SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------/------------
BỘ NỘI VỤ
----/----
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THU THÚY
CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN – TỪ THỰC TIỄN QUẬN CẦU GIẤY,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------/------------
BỘ NỘI VỤ
----/----
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THU THÚY
CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN – TỪ THỰC TIỄN QUẬN CẦU GIẤY,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: LUẬT HIẾN PHÁP – LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 60 38 01 02
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS PHẠM HỒNG THÁI
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực và chính xác. Các kết quả nghiên cứu nêu
trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2016
Tác giả luận văn
Lê Thu Thúy
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã giảng dạy, trang bị cho
tôi vốn kiến thức vô cùng quý báu. Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc và đội
ngũ Cán bộ, công chức, viên chức của Học viện Hành chính đã quan tâm,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo – Người hướng
dẫn khoa học – GS.TS.Phạm Hồng Thái, người đã hết lòng tạo điều kiện, giúp
đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Bà Phan Thị Thu Hà – Chánh văn
phòng Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy cùng toàn thể các cán bộ, công chức
của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2016
Tác giả luận văn
Lê Thu Thúy
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ “MỘT CỬA” CỦA. 8
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN......................................................................... 8
1.1. Quan niệm về cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân Quận ....................... 8
1.2. Thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân Quận .........................16
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận......22
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI........27
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........27
2.1. Khái quát về bộ phận “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy.............27
2.2. Quá trình triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận
Cầu Giấy..........................................................................................................32
2.3. Kết quả thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận Cầu
Giấy trong một số lĩnh vực cụ thể...................................................................43
2.4. Nhận xét, đánh giá....................................................................................50
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN .............................................................................................................63
3.1. Quan điểm, chủ trương về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa” tại Ủy ban nhân dân quận .......................................................................63
3.2. Một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban
nhân dân quận Cầu Giấy .................................................................................65
KẾT LUẬN.....................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................89
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH
1 BMHC Bộ máy hành chính
2 CQHC Cơ quan hành chính
3 CCHC Cải cách hành chính
4 TTHC Thủ tục hành chính
5 KH Kế hoạch
6 QPPL Quy phạm pháp luật
7 UBND Ủy ban nhân dân
8 TPHN Thành phố Hà Nội
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
1. SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa” ................... 40
2. BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận
Cầu Giây trong một số lĩnh vực cụ thể năm 2014, 2015.................. 50
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính theo cơ chế “một
cửa” từ năm 2013 đến 2016 của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy. .......52
1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, thực tiễn đã chứng minh không chỉ ở nước ta mà tại nhiều
nước trên thế giới, cải cách hành chính đang là một vấn đề mang tính toàn
cầu, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển dân chủ trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Ngay từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã
chủ trương cải cách nền hành chính nhà nước nhằm nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ quản lý, đổi mới phương thức và phong cách làm việc, giảm bớt
đầu mối.Tại Đại hội lần thứ VII, VIII cải cách nền hành chính đã được Đảng
xác định là trọng tâm có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội,
thực hiện đồng bộ trên các mặt cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy,
kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản
lý của Nhà nước. Nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về vai trò của cải cách
hành chính Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Cải cách hành chính là
một công việc quan trọng quyết định thành công cuộc đổi mới”. Đến Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh cải
cách nền hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây
dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt hiện đại”, “Giảm mạnh
và bãi bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân”. Cải
cách hành chính được xác định là một trong ba khâu đột phá của Chiến lược
phát triển kinh tế xã hội 2011– 2020. Đặc biệt cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế “một cửa” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình đổi mới
đất nước và tiến trình cải cách hành chính.
Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải cách
hành chính, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản và tổ chức thực hiện như:
Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của Chính Phủ về việc Ban
hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ
2
quan hành chính nhà nước ở địa phương (nay được thay thế bằng quyết định
số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/03/2015 của Thủ tướng chính phủ); Nghị quyết
25/NQ-CP ngày 2/6/2010 về đơn giản hóa thủ tục hành chính; Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;
Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22 tháng 05 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011 – 2020. Thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số
84/2009/QĐ-UBND ngày 01/07/2009, về việc ban hành Quy định thực hiện
cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết công việc của
tổ chức, cá nhân tại các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội
nay được thay thế bằng văn bản số 07/2016/QĐ-UBND ngày 8/3/2016 và
nhiều các văn bản ban hành về cải cách hành chính khác.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong bộ máy nhà nước Việt
Nam, Ủy ban nhân dân (từ đây viết tắt là UBND) quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước ở địa phương, trực tiếp giải quyết công việc của cá
nhân, tổ chức theo thủ tục hành chính, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước
với nhân dân và ngược lại. Đặc biệt, trong xu hướng phân quyền, phân cấp
ngày càng nhiều cho cấp chính quyền địa phương thì việc áp dụng cơ chế
hành chính mang tính khoa học để giải quyết các vấn đề theo thủ tục hành
chính là một vấn đề cấp thiết. Đáp ứng yêu cầu đó việc áp dụng cơ chế “một
cửa” trong tiếp nhận và giải quyết các các vụ, việc thủ tục hành chính tại các
cơ quan hành chính là một bước đột phá trong chiến lược cải cách hành chính
của nước ta. Mô hình “một cửa” thực hiện tại các quận trong thời gian qua đã
mang lại những hiệu quả rõ rệt, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước,
thỏa mãn yêu cầu của người dân. Tuy nhiên trong cơ chế “một cửa” hiện tại
3
vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, chưa phát huy được hết công dụng trong
quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội.
Là một địa bàn trọng điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,
quốc phòng, trong thời gian qua, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội (từ đây
viết tắt là TPHN) đã triển khai cơ chế “một cửa” ở một số lĩnh vực. Mặc dù đã
đạt được những thành công nhất định, góp phần vào tháo gỡ những khó khăn,
tồn đọng của cơ chế cũ, đặc biệt ở lĩnh vực quản lý nhà nước về dân cư, xây
dựng và phát triển đô thị, môi trường... song do nhiều nguyên nhân cả về chủ
quan và khách quan mà vấn đề cải cách hành chính ở quận Cầu Giấy, Thành
phố Hà Nội vẫn chưa thực sự đáp ứng được hiệu quả như mong muốn. Biểu
hiện của những tồn tại này là việc ở nhiều lĩnh vực cơ chế cải cách còn chậm
mang tính hình thức, thiếu tính đồng bộ, vẫn còn tình trạng sách nhiễu của
cán bộ, công chức khi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ vụ việc của nhân dân.
Xuất phát từ thực tiễn đó, trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ chuyên
ngành luật Hiến pháp và luật hành chính, chọn đề tài: “Cơ chế “một cửa” tại
Ủy ban nhân dân quận – từ thực tiễn Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy ” làm
đề tài luận văn thạc sỹ là đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Hiện nay, cơ chế “một cửa” đã và đang thực hiện trong các cơ quan hành
chính nhà nước các cấp. Vấn đề này cũng đã và đang giành được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu, các nhà quản lý ở trong và ngoài nước.
Trong những năm qua đã có một số tác giả nghiên cứu về cải cách hành
chính và cải cách thủ tục hành chính. Đáng lưu ý nhất là các công trình của
các tác giả sau:
- Nguyễn Ngọc Hiến (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành
chính ở Việt Nam, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4
- S.Chiavo – Campo và P.S.A Sunaram (2006), Phục vụ và duy trì – cải
thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, ADB – Ngân hàng phát
triển Châu Á, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
- Nguyễn Văn Thâm, Võ Kim Sơn (2011), Thủ tục hành chính – Lý
luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia.
Cũng trong những năm qua đã có một số học viên cao học chọn đề tài
cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” làm luận văn tốt nghiệp.
Các học viên đã nghiên cứu vấn đề này ở các địa phương khác nhau như
thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh..
Đối với thành phố Hà Nội, tác giả Nguyễn Thanh Tùng nghiên cứu đề
tài “Cải cách thủ tục hành chính nội bộ Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành
phố Hà Nội”. Luận văn đề cập đến quá trình cải cách thủ tục hành chính và cơ
chế vận hành giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”.
Ngoài ra một số tác giả đã viết các bài báo khoa học đăng trên các tạp
chí chuyên ngành và báo điện tử như:
- Lê Chi Mai (2005), Từ mô hình “một cửa” – một giải pháp để cải
cách dịch vụ hành chính công, Thông tin khoa học hành chính số 3/2005
- Trần Công Dũng (2010), Vách ngăn hay ngăn cách nơi giao dịch
“một cửa”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 6;
- Tạ Thị Hải Yến (2012), Hoàn thiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên
thông” đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, Báo điện tử www.thutuchanhchinh.vn
Các công trình, các đề tài khoa học trên đã đề cập vấn đề cải cách hành
chính, cải cách thủ tục hành chính nói chung hoặc cải cách thủ tục hành chính
theo mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” ở một lĩnh vực chuyên ngành
cụ thể như tranh chấp đất đai, đầu tư, bồi thường hỗ trợ hoặc đề cập đến cải
cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”, cơ chế “một cửa - một dấu”
của cấp huyện, cấp xã. Mỗi đề tài trên đều đã đưa ra hướng nghiên cứu khác
nhau, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện lý luận và
5
thực tiễn về cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, cần phải đặt vấn đề nghiên cứu một
cách có hệ thống, toàn diện cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa”, đồng thời đánh
giá thực trạng và đề ra các giải pháp thực hiện tốt cơ chế “một cửa” tại Ủy
ban nhân dân quận. Đây là đề tài đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ Luận văn
Thạc sỹ Luật học.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích
Làm rõ những vấn đề lý luận về cơ chế “một cửa”; đánh giá được kết
quả quá trình thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy,
Thành phố Hà Nội; đề xuất các giải pháp thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy
ban nhân dân quận.
- Nhiệm vụ
+ Hệ thống hoá và phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa”
+ Khảo sát đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban
nhân dân quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
+ Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện cơ chế “một
cửa” tại Ủy ban nhân dân quận.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác thực hiện cơ chế “một cửa”
của Ủy ban nhân dân quận từ thực tiễn Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy,
Thành phố Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn khảo sát, nghiên cứu công tác thực hiện cơ chế “một
cửa” ở Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy trong một số lĩnh vực cụ thể. Các tư
liệu và số liệu khảo sát nghiên cứu được cấp nhật trong bốn năm gần đây ( từ
năm 2012 đến năm 2016)
6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài là những luận điểm của học thuyết
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước, về hành chính và
các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách hành chính, trong đó có
cải cách thủ tục hành chính thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội VI, VII,VIII,
IX, X, XI và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương, Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, sửa đổi, bổ sung năm
2011 và các văn bản pháp luật về cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một
cửa”, “một cửa liên thông”. Đồng thời, tác giả có tham khảo và kế thừa chọn lọc
một số công trình nghiên cứu có liên quan của các nhà khoa học.
- Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể: phân tích, tổng hợp,
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, điều tra xã hội học trong quá
trình giải quyết các vấn đề cụ thể mà Luận văn đã đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về cơ
chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân trong việc giải quyết các công việc của cá
nhân, tổ chức.
- Về mặt thực tiễn:
+ Luận văn là tài liệu tham khảo cho cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ tại
bộ phận “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn bao gồm 03 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về cơ chế “một cửa” của Ủy ban nhân
dân Quận
7
- Chương 2: Thực trạng thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân
quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện cơ chế “một cửa”
tại Ủy ban nhân dân quận
8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ “MỘT CỬA” CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN
1.1. Quan niệm về cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân Quận
1.1.1. Khái niệm về cơ chế
Trong tiếng Việt, cơ chế được các nhà ngôn ngữ học giải thích là cách
thức theo đó một quá trình được thực hiện [26, tr.213]. Theo định nghĩa trên
thì “cơ chế" chính là sự tương tác giữa các yếu tố của một hệ thống bảo đảm
mục đích, hiệu quả của việc thực hiện một quá trình, một công việc nào đó.
Trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là khi xây dựng khái niệm "cơ chế kinh tế" và
"cơ chế quản lý kinh tế", các nhà kinh tế học cho rằng: "Cơ chế là khái niệm
dùng để chỉ sự tương tác giữa các yếu tố kết thành một hệ thống mà nhờ đó hệ
thống có thể hoạt động" [26, tr.215]. Trong tiếng Anh, thuật ngữ này cũng
được giải thích với hai nghĩa khác nhau: "Cơ chế (mechanism) là hệ thống các
bộ phận hoạt động cùng nhau trong một cỗ máy" và "Cơ chế là một quá trình
tự nhiên hoặc được thiết lập nhờ đó một hoạt động nào đó được tiến hành
hoặc được thực hiện" [21, tr.1148-1149].
Cơ chế luôn được giải thích gắn liền với hoạt động của một hệ thống
các bộ phận tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình hoạt động của chúng. Vì
vậy có thể thấy cơ chế là hệ thống các bộ phận có mối liên hệ mật thiết với
nhau, hoạt động trong một chỉnh thể thống nhất theo những nguyên tắc và quá
trình xác định nhằm đạt được kết quả nhất định.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cơ chế “một cửa”
1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm
Cụm từ “một cửa” (One – Stop Shop) được xuất hiện từ những năm 20
của thế kỷ XX khi mà các doanh nghiệp tư nhân, các trung tâm thương mại
mong muốn cải thiện cách thức kinh doanh của mình để tạo điều kiện cho
khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận việc mua hàng hóa. Đến những năm tiếp
9
theo, cụm từ này tiếp tục được xuất hiện với việc phát triển của thương mại
điện tử, kinh doanh trên internet. Trong những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều
Chính phủ trên thế giới đã bắt đầu tiếp cận phương thức này nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ và coi công dân, tổ chức như là những khách hàng của
mình để phục vụ.
Kinh nghiệm và thực tiễn của nhiều nước trên thế giới trong quá trình
vận hành và tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa” đã chỉ ra rằng đây là một cơ
chế hữu hiệu để nâng cao tính hiệu quả của nền hành chính và giảm thiểu thời
gian cho người dân và tổ chức khi đến giải quyết thủ tục hành chính với cơ
quan công quyền tại một địa điểm. Một số quốc gia thiết lập và tổ chức thực
hiện cơ chế “một cửa” trong cung cấp dịch vụ công tại cấp chính quyền trung
ương, một số nước thì đặt theo đơn vị hành chính các cấp của chính quyền
trung ương, một số nước thì đặt theo đơn vị hành chính các cấp chính quyền
địa phương. Các quốc gia cũng đều chú trọng việc thiếp lập cơ chế theo dõi,
đánh giá tính hiệu quả của việc tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa” và xây
dựng các công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công.
Ở Việt Nam, từ năm 1994, thuật ngữ “cơ chế một cửa” đã được đề cập tại
Nghị quyết số 38/1994/ NQ- CP ngày 04/5/1994 về cải cách một bước thủ tục
hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức đã đề cập
đến việc giải quyết thủ tục hành chính thông qua một cửa, dựa vào nguyên tắc
nơi nào là đầu mối có trách nhiệm chính trong việc giải quyết công việc thì cá
nhân, tổ chức trực tiếp đến đó để yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính. Quyết
định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04-09-2003 của Thủ tướng Chính phủ đã sử
dụng thuật ngữ “cơ chế một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính tại các
cơ quan hành chính nhà nước tại chính quyền địa phương từ cấp tỉnh đến cấp
xã. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 đã mở rộng hơn diện bao
quát của khái niệm cơ chế một cửa từ cơ quan chính quyền địa phương đến
các cơ quan quản lý ngành dọc như Cục thuế, kho bạc, công an…
10
Để làm rõ được khái niệm cơ chế một cửa trong lĩnh vực đăng ký kinh
doanh, chúng ta tìm hiểu khái niệm “cửa” trong quan hệ giải quyết thủ tục
hành chính.
Có thể xem xét khái niệm “cửa” trong quan hệ giải quyết thủ tục hành
chính thuộc luật hành chính điều chỉnh dưới một số góc độ:
+ Từ góc độ các qui định của thể chế: “cửa” chính là qui định về chức
năng, thẩm quyền và trách nhiệm giữa các chủ thể trong quan hệ hành chính
giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ chức. Khái niệm này có thể
giải thích bằng cách đặt vấn đề: “cửa” xuất phát từ đâu, do cấp nào qui định?
nghĩa là tính pháp lý của mối quan hệ giao dịch hành chính hay tính pháp lý
của "cửa".
+ Từ góc độ qui trình thực hiện quan hệ pháp luật hành chính: khi đã có
qui định về pháp lý của “cửa” sẽ xuất hiện “điểm” giao dịch, do các cơ quan
chức năng thực hiện. Vậy “cửa” chính là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch
cho việc thực hiện quan hệ hành chính; tiếp nhận hồ sơ, giao dịch và giải
quyết công việc giữa các bên tham gia giao dịch.
+ Từ góc độ yếu tố kỹ thuật trong tổ chức thực hiện các giao dịch hành
chính: mỗi loại quan hệ pháp luật hành chính đều được thực hiện bởi một qui
trình gồm nhiều khâu tác nghiệp, do nhiều thành viên chức năng tương ứng
chịu trách nhiệm (đơn vị, tổ chức, cá nhân). Điểm đầu và điểm cuối của qui
trình thực hiện giao dịch hành chính được thực hiện tại “cửa”.
Như vậy, “cửa” trong quan hệ hành chính được hiểu là nơi diễn ra các quan
hệ giao dịch hành chính theo qui định của pháp luật hành chính, được qui định
bằng các thể chế về thẩm quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên cùng tham
gia giao dịch (cơ quan có thẩm quyền với cá nhân, công dân, tổ chức) [22, tr.45].
Những vấn đề phân tích ở trên về “cửa” sẽ là cơ sở lý luận để phân tích cơ
chế “một cửa” nói chung và cơ chế “một cửa” ở UBND quận nói riêng.
11
Theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
25/3/2015 về ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa
liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đã đưa ra khái
niệm về cơ chế “một cửa” tại khoản 1, Điều 1 như sau: Cơ chế “một cửa” là
cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm
quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc công khai, hướng dẫn
thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện
tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành
chính nhà nước [25].
Khái niệm cơ chế “một cửa” thể hiện:
Thứ nhất, chủ thể của cơ chế “một cửa” bao gồm hai loại chủ thể: Một
bên là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền và bên kia là công dân, tổ
chức có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính.
Thứ hai, về phạm vi và qui trình thực hiện cơ chế: Khẳng định cơ chế
“một cửa” là cơ chế giải quyết công việc thuộc phạm vi thẩm quyền của một cơ
quan hành chính. Khẳng định chỉ có một đầu mối giải quyết hồ sơ bao gồm cả
qui trình từ: hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến việc trả kết quả.
Cá nhân, tổ chức chỉ đến một địa điểm duy nhất để nộp hồ sơ và nhận kết quả
giải quyết.
Thứ ba, về tổ chức hoạt động của cơ chế: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả là bộ phận tổ chức trực tiếp thực hiện các TTHC, là tiếp xúc đầu tiên của
cá nhân, tổ chức với cơ quan hành chính. Công việc của bộ phận này là hướng
dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết để giải quyết công
việc, thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, sau đó chuyển cho các bộ phận chức
năng giải quyết. Nhận hồ sơ đã xử lý trả lại cho công dân, tổ chức
1.1.2.2. Vai trò của cơ chế “một cửa” trong thực hiện thủ tục hành chính tại Ủy ban
nhân dân quận
12
Sau hơn 13 năm thực hiện, từ năm 2003 đến nay, cơ chế “một cửa” đã
trở thành một trong những giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh tiến trình cải cách
thủ tục hành chính, tạo bước chuyển căn bản về việc đơn giản và minh bạch
hoá trong mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với tổ chức và công dân. Người
dân và doanh nghiệp chỉ phải liên lạc với một đầu mối duy nhất để hoàn thành
mọi thủ tục hành chính, được cấp mọi giấy tờ, quy định, chứng chỉ,...
Khi cơ quan nhà nước xây dựng các cơ chế thực hiện TTHC, các chủ
thể xây dựng cơ chế luôn phải xem xét, đánh giá tổng hợp từ thực tiễn về các
tác dụng của cơ chế mang lại đối với Nhà nước, nhân dân và toàn xã hội. Từ
đó có phương hướng tiếp tục phát huy những mặt tác động tích cực, hướng
đến hoàn thiện hơn việc thực hiện cơ chế trong quá trình phát triển của nền
hành chính hiện đại. Qua thực tiễn áp dụng thực hiện thấy rằng cơ chế một
cửa có những vai trò như sau:
* Vai trò đối với nhà nước
Một là: Góp phần giáo dục, quản lý công chức hành chính, chống tệ
quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của một số bộ phận cán bộ, công chức. Cơ
chế “một cửa” có tác dụng giáo dục cán bộ, công chức hành chính rất lớn, làm
cho cán bộ công chức hiểu rõ và tự giác thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của
mình trước tổ chức và công dân. Cùng với vai trò giáo dục, việc thực hiện cơ
chế “một cửa” còn có vai trò quan trọng là tăng cường công tác quản lý cán
bộ, công chức hành chính. Do cơ chế “một cửa” được thực hiện công khai các
trình tự, thủ tục, lệ phí với các nội dung đơn giản, rõ ràng nên đã tạo điều kiện
cho người có thẩm quyền theo dõi thuận lợi hơn, các tổ chức và cá nhân liên
quan dễ dàng theo dõi, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công
chức. Mặt khác, do chỉ tiếp cận công việc ở bộ phận một cửa nên khi có công
việc cần giải quyết, tổ chức và cá nhân không phải tiếp xúc với nhiều cơ quan
hành chính, các tầng lớp trung gian khác, tránh được sự nhũng nhiễu, hạch
sách của cán bộ cơ quan hành chính đối với tổ chức và cá nhân, làm cho công
13
việc giải quyết trong nội bộ các cơ quan hành chính ngày càng mang tính
chuyên nghiệp hơn; tính chất công vụ của cán bộ công chức được đề cao, làm
việc theo quy định của pháp luật, không bị ràng buộc và ảnh hưởng nhiều của
tiêu cực xã hội tác động; đồng thời giúp cho cơ quan quản lý hành chính,
người có thẩm quyền có điều kiện quản lý cán bộ, công chức nhà nước thực
hiện thuận lợi và hiệu quả hơn.
Cơ chế “một cửa” đã xác định rõ trách nhiệm của nhà nước trong việc
phục vụ cá nhân, tổ chức. Thể hiện rõ việc cá nhân, tổ chức công dân đã trả
lại đúng nhiệm vụ phải làm của nhà nước mà trước đây theo cơ chế “nhiều
cửa”, cá nhân, tổ chức phải làm thay công việc của nhà nước. Đó là những
hoạt động thuộc mối quan hệ nội bộ giữa các bộ phận trong cơ quan hành
chính nhà nước và giữa các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và cấp dưới
với nhau. Mặt khác, cơ chế này đã hạn chế tối đa sự tiếp xúc trực tiếp của cán
bộ, công chức chuyên môn xử lý vụ việc với cá nhân, tổ chức bảo đảm cho
việc giải quyết thủ tục hành chính trung thực, công bằng và khách quan hơn,
là công cụ góp phần chống lại sự nhũng nhiễu, cửa quyền của cơ quan hành
chính nhà nước, làm trong sạch bộ máy hành chính, tăng thêm niềm tin của
nhân dân đối với nhà nước [23, tr. 34].
Hai là: Nâng cao chất lượng thực hiện công vụ, ý thức tổ chức kỷ luật
cũng như tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, chấm dứt tình
trạng "xin - cho" nơi bộ máy công quyền, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức.
Với qui trình khép kín, chặt chẽ, khoa học bảo đảm sự thông suốt giúp
cho lãnh đạo đơn vị có điều kiện điều hành tập trung, thống nhất, nắm vững
tình hình thực hiện công việc của các bộ phận nên quản lý các công việc của
từng cán bộ, công chức chặt chẽ hơn, nắm vững được những điểm còn ách
tắc, tồn đọng công việc của từng khâu, từng lĩnh vực của từng bộ phận qua đó
đánh giá cán bộ, công chức đúng đắn, khách quan hơn. Hơn nữa, việc thực
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 53937
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

What's hot (17)

Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính về Tài nguyên môi trường
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính về Tài nguyên môi trườngLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính về Tài nguyên môi trường
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính về Tài nguyên môi trường
 
Đề tài: Tiểu luận môn quản lý hành chính nhà nước, HAY
Đề tài: Tiểu luận môn quản lý hành chính nhà nước, HAYĐề tài: Tiểu luận môn quản lý hành chính nhà nước, HAY
Đề tài: Tiểu luận môn quản lý hành chính nhà nước, HAY
 
Luận văn: Cải cách hành chính về lĩnh vực tư pháp tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Cải cách hành chính về lĩnh vực tư pháp tại Hà Nội, 9đLuận văn: Cải cách hành chính về lĩnh vực tư pháp tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Cải cách hành chính về lĩnh vực tư pháp tại Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Hưng Yên, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Chính sách cải cách hành chính quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách cải cách hành chính quận Cẩm Lệ, Đà NẵngLuận văn: Chính sách cải cách hành chính quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách cải cách hành chính quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường tại TP Cà Mau
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường tại TP Cà MauLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường tại TP Cà Mau
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường tại TP Cà Mau
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong trật tự xây dựng, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong trật tự xây dựng, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong trật tự xây dựng, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong trật tự xây dựng, HAY
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấyLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
 
Cải cách hành chính cấp xã từ thực tiễn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai
Cải cách hành chính cấp xã từ thực tiễn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai Cải cách hành chính cấp xã từ thực tiễn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai
Cải cách hành chính cấp xã từ thực tiễn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
 
Luận văn: Cơ chế “một cửa” tại UBND quận Cầu Giấy, HAY
Luận văn: Cơ chế “một cửa” tại UBND quận Cầu Giấy, HAYLuận văn: Cơ chế “một cửa” tại UBND quận Cầu Giấy, HAY
Luận văn: Cơ chế “một cửa” tại UBND quận Cầu Giấy, HAY
 
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đTổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
 
Chính sách cải cách hành chính ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách cải cách hành chính ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách cải cách hành chính ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách cải cách hành chính ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các cơ quan địa phương
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các cơ quan địa phươngLuận văn: Tổ chức và hoạt động của các cơ quan địa phương
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các cơ quan địa phương
 
Đề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
Đề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAYĐề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
Đề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM, HAY, 9đLuận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM, HAY, 9đ
 
Luận văn: Chính sách cải cách thủ tục hành chính tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách cải cách thủ tục hành chính tỉnh Quảng NamLuận văn: Chính sách cải cách thủ tục hành chính tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách cải cách thủ tục hành chính tỉnh Quảng Nam
 

Similar to Luận văn: Cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận – từ thực tiễn Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy

Similar to Luận văn: Cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận – từ thực tiễn Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy (20)

Luận văn: Cải cách thủ tục theo cơ chế một cửa ở TP Việt Trì, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục theo cơ chế một cửa ở TP Việt Trì, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục theo cơ chế một cửa ở TP Việt Trì, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục theo cơ chế một cửa ở TP Việt Trì, HAY
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
 
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà NộiLuận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
 
Đề tài: Cải cách hành chính về Tài nguyên môi trường tại Hà Nội
Đề tài: Cải cách hành chính về Tài nguyên môi trường tại Hà NộiĐề tài: Cải cách hành chính về Tài nguyên môi trường tại Hà Nội
Đề tài: Cải cách hành chính về Tài nguyên môi trường tại Hà Nội
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nư...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nư...Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nư...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nư...
 
Cơ chế “một cửa” tại ủy ban nhân dân quận – từ thực tiễn quận cầu giấy, thành...
Cơ chế “một cửa” tại ủy ban nhân dân quận – từ thực tiễn quận cầu giấy, thành...Cơ chế “một cửa” tại ủy ban nhân dân quận – từ thực tiễn quận cầu giấy, thành...
Cơ chế “một cửa” tại ủy ban nhân dân quận – từ thực tiễn quận cầu giấy, thành...
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAYĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Kim Động - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Kim Động - Gửi miễn phí ...Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Kim Động - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Kim Động - Gửi miễn phí ...
 
Cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực Tài nguyên môi trường
 Cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực Tài nguyên môi trường Cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực Tài nguyên môi trường
Cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực Tài nguyên môi trường
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính về tài nguyên môi trường
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính về tài nguyên môi trườngĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính về tài nguyên môi trường
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính về tài nguyên môi trường
 
cải cách hành chính ở cấp huyện.doc
cải cách hành chính ở cấp huyện.doccải cách hành chính ở cấp huyện.doc
cải cách hành chính ở cấp huyện.doc
 
Luận văn: Cải cách hành chính huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Cải cách hành chính huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng NamLuận văn: Cải cách hành chính huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Cải cách hành chính huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng NamLuận văn: Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
 
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAMCẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
 
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng NamCải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
 
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng NamCải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân QuậnLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận
 
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại Tp HCM
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại Tp HCMLuận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại Tp HCM
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận tại Tp HCM
 
Hoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyền
Hoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyềnHoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyền
Hoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyền
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃLUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận – từ thực tiễn Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------------/------------ BỘ NỘI VỤ ----/---- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THU THÚY CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN – TỪ THỰC TIỄN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------------/------------ BỘ NỘI VỤ ----/---- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THU THÚY CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN – TỪ THỰC TIỄN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: LUẬT HIẾN PHÁP – LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 60 38 01 02 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS PHẠM HỒNG THÁI HÀ NỘI - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chính xác. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2016 Tác giả luận văn Lê Thu Thúy
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã giảng dạy, trang bị cho tôi vốn kiến thức vô cùng quý báu. Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc và đội ngũ Cán bộ, công chức, viên chức của Học viện Hành chính đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo – Người hướng dẫn khoa học – GS.TS.Phạm Hồng Thái, người đã hết lòng tạo điều kiện, giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Bà Phan Thị Thu Hà – Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy cùng toàn thể các cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2016 Tác giả luận văn Lê Thu Thúy
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ “MỘT CỬA” CỦA. 8 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN......................................................................... 8 1.1. Quan niệm về cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân Quận ....................... 8 1.2. Thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân Quận .........................16 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận......22 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI........27 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........27 2.1. Khái quát về bộ phận “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy.............27 2.2. Quá trình triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy..........................................................................................................32 2.3. Kết quả thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy trong một số lĩnh vực cụ thể...................................................................43 2.4. Nhận xét, đánh giá....................................................................................50 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN .............................................................................................................63 3.1. Quan điểm, chủ trương về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận .......................................................................63 3.2. Một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy .................................................................................65 KẾT LUẬN.....................................................................................................84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................89
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH 1 BMHC Bộ máy hành chính 2 CQHC Cơ quan hành chính 3 CCHC Cải cách hành chính 4 TTHC Thủ tục hành chính 5 KH Kế hoạch 6 QPPL Quy phạm pháp luật 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 TPHN Thành phố Hà Nội
  • 7. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 1. SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa” ................... 40 2. BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giây trong một số lĩnh vực cụ thể năm 2014, 2015.................. 50 Bảng 2.2: Kết quả thực hiện tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính theo cơ chế “một cửa” từ năm 2013 đến 2016 của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy. .......52
  • 8. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngày nay, thực tiễn đã chứng minh không chỉ ở nước ta mà tại nhiều nước trên thế giới, cải cách hành chính đang là một vấn đề mang tính toàn cầu, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngay từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã chủ trương cải cách nền hành chính nhà nước nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, đổi mới phương thức và phong cách làm việc, giảm bớt đầu mối.Tại Đại hội lần thứ VII, VIII cải cách nền hành chính đã được Đảng xác định là trọng tâm có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện đồng bộ trên các mặt cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước. Nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về vai trò của cải cách hành chính Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Cải cách hành chính là một công việc quan trọng quyết định thành công cuộc đổi mới”. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh cải cách nền hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt hiện đại”, “Giảm mạnh và bãi bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân”. Cải cách hành chính được xác định là một trong ba khâu đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011– 2020. Đặc biệt cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình đổi mới đất nước và tiến trình cải cách hành chính. Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản và tổ chức thực hiện như: Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của Chính Phủ về việc Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ
  • 9. 2 quan hành chính nhà nước ở địa phương (nay được thay thế bằng quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/03/2015 của Thủ tướng chính phủ); Nghị quyết 25/NQ-CP ngày 2/6/2010 về đơn giản hóa thủ tục hành chính; Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22 tháng 05 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. Thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ngày 01/07/2009, về việc ban hành Quy định thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân tại các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội nay được thay thế bằng văn bản số 07/2016/QĐ-UBND ngày 8/3/2016 và nhiều các văn bản ban hành về cải cách hành chính khác. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong bộ máy nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân (từ đây viết tắt là UBND) quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức theo thủ tục hành chính, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân và ngược lại. Đặc biệt, trong xu hướng phân quyền, phân cấp ngày càng nhiều cho cấp chính quyền địa phương thì việc áp dụng cơ chế hành chính mang tính khoa học để giải quyết các vấn đề theo thủ tục hành chính là một vấn đề cấp thiết. Đáp ứng yêu cầu đó việc áp dụng cơ chế “một cửa” trong tiếp nhận và giải quyết các các vụ, việc thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính là một bước đột phá trong chiến lược cải cách hành chính của nước ta. Mô hình “một cửa” thực hiện tại các quận trong thời gian qua đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, thỏa mãn yêu cầu của người dân. Tuy nhiên trong cơ chế “một cửa” hiện tại
  • 10. 3 vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, chưa phát huy được hết công dụng trong quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội. Là một địa bàn trọng điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, trong thời gian qua, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội (từ đây viết tắt là TPHN) đã triển khai cơ chế “một cửa” ở một số lĩnh vực. Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định, góp phần vào tháo gỡ những khó khăn, tồn đọng của cơ chế cũ, đặc biệt ở lĩnh vực quản lý nhà nước về dân cư, xây dựng và phát triển đô thị, môi trường... song do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan mà vấn đề cải cách hành chính ở quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội vẫn chưa thực sự đáp ứng được hiệu quả như mong muốn. Biểu hiện của những tồn tại này là việc ở nhiều lĩnh vực cơ chế cải cách còn chậm mang tính hình thức, thiếu tính đồng bộ, vẫn còn tình trạng sách nhiễu của cán bộ, công chức khi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ vụ việc của nhân dân. Xuất phát từ thực tiễn đó, trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ chuyên ngành luật Hiến pháp và luật hành chính, chọn đề tài: “Cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận – từ thực tiễn Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy ” làm đề tài luận văn thạc sỹ là đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hiện nay, cơ chế “một cửa” đã và đang thực hiện trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Vấn đề này cũng đã và đang giành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, các nhà quản lý ở trong và ngoài nước. Trong những năm qua đã có một số tác giả nghiên cứu về cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính. Đáng lưu ý nhất là các công trình của các tác giả sau: - Nguyễn Ngọc Hiến (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  • 11. 4 - S.Chiavo – Campo và P.S.A Sunaram (2006), Phục vụ và duy trì – cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, ADB – Ngân hàng phát triển Châu Á, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. - Nguyễn Văn Thâm, Võ Kim Sơn (2011), Thủ tục hành chính – Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia. Cũng trong những năm qua đã có một số học viên cao học chọn đề tài cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” làm luận văn tốt nghiệp. Các học viên đã nghiên cứu vấn đề này ở các địa phương khác nhau như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh.. Đối với thành phố Hà Nội, tác giả Nguyễn Thanh Tùng nghiên cứu đề tài “Cải cách thủ tục hành chính nội bộ Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội”. Luận văn đề cập đến quá trình cải cách thủ tục hành chính và cơ chế vận hành giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”. Ngoài ra một số tác giả đã viết các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành và báo điện tử như: - Lê Chi Mai (2005), Từ mô hình “một cửa” – một giải pháp để cải cách dịch vụ hành chính công, Thông tin khoa học hành chính số 3/2005 - Trần Công Dũng (2010), Vách ngăn hay ngăn cách nơi giao dịch “một cửa”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 6; - Tạ Thị Hải Yến (2012), Hoàn thiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, Báo điện tử www.thutuchanhchinh.vn Các công trình, các đề tài khoa học trên đã đề cập vấn đề cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính nói chung hoặc cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” ở một lĩnh vực chuyên ngành cụ thể như tranh chấp đất đai, đầu tư, bồi thường hỗ trợ hoặc đề cập đến cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”, cơ chế “một cửa - một dấu” của cấp huyện, cấp xã. Mỗi đề tài trên đều đã đưa ra hướng nghiên cứu khác nhau, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện lý luận và
  • 12. 5 thực tiễn về cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, cần phải đặt vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa”, đồng thời đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp thực hiện tốt cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận. Đây là đề tài đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ Luận văn Thạc sỹ Luật học. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích Làm rõ những vấn đề lý luận về cơ chế “một cửa”; đánh giá được kết quả quá trình thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội; đề xuất các giải pháp thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận. - Nhiệm vụ + Hệ thống hoá và phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” + Khảo sát đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội + Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác thực hiện cơ chế “một cửa” của Ủy ban nhân dân quận từ thực tiễn Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội - Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn khảo sát, nghiên cứu công tác thực hiện cơ chế “một cửa” ở Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy trong một số lĩnh vực cụ thể. Các tư liệu và số liệu khảo sát nghiên cứu được cấp nhật trong bốn năm gần đây ( từ năm 2012 đến năm 2016)
  • 13. 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài là những luận điểm của học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước, về hành chính và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách hành chính, trong đó có cải cách thủ tục hành chính thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội VI, VII,VIII, IX, X, XI và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, sửa đổi, bổ sung năm 2011 và các văn bản pháp luật về cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”. Đồng thời, tác giả có tham khảo và kế thừa chọn lọc một số công trình nghiên cứu có liên quan của các nhà khoa học. - Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể: phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, điều tra xã hội học trong quá trình giải quyết các vấn đề cụ thể mà Luận văn đã đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức. - Về mặt thực tiễn: + Luận văn là tài liệu tham khảo cho cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ tại bộ phận “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn bao gồm 03 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về cơ chế “một cửa” của Ủy ban nhân dân Quận
  • 14. 7 - Chương 2: Thực trạng thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội - Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân quận
  • 15. 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ “MỘT CỬA” CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1.1. Quan niệm về cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân Quận 1.1.1. Khái niệm về cơ chế Trong tiếng Việt, cơ chế được các nhà ngôn ngữ học giải thích là cách thức theo đó một quá trình được thực hiện [26, tr.213]. Theo định nghĩa trên thì “cơ chế" chính là sự tương tác giữa các yếu tố của một hệ thống bảo đảm mục đích, hiệu quả của việc thực hiện một quá trình, một công việc nào đó. Trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là khi xây dựng khái niệm "cơ chế kinh tế" và "cơ chế quản lý kinh tế", các nhà kinh tế học cho rằng: "Cơ chế là khái niệm dùng để chỉ sự tương tác giữa các yếu tố kết thành một hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động" [26, tr.215]. Trong tiếng Anh, thuật ngữ này cũng được giải thích với hai nghĩa khác nhau: "Cơ chế (mechanism) là hệ thống các bộ phận hoạt động cùng nhau trong một cỗ máy" và "Cơ chế là một quá trình tự nhiên hoặc được thiết lập nhờ đó một hoạt động nào đó được tiến hành hoặc được thực hiện" [21, tr.1148-1149]. Cơ chế luôn được giải thích gắn liền với hoạt động của một hệ thống các bộ phận tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình hoạt động của chúng. Vì vậy có thể thấy cơ chế là hệ thống các bộ phận có mối liên hệ mật thiết với nhau, hoạt động trong một chỉnh thể thống nhất theo những nguyên tắc và quá trình xác định nhằm đạt được kết quả nhất định. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cơ chế “một cửa” 1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm Cụm từ “một cửa” (One – Stop Shop) được xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX khi mà các doanh nghiệp tư nhân, các trung tâm thương mại mong muốn cải thiện cách thức kinh doanh của mình để tạo điều kiện cho khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận việc mua hàng hóa. Đến những năm tiếp
  • 16. 9 theo, cụm từ này tiếp tục được xuất hiện với việc phát triển của thương mại điện tử, kinh doanh trên internet. Trong những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều Chính phủ trên thế giới đã bắt đầu tiếp cận phương thức này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và coi công dân, tổ chức như là những khách hàng của mình để phục vụ. Kinh nghiệm và thực tiễn của nhiều nước trên thế giới trong quá trình vận hành và tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa” đã chỉ ra rằng đây là một cơ chế hữu hiệu để nâng cao tính hiệu quả của nền hành chính và giảm thiểu thời gian cho người dân và tổ chức khi đến giải quyết thủ tục hành chính với cơ quan công quyền tại một địa điểm. Một số quốc gia thiết lập và tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa” trong cung cấp dịch vụ công tại cấp chính quyền trung ương, một số nước thì đặt theo đơn vị hành chính các cấp của chính quyền trung ương, một số nước thì đặt theo đơn vị hành chính các cấp chính quyền địa phương. Các quốc gia cũng đều chú trọng việc thiếp lập cơ chế theo dõi, đánh giá tính hiệu quả của việc tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa” và xây dựng các công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công. Ở Việt Nam, từ năm 1994, thuật ngữ “cơ chế một cửa” đã được đề cập tại Nghị quyết số 38/1994/ NQ- CP ngày 04/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức đã đề cập đến việc giải quyết thủ tục hành chính thông qua một cửa, dựa vào nguyên tắc nơi nào là đầu mối có trách nhiệm chính trong việc giải quyết công việc thì cá nhân, tổ chức trực tiếp đến đó để yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính. Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04-09-2003 của Thủ tướng Chính phủ đã sử dụng thuật ngữ “cơ chế một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước tại chính quyền địa phương từ cấp tỉnh đến cấp xã. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 đã mở rộng hơn diện bao quát của khái niệm cơ chế một cửa từ cơ quan chính quyền địa phương đến các cơ quan quản lý ngành dọc như Cục thuế, kho bạc, công an…
  • 17. 10 Để làm rõ được khái niệm cơ chế một cửa trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, chúng ta tìm hiểu khái niệm “cửa” trong quan hệ giải quyết thủ tục hành chính. Có thể xem xét khái niệm “cửa” trong quan hệ giải quyết thủ tục hành chính thuộc luật hành chính điều chỉnh dưới một số góc độ: + Từ góc độ các qui định của thể chế: “cửa” chính là qui định về chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm giữa các chủ thể trong quan hệ hành chính giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ chức. Khái niệm này có thể giải thích bằng cách đặt vấn đề: “cửa” xuất phát từ đâu, do cấp nào qui định? nghĩa là tính pháp lý của mối quan hệ giao dịch hành chính hay tính pháp lý của "cửa". + Từ góc độ qui trình thực hiện quan hệ pháp luật hành chính: khi đã có qui định về pháp lý của “cửa” sẽ xuất hiện “điểm” giao dịch, do các cơ quan chức năng thực hiện. Vậy “cửa” chính là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch cho việc thực hiện quan hệ hành chính; tiếp nhận hồ sơ, giao dịch và giải quyết công việc giữa các bên tham gia giao dịch. + Từ góc độ yếu tố kỹ thuật trong tổ chức thực hiện các giao dịch hành chính: mỗi loại quan hệ pháp luật hành chính đều được thực hiện bởi một qui trình gồm nhiều khâu tác nghiệp, do nhiều thành viên chức năng tương ứng chịu trách nhiệm (đơn vị, tổ chức, cá nhân). Điểm đầu và điểm cuối của qui trình thực hiện giao dịch hành chính được thực hiện tại “cửa”. Như vậy, “cửa” trong quan hệ hành chính được hiểu là nơi diễn ra các quan hệ giao dịch hành chính theo qui định của pháp luật hành chính, được qui định bằng các thể chế về thẩm quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên cùng tham gia giao dịch (cơ quan có thẩm quyền với cá nhân, công dân, tổ chức) [22, tr.45]. Những vấn đề phân tích ở trên về “cửa” sẽ là cơ sở lý luận để phân tích cơ chế “một cửa” nói chung và cơ chế “một cửa” ở UBND quận nói riêng.
  • 18. 11 Theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/3/2015 về ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đã đưa ra khái niệm về cơ chế “một cửa” tại khoản 1, Điều 1 như sau: Cơ chế “một cửa” là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước [25]. Khái niệm cơ chế “một cửa” thể hiện: Thứ nhất, chủ thể của cơ chế “một cửa” bao gồm hai loại chủ thể: Một bên là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền và bên kia là công dân, tổ chức có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính. Thứ hai, về phạm vi và qui trình thực hiện cơ chế: Khẳng định cơ chế “một cửa” là cơ chế giải quyết công việc thuộc phạm vi thẩm quyền của một cơ quan hành chính. Khẳng định chỉ có một đầu mối giải quyết hồ sơ bao gồm cả qui trình từ: hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến việc trả kết quả. Cá nhân, tổ chức chỉ đến một địa điểm duy nhất để nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết. Thứ ba, về tổ chức hoạt động của cơ chế: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là bộ phận tổ chức trực tiếp thực hiện các TTHC, là tiếp xúc đầu tiên của cá nhân, tổ chức với cơ quan hành chính. Công việc của bộ phận này là hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết để giải quyết công việc, thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, sau đó chuyển cho các bộ phận chức năng giải quyết. Nhận hồ sơ đã xử lý trả lại cho công dân, tổ chức 1.1.2.2. Vai trò của cơ chế “một cửa” trong thực hiện thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận
  • 19. 12 Sau hơn 13 năm thực hiện, từ năm 2003 đến nay, cơ chế “một cửa” đã trở thành một trong những giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh tiến trình cải cách thủ tục hành chính, tạo bước chuyển căn bản về việc đơn giản và minh bạch hoá trong mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với tổ chức và công dân. Người dân và doanh nghiệp chỉ phải liên lạc với một đầu mối duy nhất để hoàn thành mọi thủ tục hành chính, được cấp mọi giấy tờ, quy định, chứng chỉ,... Khi cơ quan nhà nước xây dựng các cơ chế thực hiện TTHC, các chủ thể xây dựng cơ chế luôn phải xem xét, đánh giá tổng hợp từ thực tiễn về các tác dụng của cơ chế mang lại đối với Nhà nước, nhân dân và toàn xã hội. Từ đó có phương hướng tiếp tục phát huy những mặt tác động tích cực, hướng đến hoàn thiện hơn việc thực hiện cơ chế trong quá trình phát triển của nền hành chính hiện đại. Qua thực tiễn áp dụng thực hiện thấy rằng cơ chế một cửa có những vai trò như sau: * Vai trò đối với nhà nước Một là: Góp phần giáo dục, quản lý công chức hành chính, chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của một số bộ phận cán bộ, công chức. Cơ chế “một cửa” có tác dụng giáo dục cán bộ, công chức hành chính rất lớn, làm cho cán bộ công chức hiểu rõ và tự giác thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của mình trước tổ chức và công dân. Cùng với vai trò giáo dục, việc thực hiện cơ chế “một cửa” còn có vai trò quan trọng là tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức hành chính. Do cơ chế “một cửa” được thực hiện công khai các trình tự, thủ tục, lệ phí với các nội dung đơn giản, rõ ràng nên đã tạo điều kiện cho người có thẩm quyền theo dõi thuận lợi hơn, các tổ chức và cá nhân liên quan dễ dàng theo dõi, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức. Mặt khác, do chỉ tiếp cận công việc ở bộ phận một cửa nên khi có công việc cần giải quyết, tổ chức và cá nhân không phải tiếp xúc với nhiều cơ quan hành chính, các tầng lớp trung gian khác, tránh được sự nhũng nhiễu, hạch sách của cán bộ cơ quan hành chính đối với tổ chức và cá nhân, làm cho công
  • 20. 13 việc giải quyết trong nội bộ các cơ quan hành chính ngày càng mang tính chuyên nghiệp hơn; tính chất công vụ của cán bộ công chức được đề cao, làm việc theo quy định của pháp luật, không bị ràng buộc và ảnh hưởng nhiều của tiêu cực xã hội tác động; đồng thời giúp cho cơ quan quản lý hành chính, người có thẩm quyền có điều kiện quản lý cán bộ, công chức nhà nước thực hiện thuận lợi và hiệu quả hơn. Cơ chế “một cửa” đã xác định rõ trách nhiệm của nhà nước trong việc phục vụ cá nhân, tổ chức. Thể hiện rõ việc cá nhân, tổ chức công dân đã trả lại đúng nhiệm vụ phải làm của nhà nước mà trước đây theo cơ chế “nhiều cửa”, cá nhân, tổ chức phải làm thay công việc của nhà nước. Đó là những hoạt động thuộc mối quan hệ nội bộ giữa các bộ phận trong cơ quan hành chính nhà nước và giữa các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và cấp dưới với nhau. Mặt khác, cơ chế này đã hạn chế tối đa sự tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, công chức chuyên môn xử lý vụ việc với cá nhân, tổ chức bảo đảm cho việc giải quyết thủ tục hành chính trung thực, công bằng và khách quan hơn, là công cụ góp phần chống lại sự nhũng nhiễu, cửa quyền của cơ quan hành chính nhà nước, làm trong sạch bộ máy hành chính, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với nhà nước [23, tr. 34]. Hai là: Nâng cao chất lượng thực hiện công vụ, ý thức tổ chức kỷ luật cũng như tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, chấm dứt tình trạng "xin - cho" nơi bộ máy công quyền, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Với qui trình khép kín, chặt chẽ, khoa học bảo đảm sự thông suốt giúp cho lãnh đạo đơn vị có điều kiện điều hành tập trung, thống nhất, nắm vững tình hình thực hiện công việc của các bộ phận nên quản lý các công việc của từng cán bộ, công chức chặt chẽ hơn, nắm vững được những điểm còn ách tắc, tồn đọng công việc của từng khâu, từng lĩnh vực của từng bộ phận qua đó đánh giá cán bộ, công chức đúng đắn, khách quan hơn. Hơn nữa, việc thực
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 53937 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562