SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
 
   
 
 
ĐỖ ĐÌNH NGÂN
 
 
 
 
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN
PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC
CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 
 
 
 
 
 
 
 
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN
 
 
 
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
 
   
 
 
ĐỖ ĐÌNH NGÂN
 
 
 
 
 
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN
PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC
CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 
 
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN TOÁN)
Mã số: 60 14 01 11
 
 
 
                
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Nhụy
HÀ NỘI - 2015
  i
LỜI CẢM ƠN
 
Lời đầu tiên tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại
học Giáo dục- Đại học Quốc Gia Hà Nội và các thầy giáo, cô giáo đang công
tác giảng dạy tại trường đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy
PGS.TS. Nguyễn Nhụy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình làm việc để Luận văn được hoàn chỉnh và hoàn thành đúng thời hạn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu cùng các
thầy cô giáo tổ Toán- Tin và các em học sinh trường THPT Khoái Châu –
Khoái Châu – Hưng Yên đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tác giả trong quá trình
thực nghiệm sư phạm để đề tài được thực hiện đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Sự quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của gia đình, bạn bè
và các đồng nghiệp trong quá trình học tập, thực hiện nghiên cứu đề tài là
nguồn động viên, cổ vũ tiếp thêm sức mạnh cho tác giả. Tác giả xin chân
thành cảm ơn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn Luận văn không thể tránh
khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Hưng Yên, ngày 08 tháng 11 năm 2014
Tác giả
Đỗ Đình Ngân
  ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ Viết tắt Chữ viết đầy đủ
ĐKXĐ 
GQVĐ 
GV 
HS 
L  
SGK 
THPT 
VN 
Điều kiện xác định 
Giải quyết vấn đề 
Giáo viên 
Học sinh 
Loại 
Sách giáo khoa 
Trung học phổ thông 
Vô nghiệm
         
         
         
         
   
  iii 
MỤC LỤC
Trang 
Lời cảm ơn ...................................................................................................... i 
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................. ii 
Mục lục ......................................................................................................... iii 
Danh  mục các hình ........................................................................................ v 
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 
................................................................. 6 
1.1. Kỹ năng và kỹ năng giải toán .................................................................. 6 
1.1.1. Khái niệm kỹ năng 
................................................................................ 6 
1.1.2. Kỹ năng giải toán ................................................................................. 7 
1.1.3. Vai trò của kỹ năng giải toán ................................................................ 8 
1.1.4. Phân loại kỹ năng trong môn Toán ....................................................... 9 
1.2. Thực trạng việc dạy học Toán, dạy và học Phương trình lượng giác ở 
một số trường Trung học phổ thông ............................................................. 11 
1.2.1. Thực trạng dạy học Toán ở một số trường Trung học phổ thông trên 
địa bàn huyện Khoái Châu - Hưng Yên ........................................................ 11 
1.2.2. Thực trạng việc học Phương trình lượng giác ở một số trường Trung 
học phổ thông trên địa bàn huyện Khoái Châu - Hưng Yên .......................... 13 
1.2.3. Thực trạng việc dạy Phương trình lượng giác ở một số trường Trung 
học phổ thông trên địa bàn huyện Khoái Châu - Hưng Yên .......................... 14 
1.2.4.  Những  khó  khăn  và  sai  lầm  của  học  sinh  thường  gặp  khi  giải 
Phương trình lượng giác ............................................................................... 15 
1.3. Một số kỹ năng cơ bản trong giải toán “Phương trình lượng giác” ........ 23 
1.3.1. Kĩ năng phân tích định nghĩa khái niệm 
.............................................. 23 
1.3.2. Kĩ năng phân tích những sai lầm thường mắc phải trong quá trình 
giải các bài toán về Phương trình lượng giác ................................................ 24 
1.3.3. Kĩ năng hệ thống hóa các dạng toán về Phương trình lượng giác 
........ 25 
1.3.4. Kĩ năng tính toán ................................................................................ 25 
  iv
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI
“PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC” CHO HỌC SINH 
............................ 26 
2.1. Nội dung Phương trình lượng giác trong chương trình Đại số và Giải 
tích 11 Trung học phổ thông 
......................................................................... 26 
2.1.1. Nội dung Phương trình lượng giác trong chương trình Đại số và Giải 
tích 11 Trung học phổ thông 
......................................................................... 26 
2.1.2.  Những  chú  ý  khi  dạy  nội  dung  Phương  trình  lượng  giác  trong 
chương trình Đại số và Giải tích 11 Trung học phổ thông ............................ 27 
2.2. Xây dựng hệ thống các bài tập trong chủ đề “Phương trình lượng giác” 
nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh ............................................ 28 
2.2.1. Phương trình lượng giác cơ bản .......................................................... 28 
2.2.2. Phương trình bậc nhất đối với sinx và cosx ........................................ 35 
2.2.3. Phương trình lượng giác có thể đại số hóa .......................................... 40 
2.2.4. Phương trình lượng giác có thể biến đổi về tích .................................. 55 
2.2.5. Phương trình lượng giác với điều kiện ràng buộc về ẩn ...................... 67 
2.2.6. Phương trình lượng giác không mẫu mực ........................................... 80 
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................. 86 
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .................................. 86 
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ................................................... 86 
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ................................................... 86 
3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ....................................................... 86 
3.3. Kế hoạch và nội dung thực nghiệm sư phạm ......................................... 87 
3.3.1. Kế hoạch và đối tượng thực nghiệm sư phạm ..................................... 87 
3.3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm .......................................................... 87 
3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm .......................................................... 103 
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................. 103 
3.5.1. Cơ sở để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .............................. 103 
3.5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................... 107 
3.6. Tổng kết .............................................................................................. 110 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 111 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
........................................................................ 112 
  v
DANH MỤC CÁC BIỂU
 
TT Tên biểu Trang
Biểu đồ  3.1. So sánh  kết quả bài kiểm tra số 1 tại trường THPT Khoái 
Châu- Hưng Yên 
................................................................... 107 
Biểu đồ 3.2.  So sánh kết quả bài kiểm tra số 2 
........................................... 108 
 
  1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi 
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức 
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với 
hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia 
đình và giáo dục xã hội. Đây là một trong những mục tiêu cơ bản và quan 
trọng mà Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới.  
Nghị quyết "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được Hội nghị T.Ư 8 
(Khóa XI) thông qua. Nghị quyết nêu rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và các 
nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 
nước nhà.  
Nhằm  thực  hiện  mục  tiêu  phát  triển  căn  bản  và  toàn  diện  giáo  dục, 
trong những năm gần đây ngành giáo dục đã và đang tích cực tiến  hành  đổi 
mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và  học. Một trong những khâu then 
chốt để thực hiện yêu cầu này là đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. 
Thực  tế  cho  thấy  thói  quen  "cầm  tay  chỉ  việc"  đã  trở  thành  "mẫu  số 
chung" của giáo viên ở nhiều trường học. Việc đổi mới nhằm khắc phục lối 
truyền thụ kiến thức một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ 
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, giáo viên tập 
trung  dạy  cách  học,  cách  nghĩ  và  tự  học  theo  phương  châm  “giảng  ít,  học 
nhiều”, bồi dưỡng ý thức học tập suốt đời. Đổi mới từ cách học chủ yếu là lắng 
nghe và ghi chép sang suy nghĩ và phản hồi tích cực với bạn, với thầy.  
Trước đây, lối truyền thụ kiến thức một chiều đã hạn chế năng lực tư 
duy của học sinh. Tuy nhiên, kiến thức phải tự làm ra thì mới vững bền, chắc 
chắn, cho nên phương pháp dạy học để tự học sinh phát hiện, tìm tòi, sáng 
tạo thì kiến thức mới chắc chắn, linh hoạt, nhớ lâu được. Trong dạy học, cần 
  2
lấy  học sinh làm trung tâm, với vai trò là người tự khám phá kiến thức cho 
mình; thầy giáo là người hướng dẫn, chỉ đạo việc học chứ không truyền thụ 
kiến  thức.  Khoa  học,  công  nghệ  phát  triển  liên  tục,  ngành  nghề,  kỹ  thuật 
luôn đổi mới đòi hỏi mỗi người phải có năng lực tự học, cho nên ngay bậc 
học phổ thông đã phải rèn luyện năng lực tự học cho học sinh. Vì vậy, điều 
quan trọng trong đổi  mới phương pháp dạy học là phải rèn luyện phương 
pháp tự học của học sinh; học sinh tự học trong mối tương tác giữa học sinh 
với nhau, tương tác với tài liệu và sách giáo khoa, dưới sự chỉ dẫn của thầy 
để chiếm lĩnh được tri thức. 
Trong  chương  trình  toán  Trung  học  phổ  thông  nội  dung  về  “Lượng 
giác” được dạy từ lớp 10 đến lớp 11 và đây là một nội dung thường xuất hiện 
trong  các  đề  thi  đại  học,  cao  đẳng  trong  nhiều  năm  nay.  Các  bài  tập  về 
phương trình lượng giác có nhiều công thức lượng giác khó nhớ, các dạng bài 
tập phong phú với nhiều cách giải khác nhau, do đó cần rèn luyện cho học 
sinh các kỹ năng giải dạng toán này. 
Việc học tập môn Toán được diễn ra trong nhà trường phổ thông chủ 
yếu là hoạt động giải toán. Trong quá trình đi tìm và trình bày lời giải cho 
bài toán, học sinh thường mắc một số sai lầm và lúng túng không biết sai lầm 
từ  đâu  vì  các  em  thiếu kỹ năng giải toán. Trên thực tế số lượng các bài 
tập và các dạng bài tập về phương trình lượng giác cũng rất nhiều, học sinh 
không thể giải từng bài một mà cần phải phân lớp các dạng bài. Qua thực tế 
giảng dạy tôi nhận thấy học sinh thường gặp khó khăn mỗi khi giải các bài 
tập về lượng giác, do  không có  kỹ  năng  giải  toán.  Từ  những  kinh  nghiệm 
qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã tổng kết, sắp xếp một cách hệ thống các biện 
pháp rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về phương trình lượng giác chương 
trình Đại số và Giải tích lớp 11 Trung học phổ thông. 
Chính vì những lý do trên nên tôi chọn tên đề tài là: 
“Rèn luyện kỹ năng giải toán Phương trình lượng giác cho học
sinh lớp 11 Trung học phổ thông” 
  3
2. Lịch sử nghiên cứu
Ở nước ta, có nhiều nhà toán học nghiên cứu về Lượng giác như Phan 
Huy Khải, Trần Phương, Lê Hồng Đức, … Tuy nhiên, những nghiên cứu đó mới 
mang tính định hướng trong nghiên cứu về phương pháp dạy và học Toán. 
Ngoài ra, các thầy giáo như Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Bá Kim cũng 
đã nhiều lần nói về việc rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh trong dạy 
học môn Toán. Tuy những nghiên cứu đó về vấn đề rèn luyện kỹ năng giải 
toán cho học sinh mới chỉ là lý luận nhưng đã có những gợi mở quan trọng 
cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. 
Bên cạnh đó cũng có một số luận văn, khóa luận nghiên cứu về vấn đề 
rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh nhưng chủ yếu là thông qua các nội 
dung  Toán  học  như  đạo  hàm,  tích  phân,  phép  biến  hình,  phương  pháp 
vectơ,… nhưng chưa có luận văn nào nghiên cứu về việc rèn luyện kỹ năng 
giải Phương trình Lượng giác cho học sinh. 
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là nghiên cứu xây dựng, phát triển hệ thống bài 
tập chủ đề “Phương trình lượng giác” nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán cho 
học sinh Trung học Phổ thông qua chủ đề này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kỹ năng giải toán. 
- Nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải toán của học sinh trong khi học 
chủ đề “Phương trình lượng giác”. 
- Hệ thống hóa các kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh và phân tích lý 
luận khi dạy học chủ đề “Phương trình lượng giác”. 
- Qua thực nghiệm sư phạm, kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài để áp 
dụng vào giảng dạy. 
5. Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy và học môn Toán ở một số trường Trung học phổ thông. 
  4
5.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình hình thành kỹ năng giải toán của học sinh. 
5.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội  dung  chương  trình  Đại  số  và  Giải  tích  11  phần  “Phương  trình 
lượng giác”.  
6. Vấn đề nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, một số vấn đề sau đây được đưa ra xem xét:   
- Kỹ năng và kỹ năng giải toán. 
- Vai trò của việc rèn luyện kỹ năng giải toán. 
- Dùng những phương pháp nào để rèn luyện kỹ năng giải toán cho học 
sinh khi dạy học chủ đề “Phương trình lượng giác”. 
- Những kỹ năng cần rèn luyện khi học chủ đề “Phương trình lượng giác”. 
7. Mẫu khảo sát
Kỹ năng giải toán của học sinh ở các lớp 11A2 và 11A3 (Ban cơ bản) của 
trường Trung học Phổ thông Khoái Châu – Hưng Yên, năm học 2014– 2015. 
8. Giả thuyết khoa học
Nếu  xây  dựng  được  hệ  thống  bài  tập  theo  từng  dạng  trong  chủ  đề 
“Phương trình lượng giác” phù hợp, đồng thời có sự hướng dẫn của giáo viên 
với các phương pháp sư phạm hợp lý thì có thể hình thành và phát triển các 
kỹ năng giải toán cho học sinh. 
Thêm vào đó, việc làm này sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học, 
phát huy tính tích cực trong việc tiếp thu kiến thức mới và góp phần nâng cao 
hiệu quả giáo dục, đạt mục tiêu dạy học môn Toán. 
9. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu sách giáo khoa, các giáo 
trình phương pháp giảng dạy toán, các sách tham khảo, các đề thi Đại học – 
Cao đẳng trong những năm gần đây, Luận văn, Luận án có liên quan đến chủ 
đề Phương trình lượng giác. 
  5
- Phương pháp quan sát điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận 
văn được chia làm ba chương: 
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 
Chương 2. Xây dựng hệ thống các bài tập trong chủ đề “Phương trình
lượng giác” theo hướng rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh 
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 
 
 
  6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Kỹ năng và kỹ năng giải toán
1.1.1. Khái niệm kỹ năng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này 
thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người 
viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành 
khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình 
lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn 
có chủ đích và định hướng rõ ràng. 
Theo tâm lý học, kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động 
bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm về hành động này để tiến 
hành phù hợp với những điều kiện cho phép, vì vậy kỹ năng không chỉ là mặt 
kỹ thuật của hành động mà còn biểu hiện năng lực của chủ thể. Nếu tạm thời 
tách tri thức và kĩ năng để xem xét riêng thì tri thức thuộc phạm vi nhận thức, 
thuộc khả năng “biết”; còn kỹ năng thuộc phạm vi hành động, thuộc khả năng 
“biết làm”. 
Nói đến kỹ năng, A.V. Petrovski viết: Năng lực sử dụng các dữ kiện, 
các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những 
thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ 
lý luận hay thực hành xác định, được gọi là các kỹ năng. 
Các nhà giáo dục học cho rằng: mọi kiến thức bao gồm một phần là 
thông tin kiến thức thuần túy và một phần là kỹ năng. 
GPolya đã khẳng định rằng: “Trong toán học, kỹ năng là khả năng giải 
các bài toán, thực hiện các chứng minh cũng như các phân tích có phê phán 
các lời giải và chứng minh nhận được, kỹ năng trong toán học quan trọng hơn 
nhiều những kiến thức thuần túy, so với thông tin trơn”. 
Như vậy, có nhiều cách phát biểu khác nhau về kỹ năng, do đó  có thể đi 
đến một khái niệm chung về kỹ năng. Tuy nhiên trong các cách phát biểu về kỹ 
  7
năng, vẫn có thể tìm ra những điểm chung, đó là nói đến cách thức, thủ thuật và 
trình tự thực hiện các thao tác hành động để đạt được mục đích đã thuật và 
trình tự thực hiện các thao tác hành động để đạt được mục đích đã định. Khi 
nói đến khả năng là nói đến triển vọng và kết quả khi hành động sẽ  diễn ra. 
Khi nói đến kỹ năng là nói đến sự nắm vững cách thức thực hiện các thao tác, 
trình tự thực hiện các thao tác. Vậy ta có thể hiểu về kỹ năng như sau: 
Kỹ năng là khả năng biết vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã có
một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tiễn cho phép để thực hiện có kết
quả một hành động hay một hoạt động nào đó. Nói đến kỹ năng là nói đến
cách thức, thủ thuật và trình tự thực hiện các thao tác hành động để đạt được
mục đích đã định. Kỹ năng được hình thành và phát triển dựa trên kiến thức,
nó tiếp tục giúp củng cố kiến thức và có thể phát triển thành kỹ năng mới phù
hợp với sự phát triển trí tuệ và rộng hơn là phù hợp với yêu cầu của cuộc
sống. Kỹ năng chính là kiến thức trong hành động, nó hình thành và phát
triển trong hoạt động và bằng hoạt động.
Để một người có kỹ năng hành động phải có các yêu cầu sau đây: 
- Có tri thức, kinh nghiệm về hành động, tức là nắm được nội dung, 
mục đích, cách thức, điều kiện thực hiện… của hành động. 
- Tiến hành hành động theo đúng yêu cầu của nó với thời gian tương ứng. 
-  Đạt  kết  quả  hành  động  ngay  trong  cả  điều kiện  quen  thuộc  lẫn  cả 
những điều kiện thay đổi nhất định. 
1.1.2. Kỹ năng giải toán
Giải một bài toán là tiến hành một hệ thống hành động có mục đích, do 
đó chủ thể giải toán phải nắm vững tri thức về hành động, thực hiện hành 
động theo các yêu cầu cụ thể của tri thức đó, biết hành động có kết quả trong 
những điều kiện khác nhau. Trong giải toán, theo tôi quan niệm về kỹ năng 
giải toán của học sinh như sau: "Kỹ năng giải toán là khả năng vận dụng có 
mục đích những tri thức và kinh nghiệm đã có vào giải những bài toán cụ thể, 
thực hiện có hiệu quả một hệ thống hành động giải toán để đi đến lời giải bài 
toán một cách khoa học" 
  8
Kỹ năng giải toán là khả năng vận dụng các kiến thức Toán học để giải 
các bài tập Toán học (tìm tòi, suy đoán, suy luận, chứng minh …). 
Kỹ năng giải toán dựa trên cơ sở của tri thức toán học bao gồm: kiến 
thức, kỹ năng, phương pháp. Học sinh sau khi nắm vững lý thuyết, trong quá 
trình luyện tập, củng cố, đào sâu kiến thức thì kỹ năng được hình thành, phát 
triển, đồng thời nó cũng góp phần củng cố, cụ thể hóa tri thức Toán học. 
Kỹ năng toán học được hình thành và phát triển thông qua việc thực 
hiện các hoạt động toán học và các hoạt động học tập trong môn Toán. Kỹ 
năng có thể được rút ngắn, bổ sung, thay đổi trong quá trình hoạt động. 
Kỹ năng vận dụng tri thức coán học vào các môn học khác: Kỹ năng 
trên bình diện này thể hiện vai trò công cụ của Toán học đối với những môn 
học khác, điều này thể hiện tính liên môn giữa các môn học trong nhà trường 
đòi hỏi người giáo viên dạy Toán cần có quan điểm tích hợp trong việc dạy 
học bộ môn. 
Kỹ năng vận dụng Toán học vào đời sống: Đây là mục tiêu quan trọng 
của môn Toán, nó cho học sinh thấy rõ mối liên hệ giữa Toán học và đời sống. 
Để thực hiện nhiệm vụ môn Toán trong trường THPT, một trong những 
yêu cầu đặc biệt về tri thức và kỹ năng cần chú ý là những tri thức phương 
pháp, đặc  biệt  là  những phương  pháp  có  tính  chất  thuật  toán  và  những  kỹ 
năng tương ứng. Tuỳ theo nội nội dung toán học mà có những yêu cầu rèn 
luyện kỹ năng khác nhau.  
1.1.3. Vai trò của kỹ năng giải toán
Trong các mục đích của dạy học môn Toán ở trường phổ thông thì việc 
truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng là cơ sở vì các mục đích khác muốn 
thực hiện được phải dựa trên mục đích này. Việc rèn luyện kỹ năng hoạt động 
nói chung, kỹ năng toán học nói riêng là một yêu cầu quan trọng đảm bảo mối 
liên hệ giữa học với hành. 
Dạy học sẽ không đạt kết quả nếu học sinh chỉ biết học thuộc lòng khái 
niệm, định nghĩa, định lý mà không biết vận dụng hay vận dụng không thành 
  9
thạo vào việc giải bài tập. Có thể nói, bài tập toán chính là “mảnh đất” để rèn 
luyện kỹ năng giải toán. Do đó, để rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh, 
giáo viên cần tăng cường hoạt động giải toán (đây cũng chính là hoạt động 
chủ yếu khi dạy toán). Cụ thể hơn thông qua hoạt động giải toán, rèn luyện kỹ 
năng giải toán cho học sinh cần quan tâm chú trọng những vấn đề sau: 
- Cần hướng cho học sinh biết cách tìm tòi để nhận xét ra yếu tố đã cho, 
yếu tố phải tìm và mối quan hệ giữa chúng. Nói cách khác, hướng cho học 
sinh biết cách phân tích đặc điểm bài toán. 
- Hướng cho học sinh hình thành mô hình khái quát để giải quyết các 
bài tập, các đối tượng cùng loại. 
- Xác lập được mối liên quan giữa bài tập mô hình khái quát và các 
kiến thức tương ứng. 
Ngoài ra, cần tạo nhu cầu hứng thú cho học sinh, khắc phục những ảnh 
hưởng tiêu cực của thói quen tâm lý bằng cách rèn luyện các mặt sau: 
- Nhìn bài toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó so sánh các cách 
giải với nhau để hiểu sâu sắc, vận dụng hợp lý kiến thức. 
- Quan sát tỉ mỉ và chú ý tìm ra đặc điểm của bài toán. 
- Tích cực suy nghĩ, tìm tòi cách giải ngắn gọn trong khi giải toán. 
Tóm lại, song song với việc truyền thụ tri thức toán học thì việc rèn 
luyện kỹ năng đóng một vai trò quan trọng góp phần bồi dưỡng tư duy toán 
học cho học sinh. 
1.1.4. Phân loại kỹ năng trong môn Toán
Trong tâm lý - giáo dục, người ta thường chia kỹ năng học tập cơ bản 
thành bốn nhóm: kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành, kỹ năng tổ chức hoạt 
động nhận thức và kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá [6,tr. 171]. 
1.1.4.1. Kỹ năng nhận thức
Kỹ năng nhận thức trong môn Toán bao gồm nhiều khía cạnh đó là: khả 
năng nắm bắt một khái niệm, định lý, kỹ năng áp dụng thành thạo mỗi quy tắc 
trong đó có yêu cầu vận dụng linh hoạt, tránh máy móc [6, tr. 172]. 
  10
Việc rèn cho học sinh kỹ năng nhận thức là rất quan trọng vì: 
- Nó giúp  chúng ta ứng xử,  hành động phù hợp với điều kiện, hoàn 
cảnh của mình. 
- Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy. 
- Nhận ra điểm yếu để khắc phục. 
- Biết rõ bản thân mình muốn gì, có những năng lực gì, gặp những khó 
khăn, thách thức nào để có thể đặt ra cho mình mục tiêu phù hợp và khả thi. 
1.1.4.2. Kỹ năng thực hành
Kỹ năng thực hành trong môn Toán bao gồm kỹ năng vận dụng tri thức 
vào hoạt động giải toán, kỹ năng toán học hóa các tình huống thực tiễn (trong bài 
toán hoặc trong đời sống), kỹ năng thực hành cần thiết trong đời sống thực tế   
[6, tr 173]. 
Hoạt động giải toán có thể xem là hình thức chủ yếu của hoạt động toán 
học đối với mỗi học sinh. Kỹ năng vận dụng tri thức một cách có hiệu quả 
vào hoạt động giải toán của học sinh được huấn luyện trong quá trình họ tìm 
tòi lời giải của bài toán.  
Trong hoạt động giải toán cũng cần chú ý rèn luyện cho học sinh các kỹ 
năng như:  
- Kỹ năng chuyển từ tư duy thuận sang tư duy nghịch; 
- Kỹ năng biến đổi xuôi chiều và ngược chiều song song với nhau; 
- Kỹ năng tính toán: đòi hỏi tính đúng, tính nhanh, tính hợp lý. Kỹ năng 
này được rèn luyện thông qua bài luyện tập, thông qua tính nhẩm, bảng số, 
máy tính... 
- Kỹ năng trình bày lời giải khoa học, sử dụng biểu đồ,  đồ thị hàm số... 
- Kỹ năng ước lượng, đo đạc... 
- Kỹ năng toán học hoá tình huống thực tiễn. 
1.1.4.3. Kỹ năng tổ chức hoạt động nhận thức
Để có kỹ năng tổ chức hoạt động nhận thức đòi hỏi người học phải có 
kế hoạch học tập và biết cách học phù hợp với điều kiện năng lực của bản 
thân nhằm phấn đấu đạt được mục đích đặt ra trong từng giai đoạn. 
  11
1.1.4.4. Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá
Người học phải biết tự kiểm tra đánh giá bản thân mình để biết xem 
mình đã đạt đến đâu, đạt được cái gì, điểm nào mạnh, điểm nào còn yếu… từ 
đó có kế hoạch điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân để đạt được kết quả 
cao hơn.   
Ở trường phổ thông chúng ta thường mới quan tâm tới kết quả kiểm tra 
từ phía giáo viên đối với học sinh, từ đó giáo viên có thể điều chỉnh cách dạy 
mà chưa quan tâm đến việc học sinh tự kiểm tra đánh giá bản thân.  
Các tác giả Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy… đã xét kỹ năng tự kiểm 
tra đánh giá trên các phương diện: kỹ năng vận dụng tri thức trong nội bộ môn 
Toán, kỹ năng vận dụng tri thức toán học vào những môn học khác, kỹ năng 
vận dụng toán học vào đời sống. 
1.2. Thực trạng việc dạy học Toán, dạy và học Phương trình lượng giác ở
một số trường Trung học phổ thông
1.2.1. Thực trạng dạy học Toán ở một số trường Trung học phổ thông trên
địa bàn huyện Khoái Châu - Hưng Yên
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào 
tạo có chủ chương đổi mới nội dung và PPDH. Nhưng thực tế ở các trường phổ 
thông hiện nay các PPDH chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống. Vấn đề cải 
tiến PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tạo cho học sinh rèn 
luyện khả năng tự học đã được đặt ra nhưng kết quả chưa đạt được như mong 
muốn. Giáo viên đã có ý thức lựa chọn PPDH chủ đạo trong mỗi tình huống điển 
hình ở môn Toán nhưng nhìn chung còn có những vấn đề chưa được giải quyết, 
phương pháp thuyết trình vẫn còn khá phổ biến. Những PPDH có khả năng phát 
huy tính tích cực, độc lập sáng tạo ở học sinh như dạy học phát hiện và giải 
quyết vấn đề, dạy học phân hoá, dạy học kiến tạo… thì giáo viên ít sử dụng. 
Giáo viên chưa được hướng dẫn một quy trình, một chỉ dẫn hành động để thiết 
kế bài giảng phù hợp. Vì vậy khi sử dụng các PPDH mới khó hoàn thành nội 
dung chương trình dạy học trong khuôn khổ thời gian quy định. 
  12
Thực tế ở trường phổ thông hiện nay việc dạy học Toán được mô tả 
như sau: Phần lý thuyết giáo viên dạy theo từng chủ đề, theo các bước, đặt 
vấn đề, giảng giải dẫn học sinh tới kiến thức, kết hợp đàm thoại, vấn đáp, gợi 
mở nhằm uốn nắn những lệch lạc (nếu có), củng cố kiến thức bằng bài tập, 
hướng dẫn công việc học tập ở nhà. Phần bài tập, học sinh chuẩn bị ở nhà 
hoặc chuẩn bị ít phút tại lớp, giáo viên gọi một hoặc một vài học sinh lên 
bảng chữa, những học sinh khác nhận xét lời giải, giáo viên sửa hoặc đưa ra 
lời giải mẫu và qua đó củng cố hiểu biết cho học sinh. Một số bài toán sẽ 
được phát triển theo hướng khái quát hoá, đặc biệt hoá, tương tự hoá cho đối 
tượng học sinh khá giỏi. 
Việc rèn luyện tư duy lô gíc cho học sinh không đầy đủ, thường chú ý 
đến việc rèn luyện khả năng suy diễn, coi nhẹ khả năng quy nạp. Giáo viên ít 
khi chú ý đến việc dạy toán bằng cách tổ chức các tình huống có vấn đề đòi 
hỏi dự đoán, nêu giả thuyết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược hoặc các 
tình huống có chứa một số điều kiện xuất phát rồi yêu cầu học sinh đề xuất 
các giải pháp. Còn nhiều giáo viên sử dụng chủ yếu phương pháp thuyết trình, 
đàm thoại chưa chú ý đến nhu cầu hứng thú học sinh trong quá trình học. 
Thực tế ở các trường phổ thông hình thức dạy học chưa phong phú, đa 
dạng, cách thức truyền đạt chưa sinh động, chưa gây hứng thú cho học sinh, 
học sinh nhiều khi tiếp nhận kiến thức còn bị động. Những kỹ năng cần thiết 
của việc tự học chưa được chú ý  đúng mức. Do vậy việc dạy  học  Toán ở 
trường phổ thông hiện nay còn bộc lộ nhiều khuyết điểm và cần đổi mới. Đó 
là học sinh chưa thực sự hoạt động một cách tích cực, chưa chủ động sáng 
tạo, chưa được thảo luận để đưa ra khám phá của mình, kỹ năng vận dụng vào 
thực tiễn còn yếu. Vai trò của giáo viên chủ yếu vẫn là thông báo kiến thức 
dạy học sinh cách chứng minh, phán đoán và một số thói quen làm việc nhất 
định chứ chưa kích thích học sinh tìm đoán, sáng tạo bài toán. Hơn nữa do thời 
gian hạn chế, khối lượng kiến thức cần truyền đạt theo SGK thì nhiều và phải 
dạy đúng phân phối chương trình nên chưa phát huy được tính độc lập, sáng 
  13
tạo học sinh. Chưa tạo được môi trường để học sinh độc lập khám phá, tìm tòi 
và nghiên cứu. 
1.2.2. Thực trạng việc học Phương trình lượng giác ở một số trường Trung
học phổ thông trên địa bàn huyện Khoái Châu - Hưng Yên
Trong quá giảng dạy của mình với những kinh nghiệm và trao đổi với 
giáo viên và học sinh cho thấy lượng giác là một chủ đề khá khó đối với nhiều 
học sinh trong chương trình toán học trung học phổ thông. Mặc dù, SGK mới 
đã có nhiều giảm tải về nội dung và yêu cầu đối với học sinh nhưng để học tốt 
phần lượng giác không đơn giản. Qua tìm hiểu từ các em học sinh đa số các 
em đều có những quan điểm chung như:  
Việc học lý thuyết: 
- Công thức lượng giác rất nhiều nên học sinh hay quên và bị nhầm lẫn. 
- Công thức lượng giác học được học ở cuối lớp 10 nên sang đầu lớp 11 
học giải phương trình lượng giác thì học sinh lại phải vừa ôn lại công thức đã 
học ở lớp 10, lại vừa phải tiếp nhận kiến thức mới. Do đó, học sinh nào không 
ôn tập thì việc tiếp thu kiến thức mới sẽ khó khăn. Vì vậy học tập bị ngắt 
quãng, dẫn đến lỗ hổng kiến thức trong không ít học sinh. 
- Để vận dụng được công thức lượng giác đúng và linh hoạt thì phải 
dành khá nhiều thời gian cho việc làm bài tập. 
Khi làm bài tập: 
- Việc tính toán, tư duy đối với phần lượng giác khác khá nhiều so với 
đại số nên học sinh phần lớn là gặp khó khăn khi bắt đầu học, dễ gây chán nản 
cho học sinh. 
- Do lượng giác là lĩnh vực khác nhiều so với đại số nên học sinh khó 
diễn đạt và trình bày nhất là đối với bài toán lượng giác có điều kiện. 
- Khi làm bài tập học sinh thường vận dụng một cách máy móc theo 
những  dạng  phương  trình  lượng  giác  cơ  bản  nên  khi  gặp  những  bài  toán 
không phải dạng đã gặp thì học sinh lúng túng, không giải quyết được. 
- Để nắm được phương pháp giải các phương trình cơ bản một cách 
vững chắc, nhuần nhuyễn phải mất một thời gian dài. Trong khi đó thời lượng 
  14
ở lớp 11 dành cho phần này chỉ 16 tiết nên học sinh khó có thể mở rộng, tư 
duy linh hoạt đối với các dạng bài tập khác. Do đó, để học sinh làm tốt các bài 
tập lượng giác khi đi thi đại học thì giáo viên cần có chiến lược giảng dạy tốt 
chủ đề này. 
- Tính bị động của học sinh khá lớn nên giáo viên vất vả trong quá trình 
giảng dạy nếu yêu cầu cao đối với học sinh.
1.2.3. Thực trạng việc dạy Phương trình lượng giác ở một số trường Trung
học phổ thông trên địa bàn huyện Khoái Châu - Hưng Yên
Theo  chương  trình  cải  cách  giáo  dục  (từ  năm  2007),  các  công  thức 
lượng giác được đưa xuống dạy ở cuối lớp 10; phương trình lượng giác được 
dạy ở đầu lớp 11. Chính vì vậy đây là nội dung được nhiều thầy cô giáo và 
các em học sinh quan tâm. Nhưng để hiểu sâu sắc và thấy được cái hay của 
các bài toán lượng giác thì cả giáo viên và học sinh đều phải bỏ rất nhiều thời 
gian và công sức nghiên cứu. Giáo viên cần có thời gian giảng dạy vài năm để 
đúc rút được kinh nghiệm giảng dạy phần môn học này. Học sinh cũng mất 
một khoảng thời gian để vừa ôn lại kiến thức cũ, vừa lĩnh hội kiến thức mới 
để có thể làm chủ kiến thức lâu hơn khi học các nội dung khác. 
Để tìm hiểu được thực trạng dạy học Phương trình lượng giác ở trường 
THPT tôi đã tiến hành dự giờ quan sát, thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh 
thu được kết quả như sau: 
Khi dạy lý thuyết: 
- Giáo viên vừa phải lồng ghép việc ôn kiến thức cũ với việc truyền đạt 
kiến thức mới trong khi phân phối chương trình còn nhiều bất cập. 
- Đây là nội dung khó nên giáo viên thường gặp khó khăn trong việc 
phân hoá học sinh, chính vì vậy mất nhiều thời gian phân bậc kiến thức. 
- Việc giúp cho học sinh nhớ hết được các công thức lượng giác đòi hỏi 
giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể giúp học sinh nhớ lâu được 
các công thức này. 
Khi dạy bài tập: 
  15
- Do  dạng  bài  tập của phần  Phương  trình  lượng giác rất đa dạng và 
phong phú, giáo viên phải mất công chọn lọc, tổng hợp, khái quát thành một 
hệ thống bài tập phù hợp với trình độ nhận thức của từng học sinh. Đối với 
những bài toán quen thuộc thì cách hướng dẫn có phần đơn giản, nhưng gặp 
dạng toán không quen thuộc, giáo viên phải mất nhiều thời gian và công sức 
để hướng dẫn. Đồng thời giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm, tự 
học để học tốt phần này. 
- Thời gian chữa bài  tập trên lớp không nhiều nhưng giáo viên  phải 
chữa một số lượng lớn bài tập với đầy đủ các dạng và các bước sau: 
+ Củng cố lại lý thuyết. 
+ Hướng dẫn học sinh dạng bài tập, mô hình hoá các tình huống để vận 
dụng công thức cho đúng. 
+ Chữa mẫu một số bài tập cơ bản. 
+ Hướng dẫn HS cách trình bày lời giải cô đọng, dễ hiểu, xúc tích. 
+ Dành nhiều thời gian để tìm hiểu, giải thích những sai lầm của HS. 
+  Dành  thời  gian  dạy  phân  hóa:  rèn  kỹ  năng  cho  HS  trung  bình  và 
hướng dẫn HS khá, giỏi làm bài tập khó để phát triển trí tuệ. 
Dạy và học phần Phương trình lượng giác rất vất vả nhưng giáo viên 
tạo được hứng thú cho học sinh bằng cách hướng dẫn khuyến khích các em tự 
sáng tạo ra bài tập tương tự. Ngoài ra còn giúp các em thử sức với những bài 
tập mở rộng hay phát triển bài toán mới… 
1.2.4. Những khó khăn và sai lầm của học sinh thường gặp khi giải
Phương trình lượng giác
Việc chỉ ra những sai lầm trong lời giải của học sinh là cần thiết, song 
điều quan trọng hơn là phân tích được nguyên nhân chính dẫn đến sai sót đó. 
Ngoài ra, theo chúng tôi bên cạnh việc chỉ ra những sai lầm, phân tích được 
nguyên nhân, giáo viên cũng cần nghiên cứu và đề ra các biện pháp tích cực 
nhằm sửa chữa các sai lầm đó, làm được điều này chính là đã nâng cao năng 
lực toán học của học sinh. Để tiến hành tốt việc giải phương trình lượng giác, 
  16
người giáo viên phải có năng lực sư phạm tốt: phải nắm vững chương trình, 
có trình độ tư duy toán học tốt, phải nắm chắc trình độ, năng lực học tập và 
tính cách của học sinh. Theo tôi, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các sai 
lầm thường gặp của học sinh khi giải các Phương trình lượng giác có thể là: 
- Không hiểu được khái niệm, kí hiệu. 
- Tính toán nhầm lẫn. 
- Nhớ sai công thức. 
- Thực hiện các phép biến đổi đồng nhất hoặc biến đổi phương trình 
làm thay đổi tập xác định của phương trình. 
- Xét thiếu trường hợp 
- Lập luận thiếu lôgic 
- Diễn đạt kém 
- Không hiểu hoặc hiểu sai đề toán 
Như vậy trong hoạt động giải phương trình lượng giác học sinh mắc sai 
lầm có nhiều nguyên nhân như: tư duy thuật toán của học sinh còn yếu, tư duy 
lô gíc chưa tốt; khả năng lĩnh hội và tái hiện kiến thức còn hạn chế; kỹ năng 
tính toán chưa thành thạo. Dưới đây thông qua các ví dụ cụ thể, chúng tôi sẽ 
phân  tích  các  dạng  sai  lầm  thường  gặp  của  học  sinh  khi  giải  phương  trình 
lượng giác, vạch ra một số biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những sai lầm đó. 
1.2.4.1. Hiểu không đúng khái niệm, ký hiệu
Trong sách giáo khoa đã nêu định nghĩa phương trình dựa vào mệnh đề 
chứa biến. Theo định nghĩa này, phương trình   
sin x a
  có tập xác định là R 
(tập số thực) và có tập nghiệm là tập tất cả các số thực x0 sao cho mệnh đề 
0
"   "
sin x a
   là  mệnh  đề  đúng.  Nếu  theo  định  nghĩa  này,  trong  các  phương 
trình lượng giác, ẩn x chỉ các số thực cần tìm và x không phải là góc hay cung 
lượng giác, do đó x không có số đo, không có đơn vị đo. Tuy nhiên, trong 
thực tế vẫn thường gặp các bài toán đơn giản như tìm các góc x (hình học) có 
1
sinx
2
 , trong các bài toán như thế x chỉ các góc hình học mà ta vẫn dùng 
  17
chung một ký hiệu với số đo của nó. Nếu đo góc theo đơn vị độ thì  0
   30
x   
hoặc  1500
, nếu đo góc theo radian thì 
6
 
x

  hoặc 
5
 
6
x

 . Bài toán này nếu 
được  mở  rộng  thành  bài  toán  tìm  tất  cả  các  góc,  cung  lượng  giác  x  có 
1
sinx
2
 thì đáp số là  0 0
   30   360
x k
   và  0 0
   150   360
x k
   hoặc cũng có 
thể chọn đáp số là  2
6
x k


   và 
5
2
6
x k


  . 
Như vậy trong chương trình, đồng hành cả hai quan niệm về phương 
trình  lượng  giác,  do  đó  trong  từng  bài  toán  cụ  thể  cần  nhận  thức  được  là 
phương trình được hiểu theo nghĩa nào.  
Ví dụ. Giải các phương trình: 
   
) 3 1     2  
a sin x sin x
                 
1  
 
0
)  120 2
b sin x cos x
                 
2  
)  3 2  
c cos x sin x
                  
3  
Trong phương trình (1) nhất thiết phải được hiểu theo nghĩa hàm mệnh 
đề và các số 1 và 2 là những số thực. Trong phương trình (2) phải được hiểu 
theo nghĩa mở rộng: tìm góc x (hoặc số đo của góc lượng giác tính bằng độ) 
thoả mãn đẳng thức   
0
  120     2
sin x cos x
  . Trong phương trình (3) có thể 
được hiểu theo cả hai nghĩa.  
Như  vậy  học  sinh  viết  kết  quả  của  phương  trình  (1)  dưới  dạng  
0
3
180
2
x k
   và  0 0
1 45 360
x k
    thì HS đó phạm sai lầm không hiểu đúng 
khái niệm và ký hiệu. Tương tự, nếu viết nghiệm của (2) là 
7 2
18 3
k
x
 
   và 
21
2
18
x k



   thì cũng mắc sai lầm nói trên. Để khắc phục các sai lầm loại 
này, cần làm cho học sinh quán triệt quan điểm hàm mệnh đề trong định nghĩa 
phương trình lượng giác với nghĩa bổ xung như đã nói ở trên. Mặt khác, để 
  18
hiểu rõ khái niệm phương trình lượng giác, học sinh cần phải nắm chắc khái 
niệm hàm số lượng giác.Vì vậy giáo viên cần ý thức việc giảng dạy chu đáo, 
kỹ lưỡng bài Hàm số lượng giác, để tạo tiền đề tốt cho việc giảng dạy bài 
phương trình lượng giác.  
1.2.4.2.Tính toán nhầm lẫn
Ngoài những lỗi phổ biến do tính toán nhầm lẫn như: thực hiện không 
đúng các phép toán số học, giải phương trình bậc hai, phương trình đại số 
sai... còn một loại nhầm lẫn có tính đặc trưng của hoạt động giải phương trình 
lượng giác, đó là việc nhận biết các giá trị đặc biệt của các hàm số lượng giác 
để tìm một nghiệm riêng của phương trình lượng giác cơ bản. Chẳng hạn như 
nhiều học sinh viết 
3
sin
2 6

  do đó đi đến kết quả sai. Điều đáng tiếc là lỗi 
này có thể gặp ở tất cả loại học sinh, từ yếu kém đến khá giỏi.Vì vậy giáo 
viên cần dành thời gian thích đáng để rèn luyện cho học sinh trong việc giải 
các phương trình cơ bản. Một biện pháp có tính chất kỹ thuật để giúp học sinh 
khắc phục loại sai lầm này là hướng dẫn học sinh thành lập bảng giá trị hàm 
số lượng giác các góc đặc biệt.  
1.2.4.3. Nhớ sai công thức, tính chất
Loại sai lầm này cũng khá phổ biến trong học sinh.  
Ví dụ 1. Khi giải phương trình   
0
15
2
2
cos x    có học sinh đã "giải" 
như  sau:  vì  0
 45
2
2
cos    nên  0 0 0
15 45 60
x x
 
    là  một  nghiệm  của 
phương trình, do đó tất cả các nghiệm của phương trình là  0 0
60 360
x k
   . 
Giải như vậy học sinh đã làm thừa rất nhiều nghiệm ( 0 0
60 360
x k
   không 
là nghiệm của phương trình) và cũng làm thiếu rất nhiều nghiệm (thiếu các 
nghiệm 0 0
30 360
x k
    ). Lý do dẫn đến sai lầm trên là học sinh đã lẫn lộn 
giữa công thức nghiệm của phương trình cơ bản và phương trình gần cơ bản. 
Phương  trình  đã  cho  là  phương  trình  gần  cơ  bản,  nếu  đặt  0
  15
t x
    thì 
  19
phương trình đã cho dẫn đến phương cơ bản  0
2
cos ; 45
2
t t
   là một nghiệm 
của nó và tập nghiệm của phương trình này là  0 0
45 360
t k
   . Trở về ẩn cũ 
0 0 0
45 36
5 0
1
x k
 
    ta  được  các  nghiệm  của  phương  trình  đã  cho  là 
0 0 0 0
60 360 , 30 360
x k x k
     . 
Ví dụ 2.  Khi  giải  phương  trình  2cos 2 0
x     có  học  sinh  giải: 
2
2cos
2
x    vậy 2
4
 
3
x

   hay 
3
8
x

 .  
Do  tính  tuần  hoàn,  nghiệm  của  phương  trình  là 
3
2
8
k
x


 
 ,  giải 
như  vậy  học  sinh  đã  bỏ  sót  rất  nhiều  nghiệm  (thiếu  các  nghiệm 
3
(2 1) )
8
x k


    . Nguyên nhân dẫn đến sai lầm là do học sinh đã nhớ sai 
hoặc hiểu hình thức, hời hợt tính tuần hoàn của hàm số lượng giác; các em 
học sinh đã quên là hàm số      2
y cos x
  tuần hoàn với chu kỳ  chứ không 
phải  2  như hàm số  y cosx
 . 
1.2.4.4. Làm thay đổi tập xác định của phương trình
Loại sai lầm này thường gặp khi học sinh thực hiện các phép biến đổi 
đồng nhất hoặc biến đổi phương trình. 
Ví dụ 1. Giải phương trình 
 
tan 2 1 cot    0
x x
   .     
Học sinh thường biến đổi như sau: 
   
PT tan 2x+1    - cotx
  tan(2 1) tan( )
2
x x

     
2 1
2
x x k


     1
2
x k


     . 
Giải như vậy học sinh đã sử dụng một phép biến đổi không tương đương  
tan(2 1) tan( )
2
x x

   2 1
2
x x k


     .  
  20
Phép biến đổi này là biến đổi tương đương với điều kiện cos (2x+1) 0
  hoặc 
cos( ) 0
2
x

  . Vì vậy nếu không kiểm tra điều kiện này thì có thể đưa đến 
những nghiệm ngoại lai của phương trình. Chẳng hạn nếu giải tương tự như 
trên thì phương trình: 
tan(2 ) tan( )
6 6
x x
 
     2
6 6 3
x x n x n
  
 
         
nhưng với 
3
x n


    thì  phương  trình  tan( ) tan( )
6 2
x n
 

    vô nghĩa. 
Do đó phương trình  tan(2 ) tan( )
6 6
x x
 
    vô nghiệm (chứ không phải có 
nghiệm 
3
x n


  ). 
Ví dụ 2. Khi giải phương trình 2sin cos 1
x x
    có học sinh đặt ẩn phụ  
n
2
ta
t
x
  đưa phương trình về dạng 
2
2 2
2.2 1
1
1 1
t t
t t

  
 
 
2 2
4 1 1
t t t
        
1 1
tan
2 2 2
x
t
       
1
2 ( ) 2
2
x arctg k
    . 
Giải như vậy đã làm mất các nghiệm  2
x n
 
   (dễ thấy 2
x n
 
   
cũng là nghiệm của phương trình). 
Nguyên nhân dẫn đến sai lầm này là công thức  
2
2tan
2
1 tan
2
x
x
sinx

 ; 
2
2
1- tan
2
1 tan
2
x
x
cosx

   
đã làm thu hẹp tập xác định của phương trình do đòi hỏi 
2
x
tan  có nghĩa. 
  21
1.2.4.5. Xét thiếu trường hợp
Các sai lầm thuộc loại này thường gặp trong các bài toán không mẫu mực. 
Ví dụ 1. Giải và biện luận phương trình  2 2
sin sin2 2cos 1
a x x x
   , 
có học sinh đã tiến hành như sau: Chia hai vế phương trình cho  2
cos x và 
đặt t = tanx ta được phương trình   2
2
1 1 0
t t
a   
  có 
1 (1 ) 2
a a
      . 
Với a > 2 thì  0

  phương trình vô nghiệm. 
Với a  2
  thì  0

 , phương trình có nghiệm là 
 
1 2 1 2
1 1
a a
t x arctg k
a a

   
   
 
. 
Giải như thế học sinh đã phạm nhiều sai lầm: phép chia hai vế phương 
trình cho cos x
2
 có thể làm mất đi những nghiệm mà  0
cosx  . Mặt khác khi 
biện luận phương trình bậc hai, các em đã bỏ quên không xét trường hợp suy 
biến (a=1). 
Ví dụ 2. Khi giải phương trình 
11 5
cos 1
8 8
co
x
x
s   
có học sinh đã giải nhận xét như sau: 
 
11
cos 1
8
5
cos 1
8
x
x





 


 nên  phương trình xảy ra khi 
11
cos 1
8
5
cos 1
8
x
x





 


 
Giải như vậy đã sót trường hợp 
11
cos 1
8
5
cos 1
8
x
x

 



  


 
Để khắc phục trường hợp này cần làm cho học sinh hiểu rõ cơ sở lý luận của 
bất đẳng thức: nếu 
, 0
a b
c d
a c





 

 thì ac bd
  và dấu đẳng thức chỉ xảy ra khi a = b, c = 
d. Vì vậy chỉ cần sửa lại lập luận trên  như sau:  vì 
11 5
cos 1;  cos 1
8 8
x x
   và  
  22
dấu  đẳng  thức  chỉ  xảy  ra  trong  2  trường  hợp 
11 5
cos
co 1
8
s
8
x x
    hoặc 
11 5
cos
co 1
8
s
8
x x
   . 
Trong  bài  toán  này  giáo  viên nên  định  hướng  cho  học  sinh  biến  đổi 
phương trình về dạng tổng, dễ lập luận hơn: 
PT
1 6 16 3
(cos cos ) 1 cos cos2 2
2 8 8 2
x x x
x
        do  vế  trái  nhỏ  hơn  hay 
bằng 2 nên 
3
1
PT 4
2 1
x
cos
cos x



 
 

 
1.2.4.6. Lập luận thiếu logic thường xảy ra khi học sinh phải giải các bài toán
có tham số
Ví dụ 1.  Khi giải bài toán: xác định a để hai phương trình sau tương đương 
   2cosxcos2x=1+cos2x+cos3x                  (1) 
     
2
4 3 cos     4 1 2
cos x cos x a x a cos x
               (2) 
  Sau khi biến đổi phương trình thứ nhất thành 
   cos 1 cos2 cos (2cos 1) 0
x x x x
      
0
1
2
cosx
cosx



 

và phương trình (2) được biến đổi thành 
      
2 1 2 3 0
cosx cosx cosx a
   
 
    
  
0
1
2
3
2
cosx
cosx
a
cosx

 


 

 



 
Có học sinh đã khẳng định là  mọi a, phương trình (1) và (2) không 
tương đương vì phương trình sau nhiều nghiệm hơn. Mắc sai lầm đó vì học 
sinh nghĩ đơn giản là phương trình 
3
cos
2
a
x

  luôn cho những nghiệm khác 
  23
với nghiệm của  0
cosx   và 
1
2
cosx   . Cũng có học sinh cho rằng hai phương 
trình chỉ tương đương khi  0
2
3


a
 hoặc  1
2
3


a
 như thế vẫn sót trường hợp 
2
3


a
sx
co  vô nghiệm. Sự thực (1) và (2) tương đương với nhau khi và chỉ 
khi  0
2
3


a
 hoặc 
2
1
2
3


a
 hoặc 
3
1
2
a 
   hoặc 
3
1
2
a 
 . 
1.3. Một số kỹ năng cơ bản trong giải toán “Phương trình lượng giác”
1.3.1. Kĩ năng phân tích định nghĩa khái niệm
R.AAxnop nói: "Việc tiếp thu tri thức một cách có ý thức được kích 
thích bởi việc học sinh tự phân tích một cách có suy nghĩ  nội dung của từng 
sai lầm mà mình phạm phải, giải thích nguồn gốc của các sai lầm này và lý 
luận về bản chất của các sai lầm". Một trong những nguyên nhân chủ yếu của 
các sai lầm là do trình độ còn hạn chế. Trong đó có thể là học sinh không nắm 
vững kiến thức cơ bản về môn Toán mà cơ sở nhất là các định nghĩa và khái 
niệm. Do đó khi truyền thụ giáo viên cần lưu ý: 
  Nắm vững nội dung môn Toán Trung học phổ thông: đặc biệt là các tình 
huống điển hình trong môn Toán (Dạy học khái niệm môn Toán, định lý Toán 
học, quy tắc, phương pháp và đặc biệt là dạy học giải bài tập Toán học). Khi dạy 
khái niệm cần chú ý đến nội hàm, ngoại diên và mối quan hệ giữa các khái niệm, 
khi dạy định lý cần chú ý đến cấu trúc lôgic và giả thiết của định lý.
Trong giải Toán để tránh các sai lầm, học sinh cần đặc biệt chú ý tới 
các hoạt động nhằm tích cực hóa hoạt động học tập. Đó là các hoạt động nhận 
dạng, thể hiện hoạt động Toán học phức hợp, hoạt động trí tuệ và hoạt động 
ngôn ngữ, thông qua các hoạt động này học sinh mới bộc lộ những sai lầm, từ 
đó mà dự đoán, phòng tránh và sửa chữa sai lầm. 
Đặc  biệt  phương  pháp  dạy  học  đóng  vai  trò  không  nhỏ  trong  việc 
phòng ngừa các sai lầm cho học sinh. Nếu học sinh được làm quen với các hệ 
thống phương pháp dạy học mới, khêu gợi trí sáng tạo, biết phát hiện và giải 
  24
quyết vấn đề sẽ tự tin, năng động, tạo tâm thế vững vàng, hạn chế việc mắc 
sai lầm trong dạy học giải Toán.
1.3.2. Kĩ năng phân tích những sai lầm thường mắc phải trong quá trình
giải các bài toán về Phương trình lượng giác
Trong quá trình dạy học Toán, để học sinh hạn chế mắc phải các sai 
lầm khi giải toán phương trình lượng giác giáo viên cần có kỹ năng phân tích 
sai lầm thường gặp của học sinh. Để có được kỹ năng đó khi dạy học nội 
dung này chúng ta cần chú ý tuân thủ những phương châm sau: 
- Phương châm thứ nhất: Tính kịp thời. 
Các biện pháp phải chú ý thích ứng với thời điểm thích hợp. Biện pháp 
chỉ phát huy hiệu quả nếu được áp dụng đúng lúc, không thể tuỳ tiện trong 
việc phân tích và sửa chữa cũng như hạn chế sai lầm của học sinh. Đặc biệt là 
thời gian mà giáo viên tiếp xúc trực tiếp với học sinh là có hạn. Do đó sự 
không kịp thời sẽ là sự lãng phí thời gian và giáo viên khó có có điều kiện lấy 
lại thời gian đã mất. Tính kịp thời của phương pháp đòi hỏi giáo viên phải có 
sự nhanh nhạy trước các tình huống điển hình nhằm tác động đến hoạt động 
của học sinh; tính kịp thời đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và dự đoán trước 
các tình huống có thể mắc sai lầm của học sinh; đòi hỏi giáo viên phải luôn ở 
vị trí thường trực với mục tiêu dạy học. Các sai lầm càng sửa muộn bao nhiêu 
thì sự vất vả của thầy và trò càng tăng thêm bấy nhiêu. 
- Phương châm thứ hai: Tính chính xác. 
Khi dạy học giáo viên phải đảm bảo độ chính xác từ ngôn ngữ thông 
thường đến ngôn ngữ Toán học, phải chỉ ra chính xác nguyên nhân dẫn tới sai 
lầm của học sinh trong lời giải. Giáo viên không được phủ nhận lời giải sai 
một cách chung chung, phải đánh giá mức độ sai lầm của học sinh.  
- Phương châm thứ ba: Tính giáo dục. 
Tính giáo dục giúp học sinh thấy được tầm quan trọng trong sự chính 
xác của lời giải, giúp học sinh tránh được các sai lầm khi sai lầm chưa xuất 
hiện. Tính giáo dục còn giúp cho  học sinh có ý chí trong học Toán và giải 
  25
Toán. Các em có sự kiên trì và cẩn thận để đi tới lời giải đúng, tạo ra thói 
quen kiểm tra lời giải và biết cách phủ định các sai lầm trong lập luận. Tính 
giáo dục còn giúp học sinh không dấu dốt, dám hỏi khi chưa hiểu và không 
bao giờ tự  thoả mãn với kết quả đã đạt được. 
1.3.3. Kĩ năng hệ thống hóa các dạng toán về Phương trình lượng giác
Việc xác định hướng giải một bài tập có liên quan mật thiết với việc lựa 
chọn phương pháp và công cụ thích hợp để giải một bài tập. Theo Nguyễn Thái 
Hoè: "Một bài tập chỉ có thể có lời giải tốt khi chọn được phương pháp và công 
cụ thích hợp với hướng giải đã  có". Không tìm được phương pháp giải phù 
hợp với bài tập có thể đưa đến các sai lầm: đặt điều kiện sai, biện luận không 
hết  các  trường  hợp,  không  theo  trình  tự  lôgic, không  có  cách  giải  tối  ưu.... 
Muốn giải được bài tập, ngoài các kiến thức cơ bản của môn Toán, các kiến 
thức cần thiết của lôgic học, cần phải căn cứ vào hướng đã vạch ra, vào quá 
trình tiếp nhận và đặc điểm của bài tập. Cho nên, một yêu cầu cần thiết để học 
sinh có thể nhanh chóng tìm ra lời giải cho bài toán là học sinh phải biết hệ 
thống các bài tập lượng giác theo các chủ đề thích hợp; đưa ra các phương pháp 
giải có thể sử dụng cho từng chủ đề này. Từ đó mới xây dựng được kế hoạch 
giải cụ thể và lựa chọn các phương pháp thích hợp.  
1.3.4. Kĩ năng tính toán
Trong hoạt động thực tế ở bất kì lĩnh vực nào cũng đòi hỏi kĩ năng tính 
toán: tính đúng, tính nhanh, tính hợp lý, cùng các đức tính cẩn thận, chu đáo, 
kiên nhẫn. Trong dạy học, giáo viên phải chú ý tránh tình trạng ra ít bài tập 
đòi hỏi sự tính toán, đồng thời khi dạy giải bài tập không nên chỉ dừng lại 
việc chỉ ra phương hướng làm mà ngại làm các phép tính cụ thể để đi đến kết 
quả cuối cùng. Giáo viên cần thường xuyên khuyến khích học sinh tìm tòi các 
cách tính toán khác nhau và biết chọn phương án hợp lý nhất. 
  26
CHƯƠNG 2
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI
“PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC” CHO HỌC SINH
2.1. Nội dung Phương trình lượng giác trong chương trình Đại số và Giải
tích 11 Trung học phổ thông
2.1.1. Nội dung Phương trình lượng giác trong chương trình Đại số và Giải
tích 11 Trung học phổ thông
Trước đây, toàn bộ vấn đề lượng giác nằm trong chương trình Đại số và 
Giải tích 11. Trong chương trình mới, phần mở đầu về lượng giác đã được 
giới  thiệu ở chương cuối của sách giáo khoa Đại số 10, bao gồm các vấn đề,  
các khái niệm cơ bản như góc và cung lượng giác, các giá trị lượng giác của 
góc (cung) lượng giác và một số công thức lượng giác. Lượng giác lớp 11 là 
sự nối tiếp chương trình lượng giác lớp 10. 
Việc đưa lượng giác xuống lớp 10 từ lâu đã được nhiều nhà giáo và 
nhiều nhà khoa học đề xuất. Ý kiến hợp lý này lẽ ra đã trở thành hiện thực 
trong SGK 2000. Nhưng vì nhiều lý do, đến 2006 mới được thực hiện. Sự đổi 
mới này còn nhằm tạo điều kiện về thời gian để sớm đưa tổ hợp và đạo hàm 
vào chương trình Đại số và Giải tích 11, phục vụ cho hai môn Sinh học và 
Vật lí. Điều đó thể hiện rõ tính liên môn của toàn bộ hệ thống chương trình 
nói chung. 
SGK Đại số và Giải tích 11 mở đầu bằng chương lượng giác, chương 
này chỉ còn hai nội dung chủ yếu là tìm hiểu các khái niệm về Hàm số lượng 
giác và Phương trình lượng giác, các nội dung này cũng được trình bày hết 
sức ngắn gọn, cơ bản. 
Trong nội dung Phương trình lượng giác, không yêu cầu học sinh giải 
các phương trình đòi hỏi biến đổi phức tạp và không xét các Phương trình 
lượng giác có chứa tham số vì đa số các bài toán loại này thường dẫn đến 
phần biện luận khá phức tạp. Các vấn đề phức tạp như thế, nếu cần, có thể 
đưa vào các chuyên đề tự chọn. 
  27
Nội dung Bất phương trình lượng giác chỉ được trình bày trong bài học 
thêm. Trong hệ thống bài tập cũng không có các bài tập về Bất phương trình 
lượng giác.  
Phân phối Chương 1: “Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác” 
lớp 11 như sau: 
§1. Hàm số lượng giác            (5 tiết) 
Luyện tập                (2 tiết) 
§2. Phương trình lượng giác cơ bản        (4 tiết) 
Luyện tập                (2 tiết) 
§3. Một số dạng phương trình lượng giác thường gặp  (2 tiết) 
Luyện tập                (2 tiết) 
Ôn tập và kiểm tra chương          (3 tiết) 
SGK yêu cầu về giải các phương trình lượng giác ở đây được giảm nhẹ 
rất nhiều so với trước đây. Điều đó thể hiện ở hai điểm cơ bản: 
- Chỉ nêu các dạng phương trình đơn giản, không đòi hỏi phải có những 
thủ thuật biến đổi lượng giác phức tạp và nếu có các điều kiện kèm theo thì 
việc thử lại các điều kiện đó khá đơn giản. 
- Không yêu cầu giải và biện luận phương trình lượng giác chứa tham số. 
Tuy nhiên, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải các 
phương trình lượng giác cơ bản thật thành thạo. Đó là cơ sở để học sinh nâng 
cao kỹ năng giải các phương trình phức tạp hơn. 
2.1.2. Những chú ý khi dạy nội dung Phương trình lượng giác trong
chương trình Đại số và Giải tích 11 Trung học phổ thông
Để giúp cho học sinh có thể tự làm được các bài tập về Phương trình 
lượng giác thì giáo viên cần hệ thống các bài tập theo các dạng cụ thể; các bài 
tập phải được chọn lọc cẩn thận để có thể củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ 
năng cho học sinh. Đặc biệt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm các bài tập 
đó thật cẩn thận. Những sai sót mắc phải trong quá trình làm bài tập là không 
thể tránh khỏi. Vì vậy, khi dạy học sinh giáo viên cần lưu ý nhấn mạnh một số 
điểm có tính mấu chốt, quan trọng sau: 
  28
- Cách viết nghiệm của phương trình và biểu diễn nghiệm đó trên đường 
tròn lượng giác.  
- Hệ thống hóa các kỹ năng biến đổi lượng giác từ đó học sinh mới có 
thể rèn luyện cho mình kỹ năng giải Phương trình lượng giác. 
- Rèn luyện kĩ hơn cho học sinh kỹ năng kết hợp, đối chiếu với điều 
kiện ban đầu. Phần  lớn  các  sai  lầm  mà  học  sinh  mắc  phải  trong  nội  dung 
này  là  do  đặt ĐKXĐ sai hoặc thiếu và khi so với ĐKXĐ lại so một cách 
không chính xác. 
2.2. Xây dựng hệ thống các bài tập trong chủ đề “Phương trình lượng
giác” nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh
2.2.1. Phương trình lượng giác cơ bản
2.2.1.1. Phương trình sinxa
Xét phương trình sinxa               (1) 
Trường hợp 1: Nếu  1
a   thì phương trình (1) vô nghiệm vì  sinx 1
  với 
mọi x. 
Trường hợp 2: Nếu |a| 1, ta xét 2 khả năng 
- Khả năng 1: Nếu a được biểu diễn qua sin của góc đặc biệt, giả sử  . 
Khi đó phương trình sẽ có dạng đặc biệt 
2
sinx sin   (k )
2
x k
x k
 

  
 

  
   

.            
- Khả năng 2: Nếu a không biểu diễn được qua sin của góc đặc biệt khi 
đó đặt  sin .
a 
  Ta có: 
2
sinx sin   (k )
2
x k
x k
 

  
 

  
   

.  
hoặc sử dụng công thức sinxa
arcsin 2
arcsin 2
x a k
x a k

 
 

    

Như vậy ta có thể kết luận phương trình có 2 họ nghiệm.  
Đặc biệt ta cần phải nhớ được các giá trị của các cung đặc biệt như 
; ; ; ; ;2
6 4 2 3
   
 
 
 
 
 vì sau khi biến đổi  các bài toán thường đưa về các cung 
đặc biệt này. 
  29
CHÚ Ý 
a) Phương trình sinx sin
  có các nghiệm là 
  2
x k
 
  và  2
x k
  
   , k  . 
Tổng quát, 
( ) ( ) 2
sin f(x) sin  g(x)  (k )
( ) ( ) 2
f x g x k
f x g x k

 
 

  
   

. 
b) Phương trình  0
sinx sin 
  có các nghiệm là 
  0 0
360
x k

    và  0 0 0
180 360
x k

   ,  .
k   
Ví dụ 1. Giải phương trình 
          
1
sin
4
x  . 
Giải
Ta nhận thấy 
1
4
 không là giá trị của cung đặc biệt nào nên ta đặt 
1
sin .
4

  
Khi đó ta có: 
2
1
sinx= sin sin  (k ).
2
4
x k
x
x k
 

  
 

   
   

 
Vậy phương trình có 2 họ nghiệm  2
x k
 
  và  2
x k
  
   , k  . 
Nhận xét. Cũng có thể giải phương trình trên như sau 
1
sinx=
4

1
arcsin 2
4  (k ).
1
arcsin 2
4
x k
x k

 

 



   


 
Ví dụ 2. Giải phương trình 
   
3
sin(3 )
4 2
x

  . 
Giải
Do 
3
sin
3 2

  nên  
3
sin(3 ) sin(3 ) sin
4 2 4 3
x x
  
      
  30
3 2 3 2
4 3 4 3
2 2
3 2 3 2
4 3 4 3
x k x k
x k x k
   
 
   
 
 
      
 
 
 
 
      
 
 
 
2
36 3
 (k )
5 2
36 3
k
x
k
x
 
 

 

 

  


. 
Vậy phương trình có hai họ nghiệm 
2 5 2
;  (k )
36 3 36 3
k k
x x
   
     . 
Ví dụ 3. Giải phương trình 
0 2
sin(x+45 )
2
  .  
Giải
Trong phương trình này khi giải ta phải chú ý cho học sinh về sử dụng 
công thức nghiệm theo đơn vị đo là Độ hay Radian. Trong Ví dụ 1, góc x có 
thể chọn đơn vị là Độ hoặc Radian. Nhưng trong Ví dụ 3 này thì đơn vị đo 
của góc x phải là độ và công thức nghiệm phải lấy theo công thức số đo về độ. 
Ta có:  0 0 0
2
sin(x+45 ) - sin(x+45 ) sin225
2
    
0 0 0
0 0 0 0
45 225 360
45 180 225 360
x k
x k
   
 
   

  
0 0
0 0
180 360
90 360
x k
x k
  
 
  

 
Vậy phuơng trình có các nghiệm là  0 0
180 360 , 
x k k
    và 
0 0
90 360 , 
x k k
    . 
2.2.1.2. Phương trình cosx  a
Ta cũng đi biện luận cosx  a theo a 
Trường hợp 1: Nếu  1
a   phương trình vô nghiệm. 
  31
Trường hợp 2: Nếu   1
a  ta xét 2 khả năng:  
- Khả năng 1: Nếu a được biểu diễn qua cosin của góc đặc biệt, giả sử góc . 
Khi đó phương trình có dạng 
  cos cos 2 , k .
x x k
  
        
- Khả năng 2: Nếu a không biểu diễn được qua cosin của góc đặc biệt khi đó  
đặt  cos
a 
 . Ta có: cos cos 2 , k .
x x k
  
       
Hoặc sử dụng công thức cos arccos 2 ,  .
x a x a k k

        
Như vậy ta có thể kết luận phương trình có 2 họ nghiệm. 
CHÚ Ý 
a) Phương trình cosx cos
  có các nghiệm là 
  2
x k
 
  và  2
x k
 
   , k  . 
Tổng quát, 
( ) ( ) 2
cosf(x) cos ( )
( ) ( ) 2
f x g x k
g x
f x g x k


 

     

 
b) Phương trình  0
cosx cos
  có các nghiệm là 
  0 0
360
x k

    và  0 0
360
x k

   , k  . 
Ví dụ 1. Giải  phương trình sau 
1
cos
2
x   .  
Giải
Do 
2 1
cos( ) cos
3 3 2
 
       nên  
1
cos
2
x    
2 2
osx= os 2 ,  .
3 3
c c x k k
 

        
Vậy phương trình có 2 họ nghiệm 
2
2 ,  .
3
x k k


     
Ví dụ 2. Giải phương trình 
3cos(2 ) 1
6
x

  .   
  32
Giải
Ta có: 
1
3cos(2 ) 1 cos(2 )
6 6 3
x x
 
     . 
Vì    
1
1;1
3
   và 
1
3
 không là giá trị của cung đặc biệt nên tồn tại  góc 
 
0;
 
  sao cho 
1
cos
3
  . 
Suy ra 
1
cos(2 ) cos(2 ) cos
6 3 6
x x
 

    
2 2
6 12 2  ( )
2 2
6 12 2
x k x k
k
x k x k
  
  
  
  
 
      
 
  
 
 
       

 

. 
Vậy phương trình có  hai họ nghiệm  ,  .
12 2
x k k
 

    
Ví dụ 3. Giải phương trình 
0 3
cos( 30 )
2
x   .
Giải
Nhận xét. Ở vế trái phương trình xuất hiện đơn vị đo là Độ nên ta phải sử 
dụng công thức nghiệm về Độ cho phương trình này. 
Vì  0 3
cos30
2
 nên
0 0 0
0
0 0 0
30 30 360
3
cos( 30 )
2 30 30 360
x k
x
x k
   
   
   

0
0 0
360
 (k )
60 360
x k
x k
 
 

  

.
Vậy nghiệm của phương trình là  0 0 0
360 ;  60 360 , k .
x k x k
    
2.2.1.3. Phương trình tanx a

Xét phương trình tanx = a theo các bước sau: 
  Điều kiện: cos 0 ,  .
2
x x k k


        
  33
- Khả năng 1: Nếu a được biểu diễn qua tan của góc đặc biệt  . Khi đó 
phương trình có dạng 
            tan tan , k .
x x k
  
        
- Khả năng 2: Nếu a không biểu diễn được qua tan của góc đặc biệt, 
khi đó đặt  tan
a 
  ta được 
             tan tan , k .
x x k
  
      
Hoặc sử dụng công thức tanx tan x arctan .
k
  
      
Nhận xét. Như vậy với mọi giá trị của a phương trình luôn có nghiệm. 
CHÚ Ý 
a) Phương trình: tanf(x) tang(x) ( ) ( ) ,  .
f x g x k k

      
b) Phương trình  0
tan x tan 
  có nghiệm là 
  0 0
180
x k

  , k  . 
Ví dụ 1. Giải phương trình 
     tan 3
x  . 
Giải
Do  3 tan
6

  nên ta có 
tanx =  3 tanx =  tan ,  .
6 6
x k k
 

      
Vậy phương trình có 1 họ nghiệm  , 
6
x k k


   . 
Chú ý. Ta cũng có thể giải phương trình trên như sau 
0 0 0
tanx =  3 tanx =  tan30 30 180 , 
x k k
     . 
Ví dụ 2. Giải phương trình tan( ) 2
5
x

   
Giải  
Do  2  không thể biểu diễn được qua  tan  của góc đặc biệt nên ta đặt 
tan 2
  . 
Từ đó ta có  
tan( x) 2 tan( x) tan
5 5
 

         
  34
x ,  .
5 5
k x k k
 
   
          
Vậy phương trình có một họ nghiệm  , 
5
x k k

 
    . Trong đó 
  xác định bởi tan 2
  . 
Nhận xét. Đây không phải là phương trình khó nhưng học sinh rất hay mắc
sai lầm ở bước cuối cùng tìm ra x. Rất nhiều học sinh sau khi biến đổi đến
x
5
k

 
    thì sau đó thường sai ở bước chuyển vế đổi dấu thành 
, 
5
x k k

 
    . 
Ví dụ 3. Giải phương trình 
0
tan(3 15 ) 3
x   . 
Giải
Ta có:  0
tan60 3
 nên 0 0 0
tan(3 15 ) 3 tan(3 15 ) tan60
x x
    
0 0 0 0 0
3 15 60 180 15 60 ,  .
x k x k k
         
Vậy phương trình có một họ nghiệm  0 0
15 60 , 
x k k
   . 
2.2.1.4. Phương trình cotx a

Xét phương trình cotx a
  
      Điều kiện: sin 0 ,  .
x x k k

      
- Khả năng 1: Nếu a được biểu diễn qua cot của góc đặc biệt, giả sử  . 
Khi đó phương trình có dạng 
             cot cot ,  .
x x k k
  
      
- Khả năng 2: Nếu a không biểu diễn được qua cot của góc đặc biệt, 
khi đó đặt  cot
a 
  ta được 
            cot cot ,  .
x x k k
  
      
Hoặc sử dụng công thức cotx cot x arccot .
k
  
      
Nhận xét.  Như vậy với mọi giá trị của tham số phương trình luôn có nghiệm. 
CHÚ Ý 
a) Phương trình: cotf(x) cotg(x) ( ) ( ) , 
f x g x k k

     . 
  35
b) Phương trình  0
cot x cot 
  có nghiệm là 
  0 0
180
x k

  , k  . 
Ví dụ 1. Giải phương trình  
1
cot( )
4 3
x

  . 
Giải
Ta có: 
1
cot
3 3

  nên 
1
cot( ) cot( ) cot
4 4 3
3
x x
  
      
,  .
4 3 12
x k x k k
  
 
          
Vậy phương trình có 1 họ nghiệm  , 
12
x k k


    . 
Ví dụ 2. Giải phương trình 
    0
cot(4x 35 ) 1
   . 
Giải
Ta có:  0
cot( 45 ) 1
    nên  
0 0 0
cot(4x 35 ) 1 cot(4x 35 ) cot( 45 )
        
0 0 0 0 0
4x 35 45 180 20 45 , 
k x k k
         . 
Vậy phương trình có 1 họ nghiệm  0 0
20 45 , 
x k k
    . 
2.2.2. Phương trình bậc nhất đối với sinx và cosx
Dạng phương trình: asinx bcosx c
  , trong đó  2 2
0
a b
  . 
Bằng  cách  chia  hai  vế  của  phương  trình  cho  2
2
b
a    và  chú  ý  rằng 
1
2
2
2
2
2
2



















 b
a
b
b
a
a
, nên ta có thể đặt  2
2
2
2
sin
,
cos
b
a
b
b
a
a



 
 , 
với  là một góc xác định nào đó. 
Khi đó phương trình đã cho trở thành:  2
2
)
sin(
b
a
c
x


 , đây chính là 
phương trình lượng giác cơ bản. 
Sử dụng cách giải phương trình này ta có thể áp dụng được cho những 
phương trình dạng sau 
2 2 2 2
sin ( ) cos ( ) sin ( ) cos ( ), 
a f x b f x c g x d g x a b c d
       
  36
Chú ý.  Khi  giải  phương  trình  dạng:  asinx+bcosx+c=0,  để  tránh  học 
sinh áp dụng máy móc lời giải của bài toán tổng quát, ta cần cho học sinh xét 
các trường hợp đặc biệt sau: 
+ Trường hợp  0
a  , khi đó phương trình đã cho có dạng  0
bcosx c
   
và đây chính là PT lượng giác cơ bản dạng .
cosx a
  
+  Trường  hợp  0,
b    khi  đó  phương  trình  đã  cho  có  dạng: 
  0
asinx c
   và đây chính là PT lượng giác cơ bản dạng .
sinx a
  
+ Trường hợp 0
c  , đây là trường hợp giáo viên ít chú ý đến cho các 
em, vì vậy các em thường xuyên áp dụng cách giải tổng quát. Trong trường 
hợp  này  giáo  viên  phải  hướng  học  sinh  đưa  phương  trình  về  dạng 
asinx bcosx
  . Từ đó chuyển phương trình về dạng phương trình cơ bản đối 
với tang hoặc cotang. 
Ví dụ 1. Giải phương trình 
sin 2 3cos2 3
x x
  .           (1) 
Giải
Chia cả hai vế phương trình (1) cho  2 2
1 ( 3) 10
    ta được 
               
1 3 3
sin2 cos2
10 10 10
x x
  .     
Đặt     
1 3
cos ;  sin
10 10
 
  .  Lúc  đó  phương  trình  (1)  viết  được 
dưới dạng 
  
cos sin2 sin cos2 sin sin(2x ) sin
x
2x 2
 ( ).
2x 2 x
2
x x
k
k
k
k k
    
 
  

    
    
 

  
 
  
 
     


 
 Vậy phương trình có nghiệm là x ,x  (k ).
2
k k

  
       
Cách 2: Biến đổi phương trình về dạng  
  37
2
sin2 3(1 cos2 ) 2sin cos 6cos
cos 0
(sin 3cos )cos 0
sin 3cos 0
cos 0
(k ).
2
tan 3
arctan3
x x x x x
x
x x x
x x
x x k
x
x k



   


      


  
 
  
 

  

  
Ví dụ 2. Giải phương trình 
                        3
4cos 5 3sin15 2 3cos5 .
x x x
            
2  
Giải
  3
2 4cos 5 3cos5 3sin15 2  
x x x
     
cos15 3sin15 2
x x
    
1 3 2
cos15 sin15
2 2 2
2
cos(15 )
3 2
x x
x

  
  
 
 
2
15 2
3 4 180 15
   
7 2
15 2
3 4 180 15
x k x k
k
x k x k
   

   

 
     
 
  
 
 
      
 
 
Z . 
Vậy  phương  trình  có  nghiệm  là 
2 7 2
;  , 
180 15 180 15
x k x k k
   
      Z. 
Chú ý. Khi làm bài toán dạng này chúng ta nên kiểm tra điều kiện trước khi 
bắt tay vào giải phương trình bởi có một số bài toán đã cố tình tạo ra những 
phương trình không thoả mãn điều kiện. Ta xét ví dụ sau: 
Ví dụ 3. Giải phương trình  
2 2(sin cos )cos 3 cos2
x x x x
   .        (3) 
Giải
Ta biến đổi phương trình (3) 
(3) 2sin2 ( 2 1)cos2 3 2
x x
      
Ta có:  2; b =  2 1; c = 3-  2
a    
  38
  2 2 2
5 2 2;  11 6 2
a b c
       
Suy ra  2 2 2
.
a b c
   
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm. 
Chú ý. Đối với phương trình dạng  
sin ( ) cos ( ) sin ( ) cos ( ) (*)
a P x b Q x c Q x d P x
    
trong  đó  a,  b,  c,  d   thoả  mãn  2 2 2 2
a b c d
     >  0  và  P(x),  Q(x) 
không  đồng  thời  là  các  hàm  hằng  số.  Bằng  phép  chia  cho  2 2
a b
   ta  có 
(*)    
sin ( ) sin ( )
P x Q x
 
     hoặc 
(*)    
cos ( ) cos ( )
P x Q x
 
      trong  đó  ,
    là  các  góc  phụ 
thích hợp. Ta xét ví dụ sau: 
Ví dụ 4. Giải phương trình 
cos7 sin5 3(cos5 sin7 )  
x x x x
           (4)  
 Giải
(4) cos7 3sin7 3cos5 sin5
x x x x
    
1 3 3 1
cos7 sin7 cos5 sin5
2 2 2 2
x x x x
     
cos cos7 sin sin7 cos cos5 sin sin5
3 3 6 6
x x x x
   
     
cos(7 ) cos(5 )
3 6
x x
 
     
7 5 2
3 6 12
 (k )
7 5 2
24 6
3 6
x x k x k
k
x
x x k
  
 
 
 

 
     
 
  
 
   
    

 

. 
Vậy phương trình có hai họ nghiệm  ;  , k .
12 24 6
k
x k x
  

      
Ví dụ 5. Giải phương trình 
    sin3x + ( 3 - 2)cos3x = 1. 
Giải
  39
Với bài  này học sinh thường giải theo dạng asinx  + bcosx = c bằng 
cách chia cả hai vế cho  2
2
b
a  . Khi đó đáp số của bài toán không đẹp. Với 
cách giải sau ta thu được đáp số tốt hơn.  
Do b + c = ( 3 - 2) + 1 =  3 - 1 ≠ 0 nên cos
3
2
x
 = 0 không là nghiệm 
của phương trình. 
Đặt t = tan
3
2
x
 sin3x =  2
2
1
t
t

 và cos3x = 
2
2
1
1
t
t


, phương trình trở thành 
  2
2
1
t
t

 + ( 3- 2) 
2
2
1
1
t
t


 = 1 
 2t + ( 3 - 2)(1 – t2
) = 1 + t2
 
 (1 -  3)t2
 + 
2t +  3  - 3 = 0 
2
3
3
tan 1
1 6 3
2 4
2  (k )
3
3 2 2
3
tan 3
2 3
2 9 3
k
x
x
x
k
t
x
x k
t
k x
 


  




 
 
 




    




 


  
  
  
  
 
Như vậy, tùy từng bài toán ta có thể vận dụng các cách giải khác nhau 
không theo khuôn mẫu nhất định để có được lời giải đẹp. 
Bài tập rèn luyện
Giải các phương trình sau: 
1)  3sin cos 3
x x
   
2)  3
4cos 3sin3 1 3cos
x x x
    
3)  4 4
sin cos 1 2 2sin .cos
x x x x
    
4)  4 4
2( 3sin cos ) 7 sin2 3(cos sin )
x x x x x
     
5) 
3 1
8sin
cos sin
x
x x
   
2 2
6) os 3sin2 1 sin
c x x x
    
3
7) sin xsin2 sin3 6cos
x x x
   
Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông   luận văn th s. giáo dục học 7005479
Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông   luận văn th s. giáo dục học 7005479
Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông   luận văn th s. giáo dục học 7005479
Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông   luận văn th s. giáo dục học 7005479
Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông   luận văn th s. giáo dục học 7005479
Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông   luận văn th s. giáo dục học 7005479
Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông   luận văn th s. giáo dục học 7005479
Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông   luận văn th s. giáo dục học 7005479
Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông   luận văn th s. giáo dục học 7005479
Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông   luận văn th s. giáo dục học 7005479
Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông   luận văn th s. giáo dục học 7005479
Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông   luận văn th s. giáo dục học 7005479
Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông   luận văn th s. giáo dục học 7005479
Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông   luận văn th s. giáo dục học 7005479

More Related Content

What's hot

Xác suất thống kê - Đào Hữu Hồ
Xác suất thống kê - Đào Hữu HồXác suất thống kê - Đào Hữu Hồ
Xác suất thống kê - Đào Hữu HồVuKirikou
 
Hệ phương trình vi phân tuyến tính
Hệ phương trình vi phân tuyến tínhHệ phương trình vi phân tuyến tính
Hệ phương trình vi phân tuyến tínhThế Giới Tinh Hoa
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống bài toán thực tiễn trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xá...
Đề tài: Xây dựng hệ thống bài toán thực tiễn trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xá...Đề tài: Xây dựng hệ thống bài toán thực tiễn trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xá...
Đề tài: Xây dựng hệ thống bài toán thực tiễn trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xá...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Xác suất thống kê bằng excel
Xác suất thống kê bằng excelXác suất thống kê bằng excel
Xác suất thống kê bằng excelHọc Huỳnh Bá
 
Bài giảng qui hoạch tuyến tính phương pháp đơn hình
Bài giảng qui hoạch tuyến tính phương pháp đơn hìnhBài giảng qui hoạch tuyến tính phương pháp đơn hình
Bài giảng qui hoạch tuyến tính phương pháp đơn hìnhThanh Hoa
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC về dạy học các bài toán tối ưu trong chủ đề giả...
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC về dạy học các bài toán tối ưu trong chủ đề giả...Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC về dạy học các bài toán tối ưu trong chủ đề giả...
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC về dạy học các bài toán tối ưu trong chủ đề giả...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chuyen de toan logic roi rac li thuyet to hop
Chuyen de toan logic  roi rac li thuyet to hopChuyen de toan logic  roi rac li thuyet to hop
Chuyen de toan logic roi rac li thuyet to hoplephucduc06011999
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu didactic về việc sử dụng diễn đàn toán học
Luận văn: Nghiên cứu didactic về việc sử dụng diễn đàn toán họcLuận văn: Nghiên cứu didactic về việc sử dụng diễn đàn toán học
Luận văn: Nghiên cứu didactic về việc sử dụng diễn đàn toán học
 
Đồng dư thức
Đồng dư thứcĐồng dư thức
Đồng dư thức
 
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAYĐề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
 
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...
 
Xác suất thống kê - Đào Hữu Hồ
Xác suất thống kê - Đào Hữu HồXác suất thống kê - Đào Hữu Hồ
Xác suất thống kê - Đào Hữu Hồ
 
Hinh hoc-affine
Hinh hoc-affineHinh hoc-affine
Hinh hoc-affine
 
Luận văn: Phương pháp giải bài toán cực trị và ứng dụng, HAY
Luận văn: Phương pháp giải bài toán cực trị và ứng dụng, HAYLuận văn: Phương pháp giải bài toán cực trị và ứng dụng, HAY
Luận văn: Phương pháp giải bài toán cực trị và ứng dụng, HAY
 
Hệ phương trình vi phân tuyến tính
Hệ phương trình vi phân tuyến tínhHệ phương trình vi phân tuyến tính
Hệ phương trình vi phân tuyến tính
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống bài toán thực tiễn trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xá...
Đề tài: Xây dựng hệ thống bài toán thực tiễn trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xá...Đề tài: Xây dựng hệ thống bài toán thực tiễn trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xá...
Đề tài: Xây dựng hệ thống bài toán thực tiễn trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xá...
 
Xác suất thống kê bằng excel
Xác suất thống kê bằng excelXác suất thống kê bằng excel
Xác suất thống kê bằng excel
 
Bài giảng qui hoạch tuyến tính phương pháp đơn hình
Bài giảng qui hoạch tuyến tính phương pháp đơn hìnhBài giảng qui hoạch tuyến tính phương pháp đơn hình
Bài giảng qui hoạch tuyến tính phương pháp đơn hình
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
 
Luận văn: Một số lớp bài toán về phương trình hàm, HAY, 9đ
Luận văn: Một số lớp bài toán về phương trình hàm, HAY, 9đLuận văn: Một số lớp bài toán về phương trình hàm, HAY, 9đ
Luận văn: Một số lớp bài toán về phương trình hàm, HAY, 9đ
 
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
 
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC về dạy học các bài toán tối ưu trong chủ đề giả...
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC về dạy học các bài toán tối ưu trong chủ đề giả...Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC về dạy học các bài toán tối ưu trong chủ đề giả...
Luận văn: Nghiên cứu DIDACTIC về dạy học các bài toán tối ưu trong chủ đề giả...
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAYBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
 
Chuyen de toan logic roi rac li thuyet to hop
Chuyen de toan logic  roi rac li thuyet to hopChuyen de toan logic  roi rac li thuyet to hop
Chuyen de toan logic roi rac li thuyet to hop
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
 

Similar to Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông luận văn th s. giáo dục học 7005479

Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn học
Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn họcÁp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn học
Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn họcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...nataliej4
 
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...hieu anh
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...nataliej4
 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...HanaTiti
 
Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học chủ đề Quan...
Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học chủ đề Quan...Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học chủ đề Quan...
Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học chủ đề Quan...NuioKila
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học hai tác phẩm "Tràng Giang"...
Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học hai tác phẩm "Tràng Giang"...Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học hai tác phẩm "Tràng Giang"...
Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học hai tác phẩm "Tràng Giang"...nataliej4
 
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...HanaTiti
 
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Sinh học 8, trung học c...
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Sinh học 8, trung học c...Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Sinh học 8, trung học c...
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Sinh học 8, trung học c...TieuNgocLy
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông luận văn th s. giáo dục học 7005479 (20)

Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn học
Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn họcÁp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn học
Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn học
 
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
 
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
 
Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học chủ đề Quan...
Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học chủ đề Quan...Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học chủ đề Quan...
Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học chủ đề Quan...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAYLuận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
 
Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học hai tác phẩm "Tràng Giang"...
Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học hai tác phẩm "Tràng Giang"...Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học hai tác phẩm "Tràng Giang"...
Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học hai tác phẩm "Tràng Giang"...
 
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...
 
Bồi dưỡng năng lực biểu diễn toán học và năng lực giao tiếp toán học cho học ...
Bồi dưỡng năng lực biểu diễn toán học và năng lực giao tiếp toán học cho học ...Bồi dưỡng năng lực biểu diễn toán học và năng lực giao tiếp toán học cho học ...
Bồi dưỡng năng lực biểu diễn toán học và năng lực giao tiếp toán học cho học ...
 
Luận văn: Phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải toán giải tích lớp 11
Luận văn: Phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải toán giải tích lớp 11Luận văn: Phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải toán giải tích lớp 11
Luận văn: Phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải toán giải tích lớp 11
 
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Sinh học 8, trung học c...
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Sinh học 8, trung học c...Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Sinh học 8, trung học c...
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Sinh học 8, trung học c...
 
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCMLuận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu sốLuận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
 
Phát triển năng lực sử dụng câu cho sinh viên ngành ngoài sư phạm
Phát triển năng lực sử dụng câu cho sinh viên ngành ngoài sư phạmPhát triển năng lực sử dụng câu cho sinh viên ngành ngoài sư phạm
Phát triển năng lực sử dụng câu cho sinh viên ngành ngoài sư phạm
 
Luận văn: Phát triển năng lực sử dụng câu cho sinh viên ngành ngoài sư phạm ở...
Luận văn: Phát triển năng lực sử dụng câu cho sinh viên ngành ngoài sư phạm ở...Luận văn: Phát triển năng lực sử dụng câu cho sinh viên ngành ngoài sư phạm ở...
Luận văn: Phát triển năng lực sử dụng câu cho sinh viên ngành ngoài sư phạm ở...
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAYLuận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông luận văn th s. giáo dục học 7005479

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI  TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC           ĐỖ ĐÌNH NGÂN         RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG                   LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN       HÀ NỘI – 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI  TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC           ĐỖ ĐÌNH NGÂN           RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG       LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN TOÁN) Mã số: 60 14 01 11                        Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Nhụy HÀ NỘI - 2015
  • 3.   i LỜI CẢM ƠN   Lời đầu tiên tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc Gia Hà Nội và các thầy giáo, cô giáo đang công tác giảng dạy tại trường đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Nguyễn Nhụy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình làm việc để Luận văn được hoàn chỉnh và hoàn thành đúng thời hạn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu cùng các thầy cô giáo tổ Toán- Tin và các em học sinh trường THPT Khoái Châu – Khoái Châu – Hưng Yên đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực nghiệm sư phạm để đề tài được thực hiện đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Sự quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp trong quá trình học tập, thực hiện nghiên cứu đề tài là nguồn động viên, cổ vũ tiếp thêm sức mạnh cho tác giả. Tác giả xin chân thành cảm ơn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Hưng Yên, ngày 08 tháng 11 năm 2014 Tác giả Đỗ Đình Ngân
  • 4.   ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ Viết tắt Chữ viết đầy đủ ĐKXĐ  GQVĐ  GV  HS  L   SGK  THPT  VN  Điều kiện xác định  Giải quyết vấn đề  Giáo viên  Học sinh  Loại  Sách giáo khoa  Trung học phổ thông  Vô nghiệm                                            
  • 5.   iii  MỤC LỤC Trang  Lời cảm ơn ...................................................................................................... i  Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................. ii  Mục lục ......................................................................................................... iii  Danh  mục các hình ........................................................................................ v  MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1  CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN  ................................................................. 6  1.1. Kỹ năng và kỹ năng giải toán .................................................................. 6  1.1.1. Khái niệm kỹ năng  ................................................................................ 6  1.1.2. Kỹ năng giải toán ................................................................................. 7  1.1.3. Vai trò của kỹ năng giải toán ................................................................ 8  1.1.4. Phân loại kỹ năng trong môn Toán ....................................................... 9  1.2. Thực trạng việc dạy học Toán, dạy và học Phương trình lượng giác ở  một số trường Trung học phổ thông ............................................................. 11  1.2.1. Thực trạng dạy học Toán ở một số trường Trung học phổ thông trên  địa bàn huyện Khoái Châu - Hưng Yên ........................................................ 11  1.2.2. Thực trạng việc học Phương trình lượng giác ở một số trường Trung  học phổ thông trên địa bàn huyện Khoái Châu - Hưng Yên .......................... 13  1.2.3. Thực trạng việc dạy Phương trình lượng giác ở một số trường Trung  học phổ thông trên địa bàn huyện Khoái Châu - Hưng Yên .......................... 14  1.2.4.  Những  khó  khăn  và  sai  lầm  của  học  sinh  thường  gặp  khi  giải  Phương trình lượng giác ............................................................................... 15  1.3. Một số kỹ năng cơ bản trong giải toán “Phương trình lượng giác” ........ 23  1.3.1. Kĩ năng phân tích định nghĩa khái niệm  .............................................. 23  1.3.2. Kĩ năng phân tích những sai lầm thường mắc phải trong quá trình  giải các bài toán về Phương trình lượng giác ................................................ 24  1.3.3. Kĩ năng hệ thống hóa các dạng toán về Phương trình lượng giác  ........ 25  1.3.4. Kĩ năng tính toán ................................................................................ 25 
  • 6.   iv CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI “PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC” CHO HỌC SINH  ............................ 26  2.1. Nội dung Phương trình lượng giác trong chương trình Đại số và Giải  tích 11 Trung học phổ thông  ......................................................................... 26  2.1.1. Nội dung Phương trình lượng giác trong chương trình Đại số và Giải  tích 11 Trung học phổ thông  ......................................................................... 26  2.1.2.  Những  chú  ý  khi  dạy  nội  dung  Phương  trình  lượng  giác  trong  chương trình Đại số và Giải tích 11 Trung học phổ thông ............................ 27  2.2. Xây dựng hệ thống các bài tập trong chủ đề “Phương trình lượng giác”  nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh ............................................ 28  2.2.1. Phương trình lượng giác cơ bản .......................................................... 28  2.2.2. Phương trình bậc nhất đối với sinx và cosx ........................................ 35  2.2.3. Phương trình lượng giác có thể đại số hóa .......................................... 40  2.2.4. Phương trình lượng giác có thể biến đổi về tích .................................. 55  2.2.5. Phương trình lượng giác với điều kiện ràng buộc về ẩn ...................... 67  2.2.6. Phương trình lượng giác không mẫu mực ........................................... 80  CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................. 86  3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .................................. 86  3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ................................................... 86  3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ................................................... 86  3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ....................................................... 86  3.3. Kế hoạch và nội dung thực nghiệm sư phạm ......................................... 87  3.3.1. Kế hoạch và đối tượng thực nghiệm sư phạm ..................................... 87  3.3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm .......................................................... 87  3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm .......................................................... 103  3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................. 103  3.5.1. Cơ sở để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .............................. 103  3.5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................... 107  3.6. Tổng kết .............................................................................................. 110  KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 111  TÀI LIỆU THAM KHẢO  ........................................................................ 112 
  • 7.   v DANH MỤC CÁC BIỂU   TT Tên biểu Trang Biểu đồ  3.1. So sánh  kết quả bài kiểm tra số 1 tại trường THPT Khoái  Châu- Hưng Yên  ................................................................... 107  Biểu đồ 3.2.  So sánh kết quả bài kiểm tra số 2  ........................................... 108   
  • 8.   1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi  dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức  sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với  hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia  đình và giáo dục xã hội. Đây là một trong những mục tiêu cơ bản và quan  trọng mà Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới.   Nghị quyết "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được Hội nghị T.Ư 8  (Khóa XI) thông qua. Nghị quyết nêu rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và các  nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo  nước nhà.   Nhằm  thực  hiện  mục  tiêu  phát  triển  căn  bản  và  toàn  diện  giáo  dục,  trong những năm gần đây ngành giáo dục đã và đang tích cực tiến  hành  đổi  mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và  học. Một trong những khâu then  chốt để thực hiện yêu cầu này là đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.  Thực  tế  cho  thấy  thói  quen  "cầm  tay  chỉ  việc"  đã  trở  thành  "mẫu  số  chung" của giáo viên ở nhiều trường học. Việc đổi mới nhằm khắc phục lối  truyền thụ kiến thức một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ  động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, giáo viên tập  trung  dạy  cách  học,  cách  nghĩ  và  tự  học  theo  phương  châm  “giảng  ít,  học  nhiều”, bồi dưỡng ý thức học tập suốt đời. Đổi mới từ cách học chủ yếu là lắng  nghe và ghi chép sang suy nghĩ và phản hồi tích cực với bạn, với thầy.   Trước đây, lối truyền thụ kiến thức một chiều đã hạn chế năng lực tư  duy của học sinh. Tuy nhiên, kiến thức phải tự làm ra thì mới vững bền, chắc  chắn, cho nên phương pháp dạy học để tự học sinh phát hiện, tìm tòi, sáng  tạo thì kiến thức mới chắc chắn, linh hoạt, nhớ lâu được. Trong dạy học, cần 
  • 9.   2 lấy  học sinh làm trung tâm, với vai trò là người tự khám phá kiến thức cho  mình; thầy giáo là người hướng dẫn, chỉ đạo việc học chứ không truyền thụ  kiến  thức.  Khoa  học,  công  nghệ  phát  triển  liên  tục,  ngành  nghề,  kỹ  thuật  luôn đổi mới đòi hỏi mỗi người phải có năng lực tự học, cho nên ngay bậc  học phổ thông đã phải rèn luyện năng lực tự học cho học sinh. Vì vậy, điều  quan trọng trong đổi  mới phương pháp dạy học là phải rèn luyện phương  pháp tự học của học sinh; học sinh tự học trong mối tương tác giữa học sinh  với nhau, tương tác với tài liệu và sách giáo khoa, dưới sự chỉ dẫn của thầy  để chiếm lĩnh được tri thức.  Trong  chương  trình  toán  Trung  học  phổ  thông  nội  dung  về  “Lượng  giác” được dạy từ lớp 10 đến lớp 11 và đây là một nội dung thường xuất hiện  trong  các  đề  thi  đại  học,  cao  đẳng  trong  nhiều  năm  nay.  Các  bài  tập  về  phương trình lượng giác có nhiều công thức lượng giác khó nhớ, các dạng bài  tập phong phú với nhiều cách giải khác nhau, do đó cần rèn luyện cho học  sinh các kỹ năng giải dạng toán này.  Việc học tập môn Toán được diễn ra trong nhà trường phổ thông chủ  yếu là hoạt động giải toán. Trong quá trình đi tìm và trình bày lời giải cho  bài toán, học sinh thường mắc một số sai lầm và lúng túng không biết sai lầm  từ  đâu  vì  các  em  thiếu kỹ năng giải toán. Trên thực tế số lượng các bài  tập và các dạng bài tập về phương trình lượng giác cũng rất nhiều, học sinh  không thể giải từng bài một mà cần phải phân lớp các dạng bài. Qua thực tế  giảng dạy tôi nhận thấy học sinh thường gặp khó khăn mỗi khi giải các bài  tập về lượng giác, do  không có  kỹ  năng  giải  toán.  Từ  những  kinh  nghiệm  qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã tổng kết, sắp xếp một cách hệ thống các biện  pháp rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về phương trình lượng giác chương  trình Đại số và Giải tích lớp 11 Trung học phổ thông.  Chính vì những lý do trên nên tôi chọn tên đề tài là:  “Rèn luyện kỹ năng giải toán Phương trình lượng giác cho học sinh lớp 11 Trung học phổ thông” 
  • 10.   3 2. Lịch sử nghiên cứu Ở nước ta, có nhiều nhà toán học nghiên cứu về Lượng giác như Phan  Huy Khải, Trần Phương, Lê Hồng Đức, … Tuy nhiên, những nghiên cứu đó mới  mang tính định hướng trong nghiên cứu về phương pháp dạy và học Toán.  Ngoài ra, các thầy giáo như Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Bá Kim cũng  đã nhiều lần nói về việc rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh trong dạy  học môn Toán. Tuy những nghiên cứu đó về vấn đề rèn luyện kỹ năng giải  toán cho học sinh mới chỉ là lý luận nhưng đã có những gợi mở quan trọng  cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.  Bên cạnh đó cũng có một số luận văn, khóa luận nghiên cứu về vấn đề  rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh nhưng chủ yếu là thông qua các nội  dung  Toán  học  như  đạo  hàm,  tích  phân,  phép  biến  hình,  phương  pháp  vectơ,… nhưng chưa có luận văn nào nghiên cứu về việc rèn luyện kỹ năng  giải Phương trình Lượng giác cho học sinh.  3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của Luận văn là nghiên cứu xây dựng, phát triển hệ thống bài  tập chủ đề “Phương trình lượng giác” nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán cho  học sinh Trung học Phổ thông qua chủ đề này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về kỹ năng giải toán.  - Nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải toán của học sinh trong khi học  chủ đề “Phương trình lượng giác”.  - Hệ thống hóa các kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh và phân tích lý  luận khi dạy học chủ đề “Phương trình lượng giác”.  - Qua thực nghiệm sư phạm, kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài để áp  dụng vào giảng dạy.  5. Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy và học môn Toán ở một số trường Trung học phổ thông. 
  • 11.   4 5.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.2.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình hình thành kỹ năng giải toán của học sinh.  5.2.2. Phạm vi nghiên cứu Nội  dung  chương  trình  Đại  số  và  Giải  tích  11  phần  “Phương  trình  lượng giác”.   6. Vấn đề nghiên cứu Trong nghiên cứu này, một số vấn đề sau đây được đưa ra xem xét:    - Kỹ năng và kỹ năng giải toán.  - Vai trò của việc rèn luyện kỹ năng giải toán.  - Dùng những phương pháp nào để rèn luyện kỹ năng giải toán cho học  sinh khi dạy học chủ đề “Phương trình lượng giác”.  - Những kỹ năng cần rèn luyện khi học chủ đề “Phương trình lượng giác”.  7. Mẫu khảo sát Kỹ năng giải toán của học sinh ở các lớp 11A2 và 11A3 (Ban cơ bản) của  trường Trung học Phổ thông Khoái Châu – Hưng Yên, năm học 2014– 2015.  8. Giả thuyết khoa học Nếu  xây  dựng  được  hệ  thống  bài  tập  theo  từng  dạng  trong  chủ  đề  “Phương trình lượng giác” phù hợp, đồng thời có sự hướng dẫn của giáo viên  với các phương pháp sư phạm hợp lý thì có thể hình thành và phát triển các  kỹ năng giải toán cho học sinh.  Thêm vào đó, việc làm này sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học,  phát huy tính tích cực trong việc tiếp thu kiến thức mới và góp phần nâng cao  hiệu quả giáo dục, đạt mục tiêu dạy học môn Toán.  9. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu sách giáo khoa, các giáo  trình phương pháp giảng dạy toán, các sách tham khảo, các đề thi Đại học –  Cao đẳng trong những năm gần đây, Luận văn, Luận án có liên quan đến chủ  đề Phương trình lượng giác. 
  • 12.   5 - Phương pháp quan sát điều tra. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận  văn được chia làm ba chương:  Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn  Chương 2. Xây dựng hệ thống các bài tập trong chủ đề “Phương trình lượng giác” theo hướng rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh  Chương 3. Thực nghiệm sư phạm     
  • 13.   6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Kỹ năng và kỹ năng giải toán 1.1.1. Khái niệm kỹ năng Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này  thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người  viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành  khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình  lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn  có chủ đích và định hướng rõ ràng.  Theo tâm lý học, kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động  bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm về hành động này để tiến  hành phù hợp với những điều kiện cho phép, vì vậy kỹ năng không chỉ là mặt  kỹ thuật của hành động mà còn biểu hiện năng lực của chủ thể. Nếu tạm thời  tách tri thức và kĩ năng để xem xét riêng thì tri thức thuộc phạm vi nhận thức,  thuộc khả năng “biết”; còn kỹ năng thuộc phạm vi hành động, thuộc khả năng  “biết làm”.  Nói đến kỹ năng, A.V. Petrovski viết: Năng lực sử dụng các dữ kiện,  các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những  thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ  lý luận hay thực hành xác định, được gọi là các kỹ năng.  Các nhà giáo dục học cho rằng: mọi kiến thức bao gồm một phần là  thông tin kiến thức thuần túy và một phần là kỹ năng.  GPolya đã khẳng định rằng: “Trong toán học, kỹ năng là khả năng giải  các bài toán, thực hiện các chứng minh cũng như các phân tích có phê phán  các lời giải và chứng minh nhận được, kỹ năng trong toán học quan trọng hơn  nhiều những kiến thức thuần túy, so với thông tin trơn”.  Như vậy, có nhiều cách phát biểu khác nhau về kỹ năng, do đó  có thể đi  đến một khái niệm chung về kỹ năng. Tuy nhiên trong các cách phát biểu về kỹ 
  • 14.   7 năng, vẫn có thể tìm ra những điểm chung, đó là nói đến cách thức, thủ thuật và  trình tự thực hiện các thao tác hành động để đạt được mục đích đã thuật và  trình tự thực hiện các thao tác hành động để đạt được mục đích đã định. Khi  nói đến khả năng là nói đến triển vọng và kết quả khi hành động sẽ  diễn ra.  Khi nói đến kỹ năng là nói đến sự nắm vững cách thức thực hiện các thao tác,  trình tự thực hiện các thao tác. Vậy ta có thể hiểu về kỹ năng như sau:  Kỹ năng là khả năng biết vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã có một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tiễn cho phép để thực hiện có kết quả một hành động hay một hoạt động nào đó. Nói đến kỹ năng là nói đến cách thức, thủ thuật và trình tự thực hiện các thao tác hành động để đạt được mục đích đã định. Kỹ năng được hình thành và phát triển dựa trên kiến thức, nó tiếp tục giúp củng cố kiến thức và có thể phát triển thành kỹ năng mới phù hợp với sự phát triển trí tuệ và rộng hơn là phù hợp với yêu cầu của cuộc sống. Kỹ năng chính là kiến thức trong hành động, nó hình thành và phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động. Để một người có kỹ năng hành động phải có các yêu cầu sau đây:  - Có tri thức, kinh nghiệm về hành động, tức là nắm được nội dung,  mục đích, cách thức, điều kiện thực hiện… của hành động.  - Tiến hành hành động theo đúng yêu cầu của nó với thời gian tương ứng.  -  Đạt  kết  quả  hành  động  ngay  trong  cả  điều kiện  quen  thuộc  lẫn  cả  những điều kiện thay đổi nhất định.  1.1.2. Kỹ năng giải toán Giải một bài toán là tiến hành một hệ thống hành động có mục đích, do  đó chủ thể giải toán phải nắm vững tri thức về hành động, thực hiện hành  động theo các yêu cầu cụ thể của tri thức đó, biết hành động có kết quả trong  những điều kiện khác nhau. Trong giải toán, theo tôi quan niệm về kỹ năng  giải toán của học sinh như sau: "Kỹ năng giải toán là khả năng vận dụng có  mục đích những tri thức và kinh nghiệm đã có vào giải những bài toán cụ thể,  thực hiện có hiệu quả một hệ thống hành động giải toán để đi đến lời giải bài  toán một cách khoa học" 
  • 15.   8 Kỹ năng giải toán là khả năng vận dụng các kiến thức Toán học để giải  các bài tập Toán học (tìm tòi, suy đoán, suy luận, chứng minh …).  Kỹ năng giải toán dựa trên cơ sở của tri thức toán học bao gồm: kiến  thức, kỹ năng, phương pháp. Học sinh sau khi nắm vững lý thuyết, trong quá  trình luyện tập, củng cố, đào sâu kiến thức thì kỹ năng được hình thành, phát  triển, đồng thời nó cũng góp phần củng cố, cụ thể hóa tri thức Toán học.  Kỹ năng toán học được hình thành và phát triển thông qua việc thực  hiện các hoạt động toán học và các hoạt động học tập trong môn Toán. Kỹ  năng có thể được rút ngắn, bổ sung, thay đổi trong quá trình hoạt động.  Kỹ năng vận dụng tri thức coán học vào các môn học khác: Kỹ năng  trên bình diện này thể hiện vai trò công cụ của Toán học đối với những môn  học khác, điều này thể hiện tính liên môn giữa các môn học trong nhà trường  đòi hỏi người giáo viên dạy Toán cần có quan điểm tích hợp trong việc dạy  học bộ môn.  Kỹ năng vận dụng Toán học vào đời sống: Đây là mục tiêu quan trọng  của môn Toán, nó cho học sinh thấy rõ mối liên hệ giữa Toán học và đời sống.  Để thực hiện nhiệm vụ môn Toán trong trường THPT, một trong những  yêu cầu đặc biệt về tri thức và kỹ năng cần chú ý là những tri thức phương  pháp, đặc  biệt  là  những phương  pháp  có  tính  chất  thuật  toán  và  những  kỹ  năng tương ứng. Tuỳ theo nội nội dung toán học mà có những yêu cầu rèn  luyện kỹ năng khác nhau.   1.1.3. Vai trò của kỹ năng giải toán Trong các mục đích của dạy học môn Toán ở trường phổ thông thì việc  truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng là cơ sở vì các mục đích khác muốn  thực hiện được phải dựa trên mục đích này. Việc rèn luyện kỹ năng hoạt động  nói chung, kỹ năng toán học nói riêng là một yêu cầu quan trọng đảm bảo mối  liên hệ giữa học với hành.  Dạy học sẽ không đạt kết quả nếu học sinh chỉ biết học thuộc lòng khái  niệm, định nghĩa, định lý mà không biết vận dụng hay vận dụng không thành 
  • 16.   9 thạo vào việc giải bài tập. Có thể nói, bài tập toán chính là “mảnh đất” để rèn  luyện kỹ năng giải toán. Do đó, để rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh,  giáo viên cần tăng cường hoạt động giải toán (đây cũng chính là hoạt động  chủ yếu khi dạy toán). Cụ thể hơn thông qua hoạt động giải toán, rèn luyện kỹ  năng giải toán cho học sinh cần quan tâm chú trọng những vấn đề sau:  - Cần hướng cho học sinh biết cách tìm tòi để nhận xét ra yếu tố đã cho,  yếu tố phải tìm và mối quan hệ giữa chúng. Nói cách khác, hướng cho học  sinh biết cách phân tích đặc điểm bài toán.  - Hướng cho học sinh hình thành mô hình khái quát để giải quyết các  bài tập, các đối tượng cùng loại.  - Xác lập được mối liên quan giữa bài tập mô hình khái quát và các  kiến thức tương ứng.  Ngoài ra, cần tạo nhu cầu hứng thú cho học sinh, khắc phục những ảnh  hưởng tiêu cực của thói quen tâm lý bằng cách rèn luyện các mặt sau:  - Nhìn bài toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó so sánh các cách  giải với nhau để hiểu sâu sắc, vận dụng hợp lý kiến thức.  - Quan sát tỉ mỉ và chú ý tìm ra đặc điểm của bài toán.  - Tích cực suy nghĩ, tìm tòi cách giải ngắn gọn trong khi giải toán.  Tóm lại, song song với việc truyền thụ tri thức toán học thì việc rèn  luyện kỹ năng đóng một vai trò quan trọng góp phần bồi dưỡng tư duy toán  học cho học sinh.  1.1.4. Phân loại kỹ năng trong môn Toán Trong tâm lý - giáo dục, người ta thường chia kỹ năng học tập cơ bản  thành bốn nhóm: kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành, kỹ năng tổ chức hoạt  động nhận thức và kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá [6,tr. 171].  1.1.4.1. Kỹ năng nhận thức Kỹ năng nhận thức trong môn Toán bao gồm nhiều khía cạnh đó là: khả  năng nắm bắt một khái niệm, định lý, kỹ năng áp dụng thành thạo mỗi quy tắc  trong đó có yêu cầu vận dụng linh hoạt, tránh máy móc [6, tr. 172]. 
  • 17.   10 Việc rèn cho học sinh kỹ năng nhận thức là rất quan trọng vì:  - Nó giúp  chúng ta ứng xử,  hành động phù hợp với điều kiện, hoàn  cảnh của mình.  - Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy.  - Nhận ra điểm yếu để khắc phục.  - Biết rõ bản thân mình muốn gì, có những năng lực gì, gặp những khó  khăn, thách thức nào để có thể đặt ra cho mình mục tiêu phù hợp và khả thi.  1.1.4.2. Kỹ năng thực hành Kỹ năng thực hành trong môn Toán bao gồm kỹ năng vận dụng tri thức  vào hoạt động giải toán, kỹ năng toán học hóa các tình huống thực tiễn (trong bài  toán hoặc trong đời sống), kỹ năng thực hành cần thiết trong đời sống thực tế    [6, tr 173].  Hoạt động giải toán có thể xem là hình thức chủ yếu của hoạt động toán  học đối với mỗi học sinh. Kỹ năng vận dụng tri thức một cách có hiệu quả  vào hoạt động giải toán của học sinh được huấn luyện trong quá trình họ tìm  tòi lời giải của bài toán.   Trong hoạt động giải toán cũng cần chú ý rèn luyện cho học sinh các kỹ  năng như:   - Kỹ năng chuyển từ tư duy thuận sang tư duy nghịch;  - Kỹ năng biến đổi xuôi chiều và ngược chiều song song với nhau;  - Kỹ năng tính toán: đòi hỏi tính đúng, tính nhanh, tính hợp lý. Kỹ năng  này được rèn luyện thông qua bài luyện tập, thông qua tính nhẩm, bảng số,  máy tính...  - Kỹ năng trình bày lời giải khoa học, sử dụng biểu đồ,  đồ thị hàm số...  - Kỹ năng ước lượng, đo đạc...  - Kỹ năng toán học hoá tình huống thực tiễn.  1.1.4.3. Kỹ năng tổ chức hoạt động nhận thức Để có kỹ năng tổ chức hoạt động nhận thức đòi hỏi người học phải có  kế hoạch học tập và biết cách học phù hợp với điều kiện năng lực của bản  thân nhằm phấn đấu đạt được mục đích đặt ra trong từng giai đoạn. 
  • 18.   11 1.1.4.4. Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá Người học phải biết tự kiểm tra đánh giá bản thân mình để biết xem  mình đã đạt đến đâu, đạt được cái gì, điểm nào mạnh, điểm nào còn yếu… từ  đó có kế hoạch điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân để đạt được kết quả  cao hơn.    Ở trường phổ thông chúng ta thường mới quan tâm tới kết quả kiểm tra  từ phía giáo viên đối với học sinh, từ đó giáo viên có thể điều chỉnh cách dạy  mà chưa quan tâm đến việc học sinh tự kiểm tra đánh giá bản thân.   Các tác giả Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy… đã xét kỹ năng tự kiểm  tra đánh giá trên các phương diện: kỹ năng vận dụng tri thức trong nội bộ môn  Toán, kỹ năng vận dụng tri thức toán học vào những môn học khác, kỹ năng  vận dụng toán học vào đời sống.  1.2. Thực trạng việc dạy học Toán, dạy và học Phương trình lượng giác ở một số trường Trung học phổ thông 1.2.1. Thực trạng dạy học Toán ở một số trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Khoái Châu - Hưng Yên Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào  tạo có chủ chương đổi mới nội dung và PPDH. Nhưng thực tế ở các trường phổ  thông hiện nay các PPDH chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống. Vấn đề cải  tiến PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tạo cho học sinh rèn  luyện khả năng tự học đã được đặt ra nhưng kết quả chưa đạt được như mong  muốn. Giáo viên đã có ý thức lựa chọn PPDH chủ đạo trong mỗi tình huống điển  hình ở môn Toán nhưng nhìn chung còn có những vấn đề chưa được giải quyết,  phương pháp thuyết trình vẫn còn khá phổ biến. Những PPDH có khả năng phát  huy tính tích cực, độc lập sáng tạo ở học sinh như dạy học phát hiện và giải  quyết vấn đề, dạy học phân hoá, dạy học kiến tạo… thì giáo viên ít sử dụng.  Giáo viên chưa được hướng dẫn một quy trình, một chỉ dẫn hành động để thiết  kế bài giảng phù hợp. Vì vậy khi sử dụng các PPDH mới khó hoàn thành nội  dung chương trình dạy học trong khuôn khổ thời gian quy định. 
  • 19.   12 Thực tế ở trường phổ thông hiện nay việc dạy học Toán được mô tả  như sau: Phần lý thuyết giáo viên dạy theo từng chủ đề, theo các bước, đặt  vấn đề, giảng giải dẫn học sinh tới kiến thức, kết hợp đàm thoại, vấn đáp, gợi  mở nhằm uốn nắn những lệch lạc (nếu có), củng cố kiến thức bằng bài tập,  hướng dẫn công việc học tập ở nhà. Phần bài tập, học sinh chuẩn bị ở nhà  hoặc chuẩn bị ít phút tại lớp, giáo viên gọi một hoặc một vài học sinh lên  bảng chữa, những học sinh khác nhận xét lời giải, giáo viên sửa hoặc đưa ra  lời giải mẫu và qua đó củng cố hiểu biết cho học sinh. Một số bài toán sẽ  được phát triển theo hướng khái quát hoá, đặc biệt hoá, tương tự hoá cho đối  tượng học sinh khá giỏi.  Việc rèn luyện tư duy lô gíc cho học sinh không đầy đủ, thường chú ý  đến việc rèn luyện khả năng suy diễn, coi nhẹ khả năng quy nạp. Giáo viên ít  khi chú ý đến việc dạy toán bằng cách tổ chức các tình huống có vấn đề đòi  hỏi dự đoán, nêu giả thuyết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược hoặc các  tình huống có chứa một số điều kiện xuất phát rồi yêu cầu học sinh đề xuất  các giải pháp. Còn nhiều giáo viên sử dụng chủ yếu phương pháp thuyết trình,  đàm thoại chưa chú ý đến nhu cầu hứng thú học sinh trong quá trình học.  Thực tế ở các trường phổ thông hình thức dạy học chưa phong phú, đa  dạng, cách thức truyền đạt chưa sinh động, chưa gây hứng thú cho học sinh,  học sinh nhiều khi tiếp nhận kiến thức còn bị động. Những kỹ năng cần thiết  của việc tự học chưa được chú ý  đúng mức. Do vậy việc dạy  học  Toán ở  trường phổ thông hiện nay còn bộc lộ nhiều khuyết điểm và cần đổi mới. Đó  là học sinh chưa thực sự hoạt động một cách tích cực, chưa chủ động sáng  tạo, chưa được thảo luận để đưa ra khám phá của mình, kỹ năng vận dụng vào  thực tiễn còn yếu. Vai trò của giáo viên chủ yếu vẫn là thông báo kiến thức  dạy học sinh cách chứng minh, phán đoán và một số thói quen làm việc nhất  định chứ chưa kích thích học sinh tìm đoán, sáng tạo bài toán. Hơn nữa do thời  gian hạn chế, khối lượng kiến thức cần truyền đạt theo SGK thì nhiều và phải  dạy đúng phân phối chương trình nên chưa phát huy được tính độc lập, sáng 
  • 20.   13 tạo học sinh. Chưa tạo được môi trường để học sinh độc lập khám phá, tìm tòi  và nghiên cứu.  1.2.2. Thực trạng việc học Phương trình lượng giác ở một số trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Khoái Châu - Hưng Yên Trong quá giảng dạy của mình với những kinh nghiệm và trao đổi với  giáo viên và học sinh cho thấy lượng giác là một chủ đề khá khó đối với nhiều  học sinh trong chương trình toán học trung học phổ thông. Mặc dù, SGK mới  đã có nhiều giảm tải về nội dung và yêu cầu đối với học sinh nhưng để học tốt  phần lượng giác không đơn giản. Qua tìm hiểu từ các em học sinh đa số các  em đều có những quan điểm chung như:   Việc học lý thuyết:  - Công thức lượng giác rất nhiều nên học sinh hay quên và bị nhầm lẫn.  - Công thức lượng giác học được học ở cuối lớp 10 nên sang đầu lớp 11  học giải phương trình lượng giác thì học sinh lại phải vừa ôn lại công thức đã  học ở lớp 10, lại vừa phải tiếp nhận kiến thức mới. Do đó, học sinh nào không  ôn tập thì việc tiếp thu kiến thức mới sẽ khó khăn. Vì vậy học tập bị ngắt  quãng, dẫn đến lỗ hổng kiến thức trong không ít học sinh.  - Để vận dụng được công thức lượng giác đúng và linh hoạt thì phải  dành khá nhiều thời gian cho việc làm bài tập.  Khi làm bài tập:  - Việc tính toán, tư duy đối với phần lượng giác khác khá nhiều so với  đại số nên học sinh phần lớn là gặp khó khăn khi bắt đầu học, dễ gây chán nản  cho học sinh.  - Do lượng giác là lĩnh vực khác nhiều so với đại số nên học sinh khó  diễn đạt và trình bày nhất là đối với bài toán lượng giác có điều kiện.  - Khi làm bài tập học sinh thường vận dụng một cách máy móc theo  những  dạng  phương  trình  lượng  giác  cơ  bản  nên  khi  gặp  những  bài  toán  không phải dạng đã gặp thì học sinh lúng túng, không giải quyết được.  - Để nắm được phương pháp giải các phương trình cơ bản một cách  vững chắc, nhuần nhuyễn phải mất một thời gian dài. Trong khi đó thời lượng 
  • 21.   14 ở lớp 11 dành cho phần này chỉ 16 tiết nên học sinh khó có thể mở rộng, tư  duy linh hoạt đối với các dạng bài tập khác. Do đó, để học sinh làm tốt các bài  tập lượng giác khi đi thi đại học thì giáo viên cần có chiến lược giảng dạy tốt  chủ đề này.  - Tính bị động của học sinh khá lớn nên giáo viên vất vả trong quá trình  giảng dạy nếu yêu cầu cao đối với học sinh. 1.2.3. Thực trạng việc dạy Phương trình lượng giác ở một số trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Khoái Châu - Hưng Yên Theo  chương  trình  cải  cách  giáo  dục  (từ  năm  2007),  các  công  thức  lượng giác được đưa xuống dạy ở cuối lớp 10; phương trình lượng giác được  dạy ở đầu lớp 11. Chính vì vậy đây là nội dung được nhiều thầy cô giáo và  các em học sinh quan tâm. Nhưng để hiểu sâu sắc và thấy được cái hay của  các bài toán lượng giác thì cả giáo viên và học sinh đều phải bỏ rất nhiều thời  gian và công sức nghiên cứu. Giáo viên cần có thời gian giảng dạy vài năm để  đúc rút được kinh nghiệm giảng dạy phần môn học này. Học sinh cũng mất  một khoảng thời gian để vừa ôn lại kiến thức cũ, vừa lĩnh hội kiến thức mới  để có thể làm chủ kiến thức lâu hơn khi học các nội dung khác.  Để tìm hiểu được thực trạng dạy học Phương trình lượng giác ở trường  THPT tôi đã tiến hành dự giờ quan sát, thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh  thu được kết quả như sau:  Khi dạy lý thuyết:  - Giáo viên vừa phải lồng ghép việc ôn kiến thức cũ với việc truyền đạt  kiến thức mới trong khi phân phối chương trình còn nhiều bất cập.  - Đây là nội dung khó nên giáo viên thường gặp khó khăn trong việc  phân hoá học sinh, chính vì vậy mất nhiều thời gian phân bậc kiến thức.  - Việc giúp cho học sinh nhớ hết được các công thức lượng giác đòi hỏi  giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể giúp học sinh nhớ lâu được  các công thức này.  Khi dạy bài tập: 
  • 22.   15 - Do  dạng  bài  tập của phần  Phương  trình  lượng giác rất đa dạng và  phong phú, giáo viên phải mất công chọn lọc, tổng hợp, khái quát thành một  hệ thống bài tập phù hợp với trình độ nhận thức của từng học sinh. Đối với  những bài toán quen thuộc thì cách hướng dẫn có phần đơn giản, nhưng gặp  dạng toán không quen thuộc, giáo viên phải mất nhiều thời gian và công sức  để hướng dẫn. Đồng thời giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm, tự  học để học tốt phần này.  - Thời gian chữa bài  tập trên lớp không nhiều nhưng giáo viên  phải  chữa một số lượng lớn bài tập với đầy đủ các dạng và các bước sau:  + Củng cố lại lý thuyết.  + Hướng dẫn học sinh dạng bài tập, mô hình hoá các tình huống để vận  dụng công thức cho đúng.  + Chữa mẫu một số bài tập cơ bản.  + Hướng dẫn HS cách trình bày lời giải cô đọng, dễ hiểu, xúc tích.  + Dành nhiều thời gian để tìm hiểu, giải thích những sai lầm của HS.  +  Dành  thời  gian  dạy  phân  hóa:  rèn  kỹ  năng  cho  HS  trung  bình  và  hướng dẫn HS khá, giỏi làm bài tập khó để phát triển trí tuệ.  Dạy và học phần Phương trình lượng giác rất vất vả nhưng giáo viên  tạo được hứng thú cho học sinh bằng cách hướng dẫn khuyến khích các em tự  sáng tạo ra bài tập tương tự. Ngoài ra còn giúp các em thử sức với những bài  tập mở rộng hay phát triển bài toán mới…  1.2.4. Những khó khăn và sai lầm của học sinh thường gặp khi giải Phương trình lượng giác Việc chỉ ra những sai lầm trong lời giải của học sinh là cần thiết, song  điều quan trọng hơn là phân tích được nguyên nhân chính dẫn đến sai sót đó.  Ngoài ra, theo chúng tôi bên cạnh việc chỉ ra những sai lầm, phân tích được  nguyên nhân, giáo viên cũng cần nghiên cứu và đề ra các biện pháp tích cực  nhằm sửa chữa các sai lầm đó, làm được điều này chính là đã nâng cao năng  lực toán học của học sinh. Để tiến hành tốt việc giải phương trình lượng giác, 
  • 23.   16 người giáo viên phải có năng lực sư phạm tốt: phải nắm vững chương trình,  có trình độ tư duy toán học tốt, phải nắm chắc trình độ, năng lực học tập và  tính cách của học sinh. Theo tôi, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các sai  lầm thường gặp của học sinh khi giải các Phương trình lượng giác có thể là:  - Không hiểu được khái niệm, kí hiệu.  - Tính toán nhầm lẫn.  - Nhớ sai công thức.  - Thực hiện các phép biến đổi đồng nhất hoặc biến đổi phương trình  làm thay đổi tập xác định của phương trình.  - Xét thiếu trường hợp  - Lập luận thiếu lôgic  - Diễn đạt kém  - Không hiểu hoặc hiểu sai đề toán  Như vậy trong hoạt động giải phương trình lượng giác học sinh mắc sai  lầm có nhiều nguyên nhân như: tư duy thuật toán của học sinh còn yếu, tư duy  lô gíc chưa tốt; khả năng lĩnh hội và tái hiện kiến thức còn hạn chế; kỹ năng  tính toán chưa thành thạo. Dưới đây thông qua các ví dụ cụ thể, chúng tôi sẽ  phân  tích  các  dạng  sai  lầm  thường  gặp  của  học  sinh  khi  giải  phương  trình  lượng giác, vạch ra một số biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những sai lầm đó.  1.2.4.1. Hiểu không đúng khái niệm, ký hiệu Trong sách giáo khoa đã nêu định nghĩa phương trình dựa vào mệnh đề  chứa biến. Theo định nghĩa này, phương trình    sin x a   có tập xác định là R  (tập số thực) và có tập nghiệm là tập tất cả các số thực x0 sao cho mệnh đề  0 "   " sin x a    là  mệnh  đề  đúng.  Nếu  theo  định  nghĩa  này,  trong  các  phương  trình lượng giác, ẩn x chỉ các số thực cần tìm và x không phải là góc hay cung  lượng giác, do đó x không có số đo, không có đơn vị đo. Tuy nhiên, trong  thực tế vẫn thường gặp các bài toán đơn giản như tìm các góc x (hình học) có  1 sinx 2  , trong các bài toán như thế x chỉ các góc hình học mà ta vẫn dùng 
  • 24.   17 chung một ký hiệu với số đo của nó. Nếu đo góc theo đơn vị độ thì  0    30 x    hoặc  1500 , nếu đo góc theo radian thì  6   x    hoặc  5   6 x   . Bài toán này nếu  được  mở  rộng  thành  bài  toán  tìm  tất  cả  các  góc,  cung  lượng  giác  x  có  1 sinx 2  thì đáp số là  0 0    30   360 x k    và  0 0    150   360 x k    hoặc cũng có  thể chọn đáp số là  2 6 x k      và  5 2 6 x k     .  Như vậy trong chương trình, đồng hành cả hai quan niệm về phương  trình  lượng  giác,  do  đó  trong  từng  bài  toán  cụ  thể  cần  nhận  thức  được  là  phương trình được hiểu theo nghĩa nào.   Ví dụ. Giải các phương trình:      ) 3 1     2   a sin x sin x                   1     0 )  120 2 b sin x cos x                   2   )  3 2   c cos x sin x                    3   Trong phương trình (1) nhất thiết phải được hiểu theo nghĩa hàm mệnh  đề và các số 1 và 2 là những số thực. Trong phương trình (2) phải được hiểu  theo nghĩa mở rộng: tìm góc x (hoặc số đo của góc lượng giác tính bằng độ)  thoả mãn đẳng thức    0   120     2 sin x cos x   . Trong phương trình (3) có thể  được hiểu theo cả hai nghĩa.   Như  vậy  học  sinh  viết  kết  quả  của  phương  trình  (1)  dưới  dạng   0 3 180 2 x k    và  0 0 1 45 360 x k     thì HS đó phạm sai lầm không hiểu đúng  khái niệm và ký hiệu. Tương tự, nếu viết nghiệm của (2) là  7 2 18 3 k x      và  21 2 18 x k       thì cũng mắc sai lầm nói trên. Để khắc phục các sai lầm loại  này, cần làm cho học sinh quán triệt quan điểm hàm mệnh đề trong định nghĩa  phương trình lượng giác với nghĩa bổ xung như đã nói ở trên. Mặt khác, để 
  • 25.   18 hiểu rõ khái niệm phương trình lượng giác, học sinh cần phải nắm chắc khái  niệm hàm số lượng giác.Vì vậy giáo viên cần ý thức việc giảng dạy chu đáo,  kỹ lưỡng bài Hàm số lượng giác, để tạo tiền đề tốt cho việc giảng dạy bài  phương trình lượng giác.   1.2.4.2.Tính toán nhầm lẫn Ngoài những lỗi phổ biến do tính toán nhầm lẫn như: thực hiện không  đúng các phép toán số học, giải phương trình bậc hai, phương trình đại số  sai... còn một loại nhầm lẫn có tính đặc trưng của hoạt động giải phương trình  lượng giác, đó là việc nhận biết các giá trị đặc biệt của các hàm số lượng giác  để tìm một nghiệm riêng của phương trình lượng giác cơ bản. Chẳng hạn như  nhiều học sinh viết  3 sin 2 6    do đó đi đến kết quả sai. Điều đáng tiếc là lỗi  này có thể gặp ở tất cả loại học sinh, từ yếu kém đến khá giỏi.Vì vậy giáo  viên cần dành thời gian thích đáng để rèn luyện cho học sinh trong việc giải  các phương trình cơ bản. Một biện pháp có tính chất kỹ thuật để giúp học sinh  khắc phục loại sai lầm này là hướng dẫn học sinh thành lập bảng giá trị hàm  số lượng giác các góc đặc biệt.   1.2.4.3. Nhớ sai công thức, tính chất Loại sai lầm này cũng khá phổ biến trong học sinh.   Ví dụ 1. Khi giải phương trình    0 15 2 2 cos x    có học sinh đã "giải"  như  sau:  vì  0  45 2 2 cos    nên  0 0 0 15 45 60 x x       là  một  nghiệm  của  phương trình, do đó tất cả các nghiệm của phương trình là  0 0 60 360 x k    .  Giải như vậy học sinh đã làm thừa rất nhiều nghiệm ( 0 0 60 360 x k    không  là nghiệm của phương trình) và cũng làm thiếu rất nhiều nghiệm (thiếu các  nghiệm 0 0 30 360 x k     ). Lý do dẫn đến sai lầm trên là học sinh đã lẫn lộn  giữa công thức nghiệm của phương trình cơ bản và phương trình gần cơ bản.  Phương  trình  đã  cho  là  phương  trình  gần  cơ  bản,  nếu  đặt  0   15 t x     thì 
  • 26.   19 phương trình đã cho dẫn đến phương cơ bản  0 2 cos ; 45 2 t t    là một nghiệm  của nó và tập nghiệm của phương trình này là  0 0 45 360 t k    . Trở về ẩn cũ  0 0 0 45 36 5 0 1 x k       ta  được  các  nghiệm  của  phương  trình  đã  cho  là  0 0 0 0 60 360 , 30 360 x k x k      .  Ví dụ 2.  Khi  giải  phương  trình  2cos 2 0 x     có  học  sinh  giải:  2 2cos 2 x    vậy 2 4   3 x     hay  3 8 x   .   Do  tính  tuần  hoàn,  nghiệm  của  phương  trình  là  3 2 8 k x      ,  giải  như  vậy  học  sinh  đã  bỏ  sót  rất  nhiều  nghiệm  (thiếu  các  nghiệm  3 (2 1) ) 8 x k       . Nguyên nhân dẫn đến sai lầm là do học sinh đã nhớ sai  hoặc hiểu hình thức, hời hợt tính tuần hoàn của hàm số lượng giác; các em  học sinh đã quên là hàm số      2 y cos x   tuần hoàn với chu kỳ  chứ không  phải  2  như hàm số  y cosx  .  1.2.4.4. Làm thay đổi tập xác định của phương trình Loại sai lầm này thường gặp khi học sinh thực hiện các phép biến đổi  đồng nhất hoặc biến đổi phương trình.  Ví dụ 1. Giải phương trình    tan 2 1 cot    0 x x    .      Học sinh thường biến đổi như sau:      PT tan 2x+1    - cotx   tan(2 1) tan( ) 2 x x        2 1 2 x x k        1 2 x k        .  Giải như vậy học sinh đã sử dụng một phép biến đổi không tương đương   tan(2 1) tan( ) 2 x x     2 1 2 x x k        .  
  • 27.   20 Phép biến đổi này là biến đổi tương đương với điều kiện cos (2x+1) 0   hoặc  cos( ) 0 2 x    . Vì vậy nếu không kiểm tra điều kiện này thì có thể đưa đến  những nghiệm ngoại lai của phương trình. Chẳng hạn nếu giải tương tự như  trên thì phương trình:  tan(2 ) tan( ) 6 6 x x        2 6 6 3 x x n x n                nhưng với  3 x n       thì  phương  trình  tan( ) tan( ) 6 2 x n        vô nghĩa.  Do đó phương trình  tan(2 ) tan( ) 6 6 x x       vô nghiệm (chứ không phải có  nghiệm  3 x n     ).  Ví dụ 2. Khi giải phương trình 2sin cos 1 x x     có học sinh đặt ẩn phụ   n 2 ta t x   đưa phương trình về dạng  2 2 2 2.2 1 1 1 1 t t t t         2 2 4 1 1 t t t          1 1 tan 2 2 2 x t         1 2 ( ) 2 2 x arctg k     .  Giải như vậy đã làm mất các nghiệm  2 x n      (dễ thấy 2 x n       cũng là nghiệm của phương trình).  Nguyên nhân dẫn đến sai lầm này là công thức   2 2tan 2 1 tan 2 x x sinx   ;  2 2 1- tan 2 1 tan 2 x x cosx      đã làm thu hẹp tập xác định của phương trình do đòi hỏi  2 x tan  có nghĩa. 
  • 28.   21 1.2.4.5. Xét thiếu trường hợp Các sai lầm thuộc loại này thường gặp trong các bài toán không mẫu mực.  Ví dụ 1. Giải và biện luận phương trình  2 2 sin sin2 2cos 1 a x x x    ,  có học sinh đã tiến hành như sau: Chia hai vế phương trình cho  2 cos x và  đặt t = tanx ta được phương trình   2 2 1 1 0 t t a      có  1 (1 ) 2 a a       .  Với a > 2 thì  0    phương trình vô nghiệm.  Với a  2   thì  0   , phương trình có nghiệm là    1 2 1 2 1 1 a a t x arctg k a a            .  Giải như thế học sinh đã phạm nhiều sai lầm: phép chia hai vế phương  trình cho cos x 2  có thể làm mất đi những nghiệm mà  0 cosx  . Mặt khác khi  biện luận phương trình bậc hai, các em đã bỏ quên không xét trường hợp suy  biến (a=1).  Ví dụ 2. Khi giải phương trình  11 5 cos 1 8 8 co x x s    có học sinh đã giải nhận xét như sau:    11 cos 1 8 5 cos 1 8 x x           nên  phương trình xảy ra khi  11 cos 1 8 5 cos 1 8 x x            Giải như vậy đã sót trường hợp  11 cos 1 8 5 cos 1 8 x x              Để khắc phục trường hợp này cần làm cho học sinh hiểu rõ cơ sở lý luận của  bất đẳng thức: nếu  , 0 a b c d a c          thì ac bd   và dấu đẳng thức chỉ xảy ra khi a = b, c =  d. Vì vậy chỉ cần sửa lại lập luận trên  như sau:  vì  11 5 cos 1;  cos 1 8 8 x x    và  
  • 29.   22 dấu  đẳng  thức  chỉ  xảy  ra  trong  2  trường  hợp  11 5 cos co 1 8 s 8 x x     hoặc  11 5 cos co 1 8 s 8 x x    .  Trong  bài  toán  này  giáo  viên nên  định  hướng  cho  học  sinh  biến  đổi  phương trình về dạng tổng, dễ lập luận hơn:  PT 1 6 16 3 (cos cos ) 1 cos cos2 2 2 8 8 2 x x x x         do  vế  trái  nhỏ  hơn  hay  bằng 2 nên  3 1 PT 4 2 1 x cos cos x           1.2.4.6. Lập luận thiếu logic thường xảy ra khi học sinh phải giải các bài toán có tham số Ví dụ 1.  Khi giải bài toán: xác định a để hai phương trình sau tương đương     2cosxcos2x=1+cos2x+cos3x                  (1)        2 4 3 cos     4 1 2 cos x cos x a x a cos x                (2)    Sau khi biến đổi phương trình thứ nhất thành     cos 1 cos2 cos (2cos 1) 0 x x x x        0 1 2 cosx cosx       và phương trình (2) được biến đổi thành         2 1 2 3 0 cosx cosx cosx a               0 1 2 3 2 cosx cosx a cosx                Có học sinh đã khẳng định là  mọi a, phương trình (1) và (2) không  tương đương vì phương trình sau nhiều nghiệm hơn. Mắc sai lầm đó vì học  sinh nghĩ đơn giản là phương trình  3 cos 2 a x    luôn cho những nghiệm khác 
  • 30.   23 với nghiệm của  0 cosx   và  1 2 cosx   . Cũng có học sinh cho rằng hai phương  trình chỉ tương đương khi  0 2 3   a  hoặc  1 2 3   a  như thế vẫn sót trường hợp  2 3   a sx co  vô nghiệm. Sự thực (1) và (2) tương đương với nhau khi và chỉ  khi  0 2 3   a  hoặc  2 1 2 3   a  hoặc  3 1 2 a     hoặc  3 1 2 a   .  1.3. Một số kỹ năng cơ bản trong giải toán “Phương trình lượng giác” 1.3.1. Kĩ năng phân tích định nghĩa khái niệm R.AAxnop nói: "Việc tiếp thu tri thức một cách có ý thức được kích  thích bởi việc học sinh tự phân tích một cách có suy nghĩ  nội dung của từng  sai lầm mà mình phạm phải, giải thích nguồn gốc của các sai lầm này và lý  luận về bản chất của các sai lầm". Một trong những nguyên nhân chủ yếu của  các sai lầm là do trình độ còn hạn chế. Trong đó có thể là học sinh không nắm  vững kiến thức cơ bản về môn Toán mà cơ sở nhất là các định nghĩa và khái  niệm. Do đó khi truyền thụ giáo viên cần lưu ý:    Nắm vững nội dung môn Toán Trung học phổ thông: đặc biệt là các tình  huống điển hình trong môn Toán (Dạy học khái niệm môn Toán, định lý Toán  học, quy tắc, phương pháp và đặc biệt là dạy học giải bài tập Toán học). Khi dạy  khái niệm cần chú ý đến nội hàm, ngoại diên và mối quan hệ giữa các khái niệm,  khi dạy định lý cần chú ý đến cấu trúc lôgic và giả thiết của định lý. Trong giải Toán để tránh các sai lầm, học sinh cần đặc biệt chú ý tới  các hoạt động nhằm tích cực hóa hoạt động học tập. Đó là các hoạt động nhận  dạng, thể hiện hoạt động Toán học phức hợp, hoạt động trí tuệ và hoạt động  ngôn ngữ, thông qua các hoạt động này học sinh mới bộc lộ những sai lầm, từ  đó mà dự đoán, phòng tránh và sửa chữa sai lầm.  Đặc  biệt  phương  pháp  dạy  học  đóng  vai  trò  không  nhỏ  trong  việc  phòng ngừa các sai lầm cho học sinh. Nếu học sinh được làm quen với các hệ  thống phương pháp dạy học mới, khêu gợi trí sáng tạo, biết phát hiện và giải 
  • 31.   24 quyết vấn đề sẽ tự tin, năng động, tạo tâm thế vững vàng, hạn chế việc mắc  sai lầm trong dạy học giải Toán. 1.3.2. Kĩ năng phân tích những sai lầm thường mắc phải trong quá trình giải các bài toán về Phương trình lượng giác Trong quá trình dạy học Toán, để học sinh hạn chế mắc phải các sai  lầm khi giải toán phương trình lượng giác giáo viên cần có kỹ năng phân tích  sai lầm thường gặp của học sinh. Để có được kỹ năng đó khi dạy học nội  dung này chúng ta cần chú ý tuân thủ những phương châm sau:  - Phương châm thứ nhất: Tính kịp thời.  Các biện pháp phải chú ý thích ứng với thời điểm thích hợp. Biện pháp  chỉ phát huy hiệu quả nếu được áp dụng đúng lúc, không thể tuỳ tiện trong  việc phân tích và sửa chữa cũng như hạn chế sai lầm của học sinh. Đặc biệt là  thời gian mà giáo viên tiếp xúc trực tiếp với học sinh là có hạn. Do đó sự  không kịp thời sẽ là sự lãng phí thời gian và giáo viên khó có có điều kiện lấy  lại thời gian đã mất. Tính kịp thời của phương pháp đòi hỏi giáo viên phải có  sự nhanh nhạy trước các tình huống điển hình nhằm tác động đến hoạt động  của học sinh; tính kịp thời đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và dự đoán trước  các tình huống có thể mắc sai lầm của học sinh; đòi hỏi giáo viên phải luôn ở  vị trí thường trực với mục tiêu dạy học. Các sai lầm càng sửa muộn bao nhiêu  thì sự vất vả của thầy và trò càng tăng thêm bấy nhiêu.  - Phương châm thứ hai: Tính chính xác.  Khi dạy học giáo viên phải đảm bảo độ chính xác từ ngôn ngữ thông  thường đến ngôn ngữ Toán học, phải chỉ ra chính xác nguyên nhân dẫn tới sai  lầm của học sinh trong lời giải. Giáo viên không được phủ nhận lời giải sai  một cách chung chung, phải đánh giá mức độ sai lầm của học sinh.   - Phương châm thứ ba: Tính giáo dục.  Tính giáo dục giúp học sinh thấy được tầm quan trọng trong sự chính  xác của lời giải, giúp học sinh tránh được các sai lầm khi sai lầm chưa xuất  hiện. Tính giáo dục còn giúp cho  học sinh có ý chí trong học Toán và giải 
  • 32.   25 Toán. Các em có sự kiên trì và cẩn thận để đi tới lời giải đúng, tạo ra thói  quen kiểm tra lời giải và biết cách phủ định các sai lầm trong lập luận. Tính  giáo dục còn giúp học sinh không dấu dốt, dám hỏi khi chưa hiểu và không  bao giờ tự  thoả mãn với kết quả đã đạt được.  1.3.3. Kĩ năng hệ thống hóa các dạng toán về Phương trình lượng giác Việc xác định hướng giải một bài tập có liên quan mật thiết với việc lựa  chọn phương pháp và công cụ thích hợp để giải một bài tập. Theo Nguyễn Thái  Hoè: "Một bài tập chỉ có thể có lời giải tốt khi chọn được phương pháp và công  cụ thích hợp với hướng giải đã  có". Không tìm được phương pháp giải phù  hợp với bài tập có thể đưa đến các sai lầm: đặt điều kiện sai, biện luận không  hết  các  trường  hợp,  không  theo  trình  tự  lôgic, không  có  cách  giải  tối  ưu....  Muốn giải được bài tập, ngoài các kiến thức cơ bản của môn Toán, các kiến  thức cần thiết của lôgic học, cần phải căn cứ vào hướng đã vạch ra, vào quá  trình tiếp nhận và đặc điểm của bài tập. Cho nên, một yêu cầu cần thiết để học  sinh có thể nhanh chóng tìm ra lời giải cho bài toán là học sinh phải biết hệ  thống các bài tập lượng giác theo các chủ đề thích hợp; đưa ra các phương pháp  giải có thể sử dụng cho từng chủ đề này. Từ đó mới xây dựng được kế hoạch  giải cụ thể và lựa chọn các phương pháp thích hợp.   1.3.4. Kĩ năng tính toán Trong hoạt động thực tế ở bất kì lĩnh vực nào cũng đòi hỏi kĩ năng tính  toán: tính đúng, tính nhanh, tính hợp lý, cùng các đức tính cẩn thận, chu đáo,  kiên nhẫn. Trong dạy học, giáo viên phải chú ý tránh tình trạng ra ít bài tập  đòi hỏi sự tính toán, đồng thời khi dạy giải bài tập không nên chỉ dừng lại  việc chỉ ra phương hướng làm mà ngại làm các phép tính cụ thể để đi đến kết  quả cuối cùng. Giáo viên cần thường xuyên khuyến khích học sinh tìm tòi các  cách tính toán khác nhau và biết chọn phương án hợp lý nhất. 
  • 33.   26 CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI “PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC” CHO HỌC SINH 2.1. Nội dung Phương trình lượng giác trong chương trình Đại số và Giải tích 11 Trung học phổ thông 2.1.1. Nội dung Phương trình lượng giác trong chương trình Đại số và Giải tích 11 Trung học phổ thông Trước đây, toàn bộ vấn đề lượng giác nằm trong chương trình Đại số và  Giải tích 11. Trong chương trình mới, phần mở đầu về lượng giác đã được  giới  thiệu ở chương cuối của sách giáo khoa Đại số 10, bao gồm các vấn đề,   các khái niệm cơ bản như góc và cung lượng giác, các giá trị lượng giác của  góc (cung) lượng giác và một số công thức lượng giác. Lượng giác lớp 11 là  sự nối tiếp chương trình lượng giác lớp 10.  Việc đưa lượng giác xuống lớp 10 từ lâu đã được nhiều nhà giáo và  nhiều nhà khoa học đề xuất. Ý kiến hợp lý này lẽ ra đã trở thành hiện thực  trong SGK 2000. Nhưng vì nhiều lý do, đến 2006 mới được thực hiện. Sự đổi  mới này còn nhằm tạo điều kiện về thời gian để sớm đưa tổ hợp và đạo hàm  vào chương trình Đại số và Giải tích 11, phục vụ cho hai môn Sinh học và  Vật lí. Điều đó thể hiện rõ tính liên môn của toàn bộ hệ thống chương trình  nói chung.  SGK Đại số và Giải tích 11 mở đầu bằng chương lượng giác, chương  này chỉ còn hai nội dung chủ yếu là tìm hiểu các khái niệm về Hàm số lượng  giác và Phương trình lượng giác, các nội dung này cũng được trình bày hết  sức ngắn gọn, cơ bản.  Trong nội dung Phương trình lượng giác, không yêu cầu học sinh giải  các phương trình đòi hỏi biến đổi phức tạp và không xét các Phương trình  lượng giác có chứa tham số vì đa số các bài toán loại này thường dẫn đến  phần biện luận khá phức tạp. Các vấn đề phức tạp như thế, nếu cần, có thể  đưa vào các chuyên đề tự chọn. 
  • 34.   27 Nội dung Bất phương trình lượng giác chỉ được trình bày trong bài học  thêm. Trong hệ thống bài tập cũng không có các bài tập về Bất phương trình  lượng giác.   Phân phối Chương 1: “Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác”  lớp 11 như sau:  §1. Hàm số lượng giác            (5 tiết)  Luyện tập                (2 tiết)  §2. Phương trình lượng giác cơ bản        (4 tiết)  Luyện tập                (2 tiết)  §3. Một số dạng phương trình lượng giác thường gặp  (2 tiết)  Luyện tập                (2 tiết)  Ôn tập và kiểm tra chương          (3 tiết)  SGK yêu cầu về giải các phương trình lượng giác ở đây được giảm nhẹ  rất nhiều so với trước đây. Điều đó thể hiện ở hai điểm cơ bản:  - Chỉ nêu các dạng phương trình đơn giản, không đòi hỏi phải có những  thủ thuật biến đổi lượng giác phức tạp và nếu có các điều kiện kèm theo thì  việc thử lại các điều kiện đó khá đơn giản.  - Không yêu cầu giải và biện luận phương trình lượng giác chứa tham số.  Tuy nhiên, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải các  phương trình lượng giác cơ bản thật thành thạo. Đó là cơ sở để học sinh nâng  cao kỹ năng giải các phương trình phức tạp hơn.  2.1.2. Những chú ý khi dạy nội dung Phương trình lượng giác trong chương trình Đại số và Giải tích 11 Trung học phổ thông Để giúp cho học sinh có thể tự làm được các bài tập về Phương trình  lượng giác thì giáo viên cần hệ thống các bài tập theo các dạng cụ thể; các bài  tập phải được chọn lọc cẩn thận để có thể củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ  năng cho học sinh. Đặc biệt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm các bài tập  đó thật cẩn thận. Những sai sót mắc phải trong quá trình làm bài tập là không  thể tránh khỏi. Vì vậy, khi dạy học sinh giáo viên cần lưu ý nhấn mạnh một số  điểm có tính mấu chốt, quan trọng sau: 
  • 35.   28 - Cách viết nghiệm của phương trình và biểu diễn nghiệm đó trên đường  tròn lượng giác.   - Hệ thống hóa các kỹ năng biến đổi lượng giác từ đó học sinh mới có  thể rèn luyện cho mình kỹ năng giải Phương trình lượng giác.  - Rèn luyện kĩ hơn cho học sinh kỹ năng kết hợp, đối chiếu với điều  kiện ban đầu. Phần  lớn  các  sai  lầm  mà  học  sinh  mắc  phải  trong  nội  dung  này  là  do  đặt ĐKXĐ sai hoặc thiếu và khi so với ĐKXĐ lại so một cách  không chính xác.  2.2. Xây dựng hệ thống các bài tập trong chủ đề “Phương trình lượng giác” nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh 2.2.1. Phương trình lượng giác cơ bản 2.2.1.1. Phương trình sinxa Xét phương trình sinxa               (1)  Trường hợp 1: Nếu  1 a   thì phương trình (1) vô nghiệm vì  sinx 1   với  mọi x.  Trường hợp 2: Nếu |a| 1, ta xét 2 khả năng  - Khả năng 1: Nếu a được biểu diễn qua sin của góc đặc biệt, giả sử  .  Khi đó phương trình sẽ có dạng đặc biệt  2 sinx sin   (k ) 2 x k x k                  .             - Khả năng 2: Nếu a không biểu diễn được qua sin của góc đặc biệt khi  đó đặt  sin . a    Ta có:  2 sinx sin   (k ) 2 x k x k                  .   hoặc sử dụng công thức sinxa arcsin 2 arcsin 2 x a k x a k             Như vậy ta có thể kết luận phương trình có 2 họ nghiệm.   Đặc biệt ta cần phải nhớ được các giá trị của các cung đặc biệt như  ; ; ; ; ;2 6 4 2 3              vì sau khi biến đổi  các bài toán thường đưa về các cung  đặc biệt này. 
  • 36.   29 CHÚ Ý  a) Phương trình sinx sin   có các nghiệm là    2 x k     và  2 x k       , k  .  Tổng quát,  ( ) ( ) 2 sin f(x) sin  g(x)  (k ) ( ) ( ) 2 f x g x k f x g x k               .  b) Phương trình  0 sinx sin    có các nghiệm là    0 0 360 x k      và  0 0 0 180 360 x k     ,  . k    Ví dụ 1. Giải phương trình             1 sin 4 x  .  Giải Ta nhận thấy  1 4  không là giá trị của cung đặc biệt nào nên ta đặt  1 sin . 4     Khi đó ta có:  2 1 sinx= sin sin  (k ). 2 4 x k x x k                     Vậy phương trình có 2 họ nghiệm  2 x k     và  2 x k       , k  .  Nhận xét. Cũng có thể giải phương trình trên như sau  1 sinx= 4  1 arcsin 2 4  (k ). 1 arcsin 2 4 x k x k                  Ví dụ 2. Giải phương trình      3 sin(3 ) 4 2 x    .  Giải Do  3 sin 3 2    nên   3 sin(3 ) sin(3 ) sin 4 2 4 3 x x          
  • 37.   30 3 2 3 2 4 3 4 3 2 2 3 2 3 2 4 3 4 3 x k x k x k x k                                           2 36 3  (k ) 5 2 36 3 k x k x                 .  Vậy phương trình có hai họ nghiệm  2 5 2 ;  (k ) 36 3 36 3 k k x x          .  Ví dụ 3. Giải phương trình  0 2 sin(x+45 ) 2   .   Giải Trong phương trình này khi giải ta phải chú ý cho học sinh về sử dụng  công thức nghiệm theo đơn vị đo là Độ hay Radian. Trong Ví dụ 1, góc x có  thể chọn đơn vị là Độ hoặc Radian. Nhưng trong Ví dụ 3 này thì đơn vị đo  của góc x phải là độ và công thức nghiệm phải lấy theo công thức số đo về độ.  Ta có:  0 0 0 2 sin(x+45 ) - sin(x+45 ) sin225 2      0 0 0 0 0 0 0 45 225 360 45 180 225 360 x k x k               0 0 0 0 180 360 90 360 x k x k            Vậy phuơng trình có các nghiệm là  0 0 180 360 ,  x k k     và  0 0 90 360 ,  x k k     .  2.2.1.2. Phương trình cosx  a Ta cũng đi biện luận cosx  a theo a  Trường hợp 1: Nếu  1 a   phương trình vô nghiệm. 
  • 38.   31 Trường hợp 2: Nếu   1 a  ta xét 2 khả năng:   - Khả năng 1: Nếu a được biểu diễn qua cosin của góc đặc biệt, giả sử góc .  Khi đó phương trình có dạng    cos cos 2 , k . x x k             - Khả năng 2: Nếu a không biểu diễn được qua cosin của góc đặc biệt khi đó   đặt  cos a   . Ta có: cos cos 2 , k . x x k            Hoặc sử dụng công thức cos arccos 2 ,  . x a x a k k           Như vậy ta có thể kết luận phương trình có 2 họ nghiệm.  CHÚ Ý  a) Phương trình cosx cos   có các nghiệm là    2 x k     và  2 x k      , k  .  Tổng quát,  ( ) ( ) 2 cosf(x) cos ( ) ( ) ( ) 2 f x g x k g x f x g x k               b) Phương trình  0 cosx cos   có các nghiệm là    0 0 360 x k      và  0 0 360 x k     , k  .  Ví dụ 1. Giải  phương trình sau  1 cos 2 x   .   Giải Do  2 1 cos( ) cos 3 3 2          nên   1 cos 2 x     2 2 osx= os 2 ,  . 3 3 c c x k k             Vậy phương trình có 2 họ nghiệm  2 2 ,  . 3 x k k         Ví dụ 2. Giải phương trình  3cos(2 ) 1 6 x    .   
  • 39.   32 Giải Ta có:  1 3cos(2 ) 1 cos(2 ) 6 6 3 x x        .  Vì     1 1;1 3    và  1 3  không là giá trị của cung đặc biệt nên tồn tại  góc    0;     sao cho  1 cos 3   .  Suy ra  1 cos(2 ) cos(2 ) cos 6 3 6 x x         2 2 6 12 2  ( ) 2 2 6 12 2 x k x k k x k x k                                           .  Vậy phương trình có  hai họ nghiệm  ,  . 12 2 x k k         Ví dụ 3. Giải phương trình  0 3 cos( 30 ) 2 x   . Giải Nhận xét. Ở vế trái phương trình xuất hiện đơn vị đo là Độ nên ta phải sử  dụng công thức nghiệm về Độ cho phương trình này.  Vì  0 3 cos30 2  nên 0 0 0 0 0 0 0 30 30 360 3 cos( 30 ) 2 30 30 360 x k x x k              0 0 0 360  (k ) 60 360 x k x k          . Vậy nghiệm của phương trình là  0 0 0 360 ;  60 360 , k . x k x k      2.2.1.3. Phương trình tanx a  Xét phương trình tanx = a theo các bước sau:    Điều kiện: cos 0 ,  . 2 x x k k           
  • 40.   33 - Khả năng 1: Nếu a được biểu diễn qua tan của góc đặc biệt  . Khi đó  phương trình có dạng              tan tan , k . x x k             - Khả năng 2: Nếu a không biểu diễn được qua tan của góc đặc biệt,  khi đó đặt  tan a    ta được               tan tan , k . x x k           Hoặc sử dụng công thức tanx tan x arctan . k           Nhận xét. Như vậy với mọi giá trị của a phương trình luôn có nghiệm.  CHÚ Ý  a) Phương trình: tanf(x) tang(x) ( ) ( ) ,  . f x g x k k         b) Phương trình  0 tan x tan    có nghiệm là    0 0 180 x k    , k  .  Ví dụ 1. Giải phương trình       tan 3 x  .  Giải Do  3 tan 6    nên ta có  tanx =  3 tanx =  tan ,  . 6 6 x k k           Vậy phương trình có 1 họ nghiệm  ,  6 x k k      .  Chú ý. Ta cũng có thể giải phương trình trên như sau  0 0 0 tanx =  3 tanx =  tan30 30 180 ,  x k k      .  Ví dụ 2. Giải phương trình tan( ) 2 5 x      Giải   Do  2  không thể biểu diễn được qua  tan  của góc đặc biệt nên ta đặt  tan 2   .  Từ đó ta có   tan( x) 2 tan( x) tan 5 5             
  • 41.   34 x ,  . 5 5 k x k k                  Vậy phương trình có một họ nghiệm  ,  5 x k k        . Trong đó    xác định bởi tan 2   .  Nhận xét. Đây không phải là phương trình khó nhưng học sinh rất hay mắc sai lầm ở bước cuối cùng tìm ra x. Rất nhiều học sinh sau khi biến đổi đến x 5 k        thì sau đó thường sai ở bước chuyển vế đổi dấu thành  ,  5 x k k        .  Ví dụ 3. Giải phương trình  0 tan(3 15 ) 3 x   .  Giải Ta có:  0 tan60 3  nên 0 0 0 tan(3 15 ) 3 tan(3 15 ) tan60 x x      0 0 0 0 0 3 15 60 180 15 60 ,  . x k x k k           Vậy phương trình có một họ nghiệm  0 0 15 60 ,  x k k    .  2.2.1.4. Phương trình cotx a  Xét phương trình cotx a          Điều kiện: sin 0 ,  . x x k k         - Khả năng 1: Nếu a được biểu diễn qua cot của góc đặc biệt, giả sử  .  Khi đó phương trình có dạng               cot cot ,  . x x k k           - Khả năng 2: Nếu a không biểu diễn được qua cot của góc đặc biệt,  khi đó đặt  cot a    ta được              cot cot ,  . x x k k           Hoặc sử dụng công thức cotx cot x arccot . k           Nhận xét.  Như vậy với mọi giá trị của tham số phương trình luôn có nghiệm.  CHÚ Ý  a) Phương trình: cotf(x) cotg(x) ( ) ( ) ,  f x g x k k       . 
  • 42.   35 b) Phương trình  0 cot x cot    có nghiệm là    0 0 180 x k    , k  .  Ví dụ 1. Giải phương trình   1 cot( ) 4 3 x    .  Giải Ta có:  1 cot 3 3    nên  1 cot( ) cot( ) cot 4 4 3 3 x x           ,  . 4 3 12 x k x k k                 Vậy phương trình có 1 họ nghiệm  ,  12 x k k       .  Ví dụ 2. Giải phương trình      0 cot(4x 35 ) 1    .  Giải Ta có:  0 cot( 45 ) 1     nên   0 0 0 cot(4x 35 ) 1 cot(4x 35 ) cot( 45 )          0 0 0 0 0 4x 35 45 180 20 45 ,  k x k k          .  Vậy phương trình có 1 họ nghiệm  0 0 20 45 ,  x k k     .  2.2.2. Phương trình bậc nhất đối với sinx và cosx Dạng phương trình: asinx bcosx c   , trong đó  2 2 0 a b   .  Bằng  cách  chia  hai  vế  của  phương  trình  cho  2 2 b a    và  chú  ý  rằng  1 2 2 2 2 2 2                     b a b b a a , nên ta có thể đặt  2 2 2 2 sin , cos b a b b a a       ,  với  là một góc xác định nào đó.  Khi đó phương trình đã cho trở thành:  2 2 ) sin( b a c x    , đây chính là  phương trình lượng giác cơ bản.  Sử dụng cách giải phương trình này ta có thể áp dụng được cho những  phương trình dạng sau  2 2 2 2 sin ( ) cos ( ) sin ( ) cos ( ),  a f x b f x c g x d g x a b c d        
  • 43.   36 Chú ý.  Khi  giải  phương  trình  dạng:  asinx+bcosx+c=0,  để  tránh  học  sinh áp dụng máy móc lời giải của bài toán tổng quát, ta cần cho học sinh xét  các trường hợp đặc biệt sau:  + Trường hợp  0 a  , khi đó phương trình đã cho có dạng  0 bcosx c     và đây chính là PT lượng giác cơ bản dạng . cosx a    +  Trường  hợp  0, b    khi  đó  phương  trình  đã  cho  có  dạng:    0 asinx c    và đây chính là PT lượng giác cơ bản dạng . sinx a    + Trường hợp 0 c  , đây là trường hợp giáo viên ít chú ý đến cho các  em, vì vậy các em thường xuyên áp dụng cách giải tổng quát. Trong trường  hợp  này  giáo  viên  phải  hướng  học  sinh  đưa  phương  trình  về  dạng  asinx bcosx   . Từ đó chuyển phương trình về dạng phương trình cơ bản đối  với tang hoặc cotang.  Ví dụ 1. Giải phương trình  sin 2 3cos2 3 x x   .           (1)  Giải Chia cả hai vế phương trình (1) cho  2 2 1 ( 3) 10     ta được                  1 3 3 sin2 cos2 10 10 10 x x   .      Đặt      1 3 cos ;  sin 10 10     .  Lúc  đó  phương  trình  (1)  viết  được  dưới dạng     cos sin2 sin cos2 sin sin(2x ) sin x 2x 2  ( ). 2x 2 x 2 x x k k k k k                                              Vậy phương trình có nghiệm là x ,x  (k ). 2 k k             Cách 2: Biến đổi phương trình về dạng  
  • 44.   37 2 sin2 3(1 cos2 ) 2sin cos 6cos cos 0 (sin 3cos )cos 0 sin 3cos 0 cos 0 (k ). 2 tan 3 arctan3 x x x x x x x x x x x x x k x x k                                     Ví dụ 2. Giải phương trình                          3 4cos 5 3sin15 2 3cos5 . x x x              2   Giải   3 2 4cos 5 3cos5 3sin15 2   x x x       cos15 3sin15 2 x x      1 3 2 cos15 sin15 2 2 2 2 cos(15 ) 3 2 x x x            2 15 2 3 4 180 15     7 2 15 2 3 4 180 15 x k x k k x k x k                                       Z .  Vậy  phương  trình  có  nghiệm  là  2 7 2 ;  ,  180 15 180 15 x k x k k           Z.  Chú ý. Khi làm bài toán dạng này chúng ta nên kiểm tra điều kiện trước khi  bắt tay vào giải phương trình bởi có một số bài toán đã cố tình tạo ra những  phương trình không thoả mãn điều kiện. Ta xét ví dụ sau:  Ví dụ 3. Giải phương trình   2 2(sin cos )cos 3 cos2 x x x x    .        (3)  Giải Ta biến đổi phương trình (3)  (3) 2sin2 ( 2 1)cos2 3 2 x x        Ta có:  2; b =  2 1; c = 3-  2 a    
  • 45.   38   2 2 2 5 2 2;  11 6 2 a b c         Suy ra  2 2 2 . a b c     Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.  Chú ý. Đối với phương trình dạng   sin ( ) cos ( ) sin ( ) cos ( ) (*) a P x b Q x c Q x d P x      trong  đó  a,  b,  c,  d   thoả  mãn  2 2 2 2 a b c d      >  0  và  P(x),  Q(x)  không  đồng  thời  là  các  hàm  hằng  số.  Bằng  phép  chia  cho  2 2 a b    ta  có  (*)     sin ( ) sin ( ) P x Q x        hoặc  (*)     cos ( ) cos ( ) P x Q x         trong  đó  ,     là  các  góc  phụ  thích hợp. Ta xét ví dụ sau:  Ví dụ 4. Giải phương trình  cos7 sin5 3(cos5 sin7 )   x x x x            (4)    Giải (4) cos7 3sin7 3cos5 sin5 x x x x      1 3 3 1 cos7 sin7 cos5 sin5 2 2 2 2 x x x x       cos cos7 sin sin7 cos cos5 sin sin5 3 3 6 6 x x x x           cos(7 ) cos(5 ) 3 6 x x         7 5 2 3 6 12  (k ) 7 5 2 24 6 3 6 x x k x k k x x x k                                       .  Vậy phương trình có hai họ nghiệm  ;  , k . 12 24 6 k x k x            Ví dụ 5. Giải phương trình      sin3x + ( 3 - 2)cos3x = 1.  Giải
  • 46.   39 Với bài  này học sinh thường giải theo dạng asinx  + bcosx = c bằng  cách chia cả hai vế cho  2 2 b a  . Khi đó đáp số của bài toán không đẹp. Với  cách giải sau ta thu được đáp số tốt hơn.   Do b + c = ( 3 - 2) + 1 =  3 - 1 ≠ 0 nên cos 3 2 x  = 0 không là nghiệm  của phương trình.  Đặt t = tan 3 2 x  sin3x =  2 2 1 t t   và cos3x =  2 2 1 1 t t   , phương trình trở thành    2 2 1 t t   + ( 3- 2)  2 2 1 1 t t    = 1   2t + ( 3 - 2)(1 – t2 ) = 1 + t2    (1 -  3)t2  +  2t +  3  - 3 = 0  2 3 3 tan 1 1 6 3 2 4 2  (k ) 3 3 2 2 3 tan 3 2 3 2 9 3 k x x x k t x x k t k x                                                 Như vậy, tùy từng bài toán ta có thể vận dụng các cách giải khác nhau  không theo khuôn mẫu nhất định để có được lời giải đẹp.  Bài tập rèn luyện Giải các phương trình sau:  1)  3sin cos 3 x x     2)  3 4cos 3sin3 1 3cos x x x      3)  4 4 sin cos 1 2 2sin .cos x x x x      4)  4 4 2( 3sin cos ) 7 sin2 3(cos sin ) x x x x x       5)  3 1 8sin cos sin x x x     2 2 6) os 3sin2 1 sin c x x x      3 7) sin xsin2 sin3 6cos x x x  