SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA
THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Hương Ly
Lớp: K48A - Kế toán
Niên khóa: 2014 – 2018
Huế, tháng 05 năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA
THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Hương Ly Ths. Phạm Thị Hồng Quyên
Lớp: K48A - Kế toán
Niên khóa: 2014 – 2018
Huế, tháng 05 năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Kinh
Tế Huế, Quý thầy cô trong khoa Kế toán - Kiểm toán đã trang bị kiến thức cho em
trong suốt quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện giúp em có được các kiến
thức trong ngành nghề của mình.
Là một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, quá trình thực tập tại
công ty không phải là dài tuy nhiên nó đã cho em những kinh nghiệm bổ ích. Sự
giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Bê Tông và Xây Dựng
Thừa Thiên Huế đã giúp em rất nhiều trong việc tiếp cận với thực tế, có thêm nhiều
kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Đặc biệt em xin cảm ơn tới cô Ths. Phạm Thị Hồng Quyên đã tận tình hướng
dẫn trong suốt quá trình em thực tập và thực hiện chuyên đề.
Cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần Bê Tông và
Xây Dựng Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình tìm hiểu nghiên cứu thực tế tại đây.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất nhưng do giới hạn về mặt thời gian cũng như kiến như vốn kiến thức còn hạn
chế, bước đầu chưa quen với công tác tiếp cận thực tế tại công ty nên đề tài không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý
thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Hương Ly
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
MỤC LỤC
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................4
6. Kết cấu của khóa luận..................................................................................................4
PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................5
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN
TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ...........................................................................5
1.1. Một số vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh
nghiệp ..............................................................................................................................5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................................5
1.1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp .............................................................5
1.1.1.2. Khái niệm phân tích tài chính....................................................................5
1.1.2. Mục đích, vai trò của việc phân tích tình hình tài chính...................................6
1.1.2.1. Mục đích của phân tích tài chính...............................................................6
1.1.2.2. Vai trò của phân tích tài chính...................................................................6
1.1.3. Nguồn số liệu phục vụ phân tích tài chính........................................................8
1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán..................................................................................8
1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh......................................................9
1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ...................................................................... 10
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
1.1.4. Phương pháp phân tích................................................................................... 11
1.2. Nội dung phân tích ................................................................................................ 13
1.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính ............................................................................ 13
1.2.1.1. Cơ cấu và biến động tài sản.................................................................... 13
1.2.1.2. Cơ cấu và biến động nguồn vốn ............................................................. 15
1.2.2. Phân tích kết quả kinh doanh ......................................................................... 16
1.2.3. Phân tích mức độ độc lập tài chính ................................................................ 16
1.2.3.1. Hệ số tài trợ............................................................................................. 17
1.2.3.2. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn ................................................................ 17
1.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ..................................... 18
1.2.4.1. Phân tích tình hình công nợ .................................................................... 18
1.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán................................................................ 20
1.2.5. Phân tích khả năng sinh lời ............................................................................ 23
1.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ............................................................ 23
1.2.5.2. Hệ số vòng quay tài sản .......................................................................... 24
1.2.5.3. Tỷ suất sinh lợi của tài sản...................................................................... 24
1.2.5.4. Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu ....................................................... 25
1.2.6. Phân tích luồng tiền........................................................................................ 25
1.2.6.1. Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền........................................................... 25
1.2.6.2. Hệ số dòng tiền trên doanh thu............................................................... 26
1.2.6.3. Hệ số dòng tiền trên tài sản..................................................................... 26
1.3. Cơ sở thực tiễn về phân tích tài chính doanh nghiệp ............................................ 27
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ ......................................... 30
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế .............. 30
2.1.1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển............................................................. 30
2.1.2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.................................................................. 31
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ ..................................................................................... 32
2.1.3.1. Chức năng ............................................................................................... 32
2.1.3.2. Nhiệm vụ................................................................................................. 32
2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty............................................................ 33
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty..................................................... 33
2.1.4.2. Tổ chức bộ phận kế toán......................................................................... 36
2.1.4.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán ........................................................... 37
2.1.5. Biến động tình hình nhân lực qua 3 năm 2014, 2015, 2016 .......................... 41
2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty .............................................................. 44
2.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính của công ty......................................................... 44
2.2.1.1. Cơ cấu và biến động tài sản.................................................................... 44
2.2.1.2. Cơ cấu và biến động nguồn vốn ............................................................. 50
2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................ 55
2.2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu và thu nhập khác..................................... 55
2.2.2.2. Phân tích tình hình chi phí...................................................................... 57
2.2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận.................................................................. 58
2.2.3. Phân tích mức độ độc lập tài chính ................................................................ 63
2.2.3.1. Hệ số tài trợ............................................................................................. 63
2.2.3.2. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn ................................................................ 64
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
2.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ..................................... 67
2.2.4.1. Phân tích tình hình công nợ .................................................................... 67
2.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán ................................................................ 71
2.2.5. Phân tích khả năng sinh lời của công ty......................................................... 82
2.2.5.1. Lợi nhuận ròng biên (ROS) .................................................................... 82
2.2.5.2. Hệ số vòng quay tài sản (TAT)............................................................... 83
2.2.5.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA).......................................................... 84
2.2.5.4. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)............................................ 85
2.2.6. Phân tích luồng tiền........................................................................................ 88
2.2.6.1. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ...................................................... 88
2.2.6.2. Hệ số đảm nhận dòng tiền....................................................................... 94
2.2.6.3. Hệ số dòng tiền trên doanh thu ............................................................... 95
2.2.6.4. Hệ số dòng tiền trên tài sản..................................................................... 96
CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY..................................................................................................................... 98
3.1. Đánh giá chung về việc tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần Bê tông và
Xây dựng Thừa Thiên Huế........................................................................................... 98
3.1.1. Đánh giá chung về tổ chức bộ máy công ty CP Bê tông và Xây dựng TT –
Huế................................................................................................................................ 98
3.1.1.1. Ưu điểm .................................................................................................. 98
3.1.1.2. Nhược điểm............................................................................................. 98
3.1.2. Đánh giá về công tác kế toán tại công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa
Thiên Huế ..................................................................................................................... 98
3.1.2.1. Ưu điểm .................................................................................................. 98
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
3.1.2.2. Nhược điểm............................................................................................. 99
3.2. Đánh giá về thực trạng tài chính của công ty Cổ phần Bê tông & Xây dựng TT –
Huế.............................................................................................................................. 100
3.2.1. Đánh giá về cấu trúc tài chính...................................................................... 100
3.2.2. Đánh giá về kết quả kinh doanh................................................................... 101
3.2.3. Đánh giá về mức độ độc lập tài chính.......................................................... 102
3.2.4. Đánh giá về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty........ 102
3.2.5. Đánh giá về khả năng sinh lời của công ty .................................................. 103
3.2.6. Đánh giá về luồng tiền của công ty.............................................................. 103
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính của công ty............................... 104
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 106
1.1. Kết luận................................................................................................................ 106
1.1.1. Về cơ sở lý luận............................................................................................ 106
1.1.2. Về tìm hiểu tổng quan công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế ........... 106
1.1.3. Về phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty CP Bê tông và Xây
dựng TT – Huế............................................................................................................ 106
1.1.4. Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 107
1.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 108
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng
Bảng 2.1 - Tình hình lao động của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2015 - 2017 ........................................................................................... 41
Bảng 2.2 – Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản của CTCP Bê tông và Xây
dựng TT-Huế giai đoạn 2014 – 2017 ........................................................................... 49
Bảng 2.3 – Bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn của CTCP Bê tông & Xây
dựng TT- Huế giai đoạn 2014 – 2017 .......................................................................... 54
Bảng 2.4 – Bảng phân tích kết quả kinh doanh của CTCP Bê tông & XD TT – huế giai
đoạn 2014 – 2017 ......................................................................................................... 62
Bảng 2.5 – Bảng phân tích mức độ độc lập tài chính của CTCP Bê tông và Xây dựng
TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017.................................................................................. 66
Bảng 2.6 – Bảng phân tích tình hình thanh toán của CTCP Bê tông & Xây dựng TT –
Huế giai đoạn 2014 – 2017........................................................................................... 68
Bảng 2.7 – Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của CTCP Bê tông và
Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017................................................................. 75
Bảng 2.8 – Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của CTCP Bê tông và Xây
dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017......................................................................... 81
Bảng 2.9 – Bảng phân tích khả năng sinh lời của CTCP Bê tông và Xây dựng TT –
Huế giai đoạn 2015 – 2017........................................................................................... 87
Bảng 2.10 – Bảng phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của CTCP Bê tông và Xây
dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017......................................................................... 93
Bảng 2.11 – Bảng phân tích luồng tiền của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai
đoạn 2014 – 2017 ......................................................................................................... 94
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Biểu
Biểu đồ 2.1 - Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Bê tông & Xây dựng TT – Huế năm
2014 – 2017 .................................................................................................................. 44
Biểu đồ 2.2 – Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Bê tông & Xây dựng TT – Huế giai đoạn
2014 – 2017 .................................................................................................................. 50
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 – Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ........................................................ 36
Sơ đồ 2.2 – tổ chức bộ máy kế toán công ty CP Bê tông & Xây dựng TT – Huế........ 40
Sơ đồ 2.3 – Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ của Công ty............ 42
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TSNH Tài sản ngắn hạn
CTCP Công ty cổ phần
TSDH Tài sản dài hạn
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
SXKD Sản xuất kinh doanh
Khóa luận tốt nghiệp
1
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp của chúng ta có thêm nhiều cơ hội phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của
mình. Tuy nhiên, bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào
cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định, đặc biệt là đối với một ngành
chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế như xây dựng. Cụ thể, ngành xây
dựng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 3 trong khu vực Châu Á năm 20151
và
vẫn tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2016. Bên cạnh đó, ngành xây dựng là ngành có
mức tăng trưởng bền vững hàng năm và đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu tăng
trưởng GDP của cả nước. Trong năm 2016, ngành xây dựng có mức tăng trưởng khá
với mức tăng 10.1% và đóng góp 0.6 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng kinh tế của
cả nước2
. Là một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, công ty Cổ phần Bê tông và
Xây dựng Thừa Thiên Huế đang ngày càng cố gắng hoàn thiện hơn để đáp ứng được
nhu cầu phát triển của xã hội.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức khỏe kinh doanh của doanh
nghiệp đó, quyết định sự thu hút vốn đầu tư hay tạo niềm tin nơi khách hàng cũng như
nhà cung cấp. Việc phân tích tài chính giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định
đúng đắn hơn về đầu tư và phân phối lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc làm này còn là căn
cứ để kiểm soát hoạt động kinh doanh và quản lý trong doanh nghiệp, cung cấp những
cơ sở cho dự đoán tài chính trong tương lai, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận và đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Các chỉ tiêu phân tích tài chính
là phương tiện thể hiện rõ ràng và hiệu quả nhất thực trạng của một thực thể kinh tế.
Vì vậy, công tác phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính có
một ý nghĩa quan trọng, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan
về sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, đây là công việc mang tính chiến lược lâu dài giúp các doanh
nghiệp phát triển bền vững và ổn định.
1
Theo thống kê của ngành Xây dựng Việt Nam, báo cáo thống kê ngành Xây dựng năm 2015.
2
Theo Tổng cục thống kê năm 2016, báo cáo thống kê ngành Xây dựng năm 2016.
Khóa luận tốt nghiệp
2
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
Được thành lập từ năm 1997 và chuyển đổi mô hình cổ phần hóa năm 2006,
Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã gặp phải không ít khó khăn
từ khi mới thành lập, nhưng với sự nỗ lực không ngừng của mình, công ty cũng đã dần
đổi mới, mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động và áp dụng được công nghệ hiện đại
trong quy trình sản xuất. Đến nay, công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên
Huế đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo được niềm tin nơi khách hàng
cũng như nhà cung cấp với chất lượng sản phẩm cao và phong cách làm việc chuyên
nghiệp, góp phần đáng kể xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển hơn.
Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập và phát triển, công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn
và thách thức từ các đối thủ cạnh tranh. Để tồn tại bền vững trên thị trường đòi hỏi
công ty phải hiểu rõ tình hình tài chính của mình, đồng thời đưa ra các biện pháp cải
thiện cũng như những chiến lược cạnh tranh đúng đắn. Điều đáng tiếc là hiện tại công
ty chưa tiến hành công tác phân tích tài chính, điều này sẽ gây khó khăn cho Ban quản
trị trong việc đánh giá toàn diện tình hình tài chính, cũng như đưa ra các quyết định cải
thiện các vấn đề còn non kém hay phát huy những mặt tích cực cho sự phát triển bền
vững của công ty.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân tích tài chính trong hoạt động kinh
doanh của công ty, kết hợp với kiến thức có được cùng các số liệu được cung cấp, tác
giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần
Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát
Phân tích tình tình tài chính của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2017.
 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phân tích tình hình tài chính
trong doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa
Khóa luận tốt nghiệp
3
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời, tình hình công nợ, khả năng
thanh toán, kết quả kinh doanh, mức độ độc lập tài chính và phân tích luồng tiền.
- Đánh giá những điểm mạnh cũng như những mặt còn hạn chế về tài chính của
công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính của công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình tài chính của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đọc, tổng hợp, ghi chép các thông tin liên quan đến phân tích tài chính từ giáo
trình, internet, thông tư, chuẩn mực, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước…
nhằm hệ thống hóa lại cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phân tích tài chính tại công
ty.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Quan sát, ghi chép, tổng hợp các dữ liệu thứ cấp như bảng cân đối kế toán, báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo về tình hình lao
động, chứng từ, sổ sách qua 4 năm,… Đồng thời phỏng vấn trực tiếp nhân viên kế toán
để hiểu rõ về nguyên nhân biến động tình hình tài chính và lao động qua 4 năm đó và
phục vụ cho việc đưa ra các phương án hoàn thiện tình hình tài chính cho công ty.
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Chọn lọc các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính và tính toán trên phần mềm
Excel. Sau đó, tổng hợp lại các chỉ tiêu liên quan vào cùng một bảng tính để thấy rõ
tình hình công nợ, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, mức độ
độc lập tài chính,…
Sau khi có được số liệu đã xử lý, tiến hành so sánh thực tiễn hoạt động tại đơn vị
với lý luận phân tích tài chính và so sánh sự biến động tài chính qua từng năm. Giải
thích nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu tài chính và biến động của lao động.
Khóa luận tốt nghiệp
4
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
- Phương pháp phân tích chỉ số tài chính
Phân tích theo chiều ngang và chiều dọc được sử dụng để phân tích cơ cấu tài
sản- nguồn vốn, tỷ trọng các chỉ tiêu bộ phận so với tổng thể là bao nhiêu, quy mô năm
nay so với năm trước thay đổi ra sao.
Phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ sử dụng khi phân tích sâu vào các chỉ
tiêu tài chính như biến động các chỉ tiêu qua từng năm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ
số đó đến tình hình tài chính của công ty như thế nào.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Phòng kế toán- tài chính của Công ty Cổ phần Bê tông
và Xây dựng Thừa Thiên Huế
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình tài chính thông qua báo cáo tài
chính của công ty qua 4 năm từ năm 2014 – 2017.
- Phạm vi về nội dung: Việc nghiên cứu tình hình tài chính gồm rất nhiều khía
cạnh phân tích khác nhau. Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian nên đề tài này chỉ tập
trung đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu như khả năng sinh lời, tình hình công nợ, phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán, mức độ độc lập tài chính và
phân tích luồng tiền.
6. Kết cấu của khóa luận
Phần I – Đặt vấn đề
Phần II – Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1 – Cơ sở khoa học về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính
doanh nghiệp.
Chương 2 – Thực trạng tình hình tài chính trong công ty Cổ phần Bê tông và
Xây dựng Thừa Thiên Huế.
Chương 3 – Một số giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính cho công ty Cổ
phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.
Phần III – Kết luận và kiến nghị
Khóa luận tốt nghiệp
5
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Một số vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính
doanh nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
“Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành
nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của
doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.”3
“Tài chính doanh nghiệp một cách tổng quát là quan hệ giá trị giữa doanh
nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế.”4
1.1.1.2. Khái niệm phân tích tài chính
“Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình vận dụng tổng thể các phương
pháp phân tích khoa học để đánh giá tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các chủ thể
quản lý có lợi ích gắn với doanh nghiệp nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài
chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác tài chính của doanh nghiệp trong
tương lai cũng như những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Qua đó, để
ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ.”5
“Phân tích tình hình tài chính của DN là một tập hợp các khái niệm, phương
pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác
trong quản lý DN nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của DN,
3
TS. Nguyễn Minh Kiều, “Tài chính doanh nghiệp căn bản”, 2010.
4
Trích dẩn giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp PGS TS Lưu Thị Hương-PGS TS Vũ Duy Hào
NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân 2006.
5
Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ, “Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp”, tái bản lần
thứ 3, năm 2015.
Khóa luận tốt nghiệp
6
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
Phân tích tình hình tài chính cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho các
nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về
đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự.
Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế, vốn
chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời qua đó cho biết thêm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này
và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán
chính xác quá trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý
phù hợp.”6
1.1.2. Mục đích, vai trò của việc phân tích tình hình tài chính
1.1.2.1. Mục đích của phân tích tài chính
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu,
so sánh số liệu về tài chính thực có của doanh nghiệp với quá khứ để định hướng trong
tương lai. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý
doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và
còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt
động sản xuất kinh doanh. Tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy
hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình hình
tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng
bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Vai trò của phân tích tài chính
Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính,
là yếu tố cốt lõi quyết định sự sống còn cho doanh nghiệp. Có rất nhiều đối tượng quan
tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà
6
PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Phân Tích Báo Cáo Tài Chính, năm 2010, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế Quốc dân.
Khóa luận tốt nghiệp
7
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
cung cấp, khách hàng... kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng
quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau.
Đối với người quản lý doanh nghiệp
Là người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhất tài
chính doanh nghiệp, nắm bắt toàn bộ thông tin phục vụ cho việc phân tích. Phân tích
tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những mục tiêu sau:
- Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn đã qua, thực
hiện các nguyên tắc quản lý tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro
tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp...
- Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc về đầu tư, phân phối lợi
nhuận... phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp
- Cung cấp các căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh
nghiệp.
Bên cạnh đó, phân tích tài chính còn tạo tiền đề để các nhà quản lý dự đoán tình
hình tài chính trong tương lai và đề ra những chính sách phù hợp.
Đối với các nhà đầu tư
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn,
mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình
hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp cổ phần, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tư vào doanh
nghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro. Rủi ro này liên quan tới việc giảm giá cổ
phiếu trên thị trường, dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quyết
định của họ đưa ra luôn có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro và lợi nhuận đạt được.
Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp
Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiện
nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì phân
tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại cho
doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp
8
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ
chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ chú ý đặc biệt đến số
lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ
ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ
sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị
rủi ro.
Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ phải
quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ
cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian
sắp tới.
Đối với người lao động trong doanh nghiệp
Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, người
được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính
của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có
tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra
trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một lượng cổ
phần nhất định, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách
nhiệm gắn với doanh nghiệp.
1.1.3. Nguồn số liệu phục vụ phân tích tài chính
1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh
nghiệp ở một thời điểm nào đó. Thời điểm báo cáo thường được chọn là thời điểm
cuối quý hoặc cuối năm. Do đó, đặc điểm chung của bảng cân đối kế toán là cung cấp
dữ liệu thời điểm về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Thực chất Bảng cân đối
kế toán chính là bảng cân đối tổng quát thể hiện trên phương trình kế toán cơ bản: cân
đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn của một doanh nghiệp.
Về phía tài sản, các khoản mục tài sản được sắp xếp theo mức độ thanh khoản
giảm dần, có nghĩa là những tài sản nào có mức thanh khoản cao nhất sẽ sắp xếp trước.
Khóa luận tốt nghiệp
9
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
Như vậy, phải sắp xếp tài sản ngắn hạn trước rồi đến tài sản dài hạn sau. Trong tài sản
ngắn hạn, khoản mục đầu tiên sẽ là tiền mặt, rồi đến tiền gửi ngân hàng ...
Về phương diện kinh tế, số liệu bên phần tài sản của Bảng cân đối kế toán thể
hiện qui mô và kết cấu các loại tài sản của doanh nghiệp hiện có vào thời điểm lập báo
cáo. Nó thể hiện tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp.
Về phía nguồn vốn, các khoản mục nguồn vốn sẽ được sắp xếp theo thứ tự mức
độ trách nhiệm phải thanh toán của doanh nghiệp giảm dần hay thứ tự ưu tiên thanh
toán. Như vậy, các khoản nợ phải trả xếp trước, sau đó mới đến vốn chủ sở hữu. Trong
các khoản nợ phải trả, các khoản vay, nợ ngắn hạn xếp trước, vay, nợ dài hạn xếp
sau…
Về phương diện kinh tế, số liệu bên phần nguồn vốn cho biết tình hình nguồn tài
trợ của doanh nghiệp, cơ cấu tài trợ cũng như mức độ phụ thuộc tài chính của doanh
nghiệp vào nguồn vốn bên ngoài. Nói cách khác, phía nguồn vốn trong Bảng cân đối
kế toán thể hiện tình hình huy động vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp như thế nào và mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp ra sao.
Nói tóm lại, số liệu bên nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán cho chúng ta thông
tin về tình hình huy động vốn của doanh nghiệp và số liệu bên tài sản cho chúng ta
thông tin về sử dụng vốn như thế nào trong doanh nghiệp.
1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tình hình thu nhập, chi phí và
lợi nhuận của doanh nghiệp qua một thời kỳ nào đó. Thời kỳ báo cáo thường được
chọn là năm, quý, hoặc tháng. Do đó, đặc điểm chung của báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh là cung cấp dữ liệu thời kỳ về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Thực chất, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác
nhau với nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong báo cáo này thiết kế các chỉ tiêu phù hợp để
trình bày về kết quả lãi lỗ của toàn bộ doanh nghiệp và kết quả trong từng lĩnh vực
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như hoạt động sản xuất kinh doanh chính,
hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Khóa luận tốt nghiệp
10
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ = Chiết khấu thương mại + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả
lại + Thuế TTĐB, thuế XK
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – CPBH – Chi phí QLDN
Mặc dù thời điểm lập Báo cáo kết quả kinh doanh là vào cuối kỳ kế toán, nhưng
các chỉ tiêu trình bày trong báo cáo này thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
trong suốt cả kỳ.
Quan hệ cân đối khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh
1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo trình bày tình hình số dư tiền mặt đầu kỳ,
tình hình các dòng tiền thu vào, chi ra và số dư tiền mặt cuối kỳ của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp phản ánh bổ sung tình hình tài chính của doanh nghiệp
mà bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập chưa phản ánh hết được.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin cho người sử dụng đánh giá được
các vấn đề sau:
 Đánh giá khả năng tạo ra tiền trong quá trình hoạt động, khả năng chuyển đổi
tài sản thành tiền.
 Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng trả cổ tức.
 Đánh giá khả năng đầu tư của doanh nghiệp.
 Đánh giá về nhu cầu huy động vốn bên ngoài.
 Đối chiếu sự khác biệt giữa lợi nhuận thuần và lưu chuyển tiền mặt
Trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các luồng tiền được chia theo 3 loại hoạt động:
hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Khóa luận tốt nghiệp
11
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
Số tiền chênh lệch
Tỷ lệ chênh lệch = *100
Chỉ tiêu kỳ gốc
Chỉ tiêu bộ phận
Tỷ lệ (tỷ trọng) = *100
Chỉ tiêu tổng thể
Số tiền chênh lệch = Chỉ tiêu kỳphân tích - Chỉ tiêu kỳ gốc
 Hoạt động kinh doanh: Là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh
nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt
động tài chính.
 Hoạt động đầu tư: Là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán
các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương
đương tiền.
 Hoạt động tài chính: Là các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu
của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
1.1.4. Phương pháp phân tích
Phân tích theo chiều ngang
Phân tích theo chiều ngang được sử dụng bằng cách tính số tiền chênh lệch năm
này so với năm trước. Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô
thay đổi tương quan ra sao với quy mô của số trước đó.
Phân tích theo chiều dọc
Phương pháp phân tích theo chiều dọc được sử dụng để tính ra tỷ lệ phần trăm để
thấy được cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, tầm quan trọng của một chỉ
tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp và trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về
kết cấu của một năm so với năm tiếp theo.
Khóa luận tốt nghiệp
12
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
So sánh số tương đối =
Số tiền chênh lệch
Chỉ tiêu kỳ gốc
*100
Phân tích các chỉ số tài chính
Phân tích chỉ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có
ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính bằng cách sử dụng 2 chỉ tiêu bất
kỳ trên báo cáo tài chính chia cho nhau.
Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế có cùng một nội dung, một
tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. So
sánh giữa số thực tế kỳ phân tích và số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định
rõ xu hướng thay đổi và mức độ thay đổi trong tình hình hoạt động tài chính của doanh
nghiệp. Từ đó, đánh giá tốc độ tăng hoặc giảm của các hoạt động tài chính của doanh
nghiệp. So sánh số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch, từ đó xác định mức phấn
đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của doanh nghiệp. So sánh số liệu của doanh
nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của ngành, từ đó đánh giá tình hình họat động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xấu hay tốt, khả quan hay không.
Phương pháp loại trừ
Là phương pháp xác định các nhân tố ảnh hưởng bằng cách khi xác định ảnh
hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kia. Trong phương pháp loại
trừ, bài nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh
hưởng của từng nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị
kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau
đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu chưa có biến đổi của
nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Đặc điểm và điều
kiện áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn như sau:
So sánh số tuyệt đối = Chỉ tiêu kỳ phân tích - Chỉ tiêu kỳ gốc
Khóa luận tốt nghiệp
13
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
- Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;
- Mối quan hệ giữa chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu với các nhân tố ảnh
hưởng thể hiện dưới dạng tích số hoặc thương số;
- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu
phản ánh đối tượng nghiên cứu theo thứ tự nhân tố số lượng được xác định trước rồi
mới đến nhân tố chất lượng; trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hoặc nhiều nhân tố
chất lượng thì xác định nhân tố nguyên nhân trước, nhân tố kết quả sau;
- Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng
nghiên cứu một cách lần lượt. Cần lưu ý là có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu
lần và nhân tố nào đã thay thế thì được giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích)
cho đến lần thay thế cuối cùng, nhân tố nào chưa thay thế vẫn giữ nguyên giá trị ở kỳ
gốc;
- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và so với số biến động của chỉ tiêu phản
ánh đối tượng nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc để kiểm tra quá trình tính
toán.
1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính
1.2.1.1. Cơ cấu và biến động tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản
Đánh giá quy mô của các loại tài sản so với tổng tài sản thông qua việc tính tỷ
trọng giữa các chỉ tiêu đó bằng phương pháp phân tích theo chiều dọc.
Phân tích sự biến động của tài sản
Phương pháp phân tích theo chiều ngang được sử dụng để đánh giá sự biến động
của tài sản bằng cách so sánh giá trị năm sau so với giá trị của năm trước.
Nếu số năm sau > số năm trước: Phản ánh tài sản của doanh nghiệp tăng lên và
có điều kiện để mở rộng sản xuất.
Khóa luận tốt nghiệp
14
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
Nếu số năm sau < số năm trước: Phản ánh tài sản của doanh nghiệp bị thu hẹp,
do đó quy mô sản xuất kinh doanh có thể bị giảm sút nếu không sử dụng đồng vốn có
hiệu quả hơn.7
a) Tiền và tương đương tiền
Căn cứ vào nhu cầu thực tế về tiền của DN trong từng giai đoạn để nhận xét.
Không thể dựa vào số tiền hiện có tại doanh nghiệp nhiều hay ít mà nhận xét là doanh
nghiệp đó đang ứ đọng hay thiếu tiền. Trường hợp tiền và tương đương tiền tăng lên
có thể do doanh nghiệp đang có ý định dự trữ tiền để mua sắm tài sản cố định, vật tư.
Hay khi tiền và tương đương tiền giảm có thể do DN vừa đầu tư vào một số lĩnh vực
kinh doanh.
b) Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu của DN có nhiều loại nhưng chiếm phần lớn là khoản mục
phải thu khách hàng. Đây là tài sản của DN bị người mua chiếm dụng. Khoản phải thu
này tăng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên khi xem xét khoản phải thu
này cần liên hệ với phương thức tiêu thụ, chính sách tín dụng bán hàng, chính sách
thanh toán tiền hàng, khả năng quản lí nợ cũng như năng lực tài chính của khách
hàng.. để nhận xét. Nếu doanh nghiệp áp dụng phương thức bán lẻ là chủ yếu thì số nợ
phải thu sẽ thấp do bán hàng ra thu được tiền ngay, ngược lại DN áp dụng phương
thức bán buôn là chủ yếu thì tỷ trọng nợ phải thu sẽ cao do đặc trưng của phương thức
tiêu thụ này là thanh toán chậm. Trường hợp do khả năng quản lí khách hàng kém,
khoản nợ phải thu sẽ tăng do phát sinh các khoản “nợ xấu” trong kỳ.
c) Hàng tồn kho
Để đảm bảo cho quá trình SXKD diễn ra liên tục thì DN cần phải xác định được
lượng HTK dự trữ hợp lý. Lượng HTK dự trữ hợp lý là lượng dự trữ vừa đáp ứng
được nhu cầu kinh doanh liên tục, vừa không gây ra chi phí tồn kho, gây ứ đọng vốn.
Lượng dự trữ phụ thuộc chủ yếu vào quy mô sản xuất, tiêu thụ, vào hệ thống cung cấp,
vào tình hình tài chính của DN. Khi xem xét tỷ trọng HTK chiếm trong tổng tài sản,
cần liên hệ với ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của DN, với chính sách dự trữ, tính
7
Lê Nhật Khánh (2017) “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Hồng Nhật”
Khóa luận tốt nghiệp
15
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
thời vụ của kinh doanh với chu kỳ sống của sản phẩm. Trong các DN kinh doanh,
thương mại tỷ trọng HTK thường lớn do đối tượng kinh doanh là các hàng hóa này,
ngược lại các DN kinh doanh dịch vụ thì tỷ trọng HTK lại thấp.
d) Tài sản cố định
Tỷ trọng tài sản cố định chiếm trong tổng tài sản trước hết phụ thuộc vào ngành
nghề và lĩnh vực kinh doanh. Hơn nữa, tỷ trọng này còn phụ thuộc vào chính sách đầu
tư, vào chu kỳ kinh doanh, vào phương pháp khấu hao mà DN áp dụng. Chính vì vậy
khi xem xét tỷ trọng tài sản cố định cần phải liên hệ các yếu tố trên.8
1.2.1.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn
Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của
DN, khi phân tích kết cấu nguồn vốn ta đánh giá tỷ trọng của từng khoản mục so với
tổng nguồn vốn.
Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn, DN có
khả năng đủ đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của DN đối với các chủ nợ là
cao. Ngược lại nếu nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn, khả năng bảo
đảm về mặt tài chính của DN sẽ thấp, an ninh tài chính thiếu bền vững.
Phân tích tình hình biến động nguồn vốn
Sự biến động của nguồn vốn: tương tự như tài sản, ta cần phải phân tích biến
động nguồn vốn của DN nhằm đánh giá việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình
SXKD thông qua việc so sánh tổng nguồn vốn giữa các kỳ phân tích. Việc phân tích
tình hình biến động nguồn vốn là cơ sở để đánh giá khả năng độc lập về tài chính của
DN, từ đó đưa ra những giải pháp định hướng kinh doanh phù hợp.
Nếu số năm sau > số năm trước: Tổng nguồn vốn tăng, tài sản DN được mở rộng.
Nếu số năm sau < số năm trước: Tổng nguồn vốn giảm, khả năng đáp ứng nhu
cầu vốn của DN giảm.
8
Lê Nhật Khánh (2017) “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Hồng Nhật”
Khóa luận tốt nghiệp
16
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
1.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
BCKQKD thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, chi phí, lợi
nhuận và nghĩa vụ thuế TNDN của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp
thành từng phần cụ thể. Các chỉ tiêu được phản ánh theo “Số năm trước”, “Số năm
nay”. BCKQKD được kết cấu dưới dạng tổng hợp số phát sinh trên các tài khoản kế
toán, được sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. BCKQKD được chia làm
3 phần, bao gồm :
– Doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ:
 Doanh thu bao gồm: Doanh thu bán hàng hoá dịch vụ, doanh thu tài chính, các
khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ
 Chi phí bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý, chi phí
bán hàng trong kỳ
– Thu nhập và chi phí của những hoạt động khác: bao gồm những khoản thu và
chi phí không phục vụ hoạt động kinh doanh trong kỳ
– Lợi nhuận và nghĩa vụ thuế TNDN:
 Lợi nhuận bao gồm : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ
hoạt động khác, lợi nhuận sau thuế là lãi cổ tức (nếu có)
 Nghĩa vụ thuế TNDN bao gồm : Thuế TNDN phải nộp trong kỳ và thuế TNDN
chưa phải nộp trong kỳ.
1.2.3. Phân tích mức độ độc lập tài chính
Mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp phản ánh quyền của doanh
nghiệp trong việc đưa ra các quyết định về chính sách và hoạt động của doanh nghiệp
cũng như quyền kiểm soát các chính sách đó. Mức độ độc lập tài chính thường
được biểu hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau và được xem xét trên nhiều khía cạnh
khác nhau như: mức độ tài trợ tài sản bằng vốn chủ sở hữu, mức độ tự tài trợ tài sản
dài hạn bằng vốn chủ sơ hữu, hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với vốn chủ sở
hữu,...tuy nhiên chỉ tiêu hệ số tài trợ vẫn là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài
chính, chỉ tiêu thông dụng và phản ánh rõ nhất.
Khóa luận tốt nghiệp
17
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
1.2.3.1. Hệ số tài trợ
Hệ số tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức
độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số
nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao
nhiêu.
Khi hệ số tài trợ càng lớn thì chứng tỏ khả năng tự đảm bảo tài chính của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại, trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng tự đảm bảo
về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp.
Hệ số tài trợ được xác định theo công thức sau:
Hệ số tài trợ =
Vốn chủ sở hữu
Tổng số nguồn vốn
Nếu số năm sau > số năm trước: chứng tỏ trong tổng nguồn vốn tài trợ cho tài
sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên so với năm trước, khả năng độc
lập tài chính của doanh nghiệp tăng lên.
Nếu số năm sau < số năm trước: chứng tỏ trong tổng nguồn vốn tài trợ cho tài
sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống so với năm trước, khả năng
độc lập tài chính của doanh nghiệp giảm đi.
1.2.3.2. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn
Hệ số tài trợ
=
TSDH
Vốn chủ sở hữu
Tài sản dài hạn
Hệ số tự tài trợ TSDH: Chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào
tài sản dài hạn là bao nhiêu. Trị số này càng cao chứng tỏ tài sản dài hạn chủ yếu được
đầu tư bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
– Hệ số này>=1:
VCSH của doanh nghiệp có đủ và thừa để trang trải TSDH. Trường hợp này,
mặc dù mức độ độc lập tài chính không cao, nhưng doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn
Khóa luận tốt nghiệp
18
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
trong thanh toán các khoản nợ và do vậy an ninh tài chính vẫn đảm bảo cho doanh
nghiệp tiền hành hoạt động bình thường để phát triển và vượt qua khó khăn.
– Hệ số này lớn hơn 1 rất nhiều:
VCSH của doanh nghiệp có thừa khả năng tài trợ TSDH. Điều này sẽ giúp doanh
nghiệp tự đảm bảo về mặt tài chính, góp phần bảo đảm an ninh tài chính để vượt qua
khó khăn trước mắt.
– Hệ số này < 1: VCSH của doanh nghiệp không đủ khả năng tài trợ TSDH,
doanh nghiệp buộc phải sử dụng các nguồn vốn khác (kể cả vốn chiếm dụng dài hạn)
để tài trợ, nên khi các khoản nợ đáo hạn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh
toán.
1.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
1.2.4.1. Phân tích tình hình công nợ
a. Tổng quan tình hình công nợ
Hệ số khoản phải thu
so với khoản phải trả
=
Nợ phải thu
Nợ phải trả
Hệ số này phản ánh phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng so với phần vốn
doanh nghiệp đi chiếm dụng.
Hệ số này >1 : số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn của doanh
nghiệp đi chiếm dụng.
Hệ số này <1 : số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn doanh nghiệp
đi chiếm dụng, tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp
thường xuyên phải chiếm dụng vốn, thậm chí nợ nần kéo dài và mất chủ động trong
kinh doanh.
Thực tế cho thấy, số vốn đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số vốn bị chiếm
dụng đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh.
Khóa luận tốt nghiệp
19
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
b. Tình hình trả nợ đối với nhà cung cấp
 Số vòng luân chuyển các khoản phải trả
Số vòng luân chuyển =
các khoản phải trả
Giá vốn hàng bán + tăng( giảm) HTK
Số dư bình quân các khoản phải trả
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của
DN đối với nhà cung cấp.
Số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh
nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước. Ngược lại, số vòng quay
các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn
và thanh toán nhanh hơn năm trước. Chỉ số này quá thấp có thể tiềm ẩn rủi ro về khả
năng thanh khoản, ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
 Thời gian quay vòng của các khoản phải trả
Thời gian quay vòng =
của các khoản phải trả
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả
Là chỉ số thể hiện số ngày trung bình mà doanh nghiệp cần để trả tiền nhà cung
cấp. Thời gian quay vòng của các khoản phải trả càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh
toán tiền hàng càng nhanh, khả năng tài chính của DN dồi dào. Nếu chỉ tiêu này quá
cao sẽ dẫn tới DN đi chiếm dụng vốn nhiều, công nợ sẽ dây dưa kéo dài, ảnh hưởng
đến chất lượng tài chính và uy tín của DN. Ngược lại, chỉ tiêu này càng thấp thì chứng
tỏ DN đi chiếm dụng vốn ít, nhanh chóng thanh toán công nợ, đảm bảo uy tín cho DN.
c. Tình hình thanh toán với khách hàng
 Số vòng quay khoản phải thu
Số vòng quay
các khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
Vòng quay khoản phải thu phản ánh khả năng quản lý các khoản công nợ phải
thu của công ty và khả năng thu hồi vốn trên các khoản công nợ đó.
Khóa luận tốt nghiệp
20
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
Chỉ số vòng quay phải thu lớn cho thấy khả năng thu hồi công nợ từ các khách
hàng là tốt, và cho thấy công ty có những đối tác làm ăn chất lượng, có khả năng trả nợ
nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ số cao cũng phản ánh chính sách bán hàng quá chặt chẽ,
có thể gây ảnh hưởng xấu tới doanh số. Chỉ số vòng quay phải thu thấp cho thấy khả
năng thu hồi tiền từ khách hàng khá kém, chính sách bán hàng lỏng lẻo, hoặc đối tác
của công ty đang gặp khó khăn về tài chính.
 Kỳ thu tiền bình quân (DOS)
Kỳ thu tiền
bình quân
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để một công
ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng. Xem xét xu hướng của kỳ thu tiền bình quân
qua các thời kỳ của một công ty là có hiệu quả nhất. Kỳ thu tiền bình quân này càng
ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền càng nhanh, DN ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, kỳ
thu tiền càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền càng chậm, số vốn DN bị chiếm dụng
nhiều.
1.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán
a. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
 Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số khả năng
thanh toán ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số này được sử dụng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp (như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho. Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng
nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng TSNH được sử dụng để
thanh toán.
Hệ số này >1: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn được đảm
bảo. Doanh nghiệp có đủ năng lực để trả nợ. Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ của
Khóa luận tốt nghiệp
21
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
doanh nghiệp càng lớn.
Hệ số này < 1: tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ để trả nợ ngắn hạn.
Doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới
hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt,
nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy
động thêm vốn.
 Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
=
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số này được sử dụng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp (như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp mà không bao gồm hàng tồn kho. Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả
năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại.
Hệ số này >= 1: khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao.
DN không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng
nếu hệ số này quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều, gây lãng phí vốn.
Hệ số này <1: DN sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ khoản
nợ ngắn hạn hay nói chính xác hơn, DN sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh toán
ngay các khoản nợ ngắn hạn.
 Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh
=
toán tức thời
Tiền và tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Khác với khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời xem xét liệu
trong doanh nghiệp số tiền và tương đương tiền mà doanh nghiệp có, có đủ để thanh
toán tức thì cho các khoản nợ đã đến hạn.
Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của các tài sản ngắn hạn,
chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành vốn bằng tiền
Khóa luận tốt nghiệp
22
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
càng nhanh, góp phần nâng cao khả năng thanh toán của DN. Khả năng thanh toán tức
thời của doanh nghiệp nên nằm trong khoảng 0,1- 0,5.
b. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
 Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả
Hệ số nợ dài hạn
so với tổng nợ phải trả
=
Tổng nợ dài hạn
Tổng nợ phải trả
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ nhu cầu thanh toán ngay thấp, nhưng DN phải có
kế hoạch thanh toán trong những kì tới.
 Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Trên VCSH
=
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính
của DN. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà
DN sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình, cứ một đơn vị vốn chủ sở hữu tham
gia tài trợ thì tương ứng với mấy đơn vị nợ phải trả phải tham gia.
Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả
nợ cao hơn. Ngược lại, chủ sở hữu muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả
năng sinh lợi cho DN.
 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán
nợ dài hạn tổng quát
=
Tổng giá trị tài sản dài hạn
Tổng nợ dài hạn
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp
bằng các tài sản dài hạn, vì các khoản nợ dài hạn thường được sử dụng để đầu tư vào
tài sản dài hạn như máy móc thiết bị, nhà cửa, đầu tư,… do vậy thời gian thu hồi vốn
dài. Chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán của DN càng tốt sẽ góp phần ổn định
tình hình tài chính của DN.
Khóa luận tốt nghiệp
23
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
Lợi nhuận
ròng biên
Lợi nhuận sau thuế
= * 100
Doanh thu thuần
 Hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản
Hệ số nợ phải trả
trên tổng tài sản
=
Nợ phải trả
Tổng tài sản
Hệ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay.
Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý
doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh
nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng
hình thức đi vay.
Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài
chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro
của doanh nghiệp cao hơn.
 Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản
Hệ số nợ dài hạn
so với tổng tài sản
=
Tổng nợ dài hạn
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản của DN chủ yếu tài trợ từ vốn vay dài
hạn, một phần thể hiện sự ổn định trong hoạt động kinh doanh, một phần thể hiện trách
nhiệm của DN trong việc thanh toán các khoản nợ dài hạn trong tương lai.
1.2.5. Phân tích khả năng sinh lời
1.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( lợi nhuận ròng biên – ROS)
Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu nhằm cho biết
cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn
nghĩa là lãi càng lớn.
Khóa luận tốt nghiệp
24
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
Lợi nhuận sau thuế
ROA = *100
Tổng TS bình quân
Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế,
khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với
tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số
vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân
tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
1.2.5.2. Hệ số vòng quay tài sản (TAT)
Số vòng quay
của tài sản
=
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Số vòng quay của tổng TS hay còn gọi là “Sức sản xuất của TS”. Chỉ tiêu này
phản ánh khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản, nó cho biết một đồng (hay một
đơn vị) tài sản bình quân đầu tư vào kinh doanh mang về mấy đồng (hay mấy đơn vị)
doanh thu thuần. Trị số của chỉ tiêu này nếu tính ra càng lớn, khả năng tạo doanh thu
thuần càng cao, DN càng có điều kiện để nâng cao khả năng sinh lời.
1.2.5.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản
Tỷ số này cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. ROA cho thấy sự hiệu quả của công ty trong
việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận.
Nếu tỷ số > 0: doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp
làm ăn càng hiệu quả. Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy
động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của DN.
Còn nếu tỷ số < 0: doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng
phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả
quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp
25
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
Tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế
= * 100
Vốn chủ sở hữu bình quân
1.2.5.4. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ hữu
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng
sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
ROE là tiêu chuẩn lựa chọn mua cổ phiếu trên thị trường của các nhà đầu tư.
Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ
đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay
để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy
mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
1.2.6. Phân tích luồng tiền
Trong phân tích tài chính thì việc phân tích luồng tiền cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ,
các nhà đầu tư sẽ dễ dàng bị đánh lừa bởi báo cáo lợi nhuận tốt đẹp mà không hiểu
được tính bền vững của các lợi nhuận đó. Vì vậy, thông qua việc phân tích luồng tiền,
các nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn giá trị thật sự của doanh nghiệp.
1.2.6.1. Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền
Hệ số đảm nhận nợ
của dòng tiền
=
Nợ phải trả bình quân
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Trị
số của hệ số càng nhỏ thì khả năng thanh toán nợ phải trả của doanh nghiệp càng cao
và ngược lại.
Nếu hệ số này >1: chứng tỏ lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD không thể đảm bảo
chi trả các khoản nợ.
Nếu hệ số này <1: khả năng thanh toán nợ của công ty bằng nguồn lưu chuyển
tiền thuần từ HĐKD được đảm bảo.
Khóa luận tốt nghiệp
26
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
1.2.6.2. Hệ số dòng tiền trên doanh thu
Hệ số dòng tiền
=
trên doanh thu
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
Doanh thu
Hệ số dòng tiền trên doanh thu phản ánh khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Hệ số này còn cho thấy chất lượng doanh thu qua số tiền
thực thu được mà không tính đến số tiền nợ của khách hàng. Hệ số này càng lớn chứng
tỏ doanh nghiệp hoạt động thanh toán tốt và ngược lại. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ
lượng vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng lớn. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá
cao chứng tỏ chính sách bán chịu của doanh nghiệp đang được siết chặt, về lâu dài có
thể ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.
1.2.6.3. Hệ số dòng tiền trên tài sản
Hệ số dòng tiền
=
trên tài sản
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
Tổng tài sản bình quân
Hệ số dòng tiền trên tài sản phản ánh khả năng tạo tiền ở mức độ tổng quát từ
việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu càng lớn, khả năng tạo tiền từ tài sản
càng cao và càng tạo điều kiện tốt cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp và
ngược lại.
Hệ số này >1: chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả, khả năng tạo
tiền lớn, đảm bảo cho khả năng thanh toán các khoản nợ.Hệ số này <1: doanh nghiệp
đang bị chiếm dụng vốn nhiều. Vì vậy doanh nghiệp nên chú ý đến công tác thu hồi nợ
để đảm bảo tiền cho hoạt động kinh doanh của mình. 9
9
Nguyễn Thị Quyên,“ Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần
niêết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, (2012),”
Khóa luận tốt nghiệp
27
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
1.3. Cơ sở thực tiễn về phân tích tài chính doanh nghiệp
Quản lý tình hình tài chính là một nhiệm vụ hết sức quan trọng quyết định đến sự
tồn tại bền vững cho doanh nghiệp trong tương lai nên đã được nhiều đối tượng tìm
hiểu và nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu tài chính là các con số biết nói, biết biểu cảm về
thực trạng tài chính của công ty đó, mỗi đối tượng quan tâm, từ nhà đầu tư đến người
lao động đều tìm thấy cái mình cần trong hệ thống chỉ tiêu này. Do đó, đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về đề tài phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp trên
nhiều khía cạnh khác nhau, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc về lý luận phân tích
tình hình tài chính và các giải pháp cải thiện trong thực tiễn.
Trong nước, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
- Trương Bá Thanh (2001) với tác phẩm “Phân tích hoạt động kinh doanh – Phần
II” đã nghiên cứu về các lý luận cơ bản của phân tích tài chính. Tác phẩm đã trình bày
các nội dung chính như nguồn thông tin sử dụng trong việc phân tích, những phương
pháp phân tích (phương pháp so sánh, phương pháp Dupont, Phương pháp loại trừ,..),
hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo tác giả, nội dung cơ bản
của phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích cấu trúc tài chính, phân tích
hiệu quả hoạt động, phân tích rủi ro và xác định giá trị doanh nghiệp. Đồng thời cũng
chỉ rõ các chỉ tiêu cụ thể để phân tích các nội dung nêu trên. Tuy nhiên, phân tích tài
chính doanh nghiệp bao gồm vô vàn khía cạnh và tác phẩm trên vẫn chưa đề cập đến
khả năng sinh lời của doanh nghiệp - một nội dung vô cùng quan đối với sự tồn tại của
bất kỳ doanh nghiệp nào10
.
- Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ (2008) trong tác phẩm “Phân tích tài chính
doanh nghiệp” đã nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến lý luận của phân tích tài
chính doanh nghiệp, tác phẩm đã trình bày khá rõ các vấn đề cơ bản của phân tích tài
chính như phương pháp phân tích, các báo cáo tài chính sử dụng cho phân tích tài
chính, trọng tâm của tác phẩm này đi vào nghiên cứu nội dung và hệ thống chỉ tiêu sử
dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo các tác giả này, nội dung của phân
tích tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích tình hình sử dụng vốn, phân tích tiềm
10
Trương Bá Thanh (2001) “Phân tích hoạt động kinh doanh – Phần II”
Khóa luận tốt nghiệp
28
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
lực tài chính, phân tích và dự báo rủi ro, phân tích khả năng sinh lời, phân tích tăng
trưởng và định giá doanh nghiệp. Có thể thấy, tác phẩm này tập trung nhiều hơn vào
dự báo tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp11
.
- Nguyễn Thị Quyên (2012) trong luận án tiến sĩ “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu
phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam” đã hệ thống hóa lý luận phân tích tài chính một cách khoa học các chỉ tiêu dùng
để phân tích tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán như nhóm các
chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn, nhóm chỉ tiêu khái quát mức độ độc
lập tài chính, nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu
đánh giá khái quát khả năng sinh lợi, đánh giá thực trạng của hệ thống chỉ tiêu phân
tích tài chính công khai trong công ty cổ phần niêm yết kèm theo các biện pháp hoàn
thiện. Có thể nói, tác phẩm này đã hệ thống hóa lý luận để có thể đánh giá tổng quát
nhất tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, những hệ số trong các chỉ
tiêu này được nghiên cứu chỉ sử dụng cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường
chứng khoán12
.
- Lê Nhật Khánh (2017) với đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty
TNHH Hồng Nhật” đã đi sâu nghiên cứu thực trạng tình hình tài chính của một loại
hình doanh nghiệp cụ thể, đó là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Tác giả đã sử
dụng phương pháp so sánh, Dupont, và loại trừ để tiến hành phân tích các chỉ tiêu như
phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích
tình hình thanh toán, phân tích khả năng thanh toán, phân tích kết quả kinh doanh,
phân tích hiệu quả kinh doanh và dự báo nguy cơ phá sản, đồng thời đánh giá tình hình
tài chính kèm theo các giải pháp cải thiện cho công ty13
.
Ở nước ngoài cũng có đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về tình hình tài
chính, có thể kể đến như:
- Josette Peyrard (2005) trong tác phẩm “Phân tích tài chính doanh nghiệp” đã đề
cập đến phương pháp phân tích, dữ liệu sử dụng trong phân tích,… Nội dung chính
11
Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ ( 2008) “Phân tích tài chính doanh nghiệp”
12
Nguyễn Thị Quyên (2012) “ Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
13
Lê Nhật Khánh (2017) “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Hồng Nhật”
Khóa luận tốt nghiệp
29
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
của tác phẩm này đề cập đến nội dung phân tích và các chỉ tiêu phân tích tài chính
doanh nghiệp. Theo tác giả này thì nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp chủ
yếu tập trung vào phân tích hiệu quả hoạt động, phân tích khả năng sinh lời, phân tích
rủi ro và phân tích tăng trưởng, do vậy tác giả đã xây dựng các chỉ tiêu phân tích
cho từng nội dung phân tích trên14
.
- Nhóm tác giả K.R. Subramanyam, John J.Wild (2009) trong tác phẩm “Phân
tích báo cáo tài chính” đã nghiên cứu nhiều nội dung liên quan đến phân tích tài chính
doanh nghiệp, trong đó phần lớn tác phẩm đề cập đến các nội dung phân tích và hệ
thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo quan điểm của nhóm tác giả này
thì nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích hoạt động tài
chính, phân tích hoạt động đầu tư, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích dòng
tiền, phân tích vòng quay của vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ứng với
mỗi nội dung phân tích thì nhóm tác giả cũng đã xây dựng các chỉ tiêu phân tích phù
hợp15
.
Như đã đề cập ở trên, việc nghiên cứu tình hình tài chính của một doanh nghiệp
bao hàm rất nhiều yếu tố và sự đầu tư nghiêm túc về thời gian và công sức. Đa số đề
tài nêu trên đã đi vào hoàn thiện hệ thống lý luận của phân tích tài chính cho các loại
hình doanh nghiệp, một số khác đã đi sâu phân tích thực trạng của doanh nghiệp cụ
thể, tuy nhiên vẫn chưa đề cập đến một khía cạnh quan trọng trong phân tích tài chính
đó là luồng tiền. Do đó, đề tài nghiên cứu này sẽ kế thừa những lý luận phân tích tài
chính của các đề tài nêu trên vào phân tích thực trạng tài chính của một công ty Cổ
phần, đồng thời sẽ đề cập sâu hơn vào phân tích luồng tiền bằng 3 chỉ tiêu: hệ số đảm
nhận nợ của dòng tiền, hệ số dòng tiền trên doanh thu và hệ số dòng tiền trên tài sản
cũng như đưa ra một số giải pháp hoàn thiện những lỗ hổng trong tình hình tài chính
của công ty.
14 Josette Peyrard (2005) “corporate financial analysis”
15
K.R. Subramanyam, John J.Wild (2009) “Fianancial statement analysic”
Khóa luận tốt nghiệp
30
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế
2.1.1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển
Tên công ty: Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.
Tên giao dịch quốc tế: Thua Thien Hue Concrete and Construction Joint Stock
Company.
Địa chỉ: 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điện thoại: (84) 0234.3812945
Fax: (84) 0234.3820217
Email: betonghue@gmail.com
Website: www.betonghue.com.vn
Mã số thuế: 3300384426
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3300384426 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Thừa Thiên Huế cấp ngày 28/12/2005.
Số tài khoản: 0161000426879 tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương
Việt Nam – Chi nhánh Huế.
Vốn điều lệ: 12.000.000.000 đồng
Tiền thân của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế là Xí
nghiệp sản xuất bê tông trực thuộc công ty xây lắp Thừa Thiên Huế.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng ngày
càng hoàn thiện tương ứng với sự phát triển của xã hội, các công trình kiến trúc không
chỉ đòi hỏi đẹp về mặt kiến trúc mà phải đảm bảo về chất lượng. Tuy nhiên với
phương thức sản xuất thủ công theo truyền thống cho ra những công trình có chất
lượng thấp, không đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội. Đứng trước tình hình đó, công ty
Khóa luận tốt nghiệp
31
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
Xây lắp Thừa Thiên Huế đã trình Sở Xây dựng và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tờ
trình số 35/TC – Công ty ngày 31/03/1997 xin thành lập Xí nghiệp chuyên trách về bê
tông và xây dựng.
Năm 2006, trong bối cảnh chung của nền kinh tế, thực hiện chủ trương cổ phần
hóa của Nhà nước cũng như mong muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, Xí
nghiệp sản xuất bê tông thuộc công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế đã tách riêng thành
công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế hoạt động độc lập với công ty
Xây lắp Thừa Thiên Huế.
Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế chính thức hoạt động
theo mô hình công ty Cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 theo quyết định số:
4204/QĐ – UBND ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên
Huế.
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3300384426 ngày 28/12/2015 do Sở kế hoạch và
Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp, Luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quy định
pháp lý hiện hành có liên quan. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã có 4 lần điều
chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày
03/07/2015.
2.1.2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh: Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bê tông thương
phẩm và Ống cống li tâm các loại.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, cung ứng Bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn và ống cống ly tâm
các loại.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi
và các công trình hạ tầng.
Khóa luận tốt nghiệp
32
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
2.1.3.1. Chức năng
Sản xuất cung ứng Ống bi các loại và Bê tông thương phẩm cho các công trình,
xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông thủy lợi…
* Những công trình công ty đã thi công:
Trong những năm qua công ty cổ phần bê tông và xây dựng TT-Huế đã cung
ứng bê tông cho các công trình trên địa bàn TTHuế - Quảng Trị - Quảng Bình - Đà
Nẵng…
+ Các loại hình bê tông:
- Cọc nhồi: công trình Văn Phòng Tố Hữu, Biệt Thự Phú Mỹ An,
- Cầu đường lớn: Cầu Bến Đá, Cầu Mỹ Chánh, cầu Dài, đường tỉnh lộ 4 (đường
bộ 1); …
- Công trình có khối lượng bê tông lớn và cao tầng như:Vin com, nhà ở xã hôi,
chung cư Xuân Phú, Đại Học Sư Phạm, Ngân Hàng Công Thương, Đô Thị Phú Mỹ
Thương, Điện Lực, cảnh sát giao thông, Đại Học Y, May Hanet Phú Bài, nhà máy
nước,….
- Công trình công nghiệp có khối lượng bê tông trên 10.000m3
như: Vin com,
nhà máy Xi Măng Đồng Lâm,…
Hàng năm Công ty cung ứng 36.000 mét dài đến 44.000 mét dài ống cống ly tâm
các loại cho các công trình đô thị ở thành phố Huế, Đồng Hới - Quảng Bình,Công Ty
CP Cơ Khí Xây Dựng cấp Thoát nước VIWASEEN 2, Công Ty CP Xây Dựng Đầu Tư
Phát triển Bạch Đằng 15, Xí Nghiệp cơ khí Xây lắp - Công Ty CP Môi Trường và
Công Trình Đô Thị Huế, Công Ty TNHH MTV Đầu tư Xây Dựng Đồng Tiến.
2.1.3.2. Nhiệm vụ
 Thực hiện các nhiệm vụ của đại hội đồng cổ đông đề ra.
 Sử dụng và bảo vệ tài sản của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Khóa luận tốt nghiệp
33
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
 Không ngừng nâng cao trình độ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
 Xây dựng, ban hành các quy định, chính sách hoạt động nhằm nâng cao
trách nhiệm, trật tự, kỷ cương trong Công ty.
 Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho các Cán bộ Công nhân viên.
2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế)
Sơ đồ 2.1 – Tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế
Chức năng các bộ phận
Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền
biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định
về các vấn đề như báo cáo tài chính hằng năm, số lượng thành viên hội đồng quản trị,
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx

More Related Content

What's hot

Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngNhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngHọc Huỳnh Bá
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Phân Phối Tại Công Ty Công Nghệ Phát Triển Mới.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Phân Phối Tại Công Ty Công Nghệ Phát Triển Mới.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Phân Phối Tại Công Ty Công Nghệ Phát Triển Mới.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Phân Phối Tại Công Ty Công Nghệ Phát Triển Mới.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánDigiword Ha Noi
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNLuận Văn 1800
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...Viện Quản Trị Ptdn
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  ...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường học viện tài chính
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường học viện tài chínhHướng dẫn báo cáo thực tập trường học viện tài chính
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường học viện tài chínhDương Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươngBáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươnggiangnham
 
Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miề...
Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miề...Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miề...
Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miề...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời.docx
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời.docxXây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời.docx
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời.docx
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VICĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
 
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
 
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngNhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Phân Phối Tại Công Ty Công Nghệ Phát Triển Mới.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Phân Phối Tại Công Ty Công Nghệ Phát Triển Mới.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Phân Phối Tại Công Ty Công Nghệ Phát Triển Mới.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Phân Phối Tại Công Ty Công Nghệ Phát Triển Mới.docx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docx
 
Khóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường Nam
Khóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường NamKhóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường Nam
Khóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường Nam
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
 
Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng
Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựngPhân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng
Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Tại Fpt Telecom.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Tại Fpt Telecom.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Tại Fpt Telecom.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Tại Fpt Telecom.docx
 
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viênLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  ...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  ...
 
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường học viện tài chính
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường học viện tài chínhHướng dẫn báo cáo thực tập trường học viện tài chính
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường học viện tài chính
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươngBáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
 
Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miề...
Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miề...Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miề...
Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Truyền Hình Kỹ Thuật Số Miề...
 

Similar to Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx

Đề Tài Khóa luận 2024 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH ...
Đề Tài Khóa luận 2024 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC  ĐỊNH KẾT QUẢ KINH ...Đề Tài Khóa luận 2024 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC  ĐỊNH KẾT QUẢ KINH ...
Đề Tài Khóa luận 2024 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác Kế toán Thuế Giá trị gia tăng và Th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác Kế toán Thuế Giá trị gia tăng và Th...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác Kế toán Thuế Giá trị gia tăng và Th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác Kế toán Thuế Giá trị gia tăng và Th...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối vớ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối vớ...Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối vớ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối vớ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác đ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác đ...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác đ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác đ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầng
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầngKhóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầng
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần tập đoàn Thủy sản Mi...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần tập đoàn Thủy sản Mi...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần tập đoàn Thủy sản Mi...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần tập đoàn Thủy sản Mi...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing – mi...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing – mi...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing – mi...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing – mi...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần đường Biên HòaĐề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần đường Biên Hòalamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích Bảng cân đối kế toán nhằm đánh giá công tác q...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích Bảng cân đối kế toán nhằm đánh giá công tác q...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích Bảng cân đối kế toán nhằm đánh giá công tác q...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích Bảng cân đối kế toán nhằm đánh giá công tác q...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Kỹ thuật thương mại ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Kỹ thuật thương mại ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Kỹ thuật thương mại ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Kỹ thuật thương mại ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại...Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích chiến lược sản phẩm của Công ty TNHH MTV sản ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích chiến lược sản phẩm của Công ty TNHH MTV sản ...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích chiến lược sản phẩm của Công ty TNHH MTV sản ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích chiến lược sản phẩm của Công ty TNHH MTV sản ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Khách sạn Sao B...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Khách sạn Sao B...Đề Tài Khóa luận 2024 Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Khách sạn Sao B...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Khách sạn Sao B...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ ph...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ ph...Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ ph...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ ph...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx (20)

Đề Tài Khóa luận 2024 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH ...
Đề Tài Khóa luận 2024 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC  ĐỊNH KẾT QUẢ KINH ...Đề Tài Khóa luận 2024 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC  ĐỊNH KẾT QUẢ KINH ...
Đề Tài Khóa luận 2024 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác Kế toán Thuế Giá trị gia tăng và Th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác Kế toán Thuế Giá trị gia tăng và Th...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác Kế toán Thuế Giá trị gia tăng và Th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác Kế toán Thuế Giá trị gia tăng và Th...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối vớ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối vớ...Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối vớ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối vớ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác đ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác đ...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác đ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác đ...
 
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầng
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầngKhóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầng
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầng
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần tập đoàn Thủy sản Mi...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần tập đoàn Thủy sản Mi...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần tập đoàn Thủy sản Mi...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần tập đoàn Thủy sản Mi...
 
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầng khu côn...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầng khu côn...Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầng khu côn...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầng khu côn...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing – mi...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing – mi...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing – mi...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing – mi...
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần đường Biên HòaĐề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích Bảng cân đối kế toán nhằm đánh giá công tác q...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích Bảng cân đối kế toán nhằm đánh giá công tác q...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích Bảng cân đối kế toán nhằm đánh giá công tác q...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích Bảng cân đối kế toán nhằm đánh giá công tác q...
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Kỹ thuật thương mại ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Kỹ thuật thương mại ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Kỹ thuật thương mại ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Kỹ thuật thương mại ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại...Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích chiến lược sản phẩm của Công ty TNHH MTV sản ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích chiến lược sản phẩm của Công ty TNHH MTV sản ...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích chiến lược sản phẩm của Công ty TNHH MTV sản ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích chiến lược sản phẩm của Công ty TNHH MTV sản ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Khách sạn Sao B...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Khách sạn Sao B...Đề Tài Khóa luận 2024 Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Khách sạn Sao B...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Khách sạn Sao B...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ ph...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ ph...Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ ph...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ ph...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k...
 
BÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAY
BÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAYBÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAY
BÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAY
 
Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia HoàngPhân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hànglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Longlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softechlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
 
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
 
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
 
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranhGợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
 
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 

Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.docx

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Lớp: K48A - Kế toán Niên khóa: 2014 – 2018 Huế, tháng 05 năm 2018
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hương Ly Ths. Phạm Thị Hồng Quyên Lớp: K48A - Kế toán Niên khóa: 2014 – 2018 Huế, tháng 05 năm 2018
  • 3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Kinh Tế Huế, Quý thầy cô trong khoa Kế toán - Kiểm toán đã trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện giúp em có được các kiến thức trong ngành nghề của mình. Là một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, quá trình thực tập tại công ty không phải là dài tuy nhiên nó đã cho em những kinh nghiệm bổ ích. Sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Bê Tông và Xây Dựng Thừa Thiên Huế đã giúp em rất nhiều trong việc tiếp cận với thực tế, có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Đặc biệt em xin cảm ơn tới cô Ths. Phạm Thị Hồng Quyên đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình em thực tập và thực hiện chuyên đề. Cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần Bê Tông và Xây Dựng Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình tìm hiểu nghiên cứu thực tế tại đây. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất nhưng do giới hạn về mặt thời gian cũng như kiến như vốn kiến thức còn hạn chế, bước đầu chưa quen với công tác tiếp cận thực tế tại công ty nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Hương Ly
  • 4. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ MỤC LỤC PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................4 6. Kết cấu của khóa luận..................................................................................................4 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................5 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ...........................................................................5 1.1. Một số vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp ..............................................................................................................................5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................................5 1.1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp .............................................................5 1.1.1.2. Khái niệm phân tích tài chính....................................................................5 1.1.2. Mục đích, vai trò của việc phân tích tình hình tài chính...................................6 1.1.2.1. Mục đích của phân tích tài chính...............................................................6 1.1.2.2. Vai trò của phân tích tài chính...................................................................6 1.1.3. Nguồn số liệu phục vụ phân tích tài chính........................................................8 1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán..................................................................................8 1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh......................................................9 1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ...................................................................... 10
  • 5. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 1.1.4. Phương pháp phân tích................................................................................... 11 1.2. Nội dung phân tích ................................................................................................ 13 1.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính ............................................................................ 13 1.2.1.1. Cơ cấu và biến động tài sản.................................................................... 13 1.2.1.2. Cơ cấu và biến động nguồn vốn ............................................................. 15 1.2.2. Phân tích kết quả kinh doanh ......................................................................... 16 1.2.3. Phân tích mức độ độc lập tài chính ................................................................ 16 1.2.3.1. Hệ số tài trợ............................................................................................. 17 1.2.3.2. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn ................................................................ 17 1.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ..................................... 18 1.2.4.1. Phân tích tình hình công nợ .................................................................... 18 1.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán................................................................ 20 1.2.5. Phân tích khả năng sinh lời ............................................................................ 23 1.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ............................................................ 23 1.2.5.2. Hệ số vòng quay tài sản .......................................................................... 24 1.2.5.3. Tỷ suất sinh lợi của tài sản...................................................................... 24 1.2.5.4. Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu ....................................................... 25 1.2.6. Phân tích luồng tiền........................................................................................ 25 1.2.6.1. Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền........................................................... 25 1.2.6.2. Hệ số dòng tiền trên doanh thu............................................................... 26 1.2.6.3. Hệ số dòng tiền trên tài sản..................................................................... 26 1.3. Cơ sở thực tiễn về phân tích tài chính doanh nghiệp ............................................ 27 CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
  • 6. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ ......................................... 30 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế .............. 30 2.1.1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển............................................................. 30 2.1.2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.................................................................. 31 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ ..................................................................................... 32 2.1.3.1. Chức năng ............................................................................................... 32 2.1.3.2. Nhiệm vụ................................................................................................. 32 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty............................................................ 33 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty..................................................... 33 2.1.4.2. Tổ chức bộ phận kế toán......................................................................... 36 2.1.4.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán ........................................................... 37 2.1.5. Biến động tình hình nhân lực qua 3 năm 2014, 2015, 2016 .......................... 41 2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty .............................................................. 44 2.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính của công ty......................................................... 44 2.2.1.1. Cơ cấu và biến động tài sản.................................................................... 44 2.2.1.2. Cơ cấu và biến động nguồn vốn ............................................................. 50 2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................ 55 2.2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu và thu nhập khác..................................... 55 2.2.2.2. Phân tích tình hình chi phí...................................................................... 57 2.2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận.................................................................. 58 2.2.3. Phân tích mức độ độc lập tài chính ................................................................ 63 2.2.3.1. Hệ số tài trợ............................................................................................. 63 2.2.3.2. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn ................................................................ 64
  • 7. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 2.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ..................................... 67 2.2.4.1. Phân tích tình hình công nợ .................................................................... 67 2.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán ................................................................ 71 2.2.5. Phân tích khả năng sinh lời của công ty......................................................... 82 2.2.5.1. Lợi nhuận ròng biên (ROS) .................................................................... 82 2.2.5.2. Hệ số vòng quay tài sản (TAT)............................................................... 83 2.2.5.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA).......................................................... 84 2.2.5.4. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)............................................ 85 2.2.6. Phân tích luồng tiền........................................................................................ 88 2.2.6.1. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ...................................................... 88 2.2.6.2. Hệ số đảm nhận dòng tiền....................................................................... 94 2.2.6.3. Hệ số dòng tiền trên doanh thu ............................................................... 95 2.2.6.4. Hệ số dòng tiền trên tài sản..................................................................... 96 CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY..................................................................................................................... 98 3.1. Đánh giá chung về việc tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế........................................................................................... 98 3.1.1. Đánh giá chung về tổ chức bộ máy công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế................................................................................................................................ 98 3.1.1.1. Ưu điểm .................................................................................................. 98 3.1.1.2. Nhược điểm............................................................................................. 98 3.1.2. Đánh giá về công tác kế toán tại công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế ..................................................................................................................... 98 3.1.2.1. Ưu điểm .................................................................................................. 98
  • 8. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 3.1.2.2. Nhược điểm............................................................................................. 99 3.2. Đánh giá về thực trạng tài chính của công ty Cổ phần Bê tông & Xây dựng TT – Huế.............................................................................................................................. 100 3.2.1. Đánh giá về cấu trúc tài chính...................................................................... 100 3.2.2. Đánh giá về kết quả kinh doanh................................................................... 101 3.2.3. Đánh giá về mức độ độc lập tài chính.......................................................... 102 3.2.4. Đánh giá về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty........ 102 3.2.5. Đánh giá về khả năng sinh lời của công ty .................................................. 103 3.2.6. Đánh giá về luồng tiền của công ty.............................................................. 103 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính của công ty............................... 104 PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 106 1.1. Kết luận................................................................................................................ 106 1.1.1. Về cơ sở lý luận............................................................................................ 106 1.1.2. Về tìm hiểu tổng quan công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế ........... 106 1.1.3. Về phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế............................................................................................................ 106 1.1.4. Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 107 1.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 108
  • 9. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng Bảng 2.1 - Tình hình lao động của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2017 ........................................................................................... 41 Bảng 2.2 – Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản của CTCP Bê tông và Xây dựng TT-Huế giai đoạn 2014 – 2017 ........................................................................... 49 Bảng 2.3 – Bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn của CTCP Bê tông & Xây dựng TT- Huế giai đoạn 2014 – 2017 .......................................................................... 54 Bảng 2.4 – Bảng phân tích kết quả kinh doanh của CTCP Bê tông & XD TT – huế giai đoạn 2014 – 2017 ......................................................................................................... 62 Bảng 2.5 – Bảng phân tích mức độ độc lập tài chính của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017.................................................................................. 66 Bảng 2.6 – Bảng phân tích tình hình thanh toán của CTCP Bê tông & Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017........................................................................................... 68 Bảng 2.7 – Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017................................................................. 75 Bảng 2.8 – Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017......................................................................... 81 Bảng 2.9 – Bảng phân tích khả năng sinh lời của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2015 – 2017........................................................................................... 87 Bảng 2.10 – Bảng phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017......................................................................... 93 Bảng 2.11 – Bảng phân tích luồng tiền của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017 ......................................................................................................... 94
  • 10. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Biểu Biểu đồ 2.1 - Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Bê tông & Xây dựng TT – Huế năm 2014 – 2017 .................................................................................................................. 44 Biểu đồ 2.2 – Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Bê tông & Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017 .................................................................................................................. 50
  • 11. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 – Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ........................................................ 36 Sơ đồ 2.2 – tổ chức bộ máy kế toán công ty CP Bê tông & Xây dựng TT – Huế........ 40 Sơ đồ 2.3 – Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ của Công ty............ 42
  • 12. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TSNH Tài sản ngắn hạn CTCP Công ty cổ phần TSDH Tài sản dài hạn BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định SXKD Sản xuất kinh doanh
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp 1 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của chúng ta có thêm nhiều cơ hội phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của mình. Tuy nhiên, bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định, đặc biệt là đối với một ngành chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế như xây dựng. Cụ thể, ngành xây dựng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 3 trong khu vực Châu Á năm 20151 và vẫn tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2016. Bên cạnh đó, ngành xây dựng là ngành có mức tăng trưởng bền vững hàng năm và đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu tăng trưởng GDP của cả nước. Trong năm 2016, ngành xây dựng có mức tăng trưởng khá với mức tăng 10.1% và đóng góp 0.6 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng kinh tế của cả nước2 . Là một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đang ngày càng cố gắng hoàn thiện hơn để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức khỏe kinh doanh của doanh nghiệp đó, quyết định sự thu hút vốn đầu tư hay tạo niềm tin nơi khách hàng cũng như nhà cung cấp. Việc phân tích tài chính giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn hơn về đầu tư và phân phối lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc làm này còn là căn cứ để kiểm soát hoạt động kinh doanh và quản lý trong doanh nghiệp, cung cấp những cơ sở cho dự đoán tài chính trong tương lai, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Các chỉ tiêu phân tích tài chính là phương tiện thể hiện rõ ràng và hiệu quả nhất thực trạng của một thực thể kinh tế. Vì vậy, công tác phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính có một ý nghĩa quan trọng, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đây là công việc mang tính chiến lược lâu dài giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững và ổn định. 1 Theo thống kê của ngành Xây dựng Việt Nam, báo cáo thống kê ngành Xây dựng năm 2015. 2 Theo Tổng cục thống kê năm 2016, báo cáo thống kê ngành Xây dựng năm 2016.
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp 2 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Được thành lập từ năm 1997 và chuyển đổi mô hình cổ phần hóa năm 2006, Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã gặp phải không ít khó khăn từ khi mới thành lập, nhưng với sự nỗ lực không ngừng của mình, công ty cũng đã dần đổi mới, mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động và áp dụng được công nghệ hiện đại trong quy trình sản xuất. Đến nay, công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo được niềm tin nơi khách hàng cũng như nhà cung cấp với chất lượng sản phẩm cao và phong cách làm việc chuyên nghiệp, góp phần đáng kể xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập và phát triển, công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức từ các đối thủ cạnh tranh. Để tồn tại bền vững trên thị trường đòi hỏi công ty phải hiểu rõ tình hình tài chính của mình, đồng thời đưa ra các biện pháp cải thiện cũng như những chiến lược cạnh tranh đúng đắn. Điều đáng tiếc là hiện tại công ty chưa tiến hành công tác phân tích tài chính, điều này sẽ gây khó khăn cho Ban quản trị trong việc đánh giá toàn diện tình hình tài chính, cũng như đưa ra các quyết định cải thiện các vấn đề còn non kém hay phát huy những mặt tích cực cho sự phát triển bền vững của công ty. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân tích tài chính trong hoạt động kinh doanh của công ty, kết hợp với kiến thức có được cùng các số liệu được cung cấp, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát Phân tích tình tình tài chính của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2017.  Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp. - Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp 3 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời, tình hình công nợ, khả năng thanh toán, kết quả kinh doanh, mức độ độc lập tài chính và phân tích luồng tiền. - Đánh giá những điểm mạnh cũng như những mặt còn hạn chế về tài chính của công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính của công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu Tình hình tài chính của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu Đọc, tổng hợp, ghi chép các thông tin liên quan đến phân tích tài chính từ giáo trình, internet, thông tư, chuẩn mực, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước… nhằm hệ thống hóa lại cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phân tích tài chính tại công ty. - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Quan sát, ghi chép, tổng hợp các dữ liệu thứ cấp như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo về tình hình lao động, chứng từ, sổ sách qua 4 năm,… Đồng thời phỏng vấn trực tiếp nhân viên kế toán để hiểu rõ về nguyên nhân biến động tình hình tài chính và lao động qua 4 năm đó và phục vụ cho việc đưa ra các phương án hoàn thiện tình hình tài chính cho công ty. - Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Chọn lọc các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính và tính toán trên phần mềm Excel. Sau đó, tổng hợp lại các chỉ tiêu liên quan vào cùng một bảng tính để thấy rõ tình hình công nợ, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, mức độ độc lập tài chính,… Sau khi có được số liệu đã xử lý, tiến hành so sánh thực tiễn hoạt động tại đơn vị với lý luận phân tích tài chính và so sánh sự biến động tài chính qua từng năm. Giải thích nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu tài chính và biến động của lao động.
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp 4 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly - Phương pháp phân tích chỉ số tài chính Phân tích theo chiều ngang và chiều dọc được sử dụng để phân tích cơ cấu tài sản- nguồn vốn, tỷ trọng các chỉ tiêu bộ phận so với tổng thể là bao nhiêu, quy mô năm nay so với năm trước thay đổi ra sao. Phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ sử dụng khi phân tích sâu vào các chỉ tiêu tài chính như biến động các chỉ tiêu qua từng năm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ số đó đến tình hình tài chính của công ty như thế nào. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Phòng kế toán- tài chính của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế - Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình tài chính thông qua báo cáo tài chính của công ty qua 4 năm từ năm 2014 – 2017. - Phạm vi về nội dung: Việc nghiên cứu tình hình tài chính gồm rất nhiều khía cạnh phân tích khác nhau. Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian nên đề tài này chỉ tập trung đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu như khả năng sinh lời, tình hình công nợ, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán, mức độ độc lập tài chính và phân tích luồng tiền. 6. Kết cấu của khóa luận Phần I – Đặt vấn đề Phần II – Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1 – Cơ sở khoa học về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương 2 – Thực trạng tình hình tài chính trong công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Chương 3 – Một số giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính cho công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Phần III – Kết luận và kiến nghị
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp 5 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp “Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.”3 “Tài chính doanh nghiệp một cách tổng quát là quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế.”4 1.1.1.2. Khái niệm phân tích tài chính “Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các chủ thể quản lý có lợi ích gắn với doanh nghiệp nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác tài chính của doanh nghiệp trong tương lai cũng như những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Qua đó, để ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ.”5 “Phân tích tình hình tài chính của DN là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý DN nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của DN, 3 TS. Nguyễn Minh Kiều, “Tài chính doanh nghiệp căn bản”, 2010. 4 Trích dẩn giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp PGS TS Lưu Thị Hương-PGS TS Vũ Duy Hào NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân 2006. 5 Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ, “Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp”, tái bản lần thứ 3, năm 2015.
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp 6 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Phân tích tình hình tài chính cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cho biết thêm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai. giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.”6 1.1.2. Mục đích, vai trò của việc phân tích tình hình tài chính 1.1.2.1. Mục đích của phân tích tài chính Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của doanh nghiệp với quá khứ để định hướng trong tương lai. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Vai trò của phân tích tài chính Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính, là yếu tố cốt lõi quyết định sự sống còn cho doanh nghiệp. Có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà 6 PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Phân Tích Báo Cáo Tài Chính, năm 2010, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp 7 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly cung cấp, khách hàng... kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. Đối với người quản lý doanh nghiệp Là người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhất tài chính doanh nghiệp, nắm bắt toàn bộ thông tin phục vụ cho việc phân tích. Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những mục tiêu sau: - Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn đã qua, thực hiện các nguyên tắc quản lý tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp... - Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc về đầu tư, phân phối lợi nhuận... phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp - Cung cấp các căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phân tích tài chính còn tạo tiền đề để các nhà quản lý dự đoán tình hình tài chính trong tương lai và đề ra những chính sách phù hợp. Đối với các nhà đầu tư Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp cổ phần, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro. Rủi ro này liên quan tới việc giảm giá cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quyết định của họ đưa ra luôn có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro và lợi nhuận đạt được. Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì phân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp 8 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ chú ý đặc biệt đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro. Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian sắp tới. Đối với người lao động trong doanh nghiệp Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, người được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một lượng cổ phần nhất định, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp. 1.1.3. Nguồn số liệu phục vụ phân tích tài chính 1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp ở một thời điểm nào đó. Thời điểm báo cáo thường được chọn là thời điểm cuối quý hoặc cuối năm. Do đó, đặc điểm chung của bảng cân đối kế toán là cung cấp dữ liệu thời điểm về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Thực chất Bảng cân đối kế toán chính là bảng cân đối tổng quát thể hiện trên phương trình kế toán cơ bản: cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn của một doanh nghiệp. Về phía tài sản, các khoản mục tài sản được sắp xếp theo mức độ thanh khoản giảm dần, có nghĩa là những tài sản nào có mức thanh khoản cao nhất sẽ sắp xếp trước.
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp 9 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Như vậy, phải sắp xếp tài sản ngắn hạn trước rồi đến tài sản dài hạn sau. Trong tài sản ngắn hạn, khoản mục đầu tiên sẽ là tiền mặt, rồi đến tiền gửi ngân hàng ... Về phương diện kinh tế, số liệu bên phần tài sản của Bảng cân đối kế toán thể hiện qui mô và kết cấu các loại tài sản của doanh nghiệp hiện có vào thời điểm lập báo cáo. Nó thể hiện tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp. Về phía nguồn vốn, các khoản mục nguồn vốn sẽ được sắp xếp theo thứ tự mức độ trách nhiệm phải thanh toán của doanh nghiệp giảm dần hay thứ tự ưu tiên thanh toán. Như vậy, các khoản nợ phải trả xếp trước, sau đó mới đến vốn chủ sở hữu. Trong các khoản nợ phải trả, các khoản vay, nợ ngắn hạn xếp trước, vay, nợ dài hạn xếp sau… Về phương diện kinh tế, số liệu bên phần nguồn vốn cho biết tình hình nguồn tài trợ của doanh nghiệp, cơ cấu tài trợ cũng như mức độ phụ thuộc tài chính của doanh nghiệp vào nguồn vốn bên ngoài. Nói cách khác, phía nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán thể hiện tình hình huy động vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào và mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp ra sao. Nói tóm lại, số liệu bên nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán cho chúng ta thông tin về tình hình huy động vốn của doanh nghiệp và số liệu bên tài sản cho chúng ta thông tin về sử dụng vốn như thế nào trong doanh nghiệp. 1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp qua một thời kỳ nào đó. Thời kỳ báo cáo thường được chọn là năm, quý, hoặc tháng. Do đó, đặc điểm chung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là cung cấp dữ liệu thời kỳ về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Thực chất, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau với nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong báo cáo này thiết kế các chỉ tiêu phù hợp để trình bày về kết quả lãi lỗ của toàn bộ doanh nghiệp và kết quả trong từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như hoạt động sản xuất kinh doanh chính, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp 10 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ = Chiết khấu thương mại + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế TTĐB, thuế XK Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – CPBH – Chi phí QLDN Mặc dù thời điểm lập Báo cáo kết quả kinh doanh là vào cuối kỳ kế toán, nhưng các chỉ tiêu trình bày trong báo cáo này thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt cả kỳ. Quan hệ cân đối khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh 1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo trình bày tình hình số dư tiền mặt đầu kỳ, tình hình các dòng tiền thu vào, chi ra và số dư tiền mặt cuối kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp phản ánh bổ sung tình hình tài chính của doanh nghiệp mà bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập chưa phản ánh hết được. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin cho người sử dụng đánh giá được các vấn đề sau:  Đánh giá khả năng tạo ra tiền trong quá trình hoạt động, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền.  Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng trả cổ tức.  Đánh giá khả năng đầu tư của doanh nghiệp.  Đánh giá về nhu cầu huy động vốn bên ngoài.  Đối chiếu sự khác biệt giữa lợi nhuận thuần và lưu chuyển tiền mặt Trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các luồng tiền được chia theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp 11 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Số tiền chênh lệch Tỷ lệ chênh lệch = *100 Chỉ tiêu kỳ gốc Chỉ tiêu bộ phận Tỷ lệ (tỷ trọng) = *100 Chỉ tiêu tổng thể Số tiền chênh lệch = Chỉ tiêu kỳphân tích - Chỉ tiêu kỳ gốc  Hoạt động kinh doanh: Là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.  Hoạt động đầu tư: Là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền.  Hoạt động tài chính: Là các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. 1.1.4. Phương pháp phân tích Phân tích theo chiều ngang Phân tích theo chiều ngang được sử dụng bằng cách tính số tiền chênh lệch năm này so với năm trước. Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô thay đổi tương quan ra sao với quy mô của số trước đó. Phân tích theo chiều dọc Phương pháp phân tích theo chiều dọc được sử dụng để tính ra tỷ lệ phần trăm để thấy được cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, tầm quan trọng của một chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo.
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp 12 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly So sánh số tương đối = Số tiền chênh lệch Chỉ tiêu kỳ gốc *100 Phân tích các chỉ số tài chính Phân tích chỉ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính bằng cách sử dụng 2 chỉ tiêu bất kỳ trên báo cáo tài chính chia cho nhau. Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích và số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi và mức độ thay đổi trong tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, đánh giá tốc độ tăng hoặc giảm của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. So sánh số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch, từ đó xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của doanh nghiệp. So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của ngành, từ đó đánh giá tình hình họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xấu hay tốt, khả quan hay không. Phương pháp loại trừ Là phương pháp xác định các nhân tố ảnh hưởng bằng cách khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kia. Trong phương pháp loại trừ, bài nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Đặc điểm và điều kiện áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn như sau: So sánh số tuyệt đối = Chỉ tiêu kỳ phân tích - Chỉ tiêu kỳ gốc
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp 13 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly - Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu; - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu; - Mối quan hệ giữa chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng tích số hoặc thương số; - Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo thứ tự nhân tố số lượng được xác định trước rồi mới đến nhân tố chất lượng; trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hoặc nhiều nhân tố chất lượng thì xác định nhân tố nguyên nhân trước, nhân tố kết quả sau; - Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu một cách lần lượt. Cần lưu ý là có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần và nhân tố nào đã thay thế thì được giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng, nhân tố nào chưa thay thế vẫn giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc; - Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và so với số biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc để kiểm tra quá trình tính toán. 1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính 1.2.1.1. Cơ cấu và biến động tài sản Phân tích cơ cấu tài sản Đánh giá quy mô của các loại tài sản so với tổng tài sản thông qua việc tính tỷ trọng giữa các chỉ tiêu đó bằng phương pháp phân tích theo chiều dọc. Phân tích sự biến động của tài sản Phương pháp phân tích theo chiều ngang được sử dụng để đánh giá sự biến động của tài sản bằng cách so sánh giá trị năm sau so với giá trị của năm trước. Nếu số năm sau > số năm trước: Phản ánh tài sản của doanh nghiệp tăng lên và có điều kiện để mở rộng sản xuất.
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp 14 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Nếu số năm sau < số năm trước: Phản ánh tài sản của doanh nghiệp bị thu hẹp, do đó quy mô sản xuất kinh doanh có thể bị giảm sút nếu không sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn.7 a) Tiền và tương đương tiền Căn cứ vào nhu cầu thực tế về tiền của DN trong từng giai đoạn để nhận xét. Không thể dựa vào số tiền hiện có tại doanh nghiệp nhiều hay ít mà nhận xét là doanh nghiệp đó đang ứ đọng hay thiếu tiền. Trường hợp tiền và tương đương tiền tăng lên có thể do doanh nghiệp đang có ý định dự trữ tiền để mua sắm tài sản cố định, vật tư. Hay khi tiền và tương đương tiền giảm có thể do DN vừa đầu tư vào một số lĩnh vực kinh doanh. b) Các khoản phải thu ngắn hạn Các khoản phải thu của DN có nhiều loại nhưng chiếm phần lớn là khoản mục phải thu khách hàng. Đây là tài sản của DN bị người mua chiếm dụng. Khoản phải thu này tăng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên khi xem xét khoản phải thu này cần liên hệ với phương thức tiêu thụ, chính sách tín dụng bán hàng, chính sách thanh toán tiền hàng, khả năng quản lí nợ cũng như năng lực tài chính của khách hàng.. để nhận xét. Nếu doanh nghiệp áp dụng phương thức bán lẻ là chủ yếu thì số nợ phải thu sẽ thấp do bán hàng ra thu được tiền ngay, ngược lại DN áp dụng phương thức bán buôn là chủ yếu thì tỷ trọng nợ phải thu sẽ cao do đặc trưng của phương thức tiêu thụ này là thanh toán chậm. Trường hợp do khả năng quản lí khách hàng kém, khoản nợ phải thu sẽ tăng do phát sinh các khoản “nợ xấu” trong kỳ. c) Hàng tồn kho Để đảm bảo cho quá trình SXKD diễn ra liên tục thì DN cần phải xác định được lượng HTK dự trữ hợp lý. Lượng HTK dự trữ hợp lý là lượng dự trữ vừa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh liên tục, vừa không gây ra chi phí tồn kho, gây ứ đọng vốn. Lượng dự trữ phụ thuộc chủ yếu vào quy mô sản xuất, tiêu thụ, vào hệ thống cung cấp, vào tình hình tài chính của DN. Khi xem xét tỷ trọng HTK chiếm trong tổng tài sản, cần liên hệ với ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của DN, với chính sách dự trữ, tính 7 Lê Nhật Khánh (2017) “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Hồng Nhật”
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp 15 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly thời vụ của kinh doanh với chu kỳ sống của sản phẩm. Trong các DN kinh doanh, thương mại tỷ trọng HTK thường lớn do đối tượng kinh doanh là các hàng hóa này, ngược lại các DN kinh doanh dịch vụ thì tỷ trọng HTK lại thấp. d) Tài sản cố định Tỷ trọng tài sản cố định chiếm trong tổng tài sản trước hết phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Hơn nữa, tỷ trọng này còn phụ thuộc vào chính sách đầu tư, vào chu kỳ kinh doanh, vào phương pháp khấu hao mà DN áp dụng. Chính vì vậy khi xem xét tỷ trọng tài sản cố định cần phải liên hệ các yếu tố trên.8 1.2.1.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn Phân tích cơ cấu nguồn vốn Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của DN, khi phân tích kết cấu nguồn vốn ta đánh giá tỷ trọng của từng khoản mục so với tổng nguồn vốn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn, DN có khả năng đủ đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của DN đối với các chủ nợ là cao. Ngược lại nếu nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn, khả năng bảo đảm về mặt tài chính của DN sẽ thấp, an ninh tài chính thiếu bền vững. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn Sự biến động của nguồn vốn: tương tự như tài sản, ta cần phải phân tích biến động nguồn vốn của DN nhằm đánh giá việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình SXKD thông qua việc so sánh tổng nguồn vốn giữa các kỳ phân tích. Việc phân tích tình hình biến động nguồn vốn là cơ sở để đánh giá khả năng độc lập về tài chính của DN, từ đó đưa ra những giải pháp định hướng kinh doanh phù hợp. Nếu số năm sau > số năm trước: Tổng nguồn vốn tăng, tài sản DN được mở rộng. Nếu số năm sau < số năm trước: Tổng nguồn vốn giảm, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của DN giảm. 8 Lê Nhật Khánh (2017) “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Hồng Nhật”
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp 16 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 1.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh BCKQKD thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận và nghĩa vụ thuế TNDN của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng phần cụ thể. Các chỉ tiêu được phản ánh theo “Số năm trước”, “Số năm nay”. BCKQKD được kết cấu dưới dạng tổng hợp số phát sinh trên các tài khoản kế toán, được sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. BCKQKD được chia làm 3 phần, bao gồm : – Doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ:  Doanh thu bao gồm: Doanh thu bán hàng hoá dịch vụ, doanh thu tài chính, các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ  Chi phí bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý, chi phí bán hàng trong kỳ – Thu nhập và chi phí của những hoạt động khác: bao gồm những khoản thu và chi phí không phục vụ hoạt động kinh doanh trong kỳ – Lợi nhuận và nghĩa vụ thuế TNDN:  Lợi nhuận bao gồm : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động khác, lợi nhuận sau thuế là lãi cổ tức (nếu có)  Nghĩa vụ thuế TNDN bao gồm : Thuế TNDN phải nộp trong kỳ và thuế TNDN chưa phải nộp trong kỳ. 1.2.3. Phân tích mức độ độc lập tài chính Mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp phản ánh quyền của doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định về chính sách và hoạt động của doanh nghiệp cũng như quyền kiểm soát các chính sách đó. Mức độ độc lập tài chính thường được biểu hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau và được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau như: mức độ tài trợ tài sản bằng vốn chủ sở hữu, mức độ tự tài trợ tài sản dài hạn bằng vốn chủ sơ hữu, hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu,...tuy nhiên chỉ tiêu hệ số tài trợ vẫn là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính, chỉ tiêu thông dụng và phản ánh rõ nhất.
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp 17 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 1.2.3.1. Hệ số tài trợ Hệ số tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu. Khi hệ số tài trợ càng lớn thì chứng tỏ khả năng tự đảm bảo tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại, trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp. Hệ số tài trợ được xác định theo công thức sau: Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn Nếu số năm sau > số năm trước: chứng tỏ trong tổng nguồn vốn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên so với năm trước, khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp tăng lên. Nếu số năm sau < số năm trước: chứng tỏ trong tổng nguồn vốn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống so với năm trước, khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp giảm đi. 1.2.3.2. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn Hệ số tài trợ = TSDH Vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn Hệ số tự tài trợ TSDH: Chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn là bao nhiêu. Trị số này càng cao chứng tỏ tài sản dài hạn chủ yếu được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. – Hệ số này>=1: VCSH của doanh nghiệp có đủ và thừa để trang trải TSDH. Trường hợp này, mặc dù mức độ độc lập tài chính không cao, nhưng doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp 18 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly trong thanh toán các khoản nợ và do vậy an ninh tài chính vẫn đảm bảo cho doanh nghiệp tiền hành hoạt động bình thường để phát triển và vượt qua khó khăn. – Hệ số này lớn hơn 1 rất nhiều: VCSH của doanh nghiệp có thừa khả năng tài trợ TSDH. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tự đảm bảo về mặt tài chính, góp phần bảo đảm an ninh tài chính để vượt qua khó khăn trước mắt. – Hệ số này < 1: VCSH của doanh nghiệp không đủ khả năng tài trợ TSDH, doanh nghiệp buộc phải sử dụng các nguồn vốn khác (kể cả vốn chiếm dụng dài hạn) để tài trợ, nên khi các khoản nợ đáo hạn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán. 1.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 1.2.4.1. Phân tích tình hình công nợ a. Tổng quan tình hình công nợ Hệ số khoản phải thu so với khoản phải trả = Nợ phải thu Nợ phải trả Hệ số này phản ánh phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng so với phần vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng. Hệ số này >1 : số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng. Hệ số này <1 : số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng, tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp thường xuyên phải chiếm dụng vốn, thậm chí nợ nần kéo dài và mất chủ động trong kinh doanh. Thực tế cho thấy, số vốn đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số vốn bị chiếm dụng đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh.
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp 19 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly b. Tình hình trả nợ đối với nhà cung cấp  Số vòng luân chuyển các khoản phải trả Số vòng luân chuyển = các khoản phải trả Giá vốn hàng bán + tăng( giảm) HTK Số dư bình quân các khoản phải trả Số vòng luân chuyển các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của DN đối với nhà cung cấp. Số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước. Ngược lại, số vòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trước. Chỉ số này quá thấp có thể tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản, ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.  Thời gian quay vòng của các khoản phải trả Thời gian quay vòng = của các khoản phải trả Thời gian của kỳ phân tích Số vòng luân chuyển các khoản phải trả Là chỉ số thể hiện số ngày trung bình mà doanh nghiệp cần để trả tiền nhà cung cấp. Thời gian quay vòng của các khoản phải trả càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh, khả năng tài chính của DN dồi dào. Nếu chỉ tiêu này quá cao sẽ dẫn tới DN đi chiếm dụng vốn nhiều, công nợ sẽ dây dưa kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng tài chính và uy tín của DN. Ngược lại, chỉ tiêu này càng thấp thì chứng tỏ DN đi chiếm dụng vốn ít, nhanh chóng thanh toán công nợ, đảm bảo uy tín cho DN. c. Tình hình thanh toán với khách hàng  Số vòng quay khoản phải thu Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Các khoản phải thu bình quân Vòng quay khoản phải thu phản ánh khả năng quản lý các khoản công nợ phải thu của công ty và khả năng thu hồi vốn trên các khoản công nợ đó.
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp 20 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Chỉ số vòng quay phải thu lớn cho thấy khả năng thu hồi công nợ từ các khách hàng là tốt, và cho thấy công ty có những đối tác làm ăn chất lượng, có khả năng trả nợ nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ số cao cũng phản ánh chính sách bán hàng quá chặt chẽ, có thể gây ảnh hưởng xấu tới doanh số. Chỉ số vòng quay phải thu thấp cho thấy khả năng thu hồi tiền từ khách hàng khá kém, chính sách bán hàng lỏng lẻo, hoặc đối tác của công ty đang gặp khó khăn về tài chính.  Kỳ thu tiền bình quân (DOS) Kỳ thu tiền bình quân = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để một công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng. Xem xét xu hướng của kỳ thu tiền bình quân qua các thời kỳ của một công ty là có hiệu quả nhất. Kỳ thu tiền bình quân này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền càng nhanh, DN ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, kỳ thu tiền càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền càng chậm, số vốn DN bị chiếm dụng nhiều. 1.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán a. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn  Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số này được sử dụng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp (như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho. Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng TSNH được sử dụng để thanh toán. Hệ số này >1: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn được đảm bảo. Doanh nghiệp có đủ năng lực để trả nợ. Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ của
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp 21 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly doanh nghiệp càng lớn. Hệ số này < 1: tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ để trả nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.  Khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số này được sử dụng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp (như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp mà không bao gồm hàng tồn kho. Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại. Hệ số này >= 1: khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao. DN không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng nếu hệ số này quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều, gây lãng phí vốn. Hệ số này <1: DN sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ khoản nợ ngắn hạn hay nói chính xác hơn, DN sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn.  Khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh = toán tức thời Tiền và tương đương tiền Nợ ngắn hạn Khác với khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời xem xét liệu trong doanh nghiệp số tiền và tương đương tiền mà doanh nghiệp có, có đủ để thanh toán tức thì cho các khoản nợ đã đến hạn. Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của các tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành vốn bằng tiền
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp 22 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly càng nhanh, góp phần nâng cao khả năng thanh toán của DN. Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp nên nằm trong khoảng 0,1- 0,5. b. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn  Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả = Tổng nợ dài hạn Tổng nợ phải trả Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ nhu cầu thanh toán ngay thấp, nhưng DN phải có kế hoạch thanh toán trong những kì tới.  Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Trên VCSH = Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Hệ số tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của DN. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà DN sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình, cứ một đơn vị vốn chủ sở hữu tham gia tài trợ thì tương ứng với mấy đơn vị nợ phải trả phải tham gia. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, chủ sở hữu muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho DN.  Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát = Tổng giá trị tài sản dài hạn Tổng nợ dài hạn Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bằng các tài sản dài hạn, vì các khoản nợ dài hạn thường được sử dụng để đầu tư vào tài sản dài hạn như máy móc thiết bị, nhà cửa, đầu tư,… do vậy thời gian thu hồi vốn dài. Chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán của DN càng tốt sẽ góp phần ổn định tình hình tài chính của DN.
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp 23 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Lợi nhuận ròng biên Lợi nhuận sau thuế = * 100 Doanh thu thuần  Hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản Hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản = Nợ phải trả Tổng tài sản Hệ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.  Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản = Tổng nợ dài hạn Tổng tài sản Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản của DN chủ yếu tài trợ từ vốn vay dài hạn, một phần thể hiện sự ổn định trong hoạt động kinh doanh, một phần thể hiện trách nhiệm của DN trong việc thanh toán các khoản nợ dài hạn trong tương lai. 1.2.5. Phân tích khả năng sinh lời 1.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( lợi nhuận ròng biên – ROS) Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu nhằm cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn.
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp 24 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Lợi nhuận sau thuế ROA = *100 Tổng TS bình quân Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản. 1.2.5.2. Hệ số vòng quay tài sản (TAT) Số vòng quay của tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Số vòng quay của tổng TS hay còn gọi là “Sức sản xuất của TS”. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản, nó cho biết một đồng (hay một đơn vị) tài sản bình quân đầu tư vào kinh doanh mang về mấy đồng (hay mấy đơn vị) doanh thu thuần. Trị số của chỉ tiêu này nếu tính ra càng lớn, khả năng tạo doanh thu thuần càng cao, DN càng có điều kiện để nâng cao khả năng sinh lời. 1.2.5.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản Tỷ số này cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. ROA cho thấy sự hiệu quả của công ty trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Nếu tỷ số > 0: doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của DN. Còn nếu tỷ số < 0: doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp 25 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế = * 100 Vốn chủ sở hữu bình quân 1.2.5.4. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ hữu ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. ROE là tiêu chuẩn lựa chọn mua cổ phiếu trên thị trường của các nhà đầu tư. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. 1.2.6. Phân tích luồng tiền Trong phân tích tài chính thì việc phân tích luồng tiền cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng bị đánh lừa bởi báo cáo lợi nhuận tốt đẹp mà không hiểu được tính bền vững của các lợi nhuận đó. Vì vậy, thông qua việc phân tích luồng tiền, các nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn giá trị thật sự của doanh nghiệp. 1.2.6.1. Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền = Nợ phải trả bình quân Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Trị số của hệ số càng nhỏ thì khả năng thanh toán nợ phải trả của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Nếu hệ số này >1: chứng tỏ lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD không thể đảm bảo chi trả các khoản nợ. Nếu hệ số này <1: khả năng thanh toán nợ của công ty bằng nguồn lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD được đảm bảo.
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp 26 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 1.2.6.2. Hệ số dòng tiền trên doanh thu Hệ số dòng tiền = trên doanh thu Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Doanh thu Hệ số dòng tiền trên doanh thu phản ánh khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số này còn cho thấy chất lượng doanh thu qua số tiền thực thu được mà không tính đến số tiền nợ của khách hàng. Hệ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động thanh toán tốt và ngược lại. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ lượng vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng lớn. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao chứng tỏ chính sách bán chịu của doanh nghiệp đang được siết chặt, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. 1.2.6.3. Hệ số dòng tiền trên tài sản Hệ số dòng tiền = trên tài sản Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Tổng tài sản bình quân Hệ số dòng tiền trên tài sản phản ánh khả năng tạo tiền ở mức độ tổng quát từ việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu càng lớn, khả năng tạo tiền từ tài sản càng cao và càng tạo điều kiện tốt cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp và ngược lại. Hệ số này >1: chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả, khả năng tạo tiền lớn, đảm bảo cho khả năng thanh toán các khoản nợ.Hệ số này <1: doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn nhiều. Vì vậy doanh nghiệp nên chú ý đến công tác thu hồi nợ để đảm bảo tiền cho hoạt động kinh doanh của mình. 9 9 Nguyễn Thị Quyên,“ Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, (2012),”
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp 27 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 1.3. Cơ sở thực tiễn về phân tích tài chính doanh nghiệp Quản lý tình hình tài chính là một nhiệm vụ hết sức quan trọng quyết định đến sự tồn tại bền vững cho doanh nghiệp trong tương lai nên đã được nhiều đối tượng tìm hiểu và nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu tài chính là các con số biết nói, biết biểu cảm về thực trạng tài chính của công ty đó, mỗi đối tượng quan tâm, từ nhà đầu tư đến người lao động đều tìm thấy cái mình cần trong hệ thống chỉ tiêu này. Do đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc về lý luận phân tích tình hình tài chính và các giải pháp cải thiện trong thực tiễn. Trong nước, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: - Trương Bá Thanh (2001) với tác phẩm “Phân tích hoạt động kinh doanh – Phần II” đã nghiên cứu về các lý luận cơ bản của phân tích tài chính. Tác phẩm đã trình bày các nội dung chính như nguồn thông tin sử dụng trong việc phân tích, những phương pháp phân tích (phương pháp so sánh, phương pháp Dupont, Phương pháp loại trừ,..), hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo tác giả, nội dung cơ bản của phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích cấu trúc tài chính, phân tích hiệu quả hoạt động, phân tích rủi ro và xác định giá trị doanh nghiệp. Đồng thời cũng chỉ rõ các chỉ tiêu cụ thể để phân tích các nội dung nêu trên. Tuy nhiên, phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm vô vàn khía cạnh và tác phẩm trên vẫn chưa đề cập đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp - một nội dung vô cùng quan đối với sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp nào10 . - Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ (2008) trong tác phẩm “Phân tích tài chính doanh nghiệp” đã nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến lý luận của phân tích tài chính doanh nghiệp, tác phẩm đã trình bày khá rõ các vấn đề cơ bản của phân tích tài chính như phương pháp phân tích, các báo cáo tài chính sử dụng cho phân tích tài chính, trọng tâm của tác phẩm này đi vào nghiên cứu nội dung và hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo các tác giả này, nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích tình hình sử dụng vốn, phân tích tiềm 10 Trương Bá Thanh (2001) “Phân tích hoạt động kinh doanh – Phần II”
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp 28 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly lực tài chính, phân tích và dự báo rủi ro, phân tích khả năng sinh lời, phân tích tăng trưởng và định giá doanh nghiệp. Có thể thấy, tác phẩm này tập trung nhiều hơn vào dự báo tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp11 . - Nguyễn Thị Quyên (2012) trong luận án tiến sĩ “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã hệ thống hóa lý luận phân tích tài chính một cách khoa học các chỉ tiêu dùng để phân tích tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán như nhóm các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn, nhóm chỉ tiêu khái quát mức độ độc lập tài chính, nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng sinh lợi, đánh giá thực trạng của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công khai trong công ty cổ phần niêm yết kèm theo các biện pháp hoàn thiện. Có thể nói, tác phẩm này đã hệ thống hóa lý luận để có thể đánh giá tổng quát nhất tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, những hệ số trong các chỉ tiêu này được nghiên cứu chỉ sử dụng cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán12 . - Lê Nhật Khánh (2017) với đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Hồng Nhật” đã đi sâu nghiên cứu thực trạng tình hình tài chính của một loại hình doanh nghiệp cụ thể, đó là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh, Dupont, và loại trừ để tiến hành phân tích các chỉ tiêu như phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình thanh toán, phân tích khả năng thanh toán, phân tích kết quả kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh doanh và dự báo nguy cơ phá sản, đồng thời đánh giá tình hình tài chính kèm theo các giải pháp cải thiện cho công ty13 . Ở nước ngoài cũng có đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về tình hình tài chính, có thể kể đến như: - Josette Peyrard (2005) trong tác phẩm “Phân tích tài chính doanh nghiệp” đã đề cập đến phương pháp phân tích, dữ liệu sử dụng trong phân tích,… Nội dung chính 11 Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ ( 2008) “Phân tích tài chính doanh nghiệp” 12 Nguyễn Thị Quyên (2012) “ Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” 13 Lê Nhật Khánh (2017) “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Hồng Nhật”
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp 29 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly của tác phẩm này đề cập đến nội dung phân tích và các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo tác giả này thì nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào phân tích hiệu quả hoạt động, phân tích khả năng sinh lời, phân tích rủi ro và phân tích tăng trưởng, do vậy tác giả đã xây dựng các chỉ tiêu phân tích cho từng nội dung phân tích trên14 . - Nhóm tác giả K.R. Subramanyam, John J.Wild (2009) trong tác phẩm “Phân tích báo cáo tài chính” đã nghiên cứu nhiều nội dung liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp, trong đó phần lớn tác phẩm đề cập đến các nội dung phân tích và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo quan điểm của nhóm tác giả này thì nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích hoạt động tài chính, phân tích hoạt động đầu tư, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích dòng tiền, phân tích vòng quay của vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ứng với mỗi nội dung phân tích thì nhóm tác giả cũng đã xây dựng các chỉ tiêu phân tích phù hợp15 . Như đã đề cập ở trên, việc nghiên cứu tình hình tài chính của một doanh nghiệp bao hàm rất nhiều yếu tố và sự đầu tư nghiêm túc về thời gian và công sức. Đa số đề tài nêu trên đã đi vào hoàn thiện hệ thống lý luận của phân tích tài chính cho các loại hình doanh nghiệp, một số khác đã đi sâu phân tích thực trạng của doanh nghiệp cụ thể, tuy nhiên vẫn chưa đề cập đến một khía cạnh quan trọng trong phân tích tài chính đó là luồng tiền. Do đó, đề tài nghiên cứu này sẽ kế thừa những lý luận phân tích tài chính của các đề tài nêu trên vào phân tích thực trạng tài chính của một công ty Cổ phần, đồng thời sẽ đề cập sâu hơn vào phân tích luồng tiền bằng 3 chỉ tiêu: hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền, hệ số dòng tiền trên doanh thu và hệ số dòng tiền trên tài sản cũng như đưa ra một số giải pháp hoàn thiện những lỗ hổng trong tình hình tài chính của công ty. 14 Josette Peyrard (2005) “corporate financial analysis” 15 K.R. Subramanyam, John J.Wild (2009) “Fianancial statement analysic”
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp 30 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển Tên công ty: Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Tên giao dịch quốc tế: Thua Thien Hue Concrete and Construction Joint Stock Company. Địa chỉ: 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: (84) 0234.3812945 Fax: (84) 0234.3820217 Email: betonghue@gmail.com Website: www.betonghue.com.vn Mã số thuế: 3300384426 Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3300384426 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 28/12/2005. Số tài khoản: 0161000426879 tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế. Vốn điều lệ: 12.000.000.000 đồng Tiền thân của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế là Xí nghiệp sản xuất bê tông trực thuộc công ty xây lắp Thừa Thiên Huế. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng ngày càng hoàn thiện tương ứng với sự phát triển của xã hội, các công trình kiến trúc không chỉ đòi hỏi đẹp về mặt kiến trúc mà phải đảm bảo về chất lượng. Tuy nhiên với phương thức sản xuất thủ công theo truyền thống cho ra những công trình có chất lượng thấp, không đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội. Đứng trước tình hình đó, công ty
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp 31 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Xây lắp Thừa Thiên Huế đã trình Sở Xây dựng và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tờ trình số 35/TC – Công ty ngày 31/03/1997 xin thành lập Xí nghiệp chuyên trách về bê tông và xây dựng. Năm 2006, trong bối cảnh chung của nền kinh tế, thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước cũng như mong muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp sản xuất bê tông thuộc công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế đã tách riêng thành công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế hoạt động độc lập với công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế. Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế chính thức hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 theo quyết định số: 4204/QĐ – UBND ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3300384426 ngày 28/12/2015 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp, Luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã có 4 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 03/07/2015. 2.1.2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh: Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bê tông thương phẩm và Ống cống li tâm các loại. Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất, cung ứng Bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn và ống cống ly tâm các loại. - Xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi và các công trình hạ tầng.
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp 32 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ 2.1.3.1. Chức năng Sản xuất cung ứng Ống bi các loại và Bê tông thương phẩm cho các công trình, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông thủy lợi… * Những công trình công ty đã thi công: Trong những năm qua công ty cổ phần bê tông và xây dựng TT-Huế đã cung ứng bê tông cho các công trình trên địa bàn TTHuế - Quảng Trị - Quảng Bình - Đà Nẵng… + Các loại hình bê tông: - Cọc nhồi: công trình Văn Phòng Tố Hữu, Biệt Thự Phú Mỹ An, - Cầu đường lớn: Cầu Bến Đá, Cầu Mỹ Chánh, cầu Dài, đường tỉnh lộ 4 (đường bộ 1); … - Công trình có khối lượng bê tông lớn và cao tầng như:Vin com, nhà ở xã hôi, chung cư Xuân Phú, Đại Học Sư Phạm, Ngân Hàng Công Thương, Đô Thị Phú Mỹ Thương, Điện Lực, cảnh sát giao thông, Đại Học Y, May Hanet Phú Bài, nhà máy nước,…. - Công trình công nghiệp có khối lượng bê tông trên 10.000m3 như: Vin com, nhà máy Xi Măng Đồng Lâm,… Hàng năm Công ty cung ứng 36.000 mét dài đến 44.000 mét dài ống cống ly tâm các loại cho các công trình đô thị ở thành phố Huế, Đồng Hới - Quảng Bình,Công Ty CP Cơ Khí Xây Dựng cấp Thoát nước VIWASEEN 2, Công Ty CP Xây Dựng Đầu Tư Phát triển Bạch Đằng 15, Xí Nghiệp cơ khí Xây lắp - Công Ty CP Môi Trường và Công Trình Đô Thị Huế, Công Ty TNHH MTV Đầu tư Xây Dựng Đồng Tiến. 2.1.3.2. Nhiệm vụ  Thực hiện các nhiệm vụ của đại hội đồng cổ đông đề ra.  Sử dụng và bảo vệ tài sản của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • 45. Khóa luận tốt nghiệp 33 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly  Không ngừng nâng cao trình độ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên.  Xây dựng, ban hành các quy định, chính sách hoạt động nhằm nâng cao trách nhiệm, trật tự, kỷ cương trong Công ty.  Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho các Cán bộ Công nhân viên. 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế) Sơ đồ 2.1 – Tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế Chức năng các bộ phận Đại hội đồng cổ đông Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề như báo cáo tài chính hằng năm, số lượng thành viên hội đồng quản trị,