SlideShare a Scribd company logo
1 of 134
Download to read offline
Nếu Không Chỉ Nhờ Ân Điển Của Đức Chúa Trời
Học sống thoát khỏi mọi tuyệt vọng và tranh chiến
Joyce Meyer
Harrison House
Tulsa, Oklahoma
Nội Dung
Phần giới thiệu.
1. Ân Điển, Ân Điển và càng thêm Ân Điển.
2. Quyền năng của Ân Điển.
3. Tự do khỏi lo âu và lý luận.
4. Ơn huệ siêu nhiên.
5. Một thái độ biết ơn.
6. Sống một đời thánh khiết bởi Ân Điển.
Kết luận.
Phần Giới Thiệu
Trong những trang sách này tôi sắp chia sẻ với bạn một số những câu nói ấn
tượng về ân điển. Ân điển là quyền năng của Đức Chúa Trời có sẵn để đáp
ứng những nhu cầu của chúng ta mà chúng ta chẳng phải trả tiền gì cả. Ân
điển nhận được qua lòng tin cậy hơn là qua những nỗ lực loài người.
Tôi chân thành tin rằng nếu bạn nhận lấy những câu nói này và luôn suy
gẫm chúng, thì dần dà chúng sẽ làm thay đổi bước đi của bạn với Chúa.
Trong suốt những năm vừa qua, chúng ta đã nghe rất nhiều sự dạy dỗ về đức
tin: Đức tin là gì, đức tin không là gì, làm thế nào để vận dụng đức tin. Cho
dù với mọi sự dạy dỗ đó, thành thật mà nói, tôi không chắc có bao nhiêu tín
đồ thật sự hiểu rõ đức tin. Nếu chúng ta thật sự hiểu rõ về đức tin nhiều như
mức chúng ta công bố thì hẳn đã nhìn thấy nhiều sự đắc thắng trong đời
sống hằng ngày hơn hiện nay.
Tất cả mọi tri thức về đức tin phải được xây trên một sự hiểu biết rõ ràng về
ân điển. Một trong những điều tôi sẽ chia sẻ với bạn qua những trang sách
này là một lời tiên tri, một lời mà tôi đã nhận được từ Chúa trong đó Ngài
định nghĩa ân điển và mô tả vai trò và chức năng của nó trong đời sống của
người tín đồ.
Thật ra, ân điển của Đức Chúa Trời không hề phức tạp hoặc rắc rối. Nó rất
đơn giản, đó là lý do tại sao nhiều người đã không hiểu. Chẳng có một điều
gì đầy quyền năng hơn ân điển. Thật vậy, tất cả mọi điều trong Kinh Thánh -
sự cứu rỗi - sự đổ đầy Đức Thánh Linh, sự tương giao với Đức Chúa Trời và
tất cả mọi sự đắc thắng trong đời sống hằng ngày của chúng ta đều dựa vào
điều đó. Không có ân điển, chúng ta chẳng là gì, chúng ta không có gì và
chúng ta cũng chẳng làm được gì. Nếu không bởi nhờ ân điển Chúa thì tất cả
chúng ta đều sẽ khốn khổ và tuyệt vọng.
Trong LuLc 2:40 chúng ta được biết rằng từ một đứa trẻ, Jêsus đã lớn lên và
trở nên mạnh mẽ trong tâm linh, được đầy dẫy sự khôn ngoan và ân điển (ơn
huệ và những phước hạnh thuộc linh) của Đức Chúa Trời đã ở trên Ngài.
Câu này chứa đựng mọi điều chúng ta cần để được hạnh phúc, khỏe mạnh,
thịnh vượng và thành công trong chặng đường theo Christ của chúng ta.
Chúng ta thường nói về mọi điều chúng ta cần, nhưng trong thực tế, chỉ có
một điều mà chúng ta cần thôi, và điều đó cũng tương tự như điều Chúa
Jêsus đã cần: Chúng ta cần trở nên mạnh mẽ trong tâm linh, được đầy dẫy sự
khôn ngoan của Đức Chúa Trời và có ân điển Ngài ở trên chúng ta.
Nếu bạn và tôi bằng lòng để cho ân điển của Đức Chúa Trời có toàn quyền
cai trị trong cuộc đời chúng ta thì chẳng có điều gì là không thể được đối với
chúng ta. Nhưng nếu không có ân điển đó, chẳng có điều gì lại có thể làm
được với chúng ta.
Như Phao lô đã viết cho những tín hữu trong thời ông sống. Mọi sự chúng ta
là, chúng ta làm và có đều bởi nhờ ân điển của Đức Chúa Trời. Bạn và tôi
đều bất lực một trăm phần trăm. Mặc dù chúng ta thường công bố như Phao
Lô đã nói: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng Christ là Đấng ban sức cho tôi”,
điều đó chỉ đúng bởi nhờ ân điển Chúa.
Trong Eph Ep 2:10 Phao Lô bảo chúng ta rằng… chúng ta là công việc tài
khéo bởi chính tay Đức Chúa Trời làm ra, được tái tạo lại trong Christ Jêsus
(được sanh lại) để chúng ta có thể làm những công việc tốt lành mà Đức
Chúa Trời đã tiền định (đã sắp đặt trước cho chúng ta đi những con đường
mà Ngài đã chuẩn bị trước rồi) để chúng ta có thể bước đi trong đó (sống đời
sống tốt đẹp mà Ngài đã sắp đặt và chuẩn bị sẵn cho chúng ta sống). Tác giả
của thơ Hêbơrơ cho chúng ta biết rằng những công việc của chúng ta đã
được chuẩn bị sẵn cho chúng ta bởi Đức Chúa Trời... từ buổi sáng thế (HeDt
4:3). Theo những câu này, Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta và đặt ra công
việc cho cuộc đời chúng ta từ trước khi chúng ta được sinh ra, trước khi cả
thế gian được dựng nên. Đó là lý do tại sao chúng ta phải thôi nói về chức vụ
“của chúng tôi”, xem như đó là một việc gì mà chúng ta tự khởi sự hoặc thực
hiện bởi khả năng của riêng mình. Trong 15:5 Chúa Jêsus đã nói... Ngoài Ta,
(cắt khỏi sự liên hiệp sống động với Ta), các ngươi chẳng làm chi được.
Thay vì khoe khoang về sức mạnh lớn lao hay về sự khôn ngoan, quyền
năng hoặc những thành quả của mình, chúng ta đáng nên bắt đầu mỗi ngày
bằng cách nói rằng: “Lạy Chúa, con đây, sẵn sàng làm theo bất cứ điều chi
mà Ngài muốn con làm. Con tự dốc đổ mình ra trống không, theo cách mà
con biết được, để cho ân điển của Ngài tuôn tràn trong đời sống con. Con
phó thác chính mình hoàn toàn nơi Ngài. Con chỉ có thể là người mà Ngài
muốn con trở thành, con chỉ có thể có những gì mà ý chỉ Ngài muốn con có,
con chỉ có thể làm những gì mà Ngài ban năng quyền cho con làm và mỗi
một sự đắc thắng là bời vì sự vinh hiển của Ngài, không phải của con”.
Bạn và tôi là những chiếc bình mà qua đó Đức Chúa Trời làm những công
việc của chính Ngài. Chúng ta là những người cùng cộng tác với Ngài. Thật
là một đặc ân đáng kinh sợ biết bao! Ngài cho phép chúng ta được chia sẻ
trong sự vinh hiển của Ngài miễn là chúng ta ghi nhớ kỹ rằng ngoài Ngài
chúng ta không thể làm được điều chi cả.
Nếu chúng ta thật sự tin rằng Đức Chúa Trời nắm quyền kiểm soát hoàn toàn
cuộc đời chúng ta, thì chẳng có điều gì trục trặc xảy ra lại sẽ làm chúng ta
tức giận hoặc thất vọng, vì chúng ta sẽ biết rõ rằng qua mọi việc đó Đức
Chúa Trời đang thực hiện kế hoạch của Ngài cho chúng ta. Chúng ta sẽ
không nhận vinh hiển nhờ những gì chúng ta đang làm cho Đức Chúa Trời,
nhưng chỉ trong những gì Ngài đang hành động qua chúng ta mà thôi.
Chúng ta phải học phó thác cuộc đời chúng ta cho Đức Chúa Trời, giao phó
chính mình cho Ngài trong mọi sự và về mọi việc, nương cậy không phải
vào đức tin vĩ đại của chúng ta nhưng cậy trên ân điển kỳ diệu của Ngài.
Đúng là đức tin rất quan trọng, nhưng ngay cả đức tin cũng đến với chúng ta
bởi ân điển, như là một món quà. Mọi điều trong đời sống chúng ta dựa trên
- không phải những công đức hoặc khả năng hoặc việc làm của chúng ta,
nhưng dựa trên ý muốn sẵn lòng thiên thượng của Chúa nhằm sử dụng
quyền năng vô hạn của Ngài để đáp ứng những nhu cầu của chúng ta mà
chẳng hề tính một giá nào.
Đó là chính là ân điển.
Nếu bạn có những nhu cầu hôm nay - và ai lại chẳng có nhu cầu? Tôi khích
lệ bạn hãy trao phó chúng cho Đức Chúa Trời. Việc chúng ta có những kế
hoạch, mục tiêu và những giấc mơ cho cuộc đời mình là điều tốt, cũng rất
tuyệt vời khi bạn có những điều bạn đang tin cậy Chúa ban cho, nhưng tôi đề
nghị bạn hãy quyết định để tất cả mọi điều đó qua một bên trong giây lát.
Chỉ trong thời gian bạn cần có để đọc quyển sách này, hãy để bạn tự do khỏi
mọi nỗ lực để đạt được bất cứ điều gì bởi đức tin riêng nỗ lực riêng của
chính bạn.
Thay vào đó, hãy thư giãn và đặt niềm tin cậy của bạn hoàn toàn chỉ dựa vào
Chúa. Hãy buông bỏ hoàn toàn và nhìn xem quyền năng bùng nổ đến chừng
nào mà Ngài sẽ đem đến hành động trong đời sống bạn đang khi bạn chỉ đơn
thuần phó thác chính mình để nhận lấy ân điển kỳ diệu của Ngài. Tôi tin
rằng bạn sẽ nhìn thấy một sự thay đổi lạ lùng trong toàn cách tiếp cận của
bạn với đời sống đến nỗi bạn sẽ không bao giờ ước muốn quay trở lại những
đường lối cũ nữa.
Ân Điển, Ân Điển và Càng Thêm Ân Điển
Khi chúng ta bắt đầu học hỏi về ân điển của Đức Chúa Trời, tôi muốn được
chia sẻ với bạn cách vắn tắt về tình trạng của cuộc đời tôi lúc bấy giờ khi
Chúa lần đầu tiên bắt đầu ban cho tôi một sự mặc khải về ân điển thật sự là
gì.
Lúc ấy tôi có rất ít sự mặc khải về đề tài này, nhưng đang khi tôi học tập, tôi
thật sự đã được khuấy động trong tâm linh mình để tin cậy Đức Chúa Trời
ban cho một sự mặc khải lớn hơn. Đang khi bạn đọc, tôi muốn khích lệ bạn
hãy tiếp tục trong đức tin cầu xin Đức Chúa Trời ban cho bạn một sự mặc
khải sâu xa hơn về điều kỳ diệu được gọi là ân điển này.
Lời Chúa Làm Nản Lòng
Khi Đức Chúa Trời bắt đầu mặc khải cho tôi về ân điển thật sự là gì thì lúc
bấy giờ tôi đang nản lòng như bất cứ ai có thể từng bị nản lòng. Tại sao tôi
lại quá tuyệt vọng như vậy? Có rất nhiều lý do khác nhau về sự tuyệt vọng
nản chí của tôi, nhưng một trong những điều làm nản lòng tôi nhất - dù bạn
tin hay không - đó chính là Lời Chúa.
Làm sao Lời Chúa lại làm tôi nản lòng? Lý do rất đơn giản. Đây cũng là
trường hợp xảy đến cho nhiều tín hữu, tôi đã cố gắng hành động Lời Chúa
thay vì để cho lời Chúa hành động trong tôi. Điều đã làm tôi nản về Lời
Chúa là như vầy: Lời ấy cứ tiếp tục cáo trách tôi.
Bạn thấy không, tôi đã gặp rất nhiều nan đề trong cuộc đời mình, nhưng tôi
không thật sự biết rõ căn nguyên của những nan đề của tôi. Tôi đã nghĩ rằng
mọi điều đó do một ai đó gây ra. Tôi đã bị thuyết phục rằng nếu mọi người
khác chịu thay đổi và hành động khác đi, thì bấy giờ cuối cùng tôi có thể
được hạnh phúc và thỏa lòng. Sau đó khi tôi bắt đầu nghiên cứu Lời Chúa.
Lời Chúa bắt đầu mặc khải cho tôi thấy rằng rất nhiều lĩnh vực trong đời
sống tôi cần phải được thay đổi. Mỗi một sứ điệp mà tôi đã nghe, dù qua đài
truyền hình, truyền thanh, trên băng từ hay trong một buổi nhóm, hầu như
đều cáo trách tôi về nhu cầu tôi cần phải thay đổi. Nan đề chính là tôi đã
không hiểu được sự khác biệt giữa sự cáo trách và sự định tội.
Đang khi Lời Chúa đem sự cáo trách đến cho tôi, đó là điều Đức Chúa Trời
định ý cho Lời Ngài, thì ma quỷ dùng chính điều định đem lại ích lợi cho tôi
để tra tấn trong tâm trí tôi như những lời buộc tội. Tôi đã nhìn xem Lời Chúa
và nhận biết nhu cầu cần phải thay đổi của mình, nhưng chẳng biết rằng
chính ân điển của Đức Chúa Trời đem đến sự thay đổi đó trong tôi. Tôi
không biết làm sao để Đức Thánh Linh của Chúa đến trong đời sống tôi để
khiến những việc phải xảy ra như cần có đang khi tôi tin cậy Ngài và vận
dụng đức tin mình. Tôi đã tưởng rằng tôi phải tự làm hết.
Tôi đã cố gắng tự thay đổi chính mình, cố gắng tự khiến mình trở thành
những gì mà Lời Chúa nói tôi phải nên như vậy. Tôi đã không biết làm sao
để phó nộp chính mình cho Chúa và ngửa trông nơi Ngài. Tôi đã chẳng biết
gì về việc được thay đổi từ vinh hiển sang vinh hiển (IICo 2Cr 3:18), về việc
chinh phục những kẻ thù nghịch của tôi từng chút một (PhuDnl 7:22).
Ngoài việc cố gắng tự thay đổi chính mình, tôi cũng đã cố gắng thay đổi mọi
điều khác trong cuộc đời của tôi. Tôi đã cố gắng thay đổi chồng tôi, những
con cái tôi, tất cả những hoàn cảnh của tôi, tất cả mọi điều gì mà tôi tưởng là
gốc rễ gây ra những nan đề của tôi. Tôi đã cố gắng, cố gắng và cố gắng cho
đến khi tôi cảm thấy mình sắp chết vì tuyệt vọng. Gắng sức làm một điều gì
về việc mà bạn không thể làm gì được là điều rất nản lòng!
Những gì tôi đã làm chính là hành động dưới Luật Pháp, mà Kinh Thánh nói
rằng nó sẽ luôn luôn dẫn đến sự nản lòng, tuyệt vọng và hủy diệt.
Luật Pháp Ngược Lại Với Ân Điển
Tất cả những ai dựa vào Luật Pháp (người tìm cách để được kể là công
nghĩa bởi vâng theo Luật Pháp của những nghi lễ) đều ở dưới một sự rủa sả
và dẫn đến sự thất vọng và hủy diệt, vì như có chép trong lời Kinh Thánh
rằng. Đáng rủa thay {bị rủa sả, bị hủy diệt, bị trừng phạt} đời đời cho kẻ nào
không tiếp tục giữ theo (sống và ở lại) mọi giềng mối và điều răn được viết
trong Sách Luật Pháp để làm theo. GaGl 3:10
Tôi đã không nhận thức được nan đề của mình chính bởi mọi sự cố gắng của
mình, tôi đã vô tình đặt chính mình dưới sự rủa sả của Luật Pháp. Tôi đã lấy
điều tốt đẹp của Lời Chúa và đặt ra một điều luật từ đó. Tôi đã xem tất cả là
điều chính tôi phải hoàn tất chứ không phải là những lời hứa mà Đức Chúa
Trời sẽ làm ứng nghiệm trong tôi đang khi tôi tin cậy Ngài và trông đợi sự
đắc thắng của Ngài. Bạn có biết rằng bạn và tôi có thể tạo ra một điều luật từ
mỗi một lời trong Kinh Thánh nếu chúng ta không biết đến với Lời Chúa
cách phải lẽ không?
Bất cứ lúc nào chúng ta đặt mình dưới Luật Pháp, là chúng ta đang du mình
vào sự khốn khổ. Tại sao vậy? Bởi vì Luật Pháp có khả năng làm một trong
hai điều: nếu chúng ta theo luật pháp cách trọn vẹn, nó có thể làm chúng ta
thánh khiết. Nhưng vì không một con người nào có thể làm được điều đó,
điều thứ hai mà Luật Pháp có thể làm là thật sự gia thêm tội lỗi, khiến dẫn
đến sự hủy diệt.
Rôma đoạn 2 và 3 dạy chúng ta rằng Đức Chúa Trời đã ban Luật Pháp Cựu
Ước để cho loài người sẽ gắng sức giữ nó, rồi nhận ra rằng mình không thể
giữ Luật Pháp nổi và ý thức được nhu cầu cấp bách của mình cần có một
Đấng Cứu Chuộc.
Việc này xảy ra làm sao? Chúng ta nghe hoặc đọc luật pháp và kết luận:
“Nếu tôi không vâng theo luật này, tôi sẽ mất sự cứu rỗi” hoặc Đức Chúa
Trời sẽ không còn yêu tôi nếu tôi không ăn ở đàng hoàng, Ngài sẽ không yêu
tôi nếu tôi không tốt”. Bấy giờ, chúng ta bắt đầu nhìn xem Lời Chúa một
cách hoàn toàn trái với cách mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta nhìn thấy.
Tất cả mọi điều Ngài muốn chúng ta làm là đối diện với sự thật và nói rằng:
“Vâng, thưa Chúa, Ngài hoàn toàn đúng. Con cần phải làm như vậy. Con
cần phải thay đổi, nhưng con không thể tự thay đổi chính mình. Lời Ngài là
chân lý và đời sống của con không phù hợp với Lời Ngài. Lời Ngài đã trở
thành một tấm gương cho con. Trong đó con có thể nhìn thấy con sai lầm
trong lĩnh vực này, và con hối hận. Con xin Ngài tha thứ cho con và thay đổi
con bởi quyền năng và ân điển của Ngài”.
Nhưng tôi không biết làm điều đó như thế nào. Tôi chẳng biết gì về quyền
năng của Đức Chúa Trời và ân điển của Đức Chúa Trời. Tất cả những gì tôi
đã biết là sự cố gắng - cố gắng sống tốt, cố gắng làm mọi điều gì Lời Chúa
nói tôi phải làm. Cố gắng đừng nói nhiều quá, cố gắng đầu phục, cố gắng trở
nên rộng lượng hơn, cố gắng hành động theo bông trái của Đức Thánh Linh.
Cố gắng cầu nguyện nhiều hơn, cố gắng đọc Kinh Thánh nhiều hơn, cố gắng
hiểu Kinh Thánh nhiều hơn khi mình đọc. Cố gắng làm một người vợ tốt đẹp
hơn, cố gắng làm một người mẹ tốt hơn và cứ thêm, thêm nữa.
Hậu quả là tôi hoàn toàn bị nản lòng.
Một ý nghĩa khác của từ nản lòng là tuyệt vọng, bị cản trở không đạt được
một mục tiêu hoặc làm ứng nghiệm một ao ước!
Như Phao Lô mô tả rất rõ trong 3:10, tôi đã bị nản lòng - thất vọng và thật sự
bị hủy diệt - vì cớ tôi đã cố gắng sống theo một Luật Pháp mà tôi hoàn toàn
không thể giữ nổi. Tôi đã cố gắng đạt đến một mục tiêu và làm ứng nghiệm
một ao ước nằm ngoài khả năng của tôi. Tôi càng gắng sức bao nhiêu, thì tôi
càng thất bại thê thảm bấy nhiêu.
Khi bạn và tôi đặt tất cả sức mạnh và nỗ lực của mình vào một điều gì đã bị
thất bại, thì kết quả duy nhất có thể có là sự tuyệt vọng. Và những gì chúng
ta biết làm trong tình cảnh đó là cố gắng thêm - mà điều đó chỉ sản sinh ra sự
nản lòng hơn.
Đó là một vòng lẩn quẩn, điều chỉ có thể bẻ gãy bởi một sự hiểu biết đúng
đắn về ân điển của Đức Chúa Trời.
Cố Gắng Ngược Lại Với Tin Cậy
Bạn có ý thức được rằng từ ngữ cố gắng là không đúng với Kinh Thánh
không? Tôi biết điều đó là vì tôi đã tra cứu trong sách tham khảo rộng lớn
nhất mà tôi có thể kiếm được. À, đúng là có từ ngữ đó, nhưng không phải ở
trong ý nghĩa mà chúng ta sử dụng trong bối cảnh này.
Cách duy nhất mà từ cố gắng được dùng trong Kinh Thánh là trong ý nghĩa
đặt một ai đó vào sự thử nghiệm. Kinh Thánh nói về sự “thử nghiệm của đức
tin chúng ta (Gia Gc 1:3). Chúng ta được dạy dỗ không nên tin hết mọi điều
mình nghe, nhưng phải “thử các thần” IGi1Ga 4:1. Tác giả Thi Thiên nói
rằng: “Hỡi Đức Giêhôva, xin hãy thử tôi và biết những tư tưởng tôi ” (Thi
Tv 139:23), Kinh Thánh cũng nói về những thử thách khó khăn sẽ “thử
nghiệm” chúng ta (IPhi 1Pr 4:12). Theo ý nghĩa của Kinh Thánh, thì từ ngữ
cố gắng (to try) đề cập đến một bài thi hay sự thử nghiệm để xác định giá trị
và mức độ của một người hay một vật.
Nhưng điều đó hoàn toàn khác với cách chúng ta thường sử dụng từ ngữ cố
gắng - mà đó là điều bàn đến nỗ lực loài người. Chúng ta nói chúng ta “cố
gắng” khi chúng ta đang nỗ lực đạt đến hoặc hoàn tất một điều gì bởi
phương tiện hoặc khả năng riêng của chúng ta.
Bây giờ tôi không có ý nói rằng chúng ta chẳng nên bao giờ nỗ lực để đạt
được một điều gì đó trong cuộc đời. Không hề như vậy. Một trong những sứ
điệp tôi thường giảng là về chủ đề sự nỗ lực đúng đắn mà chúng ta phải đưa
ra với tư cách là những cơ đốc nhân. Một nỗ lực được làm nên qua quyền
năng và bởi ân điển của Đức Chúa Trời hành động bên trong chúng ta. Nói
khác đi, chúng ta không gắng sức làm một điều gì mà không cầu xin sự cứu
giúp của Đức Chúa Trời. Chúng ta nương dựa vào. Dù suốt chặng đường
thực hiện mỗi đề án. Chúng ta luôn giữ vững một thái độ nói rằng: “Ngoài
Chúa ra con chẳng làm chi được”.
Nhưng chúng ta không tham dự vào những nỗ lực tự nhiên thuộc về xác thịt
vì hậu quả chỉ là sự mỏi mệt và nản lòng, thất vọng và hủy diệt.
Đang khi bạn đọc những trang này, tôi muốn đề nghị rằng bạn bằng lòng
hoán đổi sự cố gắng bằng việc tin cậy. Đó chính là những gì tôi đã học làm
đang khi Chúa mở ra cho tôi cả một lĩnh vực mới mẻ trong sự mặc khải về
ân điển kỳ diệu của Ngài.
Căn Nguyên của Sự Xung Đột
Điều gì dẫn đến sự xung đột (bất hòa và hận thù lâu đời) và làm sao những
sự căng thẳng (cãi cọ và tranh đấu) phát xuất ra giữa lòng anh em? Chẳng
phải chúng đã nổi lên từ những ước muốn tư dục của anh em vẫn mãi chiến
tranh trong những chi thể của anh em sao?
Gia Gc 4:1
Bạn có những sự xung đột, bất hòa, hận thù, căng thẳng và chiến tranh diễn
ra ở bên trong chính bản ngã của mình không? Có một thời gian mà cuộc đời
tôi đã đầy dẫy sự xung đột.
Làm sao tất cả những sự khuấy động này đã dấy lên bên trong chúng ta vậy?
Chúng ta biết rõ rằng đó không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời cho
chúng ta đâu. Đức Chúa Trời không muốn cho con cái Ngài sống trong một
vùng có chiến tranh thường xuyên. Đó chính là bản chất của thế giới mà
chúng ta đang sống đây, nhưng nó không phải là bản chất của vương quốc
Đức Chúa Trời - và Chúa Jêsus đã dạy bảo chúng ta rằng vương quốc đang ở
bên trong chúng ta (LuLc 17:12).
Một lý do mà bạn và tôi đã đến với Đấng Christ đó là chúng ta muốn trốn
khỏi mọi sự xung đột và căng thẳng vô tận thuộc loại đó. Đó là lý do vì sao
chúng ta trở thành công dân của vương quốc Đức Chúa Trời. Kinh Thánh
bảo chúng ta rằng đó là vương quốc của sự công nghĩa, bình an và vui mừng
(RoRm 14:17) là những môn đồ của Chúa Jêsus Christ, đó chính là gia tài và
di sản của chúng ta. Vậy thì tại sao có nhiều người trong chúng ta là những
người thật sự yêu mến Đức Chúa Trời, là những người sẽ đi thiên đaàng, là
những người được gọi theo mục đích thiên thượng của Ngài, vẫn còn để cả
thời gian mình còn có mặt trên đất này để ở giữa những điều mà chúng ta đã
hết sức trốn khỏi chúng?
Căn nguyên của tất cả mọi sự xung đột này là gì? Nó phát sinh ra từ đâu? Đó
là vấn đề chúng ta muốn giải đáp để tìm ra giải pháp cho sự nản lòng và
khốn khổ của chúng ta.
Hãy lưu ý phần thứ hai của câu này, Gia cơ bảo chúng ta rằng tất cả những
điều tiêu cực này đều nổi lên từ những ước muốn của xác thịt vẫn hằng tranh
chiến ở trong chi thể của chúng ta.
Bạn có biết rằng bạn và tôi có thể rơi vào cuộc xung đột vì muốn một điều
dù điều ấy rõ ràng là ý muốn của Chúa dành cho chúng ta không? Muốn có ý
muốn Chúa trong cuộc đời mình có thể làm nản lòng chúng ta nếu chúng ta
loay hoay gắng sức nhận được điều ấy cách sai trật, vì như vậy chúng ta chỉ
sinh ra xung đột, chiến tranh và căng thẳng.
Đức Chúa Trời muốn chồng và các con chúng ta được cứu. Chúng ta biết rõ
đó là ý muốn Ngài và Ngài đã phán trong Lời Chúa rằng Ngài muốn mọi
người được biết Ngài và được cứu (II Phi 3:9;). Dầu vậy bạn và tôi có thể bị
nản lòng - và gây ra đủ loại khốn khổ cho chính mình và cho những người
khác - nếu chúng ta loay hoay cố gắng để làm cho những người thân của
mình được cứu bởi những nỗ lực loài người của mình.
Dù nghe rất kỳ lạ, nhưng đây là điều có thể xảy ra, đó là chúng ta tranh
chiến với nhau về Lời Chúa. Điều này xảy ra luôn luôn trong thân thể của
Đấng Christ.
Chắc chắn ý chỉ Đức Chúa Trời là muốn chúng ta sống những cuộc đời
thánh sạch, nhưng tôi có thể nói với bạn là tôi đã gây ra bao nhiêu sự căng
thẳng trong cuộc đời tôi vì cố gắng sống thánh khiết. Tôi muốn tất cả mọi
điều đúng đắn, nhưng tôi đã loay hoay giành lấy chúng một cách sai trật. Đó
là điều Gia cơ cảnh báo chúng ta tại đây trong câu này. Ông nói rằng sự
xung đột và căng thẳng nổi lên bên trong chúng ta vì cớ những ước muốn
của chúng ta - ngay cả khi đó là những ước muốn công nghĩa của chúng ta -
đang tranh chiến bên trong chi thể của chúng ta.
Chúng ta không có vì chúng ta chẳng cầu xin. Anh em ghen tỵ và tham
muốn (những gì người khác có) và những ước muốn của anh em không
thành được (nên): anh em trở thành những kẻ giết người. (Ghen ghét là giết
người theo như lòng anh em cưu mang). Anh em cháy bỏng với sự ghen tỵ
và nóng giận và không thể giành được (sự mãn nguyện, thỏa lòng và hạnh
phúc mà anh em đang tìm kiếm) vì vậy anh em tranh đấu và xung đột. Anh
em không nhận lãnh vì anh em chẳng cầu xin. Gia Gc 4:2
Dân sự trong Hội Thánh tranh chiến với nhau vì những ơn tứ tiên tri và
những ơn tứ âm nhạc. Họ trở nên ganh tị nhau vì một người hát còn người
kia lại không. Họ ghét nhau đơn giản chỉ vì họ không có điều mà người khác
có. Ghen tuông và tranh cạnh không phải là tình yêu. Đức Chúa Trời nói
điều đó là lòng ghen ghét.
Kinh Thánh nói rất thẳng thắn về điểm này. Kinh Thánh nói rằng nếu ai ghét
người khác vì những ân tứ đặc biệt của họ là trở thành một kẻ giết người ở
trong lòng.
Bạn và tôi có phạm tội giết người trong tấm lòng của mình không? Chúng ta
có như thiêu như đốt vì lòng ghen tị và tức giận vì chúng ta không thể đạt
được sự mãn nguyện, thỏa lòng và hạnh phúc mà chúng ta tìm kiếm chăng?
Chúng ta có bị nản lòng vì chúng ta không đạt được ngay cả những điều tốt
mà chúng ta hằng ao ước chăng?
Đó chính là điều đó đã xảy ra cho tôi trong một thời gian trong cuộc đời tôi.
Tôi đã cố gắng làm cho chính mình hạnh phúc. Tôi đã nhìn thấy tất cả những
điều tốt đẹp mà tôi biết tôi cần, và tôi đã cố gắng khiến chúng xảy đến bằng
những nỗ lực của chính mình. Không ai biết được tôi đã tự làm cho mình
nản lòng cách không chịu nổi suốt bao nhiêu năm cố gắng làm cho chức vụ
của tôi được ứng nghiệm. Chắc chắn chức vụ đó là ý muốn Ngài dành cho
tôi. Ngài đã kêu gọi tôi và đã xức dầu tôi cho việc đó. Dẫu vậy, điều đó vẫn
không xảy ra cho dù tôi cố gắng đến đâu.
Điều lý thú là Đức Chúa Trời sẽ kêu gọi một người làm điều gì đó, rồi sau
đó không để anh ta làm trong một thời gian. Anh ta sẽ không bao giờ có thể
làm được việc ấy, cho đến chừng nào anh ta ngừng gắng sức làm việc ấy
theo sức mình và bắt đầu để cho Chúa làm cho điều ấy ứng nghiệm theo
cách của Ngài các theo thời điểm của Ngài. Đường lối Đức Chúa Trời là
trọn vẹn! Nếu bạn đang nản lòng về thời điểm, hãy học cầu nguyện cùng với
tác giả Thi Thiên. Kỳ mạng tôi nằm trong tay Chúa. .. (Thi Tv 31:15).
Tôi biết về những điều này, vì đó chính là điều đã xảy ra cho tôi. Tôi đã nản
lòng, ghen tị và tức giận và không thể nào đạt được sự mãn nguyện, thỏa
lòng và hạnh phúc mà tôi đã tìm kiếm - cho đến khi Chúa chỉ cho tôi phần
cuối trong Gia Gc 4:2… các ngươi không có vì các ngươi chẳng cầu xin.
Khi tôi thật sự nhìn thấy và hiểu rõ câu ấy lần đầu tiên, nó làm rung chuyển
toàn bộ thần học của tôi. Đó là một phần quan trọng của sự mặc khải về ân
điển mà Đức Chúa Trời đã cho tôi khiến dần dần thay đổi cả cuộc đời và
chức vụ của tôi.
Chúa đã cáo trách tôi về nhiều điều khác nhau trong cuộc đời tôi. Một trong
số các điều ấy bạn có thể liên hệ đến chính chặng đường theo Chúa của bạn.
Hãy để tôi nêu ra một ví dụ.
Một ngày kia tôi thức dậy với cơn nhức đầu như búa bổ. Tôi tưởng mình đã
bị cảm. Tôi đi lại trong ngày với cơn nhức đầu khốn khổ đó, gặp ai cũng kể
lể mình cảm thấy khủng khiếp làm sao - cho đến cuối cùng Chúa phán với
tôi và nói: “Con có bao giờ nghĩ đến việc cầu xin Ta chữa lành cho con
không?”. Tôi tin Chúa Jêsus là Đấng chữa lành cho tôi, nhưng tôi đã để cả
ngày để phàn nàn và chưa hề cầu xin một lời nào.
Việc này thường xảy ra trong đời sống của chúng ta. Chúng ta đi chỗ này
chỗ kia than van về những nan đề của mình và tiêu phí phân nửa thì giờ để
cố gắng suy tính chúng ta có thể làm những gì để giải quyết chúng. Chúng ta
làm mọi điều ở dưới mặt trời ngoại trừ một điều mà Lời Chúa dạy bảo chúng
ta. Hãy xin, để chúng ta có thể nhận lãnh được để cho sự vui mừng của
chúng ta được trọn vẹn (GiGa 16:24-25).
Tại sao chúng ta lại như vậy? Vì cớ xác thịt, bản tính con người thiên nhiên
của chúng ta, muốn tự làm mọi việc. Đó chính là bản tánh của xác thịt. Nó
muốn chinh phục. Nó muốn vượt qua những nan đề của nó bằng những
phương cách, đường lối này. Tại sao? Để nó có thể được vinh hiển. Xác thịt
muốn tự mình làm, vì nó muốn nhận sự khen ngợi.
Đó là một lý do chúng ta không thành công hơn chính mình trên chặng
đường đức tin: vì chúng ta gắng sức giành được bởi những nỗ lực của riêng
mình những gì Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta bởi ân điển của Ngài.
Nhưng để Ngài ban cho chúng ta những gì chúng ta cần, chúng ta phải
khiêm nhường đủ để thôi gắng sức mà bắt đầu tin cậy. Chúng ta phải bằng
lòng ngừng làm mà bắt đầu cầu xin.
Nhận Lãnh, Không Phải Lấy
Anh em có cầu xin (Chúa về những điều ấy) nhưng thất bại không nhận lãnh
được vì cớ anh em cầu xin với mục đích sai trật và bởi những động cơ gian
ác, ích kỷ. Ý định của anh em là (khi lấy được những gì mình ao ước) dùng
nó cho những khoái lạc tư dục. Gia Gc 4:3
Trong phần học tập này tôi hy vọng thủ tiêu từ ngữ lấy khỏi từ vựng của
chúng ta và thay thế nó bằng từ ngữ nhận lãnh. Đây là hai điều khác biệt
nhau.
Gia cơ bảo chúng ta thay vì dấn bước giành được những gì chúng ta cần
hoặc ao ước, chúng ta phải cầu xin nhưng sau đó, Gia cơ tiếp tục bảo rằng lý
do mà chúng ta không nhận lãnh được thường là vì chúng ta xin với một
động cơ hoặc ý định sai trật.
Nhiều khi những gì chúng ta xin Chúa không hề sai trật, nhưng Ngài không
thể ban điều thỉnh cầu của chúng ta vì Ngài vẫn còn hành động thêm để
chuẩn bị chúng ta cho điều đó.
Ví dụ, việc tôi tìm kiếm Chúa để biết về chức vụ mà Ngài đã kêu gọi tôi là
một điều đúng đắn. Ý muốn Chúa là chức vụ đó phải thành công. Tuy vậy,
dù Ngài đã kêu gọi tôi, những năm đầu tiên trong chức vụ là những năm khó
nhọc vì cớ những động cơ của tôi rất sai trật. Thay vì đơn sơ phó nộp chính
mình cho Chúa trong sự phục vụ khiêm nhường đối với Ngài, tôi cố gắng
làm ra mình quan trọng. Tôi rất bất an và đã muốn một địa vị cao trong
vương quốc của Đức Chúa Trời vì những lý do sai trật. Cho đến chừng nào
tôi chưa học tập để cho Ngài làm chính công việc của Ngài trong tôi, Ngài
không thể hành động qua tôi. Những động cơ của tôi phải được tinh ròng, và
sự thay đổi như vậy không thể diễn ra chỉ qua một đêm được.
Suốt nhiều năm tôi đã nản lòng vì tôi đã cầu nguyện, kiêng ăn và tìm kiếm
mặt Chúa, dù vậy chẳng có điều gì xảy ra - dù một ít để cho tôi thấy cũng
không. Tôi không biết quý trọng giá trị của công việc bề trong phải được
làm trọn để chuẩn bị cho chúng ta những phước hạnh thấy được. Tôi đã
muốn di động trong dòng chảy đầy trọn của Thánh Linh Chúa nhưng chỉ có
một chút ri rỉ của Thánh Linh trong đời sống và chức vụ của tôi. Tôi không
thể hiểu được có điều gì sai trật đây.
Việc ấy trầm trọng đến nỗi tôi đã muốn nói với Chúa xin hãy để tôi yên một
mình để tôi có thể quên hết về chức vụ đi và làm một việc khác. Tôi đã sẵn
sàng để bỏ hết mọi việc rồi.
Điều đó xảy đến với nhiều người trong chúng ta. Đức Chúa Trời đến, khởi
sự một công việc trong chúng ta và qua chúng ta. Ngài dẫn chúng ta đến nửa
chặng đường của công việc Ngài đang làm, rồi sau đó dường như Ngài
không còn muốn đi tiếp và hoàn tất công việc nữa. Đó là chỗ sự nản lòng bắt
đầu, vì chúng ta cố gắng quá chừng để đẩy công việc tiến tới, và việc đó
giống như gắng sức cất bỏ một ngọn núi ra khỏi đường đi với chỉ bằng sức
lực đang cạn dần. Điều đó không thể nào thành được! Dĩ nhiên Đức Chúa
Trời sẽ luôn luôn hoàn tất những gì Ngài đã khởi sự, nhưng chính sự chờ đợi
giúp chúng ta thật sự đâm rễ và vững nền trong Ngài.
Nhiều khi điều này xảy ra vì những động cơ của chúng ta sai trật. Nhiều lúc
ngay cả động cơ của việc muốn nhìn thấy người thân của chúng ta được cứu
cũng có thể là ích kỷ. Chúng ta muốn họ được cứu không phải vì chúng ta
yêu thương họ và muốn nhìn thấy họ được phước nhưng chỉ vì chúng ta
muốn cuộc đời của chúng ta được dễ dàng hơn và tốt đẹp hơn. Chúng ta
muốn họ được cứu không phải vì lợi ích cho họ nhưng để chúng ta không
còn phải đối diện với những thái độ và cách ăn ở tội lỗi của họ.
Đây là một phần của những gì Gia cơ đang nói đến khi ông nói rằng chúng
ta cầu xin nhằm mục đích sai trật hay với động cơ sai trật. Đức Chúa Trời
biết rõ rằng những động cơ và ý định của chúng ta thường là sai trật, dù khi
chúng ta không nhận thức ra hoặc không xưng nhận nó. Rất khó đối diện với
sự thật về chính mình, nhưng chúng ta phải làm vậy nếu chúng ta muốn
được nhận lãnh tất cả mọi điều mà Đức Chúa Trời ước muốn ban cho chúng
ta.
Trải qua năm tháng tôi đã học được một chân lý quan trọng: Đức Chúa Trời
biết rõ tôi hơn chính tôi biết về mình. Tôi đã đến chỗ nhận thấy rằng nếu tôi
xin Chúa về một điều gì đó, và Ngài chưa ban cho tôi ngay, thì đơn giản chỉ
vì tôi chưa sẵn sàng để nhận lãnh điều đó.
Một lần kia Chúa đã phán với tôi “Joyce, bất cứ khi nào con cầu xin Ta về
một điều tốt lành nào mà con không nhận được, thì đó không phải vì cớ ta
giữ lại và không cho con nhận điều đó. Mà hoặc là vì Ta có điều tốt hơn và
con chưa biết đủ để cầu xin Ta, nên Ta phải để con đợi chờ cho đến khi con
nắm bắt được kế hoạch của Ta, hay là vì cớ con đi ra ngoài thời điểm của
Ta”.
Thường đây không phải là một vấn đề đi ra ngoài ý Chúa, mà là vấn đề ra
ngoài thời điểm của Đức Chúa Trời. Chúng ta không có vì không cầu xin.
Nhưng chúng ta không có cũng vì chúng ta xin với những động cơ và ý định
sai trật, hoặc là vì chúng ta chưa sẵn sàng để nhận lãnh những gì Đức Chúa
Trời muốn ban cho chúng ta.
Tôi đã học được rằng khi tôi xin Chúa về một điều gì tôi phải dâng trình lời
thỉnh cầu của tôi rồi để yên đó. Nếu ý Chúa muốn cho tôi nhận lãnh điều đó
thì Ngài sẽ chu cấp - trong cách riêng của Ngài, thời điểm của Ngài. Việc
chờ đợi không nhất thiết phải gây nản lòng nếu chúng ta học thêm nữa về ân
điển của Đức Chúa Trời.
Như Những Người Vợ Không Chung Thủy
Anh em (giống như) những người vợ không chung thủy (có những mối quan
hệ yêu đương bất chính với thế gian) và phá vỡ lời thề nguyện hôn nhân với
Đức Chúa Trời! Anh em chẳng biết rằng làm bạn với thế gian là làm kẻ thù
của Đức Chúa Trời sao? Vậy hễ ai chọn làm bạn với thế gian là làm cho
mình thành kẻ thù của Đức Chúa Trời. Gia Gc 4:4
Gia cơ có ý nói gì khi ông nói rằng chúng ta giống như “những người vợ
không chung thủy”? Tôi tin rằng Chúa đã ban cho tôi một ví dụ tốt đẹp từ
kinh nghiệm riêng giữa của mình.
Trong nhà bếp của tôi có một số cửa sổ ở trên bồn rửa chén rất khó với tới.
Bây giờ nếu tôi muốn đóng hoặc mở những cánh cửa sổ đó tôi có thể nhảy
lên bàn bếp và phải vất vả mới làm được. Hoặc tôi có thể cứu mình khỏi mọi
vả, cực nhọc đơn giản bằng cách gọi nhà tôi - ông Dave và xin ông ấy đến
mở hoặc đóng cánh cửa giùm. Ông Dave cao hơn tôi nhiều, nên với đôi tay
dài ông ấy chẳng khó khăn gì để làm điều mà đối với tôi là một thách thức
cực nhọc.
Chúng ta cũng như vậy đối với Chúa. Chúng ta tranh chiến và khổ sở, cực
nhọc mỏi mệt để cố gắng làm điều mà Chúa có thể làm cho chúng ta mà
không phải tốn sức gì - nếu chúng ta chịu cầu hỏi Ngài.
Nhưng bạn có biết điều gì sẽ làm tổn thương (sỉ nhục) chồng tôi hơn cả việc
không để cho ổng giúp tôi không? Đó là việc chạy qua hàng xóm và nhờ ông
hàng xóm qua để đóng hoặc mở cửa sổ giùm tôi. Đó là điều mà Gia cơ đề
cập đến ở đây trong cây này khi ông nói về “những người vợ chung thủy”
quay sang người đàn ông khác để xin giúp đỡ thay vì kêu đến chồng mình,
biểu tượng của Chúa.
Tôi đã bị nản lòng trong đời sống và chức vụ mình cho đến khi tôi học bỏ đi
thói gắng sức làm mọi điều theo ý mình và chạy đến với những người khác
để than thở nan đề thay vì chạy đến với Đức Chúa Trời.
Ân Điển Được Định Nghĩa
Hay anh em tưởng rằng Kinh Thánh nói không có mục đích khi nói rằng
Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Trời cư ngụ trong chúng ta khao khát mong
mỏi chúng ta và Ngài khao khát Đức Thánh Linh (được nghênh tiếp) với
một tình yêu ghen tuông hay sao?
Nhưng Ngài ban cho chúng ta càng thêm ân điển (quyền năng của Thánh
Linh, để đối phó với khuynh hướng gian ác này và tất cả mọi điều khác một
cách đầy trọn). Đó là lý do tại sao Ngài nói, Đức Chúa Trời chính Ngài
chống cự lại với kẻ kiêu căng và ngạo mạn, nhưng ban ân điển (liên tục) cho
người hạ mình (người khiêm nhường đủ để tiếp nhận nó). 4:5, 6
Đang khi tôi đọc khúc Kinh Thánh này vài năm trước đây, tìm kiếm câu giải
đáp cho lý do tại sao tôi quá nản lòng và chẳng có năng quyền để thắng hơn
những tội lỗi và thất bại của mình, đôi mắt tôi bắt đầu mở ra khi tôi đọc đến
câu 6 nói rằng Đức Chúa Trời ban cho chúng ta “thêm và càng thêm ân
điển”. Sau đó quyển Kinh Thánh Diễn Ý cho chúng ta biết ân điển là gì.
Trước khi Chúa mở mắt cho tôi thấy sự mặc khả này, lời giải nghĩa duy nhất
mà tôi từng được nghe về từ ngữ ân điển là “ân huệ không đáng được nhận”.
Điều đó tốt, nhưng ân điển còn gồm nhiều điều hơn nữa. Kinh Thánh Diễn Ý
nói ân điển là quyền năng của Đức Thánh Linh để đương đầu với khuynh
hướng gian ác xấu xa ở trong mỗi chúng ta.
Khuynh hướng xấu xa mà Gia cơ nói đến ở đây là gì? Đó là khuynh hướng
xấu như một người vợ bất chánh, khuynh hướng xấu xa nhằm có những mối
quan hệ yêu đương bất hợp pháp với thế gian, khuynh hướng xấu xa để quay
bỏ Đức Chúa Trời và trông mong nơi chính mình hoặc nơi những người
khác thay vì đến cầu xin Ngài đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta. Đó là
khuynh hướng của xác thịt và đây không phải là cách Đức Chúa Trời muốn
chúng ta phản ứng.
Câu giải đáp mà tôi tìm kiếm được thấy trong câu 6 cho chúng ta biết rằng
giữa mọi nan đề và sự nản lòng bực bội của chúng ta thì Đức Chúa Trời ban
chúng ta thêm và càng thêm ân điển thêm và càng thêm quyền năng của Đức
Thánh Linh để đương đầu với khuynh hướng này và những điều khác một
cách đầy đủ. Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời chống cự lại kẻ kiêu căng và
ngạo mạn, kẻ suy nghĩ rằng họ có thể tự giải quyết mọi vấn đề mà không cần
Ngài, nhưng Ngài ban cho ân điển liên tục cho những người khiêm nhường,
là kẻ hạ mình đủ để nhận lãnh ân điển của Ngài do việc đơn sơ cầu xin Ngài.
Đức Chúa Trời muốn chúng ta đương đầu với mọi khuynh hướng gian ác ở
bên trong chúng ta. Ngài muốn ban cho chúng ta ân điển của Ngài. Ngài
muốn ban cho chúng ta quyền năng để thắng hơn những động cơ và ý định
sai lầm, nếu chúng ta đủ khiêm nhường để cầu xin và nhận lãnh thay vì cố
gắng tự giải quyết mọi sự bằng năng lực riêng của mình và theo cách riêng
của chúng ta.
Được Cứu bởi Ân điển Sống Bởi Việc Làm
Vì ấy là bởi Ân điển nhưng không (ơn huệ của Đức Chúa Trời cho kẻ không
xứng đáng) mà anh em được cứu (giải thoát khỏi sự đoán phạt và trở nên
người dự phần trong sự cứu chuộc của Đấng Christ) qua đức tin (của anh
em) và (sự cứu rỗi) điều này không phải thuộc anh em (do việc làm riêng,
qua việc nỗ lực phấn đấu của chính anh em) nhưng đây là món quà (sự ban
cho) của Đức Chúa Trời.
Không phải bởi việc làm (không phải làm ưíng nghiệm những điều luật pháp
đòi hỏi) kẻo e rằng có ai sẽ khoe khoang (Đây không phải là kết quả của bất
cứ một người nào nên không ai có thể tự khoe mình hoặc nhận vinh hiển cho
chính mình) .
Eph Ep 2:8, 9
Hẳn nhiên khúc sách này đề cập đến sự cứu rỗi. Nhưng Kinh Thánh nói rằng
đó là cách mà bạn và tôi được cứu - là bởi ân điển qua đức tin - và cũng là
cách mà chúng ta phải sống cuộc đời mỗi ngày của mình. Vì ấy là bởi Ân
điển nhưng không (ơn huệ của Đức Chúa Trời cho kẻ không xứng đáng) mà
anh em được cứu (được giải thoát khỏi sự đoán phạt và thành kẻ dự phần
trong sự cứu chuộc của Đấng Christ). Và sự (cứu chuộc) này không thuộc về
anh em (về việc làm của anh em, nó không đến từ sự nổ lực riêng của anh
em) nhưng là món quà của Đức Chúa Trời (c.8). Chúng ta áp dụng những
nguyên tắc này để nhận lãnh sự cứu chuộc thì chúng ta cũng phải áp dụng
chúng để nhận lãnh mỗi một phước hạnh khác đến từ Đức Chúa Trời.
Chúng ta đã được cứu bằng cách nào? Bời ân điển qua đức tin. Một trong
những điều muốn giúp bạn học được qua phần nghiên cứu này là sự khác
biệt mang tính sống còn giữa hai từ ngữ này: bởi và qua. Sự khác biệt đó sẽ
giúp giữ cho những vai trò và chức năng khác nhau của ân điển và đức tin
trong phối cảnh phải lẽ.
Trong suốt những năm vừa qua chúng ta đã nghe rất nhiều về đức tin. Vào
thời điểm mà Đức Chúa Trời mở mắt cho tôi thấy chân lý mà tôi đang chia
sẻ với bạn qua những trang sách này, thì tôi rất bận rộn cố gắng có đức tin,
cố gắng tin tưởng Đức Chúa Trời về nhiều điều. Tôi đã cố gắng tin cậy Chúa
ban sự đột phá trong chức vụ, cho sự chữa lành cái lưng của tôi, cho sự thịnh
vượng hơn về tài chánh và cho sự thay đổi của chồng và con tôi theo điều
mà tôi tưởng họ phải trở nên. Tôi “có đức tin của tôi ngoài kia” - tôi đã nghĩ
như vậy. Nan đề duy nhất là những gì tôi đang vận dụng không thể nào là
đức tin vì cớ tôi không có sự bình an trong tâm trí cũng như trong tấm lòng,
không có sự an nghỉ.
Tác giả thơ Hêbơrơ nói với chúng ta rằng: Về phần chúng ta là kẻ đã tin (đã
gắn chặt, tin cậy và nương dựa nơi Đức Chúa Trời) thì đã bước vào sự yên
nghỉ. (Hê 4:3;). Theo lời Kinh Thánh, một khi bạn và tôi đã tin cậy Đức
Chúa Trời (đó chính là đức tin) thì bấy giờ chúng ta bước vào sự yên nghỉ
của Ngài. Nhưng tôi chẳng có một sự yên nghỉ nào cả. Lý do tại sao tôi
không có sự yên nghỉ rất là đơn giản. Thay vì vận dụng đức tin nơi Đức
Chúa Trời tôi đã thật sự vận dụng đức tin trong đức tin. Tôi đã thờ phượng
một điều (đức tin) thay vì thờ phượng một Thân vị (Đức Chúa Trời).
Lý do tại sao tôi đã rơi vào cái bẫy này đó là vì tôi đã đặt hy vọng mình gắn
chặt nơi đức tin của tôi hơn là nơi Chúa của tôi. Tôi tưởng rằng đức tin là giá
chúng ta phải trả cho những phước hạnh của Đức Chúa Trời, hay một cách
khác để nói là tôi tưởng tôi có thể lấy được những gì tôi muốn và cần với
đức tin của mình. Nhưng sự suy nghĩ đó là không đúng. Phước hạnh của
Đức Chúa Trời không thể được mua bởi đức tin hoặc bởi bất cứ điều gì
khác, mà chúng phải được nhận lãnh. Đức tin không phải là giá trả để mua
những phước hạnh của Đức Chúa Trời, mà đó là đôi tay để nhận lãnh ơn
phước của Ngài. Giá đã trả cho mọi điều mà Đức Chúa Trời muốn ban cho
chúng ta đã được trả thay cho chúng ta bởi Jesus Christ trên thập tự giá tại
đồi Gôgô tha rồi. Sự cứu chuộc của chúng ta không được mua bởi đức tin
của chúng ta nhưng bởi dòng huyết đã đổ ra của Con trai Đức Chúa Trời.
Chúng ta chỉ đơn thuần nhận lãnh sự cứu chuộc đó bởi ân điển của Đức
Chúa Trời qua đức tin của chúng ta - đó là, bởi tin cậy (gắn chặt, tin tưởng
và nương dựa vào) Đức Chúa Trời, Đấng ban cho chúng ta mọi điều tốt lành
để vui hưởng một cách nhưng không (ITi1Tm 6:17).
Kinh Thánh bảo chúng ta rằng đó là bởi ân điển qua đức tin mà bạn và tôi
được cứu và được làm kẻ dự phần những phước hạnh của Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh cũng nói chúng ta được cứu thế nào thì chúng ta cũng sống và
bước đi trong đời sống mỗi ngày của chúng ta thế ấy.
Điều lạ lùng là chúng ta đến với Đức Chúa Trời qua Đấng Christ bằng chính
con người thật của chúng ta, không nương cậy nơi một điều nào khác ngoài
dòng huyết của Chúa Jêsus để tẩy sạch chúng ta khỏi mọi tội lỗi mình.
Chúng ta vô cùng biết ơn Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta và ban cho chúng
ta sự sống đời đời với Ngài. Tại sao vậy? Vì chúng ta biết rõ chúng
ta không đáng được điều đó. Nhưng từ đó trở đi, chúng ta lại muốn xứng
đáng để nhận mọi điều Ngài ban cho chúng ta. Từ đó trở đi, Đức Chúa Trời
phải như là cố ép mỗi phước lành đến trên chúng ta. Vì sao vậy? Vì chúng ta
nghĩ mình không xứng đáng để nhận lãnh nó. Chúng ta đã không đọc Kinh
Thánh đủ ngày hôm nay, chúng ta không cầu nguyện đủ, chúng ta không
hành động theo bông trái Đức Thánh Linh đủ, chúng ta đã la hét con cái, đá
con mèo, chúng ta cũng không tử tế khi bị mắc giữa chỗ kẹt xe. Chúng ta
suy nghĩ về đủ mọi điều mình đã làm sai và cho rằng mọi điều đó tự nhiên
hẳn làm cho chúng ta thiếu tiêu chuẩn đã nhận được bất cứ phước hạnh nào
của Ngài.
Nếu Đức Chúa Trời chỉ có thể chúc phước cho những con người toàn hảo,
thì Ngài không bao giờ có thể chúc phước cho ai cả, vì tất cả chúng ta đều đã
phạm tội và hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (RoRm 3:23 K-TV).
Không ai trong chúng ta xứng đáng nhận một điều tốt lành nào từ Chúa cả.
Sự kiện này không ngăn trở chúng ta nhận được sự cứu rỗi vinh diệu của
Ngài cách nhưng không, vậy tại sao nó lại cản trở chúng ta được nhận lãnh
những phước hạnh muôn mặt của Ngài? Lý do là một khi chúng ta đã được
cứu bởi ân điển qua đức tin rồi, thì ngay lập tức chúng ta bị phạm sai lầm
xoay trở khỏi việc sống bởi ân điển để sống bởi việc làm.
Việc Làm Trái Ngược Với Ân Điển
Bạn có hiểu tại sao chúng ta lại bị nản lòng bực bội không? Đó là vì với mọi
sự nhấn mạnh trên đức tin, chúng ta cố gắng sống bởi việc làm trong một đời
sống mà Đức Chúa Trời đã định và sắp đặt phải sống bởi ân điển.
Hãy để tôi nêu ra cho bạn một bí quyết thực tiễn thế nào ân điển có thể lợi
ích cho bạn trong cuộc sống hằng ngày. Khi bạn rơi vào một hoàn cảnh bắt
đầu khiến bạn trở nên nản lòng bực bội, chỉ hãy dừng lại và nói “Chúa ơi,
xin ban cho con ân điển”. Sau đó, tin cậy Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu xin
của bạn và đang trả lời cho lời cầu xin và đang hành động mở ra tình cảnh
đó, ngay khi bạn đang đi lại làm việc này việc kia.
Bạn thấy không, đức tin là ống dẫn qua đó bạn và tôi nhận lãnh được ân điển
của Đức Chúa Trời để đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta. Nếu chúng ta cố
gắng làm việc theo sức lực riêng của mình mà không mở lòng để tiếp nhận
ân điển của Đức Chúa Trời, thì cho dù chúng ta có đức tin đến đâu chúng ta
vẫn không nhận được những gì chúng ta cầu xin nơi Đức Chúa Trời. Vì
Kinh Thánh nói rằng ân điển là quyền năng của Đức Chúa Trời đến với
chúng ta qua đức tin của chúng ta để đáp ứng nhu cầu của chúng ta.
Trước đây khá lâu tôi đã viết ra câu này và gắn trên mặt tủ lạnh của tôi.
Những công việc của xác thịt- sự nản lòng bực bội
Nếu bạn có thể học được nguyên tắc này - đó là mỗi khi bạn trở nên nản
lòng bực bội, đó là một dấu hiệu bạn đã ngừng nhận lãnh ân điển của Đức
Chúa Trời - chẳng bao lâu bạn bị khuynh hướng gian ác thắng hơn và trở
nên nảnlòng bực bội.
Nếu bạn bị nản lòng, ấy là vì bạn đang cố gắng làm cho mọi việc xảy ra theo
sức lực riêng của bạn. Điều đó không phải là vì bạn không có đức tin; đó là
vì bạn đã ngừng nhận lãnh ân điển từ Đức Chúa Trời. Tôi biết rõ, vì tôi đã
hoàn toàn nản lòng về đức tin, và đức tin không hành động chỉ vì tôi đã gạt
bỏ ân điển ra ngoài.
Cách đây không lâu, tôi bị rơi vào một hoàn cảnh mà trong đó tôi trở nên rất
căng thẳng và “bực bội”. Đó luôn luôn là một dấu hiệu là tôi đang ở trong
một tình cảnh mà mình không biết phải giải quyết cách nào. Tôi không
muốn mọi sự sẽ như hiện nay, nhưng tôi không có năng quyền để thay đổi
chúng.
Tôi càng cố gắng suy tính phải làm gì để giải quyết vấn nạn của mình thì tôi
càng bối rối, bực bội và nản lòng. Cuối cùng, tôi đã nhớ lại điều mà tôi chia
xẻ với bạn trong quyển sách này - ân điển của Đức Chúa Trời. Vì vậy tôi
dừng lại và cầu nguyện “Lạy Chúa, chắc con đang không nhận lãnh ân điển
của Ngài; nếu có thì con đã không bị nản lòng. Lạy Cha, xin ban cho con ân
điển”.
Tôi ngồi đó trong sự yên lặng và chỉ trong một vài phút Chúa đã ban cho tôi
câu giải đáp cho tình cảnh của tôi. Thật là đơn giản và tôi không biết tại sao
tôi đã không thấy được điều đó. Tất cả điều tôi thốt lên được là “ Cám ơn
Chúa”.
Bạn có biết tại sao chúng ta bị quá nản lòng bực bội không? Đó là vì chúng
ta muốn sự việc diễn ra theo một cách nào đó và trong cuộc đời này mọi sự
không luôn xảy ra theo điều chúng ta muốn, theo cách chúng ta đã sắp đặt.
Đó là lý do tại sao chúng ta cần tin cậy và nương dựa nơi ân điển của Đức
Chúa Trời. Ngài biết rõ những gì chúng ta đang đối diện trong mỗi tình cảnh
trong đời sống và Ngài hành động ra mọi việc tốt nhất, nếu chúng ta tin cậy
Ngài đủ để cho Ngài hành động.
Lòng Kiêu Ngạo Sản Sinh Ra Sự Bực Bội Nản Lòng
Như vậy hỡi các bạn trẻ, hãy thuận phục những bậc trưởng lão. Phải, tất cả
anh em phải thắt lưng bằng tâm trí khiêm nhường để phục vụ lẫn nhau, vì
“Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng Ngài ban ân điển cho người
khiêm nhường ”.
IPhi 1Pr 5:5 WORRELL
Chúng ta hãy xem lại câu này trong một bản dịch chi tiết hơn đó là Bản Dịch
Diễn Ý:
Tương tự như vậy, hỡi anh em là kẻ trẻ tuổi hơn, ở thứ bậc thấp hơn hãy
thuận phục những người trưởng lão (những người hầu việc và những người
dẫn dắt thuộc linh của Hội Thánh) (hãy trao cho họ sự tôn kính và vâng theo
lời khuyên bảo của họ). Hãy tự mặc vào, tất cả mọi người, với lòng khiêm
nhường (như là áo của một người đầy tớ, để cho sự che phủ đó không thể
giựt khỏi, anh em được thoát khỏi sự kiêu căng và ngạo mạn) đối với nhau.
Vì Đức Chúa Trời chống cự với kẻ kiêu ngạo (kẻ láo xược, kẻ hống hách, kẻ
khinh thị, kẻ táo bạo, kẻ khoác lác) - (và Ngài chống đối, làm nản chí, và
đánh bại họ) nhưng ban ân điển (ân huệ, phước lành) cho người khiêm
nhường.
Trong cả hai câu, chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời chống cự nghịch lại với
kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ân điển cho người khiêm nhường.
Trong hoàn cảnh của tôi, đang khi tôi ngồi đó cố gắng tự suy tính cho ra nan
đề của mình, thì tôi đang kiêu ngạo. Luôn luôn chính là sự kiêu ngạo thúc
đẩy chúng ta khi chúng ta cố gắng giải quyết những tình cảnh của mình thay
vì hạ mình xuống và cầu hỏi Đức Chúa Trời xem chúng ta phải làm gì - Sau
đó chúng ta phải vâng lời đủ để làm theo những gì Ngài phải dạy, cho dù
chúng ta có đồng ý với điều đó hay không, dù chúng ta thích hoặc không
thích.
Việc tôi có thích kế hoạch của Đức Chúa Trời hay không là điều không quan
trọng. Nhưng điểm chính là việc đó kết quả. Có một sự khác biệt lớn giữa
việc cố gắng sử dụng những gì chúng ta nghĩ là đức tin để làm cho những kế
hoạch chúng ta chạy với việc nương cậy vào ân điển để cho Đức Chúa Trời
thực hiện kế hoạch của Ngài. Đó là sự khác biệt giữa lòng kiêu ngạo và
khiêm nhường, giữa sự bực bội và yên nghỉ. Hãy nhớ kỹ rằng đức tin thật
đem chúng ta vào sự yên nghỉ, nhưng công việc của xác thịt đem đến sự bực
bội nản lòng.
Suốt một thời gian dài trong đời sống tôi, mỗi khi tôi bị bực bội nản lòng tôi
đổ hết mọi sự chán nản này là do ma quỉ. Tôi sẽ nói “Hỡi Satan, ta quở trách
ngươi nhơn danh Chúa Jêsus”. Nhưng đó không phải là ma quỉ đang làm nản
lòng tôi. Ấy chính là Đức Chúa Trời!
“Hãy khoan” bạn có thể suy nghĩ: “Điều đó không thể được, nó không đúng
Kinh Thánh!”. Nhưng đúng vậy. Tại đây trong Bản Kinh Thánh Amplified
của 5:5 chúng ta đọc thấy Đức Chúa Trời chống đối, làm nản lòng, và đánh
bại kẻ kiêu ngạo, kẻ láo xược, kẻ hống hách, kẻ khinh thị, kẻ táo bạo, kẻ
khoác lác. Những kẻ này là ai? Họ là những người tự suy tính ra mọi việc
cho chính mình, những người cố gắng làm theo người tự suy tính ra mọi việc
cho chính mình, những người cố gắng làm theo đường lối của họ hơn là theo
đường lối Đức Chúa Trời. Họ là những người cố gắng tự thay đổi mình theo
những gì họ nghĩ là họ cần phải trở thành hơn là cầu xin Đức Chúa Trời đem
lại bên trong họ những sự thay đổi mà Ngài muốn làm.
Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời chống cự khi chúng ta hành động trong
sự kiêu ngạo. Tại sao vậy? Vì cớ Ngài biết rằng nếu Ngài cho phép chúng ta
làm theo đường lối mình, chúng ta không bao giờ học nương cậy nơi Ngài.
Khi Ngài chống cự chúng ta, hoặc cản trở kế hoạch của chúng ta không
thành tựu được, chúng ta cảm thấy nản lòng bực bội.
Ngược lại, Đức Chúa Trời ban ân điển (ơn huệ, phước lành) cho người
khiêm nhường, cho những người nào bám chặt, tin cậy và nương dựa nơi
Ngài chớ không nơi khả năng riêng, những kế hoạch, mưu kế riêng của họ
hoặc dựa vào sự khôn ngoan, tri thức, đức tin vĩ đại của riêng họ.
Vậy Hãy Hạ Mình Xuống
Vậy, hãy hạ mình (giáng cấp, khiêm nhường trong sự đánh giá chính mình)
xuống dưới cánh tay toàn năng của Đức Chúa Trời, đã đến kỳ thuận hiệp
Ngài sẽ nhấc anh em lên.
5:6
Bạn có biết việc hạ mình xuống dưới cánh tay toàn năng của Đức Chúa Trời
đã đến kỳ thuận hiệp Ngài có thể nhấc chúng ta lên có ý nghĩa gì không?
Điều đó có nghĩa là cầu xin Chúa về những gì bạn cần rồi chờ đợi Ngài chu
cấp tùy theo điều Ngài thấy là thích hợp, nhận biết rằng thời điểm của Ngài
luôn luôn tuyệt hảo. Nó có nghĩa là yên lặng và nhận biết Ngài là Đức Chúa
Trời và rằng Ngài biết điều gì tốt nhất cho bạn trong mỗi hoàn cảnh của đời
sống. Nó có ý nghĩa là chấm dứt việc cố gắng tự làm cho mọi việc xảy ra và
để cho Đức Chúa Trời chỉ cho bạn biết những gì bạn cần làm để hợp tác với
Ngài trong kế hoạch và mục đích của Ngài dành cho bạn.
Ân Điển và Lo Âu
Hãy giao phó mọi điều lo lắng của anh em (tất cả mọi sự nôn nóng,mọi sự âu
lo, mọi điều quan tâm, một lần đủ cả) cho Ngài, vì Ngài quan tâm đến anh
em cách trìu mến và chăm sóc canh chừng anh em.
5:7
Người nào thật sự hiểu rõ ân điển của Đức Chúa Trời sẽ không lo lắng. Bạn
có biết tại sao không? Vì lo lắng là một công việc của xác thịt. Nó cố gắng
suy tính những gì phải làm để tự cứu mình hơn là tin cậy nơi Đức Chúa Trời
để được giải cứu.
Cá nhân nào, thường xuyên sống trong sự lo âu không nhận lãnh được sự
đầy trọn của ân điển Chúa, bởi vì như tình yêu trọn vẹn đuổi đi sự sợ hãithể
nào (IGi1Ga 4:18) thì ân điển của Đức Chúa Trời cũng đuổi đi hết mọi dấu
vết của sự lo âu.
Hãy bước đi trong ân điển của Đức Chúa Trời và anh em sẽ không hề làm
trọn những công việc của xác thịt.
Ân Điển Và Sự Ổn Định
Hãy sống quân bình (tiết độ, tâm trí vững vàng) hãy thận trọng và cảnh giác
trong mọi lúc, vì kẻ thù của anh em là ma quỷ, như sư tử rống rình mò chung
quanh anh em (trong sự đói khát mãnh liệt) , tìm kiếm người nào nó có thể
bắt lấy và cắn nuốt đi.
Hãy chống cự hắn- hãy vững vàng trong đức tin (chống lại mọi sự tấn công-
đâm rễ, được thiết lập, mạnh mẽ, không lay chuyển được, kiên định) biết rõ
rằng anh em mình ở khắp thế gian cũng trải qua những sự chịu khổ giống
như mình.
IPhi 1Pr 5:8, 9
Đến đây, Phierơ đã nói cho chúng ta biết rằng nếu chúng ta có một nan đề,
chúng ta phải mời Đức Chúa Trời tham dự vào việc đó. Ông nói rằng nếu
chúng ta hạ mình xuống dưới cánh tay toàn năng của Đức Chúa Trời, từ
khước không lo âu hoặc bối rối mà thay vào đó trông đợi nơi Chúa, để Ngài
thi hành giải pháp toàn hảo của Ngài trong thời điểm toàn hảo nhất.
Bây giờ trong đoạn văn này ông nêu ra cho chúng ta một lời cảnh báo đang
khi chúng ta chờ đợi Chúa, chúng ta phải kiên trì chống lại ma quỷ, là kẻ thù
của chúng ta đang đi ra để cắn nuốt chúng ta. Phierơ khuyên chúng ta hãy
vững vàng trong đức tin, đâm rễ chắc, được thiết lập, mãnh mẽ, không dời
đổi và cương quyết đang khi đứng trên phần đất của mình trong đức tin và
trông cậy, nương dựa vào sức mạnh và quyền năng của Chúa chứ không
phải nơi sức lực riêng của mình.
Nương Dựa Nơi Đức Chúa Trời
Vì chúng tôi đã nghe về đức tin anh nơi Christ Jêsus (sự nương dựa hoàn
toàn cả con người anh em nơi Ngài trong một niềm tin cậy tuyệt đối và xác
quyết trong Quyền năng, khôn ngoan và tốt lành của Ngài) và về tình yêu
thương mà anh em (đã bày tỏ ra) cho tất cả các thánh đồ (những kẻ được biệt
riêng ra cho Đức Chúa Trời) .
CoCl 1:4
Theo Kinh Thánh, đức tin là sự nương dựa hoàn toàn cả con người nơi Đức
Chúa Trời trong niềm tin tưởng tuyệt đối và xác quyết trong quyền năng, sự
khôn ngoan và tốt lành của Ngài.
Bạn có biết điều ấy nói gì với tôi không? Nó nói rằng đức tin là sự nương
dựa hoàn toàn của tôi nơi Đức Chúa Trời, cất bỏ mọi gánh nặng khỏi tôi và
chất mọi sự trên Ngài, tin tưởng nơi: 1/ Quyền năng và khả năng của Ngài
để làm bất cứ điều gì cần phải được làm, 2/ Sự khôn ngoan và tri thức của
Ngài để làm điều ấy khi cần phải làm và 3/ Sự tốt lành và tình yêu của Ngài
để làm điều ấy theo cách mà nó cần phải thực hiện.
Bạn có đủ đức tin để nương dựa hoàn toàn con người mình trên Đức Chúa
Trời và giao phó tất cả mọi sự bạn có, mọi sự về bạn trọn vẹn trên Ngài
không? Hay là bạn cũng nương dựa nơi Ngài nhưng cũng thủ thế để nếu
Ngài dời đi thì bạn có thể nhanh chóng lấy lại sự quân bình và đứng lại ngay
trên hai chân mình?
Một lần kia trong một buổi nhóm, tôi đã giả vờ ngất xỉu, nhà tôi phải chụp
lấy tôi và đỡ tôi lên trong đôi tay của ông. Nếu ông ấy thả ra, thì tôi đã nằm
thẳng dài trên nền nhà. Tôi đã làm điều này để chỉ cho mọi người thấy đức
tin thật vận hành như thế nào. Đó là hoàn toàn nương dựa vào Đức Chúa
Trời.
Đó là đức tin - buông bỏ hoàn toàn và để cho Đức Chúa Trời hành động.
Ân Điển Và Tin Cậy Đức Chúa Trời
Vì anh em đã được kêu gọi cho điều này (Nó không thể tách rời khỏi công
việc của anh em) Vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em gương sống
(của chính Ngài) để anh em phải noi theo dấu chơn của Ngài.
Ngài chẳng hề phạm tội, cũng không có sự lừa dối (gian trá) nào tìm thấy
nơi môi miệng Ngài.
Khi Ngài bị nhiếc móc và bị đối xử cách thô bạo, Ngài chẳng hề nhiếc móc
hoặc đáp trả thô bạo lại (khi) Ngài bị dày đạp và bị khổ sở, Ngài chẳng hề
ngăm dọa (về sự trả thù) , nhưng Ngài cứ tin tưởng, giao phó (chính Ngài và
tất cả mọi sự) cho Đấng xử đoán công bình.
IPhi 1Pr 2:21-23
Khi một người đã giao phó tất cả mọi sự gồm luôn cả mạng sống chính mình
vào trong tay của Đức Giêhôva thì đó là đức tin.
Chúa Jêsus đã hành động trong đức tin đang khi Ngài bị nhiếc móc và ngược
đãi, mặc dù Ngài đã không được giải cứu ngay tức khắc. Trước đó Ngài đã
chịu khổ trong vườn Ghết sê ma nê khi các môn đồ đã làm Ngài thất vọng;
Ngài không kiếm được một ai để thức canh và cầu nguyện với Ngài trong
một giờ. Kinh Thánh nói rằng Ngài đã cầu nguyện khẩn thiết đến nỗi... mồ
hôi của Ngài rơi xuống như từng giọt máu lớn rơi xuống đất (LuLc 22:44).
Sau đó, khi đã chịu xử án, Ngài đã chịu khổ trên đường tới đồi Gôgôtha. Sau
khi bị sỉ nhục, đánh đập và nhổ vào mặt. Ngài bị buộc phải vác cây thập tự
của Ngài lên đồi Gôgôtha nơi Ngài phải chịu chết trong nỗi thống khổ. Dẫy
vậy qua điều này Chúa Jêsus luôn tin cậy nơi Đức Chúa Trời, mặc dù chưa
có sự giải cứu cho Ngài. Điều đó sẽ đến sau này, khi Ngài đã chịu chết và
chôn.
Một Thái Độ Của Đức Tin Và Phó Thác
Vì Ngài sẽ chẳng bỏ linh hồn tôi, chẳng bỏ mặc nó bất lực tại nơi Âm phủ
(nơi của những linh hồn đã lìa khỏi thân thể) , cũng không để cho Đấng
Thánh của Ngài biết sự hư nát hay nhìn thấy sự hủy hoại (của thân thể sau
khi chết) .
Cong Cv 2:27
Đây là một lời nói tiên tri ra từ vua Đavít, nhưng nói về Đấng Mêsi. Đây là
thái độ của Chúa Jêsus, thái độ của đức tin và trông cậy nơi cha Ngài đã đưa
Ngài vượt qua những giai đoạn khó khăn mà Ngài phải đối diện.
Bạn có biết rằng chính đức tin và lòng trông cậy của chúng ta nơi Đức
Giêhôva đã đem chúng ta vượt qua mọi thời điểm khó khăn, đang khi chúng
ta kiên nhẫn chờ đợi ân điển của Đức Chúa Trời hành động để đem lại sự
giải cứu cho chúng ta chăng? Mặc dù đức tin là quan trọng, đó không phải là
quyền năng thật sự để giải cứu, mà nó giữ vững chúng ta cho đến khi quyền
năng của Đức Chúa Trời - trong hình thức của ân điển - đến trong bối cảnh
ấy để buông thả chúng ta được tự do.
Khi chúng ta nói rằng chúng ta đang tin cậy Đức Chúa Trời về một điều gì
đó sẽ xảy ra, chúng ta cũng cần cầu nguyện với Chúa rằng: “Cha ơi, con cần
ân điển Ngài, con cần quyền năng Ngài đến và giải cứu con “Hãy nhớ kỹ
rằng những sự đắc thắng của chúng ta đến “bởi ân điển qua đức tin”.
Nhiều khi chúng ta được dạy rằng chúng ta phải giữ đức tin của chúng ta
đúng đường, đó là chúng ta phải tiếp tục tin rằng những gì chúng ta cần thì
chúng ta sẽ nhận lãnh bởi đức tin. Nhưng nếu chúng ta không cẩn thận, mắt
chúng ta có thể chăm nhìn vào phước hạnh thay vì nhìn chăm vào Đức Chúa
Trời. Có một lằn ranh rất mỏng manh ở đây. Chúng ta phải rất cẩn thận để
chúng ta tìm kiếm mặt Chúa chứ không phải tìm đôi tay Ngài. Ngài muốn
chúng ta tìm kiếm Ngài, chớ không phải chỉ những gì Ngài có thể làm cho
chúng ta.
Điều đó cũng đúng tương tự với đức tin và ân điển. Chúng ta có thể quá chú
tâm vào sự tin cậy đến nỗi chúng ta bắt đầu thờ phượng - gắn chặt vào, tin
cậy và nương dựa vào - đức tin của chúng ta hơn là Chúa, là Đấng mà đức
tin của chúng ta dựa vào. Thay vì mắt chúng ta chăm nhìn vào những điều
chúng ta đang tìm kiếm, thì mắt chúng ta cần phải chăm nhìn nơi Chúa.
Chúng ta cần phải nhìn vượt qua đức tin của mình nhắm đến ân điển của
Đức Chúa Trời và nói: Lạy Cha, con cần Ngài đến qua đức tin của con bởi
ân điển Ngài để đem lại cho con những gì con cần”.
Nhiều khi chúng ta bị gói chặt trong lời nói: “Tôi tin Đức Chúa Trời, tôi tin
Đức Chúa Trời, tôn tin Đức Chúa Trời” đến nỗi chúng ta trở thành những
người theo Luật Pháp và làm những gì mà Phao lô đã cảnh báo chúng ta
không nên làm Đó là chúng ta bỏ qua Ân điển của Đức Chúa Trời (Vì vậy,
tôi không đối đãi với sự ban cho đầy ơn của Đức Chúa Trời như là một điều
gì không quan trọng và xem thường mục đích chính của nó). Tôi không bỏ
qua và xem thường và mặc kệ, không nhận biết ân điển (ân huệ không đáng
được nhận) của Đức Chúa Trời. (GaGl 2:21). Nếu chúng ta nhấn mạnh quá
nhiều về đức tin của chúng ta, về niềm tin của chúng ta và về sự trung tín
của chúng ta - thì bấy giờ chúng ta đã bỏ qua ân điển của Đức Chúa Trời, đó
là dựa trên công việc làm của chúng ta mà không dựa trên ân điển ban cho
cách nhưng không của Ngài đối với chúng ta.
Chúng ta phải học tập nương dựa hoàn toàn nơi Đức Giêhôva, nhận biết rõ
rằng điều ấy chẳng phải bởi đức tin nhưng bởi ân điển mà chúng ta có nhận
được mọi điều chi tốt lành mà Ngài muốn ban cho chúng ta. Chúng ta phải
nhớ rằng điều quan trọng nhất trong việc nhận lãnh những phước hạnh của
Đức Chúa Trời không phải là đức tin vĩ đại của chúng ta mà là sự thành tín
lớn lao của Ngài.
Sự Thành Tín Của Đức Chúa Trời
Chúa đã cho tôi biết những con đường sự sống, Ngài cũng sẽ làm cho tôi đầy
dẫy sự vui mừng (làm đầy linh hồn tôi với niềm vui) trong sự hiện diện
Ngài.
Hỡi anh em, tôi được phép nói với anh em cách xác quyết và với sự tự do về
tổ Đavít rằng người đã chết và chôn rồi, ngày nay mồ mả người còn ở giữa
chúng ta.
Nhưng vì người là đấng tiên tri và biết Đức Chúa Trời đã thế hứa với mình
Ngài sẽ cho một hậu tự ngồi trên ngai mình. Thì người đã thấy trước và nói
trước về sự sống lại của Đấng Christ (Đấng Mêsi) rằng: “Ngài chẳng bị bỏ
(trong sự chết), và bị bỏ nơi Âm phủ và xác thịt Ngài cũng chẳng biết sự hư
nát hay nhìn thấy sự hủy hoại.
Chúa Jêsus này, Đức Chúa Trời đó khiến sống lại, và tất cả chúng ta (những
môn đồ của Ngài) đều làm chứng về sự đó. Vậy, sau khi Ngài đã được đem
lên bên hữu của Đức Chúa Trời và nhận lãnh từ nơi Cha điều đã hứa (phước
hạnh đó là) Đức Thánh Linh Ngài đã làm sự tuôn đổ này mà chính các anh
em đang thấy và nghe.
Cong Cv 2:28-33
Tại đây chúng ta nhìn thấy thể nào Phierơ kể lại cho đám đông người đang
tụ tập tại Giêrusalem trong ngày lễ Ngũ Tuần là những gì họ đang chứng
kiến hôm ấy chính là kết quả trực tiếp của sự thành tín của Đức Chúa Trời,
Ngài giữ Lời hứa Ngài là khiến Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết và tuôn
đổ Thánh Linh Ngài ra trên tất cả loài người.
Giống như Phierơ, tôi được cho phép để nói với bạn một cách xác quyết và
với sự tự do rằng nếu bạn nương dựa nơi Đức Chúa Trời, bạn sẽ không bị bỏ
mặc trong những nan đề của bạn hay bị bỏ cho hư thối trong những nan đề
khốn khổ của mình. Bạn có nhớ câu Kinh Thánh nói rằng nếu cùng một
quyền năng để làm cho Đấng Christ sống lại từ kẻ chết cư ngụ trong chúng
ta, thì Đấng ấy cũng sẽ khiến thân thể hay chết của anh em lại sống không?
(RoRm 8:11) - không phải chỉ đức tin của bạn sẽ giải cứu bạn mà thôi,
nhưng chính là ân điển của Đức Chúa Trời sẽ đến trong hoàn cảnh của bạn,
nâng đỡ bạn lên và đặt bạn ngồi trong các nơi trên trời, như ân điển đó đã
hành động cho Chúa Jêsus.
Làm sao tôi có thể quá chắc như vậy? Vì cớ tôi biết Đức Chúa Trời, vì cớ
biết như vậy... vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là đáng tin cậy (chắc chắn) và
thành tín trong lời Ngài (HeDt 10:23).
Đức tin và Ân điển cùng làm việc với nhau
Hãy để tôi đưa ra cho bạn một sự minh họa về cách mà đức tin và ân điển
cùng làm việc với nhau để đem đến cho chúng ta những phước hạnh của
Đức Chúa Trời.
Trong những buổi nhóm của tôi, tôi thường đem theo một cái quạt điện rất
lớn mà tôi đặt trên bục của diễn giả. Tôi gọi một người trong đám thính giả
lên và nói với cô rằng tôi sẽ quạt cho cô ấy mát mẻ. Khi cây quạy không
quay mặc dù tôi đã bật nút, tôi hỏi các thính giả “Sao kỳ vậy? Tại sao cây
quạt không giúp gì cho người phụ nữ này?”.
Dĩ nhiên, các thính giả sẽ nhìn thấy ngay điều trục trặc, họ la lên: “Nó chưa
cắm điện”.
Tôi nói: “Đúng rồi, và đó nhiều khi chính là điều trục trặc khi lời cầu nguyện
của chúng ta không được nhậm nhiều lần”.
Tôi giải thích tiếp rằng khi đôi mắt chúng ta chú về đức tin (cái quạt) trông
mong nó sẽ quay cho mát, mà chúng ta thất bại không nhìn vượt xa hơn cái
quạt để thấy nguồn điện khiến nó chạy, đó chính là Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Jêsus đã luôn có đức tin trong khi Ngài chịu đau khổ. Ngài đã có
đức tin đang khi ở trong vườn Ghếtsêmanê. Ngài đã có đức tin trước mặt
thầy tế lễ thượng phẩm và Philát. Ngài đã có đức tin khi bị nhiếc móc, làm
nhục và ngược đãi. Ngài đã có đức tin trên đường đi đến đồi Gôgôtha. Ngài
đã có đức tin đang khi bị treo trên thập tự giá. Ngài đã có đức tin ngay cả khi
thân thể Ngài nằm trong mồ mả. Ngài có đức tin tuyệt đối rằng Đức Chúa
Trời sẽ không bỏ mặc Ngài tại đó nhưng sẽ khiến Ngài sống lại như lời Đức
Chúa Trời đã hứa. Nhưng bạn có nhận thức được rằng, với tất cả đức tin của
Ngài, chẳng có điều gì đã xảy ra cho đến khi quyền năng của Đức Chúa Trời
đến để đem sự phục sinh chăng? Đức tin của Ngài giữ cho Ngài bình tịnh
cho đến thời điểm đã định của Đức Chúa Cha để giải cứu Ngài.
Trong sự minh họa của tôi với cái quạt, tôi nói với thính giả: “Tôi có thể có
đức tin tuyệt đối nơi cái quạt này, nhưng nó sẽ không hề làm cho người phụ
nữ này được mát mẻ chút nào cho đến khi nó được cắm vào nguồn điện.
Điều tương tự như vậy cũng đúng với đức tin. Chúng ta có thể có tất cả đức
tin trên trần gian này, nhưng nó sẽ không giúp đỡ gì được cho chúng ta cho
đến khi nó “cắm vào” nguồn quyền năng, đó là ân điển của Đức Chúa Trời.
Hãy giữ đôi mắt bạn chăm nhìn vào Đức Chúa Trời, Đấng giải cứu bạn - chứ
không chăm vào đức tin của mình.
Để cho nhu cầu của chúng ta được đáp ứng, để nhận lãnh được điều chi từ
nơi Chúa chúng ta phải có cả hai điều là đức tin và ân điển. Đó là bởi ân
điển qua đức tin mà chúng ta được cứu. Và ấy là bởi ân điển qua đức tin mà
tất cả những lời cầu nguyện của chúng ta được nhậm và mọi nhu cầu của
chúng ta được đáp ứng.
Cũng giống như bạn, suốt 10 năm qua, tôi đã nghe rất nhiều về đức tin. Tôi
đã nghe quá nhiều, đến nỗi thật ra, tôi suýt tự giết mình khi cố gắng tin Đức
Chúa Trời về những điều mà không hề biết gì về ân điển của Đức Chúa Trời.
Tôi đã không biết làm sao để nương cậy nơi Đức Chúa Trời, làm thể nào để
dựa nơi Ngài, làm sao để tin tưởng Cha Thiên Thượng của tôi hoàn toàn
trong mọi cảnh ngộ của cuộc đời. Nan đề chính là chỗ tôi tin tưởng nơi đức
tin của mình hơn là tin cậy Đức Chúa Trời của tôi.
Nếu chúng ta tin cậy vào đức tin của mình hơn là tin cậy nơi Đức Chúa Trời.
Chúng ta sẽ kết thúc trong sự tuyệt vọng, cố gắng làm cho những điều gì đó
xảy ra mà chúng ta không có quyền năng để làm cho điều ấy xảy ra. Tôi cố
gắng tin Đức Chúa Trời để được chữa lành và thịnh vượng và một đời sống
gia đình hạnh phúc - và điều đó không hề xảy ra. Tôi không hiểu tại sao nó
không xảy ra. Vì vậy tôi đã cố gắng tin cậy Chúa hơn, mà điều ấy chỉ dẫn tôi
đến sự mệt mỏi hơn, tuyệt vọng hơn, không hạnh phúc, chán nản và thất
vọng hơn.
Bạn thấy không, sai lầm mà tôi đã phạm là cố gắng làm cho mọi sự xảy ra
bởi đức tin, bằng cách tin tưởng Đức Chúa Trời. Thay vì tôi phải học vượt
xa hơn điều đó và nương dựa vào ân điển của Đức Chúa Trời. Khi tôi làm
như vậy, tôi giao nộp hết mọi nỗ lực của tôi, bấy giờ sự khốn khổ của tôi
dừng lại. Tôi đã nhận ra rằng cho dù có đức tin đến đâu, nếu Đức Chúa Trời
không đến qua đức tin của tôi bởi ân điển Ngài để đem lại cho tôi những câu
giải đáp mà tôi cần thì tôi sẽ không bao giờ nhận lãnh được bất cứ điều chi.
Cuối cùng tôi đã nhận ra rằng tôi đã bị khốn khổ vì một lý do đơn giản, vì
tôi đã ngăn trở ân điển của Đức Chúa Trời, đó chính quyền năng của Đức
Chúa Trời. Nếu chúng ta ngăn trở ân điển của Đức Chúa Trời thì chúng ta sẽ
bị khốn khổ.
Tôi cầu xin rằng bạn hiểu được điều mà tôi muốn nói ở đây. Như tôi đã nói
trước đây, có một lằn ranh rất mỏng manh ở đây mà chúng ta thường bỏ qua,
và nếu chúng ta bỏ qua, cuộc đời của chúng ta trở thành rối rắm khi chúng
đáng phải là bình tịnh. Tôi tin rằng tôi có thể tóm tắt những năm tháng khốn
khổ bực bội của tôi trong câu này.
Tôi đã tin tưởng vào đức tin của mình để đáp ứng những nhu cầu của mình.
Khi nhu cầu của tôi không được đáp ứng, bấy giờ tôi cố gắng có thêm đức
tin vì tôi đã không nhìn thấy vượt xa hơn đức tin của mình. Mọi sự hình như
đã dựa trên đức tin của tôi, đang khi trong thực tế, mọi chiến thắng đều dựa
trên sự thành tín của Đức Chúa Trời.
Tôi nhớ một lần kia tôi đang đau khổ vì sự thiếu đức tin trong một lĩnh vực
mà tôi cần sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Tôi đang bận rộn định tội chính
mình và mang mặc cảm phạm tội khi ấy Đức Thánh Linh đã hướng dẫn tôi
đến IITi 2Tm 2:13: Nếu chúng ta không tin, thì Ngài vẫn cứ thành tín: Ngài
không thể tự chối mình được.
Đức Thánh Linh đang cố gắng dạy dỗ tôi cất đôi mắt mình khỏi khả năng
của tôi để nhìn vào sự sẵn lòng của Đức Chúa Trời muốn đáp ứng nhu cầu
của tôi cho dù tôi không có đức tin trọn vẹn.
Bạn còn nhớ người đàn ông đã đến với Chúa Jêsus cầu xin Ngài chữa bệnh
cho con trai ông không? Chúa Jêsus đáp rằng mọi sự đều có thể được cho kẻ
nào tin. Người đàn ông đáp: “Lạy Chúa, tôi tin! Xin giúp cho sự yếu đức tin
của tôi!” hay là “Xin giúp cho sự không tin của tôi” như theo Bản dịch King
James. Người ấy biết rằng đức tin mình rất kém thiếu, nhưng ông đã rất chân
thực về điều đó, và Chúa Jêsus đã chữa lành con trai của ông (Mac Mc 9:17-
24).
Ân điển (quyền năng) của Đức Chúa Trời đã đến trên hoàn cảnh đó và ban
cho người đàn ông điều mà ông không xứng đáng được.
Quyền Năng Của Ân Điển
Bây giờ khi (những người Samari) những thù địch của Giuđa và Bêngiamin
nghe rằng những người đã bị bắt làm phu tù đang xây cất một đền thờ cho
Đức Giêhôva, là Đức Chúa Trời của Ysơraên.
Họ bàn đến với Xôrôbabên (bây giờ là tỉnh trưởng) và đến với các trưởng
tộc mà nói rằng: Hãy cho chúng tôi cùng xây cất với các ông, vì chúng tôi
tìm kiếm và thờ phượng Đức Chúa Trời các ông như các ông vậy, và chúng
tôi đã dâng của tế lễ cho Ngài từ đời Ê-sa ha đôn, vua của Asiri, là người
đem chúng tôi lên đây.
Nhưng Xôrôbabên, Giêsua và các trưởng tộc khác của Ysơraên đáp rằng:
“Các ngươi chẳng có phần chi chung với chúng ta trong việc xây cất một
đền thờ cho Đức Chúa Trời chúng ta, nhưng chỉ một mình chúng ta sẽ xây
một đền cho Đức Giêhôva, Đức Chúa Trời của Ysơraên, như vua Ssi-ru, vua
của Pherơsơ đã truyền lệnh cho chúng ta.
Sau đó, (những người Samari) là dân của xứ (liên tục) làm ngã lòng cánh tay
của dân Giuđa, gây bối rối và làm họ hoảng sợ trong việc xây cất.
Và thuê mướn những nhà tư vấn (mưu sĩ) chống nghịch lại họ làm nản chí
họ về những mục đích và kế hoạch trọn đời vua Si-ru, vua của Pherơsơ, cho
đến cả triều đại của vua Đariút (II), vua của Phêrơsơ.
Exo Er 4:1-5
Trong đoạn này tôi muốn chia sẻ cho bạn một sứ điệp về ân điển dời núi.
Chúng ta hãy bắt đầu bài học của chúng ta về quyền năng của ân điển qua
việc tra cứu hoàn cảnh trong sách Êxơra trong Cựu Ước. Ở đây chúng ta
thấy hai chi phái Giuđa và Benjamin đã nhận được sự cho phép của Siru, là
vua của Pherơsơ, để xây một đền thờ cho Đức Giêhôva. Khi những người
Samari hay biết về những gì đang diễn ra, họ đến với Xôrôbabên, quan tỉnh
trưởng, và với những người lãnh đạo của dân sự để xin họ cho phép cùng
xây dựng lại đền thờ vì cớ họ xưng rằng họ cũng thờ phượng cũng một Đức
Chúa Trời.
Nếu bạn kiểm tra lại, bạn sẽ khám phá thấy rằng mặc dù việc những người
Samari đã thờ phượng Đức Chúa Trời của Ysơraên là một điều đúng, nhưng
họ thờ phượng vì lý do sai trật. Họ đã làm như vậy cơ bản là theo như họ
được dạy dỗ là để đuổi ma quỷ ra khỏi trại quân của mình. Nhưng dân này
không phải là người Ysơraên, họ là những người Asiri chỉ muốn thêm
Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên vào trong danh sách của nhiều vị thần
khác mà họ đang thờ phượng. Đang khi họ có thờ phượng Đức Chúa Trời có
Một và Thật là Đức Giêhôva, thì họ cũng giữ vị thần giả dối khác và những
hình tượng.
Vì những người Ysơraên biết rất rõ điều này, nên họ nói với những người
Samari, là những kẻ thù lâu đời rằng họ không có phần gì trong việc xây
dựng một đền thờ cho Đức Giêhôva. Khi những người Samari nghe được
điều này, họ vô cùng tức giận đến nỗi họ bắt đầu làm tất cả mọi điều gì họ
có thể làm được trong quyền lực của họ để khống chế bắt ép và gây khốn
khổ cho dân Ysơraên, khiến họ tuyệt vọng trong những mục đích và kế
hoạch của họ.
Bây giờ những người kính sợ Đức Chúa Trời phải phản ứng thế nào trước
những loại chống đối và bắt bố như vậy? Tôi tin rằng câu trả lời cho vấn nạn
này là chìa khóa để vui hưởng cuộc đời của ân điển mà Đức Chúa Trời
muốn dành cho dân sự của Ngài.
Nếu bạn và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể làm bất cứ điều chi cho Đức Chúa
Trời mà không hề phải khuấy lên nhiều nan đề cho chính mình thì chúng ta
đã sai lầm rồi. Chúa Jêsus đã cảnh báo chúng ta rằng chúng ta sẽ có hoạn
nạn trong thế gian này, trong cuộc đời này (GiGa 16:33). Ngài phán rằng
nếu người ta ghét bỏ và bắt bớ Ngài, họ cũng sẽ ghét bỏ và bắt bớ chúng ta,
vì chúng ta thuộc về Ngài (15:18, 20 Chúng ta biết rõ rằng chúng ta không
thể trải qua đời này mà không gặp phải một số những hoạn nạn. Tuy nhiên,
thường là những hoạn nạn đã làm chúng ta tuyệt vọng và khiến chúng ta
khốn khổ và mất hạnh phúc.
Thường thường, khi người ta mới đến với Chúa, họ bỗng bị tấn công bằng
những cách mà hoàn toàn khác với những gì họ đã từng trải trước kia. Nhiều
lúc họ không hiểu những gì đang xảy ra cho họ và tại sao. Nếu họ không
được dạy dỗ phải lẽ trong lĩnh vực này, thì sự hiểu lầm và tuyệt vọng của họ
sẽ khiến họ bỏ cuộc và thối lui.
Chúng ta phải nhớ rằng ma quỷ sẽ không ngồi yên để cho chúng ta giành
những phần đất mới mà không chiến đấu lại. Bất cứ lúc nào chúng ta bắt đầu
tiến tới trong sự xây dựng vương quốc của Đức Chúa Trời, kẻ thù của chúng
ta sẽ đến chống trả lại chúng ta. Nhiều lúc lỗi lầm chúng ta phạm là ở điều
mà tôi đã phạm khi tôi mới bước theo Chúa - cố gắng sử dụng đức tin để đến
chỗ được tự do hoàn toàn thoát khỏi nan đề. Tôi biết chắc đến đây thì bạn đã
hiểu rằng mọi sự không diễn tiến như vậy.
Mục đích của đức tin không phải là để luôn giữ chúng ta khỏi sự gian truân
mà thường là để đem chúng ta vượt qua sự gian truân. Nếu chúng ta không
bao giờ gặp gian truân thì chúng ta sẽ không cần có đức tin. Khi nói như
vậy, tôi không có ý nói rằng chúng ta phải trông đợi cuộc đời chúng ta chẳng
có gì ngoài sự gian truân hay là phải chấp nhận sự gian truân như là một lối
sống.
Trong từng trải riêng của chúng tôi, nhà tôi, ông Dave và tôi sống trong sự
đắc thắng rất lớn lao. Nhưng đó là vì chúng tôi đã học đứng vững trên phần
đất của mình và đẩy lùi ma quỷ ra khỏi điền sản của mình, tống hắn ra khỏi
nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống của chúng tôi. Học tập giữ mình
bình tịnh trong những giai đoạn khó khăn là một trong những cách tốt nhất
để làm được điều này.
Một khi bạn đã giành được một chiến thắng trên kẻ thù, bạn không thể ngồi
lại, tưởng rằng mọi sự sẽ y nguyên như vậy. Mà bạn phải chuẩn bị đối diện
với sự phản công. Nếu chỉ chiến thắng thôi thì chưa đủ, mà bạn phải chuẩn
bị để giữ lấy sự chiến thắng mà bạn đã giành được.
Tôi thường nói với mọi người trong những kỳ hội thảo của tôi là việc làm
Cơ Đốc Nhân đắc thắng là một công việc trọn thời gian, một công việc mà
không bao giờ kết thúc. Nó đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo. Giống
như dân Ysơraên trong câu chuyện này, chúng ta phải sẵn sàng đáp ứng lại
mọi gian nguy mà kẻ thù gây ra cho chúng ta.
Sự đáp ứng của chúng ta với mọi sự gian nguy phải như thế nào? Làm sao
chúng ta dời đi những ngọn núi đang cản trở con đường chúng ta? Có phải
bởi những nỗ lực và sự giằng co của con người không? Hay bằng sự tức giận
và tuyệt vọng? Hay bởi đức tin thôi? Hoặc bởi sự công bố những điều tốt
đẹp? Hay bởi nhiều giờ cầu nguyện và học Kinh Thánh?
Chúng ta hãy xem một khúc sách trong Xachari để nhìn thấy lời Đức Chúa
Trời dạy dỗ chúng ta điều gì về chủ đề này.
Ân Điển Như Là Quyền Năng
“Đoạn, thiên sứ nói cùng ta trở lại, đánh thức ta, như một người đứng giữ bị
người ta đánh thức. Người nói cùng ta rằng: Ngươi thấy gì? Ta đáp rằng: tôi
nhìn xem, kìa một cái chơn đèn bằng vàng cả, và một cái chậu (để đựng dầu)
trên chót nó, nó có bảy ngọn đèn có bảy cái ống cho mỗi ngọn đèn ở trên
chót nó. Ở kề bên lại có hai cây ôlive, một cây ở bên hữu cái chậu và 1 cây ở
bên tả (nuôi dưỡng nó liên tục bằng dầu) ”.
XaDr 4:1-3
Xachari đã nhìn thấy một khải tượng trong đó thiên sứ đã nói chuyện với
ông. Ông đã nhìn thấy trong khải tượng này một chơn đèn vàng với bảy
ngọn đèn trên đó. Có bảy cái ống cho mỗi ngọn đèn và hai cây ôlive ở mỗi
bên để nuôi dưỡng ngọn đèn liên tục bằng dầu.
Bây giờ nếu bạn là một học trò của Lời Chúa, bạn biết rằng dầu tượng trưng
cho Đức Thánh Linh, và Đức Thánh Linh là quyền năng của Đức Chúa Trời
toàn năng chí cao. Trong đoạn I chúng ta đã nhìn thấy rằng ân điển của Đức
Chúa Trời là quyền năng của Đức Thánh Linh để giải quyết những khuynh
hướng gian ác của chúng ta. Mặc dù đoạn I không nói nhiều, nhưng nó có ý
nói rằng ân điển là quyền năng của Đức Chúa Trời để đáp ứng những nhu
cầu và giải quyết những nan đề của chúng ta.
Trải qua nhiều năm tôi không hiểu biết về ân điển, nên tôi là một Cơ Đốc
Nhân hoàn toàn khốn khổ. Như tôi đã nói, tôi thường xuyên tự mình cố gắng
hoàn tất mọi điều trong cuộc đời mình. Tôi đã tranh đấu để dời đi những
ngọn núi ngăn cản trên con đường của tôi bằng những nỗ lực của con người
riêng của tôi.
Nếu tôi đã ở trong vị trí của Xôrôbabên và dân Ysơraên thì tôi đã tự làm cho
mình mệt đuối vì cố gắng tự xây cho Đức Giêhôva một đền thời - Tôi sẽ
nhận biết trong những nơi sâu thẳm của lòng tôi là Chúa đã bảo tôi phải
dựng tòa nhà ấy lên. Vì tôi là một con người rất có tính quyết định nên tôi sẽ
nỗ lực làm mọi sự trong sức riêng cho đến khi mệt lả về mọi điều gì Chúa
bảo tôi làm.
Tôi cũng sẽ phải chịu khốn khổ khủng khiếp vì tôi sẽ cho phép kẻ thù mình
là ma quỷ làm cho tôi thống khổ triền miên. Tôi sẽ dùng hết mọi sức mạnh
và năng lực của mình để cố gắng giải quyết một nan đề hoàn toàn vượt quá
mọi khả năng, quyền hạn của mình để cứ tự xoay sở. Điều duy nhất mà tôi
đã có thể sản sinh ra là một con người hoàn toàn kiệt lực, bối rối và khốn
khổ.
Tôi cần có một khải tượng như đã được ban cho Xachari trong đoạn này
trong đó quyền năng vô hạn của ân điển Đức Chúa Trời được biểu lộ ra.
“Chẳng phải bởi Quyền Thế, chẳng phải bởi Năng Lực nhưng Bởi Thần Ta.
Bấy giờ ta cất tiếng nói cùng thiên sứ đương nói với ta như vầy. Hỡi Chúa
tôi những điều này là gì? Thiên sứ nói cùng ra đáp rằng: Ngươi không biết
những điều này là gì sao? Ta nói: Thưa Chúa! Tôi không biết. Người đáp lại
rằng: Đây (thêm vào cho cái chậu của chơn đèn, khiến cho nó hướng mình
vào sự cung cấp từ những cây ôlive) là lời của Đức Giêhôva cho Xôrôbabên
rằng: Ấy chẳng phải bởi Quyền thế, chẳng phải bởi Năng Lực nhưng Bởi
Thần Ta (là Đấng mà dầu tượng trưng cho Ngài) Đức Giêhôva vạn quân
phán vậy. ”
4:4-6
Tại đây Đức Chúa Trời đang phán với cùng những người đang cố gắng xây
dựng đền thờ, chúng ta mới vừa đọc thấy trong sách Exơra. Ông bảo họ phải
phản ứng như thế nào trước tình cảnh tuyệt vọng của họ. Ông nói rằng sự
đáp ứng của họ trước những hoạn nạn không nên dựa vào những khả năng
hay những nỗ lực riêng của họ, nhưng dựa trên quyền năng vô hạn của Đức
Thánh Linh để đáp ứng với mọi vấn đề và giải quyết mọi khủng hoảng họ
phải đối diện.
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct

More Related Content

What's hot

Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.nethtpsccbb159
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hungco_doc_nhan
 
C8 duoc soi dan boi duc thanh linh
C8 duoc soi dan boi duc thanh linhC8 duoc soi dan boi duc thanh linh
C8 duoc soi dan boi duc thanh linhco_doc_nhan
 
D1 tinh than trong dong vang
D1 tinh than trong dong vangD1 tinh than trong dong vang
D1 tinh than trong dong vangco_doc_nhan
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenco_doc_nhan
 
B2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doB2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amco_doc_nhan
 
C1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capC1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capco_doc_nhan
 

What's hot (15)

Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hung
 
So 145
So 145So 145
So 145
 
C8 duoc soi dan boi duc thanh linh
C8 duoc soi dan boi duc thanh linhC8 duoc soi dan boi duc thanh linh
C8 duoc soi dan boi duc thanh linh
 
D1 tinh than trong dong vang
D1 tinh than trong dong vangD1 tinh than trong dong vang
D1 tinh than trong dong vang
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyen
 
Tin lanh
Tin lanhTin lanh
Tin lanh
 
Nghi ngo
Nghi ngoNghi ngo
Nghi ngo
 
B2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doB2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup do
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc am
 
Thang 6
Thang 6Thang 6
Thang 6
 
C1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capC1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan cap
 
So 152
So 152So 152
So 152
 

Viewers also liked

Клиническая разработка комбинированных лекарственных препаратов
Клиническая разработка комбинированных лекарственных препаратовКлиническая разработка комбинированных лекарственных препаратов
Клиническая разработка комбинированных лекарственных препаратовPHARMADVISOR
 
Make the most of a polarizing brand
Make the most of a polarizing brandMake the most of a polarizing brand
Make the most of a polarizing brandSameer Mathur
 
Nhung nguoi cau thay
Nhung nguoi cau thayNhung nguoi cau thay
Nhung nguoi cau thayco_doc_nhan
 
Comercio electronico
Comercio electronicoComercio electronico
Comercio electronicoAriana Rivero
 
Appartement antigone
Appartement antigoneAppartement antigone
Appartement antigoneCédric Pent
 
2 samuel 14 commentary
2 samuel 14 commentary2 samuel 14 commentary
2 samuel 14 commentaryGLENN PEASE
 
Dokumentations und annotationswerkzeuge-v03
Dokumentations und annotationswerkzeuge-v03Dokumentations und annotationswerkzeuge-v03
Dokumentations und annotationswerkzeuge-v03walter koch
 
Клинические исследования не меньшей эффективности
Клинические исследования не меньшей эффективностиКлинические исследования не меньшей эффективности
Клинические исследования не меньшей эффективностиPHARMADVISOR
 
Clarus Ventures
Clarus VenturesClarus Ventures
Clarus VenturesHealthegy
 
Data for Action Talk - 2016-02-22
Data for Action Talk - 2016-02-22Data for Action Talk - 2016-02-22
Data for Action Talk - 2016-02-22David E Drummond
 

Viewers also liked (15)

Клиническая разработка комбинированных лекарственных препаратов
Клиническая разработка комбинированных лекарственных препаратовКлиническая разработка комбинированных лекарственных препаратов
Клиническая разработка комбинированных лекарственных препаратов
 
Demo
DemoDemo
Demo
 
Make the most of a polarizing brand
Make the most of a polarizing brandMake the most of a polarizing brand
Make the most of a polarizing brand
 
SOUTH ELEVATION
SOUTH ELEVATIONSOUTH ELEVATION
SOUTH ELEVATION
 
Nhung nguoi cau thay
Nhung nguoi cau thayNhung nguoi cau thay
Nhung nguoi cau thay
 
brochure1
brochure1brochure1
brochure1
 
Comercio electronico
Comercio electronicoComercio electronico
Comercio electronico
 
Appartement antigone
Appartement antigoneAppartement antigone
Appartement antigone
 
2 samuel 14 commentary
2 samuel 14 commentary2 samuel 14 commentary
2 samuel 14 commentary
 
15.04.2011, NEWSWIRE, Issue 163
15.04.2011, NEWSWIRE, Issue 16315.04.2011, NEWSWIRE, Issue 163
15.04.2011, NEWSWIRE, Issue 163
 
Dokumentations und annotationswerkzeuge-v03
Dokumentations und annotationswerkzeuge-v03Dokumentations und annotationswerkzeuge-v03
Dokumentations und annotationswerkzeuge-v03
 
Клинические исследования не меньшей эффективности
Клинические исследования не меньшей эффективностиКлинические исследования не меньшей эффективности
Клинические исследования не меньшей эффективности
 
Trabajo final tics
Trabajo final ticsTrabajo final tics
Trabajo final tics
 
Clarus Ventures
Clarus VenturesClarus Ventures
Clarus Ventures
 
Data for Action Talk - 2016-02-22
Data for Action Talk - 2016-02-22Data for Action Talk - 2016-02-22
Data for Action Talk - 2016-02-22
 

Similar to Neu khong chi nho an dien cua dct

Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhco_doc_nhan
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandLong Do Hoang
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandco_doc_nhan
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaLong Do Hoang
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaco_doc_nhan
 
Loi song thang 6. 2011
Loi song thang 6. 2011Loi song thang 6. 2011
Loi song thang 6. 2011Van des Arts
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhco_doc_nhan
 
PHUC LOC THO
PHUC LOC THOPHUC LOC THO
PHUC LOC THODONXUAN
 
http://crador3s.blogspot.com/
http://crador3s.blogspot.com/http://crador3s.blogspot.com/
http://crador3s.blogspot.com/Daiquyetd Ha
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congco_doc_nhan
 
Cau nguyen tho phuong
Cau nguyen tho phuongCau nguyen tho phuong
Cau nguyen tho phuongco_doc_nhan
 
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauChua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauco_doc_nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanLong Do Hoang
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanco_doc_nhan
 
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucDem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucco_doc_nhan
 

Similar to Neu khong chi nho an dien cua dct (20)

Giup niem tin
Giup niem tinGiup niem tin
Giup niem tin
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hung
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
Gieo niem tin
Gieo niem tinGieo niem tin
Gieo niem tin
 
Loi song thang 6. 2011
Loi song thang 6. 2011Loi song thang 6. 2011
Loi song thang 6. 2011
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
PHUC LOC THO
PHUC LOC THOPHUC LOC THO
PHUC LOC THO
 
http://crador3s.blogspot.com/
http://crador3s.blogspot.com/http://crador3s.blogspot.com/
http://crador3s.blogspot.com/
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
 
Nghi ngo
Nghi ngoNghi ngo
Nghi ngo
 
Cau nguyen tho phuong
Cau nguyen tho phuongCau nguyen tho phuong
Cau nguyen tho phuong
 
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauChua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia ngucDem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 

Neu khong chi nho an dien cua dct

  • 1. Nếu Không Chỉ Nhờ Ân Điển Của Đức Chúa Trời Học sống thoát khỏi mọi tuyệt vọng và tranh chiến Joyce Meyer Harrison House Tulsa, Oklahoma Nội Dung Phần giới thiệu. 1. Ân Điển, Ân Điển và càng thêm Ân Điển. 2. Quyền năng của Ân Điển. 3. Tự do khỏi lo âu và lý luận. 4. Ơn huệ siêu nhiên. 5. Một thái độ biết ơn. 6. Sống một đời thánh khiết bởi Ân Điển. Kết luận. Phần Giới Thiệu Trong những trang sách này tôi sắp chia sẻ với bạn một số những câu nói ấn tượng về ân điển. Ân điển là quyền năng của Đức Chúa Trời có sẵn để đáp ứng những nhu cầu của chúng ta mà chúng ta chẳng phải trả tiền gì cả. Ân điển nhận được qua lòng tin cậy hơn là qua những nỗ lực loài người. Tôi chân thành tin rằng nếu bạn nhận lấy những câu nói này và luôn suy gẫm chúng, thì dần dà chúng sẽ làm thay đổi bước đi của bạn với Chúa. Trong suốt những năm vừa qua, chúng ta đã nghe rất nhiều sự dạy dỗ về đức tin: Đức tin là gì, đức tin không là gì, làm thế nào để vận dụng đức tin. Cho dù với mọi sự dạy dỗ đó, thành thật mà nói, tôi không chắc có bao nhiêu tín đồ thật sự hiểu rõ đức tin. Nếu chúng ta thật sự hiểu rõ về đức tin nhiều như mức chúng ta công bố thì hẳn đã nhìn thấy nhiều sự đắc thắng trong đời sống hằng ngày hơn hiện nay. Tất cả mọi tri thức về đức tin phải được xây trên một sự hiểu biết rõ ràng về ân điển. Một trong những điều tôi sẽ chia sẻ với bạn qua những trang sách này là một lời tiên tri, một lời mà tôi đã nhận được từ Chúa trong đó Ngài định nghĩa ân điển và mô tả vai trò và chức năng của nó trong đời sống của người tín đồ.
  • 2. Thật ra, ân điển của Đức Chúa Trời không hề phức tạp hoặc rắc rối. Nó rất đơn giản, đó là lý do tại sao nhiều người đã không hiểu. Chẳng có một điều gì đầy quyền năng hơn ân điển. Thật vậy, tất cả mọi điều trong Kinh Thánh - sự cứu rỗi - sự đổ đầy Đức Thánh Linh, sự tương giao với Đức Chúa Trời và tất cả mọi sự đắc thắng trong đời sống hằng ngày của chúng ta đều dựa vào điều đó. Không có ân điển, chúng ta chẳng là gì, chúng ta không có gì và chúng ta cũng chẳng làm được gì. Nếu không bởi nhờ ân điển Chúa thì tất cả chúng ta đều sẽ khốn khổ và tuyệt vọng. Trong LuLc 2:40 chúng ta được biết rằng từ một đứa trẻ, Jêsus đã lớn lên và trở nên mạnh mẽ trong tâm linh, được đầy dẫy sự khôn ngoan và ân điển (ơn huệ và những phước hạnh thuộc linh) của Đức Chúa Trời đã ở trên Ngài. Câu này chứa đựng mọi điều chúng ta cần để được hạnh phúc, khỏe mạnh, thịnh vượng và thành công trong chặng đường theo Christ của chúng ta. Chúng ta thường nói về mọi điều chúng ta cần, nhưng trong thực tế, chỉ có một điều mà chúng ta cần thôi, và điều đó cũng tương tự như điều Chúa Jêsus đã cần: Chúng ta cần trở nên mạnh mẽ trong tâm linh, được đầy dẫy sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời và có ân điển Ngài ở trên chúng ta. Nếu bạn và tôi bằng lòng để cho ân điển của Đức Chúa Trời có toàn quyền cai trị trong cuộc đời chúng ta thì chẳng có điều gì là không thể được đối với chúng ta. Nhưng nếu không có ân điển đó, chẳng có điều gì lại có thể làm được với chúng ta. Như Phao lô đã viết cho những tín hữu trong thời ông sống. Mọi sự chúng ta là, chúng ta làm và có đều bởi nhờ ân điển của Đức Chúa Trời. Bạn và tôi đều bất lực một trăm phần trăm. Mặc dù chúng ta thường công bố như Phao Lô đã nói: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng Christ là Đấng ban sức cho tôi”, điều đó chỉ đúng bởi nhờ ân điển Chúa. Trong Eph Ep 2:10 Phao Lô bảo chúng ta rằng… chúng ta là công việc tài khéo bởi chính tay Đức Chúa Trời làm ra, được tái tạo lại trong Christ Jêsus (được sanh lại) để chúng ta có thể làm những công việc tốt lành mà Đức Chúa Trời đã tiền định (đã sắp đặt trước cho chúng ta đi những con đường mà Ngài đã chuẩn bị trước rồi) để chúng ta có thể bước đi trong đó (sống đời sống tốt đẹp mà Ngài đã sắp đặt và chuẩn bị sẵn cho chúng ta sống). Tác giả của thơ Hêbơrơ cho chúng ta biết rằng những công việc của chúng ta đã được chuẩn bị sẵn cho chúng ta bởi Đức Chúa Trời... từ buổi sáng thế (HeDt 4:3). Theo những câu này, Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta và đặt ra công việc cho cuộc đời chúng ta từ trước khi chúng ta được sinh ra, trước khi cả thế gian được dựng nên. Đó là lý do tại sao chúng ta phải thôi nói về chức vụ “của chúng tôi”, xem như đó là một việc gì mà chúng ta tự khởi sự hoặc thực hiện bởi khả năng của riêng mình. Trong 15:5 Chúa Jêsus đã nói... Ngoài Ta, (cắt khỏi sự liên hiệp sống động với Ta), các ngươi chẳng làm chi được.
  • 3. Thay vì khoe khoang về sức mạnh lớn lao hay về sự khôn ngoan, quyền năng hoặc những thành quả của mình, chúng ta đáng nên bắt đầu mỗi ngày bằng cách nói rằng: “Lạy Chúa, con đây, sẵn sàng làm theo bất cứ điều chi mà Ngài muốn con làm. Con tự dốc đổ mình ra trống không, theo cách mà con biết được, để cho ân điển của Ngài tuôn tràn trong đời sống con. Con phó thác chính mình hoàn toàn nơi Ngài. Con chỉ có thể là người mà Ngài muốn con trở thành, con chỉ có thể có những gì mà ý chỉ Ngài muốn con có, con chỉ có thể làm những gì mà Ngài ban năng quyền cho con làm và mỗi một sự đắc thắng là bời vì sự vinh hiển của Ngài, không phải của con”. Bạn và tôi là những chiếc bình mà qua đó Đức Chúa Trời làm những công việc của chính Ngài. Chúng ta là những người cùng cộng tác với Ngài. Thật là một đặc ân đáng kinh sợ biết bao! Ngài cho phép chúng ta được chia sẻ trong sự vinh hiển của Ngài miễn là chúng ta ghi nhớ kỹ rằng ngoài Ngài chúng ta không thể làm được điều chi cả. Nếu chúng ta thật sự tin rằng Đức Chúa Trời nắm quyền kiểm soát hoàn toàn cuộc đời chúng ta, thì chẳng có điều gì trục trặc xảy ra lại sẽ làm chúng ta tức giận hoặc thất vọng, vì chúng ta sẽ biết rõ rằng qua mọi việc đó Đức Chúa Trời đang thực hiện kế hoạch của Ngài cho chúng ta. Chúng ta sẽ không nhận vinh hiển nhờ những gì chúng ta đang làm cho Đức Chúa Trời, nhưng chỉ trong những gì Ngài đang hành động qua chúng ta mà thôi. Chúng ta phải học phó thác cuộc đời chúng ta cho Đức Chúa Trời, giao phó chính mình cho Ngài trong mọi sự và về mọi việc, nương cậy không phải vào đức tin vĩ đại của chúng ta nhưng cậy trên ân điển kỳ diệu của Ngài. Đúng là đức tin rất quan trọng, nhưng ngay cả đức tin cũng đến với chúng ta bởi ân điển, như là một món quà. Mọi điều trong đời sống chúng ta dựa trên - không phải những công đức hoặc khả năng hoặc việc làm của chúng ta, nhưng dựa trên ý muốn sẵn lòng thiên thượng của Chúa nhằm sử dụng quyền năng vô hạn của Ngài để đáp ứng những nhu cầu của chúng ta mà chẳng hề tính một giá nào. Đó là chính là ân điển. Nếu bạn có những nhu cầu hôm nay - và ai lại chẳng có nhu cầu? Tôi khích lệ bạn hãy trao phó chúng cho Đức Chúa Trời. Việc chúng ta có những kế hoạch, mục tiêu và những giấc mơ cho cuộc đời mình là điều tốt, cũng rất tuyệt vời khi bạn có những điều bạn đang tin cậy Chúa ban cho, nhưng tôi đề nghị bạn hãy quyết định để tất cả mọi điều đó qua một bên trong giây lát. Chỉ trong thời gian bạn cần có để đọc quyển sách này, hãy để bạn tự do khỏi mọi nỗ lực để đạt được bất cứ điều gì bởi đức tin riêng nỗ lực riêng của chính bạn. Thay vào đó, hãy thư giãn và đặt niềm tin cậy của bạn hoàn toàn chỉ dựa vào Chúa. Hãy buông bỏ hoàn toàn và nhìn xem quyền năng bùng nổ đến chừng
  • 4. nào mà Ngài sẽ đem đến hành động trong đời sống bạn đang khi bạn chỉ đơn thuần phó thác chính mình để nhận lấy ân điển kỳ diệu của Ngài. Tôi tin rằng bạn sẽ nhìn thấy một sự thay đổi lạ lùng trong toàn cách tiếp cận của bạn với đời sống đến nỗi bạn sẽ không bao giờ ước muốn quay trở lại những đường lối cũ nữa. Ân Điển, Ân Điển và Càng Thêm Ân Điển Khi chúng ta bắt đầu học hỏi về ân điển của Đức Chúa Trời, tôi muốn được chia sẻ với bạn cách vắn tắt về tình trạng của cuộc đời tôi lúc bấy giờ khi Chúa lần đầu tiên bắt đầu ban cho tôi một sự mặc khải về ân điển thật sự là gì. Lúc ấy tôi có rất ít sự mặc khải về đề tài này, nhưng đang khi tôi học tập, tôi thật sự đã được khuấy động trong tâm linh mình để tin cậy Đức Chúa Trời ban cho một sự mặc khải lớn hơn. Đang khi bạn đọc, tôi muốn khích lệ bạn hãy tiếp tục trong đức tin cầu xin Đức Chúa Trời ban cho bạn một sự mặc khải sâu xa hơn về điều kỳ diệu được gọi là ân điển này. Lời Chúa Làm Nản Lòng Khi Đức Chúa Trời bắt đầu mặc khải cho tôi về ân điển thật sự là gì thì lúc bấy giờ tôi đang nản lòng như bất cứ ai có thể từng bị nản lòng. Tại sao tôi lại quá tuyệt vọng như vậy? Có rất nhiều lý do khác nhau về sự tuyệt vọng nản chí của tôi, nhưng một trong những điều làm nản lòng tôi nhất - dù bạn tin hay không - đó chính là Lời Chúa. Làm sao Lời Chúa lại làm tôi nản lòng? Lý do rất đơn giản. Đây cũng là trường hợp xảy đến cho nhiều tín hữu, tôi đã cố gắng hành động Lời Chúa thay vì để cho lời Chúa hành động trong tôi. Điều đã làm tôi nản về Lời Chúa là như vầy: Lời ấy cứ tiếp tục cáo trách tôi. Bạn thấy không, tôi đã gặp rất nhiều nan đề trong cuộc đời mình, nhưng tôi không thật sự biết rõ căn nguyên của những nan đề của tôi. Tôi đã nghĩ rằng mọi điều đó do một ai đó gây ra. Tôi đã bị thuyết phục rằng nếu mọi người khác chịu thay đổi và hành động khác đi, thì bấy giờ cuối cùng tôi có thể được hạnh phúc và thỏa lòng. Sau đó khi tôi bắt đầu nghiên cứu Lời Chúa. Lời Chúa bắt đầu mặc khải cho tôi thấy rằng rất nhiều lĩnh vực trong đời sống tôi cần phải được thay đổi. Mỗi một sứ điệp mà tôi đã nghe, dù qua đài truyền hình, truyền thanh, trên băng từ hay trong một buổi nhóm, hầu như đều cáo trách tôi về nhu cầu tôi cần phải thay đổi. Nan đề chính là tôi đã không hiểu được sự khác biệt giữa sự cáo trách và sự định tội. Đang khi Lời Chúa đem sự cáo trách đến cho tôi, đó là điều Đức Chúa Trời
  • 5. định ý cho Lời Ngài, thì ma quỷ dùng chính điều định đem lại ích lợi cho tôi để tra tấn trong tâm trí tôi như những lời buộc tội. Tôi đã nhìn xem Lời Chúa và nhận biết nhu cầu cần phải thay đổi của mình, nhưng chẳng biết rằng chính ân điển của Đức Chúa Trời đem đến sự thay đổi đó trong tôi. Tôi không biết làm sao để Đức Thánh Linh của Chúa đến trong đời sống tôi để khiến những việc phải xảy ra như cần có đang khi tôi tin cậy Ngài và vận dụng đức tin mình. Tôi đã tưởng rằng tôi phải tự làm hết. Tôi đã cố gắng tự thay đổi chính mình, cố gắng tự khiến mình trở thành những gì mà Lời Chúa nói tôi phải nên như vậy. Tôi đã không biết làm sao để phó nộp chính mình cho Chúa và ngửa trông nơi Ngài. Tôi đã chẳng biết gì về việc được thay đổi từ vinh hiển sang vinh hiển (IICo 2Cr 3:18), về việc chinh phục những kẻ thù nghịch của tôi từng chút một (PhuDnl 7:22). Ngoài việc cố gắng tự thay đổi chính mình, tôi cũng đã cố gắng thay đổi mọi điều khác trong cuộc đời của tôi. Tôi đã cố gắng thay đổi chồng tôi, những con cái tôi, tất cả những hoàn cảnh của tôi, tất cả mọi điều gì mà tôi tưởng là gốc rễ gây ra những nan đề của tôi. Tôi đã cố gắng, cố gắng và cố gắng cho đến khi tôi cảm thấy mình sắp chết vì tuyệt vọng. Gắng sức làm một điều gì về việc mà bạn không thể làm gì được là điều rất nản lòng! Những gì tôi đã làm chính là hành động dưới Luật Pháp, mà Kinh Thánh nói rằng nó sẽ luôn luôn dẫn đến sự nản lòng, tuyệt vọng và hủy diệt. Luật Pháp Ngược Lại Với Ân Điển Tất cả những ai dựa vào Luật Pháp (người tìm cách để được kể là công nghĩa bởi vâng theo Luật Pháp của những nghi lễ) đều ở dưới một sự rủa sả và dẫn đến sự thất vọng và hủy diệt, vì như có chép trong lời Kinh Thánh rằng. Đáng rủa thay {bị rủa sả, bị hủy diệt, bị trừng phạt} đời đời cho kẻ nào không tiếp tục giữ theo (sống và ở lại) mọi giềng mối và điều răn được viết trong Sách Luật Pháp để làm theo. GaGl 3:10 Tôi đã không nhận thức được nan đề của mình chính bởi mọi sự cố gắng của mình, tôi đã vô tình đặt chính mình dưới sự rủa sả của Luật Pháp. Tôi đã lấy điều tốt đẹp của Lời Chúa và đặt ra một điều luật từ đó. Tôi đã xem tất cả là điều chính tôi phải hoàn tất chứ không phải là những lời hứa mà Đức Chúa Trời sẽ làm ứng nghiệm trong tôi đang khi tôi tin cậy Ngài và trông đợi sự đắc thắng của Ngài. Bạn có biết rằng bạn và tôi có thể tạo ra một điều luật từ mỗi một lời trong Kinh Thánh nếu chúng ta không biết đến với Lời Chúa cách phải lẽ không? Bất cứ lúc nào chúng ta đặt mình dưới Luật Pháp, là chúng ta đang du mình vào sự khốn khổ. Tại sao vậy? Bởi vì Luật Pháp có khả năng làm một trong hai điều: nếu chúng ta theo luật pháp cách trọn vẹn, nó có thể làm chúng ta thánh khiết. Nhưng vì không một con người nào có thể làm được điều đó,
  • 6. điều thứ hai mà Luật Pháp có thể làm là thật sự gia thêm tội lỗi, khiến dẫn đến sự hủy diệt. Rôma đoạn 2 và 3 dạy chúng ta rằng Đức Chúa Trời đã ban Luật Pháp Cựu Ước để cho loài người sẽ gắng sức giữ nó, rồi nhận ra rằng mình không thể giữ Luật Pháp nổi và ý thức được nhu cầu cấp bách của mình cần có một Đấng Cứu Chuộc. Việc này xảy ra làm sao? Chúng ta nghe hoặc đọc luật pháp và kết luận: “Nếu tôi không vâng theo luật này, tôi sẽ mất sự cứu rỗi” hoặc Đức Chúa Trời sẽ không còn yêu tôi nếu tôi không ăn ở đàng hoàng, Ngài sẽ không yêu tôi nếu tôi không tốt”. Bấy giờ, chúng ta bắt đầu nhìn xem Lời Chúa một cách hoàn toàn trái với cách mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta nhìn thấy. Tất cả mọi điều Ngài muốn chúng ta làm là đối diện với sự thật và nói rằng: “Vâng, thưa Chúa, Ngài hoàn toàn đúng. Con cần phải làm như vậy. Con cần phải thay đổi, nhưng con không thể tự thay đổi chính mình. Lời Ngài là chân lý và đời sống của con không phù hợp với Lời Ngài. Lời Ngài đã trở thành một tấm gương cho con. Trong đó con có thể nhìn thấy con sai lầm trong lĩnh vực này, và con hối hận. Con xin Ngài tha thứ cho con và thay đổi con bởi quyền năng và ân điển của Ngài”. Nhưng tôi không biết làm điều đó như thế nào. Tôi chẳng biết gì về quyền năng của Đức Chúa Trời và ân điển của Đức Chúa Trời. Tất cả những gì tôi đã biết là sự cố gắng - cố gắng sống tốt, cố gắng làm mọi điều gì Lời Chúa nói tôi phải làm. Cố gắng đừng nói nhiều quá, cố gắng đầu phục, cố gắng trở nên rộng lượng hơn, cố gắng hành động theo bông trái của Đức Thánh Linh. Cố gắng cầu nguyện nhiều hơn, cố gắng đọc Kinh Thánh nhiều hơn, cố gắng hiểu Kinh Thánh nhiều hơn khi mình đọc. Cố gắng làm một người vợ tốt đẹp hơn, cố gắng làm một người mẹ tốt hơn và cứ thêm, thêm nữa. Hậu quả là tôi hoàn toàn bị nản lòng. Một ý nghĩa khác của từ nản lòng là tuyệt vọng, bị cản trở không đạt được một mục tiêu hoặc làm ứng nghiệm một ao ước! Như Phao Lô mô tả rất rõ trong 3:10, tôi đã bị nản lòng - thất vọng và thật sự bị hủy diệt - vì cớ tôi đã cố gắng sống theo một Luật Pháp mà tôi hoàn toàn không thể giữ nổi. Tôi đã cố gắng đạt đến một mục tiêu và làm ứng nghiệm một ao ước nằm ngoài khả năng của tôi. Tôi càng gắng sức bao nhiêu, thì tôi càng thất bại thê thảm bấy nhiêu. Khi bạn và tôi đặt tất cả sức mạnh và nỗ lực của mình vào một điều gì đã bị thất bại, thì kết quả duy nhất có thể có là sự tuyệt vọng. Và những gì chúng ta biết làm trong tình cảnh đó là cố gắng thêm - mà điều đó chỉ sản sinh ra sự nản lòng hơn. Đó là một vòng lẩn quẩn, điều chỉ có thể bẻ gãy bởi một sự hiểu biết đúng đắn về ân điển của Đức Chúa Trời.
  • 7. Cố Gắng Ngược Lại Với Tin Cậy Bạn có ý thức được rằng từ ngữ cố gắng là không đúng với Kinh Thánh không? Tôi biết điều đó là vì tôi đã tra cứu trong sách tham khảo rộng lớn nhất mà tôi có thể kiếm được. À, đúng là có từ ngữ đó, nhưng không phải ở trong ý nghĩa mà chúng ta sử dụng trong bối cảnh này. Cách duy nhất mà từ cố gắng được dùng trong Kinh Thánh là trong ý nghĩa đặt một ai đó vào sự thử nghiệm. Kinh Thánh nói về sự “thử nghiệm của đức tin chúng ta (Gia Gc 1:3). Chúng ta được dạy dỗ không nên tin hết mọi điều mình nghe, nhưng phải “thử các thần” IGi1Ga 4:1. Tác giả Thi Thiên nói rằng: “Hỡi Đức Giêhôva, xin hãy thử tôi và biết những tư tưởng tôi ” (Thi Tv 139:23), Kinh Thánh cũng nói về những thử thách khó khăn sẽ “thử nghiệm” chúng ta (IPhi 1Pr 4:12). Theo ý nghĩa của Kinh Thánh, thì từ ngữ cố gắng (to try) đề cập đến một bài thi hay sự thử nghiệm để xác định giá trị và mức độ của một người hay một vật. Nhưng điều đó hoàn toàn khác với cách chúng ta thường sử dụng từ ngữ cố gắng - mà đó là điều bàn đến nỗ lực loài người. Chúng ta nói chúng ta “cố gắng” khi chúng ta đang nỗ lực đạt đến hoặc hoàn tất một điều gì bởi phương tiện hoặc khả năng riêng của chúng ta. Bây giờ tôi không có ý nói rằng chúng ta chẳng nên bao giờ nỗ lực để đạt được một điều gì đó trong cuộc đời. Không hề như vậy. Một trong những sứ điệp tôi thường giảng là về chủ đề sự nỗ lực đúng đắn mà chúng ta phải đưa ra với tư cách là những cơ đốc nhân. Một nỗ lực được làm nên qua quyền năng và bởi ân điển của Đức Chúa Trời hành động bên trong chúng ta. Nói khác đi, chúng ta không gắng sức làm một điều gì mà không cầu xin sự cứu giúp của Đức Chúa Trời. Chúng ta nương dựa vào. Dù suốt chặng đường thực hiện mỗi đề án. Chúng ta luôn giữ vững một thái độ nói rằng: “Ngoài Chúa ra con chẳng làm chi được”. Nhưng chúng ta không tham dự vào những nỗ lực tự nhiên thuộc về xác thịt vì hậu quả chỉ là sự mỏi mệt và nản lòng, thất vọng và hủy diệt. Đang khi bạn đọc những trang này, tôi muốn đề nghị rằng bạn bằng lòng hoán đổi sự cố gắng bằng việc tin cậy. Đó chính là những gì tôi đã học làm đang khi Chúa mở ra cho tôi cả một lĩnh vực mới mẻ trong sự mặc khải về ân điển kỳ diệu của Ngài. Căn Nguyên của Sự Xung Đột Điều gì dẫn đến sự xung đột (bất hòa và hận thù lâu đời) và làm sao những sự căng thẳng (cãi cọ và tranh đấu) phát xuất ra giữa lòng anh em? Chẳng phải chúng đã nổi lên từ những ước muốn tư dục của anh em vẫn mãi chiến tranh trong những chi thể của anh em sao? Gia Gc 4:1
  • 8. Bạn có những sự xung đột, bất hòa, hận thù, căng thẳng và chiến tranh diễn ra ở bên trong chính bản ngã của mình không? Có một thời gian mà cuộc đời tôi đã đầy dẫy sự xung đột. Làm sao tất cả những sự khuấy động này đã dấy lên bên trong chúng ta vậy? Chúng ta biết rõ rằng đó không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời cho chúng ta đâu. Đức Chúa Trời không muốn cho con cái Ngài sống trong một vùng có chiến tranh thường xuyên. Đó chính là bản chất của thế giới mà chúng ta đang sống đây, nhưng nó không phải là bản chất của vương quốc Đức Chúa Trời - và Chúa Jêsus đã dạy bảo chúng ta rằng vương quốc đang ở bên trong chúng ta (LuLc 17:12). Một lý do mà bạn và tôi đã đến với Đấng Christ đó là chúng ta muốn trốn khỏi mọi sự xung đột và căng thẳng vô tận thuộc loại đó. Đó là lý do vì sao chúng ta trở thành công dân của vương quốc Đức Chúa Trời. Kinh Thánh bảo chúng ta rằng đó là vương quốc của sự công nghĩa, bình an và vui mừng (RoRm 14:17) là những môn đồ của Chúa Jêsus Christ, đó chính là gia tài và di sản của chúng ta. Vậy thì tại sao có nhiều người trong chúng ta là những người thật sự yêu mến Đức Chúa Trời, là những người sẽ đi thiên đaàng, là những người được gọi theo mục đích thiên thượng của Ngài, vẫn còn để cả thời gian mình còn có mặt trên đất này để ở giữa những điều mà chúng ta đã hết sức trốn khỏi chúng? Căn nguyên của tất cả mọi sự xung đột này là gì? Nó phát sinh ra từ đâu? Đó là vấn đề chúng ta muốn giải đáp để tìm ra giải pháp cho sự nản lòng và khốn khổ của chúng ta. Hãy lưu ý phần thứ hai của câu này, Gia cơ bảo chúng ta rằng tất cả những điều tiêu cực này đều nổi lên từ những ước muốn của xác thịt vẫn hằng tranh chiến ở trong chi thể của chúng ta. Bạn có biết rằng bạn và tôi có thể rơi vào cuộc xung đột vì muốn một điều dù điều ấy rõ ràng là ý muốn của Chúa dành cho chúng ta không? Muốn có ý muốn Chúa trong cuộc đời mình có thể làm nản lòng chúng ta nếu chúng ta loay hoay gắng sức nhận được điều ấy cách sai trật, vì như vậy chúng ta chỉ sinh ra xung đột, chiến tranh và căng thẳng. Đức Chúa Trời muốn chồng và các con chúng ta được cứu. Chúng ta biết rõ đó là ý muốn Ngài và Ngài đã phán trong Lời Chúa rằng Ngài muốn mọi người được biết Ngài và được cứu (II Phi 3:9;). Dầu vậy bạn và tôi có thể bị nản lòng - và gây ra đủ loại khốn khổ cho chính mình và cho những người khác - nếu chúng ta loay hoay cố gắng để làm cho những người thân của mình được cứu bởi những nỗ lực loài người của mình. Dù nghe rất kỳ lạ, nhưng đây là điều có thể xảy ra, đó là chúng ta tranh chiến với nhau về Lời Chúa. Điều này xảy ra luôn luôn trong thân thể của Đấng Christ.
  • 9. Chắc chắn ý chỉ Đức Chúa Trời là muốn chúng ta sống những cuộc đời thánh sạch, nhưng tôi có thể nói với bạn là tôi đã gây ra bao nhiêu sự căng thẳng trong cuộc đời tôi vì cố gắng sống thánh khiết. Tôi muốn tất cả mọi điều đúng đắn, nhưng tôi đã loay hoay giành lấy chúng một cách sai trật. Đó là điều Gia cơ cảnh báo chúng ta tại đây trong câu này. Ông nói rằng sự xung đột và căng thẳng nổi lên bên trong chúng ta vì cớ những ước muốn của chúng ta - ngay cả khi đó là những ước muốn công nghĩa của chúng ta - đang tranh chiến bên trong chi thể của chúng ta. Chúng ta không có vì chúng ta chẳng cầu xin. Anh em ghen tỵ và tham muốn (những gì người khác có) và những ước muốn của anh em không thành được (nên): anh em trở thành những kẻ giết người. (Ghen ghét là giết người theo như lòng anh em cưu mang). Anh em cháy bỏng với sự ghen tỵ và nóng giận và không thể giành được (sự mãn nguyện, thỏa lòng và hạnh phúc mà anh em đang tìm kiếm) vì vậy anh em tranh đấu và xung đột. Anh em không nhận lãnh vì anh em chẳng cầu xin. Gia Gc 4:2 Dân sự trong Hội Thánh tranh chiến với nhau vì những ơn tứ tiên tri và những ơn tứ âm nhạc. Họ trở nên ganh tị nhau vì một người hát còn người kia lại không. Họ ghét nhau đơn giản chỉ vì họ không có điều mà người khác có. Ghen tuông và tranh cạnh không phải là tình yêu. Đức Chúa Trời nói điều đó là lòng ghen ghét. Kinh Thánh nói rất thẳng thắn về điểm này. Kinh Thánh nói rằng nếu ai ghét người khác vì những ân tứ đặc biệt của họ là trở thành một kẻ giết người ở trong lòng. Bạn và tôi có phạm tội giết người trong tấm lòng của mình không? Chúng ta có như thiêu như đốt vì lòng ghen tị và tức giận vì chúng ta không thể đạt được sự mãn nguyện, thỏa lòng và hạnh phúc mà chúng ta tìm kiếm chăng? Chúng ta có bị nản lòng vì chúng ta không đạt được ngay cả những điều tốt mà chúng ta hằng ao ước chăng? Đó chính là điều đó đã xảy ra cho tôi trong một thời gian trong cuộc đời tôi. Tôi đã cố gắng làm cho chính mình hạnh phúc. Tôi đã nhìn thấy tất cả những điều tốt đẹp mà tôi biết tôi cần, và tôi đã cố gắng khiến chúng xảy đến bằng những nỗ lực của chính mình. Không ai biết được tôi đã tự làm cho mình nản lòng cách không chịu nổi suốt bao nhiêu năm cố gắng làm cho chức vụ của tôi được ứng nghiệm. Chắc chắn chức vụ đó là ý muốn Ngài dành cho tôi. Ngài đã kêu gọi tôi và đã xức dầu tôi cho việc đó. Dẫu vậy, điều đó vẫn không xảy ra cho dù tôi cố gắng đến đâu. Điều lý thú là Đức Chúa Trời sẽ kêu gọi một người làm điều gì đó, rồi sau đó không để anh ta làm trong một thời gian. Anh ta sẽ không bao giờ có thể làm được việc ấy, cho đến chừng nào anh ta ngừng gắng sức làm việc ấy theo sức mình và bắt đầu để cho Chúa làm cho điều ấy ứng nghiệm theo
  • 10. cách của Ngài các theo thời điểm của Ngài. Đường lối Đức Chúa Trời là trọn vẹn! Nếu bạn đang nản lòng về thời điểm, hãy học cầu nguyện cùng với tác giả Thi Thiên. Kỳ mạng tôi nằm trong tay Chúa. .. (Thi Tv 31:15). Tôi biết về những điều này, vì đó chính là điều đã xảy ra cho tôi. Tôi đã nản lòng, ghen tị và tức giận và không thể nào đạt được sự mãn nguyện, thỏa lòng và hạnh phúc mà tôi đã tìm kiếm - cho đến khi Chúa chỉ cho tôi phần cuối trong Gia Gc 4:2… các ngươi không có vì các ngươi chẳng cầu xin. Khi tôi thật sự nhìn thấy và hiểu rõ câu ấy lần đầu tiên, nó làm rung chuyển toàn bộ thần học của tôi. Đó là một phần quan trọng của sự mặc khải về ân điển mà Đức Chúa Trời đã cho tôi khiến dần dần thay đổi cả cuộc đời và chức vụ của tôi. Chúa đã cáo trách tôi về nhiều điều khác nhau trong cuộc đời tôi. Một trong số các điều ấy bạn có thể liên hệ đến chính chặng đường theo Chúa của bạn. Hãy để tôi nêu ra một ví dụ. Một ngày kia tôi thức dậy với cơn nhức đầu như búa bổ. Tôi tưởng mình đã bị cảm. Tôi đi lại trong ngày với cơn nhức đầu khốn khổ đó, gặp ai cũng kể lể mình cảm thấy khủng khiếp làm sao - cho đến cuối cùng Chúa phán với tôi và nói: “Con có bao giờ nghĩ đến việc cầu xin Ta chữa lành cho con không?”. Tôi tin Chúa Jêsus là Đấng chữa lành cho tôi, nhưng tôi đã để cả ngày để phàn nàn và chưa hề cầu xin một lời nào. Việc này thường xảy ra trong đời sống của chúng ta. Chúng ta đi chỗ này chỗ kia than van về những nan đề của mình và tiêu phí phân nửa thì giờ để cố gắng suy tính chúng ta có thể làm những gì để giải quyết chúng. Chúng ta làm mọi điều ở dưới mặt trời ngoại trừ một điều mà Lời Chúa dạy bảo chúng ta. Hãy xin, để chúng ta có thể nhận lãnh được để cho sự vui mừng của chúng ta được trọn vẹn (GiGa 16:24-25). Tại sao chúng ta lại như vậy? Vì cớ xác thịt, bản tính con người thiên nhiên của chúng ta, muốn tự làm mọi việc. Đó chính là bản tánh của xác thịt. Nó muốn chinh phục. Nó muốn vượt qua những nan đề của nó bằng những phương cách, đường lối này. Tại sao? Để nó có thể được vinh hiển. Xác thịt muốn tự mình làm, vì nó muốn nhận sự khen ngợi. Đó là một lý do chúng ta không thành công hơn chính mình trên chặng đường đức tin: vì chúng ta gắng sức giành được bởi những nỗ lực của riêng mình những gì Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta bởi ân điển của Ngài. Nhưng để Ngài ban cho chúng ta những gì chúng ta cần, chúng ta phải khiêm nhường đủ để thôi gắng sức mà bắt đầu tin cậy. Chúng ta phải bằng lòng ngừng làm mà bắt đầu cầu xin. Nhận Lãnh, Không Phải Lấy Anh em có cầu xin (Chúa về những điều ấy) nhưng thất bại không nhận lãnh
  • 11. được vì cớ anh em cầu xin với mục đích sai trật và bởi những động cơ gian ác, ích kỷ. Ý định của anh em là (khi lấy được những gì mình ao ước) dùng nó cho những khoái lạc tư dục. Gia Gc 4:3 Trong phần học tập này tôi hy vọng thủ tiêu từ ngữ lấy khỏi từ vựng của chúng ta và thay thế nó bằng từ ngữ nhận lãnh. Đây là hai điều khác biệt nhau. Gia cơ bảo chúng ta thay vì dấn bước giành được những gì chúng ta cần hoặc ao ước, chúng ta phải cầu xin nhưng sau đó, Gia cơ tiếp tục bảo rằng lý do mà chúng ta không nhận lãnh được thường là vì chúng ta xin với một động cơ hoặc ý định sai trật. Nhiều khi những gì chúng ta xin Chúa không hề sai trật, nhưng Ngài không thể ban điều thỉnh cầu của chúng ta vì Ngài vẫn còn hành động thêm để chuẩn bị chúng ta cho điều đó. Ví dụ, việc tôi tìm kiếm Chúa để biết về chức vụ mà Ngài đã kêu gọi tôi là một điều đúng đắn. Ý muốn Chúa là chức vụ đó phải thành công. Tuy vậy, dù Ngài đã kêu gọi tôi, những năm đầu tiên trong chức vụ là những năm khó nhọc vì cớ những động cơ của tôi rất sai trật. Thay vì đơn sơ phó nộp chính mình cho Chúa trong sự phục vụ khiêm nhường đối với Ngài, tôi cố gắng làm ra mình quan trọng. Tôi rất bất an và đã muốn một địa vị cao trong vương quốc của Đức Chúa Trời vì những lý do sai trật. Cho đến chừng nào tôi chưa học tập để cho Ngài làm chính công việc của Ngài trong tôi, Ngài không thể hành động qua tôi. Những động cơ của tôi phải được tinh ròng, và sự thay đổi như vậy không thể diễn ra chỉ qua một đêm được. Suốt nhiều năm tôi đã nản lòng vì tôi đã cầu nguyện, kiêng ăn và tìm kiếm mặt Chúa, dù vậy chẳng có điều gì xảy ra - dù một ít để cho tôi thấy cũng không. Tôi không biết quý trọng giá trị của công việc bề trong phải được làm trọn để chuẩn bị cho chúng ta những phước hạnh thấy được. Tôi đã muốn di động trong dòng chảy đầy trọn của Thánh Linh Chúa nhưng chỉ có một chút ri rỉ của Thánh Linh trong đời sống và chức vụ của tôi. Tôi không thể hiểu được có điều gì sai trật đây. Việc ấy trầm trọng đến nỗi tôi đã muốn nói với Chúa xin hãy để tôi yên một mình để tôi có thể quên hết về chức vụ đi và làm một việc khác. Tôi đã sẵn sàng để bỏ hết mọi việc rồi. Điều đó xảy đến với nhiều người trong chúng ta. Đức Chúa Trời đến, khởi sự một công việc trong chúng ta và qua chúng ta. Ngài dẫn chúng ta đến nửa chặng đường của công việc Ngài đang làm, rồi sau đó dường như Ngài không còn muốn đi tiếp và hoàn tất công việc nữa. Đó là chỗ sự nản lòng bắt đầu, vì chúng ta cố gắng quá chừng để đẩy công việc tiến tới, và việc đó giống như gắng sức cất bỏ một ngọn núi ra khỏi đường đi với chỉ bằng sức lực đang cạn dần. Điều đó không thể nào thành được! Dĩ nhiên Đức Chúa
  • 12. Trời sẽ luôn luôn hoàn tất những gì Ngài đã khởi sự, nhưng chính sự chờ đợi giúp chúng ta thật sự đâm rễ và vững nền trong Ngài. Nhiều khi điều này xảy ra vì những động cơ của chúng ta sai trật. Nhiều lúc ngay cả động cơ của việc muốn nhìn thấy người thân của chúng ta được cứu cũng có thể là ích kỷ. Chúng ta muốn họ được cứu không phải vì chúng ta yêu thương họ và muốn nhìn thấy họ được phước nhưng chỉ vì chúng ta muốn cuộc đời của chúng ta được dễ dàng hơn và tốt đẹp hơn. Chúng ta muốn họ được cứu không phải vì lợi ích cho họ nhưng để chúng ta không còn phải đối diện với những thái độ và cách ăn ở tội lỗi của họ. Đây là một phần của những gì Gia cơ đang nói đến khi ông nói rằng chúng ta cầu xin nhằm mục đích sai trật hay với động cơ sai trật. Đức Chúa Trời biết rõ rằng những động cơ và ý định của chúng ta thường là sai trật, dù khi chúng ta không nhận thức ra hoặc không xưng nhận nó. Rất khó đối diện với sự thật về chính mình, nhưng chúng ta phải làm vậy nếu chúng ta muốn được nhận lãnh tất cả mọi điều mà Đức Chúa Trời ước muốn ban cho chúng ta. Trải qua năm tháng tôi đã học được một chân lý quan trọng: Đức Chúa Trời biết rõ tôi hơn chính tôi biết về mình. Tôi đã đến chỗ nhận thấy rằng nếu tôi xin Chúa về một điều gì đó, và Ngài chưa ban cho tôi ngay, thì đơn giản chỉ vì tôi chưa sẵn sàng để nhận lãnh điều đó. Một lần kia Chúa đã phán với tôi “Joyce, bất cứ khi nào con cầu xin Ta về một điều tốt lành nào mà con không nhận được, thì đó không phải vì cớ ta giữ lại và không cho con nhận điều đó. Mà hoặc là vì Ta có điều tốt hơn và con chưa biết đủ để cầu xin Ta, nên Ta phải để con đợi chờ cho đến khi con nắm bắt được kế hoạch của Ta, hay là vì cớ con đi ra ngoài thời điểm của Ta”. Thường đây không phải là một vấn đề đi ra ngoài ý Chúa, mà là vấn đề ra ngoài thời điểm của Đức Chúa Trời. Chúng ta không có vì không cầu xin. Nhưng chúng ta không có cũng vì chúng ta xin với những động cơ và ý định sai trật, hoặc là vì chúng ta chưa sẵn sàng để nhận lãnh những gì Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta. Tôi đã học được rằng khi tôi xin Chúa về một điều gì tôi phải dâng trình lời thỉnh cầu của tôi rồi để yên đó. Nếu ý Chúa muốn cho tôi nhận lãnh điều đó thì Ngài sẽ chu cấp - trong cách riêng của Ngài, thời điểm của Ngài. Việc chờ đợi không nhất thiết phải gây nản lòng nếu chúng ta học thêm nữa về ân điển của Đức Chúa Trời. Như Những Người Vợ Không Chung Thủy Anh em (giống như) những người vợ không chung thủy (có những mối quan hệ yêu đương bất chính với thế gian) và phá vỡ lời thề nguyện hôn nhân với
  • 13. Đức Chúa Trời! Anh em chẳng biết rằng làm bạn với thế gian là làm kẻ thù của Đức Chúa Trời sao? Vậy hễ ai chọn làm bạn với thế gian là làm cho mình thành kẻ thù của Đức Chúa Trời. Gia Gc 4:4 Gia cơ có ý nói gì khi ông nói rằng chúng ta giống như “những người vợ không chung thủy”? Tôi tin rằng Chúa đã ban cho tôi một ví dụ tốt đẹp từ kinh nghiệm riêng giữa của mình. Trong nhà bếp của tôi có một số cửa sổ ở trên bồn rửa chén rất khó với tới. Bây giờ nếu tôi muốn đóng hoặc mở những cánh cửa sổ đó tôi có thể nhảy lên bàn bếp và phải vất vả mới làm được. Hoặc tôi có thể cứu mình khỏi mọi vả, cực nhọc đơn giản bằng cách gọi nhà tôi - ông Dave và xin ông ấy đến mở hoặc đóng cánh cửa giùm. Ông Dave cao hơn tôi nhiều, nên với đôi tay dài ông ấy chẳng khó khăn gì để làm điều mà đối với tôi là một thách thức cực nhọc. Chúng ta cũng như vậy đối với Chúa. Chúng ta tranh chiến và khổ sở, cực nhọc mỏi mệt để cố gắng làm điều mà Chúa có thể làm cho chúng ta mà không phải tốn sức gì - nếu chúng ta chịu cầu hỏi Ngài. Nhưng bạn có biết điều gì sẽ làm tổn thương (sỉ nhục) chồng tôi hơn cả việc không để cho ổng giúp tôi không? Đó là việc chạy qua hàng xóm và nhờ ông hàng xóm qua để đóng hoặc mở cửa sổ giùm tôi. Đó là điều mà Gia cơ đề cập đến ở đây trong cây này khi ông nói về “những người vợ chung thủy” quay sang người đàn ông khác để xin giúp đỡ thay vì kêu đến chồng mình, biểu tượng của Chúa. Tôi đã bị nản lòng trong đời sống và chức vụ mình cho đến khi tôi học bỏ đi thói gắng sức làm mọi điều theo ý mình và chạy đến với những người khác để than thở nan đề thay vì chạy đến với Đức Chúa Trời. Ân Điển Được Định Nghĩa Hay anh em tưởng rằng Kinh Thánh nói không có mục đích khi nói rằng Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Trời cư ngụ trong chúng ta khao khát mong mỏi chúng ta và Ngài khao khát Đức Thánh Linh (được nghênh tiếp) với một tình yêu ghen tuông hay sao? Nhưng Ngài ban cho chúng ta càng thêm ân điển (quyền năng của Thánh Linh, để đối phó với khuynh hướng gian ác này và tất cả mọi điều khác một cách đầy trọn). Đó là lý do tại sao Ngài nói, Đức Chúa Trời chính Ngài chống cự lại với kẻ kiêu căng và ngạo mạn, nhưng ban ân điển (liên tục) cho người hạ mình (người khiêm nhường đủ để tiếp nhận nó). 4:5, 6 Đang khi tôi đọc khúc Kinh Thánh này vài năm trước đây, tìm kiếm câu giải đáp cho lý do tại sao tôi quá nản lòng và chẳng có năng quyền để thắng hơn những tội lỗi và thất bại của mình, đôi mắt tôi bắt đầu mở ra khi tôi đọc đến câu 6 nói rằng Đức Chúa Trời ban cho chúng ta “thêm và càng thêm ân
  • 14. điển”. Sau đó quyển Kinh Thánh Diễn Ý cho chúng ta biết ân điển là gì. Trước khi Chúa mở mắt cho tôi thấy sự mặc khả này, lời giải nghĩa duy nhất mà tôi từng được nghe về từ ngữ ân điển là “ân huệ không đáng được nhận”. Điều đó tốt, nhưng ân điển còn gồm nhiều điều hơn nữa. Kinh Thánh Diễn Ý nói ân điển là quyền năng của Đức Thánh Linh để đương đầu với khuynh hướng gian ác xấu xa ở trong mỗi chúng ta. Khuynh hướng xấu xa mà Gia cơ nói đến ở đây là gì? Đó là khuynh hướng xấu như một người vợ bất chánh, khuynh hướng xấu xa nhằm có những mối quan hệ yêu đương bất hợp pháp với thế gian, khuynh hướng xấu xa để quay bỏ Đức Chúa Trời và trông mong nơi chính mình hoặc nơi những người khác thay vì đến cầu xin Ngài đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta. Đó là khuynh hướng của xác thịt và đây không phải là cách Đức Chúa Trời muốn chúng ta phản ứng. Câu giải đáp mà tôi tìm kiếm được thấy trong câu 6 cho chúng ta biết rằng giữa mọi nan đề và sự nản lòng bực bội của chúng ta thì Đức Chúa Trời ban chúng ta thêm và càng thêm ân điển thêm và càng thêm quyền năng của Đức Thánh Linh để đương đầu với khuynh hướng này và những điều khác một cách đầy đủ. Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời chống cự lại kẻ kiêu căng và ngạo mạn, kẻ suy nghĩ rằng họ có thể tự giải quyết mọi vấn đề mà không cần Ngài, nhưng Ngài ban cho ân điển liên tục cho những người khiêm nhường, là kẻ hạ mình đủ để nhận lãnh ân điển của Ngài do việc đơn sơ cầu xin Ngài. Đức Chúa Trời muốn chúng ta đương đầu với mọi khuynh hướng gian ác ở bên trong chúng ta. Ngài muốn ban cho chúng ta ân điển của Ngài. Ngài muốn ban cho chúng ta quyền năng để thắng hơn những động cơ và ý định sai lầm, nếu chúng ta đủ khiêm nhường để cầu xin và nhận lãnh thay vì cố gắng tự giải quyết mọi sự bằng năng lực riêng của mình và theo cách riêng của chúng ta. Được Cứu bởi Ân điển Sống Bởi Việc Làm Vì ấy là bởi Ân điển nhưng không (ơn huệ của Đức Chúa Trời cho kẻ không xứng đáng) mà anh em được cứu (giải thoát khỏi sự đoán phạt và trở nên người dự phần trong sự cứu chuộc của Đấng Christ) qua đức tin (của anh em) và (sự cứu rỗi) điều này không phải thuộc anh em (do việc làm riêng, qua việc nỗ lực phấn đấu của chính anh em) nhưng đây là món quà (sự ban cho) của Đức Chúa Trời. Không phải bởi việc làm (không phải làm ưíng nghiệm những điều luật pháp đòi hỏi) kẻo e rằng có ai sẽ khoe khoang (Đây không phải là kết quả của bất cứ một người nào nên không ai có thể tự khoe mình hoặc nhận vinh hiển cho chính mình) . Eph Ep 2:8, 9
  • 15. Hẳn nhiên khúc sách này đề cập đến sự cứu rỗi. Nhưng Kinh Thánh nói rằng đó là cách mà bạn và tôi được cứu - là bởi ân điển qua đức tin - và cũng là cách mà chúng ta phải sống cuộc đời mỗi ngày của mình. Vì ấy là bởi Ân điển nhưng không (ơn huệ của Đức Chúa Trời cho kẻ không xứng đáng) mà anh em được cứu (được giải thoát khỏi sự đoán phạt và thành kẻ dự phần trong sự cứu chuộc của Đấng Christ). Và sự (cứu chuộc) này không thuộc về anh em (về việc làm của anh em, nó không đến từ sự nổ lực riêng của anh em) nhưng là món quà của Đức Chúa Trời (c.8). Chúng ta áp dụng những nguyên tắc này để nhận lãnh sự cứu chuộc thì chúng ta cũng phải áp dụng chúng để nhận lãnh mỗi một phước hạnh khác đến từ Đức Chúa Trời. Chúng ta đã được cứu bằng cách nào? Bời ân điển qua đức tin. Một trong những điều muốn giúp bạn học được qua phần nghiên cứu này là sự khác biệt mang tính sống còn giữa hai từ ngữ này: bởi và qua. Sự khác biệt đó sẽ giúp giữ cho những vai trò và chức năng khác nhau của ân điển và đức tin trong phối cảnh phải lẽ. Trong suốt những năm vừa qua chúng ta đã nghe rất nhiều về đức tin. Vào thời điểm mà Đức Chúa Trời mở mắt cho tôi thấy chân lý mà tôi đang chia sẻ với bạn qua những trang sách này, thì tôi rất bận rộn cố gắng có đức tin, cố gắng tin tưởng Đức Chúa Trời về nhiều điều. Tôi đã cố gắng tin cậy Chúa ban sự đột phá trong chức vụ, cho sự chữa lành cái lưng của tôi, cho sự thịnh vượng hơn về tài chánh và cho sự thay đổi của chồng và con tôi theo điều mà tôi tưởng họ phải trở nên. Tôi “có đức tin của tôi ngoài kia” - tôi đã nghĩ như vậy. Nan đề duy nhất là những gì tôi đang vận dụng không thể nào là đức tin vì cớ tôi không có sự bình an trong tâm trí cũng như trong tấm lòng, không có sự an nghỉ. Tác giả thơ Hêbơrơ nói với chúng ta rằng: Về phần chúng ta là kẻ đã tin (đã gắn chặt, tin cậy và nương dựa nơi Đức Chúa Trời) thì đã bước vào sự yên nghỉ. (Hê 4:3;). Theo lời Kinh Thánh, một khi bạn và tôi đã tin cậy Đức Chúa Trời (đó chính là đức tin) thì bấy giờ chúng ta bước vào sự yên nghỉ của Ngài. Nhưng tôi chẳng có một sự yên nghỉ nào cả. Lý do tại sao tôi không có sự yên nghỉ rất là đơn giản. Thay vì vận dụng đức tin nơi Đức Chúa Trời tôi đã thật sự vận dụng đức tin trong đức tin. Tôi đã thờ phượng một điều (đức tin) thay vì thờ phượng một Thân vị (Đức Chúa Trời). Lý do tại sao tôi đã rơi vào cái bẫy này đó là vì tôi đã đặt hy vọng mình gắn chặt nơi đức tin của tôi hơn là nơi Chúa của tôi. Tôi tưởng rằng đức tin là giá chúng ta phải trả cho những phước hạnh của Đức Chúa Trời, hay một cách khác để nói là tôi tưởng tôi có thể lấy được những gì tôi muốn và cần với đức tin của mình. Nhưng sự suy nghĩ đó là không đúng. Phước hạnh của Đức Chúa Trời không thể được mua bởi đức tin hoặc bởi bất cứ điều gì khác, mà chúng phải được nhận lãnh. Đức tin không phải là giá trả để mua
  • 16. những phước hạnh của Đức Chúa Trời, mà đó là đôi tay để nhận lãnh ơn phước của Ngài. Giá đã trả cho mọi điều mà Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta đã được trả thay cho chúng ta bởi Jesus Christ trên thập tự giá tại đồi Gôgô tha rồi. Sự cứu chuộc của chúng ta không được mua bởi đức tin của chúng ta nhưng bởi dòng huyết đã đổ ra của Con trai Đức Chúa Trời. Chúng ta chỉ đơn thuần nhận lãnh sự cứu chuộc đó bởi ân điển của Đức Chúa Trời qua đức tin của chúng ta - đó là, bởi tin cậy (gắn chặt, tin tưởng và nương dựa vào) Đức Chúa Trời, Đấng ban cho chúng ta mọi điều tốt lành để vui hưởng một cách nhưng không (ITi1Tm 6:17). Kinh Thánh bảo chúng ta rằng đó là bởi ân điển qua đức tin mà bạn và tôi được cứu và được làm kẻ dự phần những phước hạnh của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cũng nói chúng ta được cứu thế nào thì chúng ta cũng sống và bước đi trong đời sống mỗi ngày của chúng ta thế ấy. Điều lạ lùng là chúng ta đến với Đức Chúa Trời qua Đấng Christ bằng chính con người thật của chúng ta, không nương cậy nơi một điều nào khác ngoài dòng huyết của Chúa Jêsus để tẩy sạch chúng ta khỏi mọi tội lỗi mình. Chúng ta vô cùng biết ơn Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta và ban cho chúng ta sự sống đời đời với Ngài. Tại sao vậy? Vì chúng ta biết rõ chúng ta không đáng được điều đó. Nhưng từ đó trở đi, chúng ta lại muốn xứng đáng để nhận mọi điều Ngài ban cho chúng ta. Từ đó trở đi, Đức Chúa Trời phải như là cố ép mỗi phước lành đến trên chúng ta. Vì sao vậy? Vì chúng ta nghĩ mình không xứng đáng để nhận lãnh nó. Chúng ta đã không đọc Kinh Thánh đủ ngày hôm nay, chúng ta không cầu nguyện đủ, chúng ta không hành động theo bông trái Đức Thánh Linh đủ, chúng ta đã la hét con cái, đá con mèo, chúng ta cũng không tử tế khi bị mắc giữa chỗ kẹt xe. Chúng ta suy nghĩ về đủ mọi điều mình đã làm sai và cho rằng mọi điều đó tự nhiên hẳn làm cho chúng ta thiếu tiêu chuẩn đã nhận được bất cứ phước hạnh nào của Ngài. Nếu Đức Chúa Trời chỉ có thể chúc phước cho những con người toàn hảo, thì Ngài không bao giờ có thể chúc phước cho ai cả, vì tất cả chúng ta đều đã phạm tội và hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (RoRm 3:23 K-TV). Không ai trong chúng ta xứng đáng nhận một điều tốt lành nào từ Chúa cả. Sự kiện này không ngăn trở chúng ta nhận được sự cứu rỗi vinh diệu của Ngài cách nhưng không, vậy tại sao nó lại cản trở chúng ta được nhận lãnh những phước hạnh muôn mặt của Ngài? Lý do là một khi chúng ta đã được cứu bởi ân điển qua đức tin rồi, thì ngay lập tức chúng ta bị phạm sai lầm xoay trở khỏi việc sống bởi ân điển để sống bởi việc làm. Việc Làm Trái Ngược Với Ân Điển Bạn có hiểu tại sao chúng ta lại bị nản lòng bực bội không? Đó là vì với mọi
  • 17. sự nhấn mạnh trên đức tin, chúng ta cố gắng sống bởi việc làm trong một đời sống mà Đức Chúa Trời đã định và sắp đặt phải sống bởi ân điển. Hãy để tôi nêu ra cho bạn một bí quyết thực tiễn thế nào ân điển có thể lợi ích cho bạn trong cuộc sống hằng ngày. Khi bạn rơi vào một hoàn cảnh bắt đầu khiến bạn trở nên nản lòng bực bội, chỉ hãy dừng lại và nói “Chúa ơi, xin ban cho con ân điển”. Sau đó, tin cậy Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu xin của bạn và đang trả lời cho lời cầu xin và đang hành động mở ra tình cảnh đó, ngay khi bạn đang đi lại làm việc này việc kia. Bạn thấy không, đức tin là ống dẫn qua đó bạn và tôi nhận lãnh được ân điển của Đức Chúa Trời để đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta. Nếu chúng ta cố gắng làm việc theo sức lực riêng của mình mà không mở lòng để tiếp nhận ân điển của Đức Chúa Trời, thì cho dù chúng ta có đức tin đến đâu chúng ta vẫn không nhận được những gì chúng ta cầu xin nơi Đức Chúa Trời. Vì Kinh Thánh nói rằng ân điển là quyền năng của Đức Chúa Trời đến với chúng ta qua đức tin của chúng ta để đáp ứng nhu cầu của chúng ta. Trước đây khá lâu tôi đã viết ra câu này và gắn trên mặt tủ lạnh của tôi. Những công việc của xác thịt- sự nản lòng bực bội Nếu bạn có thể học được nguyên tắc này - đó là mỗi khi bạn trở nên nản lòng bực bội, đó là một dấu hiệu bạn đã ngừng nhận lãnh ân điển của Đức Chúa Trời - chẳng bao lâu bạn bị khuynh hướng gian ác thắng hơn và trở nên nảnlòng bực bội. Nếu bạn bị nản lòng, ấy là vì bạn đang cố gắng làm cho mọi việc xảy ra theo sức lực riêng của bạn. Điều đó không phải là vì bạn không có đức tin; đó là vì bạn đã ngừng nhận lãnh ân điển từ Đức Chúa Trời. Tôi biết rõ, vì tôi đã hoàn toàn nản lòng về đức tin, và đức tin không hành động chỉ vì tôi đã gạt bỏ ân điển ra ngoài. Cách đây không lâu, tôi bị rơi vào một hoàn cảnh mà trong đó tôi trở nên rất căng thẳng và “bực bội”. Đó luôn luôn là một dấu hiệu là tôi đang ở trong một tình cảnh mà mình không biết phải giải quyết cách nào. Tôi không muốn mọi sự sẽ như hiện nay, nhưng tôi không có năng quyền để thay đổi chúng. Tôi càng cố gắng suy tính phải làm gì để giải quyết vấn nạn của mình thì tôi càng bối rối, bực bội và nản lòng. Cuối cùng, tôi đã nhớ lại điều mà tôi chia xẻ với bạn trong quyển sách này - ân điển của Đức Chúa Trời. Vì vậy tôi dừng lại và cầu nguyện “Lạy Chúa, chắc con đang không nhận lãnh ân điển của Ngài; nếu có thì con đã không bị nản lòng. Lạy Cha, xin ban cho con ân điển”. Tôi ngồi đó trong sự yên lặng và chỉ trong một vài phút Chúa đã ban cho tôi câu giải đáp cho tình cảnh của tôi. Thật là đơn giản và tôi không biết tại sao
  • 18. tôi đã không thấy được điều đó. Tất cả điều tôi thốt lên được là “ Cám ơn Chúa”. Bạn có biết tại sao chúng ta bị quá nản lòng bực bội không? Đó là vì chúng ta muốn sự việc diễn ra theo một cách nào đó và trong cuộc đời này mọi sự không luôn xảy ra theo điều chúng ta muốn, theo cách chúng ta đã sắp đặt. Đó là lý do tại sao chúng ta cần tin cậy và nương dựa nơi ân điển của Đức Chúa Trời. Ngài biết rõ những gì chúng ta đang đối diện trong mỗi tình cảnh trong đời sống và Ngài hành động ra mọi việc tốt nhất, nếu chúng ta tin cậy Ngài đủ để cho Ngài hành động. Lòng Kiêu Ngạo Sản Sinh Ra Sự Bực Bội Nản Lòng Như vậy hỡi các bạn trẻ, hãy thuận phục những bậc trưởng lão. Phải, tất cả anh em phải thắt lưng bằng tâm trí khiêm nhường để phục vụ lẫn nhau, vì “Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng Ngài ban ân điển cho người khiêm nhường ”. IPhi 1Pr 5:5 WORRELL Chúng ta hãy xem lại câu này trong một bản dịch chi tiết hơn đó là Bản Dịch Diễn Ý: Tương tự như vậy, hỡi anh em là kẻ trẻ tuổi hơn, ở thứ bậc thấp hơn hãy thuận phục những người trưởng lão (những người hầu việc và những người dẫn dắt thuộc linh của Hội Thánh) (hãy trao cho họ sự tôn kính và vâng theo lời khuyên bảo của họ). Hãy tự mặc vào, tất cả mọi người, với lòng khiêm nhường (như là áo của một người đầy tớ, để cho sự che phủ đó không thể giựt khỏi, anh em được thoát khỏi sự kiêu căng và ngạo mạn) đối với nhau. Vì Đức Chúa Trời chống cự với kẻ kiêu ngạo (kẻ láo xược, kẻ hống hách, kẻ khinh thị, kẻ táo bạo, kẻ khoác lác) - (và Ngài chống đối, làm nản chí, và đánh bại họ) nhưng ban ân điển (ân huệ, phước lành) cho người khiêm nhường. Trong cả hai câu, chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời chống cự nghịch lại với kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ân điển cho người khiêm nhường. Trong hoàn cảnh của tôi, đang khi tôi ngồi đó cố gắng tự suy tính cho ra nan đề của mình, thì tôi đang kiêu ngạo. Luôn luôn chính là sự kiêu ngạo thúc đẩy chúng ta khi chúng ta cố gắng giải quyết những tình cảnh của mình thay vì hạ mình xuống và cầu hỏi Đức Chúa Trời xem chúng ta phải làm gì - Sau đó chúng ta phải vâng lời đủ để làm theo những gì Ngài phải dạy, cho dù chúng ta có đồng ý với điều đó hay không, dù chúng ta thích hoặc không thích. Việc tôi có thích kế hoạch của Đức Chúa Trời hay không là điều không quan trọng. Nhưng điểm chính là việc đó kết quả. Có một sự khác biệt lớn giữa việc cố gắng sử dụng những gì chúng ta nghĩ là đức tin để làm cho những kế
  • 19. hoạch chúng ta chạy với việc nương cậy vào ân điển để cho Đức Chúa Trời thực hiện kế hoạch của Ngài. Đó là sự khác biệt giữa lòng kiêu ngạo và khiêm nhường, giữa sự bực bội và yên nghỉ. Hãy nhớ kỹ rằng đức tin thật đem chúng ta vào sự yên nghỉ, nhưng công việc của xác thịt đem đến sự bực bội nản lòng. Suốt một thời gian dài trong đời sống tôi, mỗi khi tôi bị bực bội nản lòng tôi đổ hết mọi sự chán nản này là do ma quỉ. Tôi sẽ nói “Hỡi Satan, ta quở trách ngươi nhơn danh Chúa Jêsus”. Nhưng đó không phải là ma quỉ đang làm nản lòng tôi. Ấy chính là Đức Chúa Trời! “Hãy khoan” bạn có thể suy nghĩ: “Điều đó không thể được, nó không đúng Kinh Thánh!”. Nhưng đúng vậy. Tại đây trong Bản Kinh Thánh Amplified của 5:5 chúng ta đọc thấy Đức Chúa Trời chống đối, làm nản lòng, và đánh bại kẻ kiêu ngạo, kẻ láo xược, kẻ hống hách, kẻ khinh thị, kẻ táo bạo, kẻ khoác lác. Những kẻ này là ai? Họ là những người tự suy tính ra mọi việc cho chính mình, những người cố gắng làm theo người tự suy tính ra mọi việc cho chính mình, những người cố gắng làm theo đường lối của họ hơn là theo đường lối Đức Chúa Trời. Họ là những người cố gắng tự thay đổi mình theo những gì họ nghĩ là họ cần phải trở thành hơn là cầu xin Đức Chúa Trời đem lại bên trong họ những sự thay đổi mà Ngài muốn làm. Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời chống cự khi chúng ta hành động trong sự kiêu ngạo. Tại sao vậy? Vì cớ Ngài biết rằng nếu Ngài cho phép chúng ta làm theo đường lối mình, chúng ta không bao giờ học nương cậy nơi Ngài. Khi Ngài chống cự chúng ta, hoặc cản trở kế hoạch của chúng ta không thành tựu được, chúng ta cảm thấy nản lòng bực bội. Ngược lại, Đức Chúa Trời ban ân điển (ơn huệ, phước lành) cho người khiêm nhường, cho những người nào bám chặt, tin cậy và nương dựa nơi Ngài chớ không nơi khả năng riêng, những kế hoạch, mưu kế riêng của họ hoặc dựa vào sự khôn ngoan, tri thức, đức tin vĩ đại của riêng họ. Vậy Hãy Hạ Mình Xuống Vậy, hãy hạ mình (giáng cấp, khiêm nhường trong sự đánh giá chính mình) xuống dưới cánh tay toàn năng của Đức Chúa Trời, đã đến kỳ thuận hiệp Ngài sẽ nhấc anh em lên. 5:6 Bạn có biết việc hạ mình xuống dưới cánh tay toàn năng của Đức Chúa Trời đã đến kỳ thuận hiệp Ngài có thể nhấc chúng ta lên có ý nghĩa gì không? Điều đó có nghĩa là cầu xin Chúa về những gì bạn cần rồi chờ đợi Ngài chu cấp tùy theo điều Ngài thấy là thích hợp, nhận biết rằng thời điểm của Ngài luôn luôn tuyệt hảo. Nó có nghĩa là yên lặng và nhận biết Ngài là Đức Chúa Trời và rằng Ngài biết điều gì tốt nhất cho bạn trong mỗi hoàn cảnh của đời
  • 20. sống. Nó có ý nghĩa là chấm dứt việc cố gắng tự làm cho mọi việc xảy ra và để cho Đức Chúa Trời chỉ cho bạn biết những gì bạn cần làm để hợp tác với Ngài trong kế hoạch và mục đích của Ngài dành cho bạn. Ân Điển và Lo Âu Hãy giao phó mọi điều lo lắng của anh em (tất cả mọi sự nôn nóng,mọi sự âu lo, mọi điều quan tâm, một lần đủ cả) cho Ngài, vì Ngài quan tâm đến anh em cách trìu mến và chăm sóc canh chừng anh em. 5:7 Người nào thật sự hiểu rõ ân điển của Đức Chúa Trời sẽ không lo lắng. Bạn có biết tại sao không? Vì lo lắng là một công việc của xác thịt. Nó cố gắng suy tính những gì phải làm để tự cứu mình hơn là tin cậy nơi Đức Chúa Trời để được giải cứu. Cá nhân nào, thường xuyên sống trong sự lo âu không nhận lãnh được sự đầy trọn của ân điển Chúa, bởi vì như tình yêu trọn vẹn đuổi đi sự sợ hãithể nào (IGi1Ga 4:18) thì ân điển của Đức Chúa Trời cũng đuổi đi hết mọi dấu vết của sự lo âu. Hãy bước đi trong ân điển của Đức Chúa Trời và anh em sẽ không hề làm trọn những công việc của xác thịt. Ân Điển Và Sự Ổn Định Hãy sống quân bình (tiết độ, tâm trí vững vàng) hãy thận trọng và cảnh giác trong mọi lúc, vì kẻ thù của anh em là ma quỷ, như sư tử rống rình mò chung quanh anh em (trong sự đói khát mãnh liệt) , tìm kiếm người nào nó có thể bắt lấy và cắn nuốt đi. Hãy chống cự hắn- hãy vững vàng trong đức tin (chống lại mọi sự tấn công- đâm rễ, được thiết lập, mạnh mẽ, không lay chuyển được, kiên định) biết rõ rằng anh em mình ở khắp thế gian cũng trải qua những sự chịu khổ giống như mình. IPhi 1Pr 5:8, 9 Đến đây, Phierơ đã nói cho chúng ta biết rằng nếu chúng ta có một nan đề, chúng ta phải mời Đức Chúa Trời tham dự vào việc đó. Ông nói rằng nếu chúng ta hạ mình xuống dưới cánh tay toàn năng của Đức Chúa Trời, từ khước không lo âu hoặc bối rối mà thay vào đó trông đợi nơi Chúa, để Ngài thi hành giải pháp toàn hảo của Ngài trong thời điểm toàn hảo nhất. Bây giờ trong đoạn văn này ông nêu ra cho chúng ta một lời cảnh báo đang khi chúng ta chờ đợi Chúa, chúng ta phải kiên trì chống lại ma quỷ, là kẻ thù của chúng ta đang đi ra để cắn nuốt chúng ta. Phierơ khuyên chúng ta hãy vững vàng trong đức tin, đâm rễ chắc, được thiết lập, mãnh mẽ, không dời đổi và cương quyết đang khi đứng trên phần đất của mình trong đức tin và
  • 21. trông cậy, nương dựa vào sức mạnh và quyền năng của Chúa chứ không phải nơi sức lực riêng của mình. Nương Dựa Nơi Đức Chúa Trời Vì chúng tôi đã nghe về đức tin anh nơi Christ Jêsus (sự nương dựa hoàn toàn cả con người anh em nơi Ngài trong một niềm tin cậy tuyệt đối và xác quyết trong Quyền năng, khôn ngoan và tốt lành của Ngài) và về tình yêu thương mà anh em (đã bày tỏ ra) cho tất cả các thánh đồ (những kẻ được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời) . CoCl 1:4 Theo Kinh Thánh, đức tin là sự nương dựa hoàn toàn cả con người nơi Đức Chúa Trời trong niềm tin tưởng tuyệt đối và xác quyết trong quyền năng, sự khôn ngoan và tốt lành của Ngài. Bạn có biết điều ấy nói gì với tôi không? Nó nói rằng đức tin là sự nương dựa hoàn toàn của tôi nơi Đức Chúa Trời, cất bỏ mọi gánh nặng khỏi tôi và chất mọi sự trên Ngài, tin tưởng nơi: 1/ Quyền năng và khả năng của Ngài để làm bất cứ điều gì cần phải được làm, 2/ Sự khôn ngoan và tri thức của Ngài để làm điều ấy khi cần phải làm và 3/ Sự tốt lành và tình yêu của Ngài để làm điều ấy theo cách mà nó cần phải thực hiện. Bạn có đủ đức tin để nương dựa hoàn toàn con người mình trên Đức Chúa Trời và giao phó tất cả mọi sự bạn có, mọi sự về bạn trọn vẹn trên Ngài không? Hay là bạn cũng nương dựa nơi Ngài nhưng cũng thủ thế để nếu Ngài dời đi thì bạn có thể nhanh chóng lấy lại sự quân bình và đứng lại ngay trên hai chân mình? Một lần kia trong một buổi nhóm, tôi đã giả vờ ngất xỉu, nhà tôi phải chụp lấy tôi và đỡ tôi lên trong đôi tay của ông. Nếu ông ấy thả ra, thì tôi đã nằm thẳng dài trên nền nhà. Tôi đã làm điều này để chỉ cho mọi người thấy đức tin thật vận hành như thế nào. Đó là hoàn toàn nương dựa vào Đức Chúa Trời. Đó là đức tin - buông bỏ hoàn toàn và để cho Đức Chúa Trời hành động. Ân Điển Và Tin Cậy Đức Chúa Trời Vì anh em đã được kêu gọi cho điều này (Nó không thể tách rời khỏi công việc của anh em) Vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em gương sống (của chính Ngài) để anh em phải noi theo dấu chơn của Ngài. Ngài chẳng hề phạm tội, cũng không có sự lừa dối (gian trá) nào tìm thấy nơi môi miệng Ngài. Khi Ngài bị nhiếc móc và bị đối xử cách thô bạo, Ngài chẳng hề nhiếc móc hoặc đáp trả thô bạo lại (khi) Ngài bị dày đạp và bị khổ sở, Ngài chẳng hề ngăm dọa (về sự trả thù) , nhưng Ngài cứ tin tưởng, giao phó (chính Ngài và tất cả mọi sự) cho Đấng xử đoán công bình.
  • 22. IPhi 1Pr 2:21-23 Khi một người đã giao phó tất cả mọi sự gồm luôn cả mạng sống chính mình vào trong tay của Đức Giêhôva thì đó là đức tin. Chúa Jêsus đã hành động trong đức tin đang khi Ngài bị nhiếc móc và ngược đãi, mặc dù Ngài đã không được giải cứu ngay tức khắc. Trước đó Ngài đã chịu khổ trong vườn Ghết sê ma nê khi các môn đồ đã làm Ngài thất vọng; Ngài không kiếm được một ai để thức canh và cầu nguyện với Ngài trong một giờ. Kinh Thánh nói rằng Ngài đã cầu nguyện khẩn thiết đến nỗi... mồ hôi của Ngài rơi xuống như từng giọt máu lớn rơi xuống đất (LuLc 22:44). Sau đó, khi đã chịu xử án, Ngài đã chịu khổ trên đường tới đồi Gôgôtha. Sau khi bị sỉ nhục, đánh đập và nhổ vào mặt. Ngài bị buộc phải vác cây thập tự của Ngài lên đồi Gôgôtha nơi Ngài phải chịu chết trong nỗi thống khổ. Dẫy vậy qua điều này Chúa Jêsus luôn tin cậy nơi Đức Chúa Trời, mặc dù chưa có sự giải cứu cho Ngài. Điều đó sẽ đến sau này, khi Ngài đã chịu chết và chôn. Một Thái Độ Của Đức Tin Và Phó Thác Vì Ngài sẽ chẳng bỏ linh hồn tôi, chẳng bỏ mặc nó bất lực tại nơi Âm phủ (nơi của những linh hồn đã lìa khỏi thân thể) , cũng không để cho Đấng Thánh của Ngài biết sự hư nát hay nhìn thấy sự hủy hoại (của thân thể sau khi chết) . Cong Cv 2:27 Đây là một lời nói tiên tri ra từ vua Đavít, nhưng nói về Đấng Mêsi. Đây là thái độ của Chúa Jêsus, thái độ của đức tin và trông cậy nơi cha Ngài đã đưa Ngài vượt qua những giai đoạn khó khăn mà Ngài phải đối diện. Bạn có biết rằng chính đức tin và lòng trông cậy của chúng ta nơi Đức Giêhôva đã đem chúng ta vượt qua mọi thời điểm khó khăn, đang khi chúng ta kiên nhẫn chờ đợi ân điển của Đức Chúa Trời hành động để đem lại sự giải cứu cho chúng ta chăng? Mặc dù đức tin là quan trọng, đó không phải là quyền năng thật sự để giải cứu, mà nó giữ vững chúng ta cho đến khi quyền năng của Đức Chúa Trời - trong hình thức của ân điển - đến trong bối cảnh ấy để buông thả chúng ta được tự do. Khi chúng ta nói rằng chúng ta đang tin cậy Đức Chúa Trời về một điều gì đó sẽ xảy ra, chúng ta cũng cần cầu nguyện với Chúa rằng: “Cha ơi, con cần ân điển Ngài, con cần quyền năng Ngài đến và giải cứu con “Hãy nhớ kỹ rằng những sự đắc thắng của chúng ta đến “bởi ân điển qua đức tin”. Nhiều khi chúng ta được dạy rằng chúng ta phải giữ đức tin của chúng ta đúng đường, đó là chúng ta phải tiếp tục tin rằng những gì chúng ta cần thì chúng ta sẽ nhận lãnh bởi đức tin. Nhưng nếu chúng ta không cẩn thận, mắt chúng ta có thể chăm nhìn vào phước hạnh thay vì nhìn chăm vào Đức Chúa
  • 23. Trời. Có một lằn ranh rất mỏng manh ở đây. Chúng ta phải rất cẩn thận để chúng ta tìm kiếm mặt Chúa chứ không phải tìm đôi tay Ngài. Ngài muốn chúng ta tìm kiếm Ngài, chớ không phải chỉ những gì Ngài có thể làm cho chúng ta. Điều đó cũng đúng tương tự với đức tin và ân điển. Chúng ta có thể quá chú tâm vào sự tin cậy đến nỗi chúng ta bắt đầu thờ phượng - gắn chặt vào, tin cậy và nương dựa vào - đức tin của chúng ta hơn là Chúa, là Đấng mà đức tin của chúng ta dựa vào. Thay vì mắt chúng ta chăm nhìn vào những điều chúng ta đang tìm kiếm, thì mắt chúng ta cần phải chăm nhìn nơi Chúa. Chúng ta cần phải nhìn vượt qua đức tin của mình nhắm đến ân điển của Đức Chúa Trời và nói: Lạy Cha, con cần Ngài đến qua đức tin của con bởi ân điển Ngài để đem lại cho con những gì con cần”. Nhiều khi chúng ta bị gói chặt trong lời nói: “Tôi tin Đức Chúa Trời, tôi tin Đức Chúa Trời, tôn tin Đức Chúa Trời” đến nỗi chúng ta trở thành những người theo Luật Pháp và làm những gì mà Phao lô đã cảnh báo chúng ta không nên làm Đó là chúng ta bỏ qua Ân điển của Đức Chúa Trời (Vì vậy, tôi không đối đãi với sự ban cho đầy ơn của Đức Chúa Trời như là một điều gì không quan trọng và xem thường mục đích chính của nó). Tôi không bỏ qua và xem thường và mặc kệ, không nhận biết ân điển (ân huệ không đáng được nhận) của Đức Chúa Trời. (GaGl 2:21). Nếu chúng ta nhấn mạnh quá nhiều về đức tin của chúng ta, về niềm tin của chúng ta và về sự trung tín của chúng ta - thì bấy giờ chúng ta đã bỏ qua ân điển của Đức Chúa Trời, đó là dựa trên công việc làm của chúng ta mà không dựa trên ân điển ban cho cách nhưng không của Ngài đối với chúng ta. Chúng ta phải học tập nương dựa hoàn toàn nơi Đức Giêhôva, nhận biết rõ rằng điều ấy chẳng phải bởi đức tin nhưng bởi ân điển mà chúng ta có nhận được mọi điều chi tốt lành mà Ngài muốn ban cho chúng ta. Chúng ta phải nhớ rằng điều quan trọng nhất trong việc nhận lãnh những phước hạnh của Đức Chúa Trời không phải là đức tin vĩ đại của chúng ta mà là sự thành tín lớn lao của Ngài. Sự Thành Tín Của Đức Chúa Trời Chúa đã cho tôi biết những con đường sự sống, Ngài cũng sẽ làm cho tôi đầy dẫy sự vui mừng (làm đầy linh hồn tôi với niềm vui) trong sự hiện diện Ngài. Hỡi anh em, tôi được phép nói với anh em cách xác quyết và với sự tự do về tổ Đavít rằng người đã chết và chôn rồi, ngày nay mồ mả người còn ở giữa chúng ta. Nhưng vì người là đấng tiên tri và biết Đức Chúa Trời đã thế hứa với mình Ngài sẽ cho một hậu tự ngồi trên ngai mình. Thì người đã thấy trước và nói
  • 24. trước về sự sống lại của Đấng Christ (Đấng Mêsi) rằng: “Ngài chẳng bị bỏ (trong sự chết), và bị bỏ nơi Âm phủ và xác thịt Ngài cũng chẳng biết sự hư nát hay nhìn thấy sự hủy hoại. Chúa Jêsus này, Đức Chúa Trời đó khiến sống lại, và tất cả chúng ta (những môn đồ của Ngài) đều làm chứng về sự đó. Vậy, sau khi Ngài đã được đem lên bên hữu của Đức Chúa Trời và nhận lãnh từ nơi Cha điều đã hứa (phước hạnh đó là) Đức Thánh Linh Ngài đã làm sự tuôn đổ này mà chính các anh em đang thấy và nghe. Cong Cv 2:28-33 Tại đây chúng ta nhìn thấy thể nào Phierơ kể lại cho đám đông người đang tụ tập tại Giêrusalem trong ngày lễ Ngũ Tuần là những gì họ đang chứng kiến hôm ấy chính là kết quả trực tiếp của sự thành tín của Đức Chúa Trời, Ngài giữ Lời hứa Ngài là khiến Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết và tuôn đổ Thánh Linh Ngài ra trên tất cả loài người. Giống như Phierơ, tôi được cho phép để nói với bạn một cách xác quyết và với sự tự do rằng nếu bạn nương dựa nơi Đức Chúa Trời, bạn sẽ không bị bỏ mặc trong những nan đề của bạn hay bị bỏ cho hư thối trong những nan đề khốn khổ của mình. Bạn có nhớ câu Kinh Thánh nói rằng nếu cùng một quyền năng để làm cho Đấng Christ sống lại từ kẻ chết cư ngụ trong chúng ta, thì Đấng ấy cũng sẽ khiến thân thể hay chết của anh em lại sống không? (RoRm 8:11) - không phải chỉ đức tin của bạn sẽ giải cứu bạn mà thôi, nhưng chính là ân điển của Đức Chúa Trời sẽ đến trong hoàn cảnh của bạn, nâng đỡ bạn lên và đặt bạn ngồi trong các nơi trên trời, như ân điển đó đã hành động cho Chúa Jêsus. Làm sao tôi có thể quá chắc như vậy? Vì cớ tôi biết Đức Chúa Trời, vì cớ biết như vậy... vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là đáng tin cậy (chắc chắn) và thành tín trong lời Ngài (HeDt 10:23). Đức tin và Ân điển cùng làm việc với nhau Hãy để tôi đưa ra cho bạn một sự minh họa về cách mà đức tin và ân điển cùng làm việc với nhau để đem đến cho chúng ta những phước hạnh của Đức Chúa Trời. Trong những buổi nhóm của tôi, tôi thường đem theo một cái quạt điện rất lớn mà tôi đặt trên bục của diễn giả. Tôi gọi một người trong đám thính giả lên và nói với cô rằng tôi sẽ quạt cho cô ấy mát mẻ. Khi cây quạy không quay mặc dù tôi đã bật nút, tôi hỏi các thính giả “Sao kỳ vậy? Tại sao cây quạt không giúp gì cho người phụ nữ này?”. Dĩ nhiên, các thính giả sẽ nhìn thấy ngay điều trục trặc, họ la lên: “Nó chưa cắm điện”. Tôi nói: “Đúng rồi, và đó nhiều khi chính là điều trục trặc khi lời cầu nguyện
  • 25. của chúng ta không được nhậm nhiều lần”. Tôi giải thích tiếp rằng khi đôi mắt chúng ta chú về đức tin (cái quạt) trông mong nó sẽ quay cho mát, mà chúng ta thất bại không nhìn vượt xa hơn cái quạt để thấy nguồn điện khiến nó chạy, đó chính là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus đã luôn có đức tin trong khi Ngài chịu đau khổ. Ngài đã có đức tin đang khi ở trong vườn Ghếtsêmanê. Ngài đã có đức tin trước mặt thầy tế lễ thượng phẩm và Philát. Ngài đã có đức tin khi bị nhiếc móc, làm nhục và ngược đãi. Ngài đã có đức tin trên đường đi đến đồi Gôgôtha. Ngài đã có đức tin đang khi bị treo trên thập tự giá. Ngài đã có đức tin ngay cả khi thân thể Ngài nằm trong mồ mả. Ngài có đức tin tuyệt đối rằng Đức Chúa Trời sẽ không bỏ mặc Ngài tại đó nhưng sẽ khiến Ngài sống lại như lời Đức Chúa Trời đã hứa. Nhưng bạn có nhận thức được rằng, với tất cả đức tin của Ngài, chẳng có điều gì đã xảy ra cho đến khi quyền năng của Đức Chúa Trời đến để đem sự phục sinh chăng? Đức tin của Ngài giữ cho Ngài bình tịnh cho đến thời điểm đã định của Đức Chúa Cha để giải cứu Ngài. Trong sự minh họa của tôi với cái quạt, tôi nói với thính giả: “Tôi có thể có đức tin tuyệt đối nơi cái quạt này, nhưng nó sẽ không hề làm cho người phụ nữ này được mát mẻ chút nào cho đến khi nó được cắm vào nguồn điện. Điều tương tự như vậy cũng đúng với đức tin. Chúng ta có thể có tất cả đức tin trên trần gian này, nhưng nó sẽ không giúp đỡ gì được cho chúng ta cho đến khi nó “cắm vào” nguồn quyền năng, đó là ân điển của Đức Chúa Trời. Hãy giữ đôi mắt bạn chăm nhìn vào Đức Chúa Trời, Đấng giải cứu bạn - chứ không chăm vào đức tin của mình. Để cho nhu cầu của chúng ta được đáp ứng, để nhận lãnh được điều chi từ nơi Chúa chúng ta phải có cả hai điều là đức tin và ân điển. Đó là bởi ân điển qua đức tin mà chúng ta được cứu. Và ấy là bởi ân điển qua đức tin mà tất cả những lời cầu nguyện của chúng ta được nhậm và mọi nhu cầu của chúng ta được đáp ứng. Cũng giống như bạn, suốt 10 năm qua, tôi đã nghe rất nhiều về đức tin. Tôi đã nghe quá nhiều, đến nỗi thật ra, tôi suýt tự giết mình khi cố gắng tin Đức Chúa Trời về những điều mà không hề biết gì về ân điển của Đức Chúa Trời. Tôi đã không biết làm sao để nương cậy nơi Đức Chúa Trời, làm thể nào để dựa nơi Ngài, làm sao để tin tưởng Cha Thiên Thượng của tôi hoàn toàn trong mọi cảnh ngộ của cuộc đời. Nan đề chính là chỗ tôi tin tưởng nơi đức tin của mình hơn là tin cậy Đức Chúa Trời của tôi. Nếu chúng ta tin cậy vào đức tin của mình hơn là tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ kết thúc trong sự tuyệt vọng, cố gắng làm cho những điều gì đó xảy ra mà chúng ta không có quyền năng để làm cho điều ấy xảy ra. Tôi cố gắng tin Đức Chúa Trời để được chữa lành và thịnh vượng và một đời sống gia đình hạnh phúc - và điều đó không hề xảy ra. Tôi không hiểu tại sao nó
  • 26. không xảy ra. Vì vậy tôi đã cố gắng tin cậy Chúa hơn, mà điều ấy chỉ dẫn tôi đến sự mệt mỏi hơn, tuyệt vọng hơn, không hạnh phúc, chán nản và thất vọng hơn. Bạn thấy không, sai lầm mà tôi đã phạm là cố gắng làm cho mọi sự xảy ra bởi đức tin, bằng cách tin tưởng Đức Chúa Trời. Thay vì tôi phải học vượt xa hơn điều đó và nương dựa vào ân điển của Đức Chúa Trời. Khi tôi làm như vậy, tôi giao nộp hết mọi nỗ lực của tôi, bấy giờ sự khốn khổ của tôi dừng lại. Tôi đã nhận ra rằng cho dù có đức tin đến đâu, nếu Đức Chúa Trời không đến qua đức tin của tôi bởi ân điển Ngài để đem lại cho tôi những câu giải đáp mà tôi cần thì tôi sẽ không bao giờ nhận lãnh được bất cứ điều chi. Cuối cùng tôi đã nhận ra rằng tôi đã bị khốn khổ vì một lý do đơn giản, vì tôi đã ngăn trở ân điển của Đức Chúa Trời, đó chính quyền năng của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta ngăn trở ân điển của Đức Chúa Trời thì chúng ta sẽ bị khốn khổ. Tôi cầu xin rằng bạn hiểu được điều mà tôi muốn nói ở đây. Như tôi đã nói trước đây, có một lằn ranh rất mỏng manh ở đây mà chúng ta thường bỏ qua, và nếu chúng ta bỏ qua, cuộc đời của chúng ta trở thành rối rắm khi chúng đáng phải là bình tịnh. Tôi tin rằng tôi có thể tóm tắt những năm tháng khốn khổ bực bội của tôi trong câu này. Tôi đã tin tưởng vào đức tin của mình để đáp ứng những nhu cầu của mình. Khi nhu cầu của tôi không được đáp ứng, bấy giờ tôi cố gắng có thêm đức tin vì tôi đã không nhìn thấy vượt xa hơn đức tin của mình. Mọi sự hình như đã dựa trên đức tin của tôi, đang khi trong thực tế, mọi chiến thắng đều dựa trên sự thành tín của Đức Chúa Trời. Tôi nhớ một lần kia tôi đang đau khổ vì sự thiếu đức tin trong một lĩnh vực mà tôi cần sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Tôi đang bận rộn định tội chính mình và mang mặc cảm phạm tội khi ấy Đức Thánh Linh đã hướng dẫn tôi đến IITi 2Tm 2:13: Nếu chúng ta không tin, thì Ngài vẫn cứ thành tín: Ngài không thể tự chối mình được. Đức Thánh Linh đang cố gắng dạy dỗ tôi cất đôi mắt mình khỏi khả năng của tôi để nhìn vào sự sẵn lòng của Đức Chúa Trời muốn đáp ứng nhu cầu của tôi cho dù tôi không có đức tin trọn vẹn. Bạn còn nhớ người đàn ông đã đến với Chúa Jêsus cầu xin Ngài chữa bệnh cho con trai ông không? Chúa Jêsus đáp rằng mọi sự đều có thể được cho kẻ nào tin. Người đàn ông đáp: “Lạy Chúa, tôi tin! Xin giúp cho sự yếu đức tin của tôi!” hay là “Xin giúp cho sự không tin của tôi” như theo Bản dịch King James. Người ấy biết rằng đức tin mình rất kém thiếu, nhưng ông đã rất chân thực về điều đó, và Chúa Jêsus đã chữa lành con trai của ông (Mac Mc 9:17- 24).
  • 27. Ân điển (quyền năng) của Đức Chúa Trời đã đến trên hoàn cảnh đó và ban cho người đàn ông điều mà ông không xứng đáng được. Quyền Năng Của Ân Điển Bây giờ khi (những người Samari) những thù địch của Giuđa và Bêngiamin nghe rằng những người đã bị bắt làm phu tù đang xây cất một đền thờ cho Đức Giêhôva, là Đức Chúa Trời của Ysơraên. Họ bàn đến với Xôrôbabên (bây giờ là tỉnh trưởng) và đến với các trưởng tộc mà nói rằng: Hãy cho chúng tôi cùng xây cất với các ông, vì chúng tôi tìm kiếm và thờ phượng Đức Chúa Trời các ông như các ông vậy, và chúng tôi đã dâng của tế lễ cho Ngài từ đời Ê-sa ha đôn, vua của Asiri, là người đem chúng tôi lên đây. Nhưng Xôrôbabên, Giêsua và các trưởng tộc khác của Ysơraên đáp rằng: “Các ngươi chẳng có phần chi chung với chúng ta trong việc xây cất một đền thờ cho Đức Chúa Trời chúng ta, nhưng chỉ một mình chúng ta sẽ xây một đền cho Đức Giêhôva, Đức Chúa Trời của Ysơraên, như vua Ssi-ru, vua của Pherơsơ đã truyền lệnh cho chúng ta. Sau đó, (những người Samari) là dân của xứ (liên tục) làm ngã lòng cánh tay của dân Giuđa, gây bối rối và làm họ hoảng sợ trong việc xây cất. Và thuê mướn những nhà tư vấn (mưu sĩ) chống nghịch lại họ làm nản chí họ về những mục đích và kế hoạch trọn đời vua Si-ru, vua của Pherơsơ, cho đến cả triều đại của vua Đariút (II), vua của Phêrơsơ. Exo Er 4:1-5 Trong đoạn này tôi muốn chia sẻ cho bạn một sứ điệp về ân điển dời núi. Chúng ta hãy bắt đầu bài học của chúng ta về quyền năng của ân điển qua việc tra cứu hoàn cảnh trong sách Êxơra trong Cựu Ước. Ở đây chúng ta thấy hai chi phái Giuđa và Benjamin đã nhận được sự cho phép của Siru, là vua của Pherơsơ, để xây một đền thờ cho Đức Giêhôva. Khi những người Samari hay biết về những gì đang diễn ra, họ đến với Xôrôbabên, quan tỉnh trưởng, và với những người lãnh đạo của dân sự để xin họ cho phép cùng xây dựng lại đền thờ vì cớ họ xưng rằng họ cũng thờ phượng cũng một Đức Chúa Trời. Nếu bạn kiểm tra lại, bạn sẽ khám phá thấy rằng mặc dù việc những người Samari đã thờ phượng Đức Chúa Trời của Ysơraên là một điều đúng, nhưng họ thờ phượng vì lý do sai trật. Họ đã làm như vậy cơ bản là theo như họ được dạy dỗ là để đuổi ma quỷ ra khỏi trại quân của mình. Nhưng dân này không phải là người Ysơraên, họ là những người Asiri chỉ muốn thêm Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên vào trong danh sách của nhiều vị thần
  • 28. khác mà họ đang thờ phượng. Đang khi họ có thờ phượng Đức Chúa Trời có Một và Thật là Đức Giêhôva, thì họ cũng giữ vị thần giả dối khác và những hình tượng. Vì những người Ysơraên biết rất rõ điều này, nên họ nói với những người Samari, là những kẻ thù lâu đời rằng họ không có phần gì trong việc xây dựng một đền thờ cho Đức Giêhôva. Khi những người Samari nghe được điều này, họ vô cùng tức giận đến nỗi họ bắt đầu làm tất cả mọi điều gì họ có thể làm được trong quyền lực của họ để khống chế bắt ép và gây khốn khổ cho dân Ysơraên, khiến họ tuyệt vọng trong những mục đích và kế hoạch của họ. Bây giờ những người kính sợ Đức Chúa Trời phải phản ứng thế nào trước những loại chống đối và bắt bố như vậy? Tôi tin rằng câu trả lời cho vấn nạn này là chìa khóa để vui hưởng cuộc đời của ân điển mà Đức Chúa Trời muốn dành cho dân sự của Ngài. Nếu bạn và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể làm bất cứ điều chi cho Đức Chúa Trời mà không hề phải khuấy lên nhiều nan đề cho chính mình thì chúng ta đã sai lầm rồi. Chúa Jêsus đã cảnh báo chúng ta rằng chúng ta sẽ có hoạn nạn trong thế gian này, trong cuộc đời này (GiGa 16:33). Ngài phán rằng nếu người ta ghét bỏ và bắt bớ Ngài, họ cũng sẽ ghét bỏ và bắt bớ chúng ta, vì chúng ta thuộc về Ngài (15:18, 20 Chúng ta biết rõ rằng chúng ta không thể trải qua đời này mà không gặp phải một số những hoạn nạn. Tuy nhiên, thường là những hoạn nạn đã làm chúng ta tuyệt vọng và khiến chúng ta khốn khổ và mất hạnh phúc. Thường thường, khi người ta mới đến với Chúa, họ bỗng bị tấn công bằng những cách mà hoàn toàn khác với những gì họ đã từng trải trước kia. Nhiều lúc họ không hiểu những gì đang xảy ra cho họ và tại sao. Nếu họ không được dạy dỗ phải lẽ trong lĩnh vực này, thì sự hiểu lầm và tuyệt vọng của họ sẽ khiến họ bỏ cuộc và thối lui. Chúng ta phải nhớ rằng ma quỷ sẽ không ngồi yên để cho chúng ta giành những phần đất mới mà không chiến đấu lại. Bất cứ lúc nào chúng ta bắt đầu tiến tới trong sự xây dựng vương quốc của Đức Chúa Trời, kẻ thù của chúng ta sẽ đến chống trả lại chúng ta. Nhiều lúc lỗi lầm chúng ta phạm là ở điều mà tôi đã phạm khi tôi mới bước theo Chúa - cố gắng sử dụng đức tin để đến chỗ được tự do hoàn toàn thoát khỏi nan đề. Tôi biết chắc đến đây thì bạn đã hiểu rằng mọi sự không diễn tiến như vậy. Mục đích của đức tin không phải là để luôn giữ chúng ta khỏi sự gian truân mà thường là để đem chúng ta vượt qua sự gian truân. Nếu chúng ta không bao giờ gặp gian truân thì chúng ta sẽ không cần có đức tin. Khi nói như vậy, tôi không có ý nói rằng chúng ta phải trông đợi cuộc đời chúng ta chẳng có gì ngoài sự gian truân hay là phải chấp nhận sự gian truân như là một lối
  • 29. sống. Trong từng trải riêng của chúng tôi, nhà tôi, ông Dave và tôi sống trong sự đắc thắng rất lớn lao. Nhưng đó là vì chúng tôi đã học đứng vững trên phần đất của mình và đẩy lùi ma quỷ ra khỏi điền sản của mình, tống hắn ra khỏi nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống của chúng tôi. Học tập giữ mình bình tịnh trong những giai đoạn khó khăn là một trong những cách tốt nhất để làm được điều này. Một khi bạn đã giành được một chiến thắng trên kẻ thù, bạn không thể ngồi lại, tưởng rằng mọi sự sẽ y nguyên như vậy. Mà bạn phải chuẩn bị đối diện với sự phản công. Nếu chỉ chiến thắng thôi thì chưa đủ, mà bạn phải chuẩn bị để giữ lấy sự chiến thắng mà bạn đã giành được. Tôi thường nói với mọi người trong những kỳ hội thảo của tôi là việc làm Cơ Đốc Nhân đắc thắng là một công việc trọn thời gian, một công việc mà không bao giờ kết thúc. Nó đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo. Giống như dân Ysơraên trong câu chuyện này, chúng ta phải sẵn sàng đáp ứng lại mọi gian nguy mà kẻ thù gây ra cho chúng ta. Sự đáp ứng của chúng ta với mọi sự gian nguy phải như thế nào? Làm sao chúng ta dời đi những ngọn núi đang cản trở con đường chúng ta? Có phải bởi những nỗ lực và sự giằng co của con người không? Hay bằng sự tức giận và tuyệt vọng? Hay bởi đức tin thôi? Hoặc bởi sự công bố những điều tốt đẹp? Hay bởi nhiều giờ cầu nguyện và học Kinh Thánh? Chúng ta hãy xem một khúc sách trong Xachari để nhìn thấy lời Đức Chúa Trời dạy dỗ chúng ta điều gì về chủ đề này. Ân Điển Như Là Quyền Năng “Đoạn, thiên sứ nói cùng ta trở lại, đánh thức ta, như một người đứng giữ bị người ta đánh thức. Người nói cùng ta rằng: Ngươi thấy gì? Ta đáp rằng: tôi nhìn xem, kìa một cái chơn đèn bằng vàng cả, và một cái chậu (để đựng dầu) trên chót nó, nó có bảy ngọn đèn có bảy cái ống cho mỗi ngọn đèn ở trên chót nó. Ở kề bên lại có hai cây ôlive, một cây ở bên hữu cái chậu và 1 cây ở bên tả (nuôi dưỡng nó liên tục bằng dầu) ”. XaDr 4:1-3 Xachari đã nhìn thấy một khải tượng trong đó thiên sứ đã nói chuyện với ông. Ông đã nhìn thấy trong khải tượng này một chơn đèn vàng với bảy ngọn đèn trên đó. Có bảy cái ống cho mỗi ngọn đèn và hai cây ôlive ở mỗi bên để nuôi dưỡng ngọn đèn liên tục bằng dầu. Bây giờ nếu bạn là một học trò của Lời Chúa, bạn biết rằng dầu tượng trưng cho Đức Thánh Linh, và Đức Thánh Linh là quyền năng của Đức Chúa Trời toàn năng chí cao. Trong đoạn I chúng ta đã nhìn thấy rằng ân điển của Đức Chúa Trời là quyền năng của Đức Thánh Linh để giải quyết những khuynh
  • 30. hướng gian ác của chúng ta. Mặc dù đoạn I không nói nhiều, nhưng nó có ý nói rằng ân điển là quyền năng của Đức Chúa Trời để đáp ứng những nhu cầu và giải quyết những nan đề của chúng ta. Trải qua nhiều năm tôi không hiểu biết về ân điển, nên tôi là một Cơ Đốc Nhân hoàn toàn khốn khổ. Như tôi đã nói, tôi thường xuyên tự mình cố gắng hoàn tất mọi điều trong cuộc đời mình. Tôi đã tranh đấu để dời đi những ngọn núi ngăn cản trên con đường của tôi bằng những nỗ lực của con người riêng của tôi. Nếu tôi đã ở trong vị trí của Xôrôbabên và dân Ysơraên thì tôi đã tự làm cho mình mệt đuối vì cố gắng tự xây cho Đức Giêhôva một đền thời - Tôi sẽ nhận biết trong những nơi sâu thẳm của lòng tôi là Chúa đã bảo tôi phải dựng tòa nhà ấy lên. Vì tôi là một con người rất có tính quyết định nên tôi sẽ nỗ lực làm mọi sự trong sức riêng cho đến khi mệt lả về mọi điều gì Chúa bảo tôi làm. Tôi cũng sẽ phải chịu khốn khổ khủng khiếp vì tôi sẽ cho phép kẻ thù mình là ma quỷ làm cho tôi thống khổ triền miên. Tôi sẽ dùng hết mọi sức mạnh và năng lực của mình để cố gắng giải quyết một nan đề hoàn toàn vượt quá mọi khả năng, quyền hạn của mình để cứ tự xoay sở. Điều duy nhất mà tôi đã có thể sản sinh ra là một con người hoàn toàn kiệt lực, bối rối và khốn khổ. Tôi cần có một khải tượng như đã được ban cho Xachari trong đoạn này trong đó quyền năng vô hạn của ân điển Đức Chúa Trời được biểu lộ ra. “Chẳng phải bởi Quyền Thế, chẳng phải bởi Năng Lực nhưng Bởi Thần Ta. Bấy giờ ta cất tiếng nói cùng thiên sứ đương nói với ta như vầy. Hỡi Chúa tôi những điều này là gì? Thiên sứ nói cùng ra đáp rằng: Ngươi không biết những điều này là gì sao? Ta nói: Thưa Chúa! Tôi không biết. Người đáp lại rằng: Đây (thêm vào cho cái chậu của chơn đèn, khiến cho nó hướng mình vào sự cung cấp từ những cây ôlive) là lời của Đức Giêhôva cho Xôrôbabên rằng: Ấy chẳng phải bởi Quyền thế, chẳng phải bởi Năng Lực nhưng Bởi Thần Ta (là Đấng mà dầu tượng trưng cho Ngài) Đức Giêhôva vạn quân phán vậy. ” 4:4-6 Tại đây Đức Chúa Trời đang phán với cùng những người đang cố gắng xây dựng đền thờ, chúng ta mới vừa đọc thấy trong sách Exơra. Ông bảo họ phải phản ứng như thế nào trước tình cảnh tuyệt vọng của họ. Ông nói rằng sự đáp ứng của họ trước những hoạn nạn không nên dựa vào những khả năng hay những nỗ lực riêng của họ, nhưng dựa trên quyền năng vô hạn của Đức Thánh Linh để đáp ứng với mọi vấn đề và giải quyết mọi khủng hoảng họ phải đối diện.