SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
[CME] Chất ức chế SGLT2 và tác động trên lâm
sàng: quá khứ, hiện tại và tương lai
Đái tháo đường typ 2 là bệnh lý đa cơ chế và tiến triển,
kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn do đó nhu cầu
cần có các thuốc mới tác động lên các rối loạn khác
nhau của bệnh. Thuốc ức chế SGLT-2 làm ức chế phần
lớn sự tái hấp thu glucose ở ống thận, do đó góp phần
làm giảm đường huyết. Cùng tìm hiểu thêm về nhóm
thuốc này qua bài CME được giới thiệu trên Medscape.
Bác sĩ Lawrence Blonde: xin chào, tôi tên Bác sĩ
Lawrence Blonde, giám đốc đơn vị nghiên cứu lâm sàng
bệnh đái tháo đường Ochsner tại khoa Nội tiết, Đái tháo
đường và bệnh chuyển hóa thuộc trung tâm y khoa
Ochsner ở New Orleans, Lousiana. Bài này sẽ giúp cho
chúng ta có cái nhìn tổng quát về cơ chế tác động và sự
phát triển của các thuốc điều trị tăng đường huyết, cụ
thể là chất ức chế sodium-glucose cotransporter 2
(SGLT2) điều trị đái tháo đường tuýp 2 (Type 2 Diabetes
– T2D). Đầu tiên, chúng tôi có câu hỏi cho bạn, các câu
hỏi này sẽ lặp lại vào cuối bài viết nhằm giúp bạn tự
đánh giá thông tin bạn nhận được từ bài CME này.
1. Câu hỏi Chất ức chế SGLT2 điều trị đái tháo đường
tuýp 2 theo cơ chế nào?
a. Chất ức chế SGLT2 hoạt động độc lập với insulin và
có thể sử dụng kết hợp với các thuốc hạ đường huyết
khác.
b. Chất ức chế SGLT2 hoạt động phối hợp với sự tiết
insulin và thay đổi ngưỡng hấp thu của thận, làm cho
thận hấp thu nhiều glucose hơn và do đó ngăn cản
glucose quay trở lại tuần hoàn.
c. Chất ức chế SGLT2 hạn chế lượng glucose bài tiết
bởi thận, do đó lượng glucose quay trở lại tuần hoàn ít
hơn.
d. Chất ức chế SGLT2 giảm khả năng của glucose
transporter 2 (GLUT2) chuyển glucose trở lại tuần hoàn.
2. Câu hỏi
Một phụ nữ 60 tuổi mắc đái tháo đường tuýp 2 gần 10
năm đến khám định kỳ. Vào lúc khám, huyết áp 162/92
mmHg và chỉ số BMI 32 kg/m2. Các thuốc bệnh nhân
đang dùng: thuốc lợi tiểu, ACEI, 2000mg metformin và
một thuốc sulfonylurea (SU). Gần đây, bệnh nhân có vài
lần bị hạ đường huyết và làm cho bệnh nhân lo lắng.
Bệnh nhân trong lần khám trước đã được đề cập đến
insuslin như “cứu cánh cuối cùng” và bệnh nhân không
muốn vì bệnh nhân lo lắng về việc tự tiêm cho mình. Kết
quả xét nghiệm HbA1C 8,2% với mức đường huyết đói
135 mg/dL. Kế hoạch sử dụng thuốc nào phù hợp nhất
cho bn này?
a. Ngừng SU, bắt đầu sử dụng insulin nền
b. Ngừng SU, thêm chất chủ vận GLP-1 và chất ức chế
SGLT2
c. Ngừng SU, thêm chất ức chế DPP-4
d. Ngừng SU, thêm chất ức chế SGLT2.
3. Câu hỏi
Kế hoạch của bạn là ngừng SU và sử dụng chất ức chế
SGLT2. Trước khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc này,
bạn phải làm gì?
a. Yêu cầu kiểm tra nồng độ kali.
b. Yêu cầu kiểm tra nồng độ kali; hỏi tiền sử gia đình về
ung thư.
c. Kiểm tra tình trạng thể dịch và chức năng thận; hỏi
bệnh nhân về tiền sử bị nhiễm trùng đường tiểu hay âm
đạo.
d. Kiểm tra tình trạng thể dịch và chức năng thận; hỏi
bệnh nhân về tiền sử bị viêm tụy.
Trước đây, chúng ta cho rằng sinh lý bệnh của đái tháo
đường tuýp 2 (T2D) chỉ giới hạn ở sự đề kháng insuslin
đối với đa phần người bệnh và ít nhất là có một mối liên
hệ trong việc suy giảm tiết insulin ở tất cả bệnh nhân.
Nhưng trong những năm gần đây, chúng ta lại được biết
thêm nhiều yếu tố khác cũng có liên quan đến sinh lý
bệnh của đái tháo đường typ 2.
Vai trò của thận trong việc tăng tân tạo và tăng tái hấp
thu glucose gần đây đang được chú trọng. Những người
không mắc bệnh đái tháo đường type 2 và người có
chức năng thận bình thường đưa vào cơ thể khoảng
180g glucose một ngày và lọc khoảng 180g glucose
trong ngày qua tiểu cầu thận, hoàn toàn không đào thải
glucose vào nước tiểu nhờ kênh đồng vận chuyển
sodium-glucose ở thận (SGLT- Sodium glucose
transporter).
Như tôi đã đề cập, có khoảng 180g glucose/ngày được
lọc qua các tiểu cầu thận, 90% glucose đó được tái hấp
thu trở lại tuần hoàn bởi SGLT2 ở phần S1 của ống
lượn gần, 10% glucose còn lại được tái hấp thu tại nơi
xa hơn một chút của ống gần bởi SGLT1 – là một loại
bơm vận chuyển thường gặp ở ruột non. Nhờ vào sự tái
hấp thu glucose vào hệ thống tuần hoàn chung mà
glucose hoàn toàn sẽ không xuất hiện trong nước tiểu
của bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường typ 2
có chức năng thận bình thường.
Nếu nhìn vào các kênh đồng vận sodium-glucose này,
SGLT1 hầu hết có mặt ở ruột và chỉ hiện diện một ít tại
thận. Chúng vận chuyển cả glucose và galactose.
SGLT1 có ái lực cao với glucose nhưng hiệu năng vận
chuyển lại khá thấp. Các kênh này có vai trò trong việc
hấp thu glucose trong các bữa ăn hàng ngày và tái hấp
thu glucose tại thận. Ngược lại, SGLT2 hầu như chỉ tìm
thấy tại thận có khả năng vận chuyển chuyên biệt
glucose, với ái lực thấp nhưng hiệu suất cao.
Qua SGLT2, glucose và sodium được vận chuyển từ
lòng ống thận vào tế bào biểu mô ống thận. Tại tế bào
biểu mô, glucose khuếch tán thụ động nhờ vào hoạt
động của GLUT2 (glucose transporter 2) để quay lại hệ
thống tuần hoàn.
Có nhiều GLUT là các kênh vận chuyển chủ động hay
thụ động hoạt động theo nồng độ gradient glucose và
GLUT2 chỉ hiện diện tại thận. Bước thứ 2 của việc tái
hấp thu glucose là vận chuyển glucose qua bờ màng
đáy ra mao mạch quanh ống. Việc này phụ thuộc vào
các kênh vận chuyển GLUT hay protein GLUT. Trong
khi GLUT1 có mặt ở ống lượn xa thì GLUT2 xuất hiện ở
đoạn đầu của ống lượn gần.
Có nhiều GLUT là các kênh vận chuyển chủ động hay
thụ động hoạt động theo nồng độ gradient glucose và
GLUT2 chỉ hiện diện tại thận. Bước thứ 2 của việc tái
hấp thu glucose là vận chuyển glucose qua bờ màng
đáy ra mao mạch quanh ống. Việc này phụ thuộc vào
các kênh vận chuyển GLUT hay protein GLUT. Trong
khi GLUT1 có mặt ở ống lượn xa thì GLUT2 xuất hiện ở
đoạn đầu của ống lượn gần.
Vậy chức năng sinh lý thận ở người đái tháo đường suy
giảm như thế nào so với người bình thường? Hãy nhớ
rằng thận là nguồn tân tạo glucose quan trọng. Ở bệnh
nhân đái tháo đường, có sự gia tăng tân tạo glucose
thận. Đồng thời, sự tái hấp thu glucose cũng tăng lên do
bởi so với những người có mức đường huyết bình
thường, SGLT2 của bệnh nhân đái tháo đường tăng
biểu hiện và hoạt động ở tế bào biểu mô thận. Số lượng
và khả năng hoạt động của SGLT2 tăng lên ở bệnh
nhân bị đái tháo đường. Từ đó dẫn đến tăng lượng
glucose tối đa được tái hấp thu từ thận và tăng ngưỡng
glucose bài tiết ra nước tiểu.
Ở người không mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể họ
không bài tiết glucose qua nước tiểu cho đến khi nồng
độ glucose vượt ngưỡng (khoảng 180mg/dL). Trong khi
đó ở bệnh nhân đái tháo đường, trung bình, mức này
tăng lên 240 mg/dL. Do đó, lượng glucose được tái hấp
thu vào tuần hoàn tăng lên và làm tăng đường huyết.
Chất ức chế SGLT2 làm giảm ngưỡng bài tiết của
glucose, dẫn đến tăng glucose niệu, giảm glucose quay
lại vòng tuần hoàn, và giảm đường huyết.
Cơ chế của thuốc ức chế SGLT2 để điều trị cho bệnh
nhân đái tháo đường type 2 và giúp họ kiểm soát cơn
tăng đường huyết là gì? Đầu tiên, đây là cơ chế mới và
duy nhất không phụ thuộc insulin. Do đó, các chất này
có thể có hiệu quả đối với bệnh nhân đái tháo đường
typ 2 tiến triển và ngay cả với những bệnh nhân mất
phần lớn chức năng tế bào beta. Sỡ dĩ các bạn có thể
tiên đoán được điều trên bởi vì các chất ức chế SGLT2
có cơ chế tác động duy nhất. Chúng được sử dụng hiệu
quả khi kết hợp với các thuốc kiểm soát đường huyết
khác, bao gồm cả insulin, do cơ chế tác động khác biệt
và bổ trợ cho nhau. Nguy cơ hạ đường huyết của nhóm
thuốc này rất thấp trừ khi bạn sử dụng thuốc này với các
thuốc điều trị đái tháo đường có khả năng gây hạ đường
huyết khác. Người ta cũng kỳ vọng vào khả năng làm
giảm huyết áp tâm thu của các chất này. Cơ chế của
hiện tượng này có thể do bởi sự liên quan đến áp suất
thẩm thấu nước tiểu ban đầu do sự mất sodium và sự
đào thải qua nước tiểu khoảng 200- 300 kcal/ngày, có
thể giúp giảm cân. Sự giảm cân không chỉ góp phần cải
thiện được đường huyết mà còn có thể làm giảm huyết
áp tâm thu.
Tác nhân này có an toàn không? Sự thật là ngay trước
khi các thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá tính an
toàn và hiệu quả của các chất ức chế SGLT2 được cho
phép tiến hành, các trải nghiệm một cách tự nhiên cũng
đã xảy ra ở những người bệnh đái tháo đường có tính
chất gia đình, một tình trạng di truyền hiếm gặp gây
khiếm khuyết hoạt động của bơm vận chuyển SGLT2 do
sự đột biến gen SGLT2 hay SLC5A2. Tình trạng này
được định nghĩa là sự bài tiết glucose nước tiểu dai
dẳng mà thông thường không đi kèm với sự tăng đường
huyết, bệnh đái tháo đường typ 2 hay giảm đường huyết
và không có bất cứ vấn đề lâm sàng nào.
Ý tưởng này bắt đầu từ đâu? Vào những năm đầu thế kỉ
18, các nhà hóa học người Pháp phân lập được hoạt
chất tên là phlorizin từ vỏ cây táo. Vào đầu những năm
1970s, nghiên cứu phlorizin cho thấy một vị trí trên bờ
bàn chải ống lượn gần có một hệ thống vận chuyển chủ
động chịu trách nhiệm tái hấp thu glucose. Nghiên cứu
cho thấy, các kênh vận chuyển này có ái lực với
phlorizin cao hơn so với glucose. Từ đó ý tưởng sử
dụng phlorizin làm thuốc điều trị đáo tháo đường tuýp 2
được nảy ra, tuy nhiên chất này hấp thu kém ở ống tiêu
hóa và ức chế cả SGLT1 và SGLT2, vì vậy có thể gây
ra tác dụng phụ đáng kể trên đường tiêu hóa, do đó
phlorizin không được nghiên cứu tiếp tục ở người. Tuy
nhiên, ý tưởng này được tiếp nối với suy nghĩ vẫn có
thể có những tác nhân khác có khả năng ức chế kênh
SGLT2
Người ta tiếp tục phát triển các tác nhân chống tăng
đường huyết tập trung vào ức chế chọn lọc trên SGLT2
hơn so với SGLT1. Có ba chất ức chế SGLT2 hiện thời
đã được chấp thuận bởi FDA là dapagliflozin,
canagliflozin và empagliflozin. Có một số ít thuốc khác
đang được phát triển hoặc đang trong giai đoạn đăng
ký. Giống với tất cả các thuốc khác, nhóm ức chế
SGLT2 này vẫn có một số hạn chế nhất định như khả
năng làm gia tăng nguy cơ nhiễm nấm sinh dục, candida
âm đạo ở phụ nữ, viêm quy đầu và viêm bao quy đầu ở
nam giới. Tần suất gặp sẽ cao hơn đối với các bệnh
nhân đã từng mắc các bệnh này và đối với nam giới
chưa cắt bao quy đầu. Các thuốc này cũng có khả năng
gây đa niệu. Sự gia tăng nhẹ mức LDL-C phụ thuộc liều,
khoảng 4-8%, đã được ghi nhận. Nhóm ức chế SGLT2
cũng có thể gây giảm thể tích tuần hoàn và hạ huyết áp
những bệnh nhân có nguy cơ. Mỗi tác nhân trong nhóm
có sự giới hạn chức năng thận chuyên biệt khác nhau.
Và giống như tất cả các thuốc mới, giá thành các thuốc
này sẽ cao hơn so với thuốc generic sẵn có.
Chúng ta hãy cùng điểm lại về một số điểm chính như
hiệu quả, nguy cơ gây hạ đường huyết, tính an toàn và
khả năng dung nạp của nhóm thuốc ức chế SGLT2 này.
Canagliflozin, dapagliflozin và empagliflozin dùng đơn
trị, có thể làm giảm khoảng 0,6-1,2% mức HbA1c. Đây
là một mức giảm khá ấn tượng do bởi mức HbA1c nền
trong các nghiên cứu này thường vào khoảng 8% hoặc
thấp hơn một chút. Trong các nghiên cứu, nếu so sánh
nguy cơ hạ đường huyết giữa nhóm ức chế SGLT2 và
giả dược (placebo), ta thấy không có sự khác biệt nào
giữa hai nhóm này và không có trường hợp nào xảy ra
hạ đường huyết nghiêm trọng. Ngoài ra, nhóm thuốc
này còn giúp giảm từ 2,3 đến 3,4 kg. Hơn nữa, huyết áp
tâm thu cũng giảm đáng kể. Xin được nhắc lại lần nữa
về cơ chế đề xuất của việc giảm huyết áp tâm thu bao
gồm lợi tiểu thẩm thấu, giảm cân và tiểu natri nhẹ.
Thuốc ức chế SGLT2 được kỳ vọng sử dụng cho tất cả
các giai đoạn của đái tháo đường type 2, từ khi chẩn
đoán cho đến khi bênh lý đã tiến triển trong một thời
gian dài do bởi tác động không phụ thuộc insulin của
nhóm thuốc này.
Vậy thì đối với đái tháo đường type 1 thì sao? Nếu cơ
chế thật sự của chất ức chế SGLT2 không phụ thuộc
vào insulin, các chất này có thể đem lại hiệu quả ngay
cả với bệnh nhân đái tháo đường typ 1. Đã có một vài
báo cáo về hiệu quả khi chỉ định off-label của các thuốc
này. Cũng có một số báo cáo về khả năng nhiễm toan
ceton do đái tháo đường, có lẽ do sự suy giảm insulin
quá mức và cũng có thể do bởi có một sự thay đổi nào
đó làm tăng tỷ lệ glucagon/insuslin. Vì vậy, các bệnh
nhân đái tháo đường typ 1 cần insulin để điều trị. May
mắn rằng, có một vài thử nghiệm lâm sàng sắp hoặc
đang được tiến hành trong đó chất ức chế SGLT2 được
thêm vào cùng với insulin ở bệnh nhân đái tháo đường
typ 1. Thậm chí, chúng ta không chỉ quan sát được hiệu
quả mà quan trọng hơn cả là tính an toàn và khả năng
dung nạp của liệu pháp này. Một trong các nghiên cứu
này được đăng trên Diabetes Care. Đây là một nghiên
cứu với khoảng liều sơ bộ trong 2 tuần, ngẫu nhiên, mù
đôi, đối chứng bằng placebo, sắp xếp ngẫu nhiên 70
bệnh nhân đái tháo đường typ 1 với HbA1c từ 7 – 10%
được nhận liều insulin ổn định và với 1 trong 4 liều
dapagliflozin khác nhau. Nhóm dapagliflozin cho thấy sự
giảm glucose máu 24h phụ thuộc liều và có liều insuslin.
Đây chỉ là nghiên cứu sơ bộ 2 tuần đầu, có khả năng
chất ức chế SGLT2 hiệu quả trong việc hạ đường huyết
ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1, nhưng rõ ràng là cần
phải thử nghiệm ở quy mô lớn hơn và hy vọng sẽ cho
kết quả khả quan.
Phải làm gì khi kê đơn thuốc? Việc kiểm tra chức năng
thận và tình trạng thể dịch rất quan trọng trước khi kê
nhóm thuốc này. Như chúng ta biết, có sự hạn chế dựa
trên độ lọc cầu thận ước tính (eGFR). Hơn nữa, nếu thể
tích tuần hoàn thấp, cần phải điều chỉnh trước khi kê
thuốc, bởi vì lợi tiểu thẩm thấu có thể dẫn đến các tác
dụng phụ liên quan đến thể tích tuần hoàn. Đối với
canagliflozin, giới hạn liều là 100mg x 1 lần/ngày nếu
eGFR 45-60 mL/min/1.73m2. Canagliflozin không được
sử dụng khi eGFR <45 mL/min/1.73m2. Nếu eGFR >60
mL/min/1.73m2, có thể sử dụng liều canagloflozin
300mg. Dapagliflozin ở bất cứ liều nào không nên dùng
khi eGFR <60 mL/min/1.73m2, và empagliflozin không
nên được sử dụng ở bất cứ liều nào khi eGFR is <45
mL/min/1.73m2. Trong nghiên cứu của dapagliflozin có
một lượng nhỏ bị ung thư bàng quang và do đó tờ thông
tin thuốc ghi rằng không nên sử dụng cho bệnh nhân bị
ung thư bàng quang và nên được dùng thận trọng ở
bệnh nhân có tiền sử ung thư bàng quang. Với
canagliflozin, có vài trường hợp bị tăng Kali huyết ở các
bệnh nhân đã kiểm soát tổn thương thận hay đang sử
dụng các thuốc có thể làm tăng kali. Về tương tác thuốc,
canagliflozin có thể tương tác làm tăng nồng độ digoxin.
Chất gây cảm ứng UGT như rifampin, phenytoin,
phenobarbital, hoặc ritonavir, diện tích dưới đường cong
giảm xuống. Vì thế nếu bệnh nhân có thể dung nạp liều
300mg thì có thể cho bệnh nhân sử dụng để có thể kiểm
soát được đường huyết. Nếu bệnh nhân vẫn chưa điều
hòa được đường huyết và không thể dung nạp được
liều 300mg thì bệnh nhân cần phải sử dụng thêm các
thuốc khác. Đối với empagliflozin, và hầu hết các thuốc
cùng nhóm, tác dụng lợi tiểu có thể làm tăng khả năng
làm giảm thể tích tuần hoàn.
Việc hiệu chỉnh liều hoặc kết hợp đơn liều của chất ức
chế SGLT2 với các thuốc khác như thế nào? Hiện tại có
các chất ức chế SGLT2 kết hợp với metformin phóng
thích tức thời hay phóng thích chậm, hoặc gần đây là
chất ức chế SGLT2 kết hợp với chất ức chế DPP-4 đã
được phê duyệt và lưu hành. Khi dùng kết hợp, người ta
nhận thấy có HbA1c giảm nhiều hơn khi sử dụng hay
thuốc đơn lẻ. Tuy nhiên, tác dụng của chúng không
hoàn toàn là bổ sung và người ta đang thắc mắc vì sao
hiệu quả không nhiều như họ mong đợi. Đầu tiên, các
nghiên cứu còn giới hạn, các nghiên cứu sau này có thể
tìm hiểu sâu hơn về chuyện này. Hãy nhớ rằng khả
năng giảm HbA1c liên quan trực tiếp đến mức HbA1c
nền ban đầu trước khi điều trị. Đó là một trong những lí
do tại sao hiệu quả lại ít hơn một ít so với hiệu quả
mong đợi. Hơn nữa, chất ức chế DPP-4 có thể không có
khả năng làm giảm glucagon, glucagon có thể tăng phụ
thuộc vào liều chất ức chế SGLT2. Các nghiên cứu ban
đầu với chất ức chế SGLT2 cho thấy có thể làm tăng
lượng nhỏ glucagon.
Một vài dữ liệu nghiên cứu đã được công bố. Nghiên
cứu của DeFronzo: empagliflozin so sánh với linagliptin,
so với empagliflozin cộng linagliptin kết hợp với
metformin trong 24 tuần; (empagliflozin + linagliptin) cho
khả năng giảm HbA1c nhiều hơn empagliflozin +
metformin hoặc linagliptin + metformin.
Tiếp theo là nghiên cứu của Rosenstock và cộng sự về
hiệu quả của dapagliflozin và saxagliptin kết hợp
metformin so sánh với kết quả của saxagliptin và
dapagliflozin dùng riêng lẻ kết hợp với metformin. Một
lần nữa, chúng ta thấy (saxagliptin + dapagliflozin) +
metformin làm giảm HbA1c nhiều hơn saxagliptin +
metformin hay dapagliflozin + metformin.
Có vài chuyện cần lưu ý khi giáo dục bệnh nhân khi
bệnh nhân sử dụng chất ức chế SGLT2. Các thuốc nên
được sử dụng 1 lần trong ngày, thường là vào buổi
sáng. Ngoài ra, cũng nên nhắc nhở bệnh nhân về khả
năng giảm huyết áp và có thể nghiêm trọng hơn khi
bệnh nhân không uống đủ nước. Nói với bệnh nhân về
tăng nguy cơ bị nhiễm trùng niệu dục, đặc biệt ở bệnh
nhân đã từng bị trước đó và ở bệnh nhân nam chưa cắt
bao quy đầu. Vệ sinh đường sinh dục có thể giảm được
nguy cơ, mặc dù việc này vẫn chưa được nghiên cứu.
Bệnh nhân với tiền sử bị nhiễm trùng niệu sinh dục sẽ
có nguy cơ lớn hơn. Chất ức chế SGLT2 có nguy cơ hạ
đường huyết thấp trừ khi nó được sử dụng chung với
các tác nhân khác mà bản thân đã có thể gây hạ đường
huyết như insulin hoặc các chất kích thích bài tiết
insulin. Trong trường hợp đó, có thể giảm liều của
insulin hoặc chất làm tăng tiết insulin để giảm nguy cơ
hạ đường huyết.
Chúng ta có thể mong đợi vào điều gì? Thực ra có các
hợp chất có tác dụng nhiều hơn trên hoạt động của
SGLT1 vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Tôi có thể
chỉ ra canagliflozin, được sử dụng trước bữa ăn đầu tiên
trong ngày, không phải vì thuốc sẽ có tác động khi có
hoặc không có thức ăn. Đó là vì nó có tác dụng một chút
ít lên SGLT1 và liều 300mg sẽ tạo ra tác dụng tại chỗ để
giảm sự hấp thu glucose ở ruột. Các thuốc mới sẽ có
giá thành cao hơn các thuốc cũ, nhưng quan trọng phải
xem xét tính kinh tế – hiệu quả so với giá của từng
thuốc riêng lẻ. Hiệp hội lâm sàng nội tiết Hoa Kỳ (AACE)
nói rằng tính an toàn và hiệu quả nên được ưu tiên hơn
giá cả thuốc, vì giá thuốc chỉ chiếm một phần tương đối
nhỏ trong tổng số các chi phí dành cho bệnh đái tháo
đường. Ngoài ra cũng nên chú ý đến các yếu tố khác
như khả năng kiểm soát, nguy cơ hạ đường huyết, và
tăng cân.
Kết luận, chất ức chế SGLT2 là nhóm thuốc điều trị đái
tháo đường mới nhất được phê duyệt cho bệnh nhân
đái tháo đường typ 2. Nhóm thuốc này hạ đường huyết
bằng cách tăng lượng đường bài tiết trong nước tiểu.
Ba thuốc hiện nay đã được phê duyệt tại Mỹ, và còn
được phát triển thêm. Hiệu chỉnh liều và kết hợp đơn
liều với metformin và chất ức chế DPP-4 hiện đã có sẵn
và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và phát triển.
Những lợi ích của nhóm này có thể kể đến như kiểm
soát tốt đường huyết, giảm được huyết áp tâm thu, ít
nguy cơ hạ đường huyết quá mức trừ khi sử dụng
chung với insulin hoặc các thuốc tăng tiết insulin.
Tuy nhiên, nhóm thuốc này gặp một số hạn chế trên
bệnh nhân có suy giảm chức năng thận. Cần đánh giá
chức năng thận và tình trạng thể dịch trước khi sử dụng.
Thuốc nhóm SGTL2 không được khuyến cáo nếu GFR
dưới 45 mL/min/1.73 m2. Ngoài ra còn có nguy cơ tác
dụng phụ là giảm thể dịch, đặc biệt với những người
đang điều trị với các thuốc hạ áp thiazide và đặc biệt là
lợi tiểu quai. Nhìn chung thuốc nhóm này có thể làm
tăng tình trạng nhiễm nấm nhưng có thể quản lý được
với các điều trị tiêu chuẩn.

More Related Content

What's hot

Phân tích CLS đái tháo đường
Phân tích CLS đái tháo đường Phân tích CLS đái tháo đường
Phân tích CLS đái tháo đường HA VO THI
 
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)Bão Tố
 
BỆNH THẬN MẠN VÀ SUY THẬN MẠN
BỆNH THẬN MẠN VÀ SUY THẬN MẠNBỆNH THẬN MẠN VÀ SUY THẬN MẠN
BỆNH THẬN MẠN VÀ SUY THẬN MẠNSoM
 
Bài giảng thuốc giảm đau loại Morphin
Bài giảng thuốc giảm đau loại MorphinBài giảng thuốc giảm đau loại Morphin
Bài giảng thuốc giảm đau loại MorphinNghia Nguyen Trong
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GANTIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GANSoM
 
KHÁM TỔNG QUÁT
KHÁM TỔNG QUÁTKHÁM TỔNG QUÁT
KHÁM TỔNG QUÁTSoM
 
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPDBỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPDSoM
 
Buổi 5: Thuốc chẹn kênh calci trong điều trị các bệnh tim mạch
Buổi 5: Thuốc chẹn kênh calci trong điều trị các bệnh tim mạchBuổi 5: Thuốc chẹn kênh calci trong điều trị các bệnh tim mạch
Buổi 5: Thuốc chẹn kênh calci trong điều trị các bệnh tim mạchclbsvduoclamsang
 
Glucocorticod-DHYD TPHCM
Glucocorticod-DHYD TPHCMGlucocorticod-DHYD TPHCM
Glucocorticod-DHYD TPHCMVân Thanh
 
Sử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân có bệnh lý gan
Sử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân có bệnh lý ganSử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân có bệnh lý gan
Sử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân có bệnh lý ganTRAN Bach
 
BÀI GIẢNG LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
BÀI GIẢNG LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNGBÀI GIẢNG LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
BÀI GIẢNG LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNGSoM
 

What's hot (20)

Phân tích CLS đái tháo đường
Phân tích CLS đái tháo đường Phân tích CLS đái tháo đường
Phân tích CLS đái tháo đường
 
Tăng huyết kèm Đái tháo đường
Tăng huyết kèm Đái tháo đườngTăng huyết kèm Đái tháo đường
Tăng huyết kèm Đái tháo đường
 
Tăng acid uric máu và bệnh thận mạn
Tăng acid uric máu và bệnh thận mạnTăng acid uric máu và bệnh thận mạn
Tăng acid uric máu và bệnh thận mạn
 
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
 
Suy pho giap 2018
Suy pho giap 2018Suy pho giap 2018
Suy pho giap 2018
 
BỆNH THẬN MẠN VÀ SUY THẬN MẠN
BỆNH THẬN MẠN VÀ SUY THẬN MẠNBỆNH THẬN MẠN VÀ SUY THẬN MẠN
BỆNH THẬN MẠN VÀ SUY THẬN MẠN
 
Bệnh thận mạn và suy thận mạn
Bệnh thận mạn và suy thận mạnBệnh thận mạn và suy thận mạn
Bệnh thận mạn và suy thận mạn
 
Cập nhật điều trị Tăng huyết áp
Cập nhật điều trị Tăng huyết ápCập nhật điều trị Tăng huyết áp
Cập nhật điều trị Tăng huyết áp
 
Bài giảng thuốc giảm đau loại Morphin
Bài giảng thuốc giảm đau loại MorphinBài giảng thuốc giảm đau loại Morphin
Bài giảng thuốc giảm đau loại Morphin
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GANTIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
 
Thuốc vận mạch trong cấp cứu tim mạch
Thuốc vận mạch trong cấp cứu tim mạchThuốc vận mạch trong cấp cứu tim mạch
Thuốc vận mạch trong cấp cứu tim mạch
 
Metformin
MetforminMetformin
Metformin
 
KHÁM TỔNG QUÁT
KHÁM TỔNG QUÁTKHÁM TỔNG QUÁT
KHÁM TỔNG QUÁT
 
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPDBỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
 
ECG CƠ BẢN
ECG CƠ BẢNECG CƠ BẢN
ECG CƠ BẢN
 
Buổi 5: Thuốc chẹn kênh calci trong điều trị các bệnh tim mạch
Buổi 5: Thuốc chẹn kênh calci trong điều trị các bệnh tim mạchBuổi 5: Thuốc chẹn kênh calci trong điều trị các bệnh tim mạch
Buổi 5: Thuốc chẹn kênh calci trong điều trị các bệnh tim mạch
 
Glucocorticod-DHYD TPHCM
Glucocorticod-DHYD TPHCMGlucocorticod-DHYD TPHCM
Glucocorticod-DHYD TPHCM
 
Sử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân có bệnh lý gan
Sử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân có bệnh lý ganSử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân có bệnh lý gan
Sử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân có bệnh lý gan
 
Thuốc chống loạn nhịp tim
Thuốc chống loạn nhịp timThuốc chống loạn nhịp tim
Thuốc chống loạn nhịp tim
 
BÀI GIẢNG LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
BÀI GIẢNG LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNGBÀI GIẢNG LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
BÀI GIẢNG LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
 

Viewers also liked

Dai thao duong y44 2014 (1)
Dai thao duong y44 2014 (1)Dai thao duong y44 2014 (1)
Dai thao duong y44 2014 (1)Tran Huy Quang
 
Tiêu chuẩn chăm sóc ĐTĐ của ADA 2015_Tiếng Việt_93 trang
Tiêu chuẩn chăm sóc ĐTĐ của ADA 2015_Tiếng Việt_93 trangTiêu chuẩn chăm sóc ĐTĐ của ADA 2015_Tiếng Việt_93 trang
Tiêu chuẩn chăm sóc ĐTĐ của ADA 2015_Tiếng Việt_93 trangHA VO THI
 
SGLT2 Inhibitors (Gliflozins): A New Class of Drugs to treat Type 2 Diabetes:
SGLT2 Inhibitors (Gliflozins): A New Class of Drugs to treat Type 2 Diabetes:SGLT2 Inhibitors (Gliflozins): A New Class of Drugs to treat Type 2 Diabetes:
SGLT2 Inhibitors (Gliflozins): A New Class of Drugs to treat Type 2 Diabetes:Naina Mohamed, PhD
 
Bai giang dai thao duong
Bai giang dai thao duongBai giang dai thao duong
Bai giang dai thao duongMac Truong
 
Tiêu chuẩn chăm sóc ĐTĐ của ADA 2015_Tóm tắt tiếng Việt_15 trang
Tiêu chuẩn chăm sóc ĐTĐ của ADA 2015_Tóm tắt tiếng Việt_15 trangTiêu chuẩn chăm sóc ĐTĐ của ADA 2015_Tóm tắt tiếng Việt_15 trang
Tiêu chuẩn chăm sóc ĐTĐ của ADA 2015_Tóm tắt tiếng Việt_15 trangHA VO THI
 
Sodium glucose co transporter( SGLT2) Inhibitors
Sodium glucose co transporter( SGLT2) Inhibitors Sodium glucose co transporter( SGLT2) Inhibitors
Sodium glucose co transporter( SGLT2) Inhibitors Philip Vaidyan
 
Đào tạo liên tục - Điều trị Đái tháo đường typ 2: Tổng quan và cập nhật 2013
Đào tạo liên tục - Điều trị Đái tháo đường typ 2: Tổng quan và cập nhật 2013Đào tạo liên tục - Điều trị Đái tháo đường typ 2: Tổng quan và cập nhật 2013
Đào tạo liên tục - Điều trị Đái tháo đường typ 2: Tổng quan và cập nhật 2013HA VO THI
 
SGLT2 Endocrine CME Grand Rounds Final
SGLT2 Endocrine CME Grand Rounds FinalSGLT2 Endocrine CME Grand Rounds Final
SGLT2 Endocrine CME Grand Rounds FinalShannon DeGrote
 
Bài giảng tư vấn vấn đề đái tháo đường type 2
Bài giảng tư vấn vấn đề đái tháo đường type 2Bài giảng tư vấn vấn đề đái tháo đường type 2
Bài giảng tư vấn vấn đề đái tháo đường type 2minhphuongpnt07
 
Safety and Efficacy of Sulfonylurea Drugs in Type 2 Diabetes Mellitus
Safety and Efficacy of Sulfonylurea Drugs in Type 2 Diabetes MellitusSafety and Efficacy of Sulfonylurea Drugs in Type 2 Diabetes Mellitus
Safety and Efficacy of Sulfonylurea Drugs in Type 2 Diabetes MellitusApollo Hospitals
 
Ueda2015 canagliflozin dr.inass shaltout
Ueda2015 canagliflozin dr.inass shaltoutUeda2015 canagliflozin dr.inass shaltout
Ueda2015 canagliflozin dr.inass shaltoutueda2015
 
Canagliflozin journal ppt
Canagliflozin journal pptCanagliflozin journal ppt
Canagliflozin journal pptapuroopa89
 
SGLT2 inhibitor -A boon in uncontrolled dm
SGLT2 inhibitor -A boon in uncontrolled dmSGLT2 inhibitor -A boon in uncontrolled dm
SGLT2 inhibitor -A boon in uncontrolled dmdr nirmal jaiswal
 

Viewers also liked (20)

Dapagliflozina
DapagliflozinaDapagliflozina
Dapagliflozina
 
Dai thao duong y44 2014 (1)
Dai thao duong y44 2014 (1)Dai thao duong y44 2014 (1)
Dai thao duong y44 2014 (1)
 
Tiêu chuẩn chăm sóc ĐTĐ của ADA 2015_Tiếng Việt_93 trang
Tiêu chuẩn chăm sóc ĐTĐ của ADA 2015_Tiếng Việt_93 trangTiêu chuẩn chăm sóc ĐTĐ của ADA 2015_Tiếng Việt_93 trang
Tiêu chuẩn chăm sóc ĐTĐ của ADA 2015_Tiếng Việt_93 trang
 
SGLT2 Inhibitors (Gliflozins): A New Class of Drugs to treat Type 2 Diabetes:
SGLT2 Inhibitors (Gliflozins): A New Class of Drugs to treat Type 2 Diabetes:SGLT2 Inhibitors (Gliflozins): A New Class of Drugs to treat Type 2 Diabetes:
SGLT2 Inhibitors (Gliflozins): A New Class of Drugs to treat Type 2 Diabetes:
 
SGLT 2 inhibitors
SGLT 2 inhibitorsSGLT 2 inhibitors
SGLT 2 inhibitors
 
Bai giang dai thao duong
Bai giang dai thao duongBai giang dai thao duong
Bai giang dai thao duong
 
Dapagliflozin
DapagliflozinDapagliflozin
Dapagliflozin
 
Dapagliflozina
DapagliflozinaDapagliflozina
Dapagliflozina
 
Tiêu chuẩn chăm sóc ĐTĐ của ADA 2015_Tóm tắt tiếng Việt_15 trang
Tiêu chuẩn chăm sóc ĐTĐ của ADA 2015_Tóm tắt tiếng Việt_15 trangTiêu chuẩn chăm sóc ĐTĐ của ADA 2015_Tóm tắt tiếng Việt_15 trang
Tiêu chuẩn chăm sóc ĐTĐ của ADA 2015_Tóm tắt tiếng Việt_15 trang
 
Sodium glucose co transporter( SGLT2) Inhibitors
Sodium glucose co transporter( SGLT2) Inhibitors Sodium glucose co transporter( SGLT2) Inhibitors
Sodium glucose co transporter( SGLT2) Inhibitors
 
Đào tạo liên tục - Điều trị Đái tháo đường typ 2: Tổng quan và cập nhật 2013
Đào tạo liên tục - Điều trị Đái tháo đường typ 2: Tổng quan và cập nhật 2013Đào tạo liên tục - Điều trị Đái tháo đường typ 2: Tổng quan và cập nhật 2013
Đào tạo liên tục - Điều trị Đái tháo đường typ 2: Tổng quan và cập nhật 2013
 
Dapagliflozin- a novel SGLT2 inhibitor
Dapagliflozin- a novel SGLT2 inhibitorDapagliflozin- a novel SGLT2 inhibitor
Dapagliflozin- a novel SGLT2 inhibitor
 
SGLT2 Endocrine CME Grand Rounds Final
SGLT2 Endocrine CME Grand Rounds FinalSGLT2 Endocrine CME Grand Rounds Final
SGLT2 Endocrine CME Grand Rounds Final
 
Bài giảng tư vấn vấn đề đái tháo đường type 2
Bài giảng tư vấn vấn đề đái tháo đường type 2Bài giảng tư vấn vấn đề đái tháo đường type 2
Bài giảng tư vấn vấn đề đái tháo đường type 2
 
Safety and Efficacy of Sulfonylurea Drugs in Type 2 Diabetes Mellitus
Safety and Efficacy of Sulfonylurea Drugs in Type 2 Diabetes MellitusSafety and Efficacy of Sulfonylurea Drugs in Type 2 Diabetes Mellitus
Safety and Efficacy of Sulfonylurea Drugs in Type 2 Diabetes Mellitus
 
Esquema multi metodo
Esquema multi metodoEsquema multi metodo
Esquema multi metodo
 
Ueda2015 canagliflozin dr.inass shaltout
Ueda2015 canagliflozin dr.inass shaltoutUeda2015 canagliflozin dr.inass shaltout
Ueda2015 canagliflozin dr.inass shaltout
 
Canagliflozin
Canagliflozin Canagliflozin
Canagliflozin
 
Canagliflozin journal ppt
Canagliflozin journal pptCanagliflozin journal ppt
Canagliflozin journal ppt
 
SGLT2 inhibitor -A boon in uncontrolled dm
SGLT2 inhibitor -A boon in uncontrolled dmSGLT2 inhibitor -A boon in uncontrolled dm
SGLT2 inhibitor -A boon in uncontrolled dm
 

Similar to SGLT2

Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyếtTiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyếtTBFTTH
 
Tiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đườngTiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đườngAn Ta
 
CÁC BỆNH NỘI TIẾT & THUỐC
CÁC BỆNH NỘI TIẾT & THUỐCCÁC BỆNH NỘI TIẾT & THUỐC
CÁC BỆNH NỘI TIẾT & THUỐCDr Hoc
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
bài thuyết trình về bệnh đái tháo đường a
bài thuyết trình về bệnh đái tháo đường abài thuyết trình về bệnh đái tháo đường a
bài thuyết trình về bệnh đái tháo đường aNgcSnDS
 
Xét nghiệm chức năng gan
Xét nghiệm chức năng ganXét nghiệm chức năng gan
Xét nghiệm chức năng ganLệnh Hồ Xung
 
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptxbai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptxhoangminhTran8
 
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptxbai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptxhoangminhTran8
 
[Duoc ly] thuoc dieu tri dtd ths ha
[Duoc ly] thuoc dieu tri dtd   ths ha[Duoc ly] thuoc dieu tri dtd   ths ha
[Duoc ly] thuoc dieu tri dtd ths hak1351010236
 
Hyperglycemic crisis-DKA y5.thuong
Hyperglycemic crisis-DKA y5.thuongHyperglycemic crisis-DKA y5.thuong
Hyperglycemic crisis-DKA y5.thuongVi Văn Thượng
 
HỆ-NỘI-TIẾT.pptx
HỆ-NỘI-TIẾT.pptxHỆ-NỘI-TIẾT.pptx
HỆ-NỘI-TIẾT.pptxAnhNguynNht5
 
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Của Chế Phẩm “Giáng Chỉ Tiêu Khát Linh” Điều Trị...
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Của Chế Phẩm “Giáng Chỉ Tiêu Khát Linh” Điều Trị...Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Của Chế Phẩm “Giáng Chỉ Tiêu Khát Linh” Điều Trị...
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Của Chế Phẩm “Giáng Chỉ Tiêu Khát Linh” Điều Trị...tcoco3199
 
Đái tháo đường
Đái tháo đườngĐái tháo đường
Đái tháo đườngThủy Hoàng
 
DUOC LY 3- ĐTĐ 2020.ppt.pdf
DUOC LY 3- ĐTĐ 2020.ppt.pdfDUOC LY 3- ĐTĐ 2020.ppt.pdf
DUOC LY 3- ĐTĐ 2020.ppt.pdfLinhNguynPhanNht1
 
BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
Ha duong huyet-gui
Ha duong huyet-guiHa duong huyet-gui
Ha duong huyet-guidrhotuan
 

Similar to SGLT2 (20)

Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyếtTiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
 
Bai 2 SLB.pptx
Bai 2 SLB.pptxBai 2 SLB.pptx
Bai 2 SLB.pptx
 
Tiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đườngTiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đường
 
CÁC BỆNH NỘI TIẾT & THUỐC
CÁC BỆNH NỘI TIẾT & THUỐCCÁC BỆNH NỘI TIẾT & THUỐC
CÁC BỆNH NỘI TIẾT & THUỐC
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
bài thuyết trình về bệnh đái tháo đường a
bài thuyết trình về bệnh đái tháo đường abài thuyết trình về bệnh đái tháo đường a
bài thuyết trình về bệnh đái tháo đường a
 
Xét nghiệm chức năng gan
Xét nghiệm chức năng ganXét nghiệm chức năng gan
Xét nghiệm chức năng gan
 
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptxbai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
 
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptxbai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
 
Dai thao duong (2)
Dai thao duong (2)Dai thao duong (2)
Dai thao duong (2)
 
[Duoc ly] thuoc dieu tri dtd ths ha
[Duoc ly] thuoc dieu tri dtd   ths ha[Duoc ly] thuoc dieu tri dtd   ths ha
[Duoc ly] thuoc dieu tri dtd ths ha
 
Hyperglycemic crisis-DKA y5.thuong
Hyperglycemic crisis-DKA y5.thuongHyperglycemic crisis-DKA y5.thuong
Hyperglycemic crisis-DKA y5.thuong
 
HỆ-NỘI-TIẾT.pptx
HỆ-NỘI-TIẾT.pptxHỆ-NỘI-TIẾT.pptx
HỆ-NỘI-TIẾT.pptx
 
Thuocdtd
ThuocdtdThuocdtd
Thuocdtd
 
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Của Chế Phẩm “Giáng Chỉ Tiêu Khát Linh” Điều Trị...
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Của Chế Phẩm “Giáng Chỉ Tiêu Khát Linh” Điều Trị...Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Của Chế Phẩm “Giáng Chỉ Tiêu Khát Linh” Điều Trị...
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Của Chế Phẩm “Giáng Chỉ Tiêu Khát Linh” Điều Trị...
 
Đái tháo đường
Đái tháo đườngĐái tháo đường
Đái tháo đường
 
DUOC LY 3- ĐTĐ 2020.ppt.pdf
DUOC LY 3- ĐTĐ 2020.ppt.pdfDUOC LY 3- ĐTĐ 2020.ppt.pdf
DUOC LY 3- ĐTĐ 2020.ppt.pdf
 
hoi-chung-than-hu.pdf
hoi-chung-than-hu.pdfhoi-chung-than-hu.pdf
hoi-chung-than-hu.pdf
 
BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
Ha duong huyet-gui
Ha duong huyet-guiHa duong huyet-gui
Ha duong huyet-gui
 

Recently uploaded

SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfMinhTTrn14
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh TrangMinhTTrn14
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 

SGLT2

  • 1. [CME] Chất ức chế SGLT2 và tác động trên lâm sàng: quá khứ, hiện tại và tương lai Đái tháo đường typ 2 là bệnh lý đa cơ chế và tiến triển, kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn do đó nhu cầu cần có các thuốc mới tác động lên các rối loạn khác nhau của bệnh. Thuốc ức chế SGLT-2 làm ức chế phần lớn sự tái hấp thu glucose ở ống thận, do đó góp phần làm giảm đường huyết. Cùng tìm hiểu thêm về nhóm thuốc này qua bài CME được giới thiệu trên Medscape. Bác sĩ Lawrence Blonde: xin chào, tôi tên Bác sĩ Lawrence Blonde, giám đốc đơn vị nghiên cứu lâm sàng bệnh đái tháo đường Ochsner tại khoa Nội tiết, Đái tháo đường và bệnh chuyển hóa thuộc trung tâm y khoa Ochsner ở New Orleans, Lousiana. Bài này sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quát về cơ chế tác động và sự phát triển của các thuốc điều trị tăng đường huyết, cụ thể là chất ức chế sodium-glucose cotransporter 2 (SGLT2) điều trị đái tháo đường tuýp 2 (Type 2 Diabetes – T2D). Đầu tiên, chúng tôi có câu hỏi cho bạn, các câu hỏi này sẽ lặp lại vào cuối bài viết nhằm giúp bạn tự đánh giá thông tin bạn nhận được từ bài CME này. 1. Câu hỏi Chất ức chế SGLT2 điều trị đái tháo đường tuýp 2 theo cơ chế nào? a. Chất ức chế SGLT2 hoạt động độc lập với insulin và có thể sử dụng kết hợp với các thuốc hạ đường huyết khác. b. Chất ức chế SGLT2 hoạt động phối hợp với sự tiết insulin và thay đổi ngưỡng hấp thu của thận, làm cho thận hấp thu nhiều glucose hơn và do đó ngăn cản glucose quay trở lại tuần hoàn. c. Chất ức chế SGLT2 hạn chế lượng glucose bài tiết bởi thận, do đó lượng glucose quay trở lại tuần hoàn ít hơn. d. Chất ức chế SGLT2 giảm khả năng của glucose transporter 2 (GLUT2) chuyển glucose trở lại tuần hoàn. 2. Câu hỏi Một phụ nữ 60 tuổi mắc đái tháo đường tuýp 2 gần 10 năm đến khám định kỳ. Vào lúc khám, huyết áp 162/92 mmHg và chỉ số BMI 32 kg/m2. Các thuốc bệnh nhân đang dùng: thuốc lợi tiểu, ACEI, 2000mg metformin và một thuốc sulfonylurea (SU). Gần đây, bệnh nhân có vài lần bị hạ đường huyết và làm cho bệnh nhân lo lắng. Bệnh nhân trong lần khám trước đã được đề cập đến insuslin như “cứu cánh cuối cùng” và bệnh nhân không muốn vì bệnh nhân lo lắng về việc tự tiêm cho mình. Kết quả xét nghiệm HbA1C 8,2% với mức đường huyết đói 135 mg/dL. Kế hoạch sử dụng thuốc nào phù hợp nhất cho bn này? a. Ngừng SU, bắt đầu sử dụng insulin nền b. Ngừng SU, thêm chất chủ vận GLP-1 và chất ức chế SGLT2 c. Ngừng SU, thêm chất ức chế DPP-4 d. Ngừng SU, thêm chất ức chế SGLT2. 3. Câu hỏi Kế hoạch của bạn là ngừng SU và sử dụng chất ức chế SGLT2. Trước khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc này, bạn phải làm gì? a. Yêu cầu kiểm tra nồng độ kali. b. Yêu cầu kiểm tra nồng độ kali; hỏi tiền sử gia đình về ung thư. c. Kiểm tra tình trạng thể dịch và chức năng thận; hỏi bệnh nhân về tiền sử bị nhiễm trùng đường tiểu hay âm đạo. d. Kiểm tra tình trạng thể dịch và chức năng thận; hỏi bệnh nhân về tiền sử bị viêm tụy. Trước đây, chúng ta cho rằng sinh lý bệnh của đái tháo đường tuýp 2 (T2D) chỉ giới hạn ở sự đề kháng insuslin đối với đa phần người bệnh và ít nhất là có một mối liên hệ trong việc suy giảm tiết insulin ở tất cả bệnh nhân. Nhưng trong những năm gần đây, chúng ta lại được biết thêm nhiều yếu tố khác cũng có liên quan đến sinh lý bệnh của đái tháo đường typ 2. Vai trò của thận trong việc tăng tân tạo và tăng tái hấp thu glucose gần đây đang được chú trọng. Những người không mắc bệnh đái tháo đường type 2 và người có chức năng thận bình thường đưa vào cơ thể khoảng 180g glucose một ngày và lọc khoảng 180g glucose trong ngày qua tiểu cầu thận, hoàn toàn không đào thải glucose vào nước tiểu nhờ kênh đồng vận chuyển
  • 2. sodium-glucose ở thận (SGLT- Sodium glucose transporter). Như tôi đã đề cập, có khoảng 180g glucose/ngày được lọc qua các tiểu cầu thận, 90% glucose đó được tái hấp thu trở lại tuần hoàn bởi SGLT2 ở phần S1 của ống lượn gần, 10% glucose còn lại được tái hấp thu tại nơi xa hơn một chút của ống gần bởi SGLT1 – là một loại bơm vận chuyển thường gặp ở ruột non. Nhờ vào sự tái hấp thu glucose vào hệ thống tuần hoàn chung mà glucose hoàn toàn sẽ không xuất hiện trong nước tiểu của bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường typ 2 có chức năng thận bình thường. Nếu nhìn vào các kênh đồng vận sodium-glucose này, SGLT1 hầu hết có mặt ở ruột và chỉ hiện diện một ít tại thận. Chúng vận chuyển cả glucose và galactose. SGLT1 có ái lực cao với glucose nhưng hiệu năng vận chuyển lại khá thấp. Các kênh này có vai trò trong việc hấp thu glucose trong các bữa ăn hàng ngày và tái hấp thu glucose tại thận. Ngược lại, SGLT2 hầu như chỉ tìm thấy tại thận có khả năng vận chuyển chuyên biệt glucose, với ái lực thấp nhưng hiệu suất cao. Qua SGLT2, glucose và sodium được vận chuyển từ lòng ống thận vào tế bào biểu mô ống thận. Tại tế bào biểu mô, glucose khuếch tán thụ động nhờ vào hoạt động của GLUT2 (glucose transporter 2) để quay lại hệ thống tuần hoàn. Có nhiều GLUT là các kênh vận chuyển chủ động hay thụ động hoạt động theo nồng độ gradient glucose và GLUT2 chỉ hiện diện tại thận. Bước thứ 2 của việc tái hấp thu glucose là vận chuyển glucose qua bờ màng đáy ra mao mạch quanh ống. Việc này phụ thuộc vào các kênh vận chuyển GLUT hay protein GLUT. Trong khi GLUT1 có mặt ở ống lượn xa thì GLUT2 xuất hiện ở đoạn đầu của ống lượn gần.
  • 3. Có nhiều GLUT là các kênh vận chuyển chủ động hay thụ động hoạt động theo nồng độ gradient glucose và GLUT2 chỉ hiện diện tại thận. Bước thứ 2 của việc tái hấp thu glucose là vận chuyển glucose qua bờ màng đáy ra mao mạch quanh ống. Việc này phụ thuộc vào các kênh vận chuyển GLUT hay protein GLUT. Trong khi GLUT1 có mặt ở ống lượn xa thì GLUT2 xuất hiện ở đoạn đầu của ống lượn gần. Vậy chức năng sinh lý thận ở người đái tháo đường suy giảm như thế nào so với người bình thường? Hãy nhớ rằng thận là nguồn tân tạo glucose quan trọng. Ở bệnh nhân đái tháo đường, có sự gia tăng tân tạo glucose thận. Đồng thời, sự tái hấp thu glucose cũng tăng lên do bởi so với những người có mức đường huyết bình thường, SGLT2 của bệnh nhân đái tháo đường tăng biểu hiện và hoạt động ở tế bào biểu mô thận. Số lượng và khả năng hoạt động của SGLT2 tăng lên ở bệnh nhân bị đái tháo đường. Từ đó dẫn đến tăng lượng glucose tối đa được tái hấp thu từ thận và tăng ngưỡng glucose bài tiết ra nước tiểu. Ở người không mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể họ không bài tiết glucose qua nước tiểu cho đến khi nồng độ glucose vượt ngưỡng (khoảng 180mg/dL). Trong khi đó ở bệnh nhân đái tháo đường, trung bình, mức này tăng lên 240 mg/dL. Do đó, lượng glucose được tái hấp thu vào tuần hoàn tăng lên và làm tăng đường huyết. Chất ức chế SGLT2 làm giảm ngưỡng bài tiết của glucose, dẫn đến tăng glucose niệu, giảm glucose quay lại vòng tuần hoàn, và giảm đường huyết.
  • 4. Cơ chế của thuốc ức chế SGLT2 để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 và giúp họ kiểm soát cơn tăng đường huyết là gì? Đầu tiên, đây là cơ chế mới và duy nhất không phụ thuộc insulin. Do đó, các chất này có thể có hiệu quả đối với bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tiến triển và ngay cả với những bệnh nhân mất phần lớn chức năng tế bào beta. Sỡ dĩ các bạn có thể tiên đoán được điều trên bởi vì các chất ức chế SGLT2 có cơ chế tác động duy nhất. Chúng được sử dụng hiệu quả khi kết hợp với các thuốc kiểm soát đường huyết khác, bao gồm cả insulin, do cơ chế tác động khác biệt và bổ trợ cho nhau. Nguy cơ hạ đường huyết của nhóm thuốc này rất thấp trừ khi bạn sử dụng thuốc này với các thuốc điều trị đái tháo đường có khả năng gây hạ đường huyết khác. Người ta cũng kỳ vọng vào khả năng làm giảm huyết áp tâm thu của các chất này. Cơ chế của hiện tượng này có thể do bởi sự liên quan đến áp suất thẩm thấu nước tiểu ban đầu do sự mất sodium và sự đào thải qua nước tiểu khoảng 200- 300 kcal/ngày, có thể giúp giảm cân. Sự giảm cân không chỉ góp phần cải thiện được đường huyết mà còn có thể làm giảm huyết áp tâm thu. Tác nhân này có an toàn không? Sự thật là ngay trước khi các thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của các chất ức chế SGLT2 được cho phép tiến hành, các trải nghiệm một cách tự nhiên cũng đã xảy ra ở những người bệnh đái tháo đường có tính chất gia đình, một tình trạng di truyền hiếm gặp gây khiếm khuyết hoạt động của bơm vận chuyển SGLT2 do sự đột biến gen SGLT2 hay SLC5A2. Tình trạng này được định nghĩa là sự bài tiết glucose nước tiểu dai dẳng mà thông thường không đi kèm với sự tăng đường huyết, bệnh đái tháo đường typ 2 hay giảm đường huyết và không có bất cứ vấn đề lâm sàng nào. Ý tưởng này bắt đầu từ đâu? Vào những năm đầu thế kỉ 18, các nhà hóa học người Pháp phân lập được hoạt chất tên là phlorizin từ vỏ cây táo. Vào đầu những năm 1970s, nghiên cứu phlorizin cho thấy một vị trí trên bờ bàn chải ống lượn gần có một hệ thống vận chuyển chủ động chịu trách nhiệm tái hấp thu glucose. Nghiên cứu cho thấy, các kênh vận chuyển này có ái lực với phlorizin cao hơn so với glucose. Từ đó ý tưởng sử dụng phlorizin làm thuốc điều trị đáo tháo đường tuýp 2 được nảy ra, tuy nhiên chất này hấp thu kém ở ống tiêu hóa và ức chế cả SGLT1 và SGLT2, vì vậy có thể gây ra tác dụng phụ đáng kể trên đường tiêu hóa, do đó phlorizin không được nghiên cứu tiếp tục ở người. Tuy nhiên, ý tưởng này được tiếp nối với suy nghĩ vẫn có thể có những tác nhân khác có khả năng ức chế kênh SGLT2 Người ta tiếp tục phát triển các tác nhân chống tăng đường huyết tập trung vào ức chế chọn lọc trên SGLT2 hơn so với SGLT1. Có ba chất ức chế SGLT2 hiện thời đã được chấp thuận bởi FDA là dapagliflozin, canagliflozin và empagliflozin. Có một số ít thuốc khác đang được phát triển hoặc đang trong giai đoạn đăng ký. Giống với tất cả các thuốc khác, nhóm ức chế SGLT2 này vẫn có một số hạn chế nhất định như khả năng làm gia tăng nguy cơ nhiễm nấm sinh dục, candida
  • 5. âm đạo ở phụ nữ, viêm quy đầu và viêm bao quy đầu ở nam giới. Tần suất gặp sẽ cao hơn đối với các bệnh nhân đã từng mắc các bệnh này và đối với nam giới chưa cắt bao quy đầu. Các thuốc này cũng có khả năng gây đa niệu. Sự gia tăng nhẹ mức LDL-C phụ thuộc liều, khoảng 4-8%, đã được ghi nhận. Nhóm ức chế SGLT2 cũng có thể gây giảm thể tích tuần hoàn và hạ huyết áp những bệnh nhân có nguy cơ. Mỗi tác nhân trong nhóm có sự giới hạn chức năng thận chuyên biệt khác nhau. Và giống như tất cả các thuốc mới, giá thành các thuốc này sẽ cao hơn so với thuốc generic sẵn có. Chúng ta hãy cùng điểm lại về một số điểm chính như hiệu quả, nguy cơ gây hạ đường huyết, tính an toàn và khả năng dung nạp của nhóm thuốc ức chế SGLT2 này. Canagliflozin, dapagliflozin và empagliflozin dùng đơn trị, có thể làm giảm khoảng 0,6-1,2% mức HbA1c. Đây là một mức giảm khá ấn tượng do bởi mức HbA1c nền trong các nghiên cứu này thường vào khoảng 8% hoặc thấp hơn một chút. Trong các nghiên cứu, nếu so sánh nguy cơ hạ đường huyết giữa nhóm ức chế SGLT2 và giả dược (placebo), ta thấy không có sự khác biệt nào giữa hai nhóm này và không có trường hợp nào xảy ra hạ đường huyết nghiêm trọng. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn giúp giảm từ 2,3 đến 3,4 kg. Hơn nữa, huyết áp tâm thu cũng giảm đáng kể. Xin được nhắc lại lần nữa về cơ chế đề xuất của việc giảm huyết áp tâm thu bao gồm lợi tiểu thẩm thấu, giảm cân và tiểu natri nhẹ. Thuốc ức chế SGLT2 được kỳ vọng sử dụng cho tất cả các giai đoạn của đái tháo đường type 2, từ khi chẩn đoán cho đến khi bênh lý đã tiến triển trong một thời gian dài do bởi tác động không phụ thuộc insulin của nhóm thuốc này. Vậy thì đối với đái tháo đường type 1 thì sao? Nếu cơ chế thật sự của chất ức chế SGLT2 không phụ thuộc vào insulin, các chất này có thể đem lại hiệu quả ngay cả với bệnh nhân đái tháo đường typ 1. Đã có một vài báo cáo về hiệu quả khi chỉ định off-label của các thuốc này. Cũng có một số báo cáo về khả năng nhiễm toan ceton do đái tháo đường, có lẽ do sự suy giảm insulin quá mức và cũng có thể do bởi có một sự thay đổi nào đó làm tăng tỷ lệ glucagon/insuslin. Vì vậy, các bệnh nhân đái tháo đường typ 1 cần insulin để điều trị. May mắn rằng, có một vài thử nghiệm lâm sàng sắp hoặc đang được tiến hành trong đó chất ức chế SGLT2 được thêm vào cùng với insulin ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1. Thậm chí, chúng ta không chỉ quan sát được hiệu quả mà quan trọng hơn cả là tính an toàn và khả năng dung nạp của liệu pháp này. Một trong các nghiên cứu này được đăng trên Diabetes Care. Đây là một nghiên cứu với khoảng liều sơ bộ trong 2 tuần, ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng bằng placebo, sắp xếp ngẫu nhiên 70 bệnh nhân đái tháo đường typ 1 với HbA1c từ 7 – 10% được nhận liều insulin ổn định và với 1 trong 4 liều dapagliflozin khác nhau. Nhóm dapagliflozin cho thấy sự giảm glucose máu 24h phụ thuộc liều và có liều insuslin. Đây chỉ là nghiên cứu sơ bộ 2 tuần đầu, có khả năng chất ức chế SGLT2 hiệu quả trong việc hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1, nhưng rõ ràng là cần phải thử nghiệm ở quy mô lớn hơn và hy vọng sẽ cho kết quả khả quan.
  • 6. Phải làm gì khi kê đơn thuốc? Việc kiểm tra chức năng thận và tình trạng thể dịch rất quan trọng trước khi kê nhóm thuốc này. Như chúng ta biết, có sự hạn chế dựa trên độ lọc cầu thận ước tính (eGFR). Hơn nữa, nếu thể tích tuần hoàn thấp, cần phải điều chỉnh trước khi kê thuốc, bởi vì lợi tiểu thẩm thấu có thể dẫn đến các tác dụng phụ liên quan đến thể tích tuần hoàn. Đối với canagliflozin, giới hạn liều là 100mg x 1 lần/ngày nếu eGFR 45-60 mL/min/1.73m2. Canagliflozin không được sử dụng khi eGFR <45 mL/min/1.73m2. Nếu eGFR >60 mL/min/1.73m2, có thể sử dụng liều canagloflozin 300mg. Dapagliflozin ở bất cứ liều nào không nên dùng khi eGFR <60 mL/min/1.73m2, và empagliflozin không nên được sử dụng ở bất cứ liều nào khi eGFR is <45 mL/min/1.73m2. Trong nghiên cứu của dapagliflozin có một lượng nhỏ bị ung thư bàng quang và do đó tờ thông tin thuốc ghi rằng không nên sử dụng cho bệnh nhân bị ung thư bàng quang và nên được dùng thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử ung thư bàng quang. Với canagliflozin, có vài trường hợp bị tăng Kali huyết ở các bệnh nhân đã kiểm soát tổn thương thận hay đang sử dụng các thuốc có thể làm tăng kali. Về tương tác thuốc, canagliflozin có thể tương tác làm tăng nồng độ digoxin. Chất gây cảm ứng UGT như rifampin, phenytoin, phenobarbital, hoặc ritonavir, diện tích dưới đường cong giảm xuống. Vì thế nếu bệnh nhân có thể dung nạp liều 300mg thì có thể cho bệnh nhân sử dụng để có thể kiểm soát được đường huyết. Nếu bệnh nhân vẫn chưa điều hòa được đường huyết và không thể dung nạp được liều 300mg thì bệnh nhân cần phải sử dụng thêm các thuốc khác. Đối với empagliflozin, và hầu hết các thuốc cùng nhóm, tác dụng lợi tiểu có thể làm tăng khả năng làm giảm thể tích tuần hoàn. Việc hiệu chỉnh liều hoặc kết hợp đơn liều của chất ức chế SGLT2 với các thuốc khác như thế nào? Hiện tại có các chất ức chế SGLT2 kết hợp với metformin phóng thích tức thời hay phóng thích chậm, hoặc gần đây là chất ức chế SGLT2 kết hợp với chất ức chế DPP-4 đã được phê duyệt và lưu hành. Khi dùng kết hợp, người ta nhận thấy có HbA1c giảm nhiều hơn khi sử dụng hay thuốc đơn lẻ. Tuy nhiên, tác dụng của chúng không hoàn toàn là bổ sung và người ta đang thắc mắc vì sao hiệu quả không nhiều như họ mong đợi. Đầu tiên, các nghiên cứu còn giới hạn, các nghiên cứu sau này có thể tìm hiểu sâu hơn về chuyện này. Hãy nhớ rằng khả năng giảm HbA1c liên quan trực tiếp đến mức HbA1c nền ban đầu trước khi điều trị. Đó là một trong những lí do tại sao hiệu quả lại ít hơn một ít so với hiệu quả mong đợi. Hơn nữa, chất ức chế DPP-4 có thể không có khả năng làm giảm glucagon, glucagon có thể tăng phụ thuộc vào liều chất ức chế SGLT2. Các nghiên cứu ban đầu với chất ức chế SGLT2 cho thấy có thể làm tăng lượng nhỏ glucagon. Một vài dữ liệu nghiên cứu đã được công bố. Nghiên cứu của DeFronzo: empagliflozin so sánh với linagliptin, so với empagliflozin cộng linagliptin kết hợp với metformin trong 24 tuần; (empagliflozin + linagliptin) cho khả năng giảm HbA1c nhiều hơn empagliflozin +
  • 7. metformin hoặc linagliptin + metformin. Tiếp theo là nghiên cứu của Rosenstock và cộng sự về hiệu quả của dapagliflozin và saxagliptin kết hợp metformin so sánh với kết quả của saxagliptin và dapagliflozin dùng riêng lẻ kết hợp với metformin. Một lần nữa, chúng ta thấy (saxagliptin + dapagliflozin) + metformin làm giảm HbA1c nhiều hơn saxagliptin + metformin hay dapagliflozin + metformin. Có vài chuyện cần lưu ý khi giáo dục bệnh nhân khi bệnh nhân sử dụng chất ức chế SGLT2. Các thuốc nên được sử dụng 1 lần trong ngày, thường là vào buổi sáng. Ngoài ra, cũng nên nhắc nhở bệnh nhân về khả năng giảm huyết áp và có thể nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân không uống đủ nước. Nói với bệnh nhân về tăng nguy cơ bị nhiễm trùng niệu dục, đặc biệt ở bệnh nhân đã từng bị trước đó và ở bệnh nhân nam chưa cắt bao quy đầu. Vệ sinh đường sinh dục có thể giảm được nguy cơ, mặc dù việc này vẫn chưa được nghiên cứu. Bệnh nhân với tiền sử bị nhiễm trùng niệu sinh dục sẽ có nguy cơ lớn hơn. Chất ức chế SGLT2 có nguy cơ hạ đường huyết thấp trừ khi nó được sử dụng chung với các tác nhân khác mà bản thân đã có thể gây hạ đường huyết như insulin hoặc các chất kích thích bài tiết insulin. Trong trường hợp đó, có thể giảm liều của insulin hoặc chất làm tăng tiết insulin để giảm nguy cơ hạ đường huyết. Chúng ta có thể mong đợi vào điều gì? Thực ra có các hợp chất có tác dụng nhiều hơn trên hoạt động của SGLT1 vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Tôi có thể chỉ ra canagliflozin, được sử dụng trước bữa ăn đầu tiên trong ngày, không phải vì thuốc sẽ có tác động khi có hoặc không có thức ăn. Đó là vì nó có tác dụng một chút ít lên SGLT1 và liều 300mg sẽ tạo ra tác dụng tại chỗ để giảm sự hấp thu glucose ở ruột. Các thuốc mới sẽ có giá thành cao hơn các thuốc cũ, nhưng quan trọng phải xem xét tính kinh tế – hiệu quả so với giá của từng thuốc riêng lẻ. Hiệp hội lâm sàng nội tiết Hoa Kỳ (AACE) nói rằng tính an toàn và hiệu quả nên được ưu tiên hơn giá cả thuốc, vì giá thuốc chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong tổng số các chi phí dành cho bệnh đái tháo đường. Ngoài ra cũng nên chú ý đến các yếu tố khác như khả năng kiểm soát, nguy cơ hạ đường huyết, và tăng cân. Kết luận, chất ức chế SGLT2 là nhóm thuốc điều trị đái tháo đường mới nhất được phê duyệt cho bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Nhóm thuốc này hạ đường huyết bằng cách tăng lượng đường bài tiết trong nước tiểu. Ba thuốc hiện nay đã được phê duyệt tại Mỹ, và còn được phát triển thêm. Hiệu chỉnh liều và kết hợp đơn liều với metformin và chất ức chế DPP-4 hiện đã có sẵn
  • 8. và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Những lợi ích của nhóm này có thể kể đến như kiểm soát tốt đường huyết, giảm được huyết áp tâm thu, ít nguy cơ hạ đường huyết quá mức trừ khi sử dụng chung với insulin hoặc các thuốc tăng tiết insulin. Tuy nhiên, nhóm thuốc này gặp một số hạn chế trên bệnh nhân có suy giảm chức năng thận. Cần đánh giá chức năng thận và tình trạng thể dịch trước khi sử dụng. Thuốc nhóm SGTL2 không được khuyến cáo nếu GFR dưới 45 mL/min/1.73 m2. Ngoài ra còn có nguy cơ tác dụng phụ là giảm thể dịch, đặc biệt với những người đang điều trị với các thuốc hạ áp thiazide và đặc biệt là lợi tiểu quai. Nhìn chung thuốc nhóm này có thể làm tăng tình trạng nhiễm nấm nhưng có thể quản lý được với các điều trị tiêu chuẩn.