: Đề tài chỉ ra những lợi ích mà các nước thu được khi tham gia vào thương mại quốc tế, những ưu thế nổi trội của quan hệ hợp tác khu vực hiện nay, là cơ sở cho việc tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc hiện nay và trong thời gian tới. * Đóng góp mới trong thực tiễn: Trên cơ sở phân tích quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc hiện nay. Đề tài đưa ra một số vấn đề gợi mở cho Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước. 7. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thương mại quốc tế Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc từ 1991 đến nay Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc
  • 12. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Thuyết tự do thương mại Ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, thuyết Tự do thương mại phát triển thịnh hành vào thế kỷ XIX trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại Tây Âu và Bắc Mỹ. Đây là thời kỳ chủ nghĩa tư bản bắt đầu bành trướng kinh tế ra bên ngoài, tăng cường khai thác thuộc địa và trao đổi thương mại giữa các nước tư bản với nhau. Vào cuối thế kỷ XVIII, nhờ cuộc cách mạng công nghiệp và kết quả tích lũy tư bản ở giai đoạn trước qua chính sách Trọng thương, nước Anh đã xây dựng được một nền công nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn so với hai đối thủ chính là Pháp và Phổ. Thị trường Anh và các nước thuộc địa không đủ sức tiêu thụ hàng hóa của Anh đang trên đà cất cánh và cũng không đáp ứng được nhu cầu về nguyên, nhiên liệu và lương thực cần thiết, do đó Anh phải ra sức tìm kiếm thị trường mới. Sự ra đời của thuyết Tự do thương mại đã hỗ trợ cho việc mở rộng thị trường quốc tế của Anh. Bắt đầu từ Anh, chủ nghĩa Tự do thương mại dần dần lan sang các nước Tây Âu như Hà Lan, Pháp, Đức. Tuy nhiên, mức độ áp dụng những quan điểm này ở các nước, ở các thời kỳ lịch sử có khác nhau và đưa lại các kết quả cũng khác nhau. Trong đó có học thuyết của Adam Smith với lý thuyết về “Bàn tay vô hình”; học thuyết của Keynes với lý thuyết “Bàn tay hữu hình” và học thuyết của trường phái chính hiện đại “Kinh tế hỗn hợp” của Samuelson. 1.1.1.1. Lý thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith Lý thuyết về “Bàn tay vô hình” của Adam Smith có ảnh hưởng rất sâu rộng và khá bền vững đến đời sống lý luận và chính sách kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây vào cuối thế kỷ XVII đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Smith đưa ra lý thuyết này trong tác phẩm lớn
  • 13. 7 nhất của mình “Nguồn gốc của cải của các dân tộc hay gọi là sự giàu có của các dân tộc”, công bố đầu tiên vào năm 1776. Với tư tưởng tự do kinh tế, Adam Smith cho rằng, xã hội là sự liên minh những quan hệ trao đổi. Chỉ có trao đổi và thông qua việc thực hiện những quan hệ trao đổi thì nhu cầu của con người mới được thỏa mãn. “Hãy đưa cho tôi cái mà tôi cần, tôi sẽ đưa cho anh cái mà anh cần”[21, tr.38]. Khi tiến hành trao đổi sản phẩm lao động của nhau cho nhau thì con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân của mình. Mỗi người chỉ biết tư lợi và chạy theo tư lợi. Nhưng khi chạy theo tư lợi thì con người tham gia vào hoạt động kinh tế còn chịu sự tác động của “bàn tay vô hình”. Với sự tác động này, con người tham gia vào hoạt động kinh tế vừa chạy theo tư lợi lại vừa đồng thời thực hiện một nhiệm vụ không nằm trong dự kiến đó là đáp ứng lợi ích chung của xã hội. [21, tr.39] Theo A. Smith, “Bàn tay vô hình” đó là sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan hay là một “trật tự tự nhiên”. Để có sự hoạt động của trật tự tự nhiên này thì cần phải có sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa. Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do mậu dịch. Trên cơ sở đó hình thành mối quan hệ giữa người với người là phụ thuộc vào nhau. Trong xã hội với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, người ta luôn luôn có quan hệ kinh tế với nhau. A. Smith đề cao vai trò của “bàn tay vô hình” và cho rằng, hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa được phát triển theo sự điều tiết của bàn tay vô hình. Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế mà chỉ có thể thực hiện những chức năng kinh tế khi mà chức năng đó vượt quá khả năng của các đơn vị kinh doanh đơn lẻ. Ví dụ: xây dựng các công trình lớn, làm đường, thủy lợi...Còn trong điều kiện bình thường, nhiệm vụ của nhà nước là duy trì trật tự trị an, bảo vệ tổ quốc...để tạo ra một sự ổn định, để các tư nhân hoạt động kinh tế.
  • 14. 8 1.1.1.2. Lý thuyết “Bàn tay hữu hình” của Jonh Maynard Keynes Vào những năm 30 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, thất nghiệp diễn ra thường xuyên. Điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 hay còn gọi khủng hoảng thừa. Để giúp cho hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa lấy lại trạng thái cân bằng, đi ra khỏi tình trạng khủng hoảng, suy thoái và tiếp tục phát triển. Học thuyết kinh tế “Chủ nghĩa tư bản được điều tiết” xuất hiện. Người sáng lập ra nó là Jonh Maynard Keynes, nhà kinh tế người Anh, ông sinh năm 1884 và mất năm 1946. Khi nghiên cứu về tự do thương mại, Keynes cho rằng, nếu một nước dựa vào lí luận truyền thống mà tiến hành tự do thương mại, thì có thể giành được lợi ích trong việc thực hiện sản xuất chuyên môn hóa các ngành tương đối ưu thế, nhưng nếu bỏ mất hoặc thu hẹp sản xuất các ngành tương đối ưu thế, thì sẽ dẫn đến vấn đề thất nghiệp ngày càng trầm trọng. Ông còn cho rằng, gia tăng xuất siêu là biện pháp trực tiếp duy nhất mà chính phủ có thể gia tăng đầu tư nước ngoài. Đồng thời, nếu xuất siêu kim loại quý sẽ chảy về trong nước, đó là biện pháp gián tiếp duy nhất để chính phủ có thể giảm lãi suất trong nước, tăng thêm động cơ đầu tư trong nước. Mở rộng xuất khẩu tức là gia tăng nhu cầu của nước ngoài đối với trong nước, có tác dụng “rót vào” giống như tăng thêm đầu tư và sẽ thúc đẩy tổng thu nhập quốc dân tăng lên gấp bội thông qua hiệu ứng thừa số đầu tư. Việc mở rộng nhập khẩu có nghĩa là gia tăng dùng hàng nhập ngoại, điều đó có tác dụng “chảy ra”, giống như tăng thêm để dành, làm yếu đi tác dụng của thừa số đầu tư, làm giảm thu nhập quốc dân. Dựa vào lí do trên, Keynes ra sức tán thành xuất siêu, phản đối nhập siêu. Ông chủ trương mở rộng xuất khẩu bằng mọi cách, đồng thời nhờ sự giúp đỡ của việc bảo vệ thuế quan và khuyến khích “mua hàng của Anh” để hạn chế nhập siêu [16, tr.1338 -1339]. Keynes cho rằng, để đảm bảo sự cân bằng của nền kinh tế thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự phát mà phải bằng sự can thiệp của nhà nước, từ đó Keynes đã đưa ra lý thuyết về bàn tay
  • 15. 9 hữu hình. Theo thuyết đó, thông qua những hỗ trợ của nhà nước như là những biện pháp để duy trì cầu đầu tư, thông qua hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, thông qua hệ thống các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống thu mua của nhà nước... để tạo ra sự ổn định về môi trường kinh doanh, ổn định thị trường, ổn định về lợi nhuận cho các công ty. Lý thuyết của Keynes đã được nhiều nước áp dụng, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Nhưng đến đầu những năm 70, nền kinh tế phương Tây liên tục xuất hiện tình trạng lạm phát, nguyên nhân chính là do chính phủ các nước phương Tây đã quá chú trọng, đề cao vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. 1.1.1.3. Lý thuyết “Kinh tế hỗn hợp” của Samuelson Samuelson là nhà kinh tế Mỹ, năm 1948, ông đã cho xuất bản bộ giáo trình Kinh tế học. Trong bộ giáo trình này, Samuelson đã đề cập đến lý thuyết “Kinh tế hỗn hợp”. Nếu các nhà kinh tế học phái cổ điển và cổ điển mới say sưa với “bàn tay vô hình” và “thăng bằng tổng quát”, trường phải Keynes và Keynes mới say sưa với “bàn tay hữu hình”, thì Samuelson chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào cả “hai bàn tay” là cơ chế thị trường và nhà nước. Khi bàn về cơ chế thị trường, Samuelson cho rằng, cơ chế thị trường là hình thức tổ chức kinh tế, trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm: Sản xuất cái gì? Sản xuất thế nào? Và sản xuất cho ai [21, tr.166]. Cơ chế thị trường mang nặng yếu tố tự phát, nhưng không phải là một sự hỗn độn, mà là trật tự kinh tế có tính quy luật. Trật tự này có nhiệm vụ kết nối các kết giao kinh tế của hàng triệu cá nhân với nhau. Để thực hiện được nhiệm vụ này, ông cho đó là sức mạnh của thị trường. Thị trường là một quá trình mà trong đó người mua và người bán một thứ hàng hóa tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và sản lượng hàng hóa. Thông qua sự vận động của giá cả trên thị trường mà các nhà kinh doanh
  • 16. 10 tự định hướng cho mình trong việc giải quyết các vấn đề sản xuất cái gì? như thế nào? cho ai? Người tiêu dùng cũng thông qua sự vận động của giá cả mà đưa ra những quyết định lựa chọn. Theo quan điểm của Samuelson, nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường sẽ cho nó đạt được những thành tựu to lớn về tăng trưởng và phát triển, thỏa mãn nhu cầu. Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng có những khuyết tật, đó là khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, phân hóa giàu nghèo, độc quyền trong kinh doanh, sử dụng tài nguyên một cách bừa bãi... Khi nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Samuelson cho rằng, nhà nước nên tập trung vào 4 chức năng sau: (1) Thiết lập khuôn khổ pháp luật, yêu cầu cả Chính phủ, doanh nghiệp, người tiêu dùng phải tuân theo. (2) Sửa chữa những thất bại của thị trường, đó là bảo vệ cạnh tranh và chống độc quyền. Hạn chế và ngăn ngừa những ảnh hưởng bên ngoài dẫn đến tính không hiệu quả của hoạt động kinh tế thị trường. Sản xuất và kinh doanh hàng hóa công cộng. Đánh thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp. (3) Ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách Chính phủ phải ban hành những chính sách kinh tế thích ứng với từng giai đoạn của chu kì thông qua những quyền lực về tài chính, tiền tệ của nhà nước. (4) Đảm bảo sự công bằng xã hội thông qua các khoản hỗ trợ của nhà nước, thông qua các quỹ bảo hiểm, phúc lợi. Theo Samuelson, việc đưa ra những chính sách và phương án lựa chọn của nhà nước không phải lúc nào cũng đúng. Vì vậy, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường cũng có những giới hạn. Để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường và khắc phục những giới hạn trong vai trò của nhà nước, theo Samuelson phải kết hợp cả cơ chế thị trường và vai trò nhà nước trong điều hành nền kinh tế hiện đại, hình thành nên một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó có cả cơ chế thị trường và nhà nước. Mô hình “Kinh tế hỗn hợp” đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống lý
  • 17. 11 luận và đời sống kinh tế của hầu hết các nước TBCN. Ảnh hưởng của lý thuyết này cho đến nay còn được lan rộng đến các nhóm nước đang phát triển trong quá trình điều chỉnh mô hình phát triển sang quĩ đạo kinh tế thị trường. 1.1.2. Lý thuyết về lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế 1.1.2.1. Chủ nghĩa Trọng thương Chủ nghĩa Trọng thương là trường phái kinh tế lớn đầu tiên của lịch sử nhân loại, nó ra đời ở giữa thế kỷ XV, khi đó phương thức sản xuất phong kiến tan rã, phương thức sản xuất TBCN ra đời. Tư tưởng chính của chủ nghĩa Trọng thương là: - Một quốc gia muốn phát triển kinh tế thịnh vượng phải gia tăng khối lượng tiền tệ. Theo họ, tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản của của cải, hàng hóa chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ [21, tr.15] - Muốn gia tăng khối lượng tiền tệ phải phát triển ngoại thương và trong hoạt động ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu, tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. - Theo chủ nghĩa Trọng thương, lợi nhuận đạt được trong buôn bán là kết quả của trao đổi không ngang giá và lường gạt. Trong trao đổi phải có một bên thua và một bên được và trong thương mại quốc tế thì “dân tộc này làm giàu bằng cách hi sinh lợi ích của dân tộc kia” [21, tr.16] Những người theo học thuyết Trọng thương kêu gọi nhà nước phải can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế như: Lập hàng rào thuế quan để bảo hộ mậu dịch; miễn thuế nhập khẩu cho các loại nguyên liệu phục vụ cho sản xuất; cấm xuất khẩu tài nguyên thô (sắt, thép, sợi, lông cừu…), nâng đỡ hoạt động xuất khẩu như thực hiện tài trợ xuất khẩu, duy trì quota và đánh thuế suất nhập khẩu cao đối với nhập khẩu hàng tiêu dùng để duy trì hiện tượng xuất siêu trong hoạt động thương mại quốc tế. Có thể nói, chủ nghĩa Trọng thương là những học thuyết kinh tế đầu tiên mở đường cho việc nghiên cứu hiện tượng và lợi ích của thương mại quốc tế.
  • 18. 12 1.1.2.2. Thuyết “lợi ích tuyệt đối”của Adam Smith (1723 – 1790) Trong tác phẩm “Sự giàu có của các dân tộc”, năm 1776, A. Smith đã đưa ra thuyết “lợi ích tuyệt đối”. Học thuyết này đã lấy sự khác biệt tuyệt đối của giá thành sản xuất các nước là cơ sở tiến hành phân công chuyên môn hóa quốc tế, đồng thời thông qua mậu dịch tự do để thu được lợi ích kinh tế. Adam Smith cho rằng: một nước phải sản xuất những sản phẩm sở trường nhất của nước mình, tức là những sản phẩm mà giá thành sản xuất tuyệt đối rẻ, rồi dùng những sản phẩm này trao đổi với các nước khác, đem về những sản phẩm không phải sở trường sản xuất của mình nhất, tức là những sản phẩm mà giá thành sản xuất cao. Kiểu phân công quốc tế này sẽ làm hai nước tiết kiệm được nhiều lao động, nâng cao hiệu suất bố trí sắp xếp tài nguyên sản xuất, từ đó thu được một số lượng hàng hóa nhiều hơn là trong điều kiện đóng cửa giữ mình, tức là thu được lợi ích tuyệt đối của mậu dịch [16, tr.1318]. Như vậy, thuyết “lợi ích tuyệt đối” của Adam Smith lấy thuyết giá trị lao động làm cơ sở, có quan điểm khác với chủ nghĩa trọng thương về mậu dịch quốc tế chỉ có thể làm một bên nào đó có được lợi ích mậu dịch. Tuy nhiên, hạn chế của thuyết này chưa giải thích được hiện tượng: Một nước có mọi lợi thế hơn hẳn các nước khác hoặc những nước không có lợi thế tuyệt đối nào cả thì chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế là ở đâu? Thương mại quốc tế có xảy ra ở những nước này không và xảy ra như thế nào [14, tr.10]. 1.1.2.3. Tư tưởng của Ricardo (1772-1823) về lợi ích so sánh David Ricardo là nhà kinh tế duy vật người Anh gốc Do Thái, năm 1817 Ricardo cho xuất bản tác phẩm với nhan đề “Những nguyên lý kinh tế chính trị và thuế”, trong đó ông đưa ra quan điểm mậu dịch quốc tế trên cơ sở thuyết lợi ích tuyệt đối của Adam Smith, dựa theo sự khác biệt tương đối của giá thành sản xuất mà thực hiện phân công chuyên môn hóa quốc tế. Ricardo cho rằng: nếu trình độ sức sản xuất của hai nước không bằng nhau thì giá thành lao động của bất kì loại sản phẩm nào mà nước A sản xuất đều thấp hơn nước
  • 19. 13 B, nước A ở vào ưu thế tuyệt đối, còn nước B ở vào thế kém tuyệt đối, giữa hai nước vẫn còn tồn tại khả năng phân công quốc tế và buôn bán cùng có lợi. Vì khoảng cách về năng suất lao động của hai nước không phải bằng nhau trong bất cứ hàng hóa nào. Nước A ở vào ưu thế tuyệt đối không nhất thiết phải sản xuất tất cả mọi hàng hóa, mà chỉ phải sản xuất hàng hóa có ưu thế lớn nhất. Trái lại, nước B ở vào thế kém tuyệt đối cũng không nhất thiết phải ngừng sản xuất tất cả những hàng hóa này, mà chỉ phải ngừng sản xuất những hàng hoá kém thế nhất. Như vậy, hai nước A và B mỗi nước tự sản xuất hàng hóa mà giá thành so sánh tương đối có lợi, thông qua mậu dịch quốc tế, trao đổi với nhau, hai nước đều tiết kiệm được lao động và cùng có lợi. Thuyết “lợi ích so sánh” của Ricardo là sự phát triển và bổ sung lí luận mậu dịch quốc tế của Adam Smith. Với thuyết lợi ích so sánh, Ricardo chủ yếu dựa vào lý luận giá trị lao động, với giả định lao động là yếu tố đầu vào duy nhất để sản xuất ra sản phẩm. Nhưng trong thực tế, để sản xuất ra sản phẩm ngoài yếu tố lao động còn có các yếu tố khác như: vốn, kỹ thuật, đất đai .v.v... Do vậy, lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo chưa giải quyết được một cách rõ ràng nguồn gốc của thương mại quốc tế trong nền kinh tế hiện đại. 1.1.2.4. Định lý Heckscher - Ohlin Định lý Heckscher – Ohlin là do nhà kinh tế học Thuỵ Điển E.Heckscher (1897-1952) và B.Ohlin (1899 – 1979) nêu ra đầu tiên, định lý này còn gọi là lí luận nguồn tài nguyên sẵn có hoặc thuyết yếu tố có sẵn. Lí luận này lấy sự khác biệt quốc tế của yếu tố sản xuất có sẵn để giải thích nguyên nhân phân công quốc tế và bố cục mậu dịch quốc tế. Để giải thích vấn đề khác biệt của giá thành so sánh giữa hai nước trong học thuyết của Ricardo, Heckscher chỉ ra rằng: nếu cả hai nước đều có yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động) và lượng phân bổ giống nhau, trình độ kỹ thuật của các ngành sản xuất như nhau, khi không xem xét đến giá thành vận chuyển, thì mậu dịch quốc tế sẽ vừa không mang lại lợi ích cho một nước nào trong đó, vừa không mang lại tổn
  • 20. 14 thất cho một nước nào khác. Vì vậy, điều kiện tiền đề của việc tồn tại khác nhau về giá thành so sánh và dẫn đến mậu dịch quốc tế là: 1) Hai nước tồn tại số lượng và lượng phân bổ yếu tố sản xuất khác nhau. 2) Tỉ lệ yếu tố sản xuất mà hai nước sử dụng để sản xuất cùng một loại hàng hóa cũng không giống nhau. Ohlin kế thừa truyền thống phân tích cân bằng thông thường của trường phái Thụy Điển, tiếp thu luận điển của Heckscher và đã nghiên cứu một cách sáng tạo trong “Mậu dịch khu vực và quốc tế” (1993), trình bày rõ tài nguyên sẵn có của các nước khác nhau tức tình hình cung cấp yếu tố sản xuất khác nhau là nguyên nhân cơ bản sản sinh mậu dịch quốc tế. Do lí luận mậu dịch quốc tế của ông kế thừa của Heckscher nên được giới mậu dịch quốc tế gọi là “định lý Heckscher và Ohlin” [16. tr.1322]. Định lý Heckcher-Ohlin cho rằng: sự phát triển của mậu dịch quốc tế lấy sự khác nhau về sự sẵn có tương đối của yếu tố sản xuất các nước làm cơ sở, một nước có loại yếu tố sản xuất tương đối dồi dào nào đó, trong trường hợp nhu cầu giả định không thay đổi, giá cả của yếu tố này tất nhiên là tương đối rẻ, nước đó sẽ có thể sản xuất những sản phẩm đòi hỏi sử dụng một số lượng lớn yếu tố giá rẻ loại này, từ đó có ưu thế giá thành so sánh về mặt sản xuất sản phẩm đó. Vì vậy, một nước phải xuất khẩu những sản phẩm trong sản xuất tập trung sử dụng những yếu tố sản xuất tương đối phong phú của mình, nhập khẩu những sản phẩm trong sản xuất tập trung sử dụng những yếu tố sản xuất tương đối khan hiếm thiếu của mình. Các nước dựa vào yếu tố sản xuất phong phú và hiếm thiếu để tiến hành phân công quốc tế, làm cho yếu tố sản xuất được sử dụng hữu hiệu nhất. Định lý Heckscher – Ohlin là một trong những lí luận cơ sở quan trọng nhất trong lý luận mậu dịch quốc tế hiện đại, nó là cơ sở khoa học để mỗi quốc gia lựa chọn và xác định các sản phẩm xuất khẩu phù hợp dựa trên cơ sở phân tích các lợi thế so sánh về nguồn lực sản xuất, từ đó tích cực tham gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và toàn thế giới.
  • 21. 15 1.1.3. Lý thuyết thương mại quốc tế trong điều kiện các quốc gia đang phát triển Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế thế giới chia thành 2 nhóm nước: Thứ nhất là nhóm các nước phát triển, đây là những nước đã hoàn thành cách mạng công nghiệp, chuyển từ một nước nông nghiệp truyền thống sang một nước công nghiệp hiện đại; Thứ hai là nhóm các nước đang phát triển, đây là các nước mới giành được độc lập, còn lạc hậu về kinh tế- xã hội, các nước này đều đang nỗ lực công nghiệp hóa để thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế. Việc lựa chọn và thực hiện lý thuyết thương mại, mô hình kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các nước đang phát triển là một tập hợp các quốc gia không thuần nhất về khuynh hướng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, có trình độ phát triển kinh tế rất khác nhau, vì vậy việc áp dụng lý thuyết thương mại và mô hình kinh tế vào các nước đang phát triển là hết sức phức tạp và thật sự là một thách thức lớn đối với các chính phủ. Bởi vì: Thứ nhất, một số quan điểm trong lý thuyết thương mại quốc tế của trường phái Cổ điển và Tân cổ điển chưa phù hợp với các hoạt động ngoại thương đã và đang được thực hiện bởi nhiều quốc gia đang phát triển. Thứ hai, ở các nước đang phát triển, cơ cấu cứng nhắc và sự không hoàn hảo của thị trường khiến cho cơ chế giá cả được đưa ra trong lý thuyết Tân cổ điển không thể phát huy tác dụng đúng như mô hình lý thuyết của nó. Thứ ba, nhiều nhà kinh tế cho rằng, tự do thương mại không phải lúc nào cũng làm tăng phúc lợi kinh tế, trái lại trong một số hoàn cảnh có thể tạo ra tình trạng bần cùng hóa. Từ đó các nhà kinh tế đề nghị nên có sự can thiệp nhất định của nhà nước [29, tr.19]. Thứ tư, những người theo chủ nghĩa cấp tiến hay còn là các nhà mác – xít mới (như Baran, 1957; Leys, 1975; Cardoso và Faletto, 1979; Do santot,
  • 22. 16 1973) cho rằng buôn bán giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển đã được sử dụng như một công cụ để chuyển giá trị thặng dư từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển. Trong lịch sử, các nước đang phát triển đã xuất khẩu nhiều nguyên, nhiên, vật liệu thô sang các nước phát triển, đồng thời nhập khẩu các sản phẩm chế tạo. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ thuộc của các nước thuộc địa vào các nước chính quốc. Những người theo chủ nghĩa cấp tiến như Colman, Nixon (1986) và Palma (1978) chứng minh rằng: Tình trạng phụ thuộc này đã làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế, các nước đang phát triển đã trải qua một trong những chiến lược phát triển kinh tế sau: - Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, nội dung của chiến lược này là sử dụng thuế và các hạn ngạch nhập khẩu nhằm bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Với chiến lược này, trong hai thập niên 50 và 60, nhiều nước đã khai thác, phát huy được tiềm năng, thế mạnh về lao động, tài nguyên để phát triển mạnh mẽ sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu. Nhờ vậy đã đạt được tốc độ cao về tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đến cuối những năm 1960, chiến lược này nảy sinh một số bất cập như: hệ thống quản lý quan liêu, tham nhũng, tình trạng sản xuất kém hiệu quả, lạm phát và thâm hụt ngày càng tăng trong cán cân thanh toán, việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ đã khiến nhiều quốc gia hoàn toàn không có khả năng đối mặt với sự cạnh tranh trên thế giới. - Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế: Thực chất đây là chiến lược công nghiệp hóa hướng ngoại nhưng ở trình độ thấp. Trước những năm 50, chiến lược này đã mang lại sự tăng trưởng cho một số quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Cộng hòa Liên bang Đức nhờ có lợi thế so sánh về xuất khẩu lương thực, thực phẩm và một số khoáng sản thô khác. Cũng với chiến lược này, một số nước như Côlômbia, Mêhicô, Malaysia, Philippin...đã có những bước phát triển trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, nhờ có lợi thế so
  • 23. 17 sánh về một số sản phẩm xuất khẩu như cao su, cà phê, dầu dừa, dầu cọ, quặng kim loại...Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược này đã gặp phải những trở ngại như: Hiệu quả kinh tế không cao, thường bị thua thiệt do giá cả thấp, gây hậu quả xấu về môi trường sinh thái. - Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu: Trước những hạn chế của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu vào cuối những năm 1960, các nhà kinh tế học Tân cổ điển đã nhắc lại đề nghị của họ về chính sách tự do hóa thương mại. Trên thực tế, các nước công nghiệp mới như Braxin, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan...đã theo đuổi chiến lược phát triển hướng ngoại. Mục đích của chiến lược này là khuyến khích việc sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hóa các nước đang phát triển có lợi thế so sánh. Vì lao động dư thừa trong hầu hết các nước đang phát triển, nên chiến lược khuyến khích xuất khẩu có khả năng tạo thêm số lượng lớn các sản phẩm công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những hạn chế: Thứ nhất, các nước đang phát triển khó đẩy mạnh việc xuất khẩu các sản phẩm thô sang các nước phát triển, bởi sự phát triển mạnh mẽ của các vật liệu thay thế các sản phẩm tự nhiên và việc sử dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế nông sản nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Thứ hai, tiến trình mở rộng xuất khẩu các sản phẩm chế tạo tuy đạt được một số thành công, nhưng cũng gặp nhiều trở ngại do các nước phát triển chủ yếu sử dụng hàng rào phi thuế quan để hạn chế các sản phẩm chế tạo nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Thứ ba, chính sách khuyến khích xuất khẩu chưa tỏ ra thuyết phục. - Chiến lược phát triển hỗn hợp: là sự kết hợp hai hay ba loại chiến lược nói trên. Mặc dù cho đến nay chưa có sự tổng kết đầy đủ về những nước đã áp dụng chiến lược này, song tấm gương của Nhật Bản và một số quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan...đã thành công lớn trong việc phát triển kinh tế nhờ kết hợp cả hai chiến lược hướng nội, hướng ngoại, trong đó ưu tiên phát triển mạnh hướng ngoại. Một số quốc gia có dân số đông, diện tích lãnh thổ lớn như Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc...điển hình là Trung Quốc từ những năm 1980 trở
  • 24. 18 lại đây cũng đã gặt hái được nhiều thành công nhờ việc thực hiện chiến lược phát triển hỗn hợp. Chiến lược này đang trong xu thế phát triển đầy hứa hẹn, hiện đang được thế giới (đặc biệt là các nước đang phát triển) quan tâm. 1.1.4. Quan điểm của Trung Quốc về ngoại thương trong thời kỳ cải cách và mở cửa Cho đến nay, Trung Quốc đã có một nền kinh tế phát triển mạnh. Để có được thành công này, Trung Quốc đã tiến hành thực hiện chính sách cải cách, mở cửa nền kinh tế, đồng thời loại bỏ những tư duy kinh tế cũ, đưa ra hàng loạt các ý tưởng mới, trong đó những quan điểm mới về ngoại thương đã đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế của Trung Quốc những năm qua. Cụ thể: - Xóa bỏ tư tưởng tự cấp tự túc trong nền kinh tế kế hoạch tập trung và tư tưởng cho rằng ngoại thương chỉ là phương tiện điều tiết tình trạng thừa thiếu của nền kinh tế, đồng thời khẳng định lợi ích của nền kinh tế khi tham gia phân công lao động và cạnh tranh quốc tế. - Thừa nhận lý thuyết về lợi thế so sánh trong buôn bán quốc tế, đồng thời khẳng định rằng: để mở rộng xuất khẩu, Trung Quốc cần tận dụng đầy đủ các lợi thế của mình, đặc biệt là lợi thế về lao động rẻ. - Khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa ngoại thương và tăng trưởng kinh tế, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu. - Khẳng định việc quản lý xuất nhập khẩu theo nguyên tắc kế hoạch tập trung đã ngăn cản sự phát triển ngoại thương. Vì vậy, cần phi tập trung hóa việc quản lý ngoại thương. - Khẳng định hệ thống giá cả và tỉ giá hối đoái cần phải hợp lý, cụ thể giá cả hàng hóa về cơ bản do cung cầu thị trường quyết định, đồng thời chấm dứt các chính sách phân biệt đối xử với hàng xuất khẩu. - Khẳng định nền kinh tế thị trường phải hướng tới 3 điều có lợi: (1) Có lợi cho sự phát triển của sức sản xuất XHCN; (2) Có lợi cho việc tăng cường
  • 25. 19 sức mạnh tổng hợp của nhà nước XHCN; (3) Có lợi cho việc nâng cao mức sống của nhân dân. Đây được coi là lý thuyết 3 có lợi [11, tr.84]. - Phát triển kinh tế nhiều loại sở hữu, coi kinh tế công hữu là chủ thể, kinh tế nhiều loại sở hữu cùng phát triển. - Mở rộng phạm vi và qui mô của thị trường, trong đó khuyến khích phát triển tối đa thị trường hàng hóa tiêu dùng, tạo điều kiện phát triển các yếu tố sản xuất khác như: thị trường đất đai, lao động, vốn, công nghệ... - Khẳng định tư tưởng lấy thị trường làm phương hướng, xây dựng một hệ thống thị trường thống nhất, mở cửa, cạnh tranh và có trật tự. - Vai trò và cách thức quản lý kinh tế của Nhà nước đã có sự thay đổi căn bản. Đặc biệt trong việc điều tiết vĩ mô, Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi hẳn về mặt phương thức, trong đó họ lấy thị trường làm căn cứ, làm cơ sở. Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc về cơ bản chỉ tập trung vào những vấn đề then chốt sau: 1) Đảm bảo sự cân bằng tổng lượng kinh tế. 2) Khống chế và kiểm soát lạm phát. 3) Thúc đẩy tối ưu hóa cơ cấu kinh tế ở bình diện lớn. 4) Thực hiện tăng trưởng kinh tế ổn định. 5) Bảo đảm điều hòa giữa sự phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội. Trung Quốc đã có một cuộc giải phóng tư tưởng mạnh mẽ và một loạt quan điểm mới của Trung Quốc về vai trò của ngoại thương đối với phát triển kinh tế. Những quan điểm trên tuy chưa đủ hình thành nên một hệ thống lý thuyết rõ ràng về ngoại thương, nhưng đã góp phần quan trọng vào việc hình thành các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Trung Quốc về phát triển ngoại thương. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Những điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc 1.2.1.1. Vị trí địa lý Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới dài khoảng 1353 km [19, tr. 234], bao gồm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam tiếp giáp với hai
  • 26. 20 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc. Đặc biệt, Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng ở Đông Nam Á, nằm ở điểm trung gian nối Trung Quốc với ASEAN trên các tuyến đường xuyên á, hành lang Đông – Tây, cũng như trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng. Việt Nam là cửa ngõ để Trung Quốc vào ASEAN, là cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN trong khu mậu dịch tự do ACFTA. Miền Tây Nam Trung Quốc qua Việt Nam để đến một số nước ASEAN gần hơn nhiều so với đi trong lục địa Trung Quốc. Vân Nam và Quảng Tây lại là cửa ngõ thương mại chính giữa Trung Quốc và Việt Nam, giữa Trung Quốc với ASEAN thông qua Việt Nam. Đây thực sự là thế mạnh của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Với vị trí địa lý nêu trên, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển việc mua bán, trao đổi hàng hóa và phát triển các hoạt động hợp tác về kinh tế – xã hội khác. Việt Nam với bờ biển dài 3.260 km, có nhiều đảo và quần đảo, lại nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng nên rất thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng lớn, mở rộng giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới [24, tr.24]. Đây chính là điểm thu hút sự quan tâm của Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh miền Nam Trung Quốc. Hàng hoá các tỉnh miền Nam Trung Quốc có thể quá cảnh qua miền Bắc Việt Nam để xuất khẩu – nhập khẩu với các nước khác trên thế giới. Chính vì vậy, hiện nay hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang chủ trương tiến hành xây dựng Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Đây cũng là lợi thế của hai nước trong việc phát triển quan hệ thương mại với các nước trên thế giới, đặc biệt phát triển quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước với nhau. 1.2.1.2. Khí hậu Khí hậu nhiệt đới ẩm nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa châu Á. Sự đa dạng của địa hình, với nhiều vùng tiểu khí hậu, cho phép Việt
  • 27. 21 Nam đa dạng hóa cây trồng và các nông sản nhiệt đới như : cây công nghiệp (cao su), cây nông nghiệp (cây ăn quả, ngũ cốc các loại, chè, cà phê, hồ tiêu, hạt điều...). Đây là những mặt hàng có nhu cầu nhập khẩu lớn ở thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, một số loại quả của Việt Nam (Xoài, nhãn, thanh long, vải...) rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Khí hậu của Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, miền Trung có khí hậu ôn đới, miền Nam có khí hậu tiểu nhiệt đới. Khí hậu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc phát triển các loại cây trồng như: cây ăn quả, rau, củ...Hàng năm Trung Quốc đã thu hoạch được một khối lượng quả lớn, khoảng 62 triệu tấn/năm, các loại quả chủ yếu là táo, bưởi, chuối, nho... Ngoài ra, Trung Quốc còn đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu rau tươi, các mặt hàng chủ yếu là nấm, hành, tỏi, củ cải và một số loại rau tươi, quýt, táo, hạnh đào nhân, hạt dẻ...[30, tr. 49]. Hiện nay, những mặt hàng rau, củ, quả của Trung Quốc được xuất khẩu vào thị trường Việt Nam với khối lượng lớn, giá rẻ và có mặt ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Việc trao đổi hoa quả ôn đới và hoa quả nhiệt đới giữa hai nước đang thể hiện sự bổ sung, hỗ trợ các mặt hàng khan hiếm trong nước cho nhau. 1.2.1.3. Tài nguyên biển Với nhiều sông ngòi và bờ biển dài,Việt Nam rất có tiềm năng phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản. Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Trung Quốc cũng là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản truyền thống của Việt Nam. Miền Tây và Tây Nam Trung Quốc là khu vực miền núi, biên giới của Trung Quốc nên họ có nhu cầu về hàng thủy sản rất lớn. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu một khối lượng đáng kể hàng thủy sản tươi và khô sang khu vực thị trường này. 1.2.1.4. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và dồi dào. Mỏ than Hòn Gai là mỏ than gầy nổi tiếng của thế giới, ngoài ra các tỉnh biên giới còn có nguồn tài nguyên phong phú như quặng sắt, nhôm, mangan
  • 28. 22 v.v...đây là những mặt hàng có nhu cầu lớn ở thị trường Trung Quốc. Hàng năm, Trung Quốc đã nhập khẩu một khối lượng lớn nguyên nhiên liệu thô từ Việt Nam. Phía Việt Nam có nguồn nguyên nhiên liệu, nhưng công nghệ khai thác và luyện kim lại kém phát triển, nên chủ yếu xuất khẩu nguyên nhiên liệu thô. Trong khi đó, Trung Quốc lại phát triển mạnh ngành công nghiệp này. Việc hợp tác trong khai thác, tuyển quặng và luyện kim sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích cho cả hai bên. 1.2.2. Cơ sở thực tiễn thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc 1.2.2.1. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế * Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế: Trong những năm gần đây, xu hướng tự do hóa thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO được coi là nhiệm vụ chính trong tiến trình toàn cầu hóa kinh tế – thương mại quốc tế, xu hướng này đã diễn ra theo chiều hướng sau: Thứ nhất, phạm vi của tiến trình tự do hóa thương mại đa phương ngày càng được mở rộng, không còn dừng ở các vấn đề mang tính chất thương mại thuần tuý. Thứ hai, nội dung của quá trình tự do hóa thương mại ngày càng được phát triển theo bề sâu, các cam kết quốc tế ngày càng tác động sâu đến chính sách trong nước. Thứ ba, trào lưu các nước đang phát triển muốn liên kết, khẳng định tiếng nói của mình được thể hiện ngày càng rõ rệt. Thứ tư, vị trí của Trung Quốc vừa có lợi cho các nước đang phát triển vừa làm gia tăng cạnh tranh giữa các nước trong thu hút vốn đầu tư, thương mại, đặc biệt là các nước trong khu vực có vị trí và cơ cấu sản xuất gần với Trung Quốc. Thứ năm, việc xuất hiện “tiêu chuẩn kép” giữa các nước thành viên WTO và các nước trong quá trình đàm phán gia nhập tổ chức này, làm cho các nước xin gia nhập thường phải thực hiện các yêu cầu và các chuẩn mực áp dụng ở mức cao hơn và cao hơn nhiều so với các nước đã là thành viên WTO.
  • 29. 23 Thứ sáu, việc mở rộng phạm vi và tăng độ sâu của tiến trình đa phương cũng như vai trò ngày càng tăng của các nước đang phát triển làm cho tiến trình trong đàm phán thương mại đa phương có dấu hiệu giảm tốc độ, góp phần làm gia tăng xu hướng đẩy mạnh quá trình tự do hóa thương mại theo khu vực hoặc theo con đường song phương. Nhận thức được cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam và Trung Quốc đều nỗ lực cải cách, mở cửa, từng bước hoàn thiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra sự phát triển ngoạn mục: dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm, đạt được những thành tựu tuyệt vời trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Sự kiện này đã đưa lại những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. * Xu hướng khu vực hóa kinh tế Quá trình tự do hóa thông qua các Hiệp định mậu dịch tự do và quá trình nhất thể hóa về kinh tế đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Biểu hiện của xu hướng này là sự hình thành các Khu vực thương mại tự do (FTAs) và các thỏa thuận thương mại khu vực (RTAs) gia tăng nhanh chóng: FTAs và RTAs có mức độ ưu đãi và tự do hóa thương mại cao hơn quy chế tối huệ quốc (MFN) kéo theo những thay đổi lớn trong cục diện thương mại giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, làn sóng tự do hóa thương mại diễn ra sôi động ở khu vực Đông Á. Chẳng hạn như: Khu vực thương mại tự do ASEAN/AFTA, Khu vực ASEAN +3, Trung Quốc ký Hiệp định khung về khu vực thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA); Ấn Độ ký hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện với ASEAN và Nhật Bản ký thỏa thuận khung về đối tác kinh tế toàn diện với ASEAN (5)...Đặc biệt, so với thập kỷ 90, xu hướng khu vực hóa gần đây đã có nhiều khác biệt, cụ thể là: - Trào lưu của các Hiệp định mậu dịch tự do song phương giữa các nước có hoặc không cùng một khu vực địa lý. Ví dụ: ACFTA, VN – USBTA - Nội dung của các Hiệp định mậu dịch tự do gần đây hết sức khác biệt
  • 30. 24 về phạm vi, mức độ cam kết, không theo chuẩn mực thống nhất, thường thể hiện cam kết tự do hóa mạnh về phạm vi và mức độ tự do hóa, thể hiện mong muốn thực dụng, có lợi nhất cho lợi ích quốc gia của các nước tham gia. - Việc ký kết các Hiệp định mậu dịch tự do thường tập trung vào một khu vực địa lý, do một số nước khởi xướng, gây hiệu ứng Đô-mi-nô. Trào lưu trên về bản chất xuất phát từ các lợi ích kinh tế nhưng cũng có mầu sắc chính trị rõ ràng. Việt Nam và Trung Quốc nằm trong khu vực châu Á, đây là khu vực được các nước trên thế giới đánh giá là năng động nhất. Do vậy, hai bên đã không ngừng vun đắp quan hệ láng giềng thân thiện, tích cực tham gia liên kết khu vực (APEC, ASEM, ACFTA) và liên kết vùng (GMS) nhằm đẩy nhanh tiến trình tự do hóa thương mại, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế theo nhiều hình thức, nhiều cấp độ, tạo điều kiện cho hai nước phát huy lợi thế so sánh, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phù hợp với quốc tế hóa. 1.2.2.2. Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Nhận thức được tầm quan trọng việc mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế trên tất cả các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Thực hiện chủ trương đó, Việt Nam đã quan hệ buôn bán với nhiều nước và tham gia tích cực vào nền kinh tế thế giới, ngày 28/7/1995 Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN; ngày 1/1/1996, Việt Nam tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); Tham gia Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM/1996); Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC/1998); Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA/2002), ngày 28/11/1999 tại Manila (Philippines) các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN và 3 nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã thông qua tuyên bố chung về hợp tác Đông Á (ASEAN+3); Ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA)…Bên cạnh đó, Việt Nam đã nỗ lực hoàn
  • 31. 25 thiện thể chế, chính sách nhằm hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, kiên trì đàm phán trên cả 2 kênh song phương (mở cửa thị trường) và đa phương (thực hiện các hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới). Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức được kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới. Đây là những bước đi quan trọng để khẳng định vị trí của Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong 20 năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội to lớn. Hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho nước ta khai thác tốt hơn lợi thế so sánh, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hội nhập cũng góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể nói rằng đường lối mở cửa hội nhập của Đảng ta trong 20 năm qua là đúng đắn, phù hợp với xu thế hiện nay. Trong chính sách mở cửa nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến các mối quan hệ song phương, đặc biệt là quan hệ hợp tác với các cường quốc kinh tế, các nước láng giềng và các nước có những nét tương đồng về kinh tế, chính trị xã hội. Trung Quốc là một trong những đối tác chiến lược của Việt Nam, việc mở cửa buôn bán, trao đổi hàng hóa với Trung Quốc, một nước có nền kinh tế phát triển hơn hẳn so với Việt Nam cả về qui mô và trình độ, đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt, trong chính sách phát triển kinh tế các vùng núi phía Bắc của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra giải pháp đẩy mạnh giao lưu kinh tế với Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc. Thông qua chính sách mở cửa nền kinh tế, những hàng hóa mà Việt Nam cần xuất khẩu như nguyên liệu, nhiên liệu, nông sản…là những thứ mà Trung Quốc cần nhập, những thứ mà Việt Nam cần nhập khẩu như trang thiết bị loại
  • 32. 26 trung bình, hàng tiêu dùng…thì Trung Quốc thừa khả năng cung cấp. Thực tiễn cho thấy, việc giao lưu kinh tế qua biên giới phía Bắc được khai thông và phát triển đã tạo điều kiện cho các địa phương trong vùng khai thác được thế mạnh và tiềm năng của mình, bước đầu hình thành được cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, liên kết được với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, dần dần tạo nên những khu kinh tế vùng biên có thế và lực để cạnh tranh trên thị trường. Nó không những thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc, mà còn có tác dụng tích cực đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế khu vực, Việt Nam đã có thêm điều kiện để mở rộng quan hệ kinh tế song phương và đa phương với Trung Quốc. Cụ thể, ngày 4/11/2002, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, tiến tới hình thành khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Đây là cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế của Việt Nam (nông, thủy sản) sang thị trường Trung Quốc. Hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) với sự tham gia của 6 quốc gia, đó là Myanma, Lào, Thái Lan, Cămpuchia, Việt Nam và hai tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây. Hợp tác GMS được thể hiện trên nhiều phương diện: kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường…Tham gia vào GMS, Việt Nam đã phần nào cải thiện được vấn đề xóa đói giảm nghèo, đảm bảo môi trường ổn định, bền vững. Với hợp tác GMS, Việt Nam có thêm cơ hội mở rộng buôn bán hàng hóa với Trung Quốc. Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương cùng Trung Quốc xây dựng “Hai hành lang và một vành đai kinh tế”. Với chủ trương này, Việt Nam có thể tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển một số ngành nghề. Việc xây dựng “Hai hành lang và một vành đai kinh tế” cũng rất có ý nghĩa đối với việc phát triển quan hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, qua đó cơ sở hạ tầng cửa khẩu
  • 33. 27 và hệ thống giao thông trên tuyến hành lang và vành đai kinh tế được cải thiện, tạo sự thuận lợi cho việc lưu chuyển hàng hóa giữa hai nước, tăng cường hợp tác đầu tư giữa hai nước…đây cũng là điều kiện để đưa quan hệ thương mại giữa hai nước lên tầm cao mới. 1.2.2.3. Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc Trung Quốc là đất nước có diện tích đất đai lớn nhất khu vực Đông Á và thứ 4 trên thế giới (trên 9 triệu m2), là quốc gia có dân số lớn nhất thế giới (1,4 tỉ người). Trung Quốc được coi là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, những di sản văn hóa phong phú, sâu sắc. Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách mở cửa từ cuối năm 1978 và đã thu được những thành tựu to lớn. Từ năm 1979 đến năm 2006, GDP bình quân hàng năm của nước này luôn đạt mức cao nhất thế giới (9,4%/năm). Năm 2006, GDP của Trung Quốc đạt 2.688 tỷ USD, tăng trưởng 10,7% so với năm trước, chiếm khoảng 6% GDP thế giới, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ tư trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Đức và Nhật Bản [19, tr 364]. Trong chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế đối ngoại là lĩnh vực phát triển rất năng động và hiệu quả của Trung Quốc. Năm 1978, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc chỉ đạt 20,6 tỷ USD [18, tr.66], năm 2001 đạt 510 tỷ USD, tăng 24,75 lần so với năm 1978, năm 2005 đạt 1.422 tỷ USD, tăng gấp 2,78 lần so với năm 2001 [30, tr.45], năm 2006 là 1.761 tỷ USD, tăng 23,76% so với năm 2005 và tăng gấp 3,45 lần so với năm 20011 . Với chính sách mở cửa, Trung Quốc thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường, nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc quá sâu vào thị trường các nước phát triển và tránh hạn chế, rủi ro nhất định. Đặc biệt, Trung Quốc rất quan tâm đến thị trường các nước láng giềng, đặc biệt là thị trường các nước Đông Nam Á, với dân số 604,9 triệu dân, GDP đạt khoảng 735 tỷ USD với tổng 1 Nghiên cứu Trung Quốc sô 1(71) - 2007
  • 34. 28 kim ngạch thương mại là 720 tỷ USD [18, tr.135], đây được coi là thị trường tiềm năng của Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam được Trung Quốc coi là một nước có vị trí quan trọng trong chiến lược mở rộng quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á. Trung Quốc nhận thấy Việt Nam có một thị trường đầy tiềm năng, với dung lượng hơn 80 triệu người, có điều kiện rất thuận lợi để phát triển thương mại. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản, nguồn dầu mỏ…của Việt Nam cũng rất hấp dẫn đối với Trung Quốc. Bởi lẽ, nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc luôn khát nguyên liệu và năng lượng. Trong chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc, để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa miền Tây và miền Đông, chính phủ Trung Quốc thi hành chính sách “Đại khai phá miền Tây” với hàng loạt chủ trương, chính sách, tập trung nguồn vốn, nhân lực xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên phát triển vùng biên giới Tây Nam Trung Quốc. Với chiến lược này đã mang lại những cơ hội hợp tác thương mại với Việt Nam về đường sắt, cảng biển, điện lực, khoáng sản cho Trung Quốc. Phía Việt Nam đã xuất khẩu được một số mặt hàng nông sản phẩm, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng sang Trung Quốc. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa 2 tỉnh miền Tây Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây) với Việt Nam ngày càng tăng, năm 1996 đạt 166,21 triệu USD, năm 2000 đạt 378,03 triệu USD; năm 2001 đạt 447,26 triệu USD, tăng 18,24%; năm 2002 đạt 716,07 triệu USD, tăng 89,40%; năm 2003 đạt 945,55 triệu USD, tăng 150%; năm 2004 đạt 1117,99 triệu USD, tăng 195,74%2 so với năm trước đó. Gần đây nhất, ngày 20/7/2006, Trung Quốc đã đưa ra Chiến lược một trục hai cánh với 3 nội dung chính sau: Một là, hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng với Quảng Tây; Hai là, hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông với Vân Nam; Ba là, thực hiện trục hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore dài 3.900 km qua nhiều nước Đông Nam Á [19, tr. 102]. Với chiến lược này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc tăng cường hợp tác trao đổi hàng hóa qua các cảng 2 Tổng hợp từ Báo cáo của Sở Thương mại và Du lịch 6 tỉnh biên giới phía Bắc gửi Bộ Công thương.
  • 35. 29 biển với các nước ASEAN (trong đó có Việt Nam), khai thác tài nguyên trên biển, phát triển những ngành công nghiệp nặng, hóa dầu, vì đây là khu vực có tiềm năng dầu khí, khí đốt tương đối nhiều. Trung Quốc muốn xây dựng những nhà máy lọc dầu lớn, khai thác dầu khí tại đây hoặc có thể mua của Việt Nam rồi phục vụ thị trường miền Tây Trung Quốc và thị trường Việt Nam. Nó hình thành rõ nét hơn mô hình hợp tác Việt Nam cung cấp nguyên liệu khoáng sản cho Trung Quốc, và Trung Quốc xuất sang Việt Nam những mặt hàng qua chế biến. Tóm lại, những cơ sở lý luận và thực tiễn trên cho chúng ta thấy quan hệ thương mại giữa hai nước từ khi bình thường hóa đến nay, không phải một sớm một chiều mà có được những thành công. Quan hệ đó được xây dựng trên cơ sở lý luận khoa học. Nó thể hiện rõ những luận điểm của Chính phủ hai nước cùng với sự tiếp thu lý luận của các trường phái kinh tế trong việc lý giải vấn đề thương mại quốc tế. Đây là nhân tố quan trọng giúp cho hai nước xây dựng và phát triển quan hệ thương mại với nhau. Quan hệ thương mại giữa hai nước diễn ra trong một hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, song cũng đầy thử thách khắc nghiệt khi mà cả Việt Nam và Trung Quốc đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Quan hệ này còn ra đời như một tất yếu, nó không những đáp ứng được quá trình mở cửa nền kinh tế của mỗi nước, còn phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi nước.
  • 36. 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 2.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA HAI NƯỚC. 2.1.1. Giai đoạn từ 1991 - 1995: Thời kỳ khởi động Năm 1990, quan hệ chính trị giữa hai nước đã có sự thay đổi. Đặc biệt, sau khi đoàn đại biểu hai nước Việt Nam và Trung Quốc có cuộc gặp mặt tại Thành Đô Tứ Xuyên Trung Quốc, với tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” hai bên đã nhất trí khôi phục lại quan hệ bình thường giữa hai nước. Ngày 5/11/1991, nhận lời mời của Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân và thủ tướng Lý Bằng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã dẫn đoàn đại biểu sang thăm Trung Quốc. Trong chuyến thăm này, hai bên đã đưa ra tuyên bố chung, chính thức đánh dấu bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Kể từ đó, hàng năm lãnh đạo cấp cao hai nước đều có những cuộc thăm lẫn nhau. Trong những cuộc thăm hỏi như vậy, nhiều văn bản, hiệp định liên quan đến thương mại được ký kết giữa hai nước. Hiệp định thương mại giữa hai nước và Hiệp định tạm thời giải quyết công việc vùng biên giới được ký kết ngày 5/11/1991 tại Bắc Kinh; Hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật được hai nước ký kết vào tháng 12/1992 tại Hà Nội; Hiệp định về thanh toán và hợp tác giữa ngân hàng nhà nước Việt Nam và ngân hàng nhân dân Trung Hoa ký kết ngày 26/5/1993 tại Bắc Kinh; Hiệp định về thành lập Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc ký kết ngày 19/11/1994; Hiệp định về đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu; Hiệp định về vận tải đường bộ... Các hiệp định này cùng có mục đích chung là đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng
  • 37. 31 chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Những hiệp định ký sau thường bổ sung và hoàn thiện hơn cho các hiệp định ký trước đó. Ngoài ra, trong hoạt động thương mại hai bên cam kết dành cho nhau ưu đãi tối huệ quốc đối với việc đánh thuế hải quan hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu, giải quyết các thủ tục quy chế về quản lý hải quan...Những nỗ lực trên của Chính phủ hai nước đã tạo cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) hai nước có điều kiện thuận lợi trao đổi hàng hóa với nhau. Trong giai đoạn này, quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước đã có những bước khởi sắc. Về phía Trung Quốc, do tiến hành cải cách, mở cửa nền kinh tế từ năm 1978, nên Trung Quốc đã có được những thành tựu to lớn về kinh tế và đang chuyển mạnh sang mô hình kinh tế thị trường. Vì vậy, khi tiến hành giao thương với Việt Nam (1991), Trung Quốc đã có ưu thế rõ rệt trong việc sản xuất hàng tiêu dùng. Trong khi đó, Việt Nam vừa thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, lạm phát phi mã. Nền kinh tế đang phục hồi, nhu cầu về vốn, kỹ thuật và đặc biệt thiếu hàng tiêu dùng trầm trọng. Hơn nữa, Việt Nam còn phải đối mặt với chính sách bao vây cấm vận của Mỹ, nên việc mở rộng quan hệ thương mại hàng hóa với Trung Quốc là bước đi phù hợp trong chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam. Mở rộng quan hệ thương mại hàng hóa với Trung Quốc, trước hết, Việt Nam đã đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu được một số máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước, cải thiện đáng kể đời sống của cư dân sinh sống tại biên giới. Đồng thời, thông qua việc mở rộng buôn bán với Trung Quốc, Việt Nam đã xuất khẩu được một số mặt hàng chưa có đầu ra, do thị trường truyền thống (Liên Xô và Đông Âu cũ) sụp đổ. Tuy nhiên, giai đoạn này, trao đổi hàng hoá giữa hai nước mới chỉ đáp ứng nhu cầu cần thiết của cư dân vùng biên, hàng hóa trao đổi giữa hai nước chủ yếu là hàng tiêu dùng, số lượng hàng hóa trao đổi giữa hai nước không lớn, chất lượng hàng hóa không cao, số doanh nghiệp tham gia trao đổi hàng hóa giữa hai nước không nhiều, chủ yếu là cư dân sống ở khu vực biên giới và một số doanh nghiệp XNK trực
  • 38. 32 thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc. Trao đổi hàng hóa giữa hai nước chủ yếu theo buôn bán tiểu ngạch, chiếm 80% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước [15]. Đặc biệt, thời kỳ này, nhiều sản phẩm quý hiếm của Việt Nam đã theo đường buôn lậu sang Trung Quốc, gây thiệt hại cho phía Việt Nam. Ngược lại, cũng nhiều hàng hóa giá rẻ, chất lượng thấp, phẩm chất kém đã đưa vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch và theo đường buôn lậu, đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cho các nhà sản xuất trong nước. Cũng trong giai đoạn này, ngày 7/7/1995 Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức trở thành hội viên của ASEAN, từng bước tham gia khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Đây là cơ hội tốt cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu, giúp cho nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển hướng mạnh sang nền kinh tế thị trường, xây dựng hệ thống pháp lý tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ (Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật bảo hiểm...) tạo hành lang pháp lý cho kinh tế thị trường phát triển [35, tr.103]. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc. Việt Nam với vị trí liền kề, nằm ở trung điểm nối thị trường Trung Quốc với các nước ASEAN, Việt Nam được coi là cánh cửa để Trung Quốc thâm nhập vào thị trường ASEAN, là thị trường của các nước đang phát triển, nhu cầu về nhập khẩu hàng hóa là rất lớn. Hơn nữa, đây là thị trường của các nước có ưu thế sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Đó là những mặt hàng mà Trung Quốc đang có nhu cầu nhập khẩu để phục vụ cho tiêu dùng trong nước, đặc biệt là cho các cơ sở chế biến hàng nông sản xuất khẩu. Đồng thời, thông qua cầu nối giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, Việt Nam và Trung Quốc còn phát triển thêm nhiều loại hình kinh doanh khác như: tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh…Hoạt động theo những phương thức này có hiệu quả đối với cả các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc. Năm 1993 Bộ Thương mại Việt Nam đã ban hành quy chế 1064 TM/PC ngày 18/8/1994 về kinh
  • 39. 33 doanh theo hình thức chuyển khẩu và quy chế tạm nhập để tái xuất, quyết định số 80/TM/XNK ngày 25/6/1994 về hàng hóa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Hai quy chế này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo các phương thức này đi vào nề nếp. Tổng kim ngạch tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu năm 1995 đạt 500 triệu USD, trong đó 6 tỉnh biên giới đạt 200 triệu USD3 . Vì vậy, việc phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã được Chính phủ hai nước quan tâm sâu sắc, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi nước. Bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác song phương, Chính phủ hai nước cũng chú trọng đến hợp tác đa phương. Ngày 11/7/1995 Trung Quốc được ghi nhận là quan sát viên của WTO và từ đầu năm 1995 Chính phủ Việt Nam cũng đã nộp đơn gia nhập WTO. Những sự kiện trên đã mở ra một không gian rộng lớn cho việc phát triển quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế giữa hai nước. 2.1.2. Giai đoạn từ 1996 – 2000: Thời kỳ phát triển ổn định Giai đoạn này, quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển tương đối ổn định. Việc ban hành và ký kết các văn bản, nghị định và Hiệp định liên quan đến phát triển thương mại hàng hóa giữa hai nước vẫn được Chính phủ hai nước quan tâm, tạo ra một không gian thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cư dân dọc biên giới hai nước trao đổi và mua bán hàng hóa với nhau. Về phía Việt Nam, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ Việt Nam cho phép Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng được áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực kinh tế cửa khẩu (Quyết định số 675/QĐ-TTg ngày 18/6/96; Quyết định số 748/QĐ- TTg ngày 11/9/1997; Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 26/5/1998; Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 9/9/1998). Những chính sách này nhằm đưa các hoạt động mậu dịch biên giới đi vào nề nếp, tạo sức hấp dẫn các thương nhân 3 Tổng hợp và phân tích số liệu theo báo cáo của Sở Thương mại – Du lịch 6 tỉnh phía Bắc năm 1995
  • 40. 34 Trung Quốc sang buôn bán tại Việt Nam, phát huy lợi thế so sánh và tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh vùng biên. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng ban hành Nghị định 57/1998/NĐ- CP ngày 31/7/1998 về việc qui định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài. Trong đó đề cập đến việc mở rộng quyền kinh doanh, cho phép mọi thành phần kinh tế trong nước được tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp. Ngoài ra, Chính phủ cũng sửa đổi Luật khuyến khích đầu tư trong nước theo hướng dành ưu đãi cao nhất cho sản xuất hàng xuất khẩu, thành lập quỹ thưởng xuất khẩu, miễn thu thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập tái xuất, bãi bỏ thuế xuất khẩu tiểu ngạch, đơn giản hóa thủ tục gia công, áp dụng thuế VAT... tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Những chính sách ưu đãi trên đã khuyến khích một số ngành sản xuất trong nước phát triển, đó là nhóm mặt hàng thủ công mỹ nghệ (mây tre, gốm sứ, đồ gỗ...); nhóm mặt hàng công nghiệp chế biến (điện tử, dệt may, da giày...). Hai nhóm hàng này đang có xu hướng gia tăng tại thị trường Trung Quốc, góp phần làm thay đổi dần cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, giảm nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu, tăng nhóm hàng công nghiệp chế biến. Về phía Trung Quốc, để chiếm lĩnh thị trường các nước có chung đường biên giới trên bộ bằng hàng hóa giá rẻ và thu hút các loại nguyên nhiên liệu phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trung Quốc đã ban hành chính sách ưu đãi biên mậu giảm 50% thuế nhập khẩu và 50% thuế VAT, hoàn thuế VAT cho hàng hóa xuất khẩu biên mậu ngay cả đối với các lô hàng thanh toán bằng đồng nhân dân tệ (chỉ có các doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh tại huyện biên giới mới được hưởng ưu đãi này). Đồng thời thành lập hệ thống các cơ quan quản lý biên mậu từ Trung ương đến địa phương và phân cấp mạnh quản lý cho địa phương. Tùy từng thời điểm cụ thể, các địa phương có thể áp dụng các ưu đãi khác nhau đối với các cửa khẩu
  • 41. 35 khác nhau. Những chính sách này đã giúp cho Trung Quốc rất thành công trong việc phát triển quan hệ thương mại với các nước có chung đường biên giới, luôn ở thế chủ động trong quan hệ trao đổi hàng hóa với các nước. Ngoài ra, ngày 19/10/1998, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa đã ký Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới. Trong hiệp định này, hai bên đã ký kết đồng ý tích cực áp dụng các biện pháp tăng cường quản lý chất lượng hàng hóa mua bán ở vùng biên giới để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, bảo hộ sản xuất, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, đồng thời giao quyền cho các tổ chức giám định hàng hóa của mỗi bên tiến hành giám định chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trong mua bán ở vùng biên giới và cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn quy định trong hợp đồng mua bán của hai bên. Đặc biệt, sau chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc ngày 25/2/1999 của Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc được xác định trong các bản thông báo chung năm 1991,1992, 1994 và 1995, hai bên đã ra Tuyên bố chung thỏa thuận xây dựng quan hệ Việt Nam – Trung Quốc lên tầm cao mới theo phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và theo tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”4 . Với phương châm và tinh thần trên đã tạo khuôn khổ hợp tác mới thuận lợi, lâu dài giữa hai nước. Ngày 30/12/1999, nhân dịp thủ tướng Chu Dung Cơ sang thăm Việt Nam, Hiệp định về biên giới trên bộ đã được ký kết, đây là vấn đề được nhân dân hai nước và dư luận quốc tế rất quan tâm. Với hiệp định này, một số cửa khẩu, cặp đường mòn và chợ biên giới đã được mở để phục vụ cho hoạt động giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa giữa hai nước. Thực tiễn cho thấy, các cửa khẩu cùng với các đường mòn và chợ biên 4 Bản thông báo chung Việt – Trung tháng 2/1999