SlideShare a Scribd company logo
1 of 150
Download to read offline
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
MẦM NON MẪU GIÁO BÉ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC MẦM NON MẪU GIÁO BÉ
ĐỒNG CHỦ BIÊN:
TS. LÊ THU HƯƠNG,
PGS.TS. LÊ THỊ ÁNH TUYẾT
LỜI NÓI ĐẦU
Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non được
biên soạn nhằm hướng dẫn cán bộ quản lí và giáo viên mầm non tổ chức
triển khai thực hiện nội dung Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 5205/QĐ-BGD&ĐT ngày 19 tháng 9
năm 2006.
Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non độ tuổi
mẫu giáo gồm 3 cuốn:
- Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo bé 3 -
4 tuổi.
- Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo nhỡ
4 - 5 tuổi.
- Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn 5
- 6 tuổi.
Tài liệu đưa ra những hướng dẫn mang tính gợi mở giúp cán bộ quản
lí, giáo viên thực hiện nội dung chương trình, đồng thời phát huy được khả
năng chủ động, sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo trong việc tổ chức thực hiện các
hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ theo hướng tích hợp chủ đề phù hợp với
trẻ và với điều kiện thực tế của địa phương; trên cơ sở đó thực hiện mục tiêu
phát triển toàn diện: thể chất, nhận thức, tình cảm - xã hội, ngôn ngữ, thẩm
mĩ.
Nội dung cuốn Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non
mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi gồm 6 phần:
Phần một: Mục tiêu giáo dục và hướng dẫn thực hiện chế độ sinh
hoạt
Phần này đưa ra những mục tiêu giáo dục cụ thể cho trẻ cuối 3 tuổi,
các nguyên tắc và những gợi ý tổ chức các thời điểm chế độ sinh hoạt hằng
ngày phù hợp với trẻ lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi và với thực tế từng địa
phương.
Phần hai: Hướng dẫn thực hiện nội dung nuôi dưỡng và chăm sóc
sức khoẻ
Phần hai đề cập đến những hướng dẫn mang tính gợi ý giúp cho giáo
viên có những bài thực hành phù hợp với trẻ về: chăm sóc dinh dưỡng, vệ
sinh và sức khoẻ cho trẻ theo từng độ tuổi
Phần ba: Hướng dẫn thực hiện các nội dung giáo dục
Phần ba là những hướng dẫn, gợi ý giúp giáo viên nắm bắt cụ thể hơn
việc thực hiện mục tiêu nội dung giáo dục trong từng lĩnh vực giáo dục (giáo
dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển
ngôn ngữ, giáo dục phát triển tình cảm - xã hội, giáo dục phát triển thẩm mĩ)
phù hợp với trẻ 3 - 4 tuổi. Đồng thời, đây còn là những hướng dẫn, gợi ý cách
lựa chọn nội dung, cách tiến hành các hoạt động cụ thể theo hướng tích hợp
phù hợp với các chủ đề.
Phần bốn: Hướng dẫn lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nội dung
giáo dục
Phần bốn hướng dẫn cách lập kế hoạch giáo dục năm, cách xây dựng
và triển khai chủ đề những gợi ý xây dựng kế hoạch tuần phù hợp với chủ đề
và trẻ trong lớp.
Trong phần này, tài liệu còn đưa ra những hướng dẫn, gợi ý về cách
thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo hướng tích
hợp chủ đề phù hợp với trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi. Những gợi ý hướng dẫn
trong tài liệu giúp giáo viên có thể chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn chủ
đề, xác định mục tiêu, xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động theo chủ đề
và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ, phù hợp với thực tế của
địa phương.
Phần năm: Hướng dẫn thực hiện đánh giá
Phần năm hướng dẫn những nội dung, phương pháp đánh giá trẻ trong
quá trình chăm sóc giáo dục và việc thực hiện chương trình giáo dục phù hợp
với độ tuổi. Cán bộ quản lí và giáo viên có thể tham khảo nội dung, các tiêu
chí đánh giá, các phương pháp đánh giá, mẫu phiếu quan sát… khi thực hiện
chương trình để chủ động hơn trong quá trình thực hiện chương trình giáo
dục trẻ và điều chỉnh nội dung, phương pháp phù hợp với trẻ và với thực tế
của trường, lớp, địa phương.
Phần sáu: Hướng dẫn sự tham gia của gia đình và cộng đồng
trong chăm sóc - giáo dục trẻ
Phần sáu hướng dẫn giúp giáo viên và nhà trường nắm được cách
thức và nội dung phối hợp với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc - giáo
dục trẻ.
Tài liệu biên soạn lần đầu không tránh khỏi những thiếu sót, trong quá
trình thực hiện chúng tôi mong nhận được những ý kiến góp ý của cán bộ
quản lí, giáo viên và bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện.
PHẦN MỘT. MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
A - MỤC TIÊU GIÁO DỤC CUỐI 3 TUỔI
I - PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A, cụ thể:
Trẻ trai: Cân nặng đạt 12,9 - 20,8 kg  16,7 ± 3,8 kg.
Chiều cao đạt 94,4 - 1 1 1,5 em  102,9 ± 8,5 em.
Trẻ gái: Cân nặng đạt 12,6 - 20,7 kg  16,0 ± 3,4 kg.
Chiều cao đạt 93,5 - 109,6 em  101 ± 7,1 em.
- Đi chạy phối hợp chân tay nhịp nhàng.
- Giữ được thăng bằng trên một chân.
- Ném xa 2m bằng hai tay.
- Cầm kéo cắt.
- Rửa tay, lau mặt, đánh răng, cởi quần áo có sự giúp đỡ.
- Cầm được bình rót nước vào cốc.
- Nhận biết một số vật dụng và nơi nguy hiểm.
II - PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Thích tìm hiểu, khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Ai đây? Cái gì
đây?…
- Nói được một vài đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng quen thuộc.
- Nhận biết được sự thay đổi rõ nét của sự vật, hiện tượng.
- Nhận biết được tay phải, tay trái của bản thân.
- Đếm được trong phạm vi 5.
- Nhận biết được sự khác nhau về kích thước của 2 đối tượng.
- Gọi đúng tên hình tròn, hình vuông, hình tam giác.
- Nhận biết một số nghề phổ biến, gần gũi.
- Biết họ và tên của bản thân, tên của người thân trong gia đình, tên
trường, lớp mầm non.
III - PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Nghe hiểu được lời nói trong giao tiếp đơn giản.
- Diễn đạt nhu cầu, mong muốn để người khác hiểu.
- Trả lời được một số câu hỏi của người khác.
- Kể lại chuyện dựa theo câu hỏi.
IV - PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
- Thích chơi cùng bạn, không tranh giành đồ chơi.
- Có biểu hiện quan tâm đến người thân.
- Cảm nhận được một số trạng thái cảm xúc của người khác và có biểu
lộ phù hợp.
- Chấp nhận yêu cầu và làm theo chỉ dẫn đơn giản của người khác.
- Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép.
- Biết bỏ rác đúng nơi quy định, cất dọn đồ dùng, đồ chơi.
- Cố gắng tự thực hiện các công việc được giao.
V - PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
- Trẻ bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung
quanh và các tác phẩm nghệ thuật gần gũi.
- Trẻ thích hát, nghe hát, nghe nhạc.
- Biết hát kết hợp với vận động đơn giản: nhún nhảy, giậm chân, vỗ
tay…
- Biết sử dụng màu sắc, đường nét, hình dạng tạo ra các sản phẩm đơn
giản.
- Biết giữ gìn sản phẩm.
B - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
I - NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ hợp lí về thời gian và các hoạt động
trong ngày ở trường mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lí - sinh lí của
trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành thái độ sống, nền nếp, thói quen và những kĩ
năng sống tích cực.
Tuỳ theo điều kiện thực tế địa phương, tuỳ theo mùa có thể điều chỉnh
thời gian biểu cho phù hợp, nhưng khi thực hiện cần đảm bảo các nguyên tắc
sau:
1. Đảm bảo tính khoa học, hợp lí, vừa sức, phù hợp với nhịp sinh học
của trẻ theo lứa tuổi và cá nhân trẻ.
2. Nội dung hoạt động một ngày cần phong phú đa dạng, gần gũi với
cuộc sống thực của trẻ, đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ.
3. Phân phối thời gian thích hợp và có sự cân bằng giữa các hoạt động
tĩnh và động, giữa hoạt động trong lớp và ngoài trời, giữa hoạt động chung cả
lớp và hoạt động theo nhóm, cá nhân.
4. Đảm bảo trình tự hoạt động được lặp đi lặp lại, nhằm tạo nền nếp và
hình thành những thói quen tốt ở trẻ.
5. Đảm bảo cho mọi trẻ được hoạt động tích cực và phù hợp với đặc
điểm riêng của từng trẻ, tránh sự đồng loạt, gò bó cứng nhắc.
6. Đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo, nhằm đáp ứng các nhu cầu của trẻ
đang trong thời kì lớn lên và phát triển, phù hợp với điều kiện từng vùng miền,
địa phương.
II - GỢI Ý THỜI GIAN BIỂU
Thời gian
Nội dung
Mùa hè Mùa đông
6h45 - 8h00 7h00 - 8h30 Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
8h00 - 8h30 8h30 - 9h00 Hoạt động học
8h30 - 9h10 9h00 - 9h40 Chơi, hoạt động ở các góc
9h10 - 10h00 9h40 - 10h20 Chơi và hoạt động ngoài trời
10h00 - 11h10 10h20 - 11h40 Vệ sinh, ăn trưa
11h10 - 14h00 11h40 - 14h00 Ngủ trưa
14h00 - 14h40 14h00 - 14h40 Vệ sinh, ăn phụ
14h40 - 15h40 14h40 - 15h40 Chơi và hoạt động theo ý
thích
15h40 - 17h00 15h40 - 17h00 Chơi, trả trẻ
Chú ý
- Theo điều kiện khí hậu và đặc điểm của từng vùng miền để xây dựng
thời gian biểu cho phù hợp với điều kiện thực tế, có thể xê dịch thời gian đón
và trả trẻ, không nhất thiết phải đúng như thời gian biểu trong chương trình.
Nhưng khi đón trẻ tại thời điểm nào thì thực hiện theo hoạt động của thời gian
biểu tại thời điểm đó để tránh xáo trộn nhịp điệu sinh học của trẻ.
- Trong quá trình thực hiện thời gian biểu, tuỳ theo điều kiện cụ thể của
ngày hôm đó hoặc thời tiết mà giáo viên có thể sắp xếp lại các hoạt động học,
chơi cho thích hợp nhưng vẫn đủ thời gian cho mỗi hoạt động và đảm bảo
cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ.
- Chế độ sinh hoạt phải được áp dụng thường xuyên, đều đặn, nếu
không thực hiện đúng những yêu cầu của chế độ sinh hoạt thì sẽ làm ảnh
hưởng đến sức khoẻ và việc giáo dục trẻ.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
1. Đón trẻ
a) Đón trẻ
Khi đón trẻ, cô phải nhẹ nhàng, dỗ dành và cho trẻ chơi đồ chơi mà trẻ
thích. Đối với những cháu mới đi mẫu giáo, một vài ngày đầu cô nên gần gũi,
tiếp xúc, làm quen với trẻ khi có cả cha mẹ trẻ, sau đó đón, dẫn trẻ vào lớp.
Trường hợp cá biệt trẻ khó xa rời bố mẹ hãy cho trẻ mang một vật gì đó mà
trẻ thích nhất ở nhà đến lớp. Đến khi trẻ đã quen với sinh hoạt của lớp, cô
cho trẻ tự lấy đồ chơi theo ý thích.
Trong giờ đón trẻ, cô giáo có thể trao đổi nhanh với phụ huynh về một
số điều cần thiết để tiếp tục theo dõi, chăm sóc khi trẻ ở trường.
Cô cho trẻ chơi tự do tại các góc hoặc cùng trẻ trò chuyện (cá nhân
hoặc nhóm). Nội dung trò chuyện là những điều liên quan đến chủ đề đang
tiến hành, về bản thân trẻ và những sự kiện xảy ra hằng ngày xung quanh trẻ
(thời tiết, những gì trẻ hứng thú…). Khi trò chuyện, cô giáo có thể gợi mở, nêu
tình huống để trẻ trả lời, giúp trẻ rèn luyện và phát triển kĩ năng ứng xử, giao
tiếp.
b) Thể dục sáng
Thể dục sáng có thể cho trẻ tập trong nhà hoặc cho trẻ tập ngoài sân
tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của phòng lớp và thời tiết. Nên cho trẻ tập theo
nhạc là tốt nhất. Nếu trường có sân rộng thì có thể bố trí cho toàn trường tập
cùng một thời điểm, tạo điều kiện cho trẻ liếp xúc với nắng, không khí trong
lành.
c) Điểm danh
Cần thực hiện dưới nhiều hình thức, nhằm làm cho trẻ biết tên và quan
tâm đến nhau. Có thể cô lần lượt gọi tên từng trẻ, hoặc cô làm cho mỗi trẻ
một thẻ tên - kí hiệu. Khi đến lớp, trẻ tự cầm gắn lên bảng thành dãy theo tổ,
theo chữ cái đầu của tên. Sau đó, trẻ đếm tên - kí hiệu, phát hiện trẻ vắng mặt
hoặc cũng có thể cho trẻ trong tổ quan sát, phát hiện bạn vắng mặt.
2. Hoạt động học có chủ định
Hoạt động học của trẻ trong chế độ sinh hoạt hằng ngày được tổ chức
một cách có chủ định, dưới sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo
viên. Nội dung hoạt động được tiến hành có hệ thống, theo mục đích, kế
hoạch đã được hoạch định trong kế hoạch tuần phù hợp với các lĩnh vực nội
dung giáo dục trong chương trình.
a) Thời gian tiến hành
Trong thời gian biểu, thời gian tiến hành hoạt động học có thể kéo dài
trong khoảng từ 20-25 phút vào các buổi sáng trong ngày, sau khi đón trẻ.
Thời gian đầu năm học, hoạt động không nên kéo dài quá 20 phút.
b) Nội dung thực hiện
Nội dung học có chủ định được tiến hành với những nội dung thuộc các
hoạt động: phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ; khám phá
khoa học về thế giới tự nhiên, xã hội gần gũi và làm quen với toán; nghe kể
chuyện, đọc thơ, kể chuyện sáng tạo, làm quen với đọc, viết; hoạt động tạo
hình (vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình); âm nhạc (hát, vận động theo nhạc, nghe
hát, nhạc). Các hoạt động trên thường có nội dung phù hợp với các lĩnh vực
giáo dục trong chương trình theo hướng tích hợp và gắn với chủ đề.
Giáo viên cần lựa chọn, lên kế hoạch, sao cho trẻ lớp mẫu giáo bé có 5
lần học trong tuần và thích hợp nhất là các buổi sáng. Mỗi ngày trong tuần, trẻ
được học với 1 nội dung hoạt động trên là nội dung trọng tâm và tích hợp với
1 hoặc 2 nội dung khác mang tính chất củng cố, bổ trợ phù hợp với nội dung
trọng tâm đó.
Với lớp đông trẻ và có hai giáo viên, tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh cụ
thể, cô có thể tách nhỏ thành hai nhóm để dạy cùng một lúc hoặc tổ chức cho
một nhóm trẻ học trong lớp một nhóm chơi và hoạt động ở ngoài trời sau đó
đổi lại. Lưu ý: Nếu có tách thành các nhóm để dạy, giáo viên cần phải đảm
bảo việc tổ chức cũng như các điều kiện thực hiện, phương pháp tiến hành
hoạt động ở các nhóm là tương đương.
3. Chơi, hoạt động ở các góc
Tuỳ theo thời điểm và các mùa ở địa phương, thời gian tổ chức cho trẻ
tham gia vào các trò chơi, nhóm chơi, hoạt động ở các khu vực (góc) hoạt
động thường có thể tiến hành sau hoạt động học của trẻ hoặc sau thời điểm
chơi và hoạt động ở ngoài trời.
a) Thời gian tiến hành
Thời gian tiến hành từ 30 - 40 phút.
Trong thời gian này, việc tổ chức trò chơi đóng vai, trò chơi lắp ghép
xây dựng là một trong những trò chơi trung tâm. Đồng thời, cô tạo điều kiện,
khuyến khích trẻ tham gia vào các nhóm chơi, hoạt động mang tính sáng tạo
như vẽ, nặn, cắt dán, hát, múa, chơi ở góc tạo hình, góc âm nhạc và các góc
hoạt động khác… Nội dung chơi được tổ chức phù hợp với độ tuổi và thường
gắn với chủ đề. Thời gian tiến hành kéo dài không quá 40 phút, phụ thuộc vào
hứng thú của các trẻ trong các nhóm chơi.
b) Nội dung thực hiện
Hằng ngày, cô chuẩn bị môi trường, sắp xếp các góc chơi, tổ chức,
hướng dẫn, gợi mở tạo điều kiện để cho mọi trẻ được tự do lựa chọn các
nhóm chơi, tham gia vào các trò chơi, hoạt động tự nguyện, theo ý thích.
Hằng ngày, khi tổ chức hướng dẫn các trò chơi, cô nên có những gợi ý,
khuyến khích các trẻ được luân phiên tham gia vào các nhóm chơi và các
hoạt động khác, không nên để trẻ chơi hoặc hoạt động ở một nhóm nào đó
quá lâu trong một tuần.
Kết thúc thời gian chơi và hoạt động ở các góc, cô cần hướng dẫn trẻ
trong các nhóm chơi, cùng cô tự cất đồ chơi, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn
gàng, ngăn nắp đúng quy định để chuẩn bị chuyển sang hoạt động khác. Với
thời tiết nắng nóng, cô có thể tổ chức, tiến hành thời điểm này sau thời điểm
chơi và hoạt động ngoài trời.
4. Chơi, hoạt động ngoài trời
Ở thời điểm này, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi và tham gia vào các
hoạt động ngoài phạm vi của lớp học với mục đích: Tạo điều kiện cho trẻ
được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khoẻ,
thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh, góp phần mở rộng
vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên – xã hội; thoả mãn nhu cầu chơi
và hoạt động theo ý thích của trẻ.
a) Thời gian tiến hành:
Thời gian tiến hành vào các buổi sáng không quá 40 phút.
b) Nội dung thực hiện:
Tuỳ thuộc vào nội dung của chủ đề trong tuần, điều kiện của trường
lớp, hoạt động ngoài trời có thể được tiến hành với một số nội dung, hình
thức hoạt động sau:
- Chơi tự do với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời; làm đồ chơi và chơi với
các vật liệu thiên nhiên như: cây, quả, hoa, lá, cát, sỏi, nước.
- Chơi với những trò chơi vận động dân gian mà trẻ yêu thích nhằm
tăng cường khả năng vận động cơ thể như: chạy nhảy, leo trèo, nắm bắt.
- Quan sát một số sự thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên, âm
thanh, thời tiết, cây cối hoa lá, hoạt động của con người, con vật.
- Tham gia vào các hoạt động chăm sóc ở góc thiên nhiên: tưới cây, lau
lá, nhặt lá, chăm sóc và cho các con vật yêu thích ăn.
- Dạo chơi trong sân trường, thăm các khu vực trong trường (thăm nhà
bếp, phòng y tế và các nhóm lớp học khác…) hoặc tham quan ngoài khu vực
trường như: công viên, sở thú, cánh đồng, cửa hàng, siêu thị, trường tiểu học,
doanh trại bộ đội, xí nghiệp, nhà máy… thuộc cộng đồng dân cư gần trường.
Khi thực hiện kế hoạch tuần và tổ chức tiến hành cho trẻ chơi và hoạt
động ngoài trời, cô nên lưu ý:
Không nên triển khai cùng một lúc với tất cả những nội dung trên. Cô
nên lựa chọn, phối hợp các nội dung phù hợp với việc triển khai chủ đề trong
tuần và thích hợp với trẻ. Tuỳ theo tình huống, điều kiện cụ thể của trường,
lớp, mỗi ngày, cô nên lựa chọn và tổ chức cho trẻ thực hiện từ 2 đến 3 nội
dung.
Cô có thể cho trẻ tham gia khoảng 5-7 phút trò chơi vận động, trò chơi
dân gian mang tính tập thể mà trẻ thích, sau đó có thể cho trẻ cùng chơi nhặt
lá, làm đồ chơi bằng vật liệu thiên nhiên, chăm sóc cây cối, con vật yêu thích
ở góc thiên nhiên. Trẻ có thể đem một số đồ chơi mà trẻ thích ở trong lớp ra
để chơi như: búp bê, các khối gỗ, ô tô… hoặc có thể cho trẻ chơi theo ý thích
với đồ chơi thiết bị ngoài trời, chơi với cát, nước… ngồi dưới bóng râm nghe
kể chuyện, cùng hát với nhau bài hát nào đó… hoặc đi dạo, tham quan xung
quanh trường.
Khi tổ chức thực hiện những nội dung trên, cô giáo cần tổ chức phối
hợp hợp lí nội dung hoạt động có tính động (chạy, nhảy, leo, trèo) với những
nội dung mang tính chất tĩnh, như ngồi nghe kể chuyện, hát, đọc thơ xem
tranh truyện; làm đồ chơi bằng vật liệu thiên nhiên. Cô không nên tổ chức quá
nhiều hoạt động, hoặc cho trẻ tham gia vào một hoạt động nào đó quá lâu
khiến trẻ nhàm chán và làm trẻ mệt.
* Một số lưu ý khi tiến hành
- Trước khi đi ra ngoài trời, cô quan tâm nhắc nhở trẻ tự phục vụ: mặc
quần áo, đi giày dép phù hợp với thời tiết và chỉ hướng dẫn, giúp trẻ khi cần
thiết. Cô chú ý tới thể trạng của trẻ để gợi ý, khuyến khích trẻ tham gia vào
những nội dung phù hợp.
- Cô nên giới thiệu và nói rõ khu vực chơi của lớp. Tập cho trẻ làm
quen với hiệu lệnh, khi cần tập trung trẻ lại một chỗ hoặc chuẩn bị vào lớp.
- Trong quá trình chơi, cô luôn quan sát, bao quát trẻ với tất cả nhóm
chơi trong sân trường, nhắc nhở trẻ không được chơi quá khu vực quy định
của lớp…
- Khi trẻ chơi với vật liệu thiên nhiên, giáo viên cần chú ý bao quát,
nhắc nhở trẻ không nên dụi tay bẩn lên mặt, mắt, nghịch bẩn quần áo của
mình và của bạn. Khi cho trẻ chơi với cát, nước đặc biệt với những thiết bị
ngoài trời, cô cần chú ý quan sát giải quyết những xung đột của trẻ và xử lí
nhanh nhạy, kịp thời với những tình huống xảy ra trong quá trình chơi, đảm
bảo an toàn cho trẻ.
- Những hôm cho trẻ đi ra xa ngoài khu vực sân trường (đi chơi, tham
quan vườn hoa, công viên, cửa hàng mua bán, lăng Bác…), cô nên chuẩn bị
chu đáo, lên kế hoạch cụ thể và liên hệ từ trước.
- Những hôm thời tiết mưa, quá lạnh không thể tổ chức cho trẻ chơi và
tham gia vào các hoạt động ở ngoài trời, cô có thể cho trẻ chơi trò chơi vận
động trong lớp và chơi trò chơi học tập, quan sát hiện tượng thay đổi của thời
tiết. Cô có thể tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động: đọc sách, kể
chuyện, xem truyện tranh, làm sách truyện tranh… ở hiên của lớp hoặc chơi
theo ý thích ở các khu vực hoạt động trong lớp. Cô nên lưu ý nhắc nhở,
hướng dẫn trẻ biết cách tự mặc thêm áo hoặc cởi bớt khi thời tiết thay đổi.
- Đối với trẻ sức khoẻ yếu, cô nên quan tâm khuyến khích trẻ tham gia
vào các hoạt động, trò chơi phù hợp với sức khoẻ và khả năng của trẻ.
- Kết thúc hoạt động, cô nên tập trung trẻ lại hướng dẫn trẻ vào lớp tự
cất giày dép đúng nơi quy định, tự rửa tay, lau mặt nghỉ ngơi một vài phút và
chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
- Với những hôm thời tiết nắng nóng, cô có thể tiến hành thời điểm này
trước thời điểm chơi và hoạt động ở các góc.
5. Vệ sinh, ăn trưa
Giờ ăn tiến hành trong khoảng 60 phút. Cô cần sắp xếp công việc một
cách hợp lí từ khâu chuẩn bị ăn cho đến khâu vệ sinh sau khi ăn, nhất là
trong trường hợp chỉ có một giáo viên đứng lớp.
Hướng dẫn và tạo cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn.
Trường hợp lớp có hai cô thì phân công một cô giám sát trẻ lau mặt, rửa tay
sạch sẽ trước khi ăn và cô còn lại kết hợp với một số trẻ trực nhật bữa ăn.
Trường hợp lớp có một cô thì cô vừa làm vừa bao quát chung cả lớp, nên
phân công một trẻ trong lớp giám sát các trẻ khác rửa tay, lau mặt và phân
công một số trẻ cùng cô trực nhật bữa ăn.
Sau khi trẻ ăn xong, cho trẻ cùng cô dọn dẹp chỗ ngồi ăn và nhắc nhở
trẻ vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chạy, nhảy nhiều sau khi ăn. Trong thời
gian chờ đợi, cô cho trẻ nghỉ ngơi hoặc bố trí một số góc chơi thích hợp, nhẹ
nhàng để chuẩn bị cho giờ ngủ tiếp theo.
6. Ngủ trưa
Thời gian dành cho ngủ trưa là 150 phút. Cô nên bố trí thời gian thích
hợp cho các bước chuẩn bị nơi ngủ, thời gian trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ và
đảm bảo thời gian cho trẻ ngủ đầy giấc. Nếu thời gian đầu có trẻ chưa quen
với giấc ngủ trưa, cô không ép trẻ ngủ ngay như các trẻ khác mà dần dần cho
trẻ làm quen, có thể cho trẻ ngủ muộn hơn các cháu khác hoặc nằm im tại
chỗ, không nhất thiết phải vào giấc ngủ ngay.
7. Ăn phụ
Sau khi trẻ ngủ dậy, cô nhắc nhở trẻ tự đi vệ sinh và lau mặt, rửa tay
sạch sẽ trước khi ăn phụ. Thời gian dành cho bữa ăn phụ là từ 40-50 phút.
8. Chơi và hoạt động theo ý thích buổi chiều
Thời gian tiến hành hoạt động này trong khoảng lừ 50 - 60 phút, sau
bữa ăn phụ buổi chiều. Lúc này, chủ yếu cô tổ chức cho trẻ tham gia vào các
trò chơi, hoạt động theo ý thích trong các khu vực hoạt động. Tuỳ thuộc nội
dung trong kế hoạch tuần, cô có thể tổ chức cho trẻ tham gia vào trò chơi vận
động, trò chơi đóng vai, chơi ở các góc mà trẻ thích hoặc tham gia vào trò
chơi học tập, trò chơi đóng kịch. Cô cũng có thể tổ chức cho trẻ nghe đọc
truyện, kể chuyện, đọc thơ hoặc cùng trò chuyện với nhau về một sự kiện nào
đó, biểu diễn những bài hát, múa đã biết, xem các chương trình dành cho
thiếu nhi trên vô tuyến hay chơi các trò chơi bằng máy vi tính… Với trò chơi
vận động, không nên chơi kéo dài quá 15 phút.
Nội dung chơi và hoạt động của trẻ thường gắn với chủ đề. Tuy nhiên,
cô có thể gợi mở để trẻ tự lựa chọn nhóm chơi, nội dung hoạt động theo ý
thích và phù hợp với trẻ. Trong thời gian này, cô gợi ý cho trẻ chọn nội dung
hoạt động theo ý thích trên cơ sở phối hợp hợp lí giữa hoạt động có tính chất
tĩnh với hoạt động có tính chất động. Không nên cho trẻ tham gia quá nhiều
nội dung cùng một lúc hay thời gian quá lâu với một hoạt động nào đó làm trẻ
mệt.
9. Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
Trong thời gian này, trước khi chuẩn bị ra về cô có thể cùng trò chuyện
với trẻ, khuyến khích trẻ tự nhận xét, nêu các gương tốt trong ngày, tạo cho
trẻ tâm trạng vui vẻ, hào hứng để có những ấn tượng tốt với lớp, với cô, với
bạn và ngày hôm sau trẻ lại thích đến trường. Hoạt động này tiến hành không
nên quá 10 phút.
Trước khi ra về, cô hướng dẫn cho trẻ tự vệ sinh cá nhân: rửa tay, lau
mặt, chải đầu tóc, sửa sang quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Trong thời gian chờ
đợi bố mẹ đến đón, cô có thể cho trẻ chơi tự do với một số đồ chơi nhẹ
nhàng, dễ cất hay xem những truyện tranh mà trẻ thích… hoặc bao quát và
cho trẻ chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời. Không nên để trẻ ngồi một chỗ
chờ bố mẹ đến đón.
Khi bố mẹ đến đón, cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi đúng nơi quy định,
chào bố mẹ, chào cô giáo, chào các bạn trước khi ra về. Cô nên trao đổi với
cha mẹ, gia đình một số thông tin cần thiết trong ngày về cá nhân của trẻ
cũng như một số hoạt động của lớp cần có sự phối hợp với gia đình. Cô cần
chú ý kiểm tra điện, nước, đóng cửa cẩn thận trước khi ra về.
PHẦN HAI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC
SỨC KHOẺ
A - TỔ CHỨC ĂN, NGỦ
I - TỔ CHỨC ĂN
1. Số lượng và chất lượng bữa ăn
a) Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng một ngày của trẻ ở độ tuổi này trung bình từ 1400
- 1600 Kcal, chia làm 4-5 bữa. Trong thời gian ở trường mầm non, trẻ cần
được ăn tối thiểu một bữa chính và một bữa phụ. Nhu cầu về năng lượng
chiếm 50 - 60% nhu cầu năng lượng cả ngày, khoảng 700 - 960 Kcal/ trẻ/
ngày.
Trong đó: bữa chính: 500 - 700 Kcal/ trẻ, bữa phụ: 200 - 260 Kcal/ trẻ.
b) Tỷ lệ giữa các chất sinh năng lượng
- Đối với trẻ bình thường:
+ Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 12 - 15 % năng lượng khẩu phần.
+ Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 15 - 25 % năng lượng khẩu phần.
+ Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 60 -73 do năng lượng khẩu phần.
Ví dụ:
+ Chất đạm (Protit) cung cấp 13 % năng lượng khẩu phần.
+ Chất béo (Lipit) cung cấp 25 % năng lượng khẩu phần.
+ Chất bột (Gluxit) cung cấp 62 % năng lượng khẩu phần.
Tỉ lệ giữa các chất sinh năng lượng nên đảm bảo 100% và trong phạm
vi của từng chất.
- Đối với trẻ béo phì, năng lượng do chất béo và chất bột đường cung
cấp nên duy trì ở mức tối thiểu (tức là chất béo cung cấp 15% và chất bột
đường cung cấp 60% năng lượng khẩu phần), đồng thời tăng cường cho trẻ
ăn nhiều các loại rau, củ, quả và tích cực vận động.
c) Lượng thực phẩm
Mỗi bữa chính trẻ ăn 300 - 400g kể cả cơm và thức ăn (khoảng 2 bát)
với đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, béo, đường,
muối khoáng và sinh tố. Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong gạo, đậu,
đỗ, thịt, cá, trứng, tôm, rau, đậu, lạc, vừng, dầu mỡ, các loại rau, củ, quả… và
những loại thực phẩm khác, sẵn có tại địa phương.
- Lượng thực phẩm cần cho một trẻ hằng ngày ở trường (một bữa
chính và một bữa phụ).
Thực phẩm bữa
chính
Một suất cơm Thực chẩm bữa
phụ
Một suất
Gam (g) Gam (g)
Gạo 80 - 1 00 Gao, mì sợi 40 - 60
Thịt cá trứng 25 - 40 Thịt hoặc cá 15-20
Đậu lạc 10 - 20 Hoặc đậu hạt
(khô).
Đường mật
20-30
20-30
Dầu, mỡ nước 10 -15 Hoặc quả chín 100-150
Rau, củ, quả 35 - 60 Sữa đậu nành 100 -150
2. Nước uống
- Hằng ngày, trẻ cần được uống nước đầy đủ, nhất là về mùa hè.
Lượng nước cần đưa vào cơ thể trẻ (dưới dạng nước uống, thức ăn, hoa
quả) từ 1,6 - 2 lít nước một ngày.
- Nước uống cần đun sôi kĩ và đựng trong bình hay ấm có nắp đậy kín.
Mỗi trẻ có một cốc riêng. Mùa đông cần ủ nước uống cho ấm. Mùa hè nếu có
điều kiện nên cho trẻ uống nước nấu bằng các loại lá như sài đất, râu ngô,
bông mã đề, kim ngân hoa… hoặc nước quả (dâu, chanh, cam).
- Giáo viên cho trẻ uống theo nhu cầu và chia làm nhiều lần trong ngày,
hướng dẫn trẻ tự lấy cốc uống nước, uống xong úp cốc đúng nơi quy định.
Không để trẻ quá khát mới uống hoặc uống một lần quá nhiều. Không nên
cho trẻ uống nhiều nước trước bữa ăn.
3. Chăm sóc bữa ăn
a) Trước khi ăn
- Hướng dẫn trẻ rửa sạch tay, đeo yếm trước khi ăn (nếu có).
- Hướng dẫn trẻ sắp xếp bàn ghế, cho 4-6 trẻ ngồi một bàn, có lối đi
quanh bàn dễ dàng.
- Chuẩn bị khăn mặt, bát thìa, cốc uống nước đầy đủ cho số lượng trẻ.
- Trước khi chia thức ăn, cô cần rửa tay sạch, quần áo và đầu tóc gọn
gàng. Cô chia thức ăn và cơm ra từng bát, trộn đều, không để trẻ chờ ăn lâu.
b) Trong khi ăn
- Giáo viên cần vui vẻ, nói năng dịu dàng, tạo không khí thoải mái cho
trẻ trong khi ăn. Động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất, kết hợp giáo dục
dinh dưỡng, hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống: dạy cho trẻ biết mời cô
và các bạn trước khi bắt đầu ăn; ngồi ăn ngay ngắn, không co chân lên ghế,
cầm thìa bằng tay phải và tự xúc ăn một cách gọn gàng, tránh đổ vãi; ăn từ
tốn, nhai kĩ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn…
- Giáo viên cần chăm sóc, quan tâm hơn với những trẻ mới đến lớp, trẻ
yếu hoặc mới ốm dậy. Nếu thấy trẻ ăn kém, cô cần tìm hiểu nguyên nhân để
báo cho nhà bếp hoặc y tế hay bà mẹ biết để chủ động chăm sóc trẻ tốt hơn.
Đối với trẻ xúc chưa thạo, ăn chậm hoặc biếng ăn, cô có thể giúp trẻ xúc và
động viên trẻ ăn khẩn trương hơn. Có biện pháp phòng tránh hóc, sặc trong
khi trẻ ăn.
c) Sau khi ăn
Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định, uống nước, lau
miệng, lau tay sau khi ăn, đi vệ sinh (nếu trẻ có nhu cầu).
II - CHĂM SÓC GIẤC NGỦ
1. Chuẩn bị trước khi trẻ ngủ
- Trước khi trẻ ngủ, cô nhắc nhở đi vệ sinh trước khi ngủ. Hướng dẫn
trẻ tự lấy gối, chăn…
- Bố trí chỗ ngủ cho trẻ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp
về mùa đông. Phòng ngủ nên giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt một số cửa
sổ hoặc tắt bớt đèn.
- Khi đã ổn định chỗ ngủ, cô có thể hát hoặc cho trẻ nghe những bài hát
ru, dân ca êm dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Với những cháu khó ngủ, cô gần
gũi, vỗ về trẻ giúp trẻ yên tâm, dễ ngủ hơn.
2. Theo dõi trẻ ngủ
- Trong thời gian trẻ ngủ cô phải thường xuyên có mặt để theo dõi lúc
trẻ ngủ, không để trẻ úp mặt vào gối hoặc trùm chăn kín, sửa lại tư thế để trẻ
ngủ thoải mái (nếu thấy cần thiết).
- Khi trẻ ngủ: về mùa hè, nếu dùng quạt điện chú ý vặn tốc độ vừa phải
và để xa, từ phía chân trẻ; nếu dùng điều hoà nhiệt độ không nên để nhiệt độ
lạnh quá. Mùa đông chú ý đắp chăn ấm cho trẻ, không nên để trẻ mặc quá
nhiều quần áo. Cho phép trẻ đi vệ sinh nếu trẻ có nhu cầu.
- Quan sát, phát hiện kịp thời và xử lí các tình huống có thể xảy ra trong
khi ngủ.
3. Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy
- Không nên đánh thức trẻ dậy đồng loạt, trẻ nào thức giấc trước cô
cho dậy trước, tránh đánh thức cùng một lúc ảnh hưởng đến trẻ khác và sinh
hoạt của lớp. Không nên đánh thức trẻ dậy sớm trước khi trẻ tự thức giấc vì
dễ làm cho trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi.
- Sau khi trẻ dậy hết, cô hướng dẫn trẻ tự làm các công việc vừa sức
với trẻ như: cất gối, chiếu. Có thể chuyển dần từ trạng thái ngủ sang hoạt
động khác bằng cách cho trẻ hát một bài hát hoặc âu yếm nói chuyện với trẻ,
hỏi trẻ mơ thấy gì. Cô bật đèn, mở cửa sổ từ từ. Cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh,
sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn quà chiều.
B - VỆ SINH
I - VỆ SINH CÁ NHÂN
1. Vệ sinh cá nhân trẻ
a) Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng vệ sinh cá nhân
* Khi trẻ rửa tay, rửa mặt
- Chuẩn bị đủ dụng cụ cho trẻ rửa tay: Thùng có vòi hoặc vòi nước vừa
tầm tay trẻ (nếu đựng nước vào xô hay chậu thì phải có gáo giội). Xà phòng
rửa tay. Khăn khô, sạch để lau tay. Xô hay chậu để hứng nước bẩn (nếu cần).
- Chuẩn bị đầy đủ khăn mặt đảm bảo vệ sinh (một khăn mặt/ trẻ).
Chuẩn bị đủ bô, xô, chậu.
- Chuẩn bị đầy đủ quần áo dự trữ để thay cho trẻ khi cần thiết, nhất là
về mùa đông.
* Khi trẻ đi vệ sinh
- Chuẩn bị giấy vệ sinh cho trẻ dùng, giấy vệ sinh đảm bảo mềm, sạch
sẽ phù hợp với trẻ.
- Lau, rửa cho trẻ sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Chuẩn bị đủ nước cho trẻ
giội sau khi đi vệ sinh.
- Đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, không hôi khai, không ứ đọng
nước bẩn sau khi trẻ đi tiểu tiện cũng như đại tiện.
b) Giám sát và hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân
* Vệ sinh da
- Vệ sinh mặt mũi
Hướng dẫn và giám sát trẻ tự lau mặt sạch sẽ tại các thời điểm trước
và sau khi ăn, khi mặt bị bẩn. Khi dạy trẻ lau mặt cần hướng dẫn trẻ chuyển
dịch khăn sao cho da mặt của trẻ luôn luôn được tiếp xúc với phần khăn
sạch. Mùa rét phải chuẩn bị khăn ấm cho trẻ lau.
- Vệ sinh bàn tay
+ Thường xuyên giám sát và hướng dẫn trẻ cho trẻ tự rửa tay và tự lau
tay khô theo đúng trình tự, đảm bảo vệ sinh, không cắt xén các thao tác.
+ Cô cần chú ý sắp xếp đồ dùng vệ sinh vừa tầm với của trẻ, thuận tiện
cho trẻ khi sử dụng, không để trẻ phải chờ đợi lâu và tránh được tình trạng trẻ
bỏ qua các thao tác. Chỗ đứng cho trẻ rửa tay phải có một không gian nhất
định, đủ ánh sáng và không ẩm ướt.
+ Trường hợp trẻ mới chuyển lớp, trẻ mới vào lớp, cô hướng dẫn tỉ mỉ
từng thao tác rửa tay cho trẻ và cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ
dưới sự giúp đỡ của cô.
* Vệ sinh răng miệng
- Cô thường xuyên nhắc nhở trẻ uống nước và súc miệng sau khi ăn.
- Hướng dẫn trẻ cách chải răng và kết hợp với gia đình để dạy trẻ tập
đánh răng ở nhà. Tuyên truyền cho phụ huynh không nên cho trẻ ăn quà vặt
nhất là kẹo, bánh ngọt.
- Khám răng định kì để phát hiện sớm răng sâu và chữa trị kịp thời. Tập
cho trẻ có thói quen ngậm miệng khi ngủ, thở bằng mũi để miệng và răng
không bị khô, răng khó sâu.
* Vệ sinh quần áo, giày dép
- Không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt. Khi trẻ bị nôn, đại tiểu, tiện ra
quần áo hoặc khi mồ hôi ra nhiều, cô cần thay ngay cho trẻ. Cởi bớt quần áo
cho trẻ khi trời nóng hoặc mặc thêm khi trời lạnh.
- Để chống nhiễm lạnh đôi chân của trẻ, ngoài đôi dép hay giày trẻ đi
đến lớp, cần có thêm một đôi dép sạch cho trẻ đi trong lớp.
- Cô nhắc cha mẹ của trẻ đưa đủ tất, quần áo dự trữ để thay cho trẻ khi
cần thiết. Nên cho trẻ mặc quần áo bằng những loại vải mềm, thấm mồ hôi.
Nên dùng loại giày dép hơi rộng hơn so với chân trẻ một chút, dép mềm,
mỏng, nhẹ, dễ cởi, có quai sau cho trẻ dễ đi.
* Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh
Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định. Dạy trẻ cách giữ vệ sinh
cho bản thân, giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ. Nhắc trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh.
2. Vệ sinh cá nhân cô
Cô giáo phải là tấm gương về giữ vệ sinh và chăm sóc bảo vệ sức
khoẻ cho bản thân và những người xung quanh để trẻ học tập và làm theo,
không làm lây lan bệnh tật sang trẻ và cộng đồng.
a) Vệ sinh thân thể
- Giữ gìn da sạch sẽ, nhất là hai bàn tay. Khi chăm sóc trẻ, hai bàn tay
cô phải luôn sạch sẽ. Cô phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi
cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh
cho trẻ, sau khi quét rác hoặc lau nhà.
- Đầu tóc luôn gọn gàng, sạch sẽ. Không để móng tay dài khi chăm sóc
trẻ.
- Luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Đeo khẩu trang khi chia cơm cho trẻ, khi ho, sổ mũi, viêm họng.
b) Vệ sinh quần áo, đồ dùng cá nhân
- Quần áo phải luôn gọn gàng, sạch sẽ. Nếu có quần áo công tác phải
thường xuyên mặc trong quá trình chăm sóc trẻ. Không mặc trang phục công
tác về gia đình hoặc ra ngoài trường.
- Đồ dùng cá nhân của trẻ và cô phải riêng biệt, không sử dụng đồ dùng
cá nhân của trẻ.
c) Khám sức khoẻ định kì
Nhà trường cần khám sức khoẻ định kì và tiêm phòng dịch đầy đủ cho
các giáo viên, cán bộ nhân viên. Nếu cô mắc bệnh truyền nhiễm hoặc nhiễm
trùng cấp tính thì không được trực tiếp chăm sóc trẻ.
II - VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
1. Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi
a) Vệ sinh đồ dùng
- Bát, thìa, ca cốc phục vụ ăn uống cho trẻ cần có đủ theo quy định của
ngành: Mỗi trẻ có ca, cốc, bát thìa, khăn mặt riêng và có đánh dấu để trẻ dễ
nhận ra. Bình, thùng đựng nước uống cho trẻ phải có nắp đậy, cần được vệ
sinh hằng ngày, để nơi sạch sẽ tránh bụi, côn trùng. Tuyệt đối không cho trẻ
thò tay hoặc uống trực tiếp vào bình đựng nước. Nước không uống hết sau
một ngày phải đổ đi.
- Bát, thìa, ca, cốc uống nước của trẻ phải được rửa sạch hằng ngày,
phơi nắng, tráng nước sôi trước khi ăn.
- Không nên dùng các loại bát, thìa, cốc bằng nhựa tái sinh hoặc sứt
mẻ cho trẻ ăn, uống.
- Hằng ngày giặt khăn rửa mặt của trẻ bằng xà phòng và nước sạch,
sau đó phơi nắng hoặc sấy khô. Hằng tuần hấp khăn hoặc luộc khăn một lần.
- Bàn ghế, đồ trang trí thường xuyên lau bằng khăn ẩm để tránh bụi.
- Đồ dùng vệ sinh (xô, chậu…) dùng xong đánh rửa sạch sẽ, úp nơi khô
ráo, gọn gàng.
b) Vệ sinh đồ chơi
Đồ chơi của trẻ phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi cho trẻ chơi. Hằng
tuần nên vệ sinh đồ chơi của trẻ ít nhất một lần.
2. Vệ sinh phòng nhóm
a) Thông gió
Hằng ngày, trước khi trẻ đến lớp, cô cần:
- Mở tất cả cửa sổ và cửa ra vào để phòng được thông thoáng.
- Nếu có phòng ngủ riêng thì khi trẻ ở phòng chơi, cô làm thông thoáng
phòng ngủ.
b) Vệ sinh nền nhà
- Mỗi ngày nên quét nhà và lau nhà ít nhất 3 lần (trước giờ đón trẻ, sau
2 bữa ăn sáng, chiều).
- Nếu có trẻ đái dầm khi ngủ, sau khi trẻ ngủ dậy cần làm vệ sinh nơi
ngủ để tránh mùi khai (trước tiên phải thấm ngay nước tiểu bằng khăn khô rồi
mới lau lại bằng khăn ẩm).
- Cô không được đi guốc dép bẩn vào phòng trẻ. Không được để gia
súc vào phòng trẻ.
Mỗi tuần cần tổ chức tổng vệ sinh toàn bộ phòng trẻ: Lau các cửa sổ,
quét mạng nhện, lau bóng đèn, cọ rửa nền nhà, cọ giát gường, phơi chăn
chiếu. Cùng với các bộ phận khác làm vệ sinh ngoại cảnh (quét dọn sân
vườn, khơi thông cống rãnh, phát bụi rậm quanh nhà…).
c) Vệ sinh nơi đại tiện, tiểu tiện (nhà vệ sinh)
- Chỗ cho trẻ đi vệ sinh phải sạch sẽ, vì thế, sau khi trẻ đi vệ sinh xong,
cô phải kiểm tra để đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch. Luôn kiểm tra để tránh
trơn trượt khi trẻ đi vệ sinh.
- Hằng ngày tổng vệ sinh toàn bộ khu vệ sinh trước khi ra về.
- Hằng tuần tổng vệ toàn bộ khu vệ sinh và khu vực xung quanh.
3. Xử lí rác, nước thải
a) Xử lí rác
-Tập trung rác vào thùng đựng rác có nắp đậy, để ở xa phòng trẻ. Hằng
ngày phải đổ rác để tránh tình trạng ứ đọng rác. Cọ rửa thùng rác hằng ngày
sau khi đổ rác.
- Trường hợp có hố rác chung của trường, sau mỗi lần đổ rác lại lấp
phủ một lớp đất mỏng, khi đầy hố, lấp đất dày 15 - 20cm.
b) Xử lí nước thải
Thường xuyên khơi thông cống rãnh, tránh ứ đọng, nếu không sẽ tạo
điều kiện cho ruồi, muỗi sinh sản và phát triển. Hằng tuần tổng vệ sinh toàn
bộ hệ thống cống rãnh.
4. Giữ sạch nguồn nước
- Cung cấp đủ nước sạch: Đảm bảo có đủ nước sạch cho trẻ dùng: tối
thiểu trẻ học một buổi là 10 lít / trẻ/ buổi, còn trẻ bán trú là 50 - 60 lít/ trẻ/ ngày
bao gồm nước nấu ăn và sinh hoạt.
- Nguồn nước sạch: tốt nhất là nước máy. Trường hợp lấy từ nguồn
nước giếng (giếng khoan, giếng đào…), nước mưa, nước suối… thì phải xử lí
hoặc lắng lọc bằng các phương pháp lắng, lọc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh
cho phép.
- Đánh giá nguồn nước: Nước phải không màu, không mùi, không vị lạ.
Nếu nguồn nước có nghi ngờ nên đề nghị cơ quan y tế kiểm tra.
- Đảm bảo vệ sinh dụng cụ chứa nước:
+ Dụng cụ chứa nước phải đảm bảo sạch, có nắp đậy, dễ cọ rửa,
không gây độc khi chứa nước thường xuyên. Nên có vòi để lấy nước.
+ Có kế hoạch thau rửa dụng cụ chứa nước, tránh để nước lưu quá lâu
ngày (tuỳ theo chất lượng nước và loại dụng cụ chứa nước mà có thể định kì
1 tháng/ 1 lần hoặc tối thiểu là 3 tháng/ 1 lần).
C - THEO DÕI SỨC KHOẺ VÀ PHÒNG BỆNH
I - KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KÌ
Mục đích khám sức khoẻ định kì là để phát hiện sớm tình trạng sức
khoẻ và bệnh tật để chữa trị kịp thời.
- Hằng năm, nhà trường cần liên hệ chặt chẽ với y tế địa phương (trạm
y tế phường, xã) để có kế hoạch khám sức khoẻ định kì cho trẻ mỗi năm hai
lần (đầu năm học và cuối năm học).
- Giáo viên có nhiệm vụ phối hợp với nhà trường tổ chức khám định kì
cho trẻ. Lưu kết quả khám và thông báo cho gia đình kết quả kiểm tra sức
khoẻ của trẻ.
II - THEO DÕI THỂ LỰC VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
1. Chỉ số thể lực dùng để theo dõi trẻ
- Cân nặng (kg) theo tháng tuổi.
- Chiều cao đứng (cm) theo tháng tuổi.
- Cân nặng theo chiều cao đứng.
2. Yêu cầu
Tiến hành cân trẻ 3 tháng một lần và đo trẻ 6 tháng một lần.
- Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân - béo phì nên cân và theo
dõi hằng tháng. Nếu trẻ vừa trải qua một đợt ốm, sức khoẻ giảm sút cần
được kiểm tra cân nặng để đánh giá sự hồi phục sức khoẻ của trẻ.
- Có thể cân trẻ bằng bất kì loại cân nào nhà trường có nhưng phải
thống nhất dùng một loại cân cho các lần cân.
- Đo chiều cao đứng của trẻ bằng thước đo chiều cao (hoặc có thể
dùng thước dây đóng vào tường). Khi đo chú ý để trẻ đứng thẳng và 3 điểm
đầu, mông, gót chân trên một đường thẳng. Chiều cao của trẻ được tính từ
điểm tiếp xúc gót chân với mặt sàn đến đỉnh đầu (điểm cao nhất của đầu trẻ).
- Quy định một số ngày thống nhất cho các lần cân, đo.
- Sau mỗi lần cân, đo cần chấm ngay lên biểu đồ để tránh quên và
nhầm lẫn, sau đó đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho từng trẻ và thông báo
cho gia đình.
- Mùa đông tiến hành cân, đo trong phòng, tránh gió lùa bỏ bớt quần áo
để cân, đo chính xác.
3. Cách đánh giá kết quả thể lực và tình trạng dinh dưỡng
a) Cân nặng theo tháng tuổi (được theo dõi bằng biểu đồ tăng
trưởng)
- Sau mỗi lần cân, chấm lên biểu đồ một điểm tương ứng với số cân và
số tháng tuổi của trẻ, nối các điểm chấm đó với nhau, ta sẽ được đường biểu
diễn về sự phát triển của trẻ.
* Ý nghĩa của đường biểu diễn về sự phát triển của trẻ
Khi đường biểu diễn
- Nằm ở kênh A
+ Có hướng đi lên là phát triển bình thường
+ Nằm ngang là đe doạ
+ Đi xuống là nguy hiểm
Cần tìm nguyên nhân và phối
hợp với gia đình để có biện
pháp can thiệp sớm, kịp thời
chăm sóc, phòng chống suy
dinh dưỡng
- Nằm ở kênh B (SDD độ I): suy dinh dưỡng
vừa
- Nằm ở kênh C (SDD độ II): suy dinh dưỡng
nặng
- Nếu nằm ở kênh D (SDD độ III): suy dinh
dưỡng rất nặng
Cần phối hợp với gia đình
chặt chẽ và có biện pháp
chăm sóc đặc biệt để nâng
cao thể lực sức khoẻ của trẻ
- Khi cân nặng của trẻ nằm trên kênh A và tốc độ tăng cân hằng tháng
nhanh cần theo lõi và có chế độ ăn uống hợp lí kết hợp với vận động phù hợp
để tránh thừa cân - béo phì.
b) Chiều cao theo tháng tuổi (được theo dõi bằng biểu đồ chiều cao
hoặc đánh giá theo bảng chiều cao)
- Chiều cao nằm trong khoảng trung bình trở lên là phát triển bình
thường. Chiều cao phản ánh trung thành tình trạng dinh dưỡng trong cả quá
trình phát triển của trẻ, chiều cao dù có tăng chậm nhưng không bao giờ
đứng hoặc giảm đi như cân nặng.
- Chiều cao nằm trong khoảng trung bình trở xuống phản ánh sự thiếu
dinh dưỡng rong một thời gian dài hay tình trạng suy dinh dưỡng trường diễn
(thể thấp còi).
Bảng: Chiều cao đứng theo tháng tuổi
Tháng tuổi
Chiều cao trung bình (cm)
Trẻ trai Trẻ gái
37 87,9 - 103,3 87,1 - 102,2
38 88,6 - 104,1 87,7 - 102,9
39 89,2 - 104,5 88,4 - 103,6
40 89,8 - 105,7 89,0 - 104,2
41 90,4 - 106,4 89,6 -105,0
42 91,0 - 107,2 90,2 - 105,7
43 91,6 - 107,5 90,7 - 106,4
44 92,1 -108,7 91,3 - 107,1
45 92,7 -109,4 91,9 - 107,7
46 93,3 - 110,1 92,4 - 108,4
47 93,9 - 110,8 93,0 - 109,0
48 94,4 - 111,5 93,5 - 109,6
c) Cân nặng theo chiều cao đứng (tra theo bảng)
- Ứng với một chiều cao nhất định sẽ có một cân nặng tương ứng. Chỉ
số này phản ánh tự phát triển cân đối của cơ thể.
- Nếu cân nặng tương ứng với chiều cao thấp hơn bình thường phản
ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng. Nếu cân nặng tương ứng với chiều cao cao
hơn bình thường cần theo dõi thừa cân - béo phì.
Bảng: Cân nặng theo chiều cao đứng
Chiều cao
(cm)
Cân nặng nên có (kg) Chiều cao
(cm)
Cân nặng nên có (kg)
Trẻ trai Trẻ gái Trẻ trai Trẻ gái
86 10,1 - 15,2 9,8 - 14,8 101 13,2 - 19,2 12,9 - 19,1
87 10,2 -15,4 10,0 - 15,0 102 13,4 - 19,5 13,1 - 19,4
88 10,4 -15,6 10,2 - 15,3 103 13,6 -19,8 13,3 - 19,7
89 10,6 -15,9 10,4 - 15,6 104 13,9 - 20,2 13,6 - 20,0
90 10,8 -16,1 10,5 - 15,8 105 14,1 - 20,5 13,8 - 20,3
91 11,0 - 16,4 10,7 - 16,1 106 14,4 - 20,8 14,0 - 20,6
92 11,2 -16,6 11,0 - 16,4 107 14,7 - 21,1 14,3 - 21,0
93 11,4 -16,9 11,2 - 16,7 108 14,9 - 21,5 14,5 - 21,3
94 11,6 -17,2 11,4 - 17,1 109 15,2 - 21,8 14,8 - 21,7
95 11,9 - 17,5 11,6 - 17,3 110 15,5 - 22,2 15,0 - 22,0
96 12,1 - 17,8 11,8 - 17,6 111 15,8 - 22,6 15,3 - 22,4
97 12,3 - 18,1 12,0 - 17,9 112 16,1 - 23,0 15,6 - 22,8
98 12,5 - 18,4 12,3 - 18,2 113 16,4 -23,4 15,9 - 23,3
99 12,7 - 18,7 12,5 - 18,5 114 16,7 - 23,9 16,2 - 23,7
100 12,9 - 19,0 12,7 - 18,8 115 17,0 - 24,3 16,5 - 24,2
III - TIÊM CHỦNG VÀ PHÒNG DỊCH
1. Tiêm chủng
- Giáo viên nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh tiêm phòng đầy đủ
cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương.
- Cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khoẻ của trẻ sau tiêm chủng:
+ Giữ vết tiêm chủng sạch sẽ, không để trẻ sờ mó hoặc gãi vào đó.
+ Ngày tiêm chủng cần cho trẻ hoạt động ít.
+ Lấy nhiệt độ cho trẻ cho trẻ hằng ngày, nếu trẻ sốt cho trẻ ăn nhẹ,
nghỉ ngơi.
+ Nếu trẻ đau vết tiêm chủng, chườm nóng chỗ tiêm bằng gạc sạch.
- Báo cho y tế địa phương những trường hợp bất thường để có biện
pháp xử lí kịp thời.
Lịch tiêm chủng
Tuổi Loại vắc xin Số lần Địa bàn triển
khai
1 - 5 tuổi
Viêm não Nhật
Bản
Tiêm 3 mũi:
- Tiêm mũi 2 cách mũi 1
sau 2 tuần.
- Tiêm mũi 3 cách mũi 2
sau một năm
Vùng có nguy cơ
2 - 5 tuổi Tả (uống trước
mùa dịch hằng
- Uống 2 lần: lần 2 uống
cách lần 1 sau 2 tuần
năm)
3 - 10 tuổi Thương hàn Tiêm 1 mũi
6 tuổi Sởi Tiêm mũi 2
(Nguồn: Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia)
Chú ý:
- Hằng năm, ngoài việc tổ chức tiêm chủng cho trẻ em theo lịch như
trên còn có những ngày tiêm chủng chiến dịch và có những đợt tiêm chủng
đột xuất tùy theo tình hình dịch bệnh ở các địa phương. Vì vậy, giáo viên và
nhà trường cần nắm được các thông tin này từ y tế địa phương để tuyên
truyền cho phụ huynh đưa con đi tiêm chủng đầy đủ.
2. Phòng dịch
- Nếu trong lớp có một số trẻ mắc cùng một bệnh, cô báo cho nhà
trường để mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân, có biện pháp đề phòng dịch
bệnh lây lan.
- Trường hợp trong vùng đã xảy ra một dịch nào đó, nhà trường cần
phối hợp với y tế để phòng dịch cho trẻ.
3. Thời gian cách li một số bệnh truyền nhiễm
Khi trẻ mắc bệnh truyền nhiễm phải để trẻ ở nhà trong thời kì lây bệnh
và theo dõi những trẻ khoẻ để đề phòng dịch bệnh xảy ra.
Tên
bệnh
Thời gian cách li trẻ bị bệnh
(ở nhà)
Theo dõi trẻ khoẻ
(trong lớp)
Thuỷ đậu
Suốt thời gian trẻ mắc bệnh
(7 ngày kể từ khi mọc nốt mọng nước)
11 - 21 ngày
Bạch
hầu
Suốt thời gian trẻ mắc bệnh 7 ngày
Ho gà 30 ngày kể từ khi mắc bệnh 14 ngày
Quai bị 21 ngày 21 ngày
Viêm 30 ngày - Theo dõi 10 ngày
gan - Trong vòng 40 ngày
4. Tủ thuốc và cách sử dụng
Tủ thuốc và các thuốc thiết yếu giúp cho cô giáo có thể xử trí ban đầu
khi trẻ bị ốm, khi gặp một số tai nạn bất ngờ, hoặc trong việc phòng dịch bệnh
cho trẻ ngay tại trường. Vì vậy trường mầm non (các lớp ở điểm lẻ) cần được
trang bị tủ thuốc, có đầy đủ các loại thuốc và dụng cụ y tế thiết yếu.
a) Tủ thuốc
- Thuốc sát trùng ngoài da (cồn 70%, cồn tốt loãng 2,5%).
- Thuốc hạ nhiệt Paracetamol.
- ORESOL.
- Thuốc nhỏ mắt (Cloramphenicol 0,4%)
- Nhiệt kế, kéo, kẹp bông (pince), các loại nẹp, băng vải để cố định gãy
xương.
- Bông thấm nước, gạc sạch, băng cuộn, băng dính, dầu cao.
b) Bảo quản tủ thuốc
- Tủ thuốc phải đóng chắc chắn, có nhiều ngăn để đựng (lọ thuốc, bông
băng…), cửa bằng kính và có khoá. Tủ thuốc phải treo cao trên tầm với của
trẻ.
- Các loại thuốc viên đều phải để trong lọ riêng có nắp đậy kín chặt. Mỗi
lọ thuốc đều phải có nhãn dán ở ngoài và ghi rõ: Tên thuốc, cách dùng, liều
lượng, hạn dùng. Thường xuyên kiểm tra để vứt bỏ những thuốc đã hết hạn
dùng và bổ sung thuốc mới.
- Tủ thuốc phải được giữ sạch sẽ, không được để lẫn bất kì thứ gì khác
vào tủ thuốc.
Chú ý:
- Các cô giáo không được tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ và các
loại thuốc khác ngoài tủ thuốc khi không có sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Các thuốc sát trùng khác như crezin, cloramin để sát trùng các phòng
và nhà vệ sinh:
+ Không được để vào tủ thuốc và phải do cô phụ trách y tế (nếu có)
hoặc phân công một cô cất giữ ở một chỗ quy định riêng.
+ Không được để vào bất cứ chỗ nào trong phòng trẻ.
c) Cách sử dụng một số thuốc thông thường
- Cồn tốt 2,5%: dùng nguyên chất hoặc pha loãng với một ít cồn 90o
để
bôi ngoài da. Thường dùng để sát trùng vết thương nhỏ, rộng. Không dùng
cồn biến chất, vì da có thể bị ăn mòn. Bảo quản trong lọ đậy kín.
- Cloramphenicol 0,4%: chữa đau mắt đỏ, loét giác mạc; tra thuốc 3-6
lần/ngày.
- Paracetamol (viên nén 0,1; 0,2; 0,3; 0,5g).
Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt - chữa đau khớp mãn, nhức đầu,
đau mình mẩy, đau lưng, đau do chấn thương (bong gân, gãy xương), trị sốt
(không kể nguyên nhân) nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng, phế quản, sốt do tiêm
chủng, say nắng.
Trẻ em: ngày uống 2-3 lần sau khi ăn, mỗi lần tuỳ theo tuổi như sau:
+ Từ 6 – 12 tháng: 0,025 - 0,05 g (1/4 đến 1/2 viên loại 0,1g).
+ 13 tháng – 5 tuổi: 0,1 - 1,15g (1 đến 1,5 viên loại 0,1g).
Chú ý:
+ Chống chỉ định (không được dùng) trong bệnh gan và thận nặng.
+ Dùng liều cao kéo dài gây hại cho gan.
+ Tránh dùng thuốc 2 tuần liên tục.
- ORESOL: xem phần thực hành pha ORESOL.
IV - PHÒNG VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
1. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) là một nhóm bệnh rất đa dạng do vi
khuẩn hoặc vi rút gây bệnh trên toàn bộ hệ thống đường thở, bao gồm đường
hô hấp trên và dưới từ mũi, họng, thanh quản, khí phế quản đến nhu mô phổi.
Phổ biến nhất là viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản và viêm phổi.
a) Cách nhận biết và biện pháp xử trí ban đầu
* Thể nhẹ: thường là NKHHC trên bao gồm các trường hợp viêm mũi,
viêm amidan, viêm xoang, viêm họng, viêm tai.
- Nhận biết
Trẻ thường có biểu hiện:
+ Sốt nhẹ dưới 38,5o
C , kéo dài vài ngày đến 1 tuần.
+ Viêm họng, chảy nước mắt nước mũi, ho nhẹ.
+ Không có biểu hiện khó thở trẻ vẫn ăn chơi bình thường.
- Xử trí ban đầu
+ Báo cho gia đình và trao đổi cách chăm sóc trẻ cho cha mẹ trẻ.
+ Không cần dùng kháng sinh, chăm sóc tại nhà và điều trị triệu chứng
(để trẻ nằm nơi thoáng mát, giữ không bị lạnh và gió lùa, mặc quần áo rộng
rãi để trẻ dễ thở).
+ Ăn đủ chất. Uống đủ nước (nước sôi để nguội hoặc nước quả).
Thông thoáng mũi họng cho trẻ dễ thở (lau chùi mũi, nhỏ argyrol vào mũi
ngày 2-3 lần). Giảm ho bằng mật ong, bổ phế hoặc thuốc nam.
* Thể vừa và nặng: hay gặp khi trẻ bị NKHHC dưới như viêm thanh
quản, khí quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi và màng phổi.
- Nhận biết
Trẻ thường có biểu hiện:
+ Sốt cao từ 38,5o
C trở lên (ở trẻ suy dinh dưỡng có thể không sốt
hoặc sốt nhẹ).
+ Ho có đờm. Nhịp thở nhanh, cánh mũi phập phồng, co kéo lồng ngực,
tím tái, tình trạng mệt mỏi quấy khóc, kém ăn.
Khi thấy trẻ ho, sốt cao trên 38,5o
C, nhịp thở nhanh. co rút lồng ngực,
tím tái cần chuyển ngay đến y tế gần nhất và báo cho cha mẹ.
b) Phòng bệnh
- Đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho trẻ trong những năm đầu. Chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ tốt.
- Giữ vệ sinh nhà ở, lớp mẫu giáo. Không đun nấu trong nhà hoặc
không để trẻ hít thở khói thuốc lá, khói bếp, bụi bặm.
- Tránh nhiễm lạnh đột ngột. Không để trẻ nằm ngủ trực tiếp dưới sàn
nhà.
2. Bệnh ỉa chảy (tiêu chảy)
Ỉa chảy cấp là hiện tượng ngày ỉa trên 3 lần, phân lỏng nhiều nước, kéo
dài vài giờ đến vài ngày. Nếu ỉa chảy kéo dài trên hai tuần thì gọi là ỉa chảy
mãn tính.
Trong ỉa chảy cấp, sự mất nước thường kéo theo mất muối natri, kali và
máu nhiễm toan.
a) Nguyên nhân
Các nguyên nhân chủ yếu của bệnh ỉa chảy là kém vệ sinh và nguồn
nước không sạch.
- Trẻ bị ỉa chảy là do ăn uống phải thức ăn ôi thiu hoặc bị nhiễm bẩn.
- Trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn khác như sởi, viêm phổi rồi bị ỉa chảy.
- Do dùng kháng sinh bừa bãi huỷ diệt các vi sinh vật có ích trong ruột,
gây rối loạn tiêu hoá.
b) Chăm sóc trẻ bị ỉa chảy
* Chăm sóc trẻ trong khi bị ỉa chảy
- Cần cho trẻ uống thêm nước để thay thế cho chất dịch đã mất đi.
- Các loại đồ uống thích hợp cho trẻ để chống mất nước trong khi bị ỉa
chảy là: Oresol, cháo muối. Nếu không có các loại nước trên, có thể dùng các
loại nước khác như: nước quả tươi, chè loãng, búp ổi, búp sim, dừa non…
- Cho trẻ uống một trong các loại nước uống kể trên sau mỗi lần trẻ ỉa
chảy: mỗi lần từ một nửa đến cả cốc nước lớn (khoảng 250 mi). Nếu trẻ nôn,
cho trẻ uống từ từ từng ít một. Cần cho trẻ uống thêm nước cho đến khi
ngừng ỉa chảy.
* Chăm sóc trẻ sau khi bị ỉa chảy
- Trẻ bị ỉa chảy cần được tiếp tục ăn uống, không nên kiêng ăn. Trẻ cần
ăn thức ăn mềm và cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ (5 - 6 lần) trong một ngày.
- Hằng ngày cho trẻ ăn thêm bữa và kéo dài ít nhất một tuần lễ: bồi
dưỡng thêm cho trẻ sau khi bị ỉa chảy là rất cần thiết để cho trẻ có thể hồi
phục hoàn toàn. Trẻ được coi là hồi phục hoàn toàn sau tiêu chảy khi trẻ có
cân nặng bằng trước khi trẻ bị ỉa chảy.
Chú ý: Khi trẻ bị ỉa chảy, không nên tuỳ tiện dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc
khi có hướng dẫn của cán bộ y tế.
c) Phòng bệnh
- Không cho trẻ ăn thức ăn ôi thiu. Uống nước sạch đã đun sôi kĩ.
- Rửa tay sạch cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
- Tiêm chủng đầy đủ, nhất là tiêm phòng sởi.
- Người chăm sóc trẻ rửa tay sạch trước khi cho trẻ ăn và chuẩn bị thức
ăn cho trẻ.
- Giữ vệ sinh môi trường, sử dụng nguồn nước sạch.
Chú ý: Phải đưa trẻ đến gặp ngay nhân viên y tế để khám khi trẻ có
một trong các 1 biểu hiện nào dưới đây:
- Bị mất nước mà biểu hiện: môi se, mắt trũng, rất khát nước; khóc
không có nước mắt, đái ít.
- Sốt kém ăn và nôn nhiều.
- Đi ngoài ra nước nhiều lần trong 1 hoặc 2 giờ (hoặc có máu trong
phân).
3. Béo phì ở trẻ em
Béo phì là tình trạng không bình thường của sức khoẻ, trong đó có
nguyên nhân do dinh dưỡng.
a) Nhận biết
- Trẻ tăng cân nhanh, nhiều so với bình thường.
- Lớp mỡ dưới da dày.
b) Xử trí
- Chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu.
- Khi nghi ngờ trẻ bị béo phì, cần đưa trẻ đến khám y tế để được tư
vấn.
- Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, mục tiêu điều trị thừa cân, béo phì
khác với người trưởng thành, bởi vì trẻ em vẫn còn đang phát triển với sự
phát triển khối nạc của cơ thể, việc điều trị tập trung vào ngăn ngừa tăng cân
hơn là tập trung vào giảm cân như ở người trưởng thành (theo Hội Dinh
dưỡng điều trị của Anh - 1996).
Lưu ý: Bất cứ mục tiêu điều trị nào liên quan đến điều hoà cân nặng cơ
thể và khối mỡ của cơ thể đều phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho
sự lớn lên và phát triển của đứa trẻ.
c) Phòng bệnh
- Theo dõi cân nặng của trẻ, đối chiếu với chuẩn chiều cao cho phép,
nếu có biểu hiện của thừa cân thì kịp thời can thiệp với sự hướng dẫn của y
tế.
- Thường xuyên trao đổi liên lạc giữa gia đình và nhà trường để có chế
độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, chế độ rèn luyện thể lực phù hợp với trẻ để đề
phòng thừa cân, béo phì.
V - MỘT SỐ KĨ NĂNG TRONG CHĂM SÓC TRẺ
1. Tắm nắng và tắm không khí
Tắm nắng và tắm không khí là một biện pháp rèn luyện rất tốt, nâng
cao sức đề kháng của cơ thể.
* Thời điểm tắm nắng
Mùa hè vào khoảng 7h30 đến 8h30 và mùa đông vào khoảng 8h30 đến
9h buổi sáng. Tốt nhất cho trẻ tắm nắng 2 lần trong 1 ngày, lần 1 vào lúc tập
thể dục buổi sáng, lần 2 vào lúc chơi trò chơi vận động hoặc dạo chơi ngoài
trời, thời gian khoảng từ 20 - 30 phút.
* Chuẩn bị trang phục cho trẻ
- Mùa hè nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, mát, thoải mái, dễ thấm mồ
hôi.
- Mùa đông đảm bảo cho trẻ đủ ấm. Những ngày có nắng ấm, có thể bỏ
mũ, cởi tất để cho da trẻ được tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Chú ý: Khi tắm nắng và tắm không khí, nếu thấy trẻ có dấu hiệu mặt đỏ,
ra mồ hôi nhiều phải cho trẻ vào bóng râm ngay và cho trẻ uống nước. Trong
lúc trẻ đang ốm (sốt, viêm phổi, viêm họng,…) không nên cho trẻ tắm nắng.
2. Phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ốm
a) Phát hiện sớm trẻ ốm
Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ trong cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác
thường phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ một cách cẩn thận. Có thể trẻ
sốt nhẹ vì nguyên nhân nào đó hoặc do trẻ kém ăn, kém chơi sau khi ốm dậy.
Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, cúm, thuỷ đậu,…
hoặc sốt cao, viêm phổi,… phải đưa đến phòng y tế của trường hoặc đưa trẻ
đến khám ở cơ sở y tế gần nhất, đồng thời báo cho bố mẹ đến chăm sóc trẻ
ngay.
* Phát hiện trẻ sốt
Để xác định trẻ có sốt hoặc sốt cao hay không, phải đo nhiệt độ cơ thể
trẻ.
- Cách đo nhiệt độ cho trẻ: Có nhiều phương pháp đo nhiệt độ cho trẻ
nhưng thông dụng nhất là phương pháp cặp nách.
+ Thực hiện: Cô cầm đầu trên ống nhiệt kế và vẩy mạnh xuống cho tới
khi cột thuỷ ngân tụt xuống dưới vạch 35o
C. Cô ngồi bế trẻ vào lòng, cầm ống
nhiệt kế bên tay phải nhấc cánh tay trái trẻ lên để giơ nách ra rồi đặt ống nhiệt
kế vào nách và hạ lay trẻ xuống, ép lấy nhiệt kế. Giữ cánh tay trẻ như vậy
trong 2 - 3 phút rồi lấy ra đọc nhiệt độ (nhiệt độ cặp ở nách thấp hơn thân
nhiệt thực tế 0,5 - 0,6o
C).
+ Đánh giá: Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường là 36,5 - 37o
C. Khi
nhiệt độ cơ thể tăng trên 37o
C là trẻ sốt nhẹ; 39 - 40o
C là trẻ sốt cao. Trẻ có
thể sốt do mắc các bệnh nhiễm trùng, do mất nước, do mặc quá nhiều quần
áo, do trời nóng và khát nước.
* Phát hiện trẻ thở nhanh trong bệnh đường hô hấp
Nhịp thở biểu hiện tình trạng hô hấp của trẻ. Trẻ thở nhanh là biểu hiện
tình trạng bệnh của đường hô hấp. Vì vậy, phải đếm nhịp thở của trẻ khi thấy
trẻ đang mắc bệnh đường hô hấp có biểu hiện không bình thường hoặc khó
thở.
Cách đếm nhịp thở: Đặt trẻ nằm ngửa trên giường, vén áo để có thể
quan sát toàn bộ lồng ngực của trẻ. Dùng đồng hồ có kim giây quan sát lồng
ngực và đếm nhịp thở, mỗi lần ngực phồng lên là một nhịp thở, đếm trong 1
phút. Trẻ 12 tháng - 5 tuổi nếu nhịp thở trên 40 lần trong phút là thở nhanh.
b) Chăm sóc trẻ ốm
* Chăm sóc khi trẻ sốt cao
Đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh, cho trẻ uống nước quả, nước chè đường. Cởi
bớt quần áo, lau mình cho trẻ bằng nước ấm. Nếu trẻ toát mồ hôi cần thay
quần áo và lau khô da, không nên chườm lạnh cho trẻ. Cho trẻ uống
Paracetamol theo chỉ dẫn để đề phòng trẻ bị co giật và báo ngay cho cha mẹ
hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế.
* Chăm sóc khi trẻ nôn
- Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi dậy đề phòng trẻ hít phải chất nôn gây
ngạt.
- Lau sạch chất nôn trên người trẻ, thay quần áo nếu cần.
- Thu dọn chất nôn và quan sát chất nôn, lưu giữ chất nôn vào dụng cụ
sạch, kín để báo với y tế và cha mẹ trẻ.
Lưu ý: Khi chăm sóc trẻ nôn, cô cần có thái độ ân cần, dịu dàng, không
làm trẻ sợ hãi, tránh để trẻ bị lạnh. Sau khi trẻ nôn nên cho trẻ uống nước ấm
ít một, có thể cho ăn nhẹ. Trẻ nôn nhiều cần khẩn trương đưa đến cơ sở y tế,
đồng thời thông báo cho cha mẹ trẻ.
* Cách cho trẻ uống thuốc
Cô chuẩn bị sẵn cốc đựng nước, thuốc cần cho trẻ uống. Cô ngồi đối
diện với trẻ, đưa thuốc cho trẻ và động viên trẻ tự cho thuốc vào miệng và
đưa nước cho trẻ tự uống. Sau đó bảo trẻ há miệng để xem trẻ đã nuốt hết
thuốc chưa.
Lưu ý: Khi cha mẹ gửi thuốc để cô giáo tiếp tục cho trẻ uống thuốc ở
lớp, cô giáo yêu cầu gia đình ghi tên trẻ vào lọ thuốc của trẻ, ghi rõ cách
dùng, số lần, liều lượng mà bác sĩ đã quy định khi điều trị cho trẻ, đồng thời
ghi vào một quyển số theo dõi và nhận bàn giao thuốc một cách cẩn thận có
kí xác nhận của cha mẹ trẻ về loại thuốc cho trẻ uống tại lớp.
* Cách pha Oresol (ORS) và nấu cháo muối
- Cách pha Oresol
+ Pha theo chỉ dẫn ghi trên gói.
+ Khuấy kĩ và cho trẻ uống. Sau 24 giờ, nếu trẻ chưa dùng hết nên bỏ
đi và pha gói mới.
+ Chú ý: Nếu pha đặc bệnh sẽ nặng thêm. Nếu pha loãng nước uống
sẽ kém hiệu quả. Không được pha gói Oresol với sữa, canh, nước hoa quả
hoặc nước giải khát.
- Nấu cháo muối
Nước cháo muối có thể thay thế dung dịch Oresol.
+ Công thức 1: 30g bột gạo tẻ + 1 gạt thìa cà phê muối ăn + 1 lít nước
(5 bát ăn cơm tương đương một lít nước) đun sôi trong 5 phút.
+ Công thức 2: 50g (1 nắm) gạo tẻ + 3,5 g (một nhúm) muối ăn + 6 bát
nước, đun nhỏ cho nhừ gạo và chất đủ 5 bát nước.
Một lít nước cháo cho 175 Kcal và một ít chất dinh dưỡng cho trẻ. Cho
trẻ uống theo nhu cầu. Sau 6 giờ, nếu trẻ chưa dùng hết nên đun lại trước khi
cho uống và sau 12 giờ nên bỏ đi và nấu cháo mới.
c) Chăm sóc trẻ sau khi ốm
- Sau khi ốm dậy, trẻ còn yếu mệt hay quấy khóc, kém ăn, ngủ ít, thích
được quan tâm, cô cần chú ý chăm sóc trẻ hơn (chơi với trẻ, nói chuyện với
trẻ nhiều hơn).
- Cho trẻ ăn uống từng ít một nhưng nhiều lần hơn trong ngày, tăng
cường giữ vệ sinh sạch sẽ và điều độ trong ăn uống. Nhắc nhở cha mẹ trẻ
tiếp tục cho trẻ ăn thêm bữa và dinh dưỡng tốt cho đến khi trẻ phục hồi sức
khỏe.
- Chăm sóc để trẻ được ngủ đủ, ngủ ngon và sạch sẽ.
D - BẢO VỆ AN TOÀN VÀ PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ TAI NẠN
THƯỜNG GẶP
I - TẠO MÔI TRƯỜNG AN TOÀN CHO TRẺ
Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Khi trẻ ở trường, trẻ phải
được bảo đảm an toàn về thể lực, sức khoẻ, tâm lí và tính mạng.
1. An toàn về thể lực sức khoẻ
Giáo viên phối hợp gia đình và nhà trường chăm sóc, nuôi dưỡng đầy
đủ, vệ sinh và phòng tránh bệnh tật tốt.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt
dùng cho trẻ đảm bảo vệ sinh.
- Tại các lớp cần có túi cứu thương (trong túi có đồ dùng sơ cứu và các
loại thuốc thông thường sử dụng cho trẻ - xem thêm mục tủ thuốc).
2. An toàn về tâm lí
Cô thương yêu và đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ. Dành thời gian tiếp xúc
vui vẻ với trẻ, tạo không khí thân mật như ở gia đình, tạo cảm giác yên ổn cho
trẻ khi ở trường mầm non, trẻ tin tưởng rằng cô yêu trẻ. Tránh gò ép, doạ nạt,
phê phán trẻ. Đặc biệt quan tâm chăm sóc các trẻ mới đến lớp và các trẻ có
nhu cầu đặc biệt.
3. An toàn về tính mạng
- Không để xảy ra tai nạn và thất lạc.
- Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường (hoặc lớp). Sân chơi
và đồ chơi ngoài trời phù hợp với lứa tuổi, tránh trơn trượt. Trường và lớp học
không gần đường giao thông lớn.
- Bảo đảm đủ ánh sáng cho lớp học (bằng hệ thống cửa sổ hoặc đèn
chiếu sáng).
- Tạo không gian cho trẻ hoạt động trong lớp, tránh kê, bày quá nhiều
và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong nhóm hợp lí.
- Đảm bảo đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ. Lưu ý: Các đồ chơi, đồ dùng dễ
gây nguy hiểm cho trẻ phải được cất ngoài tầm với của trẻ. Khi cho trẻ sử
dụng các đồ chơi đó, phải có sự giám sát chặt chẽ của cô.
- Nhà vệ sinh phù hợp lứa tuổi, tránh để sàn bị trơn dễ gây trượt. Các
bể chứa nước, miệng cống phải có nắp đậy kín.
- Không để trẻ tiếp xúc hoặc nhận quà từ người lạ.
- Giáo viên cần có ý kiến kịp thời những vấn đề về cơ sở vật chất chưa
đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm, lớp mình phụ trách với ban giám hiệu nhà
trường, phụ huynh học sinh và cùng bàn bạc để có thể đưa ra các giải pháp
phù hợp tạo môi trường an toàn cho trẻ. (Ví dụ: chưa có tường rào bảo vệ
hoặc bị hỏng; chó của các nhà xung quanh thả rông chạy vào lớp học; đồ
dùng, đồ chơi không đảm bảo vệ sinh, an loàn; tường, trần lớp học bị hư
hỏng). Giáo viên cũng cần tham gia ý kiến khi xây dựng một lớp học mới
trong khu dân cư nên đặt ở vị trí nào để trẻ đến lớp không bị quá xa, không bị
ảnh hưởng của điều kiện thôi trường không tốt như gần đường giao thông
lớn, gần các cơ sở sản xuất có thải ra các chất độc hại, gây ồn…
II - MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CÓ THỂ XẢY RA TAI NẠN CHO TRẺ
Các tai nạn thương tích có thể xảy ra ở trẻ lứa tuổi mầm non là: bỏng,
ngã, ngộ độc, động vật cắn, liên quan đến giao thông, các vật sắc nhọn, các
vật tự nhiên, đuối nước, điện giật, máy móc, ngạt thở, sét đánh, các nguyên
nhân khác…
1. Khi đi học từ nhà đến trường và từ trường trở về nhà
Tai nạn trên quan đến giao thông, ngã, đuối nước, động vật cắn, thất
lạc…
2. Khi ở trường
a) Giờ chơi
* Chơi ở ngoài trời
Khi chơi tự do ở ngoài trời trẻ có thể gặp các tai nạn như: chấn thương
mềm, rách da, gãy xương, v.v… Nguyên nhân thường do trẻ đùa nghịch xô
đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể
vô tình chọc vào mắt gây chấn thương. Ngoài ra, trẻ còn chơi đùa cầm gạch,
sỏi, đá ném nhau hoặc trẻ chạy, nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thương.
* Giờ chơi trong lớp
- Khi chơi trong nhóm, trẻ có thể gặp các tai nạn như: dị vật mũi, tai, do
trẻ tự nhét đồ chơi (hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt quả, đôi khi cả đất
nặn) vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay ngậm đồ chơi
vào mồm, chọc vào có thể rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường
thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn.
- Trẻ chơi tự do trong nhóm chạy đùa xô đẩy nhau va vào thành bàn,
cạnh ghế, mép tủ v.v… gây chấn thương.
* Giờ học
Trẻ có thể đùa nghịch chọc các vật vào mặt nhau (đặc biệt chọc bút vào
mắt nhau).
* Giờ ăn
- Sặc thức ăn (trong khi, ăn trẻ vừa ăn vừa cười đùa hoặc trẻ đang
khóc mà cố ép trẻ ăn, uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ).
- Dị vật đường ăn (thường gặp là hóc xương do chế biến không kĩ)
- Bỏng thức ăn (canh, cháo súp, nước sôi): Nếu để thức ăn còn nóng
hoặc các phích nước sôi gần nơi trẻ chơi đùa; trẻ lỡ va, vướng phải sẽ gây
bỏng cho trẻ.
* Giờ ngủ
- Ngạt thở: Trẻ nằm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối, nếu để trẻ ngủ
lâu trong tư thế đó sẽ thiếu đường khí gây ngạt thở (đặc biệt lưu ý trẻ dưới
một tuổi).
- Hóc dị vật: Trẻ khi đi ngủ, nếu ngậm các loại hạt, kẹo cứng, thậm chí
ngậm đồ chơi rất dễ rơi vào đường thở gây ngạt.
- Ngộ độc: Trong khi trẻ ngủ nếu trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô
nhiễm không khí (thường do than tổ ong đốt tại nơi trẻ ngủ, do khói than củi
hoặc lớp mẫu giáo ở gần và cuối chiều gió bị ảnh hưởng bởi các lò gạch đang
hoạt động, xưởng sản xuất có thải ra các chất khí độc hại…) rất dễ bị ngộ
độc.
III - CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU MỘT SỐ TAI NẠN
1. Nguyên tắc chung
- Cô giáo phối hợp với nhà trường và phụ huynh tạo cho trẻ một môi
trường an toàn về sức khoẻ, tâm lí và thân thể.
- Trẻ lứa tuổi mầm non phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi của
người có trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ mọi
lúc mọi nơi.
- Giáo viên phải được tập huấn kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí
ban đầu một số tai nạn thường gặp. Hằng năm, nhà trường cần phối hợp với
y tế địa phương tập huấn, nhắc lại cho giáo viên về nội dung này.
- Khi trẻ bị tai nạn, phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng
thời báo cho cha mẹ và y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ.
- Giáo dục về an toàn cho trẻ: Những đồ vật gây nguy hiểm, những
hành động gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ không được đến gần.
- Giáo viên cần nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh: Thực hiện
các biện pháp an toàn cho trẻ đề phòng những tai nạn có thể xảy ra tại gia
đình, khi cho trẻ đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà.
2. Phòng tránh trẻ thất lạc và tai nạn
a) Đề phòng trẻ bị lạc
- Cô nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ.
- Đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra
ngoài lớp trong các hoạt động ngoài trời hoặc thăm quan. Bàn giao số trẻ khi
giao ca.
- Cửa phòng trẻ phải có rào chắn (nếu cần).
- Cô phải ở lại lớp cho tới khi trả hết trẻ.
- Chỉ trả trẻ cho cha mẹ trẻ, cho người lớn được uỷ quyền, không trả trẻ
cho người lạ.
b) Đề phòng dị vật đường thở
- Không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ có thể cho vào miệng, mũi.
- Khi cho trẻ ăn các quả có hạt cần bóc bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn.
- Giáo dục trẻ lớn khi ăn không được vừa ăn vừa đùa nghịch hoặc nói
chuyện.
- Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc. Thận trọng khi cho trẻ uống
thuốc, đặc biệt là các thuốc dạng viên.
- Giáo viên và người chăm sóc trẻ cần nắm vững cách phòng tránh dị
vật đường thở cho trẻ và có một số kỹ năng đơn giản giúp trẻ loại dị vật
đường thở ra ngoài.
Khi xảy ra trường hợp trẻ bị dị vật đường thở, giáo viên cần bình tĩnh
sơ cứu cho trẻ; đồng thời báo cho gia đình và đưa tới y tế nơi gần nhất để
cấp cứu cho trẻ.
c) Phòng tránh đuối nước
- Nếu có điều kiện nên dạy trẻ tập bơi sớm.
- Rào ao, các hố nước, kênh mương cạnh trường (hoặc lớp học)
- Không bao giờ được để trẻ ở một mình ở dưới nước hoặc gần nơi
nguy hiểm. Nhắc nhở cha mẹ khi đưa trẻ đi đến trường và từ trường về nhà,
nếu phải đi qua những nơi nguy hiểm (hồ, ao, kênh, rạch…) phải luôn để mắt
đến trẻ. Lớp học được được tổ chức ở các bè nổi trên mặt nước phải có biện
pháp bảo vệ tránh để trẻ ngã xuống nước.
- Tại các lớp học, không nên để trẻ một mình vào nơi chứa nước kể cả
xô nước, chậu nước. Giám sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu vực có
chứa nguồn nước.
- Giếng nước, bể nước phải xây cao thành và có nắp đậy chắc chắn.
Cần đậy nắp các dụng cụ chứa nước như chum, vại…
d) Phòng tránh cháy bỏng
- Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn,
nước uống còn quá nóng.
- Không cho trẻ đến gần nơi đun bếp ga, bếp củi, nồi canh hoặc phích
nước còn nóng.
- Không để trẻ nghịch diêm, bật lửa và các chất khác gây cháy bỏng.
Để diêm, bật lửa, nến, đèn dầu, bàn là, vật nóng xa tầm với của trẻ hoặc nơi
an toàn đối với trẻ. Giáo dục cho trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm.
Lưu ý: Không để trẻ đến gần ống xả của xe máy khi vừa dừng vì rất dễ
gây bỏng. Khi bị bỏng thường bỏng sâu, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo.
e) Phòng tránh ngộ độc
- Không để bếp than tổ ong, bếp củi đang đun hoặc đang ủ gần nơi sinh
hoạt của trẻ.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi nghi ngờ ăn thức bị ôi thiu
hoặc thức ăn có nhiều chất bảo quản, phụ gia (lạp xưởng, thịt nguội…), cô
giáo báo cho nhà trường hoặc phụ huynh (nếu là thức ăn do gia đình mang
tới) và không cho trẻ ăn.
- Thuốc chữa bệnh để trên cao, ngoài tầm với của trẻ.
- Không cho trẻ chơi đồ chơi có hoá chất: chai, lọ đựng thuốc, màu độc
hại cho trẻ.
- Không cho trẻ tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Không được đựng thuốc trừ
sâu, thuốc chuột, dầu hoả, a-xít trong vỏ chai nước ngọt, nước khoáng, lon
bia, chai dầu ăn, cốc…
g) Phòng tránh điện giật
- Đặt ổ điện, bảng điện ngoài tầm với của trẻ. Luôn đậy nắp các ổ điện.
- Khi thiết bị điện bị hở mát không được sử dụng và có biện pháp xử lí
ngay.
- Giáo dục trẻ không được nghịch, chọc vào các ổ điện, không tự động
cắm các đồ dùng bằng điện vào các ổ cắm.
h) Phòng tránh vết thương do các vật sắc nhọn
- Cất giữ vật dụng sắc nhọn xa tầm với của trẻ. Nếu trẻ lớn, có thể
hướng dẫn trẻ sử dụng một cách an toàn.
- Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thuỷ tinh, gốm, sắt…
khỏi nơi vui chơi của trẻ.
- Giải thích cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật sắc nhọn khi chơi, đùa
nghịch hay sinh hoạt.
i) Phòng tránh tai nạn giao thông
- Khi cho trẻ đi bộ: dắt trẻ đi trên vỉa hè, đi bộ đi bên tay phải để tạo thói
quen cho trẻ.
- Tuyên truyền cho phụ huynh khi cho trẻ từ nhà đến lớp: Khi đưa đón
trẻ bằng xe đạp, xe máy, cần để trẻ ngồi an toàn (tốt nhất khi đèo trẻ cần cho
trẻ ngồi trong ghế). Không để cho trẻ em dưới 15 tuổi đèo em đi học.
k) Phòng tránh động vật cắn: chó, mèo, rắn cắn, ong đốt…
- Không cho trẻ đến gần hoặc trêu chó và mèo lạ. Xích hoặc đeo rọ
mõm cho chó.
- Không để trẻ chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong để đề phòng rắn
cắn, ong đốt.
3. Xử trí ban đầu một số tai nạn
a) Dị vật đường thở
* Nhận biết
Dị vật đường thở thường xảy ra đột ngột thường thấy các biểu hiện sau
đây:
- Trẻ đang ăn, uống hoặc chơi đột ngột ho sặc sụa, thở rít, mặt đỏ, chảy
nước mắt.
- Ngoài ra trẻ khó thở dữ dội, mặt môi tím tái và có thể ngừng thở, nặng
hơn là trẻ bị bất tỉnh, đái dầm.
* Cấp cứu
Khi trẻ bị dị vật đường thở, cần cấp cứu tại chỗ ngay lập tức; nếu
không, trẻ sẽ bị ngạt thở, dẫn đến tử vong.
- Cách 1: Người cấp cứu ngồi trên ghế hoặc quỳ một chân vuông góc,
đặt đầu trẻ trên đầu gối dốc xuống, một tay đỡ ngực trẻ, tay kia vỗ nhẹ 1-5 lần
giữa hai xương bả vai.
- Cách 2: Đặt trẻ nằm sấp vắt ngang phần bụng sát cơ hoành lên một
cẳng tay hoặc lên đùi người cấp cứu, tay kia vỗ giữa hai xương bả vai 1-5
lần.
- Nếu sơ cứu, dị vật bật ra và trẻ hết khó thở, cô cần theo dõi trẻ cho
đến khi trẻ trở lại bình thường. Nếu trẻ không thở lại bình thường, hãy tiến
hành làm hô hấp nhân tạo và chuyển ngay đến y tế.
- Nếu dị vật không thoát ra được thì phải lấy ngón tay móc dị vật ra, hãy
rất cẩn thận, đừng đẩy dị vật rơi sâu thêm vào họng trẻ.
- Nếu trẻ vẫn tiếp tục bị sặc, hãy đặt trẻ ngồi vào lòng, một tay đỡ lấy
lưng trẻ, tay kia nắm lại thành quả đấm, ngón cái nằm trong, ấy mạnh vào
trong và lên trên ở điểm giữa rốn và mũi ức 4 lần.
- Nếu vẫn không lấy được dị vật, hãy áp miệng mình vào miệng trẻ, thổi
nhẹ để không khí lọt qua chỗ bị tắc. Đồng thời, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ
sở y tế gần nhất để cấp cứu.
b) Điện giật
* Xử trí tại chỗ
- Cứu trẻ thoát khỏi dòng điện bằng cách nhanh chóng ngắt cầu dao
(hoặc rút cầu chì), dùng gậy gỗ (tre) khô gỡ dây điện khỏi cơ thể trẻ, hoặc kéo
trẻ khỏi nguồn điện (tránh điện truyền sang người cứu, không được dùng tay
không, phải đeo găng cao su hoặc quấn ni lông, vải khô; chân đi guốc, dép
khô hoặc đứng trên tấm ván khô).
- Nếu trẻ ngạt thở, tim ngừng đập trong khi chờ y tế đến hoặc trước khi
đưa trẻ đi bệnh viện, phải khẩn trương kiên trì thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài
lồng ngực cho tới khi trẻ thở lại (có khi phải làm 3-4 giờ mới hồi phục được).
Nếu có vết thương bỏng: phủ kín vết thương bằng cách băng khô vết
bỏng trước khi chuyển đi.
c) Đuối nước
* Xử lí tại chỗ
- Vớt trẻ lên rồi cởi nhanh quần áo ướt.
- Làm thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu xuống thấp rồi lay
mạnh, ép vào lồng ngực để tháo nước ở đường hô hấp ra ngoài. Sau đó, lau
sạch miệng và tiến hành hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt) xoa bóp tim ngoài
lồng ngực (xem thực hành cách hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng
ngực) cho đến khi trẻ thở lại, tim đập lại.
- Khi trẻ bắt đầu thở lại, tim đập lại, phải lau khô người, xoa dầu cho
nóng toàn thân, quấn chăn ấm và chuyển ngay tới cơ sở y tế gần nhất.
Chú ý: Trong khi chuyển trẻ đến y tế, vẫn phải theo dõi sát, nếu cần
phải tiếp tục thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực.
d) Vết thương chảy máu
- Rửa vết thương bằng nước sôi để nguội.
- Bôi cồn sát trùng, băng lại, trường hợp vết thương rộng hay ở mặt
nên đưa đến bệnh viện.
- Không rắc các loại thuốc bột, thuốc mỡ lên vết thương.
* Xử trí khi vết thương ở các mạch máu lớn
- Động mạch ở chi
+ Cầm máu tạm thời bằng băng ép tại chỗ.
+ Đặt garô phía trên chỗ tổn thương.
+ Cách đặt garô: Dùng băng cao su mềm, mỏng, đàn hồi to bản (chiều
rộng 3 - 5 cm, dài 1,2 đến 2m với chi trên hoặc 5-8cm, dài 2 - 3m với chi dưới)
chặn trên đường đi của động mạch cách vết thương 2 - 3cm, phải lót vải mềm
ở da trước khi quấn garô. Quấn garô vừa phải khi không còn máu chảy ra ở
phía dưới là được.
Nếu không có garô (băng garô theo quy định), có thể dùng tạm khăn
vải, dây buộc hoặc dùng tay ấn vào đường đi của động mạch.
Sau đó, băng vết thương lại để tránh nhiễm khuẩn.
Khi đặt giữa xong, phải chuyển trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện ngay.
* Tổn thương mạch nội tạng
- Băng ép vết thương phía ngoài.
- Chuyển trẻ đến y tế, bệnh viện một cách nhanh nhất.
e) Rắn cắn
* Nhận biết
- Chỉ sau vài phút rắn độc cắn, xung quanh vết cắn bị phù nề, tấy đỏ.
Trẻ thấy nhức buốt chỗ cắn.
- Sau 30 phút hay 1 giờ, trẻ vã mồ hôi, mặt tái nhợt, nôn oẹ, ỉa chảy,
mạch nhanh.
* Xử trí
- Ngay sau khi bị rắn cắn, nên buộc ngay một garô lên phía trên vết cắn
độ vài centimét.
- Rửa sạch và rạch rộng vết cắn, nếu có thể, làm ngay giác hút để hút
máu lẫn nọc độc ra bớt, có thể rửa bằng dung dịch thuốc tím loãng.
- Chuyển gấp trẻ lên y tế để tiêm huyết thanh chống nọc rắn.
g) Chó cắn
- Rửa ngay vết cắn bằng nước xà phòng rồi băng lại và chuyển trẻ đến
cơ sở y tế có huyết thanh và vắc-xin phòng dại để điều trị càng sớm càng tốt.
- Tìm cách bắt nhốt con chó đã cắn và theo dõi trong vòng 10 ngày.
Nếu thấy chó có những biểu hiện lạ như run rẩy, xù lông, hung dữ, thè lưỡi và
dãi lòng thòng, tấn công đột ngột đồng loại hay người đến gần là biểu hiện
chó dại.
h) Xử trí một số tai nạn khác
* Hóc xương
- Nên mang đến bệnh viện.
- Không nên chữa mẹo hoặc moi tay vào cổ họng trẻ.
* Bỏng
- Loại trừ tác nhân gây bỏng. Rửa hoặc ngâm ngay vết thương bằng
nước sạch để giảm độ nóng, tránh làm bẩn vết bỏng, giữ không để vỡ nốt
phồng.
- Nếu bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ có thể bôi dầu cá lên vết bỏng
(nếu có), nết phồng sẽ xẹp dần rồi khỏi.
- Nếu bỏng nặng phải đưa ngay trẻ đến y tế.
* Gãy xương
Giữ chỗ xương gãy ở tư thế bất động bằng cách: dùng hai nẹp bằng gỗ
hoặc thanh tre to bản, có chiều dài lớn hơn khoảng cách hai khớp lân cận, đặt
sát vào hai bên xương gãy rồi dùng cuộn băng hay miếng vải dài cuộn chặt
hai miếng nẹp lại (suốt từ đầu này đến đầu kia của nẹp) và nhẹ nhàng đưa trẻ
tới bệnh viện.
i) Hướng dẫn động tác hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng
ngực
Nhiều tai nạn có thể dẫn đến ngạt thở, ngừng thở và tim ngừng đập.
Khi trẻ bị tình trạng trên (có thể do hóc dị vật, chết đuối), cô cần bình tĩnh để
xử lí cấp cứu ngay bằng cách: Làm thông đường thở, hà hơi thổi ngạt, bóp
tim ngoài lồng ngực. Nếu được cấp cứu ngay và các động tác chính xác, trẻ
có thể thở lại được. Nếu để muộn quá 5 phút, bộ não thiếu ô-xi sẽ khó hồi
phục được.
- Nếu có hai người thì một người thổi ngạt, người kia bóp tim.
- Có thể phối hợp sau 1 lần thổi ngạt thì tiếp theo 5 lần xoa bóp tim.
Nếu có một người thì tay phải bóp tim, tay trái giữ đầu trẻ ngửa ra sau
để hà hơi.
- Kiểm tra nhịp thở:
+ Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng vững chắc.
+ Ghé tai gần miệng, mũi nghe hơi thở của trẻ.
+ Nhìn lồng ngực xem có chuyển động không.
+ Nếu không có dấu hiệu còn thở, phải hô hấp nhân tạo ngay, đồng
thời, người khác phải gọi xe cấp cứu hoặc y tế.
- Kiểm tra nhịp đập của tim
Làm thật nhanh trong vòng 5 giây, bằng cách: nghe nhịp đập của tim
hoặc bắt mạch ở các mạch máu lớn. Nếu không thấy tim đập hoặc không bắt
được mạch phải bóp tim ngoài lồng ngực ngay.
* Hô hấp nhân tạo
- Nhanh chóng làm thông đường thở
+ Nới rộng quần áo, mở rộng miệng trẻ để lấy các vật lạ, đờm dãi ra
khỏi miệng. Nếu trẻ nôn, lật trẻ nằm nghiêng và lau sạch chất nôn.
+ Đặt một bàn tay xuống dưới gáy, còn tay kia đặt ở trán làm cho đầu
trẻ ngửa ra sau tối đa. Theo dõi xem trẻ có thể thở được không, nếu không,
phải hà hơi thổi ngạt ngay cho trẻ.
- Hà hơi thổi ngạt: Sau khi đã làm thông đường thở, cô quỳ bên trái,
ngang đầu trẻ. Cô hít vào một hơi dài, bịt 2 lỗ mũi trẻ và mở rộng miệng trẻ,
sau đó áp miệng mình vào miệng trẻ, thổi nhẹ nhàng, rồi bỏ miệng mình ra để
cho hơi thở ở lồng ngực trẻ thoát ra, lấy hơi thổi tiếp một lần nữa. Mỗi phút
khoảng 20-25 lần, tiếp tục hà hơi cho đến khi trẻ thở được.
Chú ý:
- Quan sát khi thổi vào, lồng ngực trẻ phồng lên là được, nếu lồng ngực
không nhô lên là có dị vật làm tắc khí quản và cần lấy dị vật ra (xem phần xử
trí hóc dị vật) và móc lại miệng trẻ để cho hết đờm dãi.
- Thổi vừa phải, không thổi quá mạnh, vì như vậy sẽ làm rách phế
nang, gây chảy máu.
- Đầu trẻ trong suốt thời gian này phải ngửa hết ra sau.
* Xoa bóp tim ngoài lồng ngực
- Trường hợp tim ngừng đập phải xoa bóp tim
+ Đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng (giường hoặc ván)
+ Xác định vị trí để bóp tim: điểm giữa của mũi ức với phần đáy của cổ.
- Bóp tim ngoài lồng ngực
Dùng gót bàn tay ấn sâu 2,5 - 3 cm rồi thả ra, nhịp 3 lần / 2 giây (mỗi
lần ép, cô đếm từ 1 đến 5). Chỉ ép lồng ngực sau một động tác thổi ngạt và
xoa bóp tim, thấy trẻ hồi tỉnh dần lại là tốt. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi
tim đập đều và trẻ thở được.
Chú ý: Khi ấn xương ức xuống nên làm vừa phải, nếu mạnh quá dễ gãy
xương, nếu nhẹ quá thì không có kết quả.
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé
Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé

More Related Content

What's hot

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường thcs tân an hội
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường thcs tân an hộiCác biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường thcs tân an hội
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường thcs tân an hộinataliej4
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"Học Tập Long An
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠ...nataliej4
 
Giáo Dục Trẻ Em Sớm
Giáo Dục Trẻ Em SớmGiáo Dục Trẻ Em Sớm
Giáo Dục Trẻ Em SớmRobbie Tien
 
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...Học Tập Long An
 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020nataliej4
 
Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ mầm non
Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ mầm nonSáng kiến kinh nghiệm xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ mầm non
Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ mầm nonHọc Tập Long An
 
Skkn huyen am nhac 2015
Skkn huyen  am nhac 2015Skkn huyen  am nhac 2015
Skkn huyen am nhac 2015onthitot24h
 
Báo cáo chuyên đề sử dụng bảng thông minh trong dạy học môn tiếng anh
Báo cáo chuyên đề sử dụng bảng thông minh trong dạy học môn tiếng anhBáo cáo chuyên đề sử dụng bảng thông minh trong dạy học môn tiếng anh
Báo cáo chuyên đề sử dụng bảng thông minh trong dạy học môn tiếng anhnataliej4
 
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học nataliej4
 
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non nataliej4
 
Xây dựng kế hoạch Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Xây dựng kế hoạch Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Xây dựng kế hoạch Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Xây dựng kế hoạch Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nataliej4
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1 nataliej4
 
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen nataliej4
 
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...nataliej4
 
Nhiệm vụ 2010 2011 pgd
Nhiệm vụ 2010 2011 pgdNhiệm vụ 2010 2011 pgd
Nhiệm vụ 2010 2011 pgdledinhquy
 
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...nataliej4
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (19)

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường thcs tân an hội
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường thcs tân an hộiCác biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường thcs tân an hội
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường thcs tân an hội
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
 
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠ...
 
Giáo Dục Trẻ Em Sớm
Giáo Dục Trẻ Em SớmGiáo Dục Trẻ Em Sớm
Giáo Dục Trẻ Em Sớm
 
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020
 
Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ mầm non
Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ mầm nonSáng kiến kinh nghiệm xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ mầm non
Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ mầm non
 
Skkn huyen am nhac 2015
Skkn huyen  am nhac 2015Skkn huyen  am nhac 2015
Skkn huyen am nhac 2015
 
Báo cáo chuyên đề sử dụng bảng thông minh trong dạy học môn tiếng anh
Báo cáo chuyên đề sử dụng bảng thông minh trong dạy học môn tiếng anhBáo cáo chuyên đề sử dụng bảng thông minh trong dạy học môn tiếng anh
Báo cáo chuyên đề sử dụng bảng thông minh trong dạy học môn tiếng anh
 
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
 
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
 
Xây dựng kế hoạch Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Xây dựng kế hoạch Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Xây dựng kế hoạch Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Xây dựng kế hoạch Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Vài Biện Pháp Chuẩn Bị Tâm Thế Cho Trẻ Vào Lớp 1
 
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
 
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
 
Nhiệm vụ 2010 2011 pgd
Nhiệm vụ 2010 2011 pgdNhiệm vụ 2010 2011 pgd
Nhiệm vụ 2010 2011 pgd
 
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
 

Similar to Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...Học Tập Long An
 
MD XAY DUNG TRUONG MN LAY TRE LAM TRUNG TAM.pdf
MD XAY DUNG TRUONG MN LAY TRE LAM TRUNG TAM.pdfMD XAY DUNG TRUONG MN LAY TRE LAM TRUNG TAM.pdf
MD XAY DUNG TRUONG MN LAY TRE LAM TRUNG TAM.pdfHThyHng3
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiSáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiYenPhuong16
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 luanvantrust
 
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường ...
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường ...Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường ...
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường ...YenPhuong16
 
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...NuioKila
 
12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niên
12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niên12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niên
12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niênYourKids .vn
 
12 chu de_giao_duc_tre_vi_thanh_nien_ban_cuoi
12 chu de_giao_duc_tre_vi_thanh_nien_ban_cuoi12 chu de_giao_duc_tre_vi_thanh_nien_ban_cuoi
12 chu de_giao_duc_tre_vi_thanh_nien_ban_cuoiPhi Phi
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS nataliej4
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...NuioKila
 
VÂN IN 3.6.doc
VÂN IN  3.6.docVÂN IN  3.6.doc
VÂN IN 3.6.docHHongThu4
 
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...NuioKila
 
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...NuioKila
 

Similar to Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé (20)

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
 
MD XAY DUNG TRUONG MN LAY TRE LAM TRUNG TAM.pdf
MD XAY DUNG TRUONG MN LAY TRE LAM TRUNG TAM.pdfMD XAY DUNG TRUONG MN LAY TRE LAM TRUNG TAM.pdf
MD XAY DUNG TRUONG MN LAY TRE LAM TRUNG TAM.pdf
 
Khóa luận Dạy học theo dự án khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mầm no...
Khóa luận Dạy học theo dự án khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mầm no...Khóa luận Dạy học theo dự án khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mầm no...
Khóa luận Dạy học theo dự án khám phá thế giới động – thực vật cho trẻ mầm no...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
 
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiSáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
 
TAP HUAN GDNGLL 20106.ppt
TAP HUAN GDNGLL 20106.pptTAP HUAN GDNGLL 20106.ppt
TAP HUAN GDNGLL 20106.ppt
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
 
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường ...
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường ...Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường ...
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường ...
 
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Mầm Non, 9 Điểm.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Mầm Non, 9 Điểm.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Mầm Non, 9 Điểm.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Mầm Non, 9 Điểm.docx
 
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
 
Báo Cáo Thực Tập Thu Hoạch Thực Tập Sư Phạm
Báo Cáo Thực Tập Thu Hoạch Thực Tập Sư PhạmBáo Cáo Thực Tập Thu Hoạch Thực Tập Sư Phạm
Báo Cáo Thực Tập Thu Hoạch Thực Tập Sư Phạm
 
12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niên
12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niên12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niên
12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niên
 
12 chu de_giao_duc_tre_vi_thanh_nien_ban_cuoi
12 chu de_giao_duc_tre_vi_thanh_nien_ban_cuoi12 chu de_giao_duc_tre_vi_thanh_nien_ban_cuoi
12 chu de_giao_duc_tre_vi_thanh_nien_ban_cuoi
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
 
VÂN IN 3.6.doc
VÂN IN  3.6.docVÂN IN  3.6.doc
VÂN IN 3.6.doc
 
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
 
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Hướng Dẫn Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mẫu Giáo Bé

  • 1. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MẪU GIÁO BÉ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MẪU GIÁO BÉ ĐỒNG CHỦ BIÊN: TS. LÊ THU HƯƠNG, PGS.TS. LÊ THỊ ÁNH TUYẾT LỜI NÓI ĐẦU Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non được biên soạn nhằm hướng dẫn cán bộ quản lí và giáo viên mầm non tổ chức triển khai thực hiện nội dung Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 5205/QĐ-BGD&ĐT ngày 19 tháng 9 năm 2006. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non độ tuổi mẫu giáo gồm 3 cuốn: - Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi. - Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi. - Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi. Tài liệu đưa ra những hướng dẫn mang tính gợi mở giúp cán bộ quản lí, giáo viên thực hiện nội dung chương trình, đồng thời phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ theo hướng tích hợp chủ đề phù hợp với trẻ và với điều kiện thực tế của địa phương; trên cơ sở đó thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện: thể chất, nhận thức, tình cảm - xã hội, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
  • 2. Nội dung cuốn Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi gồm 6 phần: Phần một: Mục tiêu giáo dục và hướng dẫn thực hiện chế độ sinh hoạt Phần này đưa ra những mục tiêu giáo dục cụ thể cho trẻ cuối 3 tuổi, các nguyên tắc và những gợi ý tổ chức các thời điểm chế độ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với trẻ lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi và với thực tế từng địa phương. Phần hai: Hướng dẫn thực hiện nội dung nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ Phần hai đề cập đến những hướng dẫn mang tính gợi ý giúp cho giáo viên có những bài thực hành phù hợp với trẻ về: chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh và sức khoẻ cho trẻ theo từng độ tuổi Phần ba: Hướng dẫn thực hiện các nội dung giáo dục Phần ba là những hướng dẫn, gợi ý giúp giáo viên nắm bắt cụ thể hơn việc thực hiện mục tiêu nội dung giáo dục trong từng lĩnh vực giáo dục (giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển tình cảm - xã hội, giáo dục phát triển thẩm mĩ) phù hợp với trẻ 3 - 4 tuổi. Đồng thời, đây còn là những hướng dẫn, gợi ý cách lựa chọn nội dung, cách tiến hành các hoạt động cụ thể theo hướng tích hợp phù hợp với các chủ đề. Phần bốn: Hướng dẫn lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục Phần bốn hướng dẫn cách lập kế hoạch giáo dục năm, cách xây dựng và triển khai chủ đề những gợi ý xây dựng kế hoạch tuần phù hợp với chủ đề và trẻ trong lớp. Trong phần này, tài liệu còn đưa ra những hướng dẫn, gợi ý về cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo hướng tích
  • 3. hợp chủ đề phù hợp với trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi. Những gợi ý hướng dẫn trong tài liệu giúp giáo viên có thể chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn chủ đề, xác định mục tiêu, xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động theo chủ đề và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ, phù hợp với thực tế của địa phương. Phần năm: Hướng dẫn thực hiện đánh giá Phần năm hướng dẫn những nội dung, phương pháp đánh giá trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục và việc thực hiện chương trình giáo dục phù hợp với độ tuổi. Cán bộ quản lí và giáo viên có thể tham khảo nội dung, các tiêu chí đánh giá, các phương pháp đánh giá, mẫu phiếu quan sát… khi thực hiện chương trình để chủ động hơn trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục trẻ và điều chỉnh nội dung, phương pháp phù hợp với trẻ và với thực tế của trường, lớp, địa phương. Phần sáu: Hướng dẫn sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong chăm sóc - giáo dục trẻ Phần sáu hướng dẫn giúp giáo viên và nhà trường nắm được cách thức và nội dung phối hợp với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc - giáo dục trẻ. Tài liệu biên soạn lần đầu không tránh khỏi những thiếu sót, trong quá trình thực hiện chúng tôi mong nhận được những ý kiến góp ý của cán bộ quản lí, giáo viên và bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện. PHẦN MỘT. MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SINH HOẠT A - MỤC TIÊU GIÁO DỤC CUỐI 3 TUỔI I - PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A, cụ thể: Trẻ trai: Cân nặng đạt 12,9 - 20,8 kg  16,7 ± 3,8 kg.
  • 4. Chiều cao đạt 94,4 - 1 1 1,5 em  102,9 ± 8,5 em. Trẻ gái: Cân nặng đạt 12,6 - 20,7 kg  16,0 ± 3,4 kg. Chiều cao đạt 93,5 - 109,6 em  101 ± 7,1 em. - Đi chạy phối hợp chân tay nhịp nhàng. - Giữ được thăng bằng trên một chân. - Ném xa 2m bằng hai tay. - Cầm kéo cắt. - Rửa tay, lau mặt, đánh răng, cởi quần áo có sự giúp đỡ. - Cầm được bình rót nước vào cốc. - Nhận biết một số vật dụng và nơi nguy hiểm. II - PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - Thích tìm hiểu, khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Ai đây? Cái gì đây?… - Nói được một vài đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng quen thuộc. - Nhận biết được sự thay đổi rõ nét của sự vật, hiện tượng. - Nhận biết được tay phải, tay trái của bản thân. - Đếm được trong phạm vi 5. - Nhận biết được sự khác nhau về kích thước của 2 đối tượng. - Gọi đúng tên hình tròn, hình vuông, hình tam giác. - Nhận biết một số nghề phổ biến, gần gũi. - Biết họ và tên của bản thân, tên của người thân trong gia đình, tên trường, lớp mầm non. III - PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Nghe hiểu được lời nói trong giao tiếp đơn giản. - Diễn đạt nhu cầu, mong muốn để người khác hiểu.
  • 5. - Trả lời được một số câu hỏi của người khác. - Kể lại chuyện dựa theo câu hỏi. IV - PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI - Thích chơi cùng bạn, không tranh giành đồ chơi. - Có biểu hiện quan tâm đến người thân. - Cảm nhận được một số trạng thái cảm xúc của người khác và có biểu lộ phù hợp. - Chấp nhận yêu cầu và làm theo chỉ dẫn đơn giản của người khác. - Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép. - Biết bỏ rác đúng nơi quy định, cất dọn đồ dùng, đồ chơi. - Cố gắng tự thực hiện các công việc được giao. V - PHÁT TRIỂN THẨM MĨ - Trẻ bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật gần gũi. - Trẻ thích hát, nghe hát, nghe nhạc. - Biết hát kết hợp với vận động đơn giản: nhún nhảy, giậm chân, vỗ tay… - Biết sử dụng màu sắc, đường nét, hình dạng tạo ra các sản phẩm đơn giản. - Biết giữ gìn sản phẩm. B - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SINH HOẠT I - NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ hợp lí về thời gian và các hoạt động trong ngày ở trường mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lí - sinh lí của
  • 6. trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành thái độ sống, nền nếp, thói quen và những kĩ năng sống tích cực. Tuỳ theo điều kiện thực tế địa phương, tuỳ theo mùa có thể điều chỉnh thời gian biểu cho phù hợp, nhưng khi thực hiện cần đảm bảo các nguyên tắc sau: 1. Đảm bảo tính khoa học, hợp lí, vừa sức, phù hợp với nhịp sinh học của trẻ theo lứa tuổi và cá nhân trẻ. 2. Nội dung hoạt động một ngày cần phong phú đa dạng, gần gũi với cuộc sống thực của trẻ, đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ. 3. Phân phối thời gian thích hợp và có sự cân bằng giữa các hoạt động tĩnh và động, giữa hoạt động trong lớp và ngoài trời, giữa hoạt động chung cả lớp và hoạt động theo nhóm, cá nhân. 4. Đảm bảo trình tự hoạt động được lặp đi lặp lại, nhằm tạo nền nếp và hình thành những thói quen tốt ở trẻ. 5. Đảm bảo cho mọi trẻ được hoạt động tích cực và phù hợp với đặc điểm riêng của từng trẻ, tránh sự đồng loạt, gò bó cứng nhắc. 6. Đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo, nhằm đáp ứng các nhu cầu của trẻ đang trong thời kì lớn lên và phát triển, phù hợp với điều kiện từng vùng miền, địa phương. II - GỢI Ý THỜI GIAN BIỂU Thời gian Nội dung Mùa hè Mùa đông 6h45 - 8h00 7h00 - 8h30 Đón trẻ, chơi, thể dục sáng 8h00 - 8h30 8h30 - 9h00 Hoạt động học 8h30 - 9h10 9h00 - 9h40 Chơi, hoạt động ở các góc 9h10 - 10h00 9h40 - 10h20 Chơi và hoạt động ngoài trời 10h00 - 11h10 10h20 - 11h40 Vệ sinh, ăn trưa 11h10 - 14h00 11h40 - 14h00 Ngủ trưa 14h00 - 14h40 14h00 - 14h40 Vệ sinh, ăn phụ
  • 7. 14h40 - 15h40 14h40 - 15h40 Chơi và hoạt động theo ý thích 15h40 - 17h00 15h40 - 17h00 Chơi, trả trẻ Chú ý - Theo điều kiện khí hậu và đặc điểm của từng vùng miền để xây dựng thời gian biểu cho phù hợp với điều kiện thực tế, có thể xê dịch thời gian đón và trả trẻ, không nhất thiết phải đúng như thời gian biểu trong chương trình. Nhưng khi đón trẻ tại thời điểm nào thì thực hiện theo hoạt động của thời gian biểu tại thời điểm đó để tránh xáo trộn nhịp điệu sinh học của trẻ. - Trong quá trình thực hiện thời gian biểu, tuỳ theo điều kiện cụ thể của ngày hôm đó hoặc thời tiết mà giáo viên có thể sắp xếp lại các hoạt động học, chơi cho thích hợp nhưng vẫn đủ thời gian cho mỗi hoạt động và đảm bảo cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ. - Chế độ sinh hoạt phải được áp dụng thường xuyên, đều đặn, nếu không thực hiện đúng những yêu cầu của chế độ sinh hoạt thì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và việc giáo dục trẻ. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SINH HOẠT 1. Đón trẻ a) Đón trẻ Khi đón trẻ, cô phải nhẹ nhàng, dỗ dành và cho trẻ chơi đồ chơi mà trẻ thích. Đối với những cháu mới đi mẫu giáo, một vài ngày đầu cô nên gần gũi, tiếp xúc, làm quen với trẻ khi có cả cha mẹ trẻ, sau đó đón, dẫn trẻ vào lớp. Trường hợp cá biệt trẻ khó xa rời bố mẹ hãy cho trẻ mang một vật gì đó mà trẻ thích nhất ở nhà đến lớp. Đến khi trẻ đã quen với sinh hoạt của lớp, cô cho trẻ tự lấy đồ chơi theo ý thích. Trong giờ đón trẻ, cô giáo có thể trao đổi nhanh với phụ huynh về một số điều cần thiết để tiếp tục theo dõi, chăm sóc khi trẻ ở trường.
  • 8. Cô cho trẻ chơi tự do tại các góc hoặc cùng trẻ trò chuyện (cá nhân hoặc nhóm). Nội dung trò chuyện là những điều liên quan đến chủ đề đang tiến hành, về bản thân trẻ và những sự kiện xảy ra hằng ngày xung quanh trẻ (thời tiết, những gì trẻ hứng thú…). Khi trò chuyện, cô giáo có thể gợi mở, nêu tình huống để trẻ trả lời, giúp trẻ rèn luyện và phát triển kĩ năng ứng xử, giao tiếp. b) Thể dục sáng Thể dục sáng có thể cho trẻ tập trong nhà hoặc cho trẻ tập ngoài sân tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của phòng lớp và thời tiết. Nên cho trẻ tập theo nhạc là tốt nhất. Nếu trường có sân rộng thì có thể bố trí cho toàn trường tập cùng một thời điểm, tạo điều kiện cho trẻ liếp xúc với nắng, không khí trong lành. c) Điểm danh Cần thực hiện dưới nhiều hình thức, nhằm làm cho trẻ biết tên và quan tâm đến nhau. Có thể cô lần lượt gọi tên từng trẻ, hoặc cô làm cho mỗi trẻ một thẻ tên - kí hiệu. Khi đến lớp, trẻ tự cầm gắn lên bảng thành dãy theo tổ, theo chữ cái đầu của tên. Sau đó, trẻ đếm tên - kí hiệu, phát hiện trẻ vắng mặt hoặc cũng có thể cho trẻ trong tổ quan sát, phát hiện bạn vắng mặt. 2. Hoạt động học có chủ định Hoạt động học của trẻ trong chế độ sinh hoạt hằng ngày được tổ chức một cách có chủ định, dưới sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Nội dung hoạt động được tiến hành có hệ thống, theo mục đích, kế hoạch đã được hoạch định trong kế hoạch tuần phù hợp với các lĩnh vực nội dung giáo dục trong chương trình. a) Thời gian tiến hành Trong thời gian biểu, thời gian tiến hành hoạt động học có thể kéo dài trong khoảng từ 20-25 phút vào các buổi sáng trong ngày, sau khi đón trẻ. Thời gian đầu năm học, hoạt động không nên kéo dài quá 20 phút.
  • 9. b) Nội dung thực hiện Nội dung học có chủ định được tiến hành với những nội dung thuộc các hoạt động: phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ; khám phá khoa học về thế giới tự nhiên, xã hội gần gũi và làm quen với toán; nghe kể chuyện, đọc thơ, kể chuyện sáng tạo, làm quen với đọc, viết; hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình); âm nhạc (hát, vận động theo nhạc, nghe hát, nhạc). Các hoạt động trên thường có nội dung phù hợp với các lĩnh vực giáo dục trong chương trình theo hướng tích hợp và gắn với chủ đề. Giáo viên cần lựa chọn, lên kế hoạch, sao cho trẻ lớp mẫu giáo bé có 5 lần học trong tuần và thích hợp nhất là các buổi sáng. Mỗi ngày trong tuần, trẻ được học với 1 nội dung hoạt động trên là nội dung trọng tâm và tích hợp với 1 hoặc 2 nội dung khác mang tính chất củng cố, bổ trợ phù hợp với nội dung trọng tâm đó. Với lớp đông trẻ và có hai giáo viên, tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, cô có thể tách nhỏ thành hai nhóm để dạy cùng một lúc hoặc tổ chức cho một nhóm trẻ học trong lớp một nhóm chơi và hoạt động ở ngoài trời sau đó đổi lại. Lưu ý: Nếu có tách thành các nhóm để dạy, giáo viên cần phải đảm bảo việc tổ chức cũng như các điều kiện thực hiện, phương pháp tiến hành hoạt động ở các nhóm là tương đương. 3. Chơi, hoạt động ở các góc Tuỳ theo thời điểm và các mùa ở địa phương, thời gian tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi, nhóm chơi, hoạt động ở các khu vực (góc) hoạt động thường có thể tiến hành sau hoạt động học của trẻ hoặc sau thời điểm chơi và hoạt động ở ngoài trời. a) Thời gian tiến hành Thời gian tiến hành từ 30 - 40 phút. Trong thời gian này, việc tổ chức trò chơi đóng vai, trò chơi lắp ghép xây dựng là một trong những trò chơi trung tâm. Đồng thời, cô tạo điều kiện, khuyến khích trẻ tham gia vào các nhóm chơi, hoạt động mang tính sáng tạo
  • 10. như vẽ, nặn, cắt dán, hát, múa, chơi ở góc tạo hình, góc âm nhạc và các góc hoạt động khác… Nội dung chơi được tổ chức phù hợp với độ tuổi và thường gắn với chủ đề. Thời gian tiến hành kéo dài không quá 40 phút, phụ thuộc vào hứng thú của các trẻ trong các nhóm chơi. b) Nội dung thực hiện Hằng ngày, cô chuẩn bị môi trường, sắp xếp các góc chơi, tổ chức, hướng dẫn, gợi mở tạo điều kiện để cho mọi trẻ được tự do lựa chọn các nhóm chơi, tham gia vào các trò chơi, hoạt động tự nguyện, theo ý thích. Hằng ngày, khi tổ chức hướng dẫn các trò chơi, cô nên có những gợi ý, khuyến khích các trẻ được luân phiên tham gia vào các nhóm chơi và các hoạt động khác, không nên để trẻ chơi hoặc hoạt động ở một nhóm nào đó quá lâu trong một tuần. Kết thúc thời gian chơi và hoạt động ở các góc, cô cần hướng dẫn trẻ trong các nhóm chơi, cùng cô tự cất đồ chơi, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp đúng quy định để chuẩn bị chuyển sang hoạt động khác. Với thời tiết nắng nóng, cô có thể tổ chức, tiến hành thời điểm này sau thời điểm chơi và hoạt động ngoài trời. 4. Chơi, hoạt động ngoài trời Ở thời điểm này, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi và tham gia vào các hoạt động ngoài phạm vi của lớp học với mục đích: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khoẻ, thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên – xã hội; thoả mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ. a) Thời gian tiến hành: Thời gian tiến hành vào các buổi sáng không quá 40 phút. b) Nội dung thực hiện:
  • 11. Tuỳ thuộc vào nội dung của chủ đề trong tuần, điều kiện của trường lớp, hoạt động ngoài trời có thể được tiến hành với một số nội dung, hình thức hoạt động sau: - Chơi tự do với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời; làm đồ chơi và chơi với các vật liệu thiên nhiên như: cây, quả, hoa, lá, cát, sỏi, nước. - Chơi với những trò chơi vận động dân gian mà trẻ yêu thích nhằm tăng cường khả năng vận động cơ thể như: chạy nhảy, leo trèo, nắm bắt. - Quan sát một số sự thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên, âm thanh, thời tiết, cây cối hoa lá, hoạt động của con người, con vật. - Tham gia vào các hoạt động chăm sóc ở góc thiên nhiên: tưới cây, lau lá, nhặt lá, chăm sóc và cho các con vật yêu thích ăn. - Dạo chơi trong sân trường, thăm các khu vực trong trường (thăm nhà bếp, phòng y tế và các nhóm lớp học khác…) hoặc tham quan ngoài khu vực trường như: công viên, sở thú, cánh đồng, cửa hàng, siêu thị, trường tiểu học, doanh trại bộ đội, xí nghiệp, nhà máy… thuộc cộng đồng dân cư gần trường. Khi thực hiện kế hoạch tuần và tổ chức tiến hành cho trẻ chơi và hoạt động ngoài trời, cô nên lưu ý: Không nên triển khai cùng một lúc với tất cả những nội dung trên. Cô nên lựa chọn, phối hợp các nội dung phù hợp với việc triển khai chủ đề trong tuần và thích hợp với trẻ. Tuỳ theo tình huống, điều kiện cụ thể của trường, lớp, mỗi ngày, cô nên lựa chọn và tổ chức cho trẻ thực hiện từ 2 đến 3 nội dung. Cô có thể cho trẻ tham gia khoảng 5-7 phút trò chơi vận động, trò chơi dân gian mang tính tập thể mà trẻ thích, sau đó có thể cho trẻ cùng chơi nhặt lá, làm đồ chơi bằng vật liệu thiên nhiên, chăm sóc cây cối, con vật yêu thích ở góc thiên nhiên. Trẻ có thể đem một số đồ chơi mà trẻ thích ở trong lớp ra để chơi như: búp bê, các khối gỗ, ô tô… hoặc có thể cho trẻ chơi theo ý thích với đồ chơi thiết bị ngoài trời, chơi với cát, nước… ngồi dưới bóng râm nghe
  • 12. kể chuyện, cùng hát với nhau bài hát nào đó… hoặc đi dạo, tham quan xung quanh trường. Khi tổ chức thực hiện những nội dung trên, cô giáo cần tổ chức phối hợp hợp lí nội dung hoạt động có tính động (chạy, nhảy, leo, trèo) với những nội dung mang tính chất tĩnh, như ngồi nghe kể chuyện, hát, đọc thơ xem tranh truyện; làm đồ chơi bằng vật liệu thiên nhiên. Cô không nên tổ chức quá nhiều hoạt động, hoặc cho trẻ tham gia vào một hoạt động nào đó quá lâu khiến trẻ nhàm chán và làm trẻ mệt. * Một số lưu ý khi tiến hành - Trước khi đi ra ngoài trời, cô quan tâm nhắc nhở trẻ tự phục vụ: mặc quần áo, đi giày dép phù hợp với thời tiết và chỉ hướng dẫn, giúp trẻ khi cần thiết. Cô chú ý tới thể trạng của trẻ để gợi ý, khuyến khích trẻ tham gia vào những nội dung phù hợp. - Cô nên giới thiệu và nói rõ khu vực chơi của lớp. Tập cho trẻ làm quen với hiệu lệnh, khi cần tập trung trẻ lại một chỗ hoặc chuẩn bị vào lớp. - Trong quá trình chơi, cô luôn quan sát, bao quát trẻ với tất cả nhóm chơi trong sân trường, nhắc nhở trẻ không được chơi quá khu vực quy định của lớp… - Khi trẻ chơi với vật liệu thiên nhiên, giáo viên cần chú ý bao quát, nhắc nhở trẻ không nên dụi tay bẩn lên mặt, mắt, nghịch bẩn quần áo của mình và của bạn. Khi cho trẻ chơi với cát, nước đặc biệt với những thiết bị ngoài trời, cô cần chú ý quan sát giải quyết những xung đột của trẻ và xử lí nhanh nhạy, kịp thời với những tình huống xảy ra trong quá trình chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ. - Những hôm cho trẻ đi ra xa ngoài khu vực sân trường (đi chơi, tham quan vườn hoa, công viên, cửa hàng mua bán, lăng Bác…), cô nên chuẩn bị chu đáo, lên kế hoạch cụ thể và liên hệ từ trước. - Những hôm thời tiết mưa, quá lạnh không thể tổ chức cho trẻ chơi và tham gia vào các hoạt động ở ngoài trời, cô có thể cho trẻ chơi trò chơi vận
  • 13. động trong lớp và chơi trò chơi học tập, quan sát hiện tượng thay đổi của thời tiết. Cô có thể tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động: đọc sách, kể chuyện, xem truyện tranh, làm sách truyện tranh… ở hiên của lớp hoặc chơi theo ý thích ở các khu vực hoạt động trong lớp. Cô nên lưu ý nhắc nhở, hướng dẫn trẻ biết cách tự mặc thêm áo hoặc cởi bớt khi thời tiết thay đổi. - Đối với trẻ sức khoẻ yếu, cô nên quan tâm khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động, trò chơi phù hợp với sức khoẻ và khả năng của trẻ. - Kết thúc hoạt động, cô nên tập trung trẻ lại hướng dẫn trẻ vào lớp tự cất giày dép đúng nơi quy định, tự rửa tay, lau mặt nghỉ ngơi một vài phút và chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo. - Với những hôm thời tiết nắng nóng, cô có thể tiến hành thời điểm này trước thời điểm chơi và hoạt động ở các góc. 5. Vệ sinh, ăn trưa Giờ ăn tiến hành trong khoảng 60 phút. Cô cần sắp xếp công việc một cách hợp lí từ khâu chuẩn bị ăn cho đến khâu vệ sinh sau khi ăn, nhất là trong trường hợp chỉ có một giáo viên đứng lớp. Hướng dẫn và tạo cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. Trường hợp lớp có hai cô thì phân công một cô giám sát trẻ lau mặt, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và cô còn lại kết hợp với một số trẻ trực nhật bữa ăn. Trường hợp lớp có một cô thì cô vừa làm vừa bao quát chung cả lớp, nên phân công một trẻ trong lớp giám sát các trẻ khác rửa tay, lau mặt và phân công một số trẻ cùng cô trực nhật bữa ăn. Sau khi trẻ ăn xong, cho trẻ cùng cô dọn dẹp chỗ ngồi ăn và nhắc nhở trẻ vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chạy, nhảy nhiều sau khi ăn. Trong thời gian chờ đợi, cô cho trẻ nghỉ ngơi hoặc bố trí một số góc chơi thích hợp, nhẹ nhàng để chuẩn bị cho giờ ngủ tiếp theo. 6. Ngủ trưa
  • 14. Thời gian dành cho ngủ trưa là 150 phút. Cô nên bố trí thời gian thích hợp cho các bước chuẩn bị nơi ngủ, thời gian trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ và đảm bảo thời gian cho trẻ ngủ đầy giấc. Nếu thời gian đầu có trẻ chưa quen với giấc ngủ trưa, cô không ép trẻ ngủ ngay như các trẻ khác mà dần dần cho trẻ làm quen, có thể cho trẻ ngủ muộn hơn các cháu khác hoặc nằm im tại chỗ, không nhất thiết phải vào giấc ngủ ngay. 7. Ăn phụ Sau khi trẻ ngủ dậy, cô nhắc nhở trẻ tự đi vệ sinh và lau mặt, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn phụ. Thời gian dành cho bữa ăn phụ là từ 40-50 phút. 8. Chơi và hoạt động theo ý thích buổi chiều Thời gian tiến hành hoạt động này trong khoảng lừ 50 - 60 phút, sau bữa ăn phụ buổi chiều. Lúc này, chủ yếu cô tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi, hoạt động theo ý thích trong các khu vực hoạt động. Tuỳ thuộc nội dung trong kế hoạch tuần, cô có thể tổ chức cho trẻ tham gia vào trò chơi vận động, trò chơi đóng vai, chơi ở các góc mà trẻ thích hoặc tham gia vào trò chơi học tập, trò chơi đóng kịch. Cô cũng có thể tổ chức cho trẻ nghe đọc truyện, kể chuyện, đọc thơ hoặc cùng trò chuyện với nhau về một sự kiện nào đó, biểu diễn những bài hát, múa đã biết, xem các chương trình dành cho thiếu nhi trên vô tuyến hay chơi các trò chơi bằng máy vi tính… Với trò chơi vận động, không nên chơi kéo dài quá 15 phút. Nội dung chơi và hoạt động của trẻ thường gắn với chủ đề. Tuy nhiên, cô có thể gợi mở để trẻ tự lựa chọn nhóm chơi, nội dung hoạt động theo ý thích và phù hợp với trẻ. Trong thời gian này, cô gợi ý cho trẻ chọn nội dung hoạt động theo ý thích trên cơ sở phối hợp hợp lí giữa hoạt động có tính chất tĩnh với hoạt động có tính chất động. Không nên cho trẻ tham gia quá nhiều nội dung cùng một lúc hay thời gian quá lâu với một hoạt động nào đó làm trẻ mệt. 9. Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
  • 15. Trong thời gian này, trước khi chuẩn bị ra về cô có thể cùng trò chuyện với trẻ, khuyến khích trẻ tự nhận xét, nêu các gương tốt trong ngày, tạo cho trẻ tâm trạng vui vẻ, hào hứng để có những ấn tượng tốt với lớp, với cô, với bạn và ngày hôm sau trẻ lại thích đến trường. Hoạt động này tiến hành không nên quá 10 phút. Trước khi ra về, cô hướng dẫn cho trẻ tự vệ sinh cá nhân: rửa tay, lau mặt, chải đầu tóc, sửa sang quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Trong thời gian chờ đợi bố mẹ đến đón, cô có thể cho trẻ chơi tự do với một số đồ chơi nhẹ nhàng, dễ cất hay xem những truyện tranh mà trẻ thích… hoặc bao quát và cho trẻ chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời. Không nên để trẻ ngồi một chỗ chờ bố mẹ đến đón. Khi bố mẹ đến đón, cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi đúng nơi quy định, chào bố mẹ, chào cô giáo, chào các bạn trước khi ra về. Cô nên trao đổi với cha mẹ, gia đình một số thông tin cần thiết trong ngày về cá nhân của trẻ cũng như một số hoạt động của lớp cần có sự phối hợp với gia đình. Cô cần chú ý kiểm tra điện, nước, đóng cửa cẩn thận trước khi ra về. PHẦN HAI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ A - TỔ CHỨC ĂN, NGỦ I - TỔ CHỨC ĂN 1. Số lượng và chất lượng bữa ăn a) Nhu cầu năng lượng Nhu cầu năng lượng một ngày của trẻ ở độ tuổi này trung bình từ 1400 - 1600 Kcal, chia làm 4-5 bữa. Trong thời gian ở trường mầm non, trẻ cần được ăn tối thiểu một bữa chính và một bữa phụ. Nhu cầu về năng lượng chiếm 50 - 60% nhu cầu năng lượng cả ngày, khoảng 700 - 960 Kcal/ trẻ/ ngày. Trong đó: bữa chính: 500 - 700 Kcal/ trẻ, bữa phụ: 200 - 260 Kcal/ trẻ.
  • 16. b) Tỷ lệ giữa các chất sinh năng lượng - Đối với trẻ bình thường: + Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 12 - 15 % năng lượng khẩu phần. + Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 15 - 25 % năng lượng khẩu phần. + Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 60 -73 do năng lượng khẩu phần. Ví dụ: + Chất đạm (Protit) cung cấp 13 % năng lượng khẩu phần. + Chất béo (Lipit) cung cấp 25 % năng lượng khẩu phần. + Chất bột (Gluxit) cung cấp 62 % năng lượng khẩu phần. Tỉ lệ giữa các chất sinh năng lượng nên đảm bảo 100% và trong phạm vi của từng chất. - Đối với trẻ béo phì, năng lượng do chất béo và chất bột đường cung cấp nên duy trì ở mức tối thiểu (tức là chất béo cung cấp 15% và chất bột đường cung cấp 60% năng lượng khẩu phần), đồng thời tăng cường cho trẻ ăn nhiều các loại rau, củ, quả và tích cực vận động. c) Lượng thực phẩm Mỗi bữa chính trẻ ăn 300 - 400g kể cả cơm và thức ăn (khoảng 2 bát) với đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, béo, đường, muối khoáng và sinh tố. Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong gạo, đậu, đỗ, thịt, cá, trứng, tôm, rau, đậu, lạc, vừng, dầu mỡ, các loại rau, củ, quả… và những loại thực phẩm khác, sẵn có tại địa phương. - Lượng thực phẩm cần cho một trẻ hằng ngày ở trường (một bữa chính và một bữa phụ). Thực phẩm bữa chính Một suất cơm Thực chẩm bữa phụ Một suất Gam (g) Gam (g) Gạo 80 - 1 00 Gao, mì sợi 40 - 60 Thịt cá trứng 25 - 40 Thịt hoặc cá 15-20
  • 17. Đậu lạc 10 - 20 Hoặc đậu hạt (khô). Đường mật 20-30 20-30 Dầu, mỡ nước 10 -15 Hoặc quả chín 100-150 Rau, củ, quả 35 - 60 Sữa đậu nành 100 -150 2. Nước uống - Hằng ngày, trẻ cần được uống nước đầy đủ, nhất là về mùa hè. Lượng nước cần đưa vào cơ thể trẻ (dưới dạng nước uống, thức ăn, hoa quả) từ 1,6 - 2 lít nước một ngày. - Nước uống cần đun sôi kĩ và đựng trong bình hay ấm có nắp đậy kín. Mỗi trẻ có một cốc riêng. Mùa đông cần ủ nước uống cho ấm. Mùa hè nếu có điều kiện nên cho trẻ uống nước nấu bằng các loại lá như sài đất, râu ngô, bông mã đề, kim ngân hoa… hoặc nước quả (dâu, chanh, cam). - Giáo viên cho trẻ uống theo nhu cầu và chia làm nhiều lần trong ngày, hướng dẫn trẻ tự lấy cốc uống nước, uống xong úp cốc đúng nơi quy định. Không để trẻ quá khát mới uống hoặc uống một lần quá nhiều. Không nên cho trẻ uống nhiều nước trước bữa ăn. 3. Chăm sóc bữa ăn a) Trước khi ăn - Hướng dẫn trẻ rửa sạch tay, đeo yếm trước khi ăn (nếu có). - Hướng dẫn trẻ sắp xếp bàn ghế, cho 4-6 trẻ ngồi một bàn, có lối đi quanh bàn dễ dàng. - Chuẩn bị khăn mặt, bát thìa, cốc uống nước đầy đủ cho số lượng trẻ. - Trước khi chia thức ăn, cô cần rửa tay sạch, quần áo và đầu tóc gọn gàng. Cô chia thức ăn và cơm ra từng bát, trộn đều, không để trẻ chờ ăn lâu. b) Trong khi ăn
  • 18. - Giáo viên cần vui vẻ, nói năng dịu dàng, tạo không khí thoải mái cho trẻ trong khi ăn. Động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất, kết hợp giáo dục dinh dưỡng, hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống: dạy cho trẻ biết mời cô và các bạn trước khi bắt đầu ăn; ngồi ăn ngay ngắn, không co chân lên ghế, cầm thìa bằng tay phải và tự xúc ăn một cách gọn gàng, tránh đổ vãi; ăn từ tốn, nhai kĩ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn… - Giáo viên cần chăm sóc, quan tâm hơn với những trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy. Nếu thấy trẻ ăn kém, cô cần tìm hiểu nguyên nhân để báo cho nhà bếp hoặc y tế hay bà mẹ biết để chủ động chăm sóc trẻ tốt hơn. Đối với trẻ xúc chưa thạo, ăn chậm hoặc biếng ăn, cô có thể giúp trẻ xúc và động viên trẻ ăn khẩn trương hơn. Có biện pháp phòng tránh hóc, sặc trong khi trẻ ăn. c) Sau khi ăn Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định, uống nước, lau miệng, lau tay sau khi ăn, đi vệ sinh (nếu trẻ có nhu cầu). II - CHĂM SÓC GIẤC NGỦ 1. Chuẩn bị trước khi trẻ ngủ - Trước khi trẻ ngủ, cô nhắc nhở đi vệ sinh trước khi ngủ. Hướng dẫn trẻ tự lấy gối, chăn… - Bố trí chỗ ngủ cho trẻ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ nên giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt một số cửa sổ hoặc tắt bớt đèn. - Khi đã ổn định chỗ ngủ, cô có thể hát hoặc cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca êm dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Với những cháu khó ngủ, cô gần gũi, vỗ về trẻ giúp trẻ yên tâm, dễ ngủ hơn. 2. Theo dõi trẻ ngủ
  • 19. - Trong thời gian trẻ ngủ cô phải thường xuyên có mặt để theo dõi lúc trẻ ngủ, không để trẻ úp mặt vào gối hoặc trùm chăn kín, sửa lại tư thế để trẻ ngủ thoải mái (nếu thấy cần thiết). - Khi trẻ ngủ: về mùa hè, nếu dùng quạt điện chú ý vặn tốc độ vừa phải và để xa, từ phía chân trẻ; nếu dùng điều hoà nhiệt độ không nên để nhiệt độ lạnh quá. Mùa đông chú ý đắp chăn ấm cho trẻ, không nên để trẻ mặc quá nhiều quần áo. Cho phép trẻ đi vệ sinh nếu trẻ có nhu cầu. - Quan sát, phát hiện kịp thời và xử lí các tình huống có thể xảy ra trong khi ngủ. 3. Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy - Không nên đánh thức trẻ dậy đồng loạt, trẻ nào thức giấc trước cô cho dậy trước, tránh đánh thức cùng một lúc ảnh hưởng đến trẻ khác và sinh hoạt của lớp. Không nên đánh thức trẻ dậy sớm trước khi trẻ tự thức giấc vì dễ làm cho trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi. - Sau khi trẻ dậy hết, cô hướng dẫn trẻ tự làm các công việc vừa sức với trẻ như: cất gối, chiếu. Có thể chuyển dần từ trạng thái ngủ sang hoạt động khác bằng cách cho trẻ hát một bài hát hoặc âu yếm nói chuyện với trẻ, hỏi trẻ mơ thấy gì. Cô bật đèn, mở cửa sổ từ từ. Cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn quà chiều. B - VỆ SINH I - VỆ SINH CÁ NHÂN 1. Vệ sinh cá nhân trẻ a) Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng vệ sinh cá nhân * Khi trẻ rửa tay, rửa mặt - Chuẩn bị đủ dụng cụ cho trẻ rửa tay: Thùng có vòi hoặc vòi nước vừa tầm tay trẻ (nếu đựng nước vào xô hay chậu thì phải có gáo giội). Xà phòng rửa tay. Khăn khô, sạch để lau tay. Xô hay chậu để hứng nước bẩn (nếu cần).
  • 20. - Chuẩn bị đầy đủ khăn mặt đảm bảo vệ sinh (một khăn mặt/ trẻ). Chuẩn bị đủ bô, xô, chậu. - Chuẩn bị đầy đủ quần áo dự trữ để thay cho trẻ khi cần thiết, nhất là về mùa đông. * Khi trẻ đi vệ sinh - Chuẩn bị giấy vệ sinh cho trẻ dùng, giấy vệ sinh đảm bảo mềm, sạch sẽ phù hợp với trẻ. - Lau, rửa cho trẻ sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Chuẩn bị đủ nước cho trẻ giội sau khi đi vệ sinh. - Đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, không hôi khai, không ứ đọng nước bẩn sau khi trẻ đi tiểu tiện cũng như đại tiện. b) Giám sát và hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân * Vệ sinh da - Vệ sinh mặt mũi Hướng dẫn và giám sát trẻ tự lau mặt sạch sẽ tại các thời điểm trước và sau khi ăn, khi mặt bị bẩn. Khi dạy trẻ lau mặt cần hướng dẫn trẻ chuyển dịch khăn sao cho da mặt của trẻ luôn luôn được tiếp xúc với phần khăn sạch. Mùa rét phải chuẩn bị khăn ấm cho trẻ lau. - Vệ sinh bàn tay + Thường xuyên giám sát và hướng dẫn trẻ cho trẻ tự rửa tay và tự lau tay khô theo đúng trình tự, đảm bảo vệ sinh, không cắt xén các thao tác. + Cô cần chú ý sắp xếp đồ dùng vệ sinh vừa tầm với của trẻ, thuận tiện cho trẻ khi sử dụng, không để trẻ phải chờ đợi lâu và tránh được tình trạng trẻ bỏ qua các thao tác. Chỗ đứng cho trẻ rửa tay phải có một không gian nhất định, đủ ánh sáng và không ẩm ướt.
  • 21. + Trường hợp trẻ mới chuyển lớp, trẻ mới vào lớp, cô hướng dẫn tỉ mỉ từng thao tác rửa tay cho trẻ và cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ dưới sự giúp đỡ của cô. * Vệ sinh răng miệng - Cô thường xuyên nhắc nhở trẻ uống nước và súc miệng sau khi ăn. - Hướng dẫn trẻ cách chải răng và kết hợp với gia đình để dạy trẻ tập đánh răng ở nhà. Tuyên truyền cho phụ huynh không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là kẹo, bánh ngọt. - Khám răng định kì để phát hiện sớm răng sâu và chữa trị kịp thời. Tập cho trẻ có thói quen ngậm miệng khi ngủ, thở bằng mũi để miệng và răng không bị khô, răng khó sâu. * Vệ sinh quần áo, giày dép - Không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt. Khi trẻ bị nôn, đại tiểu, tiện ra quần áo hoặc khi mồ hôi ra nhiều, cô cần thay ngay cho trẻ. Cởi bớt quần áo cho trẻ khi trời nóng hoặc mặc thêm khi trời lạnh. - Để chống nhiễm lạnh đôi chân của trẻ, ngoài đôi dép hay giày trẻ đi đến lớp, cần có thêm một đôi dép sạch cho trẻ đi trong lớp. - Cô nhắc cha mẹ của trẻ đưa đủ tất, quần áo dự trữ để thay cho trẻ khi cần thiết. Nên cho trẻ mặc quần áo bằng những loại vải mềm, thấm mồ hôi. Nên dùng loại giày dép hơi rộng hơn so với chân trẻ một chút, dép mềm, mỏng, nhẹ, dễ cởi, có quai sau cho trẻ dễ đi. * Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định. Dạy trẻ cách giữ vệ sinh cho bản thân, giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ. Nhắc trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh. 2. Vệ sinh cá nhân cô Cô giáo phải là tấm gương về giữ vệ sinh và chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và những người xung quanh để trẻ học tập và làm theo, không làm lây lan bệnh tật sang trẻ và cộng đồng.
  • 22. a) Vệ sinh thân thể - Giữ gìn da sạch sẽ, nhất là hai bàn tay. Khi chăm sóc trẻ, hai bàn tay cô phải luôn sạch sẽ. Cô phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh cho trẻ, sau khi quét rác hoặc lau nhà. - Đầu tóc luôn gọn gàng, sạch sẽ. Không để móng tay dài khi chăm sóc trẻ. - Luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. - Đeo khẩu trang khi chia cơm cho trẻ, khi ho, sổ mũi, viêm họng. b) Vệ sinh quần áo, đồ dùng cá nhân - Quần áo phải luôn gọn gàng, sạch sẽ. Nếu có quần áo công tác phải thường xuyên mặc trong quá trình chăm sóc trẻ. Không mặc trang phục công tác về gia đình hoặc ra ngoài trường. - Đồ dùng cá nhân của trẻ và cô phải riêng biệt, không sử dụng đồ dùng cá nhân của trẻ. c) Khám sức khoẻ định kì Nhà trường cần khám sức khoẻ định kì và tiêm phòng dịch đầy đủ cho các giáo viên, cán bộ nhân viên. Nếu cô mắc bệnh truyền nhiễm hoặc nhiễm trùng cấp tính thì không được trực tiếp chăm sóc trẻ. II - VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 1. Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi a) Vệ sinh đồ dùng - Bát, thìa, ca cốc phục vụ ăn uống cho trẻ cần có đủ theo quy định của ngành: Mỗi trẻ có ca, cốc, bát thìa, khăn mặt riêng và có đánh dấu để trẻ dễ nhận ra. Bình, thùng đựng nước uống cho trẻ phải có nắp đậy, cần được vệ sinh hằng ngày, để nơi sạch sẽ tránh bụi, côn trùng. Tuyệt đối không cho trẻ
  • 23. thò tay hoặc uống trực tiếp vào bình đựng nước. Nước không uống hết sau một ngày phải đổ đi. - Bát, thìa, ca, cốc uống nước của trẻ phải được rửa sạch hằng ngày, phơi nắng, tráng nước sôi trước khi ăn. - Không nên dùng các loại bát, thìa, cốc bằng nhựa tái sinh hoặc sứt mẻ cho trẻ ăn, uống. - Hằng ngày giặt khăn rửa mặt của trẻ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó phơi nắng hoặc sấy khô. Hằng tuần hấp khăn hoặc luộc khăn một lần. - Bàn ghế, đồ trang trí thường xuyên lau bằng khăn ẩm để tránh bụi. - Đồ dùng vệ sinh (xô, chậu…) dùng xong đánh rửa sạch sẽ, úp nơi khô ráo, gọn gàng. b) Vệ sinh đồ chơi Đồ chơi của trẻ phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi cho trẻ chơi. Hằng tuần nên vệ sinh đồ chơi của trẻ ít nhất một lần. 2. Vệ sinh phòng nhóm a) Thông gió Hằng ngày, trước khi trẻ đến lớp, cô cần: - Mở tất cả cửa sổ và cửa ra vào để phòng được thông thoáng. - Nếu có phòng ngủ riêng thì khi trẻ ở phòng chơi, cô làm thông thoáng phòng ngủ. b) Vệ sinh nền nhà - Mỗi ngày nên quét nhà và lau nhà ít nhất 3 lần (trước giờ đón trẻ, sau 2 bữa ăn sáng, chiều). - Nếu có trẻ đái dầm khi ngủ, sau khi trẻ ngủ dậy cần làm vệ sinh nơi ngủ để tránh mùi khai (trước tiên phải thấm ngay nước tiểu bằng khăn khô rồi mới lau lại bằng khăn ẩm).
  • 24. - Cô không được đi guốc dép bẩn vào phòng trẻ. Không được để gia súc vào phòng trẻ. Mỗi tuần cần tổ chức tổng vệ sinh toàn bộ phòng trẻ: Lau các cửa sổ, quét mạng nhện, lau bóng đèn, cọ rửa nền nhà, cọ giát gường, phơi chăn chiếu. Cùng với các bộ phận khác làm vệ sinh ngoại cảnh (quét dọn sân vườn, khơi thông cống rãnh, phát bụi rậm quanh nhà…). c) Vệ sinh nơi đại tiện, tiểu tiện (nhà vệ sinh) - Chỗ cho trẻ đi vệ sinh phải sạch sẽ, vì thế, sau khi trẻ đi vệ sinh xong, cô phải kiểm tra để đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch. Luôn kiểm tra để tránh trơn trượt khi trẻ đi vệ sinh. - Hằng ngày tổng vệ sinh toàn bộ khu vệ sinh trước khi ra về. - Hằng tuần tổng vệ toàn bộ khu vệ sinh và khu vực xung quanh. 3. Xử lí rác, nước thải a) Xử lí rác -Tập trung rác vào thùng đựng rác có nắp đậy, để ở xa phòng trẻ. Hằng ngày phải đổ rác để tránh tình trạng ứ đọng rác. Cọ rửa thùng rác hằng ngày sau khi đổ rác. - Trường hợp có hố rác chung của trường, sau mỗi lần đổ rác lại lấp phủ một lớp đất mỏng, khi đầy hố, lấp đất dày 15 - 20cm. b) Xử lí nước thải Thường xuyên khơi thông cống rãnh, tránh ứ đọng, nếu không sẽ tạo điều kiện cho ruồi, muỗi sinh sản và phát triển. Hằng tuần tổng vệ sinh toàn bộ hệ thống cống rãnh. 4. Giữ sạch nguồn nước - Cung cấp đủ nước sạch: Đảm bảo có đủ nước sạch cho trẻ dùng: tối thiểu trẻ học một buổi là 10 lít / trẻ/ buổi, còn trẻ bán trú là 50 - 60 lít/ trẻ/ ngày bao gồm nước nấu ăn và sinh hoạt.
  • 25. - Nguồn nước sạch: tốt nhất là nước máy. Trường hợp lấy từ nguồn nước giếng (giếng khoan, giếng đào…), nước mưa, nước suối… thì phải xử lí hoặc lắng lọc bằng các phương pháp lắng, lọc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. - Đánh giá nguồn nước: Nước phải không màu, không mùi, không vị lạ. Nếu nguồn nước có nghi ngờ nên đề nghị cơ quan y tế kiểm tra. - Đảm bảo vệ sinh dụng cụ chứa nước: + Dụng cụ chứa nước phải đảm bảo sạch, có nắp đậy, dễ cọ rửa, không gây độc khi chứa nước thường xuyên. Nên có vòi để lấy nước. + Có kế hoạch thau rửa dụng cụ chứa nước, tránh để nước lưu quá lâu ngày (tuỳ theo chất lượng nước và loại dụng cụ chứa nước mà có thể định kì 1 tháng/ 1 lần hoặc tối thiểu là 3 tháng/ 1 lần). C - THEO DÕI SỨC KHOẺ VÀ PHÒNG BỆNH I - KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KÌ Mục đích khám sức khoẻ định kì là để phát hiện sớm tình trạng sức khoẻ và bệnh tật để chữa trị kịp thời. - Hằng năm, nhà trường cần liên hệ chặt chẽ với y tế địa phương (trạm y tế phường, xã) để có kế hoạch khám sức khoẻ định kì cho trẻ mỗi năm hai lần (đầu năm học và cuối năm học). - Giáo viên có nhiệm vụ phối hợp với nhà trường tổ chức khám định kì cho trẻ. Lưu kết quả khám và thông báo cho gia đình kết quả kiểm tra sức khoẻ của trẻ. II - THEO DÕI THỂ LỰC VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG 1. Chỉ số thể lực dùng để theo dõi trẻ - Cân nặng (kg) theo tháng tuổi. - Chiều cao đứng (cm) theo tháng tuổi.
  • 26. - Cân nặng theo chiều cao đứng. 2. Yêu cầu Tiến hành cân trẻ 3 tháng một lần và đo trẻ 6 tháng một lần. - Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân - béo phì nên cân và theo dõi hằng tháng. Nếu trẻ vừa trải qua một đợt ốm, sức khoẻ giảm sút cần được kiểm tra cân nặng để đánh giá sự hồi phục sức khoẻ của trẻ. - Có thể cân trẻ bằng bất kì loại cân nào nhà trường có nhưng phải thống nhất dùng một loại cân cho các lần cân. - Đo chiều cao đứng của trẻ bằng thước đo chiều cao (hoặc có thể dùng thước dây đóng vào tường). Khi đo chú ý để trẻ đứng thẳng và 3 điểm đầu, mông, gót chân trên một đường thẳng. Chiều cao của trẻ được tính từ điểm tiếp xúc gót chân với mặt sàn đến đỉnh đầu (điểm cao nhất của đầu trẻ). - Quy định một số ngày thống nhất cho các lần cân, đo. - Sau mỗi lần cân, đo cần chấm ngay lên biểu đồ để tránh quên và nhầm lẫn, sau đó đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho từng trẻ và thông báo cho gia đình. - Mùa đông tiến hành cân, đo trong phòng, tránh gió lùa bỏ bớt quần áo để cân, đo chính xác. 3. Cách đánh giá kết quả thể lực và tình trạng dinh dưỡng a) Cân nặng theo tháng tuổi (được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng) - Sau mỗi lần cân, chấm lên biểu đồ một điểm tương ứng với số cân và số tháng tuổi của trẻ, nối các điểm chấm đó với nhau, ta sẽ được đường biểu diễn về sự phát triển của trẻ. * Ý nghĩa của đường biểu diễn về sự phát triển của trẻ Khi đường biểu diễn - Nằm ở kênh A
  • 27. + Có hướng đi lên là phát triển bình thường + Nằm ngang là đe doạ + Đi xuống là nguy hiểm Cần tìm nguyên nhân và phối hợp với gia đình để có biện pháp can thiệp sớm, kịp thời chăm sóc, phòng chống suy dinh dưỡng - Nằm ở kênh B (SDD độ I): suy dinh dưỡng vừa - Nằm ở kênh C (SDD độ II): suy dinh dưỡng nặng - Nếu nằm ở kênh D (SDD độ III): suy dinh dưỡng rất nặng Cần phối hợp với gia đình chặt chẽ và có biện pháp chăm sóc đặc biệt để nâng cao thể lực sức khoẻ của trẻ - Khi cân nặng của trẻ nằm trên kênh A và tốc độ tăng cân hằng tháng nhanh cần theo lõi và có chế độ ăn uống hợp lí kết hợp với vận động phù hợp để tránh thừa cân - béo phì. b) Chiều cao theo tháng tuổi (được theo dõi bằng biểu đồ chiều cao hoặc đánh giá theo bảng chiều cao) - Chiều cao nằm trong khoảng trung bình trở lên là phát triển bình thường. Chiều cao phản ánh trung thành tình trạng dinh dưỡng trong cả quá trình phát triển của trẻ, chiều cao dù có tăng chậm nhưng không bao giờ đứng hoặc giảm đi như cân nặng. - Chiều cao nằm trong khoảng trung bình trở xuống phản ánh sự thiếu dinh dưỡng rong một thời gian dài hay tình trạng suy dinh dưỡng trường diễn (thể thấp còi). Bảng: Chiều cao đứng theo tháng tuổi Tháng tuổi Chiều cao trung bình (cm) Trẻ trai Trẻ gái 37 87,9 - 103,3 87,1 - 102,2 38 88,6 - 104,1 87,7 - 102,9
  • 28. 39 89,2 - 104,5 88,4 - 103,6 40 89,8 - 105,7 89,0 - 104,2 41 90,4 - 106,4 89,6 -105,0 42 91,0 - 107,2 90,2 - 105,7 43 91,6 - 107,5 90,7 - 106,4 44 92,1 -108,7 91,3 - 107,1 45 92,7 -109,4 91,9 - 107,7 46 93,3 - 110,1 92,4 - 108,4 47 93,9 - 110,8 93,0 - 109,0 48 94,4 - 111,5 93,5 - 109,6 c) Cân nặng theo chiều cao đứng (tra theo bảng) - Ứng với một chiều cao nhất định sẽ có một cân nặng tương ứng. Chỉ số này phản ánh tự phát triển cân đối của cơ thể. - Nếu cân nặng tương ứng với chiều cao thấp hơn bình thường phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng. Nếu cân nặng tương ứng với chiều cao cao hơn bình thường cần theo dõi thừa cân - béo phì. Bảng: Cân nặng theo chiều cao đứng Chiều cao (cm) Cân nặng nên có (kg) Chiều cao (cm) Cân nặng nên có (kg) Trẻ trai Trẻ gái Trẻ trai Trẻ gái 86 10,1 - 15,2 9,8 - 14,8 101 13,2 - 19,2 12,9 - 19,1 87 10,2 -15,4 10,0 - 15,0 102 13,4 - 19,5 13,1 - 19,4 88 10,4 -15,6 10,2 - 15,3 103 13,6 -19,8 13,3 - 19,7 89 10,6 -15,9 10,4 - 15,6 104 13,9 - 20,2 13,6 - 20,0 90 10,8 -16,1 10,5 - 15,8 105 14,1 - 20,5 13,8 - 20,3 91 11,0 - 16,4 10,7 - 16,1 106 14,4 - 20,8 14,0 - 20,6 92 11,2 -16,6 11,0 - 16,4 107 14,7 - 21,1 14,3 - 21,0 93 11,4 -16,9 11,2 - 16,7 108 14,9 - 21,5 14,5 - 21,3 94 11,6 -17,2 11,4 - 17,1 109 15,2 - 21,8 14,8 - 21,7 95 11,9 - 17,5 11,6 - 17,3 110 15,5 - 22,2 15,0 - 22,0 96 12,1 - 17,8 11,8 - 17,6 111 15,8 - 22,6 15,3 - 22,4
  • 29. 97 12,3 - 18,1 12,0 - 17,9 112 16,1 - 23,0 15,6 - 22,8 98 12,5 - 18,4 12,3 - 18,2 113 16,4 -23,4 15,9 - 23,3 99 12,7 - 18,7 12,5 - 18,5 114 16,7 - 23,9 16,2 - 23,7 100 12,9 - 19,0 12,7 - 18,8 115 17,0 - 24,3 16,5 - 24,2 III - TIÊM CHỦNG VÀ PHÒNG DỊCH 1. Tiêm chủng - Giáo viên nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương. - Cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khoẻ của trẻ sau tiêm chủng: + Giữ vết tiêm chủng sạch sẽ, không để trẻ sờ mó hoặc gãi vào đó. + Ngày tiêm chủng cần cho trẻ hoạt động ít. + Lấy nhiệt độ cho trẻ cho trẻ hằng ngày, nếu trẻ sốt cho trẻ ăn nhẹ, nghỉ ngơi. + Nếu trẻ đau vết tiêm chủng, chườm nóng chỗ tiêm bằng gạc sạch. - Báo cho y tế địa phương những trường hợp bất thường để có biện pháp xử lí kịp thời. Lịch tiêm chủng Tuổi Loại vắc xin Số lần Địa bàn triển khai 1 - 5 tuổi Viêm não Nhật Bản Tiêm 3 mũi: - Tiêm mũi 2 cách mũi 1 sau 2 tuần. - Tiêm mũi 3 cách mũi 2 sau một năm Vùng có nguy cơ 2 - 5 tuổi Tả (uống trước mùa dịch hằng - Uống 2 lần: lần 2 uống cách lần 1 sau 2 tuần
  • 30. năm) 3 - 10 tuổi Thương hàn Tiêm 1 mũi 6 tuổi Sởi Tiêm mũi 2 (Nguồn: Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia) Chú ý: - Hằng năm, ngoài việc tổ chức tiêm chủng cho trẻ em theo lịch như trên còn có những ngày tiêm chủng chiến dịch và có những đợt tiêm chủng đột xuất tùy theo tình hình dịch bệnh ở các địa phương. Vì vậy, giáo viên và nhà trường cần nắm được các thông tin này từ y tế địa phương để tuyên truyền cho phụ huynh đưa con đi tiêm chủng đầy đủ. 2. Phòng dịch - Nếu trong lớp có một số trẻ mắc cùng một bệnh, cô báo cho nhà trường để mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân, có biện pháp đề phòng dịch bệnh lây lan. - Trường hợp trong vùng đã xảy ra một dịch nào đó, nhà trường cần phối hợp với y tế để phòng dịch cho trẻ. 3. Thời gian cách li một số bệnh truyền nhiễm Khi trẻ mắc bệnh truyền nhiễm phải để trẻ ở nhà trong thời kì lây bệnh và theo dõi những trẻ khoẻ để đề phòng dịch bệnh xảy ra. Tên bệnh Thời gian cách li trẻ bị bệnh (ở nhà) Theo dõi trẻ khoẻ (trong lớp) Thuỷ đậu Suốt thời gian trẻ mắc bệnh (7 ngày kể từ khi mọc nốt mọng nước) 11 - 21 ngày Bạch hầu Suốt thời gian trẻ mắc bệnh 7 ngày Ho gà 30 ngày kể từ khi mắc bệnh 14 ngày Quai bị 21 ngày 21 ngày Viêm 30 ngày - Theo dõi 10 ngày
  • 31. gan - Trong vòng 40 ngày 4. Tủ thuốc và cách sử dụng Tủ thuốc và các thuốc thiết yếu giúp cho cô giáo có thể xử trí ban đầu khi trẻ bị ốm, khi gặp một số tai nạn bất ngờ, hoặc trong việc phòng dịch bệnh cho trẻ ngay tại trường. Vì vậy trường mầm non (các lớp ở điểm lẻ) cần được trang bị tủ thuốc, có đầy đủ các loại thuốc và dụng cụ y tế thiết yếu. a) Tủ thuốc - Thuốc sát trùng ngoài da (cồn 70%, cồn tốt loãng 2,5%). - Thuốc hạ nhiệt Paracetamol. - ORESOL. - Thuốc nhỏ mắt (Cloramphenicol 0,4%) - Nhiệt kế, kéo, kẹp bông (pince), các loại nẹp, băng vải để cố định gãy xương. - Bông thấm nước, gạc sạch, băng cuộn, băng dính, dầu cao. b) Bảo quản tủ thuốc - Tủ thuốc phải đóng chắc chắn, có nhiều ngăn để đựng (lọ thuốc, bông băng…), cửa bằng kính và có khoá. Tủ thuốc phải treo cao trên tầm với của trẻ. - Các loại thuốc viên đều phải để trong lọ riêng có nắp đậy kín chặt. Mỗi lọ thuốc đều phải có nhãn dán ở ngoài và ghi rõ: Tên thuốc, cách dùng, liều lượng, hạn dùng. Thường xuyên kiểm tra để vứt bỏ những thuốc đã hết hạn dùng và bổ sung thuốc mới. - Tủ thuốc phải được giữ sạch sẽ, không được để lẫn bất kì thứ gì khác vào tủ thuốc. Chú ý: - Các cô giáo không được tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ và các loại thuốc khác ngoài tủ thuốc khi không có sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • 32. - Các thuốc sát trùng khác như crezin, cloramin để sát trùng các phòng và nhà vệ sinh: + Không được để vào tủ thuốc và phải do cô phụ trách y tế (nếu có) hoặc phân công một cô cất giữ ở một chỗ quy định riêng. + Không được để vào bất cứ chỗ nào trong phòng trẻ. c) Cách sử dụng một số thuốc thông thường - Cồn tốt 2,5%: dùng nguyên chất hoặc pha loãng với một ít cồn 90o để bôi ngoài da. Thường dùng để sát trùng vết thương nhỏ, rộng. Không dùng cồn biến chất, vì da có thể bị ăn mòn. Bảo quản trong lọ đậy kín. - Cloramphenicol 0,4%: chữa đau mắt đỏ, loét giác mạc; tra thuốc 3-6 lần/ngày. - Paracetamol (viên nén 0,1; 0,2; 0,3; 0,5g). Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt - chữa đau khớp mãn, nhức đầu, đau mình mẩy, đau lưng, đau do chấn thương (bong gân, gãy xương), trị sốt (không kể nguyên nhân) nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng, phế quản, sốt do tiêm chủng, say nắng. Trẻ em: ngày uống 2-3 lần sau khi ăn, mỗi lần tuỳ theo tuổi như sau: + Từ 6 – 12 tháng: 0,025 - 0,05 g (1/4 đến 1/2 viên loại 0,1g). + 13 tháng – 5 tuổi: 0,1 - 1,15g (1 đến 1,5 viên loại 0,1g). Chú ý: + Chống chỉ định (không được dùng) trong bệnh gan và thận nặng. + Dùng liều cao kéo dài gây hại cho gan. + Tránh dùng thuốc 2 tuần liên tục. - ORESOL: xem phần thực hành pha ORESOL. IV - PHÒNG VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP 1. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp
  • 33. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) là một nhóm bệnh rất đa dạng do vi khuẩn hoặc vi rút gây bệnh trên toàn bộ hệ thống đường thở, bao gồm đường hô hấp trên và dưới từ mũi, họng, thanh quản, khí phế quản đến nhu mô phổi. Phổ biến nhất là viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản và viêm phổi. a) Cách nhận biết và biện pháp xử trí ban đầu * Thể nhẹ: thường là NKHHC trên bao gồm các trường hợp viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang, viêm họng, viêm tai. - Nhận biết Trẻ thường có biểu hiện: + Sốt nhẹ dưới 38,5o C , kéo dài vài ngày đến 1 tuần. + Viêm họng, chảy nước mắt nước mũi, ho nhẹ. + Không có biểu hiện khó thở trẻ vẫn ăn chơi bình thường. - Xử trí ban đầu + Báo cho gia đình và trao đổi cách chăm sóc trẻ cho cha mẹ trẻ. + Không cần dùng kháng sinh, chăm sóc tại nhà và điều trị triệu chứng (để trẻ nằm nơi thoáng mát, giữ không bị lạnh và gió lùa, mặc quần áo rộng rãi để trẻ dễ thở). + Ăn đủ chất. Uống đủ nước (nước sôi để nguội hoặc nước quả). Thông thoáng mũi họng cho trẻ dễ thở (lau chùi mũi, nhỏ argyrol vào mũi ngày 2-3 lần). Giảm ho bằng mật ong, bổ phế hoặc thuốc nam. * Thể vừa và nặng: hay gặp khi trẻ bị NKHHC dưới như viêm thanh quản, khí quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi và màng phổi. - Nhận biết Trẻ thường có biểu hiện: + Sốt cao từ 38,5o C trở lên (ở trẻ suy dinh dưỡng có thể không sốt hoặc sốt nhẹ).
  • 34. + Ho có đờm. Nhịp thở nhanh, cánh mũi phập phồng, co kéo lồng ngực, tím tái, tình trạng mệt mỏi quấy khóc, kém ăn. Khi thấy trẻ ho, sốt cao trên 38,5o C, nhịp thở nhanh. co rút lồng ngực, tím tái cần chuyển ngay đến y tế gần nhất và báo cho cha mẹ. b) Phòng bệnh - Đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho trẻ trong những năm đầu. Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt. - Giữ vệ sinh nhà ở, lớp mẫu giáo. Không đun nấu trong nhà hoặc không để trẻ hít thở khói thuốc lá, khói bếp, bụi bặm. - Tránh nhiễm lạnh đột ngột. Không để trẻ nằm ngủ trực tiếp dưới sàn nhà. 2. Bệnh ỉa chảy (tiêu chảy) Ỉa chảy cấp là hiện tượng ngày ỉa trên 3 lần, phân lỏng nhiều nước, kéo dài vài giờ đến vài ngày. Nếu ỉa chảy kéo dài trên hai tuần thì gọi là ỉa chảy mãn tính. Trong ỉa chảy cấp, sự mất nước thường kéo theo mất muối natri, kali và máu nhiễm toan. a) Nguyên nhân Các nguyên nhân chủ yếu của bệnh ỉa chảy là kém vệ sinh và nguồn nước không sạch. - Trẻ bị ỉa chảy là do ăn uống phải thức ăn ôi thiu hoặc bị nhiễm bẩn. - Trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn khác như sởi, viêm phổi rồi bị ỉa chảy. - Do dùng kháng sinh bừa bãi huỷ diệt các vi sinh vật có ích trong ruột, gây rối loạn tiêu hoá. b) Chăm sóc trẻ bị ỉa chảy * Chăm sóc trẻ trong khi bị ỉa chảy - Cần cho trẻ uống thêm nước để thay thế cho chất dịch đã mất đi.
  • 35. - Các loại đồ uống thích hợp cho trẻ để chống mất nước trong khi bị ỉa chảy là: Oresol, cháo muối. Nếu không có các loại nước trên, có thể dùng các loại nước khác như: nước quả tươi, chè loãng, búp ổi, búp sim, dừa non… - Cho trẻ uống một trong các loại nước uống kể trên sau mỗi lần trẻ ỉa chảy: mỗi lần từ một nửa đến cả cốc nước lớn (khoảng 250 mi). Nếu trẻ nôn, cho trẻ uống từ từ từng ít một. Cần cho trẻ uống thêm nước cho đến khi ngừng ỉa chảy. * Chăm sóc trẻ sau khi bị ỉa chảy - Trẻ bị ỉa chảy cần được tiếp tục ăn uống, không nên kiêng ăn. Trẻ cần ăn thức ăn mềm và cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ (5 - 6 lần) trong một ngày. - Hằng ngày cho trẻ ăn thêm bữa và kéo dài ít nhất một tuần lễ: bồi dưỡng thêm cho trẻ sau khi bị ỉa chảy là rất cần thiết để cho trẻ có thể hồi phục hoàn toàn. Trẻ được coi là hồi phục hoàn toàn sau tiêu chảy khi trẻ có cân nặng bằng trước khi trẻ bị ỉa chảy. Chú ý: Khi trẻ bị ỉa chảy, không nên tuỳ tiện dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc khi có hướng dẫn của cán bộ y tế. c) Phòng bệnh - Không cho trẻ ăn thức ăn ôi thiu. Uống nước sạch đã đun sôi kĩ. - Rửa tay sạch cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn. - Tiêm chủng đầy đủ, nhất là tiêm phòng sởi. - Người chăm sóc trẻ rửa tay sạch trước khi cho trẻ ăn và chuẩn bị thức ăn cho trẻ. - Giữ vệ sinh môi trường, sử dụng nguồn nước sạch. Chú ý: Phải đưa trẻ đến gặp ngay nhân viên y tế để khám khi trẻ có một trong các 1 biểu hiện nào dưới đây: - Bị mất nước mà biểu hiện: môi se, mắt trũng, rất khát nước; khóc không có nước mắt, đái ít.
  • 36. - Sốt kém ăn và nôn nhiều. - Đi ngoài ra nước nhiều lần trong 1 hoặc 2 giờ (hoặc có máu trong phân). 3. Béo phì ở trẻ em Béo phì là tình trạng không bình thường của sức khoẻ, trong đó có nguyên nhân do dinh dưỡng. a) Nhận biết - Trẻ tăng cân nhanh, nhiều so với bình thường. - Lớp mỡ dưới da dày. b) Xử trí - Chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. - Khi nghi ngờ trẻ bị béo phì, cần đưa trẻ đến khám y tế để được tư vấn. - Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, mục tiêu điều trị thừa cân, béo phì khác với người trưởng thành, bởi vì trẻ em vẫn còn đang phát triển với sự phát triển khối nạc của cơ thể, việc điều trị tập trung vào ngăn ngừa tăng cân hơn là tập trung vào giảm cân như ở người trưởng thành (theo Hội Dinh dưỡng điều trị của Anh - 1996). Lưu ý: Bất cứ mục tiêu điều trị nào liên quan đến điều hoà cân nặng cơ thể và khối mỡ của cơ thể đều phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự lớn lên và phát triển của đứa trẻ. c) Phòng bệnh - Theo dõi cân nặng của trẻ, đối chiếu với chuẩn chiều cao cho phép, nếu có biểu hiện của thừa cân thì kịp thời can thiệp với sự hướng dẫn của y tế.
  • 37. - Thường xuyên trao đổi liên lạc giữa gia đình và nhà trường để có chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, chế độ rèn luyện thể lực phù hợp với trẻ để đề phòng thừa cân, béo phì. V - MỘT SỐ KĨ NĂNG TRONG CHĂM SÓC TRẺ 1. Tắm nắng và tắm không khí Tắm nắng và tắm không khí là một biện pháp rèn luyện rất tốt, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. * Thời điểm tắm nắng Mùa hè vào khoảng 7h30 đến 8h30 và mùa đông vào khoảng 8h30 đến 9h buổi sáng. Tốt nhất cho trẻ tắm nắng 2 lần trong 1 ngày, lần 1 vào lúc tập thể dục buổi sáng, lần 2 vào lúc chơi trò chơi vận động hoặc dạo chơi ngoài trời, thời gian khoảng từ 20 - 30 phút. * Chuẩn bị trang phục cho trẻ - Mùa hè nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, mát, thoải mái, dễ thấm mồ hôi. - Mùa đông đảm bảo cho trẻ đủ ấm. Những ngày có nắng ấm, có thể bỏ mũ, cởi tất để cho da trẻ được tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chú ý: Khi tắm nắng và tắm không khí, nếu thấy trẻ có dấu hiệu mặt đỏ, ra mồ hôi nhiều phải cho trẻ vào bóng râm ngay và cho trẻ uống nước. Trong lúc trẻ đang ốm (sốt, viêm phổi, viêm họng,…) không nên cho trẻ tắm nắng. 2. Phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ốm a) Phát hiện sớm trẻ ốm Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ trong cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác thường phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ một cách cẩn thận. Có thể trẻ sốt nhẹ vì nguyên nhân nào đó hoặc do trẻ kém ăn, kém chơi sau khi ốm dậy. Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, cúm, thuỷ đậu,… hoặc sốt cao, viêm phổi,… phải đưa đến phòng y tế của trường hoặc đưa trẻ
  • 38. đến khám ở cơ sở y tế gần nhất, đồng thời báo cho bố mẹ đến chăm sóc trẻ ngay. * Phát hiện trẻ sốt Để xác định trẻ có sốt hoặc sốt cao hay không, phải đo nhiệt độ cơ thể trẻ. - Cách đo nhiệt độ cho trẻ: Có nhiều phương pháp đo nhiệt độ cho trẻ nhưng thông dụng nhất là phương pháp cặp nách. + Thực hiện: Cô cầm đầu trên ống nhiệt kế và vẩy mạnh xuống cho tới khi cột thuỷ ngân tụt xuống dưới vạch 35o C. Cô ngồi bế trẻ vào lòng, cầm ống nhiệt kế bên tay phải nhấc cánh tay trái trẻ lên để giơ nách ra rồi đặt ống nhiệt kế vào nách và hạ lay trẻ xuống, ép lấy nhiệt kế. Giữ cánh tay trẻ như vậy trong 2 - 3 phút rồi lấy ra đọc nhiệt độ (nhiệt độ cặp ở nách thấp hơn thân nhiệt thực tế 0,5 - 0,6o C). + Đánh giá: Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường là 36,5 - 37o C. Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37o C là trẻ sốt nhẹ; 39 - 40o C là trẻ sốt cao. Trẻ có thể sốt do mắc các bệnh nhiễm trùng, do mất nước, do mặc quá nhiều quần áo, do trời nóng và khát nước. * Phát hiện trẻ thở nhanh trong bệnh đường hô hấp Nhịp thở biểu hiện tình trạng hô hấp của trẻ. Trẻ thở nhanh là biểu hiện tình trạng bệnh của đường hô hấp. Vì vậy, phải đếm nhịp thở của trẻ khi thấy trẻ đang mắc bệnh đường hô hấp có biểu hiện không bình thường hoặc khó thở. Cách đếm nhịp thở: Đặt trẻ nằm ngửa trên giường, vén áo để có thể quan sát toàn bộ lồng ngực của trẻ. Dùng đồng hồ có kim giây quan sát lồng ngực và đếm nhịp thở, mỗi lần ngực phồng lên là một nhịp thở, đếm trong 1 phút. Trẻ 12 tháng - 5 tuổi nếu nhịp thở trên 40 lần trong phút là thở nhanh. b) Chăm sóc trẻ ốm * Chăm sóc khi trẻ sốt cao
  • 39. Đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh, cho trẻ uống nước quả, nước chè đường. Cởi bớt quần áo, lau mình cho trẻ bằng nước ấm. Nếu trẻ toát mồ hôi cần thay quần áo và lau khô da, không nên chườm lạnh cho trẻ. Cho trẻ uống Paracetamol theo chỉ dẫn để đề phòng trẻ bị co giật và báo ngay cho cha mẹ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế. * Chăm sóc khi trẻ nôn - Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi dậy đề phòng trẻ hít phải chất nôn gây ngạt. - Lau sạch chất nôn trên người trẻ, thay quần áo nếu cần. - Thu dọn chất nôn và quan sát chất nôn, lưu giữ chất nôn vào dụng cụ sạch, kín để báo với y tế và cha mẹ trẻ. Lưu ý: Khi chăm sóc trẻ nôn, cô cần có thái độ ân cần, dịu dàng, không làm trẻ sợ hãi, tránh để trẻ bị lạnh. Sau khi trẻ nôn nên cho trẻ uống nước ấm ít một, có thể cho ăn nhẹ. Trẻ nôn nhiều cần khẩn trương đưa đến cơ sở y tế, đồng thời thông báo cho cha mẹ trẻ. * Cách cho trẻ uống thuốc Cô chuẩn bị sẵn cốc đựng nước, thuốc cần cho trẻ uống. Cô ngồi đối diện với trẻ, đưa thuốc cho trẻ và động viên trẻ tự cho thuốc vào miệng và đưa nước cho trẻ tự uống. Sau đó bảo trẻ há miệng để xem trẻ đã nuốt hết thuốc chưa. Lưu ý: Khi cha mẹ gửi thuốc để cô giáo tiếp tục cho trẻ uống thuốc ở lớp, cô giáo yêu cầu gia đình ghi tên trẻ vào lọ thuốc của trẻ, ghi rõ cách dùng, số lần, liều lượng mà bác sĩ đã quy định khi điều trị cho trẻ, đồng thời ghi vào một quyển số theo dõi và nhận bàn giao thuốc một cách cẩn thận có kí xác nhận của cha mẹ trẻ về loại thuốc cho trẻ uống tại lớp. * Cách pha Oresol (ORS) và nấu cháo muối - Cách pha Oresol + Pha theo chỉ dẫn ghi trên gói.
  • 40. + Khuấy kĩ và cho trẻ uống. Sau 24 giờ, nếu trẻ chưa dùng hết nên bỏ đi và pha gói mới. + Chú ý: Nếu pha đặc bệnh sẽ nặng thêm. Nếu pha loãng nước uống sẽ kém hiệu quả. Không được pha gói Oresol với sữa, canh, nước hoa quả hoặc nước giải khát. - Nấu cháo muối Nước cháo muối có thể thay thế dung dịch Oresol. + Công thức 1: 30g bột gạo tẻ + 1 gạt thìa cà phê muối ăn + 1 lít nước (5 bát ăn cơm tương đương một lít nước) đun sôi trong 5 phút. + Công thức 2: 50g (1 nắm) gạo tẻ + 3,5 g (một nhúm) muối ăn + 6 bát nước, đun nhỏ cho nhừ gạo và chất đủ 5 bát nước. Một lít nước cháo cho 175 Kcal và một ít chất dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ uống theo nhu cầu. Sau 6 giờ, nếu trẻ chưa dùng hết nên đun lại trước khi cho uống và sau 12 giờ nên bỏ đi và nấu cháo mới. c) Chăm sóc trẻ sau khi ốm - Sau khi ốm dậy, trẻ còn yếu mệt hay quấy khóc, kém ăn, ngủ ít, thích được quan tâm, cô cần chú ý chăm sóc trẻ hơn (chơi với trẻ, nói chuyện với trẻ nhiều hơn). - Cho trẻ ăn uống từng ít một nhưng nhiều lần hơn trong ngày, tăng cường giữ vệ sinh sạch sẽ và điều độ trong ăn uống. Nhắc nhở cha mẹ trẻ tiếp tục cho trẻ ăn thêm bữa và dinh dưỡng tốt cho đến khi trẻ phục hồi sức khỏe. - Chăm sóc để trẻ được ngủ đủ, ngủ ngon và sạch sẽ. D - BẢO VỆ AN TOÀN VÀ PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ TAI NẠN THƯỜNG GẶP I - TẠO MÔI TRƯỜNG AN TOÀN CHO TRẺ
  • 41. Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Khi trẻ ở trường, trẻ phải được bảo đảm an toàn về thể lực, sức khoẻ, tâm lí và tính mạng. 1. An toàn về thể lực sức khoẻ Giáo viên phối hợp gia đình và nhà trường chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, vệ sinh và phòng tránh bệnh tật tốt. - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt dùng cho trẻ đảm bảo vệ sinh. - Tại các lớp cần có túi cứu thương (trong túi có đồ dùng sơ cứu và các loại thuốc thông thường sử dụng cho trẻ - xem thêm mục tủ thuốc). 2. An toàn về tâm lí Cô thương yêu và đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ. Dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ, tạo không khí thân mật như ở gia đình, tạo cảm giác yên ổn cho trẻ khi ở trường mầm non, trẻ tin tưởng rằng cô yêu trẻ. Tránh gò ép, doạ nạt, phê phán trẻ. Đặc biệt quan tâm chăm sóc các trẻ mới đến lớp và các trẻ có nhu cầu đặc biệt. 3. An toàn về tính mạng - Không để xảy ra tai nạn và thất lạc. - Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường (hoặc lớp). Sân chơi và đồ chơi ngoài trời phù hợp với lứa tuổi, tránh trơn trượt. Trường và lớp học không gần đường giao thông lớn. - Bảo đảm đủ ánh sáng cho lớp học (bằng hệ thống cửa sổ hoặc đèn chiếu sáng). - Tạo không gian cho trẻ hoạt động trong lớp, tránh kê, bày quá nhiều và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong nhóm hợp lí. - Đảm bảo đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ. Lưu ý: Các đồ chơi, đồ dùng dễ gây nguy hiểm cho trẻ phải được cất ngoài tầm với của trẻ. Khi cho trẻ sử dụng các đồ chơi đó, phải có sự giám sát chặt chẽ của cô.
  • 42. - Nhà vệ sinh phù hợp lứa tuổi, tránh để sàn bị trơn dễ gây trượt. Các bể chứa nước, miệng cống phải có nắp đậy kín. - Không để trẻ tiếp xúc hoặc nhận quà từ người lạ. - Giáo viên cần có ý kiến kịp thời những vấn đề về cơ sở vật chất chưa đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm, lớp mình phụ trách với ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh và cùng bàn bạc để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp tạo môi trường an toàn cho trẻ. (Ví dụ: chưa có tường rào bảo vệ hoặc bị hỏng; chó của các nhà xung quanh thả rông chạy vào lớp học; đồ dùng, đồ chơi không đảm bảo vệ sinh, an loàn; tường, trần lớp học bị hư hỏng). Giáo viên cũng cần tham gia ý kiến khi xây dựng một lớp học mới trong khu dân cư nên đặt ở vị trí nào để trẻ đến lớp không bị quá xa, không bị ảnh hưởng của điều kiện thôi trường không tốt như gần đường giao thông lớn, gần các cơ sở sản xuất có thải ra các chất độc hại, gây ồn… II - MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CÓ THỂ XẢY RA TAI NẠN CHO TRẺ Các tai nạn thương tích có thể xảy ra ở trẻ lứa tuổi mầm non là: bỏng, ngã, ngộ độc, động vật cắn, liên quan đến giao thông, các vật sắc nhọn, các vật tự nhiên, đuối nước, điện giật, máy móc, ngạt thở, sét đánh, các nguyên nhân khác… 1. Khi đi học từ nhà đến trường và từ trường trở về nhà Tai nạn trên quan đến giao thông, ngã, đuối nước, động vật cắn, thất lạc… 2. Khi ở trường a) Giờ chơi * Chơi ở ngoài trời Khi chơi tự do ở ngoài trời trẻ có thể gặp các tai nạn như: chấn thương mềm, rách da, gãy xương, v.v… Nguyên nhân thường do trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể
  • 43. vô tình chọc vào mắt gây chấn thương. Ngoài ra, trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhau hoặc trẻ chạy, nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thương. * Giờ chơi trong lớp - Khi chơi trong nhóm, trẻ có thể gặp các tai nạn như: dị vật mũi, tai, do trẻ tự nhét đồ chơi (hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt quả, đôi khi cả đất nặn) vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay ngậm đồ chơi vào mồm, chọc vào có thể rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn. - Trẻ chơi tự do trong nhóm chạy đùa xô đẩy nhau va vào thành bàn, cạnh ghế, mép tủ v.v… gây chấn thương. * Giờ học Trẻ có thể đùa nghịch chọc các vật vào mặt nhau (đặc biệt chọc bút vào mắt nhau). * Giờ ăn - Sặc thức ăn (trong khi, ăn trẻ vừa ăn vừa cười đùa hoặc trẻ đang khóc mà cố ép trẻ ăn, uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ). - Dị vật đường ăn (thường gặp là hóc xương do chế biến không kĩ) - Bỏng thức ăn (canh, cháo súp, nước sôi): Nếu để thức ăn còn nóng hoặc các phích nước sôi gần nơi trẻ chơi đùa; trẻ lỡ va, vướng phải sẽ gây bỏng cho trẻ. * Giờ ngủ - Ngạt thở: Trẻ nằm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối, nếu để trẻ ngủ lâu trong tư thế đó sẽ thiếu đường khí gây ngạt thở (đặc biệt lưu ý trẻ dưới một tuổi). - Hóc dị vật: Trẻ khi đi ngủ, nếu ngậm các loại hạt, kẹo cứng, thậm chí ngậm đồ chơi rất dễ rơi vào đường thở gây ngạt.
  • 44. - Ngộ độc: Trong khi trẻ ngủ nếu trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không khí (thường do than tổ ong đốt tại nơi trẻ ngủ, do khói than củi hoặc lớp mẫu giáo ở gần và cuối chiều gió bị ảnh hưởng bởi các lò gạch đang hoạt động, xưởng sản xuất có thải ra các chất khí độc hại…) rất dễ bị ngộ độc. III - CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU MỘT SỐ TAI NẠN 1. Nguyên tắc chung - Cô giáo phối hợp với nhà trường và phụ huynh tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khoẻ, tâm lí và thân thể. - Trẻ lứa tuổi mầm non phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi của người có trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi. - Giáo viên phải được tập huấn kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp. Hằng năm, nhà trường cần phối hợp với y tế địa phương tập huấn, nhắc lại cho giáo viên về nội dung này. - Khi trẻ bị tai nạn, phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ và y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ. - Giáo dục về an toàn cho trẻ: Những đồ vật gây nguy hiểm, những hành động gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ không được đến gần. - Giáo viên cần nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh: Thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ đề phòng những tai nạn có thể xảy ra tại gia đình, khi cho trẻ đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà. 2. Phòng tránh trẻ thất lạc và tai nạn a) Đề phòng trẻ bị lạc - Cô nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ. - Đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài lớp trong các hoạt động ngoài trời hoặc thăm quan. Bàn giao số trẻ khi giao ca.
  • 45. - Cửa phòng trẻ phải có rào chắn (nếu cần). - Cô phải ở lại lớp cho tới khi trả hết trẻ. - Chỉ trả trẻ cho cha mẹ trẻ, cho người lớn được uỷ quyền, không trả trẻ cho người lạ. b) Đề phòng dị vật đường thở - Không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ có thể cho vào miệng, mũi. - Khi cho trẻ ăn các quả có hạt cần bóc bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn. - Giáo dục trẻ lớn khi ăn không được vừa ăn vừa đùa nghịch hoặc nói chuyện. - Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc. Thận trọng khi cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các thuốc dạng viên. - Giáo viên và người chăm sóc trẻ cần nắm vững cách phòng tránh dị vật đường thở cho trẻ và có một số kỹ năng đơn giản giúp trẻ loại dị vật đường thở ra ngoài. Khi xảy ra trường hợp trẻ bị dị vật đường thở, giáo viên cần bình tĩnh sơ cứu cho trẻ; đồng thời báo cho gia đình và đưa tới y tế nơi gần nhất để cấp cứu cho trẻ. c) Phòng tránh đuối nước - Nếu có điều kiện nên dạy trẻ tập bơi sớm. - Rào ao, các hố nước, kênh mương cạnh trường (hoặc lớp học) - Không bao giờ được để trẻ ở một mình ở dưới nước hoặc gần nơi nguy hiểm. Nhắc nhở cha mẹ khi đưa trẻ đi đến trường và từ trường về nhà, nếu phải đi qua những nơi nguy hiểm (hồ, ao, kênh, rạch…) phải luôn để mắt đến trẻ. Lớp học được được tổ chức ở các bè nổi trên mặt nước phải có biện pháp bảo vệ tránh để trẻ ngã xuống nước.
  • 46. - Tại các lớp học, không nên để trẻ một mình vào nơi chứa nước kể cả xô nước, chậu nước. Giám sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu vực có chứa nguồn nước. - Giếng nước, bể nước phải xây cao thành và có nắp đậy chắc chắn. Cần đậy nắp các dụng cụ chứa nước như chum, vại… d) Phòng tránh cháy bỏng - Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng. - Không cho trẻ đến gần nơi đun bếp ga, bếp củi, nồi canh hoặc phích nước còn nóng. - Không để trẻ nghịch diêm, bật lửa và các chất khác gây cháy bỏng. Để diêm, bật lửa, nến, đèn dầu, bàn là, vật nóng xa tầm với của trẻ hoặc nơi an toàn đối với trẻ. Giáo dục cho trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm. Lưu ý: Không để trẻ đến gần ống xả của xe máy khi vừa dừng vì rất dễ gây bỏng. Khi bị bỏng thường bỏng sâu, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo. e) Phòng tránh ngộ độc - Không để bếp than tổ ong, bếp củi đang đun hoặc đang ủ gần nơi sinh hoạt của trẻ. - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi nghi ngờ ăn thức bị ôi thiu hoặc thức ăn có nhiều chất bảo quản, phụ gia (lạp xưởng, thịt nguội…), cô giáo báo cho nhà trường hoặc phụ huynh (nếu là thức ăn do gia đình mang tới) và không cho trẻ ăn. - Thuốc chữa bệnh để trên cao, ngoài tầm với của trẻ. - Không cho trẻ chơi đồ chơi có hoá chất: chai, lọ đựng thuốc, màu độc hại cho trẻ. - Không cho trẻ tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Không được đựng thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hoả, a-xít trong vỏ chai nước ngọt, nước khoáng, lon bia, chai dầu ăn, cốc…
  • 47. g) Phòng tránh điện giật - Đặt ổ điện, bảng điện ngoài tầm với của trẻ. Luôn đậy nắp các ổ điện. - Khi thiết bị điện bị hở mát không được sử dụng và có biện pháp xử lí ngay. - Giáo dục trẻ không được nghịch, chọc vào các ổ điện, không tự động cắm các đồ dùng bằng điện vào các ổ cắm. h) Phòng tránh vết thương do các vật sắc nhọn - Cất giữ vật dụng sắc nhọn xa tầm với của trẻ. Nếu trẻ lớn, có thể hướng dẫn trẻ sử dụng một cách an toàn. - Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thuỷ tinh, gốm, sắt… khỏi nơi vui chơi của trẻ. - Giải thích cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật sắc nhọn khi chơi, đùa nghịch hay sinh hoạt. i) Phòng tránh tai nạn giao thông - Khi cho trẻ đi bộ: dắt trẻ đi trên vỉa hè, đi bộ đi bên tay phải để tạo thói quen cho trẻ. - Tuyên truyền cho phụ huynh khi cho trẻ từ nhà đến lớp: Khi đưa đón trẻ bằng xe đạp, xe máy, cần để trẻ ngồi an toàn (tốt nhất khi đèo trẻ cần cho trẻ ngồi trong ghế). Không để cho trẻ em dưới 15 tuổi đèo em đi học. k) Phòng tránh động vật cắn: chó, mèo, rắn cắn, ong đốt… - Không cho trẻ đến gần hoặc trêu chó và mèo lạ. Xích hoặc đeo rọ mõm cho chó. - Không để trẻ chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong để đề phòng rắn cắn, ong đốt. 3. Xử trí ban đầu một số tai nạn a) Dị vật đường thở * Nhận biết
  • 48. Dị vật đường thở thường xảy ra đột ngột thường thấy các biểu hiện sau đây: - Trẻ đang ăn, uống hoặc chơi đột ngột ho sặc sụa, thở rít, mặt đỏ, chảy nước mắt. - Ngoài ra trẻ khó thở dữ dội, mặt môi tím tái và có thể ngừng thở, nặng hơn là trẻ bị bất tỉnh, đái dầm. * Cấp cứu Khi trẻ bị dị vật đường thở, cần cấp cứu tại chỗ ngay lập tức; nếu không, trẻ sẽ bị ngạt thở, dẫn đến tử vong. - Cách 1: Người cấp cứu ngồi trên ghế hoặc quỳ một chân vuông góc, đặt đầu trẻ trên đầu gối dốc xuống, một tay đỡ ngực trẻ, tay kia vỗ nhẹ 1-5 lần giữa hai xương bả vai. - Cách 2: Đặt trẻ nằm sấp vắt ngang phần bụng sát cơ hoành lên một cẳng tay hoặc lên đùi người cấp cứu, tay kia vỗ giữa hai xương bả vai 1-5 lần. - Nếu sơ cứu, dị vật bật ra và trẻ hết khó thở, cô cần theo dõi trẻ cho đến khi trẻ trở lại bình thường. Nếu trẻ không thở lại bình thường, hãy tiến hành làm hô hấp nhân tạo và chuyển ngay đến y tế. - Nếu dị vật không thoát ra được thì phải lấy ngón tay móc dị vật ra, hãy rất cẩn thận, đừng đẩy dị vật rơi sâu thêm vào họng trẻ. - Nếu trẻ vẫn tiếp tục bị sặc, hãy đặt trẻ ngồi vào lòng, một tay đỡ lấy lưng trẻ, tay kia nắm lại thành quả đấm, ngón cái nằm trong, ấy mạnh vào trong và lên trên ở điểm giữa rốn và mũi ức 4 lần. - Nếu vẫn không lấy được dị vật, hãy áp miệng mình vào miệng trẻ, thổi nhẹ để không khí lọt qua chỗ bị tắc. Đồng thời, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. b) Điện giật * Xử trí tại chỗ
  • 49. - Cứu trẻ thoát khỏi dòng điện bằng cách nhanh chóng ngắt cầu dao (hoặc rút cầu chì), dùng gậy gỗ (tre) khô gỡ dây điện khỏi cơ thể trẻ, hoặc kéo trẻ khỏi nguồn điện (tránh điện truyền sang người cứu, không được dùng tay không, phải đeo găng cao su hoặc quấn ni lông, vải khô; chân đi guốc, dép khô hoặc đứng trên tấm ván khô). - Nếu trẻ ngạt thở, tim ngừng đập trong khi chờ y tế đến hoặc trước khi đưa trẻ đi bệnh viện, phải khẩn trương kiên trì thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho tới khi trẻ thở lại (có khi phải làm 3-4 giờ mới hồi phục được). Nếu có vết thương bỏng: phủ kín vết thương bằng cách băng khô vết bỏng trước khi chuyển đi. c) Đuối nước * Xử lí tại chỗ - Vớt trẻ lên rồi cởi nhanh quần áo ướt. - Làm thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu xuống thấp rồi lay mạnh, ép vào lồng ngực để tháo nước ở đường hô hấp ra ngoài. Sau đó, lau sạch miệng và tiến hành hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt) xoa bóp tim ngoài lồng ngực (xem thực hành cách hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực) cho đến khi trẻ thở lại, tim đập lại. - Khi trẻ bắt đầu thở lại, tim đập lại, phải lau khô người, xoa dầu cho nóng toàn thân, quấn chăn ấm và chuyển ngay tới cơ sở y tế gần nhất. Chú ý: Trong khi chuyển trẻ đến y tế, vẫn phải theo dõi sát, nếu cần phải tiếp tục thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực. d) Vết thương chảy máu - Rửa vết thương bằng nước sôi để nguội. - Bôi cồn sát trùng, băng lại, trường hợp vết thương rộng hay ở mặt nên đưa đến bệnh viện. - Không rắc các loại thuốc bột, thuốc mỡ lên vết thương.
  • 50. * Xử trí khi vết thương ở các mạch máu lớn - Động mạch ở chi + Cầm máu tạm thời bằng băng ép tại chỗ. + Đặt garô phía trên chỗ tổn thương. + Cách đặt garô: Dùng băng cao su mềm, mỏng, đàn hồi to bản (chiều rộng 3 - 5 cm, dài 1,2 đến 2m với chi trên hoặc 5-8cm, dài 2 - 3m với chi dưới) chặn trên đường đi của động mạch cách vết thương 2 - 3cm, phải lót vải mềm ở da trước khi quấn garô. Quấn garô vừa phải khi không còn máu chảy ra ở phía dưới là được. Nếu không có garô (băng garô theo quy định), có thể dùng tạm khăn vải, dây buộc hoặc dùng tay ấn vào đường đi của động mạch. Sau đó, băng vết thương lại để tránh nhiễm khuẩn. Khi đặt giữa xong, phải chuyển trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện ngay. * Tổn thương mạch nội tạng - Băng ép vết thương phía ngoài. - Chuyển trẻ đến y tế, bệnh viện một cách nhanh nhất. e) Rắn cắn * Nhận biết - Chỉ sau vài phút rắn độc cắn, xung quanh vết cắn bị phù nề, tấy đỏ. Trẻ thấy nhức buốt chỗ cắn. - Sau 30 phút hay 1 giờ, trẻ vã mồ hôi, mặt tái nhợt, nôn oẹ, ỉa chảy, mạch nhanh. * Xử trí - Ngay sau khi bị rắn cắn, nên buộc ngay một garô lên phía trên vết cắn độ vài centimét.
  • 51. - Rửa sạch và rạch rộng vết cắn, nếu có thể, làm ngay giác hút để hút máu lẫn nọc độc ra bớt, có thể rửa bằng dung dịch thuốc tím loãng. - Chuyển gấp trẻ lên y tế để tiêm huyết thanh chống nọc rắn. g) Chó cắn - Rửa ngay vết cắn bằng nước xà phòng rồi băng lại và chuyển trẻ đến cơ sở y tế có huyết thanh và vắc-xin phòng dại để điều trị càng sớm càng tốt. - Tìm cách bắt nhốt con chó đã cắn và theo dõi trong vòng 10 ngày. Nếu thấy chó có những biểu hiện lạ như run rẩy, xù lông, hung dữ, thè lưỡi và dãi lòng thòng, tấn công đột ngột đồng loại hay người đến gần là biểu hiện chó dại. h) Xử trí một số tai nạn khác * Hóc xương - Nên mang đến bệnh viện. - Không nên chữa mẹo hoặc moi tay vào cổ họng trẻ. * Bỏng - Loại trừ tác nhân gây bỏng. Rửa hoặc ngâm ngay vết thương bằng nước sạch để giảm độ nóng, tránh làm bẩn vết bỏng, giữ không để vỡ nốt phồng. - Nếu bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ có thể bôi dầu cá lên vết bỏng (nếu có), nết phồng sẽ xẹp dần rồi khỏi. - Nếu bỏng nặng phải đưa ngay trẻ đến y tế. * Gãy xương Giữ chỗ xương gãy ở tư thế bất động bằng cách: dùng hai nẹp bằng gỗ hoặc thanh tre to bản, có chiều dài lớn hơn khoảng cách hai khớp lân cận, đặt sát vào hai bên xương gãy rồi dùng cuộn băng hay miếng vải dài cuộn chặt hai miếng nẹp lại (suốt từ đầu này đến đầu kia của nẹp) và nhẹ nhàng đưa trẻ tới bệnh viện.
  • 52. i) Hướng dẫn động tác hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực Nhiều tai nạn có thể dẫn đến ngạt thở, ngừng thở và tim ngừng đập. Khi trẻ bị tình trạng trên (có thể do hóc dị vật, chết đuối), cô cần bình tĩnh để xử lí cấp cứu ngay bằng cách: Làm thông đường thở, hà hơi thổi ngạt, bóp tim ngoài lồng ngực. Nếu được cấp cứu ngay và các động tác chính xác, trẻ có thể thở lại được. Nếu để muộn quá 5 phút, bộ não thiếu ô-xi sẽ khó hồi phục được. - Nếu có hai người thì một người thổi ngạt, người kia bóp tim. - Có thể phối hợp sau 1 lần thổi ngạt thì tiếp theo 5 lần xoa bóp tim. Nếu có một người thì tay phải bóp tim, tay trái giữ đầu trẻ ngửa ra sau để hà hơi. - Kiểm tra nhịp thở: + Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng vững chắc. + Ghé tai gần miệng, mũi nghe hơi thở của trẻ. + Nhìn lồng ngực xem có chuyển động không. + Nếu không có dấu hiệu còn thở, phải hô hấp nhân tạo ngay, đồng thời, người khác phải gọi xe cấp cứu hoặc y tế. - Kiểm tra nhịp đập của tim Làm thật nhanh trong vòng 5 giây, bằng cách: nghe nhịp đập của tim hoặc bắt mạch ở các mạch máu lớn. Nếu không thấy tim đập hoặc không bắt được mạch phải bóp tim ngoài lồng ngực ngay. * Hô hấp nhân tạo - Nhanh chóng làm thông đường thở + Nới rộng quần áo, mở rộng miệng trẻ để lấy các vật lạ, đờm dãi ra khỏi miệng. Nếu trẻ nôn, lật trẻ nằm nghiêng và lau sạch chất nôn.
  • 53. + Đặt một bàn tay xuống dưới gáy, còn tay kia đặt ở trán làm cho đầu trẻ ngửa ra sau tối đa. Theo dõi xem trẻ có thể thở được không, nếu không, phải hà hơi thổi ngạt ngay cho trẻ. - Hà hơi thổi ngạt: Sau khi đã làm thông đường thở, cô quỳ bên trái, ngang đầu trẻ. Cô hít vào một hơi dài, bịt 2 lỗ mũi trẻ và mở rộng miệng trẻ, sau đó áp miệng mình vào miệng trẻ, thổi nhẹ nhàng, rồi bỏ miệng mình ra để cho hơi thở ở lồng ngực trẻ thoát ra, lấy hơi thổi tiếp một lần nữa. Mỗi phút khoảng 20-25 lần, tiếp tục hà hơi cho đến khi trẻ thở được. Chú ý: - Quan sát khi thổi vào, lồng ngực trẻ phồng lên là được, nếu lồng ngực không nhô lên là có dị vật làm tắc khí quản và cần lấy dị vật ra (xem phần xử trí hóc dị vật) và móc lại miệng trẻ để cho hết đờm dãi. - Thổi vừa phải, không thổi quá mạnh, vì như vậy sẽ làm rách phế nang, gây chảy máu. - Đầu trẻ trong suốt thời gian này phải ngửa hết ra sau. * Xoa bóp tim ngoài lồng ngực - Trường hợp tim ngừng đập phải xoa bóp tim + Đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng (giường hoặc ván) + Xác định vị trí để bóp tim: điểm giữa của mũi ức với phần đáy của cổ. - Bóp tim ngoài lồng ngực Dùng gót bàn tay ấn sâu 2,5 - 3 cm rồi thả ra, nhịp 3 lần / 2 giây (mỗi lần ép, cô đếm từ 1 đến 5). Chỉ ép lồng ngực sau một động tác thổi ngạt và xoa bóp tim, thấy trẻ hồi tỉnh dần lại là tốt. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi tim đập đều và trẻ thở được. Chú ý: Khi ấn xương ức xuống nên làm vừa phải, nếu mạnh quá dễ gãy xương, nếu nhẹ quá thì không có kết quả.