SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------
TRẦN THỊ HỒNG THƠM
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
VỀ THÔNG TIN TƯ LIỆU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH - 2009 - X
HÀ NỘI - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------
TRẦN THỊ HỒNG THƠM
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
VỀ THÔNG TIN TƯ LIỆU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH - 2009 – X
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS Vũ Văn Nhật
HÀ NỘI - 2013
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo Khoa Thông
tin - Thư viện,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình dạy
bảo, truyền đạt cho tôi những tri thức khoa học quý báu trong suốt 4 năm tôi
ngồi trên ghế giảng đường đại học.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS Vũ Văn
Nhật- Người trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bản Khóa luận này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới các cán
bộ, các anh chị công tác tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
cùng toàn thể bạn bè và gia đình tôi, những người đã động viên giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội,ngày 12 tháng 3 năm 2013.
Sinh viên
Trần Thị Hồng Thơm
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt Nội dung của các từ viết tắt
CSDL Cơ sở dữ liệu
IFLA International Federation of Library Associations
and Inssitutions. (Liên đoàn Hiệp hội và Tổ
chức thư viện Quốc tế )
ISO Internationnal Organization for Standardization
( Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế).
ISBD International Standart Book Description
( Tiêu chuẩn quốc tế về mô tả thư mục)
KH&CN Khoa học và công nghệ
FID International Federation for Information and
Documentation.(Liên đoàn Thông tin và Tư liệu
Quốc tế
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TTTTKHCNQG Trung tâm Thông tin Khoa hoc và Công nghệ
Quốc gia
MARC Machine readable Cataloguing
(Biên mục có thể đọc bằng máy)
UNIMARC Universal Machine Readable Catalog
(Mục lục đọc bằng máy)
XHCN Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp bách của đề tài 7
2. Tình hình nghiên cứu 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 10
6. Sự đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài 10
7. Cấu trúc của khóa luận 11
CHƯƠNG 1 11
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIÊU CHUẨN HÓA VÀ TIÊU CHUẨN
TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN TƯ LIỆU 11
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. 11
1.1.Khái niệm về tiêu chuẩn hóa 11
1.2 Khái niệm về tiêu chuẩn 15
1.3. Vai trò của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong đời sống xã hội. 19
1.3.1 Vai trò của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong sản xuất, đời sống. 19
1.3.2 Vai trò của tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu. 21
1.4 Vài nét về tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu khoa học và công nghệ thế giới 22
2.1. Khái quát về hoạt động tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu trong 26
Hệ thống Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. 26
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển công tác tiêu chuẩn hóa 26
thông tin tư liệu khoa học và công nghệ ở Việt Nam. 26
2.1.2. Công tác tiêu chuẩn hóa của Cục Thông tin Khoa học 27
và công nghệ Quốc gia và triển vọng phát triển. 28
2.2. Phân tích và đánh giá các TCVN về thông tin tư liệu khoa học 32
và công nghệ. 32
2.2.1 TCVN 4523 – 88: Ấn phẩm thông tin. Phân loại cấu trúc và trình bày. 32
2.2.2. TCVN 4524-88 Xử lý thông tin. Bài tóm tắt và bài chú giải. 36
2.2.3.TCVN 4743-89 Xử lý thông tin. Mô tả thư mục tài liệu. 39
Yêu cầu chung và quy tắc biên soạn. 39
2.2.4. TCVN 5453-1991 Hoạt động thông tin khoa học và tư liệu. 44
Thuật ngữ và khái niệm cơ bản. 44
2.2.5. TCVN 5697-1992 Hoạt động thông tin tư liệu. Từ và cụm từ 46
tiếng Việt viết tắt dùng trong mô tả thư mục. 46
2.2.6. TCVN 5698-1992 Hoạt động thông tin tư liệu. Từ và cụm từ 47
tiếng nước ngoài viết tắt dùng trong mô tả thư mục. 47
2.2.7. TCVN 7420-1:2004 Thông tin và Tư liệu .Quản lý hồ sơ - 49
Phần 1: Yêu cầu chung. 49
2.2.8. TCVN 7420-2:2004 Thông tin và Tư liệu .Quản lý hồ sơ - 51
Phần 2: Hướng dẫn. 51
2.2.9. TCVN 7539: 2005 Thông tin và Tư liệu. Khổ mẫu MARC 21 52
cho dữ liệu thư mục. 52
2.2.10. TCVN 7587: 2007 Thông tin và tư liệu- Tên và Mã địa danh 54
Việt Nam dùng trong lưu trữ và trao đổi thông tin khoa học 54
và công nghệ. 54
2.2.11. TCVN 7588:2007 Thông tin và tư liệu- Tên và Mã tổ chức 55
dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam 55
dùng trong lưu trữ và trao đổi thông tin khoa học và công nghệ. 55
CHƯƠNG 3 57
NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN 57
CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THÔNG TIN TƯ LIỆU 57
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. 57
3.1. Nhận xét. 57
3.1.1. Những ưu điểm. 57
3.1.2. Những nhược điểm. 59
3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và phát triển các bản TCVN 62
về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ. 62
3.2.1. Tăng cường hoạt động của các cơ quan đầu mối các cấp. 62
3.2.2. Tiến hành soát xét lại các TCVN đã có trong lĩnh vực thông tin tư liệu và mở rộng xây
dựng thêm các TCVN về hoạt động thông tin 63
tư liệu khoa học và công nghệ. 63
Nhanh chóng soát xét lại các TCVN được ban hành trong lĩnh vực thông tin tư liệu. Bởi lẽ, hầu
hết các tiêu chuẩn ban hành nhưng chưa thực hiện chính sách soát xét theo quy định (theo
quy định các tiêu chuẩn sau khi ban hành phải được soát xét định kỳ 3-5 năm/1lần soát xét).
63
và công nghệ 64
3.2.4. Tăng cường xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, các 64
tiêu chuẩn nước ngoài 64
3.2.5.Mở rộng các chính sách ưu tiên xây dựng các tiêu chuẩn có 66
ảnh hưởng rộng và mang lại hiệu quả lâu dài 66
3.2.6.Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và 67
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến. 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 70
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp bách của đề tài
Trong những năm gần đây cùng với xu hướng toàn cầu hoá và xu
hướng hiện đại hoá trong lĩnh vực hoạt động thư viện, vấn đề tiêu chuẩn hoá
và tiêu chuẩn đã nổi lên là một trong những vấn đề được cộng đồng thông
tinthư viện quan tâm. Việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, sự gia
tăng các nguồn tài liệu, thông tin số, sự xuất hiện thư viện số đã khiến cho các
thư viện không thể tồn tại đơn lẻ như những ốc đảo nếu thực sự muốn khai
thác các nguồn thông tin để phục vụ và đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin
của người dùng tin. Tiêu chuẩn hoávà tiêu chuẩn đã được xem xét là một yêu
cầu và điều kiện không thể thiếu đảm bảo cho các hoạt động thông tin tư liệu
đạt hiệu quả, chất lượng và có thể phục vụ cho người dùng tin một cách tốt
nhất.
Công tác thông tin tư liệu đóng vai trò hết sức quan trọng, là nguồn lực
phát triển của mỗi quốc gia nói chung và hoạt động của các cơ quan thông tin-
thư viện nói riêng. Thông tin tư liệu là cơ sở cho nhiều hoạt động kinh tế-xã
hội, nghiên cứu, khoa học, giáo dục, đào tạo. Thông tin tư liệu đảm bảo việc
đổi mới, hoàn thiện, phát triển quy trình và phương pháp sản xuất nhằm thúc
đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thông tin tư liệu mang hàm
lượng giá trị gia tăng cao. Thông tin tư liệu khoa học và công nghệ là nhân tố
quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia, nó là công cụ quan trọng
trong việc lưu giữ, phổ biến các kết quả sáng chế phát minh, các kinh nghiệm
sản xuất tiên tiến, các kết quả thí nghiệm…Tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn là
một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để nâng cao chất lượng của công
tác tổ chức, quản lý nguồn thông tin tư liệu khoa học và công nghệ và làm
thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin.
Trên thế giới, hoạt động tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đã phát triển từ
lâu. Hoạt động tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn ra đời và phát triển từ thời kỳ
trước cuộc cách mạng công nghiệp vào giữa thế kỷ XVIII, dẫn chứng là việc
áp dụng tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong việc xây dựng kim tự tháp Kêrốp
ở Ai Cập khoảng 5000 năm trước đây; Quy định thống nhất kích thước gạch
410x200x130mm 1600 năm TCN….Ở Việt Nam, hoạt động tiêu chuẩn hóa
và tiêu chuẩn đã bắt đầu từ cuối thời đại đồ đá mới. Hoạt động tiêu chuẩn hóa
và tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nhất
là trong lĩnh vực thông tin-thư viện. Hoạt động này thể hiện rõ trong công tác
xử lý tài liệu, bảo quản tài liệu và chia sẻ nguồn tin.[5, tr.16-24]
Xuất phát từ vai trò quan trọng như vậy, những năm gần đây hoạt động
tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin tư liệu khoa học và công
nghệ được chú trọng phát triển tương đối toàn diện. Biểu hiện của sự toàn
diện đó là sự ra đời của Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn về Thông tin và Tư liệu
(TCVN/TC46 Thông tin và Tư liệu ); Công tác tuyên truyền về lợi ích của
tiêu chuẩn và đặc biệt là sự ra đời của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
(năm 2006) đã giúp cho công tác tiêu chuẩn hóa nói chung và trong lĩnh vực
thông tin tư liệu nói riêng thống nhất một số vấn đề quan trọng về thuật ngữ,
quy trình, trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
tiêu chuẩn. Vì thế, tôi tiến hành lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu các tiêu chuẩn
Việt Nam về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ” để làm khóa luận tốt
nghiệp cử nhân khoa học thông tin thư viện của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đang được các cơ quan thông tin –
thư viện, các nhà khoa học và các nhà chuyên môn thông tin-thư viện, thông
tin học và quản trị thông tin đã nghiên cứu phản ánh trong các giáo trình,
trong các hội thảo khoa học. Thí dụ như: Giáo trình tiêu chuẩn hóa trong hoạt
động thông tin khoa học và công nghệ của PGS. TS Vũ Văn Nhật [5], hay các
bài viết của TS. Tạ Bá Hưng, ThS. Cao Minh Kiểm, ThS. Phan Huy Quế. Tuy
nhiên, nghiên cứu sâu về các bản tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về thông tin
tư liệu thì chưa có ai nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các bản tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về
thông tin tư liệu khoa học và công nghệ.
- Phạm vi nghiên cứu: Các bản tiêu chuẩn Việt Nam về thông tin tư
liệu khoa học và công nghệ đã được công bố từ những năm 80 của Thế kỷ
trước đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp chung
- Dựa trên cơ sơ phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về công tác thông tin – thư viện.
- Dựa vào các quan điểm của Đảng, Nhà nước về thông tin học và thư
viện học.
- Các tài liệu, văn bản của Đảng và Nhà nước về tiêu chuẩn hóa nói
chung và tiêu chuẩn hóa trong hoạt động thông tin – thư viện.
* Phương pháp cụ thê
- Phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp tiếp cận lịch sử.
- Phương pháp phỏng vấn và quan sát thực tiễn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, tìm hiểu một cách khái quát một số thuật ngữ, khái niệm
cơ bản về tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn.
- Đi sâu tìm hiểu các bản TCVN về thông tin tư liệu khoa học và công
nghệ (Nội dung; Tính tương thích với yêu cầu thực tiễn; Thời gian soát xét
tiêu chuẩn; Đề xuất cho các bản TCVN ).
- Nêu ra các nhận xét đánh giá và các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn
thiện các bản TCVN về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ.
6. Sự đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài
* Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận của tiêu
chuẩn hóa về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ. Đồng thời, qua bài
nghiên cứu giúp tác giả khóa luận hiểu rõ thêm những khái niệm cơ bản về
tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong hoạt động thông tin tư liệu khoa học và
công nghệ.
* Về mặt thực tiễn
Khóa luận nghiên cứu các bản TCVN về thông tin tư liệu khoa học và
công nghệ mang ý nghĩa sâu sắc về mặt thực tiễn:
- Nghiên cứu nội dung của các bản TCVN để từ đó làm rõ những ưu
điểm và hạn chế của nó nhằm giúp cho việc xây dựng, công bố và áp dụng
các TCVN về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ vào thực tiễn một cách
hiệu quả hơn, thiết thực hơn.
- Đưa ra những nhận xét đánh giá, kiến nghị nhằm hoàn thiện cho các
bản TCVN về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận gồm:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong
lĩnh vực thông tin tư liệu khoa học và công nghệ.
Chương 2: Thực trạng các tiêu chuẩn Việt Nam về thông tin tư liệu
khoa học và công nghệ.
Chương 3: Nhận xét và đề xuất giải pháp hoàn thiện và phát triển các
tiêu chuẩn Việt Nam về thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIÊU CHUẨN HÓA VÀ TIÊU CHUẨN
TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN TƯ LIỆU
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.
1.1.Khái niệm về tiêu chuẩn hóa
Trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thông tin tư liệu
khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn hóa là một nhân tố quan trọng. Khái niệm
về tiêu chuẩn hóa có nhiều cách hiểu khác nhau:
Định nghĩa đầy đủ của ISO về tiêu chuẩn hoá là như sau: “ Tiêu chuẩn
hoá là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp
lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự
tối ưu trong một khung cảnh nhất định”. [20]
Theo TCVN 6450:2007, Tiêu chuẩn hoá là một hoạt động thiết lập các
điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế
hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh
nhất định. Lợi ích quan trọng của tiêu chuẩn hóa là nâng cao mức độ thích
ứng của sản phẩm, quy trình và dịch vụ với mục đích đã định, ngăn ngừa rào
cản trong thương mại và tạo thuận lợi cho sự hợp tác về khoa học và công
nghệ.”[19].Một trong những sản phẩm của tiêu chuẩn hóa là thiết lập các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện
chuẩn hóa trong các lĩnh vực hoạt động của con người.
Trong Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa ban hành theo Nghị định 141-
HĐBT-Ngày 24/8/1992 (Ở Việt Nam) Thuật ngữ tiêu chuẩn hóa được hiểu: “
Công tác tiêu chuẩn hóa bao gồm việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn được
tiến hành dựa trên kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và áp
dụng kinh nghiệm tiên tiến nhằm đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh vào
nề nếp và đạt được hiệu quả cao.
Tiêu chuẩn hóa được coi là một công tác quản lý kinh tế - kỹ thuật
quan trọng trong quá trình đưa nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn XHCN
thúc đẩy phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật góp phần nâng cao mức sống
nhân dân.”[2]
Với quan điểm của PGS. TS Vũ Văn Nhật cho rằng “ Tiêu chuẩn hóa
là hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn nhằm xây dựng, công bố và áp dụng
tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp của tiêu chuẩn” [5, Tr.5]
Nói tóm lại, khái niệm tiêu chuẩn hóa có thể hiểu là sự tổng hòa của
các hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và các hoạt động
trong lĩnh vực tiêu chuẩn (bao gồm xây dựng, công bố, áp dụng, đánh giá tiêu
chuẩn) nhằm tạo ra một trật tự nhất định, giải quyết các vấn đề thực tế đang
tồn tại và thúc đẩy sự phát triển không ngừng của các lĩnh vực trong xã hội
(kinh tế - xã hội). Hoặc tiêu chuẩn hóa có thể hiểu đơn giản hơn là các hoạt
động nhằm xây dựng và áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn trong một lĩnh vực
nào đó hoặc trong toàn bộ đời sống xã hội.
Từ những quan niệm, lợi ích trên có thể rút ra được các nhận xét về tiêu
chuẩn hóa như sau:
Thứ nhất, theo quan điểm của ThS. Phan Huy Quế “ Tiêu chuẩn hoá là
một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối
với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu
trong một khung cảnh nhất định”[6, Tr.19-22]. Như vậy, khi thiết lập các
điều khoản chung ấy thì tiêu chuẩn hóa đã đóng vai trò lớn trong việc giải
quyết các vấn đề thực tế đang tồn tại. Không chỉ dừng lại ở đó, nó còn chú ý
đến cả nội dung tiềm ẩn trong tương lai.
Thứ hai, lợi ích của tiêu chuẩn hóa đưa lại cũng chỉ rõ được các đối
tượng của tiêu chuẩn hóa hướng tới đó là các sản phẩm, quá trình, dịch vụ và
các hoạt động của sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, theo quan điểm của PGS. TS Vũ Văn Nhật tiêu chuẩn hóa có
thể hiểu một cách cụ thể là một quá trình gồm xây dựng, sau đó ban hành hay
công bố và áp dụng tiêu chuẩn.
Thứ tư, thông qua các quan điểm và lợi ích trên thấy rõ các chức năng,
nhiệm vụ của tiêu chuẩn hóa như xây dựng, công bố, ban hành, đánh giá tiêu
chuẩn, là một công tác quản lý kinh kế - kỹ thuật, đưa các hoạt động sản xuất
kinh doanh vào nề nếp…Từ các chức năng, nhiệm vụ đó quyết định cách tổ
chức cơ quan tiêu chuẩn hóa ở các cấp để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó.
Thứ năm, tiêu chuẩn hóa được tiến hành dựa trên các thành tựu khoa
học kỹ thuật và kinh nghiệm thực tiễn, do vậy sẽ tạo ra một trật tự tối ưu hay
là một nề nếp để đạt được hiệu quả chung có lợi nhất trong một hoàn cảnh
nhất định.
Thứ sáu, tiêu chuẩn hóa được thực hiện và áp dụng trong các lĩnh vực
của xã hội từ sản xuất, kinh doanh tới hoạt động của các cơ quan. Chính vì
vậy, tiêu chuẩn hóa được tiến hành trên cơ sở thỏa thuận, có sự tham gia của
các bên liên quan: đại diện nhà nước, nhà kinh doanh, người tiêu thụ, người
nghiên cứu, người quản lý và bản thân cơ quan tiêu chuẩn hóa.
Cuối cùng, kết quả của tiêu chuẩn hóa là ban hành các tiêu chuẩn là
chính, cũng như các tài liệu có liên quan và việc tổ chức, xúc tiến, kiểm tra
theo dõi áp dụng các tiêu chuẩn đó.
Mục đích của tiêu chuẩn hoá đã được thể hiện trong định nghĩa nói
trên, đó là "nhằm đạt tới một trật tự tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định". Cụ
thể, các mục đích đó là:
-Tạo thuận lợi cho trao đổi thông tin: Phục vụ cho mục đích này là
những tiêu chuẩn về định nghĩa, các thuật ngữ, quy định các ký hiệu, dấu hiệu
để dùng chung. Ví dụ ký hiệu toán học, nguyên tố hoá học, ký hiệu tượng
trưng các bộ phận, chi tiết trên bản vẽ, ký hiệu vật liệu...
- Đơn giản hoá, thống nhất hoá: Mục đích là tạo thuận lợi cho phân
công, hợp tác sản xuất, tăng năng suất lao động, thuận tiện khi sử dụng, sửa
chữa, đem lại hiệu quả kinh tế. Phục vụ cho mục đích này là những tiêu chuẩn
về các chi tiết nguyên vật liệu, điển hình như bu lông, đai ốc, vít, đinh tán,
thép định hình (I, U, L, T), động cơ, hộp đổi tốc, bánh răng, đai truyền (curoa)
các kích thước lắp ráp: bóng đèn - đui đèn, máy ảnh - ống kính, độ bắt sáng
của phim ảnh...
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người sử dụng và người tiêu dùng: Phục
vụ cho mục đích này là các tiêu chuẩn về môi trường nước, không khí, tiếng
ồn, các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, an toàn cho sản phẩm, thiết bị (bàn là,
bếp điện, máy giặt, thang máy, dụng cụ bảo hộ lao động: kính, găng, ủng, mặt
nạ phòng độc). Các tiêu chuẩn loại này thường là bắt buộc theo các văn bản
pháp luật tương ứng.
-Thúc đẩy thương mại toàn cầu: Việc hoà nhập tiêu chuẩn giữa các
nước xuất khẩu và nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu
như trao đổi hàng hoá sản phẩm và trao đổi thông tin, loại trừ các hàng rào
thương mại đảm bảo tính tương thích, đảm bảo tính đổi lẫn...
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, người ta cho rằng
tiêu chuẩn hoá có những mục đích chính như sau:
- Thúc đẩy áp dụng kỹ thuật mới, nâng cao năng suất lao động xã hội.
- Ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, công trình.
- Góp phần hoàn thiện tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dân.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Đảm bảo an toàn lao động, sức khoẻ con người.
- Phục vụ tốt nhu cầu quốc phòng.
- Phát triển hợp tác quốc tế khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh xuất khẩu,
hướng dẫn nhập khẩu.
Theo luật tiêu chuẩn: Đối tượng của tiêu chuẩn hóa là các sản phẩm
hàng hóa; dịch vụ; môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế -
xã hội. Ngoài ra, đối tượng của tiêu chuẩn hóa còn bao gồm: sản phẩm và các
chi tiết, bộ phận cấu thành của nó; thuật ngữ, ký hiệu, đơn vị; Hoạt động, quá
trình, phương pháp; Nguyên tắc, thủ tục, tổ chức, quản lý; Khoa học, kỹ thuật,
công nghệ, kinh tế- xã hội.[3, Tr.2]
1.2 Khái niệm về tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn là bất kỳ tiêu chí nào được thiết lập bởi các luật, thỏa thuận,
thông lệ, qua đó các giá trị số lượng, trình tự, hoạt động... được đo lường hoặc
đánh giá và dựa vào tiêu chuẩn, các nhà sản xuất, người thực hành, nhà
nghiên cứu...chiếu theo để đảm bảo chất lượng, và/hoặc sự thống nhất về kết
quả. [4,tr.16]
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đưa ra định nghĩa tiêu chuẩn
như sau: “Tiêu chuẩn là tài liệu được thiết lập bằng cách thỏa thuận và do
một cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng
dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng
chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung
cảnh nhất định”.[20]
Theo Khoản 1 và Khoản 3, Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật, khái niệm “Tiêu chuẩn” được định nghĩa như sau: “Tiêu chuẩn là quy
định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý, dùng làm chuẩn cho phân loại,
đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối
tượng khác nhau trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng
văn bản để tự nguyện áp dụng”.[3, Tr.1]
Ngoài ra có một số quan điểm, định nghĩa khác về “tiêu chuẩn” như sau:
Theo Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa năm 1982 định nghĩa “Tiêu
chuẩn là những quy định thống nhất và hợp lý được trình bày dạng văn bản
pháp chế kỹ thuật, xây dựng theo một thể thức nhất định do một cơ quan có
thẩm quyền ban hành để bắt buộc hay khuyến khích áp dụng cho các bên có
liên quan. Quy phạm, quy trình là một dạng của tiêu chuẩn”.[1]
Trong lĩnh vực hàng hóa do Hội đồng Nhà nước ban hành năm 1990
cho rằng: “Tiêu chuẩn là văn bản kỹ thuật quy định quy cách, chỉ tiêu, yêu
cầu kỹ thuật, phương pháp thử, yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển,
bảo quản hàng hóa và các vấn đề khác có liên quan đến chất lượng hàng
hóa”.
Trong lĩnh vực thư viện thông tin, theo định nghĩa của Từ điển trực
tuyến về thư viện và thông tin học (ODLIS): “các tiêu chí do các hội nghề
nghiệp, các cơ quan có thẩm quyền về đánh giá, kiểm định, hoặc các cơ quan
chính phủ xây dựng nhằm đo lường và đánh giá các dịch vụ thư viện, vốn tài
liệu, và các chương trình hoạt động”. [21]. Với quan niệm này, tiêu chuẩn thư
viện không chỉ đơn thuần là các văn bản do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế,
khu vực, quốc gia ban hành mà còn bao gồm các chuẩn nghề nghiệp được áp
dụng trong các thư viện.
Nói tóm lại, khái niệm tiêu chuẩn có thể hiểu đơn giản như sau: Tiêu
chuẩn là những quy định thống nhất và hợp lý do một cơ quan có thẩm quyền
ban hành nhằm đạt được một trật tự tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định.
Hay thông thường chúng ta có thể hiểu đơn giản tiêu chuẩn là những điều
được quy định làm chuẩn để thực hiện, phân loại, đánh giá.
Căn cứ vào cơ quan xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, Tiêu chuẩn
được chia thành các cấp như:
+ Tiêu chuẩn quốc tế: Do các tổ chức quốc tế có hoạt động tiêu chuẩn
hóa xây dựng và ban hành.
Ví dụ: Tiêu chuẩn của tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ( ISO) và Ban
điện quốc tế (IEC); Tiêu chuẩn của các Hiệp hội thông tin tư liệu quốc tế
( ISBD của IFLA…); Tổ chức tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thực phẩm
(CAC); Liên đoàn viễn thông quốc tế (TTU); Tổ chức quốc tế về đo lường
pháp quyền (OIML); Tổ chức nông lương quốc tế (FAO)……
+Tiêu chuẩn khu vực: Do các tổ chức khu vực có hoạt động tiêu chuẩn
hóa xây dựng và ban hành.
Ví dụ: Ủy ban tiêu chuẩn hóa châu Âu (CEN) và Ủy ban tiêu chuẩn kỹ
thuật điện châu Âu; Ủy ban tư vấn về tiêu chuẩn hóa Châu Á (ASAC); Ủy
ban tư vấn về tiêu chuẩn hóa và chất lượng (ACCSQ) của các nước ASEAN;
Ủy ban tiêu chuẩn liên Mỹ (COPANT)…….
+ Tiêu chuẩn quốc gia: Do các tổ chức quốc gia ban hành.Các tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc gia có thể chia làm ba loại : chính phủ, phi chính phủ và
hỗn hợp.
Ví dụ: TCVN do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia Việt Nam ban hành;
GOST do Tổ chức tiêu chuẩn hóa Liên bang Nga ban hành…….
+Tiêu chuẩn cấp cơ sở: do các ngành, doanh nghiệp….ban hành.
Chú ý: Cấp tiêu chuẩn chủ yếu thông tin về cơ quan xây dựng và ban
hành tiêu chuẩn chứ không quyết định giá trị hoặc hiệu lực pháp lý của tiêu
chuẩn. Sẽ sai lầm nếu quan niệm rằng tiêu chuẩn quốc tế có giá trị hơn tiêu
chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia phải được áp dụng bắt buộc so với
tiêu chuẩn cơ sở.
Theo luật tiêu chuẩn Việt Nam quy định các loại tiêu chuẩn bao gồm:
- Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung
cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực
cụ thể.
- Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng
của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với
đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương
pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm
tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu
cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu
cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.
Tiêu chuẩn thường có một số đặc điểm sau:
Tiêu chuẩn quy định về các đặc tính kỹ thuật, dùng phân loại, đánh
giá sản phẩm… Do vậy, tiêu chuẩn được xem là một tài liệu trong đó đề ra
các quy tắc, hướng dẫn hay đặc tính cho các hoạt động hoặc các kết quả của
nó.
Theo khái niệm của ISO, thấy rõ một đặc điểm nữa của tiêu chuẩn đó là
tiêu chuẩn xây dựng theo nguyên tắc thỏa thuận. Vì vậy việc xây dựng tiêu
chuẩn phải theo phương pháp ban kỹ thuật để đảm bảo có sự tham gia của các
bên có liên quan.
Tiêu chuẩn có cơ sở pháp lý do một cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Chính vì vậy, đặc điểm của tiêu chuẩn là tiêu chuẩn phải được một tổ chức
thừa nhận thông qua. Nếu không thì văn bản đó dù có giá trị đến đâu cũng
chưa thể gọi là tiêu chuẩn.
Khái niệm ISO đã ghi rõ, các tiêu chuẩn được sử dụng chung và lặp lại
nhiều lần, không có tiêu chuẩn chỉ sử dụng một lần, đây cũng là một đặc điểm
của tiêu chuẩn.
Qua các khái niệm trên nhận thấy rõ ý nghĩa của tiêu chuẩn được sử
dụng để nhằm đạt được mức độ tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định cho nên
có thể lúc này, thời gian thay đổi, hoàn cảnh thay đổi thì tiêu chuẩn cũng cần
phải được sửa đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.
Tiêu chuẩn được coi là giải pháp tối ưu vì nó được xây dựng dựa trên
nền tảng các kết quả vững chắc của khoa học, công nghệ và kinh nghiệm thực
tế theo phương pháp thỏa thuận nhất trí của các bên có liên quan.
 Một số khái niệm liên quan với “tiêu chuẩn”
- Tài liệu quy chuẩn: là tài liệu đề ra các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc
tính đối với những hoạt động, hoặc kết quả của chúng. Tài liệu quy chuẩn bao
gồm các tài liệu như: tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, quy phạm và các văn bản
pháp quy.
- Quy định (tính năng) kỹ thuật: là tài liệu mô tả những yêu cầu kỹ
thuật mà một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ phải thỏa mãn. Một quy định
(tính năng) kỹ thuật khi cần thiết phải chỉ dẫn các thủ tục để xác định các yêu
cầu đưa ra có được áp dụng hay không. Quy định (tính năng) kỹ thuật có thể
là tiêu chuẩn, một bộ phận của tiêu chuẩn hoặc độc lập với tiêu chuẩn.
- Quy phạm: là tài liệu đưa ra hướng dẫn thực hành hoặc các thủ tục
thiết kế sản xuất, lắp đặt bảo dưỡng và sử dụng các thiết bị, công trình hoặc
sản phẩm.
- Văn bản pháp quy (hay còn gọi là văn bản quy phạm pháp luật) là
văn bản do Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp
ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định theo
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản pháp quy giữ một vai
trò quan trọng trong việc thực hiện tiêu chuẩn. Các văn bản này bao gồm:
luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư của các cơ quan quản lý Nhà nước, các
văn bản hướng dẫn của hội nghề nghiệp…có một ảnh hưởng không nhỏ tới
định hướng, quy mô thực thi và triển khai các tiêu chuẩn trong các thư viện và
cơ quan thông tin. Các tiêu chuẩn là công cụ không thể thiếu trong công tác
xử lý tài liệu nhưng việc lựa chọn sao cho phù hợp phụ thuộc vào quy định
của các cơ quan có thẩm quyền. Chính vì vậy, những quy định trong văn bản
pháp quy quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn có một ý nghĩa hết sức quan
trọng, nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở hoạt động tiêu chuẩn hóa hoạt động của
thư viện.
Văn bản pháp quy kỹ thuật là tài liệu đưa ra những yêu cầu kỹ thuật có
thể trực tiếp hoặc trích dẫn từ các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật hay quy phạm
thực hành hoặc đưa các tài liệu trên vào.
1.3. Vai trò của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong đời sống xã hội.
1.3.1 Vai trò của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong sản xuất, đời sống.
Hội nhập kinh tế giúp Việt Nam mở rộng thị trường, tạo cơ hội nâng
cao năng lực về công nghệ, về quản lý của các doanh nghiệp thông qua cơ chế
cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, với một nước đang phát triển như Việt Nam thì một trong
những yếu tố quan trọng xác định năng lực thâm nhập được vào thị trường
khu vực và thế giới chính là khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp đối với
yêu cầu quy định tại các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật của các thị trường
này. Chính vì vậy, việc áp dụng tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đóng vai trò hết
sức quan trọng trong sản xuất, đời sống. Vai trò của tiêu chuẩn hóa và tiêu
chuẩn thể hiện như sau:
Xu hướng chung của các nền kinh tế, trong đó có kinh tế Việt Nam là
hướng xuất khẩu để phát huy hiệu quả sản xuất những mặt hàng có lợi thế
tương đối của đất nước. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi phải có sự kiểm
soát thống nhất trong thương mại, tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn giữ một vai
trò quan trọng trong thương mại, là yếu tố thúc đẩy giao dịch và thương mại
giữa các nước trong trao đổi quốc tế, hỗ trợ cho việc thâm nhập thị trường và
thúc đẩy giao dịch có hiệu quả.
Tiêu chuẩn hóa giữ vai trò trong việc duy trì hoạt động ổn định, đảm
bảo thực hiện các kết quả sản xuất đã thực hiện được. Trên cơ sở của việc áp
dụng đó, tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn cũng duy trì ổn định chất lượng sản
phẩm, dịch vụ nhằm tạo dựng uy tín, thương hiệu trên thị trường. Thí dụ như:
tiêu chuẩn đưa ra những quy định kỹ thuật cho đa số sản phẩm tiêu dùng
trong nước cũng như xuất khẩu, nhập khẩu từ các sản phẩm cơ khí chế tạo,
điện - điện tử đến các hàng tiêu dùng bình thường như ổ cắm, phích điện…
Tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn là cơ sở để tiết kiệm chi phí sản xuất,
kinh doanh.
Tiêu chuẩn được xây dựng và thống nhất trên toàn thế giới (Thành lập
tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế: ISO từ năm 1946) đã tạo ra sự tiện lợi và trao
đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các thị trường trên thế giới.
Tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn thúc đẩy chuyên môn hóa nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm; Giảm chi phí; Tiết kiệm thời gian sản xuất,
giảm thời gian kiểm tra, kiểm soát sản phẩm nhờ các tiêu chuẩn trong quá
trình quản lý.
Mặt khác, tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn là công cụ để xác định các chỉ
tiêu vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đồng thời là công cụ giúp xây dựng các biện
pháp phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Ngày nay, vấn đề an toàn vệ
sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường đang là vấn đề gắt gao đối với mọi hoạt
động sản xuất, dịch vụ. Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế và nước ngoài
về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường như chỉ tiêu về hàm
lượng chất, chất lượng nước, đất, không khí… được xác lập để làm căn cứ
đánh giá sự tác động của các nhân tố này tới hoạt động sản xuất, dịch vụ.
1.3.2 Vai trò của tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu.
Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt khi nhân loại
đang trong thời đại phát triển công nghệ thông tin, bước vào xã hội kinh tế tri
thức như hiện nay, việc xây dựng, ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn của nội
bộ ngành, quốc gia và trong điều kiện hội nhập quốc tế, việc áp dụng các tiêu
chuẩn quốc tế là một đòi hỏi bức thiết. Các thư viện trên thế giới đã không
ngừng để thực hiện điều đó. Điều này chứng tỏ tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực thông tin tư liệu. Vai trò to lớn
ấy thể hiện như sau:
Thứ nhất, mục đích của tiêu chuẩn hóa là thúc đẩy tiến độ kỹ thuật và
công nghệ, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thông tin. Do
vậy, tiêu chuẩn hóa đóng vai trò trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động
thông tin tư liệu trên cơ sở thống nhất và hợp lý hóa các quy trình, sản phẩm
của hoạt động thông tin tư liệu, đảm bảo mối liên hệ giữa hoạt động này với
các nhiệm vụ đẩy mạnh tiến bộ khoa học và công nghệ. Ví dụ như: Tiêu
chuẩn/Các tiêu chuẩn về nội dung và trình tự các giai đoạn trong quá trình
triển khai dịch vụ bao gồm tiêu chuẩn về nội dung các bước và trình tự các
bước đối với dịch vụ tìm tin, dịch vụ phổ biến chọn lọc thông tin…
Thứ hai, cán bộ thông tin tư liệu là linh hồn của cơ quan thông tin - thư
viện, họ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi lĩnh vực của thông tin tư
liệu: có nhiệm vụ là người môi giới giữa người dùng tin với vốn tài liệu, chủ
động đưa vốn tài liệu tới người dùng tin hoặc đưa người dùng tin đến với vốn
tài liệu của thư viện. Để cho những cán bộ thông tin tư liệu hoàn thành nhiệm
vụ được giao hoặc để làm ra những sản phẩm ngày càng có chất lượng cao
mang tính tập thể, tính xã hội cao, đòi hỏi công tác quản lý lao động phải có
những hệ thống biện pháp đa dạng, khoa học. Bởi vậy, sự xuất hiện của tiêu
chuẩn hóa và tiêu chuẩn đóng vai trò trong việc nâng cao hiệu suất lao động
của cán bộ thông tin tư liệu, đảm bảo chất lượng bằng cách thiết lập các định
mức hợp lý, các yêu cầu và phương pháp đối với lao động thông tin.
Thứ ba, tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu khoa học và
công nghệ nhằm xây dựng, công bố và áp dụng, đánh giá sự phù hợp với tiêu
chuẩn. Tiêu chuẩn được xác lập, được xem như công cụ để kiểm soát chất
lượng hoạt động thông tin tư liệu. Để thực hiện được Chương trình Kiểm soát
Thư mục toàn cầu, tiêu chuẩn hóa là một yêu cầu đặt ra hàng đầu. Xuất phát
từ đó, sự ra đời của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn còn đóng vai trò quan trọng
trong việc hoàn thiện việc tổ chức quản lý hoạt động thông tin tư liệu, đảm
bảo sự xuyên suốt, hợp lý và hoàn chỉnh.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghê thông tin, một đòi hỏi tất yếu
xảy ra giữa các cơ quan, trung tâm thông tin tư liệu trong nước và quốc tế là
hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin ngày càng mạnh mẽ. Để tạo điều kiện
thuận lợi và dễ dàng hơn trong công tác hợp tác, chia sẻ và trao đổi thông tin
tư liệu, tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đóng vai trò hết sức quan trọng và cấp
thiết. Tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đảm bảo sự tương thích về các dữ liệu và
mối liên hệ tương tác giữa các cơ quan thông tin tư liệu tất cả các cấp trong
phạm vi quốc gia và quốc tế. Ví dụ: MARC21 được xem là chuẩn thống nhất
đối với các biểu ghi thư mục trong các CSDL phản ánh nguồn tài liệu của các
cơ quan thông tin - thư viện của Việt Nam. Ở đây, quyền lợi của các nhà tạo
lập CSDL thư mục của nước ta với mục đích có thể trao đổi, tích hợp được dữ
liệu từ các CSDL do các cơ quan khác xây dựng được đáp ứng - Vấn đề chia
sẻ nguồn tin các CSDL này được quan tâm.
1.4 Vài nét về tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu khoa học và công nghệ thế giới
Trên thế giới hoạt động tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu khoa học và
công nghệ đã được chú trọng từ rất sớm. Thấy rõ tầm quan trọng của tiêu
chuẩn hóa thông tin tư liệu khoa học và công nghệ, nhiều cơ quan, tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế, các tổ chức xã hội nghề nghiệp quốc tế về thông tin tư
liệu và các cơ quan tiêu chuẩn hóa ở một số quốc gia phát triển đã chú trọng
trong việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn về xử lý, lưu trữ
và trao đổi thông tin. Dưới đây là một số cơ quan, tổ chức quốc tế và quốc gia
có sự tham gia tích cực trong lĩnh vực này:
• Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO).
- ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) là một liên đoàn toàn thế giới
của các cơ quan/tổ chức tiêu chuẩn quốc gia, hiện nay có 157 thành viên.
- Mục tiêu của ISO là: Xúc tiến sự phát triển của tiêu chuẩn hóa và các
hoạt động có liên quan trên thế giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi
hàng hóa và dịch vụ quốc tế. Tạo điều kiện cho sự hợp tác phát triển trong
những lĩnh vực hoạt động trí tuệ, khoa học, công nghệ và kinh tế.
- Phạm vi ISO: Trong mọi lĩnh vực (trừ tiêu chuẩn điện và điện tử).
- Về nội dung:
+ ISO quy tụ những mối quan tâm của các nhà sản xuất, người sử dụng,
chính phủ và cộng đồng khoa học trong việc soạn thảo các tiêu chuẩn quốc tế.
+ Công việc của ISO được tiến hành thông qua khoảng gần 3.000 cơ
quan kỹ thuật trên khắp thế giới.
+ Công tác kỹ thuật của ISO được thực hiện thông qua các Ban kỹ thuật
(viết tắt TC). Mỗi TC thành lập ra các Tiểu ban (SC) và các nhóm Công tác
(WG). Mặt khác, mỗi TC và SC có một thư ký vụ.
- ISO đã thành lập Ban kỹ thuật ISO/TC46 “Thông tin và Tư liệu”.
Phạm vi hoạt động của TC46 là: Tiêu chuẩn hóa các hoạt động, sản phẩm,
dịch vụ liên quan đến các thư viện, cơ quan, tổ chưc thông tin, tư liệu, xuất
bản lữu trữ, quản lý hồ sơ, bảo tàng và khoa học thông tin.
- Số lượng tiêu chuẩn ISO hiện hành về thông tin tư liệu là 42 và
hàng loạt các tiêu chuẩn ISO khác. Dưới đây là một số tiêu chuẩn do
ISO/TC46 chịu trách nhiệm:
Ví dụ:
1) ISO 2108:1992 Thông tin và tư liệu – Chỉ số sách theo tiêu chuẩn quốc
tế (ISBN).
2) ISO 3297:1998 Thông tin và tư liệu – Chỉ số xuất bản phẩm nhiều kỳ
theo tiêu chuẩn quốc tế (ISSN).
• Các Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về thông tin tư liệu.
(+) Liên đoàn Thông tin và Tư liệu Quốc tế
(International Federation for information and Documentation) – FID.
- FID là tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1895. Có tới 65
nước thành viên.
- Mục tiêu: Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học
thông tin, quản trị thông tin và tư liệu bao gồm việc tổ chức, bảo quản, xử lý,
bao gói, phổ biến, gia tăng giá trị thông tin và đánh giá thông tin trong các
lĩnh vực khoa học, công nghệ, công nghiệp, khoa học xã hội, nghệ thuật và
nhân văn.
- Hoạt động của FID:
+ FID sáng lập ra Tổ hợp UDC Stiching: một tổ chức thực hiện việc
quản trị Phân loại Thập phân Quốc tế (UDC) từ năm 1991.
+ Các bảng phân loại của FID được chấp nhận quốc tế UDC để sử
dụng cho thư viện và tư liệu.
(+) Liên đoàn Hiệp hội và Tổ chức thư viện Quốc tế (International
Federation of Library Associations and Inssitutions) – IFLA.
- IFLA là tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1961, bao gồm
142 nước.
- Mục tiêu:
+ Thúc đẩy sự thông hiểu, hợp tác, thảo luận, nghiên cứu và phát triển
quốc tế trong tất cả các lĩnh vực của hoạt động thư viện kể cả dịch vụ của thư
mục, thông tin và đào tạo cán bộ.
+ Thực hiện vai trò tổ chức cầu nối về hoạt động thư viện vì lợi ích
quốc tế.
+ Đảm nhận, hỗ trợ và phối hợp các hoạt động nghiên cứu.
+ Thu thập, tập hợp, công bố và phổ biến thông tin liên quan tới hoạt
động thư viện, thư mục và thông tin, đào tạo.
- Các hoạt động:
+ Chương trình IFLA kiểm soát về Thư mục Thập phân và
International MARC.
+ Kiểm soát thư mục và các khía cạnh khác của thư viện.
- Các sản phẩm chính:
+ Bộ mô tả thư mục Tiêu chuẩn Quốc tế được công bố thành các
khuyến cáo để sử dụng trong các tổng mục lục Quốc gia và trong thực hành
thư viện.
+ Unimarc: Khuôn mẫu trao đổi quốc tế được các cơ quan biên mục
quốc gia quy định.
+ Các tiêu chuẩn cho thư viện công cộng: gồm các hướng dẫn về phát
triển dịch vụ thư viện công cộng quốc gia.
Ở Việt Nam có hai tiêu chuẩn của IFLA được sử dụng đó là tiêu chuẩn
quốc tế về mô tả thư mục – ISBD (International Standart Book Description)
và Khổ mẫu trao đổi thư mục – UNIMARC ( Universal Machine Readable
Catalog) – Mục lục đọc bằng máy.
• Tiêu chuẩn của một số tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia của một số
nước phát triên:
Hoạt động thông tin tư liệu ở một số nước phát triển có truyền thống
lâu đời nhất có thể nói tới hai nước đó là Nga và Mỹ.
Ở Nga:
Hệ thống tiêu chuẩn về thông tin, thư viện và xuất bản thành lập năm
1979, là hệ thống được xem là lớn nhất thế giới trong lĩnh vực thông tin tư
liệu. Tiêu chuẩn thông tin tư liệu của Nga ký hiệu là GOST.
Số lượng tiêu chuẩn được xây dựng tới hàng trăm, phần lớn liên quan
tới vấn đề thông tin tư liệu.
Ở Mỹ:
Tổ chức Tiêu chuẩn Thông tin Quốc gia (NISO – National Information
Standart Organization), trực thuốc Viện tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ (ANSI –
Americal National Standart Institute) là tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiêu
chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu.
Thành viên của NISO gồm một số các hiệp hội và cơ quan thông tin
thư viện lớn như: Liên đoàn thư viện Mỹ; Thư viện Quốc hội Mỹ; Liên đoàn
thư viện Y học; Ủy ban Quốc gia Mỹ về Khoa học Thông tin và Thư
viện….Những tiêu chuẩn mang ký hiệu ANSI/NISO gần đây được các cơ
quan thông tin thư viện Việt Nam chú ý, nhất là các tiêu chuẩn liên quan đến
trao đổi thông tin.
Như vậy, việc ra đời hàng loạt các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia về
lưu trữ và trao đổi thông tin đem lại nhiều lợi ích cho các nước có hoạt động
thông tin thư viện mới phát triển. Việt Nam cũng là một nước nằm trong các
cơ hội và những khó khăn khi nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và
quốc gia về lưu trữ, trao đổi thông tin trong lĩnh vực thông tin tư liệu khoa
học và công nghệ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
VỀ THÔNG TIN TƯ LIỆU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.
2.1. Khái quát về hoạt động tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu trong
Hệ thống Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển công tác tiêu chuẩn hóa
thông tin tư liệu khoa học và công nghệ ở Việt Nam.
Quá trình hình thành của hoạt động tiêu chuẩn hóa nói chung và hoạt
động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu nói riêng bắt đầu từ
những năm 80 của thế kỷ trước. Trong quá trình hình thành, phát triển tiêu
chuẩn hóa thông tin tư liệu khoa học và công nghệ ở Việt Nam có nhiều biến
đổi sâu sắc:
Có thể nói, những năm trước đây (trước 2004), hoạt động tiêu chuẩn
hóa trong lĩnh vực thông tin và tư liệu mới chỉ ở dạng lẻ tẻ, tự phát. Xuất phát
từ nguyên nhân cơ bản là do chưa có sự hiện diện của một tổ chức đại diện
cho toàn lĩnh vực trong việc hoạch định chiến lược về tiêu chuẩn hóa, lập kế
hoạch biên soạn và áp dụng tiêu chuẩn cho toàn bộ hệ thống. Vì vậy, việc xây
dựng và áp dụng tiêu chuẩn trong thời gian này chủ yếu phục vụ cho hoạt
động tác nghiệp của từng cơ quan chứ chưa mang tầm vóc của cả hệ thống.
Nhận thức rõ vấn đề này, ngày 14/7/2004 (từ năm 2004 đến nay) Tổng
Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ra quyết định số 414/QĐ-TĐC về
việc thành lập Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC46 Thông tin và Tư liệu
(Theo quy định của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO, tên các Ban kỹ
thuật của các tổ chức thành viên phải phù hợp với tên Ban kỹ thuật của ISO
về lĩnh vực tương ứng). Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC46 ra đời góp phần
đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn hóa trong các ngành thông tin, thư viện, lưu
trữ và xuất bản theo mô hình và phương hướng của tổ chức Tiêu chuẩn hóa
Quốc tế (ISO).
Ngày 2/8/2004 Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng đã ra quyết định số
238/TCCL về việc công bố danh sách thành viên của Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn
TCVN/TC46 bao gồm:
+ Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nay là Cục
Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia).
+ Thư viện Quốc gia Việt Nam.
+ Vụ Thư viện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
+ Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam.
+ Trung tâm Thông tin–Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
+ Hội Thông tin Tư liệu KH&CN Việt Nam.
Nhiệm vụ của TCVN/TC46 là: Hoạch định chiến lược xây dựng và áp
dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin tư liệu; Xây dựng kế hoạch biên
soạn và áp dụng tiêu chuẩn từng thời kỳ; Tổ chức biên soạn, ban hành và áp
dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin và tư liệu. Trong mảng thông tin, thư
viện TCVN/TC46 tập trung vào nghiên cứu và biên soạn tiêu chuẩn thuốc ba
nhóm đối tượng: mô tả thư mục và dữ liệu thư mục; Mô tả chủ đề và dữ liệu
chủ đề; Trình bày tư liệu. [4]
Việc thành lập TCVN/TC46 là một bước phát triển mới của hoạt động
tiêu chuẩn hóa lĩnh vực thông tin và tư liệu. Bắt đầu từ đây, ngành thông tin –
thư viện đã có một tổ chức đại diện cho toàn ngành trong việc hoạch định
chiến lược về tiêu chuẩn hóa, lập kế hoạch biên soạn và áp dụng tiêu chuẩn.
2.1.2. Công tác tiêu chuẩn hóa của Cục Thông tin Khoa học
và công nghệ Quốc gia và triển vọng phát triển.
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia là đơn vị thuộc Bộ
Khoa học và Công nghệ, được thành lập trên cơ sở triển khai thực hiện Nghị
định 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng
như các Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của Chính phủ về Hoạt
động thông tin khoa học và công nghệ, Nghị định 30/2006/NĐ-CP ngày
29/03/2006 của Chính phủ về Thống kê khoa học và công nghệ. Để có cái
nhìn tổng quan về hiện trạng tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu
của Cục Thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia, có 3 hoạt động chính
cần xem xét:
(+) Hoạt động xây dựng tiêu chuẩn.
Thời điểm bắt đầu của hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông
tin tư liệu Việt Nam là vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, đánh dấu
bằng sự xuất hiện của Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) đầu tiên do Viện Thông
tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương (tiền thân của Cục Thông tin KH&CN
Quốc gia hiện nay) xây dựng. Nhưng trước thời điểm thành lập TCVN/TC46,
mới chỉ có 6 TCVN về thông tin tư liệu do cơ quan thông tin tư liệu trực tiếp
xây dựng. Đó là các tiêu chuẩn:
- TCVN 4523-88: Ấn phẩm thông tin. Phân loại, cấu trúc và trình bày.
- TCVN 4524- 88: Xử lý thông tin. Bài tóm tắt và bài chú giải.
- TCVN 4743-89: Xử lý thông tin. Mô tả thư mục tài liệu. Yêu cầu
chung và quy tắc biên soạn.
- TCVN 5453-1991: Hoạt động thông tin tư liệu. Thuật ngữ và khái
niệm cơ bản.
- TCVN 5697-1992: Hoạt động thông tin tư liệu. Từ và cụm từ tiếng
Việt viết tắt dùng trong mô tả thư mục.
- TCVN5698-1992: Hoạt động thông tin tư liệu. Từ và cụm từ tiếng
nước ngoài viết tắt dùng trong mô tả thư mục.
Ngoài ra, có thể kể đến 2 TCVN liên quan đến lĩnh vực thông tin tư
liệu là: TCVN 6380-1998: Thông tin và tư liệu–Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho
sách (ISBN) và TCVN 6381-1998: Thông tin và tư liệu–Mã số tiêu chuẩn
quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN). Đây là các tiêu chuẩn dịch từ
tiêu chuẩn ISO và liên quan đến các lĩnh vực khác như xuất bản, lưu trữ, phát
hành. Hai TCVN này không được xếp vào danh sách các TCVN về thông tin
tư liệu là do cơ quan thông tin tư liệu trực tiếp xây dựng.
Nhận thức được tầm quan trọng của tiêu chuẩn trong việc lưu trữ và
trao đổi thông tin tự động hóa, từ năm 2002, Trung tâm Thông tin KH&CN
Quốc gia đã chủ trì Dự án xây dựng Khổ mẫu trao đổi thông tin thư mục
chung cho Hệ thống dựa trên cơ sở MARC 21 của Mỹ. Sau khi thành lập
TCVN/TC46, sản phẩm của dự án trên là cơ sở cho Dự án xây dựng TCVN
về MARC 21 Việt Nam. Bên cạnh MARC 21 Việt Nam, TCVN/TC46 cũng
đã tổ chức biên soạn 2 TCVN về viết tắt địa danh Việt Nam và viết tên cơ
quan, tổ chức thông tin tư liệu Việt Nam trong xử lý thông tin.
Bên cạnh các TCVN đã và đang xây dựng nói trên, các cơ quan thông
tin tư liệu cũng đã xây dựng nhiều tài liệu dạng chuẩn phục vụ cho hoạt động
tác nghiệp của cơ quan mình như các bảng phân loại, khung đề mục, tài liệu
hướng dẫn, các công cụ hỗ trợ xử lý thông tin….
Nhìn chung, số lượng TCVN về thông tin tư liệu đã xây dựng còn ít so
với số lượng các đối tượng của dây chuyền thông tin-thư viện cần được tiêu
chuẩn hóa. Phần lớn các tiêu chuẩn ban hành đã quá lâu, không tuân thủ
nguyên tắc soát xét định kỳ đối với tiêu chuẩn. Hầu như chưa có TCVN nào
về vấn đề tự động hóa và những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ tiếng Việt là
ngôn ngữ chính trong việc xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin.
(+) Hoạt động áp dụng tiêu chuẩn về thông tin-thư viện.
Hoạt động áp dụng tiêu chuẩn về thông tin-thư viện cần được xem xét
trên hai bình diện: áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về thông tin -thư viện và áp
dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài về thông tin-thư viện.
• Áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về thông tin-thư viện
Như đã trình bày ở trên, hiện trạng áp dụng 6 TCVN đã ban hành từ lâu
những chưa được soát xét theo quy định. Thực tế, các TCVN này phần lớn đã
lạc hậu so với sự phát triển của hoạt động thông tin-thư viện nước ta. Hệ quả
là các TCVN này hiện nay hoặc không được biết đến, hoặc đã không còn
được áp dụng trong hoạt động thông tin-thư viện. Năm 2004, một cuộc khảo
sát về việc áp dụng các TCVN về thông tin-thư viện trong các cơ quan thông
tin-thư viện của một đề tài cấp bộ [7] cho kết quả như sau:
- 41% cơ quan thông tin-thư viện được khảo sát có áp dụng 6 TCVN về
thông tin tư liệu. Tuy nhiên, trong thực tế tỷ lệ này có thể cao hơn bởi vì
nhiều cơ quan thông tin tư liệu tuy không trực tiếp áp dụng các quy định của
những tiêu chuẩn trên, nhưng đã tiến hành hoạt động chuyên môn theo các
quy định của những tiêu chuẩn này qua sự hướng dẫn, đào tạo bồi dưỡng
nghiệp vụ của Trung tâm TTKH&CNQG.
- 33% cơ quan được khảo sát đã từng áp dụng các TCVN về thông tin
tư liệu nói trên nhưng hiện đã thay bằng các tiêu chuẩn khác. Tỷ lệ này là hợp
lý bởi lẽ phần lớn các TCVN này ban hành đã quá lâu, lại chưa được soát xét
định kỳ theo quy định, do đó nhiều nội dung của tiêu chuẩn có thể không còn
phù hợp với hiện trạng hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan thông tin tư liệu.
- 21% số lượng cơ quan được khảo sát không biết sự hiện diện của các
TCVN này. Với đặc điểm là toàn bộ các TCVN về thông tin tư liệu đều là
khuyến khích áp dụng và trong điều kiện hoạt động thông tin tư liệu hiện nay
ở nước ta, tỷ lệ trên là hợp lý và có thể chấp nhận được. Việc không biết và
không áp dụng các TCVN về thông tin tư liệu có nhiều nguyên nhân do là :
Công tác tuyên truyền, phổ biến tiêu chuẩn chưa được chú trọng. Hầu
hết các TCVN này trước đây đều xây dựng theo phương pháp cơ quan biên
soạn. Phương pháp này có hạn chế rất lớn là khi tiêu chuẩn được ban hành,
nếu không có biện pháp tuyên truyền phổ biến tích cực thì chỉ có cơ quan biên
soạn tiêu chuẩn là biết có tiêu chuẩn, các cơ quan liên quan khác thì không.
Phần lớn các TCVN này đều ban hành đã khá lâu và hoàn toàn không
được soát xét định kỳ theo nguyên tắc tiêu chuẩn hóa. Do đó, nhiều quy định
trong các TCVN này đã lỗi thời, không còn phù hợp với hiện trạng hoạt động
thông tin-thư viện nước ta.
Ý thức áp dụng tiêu chuẩn, hay nói cách khác, nhận thức về vai trò của
tiêu chuẩn đối với hoạt động thông tin-thư viện của các cơ quan thông tin-thư
viện nước ta chưa cao, dẫn đến việc hoặc cố tính không áp dụng, hoặc áp
dụng tiêu chuẩn một cách chiêu lệ.
• Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài về thông tin-tư liệu
Bên cạnh các tiêu chuẩn về thông tin tư liệu, các cơ quan thông tin-thư
viện nước ta cũng đã áp dụng hoặc đang nghiên cứu ứng dụng một số tiêu
chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn nước ngoài. Có một số tiêu chuẩn cơ bản như:
các tiêu chuẩn quốc gia (GOST) thuộc Hệ thống tiêu chuẩn về thông tin thư
viện và xuất bản của Liên Xô; ISO 2709:1996 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa
quốc tế (ISO); và các chuẩn ISBD, UNIMARC của Hiệp hội thư viện quốc tế
(IFLA); AACR-2…
Trong số các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn nước ngoài về thông tin
tư liệu, có thể nói các Tiêu chuẩn quốc gia (GOST) thuộc Hệ thống tiêu chuẩn
về thông tin, thư viện và xuất bản của Liên Xô là quen thuộc và được áp dụng
phổ biến trong các cơ quan thông tin-thư viện trong nước ta, đặc biệt là các cơ
quan ở phía Bắc. Tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và tiêu
chuẩn của một số nước tư bản như Mỹ, Pháp…chỉ được chú ý áp dụng những
năm gần đây, khi hoạt động thông tin tư liệu được hiện đại hóa mạnh mẽ,
đồng thời với việc hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, các
Tiêu chuẩn quốc tế và nước ngoài này được áp dụng theo kiểu “mạnh ai nấy
làm” mà không có sự thống nhất chí ít là trong cùng một hệ thống. Do đó,
nhiều khi “lợi bất cập hại”, nhất là trong vấn đề trao đổi, chia sẻ thông tin.
(+) Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiêu chuẩn.
Ngoài một vài lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày (khoảng 2-3 ngày)
về tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu do Cục Thông tin KH&CN
Quốc gia tiến hành theo đơn đặt hàng của một số cơ quan thông tin-thư viện,
hoạt động đào tạo về tiêu chuẩn hóa lĩnh vực thông tin tư liệu chủ yếu được
thực hiện ở hai cơ sở đào tạo ngành thư viện là: Khoa Thông tin-Thư viện
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà
Nội và Khoa Thư viện-Thông tin Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Tại Khoa Thông tin-Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn:
Môn học Tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin và tư liệu được đưa
vào chương trình đào tạo các bậc học như sau: Bậc đại học (hệ đào tạo chính
quy là môn thi tốt nghiệp đối với các sinh viên không đủ tiêu chuẩn viết khóa
luận tốt nghiệp; Áp dụng tất cả đối với hệ đào tạo vừa học vừa làm) và Bậc
cao học (tất cả các lớp)
Tại Khoa Thư viện-Thông tin Trường Đại học Văn hóa Hà Nội:
Môn tiêu chuẩn hóa trong hoạt động thông tin và tư liệu đã đưa vào
chương trình đào tạo các bậc học như sau: áp dụng tất cả các lớp bậc đại học
hệ chính quy và bậc cao học.
Như vậy có thể thấy rằng, hoạt động tiêu chuẩn hóa của Cục Thông tin
Khoa học và công nghệ Quốc gia ngày càng được mở rộng và phổ biến mạnh
trong các chương trình đào tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển không ngừng của
kinh tế-xã hội.
2.2. Phân tích và đánh giá các TCVN về thông tin tư liệu khoa học
và công nghệ.
Để có cái nhìn tổng quan về nội dung của các TCVN, cụ thể là xem xét
đối tượng tiêu chuẩn hóa và các quy định của nội dung tiêu chuẩn trong điều
kiện hoạt động thông tin tư liệu hiện nay để làm rõ tiêu chuẩn còn phù hợp
hay đã lỗi lời. Đồng thời kiểm tra thời hạn quy định soát xét tiêu chuẩn để từ
đó có đề xuất phù hợp.
Theo thông lệ của quốc tế, do sự phát triển của các đối tượng tiêu
chuẩn hóa, sau một thời gian nhất định, tiêu chuẩn có thể không phù hợp với
thực tế, vì vậy cần phải được soát xét lại. TCVN cũng không nằm ngoài thông
lệ đó. Theo đó, định kỳ 5 năm kể từ khi ban hành hoặc soát xét lần cuối cùng,
TCVN phải được kiểm tra nội dung. Kết quả kiểm tra định kỳ này dẫn đến
các kiện nghị. Các tiêu thức để đánh giá các TCVN gồm: Nội dung chính của
tiêu chuẩn; Mức độ phù hợp của nội dung tiêu chuẩn với thực tại; Mức độ
tuân thủ thời hạn soát xét theo quy định và Đề xuất. Điều đó được thể hiện ở
mỗi TCVN sau đây:
2.2.1 TCVN 4523 – 88: Ấn phẩm thông tin. Phân loại cấu trúc và trình bày.
“TCVN 4523 – 88: Ấn phẩm thông tin. Phân loại cấu trúc và trình
bày” do Viện thông tin Khoa học Kỹ thuật Trung ương, nay là Trung tâm
Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia biên soạn, Tổng Cục
Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học công nghệ
và Môi trường ban hành theo các Quyết định số 150/QĐ ngày 27/4/1988 và
Quyết định số 105/QĐ ngày 8/12/1992.
Về nội dung chính của tiêu chuẩn: Quy định về loại hình ấn phẩm
thông tin và định nghĩa từng loại: Ấn phẩm thông tin thư mục, ấn phẩm thông
tin tóm tắt, ấn phẩm thông tin tổng luận và ấn phẩm thông tin hỗn hợp. Quy
định các thành phần cấu trúc của từng loại ấn phẩm. Quy định cách trình bày
ấn phẩm. Cụ thể, Phân loại ấn phẩm thông tin bao gồm:
Ấn phẩm thông tin là xuất bản phẩm có nội dung chủ yếu là thông tin
cấp II và do các cơ quan có hoạt động thông tin khoa học và kỹ thuật xuất
bản. Ấn phẩm thông tin được phân loại theo các dấu hiệu: Hình thức xử lý
thông tin (gồm các dạng như thư mục, tóm tắt, tổng luận và hỗn hợp); Hình
thức xuất bản (gồm các dạng: sách, tạp chí, tờ và phiếu); Thời hạn xuất bản
(gồm định kỳ, tiếp tục không định kỳ và một kỳ).
Ấn phẩm thư mục: là ấn phẩm thông tin mà phần chính là tập hợp các
biểu ghi thư mục được sắp xếp theo một trật tự nhất định.
Ví dụ: Thư mục Quốc gia (sách, bài báo, bài tạp chí), thông báo thư
mục, thư mục chuyên đề, mục lục liên hợp sách, báo, tạp chí…
Ấn phẩm tóm tắt là ấn phẩm thông tin mà phần chính là tập hợp các bài
tóm tắt cùng những biểu ghi thư mục tương ứng và được sắp xếp theo một
trình tự nhất định.
Ví dụ: “Tạp chí tóm tắt tài liệu khoa học và công nghệ Việt Nam” của
Trung tâm Thông tin KH&CNQG. Tạp chí giới thiệu các biểu ghi thư mục và
bài tóm tắt về các bài báo được đăng trong các Tạp chí Khoa học Công nghệ,
xuất bản 12 số/năm.
Ấnphẩm tổng luận là ấn phẩm thông tin mà phần chính là một hoặc số
nhiều bài tổng luận.
Ví dụ : “Tổng luận khoa học kỹ thuật và kinh tế” của Trung tâm Thông
tin KH&CNQG.
Ấn phẩm hỗn hợp là ấn phẩm thông tin mà phần chính là tập hợp các
biểu ghi thư mục, tập hợp các bài tóm tắt, các bài tổng luận và được sắp xếp
theo một trình tự nhất định.
Ví dụ: “Thông tin văn hóa nghệ thuật” do Thư viện Quốc gia biên soạn.
Cấu trúc của Ấn phẩm thông tin:
 Ấn phẩm thông tin gồm các thành phần:
Các thông tin xuất bản: là tập hợp các thông tin nhận dạng và nêu các
đặc trưng của ấn phẩm. Các thông tin xuất bản bao gồm: Thông tin về trách
nhiệm (Cơ quan xuất bản, ban biên tập, người biên tập..); Nhan đề ấn phẩm
(nhan đề chung, nhan đề seri…); Thông tin về dạng ấn phẩm (nếu chưa được
thể hiện ở nhan đề ấn phẩm); Thông tin về định kỳ, năm bắt đầu xuất bản; Địa
chỉ xuất bản (Nơi xuất bản, tên cơ quan hoặc nhà xuất bản kèm theo năm xuất
bản. Đối với ấn phẩm tiếp tục có thể không nêu năm xuất bản trong trường
hợp năm xuất bản đã được thể hiện ở số thứ tự xuất bản. Số thứ tự xuất bản
(có thể nêu cả năm và tháng xuất bản) đối với ấn phẩm tiếp tục; Thông tin ấn
loát (số lượng bản, trang, khổ..); Chú giải xuất bản và Bài tóm tắt (đối với ấn
phẩm tổng luận)
Phần chính: là phần phản ánh những kết quả xử lý phân tích tổng hợp
các tài liệu gốc và xác định sự khác nhau giữa các dạng ấn phẩm thông tin.
Ví dụ: Phần chính của ấn phẩm thư mục là tập hợp các biểu ghi thư mục.
Phần chính của ấn phẩm tóm tắt là tập hợp các bài tóm tắt.
Bộ máy tra cứu của ấn phẩm thông tin bao gồm: Mục lục; Lời giới
thiệu (mở đầu); Hướng dẫn sử dụng ấn phẩm; Khung đề mục; Hệ thống chỉ
dẫn; Danh mục nguồn tài liệu gốc; Bảng các từ viết tắt và các ký hiệu và các
bảng tra bộ trợ.
 Ấn phẩm thư mục: Phần chính của ấn phẩm thư mục là tập hợp
các biểu ghi thư mục. Mỗi biểu ghi thư mục gồm mô tả thư mục tài liệu được
xử lý, số thứ tự biểu ghi, tiêu đề, ngôn ngữ tìm tin, chú giải, địa chỉ tài liệu
gốc.
 Ấn phẩm tóm tắt: trong phần chính của ấn phẩm tóm tắt, việc sắp
xếp các bài tóm tắt phải theo khung đề mục của ấn phẩm phù hợp với khung
đề mục quốc gia. Cấu trúc và yêu cầu đối với bài tóm tắt phải theo TCVN
“Bài tóm tắt, bài chú giải”
 Ấn phẩm tổng luận: có 2 loại bài tổng luận là bài tổng luận tóm
tắt và bài tổng luận phân tích.
Bài tổng luận tóm tắt là bài tổng hợp và hệ thống hóa cô đọng các
thông tin rút ra từ các tài liệu gốc dùng để biên soạn.
Bài tổng luận phân tích là bài, trong đó ngoài việc tổng hợp, hệ thống
hóa thông tin cần phải có sự phân tích toàn diện, đánh giá và phê bình nội
dung các tài liệu gốc dùng để biên soạn, đồng thời nêu những kết luận, kiến
nghị của tác giả tổng luận về những vấn đề được cập nhật.
Cấu trúc bài tổng luận gồm: bài tóm tắt, mở đầu, phần chính, kết luận,
kiến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu gốc.
Trình bày ấn phẩm thông tin:
- Việc trình bày, sắp xếp các thông tin xuất bản đối với ấn phẩm nhiều
tập và ấn phẩm tiếp tục phải thống nhất cho tất cả các số của ấn phẩm đó.
- Việc đánh số thứ tự xuất bản các ấn phẩm định kỳ hàng năm đều phải
bắt đầu từ số 1 (đánh số theo từng năm) và phải ghi năm (có thể cả tháng)
xuất bản.
- Việc đánh số thứ tự xuất bản các ấn phẩm tiếp tục không định kỳ phải
theo thứ tự liên tục kể từ khi ấn phẩm ra đời. Đối với ấn phẩm này cũng được
phép đánh số thứ tự xuất bản theo từng năm nhưng cũng phải nêu trong ngoặc
đơn ( ) số thứ tự liên tục. Trong tất cả các trường hợp đều phải có năm xuất bản.
- Việc đánh số trang phải dùng chữ số Ả rập. Đối với ấn phẩm định kỳ
có thể đánh số trang riêng cho mỗi số hoặc số trang liên tục tất cả các số trong
một năm. Đối với ấn phẩm tiếp tục không định kỳ phải đánh số trang riêng
cho từng số.
- Tất cả các số của ấn phẩm xuất bản theo seri đều phải nêu tên chung
thống nhất cho tất cả các seri và phía dưới là tên riêng của seri và nếu có của
cả mỗi kỳ xuất bản. Việc trình bày, đánh số xuất bản của các số của một seri
phải thống nhất.
- Khổ (kích thước) của tất cả các số của một ấn phẩm tiếp tục phải
thống nhất.
- Đối với ấn phẩn tiếp tục, việc thay đổi nhan đề, cách trình bày, sắp
xếp số liệu xuất bản, khổ chỉ được thực hiện từ số đầu của năm.
- Các ấn phẩm thông tin có từ 16 trang trở lên phải có bìa. Bìa phải
được trang trí thống nhất, trang nhã.
Mức độ phù hợp của nội dung tiêu chuẩn với thực tại.
- Nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế.
Tải bản FULL (71 trang): https://bit.ly/3ixEKjj
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Ví dụ: Loại hình ấn phẩm thông tin không còn chỉ dưới hạn trong 4 loại
(ấn phẩm thư mục, ấn phẩm tóm tắt, ấn phẩm tổng luận và ấn phẩm hỗn hợp)
như tiêu chuẩn quy định, đặc biệt đã xuất hiện ấn phẩm thông tin điện tử.
- Các quy định về cấu trúc của ấn phẩm chưa đầy đủ.
Ví dụ: Chưa quy định về chỉ số ISSN, địa chỉ trên mạng..
- Một số quy định về trình bày ấn phẩm không còn phù hợp với thực tế.
Ví dụ: Quy định về khổ (kích thước) phải thống nhất nhất ở tất cả các
số của một ấn phẩm tiếp tục phải thống nhất, tuy nhiên thực tế thì không như
vậy.
Mức độ thủ thời hạn soát xét theo quy định: Tiêu chuẩn ban hành từ
năm 1988, chưa được soát xét lần nào (theo quy định phải được soát xét 3 lần).
Đề xuất:“TCVN 4523 – 88: Ấn phẩm thông tin. Phân loại cấu trúc và
trình bày” còn mắc phải nhiều sai sót về nội dung, đồng thời chưa được soát
xét lần nào. Vì vậy, hủy bỏ tiêu chuẩn này và ban hành TCVN mới về ấn
phẩm thông tin.
2.2.2. TCVN 4524-88 Xử lý thông tin. Bài tóm tắt và bài chú giải.
“TCVN 4524-88 Xử lý thông tin. Bài tóm tắt và bài chú giải” do Viện
thông tin Khoa học Kỹ thuật Trung ương, nay là Trung tâm Thông tin Tư liệu
Khoa học và Công nghệ Quốc gia biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường
và Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường ban
hành theo các Quyết định số 150/QĐ ngày 27/4/1988 và Quyết định số
105/QĐ ngày 8/12/1992.
Xử lý thông tin có thể hiểu là “ Kỹ năng, nghệ thuật nhằm ghi lại tất cả
các đặc trưng về hình thức và nội dung (khối lượng thông tin, tri thức, kiến
thức của nhân loại) trong tài liệu nhằm mục đích tìm kiếm được, kiểm soát
được không chỉ về số lượng mà cả về nội dung của các thông tin ấy” [8,
Tr.19]
Hoạt động của quá trình xử lý thông tin bao gồm xử lý về mặt hình
thức và xử lý về nội dung. Trong đó nội dung hoạt động xử lý nội dung thông
tin có xử lý về bài tóm tắt và bài chú giải.
Tải bản FULL (71 trang): https://bit.ly/3ixEKjj
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Đối tượng để biên soạn bài tóm tắt và bài chú giải là tất cả các tài liệu
(công bố và không công bố) về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ
thuật, khoa học xã hội cũng như các tác phẩm văn học.
Nội dung chính của tiêu chuẩn: Quy định loại hình và định nghĩa các
loại tài liệu là đối tượng làm tóm tắt. Định nghĩa bài tóm tắt, cấu trúc của bài
tóm tắt, hình thức diễn đạt và trình bày bài tóm tắt. Quy định các thành phần
cấu trúc và hình thức diễn đạt bài chú giải.
 Bài tóm tắt là bài trình bày ngắn gọn những nội dung chính của
tài liệu gốc (hoặc một phần của tài liệu gốc) phù hợp với mục đích sử dụng,
tính chất và giá trị của tài liệu gốc.
Bài tóm tắt được sử dụng chủ yếu trong tài liệu cấp II (ấn phẩm thông
tin) và có thể trong tài liệu cấp I.
Cấu trúc của bài tóm tắt: gồm hai phần chính đó là phần mô tả thư mục
và phần tóm tắt.
Phần mô tả thư mục: Nội dung và hình thức diễn đạt được thực hiện
theo quy định hiện hành. Nếu tài liệu gốc được viết bằng tiếng nước ngoài và
bài tóm tắt được viết bằng tiếng Việt thì nhan đề của tài liệu gốc phải dịch
sang tiếng Việt và đặt lên trên cùng của phần mô tả thư mục. Nếu bài tóm tắt
được công bố cùng với tài liệu gốc thì không nêu phần mô tả thư mục.
Nội dung của bài tóm tắt được trình bày thứ tự như sau:
-Tên vấn đề (tên đề tài), đối tượng nghiên cứu, đặc tính và mục tiêu của
công trình.
- Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu.
- Kết luận và kiến nghị
- Lĩnh vực ứng dụng
Hình thức diễn đạt bài tóm tắt:
- Bài tóm tắt phải được diễn đạt cô đọng và chính xác, nên dùng câu
đơn giản, thuật ngữ đã được chuẩn hóa hoặc đang được chuẩn hoá nếu có
thuật ngữ và ký hiệu mới cần có giải thích ngắn.
- Được phép sử dụng những từ viết tắt hoặc dấu hiệu quy ước thay
những từ, tổ từ, những công thức lặp lại nhiều lần trong bài tóm tắt.
Đối với những từ viết quen thuộc không cần phải giải thích như KHKT,
HĐTTKT…
4124567

More Related Content

What's hot

bài giảng phân tích thiết kệ thống thông tin (hutech)
bài giảng phân tích thiết kệ thống thông tin (hutech)bài giảng phân tích thiết kệ thống thông tin (hutech)
bài giảng phân tích thiết kệ thống thông tin (hutech)truong le hung
 
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc teLý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc teVanba Le
 
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 1)
Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 1)Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 1)
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 1)Học Huỳnh Bá
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầupehau93
 
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệuThe Nguyen Manh
 
Chương 5: Tiêu chuẩn hóa và đo lường chất lượng
Chương 5: Tiêu chuẩn hóa và đo lường chất lượngChương 5: Tiêu chuẩn hóa và đo lường chất lượng
Chương 5: Tiêu chuẩn hóa và đo lường chất lượngLe Nguyen Truong Giang
 
Ke hoach bo sung sach long hau 1
Ke hoach bo sung sach long hau 1Ke hoach bo sung sach long hau 1
Ke hoach bo sung sach long hau 1Luckyboy Nguyễn
 
Quản lý nguồn nước
Quản lý nguồn nướcQuản lý nguồn nước
Quản lý nguồn nướcTuấn Đạt
 
CÓ ĐÁP ÁN - BỘ ĐỀ ÔN THI KINH TẾ VI MÔ UEH.pdf
CÓ ĐÁP ÁN - BỘ ĐỀ ÔN THI KINH TẾ VI MÔ UEH.pdfCÓ ĐÁP ÁN - BỘ ĐỀ ÔN THI KINH TẾ VI MÔ UEH.pdf
CÓ ĐÁP ÁN - BỘ ĐỀ ÔN THI KINH TẾ VI MÔ UEH.pdfGiangNganTran
 
Bài giảng quản lý mạng viễn thông tel 1414
Bài giảng quản lý mạng viễn thông tel 1414Bài giảng quản lý mạng viễn thông tel 1414
Bài giảng quản lý mạng viễn thông tel 1414nataliej4
 
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu họcXây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu họcsunflower_micro
 
Mẫu free ppt template quy trình, các bước thực hiện chuyên nghiệp
Mẫu free ppt template quy trình, các bước thực hiện chuyên nghiệpMẫu free ppt template quy trình, các bước thực hiện chuyên nghiệp
Mẫu free ppt template quy trình, các bước thực hiện chuyên nghiệpVo Linh Truong
 
Chương 1: tổ chức và thông tin trong tổ chức
Chương 1: tổ chức và thông tin trong tổ chức Chương 1: tổ chức và thông tin trong tổ chức
Chương 1: tổ chức và thông tin trong tổ chức Thạc sĩ Vũ Ngọc Hiếu
 

What's hot (20)

Luận văn: Xây dựng mạng xã hội cho cộng đồng “gia sư - học sinh”
Luận văn: Xây dựng mạng xã hội cho cộng đồng “gia sư - học sinh”Luận văn: Xây dựng mạng xã hội cho cộng đồng “gia sư - học sinh”
Luận văn: Xây dựng mạng xã hội cho cộng đồng “gia sư - học sinh”
 
bài giảng phân tích thiết kệ thống thông tin (hutech)
bài giảng phân tích thiết kệ thống thông tin (hutech)bài giảng phân tích thiết kệ thống thông tin (hutech)
bài giảng phân tích thiết kệ thống thông tin (hutech)
 
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc teLý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
 
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 1)
Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 1)Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 1)
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 1)
 
Mac - Lenin
Mac - LeninMac - Lenin
Mac - Lenin
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
 
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
 
Chương 5: Tiêu chuẩn hóa và đo lường chất lượng
Chương 5: Tiêu chuẩn hóa và đo lường chất lượngChương 5: Tiêu chuẩn hóa và đo lường chất lượng
Chương 5: Tiêu chuẩn hóa và đo lường chất lượng
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
 
Ke hoach bo sung sach long hau 1
Ke hoach bo sung sach long hau 1Ke hoach bo sung sach long hau 1
Ke hoach bo sung sach long hau 1
 
Quản lý nguồn nước
Quản lý nguồn nướcQuản lý nguồn nước
Quản lý nguồn nước
 
CÓ ĐÁP ÁN - BỘ ĐỀ ÔN THI KINH TẾ VI MÔ UEH.pdf
CÓ ĐÁP ÁN - BỘ ĐỀ ÔN THI KINH TẾ VI MÔ UEH.pdfCÓ ĐÁP ÁN - BỘ ĐỀ ÔN THI KINH TẾ VI MÔ UEH.pdf
CÓ ĐÁP ÁN - BỘ ĐỀ ÔN THI KINH TẾ VI MÔ UEH.pdf
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
 
Bài giảng quản lý mạng viễn thông tel 1414
Bài giảng quản lý mạng viễn thông tel 1414Bài giảng quản lý mạng viễn thông tel 1414
Bài giảng quản lý mạng viễn thông tel 1414
 
Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập tỉnh Đak Lak
Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập tỉnh Đak LakPhát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập tỉnh Đak Lak
Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập tỉnh Đak Lak
 
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu họcXây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học
 
Chương 2: hệ thống thông tin
Chương 2: hệ thống thông tinChương 2: hệ thống thông tin
Chương 2: hệ thống thông tin
 
Mẫu free ppt template quy trình, các bước thực hiện chuyên nghiệp
Mẫu free ppt template quy trình, các bước thực hiện chuyên nghiệpMẫu free ppt template quy trình, các bước thực hiện chuyên nghiệp
Mẫu free ppt template quy trình, các bước thực hiện chuyên nghiệp
 
Chương 1: tổ chức và thông tin trong tổ chức
Chương 1: tổ chức và thông tin trong tổ chức Chương 1: tổ chức và thông tin trong tổ chức
Chương 1: tổ chức và thông tin trong tổ chức
 

Similar to Nghiên Cứu Các Tiêu Chuẩn Việt Nam Về Thông Tin Tư Liệu Khoa Học Và Công Nghệ

Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ...
Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ...Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ...
Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdfXây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdfNuioKila
 
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam nataliej4
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống - Gửi miễ...
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống - Gửi miễ...Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống - Gửi miễ...
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.docNuioKila
 
Slide bao cao PP tinh chi so DMCN_1.10.2021.pptx
Slide bao cao PP tinh chi so DMCN_1.10.2021.pptxSlide bao cao PP tinh chi so DMCN_1.10.2021.pptx
Slide bao cao PP tinh chi so DMCN_1.10.2021.pptxtungdajza
 
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdfNGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdfNuioKila
 
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh Tài liệu sinh học
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nhận diện và quản lý các lưu lượng bất thường trên mạng.pdf
Nhận diện và quản lý các lưu lượng bất thường trên mạng.pdfNhận diện và quản lý các lưu lượng bất thường trên mạng.pdf
Nhận diện và quản lý các lưu lượng bất thường trên mạng.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế bộ cảnh báo tự động đa dụng bằng hệ thống quay số nhắn tin tự động.pdf
Thiết kế bộ cảnh báo tự động đa dụng bằng hệ thống quay số nhắn tin tự động.pdfThiết kế bộ cảnh báo tự động đa dụng bằng hệ thống quay số nhắn tin tự động.pdf
Thiết kế bộ cảnh báo tự động đa dụng bằng hệ thống quay số nhắn tin tự động.pdfMan_Ebook
 
Luận án: Đánh chỉ số cho tài liệu XML tin sinh học dựa trên r-tree - Gửi miễn...
Luận án: Đánh chỉ số cho tài liệu XML tin sinh học dựa trên r-tree - Gửi miễn...Luận án: Đánh chỉ số cho tài liệu XML tin sinh học dựa trên r-tree - Gửi miễn...
Luận án: Đánh chỉ số cho tài liệu XML tin sinh học dựa trên r-tree - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Gioi thieu nguon tai nguyen thong tin tthl dhtn nov 2012
Gioi thieu nguon tai nguyen thong tin tthl dhtn nov 2012Gioi thieu nguon tai nguyen thong tin tthl dhtn nov 2012
Gioi thieu nguon tai nguyen thong tin tthl dhtn nov 2012Hieu Thieu
 
Truy vấn cơ sở dữ liệu hướng đối tượng sử dụng biểu thức đường dẫn.pdf
Truy vấn cơ sở dữ liệu hướng đối tượng sử dụng biểu thức đường dẫn.pdfTruy vấn cơ sở dữ liệu hướng đối tượng sử dụng biểu thức đường dẫn.pdf
Truy vấn cơ sở dữ liệu hướng đối tượng sử dụng biểu thức đường dẫn.pdfMan_Ebook
 

Similar to Nghiên Cứu Các Tiêu Chuẩn Việt Nam Về Thông Tin Tư Liệu Khoa Học Và Công Nghệ (20)

Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ...
Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ...Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ...
Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ...
 
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdfXây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf
 
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống - Gửi miễ...
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống - Gửi miễ...Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống - Gửi miễ...
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống - Gửi miễ...
 
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
 
Slide bao cao PP tinh chi so DMCN_1.10.2021.pptx
Slide bao cao PP tinh chi so DMCN_1.10.2021.pptxSlide bao cao PP tinh chi so DMCN_1.10.2021.pptx
Slide bao cao PP tinh chi so DMCN_1.10.2021.pptx
 
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdfNGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
 
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
Giáo trình công nghệ sinh học đại cương - Đỗ Năng Vịnh
 
Luận Văn Phát Triển Bền Vững Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Mây Tre Lá
Luận Văn Phát Triển Bền Vững Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Mây Tre LáLuận Văn Phát Triển Bền Vững Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Mây Tre Lá
Luận Văn Phát Triển Bền Vững Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Mây Tre Lá
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
 
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệĐề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
 
Nhận diện và quản lý các lưu lượng bất thường trên mạng.pdf
Nhận diện và quản lý các lưu lượng bất thường trên mạng.pdfNhận diện và quản lý các lưu lượng bất thường trên mạng.pdf
Nhận diện và quản lý các lưu lượng bất thường trên mạng.pdf
 
Thiết kế bộ cảnh báo tự động đa dụng bằng hệ thống quay số nhắn tin tự động.pdf
Thiết kế bộ cảnh báo tự động đa dụng bằng hệ thống quay số nhắn tin tự động.pdfThiết kế bộ cảnh báo tự động đa dụng bằng hệ thống quay số nhắn tin tự động.pdf
Thiết kế bộ cảnh báo tự động đa dụng bằng hệ thống quay số nhắn tin tự động.pdf
 
Giaotrinhquantrac congtymoitruong
Giaotrinhquantrac congtymoitruongGiaotrinhquantrac congtymoitruong
Giaotrinhquantrac congtymoitruong
 
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdttPp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
 
Luận án: Đánh chỉ số cho tài liệu XML tin sinh học dựa trên r-tree - Gửi miễn...
Luận án: Đánh chỉ số cho tài liệu XML tin sinh học dựa trên r-tree - Gửi miễn...Luận án: Đánh chỉ số cho tài liệu XML tin sinh học dựa trên r-tree - Gửi miễn...
Luận án: Đánh chỉ số cho tài liệu XML tin sinh học dựa trên r-tree - Gửi miễn...
 
Gioi thieu nguon tai nguyen thong tin tthl dhtn nov 2012
Gioi thieu nguon tai nguyen thong tin tthl dhtn nov 2012Gioi thieu nguon tai nguyen thong tin tthl dhtn nov 2012
Gioi thieu nguon tai nguyen thong tin tthl dhtn nov 2012
 
Truy vấn cơ sở dữ liệu hướng đối tượng sử dụng biểu thức đường dẫn.pdf
Truy vấn cơ sở dữ liệu hướng đối tượng sử dụng biểu thức đường dẫn.pdfTruy vấn cơ sở dữ liệu hướng đối tượng sử dụng biểu thức đường dẫn.pdf
Truy vấn cơ sở dữ liệu hướng đối tượng sử dụng biểu thức đường dẫn.pdf
 
Nhom13 ktnsx khcn
Nhom13 ktnsx khcnNhom13 ktnsx khcn
Nhom13 ktnsx khcn
 
Luận án: Nghiên cứu phát hiện luật kết hợp hiếm và ứng dụng
Luận án: Nghiên cứu phát hiện luật kết hợp hiếm và ứng dụngLuận án: Nghiên cứu phát hiện luật kết hợp hiếm và ứng dụng
Luận án: Nghiên cứu phát hiện luật kết hợp hiếm và ứng dụng
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Nghiên Cứu Các Tiêu Chuẩn Việt Nam Về Thông Tin Tư Liệu Khoa Học Và Công Nghệ

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN ------------ TRẦN THỊ HỒNG THƠM NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THÔNG TIN TƯ LIỆU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học : QH - 2009 - X HÀ NỘI - 2013
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN ------------ TRẦN THỊ HỒNG THƠM NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THÔNG TIN TƯ LIỆU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học : QH - 2009 – X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS Vũ Văn Nhật HÀ NỘI - 2013
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo Khoa Thông tin - Thư viện,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những tri thức khoa học quý báu trong suốt 4 năm tôi ngồi trên ghế giảng đường đại học. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS Vũ Văn Nhật- Người trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bản Khóa luận này. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới các cán bộ, các anh chị công tác tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cùng toàn thể bạn bè và gia đình tôi, những người đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội,ngày 12 tháng 3 năm 2013. Sinh viên Trần Thị Hồng Thơm
  • 4. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Nội dung của các từ viết tắt CSDL Cơ sở dữ liệu IFLA International Federation of Library Associations and Inssitutions. (Liên đoàn Hiệp hội và Tổ chức thư viện Quốc tế ) ISO Internationnal Organization for Standardization ( Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế). ISBD International Standart Book Description ( Tiêu chuẩn quốc tế về mô tả thư mục) KH&CN Khoa học và công nghệ FID International Federation for Information and Documentation.(Liên đoàn Thông tin và Tư liệu Quốc tế TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TTTTKHCNQG Trung tâm Thông tin Khoa hoc và Công nghệ Quốc gia MARC Machine readable Cataloguing (Biên mục có thể đọc bằng máy) UNIMARC Universal Machine Readable Catalog (Mục lục đọc bằng máy) XHCN Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN BẢNG CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 7
  • 5. 1. Tính cấp bách của đề tài 7 2. Tình hình nghiên cứu 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 4. Phương pháp nghiên cứu 9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 6. Sự đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài 10 7. Cấu trúc của khóa luận 11 CHƯƠNG 1 11 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIÊU CHUẨN HÓA VÀ TIÊU CHUẨN TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN TƯ LIỆU 11 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. 11 1.1.Khái niệm về tiêu chuẩn hóa 11 1.2 Khái niệm về tiêu chuẩn 15 1.3. Vai trò của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong đời sống xã hội. 19 1.3.1 Vai trò của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong sản xuất, đời sống. 19 1.3.2 Vai trò của tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu. 21 1.4 Vài nét về tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu khoa học và công nghệ thế giới 22 2.1. Khái quát về hoạt động tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu trong 26 Hệ thống Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. 26 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển công tác tiêu chuẩn hóa 26 thông tin tư liệu khoa học và công nghệ ở Việt Nam. 26 2.1.2. Công tác tiêu chuẩn hóa của Cục Thông tin Khoa học 27 và công nghệ Quốc gia và triển vọng phát triển. 28 2.2. Phân tích và đánh giá các TCVN về thông tin tư liệu khoa học 32 và công nghệ. 32 2.2.1 TCVN 4523 – 88: Ấn phẩm thông tin. Phân loại cấu trúc và trình bày. 32 2.2.2. TCVN 4524-88 Xử lý thông tin. Bài tóm tắt và bài chú giải. 36 2.2.3.TCVN 4743-89 Xử lý thông tin. Mô tả thư mục tài liệu. 39 Yêu cầu chung và quy tắc biên soạn. 39 2.2.4. TCVN 5453-1991 Hoạt động thông tin khoa học và tư liệu. 44 Thuật ngữ và khái niệm cơ bản. 44 2.2.5. TCVN 5697-1992 Hoạt động thông tin tư liệu. Từ và cụm từ 46 tiếng Việt viết tắt dùng trong mô tả thư mục. 46 2.2.6. TCVN 5698-1992 Hoạt động thông tin tư liệu. Từ và cụm từ 47
  • 6. tiếng nước ngoài viết tắt dùng trong mô tả thư mục. 47 2.2.7. TCVN 7420-1:2004 Thông tin và Tư liệu .Quản lý hồ sơ - 49 Phần 1: Yêu cầu chung. 49 2.2.8. TCVN 7420-2:2004 Thông tin và Tư liệu .Quản lý hồ sơ - 51 Phần 2: Hướng dẫn. 51 2.2.9. TCVN 7539: 2005 Thông tin và Tư liệu. Khổ mẫu MARC 21 52 cho dữ liệu thư mục. 52 2.2.10. TCVN 7587: 2007 Thông tin và tư liệu- Tên và Mã địa danh 54 Việt Nam dùng trong lưu trữ và trao đổi thông tin khoa học 54 và công nghệ. 54 2.2.11. TCVN 7588:2007 Thông tin và tư liệu- Tên và Mã tổ chức 55 dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam 55 dùng trong lưu trữ và trao đổi thông tin khoa học và công nghệ. 55 CHƯƠNG 3 57 NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN 57 CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THÔNG TIN TƯ LIỆU 57 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. 57 3.1. Nhận xét. 57 3.1.1. Những ưu điểm. 57 3.1.2. Những nhược điểm. 59 3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và phát triển các bản TCVN 62 về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ. 62 3.2.1. Tăng cường hoạt động của các cơ quan đầu mối các cấp. 62 3.2.2. Tiến hành soát xét lại các TCVN đã có trong lĩnh vực thông tin tư liệu và mở rộng xây dựng thêm các TCVN về hoạt động thông tin 63 tư liệu khoa học và công nghệ. 63 Nhanh chóng soát xét lại các TCVN được ban hành trong lĩnh vực thông tin tư liệu. Bởi lẽ, hầu hết các tiêu chuẩn ban hành nhưng chưa thực hiện chính sách soát xét theo quy định (theo quy định các tiêu chuẩn sau khi ban hành phải được soát xét định kỳ 3-5 năm/1lần soát xét). 63 và công nghệ 64 3.2.4. Tăng cường xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, các 64 tiêu chuẩn nước ngoài 64 3.2.5.Mở rộng các chính sách ưu tiên xây dựng các tiêu chuẩn có 66 ảnh hưởng rộng và mang lại hiệu quả lâu dài 66
  • 7. 3.2.6.Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và 67 đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến. 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 70 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp bách của đề tài Trong những năm gần đây cùng với xu hướng toàn cầu hoá và xu hướng hiện đại hoá trong lĩnh vực hoạt động thư viện, vấn đề tiêu chuẩn hoá và tiêu chuẩn đã nổi lên là một trong những vấn đề được cộng đồng thông tinthư viện quan tâm. Việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, sự gia tăng các nguồn tài liệu, thông tin số, sự xuất hiện thư viện số đã khiến cho các thư viện không thể tồn tại đơn lẻ như những ốc đảo nếu thực sự muốn khai thác các nguồn thông tin để phục vụ và đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của người dùng tin. Tiêu chuẩn hoávà tiêu chuẩn đã được xem xét là một yêu cầu và điều kiện không thể thiếu đảm bảo cho các hoạt động thông tin tư liệu đạt hiệu quả, chất lượng và có thể phục vụ cho người dùng tin một cách tốt nhất.
  • 8. Công tác thông tin tư liệu đóng vai trò hết sức quan trọng, là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia nói chung và hoạt động của các cơ quan thông tin- thư viện nói riêng. Thông tin tư liệu là cơ sở cho nhiều hoạt động kinh tế-xã hội, nghiên cứu, khoa học, giáo dục, đào tạo. Thông tin tư liệu đảm bảo việc đổi mới, hoàn thiện, phát triển quy trình và phương pháp sản xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất và kinh doanh. Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thông tin tư liệu mang hàm lượng giá trị gia tăng cao. Thông tin tư liệu khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia, nó là công cụ quan trọng trong việc lưu giữ, phổ biến các kết quả sáng chế phát minh, các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, các kết quả thí nghiệm…Tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để nâng cao chất lượng của công tác tổ chức, quản lý nguồn thông tin tư liệu khoa học và công nghệ và làm thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin. Trên thế giới, hoạt động tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đã phát triển từ lâu. Hoạt động tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn ra đời và phát triển từ thời kỳ trước cuộc cách mạng công nghiệp vào giữa thế kỷ XVIII, dẫn chứng là việc áp dụng tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong việc xây dựng kim tự tháp Kêrốp ở Ai Cập khoảng 5000 năm trước đây; Quy định thống nhất kích thước gạch 410x200x130mm 1600 năm TCN….Ở Việt Nam, hoạt động tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đã bắt đầu từ cuối thời đại đồ đá mới. Hoạt động tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực thông tin-thư viện. Hoạt động này thể hiện rõ trong công tác xử lý tài liệu, bảo quản tài liệu và chia sẻ nguồn tin.[5, tr.16-24] Xuất phát từ vai trò quan trọng như vậy, những năm gần đây hoạt động tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin tư liệu khoa học và công nghệ được chú trọng phát triển tương đối toàn diện. Biểu hiện của sự toàn diện đó là sự ra đời của Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn về Thông tin và Tư liệu (TCVN/TC46 Thông tin và Tư liệu ); Công tác tuyên truyền về lợi ích của
  • 9. tiêu chuẩn và đặc biệt là sự ra đời của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (năm 2006) đã giúp cho công tác tiêu chuẩn hóa nói chung và trong lĩnh vực thông tin tư liệu nói riêng thống nhất một số vấn đề quan trọng về thuật ngữ, quy trình, trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tiêu chuẩn. Vì thế, tôi tiến hành lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu các tiêu chuẩn Việt Nam về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ” để làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học thông tin thư viện của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đang được các cơ quan thông tin – thư viện, các nhà khoa học và các nhà chuyên môn thông tin-thư viện, thông tin học và quản trị thông tin đã nghiên cứu phản ánh trong các giáo trình, trong các hội thảo khoa học. Thí dụ như: Giáo trình tiêu chuẩn hóa trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ của PGS. TS Vũ Văn Nhật [5], hay các bài viết của TS. Tạ Bá Hưng, ThS. Cao Minh Kiểm, ThS. Phan Huy Quế. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu về các bản tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về thông tin tư liệu thì chưa có ai nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các bản tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ. - Phạm vi nghiên cứu: Các bản tiêu chuẩn Việt Nam về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ đã được công bố từ những năm 80 của Thế kỷ trước đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp chung - Dựa trên cơ sơ phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thông tin – thư viện.
  • 10. - Dựa vào các quan điểm của Đảng, Nhà nước về thông tin học và thư viện học. - Các tài liệu, văn bản của Đảng và Nhà nước về tiêu chuẩn hóa nói chung và tiêu chuẩn hóa trong hoạt động thông tin – thư viện. * Phương pháp cụ thê - Phân tích, tổng hợp tài liệu - Phương pháp tiếp cận lịch sử. - Phương pháp phỏng vấn và quan sát thực tiễn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, tìm hiểu một cách khái quát một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản về tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn. - Đi sâu tìm hiểu các bản TCVN về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ (Nội dung; Tính tương thích với yêu cầu thực tiễn; Thời gian soát xét tiêu chuẩn; Đề xuất cho các bản TCVN ). - Nêu ra các nhận xét đánh giá và các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện các bản TCVN về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ. 6. Sự đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài * Về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận của tiêu chuẩn hóa về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ. Đồng thời, qua bài nghiên cứu giúp tác giả khóa luận hiểu rõ thêm những khái niệm cơ bản về tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong hoạt động thông tin tư liệu khoa học và công nghệ. * Về mặt thực tiễn Khóa luận nghiên cứu các bản TCVN về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ mang ý nghĩa sâu sắc về mặt thực tiễn: - Nghiên cứu nội dung của các bản TCVN để từ đó làm rõ những ưu điểm và hạn chế của nó nhằm giúp cho việc xây dựng, công bố và áp dụng
  • 11. các TCVN về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ vào thực tiễn một cách hiệu quả hơn, thiết thực hơn. - Đưa ra những nhận xét đánh giá, kiến nghị nhằm hoàn thiện cho các bản TCVN về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin tư liệu khoa học và công nghệ. Chương 2: Thực trạng các tiêu chuẩn Việt Nam về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ. Chương 3: Nhận xét và đề xuất giải pháp hoàn thiện và phát triển các tiêu chuẩn Việt Nam về thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIÊU CHUẨN HÓA VÀ TIÊU CHUẨN TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN TƯ LIỆU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. 1.1.Khái niệm về tiêu chuẩn hóa Trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thông tin tư liệu khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn hóa là một nhân tố quan trọng. Khái niệm về tiêu chuẩn hóa có nhiều cách hiểu khác nhau: Định nghĩa đầy đủ của ISO về tiêu chuẩn hoá là như sau: “ Tiêu chuẩn hoá là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định”. [20] Theo TCVN 6450:2007, Tiêu chuẩn hoá là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. Lợi ích quan trọng của tiêu chuẩn hóa là nâng cao mức độ thích
  • 12. ứng của sản phẩm, quy trình và dịch vụ với mục đích đã định, ngăn ngừa rào cản trong thương mại và tạo thuận lợi cho sự hợp tác về khoa học và công nghệ.”[19].Một trong những sản phẩm của tiêu chuẩn hóa là thiết lập các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện chuẩn hóa trong các lĩnh vực hoạt động của con người. Trong Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa ban hành theo Nghị định 141- HĐBT-Ngày 24/8/1992 (Ở Việt Nam) Thuật ngữ tiêu chuẩn hóa được hiểu: “ Công tác tiêu chuẩn hóa bao gồm việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn được tiến hành dựa trên kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và áp dụng kinh nghiệm tiên tiến nhằm đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh vào nề nếp và đạt được hiệu quả cao. Tiêu chuẩn hóa được coi là một công tác quản lý kinh tế - kỹ thuật quan trọng trong quá trình đưa nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn XHCN thúc đẩy phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật góp phần nâng cao mức sống nhân dân.”[2] Với quan điểm của PGS. TS Vũ Văn Nhật cho rằng “ Tiêu chuẩn hóa là hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn nhằm xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp của tiêu chuẩn” [5, Tr.5] Nói tóm lại, khái niệm tiêu chuẩn hóa có thể hiểu là sự tổng hòa của các hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và các hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn (bao gồm xây dựng, công bố, áp dụng, đánh giá tiêu chuẩn) nhằm tạo ra một trật tự nhất định, giải quyết các vấn đề thực tế đang tồn tại và thúc đẩy sự phát triển không ngừng của các lĩnh vực trong xã hội (kinh tế - xã hội). Hoặc tiêu chuẩn hóa có thể hiểu đơn giản hơn là các hoạt động nhằm xây dựng và áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn trong một lĩnh vực nào đó hoặc trong toàn bộ đời sống xã hội. Từ những quan niệm, lợi ích trên có thể rút ra được các nhận xét về tiêu chuẩn hóa như sau: Thứ nhất, theo quan điểm của ThS. Phan Huy Quế “ Tiêu chuẩn hoá là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu
  • 13. trong một khung cảnh nhất định”[6, Tr.19-22]. Như vậy, khi thiết lập các điều khoản chung ấy thì tiêu chuẩn hóa đã đóng vai trò lớn trong việc giải quyết các vấn đề thực tế đang tồn tại. Không chỉ dừng lại ở đó, nó còn chú ý đến cả nội dung tiềm ẩn trong tương lai. Thứ hai, lợi ích của tiêu chuẩn hóa đưa lại cũng chỉ rõ được các đối tượng của tiêu chuẩn hóa hướng tới đó là các sản phẩm, quá trình, dịch vụ và các hoạt động của sản xuất kinh doanh. Thứ ba, theo quan điểm của PGS. TS Vũ Văn Nhật tiêu chuẩn hóa có thể hiểu một cách cụ thể là một quá trình gồm xây dựng, sau đó ban hành hay công bố và áp dụng tiêu chuẩn. Thứ tư, thông qua các quan điểm và lợi ích trên thấy rõ các chức năng, nhiệm vụ của tiêu chuẩn hóa như xây dựng, công bố, ban hành, đánh giá tiêu chuẩn, là một công tác quản lý kinh kế - kỹ thuật, đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh vào nề nếp…Từ các chức năng, nhiệm vụ đó quyết định cách tổ chức cơ quan tiêu chuẩn hóa ở các cấp để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó. Thứ năm, tiêu chuẩn hóa được tiến hành dựa trên các thành tựu khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thực tiễn, do vậy sẽ tạo ra một trật tự tối ưu hay là một nề nếp để đạt được hiệu quả chung có lợi nhất trong một hoàn cảnh nhất định. Thứ sáu, tiêu chuẩn hóa được thực hiện và áp dụng trong các lĩnh vực của xã hội từ sản xuất, kinh doanh tới hoạt động của các cơ quan. Chính vì vậy, tiêu chuẩn hóa được tiến hành trên cơ sở thỏa thuận, có sự tham gia của các bên liên quan: đại diện nhà nước, nhà kinh doanh, người tiêu thụ, người nghiên cứu, người quản lý và bản thân cơ quan tiêu chuẩn hóa. Cuối cùng, kết quả của tiêu chuẩn hóa là ban hành các tiêu chuẩn là chính, cũng như các tài liệu có liên quan và việc tổ chức, xúc tiến, kiểm tra theo dõi áp dụng các tiêu chuẩn đó. Mục đích của tiêu chuẩn hoá đã được thể hiện trong định nghĩa nói trên, đó là "nhằm đạt tới một trật tự tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định". Cụ thể, các mục đích đó là:
  • 14. -Tạo thuận lợi cho trao đổi thông tin: Phục vụ cho mục đích này là những tiêu chuẩn về định nghĩa, các thuật ngữ, quy định các ký hiệu, dấu hiệu để dùng chung. Ví dụ ký hiệu toán học, nguyên tố hoá học, ký hiệu tượng trưng các bộ phận, chi tiết trên bản vẽ, ký hiệu vật liệu... - Đơn giản hoá, thống nhất hoá: Mục đích là tạo thuận lợi cho phân công, hợp tác sản xuất, tăng năng suất lao động, thuận tiện khi sử dụng, sửa chữa, đem lại hiệu quả kinh tế. Phục vụ cho mục đích này là những tiêu chuẩn về các chi tiết nguyên vật liệu, điển hình như bu lông, đai ốc, vít, đinh tán, thép định hình (I, U, L, T), động cơ, hộp đổi tốc, bánh răng, đai truyền (curoa) các kích thước lắp ráp: bóng đèn - đui đèn, máy ảnh - ống kính, độ bắt sáng của phim ảnh... - Đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người sử dụng và người tiêu dùng: Phục vụ cho mục đích này là các tiêu chuẩn về môi trường nước, không khí, tiếng ồn, các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, an toàn cho sản phẩm, thiết bị (bàn là, bếp điện, máy giặt, thang máy, dụng cụ bảo hộ lao động: kính, găng, ủng, mặt nạ phòng độc). Các tiêu chuẩn loại này thường là bắt buộc theo các văn bản pháp luật tương ứng. -Thúc đẩy thương mại toàn cầu: Việc hoà nhập tiêu chuẩn giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu như trao đổi hàng hoá sản phẩm và trao đổi thông tin, loại trừ các hàng rào thương mại đảm bảo tính tương thích, đảm bảo tính đổi lẫn... Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, người ta cho rằng tiêu chuẩn hoá có những mục đích chính như sau: - Thúc đẩy áp dụng kỹ thuật mới, nâng cao năng suất lao động xã hội. - Ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, công trình. - Góp phần hoàn thiện tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dân. - Sử dụng hợp lý tài nguyên tiết kiệm nguyên vật liệu. - Đảm bảo an toàn lao động, sức khoẻ con người. - Phục vụ tốt nhu cầu quốc phòng. - Phát triển hợp tác quốc tế khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh xuất khẩu, hướng dẫn nhập khẩu. Theo luật tiêu chuẩn: Đối tượng của tiêu chuẩn hóa là các sản phẩm hàng hóa; dịch vụ; môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế -
  • 15. xã hội. Ngoài ra, đối tượng của tiêu chuẩn hóa còn bao gồm: sản phẩm và các chi tiết, bộ phận cấu thành của nó; thuật ngữ, ký hiệu, đơn vị; Hoạt động, quá trình, phương pháp; Nguyên tắc, thủ tục, tổ chức, quản lý; Khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế- xã hội.[3, Tr.2] 1.2 Khái niệm về tiêu chuẩn Tiêu chuẩn là bất kỳ tiêu chí nào được thiết lập bởi các luật, thỏa thuận, thông lệ, qua đó các giá trị số lượng, trình tự, hoạt động... được đo lường hoặc đánh giá và dựa vào tiêu chuẩn, các nhà sản xuất, người thực hành, nhà nghiên cứu...chiếu theo để đảm bảo chất lượng, và/hoặc sự thống nhất về kết quả. [4,tr.16] Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đưa ra định nghĩa tiêu chuẩn như sau: “Tiêu chuẩn là tài liệu được thiết lập bằng cách thỏa thuận và do một cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định”.[20] Theo Khoản 1 và Khoản 3, Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, khái niệm “Tiêu chuẩn” được định nghĩa như sau: “Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý, dùng làm chuẩn cho phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác nhau trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng”.[3, Tr.1] Ngoài ra có một số quan điểm, định nghĩa khác về “tiêu chuẩn” như sau: Theo Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa năm 1982 định nghĩa “Tiêu chuẩn là những quy định thống nhất và hợp lý được trình bày dạng văn bản pháp chế kỹ thuật, xây dựng theo một thể thức nhất định do một cơ quan có thẩm quyền ban hành để bắt buộc hay khuyến khích áp dụng cho các bên có liên quan. Quy phạm, quy trình là một dạng của tiêu chuẩn”.[1]
  • 16. Trong lĩnh vực hàng hóa do Hội đồng Nhà nước ban hành năm 1990 cho rằng: “Tiêu chuẩn là văn bản kỹ thuật quy định quy cách, chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản hàng hóa và các vấn đề khác có liên quan đến chất lượng hàng hóa”. Trong lĩnh vực thư viện thông tin, theo định nghĩa của Từ điển trực tuyến về thư viện và thông tin học (ODLIS): “các tiêu chí do các hội nghề nghiệp, các cơ quan có thẩm quyền về đánh giá, kiểm định, hoặc các cơ quan chính phủ xây dựng nhằm đo lường và đánh giá các dịch vụ thư viện, vốn tài liệu, và các chương trình hoạt động”. [21]. Với quan niệm này, tiêu chuẩn thư viện không chỉ đơn thuần là các văn bản do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế, khu vực, quốc gia ban hành mà còn bao gồm các chuẩn nghề nghiệp được áp dụng trong các thư viện. Nói tóm lại, khái niệm tiêu chuẩn có thể hiểu đơn giản như sau: Tiêu chuẩn là những quy định thống nhất và hợp lý do một cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm đạt được một trật tự tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định. Hay thông thường chúng ta có thể hiểu đơn giản tiêu chuẩn là những điều được quy định làm chuẩn để thực hiện, phân loại, đánh giá. Căn cứ vào cơ quan xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, Tiêu chuẩn được chia thành các cấp như: + Tiêu chuẩn quốc tế: Do các tổ chức quốc tế có hoạt động tiêu chuẩn hóa xây dựng và ban hành. Ví dụ: Tiêu chuẩn của tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ( ISO) và Ban điện quốc tế (IEC); Tiêu chuẩn của các Hiệp hội thông tin tư liệu quốc tế ( ISBD của IFLA…); Tổ chức tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thực phẩm (CAC); Liên đoàn viễn thông quốc tế (TTU); Tổ chức quốc tế về đo lường pháp quyền (OIML); Tổ chức nông lương quốc tế (FAO)…… +Tiêu chuẩn khu vực: Do các tổ chức khu vực có hoạt động tiêu chuẩn hóa xây dựng và ban hành. Ví dụ: Ủy ban tiêu chuẩn hóa châu Âu (CEN) và Ủy ban tiêu chuẩn kỹ thuật điện châu Âu; Ủy ban tư vấn về tiêu chuẩn hóa Châu Á (ASAC); Ủy
  • 17. ban tư vấn về tiêu chuẩn hóa và chất lượng (ACCSQ) của các nước ASEAN; Ủy ban tiêu chuẩn liên Mỹ (COPANT)……. + Tiêu chuẩn quốc gia: Do các tổ chức quốc gia ban hành.Các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia có thể chia làm ba loại : chính phủ, phi chính phủ và hỗn hợp. Ví dụ: TCVN do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia Việt Nam ban hành; GOST do Tổ chức tiêu chuẩn hóa Liên bang Nga ban hành……. +Tiêu chuẩn cấp cơ sở: do các ngành, doanh nghiệp….ban hành. Chú ý: Cấp tiêu chuẩn chủ yếu thông tin về cơ quan xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chứ không quyết định giá trị hoặc hiệu lực pháp lý của tiêu chuẩn. Sẽ sai lầm nếu quan niệm rằng tiêu chuẩn quốc tế có giá trị hơn tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia phải được áp dụng bắt buộc so với tiêu chuẩn cơ sở. Theo luật tiêu chuẩn Việt Nam quy định các loại tiêu chuẩn bao gồm: - Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể. - Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. - Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. - Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. - Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá. Tiêu chuẩn thường có một số đặc điểm sau: Tiêu chuẩn quy định về các đặc tính kỹ thuật, dùng phân loại, đánh giá sản phẩm… Do vậy, tiêu chuẩn được xem là một tài liệu trong đó đề ra các quy tắc, hướng dẫn hay đặc tính cho các hoạt động hoặc các kết quả của nó.
  • 18. Theo khái niệm của ISO, thấy rõ một đặc điểm nữa của tiêu chuẩn đó là tiêu chuẩn xây dựng theo nguyên tắc thỏa thuận. Vì vậy việc xây dựng tiêu chuẩn phải theo phương pháp ban kỹ thuật để đảm bảo có sự tham gia của các bên có liên quan. Tiêu chuẩn có cơ sở pháp lý do một cơ quan có thẩm quyền ban hành. Chính vì vậy, đặc điểm của tiêu chuẩn là tiêu chuẩn phải được một tổ chức thừa nhận thông qua. Nếu không thì văn bản đó dù có giá trị đến đâu cũng chưa thể gọi là tiêu chuẩn. Khái niệm ISO đã ghi rõ, các tiêu chuẩn được sử dụng chung và lặp lại nhiều lần, không có tiêu chuẩn chỉ sử dụng một lần, đây cũng là một đặc điểm của tiêu chuẩn. Qua các khái niệm trên nhận thấy rõ ý nghĩa của tiêu chuẩn được sử dụng để nhằm đạt được mức độ tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định cho nên có thể lúc này, thời gian thay đổi, hoàn cảnh thay đổi thì tiêu chuẩn cũng cần phải được sửa đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Tiêu chuẩn được coi là giải pháp tối ưu vì nó được xây dựng dựa trên nền tảng các kết quả vững chắc của khoa học, công nghệ và kinh nghiệm thực tế theo phương pháp thỏa thuận nhất trí của các bên có liên quan.  Một số khái niệm liên quan với “tiêu chuẩn” - Tài liệu quy chuẩn: là tài liệu đề ra các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính đối với những hoạt động, hoặc kết quả của chúng. Tài liệu quy chuẩn bao gồm các tài liệu như: tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, quy phạm và các văn bản pháp quy. - Quy định (tính năng) kỹ thuật: là tài liệu mô tả những yêu cầu kỹ thuật mà một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ phải thỏa mãn. Một quy định (tính năng) kỹ thuật khi cần thiết phải chỉ dẫn các thủ tục để xác định các yêu cầu đưa ra có được áp dụng hay không. Quy định (tính năng) kỹ thuật có thể là tiêu chuẩn, một bộ phận của tiêu chuẩn hoặc độc lập với tiêu chuẩn.
  • 19. - Quy phạm: là tài liệu đưa ra hướng dẫn thực hành hoặc các thủ tục thiết kế sản xuất, lắp đặt bảo dưỡng và sử dụng các thiết bị, công trình hoặc sản phẩm. - Văn bản pháp quy (hay còn gọi là văn bản quy phạm pháp luật) là văn bản do Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản pháp quy giữ một vai trò quan trọng trong việc thực hiện tiêu chuẩn. Các văn bản này bao gồm: luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư của các cơ quan quản lý Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của hội nghề nghiệp…có một ảnh hưởng không nhỏ tới định hướng, quy mô thực thi và triển khai các tiêu chuẩn trong các thư viện và cơ quan thông tin. Các tiêu chuẩn là công cụ không thể thiếu trong công tác xử lý tài liệu nhưng việc lựa chọn sao cho phù hợp phụ thuộc vào quy định của các cơ quan có thẩm quyền. Chính vì vậy, những quy định trong văn bản pháp quy quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn có một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở hoạt động tiêu chuẩn hóa hoạt động của thư viện. Văn bản pháp quy kỹ thuật là tài liệu đưa ra những yêu cầu kỹ thuật có thể trực tiếp hoặc trích dẫn từ các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật hay quy phạm thực hành hoặc đưa các tài liệu trên vào. 1.3. Vai trò của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong đời sống xã hội. 1.3.1 Vai trò của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn trong sản xuất, đời sống. Hội nhập kinh tế giúp Việt Nam mở rộng thị trường, tạo cơ hội nâng cao năng lực về công nghệ, về quản lý của các doanh nghiệp thông qua cơ chế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, với một nước đang phát triển như Việt Nam thì một trong những yếu tố quan trọng xác định năng lực thâm nhập được vào thị trường khu vực và thế giới chính là khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp đối với yêu cầu quy định tại các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật của các thị trường này. Chính vì vậy, việc áp dụng tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đóng vai trò hết
  • 20. sức quan trọng trong sản xuất, đời sống. Vai trò của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn thể hiện như sau: Xu hướng chung của các nền kinh tế, trong đó có kinh tế Việt Nam là hướng xuất khẩu để phát huy hiệu quả sản xuất những mặt hàng có lợi thế tương đối của đất nước. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi phải có sự kiểm soát thống nhất trong thương mại, tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn giữ một vai trò quan trọng trong thương mại, là yếu tố thúc đẩy giao dịch và thương mại giữa các nước trong trao đổi quốc tế, hỗ trợ cho việc thâm nhập thị trường và thúc đẩy giao dịch có hiệu quả. Tiêu chuẩn hóa giữ vai trò trong việc duy trì hoạt động ổn định, đảm bảo thực hiện các kết quả sản xuất đã thực hiện được. Trên cơ sở của việc áp dụng đó, tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn cũng duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo dựng uy tín, thương hiệu trên thị trường. Thí dụ như: tiêu chuẩn đưa ra những quy định kỹ thuật cho đa số sản phẩm tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, nhập khẩu từ các sản phẩm cơ khí chế tạo, điện - điện tử đến các hàng tiêu dùng bình thường như ổ cắm, phích điện… Tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn là cơ sở để tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh. Tiêu chuẩn được xây dựng và thống nhất trên toàn thế giới (Thành lập tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế: ISO từ năm 1946) đã tạo ra sự tiện lợi và trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các thị trường trên thế giới. Tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn thúc đẩy chuyên môn hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; Giảm chi phí; Tiết kiệm thời gian sản xuất, giảm thời gian kiểm tra, kiểm soát sản phẩm nhờ các tiêu chuẩn trong quá trình quản lý. Mặt khác, tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn là công cụ để xác định các chỉ tiêu vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đồng thời là công cụ giúp xây dựng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Ngày nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường đang là vấn đề gắt gao đối với mọi hoạt động sản xuất, dịch vụ. Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế và nước ngoài về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường như chỉ tiêu về hàm
  • 21. lượng chất, chất lượng nước, đất, không khí… được xác lập để làm căn cứ đánh giá sự tác động của các nhân tố này tới hoạt động sản xuất, dịch vụ. 1.3.2 Vai trò của tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu. Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt khi nhân loại đang trong thời đại phát triển công nghệ thông tin, bước vào xã hội kinh tế tri thức như hiện nay, việc xây dựng, ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn của nội bộ ngành, quốc gia và trong điều kiện hội nhập quốc tế, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế là một đòi hỏi bức thiết. Các thư viện trên thế giới đã không ngừng để thực hiện điều đó. Điều này chứng tỏ tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực thông tin tư liệu. Vai trò to lớn ấy thể hiện như sau: Thứ nhất, mục đích của tiêu chuẩn hóa là thúc đẩy tiến độ kỹ thuật và công nghệ, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thông tin. Do vậy, tiêu chuẩn hóa đóng vai trò trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin tư liệu trên cơ sở thống nhất và hợp lý hóa các quy trình, sản phẩm của hoạt động thông tin tư liệu, đảm bảo mối liên hệ giữa hoạt động này với các nhiệm vụ đẩy mạnh tiến bộ khoa học và công nghệ. Ví dụ như: Tiêu chuẩn/Các tiêu chuẩn về nội dung và trình tự các giai đoạn trong quá trình triển khai dịch vụ bao gồm tiêu chuẩn về nội dung các bước và trình tự các bước đối với dịch vụ tìm tin, dịch vụ phổ biến chọn lọc thông tin… Thứ hai, cán bộ thông tin tư liệu là linh hồn của cơ quan thông tin - thư viện, họ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi lĩnh vực của thông tin tư liệu: có nhiệm vụ là người môi giới giữa người dùng tin với vốn tài liệu, chủ động đưa vốn tài liệu tới người dùng tin hoặc đưa người dùng tin đến với vốn tài liệu của thư viện. Để cho những cán bộ thông tin tư liệu hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc để làm ra những sản phẩm ngày càng có chất lượng cao mang tính tập thể, tính xã hội cao, đòi hỏi công tác quản lý lao động phải có những hệ thống biện pháp đa dạng, khoa học. Bởi vậy, sự xuất hiện của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đóng vai trò trong việc nâng cao hiệu suất lao động
  • 22. của cán bộ thông tin tư liệu, đảm bảo chất lượng bằng cách thiết lập các định mức hợp lý, các yêu cầu và phương pháp đối với lao động thông tin. Thứ ba, tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu khoa học và công nghệ nhằm xây dựng, công bố và áp dụng, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn được xác lập, được xem như công cụ để kiểm soát chất lượng hoạt động thông tin tư liệu. Để thực hiện được Chương trình Kiểm soát Thư mục toàn cầu, tiêu chuẩn hóa là một yêu cầu đặt ra hàng đầu. Xuất phát từ đó, sự ra đời của tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn còn đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện việc tổ chức quản lý hoạt động thông tin tư liệu, đảm bảo sự xuyên suốt, hợp lý và hoàn chỉnh. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghê thông tin, một đòi hỏi tất yếu xảy ra giữa các cơ quan, trung tâm thông tin tư liệu trong nước và quốc tế là hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin ngày càng mạnh mẽ. Để tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng hơn trong công tác hợp tác, chia sẻ và trao đổi thông tin tư liệu, tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đóng vai trò hết sức quan trọng và cấp thiết. Tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn đảm bảo sự tương thích về các dữ liệu và mối liên hệ tương tác giữa các cơ quan thông tin tư liệu tất cả các cấp trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Ví dụ: MARC21 được xem là chuẩn thống nhất đối với các biểu ghi thư mục trong các CSDL phản ánh nguồn tài liệu của các cơ quan thông tin - thư viện của Việt Nam. Ở đây, quyền lợi của các nhà tạo lập CSDL thư mục của nước ta với mục đích có thể trao đổi, tích hợp được dữ liệu từ các CSDL do các cơ quan khác xây dựng được đáp ứng - Vấn đề chia sẻ nguồn tin các CSDL này được quan tâm. 1.4 Vài nét về tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu khoa học và công nghệ thế giới Trên thế giới hoạt động tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu khoa học và công nghệ đã được chú trọng từ rất sớm. Thấy rõ tầm quan trọng của tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu khoa học và công nghệ, nhiều cơ quan, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, các tổ chức xã hội nghề nghiệp quốc tế về thông tin tư liệu và các cơ quan tiêu chuẩn hóa ở một số quốc gia phát triển đã chú trọng trong việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn về xử lý, lưu trữ
  • 23. và trao đổi thông tin. Dưới đây là một số cơ quan, tổ chức quốc tế và quốc gia có sự tham gia tích cực trong lĩnh vực này: • Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO). - ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) là một liên đoàn toàn thế giới của các cơ quan/tổ chức tiêu chuẩn quốc gia, hiện nay có 157 thành viên. - Mục tiêu của ISO là: Xúc tiến sự phát triển của tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan trên thế giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng hóa và dịch vụ quốc tế. Tạo điều kiện cho sự hợp tác phát triển trong những lĩnh vực hoạt động trí tuệ, khoa học, công nghệ và kinh tế. - Phạm vi ISO: Trong mọi lĩnh vực (trừ tiêu chuẩn điện và điện tử). - Về nội dung: + ISO quy tụ những mối quan tâm của các nhà sản xuất, người sử dụng, chính phủ và cộng đồng khoa học trong việc soạn thảo các tiêu chuẩn quốc tế. + Công việc của ISO được tiến hành thông qua khoảng gần 3.000 cơ quan kỹ thuật trên khắp thế giới. + Công tác kỹ thuật của ISO được thực hiện thông qua các Ban kỹ thuật (viết tắt TC). Mỗi TC thành lập ra các Tiểu ban (SC) và các nhóm Công tác (WG). Mặt khác, mỗi TC và SC có một thư ký vụ. - ISO đã thành lập Ban kỹ thuật ISO/TC46 “Thông tin và Tư liệu”. Phạm vi hoạt động của TC46 là: Tiêu chuẩn hóa các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ liên quan đến các thư viện, cơ quan, tổ chưc thông tin, tư liệu, xuất bản lữu trữ, quản lý hồ sơ, bảo tàng và khoa học thông tin. - Số lượng tiêu chuẩn ISO hiện hành về thông tin tư liệu là 42 và hàng loạt các tiêu chuẩn ISO khác. Dưới đây là một số tiêu chuẩn do ISO/TC46 chịu trách nhiệm: Ví dụ: 1) ISO 2108:1992 Thông tin và tư liệu – Chỉ số sách theo tiêu chuẩn quốc tế (ISBN). 2) ISO 3297:1998 Thông tin và tư liệu – Chỉ số xuất bản phẩm nhiều kỳ theo tiêu chuẩn quốc tế (ISSN). • Các Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về thông tin tư liệu. (+) Liên đoàn Thông tin và Tư liệu Quốc tế (International Federation for information and Documentation) – FID. - FID là tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1895. Có tới 65 nước thành viên.
  • 24. - Mục tiêu: Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học thông tin, quản trị thông tin và tư liệu bao gồm việc tổ chức, bảo quản, xử lý, bao gói, phổ biến, gia tăng giá trị thông tin và đánh giá thông tin trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, công nghiệp, khoa học xã hội, nghệ thuật và nhân văn. - Hoạt động của FID: + FID sáng lập ra Tổ hợp UDC Stiching: một tổ chức thực hiện việc quản trị Phân loại Thập phân Quốc tế (UDC) từ năm 1991. + Các bảng phân loại của FID được chấp nhận quốc tế UDC để sử dụng cho thư viện và tư liệu. (+) Liên đoàn Hiệp hội và Tổ chức thư viện Quốc tế (International Federation of Library Associations and Inssitutions) – IFLA. - IFLA là tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1961, bao gồm 142 nước. - Mục tiêu: + Thúc đẩy sự thông hiểu, hợp tác, thảo luận, nghiên cứu và phát triển quốc tế trong tất cả các lĩnh vực của hoạt động thư viện kể cả dịch vụ của thư mục, thông tin và đào tạo cán bộ. + Thực hiện vai trò tổ chức cầu nối về hoạt động thư viện vì lợi ích quốc tế. + Đảm nhận, hỗ trợ và phối hợp các hoạt động nghiên cứu. + Thu thập, tập hợp, công bố và phổ biến thông tin liên quan tới hoạt động thư viện, thư mục và thông tin, đào tạo. - Các hoạt động: + Chương trình IFLA kiểm soát về Thư mục Thập phân và International MARC. + Kiểm soát thư mục và các khía cạnh khác của thư viện. - Các sản phẩm chính:
  • 25. + Bộ mô tả thư mục Tiêu chuẩn Quốc tế được công bố thành các khuyến cáo để sử dụng trong các tổng mục lục Quốc gia và trong thực hành thư viện. + Unimarc: Khuôn mẫu trao đổi quốc tế được các cơ quan biên mục quốc gia quy định. + Các tiêu chuẩn cho thư viện công cộng: gồm các hướng dẫn về phát triển dịch vụ thư viện công cộng quốc gia. Ở Việt Nam có hai tiêu chuẩn của IFLA được sử dụng đó là tiêu chuẩn quốc tế về mô tả thư mục – ISBD (International Standart Book Description) và Khổ mẫu trao đổi thư mục – UNIMARC ( Universal Machine Readable Catalog) – Mục lục đọc bằng máy. • Tiêu chuẩn của một số tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia của một số nước phát triên: Hoạt động thông tin tư liệu ở một số nước phát triển có truyền thống lâu đời nhất có thể nói tới hai nước đó là Nga và Mỹ. Ở Nga: Hệ thống tiêu chuẩn về thông tin, thư viện và xuất bản thành lập năm 1979, là hệ thống được xem là lớn nhất thế giới trong lĩnh vực thông tin tư liệu. Tiêu chuẩn thông tin tư liệu của Nga ký hiệu là GOST. Số lượng tiêu chuẩn được xây dựng tới hàng trăm, phần lớn liên quan tới vấn đề thông tin tư liệu. Ở Mỹ: Tổ chức Tiêu chuẩn Thông tin Quốc gia (NISO – National Information Standart Organization), trực thuốc Viện tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ (ANSI – Americal National Standart Institute) là tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu. Thành viên của NISO gồm một số các hiệp hội và cơ quan thông tin thư viện lớn như: Liên đoàn thư viện Mỹ; Thư viện Quốc hội Mỹ; Liên đoàn thư viện Y học; Ủy ban Quốc gia Mỹ về Khoa học Thông tin và Thư viện….Những tiêu chuẩn mang ký hiệu ANSI/NISO gần đây được các cơ quan thông tin thư viện Việt Nam chú ý, nhất là các tiêu chuẩn liên quan đến trao đổi thông tin.
  • 26. Như vậy, việc ra đời hàng loạt các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia về lưu trữ và trao đổi thông tin đem lại nhiều lợi ích cho các nước có hoạt động thông tin thư viện mới phát triển. Việt Nam cũng là một nước nằm trong các cơ hội và những khó khăn khi nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia về lưu trữ, trao đổi thông tin trong lĩnh vực thông tin tư liệu khoa học và công nghệ. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THÔNG TIN TƯ LIỆU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. 2.1. Khái quát về hoạt động tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu trong Hệ thống Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển công tác tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Quá trình hình thành của hoạt động tiêu chuẩn hóa nói chung và hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu nói riêng bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước. Trong quá trình hình thành, phát triển tiêu chuẩn hóa thông tin tư liệu khoa học và công nghệ ở Việt Nam có nhiều biến đổi sâu sắc: Có thể nói, những năm trước đây (trước 2004), hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin và tư liệu mới chỉ ở dạng lẻ tẻ, tự phát. Xuất phát từ nguyên nhân cơ bản là do chưa có sự hiện diện của một tổ chức đại diện cho toàn lĩnh vực trong việc hoạch định chiến lược về tiêu chuẩn hóa, lập kế hoạch biên soạn và áp dụng tiêu chuẩn cho toàn bộ hệ thống. Vì vậy, việc xây
  • 27. dựng và áp dụng tiêu chuẩn trong thời gian này chủ yếu phục vụ cho hoạt động tác nghiệp của từng cơ quan chứ chưa mang tầm vóc của cả hệ thống. Nhận thức rõ vấn đề này, ngày 14/7/2004 (từ năm 2004 đến nay) Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ra quyết định số 414/QĐ-TĐC về việc thành lập Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC46 Thông tin và Tư liệu (Theo quy định của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO, tên các Ban kỹ thuật của các tổ chức thành viên phải phù hợp với tên Ban kỹ thuật của ISO về lĩnh vực tương ứng). Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC46 ra đời góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn hóa trong các ngành thông tin, thư viện, lưu trữ và xuất bản theo mô hình và phương hướng của tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Ngày 2/8/2004 Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng đã ra quyết định số 238/TCCL về việc công bố danh sách thành viên của Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC46 bao gồm: + Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nay là Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia). + Thư viện Quốc gia Việt Nam. + Vụ Thư viện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. + Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam. + Trung tâm Thông tin–Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. + Hội Thông tin Tư liệu KH&CN Việt Nam. Nhiệm vụ của TCVN/TC46 là: Hoạch định chiến lược xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin tư liệu; Xây dựng kế hoạch biên soạn và áp dụng tiêu chuẩn từng thời kỳ; Tổ chức biên soạn, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin và tư liệu. Trong mảng thông tin, thư viện TCVN/TC46 tập trung vào nghiên cứu và biên soạn tiêu chuẩn thuốc ba nhóm đối tượng: mô tả thư mục và dữ liệu thư mục; Mô tả chủ đề và dữ liệu chủ đề; Trình bày tư liệu. [4] Việc thành lập TCVN/TC46 là một bước phát triển mới của hoạt động tiêu chuẩn hóa lĩnh vực thông tin và tư liệu. Bắt đầu từ đây, ngành thông tin – thư viện đã có một tổ chức đại diện cho toàn ngành trong việc hoạch định chiến lược về tiêu chuẩn hóa, lập kế hoạch biên soạn và áp dụng tiêu chuẩn. 2.1.2. Công tác tiêu chuẩn hóa của Cục Thông tin Khoa học
  • 28. và công nghệ Quốc gia và triển vọng phát triển. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia là đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, được thành lập trên cơ sở triển khai thực hiện Nghị định 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng như các Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của Chính phủ về Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, Nghị định 30/2006/NĐ-CP ngày 29/03/2006 của Chính phủ về Thống kê khoa học và công nghệ. Để có cái nhìn tổng quan về hiện trạng tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu của Cục Thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia, có 3 hoạt động chính cần xem xét: (+) Hoạt động xây dựng tiêu chuẩn. Thời điểm bắt đầu của hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu Việt Nam là vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, đánh dấu bằng sự xuất hiện của Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) đầu tiên do Viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương (tiền thân của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia hiện nay) xây dựng. Nhưng trước thời điểm thành lập TCVN/TC46, mới chỉ có 6 TCVN về thông tin tư liệu do cơ quan thông tin tư liệu trực tiếp xây dựng. Đó là các tiêu chuẩn: - TCVN 4523-88: Ấn phẩm thông tin. Phân loại, cấu trúc và trình bày. - TCVN 4524- 88: Xử lý thông tin. Bài tóm tắt và bài chú giải. - TCVN 4743-89: Xử lý thông tin. Mô tả thư mục tài liệu. Yêu cầu chung và quy tắc biên soạn. - TCVN 5453-1991: Hoạt động thông tin tư liệu. Thuật ngữ và khái niệm cơ bản. - TCVN 5697-1992: Hoạt động thông tin tư liệu. Từ và cụm từ tiếng Việt viết tắt dùng trong mô tả thư mục. - TCVN5698-1992: Hoạt động thông tin tư liệu. Từ và cụm từ tiếng nước ngoài viết tắt dùng trong mô tả thư mục. Ngoài ra, có thể kể đến 2 TCVN liên quan đến lĩnh vực thông tin tư liệu là: TCVN 6380-1998: Thông tin và tư liệu–Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách (ISBN) và TCVN 6381-1998: Thông tin và tư liệu–Mã số tiêu chuẩn
  • 29. quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN). Đây là các tiêu chuẩn dịch từ tiêu chuẩn ISO và liên quan đến các lĩnh vực khác như xuất bản, lưu trữ, phát hành. Hai TCVN này không được xếp vào danh sách các TCVN về thông tin tư liệu là do cơ quan thông tin tư liệu trực tiếp xây dựng. Nhận thức được tầm quan trọng của tiêu chuẩn trong việc lưu trữ và trao đổi thông tin tự động hóa, từ năm 2002, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia đã chủ trì Dự án xây dựng Khổ mẫu trao đổi thông tin thư mục chung cho Hệ thống dựa trên cơ sở MARC 21 của Mỹ. Sau khi thành lập TCVN/TC46, sản phẩm của dự án trên là cơ sở cho Dự án xây dựng TCVN về MARC 21 Việt Nam. Bên cạnh MARC 21 Việt Nam, TCVN/TC46 cũng đã tổ chức biên soạn 2 TCVN về viết tắt địa danh Việt Nam và viết tên cơ quan, tổ chức thông tin tư liệu Việt Nam trong xử lý thông tin. Bên cạnh các TCVN đã và đang xây dựng nói trên, các cơ quan thông tin tư liệu cũng đã xây dựng nhiều tài liệu dạng chuẩn phục vụ cho hoạt động tác nghiệp của cơ quan mình như các bảng phân loại, khung đề mục, tài liệu hướng dẫn, các công cụ hỗ trợ xử lý thông tin…. Nhìn chung, số lượng TCVN về thông tin tư liệu đã xây dựng còn ít so với số lượng các đối tượng của dây chuyền thông tin-thư viện cần được tiêu chuẩn hóa. Phần lớn các tiêu chuẩn ban hành đã quá lâu, không tuân thủ nguyên tắc soát xét định kỳ đối với tiêu chuẩn. Hầu như chưa có TCVN nào về vấn đề tự động hóa và những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ tiếng Việt là ngôn ngữ chính trong việc xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin. (+) Hoạt động áp dụng tiêu chuẩn về thông tin-thư viện. Hoạt động áp dụng tiêu chuẩn về thông tin-thư viện cần được xem xét trên hai bình diện: áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về thông tin -thư viện và áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài về thông tin-thư viện. • Áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về thông tin-thư viện Như đã trình bày ở trên, hiện trạng áp dụng 6 TCVN đã ban hành từ lâu những chưa được soát xét theo quy định. Thực tế, các TCVN này phần lớn đã lạc hậu so với sự phát triển của hoạt động thông tin-thư viện nước ta. Hệ quả là các TCVN này hiện nay hoặc không được biết đến, hoặc đã không còn được áp dụng trong hoạt động thông tin-thư viện. Năm 2004, một cuộc khảo
  • 30. sát về việc áp dụng các TCVN về thông tin-thư viện trong các cơ quan thông tin-thư viện của một đề tài cấp bộ [7] cho kết quả như sau: - 41% cơ quan thông tin-thư viện được khảo sát có áp dụng 6 TCVN về thông tin tư liệu. Tuy nhiên, trong thực tế tỷ lệ này có thể cao hơn bởi vì nhiều cơ quan thông tin tư liệu tuy không trực tiếp áp dụng các quy định của những tiêu chuẩn trên, nhưng đã tiến hành hoạt động chuyên môn theo các quy định của những tiêu chuẩn này qua sự hướng dẫn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ của Trung tâm TTKH&CNQG. - 33% cơ quan được khảo sát đã từng áp dụng các TCVN về thông tin tư liệu nói trên nhưng hiện đã thay bằng các tiêu chuẩn khác. Tỷ lệ này là hợp lý bởi lẽ phần lớn các TCVN này ban hành đã quá lâu, lại chưa được soát xét định kỳ theo quy định, do đó nhiều nội dung của tiêu chuẩn có thể không còn phù hợp với hiện trạng hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan thông tin tư liệu. - 21% số lượng cơ quan được khảo sát không biết sự hiện diện của các TCVN này. Với đặc điểm là toàn bộ các TCVN về thông tin tư liệu đều là khuyến khích áp dụng và trong điều kiện hoạt động thông tin tư liệu hiện nay ở nước ta, tỷ lệ trên là hợp lý và có thể chấp nhận được. Việc không biết và không áp dụng các TCVN về thông tin tư liệu có nhiều nguyên nhân do là : Công tác tuyên truyền, phổ biến tiêu chuẩn chưa được chú trọng. Hầu hết các TCVN này trước đây đều xây dựng theo phương pháp cơ quan biên soạn. Phương pháp này có hạn chế rất lớn là khi tiêu chuẩn được ban hành, nếu không có biện pháp tuyên truyền phổ biến tích cực thì chỉ có cơ quan biên soạn tiêu chuẩn là biết có tiêu chuẩn, các cơ quan liên quan khác thì không. Phần lớn các TCVN này đều ban hành đã khá lâu và hoàn toàn không được soát xét định kỳ theo nguyên tắc tiêu chuẩn hóa. Do đó, nhiều quy định trong các TCVN này đã lỗi thời, không còn phù hợp với hiện trạng hoạt động thông tin-thư viện nước ta. Ý thức áp dụng tiêu chuẩn, hay nói cách khác, nhận thức về vai trò của tiêu chuẩn đối với hoạt động thông tin-thư viện của các cơ quan thông tin-thư viện nước ta chưa cao, dẫn đến việc hoặc cố tính không áp dụng, hoặc áp dụng tiêu chuẩn một cách chiêu lệ. • Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài về thông tin-tư liệu
  • 31. Bên cạnh các tiêu chuẩn về thông tin tư liệu, các cơ quan thông tin-thư viện nước ta cũng đã áp dụng hoặc đang nghiên cứu ứng dụng một số tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn nước ngoài. Có một số tiêu chuẩn cơ bản như: các tiêu chuẩn quốc gia (GOST) thuộc Hệ thống tiêu chuẩn về thông tin thư viện và xuất bản của Liên Xô; ISO 2709:1996 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO); và các chuẩn ISBD, UNIMARC của Hiệp hội thư viện quốc tế (IFLA); AACR-2… Trong số các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn nước ngoài về thông tin tư liệu, có thể nói các Tiêu chuẩn quốc gia (GOST) thuộc Hệ thống tiêu chuẩn về thông tin, thư viện và xuất bản của Liên Xô là quen thuộc và được áp dụng phổ biến trong các cơ quan thông tin-thư viện trong nước ta, đặc biệt là các cơ quan ở phía Bắc. Tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và tiêu chuẩn của một số nước tư bản như Mỹ, Pháp…chỉ được chú ý áp dụng những năm gần đây, khi hoạt động thông tin tư liệu được hiện đại hóa mạnh mẽ, đồng thời với việc hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, các Tiêu chuẩn quốc tế và nước ngoài này được áp dụng theo kiểu “mạnh ai nấy làm” mà không có sự thống nhất chí ít là trong cùng một hệ thống. Do đó, nhiều khi “lợi bất cập hại”, nhất là trong vấn đề trao đổi, chia sẻ thông tin. (+) Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiêu chuẩn. Ngoài một vài lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày (khoảng 2-3 ngày) về tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin tư liệu do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia tiến hành theo đơn đặt hàng của một số cơ quan thông tin-thư viện, hoạt động đào tạo về tiêu chuẩn hóa lĩnh vực thông tin tư liệu chủ yếu được thực hiện ở hai cơ sở đào tạo ngành thư viện là: Khoa Thông tin-Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và Khoa Thư viện-Thông tin Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Tại Khoa Thông tin-Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Môn học Tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin và tư liệu được đưa vào chương trình đào tạo các bậc học như sau: Bậc đại học (hệ đào tạo chính quy là môn thi tốt nghiệp đối với các sinh viên không đủ tiêu chuẩn viết khóa
  • 32. luận tốt nghiệp; Áp dụng tất cả đối với hệ đào tạo vừa học vừa làm) và Bậc cao học (tất cả các lớp) Tại Khoa Thư viện-Thông tin Trường Đại học Văn hóa Hà Nội: Môn tiêu chuẩn hóa trong hoạt động thông tin và tư liệu đã đưa vào chương trình đào tạo các bậc học như sau: áp dụng tất cả các lớp bậc đại học hệ chính quy và bậc cao học. Như vậy có thể thấy rằng, hoạt động tiêu chuẩn hóa của Cục Thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia ngày càng được mở rộng và phổ biến mạnh trong các chương trình đào tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển không ngừng của kinh tế-xã hội. 2.2. Phân tích và đánh giá các TCVN về thông tin tư liệu khoa học và công nghệ. Để có cái nhìn tổng quan về nội dung của các TCVN, cụ thể là xem xét đối tượng tiêu chuẩn hóa và các quy định của nội dung tiêu chuẩn trong điều kiện hoạt động thông tin tư liệu hiện nay để làm rõ tiêu chuẩn còn phù hợp hay đã lỗi lời. Đồng thời kiểm tra thời hạn quy định soát xét tiêu chuẩn để từ đó có đề xuất phù hợp. Theo thông lệ của quốc tế, do sự phát triển của các đối tượng tiêu chuẩn hóa, sau một thời gian nhất định, tiêu chuẩn có thể không phù hợp với thực tế, vì vậy cần phải được soát xét lại. TCVN cũng không nằm ngoài thông lệ đó. Theo đó, định kỳ 5 năm kể từ khi ban hành hoặc soát xét lần cuối cùng, TCVN phải được kiểm tra nội dung. Kết quả kiểm tra định kỳ này dẫn đến các kiện nghị. Các tiêu thức để đánh giá các TCVN gồm: Nội dung chính của tiêu chuẩn; Mức độ phù hợp của nội dung tiêu chuẩn với thực tại; Mức độ tuân thủ thời hạn soát xét theo quy định và Đề xuất. Điều đó được thể hiện ở mỗi TCVN sau đây: 2.2.1 TCVN 4523 – 88: Ấn phẩm thông tin. Phân loại cấu trúc và trình bày. “TCVN 4523 – 88: Ấn phẩm thông tin. Phân loại cấu trúc và trình bày” do Viện thông tin Khoa học Kỹ thuật Trung ương, nay là Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học công nghệ
  • 33. và Môi trường ban hành theo các Quyết định số 150/QĐ ngày 27/4/1988 và Quyết định số 105/QĐ ngày 8/12/1992. Về nội dung chính của tiêu chuẩn: Quy định về loại hình ấn phẩm thông tin và định nghĩa từng loại: Ấn phẩm thông tin thư mục, ấn phẩm thông tin tóm tắt, ấn phẩm thông tin tổng luận và ấn phẩm thông tin hỗn hợp. Quy định các thành phần cấu trúc của từng loại ấn phẩm. Quy định cách trình bày ấn phẩm. Cụ thể, Phân loại ấn phẩm thông tin bao gồm: Ấn phẩm thông tin là xuất bản phẩm có nội dung chủ yếu là thông tin cấp II và do các cơ quan có hoạt động thông tin khoa học và kỹ thuật xuất bản. Ấn phẩm thông tin được phân loại theo các dấu hiệu: Hình thức xử lý thông tin (gồm các dạng như thư mục, tóm tắt, tổng luận và hỗn hợp); Hình thức xuất bản (gồm các dạng: sách, tạp chí, tờ và phiếu); Thời hạn xuất bản (gồm định kỳ, tiếp tục không định kỳ và một kỳ). Ấn phẩm thư mục: là ấn phẩm thông tin mà phần chính là tập hợp các biểu ghi thư mục được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Ví dụ: Thư mục Quốc gia (sách, bài báo, bài tạp chí), thông báo thư mục, thư mục chuyên đề, mục lục liên hợp sách, báo, tạp chí… Ấn phẩm tóm tắt là ấn phẩm thông tin mà phần chính là tập hợp các bài tóm tắt cùng những biểu ghi thư mục tương ứng và được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Ví dụ: “Tạp chí tóm tắt tài liệu khoa học và công nghệ Việt Nam” của Trung tâm Thông tin KH&CNQG. Tạp chí giới thiệu các biểu ghi thư mục và bài tóm tắt về các bài báo được đăng trong các Tạp chí Khoa học Công nghệ, xuất bản 12 số/năm. Ấnphẩm tổng luận là ấn phẩm thông tin mà phần chính là một hoặc số nhiều bài tổng luận. Ví dụ : “Tổng luận khoa học kỹ thuật và kinh tế” của Trung tâm Thông tin KH&CNQG. Ấn phẩm hỗn hợp là ấn phẩm thông tin mà phần chính là tập hợp các biểu ghi thư mục, tập hợp các bài tóm tắt, các bài tổng luận và được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Ví dụ: “Thông tin văn hóa nghệ thuật” do Thư viện Quốc gia biên soạn. Cấu trúc của Ấn phẩm thông tin:
  • 34.  Ấn phẩm thông tin gồm các thành phần: Các thông tin xuất bản: là tập hợp các thông tin nhận dạng và nêu các đặc trưng của ấn phẩm. Các thông tin xuất bản bao gồm: Thông tin về trách nhiệm (Cơ quan xuất bản, ban biên tập, người biên tập..); Nhan đề ấn phẩm (nhan đề chung, nhan đề seri…); Thông tin về dạng ấn phẩm (nếu chưa được thể hiện ở nhan đề ấn phẩm); Thông tin về định kỳ, năm bắt đầu xuất bản; Địa chỉ xuất bản (Nơi xuất bản, tên cơ quan hoặc nhà xuất bản kèm theo năm xuất bản. Đối với ấn phẩm tiếp tục có thể không nêu năm xuất bản trong trường hợp năm xuất bản đã được thể hiện ở số thứ tự xuất bản. Số thứ tự xuất bản (có thể nêu cả năm và tháng xuất bản) đối với ấn phẩm tiếp tục; Thông tin ấn loát (số lượng bản, trang, khổ..); Chú giải xuất bản và Bài tóm tắt (đối với ấn phẩm tổng luận) Phần chính: là phần phản ánh những kết quả xử lý phân tích tổng hợp các tài liệu gốc và xác định sự khác nhau giữa các dạng ấn phẩm thông tin. Ví dụ: Phần chính của ấn phẩm thư mục là tập hợp các biểu ghi thư mục. Phần chính của ấn phẩm tóm tắt là tập hợp các bài tóm tắt. Bộ máy tra cứu của ấn phẩm thông tin bao gồm: Mục lục; Lời giới thiệu (mở đầu); Hướng dẫn sử dụng ấn phẩm; Khung đề mục; Hệ thống chỉ dẫn; Danh mục nguồn tài liệu gốc; Bảng các từ viết tắt và các ký hiệu và các bảng tra bộ trợ.  Ấn phẩm thư mục: Phần chính của ấn phẩm thư mục là tập hợp các biểu ghi thư mục. Mỗi biểu ghi thư mục gồm mô tả thư mục tài liệu được xử lý, số thứ tự biểu ghi, tiêu đề, ngôn ngữ tìm tin, chú giải, địa chỉ tài liệu gốc.  Ấn phẩm tóm tắt: trong phần chính của ấn phẩm tóm tắt, việc sắp xếp các bài tóm tắt phải theo khung đề mục của ấn phẩm phù hợp với khung đề mục quốc gia. Cấu trúc và yêu cầu đối với bài tóm tắt phải theo TCVN “Bài tóm tắt, bài chú giải”  Ấn phẩm tổng luận: có 2 loại bài tổng luận là bài tổng luận tóm tắt và bài tổng luận phân tích. Bài tổng luận tóm tắt là bài tổng hợp và hệ thống hóa cô đọng các thông tin rút ra từ các tài liệu gốc dùng để biên soạn.
  • 35. Bài tổng luận phân tích là bài, trong đó ngoài việc tổng hợp, hệ thống hóa thông tin cần phải có sự phân tích toàn diện, đánh giá và phê bình nội dung các tài liệu gốc dùng để biên soạn, đồng thời nêu những kết luận, kiến nghị của tác giả tổng luận về những vấn đề được cập nhật. Cấu trúc bài tổng luận gồm: bài tóm tắt, mở đầu, phần chính, kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu gốc. Trình bày ấn phẩm thông tin: - Việc trình bày, sắp xếp các thông tin xuất bản đối với ấn phẩm nhiều tập và ấn phẩm tiếp tục phải thống nhất cho tất cả các số của ấn phẩm đó. - Việc đánh số thứ tự xuất bản các ấn phẩm định kỳ hàng năm đều phải bắt đầu từ số 1 (đánh số theo từng năm) và phải ghi năm (có thể cả tháng) xuất bản. - Việc đánh số thứ tự xuất bản các ấn phẩm tiếp tục không định kỳ phải theo thứ tự liên tục kể từ khi ấn phẩm ra đời. Đối với ấn phẩm này cũng được phép đánh số thứ tự xuất bản theo từng năm nhưng cũng phải nêu trong ngoặc đơn ( ) số thứ tự liên tục. Trong tất cả các trường hợp đều phải có năm xuất bản. - Việc đánh số trang phải dùng chữ số Ả rập. Đối với ấn phẩm định kỳ có thể đánh số trang riêng cho mỗi số hoặc số trang liên tục tất cả các số trong một năm. Đối với ấn phẩm tiếp tục không định kỳ phải đánh số trang riêng cho từng số. - Tất cả các số của ấn phẩm xuất bản theo seri đều phải nêu tên chung thống nhất cho tất cả các seri và phía dưới là tên riêng của seri và nếu có của cả mỗi kỳ xuất bản. Việc trình bày, đánh số xuất bản của các số của một seri phải thống nhất. - Khổ (kích thước) của tất cả các số của một ấn phẩm tiếp tục phải thống nhất. - Đối với ấn phẩn tiếp tục, việc thay đổi nhan đề, cách trình bày, sắp xếp số liệu xuất bản, khổ chỉ được thực hiện từ số đầu của năm. - Các ấn phẩm thông tin có từ 16 trang trở lên phải có bìa. Bìa phải được trang trí thống nhất, trang nhã. Mức độ phù hợp của nội dung tiêu chuẩn với thực tại. - Nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế. Tải bản FULL (71 trang): https://bit.ly/3ixEKjj Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 36. Ví dụ: Loại hình ấn phẩm thông tin không còn chỉ dưới hạn trong 4 loại (ấn phẩm thư mục, ấn phẩm tóm tắt, ấn phẩm tổng luận và ấn phẩm hỗn hợp) như tiêu chuẩn quy định, đặc biệt đã xuất hiện ấn phẩm thông tin điện tử. - Các quy định về cấu trúc của ấn phẩm chưa đầy đủ. Ví dụ: Chưa quy định về chỉ số ISSN, địa chỉ trên mạng.. - Một số quy định về trình bày ấn phẩm không còn phù hợp với thực tế. Ví dụ: Quy định về khổ (kích thước) phải thống nhất nhất ở tất cả các số của một ấn phẩm tiếp tục phải thống nhất, tuy nhiên thực tế thì không như vậy. Mức độ thủ thời hạn soát xét theo quy định: Tiêu chuẩn ban hành từ năm 1988, chưa được soát xét lần nào (theo quy định phải được soát xét 3 lần). Đề xuất:“TCVN 4523 – 88: Ấn phẩm thông tin. Phân loại cấu trúc và trình bày” còn mắc phải nhiều sai sót về nội dung, đồng thời chưa được soát xét lần nào. Vì vậy, hủy bỏ tiêu chuẩn này và ban hành TCVN mới về ấn phẩm thông tin. 2.2.2. TCVN 4524-88 Xử lý thông tin. Bài tóm tắt và bài chú giải. “TCVN 4524-88 Xử lý thông tin. Bài tóm tắt và bài chú giải” do Viện thông tin Khoa học Kỹ thuật Trung ương, nay là Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường ban hành theo các Quyết định số 150/QĐ ngày 27/4/1988 và Quyết định số 105/QĐ ngày 8/12/1992. Xử lý thông tin có thể hiểu là “ Kỹ năng, nghệ thuật nhằm ghi lại tất cả các đặc trưng về hình thức và nội dung (khối lượng thông tin, tri thức, kiến thức của nhân loại) trong tài liệu nhằm mục đích tìm kiếm được, kiểm soát được không chỉ về số lượng mà cả về nội dung của các thông tin ấy” [8, Tr.19] Hoạt động của quá trình xử lý thông tin bao gồm xử lý về mặt hình thức và xử lý về nội dung. Trong đó nội dung hoạt động xử lý nội dung thông tin có xử lý về bài tóm tắt và bài chú giải. Tải bản FULL (71 trang): https://bit.ly/3ixEKjj Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 37. Đối tượng để biên soạn bài tóm tắt và bài chú giải là tất cả các tài liệu (công bố và không công bố) về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội cũng như các tác phẩm văn học. Nội dung chính của tiêu chuẩn: Quy định loại hình và định nghĩa các loại tài liệu là đối tượng làm tóm tắt. Định nghĩa bài tóm tắt, cấu trúc của bài tóm tắt, hình thức diễn đạt và trình bày bài tóm tắt. Quy định các thành phần cấu trúc và hình thức diễn đạt bài chú giải.  Bài tóm tắt là bài trình bày ngắn gọn những nội dung chính của tài liệu gốc (hoặc một phần của tài liệu gốc) phù hợp với mục đích sử dụng, tính chất và giá trị của tài liệu gốc. Bài tóm tắt được sử dụng chủ yếu trong tài liệu cấp II (ấn phẩm thông tin) và có thể trong tài liệu cấp I. Cấu trúc của bài tóm tắt: gồm hai phần chính đó là phần mô tả thư mục và phần tóm tắt. Phần mô tả thư mục: Nội dung và hình thức diễn đạt được thực hiện theo quy định hiện hành. Nếu tài liệu gốc được viết bằng tiếng nước ngoài và bài tóm tắt được viết bằng tiếng Việt thì nhan đề của tài liệu gốc phải dịch sang tiếng Việt và đặt lên trên cùng của phần mô tả thư mục. Nếu bài tóm tắt được công bố cùng với tài liệu gốc thì không nêu phần mô tả thư mục. Nội dung của bài tóm tắt được trình bày thứ tự như sau: -Tên vấn đề (tên đề tài), đối tượng nghiên cứu, đặc tính và mục tiêu của công trình. - Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu. - Kết luận và kiến nghị - Lĩnh vực ứng dụng Hình thức diễn đạt bài tóm tắt: - Bài tóm tắt phải được diễn đạt cô đọng và chính xác, nên dùng câu đơn giản, thuật ngữ đã được chuẩn hóa hoặc đang được chuẩn hoá nếu có thuật ngữ và ký hiệu mới cần có giải thích ngắn. - Được phép sử dụng những từ viết tắt hoặc dấu hiệu quy ước thay những từ, tổ từ, những công thức lặp lại nhiều lần trong bài tóm tắt. Đối với những từ viết quen thuộc không cần phải giải thích như KHKT, HĐTTKT… 4124567