SlideShare a Scribd company logo
1 of 319
Download to read offline
- ......---------- 1)AI HOC KINH TÊ TP. HÔ CHI MINH
THIFVIEN -■------ *-----------;------:-------- ;---------------------
DAI HQC NHA TRANG PGS.TS. NGUYENDÄNGDON
D
332.1
Ng 527 D
(TRANSACTIONS OF CENTRAL BANK)
PGS.TS. N G U Y Ễ N Đ Ă N G DỜN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. Hồ CHÍ MINH
m
NGHIỆP VỤ
NGÂN HÀNGTRUNG ƯƠNG
TRƯỜNG tiẠI HỌC NHAĨkANS
THƯ
1
A i . _ __
Vị ú hỉTcì
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG Hộp TP. Hồ CHÍ MINH
m
Ẩ ,à t
Ngăn hàng Trung ương (Central Bank) là một thể chế
tài chính đặc biệt của một quốc gia. Với vai trò điều tiết vĩ
mô lĩnhvực Tiền tệ - Ngân hàng, Ngân hàng Trung ương
trở thành Trung tâm thần kinh của toàn bộ nền kinh tế, và
hoạt động của Ngân hàng Trung ương có ảnh hưởng và tác
động mạnh mẽ nhất đến sựphát triển của nền kinh tế.
Là bộ máy chuyên quản của lĩnh vực Tiền tệ ngân
hàng, Ngân hàng Trung ương có nhiệm vụ trọng yếu là
hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốcgia, nhằm
đạt được các mục tiêu chủ yếu của nền kinh tế như
tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ, ổn định thị trường, giá
cả tạo công việc làm cho người lao động góp phần ổn định
cuộc sống và trật tự xã hội....
Là cơ quan Trung ương của hệ thống ngân hàng quốc
gia, Ngân hàng Trung ương (NHTW) thực hiện các hoạt
động nghiệp vụ với các Ngân hàng thương mại và các tổ
chức tín dụng để điều chỉnh, chi phối và giúp đỡ các Ngân
hàng thương mại, các tổ chức tín dụng - làm cho hệ thống
này hoạt động an toàn và có hiệu quả, góp phần thực hiện
các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốcgia.
Một sự điều chỉnh nhỏ trong các chính sách của NHTW
(chính sách lãisuất, tỷ giá, hối đoái..., đều gây ra hiệ
lớn đối với nền kinh tế-xã hội, điều này khẳng định vị trí
và vai trò của NHTW trong nền kinh tế thị trường. Với tinh
thần đó, việc nghiên cứu, học tập để hiểu rõ hơn về NHTW,
nám bắt được những hoạt động của NHTW sẽ là yêu cầu
của bất kỳ ai quan tâm đến vực Tài chính Ngân
hàng. Hệ thống đào tạo chuyên ngành, củng như những
cán bộ, nhân viên làm công tác quản kinh doanh. Đối
với sinh viên bậc đào tạo đại học, học viên cao học và
nghiên cứu sinh, nghiên cứu nghiệp vụ NHTW sẽ giúp
người học trang bị cho,mình những kiến thức vừa cụ thể
vừa bao quát trong tổng thể kiến thức chuyên môn của
ngành Tài chính Ngân hàng. Đối với những cán bộ, chuyên
gia đang làm công tác quản trị kinh doanh trong các
NHTW, các công ty tài chính, công ty quản lý quỹ, công ty
chính khoán.... Nghiên cứu nghiệp vụ NHTW sẽ giúp họ
hiểu sâu và vận dụng linhhoạt và hiệu qu
dịch của mình với NHTW trên nhiều phương diện về tín
dụng Tiền tệ, thanh toán....
Cuốn sách Nghiệp vụ Ngăn hàng Trung ương được
biên soạn để phục vụ cho các yêu cầu nêu trên. Các nội
■dung được trình bày trong cuốn sách này, vừa phù hợp với
chức năng nhiệm vụ của NHTW nói chung, vừa cố gắng
bám sát thực tiễn của VN, gắn với hoạt động nghiệp vụ
của NH nhà nước Việt Nam - Do đó,
sơ hở và thiếu sót vì sự lồng ghép của nội dung - Tácgiả xin
chân thành cảm ơn và mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các anh chị, các bạn, để kịp thời chỉnh sữa cho cuôn
sách ngày càng hoàn thiện hơn.
Thư từ, ý kiến đónggóp xin gửi về địa chỉ
Emaỉl: nguyendangdonhp@yahoo.com
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả.
C h ư ơ n g I
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
(CENTRAL BANK)
1.1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ BẢN CHAT CỦA NGÂN HÀNG
TRUNG ƯƠNG (NHTW)
1.1.1. Khái niệm về N gân hàng Trung ương
Thuật ngữ Ngân hàng Trung ương (Central Bank) dùng
để chỉ rõ sự khác biệt với Ngân hàng Thương mại (NHTM)
(Commercial Bank) - sự khác biệt đó thể hiện ở chỗ:
- Thứ nhất, NHTW không hoạt động vì mục tiêu kinh
doanh như NHTM, mà hoạt dộng vì sự ổn định và phát
triển của toàn bộ nền kinh tế. NHTW là cơ quan quản lý
vĩ mô trong lĩnh vực tiền tệ —ngân hàng.
- Thứ hai,NHTW không giao dịch với các
nghiệp, tổ chức và cá nhân mà chỉ giao dịch với các NHTM
—và các giao dịch này để điều tiết hoạt động của hệ thông
- NHTM.
- Thứ ba, NHTW là ngân hàng phát hành tiền của
một quôc gia, cung ứng phương tiện thanh toán cho nền
kinh tế. NHTW là ngân hàng duy nhất của một nước trong
khi số lượng NHTM thì rất lớn, rất phổ biến và chỉ hoạt
động kinh doanh.
1
1.1.2. Quá trình ra đời của NHTW
Hệ thông ngân hàng của mỗi quốc gia phát triển qua
các thời kỳ như sau:
■ Thời kỳ nhứ nhất'. Thời kỳ sơ khai hình thành
nghề ngân hàng
Vào thời kỳ trước Công nguyên khoảng 3500 năm khi
các cuộc chiến diễn ra triền miên giữa các bộ tộc, tình
trạng cướp bóc tranh giành ảnh hưởng trong xã hội ngày
càng phổ biến; tiền đúc bằng kim loại (đồng, bạc, vàng) đã
xuất hiện trong lưu thông tuy còn rất đơn giản, làm nảy
sinh 2 yêu cầu:
- Một là làm sao bảo vệ an toàn tiền bạc của mình
trong điều kiện có cướp bóc và chiến tranh xảy ra một cách
phổ biến.
- Hai là làm sao để chuyển đổi những đồng tiền bị hao
mòn thành những đồng tiền có đầy đủ trọng lượng để lưu
thông một cách bình thường.
Đáp ứng 2 yêu cầu này chỉ có thể là các chùa chiền,
các nhà thờ và những người quyền quý trong xã hội, những
thợ kim hoàn.... Nghề ngân hàng ra đời ban đầu với nghiệp
vụ đơn giản: nhận bảo quản tiền và được trả thù lao bảo
quản; đổi chác tiền đúc và ăn hoa hồng đổi tiền. Nghề ngân
hàng sơ khai kiểu như vậy xuất hiện từ Hy Lạp rồi lan ra
các nước khác.
2
Cùng với sự phát triển của sản xuất, lưu thông hàng
hóa, hoạt động của những người bảo quản và đổi chác tiền
đúc đã có tiến triển thêm một bước mới cho đến thế kỷ thứ
VIII trước công nguyên. Họ không những thu nhận bảo
quản, đổi tiền mà còn sử dụng số tiền bảo quản đó để cho
vay, họ không những cho vay bằng tiền mặt mà còn sử
dụng chứng thư thay tiền mặt. Điều đó đã làm cho hoạt
động của Ngân hàng sơ khai trở nên phong phú hơn trước
và thuật ngữ Ngân hàng bắt đầu xuất hiện từ đó. Đây
chính là những Ngân hàng cho vay nặng lãi. Từ thế kỷ thứ
III trước Công nguyên, với sức mạnh của một đê chê lớn,
La Mã đã chinh phục nhiều nước về chính trị và quân sự.
La Mã trở thành một đế quôc giàu có bậc nhất lúc bấy giờ
vì vậy hoạt động Ngân hàng được mở rộng hơn. Chính
quyền La Mã cho phép những người hành nghề ngân hàng
mở “Tiệm” kinh doanh trên các đường hè phố tại các trung
tâm kinh tế, thương mại, phương tiện chủ yếu cho công
việc kinh doanh ấy là những cái bàn dài được chia nhiều
ngăn để cất giữ bảo quản tiền, các loại tài sản và sổ sách
giấy tờ... Những cái bàn ấy, theo tiếng La Tinh là Bancus để
ám chỉ phương tiện và nghề nghiệp của các nhà Ngân hàng.
Thuật ngữ Ngân hàng (Bank) bắt đầu sử dụng từ đó cho đến
ngày nay.
■ Thời kỳ thứ hai
Hoạt động ngân hàng trong thời kỳ từ thế kỷ thứ V
đến XV sau Công nguyên đã có những bước phát triển mới
3
tiến bộ so với giai đoạn sơ khai. Các chủ ngân hàng biết
cách sử dụng sô hiệu tài khoản để ghi chép theo dõi tiền gửi
của các thân chủ, sử dụng tài khoản để ghi chép theo dõi sô
tiền cho vay, sô tiền thu nợ, tính lãi, v.v... Đây được coi là
giai đoạn 2 trong lịch sử phát triển Ngân hàng thương mại
- nghiệp vụ bù trừ cũng đã được các chủ ngân hàng sử dụng
trong các giao dịch thanh toán giữa các đối tượng đã mang
lại kết quả đáng khích lệ. Trong thời kỳ từ thế kỷ XII đến
thế kỷ XV sau Công nguyên, các nghiệp vụ ngân hàng cũng
đã phát triển đa dạng và phong phú. Nghiệp vụ chuyển
ngân (transfer) đã được thực hiện, mang lại những tiện ích
lớn lao cho các thương nhân nói riêng và cho xã hội nói
chung. Những “chứng thư” do chính nhà Ngân hàng ký, phát
cho phép khách hàng của mình nhận tiền ở một Ngân hàng
khác có quan hệ, là công cụ để phát triển nghiệp vụ của nhà
Ngân hàng, và hầu như ai ai cũng thấy được sự an toàn và
tiện lợi của nó; Song song với nghiệp vụ chuyển ngân, các
chủ Ngân hàng cũng sẵn sàng thực hiện việc trả tiền trước
cho các thương phiếu chưa đáo hạn theo cách chiết khấu
tiền lãi, sau này ta gọi nghiệp vụ này là nghiệp vụ chiết
khấu (Discount) nghiệp vụ bảo lãnh (Guarantee) (tuy đơn
giản hơn bây giờ nhiều) cũng đã được nhà ngân hàng áp
dụng trong hoạt động nghiệp vụ của mình.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, thương mại, thị
trường nội địa không những được củng cố phát triển mà
còn từng bước hình thành thị trường quốc tế, thì hoạt động
Ngân hàng ngày càng phát triển và ngày càng phong phú.
4
■ Thời kỳ thứ ba
Đây là thời kỳ phát triển sôi động nhất của hệ thống
ngân hàng - diễn ra từ thế kỷ XVI đến thê kỷ XX. Sự phát
triển của nền kinh tê hàng hóa, và thị trường, song song
với cuộc chạy đua cạnh tranh giữa các ngân hàng đã từng
bước “phân hóa” hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia
thành 2 hệ thông ngân hàng - Sự “phân hóa” đó từng bước
được hình thành và được định hình rõ rệt sau cuộc chiến
thê giới lần thứ 2. Thời kỳ phát triển thứ 3 của hệ thông
ngân hàng bao gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn I
Giai đoạn phát triển từ loại Ngân hàng thương mại
(Commercial Bank) trở thành loại Ngân hàng Phát hành
(Issuing Bank).
Giai đoạn này diễn ra từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII.
Trong thời kỳ thứ 3, giai đoạn đầu của lịch sử phát triển
ngân hàng luôn gắn liền với hệ thống lưu thông tiền đúc
băng kim loại quý, nhưng do tiền đúc luôn luôn bị hao mòn,
trọng lượng pháp định của tiền đúc ngày càng bị giảm làm
cho giá trị của đồng tiền giảm theo (giá trị tiền đúc giảm
sút đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lưư thông, trao đổi,
giao dịch thanh toán), để khắc phục tình trạng này, các
ngân hàng thương mại đều sử dụng kỳ phiếu của ngân
hàng mình thay cho tiền đúc bằng kim loại quý.
5
Những thuật ngữ như “Tiền tín dụng”, “Kỳ phiếu ngân
hàng” được sử dụng để ám chỉ công cụ giao dịch và thanh
toán đó. Ở trong một nước, cứ có bao nhiêu ngân hàng
thương mại thì có bấy nhiêu loại kỳ phiếu ngân hàng lưu
hành, và những kỳ phiếu đó chỉ lưu thông trong một không
gian nhất định, trong phạm vi hoạt động vì ảnh hưởng của
ngân hàng thương mại đó. Nhưng dần dần cùng với sự phát
triển của thị trường dân tộc và thị trường quốc tế, thì tình
trạng trong một nước có nhiều kỳ phiếu ngân hàng cùng
lưu thông đã gây khó khăn và cản trở cho quá trình lưu
thông hàng hóa.
Lúc này bắt đầu xảy ra quá trình cạnh tranh giữa các
ngân hàng, với mục tiêu là mở rộng phạm vi lưư thông kỳ
phiếu do ngân hàng mình phát hành ra. Trong cuộc cạnh
tranh đó, chỉ những ngân hàng thương mại có quy mô lớn,
có mạng lưới rộng và có uy tín thì kỳ phiếu ngân hàng của
ngân hàng đó mới ngày càng chiếm ưu thế và lưu thông
rộng rãi hơn; Kỳ phiếu ngân hàng của những ngân hàng
thương mại vừa và nhỏ ngày càng bị mất uy tín, và dần
dần bị loại ra khỏi lưu thông, đồng thời, những ngân hàng
vừa và nhỏ lúc này cũng phải sử dụng các kỳ phiếu ngân
hàng do các ngân hàng lớn phát hành. Đến lúc này, sự
phân hóa hệ thông ngân hàng đã hình thành khá rõ nét
bao gồm các Ngân hàng Thương mại được phát hành kỳ
phiếu (Ngân hàng phát hành), và các Ngân hàng thương
mại không phát hành kỳ phiếu. Tuy nhiên, cả 2 loại ngân
hàng này đều thực hiện các chức năng chính của Ngân
hàng trung gian.
6
Giai đoạn II
Giai đoạn phát triển từ ngân hàng phát hành trở
thành các ngân hàng phát hành độc quyền. (Khoảng từ đầu
thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX).
Đây cũng là quá trình cạnh tranh diễn ra rất mạnh
mẽ và gay gắt trong Ngành ngân hàng, mà cụ thể đó là
quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng phát hành với
nhau, mà kết quả của cuộc cạnh tranh đó, cũng như bao
nhiêu cuộc cạnh tranh trong thị trường là: Ngân hàng phát
hành nào có quy mô lớn hơn sẽ giành được thắng lợi. Tuy
nhiên, cũng cần phải nói rằng, trong sự cạnh tranh khốc
liệt ấy, với quy luật muôn thuở là kẻ mạnh thắng người
yếu, thì sự tác động, sự trợ giúp của chính quyền Nhà nước
là rất quan trọng.
Ngân hàng phát hành, là công cụ mạnh mẽ nhất của
các trùm tư bản tài chính, nó có khả năng và sức mạnh để
chi phôi và lũng đoạn không những về kinh tê mà cả về
chính trị. Mặt khác, đây là những ngân hàng cổ phần lớn
mà cố đỏng lớn của những ngân hàng này là những nhà tư
sản giàu có, những người nắm giữ những cương vị quan
trọng trong bộ máy chính quyền, những người có chức có
quyền trong xã hội. Vì vậy, những ngân hàng phát hành
này còn nhận được những Ư
u đãi của nhà nước trong các
hoạt dộng phát hành tiền. Thậm chí Nhà nước còn can
thiệp trực tiếp bằng cách ra những sắc luật cho phép ngân
hàng nào được quyền phát hành, ngân hàng nào không
được quyền phát hành.
7
Chẳng hạn ở Mỹ vào năm 1791, Chính phủ Hoa Kỳ
chỉ cho phép hơn 20 ngân hàng được quyền phát hành. Sau
này đến năm 1913, (theo đạo luật Ngân hàng Mỹ) số lượng
này chỉ còn lại 12 và 12 ngân hàng này hợp nhất, trở
thành Hệ thông dự trữ liên bang (FED).
Tương tự như vậy, ở Pháp vào năm 1800, Chính phủ
chỉ cho phép 10 ngân hàng được quyền phát hành. Đến
năm 1870 theo đạo luật ngân hàng Pháp , chỉ còn duy nhất
1 ngân hàng. Ngân hàng Pháp quốc (Bank de France).
ở Anh vào năm 1792 có khoảng 14 ngân hàng phát
hành đến năm 1844 theo đạo luật Ngân hàng Anh, chỉ còn
Ngân hàng Anh (Bank of England) mới được quyền phát
hành tiền.
Như vậy, sự hình thành ngân hàng phát hành độc
quyền (Exclusive Issuing Bank) từ giữa thế kỷ XIX đến cuối
thể kỷ XIX đầu thê kỷ XX không những là sự lớn mạnh và
thắng thế của những ngân hàng đại quy mô lớn, mà còn là
sự tiếp tay giúp sức của bộ máy chính quyền Nhà nước, làm
cho hệ thông ngân hàng ở mỗi quốc gia đều phân hóa
thành 2 cấp rõ rệt: Đó là hệ thống Ngân hàng phát hành,
lúc này không còn giao dịch với khách hàng nữa, mà chỉ
giao dịch với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín
dụng, và hệ thông thứ hai : Hệ thông các ngân hàng trung
gian (Intermediary Bank System) gồm các Ngân hàng
thương mại, các định chế tài chính phi ngân hàng. Hệ
8
thống này giao dịch trực tiếp với khách hàng là các nhà
buôn, các công ty, hộ gia đình và cá nhân.
Giai đoạn III
Giai đoạn phát triển từ Ngân hàng phát hành độc
quyền thành ngân hàng Trung ương (Central Bank) . Thế
lực của Ngân hàng phát hành độc quyền là rất lớn. Nhưng
đây lại là các Ngân hàng cổ phần (Ngân hàng tư /
Jointstock Banks) mà các cổ đông lớn là những người
quyền quý trong xã hội, nó nhận được những ưu đãi đặc
biệt của Nhà nước như được trợ cấp vốn khi ngân hàng gặp
khó khăn, được miễn hoặc giảm thuế... Mối quan hệ giữa
Ngân hàng Phát hành độc quyền với Nhà nước là mối liên
hệ ruột thịt mang tính sống còn.
Chính vì vậy, mà người ta đã tìm mọi cách để hợp
pháp hóa vị trí độc tôn của Ngân hàng phát hành để củng
cố quyền lực và quyền lợi của nó trong xã hội. Quốc hữu
hóa Ngân hàng phát hành là biện pháp mà hầu hết các
nước đều thực hiện. Theo đó Nhà nước sẽ tiến hành mua lại
toàn bộ sô" cổ phần của Ngân hàng phát hành - biến Ngân
hàng phát hành thuộc sở hữu tư nhân thành Ngân hàng
phát hành thuộc sở hữu Nhà nước (Ngân hàng công / Public
Banks). Những người nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong
Ngân hàng phát hành trước đây, được Nhà nước bổ nhiệm
lại vào các vị trí ấy và trở thành công chức Nhà nước. Nước
Mỹ quốc hữu hóa các ngân hàng phát hành vào năm 1946,
nước Pháp quốc hữu hóa ngân hàng Pháp vào năm 1946,
9
nước Anh quốc hữu hóa ngân hàng Anh vào năm 1947...
Nói chung sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, hầu hết
các nước đều tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng phát hành.
1.1.3. Bản chất của NHTW
Việc quốc hữu hóa Ngân hàng phát hành đã biến
Ngân hàng phát hành thuộc sở hữu tư nhân thành Ngân
hàng phát hành thuộc sở hữu Nhà nước, một mặt làm cho
Nhà nước nắm trong tay trọn vẹn bộ máy kinh tế tài chính
quan trọng nhất để điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế
tài chính, mặt khác, đó lại là một biện pháp để hợp thức
hóa quyền lực và quyền lợi của một nhóm nhỏ các nhà tư
sản giàu có, những người quyền cao chức trọng trong xã hội
tư sản, mà thực chất là tập trung quyền lực và quyền lợi
vào trong tay các tập đoàn tư bản tài chính.
Với việc quốc hữu hóa Ngân hàng phát hành, toàn bộ
hệ thống ngân hàng trong một quốc gia đã được định hình
thành 2 cấp. Một bên là NHTW thực hiện các chức năng
nhiệm vụ thuộc tầm điều tiết vĩ mô, một bên là các NHTM
và các tổ chức tín dụng khác, thực hiện chức năng và
nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân
hàng. Sự định hình hệ thông 2 cấp như vậy là một quá
trình khách quan và tất yếu.
Ngày nay, trong mỗi quốc gia đều tồn tại hệ thống
ngân hàng 2-cấp như vậy, hoạt động của mỗi cấp ngân
hàng này là hoàn toàn khác nhau, và vì vậy đều phát huy
vai trò rất khác nhau đối với nền kinh tế xã hội.
10
Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng đã chứng
minh rằng NHTW là sản phẩm đặc biệt của hệ thống ngân
hàng phát triển và là sản phẩm của tự do cạnh tranh trong
lĩnh vực ngân hàng để hình thành nên các ngân hàng phát
hành độc quyền và đã được các nước quốc hữu hóa vào
những năm sau khi cuộc thế chiến lần thứ 2 chấm dứt.
Như vậy, bản chất của NHTW thể hiện qua những nội
dung sau:
+ Ngân hàng Trung ương là ngân hàng phát hành độc
quyền của Nhà nước.
+ Ngân hàng Trung ương là một bộ máy của Nhà
nước, thực hiện việc quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực tiền tệ - ngân hàng.
+ NHTW là cơ quan,quản lý kinh tế tài chính tổng
hợp, là trung tâm tiền tệ, trung tâm tín dụng và
trung tâm thanh toán của toàn bộ nền kinh tế.
1.2. CHỨC NĂNG CỦA NHTW
Ngân hàng Trung ương thực hiện các chức năng của
mình, vừa với tư cách là một bộ máy của Chính phủ, cơ
quan tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực tiền tệ —
ngân hàng, vừa với tư cách là Ngân hàng Trung ương -
(Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại).
Với tư cách là một bộ máy của Chính phủ, NHTW có
nhiệm vụ và quyền hạn như một cơ quan của Chính phủ
11
thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực tiền tệ ngân hàng.
Với tư cách là Ngân hàng Trung ương, NHTW thực
hiện các chức năng nhiệm vụ có tính chuyên ligành của
lĩnh vực ngân hàng - những chức năng riêng có này nói
lên sự khác biệt giữa NHTW với các Bộ chủ quản khác,
đồng thời cho thấy ảnh hưởng to lớn trong khi thực hiện
các chức năng nhiệm vụ này đối với nền kinh tế —xã hội.
Các chức năng có tính chất nghiệp vụ của NHTW gồm có:
■ Phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ
Đây là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của
NHTW, thực hiện chức năng này, không những có tác động
và ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ quốc gia, tình hình
kinh tế tài chính đối nội mà còn tác động và ảnh hưởng
tình hình kinh tế tài chỉnh thế giới, nhất là những ngân
hàng lớn trên thế giới như Hệ thống ,Dự trữ Liên bang Mỹ
(NHTW Mỹ) FED, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Trung ương
Châu Âu...
Phát hành tiền là tổ chức đưa tiền in sần ở trong “kho
tiền” vào lưư thông, đảm bảo cung ứng cho nền kinh tế một
khối lượng tiền mặt (cơ số tiền tệ) đáp ứng nhu cầu sử dụng
tiền mặt của nền kinh tế. Có thể nói phát hành tiền là
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, gây ảnh hưởng lớn và dây
chuyền đối với mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế-xã
hội.
12
Do tính chất quan trọng của việc phát hành tiền, đòi
hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc cân đối:
Cân đôi theo nghĩa rộng là khối lượng tiền mặt phát
hành ra phải cân đối nhu cầu của nền kinh tế. Nếu phát
hành nhiều hơn nhu cầu sẽ gây mất giá đồng tiền, làm cho
lạm phát sẽ có cơ hội gia tăng, ngược lại nếu tiền phát
hành ít hơn nhu cầu, sẽ gây ra hiện tượng “Thiếu tiền”,
thiếu phương tiện sẽ làm cho sản xuất và lưu thông hàng
hóa sẽ bị ngưng trệ, đình đốn, đây là điều rất nguy hại cho
nền kinh tê —xã hội.
+ Nguyên tắc bảo đảm:
Tiền giấy phát hành vào lưu thông phải được bảo đảm
bàng giá trị vật chất, nhờ đó sức mua của tiền giấy mới
được ổn định, việc bảo đảm cho tiền giấy phát hành có thể
được thực hiện bằng nhiều cơ chế:
- Bảo đảm bằng vàng: đây là cơ chế bảo đảm cho
tiền giấy đã được nhiều nước áp dụng trong thời kỳ
bản vị vàng (Gold Standard) (1792-1913) và trong
thời kỳ bản vị hối đoái vàng (Gold Exchange
Standard) từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ
nhất.
Đảm bảo bằng vàng là cơ chế đảm bảo truyền thông
áp dụng từ thế kỷ XVIII. Đến nay, trong thời đại của tiền
13
giấy pháp định (Fiat Paper Money) bảo đảm bằng vàng hầu
như không còn áp dụng nữa.
- Bảo đảm bằng tín dụng - hàng hóa
Đây là cơ chế bảo đảm mới phù hợp, với hệ thống tiền
tệ hiện đại và tỏ ra thích hợp với nền kinh tế thị trường
phát triển. Theo cơ chế này, đảm bảo bằng tín dụng nghĩa
là tiền giấy được phát hành để cho vay đối với hệ thống
ngân hàng thương mại trong nước, đến lượt nó các NHTM
sử dụng nguồn vổh này để cho vay đối với nền kinh tế, tức
là cho các tổ chức kinh tế ... vay và nhờ có vốn tín dụng đó
mà tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, khi sản
phẩm hàng hóa dịch vụ này trở thành cơ sở đảm bảo vững
chắc cho khối lượng tiền giấy phát hành. Đây là cơ chế bảo
đảm được áp dụng rộng rãi, phổ biến hiện nay.
- Bảo đảm bằng trái phiếu chính phủ sinh lời
Đây là cơ chế bảo đảm được áp dụng lần đầu ở Mỹ
bằng việc cho phép các Ngân hàng phát hành, phát hành
tiền để mua công trái Nhà nước, cơ chế bảo đảm bằng Trái
phiếu chính phủ sinh lời được coi là cơ chế thoáng và hiệu
quả vì nó cho phép tập trung nguồn vốn để chính phủ đầu
tư vào các công trình dự án thuộc cơ sở hạ tầng của nền
kinh tế, làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế xã hội mà
không phải đi vay nước ngoài, hoặc vay của dân.
- Bảo đảm bằng ngoại tệ
14
Dự trữ ngoại tệ có ý nghĩa không những đối với
NHTW mà còn đối với hoạt động tài chính đối ngoại của
quốc gia NHTW của nhiều nước* với chính sách ngoại hối
tích cực đã dùng nhiều biện pháp *để tăng cường dự trữ
ngoại tệ như đồng USD, EUR, HKD, JPY... Vì vậy việc sử
dụng vôn phát hành vì mục tiêu tăng dự trữ ngoại tệ là
điều có thể thực hiện được, đặc biệt đối với những nước có
nguồn kiều hôi lớn như Trung Quốc, Việt Nam.
+ Nguyên tắc tập trung thống nhất
Việc phát hành tiền giấy vào lưu thông có ảnh hưởng
lớn và trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ, do đó có
ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế tài chính, do vậy phát
hành tiền phải tuân thủ nguyên tắc tập trung thông nhất,
theo đó, trên cơ sở yêu cầu phát triển sản xuất và lưu
thông hàng hóa, và các nhu cầu khác có liên quan, NHTW
cần xác định chỉ tiêu phát hành tiền cho mỗi thời kỳ kế
hoạch (thường là hàng năm) khi được Quốc hội phê duyệt;
NHTW thực hiện việc phát hành trên cơ sở tình hình thực
tế và tín hiệu của thị trường. Tập trung thống nhất sẽ
ngán chặn việc phát hành tiền ồ ạt dẫn đến gia tăng lạm
phát gây ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế-xã hội.
NHTW phát hành tiền vào lưư thông qua 4 kênh sau đây
+ Cho vay đối với nền kinh tế thông qua hệ thống
NHTM.
+ c ho vay đối với chính phủ.
15
+ Phát hành qua th ị trường mở.
+ Phát hành tiền để tăng dự trữ ngoại tệ.
Việc phát hành tiền gắn liền với quá trình điều tiết
lưu thông tiền tệ, để chủ động diều chỉnh khôi lượng tiền
giao dịch tăng, giảm cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
■ Thực hiện chức năng Ngân hàng của Ngân hàng
NHTW không trực tiếp giao dịch với các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, mà chỉ giao dịch với
các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, đó
chính là chức năng ngân hàng của ngân hàng. Nhiệm vụ cụ
thể của chức năng bao gồm các mặt hoạt động sau:
+ M ởtài khoản và tiếp nhận dự trữ tiền tệ của các
ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.
Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng mở tài
khoản tại NHTW không những là yêu cầu khách quan để
tiến hành các giao dịch, thanh toán, mà còn là điều bắt
buộc để NHTW quản lý và thực thi chính sách tiền tệ.
+ Tiếp vốn cho các ngân hàng thương mại và các tổ
chức tín dụng bằng nhiều hình thức như chiết khấu,
tái chiết khấu, cho vay bắt buộc trong thanh toán
bù trừ.
Với nhiệm vụ này, NHTW đóng vai trò là người cho
vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại, giúp các
16
ngân hàng thương mại có vốn để mở rộng quy mô hoạt
động, hoặc khôi phục năng lực thanh toán, nhờ đó mà có
thể giúp các ngân hàng thương mại giữ vững được sự tồn
tại và hoạt động kinh doanh.
+ Tổ chức và thực hiện hệ thống thanh toán bù trừ
giữa các Ngân hàng thương mại.
+ TỔ chức và điều hành hoạt động thị trường mở, thị
trường liên ngân hàng...
+ Kiểm soát tín dụng đối với các NHTM bằng nhiều
biện pháp và công cụ khác nhau...
■ Thực hiện chức năng ngân hàng của Chính
phủ
Ngân hàng Trung ương là một bộ phận cấu thành của
bộ máy nhà nước, vì vậy NHTW thực hiện chức năng và
nhiệm vụ với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và ngân hàng.
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực tiền tệ ngân hàng: cụ thể:
- Tham gia soạn thảo và ban hành các văn bản pháp
quy có liên quan đến lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản trên
một cách thống nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ.
I
- Thanh tra và kiểm soát mọi mặt hoạt động của hệ
thông ngân hàng thương mại và các tổ chức tín
dụng, đảm bảo cho hoạt động của hệ thống này
phải tuân thủ pháp luật, góp phần làm lành mạnh
hóa tình hình tài chính tiền tệ của đất nước, để
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
+ Làm đại lý cho Chính phủ trong việc phát hành và
thanh toán trái phiếu khi đáo hạn.
+ c ho ngân sách nhà nước vay vốn khi cần thiết.
+ Mở tài khoản và giao dịch với hệ thống kho bạc nhà
nước.
+ Đại diện cho Chính phủ trong việc đàm phán, ký
kết các hiệp định với các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế, các NHTW các nước về lĩnh vực tiền tệ
ngân hàng, v.v...
1.3. HỆ THỐNG T ổ CHỨC NHTW
Trong bất kỳ một quốc gia nào, NHTW đều giữ vai trò
trọng yếu trong bộ máy điều hành và quản lý kinh tê ở tầm
vĩ mô. Người ta cho rằng, NHTW là một thể chế đặc biệt,
bởi sự phôi hợp và đan xen lẫn nhau giữa bộ máy của Nhà
nước với hoạt động nghiệp vụ của NHTW. Thể chế đó hầu
như chỉ tồn tại trong một cơ quan, một bộ máy đặc biệt
của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, đó là
:NHTW. Chính vì sự đặc biệt của thể chế đó mà người ta
18
lựa chọn mô hình tổ chức thích hợp đế đảm bảo phát huy
cao độ hiệu lực quản lý của NHTW trong việc điều hành
chính sách tiền tệ để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Tùy theo đặc điểm của từng nước, cũng như hệ thống
pháp chê của các quốc gia, NHTW được tố chức theo một
trong hai mô hình sau đây:
- Mô hình thứ nhất: Mô hình NHTW trực thuộc
Chính phủ (hình A):
Hình A: Sơ đồ tổ chức
19
Theo mô hình tổ chức này, thì NHTW là một bộ máy
của Chính phủ, là một cơ quan ngang Bộ, chịu sự chỉ đạo
trực tiếp của Chính phủ trong việc điều hành chính sách
tiền tệ quôc gia. NHTW là cơ quan quản lý chuyên ngành
của Chính phủ, tham mưu cho Chính phủ trong việc hoạch
định và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Mô hình này
có ưu điểm là hoạt động của NHTW nằm trong sự kiểm tra
và giám sát trực tiếp của Chính phủ, vì vậy nó sẽ góp phần
thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã
giao cho Chính phủ trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, một số
chuyên gia cho rằng, mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ
sẽ làm mất tính độc lập của NHTW trong việc thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của mình, với mô hình này có thể
biến NHTW thành nơi phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt
trong Ngân sách Nhà nước, khiến cho hoạt động phát hành
tiền không tuân thủ nguyên tắc và có thể dẫn đến lạm
phát.
Phần lớn các quốc gia đều áp dụng mô hình tổ chức
này, trong đó có Việt Nam.
20
- Mô hình thứ hai: Mô hình NHTW trực thuộc Quôc
hội (hình B):
Hình B: Sơ đồ tổ chức
QUỐC HỘI
1 r
ị 1
21
Theo mô hình này, NHTW có vị trí độc lập so với
Chính phủ, được tổ chức và chỉ đạo trực tiếp từ Quốc hội.
Với mô hình này, hoạt động của NHTW không bị chi phôi
bởi Chính phủ, vì vậy NHTW thể hiện tính độc lập cao
trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời có thể
ngăn ngừa hiện tượng phát hành tiền cho sự thiếu hụt của
Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho
rằng tính độc lập của NHTW so với Chính phủ bên cạnh
những Ư
u điểm như nói ở trên thì có thể nảy sinh những
hoạt động, trong đó thiếu sự phối hợp giữa Chính phủ và
NHTW, khiến cho các mục tiêu kinh tế-xã hội không được
thực hiện một cách nhất quán. Tuy nhiên, mô hình NHTW
trực thuộc Quốc hội được coi là mô hình tổ chức tiên tiến,
phù hợp với xu thế của thời đại để từng bước nâng cao vị
trí của NHTW trong nền kinh tê thị trường.
Mô hình này được áp dụng ở Mỹ, Anh, Đức, Canada,
Nhật Bản, ... và một sô' nước khác.
Bất kể NHTW được tổ chức theo mô hình nào, cũng
đều thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với
hoạt động của hệ thống NHTW. NHTW thường có trụ sở
chính đặt tại Thủ đô, đồng thời mở các chi nhánh và đặt
tại các khu vực hoặc các tỉnh, thành phô' để đảm bảo cho
hoạt động NHTW trong vai trò quản lý vĩ mô đều có thể
bám sát tình hình thực tế.
22
1.4. NGÂN HÀNG TRƯNG ƯƠNG ở VIỆT NAM
1.4.1. Lịch sử ra đời của NHTW ở Việt Nam
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam
có Ngân hàng Đông Dương (Banque de LTndochine). Đây là
ngân hàng được thành lập vào cuối tháng 1/1875, vừa đóng
vai trò là Ngân hàng phát hành (phát hành tiền trên toàn
cõi Đông Dương), vừa thực hiện các nghiệp vụ vốn có của
Ngân hàng Thương mại. Ngân hàng Đông Dương thực chất
là bộ máy tài chính do chính quyền thuộc địa của Pháp ở
Đông Dương điều động và chi phối. Ngân hàng Đông Dương
đặt trụ sở tại Hà Nội bên cạnh bộ máy chính quyền cai trị
thực dân của Pháp tại Đông Dương. Ngân hàng Đông
Dươag giữ vị trí quan trọng và là công cụ tài chính quan
trọng hàng đầu, để thực dân Pháp thực hiện các mục tiêu
kinh tế, chính trị trong cuộc chiến tranh tại Đông Dương
nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Sau khi cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành được
thắng lợi, hiệp định Geneve đã được ký kết vào tháng
7/1954 - Ngân hàng Đông Dương không còn tồn tại ở Việt
Nam.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hòa ra đời, hàng loạt các sự kiện và chủ
trương của Chính phủ, hướng dẫn việc hình thành hệ thống tiền
tệ —
ngân hàng của một nước Việt Nam độc lập có chủ quyền.
- Tháng 1/1946, Chính phủ ra sắc lệnh (sắc lệnh số
23
18B ngày 31/1/1946) cho phép Bộ Tài chính phát hành giấy
bạc Việt Nam (giấy bạc cụ Hồ) từ các tỉnh Nam bộ, sau đó
đến Nam Trung bộ - với tỷ giá 1 ĐVN = 1 đồng Đông
Dương.
- Tháng 1/1948 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đạo luật đình chỉ lưư hành tiền Đông Dương, và cho
phép Bộ Tài chính phát hành giấy bạc Việt Nam trên toàn
lãnh thổ Việt Nam.
- Năm 1947 thành lập Cục ngân khố quốc gia và Nha
tín dụng sản xuất —trực thuộc Bộ Tài chính (2 cơ quan tiền
thân của Ngân hàng Nhà nước).
- Tháng 7/1948 Chính phủ quy định đơn vị tiền tệ
Việt Nam theo sắc lệnh số 199/SL/CP ngày 8/7/1948 (Đơn
vị tiền tệ VN là đồng, 1 đồng = 10 hào, 1 hào = 10 xu).
- Ngày 6/5/1951 Chủ tịch nước VN dân chủ cộng hòa
ra sắc lệnh số 15/SL/CT —thành lập Ngân hàng Quốc gia
VN (NBV - National Bank of Vietnam) bằng việc sát nhập
Cục ngân khố quốc gia và Nha tín dụng sản xuất - tách ra
khỏi Bộ Tài chính để hình thành Ngân hàng Quốc gia Việt
Nam - Chính phủ giao cho Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
phát hành giấy bạc ngân hàng Việt Nam (tiền ngân hàng)
đồng thời tổ chức thu hồi đồng tiền tài chính (do Bộ Tài
chính) đã phát hành từ năm 1946. Tỷ lệ thu đổi tiền ngân
hàng và tiền tài chính được ấn định là 1/10 (1 đồng ngân
hàng có giá trị bằng 10 dồng tài chính).
24
Ngày 6/5/1951 là sự kiện lớn, đánh dấu mốc quan
trọng cho sự ra đời và phát triển của hệ thông ngân hàng
Việt Nam về sau.
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - là Ngân hàng Trung
ương của nước Việt Nam, từ ngày thành lập đến tháng
3/1988 vừa làm nhiệm vụ phát hành tiền của nước Việt
Nam, vừa thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Ngân
hàng Thương mại. Hội sở Trung ương và các chi nhánh
trung tâm đặt tại các tỉnh, các liên khu, thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ của ngân hàng phát hành và quản lý
Nhà nước - Các chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã (các
chi điểm ngân hàng) thực hiện các nhiệm vụ của các ngân
hàng thương mại như nhận tiền gửi, cho vay...
- Tháng 10/1961 đổi tên Ngân hàng Quốc gia Việt
Nam (NBV) thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV -
State Bank of Vietnam) cho đến nay.
Trong thời kỳ đất nước còn chia cắt, ở miền Nam
chính quyền Sài Gòn cũng đã thành lập Ngân hàng Quốc
gia Việt Nam cộng hòa (Mỹ - ngụy) ngày 31/12/1954 -
Ngân hàng này hoạt động với tư cách là NHTW của miền
Nam Việt Nam từ 12/1954 đến 30/4/1975.
Sau 30/4/1975 Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền
Nam Việt Nam đã thực hiện việc tiếp quản hệ thống Ngân
hàng miền Nam.
25
- Tháng 9/1975 phát hành tiền “Giải phóng” và thu
hồi tiền ngụy - với tỷ giá 1 đồng tiền Giải phóng bằng
500đ tiền ngụy.
- Từ tháng 7/1976 toàn bộ hệ thống Ngân hàng ở
miền Nam thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa
miền Nam Việt Nam được hợp nhất với Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lúc này
trở thành Ngân hàng Trung ương của nước Việt Nam thông
nhất.
- Ngày 26/3/19^8 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ) ra Nghị định số 53/HĐBT chuyển hệ thông ngân hàng
một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó.
Ngân hàng cấp I là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
thực hiện chức năng quản lý Nhà nưức lĩnh vực tiền tệ —
tín dụng ngân hàng, phát hành tiền và các chức năng ngân
hàng của các ngân hàng.
Ngân hàng cấp II bao gồm các ngân hàng chuyên
doanh (sau này gọi là các Ngân hàng Thương mại) và các
Tổ chức Tín dụng - Ngân hàng cấp II thực hiện việc kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.
- Ngày 24/5/1990 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký sắc
lệnh công bố hai pháp lệnh ngân hàng:'
+ Pháp lệnh số 37/LLT/HĐNN8 pháp lệnh Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
26
+ Pháp lệnh số 38/LLT/HĐNN8 pháp lệnh Ngân
hàng, HTX Tín dụng và Công ty Tài chính.
Hai pháp lệnh này trở thành cơ sở pháp lý để củng cô
và phát triển hệ thống ngân hàng hai cấp ở Việt Nam.
—Ngày 02/12/1997 Quốc hội khóa 10 đã thông qua hai
Luật ngân hàng để thay thê cho hai pháp lệnh ngân hàng
nói trên. Đây là một bước tiến mới trong việc pháp chê hóa
lĩnh vực tiền tệ ngân hàng Việt Nam.
+ Luật số 01/1997/QH10 Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
+ Luật sô 02/1997/QH10 Luật các Tổ chức Tín dụng.
Có thể nói với hai luật ngân hàng nói trên, sẽ có tác
dụng chi phôi mọi hoạt động của hệ thông ngân hàng làm
cho các mặt hoạt động của toàn bộ hệ thông ngân hàng đều
được lành mạnh hóa theo khuôn khổ của pháp luật, để từng
bước hội nhập với hệ thông ngân hàng trong khu vực và
trên thế giới.
1.4.2. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam
Hiện nay, hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam được tổ chức như sau:•
• Tru sở Trung ương: Đặt tại thủ đô Hà Nội với Bộ
27
máy lãnh đạo tập trung - gồm Thống đốc NHNN Việt
Nam, các Phó Thông đốc, và bộ máy giúp việc như sau
- Vụ Chính sách tiền tệ
- Vụ Quan hệ Quốc tế
- Vụ các Ngân hàng
- Vụ Tổng kiểm soát
- Vụ Tín dụng
- Vụ Nghiệp vụ Phát hành Kho quỹ
- Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàng
- Vụ Quản lý Ngoại hối
- Vụ các Tổ chức Tín dụng Hợp tác
- Vụ Pháp chế
- Vụ Kế toán Tài chính
- Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo
- Cục Công nghệ Ngân hàng
- Cục Quản trị
- Vụ Thông tin tuyên truyền báo chí
- Sở Giao dịch
28
- Thanh tra Ngân hàng
- Văn phòng
- Các cơ quan Đảng, Đoàn, các cơ sở đào tạo, tạp chí,
báo
- Các đơn vị trực thuộc (nhà máy in tiền, nhà máy in
ngân hàng, các công ty...)
• Chi nhánh địa phương: Các chi nhánh NHNN đặt
tại các tỉnh, thành phô trực thuộc trung ương. Có 64 chi
nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các chi
nhánh này thực hiện chức năng, quản lý Nhà nước trên địa
bàn tỉnh, thành phố - với bộ máy lãnh đạo gồm Giám đốc
và các Phó Giám đốc chi nhánh, các Trưởng phó phòng ban
giúp việc cho lãnh đạo chi nhánh.
Trong tương lai, và để phù hợp với xu thê hội nhập,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể được tổ chức lại theo
hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Trung
ương trong vai trò Ngân hàng của Ngân hàng. Theo xu
hướng này, phải làm sao cho hoạt động của NHTW phải
bám sát hoạt động của NHTM, để kịp thời tác động, điều
chỉnh và chi phối hoạt động của NHTM theo cơ chế thị
trường.
Theo xu hướng này, hệ thông tổ chức NHNN Việt
Nam gồm có:
29
- Trụ sở Trung ương (Cơ quan Trung ương) đặt tại Hà
Nội với bộ máy lãnh đạo tập trung tương tự như hệ thông
tổ chức hiện nay. Điều phôi hoạt động toàn hệ thống.
- Trụ sở khu vực (NHTW khu vực) . Đây là mô hình
NHTW thu nhỏ và hoạt động như một NHTW thực sự tại
một khu vực địa lý rộng lớn —Các khu vực cần đặt trụ sở
NHTW là các khu vực kinh tế, có sự gắn kết giữa các
ngành, các dịa phương, với một không gian vừa phải cho sự
bao quát và hoạt động của NHTW khu vực. Các khu vực
Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc bộ, Duyên hải miền
Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Cửu
Long. Các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phô" ở khu vực
nào, sẽ trở thành chi nhánh, hoặc văn phòng đại diện của
NHTW khu vực đó.
30
C h ư ơ n g II
NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH TIỀN VÀ ĐIỀU TIẾT
LƯU THỐNG TIỀN TỆ
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
2.1.1. In tiền, đức tiền, bảo quản và vận
chuyển tiền
2.1.1.1. In và đúc tiền (Prỉnting Money and Casting
Money)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là cơ quan duy nhất
được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc in
tiền (tiền giấy) và đúc tiền (tiền đúc bằng kim loại) để sẵn
sàng cung cấp cho nền kinh tê một khối lượng tiền mặt
theo nhu câu. Viêc in, đúc tiền đươc tiến hành theo môt
trình tự nhất định.
+ Thứ nhất: Thiết kế mẫu các loại tiền: Mẫu các loại
tiền được thiết kế phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Có tính thẩm mỹ cao (đẹp, màu sắc phong phú, như
là một tác phẩm nghệ thuật).
- Dễ nhận biết cho mọi đôi tượng (có nhiều màu cho
nhiều loại tiền) và phải thể hiện được nét đẹp văn
hóa dân tộc Việt Nam.
31
- Đảm bảo độ bền, thuận tiện cho quá trình sử dụng,
bảo quản, vận chuyển.
- Ung dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, có khả năng
chống giả cao.
+ Thứ hai: Chế bản in, đúc tiền: Việc chế bản in, đúc
tiền đửợc thực hiện sau khi thiết kế mẫu tiền đã được
duyệt, và phải đảm bảo sự tinh xảo, thể hiện đầy đủ các
nội dung chi tiết của bản mẫu thiết kế, đồng thời phải phù
hợp với công nghệ in, đúc của nhà máy.
+ Thứ ba: Tổ chức và quản lý việc in tiền, đúc tiền:
Ngân hàng Nhà nước ký hợp đồng với các nhà máy in, các
nhà máy này thực hiện việc in tiền, đúc tiền theo hợp đồng
đã ký kết.
* Đôi với các nhà máy in, đúc tiền cần phải thực hiện
các nhiệm vụ sau đây
- Chuẩn bị đầy đủ các loại thiết bị, kỹ thuật, các loại
vật liệu phục vụ cho việc in, đúc tiền theo hợp đồng
đã ký.
- Thực hiện việc in tiền, đúc tiền theo đúng số lượng,
chất lượng và loại tiền, đảm bảo các thông số kỹ
thuật của mỗi loại tiền.
- Tiền thành phẩm phải được đóng gói và chuyển giao
cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
- Lập hồ sơ theo dõi lý lịch từng loại tiền. Tổ chức
hạch toán kịp thời, chính xác việc in tiền, đúc tiền
theo pháp lệnh về kế toán - thống kê.
32
- Tổ chức theo dõi và bảo quản các sản phẩm in đúc bị
hỏng, bị lỗi... đế tiêu hủy theo quy định của thông
đốc Ngân hàng Nhà nước.
* Đôi với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngoài việc ban hành các quy chế có liên quan đến in
tiền, đúc tiền (thiết kê mẫu, chê bản, tiêu chuẩn kv thuật,
công nghệ, bảo mật, khóa mã an toàn nguồn thiết bị, vật
liệu phục vụ in đúc tiền) NHNN theo dõi chặt chẽ quá trình
in đúc tiền và báo cáo kết quả in, đúc tiền hàng năm cho
Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Công
an để kết hợp giám sát.
* Đôi với Bộ Tài chính
Kiểm tra chứng từ, sổ sách và việc hạch toán của
NHNNVN về sô lượng và giá trị theo mệnh giá của các loại
tiền đã được in, đúc hàng năm.
Chủ trì và phối hợp với Bộ Công an, NHNN để xây
dựng quy chê in, đúc tiền, đồng thời trực tiếp giám sát quá
trình in, đúc tiền tại các nhà máy, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
2 .1 .1 .2 . Bảo quản và vận chuyển tiền
■ Bảo quản tiền
Việc bảo quản tiền mới in, đúc có ý nghĩa rất quan
trọng, vì tiền sau khi đã được in, đúc trở thành vật có giá
trị, nếu bảo quản không an toàn, bị thất thoát thì tiền mới
sẽ lọt ra ngoài - đây là điều cực kỳ nguy hiểm, không khác
33
gì việc in và lưu hành tiền giả. Do đó cần quy định trách
nhiệm cụ thể về việc bảo quản tiền mới in, đúc để đảm bảo
sự an toàn tuyệt đối.
- Đối với tiền mới in, mới đúc mà các nhà máy chưa
chuyến giao cho NHNN, thì các nhà máy in, đúc tiền chịu
trách nhiệm bảo quản tại kho của nhà máy đó.
- Đôl với tiền mới in, mới đúc (tiền thành phẩm) đã
được các nhà máy chuyển giao cho NHNN (tiền chưa công
bô lưu hành), các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm, tiền đã đình
chỉ lưu hành, tiền đang lưu hành (kể cả loại rách nát...
không đủ tiêu chuẩn lưư hành)... đều thuộc trách nhiệm bảo
quản của NHNN.
- Đối với các loại tiền thuộc tài sản của các NHTM,
các TỔ chức Tín dụng (tiền mặt thuộc quỹ nghiệp vụ) thì
các NHTM, các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm bảo quản
theo chê độ quy định.
Để việc bảo quản tiền được an toàn, cần xây dựng hệ
thông kho tiền và chê độ quản lý kho tiền một cách chặt
chẽ, nghiêm khắc.
Kho tiền là nơi chứa các loại tiền (mới in, mới đúc,
tiền nằm trong hệ thông phát hành)... kho tiền của mỗi
quốc gia bao gồm: kho tiền Trung ương (gọi là tổng kho) và
kho tiền đặt tại các chi nhánh tỉnh, thành phố (chi kho) và
hệ thống kho trong các nhà máy in đúc tiền các NHTM,
các Tổ chức Tín dụng, do các đơn vị đó trực tiếp quản lý:
34
+ Tổng kho do NHNN quản lý.
+ Các chi kho do các Chi nhánh NHNN quản lý.
Các kho tiền trung ương, các kho tiền tại các chi
nhánh và kho tiền trong các nhà máy in, đúc tiền, đều do
Bộ Công an chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn.
ủy Ban Nhân Dân các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác bảo vệ kho tiền của hệ thống ngân hàng.
■ Vận chuyển tiền
Vận chuyển tiền là quá trình chuyển dịch vị trí tồn
tại của các loại tiền bằng những phương tiện chuyên dùng
theo những nguyên tắc nhất định.
+ Về phạm vi vận chuyển và trách nhiệm vận chuyển
tiền:
Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tố chức vận
chuyển tiền trong các trường hợp (phạm vi) sau đây:
- Vận chuyển tiền từ kho các nhà máy in đúc tiền từ
sân bay, bến cảng (nếu tiền in, đúc từ nước ngoài) về
đến các kho tiền trung ương (tổng kho) và ngược lại.
- Vận chuyển tiền giữa các kho tiền trung ương.
- Vận chuyển tiền từ kho tiền trung ương đến các kho
tiền chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố.
- Vận chuyển tiền giữa các kho tiền chi nhánh.
35
Các NHTM, các Tổ chức Tín dụng chịu trách nhiệm
vận chuyển tiền từ đơn vị của mình đến NHNN và ngược lại.
+ Về phương tiện và nguyên tắc vận chuyển:
Việc vận chuyển tiền được thực hiện bằng các phương
tiện (đội xe) chuyên dùng (có đủ tiêu chuẩn) theo đúng quy
định của Thống đôc NHNN và phải tuân thủ nghiêm ngặt
các nguyên tắc sau:
- Phải có lệnh điều chuyển của cấp có thẩm quyền.
- Vận chuyển bằng xe chuyên dùng hoặc phương tiện
vận chuyển chuyên dùng.
- Có đủ nhân lực đế áp tải, bảo vệ trong chu trình vận
chuyển.
- Giữ bí mật hành trình vận chuyển.
+ Bảo vệ việc vận chuyển tiền:
Để ngăn chặn hành vi đánh cướp, đánh tráo, hoặc bất
kỳ hành vi nào làm thất thoát, hư hỏng... tiền vận chuyển,
thì việc bảo vệ vận chuyển là công việc cực kỳ quan trọng.
Khi có yêu cầu của NHNN, Bộ Công an có trách nhiệm tổ
chức lực lượng bảo vệ. Các phương tiện vận chuyển tiền
được câp giấy phép ưu tiên; nghiêm câm các trạm kiểm
soát, các đội tuần tra cơ động khám xét dọc đường đối với
phương tiện vận chuyển tiền, chính quyền các cấp có trách
nhiệm phôi hợp xử lý những sự cô xảy ra trong các chuyên
vận chuyển tiền xảy ra trên địa bàn.
36
Phát hành tiền là đưa tiền in sẵn từ trong kho vào lưu
thông để đáp ứng các nhu cầu tiền mặt của nền kinh tê —
xã hội. Ở Việt Nam, NHNN Việt Nam là cơ quan duy nhất
phát hành tiền của nước CHXHCN Việt Nam. Để việc phát
hành được thực hiện một cách kịp thời, đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tê - xã hội, NHNN thực hiện việc lập quỹ
phát hành gồm quỹ dự trữ phát hành và quỹ nghiệp vụ
phát hành.
- Quỹ dự trữ phát hành là nơi dự trữ các loại tiền đặt
tại các kho tiền trung ương và kho tiền chi nhánh NHNN
tỉnh, thành phố. về mặt danh nghĩa, quỹ dự trữ phát hành
chưa nằm trong cân đối tài sản, là tiền nằm ngoài lưu
thông, việc xuất quỹ dự trữ phát hành cần được kiểm soát
chặt chẽ và nghiêm ngặt.
- Quỹ nghiệp vụ phát hành là quỹ tiền mặt để sẵn
sàng đáp ứng nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế - xã hội
thông qua hệ thống ngần hàng trung gian và hệ thống kho
bạc nhà nước. Việc xuất quỹ nghiệp vụ phát hành sẽ làm
gia tăng trực tiếp lượng tiền mặt cung ứng cho nền kinh tế.
Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản lý và bảo quản tại Sở
Giao dịch NHNN và tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành
phố và được định mức tồn quỹ, nếu tồn quỹ thực tê thấp
hơn định mức, thì tùy theo tình hình thực tế mà xử lý cho
phù hợp. Về mặt lý thuyết, trong trường hợp này, tiền từ
quỹ dự trữ phát hành sẽ được xuất ra (phát hành) để nhập
vào quỹ nghiệp vụ phát hành. Trường hợp ngược lại tồn
2. 1.2. Phát hành tiền (Issuing Money)
37
quỹ nghiệp vụ phát hành lớn hơn định mức thì nhập vào
quỹ dự trữ phát hành sô chênh lệch thừa.
Có thể tóm tắt việc phát hành tiền qua sơ đồ sau đây:
38
Tiền được sử dụng trong lưu thông qua năm tháng sẽ
bị rách nát, hao mòn, làm cho việc giao dịch thanh toán
gặp khó khăn, trở ngại. Những đồng tiền như vậy được thu
hồi và phải được tiêu hủy. Thống đốc NHNN chịu trách
nhiệm ban hành quy chê tiêu hủy tiền và thành lập bộ máy
chuyên trách để tiêu hủy tiền. Để đảm bảo việc tiêu hủy
tiền một cách tích cực, khách quan, không phát sinh tiêu
cực, cần tổ chức việc giám sát chặt chẽ. Trong đó, Bộ Tài
chính là người chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và NHNN
để xây dựng quy chê giám sát đồng thời cử cán bộ trực tiếp
giám sát quá trình tiêu hủy tiền và xác nhận kết quả tiêu
hủy tiền của NHNN. Hàng năm, Bộ Tài chính thực hiện
việc kiểm tra chứng từ, sổ sách hạch toán của NHNN về
tiêu hủy tiền hàng năm.
* Các loại tiền được tiêu hủy gồm:
- Tiền giấy, tiền kim loại không đủ tiêu chuẩn lưu
thông theo quy định của NHNN (tiền rách nát, tiền
bị phai mờ, bị méo mó, bị ôxi hóa v.v...).
- Các loại tiền đã bị đình chỉ lưu hành.
* Thời gian và địa điểm tiêu hủy tiền
- Việc tiêu hủy tiền được tiến hành hàng năm hoặc
từng thời kỳ do thống đôíc NHNN quyết định tùy
theo diễn biến của số lượng và giá trị của từng loại
2.1.3. Thu hồi và tiê u hủy tiền
39
tiền phải tiêu hủy sao cho hợp lý, nếu tiêu hủy tiền
với sô lượng nhỏ sẽ gây tôn kém chi phí không cần
thiết, ngược lại tiêu hủy với sô lượng tích lũy quá
lớn sẽ gây trở ngại cho quá trình lưu thông.
- Địa điểm tiêu hủy tiền: Việc tiêu hủy tiền chỉ được thực
hiện tại các kho tiền trung ương của NHNN (tổng
kho). Theo đó, tiền không dủ tiêu chuẩn lưu thông sẽ
được tập hợp từ các NHTM, các Tổ chức Tín dụng và sẽ
được thu dổi tại kho tiền chi nhánh NHNN tỉnh,
thành phố. Các kho tiền chi nhánh sẽ chuyển về kho
tiền trung ương để tiêu hủy tập trung theo cơ chế tiêu
hủy tiền được thống đốc NHNN quy định.
* Nội dung tiêu hủy tiền: Tiêu hủy tiền có thể được
tiến hành bằng nhiều cách, nhưng phải làm cho tiền được
tiêu hủy trở thành “phế liệu” và do đó không thể tiếp tục sử
dụng dưới bất kỳ hình thức nào. Có thể dùng những
phương pháp sau đây để tiêu hủy tiền:
- Đốt cháy thành tro: cách này trước dây thường làm,
nhưng không thu hồi được phế liệu.
- Cắt nhỏ, xé vụn...
- Phân hủy bằng dung dịch hóa chất.
Hai cách sau được áp dụng vì thu hồi được phế liệu.
Phế liệu được bán cho các nhà máy nguyên liệu giấy và đây
là khoản thu nghiệp vụ của NHNN.
40
2. 1
.
3
.
1
.
Chi phí i n , đ ú c , bả
tiêu hủy tiền
* Đôi với các chi phí in đúc tiền mới: các chi phí in
đúc tiền mới chưa công bố lưu hành, thay thế cơ cấu tiền
trong lưu thông được hạch toán riêng theo dự án “In đúc
tiền mới” được Chính phủ phê duyệt - Thông đốc NHNN
thực hiện việc quản lý kiểm tra theo chế độ bảo mật, chịu
trách nhiệm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ (đồng gửi Bộ
Tài chính) về nội dung và tính chất các khoản chi - Bộ Tài
chính giúp Chính phủ kiểm tra các chi phí liên quan.
Chi phí in đúc tiền mới là những chi phí rất lớn, cần
phải được quản lý chặt chẽ để tránh thất thoát, lãng phí
cho ngân sách nhà nước, đồng thời ngăn chặn các hiện
tượng móc ngoặc, tham ô.
* Đối với các khoản chi phát sinh thường xuyên hàng
năm có liên quan đến in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiêu
hủy tiền, NHNN được thực hiện và quản lý theo chế độ tài
chính của NHNN.
2 .1 .4 . T iền m ẫu, tiền lưu niệm
2.1.4.1. Tiền mẫu
Tiền mẫu là đồng tiền chính thức của một nước, một
nhóm nước, có thêm cụm từ “TIỀN MẪU” hoặc
“SPECIMEN” NHNN có thể bán tiền mẫu cho các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước nếu có nhu cầu để hoàn thành
41
bộ sưu tập tiền, hoặc lưu niệm... được sử dụng làm chuẩn để
đối chứng trong nghiệp vụ phát hành tiền và không có giá
trị trong lưu thông.
2.I.4.2. Tiên lưu niệm
Tiền lưu niệm là đồng tiền giấy, hoặc tiền kim loại
được phát hành cho mục đích sưu tập, lưu niệm, dự trữ hoặc
những mục đích khác. Đây là đồng tiền có ý nghĩa tượng
trưng, không có giá trị làm phương tiện thanh toán.
Tiền lưu niệm được thiết kế theo mẫu riêng để tránh
sự nhầm lẫn với tiền lưu hành - tiền lưu niệm có thể là
tiền giấy có mệnh giá rất lớn (ở Mỹ có loại 1.000, 10.000
và 100.000 USD) đây không những là tiền lưu niệm mà còn
là phương tiện dự trữ hoặc tiền bằng kim loại quý (vàng,
bạc, bạch kim...) cũng có thể là tiền giấy bình thường.
2.2. NGUYÊN TẮC PHÁT HÀNH TIỀN
Phát hành tiền là một trong những chức năng và
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của Ngân hàng Trung ương.
Phát hành tiền không chỉ thuần túy là đưa tiền vào lưu
thông cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế, mà phát hành
tiền còn có ý nghĩa lớn lao hơn là qua phát hành tiền mà
góp phần giữ gìn sự ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, ổn định tình hình tài chính tiền tệ của đất nước. Chính
vì ý nghĩa to lởn đó mà việc phát hành tiền phải tuân thủ
các nguyên tắc sau đây:
42
■ Thứ nhất: Nguyên tắc cân đối
Cân đối trong phát hành tiền, được hiểu theo nhiều
nghĩa khác nhau:
- Đó là sự cân đôi hợp lý giữa tốc độ phát triển kinh
tê với tốc độ tăng trưởng tiền tệ. Một sự gia tăng khôi
lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, bao giờ cũng đòi hỏi một
khôi lượng tiền tệ gia tăng tương ứng - sự cân đối hợp lý
này vừa đáp ứng nhu cầu luân chuyển của sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ, vừa góp phần ngăn chặn tình trạng lạm phát
tiền tệ.
- Đó là sự cân đối giữa tiền (T) và hàng (H). Cân đôi
Tiền - Hàng là một trong những cân đối lớn trong nền
kinh tế giữ vững quan hệ cân đối Tiền —Hàng là giữ vững
quan hệ cân đối giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa sản xuất
với lưư thông. Phát hành tiền nếu không dựa trên nguyên
tắc cân đối, có nghĩa là phá vỡ mối quan hệ cân đối tiền
hàng, phá vỡ quan hệ cân dôi giữa sản xuất với tiêu dùng.
Điều này sẽ gây hậu quả rất lớn đến sự phát triển của nền
kinh tế và dời sống xã hội.
- Cân đối, còn bao hàm cả cân đối cơ cấu Yà loại tiền
trong lưu thông. Tiền phát hành vào lưu thông cần có
nhiều loại, với nhiều mệnh giá khác nhau để tạo thuận tiện
trong việc giao dịch thanh toán, phát hành quá nhiều loại
tiền có mệnh giá nhỏ hoặc quá nhiều loại tiền có mệnh giá
lớn sẽ dẫn đến mất cân đối cơ cấu loại tiền.
43
■ Thứ hai: Nguyên tắc bảo đảm
Tiền giấy và tiền đúc bằng kim loại hiện nay ở Việt
Nam cũng như ỗ các nước khác đều thuộc loại tiền dấu hiệu
(Token Money), đây là loại tiền được lưu hành dựa trên
lòng tin của cá nhân và xã hội dối với đồng tiền đó. Loại
tiền này còn được gọi là tín tệ (Credit Money). Lòng tin
phải có cơ sở, trước hết đó là lòng tin của nhân dân đôi với
Nhà nước với hệ thống luật pháp bao quát và đầy đủ, đó là
lòng tin về sức mạnh chính trị, kế đó, lòng tin phải được
củng cô" bằng giá trị kinh tế, và chính điều này khiên tiền
dấu hiệu dược lưu hành thông suốt mà không gặp một trở
ngại đáng kể nào. Đồng tiền phát hành, lưu thông và được
bảo đảm bằng giá trị vật chất và tinh thần thì đồng tiền
đó mới được tin dùng và tồn tại. Chính vì vậy, nguyên tắc
bảo đảm là nguyên tắc cực kỳ quan trọng, không những
ảnh hưởng đến uy tín của đồng tiền, mà còn ảnh hưởng đến
toàn bộ hệ thống tiền tệ của một quốc gia.
Việc phát hành tiền, tùy theo từng giai đoạn phát
triển của hình thái kinh tê —xã hội, mà được bảo đảm
bằng các hình thức sau:
■ Bảo đảm bằng vàng (Gold Ensure)
Bảo đảm bằng vàng dược áp dụng trong thời kỳ chế độ
bản vị vàng. Tiền giấy phát hành trong thời kỳ này (từ
12/1971 trở về trước) đều quy định phải có vàng (trữ kim)
làm bảo đảm. Thí dụ:
44
ở Mỹ:
- Trước năm 1913 tiền giấy (USD giấy) được bảo đảm
100% vàng.
- Từ năm 1913 đến 1934: Bảo đảm 40% vàng.
- Từ 1934 đến 12/1971: Bảo đảm 25% vàng.
ở Anh: theo đạo luật Ngân hàng năm 1844 thì đồng
bảng Anh phát hành phải được đảm bảo 100% vàng nếu
vượt quá giới hạn 14 triệu Bảng Anh.
Nhiều nước tư bản phát triển, đều quy định tỷ lệ đảm
bảo bằng vàng cho tiền giấy phát hành.
Bảo đảm bằng vàng, còn được hiểu đó là sự chuyển đổi
bình thường giữa tiền giấy và vàng.
Với cơ chế bảo đảm này, tiền giấy phát hành ra rất
ổn định và lưu thông thuận lợi. Cơ chế bảo đảm bằng vàng
chấm dứt cùng với sự sụp đổ của chế độ tiền tệ Brettow
Woods (chế độ tiền tệ bản vị Dollar Mỹ) vào năm 1971.
■ Bảo đảm bằng tín dụng - hàng hóa (Credit
Commodity Ensure)
Trong điều kiện hệ thống tiền tệ của thế giới và quốc
gia dựa trên hệ thống tín tệ pháp định - Fiat Money),
vàng không còn đóng vai trò cơ sở của hệ thống tiền tệ, thì
cơ chế bảo đảm bằng vàng không còn ý nghĩa thực tế. Thay
vào đó là cơ chế bảo đảm bằng tín dụng - hàng hóa .
45
Thuật ngữ tín dụng (Credit) hàng hóa (commodity)
hàm chứa nhiều nội dung quan trọng.
- Việc phát hành tiền qua con đường tín dụng (cho vay)
phát hành tiền qua con đường tín dụng, là cơ sở bảo đảm đầu
tiên, vì tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được hoàn trả.
Phát hành tiền như vậy sẽ làm cho NHTW kiểm soát được quá
trình lưu thông của đồng tiền và đồng tiền đó sẽ quay trở lại nơi
xuất phát.
- Phát hành qua con đường tín dụng, thì đồng tiền sẽ
được sử dụng vào quá trình sản xuất, lưu thông mà kết quả
tất yếu là sẽ tạo ra một khôi lượng sản phẩm hàng hóa
dịch vụ - và đấy chính là cơ sở bảo đảm chắc chắn và ổn
định hơn cả. Chính vì vậy bảo đảm bằng tín dụng hàng
hóa là nội dung quan trọng trong công tác phát hành tiền
của NHTW.
■ Bảo đảm bằng trái phiếu chính phủ
Trong thời kỳ thực hiện chê độ bản vị vàng, các đồng
tiền giấy được phát hành, nói chung đều được đảm bảo bằng
vàng —Tỷ lệ bảo đảm bằng vàng có thể lên đến 100% tùy
theo luật pháp của mỗi nước, về sau tỷ lệ đảm bảo bằng
vàng ngày càng giảm dần, một mặt vì khối lượng tiền giấy
phát hành ngày gia tăng theo sự phát triển của nền kinh tế
hàng hóa, mặt khác, việc phát hành tiền để bù đắp vào sự
mất cân đối của ngân sách nhà nước là một đòi hỏi có tính
khách quan. Trong điều kiện như vậy, Nhà nước có thể cho
46
phép các ngân hàng phát hành được sử dụng trái phiếu
Chính phủ để làm đảm bảo cho khối lượng tiền giấy phát
hành. Chẳng hạn ở Mỹ, từ sau năm 1913 đến năm 1971 cho
phép ngân hàng phát hành (Hệ thống dự trữ Liên bang -
Federal Reverve System) hạ thấp tỷ lệ bảo đảm bằng vàng
cho tiền giấy phát hành và thay vào đó là đảm bảo bằng trái
phiêu của chính phủ Liên bang, với điều kiện hệ thống dự
trữ Liên bang phải nộp thuế cho mức bảo đảm bằng trái
phiêu chính phủ (thuê suất lũy tiến theo mức độ gia tăng của
tiền giấy được bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ).
Bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ, thực chất là cho
phép NHTW phát hành tiền để cho chính phủ vay vốn dưới
hình thức NHTW mua trái phiếu Chính phủ theo từng đợt
phát hành. Việc dùng trái phiếu Chính phủ để làm đảm
bảo cho một bộ phận tiền giấy phát hành vào lưu thông, có
thể được chấp nhận, hoặc không được chấp nhận, tùy theo
từng trường phái và tùy theo từng điều kiện cụ thể. Tuy
nhiên, nếu tiền giấy được bảo đảm bằng trái phiếu chính
phủ với một mức độ hợp lý, thì cũng sẽ phát huy được tác
dụng tích cực, vì rằng, nếu Chính phủ có vay tiền của
NHTW thông qua việc phát hành trái phiếu thì cuối cùng
cũng sẽ được sử dụng để tạo ra của cải vật chất cho nền
kinh tế.
Thứ ba: Nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất
Phát hành tiền là chức năng quan trọng hàng đầu của
NHTW, thực hiện chức năng này có ảnh hưởng rất lớn đến
47
nền kinh tê - xã hội, do đó phải thực hiện nguyên tắc quản
lý tập trung thông nhất trong công tác phát hành. Thực
hiện nguyên tắc này, bắt đầu đòi hỏi từ khâu tính toán xác
định khối lượng, tỷ lệ tiền phát hành trong từng thời kỳ
phải được cân nhắc cẩn thận và phải được thông qua bởi
cơ quan có thẩm quyền, sau đó đến việc tổ chức thực hiện
đều phải tuân thủ sự quyết định có tính chất tập trung
nhằm đảm bảo khối lượng, cơ cấu tiền phát hành trong
thời kỳ diễn ra theo dự báo. Tuy nhiên, trong điều kiện của
nền kinh tế thị trường, chỉ tiêu dự báo mang tính chất
“tương đối” NHTW cần phải căn cứ vào diễn biến trên thị
trường để điều chỉnh việc phát hành tiền cho phù hợp, để
vừa đảm bảo cung ứng đủ phương tiện lưu thông, vừa không
gây lạm phát tiền tệ để giữ vững và ổn định sức mua của
đồng tiền.
2.3. CÁC KÊNH PHÁT HÀNH TIÊN
Phát hành tiền theo nghĩa rộng nhất là đưa tiền từ
trong kho dự trữ vào lưu thông để bổ sung lượng tiền mặt
cung ứng cho nền kinh tế - xã hội. Thông qua nhiều con
đường khác nhau (các kênh) NHTW sẽ thực hiện việc phát
hành tiền.
• Phát hành tiền qua kênh tín dụng đấỉ với hệ
thống Ngân hàng Trung gian
Hệ thống Ngân hàng trung gian (Intermediary Banks
System) bao gồm Ngân hàng Thương mại (Commercial
48
Bank) và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Financial
Inslilutions non banking). Trong quá trình hoạt động kinh
doanh, nếu thiếu vốn sẽ được NHTW tiếp vôn dưới hình
thức tái cấp vốn (Refinancing), về mặt lý thuyết thì NHTW
sẵn sàng sử dụng vốn phát hành để tái cấp vốn cho hệ
thông ngân hàng trung gian. Trong trường hợp xét thấy
việc tái cấp vốn là cần thiết do nhu cầu vốn tín dụng của
nền kinh tế gia tăng, NHTW sẽ thực hiện việc tái cấp vốn
bằng nguồn vốn phát hành, và đây chính là kênh phát
hành chủ yếu của NHTW.
Phát hành tiền qua kênh này có ưu điểm lớn:
- Đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng gia tăng để kích
thích phát triển kinh tế.
- Vốn phát hành qua kênh này được điều tiết bởi hai
công cụ là lãi suất và thời hạn. Với công cụ lãi suất, NHTW
nắm vai trò chủ động vừa điều tiết khối lượng tiền phát
hành, vừa điều tiết nhu cầu vay vốn của hệ thống ngân
hàng trung gian. NHTW gia tăng lãi suất tái cấp vốn có
nghĩa NHTW muôn hạn chế tín dụng, ngược lại NHTW cắt
giảm lãi suất, có ý nghĩa là NHTW muốn mở rộng tín dụng
cho nền kinh tế.
Với công cụ thời hạn tín dụng (NHTW chỉ tái cấp vốn
ngắn hạn) thì vốn phát hành luôn được NHTW kiểm soát.
Sự vận động của vốn phát hành theo nguyên tắc hoàn trả,
trong trường hợp này khiến cho NHTW hoàn toàn nắm
quyền kiểm soát.
49
■ Phát hành tiền qua kênh tín dụng dối với chính
phủ
Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng vốn phát hành
để cho vay đôi với Chính phủ, nhưng không phải là để bù
đắp sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước, mà là đế ứng vốn
cho ngân sách nhà nước theo từng đợt phát hành trái phiếu
chính phủ. Nhờ việc ứng vốn này mà Chính phủ có thể
thực hiện kịp thời các chương trình, kế hoạch hành động
về kinh tê —xã hội.
Phát hành tiền qua kênh tín dụng cho chính phủ,
không phải là một kênh phát hành được khuyên dùng, vì
có thể gây ra hiệu ứng lạm phát. Tuy nhiên, đứng trên lợi
ích chung của toàn bộ nền kinh tê - xã hội, NHTW có thể
sử dụng kênh phát hành này khi có yêu cầu.
Cũng có quan điểm cho rằng nếu mở rộng việc cho vay
đối với Chính phủ, thì trước mắt có thể gây hiệu ứng lạm
phát, nhưng về lâu dài thì vốn phát hành sẽ phát huy hiệu
quả tích cực đối với nền kinh tế - xã hội.
■ Phát hành tiền qua kênh thị trường hối đoái
NHTW tham gia thị trường hôl đoái với tư cách là
người tổ chức và điều hành thị trường, đồng thời với tư
cách thành viên điều tiết thị trường.
Trên thị trường hối đoái, trong khi các NHTM, các
Tổ chức tài chính, các công ty, các hãng sản Xuất kinh
50
doanh lớn - những người kinh doanh nói chung tham gia
việc mua bán ngoại hối để kiếm lời hoặc để phục vụ nhu
cầu kinh doanh, hoặc để phòng chống rủi ro hối đoái. Thì
Ngân hàng Trung ương chỉ tham gia mua hoặc bán ngoại
hối khi cần thiết để điều tiết thị trường và không vì mục
tiêu lợi nhuận.
Khi cung cầu về ngoại hối nói chung và ngoại tệ nói
riêng bị mất cân đối, thì NHTW sẽ can thiệp vào thị
trường.
Trường hỢp 1: Nếu cung vượt cầu với khối lượng lớn,
làm tỷ giá giảm xuống quá thấp. Lúc này NHTW sẽ MƯA
ngoại tệ, để thiết lập sự cân đối cung cầu và giữ cho tỷ giá
Ổn định.
Trường hỢp 2: Nếu cầu ngoại tệ vượt cung với sô
lượng lớn và kéo dài, dẫn đến tỷ giá tăng lên quá cao thì
NHTW sẽ BÁN ngoại tệ để thiết lập sự cân bằng cung cầu,
nhờ đó giữ cho tỷ giá không tăng quá cao.
Ở trường hợp 1, NHTW sử dụng vốn phát hành để
mua ngoại tệ vào - kết quả là một khôi lượng tiền được
phát hành nhưng dự trữ ngoại hối của NHTW sẽ gia tăng.
Trong trường hợp thứ 2, diễn biến sẽ ngược lại, dự trữ
ngoại hôi của NHTW giảm và một khôi lượng tiền cung ứng
được thu hồi, nhập kho phát hành.
51
■ Phát hành tiền qua kênh thị trường mở
Thị trường mở là thị trường mua bán chứng từ có giá
ngắn hạn do NHTW tổ chức và thực hiện với các ngân
hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. Thị trường mở -
chính vì vậy, trở thành một kênh phát hành tiền của
NHTW.
Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, mà NHTW có thể
mở rộng hoặc thu hẹp khối tiền cung ứng của nền kinh tế.
—Khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát gia tăng,
NHTW sẽ bán trái phiếu với “giá” hấp dẫn khiến các
NHTM, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ mua thay vì
dùng vốn để cho vay, lúc này khối tiền sẽ giảm xuống.
- Ngược lại, NHTW muốn mở rộng tín dụng gia tăng
khôi tiền để kích cầu sản xuất và tiêu dùng, thì NHTW sẽ
mua trái phiếu vào. Trong trường hợp này, NHTW sử dụng
vốh phát hành để thực hiện nghiệp vụ.
Phát hành tiền qua kênh thị trường mở, có ưu điểm là
rất linh hoạt, dồng thời giúp NHTW chủ động hoàn toàn
trong việc điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tiền tệ.
52
C h ư ơ n g 111
NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỦA NHTW
3 .1 . NHỮNG VẤN ĐÊ CHƯNG TRONG NGHIỆP v ụ
TÍN DỤNG CỦA NHTW
3.1.1. Nguyên tắc chung
Nghiệp vụ tín dụng của NHTW là một trong những
nghiệp vụ quan trọng và có ý nghĩa lớn đôi với nền kinh tê
—xã hội. Trong nghiệp vụ này, tuy không trực tiếp cung
ứng vốn cho nền kinh tế, nhưng thông qua hình thức tái
câp vốn cho các tổ chức tín dụng, NHTW thực sự đã giữ
quyền quyết định và chi phối tổng khối lượng tín dụng mà
hệ thông ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế.
Với ý nghĩa đó, trong hoạt động tín dụng của NHTW
cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất: Hoạt động tín dụng của NHTW phải hướng
đến việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tài chính
tiền tệ trong từng giai đoạn.
Trong điều kiện của nền kinh tê thị trường, vai trò
của tài chính - tiền tệ càng trở nên quan trọng. Vai trò đó,
chỉ có thể phát huy tác dụng tốt khi chúng ta xây dựng và
thực thi một chính sách tài chính tiền tệ tích cực và đúng
đắn. Chính sách đó khẳng định việc Nhà nước sử dụng tài
53
chính - tiền tệ như những công cụ chủ yếu trong nền kinh
tê thị trường để phát triển kinh tế, đồng thời sử dụng tài
chính tiền tệ để giám sát các hoạt động kinh tế theo mục
tiêu năng suất và hiệu quả.
Hoạt động tín dụng của NHTW phải hướng đến việc
thực hiện các mục tiêu của chính sách tài chính tiền tệ —
nghĩa là khẳng định tính nhất quán trong phương hướng
hoạt động tín dụng của NHTW, đồng thời khẳng định lợi
ích của hoạt động đó, không ngoài lợi ích chung của toàn
bộ nền kinh tê —xã hội.
Thứ hai: Chủ động điều chỉnh khối lượng tín dụng
theo diễn biến của thị trường.
Về mặt lý thuyết, NHTW lúc nào cũng có thể tiếp vôn
cho các NHTM và các Tổ chức tín dụng - vai trò “người cho
vay cuối cùng” hàm chứa khả năng cho vay “vô tận” của
NHTW đối với các NHTM và các Tổ chức tín dụng. Nhưng
trong thực tế “khả năng vô tận” đó được sử dụng một cách
đúng mực, có cân nhắc - nghĩa là khi cần thì NHTW có thể
mở rộng cửa cho vay đôi với các NHTM như NHTW Nhật
Bản đã thực hiện trong nhiều năm qua với lãi suất bằng
không (0%) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.
Ngược lại, NHTW cũng có thể thu hẹp việc cho vay đôi với
các NHTM để ngăn chặn gia tăng lạm phát.
Để chủ động điều chỉnh khôi lượng tín dụng, NHTW
sử dụng đồng thời nhiều công cụ, trong đó có 2 công cụ chủ
yếu là hạn mức tín dụng và lãi suất tái chiết khấu.
54
Với công cụ hạn mức tín dụng (Line of Credit), NHTW sẽ
ấn định một giới hạn tối đa mức dư nợ tín dụng mà NHTW sẽ
thực hiện cho một NHTM trong một thời gian nhất định. Hạn
mức tín dụng có tính chất định lượng và mặc dù có thế điều
chỉnh, nhưng đây là một công cụ được coi là cứng nhắc, không
phù hợp với thể chế thị trường. Với công cụ lãi suất tái chiết
khấu (Rediscount Interest Rate) Ngân hàng Trung ương điều
chỉnh khối lượng tín dụng cung ứng cho các NHTM bằng “giá
cả” của tín dụng. Đây là công cụ định tính nhưng có hiệu quả
cao. Với việc diều chỉnh lãi suất tái chiết khấu, NHTW hoàn
toàn có khả năng và điều chỉnh đế mở rộng hoặc thu hẹp việc
tiếp vốn cho các NHTM. Khi cần mở rộng tín dụng, NHTW
diều chỉnh giảm lãi suất tái chiết khấu, ngược lại khi cần thu
hẹp tín dụng - NHTW điều chỉnh tăng lãi suất chiết khấu.
Công cụ lãi suất tái chiết khấu là một trong những công cụ
được NHTW của Mỹ - hệ thống dự trữ Liên bang Mỹ (Federal
Reserve System) sử dụng phố biến và nổi tiếng trên thế giới.
3.1.2. Mục đích
Hoạt động tín dụng của NHTW nhằm các mục đích
sau đây:
■ Bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các NHTM và
các TCTD
Đây là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động tín dụng
của NHTW, bởi vì, trong nền kinh tê thị trường, sự tồn tại
và hoạt động của hệ thông NHTM có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng, hệ thống này giữ vai trò chính trong việc tạo lập và
55
cung ứng vôn tác dụng cho nền kinh tế, không có hệ thống
NHTM hoạt động, thì hệ thống phân phôi vốn tín dụng sẽ
bị đông cứng, nền kinh tế sẽ không phát triển được. Hoạt
động tín dụng của NHTW, không thể làm thay đổi vai trò
của ngân hàng thương mại đôi với hệ thông phân phôi vốn
tín dụng, nó chỉ làm cho vai trò đó yếu đi hoặc mạnh lên
mà thôi.
Cho vay của NHTW đối với hệ thống ngân hàng
thương mại, với mục tiêu tiếp vốn, bổ sung vốn ngắn hạn
thì không những thừa nhận vai trò to lớn của hệ thông
ngân hàng thương mại mà còn củng cố thêm và kích thích
sự phát triển mở rộng của các NHTM, khối lượng tín dụng
mà NHTW cung cấp cho các NHTM còn đồng nghĩa với sự
“hà hơi tiếp sức” để các NHTM vượt qua khó khăn trong
hoạt động kinh doanh, nhờ đó giúp cho hệ thống ngân
hàng thương mại được ổn định hơn và càng có điều kiện để
mở rộng cho vay đối với nền kinh tế.
■ Thúc đẩy tăng trưởng kỉnh tế bền vững
Hoạt động tín dụng của NHTW không chỉ thuần túy
là bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các NHTM, mà qua đó
để mở rộng tín dụng cho nền kinh tế vì sự ổn định và
tăng trưởng bền vững - đây chính là mục tiêu cao nhất
cần đạt được.
Có thể nói mọi mặt hoạt động của hệ thông ngân hàng
quốc gia, gồm NHTW và các ngân hàng thương mại đều phải
56
hướng đến mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, do đó
trong hoạt động tín dụng của NHTW, cần thực hiện mục tiêu
đó. Tuy nhiên, đây là mục tiêu cơ bản, có tính chất lâu dài,
không phải lúc nào cũng có thể đạt được như ý muốn.
■ Điều chỉnh nhịp độ phát triển nền kinh tế cả về
quy mô và cơ cấu
Với tầm nhìn vĩ mô, bao quát toàn bộ nền kinh tế,
NHTW có thể nhìn nhận và đánh giá về sự phát triển của các
ngành, các lĩnh vực, các vùng lãnh thố và các thành phần
kinh tế. Từ đó có thể thấy được những bất cập trong sự phát
triển cần phải được điều chỉnh bằng đòn bẩy “tín dụng”.
Hoạt động tín dụng của NHTW cho hệ thống NHTM
gồm 2 mục tiêu nói trên, còn có mục tiêu điều chỉnh nhịp
độ và cơ cấu phát triển. Với tư cách là cơ quan quản lý kinh
tế tài chính tổng hợp, đồng thời là tổ chức phát hành tiền.
NHTW có nhiệm vụ này khi “tiếp vốn” cho các ngân hàng
thương mại. Rõ ràng, với mục tiêu dó, đôi tượng tiếp vôn
cần được lựa chọn một cách hợp lý và thực tê hơn - nhưng
đây là cách tiếp cận nhạy cảm, dễ gây sự hiểu lầm. Sự thận
trọng trong chính sách cấp tín dụng của NHTW là có cơ sở.
3.1.3. Thời hạn tín dụng
Tất cả các khoản tín dụng do NHTW thực hiện đối với
NHTM đều có thời hạn ngắn hạn - tức là có thời hạn tối
đa đến 1 năm.
57
3.2. CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTW
3.2.1. Tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng
(Refinancing)
Tái cấp vốn là việc cấp tín dụng của NHTW cho các
NHTM và các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vôn
ngắn hạn để các NHTM mở rộng hoạt động cho vay hoặc
khôi phục năng lực thanh toán. Tái cấp vốn gồm:
3.2.1.1. Chiết khấu và tái chiết khấu chứng từ
có giá (Discounting and Rediscounting)
a) Khái nỉệrn
Chiết khấu (Dicounting) là việc NHTW chiết khấu lần
đầu các hối phiếu và chứng từ có giá ngắn hạn, chưa đáo
hạn thanh toán theo yêu cầu của NHTM.
Tái chiết khấu (Rediscounting) là việc NHTW chiết
khấu lại các chứng từ có giá mà các NHTM đã chiết khấu
nhưng chưa đến hạn thanh toán, bằng cách trả tiền ngay
cho các NHTM sau khi đã khấu trừ tiền lãi, tiền hoa hồng
và các chi phí khác. Các chứng từ có giá này được NHTM
chuyển nhượng cho NHTW. Và là những chứng từ đủ điều
kiện chiết khấu do NHTW quy định. Chiết khấu và tái
chiết khấu, sau đây gọi chung là nghiệp vụ chiết khấu.
Chiết khấu là nghiệp vụ của NHTW nhằm tái cấp vốn
cho các NHTM, bằng hình thức chiết khấu chứng từ có giá
58
theo yêu cầu của các NHTM. Trong nghiệp vụ này, NHTW
tiến hành trả tiền trước cho hôi phiếu và các chứng từ có
giá chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của người thụ
hưởng, trong đó, người thụ hưởng, là các ngân hàng thương
mại với điều kiện người thụ hưởng phải chuyển quyền
hưởng lợi của mình cho NHTW, đồng thời phải chấp nhận
trả lãi theo phương thức khấu trừ. Thực chât của chiết
khấu là NHTW mua lại hối phiếu và các chứng từ có giá
ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của các
NIITM. (NHTM là người sở hữu hôi phiếu và chứng từ có
giá). Trong đó giá cả mà NHTW mua lại các chứng từ này,
bao giờ cùng nhỏ hơn giá trị của các chứng từ đó, nhỏ hơn
bao nhiêu là tùy thuộc vào thời hạn tái chiết khấu, lãi suất
tái chiết khâu, tỷ lệ hoa hồng...
Chiết khấu là một hình thức cho vay (cho vay gián
tiếp) có đảm bảo bằng chứng từ có giá, do vậy nghiệp vụ
này được NHTW sử dụng khá phô biến.
b) Đối tượng và điểu kiện chiết khấu
■ Đôi tượng chiết khâu
Ngân hàng Trung ương nhận chiết khấu các loại
chứng từ có giá sau đây:
+Tín phiêu kho bạc, tín phiếu N11TM được phát hành
thông qua đấu thầu.
+ Hối phiếu - nếu là hối phiếu thì hôi phiếu đó đã
59
đươc chiết khấu lần đầu.
+ c ác chứng từ có giá ngắn hạn khác.
■ Điều kiện chiết khấu
Các chứng từ có giá được NHTW chiết khấu phải thỏa
mãn các điều kiện sau:
+ Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ.
+ Đảm bảo khả năng thanh toán khi đáo hạn.
Nếu đối tượng chiết khấu là trái phiếu kho bạc hoặc
trái phiếu NHTW thì khả năng thanh toán khi dáo hạn là
chắc chắn, riêng đối với hối phiếu thương mại thì khả năng
thanh toán được thể hiện ở uy tín của người chấp nhận
(người trả tiền) hối phiếu - nếu người chấp nhận là một tổ
chức tài chính, thì khả năng thanh toán tương đối chắc
chắn, nếu người chấp nhận không phải là một tổ chức tài
chính mà là một cá nhân, hoặc đại diện của một doanh
nghiệp, thì phải có bảo lãnh của một ngân hàng. Nếu
không NHTW sẽ không nhận chiết khấu.
+ Đảm bảo khả năng chuyển nhượng.
Tất cả các chứng từ mà NHTW nhận chiết khấu đều
phải đảm bảo khả năng chuyển nhượng. Vì có liên quan
đến sự chuyển giao tiền và chứng từ - nên chứng từ đó
phải được chuyển nhượng hợp pháp, mới đảm bảo cho
NHTW thu hồi được vốn khi chứng từ đến hạn thanh toán.
60
- Thời hạn hiệu lực còn lại không vượt quá thời hạn
tôi đa do NHTW quy định.
Thông thường NHTW quy định thời hạn tối đa là 3
tháng (90 ngày) - nghĩa là các hôl phiếu và chứng từ có giá
có thời gian hiệu lực còn lại trên 90 ngày, thì NHTW sẽ
không nhận tái chiết khấu. Với việc quy định thời hạn tối
đa, NHTW một mặt sẽ hạn chế tái cấp vốn qua cửa sổ chiết
khấu, mặt khác khuyên khích các NHTM tái chiết khấu lẫn
nhau để tận dụng tối đa nguồn vốn khả dụng của hệ thống
ngân hàng thương mại.
c) Phương thức chiết khấu
Ngân hàng Trung ương chiết khấu bằng một trong 2
phương thức sau:
■ Phương thức chiết khấu mua đứt
Theo phương thức này, sau khi NHTW kiểm tra các
chứng từ có giá do ngân hàng thương mại xuất trình dể xin
tái chiết khấu, nếu các chứng từ này thỏa mãn các điều kiện
quy định, NHTW sẽ đồng ý chiết khấu với các bước sau:
Bước 1: Ngân hàng Thương mại tiến hành thủ tục
chuyển nhượng chứng từ có giá cho NHTW.
- Nếu chứng từ có giá là vô danh, thì NHTM chuyển
nhượng trao tay, kèm theo giấy xác nhận chuyển nhượng
chứng từ và chuyển bản gốc chứng từ có giá cho NHTW.
61
- Nếu chứng từ có giá ký danh (có ghi tên người thụ
hưởng) thì ngân hàng thương mại chuyển nhượng theo luật
tức là chuyển nhượng bằng cách ký chuyển nhượng (ký hậu)
rồi trao chứng từ đã ký chuyển nhượng cho NHTW.
Bước 2: Ngân hàng Trung ương trả tiền ngay cho
ngân hàng thương mại bằng cách ghi có vào tài khoản tiền
gửi của NHTM xin chiết khấu chứng từ. Sau đó NHTW đưa
các chứng từ chiết khấu vào kho bảo quản theo chế độ bảo
quản chứng từ có giá.
Bước 3: Khi chứng từ có giá nói trên đến hạn thanh
toán NHTW xuất trình cho người trả tiền kèm theo thư yêu
cầu thanh toán - Người này phải thanh toán toàn bộ số
tiền của chứng từ đó cho NHTW kể cả tiền lãi nếu có.
Tất cả các bước nói trên, được thực hiện tại Sở giao
dịch của Ngân hàng Trung ương.
Ví dụ 1: Vào ngày 15/4/2006, Ngân hàng Thương mại
PK nộp đơn, bảng kê và kèm theo các chứng từ để xin tái
chiết khấu tại Sở giao dịch NHTW —Đây là lô trái phiếu
kho bạc có tổng mệnh giá là 100.000 triệu VND, thời hạn 1
năm, lãi suất 8,2%/năm, trả lãi khi đáo hạn, ngày phát
hành 15/6/2005, ngày đáo hạn 15/6/2006.
Sau khi kiểm tra chứng từ, Sở giao dịch NHTW đồng
ý tái chiết khấu với lãi suất chiết khấu là 4,5%/năm,
NHTM PK đã chuyển nhượng lô trái phiếu nói trên cho
NHTW.
62
Với sô liệu nói trên, hãy xác định sô tiền Sở giao dịch
NHTW phải thanh toán cho NHTM PK, và xác định sô
tiền NHTW nhận được khi lô trái phiếu đến hạn thanh
toán.
+ Sô tiền NHTW thanh toán cho NHTM khi chiết
khấu chứng từ có giá được xác định theo công thức sau:
c — Ọol
n LSCK * í
365*100
Trong đó: Gtt : Giá trị thanh toán cho ngân hàng
xin chiết khấu
G ck : Tổng giá trị chiết khấu
LSCK: Lãi suất chiết khấu
t : Thời hạn chiết khấu (thời hạn còn lại của chứng từ)
Tổng giá trị chiết khấu bao gồm tổng mệnh giá chứng
từ và lợi tức từ các chứng từ đó.
Theo ví dụ trên:
Tổng mệnh giá chứng từ là : 100.000 triệu
Lợi tức: 100.000 X 8,2% : 8.200 triệu
Tổng giá trị chiết khấu : 108.200 triệu
Lãi suất chiết khấu: do NHTW công bô từng thời kỳ
63
Thời hạn chiết khấu: tính từ ngày chiết khấu cho đên
ngày đáo hạn của chứng từ.
Theo ví dụ trên thì thời hạn chiết khấu tính từ ngày
15/4/2006 đến ngày đáo hạn của chứng từ 15/6/2006 là 62
ngày. Ta có:
„ ___ 108.200
G tt= - 4,5*62
365*100
108.200*36.500 _ 108.200*36.500
” 36.500+279 36.779
= 107.379 triệu đồng
Như vậy số tiền Sở Giao dịch NHTW thanh toán cho
NHTM PK là 107.379 triệu đồng.
+ Số tiền NHTW nhận được khi các chứng từ chiết
khấu đến han thanh toán, chính là số tiền đươc tính theo
• * •
tổng giá trị chiết khấu. Theo ví dụ trên, vào ngày đáo hạn
(15/6/2006) Kho bạc Nhà nước sẽ thanh toán cho NHTW số
tiền 108.200 triệu, trong đó mệnh giá (giá vốn) là 100.000
triệu và lãi trái phiếu là 8.200 triệu (100.000 X 8,2%).
■ Phương thức chiết khấu có kỳ hạn
Với phương thức chiết khấu mua đứt như nói ồ trén,
64
các NHTM không phải hoàn lại vốn cho NHTW, NHTW chỉ
có thế thu hồi được vốn tại người có trách nhiệm thanh
toán theo chứng từ. Trường hợp này NHTW không cần
kiểm soát quá trình sử dụng vôn của các NHTM.
Trong trường hợp NHTW cần kiểm soát quá trình sử
dụng vốn của các NHTM, thì NHTW thực hiện phương thức
chiết khấu có kỳ hạn. Đây là hình thức chiết khấu có điều
kiện. NHTW bắt buộc NHTM phải cam kết mua lại các
chứng từ đã xin chiết khấu - Theo phương thức này, khi
NHTM mang chứng từ đến NHTW xin chiết khấu, thì Sở
Giao dịch của NHTW đồng ý nhận chiết khấu, đồng thời
bắt buộc ngân hàng thương mại này ký hợp đồng mua lại
các chứng từ đó với một thời hạn xác định —Ngay sau đó
NHTM sẽ nhận được tiền, khi đến hạn NHTM sẽ mua lại
các chứng từ chiết khấu theo giá bán lại của NHTW.
Trong phương thức chiết khấu có kỳ hạn, giá trị chiết
khấu được tính theo mệnh giá của chứng từ, chứ không tính
cả mệnh giá và lợi tức trái phiếu như chiết khấu mua đứt.
Riêng thời hạn chiết khấu, được xác định theo yêu cầu của
Ngân hàng xin chiết khấu, thời hạn này nhỏ hơn hoặc
bằng thời hạn hiệu lực còn lại của chứng từ. Như vậy việc
tính toán sô tiền có liên quan hoàn toàn khác biệt so với
chiết khấu mua đứt.
+ Sô tiền thanh toán cho NHTM khi tái chiết khấu
chứng từ có giá được xác định theo công thức sau:
65
G1
T —---------------------
1
7, LSCK * Tc
k
1+ 7 - Í 'K
-
365*100
Trong đó: Gtt : Sô tiền thanh toán cho NHTM
MG : Mệnh giá chứng từ
LSCK: Lãi suất chiết khấu
Tck :Thời hạn chiết khấu
+ Sô" tiền ngân hàng thương mại phải thanh toán cho
NHTW khi hết hạn chiết khấu, bao gồm toàn bộ vốn và lãi
và được tính theo công thức sau:
GT
T 1+
LS * TC
IC)
365*100,
Trong đó: Gbi : Giá chứng từ có giá NHTW bán lại
cho NHTM khi hết hạn chiết khấu
Gtt : Sô" tiền NHTW thanh toán (cho vay) khi chiết
khấu
chứng từ có giá.
LS : Lãi suất thị trường tiền tệ bình quân
T ck : Thời hạn chiết khấu
66
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương  Nguyễn Đăng Dờn.pdf

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiThuy Kim
 
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ươngCâu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ươngDoãn Dũng
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtThanh Hoa
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từtaothichmi
 
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngBáo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đ
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đLuận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đ
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đ
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
 
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ươngCâu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng LongBáo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
 
Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng Đông Á
Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng Đông ÁMô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng Đông Á
Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng Đông Á
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank, 9đ
Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank, 9đCông tác xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank, 9đ
Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank, 9đ
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng AgribankHuy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngBáo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
 
Đề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAY
Đề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAYĐề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAY
Đề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAY
 

Similar to Nghiệp vụ ngân hàng trung ương Nguyễn Đăng Dờn.pdf

Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Dương Hà
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...vietlod.com
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Dương Hà
 
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.docnh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doccuong19011996
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.taothichmi
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Dương Hà
 
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...taothichmi
 
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpĐề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangMot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangHạnh Ngọc
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
TaichinhtienteThư Anh
 

Similar to Nghiệp vụ ngân hàng trung ương Nguyễn Đăng Dờn.pdf (20)

Nhtw
NhtwNhtw
Nhtw
 
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, HAY
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, HAYBáo cáo thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, HAY
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, HAY
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
 
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
 
Thực trạng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.doc
Thực trạng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.docThực trạng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.doc
Thực trạng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.doc
 
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.docnh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
nh381_D2gHmLAdbITT2F_104141.doc
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
 
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docxCơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
 
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
 
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
 
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpĐề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Cơ sở lý luận về vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương...
Cơ sở lý luận về vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương...Cơ sở lý luận về vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương...
Cơ sở lý luận về vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương...
 
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangMot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Nghiệp vụ ngân hàng trung ương Nguyễn Đăng Dờn.pdf

  • 1. - ......---------- 1)AI HOC KINH TÊ TP. HÔ CHI MINH THIFVIEN -■------ *-----------;------:-------- ;--------------------- DAI HQC NHA TRANG PGS.TS. NGUYENDÄNGDON D 332.1 Ng 527 D (TRANSACTIONS OF CENTRAL BANK)
  • 2. PGS.TS. N G U Y Ễ N Đ Ă N G DỜN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. Hồ CHÍ MINH m NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNGTRUNG ƯƠNG TRƯỜNG tiẠI HỌC NHAĨkANS THƯ 1 A i . _ __ Vị ú hỉTcì NHÀ XUẤT BẢN TỔNG Hộp TP. Hồ CHÍ MINH m
  • 3. Ẩ ,à t Ngăn hàng Trung ương (Central Bank) là một thể chế tài chính đặc biệt của một quốc gia. Với vai trò điều tiết vĩ mô lĩnhvực Tiền tệ - Ngân hàng, Ngân hàng Trung ương trở thành Trung tâm thần kinh của toàn bộ nền kinh tế, và hoạt động của Ngân hàng Trung ương có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ nhất đến sựphát triển của nền kinh tế. Là bộ máy chuyên quản của lĩnh vực Tiền tệ ngân hàng, Ngân hàng Trung ương có nhiệm vụ trọng yếu là hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốcgia, nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ, ổn định thị trường, giá cả tạo công việc làm cho người lao động góp phần ổn định cuộc sống và trật tự xã hội.... Là cơ quan Trung ương của hệ thống ngân hàng quốc gia, Ngân hàng Trung ương (NHTW) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ với các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng để điều chỉnh, chi phối và giúp đỡ các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng - làm cho hệ thống này hoạt động an toàn và có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốcgia. Một sự điều chỉnh nhỏ trong các chính sách của NHTW (chính sách lãisuất, tỷ giá, hối đoái..., đều gây ra hiệ lớn đối với nền kinh tế-xã hội, điều này khẳng định vị trí và vai trò của NHTW trong nền kinh tế thị trường. Với tinh thần đó, việc nghiên cứu, học tập để hiểu rõ hơn về NHTW, nám bắt được những hoạt động của NHTW sẽ là yêu cầu của bất kỳ ai quan tâm đến vực Tài chính Ngân
  • 4. hàng. Hệ thống đào tạo chuyên ngành, củng như những cán bộ, nhân viên làm công tác quản kinh doanh. Đối với sinh viên bậc đào tạo đại học, học viên cao học và nghiên cứu sinh, nghiên cứu nghiệp vụ NHTW sẽ giúp người học trang bị cho,mình những kiến thức vừa cụ thể vừa bao quát trong tổng thể kiến thức chuyên môn của ngành Tài chính Ngân hàng. Đối với những cán bộ, chuyên gia đang làm công tác quản trị kinh doanh trong các NHTW, các công ty tài chính, công ty quản lý quỹ, công ty chính khoán.... Nghiên cứu nghiệp vụ NHTW sẽ giúp họ hiểu sâu và vận dụng linhhoạt và hiệu qu dịch của mình với NHTW trên nhiều phương diện về tín dụng Tiền tệ, thanh toán.... Cuốn sách Nghiệp vụ Ngăn hàng Trung ương được biên soạn để phục vụ cho các yêu cầu nêu trên. Các nội ■dung được trình bày trong cuốn sách này, vừa phù hợp với chức năng nhiệm vụ của NHTW nói chung, vừa cố gắng bám sát thực tiễn của VN, gắn với hoạt động nghiệp vụ của NH nhà nước Việt Nam - Do đó, sơ hở và thiếu sót vì sự lồng ghép của nội dung - Tácgiả xin chân thành cảm ơn và mong nhận được những ý kiến đóng góp của các anh chị, các bạn, để kịp thời chỉnh sữa cho cuôn sách ngày càng hoàn thiện hơn. Thư từ, ý kiến đónggóp xin gửi về địa chỉ Emaỉl: nguyendangdonhp@yahoo.com Trân trọng cảm ơn! Tác giả.
  • 5. C h ư ơ n g I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (CENTRAL BANK) 1.1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ BẢN CHAT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (NHTW) 1.1.1. Khái niệm về N gân hàng Trung ương Thuật ngữ Ngân hàng Trung ương (Central Bank) dùng để chỉ rõ sự khác biệt với Ngân hàng Thương mại (NHTM) (Commercial Bank) - sự khác biệt đó thể hiện ở chỗ: - Thứ nhất, NHTW không hoạt động vì mục tiêu kinh doanh như NHTM, mà hoạt dộng vì sự ổn định và phát triển của toàn bộ nền kinh tế. NHTW là cơ quan quản lý vĩ mô trong lĩnh vực tiền tệ —ngân hàng. - Thứ hai,NHTW không giao dịch với các nghiệp, tổ chức và cá nhân mà chỉ giao dịch với các NHTM —và các giao dịch này để điều tiết hoạt động của hệ thông - NHTM. - Thứ ba, NHTW là ngân hàng phát hành tiền của một quôc gia, cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. NHTW là ngân hàng duy nhất của một nước trong khi số lượng NHTM thì rất lớn, rất phổ biến và chỉ hoạt động kinh doanh. 1
  • 6. 1.1.2. Quá trình ra đời của NHTW Hệ thông ngân hàng của mỗi quốc gia phát triển qua các thời kỳ như sau: ■ Thời kỳ nhứ nhất'. Thời kỳ sơ khai hình thành nghề ngân hàng Vào thời kỳ trước Công nguyên khoảng 3500 năm khi các cuộc chiến diễn ra triền miên giữa các bộ tộc, tình trạng cướp bóc tranh giành ảnh hưởng trong xã hội ngày càng phổ biến; tiền đúc bằng kim loại (đồng, bạc, vàng) đã xuất hiện trong lưu thông tuy còn rất đơn giản, làm nảy sinh 2 yêu cầu: - Một là làm sao bảo vệ an toàn tiền bạc của mình trong điều kiện có cướp bóc và chiến tranh xảy ra một cách phổ biến. - Hai là làm sao để chuyển đổi những đồng tiền bị hao mòn thành những đồng tiền có đầy đủ trọng lượng để lưu thông một cách bình thường. Đáp ứng 2 yêu cầu này chỉ có thể là các chùa chiền, các nhà thờ và những người quyền quý trong xã hội, những thợ kim hoàn.... Nghề ngân hàng ra đời ban đầu với nghiệp vụ đơn giản: nhận bảo quản tiền và được trả thù lao bảo quản; đổi chác tiền đúc và ăn hoa hồng đổi tiền. Nghề ngân hàng sơ khai kiểu như vậy xuất hiện từ Hy Lạp rồi lan ra các nước khác. 2
  • 7. Cùng với sự phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hóa, hoạt động của những người bảo quản và đổi chác tiền đúc đã có tiến triển thêm một bước mới cho đến thế kỷ thứ VIII trước công nguyên. Họ không những thu nhận bảo quản, đổi tiền mà còn sử dụng số tiền bảo quản đó để cho vay, họ không những cho vay bằng tiền mặt mà còn sử dụng chứng thư thay tiền mặt. Điều đó đã làm cho hoạt động của Ngân hàng sơ khai trở nên phong phú hơn trước và thuật ngữ Ngân hàng bắt đầu xuất hiện từ đó. Đây chính là những Ngân hàng cho vay nặng lãi. Từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên, với sức mạnh của một đê chê lớn, La Mã đã chinh phục nhiều nước về chính trị và quân sự. La Mã trở thành một đế quôc giàu có bậc nhất lúc bấy giờ vì vậy hoạt động Ngân hàng được mở rộng hơn. Chính quyền La Mã cho phép những người hành nghề ngân hàng mở “Tiệm” kinh doanh trên các đường hè phố tại các trung tâm kinh tế, thương mại, phương tiện chủ yếu cho công việc kinh doanh ấy là những cái bàn dài được chia nhiều ngăn để cất giữ bảo quản tiền, các loại tài sản và sổ sách giấy tờ... Những cái bàn ấy, theo tiếng La Tinh là Bancus để ám chỉ phương tiện và nghề nghiệp của các nhà Ngân hàng. Thuật ngữ Ngân hàng (Bank) bắt đầu sử dụng từ đó cho đến ngày nay. ■ Thời kỳ thứ hai Hoạt động ngân hàng trong thời kỳ từ thế kỷ thứ V đến XV sau Công nguyên đã có những bước phát triển mới 3
  • 8. tiến bộ so với giai đoạn sơ khai. Các chủ ngân hàng biết cách sử dụng sô hiệu tài khoản để ghi chép theo dõi tiền gửi của các thân chủ, sử dụng tài khoản để ghi chép theo dõi sô tiền cho vay, sô tiền thu nợ, tính lãi, v.v... Đây được coi là giai đoạn 2 trong lịch sử phát triển Ngân hàng thương mại - nghiệp vụ bù trừ cũng đã được các chủ ngân hàng sử dụng trong các giao dịch thanh toán giữa các đối tượng đã mang lại kết quả đáng khích lệ. Trong thời kỳ từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV sau Công nguyên, các nghiệp vụ ngân hàng cũng đã phát triển đa dạng và phong phú. Nghiệp vụ chuyển ngân (transfer) đã được thực hiện, mang lại những tiện ích lớn lao cho các thương nhân nói riêng và cho xã hội nói chung. Những “chứng thư” do chính nhà Ngân hàng ký, phát cho phép khách hàng của mình nhận tiền ở một Ngân hàng khác có quan hệ, là công cụ để phát triển nghiệp vụ của nhà Ngân hàng, và hầu như ai ai cũng thấy được sự an toàn và tiện lợi của nó; Song song với nghiệp vụ chuyển ngân, các chủ Ngân hàng cũng sẵn sàng thực hiện việc trả tiền trước cho các thương phiếu chưa đáo hạn theo cách chiết khấu tiền lãi, sau này ta gọi nghiệp vụ này là nghiệp vụ chiết khấu (Discount) nghiệp vụ bảo lãnh (Guarantee) (tuy đơn giản hơn bây giờ nhiều) cũng đã được nhà ngân hàng áp dụng trong hoạt động nghiệp vụ của mình. Cùng với sự phát triển của kinh tế, thương mại, thị trường nội địa không những được củng cố phát triển mà còn từng bước hình thành thị trường quốc tế, thì hoạt động Ngân hàng ngày càng phát triển và ngày càng phong phú. 4
  • 9. ■ Thời kỳ thứ ba Đây là thời kỳ phát triển sôi động nhất của hệ thống ngân hàng - diễn ra từ thế kỷ XVI đến thê kỷ XX. Sự phát triển của nền kinh tê hàng hóa, và thị trường, song song với cuộc chạy đua cạnh tranh giữa các ngân hàng đã từng bước “phân hóa” hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia thành 2 hệ thông ngân hàng - Sự “phân hóa” đó từng bước được hình thành và được định hình rõ rệt sau cuộc chiến thê giới lần thứ 2. Thời kỳ phát triển thứ 3 của hệ thông ngân hàng bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn I Giai đoạn phát triển từ loại Ngân hàng thương mại (Commercial Bank) trở thành loại Ngân hàng Phát hành (Issuing Bank). Giai đoạn này diễn ra từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII. Trong thời kỳ thứ 3, giai đoạn đầu của lịch sử phát triển ngân hàng luôn gắn liền với hệ thống lưu thông tiền đúc băng kim loại quý, nhưng do tiền đúc luôn luôn bị hao mòn, trọng lượng pháp định của tiền đúc ngày càng bị giảm làm cho giá trị của đồng tiền giảm theo (giá trị tiền đúc giảm sút đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lưư thông, trao đổi, giao dịch thanh toán), để khắc phục tình trạng này, các ngân hàng thương mại đều sử dụng kỳ phiếu của ngân hàng mình thay cho tiền đúc bằng kim loại quý. 5
  • 10. Những thuật ngữ như “Tiền tín dụng”, “Kỳ phiếu ngân hàng” được sử dụng để ám chỉ công cụ giao dịch và thanh toán đó. Ở trong một nước, cứ có bao nhiêu ngân hàng thương mại thì có bấy nhiêu loại kỳ phiếu ngân hàng lưu hành, và những kỳ phiếu đó chỉ lưu thông trong một không gian nhất định, trong phạm vi hoạt động vì ảnh hưởng của ngân hàng thương mại đó. Nhưng dần dần cùng với sự phát triển của thị trường dân tộc và thị trường quốc tế, thì tình trạng trong một nước có nhiều kỳ phiếu ngân hàng cùng lưu thông đã gây khó khăn và cản trở cho quá trình lưu thông hàng hóa. Lúc này bắt đầu xảy ra quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng, với mục tiêu là mở rộng phạm vi lưư thông kỳ phiếu do ngân hàng mình phát hành ra. Trong cuộc cạnh tranh đó, chỉ những ngân hàng thương mại có quy mô lớn, có mạng lưới rộng và có uy tín thì kỳ phiếu ngân hàng của ngân hàng đó mới ngày càng chiếm ưu thế và lưu thông rộng rãi hơn; Kỳ phiếu ngân hàng của những ngân hàng thương mại vừa và nhỏ ngày càng bị mất uy tín, và dần dần bị loại ra khỏi lưu thông, đồng thời, những ngân hàng vừa và nhỏ lúc này cũng phải sử dụng các kỳ phiếu ngân hàng do các ngân hàng lớn phát hành. Đến lúc này, sự phân hóa hệ thông ngân hàng đã hình thành khá rõ nét bao gồm các Ngân hàng Thương mại được phát hành kỳ phiếu (Ngân hàng phát hành), và các Ngân hàng thương mại không phát hành kỳ phiếu. Tuy nhiên, cả 2 loại ngân hàng này đều thực hiện các chức năng chính của Ngân hàng trung gian. 6
  • 11. Giai đoạn II Giai đoạn phát triển từ ngân hàng phát hành trở thành các ngân hàng phát hành độc quyền. (Khoảng từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX). Đây cũng là quá trình cạnh tranh diễn ra rất mạnh mẽ và gay gắt trong Ngành ngân hàng, mà cụ thể đó là quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng phát hành với nhau, mà kết quả của cuộc cạnh tranh đó, cũng như bao nhiêu cuộc cạnh tranh trong thị trường là: Ngân hàng phát hành nào có quy mô lớn hơn sẽ giành được thắng lợi. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng, trong sự cạnh tranh khốc liệt ấy, với quy luật muôn thuở là kẻ mạnh thắng người yếu, thì sự tác động, sự trợ giúp của chính quyền Nhà nước là rất quan trọng. Ngân hàng phát hành, là công cụ mạnh mẽ nhất của các trùm tư bản tài chính, nó có khả năng và sức mạnh để chi phôi và lũng đoạn không những về kinh tê mà cả về chính trị. Mặt khác, đây là những ngân hàng cổ phần lớn mà cố đỏng lớn của những ngân hàng này là những nhà tư sản giàu có, những người nắm giữ những cương vị quan trọng trong bộ máy chính quyền, những người có chức có quyền trong xã hội. Vì vậy, những ngân hàng phát hành này còn nhận được những Ư u đãi của nhà nước trong các hoạt dộng phát hành tiền. Thậm chí Nhà nước còn can thiệp trực tiếp bằng cách ra những sắc luật cho phép ngân hàng nào được quyền phát hành, ngân hàng nào không được quyền phát hành. 7
  • 12. Chẳng hạn ở Mỹ vào năm 1791, Chính phủ Hoa Kỳ chỉ cho phép hơn 20 ngân hàng được quyền phát hành. Sau này đến năm 1913, (theo đạo luật Ngân hàng Mỹ) số lượng này chỉ còn lại 12 và 12 ngân hàng này hợp nhất, trở thành Hệ thông dự trữ liên bang (FED). Tương tự như vậy, ở Pháp vào năm 1800, Chính phủ chỉ cho phép 10 ngân hàng được quyền phát hành. Đến năm 1870 theo đạo luật ngân hàng Pháp , chỉ còn duy nhất 1 ngân hàng. Ngân hàng Pháp quốc (Bank de France). ở Anh vào năm 1792 có khoảng 14 ngân hàng phát hành đến năm 1844 theo đạo luật Ngân hàng Anh, chỉ còn Ngân hàng Anh (Bank of England) mới được quyền phát hành tiền. Như vậy, sự hình thành ngân hàng phát hành độc quyền (Exclusive Issuing Bank) từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thể kỷ XIX đầu thê kỷ XX không những là sự lớn mạnh và thắng thế của những ngân hàng đại quy mô lớn, mà còn là sự tiếp tay giúp sức của bộ máy chính quyền Nhà nước, làm cho hệ thông ngân hàng ở mỗi quốc gia đều phân hóa thành 2 cấp rõ rệt: Đó là hệ thống Ngân hàng phát hành, lúc này không còn giao dịch với khách hàng nữa, mà chỉ giao dịch với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, và hệ thông thứ hai : Hệ thông các ngân hàng trung gian (Intermediary Bank System) gồm các Ngân hàng thương mại, các định chế tài chính phi ngân hàng. Hệ 8
  • 13. thống này giao dịch trực tiếp với khách hàng là các nhà buôn, các công ty, hộ gia đình và cá nhân. Giai đoạn III Giai đoạn phát triển từ Ngân hàng phát hành độc quyền thành ngân hàng Trung ương (Central Bank) . Thế lực của Ngân hàng phát hành độc quyền là rất lớn. Nhưng đây lại là các Ngân hàng cổ phần (Ngân hàng tư / Jointstock Banks) mà các cổ đông lớn là những người quyền quý trong xã hội, nó nhận được những ưu đãi đặc biệt của Nhà nước như được trợ cấp vốn khi ngân hàng gặp khó khăn, được miễn hoặc giảm thuế... Mối quan hệ giữa Ngân hàng Phát hành độc quyền với Nhà nước là mối liên hệ ruột thịt mang tính sống còn. Chính vì vậy, mà người ta đã tìm mọi cách để hợp pháp hóa vị trí độc tôn của Ngân hàng phát hành để củng cố quyền lực và quyền lợi của nó trong xã hội. Quốc hữu hóa Ngân hàng phát hành là biện pháp mà hầu hết các nước đều thực hiện. Theo đó Nhà nước sẽ tiến hành mua lại toàn bộ sô" cổ phần của Ngân hàng phát hành - biến Ngân hàng phát hành thuộc sở hữu tư nhân thành Ngân hàng phát hành thuộc sở hữu Nhà nước (Ngân hàng công / Public Banks). Những người nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong Ngân hàng phát hành trước đây, được Nhà nước bổ nhiệm lại vào các vị trí ấy và trở thành công chức Nhà nước. Nước Mỹ quốc hữu hóa các ngân hàng phát hành vào năm 1946, nước Pháp quốc hữu hóa ngân hàng Pháp vào năm 1946, 9
  • 14. nước Anh quốc hữu hóa ngân hàng Anh vào năm 1947... Nói chung sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, hầu hết các nước đều tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng phát hành. 1.1.3. Bản chất của NHTW Việc quốc hữu hóa Ngân hàng phát hành đã biến Ngân hàng phát hành thuộc sở hữu tư nhân thành Ngân hàng phát hành thuộc sở hữu Nhà nước, một mặt làm cho Nhà nước nắm trong tay trọn vẹn bộ máy kinh tế tài chính quan trọng nhất để điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế tài chính, mặt khác, đó lại là một biện pháp để hợp thức hóa quyền lực và quyền lợi của một nhóm nhỏ các nhà tư sản giàu có, những người quyền cao chức trọng trong xã hội tư sản, mà thực chất là tập trung quyền lực và quyền lợi vào trong tay các tập đoàn tư bản tài chính. Với việc quốc hữu hóa Ngân hàng phát hành, toàn bộ hệ thống ngân hàng trong một quốc gia đã được định hình thành 2 cấp. Một bên là NHTW thực hiện các chức năng nhiệm vụ thuộc tầm điều tiết vĩ mô, một bên là các NHTM và các tổ chức tín dụng khác, thực hiện chức năng và nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Sự định hình hệ thông 2 cấp như vậy là một quá trình khách quan và tất yếu. Ngày nay, trong mỗi quốc gia đều tồn tại hệ thống ngân hàng 2-cấp như vậy, hoạt động của mỗi cấp ngân hàng này là hoàn toàn khác nhau, và vì vậy đều phát huy vai trò rất khác nhau đối với nền kinh tế xã hội. 10
  • 15. Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng đã chứng minh rằng NHTW là sản phẩm đặc biệt của hệ thống ngân hàng phát triển và là sản phẩm của tự do cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng để hình thành nên các ngân hàng phát hành độc quyền và đã được các nước quốc hữu hóa vào những năm sau khi cuộc thế chiến lần thứ 2 chấm dứt. Như vậy, bản chất của NHTW thể hiện qua những nội dung sau: + Ngân hàng Trung ương là ngân hàng phát hành độc quyền của Nhà nước. + Ngân hàng Trung ương là một bộ máy của Nhà nước, thực hiện việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. + NHTW là cơ quan,quản lý kinh tế tài chính tổng hợp, là trung tâm tiền tệ, trung tâm tín dụng và trung tâm thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. 1.2. CHỨC NĂNG CỦA NHTW Ngân hàng Trung ương thực hiện các chức năng của mình, vừa với tư cách là một bộ máy của Chính phủ, cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực tiền tệ — ngân hàng, vừa với tư cách là Ngân hàng Trung ương - (Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại). Với tư cách là một bộ máy của Chính phủ, NHTW có nhiệm vụ và quyền hạn như một cơ quan của Chính phủ 11
  • 16. thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Với tư cách là Ngân hàng Trung ương, NHTW thực hiện các chức năng nhiệm vụ có tính chuyên ligành của lĩnh vực ngân hàng - những chức năng riêng có này nói lên sự khác biệt giữa NHTW với các Bộ chủ quản khác, đồng thời cho thấy ảnh hưởng to lớn trong khi thực hiện các chức năng nhiệm vụ này đối với nền kinh tế —xã hội. Các chức năng có tính chất nghiệp vụ của NHTW gồm có: ■ Phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ Đây là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTW, thực hiện chức năng này, không những có tác động và ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ quốc gia, tình hình kinh tế tài chính đối nội mà còn tác động và ảnh hưởng tình hình kinh tế tài chỉnh thế giới, nhất là những ngân hàng lớn trên thế giới như Hệ thống ,Dự trữ Liên bang Mỹ (NHTW Mỹ) FED, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Trung ương Châu Âu... Phát hành tiền là tổ chức đưa tiền in sần ở trong “kho tiền” vào lưư thông, đảm bảo cung ứng cho nền kinh tế một khối lượng tiền mặt (cơ số tiền tệ) đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền mặt của nền kinh tế. Có thể nói phát hành tiền là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, gây ảnh hưởng lớn và dây chuyền đối với mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế-xã hội. 12
  • 17. Do tính chất quan trọng của việc phát hành tiền, đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc sau: + Nguyên tắc cân đối: Cân đôi theo nghĩa rộng là khối lượng tiền mặt phát hành ra phải cân đối nhu cầu của nền kinh tế. Nếu phát hành nhiều hơn nhu cầu sẽ gây mất giá đồng tiền, làm cho lạm phát sẽ có cơ hội gia tăng, ngược lại nếu tiền phát hành ít hơn nhu cầu, sẽ gây ra hiện tượng “Thiếu tiền”, thiếu phương tiện sẽ làm cho sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ bị ngưng trệ, đình đốn, đây là điều rất nguy hại cho nền kinh tê —xã hội. + Nguyên tắc bảo đảm: Tiền giấy phát hành vào lưu thông phải được bảo đảm bàng giá trị vật chất, nhờ đó sức mua của tiền giấy mới được ổn định, việc bảo đảm cho tiền giấy phát hành có thể được thực hiện bằng nhiều cơ chế: - Bảo đảm bằng vàng: đây là cơ chế bảo đảm cho tiền giấy đã được nhiều nước áp dụng trong thời kỳ bản vị vàng (Gold Standard) (1792-1913) và trong thời kỳ bản vị hối đoái vàng (Gold Exchange Standard) từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đảm bảo bằng vàng là cơ chế đảm bảo truyền thông áp dụng từ thế kỷ XVIII. Đến nay, trong thời đại của tiền 13
  • 18. giấy pháp định (Fiat Paper Money) bảo đảm bằng vàng hầu như không còn áp dụng nữa. - Bảo đảm bằng tín dụng - hàng hóa Đây là cơ chế bảo đảm mới phù hợp, với hệ thống tiền tệ hiện đại và tỏ ra thích hợp với nền kinh tế thị trường phát triển. Theo cơ chế này, đảm bảo bằng tín dụng nghĩa là tiền giấy được phát hành để cho vay đối với hệ thống ngân hàng thương mại trong nước, đến lượt nó các NHTM sử dụng nguồn vổh này để cho vay đối với nền kinh tế, tức là cho các tổ chức kinh tế ... vay và nhờ có vốn tín dụng đó mà tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, khi sản phẩm hàng hóa dịch vụ này trở thành cơ sở đảm bảo vững chắc cho khối lượng tiền giấy phát hành. Đây là cơ chế bảo đảm được áp dụng rộng rãi, phổ biến hiện nay. - Bảo đảm bằng trái phiếu chính phủ sinh lời Đây là cơ chế bảo đảm được áp dụng lần đầu ở Mỹ bằng việc cho phép các Ngân hàng phát hành, phát hành tiền để mua công trái Nhà nước, cơ chế bảo đảm bằng Trái phiếu chính phủ sinh lời được coi là cơ chế thoáng và hiệu quả vì nó cho phép tập trung nguồn vốn để chính phủ đầu tư vào các công trình dự án thuộc cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế xã hội mà không phải đi vay nước ngoài, hoặc vay của dân. - Bảo đảm bằng ngoại tệ 14
  • 19. Dự trữ ngoại tệ có ý nghĩa không những đối với NHTW mà còn đối với hoạt động tài chính đối ngoại của quốc gia NHTW của nhiều nước* với chính sách ngoại hối tích cực đã dùng nhiều biện pháp *để tăng cường dự trữ ngoại tệ như đồng USD, EUR, HKD, JPY... Vì vậy việc sử dụng vôn phát hành vì mục tiêu tăng dự trữ ngoại tệ là điều có thể thực hiện được, đặc biệt đối với những nước có nguồn kiều hôi lớn như Trung Quốc, Việt Nam. + Nguyên tắc tập trung thống nhất Việc phát hành tiền giấy vào lưu thông có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ, do đó có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế tài chính, do vậy phát hành tiền phải tuân thủ nguyên tắc tập trung thông nhất, theo đó, trên cơ sở yêu cầu phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, và các nhu cầu khác có liên quan, NHTW cần xác định chỉ tiêu phát hành tiền cho mỗi thời kỳ kế hoạch (thường là hàng năm) khi được Quốc hội phê duyệt; NHTW thực hiện việc phát hành trên cơ sở tình hình thực tế và tín hiệu của thị trường. Tập trung thống nhất sẽ ngán chặn việc phát hành tiền ồ ạt dẫn đến gia tăng lạm phát gây ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế-xã hội. NHTW phát hành tiền vào lưư thông qua 4 kênh sau đây + Cho vay đối với nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM. + c ho vay đối với chính phủ. 15
  • 20. + Phát hành qua th ị trường mở. + Phát hành tiền để tăng dự trữ ngoại tệ. Việc phát hành tiền gắn liền với quá trình điều tiết lưu thông tiền tệ, để chủ động diều chỉnh khôi lượng tiền giao dịch tăng, giảm cho phù hợp với nhu cầu thực tế. ■ Thực hiện chức năng Ngân hàng của Ngân hàng NHTW không trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, mà chỉ giao dịch với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, đó chính là chức năng ngân hàng của ngân hàng. Nhiệm vụ cụ thể của chức năng bao gồm các mặt hoạt động sau: + M ởtài khoản và tiếp nhận dự trữ tiền tệ của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng mở tài khoản tại NHTW không những là yêu cầu khách quan để tiến hành các giao dịch, thanh toán, mà còn là điều bắt buộc để NHTW quản lý và thực thi chính sách tiền tệ. + Tiếp vốn cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng bằng nhiều hình thức như chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay bắt buộc trong thanh toán bù trừ. Với nhiệm vụ này, NHTW đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại, giúp các 16
  • 21. ngân hàng thương mại có vốn để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc khôi phục năng lực thanh toán, nhờ đó mà có thể giúp các ngân hàng thương mại giữ vững được sự tồn tại và hoạt động kinh doanh. + Tổ chức và thực hiện hệ thống thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng thương mại. + TỔ chức và điều hành hoạt động thị trường mở, thị trường liên ngân hàng... + Kiểm soát tín dụng đối với các NHTM bằng nhiều biện pháp và công cụ khác nhau... ■ Thực hiện chức năng ngân hàng của Chính phủ Ngân hàng Trung ương là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, vì vậy NHTW thực hiện chức năng và nhiệm vụ với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và ngân hàng. + Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng: cụ thể: - Tham gia soạn thảo và ban hành các văn bản pháp quy có liên quan đến lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. - Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản trên một cách thống nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ. I
  • 22. - Thanh tra và kiểm soát mọi mặt hoạt động của hệ thông ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, đảm bảo cho hoạt động của hệ thống này phải tuân thủ pháp luật, góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính tiền tệ của đất nước, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. + Làm đại lý cho Chính phủ trong việc phát hành và thanh toán trái phiếu khi đáo hạn. + c ho ngân sách nhà nước vay vốn khi cần thiết. + Mở tài khoản và giao dịch với hệ thống kho bạc nhà nước. + Đại diện cho Chính phủ trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, các NHTW các nước về lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, v.v... 1.3. HỆ THỐNG T ổ CHỨC NHTW Trong bất kỳ một quốc gia nào, NHTW đều giữ vai trò trọng yếu trong bộ máy điều hành và quản lý kinh tê ở tầm vĩ mô. Người ta cho rằng, NHTW là một thể chế đặc biệt, bởi sự phôi hợp và đan xen lẫn nhau giữa bộ máy của Nhà nước với hoạt động nghiệp vụ của NHTW. Thể chế đó hầu như chỉ tồn tại trong một cơ quan, một bộ máy đặc biệt của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, đó là :NHTW. Chính vì sự đặc biệt của thể chế đó mà người ta 18
  • 23. lựa chọn mô hình tổ chức thích hợp đế đảm bảo phát huy cao độ hiệu lực quản lý của NHTW trong việc điều hành chính sách tiền tệ để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Tùy theo đặc điểm của từng nước, cũng như hệ thống pháp chê của các quốc gia, NHTW được tố chức theo một trong hai mô hình sau đây: - Mô hình thứ nhất: Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ (hình A): Hình A: Sơ đồ tổ chức 19
  • 24. Theo mô hình tổ chức này, thì NHTW là một bộ máy của Chính phủ, là một cơ quan ngang Bộ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ quôc gia. NHTW là cơ quan quản lý chuyên ngành của Chính phủ, tham mưu cho Chính phủ trong việc hoạch định và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Mô hình này có ưu điểm là hoạt động của NHTW nằm trong sự kiểm tra và giám sát trực tiếp của Chính phủ, vì vậy nó sẽ góp phần thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã giao cho Chính phủ trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ sẽ làm mất tính độc lập của NHTW trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, với mô hình này có thể biến NHTW thành nơi phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt trong Ngân sách Nhà nước, khiến cho hoạt động phát hành tiền không tuân thủ nguyên tắc và có thể dẫn đến lạm phát. Phần lớn các quốc gia đều áp dụng mô hình tổ chức này, trong đó có Việt Nam. 20
  • 25. - Mô hình thứ hai: Mô hình NHTW trực thuộc Quôc hội (hình B): Hình B: Sơ đồ tổ chức QUỐC HỘI 1 r ị 1 21
  • 26. Theo mô hình này, NHTW có vị trí độc lập so với Chính phủ, được tổ chức và chỉ đạo trực tiếp từ Quốc hội. Với mô hình này, hoạt động của NHTW không bị chi phôi bởi Chính phủ, vì vậy NHTW thể hiện tính độc lập cao trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời có thể ngăn ngừa hiện tượng phát hành tiền cho sự thiếu hụt của Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng tính độc lập của NHTW so với Chính phủ bên cạnh những Ư u điểm như nói ở trên thì có thể nảy sinh những hoạt động, trong đó thiếu sự phối hợp giữa Chính phủ và NHTW, khiến cho các mục tiêu kinh tế-xã hội không được thực hiện một cách nhất quán. Tuy nhiên, mô hình NHTW trực thuộc Quốc hội được coi là mô hình tổ chức tiên tiến, phù hợp với xu thế của thời đại để từng bước nâng cao vị trí của NHTW trong nền kinh tê thị trường. Mô hình này được áp dụng ở Mỹ, Anh, Đức, Canada, Nhật Bản, ... và một sô' nước khác. Bất kể NHTW được tổ chức theo mô hình nào, cũng đều thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống NHTW. NHTW thường có trụ sở chính đặt tại Thủ đô, đồng thời mở các chi nhánh và đặt tại các khu vực hoặc các tỉnh, thành phô' để đảm bảo cho hoạt động NHTW trong vai trò quản lý vĩ mô đều có thể bám sát tình hình thực tế. 22
  • 27. 1.4. NGÂN HÀNG TRƯNG ƯƠNG ở VIỆT NAM 1.4.1. Lịch sử ra đời của NHTW ở Việt Nam Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam có Ngân hàng Đông Dương (Banque de LTndochine). Đây là ngân hàng được thành lập vào cuối tháng 1/1875, vừa đóng vai trò là Ngân hàng phát hành (phát hành tiền trên toàn cõi Đông Dương), vừa thực hiện các nghiệp vụ vốn có của Ngân hàng Thương mại. Ngân hàng Đông Dương thực chất là bộ máy tài chính do chính quyền thuộc địa của Pháp ở Đông Dương điều động và chi phối. Ngân hàng Đông Dương đặt trụ sở tại Hà Nội bên cạnh bộ máy chính quyền cai trị thực dân của Pháp tại Đông Dương. Ngân hàng Đông Dươag giữ vị trí quan trọng và là công cụ tài chính quan trọng hàng đầu, để thực dân Pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị trong cuộc chiến tranh tại Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành được thắng lợi, hiệp định Geneve đã được ký kết vào tháng 7/1954 - Ngân hàng Đông Dương không còn tồn tại ở Việt Nam. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, hàng loạt các sự kiện và chủ trương của Chính phủ, hướng dẫn việc hình thành hệ thống tiền tệ — ngân hàng của một nước Việt Nam độc lập có chủ quyền. - Tháng 1/1946, Chính phủ ra sắc lệnh (sắc lệnh số 23
  • 28. 18B ngày 31/1/1946) cho phép Bộ Tài chính phát hành giấy bạc Việt Nam (giấy bạc cụ Hồ) từ các tỉnh Nam bộ, sau đó đến Nam Trung bộ - với tỷ giá 1 ĐVN = 1 đồng Đông Dương. - Tháng 1/1948 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đạo luật đình chỉ lưư hành tiền Đông Dương, và cho phép Bộ Tài chính phát hành giấy bạc Việt Nam trên toàn lãnh thổ Việt Nam. - Năm 1947 thành lập Cục ngân khố quốc gia và Nha tín dụng sản xuất —trực thuộc Bộ Tài chính (2 cơ quan tiền thân của Ngân hàng Nhà nước). - Tháng 7/1948 Chính phủ quy định đơn vị tiền tệ Việt Nam theo sắc lệnh số 199/SL/CP ngày 8/7/1948 (Đơn vị tiền tệ VN là đồng, 1 đồng = 10 hào, 1 hào = 10 xu). - Ngày 6/5/1951 Chủ tịch nước VN dân chủ cộng hòa ra sắc lệnh số 15/SL/CT —thành lập Ngân hàng Quốc gia VN (NBV - National Bank of Vietnam) bằng việc sát nhập Cục ngân khố quốc gia và Nha tín dụng sản xuất - tách ra khỏi Bộ Tài chính để hình thành Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - Chính phủ giao cho Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành giấy bạc ngân hàng Việt Nam (tiền ngân hàng) đồng thời tổ chức thu hồi đồng tiền tài chính (do Bộ Tài chính) đã phát hành từ năm 1946. Tỷ lệ thu đổi tiền ngân hàng và tiền tài chính được ấn định là 1/10 (1 đồng ngân hàng có giá trị bằng 10 dồng tài chính). 24
  • 29. Ngày 6/5/1951 là sự kiện lớn, đánh dấu mốc quan trọng cho sự ra đời và phát triển của hệ thông ngân hàng Việt Nam về sau. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - là Ngân hàng Trung ương của nước Việt Nam, từ ngày thành lập đến tháng 3/1988 vừa làm nhiệm vụ phát hành tiền của nước Việt Nam, vừa thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại. Hội sở Trung ương và các chi nhánh trung tâm đặt tại các tỉnh, các liên khu, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng phát hành và quản lý Nhà nước - Các chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã (các chi điểm ngân hàng) thực hiện các nhiệm vụ của các ngân hàng thương mại như nhận tiền gửi, cho vay... - Tháng 10/1961 đổi tên Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (NBV) thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV - State Bank of Vietnam) cho đến nay. Trong thời kỳ đất nước còn chia cắt, ở miền Nam chính quyền Sài Gòn cũng đã thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hòa (Mỹ - ngụy) ngày 31/12/1954 - Ngân hàng này hoạt động với tư cách là NHTW của miền Nam Việt Nam từ 12/1954 đến 30/4/1975. Sau 30/4/1975 Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam đã thực hiện việc tiếp quản hệ thống Ngân hàng miền Nam. 25
  • 30. - Tháng 9/1975 phát hành tiền “Giải phóng” và thu hồi tiền ngụy - với tỷ giá 1 đồng tiền Giải phóng bằng 500đ tiền ngụy. - Từ tháng 7/1976 toàn bộ hệ thống Ngân hàng ở miền Nam thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam được hợp nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lúc này trở thành Ngân hàng Trung ương của nước Việt Nam thông nhất. - Ngày 26/3/19^8 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Nghị định số 53/HĐBT chuyển hệ thông ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó. Ngân hàng cấp I là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nưức lĩnh vực tiền tệ — tín dụng ngân hàng, phát hành tiền và các chức năng ngân hàng của các ngân hàng. Ngân hàng cấp II bao gồm các ngân hàng chuyên doanh (sau này gọi là các Ngân hàng Thương mại) và các Tổ chức Tín dụng - Ngân hàng cấp II thực hiện việc kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. - Ngày 24/5/1990 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký sắc lệnh công bố hai pháp lệnh ngân hàng:' + Pháp lệnh số 37/LLT/HĐNN8 pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 26
  • 31. + Pháp lệnh số 38/LLT/HĐNN8 pháp lệnh Ngân hàng, HTX Tín dụng và Công ty Tài chính. Hai pháp lệnh này trở thành cơ sở pháp lý để củng cô và phát triển hệ thống ngân hàng hai cấp ở Việt Nam. —Ngày 02/12/1997 Quốc hội khóa 10 đã thông qua hai Luật ngân hàng để thay thê cho hai pháp lệnh ngân hàng nói trên. Đây là một bước tiến mới trong việc pháp chê hóa lĩnh vực tiền tệ ngân hàng Việt Nam. + Luật số 01/1997/QH10 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. + Luật sô 02/1997/QH10 Luật các Tổ chức Tín dụng. Có thể nói với hai luật ngân hàng nói trên, sẽ có tác dụng chi phôi mọi hoạt động của hệ thông ngân hàng làm cho các mặt hoạt động của toàn bộ hệ thông ngân hàng đều được lành mạnh hóa theo khuôn khổ của pháp luật, để từng bước hội nhập với hệ thông ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. 1.4.2. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hiện nay, hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức như sau:• • Tru sở Trung ương: Đặt tại thủ đô Hà Nội với Bộ 27
  • 32. máy lãnh đạo tập trung - gồm Thống đốc NHNN Việt Nam, các Phó Thông đốc, và bộ máy giúp việc như sau - Vụ Chính sách tiền tệ - Vụ Quan hệ Quốc tế - Vụ các Ngân hàng - Vụ Tổng kiểm soát - Vụ Tín dụng - Vụ Nghiệp vụ Phát hành Kho quỹ - Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàng - Vụ Quản lý Ngoại hối - Vụ các Tổ chức Tín dụng Hợp tác - Vụ Pháp chế - Vụ Kế toán Tài chính - Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo - Cục Công nghệ Ngân hàng - Cục Quản trị - Vụ Thông tin tuyên truyền báo chí - Sở Giao dịch 28
  • 33. - Thanh tra Ngân hàng - Văn phòng - Các cơ quan Đảng, Đoàn, các cơ sở đào tạo, tạp chí, báo - Các đơn vị trực thuộc (nhà máy in tiền, nhà máy in ngân hàng, các công ty...) • Chi nhánh địa phương: Các chi nhánh NHNN đặt tại các tỉnh, thành phô trực thuộc trung ương. Có 64 chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các chi nhánh này thực hiện chức năng, quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố - với bộ máy lãnh đạo gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc chi nhánh, các Trưởng phó phòng ban giúp việc cho lãnh đạo chi nhánh. Trong tương lai, và để phù hợp với xu thê hội nhập, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể được tổ chức lại theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Trung ương trong vai trò Ngân hàng của Ngân hàng. Theo xu hướng này, phải làm sao cho hoạt động của NHTW phải bám sát hoạt động của NHTM, để kịp thời tác động, điều chỉnh và chi phối hoạt động của NHTM theo cơ chế thị trường. Theo xu hướng này, hệ thông tổ chức NHNN Việt Nam gồm có: 29
  • 34. - Trụ sở Trung ương (Cơ quan Trung ương) đặt tại Hà Nội với bộ máy lãnh đạo tập trung tương tự như hệ thông tổ chức hiện nay. Điều phôi hoạt động toàn hệ thống. - Trụ sở khu vực (NHTW khu vực) . Đây là mô hình NHTW thu nhỏ và hoạt động như một NHTW thực sự tại một khu vực địa lý rộng lớn —Các khu vực cần đặt trụ sở NHTW là các khu vực kinh tế, có sự gắn kết giữa các ngành, các dịa phương, với một không gian vừa phải cho sự bao quát và hoạt động của NHTW khu vực. Các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long. Các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phô" ở khu vực nào, sẽ trở thành chi nhánh, hoặc văn phòng đại diện của NHTW khu vực đó. 30
  • 35. C h ư ơ n g II NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH TIỀN VÀ ĐIỀU TIẾT LƯU THỐNG TIỀN TỆ 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 2.1.1. In tiền, đức tiền, bảo quản và vận chuyển tiền 2.1.1.1. In và đúc tiền (Prỉnting Money and Casting Money) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là cơ quan duy nhất được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc in tiền (tiền giấy) và đúc tiền (tiền đúc bằng kim loại) để sẵn sàng cung cấp cho nền kinh tê một khối lượng tiền mặt theo nhu câu. Viêc in, đúc tiền đươc tiến hành theo môt trình tự nhất định. + Thứ nhất: Thiết kế mẫu các loại tiền: Mẫu các loại tiền được thiết kế phải đáp ứng những yêu cầu sau đây: - Có tính thẩm mỹ cao (đẹp, màu sắc phong phú, như là một tác phẩm nghệ thuật). - Dễ nhận biết cho mọi đôi tượng (có nhiều màu cho nhiều loại tiền) và phải thể hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam. 31
  • 36. - Đảm bảo độ bền, thuận tiện cho quá trình sử dụng, bảo quản, vận chuyển. - Ung dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, có khả năng chống giả cao. + Thứ hai: Chế bản in, đúc tiền: Việc chế bản in, đúc tiền đửợc thực hiện sau khi thiết kế mẫu tiền đã được duyệt, và phải đảm bảo sự tinh xảo, thể hiện đầy đủ các nội dung chi tiết của bản mẫu thiết kế, đồng thời phải phù hợp với công nghệ in, đúc của nhà máy. + Thứ ba: Tổ chức và quản lý việc in tiền, đúc tiền: Ngân hàng Nhà nước ký hợp đồng với các nhà máy in, các nhà máy này thực hiện việc in tiền, đúc tiền theo hợp đồng đã ký kết. * Đôi với các nhà máy in, đúc tiền cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây - Chuẩn bị đầy đủ các loại thiết bị, kỹ thuật, các loại vật liệu phục vụ cho việc in, đúc tiền theo hợp đồng đã ký. - Thực hiện việc in tiền, đúc tiền theo đúng số lượng, chất lượng và loại tiền, đảm bảo các thông số kỹ thuật của mỗi loại tiền. - Tiền thành phẩm phải được đóng gói và chuyển giao cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định. - Lập hồ sơ theo dõi lý lịch từng loại tiền. Tổ chức hạch toán kịp thời, chính xác việc in tiền, đúc tiền theo pháp lệnh về kế toán - thống kê. 32
  • 37. - Tổ chức theo dõi và bảo quản các sản phẩm in đúc bị hỏng, bị lỗi... đế tiêu hủy theo quy định của thông đốc Ngân hàng Nhà nước. * Đôi với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngoài việc ban hành các quy chế có liên quan đến in tiền, đúc tiền (thiết kê mẫu, chê bản, tiêu chuẩn kv thuật, công nghệ, bảo mật, khóa mã an toàn nguồn thiết bị, vật liệu phục vụ in đúc tiền) NHNN theo dõi chặt chẽ quá trình in đúc tiền và báo cáo kết quả in, đúc tiền hàng năm cho Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Công an để kết hợp giám sát. * Đôi với Bộ Tài chính Kiểm tra chứng từ, sổ sách và việc hạch toán của NHNNVN về sô lượng và giá trị theo mệnh giá của các loại tiền đã được in, đúc hàng năm. Chủ trì và phối hợp với Bộ Công an, NHNN để xây dựng quy chê in, đúc tiền, đồng thời trực tiếp giám sát quá trình in, đúc tiền tại các nhà máy, đảm bảo an toàn tuyệt đối. 2 .1 .1 .2 . Bảo quản và vận chuyển tiền ■ Bảo quản tiền Việc bảo quản tiền mới in, đúc có ý nghĩa rất quan trọng, vì tiền sau khi đã được in, đúc trở thành vật có giá trị, nếu bảo quản không an toàn, bị thất thoát thì tiền mới sẽ lọt ra ngoài - đây là điều cực kỳ nguy hiểm, không khác 33
  • 38. gì việc in và lưu hành tiền giả. Do đó cần quy định trách nhiệm cụ thể về việc bảo quản tiền mới in, đúc để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. - Đối với tiền mới in, mới đúc mà các nhà máy chưa chuyến giao cho NHNN, thì các nhà máy in, đúc tiền chịu trách nhiệm bảo quản tại kho của nhà máy đó. - Đôl với tiền mới in, mới đúc (tiền thành phẩm) đã được các nhà máy chuyển giao cho NHNN (tiền chưa công bô lưu hành), các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm, tiền đã đình chỉ lưu hành, tiền đang lưu hành (kể cả loại rách nát... không đủ tiêu chuẩn lưư hành)... đều thuộc trách nhiệm bảo quản của NHNN. - Đối với các loại tiền thuộc tài sản của các NHTM, các TỔ chức Tín dụng (tiền mặt thuộc quỹ nghiệp vụ) thì các NHTM, các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm bảo quản theo chê độ quy định. Để việc bảo quản tiền được an toàn, cần xây dựng hệ thông kho tiền và chê độ quản lý kho tiền một cách chặt chẽ, nghiêm khắc. Kho tiền là nơi chứa các loại tiền (mới in, mới đúc, tiền nằm trong hệ thông phát hành)... kho tiền của mỗi quốc gia bao gồm: kho tiền Trung ương (gọi là tổng kho) và kho tiền đặt tại các chi nhánh tỉnh, thành phố (chi kho) và hệ thống kho trong các nhà máy in đúc tiền các NHTM, các Tổ chức Tín dụng, do các đơn vị đó trực tiếp quản lý: 34
  • 39. + Tổng kho do NHNN quản lý. + Các chi kho do các Chi nhánh NHNN quản lý. Các kho tiền trung ương, các kho tiền tại các chi nhánh và kho tiền trong các nhà máy in, đúc tiền, đều do Bộ Công an chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn. ủy Ban Nhân Dân các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ kho tiền của hệ thống ngân hàng. ■ Vận chuyển tiền Vận chuyển tiền là quá trình chuyển dịch vị trí tồn tại của các loại tiền bằng những phương tiện chuyên dùng theo những nguyên tắc nhất định. + Về phạm vi vận chuyển và trách nhiệm vận chuyển tiền: Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tố chức vận chuyển tiền trong các trường hợp (phạm vi) sau đây: - Vận chuyển tiền từ kho các nhà máy in đúc tiền từ sân bay, bến cảng (nếu tiền in, đúc từ nước ngoài) về đến các kho tiền trung ương (tổng kho) và ngược lại. - Vận chuyển tiền giữa các kho tiền trung ương. - Vận chuyển tiền từ kho tiền trung ương đến các kho tiền chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. - Vận chuyển tiền giữa các kho tiền chi nhánh. 35
  • 40. Các NHTM, các Tổ chức Tín dụng chịu trách nhiệm vận chuyển tiền từ đơn vị của mình đến NHNN và ngược lại. + Về phương tiện và nguyên tắc vận chuyển: Việc vận chuyển tiền được thực hiện bằng các phương tiện (đội xe) chuyên dùng (có đủ tiêu chuẩn) theo đúng quy định của Thống đôc NHNN và phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sau: - Phải có lệnh điều chuyển của cấp có thẩm quyền. - Vận chuyển bằng xe chuyên dùng hoặc phương tiện vận chuyển chuyên dùng. - Có đủ nhân lực đế áp tải, bảo vệ trong chu trình vận chuyển. - Giữ bí mật hành trình vận chuyển. + Bảo vệ việc vận chuyển tiền: Để ngăn chặn hành vi đánh cướp, đánh tráo, hoặc bất kỳ hành vi nào làm thất thoát, hư hỏng... tiền vận chuyển, thì việc bảo vệ vận chuyển là công việc cực kỳ quan trọng. Khi có yêu cầu của NHNN, Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức lực lượng bảo vệ. Các phương tiện vận chuyển tiền được câp giấy phép ưu tiên; nghiêm câm các trạm kiểm soát, các đội tuần tra cơ động khám xét dọc đường đối với phương tiện vận chuyển tiền, chính quyền các cấp có trách nhiệm phôi hợp xử lý những sự cô xảy ra trong các chuyên vận chuyển tiền xảy ra trên địa bàn. 36
  • 41. Phát hành tiền là đưa tiền in sẵn từ trong kho vào lưu thông để đáp ứng các nhu cầu tiền mặt của nền kinh tê — xã hội. Ở Việt Nam, NHNN Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước CHXHCN Việt Nam. Để việc phát hành được thực hiện một cách kịp thời, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tê - xã hội, NHNN thực hiện việc lập quỹ phát hành gồm quỹ dự trữ phát hành và quỹ nghiệp vụ phát hành. - Quỹ dự trữ phát hành là nơi dự trữ các loại tiền đặt tại các kho tiền trung ương và kho tiền chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. về mặt danh nghĩa, quỹ dự trữ phát hành chưa nằm trong cân đối tài sản, là tiền nằm ngoài lưu thông, việc xuất quỹ dự trữ phát hành cần được kiểm soát chặt chẽ và nghiêm ngặt. - Quỹ nghiệp vụ phát hành là quỹ tiền mặt để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế - xã hội thông qua hệ thống ngần hàng trung gian và hệ thống kho bạc nhà nước. Việc xuất quỹ nghiệp vụ phát hành sẽ làm gia tăng trực tiếp lượng tiền mặt cung ứng cho nền kinh tế. Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản lý và bảo quản tại Sở Giao dịch NHNN và tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố và được định mức tồn quỹ, nếu tồn quỹ thực tê thấp hơn định mức, thì tùy theo tình hình thực tế mà xử lý cho phù hợp. Về mặt lý thuyết, trong trường hợp này, tiền từ quỹ dự trữ phát hành sẽ được xuất ra (phát hành) để nhập vào quỹ nghiệp vụ phát hành. Trường hợp ngược lại tồn 2. 1.2. Phát hành tiền (Issuing Money) 37
  • 42. quỹ nghiệp vụ phát hành lớn hơn định mức thì nhập vào quỹ dự trữ phát hành sô chênh lệch thừa. Có thể tóm tắt việc phát hành tiền qua sơ đồ sau đây: 38
  • 43. Tiền được sử dụng trong lưu thông qua năm tháng sẽ bị rách nát, hao mòn, làm cho việc giao dịch thanh toán gặp khó khăn, trở ngại. Những đồng tiền như vậy được thu hồi và phải được tiêu hủy. Thống đốc NHNN chịu trách nhiệm ban hành quy chê tiêu hủy tiền và thành lập bộ máy chuyên trách để tiêu hủy tiền. Để đảm bảo việc tiêu hủy tiền một cách tích cực, khách quan, không phát sinh tiêu cực, cần tổ chức việc giám sát chặt chẽ. Trong đó, Bộ Tài chính là người chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và NHNN để xây dựng quy chê giám sát đồng thời cử cán bộ trực tiếp giám sát quá trình tiêu hủy tiền và xác nhận kết quả tiêu hủy tiền của NHNN. Hàng năm, Bộ Tài chính thực hiện việc kiểm tra chứng từ, sổ sách hạch toán của NHNN về tiêu hủy tiền hàng năm. * Các loại tiền được tiêu hủy gồm: - Tiền giấy, tiền kim loại không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của NHNN (tiền rách nát, tiền bị phai mờ, bị méo mó, bị ôxi hóa v.v...). - Các loại tiền đã bị đình chỉ lưu hành. * Thời gian và địa điểm tiêu hủy tiền - Việc tiêu hủy tiền được tiến hành hàng năm hoặc từng thời kỳ do thống đôíc NHNN quyết định tùy theo diễn biến của số lượng và giá trị của từng loại 2.1.3. Thu hồi và tiê u hủy tiền 39
  • 44. tiền phải tiêu hủy sao cho hợp lý, nếu tiêu hủy tiền với sô lượng nhỏ sẽ gây tôn kém chi phí không cần thiết, ngược lại tiêu hủy với sô lượng tích lũy quá lớn sẽ gây trở ngại cho quá trình lưu thông. - Địa điểm tiêu hủy tiền: Việc tiêu hủy tiền chỉ được thực hiện tại các kho tiền trung ương của NHNN (tổng kho). Theo đó, tiền không dủ tiêu chuẩn lưu thông sẽ được tập hợp từ các NHTM, các Tổ chức Tín dụng và sẽ được thu dổi tại kho tiền chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Các kho tiền chi nhánh sẽ chuyển về kho tiền trung ương để tiêu hủy tập trung theo cơ chế tiêu hủy tiền được thống đốc NHNN quy định. * Nội dung tiêu hủy tiền: Tiêu hủy tiền có thể được tiến hành bằng nhiều cách, nhưng phải làm cho tiền được tiêu hủy trở thành “phế liệu” và do đó không thể tiếp tục sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào. Có thể dùng những phương pháp sau đây để tiêu hủy tiền: - Đốt cháy thành tro: cách này trước dây thường làm, nhưng không thu hồi được phế liệu. - Cắt nhỏ, xé vụn... - Phân hủy bằng dung dịch hóa chất. Hai cách sau được áp dụng vì thu hồi được phế liệu. Phế liệu được bán cho các nhà máy nguyên liệu giấy và đây là khoản thu nghiệp vụ của NHNN. 40
  • 45. 2. 1 . 3 . 1 . Chi phí i n , đ ú c , bả tiêu hủy tiền * Đôi với các chi phí in đúc tiền mới: các chi phí in đúc tiền mới chưa công bố lưu hành, thay thế cơ cấu tiền trong lưu thông được hạch toán riêng theo dự án “In đúc tiền mới” được Chính phủ phê duyệt - Thông đốc NHNN thực hiện việc quản lý kiểm tra theo chế độ bảo mật, chịu trách nhiệm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ (đồng gửi Bộ Tài chính) về nội dung và tính chất các khoản chi - Bộ Tài chính giúp Chính phủ kiểm tra các chi phí liên quan. Chi phí in đúc tiền mới là những chi phí rất lớn, cần phải được quản lý chặt chẽ để tránh thất thoát, lãng phí cho ngân sách nhà nước, đồng thời ngăn chặn các hiện tượng móc ngoặc, tham ô. * Đối với các khoản chi phát sinh thường xuyên hàng năm có liên quan đến in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiêu hủy tiền, NHNN được thực hiện và quản lý theo chế độ tài chính của NHNN. 2 .1 .4 . T iền m ẫu, tiền lưu niệm 2.1.4.1. Tiền mẫu Tiền mẫu là đồng tiền chính thức của một nước, một nhóm nước, có thêm cụm từ “TIỀN MẪU” hoặc “SPECIMEN” NHNN có thể bán tiền mẫu cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nếu có nhu cầu để hoàn thành 41
  • 46. bộ sưu tập tiền, hoặc lưu niệm... được sử dụng làm chuẩn để đối chứng trong nghiệp vụ phát hành tiền và không có giá trị trong lưu thông. 2.I.4.2. Tiên lưu niệm Tiền lưu niệm là đồng tiền giấy, hoặc tiền kim loại được phát hành cho mục đích sưu tập, lưu niệm, dự trữ hoặc những mục đích khác. Đây là đồng tiền có ý nghĩa tượng trưng, không có giá trị làm phương tiện thanh toán. Tiền lưu niệm được thiết kế theo mẫu riêng để tránh sự nhầm lẫn với tiền lưu hành - tiền lưu niệm có thể là tiền giấy có mệnh giá rất lớn (ở Mỹ có loại 1.000, 10.000 và 100.000 USD) đây không những là tiền lưu niệm mà còn là phương tiện dự trữ hoặc tiền bằng kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim...) cũng có thể là tiền giấy bình thường. 2.2. NGUYÊN TẮC PHÁT HÀNH TIỀN Phát hành tiền là một trong những chức năng và nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của Ngân hàng Trung ương. Phát hành tiền không chỉ thuần túy là đưa tiền vào lưu thông cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế, mà phát hành tiền còn có ý nghĩa lớn lao hơn là qua phát hành tiền mà góp phần giữ gìn sự ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định tình hình tài chính tiền tệ của đất nước. Chính vì ý nghĩa to lởn đó mà việc phát hành tiền phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: 42
  • 47. ■ Thứ nhất: Nguyên tắc cân đối Cân đối trong phát hành tiền, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: - Đó là sự cân đôi hợp lý giữa tốc độ phát triển kinh tê với tốc độ tăng trưởng tiền tệ. Một sự gia tăng khôi lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, bao giờ cũng đòi hỏi một khôi lượng tiền tệ gia tăng tương ứng - sự cân đối hợp lý này vừa đáp ứng nhu cầu luân chuyển của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, vừa góp phần ngăn chặn tình trạng lạm phát tiền tệ. - Đó là sự cân đối giữa tiền (T) và hàng (H). Cân đôi Tiền - Hàng là một trong những cân đối lớn trong nền kinh tế giữ vững quan hệ cân đối Tiền —Hàng là giữ vững quan hệ cân đối giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa sản xuất với lưư thông. Phát hành tiền nếu không dựa trên nguyên tắc cân đối, có nghĩa là phá vỡ mối quan hệ cân đối tiền hàng, phá vỡ quan hệ cân dôi giữa sản xuất với tiêu dùng. Điều này sẽ gây hậu quả rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và dời sống xã hội. - Cân đối, còn bao hàm cả cân đối cơ cấu Yà loại tiền trong lưu thông. Tiền phát hành vào lưu thông cần có nhiều loại, với nhiều mệnh giá khác nhau để tạo thuận tiện trong việc giao dịch thanh toán, phát hành quá nhiều loại tiền có mệnh giá nhỏ hoặc quá nhiều loại tiền có mệnh giá lớn sẽ dẫn đến mất cân đối cơ cấu loại tiền. 43
  • 48. ■ Thứ hai: Nguyên tắc bảo đảm Tiền giấy và tiền đúc bằng kim loại hiện nay ở Việt Nam cũng như ỗ các nước khác đều thuộc loại tiền dấu hiệu (Token Money), đây là loại tiền được lưu hành dựa trên lòng tin của cá nhân và xã hội dối với đồng tiền đó. Loại tiền này còn được gọi là tín tệ (Credit Money). Lòng tin phải có cơ sở, trước hết đó là lòng tin của nhân dân đôi với Nhà nước với hệ thống luật pháp bao quát và đầy đủ, đó là lòng tin về sức mạnh chính trị, kế đó, lòng tin phải được củng cô" bằng giá trị kinh tế, và chính điều này khiên tiền dấu hiệu dược lưu hành thông suốt mà không gặp một trở ngại đáng kể nào. Đồng tiền phát hành, lưu thông và được bảo đảm bằng giá trị vật chất và tinh thần thì đồng tiền đó mới được tin dùng và tồn tại. Chính vì vậy, nguyên tắc bảo đảm là nguyên tắc cực kỳ quan trọng, không những ảnh hưởng đến uy tín của đồng tiền, mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tiền tệ của một quốc gia. Việc phát hành tiền, tùy theo từng giai đoạn phát triển của hình thái kinh tê —xã hội, mà được bảo đảm bằng các hình thức sau: ■ Bảo đảm bằng vàng (Gold Ensure) Bảo đảm bằng vàng dược áp dụng trong thời kỳ chế độ bản vị vàng. Tiền giấy phát hành trong thời kỳ này (từ 12/1971 trở về trước) đều quy định phải có vàng (trữ kim) làm bảo đảm. Thí dụ: 44
  • 49. ở Mỹ: - Trước năm 1913 tiền giấy (USD giấy) được bảo đảm 100% vàng. - Từ năm 1913 đến 1934: Bảo đảm 40% vàng. - Từ 1934 đến 12/1971: Bảo đảm 25% vàng. ở Anh: theo đạo luật Ngân hàng năm 1844 thì đồng bảng Anh phát hành phải được đảm bảo 100% vàng nếu vượt quá giới hạn 14 triệu Bảng Anh. Nhiều nước tư bản phát triển, đều quy định tỷ lệ đảm bảo bằng vàng cho tiền giấy phát hành. Bảo đảm bằng vàng, còn được hiểu đó là sự chuyển đổi bình thường giữa tiền giấy và vàng. Với cơ chế bảo đảm này, tiền giấy phát hành ra rất ổn định và lưu thông thuận lợi. Cơ chế bảo đảm bằng vàng chấm dứt cùng với sự sụp đổ của chế độ tiền tệ Brettow Woods (chế độ tiền tệ bản vị Dollar Mỹ) vào năm 1971. ■ Bảo đảm bằng tín dụng - hàng hóa (Credit Commodity Ensure) Trong điều kiện hệ thống tiền tệ của thế giới và quốc gia dựa trên hệ thống tín tệ pháp định - Fiat Money), vàng không còn đóng vai trò cơ sở của hệ thống tiền tệ, thì cơ chế bảo đảm bằng vàng không còn ý nghĩa thực tế. Thay vào đó là cơ chế bảo đảm bằng tín dụng - hàng hóa . 45
  • 50. Thuật ngữ tín dụng (Credit) hàng hóa (commodity) hàm chứa nhiều nội dung quan trọng. - Việc phát hành tiền qua con đường tín dụng (cho vay) phát hành tiền qua con đường tín dụng, là cơ sở bảo đảm đầu tiên, vì tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được hoàn trả. Phát hành tiền như vậy sẽ làm cho NHTW kiểm soát được quá trình lưu thông của đồng tiền và đồng tiền đó sẽ quay trở lại nơi xuất phát. - Phát hành qua con đường tín dụng, thì đồng tiền sẽ được sử dụng vào quá trình sản xuất, lưu thông mà kết quả tất yếu là sẽ tạo ra một khôi lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ - và đấy chính là cơ sở bảo đảm chắc chắn và ổn định hơn cả. Chính vì vậy bảo đảm bằng tín dụng hàng hóa là nội dung quan trọng trong công tác phát hành tiền của NHTW. ■ Bảo đảm bằng trái phiếu chính phủ Trong thời kỳ thực hiện chê độ bản vị vàng, các đồng tiền giấy được phát hành, nói chung đều được đảm bảo bằng vàng —Tỷ lệ bảo đảm bằng vàng có thể lên đến 100% tùy theo luật pháp của mỗi nước, về sau tỷ lệ đảm bảo bằng vàng ngày càng giảm dần, một mặt vì khối lượng tiền giấy phát hành ngày gia tăng theo sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, mặt khác, việc phát hành tiền để bù đắp vào sự mất cân đối của ngân sách nhà nước là một đòi hỏi có tính khách quan. Trong điều kiện như vậy, Nhà nước có thể cho 46
  • 51. phép các ngân hàng phát hành được sử dụng trái phiếu Chính phủ để làm đảm bảo cho khối lượng tiền giấy phát hành. Chẳng hạn ở Mỹ, từ sau năm 1913 đến năm 1971 cho phép ngân hàng phát hành (Hệ thống dự trữ Liên bang - Federal Reverve System) hạ thấp tỷ lệ bảo đảm bằng vàng cho tiền giấy phát hành và thay vào đó là đảm bảo bằng trái phiêu của chính phủ Liên bang, với điều kiện hệ thống dự trữ Liên bang phải nộp thuế cho mức bảo đảm bằng trái phiêu chính phủ (thuê suất lũy tiến theo mức độ gia tăng của tiền giấy được bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ). Bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ, thực chất là cho phép NHTW phát hành tiền để cho chính phủ vay vốn dưới hình thức NHTW mua trái phiếu Chính phủ theo từng đợt phát hành. Việc dùng trái phiếu Chính phủ để làm đảm bảo cho một bộ phận tiền giấy phát hành vào lưu thông, có thể được chấp nhận, hoặc không được chấp nhận, tùy theo từng trường phái và tùy theo từng điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, nếu tiền giấy được bảo đảm bằng trái phiếu chính phủ với một mức độ hợp lý, thì cũng sẽ phát huy được tác dụng tích cực, vì rằng, nếu Chính phủ có vay tiền của NHTW thông qua việc phát hành trái phiếu thì cuối cùng cũng sẽ được sử dụng để tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế. Thứ ba: Nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất Phát hành tiền là chức năng quan trọng hàng đầu của NHTW, thực hiện chức năng này có ảnh hưởng rất lớn đến 47
  • 52. nền kinh tê - xã hội, do đó phải thực hiện nguyên tắc quản lý tập trung thông nhất trong công tác phát hành. Thực hiện nguyên tắc này, bắt đầu đòi hỏi từ khâu tính toán xác định khối lượng, tỷ lệ tiền phát hành trong từng thời kỳ phải được cân nhắc cẩn thận và phải được thông qua bởi cơ quan có thẩm quyền, sau đó đến việc tổ chức thực hiện đều phải tuân thủ sự quyết định có tính chất tập trung nhằm đảm bảo khối lượng, cơ cấu tiền phát hành trong thời kỳ diễn ra theo dự báo. Tuy nhiên, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, chỉ tiêu dự báo mang tính chất “tương đối” NHTW cần phải căn cứ vào diễn biến trên thị trường để điều chỉnh việc phát hành tiền cho phù hợp, để vừa đảm bảo cung ứng đủ phương tiện lưu thông, vừa không gây lạm phát tiền tệ để giữ vững và ổn định sức mua của đồng tiền. 2.3. CÁC KÊNH PHÁT HÀNH TIÊN Phát hành tiền theo nghĩa rộng nhất là đưa tiền từ trong kho dự trữ vào lưu thông để bổ sung lượng tiền mặt cung ứng cho nền kinh tế - xã hội. Thông qua nhiều con đường khác nhau (các kênh) NHTW sẽ thực hiện việc phát hành tiền. • Phát hành tiền qua kênh tín dụng đấỉ với hệ thống Ngân hàng Trung gian Hệ thống Ngân hàng trung gian (Intermediary Banks System) bao gồm Ngân hàng Thương mại (Commercial 48
  • 53. Bank) và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Financial Inslilutions non banking). Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu thiếu vốn sẽ được NHTW tiếp vôn dưới hình thức tái cấp vốn (Refinancing), về mặt lý thuyết thì NHTW sẵn sàng sử dụng vốn phát hành để tái cấp vốn cho hệ thông ngân hàng trung gian. Trong trường hợp xét thấy việc tái cấp vốn là cần thiết do nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế gia tăng, NHTW sẽ thực hiện việc tái cấp vốn bằng nguồn vốn phát hành, và đây chính là kênh phát hành chủ yếu của NHTW. Phát hành tiền qua kênh này có ưu điểm lớn: - Đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng gia tăng để kích thích phát triển kinh tế. - Vốn phát hành qua kênh này được điều tiết bởi hai công cụ là lãi suất và thời hạn. Với công cụ lãi suất, NHTW nắm vai trò chủ động vừa điều tiết khối lượng tiền phát hành, vừa điều tiết nhu cầu vay vốn của hệ thống ngân hàng trung gian. NHTW gia tăng lãi suất tái cấp vốn có nghĩa NHTW muôn hạn chế tín dụng, ngược lại NHTW cắt giảm lãi suất, có ý nghĩa là NHTW muốn mở rộng tín dụng cho nền kinh tế. Với công cụ thời hạn tín dụng (NHTW chỉ tái cấp vốn ngắn hạn) thì vốn phát hành luôn được NHTW kiểm soát. Sự vận động của vốn phát hành theo nguyên tắc hoàn trả, trong trường hợp này khiến cho NHTW hoàn toàn nắm quyền kiểm soát. 49
  • 54. ■ Phát hành tiền qua kênh tín dụng dối với chính phủ Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng vốn phát hành để cho vay đôi với Chính phủ, nhưng không phải là để bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước, mà là đế ứng vốn cho ngân sách nhà nước theo từng đợt phát hành trái phiếu chính phủ. Nhờ việc ứng vốn này mà Chính phủ có thể thực hiện kịp thời các chương trình, kế hoạch hành động về kinh tê —xã hội. Phát hành tiền qua kênh tín dụng cho chính phủ, không phải là một kênh phát hành được khuyên dùng, vì có thể gây ra hiệu ứng lạm phát. Tuy nhiên, đứng trên lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tê - xã hội, NHTW có thể sử dụng kênh phát hành này khi có yêu cầu. Cũng có quan điểm cho rằng nếu mở rộng việc cho vay đối với Chính phủ, thì trước mắt có thể gây hiệu ứng lạm phát, nhưng về lâu dài thì vốn phát hành sẽ phát huy hiệu quả tích cực đối với nền kinh tế - xã hội. ■ Phát hành tiền qua kênh thị trường hối đoái NHTW tham gia thị trường hôl đoái với tư cách là người tổ chức và điều hành thị trường, đồng thời với tư cách thành viên điều tiết thị trường. Trên thị trường hối đoái, trong khi các NHTM, các Tổ chức tài chính, các công ty, các hãng sản Xuất kinh 50
  • 55. doanh lớn - những người kinh doanh nói chung tham gia việc mua bán ngoại hối để kiếm lời hoặc để phục vụ nhu cầu kinh doanh, hoặc để phòng chống rủi ro hối đoái. Thì Ngân hàng Trung ương chỉ tham gia mua hoặc bán ngoại hối khi cần thiết để điều tiết thị trường và không vì mục tiêu lợi nhuận. Khi cung cầu về ngoại hối nói chung và ngoại tệ nói riêng bị mất cân đối, thì NHTW sẽ can thiệp vào thị trường. Trường hỢp 1: Nếu cung vượt cầu với khối lượng lớn, làm tỷ giá giảm xuống quá thấp. Lúc này NHTW sẽ MƯA ngoại tệ, để thiết lập sự cân đối cung cầu và giữ cho tỷ giá Ổn định. Trường hỢp 2: Nếu cầu ngoại tệ vượt cung với sô lượng lớn và kéo dài, dẫn đến tỷ giá tăng lên quá cao thì NHTW sẽ BÁN ngoại tệ để thiết lập sự cân bằng cung cầu, nhờ đó giữ cho tỷ giá không tăng quá cao. Ở trường hợp 1, NHTW sử dụng vốn phát hành để mua ngoại tệ vào - kết quả là một khôi lượng tiền được phát hành nhưng dự trữ ngoại hối của NHTW sẽ gia tăng. Trong trường hợp thứ 2, diễn biến sẽ ngược lại, dự trữ ngoại hôi của NHTW giảm và một khôi lượng tiền cung ứng được thu hồi, nhập kho phát hành. 51
  • 56. ■ Phát hành tiền qua kênh thị trường mở Thị trường mở là thị trường mua bán chứng từ có giá ngắn hạn do NHTW tổ chức và thực hiện với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. Thị trường mở - chính vì vậy, trở thành một kênh phát hành tiền của NHTW. Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, mà NHTW có thể mở rộng hoặc thu hẹp khối tiền cung ứng của nền kinh tế. —Khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát gia tăng, NHTW sẽ bán trái phiếu với “giá” hấp dẫn khiến các NHTM, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ mua thay vì dùng vốn để cho vay, lúc này khối tiền sẽ giảm xuống. - Ngược lại, NHTW muốn mở rộng tín dụng gia tăng khôi tiền để kích cầu sản xuất và tiêu dùng, thì NHTW sẽ mua trái phiếu vào. Trong trường hợp này, NHTW sử dụng vốh phát hành để thực hiện nghiệp vụ. Phát hành tiền qua kênh thị trường mở, có ưu điểm là rất linh hoạt, dồng thời giúp NHTW chủ động hoàn toàn trong việc điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tiền tệ. 52
  • 57. C h ư ơ n g 111 NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỦA NHTW 3 .1 . NHỮNG VẤN ĐÊ CHƯNG TRONG NGHIỆP v ụ TÍN DỤNG CỦA NHTW 3.1.1. Nguyên tắc chung Nghiệp vụ tín dụng của NHTW là một trong những nghiệp vụ quan trọng và có ý nghĩa lớn đôi với nền kinh tê —xã hội. Trong nghiệp vụ này, tuy không trực tiếp cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhưng thông qua hình thức tái câp vốn cho các tổ chức tín dụng, NHTW thực sự đã giữ quyền quyết định và chi phối tổng khối lượng tín dụng mà hệ thông ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế. Với ý nghĩa đó, trong hoạt động tín dụng của NHTW cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây: Thứ nhất: Hoạt động tín dụng của NHTW phải hướng đến việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tài chính tiền tệ trong từng giai đoạn. Trong điều kiện của nền kinh tê thị trường, vai trò của tài chính - tiền tệ càng trở nên quan trọng. Vai trò đó, chỉ có thể phát huy tác dụng tốt khi chúng ta xây dựng và thực thi một chính sách tài chính tiền tệ tích cực và đúng đắn. Chính sách đó khẳng định việc Nhà nước sử dụng tài 53
  • 58. chính - tiền tệ như những công cụ chủ yếu trong nền kinh tê thị trường để phát triển kinh tế, đồng thời sử dụng tài chính tiền tệ để giám sát các hoạt động kinh tế theo mục tiêu năng suất và hiệu quả. Hoạt động tín dụng của NHTW phải hướng đến việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tài chính tiền tệ — nghĩa là khẳng định tính nhất quán trong phương hướng hoạt động tín dụng của NHTW, đồng thời khẳng định lợi ích của hoạt động đó, không ngoài lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tê —xã hội. Thứ hai: Chủ động điều chỉnh khối lượng tín dụng theo diễn biến của thị trường. Về mặt lý thuyết, NHTW lúc nào cũng có thể tiếp vôn cho các NHTM và các Tổ chức tín dụng - vai trò “người cho vay cuối cùng” hàm chứa khả năng cho vay “vô tận” của NHTW đối với các NHTM và các Tổ chức tín dụng. Nhưng trong thực tế “khả năng vô tận” đó được sử dụng một cách đúng mực, có cân nhắc - nghĩa là khi cần thì NHTW có thể mở rộng cửa cho vay đôi với các NHTM như NHTW Nhật Bản đã thực hiện trong nhiều năm qua với lãi suất bằng không (0%) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. Ngược lại, NHTW cũng có thể thu hẹp việc cho vay đôi với các NHTM để ngăn chặn gia tăng lạm phát. Để chủ động điều chỉnh khôi lượng tín dụng, NHTW sử dụng đồng thời nhiều công cụ, trong đó có 2 công cụ chủ yếu là hạn mức tín dụng và lãi suất tái chiết khấu. 54
  • 59. Với công cụ hạn mức tín dụng (Line of Credit), NHTW sẽ ấn định một giới hạn tối đa mức dư nợ tín dụng mà NHTW sẽ thực hiện cho một NHTM trong một thời gian nhất định. Hạn mức tín dụng có tính chất định lượng và mặc dù có thế điều chỉnh, nhưng đây là một công cụ được coi là cứng nhắc, không phù hợp với thể chế thị trường. Với công cụ lãi suất tái chiết khấu (Rediscount Interest Rate) Ngân hàng Trung ương điều chỉnh khối lượng tín dụng cung ứng cho các NHTM bằng “giá cả” của tín dụng. Đây là công cụ định tính nhưng có hiệu quả cao. Với việc diều chỉnh lãi suất tái chiết khấu, NHTW hoàn toàn có khả năng và điều chỉnh đế mở rộng hoặc thu hẹp việc tiếp vốn cho các NHTM. Khi cần mở rộng tín dụng, NHTW diều chỉnh giảm lãi suất tái chiết khấu, ngược lại khi cần thu hẹp tín dụng - NHTW điều chỉnh tăng lãi suất chiết khấu. Công cụ lãi suất tái chiết khấu là một trong những công cụ được NHTW của Mỹ - hệ thống dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System) sử dụng phố biến và nổi tiếng trên thế giới. 3.1.2. Mục đích Hoạt động tín dụng của NHTW nhằm các mục đích sau đây: ■ Bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các NHTM và các TCTD Đây là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động tín dụng của NHTW, bởi vì, trong nền kinh tê thị trường, sự tồn tại và hoạt động của hệ thông NHTM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, hệ thống này giữ vai trò chính trong việc tạo lập và 55
  • 60. cung ứng vôn tác dụng cho nền kinh tế, không có hệ thống NHTM hoạt động, thì hệ thống phân phôi vốn tín dụng sẽ bị đông cứng, nền kinh tế sẽ không phát triển được. Hoạt động tín dụng của NHTW, không thể làm thay đổi vai trò của ngân hàng thương mại đôi với hệ thông phân phôi vốn tín dụng, nó chỉ làm cho vai trò đó yếu đi hoặc mạnh lên mà thôi. Cho vay của NHTW đối với hệ thống ngân hàng thương mại, với mục tiêu tiếp vốn, bổ sung vốn ngắn hạn thì không những thừa nhận vai trò to lớn của hệ thông ngân hàng thương mại mà còn củng cố thêm và kích thích sự phát triển mở rộng của các NHTM, khối lượng tín dụng mà NHTW cung cấp cho các NHTM còn đồng nghĩa với sự “hà hơi tiếp sức” để các NHTM vượt qua khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nhờ đó giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại được ổn định hơn và càng có điều kiện để mở rộng cho vay đối với nền kinh tế. ■ Thúc đẩy tăng trưởng kỉnh tế bền vững Hoạt động tín dụng của NHTW không chỉ thuần túy là bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các NHTM, mà qua đó để mở rộng tín dụng cho nền kinh tế vì sự ổn định và tăng trưởng bền vững - đây chính là mục tiêu cao nhất cần đạt được. Có thể nói mọi mặt hoạt động của hệ thông ngân hàng quốc gia, gồm NHTW và các ngân hàng thương mại đều phải 56
  • 61. hướng đến mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, do đó trong hoạt động tín dụng của NHTW, cần thực hiện mục tiêu đó. Tuy nhiên, đây là mục tiêu cơ bản, có tính chất lâu dài, không phải lúc nào cũng có thể đạt được như ý muốn. ■ Điều chỉnh nhịp độ phát triển nền kinh tế cả về quy mô và cơ cấu Với tầm nhìn vĩ mô, bao quát toàn bộ nền kinh tế, NHTW có thể nhìn nhận và đánh giá về sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực, các vùng lãnh thố và các thành phần kinh tế. Từ đó có thể thấy được những bất cập trong sự phát triển cần phải được điều chỉnh bằng đòn bẩy “tín dụng”. Hoạt động tín dụng của NHTW cho hệ thống NHTM gồm 2 mục tiêu nói trên, còn có mục tiêu điều chỉnh nhịp độ và cơ cấu phát triển. Với tư cách là cơ quan quản lý kinh tế tài chính tổng hợp, đồng thời là tổ chức phát hành tiền. NHTW có nhiệm vụ này khi “tiếp vốn” cho các ngân hàng thương mại. Rõ ràng, với mục tiêu dó, đôi tượng tiếp vôn cần được lựa chọn một cách hợp lý và thực tê hơn - nhưng đây là cách tiếp cận nhạy cảm, dễ gây sự hiểu lầm. Sự thận trọng trong chính sách cấp tín dụng của NHTW là có cơ sở. 3.1.3. Thời hạn tín dụng Tất cả các khoản tín dụng do NHTW thực hiện đối với NHTM đều có thời hạn ngắn hạn - tức là có thời hạn tối đa đến 1 năm. 57
  • 62. 3.2. CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTW 3.2.1. Tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng (Refinancing) Tái cấp vốn là việc cấp tín dụng của NHTW cho các NHTM và các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vôn ngắn hạn để các NHTM mở rộng hoạt động cho vay hoặc khôi phục năng lực thanh toán. Tái cấp vốn gồm: 3.2.1.1. Chiết khấu và tái chiết khấu chứng từ có giá (Discounting and Rediscounting) a) Khái nỉệrn Chiết khấu (Dicounting) là việc NHTW chiết khấu lần đầu các hối phiếu và chứng từ có giá ngắn hạn, chưa đáo hạn thanh toán theo yêu cầu của NHTM. Tái chiết khấu (Rediscounting) là việc NHTW chiết khấu lại các chứng từ có giá mà các NHTM đã chiết khấu nhưng chưa đến hạn thanh toán, bằng cách trả tiền ngay cho các NHTM sau khi đã khấu trừ tiền lãi, tiền hoa hồng và các chi phí khác. Các chứng từ có giá này được NHTM chuyển nhượng cho NHTW. Và là những chứng từ đủ điều kiện chiết khấu do NHTW quy định. Chiết khấu và tái chiết khấu, sau đây gọi chung là nghiệp vụ chiết khấu. Chiết khấu là nghiệp vụ của NHTW nhằm tái cấp vốn cho các NHTM, bằng hình thức chiết khấu chứng từ có giá 58
  • 63. theo yêu cầu của các NHTM. Trong nghiệp vụ này, NHTW tiến hành trả tiền trước cho hôi phiếu và các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng, trong đó, người thụ hưởng, là các ngân hàng thương mại với điều kiện người thụ hưởng phải chuyển quyền hưởng lợi của mình cho NHTW, đồng thời phải chấp nhận trả lãi theo phương thức khấu trừ. Thực chât của chiết khấu là NHTW mua lại hối phiếu và các chứng từ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của các NIITM. (NHTM là người sở hữu hôi phiếu và chứng từ có giá). Trong đó giá cả mà NHTW mua lại các chứng từ này, bao giờ cùng nhỏ hơn giá trị của các chứng từ đó, nhỏ hơn bao nhiêu là tùy thuộc vào thời hạn tái chiết khấu, lãi suất tái chiết khâu, tỷ lệ hoa hồng... Chiết khấu là một hình thức cho vay (cho vay gián tiếp) có đảm bảo bằng chứng từ có giá, do vậy nghiệp vụ này được NHTW sử dụng khá phô biến. b) Đối tượng và điểu kiện chiết khấu ■ Đôi tượng chiết khâu Ngân hàng Trung ương nhận chiết khấu các loại chứng từ có giá sau đây: +Tín phiêu kho bạc, tín phiếu N11TM được phát hành thông qua đấu thầu. + Hối phiếu - nếu là hối phiếu thì hôi phiếu đó đã 59
  • 64. đươc chiết khấu lần đầu. + c ác chứng từ có giá ngắn hạn khác. ■ Điều kiện chiết khấu Các chứng từ có giá được NHTW chiết khấu phải thỏa mãn các điều kiện sau: + Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ. + Đảm bảo khả năng thanh toán khi đáo hạn. Nếu đối tượng chiết khấu là trái phiếu kho bạc hoặc trái phiếu NHTW thì khả năng thanh toán khi dáo hạn là chắc chắn, riêng đối với hối phiếu thương mại thì khả năng thanh toán được thể hiện ở uy tín của người chấp nhận (người trả tiền) hối phiếu - nếu người chấp nhận là một tổ chức tài chính, thì khả năng thanh toán tương đối chắc chắn, nếu người chấp nhận không phải là một tổ chức tài chính mà là một cá nhân, hoặc đại diện của một doanh nghiệp, thì phải có bảo lãnh của một ngân hàng. Nếu không NHTW sẽ không nhận chiết khấu. + Đảm bảo khả năng chuyển nhượng. Tất cả các chứng từ mà NHTW nhận chiết khấu đều phải đảm bảo khả năng chuyển nhượng. Vì có liên quan đến sự chuyển giao tiền và chứng từ - nên chứng từ đó phải được chuyển nhượng hợp pháp, mới đảm bảo cho NHTW thu hồi được vốn khi chứng từ đến hạn thanh toán. 60
  • 65. - Thời hạn hiệu lực còn lại không vượt quá thời hạn tôi đa do NHTW quy định. Thông thường NHTW quy định thời hạn tối đa là 3 tháng (90 ngày) - nghĩa là các hôl phiếu và chứng từ có giá có thời gian hiệu lực còn lại trên 90 ngày, thì NHTW sẽ không nhận tái chiết khấu. Với việc quy định thời hạn tối đa, NHTW một mặt sẽ hạn chế tái cấp vốn qua cửa sổ chiết khấu, mặt khác khuyên khích các NHTM tái chiết khấu lẫn nhau để tận dụng tối đa nguồn vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thương mại. c) Phương thức chiết khấu Ngân hàng Trung ương chiết khấu bằng một trong 2 phương thức sau: ■ Phương thức chiết khấu mua đứt Theo phương thức này, sau khi NHTW kiểm tra các chứng từ có giá do ngân hàng thương mại xuất trình dể xin tái chiết khấu, nếu các chứng từ này thỏa mãn các điều kiện quy định, NHTW sẽ đồng ý chiết khấu với các bước sau: Bước 1: Ngân hàng Thương mại tiến hành thủ tục chuyển nhượng chứng từ có giá cho NHTW. - Nếu chứng từ có giá là vô danh, thì NHTM chuyển nhượng trao tay, kèm theo giấy xác nhận chuyển nhượng chứng từ và chuyển bản gốc chứng từ có giá cho NHTW. 61
  • 66. - Nếu chứng từ có giá ký danh (có ghi tên người thụ hưởng) thì ngân hàng thương mại chuyển nhượng theo luật tức là chuyển nhượng bằng cách ký chuyển nhượng (ký hậu) rồi trao chứng từ đã ký chuyển nhượng cho NHTW. Bước 2: Ngân hàng Trung ương trả tiền ngay cho ngân hàng thương mại bằng cách ghi có vào tài khoản tiền gửi của NHTM xin chiết khấu chứng từ. Sau đó NHTW đưa các chứng từ chiết khấu vào kho bảo quản theo chế độ bảo quản chứng từ có giá. Bước 3: Khi chứng từ có giá nói trên đến hạn thanh toán NHTW xuất trình cho người trả tiền kèm theo thư yêu cầu thanh toán - Người này phải thanh toán toàn bộ số tiền của chứng từ đó cho NHTW kể cả tiền lãi nếu có. Tất cả các bước nói trên, được thực hiện tại Sở giao dịch của Ngân hàng Trung ương. Ví dụ 1: Vào ngày 15/4/2006, Ngân hàng Thương mại PK nộp đơn, bảng kê và kèm theo các chứng từ để xin tái chiết khấu tại Sở giao dịch NHTW —Đây là lô trái phiếu kho bạc có tổng mệnh giá là 100.000 triệu VND, thời hạn 1 năm, lãi suất 8,2%/năm, trả lãi khi đáo hạn, ngày phát hành 15/6/2005, ngày đáo hạn 15/6/2006. Sau khi kiểm tra chứng từ, Sở giao dịch NHTW đồng ý tái chiết khấu với lãi suất chiết khấu là 4,5%/năm, NHTM PK đã chuyển nhượng lô trái phiếu nói trên cho NHTW. 62
  • 67. Với sô liệu nói trên, hãy xác định sô tiền Sở giao dịch NHTW phải thanh toán cho NHTM PK, và xác định sô tiền NHTW nhận được khi lô trái phiếu đến hạn thanh toán. + Sô tiền NHTW thanh toán cho NHTM khi chiết khấu chứng từ có giá được xác định theo công thức sau: c — Ọol n LSCK * í 365*100 Trong đó: Gtt : Giá trị thanh toán cho ngân hàng xin chiết khấu G ck : Tổng giá trị chiết khấu LSCK: Lãi suất chiết khấu t : Thời hạn chiết khấu (thời hạn còn lại của chứng từ) Tổng giá trị chiết khấu bao gồm tổng mệnh giá chứng từ và lợi tức từ các chứng từ đó. Theo ví dụ trên: Tổng mệnh giá chứng từ là : 100.000 triệu Lợi tức: 100.000 X 8,2% : 8.200 triệu Tổng giá trị chiết khấu : 108.200 triệu Lãi suất chiết khấu: do NHTW công bô từng thời kỳ 63
  • 68. Thời hạn chiết khấu: tính từ ngày chiết khấu cho đên ngày đáo hạn của chứng từ. Theo ví dụ trên thì thời hạn chiết khấu tính từ ngày 15/4/2006 đến ngày đáo hạn của chứng từ 15/6/2006 là 62 ngày. Ta có: „ ___ 108.200 G tt= - 4,5*62 365*100 108.200*36.500 _ 108.200*36.500 ” 36.500+279 36.779 = 107.379 triệu đồng Như vậy số tiền Sở Giao dịch NHTW thanh toán cho NHTM PK là 107.379 triệu đồng. + Số tiền NHTW nhận được khi các chứng từ chiết khấu đến han thanh toán, chính là số tiền đươc tính theo • * • tổng giá trị chiết khấu. Theo ví dụ trên, vào ngày đáo hạn (15/6/2006) Kho bạc Nhà nước sẽ thanh toán cho NHTW số tiền 108.200 triệu, trong đó mệnh giá (giá vốn) là 100.000 triệu và lãi trái phiếu là 8.200 triệu (100.000 X 8,2%). ■ Phương thức chiết khấu có kỳ hạn Với phương thức chiết khấu mua đứt như nói ồ trén, 64
  • 69. các NHTM không phải hoàn lại vốn cho NHTW, NHTW chỉ có thế thu hồi được vốn tại người có trách nhiệm thanh toán theo chứng từ. Trường hợp này NHTW không cần kiểm soát quá trình sử dụng vôn của các NHTM. Trong trường hợp NHTW cần kiểm soát quá trình sử dụng vốn của các NHTM, thì NHTW thực hiện phương thức chiết khấu có kỳ hạn. Đây là hình thức chiết khấu có điều kiện. NHTW bắt buộc NHTM phải cam kết mua lại các chứng từ đã xin chiết khấu - Theo phương thức này, khi NHTM mang chứng từ đến NHTW xin chiết khấu, thì Sở Giao dịch của NHTW đồng ý nhận chiết khấu, đồng thời bắt buộc ngân hàng thương mại này ký hợp đồng mua lại các chứng từ đó với một thời hạn xác định —Ngay sau đó NHTM sẽ nhận được tiền, khi đến hạn NHTM sẽ mua lại các chứng từ chiết khấu theo giá bán lại của NHTW. Trong phương thức chiết khấu có kỳ hạn, giá trị chiết khấu được tính theo mệnh giá của chứng từ, chứ không tính cả mệnh giá và lợi tức trái phiếu như chiết khấu mua đứt. Riêng thời hạn chiết khấu, được xác định theo yêu cầu của Ngân hàng xin chiết khấu, thời hạn này nhỏ hơn hoặc bằng thời hạn hiệu lực còn lại của chứng từ. Như vậy việc tính toán sô tiền có liên quan hoàn toàn khác biệt so với chiết khấu mua đứt. + Sô tiền thanh toán cho NHTM khi tái chiết khấu chứng từ có giá được xác định theo công thức sau: 65
  • 70. G1 T —--------------------- 1 7, LSCK * Tc k 1+ 7 - Í 'K - 365*100 Trong đó: Gtt : Sô tiền thanh toán cho NHTM MG : Mệnh giá chứng từ LSCK: Lãi suất chiết khấu Tck :Thời hạn chiết khấu + Sô" tiền ngân hàng thương mại phải thanh toán cho NHTW khi hết hạn chiết khấu, bao gồm toàn bộ vốn và lãi và được tính theo công thức sau: GT T 1+ LS * TC IC) 365*100, Trong đó: Gbi : Giá chứng từ có giá NHTW bán lại cho NHTM khi hết hạn chiết khấu Gtt : Sô" tiền NHTW thanh toán (cho vay) khi chiết khấu chứng từ có giá. LS : Lãi suất thị trường tiền tệ bình quân T ck : Thời hạn chiết khấu 66