SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
Download to read offline
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG HỆ
THỐNG THÔNG TIN SAP ARIBA TRONG
HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI –
DỊCH VỤ TÂN HIỆP PHÁT
NGÀNH: KHAI THÁC VẬN TẢI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Huỳnh Lưu Phương
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thu Diễm
MSSV: 18H4030043
Lớp: QL18CLCA
Khóa: 2018 – 2022
Thành phố Hồ Chí Minh – 11/2022
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này em xin được gửi lời cảm ơn chân
thành đến tất cả Thầy Cô khoa Kinh tế vận tải trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành
phố Hồ Chí Minh, cảm ơn Thầy Cô đã tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình em học tập tại trường. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Nguyễn Huỳnh Lưu
Phương đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn em thực hiện nội dung
của đề tài này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị khối mua hàng của tập đoàn Tân Hiệp
Phát, đặc biệt là phòng mua hàng chiến lược đã tạo điều kiện cũng như chỉ bảo và hỗ trợ
em trong công việc để em có thể đúc kết được kinh nghiệm và kiến thức, ngày càng trưởng
thành, tự tin hơn.
Trong quá trình hoàn thành đề tài, vì kiến thức bản thân em vẫn còn hạn chế nên
không thể tránh khỏi sai sót, kính mong quý Thầy Cô xem xét và góp ý để bài luận văn tốt
nghiệp của em có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Thu Diễm
LỜI CAM ĐOAN
“Tôi cam đoan bài luận văn tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Lưu Phương. Nội dung
bài luận văn tốt nghiệp không sao chép từ bất kì nguồn nào khác, tất cả tài liệu tham khảo
của bài luận văn tốt nghiệp đều được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn
về lời cam đoan này”.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................iv
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TẠI DOANH
NGHIỆP.................................................................................................................................... 1
1.1 Khái niệm và các hình thức mua hàng tại doanh nghiệp............................................... 1
1.1.1 Khái niệm về hoạt động mua hàng ............................................................................ 1
1.1.2 Các hình thức mua hàng tại doanh nghiệp ............................................................... 1
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua hàng của doanh nghiệp ........................... 3
1.2.1 Nhân tố bên trong...................................................................................................... 3
1.2.2 Nhân tố bên ngoài...................................................................................................... 5
1.3 Tầm quan trọng của hoạt động mua hàng đối với doanh nghiệp.................................. 6
1.4 Quy trình mua hàng tại doanh nghiệp ........................................................................... 8
1.4.1 Tạo yêu cầu mua hàng............................................................................................... 8
1.4.2 Tìm kiếm nhà cung cấp.............................................................................................. 8
1.4.3 Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp.......................................................................... 9
1.4.4 Ký kết hợp đồng và tiến hành đặt hàng ................................................................... 10
1.4.5 Theo dõi đơn hàng và tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp .............................. 11
1.4.6 Đánh giá hiệu quả mua hàng .................................................................................. 11
1.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động mua hàng ................................................ 12
1.5.1 Tiết kiệm chi phí ...................................................................................................... 12
1.5.2 Thời gian chu kỳ mua hàng..................................................................................... 13
1.5.3 Chất lượng hàng hóa............................................................................................... 14
1.5.4 Độ hài lòng của khách hàng.................................................................................... 15
1.6 Hệ thống thông tin trong hoạt động mua hàng............................................................ 15
1.6.1 Vai trò, tác động của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp................................. 15
1.6.2 Vai trò, lợi ích của hệ thống thông tin trong hoạt động mua hàng.......................... 16
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI –
DỊCH VỤ TÂN HIỆP PHÁT ................................................................................................. 18
2.1 Lịch sử hình thành, quá trình phát triển và thành tựu của Công ty........................... 18
2.1.1 Lịch sử hình thành .................................................................................................. 18
2.1.2 Quá trình phát triển................................................................................................. 19
2.1.3 Thành tựu đạt được................................................................................................. 22
2.2 Lĩnh vực kinh doanh và cơ sở vật chất của Công ty.................................................... 23
2.2.1 Lĩnh vực kinh doanh................................................................................................ 23
2.2.2 Cơ sở vật chất của Công ty....................................................................................... 23
2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty .......................................................................................... 25
2.3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty ....................................................................................... 25
2.3.2 Chức năng từng phòng ban..................................................................................... 26
2.4 Khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh................................................................ 29
2.4.1 Khách hàng.............................................................................................................. 29
2.4.2 Thị trường và đối thủ cạnh tranh ............................................................................ 30
2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2020, 2021 ....................................... 30
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN SAP
ARIBA TRONG HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ TÂN HIỆP PHÁT.......................................................... 34
3.1 Cơ cấu tổ chức khối mua hàng ..................................................................................... 34
3.2 Quy trình mua hàng của công ty Tân Hiệp Phát ......................................................... 36
3.2.1 Tổng quan quá trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát..................................... 36
3.2.2 Giới thiệu về hệ thống SAP Ariba............................................................................ 41
3.2.3 Quy trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát trước và sau khi áp dụng hệ thống
SAP Ariba......................................................................................................................... 41
3.2.4 Sự khác biệt trước và sau khi áp dụng hệ thống SAP Ariba vào quy trình mua hàng
tại công ty Tân Hiệp Phát................................................................................................. 55
3.3 Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống SAP Ariba trong hoạt động mua hàng tại
công ty ................................................................................................................................. 59
3.3.1 Xét theo tiêu chí thời gian........................................................................................ 59
3.3.2 Xét theo tiêu chí hiệu quả ........................................................................................ 62
3.3.3 Xét theo tiêu chí tuân thủ và bảo mật ...................................................................... 65
3.4 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng hệ thống SAP Ariba vào hoạt động mua hành tại
công ty Tân Hiệp Phát ........................................................................................................ 67
3.4.1 Thuận lợi ................................................................................................................. 67
3.4.2 Khó khăn ................................................................................................................. 68
3.5 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng hệ thống SAP Ariba trong hoạt
động mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát......................................................................... 69
3.5.1 Hỗ trợ đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.................................................. 69
3.5.2 Nâng cao hiệu suất chuyển đổi số nhà cung cấp..................................................... 70
3.5.3 Cải thiện tình trạng nhà cung cấp bị chặn không truy cập vào hệ thống SAP Ariba
được.................................................................................................................................. 72
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 75
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải Tiếng Anh Diễn giải Tiếng Việt
FMCG Fast Moving Consumer Goods Ngành hàng tiêu dùng nhanh
GTGT Thuế giá trị gia tăng
KOL Key Opinion Leader Người có sức ảnh hưởng
KPI Key Performance Indicator Chỉ số đo lường hiệu quả công việc
NCC Nhà cung cấp
PO Purchase Order Đơn đặt hàng
PR Purchase Requisition Phiếu yêu cầu mua hàng
RFI Request For Information Yêu cầu cung cấp thông tin
RFP Request For Proposal Đề nghị mời thầu
RFQ Request For Quotation Yêu cầu báo giá
TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1
Bảng 1.1: Ưu và nhược điểm của từng phương thức lựa chọn nhà
cung cấp
10
2 Bảng 1.2: Phân loại nhà cung cấp 12
3
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tân Hiệp Phát năm
2020 – 2021
29
4
Bảng 3.1: Sự khác biệt trước và sau khi áp dụng hệ thống SAP
Ariba
53
5
Bảng 3.2: Thời gian tối đa thực hiện các bước công việc trong quy
trình mua trước và sau khi áp dụng hệ thống SAP Ariba
57
6
Bảng 3.3: Bảng so sánh tính tuân thủ và bảo mật trước và sau khi
áp dụng hệ thống SAP Ariba vào hoạt động mua hàng
63
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
1 Hình 2.1: Logo Tân Hiệp Phát 16
2 Hình 2.2: Sản phảm nước uống tăng lực Number 1 của Tân Hiệp Phát 17
3
Hình 2.3: Sản phẩm nước tinh khiết Number 1, sữa đậu nành Number
1, Number 1 Cola của Tân Hiệp Phát
17
4
Hình 2.4: Sản phẩm Number 1 Juice với nhiều hương vị của Tân Hiệp
Phát
18
5 Hình 2.5: Sản phẩm bia Laser đóng chai của Tân Hiệp Phát 18
6 Hình 2.6: Sản phẩm sữa đậu nành Soya của Tân Hiệp Phát 18
7 Hình 2.7: Sản phảm Trà xanh Không độ của Tân Hiệp Phát 19
8 Hình 2.8: Sản phảm Trà thanh nhiệt Dr.Thanh của Tân Hiệp Phát 19
9
Hình 2.9: Sản phẩm nước uống vận động Number 1 Active của Tân
Hiệp Phát
19
10 Hình 2.10: Sản phẩm trà sữa đóng chai Macchiato của Tân Hiệp Phát 20
11 Hình 2.11: Dây chuyền công nghệ Aseptic tại Tân Hiệp Phát 22
12 Hình 2.12: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Tân Hiệp Phát 23
13
Hình 2.13: Bảng xếp hạng Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2022 -
nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) do
Vietnam Report công bố
28
14 Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức khối mua hàng 33
15 Hình 3.2: Tổng quan quá trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát 35
16 Hình 3.3: Logo SAP Ariba 39
17
Hình 3.4: Quy trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát trước khi áp
dụng hệ thống SAP Ariba
41
18 Hình 3.5: Mẫu tờ trình giá 44
19
Hình 3.6: Quy trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát sau khi áp dụng
hệ thống SAP Ariba
46
20 Hình 3.7: Giao diện thông tin một nhà cung cấp trên hệ thống SAP Ariba 48
21
Hình 3.8: Giao diện các dự án (PRJ) đã được tạo trên hệ thống SAP
Ariba
49
22 Hình 3.9: Giao diện một gói thầu – AUCTION trên hệ thống SAP Ariba 51
23 Hình 3.10: Giao diện quản lý hợp đồng của hệ thống SAP Ariba 52
24 Hình 3.11: Giao diện quản lý NCC của hệ thống SAP Ariba 61
25 Hình 3.12: Giao diện NCC bị chặn và mở chặn trên hệ thống SAP Ariba 65
26 Hình 3.13: Mẫu phiếu khảo sát 69
iv
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại nền kinh tế phát triển nhanh chóng, nhu cầu sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa cũng ngày càng tăng cao. Trong hoạt động cung ứng hàng hóa - dịch vụ việc đảm bảo
yếu tố đầu vào là vô cùng quan trọng và cần thiết. Mua hàng là bước mở đầu cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có hoạt động mua hàng hiệu quả thì sẽ
tiết kiệm được rất nhiều chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, trong kỷ
nguyên công nghệ số phát triển, việc áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh ngày
càng trở nên phổ biến và cần thiết, các doanh nghiệp càng nắm bắt được hướng đi nhanh
chóng thì càng đạt được những lợi thế to lớn hơn trên thị trường.
Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động mua hàng đối với chuỗi cung ứng cũng như
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, em đã quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả
việc áp dụng hệ thống thông tin SAP Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty Trách
Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát” để tiến hành nghiên cứu và đánh
giá.
2. Mục tiêu thực hiện đề tài
Việc chọn đề tài nhằm mục đích sau:
- Tìm hiểu thực trạng, đánh giá những hạn chế, tìm ra những khó khăn trong việc áp
dụng hệ thống SAP Ariba vào hoạt động mua hàng tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng hệ thống SAP Ariba
vào hoạt động mua hàng tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Tân
Hiệp Phát.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin SAP
Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch
Vụ Tân Hiệp Phát.
- Phạm vi nghiên cứu:
v
+ Phạm vi không gian: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Tân
Hiệp Phát
+ Phạm vi thời gian: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2020 – 2021.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo của hoạt động kinh doanh,
phân tích các số liệu có liên quan, phân tích mặt ưu điểm và nhược điểm, phương pháp so
sánh, đồng thời quan sát và tham gia vào các quy trình làm việc để đưa ra kết luận chính
xác và đưa ra các giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp.
5. Nội dung đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động mua hàng tại doanh nghiệp
Chương 2: Giới thiệu về công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Tân
Hiệp Phát
Chương 3: Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin SAP Ariba trong hoạt
động mua hàng tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TẠI
DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm và các hình thức mua hàng tại doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về hoạt động mua hàng
Mua hàng là các tác vụ nhằm thu thập, mua vào các nguyên vật liệu, hàng hóa, thiết
bị, dịch vụ,... nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất và quản lý kinh doanh của
doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Quá trình mua hàng thông thường gồm có các hoạt động
như xem xét nhu cầu, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán thương lượng, mua
hàng, theo dõi quá trình giao hàng, nhận và kiểm tra hàng hóa, thanh toán tiền hàng, lưu
trữ hồ sơ, duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp,... Trong quá trình lưu chuyển hàng hóa,
hoạt động mua hàng là giai đoạn đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.1.2 Các hình thức mua hàng tại doanh nghiệp
Hoạt động mua hàng tại doanh nghiệp có thể được phân loại thành nhiều hình thức
khác nhau, một số hình thức mua hàng thường gặp tại doanh nghiệp được phân loại như
sau:
a) Căn cứ vào quy mô, số lượng hàng hóa, hoạt động mua hàng có thể chia thành hai
loại:
- Mua hàng theo đúng nhu cầu: số lượng hàng hóa được mua vừa đủ đáp ứng nhu cầu
của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần bao nhiêu hàng hóa thì tiến hành mua bấy nhiêu. Mỗi
lần mua hàng, doanh nghiệp chỉ mua vừa đủ với nhu cầu bán ra dự kiến trong một thời gian
nhất định. Hình thức mua hàng này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế gặp các vấn đề về tồn
kho, tránh phát sinh các chi phí liên quan khi lượng hàng tồn kho quá nhiều gây ứ động
nguồn vốn. Ngược lại, hình thức mua hàng này cũng sẽ có nhược điểm là nếu nhu cầu thị
trường đột ngột thay đổi thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ không đủ nguồn hàng và chi phí
cho mỗi lần mua hàng sẽ thường rất cao.
- Mua hàng theo lô lớn: lượng hàng hóa mua vào trong một lần lớn hơn nhu cầu thực
tế của doanh nghiệp dựa trên cơ sở dự đoán được nhu cầu thị trường, hoặc nhằm hưởng
các ưu đãi của nhà cung cấp. Hình thức mua hàng này thường gặp ở các doanh nghiệp có
2
kho lớn hoặc có khả năng chi trả chi phí thuê kho, bãi tốt. Khi áp dụng hình thức này,
doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích như được ưu đãi, chiết khấu khi mua hàng từ các
nhà cung cấp; có thể cung ứng, sản xuất hàng hóa khi nhu cầu thị trường biến động tăng
mạnh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó hình thức mua hàng này cũng sẽ
có nhiều bất lợi như phải có nguồn vốn mạnh để có thể dự trữ số lượng hàng hóa lớn nên
sẽ làm giảm hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp; chi phí bảo quản lưu trữ hàng hóa
cũng sẽ tăng cao và cũng tăng nguy cơ rủi ro hơn.
b) Căn cứ theo nguồn gốc hàng hóa, hoạt động mua hàng có thể chia thành hai loại:
- Mua hàng trong nước: hàng hóa mua vào được sản xuất trong nước, các hoạt động
mua hàng của doanh nghiệp được tiến hành trong nước. Khi hoạt động mua hàng diễn ra
trong nước các thủ tục thanh toán, trao đổi giữa người mua và người bán sẽ dễ dàng và
thuận tiện hơn bởi cùng một loại tiền tệ, cùng các chính sách quy định từ một nhà nước,
cùng ngôn ngữ văn hóa,...
- Mua hàng nhập khẩu: hàng hóa được mua từ nước ngoài về để phục vụ cho nhu cầu
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi hoạt động mua hàng trong nước sử dụng
một loại tiền tệ để giao dịch thì mua hàng nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng bởi sự biến động của
tỷ giá hối đoái do khác nhau về loại tiền tệ giao dịch, ngoài ra các chính sách, quy định,
thủ tục cũng sẽ phức tạp và có nhiều rủi ro hơn.
c) Căn cứ theo tính chất, hoạt động mua hàng có thể chia thành hai loại:
- Mua hàng trực tiếp: hàng hóa được mua vào có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất
ra các sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp, tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với
doanh nghiệp sản xuất thì hàng hóa là nguyên vật liệu, đối với doanh nghiệp thương mại
thì là các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Hoạt động mua hàng này giúp thúc đẩy lợi
nhuận và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hoạt động mua hàng trực tiếp
thường mua hàng hóa với số lượng lớn từ nhiều nhà cung cấp với chi phí, chất lượng và độ
tin cậy tốt.
- Mua hàng gián tiếp: hàng hóa được mua vào nhằm phục vụ cho quá trình vận hành
nhưng không đóng góp trực tiếp vào việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên
nếu không có hoạt động mua hàng gián tiếp thì doanh nghiệp sẽ không hoạt động hiệu quả
3
được. Ví dụ như hoạt động mua các hàng hóa như văn phòng phẩm, thiết bị đồ dùng văn
phòng, dịch vụ phần mềm quản lý doanh nghiệp,... tuy không tạo ra lợi nhuận cho doanh
nghiệp nhưng lại duy trì cho doanh nghiệp vận hành hiệu quả.
d) Căn cứ theo chủng loại hàng hóa, hoạt động mua hàng có thể chia thành hai loại:
- Mua hàng nguyên vật liệu, thiết bị: hàng hóa được mua là những hàng hóa hữu hình,
phục vụ cho quá trình kinh doanh, sản xuất tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ đối
với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, hàng hóa sẽ là những nguyên liệu trong thành phần
tạo ra sản phẩm đang bán của công ty hoặc những thiết bị, máy móc, dây chuyền phục vụ
cho quá trình tạo ra sản phẩm.
- Mua hàng dịch vụ: hàng hóa được mua là hàng hóa phi vật chất, hàng hóa là dịch
vụ có thể phục vụ cho quá trình vận hành của doanh nghiệp hoặc cũng có thể trực tiếp tạo
ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua hàng của doanh nghiệp
1.2.1 Nhân tố bên trong
a) Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là kế hoạch, cách thức hoạt động của một doanh nghiệp nhằm
đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. Kế hoạch kinh doanh được xem như là chìa khóa cho
sự thành công của doanh nghiệp, bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng cần phải xây dựng
cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Bởi chiến lược kinh doanh giúp doanh
nghiệp xác định được mục đích, hướng đi của mình, từ đó nắm bắt được cơ hội và tận dụng
các nguồn lực sẵn có để tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường, đạt được mục tiêu đề ra.
Do đó người quản trị mua hàng phải phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh để có thể đề ra
kế hoạch mua hàng hợp lí, phù hợp với mục tiêu của từng giai đoạn trong chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp.
b) Kế hoạch chi tiết
Sau khi xác định được nhu cầu, người quản trị mua hàng phải lập ra một kế hoạch chi
tiết, lựa chọn được nguồn cung ứng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Một kế hoạch
mua hàng chi tiết hợp lý là phải đảm bảo làm sao cho lượng hàng hóa phù hợp với nhu cầu
4
được đề ra. Nếu kế hoạch mua hàng không hợp lý thì sẽ dẫn đến tình trạng thừa hàng làm
mất chi phí lưu kho bảo quản hoặc thiếu hàng khiến doanh nghiệp mất đi các cơ hội tìm
kiếm lợi nhuận.
c) Vốn
Vốn kinh doanh là điều kiện tiền đề cho doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình đặt biệt là các hoạt động mua hàng một cách nhanh chóng
và hiệu quả. Đây là được xem như là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác mua
hàng của doanh nghiệp. Cụ thể là khi có nguồn tài chính mạnh, vốn doanh nghiệp dồi dào
thì hoạt động mua hàng sẽ được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi hơn. Mặt khác việc đảm
bảo tiền vốn cho doanh nghiệp còn giúp tăng độ tin cậy và uy tín cho doanh nghiệp và cũng
là cơ sở để doanh nghiệp có thể hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp.
d) Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất tốt, hiện đại cũng phản ánh phần nào tiềm lực của một doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị, hệ thống kĩ thuật hiện đại sẽ nhanh
chóng nắm bắt được xu hướng thị trường, tận dụng được thông tin, công nghệ và ứng dụng
hiệu quả vào công tác quản lý mua hàng từ đó góp phần làm tăng thêm sức cạnh tranh cho
doanh nghiệp trên thị trường.
e) Nhân viên mua hàng
Hoạt động mua hàng là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nên đòi hỏi nhân viên mua hàng phải có nhiều kiến thức chuyên môn. Một nhân
viên mua hàng giỏi đòi hỏi cần phải hiểu rõ về hàng hóa mà mình đảm nhận mua, có khả
năng nắm bắt thị trường nhanh chóng và có kỹ năng phân tích tốt, hiểu biết về các điều
khoản mua bán, khả năng giao tiếp, đàm phán thương lượng,... Nhân viên mua hàng giỏi
có nghiệp vụ, chuyên môn cao sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp khi có
thể vận hành quy trình mua hàng một cách tối ưu.
f) Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
Yếu tố uy tín, vị thế của doanh nghiệp cũng sẽ giúp cho hoạt động mua hàng tại doanh
nghiệp dễ dàng hơn. Bởi nếu có vị thế doanh nghiệp sẽ nhận được giá cả ưu đãi, sự ưu tiên
5
từ các nhà cung cấp hay tránh được tình trạng rườm rà khi xử lý hồ sơ, thủ tục giúp cho
thời gian xử lý các tác vụ mua hàng rút ngắn từ đó tối ưu hoạt động mua hàng hơn.
1.2.2 Nhân tố bên ngoài
a) Nhà cung cấp
Đây là yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua hàng của doanh
nghiệp. Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nguồn nguyên liệu, hàng
hóa giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra xuyên suốt, không
bị gián đoạn. Một doanh nghiệp có mạng lưới nhà cung cấp rộng lớn có thể giúp cho hoạt
động mua hàng thêm hiệu quả bởi có nhiều sự lựa chọn. Việc lựa chọn nhà cung cấp cũng
giúp đóng góp hiệu quả trong hoạt động mua hàng. Nếu doanh nghiệp lựa chọn nhà cung
cấp không đúng thì sẽ không đảm bảo được hàng hóa, gián đoạn quá trình kinh doanh sản
xuất gây tổn thất cho doanh nghiệp, ngược lại nếu lựa chọn đúng, doanh nghiệp và nhà
cung cấp có thể trở thành đối tác chiến lược của nhau, cùng nhau phát triển và mang lại lợi
ích cho nhau.
b) Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng mang lại lợi nhuận, giúp doanh nghiệp duy trì và
phát triển bởi khách hàng là người tiêu thụ trực tiếp các sản phẩm của doanh nghiệp. Nhu
cầu của khách hàng sẽ là mục tiêu để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch mua hàng. Khi nhu
cầu tiêu dùng của khách hàng thay đổi cũng sẽ làm thay đổi chính sách bán hàng của doanh
nghiệp từ đó làm hoạt động mua hàng cũng thay đổi theo. Khi lượng người tiêu thụ sản
phẩm lớn, nhu cầu tiêu dùng cao thì doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững mở rộng quy mô
sản xuất từ đó kéo theo lượng hàng mua vào tăng cao.
c) Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến hoạt động mua hàng trong doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có ít đối thủ cạnh tranh thì việc lựa chọn các nhà cung cấp sẽ dễ dàng
hơn những doanh nghiệp có nhiều đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, giá bán sản phẩm của
doanh nghiệp phải là mức giá bằng hoặc thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh mới có thể
thu hút được khách hàng. Doanh nghiệp muốn có được mức giá bán phù hợp để cạnh tranh
6
thì phải chú trọng đến công tác mua hàng để có thể có kế hoạch mua vào với giá thấp mà
vẫn đảm bảo có lãi khi bán ra.
Tóm lại: Ba thành phần quan trọng trong hoạt động mua hàng tại doanh nghiệp là
con người, quy trình và hồ sơ mua hàng.
- Con người: Tuy khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, công nghệ đã thay thế một
số vị trí của con người nhưng trong hoạt động mua hàng có rất nhiều giai đoạn cần con
người thực hiện các nghiệp vụ mang tính chuyên môn cao như đàm phán, thương lượng,...
và cần phải đưa ra quyết định nên không thể hoàn toàn thay thế con người khi mua hàng
được. Bên cạnh đó, hoạt động mua hàng còn liên quan đến rất nhiều bộ phận khác nhau,
số lượng người tham gia vào hoạt động mua hàng phụ thuộc vào giá trị và yêu cầu của mặt
hàng cần mua.
- Quy trình: Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một quy trình mua hàng khác
nhau, được xây dựng dựa theo mô hình, quy mô của doanh nghiệp. Quy trình mua hàng
hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn
ra trơn tru. Có thể nói quy trình chính là thước đo cho sự hiệu quả của hoạt động mua hàng,
quy trình càng được thiết kế chi tiết, có mục tiêu rõ ràng thì càng giúp cho hoạt động mua
hàng diễn ra nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Ngược lại thì một quy trình mua hàng
yếu kém, không rõ ràng sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như nếu
quy trình trong khâu thanh toán không chặt chẽ, kém hiệu quả thì sẽ có nguy cơ vi phạm
hợp đồng khi không thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp, gây ảnh hưởng xấu đến thương
hiệu và quan hệ hợp tác lâu dài.
- Hồ sơ mua hàng: Việc mua bán không thể tránh khỏi sự tranh chấp kiện tụng, cho
nên hồ sơ mua hàng được lưu trữ lại sẽ giúp cho các bên làm rõ trách nhiệm của mình khi
có xảy ra kiện tụng. Bên cạnh đó, việc lưu trữ hồ sơ cũng giúp cho việc tìm kiếm, đối chiếu,
so sánh thông tin, giá cả thêm dễ dàng hơn. Dựa vào hồ sơ doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm
bắt được các thông tin về chi phí, nhà cung cấp từ đó có thể đánh giá được tính hiệu quả
của hoạt động mua hàng.
1.3 Tầm quan trọng của hoạt động mua hàng đối với doanh nghiệp
Hoạt động mua hàng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp,
vì theo nghiên cứu chi phí nguyên vật liệu có thể chiếm ít nhất 50 - 60% giá vốn hàng bán
7
nên hoạt động mua hàng có ảnh hưởng đáng kể và có liên quan mật thiết đến hiệu quả kinh
doanh của một doanh nghiệp.
Hoạt động mua hàng còn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường. Vì hoạt động mua hàng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh thu
của doanh nghiệp nên khi hoạt động mua hàng thực hiện theo đúng kế hoạch và chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, từ đó hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách không bị gián đoạn và mang tính
hiệu quả. Ta có thể thấy điều này thể hiện qua giá cả dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh
nghiệp, bởi yếu tố về giá là yếu tố cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp trên thị trường.
Cụ thể, chi phí mua hàng (bao gồm chi phí mua nguyên liệu/ chi phí đầu vào của sản phẩm
và những chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành
sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng cuối. Nếu doanh nghiệp có hoạt động mua hàng hiệu
quả giúp tiết kiệm chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm thấp hơn các doanh nghiệp khác
trên thị trường thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng, nắm được thị phần hơn.
- Mua hàng giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí: Việc lựa chọn được một nhà cung
cấp có giá tốt có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu vào. Việc này
có thể thực hiện bằng cách thay đổi nhà cung cấp hiện tại bằng một nhà cung cấp khác có
giá tốt hơn, đàm phán lại hợp đồng để có được các điều khoản tốt hơn, hay thương thảo để
có được các khoản chiết khấu khi mua.
- Mua hàng hỗ trợ và hoàn thiện chiến lược của doanh nghiệp: Không chỉ tập trung
vào chi phí, mua hàng còn có thể giúp chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thêm hoàn
thiện hơn. Dù mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là nhắm đến việc tạo ra những sản
phẩm có chi phí thấp hay hướng đến phân khúc sản phẩm cao cấp thì hoạt động mua hàng
đều có thể giúp doanh nghiệp tìm được những nhà cung cấp có thể đáp ứng được yêu cầu
mà chiến lược đề ra. Hoặc nếu chiến lược doanh nghiệp hướng đến các sản phẩm thân thiện
môi trường thì hoạt động mua hàng cũng sẽ đảm bảo các nhà cung cấp không ảnh hưởng
đến hình ảnh thương hiệu.
- Mua hàng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và phát triển: Để doanh nghiệp ngày
càng đi lên thì cần có một luồng hàng hóa ổn định, sự gián đoạn nguồn hàng có thể gây ra
những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Mua hàng giúp giảm thiểu rủi ro đó bằng
8
cách kiểm tra và theo dõi quá trình đầu vào của hàng hóa, giải quyết vấn đề khi phát sinh
rủi ro.
Tóm lại: Hoạt động mua hàng giúp thúc đẩy quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa
và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp nên không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của hoạt
động mua hàng đối với doanh nghiệp. Nếu không có hoạt động mua hàng thì doanh nghiệp
sẽ không có sản phẩm hoặc dịch vụ để cung cấp cho khách hàng mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
1.4 Quy trình mua hàng tại doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một quy trình khác nhau, tại những doanh nghiệp có quy mô
vừa và nhỏ quy trình mua hàng thường sẽ do một người thực hiện từ đầu đến cuối, ngược
lại ở những doanh nghiệp lớn các giai đoạn của quy trình thường sẽ được phân hóa chia
cho từng bộ phận phụ trách để đảm bảo tính chuyên môn hóa.
Nhưng dù thế nào thì quy trình mua hàng tại doanh nghiệp đều gồm những bước cơ
bản như sau: xác định nhu cầu và tạo yêu cầu mua hàng, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung
cấp đáp ứng được yêu cầu, đàm phán và ký kết hợp đồng, tiến hành giao nhận hàng và
thanh toán.
1.4.1 Tạo yêu cầu mua hàng
Là bước bắt đầu của quy trình, khi có nhu cầu các phòng ban của doanh nghiệp cần
phải tạo phiếu yêu cầu mua hàng (PR – Purchase Requisition) rồi gửi cho phòng mua hàng.
Mỗi mặt hàng hay dịch vụ sẽ có những tiêu chuẩn và yêu cầu khác nhau, phòng mua hàng
sẽ tiến hành làm việc với bộ phận yêu cầu để làm rõ nhu cầu nhằm mua đúng hàng hóa đáp
ứng đúng yêu cầu, tránh mua nhầm gây lãng phí, mất thời gian. Ví dụ phòng hành chính
nhân sự cần mua văn phòng phẩm cho doanh nghiệp thì sẽ tạo yêu cầu mua hàng rồi gửi
cho phòng mua hàng, tiếp theo đó phòng mua hàng sẽ cần làm rõ các tiêu chí như mua mới
hay mua bổ sung, ngân sách được phê duyệt, chủng loại hàng hóa, số lượng, những yêu
cầu về màu sắc, kích cỡ sản phẩm,...
1.4.2 Tìm kiếm nhà cung cấp
Sau khi nhận yêu cầu và làm rõ nhu cầu từ các phòng ban có nhu cầu khác, phòng
mua hàng sẽ tiến hành tìm kiếm và liên hệ với các nhà cung cấp có thể đáp ứng được các
9
yêu cầu của mặt hàng mà doanh nghiệp đang cần mua. Thông thường các doanh nghiệp sẽ
có sẵn danh sách các nhà cung cấp tiềm năng và có mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài.
Việc lựa chọn giao dịch với những nhà cung cấp thuộc danh sách này sẽ giúp doanh nghiệp
hạn chế được rủi ro và tiết kiệm chi phí, thời gian. Trong trường hợp mặt hàng cần mua
không có nhà cung cấp đã từng hợp tác nào đáp ứng được thì nhân viên mua hàng sẽ tìm
kiếm nhà cung cấp mới.
Có nhiều cách để tìm kiếm nhà cung cấp mới như:
- Tìm kiếm trực tuyến trên mạng internet: trong thời đại công nghệ thông tin phát
triển thì việc tìm kiếm thông tin trên mạng rất dễ dàng, phổ biến.
- Tham gia hội thảo, triển lãm thương mại: là cơ hội rất tốt để có thể tìm hiểu, so sánh
chất lượng, giá cả hàng hóa và tạo dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp.
- Thông qua các mối quan hệ: tận dụng các mối quan hệ sẵn có cũng là một cách tìm
kiếm nhà cung cấp hiệu quả.
1.4.3 Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp
Sau khi đã có danh sách các nhà cung cấp đáp ứng được những yêu cầu về hàng hóa
mà doanh nghiệp đề ra, nhân viên mua hàng sẽ tiến hành đánh giá và lựa chọn nhà cung
cấp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những phương pháp đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp riêng
biệt. Thông thường các doanh nghiệp sẽ đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp thông qua bảng
chào giá mà nhà cung cấp gửi tới, tuy nhiên các doanh nghiệp lớn thường sẽ tổ chức đấu
thầu để tăng thêm tính cạnh tranh, minh bạch, công bằng và chuyên nghiệp.
Việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp không chỉ nên tập trung vào vấn đề giá cả
mà còn cần phải đánh giá các khía cạnh khác như độ uy tín, chất lượng sản phẩm, dịch vụ
hậu mãi, hiệu suất,... Một số doanh nghiệp có định vị thương hiệu xanh thì sẽ có thêm một
vài tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp để tránh gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu
của doanh nghiệp.
Ngoài những mặt hàng độc quyền chỉ có 1 nhà cung cấp thì doanh nghiệp cần nên có
ít nhất là 3 nhà cung cấp cho mỗi mặt hàng khi tiến hành đánh giá và lựa chọn để phòng
tránh rủi ro và đa dạng hóa sự lựa chọn. Bởi nhà cung cấp là yếu tố khách quan trong quy
trình mua hàng nên doanh nghiệp không thể hoàn toàn kiểm soát được rủi ro. Nếu doanh
10
nghiệp chỉ có ít nhà cung cấp để lựa chọn mua hàng thì có thể sẽ gặp phải trường hợp bị
ép giá hay phải chấp nhận những điều kiện mà nhà cung cấp đặt ra.
Tùy vào tính chất hàng hóa cần mua mà doanh nghiệp lựa chọn mua từ một hay nhiều
nhà cung cấp, mỗi phương thức đều sẽ có mặt ưu và nhược điểm riêng.
Bảng 1.1: Ưu và nhược điểm của từng phương thức lựa chọn nhà cung cấp
Lựa chọn một nhà cung cấp Lựa chọn nhiều nhà cung cấp
Ưu điểm
- - Tạo được mối quan hệ chiến lược
bền vững với nhà cung cấp
- - Có thể nhận được ưu đãi và chiết
khấu của nhà cung cấp
- - Không bị phụ thuộc vào một nhà
cung cấp, tránh rủi ro.
- - Tạo tính cạnh tranh để doanh
nghiệp có thể nhận được giá tốt nhất.
Nhược điểm
- - Bị phụ thuộc vào nhà cung cấp,
mang tính rủi ro cao. Nếu nhà cung
cấp gặp vấn đề về hàng hóa thì
doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng
- - Phải tốn thời gian và chi phí để xây
dựng mối quan hệ hợp tác chiến
lược lâu dài với những nhà cung cấp
hợp tác lần đầu
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
1.4.4 Ký kết hợp đồng và tiến hành đặt hàng
Sau khi lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp, nhân viên mua hàng sẽ tiến hành thương
lượng đàm phán với nhà cung cấp về các điều khoản. Việc thương lượng đàm phán này sẽ
giúp hai bên trao đổi sâu hơn, làm rõ hơn về các yêu cầu của hàng hóa, dịch vụ hay các
điều khoản thanh toán, những cam kết về chất lượng, chính sách bảo hành,… nhằm làm
việc hiệu quả hơn. Kết thúc quá trình đàm phán, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng để
có ràng buộc về mặt pháp lý. Trong nội dung hợp đồng sẽ thể hiện các điều khoản cơ bản
như thông tin người mua, thông tin người bán, thời gian địa điểm giao hàng, chi tiết về
hàng hóa (tên hàng hóa, số lượng, đơn vị tính, giá cả, quy cách đóng gói,...), tiêu chuẩn kỹ
thuật của hàng hóa, các điều khoản thanh toán, các biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng,...
Trong một số trường hợp thì doanh nghiệp cũng sẽ sử dụng đơn đặt hàng (PO – Purchasing
Order) để tiến hành đặt hàng. Hình thức này mang tính pháp lý thấp hơn hợp đồng nhưng
nhanh chóng hơn, phù hợp với những đơn hàng cần gấp và có giá trị thấp. Một số doanh
nghiệp lớn sẽ có bộ phận pháp chế để tiến hành soát xét hợp đồng, đảm bảo cho doanh
nghiệp khi có xảy ra tranh chấp.
11
1.4.5 Theo dõi đơn hàng và tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp
Dựa vào những thông tin trên hợp đồng/ đơn đặt hàng nhân viên mua hàng sẽ tiến
hành theo dõi và cập nhật tiến độ đơn hàng nhằm đảm bảo đúng theo kế hoạch nhận hàng
đã đề ra. Nhân viên mua hàng cần phải chủ động liên lạc với nhà cung cấp trong quá trình
giao hàng để có thể cập nhật liên tục tình trạng đơn hàng. Việc theo dõi đơn hàng là vô
cùng cần thiết nhằm giúp hạn chế những rủi ro cho doanh nghiệp khi nhà cung cấp gặp
phải những trường hợp bất khả kháng không thể giao hàng như thiên tai, dịch bệnh, chiến
tranh,... Khi đó nhân viên mua hàng sẽ nắm bắt được thông tin một cách kịp thời, nhanh
chóng để đưa ra những phương án phòng ngừa, khắc phục nhằm giảm thiểu rủi ro cho
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc theo dõi đơn hàng cũng sẽ đảm bảo nhà cung cấp thực hiện đúng
với các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. Khi hàng hóa được vận chuyển đến kho, bộ
phận kho và quản lý chất lượng sẽ căn cứ vào những thông tin được thể hiện trên hợp đồng
đã ký/ đơn đặt hàng để kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa. Hai bên tiến hành đối chiếu,
ký biên bản giao nhận và nhận các chứng từ liên quan rồi tiến hành nhập kho. Các mặt
hàng không đúng tiêu chuẩn đã được thể hiện như trên hợp đồng đã ký/ đơn đặt hàng sẽ
được hoàn trả lại cho nhà cung cấp.
Sau khi hoàn tất việc giao nhận hàng hóa, căn cứ vào điều khoản trên hợp đồng cùng
với các văn bản, hồ sơ liên quan như biên bản giao nhận hàng hóa, hóa đơn giá trị gia tăng
hợp lệ,... nhân viên mua hàng sẽ lập bộ hồ sơ thanh toán và chuyển cho phòng kế toán.
Phòng kế toán tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ, nếu hợp lệ thì tiến hành thanh
toán cho nhà cung cấp theo như điều khoản thanh toán đã ký kết, nếu không thì liên hệ với
phòng mua hàng để làm việc lại với nhà cung cấp, gửi yêu cầu bổ sung/ chỉnh sửa hồ sơ
cho hợp lệ để tiến hành thanh toán tiền hàng.
1.4.6 Đánh giá hiệu quả mua hàng
Bước cuối cùng trong hoạt động mua hàng là đánh giá và phân loại nhà cung cấp để
tạo cơ sở cho những lần hợp tác tiếp theo. Thông thường việc đánh giá nhà cung cấp sẽ
dựa trên những tiêu chí phổ biến như sự uy tín của nhà cung cấp, chất lượng của hàng hóa/
dịch vụ, giá hàng hóa/ dịch vụ, dịch vụ chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp, tính bền
vững của nhà cung cấp,...
12
Việc đánh giá nhà cung cấp là vô cùng quan trọng với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là
những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp, giúp doanh nghiệp dự báo trước
được rủi ro tương lai từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa kịp thời, hiệu quả.
Bảng 1.2: Phân loại nhà cung cấp
Nhà cung cấp chiến
lược
Nhà cung cấp
phối hợp
Nhà cung cấp ưu
tiên
Nhà cung cấp giao
dịch
- Có mối quan hệ lâu
dài và dựa trên cơ sở
tin tưởng
- Cùng phát triển,
chia sẻ rủi ro/ lợi ích
- Cung cấp các mặt
hàng có giá trị cao
cho những chức
năng kinh doanh
quan trọng
- Có mối quan hệ
trung hạn
- Cung cấp các mặt
hàng có giá trị cao
cho những chức
năng kinh doanh
không quan trọng
- Có mối quan hệ
trung hạn
- Cung cấp các mặt
hàng có giá trị trung
bình cho nhóm hàng
chiến lược hoặc
không chiến lược
- Có mối quan hệ
ngắn hạn hoặc
không xác định quan
hệ
- Cung cấp các mặt
hàng có giá trị thấp
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
1.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động mua hàng
1.5.1 Tiết kiệm chi phí
Tiết kiệm chi phí là một thước đo cơ bản, quan trọng để đo lường tính hiệu quả của
hoạt động mua hàng. Tiết kiệm chi phí cũng là một mục tiêu quan trọng khi mua hàng, bởi
việc mua hàng chiếm khoảng 50 - 70% doanh thu của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp
sẽ có một khoản ngân sách dành riêng cho từng loại hàng hóa, nếu số tiền mua hàng hóa
vượt quá ngân sách cho phép thì chứng tỏ hoạt động mua hàng không hiệu quả.
Tiết kiệm chi phí nghe có vẻ đơn giản nhưng làm thế nào để các doanh nghiệp giảm
thiểu chi phí hiệu quả? Có thể tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp ở ba khía cạnh cơ bản là
phía cầu, phía cung và tổng chi phí.
- Quản lý nhu cầu mua hàng: cắt giảm những nhu cầu không cần thiết được xem là
phương pháp phổ biến góp phần trong công cuộc tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
13
- Quản lý nguồn cung ứng: tăng cường hợp tác với các nhà cung cấp, tạo mối quan
hệ hợp tác bền vững để có thể nhận được những ưu đãi tốt nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp
cũng có thể mở rộng mối quan hệ với các nhà cung cấp để tăng tính cạnh tranh, cạnh tranh
nhiều hơn đồng nghĩa với giá cả sẽ tốt hơn.
- Quản lý tổng chi phí: có thể tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp bằng cách xem xét
tổng chi phí cả chuổi cung ứng và tìm cách cắt giảm chi phí hợp lý, như giảm chi phí vận
chuyển, chi phí lưu kho, chi phí cho mỗi lần đặt hàng,...
Tỷ lệ tiết kiệm được tính theo công thức sau đây:
Tỷ lệ tiết kiệm = 1 -
Thực chi
Ngân sách
𝑥 100%
Trong đó:
- Tỷ lệ tiết kiệm chi phí: là tỷ lệ chi phí mà doanh nghiệp tiết kiệm được so với ngân
sách được duyệt khi mua hàng
- Thực chi: là chi phí thực tế khi mua một mặt hàng nào đó, bao gồm cả chi phí mua
hàng, chi phí vận chuyển, lắp đặt.
- Ngân sách: là số tiền mà doanh nghiệp duyệt mua hàng hóa đó.
Dựa vào công thức tính tỷ lệ tiết kiệm trên, doanh nghiệp có thể tính được tỷ lệ tiết
kiệm theo từng mặt hàng, theo từng tháng, từng quý, từng năm hoặc từng nhân viên mua
hàng. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá tính làm việc hiệu quả của nhân viên
mua hàng. Tỷ lệ tiết kiệm chi phí càng cao thì càng có lợi cho doanh nghiệp, chứng tỏ
doanh nghiệp đã tiết kiệm được nhiều tiền.
1.5.2 Thời gian chu kỳ mua hàng
Thời gian chu kỳ mua hàng được xác định là khoảng thời gian kể từ lúc nhận được
yêu cầu mua hàng đến khi nhận được hàng. Thời gian chu kỳ mua hàng không được quá
dài vì nếu vậy thì hoạt động mua hàng không đạt hiệu quả, nhưng thời gian chu kỳ mua
hàng cũng không được quá ngắn vì như thế phòng mua hàng sẽ không đáp ứng được yêu
cầu đề ra. Doanh nghiệp cần phải thống nhất thời gian yêu cầu khi mua hàng cho hợp lý để
xây dựng chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả.
14
Tỷ lệ đáp ứng thời gian yêu cầu mua hàng được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ đáp ứng thời gian yêu cầu mua hàng =
Thời gian mua hàng thực tế
Thời gian mua hàng quy định
𝑥 100%
Yếu tố này cho thấy khả năng đáp ứng yêu cầu hàng hóa của nhân viên mua hàng để
doanh nghiệp đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Thời gian mua hàng sẽ ảnh hưởng
đến sự vận hành, sản xuất của doanh nghiệp. Cụ thể là nếu không đáp ứng được nguyên
liệu kịp thời theo yêu cầu thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ thiếu nguyên liệu đầu vào và phải
ngừng sản xuất, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Thang đánh giá tỷ lệ đáp ứng thời gian yêu cầu mua hàng:
- Tỷ lệ đáp ứng từ trên 90 - 100%: mức độ đáp ứng tốt
- Tỷ lệ đáp ứng từ 80 - 90%: mức độ đáp ứng đạt
- Tỷ lệ đáp ứng dưới 80%: mức độ đáp ứng kém
1.5.3 Chất lượng hàng hóa
Việc đánh giá chất lượng hàng hóa dựa vào công thức:
Tỷ lệ chất lượng =
Số lượng hàng hóa đạt chuẩn
Số lượng hàng hóa mua
x 100%
Hàng hóa đạt chuẩn là những hàng hóa được kiểm tra đạt, đúng với yêu cầu mà doanh
nghiệp đề ra.
Để đảm bảo chất lượng hàng hóa, doanh nghiệp cần phải:
- Đánh giá chất lượng nhà cung cấp đầu vào: cần phải đánh giá nhà cung cấp một
cách tổng quan trên mọi phương diện, bởi nhà cung cấp ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
của hoạt động mua hàng. Tỷ lệ chất lượng càng cao thì càng chứng tỏ quy trình tìm kiếm
lựa chọn nhà cung cấp của doanh nghiệp có chất lượng và hiệu quả.
- Yêu cầu chi tiết về tiêu chuẩn kỹ thuật: yêu cầu về hàng hóa càng chi tiết sẽ giúp
cho nhà cung cấp hiểu rõ, hiểu đúng về hàng hóa, do đó giảm khả năng giao sai, giao hàng
không đúng chất lượng.
15
- Kiểm tra chất lượng đầu vào trước khi nhận hàng: cần có công đoạn kiểm tra chất
lượng đầu vào trước khi nhận hàng để tránh việc mua sai yêu cầu. Quá trình kiểm tra phải
theo tiêu chuẩn đã thống nhất từ trước giữa hai bên.
1.5.4 Độ hài lòng của khách hàng
Khách hàng của phòng mua hàng là các bộ phận khác trong doanh nghiệp, có thể
đánh giá độ hài lòng của các khách hàng về phòng mua hàng dựa trên các tiêu chí như sự
hợp tác, hỗ trợ, chất lượng dịch vụ,... Độ hài lòng của khách hàng càng cao thì càng thể
hiện sự hiệu quả của hoạt động mua hàng.
Thang đánh giá tỷ lệ hài lòng của khách hàng:
- Tỷ lệ hài lòng từ trên 85 - 100%: hiệu quả hoạt động mua hàng tốt
- Tỷ lệ đáp ứng từ 60 - 85%: hiệu quả hoạt động mua hàng trung bình
- Tỷ lệ hài lòng dưới 60%: hiệu quả hoạt động mua hàng kém
1.6 Hệ thống thông tin trong hoạt động mua hàng
1.6.1 Vai trò, tác động của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
Trong thời đại công nghệ số ngày nay hệ thống thông tin đóng một vai trò quan trọng
không thể thiếu trong doanh nghiệp. Trước đây khi muốn thu thập xử lý dữ liệu và đưa ra
quyết định các doanh nghiệp cần phải mất rất nhiều thời gian và hồ sơ giấy tờ, nhưng ngày
nay các doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống thông tin để tự động hóa quy trình, rút ngắn
thời gian vận hành doanh nghiệp. Vai trò của hệ thống thông tin được thể hiện rõ ở hai mặt
đó là bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
- Về bên ngoài: Hệ thống thông tin như một cầu nối liên kết doanh nghiệp với xã hội,
giúp doanh nghiệp thu thập thông tin, dữ liệu từ bên ngoài và đưa thông tin từ trong doanh
nghiệp ra bên ngoài. Các loại thông tin được thu thập và cung cấp ra bên ngoài bao gồm
thông tin về giá cả, sức lao động, thị hiếu của người tiêu dùng, nhu cầu mặt hàng, lạm phát,
các chính sách của chính phủ,…
- Về nội bộ: Hệ thống thông tin nội bộ của doanh nghiệp giúp các phòng ban kết nối
với nhau, giúp cho doanh nghiệp vận hành trơn tru và hiệu quả. Nó thu thập, cung cấp
thông tin cho những phòng ban cần thiết để thực hiện những yêu cầu, công việc mà doanh
nghiệp đề ra. Ví dụ như thông tin hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong
16
năm; thông tin về tồn kho; thông tin về các chính sách nội bộ của doanh nghiệp; thông tin
về doanh thu, tài chính…
Có thể nói, hệ thống thông tin chính là một công cụ đắc lực, là cánh tay phải giúp các
doanh nghiệp phát triển, tạo ra giá trị thương hiệu và vị thế cạnh tranh tối ưu trên thị trường
không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các thị trường quốc tế. Chính vì thế, nó đóng một vai trò
quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Hệ thống thông tin có ba tác động
chính đối với doanh nghiệp, gồm:
- Hỗ trợ, cải thiện khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp: Hệ thống thông tin giúp
doanh nghiệp điều hành hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí làm giảm giá thành, từ đó giúp tăng
tính cạnh tranh cho sản phẩm được bán ra. Hơn nữa, hệ thống thông tin cũng giúp rút ngắn
và liên kết khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp.
- Hỗ trợ việc ra quyết định của doanh nghiệp: Một hệ thống thông tin đầy đủ sẽ giúp
cho các nhà quản trị của doanh nghiệp có bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, kinh
doanh, tài chính,… của doanh nghiệp, từ đó có thể ra những quyết định kinh doanh phù
hợp, đúng đắn và có hiệu quả.
- Hỗ trợ trong nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh: Hệ thống thông tin cho phép lưu trữ
một khối lượng lớn thông tin cần thiết như thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, thông
tin về sản phẩm, giá bán, nhãn mác, chi phí,… giúp cho việc thực hiện nghiệp vụ và các
hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru và tiết kiệm thời gian.
1.6.2 Vai trò, lợi ích của hệ thống thông tin trong hoạt động mua hàng
Các công việc như quản lý yêu cầu mua hàng, nhận báo giá, đàm phán, thương lượng,
tìm kiếm và quản lý nhà cung cấp,... trong hoạt động mua hàng đòi hỏi cần có nhiều chuyên
môn và tốn nhiều thời gian vận hành. Hệ thống thông tin giúp có thể giúp các hoạt động
này diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ và hiệu quả hơn, đảm bảo các công việc được thực hiện
chính xác, tự động và đúng thời gian. Một số lợi ích tiêu biểu mà doanh nghiệp có thể nhận
được khi áp dụng hệ thống thông tin vào hoạt động mua hàng như:
- Cải thiện hiệu quả và tốc độ: Công nghệ có thể giúp doanh nghiệp gia tăng đáng kể
hiệu quả và tốc độ của quy trình mua hàng, giúp tiết kiệm thời gian. Các nhiệm vụ, công
việc quan trọng có thể được giải quyết bằng công nghệ thay vì phải sử dụng nhân công để
17
thực hiện. Điều này làm giảm công việc cho nhân viên mua hàng và giúp họ có nhiều thời
gian để xử lý các nhiệm vụ, công việc phức tạp hơn trong quy trình mua hàng.
- Giảm thời gian chu kỳ trung bình: Với quy trình mua sắm thủ công, các nhân viên
mua hàng có thể phải dành nhiều thời gian để soạn thảo hợp đồng hoặc các đơn đặt hàng
thủ công. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của công nghệ, doanh nghiệp có thể sử dụng các mẫu
đơn đặt hàng, hợp đồng đã được thiết lập sẵn. Nhân viên chỉ cần điều chỉnh các nội dung
cho phù hợp với mặt hàng cần mua một cách dễ dàng. Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng
công nghệ để lưu trữ các hợp đồng hiện có của mình và sử dụng lại chúng bất cứ khi nào
cần thay vì phải soạn lại mới khi có nhu cầu.
- Loại bỏ hệ thống lưu trữ tài liệu thủ công: Một quy trình mua hàng thủ công thường
dẫn đến rất nhiều thủ tục giấy tờ và những giấy tờ đó còn phải tốn diện tích không gian để
lưu trữ, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn tìm kiếm và tra cứu hồ sơ. Ngoài
ra, việc sắp xếp để lưu trữ những giấy tờ này cũng không dễ dàng. Khi doanh nghiệp sử
dụng hệ thống lưu trữ dữ liệu và thông tin không cần giấy tờ, nó sẽ giúp ích cho doanh
nghiệp dễ dàng hơn nhiều trong việc sắp xếp, truy cập và theo dõi tài liệu bất cứ khi nào.
- Làm cho quy trình mua hàng của doanh nghiệp trở nên minh bạch: Với sự trợ giúp
của công nghệ, doanh nghiệp có thể tiến hành kiểm toán một cách hiệu quả và nhanh chóng,
tăng tính minh bạch của toàn bộ quy trình. Điều này còn giúp đảm bảo rằng ngân sách của
doanh nghiệp không bị lạm dụng và được chi cho các dịch vụ/ sản phẩm cần thiết. Với sự
trợ giúp của công nghệ, doanh nghiệp có thể đo lường KPI của nhân viên mua hàng một
cách hiệu quả và hiệu quả hơn.
- Tăng độ chính xác của dữ liệu: Phần lớn các doanh nghiệp đều đồng ý rằng nhập dữ
liệu thủ công và quy trình không hiệu quả là một trong những thách thức hàng đầu của hoạt
động mua hàng bởi nó dẫn đến việc nhập dữ liệu không chính xác làm tăng khả năng xảy
ra sai sót trong quá trình mua hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề này
với sự trợ giúp của công nghệ tự động hóa. Tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp hợp lý hóa
quy trình dữ liệu, giúp giảm thiểu sai sót và tăng độ chính xác của dữ liệu.
18
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ TÂN HIỆP PHÁT
- Tên đầy đủ: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát
- Tên tiếng Anh: TAN HIEP PHAT TRADING - SERVICE COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: THP GROUP
- Trụ sở chính: 219 Đại lộ Bình Dương, Phường Vĩnh Phú, Thành phố Thuận An,
Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
- Đại diện theo luật pháp: Bà Trần Ngọc Bích
- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: 0301387752 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Bình Dương cấp ngày 19/04/2018
- Ngày bắt đầu hoạt động: 15/10/1994
- Điện thoại: 0898760066
- Website công ty: www.thp.com.vn
- Logo:
Hình 2.1: Logo Tân Hiệp Phát
(Nguồn: www.thp.com.vn)
2.1 Lịch sử hình thành, quá trình phát triển và thành tựu của Công ty
2.1.1 Lịch sử hình thành
- Ngày 15/10/1994 Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp
Phát chính thức được thành lập. Tiền thân của công ty là Phân xưởng nước giải khát Bến
Thành, với lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất nước ngọt, nước giải khát có gas, hương
19
vị bia. Đến nay Tân Hiệp Phát đã có gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh các sản phẩm nước giải khát, nước uống đóng chai tại thị trường Việt Nam.
- Từ những ngày đầu thành lập, vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, qua gần 30
năm hình thành và phát triển, hiện nay Tân Hiệp Phát đã vươn lên trở thành một trong
những công ty sản xuất và cung cấp hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) hàng đầu tại thị trường
Việt Nam. Ngoài ra sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu tới 20 quốc gia, vùng lãnh
thổ khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Hà Lan, Úc, Singapore,...
- Với hoài bão “Trở thành tập đoàn hàng đầu ở Châu Á trong lĩnh vực thức uống và
thực phẩm”, Tân Hiệp Phát đã không ngừng đầu tư phát triển hệ thống dây chuyền sản
xuất, hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ, và tự hào là một trong những đơn vị tại Việt Nam
sở hữu nhiều công nghệ sản xuất, dây chuyền hiện đại bậc nhất thế giới như dây chuyền
chiết lạnh vô trùng Aseptic, dây chuyền công nghệ châu Âu, Nhật Bản,…
2.1.2 Quá trình phát triển
- Năm 2001: Tân Hiệp Phát ra mắt sản phẩm nước tăng lực Number 1, sau 3 tháng ra
mắt sản phẩm đã đạt Top 5 sản phẩm bán chạy nhất” trên toàn Việt Nam. Sau này Tân
Hiệp Phát còn ra mắt các sản phẩm khác dưới thương hiệu Numer 1 như: nước tinh khiết
Number 1, sữa đậu nành Number 1, Number 1 Cola, Number 1 Juice,... với nhiều hương
vị khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng vầ đa dạng hóa sản phẩm.
Hình 2.2: Sản phảm nước uống tăng lực Number 1 của Tân Hiệp Phát
Hình 2.3: Sản phẩm nước tinh khiết Number 1, sữa đậu nành Number 1, Number 1 Cola
của Tân Hiệp Phát
20
Hình 2.4: Sản phẩm Number 1 Juice với nhiều hương vị của Tân Hiệp Phát
(Nguồn: www.thp.com.vn)
- Tháng 12 năm 2003: Tân Hiệp Phát ra mắt sản phẩm Bia Laser – là sản phẩm bia
tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam. Hiện nay sản phẩm bia Laser đóng chai này đã ngưng
sản xuất do thất bại từ việc định vị phân khúc khách hàng của Tân Hiệp Phát.
Hình 2.5: Sản phẩm bia Laser đóng chai của Tân Hiệp Phát
(Nguồn: www.antt.vn)
- Tháng 11 năm 2004: Tân Hiệp Phát ra mắt sản phẩm sữa đậu nành Soya dưới thương
hiệu Number 1 và được khách hàng đón nhận tích cực
Hình 2.6: Sản phẩm sữa đậu nành Soya của Tân Hiệp Phát
(Nguồn: www.thp.com.vn)
- Năm 2006: Tân Hiệp Phát ra mắt sản phẩm Trà xanh không độ, ngày nay sản phẩm
Trà xanh không độ đã trở thành sản phẩm chủ lực của công ty và được khách hàng ưa
chuộng. Sản phẩm có nhiều loại hình thức như chai nhựa 500ml, chai thủy tinh 240ml, hộp
21
giấy 240ml, lon 330ml và chai 500ml phiên bản cho người ăn kiêng giúp người tiêu dùng
có nhiều sự lựa chọn
Hình 2.7: Sản phảm Trà xanh Không độ của Tân Hiệp Phát
(Nguồn: www.thp.com.vn)
- Tháng 12 năm 2008: Tiếp nối thành công của sản phẩm Trà xanh không độ, Tân
Hiệp Phát tung ra loại thức uống được làm từ thảo mộc – trà thanh nhiệt Dr.Thanh và nhận
được rất nhiều sự yêu thích từ người tiêu dùng.
Hình 2.8: Sản phảm Trà thanh nhiệt Dr.Thanh của Tân Hiệp Phát
(Nguồn: www.thp.com.vn)
- Năm 2015: Tân Hiệp Phát cho ra mắt sản phẩm nước uống vận động Number 1
Active Chanh muối
Hình 2.9: Sản phẩm nước uống vận động Number 1 Active của Tân Hiệp Phát
(Nguồn: www.thp.com.vn)
22
- Năm 2018: Tân Hiệp Phát cho ra mắt sản phẩm trà sữa đóng chai Macchiato và
nhanh chóng được khách hàng, đặc biệt là giới trẻ yêu thích
Hình 2.10: Sản phẩm trà sữa đóng chai Macchiato của Tân Hiệp Phát
(Nguồn: www.thp.com.vn)
2.1.3 Thành tựu đạt được
- Năm 2010: Tân Hiệp Phát đạt Thương hiệu quốc gia 2010.
- Năm 2011: Tân Hiệp Phát lọt Top 10 tăng trưởng nhanh bản xếp hạng Fast 500.
Fast 500 là bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, dựa trên
kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập theo chuẩn mực quốc tế của Công ty Cổ phần Báo
cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report).
- Năm 2012: Tân Hiệp Phát đạt danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" do người
tiêu dùng bình chọn, vinh danh Thương hiệu Quốc gia. Bên cạnh đó ngày 15/10/2012 Tân
Hiệp Phát còn được vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 do Nhà nước trao
tặng.
- Năm 2014: Tân Hiệp Phát đạt Thương hiệu quốc gia 2014. Ngày 15/10/2014, tại lễ
kỷ niệm 20 năm thành lập, Tân Hiệp Phát đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động
hạng 3 do Chủ tịch nước phong tặng.
- Năm 2015: Tân Hiệp Phát đạt Thương hiệu vì cộng đồng 2015.
- Năm 2016: Tân Hiệp Phát đạt Thương hiệu quốc gia 2016.
- Năm 2018: Tân Hiệp Phát lọt Top 10 doanh nghiệp đồ uống uy tín và đạt Thương
hiệu quốc gia năm 2018.
23
- Năm 2019: Tân Hiệp Phát đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia 2018 - được thiết lập
và triển khai trên cơ sở chấp nhận mô hình và 07 tiêu chí của Giải thưởng Malcolm Baldrige
(MBA) – Giải thưởng Chất lượng Quốc gia của Mỹ. Bên cạnh đó Tân Hiệp Phát còn được
vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Châu Á trong giải thưởng HR Asia Award do tạp chí
nhân sự hàng đầu châu Á HR Asia Magazine tổ chức.
- Năm 2020: Tân Hiệp Phát lọt Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2020 – Nhóm
ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) do Vietnam Report công bố và
đạt Thương hiệu quốc gia 2020.
2.2 Lĩnh vực kinh doanh và cơ sở vật chất của Công ty
2.2.1 Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh chính của Tân Hiệp Phát là sản xuất kinh doanh các sản phẩm
nước giải khát và thức uống đóng chai. Ngoài ra Tân Hiệp Phát còn đầu tư dây chuyền sản
xuất bao bì với công nghệ hiện đại để phục vụ cho việc sản xuất nước giải khát và thực
phẩm của doanh nghiệp.
Các sản phẩm nước giải khát và thức uống đóng chai phổ biến của Tân Hiệp Phát là
nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thanh nhiệt Dr.Thanh, sữa đậu nành đóng
chai, trà bí đao,... Hiện nay các sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã có mặt ở khắp các tỉnh
thành Việt Nam và được xuất khẩu sang 20 quốc gia và vùng lãnh thổ khác với nhiều chứng
nhận chất lượng.
2.2.2 Cơ sở vật chất của Công ty
Để có thể dẫn đầu về thị phần nước giải khát, thức uống đóng chai Tân Hiệp Phát đã
đầu tư xây dựng 4 nhà máy trải dài khắp các vùng lãnh thổ Việt Nam, gồm: Nhà máy
Number One Hà Nam, Nhà máy Number One Chu Lai, Nhà máy Bình Dương và Nhà máy
Number One Hậu Giang. Với 4 nhà máy, năng lực sản xuất của Tân Hiệp Phát đạt hàng tỷ
lít mỗi năm.
Tân Hiệp Phát đã mạnh tay đầu tư hàng trăm triệu đô la để xây dựng hệ thống dây
chuyền công nghệ Aseptic của tập đoàn GEA Procomac (Đức). Công nghệ Aseptic là chuỗi
các dây chuyền vô trùng, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào quá trình sản xuất từ khâu chế
biến nguyên liệu đến thổi chai, chiết rót và đóng nắp sản phẩm. Với công nghệ Aseptic,
24
thành phẩm sẽ giữ được gần như toàn bộ các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe cũng như
hương vị, màu sắc tự nhiên do không bị phân hóa bởi tác động từ nhiệt độ cao như chiết
nóng. Hệ thống dây chuyền công nghệ Aseptic mà Tân Hiệp Phát sở hữu cho công suất lên
đến 48.000 chai sản phẩm/giờ, tức hơn 13 sản phẩm được xuất xưởng mỗi giây.
Hình 2.11: Dây chuyền công nghệ Aseptic tại Tân Hiệp Phát
(Nguồn: www.thanhnien.vn)
Bên cạnh đó, các nhà máy sản xuất của Tân Hiệp Phát còn nhận được các chứng nhận
chất lượng, cụ thể như:
- Nhà máy Bình Dương thuộc tập đoàn Tân Hiệp Phát đã nhận được 2 chứng nhận là
ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do tổ chức chứng nhận của Nauy
là DNV.GL cấp và HALAL - Tiêu chuẩn Malaysia – MS 1500:2019 (tiêu chuẩn dành cho
các sản phẩm xuất khẩu đến các nước đạo Hồi giáo).
- Nhà máy Number One Hà Nam cũng nhận được chứng nhận HALAL - Tiêu chuẩn
Malaysia – MS 1500:2019
- Nhà máy Number One Chu Lai nhận được ISO 22000:2005 vể hệ thống quản lý an
toàn thực phẩm.
25
2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty
2.3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty
Hình 2.12: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Tân Hiệp Phát
(Nguồn: Khối Nhân sự Tân Hiệp Phát)
26
2.3.2 Chức năng từng phòng ban
- Hội đồng thành viên: Là cơ quan có quyền hạn quyết định cao nhất của công ty,
điều hành, quản lý mọi hoạt động kinh doanh của công ty và trực tiếp quản lý mọi hoạt
động của các phòng ban. Hội đồng thành viên có nhiệm vụ xây dựng chiến lược khinh
doanh và đảm bảo sự phát triển của công ty. Trong đó, chủ tịch hội đồng thành viên là
người có quyền hạn cao nhất.
- Tiểu ban chiến lược: Là những thành viên có năng lực do Hội đồng thành viên lựa
chọn, có nhiệm vụ đánh giá tình hình hoạt động, đề ra mục tiêu chiến lược dài hạn cũng
như tìm các hướng đi mới và thực thi cho Công ty.
- Tiểu ban nhân sự và lương thưởng: Là những thành viên có năng lực do Hội đồng
thành viên lựa chọn, có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn và đánh giá hoạt động cho tất
cả các thành viên trong công ty, tìm kiếm các cá nhân đủ năng lực đảm nhiệm vị trí trong
Hội đồng thành viên, xác định và quản lý chế độ lương thưởng cho Hội đồng thành viên,
đánh giá kết quả hoạt động của Hội đồng thành viên.
- Tiểu ban kiểm toán và quản lý rủi ro: Là những thành viên có năng lực do Hội đồng
thành viên lựa chọn, có nhiệm vụ báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ và giám sát hệ thống
quản lý rủi ro.
- Tổng giám đốc: Là thành viên của Hội đồng thành viên. Tổng Giám đốc và các
thành viên bộ máy quản lý khác là cơ quanchấp hành, điều hành hoạt động của Công ty,
đảm bảo Công ty hoạt động diễn ra bình thường và có hiệu quả.
- Cố vấn pháp lý: Có nhiệm vụ tư vấn, soát xét, thẩm định những văn bản mang tính
chất pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh và quản trị của công ty.
- Phó tổng giám đốc: Có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc quản lý, điều hành hoạt động
của công ty.
- Trợ lý phó tổng giám đốc: Thực hiện các công việc mà Phó tổng giám đốc giao,
kiểm tra hồ sơ của các phòng ban trước khi trình lên Phó tổng giám đốc.
- Khối bất động sản: Thực hiện các công việc liên quan đến mua, bán, xây dựng,
chuyển nhượng, cho thuê,... bất động sản thuộc sở hữu của công ty.
27
- Khối ngân quỹ và thuế: Thực hiện quản lý an toàn kho quỹ, ghi chép sổ sách, kiểm
đếm quỹ, tiền mặt và thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
- Khối tài chính: Có nhiệm vụ quản lý dòng tiền của công ty, tham mưu cho lãnh đạo
về phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính, thực hiện các công tác quản lý tài
sản, nguồn vốn, chi phí của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty.
- Khối hậu cần: Gồm có 2 bộ phận nhỏ là bộ phận vận tải và bộ phận kho. Bộ phận
vận tải có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch vận chuyển hàng hóa giữa nội bộ các nhà máy của
công ty và vận chuyển hàng hóa phân phối cho khách hàng. Nhiệm vụ chính của bộ phận
kho là quản lý, giám sát hàng hóa trong kho, kiểm kê hàng hóa và làm các thủ tục nhập
kho khi nhà cung cấp giao hàng, quản lý hàng hóa tồn kho,...
- Khối phát triển khách hàng: Có nhiệm vụ chính là mang lại nguồn khách hàng tiềm
năng cho công ty bằng cách tìm kiếm khách hàng mục tiêu phù hợp, chăm sóc, duy trì mối
quan hệ với khách hàng.
- Khối sản xuất: Thực hiện, giám sát quá trình chuyển đổi nguồn nguyên liệu thô và
các yếu tố đầu vào khác thành sản phẩm cuối cùng cho công ty. Bên cạnh đó khối sản xuất
còn có nhiệm vụ tham mưu về các biện pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả của dây
chuyền nhằm đạt được năng xuất đề ra cũng như đảm bảo chất lượng đầu ra của thành
phẩm.
- Khối phát triển - đổi mới và đảm bảo chất lượng sản phẩm: Gồm có các bộ phận
nhỏ như:
+ Bộ phận quản lý chất lượng (QA/QC) và Môi trường An toàn Sức Khỏe nghề nghiệp
(EOHS): Đảm bảo các phòng ban thực hiện đúng quy trình đã đề ra của công ty và kiểm
tra, nghiệm thu chất lượng hàng hóa; Lập kế hoạch, triển khai và đảm bảo, giám sát các
nội dung về an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
+ Bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D - Research & Development): Nghiên cứu
và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và chiến
lược kinh doanh của công ty, cải tiến chất lượng sản phẩm của công ty.
28
+ Bộ phận quản lý dự án (PMO - Project Management Office): Tham mưu, đề xuất
những dự án phù hợp với chiến lược kinh doanh, mục tiêu phát triển của công ty nhằm đem
về lợi nhuận, thanh tra giám sát, đảm bảo các dự án đang thực thi thực hiện đúng quy trình.
- Khối tiếp thị: Thực hiện nghiên cứu và đánh giá thị trường, xác định phân khúc
khách hàng dựa trên những khảo sát, tổ chức thực hiện những công việc nhằm thúc đẩy và
phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tham mưu cho ban lãnh đạo về các chiến dịch
quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và thu hút khách hàng.
- Khối mua hàng: Mua các hàng hóa đáp ứng nhu cầu của các phòng ban khác và nhu
cầu sản xuất của công ty, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ được đáp ứng kịp thời để hoạt động
của công ty diễn ra trơn tru không bị gián đoạn, đồng thời kiểm soát, quản lý và tối ưu hóa
chi phí mua hàng.
- Khối truyền thông: Nhiệm vụ chính là truyền tải đúng, đầy đủ các thông báo, tin tức
từ ban lãnh đạo đến toàn thể nhân viên, khi có khủng hoảng truyền thông xảy ra thì khối
truyền thông phải tư vấn, đề ra các chiến lược giải quyết khủng hoảng, bảo vệ hình ảnh
thương hiệu.
- Khối an ninh: Tuần tra, đảm bảo an ninh trật tự trong khuôn khổ công ty, kiểm tra
đánh giá các thiết bị phòng cháy chữa cháy đảm bảo sẵn sàng khi xảy ra sự cố cháy nổ,
nhận diện đánh giá rủi ro và sẵn sàng ứng phó đảm bảo an ninh cho công ty.
- Khối nhân sự: Có nhiệm vụ chính là tìm kiếm, lựa chọn nhân sự phù hợp, đảm bảo
đủ số lượng nhân sự đáp ứng yêu cầu công việc của công ty. Ngoài ra, khối nhân sự còn
thực hiện các công việc hành chính, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục lao động và tổ chức các hoạt
động kết nối nhân viên với nhau.
- Khối công nghệ thông tin: Có nhiệm vụ xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa
hệ thống mạng, máy tính, phần mềm của công ty, kiểm soát bảo mật dữ liệu, hỗ trợ xử lý
khắc phục khi gặp sự cố và hướng dẫn đào tạo các nhân viên khi áp dụng phần mềm, hệ
thống mới.
- Khối quản lý tài sản: Kiểm soát, đảm bảo vật tư, tài sản, trang thiết bị,... của công
ty luôn trong tình trạng tốt, phối hợp với các phòng ban liên quan khác như kho, mua
hàng,... để quản lý việc nhập – xuất các tài sản, thiết bị, vật tư của công ty.
29
- Khối quản lý rủi ro và kiểm toán: Lập kế hoạch kiểm toán hàng năm, thực hiện các
cuộc kiểm toán nội bộ, báo cáo kết quả, giám sát việc triển khai kết quả thực hiện, tham
mưu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công việc kiểm toán và hạn chế rủi ro cho
công ty.
Tân Hiệp Phát là một tập đoàn có nhiều công ty con với nhiều lĩnh vực hoạt động
riêng, các phòng ban chính như tài chính, pháp lý, mua hàng, truyền thông, công nghệ
thông tin,... sẽ chỉ có nhân sự hoạt động tại trụ sở chính. Tại các công ty con trên, tùy theo
quy mô và nghiệp vụ mà sẽ được phân bổ và tuyển dụng phù hợp để cắt giảm nhân sự
không cần thiết, tiết kiệm chi phí và dễ dàng quản lý.
2.4 Khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh
2.4.1 Khách hàng
Sở hữu nguồn lực mạnh với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, cơ sở vật chất
hùng mạnh, quy mô, nguồn nguyên liện đầu vào ổn định và chất lượng, Tân Hiệp Phát đã
không ngừng nghiên cứu và phát triển ra các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm
và tối đa hóa lựa chọn cho người tiêu dùng. Nhờ hệ thống sản phẩm đa dạng, phong phú
ấy Tân Hiệp Phát đã dễ dàng tiếp cận được với mạng lưới người tiêu dùng rộng lớn, “len
lỏi” vào trong tiềm thức của mọi tần lớp người dân Việt Nam. Các sản phẩm phổ biến của
Tân Hiệp Phát như nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thanh nhiệt Dr.Thanh,
sữa đậu nành Soya,... có giá thành hợp với túi tiền nên đã tiếp cận và thu hút được rất nhiều
đối tượng khách hàng.
Cùng với sự bùng nổ của thời đại công nghệ, Tân Hiệp Phát đã thay đổi nhiều hình
thức tiếp cận người tiêu dùng như quảng bá trên các kênh mạng xã hội Facebook, Tiktok,
Youtube, hợp tác với các ngôi sao, KOLs nổi tiếng, tài trợ cho các chương trình nghệ
thuật,... để đưa sản phẩm đến gần hơn với giới trẻ ngày nay. Các nội dung quảng bá cũng
được trẻ hóa để có thể mang đến cảm giác gần gũi với đối tượng khách hàng này.
Bên cạnh đó, việc sở hữu kênh phân phối lớn mạnh từ các đơn vị đại lý bán sỉ, các
cửa hàng bán lẻ và đội ngũ tiếp thị sản phẩm chuyên nghiệp cũng đã giúp độ phủ sóng của
Tân Hiệp Phát rộng khắp cả nước.
30
2.4.2 Thị trường và đối thủ cạnh tranh
Sau gần 30 năm thành lập và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, Tân Hiệp
Phát đã vươn lên trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu trong thị trường nước giải
khát, sánh ngang với các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.
Với sản phẩm đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, Tân Hiệp Phát không
những phủ sóng khắp các tỉnh thành Việt Nam mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác.
Việc mạnh tay chi tiền vào hệ thống dây chuyền chiết rót Aseptic đã thể hiện quyết tâm rút
ngắn khoảng cách với những tên tuổi đứng đầu trên thị trường Việt Nam và nỗ lực chinh
phục thị trường thế giới.
Những đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam của Tân Hiệp
Phát chính là các tập đoàn quốc gia như PepsiCo được thành lập năm 1982 và ra mắt thị
trường Việt Nam vào năm 1994; Coca Cola thành lập năm 1886, chính thức gia nhập thị
trường Việt Nam năm 1994. Với lợi thế thương hiệu, nguồn vốn hùng mạnh và thời gian
hoạt động lâu dài, sẽ rất khó khăn cho Tân Hiệp Phát khi muốn vượt qua 2 doanh nghiệp
lớn này.
Hình 2.13: Bảng xếp hạng Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2022 - nhóm ngành: Đồ
uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) do Vietnam Report công bố
(Nguồn: www.vietnamnet.vn)
2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2020, 2021
31
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tân Hiệp Phát năm 2020 – 2021
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch So sánh (%)
1 Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 11,806,887,366,852 12,080,807,153,763 273,919,786,911 102.32
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 97,068,862,394 109,935,345,099 12,866,482,705 113.26
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
11,709,818,504,458 11,970,871,808,664 261,053,304,206 102.23
4 Giá vốn hàng bán 6,005,965,910,936 6,437,934,858,699 431,968,947,763 107.19
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
5,703,852,593,521 5,532,936,949,964 (170,915,643,557) 97.00
6 Doanh thu hoạt động tài chính 334,134,912,482 350,106,340,119 15,971,427,637 104.78
7 Chi phí hoạt động tài chính 318,631,052,543 136,646,504,548 (181,984,547,994) 42.89
8 Chi phí bán hàng 2,721,361,820,436 2,919,695,634,133 198,333,813,697 107.29
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 429,750,339,114 544,674,667,294 114,924,328,181 126.74
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,568,244,293,911 2,282,026,484,108 (286,217,809,803) 88.86
11 Thu nhập khác 1,481,363,308,728 977,620,145,792 (503,743,162,936) 65.99
12 Chi phí khác 84,547,501,090 98,055,300,623 13,507,799,533 115.98
13 Lợi nhuận khác 1,396,815,807,638 879,564,845,169 (517,250,962,469) 62.97
14 Lợi nhuận trước thuế 3,965,060,101,549 3,161,591,329,276 (803,468,772,273) 79.74
15 Thuế TNDN 551,201,261,073 435,983,444,307 (115,217,816,766) 79.10
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3,413,858,840,476 2,725,607,884,969 (688,250,955,507) 79.84
(Nguồn: Khối tài chính công ty Tân Hiệp Phát)
32
Nhận xét:
- Về doanh thu: Nhìn vào bảng báo cáo ta có thể thấy doanh thu thuần năm của công
ty Tân Hiệp Phát năm 2021 tăng 2.23% so với năm 2020 cụ thể là tăng 261,053,304,206
đồng. Nguyên nhân của sự tăng này là do tăng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ,
cụ thể là tăng 2.32% tương đương với 273,919,786,911 đồng. Đây được xem như là một
kết quả tích cực trong thời kì cả đất nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Mặc
dù cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng Tân Hiệp Phát đã có những chiến lược kinh
doanh hiệu quả, nắm bắt và điều chỉnh chiến lược kinh doanh kịp thời nhằm thích ứng với
tình hình, bằng chứng là tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm tới các quốc gia khác của Tân Hiệp Phát
vẫn tăng 30% so với năm 2020, mang lại doanh thu khả quan cho công ty. Mặt khác các
khoản giảm trừ doanh thu năm 2021 cũng tăng 13.26% tương ứng với 12,866,482,705
đồng, nguyên nhân của sự tăng này là do Tân Hiệp Phát đã thực hiện các hoạt động tặng
ủng hộ sản phẩm nước uống cho các cơ sở phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19
trên khắp cả nước, cho nên khoản tăng này hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó doanh thu hoạt
động tài chính của công ty cũng tăng 4.78% tương ứng tăng 15,971,427,637 đồng, nguyên
nhân của sự tăng này là do công ty thu được lợi từ việc đầu tư hợp tác với thương hiệu
Yeah1.
- Về chi phí: Vì để đầu tư tài chính vào Yeah1 công ty đã bỏ ra một khoản chi phí
hoạt động tài chính lớn vào năm 2020, cho nên chi phí hoạt động tài chính năm 2021 giảm
so với năm 2020 là 57.11% tương ứng với giảm 181,984,547,994 đồng. Doanh thu năm
2021 của Tân Hiệp Phát tăng so với năm 2020 làm cho chi phí bán hàng năm 2021 tăng
7.29 % tương ứng tăng 198,333,813,697 đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2021
tăng 26.74% so với năm 2020, cụ thể tăng 114,924,328,181 đồng. Nguyên nhân của sự
tăng này là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giãn cách xã hội khiến mọi người không
thể tiếp xúc với nhau, Tân Hiệp Phát đã triển khai các ứng dụng làm việc online để kịp thời
thích ứng với tình hình như Workplace, Workchat, Sharepoint, Online Form, chữ ký điện
tử,... để việc quản trị doanh nghiệp không bị gián đoạn. Bên cạnh đó, chỉ tiêu chi phí khác
năm 2021 của Tân Hiệp Phát cũng tăng so với năm 2020 là 15.98%, tương ứng tăng
13,507,799,533 đồng. Vì dịch Covid-19 Tân Hiệp Phát phải triển khai thực hiện 3T (3 tại
chỗ), công ty đã chi trả các khoản chi phí sinh hoạt tại công ty cho hơn 1,000 nhân viên để
đảm bảo tiến độ lao động sản xuất sản phẩm. Ngoài ra các chi phí phát sinh như chi phí xét
33
nghiệm nhanh, xét nghiệm PCR, chi phí về vật tư y tế cũng làm cho chỉ tiêu chi phí khác
tăng đáng kể.
- Về lợi nhuận: Nhìn vào bảng báo cáo ta có thể thấy mặc dù doanh thu thuần năm
2021 tăng so với năm 2020 nhưng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm
2021 lại giảm 3.00%, tương ứng giảm 170,915,643,557 đồng so với năm 2020. Nguyên
nhân của sự giảm lợi nhuận này là do giá vốn hàng bán năm 2021 tăng so với năm 2020,
cụ thể tăng 7.19% tương ứng với 431,968,947,763 đồng. Năm 2021 do ảnh hưởng của dịch
Covid-19, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, mặt khác giá xăng dầu năm 2021 cũng
tăng so với năm 2020 dẫn đến chi phí vận chuyển tăng, các yếu tố trên đã làm cho giá vốn
hàng bán năm 2021 tăng so với năm 2020. Ngoài ra lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh của Tân Hiệp Phát năm 2021 cũng giảm so với năm 2020 cụ thể là 11.14% tương
ứng với 286,217,809,803 đồng do các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
tăng so với năm 2020. Năm 2021 công ty có khoản thu nhập khác từ hoạt động thanh lý
các tài sản đã hết giá trị khấu hao và thuế được hoàn lại nhưng lại giảm 34.01% tương ứng
giảm 503,743,162,936 đồng so với năm 2020, chi phí khác năm 2021 tăng so với năm 2020
dẫn đến lợi nhuận khác năm 2021 giảm so với năm 2020. Tuy doanh thu năm 2021 của
Tân Hiệp Phát tăng so với năm 2020 nhưng sự tăng này là không đáng kể so với sự tăng
của các chi phí, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và sau thuế của doanh nghiệp. Cụ
tể là lợi nhuận sauu thế của doanh nghiệp năm 2021 đã giảm 20.16% tương ứng giảm
688,250,955,507 đồng so với năm 2020.
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, năm 2021 là một năm khó khăn của cả đất nước
Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, Tân Hiệp Phát cũng chịu ảnh hưởng
nặng nề khiến cho lợi nhuận của công ty giảm sút. Tuy nhiên với mục tiêu và nguyện vọng
đóng góp cho sự phồn vinh của xã hội, trở thành tập đoàn hàng đầu châu Á trong lĩnh vực
thức uống và thực phẩm, Tân Hiệp Phát đã có những chiến lược kinh doanh đúng đắn thích
ứng với tình hình xã hội, nắm bắt thời cơ để biến khó khăn thách thức thành cơ hội. Khi
nền kinh tế dần hồi phục, Tân Hiệp Phát cần phải đưa ra các biện pháp đổi mới để không
ngừng phát triển, giảm thiểu các chi phí, cải thiện chiến lược kinh doanh để tăng doanh thu
và lợi nhuận nhằm vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực đồ uống không cồn.
34
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG THÔNG
TIN SAP ARIBA TRONG HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ TÂN HIỆP PHÁT
3.1 Cơ cấu tổ chức khối mua hàng
Khối mua hàng của công ty Tân Hiệp Phát có nhiệm vụ và chức năng chính là đảm
bảo đáp ứng đủ nhu cầu hàng hóa mà công ty cần. Không chỉ phục vụ cho trụ sở chính là
công ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát, khối mua hàng còn phục vụ nhu
cầu cho tất cả các nhà máy, công ty con khác của công ty như: nhà máy Number One Hà
Nam, nhà máy Number One Chu Lai, nhà máy Number One Hậu Giang, công ty Cổ Phần
Bất Động Sản Song Thanh,... Muốn đáp ứng được nhu cầu khổng lồ ấy cần phải có rất
nhiều người phối hợp làm việc với nhau để duy trì dây chuyền sản suất và hoạt động của
công ty không bị đứt đoạn. Vì vậy cho nên Khối mua hàng đã được phân chia thành nhiều
bộ phận nhỏ để có thể đảm bảo đáp ứng được khối lượng công việc nhiều và tăng tính
chuyên nghiệp, chuyên môn hóa hơn.
35
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức khối mua hàng
(Nguồn: Khối nhân sự Tân Hiệp Phát)
36
Khối mua hàng của công ty Tân Hiệp Phát được quản lý trực tiếp bởi phó tổng giám đốc
kiêm giám đốc khối mua hàng là bà Trần Uyên Phương. Các phòng ban, bộ phận trong khối
mua hàng gồm có: Tìm nguồn, Mua hàng, Điều hành mua hàng, Quan hệ khách hàng, Mua
dịch vụ tiếp thị.
Nhiệm vụ của các phòng:
- Phòng tìm nguồn (Sourcing): tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp tiềm năng
cho công ty, căn cứ theo yêu cầu mua đã được phê duyệt để phân tích và đề xuất phương án
mua hợp lý.
- Phòng mua hàng (Buying):
+ Bộ phận mua hàng thời điểm (Buying – Adhoc): mua hàng hóa có tính chất không
thường xuyên, có giá trị nhỏ.
+ Bộ phận mua hàng chiến lược (Buying – Strategic): mua hàng hóa thuộc nhóm hàng
chiến lược của công ty, giá trị đơn hàng lớn.
+ Bộ phận mua hàng dự án, bất động sản (Procurement Project & Real Estate): mua
hàng hóa phục vụ cho các dự án và bất động sản của công ty.
- Phòng điều hàng mua hàng (Purchasing Operation): vận hành hợp đồng đã ký với nhà
cung cấp, theo dõi tiến độ giao nhận hàng và lên kế hoạch trả hàng cho nhà cung cấp khi hàng
hóa bị lỗi.
- Phòng quan hệ khách hàng (Supplier Relationship Management –SRM): quản lý mối
quan hệ với các nhà cung cấp, đánh giá KPIs, năng lực của nhà cung cấp.
- Phòng mua hàng dịch vụ tiếp thị (Sourcing Marketing Sevices): mua hàng hóa thuộc
nhóm quảng cao, TV, báo đài cho công ty.
3.2 Quy trình mua hàng của công ty Tân Hiệp Phát
3.2.1 Tổng quan quá trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát
Mỗi công ty sẽ có một quy trình mua hàng riêng biệt, quy trình mua hàng càng rõ ràng
chi tiết thì hoạt động mua hàng sẽ càng hiệu quả. Quy trình mua hàng rõ ràng cũng sẽ giúp
cho doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát được các hoạt động mua hàng, giảm thiểu các rủi
37
ro, nguy cơ về việc gian lận trong mua hàng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng quan quá trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát được thể hiện tóm tắt bằng sơ
đồ dưới đây:
Hình 3.2: Tổng quan quá trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Diễn giải quy trình cụ thể:
- Phiếu yêu cầu mua hàng hay còn gọi là đề bài: khi người sử dụng cuối cùng có nhu
cầu mua hàng thì sẽ tạo yêu cầu mua hàng (đề bài) rồi gửi cho khối mua hàng. Trong đề bài
sẽ gồm các nội dung chính như:
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát

More Related Content

What's hot

Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Chăm sóc khách hàng tại công ty viễn thông hà nội
Chăm sóc khách hàng tại công ty viễn thông hà nộiChăm sóc khách hàng tại công ty viễn thông hà nội
Chăm sóc khách hàng tại công ty viễn thông hà nộissuser0da7ff
 
Sự hài lòng khách hàng khi sử dụng dòng sản phẩm nước giải khát Coca-Cola tại...
Sự hài lòng khách hàng khi sử dụng dòng sản phẩm nước giải khát Coca-Cola tại...Sự hài lòng khách hàng khi sử dụng dòng sản phẩm nước giải khát Coca-Cola tại...
Sự hài lòng khách hàng khi sử dụng dòng sản phẩm nước giải khát Coca-Cola tại...luanvantrust
 
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAY
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAYLuận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAY
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfMan_Ebook
 
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...nataliej4
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
 
Đề tài tốt nghiệp: hoạt động chăm sóc khách hàng công ty vận tải, HAY
Đề tài tốt nghiệp: hoạt động chăm sóc khách hàng công ty vận tải, HAYĐề tài tốt nghiệp: hoạt động chăm sóc khách hàng công ty vận tải, HAY
Đề tài tốt nghiệp: hoạt động chăm sóc khách hàng công ty vận tải, HAY
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với siêu thị Co.opmart
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với siêu thị Co.opmartLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với siêu thị Co.opmart
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với siêu thị Co.opmart
 
Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua sắm, 9đ
Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua sắm, 9đSự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua sắm, 9đ
Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua sắm, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
 
Chăm sóc khách hàng tại công ty viễn thông hà nội
Chăm sóc khách hàng tại công ty viễn thông hà nộiChăm sóc khách hàng tại công ty viễn thông hà nội
Chăm sóc khách hàng tại công ty viễn thông hà nội
 
Sự hài lòng khách hàng khi sử dụng dòng sản phẩm nước giải khát Coca-Cola tại...
Sự hài lòng khách hàng khi sử dụng dòng sản phẩm nước giải khát Coca-Cola tại...Sự hài lòng khách hàng khi sử dụng dòng sản phẩm nước giải khát Coca-Cola tại...
Sự hài lòng khách hàng khi sử dụng dòng sản phẩm nước giải khát Coca-Cola tại...
 
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tảiLa01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
 
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải P...
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải P...Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải P...
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải P...
 
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAY
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAYLuận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAY
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAY
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định tái mua hàng quần áo, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định tái mua hàng quần áo, HAYLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định tái mua hàng quần áo, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định tái mua hàng quần áo, HAY
 
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
 
Đề tài: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng thương mại, 9đ
Đề tài: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng thương mại, 9đĐề tài: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng thương mại, 9đ
Đề tài: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng thương mại, 9đ
 
Đề tài chất lượng dịch vụ Mobile Banking, HAY
Đề tài  chất lượng dịch vụ Mobile Banking, HAYĐề tài  chất lượng dịch vụ Mobile Banking, HAY
Đề tài chất lượng dịch vụ Mobile Banking, HAY
 
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của siêu thị, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của siêu thị, 9đLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của siêu thị, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của siêu thị, 9đ
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Xăng dầu Dầu khí PVOIL
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Xăng dầu Dầu khí PVOILĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Xăng dầu Dầu khí PVOIL
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Xăng dầu Dầu khí PVOIL
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 

Similar to Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát

Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...Giang Coffee
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm ho...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm ho...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm ho...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm ho...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...NOT
 
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo...
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo...Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo...
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và dịch vụ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và dịch vụ...Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và dịch vụ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và dịch vụ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa đường hàng kh...
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa đường hàng kh...Đề tài: Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa đường hàng kh...
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa đường hàng kh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát (20)

Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
 
BÀI MẪU Luận Văn Kiếm soát nội bộ về bán hàng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận Văn Kiếm soát nội bộ về bán hàng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận Văn Kiếm soát nội bộ về bán hàng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận Văn Kiếm soát nội bộ về bán hàng, 9 ĐIỂM
 
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm ho...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm ho...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm ho...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm ho...
 
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
 
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo...
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo...Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo...
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo...
 
Đề tài chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài  chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAOĐề tài  chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAO
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và dịch vụ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và dịch vụ...Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và dịch vụ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và dịch vụ...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI - TẢI FREE QUA ZALO: 093 45...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI - TẢI FREE QUA ZALO: 093 45...GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI - TẢI FREE QUA ZALO: 093 45...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI - TẢI FREE QUA ZALO: 093 45...
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty.
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty.Khoá Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty.
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty.
 
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa đường hàng kh...
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa đường hàng kh...Đề tài: Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa đường hàng kh...
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa đường hàng kh...
 
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thươ...
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thươ...Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thươ...
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thươ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (19)

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin Sap Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát

  • 1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN SAP ARIBA TRONG HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ TÂN HIỆP PHÁT NGÀNH: KHAI THÁC VẬN TẢI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Huỳnh Lưu Phương Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thu Diễm MSSV: 18H4030043 Lớp: QL18CLCA Khóa: 2018 – 2022 Thành phố Hồ Chí Minh – 11/2022
  • 2. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả Thầy Cô khoa Kinh tế vận tải trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh, cảm ơn Thầy Cô đã tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình em học tập tại trường. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Nguyễn Huỳnh Lưu Phương đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn em thực hiện nội dung của đề tài này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị khối mua hàng của tập đoàn Tân Hiệp Phát, đặc biệt là phòng mua hàng chiến lược đã tạo điều kiện cũng như chỉ bảo và hỗ trợ em trong công việc để em có thể đúc kết được kinh nghiệm và kiến thức, ngày càng trưởng thành, tự tin hơn. Trong quá trình hoàn thành đề tài, vì kiến thức bản thân em vẫn còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót, kính mong quý Thầy Cô xem xét và góp ý để bài luận văn tốt nghiệp của em có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2022 Sinh viên thực hiện Hồ Thị Thu Diễm
  • 3. LỜI CAM ĐOAN “Tôi cam đoan bài luận văn tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Lưu Phương. Nội dung bài luận văn tốt nghiệp không sao chép từ bất kì nguồn nào khác, tất cả tài liệu tham khảo của bài luận văn tốt nghiệp đều được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này”.
  • 4. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................................iii LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................iv CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP.................................................................................................................................... 1 1.1 Khái niệm và các hình thức mua hàng tại doanh nghiệp............................................... 1 1.1.1 Khái niệm về hoạt động mua hàng ............................................................................ 1 1.1.2 Các hình thức mua hàng tại doanh nghiệp ............................................................... 1 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua hàng của doanh nghiệp ........................... 3 1.2.1 Nhân tố bên trong...................................................................................................... 3 1.2.2 Nhân tố bên ngoài...................................................................................................... 5 1.3 Tầm quan trọng của hoạt động mua hàng đối với doanh nghiệp.................................. 6 1.4 Quy trình mua hàng tại doanh nghiệp ........................................................................... 8 1.4.1 Tạo yêu cầu mua hàng............................................................................................... 8 1.4.2 Tìm kiếm nhà cung cấp.............................................................................................. 8 1.4.3 Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp.......................................................................... 9 1.4.4 Ký kết hợp đồng và tiến hành đặt hàng ................................................................... 10 1.4.5 Theo dõi đơn hàng và tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp .............................. 11 1.4.6 Đánh giá hiệu quả mua hàng .................................................................................. 11 1.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động mua hàng ................................................ 12 1.5.1 Tiết kiệm chi phí ...................................................................................................... 12 1.5.2 Thời gian chu kỳ mua hàng..................................................................................... 13 1.5.3 Chất lượng hàng hóa............................................................................................... 14 1.5.4 Độ hài lòng của khách hàng.................................................................................... 15 1.6 Hệ thống thông tin trong hoạt động mua hàng............................................................ 15 1.6.1 Vai trò, tác động của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp................................. 15 1.6.2 Vai trò, lợi ích của hệ thống thông tin trong hoạt động mua hàng.......................... 16 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ TÂN HIỆP PHÁT ................................................................................................. 18 2.1 Lịch sử hình thành, quá trình phát triển và thành tựu của Công ty........................... 18 2.1.1 Lịch sử hình thành .................................................................................................. 18 2.1.2 Quá trình phát triển................................................................................................. 19 2.1.3 Thành tựu đạt được................................................................................................. 22 2.2 Lĩnh vực kinh doanh và cơ sở vật chất của Công ty.................................................... 23 2.2.1 Lĩnh vực kinh doanh................................................................................................ 23
  • 5. 2.2.2 Cơ sở vật chất của Công ty....................................................................................... 23 2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty .......................................................................................... 25 2.3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty ....................................................................................... 25 2.3.2 Chức năng từng phòng ban..................................................................................... 26 2.4 Khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh................................................................ 29 2.4.1 Khách hàng.............................................................................................................. 29 2.4.2 Thị trường và đối thủ cạnh tranh ............................................................................ 30 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2020, 2021 ....................................... 30 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN SAP ARIBA TRONG HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ TÂN HIỆP PHÁT.......................................................... 34 3.1 Cơ cấu tổ chức khối mua hàng ..................................................................................... 34 3.2 Quy trình mua hàng của công ty Tân Hiệp Phát ......................................................... 36 3.2.1 Tổng quan quá trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát..................................... 36 3.2.2 Giới thiệu về hệ thống SAP Ariba............................................................................ 41 3.2.3 Quy trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát trước và sau khi áp dụng hệ thống SAP Ariba......................................................................................................................... 41 3.2.4 Sự khác biệt trước và sau khi áp dụng hệ thống SAP Ariba vào quy trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát................................................................................................. 55 3.3 Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống SAP Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty ................................................................................................................................. 59 3.3.1 Xét theo tiêu chí thời gian........................................................................................ 59 3.3.2 Xét theo tiêu chí hiệu quả ........................................................................................ 62 3.3.3 Xét theo tiêu chí tuân thủ và bảo mật ...................................................................... 65 3.4 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng hệ thống SAP Ariba vào hoạt động mua hành tại công ty Tân Hiệp Phát ........................................................................................................ 67 3.4.1 Thuận lợi ................................................................................................................. 67 3.4.2 Khó khăn ................................................................................................................. 68 3.5 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng hệ thống SAP Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát......................................................................... 69 3.5.1 Hỗ trợ đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.................................................. 69 3.5.2 Nâng cao hiệu suất chuyển đổi số nhà cung cấp..................................................... 70 3.5.3 Cải thiện tình trạng nhà cung cấp bị chặn không truy cập vào hệ thống SAP Ariba được.................................................................................................................................. 72 KẾT LUẬN............................................................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 75
  • 6. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải Tiếng Anh Diễn giải Tiếng Việt FMCG Fast Moving Consumer Goods Ngành hàng tiêu dùng nhanh GTGT Thuế giá trị gia tăng KOL Key Opinion Leader Người có sức ảnh hưởng KPI Key Performance Indicator Chỉ số đo lường hiệu quả công việc NCC Nhà cung cấp PO Purchase Order Đơn đặt hàng PR Purchase Requisition Phiếu yêu cầu mua hàng RFI Request For Information Yêu cầu cung cấp thông tin RFP Request For Proposal Đề nghị mời thầu RFQ Request For Quotation Yêu cầu báo giá TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn
  • 7. ii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1: Ưu và nhược điểm của từng phương thức lựa chọn nhà cung cấp 10 2 Bảng 1.2: Phân loại nhà cung cấp 12 3 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tân Hiệp Phát năm 2020 – 2021 29 4 Bảng 3.1: Sự khác biệt trước và sau khi áp dụng hệ thống SAP Ariba 53 5 Bảng 3.2: Thời gian tối đa thực hiện các bước công việc trong quy trình mua trước và sau khi áp dụng hệ thống SAP Ariba 57 6 Bảng 3.3: Bảng so sánh tính tuân thủ và bảo mật trước và sau khi áp dụng hệ thống SAP Ariba vào hoạt động mua hàng 63
  • 8. iii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 2.1: Logo Tân Hiệp Phát 16 2 Hình 2.2: Sản phảm nước uống tăng lực Number 1 của Tân Hiệp Phát 17 3 Hình 2.3: Sản phẩm nước tinh khiết Number 1, sữa đậu nành Number 1, Number 1 Cola của Tân Hiệp Phát 17 4 Hình 2.4: Sản phẩm Number 1 Juice với nhiều hương vị của Tân Hiệp Phát 18 5 Hình 2.5: Sản phẩm bia Laser đóng chai của Tân Hiệp Phát 18 6 Hình 2.6: Sản phẩm sữa đậu nành Soya của Tân Hiệp Phát 18 7 Hình 2.7: Sản phảm Trà xanh Không độ của Tân Hiệp Phát 19 8 Hình 2.8: Sản phảm Trà thanh nhiệt Dr.Thanh của Tân Hiệp Phát 19 9 Hình 2.9: Sản phẩm nước uống vận động Number 1 Active của Tân Hiệp Phát 19 10 Hình 2.10: Sản phẩm trà sữa đóng chai Macchiato của Tân Hiệp Phát 20 11 Hình 2.11: Dây chuyền công nghệ Aseptic tại Tân Hiệp Phát 22 12 Hình 2.12: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Tân Hiệp Phát 23 13 Hình 2.13: Bảng xếp hạng Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2022 - nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) do Vietnam Report công bố 28 14 Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức khối mua hàng 33 15 Hình 3.2: Tổng quan quá trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát 35 16 Hình 3.3: Logo SAP Ariba 39 17 Hình 3.4: Quy trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát trước khi áp dụng hệ thống SAP Ariba 41 18 Hình 3.5: Mẫu tờ trình giá 44 19 Hình 3.6: Quy trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát sau khi áp dụng hệ thống SAP Ariba 46 20 Hình 3.7: Giao diện thông tin một nhà cung cấp trên hệ thống SAP Ariba 48 21 Hình 3.8: Giao diện các dự án (PRJ) đã được tạo trên hệ thống SAP Ariba 49 22 Hình 3.9: Giao diện một gói thầu – AUCTION trên hệ thống SAP Ariba 51 23 Hình 3.10: Giao diện quản lý hợp đồng của hệ thống SAP Ariba 52 24 Hình 3.11: Giao diện quản lý NCC của hệ thống SAP Ariba 61 25 Hình 3.12: Giao diện NCC bị chặn và mở chặn trên hệ thống SAP Ariba 65 26 Hình 3.13: Mẫu phiếu khảo sát 69
  • 9. iv LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong thời đại nền kinh tế phát triển nhanh chóng, nhu cầu sản xuất và tiêu thụ hàng hóa cũng ngày càng tăng cao. Trong hoạt động cung ứng hàng hóa - dịch vụ việc đảm bảo yếu tố đầu vào là vô cùng quan trọng và cần thiết. Mua hàng là bước mở đầu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có hoạt động mua hàng hiệu quả thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, trong kỷ nguyên công nghệ số phát triển, việc áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết, các doanh nghiệp càng nắm bắt được hướng đi nhanh chóng thì càng đạt được những lợi thế to lớn hơn trên thị trường. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động mua hàng đối với chuỗi cung ứng cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, em đã quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin SAP Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát” để tiến hành nghiên cứu và đánh giá. 2. Mục tiêu thực hiện đề tài Việc chọn đề tài nhằm mục đích sau: - Tìm hiểu thực trạng, đánh giá những hạn chế, tìm ra những khó khăn trong việc áp dụng hệ thống SAP Ariba vào hoạt động mua hàng tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng hệ thống SAP Ariba vào hoạt động mua hàng tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin SAP Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát. - Phạm vi nghiên cứu:
  • 10. v + Phạm vi không gian: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát + Phạm vi thời gian: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2020 – 2021. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo của hoạt động kinh doanh, phân tích các số liệu có liên quan, phân tích mặt ưu điểm và nhược điểm, phương pháp so sánh, đồng thời quan sát và tham gia vào các quy trình làm việc để đưa ra kết luận chính xác và đưa ra các giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp. 5. Nội dung đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động mua hàng tại doanh nghiệp Chương 2: Giới thiệu về công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát Chương 3: Đánh giá hiệu quả việc áp dụng hệ thống thông tin SAP Ariba trong hoạt động mua hàng tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát
  • 11. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và các hình thức mua hàng tại doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về hoạt động mua hàng Mua hàng là các tác vụ nhằm thu thập, mua vào các nguyên vật liệu, hàng hóa, thiết bị, dịch vụ,... nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Quá trình mua hàng thông thường gồm có các hoạt động như xem xét nhu cầu, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán thương lượng, mua hàng, theo dõi quá trình giao hàng, nhận và kiểm tra hàng hóa, thanh toán tiền hàng, lưu trữ hồ sơ, duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp,... Trong quá trình lưu chuyển hàng hóa, hoạt động mua hàng là giai đoạn đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2 Các hình thức mua hàng tại doanh nghiệp Hoạt động mua hàng tại doanh nghiệp có thể được phân loại thành nhiều hình thức khác nhau, một số hình thức mua hàng thường gặp tại doanh nghiệp được phân loại như sau: a) Căn cứ vào quy mô, số lượng hàng hóa, hoạt động mua hàng có thể chia thành hai loại: - Mua hàng theo đúng nhu cầu: số lượng hàng hóa được mua vừa đủ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần bao nhiêu hàng hóa thì tiến hành mua bấy nhiêu. Mỗi lần mua hàng, doanh nghiệp chỉ mua vừa đủ với nhu cầu bán ra dự kiến trong một thời gian nhất định. Hình thức mua hàng này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế gặp các vấn đề về tồn kho, tránh phát sinh các chi phí liên quan khi lượng hàng tồn kho quá nhiều gây ứ động nguồn vốn. Ngược lại, hình thức mua hàng này cũng sẽ có nhược điểm là nếu nhu cầu thị trường đột ngột thay đổi thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ không đủ nguồn hàng và chi phí cho mỗi lần mua hàng sẽ thường rất cao. - Mua hàng theo lô lớn: lượng hàng hóa mua vào trong một lần lớn hơn nhu cầu thực tế của doanh nghiệp dựa trên cơ sở dự đoán được nhu cầu thị trường, hoặc nhằm hưởng các ưu đãi của nhà cung cấp. Hình thức mua hàng này thường gặp ở các doanh nghiệp có
  • 12. 2 kho lớn hoặc có khả năng chi trả chi phí thuê kho, bãi tốt. Khi áp dụng hình thức này, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích như được ưu đãi, chiết khấu khi mua hàng từ các nhà cung cấp; có thể cung ứng, sản xuất hàng hóa khi nhu cầu thị trường biến động tăng mạnh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó hình thức mua hàng này cũng sẽ có nhiều bất lợi như phải có nguồn vốn mạnh để có thể dự trữ số lượng hàng hóa lớn nên sẽ làm giảm hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp; chi phí bảo quản lưu trữ hàng hóa cũng sẽ tăng cao và cũng tăng nguy cơ rủi ro hơn. b) Căn cứ theo nguồn gốc hàng hóa, hoạt động mua hàng có thể chia thành hai loại: - Mua hàng trong nước: hàng hóa mua vào được sản xuất trong nước, các hoạt động mua hàng của doanh nghiệp được tiến hành trong nước. Khi hoạt động mua hàng diễn ra trong nước các thủ tục thanh toán, trao đổi giữa người mua và người bán sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn bởi cùng một loại tiền tệ, cùng các chính sách quy định từ một nhà nước, cùng ngôn ngữ văn hóa,... - Mua hàng nhập khẩu: hàng hóa được mua từ nước ngoài về để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi hoạt động mua hàng trong nước sử dụng một loại tiền tệ để giao dịch thì mua hàng nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá hối đoái do khác nhau về loại tiền tệ giao dịch, ngoài ra các chính sách, quy định, thủ tục cũng sẽ phức tạp và có nhiều rủi ro hơn. c) Căn cứ theo tính chất, hoạt động mua hàng có thể chia thành hai loại: - Mua hàng trực tiếp: hàng hóa được mua vào có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp, tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì hàng hóa là nguyên vật liệu, đối với doanh nghiệp thương mại thì là các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Hoạt động mua hàng này giúp thúc đẩy lợi nhuận và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hoạt động mua hàng trực tiếp thường mua hàng hóa với số lượng lớn từ nhiều nhà cung cấp với chi phí, chất lượng và độ tin cậy tốt. - Mua hàng gián tiếp: hàng hóa được mua vào nhằm phục vụ cho quá trình vận hành nhưng không đóng góp trực tiếp vào việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu không có hoạt động mua hàng gián tiếp thì doanh nghiệp sẽ không hoạt động hiệu quả
  • 13. 3 được. Ví dụ như hoạt động mua các hàng hóa như văn phòng phẩm, thiết bị đồ dùng văn phòng, dịch vụ phần mềm quản lý doanh nghiệp,... tuy không tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng lại duy trì cho doanh nghiệp vận hành hiệu quả. d) Căn cứ theo chủng loại hàng hóa, hoạt động mua hàng có thể chia thành hai loại: - Mua hàng nguyên vật liệu, thiết bị: hàng hóa được mua là những hàng hóa hữu hình, phục vụ cho quá trình kinh doanh, sản xuất tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, hàng hóa sẽ là những nguyên liệu trong thành phần tạo ra sản phẩm đang bán của công ty hoặc những thiết bị, máy móc, dây chuyền phục vụ cho quá trình tạo ra sản phẩm. - Mua hàng dịch vụ: hàng hóa được mua là hàng hóa phi vật chất, hàng hóa là dịch vụ có thể phục vụ cho quá trình vận hành của doanh nghiệp hoặc cũng có thể trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua hàng của doanh nghiệp 1.2.1 Nhân tố bên trong a) Chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh là kế hoạch, cách thức hoạt động của một doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. Kế hoạch kinh doanh được xem như là chìa khóa cho sự thành công của doanh nghiệp, bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Bởi chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định được mục đích, hướng đi của mình, từ đó nắm bắt được cơ hội và tận dụng các nguồn lực sẵn có để tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường, đạt được mục tiêu đề ra. Do đó người quản trị mua hàng phải phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh để có thể đề ra kế hoạch mua hàng hợp lí, phù hợp với mục tiêu của từng giai đoạn trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. b) Kế hoạch chi tiết Sau khi xác định được nhu cầu, người quản trị mua hàng phải lập ra một kế hoạch chi tiết, lựa chọn được nguồn cung ứng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Một kế hoạch mua hàng chi tiết hợp lý là phải đảm bảo làm sao cho lượng hàng hóa phù hợp với nhu cầu
  • 14. 4 được đề ra. Nếu kế hoạch mua hàng không hợp lý thì sẽ dẫn đến tình trạng thừa hàng làm mất chi phí lưu kho bảo quản hoặc thiếu hàng khiến doanh nghiệp mất đi các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận. c) Vốn Vốn kinh doanh là điều kiện tiền đề cho doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đặt biệt là các hoạt động mua hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây là được xem như là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác mua hàng của doanh nghiệp. Cụ thể là khi có nguồn tài chính mạnh, vốn doanh nghiệp dồi dào thì hoạt động mua hàng sẽ được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi hơn. Mặt khác việc đảm bảo tiền vốn cho doanh nghiệp còn giúp tăng độ tin cậy và uy tín cho doanh nghiệp và cũng là cơ sở để doanh nghiệp có thể hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp. d) Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất tốt, hiện đại cũng phản ánh phần nào tiềm lực của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị, hệ thống kĩ thuật hiện đại sẽ nhanh chóng nắm bắt được xu hướng thị trường, tận dụng được thông tin, công nghệ và ứng dụng hiệu quả vào công tác quản lý mua hàng từ đó góp phần làm tăng thêm sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. e) Nhân viên mua hàng Hoạt động mua hàng là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên đòi hỏi nhân viên mua hàng phải có nhiều kiến thức chuyên môn. Một nhân viên mua hàng giỏi đòi hỏi cần phải hiểu rõ về hàng hóa mà mình đảm nhận mua, có khả năng nắm bắt thị trường nhanh chóng và có kỹ năng phân tích tốt, hiểu biết về các điều khoản mua bán, khả năng giao tiếp, đàm phán thương lượng,... Nhân viên mua hàng giỏi có nghiệp vụ, chuyên môn cao sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp khi có thể vận hành quy trình mua hàng một cách tối ưu. f) Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Yếu tố uy tín, vị thế của doanh nghiệp cũng sẽ giúp cho hoạt động mua hàng tại doanh nghiệp dễ dàng hơn. Bởi nếu có vị thế doanh nghiệp sẽ nhận được giá cả ưu đãi, sự ưu tiên
  • 15. 5 từ các nhà cung cấp hay tránh được tình trạng rườm rà khi xử lý hồ sơ, thủ tục giúp cho thời gian xử lý các tác vụ mua hàng rút ngắn từ đó tối ưu hoạt động mua hàng hơn. 1.2.2 Nhân tố bên ngoài a) Nhà cung cấp Đây là yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua hàng của doanh nghiệp. Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nguồn nguyên liệu, hàng hóa giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra xuyên suốt, không bị gián đoạn. Một doanh nghiệp có mạng lưới nhà cung cấp rộng lớn có thể giúp cho hoạt động mua hàng thêm hiệu quả bởi có nhiều sự lựa chọn. Việc lựa chọn nhà cung cấp cũng giúp đóng góp hiệu quả trong hoạt động mua hàng. Nếu doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp không đúng thì sẽ không đảm bảo được hàng hóa, gián đoạn quá trình kinh doanh sản xuất gây tổn thất cho doanh nghiệp, ngược lại nếu lựa chọn đúng, doanh nghiệp và nhà cung cấp có thể trở thành đối tác chiến lược của nhau, cùng nhau phát triển và mang lại lợi ích cho nhau. b) Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng Khách hàng là yếu tố quan trọng mang lại lợi nhuận, giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển bởi khách hàng là người tiêu thụ trực tiếp các sản phẩm của doanh nghiệp. Nhu cầu của khách hàng sẽ là mục tiêu để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch mua hàng. Khi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thay đổi cũng sẽ làm thay đổi chính sách bán hàng của doanh nghiệp từ đó làm hoạt động mua hàng cũng thay đổi theo. Khi lượng người tiêu thụ sản phẩm lớn, nhu cầu tiêu dùng cao thì doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững mở rộng quy mô sản xuất từ đó kéo theo lượng hàng mua vào tăng cao. c) Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến hoạt động mua hàng trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có ít đối thủ cạnh tranh thì việc lựa chọn các nhà cung cấp sẽ dễ dàng hơn những doanh nghiệp có nhiều đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, giá bán sản phẩm của doanh nghiệp phải là mức giá bằng hoặc thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh mới có thể thu hút được khách hàng. Doanh nghiệp muốn có được mức giá bán phù hợp để cạnh tranh
  • 16. 6 thì phải chú trọng đến công tác mua hàng để có thể có kế hoạch mua vào với giá thấp mà vẫn đảm bảo có lãi khi bán ra. Tóm lại: Ba thành phần quan trọng trong hoạt động mua hàng tại doanh nghiệp là con người, quy trình và hồ sơ mua hàng. - Con người: Tuy khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, công nghệ đã thay thế một số vị trí của con người nhưng trong hoạt động mua hàng có rất nhiều giai đoạn cần con người thực hiện các nghiệp vụ mang tính chuyên môn cao như đàm phán, thương lượng,... và cần phải đưa ra quyết định nên không thể hoàn toàn thay thế con người khi mua hàng được. Bên cạnh đó, hoạt động mua hàng còn liên quan đến rất nhiều bộ phận khác nhau, số lượng người tham gia vào hoạt động mua hàng phụ thuộc vào giá trị và yêu cầu của mặt hàng cần mua. - Quy trình: Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một quy trình mua hàng khác nhau, được xây dựng dựa theo mô hình, quy mô của doanh nghiệp. Quy trình mua hàng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru. Có thể nói quy trình chính là thước đo cho sự hiệu quả của hoạt động mua hàng, quy trình càng được thiết kế chi tiết, có mục tiêu rõ ràng thì càng giúp cho hoạt động mua hàng diễn ra nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Ngược lại thì một quy trình mua hàng yếu kém, không rõ ràng sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như nếu quy trình trong khâu thanh toán không chặt chẽ, kém hiệu quả thì sẽ có nguy cơ vi phạm hợp đồng khi không thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp, gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu và quan hệ hợp tác lâu dài. - Hồ sơ mua hàng: Việc mua bán không thể tránh khỏi sự tranh chấp kiện tụng, cho nên hồ sơ mua hàng được lưu trữ lại sẽ giúp cho các bên làm rõ trách nhiệm của mình khi có xảy ra kiện tụng. Bên cạnh đó, việc lưu trữ hồ sơ cũng giúp cho việc tìm kiếm, đối chiếu, so sánh thông tin, giá cả thêm dễ dàng hơn. Dựa vào hồ sơ doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm bắt được các thông tin về chi phí, nhà cung cấp từ đó có thể đánh giá được tính hiệu quả của hoạt động mua hàng. 1.3 Tầm quan trọng của hoạt động mua hàng đối với doanh nghiệp Hoạt động mua hàng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp, vì theo nghiên cứu chi phí nguyên vật liệu có thể chiếm ít nhất 50 - 60% giá vốn hàng bán
  • 17. 7 nên hoạt động mua hàng có ảnh hưởng đáng kể và có liên quan mật thiết đến hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Hoạt động mua hàng còn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì hoạt động mua hàng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp nên khi hoạt động mua hàng thực hiện theo đúng kế hoạch và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, từ đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách không bị gián đoạn và mang tính hiệu quả. Ta có thể thấy điều này thể hiện qua giá cả dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp, bởi yếu tố về giá là yếu tố cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp trên thị trường. Cụ thể, chi phí mua hàng (bao gồm chi phí mua nguyên liệu/ chi phí đầu vào của sản phẩm và những chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng cuối. Nếu doanh nghiệp có hoạt động mua hàng hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm thấp hơn các doanh nghiệp khác trên thị trường thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng, nắm được thị phần hơn. - Mua hàng giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí: Việc lựa chọn được một nhà cung cấp có giá tốt có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu vào. Việc này có thể thực hiện bằng cách thay đổi nhà cung cấp hiện tại bằng một nhà cung cấp khác có giá tốt hơn, đàm phán lại hợp đồng để có được các điều khoản tốt hơn, hay thương thảo để có được các khoản chiết khấu khi mua. - Mua hàng hỗ trợ và hoàn thiện chiến lược của doanh nghiệp: Không chỉ tập trung vào chi phí, mua hàng còn có thể giúp chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thêm hoàn thiện hơn. Dù mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là nhắm đến việc tạo ra những sản phẩm có chi phí thấp hay hướng đến phân khúc sản phẩm cao cấp thì hoạt động mua hàng đều có thể giúp doanh nghiệp tìm được những nhà cung cấp có thể đáp ứng được yêu cầu mà chiến lược đề ra. Hoặc nếu chiến lược doanh nghiệp hướng đến các sản phẩm thân thiện môi trường thì hoạt động mua hàng cũng sẽ đảm bảo các nhà cung cấp không ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu. - Mua hàng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và phát triển: Để doanh nghiệp ngày càng đi lên thì cần có một luồng hàng hóa ổn định, sự gián đoạn nguồn hàng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Mua hàng giúp giảm thiểu rủi ro đó bằng
  • 18. 8 cách kiểm tra và theo dõi quá trình đầu vào của hàng hóa, giải quyết vấn đề khi phát sinh rủi ro. Tóm lại: Hoạt động mua hàng giúp thúc đẩy quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp nên không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của hoạt động mua hàng đối với doanh nghiệp. Nếu không có hoạt động mua hàng thì doanh nghiệp sẽ không có sản phẩm hoặc dịch vụ để cung cấp cho khách hàng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.4 Quy trình mua hàng tại doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp sẽ có một quy trình khác nhau, tại những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ quy trình mua hàng thường sẽ do một người thực hiện từ đầu đến cuối, ngược lại ở những doanh nghiệp lớn các giai đoạn của quy trình thường sẽ được phân hóa chia cho từng bộ phận phụ trách để đảm bảo tính chuyên môn hóa. Nhưng dù thế nào thì quy trình mua hàng tại doanh nghiệp đều gồm những bước cơ bản như sau: xác định nhu cầu và tạo yêu cầu mua hàng, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu, đàm phán và ký kết hợp đồng, tiến hành giao nhận hàng và thanh toán. 1.4.1 Tạo yêu cầu mua hàng Là bước bắt đầu của quy trình, khi có nhu cầu các phòng ban của doanh nghiệp cần phải tạo phiếu yêu cầu mua hàng (PR – Purchase Requisition) rồi gửi cho phòng mua hàng. Mỗi mặt hàng hay dịch vụ sẽ có những tiêu chuẩn và yêu cầu khác nhau, phòng mua hàng sẽ tiến hành làm việc với bộ phận yêu cầu để làm rõ nhu cầu nhằm mua đúng hàng hóa đáp ứng đúng yêu cầu, tránh mua nhầm gây lãng phí, mất thời gian. Ví dụ phòng hành chính nhân sự cần mua văn phòng phẩm cho doanh nghiệp thì sẽ tạo yêu cầu mua hàng rồi gửi cho phòng mua hàng, tiếp theo đó phòng mua hàng sẽ cần làm rõ các tiêu chí như mua mới hay mua bổ sung, ngân sách được phê duyệt, chủng loại hàng hóa, số lượng, những yêu cầu về màu sắc, kích cỡ sản phẩm,... 1.4.2 Tìm kiếm nhà cung cấp Sau khi nhận yêu cầu và làm rõ nhu cầu từ các phòng ban có nhu cầu khác, phòng mua hàng sẽ tiến hành tìm kiếm và liên hệ với các nhà cung cấp có thể đáp ứng được các
  • 19. 9 yêu cầu của mặt hàng mà doanh nghiệp đang cần mua. Thông thường các doanh nghiệp sẽ có sẵn danh sách các nhà cung cấp tiềm năng và có mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài. Việc lựa chọn giao dịch với những nhà cung cấp thuộc danh sách này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro và tiết kiệm chi phí, thời gian. Trong trường hợp mặt hàng cần mua không có nhà cung cấp đã từng hợp tác nào đáp ứng được thì nhân viên mua hàng sẽ tìm kiếm nhà cung cấp mới. Có nhiều cách để tìm kiếm nhà cung cấp mới như: - Tìm kiếm trực tuyến trên mạng internet: trong thời đại công nghệ thông tin phát triển thì việc tìm kiếm thông tin trên mạng rất dễ dàng, phổ biến. - Tham gia hội thảo, triển lãm thương mại: là cơ hội rất tốt để có thể tìm hiểu, so sánh chất lượng, giá cả hàng hóa và tạo dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp. - Thông qua các mối quan hệ: tận dụng các mối quan hệ sẵn có cũng là một cách tìm kiếm nhà cung cấp hiệu quả. 1.4.3 Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp Sau khi đã có danh sách các nhà cung cấp đáp ứng được những yêu cầu về hàng hóa mà doanh nghiệp đề ra, nhân viên mua hàng sẽ tiến hành đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những phương pháp đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp riêng biệt. Thông thường các doanh nghiệp sẽ đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp thông qua bảng chào giá mà nhà cung cấp gửi tới, tuy nhiên các doanh nghiệp lớn thường sẽ tổ chức đấu thầu để tăng thêm tính cạnh tranh, minh bạch, công bằng và chuyên nghiệp. Việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp không chỉ nên tập trung vào vấn đề giá cả mà còn cần phải đánh giá các khía cạnh khác như độ uy tín, chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, hiệu suất,... Một số doanh nghiệp có định vị thương hiệu xanh thì sẽ có thêm một vài tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp để tránh gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài những mặt hàng độc quyền chỉ có 1 nhà cung cấp thì doanh nghiệp cần nên có ít nhất là 3 nhà cung cấp cho mỗi mặt hàng khi tiến hành đánh giá và lựa chọn để phòng tránh rủi ro và đa dạng hóa sự lựa chọn. Bởi nhà cung cấp là yếu tố khách quan trong quy trình mua hàng nên doanh nghiệp không thể hoàn toàn kiểm soát được rủi ro. Nếu doanh
  • 20. 10 nghiệp chỉ có ít nhà cung cấp để lựa chọn mua hàng thì có thể sẽ gặp phải trường hợp bị ép giá hay phải chấp nhận những điều kiện mà nhà cung cấp đặt ra. Tùy vào tính chất hàng hóa cần mua mà doanh nghiệp lựa chọn mua từ một hay nhiều nhà cung cấp, mỗi phương thức đều sẽ có mặt ưu và nhược điểm riêng. Bảng 1.1: Ưu và nhược điểm của từng phương thức lựa chọn nhà cung cấp Lựa chọn một nhà cung cấp Lựa chọn nhiều nhà cung cấp Ưu điểm - - Tạo được mối quan hệ chiến lược bền vững với nhà cung cấp - - Có thể nhận được ưu đãi và chiết khấu của nhà cung cấp - - Không bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp, tránh rủi ro. - - Tạo tính cạnh tranh để doanh nghiệp có thể nhận được giá tốt nhất. Nhược điểm - - Bị phụ thuộc vào nhà cung cấp, mang tính rủi ro cao. Nếu nhà cung cấp gặp vấn đề về hàng hóa thì doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng - - Phải tốn thời gian và chi phí để xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài với những nhà cung cấp hợp tác lần đầu (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 1.4.4 Ký kết hợp đồng và tiến hành đặt hàng Sau khi lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp, nhân viên mua hàng sẽ tiến hành thương lượng đàm phán với nhà cung cấp về các điều khoản. Việc thương lượng đàm phán này sẽ giúp hai bên trao đổi sâu hơn, làm rõ hơn về các yêu cầu của hàng hóa, dịch vụ hay các điều khoản thanh toán, những cam kết về chất lượng, chính sách bảo hành,… nhằm làm việc hiệu quả hơn. Kết thúc quá trình đàm phán, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng để có ràng buộc về mặt pháp lý. Trong nội dung hợp đồng sẽ thể hiện các điều khoản cơ bản như thông tin người mua, thông tin người bán, thời gian địa điểm giao hàng, chi tiết về hàng hóa (tên hàng hóa, số lượng, đơn vị tính, giá cả, quy cách đóng gói,...), tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa, các điều khoản thanh toán, các biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng,... Trong một số trường hợp thì doanh nghiệp cũng sẽ sử dụng đơn đặt hàng (PO – Purchasing Order) để tiến hành đặt hàng. Hình thức này mang tính pháp lý thấp hơn hợp đồng nhưng nhanh chóng hơn, phù hợp với những đơn hàng cần gấp và có giá trị thấp. Một số doanh nghiệp lớn sẽ có bộ phận pháp chế để tiến hành soát xét hợp đồng, đảm bảo cho doanh nghiệp khi có xảy ra tranh chấp.
  • 21. 11 1.4.5 Theo dõi đơn hàng và tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp Dựa vào những thông tin trên hợp đồng/ đơn đặt hàng nhân viên mua hàng sẽ tiến hành theo dõi và cập nhật tiến độ đơn hàng nhằm đảm bảo đúng theo kế hoạch nhận hàng đã đề ra. Nhân viên mua hàng cần phải chủ động liên lạc với nhà cung cấp trong quá trình giao hàng để có thể cập nhật liên tục tình trạng đơn hàng. Việc theo dõi đơn hàng là vô cùng cần thiết nhằm giúp hạn chế những rủi ro cho doanh nghiệp khi nhà cung cấp gặp phải những trường hợp bất khả kháng không thể giao hàng như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,... Khi đó nhân viên mua hàng sẽ nắm bắt được thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng để đưa ra những phương án phòng ngừa, khắc phục nhằm giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc theo dõi đơn hàng cũng sẽ đảm bảo nhà cung cấp thực hiện đúng với các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. Khi hàng hóa được vận chuyển đến kho, bộ phận kho và quản lý chất lượng sẽ căn cứ vào những thông tin được thể hiện trên hợp đồng đã ký/ đơn đặt hàng để kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa. Hai bên tiến hành đối chiếu, ký biên bản giao nhận và nhận các chứng từ liên quan rồi tiến hành nhập kho. Các mặt hàng không đúng tiêu chuẩn đã được thể hiện như trên hợp đồng đã ký/ đơn đặt hàng sẽ được hoàn trả lại cho nhà cung cấp. Sau khi hoàn tất việc giao nhận hàng hóa, căn cứ vào điều khoản trên hợp đồng cùng với các văn bản, hồ sơ liên quan như biên bản giao nhận hàng hóa, hóa đơn giá trị gia tăng hợp lệ,... nhân viên mua hàng sẽ lập bộ hồ sơ thanh toán và chuyển cho phòng kế toán. Phòng kế toán tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ, nếu hợp lệ thì tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp theo như điều khoản thanh toán đã ký kết, nếu không thì liên hệ với phòng mua hàng để làm việc lại với nhà cung cấp, gửi yêu cầu bổ sung/ chỉnh sửa hồ sơ cho hợp lệ để tiến hành thanh toán tiền hàng. 1.4.6 Đánh giá hiệu quả mua hàng Bước cuối cùng trong hoạt động mua hàng là đánh giá và phân loại nhà cung cấp để tạo cơ sở cho những lần hợp tác tiếp theo. Thông thường việc đánh giá nhà cung cấp sẽ dựa trên những tiêu chí phổ biến như sự uy tín của nhà cung cấp, chất lượng của hàng hóa/ dịch vụ, giá hàng hóa/ dịch vụ, dịch vụ chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp, tính bền vững của nhà cung cấp,...
  • 22. 12 Việc đánh giá nhà cung cấp là vô cùng quan trọng với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp, giúp doanh nghiệp dự báo trước được rủi ro tương lai từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa kịp thời, hiệu quả. Bảng 1.2: Phân loại nhà cung cấp Nhà cung cấp chiến lược Nhà cung cấp phối hợp Nhà cung cấp ưu tiên Nhà cung cấp giao dịch - Có mối quan hệ lâu dài và dựa trên cơ sở tin tưởng - Cùng phát triển, chia sẻ rủi ro/ lợi ích - Cung cấp các mặt hàng có giá trị cao cho những chức năng kinh doanh quan trọng - Có mối quan hệ trung hạn - Cung cấp các mặt hàng có giá trị cao cho những chức năng kinh doanh không quan trọng - Có mối quan hệ trung hạn - Cung cấp các mặt hàng có giá trị trung bình cho nhóm hàng chiến lược hoặc không chiến lược - Có mối quan hệ ngắn hạn hoặc không xác định quan hệ - Cung cấp các mặt hàng có giá trị thấp (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 1.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động mua hàng 1.5.1 Tiết kiệm chi phí Tiết kiệm chi phí là một thước đo cơ bản, quan trọng để đo lường tính hiệu quả của hoạt động mua hàng. Tiết kiệm chi phí cũng là một mục tiêu quan trọng khi mua hàng, bởi việc mua hàng chiếm khoảng 50 - 70% doanh thu của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một khoản ngân sách dành riêng cho từng loại hàng hóa, nếu số tiền mua hàng hóa vượt quá ngân sách cho phép thì chứng tỏ hoạt động mua hàng không hiệu quả. Tiết kiệm chi phí nghe có vẻ đơn giản nhưng làm thế nào để các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí hiệu quả? Có thể tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp ở ba khía cạnh cơ bản là phía cầu, phía cung và tổng chi phí. - Quản lý nhu cầu mua hàng: cắt giảm những nhu cầu không cần thiết được xem là phương pháp phổ biến góp phần trong công cuộc tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
  • 23. 13 - Quản lý nguồn cung ứng: tăng cường hợp tác với các nhà cung cấp, tạo mối quan hệ hợp tác bền vững để có thể nhận được những ưu đãi tốt nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể mở rộng mối quan hệ với các nhà cung cấp để tăng tính cạnh tranh, cạnh tranh nhiều hơn đồng nghĩa với giá cả sẽ tốt hơn. - Quản lý tổng chi phí: có thể tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp bằng cách xem xét tổng chi phí cả chuổi cung ứng và tìm cách cắt giảm chi phí hợp lý, như giảm chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, chi phí cho mỗi lần đặt hàng,... Tỷ lệ tiết kiệm được tính theo công thức sau đây: Tỷ lệ tiết kiệm = 1 - Thực chi Ngân sách 𝑥 100% Trong đó: - Tỷ lệ tiết kiệm chi phí: là tỷ lệ chi phí mà doanh nghiệp tiết kiệm được so với ngân sách được duyệt khi mua hàng - Thực chi: là chi phí thực tế khi mua một mặt hàng nào đó, bao gồm cả chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển, lắp đặt. - Ngân sách: là số tiền mà doanh nghiệp duyệt mua hàng hóa đó. Dựa vào công thức tính tỷ lệ tiết kiệm trên, doanh nghiệp có thể tính được tỷ lệ tiết kiệm theo từng mặt hàng, theo từng tháng, từng quý, từng năm hoặc từng nhân viên mua hàng. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá tính làm việc hiệu quả của nhân viên mua hàng. Tỷ lệ tiết kiệm chi phí càng cao thì càng có lợi cho doanh nghiệp, chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm được nhiều tiền. 1.5.2 Thời gian chu kỳ mua hàng Thời gian chu kỳ mua hàng được xác định là khoảng thời gian kể từ lúc nhận được yêu cầu mua hàng đến khi nhận được hàng. Thời gian chu kỳ mua hàng không được quá dài vì nếu vậy thì hoạt động mua hàng không đạt hiệu quả, nhưng thời gian chu kỳ mua hàng cũng không được quá ngắn vì như thế phòng mua hàng sẽ không đáp ứng được yêu cầu đề ra. Doanh nghiệp cần phải thống nhất thời gian yêu cầu khi mua hàng cho hợp lý để xây dựng chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả.
  • 24. 14 Tỷ lệ đáp ứng thời gian yêu cầu mua hàng được tính theo công thức sau: Tỷ lệ đáp ứng thời gian yêu cầu mua hàng = Thời gian mua hàng thực tế Thời gian mua hàng quy định 𝑥 100% Yếu tố này cho thấy khả năng đáp ứng yêu cầu hàng hóa của nhân viên mua hàng để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Thời gian mua hàng sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành, sản xuất của doanh nghiệp. Cụ thể là nếu không đáp ứng được nguyên liệu kịp thời theo yêu cầu thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ thiếu nguyên liệu đầu vào và phải ngừng sản xuất, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Thang đánh giá tỷ lệ đáp ứng thời gian yêu cầu mua hàng: - Tỷ lệ đáp ứng từ trên 90 - 100%: mức độ đáp ứng tốt - Tỷ lệ đáp ứng từ 80 - 90%: mức độ đáp ứng đạt - Tỷ lệ đáp ứng dưới 80%: mức độ đáp ứng kém 1.5.3 Chất lượng hàng hóa Việc đánh giá chất lượng hàng hóa dựa vào công thức: Tỷ lệ chất lượng = Số lượng hàng hóa đạt chuẩn Số lượng hàng hóa mua x 100% Hàng hóa đạt chuẩn là những hàng hóa được kiểm tra đạt, đúng với yêu cầu mà doanh nghiệp đề ra. Để đảm bảo chất lượng hàng hóa, doanh nghiệp cần phải: - Đánh giá chất lượng nhà cung cấp đầu vào: cần phải đánh giá nhà cung cấp một cách tổng quan trên mọi phương diện, bởi nhà cung cấp ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động mua hàng. Tỷ lệ chất lượng càng cao thì càng chứng tỏ quy trình tìm kiếm lựa chọn nhà cung cấp của doanh nghiệp có chất lượng và hiệu quả. - Yêu cầu chi tiết về tiêu chuẩn kỹ thuật: yêu cầu về hàng hóa càng chi tiết sẽ giúp cho nhà cung cấp hiểu rõ, hiểu đúng về hàng hóa, do đó giảm khả năng giao sai, giao hàng không đúng chất lượng.
  • 25. 15 - Kiểm tra chất lượng đầu vào trước khi nhận hàng: cần có công đoạn kiểm tra chất lượng đầu vào trước khi nhận hàng để tránh việc mua sai yêu cầu. Quá trình kiểm tra phải theo tiêu chuẩn đã thống nhất từ trước giữa hai bên. 1.5.4 Độ hài lòng của khách hàng Khách hàng của phòng mua hàng là các bộ phận khác trong doanh nghiệp, có thể đánh giá độ hài lòng của các khách hàng về phòng mua hàng dựa trên các tiêu chí như sự hợp tác, hỗ trợ, chất lượng dịch vụ,... Độ hài lòng của khách hàng càng cao thì càng thể hiện sự hiệu quả của hoạt động mua hàng. Thang đánh giá tỷ lệ hài lòng của khách hàng: - Tỷ lệ hài lòng từ trên 85 - 100%: hiệu quả hoạt động mua hàng tốt - Tỷ lệ đáp ứng từ 60 - 85%: hiệu quả hoạt động mua hàng trung bình - Tỷ lệ hài lòng dưới 60%: hiệu quả hoạt động mua hàng kém 1.6 Hệ thống thông tin trong hoạt động mua hàng 1.6.1 Vai trò, tác động của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp Trong thời đại công nghệ số ngày nay hệ thống thông tin đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong doanh nghiệp. Trước đây khi muốn thu thập xử lý dữ liệu và đưa ra quyết định các doanh nghiệp cần phải mất rất nhiều thời gian và hồ sơ giấy tờ, nhưng ngày nay các doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống thông tin để tự động hóa quy trình, rút ngắn thời gian vận hành doanh nghiệp. Vai trò của hệ thống thông tin được thể hiện rõ ở hai mặt đó là bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. - Về bên ngoài: Hệ thống thông tin như một cầu nối liên kết doanh nghiệp với xã hội, giúp doanh nghiệp thu thập thông tin, dữ liệu từ bên ngoài và đưa thông tin từ trong doanh nghiệp ra bên ngoài. Các loại thông tin được thu thập và cung cấp ra bên ngoài bao gồm thông tin về giá cả, sức lao động, thị hiếu của người tiêu dùng, nhu cầu mặt hàng, lạm phát, các chính sách của chính phủ,… - Về nội bộ: Hệ thống thông tin nội bộ của doanh nghiệp giúp các phòng ban kết nối với nhau, giúp cho doanh nghiệp vận hành trơn tru và hiệu quả. Nó thu thập, cung cấp thông tin cho những phòng ban cần thiết để thực hiện những yêu cầu, công việc mà doanh nghiệp đề ra. Ví dụ như thông tin hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong
  • 26. 16 năm; thông tin về tồn kho; thông tin về các chính sách nội bộ của doanh nghiệp; thông tin về doanh thu, tài chính… Có thể nói, hệ thống thông tin chính là một công cụ đắc lực, là cánh tay phải giúp các doanh nghiệp phát triển, tạo ra giá trị thương hiệu và vị thế cạnh tranh tối ưu trên thị trường không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các thị trường quốc tế. Chính vì thế, nó đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Hệ thống thông tin có ba tác động chính đối với doanh nghiệp, gồm: - Hỗ trợ, cải thiện khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp: Hệ thống thông tin giúp doanh nghiệp điều hành hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí làm giảm giá thành, từ đó giúp tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm được bán ra. Hơn nữa, hệ thống thông tin cũng giúp rút ngắn và liên kết khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp. - Hỗ trợ việc ra quyết định của doanh nghiệp: Một hệ thống thông tin đầy đủ sẽ giúp cho các nhà quản trị của doanh nghiệp có bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, kinh doanh, tài chính,… của doanh nghiệp, từ đó có thể ra những quyết định kinh doanh phù hợp, đúng đắn và có hiệu quả. - Hỗ trợ trong nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh: Hệ thống thông tin cho phép lưu trữ một khối lượng lớn thông tin cần thiết như thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, thông tin về sản phẩm, giá bán, nhãn mác, chi phí,… giúp cho việc thực hiện nghiệp vụ và các hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru và tiết kiệm thời gian. 1.6.2 Vai trò, lợi ích của hệ thống thông tin trong hoạt động mua hàng Các công việc như quản lý yêu cầu mua hàng, nhận báo giá, đàm phán, thương lượng, tìm kiếm và quản lý nhà cung cấp,... trong hoạt động mua hàng đòi hỏi cần có nhiều chuyên môn và tốn nhiều thời gian vận hành. Hệ thống thông tin giúp có thể giúp các hoạt động này diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ và hiệu quả hơn, đảm bảo các công việc được thực hiện chính xác, tự động và đúng thời gian. Một số lợi ích tiêu biểu mà doanh nghiệp có thể nhận được khi áp dụng hệ thống thông tin vào hoạt động mua hàng như: - Cải thiện hiệu quả và tốc độ: Công nghệ có thể giúp doanh nghiệp gia tăng đáng kể hiệu quả và tốc độ của quy trình mua hàng, giúp tiết kiệm thời gian. Các nhiệm vụ, công việc quan trọng có thể được giải quyết bằng công nghệ thay vì phải sử dụng nhân công để
  • 27. 17 thực hiện. Điều này làm giảm công việc cho nhân viên mua hàng và giúp họ có nhiều thời gian để xử lý các nhiệm vụ, công việc phức tạp hơn trong quy trình mua hàng. - Giảm thời gian chu kỳ trung bình: Với quy trình mua sắm thủ công, các nhân viên mua hàng có thể phải dành nhiều thời gian để soạn thảo hợp đồng hoặc các đơn đặt hàng thủ công. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của công nghệ, doanh nghiệp có thể sử dụng các mẫu đơn đặt hàng, hợp đồng đã được thiết lập sẵn. Nhân viên chỉ cần điều chỉnh các nội dung cho phù hợp với mặt hàng cần mua một cách dễ dàng. Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng công nghệ để lưu trữ các hợp đồng hiện có của mình và sử dụng lại chúng bất cứ khi nào cần thay vì phải soạn lại mới khi có nhu cầu. - Loại bỏ hệ thống lưu trữ tài liệu thủ công: Một quy trình mua hàng thủ công thường dẫn đến rất nhiều thủ tục giấy tờ và những giấy tờ đó còn phải tốn diện tích không gian để lưu trữ, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn tìm kiếm và tra cứu hồ sơ. Ngoài ra, việc sắp xếp để lưu trữ những giấy tờ này cũng không dễ dàng. Khi doanh nghiệp sử dụng hệ thống lưu trữ dữ liệu và thông tin không cần giấy tờ, nó sẽ giúp ích cho doanh nghiệp dễ dàng hơn nhiều trong việc sắp xếp, truy cập và theo dõi tài liệu bất cứ khi nào. - Làm cho quy trình mua hàng của doanh nghiệp trở nên minh bạch: Với sự trợ giúp của công nghệ, doanh nghiệp có thể tiến hành kiểm toán một cách hiệu quả và nhanh chóng, tăng tính minh bạch của toàn bộ quy trình. Điều này còn giúp đảm bảo rằng ngân sách của doanh nghiệp không bị lạm dụng và được chi cho các dịch vụ/ sản phẩm cần thiết. Với sự trợ giúp của công nghệ, doanh nghiệp có thể đo lường KPI của nhân viên mua hàng một cách hiệu quả và hiệu quả hơn. - Tăng độ chính xác của dữ liệu: Phần lớn các doanh nghiệp đều đồng ý rằng nhập dữ liệu thủ công và quy trình không hiệu quả là một trong những thách thức hàng đầu của hoạt động mua hàng bởi nó dẫn đến việc nhập dữ liệu không chính xác làm tăng khả năng xảy ra sai sót trong quá trình mua hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề này với sự trợ giúp của công nghệ tự động hóa. Tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp hợp lý hóa quy trình dữ liệu, giúp giảm thiểu sai sót và tăng độ chính xác của dữ liệu.
  • 28. 18 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ TÂN HIỆP PHÁT - Tên đầy đủ: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát - Tên tiếng Anh: TAN HIEP PHAT TRADING - SERVICE COMPANY LIMITED - Tên viết tắt: THP GROUP - Trụ sở chính: 219 Đại lộ Bình Dương, Phường Vĩnh Phú, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam - Đại diện theo luật pháp: Bà Trần Ngọc Bích - Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: 0301387752 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 19/04/2018 - Ngày bắt đầu hoạt động: 15/10/1994 - Điện thoại: 0898760066 - Website công ty: www.thp.com.vn - Logo: Hình 2.1: Logo Tân Hiệp Phát (Nguồn: www.thp.com.vn) 2.1 Lịch sử hình thành, quá trình phát triển và thành tựu của Công ty 2.1.1 Lịch sử hình thành - Ngày 15/10/1994 Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát chính thức được thành lập. Tiền thân của công ty là Phân xưởng nước giải khát Bến Thành, với lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất nước ngọt, nước giải khát có gas, hương
  • 29. 19 vị bia. Đến nay Tân Hiệp Phát đã có gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm nước giải khát, nước uống đóng chai tại thị trường Việt Nam. - Từ những ngày đầu thành lập, vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, qua gần 30 năm hình thành và phát triển, hiện nay Tân Hiệp Phát đã vươn lên trở thành một trong những công ty sản xuất và cung cấp hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu tới 20 quốc gia, vùng lãnh thổ khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Hà Lan, Úc, Singapore,... - Với hoài bão “Trở thành tập đoàn hàng đầu ở Châu Á trong lĩnh vực thức uống và thực phẩm”, Tân Hiệp Phát đã không ngừng đầu tư phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất, hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ, và tự hào là một trong những đơn vị tại Việt Nam sở hữu nhiều công nghệ sản xuất, dây chuyền hiện đại bậc nhất thế giới như dây chuyền chiết lạnh vô trùng Aseptic, dây chuyền công nghệ châu Âu, Nhật Bản,… 2.1.2 Quá trình phát triển - Năm 2001: Tân Hiệp Phát ra mắt sản phẩm nước tăng lực Number 1, sau 3 tháng ra mắt sản phẩm đã đạt Top 5 sản phẩm bán chạy nhất” trên toàn Việt Nam. Sau này Tân Hiệp Phát còn ra mắt các sản phẩm khác dưới thương hiệu Numer 1 như: nước tinh khiết Number 1, sữa đậu nành Number 1, Number 1 Cola, Number 1 Juice,... với nhiều hương vị khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng vầ đa dạng hóa sản phẩm. Hình 2.2: Sản phảm nước uống tăng lực Number 1 của Tân Hiệp Phát Hình 2.3: Sản phẩm nước tinh khiết Number 1, sữa đậu nành Number 1, Number 1 Cola của Tân Hiệp Phát
  • 30. 20 Hình 2.4: Sản phẩm Number 1 Juice với nhiều hương vị của Tân Hiệp Phát (Nguồn: www.thp.com.vn) - Tháng 12 năm 2003: Tân Hiệp Phát ra mắt sản phẩm Bia Laser – là sản phẩm bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam. Hiện nay sản phẩm bia Laser đóng chai này đã ngưng sản xuất do thất bại từ việc định vị phân khúc khách hàng của Tân Hiệp Phát. Hình 2.5: Sản phẩm bia Laser đóng chai của Tân Hiệp Phát (Nguồn: www.antt.vn) - Tháng 11 năm 2004: Tân Hiệp Phát ra mắt sản phẩm sữa đậu nành Soya dưới thương hiệu Number 1 và được khách hàng đón nhận tích cực Hình 2.6: Sản phẩm sữa đậu nành Soya của Tân Hiệp Phát (Nguồn: www.thp.com.vn) - Năm 2006: Tân Hiệp Phát ra mắt sản phẩm Trà xanh không độ, ngày nay sản phẩm Trà xanh không độ đã trở thành sản phẩm chủ lực của công ty và được khách hàng ưa chuộng. Sản phẩm có nhiều loại hình thức như chai nhựa 500ml, chai thủy tinh 240ml, hộp
  • 31. 21 giấy 240ml, lon 330ml và chai 500ml phiên bản cho người ăn kiêng giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn Hình 2.7: Sản phảm Trà xanh Không độ của Tân Hiệp Phát (Nguồn: www.thp.com.vn) - Tháng 12 năm 2008: Tiếp nối thành công của sản phẩm Trà xanh không độ, Tân Hiệp Phát tung ra loại thức uống được làm từ thảo mộc – trà thanh nhiệt Dr.Thanh và nhận được rất nhiều sự yêu thích từ người tiêu dùng. Hình 2.8: Sản phảm Trà thanh nhiệt Dr.Thanh của Tân Hiệp Phát (Nguồn: www.thp.com.vn) - Năm 2015: Tân Hiệp Phát cho ra mắt sản phẩm nước uống vận động Number 1 Active Chanh muối Hình 2.9: Sản phẩm nước uống vận động Number 1 Active của Tân Hiệp Phát (Nguồn: www.thp.com.vn)
  • 32. 22 - Năm 2018: Tân Hiệp Phát cho ra mắt sản phẩm trà sữa đóng chai Macchiato và nhanh chóng được khách hàng, đặc biệt là giới trẻ yêu thích Hình 2.10: Sản phẩm trà sữa đóng chai Macchiato của Tân Hiệp Phát (Nguồn: www.thp.com.vn) 2.1.3 Thành tựu đạt được - Năm 2010: Tân Hiệp Phát đạt Thương hiệu quốc gia 2010. - Năm 2011: Tân Hiệp Phát lọt Top 10 tăng trưởng nhanh bản xếp hạng Fast 500. Fast 500 là bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập theo chuẩn mực quốc tế của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report). - Năm 2012: Tân Hiệp Phát đạt danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" do người tiêu dùng bình chọn, vinh danh Thương hiệu Quốc gia. Bên cạnh đó ngày 15/10/2012 Tân Hiệp Phát còn được vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 do Nhà nước trao tặng. - Năm 2014: Tân Hiệp Phát đạt Thương hiệu quốc gia 2014. Ngày 15/10/2014, tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập, Tân Hiệp Phát đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 do Chủ tịch nước phong tặng. - Năm 2015: Tân Hiệp Phát đạt Thương hiệu vì cộng đồng 2015. - Năm 2016: Tân Hiệp Phát đạt Thương hiệu quốc gia 2016. - Năm 2018: Tân Hiệp Phát lọt Top 10 doanh nghiệp đồ uống uy tín và đạt Thương hiệu quốc gia năm 2018.
  • 33. 23 - Năm 2019: Tân Hiệp Phát đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia 2018 - được thiết lập và triển khai trên cơ sở chấp nhận mô hình và 07 tiêu chí của Giải thưởng Malcolm Baldrige (MBA) – Giải thưởng Chất lượng Quốc gia của Mỹ. Bên cạnh đó Tân Hiệp Phát còn được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Châu Á trong giải thưởng HR Asia Award do tạp chí nhân sự hàng đầu châu Á HR Asia Magazine tổ chức. - Năm 2020: Tân Hiệp Phát lọt Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2020 – Nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) do Vietnam Report công bố và đạt Thương hiệu quốc gia 2020. 2.2 Lĩnh vực kinh doanh và cơ sở vật chất của Công ty 2.2.1 Lĩnh vực kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh chính của Tân Hiệp Phát là sản xuất kinh doanh các sản phẩm nước giải khát và thức uống đóng chai. Ngoài ra Tân Hiệp Phát còn đầu tư dây chuyền sản xuất bao bì với công nghệ hiện đại để phục vụ cho việc sản xuất nước giải khát và thực phẩm của doanh nghiệp. Các sản phẩm nước giải khát và thức uống đóng chai phổ biến của Tân Hiệp Phát là nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thanh nhiệt Dr.Thanh, sữa đậu nành đóng chai, trà bí đao,... Hiện nay các sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã có mặt ở khắp các tỉnh thành Việt Nam và được xuất khẩu sang 20 quốc gia và vùng lãnh thổ khác với nhiều chứng nhận chất lượng. 2.2.2 Cơ sở vật chất của Công ty Để có thể dẫn đầu về thị phần nước giải khát, thức uống đóng chai Tân Hiệp Phát đã đầu tư xây dựng 4 nhà máy trải dài khắp các vùng lãnh thổ Việt Nam, gồm: Nhà máy Number One Hà Nam, Nhà máy Number One Chu Lai, Nhà máy Bình Dương và Nhà máy Number One Hậu Giang. Với 4 nhà máy, năng lực sản xuất của Tân Hiệp Phát đạt hàng tỷ lít mỗi năm. Tân Hiệp Phát đã mạnh tay đầu tư hàng trăm triệu đô la để xây dựng hệ thống dây chuyền công nghệ Aseptic của tập đoàn GEA Procomac (Đức). Công nghệ Aseptic là chuỗi các dây chuyền vô trùng, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào quá trình sản xuất từ khâu chế biến nguyên liệu đến thổi chai, chiết rót và đóng nắp sản phẩm. Với công nghệ Aseptic,
  • 34. 24 thành phẩm sẽ giữ được gần như toàn bộ các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe cũng như hương vị, màu sắc tự nhiên do không bị phân hóa bởi tác động từ nhiệt độ cao như chiết nóng. Hệ thống dây chuyền công nghệ Aseptic mà Tân Hiệp Phát sở hữu cho công suất lên đến 48.000 chai sản phẩm/giờ, tức hơn 13 sản phẩm được xuất xưởng mỗi giây. Hình 2.11: Dây chuyền công nghệ Aseptic tại Tân Hiệp Phát (Nguồn: www.thanhnien.vn) Bên cạnh đó, các nhà máy sản xuất của Tân Hiệp Phát còn nhận được các chứng nhận chất lượng, cụ thể như: - Nhà máy Bình Dương thuộc tập đoàn Tân Hiệp Phát đã nhận được 2 chứng nhận là ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do tổ chức chứng nhận của Nauy là DNV.GL cấp và HALAL - Tiêu chuẩn Malaysia – MS 1500:2019 (tiêu chuẩn dành cho các sản phẩm xuất khẩu đến các nước đạo Hồi giáo). - Nhà máy Number One Hà Nam cũng nhận được chứng nhận HALAL - Tiêu chuẩn Malaysia – MS 1500:2019 - Nhà máy Number One Chu Lai nhận được ISO 22000:2005 vể hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • 35. 25 2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty 2.3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty Hình 2.12: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Tân Hiệp Phát (Nguồn: Khối Nhân sự Tân Hiệp Phát)
  • 36. 26 2.3.2 Chức năng từng phòng ban - Hội đồng thành viên: Là cơ quan có quyền hạn quyết định cao nhất của công ty, điều hành, quản lý mọi hoạt động kinh doanh của công ty và trực tiếp quản lý mọi hoạt động của các phòng ban. Hội đồng thành viên có nhiệm vụ xây dựng chiến lược khinh doanh và đảm bảo sự phát triển của công ty. Trong đó, chủ tịch hội đồng thành viên là người có quyền hạn cao nhất. - Tiểu ban chiến lược: Là những thành viên có năng lực do Hội đồng thành viên lựa chọn, có nhiệm vụ đánh giá tình hình hoạt động, đề ra mục tiêu chiến lược dài hạn cũng như tìm các hướng đi mới và thực thi cho Công ty. - Tiểu ban nhân sự và lương thưởng: Là những thành viên có năng lực do Hội đồng thành viên lựa chọn, có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn và đánh giá hoạt động cho tất cả các thành viên trong công ty, tìm kiếm các cá nhân đủ năng lực đảm nhiệm vị trí trong Hội đồng thành viên, xác định và quản lý chế độ lương thưởng cho Hội đồng thành viên, đánh giá kết quả hoạt động của Hội đồng thành viên. - Tiểu ban kiểm toán và quản lý rủi ro: Là những thành viên có năng lực do Hội đồng thành viên lựa chọn, có nhiệm vụ báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ và giám sát hệ thống quản lý rủi ro. - Tổng giám đốc: Là thành viên của Hội đồng thành viên. Tổng Giám đốc và các thành viên bộ máy quản lý khác là cơ quanchấp hành, điều hành hoạt động của Công ty, đảm bảo Công ty hoạt động diễn ra bình thường và có hiệu quả. - Cố vấn pháp lý: Có nhiệm vụ tư vấn, soát xét, thẩm định những văn bản mang tính chất pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh và quản trị của công ty. - Phó tổng giám đốc: Có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của công ty. - Trợ lý phó tổng giám đốc: Thực hiện các công việc mà Phó tổng giám đốc giao, kiểm tra hồ sơ của các phòng ban trước khi trình lên Phó tổng giám đốc. - Khối bất động sản: Thực hiện các công việc liên quan đến mua, bán, xây dựng, chuyển nhượng, cho thuê,... bất động sản thuộc sở hữu của công ty.
  • 37. 27 - Khối ngân quỹ và thuế: Thực hiện quản lý an toàn kho quỹ, ghi chép sổ sách, kiểm đếm quỹ, tiền mặt và thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. - Khối tài chính: Có nhiệm vụ quản lý dòng tiền của công ty, tham mưu cho lãnh đạo về phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính, thực hiện các công tác quản lý tài sản, nguồn vốn, chi phí của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty. - Khối hậu cần: Gồm có 2 bộ phận nhỏ là bộ phận vận tải và bộ phận kho. Bộ phận vận tải có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch vận chuyển hàng hóa giữa nội bộ các nhà máy của công ty và vận chuyển hàng hóa phân phối cho khách hàng. Nhiệm vụ chính của bộ phận kho là quản lý, giám sát hàng hóa trong kho, kiểm kê hàng hóa và làm các thủ tục nhập kho khi nhà cung cấp giao hàng, quản lý hàng hóa tồn kho,... - Khối phát triển khách hàng: Có nhiệm vụ chính là mang lại nguồn khách hàng tiềm năng cho công ty bằng cách tìm kiếm khách hàng mục tiêu phù hợp, chăm sóc, duy trì mối quan hệ với khách hàng. - Khối sản xuất: Thực hiện, giám sát quá trình chuyển đổi nguồn nguyên liệu thô và các yếu tố đầu vào khác thành sản phẩm cuối cùng cho công ty. Bên cạnh đó khối sản xuất còn có nhiệm vụ tham mưu về các biện pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả của dây chuyền nhằm đạt được năng xuất đề ra cũng như đảm bảo chất lượng đầu ra của thành phẩm. - Khối phát triển - đổi mới và đảm bảo chất lượng sản phẩm: Gồm có các bộ phận nhỏ như: + Bộ phận quản lý chất lượng (QA/QC) và Môi trường An toàn Sức Khỏe nghề nghiệp (EOHS): Đảm bảo các phòng ban thực hiện đúng quy trình đã đề ra của công ty và kiểm tra, nghiệm thu chất lượng hàng hóa; Lập kế hoạch, triển khai và đảm bảo, giám sát các nội dung về an toàn sức khỏe nghề nghiệp. + Bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D - Research & Development): Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và chiến lược kinh doanh của công ty, cải tiến chất lượng sản phẩm của công ty.
  • 38. 28 + Bộ phận quản lý dự án (PMO - Project Management Office): Tham mưu, đề xuất những dự án phù hợp với chiến lược kinh doanh, mục tiêu phát triển của công ty nhằm đem về lợi nhuận, thanh tra giám sát, đảm bảo các dự án đang thực thi thực hiện đúng quy trình. - Khối tiếp thị: Thực hiện nghiên cứu và đánh giá thị trường, xác định phân khúc khách hàng dựa trên những khảo sát, tổ chức thực hiện những công việc nhằm thúc đẩy và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tham mưu cho ban lãnh đạo về các chiến dịch quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và thu hút khách hàng. - Khối mua hàng: Mua các hàng hóa đáp ứng nhu cầu của các phòng ban khác và nhu cầu sản xuất của công ty, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ được đáp ứng kịp thời để hoạt động của công ty diễn ra trơn tru không bị gián đoạn, đồng thời kiểm soát, quản lý và tối ưu hóa chi phí mua hàng. - Khối truyền thông: Nhiệm vụ chính là truyền tải đúng, đầy đủ các thông báo, tin tức từ ban lãnh đạo đến toàn thể nhân viên, khi có khủng hoảng truyền thông xảy ra thì khối truyền thông phải tư vấn, đề ra các chiến lược giải quyết khủng hoảng, bảo vệ hình ảnh thương hiệu. - Khối an ninh: Tuần tra, đảm bảo an ninh trật tự trong khuôn khổ công ty, kiểm tra đánh giá các thiết bị phòng cháy chữa cháy đảm bảo sẵn sàng khi xảy ra sự cố cháy nổ, nhận diện đánh giá rủi ro và sẵn sàng ứng phó đảm bảo an ninh cho công ty. - Khối nhân sự: Có nhiệm vụ chính là tìm kiếm, lựa chọn nhân sự phù hợp, đảm bảo đủ số lượng nhân sự đáp ứng yêu cầu công việc của công ty. Ngoài ra, khối nhân sự còn thực hiện các công việc hành chính, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục lao động và tổ chức các hoạt động kết nối nhân viên với nhau. - Khối công nghệ thông tin: Có nhiệm vụ xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống mạng, máy tính, phần mềm của công ty, kiểm soát bảo mật dữ liệu, hỗ trợ xử lý khắc phục khi gặp sự cố và hướng dẫn đào tạo các nhân viên khi áp dụng phần mềm, hệ thống mới. - Khối quản lý tài sản: Kiểm soát, đảm bảo vật tư, tài sản, trang thiết bị,... của công ty luôn trong tình trạng tốt, phối hợp với các phòng ban liên quan khác như kho, mua hàng,... để quản lý việc nhập – xuất các tài sản, thiết bị, vật tư của công ty.
  • 39. 29 - Khối quản lý rủi ro và kiểm toán: Lập kế hoạch kiểm toán hàng năm, thực hiện các cuộc kiểm toán nội bộ, báo cáo kết quả, giám sát việc triển khai kết quả thực hiện, tham mưu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công việc kiểm toán và hạn chế rủi ro cho công ty. Tân Hiệp Phát là một tập đoàn có nhiều công ty con với nhiều lĩnh vực hoạt động riêng, các phòng ban chính như tài chính, pháp lý, mua hàng, truyền thông, công nghệ thông tin,... sẽ chỉ có nhân sự hoạt động tại trụ sở chính. Tại các công ty con trên, tùy theo quy mô và nghiệp vụ mà sẽ được phân bổ và tuyển dụng phù hợp để cắt giảm nhân sự không cần thiết, tiết kiệm chi phí và dễ dàng quản lý. 2.4 Khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh 2.4.1 Khách hàng Sở hữu nguồn lực mạnh với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, cơ sở vật chất hùng mạnh, quy mô, nguồn nguyên liện đầu vào ổn định và chất lượng, Tân Hiệp Phát đã không ngừng nghiên cứu và phát triển ra các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và tối đa hóa lựa chọn cho người tiêu dùng. Nhờ hệ thống sản phẩm đa dạng, phong phú ấy Tân Hiệp Phát đã dễ dàng tiếp cận được với mạng lưới người tiêu dùng rộng lớn, “len lỏi” vào trong tiềm thức của mọi tần lớp người dân Việt Nam. Các sản phẩm phổ biến của Tân Hiệp Phát như nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thanh nhiệt Dr.Thanh, sữa đậu nành Soya,... có giá thành hợp với túi tiền nên đã tiếp cận và thu hút được rất nhiều đối tượng khách hàng. Cùng với sự bùng nổ của thời đại công nghệ, Tân Hiệp Phát đã thay đổi nhiều hình thức tiếp cận người tiêu dùng như quảng bá trên các kênh mạng xã hội Facebook, Tiktok, Youtube, hợp tác với các ngôi sao, KOLs nổi tiếng, tài trợ cho các chương trình nghệ thuật,... để đưa sản phẩm đến gần hơn với giới trẻ ngày nay. Các nội dung quảng bá cũng được trẻ hóa để có thể mang đến cảm giác gần gũi với đối tượng khách hàng này. Bên cạnh đó, việc sở hữu kênh phân phối lớn mạnh từ các đơn vị đại lý bán sỉ, các cửa hàng bán lẻ và đội ngũ tiếp thị sản phẩm chuyên nghiệp cũng đã giúp độ phủ sóng của Tân Hiệp Phát rộng khắp cả nước.
  • 40. 30 2.4.2 Thị trường và đối thủ cạnh tranh Sau gần 30 năm thành lập và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, Tân Hiệp Phát đã vươn lên trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu trong thị trường nước giải khát, sánh ngang với các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Với sản phẩm đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, Tân Hiệp Phát không những phủ sóng khắp các tỉnh thành Việt Nam mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác. Việc mạnh tay chi tiền vào hệ thống dây chuyền chiết rót Aseptic đã thể hiện quyết tâm rút ngắn khoảng cách với những tên tuổi đứng đầu trên thị trường Việt Nam và nỗ lực chinh phục thị trường thế giới. Những đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam của Tân Hiệp Phát chính là các tập đoàn quốc gia như PepsiCo được thành lập năm 1982 và ra mắt thị trường Việt Nam vào năm 1994; Coca Cola thành lập năm 1886, chính thức gia nhập thị trường Việt Nam năm 1994. Với lợi thế thương hiệu, nguồn vốn hùng mạnh và thời gian hoạt động lâu dài, sẽ rất khó khăn cho Tân Hiệp Phát khi muốn vượt qua 2 doanh nghiệp lớn này. Hình 2.13: Bảng xếp hạng Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2022 - nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) do Vietnam Report công bố (Nguồn: www.vietnamnet.vn) 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2020, 2021
  • 41. 31 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tân Hiệp Phát năm 2020 – 2021 Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch So sánh (%) 1 Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 11,806,887,366,852 12,080,807,153,763 273,919,786,911 102.32 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 97,068,862,394 109,935,345,099 12,866,482,705 113.26 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 11,709,818,504,458 11,970,871,808,664 261,053,304,206 102.23 4 Giá vốn hàng bán 6,005,965,910,936 6,437,934,858,699 431,968,947,763 107.19 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5,703,852,593,521 5,532,936,949,964 (170,915,643,557) 97.00 6 Doanh thu hoạt động tài chính 334,134,912,482 350,106,340,119 15,971,427,637 104.78 7 Chi phí hoạt động tài chính 318,631,052,543 136,646,504,548 (181,984,547,994) 42.89 8 Chi phí bán hàng 2,721,361,820,436 2,919,695,634,133 198,333,813,697 107.29 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 429,750,339,114 544,674,667,294 114,924,328,181 126.74 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,568,244,293,911 2,282,026,484,108 (286,217,809,803) 88.86 11 Thu nhập khác 1,481,363,308,728 977,620,145,792 (503,743,162,936) 65.99 12 Chi phí khác 84,547,501,090 98,055,300,623 13,507,799,533 115.98 13 Lợi nhuận khác 1,396,815,807,638 879,564,845,169 (517,250,962,469) 62.97 14 Lợi nhuận trước thuế 3,965,060,101,549 3,161,591,329,276 (803,468,772,273) 79.74 15 Thuế TNDN 551,201,261,073 435,983,444,307 (115,217,816,766) 79.10 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3,413,858,840,476 2,725,607,884,969 (688,250,955,507) 79.84 (Nguồn: Khối tài chính công ty Tân Hiệp Phát)
  • 42. 32 Nhận xét: - Về doanh thu: Nhìn vào bảng báo cáo ta có thể thấy doanh thu thuần năm của công ty Tân Hiệp Phát năm 2021 tăng 2.23% so với năm 2020 cụ thể là tăng 261,053,304,206 đồng. Nguyên nhân của sự tăng này là do tăng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ, cụ thể là tăng 2.32% tương đương với 273,919,786,911 đồng. Đây được xem như là một kết quả tích cực trong thời kì cả đất nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Mặc dù cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng Tân Hiệp Phát đã có những chiến lược kinh doanh hiệu quả, nắm bắt và điều chỉnh chiến lược kinh doanh kịp thời nhằm thích ứng với tình hình, bằng chứng là tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm tới các quốc gia khác của Tân Hiệp Phát vẫn tăng 30% so với năm 2020, mang lại doanh thu khả quan cho công ty. Mặt khác các khoản giảm trừ doanh thu năm 2021 cũng tăng 13.26% tương ứng với 12,866,482,705 đồng, nguyên nhân của sự tăng này là do Tân Hiệp Phát đã thực hiện các hoạt động tặng ủng hộ sản phẩm nước uống cho các cơ sở phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 trên khắp cả nước, cho nên khoản tăng này hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng tăng 4.78% tương ứng tăng 15,971,427,637 đồng, nguyên nhân của sự tăng này là do công ty thu được lợi từ việc đầu tư hợp tác với thương hiệu Yeah1. - Về chi phí: Vì để đầu tư tài chính vào Yeah1 công ty đã bỏ ra một khoản chi phí hoạt động tài chính lớn vào năm 2020, cho nên chi phí hoạt động tài chính năm 2021 giảm so với năm 2020 là 57.11% tương ứng với giảm 181,984,547,994 đồng. Doanh thu năm 2021 của Tân Hiệp Phát tăng so với năm 2020 làm cho chi phí bán hàng năm 2021 tăng 7.29 % tương ứng tăng 198,333,813,697 đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2021 tăng 26.74% so với năm 2020, cụ thể tăng 114,924,328,181 đồng. Nguyên nhân của sự tăng này là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giãn cách xã hội khiến mọi người không thể tiếp xúc với nhau, Tân Hiệp Phát đã triển khai các ứng dụng làm việc online để kịp thời thích ứng với tình hình như Workplace, Workchat, Sharepoint, Online Form, chữ ký điện tử,... để việc quản trị doanh nghiệp không bị gián đoạn. Bên cạnh đó, chỉ tiêu chi phí khác năm 2021 của Tân Hiệp Phát cũng tăng so với năm 2020 là 15.98%, tương ứng tăng 13,507,799,533 đồng. Vì dịch Covid-19 Tân Hiệp Phát phải triển khai thực hiện 3T (3 tại chỗ), công ty đã chi trả các khoản chi phí sinh hoạt tại công ty cho hơn 1,000 nhân viên để đảm bảo tiến độ lao động sản xuất sản phẩm. Ngoài ra các chi phí phát sinh như chi phí xét
  • 43. 33 nghiệm nhanh, xét nghiệm PCR, chi phí về vật tư y tế cũng làm cho chỉ tiêu chi phí khác tăng đáng kể. - Về lợi nhuận: Nhìn vào bảng báo cáo ta có thể thấy mặc dù doanh thu thuần năm 2021 tăng so với năm 2020 nhưng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 lại giảm 3.00%, tương ứng giảm 170,915,643,557 đồng so với năm 2020. Nguyên nhân của sự giảm lợi nhuận này là do giá vốn hàng bán năm 2021 tăng so với năm 2020, cụ thể tăng 7.19% tương ứng với 431,968,947,763 đồng. Năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, mặt khác giá xăng dầu năm 2021 cũng tăng so với năm 2020 dẫn đến chi phí vận chuyển tăng, các yếu tố trên đã làm cho giá vốn hàng bán năm 2021 tăng so với năm 2020. Ngoài ra lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Tân Hiệp Phát năm 2021 cũng giảm so với năm 2020 cụ thể là 11.14% tương ứng với 286,217,809,803 đồng do các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với năm 2020. Năm 2021 công ty có khoản thu nhập khác từ hoạt động thanh lý các tài sản đã hết giá trị khấu hao và thuế được hoàn lại nhưng lại giảm 34.01% tương ứng giảm 503,743,162,936 đồng so với năm 2020, chi phí khác năm 2021 tăng so với năm 2020 dẫn đến lợi nhuận khác năm 2021 giảm so với năm 2020. Tuy doanh thu năm 2021 của Tân Hiệp Phát tăng so với năm 2020 nhưng sự tăng này là không đáng kể so với sự tăng của các chi phí, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và sau thuế của doanh nghiệp. Cụ tể là lợi nhuận sauu thế của doanh nghiệp năm 2021 đã giảm 20.16% tương ứng giảm 688,250,955,507 đồng so với năm 2020. Dưới tác động của đại dịch Covid-19, năm 2021 là một năm khó khăn của cả đất nước Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, Tân Hiệp Phát cũng chịu ảnh hưởng nặng nề khiến cho lợi nhuận của công ty giảm sút. Tuy nhiên với mục tiêu và nguyện vọng đóng góp cho sự phồn vinh của xã hội, trở thành tập đoàn hàng đầu châu Á trong lĩnh vực thức uống và thực phẩm, Tân Hiệp Phát đã có những chiến lược kinh doanh đúng đắn thích ứng với tình hình xã hội, nắm bắt thời cơ để biến khó khăn thách thức thành cơ hội. Khi nền kinh tế dần hồi phục, Tân Hiệp Phát cần phải đưa ra các biện pháp đổi mới để không ngừng phát triển, giảm thiểu các chi phí, cải thiện chiến lược kinh doanh để tăng doanh thu và lợi nhuận nhằm vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực đồ uống không cồn.
  • 44. 34 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN SAP ARIBA TRONG HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ TÂN HIỆP PHÁT 3.1 Cơ cấu tổ chức khối mua hàng Khối mua hàng của công ty Tân Hiệp Phát có nhiệm vụ và chức năng chính là đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu hàng hóa mà công ty cần. Không chỉ phục vụ cho trụ sở chính là công ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát, khối mua hàng còn phục vụ nhu cầu cho tất cả các nhà máy, công ty con khác của công ty như: nhà máy Number One Hà Nam, nhà máy Number One Chu Lai, nhà máy Number One Hậu Giang, công ty Cổ Phần Bất Động Sản Song Thanh,... Muốn đáp ứng được nhu cầu khổng lồ ấy cần phải có rất nhiều người phối hợp làm việc với nhau để duy trì dây chuyền sản suất và hoạt động của công ty không bị đứt đoạn. Vì vậy cho nên Khối mua hàng đã được phân chia thành nhiều bộ phận nhỏ để có thể đảm bảo đáp ứng được khối lượng công việc nhiều và tăng tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa hơn.
  • 45. 35 Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức khối mua hàng (Nguồn: Khối nhân sự Tân Hiệp Phát)
  • 46. 36 Khối mua hàng của công ty Tân Hiệp Phát được quản lý trực tiếp bởi phó tổng giám đốc kiêm giám đốc khối mua hàng là bà Trần Uyên Phương. Các phòng ban, bộ phận trong khối mua hàng gồm có: Tìm nguồn, Mua hàng, Điều hành mua hàng, Quan hệ khách hàng, Mua dịch vụ tiếp thị. Nhiệm vụ của các phòng: - Phòng tìm nguồn (Sourcing): tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp tiềm năng cho công ty, căn cứ theo yêu cầu mua đã được phê duyệt để phân tích và đề xuất phương án mua hợp lý. - Phòng mua hàng (Buying): + Bộ phận mua hàng thời điểm (Buying – Adhoc): mua hàng hóa có tính chất không thường xuyên, có giá trị nhỏ. + Bộ phận mua hàng chiến lược (Buying – Strategic): mua hàng hóa thuộc nhóm hàng chiến lược của công ty, giá trị đơn hàng lớn. + Bộ phận mua hàng dự án, bất động sản (Procurement Project & Real Estate): mua hàng hóa phục vụ cho các dự án và bất động sản của công ty. - Phòng điều hàng mua hàng (Purchasing Operation): vận hành hợp đồng đã ký với nhà cung cấp, theo dõi tiến độ giao nhận hàng và lên kế hoạch trả hàng cho nhà cung cấp khi hàng hóa bị lỗi. - Phòng quan hệ khách hàng (Supplier Relationship Management –SRM): quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp, đánh giá KPIs, năng lực của nhà cung cấp. - Phòng mua hàng dịch vụ tiếp thị (Sourcing Marketing Sevices): mua hàng hóa thuộc nhóm quảng cao, TV, báo đài cho công ty. 3.2 Quy trình mua hàng của công ty Tân Hiệp Phát 3.2.1 Tổng quan quá trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát Mỗi công ty sẽ có một quy trình mua hàng riêng biệt, quy trình mua hàng càng rõ ràng chi tiết thì hoạt động mua hàng sẽ càng hiệu quả. Quy trình mua hàng rõ ràng cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát được các hoạt động mua hàng, giảm thiểu các rủi
  • 47. 37 ro, nguy cơ về việc gian lận trong mua hàng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng quan quá trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát được thể hiện tóm tắt bằng sơ đồ dưới đây: Hình 3.2: Tổng quan quá trình mua hàng tại công ty Tân Hiệp Phát (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Diễn giải quy trình cụ thể: - Phiếu yêu cầu mua hàng hay còn gọi là đề bài: khi người sử dụng cuối cùng có nhu cầu mua hàng thì sẽ tạo yêu cầu mua hàng (đề bài) rồi gửi cho khối mua hàng. Trong đề bài sẽ gồm các nội dung chính như: