SlideShare a Scribd company logo
Đề tài: Những yếu tố tác động đến việc
lựa chọn trường Đại học Hoa Sen của học
sinh cấp 3 năm 2018 tại TP.HCM.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.
1.1. Cơ sở hình thành đề tài.
Theo thống kê của Vietnamnet.vn vào năm 2017, tính đến 19/04 đã có 842.490 thí sinh
đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia 2017. Trong đó, số đăng ký tuyển sinh đại học là
629.788 thí sinh, chiếm 74,75% (Vietnamnet, 2017). Với nhu cầu học đại học ngày càng
tăng của học sinh THPT ngày nay, sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường đại học là không
thể tránh khỏi.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ông Phạm Vũ Luận chính thức ban hành Quyết định số 3538 Phê
duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2015 sẽ được tố chức
trong bốn ngày liên tiếp. Đây là kỳ thi hai trong một, được gôm lại từ hai kỳ thi là Kỳ thi
tốt nghiệp trung học phổ thông và Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng. Phương án này
đã được áp dụng từ năm 2015 cho đến nay là năm 2018 và vẫn chưa có quyết định thay đổi
trong tương lai. (Vietnamnet, 2014)
Phương án này được ban hành đã tạo cơ hội cho các em dự trù được điểm số của mình và
nộp vào đại học phù hợp với điểm số. Theo báo Vietnammoi, năm 2017, việc trượt đại học
được nhiều chuyên gia giáo dục cũng như Trưởng phòng tuyển sinh các trường ĐH, CĐ
chia sẻ, thí sinh muốn trượt ĐH cũng khó (Vietnammoi, 2017). Với số lượng hồ sơ nộp
vào, nhà trường chỉ lấy đủ chỉ tiêu đề ra. Và với những sinh viên vượt chỉ tiêu, họ có cơ
hội lần hai để nộp vào trường phù hợp với điểm số. Đối với những trường dân lập, trường
sẽ có cơ hội nhận hồ sơ đối với những sinh viên đó. Đó là lý do với phương thức tuyển sinh
này, các trường dân lập trở nên phổ biến hơn và sự cạnh tranh giữa các trường cũng tăng
cao.
Một ví dụ điển hình, số lượng sinh viên trúng tuyển đại học với phương thức một của
trường đại học Hoa Sen năm 2016 là 2488 thí sinh (Đại học Hoa Sen, 2016), và năm 2017
tăng đến 2957 thí sinh chưa kể số lượng xét tuyển theo phương thức hai và ba. (Đại học
Hoa Sen, 2017).
Với số lượng sinh viên có nhu cầu học đại học càng tăng, các trường đại học càng cạnh
tranh với nhau để thu hút đông đảo học sinh-sinh viên hơn. Yếu tố nào của nhà trường là
quan trọng ảnh hưởng đến kết quả tuyển sinh và tiêu chí họ đặt ra cho nhà trường là gì? Từ
những kết quả nghiên cứu có được và những cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đề
xuất những giải pháp marketing phù hợp cho nhà trường trong tương lai, đánh mạnh vào
những ưu điểm từ đó thu hút đông đảo sinh viên hơn nữa.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu và xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh để đưa ra các chiến lược marketing phù hợp nhằm thu hút các bạn học sinh có nhu
cầu học đại học nộp hồ sơ vào trường và đề xuất một số giải pháp cho công tác tuyển sinh
của trường đại học Hoa Sen hiệu quả hơn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chúng tôi lựa chọn đối tượng khảo sát là những học sinh cấp ba trong độ tuổi 15-18 tuổi
đang theo học ở các trường trung học phổ thông trong thành phố. Những bạn đang trong
quá trình ôn thi vào đại học và đang phân vân về việc chọn trường đại học nào để theo học
trong tương lai.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nội dung chương giải thích rõ hành vi của học sinh biến đổi như thể nào khi nhiều yếu tố
tác động vào, các mô hình về thái độ và các yếu tố ảnh hưởng, một số định nghĩa và dẫn
chứng về các yếu tố đó.
2.1.Lý thuyết về hành vi ra quyết định.
Trong cuốn sách “Những nguyên lý cơ bản trong Marketing” của Philip Kotler viết về lý
thuyết quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, tuy lý thuyết hình thành dựa
trên hành vi trong mua hàng của người tiêu dùng song vẫn được sử dụng khá rộng rãi trong
một số nghiên cứu khác nhau (P.Kotler, K.L.Keller, 2012).
Trong marketing, nhu cầu của khách hàng được hình thành từ những vấn đề phát sinh trong
sinh hoạt hằng ngày. Từ những vẫn đề phát sinh đó, họ mong muốn sẽ được thõa mãn nhu
cầu đó một cách tốt nhất. Khi chúng tôi áp dụng lý thuyết này vào việc đưa ra quyết định
cũng vậy, đối với những học sinh chuẩn bị tốt nghiệp và bước vào môi trường đại học. Nhu
cầu của họ là chọn được một trường đại học tốt và phù hợp với họ.
Quy trình ra quyết định lựa chọn trường đại học của một học sinh được chia làm năm giai
đoạn, áp dụng theo mô hình của Philip Kotler (P.Kotler, K.L.Keller, 2012) như sau:
 Giai đoạn một: Nhận thức nhu cầu bản thân
Đây là bước đầu tiên và cơ bản nhất trong quy trình ra quyết định của khách
hàng. Trước khi bắt đầu ra quyết định nên mua gì, họ phải xác định chính xác
bản thân họ mong muốn thỏa mãn cái gì. Một quyết định được đưa ra không
thể nào thiếu sự xuất phát từ nhu cầu.
 Giai đoạn hai: Tìm kiếm thông tin sản phẩm và những sản phẩm liên quan.
Khi nhận thức được nhu cầu của mình, bước tiếp theo là tìm kiếm thông tin về
sản phẩm. Thông tin được cung cấp sẽ đến từ nhiều nguồn khác nhau như trên
mạng, từ bạn bè người thân.
 Giai đoạn ba: Đánh giá những lựa chọn liên quan dựa vào các yếu tố.
Sau khi có được những thông tin cần thiết cũng như xác định rõ được nhu cầu
của mình, khách hàng có xu hướng tìm kiếm thêm nhiều lựa chọn khác nhau
nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ.
 Giai đoạn bốn: Ra quyết định.
Philip Kotler nói rằng quyết định cuối cùng có thể bị gián đoạn bởi 2 yếu tố:
phản hồi tiêu cực từ người khác và những tình huống bất ngờ xảy ra. Chẳng hạn
như khi bạn quyết định chọn trường đại học Hoa Sen để nộp hồ sơ, nhưng bạn
của mình lại có những phản hồi tiêu cực về ngôi trường này khiến quyết định
của mình bị lung lay. Hay điểm số cuối cùng của bạn lại không đủ tiêu chuẩn
để ứng tuyển, đó là tình huống bất ngờ xảy ra khiến bạn không thể ra quyết định
được.
 Giai đoạn năm: Đánh giá về sản phẩm.
Sau khi trải nghiệm sản phẩm, khách hàng sẽ bắt đầu có những đánh giá về sản
phẩm đó. Những yếu tố này dựa trên những yêu cầu mà họ đặt ra trước khi
quyết định mua. Khách hàng sẽ đánh giá giá trị mà họ cảm nhận với những kỳ
vọng mà họ đặt ra có tương quan với nhau hay không. Họ sẽ đưa ra những dánh
giá tiêu cực và tích cực về sản phẩm, điều này sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của
thương hiệu trong những năm tiếp theo. Vì vậy, doanh nghiệp cần làm là luôn
đảm bảo khách hàng của mình hài lòng khi sử dụng sản phẩm.
Sơ đồ 1: Mô hình 5 bước ra quyết định mua hàng của Kotler&Keller (P.Kotler, K.L.Keller,
2012)
Mô hình của Philip Kotler vốn dựa trên việc mua hàng của người tiêu dùng. Đối với những
học sinh đang đứng trước những lựa chọn vào trường đại học thì khác. Việc học sinh lựa
chọn trường không đồng nghĩa với việc họ sẽ được nhận, nó còn căn cứ vào điểm số để
nhà trường có thể chọn bạn được hay không. Ví dụ như, ở mỗi kỳ thi đại học hằng năm,
Bộ Giáo dục sẽ công bố điểm sàn trước khi các trường đại học bắt đầu nhận hồ sơ. Do đó
chỉ những học sinh đủ điểm mới có cơ hội được nộp hồ sơ mình mong muốn. Vì thế, trong
Nhận
thức nhu
cầu/ vấn
đề
Tìm kiếm
thông tin
Đánh giá
những
lựa chọn
liên quan
Ra quyết
định
Đánh giá
về quyết
định sau
khi lựa
chọn.
nghiên cứu của Chapman đã chỉ ra năm bước của quá trình học sinh đưa ra quyết định lựa
chọn trường đại học như sau:
Sơ đồ 2: Mô hình của quá trình lựa chọn trường đại học (Chapman, 1986)
Ở bước đầu tiên, học sinh cần cân nhắc và hiểu rõ nhu cầu cũng như mong muốn được học
đại học của bản thân. Tiếp theo là tìm kiếm thông tin những trường đại học và các lựa chọn
liên quan phù hợp với mong muốn của mình. Ý kiến của gia đình và bạn bè trong bước này
ảnh hưởng khá nhiều đến suy nghĩ của học sinh. Sau khi tìm kiếm, học sinh sẽ nộp hồ sơ
vào trường mình mong muốn. Bước tiếp theo, các trường đại học sẽ xem xét và chấp nhận
hồ sơ của sinh viên dựa vào một số yếu tố mà trường qui định. Cuối cùng, thông báo trúng
tuyển sẽ được gửi đến cho học sinh.
Pre-Search Behavior
Search Behavior
Application Decision
Choice Decision
Matriculation Decision
Sơ đồ 3:Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh (Chapman,
1981)
Năm 1981, Chapman đã xây dựng mô hình khái niệm về những yếu tố tác động đến học
sinh chọn trường đại học. Mô hình nghiên cứu này chỉ lấy mẫu là những học sinh trong độ
tuổi từ 18-21. Mô hình chỉ ra rằng, quyết định chọn trường đại học của học sinh ảnh hưởng
bởi hai nhóm yếu tố: (1) Nhóm các yếu tố thuộc về học sinh, (2) Nhóm các yếu tố ảnh
hưởng bên ngoài. (Chapman, 1981)
 Nhóm các yếu tố thuộc về học sinh, bao gồm:
- SES – Tình trạng kinh tế xã hội
- Năng khiếu
- Mức độ mong đợi về giáo dục
- Hiệu suất của trường
 Nhóm các yếu tố bên ngoài, bao gồm:
- Người có ảnh hưởng quan trọng ( gia đình, bạn bè, thầy cô,… )
- Đặc điểm của trường đại học ( địa điểm, học phí, môi trường,… )
- Đề xuất của những sinh viên đã học.
Nhìn chung, cả hai nhóm yếu tố đều là những mong đợi của sinh viên về trường đại học
trong tương lai. Tuy nhiên, nhóm yếu tố bên ngoài của học sinh dựa vào những mong muốn
của họ về trường đại học đó. Còn nhóm yếu tố thuộc về học sinh lại ảnh hưởng đến việc
trường đại học mong muốn về học sinh của mình. Việc chọn trường đại học không chỉ phụ
thuộc vào học sinh, mà còn phụ thuộc vào việc học sinh có đủ tiêu chuẩn trúng tuyển hay
không.
1. Tiền đề của việc nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm đọc những bài nghiên cứu về vấn đề lựa chọn
trường đại học của các tác giả trong nước và quốc tế nhằm để tham khảo cũng như củng
cố những luận điểm trong khi thực hiện đề tài. Sau đây là một số trường hợp nghiên cứu
mà chúng tôi tìm hiểu được:
Đầu tiên, các nghiên cứu tại các quốc gia Châu Âu:
 Michael Borchert đã khảo sát 325 học sinh trung học của trường Trung học
Germantown, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ và đưa ra kết luận ba nhóm yếu tố then
chốt ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp là môi trường, cơ hội và đặc điểm cá
nhân. Trong đó, nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến sự chọn
lựa nghề nghiệp của học sinh trung học. (Borchert, 2002)
 Bromley H. Kniveton đã tiến hành khảo sát 384 thanh thiếu niên (190 nam và 194
nữ) đã đưa ra kết luận rằng cả nhà trường và gia đình có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Vai trò của giáo
viên là phát hiện năng khiếu và khả năng của học sinh và khuyến khích các em học
các ngành nghề phù hợp, còn vai trò của phụ huynh học sinh có ảnh hưởng rất lớn
đến quyết định chọn nghề qua việc cung cấp thông tin, các hỗ trợ. Ngoài ra còn có sự
ảnh hưởng của anh chị em trong gia đình, bạn bè… (Bromley, 2004)
Bên cạnh đó, các nghiên cứu tại các quốc gia Châu Á:
 Chủ đề “Nghiên cứu về những yếu tố tác động đến ý định đề xuất các trường đại học
công lập ở Malaysia” năm 2013 đã được bảo vệ thành công tại Đại học Staffordshire,
Anh bởi Rahman Karimiyazdi – Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh của trường đại
học công nghệ ở Malaysia (Linkedin, 2013). Kết quả của nghiên cứu này cho thấy
những yếu tố ảnh hưởng đến ý định đề xuất trường đại học bao gồm: chương trình
giảng dạy, trình độ của giảng viên, sự hài lòng của sinh viên và cơ sở vật chất. Vì
nghiên cứu này sử dụng cách lấy mẫu ngẫu nhiên phi xác suất nên kết quả sẽ không
cân bằng về nhân khẩu học. Và với việc chỉ khảo sát 100 người nên kết quả sẽ không
hoàn toàn chính xác để đại diện cho các trường công lập ở Malaysia. Tuy nhiên, nhìn
chung thì kết quả có được đại diện cho những yếu tố ảnh hưởng đến ý định đề xuất
của trường.
 So Jung Lee và Hyun Kyung Chatfied – sinh viên ngành Quản trị khách sạn của
trường đại học Nevada, Las Vegas đã khảo sát 296 học sinh ở Mỹ, kết quả thu được
11 yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường: học phí, cơ sở vật chất, gia đình,… đặc
biệt kết quả còn thu được thêm một số yếu tố ảnh hưởng khác như: giá trị bằng đại
học, định hướng nghề nghiệp và tác động từ truyền thông.
 Joseph Sia Kee Ming – Khoa Marketing và Quản lý Trường Kinh doanh Curtin
University, Sarawak Malaysia, đã đề xuất mô hình khung khái niệm các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của sinh viên tại Malaysia. Kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra rằng quyết định chọn trường ĐH của sinh viên chịu sự ảnh hưởng của
“Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của trường ĐH” bao gồm: vị trí; chương trình
đào tạo; danh tiếng; cơ sở vật chất; chi phí học tập; hỗ trợ tài chính; cơ hội việc làm
và “Nhóm yếu tố các nỗ lực giao tiếp với sinh viên” bao gồm: quảng cáo; đại diện
tuyển sinh, giao lưu với các trường phổ thông; thăm viếng khuôn viên trường ĐH.
Mô hình do tác giả đề xuất chỉ dừng lại ở mức giới thiệu các yếu tố có thể ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường ĐH – CĐ, do đó cần phải tiến hành đo lường các yếu tố
và kiểm định sự phù hợp của mô hình. (Joseph Sia Kee Ming, 2010)
Ngoài ra, tại Việt Nam, Nguyễn Thanh Phong đã nghiên cứu đề tài “Yếu tố quyết định
chọn trường DHTG của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”.
Nghiên cứu chính thức với kích thước mẫu là 350 (165 nam, 185 nữ) cho thấy cả 04 nhóm
yếu tố của mô hình nghiên cứu đều có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG
của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo thứ tự giảm dần như sau: đặc điểm cố
định của Trường ĐHTG; cá nhân có ảnh hưởng; nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG; và
cuối cùng là đặc điểm bản thân học sinh. (Phong, 2013)
2. Các giả thiết đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
2.1. Yếu tố về cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.
Trong một khảo sát quốc tế vào năm 2012 của Noel-Lizt cho rằng yếu tố việc làm ảnh
hưởng đến việc lựa chọn trường. (Noel Levitz, 2012). Các em học sinh lẫn bậc phụ huynh
đều quan tâm đến vấn đề này khi lựa chọn trường. Tuy nhiên, trong quá khứ, đa số các
trường đại học dân lập mới thống kê và công bố tỉ lệ phần trăm của sinh việc có việc làm
sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định, từ năm 2018,
các trường đại học phải công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm. (Vietnammoi, 2018)
2.2. Yếu tố về đặc điểm của trường đại học.
2.2.1. Học phí
Một khảo sát của The Higher Education Research Institute công bố rằng yếu tố tài chính
ảnh hưởng khá lớn đến việc lựa chọn trường đại học (McFadden, 2015). 48% người được
khảo sát cho rằng tài chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng học ở trường,
tăng 33% so với năm 2004. Hơn nữa, việc thay đổi mức học phí không tương xứng sẽ gây
ảnh hưởng đến những học sinh từ các gia đình có thu nhập trung bình. Theo báo Thanh
Niên, nhiều sinh viên của Trường đại học Kinh tế Quốc dân đã rất bất ngờ khi vào đầu năm
học mới biết trường tăng học phí và nhiều sinh viên lo phải bỏ học vì học phí tăng
(Thanhnien, 2016). Vì vậy, các trường đại học nên công bố mức học phí rõ ràng để phụ
huynh có thể dự trù tính toán khả năng chi trả.
2.2.2. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý cũng là nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn trường. Sinh viên luôn mong muốn
vị trí trường tọa lạc gần nhà họ để thuận tiện trong việc đi lại., vừa tiết kiệm chi phí di
chuyển đồng thời tiết kiệm thời gian. Báo New York Times của Mỹ từng đăng một nghiên
cứu của Hiệp hội quốc gia về tư vấn tuyển sinh đại học, cho thấy rằng 72% sinh viên Mỹ
đi học ngay tại tiểu bang của họ, chứng tỏ phần lớn sinh viên đều muốn học ở nơi gần với
nhà (New York Time, 2013).
2.2.3. Cơ sở vật chất.
Một ngôi trường có đầy đủ cơ sở vật chất tốt sẽ làm cho sinh viên cảm thấy thích thú trong
những buổi học. Phòng học được trang bị đầy đủ bàn ghế, máy chiếu hay các thiết bị công
nghệ hiện đại hỗ trợ cho qua trình học tập. Ở các môn thực hành, nhà trường cũng cần bố
trí những nơi mà các em có thể thực hành, tiếp xúc. Do đó, yếu tố cơ sở vật chất cũng ảnh
hưởng đến việc lựa chọn. Cơ sở vật chất tốt cũng đi đôi việc học phí sẽ cao nên khi lựa
chọn, học sinh phải cân nhắc để lựa chọn trường tối ưu nhất với mình.
2.2.4. Chất lượng đào tạo.
Inside Higher ED báo cáo rằng chất lượng đào đạo cũng như giảng viên đóng vai trò quan
trọng trong quyết định học đại học (Inside Higher ED, 2013). Một chương trình học mới
mẻ và hiện đại, đội ngủ giảng viên với kiến thức sâu rộng và tu tưởng hiện đại sẽ giúp các
em tiếp xúc với một môi trường học tập năng động.
Năm 2016, trường Đại học Hoa Sen có năm chương trình đào tạo được kiểm định bởi tổ
chức ACBSP (Mỹ). Năm ngành được công nhận kiểm định trực thuộc khoa Kinh tế -
Thương mại, gồm: Marketing, Quản trị Kinh doanh, Quản trị Nhân lực, Kế toán, Tài chính
- Ngân hàng. Chứng chỉ kiểm định này của Mỹ sẽ giúp sinh viên và phụ huynh biết thêm
về chất lượng trường, xác định được hình thức đào tạo phù hợp với nhu cầu học.
(Vietnamnet, 2016)
Về phía giảng viên, theo qui định của nhà nước, giảng viên phải đáp ứng tiêu chuẩn về
trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, giảng viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên
phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm; đồng thời có trình độ ngoại ngữ và tin học đạt chuẩn. Về trình độ ngoại ngữ, yêu
cầu phải có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng
công nghệ thông tin cơ bản. (Gíao dục tuyển sinh, 2016)
2.2.5. Danh tiếng.
Hình ảnh và uy tín nhà trưởng cũng là yếu tố đến việc chọn trường đại học. Trang web
College Choice hằng năm đều tổng kết và xếp hạng những trường đại học tốt nhất. Danh
tiếng là một trong năm yếu tố mà họ đưa vào khi xếp hạng bao gồm: chất lượng, giá trị
trường, sự hài lòng của sinh viên và chi phí. (CollegeChoice, 2015)
2.3. Yếu tố khách quan.
Trong qua trình chọn trường đại học, học sinh sẽ được gia đình và bạn bè đưa ra một số lời
khuyên. Theo Chapman, ý kiến của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến 43% quyết định của học sinh,
những người cố vấn cung cấp thông tin về trường đại học sẽ ảnh hưởng 22%, bạn bè ảnh
hưởng 16% quyết định, thầy cô ở trường chiếm 10% và còn lại 9% thuộc về những tư vấn
viên tuyển sinh của trường. (Chapman, 1986)
2.4. Yếu tố chủ quan.
Một số trường đại học sẽ không lấy kết quả thi quốc gia để tuyển sinh, mà họ sẽ tự tổ chức
thi tuyển cho sinh viên để kiểm tra và đánh giá năng lực. Theo Vietnamnet.vn, năm 2018,
trường Đại học Quốc tế và Đại học Việt Đức sẽ tổ chức thi từ tháng 5, ngày thi sớm hơn
so với kỳ thi THPT Quốc gia (Vietnamnet, 2018). Phương thức tổ chức thi kiểm tra năng
lực chỉ là một trong số những phương thức tuyển sinh của trường. Tuy nhiên, phương thức
này giúp các em biết rõ năng lực của mình như thế nào và có đủ tiêu chuẩn phù với trường
đại học mình dự định học hay không.
Yếu tố về bản thân còn là việc các em tự ý thưc được bản thân mình đam mê gì, thích làm
gì trong tương lai để từ đó chọn trường có ngành đào tạo phù hợp. Theo Hossler, khi học
sinh nhận thức được khả năng bản thân học tốt một ngành đào tạo củ thể nào đó theo sở
trường của mình thì các em sẽ đăng ký dự thi vào những trường đại học có ngành đào tạo
đó (Hossler, 1984).
2.5. Yếu tố về những cơ hội có được trong quá trình học.
Ngoài việc học tập theo chương trình đào tạo của trường, nhiều trường đại học còn có
những hoạt động ngoài như: chương trình trao đổi sinh viên, cơ hội giao lưu học tập ở nước
ngoài,… Nam 2018, theo ZingNews, viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales cùng
trường Singapore Polytechnic vừa ký kết hợp tác với các trường đại học hàng đầu Việt
Nam như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tê – Luật, Đại học Tôn Đức Thắng,…
đem đến cho sinh viên nhiều cơ hội tốt hơn ở nước ngoài. (ZingNews, 2018)
Năm 2016, trường Đại học Kinh tế - Tài Chính cũng phối hợp cùng Viện Đào tạo quốc tế
tổ chức chương trình tham quan, học tập thực tế cho sinh viên của khoa tại Đại học Bangkok
Thái Lan – đối tác quốc tế của trường. (UEF, 2016)
Cơ hội học tập ở nhiều môi trường khác nhau giúp sinh viên có thêm nhiều kiến thức xã
hội, đồng thời trải nghiệm văn hóa của nhiều quốc gia khác nhau. Vì là thời đại hội nhập,
việc sinh viên đi trao đổi ở nước ngoài khiến các em trở nên mạnh dạn hơn, hòa nhập hơn
với môi trường mới, làm tiền đề cho việc đi làm sau này.
Ngoài ra, một số trường còn thường xuyên tổ chức những buổi workshop cũng cấp thêm
cho sinh viên những kiến thức bổ ích. Đại học Hoa Sen từng tổ chức nhiều buổi workshop
bổ ích như: Proposal Writing, Kỹ thuật hậu kỳ điên ảnh, Kiến trúc nội thất cho vùng khí
hậu nhiệt đới,.. dành cho từng khối ngành khác nhau đểcung cấp thêm nhiều kiến thức mới
lạ. Ngoài những buổi workshop, trường còn tổ chức những buổi talkshow về những chủ đề
thú vị trong cuộc sống, khách mời thường là những người có khả năng truyền cảm hứng
đến với sinh viên, giúp sinh viên có thêm nhiều động lực trong quá trình học tập và làm
việc sau này. (Đại học Hoa Sen, 2017)
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo hai bước chính, đó là: Nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.
Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước:
Vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Mô hình bài toán
Thang đo sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ
Thang đo hiệu chỉnh
Nghiên cứu định
lượng
Phân tích dữ liệu
Diễn giải kết quả và
đề xuất
3.2. Nghiên cứu sơ bộ.
Sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu định tính nhằm:
 Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi đo lường việc chọn trường Đại học Hoa
Sen và các biến yếu tố khác.
 Xem xét và điều chỉnh bản câu hỏi cho các giai đoạn sau .
Cụ thể quá trình nghiên cứu sơ bộ diễn ra như sau:
 Thảo luận nhóm mỗi tuần một lần (các thành viên trong nhóm làm đề án).
 Hỏi ý kiến và giảng viên hướng dẫn về những dữ liệu, thông tin tìm được có
liên quan đến đề tài.
 Phỏng vấn sâu 30 học sinh trong phạm vi nghiên cứu.
3.3. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu này được thực hiện bằng việc sử dụng phương pháp định lượng thông qua việc
lấy dữ liệu qua bảng câu hỏi online bằng biểu mẫu (Forms) được tạo trên ứng dụng Google
Drive và khảo sát trực tiếp bằng giấy in. Sử dụng phần mềm SPSS đề phân tích, xử lý các
dữ liệu thu thập được. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu trong nghiên cứu chính thức như
sau:
 Thống kê mô tả
 Phân tích tương quan
 Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo
3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi
Cấu trúc bảng câu hỏi của chúng tôi bao gồm 3 phần:
 Phần 1 là phần thông tin cơ bản, gồm các biến quan sát như: Họ và tên, Giới
tính, Lớp học, Trường học, Khối thi, Thu nhập hằng tháng.
 Phần 2 là phần thông tin đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng
đến học sinh trong việc chọn trường đại học Hoa Sen. Tất cả các biến quan sát
trong nghiên cứu đều sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ “Rất không quan
trọng” cho đến “Rất quan trọng ”.
3.3.2. Mã hóa thang đo
Dựa trên kết quả của quá trình làm nghiên cứu cơ bản (background research/literature
review) và nghiên cứu sơ bộ ở giai đoạn một, thang đo “chọn trường đại học Hoa Sen” sẽ
được đo bằng các biến quan sát sau:
STT Biến quan sát Mã Hoá
I. Cơ hội việc làm VL
1 Tỉ lệ đầu ra/ chất lượng đầu ra CH01
2 Cơ hội trải nghiệm thực tế (thực tập) CH02
3 Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp CH03
II. Đặc điểm của trường DD
4 Học phí DD01
5 Địa điểm DD02
6 Cơ sở vật chất DD03
7 Chương trình đào tạo DD04
8 Danh tiếng của trường DD05
9 Chất lượng giảng viên DD05
III. Yếu tố tác động bên ngoài KQ
10 Ý kiến từ bố mẹ/ bạn bè KQ01
11 Quảng cáo của Đại học Hoa Sen KQ02
12 Những thông tin thu thập được KQ03
13 Người truyền cảm hứng cho bạn theo học KQ04
IV. Yếu tố tác động bên trong CQ
14 Sở thích bản thân khi lựa chọn CQ01
15 Năng lực bản thân CQ02
V. Yếu tố khác HT
16
Trường có những chương trình liên kết quốc tế cho sinh viên có
cơ hội học tập ở nước ngoài
HT01
17
Trường thường xuyên tổ chức những workshop về những kỹ
năng và những buổi hội thảo về các chuyên đề bổ ích
HT02
3.3.3. Thiết kế mẫu
Tổng thể nghiên cứu: Nghiên cứu được khảo sát tại các trường THPT…
Phương pháp thu thập dữ liệu: Do nghiên cứu bị giới hạn về nhân lực, thời gian cũng như
chi phí nên mẫu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu phi xác suất bằng cách: chọn
ngẫu nhiên những người khảo sát ban đầu, những người tiếp theo được chọn dựa trên sự
giới thiệu của người trước. Phát phiếu khảo sát trực tiếp, cũng như gửi link khảo sát online
(Google forms) cho học sinh THPT tại khu vực các trường địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Kích thước mẫu: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho
tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng
số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố
(Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5*m , lưu ý m là số lượng câu hỏi trong bài. Chúng tôi
có xu hướng tối đa hóa kích thước lấy mẫu để giảm thiểu sai số lấy mẫu (sampling error),
từ đó giảm thiểu tổng sai lệch trong nghiên cứu (do sai số không do lấy mẫu (non-sampling
error) không có xu hướng tăng trong trường hợp này). Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời
gian và nhân lực, nhóm thu được 500 mẫu trong quá trình thực hiện khảo sát.
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NHỮNG YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHỌN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC HOA SEN CỦA HỌC SINH CẤP 3 TẠI
TP.HCM NĂM 2018
Xin chào các bạn!
Chúng mình là nhóm sinh viên Marketing thuộc trường Đại học Hoa Sen.
Hiện tại, nhóm mình có một khảo sát nhỏ về những yếu tố tác động tới việc chọn trường
của các học sinh tại các trường trung học phổ thông trong thành phố Hồ Chí Minh nhằm
mục đích giúp đại học Hoa Sen đưa ra những chiến lược phù hợp để thu hút học sinh nhập
học trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2018 sắp tới.
Sự tham gia khảo sát của các bạn là một trong những yếu tố giúp nhóm mình hoàn thiện
tốt nhất có thể cho nghiên cứu của mình trong môn Đề án nghiên cứu Marketing.
Lưu ý: Nghiên cứu này chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích học tập, không sử dụng cho bất
kì mục đích thương mại nào. Câu trả lời của các bạn sẽ được bảo mật hoàn toàn.
Chúng mình cùng bắt đầu nhé :)
I. Thông tin cơ bản.
1. Họ và tên
……………………………………
2. Giới tính
 Nam
 Nữ
3. Trình độ học vấn
 Lớp 10
 Lớp 11
 Lớp 12
4. Trường đang theo học
……………………………………….
5. Khối ngành bạn theo học?
 Khối A
 Khối B
 Khối C
 Khối D
 Khác:………………………......................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
6. Nguyện vọng 1 bạn mong muốn mình thi vào trường nào?
 Trường ngoài công lập
 Trường công
 Trường nước ngoài (đi du học)
7. Ngành học bạn mong muốn học?
 Marketing
 Ngôn Ngữ Anh
 Quản trị Khách sạn
 Kinh doanh quốc tế
 Công nghệ thông tin
 Kế toán
 Tâm lý học
 Khác:…………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………..
8. Nếu điểm của bạn không đủ vào trường đại học công lập thì bạn có
nghĩ mình sẽ lựa chọn trường tư hay không?
 Có
 Không
( Nếu câu trả lời là “Có” mời các bạn tiếp tục thực hiện khảo sát ở phần II, và nếu câu
trả lời là “Không”, khảo sát kết thúc tại đây. Cảm ơn các bạn đã tham gia khảo sát!)
II. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn.
Ở phần này, các bạn hãy đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến việc
chọn trường đại học của bản thân, theo thứ tự từ 1 đến 5 tăng dần. Vui lòng tô  hoặc
đánh  vào ô mà bạn chọn.
    
Rất không quan
trọng
Không quan
trọng
Bình thường Quan trọng Rất quan trọng
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG
Rất không
quan
trọng
Không
quan
trọng
Bình
thường
Quan
trọng
Rất
quan
trọng
I. Cơ hội việc làm
1. Tỉ lệ đầu ra/ chất lượng đầu ra     
2. Cơ hội thực tập     
3. Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt
nghiệp     
II. Đặc điểm của trường
4. Học phí     
5. Địa điểm     
6. Cơ sở vật chất     
7. Chương trình đào tạo     
8. Danh tiếng của trường     
9. Chất lượng giảng viên     
III. Yếu tố tác động bên ngoài
10. Ý kiến từ bố mẹ/ bạn bè     
11. Tác động từ nhà trường     
12. Những thông tin thu thập được     
13. Người truyền cảm hứng cho bạn theo
học     
IV. Yếu tố tác động bên trong
14. Sở thích bản thân khi lựa chọn     
15. Năng lực bản thân     
V. Yếu tố khác
16. Trường có những chương trình liên
kết quốc tế cho sinh viên có cơ hội học
tập ở nước ngoài     
17. Trường thường xuyên tổ chức những
workshop về những kỹ năng và những
buổi hội thảo về các chuyên đề bổ ích     
III. Thông tin thêm
Nhằm mục đích sẽ gửi đến email của bạn kết quả sau khi bạn hoàn thành bài khảo sát
Email của bạn là:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn!
Chúc các bạn một ngày tốt lành!

More Related Content

Similar to Baocao dancmk fix (1)

Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Nguyễn Thanh Phong
 

Similar to Baocao dancmk fix (1) (20)

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Trƣờng Và Ngành Đào Tạo ...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Trƣờng Và Ngành Đào Tạo ...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Trƣờng Và Ngành Đào Tạo ...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Trƣờng Và Ngành Đào Tạo ...
 
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
 
Giải pháp marketing dịch vụ logistics tại thị trường Quảng Ngãi của công ty c...
Giải pháp marketing dịch vụ logistics tại thị trường Quảng Ngãi của công ty c...Giải pháp marketing dịch vụ logistics tại thị trường Quảng Ngãi của công ty c...
Giải pháp marketing dịch vụ logistics tại thị trường Quảng Ngãi của công ty c...
 
Processing your file
Processing your fileProcessing your file
Processing your file
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
 
Bai luan final
Bai luan finalBai luan final
Bai luan final
 
Luận văn: Nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu tại trường Cao đẳng
Luận văn: Nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu tại trường Cao đẳngLuận văn: Nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu tại trường Cao đẳng
Luận văn: Nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu tại trường Cao đẳng
 
Luận văn: Các nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu trường cao đẳng kinh t...
Luận văn: Các nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu trường cao đẳng kinh t...Luận văn: Các nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu trường cao đẳng kinh t...
Luận văn: Các nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu trường cao đẳng kinh t...
 
Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v...
 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v... Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v...
Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v...
 
Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .
Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .
Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối ...Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối ...
 
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
 
nhom-1-du-an-thong-ke-ung-dung-trong-kinh-te-va-kinh-doanh.pdf
nhom-1-du-an-thong-ke-ung-dung-trong-kinh-te-va-kinh-doanh.pdfnhom-1-du-an-thong-ke-ung-dung-trong-kinh-te-va-kinh-doanh.pdf
nhom-1-du-an-thong-ke-ung-dung-trong-kinh-te-va-kinh-doanh.pdf
 
Quy chế tuyển sinh đại học năm 2012
Quy chế tuyển sinh đại học năm 2012Quy chế tuyển sinh đại học năm 2012
Quy chế tuyển sinh đại học năm 2012
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến tại T...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến tại T...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến tại T...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến tại T...
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
 
Nghiên Cứu Mức Độ Hài Lòng Của Giảng Viên Tại Các Trƣờng Đại Học, Cao Đẳng.doc
Nghiên Cứu Mức Độ Hài Lòng Của Giảng Viên Tại Các Trƣờng Đại Học, Cao Đẳng.docNghiên Cứu Mức Độ Hài Lòng Của Giảng Viên Tại Các Trƣờng Đại Học, Cao Đẳng.doc
Nghiên Cứu Mức Độ Hài Lòng Của Giảng Viên Tại Các Trƣờng Đại Học, Cao Đẳng.doc
 
Quy chế tuyển sinh Đại Học, Cao đẳng năm 2017
Quy chế tuyển sinh Đại Học, Cao đẳng năm 2017Quy chế tuyển sinh Đại Học, Cao đẳng năm 2017
Quy chế tuyển sinh Đại Học, Cao đẳng năm 2017
 
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
 

Recently uploaded

kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (18)

Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 

Baocao dancmk fix (1)

  • 1. Đề tài: Những yếu tố tác động đến việc lựa chọn trường Đại học Hoa Sen của học sinh cấp 3 năm 2018 tại TP.HCM.
  • 2.
  • 3. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN. 1.1. Cơ sở hình thành đề tài. Theo thống kê của Vietnamnet.vn vào năm 2017, tính đến 19/04 đã có 842.490 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia 2017. Trong đó, số đăng ký tuyển sinh đại học là 629.788 thí sinh, chiếm 74,75% (Vietnamnet, 2017). Với nhu cầu học đại học ngày càng tăng của học sinh THPT ngày nay, sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường đại học là không thể tránh khỏi. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ông Phạm Vũ Luận chính thức ban hành Quyết định số 3538 Phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2015 sẽ được tố chức trong bốn ngày liên tiếp. Đây là kỳ thi hai trong một, được gôm lại từ hai kỳ thi là Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng. Phương án này đã được áp dụng từ năm 2015 cho đến nay là năm 2018 và vẫn chưa có quyết định thay đổi trong tương lai. (Vietnamnet, 2014) Phương án này được ban hành đã tạo cơ hội cho các em dự trù được điểm số của mình và nộp vào đại học phù hợp với điểm số. Theo báo Vietnammoi, năm 2017, việc trượt đại học được nhiều chuyên gia giáo dục cũng như Trưởng phòng tuyển sinh các trường ĐH, CĐ chia sẻ, thí sinh muốn trượt ĐH cũng khó (Vietnammoi, 2017). Với số lượng hồ sơ nộp vào, nhà trường chỉ lấy đủ chỉ tiêu đề ra. Và với những sinh viên vượt chỉ tiêu, họ có cơ hội lần hai để nộp vào trường phù hợp với điểm số. Đối với những trường dân lập, trường sẽ có cơ hội nhận hồ sơ đối với những sinh viên đó. Đó là lý do với phương thức tuyển sinh này, các trường dân lập trở nên phổ biến hơn và sự cạnh tranh giữa các trường cũng tăng cao. Một ví dụ điển hình, số lượng sinh viên trúng tuyển đại học với phương thức một của trường đại học Hoa Sen năm 2016 là 2488 thí sinh (Đại học Hoa Sen, 2016), và năm 2017 tăng đến 2957 thí sinh chưa kể số lượng xét tuyển theo phương thức hai và ba. (Đại học Hoa Sen, 2017). Với số lượng sinh viên có nhu cầu học đại học càng tăng, các trường đại học càng cạnh tranh với nhau để thu hút đông đảo học sinh-sinh viên hơn. Yếu tố nào của nhà trường là quan trọng ảnh hưởng đến kết quả tuyển sinh và tiêu chí họ đặt ra cho nhà trường là gì? Từ những kết quả nghiên cứu có được và những cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, chúng tôi sẽ đề
  • 4. xuất những giải pháp marketing phù hợp cho nhà trường trong tương lai, đánh mạnh vào những ưu điểm từ đó thu hút đông đảo sinh viên hơn nữa. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu và xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra các chiến lược marketing phù hợp nhằm thu hút các bạn học sinh có nhu cầu học đại học nộp hồ sơ vào trường và đề xuất một số giải pháp cho công tác tuyển sinh của trường đại học Hoa Sen hiệu quả hơn. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chúng tôi lựa chọn đối tượng khảo sát là những học sinh cấp ba trong độ tuổi 15-18 tuổi đang theo học ở các trường trung học phổ thông trong thành phố. Những bạn đang trong quá trình ôn thi vào đại học và đang phân vân về việc chọn trường đại học nào để theo học trong tương lai.
  • 5. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Nội dung chương giải thích rõ hành vi của học sinh biến đổi như thể nào khi nhiều yếu tố tác động vào, các mô hình về thái độ và các yếu tố ảnh hưởng, một số định nghĩa và dẫn chứng về các yếu tố đó. 2.1.Lý thuyết về hành vi ra quyết định. Trong cuốn sách “Những nguyên lý cơ bản trong Marketing” của Philip Kotler viết về lý thuyết quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, tuy lý thuyết hình thành dựa trên hành vi trong mua hàng của người tiêu dùng song vẫn được sử dụng khá rộng rãi trong một số nghiên cứu khác nhau (P.Kotler, K.L.Keller, 2012). Trong marketing, nhu cầu của khách hàng được hình thành từ những vấn đề phát sinh trong sinh hoạt hằng ngày. Từ những vẫn đề phát sinh đó, họ mong muốn sẽ được thõa mãn nhu cầu đó một cách tốt nhất. Khi chúng tôi áp dụng lý thuyết này vào việc đưa ra quyết định cũng vậy, đối với những học sinh chuẩn bị tốt nghiệp và bước vào môi trường đại học. Nhu cầu của họ là chọn được một trường đại học tốt và phù hợp với họ. Quy trình ra quyết định lựa chọn trường đại học của một học sinh được chia làm năm giai đoạn, áp dụng theo mô hình của Philip Kotler (P.Kotler, K.L.Keller, 2012) như sau:  Giai đoạn một: Nhận thức nhu cầu bản thân Đây là bước đầu tiên và cơ bản nhất trong quy trình ra quyết định của khách hàng. Trước khi bắt đầu ra quyết định nên mua gì, họ phải xác định chính xác bản thân họ mong muốn thỏa mãn cái gì. Một quyết định được đưa ra không thể nào thiếu sự xuất phát từ nhu cầu.  Giai đoạn hai: Tìm kiếm thông tin sản phẩm và những sản phẩm liên quan. Khi nhận thức được nhu cầu của mình, bước tiếp theo là tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Thông tin được cung cấp sẽ đến từ nhiều nguồn khác nhau như trên mạng, từ bạn bè người thân.  Giai đoạn ba: Đánh giá những lựa chọn liên quan dựa vào các yếu tố. Sau khi có được những thông tin cần thiết cũng như xác định rõ được nhu cầu của mình, khách hàng có xu hướng tìm kiếm thêm nhiều lựa chọn khác nhau nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ.
  • 6.  Giai đoạn bốn: Ra quyết định. Philip Kotler nói rằng quyết định cuối cùng có thể bị gián đoạn bởi 2 yếu tố: phản hồi tiêu cực từ người khác và những tình huống bất ngờ xảy ra. Chẳng hạn như khi bạn quyết định chọn trường đại học Hoa Sen để nộp hồ sơ, nhưng bạn của mình lại có những phản hồi tiêu cực về ngôi trường này khiến quyết định của mình bị lung lay. Hay điểm số cuối cùng của bạn lại không đủ tiêu chuẩn để ứng tuyển, đó là tình huống bất ngờ xảy ra khiến bạn không thể ra quyết định được.  Giai đoạn năm: Đánh giá về sản phẩm. Sau khi trải nghiệm sản phẩm, khách hàng sẽ bắt đầu có những đánh giá về sản phẩm đó. Những yếu tố này dựa trên những yêu cầu mà họ đặt ra trước khi quyết định mua. Khách hàng sẽ đánh giá giá trị mà họ cảm nhận với những kỳ vọng mà họ đặt ra có tương quan với nhau hay không. Họ sẽ đưa ra những dánh giá tiêu cực và tích cực về sản phẩm, điều này sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của thương hiệu trong những năm tiếp theo. Vì vậy, doanh nghiệp cần làm là luôn đảm bảo khách hàng của mình hài lòng khi sử dụng sản phẩm. Sơ đồ 1: Mô hình 5 bước ra quyết định mua hàng của Kotler&Keller (P.Kotler, K.L.Keller, 2012) Mô hình của Philip Kotler vốn dựa trên việc mua hàng của người tiêu dùng. Đối với những học sinh đang đứng trước những lựa chọn vào trường đại học thì khác. Việc học sinh lựa chọn trường không đồng nghĩa với việc họ sẽ được nhận, nó còn căn cứ vào điểm số để nhà trường có thể chọn bạn được hay không. Ví dụ như, ở mỗi kỳ thi đại học hằng năm, Bộ Giáo dục sẽ công bố điểm sàn trước khi các trường đại học bắt đầu nhận hồ sơ. Do đó chỉ những học sinh đủ điểm mới có cơ hội được nộp hồ sơ mình mong muốn. Vì thế, trong Nhận thức nhu cầu/ vấn đề Tìm kiếm thông tin Đánh giá những lựa chọn liên quan Ra quyết định Đánh giá về quyết định sau khi lựa chọn.
  • 7. nghiên cứu của Chapman đã chỉ ra năm bước của quá trình học sinh đưa ra quyết định lựa chọn trường đại học như sau: Sơ đồ 2: Mô hình của quá trình lựa chọn trường đại học (Chapman, 1986) Ở bước đầu tiên, học sinh cần cân nhắc và hiểu rõ nhu cầu cũng như mong muốn được học đại học của bản thân. Tiếp theo là tìm kiếm thông tin những trường đại học và các lựa chọn liên quan phù hợp với mong muốn của mình. Ý kiến của gia đình và bạn bè trong bước này ảnh hưởng khá nhiều đến suy nghĩ của học sinh. Sau khi tìm kiếm, học sinh sẽ nộp hồ sơ vào trường mình mong muốn. Bước tiếp theo, các trường đại học sẽ xem xét và chấp nhận hồ sơ của sinh viên dựa vào một số yếu tố mà trường qui định. Cuối cùng, thông báo trúng tuyển sẽ được gửi đến cho học sinh. Pre-Search Behavior Search Behavior Application Decision Choice Decision Matriculation Decision
  • 8. Sơ đồ 3:Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh (Chapman, 1981) Năm 1981, Chapman đã xây dựng mô hình khái niệm về những yếu tố tác động đến học sinh chọn trường đại học. Mô hình nghiên cứu này chỉ lấy mẫu là những học sinh trong độ tuổi từ 18-21. Mô hình chỉ ra rằng, quyết định chọn trường đại học của học sinh ảnh hưởng bởi hai nhóm yếu tố: (1) Nhóm các yếu tố thuộc về học sinh, (2) Nhóm các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài. (Chapman, 1981)  Nhóm các yếu tố thuộc về học sinh, bao gồm: - SES – Tình trạng kinh tế xã hội - Năng khiếu - Mức độ mong đợi về giáo dục - Hiệu suất của trường  Nhóm các yếu tố bên ngoài, bao gồm: - Người có ảnh hưởng quan trọng ( gia đình, bạn bè, thầy cô,… ) - Đặc điểm của trường đại học ( địa điểm, học phí, môi trường,… ) - Đề xuất của những sinh viên đã học.
  • 9. Nhìn chung, cả hai nhóm yếu tố đều là những mong đợi của sinh viên về trường đại học trong tương lai. Tuy nhiên, nhóm yếu tố bên ngoài của học sinh dựa vào những mong muốn của họ về trường đại học đó. Còn nhóm yếu tố thuộc về học sinh lại ảnh hưởng đến việc trường đại học mong muốn về học sinh của mình. Việc chọn trường đại học không chỉ phụ thuộc vào học sinh, mà còn phụ thuộc vào việc học sinh có đủ tiêu chuẩn trúng tuyển hay không. 1. Tiền đề của việc nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm đọc những bài nghiên cứu về vấn đề lựa chọn trường đại học của các tác giả trong nước và quốc tế nhằm để tham khảo cũng như củng cố những luận điểm trong khi thực hiện đề tài. Sau đây là một số trường hợp nghiên cứu mà chúng tôi tìm hiểu được: Đầu tiên, các nghiên cứu tại các quốc gia Châu Âu:  Michael Borchert đã khảo sát 325 học sinh trung học của trường Trung học Germantown, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ và đưa ra kết luận ba nhóm yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp là môi trường, cơ hội và đặc điểm cá nhân. Trong đó, nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến sự chọn lựa nghề nghiệp của học sinh trung học. (Borchert, 2002)  Bromley H. Kniveton đã tiến hành khảo sát 384 thanh thiếu niên (190 nam và 194 nữ) đã đưa ra kết luận rằng cả nhà trường và gia đình có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Vai trò của giáo viên là phát hiện năng khiếu và khả năng của học sinh và khuyến khích các em học các ngành nghề phù hợp, còn vai trò của phụ huynh học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn nghề qua việc cung cấp thông tin, các hỗ trợ. Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của anh chị em trong gia đình, bạn bè… (Bromley, 2004) Bên cạnh đó, các nghiên cứu tại các quốc gia Châu Á:  Chủ đề “Nghiên cứu về những yếu tố tác động đến ý định đề xuất các trường đại học công lập ở Malaysia” năm 2013 đã được bảo vệ thành công tại Đại học Staffordshire, Anh bởi Rahman Karimiyazdi – Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh của trường đại
  • 10. học công nghệ ở Malaysia (Linkedin, 2013). Kết quả của nghiên cứu này cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến ý định đề xuất trường đại học bao gồm: chương trình giảng dạy, trình độ của giảng viên, sự hài lòng của sinh viên và cơ sở vật chất. Vì nghiên cứu này sử dụng cách lấy mẫu ngẫu nhiên phi xác suất nên kết quả sẽ không cân bằng về nhân khẩu học. Và với việc chỉ khảo sát 100 người nên kết quả sẽ không hoàn toàn chính xác để đại diện cho các trường công lập ở Malaysia. Tuy nhiên, nhìn chung thì kết quả có được đại diện cho những yếu tố ảnh hưởng đến ý định đề xuất của trường.  So Jung Lee và Hyun Kyung Chatfied – sinh viên ngành Quản trị khách sạn của trường đại học Nevada, Las Vegas đã khảo sát 296 học sinh ở Mỹ, kết quả thu được 11 yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường: học phí, cơ sở vật chất, gia đình,… đặc biệt kết quả còn thu được thêm một số yếu tố ảnh hưởng khác như: giá trị bằng đại học, định hướng nghề nghiệp và tác động từ truyền thông.  Joseph Sia Kee Ming – Khoa Marketing và Quản lý Trường Kinh doanh Curtin University, Sarawak Malaysia, đã đề xuất mô hình khung khái niệm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của sinh viên tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng quyết định chọn trường ĐH của sinh viên chịu sự ảnh hưởng của “Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của trường ĐH” bao gồm: vị trí; chương trình đào tạo; danh tiếng; cơ sở vật chất; chi phí học tập; hỗ trợ tài chính; cơ hội việc làm và “Nhóm yếu tố các nỗ lực giao tiếp với sinh viên” bao gồm: quảng cáo; đại diện tuyển sinh, giao lưu với các trường phổ thông; thăm viếng khuôn viên trường ĐH. Mô hình do tác giả đề xuất chỉ dừng lại ở mức giới thiệu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH – CĐ, do đó cần phải tiến hành đo lường các yếu tố và kiểm định sự phù hợp của mô hình. (Joseph Sia Kee Ming, 2010) Ngoài ra, tại Việt Nam, Nguyễn Thanh Phong đã nghiên cứu đề tài “Yếu tố quyết định chọn trường DHTG của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. Nghiên cứu chính thức với kích thước mẫu là 350 (165 nam, 185 nữ) cho thấy cả 04 nhóm yếu tố của mô hình nghiên cứu đều có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo thứ tự giảm dần như sau: đặc điểm cố
  • 11. định của Trường ĐHTG; cá nhân có ảnh hưởng; nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG; và cuối cùng là đặc điểm bản thân học sinh. (Phong, 2013) 2. Các giả thiết đặt ra trong quá trình nghiên cứu. 2.1. Yếu tố về cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Trong một khảo sát quốc tế vào năm 2012 của Noel-Lizt cho rằng yếu tố việc làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường. (Noel Levitz, 2012). Các em học sinh lẫn bậc phụ huynh đều quan tâm đến vấn đề này khi lựa chọn trường. Tuy nhiên, trong quá khứ, đa số các trường đại học dân lập mới thống kê và công bố tỉ lệ phần trăm của sinh việc có việc làm sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định, từ năm 2018, các trường đại học phải công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm. (Vietnammoi, 2018) 2.2. Yếu tố về đặc điểm của trường đại học. 2.2.1. Học phí Một khảo sát của The Higher Education Research Institute công bố rằng yếu tố tài chính ảnh hưởng khá lớn đến việc lựa chọn trường đại học (McFadden, 2015). 48% người được khảo sát cho rằng tài chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng học ở trường, tăng 33% so với năm 2004. Hơn nữa, việc thay đổi mức học phí không tương xứng sẽ gây ảnh hưởng đến những học sinh từ các gia đình có thu nhập trung bình. Theo báo Thanh Niên, nhiều sinh viên của Trường đại học Kinh tế Quốc dân đã rất bất ngờ khi vào đầu năm học mới biết trường tăng học phí và nhiều sinh viên lo phải bỏ học vì học phí tăng (Thanhnien, 2016). Vì vậy, các trường đại học nên công bố mức học phí rõ ràng để phụ huynh có thể dự trù tính toán khả năng chi trả. 2.2.2. Vị trí địa lý Vị trí địa lý cũng là nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn trường. Sinh viên luôn mong muốn vị trí trường tọa lạc gần nhà họ để thuận tiện trong việc đi lại., vừa tiết kiệm chi phí di chuyển đồng thời tiết kiệm thời gian. Báo New York Times của Mỹ từng đăng một nghiên cứu của Hiệp hội quốc gia về tư vấn tuyển sinh đại học, cho thấy rằng 72% sinh viên Mỹ đi học ngay tại tiểu bang của họ, chứng tỏ phần lớn sinh viên đều muốn học ở nơi gần với nhà (New York Time, 2013). 2.2.3. Cơ sở vật chất.
  • 12. Một ngôi trường có đầy đủ cơ sở vật chất tốt sẽ làm cho sinh viên cảm thấy thích thú trong những buổi học. Phòng học được trang bị đầy đủ bàn ghế, máy chiếu hay các thiết bị công nghệ hiện đại hỗ trợ cho qua trình học tập. Ở các môn thực hành, nhà trường cũng cần bố trí những nơi mà các em có thể thực hành, tiếp xúc. Do đó, yếu tố cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn. Cơ sở vật chất tốt cũng đi đôi việc học phí sẽ cao nên khi lựa chọn, học sinh phải cân nhắc để lựa chọn trường tối ưu nhất với mình. 2.2.4. Chất lượng đào tạo. Inside Higher ED báo cáo rằng chất lượng đào đạo cũng như giảng viên đóng vai trò quan trọng trong quyết định học đại học (Inside Higher ED, 2013). Một chương trình học mới mẻ và hiện đại, đội ngủ giảng viên với kiến thức sâu rộng và tu tưởng hiện đại sẽ giúp các em tiếp xúc với một môi trường học tập năng động. Năm 2016, trường Đại học Hoa Sen có năm chương trình đào tạo được kiểm định bởi tổ chức ACBSP (Mỹ). Năm ngành được công nhận kiểm định trực thuộc khoa Kinh tế - Thương mại, gồm: Marketing, Quản trị Kinh doanh, Quản trị Nhân lực, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng. Chứng chỉ kiểm định này của Mỹ sẽ giúp sinh viên và phụ huynh biết thêm về chất lượng trường, xác định được hình thức đào tạo phù hợp với nhu cầu học. (Vietnamnet, 2016) Về phía giảng viên, theo qui định của nhà nước, giảng viên phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, giảng viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; đồng thời có trình độ ngoại ngữ và tin học đạt chuẩn. Về trình độ ngoại ngữ, yêu cầu phải có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. (Gíao dục tuyển sinh, 2016) 2.2.5. Danh tiếng. Hình ảnh và uy tín nhà trưởng cũng là yếu tố đến việc chọn trường đại học. Trang web College Choice hằng năm đều tổng kết và xếp hạng những trường đại học tốt nhất. Danh tiếng là một trong năm yếu tố mà họ đưa vào khi xếp hạng bao gồm: chất lượng, giá trị trường, sự hài lòng của sinh viên và chi phí. (CollegeChoice, 2015) 2.3. Yếu tố khách quan.
  • 13. Trong qua trình chọn trường đại học, học sinh sẽ được gia đình và bạn bè đưa ra một số lời khuyên. Theo Chapman, ý kiến của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến 43% quyết định của học sinh, những người cố vấn cung cấp thông tin về trường đại học sẽ ảnh hưởng 22%, bạn bè ảnh hưởng 16% quyết định, thầy cô ở trường chiếm 10% và còn lại 9% thuộc về những tư vấn viên tuyển sinh của trường. (Chapman, 1986) 2.4. Yếu tố chủ quan. Một số trường đại học sẽ không lấy kết quả thi quốc gia để tuyển sinh, mà họ sẽ tự tổ chức thi tuyển cho sinh viên để kiểm tra và đánh giá năng lực. Theo Vietnamnet.vn, năm 2018, trường Đại học Quốc tế và Đại học Việt Đức sẽ tổ chức thi từ tháng 5, ngày thi sớm hơn so với kỳ thi THPT Quốc gia (Vietnamnet, 2018). Phương thức tổ chức thi kiểm tra năng lực chỉ là một trong số những phương thức tuyển sinh của trường. Tuy nhiên, phương thức này giúp các em biết rõ năng lực của mình như thế nào và có đủ tiêu chuẩn phù với trường đại học mình dự định học hay không. Yếu tố về bản thân còn là việc các em tự ý thưc được bản thân mình đam mê gì, thích làm gì trong tương lai để từ đó chọn trường có ngành đào tạo phù hợp. Theo Hossler, khi học sinh nhận thức được khả năng bản thân học tốt một ngành đào tạo củ thể nào đó theo sở trường của mình thì các em sẽ đăng ký dự thi vào những trường đại học có ngành đào tạo đó (Hossler, 1984). 2.5. Yếu tố về những cơ hội có được trong quá trình học. Ngoài việc học tập theo chương trình đào tạo của trường, nhiều trường đại học còn có những hoạt động ngoài như: chương trình trao đổi sinh viên, cơ hội giao lưu học tập ở nước ngoài,… Nam 2018, theo ZingNews, viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales cùng trường Singapore Polytechnic vừa ký kết hợp tác với các trường đại học hàng đầu Việt Nam như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tê – Luật, Đại học Tôn Đức Thắng,… đem đến cho sinh viên nhiều cơ hội tốt hơn ở nước ngoài. (ZingNews, 2018) Năm 2016, trường Đại học Kinh tế - Tài Chính cũng phối hợp cùng Viện Đào tạo quốc tế tổ chức chương trình tham quan, học tập thực tế cho sinh viên của khoa tại Đại học Bangkok Thái Lan – đối tác quốc tế của trường. (UEF, 2016) Cơ hội học tập ở nhiều môi trường khác nhau giúp sinh viên có thêm nhiều kiến thức xã hội, đồng thời trải nghiệm văn hóa của nhiều quốc gia khác nhau. Vì là thời đại hội nhập,
  • 14. việc sinh viên đi trao đổi ở nước ngoài khiến các em trở nên mạnh dạn hơn, hòa nhập hơn với môi trường mới, làm tiền đề cho việc đi làm sau này. Ngoài ra, một số trường còn thường xuyên tổ chức những buổi workshop cũng cấp thêm cho sinh viên những kiến thức bổ ích. Đại học Hoa Sen từng tổ chức nhiều buổi workshop bổ ích như: Proposal Writing, Kỹ thuật hậu kỳ điên ảnh, Kiến trúc nội thất cho vùng khí hậu nhiệt đới,.. dành cho từng khối ngành khác nhau đểcung cấp thêm nhiều kiến thức mới lạ. Ngoài những buổi workshop, trường còn tổ chức những buổi talkshow về những chủ đề thú vị trong cuộc sống, khách mời thường là những người có khả năng truyền cảm hứng đến với sinh viên, giúp sinh viên có thêm nhiều động lực trong quá trình học tập và làm việc sau này. (Đại học Hoa Sen, 2017)
  • 15. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo hai bước chính, đó là: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước: Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Mô hình bài toán Thang đo sơ bộ Nghiên cứu sơ bộ Thang đo hiệu chỉnh Nghiên cứu định lượng Phân tích dữ liệu Diễn giải kết quả và đề xuất
  • 16. 3.2. Nghiên cứu sơ bộ. Sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu định tính nhằm:  Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi đo lường việc chọn trường Đại học Hoa Sen và các biến yếu tố khác.  Xem xét và điều chỉnh bản câu hỏi cho các giai đoạn sau . Cụ thể quá trình nghiên cứu sơ bộ diễn ra như sau:  Thảo luận nhóm mỗi tuần một lần (các thành viên trong nhóm làm đề án).  Hỏi ý kiến và giảng viên hướng dẫn về những dữ liệu, thông tin tìm được có liên quan đến đề tài.  Phỏng vấn sâu 30 học sinh trong phạm vi nghiên cứu. 3.3. Nghiên cứu chính thức Nghiên cứu này được thực hiện bằng việc sử dụng phương pháp định lượng thông qua việc lấy dữ liệu qua bảng câu hỏi online bằng biểu mẫu (Forms) được tạo trên ứng dụng Google Drive và khảo sát trực tiếp bằng giấy in. Sử dụng phần mềm SPSS đề phân tích, xử lý các dữ liệu thu thập được. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu trong nghiên cứu chính thức như sau:  Thống kê mô tả  Phân tích tương quan  Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo 3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi Cấu trúc bảng câu hỏi của chúng tôi bao gồm 3 phần:  Phần 1 là phần thông tin cơ bản, gồm các biến quan sát như: Họ và tên, Giới tính, Lớp học, Trường học, Khối thi, Thu nhập hằng tháng.  Phần 2 là phần thông tin đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến học sinh trong việc chọn trường đại học Hoa Sen. Tất cả các biến quan sát trong nghiên cứu đều sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ “Rất không quan trọng” cho đến “Rất quan trọng ”. 3.3.2. Mã hóa thang đo Dựa trên kết quả của quá trình làm nghiên cứu cơ bản (background research/literature review) và nghiên cứu sơ bộ ở giai đoạn một, thang đo “chọn trường đại học Hoa Sen” sẽ được đo bằng các biến quan sát sau: STT Biến quan sát Mã Hoá I. Cơ hội việc làm VL 1 Tỉ lệ đầu ra/ chất lượng đầu ra CH01 2 Cơ hội trải nghiệm thực tế (thực tập) CH02 3 Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp CH03
  • 17. II. Đặc điểm của trường DD 4 Học phí DD01 5 Địa điểm DD02 6 Cơ sở vật chất DD03 7 Chương trình đào tạo DD04 8 Danh tiếng của trường DD05 9 Chất lượng giảng viên DD05 III. Yếu tố tác động bên ngoài KQ 10 Ý kiến từ bố mẹ/ bạn bè KQ01 11 Quảng cáo của Đại học Hoa Sen KQ02 12 Những thông tin thu thập được KQ03 13 Người truyền cảm hứng cho bạn theo học KQ04 IV. Yếu tố tác động bên trong CQ 14 Sở thích bản thân khi lựa chọn CQ01 15 Năng lực bản thân CQ02 V. Yếu tố khác HT 16 Trường có những chương trình liên kết quốc tế cho sinh viên có cơ hội học tập ở nước ngoài HT01 17 Trường thường xuyên tổ chức những workshop về những kỹ năng và những buổi hội thảo về các chuyên đề bổ ích HT02 3.3.3. Thiết kế mẫu Tổng thể nghiên cứu: Nghiên cứu được khảo sát tại các trường THPT… Phương pháp thu thập dữ liệu: Do nghiên cứu bị giới hạn về nhân lực, thời gian cũng như chi phí nên mẫu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu phi xác suất bằng cách: chọn ngẫu nhiên những người khảo sát ban đầu, những người tiếp theo được chọn dựa trên sự giới thiệu của người trước. Phát phiếu khảo sát trực tiếp, cũng như gửi link khảo sát online (Google forms) cho học sinh THPT tại khu vực các trường địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kích thước mẫu: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng
  • 18. số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5*m , lưu ý m là số lượng câu hỏi trong bài. Chúng tôi có xu hướng tối đa hóa kích thước lấy mẫu để giảm thiểu sai số lấy mẫu (sampling error), từ đó giảm thiểu tổng sai lệch trong nghiên cứu (do sai số không do lấy mẫu (non-sampling error) không có xu hướng tăng trong trường hợp này). Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và nhân lực, nhóm thu được 500 mẫu trong quá trình thực hiện khảo sát.
  • 19. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN CỦA HỌC SINH CẤP 3 TẠI TP.HCM NĂM 2018 Xin chào các bạn! Chúng mình là nhóm sinh viên Marketing thuộc trường Đại học Hoa Sen. Hiện tại, nhóm mình có một khảo sát nhỏ về những yếu tố tác động tới việc chọn trường của các học sinh tại các trường trung học phổ thông trong thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích giúp đại học Hoa Sen đưa ra những chiến lược phù hợp để thu hút học sinh nhập học trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2018 sắp tới. Sự tham gia khảo sát của các bạn là một trong những yếu tố giúp nhóm mình hoàn thiện tốt nhất có thể cho nghiên cứu của mình trong môn Đề án nghiên cứu Marketing. Lưu ý: Nghiên cứu này chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích học tập, không sử dụng cho bất kì mục đích thương mại nào. Câu trả lời của các bạn sẽ được bảo mật hoàn toàn. Chúng mình cùng bắt đầu nhé :) I. Thông tin cơ bản. 1. Họ và tên …………………………………… 2. Giới tính  Nam  Nữ 3. Trình độ học vấn
  • 20.  Lớp 10  Lớp 11  Lớp 12 4. Trường đang theo học ………………………………………. 5. Khối ngành bạn theo học?  Khối A  Khối B  Khối C  Khối D  Khác:………………………...................................................... ................................................................................................... ................................................................................................... 6. Nguyện vọng 1 bạn mong muốn mình thi vào trường nào?  Trường ngoài công lập  Trường công  Trường nước ngoài (đi du học) 7. Ngành học bạn mong muốn học?  Marketing  Ngôn Ngữ Anh  Quản trị Khách sạn  Kinh doanh quốc tế  Công nghệ thông tin  Kế toán  Tâm lý học  Khác:………………………………………………………… ……………………………………………………………… ………………………………………………………………..
  • 21. 8. Nếu điểm của bạn không đủ vào trường đại học công lập thì bạn có nghĩ mình sẽ lựa chọn trường tư hay không?  Có  Không ( Nếu câu trả lời là “Có” mời các bạn tiếp tục thực hiện khảo sát ở phần II, và nếu câu trả lời là “Không”, khảo sát kết thúc tại đây. Cảm ơn các bạn đã tham gia khảo sát!) II. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn. Ở phần này, các bạn hãy đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của bản thân, theo thứ tự từ 1 đến 5 tăng dần. Vui lòng tô  hoặc đánh  vào ô mà bạn chọn.      Rất không quan trọng Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng NỘI DUNG MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG Rất không quan trọng Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng I. Cơ hội việc làm 1. Tỉ lệ đầu ra/ chất lượng đầu ra      2. Cơ hội thực tập      3. Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp      II. Đặc điểm của trường
  • 22. 4. Học phí      5. Địa điểm      6. Cơ sở vật chất      7. Chương trình đào tạo      8. Danh tiếng của trường      9. Chất lượng giảng viên      III. Yếu tố tác động bên ngoài 10. Ý kiến từ bố mẹ/ bạn bè      11. Tác động từ nhà trường      12. Những thông tin thu thập được      13. Người truyền cảm hứng cho bạn theo học      IV. Yếu tố tác động bên trong 14. Sở thích bản thân khi lựa chọn      15. Năng lực bản thân      V. Yếu tố khác 16. Trường có những chương trình liên kết quốc tế cho sinh viên có cơ hội học tập ở nước ngoài      17. Trường thường xuyên tổ chức những workshop về những kỹ năng và những buổi hội thảo về các chuyên đề bổ ích     
  • 23. III. Thông tin thêm Nhằm mục đích sẽ gửi đến email của bạn kết quả sau khi bạn hoàn thành bài khảo sát Email của bạn là: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn! Chúc các bạn một ngày tốt lành!