SlideShare a Scribd company logo
1 of 114
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN LỆ DIỄM
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TP. HỒ CHÍ MINH
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN LỆ DIỄM
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM QUANG HUY
TP. Hồ Chí Minh - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong bài luận văn là công trình nghiên cứu độc
lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học TS.Phạm
Quang Huy. Các nội dung trích từ sách báo, tạp chí, luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc. Các số liệu nêu trong bài luận văn là trung thực. Các kết quả nghiên
cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, phân tích và các kết quả này chưa từng
được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Học viên cao học
Trần Lệ Diễm
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Tóm tắt - Abstract
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP......................................................................................9
1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập ..............................................................9
Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập............................................................9
Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập..................................................................9
Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ................................................................10
Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập..................................12
1.2 Khái niệm, vai trò tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập .............14
Khái niệm tổ chức kế toán................................................................................14
Vai trò tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập ............15
1.3 Nội dung về tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập.......................15
Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công
lập..............................................................................................................................16
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công
lập..............................................................................................................................18
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập ..20
Tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập. ...21
Tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập.........................22
Tổ chức kiểm kê tài sản....................................................................................24
Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán .......................................................25
Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ
SNCL TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH ...........26
2.1 Tổng quan về Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh......................................26
Giới thiệu về Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh....................................26
Chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh................26
Hệ thống trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.........................29
2.2 Kết quả khảo sát về thực trạng công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc
sở GTVT TP.HCM....................................................................................................30
Mô tả mẫu khảo sát ..........................................................................................30
Quy trình phân tích kết quả khảo sát................................................................31
Kết quả khảo sát...............................................................................................33
2.2.3.1 Kiểm định ANOVA xem xét mối quan hệ giữa thâm niên làm việc với 8
thành phần tổ chức công tác kế toán .........................................................................47
2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận
tải TP.HCM...............................................................................................................55
Những mặt đạt được.........................................................................................55
Những tồn tại và nguyên nhân thực tế tại các đơn vị trực thuộc SGTVT........57
Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
...................................................................................................................................60
3.1 Yêu cầu hoàn thiện..............................................................................................60
3.2 Các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đợn vị trực thuộc
SGTVT......................................................................................................................61
Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ..................................61
Hoàn thiện công tác vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: .............................63
Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống sổ kế toán.............................................64
Hoàn thiện công tác vận dụng lập, nộp báo cáo tài chính................................65
Hoàn thiện công tác tổ chức kiểm tra kế toán..................................................68
Hoàn thiện tổ chức kiểm kê tài sản ..................................................................68
Hoàn thiện tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán ......................................69
Một số kiến nghị khác......................................................................................69
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BCTC : Báo cáo tài chính
BMKT : Bộ máy kế toán
CTKT : Chứng từ kế toán
HCSN : Hành chính sự nghiệp
KKTS : Kiểm kê tài khoản
KTKT : Kiểm tra kế toán
LBCTC : Lập báo cáo tài chính
LTBVTL: Lưu trữ bảo vệ tài liệu
NSNN : Ngân sách nhà nước
SGTVT : Sở Giao thông vận tải
SSKT : Sổ sách kế toán
SNCL : Sự nghiệp công lập
TKKT : Tài khoản kế toán
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TB : Trung bình
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc SGTVT
Bảng 2.2: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Bảng 2.3: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Bảng 2.4: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng chế độ sổ kế toán
Bảng 2.5: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng lập và nộp BCTC
Bảng 2.6: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy kế toán
Bảng 2.7: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức kiểm tra kế toán
Bảng 2.8: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức kiểm kê tài sản
Bảng 2.9: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán.
Bảng 2.10: Mẫu báo cáo kết quả hoạt động của đơn vị.
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Sở Giao thông vận tải TP.HCM
Hình 2.2 Bộ máy kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở GTVT
TÓM TẮT
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.
Tóm tắt- Tổ chức công tác kế toán khoa học góp phần quan trọng vào việc thu thập,
xử lý thông tin, giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời,
nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong bài luận văn này tác giả khảo sát
thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. HCM. Tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Tác giả sử dụng phương
pháp cronbach’s alpha để kiểm định độ tin cậy sơ bộ của các khái niệm đo lường.
Nếu các biến quan sát không đạt yêu cầu sẽ được loại ra và tiếp tục đưa vào phân
tích EFA giúp chứng minh thang đo là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả
khảo sát thực tế phản ánh thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các các đơn vị.
Qua đó đánh giá về ưu điểm, hạn chế trong công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị
này và hoàn thiện tổ chức kế toán ngày càng tốt hơn.
Từ khóa: kế toán, đơn vị sự nghiệp.
ABSTRACT
Improving the accounting organization in public service institutions under the
Ho Chi Minh City Department of Transportation and Communication.
Abstract - The important scientific accounting organization is to collect,
process information and help the leaders of the unit to make decisions
correctly and complete the assigned tasks. In this study, the author surveys the
situation and offer solutions to perfect the accounting organization in public
service institutions under the Ho Chi Minh City Department of Transportation
and Communication. The author uses qualitative research methods combining
with quantified research methods. The author used the cronbach alpha analysis
to test preliminary reliability of measurement concepts. If the observed
variables do not meet the requirements will be rejected and continued take on
EFA analysis help prove scale is consistent with the research data. The survey
result reflect the reality of accounting organization units. Through survey
result, the author reviews accounting activities to improve accounting
organization better.
Key word: public accounting, the business units.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đi đầu trong cả nước về tốc độ phát triển
của nền kinh tế thị trường, là nơi thu hút rất nhiều nguồn nhân lực từ khắp các tỉnh
thành trong cả nước, dòng người từ nông thôn tìm về thành thị ngày càng gia tăng.
Điều này đã tạo nên khó khăn cho thành phố trong công tác quy hoạch và quản lý
đô thị, quy hoạch và quản lý về giao thông vận tải. Sở Giao thông vận tải thành phố
Hồ Chí Minh là cơ quan hành chính nhà nước, hiện đang quản lý 15 đơn vị sự
nghiệp trực thuộc. Mỗi đơn vị trực thuộc đều có những chức năng và nhiệm vụ
riêng, quản lý giao thông trên toàn thành phố.
Trong quá trình quản lý các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ
Chí Minh, vấn đề về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị là điều cần được quan
tâm và giám sát. Qua kết quả kiểm tra quyết toán kinh phí NSNN của các đơn vị
trực thuộc Sở năm 2017 cho thấy hiện tại trong hoạt động tổ chức công tác kế toán
của các đơn vị trực thuộc đang có những bất cập sau: tình hình thực hiện các khoản
chi chưa đúng quy định ví dụ như công tác phí, các khoản phụ cấp, sử dụng tiền mặt
chi trả viên chức trên 5 triệu đồng; Hạch toán chưa đúng; Chứng từ thanh toán chưa
đầy đủ; Sắp xếp chứng từ chưa khoa học và Trích lập các quỹ chưa đúng với quy
định hiện hành.
Tổ chức kế toán khoa học ở những đơn vị này không những giúp lãnh đạo
đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm
vụ được giao mà còn giúp cơ quan cấp trên là SGTVT quản lý nguồn kinh phí, tài
sản của Sở ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, đúng quy định pháp luật. Nhằm góp phần
hoàn thiện công tác quản lý tài chính, tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị trực
thuộc Sở GTVT TPHCM, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ
chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông
vận tải TP. Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình nhằm đóng góp những
2
giải pháp phù hợp với thực trạng tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình đang
công tác.
2. Tổng quan của các nghiên cứu trước
Tổ chức kế toán là công việc tổ chức bộ máy kế toán, vận dụng các phương
pháp kế toán để thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin trên cơ sở chấp hành nghiêm
chỉnh các chính sách, chế độ tài chính hiện hành nhằm phát huy hết vai trò của hạch
toán kế toán góp phần quản lý, điều hành đơn vị có hiệu quả. Ở Việt Nam, một số
công trình đã nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công
lập thuộc các lĩnh vực khác nhau như: văn hóa thông tin, giáo dục, bệnh viện, bảo
hiểm…Các nghiên cứu đều đưa ra những lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán
và đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Cụ thể như:
- Nghiên cứu của Trần Thị Quỳnh năm (2013): “Hoàn thiện tổ chức kế toán
trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại”. Đề tài đã đưa ra
được những lý luận, khái niệm cơ bản về đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực
văn hóa thông tin nói chung và thông tin thương mại nói riêng. Thực trạng tổ chức
công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại,
người viết cũng đã đưa ra những quan điểm và giải pháp hoàn thiện tổ chức công
tác kế toán tại đó. Tuy nhiên những vấn đề được nêu lên trong đề tài là toàn bộ hoạt
động kế toán chứ không đi phân tích sâu về kế toán hoạt động thu, chi tại các đơn vị
sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại. Dó đó chưa thể cung cấp đầy đủ cơ sở
lý luận và giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi tại các đơn vị sự nghiệp có
thu khác.
-Nghiên cứu của Trần Thu Hằng (2014): “Hoàn thiện tổ chức công tác kếtoán
tại Học viện chính trị hành chính quốc gia – Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu đã trình
bày đươc những lý luận cơ bản về tổ chức kế toán của đơn vị sự nghiệp có thu,thực
tế tổ chức kế toán của đơn vị, đưa ra được những ưu nhược điểm trong từng khâu,
từng vấn đề của công tác kế toán. Tuy nhiên đề tài chưa nêu được việc sửdụng
nhu cầu thông tin quản trị trong tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, và chưa cógiải
pháp phù hợp nào được đưa ra.
3
-Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Nhật Ngân (2017): “ Tổ chức công tác kế toán
tại cơ quan Bảo hiểm xã hội quận, huyện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: thực trạng
và giải pháp”. Trong nghiên cứu đề cập thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại cơ
quan hành chính sự nghiệp cụ thể là các cơ quan bảo hiểm xã hội tại TP.HCM, từ
đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
-Nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Nhung (2015): “Hoàn thiện tổ chức công tác
kế toán tại đơn vị sự nghiệp có thu, Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hà Đông”.
Luận văn thạc sĩ, Luận văn đã trình bày các lý luận cơ bản về tổ chức kế toán đơn vị
sự nghiệp công lập, đánh giá, phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán ở Trung
tâm phát triển quỹ đất quận Hà Đông, từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp
nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. Tuy nhiên các đề tài này chỉ là
mô tả thực trạng sau đó đưa ra những giải pháp thuần túy về phương diện hạch toán
nhằm tuân thủ chế độ hiện hành chứ chưa chỉ ra được ảnh hưởng của tổ chức hạch
toán kế toán đến quản lý tài chính.
Nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán gồm nhiều nội dung, trong đó cũng
có tác giả nghiên cứu cụ thể một nội dung của tổ chức công tác kế toán như tổ chức
hạch toán kế toán. Nghiên cứu phân tích sâu về nghiệp vụ hạch toán kế toán mà
chưa phản ánh hết các nội dung khác của tổ chức công tác kế toán như: sổ sách, báo
cáo tài chính, kiểm tra kế toán, kiểm kê tài sản…Điển hình như Nghiên cứu của
Nguyễn Đức Dương (2014): “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại bệnh viện
sản Nhi tỉnh Quảng Ninh”. Nghiên cứu đã đưa ra được các lý luận cơ bản về cơ chế
tài chính, quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Về công tác kế
toán, đề tài đã nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tại đơn vị này, trong đó có các
hoạt động tổ chức kế toán và đưa ra các phương hướng, biện pháp hoàn thiện công
tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y. Tuy nhiên đề tài chưa phản
ảnh hết các nội dung tổ chức kế toán, chưa bám sát được vào các cơ chế quản lý của
Nhà nước hiện hành, rất nhiều các chính sách, chế độ được bạn hành mới, chưa nêu
ra được những giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán hợp lí.
4
Bên cạnh các nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại
các đơn vị sự nghiệp còn có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức
công tác kế toán rât có ý nghĩa thực tiễn đến việc hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán như Nghiên cứu của Ngô Phi Mỹ Anh (2017): “Các yếu tố tác động đến việc
hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các cơ quan thuế tại TP. Hồ Chí Minh”, tác
giả đã chỉ ra các yếu tố tác động đến tổ chức công tác kế toán như sau: (1) Công tác
thanh tra; (2) Hệ thống các văn bản pháp lý về kế toán; (3) Hệ thống công nghệ
thông tin phục vụ công tác kế toán; (4) Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán;
(5) Văn hóa nơi làm việc và (6) Cơ chế quản lý tài chính. Trong đó, yếu tố công tác
thanh tra, kiểm tra có tác động mạnh và tương quan cùng chiều với tổ chức công tác
kế toán tại đơn vị nghiên cứu. Theo đó, tác giả này đề cập nếu hệ thống kiểm tra nội
bộ càng chặt chẽ sẽ kiểm soát được chất lượng của các thông tin kế toán được cung
cấp. Ngoài ra, các cơ quan thuế cũng như các tổ chức hành chính sự nghiệp khác
đều chịu sự chi phối khá lớn từ các quy định, chính sách do nhà nước quy định. Các
yếu tố còn lại như hệ thồng công nghệ thông tin, chuyên môn của kế toán viên và
văn hóa nơi làm việc cũng đóng góp vào sự thành công của hệ thống kế toán trong
đơn vị.
Nhận xét tổng quan:
Tại Việt Nam, hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại
các khu vực công. Tuy nhiên tại khu vực công, các đơn vị sự nghiệp công lập rất đa
dạng, mỗi đơn vị đều có những nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động khác nhau. Ứng
với mỗi đơn vị sự nghiệp cần có những nghiên cứu chi tiết hơn để nắm bắt được
những bất cập của từng đơn vị và đề xuất những giải pháp phù hợp với đặc điểm
riêng của từng đơn vị. Tính đến thời điểm hiện tại, cũng chưa có nghiên cứu nào về
tổ chức công tác kế toán tại tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao
thông vận tải TP. Hồ Chí Minh. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước
đây, tác giả vận dụng cho nghiên cứu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các
đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
5
 Mục tiêu chung
 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.
 Mục tiêu cụ thể
 Tìm hiểu thực trạng về tổ chức công tác kế toán của những đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc SGTVT.
 Từ thực trạng về tổ chức công tác kế toán của các đơn vị trực thuộc SGTVT,
tác giả đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cho các đơn
vị này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những
vấn đề có liên quan đến tổ chức công tác kế toán bao gồm: tổ chức vận dụng chế độ
chứng từ kế toán; tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán; tổ chức vận dụng
chế độ sổ kế toán; tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán (bao
gồm báo cáo tài chính (BCTC) và báo cáo quyết toán); tổ chức bộ máy kế toán; tổ
chức kiểm tra kế toán; tổ chức kiểm kê tài sản; tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế
toán.
 Đối tượng khảo sát: Những nhân viên kế toán (kế toán trưởng và kế toán
viên) hiện đang công tác tại các đơn vị trực thuộc.
 Phạm vi nghiên cứu
 Tổ chức công tác kế toán tại 15 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao
thông vận tải TP. Hồ Chí Minh hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
 Nguồn dữ liệu
 Dữ liệu thứ cấp: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan về tổ chức công tác
kế toán và những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước làm nền tảng để tác giả
xây dựng nội dung câu hỏi cho phiếu khảo sát, cũng như là để đánh giá thực trạng,
6
Mục tiêu nghiên cứu
đề ra giải pháp hoàn thiện cho tổ chức công tác kế toán tại 15 đơn vị trực thuộc Sở
Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.
 Dữ liệu sơ cấp: Thực hiện khảo sát (thông qua phiếu khảo sát) được phát cho
những kế toán trưởng, người phụ trách kế toán cũng như các kế toán viên đang làm
việc tại 15 đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh. Phiếu khảo
sát sẽ được gửi bằng cách sử dụng email; gửi qua đường bưu điện; khảo sát trực
tiếp; gọi điện thoại phỏng vấn.
 Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng.
 Nghiên cứu định tính:
 Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu đề tài, bao
gồm tra cứu tài liệu, phương pháp so sánh- đối chiếu, phương pháp hệ thống,
phương pháp phân tích – tổng hợp để giải quyết vấn đề về cơ sở lý luận.
 Nghiên cứu định lượng:
 Tổng hợp, phân tích, thống kê kết quả khảo sát. Từ kết quả khảo sát và tổng
hợp các dữ liệu thứ cấp, tiến hành so sánh, đối chiếu và tổng hợp để đánh giá thực
trạng tổ chức công tác kế toán, làm căn cứ đề xuất giải pháp.
 Bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm gồm: (1) Rất không
đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập/ Không ý kiến; (4) Đồng ý và (5) Rất đồng
ý. Kết quả khảo sát được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả tính giá trị trung
bình và độ lệch chuẩn của các biến để thực hiện phân tích, đánh giá.
Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
Tổng hợp từ các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết
7
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
 Kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra những đánh giá về thực trạng của tổ
chức công tác kế toán của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải
TP. Hồ Chí Minh, làm căn cứ cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức công
tác kế toán của đơn vị trực thuộc, nâng cao tín đáng cậy của thông tin trên các báo
cáo tài chính, giảm thiểu mức độ sai lệch.
 Đối với Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, đóng góp của đề tài nhằm
giúp cơ quan chủ quản nắm được tình hình công tác kế toán của các đơn vị cấp
dưới, đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của đơn vị. Bên
cạnh đó, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho một số đơn vị sự
nghiệp chủ quản khác.
7. Kết cấu đề tài
Phần mở đầu
8
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.
Chương 3: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.
9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập
Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập
 Theo Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010: “ĐVSNCL là tổ chức do cơ quan
có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. Thành
lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân. Cung cấp dịch vụ công,
phục vụ quản lý nhà nước”.
 Theo Điều 2 nghị định 16/2015/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày
14/02/2015 “Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”,“đơn vị sự
nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định
của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà
nước”.
 Theo TS. Phạm Văn Khoan và TS. Nguyễn Trọng Thản (2010) trong Giáo
trình quản lý tài chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công: “ĐVSNCL
là các đơn vị có hoạt động cung ứng các hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội và các
hàng hóa, dịch vụ khác trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa thông tim, thể dục
thể thao, nông - lâm ngư nghiệp, kinh tế..., nhằm duy trì hoạt động bình thường của
các ngành kinh tế quốc dân. Đặc tính chủ yếu của các đơn vị sự nghiệp là hoạt động
không vì mục tiêu lợi nhuận, mang tính chất phục vụ cộng đồng là chính”.
Như vậy, từ những quan điểm trên có thể hiểu ĐVSNCL là đơn vị được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập nhằm thực hiện một
nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước về một hoạt động nào đó,
hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp toàn bộ hay cấp một phần và các nguồn
khác đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc không bồi hoàn trực
tiếp. Trong quá trình hoạt động, ĐVSNCL được Nhà nước cho phép thu phí, lệ phí
để bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động.
Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập
10
Đơn vị SNCL là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội,
không vì mục đích kiếm lời. Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ
yếu là những giá trị về tri thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ, đạo đức, các giá trị về
xã hội…Đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị SNCL là sản phẩm có tính phục vụ
không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc một lĩnh vực mà những sản phẩm đó khi
tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa.
Hoạt động của đơn vị SNCL được trang trải từ nguồn kinh phí ngân sách nhà
nước cấp hoặc cấp trên cấp và từ các nguồn kinh phí do nhà nước quy định như từ
các khoản thu phí, lệ phí, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, từ nguồn
viện trợ, tài trợ, biếu, tặng, cho…theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp.
Hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị SNCL thường gắn liền và bị chi phối
bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội như chương trình xoá mù chữ, chương
trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình dân số - kế hoạch hoá gia
đình…Những chương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước mới có thể thực
hiện một cách triệt để và có hiệu quả, nếu để tư nhân thực hiện mục tiêu lợi nhuận
sẽ lấn chiếm mục tiêu xã hội và dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm hoạt động
sự nghiệp từ đó kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Theo Luật Ngân sách Nhà nước, kế toán đơn vị sự nghiệp được tổ chức theo
hệ thống dọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tác chấp
hành ngân sách đó.
 Căn cứ theo cấp ngân sách, các đơn vị SNCL được phân loại như sau:
 Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận kinh phí ngân sách nhà nước
cấp hàng năm từ cơ quan tài chính, phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán cấp
dưới.
11
 Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I có nhiệm vụ
quản lý kinh phí ở cấp trung gian, là cầu nối giữa đơn vị dự toán cấp I và cấp III
trong một hệ thống.
 Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngân sách để thực
hiện nhiệm vụ được giao. Đơn vị dự toán cấp III nhận kinh phí ngân sách từ đơn vị
cấp II hoặc cấp I (trong trường hợp không có đơn vị cấp II).
 Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện
phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện tổ chức kế toán và quyết toán với
đơn vị dự toán cấp trên như quy định đối với đơn vị dự toán cấp III với cấp II và
cấp II với cấp I.
 Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, các đơn vị sự nghiệp công lập có thể phân loại
thành:
 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo
 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế
 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực văn hóa thông tin
 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực thể dục thể thao
 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường
 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực kinh tế
 Đơn vị sự nghiệp khác
 Căn cứ vào mức độ mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:
 Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động thường xuyên: là
các đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên bảo đảm được
toàn bộ chi phíhoạt động thường xuyên, NSNN không phải cấp kinh phí cho hoạt
động thường xuyên của đơn vị.
 Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một kinh phí hoạt động thường xuyên: là
những đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng chưa tự trang trải toàn bộ
12
chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước phải cấp một phần cho hoạt
động thường xuyên của đơn vị.
 Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: là
những đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu, kinh
phí hoạt động thường xuyên theo chức năng , nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo
đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.
Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
Theo nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 thay thế nghị định
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006: cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khuyến khích các đơn vị có điều kiện
vươn lên tự chủ ở mức cao.
 Tự chủ trong xác định mức thu : đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử
dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xác định theo cơ chế thị trường; đối với
dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xác định trên cơ
sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí theo quy định và lộ trình tính giá
theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Đồng thời, quy định cụ thể lộ trình
tính giá dịch vụ sự nghiệp công đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí
ngân sách nhà nước. Quy định này nhằm tạo điều kiện để từng bước tính đủ giá dịch
vụ sự nghiệp công vào chi phí.
 Tự chủ về chi thường xuyên và chi đầu tư: Các đơn vị sự nghiệp công tự bảo
đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được giao quyền tự chủ khá rộng như được
quyết định số lượng người làm việc, được vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước
hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín
dụng theo quy định, được tự quyết định mức trích quỹ bổ sung thu nhập mà không
bị không chế mức trích Quỹ bổ sung thu nhập như các loại hình đơn vị sự nghiệp
khác (đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên bị khống chế không quá 3 lần quỹ tiền
lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định; đơn
vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên bị khống chế không quá 2 lần, đơn vị do
nhà nước bảo đảm chi thường xuyên bị khống chế không quá 1 lần).
13
 Nội dung thu, nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp công lập:
 Thu do NSNN cấp: Đối với kinh phí do NSNN cấp đơn vị phải lập dự toán
chi phù hợp và bảo vệ dự toán đã lập. Khi có nhu cầu chi, đơn vị trực tiếp hay gián
tiếp nhận kinh phí từ Kho bạc Nhà nước.
 Thu phí, lệ phí: Về nguyên tắc các khoản phí, lệ phí sau khi thu, đơn vị có
trách nhiệm nộp toàn bộ về KBNN nhưng nhằm bảo đảm việc tổ chức thu, tuỳ từng
loại phí, lệ phí mà Nhà nước cho phép được để lại một tỷ lệ nhất định. Mức thu có
thể được ấn định cụ thể hay qui định dưới dạng khung hoặc đơn vị được chủ động
xác định mức thu.
 Thu từ hoạt động SXKD: Tuỳ theo mỗi đơn vị, khoản thu hoạt động SXKD
phát sinh có qui mô, tần suất và nội dung khác nhau. Mức thu do đơn vị tự quyết
định trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ chi phí, có tích luỹ và chịu sự kiểm soát,
điều tiết của Nhà nước. Với xu hướng nâng cao quyền tự chủ tài chính, nguồn thu
này ngày càng tăng.
 Các khoản huy động để phục vụ hoạt động SXKD và nguồn thu từ hoạt động
liên doanh, liên kết: Đơn vị hoàn toàn chủ động và chịu trách nhiệm hoàn trả khi
tiến hành huy động các nguồn vốn cần thiết phục vụ cho hoạt động SXKD. Khi khai
thác nguồn thu này cần tính đến nhu cầu, chi phí sử dụng. Các khoản thu từ hoạt
động liên doanh, liên kết được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa đơn vị với đối tác
theo đúng qui định.
 Khoản viện trợ không hoàn lại: Đơn vị phải làm thủ tục để cơ quan có thẩm
quyền ghi thu, ghi chi NSNN.
 Các khoản thu khác: Đơn vị được quyền chủ động xác định mức thu trên cơ
sở tuân thủ qui định của pháp luật và sự thoả thuận với chủ thể liên quan.
 Nhiệm vụ chi tại các đơn vị SNCL:
 Các khoản chi trong đơn vị SNCL bao gồm chi tiền lương, tiền công, phụ
cấp lương, các khoản trích nộp theo lương; nguyên liệu, vật liệu; mua sắm TSCĐ,
sửa chữa TSCĐ, chi dịch vụ mua ngoài; chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo
14
hình thức vay vốn; chi các khoản thuế phải nộp theo qui định và các khoản chi
khác.
 Căn cứ vào cơ chế quản lý, các khoản chi được chia thành chi thực hiện tự
chủ (đơn vị được quyền chủ động bố trí sử dụng sao cho có hiệu quả, tiết kiệm) và
chi không thực hiện tự chủ (khoản chi phải thực hiện theo đúng qui định của Nhà
nước hay theo thoả thuận của nhà tài trợ).
 Căn cứ vào mục đích chi, các khoản chi bao gồm chi thường xuyên và chi
không thường xuyên. Các khoản chi thường xuyên được quản lý theo dự toán đồng
thời theo Qui chế chi tiêu nội bộ, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu
minh bạch hoạt động tài chính. Đối với các khoản chi không thường xuyên phải
được lập chi tiết trong dự toán, chỉ được chi khi có trong dự toán, không được
chuyển nguồn kinh phí các khoản chi không thường xuyên này sang các khoản chi
không thường xuyên khác. Đối với khoản chi đầu tư phát triển thường phát sinh
trong nhiều năm ngân sách nên việc cấp phát, quản lý phải phù hợp với đặc thù này.
Thông thường khoản chi thường xuyên được quản lý theo cơ chế tự chủ, khoản chi
không thường xuyên là các khoản chi thực hiện theo cơ chế không tự chủ.
1.2 Khái niệm, vai trò tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập
Khái niệm tổ chức kế toán
 Theo Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán, Nhà xuất bản Tài chính năm
2007, Hà Nội thì “Tổ chức kế toán được hiểu như một hệ thống các yếu tố cấu
thành gồm: tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, kỹ
thuật hạch toán, tổ chức vận dụng các chế độ, thể lệ kế toán… mối liên hệ và sự tác
động giữa các yếu tố đó với mục đích đảm bảo các điều kiện cho việc phát huy tối
đa chức năng của hệ thống các yếu tố đó“.
 Theo quan điểm trên có thể hiểu tổ chức kế toán là một hệ thống các yếu tố
cấu thành bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp kế
toán, kỹ thuật hạch toán để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin; tổ chức vận dụng
chính sách, chế độ, thể lệ kế toán vào đơn vị nhằm đảm bảo công tác kế toán phát
15
huy hết vai trò, nhiệm vụ của mình, giúp công tác quản lý và điều hành hoạt động
có hiệu quả. Vì vậy tác giả thống nhất với quan điểm về tổ chức kế toán theo Giáo
trình lý thuyết hạch toán kế toán.
Vai trò tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
 Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị HCSN là sự thiết lập mối quan hệ qua
lại giữa các yếu tố cấu thành bản chất của hạch toán kế toán để phát huy tối đa vai
trò của kế toán trong công tác quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng.
Chính vì vậy, tổ chức kế toán khoa học sẽ góp phần quan trọng vào việc thu thập,
xử lý thông tin, giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời,
có ảnh hưởng đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức
năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị sự nghiệp
 Tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị SNCL giúp ghi chép và phản ánh
một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử
dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh
phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
 Giúp các đơn vị SNCL thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự
toán thu, chi; Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn,
định mức của Nhà nước; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn
vị; Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh
toán và chế độ chính sách của Nhà nước. Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối
kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và
quyết toán của các đơn vị cấp dưới
 Giúp các đơn vị SNCL lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ
quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định, cung cấp thông tin và tài
liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu;
Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí ở đơn vị.
1.3 Nội dung về tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập
16
Xét dưới góc độ chu trình kế toán, tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị
SNCL bao gồm tổ chức chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ
chức sổ kế toán và tổ chức hệ thống báo cáo tài chính. Theo “Giáo trình quản lý tài
chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công” của TS. Phạm Văn Khoan
và TS. Nguyễn Trọng Thản (2010), những nội dung chính của tổ chức công tác kế
toán trong một đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
1. Tổ chức vận dụng và thực hiện chế độ chứng từ kế toán.
2. Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản kế toán.
3. Tổ chức áp dụng hệ thống sổ kế toán
4. Tổ chức lập và phân tích báo cáo tài chính.
5. Tổ chức bộ máy kế toán.
6. Tổ chức kiểm tra kế toán.
7. Tổ chức kiểm kê tài sản.
8. Tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.
Nội dung cụ thể từng công tác tổ chức kế toán như sau:
Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp công lập
 Xác định danh mục chứng từ kế toán
 Theo Khoản 3 Điều 3 Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 thì
chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
 Theo điều 3 chương 2 thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng
dẫn về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp qui định về chứng từ kế toán:
17
 Các đơn vị SNCL đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc
loại bắt buộc quy định trong Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị
không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.
 Ngoài các chứng từ kế toán bắt buộc được quy định tại Thông tư này và các
văn bản khác, đơn vị SNCL được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy
định tại Điều 16 Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của
đơn vị.
 Xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ kế toán:
Trong các đơn vị SNCL, trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ là do kế
toán trưởng hoặc trưởng phòng tài chính kế toán của đơn vị quy định. Chứng từ kế
toán do đơn vị lập hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của
đơn vị. Bộ phận kế toán có trách nhiệm kiểm tra kỹ từng chứng từ, sau khi kiểm tra
và xác minh là đúng thì mới được dùng chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Trình tự luân
chuyển chứng từ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập gồm các bước sau:
 Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính vào chứng
từ : tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn
vị đều phải được lập chứng từ kế toán. Chứng từ được lập thành một hay nhiều bản
tùy thuộc vào yêu cầu quản lý. Chứng từ phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời,
chính xác theo nội dung nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ kế toán không được viết tắt,
không được tẩy xóa, sửa chữa, khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên
tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo.
 Kiểm tra chứng từ kế toán. Nội dung kiểm tra chứng từ kế toán bao gồm:
Kiểm tra tính chính xác, rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi
chép trên chứng từ kế toán; kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh để ghi trên chứng từ kế toán; kiểm tra tính chính xác của thông tin
trên chứng từ kế toán; kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý luân chuyển nội bộ,
quy chế kiểm tra, xét duyệt chứng từ kế toán, thông qua việc kiểm tra chứng từ kế
18
toán nếu phát hiện các hành vi vi phạm chính sách chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài
chính của Nhà nước phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,...) đồng
thời báo ngay cho thủ trưởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện
hành.
 Nếu có chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con số không
rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra, ghi sổ phải trả lại hoặc báo cáo cho nơi
lập chứng từ biết để làm lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh, sau đó làm căn cứ ghi
sổ.
 Phân loại, sắp xếp chứng từ và ghi sổ kế toán.
 Lưu trữ, bảo quản và hủy chứng từ kế toán: Công tác lưu trữ chứng từ kế
toán: Chứng từ kế toán tại các đơn vị SNCL đã sử dụng phải được sắp xếp, phân
loại, bảo quản, lưu trữ theo đúng quy định của chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế
toán của Nhà nước. Trong quá trình sử dụng nếu xảy ra việc mất chứng từ gốc trong
mọi trường hợp phải báo cáo với thủ truởng đơn vị biết để có biện pháp xử lý kịp
thời.
 Tổ chức sử dụng chứng từ cho việc ghi sổ kế toán :
 Về sử dụng và quản lý biểu mẫu, chứng từ kế toán: Tất cả các đơn vị sự
nghiệp công lập đều phải áp dụng chứng từ kế toán Nhà nước đã ban hành cho các
đơn vị sự nghiệp.
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp công lập
Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại các đơn vị SNCL có thể hiểu là xây
dựng các tài khoản gi đơn, ghi kép để hệ thống hóa các chứng từ kế toán, theo thời
gian và theo từng đối tượng cụ thể, nhằm mục đích kiểm soát, quản lý các đối tượng
của hạch toán kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng tại các đơn vị SNCL
phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
19
 Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ NSNN, vốn, quỹ
công, đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí của từng lĩnh vực,
từng đơn vị HCSN.
 Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh để phù hợp với
mô hình tổ chức và tính chất hoạt động.
 Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện tính toán thủ công (
hoặc bằng máy vi tính...) và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của các đơn vị và của cơ quan
quản lý nhà nước.
Theo điều 4 chương 2 thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng
dẫn về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp qui định về tài khoản kế toán:
 Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về
tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các
nguồn kinh phí khác; tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản
khác ở các đơn vị hành chính sự nghiệp.
 Phân loại hệ thống tài khoản kế toán: Các loại tài khoản trong bảng gồm tài
khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các
tài khoản). Loại tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, được hạch toán đơn
(không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản).
 Các đơn vị hành chính, sự nghiệp căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban
hành tại Thông tư này để lựa chọn tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị. Việc mở
thêm tài khoản phải đảm bảo đúng quy định của bộ tài chính.
 Xây dựng phương pháp kế toán trên các tài khoản: Đây là phương pháp phân
loại, hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh riêng biệt theo từng đối tượng ghi
của hạch toán kết toán (tài sản, nguồn vốn và các quá trình kinh doanh) nhằm phục
vụ yêu cầu quản lý của các chủ thể quản lý khác nhau. Do đó mà trên cơ sở đặc
điểm của đối tượng kế toán và mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán gắn với đặc
điểm của đơn vị để xây dựng phương pháp kế toán trên các tài khoản phù hợp với
20
từng nhóm, từng loại tài khoản, trên cả hệ thống tài khoản tổng hợp và tài khoản chi
tiết.
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp
công lập
Theo điều 25 luật kế toán (2015) quy định: “Sổ kế toán là phương tiện ghi
chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có
lien quan đến đơn vị kế toán”.
Căn cứ vào quy mô và điều kiện hoạt động của đơn vị và vào các hình thức
tổ chức của sổ kế toán, các đơn vị SNCL sẽ lựa chọn cho mình một hình thức tổ
chức sổ kế toán cho phù hợp. Tổ chức sổ kế toán thực chất là việc kết hợp các loại
sổ sách có kết cấu khác theo một trình tự hạch toán nhất định nhằm hệ thống hoá và
tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu của từng đơn vị. Nội dung công tác tổ chức hệ
thống sổ kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
 Lựa chọn hình thức sổ kế toán:
Hiện các đơn vị SNCL đều phải mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, bảo quản
và lưu trữ sổ kế toán theo quy định của Luật kế toán (2015). Tùy vào từng đặc điểm
của đơn vị có thể lựa chọn một trong các hình thức kế toán:
- Hình thức kế toán “Nhật ký chung”
- Hình thức kế toán “Nhật ký - sổ cái”
- Hình thức kế toán “Chứng từ - Ghi sổ”
- Hình thức kế toán trên máy vi tính
Mỗi hình thức tổ chức sổ kế toán đều có đặc điểm riêng, ưu và nhược điểm
khác nhau tùy theo loại hình đơn vị. Tùy theo đặc điểm cụ thể của từng đơn vị
SNCL về qui mô, tính chất hoạt động, lĩnh vực hoạt động, khối lượng nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý, trình độ nghiệp vụ và
năng lực của nhân viên kế toán cùng các điều kiện và phương tiện vật chất trang bị
21
cho công tác kế toán, đơn vị lựa chọn một trong các hình thức tổ chức sổ kế toán
cho phù hợp.
 Tổ chức ghi chép trên các sổ kế toán:
Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm
tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt
buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
Tổ chức bảo quản lưu trữ sổ kế toán:
Sổ kế toán và các tài liệu kế toán được bảo quản và lưu trữ theo pháp luật.
Kết thúc quá trình ghi sổ, khóa sổ kế toán, sổ kế toán được đưa vào lưu trữ theo quy
định lưu trữ tài liệu kế toán tương tự như lưu trữ chứng từ kế toán.
Tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính trong các đơn vị sự nghiệp
công lập.
 Việc lập báo cáo tài chính phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa
sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương
pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trường hợp
báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý
do.
 Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng
của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung
của báo cáo.
 Báo cáo tài chính phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về
nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ
thống về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của
đơn vị.
 Báo cáo tài chính phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với
từng loại hình đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán.
22
 Thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này
phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.
 Đơn vị hành chính, sự nghiệp nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp
trên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền các báo cáo tài chính năm theo quy
định.
 Báo cáo tài chính năm của đơn vị hành chính, sự nghiệp phải được nộp cho
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày, kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
 Danh mục báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán :
 Báo cáo tình hình tài chính
 Báo cáo kết quả hoạt động
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực tiếp)
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp gián tiếp)
 Thuyết minh báo cáo tài chính
 Báo cáo tài chính
 Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động
 Báo cáo chi tiết chi từ nguồn NSNN và nguồn phí được khấu trừ, để lại
 Báo cáo chi tiết kinh phí chương trình, dự án
 Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính
 Thuyết minh báo cáo quyết toán
Tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Tổ chức bộ máy kế toán chính tại các đơn vị SNCL là việc tập hợp các cán
bộ kế toán để xác lập quan hệ phân chia công việc kế toán ở các đơn vị. Hoạt động
của tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập đặt dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của kế toán trưởng hoặc trưởng phòng tài chính kế toán của đơn vị. Có thể
coi như hoạt động sản xuất kinh doanh thông tin kinh tế để đáp ứng nhu cầu thông
tin cho hoạt động quản lý, trong đó cán bộ nhân viên kế toán là người sản xuất, có
sự hiểu biết nội dung, phương pháp, kỹ thuật hạch toán kế toán, sử dụng các phương
23
pháp kỹ thuật ghi chép, tính toán thực hiện xử lý những thông tin kinh tế đã thu
nhận được theo những quy trình nhất định, tạo ra những thông tin cần thiết đáp ứng
nhu cầu quản lý các hoạt động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Lựa chọn hình thức bộ máy kế toán: Các đơn vị SNCL căn cứ vào đặc điểm
tổ chức, quy mô, địa bàn hoạt động và tình hình phân cấp quản lý tài chính trong
đơn vị, khối lượng tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh, yêu cầu trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và cán bộ
kế toán, các đơn vị có thể vận dụng một trong ba mô hình tổ chức công tác kế toán
như sau:
 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán
 Mô hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán
Tổ chức kiểm tra kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Việc kiểm tra kế toán tại các đơn vị SNCL nhằm mục đích đảm bảo thực
hiện đúng đắn các phương pháp kế toán, các chế độ, thể lệ kế toán và tổ chức chỉ
đạo công tác kế toán trong đơn vị, đảm bảo thực hiện vai trò của kế toán trong quản
lý kinh tế, tài chính, kiểm tra kế toán tăng cường tính đúng đắn, hợp lý, trung thực,
khách quan của quá trình hạch toán ở đơn vị, đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các chính sách, chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước ở đơn vị.
Kiểm tra tài chính kế toán là công tác kiểm tra nghiệp vụ, đòi hỏi phải được
tiến hành thường xuyên, toàn diện, có hệ thống, đảm bảo thu nhận, xử lý và cung
cấp thông tin một cách đầy đủ, trung thực về tình hình quản lý tài sản và sử dụng
nguồn kinh phí trong đơn vị sự nghiệp công lập. Công tác kiểm tra kế toán được
tiến hành theo các nội dung sau:
 Kiểm tra việc chấp hành các chế độ quy định về kế toán.
24
 Kiểm tra việc ghi chép, phản ánh trên các chứng từ, tài khoản, sổ và báo cáo
tài chính, đảm bảo việc thực hiện đúng chế độ chính sách quản lý tài sản nguồn kinh
phí và tình hình sản xuất cung ứng dịch vụ.
 Kiểm tra trách nhiệm, kết quả công tác của bộ máy kế toán mối quan hệ giữa
các bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị.
 Phương pháp kiểm tra kế toán chủ yếu là phương pháp đối chiếu giữa số liệu
trên chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán với nhau, đối chiếu giữa số liệu tổng
hợp với số liệu chi tiết.
Công tác kiểm tra kế toán nội bộ ở đơn vị sự nghiệp công lập do thủ trưởng
đơn vị và kế toán trưởng (hay người phụ trách kế toán) chịu trách nhiệm tổ chức
thực hiện. Hàng năm cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản tiến hành kiểm tra việc
thực hiện chế độ tài chính, kế toán của đơn vị. Kết thúc đợt kiểm tra phải lập biên
bản kiểm tra quyết toán, có kết luận rõ ràng, có đầy đủ chữ ký của đoàn kiểm tra, kế
toán trưởng và thủ trưởng đơn vị.
Tổ chức kiểm kê tài sản
Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng, xác nhận và đánh giá
chất lượng, giá trị tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm tra, đối chiếu số liệu
trong sổ kế toán.
Đơn vị phải tổ chức thực hiện kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau: Cuối
kỳ kế toán năm, trước khi lập BCTC; Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm
dứt hoạt động; Xảy ra hoả hoạn, lũ lụt hoặc các thiệt hại bất thường khác; Đánh giá
lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Và các trường hợp
khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê.
Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế
toán, đơn vị phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả
xử lý vào sổ kế toán trước khi lập BCTC. Sau khi kiểm kê phải phản ánh đúng thực
25
tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm
kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán
Tài liệu kế toán bao gồm: chứng từ kế toán, sổ kế toán, BCTC và tài liệu
khác liên quan đến kế toán (các tài liệu ngoài các tài liệu nói trên, được dùng làm
căn cứ để lập chứng từ kế toán như hợp đồng kinh tế, hợp đồng vay, khế ước vay,
hợp đồng liên doanh, quyết toán sử dụng kinh phí, biểu mẫu kiểm kê, biên bản định
giá, kết luận thanh tra, kiểm tra).
Đơn vị phải thực hiện đầy đủ các quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế
toán theo quy định tại Điều 41 Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 và
các văn bản pháp quy khác, cũng như các quy định trong trường hợp tài liệu kế toán
bị mất hoặc bị hủy hoại như: kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện
trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại; thông báo cho tổ chức,
cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức phục hồi lại tài
liệu kế toán bị hư hỏng; liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế
toán để được sao chụp hoặc xác nhận lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại;…
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã trình bày những lý luận chung về đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức
công tác kế toán ở các đơn vị SNCL, qua đó trình bày cụ thể nội dung tổ chức kế
toán tại các đơn vị SNCL. Tổ chức công tác kế toán hiệu quả giúp cho quá trình
quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập được thuận lợi và hiệu quả, quản
lý tốt tài sản, nguồn kinh phí của đơn vị, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, giúp
cho các đơn vị sự nghiệp có điều kiện phát triển bền vững trong nền kinh tế thị
trường. Đây là những vấn đề rất quan trọng, là cơ sở để tiến hành phân tích thực
trạng cũng như đưa ra các giải pháp để hoàn thiện tổ chức kế toán tại các đơn vị
sự nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM trong chương 2.
26
Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC
ĐƠN VỊ SNCL TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ
MINH
2.1 Tổng quan về Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
Giới thiệu về Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân thành phố, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy
nội địa), hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp thoát nước, công viên cây xanh và chiếu sáng,
bãi đỗ xe đô thị) trong phạm vi thành phố và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn
theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật.
Sở Giao thông vận tải thành phố có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,
được cấp kinh phí hoạt động, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo qui
định của Nhà nước.
Sở Giao thông vận tải chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công
tác của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp
vụ của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng
Chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
Chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh thể hiện
qua những lĩnh vực sau:
 Về pháp luật: Thực hiện công tác thanh tra và kiểm tra việc thực hiện pháp
luật GTVT trên địa bàn thành phố, đảm bảo nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành
GTVT trên các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thuỷ, bến cảng, thoát nước,
chiếu sáng. Tổ chức công tác sát hạch, cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép bằng thuyền,
máy trưởng tàu sông hạng 3, lái tàu và các loại giấy phép khác ... thuộc chức năng
của Sở theo quy định của pháp luật, sự phân cấp của Bộ quản lý chuyên ngành và
của Ủy ban nhân dân thành phố.
27
Thanh
tra sở
P. tài
chính
kế
toán
P.QL
kết
cấu
HTGT
P.Quản
lý vận
tải và
PT
P.QL
đào tạo
và sát
hạch
Văn
phòng
sở
Lãnh đạo sở
 Về quy hoạch, kế hoạch: Trình Ủy ban nhân dân thành phố quy hoạch phát
triển ngành GTVT thành phố; phương hướng, mục tiêu, kế hoạch 5 năm và hàng
năm của ngành GTVT (kể cả khu vực quận huyện), hướng dẫn và tổ chức thực hiện
quy hoạch, kế hoạch được duyệt trong toàn ngành; kế hoạch đầu tư XDCB phát
triển ngành GTVT trên toàn địa bàn thành phố
 Về quản lý xây dựng, chất lượng các công trình chuyên ngành: Thực hiện
chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư,
xây dựng công trình giao thông vận tải trên địa bàn thành phố theo đúng pháp luật
;Tổ chức thẩm định, phê duyệt các hồ sơ thiết kế dự toán, hồ sơ đấu thầu các công
trình chuyên ngành theo phân cấp, uỷ quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.
 Sở GTVT được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực như: quản lý
cơ sở hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải; quản lý công viên cây
xanh; quản lý vận tải; quản lý kỹ thuật phương tiện cơ giới giao thông đường bộ…
*Sơ đồ bộ máy tổ chức Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
(Nguồn: Văn phòng Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh)
*Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ
Chí Minh.
28
- Lãnh đạo sở: Bao gồm 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý
hoạt động của sở Giao thông vận tải TP.HCM. Phó Giám đốc có nhiệm vụ thay
Giám đốc xử lý công việc khi Giám đốc vắng mặt.
- Văn phòng sở: Tham mưu giúp Giám đốc sở chỉ đạo, điều hành các mặt công tác:
xây dựng và ban hành chương trình, kế hoạch hoạt động của cơ quan Sở và các đơn
vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở; thông tin, báo cáo, tổng hợp các hoạt động của
cơ quan sở và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; theo dõi, quản lý nội
quy, quy chế làm việc của cơ quan sở và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở;
công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo quy định
của pháp luật..
- Thanh tra Sở: Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, điều hành các mặt công tác:
thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; phòng chống tham nhũng, lãng phí;
giải quyết các kiến nghị, vướng mắc, khiếu nại, tố cáo.
- Phòng Tài chính-Kế toán: Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, điều hành các
mặt công tác: quản lý công tác tài chính, kế toán, tài sản theo phân cấp; công tác kế
hoạch, thống kê thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực
hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định.
- Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông: Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ
đạo, điều hành các mặt công tác: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kết cấu
hạ tầng giao thông; kỹ thuật, chất lượng công trình giao thông thuộc thẩm quyền
quản lý của Sở; phân loại, nâng cấp quản lý và điều chỉnh số hiệu đường bộ, đường
thủy nội địa…
- Phòng Quản lý vận tải và phương tiện: Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ đạo,
điều hành các mặt công tác: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải và
phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị trên địa bàn
thành phố theo quy định; cấp phép vận tải quốc tế; cấp giấy phép hoạt động bến
thủy nội địa, bến khách ngang sông; chấp thuận chủ trương xây dựng cảng, bến thủy
29
nội địa; quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân trên địa bàn thành phố thuộc lĩnh vực vận tải.
- Phòng Quản lý đào tạo và sát hạch: Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, điều
hành các mặt công tác: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo và sát hạch
cấp giấy phép cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy
nội địa.
Hệ thống trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
Bảng 2.1. Các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
STT TÊN ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
1 Khu quản lý giao thông đô thị số 1
2 Khu quản lý giao thông đô thị số 2
3 Khu quản lý giao thông đô thị số 3
4 Khu quản lý giao thông đô thị số 4
5 Thanh tra SGTVT
6 Ban QLĐT DA Vệ sinh môi trường
7 Ban QLĐT DA Nạo vét luồng Soài rạp
8 Cảng vụ đường thủy nội địa
9 Khu quản lý đường thủy nội địa
10 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 50-01S
11 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 50-02S
12 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 50-03S
13 Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài gòn
14 Trung tâm quản lý giao thông công cộng
15 Cơ quan SGTVT
 Quan hệ giữa Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh và 15 đơn vị trực
thuộc
30
 Về cơ cấu tổ chức: Phối hợp với Sở Nội vụ thành phố trình Ủy ban nhân dân
thành phố quyết định thành lập, tách nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trực thuộc
Sở.
 Về quản lý tài chính: Tổng hợp và trình Ủy ban nhân dân thành phố dự toán
kinh phí hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, cùng với Sở Tài Chính
thành phố duyệt quyết toán cho các đơn vị này. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ,
sử dụng kinh phí, tài sản được cấp, biên chế lao động được giao theo đúng mục đích
và có hiệu quả.
 Về công tác kế toán: Các đơn vị trực thuộc SGTVT TP.HCM đều có mã số
thuế riêng, có bộ máy kế toán riêng và thực hiện công tác kế toán hoàn toàn độc lập
với nhau.
+ Các đơn vị trực thuộc nộp BCTC và báo cáo quyết toán ngân sách cho
Phòng Tài chính SGTVT theo thời hạn quy định: trong vòng 30 ngày sau khi kết
thúc quý đối với BCTC quý, trong vòng 90 ngày sau khi kết thúc năm đối với
BCTC năm và báo cáo quyết toán ngân sách năm.
+ Để quản lý việc sử dụng NSNN một cách hiệu quả, cũng như việc mua
sắm, sử dụng tài sản đúng quy định, khi các đơn vị trực thuộc và cơ quan Văn
phòng SGTVT có nhu cầu mua sắm TSCĐ đối với trường hợp sử dụng kinh phí
NSNN để mua sắm, tất cả các đơn vị đều gửi Phòng Tài chính SGTVT công văn xin
phê duyệt việc mua sắm TSCĐ, và thực hiện theo các quyết định được phê duyệt
của Giám đốc SGTVT.
2.2 Kết quả khảo sát về thực trạng công tác tổ chức kế toán tại các đơn
vị trực thuộc sở GTVT TP.HCM
Mô tả mẫu khảo sát
Để nghiên cứu, mô tả và đánh giá được thực trạng tổ chức kế tại đơn vị trực
thuộc Sở giao thông vận tải TP.HCM, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra,
khảo sát theo mẫu phiếu khảo sát trong phụ lục 1.1. Bảng khảo sát gồm 2 phần khảo
31
sát chính: phần thứ nhất là thông tin của cá nhân và đơn vị được khảo sát gồm 5 câu
hỏi tìm hiểu sơ nét về đơn vị được khảo sát như số lượng viên chức hiện có, số kế
toán viên hiện có, tỷ lệ viên chức tốt nghiệp ngành kế toán trong bộ phận. Phần thứ
hai là thông tin về nội dung đề tài gồm 45 câu hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng tổ chức
vận dụng chế độ chứng từ kế toán; tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán; tổ
chức vận dụng chế độ sổ kế toán; tổ chức hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo quyết
toán; tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức kiểm tra kế toán; tổ chức kiểm kê tài sản; tổ
chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán. Thang đo sử dụng trong xây dựng bảng câu
hỏi là thang đo likert 5 điểm với 5 mức độ từ (1): Rất không đồng ý đến (5): Hoàn
toàn đồng ý.
Đối tượng khảo sát là kế toán trưởng, người phụ trách kế toán hoặc kế toán
viên đang công tác tại bộ phận kế toán của 15 đơn vị trực thuộc Sở giao thông vận
tải TP.HCM. Phiếu khảo sát được gửi cho các viên chức đang làm việc tại bộ phận
kế toán của các đơn vị bằng cách: gửi trực tiếp; gửi email; gửi qua đường bưu điện;
gọi điện thoại phỏng vấn. Mỗi đơn vị tác giả thực hiện khảo sát với tất cả viên chức
thuộc phòng kế toán (bao gồm kế toán trưởng, phụ trách kế toán).
Quy trình phân tích kết quả khảo sát
* Quy trình phân tích kết quả khảo sát được tiến hành qua các bước như sau:
 Bước 1: khai báo biến và nhập liệu vào phần mềm Microsoft Excel; tổng
cộng có 46 biến và 15 quan sát:
- 46 biến được mã hóa từ VDCTKT1 đến VDCTKT8, VDTK1 đến
VDTK8; VDSKT1 đến VDSKT8; LBCTC1 đến LBCTC6; TCBMKT1 đến
TCBMKT4; TCKTKT1 đến TCKTKT4; TCKKTS1 đến TCKKTS5, LTBQTL1-
LTBQTL3 trong đó VDCTKT là các biến thuộc nội dung tổ chức vận dụng chế độ
chứng từ kế toán, VDTK là các biến thuộc nội dung tổ chức vận dụng hệ thống tài
khoản kế toán; VDSKT là các biến thuộc nội dung tổ chức vận dụng chế độ sổ kế
toán; LBCTC là các biến thuộc nội dung tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống
báo cáo kế toán; TCBMKT là các biến thuộc nội dung tổ chức bộ máy kế toán;
32
TCKTKT là các biến thuộc nội dung kiểm tra kế toán; TCKKTS là các biến thuộc
nội dung kiểm kê tài sản; LTBQTL là các biến thuộc nội dung tổ chức lưu trữ, bảo
quản tài liệu kế toán; số thứ tự trên các biến ứng với số thứ tự của phát biểu trong
bảng khảo sát. Giá trị (values) của biến được mã hóa: 1 là “hoàn toàn không đồng
ý”, 2 “không đồng ý”, 3 “không ý kiến”, 4 “đồng ý”, 5 “hoàn toàn đồng ý”.
- 15 quan sát được xếp theo thứ tự từ 01 đến 15 là: 15 đơn vị trực thuộc
SGTVT thứ tự gồm:
STT TÊN ĐƠN VỊ
1 Khu quản lý giao thông đô thị số 1
2 Khu quản lý giao thông đô thị số 2
3 Khu quản lý giao thông đô thị số 3
4 Khu quản lý giao thông đô thị số 4
5 Thanh tra SGTVT
6 Ban QLĐT DA Vệ sinh môi trường
7 Ban QLĐT DA Nạo vét luồng Soài rạp
8 Cảng vụ đường thủy nội địa
9 Khu quản lý đường thủy nội địa
10 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 50-01S
11 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 50-02S
12 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 50-03S
13 Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài gòn
14 Trung tâm quản lý giao thông công cộng
15 Cơ quan SGTVT
 Bước 2: đối với từng biến, tính một số thông số cho từng biến như: tính điểm
trung bình cộng (mean), điểm tổng cộng (sum), độ lệch chuẩn (Std. Deviation), giá
trị nhỏ nhất (Minimum), giá trị lớn nhất (Maximum). Kết quả của bước này nhằm
cung cấp các thông tin về kết quả khảo sát đối với từng phát biểu cũng như giúp
33
đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị trực thuộc SGTVT
TPHCM.
 Bước 3: Thiết lập 4 biến: giới tính, độ tuổi, thâm niên làm việc, quy mô tổ
chức nhằm xem xét mối quan hệ của chúng với 8 biến CHUNGTU, TAIKHOAN,
SO, BAOCAO, BOMAY, KIEMTRA, KIEMKE, LUUTRU.
 Bước 4: Chọn biến thâm niên làm việc để thực hiện phân tích phương sai
(ANOVA) nhằm xem xét mối quan hệ giữa thâm niên làm việc với 8 biến.
Tổng số phiếu tác giả phát ra là 300 phiếu, số phiếu thu về là 290 phiếu trong
đó có 283 phiếu hợp lệ và có giá trị nghiên cứu. Tác giả đã tổng hợp kết quả khảo
sát nhằm mô tả và đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở
giao thông vận tải TP.HCM như sau:
Kết quả khảo sát
Ta có, ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng như sau:
 Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n
= (5 -1) / 5
= 0.8
Giá trị trung bình Ý nghĩa
1.00 - 1.80 Hoàn toàn không đồng ý
1.81 - 2.60 Không đồng ý
2.61 - 3.40 Không ý kiến
3.41 - 4.20 Đồng ý
4.21 - 5.00 Hoàn toàn đồng ý
 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
Bảng 2.2. Khảo sát về công tác tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
34
Nội dung
Mức độ đồng ý TB
Độ
lệch
chuẩ
n
1 2 3 4 5
Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ
kế toán
Chứng từ do kế toán
lập được in từ phần mềm kế toán ra
rồi chuyển cho kế toán trưởng, thủ
trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu.
10 38 81 100 54 3.53 1.06
Ngoài các chứng từ kế toán được quy
định, đơn vị không tự thiết kế thêm
các chứng từ kế toán khác để sử dụng
riêng cho đơn vị.
6 31 86 107 53 3.60 .98
Chứng từ kế toán của đơn vị đa phần
được in từ phần mềm kế toán.
6 37 77 118 45 3.56 .98
Một số nội dung không quan trọng
trên chứng từ kế toán có thể được bỏ
qua không cần ghi.
8 30 69 110 66 3.69 1.03
Các chứng từ do các bộ phận khác
hoặc do bên ngoài chuyển đến phải có
đầy đủ chữ ký của những người có
4 27 59 105 88 3.87 1.01
35
liên quan.
Hồ sơ chứng từ thanh, quyết toán các
gói thầu rõ ràng, dễ hiểu, được quy
định rõ ràng chi tiết trong các văn bản
hướng dẫn của cơ quan cấp trên.
11 42 84 96 50 3.47 1.07
Việc tiếp nhận, kiểm tra, xử lý chứng
từ kế toán được thực hiện toàn bộ bởi
kế toán phụ trách nghiệp vụ; kế toán
trưởng chỉ tiến hành kiểm tra khi kế
toán phụ trách nghiệp vụ đã hạch toán,
ghi sổ xong.
5 63 89 94 32 3.30 1.00
(Nguồn: Kết quả khảo sát tác giả)
Kết quả khảo sát về công tác tổ chức vận dụng chứng từ kế toán tại các đơn
vị trực thuộc Sở giao thông vận tải TP.HCM thực hiện khá tốt, thể hiện qua các chỉ
tiêu đều được đánh giá với số điểm trên trung bình (3.3 điểm). Theo đó có thể thấy,
hiện tại các đơn vị trực thuộc Sở giao thông vận tải TP.HCM đã sử dụng danh mục
chứng từ kế toán theo quy định (3.53 điểm), Ngoài các chứng từ kế toán được quy
định, đơn vị không tự thiết kế thêm các chứng từ kế toán khác để sử dụng riêng cho
đơn vị (3.6 điểm), Chứng từ kế toán của đơn vị đa phần in từ phần mềm kế
toán(3.56 điểm); và Một số nội dung không quan trọng trên chứng từ kế toán có thể
được bỏ qua không cần ghi (3.69 điểm); Các chứng từ do các bộ phận khác hoặc do
bên ngoài chuyển đến phải có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan (3.87
điểm). Về hồ sơ chứng từ thanh, quyết toán các gói thầu rõ ràng, dễ hiểu, được quy
định rõ ràng chi tiết trong các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên (3.47 điểm)
và việc tiếp nhận, kiểm tra, xử lý chứng từ kế toán được thực hiện toàn bộ bởi kế
toán phụ trách nghiệp vụ; kế toán trưởng chỉ tiến hành kiểm tra khi kế toán phụ
36
trách nghiệp vụ đã hạch toán, ghi sổ xong (3.30 điểm). Tuy vậy, trong việc sử dụng
các chứng từ kế toán do đặc điểm hoạt động của một số đơn vị nên việc tuân thủ
quy định chứng từ của pháp luật chỉ mang tính tương đối, nghĩa là ngoài các chứng
từ kế toán được quy định, một số đơn vi tự thiết kế thêm các chứng từ kế toán khác
để sử dụng riêng cho đơn vị mà không được quy định và thường là những chứng từ
từ cấp 2 trở đi.
Kết quả khảo sát cho thấy các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải
TP.HCM thực hiện khá sát sao về công tác tổ chức kiểm tra và xử lý chứng từ kế
toán. Cụ thể, trong quá trình này việc kiểm tra chứng từ kế toán trước khi hạch toán,
ghi sổ là trách nhiệm của kế toán viên phụ trách nghiệp vụ, kế toán trưởng thực hiện
kiểm tra chứng từ kế toán sau khi kế toán phụ trách nghiệp vụ hạch toán và ghi sổ
xong. Chứng từ kế toán được kiểm tra lại trước khi đưa vào lưu trữ.
Tuy nhiên, hạn chế trong công tác này là bộ phận kế toán đơn vị xây dựng
quy trình luân chuyển chứng từ trong bộ phận nên đôi khi xảy ra tình trạng chồng
chéo, thiếu tính liên kết giữa các bộ phận.
 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Bảng 2.3. Khảo sát về công tác tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Nội dung
Mức độ đồng ý TB
Độ
lệch
chuẩn
1 2 3 4 5
Tổ chức vận dụng hệ thống tài
khoản kế toán.
37
Ngoài hệ thống tài khoản do Bộ
tài chính và các tài khoản chi tiết
do cơ quan cấp quy định, đơn vị
không mở thêm tài khoản khác.
9 48 77 98 51 3.47 1.07
Đơn vị thực hiện theo dõi chi
tiết cho từng đối tượng theo
hướng dẫn của cơ quan cấp trên.
10 42 78 102 51 3.50 1.06
Phương pháp hạch toán được
hướng dẫn rõ ràng cụ thể.
13 38 98 90 44 3.40 1.05
Kế toán trưởng thực hiện kiểm
tra việc định khoản của kế toán
viên hằng ngày.
19 61 83 72 48 3.24 1.17
Đơn vị thực hiện hạch toán tài
khoản ngoài bảng đầy đủ theo
quy định.
11 57 92 73 50 3.33 1.10
Việc hạch toán kế toán được
thực hiện ngay khi nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh.
7 68 102 76 30 3.19 1.00
(Nguồn: Kết quả khảo sát tác giả)
Kết quả khảo sát cho thấy các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải
TP.HCM thực hiện khá tốt công tác tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Theo đó, các đơn vị sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định ban hành, việc mở
thêm các tài khoản cấp 2, 3, 4 và thực hiện theo dõi chi tiết cho từng đối tượng theo
38
hướng dẫn của cơ quan cấp trên. Các phương pháp hạch toán được hướng dẫn rõ
ràng cụ thể, việc hạch toán tài khoản kế toán đều theo quy định và được thực hiện
ngay khi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để đảm bảo độ chính xác của quá
trình hạch toán. Tuy nhiên, ngoài hệ thống tài khoản do Bộ tài chính và các tài
khoản chi tiết do cơ quan cấp quy định, một số đơn vị đã mở thêm tài khoản khác để
đảm bảo quá trình hạch toán cho đơn vị (đánh giá 3.47 điểm), ngoài ra hạn chế
trong công tác tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại thấy các đơn vị trực
thuộc Sở giao thông vận tải TP.HCM là kế toán trưởng không thực hiện kiểm tra
việc định khoản của kế toán viên hằng ngày nên có những trường hợp xảy ra sai sót
mà không điều chỉnh kịp thời.
 Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán
Bảng 2.4. Khảo sát về công tác tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán
Nội dung
Mức độ đồng ý TB Độ
lệch
chuẩn
1 2 3 4 5
Tổ chức vận dụng chế độ chế độ sổ kế
toán
Đơn vị có sử dụng các mẫu sổ kế toán trong
danh mục sổ kế toán theo quy định.
37 66 45 87 48 3.15 1.31
Đơn vị có thiết kế thêm mẫu sổ kế toán nào
để phù hợp cho việc quản lý của đơn vị.
25 69 50 84 55 3.27 1.27
Việc mở sổ, ghi sổ kế toán được thực hiện tự 16 26 54 129 58 3.66 1.08
39
động bằng phần mềm kế toán.
Mọi số liệu trên sổ kế toán đều có chứng từ
kèm theo.
16 38 38 125 66 3.66 1.14
Sổ kế toán phải được đánh số trang sổ, đóng
dấu giáp lai giữa các trang sổ. 35 55 42 97 54 3.28 1.31
Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ,
kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán đơn vị
có tổ chức bàn giao (lập biên bản bàn giao
và kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán ký
xác nhận) trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế
toán giữa nhân viên kế toán cũ với nhân viên
kế toán mới.
50 73 61 72 27 2.83 1.26
Các trường hợp sửa chữa sổ kế toán sau khi
báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan
cấp trên được thực hiện theo một trong hai
phương pháp: phương pháp ghi số âm hoặc
phương pháp ghi bổ sung.
26 55 74 81 47 3.24 1.21
(Nguồn: Kết quả khảo sát tác giả)
Về công tác tổ chức chế độ sổ kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở giao thông
vận tải, hầu hết các đơn vị đều có sử dụng các mẫu sổ kế toán trong danh mục sổ kế
toán theo quy định, bên cạnh đó tùy vào đặc điểm lĩnh vực hoạt động của từng đơn
vị mà các đơn vị sẽ chủ động thiết kế thêm mẫu sổ kế toán nào để phù hợp cho việc
quản lý của đơn vị. Trong quá trình tổ chức chế độ sổ kế toán, mọi số liệu trên sổ kế
40
toán đều có chứng từ kèm theo để đảm bảo tính chính xác, minh bạch. Khi có sự
thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán đơn vị có tổ
chức bàn giao (lập biên bản bàn giao và kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán ký
xác nhận) trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên kế toán cũ với nhân
viên kế toán mới. Đồng thời, các trường hợp sửa chữa sổ kế toán sau khi báo cáo tài
chính năm đã nộp cho cơ quan cấp trên được thực hiện theo một trong hai phương
pháp: phương pháp ghi số âm hoặc phương pháp ghi bổ sung.
Tuy nhiên, trong tác tổ chức sổ kế toán, không phải việc mở sổ, ghi sổ kế
toán tại các đơn vị trực thuộc Sở giao thộng vận tải TP.HCM đều được thực hiện tự
động bằng phần mềm kế toán mà có những ghi chép phải thực hiện bằng tay, mặc
dù vậy nhiều đơn vị chưa chú trọng đến việc đối chiếu giữa sổ kế toán tổng hợp và
sổ kế toán chi tiết vì cho rằng việc ghi sổ có áp dụng hình thức tự động bằng phần
mềm kế toán. Nhưng do có nhiều ghi chép thủ công nên việc không kiểm tra thường
xuyên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Đây là một hạn chế lớn trong công tác tổ
chức sổ kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở giao thộng vận tải TP.HCM.
 Tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính
Bảng 2.5. Khảo sát về công tác tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính
Nội dung
Mức độ đồng ý TB Độ
lệch
chuẩn
1 2 3 4 5
Tổ chức vận dụng công tác
tổ chức lập và nộp báo cáo
tài chính
41
Thời hạn nộp báo cáo tài
chính quý, năm và báo cáo
quyết toán ngân sách đúng
quy định.
12 22 85 102 62 3.64
1.0
4
Sử dụng thêm mẫu báo cáo tự
thiết kế để phục vụ cho công
tác quản lý.
8 22 85 104 64 3.69 1.00
Việc lập báo cáo được thực
hiện tự động bằng phần mềm
kế toán
11 21 73 99 79 3.76 1.06
Phương pháp lập báo cáo tài
chính, báo cáo quyết toán
ngân sách được hướng dẫn rõ
ràng.
12 22 62 114 73 3.76 1.06
Phương pháp lập BCTC, báo
cáo quyết toán qua các năm là
giống nhau.
10 27 64 104 78 3.75 1.07
Kỳ hạn lập và nộp báo cáo tài
chính, báo cáo quyết toán
ngân sách hiện nay phù hợp.
9 12 69 121 72 3.83 .96
(Nguồn: Kết quả khảo sát tác giả)
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận
tải TP.HCM luôn tuân thủ quy định về công tác lập và nộp báo cáo tài chính. Thời
42
hạn nộp báo cáo tài chính quý, năm và báo cáo quyết toán ngân sách tại đơn vị luôn
đúng quy định. Tùy vào đặc thù lĩnh vực hoạt động mà một số đơn vị sử dụng thêm
mẫu báo cáo tự thiết kế để phục vụ cho công tác quản lý. Phương pháp lập báo cáo
tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách được hướng dẫn rõ ràng, và các phương
pháp lập BCTC, báo cáo quyết toán qua các năm là giống nhau tùy theo tình hình
kinh doanh của đơn vị mỗi năm. Trong công tác lập báo cáo tài chính tại các đơn vị
đa số được thực hiện tự động bằng phần mềm kế toán nên rút ngắn thời gian cho
công việc. Tuy nhiên, đòi hỏi phải kiểm tra sát sao quá trình thực hiện này để tránh
sai sót trong trường hợp bị lỗi phần mềm hoặc những sự cố kỹ thuật khác.
 Tổ chức bộ máy kế toán
Bảng 2.6. Khảo sát về công tác tổ chức bộ máy kế toán
Nội dung
Mức độ đồng ý TB Độ
lệch
chuẩn
1 2 3 4 5
Tổ chức vận dụng công tác tổ
chức bộ máy kế toán
Số lượng nhân sự của bộ phận kế
toán tại đơn vị hiện nay phù hợp
yêu cầu công việc. 10 45 102 82 44 3.37 1.04
Đơn vị lập bảng phân công công
việc cho từng viên chức trong bộ
7 43 96 90 47 3.45 1.02
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập

More Related Content

Similar to Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập

Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty...Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập (20)

Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty Dịch vụ
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty Dịch vụĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty Dịch vụ
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty Dịch vụ
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty thương mại dịch vụ
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty thương mại dịch vụĐề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty thương mại dịch vụ
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty thương mại dịch vụ
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Thương mại, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Thương mại, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Thương mại, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Thương mại, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà NộiLuận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà Nội
 
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty máy thủy Thế Tường
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty máy thủy Thế TườngĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty máy thủy Thế Tường
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty máy thủy Thế Tường
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty máy thủy, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty máy thủy, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty máy thủy, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty máy thủy, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty...Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty vận tải Hợp Thành, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty vận tải Hợp Thành, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty vận tải Hợp Thành, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty vận tải Hợp Thành, HOT
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty vận tải hàng hóa, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty vận tải hàng hóa, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty vận tải hàng hóa, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty vận tải hàng hóa, 9đ
 
Đề tài: Công tác nguyên vật liệu tại Công ty vận tải Hợp Thành, HOT
Đề tài: Công tác nguyên vật liệu tại Công ty vận tải Hợp Thành, HOTĐề tài: Công tác nguyên vật liệu tại Công ty vận tải Hợp Thành, HOT
Đề tài: Công tác nguyên vật liệu tại Công ty vận tải Hợp Thành, HOT
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty vận tải Duyên Hải
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty vận tải Duyên HảiĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty vận tải Duyên Hải
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty vận tải Duyên Hải
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty lưu giữ hàng hóa
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty lưu giữ hàng hóaĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty lưu giữ hàng hóa
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty lưu giữ hàng hóa
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Xây dựng, HAY
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Xây dựng, HAYĐề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Xây dựng, HAY
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Xây dựng, HAY
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại công ty xây dựng Tân Cảng
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại công ty xây dựng Tân CảngĐề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại công ty xây dựng Tân Cảng
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại công ty xây dựng Tân Cảng
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Bán buôn thiết bị máy
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Bán buôn thiết bị máyĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Bán buôn thiết bị máy
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Bán buôn thiết bị máy
 
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty, HOT
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty, HOTĐề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty, HOT
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty, HOT
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại và giao nhận
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại và giao nhậnĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại và giao nhận
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại và giao nhận
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty giao nhận Minh Trung, HAY
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty giao nhận Minh Trung, HAYĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty giao nhận Minh Trung, HAY
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty giao nhận Minh Trung, HAY
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty buôn bán thiết bị điện, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty buôn bán thiết bị điện, 9đĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty buôn bán thiết bị điện, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty buôn bán thiết bị điện, 9đ
 
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Tân Đạt – Chi nhánh Tổng...
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Tân Đạt – Chi nhánh Tổng...Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Tân Đạt – Chi nhánh Tổng...
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Tân Đạt – Chi nhánh Tổng...
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Recently uploaded

15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜInguyendoan3122102508
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfThoNguyn989738
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxlamhn5635
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxThoNguyn989738
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.TunQuc54
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)LinhV602347
 

Recently uploaded (20)

15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 

Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN LỆ DIỄM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN LỆ DIỄM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUANG HUY TP. Hồ Chí Minh - 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung trong bài luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học TS.Phạm Quang Huy. Các nội dung trích từ sách báo, tạp chí, luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Các số liệu nêu trong bài luận văn là trung thực. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, phân tích và các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Học viên cao học Trần Lệ Diễm
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Tóm tắt - Abstract PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP......................................................................................9 1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập ..............................................................9 Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập............................................................9 Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập..................................................................9 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ................................................................10 Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập..................................12 1.2 Khái niệm, vai trò tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập .............14 Khái niệm tổ chức kế toán................................................................................14 Vai trò tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập ............15 1.3 Nội dung về tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập.......................15 Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập..............................................................................................................................16 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập..............................................................................................................................18 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập ..20 Tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập. ...21 Tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập.........................22
  • 5. Tổ chức kiểm kê tài sản....................................................................................24 Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán .......................................................25 Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SNCL TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH ...........26 2.1 Tổng quan về Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh......................................26 Giới thiệu về Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh....................................26 Chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh................26 Hệ thống trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.........................29 2.2 Kết quả khảo sát về thực trạng công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc sở GTVT TP.HCM....................................................................................................30 Mô tả mẫu khảo sát ..........................................................................................30 Quy trình phân tích kết quả khảo sát................................................................31 Kết quả khảo sát...............................................................................................33 2.2.3.1 Kiểm định ANOVA xem xét mối quan hệ giữa thâm niên làm việc với 8 thành phần tổ chức công tác kế toán .........................................................................47 2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM...............................................................................................................55 Những mặt đạt được.........................................................................................55 Những tồn tại và nguyên nhân thực tế tại các đơn vị trực thuộc SGTVT........57 Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH ...................................................................................................................................60 3.1 Yêu cầu hoàn thiện..............................................................................................60 3.2 Các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đợn vị trực thuộc SGTVT......................................................................................................................61 Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ..................................61 Hoàn thiện công tác vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: .............................63 Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống sổ kế toán.............................................64 Hoàn thiện công tác vận dụng lập, nộp báo cáo tài chính................................65
  • 6. Hoàn thiện công tác tổ chức kiểm tra kế toán..................................................68 Hoàn thiện tổ chức kiểm kê tài sản ..................................................................68 Hoàn thiện tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán ......................................69 Một số kiến nghị khác......................................................................................69 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính BMKT : Bộ máy kế toán CTKT : Chứng từ kế toán HCSN : Hành chính sự nghiệp KKTS : Kiểm kê tài khoản KTKT : Kiểm tra kế toán LBCTC : Lập báo cáo tài chính LTBVTL: Lưu trữ bảo vệ tài liệu NSNN : Ngân sách nhà nước SGTVT : Sở Giao thông vận tải SSKT : Sổ sách kế toán SNCL : Sự nghiệp công lập TKKT : Tài khoản kế toán TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TB : Trung bình
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc SGTVT Bảng 2.2: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng chế độ chứng từ kế toán Bảng 2.3: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Bảng 2.4: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng chế độ sổ kế toán Bảng 2.5: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng lập và nộp BCTC Bảng 2.6: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy kế toán Bảng 2.7: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức kiểm tra kế toán Bảng 2.8: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức kiểm kê tài sản Bảng 2.9: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán. Bảng 2.10: Mẫu báo cáo kết quả hoạt động của đơn vị.
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Sở Giao thông vận tải TP.HCM Hình 2.2 Bộ máy kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở GTVT
  • 10. TÓM TẮT Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh. Tóm tắt- Tổ chức công tác kế toán khoa học góp phần quan trọng vào việc thu thập, xử lý thông tin, giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong bài luận văn này tác giả khảo sát thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. HCM. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Tác giả sử dụng phương pháp cronbach’s alpha để kiểm định độ tin cậy sơ bộ của các khái niệm đo lường. Nếu các biến quan sát không đạt yêu cầu sẽ được loại ra và tiếp tục đưa vào phân tích EFA giúp chứng minh thang đo là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả khảo sát thực tế phản ánh thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các các đơn vị. Qua đó đánh giá về ưu điểm, hạn chế trong công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị này và hoàn thiện tổ chức kế toán ngày càng tốt hơn. Từ khóa: kế toán, đơn vị sự nghiệp. ABSTRACT Improving the accounting organization in public service institutions under the Ho Chi Minh City Department of Transportation and Communication. Abstract - The important scientific accounting organization is to collect, process information and help the leaders of the unit to make decisions correctly and complete the assigned tasks. In this study, the author surveys the situation and offer solutions to perfect the accounting organization in public
  • 11. service institutions under the Ho Chi Minh City Department of Transportation and Communication. The author uses qualitative research methods combining with quantified research methods. The author used the cronbach alpha analysis to test preliminary reliability of measurement concepts. If the observed variables do not meet the requirements will be rejected and continued take on EFA analysis help prove scale is consistent with the research data. The survey result reflect the reality of accounting organization units. Through survey result, the author reviews accounting activities to improve accounting organization better. Key word: public accounting, the business units.
  • 12.
  • 13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đi đầu trong cả nước về tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường, là nơi thu hút rất nhiều nguồn nhân lực từ khắp các tỉnh thành trong cả nước, dòng người từ nông thôn tìm về thành thị ngày càng gia tăng. Điều này đã tạo nên khó khăn cho thành phố trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị, quy hoạch và quản lý về giao thông vận tải. Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan hành chính nhà nước, hiện đang quản lý 15 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Mỗi đơn vị trực thuộc đều có những chức năng và nhiệm vụ riêng, quản lý giao thông trên toàn thành phố. Trong quá trình quản lý các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, vấn đề về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị là điều cần được quan tâm và giám sát. Qua kết quả kiểm tra quyết toán kinh phí NSNN của các đơn vị trực thuộc Sở năm 2017 cho thấy hiện tại trong hoạt động tổ chức công tác kế toán của các đơn vị trực thuộc đang có những bất cập sau: tình hình thực hiện các khoản chi chưa đúng quy định ví dụ như công tác phí, các khoản phụ cấp, sử dụng tiền mặt chi trả viên chức trên 5 triệu đồng; Hạch toán chưa đúng; Chứng từ thanh toán chưa đầy đủ; Sắp xếp chứng từ chưa khoa học và Trích lập các quỹ chưa đúng với quy định hiện hành. Tổ chức kế toán khoa học ở những đơn vị này không những giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao mà còn giúp cơ quan cấp trên là SGTVT quản lý nguồn kinh phí, tài sản của Sở ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, đúng quy định pháp luật. Nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính, tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở GTVT TPHCM, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình nhằm đóng góp những
  • 14. 2 giải pháp phù hợp với thực trạng tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình đang công tác. 2. Tổng quan của các nghiên cứu trước Tổ chức kế toán là công việc tổ chức bộ máy kế toán, vận dụng các phương pháp kế toán để thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ tài chính hiện hành nhằm phát huy hết vai trò của hạch toán kế toán góp phần quản lý, điều hành đơn vị có hiệu quả. Ở Việt Nam, một số công trình đã nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực khác nhau như: văn hóa thông tin, giáo dục, bệnh viện, bảo hiểm…Các nghiên cứu đều đưa ra những lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán và đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Cụ thể như: - Nghiên cứu của Trần Thị Quỳnh năm (2013): “Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại”. Đề tài đã đưa ra được những lý luận, khái niệm cơ bản về đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin nói chung và thông tin thương mại nói riêng. Thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại, người viết cũng đã đưa ra những quan điểm và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đó. Tuy nhiên những vấn đề được nêu lên trong đề tài là toàn bộ hoạt động kế toán chứ không đi phân tích sâu về kế toán hoạt động thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại. Dó đó chưa thể cung cấp đầy đủ cơ sở lý luận và giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu khác. -Nghiên cứu của Trần Thu Hằng (2014): “Hoàn thiện tổ chức công tác kếtoán tại Học viện chính trị hành chính quốc gia – Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu đã trình bày đươc những lý luận cơ bản về tổ chức kế toán của đơn vị sự nghiệp có thu,thực tế tổ chức kế toán của đơn vị, đưa ra được những ưu nhược điểm trong từng khâu, từng vấn đề của công tác kế toán. Tuy nhiên đề tài chưa nêu được việc sửdụng nhu cầu thông tin quản trị trong tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, và chưa cógiải pháp phù hợp nào được đưa ra.
  • 15. 3 -Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Nhật Ngân (2017): “ Tổ chức công tác kế toán tại cơ quan Bảo hiểm xã hội quận, huyện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp”. Trong nghiên cứu đề cập thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại cơ quan hành chính sự nghiệp cụ thể là các cơ quan bảo hiểm xã hội tại TP.HCM, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện. -Nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Nhung (2015): “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp có thu, Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hà Đông”. Luận văn thạc sĩ, Luận văn đã trình bày các lý luận cơ bản về tổ chức kế toán đơn vị sự nghiệp công lập, đánh giá, phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán ở Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hà Đông, từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. Tuy nhiên các đề tài này chỉ là mô tả thực trạng sau đó đưa ra những giải pháp thuần túy về phương diện hạch toán nhằm tuân thủ chế độ hiện hành chứ chưa chỉ ra được ảnh hưởng của tổ chức hạch toán kế toán đến quản lý tài chính. Nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán gồm nhiều nội dung, trong đó cũng có tác giả nghiên cứu cụ thể một nội dung của tổ chức công tác kế toán như tổ chức hạch toán kế toán. Nghiên cứu phân tích sâu về nghiệp vụ hạch toán kế toán mà chưa phản ánh hết các nội dung khác của tổ chức công tác kế toán như: sổ sách, báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán, kiểm kê tài sản…Điển hình như Nghiên cứu của Nguyễn Đức Dương (2014): “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại bệnh viện sản Nhi tỉnh Quảng Ninh”. Nghiên cứu đã đưa ra được các lý luận cơ bản về cơ chế tài chính, quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Về công tác kế toán, đề tài đã nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tại đơn vị này, trong đó có các hoạt động tổ chức kế toán và đưa ra các phương hướng, biện pháp hoàn thiện công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y. Tuy nhiên đề tài chưa phản ảnh hết các nội dung tổ chức kế toán, chưa bám sát được vào các cơ chế quản lý của Nhà nước hiện hành, rất nhiều các chính sách, chế độ được bạn hành mới, chưa nêu ra được những giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán hợp lí.
  • 16. 4 Bên cạnh các nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp còn có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán rât có ý nghĩa thực tiễn đến việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán như Nghiên cứu của Ngô Phi Mỹ Anh (2017): “Các yếu tố tác động đến việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các cơ quan thuế tại TP. Hồ Chí Minh”, tác giả đã chỉ ra các yếu tố tác động đến tổ chức công tác kế toán như sau: (1) Công tác thanh tra; (2) Hệ thống các văn bản pháp lý về kế toán; (3) Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác kế toán; (4) Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán; (5) Văn hóa nơi làm việc và (6) Cơ chế quản lý tài chính. Trong đó, yếu tố công tác thanh tra, kiểm tra có tác động mạnh và tương quan cùng chiều với tổ chức công tác kế toán tại đơn vị nghiên cứu. Theo đó, tác giả này đề cập nếu hệ thống kiểm tra nội bộ càng chặt chẽ sẽ kiểm soát được chất lượng của các thông tin kế toán được cung cấp. Ngoài ra, các cơ quan thuế cũng như các tổ chức hành chính sự nghiệp khác đều chịu sự chi phối khá lớn từ các quy định, chính sách do nhà nước quy định. Các yếu tố còn lại như hệ thồng công nghệ thông tin, chuyên môn của kế toán viên và văn hóa nơi làm việc cũng đóng góp vào sự thành công của hệ thống kế toán trong đơn vị. Nhận xét tổng quan: Tại Việt Nam, hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại các khu vực công. Tuy nhiên tại khu vực công, các đơn vị sự nghiệp công lập rất đa dạng, mỗi đơn vị đều có những nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động khác nhau. Ứng với mỗi đơn vị sự nghiệp cần có những nghiên cứu chi tiết hơn để nắm bắt được những bất cập của từng đơn vị và đề xuất những giải pháp phù hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị. Tính đến thời điểm hiện tại, cũng chưa có nghiên cứu nào về tổ chức công tác kế toán tại tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đây, tác giả vận dụng cho nghiên cứu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh. 3. Mục tiêu nghiên cứu
  • 17. 5  Mục tiêu chung  Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.  Mục tiêu cụ thể  Tìm hiểu thực trạng về tổ chức công tác kế toán của những đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc SGTVT.  Từ thực trạng về tổ chức công tác kế toán của các đơn vị trực thuộc SGTVT, tác giả đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cho các đơn vị này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những vấn đề có liên quan đến tổ chức công tác kế toán bao gồm: tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán; tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán; tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán; tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán (bao gồm báo cáo tài chính (BCTC) và báo cáo quyết toán); tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức kiểm tra kế toán; tổ chức kiểm kê tài sản; tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán.  Đối tượng khảo sát: Những nhân viên kế toán (kế toán trưởng và kế toán viên) hiện đang công tác tại các đơn vị trực thuộc.  Phạm vi nghiên cứu  Tổ chức công tác kế toán tại 15 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu  Nguồn dữ liệu  Dữ liệu thứ cấp: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan về tổ chức công tác kế toán và những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước làm nền tảng để tác giả xây dựng nội dung câu hỏi cho phiếu khảo sát, cũng như là để đánh giá thực trạng,
  • 18. 6 Mục tiêu nghiên cứu đề ra giải pháp hoàn thiện cho tổ chức công tác kế toán tại 15 đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.  Dữ liệu sơ cấp: Thực hiện khảo sát (thông qua phiếu khảo sát) được phát cho những kế toán trưởng, người phụ trách kế toán cũng như các kế toán viên đang làm việc tại 15 đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh. Phiếu khảo sát sẽ được gửi bằng cách sử dụng email; gửi qua đường bưu điện; khảo sát trực tiếp; gọi điện thoại phỏng vấn.  Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.  Nghiên cứu định tính:  Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu đề tài, bao gồm tra cứu tài liệu, phương pháp so sánh- đối chiếu, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích – tổng hợp để giải quyết vấn đề về cơ sở lý luận.  Nghiên cứu định lượng:  Tổng hợp, phân tích, thống kê kết quả khảo sát. Từ kết quả khảo sát và tổng hợp các dữ liệu thứ cấp, tiến hành so sánh, đối chiếu và tổng hợp để đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán, làm căn cứ đề xuất giải pháp.  Bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm gồm: (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập/ Không ý kiến; (4) Đồng ý và (5) Rất đồng ý. Kết quả khảo sát được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến để thực hiện phân tích, đánh giá. Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu định tính Tổng hợp từ các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết
  • 19. 7 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài  Kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra những đánh giá về thực trạng của tổ chức công tác kế toán của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, làm căn cứ cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của đơn vị trực thuộc, nâng cao tín đáng cậy của thông tin trên các báo cáo tài chính, giảm thiểu mức độ sai lệch.  Đối với Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, đóng góp của đề tài nhằm giúp cơ quan chủ quản nắm được tình hình công tác kế toán của các đơn vị cấp dưới, đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của đơn vị. Bên cạnh đó, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho một số đơn vị sự nghiệp chủ quản khác. 7. Kết cấu đề tài Phần mở đầu
  • 20. 8 Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập. Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh. Chương 3: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.
  • 21. 9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập  Theo Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010: “ĐVSNCL là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. Thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân. Cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”.  Theo Điều 2 nghị định 16/2015/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015 “Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”,“đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”.  Theo TS. Phạm Văn Khoan và TS. Nguyễn Trọng Thản (2010) trong Giáo trình quản lý tài chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công: “ĐVSNCL là các đơn vị có hoạt động cung ứng các hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội và các hàng hóa, dịch vụ khác trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa thông tim, thể dục thể thao, nông - lâm ngư nghiệp, kinh tế..., nhằm duy trì hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Đặc tính chủ yếu của các đơn vị sự nghiệp là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, mang tính chất phục vụ cộng đồng là chính”. Như vậy, từ những quan điểm trên có thể hiểu ĐVSNCL là đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước về một hoạt động nào đó, hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp toàn bộ hay cấp một phần và các nguồn khác đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Trong quá trình hoạt động, ĐVSNCL được Nhà nước cho phép thu phí, lệ phí để bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập
  • 22. 10 Đơn vị SNCL là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục đích kiếm lời. Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những giá trị về tri thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ, đạo đức, các giá trị về xã hội…Đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị SNCL là sản phẩm có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc một lĩnh vực mà những sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa. Hoạt động của đơn vị SNCL được trang trải từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp hoặc cấp trên cấp và từ các nguồn kinh phí do nhà nước quy định như từ các khoản thu phí, lệ phí, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, từ nguồn viện trợ, tài trợ, biếu, tặng, cho…theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị SNCL thường gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội như chương trình xoá mù chữ, chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình…Những chương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả, nếu để tư nhân thực hiện mục tiêu lợi nhuận sẽ lấn chiếm mục tiêu xã hội và dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm hoạt động sự nghiệp từ đó kìm hãm sự phát triển của xã hội. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập Theo Luật Ngân sách Nhà nước, kế toán đơn vị sự nghiệp được tổ chức theo hệ thống dọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tác chấp hành ngân sách đó.  Căn cứ theo cấp ngân sách, các đơn vị SNCL được phân loại như sau:  Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận kinh phí ngân sách nhà nước cấp hàng năm từ cơ quan tài chính, phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán cấp dưới.
  • 23. 11  Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I có nhiệm vụ quản lý kinh phí ở cấp trung gian, là cầu nối giữa đơn vị dự toán cấp I và cấp III trong một hệ thống.  Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ được giao. Đơn vị dự toán cấp III nhận kinh phí ngân sách từ đơn vị cấp II hoặc cấp I (trong trường hợp không có đơn vị cấp II).  Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện tổ chức kế toán và quyết toán với đơn vị dự toán cấp trên như quy định đối với đơn vị dự toán cấp III với cấp II và cấp II với cấp I.  Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, các đơn vị sự nghiệp công lập có thể phân loại thành:  Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo  Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế  Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực văn hóa thông tin  Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực thể dục thể thao  Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường  Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực kinh tế  Đơn vị sự nghiệp khác  Căn cứ vào mức độ mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:  Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động thường xuyên: là các đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên bảo đảm được toàn bộ chi phíhoạt động thường xuyên, NSNN không phải cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.  Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một kinh phí hoạt động thường xuyên: là những đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng chưa tự trang trải toàn bộ
  • 24. 12 chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước phải cấp một phần cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.  Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: là những đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng , nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động. Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập Theo nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 thay thế nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006: cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao.  Tự chủ trong xác định mức thu : đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xác định theo cơ chế thị trường; đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí theo quy định và lộ trình tính giá theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Đồng thời, quy định cụ thể lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Quy định này nhằm tạo điều kiện để từng bước tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công vào chi phí.  Tự chủ về chi thường xuyên và chi đầu tư: Các đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được giao quyền tự chủ khá rộng như được quyết định số lượng người làm việc, được vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định, được tự quyết định mức trích quỹ bổ sung thu nhập mà không bị không chế mức trích Quỹ bổ sung thu nhập như các loại hình đơn vị sự nghiệp khác (đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên bị khống chế không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định; đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên bị khống chế không quá 2 lần, đơn vị do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên bị khống chế không quá 1 lần).
  • 25. 13  Nội dung thu, nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp công lập:  Thu do NSNN cấp: Đối với kinh phí do NSNN cấp đơn vị phải lập dự toán chi phù hợp và bảo vệ dự toán đã lập. Khi có nhu cầu chi, đơn vị trực tiếp hay gián tiếp nhận kinh phí từ Kho bạc Nhà nước.  Thu phí, lệ phí: Về nguyên tắc các khoản phí, lệ phí sau khi thu, đơn vị có trách nhiệm nộp toàn bộ về KBNN nhưng nhằm bảo đảm việc tổ chức thu, tuỳ từng loại phí, lệ phí mà Nhà nước cho phép được để lại một tỷ lệ nhất định. Mức thu có thể được ấn định cụ thể hay qui định dưới dạng khung hoặc đơn vị được chủ động xác định mức thu.  Thu từ hoạt động SXKD: Tuỳ theo mỗi đơn vị, khoản thu hoạt động SXKD phát sinh có qui mô, tần suất và nội dung khác nhau. Mức thu do đơn vị tự quyết định trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ chi phí, có tích luỹ và chịu sự kiểm soát, điều tiết của Nhà nước. Với xu hướng nâng cao quyền tự chủ tài chính, nguồn thu này ngày càng tăng.  Các khoản huy động để phục vụ hoạt động SXKD và nguồn thu từ hoạt động liên doanh, liên kết: Đơn vị hoàn toàn chủ động và chịu trách nhiệm hoàn trả khi tiến hành huy động các nguồn vốn cần thiết phục vụ cho hoạt động SXKD. Khi khai thác nguồn thu này cần tính đến nhu cầu, chi phí sử dụng. Các khoản thu từ hoạt động liên doanh, liên kết được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa đơn vị với đối tác theo đúng qui định.  Khoản viện trợ không hoàn lại: Đơn vị phải làm thủ tục để cơ quan có thẩm quyền ghi thu, ghi chi NSNN.  Các khoản thu khác: Đơn vị được quyền chủ động xác định mức thu trên cơ sở tuân thủ qui định của pháp luật và sự thoả thuận với chủ thể liên quan.  Nhiệm vụ chi tại các đơn vị SNCL:  Các khoản chi trong đơn vị SNCL bao gồm chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản trích nộp theo lương; nguyên liệu, vật liệu; mua sắm TSCĐ, sửa chữa TSCĐ, chi dịch vụ mua ngoài; chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo
  • 26. 14 hình thức vay vốn; chi các khoản thuế phải nộp theo qui định và các khoản chi khác.  Căn cứ vào cơ chế quản lý, các khoản chi được chia thành chi thực hiện tự chủ (đơn vị được quyền chủ động bố trí sử dụng sao cho có hiệu quả, tiết kiệm) và chi không thực hiện tự chủ (khoản chi phải thực hiện theo đúng qui định của Nhà nước hay theo thoả thuận của nhà tài trợ).  Căn cứ vào mục đích chi, các khoản chi bao gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên. Các khoản chi thường xuyên được quản lý theo dự toán đồng thời theo Qui chế chi tiêu nội bộ, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu minh bạch hoạt động tài chính. Đối với các khoản chi không thường xuyên phải được lập chi tiết trong dự toán, chỉ được chi khi có trong dự toán, không được chuyển nguồn kinh phí các khoản chi không thường xuyên này sang các khoản chi không thường xuyên khác. Đối với khoản chi đầu tư phát triển thường phát sinh trong nhiều năm ngân sách nên việc cấp phát, quản lý phải phù hợp với đặc thù này. Thông thường khoản chi thường xuyên được quản lý theo cơ chế tự chủ, khoản chi không thường xuyên là các khoản chi thực hiện theo cơ chế không tự chủ. 1.2 Khái niệm, vai trò tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập Khái niệm tổ chức kế toán  Theo Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán, Nhà xuất bản Tài chính năm 2007, Hà Nội thì “Tổ chức kế toán được hiểu như một hệ thống các yếu tố cấu thành gồm: tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, kỹ thuật hạch toán, tổ chức vận dụng các chế độ, thể lệ kế toán… mối liên hệ và sự tác động giữa các yếu tố đó với mục đích đảm bảo các điều kiện cho việc phát huy tối đa chức năng của hệ thống các yếu tố đó“.  Theo quan điểm trên có thể hiểu tổ chức kế toán là một hệ thống các yếu tố cấu thành bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, kỹ thuật hạch toán để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin; tổ chức vận dụng chính sách, chế độ, thể lệ kế toán vào đơn vị nhằm đảm bảo công tác kế toán phát
  • 27. 15 huy hết vai trò, nhiệm vụ của mình, giúp công tác quản lý và điều hành hoạt động có hiệu quả. Vì vậy tác giả thống nhất với quan điểm về tổ chức kế toán theo Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán. Vai trò tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập  Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị HCSN là sự thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố cấu thành bản chất của hạch toán kế toán để phát huy tối đa vai trò của kế toán trong công tác quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Chính vì vậy, tổ chức kế toán khoa học sẽ góp phần quan trọng vào việc thu thập, xử lý thông tin, giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời, có ảnh hưởng đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị sự nghiệp  Tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị SNCL giúp ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.  Giúp các đơn vị SNCL thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn vị; Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước. Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị cấp dưới  Giúp các đơn vị SNCL lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định, cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu; Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí ở đơn vị. 1.3 Nội dung về tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập
  • 28. 16 Xét dưới góc độ chu trình kế toán, tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị SNCL bao gồm tổ chức chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức sổ kế toán và tổ chức hệ thống báo cáo tài chính. Theo “Giáo trình quản lý tài chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công” của TS. Phạm Văn Khoan và TS. Nguyễn Trọng Thản (2010), những nội dung chính của tổ chức công tác kế toán trong một đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: 1. Tổ chức vận dụng và thực hiện chế độ chứng từ kế toán. 2. Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản kế toán. 3. Tổ chức áp dụng hệ thống sổ kế toán 4. Tổ chức lập và phân tích báo cáo tài chính. 5. Tổ chức bộ máy kế toán. 6. Tổ chức kiểm tra kế toán. 7. Tổ chức kiểm kê tài sản. 8. Tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán. Nội dung cụ thể từng công tác tổ chức kế toán như sau: Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập  Xác định danh mục chứng từ kế toán  Theo Khoản 3 Điều 3 Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 thì chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.  Theo điều 3 chương 2 thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp qui định về chứng từ kế toán:
  • 29. 17  Các đơn vị SNCL đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc quy định trong Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.  Ngoài các chứng từ kế toán bắt buộc được quy định tại Thông tư này và các văn bản khác, đơn vị SNCL được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.  Xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ kế toán: Trong các đơn vị SNCL, trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ là do kế toán trưởng hoặc trưởng phòng tài chính kế toán của đơn vị quy định. Chứng từ kế toán do đơn vị lập hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của đơn vị. Bộ phận kế toán có trách nhiệm kiểm tra kỹ từng chứng từ, sau khi kiểm tra và xác minh là đúng thì mới được dùng chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập gồm các bước sau:  Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính vào chứng từ : tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị đều phải được lập chứng từ kế toán. Chứng từ được lập thành một hay nhiều bản tùy thuộc vào yêu cầu quản lý. Chứng từ phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa, khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo.  Kiểm tra chứng từ kế toán. Nội dung kiểm tra chứng từ kế toán bao gồm: Kiểm tra tính chính xác, rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán; kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh để ghi trên chứng từ kế toán; kiểm tra tính chính xác của thông tin trên chứng từ kế toán; kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý luân chuyển nội bộ, quy chế kiểm tra, xét duyệt chứng từ kế toán, thông qua việc kiểm tra chứng từ kế
  • 30. 18 toán nếu phát hiện các hành vi vi phạm chính sách chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,...) đồng thời báo ngay cho thủ trưởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành.  Nếu có chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra, ghi sổ phải trả lại hoặc báo cáo cho nơi lập chứng từ biết để làm lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh, sau đó làm căn cứ ghi sổ.  Phân loại, sắp xếp chứng từ và ghi sổ kế toán.  Lưu trữ, bảo quản và hủy chứng từ kế toán: Công tác lưu trữ chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán tại các đơn vị SNCL đã sử dụng phải được sắp xếp, phân loại, bảo quản, lưu trữ theo đúng quy định của chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán của Nhà nước. Trong quá trình sử dụng nếu xảy ra việc mất chứng từ gốc trong mọi trường hợp phải báo cáo với thủ truởng đơn vị biết để có biện pháp xử lý kịp thời.  Tổ chức sử dụng chứng từ cho việc ghi sổ kế toán :  Về sử dụng và quản lý biểu mẫu, chứng từ kế toán: Tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập đều phải áp dụng chứng từ kế toán Nhà nước đã ban hành cho các đơn vị sự nghiệp. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại các đơn vị SNCL có thể hiểu là xây dựng các tài khoản gi đơn, ghi kép để hệ thống hóa các chứng từ kế toán, theo thời gian và theo từng đối tượng cụ thể, nhằm mục đích kiểm soát, quản lý các đối tượng của hạch toán kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng tại các đơn vị SNCL phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
  • 31. 19  Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ NSNN, vốn, quỹ công, đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí của từng lĩnh vực, từng đơn vị HCSN.  Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh để phù hợp với mô hình tổ chức và tính chất hoạt động.  Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện tính toán thủ công ( hoặc bằng máy vi tính...) và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của các đơn vị và của cơ quan quản lý nhà nước. Theo điều 4 chương 2 thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp qui định về tài khoản kế toán:  Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác; tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản khác ở các đơn vị hành chính sự nghiệp.  Phân loại hệ thống tài khoản kế toán: Các loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Loại tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản).  Các đơn vị hành chính, sự nghiệp căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư này để lựa chọn tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị. Việc mở thêm tài khoản phải đảm bảo đúng quy định của bộ tài chính.  Xây dựng phương pháp kế toán trên các tài khoản: Đây là phương pháp phân loại, hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh riêng biệt theo từng đối tượng ghi của hạch toán kết toán (tài sản, nguồn vốn và các quá trình kinh doanh) nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của các chủ thể quản lý khác nhau. Do đó mà trên cơ sở đặc điểm của đối tượng kế toán và mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán gắn với đặc điểm của đơn vị để xây dựng phương pháp kế toán trên các tài khoản phù hợp với
  • 32. 20 từng nhóm, từng loại tài khoản, trên cả hệ thống tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập Theo điều 25 luật kế toán (2015) quy định: “Sổ kế toán là phương tiện ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có lien quan đến đơn vị kế toán”. Căn cứ vào quy mô và điều kiện hoạt động của đơn vị và vào các hình thức tổ chức của sổ kế toán, các đơn vị SNCL sẽ lựa chọn cho mình một hình thức tổ chức sổ kế toán cho phù hợp. Tổ chức sổ kế toán thực chất là việc kết hợp các loại sổ sách có kết cấu khác theo một trình tự hạch toán nhất định nhằm hệ thống hoá và tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu của từng đơn vị. Nội dung công tác tổ chức hệ thống sổ kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập như sau:  Lựa chọn hình thức sổ kế toán: Hiện các đơn vị SNCL đều phải mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, bảo quản và lưu trữ sổ kế toán theo quy định của Luật kế toán (2015). Tùy vào từng đặc điểm của đơn vị có thể lựa chọn một trong các hình thức kế toán: - Hình thức kế toán “Nhật ký chung” - Hình thức kế toán “Nhật ký - sổ cái” - Hình thức kế toán “Chứng từ - Ghi sổ” - Hình thức kế toán trên máy vi tính Mỗi hình thức tổ chức sổ kế toán đều có đặc điểm riêng, ưu và nhược điểm khác nhau tùy theo loại hình đơn vị. Tùy theo đặc điểm cụ thể của từng đơn vị SNCL về qui mô, tính chất hoạt động, lĩnh vực hoạt động, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý, trình độ nghiệp vụ và năng lực của nhân viên kế toán cùng các điều kiện và phương tiện vật chất trang bị
  • 33. 21 cho công tác kế toán, đơn vị lựa chọn một trong các hình thức tổ chức sổ kế toán cho phù hợp.  Tổ chức ghi chép trên các sổ kế toán: Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh. Tổ chức bảo quản lưu trữ sổ kế toán: Sổ kế toán và các tài liệu kế toán được bảo quản và lưu trữ theo pháp luật. Kết thúc quá trình ghi sổ, khóa sổ kế toán, sổ kế toán được đưa vào lưu trữ theo quy định lưu trữ tài liệu kế toán tương tự như lưu trữ chứng từ kế toán. Tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập.  Việc lập báo cáo tài chính phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.  Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.  Báo cáo tài chính phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị.  Báo cáo tài chính phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với từng loại hình đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán.
  • 34. 22  Thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.  Đơn vị hành chính, sự nghiệp nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền các báo cáo tài chính năm theo quy định.  Báo cáo tài chính năm của đơn vị hành chính, sự nghiệp phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.  Danh mục báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán :  Báo cáo tình hình tài chính  Báo cáo kết quả hoạt động  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực tiếp)  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp gián tiếp)  Thuyết minh báo cáo tài chính  Báo cáo tài chính  Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động  Báo cáo chi tiết chi từ nguồn NSNN và nguồn phí được khấu trừ, để lại  Báo cáo chi tiết kinh phí chương trình, dự án  Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính  Thuyết minh báo cáo quyết toán Tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập Tổ chức bộ máy kế toán chính tại các đơn vị SNCL là việc tập hợp các cán bộ kế toán để xác lập quan hệ phân chia công việc kế toán ở các đơn vị. Hoạt động của tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng hoặc trưởng phòng tài chính kế toán của đơn vị. Có thể coi như hoạt động sản xuất kinh doanh thông tin kinh tế để đáp ứng nhu cầu thông tin cho hoạt động quản lý, trong đó cán bộ nhân viên kế toán là người sản xuất, có sự hiểu biết nội dung, phương pháp, kỹ thuật hạch toán kế toán, sử dụng các phương
  • 35. 23 pháp kỹ thuật ghi chép, tính toán thực hiện xử lý những thông tin kinh tế đã thu nhận được theo những quy trình nhất định, tạo ra những thông tin cần thiết đáp ứng nhu cầu quản lý các hoạt động trong đơn vị sự nghiệp công lập. Lựa chọn hình thức bộ máy kế toán: Các đơn vị SNCL căn cứ vào đặc điểm tổ chức, quy mô, địa bàn hoạt động và tình hình phân cấp quản lý tài chính trong đơn vị, khối lượng tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, yêu cầu trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và cán bộ kế toán, các đơn vị có thể vận dụng một trong ba mô hình tổ chức công tác kế toán như sau:  Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung  Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán  Mô hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán Tổ chức kiểm tra kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập Việc kiểm tra kế toán tại các đơn vị SNCL nhằm mục đích đảm bảo thực hiện đúng đắn các phương pháp kế toán, các chế độ, thể lệ kế toán và tổ chức chỉ đạo công tác kế toán trong đơn vị, đảm bảo thực hiện vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế, tài chính, kiểm tra kế toán tăng cường tính đúng đắn, hợp lý, trung thực, khách quan của quá trình hạch toán ở đơn vị, đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước ở đơn vị. Kiểm tra tài chính kế toán là công tác kiểm tra nghiệp vụ, đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, có hệ thống, đảm bảo thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin một cách đầy đủ, trung thực về tình hình quản lý tài sản và sử dụng nguồn kinh phí trong đơn vị sự nghiệp công lập. Công tác kiểm tra kế toán được tiến hành theo các nội dung sau:  Kiểm tra việc chấp hành các chế độ quy định về kế toán.
  • 36. 24  Kiểm tra việc ghi chép, phản ánh trên các chứng từ, tài khoản, sổ và báo cáo tài chính, đảm bảo việc thực hiện đúng chế độ chính sách quản lý tài sản nguồn kinh phí và tình hình sản xuất cung ứng dịch vụ.  Kiểm tra trách nhiệm, kết quả công tác của bộ máy kế toán mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị.  Phương pháp kiểm tra kế toán chủ yếu là phương pháp đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán với nhau, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết. Công tác kiểm tra kế toán nội bộ ở đơn vị sự nghiệp công lập do thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng (hay người phụ trách kế toán) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Hàng năm cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản tiến hành kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán của đơn vị. Kết thúc đợt kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra quyết toán, có kết luận rõ ràng, có đầy đủ chữ ký của đoàn kiểm tra, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị. Tổ chức kiểm kê tài sản Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng, xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm tra, đối chiếu số liệu trong sổ kế toán. Đơn vị phải tổ chức thực hiện kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau: Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập BCTC; Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động; Xảy ra hoả hoạn, lũ lụt hoặc các thiệt hại bất thường khác; Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập BCTC. Sau khi kiểm kê phải phản ánh đúng thực
  • 37. 25 tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê. Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán Tài liệu kế toán bao gồm: chứng từ kế toán, sổ kế toán, BCTC và tài liệu khác liên quan đến kế toán (các tài liệu ngoài các tài liệu nói trên, được dùng làm căn cứ để lập chứng từ kế toán như hợp đồng kinh tế, hợp đồng vay, khế ước vay, hợp đồng liên doanh, quyết toán sử dụng kinh phí, biểu mẫu kiểm kê, biên bản định giá, kết luận thanh tra, kiểm tra). Đơn vị phải thực hiện đầy đủ các quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định tại Điều 41 Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 và các văn bản pháp quy khác, cũng như các quy định trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại như: kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại; thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức phục hồi lại tài liệu kế toán bị hư hỏng; liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán để được sao chụp hoặc xác nhận lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại;… Tóm tắt chương 1 Chương 1 đã trình bày những lý luận chung về đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị SNCL, qua đó trình bày cụ thể nội dung tổ chức kế toán tại các đơn vị SNCL. Tổ chức công tác kế toán hiệu quả giúp cho quá trình quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập được thuận lợi và hiệu quả, quản lý tốt tài sản, nguồn kinh phí của đơn vị, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, giúp cho các đơn vị sự nghiệp có điều kiện phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường. Đây là những vấn đề rất quan trọng, là cơ sở để tiến hành phân tích thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp để hoàn thiện tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM trong chương 2.
  • 38. 26 Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SNCL TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH 2.1 Tổng quan về Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh Giới thiệu về Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa), hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp thoát nước, công viên cây xanh và chiếu sáng, bãi đỗ xe đô thị) trong phạm vi thành phố và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật. Sở Giao thông vận tải thành phố có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo qui định của Nhà nước. Sở Giao thông vận tải chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng Chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh Chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh thể hiện qua những lĩnh vực sau:  Về pháp luật: Thực hiện công tác thanh tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật GTVT trên địa bàn thành phố, đảm bảo nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành GTVT trên các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thuỷ, bến cảng, thoát nước, chiếu sáng. Tổ chức công tác sát hạch, cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép bằng thuyền, máy trưởng tàu sông hạng 3, lái tàu và các loại giấy phép khác ... thuộc chức năng của Sở theo quy định của pháp luật, sự phân cấp của Bộ quản lý chuyên ngành và của Ủy ban nhân dân thành phố.
  • 39. 27 Thanh tra sở P. tài chính kế toán P.QL kết cấu HTGT P.Quản lý vận tải và PT P.QL đào tạo và sát hạch Văn phòng sở Lãnh đạo sở  Về quy hoạch, kế hoạch: Trình Ủy ban nhân dân thành phố quy hoạch phát triển ngành GTVT thành phố; phương hướng, mục tiêu, kế hoạch 5 năm và hàng năm của ngành GTVT (kể cả khu vực quận huyện), hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch được duyệt trong toàn ngành; kế hoạch đầu tư XDCB phát triển ngành GTVT trên toàn địa bàn thành phố  Về quản lý xây dựng, chất lượng các công trình chuyên ngành: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư, xây dựng công trình giao thông vận tải trên địa bàn thành phố theo đúng pháp luật ;Tổ chức thẩm định, phê duyệt các hồ sơ thiết kế dự toán, hồ sơ đấu thầu các công trình chuyên ngành theo phân cấp, uỷ quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.  Sở GTVT được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực như: quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải; quản lý công viên cây xanh; quản lý vận tải; quản lý kỹ thuật phương tiện cơ giới giao thông đường bộ… *Sơ đồ bộ máy tổ chức Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: Văn phòng Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh) *Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.
  • 40. 28 - Lãnh đạo sở: Bao gồm 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của sở Giao thông vận tải TP.HCM. Phó Giám đốc có nhiệm vụ thay Giám đốc xử lý công việc khi Giám đốc vắng mặt. - Văn phòng sở: Tham mưu giúp Giám đốc sở chỉ đạo, điều hành các mặt công tác: xây dựng và ban hành chương trình, kế hoạch hoạt động của cơ quan Sở và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở; thông tin, báo cáo, tổng hợp các hoạt động của cơ quan sở và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; theo dõi, quản lý nội quy, quy chế làm việc của cơ quan sở và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật.. - Thanh tra Sở: Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, điều hành các mặt công tác: thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; phòng chống tham nhũng, lãng phí; giải quyết các kiến nghị, vướng mắc, khiếu nại, tố cáo. - Phòng Tài chính-Kế toán: Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, điều hành các mặt công tác: quản lý công tác tài chính, kế toán, tài sản theo phân cấp; công tác kế hoạch, thống kê thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định. - Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông: Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, điều hành các mặt công tác: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông; kỹ thuật, chất lượng công trình giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; phân loại, nâng cấp quản lý và điều chỉnh số hiệu đường bộ, đường thủy nội địa… - Phòng Quản lý vận tải và phương tiện: Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, điều hành các mặt công tác: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải và phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố theo quy định; cấp phép vận tải quốc tế; cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, bến khách ngang sông; chấp thuận chủ trương xây dựng cảng, bến thủy
  • 41. 29 nội địa; quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố thuộc lĩnh vực vận tải. - Phòng Quản lý đào tạo và sát hạch: Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, điều hành các mặt công tác: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo và sát hạch cấp giấy phép cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa. Hệ thống trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh Bảng 2.1. Các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh STT TÊN ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC 1 Khu quản lý giao thông đô thị số 1 2 Khu quản lý giao thông đô thị số 2 3 Khu quản lý giao thông đô thị số 3 4 Khu quản lý giao thông đô thị số 4 5 Thanh tra SGTVT 6 Ban QLĐT DA Vệ sinh môi trường 7 Ban QLĐT DA Nạo vét luồng Soài rạp 8 Cảng vụ đường thủy nội địa 9 Khu quản lý đường thủy nội địa 10 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 50-01S 11 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 50-02S 12 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 50-03S 13 Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài gòn 14 Trung tâm quản lý giao thông công cộng 15 Cơ quan SGTVT  Quan hệ giữa Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh và 15 đơn vị trực thuộc
  • 42. 30  Về cơ cấu tổ chức: Phối hợp với Sở Nội vụ thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập, tách nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở.  Về quản lý tài chính: Tổng hợp và trình Ủy ban nhân dân thành phố dự toán kinh phí hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, cùng với Sở Tài Chính thành phố duyệt quyết toán cho các đơn vị này. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, sử dụng kinh phí, tài sản được cấp, biên chế lao động được giao theo đúng mục đích và có hiệu quả.  Về công tác kế toán: Các đơn vị trực thuộc SGTVT TP.HCM đều có mã số thuế riêng, có bộ máy kế toán riêng và thực hiện công tác kế toán hoàn toàn độc lập với nhau. + Các đơn vị trực thuộc nộp BCTC và báo cáo quyết toán ngân sách cho Phòng Tài chính SGTVT theo thời hạn quy định: trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc quý đối với BCTC quý, trong vòng 90 ngày sau khi kết thúc năm đối với BCTC năm và báo cáo quyết toán ngân sách năm. + Để quản lý việc sử dụng NSNN một cách hiệu quả, cũng như việc mua sắm, sử dụng tài sản đúng quy định, khi các đơn vị trực thuộc và cơ quan Văn phòng SGTVT có nhu cầu mua sắm TSCĐ đối với trường hợp sử dụng kinh phí NSNN để mua sắm, tất cả các đơn vị đều gửi Phòng Tài chính SGTVT công văn xin phê duyệt việc mua sắm TSCĐ, và thực hiện theo các quyết định được phê duyệt của Giám đốc SGTVT. 2.2 Kết quả khảo sát về thực trạng công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc sở GTVT TP.HCM Mô tả mẫu khảo sát Để nghiên cứu, mô tả và đánh giá được thực trạng tổ chức kế tại đơn vị trực thuộc Sở giao thông vận tải TP.HCM, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát theo mẫu phiếu khảo sát trong phụ lục 1.1. Bảng khảo sát gồm 2 phần khảo
  • 43. 31 sát chính: phần thứ nhất là thông tin của cá nhân và đơn vị được khảo sát gồm 5 câu hỏi tìm hiểu sơ nét về đơn vị được khảo sát như số lượng viên chức hiện có, số kế toán viên hiện có, tỷ lệ viên chức tốt nghiệp ngành kế toán trong bộ phận. Phần thứ hai là thông tin về nội dung đề tài gồm 45 câu hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán; tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán; tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán; tổ chức hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán; tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức kiểm tra kế toán; tổ chức kiểm kê tài sản; tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán. Thang đo sử dụng trong xây dựng bảng câu hỏi là thang đo likert 5 điểm với 5 mức độ từ (1): Rất không đồng ý đến (5): Hoàn toàn đồng ý. Đối tượng khảo sát là kế toán trưởng, người phụ trách kế toán hoặc kế toán viên đang công tác tại bộ phận kế toán của 15 đơn vị trực thuộc Sở giao thông vận tải TP.HCM. Phiếu khảo sát được gửi cho các viên chức đang làm việc tại bộ phận kế toán của các đơn vị bằng cách: gửi trực tiếp; gửi email; gửi qua đường bưu điện; gọi điện thoại phỏng vấn. Mỗi đơn vị tác giả thực hiện khảo sát với tất cả viên chức thuộc phòng kế toán (bao gồm kế toán trưởng, phụ trách kế toán). Quy trình phân tích kết quả khảo sát * Quy trình phân tích kết quả khảo sát được tiến hành qua các bước như sau:  Bước 1: khai báo biến và nhập liệu vào phần mềm Microsoft Excel; tổng cộng có 46 biến và 15 quan sát: - 46 biến được mã hóa từ VDCTKT1 đến VDCTKT8, VDTK1 đến VDTK8; VDSKT1 đến VDSKT8; LBCTC1 đến LBCTC6; TCBMKT1 đến TCBMKT4; TCKTKT1 đến TCKTKT4; TCKKTS1 đến TCKKTS5, LTBQTL1- LTBQTL3 trong đó VDCTKT là các biến thuộc nội dung tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán, VDTK là các biến thuộc nội dung tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán; VDSKT là các biến thuộc nội dung tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán; LBCTC là các biến thuộc nội dung tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán; TCBMKT là các biến thuộc nội dung tổ chức bộ máy kế toán;
  • 44. 32 TCKTKT là các biến thuộc nội dung kiểm tra kế toán; TCKKTS là các biến thuộc nội dung kiểm kê tài sản; LTBQTL là các biến thuộc nội dung tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán; số thứ tự trên các biến ứng với số thứ tự của phát biểu trong bảng khảo sát. Giá trị (values) của biến được mã hóa: 1 là “hoàn toàn không đồng ý”, 2 “không đồng ý”, 3 “không ý kiến”, 4 “đồng ý”, 5 “hoàn toàn đồng ý”. - 15 quan sát được xếp theo thứ tự từ 01 đến 15 là: 15 đơn vị trực thuộc SGTVT thứ tự gồm: STT TÊN ĐƠN VỊ 1 Khu quản lý giao thông đô thị số 1 2 Khu quản lý giao thông đô thị số 2 3 Khu quản lý giao thông đô thị số 3 4 Khu quản lý giao thông đô thị số 4 5 Thanh tra SGTVT 6 Ban QLĐT DA Vệ sinh môi trường 7 Ban QLĐT DA Nạo vét luồng Soài rạp 8 Cảng vụ đường thủy nội địa 9 Khu quản lý đường thủy nội địa 10 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 50-01S 11 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 50-02S 12 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 50-03S 13 Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài gòn 14 Trung tâm quản lý giao thông công cộng 15 Cơ quan SGTVT  Bước 2: đối với từng biến, tính một số thông số cho từng biến như: tính điểm trung bình cộng (mean), điểm tổng cộng (sum), độ lệch chuẩn (Std. Deviation), giá trị nhỏ nhất (Minimum), giá trị lớn nhất (Maximum). Kết quả của bước này nhằm cung cấp các thông tin về kết quả khảo sát đối với từng phát biểu cũng như giúp
  • 45. 33 đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị trực thuộc SGTVT TPHCM.  Bước 3: Thiết lập 4 biến: giới tính, độ tuổi, thâm niên làm việc, quy mô tổ chức nhằm xem xét mối quan hệ của chúng với 8 biến CHUNGTU, TAIKHOAN, SO, BAOCAO, BOMAY, KIEMTRA, KIEMKE, LUUTRU.  Bước 4: Chọn biến thâm niên làm việc để thực hiện phân tích phương sai (ANOVA) nhằm xem xét mối quan hệ giữa thâm niên làm việc với 8 biến. Tổng số phiếu tác giả phát ra là 300 phiếu, số phiếu thu về là 290 phiếu trong đó có 283 phiếu hợp lệ và có giá trị nghiên cứu. Tác giả đã tổng hợp kết quả khảo sát nhằm mô tả và đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở giao thông vận tải TP.HCM như sau: Kết quả khảo sát Ta có, ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng như sau:  Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5 = 0.8 Giá trị trung bình Ý nghĩa 1.00 - 1.80 Hoàn toàn không đồng ý 1.81 - 2.60 Không đồng ý 2.61 - 3.40 Không ý kiến 3.41 - 4.20 Đồng ý 4.21 - 5.00 Hoàn toàn đồng ý  Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán Bảng 2.2. Khảo sát về công tác tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
  • 46. 34 Nội dung Mức độ đồng ý TB Độ lệch chuẩ n 1 2 3 4 5 Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán Chứng từ do kế toán lập được in từ phần mềm kế toán ra rồi chuyển cho kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu. 10 38 81 100 54 3.53 1.06 Ngoài các chứng từ kế toán được quy định, đơn vị không tự thiết kế thêm các chứng từ kế toán khác để sử dụng riêng cho đơn vị. 6 31 86 107 53 3.60 .98 Chứng từ kế toán của đơn vị đa phần được in từ phần mềm kế toán. 6 37 77 118 45 3.56 .98 Một số nội dung không quan trọng trên chứng từ kế toán có thể được bỏ qua không cần ghi. 8 30 69 110 66 3.69 1.03 Các chứng từ do các bộ phận khác hoặc do bên ngoài chuyển đến phải có đầy đủ chữ ký của những người có 4 27 59 105 88 3.87 1.01
  • 47. 35 liên quan. Hồ sơ chứng từ thanh, quyết toán các gói thầu rõ ràng, dễ hiểu, được quy định rõ ràng chi tiết trong các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên. 11 42 84 96 50 3.47 1.07 Việc tiếp nhận, kiểm tra, xử lý chứng từ kế toán được thực hiện toàn bộ bởi kế toán phụ trách nghiệp vụ; kế toán trưởng chỉ tiến hành kiểm tra khi kế toán phụ trách nghiệp vụ đã hạch toán, ghi sổ xong. 5 63 89 94 32 3.30 1.00 (Nguồn: Kết quả khảo sát tác giả) Kết quả khảo sát về công tác tổ chức vận dụng chứng từ kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở giao thông vận tải TP.HCM thực hiện khá tốt, thể hiện qua các chỉ tiêu đều được đánh giá với số điểm trên trung bình (3.3 điểm). Theo đó có thể thấy, hiện tại các đơn vị trực thuộc Sở giao thông vận tải TP.HCM đã sử dụng danh mục chứng từ kế toán theo quy định (3.53 điểm), Ngoài các chứng từ kế toán được quy định, đơn vị không tự thiết kế thêm các chứng từ kế toán khác để sử dụng riêng cho đơn vị (3.6 điểm), Chứng từ kế toán của đơn vị đa phần in từ phần mềm kế toán(3.56 điểm); và Một số nội dung không quan trọng trên chứng từ kế toán có thể được bỏ qua không cần ghi (3.69 điểm); Các chứng từ do các bộ phận khác hoặc do bên ngoài chuyển đến phải có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan (3.87 điểm). Về hồ sơ chứng từ thanh, quyết toán các gói thầu rõ ràng, dễ hiểu, được quy định rõ ràng chi tiết trong các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên (3.47 điểm) và việc tiếp nhận, kiểm tra, xử lý chứng từ kế toán được thực hiện toàn bộ bởi kế toán phụ trách nghiệp vụ; kế toán trưởng chỉ tiến hành kiểm tra khi kế toán phụ
  • 48. 36 trách nghiệp vụ đã hạch toán, ghi sổ xong (3.30 điểm). Tuy vậy, trong việc sử dụng các chứng từ kế toán do đặc điểm hoạt động của một số đơn vị nên việc tuân thủ quy định chứng từ của pháp luật chỉ mang tính tương đối, nghĩa là ngoài các chứng từ kế toán được quy định, một số đơn vi tự thiết kế thêm các chứng từ kế toán khác để sử dụng riêng cho đơn vị mà không được quy định và thường là những chứng từ từ cấp 2 trở đi. Kết quả khảo sát cho thấy các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM thực hiện khá sát sao về công tác tổ chức kiểm tra và xử lý chứng từ kế toán. Cụ thể, trong quá trình này việc kiểm tra chứng từ kế toán trước khi hạch toán, ghi sổ là trách nhiệm của kế toán viên phụ trách nghiệp vụ, kế toán trưởng thực hiện kiểm tra chứng từ kế toán sau khi kế toán phụ trách nghiệp vụ hạch toán và ghi sổ xong. Chứng từ kế toán được kiểm tra lại trước khi đưa vào lưu trữ. Tuy nhiên, hạn chế trong công tác này là bộ phận kế toán đơn vị xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ trong bộ phận nên đôi khi xảy ra tình trạng chồng chéo, thiếu tính liên kết giữa các bộ phận.  Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Bảng 2.3. Khảo sát về công tác tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Nội dung Mức độ đồng ý TB Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
  • 49. 37 Ngoài hệ thống tài khoản do Bộ tài chính và các tài khoản chi tiết do cơ quan cấp quy định, đơn vị không mở thêm tài khoản khác. 9 48 77 98 51 3.47 1.07 Đơn vị thực hiện theo dõi chi tiết cho từng đối tượng theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên. 10 42 78 102 51 3.50 1.06 Phương pháp hạch toán được hướng dẫn rõ ràng cụ thể. 13 38 98 90 44 3.40 1.05 Kế toán trưởng thực hiện kiểm tra việc định khoản của kế toán viên hằng ngày. 19 61 83 72 48 3.24 1.17 Đơn vị thực hiện hạch toán tài khoản ngoài bảng đầy đủ theo quy định. 11 57 92 73 50 3.33 1.10 Việc hạch toán kế toán được thực hiện ngay khi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. 7 68 102 76 30 3.19 1.00 (Nguồn: Kết quả khảo sát tác giả) Kết quả khảo sát cho thấy các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM thực hiện khá tốt công tác tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. Theo đó, các đơn vị sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định ban hành, việc mở thêm các tài khoản cấp 2, 3, 4 và thực hiện theo dõi chi tiết cho từng đối tượng theo
  • 50. 38 hướng dẫn của cơ quan cấp trên. Các phương pháp hạch toán được hướng dẫn rõ ràng cụ thể, việc hạch toán tài khoản kế toán đều theo quy định và được thực hiện ngay khi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để đảm bảo độ chính xác của quá trình hạch toán. Tuy nhiên, ngoài hệ thống tài khoản do Bộ tài chính và các tài khoản chi tiết do cơ quan cấp quy định, một số đơn vị đã mở thêm tài khoản khác để đảm bảo quá trình hạch toán cho đơn vị (đánh giá 3.47 điểm), ngoài ra hạn chế trong công tác tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại thấy các đơn vị trực thuộc Sở giao thông vận tải TP.HCM là kế toán trưởng không thực hiện kiểm tra việc định khoản của kế toán viên hằng ngày nên có những trường hợp xảy ra sai sót mà không điều chỉnh kịp thời.  Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán Bảng 2.4. Khảo sát về công tác tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán Nội dung Mức độ đồng ý TB Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 Tổ chức vận dụng chế độ chế độ sổ kế toán Đơn vị có sử dụng các mẫu sổ kế toán trong danh mục sổ kế toán theo quy định. 37 66 45 87 48 3.15 1.31 Đơn vị có thiết kế thêm mẫu sổ kế toán nào để phù hợp cho việc quản lý của đơn vị. 25 69 50 84 55 3.27 1.27 Việc mở sổ, ghi sổ kế toán được thực hiện tự 16 26 54 129 58 3.66 1.08
  • 51. 39 động bằng phần mềm kế toán. Mọi số liệu trên sổ kế toán đều có chứng từ kèm theo. 16 38 38 125 66 3.66 1.14 Sổ kế toán phải được đánh số trang sổ, đóng dấu giáp lai giữa các trang sổ. 35 55 42 97 54 3.28 1.31 Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán đơn vị có tổ chức bàn giao (lập biên bản bàn giao và kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán ký xác nhận) trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên kế toán cũ với nhân viên kế toán mới. 50 73 61 72 27 2.83 1.26 Các trường hợp sửa chữa sổ kế toán sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan cấp trên được thực hiện theo một trong hai phương pháp: phương pháp ghi số âm hoặc phương pháp ghi bổ sung. 26 55 74 81 47 3.24 1.21 (Nguồn: Kết quả khảo sát tác giả) Về công tác tổ chức chế độ sổ kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở giao thông vận tải, hầu hết các đơn vị đều có sử dụng các mẫu sổ kế toán trong danh mục sổ kế toán theo quy định, bên cạnh đó tùy vào đặc điểm lĩnh vực hoạt động của từng đơn vị mà các đơn vị sẽ chủ động thiết kế thêm mẫu sổ kế toán nào để phù hợp cho việc quản lý của đơn vị. Trong quá trình tổ chức chế độ sổ kế toán, mọi số liệu trên sổ kế
  • 52. 40 toán đều có chứng từ kèm theo để đảm bảo tính chính xác, minh bạch. Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán đơn vị có tổ chức bàn giao (lập biên bản bàn giao và kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán ký xác nhận) trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên kế toán cũ với nhân viên kế toán mới. Đồng thời, các trường hợp sửa chữa sổ kế toán sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan cấp trên được thực hiện theo một trong hai phương pháp: phương pháp ghi số âm hoặc phương pháp ghi bổ sung. Tuy nhiên, trong tác tổ chức sổ kế toán, không phải việc mở sổ, ghi sổ kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở giao thộng vận tải TP.HCM đều được thực hiện tự động bằng phần mềm kế toán mà có những ghi chép phải thực hiện bằng tay, mặc dù vậy nhiều đơn vị chưa chú trọng đến việc đối chiếu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết vì cho rằng việc ghi sổ có áp dụng hình thức tự động bằng phần mềm kế toán. Nhưng do có nhiều ghi chép thủ công nên việc không kiểm tra thường xuyên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Đây là một hạn chế lớn trong công tác tổ chức sổ kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở giao thộng vận tải TP.HCM.  Tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính Bảng 2.5. Khảo sát về công tác tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính Nội dung Mức độ đồng ý TB Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 Tổ chức vận dụng công tác tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính
  • 53. 41 Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý, năm và báo cáo quyết toán ngân sách đúng quy định. 12 22 85 102 62 3.64 1.0 4 Sử dụng thêm mẫu báo cáo tự thiết kế để phục vụ cho công tác quản lý. 8 22 85 104 64 3.69 1.00 Việc lập báo cáo được thực hiện tự động bằng phần mềm kế toán 11 21 73 99 79 3.76 1.06 Phương pháp lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách được hướng dẫn rõ ràng. 12 22 62 114 73 3.76 1.06 Phương pháp lập BCTC, báo cáo quyết toán qua các năm là giống nhau. 10 27 64 104 78 3.75 1.07 Kỳ hạn lập và nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách hiện nay phù hợp. 9 12 69 121 72 3.83 .96 (Nguồn: Kết quả khảo sát tác giả) Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM luôn tuân thủ quy định về công tác lập và nộp báo cáo tài chính. Thời
  • 54. 42 hạn nộp báo cáo tài chính quý, năm và báo cáo quyết toán ngân sách tại đơn vị luôn đúng quy định. Tùy vào đặc thù lĩnh vực hoạt động mà một số đơn vị sử dụng thêm mẫu báo cáo tự thiết kế để phục vụ cho công tác quản lý. Phương pháp lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách được hướng dẫn rõ ràng, và các phương pháp lập BCTC, báo cáo quyết toán qua các năm là giống nhau tùy theo tình hình kinh doanh của đơn vị mỗi năm. Trong công tác lập báo cáo tài chính tại các đơn vị đa số được thực hiện tự động bằng phần mềm kế toán nên rút ngắn thời gian cho công việc. Tuy nhiên, đòi hỏi phải kiểm tra sát sao quá trình thực hiện này để tránh sai sót trong trường hợp bị lỗi phần mềm hoặc những sự cố kỹ thuật khác.  Tổ chức bộ máy kế toán Bảng 2.6. Khảo sát về công tác tổ chức bộ máy kế toán Nội dung Mức độ đồng ý TB Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 Tổ chức vận dụng công tác tổ chức bộ máy kế toán Số lượng nhân sự của bộ phận kế toán tại đơn vị hiện nay phù hợp yêu cầu công việc. 10 45 102 82 44 3.37 1.04 Đơn vị lập bảng phân công công việc cho từng viên chức trong bộ 7 43 96 90 47 3.45 1.02