SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ X
PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN THỎA THUẬN
HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 20…
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ X
PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN THỎA THUẬN
HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:…………….
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 20…
NHẬT KÝ THỰC TẬP
Ngày/tháng/năm Nội dung công việc
Văn bản pháp lý
liên quan
Kết quả thực hiện
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
….., ngày tháng năm ……
Xác nhận của đơn vị thực tập
(Ký tên, đóng dấu)
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
ASEAN Association of Southeast Asian Nations.
Tiếng Việt: Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
CT Cạnh tranh
CQLCT Cục quản lý cạnh tranh
CTKLM Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
ĐĐKD Đạo đức kinh doanh
HCCT Thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
LCT Luật cạnh tranh
NHTM Ngân hàng thương mại
TTCT Thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
XLVP Xử lý vi phạm
UBCT Ủy ban cạnh tranh
WTO Tên tiếng Anh là : World Trade
Organization, viết tắt WTO) Tiếng Việt:
Tổ chức Thương mại Thế giới
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài..........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................3
5. Tính mới của đề tài.......................................................................................................4
6. Kết cấu của đề tài .........................................................................................................4
Chương 1 .............................................................................................................................6
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH .......................6
1.1. Khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại.....................................................6
1.2. Khái niệm và đặc điểm thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh...........................7
1.3. Nội dung pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và xử lý hành
vi này theo pháp luật hiện hành........................................................................................9
1.3.1. Hệ thống quy định về thỏa thuận han chế cạnh tranh.........................................9
1.3.2. Nội dung quy định thỏa thuận thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
theo pháp luật hiện hành...............................................................................................9
Chương 2 ...........................................................................................................................17
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH
TRANH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ...............................................................17
2.1. Thực trạng quy định về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ........................17
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong xử lý các hành vi về thỏa thuận thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại...............................................................19
2.2.1. Kết quả đạt được...............................................................................................19
2.2.2. Khó khăn, vướng mắc.......................................Error! Bookmark not defined.
Chương 3 ...........................................................................Error! Bookmark not defined.
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở NƯỚC TA HIỆN NAYError! Bookma
3.1. Phương hướng hoàn thiện áp dụng pháp luật xử lý các hành vi về thỏa thuận
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh........................................Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật xử lý các
hành vi về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ....Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ........................Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Giải pháp trong công tác xử lý các hành vi về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh....................................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .......................................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................Error! Bookmark not defined.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cạnh tranh là một trong những quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường.
Hoạt động cạnh tranh xuất hiện và tồn tại khách quan trong quá trình hình thành
và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải chấp
nhận những quy luật của nền kinh tế thị trường trong đó có quy luật cạnh tranh.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động cạnh tranh sẽ diễn ra
trên quy mô rộng hơn với mức độ gay gắt hơn trên mọi lĩnh vực. Vì vậy, việc
xây dựng hành lang pháp lí tạo khuôn khổ cho hoạt động cạnh tranh là điều tất
yếu. Để xây dựng kinh tế thị trường với chủ trương chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế,
bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Nhà nước với tư
cách là chủ thể có quyền và trách nhiệm quản lý kinh tế - xã hội phải đảm bảo sự
lành mạnh của thị trường. Sự đa dạng về thành phần kinh tế và sự đông đảo chủ
thể tham gia kinh doanh hiện nay đã làm cho cuộc sống thị trường trở nên sôi
động, tình hình cạnh tranh diễn ra ngày càng phức tạp, gay gắt và cũng vô cùng
phong phú.Vì vậy Nhà nước cần phải xây dựng những thiết chế cần thiết để ổn
định thị trường, đảm bảo cho hoạt động cạnh tranh đi vào trật tự.
Ngày 3/12/2004, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
thông qua Luật số 27/2004/QH11 về cạnh tranh (sau đây gọi tắt là Luật cạnh
tranh) với 6 chương, 123 điều được xem là văn bản luật không nhỏ và có vai trò
quan trọng trong định hướng hành vi cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và
của các doanh nghiệp nói riêng. Luật cạnh tranh quy định về hành vi thỏa thuận
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, trình tự thủ tục
giải quyết vụ việc cạnh tranh… đã khỏa lấp được phần nào thiếu hụt của pháp
luật Việt Nam trong bối cảnh hiện tại [10]
Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định cụ thể điều chỉnh các
hoạt động cạnh tranh trên thị trường, trong đó có các quy định kiểm soát vị trí
thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Giữ vị trí thống lĩnh thị trường không có
gì là xấu, pháp luật không có lí do gì để ngăn cản hay cấm đoán sự phát triển của
doanh nghiệp. Nhưng không thể đảm bảo một doanh nghiệp tham gia thị trường
lành mạnh lúc nào cũng tuân thủ pháp luật, các doanh nghiệp rất dễ lợi dụng vị
2
trí của mình để đưa ra các thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, từ đó triệt
tiêu khả năng cạnh tranh của bất kỳ đối thủ nào ngay khi vừa nhen nhóm hình
thành. Và các quy định này phần nào đã đáp ứng được nhu cầu bảo đảm pháp lí
về môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng của một nền kinh tế vận hành
theo cơ chế thị trường [35]
Thế nhưng thời gian vừa qua đã xảy một số vụ việc có dấu hiệu của thỏa
thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Thông qua các vụ việc thực tiễn cho thấy
vấn đề là mặc dù Luật cạnh tranh và hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành
đã được ban hành nhưng trong cộng đồng kinh doanh vẫn chưa có được sự thấu
hiểu chặt chẽ về các khái niệm liên quan, bản thân luật còn tồn tại những hạn
chế, bất cập, chưa bảo đảm sự thích ứng với môi trường kinh doanh cũng như
chưa đáp ứng được yêu cầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay,
với các quy định của Luật cạnh tranh 2018 đã được thi hành và áp dụng rộng
rãi ở nước ta cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành là nền tảng quan trọng
để thực thi quy định về cạnh tranh nói chung và áp dụng các quy định về thỏa
thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, xử lý các hành vi về thỏa thuận thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh được áp dụng trong hoạt động thương mại ở nước ta
hiện nay. Với các lý do đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Pháp luật về
thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại”để
làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ tìm
ra những nguyên nhân của bất cập trong các quy định của pháp luật cạnh tranh
nói chung, pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh
nghiệp nói riêng ở nước ta hiện nay nhằm thể hiện sự tâm huyết đối với đề tài
này.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Với đề tài này, báo cáo thực tập sẽ tập trung nghiên cứu các khía cạnh:
 Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh của các doanh nghiệptrong hoạt động thương mại và xử lý xử lý các
hành vi theo quy định tại Luật cạnh tranh 2018
 Chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật cạnh
tranh liên quan đến thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong hoạt động thương mại.
3
 Phân tích thực trạng của thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của
các doanh nghiệp.
 Nêu lên những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp tăng cường kiểm soát
hành vi cạnh cạnh liên quan đến doanh nghiệp trong hoạt động thương mại ở
Việt Nam hiện nay.
 Đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hơn pháp luật thỏa thuận thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh của các doanh nghiệp góp phần hạn chế sự thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh, đồng thời góp phần phát triển kinh tế nói chung và của doanh nghiệp
nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Báo cáo thực tập tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
của pháp luật cạnh tranh về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong hoạt động thương mại
* Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian:
Báo cáo thực tập sẽ nghiên cứu pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh của các doanh nghiệp kể từ khi Luật cạnh tranh 2004 được ban hành
cho đến nay.
- Về không gian:
Báo cáo thực tập tập trung làm rõ thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chungtrong hoạt động thương mại.
Báo cáo thực tập nêu ra giới hạn phạm vi nghiên cứu các quy định của
pháp luật cạnh tranh hiện hành cùng các vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa
thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp theo Luật cạnh tranh
hiện hành.
Trong khuôn khổ đề tài và điều kiện có hạn nên báo cáo thực tập sẽ tập
trung nghiên cứu theo quy định theo Pháp luật Cạnh tranh là chủ yếu. Và báo
cáo thực tập sẽ nghiên cứu những vấn đề lý luận chung liên quan đến thỏa thuận
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp theo Luật cạnh tranh hiện
hành, đồng thời tìm hiểu quá trình thực thi pháp luật ở nước ta hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo thực tập sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau:
4
Dùng phương pháp so sánh luật để so sánh những quy định về thỏa thuận
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tổng hợp từ thực tế những
thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp diễn ra như thế
nào, đánh giá những quy định của luật trong việc giải quyết những vụ việc này.
Thông qua việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu được
từ các nguồn thứ cấp như Báo cáo thường niên của Cục quản lý cạnh tranh... Từ
việc phân tích, thống kê các dữ liệu số liệu sẵn có nhằm đưa ra các kết luận về
thực trạng thực hiện thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong hoạt động thương mại. Báo cáo thực tập đã sử dụng phương pháp
thống kê thường để rút ra được thực trạng thi hành áp dụng các quy định pháp
luật trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, báo cáo thực tập còn sử dụng các nguồn
bài báo cáo, nghiên cứu, sách báo để tạo nền tảng cơ sở cho việc nghiên cứu về
thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp.
5. Tính mới của đề tài
Trên cơ sở kế thừa các thành tựu của các công trình nghiên cứu đã công bố
trong nước và quốc tế, luận văn đạt được những kết quả nghiên cứu có tính mới
như sau:
Phân tích, đưa ra các khái niệm tổng quát về pháp luật cạnh tranh và thỏa
thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như: Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết
phải ban hành các quy định về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở nước
ta hiện nay.
Phân tích và luận giải một cách khoa học các nguyên tắc, căn cứ của việc
áp dụng các quy định của pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
Đánh giá toàn diện tình hình thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranhtrong hoạt
động thương mại. Tìm ra các thiếu sót của hệ thống pháp luật về cạnh tranh và
các nguyên nhân của các thiếu sót đó. Đề xuất một số phương hướng, giải pháp
hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thỏa thuận thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh trong thời gian tới.
6. Kết cấu của đề tài
Báo cáo thực tập ngoài phần mở đầu, kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo thì nội dung báo cáo thực tập được chia thành ba chương, cụ thể là:
Chương 1: Khái quát chung về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
5
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về thỏa thuận hạnh chế cạnh tranh
trong lĩnh vực thương mại
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại ở nước ta hiện nay
6
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH
1.1. Khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại
Trong quá trình hội nhập và phát triển thì cạnh Thuật ngữ “Cạnh tranh”
được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương
mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường xuyên được nhắc tới
trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương tiện thông tin
đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau,
dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể như sau:[12]
Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành
động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục
đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh,
các phần thưởng hay những thứ khác.
Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa
những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện
thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được
nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất
với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua
rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người
sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Có nhiều biện
pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá,…) hoặc cạnh tranh phi giá cả
(quảng cáo,…) Hay cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia
là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng có thể
sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị
trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế.[16]
Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh
mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy
bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ,
hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Ở
đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát
triển. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với
7
các đối thủ trong cùng một ngành. Hiện nay, chưa có một khái niệm pháp lý quy
định thế nào là cạnh tranh trong hoạt động thương mại. Trên cơ sở nghiên cứu
thì có thể đưa ra một cách hiểu đầy đủ như sau: Cạnh tranh trong hoạt động
thương mại là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau
để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong
các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thực chất của cạnh tranh là sự
tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi tham gia thị trường.[18]
1.2. Khái niệm và đặc điểm thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Cạnh tranh trong nền kinh tế được thừa nhận là yếu tố đảm bảo cho việc
duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Pháp luật và chính sách về
cạnh tranh là một trong các bộ phận quan trọng của nền tảng pháp lý cho việc
hình thành nền kinh tế thị trường, và đã nói đến nền kinh tế thị trường thì yếu tố
cạnh tranh là một nền tảng cơ bản, và nền kinh tế thị trường không thể vận hành
nếu không có cạnh tranh. Cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng đóng vai trò trụ
cột, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế thị trường. Pháp luật Việt Nam
bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh, và Việt Nam đang nỗ lực
tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế. Theo đó, Quốc
hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Cạnh tranh số
27/2004/QH11 vào ngày 03/12/2004 và luật này đã có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01/7/2005. Hiện nay, trước sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế
thị trường hành vi thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh
nghiệp làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường càng có nguy
cơ mở rộng. Các hành vi thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm thỏa
thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí
độc quyền và tập trung kinh tế [22].
Thỏa thuận theo từ điển Tiếng Việt được định nghĩa là “hoạt động giữa hai
hay nhiều người với nhau bằng hành vi hoặc không bằng hành vi để nhằm đạt
được một cùng mục đích nhất định” [24]
Trên cơ sở đó ta có thể xem xét thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
được coi là hành vi giữa các các chủ thể thống nhất ý chí để nhằm đạt được mục
đích kinh doanh nhất định. Khái niệm thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, cho ta cái nhìn toàn diện về thuật
ngữ này như sau:
8
Dưới góc độ kinh tế học, thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được
nhìn nhận là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm
bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một
cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh.[27]
Dưới góc độ khoa học pháp lý có thể hiểu thỏa thuận thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ 2 chủ thể kinh doanh trở lên được thể
hiện dưới bất kỳ hình thức nào, có hậu quả làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh
trên thị trường.
Hiện nay, theo giải thích tại khoản 4 Điều 4 Luật cạnh tranh 2018 thì: Thỏa
thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới
mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh. Hiện nay, Luật Cạnh tranh 2018 điều chỉnh chung về các quan hệ
cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp
dụng quy định của Luật Cạnh tranh 2018 [03].
Trên cơ sở khái niệm thì có thể thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có
những đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thể tham gia thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là
các doanh nghiệp hoạt động độc lập. Theo Điều 4 Luật Cạnh tranh 2018 thì
Doanh nghiệp bao gồm tổ chức, cá nhân kinh doanh. Các doanh nghiệp tham gia
thỏa thuận phải hoạt động độc lập với nhau và hoàn toàn không phụ thuộc với
nhau về tài chính.
Thứ hai, thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ được hình thành khi
có sự thống nhất ý chí của các bên tham gia thỏa thuận. Sự thống nhất cùng
hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được thể hiện công khai
hoặc không công khai. Nội dung thỏa thuận thường là về việc ấn định giá, phân
chia thị trường tiêu thụ, hạn chế nguồn cung. Pháp luật Việt Nam chỉ ghi nhận
một thỏa thuận vi phạm một trong các hình thức vi phạm thỏa thuận thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh khi đã có đủ bằng chứng kết luận giữa họ đã tồn tại một hợp
đồng chính thức bằng văn bản (hợp đồng, bản ghi nhớ…); hoặc có thể bằng hình
thức không thành văn bản như: các cuộc gặp mặt, họp bàn… nhưng phải có sự
ghi nhận ở những tài liệu liên quan.
9
Thứ ba, hậu quả của thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm
sức ép cạnh tranh, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Thỏa
thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gây ra cho thị trường sự xóa bỏ cạnh tranh,
các đối thủ trên thị trường sẽ không còn cạnh tranh nữa. Hậu quả của nó có ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các
doanh nghiệp không tham gia việc thỏa thuận.[29]
1.3. Nội dung pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
và xử lý hành vi này theo pháp luật hiện hành
1.3.1. Hệ thống quy định về thỏa thuận han chế cạnh tranh
Nhằm tạo nền tảng cho quá trình áp dụng trong thực tế thì việc ban hành
các quy định về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong thực tiễn áp
dụng, hệ thống quy định của pháp luật cạnh tranh đã được ban hành nhằm điều
chỉnh vấn đề này, có thể kể đến các văn bản sau:
- Luật Cạnh tranh 2018
- Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 quy định chi
tiết một số điều của Luật cạnh tranh
Nghị định 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực cạnh tranh
Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định khá thống nhất và xuyên suốt về
vấn đề thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Điều này tạo điều kiện để công
tác quản lý về hoạt động cạnh trnah đã thể hiện sự quan tâm thường xuyên và ý
nghĩa của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề này ở nước ta khi khẳng định vai
trò quan trọng của quản lý hoạt động cạnh tranh trong phát triển nền kinh tế khi
xây dựng đất nước. Đồng thời, cùng với hoạt động ban hành các văn bản hướng
dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp luật về
thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam thực hiện một cách hoàn
thiện hơn.
1.3.2. Nội dung quy định thỏa thuận thỏa thuận thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh theo pháp luật hiện hành
1.3.2.1 Các biện pháp xử lý thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh
* Các biện pháp chế tài
10
Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi thỏa thuận thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thực hiện theo quy định
của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình
sự (Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 75/2019/NĐ-CP
ngày 26/9/2019 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh) và pháp
luật hình sự
a) Đối với xử lý hành chính được quy định Luật xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 và Nghị định 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, theo đó, tại quy định tại Điều 6
và Điều 7,
(i) Điều 6. Hành vi thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh
nghiệp trên cùng thị trường liên quan
(ii) Điều 7. Hành vi thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các
doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản
xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định.
Về chế tài:
- Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong
năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh
nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp;
+ Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn
cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
+ Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua,
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
+ Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi
tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
+ Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia
thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
+ Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là
các bên tham gia thỏa thuận;
11
+ Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư khi
thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh
một cách đáng kể trên thị trường;
+ Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh
nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của
hợp đồng khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
+ Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận khi
thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
+ Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng
hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó
gây tác động hoặc có khả năng gây tác động thỏa thuận hạn chế cạnh tranh một
cách đáng kể trên thị trường;
+ Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm đối
với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa
thuận hoặc giao dịch kinh doanh.
- Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi quy định
tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất
tương ứng được quy định trong Bộ luật Hình sự đối với tổ chức, cá nhân thực
hiện hành vi đó.
b) xử lý hình sự: Trong quá trình xử phạt hành vi vi phạm quy định tại
khoản 1 Điều này, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Điều 217
Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017), Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
có trách nhiệm chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của
12
tội phạm đến cơ quan tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật[01]
- Các biện pháp quản lý
Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
này, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một
hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
- Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị
trí độc quyền;
- Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc
giao dịch kinh doanh;
- Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh
nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
- Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá
bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của
doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
- Cải chính công khai;
- Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm.
1.3.2.2. Cơ quan xử lý thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Hiện nay, theo quy định của Luật cạnh tranh năm 2018 quy định về cơ
quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh như sau
[2]
Điều 58. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng
cạnh tranh
1. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:
a) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
b) Hội đồng xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
c) Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
d) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
2. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
b) Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
c) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
13
d) Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh;
đ) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
e) Điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
g) Thư ký phiên điều trần.
Theo pháp luật cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý,
giải quyết các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh. Điều 60 LCT 2018
Như vậy, Uỷ ban cạnh tranh quốc gia có chức năng xử lý, giải quyết khiếu
nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh. Nhưng Uỷ ban cạnh tranh quốc gia chỉ xử lý, giải quyết các vụ việc cạnh
tranh liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế
còn việc điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh lại thuộc về Cơ quan quản lý cạnh tranh, thuộc cơ cấu của Uỷ
ban cạnh tranh quốc gia. Tóm lại, các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chia làm hai giai đoạn, thuộc thẩm quyền giải
quyết của hai cơ quan khác nhau:
+ Giai đoạn tiếp nhận (hoặc phát hiện), điều tra vụ việc do cơ quan chuyên
trách thuộc Uỷ ban Cạnh tranh quản lý cạnh tranh thực hiện (cơ quan điều tra);
+ Giai đoạn giải quyết, xử lý vụ việc do Hội đồng xử lý vị việc cạnh tranh
thực hiện.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính về cạnh tranh do Cơ
quan quản lý cạnh tranh giải quyết.[07]
1.3.2.3. Trình tự và thủ tục xử lý thỏa thuận thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh
- Điều kiện thụ lý vụ việc thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Ở nước ta hiện nay, quyền khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật cạnh
tranh của tổ chức, cá nhân được nghi nhận tại Điều 77 Luật Cạnh tranh 2018 với
nội dung: “Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh (sau đây gọi
chung là bên khiếu nại) có quyền khiếu nại đến Ủy ban Cạnh tranh quốc
gia”.[03]
Hiện nay, việc thụ lý vụ việc cạnh tranh được quy định tại Nghị định số
14
116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật cạnh tranh 2004 vì chưa có nghị định hướng dẫn thi hành Luật
cạnh tranh năm 2018*
, cụ thể :[07]
Một là, có hành vi vi phạm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho các doanh
nghiệp có liên quan
Hai là, có thiệt hại thực tế;
Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh và thiệt hại.
- Quy trình xử lý vụ việc thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Quy trình điều tra, xử lý một vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được
bắt đầu bằng việc Cục QLCT tiến hành điều tra sơ bộ vụ việc khi: (1) Hồ sơ
khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được Cục QLCT thụ lý; hoặc (2) Cục QLCT
phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh.[05]. Tổ chức, cá
nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi
phạm quy định của Luật Cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến Cơ quan quản lý
cạnh tranh.
Thời hiệu khiếu nại là 02 năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm
pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.
(i) Nơi tiếp nhận Hồ sơ khiếu nại:
Hồ sơ khiếu nại có thể được nộp trực tiếp hoặc qua mạng điện tử tới Cục
QLCT theo địa chỉ:[07]
Văn phòng Cục Quản lý cạnh tranh (Nay Uỷ ban cạnh tranh quốc gia), Bộ
Công Thương
(ii) Hồ sơ khiếu nại gồm các tài liệu chủ yếu sau:
1. Đơn khiếu nại theo mẫu của Cơ quan quản lý cạnh tranh
Trường hợp bên khiếu nại là doanh nghiệp, đơn khiếu nại thực hiện theo
mẫu MĐ-1
Trường hợp bên khiếu nại là cá nhân, đơn khiếu nại thực hiện theo mẫu
MĐ-2
*
Đến nay, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh 2018 vẫn chưa được ban hành nên Tác
giả mô tả ở đây và dưới đây theo tinh thần của Nghị định sắp bị thay thế.
15
2. Chứng cứ về hành vi vi phạm: chứng cứ gửi kèm theo Đơn khiếu nại cho
thấy khiếu nại là có căn cứ. Bên khiếu nại phải chịu trách nhiệm về tính trung
thực của các chứng cứ đã cung cấp cho cơ quan quản lý cạnh tranh.
(iii) Quy trình thụ lý Hồ sơ khiếu nại:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ khiếu nại,
Cục QLCT tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của Hồ sơ khiếu nại.
Trên cơ sở kết quả đánh giá hồ sơ khiếu nại, Cục QLCT có thể thực hiện một
trong các thủ tục sau:
Thông báo yêu cầu bên khiếu nại bổ sung hồ sơ khiếu nại trong trường hợp
hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh không có đủ các thông tin, chứng cứ theo quy
định.
(iv) Trả lại hồ sơ khiếu nại trong các trường hợp:
Hết thời hiệu khiếu nại;
Vụ việc không thuộc thẩm quyền điều tra của Cục QLCT;
Bên khiếu nại không sửa đổi, bổ sung Hồ sơ theo yêu cầu của Cục QLCT
trong thời hạn quy định.
Thụ lý hồ sơ khiếu nại nếu hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đáp ứng yêu
cầu về tính đầy đủ, hợp lệ.
Theo quy định hiện hành, để hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh được thụ
lý, trừ trường hợp được miễn, bên khiếu nại phải nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý
vụ việc cạnh tranh và gửi biên lai nộp tiền tạm ứng đến Cục QLCT. Mức tạm
ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh là 30 triệu/vụ việc.
Thông tin về quy trình tiếp nhận và thụ lý Hồ sơ khiếu nại vụ việc thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh chi tiết xin xem thêm Mục 1, Chương III, Nghị định số
116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Cạnh tranh vì chưa có văn bản hướng dẫn thi hành.[07]
- Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Cạnh tranh là một thuộc tính tất yếu của nền kinh tế thị trường và là yêu
cầu khách quan đối với các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế
trong quá trình hội nhập, phát triển. Vì vậy, tại khoản 2 Điều 51 Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:“Các thành phần kinh
tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể
16
thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”
Cạnh tranh là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Song nếu không được kiểm
soát chặt chẽ bởi pháp luật thì hoạt động cạnh tranh cũng dễ biến tướng trở
thành vi phạm pháp luật.
Theo khoản 2 điều 35 luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về
thẩm quyền thi hành án thì thẩm quyền ra quyết định thi hành án đối với Quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh là của Cơ
quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Điều 36 luật THADS sửa đổi, bổ sung năm
2014 cũng quy định rõ trường hợp thi hành Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không thuộc diện chủ động ra quyết định
thi hành án [05]
Tại Điều 115 Luật Cạnh tranh năm 2018 cũng có quy định về Thi hành
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Tuy nhiên, ngoài các quy định trên Luật Thi
hành án Dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 và Nghị định 62/2015/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 18/7/2015 hướng dẫn thi hành Luật không có quy định gì thêm
về thủ tục, quy trình thi hành án đối với Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
Có thể nói, quy định của pháp luật cạnh tranh về thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh và xử lý thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là cơ sở pháp lý quan trọng trong
việc thiết lập một nền kinh tế trong nước nói riêng và tạo nên sự bình đẳng giữa
các quốc gia trong quan hệ kinh tế thế giới hiện nay. Việc xác định đặc điểm có
liên quan đển thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và xử lý vi phạm về cạnh tranh sẽ
hỗ trợ một phần lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ nhằm
hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam. Đây việc làm
cần thiết cho nước ta khi các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng nguồn
ngoại tệ từ nước ngoài trong quá trình hội nhập và phát triển.
17
Chương 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA
THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC
THƯƠNG MẠI
2.1. Thực trạng quy định về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luật cạnh tranh 2018 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua
ngày 12/6/2018 bên cạnh giữ nguyên các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
của Luật cạnh tranh năm 2004 là các hành vi được xem là thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh., các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:
- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp;
- Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn
cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua,
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham
gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia
thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các
bên tham gia thỏa thuận;
- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
- Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh
nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của
hợp đồng;
Ngoài các hành vi trên, Luật Cạnh tranh 2018 bổ sung thêm 3 hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh sau:
- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận;
- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng
hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận;
18
- Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế
cạnh tranh.
Các văn bản pháp luật điều chỉnh pháp luật về hạn chế cạnh tranh góp phần
trang bị cho Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy rằng, Luật cạnh
tranh là nền tảng pháp lý quan trọng điều chỉnh hoạt động về hạn chế cạnh tranh.
Nhưng, cùng với Luật cạnh tranh thì việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật
hướng dẫn thi hành Luật dựa trên nền tảng là quy định của pháp luật về hạn chế
cạnh tranh là việc làm cần thiết. Cũng như để thực hiện Luật Cạnh tranh 2018,
Chính phủ đã ban hành:
- Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh;
- Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 quy định chi
tiết một số điều của Luật cạnh tranh
- Nghị định 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực cạnh tranh
- Nghị định số 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2006 quy định
chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh và một số
văn bản hướng dẫn là kết quả của việc làm này.
So với quy định của một số nước trên thế giới, pháp luật Việt Nam đã có
quy định có phần rõ ràng và cụ thể phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta.
Đây thực sự là sự cố gắng lớn lao của các cơ quan, đơn vị trong quá trình
áp dụng những quy định của Việt Nam về về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh. Góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về kinh tế của Việt Nam
trong xu hướng toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, quá trình
Quá trình điều tra, xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh tiếp sau đó được thực
hiện theo theo sơ đồ dưới đây [05]:
19
Ngoài ra, trong quá trình thi hành thì các quy định về trình tự, thủ tục trong
tố tụng cạnh tranh trong Luật đã được hoàn thiện theo hướng đơn giản hơn, rút
ngắn thời gian và có sự phân định rõ các khâu trong quá trình giải quyết vụ việc
cạnh tranh, từ phát hiện, điều tra cho đến xử lý và giải quyết khiếu nại. Trong
mỗi khâu sẽ gắn với trách nhiệm cụ thể của các cơ quan tiến hành tố tụng và
người tiến hành tố tụng cạnh tranh. Đồng thời, Luật quy định rõ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng;
quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng. Điều này bảo đảm các hoạt động
tố tụng cạnh tranh được rõ ràng, minh bạch để mọi cá nhân, tổ chức, các doanh
nghiệp và toàn xã hội có thể theo dõi, giám sát. Từ đó, tiến hành xử lý các hành
vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong thực tế đạt kết quả cao trong thực tiễn.
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong xử lý các hành vi về thỏa
thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại
2.2.1. Kết quả đạt được
Bước 1: Hồ sơ
khiếu nại hoặc
Cơ quan điều
tra vụ việc
cạnh tranh
phát hiện vi
phạm
Bước 2: Cơ
quan điều tra
vụ việc cạnh
tranh
Bước 3:
Điều tra
sơ bộ
Bước 4:
Điều tra
chính thức
Bước 5: Báo cáo
điều tra
Bước 6: Ủy ban
cạnh tranh quốc
gia
Bước 7: UB
cạnh tra quốc
gia xử lý
Bước 8: Xử lý,
điều trần và ra
quyết định xử lý
Khiếu nại và
giải quyết khiếu
nại
Khống chấp
nhận thì khởi
kiện ra TA và có
phán quyết của
TA
Thi hành
Đình chỉ giải
quyết vụ việc
cạnh tranh
Đình chỉ
điều tra
Chuyển
xử lý hình
sự
20
* Xây dựng và hoàn thiện rõ hơn quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở nước ta trong những năm
vừa qua đã tương đối hoàn thiện. Đặc biệt là trong quy định của Luật cạnh tranh
và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thi hành cảu các cơ quan NN có thẩm quyền.
Đồng thời, xây dựng quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để thưc
hiện các hành vi vi phạm về pháp luật cạnh tranh nói chung và thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh nói riêng. Với các quy định về vấn đề này tạo nên môi trường
kinh doanh lành mạnh trong hoạt động cạnh tranh là điều hoàn toàn cần thiết.
Đây thực sự là sự cố gắng lớn của các cơ quan, đơn vị trong quá trình áp dụng
những quy định về quả lý pháp luật cạnh tranh nói riêng và thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh cho cạnh tranh ở nước ta trong những năm vừa qua ở nước ta trong
những năm trở lại đây.
* Đối với cơ chế quản lý và thực thi pháp luật về cạnh tranh và xử lý hành
vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho cạnh tranh ở nước ta. Cùng với sự ra đời và
áp dụng vào thực tiễn pháp luật về cạnh tranh đảm bảo các hành vi đối với vấn
đề này không được thực hiện và đảm bảo các chủ thể trong hoạt động kinh
doanh nói chung và các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường không lợi dụng vị trí
độc tôn của mình mà chèn ép và cạnh tranh không công bằng đối với các doanh
nghiệp trong cùng lĩnh vực. Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ
Công thương, sau gần 10 năm thực thi các quy định của Luật Cạnh tranh, đã có
hơn 100 vụ việc liên quan đến vi phạm các quy định của pháp luật cạnh tranh bị
điều tra, xử lý. Trong số các vụ việc này, đã có 5 vụ việc liên quan đến các hành
vi lạm dụng vị trí độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh, thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh đã bị điều tra, xử lý với mức phạt lên tới hàng tỷ đồng [23]. Ngoài ra,
Trong năm 2018, Cục tiếp tục tăng cường công tác điều tra các hành vi hạn chế
cạnh tranh, thực hiện rà soát một số thị trường trọng điểm nhằm phát hiện, làm
rõ các dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh về hạn chế cạnh
tranh. Cụ thể, Cục CT&BVNTD đã tích cực triển khai xác minh, làm rõ một số
hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh về thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu tại nhiều địa phương trên cả nước
như Hà Nội, Đà Nẵng, Tiền Giang, Cà Mau…[30]
* Đối với cơ chế xử lý thì đã tương đối hoàn thiện đảm bảo hành vi của
doanh nghiệp có hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nếu thực hiện hành vi
21
chèn ép và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho cạnh tranh đối với các doanh
nghiệp phải được xử lý một cách nghiêm khắc, đảm bảo tính tuân thủ pháp luật
cạnh tranh hiện hành.

More Related Content

Similar to Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Thỏa Thuận Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Thương Mại

Similar to Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Thỏa Thuận Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Thương Mại (20)

Đề tài: Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàngĐề tài: Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
 
Hành vi trục lợi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Hành vi trục lợi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trườngHành vi trục lợi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Hành vi trục lợi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhânLuận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
 
Luận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt NamLuận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
 
Đề tài Thuế thu nhập cá nhân
Đề tài Thuế thu nhập cá nhânĐề tài Thuế thu nhập cá nhân
Đề tài Thuế thu nhập cá nhân
 
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay sdt/ ...
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay  sdt/ ...Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay  sdt/ ...
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay sdt/ ...
 
Pháp luật về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế, HOT
Pháp luật về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế, HOTPháp luật về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế, HOT
Pháp luật về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về hình thức khai thác thương mại về sáng chế
Luận văn: Pháp luật về hình thức khai thác thương mại về sáng chếLuận văn: Pháp luật về hình thức khai thác thương mại về sáng chế
Luận văn: Pháp luật về hình thức khai thác thương mại về sáng chế
 
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.docPháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
 
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, HAYBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, HAY
 
Đề tài: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo luật
Đề tài: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo luậtĐề tài: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo luật
Đề tài: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo luật
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng NgãiĐề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Thỏa Thuận Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Thương Mại

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ X PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 20…
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ X PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học:……………. TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 20…
  • 3. NHẬT KÝ THỰC TẬP Ngày/tháng/năm Nội dung công việc Văn bản pháp lý liên quan Kết quả thực hiện Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
  • 4. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ….., ngày tháng năm …… Xác nhận của đơn vị thực tập (Ký tên, đóng dấu)
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt ASEAN Association of Southeast Asian Nations. Tiếng Việt: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CT Cạnh tranh CQLCT Cục quản lý cạnh tranh CTKLM Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ĐĐKD Đạo đức kinh doanh HCCT Thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh LCT Luật cạnh tranh NHTM Ngân hàng thương mại TTCT Thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh XLVP Xử lý vi phạm UBCT Ủy ban cạnh tranh WTO Tên tiếng Anh là : World Trade Organization, viết tắt WTO) Tiếng Việt: Tổ chức Thương mại Thế giới
  • 6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài..........................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................3 5. Tính mới của đề tài.......................................................................................................4 6. Kết cấu của đề tài .........................................................................................................4 Chương 1 .............................................................................................................................6 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH .......................6 1.1. Khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại.....................................................6 1.2. Khái niệm và đặc điểm thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh...........................7 1.3. Nội dung pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và xử lý hành vi này theo pháp luật hiện hành........................................................................................9 1.3.1. Hệ thống quy định về thỏa thuận han chế cạnh tranh.........................................9 1.3.2. Nội dung quy định thỏa thuận thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật hiện hành...............................................................................................9 Chương 2 ...........................................................................................................................17 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ...............................................................17 2.1. Thực trạng quy định về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ........................17 2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong xử lý các hành vi về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại...............................................................19 2.2.1. Kết quả đạt được...............................................................................................19 2.2.2. Khó khăn, vướng mắc.......................................Error! Bookmark not defined. Chương 3 ...........................................................................Error! Bookmark not defined. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở NƯỚC TA HIỆN NAYError! Bookma 3.1. Phương hướng hoàn thiện áp dụng pháp luật xử lý các hành vi về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh........................................Error! Bookmark not defined.
  • 7. 3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật xử lý các hành vi về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ....Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ........................Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Giải pháp trong công tác xử lý các hành vi về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh....................................................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .......................................................................Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................Error! Bookmark not defined.
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cạnh tranh là một trong những quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường. Hoạt động cạnh tranh xuất hiện và tồn tại khách quan trong quá trình hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải chấp nhận những quy luật của nền kinh tế thị trường trong đó có quy luật cạnh tranh. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động cạnh tranh sẽ diễn ra trên quy mô rộng hơn với mức độ gay gắt hơn trên mọi lĩnh vực. Vì vậy, việc xây dựng hành lang pháp lí tạo khuôn khổ cho hoạt động cạnh tranh là điều tất yếu. Để xây dựng kinh tế thị trường với chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Nhà nước với tư cách là chủ thể có quyền và trách nhiệm quản lý kinh tế - xã hội phải đảm bảo sự lành mạnh của thị trường. Sự đa dạng về thành phần kinh tế và sự đông đảo chủ thể tham gia kinh doanh hiện nay đã làm cho cuộc sống thị trường trở nên sôi động, tình hình cạnh tranh diễn ra ngày càng phức tạp, gay gắt và cũng vô cùng phong phú.Vì vậy Nhà nước cần phải xây dựng những thiết chế cần thiết để ổn định thị trường, đảm bảo cho hoạt động cạnh tranh đi vào trật tự. Ngày 3/12/2004, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật số 27/2004/QH11 về cạnh tranh (sau đây gọi tắt là Luật cạnh tranh) với 6 chương, 123 điều được xem là văn bản luật không nhỏ và có vai trò quan trọng trong định hướng hành vi cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Luật cạnh tranh quy định về hành vi thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, trình tự thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh… đã khỏa lấp được phần nào thiếu hụt của pháp luật Việt Nam trong bối cảnh hiện tại [10] Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định cụ thể điều chỉnh các hoạt động cạnh tranh trên thị trường, trong đó có các quy định kiểm soát vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Giữ vị trí thống lĩnh thị trường không có gì là xấu, pháp luật không có lí do gì để ngăn cản hay cấm đoán sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng không thể đảm bảo một doanh nghiệp tham gia thị trường lành mạnh lúc nào cũng tuân thủ pháp luật, các doanh nghiệp rất dễ lợi dụng vị
  • 9. 2 trí của mình để đưa ra các thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, từ đó triệt tiêu khả năng cạnh tranh của bất kỳ đối thủ nào ngay khi vừa nhen nhóm hình thành. Và các quy định này phần nào đã đáp ứng được nhu cầu bảo đảm pháp lí về môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng của một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường [35] Thế nhưng thời gian vừa qua đã xảy một số vụ việc có dấu hiệu của thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Thông qua các vụ việc thực tiễn cho thấy vấn đề là mặc dù Luật cạnh tranh và hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành nhưng trong cộng đồng kinh doanh vẫn chưa có được sự thấu hiểu chặt chẽ về các khái niệm liên quan, bản thân luật còn tồn tại những hạn chế, bất cập, chưa bảo đảm sự thích ứng với môi trường kinh doanh cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, với các quy định của Luật cạnh tranh 2018 đã được thi hành và áp dụng rộng rãi ở nước ta cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành là nền tảng quan trọng để thực thi quy định về cạnh tranh nói chung và áp dụng các quy định về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, xử lý các hành vi về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được áp dụng trong hoạt động thương mại ở nước ta hiện nay. Với các lý do đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại”để làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ tìm ra những nguyên nhân của bất cập trong các quy định của pháp luật cạnh tranh nói chung, pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng ở nước ta hiện nay nhằm thể hiện sự tâm huyết đối với đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Với đề tài này, báo cáo thực tập sẽ tập trung nghiên cứu các khía cạnh:  Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệptrong hoạt động thương mại và xử lý xử lý các hành vi theo quy định tại Luật cạnh tranh 2018  Chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật cạnh tranh liên quan đến thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại.
  • 10. 3  Phân tích thực trạng của thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp.  Nêu lên những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp tăng cường kiểm soát hành vi cạnh cạnh liên quan đến doanh nghiệp trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay.  Đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hơn pháp luật thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp góp phần hạn chế sự thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đồng thời góp phần phát triển kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Báo cáo thực tập tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật cạnh tranh về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại * Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Báo cáo thực tập sẽ nghiên cứu pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp kể từ khi Luật cạnh tranh 2004 được ban hành cho đến nay. - Về không gian: Báo cáo thực tập tập trung làm rõ thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chungtrong hoạt động thương mại. Báo cáo thực tập nêu ra giới hạn phạm vi nghiên cứu các quy định của pháp luật cạnh tranh hiện hành cùng các vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp theo Luật cạnh tranh hiện hành. Trong khuôn khổ đề tài và điều kiện có hạn nên báo cáo thực tập sẽ tập trung nghiên cứu theo quy định theo Pháp luật Cạnh tranh là chủ yếu. Và báo cáo thực tập sẽ nghiên cứu những vấn đề lý luận chung liên quan đến thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp theo Luật cạnh tranh hiện hành, đồng thời tìm hiểu quá trình thực thi pháp luật ở nước ta hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo thực tập sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau:
  • 11. 4 Dùng phương pháp so sánh luật để so sánh những quy định về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tổng hợp từ thực tế những thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp diễn ra như thế nào, đánh giá những quy định của luật trong việc giải quyết những vụ việc này. Thông qua việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu được từ các nguồn thứ cấp như Báo cáo thường niên của Cục quản lý cạnh tranh... Từ việc phân tích, thống kê các dữ liệu số liệu sẵn có nhằm đưa ra các kết luận về thực trạng thực hiện thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại. Báo cáo thực tập đã sử dụng phương pháp thống kê thường để rút ra được thực trạng thi hành áp dụng các quy định pháp luật trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, báo cáo thực tập còn sử dụng các nguồn bài báo cáo, nghiên cứu, sách báo để tạo nền tảng cơ sở cho việc nghiên cứu về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. 5. Tính mới của đề tài Trên cơ sở kế thừa các thành tựu của các công trình nghiên cứu đã công bố trong nước và quốc tế, luận văn đạt được những kết quả nghiên cứu có tính mới như sau: Phân tích, đưa ra các khái niệm tổng quát về pháp luật cạnh tranh và thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như: Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết phải ban hành các quy định về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở nước ta hiện nay. Phân tích và luận giải một cách khoa học các nguyên tắc, căn cứ của việc áp dụng các quy định của pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Đánh giá toàn diện tình hình thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranhtrong hoạt động thương mại. Tìm ra các thiếu sót của hệ thống pháp luật về cạnh tranh và các nguyên nhân của các thiếu sót đó. Đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong thời gian tới. 6. Kết cấu của đề tài Báo cáo thực tập ngoài phần mở đầu, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung báo cáo thực tập được chia thành ba chương, cụ thể là: Chương 1: Khái quát chung về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
  • 12. 5 Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về thỏa thuận hạnh chế cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại ở nước ta hiện nay
  • 13. 6 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 1.1. Khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại Trong quá trình hội nhập và phát triển thì cạnh Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể như sau:[12] Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác. Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá,…) hoặc cạnh tranh phi giá cả (quảng cáo,…) Hay cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế.[16] Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với
  • 14. 7 các đối thủ trong cùng một ngành. Hiện nay, chưa có một khái niệm pháp lý quy định thế nào là cạnh tranh trong hoạt động thương mại. Trên cơ sở nghiên cứu thì có thể đưa ra một cách hiểu đầy đủ như sau: Cạnh tranh trong hoạt động thương mại là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi tham gia thị trường.[18] 1.2. Khái niệm và đặc điểm thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Cạnh tranh trong nền kinh tế được thừa nhận là yếu tố đảm bảo cho việc duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Pháp luật và chính sách về cạnh tranh là một trong các bộ phận quan trọng của nền tảng pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường, và đã nói đến nền kinh tế thị trường thì yếu tố cạnh tranh là một nền tảng cơ bản, và nền kinh tế thị trường không thể vận hành nếu không có cạnh tranh. Cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng đóng vai trò trụ cột, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế thị trường. Pháp luật Việt Nam bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh, và Việt Nam đang nỗ lực tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế. Theo đó, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 vào ngày 03/12/2004 và luật này đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2005. Hiện nay, trước sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế thị trường hành vi thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường càng có nguy cơ mở rộng. Các hành vi thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế [22]. Thỏa thuận theo từ điển Tiếng Việt được định nghĩa là “hoạt động giữa hai hay nhiều người với nhau bằng hành vi hoặc không bằng hành vi để nhằm đạt được một cùng mục đích nhất định” [24] Trên cơ sở đó ta có thể xem xét thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là hành vi giữa các các chủ thể thống nhất ý chí để nhằm đạt được mục đích kinh doanh nhất định. Khái niệm thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, cho ta cái nhìn toàn diện về thuật ngữ này như sau:
  • 15. 8 Dưới góc độ kinh tế học, thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh.[27] Dưới góc độ khoa học pháp lý có thể hiểu thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ 2 chủ thể kinh doanh trở lên được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, có hậu quả làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, theo giải thích tại khoản 4 Điều 4 Luật cạnh tranh 2018 thì: Thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Hiện nay, Luật Cạnh tranh 2018 điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh 2018 [03]. Trên cơ sở khái niệm thì có thể thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có những đặc điểm sau: Thứ nhất, về chủ thể tham gia thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các doanh nghiệp hoạt động độc lập. Theo Điều 4 Luật Cạnh tranh 2018 thì Doanh nghiệp bao gồm tổ chức, cá nhân kinh doanh. Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải hoạt động độc lập với nhau và hoàn toàn không phụ thuộc với nhau về tài chính. Thứ hai, thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ được hình thành khi có sự thống nhất ý chí của các bên tham gia thỏa thuận. Sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được thể hiện công khai hoặc không công khai. Nội dung thỏa thuận thường là về việc ấn định giá, phân chia thị trường tiêu thụ, hạn chế nguồn cung. Pháp luật Việt Nam chỉ ghi nhận một thỏa thuận vi phạm một trong các hình thức vi phạm thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi đã có đủ bằng chứng kết luận giữa họ đã tồn tại một hợp đồng chính thức bằng văn bản (hợp đồng, bản ghi nhớ…); hoặc có thể bằng hình thức không thành văn bản như: các cuộc gặp mặt, họp bàn… nhưng phải có sự ghi nhận ở những tài liệu liên quan.
  • 16. 9 Thứ ba, hậu quả của thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm sức ép cạnh tranh, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gây ra cho thị trường sự xóa bỏ cạnh tranh, các đối thủ trên thị trường sẽ không còn cạnh tranh nữa. Hậu quả của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia việc thỏa thuận.[29] 1.3. Nội dung pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và xử lý hành vi này theo pháp luật hiện hành 1.3.1. Hệ thống quy định về thỏa thuận han chế cạnh tranh Nhằm tạo nền tảng cho quá trình áp dụng trong thực tế thì việc ban hành các quy định về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong thực tiễn áp dụng, hệ thống quy định của pháp luật cạnh tranh đã được ban hành nhằm điều chỉnh vấn đề này, có thể kể đến các văn bản sau: - Luật Cạnh tranh 2018 - Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật cạnh tranh Nghị định 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định khá thống nhất và xuyên suốt về vấn đề thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Điều này tạo điều kiện để công tác quản lý về hoạt động cạnh trnah đã thể hiện sự quan tâm thường xuyên và ý nghĩa của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề này ở nước ta khi khẳng định vai trò quan trọng của quản lý hoạt động cạnh tranh trong phát triển nền kinh tế khi xây dựng đất nước. Đồng thời, cùng với hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam thực hiện một cách hoàn thiện hơn. 1.3.2. Nội dung quy định thỏa thuận thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật hiện hành 1.3.2.1 Các biện pháp xử lý thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh * Các biện pháp chế tài
  • 17. 10 Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thực hiện theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự (Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh) và pháp luật hình sự a) Đối với xử lý hành chính được quy định Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, theo đó, tại quy định tại Điều 6 và Điều 7, (i) Điều 6. Hành vi thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan (ii) Điều 7. Hành vi thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. Về chế tài: - Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây: + Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; + Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; + Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; + Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; + Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; + Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận;
  • 18. 11 + Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường; + Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động thỏa thuận hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường; + Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động thỏa thuận hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường; + Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động thỏa thuận hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường; + Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh. - Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất tương ứng được quy định trong Bộ luật Hình sự đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi đó. b) xử lý hình sự: Trong quá trình xử phạt hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Điều 217 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017), Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của
  • 19. 12 tội phạm đến cơ quan tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật[01] - Các biện pháp quản lý Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: - Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; - Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh; - Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế; - Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế; - Cải chính công khai; - Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm. 1.3.2.2. Cơ quan xử lý thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Hiện nay, theo quy định của Luật cạnh tranh năm 2018 quy định về cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh như sau [2] Điều 58. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh 1. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm: a) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; b) Hội đồng xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; c) Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; d) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh; 2. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm: a) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; b) Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; c) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
  • 20. 13 d) Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; đ) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh; e) Điều tra viên vụ việc cạnh tranh; g) Thư ký phiên điều trần. Theo pháp luật cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Điều 60 LCT 2018 Như vậy, Uỷ ban cạnh tranh quốc gia có chức năng xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Nhưng Uỷ ban cạnh tranh quốc gia chỉ xử lý, giải quyết các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế còn việc điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh lại thuộc về Cơ quan quản lý cạnh tranh, thuộc cơ cấu của Uỷ ban cạnh tranh quốc gia. Tóm lại, các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chia làm hai giai đoạn, thuộc thẩm quyền giải quyết của hai cơ quan khác nhau: + Giai đoạn tiếp nhận (hoặc phát hiện), điều tra vụ việc do cơ quan chuyên trách thuộc Uỷ ban Cạnh tranh quản lý cạnh tranh thực hiện (cơ quan điều tra); + Giai đoạn giải quyết, xử lý vụ việc do Hội đồng xử lý vị việc cạnh tranh thực hiện. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính về cạnh tranh do Cơ quan quản lý cạnh tranh giải quyết.[07] 1.3.2.3. Trình tự và thủ tục xử lý thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh - Điều kiện thụ lý vụ việc thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Ở nước ta hiện nay, quyền khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của tổ chức, cá nhân được nghi nhận tại Điều 77 Luật Cạnh tranh 2018 với nội dung: “Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh (sau đây gọi chung là bên khiếu nại) có quyền khiếu nại đến Ủy ban Cạnh tranh quốc gia”.[03] Hiện nay, việc thụ lý vụ việc cạnh tranh được quy định tại Nghị định số
  • 21. 14 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh 2004 vì chưa có nghị định hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh năm 2018* , cụ thể :[07] Một là, có hành vi vi phạm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho các doanh nghiệp có liên quan Hai là, có thiệt hại thực tế; Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thiệt hại. - Quy trình xử lý vụ việc thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Quy trình điều tra, xử lý một vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được bắt đầu bằng việc Cục QLCT tiến hành điều tra sơ bộ vụ việc khi: (1) Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được Cục QLCT thụ lý; hoặc (2) Cục QLCT phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh.[05]. Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến Cơ quan quản lý cạnh tranh. Thời hiệu khiếu nại là 02 năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện. (i) Nơi tiếp nhận Hồ sơ khiếu nại: Hồ sơ khiếu nại có thể được nộp trực tiếp hoặc qua mạng điện tử tới Cục QLCT theo địa chỉ:[07] Văn phòng Cục Quản lý cạnh tranh (Nay Uỷ ban cạnh tranh quốc gia), Bộ Công Thương (ii) Hồ sơ khiếu nại gồm các tài liệu chủ yếu sau: 1. Đơn khiếu nại theo mẫu của Cơ quan quản lý cạnh tranh Trường hợp bên khiếu nại là doanh nghiệp, đơn khiếu nại thực hiện theo mẫu MĐ-1 Trường hợp bên khiếu nại là cá nhân, đơn khiếu nại thực hiện theo mẫu MĐ-2 * Đến nay, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh 2018 vẫn chưa được ban hành nên Tác giả mô tả ở đây và dưới đây theo tinh thần của Nghị định sắp bị thay thế.
  • 22. 15 2. Chứng cứ về hành vi vi phạm: chứng cứ gửi kèm theo Đơn khiếu nại cho thấy khiếu nại là có căn cứ. Bên khiếu nại phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các chứng cứ đã cung cấp cho cơ quan quản lý cạnh tranh. (iii) Quy trình thụ lý Hồ sơ khiếu nại: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ khiếu nại, Cục QLCT tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của Hồ sơ khiếu nại. Trên cơ sở kết quả đánh giá hồ sơ khiếu nại, Cục QLCT có thể thực hiện một trong các thủ tục sau: Thông báo yêu cầu bên khiếu nại bổ sung hồ sơ khiếu nại trong trường hợp hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh không có đủ các thông tin, chứng cứ theo quy định. (iv) Trả lại hồ sơ khiếu nại trong các trường hợp: Hết thời hiệu khiếu nại; Vụ việc không thuộc thẩm quyền điều tra của Cục QLCT; Bên khiếu nại không sửa đổi, bổ sung Hồ sơ theo yêu cầu của Cục QLCT trong thời hạn quy định. Thụ lý hồ sơ khiếu nại nếu hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đáp ứng yêu cầu về tính đầy đủ, hợp lệ. Theo quy định hiện hành, để hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh được thụ lý, trừ trường hợp được miễn, bên khiếu nại phải nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh và gửi biên lai nộp tiền tạm ứng đến Cục QLCT. Mức tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là 30 triệu/vụ việc. Thông tin về quy trình tiếp nhận và thụ lý Hồ sơ khiếu nại vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chi tiết xin xem thêm Mục 1, Chương III, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh vì chưa có văn bản hướng dẫn thi hành.[07] - Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh Cạnh tranh là một thuộc tính tất yếu của nền kinh tế thị trường và là yêu cầu khách quan đối với các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trong quá trình hội nhập, phát triển. Vì vậy, tại khoản 2 Điều 51 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:“Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể
  • 23. 16 thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” Cạnh tranh là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Song nếu không được kiểm soát chặt chẽ bởi pháp luật thì hoạt động cạnh tranh cũng dễ biến tướng trở thành vi phạm pháp luật. Theo khoản 2 điều 35 luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về thẩm quyền thi hành án thì thẩm quyền ra quyết định thi hành án đối với Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh là của Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Điều 36 luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 cũng quy định rõ trường hợp thi hành Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không thuộc diện chủ động ra quyết định thi hành án [05] Tại Điều 115 Luật Cạnh tranh năm 2018 cũng có quy định về Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Tuy nhiên, ngoài các quy định trên Luật Thi hành án Dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 và Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/7/2015 hướng dẫn thi hành Luật không có quy định gì thêm về thủ tục, quy trình thi hành án đối với Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Có thể nói, quy định của pháp luật cạnh tranh về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và xử lý thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thiết lập một nền kinh tế trong nước nói riêng và tạo nên sự bình đẳng giữa các quốc gia trong quan hệ kinh tế thế giới hiện nay. Việc xác định đặc điểm có liên quan đển thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và xử lý vi phạm về cạnh tranh sẽ hỗ trợ một phần lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam. Đây việc làm cần thiết cho nước ta khi các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng nguồn ngoại tệ từ nước ngoài trong quá trình hội nhập và phát triển.
  • 24. 17 Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI 2.1. Thực trạng quy định về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Luật cạnh tranh 2018 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/2018 bên cạnh giữ nguyên các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của Luật cạnh tranh năm 2004 là các hành vi được xem là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh., các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm: - Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; - Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; - Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; - Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; - Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; - Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận; - Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; - Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; Ngoài các hành vi trên, Luật Cạnh tranh 2018 bổ sung thêm 3 hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau: - Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận; - Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận;
  • 25. 18 - Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Các văn bản pháp luật điều chỉnh pháp luật về hạn chế cạnh tranh góp phần trang bị cho Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy rằng, Luật cạnh tranh là nền tảng pháp lý quan trọng điều chỉnh hoạt động về hạn chế cạnh tranh. Nhưng, cùng với Luật cạnh tranh thì việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật dựa trên nền tảng là quy định của pháp luật về hạn chế cạnh tranh là việc làm cần thiết. Cũng như để thực hiện Luật Cạnh tranh 2018, Chính phủ đã ban hành: - Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh; - Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật cạnh tranh - Nghị định 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh - Nghị định số 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh và một số văn bản hướng dẫn là kết quả của việc làm này. So với quy định của một số nước trên thế giới, pháp luật Việt Nam đã có quy định có phần rõ ràng và cụ thể phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. Đây thực sự là sự cố gắng lớn lao của các cơ quan, đơn vị trong quá trình áp dụng những quy định của Việt Nam về về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về kinh tế của Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, quá trình Quá trình điều tra, xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh tiếp sau đó được thực hiện theo theo sơ đồ dưới đây [05]:
  • 26. 19 Ngoài ra, trong quá trình thi hành thì các quy định về trình tự, thủ tục trong tố tụng cạnh tranh trong Luật đã được hoàn thiện theo hướng đơn giản hơn, rút ngắn thời gian và có sự phân định rõ các khâu trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh, từ phát hiện, điều tra cho đến xử lý và giải quyết khiếu nại. Trong mỗi khâu sẽ gắn với trách nhiệm cụ thể của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng cạnh tranh. Đồng thời, Luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng. Điều này bảo đảm các hoạt động tố tụng cạnh tranh được rõ ràng, minh bạch để mọi cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp và toàn xã hội có thể theo dõi, giám sát. Từ đó, tiến hành xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong thực tế đạt kết quả cao trong thực tiễn. 2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong xử lý các hành vi về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại 2.2.1. Kết quả đạt được Bước 1: Hồ sơ khiếu nại hoặc Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh phát hiện vi phạm Bước 2: Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh Bước 3: Điều tra sơ bộ Bước 4: Điều tra chính thức Bước 5: Báo cáo điều tra Bước 6: Ủy ban cạnh tranh quốc gia Bước 7: UB cạnh tra quốc gia xử lý Bước 8: Xử lý, điều trần và ra quyết định xử lý Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Khống chấp nhận thì khởi kiện ra TA và có phán quyết của TA Thi hành Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh Đình chỉ điều tra Chuyển xử lý hình sự
  • 27. 20 * Xây dựng và hoàn thiện rõ hơn quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở nước ta trong những năm vừa qua đã tương đối hoàn thiện. Đặc biệt là trong quy định của Luật cạnh tranh và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thi hành cảu các cơ quan NN có thẩm quyền. Đồng thời, xây dựng quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để thưc hiện các hành vi vi phạm về pháp luật cạnh tranh nói chung và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói riêng. Với các quy định về vấn đề này tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh trong hoạt động cạnh tranh là điều hoàn toàn cần thiết. Đây thực sự là sự cố gắng lớn của các cơ quan, đơn vị trong quá trình áp dụng những quy định về quả lý pháp luật cạnh tranh nói riêng và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho cạnh tranh ở nước ta trong những năm vừa qua ở nước ta trong những năm trở lại đây. * Đối với cơ chế quản lý và thực thi pháp luật về cạnh tranh và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho cạnh tranh ở nước ta. Cùng với sự ra đời và áp dụng vào thực tiễn pháp luật về cạnh tranh đảm bảo các hành vi đối với vấn đề này không được thực hiện và đảm bảo các chủ thể trong hoạt động kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường không lợi dụng vị trí độc tôn của mình mà chèn ép và cạnh tranh không công bằng đối với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương, sau gần 10 năm thực thi các quy định của Luật Cạnh tranh, đã có hơn 100 vụ việc liên quan đến vi phạm các quy định của pháp luật cạnh tranh bị điều tra, xử lý. Trong số các vụ việc này, đã có 5 vụ việc liên quan đến các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đã bị điều tra, xử lý với mức phạt lên tới hàng tỷ đồng [23]. Ngoài ra, Trong năm 2018, Cục tiếp tục tăng cường công tác điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh, thực hiện rà soát một số thị trường trọng điểm nhằm phát hiện, làm rõ các dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh về hạn chế cạnh tranh. Cụ thể, Cục CT&BVNTD đã tích cực triển khai xác minh, làm rõ một số hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu tại nhiều địa phương trên cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, Tiền Giang, Cà Mau…[30] * Đối với cơ chế xử lý thì đã tương đối hoàn thiện đảm bảo hành vi của doanh nghiệp có hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nếu thực hiện hành vi
  • 28. 21 chèn ép và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho cạnh tranh đối với các doanh nghiệp phải được xử lý một cách nghiêm khắc, đảm bảo tính tuân thủ pháp luật cạnh tranh hiện hành.