SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
Download to read offline
QUẢN LÝ KHỦNG
HOẢNG
Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn CTXH & PTCĐ
Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM”
NĂNG ĐỘNG NHÓM
Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng
Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho
NVXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này.
Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng
Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho
NVXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này.
Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn CTXH & PTCĐ
Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM”
CAN THIỆP
KHỦNG HOẢNG
[Type text]
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................2
TÀI LIỆU PHÁT...............................................................................................................4
Bài 1: S L C V KH NG HO NG
Ơ ƯỢ Ề Ủ Ả ..........................................................................5
I.KHÁI NI M KH NG HO NG
Ệ Ủ Ả ................................................................................5
II. C TÍNH C A KH NG HO NG
ĐẶ Ủ Ủ Ả ....................................................................5
Không ph i m i c ng th ng đ u là kh ng ho ng. Thông th ng, kh ng ho ng có
ả ọ ă ẳ ề ủ ả ườ ủ ả
nh ng đ c tính sau:
ữ ặ ............................................................................................5
III.CÁC GIAI O N C A KH NG HO NG
Đ Ạ Ủ Ủ Ả ..........................................................5
Theo Resnk HLP, Ruben HL (1975) trong quy n Emergency Psychiatric Care, các
ể
giai đo n c a kh ng ho ng đ c phân chia nh sau:
ạ ủ ủ ả ượ ư .......................................5
Tr c khi b kh ng ho ng, cá nhân trong m t tình tr ng th ng b ng, ho t đ ng
ướ ị ủ ả ở ộ ạ ă ằ ạ ộ
ch c n ng bình th ng. D i s tác đ ng c a m t bi n c tiêu c c b t ng ,
ứ ă ườ ướ ự ộ ủ ộ ế ố ự ấ ờ
đ i s ng c a m t ng i s g p nhi u xáo tr n v i nh ng c m xúc, tình c m,
ờ ố ủ ộ ườ ẽ ặ ề ộ ớ ữ ả ả
thái đ , hành vi khác v i nh ng kinh nghi m th ng nh t. Cá nhân trong khi g p
ộ ớ ữ ệ ườ ậ ặ
kh ng ho ng có th th dùng các ph ng án đ i phó khác nhau đ gi i quy t
ủ ả ể ử ươ ố ể ả ế
v n đ .
ấ ề ................................................................................................................6
Sau giai đo n kh ng ho ng (th ng kho ng t i đa là 6 tu n), ng i đó có th có
ạ ủ ả ườ ả ố ầ ườ ể
ph n ng theo ba lo i sau:
ả ứ ạ ...............................................................................6
IV.C M XÚC, SUY NGH VÀ HÀNH VI C A NG I G P KH NG HO NG
Ả Ĩ Ủ ƯỜ Ặ Ủ Ả ......6
Theo Hoff Ann Lee (1978), nh ng ng i b kh ng ho ng th ng có m t s d u
ữ ườ ị ủ ả ườ ộ ố ấ
hi u chung sau:
ệ ..................................................................................................6
Nh ng d u hi u này cho ta bi t r ng ng i đó đang b đe d a và r t c n s tr giúp.
ữ ấ ệ ế ằ ườ ị ọ ấ ầ ự ợ
M t cách c th , khi trong tình tr ng nh v y, ng i này thay đ i c m xúc,
ộ ụ ể ở ạ ư ậ ườ ổ ả
cách ngh và cách làm khác v i bình th ng nh mô t sau:
ĩ ớ ườ ư ả .................................7
Bài 2: CAN THI P KH NG HO NG
Ệ Ủ Ả .............................................................................11
I.M C TIÊU C A CAN THI P KH NG HO NG
Ụ Ủ Ệ Ủ Ả ................................................11
Can thi p kh ng ho ng là m t quá trình ch đ ng tác đ ng lên vi c th c hi n ch c
ệ ủ ả ộ ủ ộ ộ ệ ự ệ ứ
n ng c a cá nhân trong su t giai đo n ng i đó m t cân b ng. Vi c can thi p
ă ủ ố ạ ườ ấ ằ ệ ệ
kh ng ho ng nh m các m c tiêu c th sau:
ủ ả ằ ụ ụ ể ...................................................11
II.TIÊU CHÍ CAN THI P KH NG HO NG
ĐỂ Ệ Ủ Ả ...................................................11
có th bi t ch c c n can thi p kh ng ho ng, thông th ng, ng i ta th ng
Để ể ế ắ ầ ệ ủ ả ườ ườ ườ
d a vào m t s tiêu chí nh sau:
ự ộ ố ư .......................................................................11
III.NH NG NGUYÊN T C C N B N TRONG CAN THI P KH NG HO NG
Ữ Ắ Ă Ả Ệ Ủ Ả
.............................................................................................................................11
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
[Type text]
IV.CÁC B C TRONG CAN THI P KH NG HO NG
ƯỚ Ệ Ủ Ả .....................................12
Theo Corwin (2002) và Dixon (1987) ti n trình can thi p kh ng ho ng đ c th c
ế ệ ủ ả ượ ự
hi n qua 8 b c nh trình bày bên d i. Các b c này có th đ c l ng ghép
ệ ướ ư ướ ướ ể ượ ồ
v i nhau và đ c ng d ng chung cho nhi u d ng kh ng ho ng. Tuy nhiên,
ớ ượ ứ ụ ề ạ ủ ả
tùy thu c vào t ng tr ng h p c th , tùy m i cá nhân v i nh ng đ c tính khác
ộ ừ ườ ợ ụ ể ỗ ớ ữ ặ
nhau s c n m t s quan tâm cách riêng, vì th nhân viên công tác xã h i c n linh
ẽ ầ ộ ự ế ộ ầ
ho t, uy n chuy n khi v n d ng nh ng b c can thi p này vào th c t .
ạ ể ể ậ ụ ữ ướ ệ ự ế
C ng c n l u ý là nên ghi chép c n th n m i b c đ có th th ng xuyên
ũ ầ ư ẩ ậ ở ỗ ướ ể ể ườ
theo dõi, đi u ch nh và l ng giá ti n trình can thi p c ng nh vi t báo cáo ca
ề ỉ ượ ế ệ ũ ư ế
sau này...............................................................................................................12
Bài 3: CAN THI P KH NG HO NG CHO THÂN CH CÓ THÂN NHÂN V A M I
Ệ Ủ Ả Ủ Ừ Ớ
QUA I
ĐỜ ............................................................................................................17
I.CÁC GIAI O N PH N NG TR C CÁI CH T
Đ Ạ Ả Ứ ƯỚ Ế .............................................17
Trong cu c đ i m i ng i, đôi khi ta ph i đ i di n v i nh ng cái ch t báo tr c.
ộ ờ ỗ ườ ả ố ệ ớ ữ ế ướ
Cái ch t này có th là c a b n thân mình ho c có th c a ng i thân nào đó. Lý
ế ể ủ ả ặ ể ủ ườ
thuy t c a Elisabeth Kubler-Ross v s h p h i và cái ch t (1969) giúp ta
ế ủ ề ự ấ ố ế
hi u rõ h n quá trình con ng i đ i di n tr c nh ng cái ch t báo tr c:
ể ơ ườ ố ệ ướ ữ ế ướ .......17
II. CÁC Y U T QUY T NH M C AU BU N, KH NG HO NG VÌ
Ế Ố Ế ĐỊ Ứ ĐỘ Đ Ồ Ủ Ả
M T NG I THÂN
Ấ ƯỜ ...........................................................................................18
Sau đây là nh ng y u t nhân viên công tác xã h i c n xem xét tr c khi can thi p, đ
ữ ế ố ộ ầ ướ ệ ể
đáng giá m c đ đau bu n hay kh ng ho ng vì m t ng i thân c a thân ch :
ứ ộ ồ ủ ả ấ ườ ủ ủ ..18
III.NH NG BI U HI N C A S AU BU N VÌ M T NG I THÂN
Ữ Ể Ệ Ủ Ự Đ Ồ Ấ ƯỜ ..........18
IV.TR LI U CHO THÂN CH CÓ NG I THÂN QUA I
Ị Ệ Ủ ƯỜ ĐỜ ...............................19
Bài 4: CAN THI P KH NG HO NG
Ệ Ủ Ả .............................................................................23
CHO C NG NG
Ộ ĐỒ ........................................................................................................23
I.CAN THI P KH NG HO NG CHO C NG NG ANG G P NH NG
Ệ Ủ Ả Ộ ĐỒ Đ Ặ Ữ
B C XÚC LIÊN QUAN N TRANH CH P, B T NG
Ứ ĐẾ Ấ Ấ ĐỒ ..............................23
II. THAM V N GI I T A C NG TH NG KHI C NG NG V A TR I
Ấ Ả Ỏ Ă Ẳ Ộ ĐỒ Ừ Ả
QUA BI N C NGUY KH N
Ế Ố Ố .........................................................................24
Th c ra k thu t này là m t d ng can thi p kh n c p, m t cu c trò chuy n c a nhà
ự ỹ ậ ộ ạ ệ ẩ ấ ộ ộ ệ ủ
tham v n v i nh ng ng i v a m i tr i nghi m nh ng kh đau và m t mát
ấ ớ ữ ườ ừ ớ ả ệ ữ ổ ấ
l n, ví d , do núi l a, đ ng đ t, sóng th n, b n t a, kh ng b và nh ng bi n
ớ ụ ử ộ ấ ầ ắ ỉ ủ ố ữ ế
c nguy kh n khác gây ra. Nh ng bi n c này gây nên s hãi, th ng t t, m t mát
ố ố ữ ế ố ợ ươ ậ ấ
tài s n, b n bè và ng i thân.
ả ạ ườ ...............................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................29
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
[Type text]
TÀI LIỆU PHÁT
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
[Type text]
Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ KHỦNG HOẢNG
Ngày nay, từ “khủng hoảng” được sử dụng trong nhiều lãnh vực khác nhau như: khủng
hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chánh, khủng hoảng chính trị, khủng hoảng tinh thần… Tuy
vậy, không phải ai cũng hiểu rõ khủng hoảng tinh thần là gì, đặc tính và những biểu hiện của
nó ra sao. Nhiều người nhầm lẫn khủng hoảng với chứng rối nhiễu tâm lý; hay một bệnh lý
về tinh thần. Song thực tế khủng hoảng tinh thần chỉ là một trạng thái tâm lý có mở đầu, diễn
tiến và kết thúc.
I. KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG
- Khủng hoảng là một một tình trạng mất cân bằng hay một sự đảo lộn các hoạt động
của cảm xúc và lý trí do một biến cố bất ngờ hay một sự kiện bất thường gây nên.
Sự kiện hay biến cố này ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng tới cá nhân, nhóm hay cộng
đồng.
- Khủng hoảng là một giai đoạn hay một trạng thái không ổn định, đặc biệt trước
những thay đổi nghiêm trọng ngoài mong đợi hay những tình huống nguy kịch.
II. ĐẶC TÍNH CỦA KHỦNG HOẢNG
Không phải mọi căng thẳng đều là khủng hoảng. Thông thường, khủng hoảng có những
đặc tính sau:
- Thời gian khủng hoảng thường giới hạn - kéo dài khoảng từ vài giờ đến vài tuần.
Trạng thái cân bằng mới sẽ được thiết lập trong khoảng từ 4 - 6 tuần. Đôi khi khủng
hoảng diễn ra theo từng cơn, trong khoảng thời gian ngắn. Cũng có trường hợp, do
không được hỗ trợ, hoặc không có chiến lược ứng phó phù hợp, khủng hoảng có thể
quay trở lại mỗi khi có sự kiện gợi nhớ về nỗi tổn thương cũ; hoặc diễn ra triền
miên trong cuộc sống của một người. Song có một điều chắc chắn rằng khủng
hoảng không tồn tại mãi nếu chúng ta biết cách đương đầu với nó
- Khi bị khủng hoảng, các phương án đối phó thường ngày tỏ ra không còn hữu hiệu
nữa. Thiền, lời khuyên của bạn bè hay người thân… không còn tác dụng gì
- Những vấn đề cũ chưa được giải quyết có nguy cơ tái bùng phát
- Khủng hoảng là mối nguy hiểm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng kể cả
tự tử, nhưng đồng thời cũng là cơ hội vì nó buộc con người phải cố gắng nỗ lực giải
quyết hay tìm sự giúp đỡ để sống còn
- Khủng hoảng trải qua những giai đoạn có thể đoán trước được
III. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA KHỦNG HOẢNG
Theo Resnk HLP, Ruben HL (1975) trong quyển Emergency Psychiatric Care, các giai
đoạn của khủng hoảng được phân chia như sau:
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
[Type text]
Trước khi bị khủng hoảng, cá nhân ở trong một tình trạng thăng bằng, hoạt động chức
năng bình thường. Dưới sự tác động của một biến cố tiêu cực bất ngờ, đời sống của một
người sẽ gặp nhiều xáo trộn với những cảm xúc, tình cảm, thái độ, hành vi khác với những
kinh nghiệm thường nhật. Cá nhân trong khi gặp khủng hoảng có thể thử dùng các phương
án đối phó khác nhau để giải quyết vấn đề.
Sau giai đoạn khủng hoảng (thường khoảng tối đa là 6 tuần), người đó có thể có phản
ứng theo ba loại sau:
- Loại phát triển: thân chủ vực dậy từ biến cố và sau đó, với sự trợ giúp của chuyên
gia, học những kỹ năng mới và phát triển các điểm mạnh
- Loại quân bình: thân chủ trở lại mức độ tiền/trước khủng hoảng nhưng không phát
triển thêm các chức năng xã hội mới
- Loại đóng băng khủng hoảng: thân chủ không cải thiện nhưng tập thích nghi bằng
cách dính vào các thứ độc hại như sử dụng chất gây nghiện là rượu, ma túy, tình
dục... Điều này làm cho thân chủ ở trong tình trạng có vấn đề kinh niên
IV. CẢM XÚC, SUY NGHĨ VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI GẶP KHỦNG HOẢNG
Theo Hoff Ann Lee (1978), những người bị khủng hoảng thường có một số dấu hiệu
chung sau:
- Khó quản lý cảm xúc
- Có khuynh hướng tự vẫn hoặc giết người
- Uống rượu hoặc làm dụng chất gây nghiện
- Phạm pháp
- Không có khả năng sử dụng hiệu quả những nguồn hỗ trợ sẵn có
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
Giai
đoạn
xáo
trộn
a. Mức độ thực hiện chức
năng cao hơn
b. Trở lại mức độ thực hiện
chức năng như trước khi bị
khủng hoảng
* Cộng đồng Chấp nhận
* Gia đình Hi vọng mới
* Bản thân Ổn định
(Bắt đầu hồi phục)
c. Ở lại trong khủng hoảng,
giảm sút chức năng
Tác động
Trước khủng
hoảng
Khủng hoảng Sau khủng
hoảng
Chối từ
Mặc cả
Tức giận / thất vọng
Trầm uất / buồn sầu
Chấp nhận / cam chịu
Giai
đoạn
giải
quyết
Thử nghiệm
và mắc lỗi
[Type text]
Những dấu hiệu này cho ta biết rằng người đó đang bị đe dọa và rất cần sự trợ giúp.
Một cách cụ thể, khi ở trong tình trạng như vậy, người này thay đổi cảm xúc, cách nghĩ và
cách làm khác với bình thường như mô tả sau:
1. Cảm xúc
Căng thẳng là một phần tất yếu của cuộc sống. Nó giúp ta lập ra những kế hoạch
phù hợp và có những hành động thiết thực. Thế nhưng ở mức độ trầm trọng hơn,
người gặp khủng hoảng thường lo lắng và căng thẳng cao độ. Có thể họ cũng cảm
thấy sợ hãi, giận dữ, tội lỗi hoặc bồn chồn. Lo sợ thái quá thì sẽ để lại những hậu
quả tiêu cực. Lo sợ được thể hiện bằng nhiều cách như:
- Cảm giác kinh hãi, sốc, trầm uất/ buồn sầu
- Sợ mất sự kiểm soát
- Không có khả năng tập trung vào việc gì hết
- Cảm giác vô vọng, không nơi nương tựa
- Tủi hổ - chủ yếu là do thấy mình bất tài, kém cõi và cần cậy dựa vào người khác
- Tức giận - cơ chế “giận cá chém thớt” (trút những cảm xúc tiêu cực lên
người khác)
- Lòng tự trọng giảm = sự tự tin giảm, có hình ảnh bản thân rất thấp, thấy mình
không có giá trị hay năng lực gì
- Các biểu hiện thể lý cho thấy sự lo sợ cao độ gồm xuất mồ hôi hột, mắc tiểu
hoài, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, tim mạch đập nhanh, đau đầu, tức ngực, đau
bụng, nổi ban, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, không thiết tha với chuyện quan
hệ tình dục
2. Suy nghĩ và nhận thức
- Cảm xúc - đặc biệt là lo lắng cực độ - sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và
tiến trình suy tư của con người. Trong lúc gặp khủng hoảng, một người sẽ tập
trung mọi sự chú ý của mình vào nỗi đau đớn hiện tại và suy nghĩ mãi biến cố
gây nên khủng hoảng. Hậu quả là trí nhớ, và cách họ nhận thức đã bị biến đổi.
Họ khó có thể phân loại các sự vật, sự việc; khó xâu chuỗi lại các biến cố trước
đó. Họ chỉ nhìn mọi sự theo quan điểm lệch lạc của mình; họ bị rơi vào mê
cung không lối thoát. Họ còn không biết được mình là ai và mình có những kỹ
năng gì nữa. Tình trạng đau khổ và rối loạn có thể làm hao hụt hoặc biến mất
khả năng ra quyết định, năng lực giải quyết vấn đề và những kỹ năng cần thiết
để vượt qua khủng hoảng của họ. Sự xáo trộn trong tiến trình nhận thức và
năng lực giải quyết vấn đề này làm gia tăng nỗi lo âu vốn có của người bị
khủng hoảng. Đôi khi, có những người khi rơi vào tình trạng này e sợ rằng
mình phát điên lên mất.
- Cần lưu ý rằng, quá trình nhận thức bị trục trặc trong giai đoạn khủng hoảng
không phải là một dạng bệnh tâm thần. Nhận thức của người bệnh tâm thần
luôn có vấn đề. Còn đối với người bị khủng hoảng, sự rối loạn nhận thức chỉ
diễn ra trong một thời gian khủng hoảng và sẽ nhang chóng trở lại bình thường
một khi khủng hoảng được giải quyết.
- Mitchell và Resnik (1981) đưa ra một biểu đồ so sánh sự khác nhau giữa khả
năng suy nghĩ và cảm xúc của một người trong lúc bình thường với trong lúc
khủng hoảng như sau:
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
[Type text]
- Lúc bình thường, khả năng suy nghĩ ở mức cao hơn cảm xúc. Trái lại, khi gặp
khủng hoảng, khả năng suy nghĩ giảm sút và cảm xúc lại trào dâng rất cao, lấn
án lý trí của ta. Tuy vậy, ta luôn có hy vọng rằng ta có thể hồi phục lại trạng
thái bình thường sau khi khủng hoảng qua đi.
3. Hành vi
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
TỈ LỆ GIỮA LÝ TRÍ VÀ TÌNH CẢM
LÝ TRÍ
LÝ TRÍ
TÌNH CẢM
KHI KHỦNG HOẢNG
LÚC BÌNH THƯỜNG
TÌNH CẢM
[Type text]
- Thông thường, hành vi thường tương ứng với những gì người ta nghĩ và cảm
nhận. Nếu một người đang lo lắng quá mức và có những nhận thức sai lệch về
những việc đang xảy ra thì người ấy sẽ có những hành vi khác thường. Dấu
hiệu hành vi rõ rệt cho thấy một người đang gặp khủng hoảng đó là mất khả
năng thực hiện những công việc hàng ngày theo cách thông thường. Ví dụ họ
không thể làm những công việc nội trợ như mọi khi, không tập trung học tập
được, làm những việc vớ vẩn, vô nghĩa nào đó một cách không có ý thức…
- Bên cạnh đó, những hành vi xã hội cũng thay đổi. Họ có thể rút lui, co cụm lại,
cắt đứt những liên lạc xã hội đã có trước đó hoặc giữ khoảng cách với người
khác, kể cả người thân hay bạn bè. Hoặc trái lại, họ làm mọi cách để không ở
một mình, họ tỏ ra lệ thuộc, bám chặt vào ai đó hay đòi hỏi người khác phải
làm chuyện này, chuyện nọ chọ họ.
- Một số người trong khi khủng hoảng lại có những hành động bốc đồng gây hại
cho bản thân và cho người khác như lái xe bạt mạng, rạch tay, tìm cách tự tử,
tấn công người khác … để giải tỏa căng thẳng, ức chế. Một số khác thì khước
từ sự giúp đỡ của bạn bè vì cảm thấy tuyệt vọng, không còn là mình nữa, không
muốn đương đầu nữa, và không chấp nhận rằng mình bất lực.
- Để né tránh những đau khổ hiện tại, nhiều người bắt đầu sử dụng và ngày càng
trở nên phụ thuộc vào các chất kích thích như rượu, ma túy, thuốc lắc; hoặc các
hành vi khác như hành vi tình dục, chơi game … Song, càng về sau lượng chất
kích thích họ sử dụng tăng lên, sự phụ thuộc của họ càng lớn và nỗi đau khổ
càng trở nên bế tắc hơn.
- Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mỗi người sẽ
khác nhau, không ai giống ai hoàn toàn. Cũng vậy, phản ứng của một người
không phải lúc nào cũng thống nhất. Ở mỗi thời điểm, hoặc mỗi sự kiện, người
ấy sẽ có những phản ứng riêng. Vì lẽ đó, nhân viên công tác xã hội cần khám
phá ra những phản ứng của từng người ở thời điểm hiện tại với những biến cố
lúc này đây. Cách đơn giản nhất để tiếp cận được tình trạng tổn thương của
thân chủ là đặt câu hỏi như: “Anh/chị cảm nhận thế nào về những chuyện đã
hoặc đang xảy ra? Anh chị đã và đang làm gì để đối phó với những gì đang
đánh động mình?...”
Tóm tắt ý chính:
- Khái niệm khủng hoảng: tình trạng mất cân bằng, sự đảo lộn các hoạt động của cảm
xúc và lý trí do một biến cố bất ngờ gây nên
- Đặc tính của khủng hoảng: giới hạn thời gian, khả năng đối phó không còn hữu hiệu,
vấn đề cũ có thể tái phát, nguy hiểm nhưng cũng là cơ hội phát triển, có thể đoán trước
được
- Các giai đoạn của khủng hoảng: Tiền khủng hoảng (hoạt động chức năng bình
thường), khủng hoảng (nhiều rối loạn) và hậu khủng hoảng (hoặc phát triển, hoặc trở
lại bình thường hoặc đóng băng)
- Cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người gặp khủng hoảng thường mang tính tiêu cực,
không giống với khi bình thường trong đó mức độ nhận thức suy giảm và mức độ cảm
xúc leo thang
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
[Type text]
Bài 2: CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG
I. MỤC TIÊU CỦA CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG
Can thiệp khủng hoảng là một quá trình chủ động tác động lên việc thực hiện chức năng
của cá nhân trong suốt giai đoạn người đó mất cân bằng. Việc can thiệp khủng hoảng nhằm
các mục tiêu cụ thể sau:
- Làm giảm bớt tác động tức thời của biến cố bất ngờ gây khủng hoảng
- Huy động mọi năng lực và tài nguyên xã hội của thân chủ và của những ai có ảnh
hưởng trực tiếp đến thân chủ để giúp thân chủ đối phó với những tác hại của
khủng hoảng
- Cung cấp sự bảo vệ cho những người liên quan
- Giúp những người bị ảnh hưởng sớm trở lại mức độ thực hiện chức năng trước khi
bị khủng hoảng
II. TIÊU CHÍ ĐỂ CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG
Để có thể biết chắc cần can thiệp khủng hoảng, thông thường, người ta thường dựa vào
một số tiêu chí như sau:
- Hoàn cảnh đặc biệt hiểm nghèo gây ra lo lắng, xáo trộn đời sống hiện tại của thân
chủ cách trầm trọng
- Một biến cố nguy hiểm làm tăng thêm sự lo lắng đã có nơi thân chủ
- Một bằng chứng rõ ràng cho thấy thân chủ đang trong cơn khủng hoảng tâm lý
- Thân chủ có động cơ mạnh mẽ và ước muốn vượt qua khủng hoảng
- Thân chủ có tiềm năng điều chỉnh tâm lý trở lại như trước hoặc vượt mức so với
giai đoạn trước khi bị khủng hoảng
- Khả năng nhận ra những nguyên nhân tâm lý nào đã dẫn đến hoàn cảnh hiện tại
III. NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN TRONG CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG
- Can thiệp tức thời và nhanh chóng: Khủng hoảng là lúc thân chủ gặp hiểm nguy
(vì có nguy cơ tự vẫn) trong đó thời gian can thiệp rất giới hạn. Khi ai đó yêu cầu
giúp đỡ, nhân viên công tác xã hội sẽ nhận định xem thân chủ có gặp khủng hoảng
không. Nếu xét rằng có, ta cần đến gặp họ ngay, càng sớm càng tốt.
- Hành động: Trong can thiệp khủng hoảng, nhân viên công tác xã hội chủ động
tham gia và hướng dẫn quá trình đánh giá hoàn cảnh cũng như cùng với thân chủ
lập kế hoạch hành động để thân chủ thực hiện
- Giới hạn mục đích: Mục đích tối thiểu của can thiệp khủng hoảng là đẩy lùi tác
động tiêu cực của thảm họa, giúp thân chủ phục hồi lại trạng thái cân bằng, đồng
thời hy vọng rằng sẽ có một sự tiến triển hơn nào đó nơi thân chủ
- Hy vọng và mong chờ: Nhân viên công tác xã hội trước tiên phải đầy tràn hy vọng
rằng thân chủ sẽ vượt qua khó khăn, và sẽ phát triển. Niềm hy vọng này sẽ thể hiện
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
[Type text]
trong phương cách tiếp cận, thái độ và sự tin tưởng rằng sẽ có những thay đổi đáng
kể nơi thân chủ và hoàn cảnh hiện tại.
- Nâng đỡ: Nhân viên công tác xã hội phải là người đầu tiên nâng đỡ thân chủ thật
nhiều, luôn hiện diện cùng với thân chủ trong suốt quá trình can thiệp. Cần thận
trọng khi nâng đỡ thân chủ sao cho vừa đủ mà không quá dư thừa, không cần thiết.
- Tập trung vào giải quyết vấn đề: Đây là cột trụ của can thiệp khủng hoảng; nó
định hình và hỗ trợ toàn bộ tiến trình can thiệp. Ta sẽ xác định vấn đề đã dẫn đến
khủng hoảng và sau đó hỗ trợ thân chủ trong việc lập kế hoạch, thực hiện các bước
nhằm giải quyết vấn đề. Ta và thân chủ sẽ quy hướng vào vấn đề và vào tiến trình
giải quyết vấn đề, tránh lệch hướng và lạc lối.
- Tự nhận thức bản thân: Nhân viên công tác xã hội cần thường xuyên đánh giá và
tìm hiểu sự tự nhận thức về bản thân của thân chủ, để xem xét cẩn thận những tác
động do việc can thiệp tạo ra và để bảo đảm cũng như gia tăng những tác động đó.
Ta có thể thực hiện công việc này bằng nhiều cách như gia tăng tương quan tốt đẹp
với thân chủ, giảm sự phòng thủ với thân chủ, huy động năng lực và điểm mạnh của
thân chủ để giải quyết vấn đề.
- Tự lực: Từ ban đầu, cần để ý nuôi dưỡng sự tự lực và chống lại sự lệ thuộc. Điều
này đòi hỏi ta biết cân bằng giữa sự tự lực và nhu cầu hỗ trợ của thân chủ.
IV. CÁC BƯỚC TRONG CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG
Theo Corwin (2002) và Dixon (1987) tiến trình can thiệp khủng hoảng được thực hiện
qua 8 bước như trình bày bên dưới. Các bước này có thể được lồng ghép với nhau và
được ứng dụng chung cho nhiều dạng khủng hoảng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng
trường hợp cụ thể, tùy mỗi cá nhân với những đặc tính khác nhau sẽ cần một sự quan tâm
cách riêng, vì thế nhân viên công tác xã hội cần linh hoạt, uyển chuyển khi vận dụng
những bước can thiệp này vào thực tế. Cũng cần lưu ý là nên ghi chép cẩn thận ở mỗi
bước để có thể thường xuyên theo dõi, điều chỉnh và lượng giá tiến trình can thiệp cũng
như viết báo cáo ca sau này.
1. Bước 1: Nhanh chóng thiết lập tương quan tích cực
Khủng hoảng được xem là nguy hiểm, đe dọa an sinh của những cá nhân có liên
quan, vì thế:
- Cần can thiệp nhanh chóng, tức thời, gặp thân chủ càng sớm càng tốt
- Ân cần đón tiếp thân chủ, với lòng kính trọng, sự nhiệt tình và chấp nhận thân
chủ vô điều kiện
- Giới thiệu bản thân mình là một người trợ giúp thân chủ
- Quan tâm đến cảm xúc của thân chủ
Tiến trình can thiệp tùy thuộc vào tương quan giữa nhân viên công tác xã hội và
thân chủ ngay cuộc gặp gỡ đầu tiên. Nhân viên công tác xã hội cần cố gắng tạo ra
bầu khí dễ dàng, thoải mái để thân chủ có thể nói chuyện được. Tuy nhiên, đây
không chỉ là một cuộc nói chuyện thông thường nhưng phải là một cuộc nói chuyện
hữu ích. Muốn thế, ta cần quan tâm đến chất lượng giao tiếp với thân chủ. Sau đây
là một số nguyên tắc giúp hai bên giao tiếp tốt với nhau:
- Từng người một nói. Người nghe phải chú tâm nghe, để hiểu được quan điểm
của người kia. Thỉnh thoảng đưa ra những câu hỏi phản hồi để kiểm tra xem
mình có hiểu đúng đối phương không.
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
[Type text]
- Mỗi người nói cho chính mình chứ không nói thay cho người khác.
- Phân biệt rõ ràng giữa tư tưởng và cảm xúc, giữa sự kiện và quan điểm.
- Không nên bỏ qua những gì còn mơ hồ hoặc chung chung, cần phải nói cụ thể,
rõ ràng để mọi người cùng hiểu như nhau.
- Giải thích và làm sáng tỏ, chứ không tranh cãi khi khác biệt ý kiến và quan
điểm. Nếu không thể giải quyết được những khác biệt này thì nên ghi chép lại
và đôi khi có thể gác qua một bên.
- Mỗi người có thể nói hết ý của mình mà không bị người khác cắt ngang, nhưng
cần đối thoại chứ không phải độc thoại.
- Mọi người đều tham gia đàm luận và ai cũng có cơ hội lên tiếng.
Bên cạnh đó, khi giao tiếp với thân chủ là một nhóm, một gia đình, ta cần quan
tâm đến một số điểm khác:
- Chịu trách nhiệm - nhân viên công tác xã hội cần kiểm soát buổi gặp gỡ, duy trì
việc giao tiếp tốt, kiểm soát mức độ và những biểu hiện thù địch, ngăn ngừa áp
lực hoặc tổn thương cho cá nhân, và kiểm soát mức độ lo lắng của từng cá nhân
lẫn của những người khác.
- Giám sát âu lo - nhân viên công tác xã hội nên ý thức mức độ lo âu trong cả
nhóm và ở mỗi cá nhân và điều chỉnh mức độ đó.
- Tạo bầu khí - nhân viên công tác xã hội nên lưu ý đến bầu khí cuộc trao đổi và
liên tục hướng nó đến trạng thái mình mong muốn. Bầu khí bao gồm cảm xúc,
cảm nhận trong cuộc trao đổi như căng thẳng, ước muốn, sự thù địch, tính hài
hước. Có hai kỹ thuật đặc biệt giúp duy trì bầu khí tích cực.
 Đổ thêm vào - đây là kỹ thuật làm gia tăng bầu khí tích cực, giảm thiểu sự
thù nghịch, và giúp nâng cao lòng tự trọng. Kỹ thuật này dựa trên giả
thuyết cho rằng, con người vốn dĩ ai cũng đều tốt lành (nhân chi sơ tính
bản thiện) và mọi hành động đều có ít nhất một động cơ tích cực và vị tha.
Nếu thấy bầu khí đang thuận lợi, nhân viên công tác xã hội có thể động
viên, thúc đẩy mọi người duy trì hoặc gia tăng sự tin tưởng và thân thiện
với nhau.
 Nghịch lý - đây là kỹ thuật mà trong đó các thân chủ, đặc biệt là gia đình
bị đặt vào những vị trí xung đột nhau và buộc mọi người phải nỗ lực để
thay đổi sao cho tương quan giữa họ trở nên tốt hơn.
2. Bước 2: Gợi mở và khuyến khích thân chủ bộc lộ cảm xúc, tình cảm đau buồn
- Hầu như những người gặp khủng hoảng đều bộc lộ rõ ràng một số cảm xúc
đau khổ và bối rối. Nhân viên công tác xã hội khéo léo giúp thân chủ giải tỏa
được những cảm xúc đang chất chứa trong lòng họ, và khai thông những ưu
sầu. Nhân viên công tác xã hội tỏ ra đồng cảm, chăm chú lắng nghe, trấn an
thân chủ rằng, những xúc động mạnh nơi họ là những phản ứng hết sức bình
thường trong tình huống khó khăn này. Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã
hội có thể hướng dẫn thân chủ một số kỹ thuật thư giãn cơ bản, để giúp họ
giảm căng thẳng.
- Các câu hỏi có thể sử dụng: Xin nói cho tôi biết cảm xúc của anh/chị thế nào?
Anh/ chị cảm thấy ra sao? Điều gì đã khiến anh /chị cảm nhận như vậy? Xin
anh chị mô tả anh chị cảm thấy thế nào?
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
[Type text]
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây không phải là thời điểm để điền vào bảng câu
hỏi, hay thực hiện trắc nghiệm nhân cách… Trong thời gian này, ta cần động
viên, khuyến khích cá nhân bộc lộ cảm xúc thật của mình. Thỉnh thoảng trong
tình trạng khủng hoảng, thân chủ có thể gặp khó khăn trong việc trình bày
một cách rõ ràng những điều mình muốn nói. Khi gặp phải những trường hợp
như thế, nhân viên công tác xã hội cần kiên nhẫn chờ đợi. Bất kỳ những dấu
hiệu khó chịu, hối thúc, mất kiên nhẫn của nhân viên công tác xã hội sẽ có thể
gây bất lợi cho việc bộc lộ của thân chủ và làm hỏng tiến trình can thiệp
khủng hoảng.
3. Bước 3: Trao đổi với nhau về biến cố tạo nên khủng hoảng
- Việc thảo luận với nhau về biến cố tạo nên khủng hoảng chỉ có thể bắt đầu sau
khi thân chủ đã nói ra được hết những cảm xúc đớn đau trong lòng. Trong khi
trao đổi với nhau, cần chú ý đến cách thức thân chủ giải thích và bộc lộ những
khó khăn. Nếu thân chủ thiếu nhất quán và logic, nhân viên công tác xã hội nên
sử dụng những kỹ thuật vấn đàm để giúp thân chủ làm sáng tỏ những suy nghĩ,
những nhận định và những cảm xúc của mình. Nhân viên công tác xã hội cần
chủ động, tích cực tham dự vào, và hướng dẫn trong buổi làm việc đầu tiên.
Lắng nghe, thu thập và làm sáng tỏ thông tin là rất quan trọng ở bước này.
4. Bước 4: Đánh giá các vấn đề, tài nguyên và điểm mạnh
- Một khi các bước trên tiến triển tốt đẹp, nhân viên công tác xã hội chuyển
sang đánh giá vấn đề, tài nguyên, điểm mạnh và những thứ khác. Nhân viên
công tác xã hội phải bảo đảm được ít nhất ba điểm sau. Thứ nhất, họ phải
nhanh chóng nắm bắt được hoàn cảnh của gia đình thân chủ, những suy nghĩ
của họ về hoàn cảnh hiện tại, hệ thống gia đình họ. Thứ hai, họ phải biết được
tiến trình khủng hoảng, chuỗi các sự kiện nào đã dẫn đến khủng hoảng. Thứ
ba, họ phải xác định vấn đề nào đã khơi mào cho chuỗi các sự kiện này. Có
như thế, nhân viên công tác xã hội mới xác định được nguyên nhân nào tạo ra
tình trạng khủng hoảng, quan điểm của thân chủ về hoàn cảnh hiện tại, mức
độ thực hiện các chức năng nhận thức, hành vi của họ.
- Bên cạnh đó, ngay từ đầu nhân viên công tác xã hội cần phải nhìn thấy
được, khám phá và ghi nhận mọi nỗ lực giải quyết vấn đề, cơ chế ứng phó
và thích nghi, tài nguyên và mọi điểm mạnh của thân chủ. Một cách cụ thể,
kết thúc bước này, nhân viên công tác xã hội phải có thể trả lời rõ ràng các
câu hỏi sau đây:
 Chuyện gì đã xảy ra?
 Vấn đề ở đây là gì?
 Việc đó xảy ra khi nào?
 Việc đó xảy ra ở đâu?
 Tại sao việc đó lại xảy ra?
 Ai là những người liên quan?
 Thân chủ nhìn nhận vấn đề thế nào?
 Đã từng trải qua sự kiện tương tự trước đó?
 Thân chủ có tài nguyên, kỹ năng, điểm mạnh, điểm yếu gì?
 Có những giải pháp, những chọn lựa, hành động gì để giải quyết vấn đề?
 Những hành động đó có thể đem lại những kết quả gì?
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
Tải bản FULL (29 trang): https://bit.ly/3nl9xnM
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
[Type text]
5. Bước 5: Phân tích và giải thích cho thân chủ về tình trạng khủng hoảng
Nhân viên công tác xã hội phân tích rõ ràng sự kiện gây nên khủng hoảng và giải
thích cho thân chủ biết lý do tại sao họ lại có những phản ứng như thế. Lưu ý không
nên giải thích cách phản ứng của thân chủ mà tập trung giải thích nguyên nhân và ý
nghĩa của sự kiện đối với thân chủ. Bằng cách này, nhân viên công tác xã hội giúp
thân chủ nhận thức và hiểu biết về tình trạng của họ.
6. Bước 6: Phục hồi chức năng nhận thức (khôi phục lý trí)
Thông thường, trong suốt giai đoạn khủng hoảng, thân chủ tràn ngập lo âu, cảm
giác tuyệt vọng, thất bại, mặc cảm có lỗi, tự ti. Phục hồi nhận thức là khôi phục, làm
gia tăng lòng tự tôn - tự trọng, thúc đẩy niềm hy vọng và những mong đợi tích cực nơi
thân chủ. Nhân viên công tác xã hội giúp thân chủ tin tưởng vào khả năng, năng lực
của bản thân cùng những tài nguyên sẵn có để họ có thể vượt qua cơn khủng hoảng.
7. Bước 7: Lên kế hoạch, phân chia công việc, và giúp thân chủ hành động
- Đôi bên cùng nhau xây dựng một kế hoạch dự kiến lâu dài nhằm điều chỉnh
một số lệch lạc trong nhận thức, tận dụng mạng lưới hỗ trợ và xem xét các
chiến lược ứng phó, để nhắm đến giải quyết vấn đề của thân chủ. Kế hoạch của
đôi bên cần phải cụ thể, đo lường được, có hành động thực tế và thời gian rõ
ràng (SMART).
- Phương pháp phân chia công việc là một kỹ thuật quan trọng trong can thiệp
khủng hoảng, trong đó, cả thân chủ và nhân viên công tác xã hội đồng thời
tham gia thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Về phía thân chủ, họ cam kết thực
hiện một số việc cụ thể trước lần gặp tiếp theo. Phương pháp này huy động nỗ
lực và mọi chú ý của thân chủ, giúp họ biết tổ chức hoàn cảnh xáo trộn hiện tại.
Đây là một công cụ chủ đạo, hướng thân chủ vào một hướng đi cụ thể, có mục
đích rõ ràng. Nó làm cho thân chủ thay đổi hình ảnh bản thân và quan niệm của
mình đối với hoàn cảnh hiện tại. Nó giúp thân chủ giảm bớt căng thẳng, để tập
trung vào giải quyết vấn đề. Về phía mình, trong kế hoạch của bản thân, nhân
viên công tác xã hội cũng xác định mục tiêu cho mỗi lần gặp, và cách thức
quản lý cuộc gặp gỡ, các công việc cần làm để hỗ trợ thân chủ cách hiệu quả.
- Một công cụ nữa giúp hoàn thành công việc đó là lập kế hoạch có sự tham gia.
Điều này có nghĩa là cùng với thân chủ lập tiến trình hành động theo từng bước
một, hết bước này đến bước khác. Bên cạnh đó, ta cùng với thân chủ đoán trước
những gì có thể không đi đúng hướng, những yếu tố khách quan có thể xuất hiện
gây hại bất ngờ và làm thế nào để đối phó với chúng. Việc sử dụng công cụ này
đem lại hai lợi ích to lớn. Thứ nhất, thân chủ sẽ không ảo tưởng rằng, mọi vấn đề
của họ sẽ được giải quyết ổn thỏa, thuận buồm xuôi gió, và vì đã được chuẩn bị
nên họ sẽ ở tâm thế sẵn sàng lướt thắng khi gặp những trở ngại đầu tiên. Nếu
đoán trước được những trở ngại có thể gặp phải, thân chủ sẽ sẵn sàng lên kế
hoạch để đối phó và làm cho sự việc dễ dàng thuận lợi hơn. Ít nhất nhân viên
công tác xã hội và thân chủ sẽ diễn tập cách thức giải quyết khó khăn trước khi
xảy ra để tránh bất ngờ cho thân chủ. Thứ hai, việc lập kế hoạch có sự tham gia
cho thân chủ thấy rằng, thay vì ngồi tranh cãi không biết phải làm gì đây, thì giờ
đây họ đã biết trước phải làm gì rồi và bắt tay vào hành động.
8. Bước 8: Kết thúc can thiệp và theo dõi
- Sau khi khủng hoảng đã được giải quyết, cá nhân đã trở lại mức độ trước khi bị
khủng hoảng thì có thể kết thúc can thiệp. Nhân viên công tác xã hội nên sử
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
4097527

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Dự án viện dưỡng lão 0918755356
Dự án viện dưỡng lão 0918755356Dự án viện dưỡng lão 0918755356
Dự án viện dưỡng lão 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay nataliej4
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ nataliej4
 
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiDự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiYenPhuong16
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhantuanpro102
 
Mẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều traMẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều traYen Luong-Thanh
 
Phương Pháp Tiếp Cận Phát Triển Cộng Đồng Dựa Vào Nội Lực Và Do Người Dân Làm...
Phương Pháp Tiếp Cận Phát Triển Cộng Đồng Dựa Vào Nội Lực Và Do Người Dân Làm...Phương Pháp Tiếp Cận Phát Triển Cộng Đồng Dựa Vào Nội Lực Và Do Người Dân Làm...
Phương Pháp Tiếp Cận Phát Triển Cộng Đồng Dựa Vào Nội Lực Và Do Người Dân Làm...nataliej4
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómforeman
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH nataliej4
 
Bài Thuyết Trình Tạo Động Lực Cho Người Lao Động
Bài Thuyết Trình Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Bài Thuyết Trình Tạo Động Lực Cho Người Lao Động
Bài Thuyết Trình Tạo Động Lực Cho Người Lao Động nataliej4
 
Tham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTa Li
 

What's hot (20)

Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
 
Dự án viện dưỡng lão 0918755356
Dự án viện dưỡng lão 0918755356Dự án viện dưỡng lão 0918755356
Dự án viện dưỡng lão 0918755356
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
 
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
 
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiDự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
 
Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...
Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...
Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...
 
Mẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều traMẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều tra
 
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAYĐề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
 
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
 
Phương Pháp Tiếp Cận Phát Triển Cộng Đồng Dựa Vào Nội Lực Và Do Người Dân Làm...
Phương Pháp Tiếp Cận Phát Triển Cộng Đồng Dựa Vào Nội Lực Và Do Người Dân Làm...Phương Pháp Tiếp Cận Phát Triển Cộng Đồng Dựa Vào Nội Lực Và Do Người Dân Làm...
Phương Pháp Tiếp Cận Phát Triển Cộng Đồng Dựa Vào Nội Lực Và Do Người Dân Làm...
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhóm
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
 
Bài Thuyết Trình Tạo Động Lực Cho Người Lao Động
Bài Thuyết Trình Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Bài Thuyết Trình Tạo Động Lực Cho Người Lao Động
Bài Thuyết Trình Tạo Động Lực Cho Người Lao Động
 
Tham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học Đường
 
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAYLuận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 

Similar to Can thiệp khủng hoảng (dự án nâng cao năng lực cho nhân viên xã hội cơ sở ở tp.hcm)

Luan van tien si kinh te quoc dan neu (11)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (11)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (11)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (11)Nguyễn Công Huy
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Sự thỏa mãn công việc của công nhân tại các công ty giày da xuất khẩu thành p...
Sự thỏa mãn công việc của công nhân tại các công ty giày da xuất khẩu thành p...Sự thỏa mãn công việc của công nhân tại các công ty giày da xuất khẩu thành p...
Sự thỏa mãn công việc của công nhân tại các công ty giày da xuất khẩu thành p...HanaTiti
 
Luận án: Vai trò NN trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lậ...
Luận án: Vai trò NN trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lậ...Luận án: Vai trò NN trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lậ...
Luận án: Vai trò NN trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lậ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
[123doc] - 1652767303.pdf
[123doc] - 1652767303.pdf[123doc] - 1652767303.pdf
[123doc] - 1652767303.pdfNuioKila
 
Luận án: Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích...
Luận án: Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích...Luận án: Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích...
Luận án: Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhTrường Bảo
 

Similar to Can thiệp khủng hoảng (dự án nâng cao năng lực cho nhân viên xã hội cơ sở ở tp.hcm) (20)

Luan van tien si kinh te quoc dan neu (11)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (11)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (11)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (11)
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
 
Sự thỏa mãn công việc của công nhân tại các công ty giày da xuất khẩu thành p...
Sự thỏa mãn công việc của công nhân tại các công ty giày da xuất khẩu thành p...Sự thỏa mãn công việc của công nhân tại các công ty giày da xuất khẩu thành p...
Sự thỏa mãn công việc của công nhân tại các công ty giày da xuất khẩu thành p...
 
Luận án: Vai trò NN trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lậ...
Luận án: Vai trò NN trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lậ...Luận án: Vai trò NN trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lậ...
Luận án: Vai trò NN trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lậ...
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
 
Lv: Hoạt động hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy, HAY!
Lv: Hoạt động hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy, HAY!Lv: Hoạt động hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy, HAY!
Lv: Hoạt động hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy, HAY!
 
Luận văn: Hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy, HAY
Luận văn: Hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy, HAYLuận văn: Hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy, HAY
Luận văn: Hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy, HAY
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
Luận Văn Hoạt Động Hỗ Trợ Xã Hội Cho Người Sau Cai Nghiện Ma Túy
Luận Văn Hoạt Động Hỗ Trợ Xã Hội Cho Người Sau Cai Nghiện Ma TúyLuận Văn Hoạt Động Hỗ Trợ Xã Hội Cho Người Sau Cai Nghiện Ma Túy
Luận Văn Hoạt Động Hỗ Trợ Xã Hội Cho Người Sau Cai Nghiện Ma Túy
 
[123doc] - 1652767303.pdf
[123doc] - 1652767303.pdf[123doc] - 1652767303.pdf
[123doc] - 1652767303.pdf
 
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOTĐề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, HOT
 
Luận án: Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích...
Luận án: Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích...Luận án: Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích...
Luận án: Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích...
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận án: Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán VN
Luận án: Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán VNLuận án: Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán VN
Luận án: Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán VN
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
 
Luận văn: Vận dụng nghiệp vụ bao thanh toán xuất nhập khẩu tại các Ngân hàng ...
Luận văn: Vận dụng nghiệp vụ bao thanh toán xuất nhập khẩu tại các Ngân hàng ...Luận văn: Vận dụng nghiệp vụ bao thanh toán xuất nhập khẩu tại các Ngân hàng ...
Luận văn: Vận dụng nghiệp vụ bao thanh toán xuất nhập khẩu tại các Ngân hàng ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Can thiệp khủng hoảng (dự án nâng cao năng lực cho nhân viên xã hội cơ sở ở tp.hcm)

  • 1. QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn CTXH & PTCĐ Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM” NĂNG ĐỘNG NHÓM Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này. Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này. Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn CTXH & PTCĐ Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM” CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG
  • 2. [Type text] MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................................2 TÀI LIỆU PHÁT...............................................................................................................4 Bài 1: S L C V KH NG HO NG Ơ ƯỢ Ề Ủ Ả ..........................................................................5 I.KHÁI NI M KH NG HO NG Ệ Ủ Ả ................................................................................5 II. C TÍNH C A KH NG HO NG ĐẶ Ủ Ủ Ả ....................................................................5 Không ph i m i c ng th ng đ u là kh ng ho ng. Thông th ng, kh ng ho ng có ả ọ ă ẳ ề ủ ả ườ ủ ả nh ng đ c tính sau: ữ ặ ............................................................................................5 III.CÁC GIAI O N C A KH NG HO NG Đ Ạ Ủ Ủ Ả ..........................................................5 Theo Resnk HLP, Ruben HL (1975) trong quy n Emergency Psychiatric Care, các ể giai đo n c a kh ng ho ng đ c phân chia nh sau: ạ ủ ủ ả ượ ư .......................................5 Tr c khi b kh ng ho ng, cá nhân trong m t tình tr ng th ng b ng, ho t đ ng ướ ị ủ ả ở ộ ạ ă ằ ạ ộ ch c n ng bình th ng. D i s tác đ ng c a m t bi n c tiêu c c b t ng , ứ ă ườ ướ ự ộ ủ ộ ế ố ự ấ ờ đ i s ng c a m t ng i s g p nhi u xáo tr n v i nh ng c m xúc, tình c m, ờ ố ủ ộ ườ ẽ ặ ề ộ ớ ữ ả ả thái đ , hành vi khác v i nh ng kinh nghi m th ng nh t. Cá nhân trong khi g p ộ ớ ữ ệ ườ ậ ặ kh ng ho ng có th th dùng các ph ng án đ i phó khác nhau đ gi i quy t ủ ả ể ử ươ ố ể ả ế v n đ . ấ ề ................................................................................................................6 Sau giai đo n kh ng ho ng (th ng kho ng t i đa là 6 tu n), ng i đó có th có ạ ủ ả ườ ả ố ầ ườ ể ph n ng theo ba lo i sau: ả ứ ạ ...............................................................................6 IV.C M XÚC, SUY NGH VÀ HÀNH VI C A NG I G P KH NG HO NG Ả Ĩ Ủ ƯỜ Ặ Ủ Ả ......6 Theo Hoff Ann Lee (1978), nh ng ng i b kh ng ho ng th ng có m t s d u ữ ườ ị ủ ả ườ ộ ố ấ hi u chung sau: ệ ..................................................................................................6 Nh ng d u hi u này cho ta bi t r ng ng i đó đang b đe d a và r t c n s tr giúp. ữ ấ ệ ế ằ ườ ị ọ ấ ầ ự ợ M t cách c th , khi trong tình tr ng nh v y, ng i này thay đ i c m xúc, ộ ụ ể ở ạ ư ậ ườ ổ ả cách ngh và cách làm khác v i bình th ng nh mô t sau: ĩ ớ ườ ư ả .................................7 Bài 2: CAN THI P KH NG HO NG Ệ Ủ Ả .............................................................................11 I.M C TIÊU C A CAN THI P KH NG HO NG Ụ Ủ Ệ Ủ Ả ................................................11 Can thi p kh ng ho ng là m t quá trình ch đ ng tác đ ng lên vi c th c hi n ch c ệ ủ ả ộ ủ ộ ộ ệ ự ệ ứ n ng c a cá nhân trong su t giai đo n ng i đó m t cân b ng. Vi c can thi p ă ủ ố ạ ườ ấ ằ ệ ệ kh ng ho ng nh m các m c tiêu c th sau: ủ ả ằ ụ ụ ể ...................................................11 II.TIÊU CHÍ CAN THI P KH NG HO NG ĐỂ Ệ Ủ Ả ...................................................11 có th bi t ch c c n can thi p kh ng ho ng, thông th ng, ng i ta th ng Để ể ế ắ ầ ệ ủ ả ườ ườ ườ d a vào m t s tiêu chí nh sau: ự ộ ố ư .......................................................................11 III.NH NG NGUYÊN T C C N B N TRONG CAN THI P KH NG HO NG Ữ Ắ Ă Ả Ệ Ủ Ả .............................................................................................................................11 Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
  • 3. [Type text] IV.CÁC B C TRONG CAN THI P KH NG HO NG ƯỚ Ệ Ủ Ả .....................................12 Theo Corwin (2002) và Dixon (1987) ti n trình can thi p kh ng ho ng đ c th c ế ệ ủ ả ượ ự hi n qua 8 b c nh trình bày bên d i. Các b c này có th đ c l ng ghép ệ ướ ư ướ ướ ể ượ ồ v i nhau và đ c ng d ng chung cho nhi u d ng kh ng ho ng. Tuy nhiên, ớ ượ ứ ụ ề ạ ủ ả tùy thu c vào t ng tr ng h p c th , tùy m i cá nhân v i nh ng đ c tính khác ộ ừ ườ ợ ụ ể ỗ ớ ữ ặ nhau s c n m t s quan tâm cách riêng, vì th nhân viên công tác xã h i c n linh ẽ ầ ộ ự ế ộ ầ ho t, uy n chuy n khi v n d ng nh ng b c can thi p này vào th c t . ạ ể ể ậ ụ ữ ướ ệ ự ế C ng c n l u ý là nên ghi chép c n th n m i b c đ có th th ng xuyên ũ ầ ư ẩ ậ ở ỗ ướ ể ể ườ theo dõi, đi u ch nh và l ng giá ti n trình can thi p c ng nh vi t báo cáo ca ề ỉ ượ ế ệ ũ ư ế sau này...............................................................................................................12 Bài 3: CAN THI P KH NG HO NG CHO THÂN CH CÓ THÂN NHÂN V A M I Ệ Ủ Ả Ủ Ừ Ớ QUA I ĐỜ ............................................................................................................17 I.CÁC GIAI O N PH N NG TR C CÁI CH T Đ Ạ Ả Ứ ƯỚ Ế .............................................17 Trong cu c đ i m i ng i, đôi khi ta ph i đ i di n v i nh ng cái ch t báo tr c. ộ ờ ỗ ườ ả ố ệ ớ ữ ế ướ Cái ch t này có th là c a b n thân mình ho c có th c a ng i thân nào đó. Lý ế ể ủ ả ặ ể ủ ườ thuy t c a Elisabeth Kubler-Ross v s h p h i và cái ch t (1969) giúp ta ế ủ ề ự ấ ố ế hi u rõ h n quá trình con ng i đ i di n tr c nh ng cái ch t báo tr c: ể ơ ườ ố ệ ướ ữ ế ướ .......17 II. CÁC Y U T QUY T NH M C AU BU N, KH NG HO NG VÌ Ế Ố Ế ĐỊ Ứ ĐỘ Đ Ồ Ủ Ả M T NG I THÂN Ấ ƯỜ ...........................................................................................18 Sau đây là nh ng y u t nhân viên công tác xã h i c n xem xét tr c khi can thi p, đ ữ ế ố ộ ầ ướ ệ ể đáng giá m c đ đau bu n hay kh ng ho ng vì m t ng i thân c a thân ch : ứ ộ ồ ủ ả ấ ườ ủ ủ ..18 III.NH NG BI U HI N C A S AU BU N VÌ M T NG I THÂN Ữ Ể Ệ Ủ Ự Đ Ồ Ấ ƯỜ ..........18 IV.TR LI U CHO THÂN CH CÓ NG I THÂN QUA I Ị Ệ Ủ ƯỜ ĐỜ ...............................19 Bài 4: CAN THI P KH NG HO NG Ệ Ủ Ả .............................................................................23 CHO C NG NG Ộ ĐỒ ........................................................................................................23 I.CAN THI P KH NG HO NG CHO C NG NG ANG G P NH NG Ệ Ủ Ả Ộ ĐỒ Đ Ặ Ữ B C XÚC LIÊN QUAN N TRANH CH P, B T NG Ứ ĐẾ Ấ Ấ ĐỒ ..............................23 II. THAM V N GI I T A C NG TH NG KHI C NG NG V A TR I Ấ Ả Ỏ Ă Ẳ Ộ ĐỒ Ừ Ả QUA BI N C NGUY KH N Ế Ố Ố .........................................................................24 Th c ra k thu t này là m t d ng can thi p kh n c p, m t cu c trò chuy n c a nhà ự ỹ ậ ộ ạ ệ ẩ ấ ộ ộ ệ ủ tham v n v i nh ng ng i v a m i tr i nghi m nh ng kh đau và m t mát ấ ớ ữ ườ ừ ớ ả ệ ữ ổ ấ l n, ví d , do núi l a, đ ng đ t, sóng th n, b n t a, kh ng b và nh ng bi n ớ ụ ử ộ ấ ầ ắ ỉ ủ ố ữ ế c nguy kh n khác gây ra. Nh ng bi n c này gây nên s hãi, th ng t t, m t mát ố ố ữ ế ố ợ ươ ậ ấ tài s n, b n bè và ng i thân. ả ạ ườ ...............................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................29 Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
  • 4. [Type text] TÀI LIỆU PHÁT Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
  • 5. [Type text] Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ KHỦNG HOẢNG Ngày nay, từ “khủng hoảng” được sử dụng trong nhiều lãnh vực khác nhau như: khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chánh, khủng hoảng chính trị, khủng hoảng tinh thần… Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ khủng hoảng tinh thần là gì, đặc tính và những biểu hiện của nó ra sao. Nhiều người nhầm lẫn khủng hoảng với chứng rối nhiễu tâm lý; hay một bệnh lý về tinh thần. Song thực tế khủng hoảng tinh thần chỉ là một trạng thái tâm lý có mở đầu, diễn tiến và kết thúc. I. KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG - Khủng hoảng là một một tình trạng mất cân bằng hay một sự đảo lộn các hoạt động của cảm xúc và lý trí do một biến cố bất ngờ hay một sự kiện bất thường gây nên. Sự kiện hay biến cố này ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng tới cá nhân, nhóm hay cộng đồng. - Khủng hoảng là một giai đoạn hay một trạng thái không ổn định, đặc biệt trước những thay đổi nghiêm trọng ngoài mong đợi hay những tình huống nguy kịch. II. ĐẶC TÍNH CỦA KHỦNG HOẢNG Không phải mọi căng thẳng đều là khủng hoảng. Thông thường, khủng hoảng có những đặc tính sau: - Thời gian khủng hoảng thường giới hạn - kéo dài khoảng từ vài giờ đến vài tuần. Trạng thái cân bằng mới sẽ được thiết lập trong khoảng từ 4 - 6 tuần. Đôi khi khủng hoảng diễn ra theo từng cơn, trong khoảng thời gian ngắn. Cũng có trường hợp, do không được hỗ trợ, hoặc không có chiến lược ứng phó phù hợp, khủng hoảng có thể quay trở lại mỗi khi có sự kiện gợi nhớ về nỗi tổn thương cũ; hoặc diễn ra triền miên trong cuộc sống của một người. Song có một điều chắc chắn rằng khủng hoảng không tồn tại mãi nếu chúng ta biết cách đương đầu với nó - Khi bị khủng hoảng, các phương án đối phó thường ngày tỏ ra không còn hữu hiệu nữa. Thiền, lời khuyên của bạn bè hay người thân… không còn tác dụng gì - Những vấn đề cũ chưa được giải quyết có nguy cơ tái bùng phát - Khủng hoảng là mối nguy hiểm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng kể cả tự tử, nhưng đồng thời cũng là cơ hội vì nó buộc con người phải cố gắng nỗ lực giải quyết hay tìm sự giúp đỡ để sống còn - Khủng hoảng trải qua những giai đoạn có thể đoán trước được III. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA KHỦNG HOẢNG Theo Resnk HLP, Ruben HL (1975) trong quyển Emergency Psychiatric Care, các giai đoạn của khủng hoảng được phân chia như sau: Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
  • 6. [Type text] Trước khi bị khủng hoảng, cá nhân ở trong một tình trạng thăng bằng, hoạt động chức năng bình thường. Dưới sự tác động của một biến cố tiêu cực bất ngờ, đời sống của một người sẽ gặp nhiều xáo trộn với những cảm xúc, tình cảm, thái độ, hành vi khác với những kinh nghiệm thường nhật. Cá nhân trong khi gặp khủng hoảng có thể thử dùng các phương án đối phó khác nhau để giải quyết vấn đề. Sau giai đoạn khủng hoảng (thường khoảng tối đa là 6 tuần), người đó có thể có phản ứng theo ba loại sau: - Loại phát triển: thân chủ vực dậy từ biến cố và sau đó, với sự trợ giúp của chuyên gia, học những kỹ năng mới và phát triển các điểm mạnh - Loại quân bình: thân chủ trở lại mức độ tiền/trước khủng hoảng nhưng không phát triển thêm các chức năng xã hội mới - Loại đóng băng khủng hoảng: thân chủ không cải thiện nhưng tập thích nghi bằng cách dính vào các thứ độc hại như sử dụng chất gây nghiện là rượu, ma túy, tình dục... Điều này làm cho thân chủ ở trong tình trạng có vấn đề kinh niên IV. CẢM XÚC, SUY NGHĨ VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI GẶP KHỦNG HOẢNG Theo Hoff Ann Lee (1978), những người bị khủng hoảng thường có một số dấu hiệu chung sau: - Khó quản lý cảm xúc - Có khuynh hướng tự vẫn hoặc giết người - Uống rượu hoặc làm dụng chất gây nghiện - Phạm pháp - Không có khả năng sử dụng hiệu quả những nguồn hỗ trợ sẵn có Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang Giai đoạn xáo trộn a. Mức độ thực hiện chức năng cao hơn b. Trở lại mức độ thực hiện chức năng như trước khi bị khủng hoảng * Cộng đồng Chấp nhận * Gia đình Hi vọng mới * Bản thân Ổn định (Bắt đầu hồi phục) c. Ở lại trong khủng hoảng, giảm sút chức năng Tác động Trước khủng hoảng Khủng hoảng Sau khủng hoảng Chối từ Mặc cả Tức giận / thất vọng Trầm uất / buồn sầu Chấp nhận / cam chịu Giai đoạn giải quyết Thử nghiệm và mắc lỗi
  • 7. [Type text] Những dấu hiệu này cho ta biết rằng người đó đang bị đe dọa và rất cần sự trợ giúp. Một cách cụ thể, khi ở trong tình trạng như vậy, người này thay đổi cảm xúc, cách nghĩ và cách làm khác với bình thường như mô tả sau: 1. Cảm xúc Căng thẳng là một phần tất yếu của cuộc sống. Nó giúp ta lập ra những kế hoạch phù hợp và có những hành động thiết thực. Thế nhưng ở mức độ trầm trọng hơn, người gặp khủng hoảng thường lo lắng và căng thẳng cao độ. Có thể họ cũng cảm thấy sợ hãi, giận dữ, tội lỗi hoặc bồn chồn. Lo sợ thái quá thì sẽ để lại những hậu quả tiêu cực. Lo sợ được thể hiện bằng nhiều cách như: - Cảm giác kinh hãi, sốc, trầm uất/ buồn sầu - Sợ mất sự kiểm soát - Không có khả năng tập trung vào việc gì hết - Cảm giác vô vọng, không nơi nương tựa - Tủi hổ - chủ yếu là do thấy mình bất tài, kém cõi và cần cậy dựa vào người khác - Tức giận - cơ chế “giận cá chém thớt” (trút những cảm xúc tiêu cực lên người khác) - Lòng tự trọng giảm = sự tự tin giảm, có hình ảnh bản thân rất thấp, thấy mình không có giá trị hay năng lực gì - Các biểu hiện thể lý cho thấy sự lo sợ cao độ gồm xuất mồ hôi hột, mắc tiểu hoài, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, tim mạch đập nhanh, đau đầu, tức ngực, đau bụng, nổi ban, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, không thiết tha với chuyện quan hệ tình dục 2. Suy nghĩ và nhận thức - Cảm xúc - đặc biệt là lo lắng cực độ - sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và tiến trình suy tư của con người. Trong lúc gặp khủng hoảng, một người sẽ tập trung mọi sự chú ý của mình vào nỗi đau đớn hiện tại và suy nghĩ mãi biến cố gây nên khủng hoảng. Hậu quả là trí nhớ, và cách họ nhận thức đã bị biến đổi. Họ khó có thể phân loại các sự vật, sự việc; khó xâu chuỗi lại các biến cố trước đó. Họ chỉ nhìn mọi sự theo quan điểm lệch lạc của mình; họ bị rơi vào mê cung không lối thoát. Họ còn không biết được mình là ai và mình có những kỹ năng gì nữa. Tình trạng đau khổ và rối loạn có thể làm hao hụt hoặc biến mất khả năng ra quyết định, năng lực giải quyết vấn đề và những kỹ năng cần thiết để vượt qua khủng hoảng của họ. Sự xáo trộn trong tiến trình nhận thức và năng lực giải quyết vấn đề này làm gia tăng nỗi lo âu vốn có của người bị khủng hoảng. Đôi khi, có những người khi rơi vào tình trạng này e sợ rằng mình phát điên lên mất. - Cần lưu ý rằng, quá trình nhận thức bị trục trặc trong giai đoạn khủng hoảng không phải là một dạng bệnh tâm thần. Nhận thức của người bệnh tâm thần luôn có vấn đề. Còn đối với người bị khủng hoảng, sự rối loạn nhận thức chỉ diễn ra trong một thời gian khủng hoảng và sẽ nhang chóng trở lại bình thường một khi khủng hoảng được giải quyết. - Mitchell và Resnik (1981) đưa ra một biểu đồ so sánh sự khác nhau giữa khả năng suy nghĩ và cảm xúc của một người trong lúc bình thường với trong lúc khủng hoảng như sau: Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
  • 8. [Type text] - Lúc bình thường, khả năng suy nghĩ ở mức cao hơn cảm xúc. Trái lại, khi gặp khủng hoảng, khả năng suy nghĩ giảm sút và cảm xúc lại trào dâng rất cao, lấn án lý trí của ta. Tuy vậy, ta luôn có hy vọng rằng ta có thể hồi phục lại trạng thái bình thường sau khi khủng hoảng qua đi. 3. Hành vi Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang TỈ LỆ GIỮA LÝ TRÍ VÀ TÌNH CẢM LÝ TRÍ LÝ TRÍ TÌNH CẢM KHI KHỦNG HOẢNG LÚC BÌNH THƯỜNG TÌNH CẢM
  • 9. [Type text] - Thông thường, hành vi thường tương ứng với những gì người ta nghĩ và cảm nhận. Nếu một người đang lo lắng quá mức và có những nhận thức sai lệch về những việc đang xảy ra thì người ấy sẽ có những hành vi khác thường. Dấu hiệu hành vi rõ rệt cho thấy một người đang gặp khủng hoảng đó là mất khả năng thực hiện những công việc hàng ngày theo cách thông thường. Ví dụ họ không thể làm những công việc nội trợ như mọi khi, không tập trung học tập được, làm những việc vớ vẩn, vô nghĩa nào đó một cách không có ý thức… - Bên cạnh đó, những hành vi xã hội cũng thay đổi. Họ có thể rút lui, co cụm lại, cắt đứt những liên lạc xã hội đã có trước đó hoặc giữ khoảng cách với người khác, kể cả người thân hay bạn bè. Hoặc trái lại, họ làm mọi cách để không ở một mình, họ tỏ ra lệ thuộc, bám chặt vào ai đó hay đòi hỏi người khác phải làm chuyện này, chuyện nọ chọ họ. - Một số người trong khi khủng hoảng lại có những hành động bốc đồng gây hại cho bản thân và cho người khác như lái xe bạt mạng, rạch tay, tìm cách tự tử, tấn công người khác … để giải tỏa căng thẳng, ức chế. Một số khác thì khước từ sự giúp đỡ của bạn bè vì cảm thấy tuyệt vọng, không còn là mình nữa, không muốn đương đầu nữa, và không chấp nhận rằng mình bất lực. - Để né tránh những đau khổ hiện tại, nhiều người bắt đầu sử dụng và ngày càng trở nên phụ thuộc vào các chất kích thích như rượu, ma túy, thuốc lắc; hoặc các hành vi khác như hành vi tình dục, chơi game … Song, càng về sau lượng chất kích thích họ sử dụng tăng lên, sự phụ thuộc của họ càng lớn và nỗi đau khổ càng trở nên bế tắc hơn. - Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mỗi người sẽ khác nhau, không ai giống ai hoàn toàn. Cũng vậy, phản ứng của một người không phải lúc nào cũng thống nhất. Ở mỗi thời điểm, hoặc mỗi sự kiện, người ấy sẽ có những phản ứng riêng. Vì lẽ đó, nhân viên công tác xã hội cần khám phá ra những phản ứng của từng người ở thời điểm hiện tại với những biến cố lúc này đây. Cách đơn giản nhất để tiếp cận được tình trạng tổn thương của thân chủ là đặt câu hỏi như: “Anh/chị cảm nhận thế nào về những chuyện đã hoặc đang xảy ra? Anh chị đã và đang làm gì để đối phó với những gì đang đánh động mình?...” Tóm tắt ý chính: - Khái niệm khủng hoảng: tình trạng mất cân bằng, sự đảo lộn các hoạt động của cảm xúc và lý trí do một biến cố bất ngờ gây nên - Đặc tính của khủng hoảng: giới hạn thời gian, khả năng đối phó không còn hữu hiệu, vấn đề cũ có thể tái phát, nguy hiểm nhưng cũng là cơ hội phát triển, có thể đoán trước được - Các giai đoạn của khủng hoảng: Tiền khủng hoảng (hoạt động chức năng bình thường), khủng hoảng (nhiều rối loạn) và hậu khủng hoảng (hoặc phát triển, hoặc trở lại bình thường hoặc đóng băng) - Cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người gặp khủng hoảng thường mang tính tiêu cực, không giống với khi bình thường trong đó mức độ nhận thức suy giảm và mức độ cảm xúc leo thang Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
  • 10. [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
  • 11. [Type text] Bài 2: CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG I. MỤC TIÊU CỦA CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG Can thiệp khủng hoảng là một quá trình chủ động tác động lên việc thực hiện chức năng của cá nhân trong suốt giai đoạn người đó mất cân bằng. Việc can thiệp khủng hoảng nhằm các mục tiêu cụ thể sau: - Làm giảm bớt tác động tức thời của biến cố bất ngờ gây khủng hoảng - Huy động mọi năng lực và tài nguyên xã hội của thân chủ và của những ai có ảnh hưởng trực tiếp đến thân chủ để giúp thân chủ đối phó với những tác hại của khủng hoảng - Cung cấp sự bảo vệ cho những người liên quan - Giúp những người bị ảnh hưởng sớm trở lại mức độ thực hiện chức năng trước khi bị khủng hoảng II. TIÊU CHÍ ĐỂ CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG Để có thể biết chắc cần can thiệp khủng hoảng, thông thường, người ta thường dựa vào một số tiêu chí như sau: - Hoàn cảnh đặc biệt hiểm nghèo gây ra lo lắng, xáo trộn đời sống hiện tại của thân chủ cách trầm trọng - Một biến cố nguy hiểm làm tăng thêm sự lo lắng đã có nơi thân chủ - Một bằng chứng rõ ràng cho thấy thân chủ đang trong cơn khủng hoảng tâm lý - Thân chủ có động cơ mạnh mẽ và ước muốn vượt qua khủng hoảng - Thân chủ có tiềm năng điều chỉnh tâm lý trở lại như trước hoặc vượt mức so với giai đoạn trước khi bị khủng hoảng - Khả năng nhận ra những nguyên nhân tâm lý nào đã dẫn đến hoàn cảnh hiện tại III. NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN TRONG CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG - Can thiệp tức thời và nhanh chóng: Khủng hoảng là lúc thân chủ gặp hiểm nguy (vì có nguy cơ tự vẫn) trong đó thời gian can thiệp rất giới hạn. Khi ai đó yêu cầu giúp đỡ, nhân viên công tác xã hội sẽ nhận định xem thân chủ có gặp khủng hoảng không. Nếu xét rằng có, ta cần đến gặp họ ngay, càng sớm càng tốt. - Hành động: Trong can thiệp khủng hoảng, nhân viên công tác xã hội chủ động tham gia và hướng dẫn quá trình đánh giá hoàn cảnh cũng như cùng với thân chủ lập kế hoạch hành động để thân chủ thực hiện - Giới hạn mục đích: Mục đích tối thiểu của can thiệp khủng hoảng là đẩy lùi tác động tiêu cực của thảm họa, giúp thân chủ phục hồi lại trạng thái cân bằng, đồng thời hy vọng rằng sẽ có một sự tiến triển hơn nào đó nơi thân chủ - Hy vọng và mong chờ: Nhân viên công tác xã hội trước tiên phải đầy tràn hy vọng rằng thân chủ sẽ vượt qua khó khăn, và sẽ phát triển. Niềm hy vọng này sẽ thể hiện Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
  • 12. [Type text] trong phương cách tiếp cận, thái độ và sự tin tưởng rằng sẽ có những thay đổi đáng kể nơi thân chủ và hoàn cảnh hiện tại. - Nâng đỡ: Nhân viên công tác xã hội phải là người đầu tiên nâng đỡ thân chủ thật nhiều, luôn hiện diện cùng với thân chủ trong suốt quá trình can thiệp. Cần thận trọng khi nâng đỡ thân chủ sao cho vừa đủ mà không quá dư thừa, không cần thiết. - Tập trung vào giải quyết vấn đề: Đây là cột trụ của can thiệp khủng hoảng; nó định hình và hỗ trợ toàn bộ tiến trình can thiệp. Ta sẽ xác định vấn đề đã dẫn đến khủng hoảng và sau đó hỗ trợ thân chủ trong việc lập kế hoạch, thực hiện các bước nhằm giải quyết vấn đề. Ta và thân chủ sẽ quy hướng vào vấn đề và vào tiến trình giải quyết vấn đề, tránh lệch hướng và lạc lối. - Tự nhận thức bản thân: Nhân viên công tác xã hội cần thường xuyên đánh giá và tìm hiểu sự tự nhận thức về bản thân của thân chủ, để xem xét cẩn thận những tác động do việc can thiệp tạo ra và để bảo đảm cũng như gia tăng những tác động đó. Ta có thể thực hiện công việc này bằng nhiều cách như gia tăng tương quan tốt đẹp với thân chủ, giảm sự phòng thủ với thân chủ, huy động năng lực và điểm mạnh của thân chủ để giải quyết vấn đề. - Tự lực: Từ ban đầu, cần để ý nuôi dưỡng sự tự lực và chống lại sự lệ thuộc. Điều này đòi hỏi ta biết cân bằng giữa sự tự lực và nhu cầu hỗ trợ của thân chủ. IV. CÁC BƯỚC TRONG CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG Theo Corwin (2002) và Dixon (1987) tiến trình can thiệp khủng hoảng được thực hiện qua 8 bước như trình bày bên dưới. Các bước này có thể được lồng ghép với nhau và được ứng dụng chung cho nhiều dạng khủng hoảng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tùy mỗi cá nhân với những đặc tính khác nhau sẽ cần một sự quan tâm cách riêng, vì thế nhân viên công tác xã hội cần linh hoạt, uyển chuyển khi vận dụng những bước can thiệp này vào thực tế. Cũng cần lưu ý là nên ghi chép cẩn thận ở mỗi bước để có thể thường xuyên theo dõi, điều chỉnh và lượng giá tiến trình can thiệp cũng như viết báo cáo ca sau này. 1. Bước 1: Nhanh chóng thiết lập tương quan tích cực Khủng hoảng được xem là nguy hiểm, đe dọa an sinh của những cá nhân có liên quan, vì thế: - Cần can thiệp nhanh chóng, tức thời, gặp thân chủ càng sớm càng tốt - Ân cần đón tiếp thân chủ, với lòng kính trọng, sự nhiệt tình và chấp nhận thân chủ vô điều kiện - Giới thiệu bản thân mình là một người trợ giúp thân chủ - Quan tâm đến cảm xúc của thân chủ Tiến trình can thiệp tùy thuộc vào tương quan giữa nhân viên công tác xã hội và thân chủ ngay cuộc gặp gỡ đầu tiên. Nhân viên công tác xã hội cần cố gắng tạo ra bầu khí dễ dàng, thoải mái để thân chủ có thể nói chuyện được. Tuy nhiên, đây không chỉ là một cuộc nói chuyện thông thường nhưng phải là một cuộc nói chuyện hữu ích. Muốn thế, ta cần quan tâm đến chất lượng giao tiếp với thân chủ. Sau đây là một số nguyên tắc giúp hai bên giao tiếp tốt với nhau: - Từng người một nói. Người nghe phải chú tâm nghe, để hiểu được quan điểm của người kia. Thỉnh thoảng đưa ra những câu hỏi phản hồi để kiểm tra xem mình có hiểu đúng đối phương không. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
  • 13. [Type text] - Mỗi người nói cho chính mình chứ không nói thay cho người khác. - Phân biệt rõ ràng giữa tư tưởng và cảm xúc, giữa sự kiện và quan điểm. - Không nên bỏ qua những gì còn mơ hồ hoặc chung chung, cần phải nói cụ thể, rõ ràng để mọi người cùng hiểu như nhau. - Giải thích và làm sáng tỏ, chứ không tranh cãi khi khác biệt ý kiến và quan điểm. Nếu không thể giải quyết được những khác biệt này thì nên ghi chép lại và đôi khi có thể gác qua một bên. - Mỗi người có thể nói hết ý của mình mà không bị người khác cắt ngang, nhưng cần đối thoại chứ không phải độc thoại. - Mọi người đều tham gia đàm luận và ai cũng có cơ hội lên tiếng. Bên cạnh đó, khi giao tiếp với thân chủ là một nhóm, một gia đình, ta cần quan tâm đến một số điểm khác: - Chịu trách nhiệm - nhân viên công tác xã hội cần kiểm soát buổi gặp gỡ, duy trì việc giao tiếp tốt, kiểm soát mức độ và những biểu hiện thù địch, ngăn ngừa áp lực hoặc tổn thương cho cá nhân, và kiểm soát mức độ lo lắng của từng cá nhân lẫn của những người khác. - Giám sát âu lo - nhân viên công tác xã hội nên ý thức mức độ lo âu trong cả nhóm và ở mỗi cá nhân và điều chỉnh mức độ đó. - Tạo bầu khí - nhân viên công tác xã hội nên lưu ý đến bầu khí cuộc trao đổi và liên tục hướng nó đến trạng thái mình mong muốn. Bầu khí bao gồm cảm xúc, cảm nhận trong cuộc trao đổi như căng thẳng, ước muốn, sự thù địch, tính hài hước. Có hai kỹ thuật đặc biệt giúp duy trì bầu khí tích cực.  Đổ thêm vào - đây là kỹ thuật làm gia tăng bầu khí tích cực, giảm thiểu sự thù nghịch, và giúp nâng cao lòng tự trọng. Kỹ thuật này dựa trên giả thuyết cho rằng, con người vốn dĩ ai cũng đều tốt lành (nhân chi sơ tính bản thiện) và mọi hành động đều có ít nhất một động cơ tích cực và vị tha. Nếu thấy bầu khí đang thuận lợi, nhân viên công tác xã hội có thể động viên, thúc đẩy mọi người duy trì hoặc gia tăng sự tin tưởng và thân thiện với nhau.  Nghịch lý - đây là kỹ thuật mà trong đó các thân chủ, đặc biệt là gia đình bị đặt vào những vị trí xung đột nhau và buộc mọi người phải nỗ lực để thay đổi sao cho tương quan giữa họ trở nên tốt hơn. 2. Bước 2: Gợi mở và khuyến khích thân chủ bộc lộ cảm xúc, tình cảm đau buồn - Hầu như những người gặp khủng hoảng đều bộc lộ rõ ràng một số cảm xúc đau khổ và bối rối. Nhân viên công tác xã hội khéo léo giúp thân chủ giải tỏa được những cảm xúc đang chất chứa trong lòng họ, và khai thông những ưu sầu. Nhân viên công tác xã hội tỏ ra đồng cảm, chăm chú lắng nghe, trấn an thân chủ rằng, những xúc động mạnh nơi họ là những phản ứng hết sức bình thường trong tình huống khó khăn này. Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội có thể hướng dẫn thân chủ một số kỹ thuật thư giãn cơ bản, để giúp họ giảm căng thẳng. - Các câu hỏi có thể sử dụng: Xin nói cho tôi biết cảm xúc của anh/chị thế nào? Anh/ chị cảm thấy ra sao? Điều gì đã khiến anh /chị cảm nhận như vậy? Xin anh chị mô tả anh chị cảm thấy thế nào? Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang
  • 14. [Type text] - Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây không phải là thời điểm để điền vào bảng câu hỏi, hay thực hiện trắc nghiệm nhân cách… Trong thời gian này, ta cần động viên, khuyến khích cá nhân bộc lộ cảm xúc thật của mình. Thỉnh thoảng trong tình trạng khủng hoảng, thân chủ có thể gặp khó khăn trong việc trình bày một cách rõ ràng những điều mình muốn nói. Khi gặp phải những trường hợp như thế, nhân viên công tác xã hội cần kiên nhẫn chờ đợi. Bất kỳ những dấu hiệu khó chịu, hối thúc, mất kiên nhẫn của nhân viên công tác xã hội sẽ có thể gây bất lợi cho việc bộc lộ của thân chủ và làm hỏng tiến trình can thiệp khủng hoảng. 3. Bước 3: Trao đổi với nhau về biến cố tạo nên khủng hoảng - Việc thảo luận với nhau về biến cố tạo nên khủng hoảng chỉ có thể bắt đầu sau khi thân chủ đã nói ra được hết những cảm xúc đớn đau trong lòng. Trong khi trao đổi với nhau, cần chú ý đến cách thức thân chủ giải thích và bộc lộ những khó khăn. Nếu thân chủ thiếu nhất quán và logic, nhân viên công tác xã hội nên sử dụng những kỹ thuật vấn đàm để giúp thân chủ làm sáng tỏ những suy nghĩ, những nhận định và những cảm xúc của mình. Nhân viên công tác xã hội cần chủ động, tích cực tham dự vào, và hướng dẫn trong buổi làm việc đầu tiên. Lắng nghe, thu thập và làm sáng tỏ thông tin là rất quan trọng ở bước này. 4. Bước 4: Đánh giá các vấn đề, tài nguyên và điểm mạnh - Một khi các bước trên tiến triển tốt đẹp, nhân viên công tác xã hội chuyển sang đánh giá vấn đề, tài nguyên, điểm mạnh và những thứ khác. Nhân viên công tác xã hội phải bảo đảm được ít nhất ba điểm sau. Thứ nhất, họ phải nhanh chóng nắm bắt được hoàn cảnh của gia đình thân chủ, những suy nghĩ của họ về hoàn cảnh hiện tại, hệ thống gia đình họ. Thứ hai, họ phải biết được tiến trình khủng hoảng, chuỗi các sự kiện nào đã dẫn đến khủng hoảng. Thứ ba, họ phải xác định vấn đề nào đã khơi mào cho chuỗi các sự kiện này. Có như thế, nhân viên công tác xã hội mới xác định được nguyên nhân nào tạo ra tình trạng khủng hoảng, quan điểm của thân chủ về hoàn cảnh hiện tại, mức độ thực hiện các chức năng nhận thức, hành vi của họ. - Bên cạnh đó, ngay từ đầu nhân viên công tác xã hội cần phải nhìn thấy được, khám phá và ghi nhận mọi nỗ lực giải quyết vấn đề, cơ chế ứng phó và thích nghi, tài nguyên và mọi điểm mạnh của thân chủ. Một cách cụ thể, kết thúc bước này, nhân viên công tác xã hội phải có thể trả lời rõ ràng các câu hỏi sau đây:  Chuyện gì đã xảy ra?  Vấn đề ở đây là gì?  Việc đó xảy ra khi nào?  Việc đó xảy ra ở đâu?  Tại sao việc đó lại xảy ra?  Ai là những người liên quan?  Thân chủ nhìn nhận vấn đề thế nào?  Đã từng trải qua sự kiện tương tự trước đó?  Thân chủ có tài nguyên, kỹ năng, điểm mạnh, điểm yếu gì?  Có những giải pháp, những chọn lựa, hành động gì để giải quyết vấn đề?  Những hành động đó có thể đem lại những kết quả gì? Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang Tải bản FULL (29 trang): https://bit.ly/3nl9xnM Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 15. [Type text] 5. Bước 5: Phân tích và giải thích cho thân chủ về tình trạng khủng hoảng Nhân viên công tác xã hội phân tích rõ ràng sự kiện gây nên khủng hoảng và giải thích cho thân chủ biết lý do tại sao họ lại có những phản ứng như thế. Lưu ý không nên giải thích cách phản ứng của thân chủ mà tập trung giải thích nguyên nhân và ý nghĩa của sự kiện đối với thân chủ. Bằng cách này, nhân viên công tác xã hội giúp thân chủ nhận thức và hiểu biết về tình trạng của họ. 6. Bước 6: Phục hồi chức năng nhận thức (khôi phục lý trí) Thông thường, trong suốt giai đoạn khủng hoảng, thân chủ tràn ngập lo âu, cảm giác tuyệt vọng, thất bại, mặc cảm có lỗi, tự ti. Phục hồi nhận thức là khôi phục, làm gia tăng lòng tự tôn - tự trọng, thúc đẩy niềm hy vọng và những mong đợi tích cực nơi thân chủ. Nhân viên công tác xã hội giúp thân chủ tin tưởng vào khả năng, năng lực của bản thân cùng những tài nguyên sẵn có để họ có thể vượt qua cơn khủng hoảng. 7. Bước 7: Lên kế hoạch, phân chia công việc, và giúp thân chủ hành động - Đôi bên cùng nhau xây dựng một kế hoạch dự kiến lâu dài nhằm điều chỉnh một số lệch lạc trong nhận thức, tận dụng mạng lưới hỗ trợ và xem xét các chiến lược ứng phó, để nhắm đến giải quyết vấn đề của thân chủ. Kế hoạch của đôi bên cần phải cụ thể, đo lường được, có hành động thực tế và thời gian rõ ràng (SMART). - Phương pháp phân chia công việc là một kỹ thuật quan trọng trong can thiệp khủng hoảng, trong đó, cả thân chủ và nhân viên công tác xã hội đồng thời tham gia thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Về phía thân chủ, họ cam kết thực hiện một số việc cụ thể trước lần gặp tiếp theo. Phương pháp này huy động nỗ lực và mọi chú ý của thân chủ, giúp họ biết tổ chức hoàn cảnh xáo trộn hiện tại. Đây là một công cụ chủ đạo, hướng thân chủ vào một hướng đi cụ thể, có mục đích rõ ràng. Nó làm cho thân chủ thay đổi hình ảnh bản thân và quan niệm của mình đối với hoàn cảnh hiện tại. Nó giúp thân chủ giảm bớt căng thẳng, để tập trung vào giải quyết vấn đề. Về phía mình, trong kế hoạch của bản thân, nhân viên công tác xã hội cũng xác định mục tiêu cho mỗi lần gặp, và cách thức quản lý cuộc gặp gỡ, các công việc cần làm để hỗ trợ thân chủ cách hiệu quả. - Một công cụ nữa giúp hoàn thành công việc đó là lập kế hoạch có sự tham gia. Điều này có nghĩa là cùng với thân chủ lập tiến trình hành động theo từng bước một, hết bước này đến bước khác. Bên cạnh đó, ta cùng với thân chủ đoán trước những gì có thể không đi đúng hướng, những yếu tố khách quan có thể xuất hiện gây hại bất ngờ và làm thế nào để đối phó với chúng. Việc sử dụng công cụ này đem lại hai lợi ích to lớn. Thứ nhất, thân chủ sẽ không ảo tưởng rằng, mọi vấn đề của họ sẽ được giải quyết ổn thỏa, thuận buồm xuôi gió, và vì đã được chuẩn bị nên họ sẽ ở tâm thế sẵn sàng lướt thắng khi gặp những trở ngại đầu tiên. Nếu đoán trước được những trở ngại có thể gặp phải, thân chủ sẽ sẵn sàng lên kế hoạch để đối phó và làm cho sự việc dễ dàng thuận lợi hơn. Ít nhất nhân viên công tác xã hội và thân chủ sẽ diễn tập cách thức giải quyết khó khăn trước khi xảy ra để tránh bất ngờ cho thân chủ. Thứ hai, việc lập kế hoạch có sự tham gia cho thân chủ thấy rằng, thay vì ngồi tranh cãi không biết phải làm gì đây, thì giờ đây họ đã biết trước phải làm gì rồi và bắt tay vào hành động. 8. Bước 8: Kết thúc can thiệp và theo dõi - Sau khi khủng hoảng đã được giải quyết, cá nhân đã trở lại mức độ trước khi bị khủng hoảng thì có thể kết thúc can thiệp. Nhân viên công tác xã hội nên sử Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 4097527