SlideShare a Scribd company logo
1 of 120
Download to read offline
MỤC LỤC
Trang
1. Nhà sử học Dương Trung Quốc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội
Khoa học Lịch sử Việt Nam: Phát biểu khai mạc Hội thảo……………… 2
2. Phát biểu chào mừng Hội thảo khoa học của Đồng chí thay mặt Lãnh
đạo tỉnh Thái Nguyên…………………………………………………….. 3
3. GS.NGND. Đinh Xuân Lâm – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt
Nam: Báo cáo đề dẫn……………………………………………………. 4
4. PGS.TS. Nguyễn Minh Tường – Viện Sử học: Vị trí của Vương triều
Tiền Lý trong tiến trình lịch sử Việt Nam………………………………… 11
5. PGS.TS. Lê Đình Sỹ - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Sự nghiệp đánh
giặc ngoại xâm của Lý Bí………………………………………………… 21
6. Minh Tú – Phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện Hoài Đức - Hà
Nội: Đã phát hiện được dấu tích “Đại bản doanh Lý Nam Đế” ở Lưu Xá
(huyện Hoài Đức - Hà Nội)………………………………………………. 30
7. PGS. TS. Nguyễn Đức Nhuệ – Viện Sử học: Vài nét về tổ chức quan lại
của triều đình nhà Tiền Lý và sự thành lập nước Vạn Xuân…………….. 33
8. PGS.TS. Nguyễn Minh Tường – Viện Sử học: Vấn đề quê hương Lý
Nam Đế - Một nghi án lịch sử cần được làm sáng tỏ……………………. 41
9. Ths. Nguyễn Văn Khoa – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch
HĐND huyện Phổ Yên – Thái Nguyên: Vài nét về huyện Phổ Yên trong
lịch sử và tấm lòng của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện với
việc xác định quê hương vua Lý Nam Đế………………………………… 63
10. Nhà sử họcPhạm Văn Kính – Viện Sử học: Về mối quan hệ giữa chùa
Bảo Phúc (Hoài Đức, Hà Nội) với chốn Tổ: chùa Hương Ấp (Phổ Yên,
Thái Nguyên)……………………………………………………………. 77
11. PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn – Viện Sử học: Một số khác biệt giữa sử gia Việt
Nam và sử gia Trung Quốc khi viết về Lý Nam Đế………………………. 85
12. PGS.TS. Nguyễn Danh Phiệt – Viện Sử học: Cuộc xâm lược nước Vạn
Xuân của nhà Tùy………………………………………………………… 90
13. PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí – Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Tìm hiểu sự tích
Lý Nam Đế qua các câu đối thờ ở đền Giang Xá………………………… 93
14. TS. Nguyễn Hữu Tâm – Viện Sử học: Thư tịch cổ Trung Quốc viết về Lý
Bí và cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo…………………………………. 102
15. Nhà sử học Phạm Văn Kính – Viện Sử học: Thử xác định vị trí điện Vạn
Xuân của Vương triều Tiền Lý…………………………………………… 110
16. PGS.TS. Đinh Khắc Thuân – Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Văn bản Thần
tích “Việt Thường thị Tiền Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền”…………… 115
17. Nguyễn Hữu Khánh – Phổ Yên – Thái Nguyên: Về quê hương của vua
Lý Nam Đế……………………………………………………………….. 121
18. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi – Viện Sử học: Thông qua việc người
dân Phổ Yên tri ân đối với Lý Nam Đế - Suy nghĩ về vấn đề quê gốc của
Lý Bí……………………………………………………………………… 127
19. Nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên – TP. Việt Trì – Phú Thọ: Về vị trí hồ Điển
Triệt và động Khuất Lão trong kháng chiến chống quân Lương…… 135
20. Nguyễn Đình Hưng – Sở Văn hóa, Thể thao và Du tịch tỉnh Thái
Nguyên: Tư liệu Hán Nôm ở các di tích huyện Hoài Đức (Hà Nội) viết về
quê hương Lý Nam Đế……………………………………………………. 148
21. TS. Trương Thị Yến – Viện Sử học: Cuộc kháng chiến giữ nước của Lý
Nam Đế - Triệu Việt Vương và sự thất bại của triều đình nhà Tiền Lý….. 157
22. Ths. Trần Nam Trung – Viện Sử học: Về vị trí và quy mô của động
Khuất Lão liên quan tới cuộc kháng chiến chống quân Lương của Lý
Nam Đế…………………………………………………………………… 163
23. Ngô Vũ Hải Hằng – Viện Sử học: Đình Giang Xá (Hoài Đức – Hà Nội),
nơi thờ vua Lý Nam Đế làm thần Thành hoàng………………………….. 169
24. Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Ninh – Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch
tỉnh Vĩnh Phúc: Khởi nghĩa Lý Bí từ góc nhìn thờ cúng thần Thành
hoàng ở Vĩnh Phúc. 176
25. Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Ninh: Hồ Điển Triệt và vấn đề địa danh
học - lịch sử trong cuộc kháng chiến chống quân Lương của Lý Nam
Đế……
186
26. Tường Minh – Viện Sử học: Về Phật giáo thời Tiền Lý và sự hình thành
Dòng Thiền đầu tiên ở Việt Nam ………..………………………………. 197
27. TS. Hà Mạnh Khoa – Viện Sử học: Ghi chép xung quanh vấn đề quê gốc
của Lý Bí qua thư tịch Việt Nam từ trước đến nay………………………. 205
28. TS. Vương Thị Hường – Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Lý Nam Đế trong
thư tịch Hán Nôm tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm……………………….. 211
29. Đại đức Thích Nguyên Thanh – Trụ trì chùa Hang – TP. Thái Nguyên: Về
việc xác định quê hương Lý Bí và tìm hiểu Phật giáo Nhà nước Vạn Xuân 226
30. Đại đức Thích Minh Tâm– Trụ trì chùa Hương Ấp – Tiên Phong – Phổ
Yên – Thái Nguyên: Những ký ức và chứng tích liên quan tới vua Lý
Nam Đế tại chùa Hương Ấp, làng Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên……………………………….. 235
31. Tham luận của Đại diện nhân dân thôn Cổ Pháp – xã Tiên Phong: Mối
quan hệ giữa chùa Hương Ấp – thôn Cổ Pháp với chùa Linh Bảo (Bảo
Phúc tự) – Giang Xá, Hà Nội…………………………………………….. 238
32. Nhà sử học Dương Trung Quốc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội
Khoa học Lịch sử Việt Nam: Tổng kết Hội thảo…………………………. 241
2
PHỤ LỤC 242
PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO
Nhà sử học Dương Trung Quốc
(Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội KHLS Việt Nam)
3
PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG HỘI THẢO KHOA HỌC
CỦA ĐỒNG CHÍ THAY MẶT LÃNH ĐẠO TỈNH THÁI NGUYÊN
4
BÁO CÁO ĐỀ DẪN
GS.NGND. Đinh Xuân Lâm
(Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam)
Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Lương do Lý Bí lãnh đạo nổ ra
vào đầu năm 542 và đã thu được thắng lợi vang dội, dẫn đến việc Lý Bí xưng Đế
hiệu (Lý Nam Đế) năm 544, đặt niên hiệu Thiên Đức, dựng nước Vạn Xuân.
Vương triều Tiền Lý tồn tại trong thời gian khoảng 60 năm (544-602), với 4 đời
vua: Lý Nam Đế (544-548), Lý Đào Lang Vương (549-555), Triệu Việt Vương
(549-570) và Hậu Lý Nam Đế (571-602).
Công lao và sự nghiệp của vua Lý Nam Đế có thể nói là hết sức to lớn trong
tiến trình lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên, có một khoảng trống lớn trong tiểu sử của
vị Anh hùng dân tộc họ Lý ở thế kỷ thứ VI này, là đã hơn 1000 năm qua, sử sách
không cho biết quê hương cụ thể của ông ở đâu? Trong khoảng vài chục năm lại
đây, giới sử học Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu vấn đề trên, nhưng cho đến nay
dường như chưa có sự thống nhất cao. Tựu chung, từ trước đến nay, có 3 thuyết về
quê hương của vua Lý Nam Đế: 1. Quốc Oai, Phúc Thọ (Hà Tây cũ); 2. Thái Thụy,
Thái Bình; 3. Phổ Yên, Thái Nguyên.
Hôm nay, nhân kỷ niệm 1470 năm (542-2012), ngày Cuộc khởi nghĩa Lý Bí
bùng nổ, UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Phổ Yên phối hợp với Hội Khoa
học Lịch sử Việt Nam, tổ chức Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều
Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế, nhằm làm sáng tỏ thêm một bước quê
hương, dòng họ, gia thế của vua Lý Nam Đế và vị thế của Vương triều Tiền Lý đối
với lịch sử dân tộc.
Cuộc Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê
hương của vua Lý Nam Đế lần này, đã được các nhà sử học, các nhà khoa học ở
Trung ương (Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Lịch sử Quân sự Việt
Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) và địa phương (huyện Hoài Đức, Hà Nội,
5
tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc…) nhiệt tình hưởng ứng. Cho đến
hôm nay, Ban Tổ chức đã nhận được 27 bản tham luận khoa học từ các nơi gửi về.
Để cuộc Hội thảo của chúng ta đạt được những yêu cầu đã đặt ra, tôi xin
phép nêu lên một số vấn đề tương đối thống nhất và những vấn đề còn có ý kiến
khác nhau để Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận nhằm đi đến những kết luận
thỏa đáng.
Chúng tôi xin phân chia làm 3 nhóm vấn đề như sau:
1. Về vấn đề xác định quê hương của vua Lý Nam Đế.
2. Đánh giá sự nghiệp, cống hiến của vua Lý Nam Đế và vị trí của Vương
triều Tiền Lý đối với lịch sử dân tộc.
3. Nghiên cứu, khảo sát một số di tích lịch sử liên quan tới vua Lý Nam Đế
và Vương triều Tiền Lý.
*
* *
I. Về vấn đề xác định quê hương của vua Lý Nam Đế
Về vấn đề nói trên, trong cuộc Hội thảo lần này nhận được 6 bản tham luận
của PGS.TS. Nguyễn Minh Tường, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi, Ths.
Nguyễn Văn Khoa, Nhà sử học Phạm Văn Kính, Nhà giáo Nguyễn Hữu Khánh và
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Hưng. Hầu hết các bản tham luận đã dựa trên cơ sở
tư liệu điền dã thực địa ở các vùng: Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, kết hợp với tư liệu Thần tích, Thần sắc,
Truyền thuyết… còn lưu giữ tại các xã Giang Xá, Lưu Xá, huyện Hoài Đức, Hà
Nội, để đi tới nhận định: Vua Lý Nam Đế có quê gốc là thôn Cổ Pháp, xã Tiên
Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ngày nay.
PGS.TS. Nguyễn Minh Tường viết: “Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền cho
biết: Lý Nam Đế tu tại chùa Hương Ấp chừng 4 năm, đến năm 13 tuổi thì theo Phổ
Tổ Thiền sư về tu hành tại chùa Giang Xá (Linh Bảo tự) thuộc huyện Hoài Đức,
Hà Nội.
Nhân dân làng Giang Xá nói chung và nhà sư trụ trì cùng với phật tử chùa
Giang Xá nói riêng, từ lâu rồi, vẫn coi ngôi chùa Hương Ấp ở xã Tiên Phong là
chốn Tổ… Điều đáng chú ý: quê hương của vua Lý Nam Đế ở xã Tiên Phong,
6
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên còn được khẳng định thêm một lần nữa trong
bản Thần tích của làng Hạ Mỗ, thuộc tổng Thượng Hội, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà
Đông (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội). H. Maspéro trong
Etudes d’Histoire d’Annam (Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam) cho biết: “Trong Thần
tích của làng Hạ Mỗ, huyện Từ Liêm (Hà Đông), Lý Bí được coi là gốc tích tại Cổ
Pháp”… Qua những tư liệu và chứng cứ chúng tôi đã dẫn ở trên, chúng ta thấy
rằng: “Làng Cổ Pháp” mà H. Maspéro nói “được coi là gốc tích của Lý Bí”, chỉ có
thể là làng Cổ Pháp, thuộc xã Tiên Thù, tổng Tiên Thù, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên. Hiện nay, làng Cổ Pháp “gốc tích của Lý Bí”, thuộc xã Tiên Phong, huyện
Phổ Yên, Thái Nguyên”.
Thực ra, nhận định trên về quê gốc của vua Lý Nam Đế được PGS.TS.
Nguyễn Minh Tường tiếp thu và phát triển từ kết quả nghiên cứu của những tác giả
đi trước. Năm 1991, Nhà nghiên cứu Minh Tú đã công bố luận văn khoa học Về Lý
Nam Đế trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1 (254)-1991. Trong đó, ông nhận
định: “Sử sách cổ ghi chép Lý Bí là người Thái Bình, mà không khẳng định ở
huyện hay tỉnh Thái Bình…”. Và, theo tác giả Minh Tú thì “Thái Bình” quê hương
Lý Bí “nằm trong xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, cách Phố Cò
4 km về hướng Đông – Nam”. Năm 1997, Nhà giáo Nguyễn Hữu Khánh, người có
nhiều năm nghiên cứu về con người và vùng đất Phổ Yên (Thái Nguyên) biểu thị
sự tán đồng với ý kiến trên của tác giả Minh Tú, và công bố luận văn Tìm hiểu
thêm về châu Giã Năng1
và ấp Thái Bình thời Lý Bí, trên tạp chí Nghiên cứu Lịch
sử, số 6 (295), tháng 11/12-1997. Trong đó, tác giả Nguyễn Hữu Kính cũng khẳng
định: “Một lần nữa, chúng ta có thể khẳng định được rằng quê hương Lý Bí đích
thực là ở ấp Thái Bình, châu Giã Năng, mà trung tâm là vùng đất huyện Phổ Yên
(Thái Nguyên) ngày nay”.
Qua đó, chúng ta thấy việc xác định xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên là quê hương của vua Lý Nam Đế đã được các nhà nghiên cứu đặt ra
từ trước khi cuộc Hội thảo này diễn ra. Chúng tôi cho rằng: đây là một nội dung
hết sức quan trọng của cuộc Hội thảo, rất mong các nhà khoa học có bài gửi tới
Ban Tổ chức, và kể cả các nhà nghiên cứu chưa có điều kiện viết bài, cần thảo luận
kỹ hơn nữa, để vấn đề này càng được sáng tỏ hơn.
1
. Châu Giã Năng: một địa danh cổ, được ghi bằng chữ Nôm, có thể phiên thành Giã, hoặc Dã
(Dã Năng) đều được.
7
Chúng tôi xin lưu ý Hội nghị một bản tham luận khá đặc biệt về vấn đề này,
đó là bài: Vài nét về huyện Phổ Yên trong lịch sử và tấm lòng của Đảng bộ, nhân
dân trong huyện với việc xác định quê hương vua Lý Nam Đế của Ths. Nguyễn
Văn Khoa – Bí thư Huyện ủy huyện Phổ Yên.
Điều khá đặc biệt trong bản tham luận của Ths. Nguyễn Văn Khoa là ở chỗ,
trong đó, tác giả đã cho chúng ta thấy: Trước khi các nhà sử học, các nhà khoa học
xác định được đâu là quê hương của vua Lý Nam Đế, thì nhân dân xã Tiên Phong
(Phổ Yên, Thái Nguyên) và nhân dân làng Giang Xá (Hoài Đức, Hà Nội) đã có
những cuộc “thăm hỏi lẫn nhau”. Nhân dân làng Giang Xá, nơi có đình, đền thờ
vua Lý Nam Đế và có chùa Giang Xá, nơi Đức vua tu hành thời trẻ, đã mặc nhiên
thừa nhận thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), nơi có
chùa Hương Ấp, là quê hương của vua Lý Nam Đế. Và điều đáng cho chúng ta suy
ngẫm hơn nữa là nhân dân 2 vùng đất nói trên, đã tự nguyện đi lại thăm viếng lẫn
nhau từ hơn 10 năm qua. Nhân dân làng Giang Xá, về mặt tâm linh đã thừa nhận
xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên là quê hương của vị thần Thành hoàng làng mình.
Tuy nhiên, không vì thế trong cuộc Hội thảo lần này, chúng ta không muốn
lắng nghe những ý kiến phản bác, miễn là mọi ý kiến lập luận cần phải có chứng
cứ đủ sức thuyết phục.
II. Đánh giá sự nghiệp, cống hiến của vua Lý Nam Đế và vị trí của
Vương triều Tiền Lý đối với lịch sử dân tộc
Đây là vấn đề cũng được Hội thảo của chúng ta rất quan tâm, vì kể từ cuộc
Khởi nghĩa Lý Bí nổ ra năm 542, đến nay đã 1470 năm, nhưng việc tìm hiểu
nguyên nhân thắng lợi, cũng như lý do thất bại của Vương triều Tiền Lý vẫn là
việc làm cần thiết đối với nhà sử học. Về vấn đề này, chúng tôi nhận được 8 bản
tham luận của PGS.TS. Nguyễn Danh Phiệt, PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn, PGS.TS.
Nguyễn Minh Tường, PGS.TS. Lê Đình Sỹ, PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ, TS.
Trương Thị Yến, TS. Nguyễn Hữu Tâm, Tường Minh…
Các tác giả trên đây đều dựa vào các bộ chính sử dưới thời quân chủ Việt
Nam như: Việt sử lược, thế kỷ XIV; Đại Việt sử ký toàn thư, thế kỷ XV; Khâm
Định Việt sử thông giám cương mục, thế kỷ XIX… và những bộ sử của Trung
Quốc như: Lương thư, Trần thư, Tùy thư, Sách phủ nguyên quy, v.v… để tìm hiểu
về sự nghiệp, cống hiến của vua Lý Nam Đế đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.
8
PGS.TS. Nguyễn Minh Tường cho rằng cuộc khởi nghĩa Lý Bí nói riêng và
Vương triều Tiền Lý nói chung giữ một vị trí rất quan trọng trong thời Bắc thuộc
và chống Bắc thuộc, kéo dài hơn 1000 năm. Theo tác giả, có thể nêu lên 3 ý chính
dưới đây:
1. Trong thời kỳ Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa Lý Bí thu được thắng lợi vang
dội nhất và giành được quyền độc lập, tự chủ lâu dài nhất.
2. Trong lịch sử nước nhà, Lý Nam Đế là người đầu tiên xưng đế hiệu, và
cũng là người đầu tiên đặt niên hiệu “Thiên Đức”.
3. Lý Nam Đế là người đầu tiên nhận ra vị trí trung tâm đất nước của vùng
đất Hà Nội cổ.
PGS.TS. Lê Đình Sỹ bàn kỹ hơn về “Sự nghiệp đánh giặc ngoại xâm của
Lý Bí”. Theo tác giả thì “Sự nghiệp chống ngoại xâm của Lý Bí trải qua hai giai
đoạn: Giai đoạn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập Nhà nước
Vạn Xuân độc lập (từ năm 542 đến năm 543) và giai đoạn lãnh đạo cuộc kháng
chiến chống quân Lương xâm lược (trong các năm 545 và 546)”. PGS.TS. Lê Đình
Sỹ nhận định: “Sự nghiệp của Lý Nam Đế, trong đó có sự nghiệp đánh giặc ngoại
xâm của ông thật vĩ đại. Lý Bí và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo là một nhân
vật, một sự kiện đặc biệt thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc”.
PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn có bài tham luận: Một số khác biệt giữa sử gia Việt
Nam và sử gia Trung Quốc khi viết về Lý Nam Đế. Theo tác giả, ở Việt Nam và ở
Trung Quốc, từ đầu thế kỷ XX đến nay, không một công trình nghiên cứu lịch sử
nào viết về các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ Bắc thuộc, lại
không quan tâm đặc biệt tới sự kiện Lý Nam Đế. Trong bài tham luận của mình,
PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn dựa vào thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc phủ nhận
sự kiện “Lý Nam Đế tổ chức trận tấn công quân Lương ở Hợp Phố”. Theo tác giả,
“Hợp Phố (Từ Văn) cách khu vực Hà Nội cổ, trung tâm của nước Vạn Xuân rất xa.
Nếu muốn đánh quân nhà Lương ở Hợp Phố, thì Lý Bôn phải mất hàng năm đóng
thuyền bè, chuẩn bị lương thực, vũ khí… và để đến được Hợp Phố nhanh nhất,
quân đội của Lý Bôn phải ra Móng Cái ngày nay, qua Đông Hưng, rồi cửa biển
Phòng Thành dong buồm, vượt biển…, một chuyện không thể thực hiện được, nhất
là trong vòng 4, 5 tháng”.
9
Ngoài ra, về nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống xâm lược
nhà Lương do Trần Bá Tiên chỉ huy cũng được nhiều nhà khoa học bàn tới. Đây
cũng là một vấn đề, theo chúng tôi cần được trao đổi thêm trong cuộc Hội thảo lần
này.
III. Nghiên cứu, khảo sát một số di tích lịch sử liên quan tới vua Lý
Nam Đế và Vương triều Tiền Lý
Theo chúng tôi đây là vấn đề mà Hội thảo của chúng ta cần thảo luận một
cách cụ thể để làm rõ: Vì sao Lý Nam Đế lại được thờ ở nhiều nơi trên miền Bắc
nước ta như: Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, v.v… Trong cuộc Hội
thảo lần này, rất tiếc chúng ta chưa nhận được những báo cáo khoa học nghiên cứu
chuyên sâu về vấn đề địa danh học – lịch sử như: Vì sao quê hương vị vua sáng
lập nhà Tiền Lý (Lý Bôn) và vị vua sáng lập nhà Hậu Lý (Lý Công Uẩn) lại cùng
có tên là “Cổ Pháp”? Châu Giã Năng, ấp Thái Bình, v.v… đích thực là vùng đất
nào? Mong rằng sau này, có những chuyên khảo sâu hơn, kỹ hơn về vấn đề trên.
Về những di tích liên quan tới vua Lý Nam Đế và Vương triều Tiền Lý, Hội
thảo của chúng ta nhận được 10 bản tham luận của PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí,
PGS.TS. Đinh Khắc Thuân, Nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên, Nhà nghiên cứu
Nguyễn Chí Ninh, TS. Hà Mạnh Khoa, Nhà sử học Phạm Văn Kính, Nhà nghiên
cứu Minh Tú, TS. Vương Thị Hường, Ths. Trần Nam Trung, CN. Ngô Vũ Hải
Hằng…
Trong số các báo cáo khoa học trên đây, tham luận của PGS.TS. Đinh Khắc
Thuân về Văn bản Thần tích Việt Thường thị Tiền Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền
có ý nghĩa: “Góp phần làm rõ hơn về quê hương, tuổi ấu thơ của Lý Bí, cũng như
công cuộc chống ngoại xâm, xây dựng Nhà nước Vạn Xuân hết đỗi tự hào của dân
tộc ta”. Tác giả Vũ Kim Biên, là nhà nghiên cứu lịch sử của tỉnh Phú Thọ, đã bỏ ra
hàng chục năm đi điền dã, nghiên cứu về những di tích lịch sử liên quan tới Lý
Nam Đế, đặc biệt là hồ Điển Triệt và động Khuất Lão. Trong Hội thảo lần này,
Nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên viết: Về vị trí hồ Điển Triệt và động Khuất Lão
trong cuộc kháng chiến chống quân Lương của Lý Nam Đế. Vũ Kim Biên là một
trong những người đầu tiên trong giới sử học xác định được vị trí đích thực của hồ
Điển Triệt là ở xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Tác giả đã
10
bác bỏ một cách khá thuyết phục ý kiến của một số nhà sử học đi trước, từng cho
rằng hồ Điển Triệt tức là Đầm Vạc ở Thành phố Vĩnh Yên.
Trong cuộc Hội thảo khoa học lần này, chúng tôi xin thay mặt Ban Tổ chức
đề nghị các nhà khoa học phát biểu ý kiến về vấn đề tôn vinh xứng đáng đối với
công lao, sự nghiệp của vị Anh hùng dân tộc, Đức vua Lý Nam Đế. Tôi cho rằng
nếu như chúng ta đã xác định được thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên là quê hương của vua Lý Nam Đế, Nhà nước ta cần đầu tư để
xây dựng một đền thờ khang trang tại đây, làm nơi thờ phụng vị Anh hùng dân tộc
sáng lập nên Vương triều Tiền Lý này. Ngoài ra, chúng ta nên có kế hoạch tu bổ,
nâng cấp những di tích lịch sử như: chùa Hương Ấp, đình Giang Xá, đền Giang
Xá, đền Mục, chùa Giang Xá, v.v… liên quan tới vua Lý Nam Đế. Đó là những
việc làm cần thiết đối với bậc Anh hùng dân tộc, vừa thể hiện tấm lòng trung hậu
“Uống nước nhớ nguồn” của chúng ta, vừa góp phần giáo dục tinh thần tự hào dân
tộc, lòng yêu quý quê hương đất nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Điểm qua một số vấn đề chính yếu mà các bản tham luận khoa học đề cập
tới, với tinh thần khoa học, chúng tôi xin lắng nghe mọi ý kiến phát biểu, thảo luận
và trân trọng với từng đóng góp dù là nhỏ của mỗi người… Ở đây, không riêng gì
những điểm khác biệt, mà ngay cả những điểm đã thống nhất, chúng ta vẫn có thể
trao đổi lại, xem có đủ luận cứ khoa học hoặc đủ sức thuyết phục hay chưa?
Trong cuộc Hội thảo khoa học lần này, với thời gian không dài, có thể
chúng ta sẽ không giải quyết được những tồn nghi khoa học, nhưng chúng tôi vẫn
hy vọng rằng, trong nỗ lực chung của mọi người, chúng ta có thể đi tới sự xác định
có tính thống nhất cao về Quê hương của Đức vua Lý Nam Đế - Vị Anh hùng dân
tộc, vị Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sống và hoạt động vào thế kỷ VI.
Xin kính chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.
11
VỊ TRÍ CỦA VƯƠNG TRIỀU TIỀN LÝ
TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
PGS.TS. Nguyễn Minh Tường
(Viện Sử học)
Sách Đại Việt sử ký toàn thư, trong phần Kỷ nhà Tiền Lý chép khái quát về
cuộc khởi nghĩa của Lý Bí như sau: “Vua họ Lý, tên húy là Bí, người Thái Bình,
phủ Long Hưng. Tổ tiên là người Bắc, cuối đời Tây Hán khổ về việc đánh dẹp,
mới tránh sang ở đất phương Nam, được 7 đời thì thành người Nam. Vua có tài
văn võ, trước làm quan với nhà Lương, gặp loạn, trở về Thái Bình. Bấy giờ bọn
thú lệnh tàn bạo hà khắc, Lâm Ấp cướp phá ngoài biên, vua dấy binh đánh đuổi
được, xưng là Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên”1
.
Thời bấy giờ Giao Châu (miền Bắc Bộ của nước ta ngày ấy) ở dưới quyền
cai trị của Vũ Lâm hầu Tiêu Tư. Tiêu Tư vốn là tôn thất của nhà Lương2
là một kẻ
tàn bạo, mất lòng dân. Lý Bí nhân lòng oán hận của nhân dân và các hào trưởng
người Việt đối với chính quyền thực dân, đã hiệu triệu các bậc anh kiệt các châu
lãnh đạo nhân dân nổi dậy. Sử ta chép rằng tù trưởng Chu Diên là Triệu Túc, phục
tài đức Lý Bí, đem quân theo trước tiên3
. Miền đất nước ta bấy giờ gồm các châu:
Giao, Hoàng (Bắc Bộ), Ái (Thanh Hóa), Đức, Lợi, Minh (Nghệ Tĩnh).
Như vậy, cuộc khởi nghĩa của Lý Bí không phải chỉ nổ ra ở Giao Châu (tức
miền Bắc Bộ ngày nay). Lý Bí đã liên kết với hào kiệt các châu khác trên miền đất
của người Việt, và sau này lên ngôi hoàng đế, Lý Nam Đế đã cố gắng xây dựng
một Nhà nước độc lập, tự chủ bao gồm toàn bộ lãnh thổ của người Việt từ Bắc Bộ
đến Hà Tĩnh. Cho nên, có thể nói cuộc khởi nghĩa của Lý Bí giữ một vị trí hết sức
trọng đại trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt.
Chúng tôi xin phân tích một cách khái quát ý nghĩa và vị trí của việc thành
lập vương triều Tiền Lý do vua Lý Nam Đế khai sáng.
1
. Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb Khoa học xã hội, H. 1998, tập 1, tr. 178, 179.
2
. Lương Võ Đế (503-549) là Tiêu Diễn, người sáng lập nhà Lương (503-557).
3
. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, tr. 179.
12
I. Trong thời kỳ Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa Lý Bí thu được thắng lợi
vang dội nhất và giành được quyền độc lập, tự chủ lâu dài nhất
Theo quan niệm của giới sử học ngày nay, thì năm 179 tr. Cn, Triệu Đà sau
khi chinh phục nước Âu Lạc, lật đổ triều đình An Dương Vương, sát nhập đất đai
Âu Lạc vào phạm vi quốc gia Nam Việt, là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc1
. Và thời kỳ
Bắc thuộc kết thúc bằng sự kiện Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ vào năm 905.
Như vậy, thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc kéo dài tới 1084 năm.
Trong khoảng thời gian gần 11 thế kỷ ấy, nước ta bị bọn phong kiến phương
Bắc đô hộ có hàng chục cuộc nổi dậy, cuộc khởi nghĩa, to có, nhỏ có, nhưng chưa
có cuộc khởi nghĩa nào thu được thắng lợi vang dội như cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Từ
xưa đến nay, không sử gia nào không ca ngợi võ công đánh giặc, cứu nước của
Đức vua Lý Nam Đế.
Sử gia Nguyễn Nghiễm2
(1708-1776), trong Việt sử bị lãm viết: “Từ khi
nước Việt ta thuộc vào Đông Hán (25-220 – TG), trải qua khoảng mấy trăm năm
mà chưa có kẻ đắc chí. Tiền [Lý] Nam Đế trỗi dậy nơi đất khách, hăng hái mưu
khôi phục đất nước, văn chương thì đã có Tinh Thiều bày mưu kế; võ dũng thì đã
có Triệu Túc ra chiến trường, vì thế mà đuổi được Tiêu Tư về phương Bắc, dẹp
được Lâm Ấp ở phương Nam, dựng đô, đặt quốc hiệu, khôi phục bờ cõi. Nếu
không phải là người văn võ toàn tài, mưu lược, thì chưa dễ đã làm được”3
.
Sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780), trong bộ Đại Việt sử ký tiền biên (được ấn
hành vào năm 1800 đời Cảnh Thịnh), thì bàn cụ thể và đánh giá cao hơn: “Tiền
[Lý] Nam Đế là một hào tộc khởi binh, có Tinh Thiều giúp việc mưu mô, có Triệu
Túc chủ việc quân ngũ. Châu quận hưởng ứng, hào kiệt đồng tâm, trục xuất được
Tiêu Tư, đánh đuổi được Tử Hùng, lại phá được Lâm Ấp ở Cửu Đức4
. Uy binh
vang dội, thế mạnh dần lên, rồi lên ngôi vua, đặt niên hiệu, đặt tên nước là Vạn
Xuân, hiệu vua xưng là Nam Việt. Có nơi triều hội, có tướng võ tướng văn, quy
1
. Sử cũ: thí dụ Đại Việt sử ký toàn thư và nhiều bộ sử thời quân chủ, quan niệm nhà Triệu (179-
111 tr. Cn) là một triều đại chính thống của nước ta và viết thành Kỷ nhà Triệu. Quan niệm đó,
từ cuối thế kỷ XVIII, đã bị phê phán, mà người bác bỏ đầu tiên là Ngô Thì Sĩ, tác giả Việt sử
tiêu án.
2
. Nguyễn Nghiễm: là thân phụ của Đại thi hào Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng.
3
. Trích theo Ngô Thì Sĩ: Đại Việt sử ký tiền biên. Nxb Khoa học xã hội, H. 1997, tr. 110.
4
. Cửu Đức: tức miền Hà Tĩnh ngày nay.
13
mô dựng nước hoàn chỉnh có thể coi được… Từ sau khi Hai Bà Trưng mất1
, tới
đây là 490 năm nội thuộc làm châu phụ biên, một khi vùng lên chống chọi với binh
hùng tướng mạnh của Tam Ngô, khiến cho người trong nước có chỗ nương nhờ,
quốc thống có nơi hệ thuộc. Ở vào thế rất khó khăn, mà lập được công rất kỳ diệu.
Bọn giặc Man do đó hết cơ hội quấy rối, quân phương Bắc vì thế nhụt chí xâm
lăng. Cho nên Triệu Việt Vương, Hậu Lý [Nam Đế] cũng được nhờ để dựng nước,
quân Lâm Ấp cũng không dám dòm ngó ngoài biên. Hơn 60 năm, công lao của
ông không thể mai một được, xứng đáng vào hạng người như Đinh Tiên
Hoàng…”2
.
Học giả Nguyễn Văn Tố (1889-1947), trên tạp chí Tri Tân, trong khoảng từ
năm 1932 đến năm 1936, có một số bài liên quan tới Lý Nam Đế như: Nên có
ngày kỷ niệm vua Tiền Lý, Có Triệu Quang Phục không?, Có nhà Tiền Lý không?,
Lý Nam Đế, v.v… Vào năm 1997, các bài luận văn trên đây của Học giả Nguyễn
Văn Tố, được Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam in lại trong bộ sách: Đại Nam dật
sử - Sử Ta so với sử Tàu.
Trong bài Nên có ngày kỷ niệm vua Tiền Lý, Học giả Nguyễn Văn Tố viết:
“Nước ta có ba bậc “anh hùng cứu nước” đầu tiên là Đức Đổng Thiên Vương, Hai
Bà Trưng và vua Tiền Lý Nam Đế. Đức Đổng Thiên Vương thuộc vào thời kỳ lộ
sử, mà chuyện lại thần kỳ, cho nên bộ Khâm định Việt sử không chép đến. Còn Hai
Bà Trưng, thì ai là người nước Nam, tất phải biết chuyện. Đến như vua Tiền Lý
Nam Đế (Lý Bí, hoặc Lý Bôn 544-548), thì sử nước ta chép riêng ra một “Kỷ”, tức
một dòng vua, nhưng lại không có ngày quốc tế! Đổng Thiên Vương thì có hội
Gióng… vào mùng tám tháng tư… Trưng Vương có hội “Đền Hai Bà”, vào mùng
năm tháng hai, là ngày kỷ niệm chung của cả nước. Duy có vua Tiền Lý thì chỉ có
mấy làng ở cửa sông Đáy thờ làm thành hoàng, còn chưa có ngày hội lớn để cho
quốc dân nhớ lại công ơn của một vị anh hùng đã đưa đường dẫn lối cho dân ta
thoát vòng lao lung…”3
. Trong bài Lý Nam Đế, Nguyễn Văn Tố còn khẳng định:
1
. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: từ năm 40 giành quyền độc lập, tự chủ, đến năm 43 thì bị Mã Viện
đàn áp.
2
. Ngô Thì Sĩ: Đại Việt sử ký tiền biên. Sđd, tr. 111.
3
. Nguyễn Văn Tố: Đại Nam dật sử - Sử Ta so với sử Tàu. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam XB,
H. 1997, tr. 78.
14
“Người nước Nam mà làm vua nước Nam, Lý Bí thực là một người xây nền độc
lập cho nước Nam muôn nghìn năm sau này”1
.
Qua những nhận định của các nhà sử học nói trên, ta thấy cuộc khởi nghĩa
Lý Bí (542-544), sau khi giành thắng lợi đã dựng nên cả một vương triều: Vương
triều Tiền Lý kéo dài tới hơn nửa thế kỷ (544-602), với 4 đời vua: Lý Nam Đế
(544-548), Lý Đào Lang Vương (549-555), Triệu Việt Vương (549-570) và Hậu
Lý Nam Đế (571-602).
II. Trong lịch sử nước nhà, Lý Nam Đế là người đầu tiên xưng đế hiệu,
và cũng là người đầu tiên đặt niên hiệu “Thiên Đức”
Sau khi đánh thắng quân Lương, đuổi Thứ sứ Tiêu Tư về Trung Quốc, tháng
Giêng năm Giáp Tý, Lý Bí chính thức lên ngôi Hoàng đế. Sách Đại Việt sử ký toàn
thư chép về sự kiện này như sau: “Mùa xuân, tháng Giêng năm Giáp Tý (544), Vua
nhân thắng giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi đặt niên hiệu (là Thiên Đức
năm thứ 1 – TG), lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ý mong cho xã tắc
truyền đến muôn đời vậy”2
.
Như vậy, ta thấy trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Lý Bí là
người Việt Nam đầu tiên tự xưng Hoàng đế. Sử Trung Quốc, như bộ Tư trị thông
giám của Tư Mã Quang đời Tống (960-1279) cũng ghi nhận Lý Bí xưng là Việt
Đế, còn chính sử nước ta đều chép Đức vua xưng là Nam Đế, hoặc Nam Việt Đế.
Tuy cả sử Trung Quốc và sử ta đều nói Lý Bí xưng Đế 帝 (Việt Đế, hay Nam
Đế…), nhưng cần hiểu chính xác của sự kiện lịch sử trọng đại này là: Lý Bí tự
xưng Hoàng Đế: 帝 帝.
Chúng ta cần phải biết xưng Hoàng đế 帝 帝 khác với xưng Vương 帝 như thế
nào?
Sách Từ Nguyên giải thích: 帝 帝: 帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝帝帝
帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝 (Phiên âm: Hoàng đế: Tần dĩ hậu, Thiên tử chi xưng. Thủy Hoàng
tính thiên hạ dĩ vi đức kiêm Tam hoàng, công cao Ngũ đế, cánh xưng Hoàng đế.
Dịch nghĩa: Hoàng đế: từ đời Tần Thủy Hoàng (221-211 tr. Cn) trở về sau này, là
từ mà các bậc Thiên tử tự xưng. Tần Thủy Hoàng kiêm tính được toàn bộ thiên hạ,
1
. Nguyễn Văn Tố. Sđd, tr. 500.
2
. Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb Khoa học xã hội, H. 1998, tập 1, tr. 179.
15
tự cho rằng tài đức của mình gồm kiêm cả Tam Hoàng1
, công nghiệp của mình cao
hơn Ngũ đế2
, cho nên xưng là Hoàng đế3
).
Sách Từ Nguyên giải thích: “帝: 帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝 帝帝帝 帝 帝帝帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝帝
帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝帝帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝帝帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝. (Phiên âm: Vương,
quân dã, chủ dã, thiên hạ quy vãng, vị chi vương. Tam đại thời, duy hữu thiên hạ
giả, xưng vương. Ngô, Sở chi xưng vương, giai tiếm xưng dã. Hán dĩ hạ, quân chủ
xưng Hoàng Đế. Hoàng tộc, công thần phong vương tước. Dịch nghĩa: Vương là
để chỉ người làm Vua, hay người làm Chúa, được người trong thiên hạ quy về, thì
xưng là Vương. Thời Tam Đại (Hạ - Thương - Chu), chỉ có những người làm chủ
thiên hạ mới xưng Vương. Nước Ngô, nước Sở bấy giờ xưng Vương, đều bị coi là
tiếm xưng. Từ đời Hán (206 tr. Cn – 220 s. Cn) trở về sau, bậc quân chủ xưng là
Hoàng đế, từ đó những người trong hoàng tộc và công thần được phong tước
Vương4
).
Như vậy, chúng ta thấy, Lý Bí xưng Hoàng đế (gọi tắt là xưng Đế) là một sự
khẳng định vị thế của nước Nam thời bấy giờ so với Trung Quốc. Trong bộ Lịch
sử Việt Nam, Giáo sư Trần Quốc Vượng nhận định về sự kiện ấy như sau: “[Lý Bí]
xưng đế, định niên hiệu riêng, đúc tiền riêng, lấy Nam đối chọi với Bắc, lấy Việt
đối chọi với Hoa, những điều đó nói lên sự trưởng thành của ý thức dân tộc, lòng
tự tin vững chắc ở khả năng tự mình vươn lên, phát triển một cách độc lập. Đó là
sự ngang nhiên phủ định quyền làm “bá chủ thiên hạ” của Hoàng đế phương Bắc,
vạch rõ sơn hà, cương vực và là sự khẳng định dứt khoát rằng nòi giống Việt
phương Nam là một thực thể độc lập, là chủ nhân của đất nước và nhất quyết giành
quyền làm chủ vận mệnh của mình”5
.
1
. Tam Hoàng có nhiều thuyết:
a. Thiên Hoàng – Địa Hoàng – Nhân Hoàng (nhiều người theo thuyết này).
b. Phục Hy – Thần Nông – Nữ Oa.
c. Phục Hy – Thần Nông – Chúc Dung
d. Phục Hy – Thần Nông – Hoàng Đế…
2
. Ngũ Đế có 3 thuyết:
a. Thái Hạo – Thần Nông – Hoàng Đế – Thiếu Hạo – Chuyên Húc
b. Hoàng Đế – Chuyên Húc – Đế Cốc – Đế Nghiêu – Đế Thuấn.
c. Thiếu Hạo – Chuyên Húc – Đế Cốc – Đế Nghiêu – Đế Thuấn.
3
. Từ Nguyên: Bộ Bạch, tập Ngọ, tr. 1045.
4
. Từ Nguyên: Bộ Bạch, tập Ngọ, tr. 987.
5
. Phan Huy Lê – Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn – Lương Ninh: Lịch sử Việt Nam. Nxb Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, H. 1985, tr. 287.
16
Lý Nam Đế còn là vị vua đầu tiên của nước ta đặt niên hiệu là Thiên Đức 帝
帝. Sử Trung Quốc chép Lý Bí tự xưng Việt Đế, và đặt niên hiệu là Đại Đức 帝 帝.
Nhưng ngày nay chúng ta có thể khẳng định vua Lý Nam Đế đặt niên hiệu là
Thiên Đức, vì các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy những đồng tiền Thiên
Đức đúc thời Tiền Lý.
Chúng ta cần biết rằng việc các bậc đế vương ở phương Đông (Trung Quốc,
Việt Nam, Triều Tiên…) đặt ra “niên hiệu”, mục đích không chỉ giới hạn ở việc
đánh dấu năm ở ngôi, mà vì niên hiệu chính thức, ngoài ghi năm ra, còn mang
nhiều hàm nghĩa khác.
Trong lịch sử Trung Quốc, vị vua đầu tiên đặt niên hiệu là Hán Võ Đế (140
– 87 tr. Cn), đó là niên hiệu Kiến Nguyên 帝 帝 (có nghĩa là “Mở đầu”).
Hàm nghĩa của niên hiệu có rất nhiều nghĩa như: Đánh dấu thời gian bắt
đầu lên ngôi như: Kiến Nguyên của Hán Võ Đế, Thủy Nguyên của Hán Chiêu Đế,
Bản Thủy của Hán Tuyên Đế, Sơ Nguyên của Hán Nguyên Đế… của Trung Quốc.
Niên hiệu Kiến Tân của Trần Thiếu Đế, Nguyên Hòa của Lê Trang Tông… của
Việt Nam. Ghi lại điều may mắn như: Hán Võ Đế thấy ngôi sao lớn, đổi niên hiệu
thành Nguyên Quang (134-129 tr. Cn), vua Lý Thánh Tông (1054-1072) của Việt
Nam, vào năm Mậu Thân (1068), thấy châu Chân Đăng dâng 2 con voi trắng, nhân
đó đổi niên hiệu là Thiên huống bảo tượng (nghĩa là: Trời cho voi quý)… Nhưng
phần lớn niên hiệu đều có ý nghĩa tô điểm thêm cho sự thái bình, biểu thị vận nước
hưng thịnh, hoàng vị đời đời vững chắc như: Vạn Lịch, Càn Long, Gia Khánh,
Đạo Quang… của Trung Quốc, hay: Hưng Long (Trần Anh Tông), Đại Khánh
(Trần Minh Tông), Đại Bảo (Lê Thái Tông), Thái Hòa (Lê Nhân Tông), Hồng Đức
(Lê Thánh Tông), Bảo Hưng (Nguyễn Quang Toản), v.v.. của Việt Nam.
Vậy niên hiệu Thiên Đức 帝 帝 có ý nghĩa gì?
Chúng tôi cho rằng đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, vua Lý Nam Đế lựa
chọn niên hiệu này, ít nhất có mấy nghĩa dưới đây:
- Người được Trời ban Đức lớn.
- Người có Đức lớn được Trời lựa chọn làm Hoàng đế phương Nam.
- Người có Đức của bậc Thiên tử…
17
Chúng ta nên nhớ rằng, trước Lý Bí xưng là Nam Việt Đế và đặt niên hiệu
Thiên Đức, hơn 40 năm, vào năm 502, Tiêu Diễn (tức Lương Vũ Đế) sáng lập
Vương triều Lương (502-557) đã đặt niên hiệu là Thiên Giám 帝 帝 (có nghĩa:
được Trời soi xét đến). Như vậy, ta càng thấy niên hiệu Thiên Đức của Lý Nam Đế
có ý đối chọi lại với niên hiệu Thiên Giám của Lương Vũ Đế.
Lý Nam Đế đặt quốc hiệu nước ta lúc bấy giờ là Vạn Xuân 帝 帝 và tổ chức
cơ cấu triều đình mới, tuy rằng còn khá sơ sài, nhưng ngoài Hoàng đế đứng đầu,
bên dưới đã có 2 ban văn, võ. Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ,
Triệu Túc làm Thái phó… Triều đình Vạn Xuân là mô hình, lần đầu tiên, được Việt
Nam thâu hóa và áp dụng, của một cơ cấu Nhà nước mới, theo chế độ trung ương
tập quyền. Lý Nam Đế cho xây một đài Vạn Xuân để làm nơi văn vũ bá quan triều
hội. Lúc này, Phật giáo đang phát triển mạnh ở nước ta cũng như ở Trung Hoa.
Giới tăng ni là tầng lớp trí thức đương thời, chắc chắn đã ủng hộ Lý Nam Đế. Theo
Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền, còn được lưu giữ tại đình Giang Xá, huyện Hoài
Đức, Thành phố Hà Nội, thì Lý Bí từ hồi nhỏ đã được “bán” cho ngôi chùa Hương
Ấp, quê hương ông. Sau đó, khi chừng 12, 13 tuổi, Lý Bí lại được sư thầy là Phổ
Tổ Thiền sư đưa về tu tập đến hơn 10 năm tại chùa Linh Bảo (hay chùa Giang Xá),
gần với ngôi đình Giang Xá nói trên. Có lẽ, vì vậy, mà một người trong hoàng tộc
nhà Tiền Lý và làm tướng cho Lý Nam Đế đã mang một cái tên đượm màu sắc
sùng bái Phật tổ: đó là Lý Phật Tử (nghĩa là: Người họ Lý là con của Đức Phật).
III. Lý Nam Đế là người đầu tiên nhận ra vị trí địa lý trung tâm đất
nước của vùng đất Hà Nội cổ
Ngày nay, chúng ta có khá nhiều bằng cứ để chứng minh Lý Nam Đế và các
vị thủ lĩnh người Việt khác của Vương triều Tiền Lý là những người đầu tiên nhận
ra vị trí quan trọng của miền đất Hà Nội cổ. Chúng ta đều biết “Tam giác châu Bắc
Bộ” có 2 đỉnh:
- Đỉnh thứ nhất là Việt Trì.
- Đỉnh thứ hai là Hà Nội (trong đó có Thăng Long – Hà Nội và cả Cổ Loa –
Đông Anh).
Vùng đất Hà Nội, nơi hợp lưu của các dòng sông lớn nhỏ: sông Cái, sông
Đuống, sông Nhuệ, sông Tô…
18
Trước hết là những chứng cứ trong các bộ thư tịch cổ: Trần thư1
ghi rõ:
Năm 545, Lý Nam Đế đã dựng thành lũy ở cửa sông Tô Lịch để chống cự với quân
xâm lược nhà Lương do Trần Bá Tiên cầm đầu. Sau khi bị thất trận ở cửa sông Tô,
Lý Nam Đế mới lui giữ thành Gia Ninh ở Bạch Hạc, Việt Trì. Thành do Lý Nam
Đế xây dựng là công trình quân sự đầu tiên ở vùng nội thành Hà Nội cổ mà sử
sách biết đến. Nó cho ta khả năng nhận định rằng Lý Nam Đế đã nhận rõ tầm quan
trọng về vị trí địa – quân sự của miền Hà Nội gốc.
Tiếp đó là Tùy thư2
cũng chép: Năm 602, để phòng giữ cuộc xâm lược đại
quy mô của nhà Tùy (581-618), tướng Lý Phật Tử đã củng cố 3 ngôi thành cổ,
thành thế chân vạc:
- “Thành cũ của Việt Vương”, tức thành Cổ Loa: bấy giờ do Lý Phật Tử
đóng giữ.
- Thành Long Biên: do con người anh Lý Phật Tử là Lý Đại Quyền đóng
giữ.
- Thành Ô Diên: có thể là thành cổ Chu Diên của Thi Sách ở Hạ Mỗ (Đan
Phượng – Hà Nội) do biệt tướng Lý Phổ Đỉnh đóng giữ.
Những chứng cứ khá hiếm hoi của thư tịch cổ được bổ sung bởi các tài liệu
di tích đền, chùa và truyền thuyết. Giữa lòng Hà Nội có một di tích và danh thắng
nổi tiếng: Chùa Trấn Quốc 帝 帝 帝 (Trấn Quốc tự). Sách Thiền Uyển tập anh ngữ
lục (Ghi lời của các bậc anh tú trong vườn Thiền – đời Trần), trong truyện Thiền
sư Vân Phong ( ? – 957), cho biết chùa này có tên là Chùa Khai Quốc 帝 帝 帝 (Khai
Quốc tự). Tấm bia Trấn Quốc tự bi ký (Văn bia chùa Trấn Quốc) do Trạng Nguyên
khoa Đinh Sửu (1637) Nguyễn Xuân Chính soạn cho biết: Chùa xưa vốn ở bãi
sông Nhị Hà (tức sông Hồng), dựng từ đời Lý Nam Đế gọi là chùa Khai Quốc.
Khoảng niên hiệu Hoằng Định thứ 16 (1615) đời vua Lê Kính Tông (1600-1619),
dân phường An Hoa (Yên Phụ) sợ đê lở, chùa đổ, mới dời chùa vào bán đảo Kim
Ngư ở Hồ Tây tại vị trí hiện nay. Sau này, Vua Lê, Chúa Trịnh đổi tên thành chùa
Trấn Quốc.
1
. Trần thư 帝 帝: Tác giả là Diêu Tư Liêm, đời Đường (618-907) soạn, gồm 36 quyển, chép lịch sử
nhà Trần (558-589), thời Nam Bắc triều, Trung Quốc.
2
. Tùy thư 帝 帝: Tác giả Ngụy Trưng, đời Đường (618-907) soạn, gồm 85 quyển, chép lịch sử nhà
Tùy (581-618).
19
Lý Nam Đế xây dựng ngôi chùa thờ Đức Phật lại ban tên là Chùa Khai
Quốc (tức Chùa Mở nước) hẳn không phải là điều ngẫu nhiên. Chúng ta biết rằng
Đức vua vốn đã từng là người tu hành đạo Phật, và chắc hẳn trong cuộc khởi nghĩa
lật đổ ách thống trị hà khắc của Thái thú Tiêu Tư, nhà Lương vào đầu năm 542, Lý
Nam Đế đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của giới tăng ni, phật tử. Xin lưu ý
rằng, cũng ở thời Tiền Lý, vào năm 580, Thiền sư Tìniđalưuchi (Vinitaruci) ( ? –
594), học trò của Thiền sư Tăng Xán, vị Tổ thứ 3 của Thiền tông Trung Hoa1
đã
sang nước ta. Thiền sư Tìniđalưuchi dừng trụ ở chùa Pháp Vân (Bắc Ninh), và
sáng lập nên dòng phái Thiền tông đầu tiên của Việt Nam2
. Dòng phái Thiền tông
này còn phát triển rực rỡ ở vào thời Lý – Trần, thế kỷ XI-XIII.
Hiện nay, tại xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội có một cái
đầm rộng, xưa mang tên đầm Vạn Xoan. “Xoan” tức là Xuân, đọc theo âm cổ dân
gian3
. Tương truyền bên bờ đầm Vạn Xoan ấy, khi xưa là nơi thiết lập triều đình
Vạn Xuân của vua Lý Nam Đế. Năm 1962, Sở Văn hóa Hà Nội tìm thấy một tấm
bia cổ bên bờ đầm Vạn Xoan, ghi niên hiệu nhà Lương (503-557), tức thời Tiền
Lý.
Với một số chứng cứ kể trên, rõ ràng còn khá ít ỏi và còn cần điều tra xác
minh thêm, nhưng vẫn cho phép chúng ta đoán nhận rằng miền Hà Nội cổ, với ba
trung tâm: Cửa sông Tô Lịch, Thành Cổ Loa (Đông Anh) và đầm Vạn Xoan
(Thanh Trì), đã giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử Việt Nam, thời Tiền Lý nửa
cuối thế kỷ VI.
1
. Thiền tông Trung Hoa: Một tông phái của Phật giáo Đại thừa tại Trung Quốc. Thiền tông sinh ra
vào khoảng thế kỷ VI-VII, khi Bồ Đề Đạt Ma đưa phép Thiền của Đạo Phật Ấn Độ vào Trung
Quốc, hấp thụ một phần nào đạo Lão.
Thiền tông Trung Hoa có 6 vị Tổ:
1. Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma – 470-543)
2. Huệ Khả (487-593)
3. Tăng Xán (? 6-6)
4. Đạo Tín (580-651)
5. Hoằng Nhẫn ( ? - ?)
6. Huệ Năng (638-713)
2
. Thiền tông Việt Nam hình thành bởi 3 dòng phái:
1. Thiền phái thứ nhất do Thiền sư Tìniđalưuchi truyền vào năm 580.
2. Thiền phái thứ hai do Thiền sư Vô Ngôn Thông truyền vào năm 820.
3. Thiền phái thứ ba do Thiền sư Thảo Đường truyền vào năm 1069.
3
. Ca dao có câu: Trai ba mươi tuổi đang xoan (xuân)
Gái ba mươi tuổi đã toan về già.
20
Khởi nghĩa Lý Bí năm 542 lật đổ ách thống trị của nhà Lương, thành lập
Vương triều Tiền Lý tồn tại được khoảng gần 60 năm (544-602). Cho dù Đức vua
Lý Nam Đế bị mất ở động Khuất Lão vào mùa xuân tháng 3 năm Mậu Thìn (548),
nhưng người xưa từng căn dặn: “Chớ đem thành bại luận Anh hùng!”. Bậc Anh
hùng như Đức vua Lý Nam Đế một khi đứng trước việc “Đại nhân – Đại nghĩa =
đánh giặc – cứu nước”, thì Người có kể chi thành hay bại, miễn là khởi binh đánh
cho lũ cướp nước, biết được lòng quả cảm, ý chí sắt đá của người Việt phương
Nam.
Để tạm kết luận bài viết này, tôi xin dẫn Lời Phê của vua Tự Đức (1848-
1883) như sau:
“Nam Đế nhà Tiền Lý dẫu sức không địch nổi giặc Lương, đến nỗi công
cuộc không thành, nhưng đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự làm chủ lấy nước mình,
đủ làm thanh thế mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này. Vậy việc làm của Lý
Nam Đế há chẳng hay lắm sao?”1
.
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2012
N.M.T.
1
. Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Nxb Giáo dục, H. 1998,
tập 1, tr. 173.
21
SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC NGOẠI XÂM CỦA LÝ BÍ
PGS. TS. Lê Đình Sỹ
(Đại tá, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam)
Sự nghiệp chống ngoại xâm của Lý Bí (Lý Nam Đế) trải qua hai giai đoạn:
Giai đoạn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập nhà nước Vạn
Xuân độc lập (từ năm 542 đến năm 543) và giai đoạn lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống quân Lương xâm lược (trong các năm 545 và 546).
Bấy giờ, nhà Lương (Trung Quốc) thống trị đất Việt. Cả Giao Châu dưới
quyền cai trị của Vũ lâm hầu Tiêu Tư. Tiêu Tư là tôn thất nhà Lương và họ Tiêu là
một trong những cự tộc phương Bắc dời về Nam, uy quyền rất lớn. Đó là một Thứ
sử khét tiếng tàn bạo. Chính sử Trung Quốc như Lương thư, Trần thư đều công
nhận rằng, Tiêu Tư là một kẻ “tàn bạo, mất lòng dân”. Tướng nhà Lương, Trần Bá
Tiên, khi đem quân đàn áp phong trào nhân dân ở phương Nam cũng phải thừa
nhận nguyên nhân của các cuộc “phản loạn” ở đây là do “tội ác của các tôn thất”,
trong đó có quan Thứ sử.
Nhân lúc mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền đô hộ rất sâu sắc, Lý Bí
liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền đất nước ta đồng thời nổi dậy chống
Lương. Lương thư chép: “Lý Bí đã liên kết với hào kiệt vài châu đồng thời làm
phản”. Trước hết, đó là Tinh Thiều, người cùng quê với Lý Bí. Vốn rất giỏi văn
chương, Tinh Thiều đã lặn lội sang tận kinh đô Nam Kinh xin đầu quan, nhưng Lại
bộ thượng thư nhà Lương lúc đó là Sài Tốn cho rằng họ Tinh không phải là vọng
tộc, chỉ thuộc loại “hàn môn” (bình dân), nên xếp ông giữ chức Quảng Dương môn
lang, tức chức quan canh cổng. Tinh Thiều lấy làm tủi thẹn, về quê, cùng Lý Bí
mưu tính tập hợp lực lượng chống chính quyền đô hộ. Tham gia cuộc khởi nghĩa
Lý Bí, có thủ lĩnh Chu Diên (vùng Đan Phượng, Hoài Đức, nay thuộc ngoại thành
Hà Nội) tên là Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục. Sách Đại Việt sử ký toàn thư
chép: “Vua (Lý Nam Đế) bấy giờ làm chức giám quân ở châu Cửu Đức, nhân liên
kết với hào kiệt mấy châu, đều hưởng ứng. Có Triệu Túc, tù trưởng ở Chu Diên
22
phục tài đức của vua, bèn dẫn đầu đem quân theo”1
. Phạm Tu cũng là một tướng
tài của Lý Bí có mặt ngay từ buổi đầu khởi nghĩa. Các sách Đại Việt sử ký toàn
thư, Việt điện u linh, Đại Nam nhất thống chí và thần tích, bi ký, truyền thuyết ở
làng Giá, tức làng Cổ Sở (Yên Sở, Thanh Trì, Hà Nội) đều phản ánh Phạm Tu (có
thể cũng là Lý Phục Man) đã cùng dân làng tham gia cuộc khởi nghĩa giải phóng
đất nước. Về sau, nhân dân ở làng Giá mở Hội Giá để nhớ lại sự kiện đó. Lễ “niệm
quân” của ngày hội ấy cho thấy, không phải chỉ có Phạm Tu tham gia cuộc khởi
nghĩa, mà đông đảo dân làng Giá đã vùng dậy với người anh hùng của quê hương,
góp phần tạo nên thắng lợi của sự nghiệp khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo. Lý Bí khi
lên ngôi đã đánh giá rất cao công lao của Phạm Tu và gả con gái cho ông.
Sử cũ không chép rõ Lý Bí đã chiếm được các quận huyện, đánh đuổi bọn
quan lại phương Bắc như thế nào. Chỉ biết rằng, đó là một cuộc khởi nghĩa rộng
lớn, đã liên kết được đông đảo các hào kiệt và dân chúng các châu, nhanh chóng
giành thắng lợi. Lý Bí đã không gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ nào của bọn quan
lại đô hộ. Sử cũ cho biết, nghe tin Lý Bí nổi dậy, Vũ lâm hầu Tiêu Tư sợ hãi,
không giám chống cự, vội sai người đem vàng bạc, của cải đút lót cho Lý Bí rồi
chạy trốn về Việt Châu (bắc Hợp Phố) và Quảng Châu2
. Quan Thứ sử Tiêu Tư bỏ
trốn thì hẳn bọn quan lại khác trong chính quyền đô hộ cũng chạy theo; số còn lại
đầu hàng nghĩa quân.
Nổi dậy từ tháng Chạp năm Đại Đồng thứ 7, tức tháng 1 năm 542, không quá
ba tháng, nghĩa quân đã chiếm được thành Long Biên (Bắc Ninh). Bè lũ đô hộ đã
bị quét sạch trước khí thế tiến công và nổi dậy khắp nơi của nhân dân ta.
Sau những giờ phút kinh hoàng buổi đầu, chính quyền nhà Lương lập tức có
phản ứng đối phó, nhanh chóng tổ chức phản công lại nghĩa quân. Lương thư chép
rằng: “Tháng ba năm Đại Đồng thứ 8 (4-542) (vua Lương) sai thứ sử Việt Châu là
Trần Hầu, thứ sử La Châu là Ninh Cự, thứ sử An Châu là Lý Trí, thứ sử Ái Châu là
Nguyễn Hán, cùng đi đánh Lý Bí ở Giao Châu”3
. Sự phản ánh này của Lương thư
cho thấy, phía nam Giao Châu lúc đó còn thuộc quyền thống trị của nhà Lương.
1
. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, H. 1993, tr.179.
2
. Theo Lương thư, Trần thư, Tục tư trị thông giám. Lương thư chép: Tiêu Tư chạy về Hợp Phố;
một số sách khác chép: Tiêu Tư chạy về Quảng Châu.
3
. Lương thư, q.3, t.11b.
23
Trong ba tháng đầu của cuộc khởi nghĩa, Lý Bí và nghĩa quân mới làm chủ được
mấy châu phía Bắc thuộc vùng Bắc Bộ ngày nay.
Sử sách không ghi chép chi tiết về cuộc phản công của nhà Lương và chúng ta
cũng không biết được cuộc chiến đấu của nghĩa quân ra sao; song điều chắc chắn
là cuộc phản công đó đã hoàn toàn thất bại, bởi vì nhà Lương đã phải tổ chức một
cuộc phản công lần thứ hai vào cuối năm 542 đầu năm 543. Có lẽ sau khi đánh tan
cuộc phản công thứ nhất và đánh bại được đạo quân của Thứ sử Ái Châu Nguyễn
Hán, nghĩa quân đã vượt Ái Châu tiến thẳng vào giải phóng Đức Châu, nơi Lý Bí
đã làm quan trong một thời gian, đã có uy tín đối với các hào kiệt và nhân dân
vùng này. Ta có thể khẳng định điều đó, vì như sự phản ánh của sách Đại Việt sử
ký toàn thư, mùa Hè năm 543 khi Lâm Ấp đưa quân vào cướp Cửu Đức đã bị đại
tướng Phạm Tu đánh tan1
. Sách Tư trị thông giám của Tư Mã Quang (q.158) ghi:
“Mùa Hè tháng tư, vua Lâm Ấp tiến công Lý Bí, viên tướng của Lý Bí là Phạm Tu
đã phá quân Lâm Ấp ở Cửu Đức”. Như vậy, sau khi đánh tan cuộc phản công lần
đầu của quân Lương, nghĩa quân cơ bản đã làm chủ đất nước. Nghĩa quân của Lý
Bí đã kiểm soát được cả vùng đồng bằng Bắc Bộ, cả vùng Ái Châu (Thanh Hóa),
Đức Châu (Hà Tĩnh), vùng An Châu (Quảng Ninh) và cả vùng bán đảo Hợp Phố ở
phía Bắc.
Bị thua đau, vua Lương lại sai Thứ sử Cao Châu là Tôn Quýnh, Thứ sử Tôn
Châu là Lư Tử Hùng thống lĩnh binh mã, một lần nữa tiến sang Giao Châu để tiêu
diệt nghĩa quân của Lý Bí. Sự kiện này diễn ra vào đầu năm 543. Sử của ta chép:
“Mùa Đông, tháng 12 (khoảng tháng 1-543), Lương Đế sai Tôn Quýnh và Lư Tử
Hùng sang lấn”2
.
Bấy giờ, bọn Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng thấy cuộc phản công lần trước đã
thất bại và uy thế của nghĩa quân càng rầm rộ, nên e ngại, dùng dằng không chịu
tiến quân, lấy cớ là mùa Xuân ẩm ướt, lam chướng, xin đợi đến sang Thu hẵng
khởi binh. Nhưng thứ sử Quảng Châu là Tiêu Ánh không nghe, Vũ lâm hầu Tiêu
Tư cũng sốt ruột thúc giục, cho nên bọn Tôn Quýnh bất đắc dĩ phải động binh.
Chủ động đánh giặc, Lý Bí đã bày quân mai phục, thực hiện một trận tiêu diệt
lớn ở vùng cực bắc Giao Châu. Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt ở Hợp Phố. Quân
1
. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Sđd, tr.179.
2
. Như trên.
24
Lương 10 phần chết tới 7, 8 phần; bọn sống sót tan vỡ tán loạn tướng sĩ ngăn cấm
không được. Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đại bại, dẫn tàn quân chạy về Quảng
Châu.
Tiêu Tư dâng sớ về triều, vu cho Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đã “giao thông
với giặc, dùng dằng không tiến quân”. Thấy quân lính bị thiệt hại quá nhiều, giận
vì không tiêu diệt được Lý Bí, Lương Vũ Đế xuống chiếu bắt cả hai viên tướng
cầm đầu phải chết ở Quảng Châu. Về sự kiện này, sách Đại Việt sử ký toàn thư
chép rằng: “Quýnh lấy cớ là chướng khí mùa Xuân đương bốc, xin đổi mùa Thu.
Bấy giờ Thứ sử Quảng Châu là Tân dụ hầu không cho; Vũ lâm hầu Tư cũng thúc
giục. Bọn Tử Hùng đi đến Hợp Phố, 10 phần chết 6, 7 phần, quân tan vỡ mà trở về.
Tư tâu vua rằng Quýnh và Tử Hùng dùng dằng không chịu đi. Lương Đế bắt bọn
họ đều phải tự tử”1
.
Sau khi đánh tan được quân xâm lược phía Bắc, Lý Bí phải lo ngay việc đối
phó với nước Lâm Ấp ở phía Nam. Biên giới phía Nam lúc đó sát với Hoành Sơn
(Quảng Bình). Vua Lâm Ấp Rudravarman I nhân cơ hộ ở Giao Châu bọn quan đô
hộ bị đuổi, nên đã đem binh thuyền đánh phá, xâm lấn Đức Châu (5-543). Lúc đó,
như các tài liệu dẫn ở phần trên thì, Lý Bí đã cử đại tướng Phạm Tu đưa quân vào
đánh tan quân Lâm Ấp ở Cửu Đức, vua Lâm Ấp phải chạy trốn.
Đất nước đã được giải phóng. Biên giới phía Bắc và phía Nam đều tạm thời ổn
định. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã hoàn toàn thắng lợi. Đó là cuộc khởi nghĩa toàn
dân, xuất phát từ địa phương Thái Bình (khoảng các huyện Quốc Oai – Phúc Thọ,
Hà Nội ngày nay), phát triển rộng ra cả nước và giành được độc lập tự chủ. Nửa
cuối thế kỷ VI quả là một thời điểm đột phá lớn trong lịch sử hơn nghìn năm chống
Bắc thuộc của nhân dân ta. Nó tiếp tục và phát huy truyền thống đấu tranh giành
độc lập mà Hai Bà Trưng đã phất ngọn cờ đầu tiên chống ách đô hộ. Nó như một
mốc son đánh dấu lịch sử bởi một cuộc khởi nghĩa lớn và tiếp sau đó là một thời
kỳ độc lập khoảng 50 năm.
Việc Lý Bí khởi nghĩa thành công, thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập,
ngang nhiên xưng đế (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu riêng… là sự ngang nhiên thách
thức đối với Lương Vũ Đế. Tuy nhiên, sau khi Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng bị bức
tử vì lý do đánh Lý Bí bị thất bại, em Tử Hùng là Tử Lược, có gia thuộc ở Giang
1
. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Sđd, tr.179.
25
Nam là Đỗ Thiên Hợp và em Đỗ Năng Minh giúp sức, đã liên kết với cháu của
Tôn Quýnh nổi dậy báo thù, bắt viên đô đốc Giang Nam là Thẩm Khởi, rồi tiến
đánh Quảng Châu. Vì Quảng Châu náo động, nhà Lương phải lo tập trung lực
lượng đàn áp, nên chưa tổ chức phục thù Lý Bí ngay được. Thứ sử Quảng Châu là
Tiêu Ánh hợp quân với Trần Bá Tiên đánh tan bọn Tử Lược, giết được Đỗ Chiêm
Hợp, buộc Đỗ Thiên Ánh phải hàng. Mùa Đông năm 544, Tiêu Ánh chết, nhà
Lương cử Lan Khâm thay làm Thứ sử Quảng Châu chuẩn bị binh lực đánh Lý Bí.
Tuy nhiên, Nam Anh đã giết Lan Khâm để đoạt chức thứ sử đó.
Đầu năm 545, nhà Lương bắt đầu tổ chức cuộc chiến tranh xâm lược Vạn
Xuân nhằm chinh phục lại Giao Châu mà chúng vẫn cho là “thuộc quốc” cũ.
Dương Phiêu được cử làm Thứ sử Giao Châu, Trần Bá Tiên – viên tướng vũ dũng
tuy xuất thân từ “hàn môn” nhưng do vừa lập công đánh bọn Tử Lược, dẹp yên
Quảng Châu, được cử làm Tư mã Giao Châu, lĩnh chức Thái thú Vũ Bình, cùng tổ
chức cuộc chinh phục Vạn Xuân. Trong quá trình đàn áp Quảng Châu, Trần Bá
Tiên thu nạp được nhiều quân vũ dũng, khí giới đều tốt; vì thế Dương Phiêu rất
mừng, giao cho giữ chức kinh lược sứ, phụ trách tác chiến.
Sử sách không ghi chép cụ thể số quân nhà Lương trong cuộc Nam chinh
này là bao nhiêu. Chỉ biết đạo quân tiến đánh Vạn Xuân gồm nhiều bộ phận hợp
thành: quân triều đình dưới quyền chỉ huy của Dương Phiêu, đạo quân riêng của
Trần Bá Tiên lúc đánh Quảng Châu đã có tới 3.000 người thiện chiến, quân của
mấy thứ sử kề cận Giao Châu cũng được lệnh tập trung về Phiên Ngung (Quảng
Châu)..
Dương Phiêu họp tất cả các tướng sĩ hỏi mưu kế. Lúc đó có một số tướng
nghe tiếng Lý Bí đã sợ nên bàn lùi, như Tiêu Bột, Thứ sử Định Châu; một số tướng
khác thì ngần ngại… Trần Bá Tiên chủ chiến, hung hăng chủ trương kiên quyết
tiến binh, nói rằng: “Giao Châu làm phản, tội do ở người tông thất, để mấy châu
hỗn loạn trốn tội đã nhiều năm nay. (Thứ sử) Định Châu (Tiêu Bột) chỉ muốn trận
yên trước mắt, không nghĩ đến kế lớn. Đã vâng chiếu đi đánh kẻ có tội, phải nên
liều sống chết, há nên dùng dằng không tiến để nuôi cho thế giặc thêm mạnh mà
làm ngăn trở quân mình hay sao?”1
. Bá Tiên hiếu chiến, đầy tham vọng, luôn kích
động Dương Phiêu, nên được cử làm tướng tiên phong, đem quân đi trước.
1
. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Sđd, tr.180.
26
Biết tin quân Lương sắp sang, Lý Nam Đế càng gấp rút xây dựng lực lượng,
huy động quân đội, đắp thành lũy, tăng cường bố phòng, sẵn sàng đánh giặc.
Từ Phiên Ngung, quân Lương tiến theo đường biển vào Vạn Xuân. Tháng 7-
545, quân xâm lược tiến sâu vào nội địa nước ta ở lưu vực sông Hồng. Lý Nam Đế
thân dẫn ba vạn quân trấn giữ Chu Diên (mạn Hưng Yên), thiết lập chiến lũy, bố trí
thành thế trận phòng ngự lớn để chặn đánh quân của Trần Bá Tiên ở đây. Vì quân
giặc mới vào khí thế đương hăng, liên tục công phá thành Chu Diên; vì tương quan
lực lượng không có lợi cho quân ta nên Lý Bí bị thua, phải lui giữ cửa sông Tô
Lịch, dựng thành lũy để chống lại quân Lương.
Chiếm được Chu Diên, Trần Bá Tiên kéo đại quân đến bao vây, tiến công
thành Tô Lịch. Theo Trần thư, quân đội Vạn Xuân có khoảng vài vạn người giữ
thành ở cửa sông Tô Lịch, chiến đấu rất ác liệt, đánh bại nhiều đợt tiến công của
quân Lương. Tuy nhiên, thành đất, lũy tre gỗ không mấy kiên cố mà quân Lương
lại dũng mãnh tiến công ráo riết, thế trận của quân Vạn Xuân dần dần bị vỡ, Lý
Nam Đế buộc phải rút lui khỏi kinh đô, ngược dòng sông Hồng, lên giữ thành Gia
Ninh trên miền đồi núi trung du, ngã ba sông Trung Hà – Việt Trì.
Theo thần tích, trong cuộc kháng chiến do Lý Nam Đế lãnh đạo, cuộc chiến ở
cửa sông Tô Lịch hết sức quyết liệt. Lão tướng Phạm Tu (có tài liệu cho là Lý
Phục Man), người đứng đầu hàng võ quan trong triều đình Vạn Xuân, đã chiến đấu
rất anh dũng và hy sing ngày 20 tháng bảy năm Ất Sửu ( 8-545).
Hạ được thành Tô Lịch, Trần Bá Tiên thúc quân tiến lên truy kích quân ta rồi
bao vây và tiến công thành Gia Ninh, đồng thới cử người báo tin thắng trận cho
chủ tướng Dương Phiêu. Dương Phiêu liền đem hậu quân từ tuyến sau, theo đường
thủy, ngược dòng sông Hồng lên tiếp ứng.
Gia Ninh là một chiến thành lớn, Lý Nam Đế tập trung lực lượng quyết tâm
bảo vệ. Dựa vào thành, quân ta cố sức cầm cự với giặc trong suốt mùa khô năm
545. Sau ba tháng tiến công liên tục, Trần Bá Tiên không thể chiếm được thành,
quân sĩ bị chết rất nhiều, nhưng y vẫn không chịu từ bỏ kế hoạch đánh chiếm Gia
Ninh. Sang tháng 2-546, có quân chủ lực của Dương Phiêu phối hợp, bao vây,
công phá, quân giặc đã hạ được thành Gia Ninh của Lý Nam Đế vào ngày 25-2-
546. Theo Lương thư, năm Trung Đại Đồng thứ nhất, mùa Xuân tháng giêng ngày
27
Ất Sửu, phá thành Gia Ninh. Các sách Lương thư và Tư trị thông giám đều chép
việc phá thành Gia Ninh là do Thứ sử Giao Châu là Dương Phiêu chỉ huy. Từ khi
Trần Bá Tiên tới Giao Châu (7-545) đến khi thành Gia Ninh bị hạ (2-546) là tám
tháng. Đó là cả một quá trình chiến đấu cầm cự của quân đội Vạn Xuân với quân
Lương tại đây. Lực lượng quân sự do Trần Bá Tiên chỉ huy không đủ sức tiêu diệt
quân của Lý Nam Đế tại Gia Ninh, mà chỉ bao vây trong một thời gian dài, khiến
cho quân Lương lúc đó như Bá Tiên nói: “tướng sĩ đều mệt mỏi”. Và đến tháng 2-
546, đợi khi đại quân của Dương Phiêu đến, quân Lương mới đủ lực lượng để
công phá và hạ được thành Gia Ninh.
Thành Gia Ninh bị vỡ, Lý Nam Đế cùng một số binh tướng tổ chức phá vây,
kéo quân lên động Khuất Lão ở Tân Xương (tức miền đồi núi Phú Thọ trên lưu
vực sông Lô). Quân Lương đóng lại ở cửa sông Gia Ninh.
Lý Nam Đế dựa vào núi rừng Tây Bắc, ngoài số binh tướng còn lại sau trận
thất thủ Gia Ninh, ông đã mộ thêm quân, nhiều người Việt đủ các thành phần dân
tộc đã hăng hái gia nhập quân đội, tình nguyện đánh giặc cứu nước. Quân đội của
Lý Nam Đế dựng lán trại trong rừng, hạ cây, xẻ ván đóng thuyền bè, chuẩn bị cho
một hình thức kháng chiến mới.
Sau một thời gian chỉnh đốn lại lực lượng, tháng 10-546, Lý Nam Đế kéo
quân ra hạ thủy trại tại hồ Điển Triệt. Lực lượng quân đội lúc đó đông tới ba, bốn
vạn, sĩ khi rất hăng. Sách Việt sử thông giám cương mục chép: “Lý Bôn lại đem
quân từ trong xứ người Lão ra, đóng đồn ở hồ Điển Triệt. Quân Lương sợ cứ đóng
ở cửa hồ, không dám tiến”1
.
Quân Lương từ Gia Ninh, ngược dòng sông Lô tiến lên hồ Điển Triệt, định
đánh phá doanh trại của Lý Nam Đế. Nhưng căn cứ Điển Triệt rất hiểm yếu, khó
đánh, khí thế quân của Lý Nam Đế lại đang hồi phục, dũng cảm đánh chặn địch cả
dưới nước lẫn trên bộ. Thấy tình thế khó khăn, Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ
dừng lại ở ngoài cửa hồ, không dám tiến sâu thêm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư
chép: “Mùa Thu, tháng tám, vua lại đem hai vạn quân từ trong đất Lão ra đóng ở
hồ Điển Triệt, đóng nhiều thuyền, chật cả mặt hồ. Quân Lương sợ, cứ đóng lại ở
cửa hồ không dám tiến vào”2
.
1
. Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Tập I, Nxb. Giáo dục, H.1998, tr.171.
2
. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Sđd, tr.180.
28
Trước tình hình ấy, Trần Bá Tiên họp các tướng bàn đánh. Bá tiên nói: “Quân
ta ở đây đã lâu, tướng sĩ mỏi mệt, vả lại thế cô không có tiếp viện. Tiến sâu vào
trong lòng nước người, nếu một khi đánh mà không thắng, thì đừng có mong sống
sót. Nay nhân lúc bọn họ vừa thua luôn, lòng người chưa vững, mà người di Lão ô
hợp, dễ bề đánh giết, chính nên cùng ra tay liều chết, cố sức đánh lấy, không có cớ
gì mà dừng lại, thì lỡ mất thời cơ”. Tuy vậy, các tướng vẫn im lặng, không ai dám
hưởng ứng.
Rất tiếc, Lý Nam Đế đã bỏ mất thời cơ này. Đáng lẽ, nhân lúc địch đang lúng
túng, hoang mang và chưa có kế sách đối phó, quân ta tổ chức phản công hoặc
đánh úp chúng, để giành thế chủ động, thì hẳn cục diện sẽ có lợi, bởi vì lúc ấy khí
thế trong quân đã khá hơn. Có lẽ sau mấy lần thất bại liên tiếp, Lý Nam Đế đã có
phần e ngại, thiếu quyết đoán; khiến Trần Bá Tiên có thời gian dò biết tình hình
bên ta để nhân sơ hở của quân ta mà tiến công trước?
Chủ trương trên của Trân Bá Tiên không được các tướng ủng hộ. Cả hai bên
đều án binh bất động. Nhưng bỗng trời đổ mưa lớn, khiến nước sông dâng cao,
tràn cả vào hồ, thuyền lớn của địch có thể dễ dàng cơ động; còn căn cứ của Lý
Nam Đế trở thành một cô đảo giữa vùng sông nước mênh mông… Lợi dụng nước
lớn mưa nhiều, đang đêm Trần Bá Tiên ra lệnh tiến công. Các thuyền lớn của địch
nối nhau xung trận, trống đánh quân reo, ào ào tiến vào hồ Điển Triệt. Lý Nam Đế
và quân đội bị tập kích bất ngờ, không kịp phòng bị, hàng quân tan vỡ, không thể
chống đỡ nổi. Sử chép: “Đêm hôm ấy nước sông lên mạnh, dâng cao bảy thước,
tràn đổ vào hồ. Bá Tiên đem quân bản bộ theo dòng nước tiến trước vào. Quân
Lương đánh trống reo hò mà tiến. Vua vốn không phòng bị, vì thế quân tan vỡ,
phải lui giữ ở trong động Khuất Lão”1
.
Đó là trận đánh cuối cùng của Lý Nam Đế. Bị thất bại, Lý Nam Đế dùng
thuyền sang bên hữu ngạn sông Lô, bí mật chạy vào động Khuất Lão. Tinh Thiều
và nhiều tướng sĩ đã chiến đấu anh dũng và hy sinh trong trận hồ Điển Triệt. Và
sau thất bại này, quân ta bị tổn thất nặng; Lý Nam Đế giao quyền cho đại tướng
Triệu Quang Phục, con của Thái phó Triệu Túc điều khiển việc binh. Hai năm sau,
Lý Nam Đế mất , đó là năm 548.
1
. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.180.
29
Nguyên nhân thất bại trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân
Lương của Lý Nam Đế có nhiều cách giải thích khác nhau. Sử thần Lê Văn Hưu
bàn rằng: “Ba vạn quân đều sức thiên hạ không ai địch nổi. Nay Lý Bí có năm vạn
quân mà không giữ được nước, thế thì Bí kém tài làm tướng chăng? Hay là quân
lính mới họp không thể đánh được chăng? Lý Bí cũng là bậc tướng trung tài, ra
trận chế ngự quân địch giành phần thắng không phải là không làm được, nhưng bị
hai lần thua rồi chết, bởi không may gặp phải Trần Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh
vậy”1
. Đó cũng là một cách giải thích. Thực ra, trong chiến tranh giữ nước, Lý
Nam Đế đã không có cách đánh thích hợp trong điều kiện phải lấy nhỏ đánh lớn,
yếu chống mạnh. Trên thực tế chiến đấu chống quân Lương, Lý Nam Đế chỉ dựa
vào quân đội mới được tổ chức, co cụm ở một số thành lũy để cố thủ, không dựa
vào dân, không dựa vào các làng xã để kháng chiến lâu dài, khi có điều kiện thì
không tận dụng được thời cơ đánh giặc, vì thế lực lượng suy yếu dần và thất bại.
Tuy nhiên, sự nghiệp của Lý Nam Đế, trong đó có sự nghiệp đánh giặc ngoại
xâm của ông thật vĩ đại. Lý Bí và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo là một là một
nhân vật, một sự kiện đặc biệt thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Lịch sử đã
ghi nhận những cống hiến lớn lao của ông. Nhân dân thương nhớ đã lập nhiều đền
thờ để tưởng niệm và ghi nhới công lao của người anh hùng dân tộc Lý Nam Đế.
1
. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.182.
30
ĐÃ PHÁT HIỆN ĐƯỢC DẤU TÍCH “ĐẠI BẢN DOANH LÝ NAM ĐẾ”
Ở LƯU XÁ (HUYỆN HOÀI ĐỨC – HÀ NỘI)
Minh Tú
(Phòng Văn hóa – Thể thao và Du lịch huyện Hoài Đức – Hà Nội)
Gần đây, sau thời gian khảo cứu các quần thể di tích Lý Nam Đế cùng các
nhân vật, sự kiện lịch sử có liên quan, chúng tôi được biết Lý Bí đã chọn ngày Giỗ
Tổ Hùng Vương (ngày Mười tháng Ba năm Nhâm Tuất – 10-4-542) làm ngày khởi
nghĩa, địa điểm xuất quân bắt đầu từ chùa Linh Bảo, làng Giang Xá…
Sau đó, chúng tôi nghĩ đến việc tìm kiếm “Bản doanh” của Lý Bí đi đôi với
việc làm thủ tục đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận các loại hình
di tích.
Khi trở lại làng Lưu Xá (Hoài Đức), chúng tôi được biết đình làng cũng thờ
Lý Nam Đế làm thần Thành hoàng như làng Giang Xá (liền bên cạnh).
Qua việc khai thác sử liệu được biết 2 làng có 2 đình nhưng chung 1 đền
thờ Lý Nam Đế, đền có tên là “Thượng Đẳng Linh Từ”. Chúng tôi gợi ý các cụ
cho xem những “vật báu” của Nhà Thánh, cuối cùng các cụ đã chấp thuận, để được
công nhận đình làng là Di tích Lịch sử - Văn hóa1
.
Trong số những vật báu đó, đáng lưu ý nhất là tấm bản đồ cổ đã phác họa
lại “Đại bản doanh của Lý Nam Đế”. Trước hết, nói về ngôi đình được xây dựng
lại ngay chính giữa Đại bản doanh, trên giữa thượng cung thờ Long ngai thần vị,
đầu đội mũ “Kính thiên” (mũi chỉ trời). Trong lòng thần vị mang dòng chữ vàng
khắc nổi trên nền sơn son đỏ tươi: “Đương cảnh, Quốc vương thiên tử Lý Nam Đế
- Hoàng Đế bệ hạ - Thần vị”. Cửu đình hướng về xứ: “Kinh Bắc xuất Thánh minh,
khởi Giáp Tý, chung Mậu Thìn, Nhất thống sơn hà, khai đỉnh nghiệp”…
Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa chống quân Lương ở giữa thế kỷ thứ VI
toàn thắng, ngay sau Tết Nguyên Đán năm Canh Thân (540), Lý Bí chỉ để một số
1
. Chúng tôi là người trực tiếp quản lý Di tích, được phép xem những thứ đó (như trong Luật Di
sản mà Chủ tịch nước đã ký).
31
tướng lĩnh cùng quân sĩ bí mật chốt lại ở các căn cứ địa, chủ yếu như Giã Năng,
Chu Diên, Liêu Đỗng, Tân Xương, Gia Ninh, Giang Tây… Số còn lại được ông
điều quân từ các nơi về đóng “Đại bản doanh” ở địa phận làng Lưu Xá (nay thuộc
xã Đức Giang, huyện Hoài Đức – Hà Nội). Sau khi đóng “Đại bản doanh” ở Lưu
Xá, Lý Bí đã xây dựng hàng loạt những cơ sở hoạt động quân sự của nghĩa quân,
dưới hình thức chùa chiền để che mắt quân Lương như chùa Rộc, chùa Đúc, chùa
Giáo (còn có tên là Linh Giáo tự). Chùa Đúc là nơi đúc và sản xuất các loại vũ khí
như: gươm, giáo mác, khiên, mộc… Chùa Giáo là nơi tập luyện gươm giáo. Tương
truyền rằng: Thời đó Lý Bí thường đóng vai “chú tiểu” hàng ngày từ chùa Linh
Bảo ở làng Giang Xá sang đánh trống ở chùa Rộc (làng Lưu Xá). Nghĩa quân nghe
theo hiệu lệnh trống của thủ lĩnh mà luyện tập gươm giáo ở chùa Giáo. Gò Lương
– Y: là nơi để kho lương thực và trạm quân y (nay gọi là xóm Gạo); Gó Khảm –
Mộc: là nơi đặt những bộ phận của xưởng công binh; vườn Quán: là nhà bếp và
nhà ăn; gò Yên Ngựa; là nơi buộc ngựa của các tướng lĩnh từ các nơi về họp bàn
việc quân (khu nhà mẫu giáo ngày nay); hồ Quần Ngựa: là nơi tắm của ngựa (ngay
trước cửa đình); gò Mũi Mác: là trạm tiền tiêu canh gác của “Đại bản doanh”; gò
Trống Cờ: là nơi treo trống, cắm cờ; gò Tấu Thư: là nơi tiếp nhận những thư tín từ
các nơi gửi về; Gò Nghiên – Bút: là nơi để các nghiên bút mực; gò Ấn: là nơi đóng
dấu ấn tín của “Đại bản doanh”; gò Văn triều Hoàng đế: là nơi Lý Nam Đế ký
những văn bản, chiếu chỉ của Quốc triều Vạn Xuân (sau ngày lên ngôi Hoàng đế
có những lần ông hành quân qua đây và đóng quân tại nơi này ít ngày và thăm dân
2 làng). Những dấu tích các đường hào, đường lũy vẫn còn để lại quanh làng Lưu
xá đến ngày nay. Còn Cầu Thần: bắc qua dòng Tiểu Giang, chảy trước cửa ngôi
“Thượng Đẳng Linh Từ” mà nhân dân quen gọi là Quán Giang, là nơi khi còn là
“chú tiểu”, Lý Bí thường hay đi lối này về chùa Linh Bảo. Lúc đóng “Đại bản
doanh” ở Lưu Xá, ông cũng qua lại lối này về chùa cho thuận tiện, kín đáo.
Sau khi lên ngôi Hoàng đế vào ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Tý (20-2-
544), Lý Nam Đế cũng đã hành quân qua đây, vì lẽ đó mà địa phương đã dựng lại
“Cầu Thần” để chiêm ngưỡng tưởng niệm. Cây cầu xưa bằng gỗ. Để được bền lâu
hơn, nhân dân đã dựng lại cầu toàn bằng đá xanh theo nguyên hình mẫu cũ: cầu
dài 4,27 m, rộng 2,4 m, mặt cầu hơi uốn cong, lát 13 phiến đá to ghép xoi mộng,
có 12 cột và 4 xà đục chạm 4 đầu rồng thời Lý1
. Các dấu tích “Đại bản doanh” Lý
1
. Sự tích này còn được ghi lại đầy đủ trong “Thần Kiều bi ký” (Bia viết về Cầu Thần).
32
Nam Đế ở Lưu Xá (Hoài Đức – Hà Nội) vẫn được thờ phụng tôn nghiêm cho đến
ngày nay.
33
VÀI NÉT VỀ TỔ CHỨC QUAN LẠI CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ TIỀN LÝ
VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VẠN XUÂN
PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ
(Viện Sử học)
Về cuộc khởi nghĩa của Lý Bí các bộ chính sử nước ta đều ghi chép tương
đối nhất quán: Đầu năm 542, Thứ sử Giao Châu là Vũ Lâm hầu Tiêu Tư, vì hà
khắc tàn bạo, mất lòng người. Lý Bí vốn nhà hào trưởng, thiên tư lỗi lạc, làm quan
không được vừa ý, lại có Tinh Thiều là người giỏi mưu lược cũng bất bình với
triều đình nhà Lương nên theo Lý Bí mưu việc dấy binh. Lúc bấy giờ, Lý Bí làm
chức Giám quân ở châu Cửu Đức (Nghệ Tĩnh), nhân đó liên kết với hào kiệt mấy
châu, đều hưởng ứng.
Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh chóng và không gặp phải sự kháng cự
nào của bọn đô hộ Trung Hoa. Tiêu Tư vội sai người mang vàng bạc, của cải đút
lót cho Lý Bí rồi chạy trốn về Việt Châu. Tháng 4 năm 542, vua Lương sai Thứ sử
Việt Châu là Trần Hầu, Thứ sử La Châu là Nịnh Cự, Thứ sử An Châu là Lý Trí và
Thứ sử Ái Châu cùng hợp binh đánh Lý Bí nhưng bị Lý Bí tổ chức nghĩa quân
phản kích khiến quân Lương hoàn toàn thất bại. Nghĩa quân thắng lớn và nắm
quyền làm chủ đất nước, từ đồng bằng Bắc bộ tới vùng Đức Châu (Nghệ Tĩnh) ở
phía nam và vùng bán đảo Hợp Phố.
Bị thua đau, nhà Lương tổ chức cuộc phản công lần thứ hai, sai Thứ sử Cao
Châu là Tôn Quýnh và Thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng điều khiển binh mã sang
trấn áp nhưng đã bị Lý Bí chủ động tổ chức một trận chiến lớn ngay trên miền cực
bắc Châu Giao. Cuộc chiến diễn ra ở Hợp Phố. Quân giặc, 10 phần chết tới 7,8
phần, số còn lại tan vỡ.
Sau khi đánh lui hai đợt phản công của quan lại nhà Lương, Lý Bí lại phải
đối phó với cuộc xâm lấn của Lâm Ấp ở phía nam. Tháng 5 năm 543, vua Lâm Ấp
nhân cơ hội Lý Bí đang dồn quân đối phó ở biên giới phía bắc, đã đem quân đánh
34
phá Đức Châu (Nghệ Tĩnh). Lý Bí đã cử tướng Phạm Tu mang quân vào phương
nam đánh tan quân Lâm Ấp.
Mùa xuân năm Giáp Tý (544), Lý Bí xưng lên ngôi, xưng là Nam Việt đế,
đặt niên hiệu là Thiên Đức, quốc hiệu là Vạn Xuân (với mong muốn xã tắc truyền
được đến muôn đời). Đặt trăm quan, xây điện Vạn Xuân để làm nơi triều hội, lấy
Triệu Túc làm Thái phó, Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ1
. Cuộc
khởi nghĩa của Lý Bí và sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân được các sử gia đời sau
bình phẩm khá sâu sắc. Sử thần Ngô Thì Sĩ viết: “Tiền Nam Đế là một nhà hào tộc
khởi binh, có Tinh Thiều giúp việc mưu mô, có Triệu Túc chủ việc quân ngũ. Châu
quận hưởng ứng, hào kiệt đồng tâm, trục xuát được Tiêu Tư, đánh duổi được Tử
Hùng, lại phá được quân Lâm Ấp ở Cửu Đức. Uy binh vang dội, thế mạnh dần lên,
rồi lên ngôi vua xưng là Nam Việt. Có nơi triều hội, có tướng võ tướng văn, quy
mô dựng nước hoàn chỉnh có thể coi được … Từ sau khi Hai Bà Trưng mất tới đây
là 490 năm nội thuộc làm châu phụ biên, một khi vùng lên chống chọi với binh
hung tướng mạnh của Tam Ngô, khiến cho người trong nước có chỗ nương nhờ,
quốc thống có nơi hệ thuộc…”.
Sử thần Nguyễn Nghiễm bình rằng: “Tiền Lý Nam Đế trỗi dậy nơi đất
khách, hăng hái mưu khôi phục đất nước, văn thì đã có Tinh Thiều bày mưu kế, võ
dũng thì đã có Triệu Túc ra chiến trường, vì thế mà đuổi được Tiêu Tư về phương
Bắc, dẹp được Lâm Ấp ở phương Nam, dựng đô, đặt quốc hiệu, khôi phục bờ cõi
nước ta. Nếu không phải là người văn võ toàn tài thì chưa dễ đã làm được…”2
Theo ghi chép của sử cũ thì mô hình tổ chức của bộ máy nhà nước Vạn
Xuân tương đối rõ ràng, gồm hai ban văn võ, đầy đủ bách quan, có đài Vạn Thọ
làm nơi triều hội…. Tuy nhiên, xét bối cảnh lịch sử lúc ấy thì việc đặt trăm quan là
cách ghi chép của sử thần đời sau chứ chắc hẳn cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước
của triều đình Vạn Xuân còn quá đơn giản và có lẽ phỏng theo hình thức nhà nước
phong kiến Trung Hoa. Trong triều đình Vạn Xuân buổi đầu, chính sử chỉ chép tên
một số nhân vật như Triệu Túc (Thái phó), Tinh Thiều (tướng văn), Phạm Tu
1
. Trong nội dung trên có một số chi tiết ghi chép thiếu nhất quán trong các bộ sử. Đại Việt sử ký
Toàn thư và Đại Việt sử ký tiền biên ghi là dựng điện Vạn Thọ; Khâm định Việt sử thông giám
cương mục (tr.169) và Việt sử cương mục tiết yếu (tr.40-41) ghi là dựng điện Vạn Xuân và dưa
ra giả định : « nay ở xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, có hồ Vạn Xuân, còn gọi là đầm Vạn Phúc.
Vậy điện Vạn Xuân có lẽ ở đấy ».
2
. Ngô Thì Sĩ: Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb KHXH, Hà nội, 1997, tr.110-111.
35
(tướng võ) và Triệu Quang Phục (Tả tướng). Theo sắp xếp thứ tự thì Triệu Túc
đứng đầu bách quan với chức Thái phó. Vào thời điểm lập quốc, do phải đối phó
với quân Lương đang chuẩn bị kéo sang xâm lược và lo dẹp yên các cuộc nổi dậy
của một số tù trưởng địa phương nên Triệu Túc được giao toàn quyền về quân đội1
,
dưới ông là các tướng Phạm Tu, Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử…
Chính sử không ghi chép cụ thể về chức quan của Phạm Tu nhưng qua một
số tài liệu khác cho biết ông từng giữ chức Thiếu úy, Thái úy. Căn cứ vào các
nguồn tài liệu địa phương, đặc biệt là tài liệu văn bia và Thần tích cho biết Phạm
Tu chính là Lý Phục Man. Năm 542, quân Lâm Ấp cướp phá Cửu Đức (miền Nghệ
Tĩnh), Phạm Tu được Lý Bí cử làm tướng cầm quân tiến đánh quân Lâm Ấp. Khi
thắng trận trở về, ông được Lý Bí ban cho họ Lý, tên là Phục Man. Lý Phục Man
được thờ làm Thành hoàng làng Cổ Sở (Hoài Đức). Làng Cổ sở về sau đổi tên
thành làng Yên Sở. Sách Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Sơn Tây) cho biết về vị
Thần được thờ ở đền thần Yên Sở như sau: “Thần người xã này, lúc còn trẻ, võ
nghệ hơn người, thờ Lý Nam Đế, nhiều lần lập công lớn, nổi tiếng trung liệt, được
làm Đại tướng quân, lãnh hai miền Đỗ Động và Đường Lâm. Người Di, Lão phải
xa lánh, dân địa phương được yên. Lại nhiều lần đánh phá Lâm Ấp, Nam Đế khen
thưởng. Vì công lao chinh phục Man di, nên cho tên là Phục Man họ Lý, thăng
Thiếu úy, cho được tham dự quân cơ…”2
. Lý Phục Man được thờ ở đình Yên Sở
(nay là làng Đắc Sở hay còn gọi là Quán Giá, Đình Giá). Thần tích làng Yên Sở lại
cho biết, sau khi chiến thắng quân Lâm Ấp, Phạm Tu được Lý Bí ban cho tên họ là
Lý Phục Man, gả cho công chúa Phương Dung làm vợ và phong chức Thái úy.
Triệu Quang Phục là con Thái phó Triệu Túc. Khi Lý Nam Đế chạy về động
Khuất Lão đã “giao cho đại tướng là Triệu Quang Phục giữ việc nước điều quân
đánh Trần Bá Tiên”. Trong kỷ Triệu Việt Vương, Ngô Thì Sĩ cũng cho biết chức của
Triệu Quang Phục là Tả tướng quân. Chức này của Triệu Quang Phục cũng được Lý
Tế Xuyên chép ở mục Triệu Việt Vương và Lý Nam Đế trong Việt điện u linh3
. Ngoài
ra, trong bộ máy quan lại triều đình Vạn Xuân còn có các chức Biệt súy hạt Biệt
1
. Trong Việt điện u linh có chép về sự kiện Lý Bí đem quân dẹp cuộc nổi loạn ở Bình Lâm (vùng
Hà Trung, Thanh Hóa) được Bà Triệu ứng mộng phò giúp (Việt điện u linh trong Tổng tập tiểu
thuyết chữ Hán Việt Nam, tập I, Nxb Thế Giới 1997, tr. 62
2
. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, tập IV, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2006, tr.
277.
3
. Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập I, Nxb Thế Giới, 1997, tr. 62.
36
tướng (Lý Phổ Đỉnh), Kiếp súy (Lý Thiên Bảo) và Chỉ huy sứ đại tướng. Về chức
Chỉ huy sứ đại tướng được chép trong Thần tích về một bộ tướng của Lý Bí.
Trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa, khi còn là Giám quân ở Cửu Đức, Lý Bí
ra sức tuyên truyền, chiêu tập và vận động nhân dân cùng các hào kiệt trong vùng.
Chính vì vậy mà ảnh hưởng và uy tín của ông rất lớn. Khi Lý Bí khởi nghĩa, nhiều
hào kiệt miền Cửu Đức đã đem quân theo ông chiến đấu. Thần phả đình Yên Đê,
xã Kim Chung, huyện Hoài Đức kể lại một trường hợp như sau1
:
Ở quận Cửu Đức xưa, có gia đình hai vợ chồng Trịnh Đoan và vợ là Đào
Hiểu, sinh được một người con trai tên là Trịnh Đô. Trịnh Đô thông minh, có
tài. Năm 17 tuổi đã rất giỏi võ nghệ, sức địch nổi muôn người. Năm 20 tuổi, bố
mẹ đều mất. Trịnh Đô đem quân theo Lý Nam Đế, được phong là Chỉ huy sứ
đại tướng. Trịnh Đô cũng đã tham gia cuộc kháng chiến giữ nước, chống quân
Trần Bá Tiên.
Sau hai lần phản công đều thất bại, nhà Lương huy động một lực lượng lớn
sang chinh phạt Giao Châu. Nhân dân Vạn Xuân lại tiếp tục chiến đấu dưới sự
lãnh đạo của Lý Nam Đế. Hai bên kịch chiến, Lý Nam Đế bị thua, phải lui về miền
sông Tô Lịch, cuối cùng phải chạy về động Khuất Lão ở vùng Tân Xương2
.
Năm 548, Lý Nam Đế mất. Anh ruột của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo chạy vào
Cửu Chân cùng với Lý Thiên Long đem hai vạn quân tiến đánh Đức Châu rồi tiến ra
vùng châu Ái, nhưng bị Trần Bá Tiên đánh bại. Lý Thiên Bảo phải lui lên vùng thượng
du Thanh Hóa ngày nay, xưng là Đào Lang vương, đóng ở động Dã Năng. Sự kiện này
được Trần thư chép lại: "... Anh Lý Bí là Thiên Bảo trốn vào Cửu Chân cùng với
kiếp súy là Lý Thiên Long và hai vạn quân còn sót, giết thứ sử Đức Châu là Trần
Văn Giới, tiến vây Ái Châu..."3
. Triệu Quang Phục đóng quân ở đầm Dạ Trạch.
Năm 555, Đào Lang vương mất ở Dã Năng, không có con, mọi người lại suy tôn
Lý Phật Tử lên nối ngôi, Sử cũ chép là kỷ Hậu Lý Nam Đế.
1
. Đỗ Văn Ninh (chủ biên) : Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X, Nxb KHXH, Hà Nội,
2001, tr.335.
2
. Ngày nay trên địa bàn huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) còn có đền thờ Lý Bí. Tương truyền,
ông mất ở đây. Có ý kiến cho rằng nơi đây chính là địa bàn động Khuất Lão.
3
. Nguyễn Văn Tố: Đại Nam dật sử - Sử ta so với sử Tàu, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, 1997,
tr.506.
37
Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống phía Đông đánh nhau với Triệu
Quang Phục ở huyện Thái Bình nhiều lần mà không phân thắng bại. Sau hai bên
giảng hòa, chia địa giới ở bãi Quân Thần, Lý Phật Tử về đóng đô ở thành Ô Diên.
Năm 570, Lý Phật Tử thôn tính được Triệu Quang Phục, vẫn xưng là Nam Đế, giữ
nguyên quốc hiệu là Vạn Xuân. Hậu Lý Nam Đế rời đô từ thành Ô Diên về Phong
Châu (tức Việt Vương thành, thành Cổ Loa), giao thành Ô Diên cho Lý Phổ Đỉnh
quản giữ.
Triều đình Vạn Xuân dưới triều Hậu Lý Nam Đế đóng đô tại thành Ô Diên (nay
thuộc làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng). Trong khu vực thành cổ Ô Diên xưa hiện còn
các di tích như đình Vạn Xuân, miếu Hàm Rồng, đền Văn Hiến (thờ Tô Hiến Thành) và
đền Chính khí (tương truyền nằm trong phủ đệ của Hoàng tử Bát Lang).
Đình Vạn Xuân là một ngôi đình cổ còn khá nguyên vẹn, đã được xếp hạng
Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1991. Hiện nay, tại đình còn một tấm
bia khắc năm Vĩnh Trị 4 (1679) và cuốn Thần phả do Nguyễn Bính soạn năm
1572. Nội dung Thần phả cho biết : Hậu Lý Nam Đế giao cho nhân dân làng Hạ
Mỗ lập miếu thờ trên phủ đệ cũa của Hoàng tử Lý Bát Lang trong khu vực thành Ô
Diên sau khi Hoàng tử qua đời. Đó chính là miếu hàm Rồng.
Trong đình còn lưu lại một số câu đối đáng chú ý :
帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝帝 帝 帝
帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝
Nam Đế Lý triều quốc hiệu Vạn Xuân, diên đình lưu thánh tích
Ô Diên cảnh thắng đô thành nhất thế, quán tự hiển thần linh.
Tạm dịch:
Triều Lý Nam Đế nước Vạn Xuân, ngôi đình lớn còn lưu thánh tích
Đất Ô Diên thắng cảnh một thuở là kinh đô, việc thờ tự mãi linh thiêng
Tài liệu sớm nhất ở nước ta chép về thành cổ Ô Diên có lẽ là An Nam chí lược
của Lê Trắc (biên soạn ở Trung Quốc khoảng đầu thế kỷ XIV). Trong mục Sự chinh
phạt của các triều đại trước, Lê Tắc có chép về thành Ô Diên như sau: “Năm Nhân
Thọ thứ 2 (602), Lý Phật Tử làm loạn, chiếm thành cũ của Việt Vương [tức thành Cổ
38
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241

More Related Content

Similar to Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241

Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải
Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải
Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải nataliej4
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Pham Long
 
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdfLịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdfPhngL812903
 
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10Thien Nguyen Q.
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclKelsi Luist
 
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức                Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức Pham Long
 
Dong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucDong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucVũ Hiếu
 
Kinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuKinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuNgà Nguyễn
 
Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão TửĐạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão TửLinh Hoàng
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019PinkHandmade
 
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người ViệtTìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người ViệtPham Long
 
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docxBình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docxdinhhailoan01
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộiVăn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộilongvanhien
 
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soan
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soanCao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soan
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soanHung Duong
 
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênLuận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241 (20)

Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải
Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải
Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
 
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdfLịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
 
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
 
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức                Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
 
Dong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucDong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia Thuc
 
Kinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuKinhdichdaocuanguoiquantu
Kinhdichdaocuanguoiquantu
 
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều nhà Nguyễn ở Huế (1802-1945)
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều nhà Nguyễn ở Huế (1802-1945)Luận án: Các đàn miếu đại tự triều nhà Nguyễn ở Huế (1802-1945)
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều nhà Nguyễn ở Huế (1802-1945)
 
Đề tài: Quản lý khu di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, HOT
Đề tài: Quản lý khu di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, HOTĐề tài: Quản lý khu di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, HOT
Đề tài: Quản lý khu di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, HOT
 
Daoduckinh
DaoduckinhDaoduckinh
Daoduckinh
 
Văn hóa
Văn hóaVăn hóa
Văn hóa
 
Luanngu
LuannguLuanngu
Luanngu
 
Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão TửĐạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
 
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người ViệtTìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
 
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docxBình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộiVăn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
 
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soan
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soanCao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soan
Cao tang-di-truyen-hanh-hue-bien-soan
 
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênLuận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (19)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua lý nam đế 5287241

  • 1. MỤC LỤC Trang 1. Nhà sử học Dương Trung Quốc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Phát biểu khai mạc Hội thảo……………… 2 2. Phát biểu chào mừng Hội thảo khoa học của Đồng chí thay mặt Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên…………………………………………………….. 3 3. GS.NGND. Đinh Xuân Lâm – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Báo cáo đề dẫn……………………………………………………. 4 4. PGS.TS. Nguyễn Minh Tường – Viện Sử học: Vị trí của Vương triều Tiền Lý trong tiến trình lịch sử Việt Nam………………………………… 11 5. PGS.TS. Lê Đình Sỹ - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Sự nghiệp đánh giặc ngoại xâm của Lý Bí………………………………………………… 21 6. Minh Tú – Phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện Hoài Đức - Hà Nội: Đã phát hiện được dấu tích “Đại bản doanh Lý Nam Đế” ở Lưu Xá (huyện Hoài Đức - Hà Nội)………………………………………………. 30 7. PGS. TS. Nguyễn Đức Nhuệ – Viện Sử học: Vài nét về tổ chức quan lại của triều đình nhà Tiền Lý và sự thành lập nước Vạn Xuân…………….. 33 8. PGS.TS. Nguyễn Minh Tường – Viện Sử học: Vấn đề quê hương Lý Nam Đế - Một nghi án lịch sử cần được làm sáng tỏ……………………. 41 9. Ths. Nguyễn Văn Khoa – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch HĐND huyện Phổ Yên – Thái Nguyên: Vài nét về huyện Phổ Yên trong lịch sử và tấm lòng của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện với việc xác định quê hương vua Lý Nam Đế………………………………… 63 10. Nhà sử họcPhạm Văn Kính – Viện Sử học: Về mối quan hệ giữa chùa Bảo Phúc (Hoài Đức, Hà Nội) với chốn Tổ: chùa Hương Ấp (Phổ Yên, Thái Nguyên)……………………………………………………………. 77 11. PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn – Viện Sử học: Một số khác biệt giữa sử gia Việt Nam và sử gia Trung Quốc khi viết về Lý Nam Đế………………………. 85 12. PGS.TS. Nguyễn Danh Phiệt – Viện Sử học: Cuộc xâm lược nước Vạn Xuân của nhà Tùy………………………………………………………… 90 13. PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí – Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Tìm hiểu sự tích Lý Nam Đế qua các câu đối thờ ở đền Giang Xá………………………… 93 14. TS. Nguyễn Hữu Tâm – Viện Sử học: Thư tịch cổ Trung Quốc viết về Lý Bí và cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo…………………………………. 102 15. Nhà sử học Phạm Văn Kính – Viện Sử học: Thử xác định vị trí điện Vạn Xuân của Vương triều Tiền Lý…………………………………………… 110 16. PGS.TS. Đinh Khắc Thuân – Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Văn bản Thần tích “Việt Thường thị Tiền Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền”…………… 115
  • 2. 17. Nguyễn Hữu Khánh – Phổ Yên – Thái Nguyên: Về quê hương của vua Lý Nam Đế……………………………………………………………….. 121 18. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi – Viện Sử học: Thông qua việc người dân Phổ Yên tri ân đối với Lý Nam Đế - Suy nghĩ về vấn đề quê gốc của Lý Bí……………………………………………………………………… 127 19. Nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên – TP. Việt Trì – Phú Thọ: Về vị trí hồ Điển Triệt và động Khuất Lão trong kháng chiến chống quân Lương…… 135 20. Nguyễn Đình Hưng – Sở Văn hóa, Thể thao và Du tịch tỉnh Thái Nguyên: Tư liệu Hán Nôm ở các di tích huyện Hoài Đức (Hà Nội) viết về quê hương Lý Nam Đế……………………………………………………. 148 21. TS. Trương Thị Yến – Viện Sử học: Cuộc kháng chiến giữ nước của Lý Nam Đế - Triệu Việt Vương và sự thất bại của triều đình nhà Tiền Lý….. 157 22. Ths. Trần Nam Trung – Viện Sử học: Về vị trí và quy mô của động Khuất Lão liên quan tới cuộc kháng chiến chống quân Lương của Lý Nam Đế…………………………………………………………………… 163 23. Ngô Vũ Hải Hằng – Viện Sử học: Đình Giang Xá (Hoài Đức – Hà Nội), nơi thờ vua Lý Nam Đế làm thần Thành hoàng………………………….. 169 24. Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Ninh – Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Phúc: Khởi nghĩa Lý Bí từ góc nhìn thờ cúng thần Thành hoàng ở Vĩnh Phúc. 176 25. Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Ninh: Hồ Điển Triệt và vấn đề địa danh học - lịch sử trong cuộc kháng chiến chống quân Lương của Lý Nam Đế…… 186 26. Tường Minh – Viện Sử học: Về Phật giáo thời Tiền Lý và sự hình thành Dòng Thiền đầu tiên ở Việt Nam ………..………………………………. 197 27. TS. Hà Mạnh Khoa – Viện Sử học: Ghi chép xung quanh vấn đề quê gốc của Lý Bí qua thư tịch Việt Nam từ trước đến nay………………………. 205 28. TS. Vương Thị Hường – Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Lý Nam Đế trong thư tịch Hán Nôm tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm……………………….. 211 29. Đại đức Thích Nguyên Thanh – Trụ trì chùa Hang – TP. Thái Nguyên: Về việc xác định quê hương Lý Bí và tìm hiểu Phật giáo Nhà nước Vạn Xuân 226 30. Đại đức Thích Minh Tâm– Trụ trì chùa Hương Ấp – Tiên Phong – Phổ Yên – Thái Nguyên: Những ký ức và chứng tích liên quan tới vua Lý Nam Đế tại chùa Hương Ấp, làng Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên……………………………….. 235 31. Tham luận của Đại diện nhân dân thôn Cổ Pháp – xã Tiên Phong: Mối quan hệ giữa chùa Hương Ấp – thôn Cổ Pháp với chùa Linh Bảo (Bảo Phúc tự) – Giang Xá, Hà Nội…………………………………………….. 238 32. Nhà sử học Dương Trung Quốc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Tổng kết Hội thảo…………………………. 241 2
  • 3. PHỤ LỤC 242 PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO Nhà sử học Dương Trung Quốc (Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội KHLS Việt Nam) 3
  • 4. PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG HỘI THẢO KHOA HỌC CỦA ĐỒNG CHÍ THAY MẶT LÃNH ĐẠO TỈNH THÁI NGUYÊN 4
  • 5. BÁO CÁO ĐỀ DẪN GS.NGND. Đinh Xuân Lâm (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Lương do Lý Bí lãnh đạo nổ ra vào đầu năm 542 và đã thu được thắng lợi vang dội, dẫn đến việc Lý Bí xưng Đế hiệu (Lý Nam Đế) năm 544, đặt niên hiệu Thiên Đức, dựng nước Vạn Xuân. Vương triều Tiền Lý tồn tại trong thời gian khoảng 60 năm (544-602), với 4 đời vua: Lý Nam Đế (544-548), Lý Đào Lang Vương (549-555), Triệu Việt Vương (549-570) và Hậu Lý Nam Đế (571-602). Công lao và sự nghiệp của vua Lý Nam Đế có thể nói là hết sức to lớn trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên, có một khoảng trống lớn trong tiểu sử của vị Anh hùng dân tộc họ Lý ở thế kỷ thứ VI này, là đã hơn 1000 năm qua, sử sách không cho biết quê hương cụ thể của ông ở đâu? Trong khoảng vài chục năm lại đây, giới sử học Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu vấn đề trên, nhưng cho đến nay dường như chưa có sự thống nhất cao. Tựu chung, từ trước đến nay, có 3 thuyết về quê hương của vua Lý Nam Đế: 1. Quốc Oai, Phúc Thọ (Hà Tây cũ); 2. Thái Thụy, Thái Bình; 3. Phổ Yên, Thái Nguyên. Hôm nay, nhân kỷ niệm 1470 năm (542-2012), ngày Cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Phổ Yên phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, tổ chức Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế, nhằm làm sáng tỏ thêm một bước quê hương, dòng họ, gia thế của vua Lý Nam Đế và vị thế của Vương triều Tiền Lý đối với lịch sử dân tộc. Cuộc Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế lần này, đã được các nhà sử học, các nhà khoa học ở Trung ương (Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) và địa phương (huyện Hoài Đức, Hà Nội, 5
  • 6. tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc…) nhiệt tình hưởng ứng. Cho đến hôm nay, Ban Tổ chức đã nhận được 27 bản tham luận khoa học từ các nơi gửi về. Để cuộc Hội thảo của chúng ta đạt được những yêu cầu đã đặt ra, tôi xin phép nêu lên một số vấn đề tương đối thống nhất và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận nhằm đi đến những kết luận thỏa đáng. Chúng tôi xin phân chia làm 3 nhóm vấn đề như sau: 1. Về vấn đề xác định quê hương của vua Lý Nam Đế. 2. Đánh giá sự nghiệp, cống hiến của vua Lý Nam Đế và vị trí của Vương triều Tiền Lý đối với lịch sử dân tộc. 3. Nghiên cứu, khảo sát một số di tích lịch sử liên quan tới vua Lý Nam Đế và Vương triều Tiền Lý. * * * I. Về vấn đề xác định quê hương của vua Lý Nam Đế Về vấn đề nói trên, trong cuộc Hội thảo lần này nhận được 6 bản tham luận của PGS.TS. Nguyễn Minh Tường, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi, Ths. Nguyễn Văn Khoa, Nhà sử học Phạm Văn Kính, Nhà giáo Nguyễn Hữu Khánh và Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Hưng. Hầu hết các bản tham luận đã dựa trên cơ sở tư liệu điền dã thực địa ở các vùng: Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, kết hợp với tư liệu Thần tích, Thần sắc, Truyền thuyết… còn lưu giữ tại các xã Giang Xá, Lưu Xá, huyện Hoài Đức, Hà Nội, để đi tới nhận định: Vua Lý Nam Đế có quê gốc là thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ngày nay. PGS.TS. Nguyễn Minh Tường viết: “Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền cho biết: Lý Nam Đế tu tại chùa Hương Ấp chừng 4 năm, đến năm 13 tuổi thì theo Phổ Tổ Thiền sư về tu hành tại chùa Giang Xá (Linh Bảo tự) thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội. Nhân dân làng Giang Xá nói chung và nhà sư trụ trì cùng với phật tử chùa Giang Xá nói riêng, từ lâu rồi, vẫn coi ngôi chùa Hương Ấp ở xã Tiên Phong là chốn Tổ… Điều đáng chú ý: quê hương của vua Lý Nam Đế ở xã Tiên Phong, 6
  • 7. huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên còn được khẳng định thêm một lần nữa trong bản Thần tích của làng Hạ Mỗ, thuộc tổng Thượng Hội, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội). H. Maspéro trong Etudes d’Histoire d’Annam (Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam) cho biết: “Trong Thần tích của làng Hạ Mỗ, huyện Từ Liêm (Hà Đông), Lý Bí được coi là gốc tích tại Cổ Pháp”… Qua những tư liệu và chứng cứ chúng tôi đã dẫn ở trên, chúng ta thấy rằng: “Làng Cổ Pháp” mà H. Maspéro nói “được coi là gốc tích của Lý Bí”, chỉ có thể là làng Cổ Pháp, thuộc xã Tiên Thù, tổng Tiên Thù, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, làng Cổ Pháp “gốc tích của Lý Bí”, thuộc xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên”. Thực ra, nhận định trên về quê gốc của vua Lý Nam Đế được PGS.TS. Nguyễn Minh Tường tiếp thu và phát triển từ kết quả nghiên cứu của những tác giả đi trước. Năm 1991, Nhà nghiên cứu Minh Tú đã công bố luận văn khoa học Về Lý Nam Đế trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1 (254)-1991. Trong đó, ông nhận định: “Sử sách cổ ghi chép Lý Bí là người Thái Bình, mà không khẳng định ở huyện hay tỉnh Thái Bình…”. Và, theo tác giả Minh Tú thì “Thái Bình” quê hương Lý Bí “nằm trong xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, cách Phố Cò 4 km về hướng Đông – Nam”. Năm 1997, Nhà giáo Nguyễn Hữu Khánh, người có nhiều năm nghiên cứu về con người và vùng đất Phổ Yên (Thái Nguyên) biểu thị sự tán đồng với ý kiến trên của tác giả Minh Tú, và công bố luận văn Tìm hiểu thêm về châu Giã Năng1 và ấp Thái Bình thời Lý Bí, trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6 (295), tháng 11/12-1997. Trong đó, tác giả Nguyễn Hữu Kính cũng khẳng định: “Một lần nữa, chúng ta có thể khẳng định được rằng quê hương Lý Bí đích thực là ở ấp Thái Bình, châu Giã Năng, mà trung tâm là vùng đất huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) ngày nay”. Qua đó, chúng ta thấy việc xác định xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là quê hương của vua Lý Nam Đế đã được các nhà nghiên cứu đặt ra từ trước khi cuộc Hội thảo này diễn ra. Chúng tôi cho rằng: đây là một nội dung hết sức quan trọng của cuộc Hội thảo, rất mong các nhà khoa học có bài gửi tới Ban Tổ chức, và kể cả các nhà nghiên cứu chưa có điều kiện viết bài, cần thảo luận kỹ hơn nữa, để vấn đề này càng được sáng tỏ hơn. 1 . Châu Giã Năng: một địa danh cổ, được ghi bằng chữ Nôm, có thể phiên thành Giã, hoặc Dã (Dã Năng) đều được. 7
  • 8. Chúng tôi xin lưu ý Hội nghị một bản tham luận khá đặc biệt về vấn đề này, đó là bài: Vài nét về huyện Phổ Yên trong lịch sử và tấm lòng của Đảng bộ, nhân dân trong huyện với việc xác định quê hương vua Lý Nam Đế của Ths. Nguyễn Văn Khoa – Bí thư Huyện ủy huyện Phổ Yên. Điều khá đặc biệt trong bản tham luận của Ths. Nguyễn Văn Khoa là ở chỗ, trong đó, tác giả đã cho chúng ta thấy: Trước khi các nhà sử học, các nhà khoa học xác định được đâu là quê hương của vua Lý Nam Đế, thì nhân dân xã Tiên Phong (Phổ Yên, Thái Nguyên) và nhân dân làng Giang Xá (Hoài Đức, Hà Nội) đã có những cuộc “thăm hỏi lẫn nhau”. Nhân dân làng Giang Xá, nơi có đình, đền thờ vua Lý Nam Đế và có chùa Giang Xá, nơi Đức vua tu hành thời trẻ, đã mặc nhiên thừa nhận thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), nơi có chùa Hương Ấp, là quê hương của vua Lý Nam Đế. Và điều đáng cho chúng ta suy ngẫm hơn nữa là nhân dân 2 vùng đất nói trên, đã tự nguyện đi lại thăm viếng lẫn nhau từ hơn 10 năm qua. Nhân dân làng Giang Xá, về mặt tâm linh đã thừa nhận xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên là quê hương của vị thần Thành hoàng làng mình. Tuy nhiên, không vì thế trong cuộc Hội thảo lần này, chúng ta không muốn lắng nghe những ý kiến phản bác, miễn là mọi ý kiến lập luận cần phải có chứng cứ đủ sức thuyết phục. II. Đánh giá sự nghiệp, cống hiến của vua Lý Nam Đế và vị trí của Vương triều Tiền Lý đối với lịch sử dân tộc Đây là vấn đề cũng được Hội thảo của chúng ta rất quan tâm, vì kể từ cuộc Khởi nghĩa Lý Bí nổ ra năm 542, đến nay đã 1470 năm, nhưng việc tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi, cũng như lý do thất bại của Vương triều Tiền Lý vẫn là việc làm cần thiết đối với nhà sử học. Về vấn đề này, chúng tôi nhận được 8 bản tham luận của PGS.TS. Nguyễn Danh Phiệt, PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn, PGS.TS. Nguyễn Minh Tường, PGS.TS. Lê Đình Sỹ, PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ, TS. Trương Thị Yến, TS. Nguyễn Hữu Tâm, Tường Minh… Các tác giả trên đây đều dựa vào các bộ chính sử dưới thời quân chủ Việt Nam như: Việt sử lược, thế kỷ XIV; Đại Việt sử ký toàn thư, thế kỷ XV; Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, thế kỷ XIX… và những bộ sử của Trung Quốc như: Lương thư, Trần thư, Tùy thư, Sách phủ nguyên quy, v.v… để tìm hiểu về sự nghiệp, cống hiến của vua Lý Nam Đế đối với lịch sử dân tộc Việt Nam. 8
  • 9. PGS.TS. Nguyễn Minh Tường cho rằng cuộc khởi nghĩa Lý Bí nói riêng và Vương triều Tiền Lý nói chung giữ một vị trí rất quan trọng trong thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, kéo dài hơn 1000 năm. Theo tác giả, có thể nêu lên 3 ý chính dưới đây: 1. Trong thời kỳ Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa Lý Bí thu được thắng lợi vang dội nhất và giành được quyền độc lập, tự chủ lâu dài nhất. 2. Trong lịch sử nước nhà, Lý Nam Đế là người đầu tiên xưng đế hiệu, và cũng là người đầu tiên đặt niên hiệu “Thiên Đức”. 3. Lý Nam Đế là người đầu tiên nhận ra vị trí trung tâm đất nước của vùng đất Hà Nội cổ. PGS.TS. Lê Đình Sỹ bàn kỹ hơn về “Sự nghiệp đánh giặc ngoại xâm của Lý Bí”. Theo tác giả thì “Sự nghiệp chống ngoại xâm của Lý Bí trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập Nhà nước Vạn Xuân độc lập (từ năm 542 đến năm 543) và giai đoạn lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược (trong các năm 545 và 546)”. PGS.TS. Lê Đình Sỹ nhận định: “Sự nghiệp của Lý Nam Đế, trong đó có sự nghiệp đánh giặc ngoại xâm của ông thật vĩ đại. Lý Bí và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo là một nhân vật, một sự kiện đặc biệt thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc”. PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn có bài tham luận: Một số khác biệt giữa sử gia Việt Nam và sử gia Trung Quốc khi viết về Lý Nam Đế. Theo tác giả, ở Việt Nam và ở Trung Quốc, từ đầu thế kỷ XX đến nay, không một công trình nghiên cứu lịch sử nào viết về các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ Bắc thuộc, lại không quan tâm đặc biệt tới sự kiện Lý Nam Đế. Trong bài tham luận của mình, PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn dựa vào thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc phủ nhận sự kiện “Lý Nam Đế tổ chức trận tấn công quân Lương ở Hợp Phố”. Theo tác giả, “Hợp Phố (Từ Văn) cách khu vực Hà Nội cổ, trung tâm của nước Vạn Xuân rất xa. Nếu muốn đánh quân nhà Lương ở Hợp Phố, thì Lý Bôn phải mất hàng năm đóng thuyền bè, chuẩn bị lương thực, vũ khí… và để đến được Hợp Phố nhanh nhất, quân đội của Lý Bôn phải ra Móng Cái ngày nay, qua Đông Hưng, rồi cửa biển Phòng Thành dong buồm, vượt biển…, một chuyện không thể thực hiện được, nhất là trong vòng 4, 5 tháng”. 9
  • 10. Ngoài ra, về nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống xâm lược nhà Lương do Trần Bá Tiên chỉ huy cũng được nhiều nhà khoa học bàn tới. Đây cũng là một vấn đề, theo chúng tôi cần được trao đổi thêm trong cuộc Hội thảo lần này. III. Nghiên cứu, khảo sát một số di tích lịch sử liên quan tới vua Lý Nam Đế và Vương triều Tiền Lý Theo chúng tôi đây là vấn đề mà Hội thảo của chúng ta cần thảo luận một cách cụ thể để làm rõ: Vì sao Lý Nam Đế lại được thờ ở nhiều nơi trên miền Bắc nước ta như: Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, v.v… Trong cuộc Hội thảo lần này, rất tiếc chúng ta chưa nhận được những báo cáo khoa học nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề địa danh học – lịch sử như: Vì sao quê hương vị vua sáng lập nhà Tiền Lý (Lý Bôn) và vị vua sáng lập nhà Hậu Lý (Lý Công Uẩn) lại cùng có tên là “Cổ Pháp”? Châu Giã Năng, ấp Thái Bình, v.v… đích thực là vùng đất nào? Mong rằng sau này, có những chuyên khảo sâu hơn, kỹ hơn về vấn đề trên. Về những di tích liên quan tới vua Lý Nam Đế và Vương triều Tiền Lý, Hội thảo của chúng ta nhận được 10 bản tham luận của PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí, PGS.TS. Đinh Khắc Thuân, Nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên, Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Ninh, TS. Hà Mạnh Khoa, Nhà sử học Phạm Văn Kính, Nhà nghiên cứu Minh Tú, TS. Vương Thị Hường, Ths. Trần Nam Trung, CN. Ngô Vũ Hải Hằng… Trong số các báo cáo khoa học trên đây, tham luận của PGS.TS. Đinh Khắc Thuân về Văn bản Thần tích Việt Thường thị Tiền Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền có ý nghĩa: “Góp phần làm rõ hơn về quê hương, tuổi ấu thơ của Lý Bí, cũng như công cuộc chống ngoại xâm, xây dựng Nhà nước Vạn Xuân hết đỗi tự hào của dân tộc ta”. Tác giả Vũ Kim Biên, là nhà nghiên cứu lịch sử của tỉnh Phú Thọ, đã bỏ ra hàng chục năm đi điền dã, nghiên cứu về những di tích lịch sử liên quan tới Lý Nam Đế, đặc biệt là hồ Điển Triệt và động Khuất Lão. Trong Hội thảo lần này, Nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên viết: Về vị trí hồ Điển Triệt và động Khuất Lão trong cuộc kháng chiến chống quân Lương của Lý Nam Đế. Vũ Kim Biên là một trong những người đầu tiên trong giới sử học xác định được vị trí đích thực của hồ Điển Triệt là ở xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Tác giả đã 10
  • 11. bác bỏ một cách khá thuyết phục ý kiến của một số nhà sử học đi trước, từng cho rằng hồ Điển Triệt tức là Đầm Vạc ở Thành phố Vĩnh Yên. Trong cuộc Hội thảo khoa học lần này, chúng tôi xin thay mặt Ban Tổ chức đề nghị các nhà khoa học phát biểu ý kiến về vấn đề tôn vinh xứng đáng đối với công lao, sự nghiệp của vị Anh hùng dân tộc, Đức vua Lý Nam Đế. Tôi cho rằng nếu như chúng ta đã xác định được thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là quê hương của vua Lý Nam Đế, Nhà nước ta cần đầu tư để xây dựng một đền thờ khang trang tại đây, làm nơi thờ phụng vị Anh hùng dân tộc sáng lập nên Vương triều Tiền Lý này. Ngoài ra, chúng ta nên có kế hoạch tu bổ, nâng cấp những di tích lịch sử như: chùa Hương Ấp, đình Giang Xá, đền Giang Xá, đền Mục, chùa Giang Xá, v.v… liên quan tới vua Lý Nam Đế. Đó là những việc làm cần thiết đối với bậc Anh hùng dân tộc, vừa thể hiện tấm lòng trung hậu “Uống nước nhớ nguồn” của chúng ta, vừa góp phần giáo dục tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu quý quê hương đất nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Điểm qua một số vấn đề chính yếu mà các bản tham luận khoa học đề cập tới, với tinh thần khoa học, chúng tôi xin lắng nghe mọi ý kiến phát biểu, thảo luận và trân trọng với từng đóng góp dù là nhỏ của mỗi người… Ở đây, không riêng gì những điểm khác biệt, mà ngay cả những điểm đã thống nhất, chúng ta vẫn có thể trao đổi lại, xem có đủ luận cứ khoa học hoặc đủ sức thuyết phục hay chưa? Trong cuộc Hội thảo khoa học lần này, với thời gian không dài, có thể chúng ta sẽ không giải quyết được những tồn nghi khoa học, nhưng chúng tôi vẫn hy vọng rằng, trong nỗ lực chung của mọi người, chúng ta có thể đi tới sự xác định có tính thống nhất cao về Quê hương của Đức vua Lý Nam Đế - Vị Anh hùng dân tộc, vị Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sống và hoạt động vào thế kỷ VI. Xin kính chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. 11
  • 12. VỊ TRÍ CỦA VƯƠNG TRIỀU TIỀN LÝ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học) Sách Đại Việt sử ký toàn thư, trong phần Kỷ nhà Tiền Lý chép khái quát về cuộc khởi nghĩa của Lý Bí như sau: “Vua họ Lý, tên húy là Bí, người Thái Bình, phủ Long Hưng. Tổ tiên là người Bắc, cuối đời Tây Hán khổ về việc đánh dẹp, mới tránh sang ở đất phương Nam, được 7 đời thì thành người Nam. Vua có tài văn võ, trước làm quan với nhà Lương, gặp loạn, trở về Thái Bình. Bấy giờ bọn thú lệnh tàn bạo hà khắc, Lâm Ấp cướp phá ngoài biên, vua dấy binh đánh đuổi được, xưng là Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên”1 . Thời bấy giờ Giao Châu (miền Bắc Bộ của nước ta ngày ấy) ở dưới quyền cai trị của Vũ Lâm hầu Tiêu Tư. Tiêu Tư vốn là tôn thất của nhà Lương2 là một kẻ tàn bạo, mất lòng dân. Lý Bí nhân lòng oán hận của nhân dân và các hào trưởng người Việt đối với chính quyền thực dân, đã hiệu triệu các bậc anh kiệt các châu lãnh đạo nhân dân nổi dậy. Sử ta chép rằng tù trưởng Chu Diên là Triệu Túc, phục tài đức Lý Bí, đem quân theo trước tiên3 . Miền đất nước ta bấy giờ gồm các châu: Giao, Hoàng (Bắc Bộ), Ái (Thanh Hóa), Đức, Lợi, Minh (Nghệ Tĩnh). Như vậy, cuộc khởi nghĩa của Lý Bí không phải chỉ nổ ra ở Giao Châu (tức miền Bắc Bộ ngày nay). Lý Bí đã liên kết với hào kiệt các châu khác trên miền đất của người Việt, và sau này lên ngôi hoàng đế, Lý Nam Đế đã cố gắng xây dựng một Nhà nước độc lập, tự chủ bao gồm toàn bộ lãnh thổ của người Việt từ Bắc Bộ đến Hà Tĩnh. Cho nên, có thể nói cuộc khởi nghĩa của Lý Bí giữ một vị trí hết sức trọng đại trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt. Chúng tôi xin phân tích một cách khái quát ý nghĩa và vị trí của việc thành lập vương triều Tiền Lý do vua Lý Nam Đế khai sáng. 1 . Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb Khoa học xã hội, H. 1998, tập 1, tr. 178, 179. 2 . Lương Võ Đế (503-549) là Tiêu Diễn, người sáng lập nhà Lương (503-557). 3 . Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, tr. 179. 12
  • 13. I. Trong thời kỳ Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa Lý Bí thu được thắng lợi vang dội nhất và giành được quyền độc lập, tự chủ lâu dài nhất Theo quan niệm của giới sử học ngày nay, thì năm 179 tr. Cn, Triệu Đà sau khi chinh phục nước Âu Lạc, lật đổ triều đình An Dương Vương, sát nhập đất đai Âu Lạc vào phạm vi quốc gia Nam Việt, là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc1 . Và thời kỳ Bắc thuộc kết thúc bằng sự kiện Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ vào năm 905. Như vậy, thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc kéo dài tới 1084 năm. Trong khoảng thời gian gần 11 thế kỷ ấy, nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ có hàng chục cuộc nổi dậy, cuộc khởi nghĩa, to có, nhỏ có, nhưng chưa có cuộc khởi nghĩa nào thu được thắng lợi vang dội như cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Từ xưa đến nay, không sử gia nào không ca ngợi võ công đánh giặc, cứu nước của Đức vua Lý Nam Đế. Sử gia Nguyễn Nghiễm2 (1708-1776), trong Việt sử bị lãm viết: “Từ khi nước Việt ta thuộc vào Đông Hán (25-220 – TG), trải qua khoảng mấy trăm năm mà chưa có kẻ đắc chí. Tiền [Lý] Nam Đế trỗi dậy nơi đất khách, hăng hái mưu khôi phục đất nước, văn chương thì đã có Tinh Thiều bày mưu kế; võ dũng thì đã có Triệu Túc ra chiến trường, vì thế mà đuổi được Tiêu Tư về phương Bắc, dẹp được Lâm Ấp ở phương Nam, dựng đô, đặt quốc hiệu, khôi phục bờ cõi. Nếu không phải là người văn võ toàn tài, mưu lược, thì chưa dễ đã làm được”3 . Sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780), trong bộ Đại Việt sử ký tiền biên (được ấn hành vào năm 1800 đời Cảnh Thịnh), thì bàn cụ thể và đánh giá cao hơn: “Tiền [Lý] Nam Đế là một hào tộc khởi binh, có Tinh Thiều giúp việc mưu mô, có Triệu Túc chủ việc quân ngũ. Châu quận hưởng ứng, hào kiệt đồng tâm, trục xuất được Tiêu Tư, đánh đuổi được Tử Hùng, lại phá được Lâm Ấp ở Cửu Đức4 . Uy binh vang dội, thế mạnh dần lên, rồi lên ngôi vua, đặt niên hiệu, đặt tên nước là Vạn Xuân, hiệu vua xưng là Nam Việt. Có nơi triều hội, có tướng võ tướng văn, quy 1 . Sử cũ: thí dụ Đại Việt sử ký toàn thư và nhiều bộ sử thời quân chủ, quan niệm nhà Triệu (179- 111 tr. Cn) là một triều đại chính thống của nước ta và viết thành Kỷ nhà Triệu. Quan niệm đó, từ cuối thế kỷ XVIII, đã bị phê phán, mà người bác bỏ đầu tiên là Ngô Thì Sĩ, tác giả Việt sử tiêu án. 2 . Nguyễn Nghiễm: là thân phụ của Đại thi hào Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng. 3 . Trích theo Ngô Thì Sĩ: Đại Việt sử ký tiền biên. Nxb Khoa học xã hội, H. 1997, tr. 110. 4 . Cửu Đức: tức miền Hà Tĩnh ngày nay. 13
  • 14. mô dựng nước hoàn chỉnh có thể coi được… Từ sau khi Hai Bà Trưng mất1 , tới đây là 490 năm nội thuộc làm châu phụ biên, một khi vùng lên chống chọi với binh hùng tướng mạnh của Tam Ngô, khiến cho người trong nước có chỗ nương nhờ, quốc thống có nơi hệ thuộc. Ở vào thế rất khó khăn, mà lập được công rất kỳ diệu. Bọn giặc Man do đó hết cơ hội quấy rối, quân phương Bắc vì thế nhụt chí xâm lăng. Cho nên Triệu Việt Vương, Hậu Lý [Nam Đế] cũng được nhờ để dựng nước, quân Lâm Ấp cũng không dám dòm ngó ngoài biên. Hơn 60 năm, công lao của ông không thể mai một được, xứng đáng vào hạng người như Đinh Tiên Hoàng…”2 . Học giả Nguyễn Văn Tố (1889-1947), trên tạp chí Tri Tân, trong khoảng từ năm 1932 đến năm 1936, có một số bài liên quan tới Lý Nam Đế như: Nên có ngày kỷ niệm vua Tiền Lý, Có Triệu Quang Phục không?, Có nhà Tiền Lý không?, Lý Nam Đế, v.v… Vào năm 1997, các bài luận văn trên đây của Học giả Nguyễn Văn Tố, được Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam in lại trong bộ sách: Đại Nam dật sử - Sử Ta so với sử Tàu. Trong bài Nên có ngày kỷ niệm vua Tiền Lý, Học giả Nguyễn Văn Tố viết: “Nước ta có ba bậc “anh hùng cứu nước” đầu tiên là Đức Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng và vua Tiền Lý Nam Đế. Đức Đổng Thiên Vương thuộc vào thời kỳ lộ sử, mà chuyện lại thần kỳ, cho nên bộ Khâm định Việt sử không chép đến. Còn Hai Bà Trưng, thì ai là người nước Nam, tất phải biết chuyện. Đến như vua Tiền Lý Nam Đế (Lý Bí, hoặc Lý Bôn 544-548), thì sử nước ta chép riêng ra một “Kỷ”, tức một dòng vua, nhưng lại không có ngày quốc tế! Đổng Thiên Vương thì có hội Gióng… vào mùng tám tháng tư… Trưng Vương có hội “Đền Hai Bà”, vào mùng năm tháng hai, là ngày kỷ niệm chung của cả nước. Duy có vua Tiền Lý thì chỉ có mấy làng ở cửa sông Đáy thờ làm thành hoàng, còn chưa có ngày hội lớn để cho quốc dân nhớ lại công ơn của một vị anh hùng đã đưa đường dẫn lối cho dân ta thoát vòng lao lung…”3 . Trong bài Lý Nam Đế, Nguyễn Văn Tố còn khẳng định: 1 . Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: từ năm 40 giành quyền độc lập, tự chủ, đến năm 43 thì bị Mã Viện đàn áp. 2 . Ngô Thì Sĩ: Đại Việt sử ký tiền biên. Sđd, tr. 111. 3 . Nguyễn Văn Tố: Đại Nam dật sử - Sử Ta so với sử Tàu. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam XB, H. 1997, tr. 78. 14
  • 15. “Người nước Nam mà làm vua nước Nam, Lý Bí thực là một người xây nền độc lập cho nước Nam muôn nghìn năm sau này”1 . Qua những nhận định của các nhà sử học nói trên, ta thấy cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542-544), sau khi giành thắng lợi đã dựng nên cả một vương triều: Vương triều Tiền Lý kéo dài tới hơn nửa thế kỷ (544-602), với 4 đời vua: Lý Nam Đế (544-548), Lý Đào Lang Vương (549-555), Triệu Việt Vương (549-570) và Hậu Lý Nam Đế (571-602). II. Trong lịch sử nước nhà, Lý Nam Đế là người đầu tiên xưng đế hiệu, và cũng là người đầu tiên đặt niên hiệu “Thiên Đức” Sau khi đánh thắng quân Lương, đuổi Thứ sứ Tiêu Tư về Trung Quốc, tháng Giêng năm Giáp Tý, Lý Bí chính thức lên ngôi Hoàng đế. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép về sự kiện này như sau: “Mùa xuân, tháng Giêng năm Giáp Tý (544), Vua nhân thắng giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi đặt niên hiệu (là Thiên Đức năm thứ 1 – TG), lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ý mong cho xã tắc truyền đến muôn đời vậy”2 . Như vậy, ta thấy trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Lý Bí là người Việt Nam đầu tiên tự xưng Hoàng đế. Sử Trung Quốc, như bộ Tư trị thông giám của Tư Mã Quang đời Tống (960-1279) cũng ghi nhận Lý Bí xưng là Việt Đế, còn chính sử nước ta đều chép Đức vua xưng là Nam Đế, hoặc Nam Việt Đế. Tuy cả sử Trung Quốc và sử ta đều nói Lý Bí xưng Đế 帝 (Việt Đế, hay Nam Đế…), nhưng cần hiểu chính xác của sự kiện lịch sử trọng đại này là: Lý Bí tự xưng Hoàng Đế: 帝 帝. Chúng ta cần phải biết xưng Hoàng đế 帝 帝 khác với xưng Vương 帝 như thế nào? Sách Từ Nguyên giải thích: 帝 帝: 帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝 (Phiên âm: Hoàng đế: Tần dĩ hậu, Thiên tử chi xưng. Thủy Hoàng tính thiên hạ dĩ vi đức kiêm Tam hoàng, công cao Ngũ đế, cánh xưng Hoàng đế. Dịch nghĩa: Hoàng đế: từ đời Tần Thủy Hoàng (221-211 tr. Cn) trở về sau này, là từ mà các bậc Thiên tử tự xưng. Tần Thủy Hoàng kiêm tính được toàn bộ thiên hạ, 1 . Nguyễn Văn Tố. Sđd, tr. 500. 2 . Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb Khoa học xã hội, H. 1998, tập 1, tr. 179. 15
  • 16. tự cho rằng tài đức của mình gồm kiêm cả Tam Hoàng1 , công nghiệp của mình cao hơn Ngũ đế2 , cho nên xưng là Hoàng đế3 ). Sách Từ Nguyên giải thích: “帝: 帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝 帝帝帝 帝 帝帝帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝帝帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝帝帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝. (Phiên âm: Vương, quân dã, chủ dã, thiên hạ quy vãng, vị chi vương. Tam đại thời, duy hữu thiên hạ giả, xưng vương. Ngô, Sở chi xưng vương, giai tiếm xưng dã. Hán dĩ hạ, quân chủ xưng Hoàng Đế. Hoàng tộc, công thần phong vương tước. Dịch nghĩa: Vương là để chỉ người làm Vua, hay người làm Chúa, được người trong thiên hạ quy về, thì xưng là Vương. Thời Tam Đại (Hạ - Thương - Chu), chỉ có những người làm chủ thiên hạ mới xưng Vương. Nước Ngô, nước Sở bấy giờ xưng Vương, đều bị coi là tiếm xưng. Từ đời Hán (206 tr. Cn – 220 s. Cn) trở về sau, bậc quân chủ xưng là Hoàng đế, từ đó những người trong hoàng tộc và công thần được phong tước Vương4 ). Như vậy, chúng ta thấy, Lý Bí xưng Hoàng đế (gọi tắt là xưng Đế) là một sự khẳng định vị thế của nước Nam thời bấy giờ so với Trung Quốc. Trong bộ Lịch sử Việt Nam, Giáo sư Trần Quốc Vượng nhận định về sự kiện ấy như sau: “[Lý Bí] xưng đế, định niên hiệu riêng, đúc tiền riêng, lấy Nam đối chọi với Bắc, lấy Việt đối chọi với Hoa, những điều đó nói lên sự trưởng thành của ý thức dân tộc, lòng tự tin vững chắc ở khả năng tự mình vươn lên, phát triển một cách độc lập. Đó là sự ngang nhiên phủ định quyền làm “bá chủ thiên hạ” của Hoàng đế phương Bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực và là sự khẳng định dứt khoát rằng nòi giống Việt phương Nam là một thực thể độc lập, là chủ nhân của đất nước và nhất quyết giành quyền làm chủ vận mệnh của mình”5 . 1 . Tam Hoàng có nhiều thuyết: a. Thiên Hoàng – Địa Hoàng – Nhân Hoàng (nhiều người theo thuyết này). b. Phục Hy – Thần Nông – Nữ Oa. c. Phục Hy – Thần Nông – Chúc Dung d. Phục Hy – Thần Nông – Hoàng Đế… 2 . Ngũ Đế có 3 thuyết: a. Thái Hạo – Thần Nông – Hoàng Đế – Thiếu Hạo – Chuyên Húc b. Hoàng Đế – Chuyên Húc – Đế Cốc – Đế Nghiêu – Đế Thuấn. c. Thiếu Hạo – Chuyên Húc – Đế Cốc – Đế Nghiêu – Đế Thuấn. 3 . Từ Nguyên: Bộ Bạch, tập Ngọ, tr. 1045. 4 . Từ Nguyên: Bộ Bạch, tập Ngọ, tr. 987. 5 . Phan Huy Lê – Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn – Lương Ninh: Lịch sử Việt Nam. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H. 1985, tr. 287. 16
  • 17. Lý Nam Đế còn là vị vua đầu tiên của nước ta đặt niên hiệu là Thiên Đức 帝 帝. Sử Trung Quốc chép Lý Bí tự xưng Việt Đế, và đặt niên hiệu là Đại Đức 帝 帝. Nhưng ngày nay chúng ta có thể khẳng định vua Lý Nam Đế đặt niên hiệu là Thiên Đức, vì các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy những đồng tiền Thiên Đức đúc thời Tiền Lý. Chúng ta cần biết rằng việc các bậc đế vương ở phương Đông (Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên…) đặt ra “niên hiệu”, mục đích không chỉ giới hạn ở việc đánh dấu năm ở ngôi, mà vì niên hiệu chính thức, ngoài ghi năm ra, còn mang nhiều hàm nghĩa khác. Trong lịch sử Trung Quốc, vị vua đầu tiên đặt niên hiệu là Hán Võ Đế (140 – 87 tr. Cn), đó là niên hiệu Kiến Nguyên 帝 帝 (có nghĩa là “Mở đầu”). Hàm nghĩa của niên hiệu có rất nhiều nghĩa như: Đánh dấu thời gian bắt đầu lên ngôi như: Kiến Nguyên của Hán Võ Đế, Thủy Nguyên của Hán Chiêu Đế, Bản Thủy của Hán Tuyên Đế, Sơ Nguyên của Hán Nguyên Đế… của Trung Quốc. Niên hiệu Kiến Tân của Trần Thiếu Đế, Nguyên Hòa của Lê Trang Tông… của Việt Nam. Ghi lại điều may mắn như: Hán Võ Đế thấy ngôi sao lớn, đổi niên hiệu thành Nguyên Quang (134-129 tr. Cn), vua Lý Thánh Tông (1054-1072) của Việt Nam, vào năm Mậu Thân (1068), thấy châu Chân Đăng dâng 2 con voi trắng, nhân đó đổi niên hiệu là Thiên huống bảo tượng (nghĩa là: Trời cho voi quý)… Nhưng phần lớn niên hiệu đều có ý nghĩa tô điểm thêm cho sự thái bình, biểu thị vận nước hưng thịnh, hoàng vị đời đời vững chắc như: Vạn Lịch, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang… của Trung Quốc, hay: Hưng Long (Trần Anh Tông), Đại Khánh (Trần Minh Tông), Đại Bảo (Lê Thái Tông), Thái Hòa (Lê Nhân Tông), Hồng Đức (Lê Thánh Tông), Bảo Hưng (Nguyễn Quang Toản), v.v.. của Việt Nam. Vậy niên hiệu Thiên Đức 帝 帝 có ý nghĩa gì? Chúng tôi cho rằng đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, vua Lý Nam Đế lựa chọn niên hiệu này, ít nhất có mấy nghĩa dưới đây: - Người được Trời ban Đức lớn. - Người có Đức lớn được Trời lựa chọn làm Hoàng đế phương Nam. - Người có Đức của bậc Thiên tử… 17
  • 18. Chúng ta nên nhớ rằng, trước Lý Bí xưng là Nam Việt Đế và đặt niên hiệu Thiên Đức, hơn 40 năm, vào năm 502, Tiêu Diễn (tức Lương Vũ Đế) sáng lập Vương triều Lương (502-557) đã đặt niên hiệu là Thiên Giám 帝 帝 (có nghĩa: được Trời soi xét đến). Như vậy, ta càng thấy niên hiệu Thiên Đức của Lý Nam Đế có ý đối chọi lại với niên hiệu Thiên Giám của Lương Vũ Đế. Lý Nam Đế đặt quốc hiệu nước ta lúc bấy giờ là Vạn Xuân 帝 帝 và tổ chức cơ cấu triều đình mới, tuy rằng còn khá sơ sài, nhưng ngoài Hoàng đế đứng đầu, bên dưới đã có 2 ban văn, võ. Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ, Triệu Túc làm Thái phó… Triều đình Vạn Xuân là mô hình, lần đầu tiên, được Việt Nam thâu hóa và áp dụng, của một cơ cấu Nhà nước mới, theo chế độ trung ương tập quyền. Lý Nam Đế cho xây một đài Vạn Xuân để làm nơi văn vũ bá quan triều hội. Lúc này, Phật giáo đang phát triển mạnh ở nước ta cũng như ở Trung Hoa. Giới tăng ni là tầng lớp trí thức đương thời, chắc chắn đã ủng hộ Lý Nam Đế. Theo Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền, còn được lưu giữ tại đình Giang Xá, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội, thì Lý Bí từ hồi nhỏ đã được “bán” cho ngôi chùa Hương Ấp, quê hương ông. Sau đó, khi chừng 12, 13 tuổi, Lý Bí lại được sư thầy là Phổ Tổ Thiền sư đưa về tu tập đến hơn 10 năm tại chùa Linh Bảo (hay chùa Giang Xá), gần với ngôi đình Giang Xá nói trên. Có lẽ, vì vậy, mà một người trong hoàng tộc nhà Tiền Lý và làm tướng cho Lý Nam Đế đã mang một cái tên đượm màu sắc sùng bái Phật tổ: đó là Lý Phật Tử (nghĩa là: Người họ Lý là con của Đức Phật). III. Lý Nam Đế là người đầu tiên nhận ra vị trí địa lý trung tâm đất nước của vùng đất Hà Nội cổ Ngày nay, chúng ta có khá nhiều bằng cứ để chứng minh Lý Nam Đế và các vị thủ lĩnh người Việt khác của Vương triều Tiền Lý là những người đầu tiên nhận ra vị trí quan trọng của miền đất Hà Nội cổ. Chúng ta đều biết “Tam giác châu Bắc Bộ” có 2 đỉnh: - Đỉnh thứ nhất là Việt Trì. - Đỉnh thứ hai là Hà Nội (trong đó có Thăng Long – Hà Nội và cả Cổ Loa – Đông Anh). Vùng đất Hà Nội, nơi hợp lưu của các dòng sông lớn nhỏ: sông Cái, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Tô… 18
  • 19. Trước hết là những chứng cứ trong các bộ thư tịch cổ: Trần thư1 ghi rõ: Năm 545, Lý Nam Đế đã dựng thành lũy ở cửa sông Tô Lịch để chống cự với quân xâm lược nhà Lương do Trần Bá Tiên cầm đầu. Sau khi bị thất trận ở cửa sông Tô, Lý Nam Đế mới lui giữ thành Gia Ninh ở Bạch Hạc, Việt Trì. Thành do Lý Nam Đế xây dựng là công trình quân sự đầu tiên ở vùng nội thành Hà Nội cổ mà sử sách biết đến. Nó cho ta khả năng nhận định rằng Lý Nam Đế đã nhận rõ tầm quan trọng về vị trí địa – quân sự của miền Hà Nội gốc. Tiếp đó là Tùy thư2 cũng chép: Năm 602, để phòng giữ cuộc xâm lược đại quy mô của nhà Tùy (581-618), tướng Lý Phật Tử đã củng cố 3 ngôi thành cổ, thành thế chân vạc: - “Thành cũ của Việt Vương”, tức thành Cổ Loa: bấy giờ do Lý Phật Tử đóng giữ. - Thành Long Biên: do con người anh Lý Phật Tử là Lý Đại Quyền đóng giữ. - Thành Ô Diên: có thể là thành cổ Chu Diên của Thi Sách ở Hạ Mỗ (Đan Phượng – Hà Nội) do biệt tướng Lý Phổ Đỉnh đóng giữ. Những chứng cứ khá hiếm hoi của thư tịch cổ được bổ sung bởi các tài liệu di tích đền, chùa và truyền thuyết. Giữa lòng Hà Nội có một di tích và danh thắng nổi tiếng: Chùa Trấn Quốc 帝 帝 帝 (Trấn Quốc tự). Sách Thiền Uyển tập anh ngữ lục (Ghi lời của các bậc anh tú trong vườn Thiền – đời Trần), trong truyện Thiền sư Vân Phong ( ? – 957), cho biết chùa này có tên là Chùa Khai Quốc 帝 帝 帝 (Khai Quốc tự). Tấm bia Trấn Quốc tự bi ký (Văn bia chùa Trấn Quốc) do Trạng Nguyên khoa Đinh Sửu (1637) Nguyễn Xuân Chính soạn cho biết: Chùa xưa vốn ở bãi sông Nhị Hà (tức sông Hồng), dựng từ đời Lý Nam Đế gọi là chùa Khai Quốc. Khoảng niên hiệu Hoằng Định thứ 16 (1615) đời vua Lê Kính Tông (1600-1619), dân phường An Hoa (Yên Phụ) sợ đê lở, chùa đổ, mới dời chùa vào bán đảo Kim Ngư ở Hồ Tây tại vị trí hiện nay. Sau này, Vua Lê, Chúa Trịnh đổi tên thành chùa Trấn Quốc. 1 . Trần thư 帝 帝: Tác giả là Diêu Tư Liêm, đời Đường (618-907) soạn, gồm 36 quyển, chép lịch sử nhà Trần (558-589), thời Nam Bắc triều, Trung Quốc. 2 . Tùy thư 帝 帝: Tác giả Ngụy Trưng, đời Đường (618-907) soạn, gồm 85 quyển, chép lịch sử nhà Tùy (581-618). 19
  • 20. Lý Nam Đế xây dựng ngôi chùa thờ Đức Phật lại ban tên là Chùa Khai Quốc (tức Chùa Mở nước) hẳn không phải là điều ngẫu nhiên. Chúng ta biết rằng Đức vua vốn đã từng là người tu hành đạo Phật, và chắc hẳn trong cuộc khởi nghĩa lật đổ ách thống trị hà khắc của Thái thú Tiêu Tư, nhà Lương vào đầu năm 542, Lý Nam Đế đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của giới tăng ni, phật tử. Xin lưu ý rằng, cũng ở thời Tiền Lý, vào năm 580, Thiền sư Tìniđalưuchi (Vinitaruci) ( ? – 594), học trò của Thiền sư Tăng Xán, vị Tổ thứ 3 của Thiền tông Trung Hoa1 đã sang nước ta. Thiền sư Tìniđalưuchi dừng trụ ở chùa Pháp Vân (Bắc Ninh), và sáng lập nên dòng phái Thiền tông đầu tiên của Việt Nam2 . Dòng phái Thiền tông này còn phát triển rực rỡ ở vào thời Lý – Trần, thế kỷ XI-XIII. Hiện nay, tại xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội có một cái đầm rộng, xưa mang tên đầm Vạn Xoan. “Xoan” tức là Xuân, đọc theo âm cổ dân gian3 . Tương truyền bên bờ đầm Vạn Xoan ấy, khi xưa là nơi thiết lập triều đình Vạn Xuân của vua Lý Nam Đế. Năm 1962, Sở Văn hóa Hà Nội tìm thấy một tấm bia cổ bên bờ đầm Vạn Xoan, ghi niên hiệu nhà Lương (503-557), tức thời Tiền Lý. Với một số chứng cứ kể trên, rõ ràng còn khá ít ỏi và còn cần điều tra xác minh thêm, nhưng vẫn cho phép chúng ta đoán nhận rằng miền Hà Nội cổ, với ba trung tâm: Cửa sông Tô Lịch, Thành Cổ Loa (Đông Anh) và đầm Vạn Xoan (Thanh Trì), đã giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử Việt Nam, thời Tiền Lý nửa cuối thế kỷ VI. 1 . Thiền tông Trung Hoa: Một tông phái của Phật giáo Đại thừa tại Trung Quốc. Thiền tông sinh ra vào khoảng thế kỷ VI-VII, khi Bồ Đề Đạt Ma đưa phép Thiền của Đạo Phật Ấn Độ vào Trung Quốc, hấp thụ một phần nào đạo Lão. Thiền tông Trung Hoa có 6 vị Tổ: 1. Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma – 470-543) 2. Huệ Khả (487-593) 3. Tăng Xán (? 6-6) 4. Đạo Tín (580-651) 5. Hoằng Nhẫn ( ? - ?) 6. Huệ Năng (638-713) 2 . Thiền tông Việt Nam hình thành bởi 3 dòng phái: 1. Thiền phái thứ nhất do Thiền sư Tìniđalưuchi truyền vào năm 580. 2. Thiền phái thứ hai do Thiền sư Vô Ngôn Thông truyền vào năm 820. 3. Thiền phái thứ ba do Thiền sư Thảo Đường truyền vào năm 1069. 3 . Ca dao có câu: Trai ba mươi tuổi đang xoan (xuân) Gái ba mươi tuổi đã toan về già. 20
  • 21. Khởi nghĩa Lý Bí năm 542 lật đổ ách thống trị của nhà Lương, thành lập Vương triều Tiền Lý tồn tại được khoảng gần 60 năm (544-602). Cho dù Đức vua Lý Nam Đế bị mất ở động Khuất Lão vào mùa xuân tháng 3 năm Mậu Thìn (548), nhưng người xưa từng căn dặn: “Chớ đem thành bại luận Anh hùng!”. Bậc Anh hùng như Đức vua Lý Nam Đế một khi đứng trước việc “Đại nhân – Đại nghĩa = đánh giặc – cứu nước”, thì Người có kể chi thành hay bại, miễn là khởi binh đánh cho lũ cướp nước, biết được lòng quả cảm, ý chí sắt đá của người Việt phương Nam. Để tạm kết luận bài viết này, tôi xin dẫn Lời Phê của vua Tự Đức (1848- 1883) như sau: “Nam Đế nhà Tiền Lý dẫu sức không địch nổi giặc Lương, đến nỗi công cuộc không thành, nhưng đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự làm chủ lấy nước mình, đủ làm thanh thế mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này. Vậy việc làm của Lý Nam Đế há chẳng hay lắm sao?”1 . Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2012 N.M.T. 1 . Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Nxb Giáo dục, H. 1998, tập 1, tr. 173. 21
  • 22. SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC NGOẠI XÂM CỦA LÝ BÍ PGS. TS. Lê Đình Sỹ (Đại tá, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam) Sự nghiệp chống ngoại xâm của Lý Bí (Lý Nam Đế) trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập (từ năm 542 đến năm 543) và giai đoạn lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược (trong các năm 545 và 546). Bấy giờ, nhà Lương (Trung Quốc) thống trị đất Việt. Cả Giao Châu dưới quyền cai trị của Vũ lâm hầu Tiêu Tư. Tiêu Tư là tôn thất nhà Lương và họ Tiêu là một trong những cự tộc phương Bắc dời về Nam, uy quyền rất lớn. Đó là một Thứ sử khét tiếng tàn bạo. Chính sử Trung Quốc như Lương thư, Trần thư đều công nhận rằng, Tiêu Tư là một kẻ “tàn bạo, mất lòng dân”. Tướng nhà Lương, Trần Bá Tiên, khi đem quân đàn áp phong trào nhân dân ở phương Nam cũng phải thừa nhận nguyên nhân của các cuộc “phản loạn” ở đây là do “tội ác của các tôn thất”, trong đó có quan Thứ sử. Nhân lúc mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền đô hộ rất sâu sắc, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền đất nước ta đồng thời nổi dậy chống Lương. Lương thư chép: “Lý Bí đã liên kết với hào kiệt vài châu đồng thời làm phản”. Trước hết, đó là Tinh Thiều, người cùng quê với Lý Bí. Vốn rất giỏi văn chương, Tinh Thiều đã lặn lội sang tận kinh đô Nam Kinh xin đầu quan, nhưng Lại bộ thượng thư nhà Lương lúc đó là Sài Tốn cho rằng họ Tinh không phải là vọng tộc, chỉ thuộc loại “hàn môn” (bình dân), nên xếp ông giữ chức Quảng Dương môn lang, tức chức quan canh cổng. Tinh Thiều lấy làm tủi thẹn, về quê, cùng Lý Bí mưu tính tập hợp lực lượng chống chính quyền đô hộ. Tham gia cuộc khởi nghĩa Lý Bí, có thủ lĩnh Chu Diên (vùng Đan Phượng, Hoài Đức, nay thuộc ngoại thành Hà Nội) tên là Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vua (Lý Nam Đế) bấy giờ làm chức giám quân ở châu Cửu Đức, nhân liên kết với hào kiệt mấy châu, đều hưởng ứng. Có Triệu Túc, tù trưởng ở Chu Diên 22
  • 23. phục tài đức của vua, bèn dẫn đầu đem quân theo”1 . Phạm Tu cũng là một tướng tài của Lý Bí có mặt ngay từ buổi đầu khởi nghĩa. Các sách Đại Việt sử ký toàn thư, Việt điện u linh, Đại Nam nhất thống chí và thần tích, bi ký, truyền thuyết ở làng Giá, tức làng Cổ Sở (Yên Sở, Thanh Trì, Hà Nội) đều phản ánh Phạm Tu (có thể cũng là Lý Phục Man) đã cùng dân làng tham gia cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước. Về sau, nhân dân ở làng Giá mở Hội Giá để nhớ lại sự kiện đó. Lễ “niệm quân” của ngày hội ấy cho thấy, không phải chỉ có Phạm Tu tham gia cuộc khởi nghĩa, mà đông đảo dân làng Giá đã vùng dậy với người anh hùng của quê hương, góp phần tạo nên thắng lợi của sự nghiệp khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo. Lý Bí khi lên ngôi đã đánh giá rất cao công lao của Phạm Tu và gả con gái cho ông. Sử cũ không chép rõ Lý Bí đã chiếm được các quận huyện, đánh đuổi bọn quan lại phương Bắc như thế nào. Chỉ biết rằng, đó là một cuộc khởi nghĩa rộng lớn, đã liên kết được đông đảo các hào kiệt và dân chúng các châu, nhanh chóng giành thắng lợi. Lý Bí đã không gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ nào của bọn quan lại đô hộ. Sử cũ cho biết, nghe tin Lý Bí nổi dậy, Vũ lâm hầu Tiêu Tư sợ hãi, không giám chống cự, vội sai người đem vàng bạc, của cải đút lót cho Lý Bí rồi chạy trốn về Việt Châu (bắc Hợp Phố) và Quảng Châu2 . Quan Thứ sử Tiêu Tư bỏ trốn thì hẳn bọn quan lại khác trong chính quyền đô hộ cũng chạy theo; số còn lại đầu hàng nghĩa quân. Nổi dậy từ tháng Chạp năm Đại Đồng thứ 7, tức tháng 1 năm 542, không quá ba tháng, nghĩa quân đã chiếm được thành Long Biên (Bắc Ninh). Bè lũ đô hộ đã bị quét sạch trước khí thế tiến công và nổi dậy khắp nơi của nhân dân ta. Sau những giờ phút kinh hoàng buổi đầu, chính quyền nhà Lương lập tức có phản ứng đối phó, nhanh chóng tổ chức phản công lại nghĩa quân. Lương thư chép rằng: “Tháng ba năm Đại Đồng thứ 8 (4-542) (vua Lương) sai thứ sử Việt Châu là Trần Hầu, thứ sử La Châu là Ninh Cự, thứ sử An Châu là Lý Trí, thứ sử Ái Châu là Nguyễn Hán, cùng đi đánh Lý Bí ở Giao Châu”3 . Sự phản ánh này của Lương thư cho thấy, phía nam Giao Châu lúc đó còn thuộc quyền thống trị của nhà Lương. 1 . Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, H. 1993, tr.179. 2 . Theo Lương thư, Trần thư, Tục tư trị thông giám. Lương thư chép: Tiêu Tư chạy về Hợp Phố; một số sách khác chép: Tiêu Tư chạy về Quảng Châu. 3 . Lương thư, q.3, t.11b. 23
  • 24. Trong ba tháng đầu của cuộc khởi nghĩa, Lý Bí và nghĩa quân mới làm chủ được mấy châu phía Bắc thuộc vùng Bắc Bộ ngày nay. Sử sách không ghi chép chi tiết về cuộc phản công của nhà Lương và chúng ta cũng không biết được cuộc chiến đấu của nghĩa quân ra sao; song điều chắc chắn là cuộc phản công đó đã hoàn toàn thất bại, bởi vì nhà Lương đã phải tổ chức một cuộc phản công lần thứ hai vào cuối năm 542 đầu năm 543. Có lẽ sau khi đánh tan cuộc phản công thứ nhất và đánh bại được đạo quân của Thứ sử Ái Châu Nguyễn Hán, nghĩa quân đã vượt Ái Châu tiến thẳng vào giải phóng Đức Châu, nơi Lý Bí đã làm quan trong một thời gian, đã có uy tín đối với các hào kiệt và nhân dân vùng này. Ta có thể khẳng định điều đó, vì như sự phản ánh của sách Đại Việt sử ký toàn thư, mùa Hè năm 543 khi Lâm Ấp đưa quân vào cướp Cửu Đức đã bị đại tướng Phạm Tu đánh tan1 . Sách Tư trị thông giám của Tư Mã Quang (q.158) ghi: “Mùa Hè tháng tư, vua Lâm Ấp tiến công Lý Bí, viên tướng của Lý Bí là Phạm Tu đã phá quân Lâm Ấp ở Cửu Đức”. Như vậy, sau khi đánh tan cuộc phản công lần đầu của quân Lương, nghĩa quân cơ bản đã làm chủ đất nước. Nghĩa quân của Lý Bí đã kiểm soát được cả vùng đồng bằng Bắc Bộ, cả vùng Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu (Hà Tĩnh), vùng An Châu (Quảng Ninh) và cả vùng bán đảo Hợp Phố ở phía Bắc. Bị thua đau, vua Lương lại sai Thứ sử Cao Châu là Tôn Quýnh, Thứ sử Tôn Châu là Lư Tử Hùng thống lĩnh binh mã, một lần nữa tiến sang Giao Châu để tiêu diệt nghĩa quân của Lý Bí. Sự kiện này diễn ra vào đầu năm 543. Sử của ta chép: “Mùa Đông, tháng 12 (khoảng tháng 1-543), Lương Đế sai Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng sang lấn”2 . Bấy giờ, bọn Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng thấy cuộc phản công lần trước đã thất bại và uy thế của nghĩa quân càng rầm rộ, nên e ngại, dùng dằng không chịu tiến quân, lấy cớ là mùa Xuân ẩm ướt, lam chướng, xin đợi đến sang Thu hẵng khởi binh. Nhưng thứ sử Quảng Châu là Tiêu Ánh không nghe, Vũ lâm hầu Tiêu Tư cũng sốt ruột thúc giục, cho nên bọn Tôn Quýnh bất đắc dĩ phải động binh. Chủ động đánh giặc, Lý Bí đã bày quân mai phục, thực hiện một trận tiêu diệt lớn ở vùng cực bắc Giao Châu. Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt ở Hợp Phố. Quân 1 . Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Sđd, tr.179. 2 . Như trên. 24
  • 25. Lương 10 phần chết tới 7, 8 phần; bọn sống sót tan vỡ tán loạn tướng sĩ ngăn cấm không được. Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đại bại, dẫn tàn quân chạy về Quảng Châu. Tiêu Tư dâng sớ về triều, vu cho Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đã “giao thông với giặc, dùng dằng không tiến quân”. Thấy quân lính bị thiệt hại quá nhiều, giận vì không tiêu diệt được Lý Bí, Lương Vũ Đế xuống chiếu bắt cả hai viên tướng cầm đầu phải chết ở Quảng Châu. Về sự kiện này, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Quýnh lấy cớ là chướng khí mùa Xuân đương bốc, xin đổi mùa Thu. Bấy giờ Thứ sử Quảng Châu là Tân dụ hầu không cho; Vũ lâm hầu Tư cũng thúc giục. Bọn Tử Hùng đi đến Hợp Phố, 10 phần chết 6, 7 phần, quân tan vỡ mà trở về. Tư tâu vua rằng Quýnh và Tử Hùng dùng dằng không chịu đi. Lương Đế bắt bọn họ đều phải tự tử”1 . Sau khi đánh tan được quân xâm lược phía Bắc, Lý Bí phải lo ngay việc đối phó với nước Lâm Ấp ở phía Nam. Biên giới phía Nam lúc đó sát với Hoành Sơn (Quảng Bình). Vua Lâm Ấp Rudravarman I nhân cơ hộ ở Giao Châu bọn quan đô hộ bị đuổi, nên đã đem binh thuyền đánh phá, xâm lấn Đức Châu (5-543). Lúc đó, như các tài liệu dẫn ở phần trên thì, Lý Bí đã cử đại tướng Phạm Tu đưa quân vào đánh tan quân Lâm Ấp ở Cửu Đức, vua Lâm Ấp phải chạy trốn. Đất nước đã được giải phóng. Biên giới phía Bắc và phía Nam đều tạm thời ổn định. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã hoàn toàn thắng lợi. Đó là cuộc khởi nghĩa toàn dân, xuất phát từ địa phương Thái Bình (khoảng các huyện Quốc Oai – Phúc Thọ, Hà Nội ngày nay), phát triển rộng ra cả nước và giành được độc lập tự chủ. Nửa cuối thế kỷ VI quả là một thời điểm đột phá lớn trong lịch sử hơn nghìn năm chống Bắc thuộc của nhân dân ta. Nó tiếp tục và phát huy truyền thống đấu tranh giành độc lập mà Hai Bà Trưng đã phất ngọn cờ đầu tiên chống ách đô hộ. Nó như một mốc son đánh dấu lịch sử bởi một cuộc khởi nghĩa lớn và tiếp sau đó là một thời kỳ độc lập khoảng 50 năm. Việc Lý Bí khởi nghĩa thành công, thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập, ngang nhiên xưng đế (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu riêng… là sự ngang nhiên thách thức đối với Lương Vũ Đế. Tuy nhiên, sau khi Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng bị bức tử vì lý do đánh Lý Bí bị thất bại, em Tử Hùng là Tử Lược, có gia thuộc ở Giang 1 . Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Sđd, tr.179. 25
  • 26. Nam là Đỗ Thiên Hợp và em Đỗ Năng Minh giúp sức, đã liên kết với cháu của Tôn Quýnh nổi dậy báo thù, bắt viên đô đốc Giang Nam là Thẩm Khởi, rồi tiến đánh Quảng Châu. Vì Quảng Châu náo động, nhà Lương phải lo tập trung lực lượng đàn áp, nên chưa tổ chức phục thù Lý Bí ngay được. Thứ sử Quảng Châu là Tiêu Ánh hợp quân với Trần Bá Tiên đánh tan bọn Tử Lược, giết được Đỗ Chiêm Hợp, buộc Đỗ Thiên Ánh phải hàng. Mùa Đông năm 544, Tiêu Ánh chết, nhà Lương cử Lan Khâm thay làm Thứ sử Quảng Châu chuẩn bị binh lực đánh Lý Bí. Tuy nhiên, Nam Anh đã giết Lan Khâm để đoạt chức thứ sử đó. Đầu năm 545, nhà Lương bắt đầu tổ chức cuộc chiến tranh xâm lược Vạn Xuân nhằm chinh phục lại Giao Châu mà chúng vẫn cho là “thuộc quốc” cũ. Dương Phiêu được cử làm Thứ sử Giao Châu, Trần Bá Tiên – viên tướng vũ dũng tuy xuất thân từ “hàn môn” nhưng do vừa lập công đánh bọn Tử Lược, dẹp yên Quảng Châu, được cử làm Tư mã Giao Châu, lĩnh chức Thái thú Vũ Bình, cùng tổ chức cuộc chinh phục Vạn Xuân. Trong quá trình đàn áp Quảng Châu, Trần Bá Tiên thu nạp được nhiều quân vũ dũng, khí giới đều tốt; vì thế Dương Phiêu rất mừng, giao cho giữ chức kinh lược sứ, phụ trách tác chiến. Sử sách không ghi chép cụ thể số quân nhà Lương trong cuộc Nam chinh này là bao nhiêu. Chỉ biết đạo quân tiến đánh Vạn Xuân gồm nhiều bộ phận hợp thành: quân triều đình dưới quyền chỉ huy của Dương Phiêu, đạo quân riêng của Trần Bá Tiên lúc đánh Quảng Châu đã có tới 3.000 người thiện chiến, quân của mấy thứ sử kề cận Giao Châu cũng được lệnh tập trung về Phiên Ngung (Quảng Châu).. Dương Phiêu họp tất cả các tướng sĩ hỏi mưu kế. Lúc đó có một số tướng nghe tiếng Lý Bí đã sợ nên bàn lùi, như Tiêu Bột, Thứ sử Định Châu; một số tướng khác thì ngần ngại… Trần Bá Tiên chủ chiến, hung hăng chủ trương kiên quyết tiến binh, nói rằng: “Giao Châu làm phản, tội do ở người tông thất, để mấy châu hỗn loạn trốn tội đã nhiều năm nay. (Thứ sử) Định Châu (Tiêu Bột) chỉ muốn trận yên trước mắt, không nghĩ đến kế lớn. Đã vâng chiếu đi đánh kẻ có tội, phải nên liều sống chết, há nên dùng dằng không tiến để nuôi cho thế giặc thêm mạnh mà làm ngăn trở quân mình hay sao?”1 . Bá Tiên hiếu chiến, đầy tham vọng, luôn kích động Dương Phiêu, nên được cử làm tướng tiên phong, đem quân đi trước. 1 . Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Sđd, tr.180. 26
  • 27. Biết tin quân Lương sắp sang, Lý Nam Đế càng gấp rút xây dựng lực lượng, huy động quân đội, đắp thành lũy, tăng cường bố phòng, sẵn sàng đánh giặc. Từ Phiên Ngung, quân Lương tiến theo đường biển vào Vạn Xuân. Tháng 7- 545, quân xâm lược tiến sâu vào nội địa nước ta ở lưu vực sông Hồng. Lý Nam Đế thân dẫn ba vạn quân trấn giữ Chu Diên (mạn Hưng Yên), thiết lập chiến lũy, bố trí thành thế trận phòng ngự lớn để chặn đánh quân của Trần Bá Tiên ở đây. Vì quân giặc mới vào khí thế đương hăng, liên tục công phá thành Chu Diên; vì tương quan lực lượng không có lợi cho quân ta nên Lý Bí bị thua, phải lui giữ cửa sông Tô Lịch, dựng thành lũy để chống lại quân Lương. Chiếm được Chu Diên, Trần Bá Tiên kéo đại quân đến bao vây, tiến công thành Tô Lịch. Theo Trần thư, quân đội Vạn Xuân có khoảng vài vạn người giữ thành ở cửa sông Tô Lịch, chiến đấu rất ác liệt, đánh bại nhiều đợt tiến công của quân Lương. Tuy nhiên, thành đất, lũy tre gỗ không mấy kiên cố mà quân Lương lại dũng mãnh tiến công ráo riết, thế trận của quân Vạn Xuân dần dần bị vỡ, Lý Nam Đế buộc phải rút lui khỏi kinh đô, ngược dòng sông Hồng, lên giữ thành Gia Ninh trên miền đồi núi trung du, ngã ba sông Trung Hà – Việt Trì. Theo thần tích, trong cuộc kháng chiến do Lý Nam Đế lãnh đạo, cuộc chiến ở cửa sông Tô Lịch hết sức quyết liệt. Lão tướng Phạm Tu (có tài liệu cho là Lý Phục Man), người đứng đầu hàng võ quan trong triều đình Vạn Xuân, đã chiến đấu rất anh dũng và hy sing ngày 20 tháng bảy năm Ất Sửu ( 8-545). Hạ được thành Tô Lịch, Trần Bá Tiên thúc quân tiến lên truy kích quân ta rồi bao vây và tiến công thành Gia Ninh, đồng thới cử người báo tin thắng trận cho chủ tướng Dương Phiêu. Dương Phiêu liền đem hậu quân từ tuyến sau, theo đường thủy, ngược dòng sông Hồng lên tiếp ứng. Gia Ninh là một chiến thành lớn, Lý Nam Đế tập trung lực lượng quyết tâm bảo vệ. Dựa vào thành, quân ta cố sức cầm cự với giặc trong suốt mùa khô năm 545. Sau ba tháng tiến công liên tục, Trần Bá Tiên không thể chiếm được thành, quân sĩ bị chết rất nhiều, nhưng y vẫn không chịu từ bỏ kế hoạch đánh chiếm Gia Ninh. Sang tháng 2-546, có quân chủ lực của Dương Phiêu phối hợp, bao vây, công phá, quân giặc đã hạ được thành Gia Ninh của Lý Nam Đế vào ngày 25-2- 546. Theo Lương thư, năm Trung Đại Đồng thứ nhất, mùa Xuân tháng giêng ngày 27
  • 28. Ất Sửu, phá thành Gia Ninh. Các sách Lương thư và Tư trị thông giám đều chép việc phá thành Gia Ninh là do Thứ sử Giao Châu là Dương Phiêu chỉ huy. Từ khi Trần Bá Tiên tới Giao Châu (7-545) đến khi thành Gia Ninh bị hạ (2-546) là tám tháng. Đó là cả một quá trình chiến đấu cầm cự của quân đội Vạn Xuân với quân Lương tại đây. Lực lượng quân sự do Trần Bá Tiên chỉ huy không đủ sức tiêu diệt quân của Lý Nam Đế tại Gia Ninh, mà chỉ bao vây trong một thời gian dài, khiến cho quân Lương lúc đó như Bá Tiên nói: “tướng sĩ đều mệt mỏi”. Và đến tháng 2- 546, đợi khi đại quân của Dương Phiêu đến, quân Lương mới đủ lực lượng để công phá và hạ được thành Gia Ninh. Thành Gia Ninh bị vỡ, Lý Nam Đế cùng một số binh tướng tổ chức phá vây, kéo quân lên động Khuất Lão ở Tân Xương (tức miền đồi núi Phú Thọ trên lưu vực sông Lô). Quân Lương đóng lại ở cửa sông Gia Ninh. Lý Nam Đế dựa vào núi rừng Tây Bắc, ngoài số binh tướng còn lại sau trận thất thủ Gia Ninh, ông đã mộ thêm quân, nhiều người Việt đủ các thành phần dân tộc đã hăng hái gia nhập quân đội, tình nguyện đánh giặc cứu nước. Quân đội của Lý Nam Đế dựng lán trại trong rừng, hạ cây, xẻ ván đóng thuyền bè, chuẩn bị cho một hình thức kháng chiến mới. Sau một thời gian chỉnh đốn lại lực lượng, tháng 10-546, Lý Nam Đế kéo quân ra hạ thủy trại tại hồ Điển Triệt. Lực lượng quân đội lúc đó đông tới ba, bốn vạn, sĩ khi rất hăng. Sách Việt sử thông giám cương mục chép: “Lý Bôn lại đem quân từ trong xứ người Lão ra, đóng đồn ở hồ Điển Triệt. Quân Lương sợ cứ đóng ở cửa hồ, không dám tiến”1 . Quân Lương từ Gia Ninh, ngược dòng sông Lô tiến lên hồ Điển Triệt, định đánh phá doanh trại của Lý Nam Đế. Nhưng căn cứ Điển Triệt rất hiểm yếu, khó đánh, khí thế quân của Lý Nam Đế lại đang hồi phục, dũng cảm đánh chặn địch cả dưới nước lẫn trên bộ. Thấy tình thế khó khăn, Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ dừng lại ở ngoài cửa hồ, không dám tiến sâu thêm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa Thu, tháng tám, vua lại đem hai vạn quân từ trong đất Lão ra đóng ở hồ Điển Triệt, đóng nhiều thuyền, chật cả mặt hồ. Quân Lương sợ, cứ đóng lại ở cửa hồ không dám tiến vào”2 . 1 . Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Tập I, Nxb. Giáo dục, H.1998, tr.171. 2 . Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Sđd, tr.180. 28
  • 29. Trước tình hình ấy, Trần Bá Tiên họp các tướng bàn đánh. Bá tiên nói: “Quân ta ở đây đã lâu, tướng sĩ mỏi mệt, vả lại thế cô không có tiếp viện. Tiến sâu vào trong lòng nước người, nếu một khi đánh mà không thắng, thì đừng có mong sống sót. Nay nhân lúc bọn họ vừa thua luôn, lòng người chưa vững, mà người di Lão ô hợp, dễ bề đánh giết, chính nên cùng ra tay liều chết, cố sức đánh lấy, không có cớ gì mà dừng lại, thì lỡ mất thời cơ”. Tuy vậy, các tướng vẫn im lặng, không ai dám hưởng ứng. Rất tiếc, Lý Nam Đế đã bỏ mất thời cơ này. Đáng lẽ, nhân lúc địch đang lúng túng, hoang mang và chưa có kế sách đối phó, quân ta tổ chức phản công hoặc đánh úp chúng, để giành thế chủ động, thì hẳn cục diện sẽ có lợi, bởi vì lúc ấy khí thế trong quân đã khá hơn. Có lẽ sau mấy lần thất bại liên tiếp, Lý Nam Đế đã có phần e ngại, thiếu quyết đoán; khiến Trần Bá Tiên có thời gian dò biết tình hình bên ta để nhân sơ hở của quân ta mà tiến công trước? Chủ trương trên của Trân Bá Tiên không được các tướng ủng hộ. Cả hai bên đều án binh bất động. Nhưng bỗng trời đổ mưa lớn, khiến nước sông dâng cao, tràn cả vào hồ, thuyền lớn của địch có thể dễ dàng cơ động; còn căn cứ của Lý Nam Đế trở thành một cô đảo giữa vùng sông nước mênh mông… Lợi dụng nước lớn mưa nhiều, đang đêm Trần Bá Tiên ra lệnh tiến công. Các thuyền lớn của địch nối nhau xung trận, trống đánh quân reo, ào ào tiến vào hồ Điển Triệt. Lý Nam Đế và quân đội bị tập kích bất ngờ, không kịp phòng bị, hàng quân tan vỡ, không thể chống đỡ nổi. Sử chép: “Đêm hôm ấy nước sông lên mạnh, dâng cao bảy thước, tràn đổ vào hồ. Bá Tiên đem quân bản bộ theo dòng nước tiến trước vào. Quân Lương đánh trống reo hò mà tiến. Vua vốn không phòng bị, vì thế quân tan vỡ, phải lui giữ ở trong động Khuất Lão”1 . Đó là trận đánh cuối cùng của Lý Nam Đế. Bị thất bại, Lý Nam Đế dùng thuyền sang bên hữu ngạn sông Lô, bí mật chạy vào động Khuất Lão. Tinh Thiều và nhiều tướng sĩ đã chiến đấu anh dũng và hy sinh trong trận hồ Điển Triệt. Và sau thất bại này, quân ta bị tổn thất nặng; Lý Nam Đế giao quyền cho đại tướng Triệu Quang Phục, con của Thái phó Triệu Túc điều khiển việc binh. Hai năm sau, Lý Nam Đế mất , đó là năm 548. 1 . Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.180. 29
  • 30. Nguyên nhân thất bại trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương của Lý Nam Đế có nhiều cách giải thích khác nhau. Sử thần Lê Văn Hưu bàn rằng: “Ba vạn quân đều sức thiên hạ không ai địch nổi. Nay Lý Bí có năm vạn quân mà không giữ được nước, thế thì Bí kém tài làm tướng chăng? Hay là quân lính mới họp không thể đánh được chăng? Lý Bí cũng là bậc tướng trung tài, ra trận chế ngự quân địch giành phần thắng không phải là không làm được, nhưng bị hai lần thua rồi chết, bởi không may gặp phải Trần Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh vậy”1 . Đó cũng là một cách giải thích. Thực ra, trong chiến tranh giữ nước, Lý Nam Đế đã không có cách đánh thích hợp trong điều kiện phải lấy nhỏ đánh lớn, yếu chống mạnh. Trên thực tế chiến đấu chống quân Lương, Lý Nam Đế chỉ dựa vào quân đội mới được tổ chức, co cụm ở một số thành lũy để cố thủ, không dựa vào dân, không dựa vào các làng xã để kháng chiến lâu dài, khi có điều kiện thì không tận dụng được thời cơ đánh giặc, vì thế lực lượng suy yếu dần và thất bại. Tuy nhiên, sự nghiệp của Lý Nam Đế, trong đó có sự nghiệp đánh giặc ngoại xâm của ông thật vĩ đại. Lý Bí và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo là một là một nhân vật, một sự kiện đặc biệt thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Lịch sử đã ghi nhận những cống hiến lớn lao của ông. Nhân dân thương nhớ đã lập nhiều đền thờ để tưởng niệm và ghi nhới công lao của người anh hùng dân tộc Lý Nam Đế. 1 . Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.182. 30
  • 31. ĐÃ PHÁT HIỆN ĐƯỢC DẤU TÍCH “ĐẠI BẢN DOANH LÝ NAM ĐẾ” Ở LƯU XÁ (HUYỆN HOÀI ĐỨC – HÀ NỘI) Minh Tú (Phòng Văn hóa – Thể thao và Du lịch huyện Hoài Đức – Hà Nội) Gần đây, sau thời gian khảo cứu các quần thể di tích Lý Nam Đế cùng các nhân vật, sự kiện lịch sử có liên quan, chúng tôi được biết Lý Bí đã chọn ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày Mười tháng Ba năm Nhâm Tuất – 10-4-542) làm ngày khởi nghĩa, địa điểm xuất quân bắt đầu từ chùa Linh Bảo, làng Giang Xá… Sau đó, chúng tôi nghĩ đến việc tìm kiếm “Bản doanh” của Lý Bí đi đôi với việc làm thủ tục đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận các loại hình di tích. Khi trở lại làng Lưu Xá (Hoài Đức), chúng tôi được biết đình làng cũng thờ Lý Nam Đế làm thần Thành hoàng như làng Giang Xá (liền bên cạnh). Qua việc khai thác sử liệu được biết 2 làng có 2 đình nhưng chung 1 đền thờ Lý Nam Đế, đền có tên là “Thượng Đẳng Linh Từ”. Chúng tôi gợi ý các cụ cho xem những “vật báu” của Nhà Thánh, cuối cùng các cụ đã chấp thuận, để được công nhận đình làng là Di tích Lịch sử - Văn hóa1 . Trong số những vật báu đó, đáng lưu ý nhất là tấm bản đồ cổ đã phác họa lại “Đại bản doanh của Lý Nam Đế”. Trước hết, nói về ngôi đình được xây dựng lại ngay chính giữa Đại bản doanh, trên giữa thượng cung thờ Long ngai thần vị, đầu đội mũ “Kính thiên” (mũi chỉ trời). Trong lòng thần vị mang dòng chữ vàng khắc nổi trên nền sơn son đỏ tươi: “Đương cảnh, Quốc vương thiên tử Lý Nam Đế - Hoàng Đế bệ hạ - Thần vị”. Cửu đình hướng về xứ: “Kinh Bắc xuất Thánh minh, khởi Giáp Tý, chung Mậu Thìn, Nhất thống sơn hà, khai đỉnh nghiệp”… Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa chống quân Lương ở giữa thế kỷ thứ VI toàn thắng, ngay sau Tết Nguyên Đán năm Canh Thân (540), Lý Bí chỉ để một số 1 . Chúng tôi là người trực tiếp quản lý Di tích, được phép xem những thứ đó (như trong Luật Di sản mà Chủ tịch nước đã ký). 31
  • 32. tướng lĩnh cùng quân sĩ bí mật chốt lại ở các căn cứ địa, chủ yếu như Giã Năng, Chu Diên, Liêu Đỗng, Tân Xương, Gia Ninh, Giang Tây… Số còn lại được ông điều quân từ các nơi về đóng “Đại bản doanh” ở địa phận làng Lưu Xá (nay thuộc xã Đức Giang, huyện Hoài Đức – Hà Nội). Sau khi đóng “Đại bản doanh” ở Lưu Xá, Lý Bí đã xây dựng hàng loạt những cơ sở hoạt động quân sự của nghĩa quân, dưới hình thức chùa chiền để che mắt quân Lương như chùa Rộc, chùa Đúc, chùa Giáo (còn có tên là Linh Giáo tự). Chùa Đúc là nơi đúc và sản xuất các loại vũ khí như: gươm, giáo mác, khiên, mộc… Chùa Giáo là nơi tập luyện gươm giáo. Tương truyền rằng: Thời đó Lý Bí thường đóng vai “chú tiểu” hàng ngày từ chùa Linh Bảo ở làng Giang Xá sang đánh trống ở chùa Rộc (làng Lưu Xá). Nghĩa quân nghe theo hiệu lệnh trống của thủ lĩnh mà luyện tập gươm giáo ở chùa Giáo. Gò Lương – Y: là nơi để kho lương thực và trạm quân y (nay gọi là xóm Gạo); Gó Khảm – Mộc: là nơi đặt những bộ phận của xưởng công binh; vườn Quán: là nhà bếp và nhà ăn; gò Yên Ngựa; là nơi buộc ngựa của các tướng lĩnh từ các nơi về họp bàn việc quân (khu nhà mẫu giáo ngày nay); hồ Quần Ngựa: là nơi tắm của ngựa (ngay trước cửa đình); gò Mũi Mác: là trạm tiền tiêu canh gác của “Đại bản doanh”; gò Trống Cờ: là nơi treo trống, cắm cờ; gò Tấu Thư: là nơi tiếp nhận những thư tín từ các nơi gửi về; Gò Nghiên – Bút: là nơi để các nghiên bút mực; gò Ấn: là nơi đóng dấu ấn tín của “Đại bản doanh”; gò Văn triều Hoàng đế: là nơi Lý Nam Đế ký những văn bản, chiếu chỉ của Quốc triều Vạn Xuân (sau ngày lên ngôi Hoàng đế có những lần ông hành quân qua đây và đóng quân tại nơi này ít ngày và thăm dân 2 làng). Những dấu tích các đường hào, đường lũy vẫn còn để lại quanh làng Lưu xá đến ngày nay. Còn Cầu Thần: bắc qua dòng Tiểu Giang, chảy trước cửa ngôi “Thượng Đẳng Linh Từ” mà nhân dân quen gọi là Quán Giang, là nơi khi còn là “chú tiểu”, Lý Bí thường hay đi lối này về chùa Linh Bảo. Lúc đóng “Đại bản doanh” ở Lưu Xá, ông cũng qua lại lối này về chùa cho thuận tiện, kín đáo. Sau khi lên ngôi Hoàng đế vào ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Tý (20-2- 544), Lý Nam Đế cũng đã hành quân qua đây, vì lẽ đó mà địa phương đã dựng lại “Cầu Thần” để chiêm ngưỡng tưởng niệm. Cây cầu xưa bằng gỗ. Để được bền lâu hơn, nhân dân đã dựng lại cầu toàn bằng đá xanh theo nguyên hình mẫu cũ: cầu dài 4,27 m, rộng 2,4 m, mặt cầu hơi uốn cong, lát 13 phiến đá to ghép xoi mộng, có 12 cột và 4 xà đục chạm 4 đầu rồng thời Lý1 . Các dấu tích “Đại bản doanh” Lý 1 . Sự tích này còn được ghi lại đầy đủ trong “Thần Kiều bi ký” (Bia viết về Cầu Thần). 32
  • 33. Nam Đế ở Lưu Xá (Hoài Đức – Hà Nội) vẫn được thờ phụng tôn nghiêm cho đến ngày nay. 33
  • 34. VÀI NÉT VỀ TỔ CHỨC QUAN LẠI CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ TIỀN LÝ VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VẠN XUÂN PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ (Viện Sử học) Về cuộc khởi nghĩa của Lý Bí các bộ chính sử nước ta đều ghi chép tương đối nhất quán: Đầu năm 542, Thứ sử Giao Châu là Vũ Lâm hầu Tiêu Tư, vì hà khắc tàn bạo, mất lòng người. Lý Bí vốn nhà hào trưởng, thiên tư lỗi lạc, làm quan không được vừa ý, lại có Tinh Thiều là người giỏi mưu lược cũng bất bình với triều đình nhà Lương nên theo Lý Bí mưu việc dấy binh. Lúc bấy giờ, Lý Bí làm chức Giám quân ở châu Cửu Đức (Nghệ Tĩnh), nhân đó liên kết với hào kiệt mấy châu, đều hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh chóng và không gặp phải sự kháng cự nào của bọn đô hộ Trung Hoa. Tiêu Tư vội sai người mang vàng bạc, của cải đút lót cho Lý Bí rồi chạy trốn về Việt Châu. Tháng 4 năm 542, vua Lương sai Thứ sử Việt Châu là Trần Hầu, Thứ sử La Châu là Nịnh Cự, Thứ sử An Châu là Lý Trí và Thứ sử Ái Châu cùng hợp binh đánh Lý Bí nhưng bị Lý Bí tổ chức nghĩa quân phản kích khiến quân Lương hoàn toàn thất bại. Nghĩa quân thắng lớn và nắm quyền làm chủ đất nước, từ đồng bằng Bắc bộ tới vùng Đức Châu (Nghệ Tĩnh) ở phía nam và vùng bán đảo Hợp Phố. Bị thua đau, nhà Lương tổ chức cuộc phản công lần thứ hai, sai Thứ sử Cao Châu là Tôn Quýnh và Thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng điều khiển binh mã sang trấn áp nhưng đã bị Lý Bí chủ động tổ chức một trận chiến lớn ngay trên miền cực bắc Châu Giao. Cuộc chiến diễn ra ở Hợp Phố. Quân giặc, 10 phần chết tới 7,8 phần, số còn lại tan vỡ. Sau khi đánh lui hai đợt phản công của quan lại nhà Lương, Lý Bí lại phải đối phó với cuộc xâm lấn của Lâm Ấp ở phía nam. Tháng 5 năm 543, vua Lâm Ấp nhân cơ hội Lý Bí đang dồn quân đối phó ở biên giới phía bắc, đã đem quân đánh 34
  • 35. phá Đức Châu (Nghệ Tĩnh). Lý Bí đã cử tướng Phạm Tu mang quân vào phương nam đánh tan quân Lâm Ấp. Mùa xuân năm Giáp Tý (544), Lý Bí xưng lên ngôi, xưng là Nam Việt đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, quốc hiệu là Vạn Xuân (với mong muốn xã tắc truyền được đến muôn đời). Đặt trăm quan, xây điện Vạn Xuân để làm nơi triều hội, lấy Triệu Túc làm Thái phó, Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ1 . Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân được các sử gia đời sau bình phẩm khá sâu sắc. Sử thần Ngô Thì Sĩ viết: “Tiền Nam Đế là một nhà hào tộc khởi binh, có Tinh Thiều giúp việc mưu mô, có Triệu Túc chủ việc quân ngũ. Châu quận hưởng ứng, hào kiệt đồng tâm, trục xuát được Tiêu Tư, đánh duổi được Tử Hùng, lại phá được quân Lâm Ấp ở Cửu Đức. Uy binh vang dội, thế mạnh dần lên, rồi lên ngôi vua xưng là Nam Việt. Có nơi triều hội, có tướng võ tướng văn, quy mô dựng nước hoàn chỉnh có thể coi được … Từ sau khi Hai Bà Trưng mất tới đây là 490 năm nội thuộc làm châu phụ biên, một khi vùng lên chống chọi với binh hung tướng mạnh của Tam Ngô, khiến cho người trong nước có chỗ nương nhờ, quốc thống có nơi hệ thuộc…”. Sử thần Nguyễn Nghiễm bình rằng: “Tiền Lý Nam Đế trỗi dậy nơi đất khách, hăng hái mưu khôi phục đất nước, văn thì đã có Tinh Thiều bày mưu kế, võ dũng thì đã có Triệu Túc ra chiến trường, vì thế mà đuổi được Tiêu Tư về phương Bắc, dẹp được Lâm Ấp ở phương Nam, dựng đô, đặt quốc hiệu, khôi phục bờ cõi nước ta. Nếu không phải là người văn võ toàn tài thì chưa dễ đã làm được…”2 Theo ghi chép của sử cũ thì mô hình tổ chức của bộ máy nhà nước Vạn Xuân tương đối rõ ràng, gồm hai ban văn võ, đầy đủ bách quan, có đài Vạn Thọ làm nơi triều hội…. Tuy nhiên, xét bối cảnh lịch sử lúc ấy thì việc đặt trăm quan là cách ghi chép của sử thần đời sau chứ chắc hẳn cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước của triều đình Vạn Xuân còn quá đơn giản và có lẽ phỏng theo hình thức nhà nước phong kiến Trung Hoa. Trong triều đình Vạn Xuân buổi đầu, chính sử chỉ chép tên một số nhân vật như Triệu Túc (Thái phó), Tinh Thiều (tướng văn), Phạm Tu 1 . Trong nội dung trên có một số chi tiết ghi chép thiếu nhất quán trong các bộ sử. Đại Việt sử ký Toàn thư và Đại Việt sử ký tiền biên ghi là dựng điện Vạn Thọ; Khâm định Việt sử thông giám cương mục (tr.169) và Việt sử cương mục tiết yếu (tr.40-41) ghi là dựng điện Vạn Xuân và dưa ra giả định : « nay ở xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, có hồ Vạn Xuân, còn gọi là đầm Vạn Phúc. Vậy điện Vạn Xuân có lẽ ở đấy ». 2 . Ngô Thì Sĩ: Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb KHXH, Hà nội, 1997, tr.110-111. 35
  • 36. (tướng võ) và Triệu Quang Phục (Tả tướng). Theo sắp xếp thứ tự thì Triệu Túc đứng đầu bách quan với chức Thái phó. Vào thời điểm lập quốc, do phải đối phó với quân Lương đang chuẩn bị kéo sang xâm lược và lo dẹp yên các cuộc nổi dậy của một số tù trưởng địa phương nên Triệu Túc được giao toàn quyền về quân đội1 , dưới ông là các tướng Phạm Tu, Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử… Chính sử không ghi chép cụ thể về chức quan của Phạm Tu nhưng qua một số tài liệu khác cho biết ông từng giữ chức Thiếu úy, Thái úy. Căn cứ vào các nguồn tài liệu địa phương, đặc biệt là tài liệu văn bia và Thần tích cho biết Phạm Tu chính là Lý Phục Man. Năm 542, quân Lâm Ấp cướp phá Cửu Đức (miền Nghệ Tĩnh), Phạm Tu được Lý Bí cử làm tướng cầm quân tiến đánh quân Lâm Ấp. Khi thắng trận trở về, ông được Lý Bí ban cho họ Lý, tên là Phục Man. Lý Phục Man được thờ làm Thành hoàng làng Cổ Sở (Hoài Đức). Làng Cổ sở về sau đổi tên thành làng Yên Sở. Sách Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Sơn Tây) cho biết về vị Thần được thờ ở đền thần Yên Sở như sau: “Thần người xã này, lúc còn trẻ, võ nghệ hơn người, thờ Lý Nam Đế, nhiều lần lập công lớn, nổi tiếng trung liệt, được làm Đại tướng quân, lãnh hai miền Đỗ Động và Đường Lâm. Người Di, Lão phải xa lánh, dân địa phương được yên. Lại nhiều lần đánh phá Lâm Ấp, Nam Đế khen thưởng. Vì công lao chinh phục Man di, nên cho tên là Phục Man họ Lý, thăng Thiếu úy, cho được tham dự quân cơ…”2 . Lý Phục Man được thờ ở đình Yên Sở (nay là làng Đắc Sở hay còn gọi là Quán Giá, Đình Giá). Thần tích làng Yên Sở lại cho biết, sau khi chiến thắng quân Lâm Ấp, Phạm Tu được Lý Bí ban cho tên họ là Lý Phục Man, gả cho công chúa Phương Dung làm vợ và phong chức Thái úy. Triệu Quang Phục là con Thái phó Triệu Túc. Khi Lý Nam Đế chạy về động Khuất Lão đã “giao cho đại tướng là Triệu Quang Phục giữ việc nước điều quân đánh Trần Bá Tiên”. Trong kỷ Triệu Việt Vương, Ngô Thì Sĩ cũng cho biết chức của Triệu Quang Phục là Tả tướng quân. Chức này của Triệu Quang Phục cũng được Lý Tế Xuyên chép ở mục Triệu Việt Vương và Lý Nam Đế trong Việt điện u linh3 . Ngoài ra, trong bộ máy quan lại triều đình Vạn Xuân còn có các chức Biệt súy hạt Biệt 1 . Trong Việt điện u linh có chép về sự kiện Lý Bí đem quân dẹp cuộc nổi loạn ở Bình Lâm (vùng Hà Trung, Thanh Hóa) được Bà Triệu ứng mộng phò giúp (Việt điện u linh trong Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập I, Nxb Thế Giới 1997, tr. 62 2 . Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, tập IV, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2006, tr. 277. 3 . Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập I, Nxb Thế Giới, 1997, tr. 62. 36
  • 37. tướng (Lý Phổ Đỉnh), Kiếp súy (Lý Thiên Bảo) và Chỉ huy sứ đại tướng. Về chức Chỉ huy sứ đại tướng được chép trong Thần tích về một bộ tướng của Lý Bí. Trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa, khi còn là Giám quân ở Cửu Đức, Lý Bí ra sức tuyên truyền, chiêu tập và vận động nhân dân cùng các hào kiệt trong vùng. Chính vì vậy mà ảnh hưởng và uy tín của ông rất lớn. Khi Lý Bí khởi nghĩa, nhiều hào kiệt miền Cửu Đức đã đem quân theo ông chiến đấu. Thần phả đình Yên Đê, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức kể lại một trường hợp như sau1 : Ở quận Cửu Đức xưa, có gia đình hai vợ chồng Trịnh Đoan và vợ là Đào Hiểu, sinh được một người con trai tên là Trịnh Đô. Trịnh Đô thông minh, có tài. Năm 17 tuổi đã rất giỏi võ nghệ, sức địch nổi muôn người. Năm 20 tuổi, bố mẹ đều mất. Trịnh Đô đem quân theo Lý Nam Đế, được phong là Chỉ huy sứ đại tướng. Trịnh Đô cũng đã tham gia cuộc kháng chiến giữ nước, chống quân Trần Bá Tiên. Sau hai lần phản công đều thất bại, nhà Lương huy động một lực lượng lớn sang chinh phạt Giao Châu. Nhân dân Vạn Xuân lại tiếp tục chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Hai bên kịch chiến, Lý Nam Đế bị thua, phải lui về miền sông Tô Lịch, cuối cùng phải chạy về động Khuất Lão ở vùng Tân Xương2 . Năm 548, Lý Nam Đế mất. Anh ruột của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo chạy vào Cửu Chân cùng với Lý Thiên Long đem hai vạn quân tiến đánh Đức Châu rồi tiến ra vùng châu Ái, nhưng bị Trần Bá Tiên đánh bại. Lý Thiên Bảo phải lui lên vùng thượng du Thanh Hóa ngày nay, xưng là Đào Lang vương, đóng ở động Dã Năng. Sự kiện này được Trần thư chép lại: "... Anh Lý Bí là Thiên Bảo trốn vào Cửu Chân cùng với kiếp súy là Lý Thiên Long và hai vạn quân còn sót, giết thứ sử Đức Châu là Trần Văn Giới, tiến vây Ái Châu..."3 . Triệu Quang Phục đóng quân ở đầm Dạ Trạch. Năm 555, Đào Lang vương mất ở Dã Năng, không có con, mọi người lại suy tôn Lý Phật Tử lên nối ngôi, Sử cũ chép là kỷ Hậu Lý Nam Đế. 1 . Đỗ Văn Ninh (chủ biên) : Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X, Nxb KHXH, Hà Nội, 2001, tr.335. 2 . Ngày nay trên địa bàn huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) còn có đền thờ Lý Bí. Tương truyền, ông mất ở đây. Có ý kiến cho rằng nơi đây chính là địa bàn động Khuất Lão. 3 . Nguyễn Văn Tố: Đại Nam dật sử - Sử ta so với sử Tàu, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, 1997, tr.506. 37
  • 38. Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống phía Đông đánh nhau với Triệu Quang Phục ở huyện Thái Bình nhiều lần mà không phân thắng bại. Sau hai bên giảng hòa, chia địa giới ở bãi Quân Thần, Lý Phật Tử về đóng đô ở thành Ô Diên. Năm 570, Lý Phật Tử thôn tính được Triệu Quang Phục, vẫn xưng là Nam Đế, giữ nguyên quốc hiệu là Vạn Xuân. Hậu Lý Nam Đế rời đô từ thành Ô Diên về Phong Châu (tức Việt Vương thành, thành Cổ Loa), giao thành Ô Diên cho Lý Phổ Đỉnh quản giữ. Triều đình Vạn Xuân dưới triều Hậu Lý Nam Đế đóng đô tại thành Ô Diên (nay thuộc làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng). Trong khu vực thành cổ Ô Diên xưa hiện còn các di tích như đình Vạn Xuân, miếu Hàm Rồng, đền Văn Hiến (thờ Tô Hiến Thành) và đền Chính khí (tương truyền nằm trong phủ đệ của Hoàng tử Bát Lang). Đình Vạn Xuân là một ngôi đình cổ còn khá nguyên vẹn, đã được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1991. Hiện nay, tại đình còn một tấm bia khắc năm Vĩnh Trị 4 (1679) và cuốn Thần phả do Nguyễn Bính soạn năm 1572. Nội dung Thần phả cho biết : Hậu Lý Nam Đế giao cho nhân dân làng Hạ Mỗ lập miếu thờ trên phủ đệ cũa của Hoàng tử Lý Bát Lang trong khu vực thành Ô Diên sau khi Hoàng tử qua đời. Đó chính là miếu hàm Rồng. Trong đình còn lưu lại một số câu đối đáng chú ý : 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 Nam Đế Lý triều quốc hiệu Vạn Xuân, diên đình lưu thánh tích Ô Diên cảnh thắng đô thành nhất thế, quán tự hiển thần linh. Tạm dịch: Triều Lý Nam Đế nước Vạn Xuân, ngôi đình lớn còn lưu thánh tích Đất Ô Diên thắng cảnh một thuở là kinh đô, việc thờ tự mãi linh thiêng Tài liệu sớm nhất ở nước ta chép về thành cổ Ô Diên có lẽ là An Nam chí lược của Lê Trắc (biên soạn ở Trung Quốc khoảng đầu thế kỷ XIV). Trong mục Sự chinh phạt của các triều đại trước, Lê Tắc có chép về thành Ô Diên như sau: “Năm Nhân Thọ thứ 2 (602), Lý Phật Tử làm loạn, chiếm thành cũ của Việt Vương [tức thành Cổ 38