SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
Download to read offline
1
QUY TRÌNH TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ
BẢO QUẢN CHUỐI
I. MỤC ĐÍCH
- Để đảm bảo việc sản xuất đúng kỹ thuật, đúng thời vụ, nguồn giống theo tiêu chuẩn,
đáp ứng yêu cầu về chất lượng của sản phẩm.
- Đáp ứng nhu cầu về thông tin kỹ thuật trồng cơ bản phục vụ quá trình phát triển,
đảm bảo mật độ trồng, tỉ lệ sống góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế tăng 10 – 15% so với trồng ngô và một số cây trồng khác trên địa
bàn sản xuất.
II. SƠ ĐỒ TỔNG QUAN:
Lập kế hoạch sản xuất
Chuẩn bị đất, giống,
vật tư
Diện tích, lượng
giống
Cấp giống, tiến hành
trồng
Xử lý giống,
khoảng cách,mật
độ trồng
Làm cỏ, bón phân,
trồng dặm
Tỉ lệ sống, sinh
trưởng, phát triển
Thu hoạch
Tuổi, hình thái,
chất lượng quả và
cách thu hoạch
quả
Bảo quản quả chuối Năng suất, chất
lượng quả chuối
2.1 Sơ đồ tổng quan quy trình trồng chuối
2
III. THỜI VỤ TRỒNG
Trồng vào đầu mùa mưa đến đầu mùa thu, chỉ trồng khi đất có đủ độ ẩm,
thời tiết thuận lợi để có thể tận dụng nước tưới không mất lượng nước tưới lại vừa
không tốn công sức nhân công.
Ở những nơi không có khả năng tưới cho cây thì không nên trồng muộn hơn
6 tuần trước khi mùa khô tới.
Thời gian trồng thích hợp nhất từ tháng 2 - 7 hàng năm.
Thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch quả là khoảng 11 – 12 tháng.
IV. CHỌN VÙNG TRỒNG
1. Thổ nhưỡng
- Cây chuối có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất trên đất phù sa tơi
xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và phải thoát nước tốt.
- Trên đất có tầng canh tác mỏng, nhiều cát, nghèo chất hữu cơ hoặc nhiễm mặn, cây
chuối sinh trưởng kém hơn cho dù bón phân và tưới nước nhiều hơn.
- Có lớp đất mặt dày ít nhất là 0,7 m để bộ rễ phát triển tốt nhất, hàm lượng sét và
khả năng trao đổi Cation trung bình khá.
- Có độ pH từ 5 - 7.
- Đối với loại đất chua cần bón vôi bột cho đất thường xuyên, nếu không sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây, chất lượng của quả, quả không ngọt và không thơm.
- Từ 2 - 3 vụ trước khi muốn trồng chuối tuyệt đối phải trồng các cây trồng khác
không phải là chuối (tránh sâu bệnh, có nhiều dinh dưỡng trong đất,…)
2. Khí hậu
- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp với sự phát triển của cây chuối. Nhiệt
độ lý tưởng để trồng cây chuối nằm trong khoảng từ 20 - 30ºC.
- Nước: Lượng mưa phân bổ đều từ 200 - 220 mm/tháng trở lên là điều kiện thích
hợp để cây chuối phát triển tốt nhất. Vì thế nếu tháng nào mưa ít cần tưới bổ sung
luôn cho cây trồng.
3
- Vì chuối là cây thân thảo và không có mô gỗ nên rất mẫn cảm với gió mạnh. Do
đó những nơi có gió to, ngập lụt nên tránh trồng chuối hoặc tránh thời gian thu hoạch
quả trùng với thời kỳ gió bão.
3. Dinh dưỡng
Để chuối phát triển tốt nhất, chất lượng quả tốt và đạt năng suất cao, chuối rất
cần:
- Đạm: Có trong các bộ phận của cây chuối, nhất là các bộ phận non. Đạm ảnh
hưởng đến việc phân hóa mầm hoa nhất là việc hình thành hoa cái.
+ Thiếu đạm: Lá chuối mỏng, tốc dộ ra lá chậm, nải ít ủa, buồng ít nải.
+ Đủ đạm: Cây ra hoa sớm hơn 1 - 2 tháng, năng suất tăng từ 5 - 20%.
+ Bón nhiều đạm: Lá chuối dày, xanh đậm, quả nhiều nước, nhạt, cây dễ nhiễm
bệnh.
- Kali: Chứa nhiều trong thân giả, thân ngầm, vỏ wuar và nhiều nhất ở các đỉnh sinh
trưởng. Kali có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và phẩm chất quả chuối:
+ Thiếu Kali: Cây gầy yếu dễ đổ, dễ nhiễm bệnh, ở mép lá bị khô như cháy.
+ Đủ Kali: Quả to, phẩm chất ngon, thơm, chống bệnh tốt.
+ Thừa Kali: Làm cho quả chóng chín, khó bảo quản.
- Lân: Ảnh hưởng không rõ bằng đạm và kali, nhưng bón đủ lân lá sẽ cứng, chống
được nấm bệnh. Lâm giúp cho sự phát triển của rễ.
- Canxi: Nếu thiếu canxi lá bị đốm vàng, kém xanh, phiến lá nhỏ, sức chống bệnh
kém.
4. Những yêu cầu khác
Sự phổ biến của các loại sâu bênh hại, khả năng cung cấp và giá nhân công,
sự tiện lợi về giao thông, giá thuê đất,… cần được xem xét khi lựa chọn địa điểm
trồng chuối.
Để giữ cho đồng ruộng sạch bệnh, việc lựa chọn những nơi mà vùng phụ cận
không có những cây chuối bị bệnh hoặc không có cây ký chủ có thể thay thế của
bệnh hại chuối là rất quan trọng.
V. CHUẨN BỊ ĐẤT
1. Xử lý thực bì
Trước khi đào hố trồng cây cần xử lý thực bì.
+ Phát thực bì: Chặt hết cây cỏ bụi, tre trúc, cỏ dại…trải xuống đất để phơi khô.
+ Đốt thực bì: Khi đốt thực bì phải đốt từ trên xuống dưới, đốt thực bì ngược chiều
gió và tổ chức người chuyên trách đến giám sát, quản lý chặt chẽ lửa rừng, phòng
tránh bén lửa sang nơi khác và chú ý an toàn về con người, tổ chức thực hiện theo
quy định của nhà nước.
4
+ Dọn thực bì: Sau khi đốt thực bì, vun gọn phần thực bì chưa đốt cháy hết thành
đống rồi đốt lại, hoặc vun cành cây, cây bụi, tre trúc, cỏ dại… còn sót lại trong khu
đất rừng vào giữa hàng trồng cây, bảo đảm trong phạm vi có độ rộng 1m của các
hàng trồng cây phải được dọn sạch hoàn toàn.
+ Diệt cỏ bằng thuốc hóa học
Đối với đất sản xuất mà trên mặt đất chỉ có cỏ dại với độ che phủ trên 95%, hoặc
khu đất tập trung cỏ dại rác tính lâu năm, thì có thể sử dụng thuốc diệt cỏ (nằm trong
danh mục cho phép của Cục BVTV-Bộ NN&PTNT) để diệt cỏ dưới dạng phun
sương còn đối với những khu vực nhạy cảm hoặc nghiêm cấm sử dụng thuốc diệt cỏ
thì không được sử dụng. Tại những khu vực sử dụng thuốc diệt cỏ hóa học phải treo
biển cảnh báo ở vị trí dễ quan sát nhất.
2. Làm đất
* Chọn đất:
- Chọn khu vực có điều kiện sinh thái thích hợp đối với cây chuối.
- Nếu trồng ở qui mô lớn thì cần có diện tích đất tập trung, có đường giao thông
để tiện vận chuyển.
- Chọn vùng không có gió mạnh.
- Chọn đất tơi xốp, thoáng khí, tiêu nước và giữ ẩm, tầng canh tác dày, mạch nước
ngầm cách mặt đất trên 60 cm, hàm lượng mùn trên 2%, độ pH 5-7.
* Làm đất:
Đất bằng, vụ trước trồng cây khác hoặc đất trống cần được cày và bừa từ 2 -
3 lần đến độ sâu 0.5 m rồi cày lật thành từng luống.
VI. LỰA CHỌN CÂY GIỐNG
1. Yêu cầu kỹ thuật
Cây giống được nuôi cấy mô phải đạt được những yêu cầu dưới đây:
+ Cây chuối con mập, khỏe mạnh;
+ Đường kính từ 1 – 1,5 cm, cao từ 25 - 30 cm;
+ Cắt gọn phần rễ, chỉ để từ 5 - 7 lá xanh trên cây;
+ Cây phát triển tốt, không sâu bệnh hại.
5
Đảm bảo chuối ít sâu bệnh sau này, nên sử dụng thuốc Benlat C hoặc Bordeaux
2% để diệt khuẩn trước khi trồng.
2. Tính toán lượng giống cần dùng
Lượng giống cần dùng cho 1 ha được tính theo công thức:
L = (10,000 : (a x b)) + 10% L
= 10,000 : (2x2,5) + 10% L
= 2,200 cây
Cụ thể, trong đó:
- a = 2 m : Là khoảng giữa các hố (hoặc các vị trí ở trên hàng) trồng (m).
- b = 2,5 m: Là khoảng cách giữa các hàng trồng (m).
- 10%: Khối lượng giống cần trồng dặm.
VII. KỸ THUẬT TRỒNG
Mật độ trồng: từ 2,000 cây/ha.
Khoảng cách hay mật độ trồng chuối được xác định tuỳ thuộc các yếu tố sau:
- Đặc điểm giống: Những giống chuối cao cây có bộ tán lá rộng yêu cầu khoảng
cách trồng rộng hơn so với những giống chuối thấp cây.
- Độ màu mỡ của đất: Đất càng tốt thì khoảng cách trồng càng rộng và mật độ
trồng càng thấp. Đối với mỗi loại đất cụ thể cần dựa vào kinh nghiệm hoặc dựa vào
kết quả nghiên cứu thử nghiệm.
- Khí hậu thời tiết và nguồn nước tưới: Những vùng có nhiệt độ càng cao thì
khoảng cách trồng càng rộng. Có thể trồng dày hơn ở những nơi chủ động tưới.
- Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế tuỳ thuộc vào năng suất, yêu cầu về độ lớn
buồng và chiều dài quả. Mật độ trồng dày có thể làm tăng năng suất nhưng lại làm
giảm khối lượng buồng và độ lớn quả. Đối với tiêu thụ trong nước và chợ địa
phương thì điều đó không phải là vấn đề trầm trọng. Tuy nhiên, để xuất khẩu thì tỷ
lệ quả đạt kích thước lớn càng cao thì càng mang lại nhiều lợi nhuận.
- Mật độ trồng dày sẽ kéo dài thời gian cây chuối trỗ buồng và làm chậm thời gian
buồng chuối đẫy quả. Trồng quá dày còn làm cho buồng chuối rất khác biệt về kích
thước buồng do cạnh tranh về ánh sáng và các nguồn cung cấp khác. Sự không
đồng nhất về kích thước buồng tất yếu dẫn đến giá thành sản xuất tăng do phải
tăng chi phí phun thuốc, bao buồng và thu hoạch… Hơn nữa, trồng quá dày còn
làm giảm tỷ lệ quả tròn căng và thời gian bảo quản quả.
6
- Trồng dày còn làm chậm sự phát triển của chồi bên. Ở những mật độ trồng cao
rất khó lựa chọn những chồi bên ở những vị trí thích hợp cho vụ sau. Chồi bên của
vụ trước phát triển không đồng đều dẫn đến vụ sau trỗ buồng không tập trung.
- Trồng quá dày còn làm tăng tỷ lệ bệnh đốm lá do làm giảm hiệu quả của việc
phun các loại thuốc trừ nấm, bộ lá chậm khô ráo vì kém thoáng khí.
- Tuy nhiên, mật độ trồng cao sẽ làm tăng độ che phủ và trên đất dốc có tác dụng
làm giảm xói mòn đất.
1. Đào hố
- Để thuận tiện cho quá trình đào hố trồng cây cần có dụng cụ chuyên dụng như:
cuốc, thuổng,… để thực hiện.
- Đối với những khu vực đất bằng phẳng, diện tích rộng, có thể sử dụng máy xúc
để tiến hành đào hố. Tuy nhiên, trước khi tiến hành đào hố cần định vị vị trí hố
đào theo khoảng cách hàng cách hàng, cây cách cây theo mật độ từ 2,000 - 2,500
cây/ha bằng cọc tiêu hoặc vôi bột. Sử dụng máy xúc đào theo một phía: từ trái
sang phải, trên xuống dưới để đảm bảo mật độ không bị thay đổi.
- Kích thước hố đào bằng máy xúc: 80 cm x 60 cm x 50 cm.
- Kích thước đào hố bằng nhân công: 40 cm x 40 cm x 40 cm.
- Đối với những nơi đất trồng bị nhiễm sâu bệnh và tuyến trùng phải xử lý hố
trồng bằng cách hun vỏ trấu. Những nơi có điều kiện, phủ lớp trấu dày 15-30
cm (75-150 tấn/ha) trên mặt ruộng và đốt. Đồng thời với việc làm giảm mật độ
các vi sinh vật gây hại, hun vỏ trấu còn làm giảm mật độ cỏ dại, làm tăng một
số dưỡng chất, nhất là lân và kali và cải thiện điều kiện lý tính đất. Để mấy
ngày cho đất nguội rồi mới trồng cây.
- Cây chuối nuôi cấy mô rất dễ bị tổn thương. Vì thế, bón phân lót cần chú ý
tránh không làm chúng bị tổn thương. Khi đào hố cần để riêng lớp đất mặt và
lớp đất cái. Bón phân vào đáy hố, lấp phân bằng đất mặt, đặt cây rồi lấp bằng
đất cái. Theo cách đó, bộ rế của cây con không bị ảnh hưởng phân và dinh
dưỡng của lớp đất mặt được sử dụng hoàn toàn. Thông thường, phân lót được
bón sớm ngay sau khi thiết kế vườn trồng.
2. Xác định hướng
Căn cứ vào cự ly hàng trong thiết kế trồng chuối để xác định hàng cây, hướng
của hàng cây là hướng đường đồng mức men theo núi, trồng theo địa hình từ trên
xuống dưới hoặc hướng xuôi chiều gió.
3. Xác định vị trí
7
Khoảng cách cây cách cây, hàng cách hàng đều là các khoảng cách trên mặt bằng,
khi xác định vị trí có thể dùng cây tre trúc hoặc gậy gỗ có chiều dài cố định (cần
phân biệt chiều dài khoảng cách cây và chiều dài khoảng cách hàng) để tiến hành
định vị trên mặt bằng.
4. Cách trồng
Thời gian trồng thích hợp nhất là trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Tưới đủ nước cho cây trước khi trồng. Vận chuyển cây ra ruộng, đặt mỗi cây bên
cạnh một hố đã chuẩn bị sẵn.
Để tránh bộ rễ bị tổn thương, phần đáy của túi bầu cần được xé bỏ trước.
Đặt cây vào hố rồi lấp một phần đất để cây đứng vững sau đó nhẹ nhàng lột túi bầu
bằng cách rút lên. Cuối cùng lấp hết phần đất còn lại. Những lá mới đầu tiên sẽ
xuất hiện 2-6 tuần sau khi trồng.
Cây chuối sau khi trồng ra ngoài ruộng cần được tưới nước. Cây chuối nuôi
cấy mô khi còn nhỏ chịu hạn kém so với trồng bằng củ hoặc chồi bên. Cần chú
trọng chăm sóc cây chuối nuôi cấy mô thời kỳ sau trồng 3-4 tháng. Cùng với việc
giữ ẩm đất, cần làm sạch cỏ, che phủ đất, bón phân hữu cơ và vô cơ theo quy trình.
Tại thời điểm đưa cây ra ngoài ruộng trồng, cây chuối nuôi cây mô vẫn hoàn
toàn sạch bệnh. Giai đoạn đầu rất dễ bị sâu bệnh gây hại. Vì thế cần chú ý áp dụng
các biện pháp kỹ thuật phòng trừ để cây sinh trưởng tốt hơn.
Tỷ lệ cây sống thấp nhất phải đạt 90%.
VIII. CHĂM SÓC
1. Trồng dặm
Mục đích của việc trồng dặm là: Bổ sung kịp thời những vị trí cây bị chết
nhằm đảm bảo năng suất trên diện tích trồng và hạn chế cỏ dại mọc, hạn chế sâu
bênh hại tại những chỗ cây chết. Vì thế cần phải tiến hành trồng dặm sớm, kịp thời
và lựa chọn những cây có cùng sức sinh trưởng, không lấy cây lớn hoặc bé hơn.
- Thời điểm trồng dặm: Sau khi trồng 15 - 20 ngày.
2. Làm cỏ
Sau khi trồng từ 30 - 45 ngày cần tiến hành làm cỏ. Làm cỏ là việc làm quanh
8
năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây.
3. Tưới nước
Chuối là cây cần nhiều nước. Tuỳ thuộc vào địa điểm và mùa vụ, cây chuối
yêu cầu lượng mưa 80-200 mm/tháng. Tưới nước được xác định là một trong
những yếu tố môi trường hạn chế sản xuất chuối.
Đối với người trồng chuối thường có 2 câu hỏi đặt ra là tưới bao nhiêu và
tưới khi nào. Câu trả lời tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do khả năng
nguồn nước. Yêu cầu tưới nước có thể được xác định bởi kết quả kiểm tra độ ẩm
đất, tình trạng cây và điều kiện thời tiết. Nhìn chung, cây chuối nuôi cấy mô cần
tưới thường xuyên 2 ngày một lần, mỗi lần 4 - 5 lít/cây trong thời kỳ sau trồng 1
tháng. Thời kỳ sau đó tưới mỗi tuần một lần, mỗi lần 5 - 10 lít/cây sao cho duy trì
độ ẩm đất 70-80%.
4. Bón phân
Các chất dinh dưỡng được cây chuối sử dụng hoặc bị mất đi do rửa trôi, bay
hơi, cố định sinh học hoặc hoá học… Việc bón phân không chỉ cung cấp và đảm
bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho cây mà còn bù đắp lượng phân bị mất đi.
* Bón lót: Bón mỗi hố 5 kg phân hữu cơ + 375 g lân supe (60 g P¬2O5) + 0,5 kg
vôi bột.
* Bón thúc:
- Lượng bón cho 1 cây: 520 g đạm urê (240 g N) + 960 g kaliclorua (480 g K2O).
- Cách bón: Xới rãnh nông theo vòng tròn cách gốc 30-50 cm, rải phân, lấp đất và
tưới giữ ẩm. Sau khi mưa, có thể rải đều xung quanh gốc.
Lần 1: Sau trồng 10 ngày: 5 % đạm urê + 5% kaliclorua
Lần 2: Sau trồng 1 tháng: 5 % đạm urê + 5% kaliclorua
Lần 3: Sau trồng 2 tháng: 10% đạm urê + 10% kaliclorua
Lần 4: Sau trồng 3 tháng: 20% đạm urê + 20 % kaliclorua
Lần 5: Sau trồng 5 tháng: 20% đạm urê + 20 % kaliclorua
Lần 6: Sau trồng 7 tháng: 20% đạm urê + 20 % kaliclorua
Lần 7: Sau trồng 9 tháng: 20% đạm urê + 20 % kaliclorua.
5. Che tủ đất
* Lợi ích của che tủ đất
- Giữ ẩm đất
- Hạn chế cỏ dại
9
- Điều chỉnh nhiệt độ đất
- Bổ sung chất hữu cơ và dưỡng chất cho đất
- Cải thiện đặc tính lý hoá đất
- Hạn chế rửa trôi và xói mòn đất.
* Vật liệu che tủ đất
- Che tủ đất bằng chất vô cơ như tấm plastic: các tấm plastic thường không bị phân
huỷ, không có tác dụng cải thiện kết cấu đất cũng như là không bổ sung chất hữu
cơ và dưỡng chất cho đất.
- Che tủ đất bằng chất hữu cơ như rơm rạ, mùn cưa, bã mía, lá và bẹ chuối khô…
Những chất này rất dễ phân huỷ và là nguồn bổ sung hữu cơ quan trọng cho đất, có
tác dụng cải thiện kết cấu cũng như là khả năng giữ và thoát nước của đất.
* Những điểm lưu ý khi che tủ đất
- Chỉ tiến hành che tủ khi đất đã được làm sạch cỏ và khi cây chuối đã ra được 2-3
lá mới.
- Không che tủ kín thân cây.
- Che tủ hết bề rộng của bộ rễ.
6. Đánh tỉa chồi
Một cây chuối có thể sản sinh 5-10 chồi bên. Thông thường chỉ để 1- 2 chồi
cho vụ sau. Các chồi khác phải bỏ đi để tránh cạnh tranh về dinh dưỡng. Đánh tỉa
chồi là kỹ thuật lựa chọn những chồi khỏe mạnh nhất, ở những vị trí thích hợp
nhất.
* Lựa chọn chồi cho vụ sau
- Chồi khỏe mạnh, cân đối, cao dưới 1 m và lá chưa xoè rộng.
- Chồi nằm trên cùng hàng với cây mẹ.
- Lựa chọn những chồi đồng đều nhau.
* Đánh tỉa chồi
Phương pháp chung đánh tỉa chồi là dùng dao cắt ngang hoặc dưới mặt đất.
Làm như vậy chồi sẽ mọc lại và lại tiếp tục cắt.
Muốn cho chồi không mọc lại nữa cần phải áp dụng các biện pháp: (i) khoét
bỏ đỉnh sinh trưởng hoặc (ii) tách chồi khỏi cây mẹ hoặc (iii) giót dung dịch 2,4 D
nồng độ 0,5% vào nõn.
Để tránh lây bệnh từ cây này sang cây kia, dụng cụ cần phải được khử trùng
sau mỗi lần sử dụng bằng dung dịch formaldehit 10% trong 10 giây hoặc 5% trong
30 giây.
10
7. Cắt tỉa lá
Những lá già và lá bị bệnh sẽ bị chết và treo trên cây. Đây là nơi cư trú của
nhiều loài sâu bệnh hại. Cần cắt bỏ những lá này bằng dao sắc, thường là cùng lúc
với đánh tỉa chồi. Như vậy sẽ làm giảm các bệnh về đốm lá và sâu bệnh khác.
Đồng thời làm tăng khả năng sinh trưởng của chồi bên.
Cắt bỏ tất cả những lá bị treo trên cây và cả những lá chỉ còn dưới 50% diện
tích lá khỏe mạnh và đặt giữa các hàng chuối. Nếu diện tích lá khỏe mạnh còn trên
50% thì không nên cắt bỏ mà chỉ cần làm vệ sinh.
Dụng cụ cắt tỉa lá cũng cần được xử lý giống như dụng cụ đánh tỉa chồi.
8. Bao buồng quả
Buồng quả chuối thường được bao bởi túi nilon. Loại túi bao buồng này có
công dụng giữ cho quả khỏi bị sâu bệnh gây hại và thúc đẩy quả phát triển, nhất là
trong điều kiện lạnh. Bao buồng quả thường làm tăng kích thước quả và rút ngắn
thời gian từ ra buồng đến thu hoạch.
Buồng quả cần được bao sớm ngay sau khi quả bắt đầu cong lên. Buộc chặt
túi ở phía trên và mở ở phía dưới, trông giống như là một cái ống tay áo. Loại túi
bao phổ biến nhất hiện nay màu xanh, có đục lỗ.
9. Ngắt hoa đực
Hoa đực hay còn gọi là bắp chuối, thường được cắt bỏ ở vị trí khoảng 10 cm
dưới nải quả cuối cùng và đồng thời với bao buồng quả. Ngắt bỏ hoa đực có xu
hướng làm tăng kích thước của những nải phía dưới và khối lượng buồng quả.
Có thể bẻ hoa đực bằng tay nhưng tốt nhất là dùng dao sắc và cũng cần được
xử lý giống như đối với cắt tỉa lá và đánh tỉa chồi.
Tại thời điểm này, kết hợp tỉa bỏ những quả hay thậm chí là những nải quả
không thoả mãn yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Việc tỉa bỏ như vậy sẽ làm tăng
chiều dài của những quả còn lại và rút ngắn thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch.
10. Chống gió bão:
- Để hạn chế đổ khi cây có quả, dùng 2 cọc buộc chéo vào nhau theo hình chữ
X đỡ lấy cổ buồng chuối, 2 chân cọc và thân giả đứng thành 3 chân kiềng.
- Dùng dây ni lông một đầu buộc phía trên thân giả sát cổ buồng chuối đầu kia
chằng chặt vào gốc cây chuối bên cạnh hoặc ngang thân cây bên cạnh để giữ cho
cây chuối đứng thẳng, hạn chế ảnh hưỏng gió bão làm đổ cây.
- Điều khiển sinh trưởng sao cho mùa gió bão cây không có buồng non, lá
nhiều.
- Mùa gió bão phải vun gốc cho rễ ăn sâu, che chắn bớt gió. Trước khi bão tràn
qua có thể chặt bớt 1/2 - 1/3 tàu lá.
11
IX. PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
* Sâu đục thân (Cosmopolites sordidus)
- Triệu chứng : Sâu non thường sống trong thân giả, là pha gây hại chính. Từ chỗ
đục tiết ra chất nhày màu vàng đục. Bị hại nặng, thân giả thối và lá chuyển vàng.
Cây có buồng gãy gục ngang thân.
- Sinh trưởng phát triển : Trưởng thành để trứng mỗi năm một lứa vào tháng 3,4.
Sâu non sống tới 9 tháng/năm.
- Phòng trừ :
+ Đặt bẫy trưởng thành : Tiến hành vào cuối tháng 2 đầu tháng 3. Chẻ tư thân giả
dày 5-10 cm rồi úp mặt xuống đất. Mỗi khóm chuối đặt 1-2 bẫy. Sáng sớm bắt
trưởng thành cho vào túi PE đem tiêu hủy.
+ Luân canh với cây trồng khác.
+ Vệ sinh đồng ruộng
+ Dùng Basudin 5G hoặc 10 G rắc vào nõn cây chuối 3-5 g/cây vào cuối tháng 3
đầu tháng 4.
* Sâu gặm vỏ quả ( Basilepta sp)
- Triệu chứng : Trưởng thành gây hại là chính. Vỏ quả bị hại có vết sần sùi 1-2 cm,
đôi khi liên kết với nhau thành từng đám làm xấu mã quả.
- Sinh trưởng phát triển : Có nhiều lứa gối nhau trong năm. Trưởng thành xuất hiện
từ đầu tháng 3 ở xung quanh gốc cây và bắt đầu gây hại từ cuối tháng 3. Từ tháng
12, mật độ và mức độ gây hại giảm.
- Phòng trừ :
+ Vệ sinh đồng ruộng
+ Phun Trebon hoặc Antafos trừ trưởng thành vào sáng sớm hoặc chiều mát các
cao điểm tháng 4,7,10.
+ Bao buồng quả.
* Bệnh chùn ngọn BBTV (Banana Bunchy Top Virus)
- Triệu chứng : Lá ngắn, lá sau thường ngắn hơn lá trước. Cuống lá xếp sít nhau.
Cây con lụi dần. Cây lớn không trỗ buồng hoặc trỗ buồng ngang thân giả.
- Phát sinh phát triển : Môi giới truyền bệnh là rệp, thường xuất hiện nhiều trong
vụ xuân hè (tháng 4-6), trùng với thời kỳ cây chuối sinh trưởng mạnh.
- Phòng trừ :
+ Trồng cây chuối nuôi cấy mô
+ Phun thuốc Trebon trừ rệp
12
+ Đánh bỏ và tiêu hủy cây bệnh
* Bệnh thán thư (Colletotrichum musae)
- Triệu chứng :Nấm xâm nhập qua vết thương của quả non sau trỗ khoảng 30 ngày.
Nấm tồn tại trên vỏ quả và xuất hiện lốm đốm trứng quốc khi quả chín.
- Phát sinh phát triển trên vỏ quả quanh năm. Tuy nhiên chuối chín vụ đông bị
nặng hơn chuối chín vụ hè.
- Phòng trừ :
+ Bao buồng quả
+ Sau thu hoạch, xử lý quả bằng Bavistin hoặc Topsin
X. THU HOẠCH, SƠ CHẾ, BẢO QUẢN
Tuỳ thuộc vào khoảng cách cần vận chuyển, chuối có thể thu hoạch ở những
độ chín khác nhau. Để tiêu thụ ở chợ địa phương, chỉ cần thu trước khi chín vài
ngày. Để vận chuyển xa phải thu hoạch sớm hơn. Tuy nhiên, để giữ được vị ngọt
tự nhiên, cần thiết phải thu hoạch chuối ở giai đoạn chín. Thu hoạch chuối làm
nguyên liệu chế biến thường sớm hơn so với để ăn tươi.
* Độ chín của quả
Độ chín có thể xác định bởi màu sắc hoặc độ đẫy quả. Tiêu thụ taị chỗ, nên
thu hoạch khi quả đạt độ tròn căng và màu quả chuyển từ xanh sang hanh vàng.
Tiêu thụ xa cần thu sớm hơn khi quả vẫn còn xanh và chưa tròn đầy.
Độ chín cũng có thể xác định theo thời gian trỗ buồng. Tuỳ mùa vụ, khoảng
thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch dao động trong khoảng 3-4 tháng:
+ Dùng cho xuất khẩu tươi: Độ chín từ 75 - 80% biểu hiện của quả hơi tròn cạnh,
vỏ màu xanh nhạt, ruột trắng ngà.
+ Dùng để tiêu thụ trong nước hoặc chế biến: độ chín 90%, vỏ quả màu xanh
vàng, quả tròn cạnh, ruột màu vàng. Khi buồng chuối có quả nứt là chuối đã già,
nên thu hoặch ngay, để lâu sẽ có nhiều quả nứt và quả nứt dễ thối.
* Phân loại, đóng gói và bảo quản:
- Chọn buồng đúng độ chín, mã đẹp, không sâu bệnh, không xây xát, quả
đều. Nếu xuất khẩu nải thì dùng dao sắc cắt ra từng nải, cắt cuống của nải thật
ngắn, nhúng vào thùng chứa Topsin 0,1% để phòng từ nấm bệnh gây thối quả, để
ráo nhựa rồi dùng giấy bản buộc lại, xếp vào trong sọt tre, gỗ hoặc hộp cacton.
- Khi vận chuyển phải bảo quản hết sức nhẹ nhàng, nếu chưa chuyển được
thì phải xếp vào lán, lán phải thoáng mát, cao ráo, gần đường giao thông. Để bảo
quản được lâu dùng kho lạnh nhiệt độ 13-150
C.
13
http://lyksoomu.com/gbDW
http://lyksoomu.com/gbIK

More Related Content

What's hot

BÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨM
BÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨMBÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨM
BÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨMPhan Minh Trí
 
Báo cáo chưng cất
Báo cáo chưng cấtBáo cáo chưng cất
Báo cáo chưng cất*3560748*
 
Kỹ thuật sản xuất chè đen
Kỹ thuật sản xuất chè đenKỹ thuật sản xuất chè đen
Kỹ thuật sản xuất chè đenkimqui91
 
ô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đấtô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đấtsamesb
 
truyền khối hấp thu
truyền khối hấp thutruyền khối hấp thu
truyền khối hấp thutrietav
 
Sản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ celluloseSản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ celluloseHạnh Hiền
 
Báo cáo cnsth -đề tài chuối
Báo cáo cnsth   -đề tài chuốiBáo cáo cnsth   -đề tài chuối
Báo cáo cnsth -đề tài chuốiThịnh Trần
 
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đườngThiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đườngCả Ngố
 
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...nataliej4
 
Cách pha môi trường ms
Cách pha môi trường msCách pha môi trường ms
Cách pha môi trường msSBC Scientific
 
O nhiem dat12
O nhiem dat12O nhiem dat12
O nhiem dat12hien3sphh
 
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộpCông nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộpljmonking
 
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếDây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 
An toan thuc pham phan tich vsv
An toan thuc pham phan tich vsvAn toan thuc pham phan tich vsv
An toan thuc pham phan tich vsvljmonking
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa FOODCROPS
 

What's hot (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨM
BÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨMBÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨM
BÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨM
 
Báo cáo chưng cất
Báo cáo chưng cấtBáo cáo chưng cất
Báo cáo chưng cất
 
Kỹ thuật sản xuất chè đen
Kỹ thuật sản xuất chè đenKỹ thuật sản xuất chè đen
Kỹ thuật sản xuất chè đen
 
ô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đấtô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đất
 
truyền khối hấp thu
truyền khối hấp thutruyền khối hấp thu
truyền khối hấp thu
 
Sản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ celluloseSản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ cellulose
 
Bài tiểu luận công nghệ sản xuất rượu vang
Bài tiểu luận công nghệ sản xuất rượu vangBài tiểu luận công nghệ sản xuất rượu vang
Bài tiểu luận công nghệ sản xuất rượu vang
 
Báo cáo cnsth -đề tài chuối
Báo cáo cnsth   -đề tài chuốiBáo cáo cnsth   -đề tài chuối
Báo cáo cnsth -đề tài chuối
 
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đườngThiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
 
Axít amin thiet yeu
Axít amin thiet yeuAxít amin thiet yeu
Axít amin thiet yeu
 
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
 
Cách pha môi trường ms
Cách pha môi trường msCách pha môi trường ms
Cách pha môi trường ms
 
O nhiem dat12
O nhiem dat12O nhiem dat12
O nhiem dat12
 
Bài giảng môn học vi sinh thực phẩm
Bài giảng môn học vi sinh thực phẩmBài giảng môn học vi sinh thực phẩm
Bài giảng môn học vi sinh thực phẩm
 
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộpCông nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
 
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếDây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
An toan thuc pham phan tich vsv
An toan thuc pham phan tich vsvAn toan thuc pham phan tich vsv
An toan thuc pham phan tich vsv
 
Cong nghe sau thu hoach rau qua
Cong nghe sau thu hoach rau quaCong nghe sau thu hoach rau qua
Cong nghe sau thu hoach rau qua
 
Biodiesel
BiodieselBiodiesel
Biodiesel
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
 

Similar to Quy trình kỹ thuật trồng chuối.pdf

Adda. Mot so loai cay che phu dat 1
Adda. Mot so loai cay che phu dat 1Adda. Mot so loai cay che phu dat 1
Adda. Mot so loai cay che phu dat 1Tham Ho
 
Quy trình quản lý cây trồng tổng hợp trên cây bưởi diễn
Quy trình quản lý cây trồng tổng hợp trên cây bưởi diễnQuy trình quản lý cây trồng tổng hợp trên cây bưởi diễn
Quy trình quản lý cây trồng tổng hợp trên cây bưởi diễnTấnThìn ĐạiNhân
 
Kỹ thuật cây nho
Kỹ thuật cây nhoKỹ thuật cây nho
Kỹ thuật cây nhoMưa Gọi
 
HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LẠC.(Đậu Phộng)
HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LẠC.(Đậu Phộng)HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LẠC.(Đậu Phộng)
HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LẠC.(Đậu Phộng)Davidjames6789
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂUGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂUThái Nguyễn Văn
 
Bai giang Tham chieu trong rung.PPT
Bai giang Tham chieu trong rung.PPTBai giang Tham chieu trong rung.PPT
Bai giang Tham chieu trong rung.PPTThQuy
 
Kĩ thuật trồng nho cảnh tại nhà
Kĩ thuật trồng nho cảnh tại nhàKĩ thuật trồng nho cảnh tại nhà
Kĩ thuật trồng nho cảnh tại nhàHuyenhoa
 
Bai giang ipm_clt
Bai giang ipm_cltBai giang ipm_clt
Bai giang ipm_cltNhung Au
 
26._Ky_thuat_cham_co_san_golf.docx
26._Ky_thuat_cham_co_san_golf.docx26._Ky_thuat_cham_co_san_golf.docx
26._Ky_thuat_cham_co_san_golf.docxaristino
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂUGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂUThái Nguyễn Văn
 
Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)
Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)
Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)Theerapong Ritmak
 
Quy trình kỹ thuật trồng Mắc Ca
Quy trình kỹ thuật trồng Mắc CaQuy trình kỹ thuật trồng Mắc Ca
Quy trình kỹ thuật trồng Mắc CaNguyen Tri Hien
 
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieuThuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieuThomas Tran
 
sach bi quyet lam giau cho nong dan1.pdf
sach bi quyet lam giau cho nong dan1.pdfsach bi quyet lam giau cho nong dan1.pdf
sach bi quyet lam giau cho nong dan1.pdfTrường Nguyễn Duy
 
cách ươm bắp cải tí hon
cách ươm bắp cải tí honcách ươm bắp cải tí hon
cách ươm bắp cải tí honThanh Thanh
 

Similar to Quy trình kỹ thuật trồng chuối.pdf (20)

Adda. Mot so loai cay che phu dat 1
Adda. Mot so loai cay che phu dat 1Adda. Mot so loai cay che phu dat 1
Adda. Mot so loai cay che phu dat 1
 
Quy trình quản lý cây trồng tổng hợp trên cây bưởi diễn
Quy trình quản lý cây trồng tổng hợp trên cây bưởi diễnQuy trình quản lý cây trồng tổng hợp trên cây bưởi diễn
Quy trình quản lý cây trồng tổng hợp trên cây bưởi diễn
 
62
6262
62
 
Kỹ thuật cây nho
Kỹ thuật cây nhoKỹ thuật cây nho
Kỹ thuật cây nho
 
HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LẠC.(Đậu Phộng)
HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LẠC.(Đậu Phộng)HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LẠC.(Đậu Phộng)
HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LẠC.(Đậu Phộng)
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂUGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂU
 
Bai giang Tham chieu trong rung.PPT
Bai giang Tham chieu trong rung.PPTBai giang Tham chieu trong rung.PPT
Bai giang Tham chieu trong rung.PPT
 
Kĩ thuật trồng nho cảnh tại nhà
Kĩ thuật trồng nho cảnh tại nhàKĩ thuật trồng nho cảnh tại nhà
Kĩ thuật trồng nho cảnh tại nhà
 
Trong hoa ly
Trong hoa lyTrong hoa ly
Trong hoa ly
 
Bai giang ipm_clt
Bai giang ipm_cltBai giang ipm_clt
Bai giang ipm_clt
 
26._Ky_thuat_cham_co_san_golf.docx
26._Ky_thuat_cham_co_san_golf.docx26._Ky_thuat_cham_co_san_golf.docx
26._Ky_thuat_cham_co_san_golf.docx
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂUGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU
 
Kỹ thuật trồng cải bẹ xanh
Kỹ thuật trồng cải bẹ xanhKỹ thuật trồng cải bẹ xanh
Kỹ thuật trồng cải bẹ xanh
 
Ky thuat trong cam canh, buoi dien
Ky thuat trong cam canh, buoi dienKy thuat trong cam canh, buoi dien
Ky thuat trong cam canh, buoi dien
 
Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)
Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)
Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)
 
Quy trình kỹ thuật trồng Mắc Ca
Quy trình kỹ thuật trồng Mắc CaQuy trình kỹ thuật trồng Mắc Ca
Quy trình kỹ thuật trồng Mắc Ca
 
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieuThuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
 
sach bi quyet lam giau cho nong dan1.pdf
sach bi quyet lam giau cho nong dan1.pdfsach bi quyet lam giau cho nong dan1.pdf
sach bi quyet lam giau cho nong dan1.pdf
 
cách ươm bắp cải tí hon
cách ươm bắp cải tí honcách ươm bắp cải tí hon
cách ươm bắp cải tí hon
 
Cách trồng rau sạch tại nhà
Cách trồng rau sạch tại nhàCách trồng rau sạch tại nhà
Cách trồng rau sạch tại nhà
 

Quy trình kỹ thuật trồng chuối.pdf

  • 1. 1 QUY TRÌNH TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN CHUỐI I. MỤC ĐÍCH - Để đảm bảo việc sản xuất đúng kỹ thuật, đúng thời vụ, nguồn giống theo tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của sản phẩm. - Đáp ứng nhu cầu về thông tin kỹ thuật trồng cơ bản phục vụ quá trình phát triển, đảm bảo mật độ trồng, tỉ lệ sống góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. - Hiệu quả kinh tế tăng 10 – 15% so với trồng ngô và một số cây trồng khác trên địa bàn sản xuất. II. SƠ ĐỒ TỔNG QUAN: Lập kế hoạch sản xuất Chuẩn bị đất, giống, vật tư Diện tích, lượng giống Cấp giống, tiến hành trồng Xử lý giống, khoảng cách,mật độ trồng Làm cỏ, bón phân, trồng dặm Tỉ lệ sống, sinh trưởng, phát triển Thu hoạch Tuổi, hình thái, chất lượng quả và cách thu hoạch quả Bảo quản quả chuối Năng suất, chất lượng quả chuối 2.1 Sơ đồ tổng quan quy trình trồng chuối
  • 2. 2 III. THỜI VỤ TRỒNG Trồng vào đầu mùa mưa đến đầu mùa thu, chỉ trồng khi đất có đủ độ ẩm, thời tiết thuận lợi để có thể tận dụng nước tưới không mất lượng nước tưới lại vừa không tốn công sức nhân công. Ở những nơi không có khả năng tưới cho cây thì không nên trồng muộn hơn 6 tuần trước khi mùa khô tới. Thời gian trồng thích hợp nhất từ tháng 2 - 7 hàng năm. Thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch quả là khoảng 11 – 12 tháng. IV. CHỌN VÙNG TRỒNG 1. Thổ nhưỡng - Cây chuối có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất trên đất phù sa tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và phải thoát nước tốt. - Trên đất có tầng canh tác mỏng, nhiều cát, nghèo chất hữu cơ hoặc nhiễm mặn, cây chuối sinh trưởng kém hơn cho dù bón phân và tưới nước nhiều hơn. - Có lớp đất mặt dày ít nhất là 0,7 m để bộ rễ phát triển tốt nhất, hàm lượng sét và khả năng trao đổi Cation trung bình khá. - Có độ pH từ 5 - 7. - Đối với loại đất chua cần bón vôi bột cho đất thường xuyên, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, chất lượng của quả, quả không ngọt và không thơm. - Từ 2 - 3 vụ trước khi muốn trồng chuối tuyệt đối phải trồng các cây trồng khác không phải là chuối (tránh sâu bệnh, có nhiều dinh dưỡng trong đất,…) 2. Khí hậu - Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp với sự phát triển của cây chuối. Nhiệt độ lý tưởng để trồng cây chuối nằm trong khoảng từ 20 - 30ºC. - Nước: Lượng mưa phân bổ đều từ 200 - 220 mm/tháng trở lên là điều kiện thích hợp để cây chuối phát triển tốt nhất. Vì thế nếu tháng nào mưa ít cần tưới bổ sung luôn cho cây trồng.
  • 3. 3 - Vì chuối là cây thân thảo và không có mô gỗ nên rất mẫn cảm với gió mạnh. Do đó những nơi có gió to, ngập lụt nên tránh trồng chuối hoặc tránh thời gian thu hoạch quả trùng với thời kỳ gió bão. 3. Dinh dưỡng Để chuối phát triển tốt nhất, chất lượng quả tốt và đạt năng suất cao, chuối rất cần: - Đạm: Có trong các bộ phận của cây chuối, nhất là các bộ phận non. Đạm ảnh hưởng đến việc phân hóa mầm hoa nhất là việc hình thành hoa cái. + Thiếu đạm: Lá chuối mỏng, tốc dộ ra lá chậm, nải ít ủa, buồng ít nải. + Đủ đạm: Cây ra hoa sớm hơn 1 - 2 tháng, năng suất tăng từ 5 - 20%. + Bón nhiều đạm: Lá chuối dày, xanh đậm, quả nhiều nước, nhạt, cây dễ nhiễm bệnh. - Kali: Chứa nhiều trong thân giả, thân ngầm, vỏ wuar và nhiều nhất ở các đỉnh sinh trưởng. Kali có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và phẩm chất quả chuối: + Thiếu Kali: Cây gầy yếu dễ đổ, dễ nhiễm bệnh, ở mép lá bị khô như cháy. + Đủ Kali: Quả to, phẩm chất ngon, thơm, chống bệnh tốt. + Thừa Kali: Làm cho quả chóng chín, khó bảo quản. - Lân: Ảnh hưởng không rõ bằng đạm và kali, nhưng bón đủ lân lá sẽ cứng, chống được nấm bệnh. Lâm giúp cho sự phát triển của rễ. - Canxi: Nếu thiếu canxi lá bị đốm vàng, kém xanh, phiến lá nhỏ, sức chống bệnh kém. 4. Những yêu cầu khác Sự phổ biến của các loại sâu bênh hại, khả năng cung cấp và giá nhân công, sự tiện lợi về giao thông, giá thuê đất,… cần được xem xét khi lựa chọn địa điểm trồng chuối. Để giữ cho đồng ruộng sạch bệnh, việc lựa chọn những nơi mà vùng phụ cận không có những cây chuối bị bệnh hoặc không có cây ký chủ có thể thay thế của bệnh hại chuối là rất quan trọng. V. CHUẨN BỊ ĐẤT 1. Xử lý thực bì Trước khi đào hố trồng cây cần xử lý thực bì. + Phát thực bì: Chặt hết cây cỏ bụi, tre trúc, cỏ dại…trải xuống đất để phơi khô. + Đốt thực bì: Khi đốt thực bì phải đốt từ trên xuống dưới, đốt thực bì ngược chiều gió và tổ chức người chuyên trách đến giám sát, quản lý chặt chẽ lửa rừng, phòng tránh bén lửa sang nơi khác và chú ý an toàn về con người, tổ chức thực hiện theo quy định của nhà nước.
  • 4. 4 + Dọn thực bì: Sau khi đốt thực bì, vun gọn phần thực bì chưa đốt cháy hết thành đống rồi đốt lại, hoặc vun cành cây, cây bụi, tre trúc, cỏ dại… còn sót lại trong khu đất rừng vào giữa hàng trồng cây, bảo đảm trong phạm vi có độ rộng 1m của các hàng trồng cây phải được dọn sạch hoàn toàn. + Diệt cỏ bằng thuốc hóa học Đối với đất sản xuất mà trên mặt đất chỉ có cỏ dại với độ che phủ trên 95%, hoặc khu đất tập trung cỏ dại rác tính lâu năm, thì có thể sử dụng thuốc diệt cỏ (nằm trong danh mục cho phép của Cục BVTV-Bộ NN&PTNT) để diệt cỏ dưới dạng phun sương còn đối với những khu vực nhạy cảm hoặc nghiêm cấm sử dụng thuốc diệt cỏ thì không được sử dụng. Tại những khu vực sử dụng thuốc diệt cỏ hóa học phải treo biển cảnh báo ở vị trí dễ quan sát nhất. 2. Làm đất * Chọn đất: - Chọn khu vực có điều kiện sinh thái thích hợp đối với cây chuối. - Nếu trồng ở qui mô lớn thì cần có diện tích đất tập trung, có đường giao thông để tiện vận chuyển. - Chọn vùng không có gió mạnh. - Chọn đất tơi xốp, thoáng khí, tiêu nước và giữ ẩm, tầng canh tác dày, mạch nước ngầm cách mặt đất trên 60 cm, hàm lượng mùn trên 2%, độ pH 5-7. * Làm đất: Đất bằng, vụ trước trồng cây khác hoặc đất trống cần được cày và bừa từ 2 - 3 lần đến độ sâu 0.5 m rồi cày lật thành từng luống. VI. LỰA CHỌN CÂY GIỐNG 1. Yêu cầu kỹ thuật Cây giống được nuôi cấy mô phải đạt được những yêu cầu dưới đây: + Cây chuối con mập, khỏe mạnh; + Đường kính từ 1 – 1,5 cm, cao từ 25 - 30 cm; + Cắt gọn phần rễ, chỉ để từ 5 - 7 lá xanh trên cây; + Cây phát triển tốt, không sâu bệnh hại.
  • 5. 5 Đảm bảo chuối ít sâu bệnh sau này, nên sử dụng thuốc Benlat C hoặc Bordeaux 2% để diệt khuẩn trước khi trồng. 2. Tính toán lượng giống cần dùng Lượng giống cần dùng cho 1 ha được tính theo công thức: L = (10,000 : (a x b)) + 10% L = 10,000 : (2x2,5) + 10% L = 2,200 cây Cụ thể, trong đó: - a = 2 m : Là khoảng giữa các hố (hoặc các vị trí ở trên hàng) trồng (m). - b = 2,5 m: Là khoảng cách giữa các hàng trồng (m). - 10%: Khối lượng giống cần trồng dặm. VII. KỸ THUẬT TRỒNG Mật độ trồng: từ 2,000 cây/ha. Khoảng cách hay mật độ trồng chuối được xác định tuỳ thuộc các yếu tố sau: - Đặc điểm giống: Những giống chuối cao cây có bộ tán lá rộng yêu cầu khoảng cách trồng rộng hơn so với những giống chuối thấp cây. - Độ màu mỡ của đất: Đất càng tốt thì khoảng cách trồng càng rộng và mật độ trồng càng thấp. Đối với mỗi loại đất cụ thể cần dựa vào kinh nghiệm hoặc dựa vào kết quả nghiên cứu thử nghiệm. - Khí hậu thời tiết và nguồn nước tưới: Những vùng có nhiệt độ càng cao thì khoảng cách trồng càng rộng. Có thể trồng dày hơn ở những nơi chủ động tưới. - Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế tuỳ thuộc vào năng suất, yêu cầu về độ lớn buồng và chiều dài quả. Mật độ trồng dày có thể làm tăng năng suất nhưng lại làm giảm khối lượng buồng và độ lớn quả. Đối với tiêu thụ trong nước và chợ địa phương thì điều đó không phải là vấn đề trầm trọng. Tuy nhiên, để xuất khẩu thì tỷ lệ quả đạt kích thước lớn càng cao thì càng mang lại nhiều lợi nhuận. - Mật độ trồng dày sẽ kéo dài thời gian cây chuối trỗ buồng và làm chậm thời gian buồng chuối đẫy quả. Trồng quá dày còn làm cho buồng chuối rất khác biệt về kích thước buồng do cạnh tranh về ánh sáng và các nguồn cung cấp khác. Sự không đồng nhất về kích thước buồng tất yếu dẫn đến giá thành sản xuất tăng do phải tăng chi phí phun thuốc, bao buồng và thu hoạch… Hơn nữa, trồng quá dày còn làm giảm tỷ lệ quả tròn căng và thời gian bảo quản quả.
  • 6. 6 - Trồng dày còn làm chậm sự phát triển của chồi bên. Ở những mật độ trồng cao rất khó lựa chọn những chồi bên ở những vị trí thích hợp cho vụ sau. Chồi bên của vụ trước phát triển không đồng đều dẫn đến vụ sau trỗ buồng không tập trung. - Trồng quá dày còn làm tăng tỷ lệ bệnh đốm lá do làm giảm hiệu quả của việc phun các loại thuốc trừ nấm, bộ lá chậm khô ráo vì kém thoáng khí. - Tuy nhiên, mật độ trồng cao sẽ làm tăng độ che phủ và trên đất dốc có tác dụng làm giảm xói mòn đất. 1. Đào hố - Để thuận tiện cho quá trình đào hố trồng cây cần có dụng cụ chuyên dụng như: cuốc, thuổng,… để thực hiện. - Đối với những khu vực đất bằng phẳng, diện tích rộng, có thể sử dụng máy xúc để tiến hành đào hố. Tuy nhiên, trước khi tiến hành đào hố cần định vị vị trí hố đào theo khoảng cách hàng cách hàng, cây cách cây theo mật độ từ 2,000 - 2,500 cây/ha bằng cọc tiêu hoặc vôi bột. Sử dụng máy xúc đào theo một phía: từ trái sang phải, trên xuống dưới để đảm bảo mật độ không bị thay đổi. - Kích thước hố đào bằng máy xúc: 80 cm x 60 cm x 50 cm. - Kích thước đào hố bằng nhân công: 40 cm x 40 cm x 40 cm. - Đối với những nơi đất trồng bị nhiễm sâu bệnh và tuyến trùng phải xử lý hố trồng bằng cách hun vỏ trấu. Những nơi có điều kiện, phủ lớp trấu dày 15-30 cm (75-150 tấn/ha) trên mặt ruộng và đốt. Đồng thời với việc làm giảm mật độ các vi sinh vật gây hại, hun vỏ trấu còn làm giảm mật độ cỏ dại, làm tăng một số dưỡng chất, nhất là lân và kali và cải thiện điều kiện lý tính đất. Để mấy ngày cho đất nguội rồi mới trồng cây. - Cây chuối nuôi cấy mô rất dễ bị tổn thương. Vì thế, bón phân lót cần chú ý tránh không làm chúng bị tổn thương. Khi đào hố cần để riêng lớp đất mặt và lớp đất cái. Bón phân vào đáy hố, lấp phân bằng đất mặt, đặt cây rồi lấp bằng đất cái. Theo cách đó, bộ rế của cây con không bị ảnh hưởng phân và dinh dưỡng của lớp đất mặt được sử dụng hoàn toàn. Thông thường, phân lót được bón sớm ngay sau khi thiết kế vườn trồng. 2. Xác định hướng Căn cứ vào cự ly hàng trong thiết kế trồng chuối để xác định hàng cây, hướng của hàng cây là hướng đường đồng mức men theo núi, trồng theo địa hình từ trên xuống dưới hoặc hướng xuôi chiều gió. 3. Xác định vị trí
  • 7. 7 Khoảng cách cây cách cây, hàng cách hàng đều là các khoảng cách trên mặt bằng, khi xác định vị trí có thể dùng cây tre trúc hoặc gậy gỗ có chiều dài cố định (cần phân biệt chiều dài khoảng cách cây và chiều dài khoảng cách hàng) để tiến hành định vị trên mặt bằng. 4. Cách trồng Thời gian trồng thích hợp nhất là trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tưới đủ nước cho cây trước khi trồng. Vận chuyển cây ra ruộng, đặt mỗi cây bên cạnh một hố đã chuẩn bị sẵn. Để tránh bộ rễ bị tổn thương, phần đáy của túi bầu cần được xé bỏ trước. Đặt cây vào hố rồi lấp một phần đất để cây đứng vững sau đó nhẹ nhàng lột túi bầu bằng cách rút lên. Cuối cùng lấp hết phần đất còn lại. Những lá mới đầu tiên sẽ xuất hiện 2-6 tuần sau khi trồng. Cây chuối sau khi trồng ra ngoài ruộng cần được tưới nước. Cây chuối nuôi cấy mô khi còn nhỏ chịu hạn kém so với trồng bằng củ hoặc chồi bên. Cần chú trọng chăm sóc cây chuối nuôi cấy mô thời kỳ sau trồng 3-4 tháng. Cùng với việc giữ ẩm đất, cần làm sạch cỏ, che phủ đất, bón phân hữu cơ và vô cơ theo quy trình. Tại thời điểm đưa cây ra ngoài ruộng trồng, cây chuối nuôi cây mô vẫn hoàn toàn sạch bệnh. Giai đoạn đầu rất dễ bị sâu bệnh gây hại. Vì thế cần chú ý áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ để cây sinh trưởng tốt hơn. Tỷ lệ cây sống thấp nhất phải đạt 90%. VIII. CHĂM SÓC 1. Trồng dặm Mục đích của việc trồng dặm là: Bổ sung kịp thời những vị trí cây bị chết nhằm đảm bảo năng suất trên diện tích trồng và hạn chế cỏ dại mọc, hạn chế sâu bênh hại tại những chỗ cây chết. Vì thế cần phải tiến hành trồng dặm sớm, kịp thời và lựa chọn những cây có cùng sức sinh trưởng, không lấy cây lớn hoặc bé hơn. - Thời điểm trồng dặm: Sau khi trồng 15 - 20 ngày. 2. Làm cỏ Sau khi trồng từ 30 - 45 ngày cần tiến hành làm cỏ. Làm cỏ là việc làm quanh
  • 8. 8 năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây. 3. Tưới nước Chuối là cây cần nhiều nước. Tuỳ thuộc vào địa điểm và mùa vụ, cây chuối yêu cầu lượng mưa 80-200 mm/tháng. Tưới nước được xác định là một trong những yếu tố môi trường hạn chế sản xuất chuối. Đối với người trồng chuối thường có 2 câu hỏi đặt ra là tưới bao nhiêu và tưới khi nào. Câu trả lời tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do khả năng nguồn nước. Yêu cầu tưới nước có thể được xác định bởi kết quả kiểm tra độ ẩm đất, tình trạng cây và điều kiện thời tiết. Nhìn chung, cây chuối nuôi cấy mô cần tưới thường xuyên 2 ngày một lần, mỗi lần 4 - 5 lít/cây trong thời kỳ sau trồng 1 tháng. Thời kỳ sau đó tưới mỗi tuần một lần, mỗi lần 5 - 10 lít/cây sao cho duy trì độ ẩm đất 70-80%. 4. Bón phân Các chất dinh dưỡng được cây chuối sử dụng hoặc bị mất đi do rửa trôi, bay hơi, cố định sinh học hoặc hoá học… Việc bón phân không chỉ cung cấp và đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho cây mà còn bù đắp lượng phân bị mất đi. * Bón lót: Bón mỗi hố 5 kg phân hữu cơ + 375 g lân supe (60 g P¬2O5) + 0,5 kg vôi bột. * Bón thúc: - Lượng bón cho 1 cây: 520 g đạm urê (240 g N) + 960 g kaliclorua (480 g K2O). - Cách bón: Xới rãnh nông theo vòng tròn cách gốc 30-50 cm, rải phân, lấp đất và tưới giữ ẩm. Sau khi mưa, có thể rải đều xung quanh gốc. Lần 1: Sau trồng 10 ngày: 5 % đạm urê + 5% kaliclorua Lần 2: Sau trồng 1 tháng: 5 % đạm urê + 5% kaliclorua Lần 3: Sau trồng 2 tháng: 10% đạm urê + 10% kaliclorua Lần 4: Sau trồng 3 tháng: 20% đạm urê + 20 % kaliclorua Lần 5: Sau trồng 5 tháng: 20% đạm urê + 20 % kaliclorua Lần 6: Sau trồng 7 tháng: 20% đạm urê + 20 % kaliclorua Lần 7: Sau trồng 9 tháng: 20% đạm urê + 20 % kaliclorua. 5. Che tủ đất * Lợi ích của che tủ đất - Giữ ẩm đất - Hạn chế cỏ dại
  • 9. 9 - Điều chỉnh nhiệt độ đất - Bổ sung chất hữu cơ và dưỡng chất cho đất - Cải thiện đặc tính lý hoá đất - Hạn chế rửa trôi và xói mòn đất. * Vật liệu che tủ đất - Che tủ đất bằng chất vô cơ như tấm plastic: các tấm plastic thường không bị phân huỷ, không có tác dụng cải thiện kết cấu đất cũng như là không bổ sung chất hữu cơ và dưỡng chất cho đất. - Che tủ đất bằng chất hữu cơ như rơm rạ, mùn cưa, bã mía, lá và bẹ chuối khô… Những chất này rất dễ phân huỷ và là nguồn bổ sung hữu cơ quan trọng cho đất, có tác dụng cải thiện kết cấu cũng như là khả năng giữ và thoát nước của đất. * Những điểm lưu ý khi che tủ đất - Chỉ tiến hành che tủ khi đất đã được làm sạch cỏ và khi cây chuối đã ra được 2-3 lá mới. - Không che tủ kín thân cây. - Che tủ hết bề rộng của bộ rễ. 6. Đánh tỉa chồi Một cây chuối có thể sản sinh 5-10 chồi bên. Thông thường chỉ để 1- 2 chồi cho vụ sau. Các chồi khác phải bỏ đi để tránh cạnh tranh về dinh dưỡng. Đánh tỉa chồi là kỹ thuật lựa chọn những chồi khỏe mạnh nhất, ở những vị trí thích hợp nhất. * Lựa chọn chồi cho vụ sau - Chồi khỏe mạnh, cân đối, cao dưới 1 m và lá chưa xoè rộng. - Chồi nằm trên cùng hàng với cây mẹ. - Lựa chọn những chồi đồng đều nhau. * Đánh tỉa chồi Phương pháp chung đánh tỉa chồi là dùng dao cắt ngang hoặc dưới mặt đất. Làm như vậy chồi sẽ mọc lại và lại tiếp tục cắt. Muốn cho chồi không mọc lại nữa cần phải áp dụng các biện pháp: (i) khoét bỏ đỉnh sinh trưởng hoặc (ii) tách chồi khỏi cây mẹ hoặc (iii) giót dung dịch 2,4 D nồng độ 0,5% vào nõn. Để tránh lây bệnh từ cây này sang cây kia, dụng cụ cần phải được khử trùng sau mỗi lần sử dụng bằng dung dịch formaldehit 10% trong 10 giây hoặc 5% trong 30 giây.
  • 10. 10 7. Cắt tỉa lá Những lá già và lá bị bệnh sẽ bị chết và treo trên cây. Đây là nơi cư trú của nhiều loài sâu bệnh hại. Cần cắt bỏ những lá này bằng dao sắc, thường là cùng lúc với đánh tỉa chồi. Như vậy sẽ làm giảm các bệnh về đốm lá và sâu bệnh khác. Đồng thời làm tăng khả năng sinh trưởng của chồi bên. Cắt bỏ tất cả những lá bị treo trên cây và cả những lá chỉ còn dưới 50% diện tích lá khỏe mạnh và đặt giữa các hàng chuối. Nếu diện tích lá khỏe mạnh còn trên 50% thì không nên cắt bỏ mà chỉ cần làm vệ sinh. Dụng cụ cắt tỉa lá cũng cần được xử lý giống như dụng cụ đánh tỉa chồi. 8. Bao buồng quả Buồng quả chuối thường được bao bởi túi nilon. Loại túi bao buồng này có công dụng giữ cho quả khỏi bị sâu bệnh gây hại và thúc đẩy quả phát triển, nhất là trong điều kiện lạnh. Bao buồng quả thường làm tăng kích thước quả và rút ngắn thời gian từ ra buồng đến thu hoạch. Buồng quả cần được bao sớm ngay sau khi quả bắt đầu cong lên. Buộc chặt túi ở phía trên và mở ở phía dưới, trông giống như là một cái ống tay áo. Loại túi bao phổ biến nhất hiện nay màu xanh, có đục lỗ. 9. Ngắt hoa đực Hoa đực hay còn gọi là bắp chuối, thường được cắt bỏ ở vị trí khoảng 10 cm dưới nải quả cuối cùng và đồng thời với bao buồng quả. Ngắt bỏ hoa đực có xu hướng làm tăng kích thước của những nải phía dưới và khối lượng buồng quả. Có thể bẻ hoa đực bằng tay nhưng tốt nhất là dùng dao sắc và cũng cần được xử lý giống như đối với cắt tỉa lá và đánh tỉa chồi. Tại thời điểm này, kết hợp tỉa bỏ những quả hay thậm chí là những nải quả không thoả mãn yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Việc tỉa bỏ như vậy sẽ làm tăng chiều dài của những quả còn lại và rút ngắn thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch. 10. Chống gió bão: - Để hạn chế đổ khi cây có quả, dùng 2 cọc buộc chéo vào nhau theo hình chữ X đỡ lấy cổ buồng chuối, 2 chân cọc và thân giả đứng thành 3 chân kiềng. - Dùng dây ni lông một đầu buộc phía trên thân giả sát cổ buồng chuối đầu kia chằng chặt vào gốc cây chuối bên cạnh hoặc ngang thân cây bên cạnh để giữ cho cây chuối đứng thẳng, hạn chế ảnh hưỏng gió bão làm đổ cây. - Điều khiển sinh trưởng sao cho mùa gió bão cây không có buồng non, lá nhiều. - Mùa gió bão phải vun gốc cho rễ ăn sâu, che chắn bớt gió. Trước khi bão tràn qua có thể chặt bớt 1/2 - 1/3 tàu lá.
  • 11. 11 IX. PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI * Sâu đục thân (Cosmopolites sordidus) - Triệu chứng : Sâu non thường sống trong thân giả, là pha gây hại chính. Từ chỗ đục tiết ra chất nhày màu vàng đục. Bị hại nặng, thân giả thối và lá chuyển vàng. Cây có buồng gãy gục ngang thân. - Sinh trưởng phát triển : Trưởng thành để trứng mỗi năm một lứa vào tháng 3,4. Sâu non sống tới 9 tháng/năm. - Phòng trừ : + Đặt bẫy trưởng thành : Tiến hành vào cuối tháng 2 đầu tháng 3. Chẻ tư thân giả dày 5-10 cm rồi úp mặt xuống đất. Mỗi khóm chuối đặt 1-2 bẫy. Sáng sớm bắt trưởng thành cho vào túi PE đem tiêu hủy. + Luân canh với cây trồng khác. + Vệ sinh đồng ruộng + Dùng Basudin 5G hoặc 10 G rắc vào nõn cây chuối 3-5 g/cây vào cuối tháng 3 đầu tháng 4. * Sâu gặm vỏ quả ( Basilepta sp) - Triệu chứng : Trưởng thành gây hại là chính. Vỏ quả bị hại có vết sần sùi 1-2 cm, đôi khi liên kết với nhau thành từng đám làm xấu mã quả. - Sinh trưởng phát triển : Có nhiều lứa gối nhau trong năm. Trưởng thành xuất hiện từ đầu tháng 3 ở xung quanh gốc cây và bắt đầu gây hại từ cuối tháng 3. Từ tháng 12, mật độ và mức độ gây hại giảm. - Phòng trừ : + Vệ sinh đồng ruộng + Phun Trebon hoặc Antafos trừ trưởng thành vào sáng sớm hoặc chiều mát các cao điểm tháng 4,7,10. + Bao buồng quả. * Bệnh chùn ngọn BBTV (Banana Bunchy Top Virus) - Triệu chứng : Lá ngắn, lá sau thường ngắn hơn lá trước. Cuống lá xếp sít nhau. Cây con lụi dần. Cây lớn không trỗ buồng hoặc trỗ buồng ngang thân giả. - Phát sinh phát triển : Môi giới truyền bệnh là rệp, thường xuất hiện nhiều trong vụ xuân hè (tháng 4-6), trùng với thời kỳ cây chuối sinh trưởng mạnh. - Phòng trừ : + Trồng cây chuối nuôi cấy mô + Phun thuốc Trebon trừ rệp
  • 12. 12 + Đánh bỏ và tiêu hủy cây bệnh * Bệnh thán thư (Colletotrichum musae) - Triệu chứng :Nấm xâm nhập qua vết thương của quả non sau trỗ khoảng 30 ngày. Nấm tồn tại trên vỏ quả và xuất hiện lốm đốm trứng quốc khi quả chín. - Phát sinh phát triển trên vỏ quả quanh năm. Tuy nhiên chuối chín vụ đông bị nặng hơn chuối chín vụ hè. - Phòng trừ : + Bao buồng quả + Sau thu hoạch, xử lý quả bằng Bavistin hoặc Topsin X. THU HOẠCH, SƠ CHẾ, BẢO QUẢN Tuỳ thuộc vào khoảng cách cần vận chuyển, chuối có thể thu hoạch ở những độ chín khác nhau. Để tiêu thụ ở chợ địa phương, chỉ cần thu trước khi chín vài ngày. Để vận chuyển xa phải thu hoạch sớm hơn. Tuy nhiên, để giữ được vị ngọt tự nhiên, cần thiết phải thu hoạch chuối ở giai đoạn chín. Thu hoạch chuối làm nguyên liệu chế biến thường sớm hơn so với để ăn tươi. * Độ chín của quả Độ chín có thể xác định bởi màu sắc hoặc độ đẫy quả. Tiêu thụ taị chỗ, nên thu hoạch khi quả đạt độ tròn căng và màu quả chuyển từ xanh sang hanh vàng. Tiêu thụ xa cần thu sớm hơn khi quả vẫn còn xanh và chưa tròn đầy. Độ chín cũng có thể xác định theo thời gian trỗ buồng. Tuỳ mùa vụ, khoảng thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch dao động trong khoảng 3-4 tháng: + Dùng cho xuất khẩu tươi: Độ chín từ 75 - 80% biểu hiện của quả hơi tròn cạnh, vỏ màu xanh nhạt, ruột trắng ngà. + Dùng để tiêu thụ trong nước hoặc chế biến: độ chín 90%, vỏ quả màu xanh vàng, quả tròn cạnh, ruột màu vàng. Khi buồng chuối có quả nứt là chuối đã già, nên thu hoặch ngay, để lâu sẽ có nhiều quả nứt và quả nứt dễ thối. * Phân loại, đóng gói và bảo quản: - Chọn buồng đúng độ chín, mã đẹp, không sâu bệnh, không xây xát, quả đều. Nếu xuất khẩu nải thì dùng dao sắc cắt ra từng nải, cắt cuống của nải thật ngắn, nhúng vào thùng chứa Topsin 0,1% để phòng từ nấm bệnh gây thối quả, để ráo nhựa rồi dùng giấy bản buộc lại, xếp vào trong sọt tre, gỗ hoặc hộp cacton. - Khi vận chuyển phải bảo quản hết sức nhẹ nhàng, nếu chưa chuyển được thì phải xếp vào lán, lán phải thoáng mát, cao ráo, gần đường giao thông. Để bảo quản được lâu dùng kho lạnh nhiệt độ 13-150 C.