SlideShare a Scribd company logo
1 of 171
Download to read offline
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................6
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................8
1.1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN...................................................................................................8
1.2 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM.............9
1.2.1 VĂN BẢN PHÁP LÝ.........................................................................................................9
1.2.2 QUI CHUẨN – TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG....................................................................11
1.2.3 CÁC TÀI LIỆU VÀ DỮ LIỆU.......................................................................................12
1.3 NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM 12
1.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM .....................................................................................13
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.....................................................................14
1.1 TÊN DỰ ÁN.....................................................................................................................14
1.2 CHỦ DỰ ÁN....................................................................................................................14
1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DỰ ÁN .................................................................................................14
1.4 HIỆN TRẠNG CẢNG CÁI LÂN ..................................................................................18
1.4.1 CÔNG TRÌNH BẾN, BÃI...............................................................................................18
1.4.2 CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC VÀ MẠNG KỸ THUẬT ...............................................19
1.4.3 LUỒNG VÀ VŨNG QUAY TÀU...................................................................................19
1.5 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN............................................................................20
1.5.1 QUI MÔ DỰ ÁN..............................................................................................................20
1.5.2 DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG VÀ ĐỘI TÀU QUA CẢNG ...............................................20
1.5.3 CÔNG NGHỆ BỐC XẾP CONTAINER ......................................................................22
1.5.4 NHU CẦU HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN .......................................................................25
1.5.5 MẠNG LƯỚI CẤP ĐIỆN...............................................................................................27
1.5.6 HỆ THỐNG CẤP VÀ THOÁT NƯỚC .........................................................................28
1.5.7 HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC .........................................................................30
1.6 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN....................................................................................30
1.7 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ....................................................................................................32
1.8 CÁC GIẢI PHÁP THI CÔNG XÂY DỰNG ................................................................32
1.8.2 CÔNG TÁC KHAI HOANG, XỬ LÝ NỀN VÀ SAN LẤP MẶT BẰNG ..................33
1.8.3 CÔNG TÁC NẠO VÉT...................................................................................................33
1.8.4 CÔNG TRÌNH BẾN........................................................................................................37
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
1.8.5 KHU BÃI CONTAINER VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT .............................37
1.8.6 KHU VỰC NHÀ XƯỞNG VÀ VĂN PHÒNG ..............................................................38
1.8.7 TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG ...............................................38
1.8.8 TỔ CHỨC ĂN Ở, SINH HOẠT CHO CÔNG NHÂN .................................................42
1.9 MỐI QUAN HỆ GIỮA CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN VỚI CẢNG
CÁI LÂN HIỆN HỮU...........................................................................................................43
1.9.1 VỀ MẶT QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC KHAI THÁC .....................................................43
1.9.2 VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG.....................................................................................................43
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI .47
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG .............................................................47
2.1.1 ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ, ĐỊA CHẤT .................................................................................47
2.1.2 ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG .............................................................................................51
2.1.3 ĐIỀU KIỆN THỦY HẢI VĂN .......................................................................................55
2.1.4 HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC DỰ ÁN......56
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ....................................................................................76
2.2.1 ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI.......................................................................................................76
2.2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ ....................................................................................................77
2.2.3 VĂN HÓA – GIÁO DỤC – Y TẾ ...................................................................................78
2.2.4 THỦY SẢN.......................................................................................................................78
2.2.5 DU LỊCH ..........................................................................................................................78
2.3 HỆ THỐNG GIAO THÔNG TRONG KHU VỰC......................................................79
2.3.1 LUỒNG VÀO CẢNG ......................................................................................................79
2.3.2 MẠNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA.................................................................................81
2.3.3 GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ..........................................................................................81
2.4 HIỆN TRẠNG BỒI XÓI TRONG KHU VỰC ............................................................83
2.5 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CẢNG CÁI LÂN84
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.............................................86
3.2 PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TRONG CÁC GIAI ĐOẠN DỰ ÁN......86
3.2.1 CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG DO VỊ TRÍ DỰ ÁN..........................................................86
3.2.2 CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG ...............................89
3.2.3 CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN KHAI THÁC..............................94
3.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ QUI MÔ BỊ TÁC ĐỘNG ................................................................98
3.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG ....100
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
3.4.1 CÔNG TÁC SAN LẤP VÀ GIA CỐ NỀN ..................................................................100
3.4.2 CÔNG TÁC NẠO VÉT.................................................................................................102
3.4.3 CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG .............................................106
3.4.4 CÔNG TÁC THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH ..................................109
3.4.5 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN XÂY DỰNG ......................................................111
3.5 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN KHAI THÁC...115
3.5.1 TÁC ĐỘNG DO HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU ĐẾN CẢNG..........................................115
3.5.2 CÔNG TÁC BỐC XẾP HÀNG HÓA..........................................................................117
3.5.3 HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ ..........................118
3.5.4 HOẠT ĐỘNG VỆ SINH CẢNG ..................................................................................119
3.5.5 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONG CẢNG ......................................................120
3.5.6 CÔNG TÁC NẠO VÉT DUY TU.................................................................................121
3.5.7 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN VÀ KHÁCH ĐẾN CẢNG..................121
3.6 CÁC TÁC ĐỘNG KHÁC.............................................................................................127
3.6.1 TÁC ĐỘNG ĐẾN BỒI XÓI..........................................................................................127
3.6.2 SỰ CỐ TRÀN DẦU.......................................................................................................127
3.6.3 SỰ CỐ CHÁY NỔ .........................................................................................................129
3.7 ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC CÔNG TRÌNH LÂN CẬN..............................................130
3.8 ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG KHU VỰC ....131
3.8.1 CÁC ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC .................................................................................131
3.8.2 MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC ..........................................................................132
3.9 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ......132
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA
VÀ ỨNG CỨU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG......................................................................135
4.1 ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CẢNG CÁI LÂN ĐÃ VÀ ĐANG ÁP
DỤNG ...................................................................................................................................135
4.1.1 TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG .............................................................................135
4.1.2 TRONG GIAI ĐOẠN KHAI THÁC............................................................................135
4.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRONG
GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG ..................................................................................................135
4.2.1 CÔNG TÁC NẠO VÉT.................................................................................................135
4.2.2 HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU ................................................................137
4.2.3 HOẠT ĐỘNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH ................................................................138
4.2.4 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN.............................................................................138
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
4.2.5 CHẤT THẢI NGUY HẠI .............................................................................................139
4.2.6 CÔNG TÁC BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ...................................................139
4.2.7 HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN XÃ HỘI...................................................140
4.3 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRONG THỜI GIAN KHAI THÁC.....140
4.3.1 KIỂM SOÁT VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ TIẾNG ỒN .........140
4.3.2 KIỂM SOÁT VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC .................................140
4.3.3 KIỂM SOÁT CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI .............................144
4.3.4 VỆ SINH VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ........................................................................145
4.4 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI ......................145
4.4.1 PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY....................................................................................145
4.4.2 SỰ CỐ TRÀN DẦU.......................................................................................................146
4.5 MỐI QUAN HỆ VỚI CẢNG CÁI LÂN TRONG CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG...............................................................149
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG......150
5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.........................................................150
5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .......................................................160
5.2.1 GIÁM SÁT CHẤT THẢI RẮN....................................................................................160
5.2.2 GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH................................160
5.2.3 CÁC GIÁM SÁT KHÁC...............................................................................................162
5.2.4 DỰ TRÙ KINH PHÍ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.....................................................166
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG...................................................167
6.1 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG BÃI CHÁY ..................................167
6.2 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC PHƯỜNG BÃI CHÁY ..............167
6.3 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN .........................................167
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ........................................169
7.1 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................169
7.2 CAM KẾT......................................................................................................................169
7.2.1 CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU
CỰC........................................................................................................................................169
7.2.2 CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ...............................................169
7.2.3 CAM KẾT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI
TRƯỜNG...............................................................................................................................171
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
5ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
7.2.4 CÁC CAM KẾT KHÁC................................................................................................171
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
6ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATNĐ Áp thấp nhiệt đới
BOD5 Nhu cầu oxy sinh hóa đo ở 20o
C trong năm ngày
BTCT Bê tông cốt thép
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CICT Cảng Container Quốc Tế Cái Lân
COD Nhu cầu oxy hóa học
CFS Container Freight Station – Kho nhồi, rút ruột hàng container
CMESRC Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu và Tư vấn về Môi Trường Biển
DA ĐTXDCT Dự án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình
DGPS Digital Global Position System
DO Oxy hòa tan
DWT Trọng tải tàu
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường
ĐTXD Đầu tư xây dựng
ĐVN Động vật nổi
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Giá trị tổng sản phẩm quốc nội
GPS Global Position System
HIO Viện Hải Dương Học Hải Phòng
IFC International Finance Corporation – Tổ chức Tài chính Quốc tế
JICA Japanese International Cooperation Agency – Tổ chức Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản
KDL Khu du lịch
KTĐLPN Kinh tế động lực phía Nam
MONRE Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
MOSTE Bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường
NFPA National Fire Protection Association – Hiệp hội Phòng chống cháy
Quốc Gia
OCDI Oversea Coastal Area Development Institute of Japan - Viện Phát triển
Ven biển Nước ngoài của Nhật Bản
PCCC Phòng cháy chữa cháy
RTG Rubber Tyred Gantry Crane – Cần trục bốc xếp container trên bãi
TEU Đơn vị tính của 1 container 20‘
TNMT Tài nguyên Môi trường
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
7ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường
THC Tổng Hydrocacbon
TĐMT Tác động môi trường
TVN Thực vật nổi
UBND Ủy ban Nhân dân
UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
VESDI Viện Môi trường và Phát triển Bền vững Việt Nam
WB Ngân hàng thế giới
WHO Tổ chức Y tế Thế Giới
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
8ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
MỞ ĐẦU
1.1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Trong khu vực phía Bắc Việt Nam, Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long hình thành nên vùng tam
giác phát triển giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp chế tạo và
nông nghiệp. Trước khi có sự phát triển của cảng biển tại Cái Lân, Hải Phòng đã là cảng đầu
mối tại khu vực phía Bắc Việt Nam. Với diện tích khu cảng và chiều sâu luồng hành hải như
hiện có, Cảng Hải Phòng đã bị hạn chế khả năng mở rộng cảng.
Từ năm 1993 đến năm 1994, Đoàn nghiên cứu Nhật Bản gồm Viện Phát triển Ven biển
Nước ngoài của Nhật Bản (OCDI) và Nippon Koei đã tiến hành đánh giá dựa trên nhu cầu
phát triển kinh tế và khả năng xây dựng một cảng mới tại Cái Lân, tỉnh Quảnh Ninh, Việt
Nam. Báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án cảng Cái Lân tại Việt Nam do Jica lập đã chỉ ra rằng
cần xây dựng cảng bao gồm 07 bến, bãi container, và hạ tầng cơ sở kèm theo là cần thiết để
phát triển kinh tế khu vực. Năm 1995, Đoàn nghiên cứu Jica (Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật
Bản) đã hoàn tất báo cáo nghiên cứu khả thi về cụm cảng tiềm năng tại Cái lân.
Cảng Cái Lân hiện hữu gồm Bến số 1, Bến số 5, Bến số 6, Bến số 7. Bến số 1 đã được xây
dựng vào năm 1985 với chiều dài 166m dùng để tiếp nhận hàng rời. Bến số 5, số 6, số 7
được xây dựng năm 2005 với tổng chiều dài khu bến là 620m. Bến số 5 dùng để tiếp nhận
hàng rời, trong khi Bến số 6 và 7 dùng để tiếp nhận hàng container. Khu bến còn có thêm
diện tích 14,50ha để xây dựng bãi và kho cho cảng.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho việc xây dựng Bến số 5, 6 và 7 nằm trong
dự án cảng Cái lân đã được Nippon Koei thực hiện năm 1998 và được Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường (MOSTE) chấp thuận theo Quyết định số 2130/QĐ-BKHCNMT ngày
03/11/1998.
Do thực tế sự phát triển kinh tế khu vực phía Bắc Việt Nam quá nhanh, 04 bến hiện hữu cảng
Cái Lân rõ ràng khôngđủ khả năng đáp ứng được khối lượng hàng theo dự báo. Vì vậy,
tháng 06/2008, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã ký thoả thuận với Tập đoàn
SSA (Mỹ) và Cảng Quảng Ninh cùng thành lập liên doanh để phát triể n Cảng Container
Quốc tế Cái Lân. Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Cái Lân sẽ đảm trách việc phát
triển và khai thác Cảng Container Quốc tế Cái Lân (CICT). Dự án phát triển Cảng Container
Quốc tế Cái Lân gồm Bến số 2, 3 và 4 với mục tiêu tiếp tục tạo sự tăng trưởng mạnh mẽ cho
khu vực nhằm đáp ứng được khối lượng hàng dự báo. Bến số 1, 5, 6 và 7 sẽ tiếp tục được
Cảng Quảng Ninh khai thác.
Chấp hành nghiêm Nghị định 80/2006/CP ngày 09/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường, Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về
việc bổ sung sửa đổi một số điều trong Nghị Định 80/2006/NĐ-CP, Thông tư 05/2008/TT-
BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên Môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, nhằm tăng cường
công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Công ty TNHH
Cảng Container Quốc tế Cái Lân và Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng – Kỹ thuật Biển
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
9ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
(Portcoast) tổ chức lập Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) cho Dự án Đầu tư
xây dựng Cảng Container Quốc tế Cái Lân.
Nội dung và trình tự các bước thực hiện ĐTM được tuân thủ theo các quy định pháp luật về
môi trường và các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) về lập Báo cáo
ĐTM. Báo cáo ĐTM cũng được lập tham khảo theo Hướng dẫn Đánh giá tác động môi
trường của IFC (Tổ chức Tài chính Quốc Tế) nhằm đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức
cho vay vốn thực hiện dự án.
Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đ ánh giá các tác động có lợi, có hại,
trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của Cảng
Container Quốc tế Cái Lân. Trong Báo cáo này, các biện pháp tối ưu sẽ được đề xuất nhằm
hạn chế, ngăn ngừa và làm rõ bất cứ tác động tiêu cực nào đến môi trường do dự án gây ra
nếu có, nhằm đáp ứng theo đúng các quy định về môi trường theo yêu cầu của các cơ quan
chức năng đối với Cảng Container Quốc tế Cái Lân (Dự án đã được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh
Quảng Ninh cấp Giấy Chứng Nhận Đầu Tư ngày 03/6/2008).
1.2 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
1.2.1 VĂN BẢN PHÁP LÝ
- Luật Hàng Hải đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII,
kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 30/6/1990, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1991.
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
29/11/2005 do Chủ tịch nước ký, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc Qui định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- Nghi định 21/2008/ NĐ-CP ngày 28/02/2008 về Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
Định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc Qui định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2010 thay cho Nghị định 81/2006/NĐ-
CP ngày 09/08/2006.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi
trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường ban
hành 08 QUI Chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Môi trường (có hi ệu lực áp dụng từ
01/01/2010)
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
10ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về Quản lý chất thải rắn nguy hại.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề,
mã số quản lý chất thải nguy hại.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc Ban hành Danh mục Chất thải rắn nguy hại.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép
thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/06/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của
Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước
thải vào nguồn nước.
- Thông báo số 5974/BGTVT-KHĐT của Bộ GTVT về việc báo cáo kết quả kiểm tra thực
hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010.
- Thông báo số 6055/VPCP-CN của Văn phòng Chính Phủ về việc thực hiện Quy hoạch
tổng thể phát triển Hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010.
- Quyết định số 2190/QĐ-TTg, ngày 24/12/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030.
- Văn bản số 4374/BGTVT-KHĐT ngày 24/07/2006 của Bộ Giao thông vận tải về việc
chủ trương đầu tư các bến 2,3,4 cảng Cái Lân – Quảng Ninh.
- Văn bản số 3820/BTNMT-TĐ ngày 11/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trườn g về
việc đầu tư và khai thác các bến 2,3,4 cảng Cái Lân (Quảng Ninh).
- Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 18/01/2007 của UBND thành phố Hạ Long về việc
thu hồi đất của Ban quản lý dự án Hàng Hải I – Cục Hàng Hải Việt Nam – Bộ Giao
Thông Vận Tải giao cho Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam để xây dựng bến 2,3 và 4
cảng Cái Lân phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long.
- Quyết định số 4869/QĐ-UBND ngày 25/12/2007 của UBND thành phố Hạ Long về việc
thu hồi và giao đất cho Công ty Cổ phần Đầu tư Cảng Cái Lân theo phương thức giao đất
có thu tiền sử dụng đất để đầu tư xây dựng bến 2,3 và 4 cảng Cái Lân tại phường Bãi
Cháy, Thành Phố Hạ Long.
- Giấy chứng nhận đầu tư số 221.022.000.116 do Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Ninh cấp
ngày 03/6/2008.
- Văn bản số 960/CV-DQN ngày 24/04/2009 của Công ty Điện lực Quảng Ninh về nguồn
cung cấp điện cho dự án Cảng Container Quốc tế Cái Lân.
- Văn bản số 1182/CHHVN-KCHTCB ngày 12/06/2009 của Cục Hàng hải Việt Nam về
việc cho phép sử dụng hạ tầng cơ sở cảng Cái Lân cho dự án Cảng Container Quốc tế
Cái Lân.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
11ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
- Công văn số CICT.CV/2009.32 ngày 07/12/2009 gởi Uỷ Ban Nhân Dân và Sở Tài
Nguyên Môi Trường Tỉnh Quảng Ninh về việc tiếp tục đổ đất nạo vét vào vị trí đã được
phê duyệt trong báo cáo ĐTM Dự án Mở Rộng Cảng Cái Lân năm 1998.
- Quyết định số 2130/QĐ-BKHCNMT ngày 03/11/1998 của Bộ khoa học công nghệ và
môi trường về việc Phê duyệt Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường Dự án Mở rộng
Cảng Cái Lân.
- Biên bản cuộc họp “Về việc đổ vật liệu nạo vét trong khi thực hiện Dự án Cảng
Container Quốc tế Cái Lân tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh của Công ty TNHH
Cảng Container Quốc tế Cái Lân” ngày 14/05/2010, giữa Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Giao thông Vận tải, UBND Thành phố Hạ Long, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, Công
ty Cổ phần Quản lý đường sông số 3, Cảng vụ Quảng Ninh, Phòng cảnh sát giao thông
thủy với Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Cái Lân.
1.2.2 QUI CHUẨN – TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
1.2.2.1 Qui chuẩn – Tiêu chuẩn Việt Nam
- Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (TCVN 5949-1998).
- QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh.
- QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong
không khí xung quanh.
- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với
bụi và các chất vô cơ.
- QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với
một số chất hữu cơ.
- Tiêu chuẩn các chất ô nhiễm trong không khí tại nơi sản xuất, Tiêu chuẩn của Bộ Y tế
(Tiêu chuẩn Bộ Y tế, 3733/2002/QĐ-BYT, 10/10/2002).
- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 10:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.
- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 07:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Ngưỡng chất thải nguy hại.
- QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim
loại nặng trong đất.
- QCVN 15:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ
thực vật trong đất.
1.2.2.2 Các tiêu chuẩn và Hướng dẫn khác
- Các tiêu chuẩn thực hiện của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) về tính bền vững xã hội và
môi trường năm 2006 và cập nhật năm 2007.
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
12ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
- Hướng dẫn chung về Môi trường, Sức khỏe và An toàn của IFC.
- Hướng dẫn Báo cáo Đánh giá tác động môi trường trong việc phát triển cảng của Liên
hiệp quốc – 1992.
1.2.3 CÁC TÀI LIỆU VÀ DỮ LIỆU
- Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án xây dựng cảng Cái Lân được thực hiện bởi Viện Phát
triển Ven biển Nước ngoài của Nhật (OCDI) tháng 02/1995.
- Báo cáo Đầu tư Xây dựng Dự án Cảng Container Quốc tế Cái Lân (CICT) được thực hiện
bởi Berger ABAM ENGINEERS INC. THÁNG 06/2009.
- Báo cáo Đánh giá tác động môi trường năm 1998 do Nippon Koei thực hiện và đã được
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (MOSTE) phê duyệt theo Quyết định số
2130/QĐ-BKHCNMT ngày 03/11/1998.
- Các số liệu về khí tượng thủy văn tại khu vực Quảng Ninh.
- Số liệu thống kê về kinh tế - xã hội Thành phố Hạ Long.
- Hồ sơ khảo sát địa chất của dự án được thực hiện bởi Portcoast vào tháng 01/2009.
- Hồ sơ khảo sát địa hình của dự án được thực hiện bởi Portcoast vào tháng 12/2008.
- Các báo cáo ĐTM đã được phê duyệt của các dự án về xây dựng cảng trong khu vực.
- Báo cáo Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực dự án, do Portcoast phối hợp với Viện
Môi trường và Phát triển Bền vững thực hiện từ ngày 30/11/2009 đến ngày 02/12/2009.
1.3 NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM
Các phương pháp sau được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM:
1. Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu khí tượng,
thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực thực hiện Dự án.
2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác
định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, độ
ồn tại khu vực thực hiện Dự án.
3. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập
nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của Dự án.
4. Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng trong quá trình phỏng vấn các cấp chính
quyền và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án.
5. Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam.
6. Phương pháp ma trận dùng để đánh giá về mức đ ộ tác động của dự án tới môi trường
xung quanh.
7. Phương pháp chuyên gia sử dụng để nhận định đánh giá các tác động tiêu cực và có lợi
của dự án đồng thời đề xuất các giải pháp giảm thiểu.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
13ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
1.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Cản g Container Quốc tế Cái Lân do Công ty
TNHH Cảng Container Quốc tế Cái Lân chủ trì. Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng –
Kỹ thuật Biển là cơ quan tư vấn thực hiện.
Báo cáo được hoàn thành với sự tham gia của các thành viên sau đây:
Bên chủ đầu tư: Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Cái Lân
Trụ sở : 01 Đường Cái Lân, Phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Đại diện : Ông Patrick Avice Chức vụ: Tổng Giám đốc
Điện thoại: 033 - 3515655 Fax : 033 - 3515656
Bên tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng – Kỹ thuật Biển:
Trụ sở : 92 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1, Tp.HCM
Đại diện : Ông Trần Tấn Phúc Chức vụ: Tổng Giám đốc
Điện thoại: 08 - 38211486 Fax : 08 – 38216274
Với sự tham gia của các thành viên sau đây:
STT Họ tên Học vị Chuyên ngành Công ty
1 Trần Mạnh Thắng Thạc sĩ Cảng – Đường thủy
Công ty
TNHH Cảng
Container
Quốc tế Cái
Lân
2 Trương Ngọc Tường Tiến sĩ
Thủy lợi tổng hợp.
Thủy lực và kỹ thuật ven biển.
Kỹ thuật và quản lý vùng ven biển.
Portcoast
3 Đoàn Đình Tuyết Trang Thạc sĩ
Cảng - Đường thuỷ
Công trình trên đất yếu
Quản lý Cơ sở hạ tầng
Portcoast
4 Nguyễn Ngọc Thuỷ Thạc sĩ Cảng - Công trình biển Portcoast
5 Lâm Anh Thư Kỹ sư Khoa học Môi trường Portcoast
6 Phạm Thị Hồng Trang Cử nhân Kinh tế tài nguyên Môi trường Portcoast
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
14ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1 TÊN DỰ ÁN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
1.2 CHỦ DỰ ÁN
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
Địa chỉ: 01 Đường Cái Lân, Phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh,
Việt Nam.
1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DỰ ÁN
Cảng Cái Lân có vị trí tại phía Bắc Việt Nam, nằm cách Hà Nội gần 160km (xem Hình 1.1).
Cảng Cái Lân thuộc tỉnh Quảng Ninh, phía Đông giáp biên giới với Trung Quốc, phía Nam
giáp vịnh Bãi Cháy, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, phía Bắc giáp
tỉnh Hà Bắc và Lạng Sơn (xem Hình 1.1). Vị trí bến nằm trong khu vực có địa hình thấp với
đặc điểm hầu hết là đồi thấp được bao phủ bằng lớp mỏng thực vật. Toàn bộ lớp thực vật
hiện nay là được trồng lại và không có lớp thực vật tự nhiên.
Cảng Container Quốc tế Cái Lân nằm trong cụm Cảng Cái Lân có vị trí tại 20o
58’ vĩ độ Bắc
và 107o
4’ kinh độ Đông. Phạm vị khảo sát dự án được thể hiện trong Hình 1-3.
Hình 1-1: Bản đồ vị trí
Vị trí Dự án
TP. Hồ Chí Minh
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
15ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
Hình 1-2: Vị trí Cảng Container Quốc tế Cái Lân trong hệ thống cảng khu vực
BẾN5,6,7(CTYTNHHCẢNGQUẢNGNINH)
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
16ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
Cảng Container Quốc tế Cái Lân nằm trong qui hoạch tổng thể cụm cảng Hòn Gai – Quảng
Ninh, đây là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực và là cảng biển loại I trong hệ thống
cảng biển Việt Nam. Cỡ loại tàu ra vào cảng được khống chế bởi tĩnh không cầu Bãi Cháy và
độ sâu có thể hạ thấp được của đoạn luồng ngang qua vịnh Bãi Cháy ( khoảng -11,0 m hệ Hải
Đồ).
Khu bến tổng hợp container Cái Lân là khu bến chính của Cảng Hòn Gai, bao gồm:
- Cảng Cái Lân hiện hữu với ba bến 5, 6 và 7,
- Cảng Container Quốc tế Cái Lân gồm ba bến 2, 3 và 4,
- và bến phụ số 1 nằm về phía thượng lưu.
được qui hoạch cho tàu 5 vạn DWT, tàu chở container 3.000 TEU, riêng bến số 1 ở phía
thượng lưu cho tàu đến 2 vạn DWT. Khu bến này đã có cơ sở hạ tầng và trang thiết bị bốc
xếp, quản lý vận hành đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế khu vực (bao gồm đường
giao thông sắt, bộ nối với mạng quốc gia và đầu mối Logistics phía sau cảng)
Các bến chuyên dụng vệ tinh:
- Bến sản phẩm dầu B12: Giữ quy mô hiện nay, từng bước chuyển đổi công năng (trước
2020) để đảm bảo an toàn cho cầu Bãi Cháy và cửa ra vào cho khu bến phía trong Cửa
Lục.
- Bến khách Hòn Gai: Đầu mối tiếp nhận khách du lịch quốc tế bằng đường biển và tàu
khách Bắc Nam. Cầu bến tiếp nhận được tàu du lịch quốc tế loại 8 ÷ 10 vạn GRT. Nhà ga
hành khách với cơ sở dịch vụ đồng bộ, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với yêu
cầu của đầu mối hành khách đường biển toàn khu vực.
- Bến chuyên dùng của các nhà máy xi măng: Giữ quy mô hiện nay, đầu tư chiều sâu để
nâng năng lực thông qua và hạn chế tối đa ảnh hướng xấu đến môi trường.
- Hạn chế không xây dựng, phát triển loại bến chuyên dùng này trong khu vực vịnh Cửa
Lục và vùng vịnh Hạ Long.
- Một số bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp nhà máy đóng sửa tàu biển, cơ sở sản xuất
khách thuộc khu công nghiệp Việt Hưng, Cái Lân kết hợp bốc xếp hàng tổng hợp với vai
trò là vệ tinh cho khu bến tổng hợp, container Cái Lân
Toàn bộ khu cảng nằm hoàn toàn trong Vịnh Cửa Lục, cách ly hẳn vùng nước ven biển của
Vịnh Hạ Long, khu Di sản thế giới UNESCO. Nước từ Vịnh Cửa Lục thông ra Vịnh Hạ
Long qua Eo Cửa Lục, cách Cảng Container Quốc tế Cái Lân khoảng hơn 2 km về phía
đông.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
17ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
Hình 1-3: Cảng Container Quốc Tế Cái Lân trong khu Cảng Cái Lân
KHU B ẾN 2,3,4 DO CICT QUẢN LÝ
KHU B ẾN5,6,7 DO CTY TNHH
CẢNG QUẢNG NINHQUẢN LÝ
KHU VỰC DO CẢNG VỤ QUẢNG
NINH QU ẢN LÝ
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
18ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
Tọa độ khu đất xây dựng cảng và tọa độ tuyến mép bến của cảng trong các bảng sau:
Bảng 1-1: Tọa độ khu đất xây dựng cảng
Điểm
Hệ tọa độ WGS84 - 105 - 6 Hệ toạ độ VN-2000
X Y X (m) Y (m)
1 20°58'43.56"N 107°02'55.08"E 426899.456 2320765.549
2 20°58'42.47"N 107°02'54.67"E 426866.714 2320731.667
3 20°58'41.63"N 107°02'55.06"E 426893.540 2320705.743
4’ 20°58'36.24"N 107°02'50.11"E 426734.144 2320540.790
5’ 20°58'23.72"N 107°03'04.03"E 427134.446 2320153.960
6 20°58'30.21"N 107°03'10.65"E 427326.583 2320352.783
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
Chi tiết về tọa độ khu vực dự án được trình bày trong bản vẽ CLA170509.TC03.H0.BV.002
Mặt bằng hiện trạng và cấp đất – Phụ lục III – Phụ lục bản vẽ.
1.4 HIỆN TRẠNG CẢNG CÁI LÂN
Hiện tại cảng Cái Lân có 4 bến (Bến số 1, 5, 6 và 7) với tổng chiều dài t uyến bến là 786 m.
Hiện trạng các công trình bến, bãi và luồng tàu vào cảng như sau:
1.4.1 CÔNG TRÌNH BẾN, BÃI
Bến số 1: Đây là bến hàng tổng hợp, được xây dựng và đưa vào khai thác chính thức năm
1995. Bến có chiều dài 166 m, cao độ đáy bến – 9,0m (CD). Bến có thể tiếp nhận tàu bách
hóa có trọng tải 12 000 DWT hoặc tàu hàng rời có trọng tải 15000 DWT. Bến có kết cấu
dạng cầu tầu bằng BTCT, nền cọc là những trụ cọc BTCT ứng suất trước D = 50 cm. Bến
được thiết kế với tải trọng khai thác 4T/m2. trên mặt bến có lắp đặt cần cẩu cổng chạy trên
ray với khẩu độ ray 10,5m. Bãi sau bến có diện tích khoảng 30000 m2.
Bến số 5, 6 và 7 là những bến được xây dựng bằng nguồn vốn vay ODA của chính phủ Nhật
Bản. Ba bến được chính thức đưa vào khai thác tháng năm 2005. Với tổng chiều dài 620m,
cao độ đáy bến -13,0m (CD). Cả ba bến có kết cấu dạng thùng chìm bằng BTCT. Hiện nay
các bến được phân theo chức năng khai thác như sau:
- Bến số 5: Bến hàng rời, dài 220m, bến có thể tiếp nhận tàu hàng rời có trọng tải 50000
DWT. Trên mặt bến sẽ lắp đặt cần cẩu chuyên dụng chạy trên ray với khẩu độ ray
10,5m.
- Bến số 6: Bến hàng tổng hợp, dài 200m, bến có thể tiếp nhận tàu bách hóa có trọng tải
tới 40000 DWT hoạc tàu container trọng tải 30000 DWT. Trên mặt bến sễ lắp đặt cần
cẩu chuyên dụng chạy trên ray, khẩu độ ray 20m.
- Bến số 7: Đây là bến container chuyên dụng, dài 200m, bến có thể tiếp nhận tàu
container có trọng tải 30000 DWT. Trên bến đã được lắp đặt hai cần cẩu container
chạy trên ray với khẩu độ ray 20m. Phía sau bến là bãi chứa container với các thiết bị
bốc xếp chuyên dụng và đồng bộ.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
19ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
1.4.2 CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC VÀ MẠNG KỸ THUẬT
Sau khi được mở rộng đợt I cảng Cái Lân hiện có các công trình kiến trúc và mạng kỹ thuật
đồng bộ như:
- Nhà điều hành toàn cảng với các thiết bị điều phối tàu ra vào cảng hiện đại.
- Nhà điều hành khu bến Container.
- Kho CFS
- Kho hàng bách hóa
- Xưởng sửa chữa thiết bị
- Trạm cấp nhiên liệu
- Hiện tại đã có đường điện 22KV được nối từ Giếng Đáy vào cảng Cái lân. Đây là
đường điện được xây dựng trong giai đoạn I, đủ công suất cho toàn cảng. Tại khu vực
các bến 5, 6 và 7 đã có Trạm biến áp No: 1
- Tuyến cấp nước cho cảng được nối từ Tram cấp nước Bãi Cháy. Tram cấp nước bao
gồm bể chứa 200 m3
, đài nước dung tích 100m 3
và trạm bơm đủ bảo đảm cung cấp
nước sinh hoạt cho toàn cảng kể cả nước giành cho công tác cứu hỏa.
- Trong giai đoạn mở rộng đợt I, một trạm xử lý nước thải cũng đã được xây dựng. Đây
là trạm xử lý nước thải cho toàn bộ khu vưc cảng, công suất thiết kế của trạm là
1.000m3
/ngày đêm.
1.4.3 LUỒNG VÀ VŨNG QUAY TÀU
- Luồng tàu: Luồng tàu vào cảng cái lân có chiều dài 32km được chia các đoạn chính như
sau:
o Đoạn từ Phao số 0 đến Hòn Đầu trâu được gọi là luồng Lạch Miệu dài 15,75km.
Đây là đoạn luồng tự nhiên khá rộng và sâu, chỗ sâu nhất đạt tới -20m (CD) bảo
đảm cho tàu có trọng tải lớn hơn 50.000 DWT ra vào cảng thuận tiện.
o Đoạn từ Hòn Đầu trâu đến Hòn Một được gọi là Luồng Đầu trâu dài 3,5 km, chỗ
nông nhất có cao độ -13,0m (CD).
o Đoạn từ Hòn Một tới cảng Cái Lân có chiều dài khoảng 13 km, bề rộng luồng là B
= 130 m và chiều sâu đáy luồng đã được nạo vét đạt cao độ -10,0m (CD) và đưa vào
sử dụng từ tháng 12-2008.
- Vũng quay tàu: Phía trước khu vực bến 4 và bến 5 là vũng quay tàu đã được thi công có
đường kính 350 m, đáy vũng có cao độ -11,0 m (CD).
Do vậy việc tiến hành dự án Cảng Container Quốc Tế Cái Lân rất thuận lợi nhờ vào luồng và
vũng quay tàu hiện hữu (chỉ cần nạo vét thêm một ít từ vũng quay tàu đến khu nước trước
bến 2, 3, 4 là đã có thể đáp ứng cho nhu cầu về đội tàu ra vào cảng này)
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
20ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
1.5 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.5.1 QUI MÔ DỰ ÁN
Cảng Container Quốc tế Cái Lân (CICT) có vị trí tại Phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh. Cảng bao gồm Bến số 2, 3 và 4. Tổng diện tích khu cảng khoảng 17,90ha
và bến được thiết kế có khả năng tiếp nhận tàu container với sức chở đến 3.000 Teus và tàu
tổng hợp có trọng tải đến 50.000DWT. Tổng chiều dài khu bến là 594m và công suất tối đa
của cảng là khoảng 1 triệu Teus/năm.
1.5.2 DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG VÀ ĐỘI TÀU QUA CẢNG
1.5.2.1 Dự báo lượng hàng thông qua cảng
a) Lượng hàng qua cảng hiện hữu
Khối lượng hàng qua cảng Quảng Ninh trong những năm gần đây được trình bày trong Bảng
1-2 (1 TEU tương đương với 01 container 20’).
Bảng 1-2: Khối lượng hàng qua Cảng Quảng Ninh
Năm
Loại hàng
Container
(Teus)
Tổng (T)Xuất khẩu
(T)
Nhập khẩu
(T)
Nội địa (T)
2001 638.000 297.000 591.000 622 1.526.000
2002 368.000 925.000 267.000 244 1.560.000
2003 491.000 1.025.000 231.000 1.160 1.747.000
2004 980.710 828.242 666.645 65.932 2.475.597
2005 974.717 1.059.104 1.151.315 118.637 3.185.136
2006 1.157.528 883.548 1.457.748 113.360 3.498.824
2007 1.562.421 831.760 411.227 34.481 2.805.408
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
b) Lượng hàng dự báo
Năm 2008, khối lượng hàng container tại khu vực phía Bắc là 1.381.390 Teus. Khối lượng
hàng contaienr dự báo cho năm 2009 tăng khoảng 9% cho khu vực phía Bắc với tổng khối
lượng container khoảng 1,50 triệu Teus.
Khối lượng container dự báo cho khu vực phía Bắc giai đoạn đến năm 2016 được trình bày
trong bảng 1-3:
Bảng 1-3: Khối lượng container dự báo cho khu vực phía Bắc đến năm 2016
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Cảng Hải Phòng 1.450.000 1.293.000 1.426.000 1.639.000 1.842.000 2.149.000 2.339.000
Cảng Quảng Ninh
(B6, B7)
200.000 225.000 250.000 275.000 300.000 300.000 300.000
CICT (B2, B3, B4) - 323.000 413.000 446.000 494.000 493.000 629.000
Nguồn: Drewry Shipping Consultants
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
21ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
1.5.2.2 Dự báo đội tàu đến cảng
Cảng Container Quốc tế Cái Lân có thể tiếp nhận tàu container với sức chứa đến 3.000 Teus.
Bến được thiết kế để tiếp nhận tàu container có thể xếp 16 hàng container theo chiều rộng và
mớn nước là 12,50m. Bảng 1-4 trình bày dự báo số lượn g tàu và sà lan đến cảng giai đoạn
đến 2016.
Bảng 1-4: Số lượng tàu và sà lan dự báo đến cảng hàng năm
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Sức chở trung bình
của tàu (TEUs)
1.500 1.500 1.500 1.500 1.500
Sức chở trung bình
của sà lan (TEUs)
80 100 100 100 100
Số TEUs trung bình
cho 01 lần cẩu bốc
1,6 1,6 1,6 1,6 1,6
Số lần bốc trung
bình của cẩu cho 01
tàu
938 938 938 938 938
Số lần bốc trung
bình của thiết bị bốc
dỡ cho 01 sà lan
100 125 125 125 125
Số Teus trong năm 413.000 446.000 494.000 493.000 629.000
Số lần bốc trong năm 258.125 278.750 308.750 308.125 393.125
Số tàu trong năm 138 163 197 196 251
Số sà lan trong năm 1.290 1.004 988 986 1.101
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
1.5.2.3 Dự báo lượng xe
Bảng 1-5 đưa ra dự báo lượng container sẽ được vận chuyển bằng sà lan và xe chở container
giai đoạn đến năm 2016. Giả thiết số ngày cảng hoạt động trong năm là 350 ngày, và giả
thiết tỉ lệ 1,60 Teus cho 01 lần vận chuyển, tỉ lệ 1,80 xe cho 01 lần vận chuyển để tính số
lượng xe chở container.
Bảng 1-5: Số lượng xe chở container trung bình hàng năm
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng (TEUs) 413.000 446.000 494.000 493.000 629.000
Tổng số lần bốc 258.125 278.750 308.750 308.125 393.125
Số lần bốc cho sà lan 129.063 125.438 123.500 123.250 137.594
Số lần bốc cho xe 129.063 153.312 185.250 184.875 255.531
Số xe 232.313 275.961 333.450 332.775 459.955
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
22ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
1.5.3 CÔNG NGHỆ BỐC XẾP CONTAINER
1.5.3.1 Tổng quan
Các thiết bị bốc xếp container sử dụng trong cảng
CICT bao gồm xe nâng, cần trục container trên bến,
cần trục RTG xếp hàng trên bãi, xe đầu kéo (HS25-
44), rờ -mooc. Hầu hết các thiết bị đều bốc 1
container cho 1 lần bốc xếp, chỉ có cần trục trên bãi
RTG có thể nhấc cùng lúc 2 container loại 20ft.
Bãi container được thiết kế ưu tiên cho sự hoạt động
của cần trục RTG. Các hệ thống thoát nước, phòng
cháy, các cột điện, … đều được bố trí để các RTG
có thể di chuyển dễ dàng nhất.
Vùng đất ngay sau bến được ưu tiên bố trí bãi container với sự hoạt động của cần trục RTG
và xe nâng. Các container xuất được di chuyển từ bãi container đến bến bằng các rờ -mooc,
và chuyển lên tàu hoặc sà lan thông qua cần trục trên bến. Các container nhập được đưa từ
tàu vào bãi theo dây chuyền ngược lại. Khu vực container lạnh được bố trí trong cả bãi xuất
và bãi nhập. Phía sau các bãi xuất và bãi nhập được bố trí bãi container rỗng, chỉ sử dụng xe
nâng hông (side-lift). Trên bãi xuất và nhập, container đều được xếp cao 7 tầng, bãi rỗng xếp
cao 8 tầng.
Hình 1-4: Mặt bằng qui hoạch khu bãi container Cảng Container Quốc Tế Cái Lân
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
Top pick
Bãi
contai
ner
lạnh
Bãi
contai
ner
rỗng
Bãi
contai
ner
xuất
Bãi
contai
ner
nhập
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
23ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
1.5.3.2 Công nghệ bốc xếp
Tuyến mép bến:
Thiết bị bốc xếp trên bến 2, 3, 4 cảng CICT sử dụng 6 cần trục trên ray chạy điện chuyên
dùng loại STS có khẩu độ 20m. Cần trục này có khả năng bốc xếp hàng hóa cho tàu có trọng
tải lớn xếp tới 16 hàng trên boong. Tầm với phía trước bến là 36,7m, tầm với phía sau bến là
10m. Chiều cao nâng trên ray là 26,4m, phía dưới ray là 13,9m. Bốc xếp các loại conatiner
20ft, 40ft, 45ft. Các cần trục STS đều có cần với hỗ trợ bốc dỡ hàng hóa lên xuống tàu.
Ngoài ra trên bến còn sử dụng các cần trục di động có trọng tải tương đương Gottwald
HMK6407 làm cơ sở thiết kế.
Bãi chứa container:
Bãi liền bến được sử dụng bốc dỡ container xuất khẩu, container được xếp cao 7 tầng. Sử
dụng thiết bị bốc xếp RTG để bốc xếp container trong khu vực này. Sau bãi container xuất
khẩu là bãi cho container nhập khẩu và container lạnh. Khu vực này cũng sử dụng thiết bị
RTG. Sức nâng 50T, khẩu độ 25,60m (đủ chỗ xếp 7 hàng container và 1 làn xe lưu thông).
Chiều cao nâng là 21m (6 + 1 tầng container).
Bãi container rỗng:
Khu bãi conatiner rỗng được bố trí sau cùng. Việc bốc xếp container rỗng được thực hiện
bằng xe nâng bên hông loại "Big Red" THDC 976. Thiết bị này có khả năng xếp container
rỗng cao đến 8 tầng.
Kho CFS:
Tác nghiệp trong kho CFS được thực hiện với sự hỗ trợ của xe nâng Forklift 20T, Forklift 3T
và Forklift 5T.
Vận chuyển container giữa các vị trí:
Việc vận chuyển container giữa các vị trí công nghệ được thực hiện bằng thiết bị đầu kéo
Chassis chuyên dùng loại 20ft, 40ft và 45ft. Tác nghiệp di chuyển container trên bãi chứa
container có hàng có thiết bị cẩu chuyên dùng RTG đảm nhận. Bãi chứa container rỗng có xe
nâng bên hông loại "Big Red" THDC 976.
Sử dụng đầu kéo chuyên dùng để vận chuyển được các loại container dến 45ft.
Trung tâm điều hành:
Với sự trợ giúp của hệ thống thiết bị công nghệ thông tin và phần mềm chuyên dùng kết nối
tới từng thiết bị bốc xếp trong cảng để phân tích xử lý và điều hành toàn bộ quá trình bốc xếp
container, bảo quản container trong cảng.
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
24ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
Hình 1-5: Mặt cắt ngang công nghệ bốc xếp
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
1.5.3.3 Dự báo số lượng thiết bị
Số lượng thiết bị cần thiết của cảng CICT được trình bày trong Bảng 1-6.
Bảng 1-6: Dự báo số lượng thiết bị trong cảng CICT
Loại thiết bị Số lượng (cái/bộ)
Xe cần trục STS 4
RTG 12
Đầu kéo bãi 32
Xe đẩy chở hang 32
Xe kéo 6
Top Picks 4
Side Picks 4
Xe cầu ST 5T 1
Xe nâng 5T 5
Xe nâng 3T 1
Xe nâng 20T 1
Cần trục bãi 10
Xe tải 5
Snorkle-lift 1
Xe chở nhiên liệu 1
Xe buýt 1
Thiết bị an ninh 1
Hệ thống máy tính 1
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
25ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
1.5.4 NHU CẦU HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
1.5.4.1 Bến
Bến 2, 3, 4 được thiết kế dạng cầu tàu, tổng chiều dài bến là 594m, chiều rộng bến là 30m.
Mặt cắt ngang điển hình của bến được cho trong hình sau:
Hình 1-6: Mặt cắt ngang điển hình bến cầu tàu
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
1.5.4.2 Các bãi container
Trên mặt bằng cảng được quy hoạch các khu vực chứa container xuất khẩu, nhập khẩu, khu
container lạnh, khu container rỗng, kho CFS... Tính toán nhu cầu kho bãi dựa trên cơ sở:
+ Lượng hàng container qua bãi.
+ Thời gian lưu kho, bãi: 3 - 4 ngày.
+ Số tầng xếp container, hệ số không đều, hệ số chất xếp.
Diện tích bãi chứa, số chỗ xếp container... được tính toán như sau:
Bảng 1-7: Số chỗ xếp container:
TT Hạng mục Ký hiệu Đơn vị 2012 2014 2017
1 Số lượng container qua bãi TEU 323.000 446.000 673.000
2 Thời gian lưu bãi trung bình Dw ngày 5 5 5
3 Thời gian khai thác trong năm Dy ngày 350 350 350
4 Hệ số tính đến việc đảo chỗ P - 1,1 1,1 1,1
5 Số tầng xếp trung bình L Tầng 5 5 5
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
26ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
6 Số chỗ xếp container yêu cầu M1 chỗ 1.012 1.400 2.108
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
Bảng 1-8: - Số chỗ xếp Container rỗng
TT Hạng mục Ký hiệu Đợn vị Năm 2012 Năm 2014 Năm 2017
1 Số lượng container qua bãi TEU 23.000 53.000 78.000
2 Thời gian lưu bãi trung bình Dw ngày 4 4 4
3 Thời gian khai thác trong năm Dy ngày 350 350 350
4 Hệ số tính đến việc đảo chỗ P - 1,1 1,1 1,1
5 Số tầng xếp trung bình L tầng 5 5 5
6 Số chỗ xếp container yêu cầu M1 chỗ 72 167 245
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
1.5.4.3 Công trình nhà xưởng
Nhà bảo dưỡng cần trục mép bến
Nhà bảo dưỡng có kết cấu gồm 2 tầng bằng BTCT với diện tích sàn 650m2
, tổng diện
tích sử dụng là 1.296m2
. Nhà bảo dưỡng đồng thời được sử dụng làm phòng nghỉ cho cán bộ
công nhận viên. Tầng 2 sử dụng làm văn phòng làm việc cho CBCNV.
Nhà bảo dưỡng/sửa chữa
Nhà bảo dưỡng/sửa chữa có kết cấu gồm 2 tầng bằng BTCT, tổng diện tích sử dụng là
3550m2
với diện tích sàn 1775m2
. Sàn tầng 1 sử dụng phục vụ mục đích sửa chữa thiết bị bốc
xếp container. Tầng 2 là nơi làm việc của CBCNV trong cảng.
Nhà quản lý thiết bị trên bãi
Nhà quản lý thiết bị trên bãi được xây bằng BTCT, có diện tích sử dụng là 40m2
. Nhà
được sử dụng làm văn phòng làm việc của ban quản lý thiết bị tại bãi container.
Trạm kiểm soát Hải quan
Trạm kiểm soát hải quan có diện tích 40m2
, được xây dựng bằng BTCT gồm có 2
phòng và 1 nhà tắm. Một phòng là nơi làm việc, phòng còn lạ i là chỗ ngủ, nghỉ cho cán bộ
hải quan trực 24/7.
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
1.5.4.4 Các hạng mục của dự án
Các hạng mục chính của dự án cảng CICT được trình bày trong Bảng 1-9.
Bảng 1-9: Các hạng mục công trình chính của cảng CICT
STT Hạng mục Qui mô
1 Bến Dài 594m và rộng20m
2 Cao độ nạo vét đáy bến -13,0 m (Hải đồ)
3 Tổng diện tích dự án 17,9 ha
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
27ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
STT Hạng mục Qui mô
4
Dàn cho container lạnh /Khu vực rửa
container lạnh
20 dàn
8000 m2
5 Nhà bảo dưỡng cần trục mép bến (1 nhà) 560 m2
6 Trạm cấp điện (1 trạm) 200 m2
7 Xưởng duy tu bảo dưỡng (1 xưởng) 1800 m2
8 Trạm kiểm soát hải quan (1 trạm) 200 m2
9 Nhà để xe (1 nhà) 2500 m2
10 Cổng ra vào 1200 m2
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
Mặt bằng qui hoạch chi tiết các hạng mục công trình được trình bày trong bản vẽ
CLA170509.TC03.H0.BV.003 Mặt bằng Cảng – Phụ lục III – Phụ lục bản vẽ.
1.5.5 MẠNG LƯỚI CẤP ĐIỆN
1.5.5.1 Hệ thống cấp điện
Căn cứ công văn số 960/CV-DQN ký ngày 24/04/2009 của Công Ty Điện Lực Tỉnh Quảng
Ninh về việc “Cấp điện cho dự án Cảng CICT”, Cảng Container Quốc Tế Cái Lân sẽ được
cấp nguồn điện 22KV, 50Hz từ mạng lưới điện quốc gia.
Thiết kế lưới điện phân phối trung áp căn cứ vào lượng điện tiêu thụ và phạm vi cấp điện.
Toàn bộ mạng điện bên trong khu cảng là mạng ngầm.
Tủ đóng cắt điện chính gồm có rơle bảo vệ hiện số và bộ ngắt mạch. Thiết bị ngắt nóng chảy
sử dụng cho toàn bộ phụ tải điện.
Tủ đóng cắt điện là loại ốp ngoài cửa chịu được môi trường biển, cửa là loại chịu thời tiết.
Nguồn phân phối điện trung áp cung cấp điện cho khu cảng thông qua hệ thống cáp ngầm và
tủ điện phân phối.
Hệ thống cấp điện cho khu nhà xưởng, phục vụ chiếu sáng và khu lạnh theo hệ thống đường
điện chuyên dụng. Điện áp cho khu nhà xưởng và chiếu sáng là loại 380/220V, 50Hz. Tư vấn
sẽ tính nhu cầu tiêu thụ điện thực tế của toàn khu cảng.
Điện áp cho khu lạnh là loại 400/230V, 50Hz.
Dây điện và thanh cái là loại dây đồng, dây dẫn bằng đồng luồn cáp. Toàn bộ hệ thống cáp
ngầm được luồn trong ống nhựa PVC, Schedule 80, đặt ngầm trong mương bê tông.
Toàn bộ tủ điện sẽ có ít nhất một cần tiếp đất và dây điện trần liên kết toàn bộ vật liệu kim
loại, dây dẫn điện và dây tiếp đất của ống dẫn cáp.
1.5.5.2 Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng trong khu cảng có độ chiếu sáng bình quân 50-lux trong trường hợp
không có container. Vì vậy khi thiết kế hệ thống chiếu sáng cho bãi cần tính đến các vùng
khuất bóng do sắp xếp container. Hệ số phân bố đều (bình quân/nhỏ nhất) ≤ 1-8, giá trị 1 – 6
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
28ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
áp dụng cho khu trung tâm của khu bãi. Hệ thống chiếu sáng được thiết kế sao cho sử dụng ít
cột đèn nhất có thể.
Cột đèn chiếu sáng trong bãi container là các cột thép đơn, trên cột đèn lắp đặt các thiết bị
chiếu sáng và phụ kiện đi kèm. Cột đèn được thiết kế có khả năng chịu tải do sức gió lớn
nhất tác dụng lên khu bến. Hệ thống điều khiển thiết bị chiếu sáng gồm ít nhất 2 bóng đèn
mỗi cột chiếu sáng suốt đêm. Thiết bị điều khiển tự động sáng vào ban đêm, và tự tắt vào ban
ngày. Các đèn trên cột điện còn lại trong bãi container sẽ do công nhân tắt bật. Mỗi vị trí cột
điện do nguồn điệp áp hạ thế cấp.
Hệ thống chiếu sáng trong các nhà xưởng, kho, nhà văn phòng, … đảm bảo đủ sáng theo yêu
cầu công việc của từng khu.
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
1.5.6 HỆ THỐNG CẤP VÀ THOÁT NƯỚC
1.5.6.1 Hệ thống cấp nước
Trên tinh thần của công văn số 1182 /CHHVN-KCHTCB do Cục Hàng Hải Việt Nam
VINAMARINE ký ngày 12/06/2009 về việc “Sử dụng chung kết cấu hạ tầng Cảng Cái Lân”,
cho phép CICT đấu nối hệ thống đường ống nước vào chung đường ống cấp nước của Cảng
Cái Lân.
Trong khu vực cảng, nước sinh hoạt được cung cấp cho khối nhà văn phòng, khu nhà xưởng
và khu vực rửa container lạnh. Vì vậy cần lưu ý thiết kế lưu lượng dòng chảy và bộ phận cấu
thành hệ thống cấp nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hạng mục công trình nói
trên. Hệ thống cấp nước được thiết kế và xây dựng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu sử dụng nước
của toàn khu cảng CICT.
Hệ thống cấp nước cho cảng Cái Lân đã được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ODA thuộc Dự
án do Cục hàng hải Việt Nam làm Chủ đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của toàn bộ
khu Cảng(bao gồm các bến 2,3,4 sẽ xây dựng của CICT).
Trong hồ sơ thiết kế lưu lượng cấp nước cho bến 2,3,4 được xây dựng là 200 m3
đảm bảo
đáp ứng yêu cầu hoạt động của cảng và phù hợp với khả năng đáp ứng của hệ thống cấp
nước chung được xây dựng cho toàn khu cảng (hiện do Cục hàng hải quản lý)
1.5.6.2 Hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Cũng theo tinh thần công văn nêu ở mục 1.4.6.1, CICT cũng được phép đấu nối hệ thống cấp
nước PCCC vào hệ thống cấp nước PCCC của Cảng Cái Lân.
Trong khu vực cảng CICT lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy chính phân chia ra nhiều
mạng đường ống và họng cấp nước chữa cháy cho toàn khu cảng.
Riêng nước chữa cháy cho khu vực cầu tàu là nước được bơm lên từ Vịnh Bãi Cháy. Vị trí
đặt trạm bơm tối ưu là dọc theo tuyến bến cạnh khu bảo dưỡng cần cẩu và nhà xưởng dọc
tuyến bến.
Khoảng cách giữa các họng nước chữa cháy, lưu lượng nước và áp lực nước được thiết kế
phù hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam về phòng cháy chữa cháy. Công
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
29ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
tác thiết kế, vật liệu và kết cấu xây dựng công trình theo đúng tiêu chuẩn NFPA (National
Fire Protection Association – Hiệp hội Phòng chống cháy Quốc Gia).
1.5.6.3 Hệ thống thoát nước thải
Cũng theo tinh thần công văn nêu ở mục 1.4.6.1, CICT cũng được phép đấu nối hệ thống
thoát nước thải của cảng vào hệ thống thoát nước thải của Cảng Cái Lân, sử dụng chung
Trạm xử lý nước thải tập trung hiện hữu.
Do tính chất khác nhau của nước thải, hệ thống thoát nước trên cảng được phân thành hai
hạng mục riêng biệt:
- Nước mưa chảy tràn trên bến cầu tàu được coi là “nước thải sạch” và thoát trực tiếp
xuống Vịnh Cửa Lục.
- Các loại nước thải khác như nước thải sinh hoạt, nước thải do hoạt động vệ sinh thiết bị,
máy móc, kho xưởng, bãi hàng hóa, … đều được thu gom thông qua hệ thống cống, đưa
về điểm đầu nối với hệ thống thoát nước thải của Cảng Cái Lân để thu gom về Trạm xử
lý nước thải tập trung công suất 1.000m3
/ngày.đêm của cảng Cái Lân, đảm bảo nước thải
ra Vịnh Cửa Lục thỏa mãn yêu cầu của QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải công nghiệp cột B với Kq =1 và Kf = 1.
Trạm bơm và hệ thống thu gom nước thải được thiết kế để xử lý toàn bộ lượng nước thải
trong khu cảng với lưu lượng tối đa cho phép 1.000m3
/ngày.đêm.
Lưu lượng nước thải sinh hoạt có thể thay đổi phụ thuộc vào số lượng CBCNV làm việc
trong khu cảng cũng như số lượng khách đến làm việc mỗi ngày. Lưu lượng này được tính
toán và trình bày chi tiết trong chương 3 và chương 4 của báo cáo này.
Trạm bơm, đẩy và các điểm tới hạn của hệ thống nước thải sẽ lắp đặt hệ thống báo hiệu tới
trạm điều hành trung tâm.
Hình 1-7: Trạm Xử lý Nước thải Tập trung – Cảng Cái Lân công suất 1.000m3
/ngày đêm
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
Chi tiết về Mặt bằng thoát nước thải được trình bày trong bản vẽ số
CLA170509.TC03.H0.BV.005 Phụ lục bản vẽ.
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
30ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
1.5.7 HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
Thiết kế, bố trí hệ thống thông tin liên lạc cho toàn khu cảng CICT. Hệ thống thông tin liên
lạc gồm có hệ truyền hình khép kín (CCTV), cáp quang và bộ cảm biến điều khiển từ xa hiện
đại đảm bảo an ninh hệ thống cảng.
Thông tin liên lạc kết nối tới cảng CICT thông qua đường cáp đồng và/hoặc cáp quang. Khu
cảng sẽ trang bị và lắp đặt vòng mạch cáp quang, đường truyền đồng multi-pair, CCTV,
GPS, radio, hệ thống báo cháy, mạng nội bộ intranet và mạng truyền thông nội bộ intercom.
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
1.6 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Theo dự kiến, Cảng CICT bao gồm Bến 2, 3, 4 sẽ được xây dựng trong vòng từ 24 – 30
tháng. Nếu công tác thi công bắt đầu vào quý 3 năm 2010, sẽ có hai bến được đưa vào sử
dụng vào quý 4 năm 2011, và bến thứ ba sẽ hoàn tất vào quý 3 năm 2012.
Chi tiết tiến độ thực hiện toàn bộ dự án được trình bày chi tiết trong bảng dưới đây:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
31ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
32ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
1.7 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
Tổng mức đầu tư của dự án Cảng CICT vào khoảng 155 triệu USD. Bao gồm chi phí thiết
kế, xin phép, chi phí xây dựng công trình, quản lý xây dựng, và mua sắm trang thiết bị. Các
chi phí này được tính toán trên cơ sở mặt bằng giá năm 2009. Bảng 1 -10 trình bày chi tiết
các khoản chi phí đầu xây dựng của dự án cảng CICT.
Bảng 1-10: Tổng mức đầu tư dự án cảng CICT
Hạng mục Chi phí khái toán
Thuê đất 9,204 triệu USD
Mua sắm thiết bị 59,444 triệu USD
Chi phí xây dựng công trình 63,455 triệu USD
Chi phí chuẩn bị thực hiện dự án 22,897 triệu USD
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 155 triệu USD
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
1.8 CÁC GIẢI PHÁP THI CÔNG XÂY DỰNG
Cảng Container Quốc tế Cái Lân sẽ được xây dựng thông qua các hợp đồng xây dựng. Mục
đích của những hợp đồng này với 02 mục tiêu chính. Mục tiêu đầu tiên là khuyến khích sử
dụng nhà thầu Việt Nam tham gia thực hiện gói thầu với khối lượng công việc lớn nhất có
thể có, và mục tiêu thứ hai là rút ngắn thời gian xây dựng.
Hợp đồng xây dựng cảng CICT có thể được phân chia thành 03 gói hợp đồng xây dựng. Chi
tiết nội dung và giá trị của mỗi gói hợp đồng được thể hiện trong Bảng 1-11, trong đó các giá
trị này không bao gồm thuế VAT, các loại thuế và nghĩa vụ khác, và dựa trên tỷ giá USD
năm 2009. Hợp đồng 1000 cũng sẽ bao gồm chi phí nạo vét luồng và vũng quay tàu với giá
trị khoảng gần 1,30 triệu USD và chi phí này sẽ được Chính phủ Việt Nam chi trả lại.
Bảng 1-11: Các gói hợp đồng xây dựng
Tên Mô tả/Nội dung
Chi phí ước
tính
Gói 1000 – Công trình biển I
Nạo vét, khai hoang, san lấp, kè bảo vệ bờ,
xử lý nền với phương pháp nén chặt đất và
dùng cọc bấc thấm
10,9 triệu USD
Gói 2000 – Công trình biển II
Mua sắm cọc và thi công đóng cọc, công
tác bê tông, và các công tác xây dựng khác
25,0 triệu USD
Gói 3000 – Công trình dân
dụng I
Hạ tầng và công trình phụ trợ, công tác đào
đất, kết cấu mặt bãi và đường, nhà văn phòng
27,6 triệu USD
Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
Kế hoạch xây dựng dự án gồm 05 hạng mục chính sau:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
33ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
1. Công tác xử lý nền: Xử lý nền bằng phương pháp thay thế lớp đất yếu, kết hợp gia tải
trước và cọc bấc thấm nhằm đạt được áp lực gia tải là 29Kpa để khu bãi container cố
kết và ổn định.
2. Công tác nạo vét: Nạo vét khu bến đến cao độ -13m (Hải đồ).
3. Bến: Xây dựng các bến và lắp đặt ray cần trục.
4. Bãi container: Xây dựng mặt bãi container, lắp đặt hệ thống an toàn, công trình phụ
trợ, đường vào.
5. Khu văn phòng và các hạng mục công trình khác: Xây dựng toà nhà văn phòng cảng,
(xưởng bảo trì duy tu, nhà ăn, cổng cảng,..).
1.8.2 CÔNG TÁC KHAI HOANG, XỬ LÝ NỀN VÀ SAN LẤP MẶT BẰNG
Toàn bộ diện tích cần san lấp vào khoảng 130.000 m2
, trong đó khu vực bãi container cần
được xử lý nền có diện tích 58.380 m2
. Các biện pháp chính có thể tóm tắt như sau:
- Chặt cây, nhổ các gốc cây trong khu vực xây dựng.
- Tiến hành đánh dấu trên thực địa bằng các cột mốc khống chế mặt bằng khu đất.
- Trải vải địa kỹ thuật.
- Đắp cát san lấp, cát thô đến cao trình thiết kế.
- Đóng cọc bấc thấm theo lưới và độ sâu thiết kế.
- Đắp và đầm cát gia tải thành từng lớp đến cao trình thiết kế, thời gian gia tải khoảng
180 ngày. Vật liệu gia tải là cát san lấp, một phần cát gia tải sẽ được dùng để bù lún
sau khi gia tải.
- Dỡ tải và kiểm tra kết quả công tác xử lý.
- Công tác san lấp bãi được tiến hành sau khi đã nạo vét khu nước trước bến. Có thể
tiến hành công tác san lấp từ phía bờ bằng ô tô tự đổ kết hợp máy ủi, hoặc từ phía
biển bằng cách dùng sà lan kết hợp gầu ngoạm. Khi san lấp cát phải được rung đầm
để có độ chặt cao (k = 0.95). Khi tiến hành san lấp trên cạn cát phải được san theo
từng lớp, mỗi lớp phải được lu lèn chặt bằng xe lu có trọng lượng nhỏ nhất là 10T.
Cao độ mặt bãi sau khi san lấp là +5,2 m (CD). Vật liệu san lấp là cát, có các chỉ tiêu
cơ lý yêu cầu như sau: γ = 18 kN/m3
, ϕ = 30o
.
1.8.3 CÔNG TÁC NẠO VÉT
1.8.3.1 Khối lượng nạo vét
Công tác nạo vét bao gồm nạo vét khu bến và nạo vét luồng. Nạo vét bến do CICT thực hiện
bao gồm thanh thải vật liệu nạo vét tại khu vực xây dựng dự kiến. Nạo vét luồng bao gồm
nạo vét luồng vào cảng Cái Lân và vũng quay tàu.
Khu nước trước bến có chiều rộng 50m, chiều dài 594m, được nạo vét tới cao độ -13.0 m
CDL (hệ Hải đồ), sai số nạo vét cho phép là 0.5m.
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
34ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
Đoạn luồng, vũng quay tầu vào khu nước trước bến 2,3,4 sẽ được nạo vét duy tu và bổ sung
trên cơ sở luồng, vũng quay tầu hiện nay đến cao trình -10,0m hệ hải đồ ( đối với luồng tầu)
và -13,0m (với khu nước trước bến) bằng nguồn lực của CICT. Khối lượng nạo vét tính toán
tương ứng với kết quả khảo sát được tính thực hiện vào tháng 12/2008 khoảng 515.000 m3
bao gồm: luồng tầu, vũng quay tầu 155.000 m3
và khu bến 360.000 m3
.
Hình 1-8: Khu vực nạo vét gồm đoạn luồng trước bến và khu nước trước bến
1.8.3.2 Vị trí đổ bùn nạo vét
Đất nạo vét được đổ tại đảo Long Châu với tọa độ như sau:
Điểm 1: 107o
14’E 20o
40N
Điểm 2: 107o
16’E 20o
40N
Điểm 3: 107o
14’E 20o
38N
Điểm 4: 107o
16’E 20o
38N
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
35ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
Hình 1-9: Vị trí đổ thải ngoài khơi
Khu vực đổ vật liệu nạo vét đề xuất có độ sâu khoảng 20m (có thể chứa được 12 triệu m3
)
nằm ngoài khơi, cách ranh giới vùng lõi khu bảo vệ di sản thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long
trên 20km, cách luồng hàng hải gần nhất trên 5 km và cách quần đảo Long Châu (thuộc
thành phố Hải Phòng) về phía Đông Bắc trên 3 km. Tại vị trí có tọa độ tâm 107o
17’E và
20o
36’N trên phạm vi bán kính 1 km, diện tích 3 k m2
. UBND tỉnh Quảng Ninh đã cho phép
BQLDA hàng hải II ( Chủ đầu tư) đổ thải 2,4 triệu m3
vật liệu nạo vét khi thực hiện hạng
mục nạo vét luồng ngoài thuộc Dự án xây dựng cảng Cái Lân, chiều cao đổ cho phép là 1 m
(thực hiện 2008).
Đây cũng là vị trí được UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép đổ vật liệu nạo vét trong quá trình
nạo vét duy tu luồng, khu nước của cảng.
Tại văn bản số 2131/UBND-GT2 ngày 13/6/2010 UBND tỉnh Quảng Ninh đã đồng ý với đề
xuất của Sở Tài nguyên môi trường (văn bản 977/TNMT-MT ngày 26/5/2010) cho phép
Công ty TNHH cảng Quốc tế Cái Lân (CICT) được đổ thải vật liệu nạo vét với khối lượng
dự kiến tại vị trí đề xuất nói trên.
Theo kết quả khảo sát bùn cát đáy cho thấy hàm lượng kim loại nặng cũng như dư lượng
thuốc trừ sâu trong bùn cát đáy khu vực Cảng Container Quốc tế Cái Lân đều thấp hơn giá trị
giới hạn cho phép, căn cứ vào (dự thảo) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng trầm
tích (sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, ban hành trong thời gian tới). Vì vậy,
việc đổ thải bùn ra vị trí nêu trên không làm gia tăng giá trị các chất độc hại cho môi trường
đáy biển khu vực đổ thải.
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
36ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
Trước khi thực hiện nạo vét, đổ thải, Chủ đầu tư sẽ kết hợp với đơn vị được giao thực hiện sẽ
xây dựng phương án giải pháp thi công cụ thể với biện pháp phòng chống khắc phục kịp thời
sự cố môi trường (nếu có), quy trình, biện pháp giám sát môi trường trong quá trình thi công
để trình và phối hợp với cơ quan chức năng liên quan của tỉnh trong việc kiểm tra, giám sát
nhằm đảm bảo an toàn nói chung và môi trường nói riêng trong quá trình thực hiện
1.8.3.3 Phương án và công nghệ nạo vét
Khu vực nạo vét bao gồm khu bến, luồng tàu và khu quay trở tầu,. Việc lựa chọn các thiết bị
nạo vét dựa vào các yếu tố như độ dày tầng đất nạo vét, loại đất nạo vét, độ sâu nạo vét, khối
lượng nạo vét, thời gian thi công, điều kiện tự nhiên, phương pháp xử lý bùn, tính năng của
tầu thi công,… để xác định. Căn cứ vào điều kiện thực tế của công trình, lựa chọn tàu nạo vét
xén thổi hoặc gầu ngoạm kết hợp với sà lan mở đáy.
Quá trình nạo vét được tiến hành theo các bước sau:
- Di chuyển thiết bị, phương tiện thi công đến công trình.
- Dùng hệ thống định vị DGPS (hoặc GPS) để xác định khu vực nạo vét, thả phao báo
hiệu định vị khu vực thi công.
- Xây dựng trạm đo mực nước, cắm thước nước phục vụ thi công.
- Sử dụng tàu nạo vét xén thổi hoặc gầu ngoạm kết hợp với sà lan mở đáy để nạo vét và
vận chuyển bùn thải đi đổ tại vị trí đổ thải được cơ quan có thẩm quyền của Tỉnh
Quảng Ninh cấp phép, dự kiến cự ly vận chuyển khoảng 40km. Bùn thải phải được đổ
theo từng lớp và phải bố trí phao đánh dấu khu vực đổ thải.
- Thi công nạo vét từ thượng lưu về hạ lưu để tránh hiện tượng bùn đất sa bồi vào khu
vực đã thi công.
1.8.3.4 Biện pháp thi công nạo vét
- Để tiến hành thi công nạo vét, Nhà thầu cắm tiêu định vị phạm vi nạo vét theo đúng
Hồ sơ thiết kế. Sử dụng hệ thống định vị DGPS (hoặc GPS) để xác định khu vực nạo
vét, kết hợp với máy toàn đạc điện tử để xác định tọa độ các điểm khống chế để thả
phao định vị. Trong quá trình thi công phải luôn kiểm tra tọa độ phao để đảm bảo độ
chính xác của các phao khống chế, nếu có thay đổi thì chỉnh lý ngay.
- Trong trường hợp thi công bằng xáng cạp, đưa xáng cạp vào đúng khu vực thi công
được định vị, tiến hành thả neo để định vị xáng cạp, sau đó cho cập sà lan chứa bùn
vào rồi tiến hành nạo vét. Thi công nạo vét được tiến hành theo từng dải với bờ rộng
từ 10 m đến 15 m sao cho phù hợp tầm với của xáng cạp, hướng thi công dọc theo
sông. Xáng cạp sẽ di chuyển dọc theo dải thi công bằng cách thu hoặc xả hệ thống tời
nối với neo. Chu trình thi công như sau: Xáng cạp hạ gàu xuống đáy sông (gàu mở)
khi gàu chạm đáy sông nhờ trọng lượng bản thân gàu sẽ chìm một phần vào lớp vật
liệu đáy, sau đó hệ thống cáp sẽ đóng gàu lại và kéo gàu lên, vật liệu giữ trong gàu
được đổ vào khoang chứa của sà lan chở bùn cặp bên hông. Chu trình trên được lặp đi
lặp lại đến khi đầy sà lan hoặc dải nạo vét đạt cao độ thiết kế.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
37ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
- Thi công cuốn chiếu cho từng đoạn công trình để đảm bảo tiến độ, chất lượng công
trình. Nạo vét thành các dải cuốc, lớp cuốc tới cao độ thiết kế, hướng tàu thi công dọc
theo tuyến bến.
- Thường xuyên kiểm tra cao độ nạo vét để đảm bảo cho công tác thi công nạo vét đạt
chuẩn tắc kỹ thuật công trình. Chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu thi công sử dụng các
máy đo sâu hồi âm Bathy Metric kết hợp với hệ thống định vị DGPS và các phần
mềm kèm theo để đo kiểm tra, căn c ứ vào kết quả đo và mặt cắt để kiểm soát công
việc nạo vét.
1.8.3.5 Vận chuyển và đổ bùn nạo vét
Toàn bộ bùn nạo vét được vận chuyển đến vị trí đổ thải bằng sà lan mở đáy. Trong quá trình
vận chuyển tất yếu sẽ có các loại chất thải phát sinh như tiếng ồn, bụi, khí thải, chất thải
nhiễm dầu. Hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí, nước, hệ thủy sinh, giao
thông. Tuy nhiên các tác động này chỉ ảnh hưởng tại khu vực xây dựng dự án, trên tuyến
đường vận chuyển và vị trí đổ thải và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn.
Để đảm bảo bùn nạo vét được đổ đúng khu vực quy định, ngoài việc giám sát thi công theo
quy định, Chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu nạo vét trang bị hệ thống định vị GPS trên các sà
lan vận chuyển bùn thải đi đổ và Chủ đầu tư sẽ giám sát chặt chẽ vị trí đổ thải của từng
chuyến thông qua hệ thống định vị này.
Sử dụng phương tiện nạo vét và đổ bùn nạo vét ít ô nhiễm như tàu cuốc có gầu kín nước và
tàu chở bùn thải sẽ giảm ô nhiễm.
1.8.4 CÔNG TRÌNH BẾN
a. Đóng cọc công trình bến
- Đóng cọc BTCT ƯST bằng tàu đóng cọc kết hợp với sà lan 1000T vận chuyển cọc.
Sử dụng loại búa đóng cọc đảm bảo gây lên độ ồn tối thiểu nhất cho khu vực xây
dựng.
- Gông đầu cọc chống chuyển vị ngang.
b. Thi công kết cấu bên trên của công trình bến
- Thi công bản mặt cầu ứng suất trước tại nhà máy.
- Lắp dựng cốp pha, cốt thép đổ hệ thống dầm ngang và dầm cần trục.
- Vận chuyển bản mặt cầu ứng suất trước đến vị trí công trình bằng sà lan và thi công
lắp dựng sau khi hệ thống dầm ngang và dầm cần trục đảm bảo yêu cầu chịu lực.
- Lắp dựng cốt thép lưới trên bản mặt cầu và đổ bê tông liên kết lớp phía trên.
- Thi công lắp dựng các thiết bị phụ trợ của bến (bích neo, đệm tầu, ray cần trục, …)
1.8.5 KHU BÃI CONTAINER VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT
- Thanh thải vật liệu gia tải đến cao trình +4.9m
- Thi công hệ thống thoát nước mặt và nước thải cần xử lý.
- Thi công kết cầu mặt bãi theo thiết kế.
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
38ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
1.8.6 KHU VỰC NHÀ XƯỞNG VÀ VĂN PHÒNG
Các khu vực nhà xưởng, văn phòng v à công trình phụ trợ được thi công theo trình tự như
sau:
- Định vị vị trí các công trình, đóng cọc
- Đào đất và gia cố hố móng
- Đổ bê tông móng và hệ dầm
- Xây tường bao che và các tường ngăn
- Lấp cát và thi công các lớp nền
- Lắp đặt cửa, hệ thống chiếu sáng, các thiết bị phòng cháy chữa cháy…
- Hoàn thiện, kiểm tra - Chuẩn bị bàn giao để sử dụng.
1.8.7 TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Bảng 1-12: Tổng hợp vật liệu xây dựng
TT Hạng mục Khối lượng Đơn vị
I Công trình thủy công
1
Nạo vét luồng(đổ thải tại vị trí quy định, không sử
dụng lại)
155.000 m3
2 Nạo vét khu bến 360.000 m3
3 Tôn tạo tới cao độ + 4,9 CDL 272.000 m3
4 Đá đổ kè gầm bến 15.000 m3
5 Đá hộc phủ 15.000 m3
6 Dọn dẹp mặt bằng 9 ha
7 San lấp 66.000 m3
8 Chất tải tại khu vực 1 130.000 m3
9 Bấc thấm (khu vực 1 và 2) 16.950 cái
10 Đầm rung 1.905 cái
11 Công tác cọc
Cung cấp cọc BTƯST D700 (dài khoảng 30m)
(tạm tính với đường kính cáp 12,7-24mm)
15.168 m
Vận chuyển cọc 474 cọc
Đóng cọc 474 cọc
Cắt đầu cọc 474 cọc
Khoan dẫn chân cọc 474 cọc
Cung cấp cừ AZ26 (dài khoảng 25m) 2.305 T
Sơn đỉnh cừ thép (đỉnh 6m F/Bx594m) 6.415 m2
Vận chuyển cừ thép 471 cừ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN
CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
39ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
Đóng cừ thép 471 cừ
12 Đổ bê tông dầm cần trục (Bê tông 35Mpa)
Giai đoạn I
(Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,11T/m3
)
1.160 m3
Giai đoạn II
(Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,12T/m3)
620 m3
13 Đổ bê tông đầu cọc (dầm dọc) (Bê tông 35Mpa)
Giai đoạn I
(Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,10T/m3)
930 m3
Giai đoạn II
(Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,10T/m3)
170 m3
14 Bê tông đầu cọc (dầm ngang) (Bê tông 35Mpa)
Giai đoạn I
(Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,17T/m3)
1610 m3
Giai đoạn II
(Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,09T/m3)
610 m3
15
Bê tông dầm mép bến (vòi voi - vị trí có đệm tàu)
(Bê tông 35Mpa)
Giai đoạn I
(Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,10T/m3)
130 m3
Giai đoạn II
(Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,10T/m3)
75 m3
16
Bê tông dầm mép bến (vị trí không có đệm tàu)
(Bê tông 35Mpa)
Giai đoạn I
(Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,10T/m3)
70 m3
Giai đoạn II
(Tạm tính hàm lượng cốt thép 0.10T/m3)
40 m3
17 Bản mặt cầu BTƯST (Bê tông- 42Mpa)
Dày 40cm (tạm tính đường kính cáp 12.7-15mm +
hàm lượng cốt thép 0.07T/m3
)
14.1000 m2
Vận chuyển bản mặt cầu BTƯST 1.185 cái
Lắp đặt bản mặt cầu BTƯST 1.185 cái
18
Đổ bê tông phủ mặt cầu (Bê tông 35Mpa)
(Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,15 T/m3)
2.675 m3
19
Gờ chắn xe
(Tạm tính với kích thước 30x30cm)
594 m
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNGNGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNGnataliej4
 
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn K...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn K...Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn K...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn K...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và...
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và...Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và...
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung. luận văn thạc sĩ kỹ t...
Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung. luận văn thạc sĩ kỹ t...Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung. luận văn thạc sĩ kỹ t...
Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung. luận văn thạc sĩ kỹ t...jackjohn45
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAY
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAYLuận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAY
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Quản lí rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng theo hình thức đố...
Luận án: Quản lí rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng theo hình thức đố...Luận án: Quản lí rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng theo hình thức đố...
Luận án: Quản lí rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng theo hình thức đố...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàngPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoànghttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty nhựa Thành Chung.docx
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty nhựa Thành Chung.docxPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty nhựa Thành Chung.docx
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty nhựa Thành Chung.docx
 
Đề tài: Chế tạo vật liệu gốm lọc nước và xử lý nước nhiễm phèn
Đề tài: Chế tạo vật liệu gốm lọc nước và xử lý nước nhiễm phènĐề tài: Chế tạo vật liệu gốm lọc nước và xử lý nước nhiễm phèn
Đề tài: Chế tạo vật liệu gốm lọc nước và xử lý nước nhiễm phèn
 
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNGNGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn K...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn K...Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn K...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn K...
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và...
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và...Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và...
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và...
 
Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung. luận văn thạc sĩ kỹ t...
Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung. luận văn thạc sĩ kỹ t...Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung. luận văn thạc sĩ kỹ t...
Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung. luận văn thạc sĩ kỹ t...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAY
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAYLuận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAY
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAY
 
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
 
Luận án: Quản lí rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng theo hình thức đố...
Luận án: Quản lí rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng theo hình thức đố...Luận án: Quản lí rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng theo hình thức đố...
Luận án: Quản lí rủi ro dự án đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng theo hình thức đố...
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàngPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàng
 
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đLuận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
 

Similar to Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan

Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinVõ Phúc
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinVõ Phúc
 
dự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tếdự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tếLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Qtkdqttiuluanthamkhao
QtkdqttiuluanthamkhaoQtkdqttiuluanthamkhao
QtkdqttiuluanthamkhaoNguyen Nhung
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...nataliej4
 
ĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠMĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠMduan viet
 
Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010Cao Toa
 
Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)
Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)
Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)Thanhjolly Lhd
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672nataliej4
 
Đề tài: tấn công qua mạng và cách phòng chống
Đề tài: tấn công qua mạng và cách phòng chốngĐề tài: tấn công qua mạng và cách phòng chống
Đề tài: tấn công qua mạng và cách phòng chốngThái Phan Minh
 
Khóa luận về tuyển dụng nhân sự tại công ty
Khóa luận về tuyển dụng nhân sự tại công tyKhóa luận về tuyển dụng nhân sự tại công ty
Khóa luận về tuyển dụng nhân sự tại công tyOnTimeVitThu
 
tieu chuan Eurocode
tieu chuan Eurocode   tieu chuan Eurocode
tieu chuan Eurocode Vo Anh
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

Similar to Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan (20)

Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
 
dự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tếdự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tế
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
 
Cam kết bảo vệ môi trường
Cam kết bảo vệ môi trườngCam kết bảo vệ môi trường
Cam kết bảo vệ môi trường
 
Qtkdqttiuluanthamkhao
QtkdqttiuluanthamkhaoQtkdqttiuluanthamkhao
Qtkdqttiuluanthamkhao
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
 
ĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠMĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠM
 
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
 
La0008
La0008La0008
La0008
 
ĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCM
ĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCMĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCM
ĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCM
 
Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010
 
Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)
Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)
Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
 
Đề tài: tấn công qua mạng và cách phòng chống
Đề tài: tấn công qua mạng và cách phòng chốngĐề tài: tấn công qua mạng và cách phòng chống
Đề tài: tấn công qua mạng và cách phòng chống
 
Khóa luận về tuyển dụng nhân sự tại công ty
Khóa luận về tuyển dụng nhân sự tại công tyKhóa luận về tuyển dụng nhân sự tại công ty
Khóa luận về tuyển dụng nhân sự tại công ty
 
tieu chuan Eurocode
tieu chuan Eurocode   tieu chuan Eurocode
tieu chuan Eurocode
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356
 
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" Quận 1, TPHCM 0918755356
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" Quận 1, TPHCM 0918755356DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" Quận 1, TPHCM 0918755356
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" Quận 1, TPHCM 0918755356
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNTĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
 

Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-cai-lan

  • 1. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................6 MỞ ĐẦU.............................................................................................................................8 1.1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN...................................................................................................8 1.2 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM.............9 1.2.1 VĂN BẢN PHÁP LÝ.........................................................................................................9 1.2.2 QUI CHUẨN – TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG....................................................................11 1.2.3 CÁC TÀI LIỆU VÀ DỮ LIỆU.......................................................................................12 1.3 NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM 12 1.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM .....................................................................................13 CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.....................................................................14 1.1 TÊN DỰ ÁN.....................................................................................................................14 1.2 CHỦ DỰ ÁN....................................................................................................................14 1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DỰ ÁN .................................................................................................14 1.4 HIỆN TRẠNG CẢNG CÁI LÂN ..................................................................................18 1.4.1 CÔNG TRÌNH BẾN, BÃI...............................................................................................18 1.4.2 CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC VÀ MẠNG KỸ THUẬT ...............................................19 1.4.3 LUỒNG VÀ VŨNG QUAY TÀU...................................................................................19 1.5 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN............................................................................20 1.5.1 QUI MÔ DỰ ÁN..............................................................................................................20 1.5.2 DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG VÀ ĐỘI TÀU QUA CẢNG ...............................................20 1.5.3 CÔNG NGHỆ BỐC XẾP CONTAINER ......................................................................22 1.5.4 NHU CẦU HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN .......................................................................25 1.5.5 MẠNG LƯỚI CẤP ĐIỆN...............................................................................................27 1.5.6 HỆ THỐNG CẤP VÀ THOÁT NƯỚC .........................................................................28 1.5.7 HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC .........................................................................30 1.6 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN....................................................................................30 1.7 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ....................................................................................................32 1.8 CÁC GIẢI PHÁP THI CÔNG XÂY DỰNG ................................................................32 1.8.2 CÔNG TÁC KHAI HOANG, XỬ LÝ NỀN VÀ SAN LẤP MẶT BẰNG ..................33 1.8.3 CÔNG TÁC NẠO VÉT...................................................................................................33 1.8.4 CÔNG TRÌNH BẾN........................................................................................................37
  • 2. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 2ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) 1.8.5 KHU BÃI CONTAINER VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT .............................37 1.8.6 KHU VỰC NHÀ XƯỞNG VÀ VĂN PHÒNG ..............................................................38 1.8.7 TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG ...............................................38 1.8.8 TỔ CHỨC ĂN Ở, SINH HOẠT CHO CÔNG NHÂN .................................................42 1.9 MỐI QUAN HỆ GIỮA CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN VỚI CẢNG CÁI LÂN HIỆN HỮU...........................................................................................................43 1.9.1 VỀ MẶT QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC KHAI THÁC .....................................................43 1.9.2 VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG.....................................................................................................43 CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI .47 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG .............................................................47 2.1.1 ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ, ĐỊA CHẤT .................................................................................47 2.1.2 ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG .............................................................................................51 2.1.3 ĐIỀU KIỆN THỦY HẢI VĂN .......................................................................................55 2.1.4 HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC DỰ ÁN......56 2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ....................................................................................76 2.2.1 ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI.......................................................................................................76 2.2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ ....................................................................................................77 2.2.3 VĂN HÓA – GIÁO DỤC – Y TẾ ...................................................................................78 2.2.4 THỦY SẢN.......................................................................................................................78 2.2.5 DU LỊCH ..........................................................................................................................78 2.3 HỆ THỐNG GIAO THÔNG TRONG KHU VỰC......................................................79 2.3.1 LUỒNG VÀO CẢNG ......................................................................................................79 2.3.2 MẠNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA.................................................................................81 2.3.3 GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ..........................................................................................81 2.4 HIỆN TRẠNG BỒI XÓI TRONG KHU VỰC ............................................................83 2.5 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CẢNG CÁI LÂN84 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.............................................86 3.2 PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TRONG CÁC GIAI ĐOẠN DỰ ÁN......86 3.2.1 CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG DO VỊ TRÍ DỰ ÁN..........................................................86 3.2.2 CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG ...............................89 3.2.3 CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN KHAI THÁC..............................94 3.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ QUI MÔ BỊ TÁC ĐỘNG ................................................................98 3.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG ....100 Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 3. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) 3.4.1 CÔNG TÁC SAN LẤP VÀ GIA CỐ NỀN ..................................................................100 3.4.2 CÔNG TÁC NẠO VÉT.................................................................................................102 3.4.3 CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG .............................................106 3.4.4 CÔNG TÁC THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH ..................................109 3.4.5 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN XÂY DỰNG ......................................................111 3.5 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN KHAI THÁC...115 3.5.1 TÁC ĐỘNG DO HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU ĐẾN CẢNG..........................................115 3.5.2 CÔNG TÁC BỐC XẾP HÀNG HÓA..........................................................................117 3.5.3 HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ ..........................118 3.5.4 HOẠT ĐỘNG VỆ SINH CẢNG ..................................................................................119 3.5.5 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONG CẢNG ......................................................120 3.5.6 CÔNG TÁC NẠO VÉT DUY TU.................................................................................121 3.5.7 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN VÀ KHÁCH ĐẾN CẢNG..................121 3.6 CÁC TÁC ĐỘNG KHÁC.............................................................................................127 3.6.1 TÁC ĐỘNG ĐẾN BỒI XÓI..........................................................................................127 3.6.2 SỰ CỐ TRÀN DẦU.......................................................................................................127 3.6.3 SỰ CỐ CHÁY NỔ .........................................................................................................129 3.7 ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC CÔNG TRÌNH LÂN CẬN..............................................130 3.8 ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG KHU VỰC ....131 3.8.1 CÁC ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC .................................................................................131 3.8.2 MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC ..........................................................................132 3.9 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ......132 CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG CỨU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG......................................................................135 4.1 ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CẢNG CÁI LÂN ĐÃ VÀ ĐANG ÁP DỤNG ...................................................................................................................................135 4.1.1 TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG .............................................................................135 4.1.2 TRONG GIAI ĐOẠN KHAI THÁC............................................................................135 4.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG ..................................................................................................135 4.2.1 CÔNG TÁC NẠO VÉT.................................................................................................135 4.2.2 HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU ................................................................137 4.2.3 HOẠT ĐỘNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH ................................................................138 4.2.4 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN.............................................................................138
  • 4. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 4ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) 4.2.5 CHẤT THẢI NGUY HẠI .............................................................................................139 4.2.6 CÔNG TÁC BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ...................................................139 4.2.7 HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN XÃ HỘI...................................................140 4.3 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRONG THỜI GIAN KHAI THÁC.....140 4.3.1 KIỂM SOÁT VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ TIẾNG ỒN .........140 4.3.2 KIỂM SOÁT VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC .................................140 4.3.3 KIỂM SOÁT CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI .............................144 4.3.4 VỆ SINH VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ........................................................................145 4.4 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI ......................145 4.4.1 PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY....................................................................................145 4.4.2 SỰ CỐ TRÀN DẦU.......................................................................................................146 4.5 MỐI QUAN HỆ VỚI CẢNG CÁI LÂN TRONG CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG...............................................................149 CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG......150 5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.........................................................150 5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .......................................................160 5.2.1 GIÁM SÁT CHẤT THẢI RẮN....................................................................................160 5.2.2 GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH................................160 5.2.3 CÁC GIÁM SÁT KHÁC...............................................................................................162 5.2.4 DỰ TRÙ KINH PHÍ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.....................................................166 CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG...................................................167 6.1 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG BÃI CHÁY ..................................167 6.2 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC PHƯỜNG BÃI CHÁY ..............167 6.3 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN .........................................167 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ........................................169 7.1 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................169 7.2 CAM KẾT......................................................................................................................169 7.2.1 CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC........................................................................................................................................169 7.2.2 CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ...............................................169 7.2.3 CAM KẾT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG...............................................................................................................................171 Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 5. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 5ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) 7.2.4 CÁC CAM KẾT KHÁC................................................................................................171
  • 6. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 6ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATNĐ Áp thấp nhiệt đới BOD5 Nhu cầu oxy sinh hóa đo ở 20o C trong năm ngày BTCT Bê tông cốt thép CBCNV Cán bộ công nhân viên CICT Cảng Container Quốc Tế Cái Lân COD Nhu cầu oxy hóa học CFS Container Freight Station – Kho nhồi, rút ruột hàng container CMESRC Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu và Tư vấn về Môi Trường Biển DA ĐTXDCT Dự án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình DGPS Digital Global Position System DO Oxy hòa tan DWT Trọng tải tàu ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTXD Đầu tư xây dựng ĐVN Động vật nổi FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Giá trị tổng sản phẩm quốc nội GPS Global Position System HIO Viện Hải Dương Học Hải Phòng IFC International Finance Corporation – Tổ chức Tài chính Quốc tế JICA Japanese International Cooperation Agency – Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản KDL Khu du lịch KTĐLPN Kinh tế động lực phía Nam MONRE Bộ Tài Nguyên và Môi Trường MOSTE Bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường NFPA National Fire Protection Association – Hiệp hội Phòng chống cháy Quốc Gia OCDI Oversea Coastal Area Development Institute of Japan - Viện Phát triển Ven biển Nước ngoài của Nhật Bản PCCC Phòng cháy chữa cháy RTG Rubber Tyred Gantry Crane – Cần trục bốc xếp container trên bãi TEU Đơn vị tính của 1 container 20‘ TNMT Tài nguyên Môi trường Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 7. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 7ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường THC Tổng Hydrocacbon TĐMT Tác động môi trường TVN Thực vật nổi UBND Ủy ban Nhân dân UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VESDI Viện Môi trường và Phát triển Bền vững Việt Nam WB Ngân hàng thế giới WHO Tổ chức Y tế Thế Giới
  • 8. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 8ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) MỞ ĐẦU 1.1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Trong khu vực phía Bắc Việt Nam, Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long hình thành nên vùng tam giác phát triển giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp chế tạo và nông nghiệp. Trước khi có sự phát triển của cảng biển tại Cái Lân, Hải Phòng đã là cảng đầu mối tại khu vực phía Bắc Việt Nam. Với diện tích khu cảng và chiều sâu luồng hành hải như hiện có, Cảng Hải Phòng đã bị hạn chế khả năng mở rộng cảng. Từ năm 1993 đến năm 1994, Đoàn nghiên cứu Nhật Bản gồm Viện Phát triển Ven biển Nước ngoài của Nhật Bản (OCDI) và Nippon Koei đã tiến hành đánh giá dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế và khả năng xây dựng một cảng mới tại Cái Lân, tỉnh Quảnh Ninh, Việt Nam. Báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án cảng Cái Lân tại Việt Nam do Jica lập đã chỉ ra rằng cần xây dựng cảng bao gồm 07 bến, bãi container, và hạ tầng cơ sở kèm theo là cần thiết để phát triển kinh tế khu vực. Năm 1995, Đoàn nghiên cứu Jica (Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) đã hoàn tất báo cáo nghiên cứu khả thi về cụm cảng tiềm năng tại Cái lân. Cảng Cái Lân hiện hữu gồm Bến số 1, Bến số 5, Bến số 6, Bến số 7. Bến số 1 đã được xây dựng vào năm 1985 với chiều dài 166m dùng để tiếp nhận hàng rời. Bến số 5, số 6, số 7 được xây dựng năm 2005 với tổng chiều dài khu bến là 620m. Bến số 5 dùng để tiếp nhận hàng rời, trong khi Bến số 6 và 7 dùng để tiếp nhận hàng container. Khu bến còn có thêm diện tích 14,50ha để xây dựng bãi và kho cho cảng. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho việc xây dựng Bến số 5, 6 và 7 nằm trong dự án cảng Cái lân đã được Nippon Koei thực hiện năm 1998 và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (MOSTE) chấp thuận theo Quyết định số 2130/QĐ-BKHCNMT ngày 03/11/1998. Do thực tế sự phát triển kinh tế khu vực phía Bắc Việt Nam quá nhanh, 04 bến hiện hữu cảng Cái Lân rõ ràng khôngđủ khả năng đáp ứng được khối lượng hàng theo dự báo. Vì vậy, tháng 06/2008, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã ký thoả thuận với Tập đoàn SSA (Mỹ) và Cảng Quảng Ninh cùng thành lập liên doanh để phát triể n Cảng Container Quốc tế Cái Lân. Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Cái Lân sẽ đảm trách việc phát triển và khai thác Cảng Container Quốc tế Cái Lân (CICT). Dự án phát triển Cảng Container Quốc tế Cái Lân gồm Bến số 2, 3 và 4 với mục tiêu tiếp tục tạo sự tăng trưởng mạnh mẽ cho khu vực nhằm đáp ứng được khối lượng hàng dự báo. Bến số 1, 5, 6 và 7 sẽ tiếp tục được Cảng Quảng Ninh khai thác. Chấp hành nghiêm Nghị định 80/2006/CP ngày 09/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường, Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về việc bổ sung sửa đổi một số điều trong Nghị Định 80/2006/NĐ-CP, Thông tư 05/2008/TT- BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên Môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, nhằm tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Cái Lân và Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng – Kỹ thuật Biển Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 9. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 9ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) (Portcoast) tổ chức lập Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) cho Dự án Đầu tư xây dựng Cảng Container Quốc tế Cái Lân. Nội dung và trình tự các bước thực hiện ĐTM được tuân thủ theo các quy định pháp luật về môi trường và các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) về lập Báo cáo ĐTM. Báo cáo ĐTM cũng được lập tham khảo theo Hướng dẫn Đánh giá tác động môi trường của IFC (Tổ chức Tài chính Quốc Tế) nhằm đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức cho vay vốn thực hiện dự án. Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đ ánh giá các tác động có lợi, có hại, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của Cảng Container Quốc tế Cái Lân. Trong Báo cáo này, các biện pháp tối ưu sẽ được đề xuất nhằm hạn chế, ngăn ngừa và làm rõ bất cứ tác động tiêu cực nào đến môi trường do dự án gây ra nếu có, nhằm đáp ứng theo đúng các quy định về môi trường theo yêu cầu của các cơ quan chức năng đối với Cảng Container Quốc tế Cái Lân (Dự án đã được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy Chứng Nhận Đầu Tư ngày 03/6/2008). 1.2 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 1.2.1 VĂN BẢN PHÁP LÝ - Luật Hàng Hải đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 30/6/1990, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1991. - Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 do Chủ tịch nước ký, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006. - Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. - Nghi định 21/2008/ NĐ-CP ngày 28/02/2008 về Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị Định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. - Nghị định 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2010 thay cho Nghị định 81/2006/NĐ- CP ngày 09/08/2006. - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường ban hành 08 QUI Chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Môi trường (có hi ệu lực áp dụng từ 01/01/2010)
  • 10. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 10ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về Quản lý chất thải rắn nguy hại. - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Danh mục Chất thải rắn nguy hại. - Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/06/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Thông báo số 5974/BGTVT-KHĐT của Bộ GTVT về việc báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010. - Thông báo số 6055/VPCP-CN của Văn phòng Chính Phủ về việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010. - Quyết định số 2190/QĐ-TTg, ngày 24/12/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Văn bản số 4374/BGTVT-KHĐT ngày 24/07/2006 của Bộ Giao thông vận tải về việc chủ trương đầu tư các bến 2,3,4 cảng Cái Lân – Quảng Ninh. - Văn bản số 3820/BTNMT-TĐ ngày 11/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trườn g về việc đầu tư và khai thác các bến 2,3,4 cảng Cái Lân (Quảng Ninh). - Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 18/01/2007 của UBND thành phố Hạ Long về việc thu hồi đất của Ban quản lý dự án Hàng Hải I – Cục Hàng Hải Việt Nam – Bộ Giao Thông Vận Tải giao cho Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam để xây dựng bến 2,3 và 4 cảng Cái Lân phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long. - Quyết định số 4869/QĐ-UBND ngày 25/12/2007 của UBND thành phố Hạ Long về việc thu hồi và giao đất cho Công ty Cổ phần Đầu tư Cảng Cái Lân theo phương thức giao đất có thu tiền sử dụng đất để đầu tư xây dựng bến 2,3 và 4 cảng Cái Lân tại phường Bãi Cháy, Thành Phố Hạ Long. - Giấy chứng nhận đầu tư số 221.022.000.116 do Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 03/6/2008. - Văn bản số 960/CV-DQN ngày 24/04/2009 của Công ty Điện lực Quảng Ninh về nguồn cung cấp điện cho dự án Cảng Container Quốc tế Cái Lân. - Văn bản số 1182/CHHVN-KCHTCB ngày 12/06/2009 của Cục Hàng hải Việt Nam về việc cho phép sử dụng hạ tầng cơ sở cảng Cái Lân cho dự án Cảng Container Quốc tế Cái Lân. Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 11. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 11ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) - Công văn số CICT.CV/2009.32 ngày 07/12/2009 gởi Uỷ Ban Nhân Dân và Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Quảng Ninh về việc tiếp tục đổ đất nạo vét vào vị trí đã được phê duyệt trong báo cáo ĐTM Dự án Mở Rộng Cảng Cái Lân năm 1998. - Quyết định số 2130/QĐ-BKHCNMT ngày 03/11/1998 của Bộ khoa học công nghệ và môi trường về việc Phê duyệt Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường Dự án Mở rộng Cảng Cái Lân. - Biên bản cuộc họp “Về việc đổ vật liệu nạo vét trong khi thực hiện Dự án Cảng Container Quốc tế Cái Lân tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh của Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Cái Lân” ngày 14/05/2010, giữa Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, UBND Thành phố Hạ Long, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, Công ty Cổ phần Quản lý đường sông số 3, Cảng vụ Quảng Ninh, Phòng cảnh sát giao thông thủy với Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Cái Lân. 1.2.2 QUI CHUẨN – TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG 1.2.2.1 Qui chuẩn – Tiêu chuẩn Việt Nam - Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (TCVN 5949-1998). - QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. - QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. - Tiêu chuẩn các chất ô nhiễm trong không khí tại nơi sản xuất, Tiêu chuẩn của Bộ Y tế (Tiêu chuẩn Bộ Y tế, 3733/2002/QĐ-BYT, 10/10/2002). - QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 10:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ. - QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - QCVN 07:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Ngưỡng chất thải nguy hại. - QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. - QCVN 15:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất. 1.2.2.2 Các tiêu chuẩn và Hướng dẫn khác - Các tiêu chuẩn thực hiện của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) về tính bền vững xã hội và môi trường năm 2006 và cập nhật năm 2007.
  • 12. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 12ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) - Hướng dẫn chung về Môi trường, Sức khỏe và An toàn của IFC. - Hướng dẫn Báo cáo Đánh giá tác động môi trường trong việc phát triển cảng của Liên hiệp quốc – 1992. 1.2.3 CÁC TÀI LIỆU VÀ DỮ LIỆU - Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án xây dựng cảng Cái Lân được thực hiện bởi Viện Phát triển Ven biển Nước ngoài của Nhật (OCDI) tháng 02/1995. - Báo cáo Đầu tư Xây dựng Dự án Cảng Container Quốc tế Cái Lân (CICT) được thực hiện bởi Berger ABAM ENGINEERS INC. THÁNG 06/2009. - Báo cáo Đánh giá tác động môi trường năm 1998 do Nippon Koei thực hiện và đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (MOSTE) phê duyệt theo Quyết định số 2130/QĐ-BKHCNMT ngày 03/11/1998. - Các số liệu về khí tượng thủy văn tại khu vực Quảng Ninh. - Số liệu thống kê về kinh tế - xã hội Thành phố Hạ Long. - Hồ sơ khảo sát địa chất của dự án được thực hiện bởi Portcoast vào tháng 01/2009. - Hồ sơ khảo sát địa hình của dự án được thực hiện bởi Portcoast vào tháng 12/2008. - Các báo cáo ĐTM đã được phê duyệt của các dự án về xây dựng cảng trong khu vực. - Báo cáo Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực dự án, do Portcoast phối hợp với Viện Môi trường và Phát triển Bền vững thực hiện từ ngày 30/11/2009 đến ngày 02/12/2009. 1.3 NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM Các phương pháp sau được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM: 1. Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực thực hiện Dự án. 2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, độ ồn tại khu vực thực hiện Dự án. 3. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của Dự án. 4. Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng trong quá trình phỏng vấn các cấp chính quyền và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án. 5. Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam. 6. Phương pháp ma trận dùng để đánh giá về mức đ ộ tác động của dự án tới môi trường xung quanh. 7. Phương pháp chuyên gia sử dụng để nhận định đánh giá các tác động tiêu cực và có lợi của dự án đồng thời đề xuất các giải pháp giảm thiểu. Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 13. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 13ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) 1.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Cản g Container Quốc tế Cái Lân do Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Cái Lân chủ trì. Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng – Kỹ thuật Biển là cơ quan tư vấn thực hiện. Báo cáo được hoàn thành với sự tham gia của các thành viên sau đây: Bên chủ đầu tư: Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Cái Lân Trụ sở : 01 Đường Cái Lân, Phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Đại diện : Ông Patrick Avice Chức vụ: Tổng Giám đốc Điện thoại: 033 - 3515655 Fax : 033 - 3515656 Bên tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng – Kỹ thuật Biển: Trụ sở : 92 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1, Tp.HCM Đại diện : Ông Trần Tấn Phúc Chức vụ: Tổng Giám đốc Điện thoại: 08 - 38211486 Fax : 08 – 38216274 Với sự tham gia của các thành viên sau đây: STT Họ tên Học vị Chuyên ngành Công ty 1 Trần Mạnh Thắng Thạc sĩ Cảng – Đường thủy Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Cái Lân 2 Trương Ngọc Tường Tiến sĩ Thủy lợi tổng hợp. Thủy lực và kỹ thuật ven biển. Kỹ thuật và quản lý vùng ven biển. Portcoast 3 Đoàn Đình Tuyết Trang Thạc sĩ Cảng - Đường thuỷ Công trình trên đất yếu Quản lý Cơ sở hạ tầng Portcoast 4 Nguyễn Ngọc Thuỷ Thạc sĩ Cảng - Công trình biển Portcoast 5 Lâm Anh Thư Kỹ sư Khoa học Môi trường Portcoast 6 Phạm Thị Hồng Trang Cử nhân Kinh tế tài nguyên Môi trường Portcoast
  • 14. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 14ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 TÊN DỰ ÁN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN 1.2 CHỦ DỰ ÁN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN Địa chỉ: 01 Đường Cái Lân, Phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. 1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DỰ ÁN Cảng Cái Lân có vị trí tại phía Bắc Việt Nam, nằm cách Hà Nội gần 160km (xem Hình 1.1). Cảng Cái Lân thuộc tỉnh Quảng Ninh, phía Đông giáp biên giới với Trung Quốc, phía Nam giáp vịnh Bãi Cháy, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Bắc và Lạng Sơn (xem Hình 1.1). Vị trí bến nằm trong khu vực có địa hình thấp với đặc điểm hầu hết là đồi thấp được bao phủ bằng lớp mỏng thực vật. Toàn bộ lớp thực vật hiện nay là được trồng lại và không có lớp thực vật tự nhiên. Cảng Container Quốc tế Cái Lân nằm trong cụm Cảng Cái Lân có vị trí tại 20o 58’ vĩ độ Bắc và 107o 4’ kinh độ Đông. Phạm vị khảo sát dự án được thể hiện trong Hình 1-3. Hình 1-1: Bản đồ vị trí Vị trí Dự án TP. Hồ Chí Minh Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 15. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 15ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) Hình 1-2: Vị trí Cảng Container Quốc tế Cái Lân trong hệ thống cảng khu vực BẾN5,6,7(CTYTNHHCẢNGQUẢNGNINH)
  • 16. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 16ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) Cảng Container Quốc tế Cái Lân nằm trong qui hoạch tổng thể cụm cảng Hòn Gai – Quảng Ninh, đây là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực và là cảng biển loại I trong hệ thống cảng biển Việt Nam. Cỡ loại tàu ra vào cảng được khống chế bởi tĩnh không cầu Bãi Cháy và độ sâu có thể hạ thấp được của đoạn luồng ngang qua vịnh Bãi Cháy ( khoảng -11,0 m hệ Hải Đồ). Khu bến tổng hợp container Cái Lân là khu bến chính của Cảng Hòn Gai, bao gồm: - Cảng Cái Lân hiện hữu với ba bến 5, 6 và 7, - Cảng Container Quốc tế Cái Lân gồm ba bến 2, 3 và 4, - và bến phụ số 1 nằm về phía thượng lưu. được qui hoạch cho tàu 5 vạn DWT, tàu chở container 3.000 TEU, riêng bến số 1 ở phía thượng lưu cho tàu đến 2 vạn DWT. Khu bến này đã có cơ sở hạ tầng và trang thiết bị bốc xếp, quản lý vận hành đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế khu vực (bao gồm đường giao thông sắt, bộ nối với mạng quốc gia và đầu mối Logistics phía sau cảng) Các bến chuyên dụng vệ tinh: - Bến sản phẩm dầu B12: Giữ quy mô hiện nay, từng bước chuyển đổi công năng (trước 2020) để đảm bảo an toàn cho cầu Bãi Cháy và cửa ra vào cho khu bến phía trong Cửa Lục. - Bến khách Hòn Gai: Đầu mối tiếp nhận khách du lịch quốc tế bằng đường biển và tàu khách Bắc Nam. Cầu bến tiếp nhận được tàu du lịch quốc tế loại 8 ÷ 10 vạn GRT. Nhà ga hành khách với cơ sở dịch vụ đồng bộ, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với yêu cầu của đầu mối hành khách đường biển toàn khu vực. - Bến chuyên dùng của các nhà máy xi măng: Giữ quy mô hiện nay, đầu tư chiều sâu để nâng năng lực thông qua và hạn chế tối đa ảnh hướng xấu đến môi trường. - Hạn chế không xây dựng, phát triển loại bến chuyên dùng này trong khu vực vịnh Cửa Lục và vùng vịnh Hạ Long. - Một số bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp nhà máy đóng sửa tàu biển, cơ sở sản xuất khách thuộc khu công nghiệp Việt Hưng, Cái Lân kết hợp bốc xếp hàng tổng hợp với vai trò là vệ tinh cho khu bến tổng hợp, container Cái Lân Toàn bộ khu cảng nằm hoàn toàn trong Vịnh Cửa Lục, cách ly hẳn vùng nước ven biển của Vịnh Hạ Long, khu Di sản thế giới UNESCO. Nước từ Vịnh Cửa Lục thông ra Vịnh Hạ Long qua Eo Cửa Lục, cách Cảng Container Quốc tế Cái Lân khoảng hơn 2 km về phía đông. Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 17. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 17ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) Hình 1-3: Cảng Container Quốc Tế Cái Lân trong khu Cảng Cái Lân KHU B ẾN 2,3,4 DO CICT QUẢN LÝ KHU B ẾN5,6,7 DO CTY TNHH CẢNG QUẢNG NINHQUẢN LÝ KHU VỰC DO CẢNG VỤ QUẢNG NINH QU ẢN LÝ
  • 18. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 18ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) Tọa độ khu đất xây dựng cảng và tọa độ tuyến mép bến của cảng trong các bảng sau: Bảng 1-1: Tọa độ khu đất xây dựng cảng Điểm Hệ tọa độ WGS84 - 105 - 6 Hệ toạ độ VN-2000 X Y X (m) Y (m) 1 20°58'43.56"N 107°02'55.08"E 426899.456 2320765.549 2 20°58'42.47"N 107°02'54.67"E 426866.714 2320731.667 3 20°58'41.63"N 107°02'55.06"E 426893.540 2320705.743 4’ 20°58'36.24"N 107°02'50.11"E 426734.144 2320540.790 5’ 20°58'23.72"N 107°03'04.03"E 427134.446 2320153.960 6 20°58'30.21"N 107°03'10.65"E 427326.583 2320352.783 Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009) Chi tiết về tọa độ khu vực dự án được trình bày trong bản vẽ CLA170509.TC03.H0.BV.002 Mặt bằng hiện trạng và cấp đất – Phụ lục III – Phụ lục bản vẽ. 1.4 HIỆN TRẠNG CẢNG CÁI LÂN Hiện tại cảng Cái Lân có 4 bến (Bến số 1, 5, 6 và 7) với tổng chiều dài t uyến bến là 786 m. Hiện trạng các công trình bến, bãi và luồng tàu vào cảng như sau: 1.4.1 CÔNG TRÌNH BẾN, BÃI Bến số 1: Đây là bến hàng tổng hợp, được xây dựng và đưa vào khai thác chính thức năm 1995. Bến có chiều dài 166 m, cao độ đáy bến – 9,0m (CD). Bến có thể tiếp nhận tàu bách hóa có trọng tải 12 000 DWT hoặc tàu hàng rời có trọng tải 15000 DWT. Bến có kết cấu dạng cầu tầu bằng BTCT, nền cọc là những trụ cọc BTCT ứng suất trước D = 50 cm. Bến được thiết kế với tải trọng khai thác 4T/m2. trên mặt bến có lắp đặt cần cẩu cổng chạy trên ray với khẩu độ ray 10,5m. Bãi sau bến có diện tích khoảng 30000 m2. Bến số 5, 6 và 7 là những bến được xây dựng bằng nguồn vốn vay ODA của chính phủ Nhật Bản. Ba bến được chính thức đưa vào khai thác tháng năm 2005. Với tổng chiều dài 620m, cao độ đáy bến -13,0m (CD). Cả ba bến có kết cấu dạng thùng chìm bằng BTCT. Hiện nay các bến được phân theo chức năng khai thác như sau: - Bến số 5: Bến hàng rời, dài 220m, bến có thể tiếp nhận tàu hàng rời có trọng tải 50000 DWT. Trên mặt bến sẽ lắp đặt cần cẩu chuyên dụng chạy trên ray với khẩu độ ray 10,5m. - Bến số 6: Bến hàng tổng hợp, dài 200m, bến có thể tiếp nhận tàu bách hóa có trọng tải tới 40000 DWT hoạc tàu container trọng tải 30000 DWT. Trên mặt bến sễ lắp đặt cần cẩu chuyên dụng chạy trên ray, khẩu độ ray 20m. - Bến số 7: Đây là bến container chuyên dụng, dài 200m, bến có thể tiếp nhận tàu container có trọng tải 30000 DWT. Trên bến đã được lắp đặt hai cần cẩu container chạy trên ray với khẩu độ ray 20m. Phía sau bến là bãi chứa container với các thiết bị bốc xếp chuyên dụng và đồng bộ. Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 19. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 19ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) 1.4.2 CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC VÀ MẠNG KỸ THUẬT Sau khi được mở rộng đợt I cảng Cái Lân hiện có các công trình kiến trúc và mạng kỹ thuật đồng bộ như: - Nhà điều hành toàn cảng với các thiết bị điều phối tàu ra vào cảng hiện đại. - Nhà điều hành khu bến Container. - Kho CFS - Kho hàng bách hóa - Xưởng sửa chữa thiết bị - Trạm cấp nhiên liệu - Hiện tại đã có đường điện 22KV được nối từ Giếng Đáy vào cảng Cái lân. Đây là đường điện được xây dựng trong giai đoạn I, đủ công suất cho toàn cảng. Tại khu vực các bến 5, 6 và 7 đã có Trạm biến áp No: 1 - Tuyến cấp nước cho cảng được nối từ Tram cấp nước Bãi Cháy. Tram cấp nước bao gồm bể chứa 200 m3 , đài nước dung tích 100m 3 và trạm bơm đủ bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho toàn cảng kể cả nước giành cho công tác cứu hỏa. - Trong giai đoạn mở rộng đợt I, một trạm xử lý nước thải cũng đã được xây dựng. Đây là trạm xử lý nước thải cho toàn bộ khu vưc cảng, công suất thiết kế của trạm là 1.000m3 /ngày đêm. 1.4.3 LUỒNG VÀ VŨNG QUAY TÀU - Luồng tàu: Luồng tàu vào cảng cái lân có chiều dài 32km được chia các đoạn chính như sau: o Đoạn từ Phao số 0 đến Hòn Đầu trâu được gọi là luồng Lạch Miệu dài 15,75km. Đây là đoạn luồng tự nhiên khá rộng và sâu, chỗ sâu nhất đạt tới -20m (CD) bảo đảm cho tàu có trọng tải lớn hơn 50.000 DWT ra vào cảng thuận tiện. o Đoạn từ Hòn Đầu trâu đến Hòn Một được gọi là Luồng Đầu trâu dài 3,5 km, chỗ nông nhất có cao độ -13,0m (CD). o Đoạn từ Hòn Một tới cảng Cái Lân có chiều dài khoảng 13 km, bề rộng luồng là B = 130 m và chiều sâu đáy luồng đã được nạo vét đạt cao độ -10,0m (CD) và đưa vào sử dụng từ tháng 12-2008. - Vũng quay tàu: Phía trước khu vực bến 4 và bến 5 là vũng quay tàu đã được thi công có đường kính 350 m, đáy vũng có cao độ -11,0 m (CD). Do vậy việc tiến hành dự án Cảng Container Quốc Tế Cái Lân rất thuận lợi nhờ vào luồng và vũng quay tàu hiện hữu (chỉ cần nạo vét thêm một ít từ vũng quay tàu đến khu nước trước bến 2, 3, 4 là đã có thể đáp ứng cho nhu cầu về đội tàu ra vào cảng này)
  • 20. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 20ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) 1.5 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.5.1 QUI MÔ DỰ ÁN Cảng Container Quốc tế Cái Lân (CICT) có vị trí tại Phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cảng bao gồm Bến số 2, 3 và 4. Tổng diện tích khu cảng khoảng 17,90ha và bến được thiết kế có khả năng tiếp nhận tàu container với sức chở đến 3.000 Teus và tàu tổng hợp có trọng tải đến 50.000DWT. Tổng chiều dài khu bến là 594m và công suất tối đa của cảng là khoảng 1 triệu Teus/năm. 1.5.2 DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG VÀ ĐỘI TÀU QUA CẢNG 1.5.2.1 Dự báo lượng hàng thông qua cảng a) Lượng hàng qua cảng hiện hữu Khối lượng hàng qua cảng Quảng Ninh trong những năm gần đây được trình bày trong Bảng 1-2 (1 TEU tương đương với 01 container 20’). Bảng 1-2: Khối lượng hàng qua Cảng Quảng Ninh Năm Loại hàng Container (Teus) Tổng (T)Xuất khẩu (T) Nhập khẩu (T) Nội địa (T) 2001 638.000 297.000 591.000 622 1.526.000 2002 368.000 925.000 267.000 244 1.560.000 2003 491.000 1.025.000 231.000 1.160 1.747.000 2004 980.710 828.242 666.645 65.932 2.475.597 2005 974.717 1.059.104 1.151.315 118.637 3.185.136 2006 1.157.528 883.548 1.457.748 113.360 3.498.824 2007 1.562.421 831.760 411.227 34.481 2.805.408 Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009) b) Lượng hàng dự báo Năm 2008, khối lượng hàng container tại khu vực phía Bắc là 1.381.390 Teus. Khối lượng hàng contaienr dự báo cho năm 2009 tăng khoảng 9% cho khu vực phía Bắc với tổng khối lượng container khoảng 1,50 triệu Teus. Khối lượng container dự báo cho khu vực phía Bắc giai đoạn đến năm 2016 được trình bày trong bảng 1-3: Bảng 1-3: Khối lượng container dự báo cho khu vực phía Bắc đến năm 2016 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Cảng Hải Phòng 1.450.000 1.293.000 1.426.000 1.639.000 1.842.000 2.149.000 2.339.000 Cảng Quảng Ninh (B6, B7) 200.000 225.000 250.000 275.000 300.000 300.000 300.000 CICT (B2, B3, B4) - 323.000 413.000 446.000 494.000 493.000 629.000 Nguồn: Drewry Shipping Consultants Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 21. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 21ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) 1.5.2.2 Dự báo đội tàu đến cảng Cảng Container Quốc tế Cái Lân có thể tiếp nhận tàu container với sức chứa đến 3.000 Teus. Bến được thiết kế để tiếp nhận tàu container có thể xếp 16 hàng container theo chiều rộng và mớn nước là 12,50m. Bảng 1-4 trình bày dự báo số lượn g tàu và sà lan đến cảng giai đoạn đến 2016. Bảng 1-4: Số lượng tàu và sà lan dự báo đến cảng hàng năm Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Sức chở trung bình của tàu (TEUs) 1.500 1.500 1.500 1.500 1.500 Sức chở trung bình của sà lan (TEUs) 80 100 100 100 100 Số TEUs trung bình cho 01 lần cẩu bốc 1,6 1,6 1,6 1,6 1,6 Số lần bốc trung bình của cẩu cho 01 tàu 938 938 938 938 938 Số lần bốc trung bình của thiết bị bốc dỡ cho 01 sà lan 100 125 125 125 125 Số Teus trong năm 413.000 446.000 494.000 493.000 629.000 Số lần bốc trong năm 258.125 278.750 308.750 308.125 393.125 Số tàu trong năm 138 163 197 196 251 Số sà lan trong năm 1.290 1.004 988 986 1.101 Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009) 1.5.2.3 Dự báo lượng xe Bảng 1-5 đưa ra dự báo lượng container sẽ được vận chuyển bằng sà lan và xe chở container giai đoạn đến năm 2016. Giả thiết số ngày cảng hoạt động trong năm là 350 ngày, và giả thiết tỉ lệ 1,60 Teus cho 01 lần vận chuyển, tỉ lệ 1,80 xe cho 01 lần vận chuyển để tính số lượng xe chở container. Bảng 1-5: Số lượng xe chở container trung bình hàng năm Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng (TEUs) 413.000 446.000 494.000 493.000 629.000 Tổng số lần bốc 258.125 278.750 308.750 308.125 393.125 Số lần bốc cho sà lan 129.063 125.438 123.500 123.250 137.594 Số lần bốc cho xe 129.063 153.312 185.250 184.875 255.531 Số xe 232.313 275.961 333.450 332.775 459.955 Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009)
  • 22. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 22ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) 1.5.3 CÔNG NGHỆ BỐC XẾP CONTAINER 1.5.3.1 Tổng quan Các thiết bị bốc xếp container sử dụng trong cảng CICT bao gồm xe nâng, cần trục container trên bến, cần trục RTG xếp hàng trên bãi, xe đầu kéo (HS25- 44), rờ -mooc. Hầu hết các thiết bị đều bốc 1 container cho 1 lần bốc xếp, chỉ có cần trục trên bãi RTG có thể nhấc cùng lúc 2 container loại 20ft. Bãi container được thiết kế ưu tiên cho sự hoạt động của cần trục RTG. Các hệ thống thoát nước, phòng cháy, các cột điện, … đều được bố trí để các RTG có thể di chuyển dễ dàng nhất. Vùng đất ngay sau bến được ưu tiên bố trí bãi container với sự hoạt động của cần trục RTG và xe nâng. Các container xuất được di chuyển từ bãi container đến bến bằng các rờ -mooc, và chuyển lên tàu hoặc sà lan thông qua cần trục trên bến. Các container nhập được đưa từ tàu vào bãi theo dây chuyền ngược lại. Khu vực container lạnh được bố trí trong cả bãi xuất và bãi nhập. Phía sau các bãi xuất và bãi nhập được bố trí bãi container rỗng, chỉ sử dụng xe nâng hông (side-lift). Trên bãi xuất và nhập, container đều được xếp cao 7 tầng, bãi rỗng xếp cao 8 tầng. Hình 1-4: Mặt bằng qui hoạch khu bãi container Cảng Container Quốc Tế Cái Lân Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009) Top pick Bãi contai ner lạnh Bãi contai ner rỗng Bãi contai ner xuất Bãi contai ner nhập Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 23. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 23ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) 1.5.3.2 Công nghệ bốc xếp Tuyến mép bến: Thiết bị bốc xếp trên bến 2, 3, 4 cảng CICT sử dụng 6 cần trục trên ray chạy điện chuyên dùng loại STS có khẩu độ 20m. Cần trục này có khả năng bốc xếp hàng hóa cho tàu có trọng tải lớn xếp tới 16 hàng trên boong. Tầm với phía trước bến là 36,7m, tầm với phía sau bến là 10m. Chiều cao nâng trên ray là 26,4m, phía dưới ray là 13,9m. Bốc xếp các loại conatiner 20ft, 40ft, 45ft. Các cần trục STS đều có cần với hỗ trợ bốc dỡ hàng hóa lên xuống tàu. Ngoài ra trên bến còn sử dụng các cần trục di động có trọng tải tương đương Gottwald HMK6407 làm cơ sở thiết kế. Bãi chứa container: Bãi liền bến được sử dụng bốc dỡ container xuất khẩu, container được xếp cao 7 tầng. Sử dụng thiết bị bốc xếp RTG để bốc xếp container trong khu vực này. Sau bãi container xuất khẩu là bãi cho container nhập khẩu và container lạnh. Khu vực này cũng sử dụng thiết bị RTG. Sức nâng 50T, khẩu độ 25,60m (đủ chỗ xếp 7 hàng container và 1 làn xe lưu thông). Chiều cao nâng là 21m (6 + 1 tầng container). Bãi container rỗng: Khu bãi conatiner rỗng được bố trí sau cùng. Việc bốc xếp container rỗng được thực hiện bằng xe nâng bên hông loại "Big Red" THDC 976. Thiết bị này có khả năng xếp container rỗng cao đến 8 tầng. Kho CFS: Tác nghiệp trong kho CFS được thực hiện với sự hỗ trợ của xe nâng Forklift 20T, Forklift 3T và Forklift 5T. Vận chuyển container giữa các vị trí: Việc vận chuyển container giữa các vị trí công nghệ được thực hiện bằng thiết bị đầu kéo Chassis chuyên dùng loại 20ft, 40ft và 45ft. Tác nghiệp di chuyển container trên bãi chứa container có hàng có thiết bị cẩu chuyên dùng RTG đảm nhận. Bãi chứa container rỗng có xe nâng bên hông loại "Big Red" THDC 976. Sử dụng đầu kéo chuyên dùng để vận chuyển được các loại container dến 45ft. Trung tâm điều hành: Với sự trợ giúp của hệ thống thiết bị công nghệ thông tin và phần mềm chuyên dùng kết nối tới từng thiết bị bốc xếp trong cảng để phân tích xử lý và điều hành toàn bộ quá trình bốc xếp container, bảo quản container trong cảng.
  • 24. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 24ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) Hình 1-5: Mặt cắt ngang công nghệ bốc xếp Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009) 1.5.3.3 Dự báo số lượng thiết bị Số lượng thiết bị cần thiết của cảng CICT được trình bày trong Bảng 1-6. Bảng 1-6: Dự báo số lượng thiết bị trong cảng CICT Loại thiết bị Số lượng (cái/bộ) Xe cần trục STS 4 RTG 12 Đầu kéo bãi 32 Xe đẩy chở hang 32 Xe kéo 6 Top Picks 4 Side Picks 4 Xe cầu ST 5T 1 Xe nâng 5T 5 Xe nâng 3T 1 Xe nâng 20T 1 Cần trục bãi 10 Xe tải 5 Snorkle-lift 1 Xe chở nhiên liệu 1 Xe buýt 1 Thiết bị an ninh 1 Hệ thống máy tính 1 Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009) Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 25. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 25ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) 1.5.4 NHU CẦU HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 1.5.4.1 Bến Bến 2, 3, 4 được thiết kế dạng cầu tàu, tổng chiều dài bến là 594m, chiều rộng bến là 30m. Mặt cắt ngang điển hình của bến được cho trong hình sau: Hình 1-6: Mặt cắt ngang điển hình bến cầu tàu Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009) 1.5.4.2 Các bãi container Trên mặt bằng cảng được quy hoạch các khu vực chứa container xuất khẩu, nhập khẩu, khu container lạnh, khu container rỗng, kho CFS... Tính toán nhu cầu kho bãi dựa trên cơ sở: + Lượng hàng container qua bãi. + Thời gian lưu kho, bãi: 3 - 4 ngày. + Số tầng xếp container, hệ số không đều, hệ số chất xếp. Diện tích bãi chứa, số chỗ xếp container... được tính toán như sau: Bảng 1-7: Số chỗ xếp container: TT Hạng mục Ký hiệu Đơn vị 2012 2014 2017 1 Số lượng container qua bãi TEU 323.000 446.000 673.000 2 Thời gian lưu bãi trung bình Dw ngày 5 5 5 3 Thời gian khai thác trong năm Dy ngày 350 350 350 4 Hệ số tính đến việc đảo chỗ P - 1,1 1,1 1,1 5 Số tầng xếp trung bình L Tầng 5 5 5
  • 26. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 26ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) 6 Số chỗ xếp container yêu cầu M1 chỗ 1.012 1.400 2.108 Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009) Bảng 1-8: - Số chỗ xếp Container rỗng TT Hạng mục Ký hiệu Đợn vị Năm 2012 Năm 2014 Năm 2017 1 Số lượng container qua bãi TEU 23.000 53.000 78.000 2 Thời gian lưu bãi trung bình Dw ngày 4 4 4 3 Thời gian khai thác trong năm Dy ngày 350 350 350 4 Hệ số tính đến việc đảo chỗ P - 1,1 1,1 1,1 5 Số tầng xếp trung bình L tầng 5 5 5 6 Số chỗ xếp container yêu cầu M1 chỗ 72 167 245 Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009) 1.5.4.3 Công trình nhà xưởng Nhà bảo dưỡng cần trục mép bến Nhà bảo dưỡng có kết cấu gồm 2 tầng bằng BTCT với diện tích sàn 650m2 , tổng diện tích sử dụng là 1.296m2 . Nhà bảo dưỡng đồng thời được sử dụng làm phòng nghỉ cho cán bộ công nhận viên. Tầng 2 sử dụng làm văn phòng làm việc cho CBCNV. Nhà bảo dưỡng/sửa chữa Nhà bảo dưỡng/sửa chữa có kết cấu gồm 2 tầng bằng BTCT, tổng diện tích sử dụng là 3550m2 với diện tích sàn 1775m2 . Sàn tầng 1 sử dụng phục vụ mục đích sửa chữa thiết bị bốc xếp container. Tầng 2 là nơi làm việc của CBCNV trong cảng. Nhà quản lý thiết bị trên bãi Nhà quản lý thiết bị trên bãi được xây bằng BTCT, có diện tích sử dụng là 40m2 . Nhà được sử dụng làm văn phòng làm việc của ban quản lý thiết bị tại bãi container. Trạm kiểm soát Hải quan Trạm kiểm soát hải quan có diện tích 40m2 , được xây dựng bằng BTCT gồm có 2 phòng và 1 nhà tắm. Một phòng là nơi làm việc, phòng còn lạ i là chỗ ngủ, nghỉ cho cán bộ hải quan trực 24/7. Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009) 1.5.4.4 Các hạng mục của dự án Các hạng mục chính của dự án cảng CICT được trình bày trong Bảng 1-9. Bảng 1-9: Các hạng mục công trình chính của cảng CICT STT Hạng mục Qui mô 1 Bến Dài 594m và rộng20m 2 Cao độ nạo vét đáy bến -13,0 m (Hải đồ) 3 Tổng diện tích dự án 17,9 ha Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 27. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 27ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) STT Hạng mục Qui mô 4 Dàn cho container lạnh /Khu vực rửa container lạnh 20 dàn 8000 m2 5 Nhà bảo dưỡng cần trục mép bến (1 nhà) 560 m2 6 Trạm cấp điện (1 trạm) 200 m2 7 Xưởng duy tu bảo dưỡng (1 xưởng) 1800 m2 8 Trạm kiểm soát hải quan (1 trạm) 200 m2 9 Nhà để xe (1 nhà) 2500 m2 10 Cổng ra vào 1200 m2 Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009) Mặt bằng qui hoạch chi tiết các hạng mục công trình được trình bày trong bản vẽ CLA170509.TC03.H0.BV.003 Mặt bằng Cảng – Phụ lục III – Phụ lục bản vẽ. 1.5.5 MẠNG LƯỚI CẤP ĐIỆN 1.5.5.1 Hệ thống cấp điện Căn cứ công văn số 960/CV-DQN ký ngày 24/04/2009 của Công Ty Điện Lực Tỉnh Quảng Ninh về việc “Cấp điện cho dự án Cảng CICT”, Cảng Container Quốc Tế Cái Lân sẽ được cấp nguồn điện 22KV, 50Hz từ mạng lưới điện quốc gia. Thiết kế lưới điện phân phối trung áp căn cứ vào lượng điện tiêu thụ và phạm vi cấp điện. Toàn bộ mạng điện bên trong khu cảng là mạng ngầm. Tủ đóng cắt điện chính gồm có rơle bảo vệ hiện số và bộ ngắt mạch. Thiết bị ngắt nóng chảy sử dụng cho toàn bộ phụ tải điện. Tủ đóng cắt điện là loại ốp ngoài cửa chịu được môi trường biển, cửa là loại chịu thời tiết. Nguồn phân phối điện trung áp cung cấp điện cho khu cảng thông qua hệ thống cáp ngầm và tủ điện phân phối. Hệ thống cấp điện cho khu nhà xưởng, phục vụ chiếu sáng và khu lạnh theo hệ thống đường điện chuyên dụng. Điện áp cho khu nhà xưởng và chiếu sáng là loại 380/220V, 50Hz. Tư vấn sẽ tính nhu cầu tiêu thụ điện thực tế của toàn khu cảng. Điện áp cho khu lạnh là loại 400/230V, 50Hz. Dây điện và thanh cái là loại dây đồng, dây dẫn bằng đồng luồn cáp. Toàn bộ hệ thống cáp ngầm được luồn trong ống nhựa PVC, Schedule 80, đặt ngầm trong mương bê tông. Toàn bộ tủ điện sẽ có ít nhất một cần tiếp đất và dây điện trần liên kết toàn bộ vật liệu kim loại, dây dẫn điện và dây tiếp đất của ống dẫn cáp. 1.5.5.2 Hệ thống chiếu sáng Hệ thống chiếu sáng trong khu cảng có độ chiếu sáng bình quân 50-lux trong trường hợp không có container. Vì vậy khi thiết kế hệ thống chiếu sáng cho bãi cần tính đến các vùng khuất bóng do sắp xếp container. Hệ số phân bố đều (bình quân/nhỏ nhất) ≤ 1-8, giá trị 1 – 6
  • 28. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 28ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) áp dụng cho khu trung tâm của khu bãi. Hệ thống chiếu sáng được thiết kế sao cho sử dụng ít cột đèn nhất có thể. Cột đèn chiếu sáng trong bãi container là các cột thép đơn, trên cột đèn lắp đặt các thiết bị chiếu sáng và phụ kiện đi kèm. Cột đèn được thiết kế có khả năng chịu tải do sức gió lớn nhất tác dụng lên khu bến. Hệ thống điều khiển thiết bị chiếu sáng gồm ít nhất 2 bóng đèn mỗi cột chiếu sáng suốt đêm. Thiết bị điều khiển tự động sáng vào ban đêm, và tự tắt vào ban ngày. Các đèn trên cột điện còn lại trong bãi container sẽ do công nhân tắt bật. Mỗi vị trí cột điện do nguồn điệp áp hạ thế cấp. Hệ thống chiếu sáng trong các nhà xưởng, kho, nhà văn phòng, … đảm bảo đủ sáng theo yêu cầu công việc của từng khu. Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009) 1.5.6 HỆ THỐNG CẤP VÀ THOÁT NƯỚC 1.5.6.1 Hệ thống cấp nước Trên tinh thần của công văn số 1182 /CHHVN-KCHTCB do Cục Hàng Hải Việt Nam VINAMARINE ký ngày 12/06/2009 về việc “Sử dụng chung kết cấu hạ tầng Cảng Cái Lân”, cho phép CICT đấu nối hệ thống đường ống nước vào chung đường ống cấp nước của Cảng Cái Lân. Trong khu vực cảng, nước sinh hoạt được cung cấp cho khối nhà văn phòng, khu nhà xưởng và khu vực rửa container lạnh. Vì vậy cần lưu ý thiết kế lưu lượng dòng chảy và bộ phận cấu thành hệ thống cấp nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hạng mục công trình nói trên. Hệ thống cấp nước được thiết kế và xây dựng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của toàn khu cảng CICT. Hệ thống cấp nước cho cảng Cái Lân đã được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ODA thuộc Dự án do Cục hàng hải Việt Nam làm Chủ đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của toàn bộ khu Cảng(bao gồm các bến 2,3,4 sẽ xây dựng của CICT). Trong hồ sơ thiết kế lưu lượng cấp nước cho bến 2,3,4 được xây dựng là 200 m3 đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động của cảng và phù hợp với khả năng đáp ứng của hệ thống cấp nước chung được xây dựng cho toàn khu cảng (hiện do Cục hàng hải quản lý) 1.5.6.2 Hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy (PCCC) Cũng theo tinh thần công văn nêu ở mục 1.4.6.1, CICT cũng được phép đấu nối hệ thống cấp nước PCCC vào hệ thống cấp nước PCCC của Cảng Cái Lân. Trong khu vực cảng CICT lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy chính phân chia ra nhiều mạng đường ống và họng cấp nước chữa cháy cho toàn khu cảng. Riêng nước chữa cháy cho khu vực cầu tàu là nước được bơm lên từ Vịnh Bãi Cháy. Vị trí đặt trạm bơm tối ưu là dọc theo tuyến bến cạnh khu bảo dưỡng cần cẩu và nhà xưởng dọc tuyến bến. Khoảng cách giữa các họng nước chữa cháy, lưu lượng nước và áp lực nước được thiết kế phù hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam về phòng cháy chữa cháy. Công Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 29. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 29ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) tác thiết kế, vật liệu và kết cấu xây dựng công trình theo đúng tiêu chuẩn NFPA (National Fire Protection Association – Hiệp hội Phòng chống cháy Quốc Gia). 1.5.6.3 Hệ thống thoát nước thải Cũng theo tinh thần công văn nêu ở mục 1.4.6.1, CICT cũng được phép đấu nối hệ thống thoát nước thải của cảng vào hệ thống thoát nước thải của Cảng Cái Lân, sử dụng chung Trạm xử lý nước thải tập trung hiện hữu. Do tính chất khác nhau của nước thải, hệ thống thoát nước trên cảng được phân thành hai hạng mục riêng biệt: - Nước mưa chảy tràn trên bến cầu tàu được coi là “nước thải sạch” và thoát trực tiếp xuống Vịnh Cửa Lục. - Các loại nước thải khác như nước thải sinh hoạt, nước thải do hoạt động vệ sinh thiết bị, máy móc, kho xưởng, bãi hàng hóa, … đều được thu gom thông qua hệ thống cống, đưa về điểm đầu nối với hệ thống thoát nước thải của Cảng Cái Lân để thu gom về Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 1.000m3 /ngày.đêm của cảng Cái Lân, đảm bảo nước thải ra Vịnh Cửa Lục thỏa mãn yêu cầu của QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp cột B với Kq =1 và Kf = 1. Trạm bơm và hệ thống thu gom nước thải được thiết kế để xử lý toàn bộ lượng nước thải trong khu cảng với lưu lượng tối đa cho phép 1.000m3 /ngày.đêm. Lưu lượng nước thải sinh hoạt có thể thay đổi phụ thuộc vào số lượng CBCNV làm việc trong khu cảng cũng như số lượng khách đến làm việc mỗi ngày. Lưu lượng này được tính toán và trình bày chi tiết trong chương 3 và chương 4 của báo cáo này. Trạm bơm, đẩy và các điểm tới hạn của hệ thống nước thải sẽ lắp đặt hệ thống báo hiệu tới trạm điều hành trung tâm. Hình 1-7: Trạm Xử lý Nước thải Tập trung – Cảng Cái Lân công suất 1.000m3 /ngày đêm Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009) Chi tiết về Mặt bằng thoát nước thải được trình bày trong bản vẽ số CLA170509.TC03.H0.BV.005 Phụ lục bản vẽ.
  • 30. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 30ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) 1.5.7 HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC Thiết kế, bố trí hệ thống thông tin liên lạc cho toàn khu cảng CICT. Hệ thống thông tin liên lạc gồm có hệ truyền hình khép kín (CCTV), cáp quang và bộ cảm biến điều khiển từ xa hiện đại đảm bảo an ninh hệ thống cảng. Thông tin liên lạc kết nối tới cảng CICT thông qua đường cáp đồng và/hoặc cáp quang. Khu cảng sẽ trang bị và lắp đặt vòng mạch cáp quang, đường truyền đồng multi-pair, CCTV, GPS, radio, hệ thống báo cháy, mạng nội bộ intranet và mạng truyền thông nội bộ intercom. Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009) 1.6 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN Theo dự kiến, Cảng CICT bao gồm Bến 2, 3, 4 sẽ được xây dựng trong vòng từ 24 – 30 tháng. Nếu công tác thi công bắt đầu vào quý 3 năm 2010, sẽ có hai bến được đưa vào sử dụng vào quý 4 năm 2011, và bến thứ ba sẽ hoàn tất vào quý 3 năm 2012. Chi tiết tiến độ thực hiện toàn bộ dự án được trình bày chi tiết trong bảng dưới đây: Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 31. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 31ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
  • 32. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 32ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) 1.7 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ Tổng mức đầu tư của dự án Cảng CICT vào khoảng 155 triệu USD. Bao gồm chi phí thiết kế, xin phép, chi phí xây dựng công trình, quản lý xây dựng, và mua sắm trang thiết bị. Các chi phí này được tính toán trên cơ sở mặt bằng giá năm 2009. Bảng 1 -10 trình bày chi tiết các khoản chi phí đầu xây dựng của dự án cảng CICT. Bảng 1-10: Tổng mức đầu tư dự án cảng CICT Hạng mục Chi phí khái toán Thuê đất 9,204 triệu USD Mua sắm thiết bị 59,444 triệu USD Chi phí xây dựng công trình 63,455 triệu USD Chi phí chuẩn bị thực hiện dự án 22,897 triệu USD TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 155 triệu USD Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009) 1.8 CÁC GIẢI PHÁP THI CÔNG XÂY DỰNG Cảng Container Quốc tế Cái Lân sẽ được xây dựng thông qua các hợp đồng xây dựng. Mục đích của những hợp đồng này với 02 mục tiêu chính. Mục tiêu đầu tiên là khuyến khích sử dụng nhà thầu Việt Nam tham gia thực hiện gói thầu với khối lượng công việc lớn nhất có thể có, và mục tiêu thứ hai là rút ngắn thời gian xây dựng. Hợp đồng xây dựng cảng CICT có thể được phân chia thành 03 gói hợp đồng xây dựng. Chi tiết nội dung và giá trị của mỗi gói hợp đồng được thể hiện trong Bảng 1-11, trong đó các giá trị này không bao gồm thuế VAT, các loại thuế và nghĩa vụ khác, và dựa trên tỷ giá USD năm 2009. Hợp đồng 1000 cũng sẽ bao gồm chi phí nạo vét luồng và vũng quay tàu với giá trị khoảng gần 1,30 triệu USD và chi phí này sẽ được Chính phủ Việt Nam chi trả lại. Bảng 1-11: Các gói hợp đồng xây dựng Tên Mô tả/Nội dung Chi phí ước tính Gói 1000 – Công trình biển I Nạo vét, khai hoang, san lấp, kè bảo vệ bờ, xử lý nền với phương pháp nén chặt đất và dùng cọc bấc thấm 10,9 triệu USD Gói 2000 – Công trình biển II Mua sắm cọc và thi công đóng cọc, công tác bê tông, và các công tác xây dựng khác 25,0 triệu USD Gói 3000 – Công trình dân dụng I Hạ tầng và công trình phụ trợ, công tác đào đất, kết cấu mặt bãi và đường, nhà văn phòng 27,6 triệu USD Nguồn: Báo cáo Lập DA ĐTXDCT Cảng CICT (2009) Kế hoạch xây dựng dự án gồm 05 hạng mục chính sau: Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 33. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 33ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) 1. Công tác xử lý nền: Xử lý nền bằng phương pháp thay thế lớp đất yếu, kết hợp gia tải trước và cọc bấc thấm nhằm đạt được áp lực gia tải là 29Kpa để khu bãi container cố kết và ổn định. 2. Công tác nạo vét: Nạo vét khu bến đến cao độ -13m (Hải đồ). 3. Bến: Xây dựng các bến và lắp đặt ray cần trục. 4. Bãi container: Xây dựng mặt bãi container, lắp đặt hệ thống an toàn, công trình phụ trợ, đường vào. 5. Khu văn phòng và các hạng mục công trình khác: Xây dựng toà nhà văn phòng cảng, (xưởng bảo trì duy tu, nhà ăn, cổng cảng,..). 1.8.2 CÔNG TÁC KHAI HOANG, XỬ LÝ NỀN VÀ SAN LẤP MẶT BẰNG Toàn bộ diện tích cần san lấp vào khoảng 130.000 m2 , trong đó khu vực bãi container cần được xử lý nền có diện tích 58.380 m2 . Các biện pháp chính có thể tóm tắt như sau: - Chặt cây, nhổ các gốc cây trong khu vực xây dựng. - Tiến hành đánh dấu trên thực địa bằng các cột mốc khống chế mặt bằng khu đất. - Trải vải địa kỹ thuật. - Đắp cát san lấp, cát thô đến cao trình thiết kế. - Đóng cọc bấc thấm theo lưới và độ sâu thiết kế. - Đắp và đầm cát gia tải thành từng lớp đến cao trình thiết kế, thời gian gia tải khoảng 180 ngày. Vật liệu gia tải là cát san lấp, một phần cát gia tải sẽ được dùng để bù lún sau khi gia tải. - Dỡ tải và kiểm tra kết quả công tác xử lý. - Công tác san lấp bãi được tiến hành sau khi đã nạo vét khu nước trước bến. Có thể tiến hành công tác san lấp từ phía bờ bằng ô tô tự đổ kết hợp máy ủi, hoặc từ phía biển bằng cách dùng sà lan kết hợp gầu ngoạm. Khi san lấp cát phải được rung đầm để có độ chặt cao (k = 0.95). Khi tiến hành san lấp trên cạn cát phải được san theo từng lớp, mỗi lớp phải được lu lèn chặt bằng xe lu có trọng lượng nhỏ nhất là 10T. Cao độ mặt bãi sau khi san lấp là +5,2 m (CD). Vật liệu san lấp là cát, có các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu như sau: γ = 18 kN/m3 , ϕ = 30o . 1.8.3 CÔNG TÁC NẠO VÉT 1.8.3.1 Khối lượng nạo vét Công tác nạo vét bao gồm nạo vét khu bến và nạo vét luồng. Nạo vét bến do CICT thực hiện bao gồm thanh thải vật liệu nạo vét tại khu vực xây dựng dự kiến. Nạo vét luồng bao gồm nạo vét luồng vào cảng Cái Lân và vũng quay tàu. Khu nước trước bến có chiều rộng 50m, chiều dài 594m, được nạo vét tới cao độ -13.0 m CDL (hệ Hải đồ), sai số nạo vét cho phép là 0.5m.
  • 34. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 34ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) Đoạn luồng, vũng quay tầu vào khu nước trước bến 2,3,4 sẽ được nạo vét duy tu và bổ sung trên cơ sở luồng, vũng quay tầu hiện nay đến cao trình -10,0m hệ hải đồ ( đối với luồng tầu) và -13,0m (với khu nước trước bến) bằng nguồn lực của CICT. Khối lượng nạo vét tính toán tương ứng với kết quả khảo sát được tính thực hiện vào tháng 12/2008 khoảng 515.000 m3 bao gồm: luồng tầu, vũng quay tầu 155.000 m3 và khu bến 360.000 m3 . Hình 1-8: Khu vực nạo vét gồm đoạn luồng trước bến và khu nước trước bến 1.8.3.2 Vị trí đổ bùn nạo vét Đất nạo vét được đổ tại đảo Long Châu với tọa độ như sau: Điểm 1: 107o 14’E 20o 40N Điểm 2: 107o 16’E 20o 40N Điểm 3: 107o 14’E 20o 38N Điểm 4: 107o 16’E 20o 38N Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 35. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 35ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) Hình 1-9: Vị trí đổ thải ngoài khơi Khu vực đổ vật liệu nạo vét đề xuất có độ sâu khoảng 20m (có thể chứa được 12 triệu m3 ) nằm ngoài khơi, cách ranh giới vùng lõi khu bảo vệ di sản thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long trên 20km, cách luồng hàng hải gần nhất trên 5 km và cách quần đảo Long Châu (thuộc thành phố Hải Phòng) về phía Đông Bắc trên 3 km. Tại vị trí có tọa độ tâm 107o 17’E và 20o 36’N trên phạm vi bán kính 1 km, diện tích 3 k m2 . UBND tỉnh Quảng Ninh đã cho phép BQLDA hàng hải II ( Chủ đầu tư) đổ thải 2,4 triệu m3 vật liệu nạo vét khi thực hiện hạng mục nạo vét luồng ngoài thuộc Dự án xây dựng cảng Cái Lân, chiều cao đổ cho phép là 1 m (thực hiện 2008). Đây cũng là vị trí được UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép đổ vật liệu nạo vét trong quá trình nạo vét duy tu luồng, khu nước của cảng. Tại văn bản số 2131/UBND-GT2 ngày 13/6/2010 UBND tỉnh Quảng Ninh đã đồng ý với đề xuất của Sở Tài nguyên môi trường (văn bản 977/TNMT-MT ngày 26/5/2010) cho phép Công ty TNHH cảng Quốc tế Cái Lân (CICT) được đổ thải vật liệu nạo vét với khối lượng dự kiến tại vị trí đề xuất nói trên. Theo kết quả khảo sát bùn cát đáy cho thấy hàm lượng kim loại nặng cũng như dư lượng thuốc trừ sâu trong bùn cát đáy khu vực Cảng Container Quốc tế Cái Lân đều thấp hơn giá trị giới hạn cho phép, căn cứ vào (dự thảo) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng trầm tích (sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, ban hành trong thời gian tới). Vì vậy, việc đổ thải bùn ra vị trí nêu trên không làm gia tăng giá trị các chất độc hại cho môi trường đáy biển khu vực đổ thải.
  • 36. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 36ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) Trước khi thực hiện nạo vét, đổ thải, Chủ đầu tư sẽ kết hợp với đơn vị được giao thực hiện sẽ xây dựng phương án giải pháp thi công cụ thể với biện pháp phòng chống khắc phục kịp thời sự cố môi trường (nếu có), quy trình, biện pháp giám sát môi trường trong quá trình thi công để trình và phối hợp với cơ quan chức năng liên quan của tỉnh trong việc kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo an toàn nói chung và môi trường nói riêng trong quá trình thực hiện 1.8.3.3 Phương án và công nghệ nạo vét Khu vực nạo vét bao gồm khu bến, luồng tàu và khu quay trở tầu,. Việc lựa chọn các thiết bị nạo vét dựa vào các yếu tố như độ dày tầng đất nạo vét, loại đất nạo vét, độ sâu nạo vét, khối lượng nạo vét, thời gian thi công, điều kiện tự nhiên, phương pháp xử lý bùn, tính năng của tầu thi công,… để xác định. Căn cứ vào điều kiện thực tế của công trình, lựa chọn tàu nạo vét xén thổi hoặc gầu ngoạm kết hợp với sà lan mở đáy. Quá trình nạo vét được tiến hành theo các bước sau: - Di chuyển thiết bị, phương tiện thi công đến công trình. - Dùng hệ thống định vị DGPS (hoặc GPS) để xác định khu vực nạo vét, thả phao báo hiệu định vị khu vực thi công. - Xây dựng trạm đo mực nước, cắm thước nước phục vụ thi công. - Sử dụng tàu nạo vét xén thổi hoặc gầu ngoạm kết hợp với sà lan mở đáy để nạo vét và vận chuyển bùn thải đi đổ tại vị trí đổ thải được cơ quan có thẩm quyền của Tỉnh Quảng Ninh cấp phép, dự kiến cự ly vận chuyển khoảng 40km. Bùn thải phải được đổ theo từng lớp và phải bố trí phao đánh dấu khu vực đổ thải. - Thi công nạo vét từ thượng lưu về hạ lưu để tránh hiện tượng bùn đất sa bồi vào khu vực đã thi công. 1.8.3.4 Biện pháp thi công nạo vét - Để tiến hành thi công nạo vét, Nhà thầu cắm tiêu định vị phạm vi nạo vét theo đúng Hồ sơ thiết kế. Sử dụng hệ thống định vị DGPS (hoặc GPS) để xác định khu vực nạo vét, kết hợp với máy toàn đạc điện tử để xác định tọa độ các điểm khống chế để thả phao định vị. Trong quá trình thi công phải luôn kiểm tra tọa độ phao để đảm bảo độ chính xác của các phao khống chế, nếu có thay đổi thì chỉnh lý ngay. - Trong trường hợp thi công bằng xáng cạp, đưa xáng cạp vào đúng khu vực thi công được định vị, tiến hành thả neo để định vị xáng cạp, sau đó cho cập sà lan chứa bùn vào rồi tiến hành nạo vét. Thi công nạo vét được tiến hành theo từng dải với bờ rộng từ 10 m đến 15 m sao cho phù hợp tầm với của xáng cạp, hướng thi công dọc theo sông. Xáng cạp sẽ di chuyển dọc theo dải thi công bằng cách thu hoặc xả hệ thống tời nối với neo. Chu trình thi công như sau: Xáng cạp hạ gàu xuống đáy sông (gàu mở) khi gàu chạm đáy sông nhờ trọng lượng bản thân gàu sẽ chìm một phần vào lớp vật liệu đáy, sau đó hệ thống cáp sẽ đóng gàu lại và kéo gàu lên, vật liệu giữ trong gàu được đổ vào khoang chứa của sà lan chở bùn cặp bên hông. Chu trình trên được lặp đi lặp lại đến khi đầy sà lan hoặc dải nạo vét đạt cao độ thiết kế. Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 37. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 37ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) - Thi công cuốn chiếu cho từng đoạn công trình để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình. Nạo vét thành các dải cuốc, lớp cuốc tới cao độ thiết kế, hướng tàu thi công dọc theo tuyến bến. - Thường xuyên kiểm tra cao độ nạo vét để đảm bảo cho công tác thi công nạo vét đạt chuẩn tắc kỹ thuật công trình. Chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu thi công sử dụng các máy đo sâu hồi âm Bathy Metric kết hợp với hệ thống định vị DGPS và các phần mềm kèm theo để đo kiểm tra, căn c ứ vào kết quả đo và mặt cắt để kiểm soát công việc nạo vét. 1.8.3.5 Vận chuyển và đổ bùn nạo vét Toàn bộ bùn nạo vét được vận chuyển đến vị trí đổ thải bằng sà lan mở đáy. Trong quá trình vận chuyển tất yếu sẽ có các loại chất thải phát sinh như tiếng ồn, bụi, khí thải, chất thải nhiễm dầu. Hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí, nước, hệ thủy sinh, giao thông. Tuy nhiên các tác động này chỉ ảnh hưởng tại khu vực xây dựng dự án, trên tuyến đường vận chuyển và vị trí đổ thải và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Để đảm bảo bùn nạo vét được đổ đúng khu vực quy định, ngoài việc giám sát thi công theo quy định, Chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu nạo vét trang bị hệ thống định vị GPS trên các sà lan vận chuyển bùn thải đi đổ và Chủ đầu tư sẽ giám sát chặt chẽ vị trí đổ thải của từng chuyến thông qua hệ thống định vị này. Sử dụng phương tiện nạo vét và đổ bùn nạo vét ít ô nhiễm như tàu cuốc có gầu kín nước và tàu chở bùn thải sẽ giảm ô nhiễm. 1.8.4 CÔNG TRÌNH BẾN a. Đóng cọc công trình bến - Đóng cọc BTCT ƯST bằng tàu đóng cọc kết hợp với sà lan 1000T vận chuyển cọc. Sử dụng loại búa đóng cọc đảm bảo gây lên độ ồn tối thiểu nhất cho khu vực xây dựng. - Gông đầu cọc chống chuyển vị ngang. b. Thi công kết cấu bên trên của công trình bến - Thi công bản mặt cầu ứng suất trước tại nhà máy. - Lắp dựng cốp pha, cốt thép đổ hệ thống dầm ngang và dầm cần trục. - Vận chuyển bản mặt cầu ứng suất trước đến vị trí công trình bằng sà lan và thi công lắp dựng sau khi hệ thống dầm ngang và dầm cần trục đảm bảo yêu cầu chịu lực. - Lắp dựng cốt thép lưới trên bản mặt cầu và đổ bê tông liên kết lớp phía trên. - Thi công lắp dựng các thiết bị phụ trợ của bến (bích neo, đệm tầu, ray cần trục, …) 1.8.5 KHU BÃI CONTAINER VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT - Thanh thải vật liệu gia tải đến cao trình +4.9m - Thi công hệ thống thoát nước mặt và nước thải cần xử lý. - Thi công kết cầu mặt bãi theo thiết kế.
  • 38. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 38ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) 1.8.6 KHU VỰC NHÀ XƯỞNG VÀ VĂN PHÒNG Các khu vực nhà xưởng, văn phòng v à công trình phụ trợ được thi công theo trình tự như sau: - Định vị vị trí các công trình, đóng cọc - Đào đất và gia cố hố móng - Đổ bê tông móng và hệ dầm - Xây tường bao che và các tường ngăn - Lấp cát và thi công các lớp nền - Lắp đặt cửa, hệ thống chiếu sáng, các thiết bị phòng cháy chữa cháy… - Hoàn thiện, kiểm tra - Chuẩn bị bàn giao để sử dụng. 1.8.7 TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG Bảng 1-12: Tổng hợp vật liệu xây dựng TT Hạng mục Khối lượng Đơn vị I Công trình thủy công 1 Nạo vét luồng(đổ thải tại vị trí quy định, không sử dụng lại) 155.000 m3 2 Nạo vét khu bến 360.000 m3 3 Tôn tạo tới cao độ + 4,9 CDL 272.000 m3 4 Đá đổ kè gầm bến 15.000 m3 5 Đá hộc phủ 15.000 m3 6 Dọn dẹp mặt bằng 9 ha 7 San lấp 66.000 m3 8 Chất tải tại khu vực 1 130.000 m3 9 Bấc thấm (khu vực 1 và 2) 16.950 cái 10 Đầm rung 1.905 cái 11 Công tác cọc Cung cấp cọc BTƯST D700 (dài khoảng 30m) (tạm tính với đường kính cáp 12,7-24mm) 15.168 m Vận chuyển cọc 474 cọc Đóng cọc 474 cọc Cắt đầu cọc 474 cọc Khoan dẫn chân cọc 474 cọc Cung cấp cừ AZ26 (dài khoảng 25m) 2.305 T Sơn đỉnh cừ thép (đỉnh 6m F/Bx594m) 6.415 m2 Vận chuyển cừ thép 471 cừ Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKet-noi.com kho tai lieu mien phi
  • 39. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CÁI LÂN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 39ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) Đóng cừ thép 471 cừ 12 Đổ bê tông dầm cần trục (Bê tông 35Mpa) Giai đoạn I (Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,11T/m3 ) 1.160 m3 Giai đoạn II (Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,12T/m3) 620 m3 13 Đổ bê tông đầu cọc (dầm dọc) (Bê tông 35Mpa) Giai đoạn I (Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,10T/m3) 930 m3 Giai đoạn II (Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,10T/m3) 170 m3 14 Bê tông đầu cọc (dầm ngang) (Bê tông 35Mpa) Giai đoạn I (Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,17T/m3) 1610 m3 Giai đoạn II (Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,09T/m3) 610 m3 15 Bê tông dầm mép bến (vòi voi - vị trí có đệm tàu) (Bê tông 35Mpa) Giai đoạn I (Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,10T/m3) 130 m3 Giai đoạn II (Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,10T/m3) 75 m3 16 Bê tông dầm mép bến (vị trí không có đệm tàu) (Bê tông 35Mpa) Giai đoạn I (Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,10T/m3) 70 m3 Giai đoạn II (Tạm tính hàm lượng cốt thép 0.10T/m3) 40 m3 17 Bản mặt cầu BTƯST (Bê tông- 42Mpa) Dày 40cm (tạm tính đường kính cáp 12.7-15mm + hàm lượng cốt thép 0.07T/m3 ) 14.1000 m2 Vận chuyển bản mặt cầu BTƯST 1.185 cái Lắp đặt bản mặt cầu BTƯST 1.185 cái 18 Đổ bê tông phủ mặt cầu (Bê tông 35Mpa) (Tạm tính hàm lượng cốt thép 0,15 T/m3) 2.675 m3 19 Gờ chắn xe (Tạm tính với kích thước 30x30cm) 594 m