SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
1
BỘ Y TẾ
SỞ Y TẾ BÌNH DƯƠNG
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG
TẬP II
(1975 – 2005)
NĂM 2007
2
BAN CHỈ ĐẠO
( Theo Quyết định số 993/QĐ-TU ngày 01 / 02 /2005 của Tỉnh ủy Bình Dương)
Trưởng ban: Huỳnh Văn Nhị, Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở Y tế
Phó ban: Khổng Trọng Khuê - Phó Giám đốc Sở Y tế
Các Ủy viên:
- Đinh Văn Khai, Phó Giám đốc Sở Y tế - Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh.
- Đỗ Thị Thúy, Phó Giám đốc Sở Y tế
- Triệu Thị Liến, Chủ tịch Công đoàn ngành Sở Y tế.
- Nguyễn Thị Chín, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán Sở Y tế.
- Lục Duy Lạc, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Sở Y tế.
BAN BIÊN SOẠN
- Chủ biên - Khổng Trọng Khuê
- Các thành viên :
1. Đinh Văn Khai
2. Nguyễn Thành An
3. Đinh Quang Cận
- Chỉnh lý và biên tập: Hồ Thị Nam
- Thư ký công trình: Hà Thị Ngọc
CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG
Sở Y tế Bình Dương
3
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG
THỜI KỲ 1975 - 2005
LỜI GIỚI THIỆU
Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân
năm 1975 của quân và dân cả nước nói chung, Bình Dương nói riêng đã giành được
thắng lợi vẻ vang, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đưa đất nước ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ba mươi năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975 - 2005), một
quãng thời gian không dài nối liền quá khứ oanh liệt với hiện tại sôi động của công
cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh tình hình quốc tế
có những biến động phức tạp, cùng với những khó khăn trong nước đã đặt Đảng bộ
và nhân dân Bình Dương trước những thử thách gay gắt.
Dày dạn qua chiến tranh cách mạng trên một địa bàn có vị trí chiến lược quan
trọng cả về kinh tế, chính trị, quân sự, với những khó khăn gian khổ của "Miền Đông
giao lao" đã tôi luyện cho Đảng bộ Bình Dương bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn
sàng đương đầu và vượt qua thử thách. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong giai đoạn
cách mạng mới, nhân dân Bình Dương trong đó có lực lượng y tế đã vượt qua muôn
vàn khó khăn, thử thách, khắc phục hậu quả chiến tranh, nỗ lực phấn đấu và đã giành
được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới và con ngưới
mới xã hội chủ nghĩa.
Ghi lại thành quả của Ngành y tế tỉnh nhà trong việc triển khai các hoạt động
công tác y tế bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nguồn nhân lực con người có
chất lượng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là việc làm thiết
thực có ý nghĩa.
Thực hiện chỉ thị Số: 39-CT/TU ngày 22-10-2004 về việc nâng cao chất lượng
biên soạn lịch sử địa phương của Tỉnh uỷ Bình Dương. Ban lãng đạo Sở y tế Bình
Dương quyết định tổ chức biên soạn công trình "LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH
DƯƠNG (1975 - 2005)"
Cuốn sách "Lịch sử ngành y tế Bình Dương (1975 - 2005) nhằm tái hiện một
thời kỳ xây dựng và phát triển Ngành y tế không kém phần khó khăn, thử thách, tập
trung phản ánh một cách có hệ thống những sự kiện tiêu biểu, chân thật và sống
động, làm rõ tinh thần hết lòng vì người bệnh, năng động sáng tạo và tinh thần đoàn
kết, tự lực tự cường của cán bộ nhân viên y tế từ tỉnh xuống cơ sở. Qua đó khơi dậy
niềm tự hào của đội ngũ làm công tác y tế tỉnh nhà, góp phần giáo dục truyền thống
"Lương y như từ mẫu" cho đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế.
4
Quyển Lịch sử Ngành y tế Bình Duơng - tập II (1975 - 2005) được chia làm 2
phần với 6 chương như sau:
Chương mở đầu.
Phần thứ nhất: Ngành y tế Bình Dương 10 năm xây dựng và phát triển - Góp
phần cùng nhân dân trong tỉnh xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa (1975 - 1985) có 2 chương gồm: chương1 và 2.
Phần thứ hai: Y tế Bình Dương 20 năm đổi mới và hiện đại hoá (1986 - 2005)
có 3 chương gồm chương 3, 4 và 5.
Trong quá trình biên soạn, cuốn sách được sự đóng góp tận tình của nhiều
đồng chí lãnh đạo Sở, Ban Giám đốc Sở, của các thế hệ cán bộ công tác qua nhiều
thời kỳ. Mặc dù Ban Giám đốc Sở đã tập trung sức chỉ đạo, Ban biên tập đã có nhiều
cố gắng trong quá trình biên soạn, song chắc chắn cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót.
Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng chí để tiếp tục bổ
sung, sửa chữa trong lần xuất bản sau đạt chất lượng hơn.
Thay mặt lãnh đạo Sở Y tế, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các đồng
chí cán bộ lão thành, các đồng cán bộ lãnh đạo của Sở qua các thời kỳ đã góp nhiều
công sức để hoàn thành cuốn sách này. Nhân dịp kỷ niệm 32 năm ngày giải phóng
miền Nam (30-4-1975 - 30-4-2007) Ban Giám đốc Sở Y tế xin trân trọng giới thiệu
cuốn sách: Lịch sử ngành y tế Tỉnh Bình Dương (1975 - 2005) đến cán bộ, nhân
viên ngành y tế và cán bộ, đồng bào trong tỉnh.
GIÁM ĐỐC
5
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
Mùa thu năm 1945, nhân dân Bình Dương khởi nghĩa giành chính quyền
cùng với cả nước. Cuộc khởi nghĩa thành công tốt đẹp, chấm dứt ách thống trị của
thực dân xâm lược. Chính quyền nhân dân được thành lập từ tỉnh đến huyện xã, mở
ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên
trong lịch sử, nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ
vận mệnh của mình. Ngành y tế cách mạng Bình Dương cũng được thành lập với
nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân và lực lượng cách mạng.
Trong khi nhân dân ta đang nỗ lực xây dựng nước Việt Nam mới trong độc
lập, hoà bình, thì thực dân Pháp từng bước thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một
lần nữa. Được sự giúp đỡ của đế quốc Anh, 0 giờ ngày 23-9-1945, thực dân Pháp đã
nổ súng đánh chiếm đồng loạt các trụ sở, căn cứ của ta tại Sài Gòn, chính thức mở
đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ 2. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm
lược của nhân dân Bình Dương cũng bắt đầu từ mùa thu năm ấy. Trải qua 9 năm
kháng chiến trường kỳ gian khổ, quân và dân Bình Dương đã cùng với nhân dân cả
nước kháng chiến với quyết tâm sắt đá: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định
không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Dưới sự lãnh đạo tài tình của
Đảng, nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp mà
đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược của nhân dân ta kết thúc với việc ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20
tháng 7 năm 1954, chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta.
Thế nhưng, đế quốc Mỹ vốn có mưu đồ thôn tính nước ta từ lâu đã tìm cách
hất cẳng Pháp, độc chiếm miền Nam, biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới và căn
cứ quân sự của chúng. Cuộc chiến tranh này thật vô cùng ác liệt, đế quốc Mỹ đổ tiền
của, bom đạn, chất độc hoá học, và tất cả những phương tiện vũ khí chiến tranh hiện
đại cùng với 50 vạn quân viễn chinh Mỹ, 70 vạn quân ngụy và chư hầu.
Địa bàn Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, qua 2 cuộc kháng
chiến chống Pháp và Mỹ, lúc nào địch cũng tập trung trên địa bàn Bình Dương một
lực lượng quân sự lớn với những đơn vị thiện chiến, sử dụng nhiều biện pháp chiến
lược, thủ đoạn quân sự tàn bạo cùng những âm mưu thâm độc về chính trị và kinh
tế... Tất cả sự dồn sức về mọi mặt của kẻ thù chứng tỏ Bình Dương là một địa bàn
chiến lược quan trọng đối với sự sống còn của chúng. Đối đầu với cuộc chiến tranh
hủy diệt này, nhân dân Bình Dương đã vững vàng bán trụ quyết tâm chống giặc đến
cùng, dù phải hy sinh tính mạng và tài sản để giành lại quyền độc lập tự do cho dân
tộc.
Trải qua 21 năm dài chiến đấu chống Mỹ, nhân dân Bình Dương đã phải chịu
nhiều đau thương, mất mát, hy sinh, bom đạn Mỹ không ngừng tàn phá quê hương,
giết chóc, hủy hoại tài sản và cuộc sống con người. Nhưng cuối cùng chính nghĩa vẫn
thắng. Nhân dân ta đã đánh cho Mỹ cút với chiến dịch Xuân Hè 1972 và đánh cho
ngụy nhào với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn Miền Nam ngày
30/ 4/1975.
6
Ngành y tế cách mạng Bình Dương từ khi ra đời đã hoà mình vào dòng thác
đấu tranh của nhân dân, toàn tâm toàn ý phục vụ sức khoẻ nhân dân và lực lượng vũ
trang, góp phần không nhỏ trong cuộc chiến đấu suốt 30 năm chiến tranh chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vượt qua tất cả mọi thử thách gian lao nguy hiểm, những
cán bộ y tế kháng chiến đã cùng với quân và dân trong tỉnh dũng cảm ngoan cường
thực hiện nhiệm vụ quan trọng mà nhân dân và Đảng giao phó, bảo vệ và chăm sóc
sức khoẻ chiến sĩ, cán bộ và đồng bào. Ngành y tế Bình Dương có thể tự hào đã làm
tròn sứ mệnh lịch sử của mình, đóng góp một phần vào sự nghiệp cánh mạng giải
phóng dân tộc chung của cả nước.
Qua 30 năm kháng chiến chống xâm lược, ngành y tế Bình Dương đã có 152
liệt sĩ được Tổ quốc ghi công. Còn rất nhiều anh chị em là thương binh, bệnh binh đã
cống hiến một phần cơ thể của mình cho đất nước.
Lịch sử đã sang trang mới, bắt đầu từ sau 30/4/1975, nhân dân Bình Dương
cùng cả nước vui mừng hồ hởi đón chào một kỷ nguyên mới: nước nhà hoàn toàn độc
lập tự do, nhân dân tự làm chủ vận mệnh của mình. Nhân dân Bình Dương tiếp tục
phát huy tinh thần cách mạng trong chiến đấu xây dựng lại quê hương từ những đổ
nát, tang thương trong điều kiện hoà bình, thống nhất đất nước. Cán bộ nhân viên
ngành y tế tiếp tục phát huy truyền thống chiến đấu anh dũng đã cùng nhau bắt tay
vào việc xây dựng và phát triển ngành y tế.
Quá trình xây dựng và phát triển ngành y tế cùng song hành với quá trình xây dựng
và phát triển kinh tế xã hội của đất nước từ 1975 đến 2005. Điều đặc biệt ở đây là có
sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời gian trong chiến tranh và hoà bình ta có 30 năm
chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975) và 30 năm hoà bình
xây dựng đất nước (1975 - 2005 ).
Trong 30 năm hoà bình xây dựng đất nước: từ (1975- 1985) 10 năm xây
dựng chủ nghĩa xã hội với đường lối phát triển kinh tế theo mô hình kế hoạch tập
trung bao cấp, nền kinh tế quốc dân có phát triển nhưng chậm, đời sống nhân dân vẫn
còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Cùng với sự bao vây cấm vận kinh tế bên ngoài,
ngành kinh tế nội địa không đủ sức đáp ứng được nhu cầu của người dân về lương
thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu văn hoá khác.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 Đảng đã đề ra đường lối
đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp, thiết lập nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự
quản lý điều tiết của Nhà nước. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong thời
gian 20 năm (1986 – 2005), nền kinh tế Bình Dương phát triển với tốc độ cao, đã biến
Bình Dương từ một tỉnh nghèo thuần nông, trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển
cao, sản phẩm nội địa hàng năm đều tăng thuộc loại cao nhất trong nước, năm 2005
bình quân đầu người 1.000 USD/năm.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh nhà, Ngành y tế
thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trước hết là đổi mới tư duy trong toàn thể cán
bộ nhân viên trong ngành, nhận thức và quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới của
Đảng trong công tác y tế. Ngành đề ra mhững quan điểm, phương châm, giải pháp
7
thích hợp, sáng tạo trong từng thời gian cụ thể, từng bước phát triển bền vững tiến
đến một ngành y tế hiện đại. Hai mươi năm (1986 - 2005), ngành y tế đã thực hiện
tốt đường lối đổi mới của Đảng và của Bộ trong công tác xây dựng hệ thống y tế
XHCN, tích cực phát động các phong trào quần chúng phòng bệnh phòng dịch, trồng
và sử dụng thuốc nam tại chỗ. Khắc phục mọi khó khăn thiếu thốn, ngành từng bước
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đến cơ sở hạ tầng, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế, tạo
thuận lợi cho người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế để chăm sóc sức khoẻ, khám
chữa bệnh, cung ứng thuốc thông thường đến tận tay người dân, làm cho người dân
càng có lòng tin vào ngành y tế cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Quá trình xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội được thực hiện trong
những năm cuối thế kỷ XX và 5 năm đầu của thế kỷ XXI trong lúc cuộc cách mạng
khoa học công nghệ phát triển như vũ bão trên thế giới. Công nghệ sinh học, công
nghệ thông tin - tin học và các công nghệ khoa học khác đã làm đảo lộn cuộc sống
con người từ trình độ thấp tiến lên trình độ cao trong khoảng thời gian vô cùng ngắn.
Toàn ngành y tế cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình qua từng
giai đoạn lịch sử. Hội nhập với thời đại, cập nhật những phát triển mới của thế giới để
phát triển bền vững. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp của các bậc đàn anh đi trước, khắc
phục khó khăn thách thức để đưa ngành y tế tiến lên phía trước, phục vụ ngày càng
tốt hơn sức khoẻ nhân dân. Góp công sức vào công cuộc đổi mới, thực hiện mục tiêu
dân giàu nước mạnh của Đảng .
8
PHẦN THỨ NHẤT
NGÀNH Y TẾ 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN, CÙNG NHÂN DÂN
TRONG TỈNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (5 - 1975 - 10 -1985)
Chương một
KHÔI PHỤC VÀ XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI Y TẾ SAU GIẢI PHÓNG - GÓP PHẦN ỔN
ĐỊNH TÌNH HÌNH KINH TẾ -XÃ HỘI
(5/1975 – 12/ 1980)
Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên tháng 3 - 1975 thắng lợi, tạo đà cho quân
dân miền Nam tổng tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương. Dưới sự lãnh đạo của
Trung ương Đảng và sự hỗ trợ của bộ đội chủ lực, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bình
Dương đã anh dũng chiến đấu giải phóng huyện Dầu Tiếng vào ngày 13- 3 -1975.
Ngày 6/4/1975 Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn được thành lập. Tỉnh
uỷ chỉ thị cho các địa phương trong tỉnh phát động quần chúng kết hợp cùng với quân
chủ lực nổi dậy khởi nghĩa giải phóng quê hương, góp phần tạo thế và lực cho quân
và dân ta, nhất là các quân đoàn chủ lực tiến vào giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền
Nam, thống nhất nước nhà.
Ngày 14/4/1975 bộ Chính trị quyết định đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn
là chiến dịch Hồ Chí Minh. Với những nỗ lực phi thường "một ngày bằng hai mươi
năm" quân và dân ta đã quyết tâm thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc
thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Ngày 30 /4/1975,
chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng giải phóng Sài Gòn - Gia Định, giải phóng hoàn
toàn miền Nam, mở ra cho thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam - thời kỳ cả nước
thống nhất cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
I. TIẾP QUẢN VÀ XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI Y TẾ SAU GIẢI PHÓNG
I.1. Triển khai công tác y tế phục vụ chiến dịch giải phóng tỉnh nhà -Tiếp
quản và củng cố mạng lưới y tế sau giải phóng.
Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, ngày 2/4/1975, Thường vụ Trung
ương Cục chỉ thị cho các Tỉnh uỷ và lực lượng vũ trang..."Bằng tất cả khả năng sẵn
có của địa phương mà mạnh dạn, táo bạo phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa,
ấp giải phóng ấp, xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, Tỉnh giải phóng tỉnh
bằng lực lượng của bản thân phối hợp với chiến trường chung".1
Từ ngày 14 đến ngày 16 - 4 -1975, Tỉnh uỷ Bình Dương mở Hội nghị cán bộ
lãnh đạo chủ chốt của tỉnh phổ biến nhiệm vụ của quân và dân toàn tỉnh trong chiến
dịch tiến công và nổi dậy giải phóng tỉnh và nhiệm vụ phối hợp với các quân đoàn
chủ lực trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
Thực hiện chỉ thị của Tỉnh uỷ, ngành Y tế Bình Dương đã có những bước chuẩn
bị cho công tác phục vụ y tế trong chiến dịch giải phóng Tỉnh nhà.
1
Chỉ thị 340-TW của Thường vụ Trung ương Cục ngày 02 -4 -1975.
9
Tháng 4 -1975, Lãnh đạo Ban Dân y tỉnh Bình Dương gồm Bác sĩ Nguyễn
Thanh Phong - Trưởng Ban; Bác sĩ Lê Minh Hoàng - Phó ban; Phạm Ngọc Ẩn -
chính trị viên tổ chức thành lập một bệnh xá tại xã Tam Lập huyện Phú Giáo, bên bờ
Sông Bé. Văn phòng Ban và bệnh xá trên 45 cán bộ nhân viên.
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của chiến dịch, Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong
triệu tập khẩn cấp đơn vị bàn kế hoạch chuẩn bị phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngay sau đó, Đội phẫu tiền phương được thành lập do Bác sĩ Lê Minh Hoàng phụ
trách. Một tổ y tế tiền phương do Bác sĩ Trần Hoài Đức phụ trách, có Y sĩ Phạm Văn
Sen bệnh xá phó, đi cùng đoàn chính trị của tỉnh để tiếp quản theo ngành. Bác sĩ
Nguyễn Thanh Phong đi cùng Ban Chỉ huy chiến dịch do Bí thư tỉnh ủy chỉ đạo.
Sáng ngày 29/ 4 /1975, đội phẫu tiền phương có mặt tại Sở cao su Phú Chánh
triển khai đội hình chuẩn bị tiếp nhận thương binh. Chiều 29/4/1975, cả đội trực tiếp
xuống bám tại trường Tiểu học xã Phú Chánh.
Ngày 30/ 4/1975 là ngày định mệnh của chế độ Mỹ ngụy, là ngày toàn thắng
của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn Miền Nam. Lịch sử đang
sang trang mới .
Trưa ngày 30/4/1975 Bác sĩ Trần Hoài Đức và Y sĩ Phạm Văn Sen trong tổ y tế
Tiền phương theo chân các lực lượng vũ trang tiến vào Thị xã. Hai anh đến ngay
Bệnh viện tỉnh (số 211 đường Yersin Thị xã Thủ Dầu Một), tấm biển ngoài cổng vào
đề tên “Bệnh viện Phú Cường“. Tại đây, Bác sĩ Trần Văn Phú - Trưởng Ty Y tế kiêm
Bệnh viện trưởng và Bác sĩ Nguyễn Hữu Hội - Phó Ty y tế cùng toàn bộ nhân viên
của Bệnh viện ra đón tiếp. Một vài giờ sau, Bác sĩ Lê Minh Hoàng đến, các anh tập
hợp toàn thể cán bộ, nhân viên của Ty y tế và bệnh viện, nói rõ chủ trương chính sách
của chính phủ Cách mạng Miền Nam là hoà hợp hoà giải dân tộc, kêu gọi mọi người
yên tâm trở lại làm việc bình thường không bỏ nhiệm Sở. Các anh được bác sĩ Phú và
Hội dẫn đi xem toàn bộ Bệnh viện, các khoa phòng, trang thiết bị. Toàn bộ cơ sở vật
chất, dụng cụ, máy móc đều nguyên vẹn. Toàn bộ nhân viên khoảng 200 người trong
đó bác sĩ và dược sĩ khoảng 10 người.
Ông Võ Văn Bình y tá trưởng của Bệnh viện sau đó thổ lộ tâm tình: “ Ban đầu
tôi rất lo sợ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng tôi yên tâm ngay khi nghe lời giải
thích của các anh về chính sách hoà hợp dân tộc của Cách mạng và chính sách sử
dụng nhân viên chế độ cũ, tôi và vợ tôi yên tâm trở lại làm việc ngay”2
.
Bệnh viện Phú Cường có lịch sử lâu đời, được người Pháp xây dựng vào năm
1898, cách nay gần 80 năm. Nhiều hạng mục khoa phòng đã xuống cấp, trang thiết bị
cũ kỹ và không nhiều, năng lực thu dụng khoảng 300 giường bệnh. Bệnh viện có 6
khoa và một khu ngoại chẩn khám bệnh thường ngày; ngoaị khoa có phòng cấp cứu
và phòng giải phẩu; khoa sản còn có bên cạnh là trường cô đỡ hương thôn đào tạo
mỗi khoá 20 người; khoa Nhi, khoa Lây và khoa Lao. Các khoa khác là khoa Dược,
khoa xét nghiệm, khoa X quang, nhà giặt giũ, nhà bếp, nhà xe.
2
Vợ ông là Đỗ Thị Liễu cán sự điều dưỡng khoa Nhi. Hai anh chị sau này tích cực công tác trong bệnh viện cho đến
tháng 6/1980 ông Bình xin nghỉ hưu.
10
Ty Y tế ngoài Bệnh viện còn có Phòng y tế công cộng đồng chỉ đạo công tác
các Chi y tế huyện. Trưởng phòng y tế công cộng là cán sự y tế Nguyễn Nghiệp
Triệu. Trong phòng y tế cộng đồng có Ban diệt trừ sốt rét, Trưởng ban y tế chống sốt
rét là cán sự y tế Sương.3
Số Bác sĩ hiện có: Khoa Nội có Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Châu; Khoa sản -Bác
sĩ Huỳnh thị Thương; Khoa Ngoại - Bác sĩ Lê Mộng Hùng, Bác sĩ Lê Hữu Toàn và
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh; Khoa Dược: có dược sĩ Đỗ Hoà Bình; Khoa xét nghiệm có
Dược sĩ Trần Văn Đáng và Dược sĩ Trần Đắc Dung; Phòng Dược: có Dược sĩ Hà
Thanh Thu; Khoa lao: có Bác sĩ Lê Duy Minh.
Hệ thống huyện gồm có Chi y tế các huyện Châu Thành, Lái Thiêu, Bến Cát,
Dầu Tiếng, Phú Giáo, Phú Hoà (Củ Chi). Trưởng chi là 1 cán sự y tế với 2- 3 nhân
viên.
Cũng trong ngày 30/4/1975, lúc 16 giờ chiều, 3 xe ô tô Scow vào Trường Tiểu
học Phú Chánh rước toàn bộ Ban và Bệnh xá về Bệnh viện tỉnh. Số cán bộ kháng
chiến cùng hoà nhập vào số cán bộ nhân viên mới tiếp quản, tiếp tục đưa hoạt động
Bệnh viện trở lại bình thường, sẵn sàng phục vụ thương bệnh binh và nhân dân.
Sau khi các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Giáo,Tân Uyên được giải phóng
vào ngày 29/4/1975. Các huyện phía Nam Dĩ An, Lái Thiêu, Châu Thành, Thị xã
được giải phóng vào ngày 30/4/1975. Các đồng chí dân y ở các huyện tiếp quản ngay
các cơ sở y tế. Huyện Lái Thiêu do Y sĩ Trần Mạnh Tường, Dĩ An do Y sĩ Út Hoà, ở
Tân Uyên do Y sĩ Bảy Bình (Trần Trung Cận) tiếp quản và tổ chức lại cơ sở đi vào
hoạt động bình thường. Nhìn chung, những cơ sở hầu hết cũ kỹ, chật hẹp, trang thiết
bị đơn sơ .
Theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ và Ủy Ban Quân quản về việc tổ chức học tập cải tạo
cán bộ nhân viên y tế chế độ cũ, các cán bộ Trưởng phó Ty, Trưởng phó phòng,
Trưởng phó khoa được gọi đến Ủy Ban quân quản trình diện và đăng ký học tập cải
tạo, địa điểm tại Trường Nữ Trung học Trịnh Hoài Đức, thời gian khoảng 60 ngày.
Còn lại tất cả nhân viên khác đều được học tập taị Bệnh viện thời gian khoảng 13
ngày. Sau đợt học cải tạo, Bệnh viện thường xuyên tổ chức những buổi học chính trị
để nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên, đồng thời tổ chức những buổi biểu diễn
văn nghệ tự biên tự diễn để khuyến khích mọi người hăng hái lao động và công tác
trong thời kỳ hoà bình xây dựng đất nuớc.
Nhằm ổn định, củng cố xây dựng bộ máy của ngành phù hợp với tình hình
mới, công tác tổ chức cũng được sắp xếp lại:
Trưởng ty: Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong - phụ trách chung.
Phó Ty: Bác sĩ Lê Minh Hoàng - phụ trách mạng lưới y tế huyện và xã.
Bệnh viện trưởng: Bác sĩ Trần Hoài Đức Phụ trách hệ điều trị.
3
Năm 1972, Bộ Y tế Sài Gòn thành lập Trại Nhi Đồng kiểu mẫu cho 3 tỉnh Long An, Tây Ninh,
Biên Hoà, Bình Dương, cơ sở được xây dựng trong khuôn viên Bệnh viện tỉnh một trệt một lầu, sức
khoẻ khoảng 60 giường, chế độ cho ăn và uống thuốc theo giờ .
11
Công tác tổ chức và công tác chính trị tại bệnh viện do Y sĩ Phạm Văn Sen -
Bí thư chi bộ phụ trách. Các công việc của Bệnh viện do Bác sĩ Trần Hoài Đức phụ
trách sắp xếp, bố trí, chỉ đạo công tác hàng ngày, đảm bảo khám và điều trị bệnh kịp
thời.
Bố trí lại cán bộ trưởng phó khoa Bệnh viện:
Ngoại khoa: Bác sĩ Trần Hoài Đức - Trưởng khoa
Khoa sản: Bác sĩ Nguyễn Thị Đức -Trưởng khoa
Khoa nhi: Bác sĩ Khổng Trọng Khuê - Trưởng khoa.4
Ban Quân y Tỉnh đội Bình Dương do Bác sĩ Mười Liêm, Bác sĩ Nguyễn Văn
Tăng và Bác sĩ Trần Đăng phụ trách.
Sau ngày giải phóng 30/4/1975, ta tiếp quản Bệnh viện dã chiến 4 tại Gò Đậu.
Bệnh viện trưởng Bệnh viện này là Trung Tá Bác sĩ Hảo đến giao chìa khoá Bệnh
viện lại cho Ban Quân y. Sau khi Bệnh viện được tiếp quản xong, Bác sĩ Hảo cùng
một số Bác sĩ Thiếu tá Bác sĩ Phạm Văn Di, đại úy Dược sĩ Bích, Trung uý Dược sĩ
Phạm Quang Trường được nhận làm việc taị Bệnh viện đa khoa tỉnh, và Bệnh viện tổ
chức cho đi học cải tạo một thời gian ngắn rồi trở về làm việc.
Sau khi học tập hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với
cán bộ công nhân viên chức làm việc dưới chế độ cũ, các anh chị em đều vui mừng
trước chính sách khoan hồng độ lượng của Cách mạng, tất cả đều làm đơn xin được
làm việc lâu dài tại Bệnh viện .
Ngày 15-5-1975 tại Hà Nội, trước cuộc míttinh mừng thắng lợi vĩ đại của Cách
mạng nước ta. Đồng chí Lê Duẫn Tổng Bí thư đọc diễn văn, có đoạn nói về chính
sách của Đảng đối với cán bộ công chức chế độ cũ như sau :
“Với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc, nhân dân đã tỏ rõ lượng khoan
hồng đối với tất cả những ai đã lầm đường lạc lối, bất kể quá khứ của họ như thế
nào, nay trở về với dân tộc. Miễn là họ thành tâm hối cải thành tâm mang hết tài
năng ra phục vụ Tổ quốc thì vị trí của họ trong lòng dân tộc sẽ được bảo đảm, mọi sự
ô nhục mà kẻ tội phạm gây ra là đế quốc Mỹ sẽ được rửa sạch”.5
Với chủ trương chính sách của Đảng đã rõ ràng, tất cả anh chị em đều rất yên
tâm, ra sức khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phục vụ tốt
hơn nữa cho nhân dân, cho đất nước, trút bỏ quá khứ hướng tới tương lai .
Ngày 19-5-1975, một vụ nổ kho đạn trong doanh trại Tỉnh đội Bình Dương do
anh em thu gom sơ ý làm nổ kíp đã làm bị thương một số đông anh em bộ đội. Bệnh
viện K.23 Tỉnh đội quá tải phải nhờ Bệnh viện đa khoa tỉnh nhận thương binh và điều
trị. Anh chị em nhân viên hết lòng chăm sóc không quản ngày đêm khi các thương
binh được gởi đến, một số quá nặng phải chuyển về tuyến trên Bệnh viện Chợ Rẫy.
4
Bác sĩ Khổng Trọng Khuê từ Đồng Nai được hai anh Nguyễn Thanh Phong và Lê Minh Hoàng sang đề nghị
về bổ sung cho Bệnh viện.
5
Lịch sử Đảng Cộng sản VN, tập III. Trích văn kiện Đảng trang 566. Nxb sách giáo khoa Mác Lê-Nin- Hà
Nội 1979.
12
Lúc này một số cán bộ nhân viên trong kháng chiến ra, quê quán ở các huyện
trong tỉnh đều xin về quê nhà công tác. Do đó, số cán bộ kháng chiến còn lại ở tỉnh
rất mỏng, nhưng nhờ các anh chị em chế độ cũ còn ở lại làm việc đầy đủ, nên mọi
công việc đều tiến hành thuận lợi.
Cuối năm 1975, Trung ương Cục Miền Nam quyết định chia Miền Đông thành
3 tỉnh: Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai. Tỉnh Sông Bé do tỉnh Bình Dương và Bình
Phước sát nhập lại. Để chuẩn bị cho việc thành lập tỉnh mới, từ tháng 10 - 11/1975,
nhiều đoàn cán bộ được đưa về Thị xã Thủ Dầu Một để bổ sung cho các ngành, trong
đó có ngành y tế .
Đoàn cán bộ y tế từ Bình Phước về sớm nhất tại Bình Dương là đoàn của Dược
do sĩ Nguyễn Trung Trực và Dược sĩ Lý Thị Tiến phụ trách, đoàn có 12 đảng viên:
Trần Trung Trực, Lý Thị Tiến, Bùi Văn An, Trần Thanh, Nguyễn Đức Thanh, Lê Thị
Thủy, Lê Thị Nam, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thành Lâm, Lưu Hoài Thu, Phạm Thị
Thức, sau có thêm Y sĩ Huỳnh Văn Chưởng cán bộ tập kết mới từ Miền Bắc về và
Dược sĩ Nguyễn Khắc Kế. Để nhanh chóng ổn định tổ chức, Ty đã chỉ đạo thành lập
chi bộ Dược và chỉ định Dược sĩ Lý Thị Tiến làm bí thư. Với số cán bộ này, tiến hành
thành lập Công ty Dược và bộ phận sản xuất .
Về Đảng, Ngành y tế chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ Tỉnh ủy và chỉ đạo Ngành từ
Ban dân y Miền Đông, đối với Nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy Ban quân
quản tỉnh. Trưởng ban là Bác sĩ Lê Đức Đông và Phó ban là Bác sĩ Võ Phụng Biên.
Về tổ chức và xây dựng cơ sở y tế:
Ở tuyến tỉnh, đến cuối năm 1975, Bệnh viện đa khoa tỉnh 300 giường với tổng
số nhân viên trên 250 người kể cả phòng khám đa khoa của Bệnh viện. Văn phòng ty
chưa thành lập các phòng Nghiệp vụ vì chưa đủ cán bộ. Mới hình thành Công ty
Dược với bộ khung, còn đang xây dựng cơ sở. Ngoài ra, Tỉnh ủy còn giao cho Ty
quản lý trại Dưỡng lão ở phường Hiệp Thành và Bệnh viện Phong ở Bến Sắn – Tân
Uyên.
Tuyến huyện cơ sở y tế đang trong giai đoạn củng cố và xây dựng. Nhiều xã
có cán bộ y tế phục vụ, chưa thành lập được trạm.
I.2. Tình hình y tế, sức khoẻ, đời sống nhân dân sau ngày giải phóng:
Chiến tranh kết thúc nhưng nó cũng để lại nhiều hậu quả nặng nề trên mọi lĩnh
vực kinh tế - xã hội; nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân ta lúc này là xây dựng lại
quê hương đất nước, xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu, mọi nguời có cuộc sống ấm no hạnh
phúc.
Bước vào thời kỳ mới, Đảng bộ, quân và dân Bình Dương có những thuận lợi
cơ bản nhưng cũng không ít khó khăn. Thuận lợi lớn và cơ bản nhất là quê hương
hoàn toàn giải phóng, thắng lợi có ý nghĩa trọng đại đối với Bình Dương qua mấy
chục năm đấy tranh gian khổ. Từ đây, quân và dân trong tỉnh được sống trong tự do
hoà bình, phấn khởi bước vào xây dựng quê hương và cuộc sống mới. Đảng bộ, nhân
dân tỉnh Bình Dương vốn có truyền thống đấu tranh anh dũng, được rèn luyện thử
thách trong quá trình đấu tranh cách mạng. Sau ngày giải phóng, đội ngũ cán bộ được
13
tăng cường bổ sung từ nhiều nguồn, có sự hỗ trợ lẫn nhau, sớm đưa các mặt công tác
từng bước ổn định. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, Đảng bộ
và nhân dân toàn tỉnh càng quyết tâm đoàn kết xây dựng lại quê hương, đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Đảng bộ và nhân dân Bình
Dương cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, trước mắt là phải khắc phục hậu
quả chiến tranh, ổn định trật tư xã hội, ổn định cuộc sống nhân dân.
Sau ngày giải phóng 30-4-1975, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh rất khó
khăn. Trong chiến tranh hầu hết đồng bào các vùng nông thôn đều bị tập trung vào ấp
chiến lược. Ruộng đất bị hoang hoá đầy hố bom, pháo, đạn, mìn, không phát triển
được sản xuất, đời sống người nông dân đều nghèo khổ, bệnh tật.
Qua nhiều năm chiến tranh ác liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân
dân trong tỉnh chịu nhiều hy sinh mất mát về người và của, quê hương bị tàn phá,
làng xóm tiêu điều, gia đình trôi dạt. Nhất là vùng căn cứ kháng chiến ở Tân Uyên,
Bến Cát, Dầu Tiếng, chiến khu Đ, bom đạn và chất độc hoá học đã tàn phá môi
trường sinh thái, để lại nhiều hậu quả tai hại không sao lường được. Đó là những
thách thức to lớn đặt ra cho ngành y tế phải nhanh chóng khắc phục nhằm phục vụ tốt
công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân.
Ngày 30 tháng 4, đất nước được giải phóng, nhân dân rất vui mừng trong ngày
hội lớn của dân tộc. Nhiều nơi người dân tự đóng góp tổ chức ăn mừng chiến thắng
tập thể với hàng trăm người tham dự. Đồng bào sống trong các ấp chiến lược hoặc
phải tản cư sống nơi khác nay lần lượt trở về quê cũ, xây lại nhà cửa, khôi phục sản
xuất nhằm xây dựng lại cuộc sống.
Chính quyền nhân dân được thành lập đến tận xã và thôn ấp, ra sức giữ gìn an
ninh trật tự xã hội, tiếp tục truy quét bọn tàn dư ngụy quân ngụy quyền, tổ chức học
tập cải tạo cho binh lính và nhân viên chế độ cũ, tổ chức tháo gỡ bom mìn, vận động
nhân dân phục hoá khai hoang đất đai để đẩy mạnh sản xuất, từng bước ổn định đời
sống. Nhân dân rất tin tưởng cách mạng, mọi chủ trương đường lối của Đảng và
chính quyền đều được mọi người chấp hành nghiêm túc .
Tháng 9/1975 Hôị nghị Trung ương Đảng lần thứ 24 khoá III ra Nghị quyết về
Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, từ 2
nhiệm vụ chiến lược Cách mạng dân chủ nhân dân và Cách mạng xã hội chủ nghĩa
sang một nhiệm vụ chiến lược là làm Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ
nghĩa xã hội .
Thực hiện chủ trương của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy mở hội
nghị triển khai Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng cộng sản Việt Nam tới cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện và đề
ra một số nhiệm vụ trước mắt là: nhanh chóng khôi phục kinh tế, đẩy mạnh sản xuất,
ổn định đời sống vật chất và tinh thần chủ nhân dân, phát triển các hoạt động văn
hoá xã hội; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính quyền và đoàn thể, tập
trung vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời triển khai các công tác
giáo dục, y tế, chú trọng đến khâu phân phối lưu thông, tổ chức cung ứng lương thực
thực phẩm và hàng tiêu dùng.
14
Về lĩnh vực giáo dục và y tế, tỉnh đã tích cực tiếp thu, tiếp quản và triển khai
công tác theo sự chỉ đạo của Trung ương. Ngành y tế nhanh chóng đi vào hoạt động
để chăm sóc, phục vụ sức khoẻ cho cán bộ và nhân dân.
I.3. Tăng cường công tác y tế các tuyến huyện, bổ sung cán bộ, xây dựng
mạng lưới y tế cơ sở phục vụ nông thôn:
Thực hiện chỉ thị của Tỉnh uỷ, về tăng cường công tác y tế tại các tuyến huyện
và xã, bổ sung cán bộ, xây dựng mạng lưới cơ sở nhằm phục vụ nông thôn đẩy mạnh
sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu vật chất cho đời sống của nông dân.
Tháng 12/1975, Ty y tế thành lập trạm vệ sinh phòng dịch do Y sĩ Lâm Minh
Bé phụ trách. Công tác vệ sinh được triển khai từng bước, trước mắt tuyên truyền vận
động trong quần chúng thực hiện vệ sinh công cộng, giải quyết phân rác nước, thực
hiện 3 công trình vệ sinh hố xí, giếng nước, nhà tắm, nắm lại tình hình các ổ dịch cũ
trong tỉnh, lên kế hoạch phòng chống khi có dịch xảy ra.
Tình hình y tế ở cơ sở sau ngày 30-4-1975, khoảng 50% số xã có trạm y tế từ 2
- 3 nhân viên, một số trạm không có cán bộ phụ trách, cơ sở còn tạm ở chung trong
trụ sở của Ủy ban xã .
Sau giải phóng, Trung ương Đảng chủ trương giãn dân xây dựng kinh tế mới.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, tại Bình Dương Tỉnh chủ trương giãn
dân ở các xã, động viên đồng bào đi khai hoang làm ăn ở các điểm kinh tế mới. Tỉnh
tiến hành thành lập Ban vận động hồi hương xây dựng kinh tế mới, sau đổi lại là Ban
xây dựng vùng kinh tế mới. Nhiệm vụ của Ban là quy hoạch đất đai từng huyện, khai
hoang cày ải, phân lô sản xuất, phân lô từng hộ cất nhà. Xây dựng trường học, trạm y
tế. Giao nhà cho từng hộ, cấp đất sản xuất, cấp lương thực 6 tháng đầu, cấp dụng cụ
sản xuất, cây giống …
Từ tháng 7/1975, thành phố Hồ Chí Minh cũng thực hiện chủ trương đưa dân
đi xây dựng kinh tế mới ở các huyện Tân Uyên, Đồng Phú, Bến Cát. Số dân đến vùng
kinh tế mới ngày càng đông.
Về Y tế kinh tế mới: tỉnh cất nhà kho chứa thuốc, y dụng cụ cấp cho các xã kinh
tế mới. Nguồn thuốc và vật tư y tế đều quan hệ tổng kho B2 (Thành phố Hồ Chí
Minh) để nhận. Cán bộ y tế quan hệ Trường đào tạo thành phố (Bác sĩ Kiều) để cung
cấp. Trạm y tế ban đầu làm bằng tranh tre nứa lá, mỗi trạm có 2 y tá, 1 nữ hộ sinh.
Đến cuối năm 1975, số dân kinh tế mới có khoảng 50.000 người, số trạm y tế được
thành lập khoảng 8 trạm có 2 Bác sĩ và 17 Y sĩ. Hai Bác sĩ là Bác sĩ Đinh Văn Khai
và Bác sĩ Nguyễn Tấn Tờn được Ty Y tế cử đến công tác ở Ban Kinh tế mới.
Tình hình bệnh tật ở vùng kinh tế mới chủ yếu là bệnh sốt rét, ghẻ ngứa. Công
tác tuyên truyền vận động nhân dân vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch phòng chống sốt
rét được phát động và duy trì thường xuyên. Đời sống dân kinh tế mới dần dần ổn
định.
Sau ngày giải phóng 30/4/1975 đến cuối tháng 12/1975, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhân dân Bình Dương ra sức khôi phục lại sản xuất, hàn gắn vết thương chiến
tranh, xây dựng lại cuộc sống mới hoà bình và hạnh phúc. Ngành y tế của Tỉnh dù
15
bước đầu có khó khăn trong triển khai công tác y tế, nhưng với sự nỗ lực của toàn thể
cán bộ nhân viên, ngành đã đạt được những kết quả nhất định trong việc chăm sóc
sức khoẻ nhân dân, góp phần từng bước ổn định đời sống xã hội.
II. XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI Y TẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG
TỈNH (1976 - 1980)
II.1. Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền y tế nhân dân:
Bước vào năm 1976, nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước bước vào thời kỳ xây dựng, phát triển kinh tế
với kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 - 1980) theo đường lối xây dựng kinh tế trong
thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đối với ngành Y tế, trên cơ sở đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa mọi
người đều bình đẳng trong khám chữa bệnh. Bộ Y tế đề ra đường lối y tế nhân dân
với "5 quan điểm, 5 mục tiêu, 5 dứt điểm về công tác y tế" như sau:
- 5 quan điểm:
1.Y tế phải phục vụ sản xuất, đời sống và quốc phòng, phục vụ nhân dân lao
động.
2. Kiên trì phương hướng y học dự phòng.
3. Kết hợp Đông tây y trong khám chữa bệnh
4. Sản xuất thuốc dựa vào nguồn dược liệu trong nước, sử dụng và phát triển
thuốc Nam .
5. Người thầy thuốc phải như mẹ hiền.
- 5 mục tiêu:
1. Phòng bệnh phòng dịch, không để dịch lớn xảy ra, khi có dịch phải nhanh
chóng dập tắt, không để lây lan.
2. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mỗi người dân đều được khám và
chữa bệnh tại các cơ sở y tế .
3. Giải quyết vấn đề thuốc và phát triển phong trào thuốc nam trong nhân dân.
4. Đẩy mạnh công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và sinh đẻ có kế hoạch, phấn đấu
hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số đến năm 1980 còn 2,1%.
5. Xây dựng tổ chức y tế trên cơ sở kết hợp y học hiện đại và Y học cổ truyền
dân tộc. Phát triển mạng lưới y tế rộng khắp từ tỉnh đến huyện và xã, y tế công nông
lâm trường xí nghiệp, cơ quan.
- 5 Dứt điểm :
1. Dứt điểm về 3 công trình vệ sinh: cầu tiêu, giếng nước, nhà tắm. Mỗi hộ gia
đình đều có đủ 3 công trình vệ sinh .
2. Sinh đẻ có kế hoạch, không có người sinh con thứ 3.
16
3. Quản lý sức khoẻ toàn dân, mỗi người đều được chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ.
4. Tự túc thuốc Nam, phát triển thuốc Nam tại các cơ sở y tế, phổ biến 35 cây
thuốc sử dụng trong nhân dân .
5. Tổ chức mạng lưới y tế cơ sở xã. Mỗi xã và cơ quan, công nômg lâm trường
xí nghiệp đều có trạm y tế .
Biện pháp thực hiện trước mắt là tổ chức phát động phong trào 5 dứt điểm
trong nhân dân một cách rộng rãi, tiến dần đi vào chiều sâu chất lượng. Tăng cường
công tác phòng chống dịch, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân thông qua hệ thống y tế hoàn chỉnh từ tỉnh đến huyện và cơ sở, xã. Chăm
sóc sức khoẻ ở mọi nơi, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với công tác y tế.
II.2. Ngành y tế Bình Dương thực hiện thắng lợi Nghị quyết Tỉnh uỷ về
công tác y tế - Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động sự
nghiệp:
Sau khi nước nhà thống nhất, ngày 3-1-1976, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra
Chỉ thị số 228-CT/TW về việc lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của
cả nước và nhấn mạnh: "Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội tới đây là một dịp biểu
dương lực lượng đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc...là cuộc biểu dương lực
lượng chính trị quan trọng của toàn dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân
nhằm xây dựng một nước Việt Nam hoà bình,, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã
hội".6
Ngày 25-4-1976, cử tri cả nước nô nức đi bỏ phiếu bầu chọn đại diện của mình
vào cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam thống nhất. Thắng lợi của cuộc
tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước là thể hiện ý chí và mong muốn của toàn
dân ta đối với việc xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã
hội.
Từ ngày 24-6-1976 đến ngày 2-7-1976, Quốc hội của nước Việt Nam thống
nhất họp kỳ họp thứ nhất tại Hà Nội. Quốc hội quyết đinh đổi tên nước là Nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc kỳ: cờ đỏ sao vàng; Quốc huy hình tròn màu
đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh, xung quanh có bông lúa, có nửa bánh xe răng cưa
và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc ca là bài Tiến quân ca; Thủ
đô ở Hà Nội; "Thành phố Gia Định" được vinh dự mang tên Bác "Thành phố Hồ Chí
Minh".
Tháng 12 năm 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã đề ra
đường lối chung cách mạng XHCN nước Việt Nam thống nhất và thông qua kế hoạch
5 năm xây dựng CNXH (1976 -1980).
Trên cơ sở đó, tháng 4-1977 Đảng bộ Tỉnh Sông Bé tổ chức Đại hội lần thứ
nhất (vòng 2). Đại hội đã quán triệt và vận dụng các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội
Đảng toàn quốc đã thông qua vào thực tiễn cách mạng của địa phương. Đại hội đề ra
phương hướng nhiệm vụ cho toàn Đảng bộ và nhân dân Sông Bé trong 2 năm 1977 -
1978 và những mục tiêu phấn đấu đến năm 1980 là: "Tăng cường hơn nữa vai trò
6
Đảng cộn g sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004, t.37, tr4
17
lãnh đạo toàn diện của các cấp bộ Đảng, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân
dân lao động và kiện toàn thêm một bước tổ chức chính quyền nhân dân các cấp,
nắm vững và thực hiện 3 cuộc cách mạng, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, văn
hoá, dấy lên một phong trào thi đua lao động XHCN cần kiệm xây dựng nước nhà,
lấy sản xuất nông nghiệp làm trung tâm, hoàn thành căn bản việc cải tạo xã hội chủ
nghĩa, tổ chức lại lao động, bố trí lại cơ cấu cây trồng và các vụ lúa, cải tạo và phát
triển các cơ sở công nghiệp và thủ công nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm,
trang bị một bước cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nông nghệp và các ngành kinh tế khác
nhằm khai thác hợp lý các vùng đất đã quy định và xây dựng huyện thành một đơn vị
kinh tế cơ bản kết hợp chắt cơ cấu nông công nghiệp hoặc nông - lâm - công nghiệp.
Đồng thới tiếp tục trấn áp bọn tàn dư phản động cách mạng, ra sức củng cố quốc
phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội ở cả nội địa và biên giới. Trên cơ
sở tuyển chọn một đội ngũ cốt cán mới xuất hiện trong phong trào thi đua lao động
xã hội chủ nghĩa của quần chúng mà đào tạo thành cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội
viên, xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể ngày càng vững mạnh về số lượng
cũng như chất lượng".7
Về nhiệm vụ công tác y tế, Nghị quyết Tỉnh uỷ chỉ rõ: " Cần mở rộng các cơ
sơ điều trị ở Tỉnh, xây dựng bệnh viện huyện, trạm xá và nhà hộ sinh xã, nhất là các
huyện phía bắc tỉnh. Khuyến khích và tổ chức thêm các cơ sở điều trị và dược liệu
đông y, kết hợp tốt đông, tây y trong phòng chống các dịch bệnh, chú trọng giải quyết
kịp thời các dịch bệnh xã hội. Nghiên cứu bỏ những thủ tục phiền phức, xây dựng
tinh thần phục vụ bệnh nhân vô điều kiện cho cán bộ, nhân viên y tế các cấp. Tiếp tục
vận động và tổ chức thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Phát triển hệ thống nhà trẻ, đào
tạo cô nuôi dạy trẻ, ưu tiên trước hết là cơ sở sản xuất và các cơ quan, đoàn thể" 8
.
Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh và chỉ đạo ngành của
Bộ Y tế trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách, chủ trương, quan điểm của trên,
Ty Y tế đã xây dựng chương trình hành động cụ thể qua từng năm trong kế hoạch
1976 - 1980, nhất là sự sắp xếp tổ chức, xây dựng mạng lưới cơ sở sau khi sát nhập 2
tỉnh Bình Phước - Bình Dương thành tỉnh Sông Bé, đẩy mạnh hoạt động sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, phục vụ chiến đấu bảo vệ biên cương trong
những năm chiến tranh biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế giúp tỉnh bạn
Kratié sau khi giải phóng Campuchia khỏi nạn diệt chủng của chế độ Ponpốt - Iêng
xary.
Để thực hiện thành công nghị quyết của Tỉnh uỷ về công tác y tế, đẩy mạnh sự
nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Ty y tế Sông Bé đã lãnh đạo trong toàn ngành
tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho các huyện, xã và hoạt động sự nghiệp.
II.2.1. Củng cố tổ chức ngành y tế tỉnh và các cơ sở y tế huyện, xã:
7
Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ công sản Việt Nam Tỉnh Sông Bé lần thứ nhất-Báo Sông Bé ra ngày 14-5-
1977.
8
Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ công sản Việt Nam Tỉnh Sông Bé lần thứ I - Báo Sông Bé ra ngày 14-5-
1977.
18
Ban lãnh đạo Ty y tế: tháng 02-1976, Bác sỹ Dương Quỳnh Hoa bổ nhiệm
Trưởng Ty Y tế Sông Bé. Sau đó, Bộ Trưởng Bộ Y tế Chính Phủ Cách Mạng Lâm
thời miền Nam ký quyết định điều động Bác sĩ Võ Phụng Biên - Phó ban Dân y Miền
Đông làm Trưởng Ty y tế Sông Bé; Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong - Trưởng Ty Y tế
Thủ Dầu Một làm Phó Ty Y tế Sông Bé. Tháng 5/1976 Bác sĩ Hồ Phương Thiếu tá
Quân y được chuyển từ phòng Quân y Miền Nam về làm Phó Ty y tế Sông Bé.
Đội ngũ cán bộ ty: Tháng 3/1976 số cán bộ được bổ sung từ Bình Phước về
có Dược sĩ Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Phụng Hoàng, kế tiếp các đồng chí Trần Minh
Cừ, Nguyễn Thị Khấm, Laị Thị Minh Hoa, Phạm Thanh Dung, Nguyễn Kim Hoà, Lê
Tuấn Anh, Mai Hoàng Tâm, Trần Thị Liễu, Phan Thuỳ Trang, Phan Thành lê, Trần
Đức Khoa, Nguyễn Thị Nụ, Dương Đức Sen, Nguyễn Văn Trọng đến từ Bình Phước.
Các đồng chí này đa số là Dược sĩ, Y sĩ.
Đến tháng 6 - 1976, 28 cán bộ có trình độ cao là Bác sĩ, dược sĩ, Y sĩ được bổ
sung do Ty y tế Sông Bé gồm: Trương Thị Bích, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Thị Kim
Anh, Lưu Thanh Hải, Nguyễn Bích Thảo, Hứa Thị Mỹ Liên, Trần Thị Nguyên, Trần
Thị Xứng, Lê Minh Thức, Phạm Ngọc Thái, Lê Thị Kim Hồng, Đỗ Văn Trác,
Nguyễn Thúc Năng, Trương Văn Tưng, Huỳnh Văn Dậu, Trần Doãn Năng, Đoàn
Văn Nhậm, Nguyễn Văn Búng, Tống Văn Rụng, Vũ Tánh, Đoàn Thị Hạnh, Nguyễn
Thị Hà Sinh, Trần Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Cuộc, Nguyễn Văn Tư, Tống Đức
Thu, Nguyễn Thị Chiến.
Cùng với khung cán bộ của Ty, Trường cán bộ y tế cũng nhanh chóng tổ chức.
Tháng 5 /1976, Lãnh đạo và khung cán bộ trường được thành lập. Bác sĩ Nguyễn Văn
Tranh - Hiệu trưởng, Bác sĩ Thái Văn Minh - Hiệu phó, Y sĩ Trần văn Ngãi - Bí thư.
Chi bộ Trường cán bộ y tế được thành lập cùng với khung trường gồm 13 đảng viên:
Nguyễn Văn Tranh, Trần Văn Ngãi, Dương Quang Tập, Lê Văn Lập, Lương Thị
Thoại, Nguyễn Mạnh Chi, Tạ Thị Nga, Nguyễn Thị Kiên, Trần Hữu Vị, Đỗ Thị Điểu,
Võ Thị Vân, Nguyễn Trọng Quần, Thái Văn Minh. Bên cạnh Chi bộ trường, Chi bộ
học sinh cũng được thành lập với 71 đảng viên.
Đến tháng 7 – 1976, số cán bộ nhân viên y tế ở tuyến tỉnh và huyện lên đến 508
người, riêng tại Ty và các đơn vị trực thuộc hơn 400 người, trong đó số đảng viên là
147 đồng chí. Hình thành 4 chi bộ ở 4 đơn vị: Văn phòng Ty, Bệnh viện đa khoa
tỉnh, Công ty Dược, Trường Y tế .
Theo qui định tại nghị định 15/CP, Hệ thống Ngành y tế được tổ chức các đơn
vị, cơ sở, và bố trí cán bộ theo sơ đồ sau :
+ Tuyến tỉnh :
1.Văn phòng ty và các phòng kế cận :
- Trưởng Ty: Bác sĩ Võ Phụng Biên phụ trách chung.
- Phó ty Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong – Phó Thường trực .
- Phó Ty (2): Bác sĩ Hồ Phương phụ trách phong trào y tế cơ sở .
- Phó ty (3): Bác sĩ Vũ Tánh phụ trách điều trị kiêm giám đốc Bệnh viện tỉnh.
19
- Phó ty (4): Dược sĩ Trần Đức phụ trách khối Dược.
- Phó ty (5): Đoàn Văn Nhậm phụ trách công tác chính trị BVĐK tỉnh.
- Phòng tổ chức cán bộ: Bác sĩ Nguyễn Thúc Năng - Trưởng phòng, Dược sĩ
Phạm Thanh Dung - Phó phòng.
- Phòng nghiệp vụ: Bác sĩ Trần Ngọc Cang - trưởng phòng, Bác sĩ Trần Văn
Trung năm 1978.
- Phòng quản lý Dược: Dược sĩ Trần Trung Trực Trưởng phòng. Dược sĩ Lã
Ngọc Phạn - 1977.
- Phòng hành chính quản trị: Y sĩ Huỳnh Văn Chưởng - Trưởng phòng, Bác sĩ
Nguyễn Hồng Sơn năm 1977. Y sĩ Phạm Văn Sen năm 1979.
2. Bệnh viện đa khoa tỉnh :
Năm 1976 Bệnh viện đa khoa tỉnh có số giường thực tế là 381 giường, đến
năm 1980 số giường lên đến 510 giường. Biên chế trên 450 cán bộ nhân viên (năm
1980). Số Bác sĩ trên 30 người, Dược sĩ đại học 3 người.
Giám đốc: Bác sĩ Vũ Tánh.
Phó giám đốc: Bác sĩ Phạm Ngọc Thái, Bác sĩ Trần Thị Ngọc Minh, Bác sĩ Lê
Minh Thức .
3. Trạm vệ sinh phòng dịch: biên chế 30 người
Trưởng trạm: Y sĩ Lâm Minh Bé; Phó trạm: Y sĩ Nguyễn Thị Tiến, Y sĩ Lê
Song Hùng .
4. Trạm phòng chống bệnh sốt rét: thành lập năm 1976, biên chế 30 người.
Trưởng trạm: Bác sĩ Nguyễn Thế Lực; Phó trạm: Bác sĩ Nguyễn Văn Út
5. Trạm bảo vệ bà mẹ trẻ em và sinh đẻ có kế hoạch (BVBMTE-SĐCKH ):
Thành lập năm 1976, biên chế 35 người.Trưởng trạm: Bác sĩ Châu Minh Nguyệt
6.Trạm chống lao: Thành lập năm 1977, biên chế 12 người. Trưởng trạm: Bác
sĩ Lê Minh Thức
7.Công Ty Dược: biên chế khoảng 150 người bao gồm xí nghiệp sản xuất
(1976), năm 1980 tăng lên 250 người, số dược sĩ có trình độ đại học 15 người. Chủ
nhiệm: Dược sĩ Nguyễn Văn Đức; Phó Chủ nhiệm: Dược sĩ Lý Thị Tiến, Dược sĩ
Nguyễn Lục.
8. Trạm kiểm nghiệm dược phẩm: Thành lập năm 1978. Trưởng trạm: dược sĩ
Nguyễn Khắc Kế; Phó trạm - Dược sĩ Huỳnh Thị Giảm. Biên chế 10 người cán bộ,
trong đó có 4 dược sĩ có trình độ đại học.
9.Trạm nghiên cứu dược liệu: Thành lập năm 1978, Trưởng trạm: Dược sĩ
Huỳnh Văn Giỏi. Biên chế 8 người, 3 dược sĩ có trình độ đại học.
10.Trạm vật tư và sửa chữa thiết bị y tế: thành lập năm 1977, biên chế 12
người. Trưởng trạm - Dược sĩ Lê Tuấn Anh; Phó trạm - Dược sĩ Lê Thị Duyên .
20
11.Trường Trung học y tế: biên chế 74 người, trong đó số cán bộ có trình độ bác
sĩ 13, Dược sĩ có trình độ đại học 3, đại học sư phạm 1. Hiệu trưởng - Bác sĩ Nguyễn
Văn Tranh; Hiệu phó - Bác sĩ Thaí Văn Minh. Số học sinh bình quân 400hs/năm.
12. Phòng Giám định Y khoa: do Bác sĩ Trần Ngọc Cang - Thường trực từ 1978
đến 1980.
+ Tuyến huyện: 4 phòng y tế huyện thị (số liệu năm 1979).
1.Phòng y tế Thị xã Thủ Dầu Một: biên chế 53 người bao gồm nhà hộ sinh khu
vực 20 giường.Trưởng phòng - Bác sĩ Phạm Tuấn Anh; Phó phòng - Bác sĩ Phạm Thị
Minh Huề.
2.Phòng y tế huyện Thuận An: Biên chế 115 người bao gồm Bệnh viện đa khoa
huyện 50 người với 60 giường, cán bộ 8 Bác sĩ, 1 dược sĩ đại học. Trưởng phòng -
bác sĩ Phạm Diệp Đuộc; Phó phòng - Y sĩ Trần Mạnh Tường,Y sĩ Lê Thị Hoà. Bệnh
viện trưởng: Bác sĩ Nguyễn Văn Bạch.
3. Phòng y tế Tân Uyên: Biên chế 110 người bao gồm Bệnh viện đa khoa huyện
60 giường, cán bộ 2 Bác sĩ,1 dược sĩ đại học.Trưởng phòng y tế: Y sĩ Trần Trung
Cận (năm 1978) Bác sĩ Nguyễn Thanh Kiếm; Phó phòng: y sĩ Phan Văn Mung, Dược
sĩ Nguyễn Đức Hạnh. Bệnh viện trưởng: Trưởng phòng kiêm nhiệm.
4. Phòng y tế Bến Cát: Biên chế 126 người bao gồm Bệnh viện đa khoa huyện
60 giường, cán bộ 3 Bác sĩ. Trưởng phòng: Bác sĩ Trương Văn Đây; Phó phòng - y sĩ
Hà Văn Hoàng. Bệnh viện trưởng: Bác sĩ Đặng Văn Tài.
Vào giữa năm 1979, Chính phủ quyết định sát nhập Phòng thể dục thể thao các
huyện thị vào Phòng y tế thành lập Ban y tế thể dục thể thao huyện thị do Trưởng
phòng y tế làm Trưởng ban và trưởng phòng thể dục thể thao làm Phó ban. Ban y tế
thể dục thể thao huyện thị chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp từ Sở Y tế
và Sở thể dục thể thao tỉnh và chịu sự lãnh đạo của UBND huyện và huyện ủy .
Ban y tế - Thể dục thể thao huyện thị triển khai các mặt hoạt động về y tế và
Thể dục thể thao cùng một lúc, mỗi lĩnh vực do 1 Phó ban phụ trách. Về mặt quản lý
ngành, Sở y tế không liên quan đến các công tác về Thể dục thể thao. Trong thời gian
dài, hoạt động của Ban y tế - Thể dục thể thao huyện thị do công tác không đồng nhất
nên kém linh hoạt và hiệu quả. Đến năm 1984, Ban này được quyết định giải thể và
tổ chức trở lại hình thái cũ. Ban y tế - Thể dục thể thao chia thành Trưởng phòng y tế
và Trưởng phòng Thể dục thể thao riêng biệt như trước giữa năm 1979. Sự chỉ đạo và
quản lý chuyên môn nghiệp vụ trở lại theo từng ngành y tế và thể dục thể thao.
Năm 1976 thành lập được một số trạm y tế xã, năm 1979 thành lập thêm, nâng
tỷ lệ gần 80% xã có trạm. Các xã khác tuy chưa có trạm nhưng xã nào cũng có cán bộ
y tế hoạt động. Có 8 xã có y sĩ, một số lớn xã chưa có nữ hộ sinh và đông y. Nhận
viện trợ UNICEF cấp xuống huyện 41 bộ y tế xã, 120 túi hộ sinh xã.
Song song với công tác củng cố và xây dựng các cơ sở y tế, công tác tuyển dụng
công ngân viên chức mới cũng được tiến hành. Ngày 21-12-1976 Uỷ ban nhân dân
tỉnh triển khai Quyết định 435/TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc tuyển dụng
21
công nhân viên chức mới giải phóng cho lãnh đạo Ty y tế Bình Dương và lãnh đạo
Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Ngày 13-1-1977 tại Hội trường A Bệnh viện đa khoa, Ty Y tế triệu tập toàn thể
cán bộ công nhân viên chức mới giải phóng để công bố kế hoạch tuyển dụng công
nhân viên chức. Dự buổi họp này có các ông Mười Nghĩa Phó Chủ tịch UBND tỉnh,
Ông Năm Liến Vụ phó Vụ Lao động tiền lương Bộ Y tế, Bác sĩ Võ Phụng Biên
Trưởng Ty, Bác sĩ Nguyễn Thúc Năng -Trưởng phòng tổ chức cán bộ Ty, Bác sĩ
Phạm Ngọc Thái bệnh viện phó Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bác sĩ Trần Ngọc Minh
Bệnh viện phó Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Việc tuyển dụng tiến hành trong suốt năm 1976 dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo
Ty Y tế. Ty đã quyết định giao cho Bác sĩ Phạm Ngọc Thái phụ trách. Quá trình việc
tuyển dụng công nhân viên chức mới giải phóng diễn tiến như sau: Toàn thể cán bộ
công nhân viên chức của Bệnh viện đa khoa và Ty viết lý lịch, thời hạn trong một
tuần lễ và nộp tại thường trực do Bác sĩ Phạm Ngọc Thái phụ trách. Sau 2 tháng, với
tinh thần trách nhiệm cao của các đồng chí lãnh đạo ty cùng với công an tỉnh rà soát
đối chiếu xong gần 200 hồ sơn của công nhân viên chức sau giải phóng. Từ 30 - 1 -
1977 số hồ sơ trên được nộp lên Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét và ra quyết định tuyển
dụng và công bố từ tháng 2/1977 trước Tết âm lịch. Việc làm này tuy có thận trọng
nhưng với tinh thần nhân đạo, tránh không gây xáo trộn về mặt tâm lý đã tạo khí thế
mới cho công nhân viên chức.
II.2.2. Các hoạt động y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong 5 năm 1976 - 1980:
Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ
y tế, bám sát các quan điểm, mục tiêu về công tác y tế của ngành trong kế hoạch 1976
– 1980, các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, ngành y tế Sông Bé đã hoàn thành một số
lượng công tác lớn, nhằm phục vụ sức khoẻ và đời sống nhân dân cán bộ, công nhân,
chiến sĩ trong lao động sản xuất, công tác và chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Để hoàn thành công tác chuyên môn, Ty đã chỉ đạo tốt việc thực kế hoạch hoá
công tác y tế. Triển khai công tác này, năm 1977, Bộ đã triển khai công tác kế hoạch
hoá y tế, xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm. Cuối năm 1977, Bộ y tế mở 1 lớp
tập huấn 7 ngày về công tác kế hoạch hoá cho các tỉnh Miền Nam tại Vũng Tàu,
thành phần tham dự là các Trưởng ty y tế và trưởng phòng thống kê kế hoạch của Ty.
Tình Sông Bé dự lớp này có bác sĩ Võ Phụng Biên Trưởng ty và y sĩ Nguyễn Thành
An cán bộ phòng kế hoạch nghiệp vụ vừa mới từ Ban quân y tỉnh đội chuyển sang.
Chủ trì lớp này là Bác sĩ Nguyễn Văn Cẩn Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ y tế. Tháng 8-
1977, Bộ y tế mở một lớp nghiệp vụ thống kê y tế tại Nha Trang (Khánh Hoà) 20
ngày cho cán bộ thống kê các tỉnh Miền Nam do Trường cán bộ quản lý y tế Trung
ương và Vụ kế hoạch Bộ y tế chủ trì. Ty y tế cử đ/c Nguyễn Thành An cán bộ phòng
kế hoạch đi dự học lớp này .
Tháng 5 -1978, Phân hiệu Trường cán bộ quản lý y tế của Bộ tại thành phố Hồ
Chí Minh mở 1 lớp quản lý kế hoạch cho các trưởng phòng kế hoạch của các tỉnh
Miền Nam tại Cần Thơ (Hậu Giang) thời gian 25 ngày, Ty y tế quyết định 2 đ/c Trần
Văn Trung Trưởng phòng kế hoạch và Nguyễn Thành An phó phòng đi dự học. Công
22
tác kế hoạch hoá từ đó được triển khai cho các đơn vị y tế từ tỉnh đến huyện, xây
dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn, theo hệ thống chỉ tiêu của nhà nước và của Bộ.
Kế hoạch được xây dựng từ cơ sở lên, bao gồm kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm
nhằm thực hiện kế hoạch 5 năm. Phòng kế hoạch của Ty có nhiệm vụ xây dựng kế
hoạch phát triển sự nghiệp y tế cho toàn ngành trong tỉnh kể cả ở huyện, xã, cơ quan
công nông lâm trường xí nghiệp địa phương và Trung ương đóng trên lãnh thổ của
Tỉnh .
Những kế hoạch của Ty y tế đều phải phù hợp với những chỉ tiêu chỉ đạo của
Bộ, đồng thời cũng phải được Ủy ban kế hoạch tỉnh đồng thuận về các chỉ tiêu ngân
sách, cán bộ, xây dựng cơ bản … Kế hoạch lập theo trình tự 2 xuống 1 lên: xuống lần
1. Bộ giao chỉ tiêu hướng dẫn để Ty xây dựng kế hoạch, l lên: kế hoạch địa phương
xây dựng xong gửi về Bộ, xuống lần 2. Bộ giao chì tiêu chính thức trong đó có những
chỉ tiêu pháp lệnh. Báo cáo tổng kết công tác hàng quí, hàng năm, 5 năm đều dựa vào
các chỉ tiêu được giao để đánh giá kết quả đạt được .
Tất cả mọi hoạt động của ngành y tế đều được lập kế hoạch và được đưa vào
kế hoạch chính thức của Nhà nước, từ đó mọi cấp đều phải ra sức thực hiện đúng theo
kế hoạch được giao.
Song song với thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá công tác y tế, Ty đã chỉ đạo
thực hiện tốt Phong trào 5 dứt điểm.
Phong trào 5 dứt điểm được tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong nhân dân kể
từ quí 2 năm 1977. Phong trào có những đợt cao điểm làm chuyển biến về ý thức của
nhân dân đối với phong trào, đặc biệt đối với cấp ủy và UBND địa phương ngày càng
có nhiều quan tâm hơn .
Tổ chức các đợt hoạt động cao điểm phối hợp với trường Đại học y dược thành
phố Hồ Chí Minh, Hôị chữ thập đỏ cùng các ban ngành ở các huyện thị trong 2 năm
1977 – 1978 nhằm vào cổ động phong trào 5 dứt điểm ở nông thôn, được đánh giá
kết quả cao .
- Dứt điểm về 3 công trình vệ sinh: năm 1977 dứt điểm 3 công trình vệ sinh xã
Cây Trường 2 (Bến Cát). Năm 1978 dứt điểm xã Đông Hoà (Thuận An), đạt kế hoạch
1/15 (chỉ tiêu 15 xã).
Thực hiện 3 công trình vệ sinh đầy đủ trong toàn tỉnh đến năm 1980 đạt
khoảng 50% trên Tổng số hộ nhân dân, nhưng số xã đạt dứt điểm không tăng thêm.
- Dứt điểm về sinh đẻ có kế hoạch: chưa có xã nào dứt điểm .
- Dứt điểm về quản lý sức khoẻ: năm 1977 dứt điểm được xã Cây Trường 2
(Bến Cát). Năm 1978 dứt điểm 2 xã Đông Hoà, An Thạnh (Thuận An) .
- Dứt điểm về trồng và sử dụng thuốc nam: tuy có tuyên truyền vận động
nhiều, nhưng theo tiêu chí dứt điểm, chưa có xã nào đạt được.
Trồng và sử dụng thuốc Nam được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân
dân, cơ quan và trường học 35 cây thuốc trị 7 chứng bệnh thông thường, mỗi hộ gia
đình trồng nhóm 7 cây thuốc để sử dụng taị nhà khi có đau ốm. Nhiều gia đình đã
23
thực trồng cây thuốc, taị nhà, nhiều trạm y tế xã, cơ quan, Trường học đã có 1 vườn
thuốc Nam.
Riêng bệnh viện tỉnh năm 1978 tự túc về thuốc nam đã đạt tỷ lệ 1,6% so với
tổng số tiền mua thuốc .
- Dứt điểm về xây dựng mạng lưới: Thực hiện theo NĐ 15/CP, tuy có cố gắng
nhiều nhưng còn 1 số trạm chuyên khoa chưa thành lập được, số có rồi chưa xây
dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật tốt để phát triển. Tuyến huyện cơ sở khám chữa
bệnh và đội vệ sinh phòng dịch chưa hoàn chỉnh. Còn 10 xã chưa có trạm y tế.
Thực hiện Nghị quyết tỉnh uỷ về việc chăm sóc tốt sức khoẻ nhân dân, hàng
năm Ty đều có kế hoạch chỉ đạo trong toàn ngành phấn đấu đưa ngành y tế của tỉnh
nhà ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân. Tạo
được lòng tin của nhân dân vào ngành y tế cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Cụ
thể trên các mặt sau:
* Công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch:
Tuyên truyền phát động phong trào vệ sinh phòng bệnh xây dựng nếp sống mới
bằng nhiều biện pháp kết hợp: báo chí, phát thanh, truyền hình, triển lãm tranh ảnh và
khẩu hiệu rộng rãi trong nhân dân. Năm 1977, tổ chức 2 đợt phát động cao điểm ở
Thuận An, Bến Cát. Trong các đợt này, lực lượng y tế địa phương hơn 200 người,
phối hợp với 597 sinh viên Trường Đại học y Thành phố HCM. Nội dung hoạt động
nhằm vào 5 dứt điểm của Bộ Y tế đề ra. Ý thức 3 sạch, 2 tốt dần dần được hình thành
trong đời sống thường ngày của nhân dân. Vận động nhân dân thực hiện 3 công trình
vệ sinh, tỷ lệ gia đình có 3 CTVS từ 40 đến 50% trên số hộ gia đình . Cùng tham gia
các đợt có cán bộ 3 Bệnh viện chuyên khoa TW, Phân viện SR và Viện vệ sinh dịch
tể TW.
Năm 1977, Ty Y tế Sông Bé nhận viện trợ từ UNICEF 1000 tấn Ciment và 150
tấn thép, được làm ra 2.700 bộ hố xí 2 ngăn, cấp phát xuống các huyện để đưa vào sử
dụng trong nhân dân ở nông thôn. Triển khai nhiều công tác vào các xí nghiệp,khảo
sát tình hình vệ sinh lao động, đề xuất ý kiến với xí nghiệp để đảm bảo vệ sinh an
toàn cho người lao động. Thực hiện công tác về vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh thực
phẩm. Tổ chức lấy mẫu nước xét nghiệm, xác định 56 nguồn nước ở 17 địa phương,
và các nhà máy nước đá, đề đạt các biện pháp làm trong sạch nguồn nước. Kiểm tra
nhiều cơ sở ăn uống, chế biến thực phẩm ở các chợ, thị trấn, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn vệ
sinh 56% ở 158 cửa hàng ăn uống.
Phổ biến vệ sinh trường học cho các giáo viên cấp 2, cấp 3 trường phổ thông,
Trường Cao đẳng sư phạm năm 1978 được 250 giáo viên của 180 trường học trong
tỉnh. Kiểm tra vệ sinh trường học ở Thuận An, Thị xã, Bến Cát.
Năm 1979, xuất hiện 2 ca dịch tả, ngay sau khi phát hiện đã kịp thời phối hợp
các biện pháp bao vây dập tắt dịch, ngăn chặn không cho lan tràn. Bệnh dịch hạch
năm 1976 có 20 ca, năm 1979 có 1 ca. Các bệnh khác như thương hàn, bệnh đường
ruột, bại liệt trẻ em, thủy đậu có giảm xuống từng năm. Bệnh sốt xuất huyết có dịch
xảy ra vào giữa quí 3 hàng năm, thường xuyên ở các huyện , Thuận An và thị Xã Thủ
Dầu Một. Năm 1979 có đến 476 người so với năm 1978 có 32 người.
24
Áp dụng các biện pháp phun DDT diệt bọ chét, ruồi muỗi, diệt chuột bằng các
biện pháp hoá học và dân gian. Quản lý chặt chẽ các ổ dịch cũ ở huyện Thuận An,
Tân Uyên. Thực hiện điều tra chỉ số bọ chét ở huyện Thuận An, Tân Uyên, Thị Xã .
Tiêm chủng 7 loại sinh hoá, tổ chức tiêm phòng vào tận các thôn xóm, ấp,
trường học, cơ quan công nông lâm trường xí nghiệp ( CQ CNLTXN ): tả + TAB,
dịch hạch, đậu mùa, bại liệt, bạch hầu + ho gà+ uốn ván, BCG sơ sinh đạt từ 60- 80%
kế hoạch. Số người được tiêm chủng năm 1978 gấp 13 lần so với năm 1976.
- Công tác phòng chống sốt rét: được triển khai trên qui mô ngày càng lớn. Ty
tiến hành lập Ủy ban tiêu diệt sốt rét có sinh hoạt định kỳ chỉ đạo triển khai các biện
pháp phòng chống sốt rét. Mỗi năm đều có tổ chức phun DDT toàn bộ số dân vùng
kinh tế mới (KTM) và các huyện phía Bắc là nơi lưu hành thường xuyên bệnh sốt rét.
Mỗi năm phun DDT 2 đợt.
Điều trị dự phòng hàng năm sử dụng một số lớn thuốc phòng SR, mỗi năm có
đến gần 4 triệu viên thuốc. Tiến hành nhiều cuộc điều tra ở những địa điểm khác
nhau khắp các huyện thị, xác định các vùng có sốt rét nhiều: Tân Uyên và Bắc Bến
Cát. Tỷ lệ số người mắc bệnh sốt rét trên tổng số dân là 3,9 %. (chỉ tiêu năm 1980
phải hạ thấp đến tỷ lệ 5 %).
- Phòng chống các bệnh xã hội:
Phòng chống lao: Năm 1978 tiến hành điều tra lao 4.731 người ở Bình Long,
Dầu Tiếng, Đồng Phú, các quốc doanh cao su, tìm thấy tỷ lệ nhiễm lao bình quân
trên 55% ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ số người mắc bệnh trên 1,16 % dân số.
Tình hình mắc bệnh lao và điều trị qua các năm:
1976 1977 1978 1979
Tổng số người mắc bệnh 2902 3630 2857 1373
Số người điều trị nội trú 738 910 650 1373
Số người điều trị ngoại trú 2164 2533 2102
- Phòng chống các bệnh da liễu: Năm 1978 điều tra cơ bản xã Tây Nam (Bến
Cát) 13,2% dân số, tỷ lệ bệnh hoa liễu 5 %. Số người phát hiện và điều trị tại các cơ
sở y tế còn quá ít, quản lý điều trị các năm qua khoảng 70 – 80 người.
Điều tra cơ bản bệnh phong năm 1976 được 5.118 người, năm 1977: 3256
người, năm 1978 xã Tây Nam, phát hiện nhiều bệnh nhân mới. Tổng số người mắc
bệnh phong năm 1978 là 275 người, trong đó ngành y tế quản lý 94 bệnh nhân .
- Phòng chống bệnh tâm thần: Số người mắc bệnh tâm thần năm 1978 là 153
người, trong đó điều trị nội trú 35 người, điều trị ngoại trú 118 người. Bệnh tâm thần
điều trị nôị trú tại Bệnh viện Tâm thần Biên Hoà năm 1977 là 671 người. Bệnh viện
đa khoa tỉnh Sông Bé bố trí một y sĩ thường trực taị phòng khám bệnh viện để cấp
thuốc cho những người điều trị ngoại trú tại tỉnh. Tỷ lệ bệnh tâm thần tính theo dân số
1,18%.
25
- Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và sinh đẻ có kế hoạch: Sinh đẻ có kế hoạch là
vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trải qua 2 cuộc chiến tranh chống
Pháp và chống Mỹ, số người chết vì chiến tranh ở cả 2 miền khoảng vài triệu người,
nhưng dân số vẫn phát triển một cách nhanh chóng. Tốc độ phát triển dân số cao đã
ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phát triển kinh tế không cân đối.
Trong nghị quyết Đaị hội Đảng lần thứ IV về phương hướng nhiệm vụ kế
hoạch 1976- 1980 nêu rõ: “ Đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động SĐCKH, kiên quyết
giảm dần tốc độ tăng dân số hàng năm, phấn đấu đến năm 1980 tỷ lệ tăng dân số là
trên 2% một ít. Mọi ngành, mọi cấp phải coi cuộc vận động SĐCKH là công tác có
tầm quan trọng to lớn, có ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội góp phần tích cực vào
việc nâng cao đời sống của nhân dân ta “.
Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 265/CP về việc đẩy mạnh cuộc vận động
SĐCKH nhằm đạt mục tiêu hạ tỷ lệ phát triển dân số trong cả nước đến năm 1980
còn 2% hoặc trên 2% một ít, trong đó miền Bắc khoảng 1,5%, miền Nam khoảng
2,1%. Hướng của cuộc vận động là :“ Phải nói rõ tác hại do sinh đẻ quá nhiều, sinh
đẻ dày và sinh đẻ sớm. Đồng thời nêu rõ lợi ích và yêu cầu SĐCKH là phụ nữ sinh đẻ
vừa phải (2,5con), sinh đẻ thưa (cách nhau 4 đến 5 năm)”.
Năm 1978, Bộ Y tế ra Chỉ thị 10- BYT/CT quy định mức phấn đấu “Đối với
miền Bắc tỷ lệ dân số phải đạt 1,5%, đối với miền Nam tỷ lệ phát triển dân số là
2,5%.”.
Thực hiện nghị quyết về DS&KHHGĐ của Đảng, Nghị quyết 265/CP của
Chính phủ, Chỉ thị 10 của Bộ Y tế và các chỉ thị của tỉnh, ngành Y tế Sông Bé ra sức
phấn đấu trong các năm 1976 - 1980, thông qua trạm BVBMTE-&SĐCKH để làm hạ
thấp tỷ lệ phát triển dân số của tỉnh. Kết hợp cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch với
các phong trào vận động gia đình văn hoá mới, phong trào 5 dứt điểm của Ngành y
tế, trong đó sinh đẻ có kế hoạch là một trong 5 dứt điểm mà toàn ngành phải phấn đấu
để đạt được.
Ngành y tế phát động phong trào sinh đẻ có kế hoạch đến tận cơ sở và xã,
tuyên truyền giaó dục, vận động nhân dân áp dụng các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch
song song với công tác BVBMTE&SĐCKH. Nhiều áp phích, hình ảnh, tranh cổ động
được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, qua mô hình xây dựng một gia đình hạnh
phúc có từ 1 đến 2 con. Tổ chức nhiều đội công tác xuống chốt một số xã điểm để
làm công tác dứt điểm SĐCKH, vận động đảng viên, cán bộ, công nhân viên chức
Nhà nước áp dụng các biện pháp SĐCKH làm gương cho quần chúng nhân dân làm
theo là không sinh con thứ 3. Phổ biến thực hiện các biện pháp SĐCKH như uống
thuốc ngừa thai, dùng Capot, đặt vòng tránh thai, triệt sản, phá thai sớm. Tuyên
truyền trên 1300 buổi có hơn 1 vạn người dự. Điều tra ở các xã điểm Đông Hoà, An
Thạnh (Thuận An) để nắm tỷ lệ phụ nữ mang vòng so dân số (tỷ lệ là 0,4 – 0,7%).
Trong các năm 1976 - 1979, số người mang vòng trong tỉnh thống kê được 3.026
người, trong đó số đặt vòng mới năm 1979 là 1348 người. Tính tỷ lệ số phụ nữ mang
vòng so dân số mới chỉ đạt gần 0,5 %. Đồng thời làm tốt công tác khám chữa phụ
khoa, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, đi sâu dài ngày vào 7 quốc doanh cao su của Trung
26
ương và địa phương trong lãnh thổ. Hàng năm khám gần 2 vạn phụ nữ, chữa phụ
khoa gần 7.000 người ở khắp các cơ sở y tế. Tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa còn khá cao.
Sản phụ hầu hết đều được đến có sở y tế sinh đẻ, hạn chế được tỷ lệ tử vong
cho bà mẹ và trẻ em sơ sinh, hạn chế được tỷ lệ số người bị nhiễm trùng và 4 biến
chứng trong thời kỳ hậu sản (băng huyết, nhiễm trùng, vỡ dạ con, sản giật). Các bệnh
viện huyện đều có khoa sản nhi, mỗi trạm y tế xã có giường sản chiếm 2/3 số giường
của trạm. Việc tiêm chủng BCG sơ sinh được bảo đảm 100%.
* Công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân .
- Công tác khám và chữa bệnh của Bệnh viên đa khoa tỉnh: Các chỉ tiêu khám
và chữa bệnh đã thực hiện vượt kế hoạch, số giường thực tế giữ vững 450- 500
giường trong 5 năm. Tỷ lệ tử vong được hạ thấp dần, năm 1980 còn 2,1%. Công tác
điều trị tại bệnh viện được nâng cao chất lượng, có hướng phấn đấu thành một bệnh
viện tiên tiến.
Năm 1977 qua kiểm tra Bệnh viện đa khoa tỉnh có số điểm 1956 điểm, đạt
62,5%, xếp loại khá. Năm 1978 đạt 64 % số điểm, xếp loại khá; năm 1979 đạt 71,7%
xếp loại khá, năm 1980 đạt loại tốt.
Ngoài ra, hàng năm bệnh viên đa khoa tỉnh đều có tổ chức họp tuyến với 7
bệnh viện huyện, thông báo những sự cần thiết về chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi
kinh nghiệm trong việc chuyển tuyến, giúp đỡ bệnh viện huyện bằng cách cử cán bộ
đến bệnh viện huyện chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng bệnh viện
huyện trọng điểm.
- Công tác khám và chữa bệnh của BVĐK huyện và hệ thống phòng khám khu
vực: Bệnh viện tuyến huyện đảm bảo được nhiệm vụ khám và chữa bệnh ở tuyến 3,
triển khai tương đối đầy đủ các khoa lâm sàng và cận lâm sàng: nội ngoại sản nhi, cấp
cứu hồi sức. 2 Bệnh viện huyện đều làm được trung phẩu, riêng 2 huyện Bến Cát,
Thuận An làm được đại phẫu, cấp cứu được nhiều trường hợp hiểm nghèo. Tổ chức
khâu cấp cứu tốt, chăm sóc và theo dõi bệnh nhân chu đáo góp phần hạ thấp tỷ lệ tử
vong năm 1980 giảm so với năm 1976. Số chuyên khoa tăng từ 4 đến 7 chuyên khoa
ở một số bệnh viện. Qua kiểm tra bệnh viện huyện theo điểm chuẩn của Bộ, các bệnh
viện huyện được xếp loại qua từng năm, từ đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
của bệnh viện.9
Những chỉ tiêu chủ yếu qua 5 năm, các Bệnh viện đa khoa huyện đã đạt được
mức bình quân với số giường thực tế từ 60 - 80 giường cho một bệnh viện huyện. Số
ngày sử dụng giường bình quân trong tháng là 23,45 ngày. Tỷ lệ tử vong là 1,4%.
Ngày điều trị trung bình một bệnh nhân ra viện từ 7 - 9 ngày.
Các phòng khám đa khoa khu vực phân bổ ở các huyện thị, tăng cường công
tác khám chữa bệnh và điều trị ngoaị trú, quản lý sức khoẻ toàn dân, hỗ trợ đắc lực
cho tuyến xã và Bệnh viện đa khoa huyện.
- Hoạt động của trạm y tế xã và cơ sở:
9
Năm 1977: 3 Bệnh viện đạt trung bình. Năm 1978: 2 Bệnh viện đạt trung bình. Năm 1979: 2 khá, 2 trung bình. Năm
1980: 3 trung bình, 1 khá, 1 tốt.
27
Khối lượng khám chữa bệnh ở tuyến xã ngày càng lớn, xấp xỉ với tuyến huyện.
Mỗi trạm y tế xã có từ 4 - 6 giường lưu đặc biệt dành cho sản phụ đến sinh đẻ. Năm
1979 xã có 8 xã có y sĩ, còn lại đều do nữ hộ sinh trung, sơ học và y tế. Một số xã có
trang bị UNICEF, tỉnh đã cấp xuống huyện 41 bộ y tế xã, 180 túi hộ sinh xã .
Cơ sở y tế của các ngành trên địa bàn tỉnh năm 1978 có 8 trạm y tế với 200
giường bệnh của Bộ Nông nghiệp (94 trạm), Bộ lâm nghiệp (1 trạm), Bộ lương thực (
1 trạm), Bộ giao thông vận tải (1 trạm), Bộ Thương binh xã hội 1 trạm. Các cơ sở này
thực hiện công tác khám chữa bệnh, quản lý sức khoẻ cán bộ công nhân viên trong
ngành.
- Hoạt động Y tế kinh tế mới và y tế cơ quan công nông lâm trường xí nghiệp.
Về Y tế kinh tế mới: Cuối năm 1976 đã có 143.395 người (25.141 hộ) từ thành
phố Hồ Chí Minh lên xây dựng vùng kinh tế mới ở các huyện phía Bắc của tỉnh như
Bến Cát, Tân Uyên. Hình thành 57 xã kinh tế mới, phục vụ y tế cho kinh tế mới số
cán bộ được huyện điều động 234 người gồm có 5 bác sĩ, 37 y sĩ, 1 dược sĩ ĐH, 2 DS
Trung học, 177 y tá, 12 Đông y. Trạm y tế 19 xã được xây dựng hoàn chỉnh, mỗi
trạm có 15 - 20 giường bệnh .
Năm 1978, tỉnh Sông Bé tiếp nhận thêm 8350 hộ bao gồm 19.000 lao động,
45.000 nhân khẩu của thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thaí Bình, Hà Sơn Bình và một
số dân từ huyện Thuận An lên vùng kinh tế mới. Trong 4 năm 1975 - 1978 số dân
đến vùng kinh tế mới là 200.800 người phân bổ trên 5 huyện. Ngành y tế kịp thời
phục vụ khi đồng bào mới đến, hình thành ngay mạng lưới y tế triển khai phun DDT
100% hộ gia đình phòng bệnh sốt rét, cấp phát thuốc phòng kết hợp công tác với Hội
chữ thập đỏ tỉnh. Năm 1976, Ty y tế đã cử bác sĩ Lê Minh Hoàng nguyên phó ty y tế
về phụ trách triển khai công tác y tế vùng kinh tế mới. Đến năm 1979 đồng chí được
trở về nhận nhiệm vụ Trưởng phòng y tế huyện Tân Uyên. Bác sĩ Đinh Văn Khai và
Bác sĩ Nguyễn Tấn Tờn cũng được điều đến vùng kinh tế mới công tác. Năm 1977
hai anh được rút Ty y tế Sông Bé nhận công tác tại bệnh viện đa khoa tỉnh với nhiệm
vụ Trưởng khoa và Trưởng phòng nghiệp vụ.
- Y tế cơ quan công nông lâm trường xí nghiệp: Năm 1980 có 9 cơ quan Trung
ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành lập 4 Bệnh viện và 2 bệnh xá, 1 phòng khám khu
vực, 44 trạm y tế cơ sở với tổng số giường là 705 giường. Trong đó Tổng cục cao su
có 6 bệnh viên, bệnh xá với 400 giường;19 trạm y tế nông trường với 215 giường; 1
Phòng khám khu vực có 25 giường. Tổng cục đường sắt có1 bệnh viện (Dĩ An)với
50 giường. Nhà máy giấy Dĩ An có1 Trạm y tế - 5 giường. Nhà máy đường Bình
Dương có Trạm y tế-5 giường.Đoàn địa chất 802 có trạm y tế - 5 giường. Trường Mỹ
thuật công nghiệp có Y tế cơ quan. Trường Lâm nghiệp TW 2 có Y tế cơ quan; Xí
nghiệp lâm sản Miền Đông - Y tế cơ quan
Ngành cao su là một ngành lớn nằm trên địa bàn tỉnh. Đến năm 1980 tổng số
công nhân cao su lên đến gần 5,0 vạn người. Ngành y tế cao su đã có những hoạt
động liên kết chặt chẽ với ngành y tế Sông bé triển khai các công tác vệ sinh phòng
bệnh, phòng dịch, phòng chống các bệnh xã hội, khám chữa bệnh, sinh đẻ có kế
hoạch, đào tạo cán bộ. Các trạm vệ sinh phòng dịch, trạm sốt rét, trạm
28
BVBM&SĐCKH thường xuyên kết hợp với y tế cao su tiến hành điều tra cơ bản,
khám chữa bệnh phụ khoa, phổ biến áp dụng các biện pháp SĐCKH. Bệnh viện đa
khoa tỉnh nhận điều trị một số trường hợp mà khả năng bệnh viện cao su chưa giải
quyết được. Mối quan hệ giữa y tế ngành và y tế cao su là quan hệ liên kết trên nhiều
mặt, hỗ trợ nhau trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ công nhân lao động
trên địa bàn tỉnh. Mối quan hệ ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn.
Nhiệm vụ của ngành y tế Sông Bé ngay càng quan trọng và chủ động hơn đối với y tế
cơ quan CNLTXN, đặc biệt là y tế cao su .
Tổng kết những hoạt động của hệ thống khám chữa bệnh trong 5 năm 1976 -
1980 bao gồm 3 tuyến tỉnh, huyện và cơ sở, xã, một số chỉ tiêu thực hiện đạt kết quả
như sau: Số lần khám bình quân 1 người dân trong năm: 1,2 đến 1,28 lần (năm 1980).
Số ngày sử dụng giường bình quân trong tháng là 24 ngày. Tỷ lệ tử vong là 1,4%.
Tổng số giường bệnh năm 1980 là 2170 giường, trong đó tuyến tỉnh 511 giường.
Bình quân giường bệnh trên một vạn dân là 32,83 giường.
- Công tác giám định y khoa, khám tuyển nghĩa vụ quân sự:
Về giám định y khoa, thi hành thông tư 38/ CP của Hội đồng Chính phủ (3-3-
1969) về việc giải quyết một số vấn đề trong công tác đối với thương binh, bệnh binh,
thông tư số 44/TT/LB Liên bộ y tế và nội vụ ngày 26-11-1970 về việc kiện toàn hệ
thống tổ chức Hội đồng Giám định y khoa .
Năm 1977, UBND tỉnh Sông bé quyết định thành lập Hội đồng giám định y
khoa giao cho BVĐK tỉnh làm cơ quan khám xét thương tật và giám định khả năng
lao động, chịu sự lãnh đạo toàn diện của UBND tỉnh và sự chỉ đạo về mặt chuyên
môn nghiệp vụ của Ty Y tế và Hội đồng giám định Trung Ương.
Hội đồng Giám định y khoa tỉnh gồm có: Chủ tịch là Bác sĩ Vũ Tánh Giám đốc
bệnh viện đa khoa tỉnh; 1 phó Chủ tịch và 5 ủy viên là các Bác sĩ trong bệnh viện đa
khoa tỉnh. Ngoài ra còn có đại diện các Ban ngành tham dự trong Hội đồng như: Ty
Lao động, Ty Thương binh xã hội, Liên hiệp công đoàn.
Căn cứ vào số dân của tỉnh dưới 1 triệu người, Hội đồng giám định y khoa
Tỉnh có 1 cán bộ chuyên trách là Bác sĩ Trần Ngọc Cang điều từ Phòng nghiệp vụ y
của Ty y tế.
Đối tượng khám xét thương tật và giám định khả năng lao động là những cán
bộ, công nhân viên chức, quân nhân xuất ngũ, những người được hưởng chính sách
ưu đãi như thương binh trong phạm vi tỉnh .
Công việc khám thương tật, xếp hạng thương tật, khám sức khoẻ lập hồ sơ mất
sức lao động được triển khai đều đặn. Năm 1977 khám được 710 người, năm 1978
khám 326 người xếp hạng thương tật 120 người, năm 1979 khám và giám định 322
ngườ, năm 1980 số người được khám 239 trong đó giám định thương tật 95 người,
mất sức lao động 71 người, tai nạn lao động 17 người.
Công tác bảo đảm đúng thủ tục, tiến hành điều tra vết thương chiến tranh ở
một số xã thuộc huyện Bến Cát, xã Tân Phước Khánh (Tân Uyên) và khám 860 vết
thương cũ .
29
- Khám tuyển nghĩa vụ quân sự :
Khám tuyển nghĩa vụ quân sự năm 1976 do y tế tuyến tỉnh thực hiện. Từ năm
1977 do các phòng y tế huyện thị đảm nhận cho địa phương mình. Tổ chức tốt việc
khám tuyển, đáp ứng yêu cầu của trên đề ra.
1976 1977 1978 1979
Tổng số người khám 8161 20099 10597 16748
Loại A 3554:43,5% 7891:32,2% 4509: 44%
B1 1837 4381 2999
B2 2263 6439 2943
C 167 548 140
Tỷ lệ loại A bình quân 41,4%. Tỷ lệ bệnh tật cao nhất là răng chiếm 2,6% tổng
số người khám, kế đến là các bệnh về tai mũi họng.
- Cung ứng thuốc cho phòng bệnh phòng dịch và khám chữa bệnh:
Dưới sự lãnh đạo của ty về việc cung ứng thuốc chữa bệnh trên toàn tỉnh,
Công ty Dược phẩm xây dựng ngay hệ thống phân phối thuốc từ tỉnh đến các huyện
thị theo hướng đưa thuốc đến tận tay người bệnh và các cơ sở khám chữa bệnh. Mỗi
huyện thị đều có hiệu thuốc trung tâm và những hiệu thuốc chi nhánh cạnh các phòng
khám đa khoa khu vực. Năm 1978 có 18 hiệu thuốc huyện và khu vực. Năm 1978 có
23 hiệu thuốc,đảm bảo không để thiếu các loại thuốc thông thường. Ngoài việc bán lẽ
trực tiếp người bệnh, công ty còn tổ chức bán thêm giờ thêm ca và bán lưu động ở
một số xã kinh tế mới, các vùng cao su công nghiệp. kế hoạch lưu thông phân phối
mua vào bán ra qua các năm đều vượt kế hoạch.
Cùng với việc tổ chức lưu thông phân phối, kinh doanh mua vào bán ra, Công
ty còn xây dựng được một xưởng sản xuất Tân Đông Dược. Sự sản xuất thuốc bảo
đảm một phần quan trọng nhu cầu thuốc của nhân dân vừa có lãi đóng góp vào ngân
sách. Xưởng đã nghiên cứu sản xuất các dạng thuốc từ dược liệu trong tỉnh, sản phẩm
có nhiều người tín nhiệm như: dầu gió thác Mơ, Rượu tắc kè, ngũ gia bì, Pretnao…
giá trị sản lượng qua từng năm đều tăng và vượt kế hoạch. Năm 1978, sản xuất 12
mặt hàng chủ yếu dùng dược liệu trong địa phương và trong nước chiếm 7% tổng số
nguyên dược liệu sản xuất, trong đó có 27 mặt hàng dược liệu thu mua trong tỉnh.
Chú trọng sản xuất nhiều mặt hàng phục vụ cho phụ nữ và trẻ em. Thuốc phụ nữ
chiếm 9% giá trị tổng sản lượng, thuốc trẻ em 11,8%.
Ngoài việc thu mua dược liệu, việc nuôi trồng dược liệu có những cố gắng thực
hiện kế hoạch. Năm 1978, tiến hành điều tra dược liệu núi cậu (Định Hiệp) phát hiện
hơn 150 cây thước, ở các xã Cây Trường 2, Long Chiểu (Bến Cát). Những cây có trữ
lượng lớn là Hà thủ ô trắng, Hạ khô thảo, Hoài Sơn, Củ chi, Mã tiền, Mức hoa trắng,
Sa nhân.
Năm 1979 thực hiện 4 đợt điều tra các xã của huyện Tân Uyên với sự cộng tác
của 20 sinh viên Trường Đại học Dược khoa, phát hiện 200 loại cây, lấy 200 mẫu tiêu
bản, sơ định vùng các cây có trữ lượng lớn. Cũng năm này, nuôi trồng được liệu được
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)
LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)

More Related Content

What's hot

Presentation1
Presentation1Presentation1
Presentation1
HA Phiphi
 
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngBài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
quachduong_khang
 
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Ku Meo
 
đườNg lối quân sự của đảng
đườNg lối quân sự của đảngđườNg lối quân sự của đảng
đườNg lối quân sự của đảng
Công Thành
 

What's hot (20)

Thao luan
Thao luanThao luan
Thao luan
 
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
 
Presentation1
Presentation1Presentation1
Presentation1
 
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
 
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngBài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
 
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
 
đề Thi thử môn sử chuyên nguyễn huệ
đề Thi thử môn sử chuyên nguyễn huệđề Thi thử môn sử chuyên nguyễn huệ
đề Thi thử môn sử chuyên nguyễn huệ
 
đề Tài chủ nghĩa xh..
đề Tài chủ nghĩa xh..đề Tài chủ nghĩa xh..
đề Tài chủ nghĩa xh..
 
Làm rõ nội dung kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh t...
Làm rõ nội dung kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh t...Làm rõ nội dung kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh t...
Làm rõ nội dung kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh t...
 
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
 
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
 
đườNg lối quân sự của đảng
đườNg lối quân sự của đảngđườNg lối quân sự của đảng
đườNg lối quân sự của đảng
 
Lich su -_li_xi_khai_test
Lich su -_li_xi_khai_testLich su -_li_xi_khai_test
Lich su -_li_xi_khai_test
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
 
Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương và biện pháp để bảo vệ chính quyền cách mạng no...
Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương và biện pháp để bảo vệ chính quyền cách mạng no...Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương và biện pháp để bảo vệ chính quyền cách mạng no...
Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương và biện pháp để bảo vệ chính quyền cách mạng no...
 
Đề cương ôn tập đương lối của đảng cộng sản việt nam
Đề cương ôn tập đương lối của đảng cộng sản việt namĐề cương ôn tập đương lối của đảng cộng sản việt nam
Đề cương ôn tập đương lối của đảng cộng sản việt nam
 
Thuyet trinh
Thuyet trinhThuyet trinh
Thuyet trinh
 

Similar to LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)

Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
TranLy59
 
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12
Hoa Phượng
 
địNh huong 2 minh
địNh huong 2 minhđịNh huong 2 minh
địNh huong 2 minh
Thuthu Cao
 
Cách mạng tháng tám năm 1945
Cách mạng tháng tám năm 1945Cách mạng tháng tám năm 1945
Cách mạng tháng tám năm 1945
tranthanhluancs
 
Cách mạng tháng tám năm 1945
Cách mạng tháng tám năm 1945Cách mạng tháng tám năm 1945
Cách mạng tháng tám năm 1945
tranthanhluancs
 

Similar to LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005) (20)

Lich su viet_nam[1]
Lich su viet_nam[1]Lich su viet_nam[1]
Lich su viet_nam[1]
 
Thảo luận môn đường lối
Thảo luận môn đường lốiThảo luận môn đường lối
Thảo luận môn đường lối
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
 
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
 
Lịch sử Đảng
Lịch sử ĐảngLịch sử Đảng
Lịch sử Đảng
 
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
 
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptxmau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
 
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁPVÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁPVÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
 
ĐLDT GẮN LIỀN CNXH ( duyệt đăng).docx_20211201090445.docx
ĐLDT GẮN LIỀN CNXH ( duyệt đăng).docx_20211201090445.docxĐLDT GẮN LIỀN CNXH ( duyệt đăng).docx_20211201090445.docx
ĐLDT GẮN LIỀN CNXH ( duyệt đăng).docx_20211201090445.docx
 
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docxĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
địNh huong 2 minh
địNh huong 2 minhđịNh huong 2 minh
địNh huong 2 minh
 
Lich su the gioi
Lich su the gioiLich su the gioi
Lich su the gioi
 
LSKTQD_POWER POINT
LSKTQD_POWER POINTLSKTQD_POWER POINT
LSKTQD_POWER POINT
 
Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đại Hội Đảng III (9/1960) đề ra (T...
Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đại Hội Đảng III (9/1960) đề ra (T...Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đại Hội Đảng III (9/1960) đề ra (T...
Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đại Hội Đảng III (9/1960) đề ra (T...
 
Chương 2.pdf
Chương 2.pdfChương 2.pdf
Chương 2.pdf
 
Cách mạng tháng tám năm 1945
Cách mạng tháng tám năm 1945Cách mạng tháng tám năm 1945
Cách mạng tháng tám năm 1945
 
Cách mạng tháng tám năm 1945
Cách mạng tháng tám năm 1945Cách mạng tháng tám năm 1945
Cách mạng tháng tám năm 1945
 
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
 
LỊCH-SỬ-ĐẢNG.docx
LỊCH-SỬ-ĐẢNG.docxLỊCH-SỬ-ĐẢNG.docx
LỊCH-SỬ-ĐẢNG.docx
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005)

  • 1. 1 BỘ Y TẾ SỞ Y TẾ BÌNH DƯƠNG LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG TẬP II (1975 – 2005) NĂM 2007
  • 2. 2 BAN CHỈ ĐẠO ( Theo Quyết định số 993/QĐ-TU ngày 01 / 02 /2005 của Tỉnh ủy Bình Dương) Trưởng ban: Huỳnh Văn Nhị, Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở Y tế Phó ban: Khổng Trọng Khuê - Phó Giám đốc Sở Y tế Các Ủy viên: - Đinh Văn Khai, Phó Giám đốc Sở Y tế - Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh. - Đỗ Thị Thúy, Phó Giám đốc Sở Y tế - Triệu Thị Liến, Chủ tịch Công đoàn ngành Sở Y tế. - Nguyễn Thị Chín, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán Sở Y tế. - Lục Duy Lạc, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Sở Y tế. BAN BIÊN SOẠN - Chủ biên - Khổng Trọng Khuê - Các thành viên : 1. Đinh Văn Khai 2. Nguyễn Thành An 3. Đinh Quang Cận - Chỉnh lý và biên tập: Hồ Thị Nam - Thư ký công trình: Hà Thị Ngọc CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG Sở Y tế Bình Dương
  • 3. 3 LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG THỜI KỲ 1975 - 2005 LỜI GIỚI THIỆU Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 của quân và dân cả nước nói chung, Bình Dương nói riêng đã giành được thắng lợi vẻ vang, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đưa đất nước ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ba mươi năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975 - 2005), một quãng thời gian không dài nối liền quá khứ oanh liệt với hiện tại sôi động của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến động phức tạp, cùng với những khó khăn trong nước đã đặt Đảng bộ và nhân dân Bình Dương trước những thử thách gay gắt. Dày dạn qua chiến tranh cách mạng trên một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quân sự, với những khó khăn gian khổ của "Miền Đông giao lao" đã tôi luyện cho Đảng bộ Bình Dương bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng đương đầu và vượt qua thử thách. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong giai đoạn cách mạng mới, nhân dân Bình Dương trong đó có lực lượng y tế đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, khắc phục hậu quả chiến tranh, nỗ lực phấn đấu và đã giành được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới và con ngưới mới xã hội chủ nghĩa. Ghi lại thành quả của Ngành y tế tỉnh nhà trong việc triển khai các hoạt động công tác y tế bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nguồn nhân lực con người có chất lượng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là việc làm thiết thực có ý nghĩa. Thực hiện chỉ thị Số: 39-CT/TU ngày 22-10-2004 về việc nâng cao chất lượng biên soạn lịch sử địa phương của Tỉnh uỷ Bình Dương. Ban lãng đạo Sở y tế Bình Dương quyết định tổ chức biên soạn công trình "LỊCH SỬ NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG (1975 - 2005)" Cuốn sách "Lịch sử ngành y tế Bình Dương (1975 - 2005) nhằm tái hiện một thời kỳ xây dựng và phát triển Ngành y tế không kém phần khó khăn, thử thách, tập trung phản ánh một cách có hệ thống những sự kiện tiêu biểu, chân thật và sống động, làm rõ tinh thần hết lòng vì người bệnh, năng động sáng tạo và tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường của cán bộ nhân viên y tế từ tỉnh xuống cơ sở. Qua đó khơi dậy niềm tự hào của đội ngũ làm công tác y tế tỉnh nhà, góp phần giáo dục truyền thống "Lương y như từ mẫu" cho đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế.
  • 4. 4 Quyển Lịch sử Ngành y tế Bình Duơng - tập II (1975 - 2005) được chia làm 2 phần với 6 chương như sau: Chương mở đầu. Phần thứ nhất: Ngành y tế Bình Dương 10 năm xây dựng và phát triển - Góp phần cùng nhân dân trong tỉnh xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 - 1985) có 2 chương gồm: chương1 và 2. Phần thứ hai: Y tế Bình Dương 20 năm đổi mới và hiện đại hoá (1986 - 2005) có 3 chương gồm chương 3, 4 và 5. Trong quá trình biên soạn, cuốn sách được sự đóng góp tận tình của nhiều đồng chí lãnh đạo Sở, Ban Giám đốc Sở, của các thế hệ cán bộ công tác qua nhiều thời kỳ. Mặc dù Ban Giám đốc Sở đã tập trung sức chỉ đạo, Ban biên tập đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, song chắc chắn cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng chí để tiếp tục bổ sung, sửa chữa trong lần xuất bản sau đạt chất lượng hơn. Thay mặt lãnh đạo Sở Y tế, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các đồng chí cán bộ lão thành, các đồng cán bộ lãnh đạo của Sở qua các thời kỳ đã góp nhiều công sức để hoàn thành cuốn sách này. Nhân dịp kỷ niệm 32 năm ngày giải phóng miền Nam (30-4-1975 - 30-4-2007) Ban Giám đốc Sở Y tế xin trân trọng giới thiệu cuốn sách: Lịch sử ngành y tế Tỉnh Bình Dương (1975 - 2005) đến cán bộ, nhân viên ngành y tế và cán bộ, đồng bào trong tỉnh. GIÁM ĐỐC
  • 5. 5 CHƯƠNG MỞ ĐẦU Mùa thu năm 1945, nhân dân Bình Dương khởi nghĩa giành chính quyền cùng với cả nước. Cuộc khởi nghĩa thành công tốt đẹp, chấm dứt ách thống trị của thực dân xâm lược. Chính quyền nhân dân được thành lập từ tỉnh đến huyện xã, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Ngành y tế cách mạng Bình Dương cũng được thành lập với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân và lực lượng cách mạng. Trong khi nhân dân ta đang nỗ lực xây dựng nước Việt Nam mới trong độc lập, hoà bình, thì thực dân Pháp từng bước thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Được sự giúp đỡ của đế quốc Anh, 0 giờ ngày 23-9-1945, thực dân Pháp đã nổ súng đánh chiếm đồng loạt các trụ sở, căn cứ của ta tại Sài Gòn, chính thức mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ 2. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Bình Dương cũng bắt đầu từ mùa thu năm ấy. Trải qua 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ, quân và dân Bình Dương đã cùng với nhân dân cả nước kháng chiến với quyết tâm sắt đá: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta kết thúc với việc ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20 tháng 7 năm 1954, chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta. Thế nhưng, đế quốc Mỹ vốn có mưu đồ thôn tính nước ta từ lâu đã tìm cách hất cẳng Pháp, độc chiếm miền Nam, biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. Cuộc chiến tranh này thật vô cùng ác liệt, đế quốc Mỹ đổ tiền của, bom đạn, chất độc hoá học, và tất cả những phương tiện vũ khí chiến tranh hiện đại cùng với 50 vạn quân viễn chinh Mỹ, 70 vạn quân ngụy và chư hầu. Địa bàn Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, lúc nào địch cũng tập trung trên địa bàn Bình Dương một lực lượng quân sự lớn với những đơn vị thiện chiến, sử dụng nhiều biện pháp chiến lược, thủ đoạn quân sự tàn bạo cùng những âm mưu thâm độc về chính trị và kinh tế... Tất cả sự dồn sức về mọi mặt của kẻ thù chứng tỏ Bình Dương là một địa bàn chiến lược quan trọng đối với sự sống còn của chúng. Đối đầu với cuộc chiến tranh hủy diệt này, nhân dân Bình Dương đã vững vàng bán trụ quyết tâm chống giặc đến cùng, dù phải hy sinh tính mạng và tài sản để giành lại quyền độc lập tự do cho dân tộc. Trải qua 21 năm dài chiến đấu chống Mỹ, nhân dân Bình Dương đã phải chịu nhiều đau thương, mất mát, hy sinh, bom đạn Mỹ không ngừng tàn phá quê hương, giết chóc, hủy hoại tài sản và cuộc sống con người. Nhưng cuối cùng chính nghĩa vẫn thắng. Nhân dân ta đã đánh cho Mỹ cút với chiến dịch Xuân Hè 1972 và đánh cho ngụy nhào với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn Miền Nam ngày 30/ 4/1975.
  • 6. 6 Ngành y tế cách mạng Bình Dương từ khi ra đời đã hoà mình vào dòng thác đấu tranh của nhân dân, toàn tâm toàn ý phục vụ sức khoẻ nhân dân và lực lượng vũ trang, góp phần không nhỏ trong cuộc chiến đấu suốt 30 năm chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vượt qua tất cả mọi thử thách gian lao nguy hiểm, những cán bộ y tế kháng chiến đã cùng với quân và dân trong tỉnh dũng cảm ngoan cường thực hiện nhiệm vụ quan trọng mà nhân dân và Đảng giao phó, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ chiến sĩ, cán bộ và đồng bào. Ngành y tế Bình Dương có thể tự hào đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình, đóng góp một phần vào sự nghiệp cánh mạng giải phóng dân tộc chung của cả nước. Qua 30 năm kháng chiến chống xâm lược, ngành y tế Bình Dương đã có 152 liệt sĩ được Tổ quốc ghi công. Còn rất nhiều anh chị em là thương binh, bệnh binh đã cống hiến một phần cơ thể của mình cho đất nước. Lịch sử đã sang trang mới, bắt đầu từ sau 30/4/1975, nhân dân Bình Dương cùng cả nước vui mừng hồ hởi đón chào một kỷ nguyên mới: nước nhà hoàn toàn độc lập tự do, nhân dân tự làm chủ vận mệnh của mình. Nhân dân Bình Dương tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng trong chiến đấu xây dựng lại quê hương từ những đổ nát, tang thương trong điều kiện hoà bình, thống nhất đất nước. Cán bộ nhân viên ngành y tế tiếp tục phát huy truyền thống chiến đấu anh dũng đã cùng nhau bắt tay vào việc xây dựng và phát triển ngành y tế. Quá trình xây dựng và phát triển ngành y tế cùng song hành với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước từ 1975 đến 2005. Điều đặc biệt ở đây là có sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời gian trong chiến tranh và hoà bình ta có 30 năm chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975) và 30 năm hoà bình xây dựng đất nước (1975 - 2005 ). Trong 30 năm hoà bình xây dựng đất nước: từ (1975- 1985) 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội với đường lối phát triển kinh tế theo mô hình kế hoạch tập trung bao cấp, nền kinh tế quốc dân có phát triển nhưng chậm, đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Cùng với sự bao vây cấm vận kinh tế bên ngoài, ngành kinh tế nội địa không đủ sức đáp ứng được nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu văn hoá khác. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thiết lập nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý điều tiết của Nhà nước. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong thời gian 20 năm (1986 – 2005), nền kinh tế Bình Dương phát triển với tốc độ cao, đã biến Bình Dương từ một tỉnh nghèo thuần nông, trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển cao, sản phẩm nội địa hàng năm đều tăng thuộc loại cao nhất trong nước, năm 2005 bình quân đầu người 1.000 USD/năm. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh nhà, Ngành y tế thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trước hết là đổi mới tư duy trong toàn thể cán bộ nhân viên trong ngành, nhận thức và quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới của Đảng trong công tác y tế. Ngành đề ra mhững quan điểm, phương châm, giải pháp
  • 7. 7 thích hợp, sáng tạo trong từng thời gian cụ thể, từng bước phát triển bền vững tiến đến một ngành y tế hiện đại. Hai mươi năm (1986 - 2005), ngành y tế đã thực hiện tốt đường lối đổi mới của Đảng và của Bộ trong công tác xây dựng hệ thống y tế XHCN, tích cực phát động các phong trào quần chúng phòng bệnh phòng dịch, trồng và sử dụng thuốc nam tại chỗ. Khắc phục mọi khó khăn thiếu thốn, ngành từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đến cơ sở hạ tầng, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế để chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, cung ứng thuốc thông thường đến tận tay người dân, làm cho người dân càng có lòng tin vào ngành y tế cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quá trình xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội được thực hiện trong những năm cuối thế kỷ XX và 5 năm đầu của thế kỷ XXI trong lúc cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão trên thế giới. Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin - tin học và các công nghệ khoa học khác đã làm đảo lộn cuộc sống con người từ trình độ thấp tiến lên trình độ cao trong khoảng thời gian vô cùng ngắn. Toàn ngành y tế cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình qua từng giai đoạn lịch sử. Hội nhập với thời đại, cập nhật những phát triển mới của thế giới để phát triển bền vững. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp của các bậc đàn anh đi trước, khắc phục khó khăn thách thức để đưa ngành y tế tiến lên phía trước, phục vụ ngày càng tốt hơn sức khoẻ nhân dân. Góp công sức vào công cuộc đổi mới, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh của Đảng .
  • 8. 8 PHẦN THỨ NHẤT NGÀNH Y TẾ 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN, CÙNG NHÂN DÂN TRONG TỈNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (5 - 1975 - 10 -1985) Chương một KHÔI PHỤC VÀ XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI Y TẾ SAU GIẢI PHÓNG - GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH KINH TẾ -XÃ HỘI (5/1975 – 12/ 1980) Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên tháng 3 - 1975 thắng lợi, tạo đà cho quân dân miền Nam tổng tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và sự hỗ trợ của bộ đội chủ lực, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bình Dương đã anh dũng chiến đấu giải phóng huyện Dầu Tiếng vào ngày 13- 3 -1975. Ngày 6/4/1975 Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn được thành lập. Tỉnh uỷ chỉ thị cho các địa phương trong tỉnh phát động quần chúng kết hợp cùng với quân chủ lực nổi dậy khởi nghĩa giải phóng quê hương, góp phần tạo thế và lực cho quân và dân ta, nhất là các quân đoàn chủ lực tiến vào giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Ngày 14/4/1975 bộ Chính trị quyết định đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn là chiến dịch Hồ Chí Minh. Với những nỗ lực phi thường "một ngày bằng hai mươi năm" quân và dân ta đã quyết tâm thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Ngày 30 /4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng giải phóng Sài Gòn - Gia Định, giải phóng hoàn toàn miền Nam, mở ra cho thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam - thời kỳ cả nước thống nhất cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. I. TIẾP QUẢN VÀ XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI Y TẾ SAU GIẢI PHÓNG I.1. Triển khai công tác y tế phục vụ chiến dịch giải phóng tỉnh nhà -Tiếp quản và củng cố mạng lưới y tế sau giải phóng. Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, ngày 2/4/1975, Thường vụ Trung ương Cục chỉ thị cho các Tỉnh uỷ và lực lượng vũ trang..."Bằng tất cả khả năng sẵn có của địa phương mà mạnh dạn, táo bạo phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa, ấp giải phóng ấp, xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, Tỉnh giải phóng tỉnh bằng lực lượng của bản thân phối hợp với chiến trường chung".1 Từ ngày 14 đến ngày 16 - 4 -1975, Tỉnh uỷ Bình Dương mở Hội nghị cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh phổ biến nhiệm vụ của quân và dân toàn tỉnh trong chiến dịch tiến công và nổi dậy giải phóng tỉnh và nhiệm vụ phối hợp với các quân đoàn chủ lực trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Thực hiện chỉ thị của Tỉnh uỷ, ngành Y tế Bình Dương đã có những bước chuẩn bị cho công tác phục vụ y tế trong chiến dịch giải phóng Tỉnh nhà. 1 Chỉ thị 340-TW của Thường vụ Trung ương Cục ngày 02 -4 -1975.
  • 9. 9 Tháng 4 -1975, Lãnh đạo Ban Dân y tỉnh Bình Dương gồm Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong - Trưởng Ban; Bác sĩ Lê Minh Hoàng - Phó ban; Phạm Ngọc Ẩn - chính trị viên tổ chức thành lập một bệnh xá tại xã Tam Lập huyện Phú Giáo, bên bờ Sông Bé. Văn phòng Ban và bệnh xá trên 45 cán bộ nhân viên. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của chiến dịch, Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong triệu tập khẩn cấp đơn vị bàn kế hoạch chuẩn bị phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngay sau đó, Đội phẫu tiền phương được thành lập do Bác sĩ Lê Minh Hoàng phụ trách. Một tổ y tế tiền phương do Bác sĩ Trần Hoài Đức phụ trách, có Y sĩ Phạm Văn Sen bệnh xá phó, đi cùng đoàn chính trị của tỉnh để tiếp quản theo ngành. Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong đi cùng Ban Chỉ huy chiến dịch do Bí thư tỉnh ủy chỉ đạo. Sáng ngày 29/ 4 /1975, đội phẫu tiền phương có mặt tại Sở cao su Phú Chánh triển khai đội hình chuẩn bị tiếp nhận thương binh. Chiều 29/4/1975, cả đội trực tiếp xuống bám tại trường Tiểu học xã Phú Chánh. Ngày 30/ 4/1975 là ngày định mệnh của chế độ Mỹ ngụy, là ngày toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn Miền Nam. Lịch sử đang sang trang mới . Trưa ngày 30/4/1975 Bác sĩ Trần Hoài Đức và Y sĩ Phạm Văn Sen trong tổ y tế Tiền phương theo chân các lực lượng vũ trang tiến vào Thị xã. Hai anh đến ngay Bệnh viện tỉnh (số 211 đường Yersin Thị xã Thủ Dầu Một), tấm biển ngoài cổng vào đề tên “Bệnh viện Phú Cường“. Tại đây, Bác sĩ Trần Văn Phú - Trưởng Ty Y tế kiêm Bệnh viện trưởng và Bác sĩ Nguyễn Hữu Hội - Phó Ty y tế cùng toàn bộ nhân viên của Bệnh viện ra đón tiếp. Một vài giờ sau, Bác sĩ Lê Minh Hoàng đến, các anh tập hợp toàn thể cán bộ, nhân viên của Ty y tế và bệnh viện, nói rõ chủ trương chính sách của chính phủ Cách mạng Miền Nam là hoà hợp hoà giải dân tộc, kêu gọi mọi người yên tâm trở lại làm việc bình thường không bỏ nhiệm Sở. Các anh được bác sĩ Phú và Hội dẫn đi xem toàn bộ Bệnh viện, các khoa phòng, trang thiết bị. Toàn bộ cơ sở vật chất, dụng cụ, máy móc đều nguyên vẹn. Toàn bộ nhân viên khoảng 200 người trong đó bác sĩ và dược sĩ khoảng 10 người. Ông Võ Văn Bình y tá trưởng của Bệnh viện sau đó thổ lộ tâm tình: “ Ban đầu tôi rất lo sợ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng tôi yên tâm ngay khi nghe lời giải thích của các anh về chính sách hoà hợp dân tộc của Cách mạng và chính sách sử dụng nhân viên chế độ cũ, tôi và vợ tôi yên tâm trở lại làm việc ngay”2 . Bệnh viện Phú Cường có lịch sử lâu đời, được người Pháp xây dựng vào năm 1898, cách nay gần 80 năm. Nhiều hạng mục khoa phòng đã xuống cấp, trang thiết bị cũ kỹ và không nhiều, năng lực thu dụng khoảng 300 giường bệnh. Bệnh viện có 6 khoa và một khu ngoại chẩn khám bệnh thường ngày; ngoaị khoa có phòng cấp cứu và phòng giải phẩu; khoa sản còn có bên cạnh là trường cô đỡ hương thôn đào tạo mỗi khoá 20 người; khoa Nhi, khoa Lây và khoa Lao. Các khoa khác là khoa Dược, khoa xét nghiệm, khoa X quang, nhà giặt giũ, nhà bếp, nhà xe. 2 Vợ ông là Đỗ Thị Liễu cán sự điều dưỡng khoa Nhi. Hai anh chị sau này tích cực công tác trong bệnh viện cho đến tháng 6/1980 ông Bình xin nghỉ hưu.
  • 10. 10 Ty Y tế ngoài Bệnh viện còn có Phòng y tế công cộng đồng chỉ đạo công tác các Chi y tế huyện. Trưởng phòng y tế công cộng là cán sự y tế Nguyễn Nghiệp Triệu. Trong phòng y tế cộng đồng có Ban diệt trừ sốt rét, Trưởng ban y tế chống sốt rét là cán sự y tế Sương.3 Số Bác sĩ hiện có: Khoa Nội có Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Châu; Khoa sản -Bác sĩ Huỳnh thị Thương; Khoa Ngoại - Bác sĩ Lê Mộng Hùng, Bác sĩ Lê Hữu Toàn và Bác sĩ Nguyễn Thị Minh; Khoa Dược: có dược sĩ Đỗ Hoà Bình; Khoa xét nghiệm có Dược sĩ Trần Văn Đáng và Dược sĩ Trần Đắc Dung; Phòng Dược: có Dược sĩ Hà Thanh Thu; Khoa lao: có Bác sĩ Lê Duy Minh. Hệ thống huyện gồm có Chi y tế các huyện Châu Thành, Lái Thiêu, Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Phú Hoà (Củ Chi). Trưởng chi là 1 cán sự y tế với 2- 3 nhân viên. Cũng trong ngày 30/4/1975, lúc 16 giờ chiều, 3 xe ô tô Scow vào Trường Tiểu học Phú Chánh rước toàn bộ Ban và Bệnh xá về Bệnh viện tỉnh. Số cán bộ kháng chiến cùng hoà nhập vào số cán bộ nhân viên mới tiếp quản, tiếp tục đưa hoạt động Bệnh viện trở lại bình thường, sẵn sàng phục vụ thương bệnh binh và nhân dân. Sau khi các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Giáo,Tân Uyên được giải phóng vào ngày 29/4/1975. Các huyện phía Nam Dĩ An, Lái Thiêu, Châu Thành, Thị xã được giải phóng vào ngày 30/4/1975. Các đồng chí dân y ở các huyện tiếp quản ngay các cơ sở y tế. Huyện Lái Thiêu do Y sĩ Trần Mạnh Tường, Dĩ An do Y sĩ Út Hoà, ở Tân Uyên do Y sĩ Bảy Bình (Trần Trung Cận) tiếp quản và tổ chức lại cơ sở đi vào hoạt động bình thường. Nhìn chung, những cơ sở hầu hết cũ kỹ, chật hẹp, trang thiết bị đơn sơ . Theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ và Ủy Ban Quân quản về việc tổ chức học tập cải tạo cán bộ nhân viên y tế chế độ cũ, các cán bộ Trưởng phó Ty, Trưởng phó phòng, Trưởng phó khoa được gọi đến Ủy Ban quân quản trình diện và đăng ký học tập cải tạo, địa điểm tại Trường Nữ Trung học Trịnh Hoài Đức, thời gian khoảng 60 ngày. Còn lại tất cả nhân viên khác đều được học tập taị Bệnh viện thời gian khoảng 13 ngày. Sau đợt học cải tạo, Bệnh viện thường xuyên tổ chức những buổi học chính trị để nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên, đồng thời tổ chức những buổi biểu diễn văn nghệ tự biên tự diễn để khuyến khích mọi người hăng hái lao động và công tác trong thời kỳ hoà bình xây dựng đất nuớc. Nhằm ổn định, củng cố xây dựng bộ máy của ngành phù hợp với tình hình mới, công tác tổ chức cũng được sắp xếp lại: Trưởng ty: Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong - phụ trách chung. Phó Ty: Bác sĩ Lê Minh Hoàng - phụ trách mạng lưới y tế huyện và xã. Bệnh viện trưởng: Bác sĩ Trần Hoài Đức Phụ trách hệ điều trị. 3 Năm 1972, Bộ Y tế Sài Gòn thành lập Trại Nhi Đồng kiểu mẫu cho 3 tỉnh Long An, Tây Ninh, Biên Hoà, Bình Dương, cơ sở được xây dựng trong khuôn viên Bệnh viện tỉnh một trệt một lầu, sức khoẻ khoảng 60 giường, chế độ cho ăn và uống thuốc theo giờ .
  • 11. 11 Công tác tổ chức và công tác chính trị tại bệnh viện do Y sĩ Phạm Văn Sen - Bí thư chi bộ phụ trách. Các công việc của Bệnh viện do Bác sĩ Trần Hoài Đức phụ trách sắp xếp, bố trí, chỉ đạo công tác hàng ngày, đảm bảo khám và điều trị bệnh kịp thời. Bố trí lại cán bộ trưởng phó khoa Bệnh viện: Ngoại khoa: Bác sĩ Trần Hoài Đức - Trưởng khoa Khoa sản: Bác sĩ Nguyễn Thị Đức -Trưởng khoa Khoa nhi: Bác sĩ Khổng Trọng Khuê - Trưởng khoa.4 Ban Quân y Tỉnh đội Bình Dương do Bác sĩ Mười Liêm, Bác sĩ Nguyễn Văn Tăng và Bác sĩ Trần Đăng phụ trách. Sau ngày giải phóng 30/4/1975, ta tiếp quản Bệnh viện dã chiến 4 tại Gò Đậu. Bệnh viện trưởng Bệnh viện này là Trung Tá Bác sĩ Hảo đến giao chìa khoá Bệnh viện lại cho Ban Quân y. Sau khi Bệnh viện được tiếp quản xong, Bác sĩ Hảo cùng một số Bác sĩ Thiếu tá Bác sĩ Phạm Văn Di, đại úy Dược sĩ Bích, Trung uý Dược sĩ Phạm Quang Trường được nhận làm việc taị Bệnh viện đa khoa tỉnh, và Bệnh viện tổ chức cho đi học cải tạo một thời gian ngắn rồi trở về làm việc. Sau khi học tập hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên chức làm việc dưới chế độ cũ, các anh chị em đều vui mừng trước chính sách khoan hồng độ lượng của Cách mạng, tất cả đều làm đơn xin được làm việc lâu dài tại Bệnh viện . Ngày 15-5-1975 tại Hà Nội, trước cuộc míttinh mừng thắng lợi vĩ đại của Cách mạng nước ta. Đồng chí Lê Duẫn Tổng Bí thư đọc diễn văn, có đoạn nói về chính sách của Đảng đối với cán bộ công chức chế độ cũ như sau : “Với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc, nhân dân đã tỏ rõ lượng khoan hồng đối với tất cả những ai đã lầm đường lạc lối, bất kể quá khứ của họ như thế nào, nay trở về với dân tộc. Miễn là họ thành tâm hối cải thành tâm mang hết tài năng ra phục vụ Tổ quốc thì vị trí của họ trong lòng dân tộc sẽ được bảo đảm, mọi sự ô nhục mà kẻ tội phạm gây ra là đế quốc Mỹ sẽ được rửa sạch”.5 Với chủ trương chính sách của Đảng đã rõ ràng, tất cả anh chị em đều rất yên tâm, ra sức khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phục vụ tốt hơn nữa cho nhân dân, cho đất nước, trút bỏ quá khứ hướng tới tương lai . Ngày 19-5-1975, một vụ nổ kho đạn trong doanh trại Tỉnh đội Bình Dương do anh em thu gom sơ ý làm nổ kíp đã làm bị thương một số đông anh em bộ đội. Bệnh viện K.23 Tỉnh đội quá tải phải nhờ Bệnh viện đa khoa tỉnh nhận thương binh và điều trị. Anh chị em nhân viên hết lòng chăm sóc không quản ngày đêm khi các thương binh được gởi đến, một số quá nặng phải chuyển về tuyến trên Bệnh viện Chợ Rẫy. 4 Bác sĩ Khổng Trọng Khuê từ Đồng Nai được hai anh Nguyễn Thanh Phong và Lê Minh Hoàng sang đề nghị về bổ sung cho Bệnh viện. 5 Lịch sử Đảng Cộng sản VN, tập III. Trích văn kiện Đảng trang 566. Nxb sách giáo khoa Mác Lê-Nin- Hà Nội 1979.
  • 12. 12 Lúc này một số cán bộ nhân viên trong kháng chiến ra, quê quán ở các huyện trong tỉnh đều xin về quê nhà công tác. Do đó, số cán bộ kháng chiến còn lại ở tỉnh rất mỏng, nhưng nhờ các anh chị em chế độ cũ còn ở lại làm việc đầy đủ, nên mọi công việc đều tiến hành thuận lợi. Cuối năm 1975, Trung ương Cục Miền Nam quyết định chia Miền Đông thành 3 tỉnh: Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai. Tỉnh Sông Bé do tỉnh Bình Dương và Bình Phước sát nhập lại. Để chuẩn bị cho việc thành lập tỉnh mới, từ tháng 10 - 11/1975, nhiều đoàn cán bộ được đưa về Thị xã Thủ Dầu Một để bổ sung cho các ngành, trong đó có ngành y tế . Đoàn cán bộ y tế từ Bình Phước về sớm nhất tại Bình Dương là đoàn của Dược do sĩ Nguyễn Trung Trực và Dược sĩ Lý Thị Tiến phụ trách, đoàn có 12 đảng viên: Trần Trung Trực, Lý Thị Tiến, Bùi Văn An, Trần Thanh, Nguyễn Đức Thanh, Lê Thị Thủy, Lê Thị Nam, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thành Lâm, Lưu Hoài Thu, Phạm Thị Thức, sau có thêm Y sĩ Huỳnh Văn Chưởng cán bộ tập kết mới từ Miền Bắc về và Dược sĩ Nguyễn Khắc Kế. Để nhanh chóng ổn định tổ chức, Ty đã chỉ đạo thành lập chi bộ Dược và chỉ định Dược sĩ Lý Thị Tiến làm bí thư. Với số cán bộ này, tiến hành thành lập Công ty Dược và bộ phận sản xuất . Về Đảng, Ngành y tế chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ Tỉnh ủy và chỉ đạo Ngành từ Ban dân y Miền Đông, đối với Nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy Ban quân quản tỉnh. Trưởng ban là Bác sĩ Lê Đức Đông và Phó ban là Bác sĩ Võ Phụng Biên. Về tổ chức và xây dựng cơ sở y tế: Ở tuyến tỉnh, đến cuối năm 1975, Bệnh viện đa khoa tỉnh 300 giường với tổng số nhân viên trên 250 người kể cả phòng khám đa khoa của Bệnh viện. Văn phòng ty chưa thành lập các phòng Nghiệp vụ vì chưa đủ cán bộ. Mới hình thành Công ty Dược với bộ khung, còn đang xây dựng cơ sở. Ngoài ra, Tỉnh ủy còn giao cho Ty quản lý trại Dưỡng lão ở phường Hiệp Thành và Bệnh viện Phong ở Bến Sắn – Tân Uyên. Tuyến huyện cơ sở y tế đang trong giai đoạn củng cố và xây dựng. Nhiều xã có cán bộ y tế phục vụ, chưa thành lập được trạm. I.2. Tình hình y tế, sức khoẻ, đời sống nhân dân sau ngày giải phóng: Chiến tranh kết thúc nhưng nó cũng để lại nhiều hậu quả nặng nề trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội; nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân ta lúc này là xây dựng lại quê hương đất nước, xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu, mọi nguời có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Bước vào thời kỳ mới, Đảng bộ, quân và dân Bình Dương có những thuận lợi cơ bản nhưng cũng không ít khó khăn. Thuận lợi lớn và cơ bản nhất là quê hương hoàn toàn giải phóng, thắng lợi có ý nghĩa trọng đại đối với Bình Dương qua mấy chục năm đấy tranh gian khổ. Từ đây, quân và dân trong tỉnh được sống trong tự do hoà bình, phấn khởi bước vào xây dựng quê hương và cuộc sống mới. Đảng bộ, nhân dân tỉnh Bình Dương vốn có truyền thống đấu tranh anh dũng, được rèn luyện thử thách trong quá trình đấu tranh cách mạng. Sau ngày giải phóng, đội ngũ cán bộ được
  • 13. 13 tăng cường bổ sung từ nhiều nguồn, có sự hỗ trợ lẫn nhau, sớm đưa các mặt công tác từng bước ổn định. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh càng quyết tâm đoàn kết xây dựng lại quê hương, đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Đảng bộ và nhân dân Bình Dương cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, trước mắt là phải khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định trật tư xã hội, ổn định cuộc sống nhân dân. Sau ngày giải phóng 30-4-1975, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh rất khó khăn. Trong chiến tranh hầu hết đồng bào các vùng nông thôn đều bị tập trung vào ấp chiến lược. Ruộng đất bị hoang hoá đầy hố bom, pháo, đạn, mìn, không phát triển được sản xuất, đời sống người nông dân đều nghèo khổ, bệnh tật. Qua nhiều năm chiến tranh ác liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân trong tỉnh chịu nhiều hy sinh mất mát về người và của, quê hương bị tàn phá, làng xóm tiêu điều, gia đình trôi dạt. Nhất là vùng căn cứ kháng chiến ở Tân Uyên, Bến Cát, Dầu Tiếng, chiến khu Đ, bom đạn và chất độc hoá học đã tàn phá môi trường sinh thái, để lại nhiều hậu quả tai hại không sao lường được. Đó là những thách thức to lớn đặt ra cho ngành y tế phải nhanh chóng khắc phục nhằm phục vụ tốt công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân. Ngày 30 tháng 4, đất nước được giải phóng, nhân dân rất vui mừng trong ngày hội lớn của dân tộc. Nhiều nơi người dân tự đóng góp tổ chức ăn mừng chiến thắng tập thể với hàng trăm người tham dự. Đồng bào sống trong các ấp chiến lược hoặc phải tản cư sống nơi khác nay lần lượt trở về quê cũ, xây lại nhà cửa, khôi phục sản xuất nhằm xây dựng lại cuộc sống. Chính quyền nhân dân được thành lập đến tận xã và thôn ấp, ra sức giữ gìn an ninh trật tự xã hội, tiếp tục truy quét bọn tàn dư ngụy quân ngụy quyền, tổ chức học tập cải tạo cho binh lính và nhân viên chế độ cũ, tổ chức tháo gỡ bom mìn, vận động nhân dân phục hoá khai hoang đất đai để đẩy mạnh sản xuất, từng bước ổn định đời sống. Nhân dân rất tin tưởng cách mạng, mọi chủ trương đường lối của Đảng và chính quyền đều được mọi người chấp hành nghiêm túc . Tháng 9/1975 Hôị nghị Trung ương Đảng lần thứ 24 khoá III ra Nghị quyết về Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, từ 2 nhiệm vụ chiến lược Cách mạng dân chủ nhân dân và Cách mạng xã hội chủ nghĩa sang một nhiệm vụ chiến lược là làm Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội . Thực hiện chủ trương của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy mở hội nghị triển khai Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tới cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện và đề ra một số nhiệm vụ trước mắt là: nhanh chóng khôi phục kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống vật chất và tinh thần chủ nhân dân, phát triển các hoạt động văn hoá xã hội; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính quyền và đoàn thể, tập trung vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời triển khai các công tác giáo dục, y tế, chú trọng đến khâu phân phối lưu thông, tổ chức cung ứng lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.
  • 14. 14 Về lĩnh vực giáo dục và y tế, tỉnh đã tích cực tiếp thu, tiếp quản và triển khai công tác theo sự chỉ đạo của Trung ương. Ngành y tế nhanh chóng đi vào hoạt động để chăm sóc, phục vụ sức khoẻ cho cán bộ và nhân dân. I.3. Tăng cường công tác y tế các tuyến huyện, bổ sung cán bộ, xây dựng mạng lưới y tế cơ sở phục vụ nông thôn: Thực hiện chỉ thị của Tỉnh uỷ, về tăng cường công tác y tế tại các tuyến huyện và xã, bổ sung cán bộ, xây dựng mạng lưới cơ sở nhằm phục vụ nông thôn đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu vật chất cho đời sống của nông dân. Tháng 12/1975, Ty y tế thành lập trạm vệ sinh phòng dịch do Y sĩ Lâm Minh Bé phụ trách. Công tác vệ sinh được triển khai từng bước, trước mắt tuyên truyền vận động trong quần chúng thực hiện vệ sinh công cộng, giải quyết phân rác nước, thực hiện 3 công trình vệ sinh hố xí, giếng nước, nhà tắm, nắm lại tình hình các ổ dịch cũ trong tỉnh, lên kế hoạch phòng chống khi có dịch xảy ra. Tình hình y tế ở cơ sở sau ngày 30-4-1975, khoảng 50% số xã có trạm y tế từ 2 - 3 nhân viên, một số trạm không có cán bộ phụ trách, cơ sở còn tạm ở chung trong trụ sở của Ủy ban xã . Sau giải phóng, Trung ương Đảng chủ trương giãn dân xây dựng kinh tế mới. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, tại Bình Dương Tỉnh chủ trương giãn dân ở các xã, động viên đồng bào đi khai hoang làm ăn ở các điểm kinh tế mới. Tỉnh tiến hành thành lập Ban vận động hồi hương xây dựng kinh tế mới, sau đổi lại là Ban xây dựng vùng kinh tế mới. Nhiệm vụ của Ban là quy hoạch đất đai từng huyện, khai hoang cày ải, phân lô sản xuất, phân lô từng hộ cất nhà. Xây dựng trường học, trạm y tế. Giao nhà cho từng hộ, cấp đất sản xuất, cấp lương thực 6 tháng đầu, cấp dụng cụ sản xuất, cây giống … Từ tháng 7/1975, thành phố Hồ Chí Minh cũng thực hiện chủ trương đưa dân đi xây dựng kinh tế mới ở các huyện Tân Uyên, Đồng Phú, Bến Cát. Số dân đến vùng kinh tế mới ngày càng đông. Về Y tế kinh tế mới: tỉnh cất nhà kho chứa thuốc, y dụng cụ cấp cho các xã kinh tế mới. Nguồn thuốc và vật tư y tế đều quan hệ tổng kho B2 (Thành phố Hồ Chí Minh) để nhận. Cán bộ y tế quan hệ Trường đào tạo thành phố (Bác sĩ Kiều) để cung cấp. Trạm y tế ban đầu làm bằng tranh tre nứa lá, mỗi trạm có 2 y tá, 1 nữ hộ sinh. Đến cuối năm 1975, số dân kinh tế mới có khoảng 50.000 người, số trạm y tế được thành lập khoảng 8 trạm có 2 Bác sĩ và 17 Y sĩ. Hai Bác sĩ là Bác sĩ Đinh Văn Khai và Bác sĩ Nguyễn Tấn Tờn được Ty Y tế cử đến công tác ở Ban Kinh tế mới. Tình hình bệnh tật ở vùng kinh tế mới chủ yếu là bệnh sốt rét, ghẻ ngứa. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch phòng chống sốt rét được phát động và duy trì thường xuyên. Đời sống dân kinh tế mới dần dần ổn định. Sau ngày giải phóng 30/4/1975 đến cuối tháng 12/1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Bình Dương ra sức khôi phục lại sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại cuộc sống mới hoà bình và hạnh phúc. Ngành y tế của Tỉnh dù
  • 15. 15 bước đầu có khó khăn trong triển khai công tác y tế, nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, ngành đã đạt được những kết quả nhất định trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân, góp phần từng bước ổn định đời sống xã hội. II. XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI Y TẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TỈNH (1976 - 1980) II.1. Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền y tế nhân dân: Bước vào năm 1976, nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước bước vào thời kỳ xây dựng, phát triển kinh tế với kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 - 1980) theo đường lối xây dựng kinh tế trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đối với ngành Y tế, trên cơ sở đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa mọi người đều bình đẳng trong khám chữa bệnh. Bộ Y tế đề ra đường lối y tế nhân dân với "5 quan điểm, 5 mục tiêu, 5 dứt điểm về công tác y tế" như sau: - 5 quan điểm: 1.Y tế phải phục vụ sản xuất, đời sống và quốc phòng, phục vụ nhân dân lao động. 2. Kiên trì phương hướng y học dự phòng. 3. Kết hợp Đông tây y trong khám chữa bệnh 4. Sản xuất thuốc dựa vào nguồn dược liệu trong nước, sử dụng và phát triển thuốc Nam . 5. Người thầy thuốc phải như mẹ hiền. - 5 mục tiêu: 1. Phòng bệnh phòng dịch, không để dịch lớn xảy ra, khi có dịch phải nhanh chóng dập tắt, không để lây lan. 2. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mỗi người dân đều được khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế . 3. Giải quyết vấn đề thuốc và phát triển phong trào thuốc nam trong nhân dân. 4. Đẩy mạnh công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và sinh đẻ có kế hoạch, phấn đấu hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số đến năm 1980 còn 2,1%. 5. Xây dựng tổ chức y tế trên cơ sở kết hợp y học hiện đại và Y học cổ truyền dân tộc. Phát triển mạng lưới y tế rộng khắp từ tỉnh đến huyện và xã, y tế công nông lâm trường xí nghiệp, cơ quan. - 5 Dứt điểm : 1. Dứt điểm về 3 công trình vệ sinh: cầu tiêu, giếng nước, nhà tắm. Mỗi hộ gia đình đều có đủ 3 công trình vệ sinh . 2. Sinh đẻ có kế hoạch, không có người sinh con thứ 3.
  • 16. 16 3. Quản lý sức khoẻ toàn dân, mỗi người đều được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. 4. Tự túc thuốc Nam, phát triển thuốc Nam tại các cơ sở y tế, phổ biến 35 cây thuốc sử dụng trong nhân dân . 5. Tổ chức mạng lưới y tế cơ sở xã. Mỗi xã và cơ quan, công nômg lâm trường xí nghiệp đều có trạm y tế . Biện pháp thực hiện trước mắt là tổ chức phát động phong trào 5 dứt điểm trong nhân dân một cách rộng rãi, tiến dần đi vào chiều sâu chất lượng. Tăng cường công tác phòng chống dịch, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân thông qua hệ thống y tế hoàn chỉnh từ tỉnh đến huyện và cơ sở, xã. Chăm sóc sức khoẻ ở mọi nơi, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với công tác y tế. II.2. Ngành y tế Bình Dương thực hiện thắng lợi Nghị quyết Tỉnh uỷ về công tác y tế - Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động sự nghiệp: Sau khi nước nhà thống nhất, ngày 3-1-1976, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 228-CT/TW về việc lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước và nhấn mạnh: "Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội tới đây là một dịp biểu dương lực lượng đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc...là cuộc biểu dương lực lượng chính trị quan trọng của toàn dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân nhằm xây dựng một nước Việt Nam hoà bình,, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội".6 Ngày 25-4-1976, cử tri cả nước nô nức đi bỏ phiếu bầu chọn đại diện của mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam thống nhất. Thắng lợi của cuộc tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước là thể hiện ý chí và mong muốn của toàn dân ta đối với việc xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Từ ngày 24-6-1976 đến ngày 2-7-1976, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất họp kỳ họp thứ nhất tại Hà Nội. Quốc hội quyết đinh đổi tên nước là Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc kỳ: cờ đỏ sao vàng; Quốc huy hình tròn màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh, xung quanh có bông lúa, có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc ca là bài Tiến quân ca; Thủ đô ở Hà Nội; "Thành phố Gia Định" được vinh dự mang tên Bác "Thành phố Hồ Chí Minh". Tháng 12 năm 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã đề ra đường lối chung cách mạng XHCN nước Việt Nam thống nhất và thông qua kế hoạch 5 năm xây dựng CNXH (1976 -1980). Trên cơ sở đó, tháng 4-1977 Đảng bộ Tỉnh Sông Bé tổ chức Đại hội lần thứ nhất (vòng 2). Đại hội đã quán triệt và vận dụng các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng toàn quốc đã thông qua vào thực tiễn cách mạng của địa phương. Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ cho toàn Đảng bộ và nhân dân Sông Bé trong 2 năm 1977 - 1978 và những mục tiêu phấn đấu đến năm 1980 là: "Tăng cường hơn nữa vai trò 6 Đảng cộn g sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004, t.37, tr4
  • 17. 17 lãnh đạo toàn diện của các cấp bộ Đảng, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động và kiện toàn thêm một bước tổ chức chính quyền nhân dân các cấp, nắm vững và thực hiện 3 cuộc cách mạng, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, văn hoá, dấy lên một phong trào thi đua lao động XHCN cần kiệm xây dựng nước nhà, lấy sản xuất nông nghiệp làm trung tâm, hoàn thành căn bản việc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tổ chức lại lao động, bố trí lại cơ cấu cây trồng và các vụ lúa, cải tạo và phát triển các cơ sở công nghiệp và thủ công nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm, trang bị một bước cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nông nghệp và các ngành kinh tế khác nhằm khai thác hợp lý các vùng đất đã quy định và xây dựng huyện thành một đơn vị kinh tế cơ bản kết hợp chắt cơ cấu nông công nghiệp hoặc nông - lâm - công nghiệp. Đồng thới tiếp tục trấn áp bọn tàn dư phản động cách mạng, ra sức củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội ở cả nội địa và biên giới. Trên cơ sở tuyển chọn một đội ngũ cốt cán mới xuất hiện trong phong trào thi đua lao động xã hội chủ nghĩa của quần chúng mà đào tạo thành cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên, xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể ngày càng vững mạnh về số lượng cũng như chất lượng".7 Về nhiệm vụ công tác y tế, Nghị quyết Tỉnh uỷ chỉ rõ: " Cần mở rộng các cơ sơ điều trị ở Tỉnh, xây dựng bệnh viện huyện, trạm xá và nhà hộ sinh xã, nhất là các huyện phía bắc tỉnh. Khuyến khích và tổ chức thêm các cơ sở điều trị và dược liệu đông y, kết hợp tốt đông, tây y trong phòng chống các dịch bệnh, chú trọng giải quyết kịp thời các dịch bệnh xã hội. Nghiên cứu bỏ những thủ tục phiền phức, xây dựng tinh thần phục vụ bệnh nhân vô điều kiện cho cán bộ, nhân viên y tế các cấp. Tiếp tục vận động và tổ chức thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Phát triển hệ thống nhà trẻ, đào tạo cô nuôi dạy trẻ, ưu tiên trước hết là cơ sở sản xuất và các cơ quan, đoàn thể" 8 . Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh và chỉ đạo ngành của Bộ Y tế trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách, chủ trương, quan điểm của trên, Ty Y tế đã xây dựng chương trình hành động cụ thể qua từng năm trong kế hoạch 1976 - 1980, nhất là sự sắp xếp tổ chức, xây dựng mạng lưới cơ sở sau khi sát nhập 2 tỉnh Bình Phước - Bình Dương thành tỉnh Sông Bé, đẩy mạnh hoạt động sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, phục vụ chiến đấu bảo vệ biên cương trong những năm chiến tranh biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế giúp tỉnh bạn Kratié sau khi giải phóng Campuchia khỏi nạn diệt chủng của chế độ Ponpốt - Iêng xary. Để thực hiện thành công nghị quyết của Tỉnh uỷ về công tác y tế, đẩy mạnh sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Ty y tế Sông Bé đã lãnh đạo trong toàn ngành tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho các huyện, xã và hoạt động sự nghiệp. II.2.1. Củng cố tổ chức ngành y tế tỉnh và các cơ sở y tế huyện, xã: 7 Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ công sản Việt Nam Tỉnh Sông Bé lần thứ nhất-Báo Sông Bé ra ngày 14-5- 1977. 8 Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ công sản Việt Nam Tỉnh Sông Bé lần thứ I - Báo Sông Bé ra ngày 14-5- 1977.
  • 18. 18 Ban lãnh đạo Ty y tế: tháng 02-1976, Bác sỹ Dương Quỳnh Hoa bổ nhiệm Trưởng Ty Y tế Sông Bé. Sau đó, Bộ Trưởng Bộ Y tế Chính Phủ Cách Mạng Lâm thời miền Nam ký quyết định điều động Bác sĩ Võ Phụng Biên - Phó ban Dân y Miền Đông làm Trưởng Ty y tế Sông Bé; Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong - Trưởng Ty Y tế Thủ Dầu Một làm Phó Ty Y tế Sông Bé. Tháng 5/1976 Bác sĩ Hồ Phương Thiếu tá Quân y được chuyển từ phòng Quân y Miền Nam về làm Phó Ty y tế Sông Bé. Đội ngũ cán bộ ty: Tháng 3/1976 số cán bộ được bổ sung từ Bình Phước về có Dược sĩ Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Phụng Hoàng, kế tiếp các đồng chí Trần Minh Cừ, Nguyễn Thị Khấm, Laị Thị Minh Hoa, Phạm Thanh Dung, Nguyễn Kim Hoà, Lê Tuấn Anh, Mai Hoàng Tâm, Trần Thị Liễu, Phan Thuỳ Trang, Phan Thành lê, Trần Đức Khoa, Nguyễn Thị Nụ, Dương Đức Sen, Nguyễn Văn Trọng đến từ Bình Phước. Các đồng chí này đa số là Dược sĩ, Y sĩ. Đến tháng 6 - 1976, 28 cán bộ có trình độ cao là Bác sĩ, dược sĩ, Y sĩ được bổ sung do Ty y tế Sông Bé gồm: Trương Thị Bích, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Thị Kim Anh, Lưu Thanh Hải, Nguyễn Bích Thảo, Hứa Thị Mỹ Liên, Trần Thị Nguyên, Trần Thị Xứng, Lê Minh Thức, Phạm Ngọc Thái, Lê Thị Kim Hồng, Đỗ Văn Trác, Nguyễn Thúc Năng, Trương Văn Tưng, Huỳnh Văn Dậu, Trần Doãn Năng, Đoàn Văn Nhậm, Nguyễn Văn Búng, Tống Văn Rụng, Vũ Tánh, Đoàn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hà Sinh, Trần Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Cuộc, Nguyễn Văn Tư, Tống Đức Thu, Nguyễn Thị Chiến. Cùng với khung cán bộ của Ty, Trường cán bộ y tế cũng nhanh chóng tổ chức. Tháng 5 /1976, Lãnh đạo và khung cán bộ trường được thành lập. Bác sĩ Nguyễn Văn Tranh - Hiệu trưởng, Bác sĩ Thái Văn Minh - Hiệu phó, Y sĩ Trần văn Ngãi - Bí thư. Chi bộ Trường cán bộ y tế được thành lập cùng với khung trường gồm 13 đảng viên: Nguyễn Văn Tranh, Trần Văn Ngãi, Dương Quang Tập, Lê Văn Lập, Lương Thị Thoại, Nguyễn Mạnh Chi, Tạ Thị Nga, Nguyễn Thị Kiên, Trần Hữu Vị, Đỗ Thị Điểu, Võ Thị Vân, Nguyễn Trọng Quần, Thái Văn Minh. Bên cạnh Chi bộ trường, Chi bộ học sinh cũng được thành lập với 71 đảng viên. Đến tháng 7 – 1976, số cán bộ nhân viên y tế ở tuyến tỉnh và huyện lên đến 508 người, riêng tại Ty và các đơn vị trực thuộc hơn 400 người, trong đó số đảng viên là 147 đồng chí. Hình thành 4 chi bộ ở 4 đơn vị: Văn phòng Ty, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Công ty Dược, Trường Y tế . Theo qui định tại nghị định 15/CP, Hệ thống Ngành y tế được tổ chức các đơn vị, cơ sở, và bố trí cán bộ theo sơ đồ sau : + Tuyến tỉnh : 1.Văn phòng ty và các phòng kế cận : - Trưởng Ty: Bác sĩ Võ Phụng Biên phụ trách chung. - Phó ty Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong – Phó Thường trực . - Phó Ty (2): Bác sĩ Hồ Phương phụ trách phong trào y tế cơ sở . - Phó ty (3): Bác sĩ Vũ Tánh phụ trách điều trị kiêm giám đốc Bệnh viện tỉnh.
  • 19. 19 - Phó ty (4): Dược sĩ Trần Đức phụ trách khối Dược. - Phó ty (5): Đoàn Văn Nhậm phụ trách công tác chính trị BVĐK tỉnh. - Phòng tổ chức cán bộ: Bác sĩ Nguyễn Thúc Năng - Trưởng phòng, Dược sĩ Phạm Thanh Dung - Phó phòng. - Phòng nghiệp vụ: Bác sĩ Trần Ngọc Cang - trưởng phòng, Bác sĩ Trần Văn Trung năm 1978. - Phòng quản lý Dược: Dược sĩ Trần Trung Trực Trưởng phòng. Dược sĩ Lã Ngọc Phạn - 1977. - Phòng hành chính quản trị: Y sĩ Huỳnh Văn Chưởng - Trưởng phòng, Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn năm 1977. Y sĩ Phạm Văn Sen năm 1979. 2. Bệnh viện đa khoa tỉnh : Năm 1976 Bệnh viện đa khoa tỉnh có số giường thực tế là 381 giường, đến năm 1980 số giường lên đến 510 giường. Biên chế trên 450 cán bộ nhân viên (năm 1980). Số Bác sĩ trên 30 người, Dược sĩ đại học 3 người. Giám đốc: Bác sĩ Vũ Tánh. Phó giám đốc: Bác sĩ Phạm Ngọc Thái, Bác sĩ Trần Thị Ngọc Minh, Bác sĩ Lê Minh Thức . 3. Trạm vệ sinh phòng dịch: biên chế 30 người Trưởng trạm: Y sĩ Lâm Minh Bé; Phó trạm: Y sĩ Nguyễn Thị Tiến, Y sĩ Lê Song Hùng . 4. Trạm phòng chống bệnh sốt rét: thành lập năm 1976, biên chế 30 người. Trưởng trạm: Bác sĩ Nguyễn Thế Lực; Phó trạm: Bác sĩ Nguyễn Văn Út 5. Trạm bảo vệ bà mẹ trẻ em và sinh đẻ có kế hoạch (BVBMTE-SĐCKH ): Thành lập năm 1976, biên chế 35 người.Trưởng trạm: Bác sĩ Châu Minh Nguyệt 6.Trạm chống lao: Thành lập năm 1977, biên chế 12 người. Trưởng trạm: Bác sĩ Lê Minh Thức 7.Công Ty Dược: biên chế khoảng 150 người bao gồm xí nghiệp sản xuất (1976), năm 1980 tăng lên 250 người, số dược sĩ có trình độ đại học 15 người. Chủ nhiệm: Dược sĩ Nguyễn Văn Đức; Phó Chủ nhiệm: Dược sĩ Lý Thị Tiến, Dược sĩ Nguyễn Lục. 8. Trạm kiểm nghiệm dược phẩm: Thành lập năm 1978. Trưởng trạm: dược sĩ Nguyễn Khắc Kế; Phó trạm - Dược sĩ Huỳnh Thị Giảm. Biên chế 10 người cán bộ, trong đó có 4 dược sĩ có trình độ đại học. 9.Trạm nghiên cứu dược liệu: Thành lập năm 1978, Trưởng trạm: Dược sĩ Huỳnh Văn Giỏi. Biên chế 8 người, 3 dược sĩ có trình độ đại học. 10.Trạm vật tư và sửa chữa thiết bị y tế: thành lập năm 1977, biên chế 12 người. Trưởng trạm - Dược sĩ Lê Tuấn Anh; Phó trạm - Dược sĩ Lê Thị Duyên .
  • 20. 20 11.Trường Trung học y tế: biên chế 74 người, trong đó số cán bộ có trình độ bác sĩ 13, Dược sĩ có trình độ đại học 3, đại học sư phạm 1. Hiệu trưởng - Bác sĩ Nguyễn Văn Tranh; Hiệu phó - Bác sĩ Thaí Văn Minh. Số học sinh bình quân 400hs/năm. 12. Phòng Giám định Y khoa: do Bác sĩ Trần Ngọc Cang - Thường trực từ 1978 đến 1980. + Tuyến huyện: 4 phòng y tế huyện thị (số liệu năm 1979). 1.Phòng y tế Thị xã Thủ Dầu Một: biên chế 53 người bao gồm nhà hộ sinh khu vực 20 giường.Trưởng phòng - Bác sĩ Phạm Tuấn Anh; Phó phòng - Bác sĩ Phạm Thị Minh Huề. 2.Phòng y tế huyện Thuận An: Biên chế 115 người bao gồm Bệnh viện đa khoa huyện 50 người với 60 giường, cán bộ 8 Bác sĩ, 1 dược sĩ đại học. Trưởng phòng - bác sĩ Phạm Diệp Đuộc; Phó phòng - Y sĩ Trần Mạnh Tường,Y sĩ Lê Thị Hoà. Bệnh viện trưởng: Bác sĩ Nguyễn Văn Bạch. 3. Phòng y tế Tân Uyên: Biên chế 110 người bao gồm Bệnh viện đa khoa huyện 60 giường, cán bộ 2 Bác sĩ,1 dược sĩ đại học.Trưởng phòng y tế: Y sĩ Trần Trung Cận (năm 1978) Bác sĩ Nguyễn Thanh Kiếm; Phó phòng: y sĩ Phan Văn Mung, Dược sĩ Nguyễn Đức Hạnh. Bệnh viện trưởng: Trưởng phòng kiêm nhiệm. 4. Phòng y tế Bến Cát: Biên chế 126 người bao gồm Bệnh viện đa khoa huyện 60 giường, cán bộ 3 Bác sĩ. Trưởng phòng: Bác sĩ Trương Văn Đây; Phó phòng - y sĩ Hà Văn Hoàng. Bệnh viện trưởng: Bác sĩ Đặng Văn Tài. Vào giữa năm 1979, Chính phủ quyết định sát nhập Phòng thể dục thể thao các huyện thị vào Phòng y tế thành lập Ban y tế thể dục thể thao huyện thị do Trưởng phòng y tế làm Trưởng ban và trưởng phòng thể dục thể thao làm Phó ban. Ban y tế thể dục thể thao huyện thị chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp từ Sở Y tế và Sở thể dục thể thao tỉnh và chịu sự lãnh đạo của UBND huyện và huyện ủy . Ban y tế - Thể dục thể thao huyện thị triển khai các mặt hoạt động về y tế và Thể dục thể thao cùng một lúc, mỗi lĩnh vực do 1 Phó ban phụ trách. Về mặt quản lý ngành, Sở y tế không liên quan đến các công tác về Thể dục thể thao. Trong thời gian dài, hoạt động của Ban y tế - Thể dục thể thao huyện thị do công tác không đồng nhất nên kém linh hoạt và hiệu quả. Đến năm 1984, Ban này được quyết định giải thể và tổ chức trở lại hình thái cũ. Ban y tế - Thể dục thể thao chia thành Trưởng phòng y tế và Trưởng phòng Thể dục thể thao riêng biệt như trước giữa năm 1979. Sự chỉ đạo và quản lý chuyên môn nghiệp vụ trở lại theo từng ngành y tế và thể dục thể thao. Năm 1976 thành lập được một số trạm y tế xã, năm 1979 thành lập thêm, nâng tỷ lệ gần 80% xã có trạm. Các xã khác tuy chưa có trạm nhưng xã nào cũng có cán bộ y tế hoạt động. Có 8 xã có y sĩ, một số lớn xã chưa có nữ hộ sinh và đông y. Nhận viện trợ UNICEF cấp xuống huyện 41 bộ y tế xã, 120 túi hộ sinh xã. Song song với công tác củng cố và xây dựng các cơ sở y tế, công tác tuyển dụng công ngân viên chức mới cũng được tiến hành. Ngày 21-12-1976 Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai Quyết định 435/TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc tuyển dụng
  • 21. 21 công nhân viên chức mới giải phóng cho lãnh đạo Ty y tế Bình Dương và lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh. Ngày 13-1-1977 tại Hội trường A Bệnh viện đa khoa, Ty Y tế triệu tập toàn thể cán bộ công nhân viên chức mới giải phóng để công bố kế hoạch tuyển dụng công nhân viên chức. Dự buổi họp này có các ông Mười Nghĩa Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ông Năm Liến Vụ phó Vụ Lao động tiền lương Bộ Y tế, Bác sĩ Võ Phụng Biên Trưởng Ty, Bác sĩ Nguyễn Thúc Năng -Trưởng phòng tổ chức cán bộ Ty, Bác sĩ Phạm Ngọc Thái bệnh viện phó Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bác sĩ Trần Ngọc Minh Bệnh viện phó Bệnh viện đa khoa tỉnh. Việc tuyển dụng tiến hành trong suốt năm 1976 dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Ty Y tế. Ty đã quyết định giao cho Bác sĩ Phạm Ngọc Thái phụ trách. Quá trình việc tuyển dụng công nhân viên chức mới giải phóng diễn tiến như sau: Toàn thể cán bộ công nhân viên chức của Bệnh viện đa khoa và Ty viết lý lịch, thời hạn trong một tuần lễ và nộp tại thường trực do Bác sĩ Phạm Ngọc Thái phụ trách. Sau 2 tháng, với tinh thần trách nhiệm cao của các đồng chí lãnh đạo ty cùng với công an tỉnh rà soát đối chiếu xong gần 200 hồ sơn của công nhân viên chức sau giải phóng. Từ 30 - 1 - 1977 số hồ sơ trên được nộp lên Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét và ra quyết định tuyển dụng và công bố từ tháng 2/1977 trước Tết âm lịch. Việc làm này tuy có thận trọng nhưng với tinh thần nhân đạo, tránh không gây xáo trộn về mặt tâm lý đã tạo khí thế mới cho công nhân viên chức. II.2.2. Các hoạt động y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong 5 năm 1976 - 1980: Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ y tế, bám sát các quan điểm, mục tiêu về công tác y tế của ngành trong kế hoạch 1976 – 1980, các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, ngành y tế Sông Bé đã hoàn thành một số lượng công tác lớn, nhằm phục vụ sức khoẻ và đời sống nhân dân cán bộ, công nhân, chiến sĩ trong lao động sản xuất, công tác và chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Để hoàn thành công tác chuyên môn, Ty đã chỉ đạo tốt việc thực kế hoạch hoá công tác y tế. Triển khai công tác này, năm 1977, Bộ đã triển khai công tác kế hoạch hoá y tế, xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm. Cuối năm 1977, Bộ y tế mở 1 lớp tập huấn 7 ngày về công tác kế hoạch hoá cho các tỉnh Miền Nam tại Vũng Tàu, thành phần tham dự là các Trưởng ty y tế và trưởng phòng thống kê kế hoạch của Ty. Tình Sông Bé dự lớp này có bác sĩ Võ Phụng Biên Trưởng ty và y sĩ Nguyễn Thành An cán bộ phòng kế hoạch nghiệp vụ vừa mới từ Ban quân y tỉnh đội chuyển sang. Chủ trì lớp này là Bác sĩ Nguyễn Văn Cẩn Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ y tế. Tháng 8- 1977, Bộ y tế mở một lớp nghiệp vụ thống kê y tế tại Nha Trang (Khánh Hoà) 20 ngày cho cán bộ thống kê các tỉnh Miền Nam do Trường cán bộ quản lý y tế Trung ương và Vụ kế hoạch Bộ y tế chủ trì. Ty y tế cử đ/c Nguyễn Thành An cán bộ phòng kế hoạch đi dự học lớp này . Tháng 5 -1978, Phân hiệu Trường cán bộ quản lý y tế của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh mở 1 lớp quản lý kế hoạch cho các trưởng phòng kế hoạch của các tỉnh Miền Nam tại Cần Thơ (Hậu Giang) thời gian 25 ngày, Ty y tế quyết định 2 đ/c Trần Văn Trung Trưởng phòng kế hoạch và Nguyễn Thành An phó phòng đi dự học. Công
  • 22. 22 tác kế hoạch hoá từ đó được triển khai cho các đơn vị y tế từ tỉnh đến huyện, xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn, theo hệ thống chỉ tiêu của nhà nước và của Bộ. Kế hoạch được xây dựng từ cơ sở lên, bao gồm kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm nhằm thực hiện kế hoạch 5 năm. Phòng kế hoạch của Ty có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế cho toàn ngành trong tỉnh kể cả ở huyện, xã, cơ quan công nông lâm trường xí nghiệp địa phương và Trung ương đóng trên lãnh thổ của Tỉnh . Những kế hoạch của Ty y tế đều phải phù hợp với những chỉ tiêu chỉ đạo của Bộ, đồng thời cũng phải được Ủy ban kế hoạch tỉnh đồng thuận về các chỉ tiêu ngân sách, cán bộ, xây dựng cơ bản … Kế hoạch lập theo trình tự 2 xuống 1 lên: xuống lần 1. Bộ giao chỉ tiêu hướng dẫn để Ty xây dựng kế hoạch, l lên: kế hoạch địa phương xây dựng xong gửi về Bộ, xuống lần 2. Bộ giao chì tiêu chính thức trong đó có những chỉ tiêu pháp lệnh. Báo cáo tổng kết công tác hàng quí, hàng năm, 5 năm đều dựa vào các chỉ tiêu được giao để đánh giá kết quả đạt được . Tất cả mọi hoạt động của ngành y tế đều được lập kế hoạch và được đưa vào kế hoạch chính thức của Nhà nước, từ đó mọi cấp đều phải ra sức thực hiện đúng theo kế hoạch được giao. Song song với thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá công tác y tế, Ty đã chỉ đạo thực hiện tốt Phong trào 5 dứt điểm. Phong trào 5 dứt điểm được tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong nhân dân kể từ quí 2 năm 1977. Phong trào có những đợt cao điểm làm chuyển biến về ý thức của nhân dân đối với phong trào, đặc biệt đối với cấp ủy và UBND địa phương ngày càng có nhiều quan tâm hơn . Tổ chức các đợt hoạt động cao điểm phối hợp với trường Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, Hôị chữ thập đỏ cùng các ban ngành ở các huyện thị trong 2 năm 1977 – 1978 nhằm vào cổ động phong trào 5 dứt điểm ở nông thôn, được đánh giá kết quả cao . - Dứt điểm về 3 công trình vệ sinh: năm 1977 dứt điểm 3 công trình vệ sinh xã Cây Trường 2 (Bến Cát). Năm 1978 dứt điểm xã Đông Hoà (Thuận An), đạt kế hoạch 1/15 (chỉ tiêu 15 xã). Thực hiện 3 công trình vệ sinh đầy đủ trong toàn tỉnh đến năm 1980 đạt khoảng 50% trên Tổng số hộ nhân dân, nhưng số xã đạt dứt điểm không tăng thêm. - Dứt điểm về sinh đẻ có kế hoạch: chưa có xã nào dứt điểm . - Dứt điểm về quản lý sức khoẻ: năm 1977 dứt điểm được xã Cây Trường 2 (Bến Cát). Năm 1978 dứt điểm 2 xã Đông Hoà, An Thạnh (Thuận An) . - Dứt điểm về trồng và sử dụng thuốc nam: tuy có tuyên truyền vận động nhiều, nhưng theo tiêu chí dứt điểm, chưa có xã nào đạt được. Trồng và sử dụng thuốc Nam được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân, cơ quan và trường học 35 cây thuốc trị 7 chứng bệnh thông thường, mỗi hộ gia đình trồng nhóm 7 cây thuốc để sử dụng taị nhà khi có đau ốm. Nhiều gia đình đã
  • 23. 23 thực trồng cây thuốc, taị nhà, nhiều trạm y tế xã, cơ quan, Trường học đã có 1 vườn thuốc Nam. Riêng bệnh viện tỉnh năm 1978 tự túc về thuốc nam đã đạt tỷ lệ 1,6% so với tổng số tiền mua thuốc . - Dứt điểm về xây dựng mạng lưới: Thực hiện theo NĐ 15/CP, tuy có cố gắng nhiều nhưng còn 1 số trạm chuyên khoa chưa thành lập được, số có rồi chưa xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật tốt để phát triển. Tuyến huyện cơ sở khám chữa bệnh và đội vệ sinh phòng dịch chưa hoàn chỉnh. Còn 10 xã chưa có trạm y tế. Thực hiện Nghị quyết tỉnh uỷ về việc chăm sóc tốt sức khoẻ nhân dân, hàng năm Ty đều có kế hoạch chỉ đạo trong toàn ngành phấn đấu đưa ngành y tế của tỉnh nhà ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân. Tạo được lòng tin của nhân dân vào ngành y tế cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Cụ thể trên các mặt sau: * Công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch: Tuyên truyền phát động phong trào vệ sinh phòng bệnh xây dựng nếp sống mới bằng nhiều biện pháp kết hợp: báo chí, phát thanh, truyền hình, triển lãm tranh ảnh và khẩu hiệu rộng rãi trong nhân dân. Năm 1977, tổ chức 2 đợt phát động cao điểm ở Thuận An, Bến Cát. Trong các đợt này, lực lượng y tế địa phương hơn 200 người, phối hợp với 597 sinh viên Trường Đại học y Thành phố HCM. Nội dung hoạt động nhằm vào 5 dứt điểm của Bộ Y tế đề ra. Ý thức 3 sạch, 2 tốt dần dần được hình thành trong đời sống thường ngày của nhân dân. Vận động nhân dân thực hiện 3 công trình vệ sinh, tỷ lệ gia đình có 3 CTVS từ 40 đến 50% trên số hộ gia đình . Cùng tham gia các đợt có cán bộ 3 Bệnh viện chuyên khoa TW, Phân viện SR và Viện vệ sinh dịch tể TW. Năm 1977, Ty Y tế Sông Bé nhận viện trợ từ UNICEF 1000 tấn Ciment và 150 tấn thép, được làm ra 2.700 bộ hố xí 2 ngăn, cấp phát xuống các huyện để đưa vào sử dụng trong nhân dân ở nông thôn. Triển khai nhiều công tác vào các xí nghiệp,khảo sát tình hình vệ sinh lao động, đề xuất ý kiến với xí nghiệp để đảm bảo vệ sinh an toàn cho người lao động. Thực hiện công tác về vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm. Tổ chức lấy mẫu nước xét nghiệm, xác định 56 nguồn nước ở 17 địa phương, và các nhà máy nước đá, đề đạt các biện pháp làm trong sạch nguồn nước. Kiểm tra nhiều cơ sở ăn uống, chế biến thực phẩm ở các chợ, thị trấn, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn vệ sinh 56% ở 158 cửa hàng ăn uống. Phổ biến vệ sinh trường học cho các giáo viên cấp 2, cấp 3 trường phổ thông, Trường Cao đẳng sư phạm năm 1978 được 250 giáo viên của 180 trường học trong tỉnh. Kiểm tra vệ sinh trường học ở Thuận An, Thị xã, Bến Cát. Năm 1979, xuất hiện 2 ca dịch tả, ngay sau khi phát hiện đã kịp thời phối hợp các biện pháp bao vây dập tắt dịch, ngăn chặn không cho lan tràn. Bệnh dịch hạch năm 1976 có 20 ca, năm 1979 có 1 ca. Các bệnh khác như thương hàn, bệnh đường ruột, bại liệt trẻ em, thủy đậu có giảm xuống từng năm. Bệnh sốt xuất huyết có dịch xảy ra vào giữa quí 3 hàng năm, thường xuyên ở các huyện , Thuận An và thị Xã Thủ Dầu Một. Năm 1979 có đến 476 người so với năm 1978 có 32 người.
  • 24. 24 Áp dụng các biện pháp phun DDT diệt bọ chét, ruồi muỗi, diệt chuột bằng các biện pháp hoá học và dân gian. Quản lý chặt chẽ các ổ dịch cũ ở huyện Thuận An, Tân Uyên. Thực hiện điều tra chỉ số bọ chét ở huyện Thuận An, Tân Uyên, Thị Xã . Tiêm chủng 7 loại sinh hoá, tổ chức tiêm phòng vào tận các thôn xóm, ấp, trường học, cơ quan công nông lâm trường xí nghiệp ( CQ CNLTXN ): tả + TAB, dịch hạch, đậu mùa, bại liệt, bạch hầu + ho gà+ uốn ván, BCG sơ sinh đạt từ 60- 80% kế hoạch. Số người được tiêm chủng năm 1978 gấp 13 lần so với năm 1976. - Công tác phòng chống sốt rét: được triển khai trên qui mô ngày càng lớn. Ty tiến hành lập Ủy ban tiêu diệt sốt rét có sinh hoạt định kỳ chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống sốt rét. Mỗi năm đều có tổ chức phun DDT toàn bộ số dân vùng kinh tế mới (KTM) và các huyện phía Bắc là nơi lưu hành thường xuyên bệnh sốt rét. Mỗi năm phun DDT 2 đợt. Điều trị dự phòng hàng năm sử dụng một số lớn thuốc phòng SR, mỗi năm có đến gần 4 triệu viên thuốc. Tiến hành nhiều cuộc điều tra ở những địa điểm khác nhau khắp các huyện thị, xác định các vùng có sốt rét nhiều: Tân Uyên và Bắc Bến Cát. Tỷ lệ số người mắc bệnh sốt rét trên tổng số dân là 3,9 %. (chỉ tiêu năm 1980 phải hạ thấp đến tỷ lệ 5 %). - Phòng chống các bệnh xã hội: Phòng chống lao: Năm 1978 tiến hành điều tra lao 4.731 người ở Bình Long, Dầu Tiếng, Đồng Phú, các quốc doanh cao su, tìm thấy tỷ lệ nhiễm lao bình quân trên 55% ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ số người mắc bệnh trên 1,16 % dân số. Tình hình mắc bệnh lao và điều trị qua các năm: 1976 1977 1978 1979 Tổng số người mắc bệnh 2902 3630 2857 1373 Số người điều trị nội trú 738 910 650 1373 Số người điều trị ngoại trú 2164 2533 2102 - Phòng chống các bệnh da liễu: Năm 1978 điều tra cơ bản xã Tây Nam (Bến Cát) 13,2% dân số, tỷ lệ bệnh hoa liễu 5 %. Số người phát hiện và điều trị tại các cơ sở y tế còn quá ít, quản lý điều trị các năm qua khoảng 70 – 80 người. Điều tra cơ bản bệnh phong năm 1976 được 5.118 người, năm 1977: 3256 người, năm 1978 xã Tây Nam, phát hiện nhiều bệnh nhân mới. Tổng số người mắc bệnh phong năm 1978 là 275 người, trong đó ngành y tế quản lý 94 bệnh nhân . - Phòng chống bệnh tâm thần: Số người mắc bệnh tâm thần năm 1978 là 153 người, trong đó điều trị nội trú 35 người, điều trị ngoại trú 118 người. Bệnh tâm thần điều trị nôị trú tại Bệnh viện Tâm thần Biên Hoà năm 1977 là 671 người. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sông Bé bố trí một y sĩ thường trực taị phòng khám bệnh viện để cấp thuốc cho những người điều trị ngoại trú tại tỉnh. Tỷ lệ bệnh tâm thần tính theo dân số 1,18%.
  • 25. 25 - Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và sinh đẻ có kế hoạch: Sinh đẻ có kế hoạch là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trải qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, số người chết vì chiến tranh ở cả 2 miền khoảng vài triệu người, nhưng dân số vẫn phát triển một cách nhanh chóng. Tốc độ phát triển dân số cao đã ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phát triển kinh tế không cân đối. Trong nghị quyết Đaị hội Đảng lần thứ IV về phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 1976- 1980 nêu rõ: “ Đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động SĐCKH, kiên quyết giảm dần tốc độ tăng dân số hàng năm, phấn đấu đến năm 1980 tỷ lệ tăng dân số là trên 2% một ít. Mọi ngành, mọi cấp phải coi cuộc vận động SĐCKH là công tác có tầm quan trọng to lớn, có ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống của nhân dân ta “. Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 265/CP về việc đẩy mạnh cuộc vận động SĐCKH nhằm đạt mục tiêu hạ tỷ lệ phát triển dân số trong cả nước đến năm 1980 còn 2% hoặc trên 2% một ít, trong đó miền Bắc khoảng 1,5%, miền Nam khoảng 2,1%. Hướng của cuộc vận động là :“ Phải nói rõ tác hại do sinh đẻ quá nhiều, sinh đẻ dày và sinh đẻ sớm. Đồng thời nêu rõ lợi ích và yêu cầu SĐCKH là phụ nữ sinh đẻ vừa phải (2,5con), sinh đẻ thưa (cách nhau 4 đến 5 năm)”. Năm 1978, Bộ Y tế ra Chỉ thị 10- BYT/CT quy định mức phấn đấu “Đối với miền Bắc tỷ lệ dân số phải đạt 1,5%, đối với miền Nam tỷ lệ phát triển dân số là 2,5%.”. Thực hiện nghị quyết về DS&KHHGĐ của Đảng, Nghị quyết 265/CP của Chính phủ, Chỉ thị 10 của Bộ Y tế và các chỉ thị của tỉnh, ngành Y tế Sông Bé ra sức phấn đấu trong các năm 1976 - 1980, thông qua trạm BVBMTE-&SĐCKH để làm hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số của tỉnh. Kết hợp cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch với các phong trào vận động gia đình văn hoá mới, phong trào 5 dứt điểm của Ngành y tế, trong đó sinh đẻ có kế hoạch là một trong 5 dứt điểm mà toàn ngành phải phấn đấu để đạt được. Ngành y tế phát động phong trào sinh đẻ có kế hoạch đến tận cơ sở và xã, tuyên truyền giaó dục, vận động nhân dân áp dụng các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch song song với công tác BVBMTE&SĐCKH. Nhiều áp phích, hình ảnh, tranh cổ động được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, qua mô hình xây dựng một gia đình hạnh phúc có từ 1 đến 2 con. Tổ chức nhiều đội công tác xuống chốt một số xã điểm để làm công tác dứt điểm SĐCKH, vận động đảng viên, cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước áp dụng các biện pháp SĐCKH làm gương cho quần chúng nhân dân làm theo là không sinh con thứ 3. Phổ biến thực hiện các biện pháp SĐCKH như uống thuốc ngừa thai, dùng Capot, đặt vòng tránh thai, triệt sản, phá thai sớm. Tuyên truyền trên 1300 buổi có hơn 1 vạn người dự. Điều tra ở các xã điểm Đông Hoà, An Thạnh (Thuận An) để nắm tỷ lệ phụ nữ mang vòng so dân số (tỷ lệ là 0,4 – 0,7%). Trong các năm 1976 - 1979, số người mang vòng trong tỉnh thống kê được 3.026 người, trong đó số đặt vòng mới năm 1979 là 1348 người. Tính tỷ lệ số phụ nữ mang vòng so dân số mới chỉ đạt gần 0,5 %. Đồng thời làm tốt công tác khám chữa phụ khoa, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, đi sâu dài ngày vào 7 quốc doanh cao su của Trung
  • 26. 26 ương và địa phương trong lãnh thổ. Hàng năm khám gần 2 vạn phụ nữ, chữa phụ khoa gần 7.000 người ở khắp các cơ sở y tế. Tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa còn khá cao. Sản phụ hầu hết đều được đến có sở y tế sinh đẻ, hạn chế được tỷ lệ tử vong cho bà mẹ và trẻ em sơ sinh, hạn chế được tỷ lệ số người bị nhiễm trùng và 4 biến chứng trong thời kỳ hậu sản (băng huyết, nhiễm trùng, vỡ dạ con, sản giật). Các bệnh viện huyện đều có khoa sản nhi, mỗi trạm y tế xã có giường sản chiếm 2/3 số giường của trạm. Việc tiêm chủng BCG sơ sinh được bảo đảm 100%. * Công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân . - Công tác khám và chữa bệnh của Bệnh viên đa khoa tỉnh: Các chỉ tiêu khám và chữa bệnh đã thực hiện vượt kế hoạch, số giường thực tế giữ vững 450- 500 giường trong 5 năm. Tỷ lệ tử vong được hạ thấp dần, năm 1980 còn 2,1%. Công tác điều trị tại bệnh viện được nâng cao chất lượng, có hướng phấn đấu thành một bệnh viện tiên tiến. Năm 1977 qua kiểm tra Bệnh viện đa khoa tỉnh có số điểm 1956 điểm, đạt 62,5%, xếp loại khá. Năm 1978 đạt 64 % số điểm, xếp loại khá; năm 1979 đạt 71,7% xếp loại khá, năm 1980 đạt loại tốt. Ngoài ra, hàng năm bệnh viên đa khoa tỉnh đều có tổ chức họp tuyến với 7 bệnh viện huyện, thông báo những sự cần thiết về chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm trong việc chuyển tuyến, giúp đỡ bệnh viện huyện bằng cách cử cán bộ đến bệnh viện huyện chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng bệnh viện huyện trọng điểm. - Công tác khám và chữa bệnh của BVĐK huyện và hệ thống phòng khám khu vực: Bệnh viện tuyến huyện đảm bảo được nhiệm vụ khám và chữa bệnh ở tuyến 3, triển khai tương đối đầy đủ các khoa lâm sàng và cận lâm sàng: nội ngoại sản nhi, cấp cứu hồi sức. 2 Bệnh viện huyện đều làm được trung phẩu, riêng 2 huyện Bến Cát, Thuận An làm được đại phẫu, cấp cứu được nhiều trường hợp hiểm nghèo. Tổ chức khâu cấp cứu tốt, chăm sóc và theo dõi bệnh nhân chu đáo góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong năm 1980 giảm so với năm 1976. Số chuyên khoa tăng từ 4 đến 7 chuyên khoa ở một số bệnh viện. Qua kiểm tra bệnh viện huyện theo điểm chuẩn của Bộ, các bệnh viện huyện được xếp loại qua từng năm, từ đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện.9 Những chỉ tiêu chủ yếu qua 5 năm, các Bệnh viện đa khoa huyện đã đạt được mức bình quân với số giường thực tế từ 60 - 80 giường cho một bệnh viện huyện. Số ngày sử dụng giường bình quân trong tháng là 23,45 ngày. Tỷ lệ tử vong là 1,4%. Ngày điều trị trung bình một bệnh nhân ra viện từ 7 - 9 ngày. Các phòng khám đa khoa khu vực phân bổ ở các huyện thị, tăng cường công tác khám chữa bệnh và điều trị ngoaị trú, quản lý sức khoẻ toàn dân, hỗ trợ đắc lực cho tuyến xã và Bệnh viện đa khoa huyện. - Hoạt động của trạm y tế xã và cơ sở: 9 Năm 1977: 3 Bệnh viện đạt trung bình. Năm 1978: 2 Bệnh viện đạt trung bình. Năm 1979: 2 khá, 2 trung bình. Năm 1980: 3 trung bình, 1 khá, 1 tốt.
  • 27. 27 Khối lượng khám chữa bệnh ở tuyến xã ngày càng lớn, xấp xỉ với tuyến huyện. Mỗi trạm y tế xã có từ 4 - 6 giường lưu đặc biệt dành cho sản phụ đến sinh đẻ. Năm 1979 xã có 8 xã có y sĩ, còn lại đều do nữ hộ sinh trung, sơ học và y tế. Một số xã có trang bị UNICEF, tỉnh đã cấp xuống huyện 41 bộ y tế xã, 180 túi hộ sinh xã . Cơ sở y tế của các ngành trên địa bàn tỉnh năm 1978 có 8 trạm y tế với 200 giường bệnh của Bộ Nông nghiệp (94 trạm), Bộ lâm nghiệp (1 trạm), Bộ lương thực ( 1 trạm), Bộ giao thông vận tải (1 trạm), Bộ Thương binh xã hội 1 trạm. Các cơ sở này thực hiện công tác khám chữa bệnh, quản lý sức khoẻ cán bộ công nhân viên trong ngành. - Hoạt động Y tế kinh tế mới và y tế cơ quan công nông lâm trường xí nghiệp. Về Y tế kinh tế mới: Cuối năm 1976 đã có 143.395 người (25.141 hộ) từ thành phố Hồ Chí Minh lên xây dựng vùng kinh tế mới ở các huyện phía Bắc của tỉnh như Bến Cát, Tân Uyên. Hình thành 57 xã kinh tế mới, phục vụ y tế cho kinh tế mới số cán bộ được huyện điều động 234 người gồm có 5 bác sĩ, 37 y sĩ, 1 dược sĩ ĐH, 2 DS Trung học, 177 y tá, 12 Đông y. Trạm y tế 19 xã được xây dựng hoàn chỉnh, mỗi trạm có 15 - 20 giường bệnh . Năm 1978, tỉnh Sông Bé tiếp nhận thêm 8350 hộ bao gồm 19.000 lao động, 45.000 nhân khẩu của thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thaí Bình, Hà Sơn Bình và một số dân từ huyện Thuận An lên vùng kinh tế mới. Trong 4 năm 1975 - 1978 số dân đến vùng kinh tế mới là 200.800 người phân bổ trên 5 huyện. Ngành y tế kịp thời phục vụ khi đồng bào mới đến, hình thành ngay mạng lưới y tế triển khai phun DDT 100% hộ gia đình phòng bệnh sốt rét, cấp phát thuốc phòng kết hợp công tác với Hội chữ thập đỏ tỉnh. Năm 1976, Ty y tế đã cử bác sĩ Lê Minh Hoàng nguyên phó ty y tế về phụ trách triển khai công tác y tế vùng kinh tế mới. Đến năm 1979 đồng chí được trở về nhận nhiệm vụ Trưởng phòng y tế huyện Tân Uyên. Bác sĩ Đinh Văn Khai và Bác sĩ Nguyễn Tấn Tờn cũng được điều đến vùng kinh tế mới công tác. Năm 1977 hai anh được rút Ty y tế Sông Bé nhận công tác tại bệnh viện đa khoa tỉnh với nhiệm vụ Trưởng khoa và Trưởng phòng nghiệp vụ. - Y tế cơ quan công nông lâm trường xí nghiệp: Năm 1980 có 9 cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành lập 4 Bệnh viện và 2 bệnh xá, 1 phòng khám khu vực, 44 trạm y tế cơ sở với tổng số giường là 705 giường. Trong đó Tổng cục cao su có 6 bệnh viên, bệnh xá với 400 giường;19 trạm y tế nông trường với 215 giường; 1 Phòng khám khu vực có 25 giường. Tổng cục đường sắt có1 bệnh viện (Dĩ An)với 50 giường. Nhà máy giấy Dĩ An có1 Trạm y tế - 5 giường. Nhà máy đường Bình Dương có Trạm y tế-5 giường.Đoàn địa chất 802 có trạm y tế - 5 giường. Trường Mỹ thuật công nghiệp có Y tế cơ quan. Trường Lâm nghiệp TW 2 có Y tế cơ quan; Xí nghiệp lâm sản Miền Đông - Y tế cơ quan Ngành cao su là một ngành lớn nằm trên địa bàn tỉnh. Đến năm 1980 tổng số công nhân cao su lên đến gần 5,0 vạn người. Ngành y tế cao su đã có những hoạt động liên kết chặt chẽ với ngành y tế Sông bé triển khai các công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, phòng chống các bệnh xã hội, khám chữa bệnh, sinh đẻ có kế hoạch, đào tạo cán bộ. Các trạm vệ sinh phòng dịch, trạm sốt rét, trạm
  • 28. 28 BVBM&SĐCKH thường xuyên kết hợp với y tế cao su tiến hành điều tra cơ bản, khám chữa bệnh phụ khoa, phổ biến áp dụng các biện pháp SĐCKH. Bệnh viện đa khoa tỉnh nhận điều trị một số trường hợp mà khả năng bệnh viện cao su chưa giải quyết được. Mối quan hệ giữa y tế ngành và y tế cao su là quan hệ liên kết trên nhiều mặt, hỗ trợ nhau trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ công nhân lao động trên địa bàn tỉnh. Mối quan hệ ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn. Nhiệm vụ của ngành y tế Sông Bé ngay càng quan trọng và chủ động hơn đối với y tế cơ quan CNLTXN, đặc biệt là y tế cao su . Tổng kết những hoạt động của hệ thống khám chữa bệnh trong 5 năm 1976 - 1980 bao gồm 3 tuyến tỉnh, huyện và cơ sở, xã, một số chỉ tiêu thực hiện đạt kết quả như sau: Số lần khám bình quân 1 người dân trong năm: 1,2 đến 1,28 lần (năm 1980). Số ngày sử dụng giường bình quân trong tháng là 24 ngày. Tỷ lệ tử vong là 1,4%. Tổng số giường bệnh năm 1980 là 2170 giường, trong đó tuyến tỉnh 511 giường. Bình quân giường bệnh trên một vạn dân là 32,83 giường. - Công tác giám định y khoa, khám tuyển nghĩa vụ quân sự: Về giám định y khoa, thi hành thông tư 38/ CP của Hội đồng Chính phủ (3-3- 1969) về việc giải quyết một số vấn đề trong công tác đối với thương binh, bệnh binh, thông tư số 44/TT/LB Liên bộ y tế và nội vụ ngày 26-11-1970 về việc kiện toàn hệ thống tổ chức Hội đồng Giám định y khoa . Năm 1977, UBND tỉnh Sông bé quyết định thành lập Hội đồng giám định y khoa giao cho BVĐK tỉnh làm cơ quan khám xét thương tật và giám định khả năng lao động, chịu sự lãnh đạo toàn diện của UBND tỉnh và sự chỉ đạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Ty Y tế và Hội đồng giám định Trung Ương. Hội đồng Giám định y khoa tỉnh gồm có: Chủ tịch là Bác sĩ Vũ Tánh Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh; 1 phó Chủ tịch và 5 ủy viên là các Bác sĩ trong bệnh viện đa khoa tỉnh. Ngoài ra còn có đại diện các Ban ngành tham dự trong Hội đồng như: Ty Lao động, Ty Thương binh xã hội, Liên hiệp công đoàn. Căn cứ vào số dân của tỉnh dưới 1 triệu người, Hội đồng giám định y khoa Tỉnh có 1 cán bộ chuyên trách là Bác sĩ Trần Ngọc Cang điều từ Phòng nghiệp vụ y của Ty y tế. Đối tượng khám xét thương tật và giám định khả năng lao động là những cán bộ, công nhân viên chức, quân nhân xuất ngũ, những người được hưởng chính sách ưu đãi như thương binh trong phạm vi tỉnh . Công việc khám thương tật, xếp hạng thương tật, khám sức khoẻ lập hồ sơ mất sức lao động được triển khai đều đặn. Năm 1977 khám được 710 người, năm 1978 khám 326 người xếp hạng thương tật 120 người, năm 1979 khám và giám định 322 ngườ, năm 1980 số người được khám 239 trong đó giám định thương tật 95 người, mất sức lao động 71 người, tai nạn lao động 17 người. Công tác bảo đảm đúng thủ tục, tiến hành điều tra vết thương chiến tranh ở một số xã thuộc huyện Bến Cát, xã Tân Phước Khánh (Tân Uyên) và khám 860 vết thương cũ .
  • 29. 29 - Khám tuyển nghĩa vụ quân sự : Khám tuyển nghĩa vụ quân sự năm 1976 do y tế tuyến tỉnh thực hiện. Từ năm 1977 do các phòng y tế huyện thị đảm nhận cho địa phương mình. Tổ chức tốt việc khám tuyển, đáp ứng yêu cầu của trên đề ra. 1976 1977 1978 1979 Tổng số người khám 8161 20099 10597 16748 Loại A 3554:43,5% 7891:32,2% 4509: 44% B1 1837 4381 2999 B2 2263 6439 2943 C 167 548 140 Tỷ lệ loại A bình quân 41,4%. Tỷ lệ bệnh tật cao nhất là răng chiếm 2,6% tổng số người khám, kế đến là các bệnh về tai mũi họng. - Cung ứng thuốc cho phòng bệnh phòng dịch và khám chữa bệnh: Dưới sự lãnh đạo của ty về việc cung ứng thuốc chữa bệnh trên toàn tỉnh, Công ty Dược phẩm xây dựng ngay hệ thống phân phối thuốc từ tỉnh đến các huyện thị theo hướng đưa thuốc đến tận tay người bệnh và các cơ sở khám chữa bệnh. Mỗi huyện thị đều có hiệu thuốc trung tâm và những hiệu thuốc chi nhánh cạnh các phòng khám đa khoa khu vực. Năm 1978 có 18 hiệu thuốc huyện và khu vực. Năm 1978 có 23 hiệu thuốc,đảm bảo không để thiếu các loại thuốc thông thường. Ngoài việc bán lẽ trực tiếp người bệnh, công ty còn tổ chức bán thêm giờ thêm ca và bán lưu động ở một số xã kinh tế mới, các vùng cao su công nghiệp. kế hoạch lưu thông phân phối mua vào bán ra qua các năm đều vượt kế hoạch. Cùng với việc tổ chức lưu thông phân phối, kinh doanh mua vào bán ra, Công ty còn xây dựng được một xưởng sản xuất Tân Đông Dược. Sự sản xuất thuốc bảo đảm một phần quan trọng nhu cầu thuốc của nhân dân vừa có lãi đóng góp vào ngân sách. Xưởng đã nghiên cứu sản xuất các dạng thuốc từ dược liệu trong tỉnh, sản phẩm có nhiều người tín nhiệm như: dầu gió thác Mơ, Rượu tắc kè, ngũ gia bì, Pretnao… giá trị sản lượng qua từng năm đều tăng và vượt kế hoạch. Năm 1978, sản xuất 12 mặt hàng chủ yếu dùng dược liệu trong địa phương và trong nước chiếm 7% tổng số nguyên dược liệu sản xuất, trong đó có 27 mặt hàng dược liệu thu mua trong tỉnh. Chú trọng sản xuất nhiều mặt hàng phục vụ cho phụ nữ và trẻ em. Thuốc phụ nữ chiếm 9% giá trị tổng sản lượng, thuốc trẻ em 11,8%. Ngoài việc thu mua dược liệu, việc nuôi trồng dược liệu có những cố gắng thực hiện kế hoạch. Năm 1978, tiến hành điều tra dược liệu núi cậu (Định Hiệp) phát hiện hơn 150 cây thước, ở các xã Cây Trường 2, Long Chiểu (Bến Cát). Những cây có trữ lượng lớn là Hà thủ ô trắng, Hạ khô thảo, Hoài Sơn, Củ chi, Mã tiền, Mức hoa trắng, Sa nhân. Năm 1979 thực hiện 4 đợt điều tra các xã của huyện Tân Uyên với sự cộng tác của 20 sinh viên Trường Đại học Dược khoa, phát hiện 200 loại cây, lấy 200 mẫu tiêu bản, sơ định vùng các cây có trữ lượng lớn. Cũng năm này, nuôi trồng được liệu được