SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN DUY KHÁNH
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC
MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 60.31.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG
BÌNH
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH
Phản biện 1: PGS.TS. ĐÀO HỮU HÕA
Phản biện 2: TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 02
năm 2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng
1
1.
Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn
tỉnh ĐăkLăk vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các tầng lớp nhân
dân; chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non vẫn chưa được quan tâm
đúng mức. Sự phân bố mạng lưới giáo dục mầm non chưa đồng đều
giữa các vùng miền, đặc biệt là các khu công nghiệp, các vùng có điều
kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa; cho đến nay mới có 181/184
số xã, phường, thị trấn có trường mầm non; 130/184 số xã, phường, thị
trấn công nhận đạt mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm
tuổi. Quy mô, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chất lượng đào tạo…
còn nhiều bất cập; các nhóm trẻ gia đình tự phát tràn lan với quy mô
nhỏ, lẻ tẻ, thiếu ổn định và không đủ các điều kiện tối thiểu. Điều này
cho thấy, việc chăm sóc cho trẻ em lứa tuổi mầm non chưa thật sự chu
đáo khiến chúng ta cần xem xét lại chiến lược phát triển giáo dục và
công tác chăm sóc đối với trẻ em. Đ Phát triển dịch vụ giáo dục
mầm non ngoài công lập trên địa
công lập trong thời gian đến.
2. Mục tiêu của đề tài
Khái quát lý luận về phát triển dịch vụ giáo dục mầm non;
dịch vụ giáo dục mầm non ngoài
công lập trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk hiện nay. Từ đó k
giải pháp nhằm nâ giáo dục mầm non
ngoài công lập trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk đến năm 2020.
2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ GDMNNCL.
- Các loại hình, chủng loại dịch vụ GDMN nói chung và dịch
vụ GDMNNCL nói riêng.
- Nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em độ tuổi từ 3
tuổi đến dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk.
- Công tác quản lí GDMNNCL trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk.
3.2. Phạm vi
Nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ GDMNNCL trên địa
bàn tỉnh ĐăkLăk. Dữ liệu thứ cấp phục vụ đánh giá thực trạng phát
triển GDMNNCL thu thập từ năm 2008 – 2013. Giải pháp được đề
xuất có ý nghĩa từ nay cho đến những năm tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng một số
phương pháp sau: Phương pháp phân tích thực chứng; Phương pháp
phân tích chuẩn tắc; Phương pháp tổng hợp; đồ thị thống kê…
5. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm có 3 chương:
dịch vụ giáo dục mầm
non;
phát triển dịch vụ
giải pháp phát triển dịch vụ
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Lê Hoàng Thu Thủy (2012), Luận văn thạc sĩ kinh tế (Đại học
Đà Nẵng), “Phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố
3
Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”. Lê Thị Nam Phương (2012), Luận văn
thạc sĩ kinh tế (Đại học Đà Nẵng), “Phát triển dịch vụ giáo dục mầm
non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Phạm Minh
Hạc (1999), “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thể kỷ XXI”.
GS.TSKH. Phạm Minh Hạc, “Đôi điều suy nghĩ về triết lý và đổi mới
tư duy giáo dục trong thời kỳ đổi mới”. Nhóm tác giả TS. Nguyễn
Anh Dũng, PGS.TS. Đào Thái Lai, ThS. Bùi Đức Thiệp và TS.
Nguyễn Thị Hồng Vân, “
”. Tác giả PGS.TS Bùi Quang Bình “Giáo trình Kinh tế phát
triển” năm 2012. Những nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục
Việt Nam và một số trường đại học đã đóng góp phần cơ bản trong
việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non và biên soạn các tài
liệu hướng dẫn thực hiện chương trình...
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC
MẦM NON
1.1. DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON
1.1.1. Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào
đó của con người được thể hiện qua các hoạt động tương tác giữa
người cung cấp dịch vụ và khách hàng.
1.1.2. Khái niệm dịch vụ giáo dục mầm non
Dịch vụ giáo dục mầm non là kết quả từ các hoạt động tương
tác giữa người cung cấp dịch vụ GDMN (nhà trẻ và mẫu giáo) và
khách hàng (trẻ em từ 3 tháng tuổi tới 72 tháng tuổi) để đáp ứng nhu
cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.
4
Tùy vào nguồn vốn đầu tư, dịch vụ GDMN sẽ có các hình thức
giáo dục mầm non công lập và giáo dục mầm non ngoài công lập
(dân lập và tư thục).
1.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON
1.2.1. Khái niệm phát triển dịch vụ giáo dục mầm non
Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non là sự tăng lên về loại hình,
chủng loại các dịch vụ GDMN, tăng lên số lượng, tỉ lệ học sinh của
các cơ sở GDMN đảm trách. Sự bao phủ của mạng lưới, đa dạng hóa
các dịch vụ hỗ trợ, nâng cao chất lượng dịch vụ. Hoàn thiện về cơ cấu,
chính sách, quy định pháp luật đáp ứng việc phát triển GDMN.
1.2.2. Đặc điểm phát triển dịch vụ giáo dục mầm non
a. Đặc điểm dịch vụ giáo dục mầm non
b. Đặc điểm phát triển dịch vụ giáo dục mầm non
1.2.3. Mục tiêu phát triển dịch vụ giáo dục mầm non
GDMN là quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ từ khi sinh ra đến
6 tuổi, những yêu cầu chủ yếu đối với việc phát triển nhân cách của
trẻ phải đặt được bằng sự giáo dục của gia đình và trường mầm non.
Mục tiêu của việc phát triển dịch vụ GDMN là giúp trẻ em phát triển
về thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu
tiên về nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
1.3. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO
DỤC MẦM NON
1.3.1. Gia tăng quy mô dịch vụ giáo dục mầm non
a. Gia tăng số lượng dịch vụ giáo dục mầm non
Gia tăng số lượng dịch vụ ở các cơ sở giáo dục mầm non là sự
cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích khác ngoài những dịch vụ căn
bản như chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục được quy định trong các
văn bản của Bộ GD-ĐT. Một số dịch vụ tăng thêm như: Chương
5
trình “Bạn là khách”; Dịch vụ trả trẻ muộn sau giờ quy định, trông
trẻ vào ban đêm, giữ trẻ theo ca; Dịch vụ xe đưa đón trẻ. Dịch vụ
camera trực tuyến; Dịch vụ tư vấn sức khỏe, chăm sóc con, nấu ăn…
* Tiêu chí gia tăng số lượng dịch vụ:
- Các loại hình dịch vụ được cung cấp;
- Số lượng dịch vụ được cung cấp.
b. Gia tăng đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non
Gia tăng đơn vị cung cấp dịch vụ GDMN là sự tăng lên về số
lượng cơ sở GDMN trong một thời gian nhất định. Gia tăng số lượng
cơ sở GDMN yêu cầu bảo đảm mục tiêu nuôi dưỡng – chăm sóc –
bảo vệ trẻ em.
* Tiêu chí gia tăng đơn vị cung cấp dịch vụ GDMN:
- Số trường mầm non, số nhà trẻ, số nhóm trẻ;
- Số trường mầm non công lập và ngoài công lập.
c. Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non
Gia tăng mạng lưới dịch vụ GDMN đòi hỏi phải mở rộng và
phân bố mạng lưới dịch vụ giáo dục. Là quá trình hình thành, phân
bổ các nhà trẻ, mẫu giáo và trường mầm non trên mỗi vùng lãnh thổ
hay địa phương để tạo thuận lợi cho việc đến trường của trẻ em.
* Tiêu chí gia tăng mạng lưới dịch vụ:
- Mức tăng số lượng trường học theo các cấp học;
- Số trường học và cấp học theo các địa phương.
1.3.2. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ giáo dục mầm non
Chất lượng dịch vụ GDMN được phản ánh thông qua kết quả
của quá trình giáo dục, quá trình giáo dục này được đánh giá đã đáp
ứng được yêu cầu phát triển của trẻ hay chưa. Tùy thuộc vào từng
loại hình dịch vụ mà có những yêu cầu khác nhau về chất lượng dịch
vụ được cung cấp:
6
- Đối với loại hình nhà trẻ: Dịch vụ giáo dục ở độ tuổi nhà trẻ
được phân vào các nhóm lớp tương ứng với chủng loại dịch vụ đặc
thù phù hợp với yêu cầu chăm sóc và giáo dục của tâm lý lứa tuổi
như: Nhóm từ 3 tháng đến 12 tháng; Nhóm 12 đến 24 tháng; Nhóm
24 đến 36 tháng.
- Đối với loại hình mẫu giáo: Tương tự như vậy ở nhóm trẻ
mẫu giáo có những chủng loại riêng phù hợp với từng lớp học,
nhưng đều phải đòi hỏi cả 3 chủng loại dịch vụ chính đó là chăm sóc,
nuôi dưỡng và giáo dục. Loại hình mẫu giáo gồm có các cấp: Mẫu
giáo bé (từ 3 đến 4 tuổi); Mẫu giáo nhỡ (Từ 4 đến 5 tuổi); Mẫu giáo
lớn (từ 5 đến dưới 6 tuổi).
* Tiêu chí về nâng cao chất lượng dịch vụ:
- Phát triển thể chất;
- Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội;
- Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp;
- Phát triển nhận thức;
1.3.3. Gia tăng nguồn lực của các cơ sở giáo dục mầm non
a. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý
Việc phát triển về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản
lý phải đảm bảo không chỉ tăng lên về mặt lượng mà còn phải
tăng cả về mặt chất. Đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ phải
được bảo đảm bằng việc tuyển dụng theo yêu cầu, tiêu chuẩn quy
định; phải có kiến thức, kỹ năng, nhận thức và động lực để họ có
thể đảm đương được công việc.
* Tiêu chí về gia tăng đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ
quản lý:
- Số lượng và mức tăng giáo viên, cán bộ quản lý;
- Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn từng cấp;
7
- Tỷ lệ học sinh bình quân trên giáo viên và mức giảm tỷ lệ
này;
- Tỷ lệ học sinh trên nhân viên phục vụ.
b. Về cơ sở vật chất
CSVC bao gồm: Đất đai, nhà cửa, trang thiết bị... CSVC cho
GDMNNCL phụ thuộc vào nguồn đầu tư từ các cá nhân, các tổ chức
trong và ngoài nước. Nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân đang tạo ra
những cơ sở giáo dục có chất lượng khá cao bổ sung nguồn cung
dịch vụ giáo dục cho xã hội, trong đó đáng kể nhất là dịch vụ
GDMN, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ.
* Tiêu chí gia tăng cơ sở vật chất:
- Diện tích sàn lớp học trung bình trên học sinh;
- Số phòng chuyên dùng cho dạy học, nhà vệ sinh, Y tế;
- Hệ thống bếp ăn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà ăn;
- Trang thiết bị theo tiêu chuẩn của các trường…
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG DỊCH VỤ GIÁO DỤC
MẦM NON
1.4.1. Nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
1.4.2. Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội
1.4.3. Nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách phát triển
1.4.4. Sự phát triển của hệ thống giáo dục mầm non
1.5. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP
1.5.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
1.5.2. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
1.5.3. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC
MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐĂKLĂK
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
b. Điều kiện địa hình
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
a. Dân số và nguồn nhân lực
b. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
2.1.3. Chính sách phát triển giáo dục mầm non của tỉnh
ĐăkLăk
2.1.4. Tình hình phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn
tỉnh ĐăkLăk
a. Tình hình hoạt động của hệ thống giáo dục mầm non
Trên địa bàn tỉnh số xã, phường, thị trấn có trường mầm non
181/184. Trong đó số xã, phường, thị trấn được công nhận đạt mục
tiêu PCGDMNTNT là 130, đạt tỷ lệ 70,7%.
Công tác vận động trẻ ra lớp, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp toàn tỉnh
có 85.308 trẻ ra các lớp mầm non. Số trẻ nhà trẻ ra lớp có 5.248 trẻ
tỷ lệ 7,6%; trẻ mẫu giáo ra lớp 80.060 trẻ tỷ lệ 79,2% ; Số trẻ học 2
buổi/ngày: 80.437, tỷ lệ 94,29%. Số trẻ 5 tuổi ra lớp: 34.612 trẻ, số
trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày 33.126 trẻ, tỷ lệ 95,71%.
b. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi
9
Số phòng học được xây mới là 114 phòng, trong đó xây dựng
kiên cố 61 phòng (Trong đó nhà trẻ 10 phòng và mẫu giáo 51 phòng)
và bán kiên cố 53 phòng (Nhà trẻ 9 và mẫu giáo 44).
Trong tổng số 263 trường trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk mới chỉ có
242 trường có nhà bếp phục vụ ăn uống cho học sinh bán trú tại trường,
63 trường có phòng y tế và 249 trường có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ
sinh. Hiện tại CSVC của một số trường chưa đáp ứng được nhu cầu
chăm sóc và nuôi dưỡng của học sinh. Điều này đã làm ảnh hưởng đến
chất lượng dịch vụ, điều kiện phát triển tâm sinh lý của trẻ.
c. Qui mô; mạng lưới trường, lớp
Trong thời gian qua, tỉnh ĐăkLăk tiếp tục đẩy mạnh công tác
mở rộng quy mô trường lớp mầm non, phát triển cả loại hình công
lập và ngoài công lập, thực hiện việc xây dựng mới trường mẫu giáo
mầm non đáp ứng được yêu cầu phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, thể hiện
năm học 2013-2014 toàn tỉnh có 263 trường, trong đó Công lập 235;
2 trường dân lập và 26 trường tư thục, tăng 4 trường so với cuối năm
học 2012-2013.
d. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên mầm non
Hiện nay toàn tỉnh có 595 cán bộ quản lý, 1.533 nhân viên,
4.250 giáo viên đang làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non
công lập và ngoài công lập. Hiện nay tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1.5
GV/lớp. Số cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường mầm non hiện
nay còn thiếu.
e. Công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ em năm tuổi
Kết quả PCGDMNTNT toàn tỉnh đã tổ chức công nhận đến
thời điểm hiện tại 130 xã (phường, thị trấn)/184 tổng số xã phường
hiện có, tỷ lệ 70,7%, tăng so với năm học trước 35 xã, hiện toàn tỉnh
10
đã công nhận được 1 huyện (Krông Ana) đạt phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ năm tuổi vào tháng 6 năm 2013.
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC
MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA B N
ĐĂKLĂK
2.2.1. Tình hình về quy mô dịch vụ GDMNNCL
a. Về số lượng dịch vụ được cung cấp bởi các cơ sở
GDMNNCL
Hiện nay các dịch vụ GDMN cung cấp chủ yếu là chăm sóc,
nuôi dưỡng và giáo dục. Các cơ sở chủ yếu đăng ký hoạt động và
kinh doanh nhằm thu lại lợi nhuận nên việc chú trọng nâng cao chất
lượng dịch vụ còn nhiều bất cập, việc mở rộng các dịch vụ tăng thêm
còn ít. Một trong những nguyên nhân khác làm cho các cơ sở cung
cấp dịch vụ ít mặn mà gia tăng các dịch vụ tăng thêm là do nhu cầu
chăm sóc của các bậc phụ huynh chưa cao do điều kiện kinh tế gia
đình còn nhiều khó khăn. Một số bậc phụ huynh có tâm lý cho con
theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập nhằm giảm bớt
gắn nặng về tài chính của gia đình.
Các dịch vụ tăng thêm của các trường mầm non tư thục trên
địa bàn tỉnh chủ yếu được cung cấp bởi một số trường hoạt động
trong phân khúc yêu cầu chất lượng cao. Tuy nhiên số lượng các
dịch vụ chưa được cung cấp nhiều. Một số trường như trường MN
Thế Giới Tuổi Thơ cung cấp xe đưa đón trẻ đi học, trường MN Quốc
Tế cung cấp dịch vụ Camera quan sát… Thông thường các trường
cung cấp thêm các dịch vụ gia tăng chủ yếu tập trung ở thành phố và
huyện có điều kiện kinh tế phát triển.
b. Về số lượng đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non
11
GDMNNCL ngày càng được phát triển nhanh về số lượng,
năm học 2009 – 2010 có 19 trường, tính đến thời điểm hiện tại năm
học 2013 – 2014 tăng lên 28 trường, trong đó:
- Dân lập: 2 trường với 420 cháu, trong đó có 35 trẻ nhà trẻ và
385 trẻ mẫu giáo;
- Tư thục: 26 trường với 14.765 cháu, trong đó có 2.050 trẻ
nhà trẻ và 12.715 trẻ mẫu giáo.
Biểu đồ 2.2. Số trường mầm non trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê năm 2013
Loại hình dịch vụ nhà trẻ và mẫu giáo ngoài công lập qua các
năm hầu như không được chú trọng đầu tư. Dịch vụ GDMNNCL chủ
yếu tập trung phát triển loại hình trường mầm non cung cấp dịch vụ
kết hợp cả hai loại hình mẫu giáo và nhà trẻ.
Bảng 2.6. Số trường MNNCL phân theo loại hình trên địa bàn tỉnh
ĐăkLăk
Chỉ tiêu 2012 - 2013 2013 - 2014
Nhà trẻ 0 0
Trường mẫu giáo 5 5
Trường mầm non 21 23
Tổng số 26 28
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê và Báo cáo đầu năm
của Sở GD-ĐT năm 2013
12
c. Về mạng lưới cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non ngoài
công lập
Hiện nay, mạng lưới phân bố GDMNNCL trên địa bàn tỉnh
chưa đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc trẻ ở các địa
phương. Dịch vụ GDMNNCL cũng chủ yếu tập trung ở khu vực
trung tâm thành phố. Tại các cụm, khu công nghiệp (7 khu công
nghiệp) và các huyện, thị xã do điều kiện khó khăn nên việc phát
triển mạng lưới trường, lớp còn thấp.
2.2.2. Về chất lƣợng dịch vụ, chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ
Dịch vụ GDMNNCL đang đáp ứng theo hai nhóm nhu cầu
khác nhau:
Thứ nhất là nhóm có phân khúc yêu cầu cao, đây chính là
nhóm do các trường lớn có đầu tư về cơ sở hạ tầng, đội ngũ, chất
lượng dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ phụ huynh như quan sát
trẻ học tập qua camera (trường mầm non Quốc Tế), đưa đón trẻ đi
học (trường mầm non Thế Giới Tuổi Thơ)… Các trường này thường
có mức thu học phí cao hơn nhiều so với các trường công.
Thứ hai là nhóm ở phân khúc yêu cầu thấp, đây thường là các
gia đinh chưa có điều kiện kinh tế hoặc do xa xôi. Nhóm này thường
được đảm trách bởi các trường mầm non nhỏ, các nhóm lớp độc lập
tư thục, nằm rải rác trong các khu dân cư, khu có điều kiện kinh tế xã
hội còn nhiều kho khăn hay các khu có nhiều công nhân ở trọ.
- Về loại hình giáo dục mầm non: Sự gia tăng về loại hình dịch
vụ giáo dục chủ yếu phát triển loại hình tư thục (26 trường). Biểu đồ
2.3 cho ta thấy dịch vụ GDMNNCL đang phát triển rất thấp so với
công lập, mới chỉ chiếm tỷ trọng 10,65% trong tổng số trường mầm
non của tỉnh. Tuy nhiên, bình quân mỗi trường MNNCL có số lượng
lớp lớn hơn so với công lập từ 5 đến 7 lớp. Năm học 2013-2014 cung
13
cấp dịch vụ cho 15.185 trẻ trong tổng số 85.308 trẻ đến trường,
chiếm 17,8%.
Biểu đồ 2.3. Quy mô lớp học mầm non trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê và Báo cáo của Sở GD-ĐT
năm 2014
- Về chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ: Các cơ sở
GDMNNCL đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ; các trường ngoài công lập thường
xuyên thực hiện theo dõi sự phát triển thể lực của trẻ bằng biểu đồ
phát triển, tổ chức cho trẻ được ăn tại trường, tại các điểm tư thục; đã
góp phần tăng tỷ lệ trẻ được ăn tại trường và học 2 buổi/ngày. Số
liệu được thể hiện ở bảng 2.8 và bảng 2.9 sau:
Bảng 2.8. Số trẻ được cung cấp dịch vụ học hai buổi và tổ
chức ăn trưa bởi các trường mầm non ngoài công lập tỉnh ĐăkLăk
Nội dung ĐVT Tƣ thục Dân lập
Trẻ em Người 14,765 420
Chia
ra
- Trẻ em nhà trẻ " 2,050 35
+ Học 2 buổi/ngày " 2,041 35
Trong đó: Bán trú (được tổ
chức ăn trưa) 2,018 35
14
- Trẻ em mẫu giáo " 12,715 385
+ Học 2 buổi/ngày " 12,469 385
Trong đó: Bán trú (được tổ
chức ăn trưa)
"
12,408 385
Nguồn: Báo cáo thống kê GDMN của Sở GD – ĐT năm 2014
Bảng 2.9: Số trẻ thuộc đối tượng chính sách được cung cấp dịch vụ
giáo dục bởi các trường mầm non ngoài công lập
Nội dung
Tƣ thục Dân lập
Tổng số Nữ Tổng số Nữ
Tổng số trẻ em mẫu giáo (ĐVT:
Trẻ)
12,715 6,126 385 174
Tổng số trẻ em mẫu giáo được
miễn học phí
229 115 7 4
Chia
ra
- Con của người có công,
con anh hùng, con của liệt
sỹ, thương binh
1 0 0 0
- Mồ côi cả cha, mẹ hoặc
bị tàn tật, khuyết tật
2 0 0 0
- Bị bỏ rơi, mất nguồn
nuôi dưỡng
0 0 0 0
- Có cha mẹ thuộc diện hộ
nghèo theo quy định của
Thủ tướng CP
178 83 7 4
- Khác 48 32 0 0
Tổng số trẻ em mẫu giáo được
giảm học phí
331 137 0 0
Chia
ra
- Có cha mẹ là công nhân
bị tai nạn và mắc bệnh
nghề nghiệp
0 0 0 0
- Có cha mẹ có thu nhập
bằng 150% thu nhập hộ
nghèo theo quy định
78 35 0 0
15
- Khác 253 102 0 0
Tổng số trẻ em mẫu giáo được hỗ
trợ chi phí học tập
262 100 7 4
Chia
ra
- Mồ côi cả cha, mẹ hoặc
bị tàn tật, khuyết tật
1 0 0 0
- Có cha mẹ thuộc diện hộ
nghèo theo quy định của
Thủ tướng CP
156 72 7 4
- Khác 105 28 0 0
Tổng số trẻ em 5 tuổi học mẫu
giáo được hỗ trợ ăn trưa
1,779 843 172 40
- Có cha mẹ thường trú tại
xã biên giới, vùng cao, hải
đảo, xã ĐBKK
1,656 780 84 40
Chia
ra
- Mồ côi cả cha, mẹ hoặc
bị tàn tật, khuyết tật
6 1 0 0
- Có cha mẹ thuộc diện hộ
nghèo theo quy định
36 20 0 0
- Khác 81 42 88 0
TS trẻ em 3-4 tuổi học mẫu giáo
được hỗ trợ ăn trưa
2,867 1,308 91 44
Chia
ra
- Có cha mẹ thường trú tại
xã biên giới, vùng cao, hải
đảo, xã ĐBKK
2,779 1,277 83 44
- Mồ côi cả cha, mẹ hoặc
bị tàn tật, khuyết tật
0 0 0 0
- Có cha mẹ thuộc diện hộ
nghèo theo quy định
80 28 8 0
- Khác 8 3 0 0
Nguồn: Báo cáo thống kê GDMN của Sở GD – ĐT năm 2014
16
Hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo an toàn thực
phẩm, chất lượng bữa ăn cho trẻ, đồng thời phối hợp tốt với y tế các
cấp triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh như bệnh tay -
chân - miệng; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm…
- Về tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ theo thể thấp còi và thể nhẹ
cân hàng năm dưới 10%. Hạn chế trẻ nghỉ học do ốm đau, bệnh tật
góp phần nâng cao tỷ lệ trẻ chuyên cần tại các cơ sở GDMNNCL.
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá sức khỏe giáo dục MNNCL
Các chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ (%)
Trẻ em
nhà trẻ
- Số trẻ được theo dõi BĐ phát triển
cân nặng
2.038
- Số trẻ em suy DD thể nhẹ cân 117 5,74
- Số trẻ bị suy DD thể thấp còi 141 6,92
Trẻ em
mẫu
giáo
- Số trẻ được theo dõi BĐ phát triển
cân nặng
12.546
- Số trẻ em suy DD thể nhẹ cân 700 5,58
- Số trẻ bị suy DD thể thấp còi 802 6,39
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Sở GD-ĐT tháng 11 năm 2013
Hiện nay, các trường đã thực hiện nghiêm túc chương trình của
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 28/28 trường đã thực hiện chương
trình giáo dục mầm non mới.
2.2.3. Tình hình về nguồn lực của các cơ sở giáo dục mầm
non ngoài công lập
a. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý
Tổng số cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên ngoài công lập
của tỉnh có 1.340 người. Trong đó:
+ Cán bộ quản lý: 180 người, đạt trình độ chuẩn trở lên 153
người, tỷ lệ 85%, trong đó trên chuẩn 32 người, chiếm tỷ lệ 20,9 %.
17
+ Giáo viên: 786 người. Đạt trình độ chuẩn trở lên 688 người,
tỷ lệ 87,5%, trong đó trên chuẩn: 177 người, tỷ lệ: 25,7%.
+ Nhân viên: 374 người, trong đó đạt chuẩn 44 người, tỷ lệ
11,7%.
Số lượng và cơ cấu giáo viên MNNCL so với tổng giáo viên
trên toàn tỉnh đang chiếm một tỷ lệ rất thấp. Điều này là tất yếu vì số
trường mầm non ngoài công lập chưa thực sự phát triển mạnh, chưa
được quan tâm đúng mức từ phía chính quyền địa phương trong quá
trình đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.
Bảng 2.12: Số lượng và cơ cấu giáo viên ngoài công lập tỉnh ĐăkLăk
Chỉ tiêu
2009 -
2010
2010 -
2011
2011 -
2012
2012 -
2013
2013 -
2014
Số giáo viên - Người 3.106 3.297 3.868 4.085 4.250
Công lập 2.540 2.758 3.206 3.407 3.526
Ngoài công lập 566 539 662 678 786
%GV NCL/Tổng GV 18,22 16,35 17,11 16,6 18,49
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê năm 2013
b. Về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tại các trường MNNCL
trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tương đối đảm
bảo theo quy định, có nhiều trường có CSVC khang trang như
trường mầm non tư thục Họa Mi, trường mầm non Quốc Tế, Hoa
Cúc (TP Buôn Ma Thuột), Mai Lan (Krông Ana), trường MN Hoa
Sen…
Bên cạnh những trường và những lớp được cấp phép hoạt động
có cơ sở vật chất tốt thì một số cơ sở vật chất các nhóm độc lập, tư
thục hầu hết chưa đảm bảo theo yêu cầu, trong tổng số phòng nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ thì loại phòng bán kiên cố chiếm
hơn một nữa 259 phòng (Tổng số: 478 phòng); Phòng dành cho khu
18
vực học tập còn thiếu nhiều, trong 28 trường MN mới chỉ có 12
phòng, trong đó có 3 phòng bán kiên cố, diện tích phòng chật hẹp,
không đủ ánh sáng; có 6 phòng y tế, bán kiên cố 2 và phòng tạm 1.
Các trang thiết bị và nguồn nước sạch thiếu thốn. Nhiều cơ sở xây
tạm bợ, vệ sinh chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định.
2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM
NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂKLĂK
ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Định hƣớng
3.1.2. Mục tiêu
3.1.3. Những thách thức cho sự phát triển dịch vụ giáo dục
3.1.4. Nhận định xu hƣớng phát triển dịch vụ GDMNNCL
trong thời gian tới
3.2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC
MẦM NON
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.3.1. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ giáo dục mầm non
ngoài công lập
19
- Xây dựng và triển khai chương trình giáo dục mầm non mới
theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục theo chủ điểm.
- Duy trì và phát triển hệ thống trường, lớp bán trú phù hợp
tình hình thực tế tại địa phương; đảm bảo cho việc thực hiện chăm
sóc, giáo dục 2 buổi/ngày và giảm tỷ lệ trẻ suy dưỡng trong trường,
lớp mầm non.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các trường
mầm non công lập và ngoài công lập.
- Nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và an toàn
thực phẩm:
+
trẻ; chế độ ăn, thực đơn... Sau đó cần có sự thống nhất giữa nhà
trường và các bậc phụ huynh hoặc ban đại diện phụ huynh về kế
hoạch của trường, về lựa chọn và ký kết hợp đồng với các nhà cung
cấp thực phẩm (rau, thịt, gạo, trứng, sữa...). Nguồn thực phẩm cung
cấp phải đủ về số lượng, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm, giá cả hợp lý theo thị trường địa phương.
+ Đưa nội dung vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, tăng cường giám sát
công tác vệ sinh nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng.
+ Tăng cường công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân
viên đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh
về kiến thức dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Các trường cần có khu vực trồng rau xanh cung cấp cho bếp
ăn góp phần cung cấp dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn cho trẻ.
3.3.2. Gia tăng về quy mô, mạng lƣới hệ thống GDMNNCL
20
Để dịch vụ GDMNNCL phát triển tốt theo định hướng giáo
dục của ngành, đảm bảo chất lượng, yêu cầu phát triển mạng lưới
giáo dục của tỉnh cần phải:
- Khuyến khích mở rộng thêm diện tích đối với những khu vực
trường có điều kiện về quỹ đất.
- Từng bước tách các nhóm, lớp mẫu giáo ghép để thành lập và
phát triển loại hình trường MNNCL tại các điểm phù hợp; tập trung
một số điểm lớp lẻ (1, 2 lớp/điểm lẻ) gần nhau thành một điểm
trường có ít nhất từ 2 - 3 lớp trở lên.
- Mở lớp lẻ, xoá thôn, buôn trắng về GDMN đối với vùng sâu,
vùng xa. Khuyến khích phát triển và thành lập mới các trường
MNNCL ở những nơi có điều kiện.
- Có cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư theo từng khu vực.
- Đôn đốc việc giám sát đến UBND các huyện, xã trực tiếp
quản lý các cơ sở giáo dục bậc mầm non tránh phân biệt đối xử giữa
cơ sở công lập và ngoài công lập.
3.3.3. Gia tăng nguồn lực các cơ sở giáo dục mầm non
ngoài công lập
a. Gia tăng về đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lí
- Quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ
quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển đủ về số lượng đạt chuẩn về trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ và chuẩn nghề nghiệp.
- Tuyển giáo viên mầm non nhằm đảm bảo biên chế 02 giáo
viên/lớp đối với các lớp mẫu giáo có tổ chức bán trú, tổ chức ăn trưa
tại trường.
- Có chính sách thu hút và đào tạo thường xuyên nguồn nhân
lực có chất lượng tham gia GDMN, đặc biệt ở nhóm trẻ gia đình, các
cơ sở tự phát.
21
- Xây dựng các chính sách tạo sự bình đẳng giữa giáo viên
công tác ở các loại cơ sở GDMN công lập và ngoài công lập.
- Tăng cường công tác đào tạo tại các trường được cấp phép.
Đổi mới hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo
giáo viên mầm non trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học phù hợp
với yêu cầu, thực tiễn đất nước và hội nhập quốc tế.
b. Gia tăng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
- Chính quyền cần tăng cường tài trợ phát triển CSVC cho các
cơ sở GDMNNCL như: Hỗ trợ về quỹ đất, nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ
trợ trang thiết bị giáo dục, hay hỗ trợ trực tiếp các khoản tài chính
cho đội ngũ giáo viên…
- Xây dựng các phòng học mới kiên cố để thay thế phòng tạm
thời, các phòng học đang xuống cấp.
- Tăng cường CSVC nhằm có đủ phòng học, phòng sinh hoạt,
phòng y tế; đủ các điều kiện về đồ dùng, đồ chơi, phương tiện thiết
bị dạy và học theo hướng chuẩn hóa; đáp ứng yêu cầu phát triển về
quy mô trường, lớp.
- Bảo đảm điều kiện thuận tiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận
và hòa nhập với cộng đồng.
3.3.4. Tăng cƣờng phối hợp giữa nhà trƣờng với xã hội và
gia đình trẻ
- Trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhà trường với gia
đình; kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ em; xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong trường học.
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần; nâng cao trình độ
nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên nhà trường.
22
- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể
trên địa bàn như Y tế, Hội Phụ nữ, Ban đại diện cha mẹ học sinh và
các tổ chức có liên quan trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe, phòng
chống tai nạn, thương tích, đảm bảo an toàn cho trẻ.
3.3.5. Đổi mới cơ chế chính sách, quản lí nhà nƣớc đối với
GDMNNCL
- Trước hết phải thay đổi nhận thức đối với chính sách xã hội
hóa GDMNNCL là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân
góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhân dân
trong điều kiện giáo dục công lập chưa đáp ứng được.
- Thực hiện triệt để công tác xã hội hóa, khuyến khích, huy
động và tạo điều kiện các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cá nhân
trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục mầm non.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở
đào tạo ngoài công lập phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm về
tổ chức bộ máy, về tài chính các hoạt động khác trong khuôn khổ
những quy định của Nhà nước.
- Đổi mới cơ chế, chính sách giáo dục cho phù hợp với địa
phương có nhiều đồng bào dân tộc trên một địa bàn. Tăng cường
công tác quản lý giáo dục và nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ
cán bộ các cấp. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của GDMNNCL
trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Các huyện, thành phố trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội cũng như trong quy hoạch phát triển giáo dục phải có kế hoạch
bố trí ưu tiên tạo điều kiện về quỹ đất để xây dựng các cơ sở GDMN
nói chung và GDMNNCL nói riêng trên địa bàn ở những vị trí thuận
lợi phù hợp với yêu cầu phát triển.
23
- Đổi mới tư duy quản lý giáo dục theo hướng xã hội hóa giáo
dục là một ngành không chỉ đóng vai trò công ích mà còn cung cấp
dịch vụ giáo dục đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Ngoài ra công tác thanh tra và kiểm định chất lượng giáo dục,
giám sát hoạt động của các cơ sở ngoài công lập cũng thường xuyên
được tiến hành để bảo đảm sự chấp hành nghiêm túc của các cơ sở
này, bảo đảm quyền lợi của người học.
- Có chính sách khuyến khích việc sản xuất đồ chơi, thiết bị
phục vụ chương trình đổi mới giáo dục mầm non.
KẾT LUẬN
Những năm qua, phát triển dịch vụ GDMNNCL đã có vai trò
quan trọng trong việc phát triển giáo dục mầm non của tỉnh ĐăkLăk.
Ngành giáo dục cần phải chú trọng nhiều hơn đến cơ hội lựa chọn
trong học tập cho mỗi người học. Các chương trình, các phương án
tổ chức dạy học phải đa dạng hơn, tạo cơ hội cho mỗi người học
những gì phù hợp với chuẩn mực chung nhưng gắn với nhu cầu,
nguyện vọng và điều kiện học tập của mình.
Chủ trương xã hội hóa giáo dục cùng y tế, văn hóa thể thao của
chính phủ với mục tiêu huy động nhiều nguồn lực từ xã hội trong
đầu tư vừa là nền tảng vừa là động lực cho sự phát triển. Quá trình
phát triển dịch vụ GDMNNCL chưa được UBND tỉnh ĐăkLăk chú
trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục hoặc thực
hiện chưa đồng bộ vào các vùng khó khăn. Quy mô mạng lưới MN
phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành phố và các trung
tâm huyện lỵ, vẫn còn tồn tại 4 xã chưa có trường mầm non.
Để có thể thực hiện được những mục tiêu phát triển GD-ĐT và
nguồn nhân lực theo lộ trình quy hoạch đến 2020, chính quyền các
cấp cần lưu ý một số kiến nghị sau:
24
- UBND tỉnh cần ưu tiên đẩy mạnh xã hội hóa GDMN, có
những chính sách ưu đãi nhất định để thu hút và kích thích các thành
phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ GDMNNCL phù hợp với đặc
điểm tình hình của từng địa phương.
- Quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ
quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển đủ về số lượng đạt chuẩn về trình
độ chuyên môn, nhằm đảm bảo định mức giáo viên/lớp và đảm bảo
biên chế 02 giáo viên/lớp đối với các lớp mẫu giáo có tổ chức bán
trú, tổ chức ăn trưa tại trường.
- Ưu đãi nguồn vốn, quỹ đất dành cho lĩnh vực giáo dục; các
chế độ chính sách đối với người lao động tại các cơ sở ngoài công
lập tạo động lực cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên yên tâm,
gắn bó với cơ sở lâu dài và thúc đẩy quá trình học tập, bồi dưỡng
chuyên môn nâng cao trình độ.
- Kiểm định, giám sát hoạt động của các cơ sở ngoài công lập
để bảo đảm sự chấp hành nghiêm túc của các cơ sở này, bảo đảm
quyền lợi của người học.
Những nội dung nghiên cứu đã trình bày trong đề tài có thể có
ý nghĩa về mặt lí luận phát triển. Ở góc độ nào đó, kết quả nghiên
cứu của đề tài đã làm rõ được những tồn tại, hạn chế hiện nay và đề
ra những giải pháp cơ bản nhất trong việc thúc đẩy phát triển dịch vụ
GDMNNCL trong thời gian đến. Giúp ĐăkLăk chú trọng hơn nữa về
chủ trương xã hội hoá GDMN góp phần đạt mục tiêu phát triển giáo
dục đến năm 2020, dần hướng tới một xã hội học tập; cung cấp
nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và điều quan trọng
là đưa ĐăkLăk trở thành “Trung tâm phát triển kinh tế” của khu vực
5 tỉnh Tây Nguyên.

More Related Content

What's hot

LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNGLUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGOnTimeVitThu
 
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfjackjohn45
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc KhmerLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
 
Đề tài: Quản lý hoạt động trung tâm văn hóa quận Hà Đông, HOT
Đề tài: Quản lý hoạt động trung tâm văn hóa quận Hà Đông, HOTĐề tài: Quản lý hoạt động trung tâm văn hóa quận Hà Đông, HOT
Đề tài: Quản lý hoạt động trung tâm văn hóa quận Hà Đông, HOT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà MauLuận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
 
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâmLuận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNGLUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giảng dạy tại trường ĐH Nông Lâm
Luận văn: Quản lý hoạt động giảng dạy tại trường ĐH Nông LâmLuận văn: Quản lý hoạt động giảng dạy tại trường ĐH Nông Lâm
Luận văn: Quản lý hoạt động giảng dạy tại trường ĐH Nông Lâm
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn:Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thônLuận văn:Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn:Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
 
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sởLuận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
 
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lậpLuận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổiLuận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
 
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
 
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc TrăngĐề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
 
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAYLuận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAY
 

Similar to Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập tỉnh Đak Lak

Phát Triển Dịch Vụ Giáo Dục Mầm Non Ngoài Công Lập Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát Triển Dịch Vụ Giáo Dục Mầm Non Ngoài Công Lập Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk.docPhát Triển Dịch Vụ Giáo Dục Mầm Non Ngoài Công Lập Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát Triển Dịch Vụ Giáo Dục Mầm Non Ngoài Công Lập Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...sividocz
 
Luận Văn Phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bì...
Luận Văn Phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bì...Luận Văn Phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bì...
Luận Văn Phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bì...sividocz
 
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTrần Đức Anh
 
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm nonđổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm nonnataliej4
 
thong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.doc
thong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.docthong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.doc
thong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.docDiepLThHong
 
29-NQ-TW-4-11-2013.doc
29-NQ-TW-4-11-2013.doc29-NQ-TW-4-11-2013.doc
29-NQ-TW-4-11-2013.docThyTinTrn11
 
CRS presentation on Inclusive Education experience in Vietnam
CRS presentation on Inclusive Education experience in VietnamCRS presentation on Inclusive Education experience in Vietnam
CRS presentation on Inclusive Education experience in Vietnamict4devwg
 
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu họcĐê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu họcDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập tỉnh Đak Lak (20)

Phát Triển Dịch Vụ Giáo Dục Mầm Non Ngoài Công Lập Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát Triển Dịch Vụ Giáo Dục Mầm Non Ngoài Công Lập Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk.docPhát Triển Dịch Vụ Giáo Dục Mầm Non Ngoài Công Lập Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát Triển Dịch Vụ Giáo Dục Mầm Non Ngoài Công Lập Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk.doc
 
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...
 
Luận Văn Phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bì...
Luận Văn Phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bì...Luận Văn Phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bì...
Luận Văn Phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bì...
 
Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Kon Tum.doc
Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Kon Tum.docPhát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Kon Tum.doc
Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Kon Tum.doc
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm nonKhóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
 
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
 
Luân văn: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật HOT
Luân văn: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật HOTLuân văn: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật HOT
Luân văn: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật HOT
 
Luận án: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa
Luận án: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xaLuận án: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa
Luận án: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa
 
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đLuận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
 
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm nonđổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non
 
giáo dục
giáo dụcgiáo dục
giáo dục
 
thong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.doc
thong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.docthong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.doc
thong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.doc
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAYLuận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
 
29-NQ-TW-4-11-2013.doc
29-NQ-TW-4-11-2013.doc29-NQ-TW-4-11-2013.doc
29-NQ-TW-4-11-2013.doc
 
CRS presentation on Inclusive Education experience in Vietnam
CRS presentation on Inclusive Education experience in VietnamCRS presentation on Inclusive Education experience in Vietnam
CRS presentation on Inclusive Education experience in Vietnam
 
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOTĐề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
 
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú GiáoLV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
 
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu họcĐê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
 
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập tỉnh Đak Lak

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN DUY KHÁNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH Đà Nẵng - Năm 2015
  • 2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH Phản biện 1: PGS.TS. ĐÀO HỮU HÕA Phản biện 2: TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 02 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng
  • 3. 1 1. Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các tầng lớp nhân dân; chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Sự phân bố mạng lưới giáo dục mầm non chưa đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt là các khu công nghiệp, các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa; cho đến nay mới có 181/184 số xã, phường, thị trấn có trường mầm non; 130/184 số xã, phường, thị trấn công nhận đạt mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi. Quy mô, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chất lượng đào tạo… còn nhiều bất cập; các nhóm trẻ gia đình tự phát tràn lan với quy mô nhỏ, lẻ tẻ, thiếu ổn định và không đủ các điều kiện tối thiểu. Điều này cho thấy, việc chăm sóc cho trẻ em lứa tuổi mầm non chưa thật sự chu đáo khiến chúng ta cần xem xét lại chiến lược phát triển giáo dục và công tác chăm sóc đối với trẻ em. Đ Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa công lập trong thời gian đến. 2. Mục tiêu của đề tài Khái quát lý luận về phát triển dịch vụ giáo dục mầm non; dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk hiện nay. Từ đó k giải pháp nhằm nâ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk đến năm 2020.
  • 4. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng - Các tổ chức cung cấp dịch vụ GDMNNCL. - Các loại hình, chủng loại dịch vụ GDMN nói chung và dịch vụ GDMNNCL nói riêng. - Nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em độ tuổi từ 3 tuổi đến dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk. - Công tác quản lí GDMNNCL trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk. 3.2. Phạm vi Nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ GDMNNCL trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk. Dữ liệu thứ cấp phục vụ đánh giá thực trạng phát triển GDMNNCL thu thập từ năm 2008 – 2013. Giải pháp được đề xuất có ý nghĩa từ nay cho đến những năm tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp phân tích thực chứng; Phương pháp phân tích chuẩn tắc; Phương pháp tổng hợp; đồ thị thống kê… 5. Kết cấu của đề tài Luận văn gồm có 3 chương: dịch vụ giáo dục mầm non; phát triển dịch vụ giải pháp phát triển dịch vụ 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Lê Hoàng Thu Thủy (2012), Luận văn thạc sĩ kinh tế (Đại học Đà Nẵng), “Phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố
  • 5. 3 Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”. Lê Thị Nam Phương (2012), Luận văn thạc sĩ kinh tế (Đại học Đà Nẵng), “Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Phạm Minh Hạc (1999), “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thể kỷ XXI”. GS.TSKH. Phạm Minh Hạc, “Đôi điều suy nghĩ về triết lý và đổi mới tư duy giáo dục trong thời kỳ đổi mới”. Nhóm tác giả TS. Nguyễn Anh Dũng, PGS.TS. Đào Thái Lai, ThS. Bùi Đức Thiệp và TS. Nguyễn Thị Hồng Vân, “ ”. Tác giả PGS.TS Bùi Quang Bình “Giáo trình Kinh tế phát triển” năm 2012. Những nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và một số trường đại học đã đóng góp phần cơ bản trong việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non và biên soạn các tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình... CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON 1.1. DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON 1.1.1. Khái niệm dịch vụ Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người được thể hiện qua các hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng. 1.1.2. Khái niệm dịch vụ giáo dục mầm non Dịch vụ giáo dục mầm non là kết quả từ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ GDMN (nhà trẻ và mẫu giáo) và khách hàng (trẻ em từ 3 tháng tuổi tới 72 tháng tuổi) để đáp ứng nhu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.
  • 6. 4 Tùy vào nguồn vốn đầu tư, dịch vụ GDMN sẽ có các hình thức giáo dục mầm non công lập và giáo dục mầm non ngoài công lập (dân lập và tư thục). 1.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON 1.2.1. Khái niệm phát triển dịch vụ giáo dục mầm non Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non là sự tăng lên về loại hình, chủng loại các dịch vụ GDMN, tăng lên số lượng, tỉ lệ học sinh của các cơ sở GDMN đảm trách. Sự bao phủ của mạng lưới, đa dạng hóa các dịch vụ hỗ trợ, nâng cao chất lượng dịch vụ. Hoàn thiện về cơ cấu, chính sách, quy định pháp luật đáp ứng việc phát triển GDMN. 1.2.2. Đặc điểm phát triển dịch vụ giáo dục mầm non a. Đặc điểm dịch vụ giáo dục mầm non b. Đặc điểm phát triển dịch vụ giáo dục mầm non 1.2.3. Mục tiêu phát triển dịch vụ giáo dục mầm non GDMN là quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ từ khi sinh ra đến 6 tuổi, những yêu cầu chủ yếu đối với việc phát triển nhân cách của trẻ phải đặt được bằng sự giáo dục của gia đình và trường mầm non. Mục tiêu của việc phát triển dịch vụ GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. 1.3. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON 1.3.1. Gia tăng quy mô dịch vụ giáo dục mầm non a. Gia tăng số lượng dịch vụ giáo dục mầm non Gia tăng số lượng dịch vụ ở các cơ sở giáo dục mầm non là sự cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích khác ngoài những dịch vụ căn bản như chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục được quy định trong các văn bản của Bộ GD-ĐT. Một số dịch vụ tăng thêm như: Chương
  • 7. 5 trình “Bạn là khách”; Dịch vụ trả trẻ muộn sau giờ quy định, trông trẻ vào ban đêm, giữ trẻ theo ca; Dịch vụ xe đưa đón trẻ. Dịch vụ camera trực tuyến; Dịch vụ tư vấn sức khỏe, chăm sóc con, nấu ăn… * Tiêu chí gia tăng số lượng dịch vụ: - Các loại hình dịch vụ được cung cấp; - Số lượng dịch vụ được cung cấp. b. Gia tăng đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non Gia tăng đơn vị cung cấp dịch vụ GDMN là sự tăng lên về số lượng cơ sở GDMN trong một thời gian nhất định. Gia tăng số lượng cơ sở GDMN yêu cầu bảo đảm mục tiêu nuôi dưỡng – chăm sóc – bảo vệ trẻ em. * Tiêu chí gia tăng đơn vị cung cấp dịch vụ GDMN: - Số trường mầm non, số nhà trẻ, số nhóm trẻ; - Số trường mầm non công lập và ngoài công lập. c. Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non Gia tăng mạng lưới dịch vụ GDMN đòi hỏi phải mở rộng và phân bố mạng lưới dịch vụ giáo dục. Là quá trình hình thành, phân bổ các nhà trẻ, mẫu giáo và trường mầm non trên mỗi vùng lãnh thổ hay địa phương để tạo thuận lợi cho việc đến trường của trẻ em. * Tiêu chí gia tăng mạng lưới dịch vụ: - Mức tăng số lượng trường học theo các cấp học; - Số trường học và cấp học theo các địa phương. 1.3.2. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ giáo dục mầm non Chất lượng dịch vụ GDMN được phản ánh thông qua kết quả của quá trình giáo dục, quá trình giáo dục này được đánh giá đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của trẻ hay chưa. Tùy thuộc vào từng loại hình dịch vụ mà có những yêu cầu khác nhau về chất lượng dịch vụ được cung cấp:
  • 8. 6 - Đối với loại hình nhà trẻ: Dịch vụ giáo dục ở độ tuổi nhà trẻ được phân vào các nhóm lớp tương ứng với chủng loại dịch vụ đặc thù phù hợp với yêu cầu chăm sóc và giáo dục của tâm lý lứa tuổi như: Nhóm từ 3 tháng đến 12 tháng; Nhóm 12 đến 24 tháng; Nhóm 24 đến 36 tháng. - Đối với loại hình mẫu giáo: Tương tự như vậy ở nhóm trẻ mẫu giáo có những chủng loại riêng phù hợp với từng lớp học, nhưng đều phải đòi hỏi cả 3 chủng loại dịch vụ chính đó là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Loại hình mẫu giáo gồm có các cấp: Mẫu giáo bé (từ 3 đến 4 tuổi); Mẫu giáo nhỡ (Từ 4 đến 5 tuổi); Mẫu giáo lớn (từ 5 đến dưới 6 tuổi). * Tiêu chí về nâng cao chất lượng dịch vụ: - Phát triển thể chất; - Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội; - Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp; - Phát triển nhận thức; 1.3.3. Gia tăng nguồn lực của các cơ sở giáo dục mầm non a. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý Việc phát triển về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý phải đảm bảo không chỉ tăng lên về mặt lượng mà còn phải tăng cả về mặt chất. Đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ phải được bảo đảm bằng việc tuyển dụng theo yêu cầu, tiêu chuẩn quy định; phải có kiến thức, kỹ năng, nhận thức và động lực để họ có thể đảm đương được công việc. * Tiêu chí về gia tăng đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý: - Số lượng và mức tăng giáo viên, cán bộ quản lý; - Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn từng cấp;
  • 9. 7 - Tỷ lệ học sinh bình quân trên giáo viên và mức giảm tỷ lệ này; - Tỷ lệ học sinh trên nhân viên phục vụ. b. Về cơ sở vật chất CSVC bao gồm: Đất đai, nhà cửa, trang thiết bị... CSVC cho GDMNNCL phụ thuộc vào nguồn đầu tư từ các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước. Nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân đang tạo ra những cơ sở giáo dục có chất lượng khá cao bổ sung nguồn cung dịch vụ giáo dục cho xã hội, trong đó đáng kể nhất là dịch vụ GDMN, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ. * Tiêu chí gia tăng cơ sở vật chất: - Diện tích sàn lớp học trung bình trên học sinh; - Số phòng chuyên dùng cho dạy học, nhà vệ sinh, Y tế; - Hệ thống bếp ăn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà ăn; - Trang thiết bị theo tiêu chuẩn của các trường… 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON 1.4.1. Nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên 1.4.2. Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội 1.4.3. Nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách phát triển 1.4.4. Sự phát triển của hệ thống giáo dục mầm non 1.5. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP 1.5.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh 1.5.2. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội 1.5.3. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
  • 10. 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂKLĂK 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý b. Điều kiện địa hình 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội a. Dân số và nguồn nhân lực b. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 2.1.3. Chính sách phát triển giáo dục mầm non của tỉnh ĐăkLăk 2.1.4. Tình hình phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk a. Tình hình hoạt động của hệ thống giáo dục mầm non Trên địa bàn tỉnh số xã, phường, thị trấn có trường mầm non 181/184. Trong đó số xã, phường, thị trấn được công nhận đạt mục tiêu PCGDMNTNT là 130, đạt tỷ lệ 70,7%. Công tác vận động trẻ ra lớp, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp toàn tỉnh có 85.308 trẻ ra các lớp mầm non. Số trẻ nhà trẻ ra lớp có 5.248 trẻ tỷ lệ 7,6%; trẻ mẫu giáo ra lớp 80.060 trẻ tỷ lệ 79,2% ; Số trẻ học 2 buổi/ngày: 80.437, tỷ lệ 94,29%. Số trẻ 5 tuổi ra lớp: 34.612 trẻ, số trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày 33.126 trẻ, tỷ lệ 95,71%. b. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi
  • 11. 9 Số phòng học được xây mới là 114 phòng, trong đó xây dựng kiên cố 61 phòng (Trong đó nhà trẻ 10 phòng và mẫu giáo 51 phòng) và bán kiên cố 53 phòng (Nhà trẻ 9 và mẫu giáo 44). Trong tổng số 263 trường trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk mới chỉ có 242 trường có nhà bếp phục vụ ăn uống cho học sinh bán trú tại trường, 63 trường có phòng y tế và 249 trường có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Hiện tại CSVC của một số trường chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và nuôi dưỡng của học sinh. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, điều kiện phát triển tâm sinh lý của trẻ. c. Qui mô; mạng lưới trường, lớp Trong thời gian qua, tỉnh ĐăkLăk tiếp tục đẩy mạnh công tác mở rộng quy mô trường lớp mầm non, phát triển cả loại hình công lập và ngoài công lập, thực hiện việc xây dựng mới trường mẫu giáo mầm non đáp ứng được yêu cầu phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, thể hiện năm học 2013-2014 toàn tỉnh có 263 trường, trong đó Công lập 235; 2 trường dân lập và 26 trường tư thục, tăng 4 trường so với cuối năm học 2012-2013. d. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên mầm non Hiện nay toàn tỉnh có 595 cán bộ quản lý, 1.533 nhân viên, 4.250 giáo viên đang làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập. Hiện nay tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1.5 GV/lớp. Số cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường mầm non hiện nay còn thiếu. e. Công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ em năm tuổi Kết quả PCGDMNTNT toàn tỉnh đã tổ chức công nhận đến thời điểm hiện tại 130 xã (phường, thị trấn)/184 tổng số xã phường hiện có, tỷ lệ 70,7%, tăng so với năm học trước 35 xã, hiện toàn tỉnh
  • 12. 10 đã công nhận được 1 huyện (Krông Ana) đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi vào tháng 6 năm 2013. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA B N ĐĂKLĂK 2.2.1. Tình hình về quy mô dịch vụ GDMNNCL a. Về số lượng dịch vụ được cung cấp bởi các cơ sở GDMNNCL Hiện nay các dịch vụ GDMN cung cấp chủ yếu là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Các cơ sở chủ yếu đăng ký hoạt động và kinh doanh nhằm thu lại lợi nhuận nên việc chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ còn nhiều bất cập, việc mở rộng các dịch vụ tăng thêm còn ít. Một trong những nguyên nhân khác làm cho các cơ sở cung cấp dịch vụ ít mặn mà gia tăng các dịch vụ tăng thêm là do nhu cầu chăm sóc của các bậc phụ huynh chưa cao do điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Một số bậc phụ huynh có tâm lý cho con theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập nhằm giảm bớt gắn nặng về tài chính của gia đình. Các dịch vụ tăng thêm của các trường mầm non tư thục trên địa bàn tỉnh chủ yếu được cung cấp bởi một số trường hoạt động trong phân khúc yêu cầu chất lượng cao. Tuy nhiên số lượng các dịch vụ chưa được cung cấp nhiều. Một số trường như trường MN Thế Giới Tuổi Thơ cung cấp xe đưa đón trẻ đi học, trường MN Quốc Tế cung cấp dịch vụ Camera quan sát… Thông thường các trường cung cấp thêm các dịch vụ gia tăng chủ yếu tập trung ở thành phố và huyện có điều kiện kinh tế phát triển. b. Về số lượng đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non
  • 13. 11 GDMNNCL ngày càng được phát triển nhanh về số lượng, năm học 2009 – 2010 có 19 trường, tính đến thời điểm hiện tại năm học 2013 – 2014 tăng lên 28 trường, trong đó: - Dân lập: 2 trường với 420 cháu, trong đó có 35 trẻ nhà trẻ và 385 trẻ mẫu giáo; - Tư thục: 26 trường với 14.765 cháu, trong đó có 2.050 trẻ nhà trẻ và 12.715 trẻ mẫu giáo. Biểu đồ 2.2. Số trường mầm non trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê năm 2013 Loại hình dịch vụ nhà trẻ và mẫu giáo ngoài công lập qua các năm hầu như không được chú trọng đầu tư. Dịch vụ GDMNNCL chủ yếu tập trung phát triển loại hình trường mầm non cung cấp dịch vụ kết hợp cả hai loại hình mẫu giáo và nhà trẻ. Bảng 2.6. Số trường MNNCL phân theo loại hình trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk Chỉ tiêu 2012 - 2013 2013 - 2014 Nhà trẻ 0 0 Trường mẫu giáo 5 5 Trường mầm non 21 23 Tổng số 26 28 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê và Báo cáo đầu năm của Sở GD-ĐT năm 2013
  • 14. 12 c. Về mạng lưới cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập Hiện nay, mạng lưới phân bố GDMNNCL trên địa bàn tỉnh chưa đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc trẻ ở các địa phương. Dịch vụ GDMNNCL cũng chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố. Tại các cụm, khu công nghiệp (7 khu công nghiệp) và các huyện, thị xã do điều kiện khó khăn nên việc phát triển mạng lưới trường, lớp còn thấp. 2.2.2. Về chất lƣợng dịch vụ, chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ Dịch vụ GDMNNCL đang đáp ứng theo hai nhóm nhu cầu khác nhau: Thứ nhất là nhóm có phân khúc yêu cầu cao, đây chính là nhóm do các trường lớn có đầu tư về cơ sở hạ tầng, đội ngũ, chất lượng dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ phụ huynh như quan sát trẻ học tập qua camera (trường mầm non Quốc Tế), đưa đón trẻ đi học (trường mầm non Thế Giới Tuổi Thơ)… Các trường này thường có mức thu học phí cao hơn nhiều so với các trường công. Thứ hai là nhóm ở phân khúc yêu cầu thấp, đây thường là các gia đinh chưa có điều kiện kinh tế hoặc do xa xôi. Nhóm này thường được đảm trách bởi các trường mầm non nhỏ, các nhóm lớp độc lập tư thục, nằm rải rác trong các khu dân cư, khu có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều kho khăn hay các khu có nhiều công nhân ở trọ. - Về loại hình giáo dục mầm non: Sự gia tăng về loại hình dịch vụ giáo dục chủ yếu phát triển loại hình tư thục (26 trường). Biểu đồ 2.3 cho ta thấy dịch vụ GDMNNCL đang phát triển rất thấp so với công lập, mới chỉ chiếm tỷ trọng 10,65% trong tổng số trường mầm non của tỉnh. Tuy nhiên, bình quân mỗi trường MNNCL có số lượng lớp lớn hơn so với công lập từ 5 đến 7 lớp. Năm học 2013-2014 cung
  • 15. 13 cấp dịch vụ cho 15.185 trẻ trong tổng số 85.308 trẻ đến trường, chiếm 17,8%. Biểu đồ 2.3. Quy mô lớp học mầm non trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê và Báo cáo của Sở GD-ĐT năm 2014 - Về chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ: Các cơ sở GDMNNCL đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ; các trường ngoài công lập thường xuyên thực hiện theo dõi sự phát triển thể lực của trẻ bằng biểu đồ phát triển, tổ chức cho trẻ được ăn tại trường, tại các điểm tư thục; đã góp phần tăng tỷ lệ trẻ được ăn tại trường và học 2 buổi/ngày. Số liệu được thể hiện ở bảng 2.8 và bảng 2.9 sau: Bảng 2.8. Số trẻ được cung cấp dịch vụ học hai buổi và tổ chức ăn trưa bởi các trường mầm non ngoài công lập tỉnh ĐăkLăk Nội dung ĐVT Tƣ thục Dân lập Trẻ em Người 14,765 420 Chia ra - Trẻ em nhà trẻ " 2,050 35 + Học 2 buổi/ngày " 2,041 35 Trong đó: Bán trú (được tổ chức ăn trưa) 2,018 35
  • 16. 14 - Trẻ em mẫu giáo " 12,715 385 + Học 2 buổi/ngày " 12,469 385 Trong đó: Bán trú (được tổ chức ăn trưa) " 12,408 385 Nguồn: Báo cáo thống kê GDMN của Sở GD – ĐT năm 2014 Bảng 2.9: Số trẻ thuộc đối tượng chính sách được cung cấp dịch vụ giáo dục bởi các trường mầm non ngoài công lập Nội dung Tƣ thục Dân lập Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số trẻ em mẫu giáo (ĐVT: Trẻ) 12,715 6,126 385 174 Tổng số trẻ em mẫu giáo được miễn học phí 229 115 7 4 Chia ra - Con của người có công, con anh hùng, con của liệt sỹ, thương binh 1 0 0 0 - Mồ côi cả cha, mẹ hoặc bị tàn tật, khuyết tật 2 0 0 0 - Bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng 0 0 0 0 - Có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng CP 178 83 7 4 - Khác 48 32 0 0 Tổng số trẻ em mẫu giáo được giảm học phí 331 137 0 0 Chia ra - Có cha mẹ là công nhân bị tai nạn và mắc bệnh nghề nghiệp 0 0 0 0 - Có cha mẹ có thu nhập bằng 150% thu nhập hộ nghèo theo quy định 78 35 0 0
  • 17. 15 - Khác 253 102 0 0 Tổng số trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ chi phí học tập 262 100 7 4 Chia ra - Mồ côi cả cha, mẹ hoặc bị tàn tật, khuyết tật 1 0 0 0 - Có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng CP 156 72 7 4 - Khác 105 28 0 0 Tổng số trẻ em 5 tuổi học mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa 1,779 843 172 40 - Có cha mẹ thường trú tại xã biên giới, vùng cao, hải đảo, xã ĐBKK 1,656 780 84 40 Chia ra - Mồ côi cả cha, mẹ hoặc bị tàn tật, khuyết tật 6 1 0 0 - Có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định 36 20 0 0 - Khác 81 42 88 0 TS trẻ em 3-4 tuổi học mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa 2,867 1,308 91 44 Chia ra - Có cha mẹ thường trú tại xã biên giới, vùng cao, hải đảo, xã ĐBKK 2,779 1,277 83 44 - Mồ côi cả cha, mẹ hoặc bị tàn tật, khuyết tật 0 0 0 0 - Có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định 80 28 8 0 - Khác 8 3 0 0 Nguồn: Báo cáo thống kê GDMN của Sở GD – ĐT năm 2014
  • 18. 16 Hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng bữa ăn cho trẻ, đồng thời phối hợp tốt với y tế các cấp triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh như bệnh tay - chân - miệng; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm… - Về tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ theo thể thấp còi và thể nhẹ cân hàng năm dưới 10%. Hạn chế trẻ nghỉ học do ốm đau, bệnh tật góp phần nâng cao tỷ lệ trẻ chuyên cần tại các cơ sở GDMNNCL. Bảng 2.10. Kết quả đánh giá sức khỏe giáo dục MNNCL Các chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ (%) Trẻ em nhà trẻ - Số trẻ được theo dõi BĐ phát triển cân nặng 2.038 - Số trẻ em suy DD thể nhẹ cân 117 5,74 - Số trẻ bị suy DD thể thấp còi 141 6,92 Trẻ em mẫu giáo - Số trẻ được theo dõi BĐ phát triển cân nặng 12.546 - Số trẻ em suy DD thể nhẹ cân 700 5,58 - Số trẻ bị suy DD thể thấp còi 802 6,39 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Sở GD-ĐT tháng 11 năm 2013 Hiện nay, các trường đã thực hiện nghiêm túc chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 28/28 trường đã thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. 2.2.3. Tình hình về nguồn lực của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập a. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý Tổng số cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên ngoài công lập của tỉnh có 1.340 người. Trong đó: + Cán bộ quản lý: 180 người, đạt trình độ chuẩn trở lên 153 người, tỷ lệ 85%, trong đó trên chuẩn 32 người, chiếm tỷ lệ 20,9 %.
  • 19. 17 + Giáo viên: 786 người. Đạt trình độ chuẩn trở lên 688 người, tỷ lệ 87,5%, trong đó trên chuẩn: 177 người, tỷ lệ: 25,7%. + Nhân viên: 374 người, trong đó đạt chuẩn 44 người, tỷ lệ 11,7%. Số lượng và cơ cấu giáo viên MNNCL so với tổng giáo viên trên toàn tỉnh đang chiếm một tỷ lệ rất thấp. Điều này là tất yếu vì số trường mầm non ngoài công lập chưa thực sự phát triển mạnh, chưa được quan tâm đúng mức từ phía chính quyền địa phương trong quá trình đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Bảng 2.12: Số lượng và cơ cấu giáo viên ngoài công lập tỉnh ĐăkLăk Chỉ tiêu 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 Số giáo viên - Người 3.106 3.297 3.868 4.085 4.250 Công lập 2.540 2.758 3.206 3.407 3.526 Ngoài công lập 566 539 662 678 786 %GV NCL/Tổng GV 18,22 16,35 17,11 16,6 18,49 Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê năm 2013 b. Về cơ sở vật chất Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tại các trường MNNCL trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tương đối đảm bảo theo quy định, có nhiều trường có CSVC khang trang như trường mầm non tư thục Họa Mi, trường mầm non Quốc Tế, Hoa Cúc (TP Buôn Ma Thuột), Mai Lan (Krông Ana), trường MN Hoa Sen… Bên cạnh những trường và những lớp được cấp phép hoạt động có cơ sở vật chất tốt thì một số cơ sở vật chất các nhóm độc lập, tư thục hầu hết chưa đảm bảo theo yêu cầu, trong tổng số phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ thì loại phòng bán kiên cố chiếm hơn một nữa 259 phòng (Tổng số: 478 phòng); Phòng dành cho khu
  • 20. 18 vực học tập còn thiếu nhiều, trong 28 trường MN mới chỉ có 12 phòng, trong đó có 3 phòng bán kiên cố, diện tích phòng chật hẹp, không đủ ánh sáng; có 6 phòng y tế, bán kiên cố 2 và phòng tạm 1. Các trang thiết bị và nguồn nước sạch thiếu thốn. Nhiều cơ sở xây tạm bợ, vệ sinh chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định. 2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế 2.3.3. Nguyên nhân tồn tại CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂKLĂK ĐẾN NĂM 2020 3.1.1. Định hƣớng 3.1.2. Mục tiêu 3.1.3. Những thách thức cho sự phát triển dịch vụ giáo dục 3.1.4. Nhận định xu hƣớng phát triển dịch vụ GDMNNCL trong thời gian tới 3.2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC MẦM NON 3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI 3.3.1. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập
  • 21. 19 - Xây dựng và triển khai chương trình giáo dục mầm non mới theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục theo chủ điểm. - Duy trì và phát triển hệ thống trường, lớp bán trú phù hợp tình hình thực tế tại địa phương; đảm bảo cho việc thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày và giảm tỷ lệ trẻ suy dưỡng trong trường, lớp mầm non. - Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các trường mầm non công lập và ngoài công lập. - Nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm: + trẻ; chế độ ăn, thực đơn... Sau đó cần có sự thống nhất giữa nhà trường và các bậc phụ huynh hoặc ban đại diện phụ huynh về kế hoạch của trường, về lựa chọn và ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp thực phẩm (rau, thịt, gạo, trứng, sữa...). Nguồn thực phẩm cung cấp phải đủ về số lượng, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý theo thị trường địa phương. + Đưa nội dung vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, tăng cường giám sát công tác vệ sinh nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng. + Tăng cường công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về kiến thức dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. + Các trường cần có khu vực trồng rau xanh cung cấp cho bếp ăn góp phần cung cấp dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn cho trẻ. 3.3.2. Gia tăng về quy mô, mạng lƣới hệ thống GDMNNCL
  • 22. 20 Để dịch vụ GDMNNCL phát triển tốt theo định hướng giáo dục của ngành, đảm bảo chất lượng, yêu cầu phát triển mạng lưới giáo dục của tỉnh cần phải: - Khuyến khích mở rộng thêm diện tích đối với những khu vực trường có điều kiện về quỹ đất. - Từng bước tách các nhóm, lớp mẫu giáo ghép để thành lập và phát triển loại hình trường MNNCL tại các điểm phù hợp; tập trung một số điểm lớp lẻ (1, 2 lớp/điểm lẻ) gần nhau thành một điểm trường có ít nhất từ 2 - 3 lớp trở lên. - Mở lớp lẻ, xoá thôn, buôn trắng về GDMN đối với vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích phát triển và thành lập mới các trường MNNCL ở những nơi có điều kiện. - Có cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư theo từng khu vực. - Đôn đốc việc giám sát đến UBND các huyện, xã trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục bậc mầm non tránh phân biệt đối xử giữa cơ sở công lập và ngoài công lập. 3.3.3. Gia tăng nguồn lực các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập a. Gia tăng về đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lí - Quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển đủ về số lượng đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chuẩn nghề nghiệp. - Tuyển giáo viên mầm non nhằm đảm bảo biên chế 02 giáo viên/lớp đối với các lớp mẫu giáo có tổ chức bán trú, tổ chức ăn trưa tại trường. - Có chính sách thu hút và đào tạo thường xuyên nguồn nhân lực có chất lượng tham gia GDMN, đặc biệt ở nhóm trẻ gia đình, các cơ sở tự phát.
  • 23. 21 - Xây dựng các chính sách tạo sự bình đẳng giữa giáo viên công tác ở các loại cơ sở GDMN công lập và ngoài công lập. - Tăng cường công tác đào tạo tại các trường được cấp phép. Đổi mới hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo giáo viên mầm non trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học phù hợp với yêu cầu, thực tiễn đất nước và hội nhập quốc tế. b. Gia tăng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học - Chính quyền cần tăng cường tài trợ phát triển CSVC cho các cơ sở GDMNNCL như: Hỗ trợ về quỹ đất, nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ trang thiết bị giáo dục, hay hỗ trợ trực tiếp các khoản tài chính cho đội ngũ giáo viên… - Xây dựng các phòng học mới kiên cố để thay thế phòng tạm thời, các phòng học đang xuống cấp. - Tăng cường CSVC nhằm có đủ phòng học, phòng sinh hoạt, phòng y tế; đủ các điều kiện về đồ dùng, đồ chơi, phương tiện thiết bị dạy và học theo hướng chuẩn hóa; đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô trường, lớp. - Bảo đảm điều kiện thuận tiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận và hòa nhập với cộng đồng. 3.3.4. Tăng cƣờng phối hợp giữa nhà trƣờng với xã hội và gia đình trẻ - Trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhà trường với gia đình; kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong trường học. - Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần; nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
  • 24. 22 - Thường xuyên phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn như Y tế, Hội Phụ nữ, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức có liên quan trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai nạn, thương tích, đảm bảo an toàn cho trẻ. 3.3.5. Đổi mới cơ chế chính sách, quản lí nhà nƣớc đối với GDMNNCL - Trước hết phải thay đổi nhận thức đối với chính sách xã hội hóa GDMNNCL là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhân dân trong điều kiện giáo dục công lập chưa đáp ứng được. - Thực hiện triệt để công tác xã hội hóa, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục mầm non. - Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, về tài chính các hoạt động khác trong khuôn khổ những quy định của Nhà nước. - Đổi mới cơ chế, chính sách giáo dục cho phù hợp với địa phương có nhiều đồng bào dân tộc trên một địa bàn. Tăng cường công tác quản lý giáo dục và nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ các cấp. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của GDMNNCL trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Các huyện, thành phố trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong quy hoạch phát triển giáo dục phải có kế hoạch bố trí ưu tiên tạo điều kiện về quỹ đất để xây dựng các cơ sở GDMN nói chung và GDMNNCL nói riêng trên địa bàn ở những vị trí thuận lợi phù hợp với yêu cầu phát triển.
  • 25. 23 - Đổi mới tư duy quản lý giáo dục theo hướng xã hội hóa giáo dục là một ngành không chỉ đóng vai trò công ích mà còn cung cấp dịch vụ giáo dục đáp ứng nhu cầu của xã hội. - Ngoài ra công tác thanh tra và kiểm định chất lượng giáo dục, giám sát hoạt động của các cơ sở ngoài công lập cũng thường xuyên được tiến hành để bảo đảm sự chấp hành nghiêm túc của các cơ sở này, bảo đảm quyền lợi của người học. - Có chính sách khuyến khích việc sản xuất đồ chơi, thiết bị phục vụ chương trình đổi mới giáo dục mầm non. KẾT LUẬN Những năm qua, phát triển dịch vụ GDMNNCL đã có vai trò quan trọng trong việc phát triển giáo dục mầm non của tỉnh ĐăkLăk. Ngành giáo dục cần phải chú trọng nhiều hơn đến cơ hội lựa chọn trong học tập cho mỗi người học. Các chương trình, các phương án tổ chức dạy học phải đa dạng hơn, tạo cơ hội cho mỗi người học những gì phù hợp với chuẩn mực chung nhưng gắn với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện học tập của mình. Chủ trương xã hội hóa giáo dục cùng y tế, văn hóa thể thao của chính phủ với mục tiêu huy động nhiều nguồn lực từ xã hội trong đầu tư vừa là nền tảng vừa là động lực cho sự phát triển. Quá trình phát triển dịch vụ GDMNNCL chưa được UBND tỉnh ĐăkLăk chú trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục hoặc thực hiện chưa đồng bộ vào các vùng khó khăn. Quy mô mạng lưới MN phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành phố và các trung tâm huyện lỵ, vẫn còn tồn tại 4 xã chưa có trường mầm non. Để có thể thực hiện được những mục tiêu phát triển GD-ĐT và nguồn nhân lực theo lộ trình quy hoạch đến 2020, chính quyền các cấp cần lưu ý một số kiến nghị sau:
  • 26. 24 - UBND tỉnh cần ưu tiên đẩy mạnh xã hội hóa GDMN, có những chính sách ưu đãi nhất định để thu hút và kích thích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ GDMNNCL phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương. - Quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển đủ về số lượng đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nhằm đảm bảo định mức giáo viên/lớp và đảm bảo biên chế 02 giáo viên/lớp đối với các lớp mẫu giáo có tổ chức bán trú, tổ chức ăn trưa tại trường. - Ưu đãi nguồn vốn, quỹ đất dành cho lĩnh vực giáo dục; các chế độ chính sách đối với người lao động tại các cơ sở ngoài công lập tạo động lực cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên yên tâm, gắn bó với cơ sở lâu dài và thúc đẩy quá trình học tập, bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ. - Kiểm định, giám sát hoạt động của các cơ sở ngoài công lập để bảo đảm sự chấp hành nghiêm túc của các cơ sở này, bảo đảm quyền lợi của người học. Những nội dung nghiên cứu đã trình bày trong đề tài có thể có ý nghĩa về mặt lí luận phát triển. Ở góc độ nào đó, kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm rõ được những tồn tại, hạn chế hiện nay và đề ra những giải pháp cơ bản nhất trong việc thúc đẩy phát triển dịch vụ GDMNNCL trong thời gian đến. Giúp ĐăkLăk chú trọng hơn nữa về chủ trương xã hội hoá GDMN góp phần đạt mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020, dần hướng tới một xã hội học tập; cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và điều quan trọng là đưa ĐăkLăk trở thành “Trung tâm phát triển kinh tế” của khu vực 5 tỉnh Tây Nguyên.